SlideShare a Scribd company logo
1 of 69
Lê Kim Trọng Đức 2023
1
Các bệnh thường gặp ở tôm sú
Các bệnh thường gặp trên tôm sú người nuôi nên biết
Một số loại bệnh khác giống như trên tôm thẻ chân trắng
 Bệnh nhiễm trùng virus dưới da và hoại tử(Infectioushypodermal and
haematopoietic necrosis virus- IHHNV,
 Bệnh đỏ đuôi (Hội chứng Taura- Taura syndrom virus – TSV),
 Bệnh hoại tử gan tụy ( Hội chứng chết sớm sau khi thả nuôi: Early Mortality
Syndrome – EMS),
 Bệnh phát sáng,
 Bệnh vi bào tử trùng,
 Bệnh đong rong, đen mang,
Bệnh cong thân, đục cơ, mềm vỏ…
Lê Kim Trọng Đức 2023
2
Các bệnh thường gặp ở tôm sú
Các bệnh thường gặp trên tôm sú người nuôi nên biết
Các loại bệnh trên tôm sú:
Bệnh đốm trắng
1. Trong số tất cả những bệnh xảy ra trên tôm sú, có lẽ nguy hiểm nhất vẫn là Bệnh đốm
trắng, bệnh này xảy ra trên cả tôm thẻ và tôm sú, bệnh lây lan rất nhanh giữa các vùng
nuôi và khi bệnh đã xảy ra rồi thì hầu như không thể nào trị được.
Nguyên nhân gây bệnh:
Nguyên nhân chính là do virus WSSV (White Spot Syndrom Virus), ngoài ra còn do một
số nguyên nhân khác như từ vi khuẩn, ký sinh trùng, chất lượng nước, dinh dưỡng, di
truyền, những nguyên nhân này chiếm tỷ lệ rất thấp.
Lê Kim Trọng Đức 2023
3
Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm sú
Triệu chứng
Lê Kim Trọng Đức 2023
4
Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm sú
Lê Kim Trọng Đức 2023
5
Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm súĐốm trắng xuất hiện trên vỏ đầu ức của tôm
sú
Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm súTôm sú bị đốm trắng dạt vào bờ và chết
Bệnh đốm trắng do vi khuẩn ở tôm (bacterial white spotsyndrome – BWSS)
Nguyên nhân gây bệnh
Chính là vi khuẩnBacillus subtilis thuộc giống Bacillus, họ Bacillaceae, bộ Bacillales,
lớp Bacilli, ngành Firmicutes
Lê Kim Trọng Đức 2023
6
Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm súHình ảnh vi khuẩn Bacillus subtilis gây bệnh
đốm trắng trên tôm (hình trái) và Hình phải là hình ảnh Vibrio cơ hội phân lập từ tôm sú
bị bệnh đốm trắng do vi khuẩn Bacillussubtilis
Triệu chứng
Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm sú
Lê Kim Trọng Đức 2023
7
Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm súĐốm trắng trên vỏ đầu ngực của tôm sú do
BWSS (hình trái) và hình ảnh tôm sú bị nhiễm BWSS (hình phải)
Phòng và trị bệnh
Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm sú
Lê Kim Trọng Đức 2023
8
Vi khuẩn
Nấm
Ký sinh trùng (Tham khảo Điều trị tôm bị nhiễm ký sinh trùng)
Các yếu tố sinh học như hệ thực vật vi khuẩn có trong ao và chất lượng nước ao đóng một
vai trò đối với tính nhạy cảm của tôm đối với mầm bệnh.
Bệnh đốm trắng (WSSV)
Tôm bị bệnh đốm trắng là một trong những loại bệnh rất nguy hiểm đối với tôm nuôi, có
nguy cơ khiến tôm tử vong hàng loạt. Tỷ lệ tử vong có thể xảy ra từ 80 – 100% chỉ sau vài
ngày phát hiện. Do vậy việc phát hiện bệnh sớm để kịp thời chữa trị là rất quan trọng.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh đốm trắng ở tôm có thể xuất hiện do cơ thể tôm bị xâm nhập bởi virus White spot
syndrome virus (WSSV) hoặc vi khuẩn Bacterial White Spot Syndrome (BWSS). Ngoài
ra, môi trường cũng có thể là nguyên nhân khiến tôm bị nhiễm bệnh đốm trắng. Khi độ
cứng trong nước cao ( Ca2+ và Mg2+ cao), nếu tôm hấp thụ lượng lớn Ca2+ và Mg2+ sẽ
làm nổi những đốm trắng trên vỏ tôm.
Triệu chứng
Tôm bị nhiễm đốm trắng cho WSSV
Tôm bị nhiễm đốm trắng cho WSSV
Khi phát hiện tôm có những đốm trắng ở vỏ cần tiến hành kiểm tra nguyên nhân gây bệnh
nhanh chóng để đưa ra cách xử lý phù hợp. Có thể thực hiện xét nghiệm PCR WSSV cho
tôm để biết chính xác tôm có dương tính với WSSV hay không. Nếu kết quả dương tính,
tùy vào tình hình của tôm mà bà con thể nuôi tiếp và tìm biện pháp xử lý phù hợp hoặc tiến
hành thu hoạch tôm ngay.
Biểu hiện tôm bị nhiễm đốm trắng do virus WSSV: Trên thân tôm sẽ xuất hiện rất nhiều
đốm trắng to khoảng 0.5 – 2.0mm, nhất là ở phần đốt bụng thứ 5, 6 hoặc phần giáp vỏ đầu
ngực của tôm. Một số trường hợp, tôm còn bị đỏ thân. Khi nhiễm bệnh, tôm sẽ bơi lờ đờ,
ăn nhiều đột ngột, sau đó bỏ ăn. Nếu bệnh kéo dài 3 – 10 ngày, tỷ lệ tử vong của tôm có
thể lên đến 100%.
Biểu hiện khi tôm bị nhiễm vi khuẩn BWSS: So với tôm nhiễm virus WSSV, tôm sau khi
nhiễm khuẩn BWSS sẽ xuất hiện những đốm trắng tròn mờ đục trên vỏ và có mật độ ít
hơn. Tôm nhiễm khuẩn vẫn ăn mồi và lột vỏ bình thường. Đôi khi việc lột vỏ còn làm mất
đi những đốm trắng. Nếu bệnh nhiễm nặng, tôm chậm lột vỏ, chậm lớn và có thể chết rải
rác. Phần lớn chúng bị đóng rong và đen mang. Có kết quả xét nghiệm PCR âm tính với
WSSV.
Lê Kim Trọng Đức 2023
9
Biểu hiện của tôm nhiễm đốm trắng do các yếu tố môi trường: Nếu phát triển tôm có đốm
trắng ở vỏ sống lưng và vỏ đầu ngực mà không gây ảnh hưởng nhiều đến sức ăn của tôm,
chúng vẫn hoạt động và ăn ở mức bình thường thì nguyên nhân gây bệnh là do môi trường
chứ không phải do BWSS hay WSSV. Khi nhiễm bệnh do môi trường, quá trình sinh
trưởng của tôm sẽ chậm, chu kỳ lột xác cũng lâu hơn bình thường.
Cách phòng bệnh
Nuôi tôm vào vụ thích hợp, không nên thả tôm nuôi vào mùa lạnh
Xét nghiệm và chọn tôm giống chất lượng, không bị nhiễm WSSV (Tham khảo cách chọn
tôm giống chất lượng)
Nước cấp vào ao nuôi phải qua ao lắng để lọc, không cấp trực tiếp nước tự nhiên vào ao
Theo dõi và kiểm soát chặt chẽ môi trường nước trong ao
Xây dựng rào, giăng lưới xung quanh ao nuôi để hạn chế tác nhân chuyên chở mầm bệnh
vào ao nuôi như chim, cua còng và các loài giáp xác hoang dã khác.
*Tôm bị rụng râu, phồng đuôi, đốm đen, đốm nâu
Nguyên nhân: là do các vi khuẩn Vibrio, Aeromonas, Pseudomonas...gây bệnh có trong
hồ nuôi tôm.
Để chữa trị: - sử dụng Virkon 0,5-0,9ppm (0,5-0,9kg/1000m3 nước), hoà nước rồi tại đều
xuống ao. Liều dùng này còn có thể trị được các bệnh do vi khuẩn như bệnh phát sáng,
phồng đuôi, đốm đen...
Để phòng bệnh đốm trắng và các bệnh do vi khuẩn: - sử dụng Virkon 0,3ppm
(0,3kg/1000m3 nước), hoà nước rồi tại đều xuống ao, định kì 10 ngày 1 lần. - hoặc: sử
dụng Virkon 0,5ppm (0,5kg/1000m3 nước), hoà nước rồi tại đều xuống ao, định kì 15 ngày
1 lần. - xử lí kĩ ao nuôi trước khi thả tôm. - ngăn không cho nhiễm bệnh từ các ao nuôi lân
cận (sử dụng riêng vợt, chài, vó... cho từng ao; sát trùng các dụng cụ dùng chung)
Ngoài ra có thể sử dụng các loại kháng sinh khác để phòng và chữa bệnh đứt râu: - Anti-
vibrio F/S2, Flume bath F/S2, Flumecol-B, Flumecol-T, Vime-antidisea, Vimecol for
shrimp của Vemedim Vietnam (7 đường 3/2 - Cần Thơ)
Có thể sử dụng định kì các vitamin để tăng sức đề kháng cho tôm.
 1. Bệnh virus đốm trắng (White spotBaculovirus- WSBV)
 Tôm có thể bị chuyển sang màu hồng đỏ, khả năng tiêu thụ thức ăn giảm rõ ràng.
Cơ thể tôm xuất hiện các đốm trắng tròn dưới vỏ, tập trung chủ yếu ở giáp đầu ngực
và đốt bụng cuối cùng, tôm bơi lờ đờ trên mặt nước và tấp vào bờ. Hiệntượng tôm
chết xảy ra ngay sau các biểu hiện đó, tỷ lệ chết cao, có thể từ90-100% trong vòng
3-7 ngày.
Lê Kim Trọng Đức 2023
10
2. Bệnh đốm trắng (WSSV)
 Nguyên nhân: Có 3 trường hợp bệnh đốm trắng trên tôm có dấu hiệu bên ngoài rất
giống nhau, nguyên nhân có thể do virus hoặc do vi khuẩn hoặc do môi trường. Đối
với virus, bệnh do white spot syndrome virus (WSSV) gây ra. Đối với trường hợp
vi khuẩn, nguyên nhân do vi khuẩn gây hội chứng đốm trắng (Bacterial White Spot
Syndrome – BWSS). Bệnh đốm trắng do môi trường có nguyên nhân là do khi độ
cứng (Ca2+ và Mg2+) của nước cao, tôm sẽ hấp thu quá nhiều Ca2+ và Mg2+ làm
xuất hiện trên vỏ những đốm trắng.
 Chẩn đoán: Việc làm đầu tiên khi phát hiện tôm bị bệnh đốm trắng là nhanh chóng
xác định nguyên nhân để xử trí kịp thời. Xét nghiệm PCR WSSV cho kết quả nhanh
chóng và chính xác, nên tiến hành ngay khi tôm có dấu hiệu đốm trắng. Nếu kết quả
PCR dương tính với WSSV thì thu hoạch ngay, ngược lại có thể nuôi tiếp và tiến
hành các biện pháp xử lý tùy theo trường hợp.
– Đối với tôm bệnh đốm trắng do virus: Tôm bệnh có nhiều đốm trắng kích thước từ 0,5
– 2,0 mm xuất hiện bên trong vỏ nhất là giáp vỏ đầu ngực, đốt bụng thứ 5, 6 và sau đó lan
toàn thân. Tôm bệnh hoạt động kém, ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn, bơi lờ đờ ở mặt nước
hay dạt vào bờ ao. Đôi khi tôm có thêm dấu hiệu đỏ thân. Khi các đốm trắng xuất hiện sau
3-10 ngày tôm chết hầu hết trong ao nuôi (100%). Kết quả xét nghiệm PCR dương tính với
WSSV.
Lê Kim Trọng Đức 2023
11
Hình 3:Tôm thẻ chân trắng nhiễm virus đốm trắng WSSV.
Hình 4:Tôm sú nhiễm virus đốm trắng WSSV.
Hình 5: Tôm bệnh đốm trắng do virus WSSV (Wang et al., 2000). Soi mẫu tươi dưới kính
hiển vi đốm trắng cho thấy có viền tròn bao quanh (mũi tên to, rỗng), chính giữa có nhiều
đốm đen
– Đối với tôm bệnh đốm trắng do vi khuẩn: Tôm mới nhiễm bệnh vẫn còn hoạt động ăn
mồi và lột vỏ, có khi các đốm trắng mất đi sau khi tôm lột. Khi nhiễm nặng hơn, tôm lột
vỏ bị chậm lại, chậm lớn và chết rải rác nhưng không có hiện tượng tôm chết hàng loạt,
hầu hết tôm bị đóng rong, đen mang. Tôm bệnh có các đốm trắng mờ đục nhìn thấy trên
vỏ khắp cơ thể. Các đốm trắng hình tròn, nhỏ và ít hơn đốm trắng do virus (WSSV). Soi
mẫu tươi dưới kính hiển vi đốm trắng có dạng lan tỏa hình địa y với viền kiểu gờ khía tròn
ở giữa rỗng, trong khi đó đốm trắng do virus có nhiều đốm đen (melanin) ở giữa. Các đốm
trắng thường chỉ ở phía ngoài lớp biểu bì và tổ chức liên kết. Nhìn chung tôm có ăn chậm
Lê Kim Trọng Đức 2023
12
hơn nhưng không gây thiệt hại đáng kể (Trần Việt Tiên, 2014). Kết quả xét nghiệm PCR
âm tính với WSSV.
Hình 6:Tôm bệnh đốm trắng do vi khuẩn (Wang et al., 2000). Soi mẫu tươi dưới kính hiển
vi đốm trắng có dạng lan tỏa hình địa y với viền kiểu gờ khía tròn ở giữa rỗng.
Hình 7: Tôm thẻ chân trắng bị bệnh đốm trắng do vi khuẩn.
– Đối với tôm bệnh đốm trắng do môi trường: Tôm có đốm trắng ở vỏ đầu ngực hoặc phần
vỏ ở sống lưng nhưng vẫn khoẻ mạnh, không có tôm tấp bờ, đàn tôm vẫn hoạt động và ăn
đều ở mức bình thường, chu kỳ lột xác dài hơn bình thường và tôm sinh trưởng hơi chậm
thì nguyên nhân bị đốm trắng là do môi trường chứ không phải là do virus hay vi khuẩn.
Kết quả xét nghiệm PCR âm tính với WSSV.
 Phòng trị bệnh: Để phòng bệnh bệnh tốt cần thực hiện tốt các nguyên tắc sau:
(i) Xét nghiệm, chọn tôm bố mẹ, tôm giống không nhiễm WSSV, có chất lượng tốt;
Lê Kim Trọng Đức 2023
13
(ii) Chọn mùa vụ nuôi thích hợp, tránh thả nuôi vào mùa lạnh; (iii) Nguồn nước cho
vào ao nuôi không được lấy trực tiếp từ tự nhiên, phải được lắng lọc; (iv) Ngăn chặn
sự xâm nhập của các tác nhân chuyên chở mầm bệnh như các loài giáp xác hoang
dã như cua còng, các loài chim bằng cách làm hàng rào xung quanh ao nuôi và giăng
lưới ngăn các loài chim; (vi) Quản lí và theo dõi chặt chẽ môi trường nước ao (Trần
Thị Mỹ Duyên, 2013).
Bệnh phân trắng do ký sinh trung Gregarine
Nguyên nhân gây bệnh
Do Ký sinh trùng Gregarine, ký sinh gây tổn thương ruột, tắc nghẽn ruột, đặc biệt là gây
tổn thương niêm mạc ruột tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại xâm nhập gây ra nhiều bệnh khác
trong đó phổ biến nhất là bệnh phân trắng trên tôm
Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm sú
Triệu chứng
Lê Kim Trọng Đức 2023
14
Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm sú
Lê Kim Trọng Đức 2023
15
Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm sú
Phòng và trị bệnh
Lê Kim Trọng Đức 2023
16
Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm sú
5. Bệnh phân trắng (WFD/WFS)
 Nguyên nhân: Hiện chưa xác định được chính xác nguyên nhân, có nhiều nghiên
cứu chứng minh rằng tôm bệnh phân trắng do nhóm vi khuẩn Vibrio, cũng có những
nghiên cứu khác cho rằng nguyên nhân do trùng hai tế bào (Gregarine) hoặc nhóm
ký sinh trùng có tên Vermiform. Một vài nghiên cứu cho thấy tôm nhiễm bệnh có
sự hiện diện của nhiều loại mầm bệnh khác nhau như vi khuẩn (nhóm Vibrio), ký
sinh trùng (Vermiform, trùng hai tế bào – Gregarine), virus.
 Chẩn đoán: Tôm bệnh thải ra phân trắng, thỉnh thoảng sợi phân tôm cũng có màu
vàng nhạt, gan tụy teo hay mềm nhũn, tôm bệnh phân trắng thường kèm theo triệu
chứng mềm vỏ hay vỏ lỏng lẻo. Một vài ngày sau khi nhiễm bệnh, tôm sẽ yếu và
bơi lội lờ đờ trên mặt nước, tôm yếu dần và chết. Nên tiến hành các xét nghiệm đơn
giản nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để có hướng xử lý thích hợp.
Việc đầu tiên và đơn giản nhất là kiểm tra ký sinh trùng trong ruột tôm bằng cách
cắt một đoạn ruột tôm và soi dưới kính hiển vi quang học xem có nhiễm ký sinh
trùng hay không. Nếu tôm không nhiễm ký sinh trùng, tiến hành kiểm tra tổng vi
khuẩn Vibrio trong môi trường ao nuôi, nếu mật số Vibrio quá cao, có thể nguyên
nhân do vi khuẩn Vibrio.
Lê Kim Trọng Đức 2023
17
Hình 14: Dấu hiệu lâm sàng của WFS. (a) Sợi phân trắng nổi trên mặt nước; (b) Sợi phân
trắng trên sàng ăn; (c) Tôm nhiễm bệnh ruột có màu trắng; (d) Tôm nhiễm bệnh ruột có
màu vàng nâu; (e) Ảnh chụp hiển vi bên trong của sợi phân.
Lê Kim Trọng Đức 2023
18
Hình 15: Mẫu nhuộm tươi của mô gan tụy tôm quan sát dưới kính hiển vi quang học. (a)
Ảnh hiển vi độ phóng đại thấp cho thấy có 3 con vermiform trong tế bào ống gan tụy tôm;
(b) Ảnh hiển vi độ phóng đại cao cho thấy một con vermiform có các cấu trúc giống bào
tử, nhưng thực ra đó là các tế bào B bị bong tróc và tồn tại độc lập; (c) Ảnh hiển vi độ
phóng đại cao của ký sinh trùng nhuộm bởi dung dịch Rose Bengal cho thấy rõ các cấu
trúc bên trong màng tế bào.
Hình 16: Mẫu mô gan tụy tôm nhuộm bằng H&E cho thấy rõ hình thái của vermiform và
cấu trúc giống bào tử.
Lê Kim Trọng Đức 2023
19
Hình 17: Trùng hai tế bào phân lập được trong ruột của tôm bệnh phân trắng.
 Phòng trị bệnh: Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp do có nhiều tác nhân
gây bệnh phân trắng. Theo khuyến cáo của các chuyên gia Thái Lan là người nuôi
tôm nên giảm mật độ nuôi trong mùa nắng nóng. Điều này làm giảm hàm lượng vật
chất hữu cơ ở nền đáy ao và làm giảm sự phát triển của vi khuẩn Vibrio spp. Bên
cạnh đó, một số nhà nuôi tôm đã thành công trong việc kiểm soát bệnh này bằng
cách sử dụng chế phẩm sinh học có chứa vi khuẩn Bacillus subtilis để hạn chế sự
phát triển của nhóm vi khuẩn Vibrio spp. gây bệnh. Nuôi ghép tôm với cá rô phi
cũng có tác dụng tốt trong kiểm soát nhóm vi khuẩn Vibrio phát triển trong ao nuôi.
Để khống chế trùng hai tế bào, sử dụng tỏi với liều lượng 5-10 g/kg thức ăn cho
hiệu quả cao.
 3. Bệnh phân trắng
 Bệnh này do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do vi khuẩn, ký sinh trùng, yếu tố
môi trường, trong đó tác nhân chủ yếu là vi bào tử thuộc giống Plexstophora và vi
khuẩn thuộc giống Vibrio. Ở miền Bắc, bệnh thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng
7; trong đó nhiều nhất vào tháng 5, tháng7. Ở miền Trung, bệnh xuất hiện rải rác. Ở
miền Nam, bệnh tập trung từ tháng 8đến tháng 10. Bệnh thường xuất hiện trong mùa
nắng nóng, nhiệt độ nước cao, mậtđộ nuôi cao; tôm dễ bị bệnh khi nuôi được từ 40
đến 90 ngày. Đặc biệt, bệnh thường xuất hiện khi thời tiết bất thường (nắng nóng,
mưa kéo dài hoặc khi thời tiết thay đổi). Bệnh xuất hiện cả trên tôm sú và tôm thẻ
chân trắng. Khi tôm bị bệnh, kiểm tra sàn/nhá/vó sẽ thấy phân tôm màu trắng trên
sàn ăn hoặc nổi trên mặt nước dọc bờ ao, góc ao(cuối hướng quạt nước, cuối hướng
gió). Tôm bị phân trắng sẽ giảm ăn hoặc ăn không tăng theo tuổi. Kiểm tra tôm sẽ
Lê Kim Trọng Đức 2023
20
thấy ruột tôm không đầy thức ăn, có những đốm màu vàng cát ở phần cuối ruột.
Tôm bị óp, vỏ mỏng, teo nhỏ dần và chậm lớn.
 Để phòng ngừa bệnh này, cần phải chuẩn bị ao nuôi sạch sẽ ngay từ đầu, không sử
dụng thức ăn bị mốc, hạn chế sử dụng thức ăn tươi. Trong quá trình nuôi quản lýchặt
chẽ các yếu tố môi trường, định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học làm sạch môi trường.
Thay nước định kỳ và sử dụng hóa chất diệt khuẩn sẽ giúp hạn chế bệnh phân trắng,
đặc biệt trong những thời điểm nắng nóng, mưa kéo dài.
 Tăng cường men vi sinh tiêu hóa, giúp tôm hấp thụ thức ăn tốt hơn, bổ sung vitamin
và khoáng chất giúp tôm tăng cường sức khỏe và giảm căng thẳng (stress). Đối với
những con tôm bị chết phải vớt ra khỏi ao để tránh tình trạng bệnh lây lando tôm
khỏe ăn tôm bệnh. Trên thị trường hiện nay có sẵn những loại thuốc để phòng ngừa
và trị bệnh phân trắng cho tôm. Những loại thuốc này là kháng sinhnên khi sử dụng
cần theo đúng liều lượng đã quy định. Tránh dùng vội, tăng liều hoặc sử dụng không
đủ, gây hiện tượng nhờn thuốc, dẫn đến thời gian điều trị kéo dài, vừa tốn kém vừa
không hiệu quả.
 Bệnh phân trắng
 Bệnh phân trắng ở tôm là bệnh thường gặp ở tôm khi nuôi được 40 ngày trở lên.
Bệnh có khả năng lây lan nhanh khiến hiệu quả nuôi tôm giảm suất.
 Nguyên nhân gây bệnh
 Nguyên nhân dẫn đến bệnh phân trắng của tôm vẫn chưa được xác định. Thông
thường, bệnh có thể xuất hiện khi thời tiết nắng nóng, nhiệt độ kéo dài trên 32 độ C,
DO trong nước <3ppm, nồng độ các chất hữu cơ cao > 100 ppm, nồng độ Vibrio
cao > 1 x 102 CFU/ml, độ kiềm < 80 ppm và > 200 ppm.
 Ngoài ra một số yếu tố khác có thể khiến tôm bị bệnh phân trắng như: thức ăn kém
chất lượng, tảo độc, ký sinh trùng Gregarine, vi bào tử trùng Enterocytozoon
hepatopenaei, nhóm vi khuẩn Vibrio.
 Triệu chứng
 Tôm mắc bệnh phân trắng
 Sợi phân trắng khi tôm bị nhiễm bệnh
 Tôm nhiễm bệnh sẽ thải phân trắng, đôi khi cũng xuất hiện dạng phân màu vàng
nhạt. Bệnh phân trắng khiến gan tụy tôm teo lại, mềm nhũn. Ngoài ra, vỏ tôm cũng
sẽ bị mềm đi. Tôm nhiễm bệnh sẽ có dấu hiệu bơi lờ đờ trên mặt nước, yếu dần và
dẫn đến chết.
Lê Kim Trọng Đức 2023
21
 Cách phòng bệnh
 Giảm mật độ tôm nuôi trong mùa nắng nóng (điều này sẽ hạn chế lượng vật chất
hữu cơ dưới đáy ao và ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn Vibrio spp).
 Hạn chế sự phát triển của nhóm vi khuẩn Vibrio spp gây bệnh bằng cách sử dụng
chế phẩm sinh học có chứa vi khuẩn Bacillus subtilis
 Nuôi ghép tôm cùng cá rô phi để kiểm soát tốt nhóm vi khuẩn Vibrio trong nước
 Dùng 5 – 10g tỏi/ kg thức ăn để hạn chế trùng hai tế bào.
*Bệnh đầu vàng (Yellow head disease)
Bệnh đầu vàng xuất hiện trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm rảo, tôm rằn và nhiều loại
tôm khác tại Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ... Ở Việt Nam, tôm nhiễm bệnh đầu vàng nhiều
lúc thời tiết thay đổi lúc giao mùa, ở những vùng nuôi ven biển độ mặn cao.
Triệu chứng:
- Tôm ăn nhiều khác thường trong vài ngày, rồi bỏ ăn đột ngột. Sau đó 1-2 ngày tôm bơi
lờ đờ không định hướng trên mặt nước hoặc ven bờ, bám vào bờ.
- Phần đầu ngực, gan, tụy chuyển màu vàng, gan có thể có màu trắng nhạt, vàng nhạt hoặc
nâu
- Thân tôm có màu nhợt nhạt
- Tôm chết rải rác trong vó rồi chết với mức độ tăng dần
- Tôm chết rất nhanh trong vòng 3-5 ngày (có thể chết gần 100%) sau khi xuất hiện các
triệu chứng.
- Theo Việt Linh, bệnh nặng thêm và gây chết nhanh khi tôm vừa có dấu hiệu nhiễm bệnh
đầu vàng vừa có bệnh đốm trắng.
Lê Kim Trọng Đức 2023
22
Bệnh đầu vàng trên tôm sú (Penaeus monodon): Tôm bên trái: bị nhiễm bệnh. Tôm bên
phải: bình thường.
Phương pháp chẩn đoán bệnh:
- Nhận biết triệu chứng bệnh.
- Nhuộm màu mô bào, tế bào máu nhận thấy nhân tế bào bị thoái hóa đông đặc.
- Phân tích PCR.
Nguyên nhân:
- Bệnh do virus YHV (yellow head virus) là virus có acid nhân RNA chuỗi đơn, hình que,
kích thước 44 x 173 nm, thuộc loài Nidovirales, họ Ronaviridae, chi Okavirus.
Lây truyền bệnh:
- Chủ yếu lây truyền theo hàng ngang, do có vật chủ trung gian mang mầm bệnh vào môi
trường nước.
Phòng và trị bệnh:
- Bệnh đầu vàng chưa có thuốc chữa.
- Phòng ngừa và ngăn chặn bằng cách chọn tôm giống sạch bệnh (qua kiểm tra PCR), diệt
khuẩn và diệt vật chủ mang mầm bệnh trong ao và nước.
- Không nuôi mật độ quá cao.
Lê Kim Trọng Đức 2023
23
- Luôn cung cấp đủ oxy cho ao nuôi.
- Giữ môi trường ổn định.
4. Bệnh đầu vàng (YHV)
 Nguyên nhân: Tác nhân gây bệnh là do phức hợp virus gây bệnh đầu vàng (yellow
head virus – YHV) và virus gây hội chứng liên quan đến mang (gill-associated virus
– GAV). Hiện nay, YHV được ghi nhận có 6 kiểu gen khác nhau.
 Chẩn đoán: Tôm nhiễm bệnh có biểu hiện vàng hoặc nâu ở mang, vàng ở phần đầu
ngực, toàn thân có màu nhợt nhạt, sưng tuyến tiêu hóa làm cho đầu xuất hiện màu
vàng. Bệnh gây tỷ lệ chết cao, có thể lên đến 100% sau 3 đến 5 ngày nhiễm bệnh.
Kết quả PCR dương tính với YHV/GAV.
Hình 11: Tôm sú chết do nhiễm bệnh đầu vàng YHV/GAV.
Lê Kim Trọng Đức 2023
24
Hình 12: Cận cảnh phần đầu tôm sú nhiễm bệnh đầu vàng YHV/GAV.
Hình 13:Tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh đầu vàng YHV/GAV (bên trên) so với tôm khỏe
(bên dưới).
 Phòng trị bệnh: Áp dụng phương pháp phòng bệnh và ngăn ngừa sự lây lan của
dịch bệnh này bằng cách chọn lọc và kiểm tra con giống sạch bệnh trước khi thả
nuôi, xử lý chất lượng nguồn nước và môi trường xung quanh cho phù hợp (Trần
Thị Mỹ Duyên, 2013).
Lê Kim Trọng Đức 2023
25
Bệnh đầu vàng (Yellow Head DISEASE – YHD)
Nguyên nhân gây bệnh
Đã được nghiên cứu là do 3 loài virus gây ra
Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm sú
Triệu chứng
Lê Kim Trọng Đức 2023
26
Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm súTôm sú bị bệnh đầu vàng (2 con trên)
Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm súTôm sú bị bệnh đầu vàng (3 con bên trái) so
với tôm khỏe bình thường (3 con phải)
Lê Kim Trọng Đức 2023
27
Phòng và trị bệnh
Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm sú
Bệnh đầu vàng (YHV)
Bệnh đầu vàng thường xuất hiện ở tôm vào giai đoạn thời tiết thay đổi giao mùa hay khi
tôm được nuôi ở vùng ven biển, có độ mặn cao.
Nguyên nhân gây bệnh
Do phức hợp virus gây bệnh đầu vàng (yellow head virus – YHV) và virus gây hội chứng
liên quan đến mang (gill-associated virus – GAV)
Triệu chứng
Tôm sú nhiễm bệnh đầu vàng
Tôm sú nhiễm bệnh đầu vàng
Lê Kim Trọng Đức 2023
28
Khi tôm mắc bệnh đầu vàng, bà con sẽ phát hiện mang của chúng chuyển sang màu vàng
hoặc màu nâu, sưng tuyến tiêu hóa, phần đầu ngực tôm vàng và toàn thân sẽ trở nên nhợt
nhạt. Tỷ lệ tôm chết do bệnh đầu vàng rất cao. Sau 3-5 ngày nhiễm bệnh, tỷ lệ tôm chết có
thể lên đến 100%.
Cách phòng bệnh
Chọn lọc và kiểm tra nguồn tôm giống cẩn thận trước khi thả nuôi
Duy trì chất lượng nguồn nước nuôi tôm ở mức tối ưu, quản lý tốt môi trường xung quanh
ao nuôi
Xử lý các chất thải trong ao nuôi thường xuyên
Hội chứng tôm chết sớm EMS/ bệnh hoại tử gan tụy cấp AHPND
Hội chứng tôm chết sớm EMS (bệnh hoại tử gan tụy cấp tính AHPND) là một trong các
bệnh thường gặp ở tôm sú có thể gây chết 100% sau vài ngày bị nhiễm bệnh. Tác nhân
chính gây bệnh là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, tạo ra độc tố làm phá hủy mô và
rối loạn chức năng gan tụy trong hệ tiêu hóa của tôm.
Khi bị nhiễm bệnh, tôm sú chậm lớn, bơi lờ đờ, tấp mé, ruột rỗng, gan nhợt nhạt, có màu
trắng, đôi khi gan sưng, vỏ mềm, tôm bơi lờ đờ trên mặt nước và chết nhanh sau đó.
– Giải pháp: lựa chọn tôm giống sạch (đã qua kiểm định), áp dụng các biện pháp an toàn
sinh học, bổ sung vi sinh đường ruột và vi sinh xử lý nước ao; thường xuyên kiểm tra định
kỳ vi sinh bằng đĩa thạch và kiểm tra bằng Pockit (xét nghiệm PCR) để quản lý và xử lý vi
khuẩn có hại; có thể nuôi kết hợp với cá rô phi.
 2. Bệnh Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (Acute
HepatopancreaticNecrosis Syndrome - AHPNS) hay còn gọi là Hội chứng
chết sớm (Early MortalitySyndrome - EMS)
 Bệnh xảy ra trong suốt quá trình nuôi, tập trung nhiều ở giai đoạn 10-45 ngày sau
khi thả nuôi. Giai đoạn đầu, triệu chứngcủa bệnh chưa rõ ràng, tôm chậm lớn, lờ đờ,
bỏ ăn, tấp mé và chết ở đáy ao nuôi. Giai đoạn tiếp theo, tôm bệnh có hiện tượng vỏ
mềm, màu sắc cơ thể biến đổi, gan tụy mềm nhũn, sưng to hoặc bị teo lại, tổ chức
gan tụy thoái hóa tiến triển cấp tính. Thiếu hoạt động phân bào đẳng nhiễm trong tế
bào có nguồn gốc từ mô phôi (tế bào E: Embyonalzellen). Các tế bào trung tâm của
tổ chức gan tụy (tế bào tiết B: Basenzellen, tế bào xơ F: Fibrillenzellen, tế bào dự
trữ R:Restzellen) có sự biến đổi cấu trúc và rối loạn chức năng. Các tế bào của tổ
chức gan tụy có nhân lớn bất thường và có hiện tượng bong tróc tế bào biểu mô ống
lượn và bị viêm nhẹ. Giai đoạn cuối của hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính có sự
tập hợp của tế bào máu ở giữa ống gan tụy và nhiễm khuẩn thứ cấp.
Lê Kim Trọng Đức 2023
29
 Do đó để phòng ngừa bệnh này cần tuân thủ lịch mùa vụ thảnuôi và chọn con giống
thả nuôi đảm bảo chất lượng. Thực hiện quy trình cải tạo ao (bón vôi, bừa kỹ, ngâm
để phân hủy Cypermrthrin, Deltamethrin trong bùnđáy); qui trình nuôi (chỉ sử dụng
chế phẩm sinh học và thức ăn thích hợp, đảm bảo chất lượng, không để dư thừa thức
ăn) theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thủy sản. Không sử dụng các chất diệt tạp,
hóa chất cấm hoặc có nguồn gốc thuốc bảo vệ thựcvật để xử lý môi trường ao nuôi.
1. Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPND)
 Nguyên nhân: Tác nhân gây bệnh được xác định là do một chủng vi khuẩn Vibrio
parhaemolyticus đặc biệt có độc lực cao.
 Chẩn đoán: Tôm bệnh có khối gan tụy teo, gan tụy có màu nhợt nhạt đến trắng,
ruột tôm không có thức ăn hoặc đứt đoạn, tôm thường mềm vỏ, tỷ lệ tôm chết cao.
Tôm sú bệnh EMS thường có màu đậm, chậm lớn (tương tự như bệnh còi MBV)
các biểu hiện trên gan tụy tương tự như trên thẻ chân trắng như màu sắc nhợt nhạt,
gan tụy teo, ruột không có thức ăn.
Hình 1: Tôm thẻ chân trắng có dấu hiệu nhiễm bệnh Hoại tử gan tụy (A, B). Gan tụy (HP)
teo, màu nhợt nhạt; dạ dày (ST) và ruột (MG) không có thức ăn. Hình (C, D) là tôm khỏe
cho thấy HP có kích thước bình thường với màu da cam hơi tối, dạ dày và ruột đầy thức
ăn. Hình (B) và (D) là mẫu lấy từ hai con tôm ở hình (A) và (C) tương ứng. Nguồn: Loc
Tran et al., 2013.
Lê Kim Trọng Đức 2023
30
Hình 2:Tôm sú nhiễm EMS/AHPND có màu đậm, chậm lớn, gan tụy teo (mũi tên màu đen).
 Phòng trị bệnh: Chọn giống tốt, khỏe mạnh. Kiểm tra mật độ vi khuẩn Vibrio trong
nước ao nuôi, trong đất và trên tôm giống để chắc chắn rằng mật số của Vibrio luôn
ở mức an toàn.Nuôi ghép với cá rô phi hoặc các loài cá khác, tạo quần thể vi sinh
(tảo và vi khuẩn) có lợi trong ao để át chế nhóm vi khuẩn Vibrio phát triển (chúng
sẽ cạnh tranh về dinh dưỡng, môi trường sống,…với vi khuẩn gây bệnh). Có thể
nuôi luân canh, vụ chính nuôi tôm sau đó nuôi các đối tượng khác như cá kèo,…
Nếu muốn nuôi tôm bền vững và lâu dài trên mảnh đất của chúng ta thì nên hạn chế
tối đa sử dụng kháng sinh!
Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPND)
Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm (AHPND) hay còn được gọi là hội chứng tôm chết
sớm (bệnh EMS trên tôm). Đây là một trong những loại bệnh rất nguy hiểm ở tôm, có thể
gây thất thu cho bà con nuôi tôm.
Nguyên nhân gây bệnh
Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh hoại tử gan tụy ở
tôm.
Triệu chứng
Tôm sú nhiễm bệnh hoại tử gan tụy cấp tính
Tôm sú nhiễm bệnh hoại tử gan tụy cấp tính
Lê Kim Trọng Đức 2023
31
Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính khiến gan tụy tôm bị teo, có màu nhợt nhạt đến trắng. Vỏ
tôm mềm. Ruột tôm bị đứt đoạn hoặc không có thức ăn. Tôm sú nếu mắc bệnh sẽ có màu
đậm và chậm lớn. Tôm bệnh có thể được chia làm hai giai đoạn:
Chết dưới 35 ngày tuổi: do tôm giống kém chất lượng hoặc đã bị nhiễm bệnh ở trại giống.
Chết ở giai đoạn từ 35 – 60 ngày tuổi: do điều kiện ao nuôi kém, thiếu cân bằng khoáng
chất Ca, Mg, K trong ao, không đủ DO, pH thấp,…
Cách phòng bệnh
Chọn giống tôm khỏe mạnh, chất lượng
Kiểm tra chặt chẽ nước ao nuôi, đất và tôm giống để đảm bảo mật độ vi khuẩn Vibrio ở
mức an toàn
Nuôi luân canh giữa tôm và các giống loài khác để hạn chế khả năng mắc bệnh
Có thể nuôi ghép tôm và các loại cá để tạo quần thể vi sinh có lợi, ngăn cản sự phát triển
của vi khuẩn Vibrio (vì vi khuẩn sẽ bị cạnh tranh về dinh dưỡng và môi trường sống với
các thủy sản nuôi trong ao).
Hạn chế sử dụng các loại kháng sinh
1. Bệnh đen mang (tím mang)
Trong các bệnh thường gặp ở tôm sú thì bệnh đen mang (hay còn gọi là tím mang) thường
gặp trong các ao nuôi có chất lượng nước không tốt (đáy ao dơ, có nhiều khí độc NH3,
NO2, H2S,…) và mật độ thả nuôi cao. Khi bị nhiễm bệnh, mang, chân và đuôi tôm thường
có màu đen, tôm giảm ăn, chậm lớn, và chết khi gặp các tác nhân khác.
– Cách xử lý: Tăng cường oxy cho ao nuôi, sử dụng men vi sinh để phân hủy chất thải tích
tụ ở đáy ao, cắt tảo, giảm khí NH3, NO2 trong ao nuôi. Sau đó, tiến hành thay nước cho ao
nuôi.
*Bệnh đen mang
Bệnh đen mang là bệnh thường gặp ở tôm nuôi trong các ao nuôi có môi trường không tốt,
mật độ nuôi dày.
Triệu chứng:
 Mang và vùng mô nối mang với thân tôm có màu nâu hoặc đen. Khi nhiễm nặng
các phụ bộ, chân và đuôi cũng bị đen.
 Tôm nổi đầu do thiếu oxy, bơi lờ đờ trên mặt nước, dạt vào bờ.
 Tôm giảm ăn, chậm lớn và chết khi có thêm các tác nhân khác.
 Mang tôm bị vi khuẩn, nấm hoặc nguyên sinh động vật ký sinh phá hủy khi bệnh
nặng.
Lê Kim Trọng Đức 2023
32
Nguyên nhân:
 Do ao bị ô nhiễm:
o Trong ao có nhiều chất ô nhiễm hữu cơ do thức ăn dư thừa, tảo tàn.
o Đáy ao có nhiều mùn bã hữu cơ, hàm lượng nitrit, nitrat, và các khí độc
amonia, H2S cao
o Các chất lơ lửng trong nước bám vào mang tôm làm mang có màu vàng,
nâu đen.
 Do tôm bị đóng rong trên mang và vỏ:
o Mang và vỏ tôm đóng rong làm các chất vẩn hữu cơ dễ bám vào và làm
mang tôm chuyển màu.
 Do tôm nhiễm nấm Fusarium (Fusarium Disease):
o Mang tôm bị nhiễm nấm Fusarium solani mang tôm nhiễm sắc tố
Melanin (sắc tố màu đen). Có thể thấy được sợi nấm khi soi tươi mang tôm
bệnh bằng kính hiển vi. Các loài nấm thuộc giống Fusarium có trong nước
ngọt, nước lợ và đất ở khắp nơi. Tất cả các loài tôm nuôi đều có thể bị nhiễm
nấm. Tôm gần trưởng thành và trưởng thành thường bị nhiễm nặng. Tôm sú
và tôm thẻ tương đối đề kháng được với nấm nhưng khi bệnh xảy ra rất khó
điều trị.
 Do pH nước thấp, trong nước nếu có nhiều ion kim loại nặng (nhôm, sắt), muối
của chúng kết tụ trên mang tôm làm chuyển màu đen.
Phòng bệnh:
 Tẩy dọn ao kỹ trước khi thả tôm
 Lắng lọc kỹ nước trước khi cấp vào ao nuôi
 Chọn mật độ nuôi phù hợp với tay nghề và kỹ thuật.
 Kiểm soát tảo trong ao, tránh tảo tàn đồng loạt (dùng đường, BKC...)
 Tăng cường sục khí để tăng hàm lượng oxy
 Tránh dư thừa thức ăn, định kì dùng men vi sinh để giảm phân hủy các chất ô
nhiễm hữu cơ trong ao, giữ đáy ao sạch
 Bổ sung Vitamin C và men tiêu hóa vào thức ăn
Trị bệnh:
 Nếu bệnh phát sinh do môi trường ô nhiễm: Thay nước đáy hoặc xiphong đáy,
đánh zeolite, dùng chế phẩm yucca, men vi sinh, bổ dung vitamin C vào thức ăn.
 Nếu bệnh phát sinh do nhiễm khuẩn: Diệt khuẩn nước bằng BKC, iodin, v.v...
thay nước đáy, dùng men vi sinh xử lý đáy ao, bổ sung vitamin C và đa vitamin vào
thức ăn. * Chú ý: nếu dùng chất diệt khuẩn thì sau 3 ngày mới đánh men vi sinh.
Lê Kim Trọng Đức 2023
33
 Trường hợp khẩn cấp, không có điều kiện thay nước: dùng vôi, zeolite để xử lý,
sau đó dùng vi sinh.
 10. Bệnh đen mang
 Bệnh đen mang thường gặp trong các ao tôm thẻ chân trắng từ tháng nuôithứ 2. Tôm
bị bệnh thường cóhiện tượng mang chuyển từ màu trắng ngà sang màu nâu hoặc đen
kèm theo nhữngthương tổn ở mang, hô hấp khó khăn, nổi đầu, dạt bờ, ăn kém hoặc
bỏ ăn, gây chết rải rác hoặc gây chết hàng loạt khi hàm lượng ôxy giảm dưới ngưỡng
thíchứng.
 Tôm bị đen mang do sống trong môi trường có nền đáy ô nhiễm, nhiều chấthữu cơ
hoặc tảo tàn, các chất này bám vào mang gây hiện tượng đen mang. Trong ao có
hàm lượng NH3,NO2 cao cũng làm tôm đen mang.Ngoài ra, tôm bị đen mang còn do
những thương tổn trên mang làm xuất hiện sắc tố melanin màu đen, là sản phẩm của
phản ứng miễn dịch tự nhiên của tôm, cua.
 Do đó, trị bệnh đen mang cần dùng chế phẩm vi sinh để làm sạch đáy ao, hấp thụ khí
độc, cho tôm ănvitamin C và thay nước ở tầng đáy nếu điều kiện cho phép.
8. Bệnh hoại tử gan tụy do vi khuẩn (NHPB) hay bệnh đốm đen
 Nguyên nhân: Bệnh hoại tử gan tụy do vi khuẩn NHPB (Necrotizing
hepatopancreatitis bacterium) có nguyên nhân là do tôm bị nhiễm vi khuẩn. Bệnh
hoại tử gan tụy do vi khuẩn gây ra hoàn toàn khác với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính
EMSAHPND mà ta đã biết. Kiểm tra PCR tôm bị đốm đen cho kết quả hoàn toàn
âm tính với EMS/AHPND.
 Chuẩn đoán: Bệnh xảy ra do các điều kiện môi trường ao nuôi kém, đặc biệt là
đáy ao bị dơ, các ao nuôi xuất hiện bệnh “đốm đen” thường có hàm lượng các khí
độc như NH3, NO2 rất cao. Tỷ lệ chết có thể lên đến 95% trong vòng 15 – 30 ngày
kể từ khi phát hiện bệnh nếu không có bất kỳ biện pháp chữa trị nào được áp dụng
ngay tức thời đối với trường hợp ao nuôi ô nhiễm nặng và hàm lượng vi khuẩn
trong nước ao nuôi vượt ngưỡng gấp nhiều lần. Tôm bệnh có các biểu hiện như lờ
đờ, giảm ăn hoặc bỏ ăn, tốc độ tăng trưởng chậm, trên thân xuất hiện nhiều đốm đen
li ti hoặc mãng lớn màu đen, mang màu tối hoặc đen, đuôi mỏng, có thể có những
tổn thương phụ bộ như mòn đuôi và vảy râu, cụt râu, … Đối với những trường hợp
bệnh nặng ruột rỗng, gan tụy nhợt nhạt, bề mặt thân tôm bị đốm đen có thể có mùi
hôi (Nguyễn Thành Quang Thuận và ctv., 2014).
Lê Kim Trọng Đức 2023
34
Hình 27: Tôm thẻ chân trắng bệnh đốm đen.
Hình 28: Tôm thẻ chân trắng bệnh đốm đen, sau khi lột vỏ tôm có thể hồi phục.
 Phòng bệnh: Bệnh “đốm đen” có nguyên nhân do vi khuẩn, nên áp dụng các biện
pháp phòng bệnh chung đối với bệnh do vi khuẩn. Các biện pháp phòng bệnh được
khuyến cáo như sau: Quá trình cải tạo ao cần phải diệt khuẩn kỹ lưỡng, trước và sau
Lê Kim Trọng Đức 2023
35
khi diệt khuẩn cần thực hiện kiểm tra đánh giá mật số vi khuẩn gây bệnh bằng biện
pháp đơn giản nhất là dùng đĩa thạch TCBS agar ( MP – BIOTEST), qua đó có thể
đánh giá công tác loại bỏ phần lớn mầm bệnh trong ao nuôi có đạt yêu cầu hay
không. Kiểm tra chất lượng tôm giống bằng kỹ thuật PCR không chỉ với bệnh EMS,
đốm trắng, IHHNV, IMNV mà cả NHP. Mật độ thả phù hợp với thiết kế cơ sở hạ
tầng, hệ thống quạt nước cung cấp oxy, độ sâu mực ước ao nuôi, mùa vụ cũng như
kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật, mức độ am hiểu về tôm thẻ chân trắng của chính
người nuôi
 Bệnh đốm đen hay bệnh hoại tử gan, tụy do vi khuẩn (NHPB)
 Bệnh hoại tử gan, tụy do vi khuẩn (NHPB) gây ra rất khác so với bệnh hoại tử cấp
tính (EMS/AHPND). Kết quả kiểm tra PCR của tôm âm tính với EMS/AHPND.
 Nguyên nhân gây bệnh
 Bệnh đốm đen được hình thành do vi khuẩn NHPB (Necrotizing hepatopancreatitis
bacterium). Ngoài ra, nếu môi trường ao nuôi kém chất lượng, đáy ao bẩn, nồng độ
các khí độc như NH3 hay NO2 cao cũng là yếu tố gây bệnh cho tôm.
 Triệu chứng
 Tôm bị bệnh hoại tử gan, tụy
 Khi nhiễm bệnh hoại tử gan, tụy do vi khuẩn (NHPB) tôm sẽ xuất hiện những đốm
đen li li trên thân
 Dấu hiệu nhận biết tôm đang bị hoại tử gan, tụy do vi khuẩn NHPB chính là những
đốm đen li ti hay những mảng đen lớn trên cơ thể. Đuôi tôm mỏng, có thể xuất hiện
những tổn thương phụ bộ (cụt râu, mòn đuôi,…). Khi nhiễm bệnh tôm có triệu chứng
giảm ăn hoặc thậm chí bỏ ăn, bơi lờ đờ, tăng trưởng chậm. Tôm nhiễm bệnh nặng
ruột rỗng, gan tụy nhợt nhạt, bề mặt đốm đen trên thân có thể có mùi hôi.
 Trường hợp ao nuôi kém chất lượng, hàm lượng vi khuẩn cao vượt ngưỡng gấp
nhiều lần mà không phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời thì tỷ lệ tôm chết có thể lên
đến 95% trong 15 – 30 ngày.
 Cách phòng bệnh
 Diệt khuẩn thật kỹ trước khi thực hiện cải tạo ao
 Dùng đĩa thạch TCBS agar ( MP – BIOTEST) để kiểm tra mật độ vi khuẩn gây bệnh
trước và sau khi diệt khuẩn. Nhờ đó có thể đánh giá hiệu quả của công tác loại bỏ
mầm bệnh trong ao nuôi
 Áp dụng kỹ thuật PCR để kiểm tra tôm với các bệnh đốm trắng, IHHNV, IMNV,
EMS và NHP
Lê Kim Trọng Đức 2023
36
 Thả tôm nuôi với mật độ phù hợp với thiết kế cơ sở hạ tầng, diện tích, độ sâu mực
nước nuôi, hệ thống quạt nước, kinh nghiệm và trình độ của người nuôi
4. Bệnh mềm vỏ kinh niên
Bệnh mềm vỏ thường xuất hiện trên các ao nuôi thương phẩm, triệu chứng của bệnh là sau
khi lột xác, vỏ tôm không cứng lại, vỏ nhăn nheo, rất dễ rách nát, tôm yếu, vùi mình dạt
vào bờ.
*Bệnh mềm vỏ kinh niên
Biểu hiện: Bệnh mềm vỏ kinh niên là bệnh thường xảy ra trong các ao nuôi tôm thương
phẩm. Biểu hiện của bệnh là sau khi lột xác, vỏ tôm không cứng lại được, vỏ thường bị
nhăn nheo, dễ rách nát nên dễ bị cảm nhiễm của các tác nhân gây bệnh, tôm có vỏ mềm
yếu, vùi mình dạt bờ. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng mềm vỏ của tôm.
Nguyên nhân: - Do trong thức ăn dùng nuôi tôm thiếu chất khoáng hoặc thiếu một số
vitamin, nhất là vitamin D thúc đẩy quá trình hấp thụ các chất khoáng. Cũng có thể thức
ăn kém chất lượng, ôi thiu hoặc cho ăn thiếu.
-Trong ao có nhiều chất độc, như các khí độc sinh ra do sự phân huỷ của các chất hữu cơ,
chất độc sinh ra do tảo độc hoặc chất độc do nguồn nước thải công nghiệp, sinh hoạt đặc
biệt là thuốc trừ sâu trong nông nghiệp.
-Nuôi tôm trong điều kiện môi trường có nhiều biến động gây sốc làm rối loạn hoạt động
trao đổi chất của tôm cũng gây ra mềm vỏ.
Phòng trị: Từ nguyên nhân gây mềm vỏ như đã nêu ở trên, cần ngăn chặn hiện tượng này
cần quan tâm đến vấn đề sau:
-Dùng thức ăn có chất lượng tốt, có hàm lượng P: Ca là 1: 1. Bổ sung một lượng Vitamin
tổng hợp, không nuôi mật độ quá cao.
-Đảm bảo độ pH 7,5 đến 8,5 trong suốt quá trình nuôi.
-Tránh nguồn nước thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt chảy vào ao nuôi, tránh
hiện tượng tảo nở hoa gây biến động điều kiện môi trường.
Lê Kim Trọng Đức 2023
37
5. Bệnh phát sáng
Bệnh phát sáng có thể xuất hiện trong tất cả các giai đoạn từ ương giống cho đến khi
trưởng thành. Khi bị nhiễm bệnh tôm thường yếu ớt, bơi vô định hướng, phản ứng chậm,
mang tôm có mẫu sẫm, gan bị teo lại và tôm thường mất chức năng tiêu hóa. Đặc biệt, vào
ban đêm tôm thường phát sáng màu trắng hoặc màu xanh lục, khi quan sát bằng kính hiển
vi sẽ thấy các vi khuẩn phát sáng di chuyển trong cơ thể.
Bệnh mặc dù không nguy hiểm như hội chứng chết sớm nhưng có thể khiến tôm chết rải
rác trong 45 ngày sau khi thả nuôi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của vụ
nuôi.
*Bệnh phát sáng
Bệnh phát sáng xuất hiện quanh năm trên các loài tôm sú, thẻ, càng xanh... Bệnh có thể
xảy ra trong tất cả các giai đoạn ương nuôi từ trứng đến tôm trưởng thành.
Bệnh phát triển mạnh trong môi trường nước giàu dinh dưỡng, nhiều chất hữu cơ ở độ mặn
cao, thiếu oxy hòa tan, lây lan nhanh trong mùa nóng.
Triệu chứng:
 Tôm yếu, bơi không định hướng, tấp mé bờ, phản ứng chậm chạp
 Mang và thân tôm có màu sẫm, bẩn, thịt đục màu. Gan viêm và teo nhỏ, mất chức
năng tiêu hóa cho tôm.
 Ăn giảm, không có thức ăn và phân trong ruột, phân tôm trong nhá ít.
 Đầu, thân tôm phát sáng màu trắng - xanh lục trong bóng tối.
 Quan sát bằng kính hiển vi thấy vi khuẩn phát sáng di chuyển trong cơ, máu tôm.
 Có đốm sáng rất nhỏ và nhiều trên phần cơ thịt của tôm
 Tôm chậm lớn, có thể bị đóng rong ở mang và vỏ.
 Tôm chết đáy rải rác tuỳ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nếu nhiễm bệnh 100%
đàn tôm trong giai đoạn 45 ngày nuôi đầu, có thể chết hàng loạt.
 Tôm ấu trùng nhiễm bệnh có màu trắng đục, nhiễm bệnh nạng thì lắng dưới đáy
bể ương và chết hàng loạt.
Phương pháp chẩn đoán bệnh:
- Nhận biết triệu chứng bệnh.
- Thử nghiệm bằng TCBS Agar test kit (dùng môi trường thiosulfate citrate bile sucrose
agar) để phát hiện vi khuẩn.
Lê Kim Trọng Đức 2023
38
Nguyên nhân:
 Nhiễm vi khuẩn thuộc nhóm Luminescencet Vibrio: chủ yếu và gây nguy hiểm
nhất là Vibrio harveyi. Các vi khuẩn này có enzyme Luciferase gây ra sự phát sáng.
 Là vi khuẩn gram âm G, phát triển nhanh ở độ mặn 10-40ppt (mạnh nhất ở độ
mặn 20-30 ppt).
 Các vi khuẩn này có khả năng kháng lại nhiều loại kháng sinh.
 Bệnh có thể nhiễm từ các trại giống, ao ương sang ao thịt. Trong sản xuất giống,
mầm bệnh được lây lan chủ yếu bằng đường ruột từ tôm mẹ sang ấu trùng trong giai
đoạn sinh sản.
PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÍ BỆNH
1. Trại giống
 Vệ sinh kỹ lưỡng bình ấp trứng, bể ương.
 Thường xuyên sát trùng dụng cụ.
 Xử lý nguồn nước bằng UV, chlorine, ozone
 Xử lý trứng artemia bằng chlorine
2. Tôm giống
 Chọn tôm bố mẹ khỏe, sạch bệnh.
 Kiểm tra bằng PCR
 Kiểm tra sự căng thẳng và sức khỏe của giống, loại tôm yếu bằng formol,
 Thả nuôi với mật độ thả phù hợp
3. Ao nuôi
 Trước vụ nuôi phải cải tạo ao: nạo vét sạch bùn đáy, bón vôi, phơi ao
 Diệt khuẩn trong ao và nước bằng Chlorine 30ppm hoặc B.K.C 1-2ppm hoặc
thuốc tím KMnO4 2-3ppm
 Diệt các vật chủ trung gian, hạn chế cua, còng, ốc trong ao. Vớt hết tôm chết ra
khỏi ao.
 Dùng men vi sinh để cải tạo đáy ao và xử lý nước hằng ngày trước khi thả tôm 7
ngày.
4. Phòng bệnh:
 Độ mặn:
Không nuôi tôm ở độ mặn quá cao. Hạ độ mặn để ức chế vi khuẩn phát sáng.
Nhiệt độ nước:
Vào mùa hè, duy trì mức nước trong ao nuôi từ 1,2 – 1,5m và độ trong của nước từ 30 –
40cm để hạn chế khả năng tăng nhiệt.
 Giữ môi trường ổn định:
Lê Kim Trọng Đức 2023
39
Kiểm tra chất lượng nước (pH, kH, độ đục, màu sắc, tảo) và đáy ao thường xuyên để xử
lý kịp thời.
Tăng cường chạy sục khí.
Sử dụng men vi sinh, đường cát, định kỳ.
Theo Việt Linh, cần giữ môi trường ổn định không để tảo tàn đồng loạt làm mất màu
nước và bùn đáy. Phát triển nhóm tảo lục (chlorella) để khống chế sự phát triển của vi
khuẩn Vibrio harveyi.
 Giảm chất hữu cơ trong nước:
Kiểm tra sàng ăn hàng ngày, điều chỉnh thức ăn hợp lý, không để thừa thức ăn làm ô
nhiễm nước và đáy ao.
Định kỳ thay nước, xiphông đáy, hút bùn, để giảm bớt chất hữu cơ trong ao.
 Chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho tôm:
Bổ sung vitamin C, đa vitamin, men tiêu hóa và khoáng vi lượng vào thức ăn để tạo
kháng thể, giúp tôm có sức đề kháng, giảm căng thẳng cho tôm nhất là khi có thay đổi môi
trường nước hoặc biến động thời tiết.
Từ khi tôm được 21 ngày tuổi, định kỳ kiểm tra vibrio trong nước và tôm 7 ngày/lần.
Vibrio trong nước phải ít hơn 102 tế bào/cc và không có vi khuẩn này trong gan tôm.
2. Bệnh đóng vôi, rong
Bệnh đóng vôi, đóng rong xuất hiện chủ yếu là do tảo, nấm, động vật nguyên sinh và vi
khuẩn tác động lẫn nhau gây ra bệnh. Bệnh xuất hiện từ giai đoạn tôm giống cho đến lúc
tôm trưởng thành, đặc biệt vào những tháng cuối vụ nuôi. Khi bị bệnh, tôm sú có hiện
tượng đóng rong, yếu ớt, thường bỏ ăn, ít di chuyển và bơi tấp mé bờ, đồng thời mang tôm
bị đổi màu.
Cách xử lý: Cải tạo môi trường ao nuôi, sử dụng men vi sinh để cắt tảo, giảm chất hữu cơ
trong môi trường ao nuôi.
Lê Kim Trọng Đức 2023
40
Tôm sú bị bệnh đóng rong
*Bệnh đóng rong trên tôm
Đóng rong là một bệnh chủ yếu do môi trường tạo ra trong đó các tác nhân chính là tảo,
nấm, động vật nguyên sinh và vi khuẩn tác động lên nhau tạo thành bệnh.
Theo Lightner, bệnh đóng rong xuất phát từ những Protozoe sống tự do trong ao hoặc trong
bể nuôi, bọn này sống lơ lửng hoặc sống dưới đáy ao.
Bệnh đóng rong trên tôm có mặt ở khắp nơi trên thế giới.
Trong quá trình nghiên cứu tại ba vùng khác nhau, chúng tôi nhận thấy, toàn bộ các ao nuôi
đều có xuất hiện bệnh đóng rong. Tuy nhiên tùy thuộc vào điều kiện từng ao mà bệnh xuất
hiện sớm hay muộn.
Bệnh đóng rong xuất hiện từ giai đoạn tôm giống đến tôm trưởng thành, đặc biệt là vào
những tháng cuối của vụ nuôi.
Đặc trưng của mầm bệnh:
- Phần lớn do một số vi khuẩn gây ra như: Vibrio sp., Aeromonas sp., ... Do một số tảo
lam: Spirulina subsalsa, Schizthrix calcicola; Tảo lục: Enteromorpha sp.; Tảo khuê:
Amphora sp., Nitszchia sp., loài nấm và nguyên sinh động vật.
Theo Lightner, bệnh này xuất hiện do ký sinh trùng, tảo, vi khuẩn ... tấn công từ bên ngoài
vào.
Bệnh đóng rong rất dễ nhận biết, toàn thân bị dơ, tập trung ở phần đầu ngực hay toàn thân,
mang và các phụ bộ. Tôm bị bệnh này rất yếu, bỏ ăn, ít di chuyển và cặp mé bờ, đồng thời
mang thường bị tổn thương hoặc biến đổi màu sắc.
Phương pháp cuẩn đoán:
Kiểm tra ký sinh trùng bằng cách soi tươi dưới kính hiển vi kết quả phát hiện thấy Vorticella
sp. và Epistylis sp. và nhiều nấm. Xét nghiệm PCR trên tôm bị đóng rong có đến 80% tôm
bị nhiễm mầm bệnh đốm trắng với cường độ nặng.
Lê Kim Trọng Đức 2023
41
Biện pháp phòng trị:
- Phòng bệnh bằng cách quản lý chất lượng nước ao tốt, ổn định tảo trong ao và luôn đảm
bảo nhu cầu oxy cho tôm.
- Tăng cường thay nước nhằm cải thiện môi trường đồng thời kích thích cho tôm lột. Nếu
tỷ lệ nhiễm cao, chúng ta có thể dùng formol liều lượng từ 15-20ppm đánh vào ban ngày
sau đó thay nước, nếu đóng rong vẫn còn ta có thể đánh tiếp lần hai.
 6. Bệnh đóng rong hay mảng bám
 Bệnh có dấu hiệu các sinh vật (các động vật nguyên sinh và tảo lam) bám vào chân,
mắt, vỏ giáp thành một lớp lông tơ có màu đen (thấy rõ dưới kính hiển vi). Tôm bị
bệnh thường tách đàn nổi lên mặt nước bơi lờ đờ hay bám thành bờ, phản ứng chậm
chạp, kém ăn, không lột xác được. Bệnh nặng, các sinh vật bám phát triển bám vào
mang làm tôm không hô hấp được, tôm bị thiếu ôxy làm tôm chết.
 Bệnh đóng rong ở tôm xảy ra khi nước ao bẩn, có nhiều tảo bám, nhiều nguyên sinh
động vật (trùng loa kèn) nên phải áp dụng các biện pháp như duy trì độ trong thích
hợp, ổn định tảo trong ao, tăng cường thay nước sạch (10-20%nước/lần) để làm
giảm sinh vật bám trong ao, cải thiện môi trường. Tăng cường quạt nước để tăng
hàm lượng ôxy hòa tan trong ao nuôi, cho ăn đúng mức đểtránh ô nhiễm đáy ao. Vớt
tảo nổi trên bề mặt, xử lý nướcao bằng chế phẩm vi sinh để hấp thu khí độc NH3 và
phân hủy chất hữu cơ, hạn chế sự phát triển của tảo. Bổ sung Vitamin C vào thức
ăn đểgiúp tôm giảm stress, tăng sức khỏe cho tôm. Thay nước hoặc dùng Saponin
10-15g/m3
tạt khắp ao giúp tôm lột xác đồng đều, nếu tỷ lệ tôm nhiễm bệnh cao có
thể sử dụng hóa chất diệt bớt sinh vật bám như formol (25ml/m3
) hoặc CuSO4.
6. Bệnh đỏ thân trên tôm sú
Bệnh đỏ thân, đốm trắng là bệnh phổ biến và thường gặp trên cả tôm thẻ và tôm sú. Bệnh
có thể xuất hiện ở tất cả các giai đoạn phát triển của tôm, đặc biệt từ tháng nuôi đầu tiên
đến tháng nuôi thứ hai trong ao nuôi thịt. Bệnh do loại virus có tên khoa học Systemic
Ectodermal and Mesodorma Baculoviras (SEMBV) gây ra, virus này nhiễm cảm ở một số
cơ quan như: mang, lớ biểu vì mô của vỏ, thần kinh, dạ dày và một số cơ quan khác trên
con tôm. Nếu phát hiện tôm bị bệnh đỏ thân, trong trường hợp tôm đã đạt kích cỡ thương
phẩm thì nên thu hoạch ngay sau đó xử lý nước trong ao trước khi xả ra môi trường.
Ngoài ra, tôm sú còn gặp các bệnh khác như: đầu vàng, đốm trắng, bệnh đường ruột, bệnh
mòn đuôi,… nếu không có biện pháp phòng ngừa sẽ gây chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn
cho người nuôi.
Lê Kim Trọng Đức 2023
42
Bệnh tôm còi trên tôm sú (Monodon Baculovirus – MBV)
Nguyên nhân gây bệnh
Tác nhân gây bệnh MBV (Monodon Baculovirus) là virus type A Baculovirus monodon,
cấu trúc nhân (acid nucleoic) là ADN, có lớp vỏ bào, dạng hình que.
Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm súThể virus phân bố trong tế bào chất của tôm
sú giống
Triệu chứng
Lê Kim Trọng Đức 2023
43
Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm sú
Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm sú
Phòng và trị bệnh
Bà con mình phòng bệnh là chính, vì MBV là bệnh do virus nên chưa có phương pháp
trị bệnh hiệu quả.
Lê Kim Trọng Đức 2023
44
Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm sú
Bệnh Virus liên quan đến mang tôm (Gill Asociatedvirus – GAV)
Nguyên nhân gây bệnh
Đây là bệnh do virus giống Okavirus thuộc Roniviridae , bộ Nidovirales (theo Mayo, M.
A. 2002 ), Nucleocapsid dạng ống xoắn và thể virus (virion) hình que có vỏ bao, hình dạng
giống virus đầu vàng
Lê Kim Trọng Đức 2023
45
Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm súVirus GAV trong mang tôm sú bố mẹ
Triệu chứng
Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm sú
Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm súTôm sú thân chuyển sang màu đỏ do nhiễm
Virus GAV
Lê Kim Trọng Đức 2023
46
Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm súTôm sú chân đỏ (hình trái) và mang đỏ (hình
phải) do nhiễm Virus GAV
Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm súMang tôm sú chuyển sang màu vàng do nhiễm
Virus GAV
 4. Bệnh do vi khuẩn vibrio
 Bệnh có biểu hiện đứt râu, thối mang, đen mang, thối đuôi, đốm đen. Tôm bẩn mình,
bẩn mang, cơ thểchuyển màu hồng đỏ, tôm yếu, bỏ ăn rồi chết. Hiện tượng chết có
thể xảy ra khi bệnh ở mức độ cấp tính, nếumãn tính có thể gây chậm lớn, phân đàn,
mềm vỏ... Tác nhân chính gây racác bệnh trên là vi khuẩn thuộc giống Vibrio. Vi
khuẩn Vibrio xâm nhập vào ao nuôi theo nguồn nước, tôm giống, thức ăn, từ đáy ao
nếu công tác tẩy dọnchưa tốt.
 Để phòng trị cần áp dụng tổng hợp các biện pháp để kìm hãm sự phát triểncủa vi
khuẩn như giữ chất lượng nước ao nuôi tốt, không nuôi mật độ quá cao,tránh làm
tôm bị tổn thương, định kỳ dùng chế phẩm vi sinh để giảm hàm lượngchất hữu cơ
trong ao nuôi. Giảm độ mặn nước xuống 15-20‰ có thể hạn chế vi khuẩn Vibrio
Lê Kim Trọng Đức 2023
47
phát triển, tăng sức đề kháng bằng quản lý môi trường tốt và bổsung vitamin C, A,
E. Bệnh vi khuẩn thường xảy ra khi nước ao bẩn, tôm yếu, vì vậy nên áp dụng đồng
thời các biện pháp siphon đáy, thay nước mới đểlàm giảm mật độ vi khuẩn trong
nước. Sử dụng các sản phẩm trong danh mục cho sử dụng theo hướng dẫn của nhà
sản xuất, bổ sung vitamin C vào thức ăn. Sử dụng dầu mực bao gói thức ăn với liều
lượng 5-10ml/kg thức ăn, kích thích lột xácbằng Saponine 10-15g/m3
.
 5. Bệnh do vi khuẩn dạng sợi
 Bệnh thường gặp ở ao nuôi có hàm lượng chất hữu cơ cao, mật độ nuôi dày. Bệnh
có biểu hiện mang tôm biến đenhoặc biến màu nâu, các chân ngực và chân bơi có
màu xám bám đầy lông tơ. Bệnh nặng thì mang chuyển sang màu vàng, màu xám hoặc
màu xanh bám nhiều lông tơ làm ảnh hưởng đến hô hấp. Tôm thường nổi đầu, dạt vào bờ
và chết rải rác, nghiêm trọng hơn làm tôm không lột xác được. Tác nhân gây bệnh
chủ yếu là vi khuẩn dạng sợi Leucothrix mucor, ngoài ra có thể do một số vi khuẩn
dạng sợi khác như Cytophagr sp, Flexibacter sp, Thiothrix sp… Chúng có thể độc
lập hay phối hợp với nhau gây bệnh ở mang, thân và các phụ bộ của tôm. Các vi
khuẩn dạng sợi này sống hoại sinh trong nước biển, cửa sông và có thể bám lên bề
mặt ngoài của tôm gây bệnh,có khả năng phân giải kitin, xenlulose và nhiều hợp
chất hữu cơ khác.
 Để phòng trị bệnh này cần cải thiện điều kiệnmôi trường và diệt vi khuẩn trên tôm
bằng cách xi-phông đáy, thay nước mới để làm giảm mật độ vi khuẩn trong
nước,tăng sức để kháng cho tôm bằng cách bổ sung vitamin C. Không nuôi mật độ
quácao, tránh làm tôm bị tổn thương, định kỳ dùng chế phẩm vi sinh để giảm
hàmlượng chất hữu cơ. Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng quản lý môi trường
tốt vàbổ sung vitamin C, A, E và Beta-Glucan. Aođã bị bệnh thì dùng 1-
2mg/m3
Saponine hoặc bột hạt chè phun đều khắp ao kích thích tôm lột xác, sau khi
tôm lột xác xong bơm thêm nước để giảm nồng độ Saponine; hoặc dùng 2-
5mg/m3
KMnO4 (thuốc tím) phunkhắp ao sau 4 giờ thì thay nuớc.
 7. Bệnh mềm vỏ ở tôm thẻ chân trắng
 Bệnh thường xảy ra trong các ao nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh. Tôm bệnh
mềm vỏ thường có màu xỉn,vỏ bị mềm có khi rất mềm, vỏ rời thịt, thường yếu, kém
hoạt động, dễ bị conkhác ăn thịt hoặc dễ bị các sinh vật gây bệnh tấn công, dễ bị
mắc các bệnh bẩn mình bẩn mang, chết rải rác. Ngoài ra, tôm bị mềm vỏ thường
chậmlớn, giảm giá trị thương phẩm. Bệnh mềm vỏ ở tôm thẻ chân trắng có nguyên
nhânlà do thiếu dinh dưỡng, thức ăn thiếu canxi và phốt pho, độ cứng thấp, nước ao
nuôi nhiễm thuốc trừ sâu, hàm lượng lân trong nước thấp.
Lê Kim Trọng Đức 2023
48
 Để phòng trị bệnh phải quản lý môi trường nước ao nuôi có độ kiềm từ80-160mg/l
bằng cách bón vôi CaCO3 hay Dolomite (CaMg(CO3)2)định kỳ một tuần/lần cho ao
nuôi. Quản lý môi trường ao nuôi thích hợp và ổn định tránh gây sốc cho tôm, bổ
sung thêm khoáng thích hợp vào khẩu phần thức ăn như canxi/phos, premix…
 8. Bệnh thiếu vitamin C
 Tôm bị bệnh thiếu vitamin C thường xuất hiện các vùng cơ màu đen dướilớp vỏ ở
mặt lưng của phần bụng, ở các chân bơi, chân bò, trên mang tôm cũng cócác vệt
đen. Tôm ăn ít hoặc bỏăn, sức đề kháng giảm, khả năng chịu sốc kém, dễ bị các tác
nhân gây bệnh cơhội tấn công tôm sinh trưởng chậm, chết rải rác 1-5% hàng ngày
(tỷ lệ hao hụttổng cộng rất cao 80-90%). Bệnh thường gặp trong ao nuôi thâm canh,
đặc biệt trong những ao tảo kém phát triển.
 Để phòng trị bệnh cần bổ sung bổ sung một lượng vitamin C thích hợp vào khẩu
phần thức ăn cho đến khi khỏi bệnh.Cho tôm ăn thường xuyên vitamin C với các ao
nuôi bằng thức ăn côngnghiệp, môi trường ao nuôi thiếu tảo.
 9. Bệnh cong thân
 Tôm bị bệnh có hiện tượng cơ co rút, đuôi cong về phía bụng, không duỗi ra
được. Bệnh thường xảy ra khi ta kéo tôm lên khỏi mặt nước đột ngột vào hững ngày
nắng nóng hay lạnh rét,nhiệt độ không khí quá chênh lệch với nhiệt độ nước. Ngoài
ra còn có thể do yếutố dinh dưỡng như thiếu hụt các chất vi lượng trong khẩu phần
ăn của tôm.
 Phòng bệnh cong thân cần tránh hiện tượng gây sốc do nhiệt độ, đảm bảođộ sâu cho
ao, tránh bắt tôm vào ngày có nhiệt độ cao hay nhiệt độ thấp. Đồng thời bổ sung
khoáng chất trong khẩu phần ăn nếu do yếu tố dinh dưỡng (thiếu hụtcác chất vi
lượng).
 Tôm bị cong thân và đục cơ
 Thói quen sử dụng sàng, vó để kiểm tra tôm vào thời điểm nắng nóng trong ngày
của bà con nuôi tôm sẽ dễ khiến tôm dễ bị cong thân đục cơ. Khi tôm được bắt lên
bằng sàng, vó chúng sẽ có phản xạ nhảy lên và búng mạnh, nhiều con do vậy mà bị
cong thân, phần đuôi cong chạm giáp ngực. Lúc này, mô cơ chạy dọc cơ thể sẽ biến
thành màu trắng đục. Khi thả tôm lại xuống nước, chúng không thể co dãn như ban
đầu nên sẽ chết.
 Đục cơ ở tôm thẻ chân trắng
 Đục cơ ở tôm thẻ chân trắng
Lê Kim Trọng Đức 2023
49
 Ngoài ra, việc bật tắt đột ngột các máy quạt nước trong ao cũng là nguyên nhân
khiến tôm bị đục cơ. Tôm rất dễ bị sốc hay giật mình bởi các tiếng động từ máy quạt
nước, vì vậy, theo bản năng chúng sẽ nhảy lên khỏi bề mặt nước, tiếp xúc với không
khí và bị đục cơ. Để hạn chế tình trạng này, khi tôm đạt 10 gram/ con trở lên, bà con
không nên tắt tất cả quạt nước mà nên duy trì ít nhất một máy quạt nước hoạt động
trong ao, như vậy tôm sẽ đỡ bị giật mình mỗi lần mở dàn quạt nước.
 Hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp khiến tôm bị đục cơ
 Khi nguồn nước nuôi tôm có lượng oxy hòa tan quá thấp sẽ khiến các mô cơ của
tôm chuyển sang trắng đục, một số con có thể bị trắng một phần ở gốc chân bơi. Khi
hàm lượng oxy trong ao > 4ppm, cơ thể tôm có màu sáng bình thường. Nếu lượng
oxy hòa tan thấp cùng mật độ nuôi cao, tôm thiếu oxy sẽ bị stress và chuyển dần
sang trắng hay mờ đục. Đặc biệt, khi hàm lượng oxy trong ao xuống 1,7 ppm, tôm
sẽ nổi đầu và đa số bị chết khi lột xác.
 Tôm bị đục cơ do nhiễm bệnh
 Bên cạnh những nguyên nhân liên quan đến thói quen chăn nuôi, môi trường nước,
tôm còn bị đục cơ khi nhiễm bệnh do các loại vi khuẩn, virus. Chẳng hạn như vi bào
tử trùng (Microsporidian), virus gây hoại tử cơ (infectious myonecrosis virus –
IMNV), vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio ( Vibrio harveyi gây bệnh trắng đuôi).
 Cách phòng bệnh
 Hiện chưa có cách điều trị bệnh này ở tôm. Do vậy, bà con có thể phòng bệnh cho
tôm bằng cách chọn lọc tôm bố mẹ cẩn thận, không bị nhiễm bệnh để nuôi. Đồng
thời, thực hiện tốt các biện pháp cải tạo ao và kiểm soát môi trường nước nuôi tôm
chặt chẽ để hạn chế bệnh cho tôm.
3. Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô
 Nguyên nhân: Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô do infectious
hypodermal and hematopoietic necrosis virus (IHHNV) gây ra. IHHNV được phân
loại thuộc họ Parvoviridae, thuộc giống mớiBrevidensovirus.
 Chuẩn đoán: Tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh biểu hiện chủy bị cong hoặc dị hình,
các phụ bộ ở phần đầu ngực cũng có biêu hiện không bình thường, bị biến dạng, vỏ
thô ráp sần sùi, râu tôm quăn queo, tăng trưởng của tôm giảm từ 10 – 30%, tôm bị
còi cọc. Đối với tôm sú, khi biểu hiện bệnh tôm thường chuyển sang màu xanh, cơ
bụng có màu trắng đục và tôm thường chết nhiều trong giai đoạn 10 – 20 ngày sau
khi thả giống. Bệnh IHHNV làm giảm sản lượng và gây thiệt hại về kinh tế vì khi
thu hoạch, tôm nhiễm bệnh thường có kích thước nhỏ, không đồng đều và dị hình.
Lê Kim Trọng Đức 2023
50
Hình 8: Tôm thẻ chân trắng bệnh IHHNV với các dấu hiệu điển hình như cong quẹo, phần
đuôi dị hình, biến dạng.
Hình 9: Cận cảnh tôm thẻ chân trắng bệnh IHHNV. Tôm thẻ chân trắng có biểu hiện của
bệnh IHHNV, thân tôm bị biến dạng
Lê Kim Trọng Đức 2023
51
Hình 10: Tôm thẻ chân trắng có biểu hiện của bệnh IHHNV, thân tôm bị biến dạng, dị
hình.
 Phòng trị bệnh: Cách phòng bệnh hiệu quả nhất vẫn là sử dụng tôm bố mẹ có chất
lượng cao, sạch bệnh. Phương pháp tiệt trùng trứng và ấu trùng là một phương pháp
phòng bệnh hiệu quả tại các trại sản xuất giống. Đối với các ao nuôi tôm thịt, chọn
lọc và kiểm tra con giống khỏe mạnh, sạch bệnh, không nhiễm IHHNV cũng là một
cách phòng bệnh (Trần Thị Mỹ Duyên, 2013).
Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô
 Hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô là bệnh có thể xảy ra ở bất cứ thời
điểm nào trong vụ nuôi tôm. Bà con chú ý theo dõi tôm hàng ngày để phát hiện bệnh
kịp thời.
 Nguyên nhân gây bệnh
 Infectious hypodermal and hematopoietic necrosis virus (IHHNV) chính là nguyên
nhân dẫn đến bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô của tôm. Loại
virus này thuộc họ Parvoviridae, giống Brevidensovirus.
 Triệu chứng
 tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh IHHNV
 Dấu hiệu cong queo, phần đuôi dị hình, biến dạng khi tôm thẻ chân trắng nhiễm
bệnh IHHNV
 Đối với tôm thẻ chân trắng: Virus IHHNV có thể khiến tôm thẻ chân trắng bị dị
hình ở các phụ bộ phần đầu ngực, chủy đầu, sống lưng và đuôi. Vỏ tôm trở nên thô
ráp, sần sùi, tôm còi cọc, râu quăn queo, tốc độ tăng trưởng có thể giảm từ 10 –
30%.
Lê Kim Trọng Đức 2023
52
 Đối với tôm sú: Khi mắc bệnh cơ thể tôm sú thường chuyển màu sang xanh, bụng
trắng đục và chết nhiều trong vòng 10 – 20 sau khi thả giống.
 IHHNV khiến tôm phát triển chậm, kích thước nhỏ, không đồng đều. Do vậy tôm
thu hoạch không đạt năng suất cao.
 Cách phòng bệnh
 Thả tôm giống khỏe mạnh, đã kiểm tra không nhiễm IHHNV bằng phương pháp
PCR.
 Giữ nguồn nước ao tốt, ngăn chặn các vật trung gian mang mầm bệnh trong ao như
cua còng, chim,…
6. Bệnh Taura
 Nguyên nhân: Bệnh do taura syndrome virus (TSV) gây ra.
 Chẩn đoán: Tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh có màu đỏ nhạt, đặc biệt là phần đuôi.
Ngoài ra, tôm còn có dấu hiệu khác như mềm vỏ và ruột rỗng. Hội chứng Taura gây
chết với tỷ lệ cao (thường tỷ lệ gây chết từ 40% đến 90%) và lây lan nhanh. Virus
Taura có thể nhiễm trên tôm sú gây ra bệnh đỏ đuôi: tôm có màu đỏ ở toàn bộ vùng
đuôi quạt và các đốt thân kế tiếp ngược lên phía đầu; chân bò, chân bơi cũng có màu
đỏ.
Hình 18: Tôm thẻ chân trắng bệnh Taura.
Lê Kim Trọng Đức 2023
53
Hình 19: Tôm thẻ chân trắng bệnh Taura (bên dưới) so với tôm khỏe (bên trên)
Hình 20: Tôm thẻ chân trắng bệnh Taura, có kèm theo triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn.
Hình 21: Tôm sú bệnh Taura.
Lê Kim Trọng Đức 2023
54
 Phòng trị bệnh: Áp dụng phương pháp phòng bệnh tổng hợp. Tương tự như phòng
bệnh bệnh đốm trắng WSSV và bệnh đầu vàng, chọn con giống không có mầm bệnh
sau khi qua kiểm tra PCR hoặc chọn con giống không nhiễm bệnh SPF (specific
Pathogen Free).
 Bệnh Taura
 Bệnh Taura là bệnh hết sức nguy hiểm có tính lây lan nhanh ở tôm. Thời gian ủ
bệnh lâu, nếu người nuôi không phát hiện bệnh kịp thời và kiểm soát thì khả năng
tôm chết hàng loạt rất cao.
 Nguyên nhân gây bệnh
 Taura syndrome virus (TSV) chính loại virus gây bệnh Taura
 Triệu chứng
 Tôm thẻ chân trắng bị Taura
 Tôm thẻ chân trắng bị Taura phần thân sẽ chuyển sang đỏ nhạt
 Ở tôm thẻ chân trắng, bệnh Taura có thể khiến chúng chuyển sang màu đỏ nhạt,
nhất là ở đuôi. Vỏ tôm bị mềm và ruột rỗng. Nếu tôm sú bị nhiễm Taura thì toàn bộ
vùng đuôi quạt, các đốt thân, chân bơi, chân bò đều bị chuyển sang màu đỏ. Tốc độ
lây lan của bệnh Taura rất nhanh và có thể gây tỷ tử vong cao từ 40 – 90%.
 Cách phòng bệnh
 Thực công tác phòng bệnh Taura cho tôm tương tự với bệnh đầu vàng hay bệnh
đốm trắng. Bà con cần chú ý sàng lọc tôm nuôi cẩn thận bằng kỹ thuật PCR để đảm
bảo chúng không bị nhiễm các loại virus, vi khuẩn gây bệnh.
 Trên đây là tổng hợp các bệnh ở tôm phổ biến và cách phòng bệnh mà bà con có thể
áp dụng. Để tôm luôn khỏe mạnh và đạt năng suất cao, bà con cần chủ động trong
việc theo dõi quá trình phát triển của tôm hằng ngày nhằm phát hiện sớm các nguy
cơ nhiễm bệnh và thực hiện xử lý kịp thời, hạn chế những rủi ro, thiệt hại đến hồ
tôm. Ngoài ra cần xử lý kỹ ao nuôi, tìm nguồn giống chất lượng để hạn chế các bệnh
ở tôm
7. Bệnh hoại tử cơ, trắng đuôi, đục cơ
 Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh bệnh hoại tử cơ, trắng đuôi, đục cơ trên
tôm. Dấu hiệu chung của bệnh này là phần cơ đuôi hoặc phần cơ ở các đốt thân khác
hoặc toàn thân có màu trắng hoặc đục và có dấu hiệu hoại tử. Các nguyên
nhân/trường hợp gây đục cơ trên tôm như sau:
Lê Kim Trọng Đức 2023
55
– Đục cơ kết hợp với cong thân: Trường hợp này thường xảy ra khi nhấc nhá (sàn, vó) lên
khỏi mặt nước vào ban ngày, khi nhiệt độ rất nóng. Tôm nhảy lên và búng mạnh, rồi sau
đó một số con bị cong thân. Đuôi uốn cong chạm đến phần giáp ngực, cùng lúc đó mô cơ
chạy dọc theo phần giữa cơ thể sẽ trở nên trắng đục. Sau khi được thả trở lại ao, tất cả tôm
cong thân đều sẽ chết vì không có khả năng tự duỗi thẳng. Tương tự, khi chài tôm kiểm tra
lúc nắng nóng, tôm cũng trắng cơ và cong thân. Cách tốt nhất để hạn chế là không nhấc
nhá lên khỏi mặt nước hoặc sử dụng chài để kiểm tra tôm khi thời tiết nắng nóng. Hiện
tượng này đôi khi cũng xảy ra khi tắt toàn bộ quạt nước lúc cho tôm ăn rồi bật quạt chạy
trở lại. Việc các dàn quạt hoạt động trở lại có thể khiến tôm “giật mình” và nhiều con nhảy
lên mặt nước tạo thành “làn sóng” chạy dọc theo ao. Hiện tượng này thường xảy ra vào lúc
khuya, một vài con bị cong thân khi tiếp xúc với không khí và chuyển sang trắng cơ.
Thường thì người nuôi không chú ý đến hiện tượng này và đến ngày hôm sau mới phát
hiện có tôm chết ở trong ao. Vấn đề này thường xảy ra khi thời tiết có nhiệt độ cao và trong
ao có nhiều loài tảo giáp phát triển. Mật độ tảo giáp cao làm cho nước có màu nâu đỏ và
tôm yếu đi. Cách tốt nhất để tôm không nhảy lên mặt nước do bị sốc vì bật lại máy quạt
nước là khi tôm đạt kích cỡ 10 gram/con hoặc lớn hơn thì người nuôi nên duy trì hoạt động
của một vài dàn quạt, thậm chí trong lúc cho tôm ăn.
– Đục cơ do trong quá trình vận chuyển hoặc sang ao: Khi kéo lưới để bắt tôm cho mục
đích thu tỉa hay sang ao, một số tôm sẽ bị stress và một phần hay toàn bộ cơ thịt của nó sẽ
bị trắng đục, hoặc thỉnh thoảng có sự pha lẫn giữa màu trắng và màu tối khác thường như
màu cam hoặc màu đỏ hồng. Hầu hết tôm có màu khác thường này sẽ chết. Những con
khác bị nhẹ nếu có hồi phục thì cũng mất vài ngày màu sắc cơ thể mới trở lại bình thường.
Biện pháp tốt nhất là phải kiểm tra sức khoẻ tôm trước khi di chuyển sang ao mới. Nếu
tôm khoẻ mạnh thì nó có thể chịu đựng được stress. Nếu người nuôi bắt đầu chuyển tôm
và phát hiện thấy một vài con chuyển sang trắng đục thì nên hoãn lại. Nước dùng vận
chuyển tôm phải có nhiệt độ 24 – 25 0C và hàm lượng oxy phải cao.
Lê Kim Trọng Đức 2023
56
Hình 22: Tôm thẻ chân trắng bị đục cơ do quá trình vận chuyển.
-Đục cơ do hàm lượng oxy thấp: Lượng oxy trong nước ao nuôi sẽ thấp nếu như không
lắp đủ các dàn quạt nước tương ứng với số tôm trong ao. Theo kinh nghiệm, mỗi mã lực
điện (HP) máy quạt nước thì sẽ cung cấp đủ oxy cho 400 – 500 kg tôm chân trắng. Người
nuôi nên tính số lượng dàn quạt nước vừa đủ cung cấp oxy cho lượng tôm có trong ao.
Ngoài ra, vị trí đặt dàn quạt nước cũng rất quan trọng, lắp đặt các dàn quạt nước đúng vị
trí sẽ tạo được dòng chảy cuốn chất thải vào giữa ao, làm cho đáy ao luôn sạch, đồng thời
làm cho oxy được khuyếch tán vào mọi nơi trong ao, đặc biệt là giữa ao, nơi diễn ra sự
phân huỷ các chất hữu cơ được tích tụ từ xác tảo tàn và thức ăn dư thừa. Quá trình phân
huỷ các chất hữu cơ tăng lên trong suốt vụ nuôi và đây là nguyên nhân làm lượng oxy trong
nước giảm xuống thấp. Chất thải hữu cơ tích tụ trong ao sẽ được vi sinh phân huỷ và hoạt
động sống của chúng cần lượng lớn oxy. Khi trời có nhiều mây mù hoặc mưa trong vài
ngày liên tục, tảo sẽ không thể quang hợp tốt và sẽ không tạo ra nhiều oxy. Trong khi đó,
mọi sinh vật sống trong ao bao gồm tôm, tảo và vi sinh vật đều sử dụng oxy. Oxy hoà tan
trong nước không đều và rất thấp ở giữa ao, đặc biệt là những ao không có sự trao đổi nước
thường xuyên và thả tôm mật độ cao. Khi có nhiều tôm, người nuôi phải cung cấp nhiều
thức ăn và màu nước ao sẽ đậm vì tảo phát triển dày đặc. Nếu oxy trong ao tôm từ 4 ppm
trở lên, cơ thể tôm chân trắng có màu sáng bình thường. Nhưng trong những ao nuôi mật
độ cao và oxy hòa tan thấp, thì tôm sẽ bị stress và cơ thể sẽ có xu hướng chuyển thành màu
trắng hay mờ đục. Khi hàm lượng oxy xuống thấp 1,7 ppm thì tôm sẽ bơi lên mặt nước
(tôm nổi đầu) và hầu hết sẽ chết khi lột xác. Hiện tượng này cũng đã được chứng minh ở
phòng thí nghiệm Aquaculture Business Research Center của Đại học Kasetsart, Thái Lan.
Tôm được nuôi trong bể kính có sục khí đầy đủ. Khi tắt máy sục khí, oxy trong nước giảm
và kéo theo hoạt động của tôm giảm. Tôm không bơi lội nhiều và thường có khuynh hướng
xuống gần đáy bể. Tôm sẽ không chết hoặc bơi lờ đờ lên mặt nước kể cả khi oxy trong
nước thấp hơn 1 ppm. Tuy nhiên, khi hàm lượng oxy xuống thấp hơn thì hầu hết tôm có
dấu hiệu mô cơ trở nên trắng đục. Một số con chỉ trắng tại phần gốc của các chân bơi.
– Đục cơ do bệnh: Ngoài những trường hợp trên, tôm còn có thể đục cơ do bệnh lý. Hiện
tại, có nhiều nghiên cứu đã xác định được nguyên nhân gây bệnh đục cơ trên tôm thẻ chân
trắng là do tôm bị bệnh, ví dụ như do nhiễm vi bào tử trùng (Microsporidian), hay virus
(IMNV, PvNV) hay do nhiễm vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio (bệnh trắng đuôi do Vibrio
harveyi được đặt tên là “bệnh trắng đuôi do vi khuẩn” (BWTD – bacterial white tail
disease). Ở vùng nuôi có độ mặn tương đối cao (25 – 35‰), tôm chuyển sang trắng đục ở
một số bộ phận trên cơ thể, nhưng nguyên nhân không phải do stress mà thường do vi bào
tử trùng (Microsporidian). Ngoài ra, tôm nhiễm virus gây hoại tử cơ (IMNV – infectious
myonecrosis virus), hay bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng do nodavirus (PvNV –
Lê Kim Trọng Đức 2023
57
Penaeus vannamei nodavirus). Hai loại virus IMNV và PvNV có nhiều đặc điểm giống với
nodavirus gây bệnh trắng đuôi (WTD – white tail disease) trên tôm càng xanh (MrNV –
Macrobrachium rosenbergii nodavirus). Cả hai loại virus này đầu tiên đều tấn công vào
phần cơ tôm và có biểu hiện lâm sàng giống nhau là làm trắng hoặc đục ở đốt cơ đuôi trên
họ tôm he. Các điểm hoại tử nhỏ bắt đầu ở phần đuôi rồi sau đó lan dần ra toàn thân. Tỷ lệ
chết tích lũy khá cao, khoảng 40 – 70%.
 Cho đến nay vẫn chưa có biện pháp chữa trị mà chủ yếu vẫn áp dụng các biện pháp
phòng bệnh tổng hợp như không dùng tôm bố mẹ nhiễm bệnh trong các trại giống,
loại bỏ những tôm bệnh ra khỏi ao nuôi và làm tốt công tác cải tạo ao.
Hình 23: Cấu trúc hình thái dòng vi khuẩn V. harveyi HLB0905 (bar = 2 µm) gây bệnh
trắng đuôi.
Lê Kim Trọng Đức 2023
58
Hình 24: Dấu hiệu lâm sàng của bệnh trắng đuôi trên tôm thẻ chân trắng. (A) Dấu hiệu
tôm bệnh trắng đuôi từ ao nuôi tự nhiên; (B) Dấu hiệu tôm bệnh trắng đuôi sau khi gây
cảm nhiễm bằng vi khuẩn V. harveyi HLB0905 phân lập được trong phòng thí nghiệm.
Hình 25: Tôm sú bệnh “trắng đuôi”.
Lê Kim Trọng Đức 2023
59
Hình 26: Tôm thẻ chân trắng bị đục cơ do nhiễm vi bào tử trùng (Microsporidian).
Bệnh hoại tử cơ, trắng đuôi, đục cơ
Bệnh hoại tử cơ và đục cơ rất hay xuất hiện ở tôm. Bệnh được hình thành do nhiều nguyên
nhân khác nhau.
Nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng
Tôm bị đục cơ do vận chuyển, sang ao
Khi thực hiện sang ao cho tôm, việc dùng lưới bắt tôm có thể khiến những con tôm yếu bị
stress và chuyển màu 1 phần hay toàn bộ cơ thể sang màu trắng đục. Một số trường hợp,
trên thân tôm còn có thể pha lẫn màu sắc khác như màu đỏ hồng hoặc màu cam. Những
con tôm có màu khác lạ có khả năng chết rất cao. Nếu nhiễm bệnh nhẹ, tôm sẽ mất vài
ngày để hồi phục và trở lại bình thường. Để phòng bệnh cho tôm, khi vận chuyển tôm bà
con nên dùng nước có nhiệt độ 24 – 25 độ C và có hàm lượng oxy cao. Ngoài ra, nếu phát
hiện có tôm đang bị nhiễm bệnh bà con cần hoãn ngay việc vận chuyển hay sang ao tôm.
Lê Kim Trọng Đức 2023
60
MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN TÔM SÚ VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
I) BỆNH DO VIRUS GÂY RA
1. Bệnh virus gây hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV) trên tôm
Bệnh IHHNV là bệnh thường gặp ở tấc cả các vùng nuôi và gây thiệt hại kinh tế cho
người nuôi. Do vậy, bà con nuôi tôm cần chú ý các dấu hiệu bệnh lý và tác nhân gây
bệnh để khắc phục bệnh IHHNV trên tôm, nhằm góp phần giảm thiệt hại và phòng ngừa
dịch bệnh lây lan.
a. Tác nhân gây bệnh
Tác nhân gây bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu là giống Parvovirus. Virus ký
sinh trong nhân tế bào tuyến anten, tế bào hệ bạch huyết, tế bào mang, tế bào dây thần
kinh, không có thể ẩn mà có thể vùi, chúng làm hoại tử và sưng to nhân vật chủ.
b. Dấu hiệu bệnh lý
Tôm nhiễm bệnh IHHNV thường hôn mê, hoạt động yếu, chủy biến dạng.
Tôm bị bệnh lúc sắp chết thường chuyển màu xanh, cơ phần bụng màu đục.
Ấu trùng và hậu ấu trùng có thể đã nhiễm virus nhưng bệnh không xảy ra, đến giai đoạn
postlarvae 35 thì dấu hiệu chính của bệnh mới thể hiện và kèm theo tỷ lệ chết dữ dội.
Tôm kém ăn, phân đàn cao.
c. Đặc điểm phân bố và lây truyền của bệnh
Bệnh IHHNV lan truyền cả chiều đứng và chiều ngang.
- Chiều đứng: Trong quần đàn tôm nhiễm IHHNV, những con bị bệnh mà sống sót sẽ
mang virus theo suốt cuộc đời và sau khi tham gia sinh sản sẽ truyền virus cho thế hệ con
- Chiều ngang: Con khỏe ăn con bệnh làm bệnh này lây lan rất nhanh trong quần đàn
tôm nuôi
d. Giải pháp phòng bệnh chung do virus:
IHHNV là bệnh do virus, nên hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu chữa trị. Phòng bệnh là
biện pháp căn cơ. Để khắc phục bệnh cần quan tâm đến một số vấn đề sau:
- Chỉ nên dùng tôm mẹ không nhiễm virus để tham gia sinh sản nhân tạo trong các trại
tôm giống.
- Nên chọn những đàn giống không nhiễm IHHNV bằng kỹ thuật PCR nuôi thịt.
- Có thể áp dụng kỹ thuật sốc post larvae bằng formol (150 – 200 ppm) thời gian 30
phút và sục khí mạnh để loại đi những con post larvae yếu và mang mầm bệnh trước khi
thả tôm giống xuống ao nuôi thương phẩm.
- Làm tốt công tác tẩy dọn vệ sinh trước và sau một vụ nuôi để diệt virus tự do, quây
lưới quanh bờ ao, căng dây, lắp hình nộm để ngăn chặn xâm nhập của những sinh vật
Lê Kim Trọng Đức 2023
61
mang virus (cua, còng, chim ...). Diệt vật chủ trung gian mang mầm bệnh (cá tạp, hến,
vẹm,...) bằng Reo, Oscill Alga 08.
- Áp dụng hình thức nuôi tôm ít thay nước và không lấy nước trực tiếp từ biển để tránh
sự xâm nhập của virus vào ao; duy trì thích hợp và ổn định các yếu tố môi trường.
- Trong ao chứa, dùng Guarsa/ Gunmid-S để làm mất khả năng cảm nhiễm của virus tự
do trong nước liều 0,7 - 1kg/1000 m3
nước.
- Tùy theo từng địa phương mà chọn vụ nuôi thích hợp, tránh mùa mà bệnh thường xuất
hiện.
- Tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng bằng: Vigan, San Anti
Shock, Calciphorus, Bioticbest, Hepavirol Plus
- Ngoài ra, cần quản lý chất lượng nước và môi trường ao nuôi luôn thích hợp định kỳ
dùng chế phẩm vi sinh Sanmeli, VS-Star
- Khi bệnh đã xảy ra, cần sát trùng mạnh bằng Guarsa liều cao để diệt virus và sinh vật
mang virus trước khi thả ra môi trường bên ngoài nhằm giảm lây lan trên diện rộng.
2. Bệnh đầu vàng trên tôm sú
Bệnh đầu vàng xuất hiện trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng và nhiều loại tôm khác tại Việt
Nam, Thái Lan, Ấn Độ... Ở Việt Nam, tôm nhiễm bệnh đầu vàng nhiều lúc thời tiết thay
đổi lúc giao mùa, ở những vùng nuôi ven biển độ mặn cao.
a. Triệu chứng:
- Tôm ăn nhiều khác thường trong vài ngày, rồi bỏ ăn đột ngột. Sau đó 1-2 ngày tôm bơi
lờ đờ không định hướng trên mặt nước hoặc ven bờ, bám vào bờ.
- Phần đầu ngực, gan, tụy chuyển màu vàng, gan có thể có màu trắng nhạt, vàng nhạt
hoặc nâu
- Thân tôm có màu nhợt nhạt
- Tôm chết rải rác trong vó rồi chết với mức độ tăng dần
- Tôm chết rất nhanh trong vòng 3-5 ngày (có thể chết gần 100%) sau khi xuất hiện các
triệu chứng.
b. Nguyên nhân:
- Bệnh do virus YHV (yellow head virus) là virus có acid nhân RNA chuỗi đơn, hình que,
kích thước 44 x 173 nm, thuộc loài Nidovirales, họ Ronaviridae, chi Okavirus.
c. Gải pháp Phòng bệnh: (xem giải pháp phòng bệnh chung do virus)
Bệnh đầu vàng chưa có thuốc chữa.
Lê Kim Trọng Đức 2023
62
II) BỆNH DO VI KHUẨN GÂY RA
1. Tôm bị cụt râu, mòn đuôi, đốm đen, đốm nâu
Nguyên nhân: Bệnh do nấm hoặc các vi khuẩn như Vibrio, Aeromonas,
Pseudomonas...gây ra.
a. Dấu hiệu bệnh:
Tôm bị bệnh thường xuất hiện các vùng mềm trên vỏ kitin, sau đó tạo nên các điểm nâu
hay đen, trắng, tại đó vỏ kitin bị ăn mòn, các phần phụ (chân bò, chân bơi, râu…) và đuôi
tôm có thể phồng lên rồi mòn cục dần.
Tôm bị cụt râu một phần hay toàn bộ, đuôi và chân bò bị ăn mòn
b. Cách trị bệnh:
- Xử lý môi trường
+Giảm lượng cho ăn 30-50%, thay nước (nếu có thể)
Xử lý môi trường nuôi bằng Oscill Alga Shrimp 1 lít/1000 m3
nước (hoặc Bioxide
150 liều 1 lít/1000-1500 m3
nước) , 1-2 lần, tùy vào mức độ bệnh.
+Trường hợp bội nhiễm kết hợp cả 2
+Kiểm tra môi trường nuôi, hấp thụ khí độc bằng Deosan, Odormen.
- Trộn ăn
+Trộn ăn Promic 10-15 g/kg thức ăn, 2 cử/ ngày, 3-5 ngày. Bị nặng dùng kháng
sinh Genta-Cepha 10 g (hoặc Secotex 10 ml) cho 1 kg thức ăn, 2 lần/ngày, 5-7 ngày
+Tăng sức đề kháng cho tôm: tạt và trộn ăn San Anti Sshock
c. Giải pháp Phòng bệnh chung do vi khuẩn:
+ Xử lý kỹ ao nuôi trước khi thả tôm.
Ngăn không cho nhiễm bệnh từ các ao nuôi lân cận (sử dụng riêng vợt, chài, vó... cho
từng ao; sát trùng các dụng cụ dùng chung)
+ Định kỳ 7-10 ngày/lần sát khuẩn ao nuôi bằng Guarsa, Bioxide 150, Sandin 267
+ Giữ sạch môi trường ao nuôi, định kỳ 3-5 ngày/lần cấy vi sinh Bon One, Sanmeli, VS-
Star
+Tăng cường miễn dịch, đề kháng cho tôm bằng San Anti Shock, Calciphorus, Vigan,
Bacdoci, Hepavirol Plus
Lê Kim Trọng Đức 2023
63
2. Bệnh phát sáng
a. Nguyên nhân:
- Do vi khuẩn V. harveyi: thường gặp trong ao có độ mặn cao, nhiệt độ nước tăng và hàm
lượng chất hữu cơ lớn, oxy thấp
- Do tảo: đặc biệt là nhóm tảo roi Dinoflagellate gồm Peridinium, Ceratium, Gymnodium,
và một số tảo giáp
- Phospho thăng hoa: do thức ăn dư thừa, lượng Phospho trong thức ăn không được hấp
thu hết, lâu ngày tích lũy thành một lượng lớn trong bùn đất dưới dạng các hợp chất. Sự
khuấy đảo nước + hoạt động của tôm làm nước phát sáng
b. Triệu chứng trên tôm:
- Tôm yếu, bơi không định hướng, tấp mé, phản ứng chậm chạp
Mang và thân tôm có màu sẫm, bẩn, thịt đục màu. Gan viêm và teo nhỏ, mất chức năng
tiêu hóa cho tôm.
- Ăn giảm, hoặc bỏ ăn.
Đầu, thân tôm phát sáng màu trắng - xanh lục trong bóng tối. Có đốm sáng rất nhỏ và
nhiều trên phần cơ thịt của tôm
- Quan sát bằng kính hiển vi thấy vi khuẩn phát sáng di chuyển trong cơ, máu tôm.
- Tôm chậm lớn, có thể bị đóng rong ở mang và vỏ.
- Tôm chết đáy rải rác tuỳ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nếu nhiễm bệnh 100% đàn
tôm trong giai đoạn 45 ngày nuôi đầu, có thể chết hàng loạt.
- Tôm ấu trùng nhiễm bệnh có màu trắng đục, nhiễm bệnh nạng thì lắng dưới đáy bể
ương và chết hàng loạt.
c. Phòng ngừa: (xem giải pháp phòng bệnh chung do VK) và một số lưu ý
dưới đây:
- Độ mặn: Không nuôi tôm ở độ mặn quá cao. Hạ độ mặn để ức chế vi khuẩn phát sáng.
- Cần giữ môi trường ổn định không để tảo tàn đồng loạt làm mất màu nước và bùn đáy.
Phát triển nhóm tảo lục (chlorella) để khống chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio
harveyi.
d. Biện pháp Xử lý:
+ Phát sáng do tảo: Thay 10-20% nước, vài ngày liên tục. Buổi sáng 8-10h
dùng BKC++8000 liều 1 lít/1500-2000 m3
nước, buổi chiều 15-16h dùng Toxin Pond 4-
5 lít 1000 m3
nước. Sau đó dùng Super Z lắng xác tảo và hấp thu khí độc. Cấy lại vi
sinh Sanmeli 227g/ 1000 m3
sau 48 giờ.
+ Phát sáng do phospho thăng hoa: Thay nước 10-20%, nhiều ngày liên tục, giảm
lượng cho ăn, xi phong đáy (nếu có thể). Xử lý đáy bằng vi sinh Sanmeli 227 g/ 1000
Lê Kim Trọng Đức 2023
64
m3
nước và VS-Star 4-5 lít/1000 m3
nước, dùng nhiều lần đến khi ao được cải thiện.
+ Phát sáng do V. harveyi:
.Thay nước, hạ độ mặn
.Tăng cường chạy quạt, cung cấp Oxy Better để duy trì hàm lượng oxy trong nước cao
.Diệt khuẩn bằng Guarsa 500-700 g/ 1000 m3
nước hoặc Bioxide 150 1 lít/1000-1500
m3
nước. Sau 48 giờ cấy lại vi sinh Sanmeli 227 g/ 1000 m3
nước
.Trộn ăn Oxytetracyline 10 ml + Secotex 10ml (hoặc dùng Genta-Cepha 10g) cho 1kg
thức ăn, 2 lần/ ngày, liên tục 5-7 ngày,
.Tăng cường sức đề kháng trộn ăn và tạt San Anti Shock
III. BỆNH DO NHÓM SINH VẬT GÂY RA
1. Bệnh đóng rong nhớt
a. Nguyên nhân:
Bệnh đóng vôi, đóng rong xuất hiện chủ yếu là do tảo, nấm, động vật nguyên sinh và vi
khuẩn tác động lẫn nhau gây ra bệnh.
Theo Dr. Lightner, bệnh đóng rong xuất phát từ những Protozoe sống tự do trong ao hoặc
trong bể nuôi, bọn này sống lơ lửng hoặc sống dưới đáy ao.
b. Giai đoạn:
Bệnh xuất hiện từ giai đoạn tôm giống cho đến lúc tôm trưởng thành, đặc biệt vào những
tháng cuối vụ nuôi.
c. Biểu hiện:
Tôm toàn thân bị dơ, tập trung ở phần đầu ngực hay toàn thân, mang và các phụ bộ.
Tôm yếu ớt, thường bỏ ăn, ít di chuyển và bơi tấp mé bờ, đồng thời mang thường bị tổn
thương hoặc biến đổi màu sắc
d. Cách xử lý:
- Do tảo: Cải tạo môi trường ao nuôi, sử dụng men vi sinh (Pondozy B, Sanmeli ) hoặc
hóa chất Alga RV để cắt tảo, quản lý tốt môi trường, đặc biệt là tránh hiện tượng dư thừa
thức ăn
- Do nấm, vi khuẩn, nguyên sinh động vật: Xử lý Bioxide 150 liều 1 lít/1000-1500 m3
nước. Nếu bị đóng rong nặng có thể đánh liên tiếp 2 -3 lần. Sau đó phải làm sạch đáy và
nước bằng Sanmeli, VS-Star
- Đảm bảo nhu cầu oxy cho tôm bằng tăng cường chạy quạt, sục khí
- Tăng cường sức đề kháng: trộn ăn và tạt San Anti Shock
- Tăng cường thay nước nhằm cải thiện môi trường đồng thời kích thích cho tôm lột bằng
cách cho ăn kết hợp tạt khoáng Calciphorus
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN TÔM SÚ.docx
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN TÔM SÚ.docx
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN TÔM SÚ.docx
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN TÔM SÚ.docx
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN TÔM SÚ.docx

More Related Content

Similar to CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN TÔM SÚ.docx

bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chép
bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chépbệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chép
bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chépVũ Bi
 
vikhuan lien cau lon.pdf
vikhuan lien cau lon.pdfvikhuan lien cau lon.pdf
vikhuan lien cau lon.pdfvanluom2
 
Vikhuanthuonggap 130109070359-phpapp02
Vikhuanthuonggap 130109070359-phpapp02Vikhuanthuonggap 130109070359-phpapp02
Vikhuanthuonggap 130109070359-phpapp02Quỳnh Tjểu Quỷ
 
2. Gs Kinh_Bệnh Đậu mùa khỉ.ppt Bcao BYT_final.pptx
2. Gs Kinh_Bệnh Đậu mùa khỉ.ppt Bcao BYT_final.pptx2. Gs Kinh_Bệnh Đậu mùa khỉ.ppt Bcao BYT_final.pptx
2. Gs Kinh_Bệnh Đậu mùa khỉ.ppt Bcao BYT_final.pptxSoM
 
VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO DO VIRUS.pptx
VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO DO VIRUS.pptxVIÊM MÀNG BỒ ĐÀO DO VIRUS.pptx
VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO DO VIRUS.pptxVyyNguyn1
 
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DAGIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DASoM
 
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC MẮT TAI DAGIẢI PHẪU BỆNH HỌC MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC MẮT TAI DASoM
 
Nhiễm khuẩn tiết niệu
Nhiễm khuẩn tiết niệuNhiễm khuẩn tiết niệu
Nhiễm khuẩn tiết niệuMartin Dr
 
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DAGIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DASoM
 
ung thư đại trực tràng và bệnh tuyến vú
ung thư đại trực tràng và bệnh tuyến vúung thư đại trực tràng và bệnh tuyến vú
ung thư đại trực tràng và bệnh tuyến vúchippo027
 
NGỘ ĐỘC THỨC ĂN
NGỘ ĐỘC THỨC ĂNNGỘ ĐỘC THỨC ĂN
NGỘ ĐỘC THỨC ĂNSoM
 
Bệnh Melioidosis và bệnh Glanders
Bệnh Melioidosis và bệnh GlandersBệnh Melioidosis và bệnh Glanders
Bệnh Melioidosis và bệnh GlandersYhoccongdong.com
 
Benh viem gan canets
Benh viem gan   canetsBenh viem gan   canets
Benh viem gan canetscanets com
 
Bài Giảng Nấm Ký Sinh
Bài Giảng Nấm Ký Sinh Bài Giảng Nấm Ký Sinh
Bài Giảng Nấm Ký Sinh nataliej4
 

Similar to CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN TÔM SÚ.docx (20)

bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chép
bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chépbệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chép
bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chép
 
Dai Cuong Vi Sinh
Dai Cuong Vi SinhDai Cuong Vi Sinh
Dai Cuong Vi Sinh
 
Vi khuan thuong gap
Vi khuan thuong gapVi khuan thuong gap
Vi khuan thuong gap
 
vikhuan lien cau lon.pdf
vikhuan lien cau lon.pdfvikhuan lien cau lon.pdf
vikhuan lien cau lon.pdf
 
Vikhuanthuonggap 130109070359-phpapp02
Vikhuanthuonggap 130109070359-phpapp02Vikhuanthuonggap 130109070359-phpapp02
Vikhuanthuonggap 130109070359-phpapp02
 
2. Gs Kinh_Bệnh Đậu mùa khỉ.ppt Bcao BYT_final.pptx
2. Gs Kinh_Bệnh Đậu mùa khỉ.ppt Bcao BYT_final.pptx2. Gs Kinh_Bệnh Đậu mùa khỉ.ppt Bcao BYT_final.pptx
2. Gs Kinh_Bệnh Đậu mùa khỉ.ppt Bcao BYT_final.pptx
 
VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO DO VIRUS.pptx
VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO DO VIRUS.pptxVIÊM MÀNG BỒ ĐÀO DO VIRUS.pptx
VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO DO VIRUS.pptx
 
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DAGIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DA
 
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC MẮT TAI DAGIẢI PHẪU BỆNH HỌC MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC MẮT TAI DA
 
Bệnh học Viêm gan B (Viêm gan siêu vi B)
Bệnh học  Viêm gan B (Viêm gan siêu vi B)Bệnh học  Viêm gan B (Viêm gan siêu vi B)
Bệnh học Viêm gan B (Viêm gan siêu vi B)
 
Nhiễm khuẩn tiết niệu
Nhiễm khuẩn tiết niệuNhiễm khuẩn tiết niệu
Nhiễm khuẩn tiết niệu
 
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DAGIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DA
GIẢI PHẪU BỆNH MẮT TAI DA
 
Vi sinh vat gay benh va ngo doc thuc pham
Vi sinh vat gay benh va ngo doc thuc phamVi sinh vat gay benh va ngo doc thuc pham
Vi sinh vat gay benh va ngo doc thuc pham
 
ung thư đại trực tràng và bệnh tuyến vú
ung thư đại trực tràng và bệnh tuyến vúung thư đại trực tràng và bệnh tuyến vú
ung thư đại trực tràng và bệnh tuyến vú
 
Bệnh học gan
Bệnh học ganBệnh học gan
Bệnh học gan
 
NGỘ ĐỘC THỨC ĂN
NGỘ ĐỘC THỨC ĂNNGỘ ĐỘC THỨC ĂN
NGỘ ĐỘC THỨC ĂN
 
Bệnh Melioidosis và bệnh Glanders
Bệnh Melioidosis và bệnh GlandersBệnh Melioidosis và bệnh Glanders
Bệnh Melioidosis và bệnh Glanders
 
Benh viem gan canets
Benh viem gan   canetsBenh viem gan   canets
Benh viem gan canets
 
Bài Giảng Nấm Ký Sinh
Bài Giảng Nấm Ký Sinh Bài Giảng Nấm Ký Sinh
Bài Giảng Nấm Ký Sinh
 
fsfamily vn
fsfamily vnfsfamily vn
fsfamily vn
 

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN TÔM SÚ.docx

  • 1. Lê Kim Trọng Đức 2023 1 Các bệnh thường gặp ở tôm sú Các bệnh thường gặp trên tôm sú người nuôi nên biết Một số loại bệnh khác giống như trên tôm thẻ chân trắng  Bệnh nhiễm trùng virus dưới da và hoại tử(Infectioushypodermal and haematopoietic necrosis virus- IHHNV,  Bệnh đỏ đuôi (Hội chứng Taura- Taura syndrom virus – TSV),  Bệnh hoại tử gan tụy ( Hội chứng chết sớm sau khi thả nuôi: Early Mortality Syndrome – EMS),  Bệnh phát sáng,  Bệnh vi bào tử trùng,  Bệnh đong rong, đen mang, Bệnh cong thân, đục cơ, mềm vỏ…
  • 2. Lê Kim Trọng Đức 2023 2 Các bệnh thường gặp ở tôm sú Các bệnh thường gặp trên tôm sú người nuôi nên biết Các loại bệnh trên tôm sú: Bệnh đốm trắng 1. Trong số tất cả những bệnh xảy ra trên tôm sú, có lẽ nguy hiểm nhất vẫn là Bệnh đốm trắng, bệnh này xảy ra trên cả tôm thẻ và tôm sú, bệnh lây lan rất nhanh giữa các vùng nuôi và khi bệnh đã xảy ra rồi thì hầu như không thể nào trị được. Nguyên nhân gây bệnh: Nguyên nhân chính là do virus WSSV (White Spot Syndrom Virus), ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như từ vi khuẩn, ký sinh trùng, chất lượng nước, dinh dưỡng, di truyền, những nguyên nhân này chiếm tỷ lệ rất thấp.
  • 3. Lê Kim Trọng Đức 2023 3 Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm sú Triệu chứng
  • 4. Lê Kim Trọng Đức 2023 4 Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm sú
  • 5. Lê Kim Trọng Đức 2023 5 Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm súĐốm trắng xuất hiện trên vỏ đầu ức của tôm sú Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm súTôm sú bị đốm trắng dạt vào bờ và chết Bệnh đốm trắng do vi khuẩn ở tôm (bacterial white spotsyndrome – BWSS) Nguyên nhân gây bệnh Chính là vi khuẩnBacillus subtilis thuộc giống Bacillus, họ Bacillaceae, bộ Bacillales, lớp Bacilli, ngành Firmicutes
  • 6. Lê Kim Trọng Đức 2023 6 Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm súHình ảnh vi khuẩn Bacillus subtilis gây bệnh đốm trắng trên tôm (hình trái) và Hình phải là hình ảnh Vibrio cơ hội phân lập từ tôm sú bị bệnh đốm trắng do vi khuẩn Bacillussubtilis Triệu chứng Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm sú
  • 7. Lê Kim Trọng Đức 2023 7 Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm súĐốm trắng trên vỏ đầu ngực của tôm sú do BWSS (hình trái) và hình ảnh tôm sú bị nhiễm BWSS (hình phải) Phòng và trị bệnh Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm sú
  • 8. Lê Kim Trọng Đức 2023 8 Vi khuẩn Nấm Ký sinh trùng (Tham khảo Điều trị tôm bị nhiễm ký sinh trùng) Các yếu tố sinh học như hệ thực vật vi khuẩn có trong ao và chất lượng nước ao đóng một vai trò đối với tính nhạy cảm của tôm đối với mầm bệnh. Bệnh đốm trắng (WSSV) Tôm bị bệnh đốm trắng là một trong những loại bệnh rất nguy hiểm đối với tôm nuôi, có nguy cơ khiến tôm tử vong hàng loạt. Tỷ lệ tử vong có thể xảy ra từ 80 – 100% chỉ sau vài ngày phát hiện. Do vậy việc phát hiện bệnh sớm để kịp thời chữa trị là rất quan trọng. Nguyên nhân gây bệnh Bệnh đốm trắng ở tôm có thể xuất hiện do cơ thể tôm bị xâm nhập bởi virus White spot syndrome virus (WSSV) hoặc vi khuẩn Bacterial White Spot Syndrome (BWSS). Ngoài ra, môi trường cũng có thể là nguyên nhân khiến tôm bị nhiễm bệnh đốm trắng. Khi độ cứng trong nước cao ( Ca2+ và Mg2+ cao), nếu tôm hấp thụ lượng lớn Ca2+ và Mg2+ sẽ làm nổi những đốm trắng trên vỏ tôm. Triệu chứng Tôm bị nhiễm đốm trắng cho WSSV Tôm bị nhiễm đốm trắng cho WSSV Khi phát hiện tôm có những đốm trắng ở vỏ cần tiến hành kiểm tra nguyên nhân gây bệnh nhanh chóng để đưa ra cách xử lý phù hợp. Có thể thực hiện xét nghiệm PCR WSSV cho tôm để biết chính xác tôm có dương tính với WSSV hay không. Nếu kết quả dương tính, tùy vào tình hình của tôm mà bà con thể nuôi tiếp và tìm biện pháp xử lý phù hợp hoặc tiến hành thu hoạch tôm ngay. Biểu hiện tôm bị nhiễm đốm trắng do virus WSSV: Trên thân tôm sẽ xuất hiện rất nhiều đốm trắng to khoảng 0.5 – 2.0mm, nhất là ở phần đốt bụng thứ 5, 6 hoặc phần giáp vỏ đầu ngực của tôm. Một số trường hợp, tôm còn bị đỏ thân. Khi nhiễm bệnh, tôm sẽ bơi lờ đờ, ăn nhiều đột ngột, sau đó bỏ ăn. Nếu bệnh kéo dài 3 – 10 ngày, tỷ lệ tử vong của tôm có thể lên đến 100%. Biểu hiện khi tôm bị nhiễm vi khuẩn BWSS: So với tôm nhiễm virus WSSV, tôm sau khi nhiễm khuẩn BWSS sẽ xuất hiện những đốm trắng tròn mờ đục trên vỏ và có mật độ ít hơn. Tôm nhiễm khuẩn vẫn ăn mồi và lột vỏ bình thường. Đôi khi việc lột vỏ còn làm mất đi những đốm trắng. Nếu bệnh nhiễm nặng, tôm chậm lột vỏ, chậm lớn và có thể chết rải rác. Phần lớn chúng bị đóng rong và đen mang. Có kết quả xét nghiệm PCR âm tính với WSSV.
  • 9. Lê Kim Trọng Đức 2023 9 Biểu hiện của tôm nhiễm đốm trắng do các yếu tố môi trường: Nếu phát triển tôm có đốm trắng ở vỏ sống lưng và vỏ đầu ngực mà không gây ảnh hưởng nhiều đến sức ăn của tôm, chúng vẫn hoạt động và ăn ở mức bình thường thì nguyên nhân gây bệnh là do môi trường chứ không phải do BWSS hay WSSV. Khi nhiễm bệnh do môi trường, quá trình sinh trưởng của tôm sẽ chậm, chu kỳ lột xác cũng lâu hơn bình thường. Cách phòng bệnh Nuôi tôm vào vụ thích hợp, không nên thả tôm nuôi vào mùa lạnh Xét nghiệm và chọn tôm giống chất lượng, không bị nhiễm WSSV (Tham khảo cách chọn tôm giống chất lượng) Nước cấp vào ao nuôi phải qua ao lắng để lọc, không cấp trực tiếp nước tự nhiên vào ao Theo dõi và kiểm soát chặt chẽ môi trường nước trong ao Xây dựng rào, giăng lưới xung quanh ao nuôi để hạn chế tác nhân chuyên chở mầm bệnh vào ao nuôi như chim, cua còng và các loài giáp xác hoang dã khác. *Tôm bị rụng râu, phồng đuôi, đốm đen, đốm nâu Nguyên nhân: là do các vi khuẩn Vibrio, Aeromonas, Pseudomonas...gây bệnh có trong hồ nuôi tôm. Để chữa trị: - sử dụng Virkon 0,5-0,9ppm (0,5-0,9kg/1000m3 nước), hoà nước rồi tại đều xuống ao. Liều dùng này còn có thể trị được các bệnh do vi khuẩn như bệnh phát sáng, phồng đuôi, đốm đen... Để phòng bệnh đốm trắng và các bệnh do vi khuẩn: - sử dụng Virkon 0,3ppm (0,3kg/1000m3 nước), hoà nước rồi tại đều xuống ao, định kì 10 ngày 1 lần. - hoặc: sử dụng Virkon 0,5ppm (0,5kg/1000m3 nước), hoà nước rồi tại đều xuống ao, định kì 15 ngày 1 lần. - xử lí kĩ ao nuôi trước khi thả tôm. - ngăn không cho nhiễm bệnh từ các ao nuôi lân cận (sử dụng riêng vợt, chài, vó... cho từng ao; sát trùng các dụng cụ dùng chung) Ngoài ra có thể sử dụng các loại kháng sinh khác để phòng và chữa bệnh đứt râu: - Anti- vibrio F/S2, Flume bath F/S2, Flumecol-B, Flumecol-T, Vime-antidisea, Vimecol for shrimp của Vemedim Vietnam (7 đường 3/2 - Cần Thơ) Có thể sử dụng định kì các vitamin để tăng sức đề kháng cho tôm.  1. Bệnh virus đốm trắng (White spotBaculovirus- WSBV)  Tôm có thể bị chuyển sang màu hồng đỏ, khả năng tiêu thụ thức ăn giảm rõ ràng. Cơ thể tôm xuất hiện các đốm trắng tròn dưới vỏ, tập trung chủ yếu ở giáp đầu ngực và đốt bụng cuối cùng, tôm bơi lờ đờ trên mặt nước và tấp vào bờ. Hiệntượng tôm chết xảy ra ngay sau các biểu hiện đó, tỷ lệ chết cao, có thể từ90-100% trong vòng 3-7 ngày.
  • 10. Lê Kim Trọng Đức 2023 10 2. Bệnh đốm trắng (WSSV)  Nguyên nhân: Có 3 trường hợp bệnh đốm trắng trên tôm có dấu hiệu bên ngoài rất giống nhau, nguyên nhân có thể do virus hoặc do vi khuẩn hoặc do môi trường. Đối với virus, bệnh do white spot syndrome virus (WSSV) gây ra. Đối với trường hợp vi khuẩn, nguyên nhân do vi khuẩn gây hội chứng đốm trắng (Bacterial White Spot Syndrome – BWSS). Bệnh đốm trắng do môi trường có nguyên nhân là do khi độ cứng (Ca2+ và Mg2+) của nước cao, tôm sẽ hấp thu quá nhiều Ca2+ và Mg2+ làm xuất hiện trên vỏ những đốm trắng.  Chẩn đoán: Việc làm đầu tiên khi phát hiện tôm bị bệnh đốm trắng là nhanh chóng xác định nguyên nhân để xử trí kịp thời. Xét nghiệm PCR WSSV cho kết quả nhanh chóng và chính xác, nên tiến hành ngay khi tôm có dấu hiệu đốm trắng. Nếu kết quả PCR dương tính với WSSV thì thu hoạch ngay, ngược lại có thể nuôi tiếp và tiến hành các biện pháp xử lý tùy theo trường hợp. – Đối với tôm bệnh đốm trắng do virus: Tôm bệnh có nhiều đốm trắng kích thước từ 0,5 – 2,0 mm xuất hiện bên trong vỏ nhất là giáp vỏ đầu ngực, đốt bụng thứ 5, 6 và sau đó lan toàn thân. Tôm bệnh hoạt động kém, ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn, bơi lờ đờ ở mặt nước hay dạt vào bờ ao. Đôi khi tôm có thêm dấu hiệu đỏ thân. Khi các đốm trắng xuất hiện sau 3-10 ngày tôm chết hầu hết trong ao nuôi (100%). Kết quả xét nghiệm PCR dương tính với WSSV.
  • 11. Lê Kim Trọng Đức 2023 11 Hình 3:Tôm thẻ chân trắng nhiễm virus đốm trắng WSSV. Hình 4:Tôm sú nhiễm virus đốm trắng WSSV. Hình 5: Tôm bệnh đốm trắng do virus WSSV (Wang et al., 2000). Soi mẫu tươi dưới kính hiển vi đốm trắng cho thấy có viền tròn bao quanh (mũi tên to, rỗng), chính giữa có nhiều đốm đen – Đối với tôm bệnh đốm trắng do vi khuẩn: Tôm mới nhiễm bệnh vẫn còn hoạt động ăn mồi và lột vỏ, có khi các đốm trắng mất đi sau khi tôm lột. Khi nhiễm nặng hơn, tôm lột vỏ bị chậm lại, chậm lớn và chết rải rác nhưng không có hiện tượng tôm chết hàng loạt, hầu hết tôm bị đóng rong, đen mang. Tôm bệnh có các đốm trắng mờ đục nhìn thấy trên vỏ khắp cơ thể. Các đốm trắng hình tròn, nhỏ và ít hơn đốm trắng do virus (WSSV). Soi mẫu tươi dưới kính hiển vi đốm trắng có dạng lan tỏa hình địa y với viền kiểu gờ khía tròn ở giữa rỗng, trong khi đó đốm trắng do virus có nhiều đốm đen (melanin) ở giữa. Các đốm trắng thường chỉ ở phía ngoài lớp biểu bì và tổ chức liên kết. Nhìn chung tôm có ăn chậm
  • 12. Lê Kim Trọng Đức 2023 12 hơn nhưng không gây thiệt hại đáng kể (Trần Việt Tiên, 2014). Kết quả xét nghiệm PCR âm tính với WSSV. Hình 6:Tôm bệnh đốm trắng do vi khuẩn (Wang et al., 2000). Soi mẫu tươi dưới kính hiển vi đốm trắng có dạng lan tỏa hình địa y với viền kiểu gờ khía tròn ở giữa rỗng. Hình 7: Tôm thẻ chân trắng bị bệnh đốm trắng do vi khuẩn. – Đối với tôm bệnh đốm trắng do môi trường: Tôm có đốm trắng ở vỏ đầu ngực hoặc phần vỏ ở sống lưng nhưng vẫn khoẻ mạnh, không có tôm tấp bờ, đàn tôm vẫn hoạt động và ăn đều ở mức bình thường, chu kỳ lột xác dài hơn bình thường và tôm sinh trưởng hơi chậm thì nguyên nhân bị đốm trắng là do môi trường chứ không phải là do virus hay vi khuẩn. Kết quả xét nghiệm PCR âm tính với WSSV.  Phòng trị bệnh: Để phòng bệnh bệnh tốt cần thực hiện tốt các nguyên tắc sau: (i) Xét nghiệm, chọn tôm bố mẹ, tôm giống không nhiễm WSSV, có chất lượng tốt;
  • 13. Lê Kim Trọng Đức 2023 13 (ii) Chọn mùa vụ nuôi thích hợp, tránh thả nuôi vào mùa lạnh; (iii) Nguồn nước cho vào ao nuôi không được lấy trực tiếp từ tự nhiên, phải được lắng lọc; (iv) Ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân chuyên chở mầm bệnh như các loài giáp xác hoang dã như cua còng, các loài chim bằng cách làm hàng rào xung quanh ao nuôi và giăng lưới ngăn các loài chim; (vi) Quản lí và theo dõi chặt chẽ môi trường nước ao (Trần Thị Mỹ Duyên, 2013). Bệnh phân trắng do ký sinh trung Gregarine Nguyên nhân gây bệnh Do Ký sinh trùng Gregarine, ký sinh gây tổn thương ruột, tắc nghẽn ruột, đặc biệt là gây tổn thương niêm mạc ruột tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại xâm nhập gây ra nhiều bệnh khác trong đó phổ biến nhất là bệnh phân trắng trên tôm Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm sú Triệu chứng
  • 14. Lê Kim Trọng Đức 2023 14 Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm sú
  • 15. Lê Kim Trọng Đức 2023 15 Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm sú Phòng và trị bệnh
  • 16. Lê Kim Trọng Đức 2023 16 Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm sú 5. Bệnh phân trắng (WFD/WFS)  Nguyên nhân: Hiện chưa xác định được chính xác nguyên nhân, có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng tôm bệnh phân trắng do nhóm vi khuẩn Vibrio, cũng có những nghiên cứu khác cho rằng nguyên nhân do trùng hai tế bào (Gregarine) hoặc nhóm ký sinh trùng có tên Vermiform. Một vài nghiên cứu cho thấy tôm nhiễm bệnh có sự hiện diện của nhiều loại mầm bệnh khác nhau như vi khuẩn (nhóm Vibrio), ký sinh trùng (Vermiform, trùng hai tế bào – Gregarine), virus.  Chẩn đoán: Tôm bệnh thải ra phân trắng, thỉnh thoảng sợi phân tôm cũng có màu vàng nhạt, gan tụy teo hay mềm nhũn, tôm bệnh phân trắng thường kèm theo triệu chứng mềm vỏ hay vỏ lỏng lẻo. Một vài ngày sau khi nhiễm bệnh, tôm sẽ yếu và bơi lội lờ đờ trên mặt nước, tôm yếu dần và chết. Nên tiến hành các xét nghiệm đơn giản nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để có hướng xử lý thích hợp. Việc đầu tiên và đơn giản nhất là kiểm tra ký sinh trùng trong ruột tôm bằng cách cắt một đoạn ruột tôm và soi dưới kính hiển vi quang học xem có nhiễm ký sinh trùng hay không. Nếu tôm không nhiễm ký sinh trùng, tiến hành kiểm tra tổng vi khuẩn Vibrio trong môi trường ao nuôi, nếu mật số Vibrio quá cao, có thể nguyên nhân do vi khuẩn Vibrio.
  • 17. Lê Kim Trọng Đức 2023 17 Hình 14: Dấu hiệu lâm sàng của WFS. (a) Sợi phân trắng nổi trên mặt nước; (b) Sợi phân trắng trên sàng ăn; (c) Tôm nhiễm bệnh ruột có màu trắng; (d) Tôm nhiễm bệnh ruột có màu vàng nâu; (e) Ảnh chụp hiển vi bên trong của sợi phân.
  • 18. Lê Kim Trọng Đức 2023 18 Hình 15: Mẫu nhuộm tươi của mô gan tụy tôm quan sát dưới kính hiển vi quang học. (a) Ảnh hiển vi độ phóng đại thấp cho thấy có 3 con vermiform trong tế bào ống gan tụy tôm; (b) Ảnh hiển vi độ phóng đại cao cho thấy một con vermiform có các cấu trúc giống bào tử, nhưng thực ra đó là các tế bào B bị bong tróc và tồn tại độc lập; (c) Ảnh hiển vi độ phóng đại cao của ký sinh trùng nhuộm bởi dung dịch Rose Bengal cho thấy rõ các cấu trúc bên trong màng tế bào. Hình 16: Mẫu mô gan tụy tôm nhuộm bằng H&E cho thấy rõ hình thái của vermiform và cấu trúc giống bào tử.
  • 19. Lê Kim Trọng Đức 2023 19 Hình 17: Trùng hai tế bào phân lập được trong ruột của tôm bệnh phân trắng.  Phòng trị bệnh: Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp do có nhiều tác nhân gây bệnh phân trắng. Theo khuyến cáo của các chuyên gia Thái Lan là người nuôi tôm nên giảm mật độ nuôi trong mùa nắng nóng. Điều này làm giảm hàm lượng vật chất hữu cơ ở nền đáy ao và làm giảm sự phát triển của vi khuẩn Vibrio spp. Bên cạnh đó, một số nhà nuôi tôm đã thành công trong việc kiểm soát bệnh này bằng cách sử dụng chế phẩm sinh học có chứa vi khuẩn Bacillus subtilis để hạn chế sự phát triển của nhóm vi khuẩn Vibrio spp. gây bệnh. Nuôi ghép tôm với cá rô phi cũng có tác dụng tốt trong kiểm soát nhóm vi khuẩn Vibrio phát triển trong ao nuôi. Để khống chế trùng hai tế bào, sử dụng tỏi với liều lượng 5-10 g/kg thức ăn cho hiệu quả cao.  3. Bệnh phân trắng  Bệnh này do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do vi khuẩn, ký sinh trùng, yếu tố môi trường, trong đó tác nhân chủ yếu là vi bào tử thuộc giống Plexstophora và vi khuẩn thuộc giống Vibrio. Ở miền Bắc, bệnh thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 7; trong đó nhiều nhất vào tháng 5, tháng7. Ở miền Trung, bệnh xuất hiện rải rác. Ở miền Nam, bệnh tập trung từ tháng 8đến tháng 10. Bệnh thường xuất hiện trong mùa nắng nóng, nhiệt độ nước cao, mậtđộ nuôi cao; tôm dễ bị bệnh khi nuôi được từ 40 đến 90 ngày. Đặc biệt, bệnh thường xuất hiện khi thời tiết bất thường (nắng nóng, mưa kéo dài hoặc khi thời tiết thay đổi). Bệnh xuất hiện cả trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Khi tôm bị bệnh, kiểm tra sàn/nhá/vó sẽ thấy phân tôm màu trắng trên sàn ăn hoặc nổi trên mặt nước dọc bờ ao, góc ao(cuối hướng quạt nước, cuối hướng gió). Tôm bị phân trắng sẽ giảm ăn hoặc ăn không tăng theo tuổi. Kiểm tra tôm sẽ
  • 20. Lê Kim Trọng Đức 2023 20 thấy ruột tôm không đầy thức ăn, có những đốm màu vàng cát ở phần cuối ruột. Tôm bị óp, vỏ mỏng, teo nhỏ dần và chậm lớn.  Để phòng ngừa bệnh này, cần phải chuẩn bị ao nuôi sạch sẽ ngay từ đầu, không sử dụng thức ăn bị mốc, hạn chế sử dụng thức ăn tươi. Trong quá trình nuôi quản lýchặt chẽ các yếu tố môi trường, định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học làm sạch môi trường. Thay nước định kỳ và sử dụng hóa chất diệt khuẩn sẽ giúp hạn chế bệnh phân trắng, đặc biệt trong những thời điểm nắng nóng, mưa kéo dài.  Tăng cường men vi sinh tiêu hóa, giúp tôm hấp thụ thức ăn tốt hơn, bổ sung vitamin và khoáng chất giúp tôm tăng cường sức khỏe và giảm căng thẳng (stress). Đối với những con tôm bị chết phải vớt ra khỏi ao để tránh tình trạng bệnh lây lando tôm khỏe ăn tôm bệnh. Trên thị trường hiện nay có sẵn những loại thuốc để phòng ngừa và trị bệnh phân trắng cho tôm. Những loại thuốc này là kháng sinhnên khi sử dụng cần theo đúng liều lượng đã quy định. Tránh dùng vội, tăng liều hoặc sử dụng không đủ, gây hiện tượng nhờn thuốc, dẫn đến thời gian điều trị kéo dài, vừa tốn kém vừa không hiệu quả.  Bệnh phân trắng  Bệnh phân trắng ở tôm là bệnh thường gặp ở tôm khi nuôi được 40 ngày trở lên. Bệnh có khả năng lây lan nhanh khiến hiệu quả nuôi tôm giảm suất.  Nguyên nhân gây bệnh  Nguyên nhân dẫn đến bệnh phân trắng của tôm vẫn chưa được xác định. Thông thường, bệnh có thể xuất hiện khi thời tiết nắng nóng, nhiệt độ kéo dài trên 32 độ C, DO trong nước <3ppm, nồng độ các chất hữu cơ cao > 100 ppm, nồng độ Vibrio cao > 1 x 102 CFU/ml, độ kiềm < 80 ppm và > 200 ppm.  Ngoài ra một số yếu tố khác có thể khiến tôm bị bệnh phân trắng như: thức ăn kém chất lượng, tảo độc, ký sinh trùng Gregarine, vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei, nhóm vi khuẩn Vibrio.  Triệu chứng  Tôm mắc bệnh phân trắng  Sợi phân trắng khi tôm bị nhiễm bệnh  Tôm nhiễm bệnh sẽ thải phân trắng, đôi khi cũng xuất hiện dạng phân màu vàng nhạt. Bệnh phân trắng khiến gan tụy tôm teo lại, mềm nhũn. Ngoài ra, vỏ tôm cũng sẽ bị mềm đi. Tôm nhiễm bệnh sẽ có dấu hiệu bơi lờ đờ trên mặt nước, yếu dần và dẫn đến chết.
  • 21. Lê Kim Trọng Đức 2023 21  Cách phòng bệnh  Giảm mật độ tôm nuôi trong mùa nắng nóng (điều này sẽ hạn chế lượng vật chất hữu cơ dưới đáy ao và ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn Vibrio spp).  Hạn chế sự phát triển của nhóm vi khuẩn Vibrio spp gây bệnh bằng cách sử dụng chế phẩm sinh học có chứa vi khuẩn Bacillus subtilis  Nuôi ghép tôm cùng cá rô phi để kiểm soát tốt nhóm vi khuẩn Vibrio trong nước  Dùng 5 – 10g tỏi/ kg thức ăn để hạn chế trùng hai tế bào. *Bệnh đầu vàng (Yellow head disease) Bệnh đầu vàng xuất hiện trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm rảo, tôm rằn và nhiều loại tôm khác tại Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ... Ở Việt Nam, tôm nhiễm bệnh đầu vàng nhiều lúc thời tiết thay đổi lúc giao mùa, ở những vùng nuôi ven biển độ mặn cao. Triệu chứng: - Tôm ăn nhiều khác thường trong vài ngày, rồi bỏ ăn đột ngột. Sau đó 1-2 ngày tôm bơi lờ đờ không định hướng trên mặt nước hoặc ven bờ, bám vào bờ. - Phần đầu ngực, gan, tụy chuyển màu vàng, gan có thể có màu trắng nhạt, vàng nhạt hoặc nâu - Thân tôm có màu nhợt nhạt - Tôm chết rải rác trong vó rồi chết với mức độ tăng dần - Tôm chết rất nhanh trong vòng 3-5 ngày (có thể chết gần 100%) sau khi xuất hiện các triệu chứng. - Theo Việt Linh, bệnh nặng thêm và gây chết nhanh khi tôm vừa có dấu hiệu nhiễm bệnh đầu vàng vừa có bệnh đốm trắng.
  • 22. Lê Kim Trọng Đức 2023 22 Bệnh đầu vàng trên tôm sú (Penaeus monodon): Tôm bên trái: bị nhiễm bệnh. Tôm bên phải: bình thường. Phương pháp chẩn đoán bệnh: - Nhận biết triệu chứng bệnh. - Nhuộm màu mô bào, tế bào máu nhận thấy nhân tế bào bị thoái hóa đông đặc. - Phân tích PCR. Nguyên nhân: - Bệnh do virus YHV (yellow head virus) là virus có acid nhân RNA chuỗi đơn, hình que, kích thước 44 x 173 nm, thuộc loài Nidovirales, họ Ronaviridae, chi Okavirus. Lây truyền bệnh: - Chủ yếu lây truyền theo hàng ngang, do có vật chủ trung gian mang mầm bệnh vào môi trường nước. Phòng và trị bệnh: - Bệnh đầu vàng chưa có thuốc chữa. - Phòng ngừa và ngăn chặn bằng cách chọn tôm giống sạch bệnh (qua kiểm tra PCR), diệt khuẩn và diệt vật chủ mang mầm bệnh trong ao và nước. - Không nuôi mật độ quá cao.
  • 23. Lê Kim Trọng Đức 2023 23 - Luôn cung cấp đủ oxy cho ao nuôi. - Giữ môi trường ổn định. 4. Bệnh đầu vàng (YHV)  Nguyên nhân: Tác nhân gây bệnh là do phức hợp virus gây bệnh đầu vàng (yellow head virus – YHV) và virus gây hội chứng liên quan đến mang (gill-associated virus – GAV). Hiện nay, YHV được ghi nhận có 6 kiểu gen khác nhau.  Chẩn đoán: Tôm nhiễm bệnh có biểu hiện vàng hoặc nâu ở mang, vàng ở phần đầu ngực, toàn thân có màu nhợt nhạt, sưng tuyến tiêu hóa làm cho đầu xuất hiện màu vàng. Bệnh gây tỷ lệ chết cao, có thể lên đến 100% sau 3 đến 5 ngày nhiễm bệnh. Kết quả PCR dương tính với YHV/GAV. Hình 11: Tôm sú chết do nhiễm bệnh đầu vàng YHV/GAV.
  • 24. Lê Kim Trọng Đức 2023 24 Hình 12: Cận cảnh phần đầu tôm sú nhiễm bệnh đầu vàng YHV/GAV. Hình 13:Tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh đầu vàng YHV/GAV (bên trên) so với tôm khỏe (bên dưới).  Phòng trị bệnh: Áp dụng phương pháp phòng bệnh và ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh này bằng cách chọn lọc và kiểm tra con giống sạch bệnh trước khi thả nuôi, xử lý chất lượng nguồn nước và môi trường xung quanh cho phù hợp (Trần Thị Mỹ Duyên, 2013).
  • 25. Lê Kim Trọng Đức 2023 25 Bệnh đầu vàng (Yellow Head DISEASE – YHD) Nguyên nhân gây bệnh Đã được nghiên cứu là do 3 loài virus gây ra Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm sú Triệu chứng
  • 26. Lê Kim Trọng Đức 2023 26 Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm súTôm sú bị bệnh đầu vàng (2 con trên) Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm súTôm sú bị bệnh đầu vàng (3 con bên trái) so với tôm khỏe bình thường (3 con phải)
  • 27. Lê Kim Trọng Đức 2023 27 Phòng và trị bệnh Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm sú Bệnh đầu vàng (YHV) Bệnh đầu vàng thường xuất hiện ở tôm vào giai đoạn thời tiết thay đổi giao mùa hay khi tôm được nuôi ở vùng ven biển, có độ mặn cao. Nguyên nhân gây bệnh Do phức hợp virus gây bệnh đầu vàng (yellow head virus – YHV) và virus gây hội chứng liên quan đến mang (gill-associated virus – GAV) Triệu chứng Tôm sú nhiễm bệnh đầu vàng Tôm sú nhiễm bệnh đầu vàng
  • 28. Lê Kim Trọng Đức 2023 28 Khi tôm mắc bệnh đầu vàng, bà con sẽ phát hiện mang của chúng chuyển sang màu vàng hoặc màu nâu, sưng tuyến tiêu hóa, phần đầu ngực tôm vàng và toàn thân sẽ trở nên nhợt nhạt. Tỷ lệ tôm chết do bệnh đầu vàng rất cao. Sau 3-5 ngày nhiễm bệnh, tỷ lệ tôm chết có thể lên đến 100%. Cách phòng bệnh Chọn lọc và kiểm tra nguồn tôm giống cẩn thận trước khi thả nuôi Duy trì chất lượng nguồn nước nuôi tôm ở mức tối ưu, quản lý tốt môi trường xung quanh ao nuôi Xử lý các chất thải trong ao nuôi thường xuyên Hội chứng tôm chết sớm EMS/ bệnh hoại tử gan tụy cấp AHPND Hội chứng tôm chết sớm EMS (bệnh hoại tử gan tụy cấp tính AHPND) là một trong các bệnh thường gặp ở tôm sú có thể gây chết 100% sau vài ngày bị nhiễm bệnh. Tác nhân chính gây bệnh là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, tạo ra độc tố làm phá hủy mô và rối loạn chức năng gan tụy trong hệ tiêu hóa của tôm. Khi bị nhiễm bệnh, tôm sú chậm lớn, bơi lờ đờ, tấp mé, ruột rỗng, gan nhợt nhạt, có màu trắng, đôi khi gan sưng, vỏ mềm, tôm bơi lờ đờ trên mặt nước và chết nhanh sau đó. – Giải pháp: lựa chọn tôm giống sạch (đã qua kiểm định), áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, bổ sung vi sinh đường ruột và vi sinh xử lý nước ao; thường xuyên kiểm tra định kỳ vi sinh bằng đĩa thạch và kiểm tra bằng Pockit (xét nghiệm PCR) để quản lý và xử lý vi khuẩn có hại; có thể nuôi kết hợp với cá rô phi.  2. Bệnh Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (Acute HepatopancreaticNecrosis Syndrome - AHPNS) hay còn gọi là Hội chứng chết sớm (Early MortalitySyndrome - EMS)  Bệnh xảy ra trong suốt quá trình nuôi, tập trung nhiều ở giai đoạn 10-45 ngày sau khi thả nuôi. Giai đoạn đầu, triệu chứngcủa bệnh chưa rõ ràng, tôm chậm lớn, lờ đờ, bỏ ăn, tấp mé và chết ở đáy ao nuôi. Giai đoạn tiếp theo, tôm bệnh có hiện tượng vỏ mềm, màu sắc cơ thể biến đổi, gan tụy mềm nhũn, sưng to hoặc bị teo lại, tổ chức gan tụy thoái hóa tiến triển cấp tính. Thiếu hoạt động phân bào đẳng nhiễm trong tế bào có nguồn gốc từ mô phôi (tế bào E: Embyonalzellen). Các tế bào trung tâm của tổ chức gan tụy (tế bào tiết B: Basenzellen, tế bào xơ F: Fibrillenzellen, tế bào dự trữ R:Restzellen) có sự biến đổi cấu trúc và rối loạn chức năng. Các tế bào của tổ chức gan tụy có nhân lớn bất thường và có hiện tượng bong tróc tế bào biểu mô ống lượn và bị viêm nhẹ. Giai đoạn cuối của hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính có sự tập hợp của tế bào máu ở giữa ống gan tụy và nhiễm khuẩn thứ cấp.
  • 29. Lê Kim Trọng Đức 2023 29  Do đó để phòng ngừa bệnh này cần tuân thủ lịch mùa vụ thảnuôi và chọn con giống thả nuôi đảm bảo chất lượng. Thực hiện quy trình cải tạo ao (bón vôi, bừa kỹ, ngâm để phân hủy Cypermrthrin, Deltamethrin trong bùnđáy); qui trình nuôi (chỉ sử dụng chế phẩm sinh học và thức ăn thích hợp, đảm bảo chất lượng, không để dư thừa thức ăn) theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thủy sản. Không sử dụng các chất diệt tạp, hóa chất cấm hoặc có nguồn gốc thuốc bảo vệ thựcvật để xử lý môi trường ao nuôi. 1. Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPND)  Nguyên nhân: Tác nhân gây bệnh được xác định là do một chủng vi khuẩn Vibrio parhaemolyticus đặc biệt có độc lực cao.  Chẩn đoán: Tôm bệnh có khối gan tụy teo, gan tụy có màu nhợt nhạt đến trắng, ruột tôm không có thức ăn hoặc đứt đoạn, tôm thường mềm vỏ, tỷ lệ tôm chết cao. Tôm sú bệnh EMS thường có màu đậm, chậm lớn (tương tự như bệnh còi MBV) các biểu hiện trên gan tụy tương tự như trên thẻ chân trắng như màu sắc nhợt nhạt, gan tụy teo, ruột không có thức ăn. Hình 1: Tôm thẻ chân trắng có dấu hiệu nhiễm bệnh Hoại tử gan tụy (A, B). Gan tụy (HP) teo, màu nhợt nhạt; dạ dày (ST) và ruột (MG) không có thức ăn. Hình (C, D) là tôm khỏe cho thấy HP có kích thước bình thường với màu da cam hơi tối, dạ dày và ruột đầy thức ăn. Hình (B) và (D) là mẫu lấy từ hai con tôm ở hình (A) và (C) tương ứng. Nguồn: Loc Tran et al., 2013.
  • 30. Lê Kim Trọng Đức 2023 30 Hình 2:Tôm sú nhiễm EMS/AHPND có màu đậm, chậm lớn, gan tụy teo (mũi tên màu đen).  Phòng trị bệnh: Chọn giống tốt, khỏe mạnh. Kiểm tra mật độ vi khuẩn Vibrio trong nước ao nuôi, trong đất và trên tôm giống để chắc chắn rằng mật số của Vibrio luôn ở mức an toàn.Nuôi ghép với cá rô phi hoặc các loài cá khác, tạo quần thể vi sinh (tảo và vi khuẩn) có lợi trong ao để át chế nhóm vi khuẩn Vibrio phát triển (chúng sẽ cạnh tranh về dinh dưỡng, môi trường sống,…với vi khuẩn gây bệnh). Có thể nuôi luân canh, vụ chính nuôi tôm sau đó nuôi các đối tượng khác như cá kèo,… Nếu muốn nuôi tôm bền vững và lâu dài trên mảnh đất của chúng ta thì nên hạn chế tối đa sử dụng kháng sinh! Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPND) Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm (AHPND) hay còn được gọi là hội chứng tôm chết sớm (bệnh EMS trên tôm). Đây là một trong những loại bệnh rất nguy hiểm ở tôm, có thể gây thất thu cho bà con nuôi tôm. Nguyên nhân gây bệnh Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh hoại tử gan tụy ở tôm. Triệu chứng Tôm sú nhiễm bệnh hoại tử gan tụy cấp tính Tôm sú nhiễm bệnh hoại tử gan tụy cấp tính
  • 31. Lê Kim Trọng Đức 2023 31 Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính khiến gan tụy tôm bị teo, có màu nhợt nhạt đến trắng. Vỏ tôm mềm. Ruột tôm bị đứt đoạn hoặc không có thức ăn. Tôm sú nếu mắc bệnh sẽ có màu đậm và chậm lớn. Tôm bệnh có thể được chia làm hai giai đoạn: Chết dưới 35 ngày tuổi: do tôm giống kém chất lượng hoặc đã bị nhiễm bệnh ở trại giống. Chết ở giai đoạn từ 35 – 60 ngày tuổi: do điều kiện ao nuôi kém, thiếu cân bằng khoáng chất Ca, Mg, K trong ao, không đủ DO, pH thấp,… Cách phòng bệnh Chọn giống tôm khỏe mạnh, chất lượng Kiểm tra chặt chẽ nước ao nuôi, đất và tôm giống để đảm bảo mật độ vi khuẩn Vibrio ở mức an toàn Nuôi luân canh giữa tôm và các giống loài khác để hạn chế khả năng mắc bệnh Có thể nuôi ghép tôm và các loại cá để tạo quần thể vi sinh có lợi, ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn Vibrio (vì vi khuẩn sẽ bị cạnh tranh về dinh dưỡng và môi trường sống với các thủy sản nuôi trong ao). Hạn chế sử dụng các loại kháng sinh 1. Bệnh đen mang (tím mang) Trong các bệnh thường gặp ở tôm sú thì bệnh đen mang (hay còn gọi là tím mang) thường gặp trong các ao nuôi có chất lượng nước không tốt (đáy ao dơ, có nhiều khí độc NH3, NO2, H2S,…) và mật độ thả nuôi cao. Khi bị nhiễm bệnh, mang, chân và đuôi tôm thường có màu đen, tôm giảm ăn, chậm lớn, và chết khi gặp các tác nhân khác. – Cách xử lý: Tăng cường oxy cho ao nuôi, sử dụng men vi sinh để phân hủy chất thải tích tụ ở đáy ao, cắt tảo, giảm khí NH3, NO2 trong ao nuôi. Sau đó, tiến hành thay nước cho ao nuôi. *Bệnh đen mang Bệnh đen mang là bệnh thường gặp ở tôm nuôi trong các ao nuôi có môi trường không tốt, mật độ nuôi dày. Triệu chứng:  Mang và vùng mô nối mang với thân tôm có màu nâu hoặc đen. Khi nhiễm nặng các phụ bộ, chân và đuôi cũng bị đen.  Tôm nổi đầu do thiếu oxy, bơi lờ đờ trên mặt nước, dạt vào bờ.  Tôm giảm ăn, chậm lớn và chết khi có thêm các tác nhân khác.  Mang tôm bị vi khuẩn, nấm hoặc nguyên sinh động vật ký sinh phá hủy khi bệnh nặng.
  • 32. Lê Kim Trọng Đức 2023 32 Nguyên nhân:  Do ao bị ô nhiễm: o Trong ao có nhiều chất ô nhiễm hữu cơ do thức ăn dư thừa, tảo tàn. o Đáy ao có nhiều mùn bã hữu cơ, hàm lượng nitrit, nitrat, và các khí độc amonia, H2S cao o Các chất lơ lửng trong nước bám vào mang tôm làm mang có màu vàng, nâu đen.  Do tôm bị đóng rong trên mang và vỏ: o Mang và vỏ tôm đóng rong làm các chất vẩn hữu cơ dễ bám vào và làm mang tôm chuyển màu.  Do tôm nhiễm nấm Fusarium (Fusarium Disease): o Mang tôm bị nhiễm nấm Fusarium solani mang tôm nhiễm sắc tố Melanin (sắc tố màu đen). Có thể thấy được sợi nấm khi soi tươi mang tôm bệnh bằng kính hiển vi. Các loài nấm thuộc giống Fusarium có trong nước ngọt, nước lợ và đất ở khắp nơi. Tất cả các loài tôm nuôi đều có thể bị nhiễm nấm. Tôm gần trưởng thành và trưởng thành thường bị nhiễm nặng. Tôm sú và tôm thẻ tương đối đề kháng được với nấm nhưng khi bệnh xảy ra rất khó điều trị.  Do pH nước thấp, trong nước nếu có nhiều ion kim loại nặng (nhôm, sắt), muối của chúng kết tụ trên mang tôm làm chuyển màu đen. Phòng bệnh:  Tẩy dọn ao kỹ trước khi thả tôm  Lắng lọc kỹ nước trước khi cấp vào ao nuôi  Chọn mật độ nuôi phù hợp với tay nghề và kỹ thuật.  Kiểm soát tảo trong ao, tránh tảo tàn đồng loạt (dùng đường, BKC...)  Tăng cường sục khí để tăng hàm lượng oxy  Tránh dư thừa thức ăn, định kì dùng men vi sinh để giảm phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ trong ao, giữ đáy ao sạch  Bổ sung Vitamin C và men tiêu hóa vào thức ăn Trị bệnh:  Nếu bệnh phát sinh do môi trường ô nhiễm: Thay nước đáy hoặc xiphong đáy, đánh zeolite, dùng chế phẩm yucca, men vi sinh, bổ dung vitamin C vào thức ăn.  Nếu bệnh phát sinh do nhiễm khuẩn: Diệt khuẩn nước bằng BKC, iodin, v.v... thay nước đáy, dùng men vi sinh xử lý đáy ao, bổ sung vitamin C và đa vitamin vào thức ăn. * Chú ý: nếu dùng chất diệt khuẩn thì sau 3 ngày mới đánh men vi sinh.
  • 33. Lê Kim Trọng Đức 2023 33  Trường hợp khẩn cấp, không có điều kiện thay nước: dùng vôi, zeolite để xử lý, sau đó dùng vi sinh.  10. Bệnh đen mang  Bệnh đen mang thường gặp trong các ao tôm thẻ chân trắng từ tháng nuôithứ 2. Tôm bị bệnh thường cóhiện tượng mang chuyển từ màu trắng ngà sang màu nâu hoặc đen kèm theo nhữngthương tổn ở mang, hô hấp khó khăn, nổi đầu, dạt bờ, ăn kém hoặc bỏ ăn, gây chết rải rác hoặc gây chết hàng loạt khi hàm lượng ôxy giảm dưới ngưỡng thíchứng.  Tôm bị đen mang do sống trong môi trường có nền đáy ô nhiễm, nhiều chấthữu cơ hoặc tảo tàn, các chất này bám vào mang gây hiện tượng đen mang. Trong ao có hàm lượng NH3,NO2 cao cũng làm tôm đen mang.Ngoài ra, tôm bị đen mang còn do những thương tổn trên mang làm xuất hiện sắc tố melanin màu đen, là sản phẩm của phản ứng miễn dịch tự nhiên của tôm, cua.  Do đó, trị bệnh đen mang cần dùng chế phẩm vi sinh để làm sạch đáy ao, hấp thụ khí độc, cho tôm ănvitamin C và thay nước ở tầng đáy nếu điều kiện cho phép. 8. Bệnh hoại tử gan tụy do vi khuẩn (NHPB) hay bệnh đốm đen  Nguyên nhân: Bệnh hoại tử gan tụy do vi khuẩn NHPB (Necrotizing hepatopancreatitis bacterium) có nguyên nhân là do tôm bị nhiễm vi khuẩn. Bệnh hoại tử gan tụy do vi khuẩn gây ra hoàn toàn khác với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính EMSAHPND mà ta đã biết. Kiểm tra PCR tôm bị đốm đen cho kết quả hoàn toàn âm tính với EMS/AHPND.  Chuẩn đoán: Bệnh xảy ra do các điều kiện môi trường ao nuôi kém, đặc biệt là đáy ao bị dơ, các ao nuôi xuất hiện bệnh “đốm đen” thường có hàm lượng các khí độc như NH3, NO2 rất cao. Tỷ lệ chết có thể lên đến 95% trong vòng 15 – 30 ngày kể từ khi phát hiện bệnh nếu không có bất kỳ biện pháp chữa trị nào được áp dụng ngay tức thời đối với trường hợp ao nuôi ô nhiễm nặng và hàm lượng vi khuẩn trong nước ao nuôi vượt ngưỡng gấp nhiều lần. Tôm bệnh có các biểu hiện như lờ đờ, giảm ăn hoặc bỏ ăn, tốc độ tăng trưởng chậm, trên thân xuất hiện nhiều đốm đen li ti hoặc mãng lớn màu đen, mang màu tối hoặc đen, đuôi mỏng, có thể có những tổn thương phụ bộ như mòn đuôi và vảy râu, cụt râu, … Đối với những trường hợp bệnh nặng ruột rỗng, gan tụy nhợt nhạt, bề mặt thân tôm bị đốm đen có thể có mùi hôi (Nguyễn Thành Quang Thuận và ctv., 2014).
  • 34. Lê Kim Trọng Đức 2023 34 Hình 27: Tôm thẻ chân trắng bệnh đốm đen. Hình 28: Tôm thẻ chân trắng bệnh đốm đen, sau khi lột vỏ tôm có thể hồi phục.  Phòng bệnh: Bệnh “đốm đen” có nguyên nhân do vi khuẩn, nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh chung đối với bệnh do vi khuẩn. Các biện pháp phòng bệnh được khuyến cáo như sau: Quá trình cải tạo ao cần phải diệt khuẩn kỹ lưỡng, trước và sau
  • 35. Lê Kim Trọng Đức 2023 35 khi diệt khuẩn cần thực hiện kiểm tra đánh giá mật số vi khuẩn gây bệnh bằng biện pháp đơn giản nhất là dùng đĩa thạch TCBS agar ( MP – BIOTEST), qua đó có thể đánh giá công tác loại bỏ phần lớn mầm bệnh trong ao nuôi có đạt yêu cầu hay không. Kiểm tra chất lượng tôm giống bằng kỹ thuật PCR không chỉ với bệnh EMS, đốm trắng, IHHNV, IMNV mà cả NHP. Mật độ thả phù hợp với thiết kế cơ sở hạ tầng, hệ thống quạt nước cung cấp oxy, độ sâu mực ước ao nuôi, mùa vụ cũng như kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật, mức độ am hiểu về tôm thẻ chân trắng của chính người nuôi  Bệnh đốm đen hay bệnh hoại tử gan, tụy do vi khuẩn (NHPB)  Bệnh hoại tử gan, tụy do vi khuẩn (NHPB) gây ra rất khác so với bệnh hoại tử cấp tính (EMS/AHPND). Kết quả kiểm tra PCR của tôm âm tính với EMS/AHPND.  Nguyên nhân gây bệnh  Bệnh đốm đen được hình thành do vi khuẩn NHPB (Necrotizing hepatopancreatitis bacterium). Ngoài ra, nếu môi trường ao nuôi kém chất lượng, đáy ao bẩn, nồng độ các khí độc như NH3 hay NO2 cao cũng là yếu tố gây bệnh cho tôm.  Triệu chứng  Tôm bị bệnh hoại tử gan, tụy  Khi nhiễm bệnh hoại tử gan, tụy do vi khuẩn (NHPB) tôm sẽ xuất hiện những đốm đen li li trên thân  Dấu hiệu nhận biết tôm đang bị hoại tử gan, tụy do vi khuẩn NHPB chính là những đốm đen li ti hay những mảng đen lớn trên cơ thể. Đuôi tôm mỏng, có thể xuất hiện những tổn thương phụ bộ (cụt râu, mòn đuôi,…). Khi nhiễm bệnh tôm có triệu chứng giảm ăn hoặc thậm chí bỏ ăn, bơi lờ đờ, tăng trưởng chậm. Tôm nhiễm bệnh nặng ruột rỗng, gan tụy nhợt nhạt, bề mặt đốm đen trên thân có thể có mùi hôi.  Trường hợp ao nuôi kém chất lượng, hàm lượng vi khuẩn cao vượt ngưỡng gấp nhiều lần mà không phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời thì tỷ lệ tôm chết có thể lên đến 95% trong 15 – 30 ngày.  Cách phòng bệnh  Diệt khuẩn thật kỹ trước khi thực hiện cải tạo ao  Dùng đĩa thạch TCBS agar ( MP – BIOTEST) để kiểm tra mật độ vi khuẩn gây bệnh trước và sau khi diệt khuẩn. Nhờ đó có thể đánh giá hiệu quả của công tác loại bỏ mầm bệnh trong ao nuôi  Áp dụng kỹ thuật PCR để kiểm tra tôm với các bệnh đốm trắng, IHHNV, IMNV, EMS và NHP
  • 36. Lê Kim Trọng Đức 2023 36  Thả tôm nuôi với mật độ phù hợp với thiết kế cơ sở hạ tầng, diện tích, độ sâu mực nước nuôi, hệ thống quạt nước, kinh nghiệm và trình độ của người nuôi 4. Bệnh mềm vỏ kinh niên Bệnh mềm vỏ thường xuất hiện trên các ao nuôi thương phẩm, triệu chứng của bệnh là sau khi lột xác, vỏ tôm không cứng lại, vỏ nhăn nheo, rất dễ rách nát, tôm yếu, vùi mình dạt vào bờ. *Bệnh mềm vỏ kinh niên Biểu hiện: Bệnh mềm vỏ kinh niên là bệnh thường xảy ra trong các ao nuôi tôm thương phẩm. Biểu hiện của bệnh là sau khi lột xác, vỏ tôm không cứng lại được, vỏ thường bị nhăn nheo, dễ rách nát nên dễ bị cảm nhiễm của các tác nhân gây bệnh, tôm có vỏ mềm yếu, vùi mình dạt bờ. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng mềm vỏ của tôm. Nguyên nhân: - Do trong thức ăn dùng nuôi tôm thiếu chất khoáng hoặc thiếu một số vitamin, nhất là vitamin D thúc đẩy quá trình hấp thụ các chất khoáng. Cũng có thể thức ăn kém chất lượng, ôi thiu hoặc cho ăn thiếu. -Trong ao có nhiều chất độc, như các khí độc sinh ra do sự phân huỷ của các chất hữu cơ, chất độc sinh ra do tảo độc hoặc chất độc do nguồn nước thải công nghiệp, sinh hoạt đặc biệt là thuốc trừ sâu trong nông nghiệp. -Nuôi tôm trong điều kiện môi trường có nhiều biến động gây sốc làm rối loạn hoạt động trao đổi chất của tôm cũng gây ra mềm vỏ. Phòng trị: Từ nguyên nhân gây mềm vỏ như đã nêu ở trên, cần ngăn chặn hiện tượng này cần quan tâm đến vấn đề sau: -Dùng thức ăn có chất lượng tốt, có hàm lượng P: Ca là 1: 1. Bổ sung một lượng Vitamin tổng hợp, không nuôi mật độ quá cao. -Đảm bảo độ pH 7,5 đến 8,5 trong suốt quá trình nuôi. -Tránh nguồn nước thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt chảy vào ao nuôi, tránh hiện tượng tảo nở hoa gây biến động điều kiện môi trường.
  • 37. Lê Kim Trọng Đức 2023 37 5. Bệnh phát sáng Bệnh phát sáng có thể xuất hiện trong tất cả các giai đoạn từ ương giống cho đến khi trưởng thành. Khi bị nhiễm bệnh tôm thường yếu ớt, bơi vô định hướng, phản ứng chậm, mang tôm có mẫu sẫm, gan bị teo lại và tôm thường mất chức năng tiêu hóa. Đặc biệt, vào ban đêm tôm thường phát sáng màu trắng hoặc màu xanh lục, khi quan sát bằng kính hiển vi sẽ thấy các vi khuẩn phát sáng di chuyển trong cơ thể. Bệnh mặc dù không nguy hiểm như hội chứng chết sớm nhưng có thể khiến tôm chết rải rác trong 45 ngày sau khi thả nuôi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của vụ nuôi. *Bệnh phát sáng Bệnh phát sáng xuất hiện quanh năm trên các loài tôm sú, thẻ, càng xanh... Bệnh có thể xảy ra trong tất cả các giai đoạn ương nuôi từ trứng đến tôm trưởng thành. Bệnh phát triển mạnh trong môi trường nước giàu dinh dưỡng, nhiều chất hữu cơ ở độ mặn cao, thiếu oxy hòa tan, lây lan nhanh trong mùa nóng. Triệu chứng:  Tôm yếu, bơi không định hướng, tấp mé bờ, phản ứng chậm chạp  Mang và thân tôm có màu sẫm, bẩn, thịt đục màu. Gan viêm và teo nhỏ, mất chức năng tiêu hóa cho tôm.  Ăn giảm, không có thức ăn và phân trong ruột, phân tôm trong nhá ít.  Đầu, thân tôm phát sáng màu trắng - xanh lục trong bóng tối.  Quan sát bằng kính hiển vi thấy vi khuẩn phát sáng di chuyển trong cơ, máu tôm.  Có đốm sáng rất nhỏ và nhiều trên phần cơ thịt của tôm  Tôm chậm lớn, có thể bị đóng rong ở mang và vỏ.  Tôm chết đáy rải rác tuỳ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nếu nhiễm bệnh 100% đàn tôm trong giai đoạn 45 ngày nuôi đầu, có thể chết hàng loạt.  Tôm ấu trùng nhiễm bệnh có màu trắng đục, nhiễm bệnh nạng thì lắng dưới đáy bể ương và chết hàng loạt. Phương pháp chẩn đoán bệnh: - Nhận biết triệu chứng bệnh. - Thử nghiệm bằng TCBS Agar test kit (dùng môi trường thiosulfate citrate bile sucrose agar) để phát hiện vi khuẩn.
  • 38. Lê Kim Trọng Đức 2023 38 Nguyên nhân:  Nhiễm vi khuẩn thuộc nhóm Luminescencet Vibrio: chủ yếu và gây nguy hiểm nhất là Vibrio harveyi. Các vi khuẩn này có enzyme Luciferase gây ra sự phát sáng.  Là vi khuẩn gram âm G, phát triển nhanh ở độ mặn 10-40ppt (mạnh nhất ở độ mặn 20-30 ppt).  Các vi khuẩn này có khả năng kháng lại nhiều loại kháng sinh.  Bệnh có thể nhiễm từ các trại giống, ao ương sang ao thịt. Trong sản xuất giống, mầm bệnh được lây lan chủ yếu bằng đường ruột từ tôm mẹ sang ấu trùng trong giai đoạn sinh sản. PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÍ BỆNH 1. Trại giống  Vệ sinh kỹ lưỡng bình ấp trứng, bể ương.  Thường xuyên sát trùng dụng cụ.  Xử lý nguồn nước bằng UV, chlorine, ozone  Xử lý trứng artemia bằng chlorine 2. Tôm giống  Chọn tôm bố mẹ khỏe, sạch bệnh.  Kiểm tra bằng PCR  Kiểm tra sự căng thẳng và sức khỏe của giống, loại tôm yếu bằng formol,  Thả nuôi với mật độ thả phù hợp 3. Ao nuôi  Trước vụ nuôi phải cải tạo ao: nạo vét sạch bùn đáy, bón vôi, phơi ao  Diệt khuẩn trong ao và nước bằng Chlorine 30ppm hoặc B.K.C 1-2ppm hoặc thuốc tím KMnO4 2-3ppm  Diệt các vật chủ trung gian, hạn chế cua, còng, ốc trong ao. Vớt hết tôm chết ra khỏi ao.  Dùng men vi sinh để cải tạo đáy ao và xử lý nước hằng ngày trước khi thả tôm 7 ngày. 4. Phòng bệnh:  Độ mặn: Không nuôi tôm ở độ mặn quá cao. Hạ độ mặn để ức chế vi khuẩn phát sáng. Nhiệt độ nước: Vào mùa hè, duy trì mức nước trong ao nuôi từ 1,2 – 1,5m và độ trong của nước từ 30 – 40cm để hạn chế khả năng tăng nhiệt.  Giữ môi trường ổn định:
  • 39. Lê Kim Trọng Đức 2023 39 Kiểm tra chất lượng nước (pH, kH, độ đục, màu sắc, tảo) và đáy ao thường xuyên để xử lý kịp thời. Tăng cường chạy sục khí. Sử dụng men vi sinh, đường cát, định kỳ. Theo Việt Linh, cần giữ môi trường ổn định không để tảo tàn đồng loạt làm mất màu nước và bùn đáy. Phát triển nhóm tảo lục (chlorella) để khống chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio harveyi.  Giảm chất hữu cơ trong nước: Kiểm tra sàng ăn hàng ngày, điều chỉnh thức ăn hợp lý, không để thừa thức ăn làm ô nhiễm nước và đáy ao. Định kỳ thay nước, xiphông đáy, hút bùn, để giảm bớt chất hữu cơ trong ao.  Chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho tôm: Bổ sung vitamin C, đa vitamin, men tiêu hóa và khoáng vi lượng vào thức ăn để tạo kháng thể, giúp tôm có sức đề kháng, giảm căng thẳng cho tôm nhất là khi có thay đổi môi trường nước hoặc biến động thời tiết. Từ khi tôm được 21 ngày tuổi, định kỳ kiểm tra vibrio trong nước và tôm 7 ngày/lần. Vibrio trong nước phải ít hơn 102 tế bào/cc và không có vi khuẩn này trong gan tôm. 2. Bệnh đóng vôi, rong Bệnh đóng vôi, đóng rong xuất hiện chủ yếu là do tảo, nấm, động vật nguyên sinh và vi khuẩn tác động lẫn nhau gây ra bệnh. Bệnh xuất hiện từ giai đoạn tôm giống cho đến lúc tôm trưởng thành, đặc biệt vào những tháng cuối vụ nuôi. Khi bị bệnh, tôm sú có hiện tượng đóng rong, yếu ớt, thường bỏ ăn, ít di chuyển và bơi tấp mé bờ, đồng thời mang tôm bị đổi màu. Cách xử lý: Cải tạo môi trường ao nuôi, sử dụng men vi sinh để cắt tảo, giảm chất hữu cơ trong môi trường ao nuôi.
  • 40. Lê Kim Trọng Đức 2023 40 Tôm sú bị bệnh đóng rong *Bệnh đóng rong trên tôm Đóng rong là một bệnh chủ yếu do môi trường tạo ra trong đó các tác nhân chính là tảo, nấm, động vật nguyên sinh và vi khuẩn tác động lên nhau tạo thành bệnh. Theo Lightner, bệnh đóng rong xuất phát từ những Protozoe sống tự do trong ao hoặc trong bể nuôi, bọn này sống lơ lửng hoặc sống dưới đáy ao. Bệnh đóng rong trên tôm có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Trong quá trình nghiên cứu tại ba vùng khác nhau, chúng tôi nhận thấy, toàn bộ các ao nuôi đều có xuất hiện bệnh đóng rong. Tuy nhiên tùy thuộc vào điều kiện từng ao mà bệnh xuất hiện sớm hay muộn. Bệnh đóng rong xuất hiện từ giai đoạn tôm giống đến tôm trưởng thành, đặc biệt là vào những tháng cuối của vụ nuôi. Đặc trưng của mầm bệnh: - Phần lớn do một số vi khuẩn gây ra như: Vibrio sp., Aeromonas sp., ... Do một số tảo lam: Spirulina subsalsa, Schizthrix calcicola; Tảo lục: Enteromorpha sp.; Tảo khuê: Amphora sp., Nitszchia sp., loài nấm và nguyên sinh động vật. Theo Lightner, bệnh này xuất hiện do ký sinh trùng, tảo, vi khuẩn ... tấn công từ bên ngoài vào. Bệnh đóng rong rất dễ nhận biết, toàn thân bị dơ, tập trung ở phần đầu ngực hay toàn thân, mang và các phụ bộ. Tôm bị bệnh này rất yếu, bỏ ăn, ít di chuyển và cặp mé bờ, đồng thời mang thường bị tổn thương hoặc biến đổi màu sắc. Phương pháp cuẩn đoán: Kiểm tra ký sinh trùng bằng cách soi tươi dưới kính hiển vi kết quả phát hiện thấy Vorticella sp. và Epistylis sp. và nhiều nấm. Xét nghiệm PCR trên tôm bị đóng rong có đến 80% tôm bị nhiễm mầm bệnh đốm trắng với cường độ nặng.
  • 41. Lê Kim Trọng Đức 2023 41 Biện pháp phòng trị: - Phòng bệnh bằng cách quản lý chất lượng nước ao tốt, ổn định tảo trong ao và luôn đảm bảo nhu cầu oxy cho tôm. - Tăng cường thay nước nhằm cải thiện môi trường đồng thời kích thích cho tôm lột. Nếu tỷ lệ nhiễm cao, chúng ta có thể dùng formol liều lượng từ 15-20ppm đánh vào ban ngày sau đó thay nước, nếu đóng rong vẫn còn ta có thể đánh tiếp lần hai.  6. Bệnh đóng rong hay mảng bám  Bệnh có dấu hiệu các sinh vật (các động vật nguyên sinh và tảo lam) bám vào chân, mắt, vỏ giáp thành một lớp lông tơ có màu đen (thấy rõ dưới kính hiển vi). Tôm bị bệnh thường tách đàn nổi lên mặt nước bơi lờ đờ hay bám thành bờ, phản ứng chậm chạp, kém ăn, không lột xác được. Bệnh nặng, các sinh vật bám phát triển bám vào mang làm tôm không hô hấp được, tôm bị thiếu ôxy làm tôm chết.  Bệnh đóng rong ở tôm xảy ra khi nước ao bẩn, có nhiều tảo bám, nhiều nguyên sinh động vật (trùng loa kèn) nên phải áp dụng các biện pháp như duy trì độ trong thích hợp, ổn định tảo trong ao, tăng cường thay nước sạch (10-20%nước/lần) để làm giảm sinh vật bám trong ao, cải thiện môi trường. Tăng cường quạt nước để tăng hàm lượng ôxy hòa tan trong ao nuôi, cho ăn đúng mức đểtránh ô nhiễm đáy ao. Vớt tảo nổi trên bề mặt, xử lý nướcao bằng chế phẩm vi sinh để hấp thu khí độc NH3 và phân hủy chất hữu cơ, hạn chế sự phát triển của tảo. Bổ sung Vitamin C vào thức ăn đểgiúp tôm giảm stress, tăng sức khỏe cho tôm. Thay nước hoặc dùng Saponin 10-15g/m3 tạt khắp ao giúp tôm lột xác đồng đều, nếu tỷ lệ tôm nhiễm bệnh cao có thể sử dụng hóa chất diệt bớt sinh vật bám như formol (25ml/m3 ) hoặc CuSO4. 6. Bệnh đỏ thân trên tôm sú Bệnh đỏ thân, đốm trắng là bệnh phổ biến và thường gặp trên cả tôm thẻ và tôm sú. Bệnh có thể xuất hiện ở tất cả các giai đoạn phát triển của tôm, đặc biệt từ tháng nuôi đầu tiên đến tháng nuôi thứ hai trong ao nuôi thịt. Bệnh do loại virus có tên khoa học Systemic Ectodermal and Mesodorma Baculoviras (SEMBV) gây ra, virus này nhiễm cảm ở một số cơ quan như: mang, lớ biểu vì mô của vỏ, thần kinh, dạ dày và một số cơ quan khác trên con tôm. Nếu phát hiện tôm bị bệnh đỏ thân, trong trường hợp tôm đã đạt kích cỡ thương phẩm thì nên thu hoạch ngay sau đó xử lý nước trong ao trước khi xả ra môi trường. Ngoài ra, tôm sú còn gặp các bệnh khác như: đầu vàng, đốm trắng, bệnh đường ruột, bệnh mòn đuôi,… nếu không có biện pháp phòng ngừa sẽ gây chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.
  • 42. Lê Kim Trọng Đức 2023 42 Bệnh tôm còi trên tôm sú (Monodon Baculovirus – MBV) Nguyên nhân gây bệnh Tác nhân gây bệnh MBV (Monodon Baculovirus) là virus type A Baculovirus monodon, cấu trúc nhân (acid nucleoic) là ADN, có lớp vỏ bào, dạng hình que. Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm súThể virus phân bố trong tế bào chất của tôm sú giống Triệu chứng
  • 43. Lê Kim Trọng Đức 2023 43 Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm sú Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm sú Phòng và trị bệnh Bà con mình phòng bệnh là chính, vì MBV là bệnh do virus nên chưa có phương pháp trị bệnh hiệu quả.
  • 44. Lê Kim Trọng Đức 2023 44 Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm sú Bệnh Virus liên quan đến mang tôm (Gill Asociatedvirus – GAV) Nguyên nhân gây bệnh Đây là bệnh do virus giống Okavirus thuộc Roniviridae , bộ Nidovirales (theo Mayo, M. A. 2002 ), Nucleocapsid dạng ống xoắn và thể virus (virion) hình que có vỏ bao, hình dạng giống virus đầu vàng
  • 45. Lê Kim Trọng Đức 2023 45 Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm súVirus GAV trong mang tôm sú bố mẹ Triệu chứng Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm sú Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm súTôm sú thân chuyển sang màu đỏ do nhiễm Virus GAV
  • 46. Lê Kim Trọng Đức 2023 46 Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm súTôm sú chân đỏ (hình trái) và mang đỏ (hình phải) do nhiễm Virus GAV Các loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm súMang tôm sú chuyển sang màu vàng do nhiễm Virus GAV  4. Bệnh do vi khuẩn vibrio  Bệnh có biểu hiện đứt râu, thối mang, đen mang, thối đuôi, đốm đen. Tôm bẩn mình, bẩn mang, cơ thểchuyển màu hồng đỏ, tôm yếu, bỏ ăn rồi chết. Hiện tượng chết có thể xảy ra khi bệnh ở mức độ cấp tính, nếumãn tính có thể gây chậm lớn, phân đàn, mềm vỏ... Tác nhân chính gây racác bệnh trên là vi khuẩn thuộc giống Vibrio. Vi khuẩn Vibrio xâm nhập vào ao nuôi theo nguồn nước, tôm giống, thức ăn, từ đáy ao nếu công tác tẩy dọnchưa tốt.  Để phòng trị cần áp dụng tổng hợp các biện pháp để kìm hãm sự phát triểncủa vi khuẩn như giữ chất lượng nước ao nuôi tốt, không nuôi mật độ quá cao,tránh làm tôm bị tổn thương, định kỳ dùng chế phẩm vi sinh để giảm hàm lượngchất hữu cơ trong ao nuôi. Giảm độ mặn nước xuống 15-20‰ có thể hạn chế vi khuẩn Vibrio
  • 47. Lê Kim Trọng Đức 2023 47 phát triển, tăng sức đề kháng bằng quản lý môi trường tốt và bổsung vitamin C, A, E. Bệnh vi khuẩn thường xảy ra khi nước ao bẩn, tôm yếu, vì vậy nên áp dụng đồng thời các biện pháp siphon đáy, thay nước mới đểlàm giảm mật độ vi khuẩn trong nước. Sử dụng các sản phẩm trong danh mục cho sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bổ sung vitamin C vào thức ăn. Sử dụng dầu mực bao gói thức ăn với liều lượng 5-10ml/kg thức ăn, kích thích lột xácbằng Saponine 10-15g/m3 .  5. Bệnh do vi khuẩn dạng sợi  Bệnh thường gặp ở ao nuôi có hàm lượng chất hữu cơ cao, mật độ nuôi dày. Bệnh có biểu hiện mang tôm biến đenhoặc biến màu nâu, các chân ngực và chân bơi có màu xám bám đầy lông tơ. Bệnh nặng thì mang chuyển sang màu vàng, màu xám hoặc màu xanh bám nhiều lông tơ làm ảnh hưởng đến hô hấp. Tôm thường nổi đầu, dạt vào bờ và chết rải rác, nghiêm trọng hơn làm tôm không lột xác được. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn dạng sợi Leucothrix mucor, ngoài ra có thể do một số vi khuẩn dạng sợi khác như Cytophagr sp, Flexibacter sp, Thiothrix sp… Chúng có thể độc lập hay phối hợp với nhau gây bệnh ở mang, thân và các phụ bộ của tôm. Các vi khuẩn dạng sợi này sống hoại sinh trong nước biển, cửa sông và có thể bám lên bề mặt ngoài của tôm gây bệnh,có khả năng phân giải kitin, xenlulose và nhiều hợp chất hữu cơ khác.  Để phòng trị bệnh này cần cải thiện điều kiệnmôi trường và diệt vi khuẩn trên tôm bằng cách xi-phông đáy, thay nước mới để làm giảm mật độ vi khuẩn trong nước,tăng sức để kháng cho tôm bằng cách bổ sung vitamin C. Không nuôi mật độ quácao, tránh làm tôm bị tổn thương, định kỳ dùng chế phẩm vi sinh để giảm hàmlượng chất hữu cơ. Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng quản lý môi trường tốt vàbổ sung vitamin C, A, E và Beta-Glucan. Aođã bị bệnh thì dùng 1- 2mg/m3 Saponine hoặc bột hạt chè phun đều khắp ao kích thích tôm lột xác, sau khi tôm lột xác xong bơm thêm nước để giảm nồng độ Saponine; hoặc dùng 2- 5mg/m3 KMnO4 (thuốc tím) phunkhắp ao sau 4 giờ thì thay nuớc.  7. Bệnh mềm vỏ ở tôm thẻ chân trắng  Bệnh thường xảy ra trong các ao nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh. Tôm bệnh mềm vỏ thường có màu xỉn,vỏ bị mềm có khi rất mềm, vỏ rời thịt, thường yếu, kém hoạt động, dễ bị conkhác ăn thịt hoặc dễ bị các sinh vật gây bệnh tấn công, dễ bị mắc các bệnh bẩn mình bẩn mang, chết rải rác. Ngoài ra, tôm bị mềm vỏ thường chậmlớn, giảm giá trị thương phẩm. Bệnh mềm vỏ ở tôm thẻ chân trắng có nguyên nhânlà do thiếu dinh dưỡng, thức ăn thiếu canxi và phốt pho, độ cứng thấp, nước ao nuôi nhiễm thuốc trừ sâu, hàm lượng lân trong nước thấp.
  • 48. Lê Kim Trọng Đức 2023 48  Để phòng trị bệnh phải quản lý môi trường nước ao nuôi có độ kiềm từ80-160mg/l bằng cách bón vôi CaCO3 hay Dolomite (CaMg(CO3)2)định kỳ một tuần/lần cho ao nuôi. Quản lý môi trường ao nuôi thích hợp và ổn định tránh gây sốc cho tôm, bổ sung thêm khoáng thích hợp vào khẩu phần thức ăn như canxi/phos, premix…  8. Bệnh thiếu vitamin C  Tôm bị bệnh thiếu vitamin C thường xuất hiện các vùng cơ màu đen dướilớp vỏ ở mặt lưng của phần bụng, ở các chân bơi, chân bò, trên mang tôm cũng cócác vệt đen. Tôm ăn ít hoặc bỏăn, sức đề kháng giảm, khả năng chịu sốc kém, dễ bị các tác nhân gây bệnh cơhội tấn công tôm sinh trưởng chậm, chết rải rác 1-5% hàng ngày (tỷ lệ hao hụttổng cộng rất cao 80-90%). Bệnh thường gặp trong ao nuôi thâm canh, đặc biệt trong những ao tảo kém phát triển.  Để phòng trị bệnh cần bổ sung bổ sung một lượng vitamin C thích hợp vào khẩu phần thức ăn cho đến khi khỏi bệnh.Cho tôm ăn thường xuyên vitamin C với các ao nuôi bằng thức ăn côngnghiệp, môi trường ao nuôi thiếu tảo.  9. Bệnh cong thân  Tôm bị bệnh có hiện tượng cơ co rút, đuôi cong về phía bụng, không duỗi ra được. Bệnh thường xảy ra khi ta kéo tôm lên khỏi mặt nước đột ngột vào hững ngày nắng nóng hay lạnh rét,nhiệt độ không khí quá chênh lệch với nhiệt độ nước. Ngoài ra còn có thể do yếutố dinh dưỡng như thiếu hụt các chất vi lượng trong khẩu phần ăn của tôm.  Phòng bệnh cong thân cần tránh hiện tượng gây sốc do nhiệt độ, đảm bảođộ sâu cho ao, tránh bắt tôm vào ngày có nhiệt độ cao hay nhiệt độ thấp. Đồng thời bổ sung khoáng chất trong khẩu phần ăn nếu do yếu tố dinh dưỡng (thiếu hụtcác chất vi lượng).  Tôm bị cong thân và đục cơ  Thói quen sử dụng sàng, vó để kiểm tra tôm vào thời điểm nắng nóng trong ngày của bà con nuôi tôm sẽ dễ khiến tôm dễ bị cong thân đục cơ. Khi tôm được bắt lên bằng sàng, vó chúng sẽ có phản xạ nhảy lên và búng mạnh, nhiều con do vậy mà bị cong thân, phần đuôi cong chạm giáp ngực. Lúc này, mô cơ chạy dọc cơ thể sẽ biến thành màu trắng đục. Khi thả tôm lại xuống nước, chúng không thể co dãn như ban đầu nên sẽ chết.  Đục cơ ở tôm thẻ chân trắng  Đục cơ ở tôm thẻ chân trắng
  • 49. Lê Kim Trọng Đức 2023 49  Ngoài ra, việc bật tắt đột ngột các máy quạt nước trong ao cũng là nguyên nhân khiến tôm bị đục cơ. Tôm rất dễ bị sốc hay giật mình bởi các tiếng động từ máy quạt nước, vì vậy, theo bản năng chúng sẽ nhảy lên khỏi bề mặt nước, tiếp xúc với không khí và bị đục cơ. Để hạn chế tình trạng này, khi tôm đạt 10 gram/ con trở lên, bà con không nên tắt tất cả quạt nước mà nên duy trì ít nhất một máy quạt nước hoạt động trong ao, như vậy tôm sẽ đỡ bị giật mình mỗi lần mở dàn quạt nước.  Hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp khiến tôm bị đục cơ  Khi nguồn nước nuôi tôm có lượng oxy hòa tan quá thấp sẽ khiến các mô cơ của tôm chuyển sang trắng đục, một số con có thể bị trắng một phần ở gốc chân bơi. Khi hàm lượng oxy trong ao > 4ppm, cơ thể tôm có màu sáng bình thường. Nếu lượng oxy hòa tan thấp cùng mật độ nuôi cao, tôm thiếu oxy sẽ bị stress và chuyển dần sang trắng hay mờ đục. Đặc biệt, khi hàm lượng oxy trong ao xuống 1,7 ppm, tôm sẽ nổi đầu và đa số bị chết khi lột xác.  Tôm bị đục cơ do nhiễm bệnh  Bên cạnh những nguyên nhân liên quan đến thói quen chăn nuôi, môi trường nước, tôm còn bị đục cơ khi nhiễm bệnh do các loại vi khuẩn, virus. Chẳng hạn như vi bào tử trùng (Microsporidian), virus gây hoại tử cơ (infectious myonecrosis virus – IMNV), vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio ( Vibrio harveyi gây bệnh trắng đuôi).  Cách phòng bệnh  Hiện chưa có cách điều trị bệnh này ở tôm. Do vậy, bà con có thể phòng bệnh cho tôm bằng cách chọn lọc tôm bố mẹ cẩn thận, không bị nhiễm bệnh để nuôi. Đồng thời, thực hiện tốt các biện pháp cải tạo ao và kiểm soát môi trường nước nuôi tôm chặt chẽ để hạn chế bệnh cho tôm. 3. Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô  Nguyên nhân: Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô do infectious hypodermal and hematopoietic necrosis virus (IHHNV) gây ra. IHHNV được phân loại thuộc họ Parvoviridae, thuộc giống mớiBrevidensovirus.  Chuẩn đoán: Tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh biểu hiện chủy bị cong hoặc dị hình, các phụ bộ ở phần đầu ngực cũng có biêu hiện không bình thường, bị biến dạng, vỏ thô ráp sần sùi, râu tôm quăn queo, tăng trưởng của tôm giảm từ 10 – 30%, tôm bị còi cọc. Đối với tôm sú, khi biểu hiện bệnh tôm thường chuyển sang màu xanh, cơ bụng có màu trắng đục và tôm thường chết nhiều trong giai đoạn 10 – 20 ngày sau khi thả giống. Bệnh IHHNV làm giảm sản lượng và gây thiệt hại về kinh tế vì khi thu hoạch, tôm nhiễm bệnh thường có kích thước nhỏ, không đồng đều và dị hình.
  • 50. Lê Kim Trọng Đức 2023 50 Hình 8: Tôm thẻ chân trắng bệnh IHHNV với các dấu hiệu điển hình như cong quẹo, phần đuôi dị hình, biến dạng. Hình 9: Cận cảnh tôm thẻ chân trắng bệnh IHHNV. Tôm thẻ chân trắng có biểu hiện của bệnh IHHNV, thân tôm bị biến dạng
  • 51. Lê Kim Trọng Đức 2023 51 Hình 10: Tôm thẻ chân trắng có biểu hiện của bệnh IHHNV, thân tôm bị biến dạng, dị hình.  Phòng trị bệnh: Cách phòng bệnh hiệu quả nhất vẫn là sử dụng tôm bố mẹ có chất lượng cao, sạch bệnh. Phương pháp tiệt trùng trứng và ấu trùng là một phương pháp phòng bệnh hiệu quả tại các trại sản xuất giống. Đối với các ao nuôi tôm thịt, chọn lọc và kiểm tra con giống khỏe mạnh, sạch bệnh, không nhiễm IHHNV cũng là một cách phòng bệnh (Trần Thị Mỹ Duyên, 2013). Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô  Hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô là bệnh có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong vụ nuôi tôm. Bà con chú ý theo dõi tôm hàng ngày để phát hiện bệnh kịp thời.  Nguyên nhân gây bệnh  Infectious hypodermal and hematopoietic necrosis virus (IHHNV) chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô của tôm. Loại virus này thuộc họ Parvoviridae, giống Brevidensovirus.  Triệu chứng  tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh IHHNV  Dấu hiệu cong queo, phần đuôi dị hình, biến dạng khi tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh IHHNV  Đối với tôm thẻ chân trắng: Virus IHHNV có thể khiến tôm thẻ chân trắng bị dị hình ở các phụ bộ phần đầu ngực, chủy đầu, sống lưng và đuôi. Vỏ tôm trở nên thô ráp, sần sùi, tôm còi cọc, râu quăn queo, tốc độ tăng trưởng có thể giảm từ 10 – 30%.
  • 52. Lê Kim Trọng Đức 2023 52  Đối với tôm sú: Khi mắc bệnh cơ thể tôm sú thường chuyển màu sang xanh, bụng trắng đục và chết nhiều trong vòng 10 – 20 sau khi thả giống.  IHHNV khiến tôm phát triển chậm, kích thước nhỏ, không đồng đều. Do vậy tôm thu hoạch không đạt năng suất cao.  Cách phòng bệnh  Thả tôm giống khỏe mạnh, đã kiểm tra không nhiễm IHHNV bằng phương pháp PCR.  Giữ nguồn nước ao tốt, ngăn chặn các vật trung gian mang mầm bệnh trong ao như cua còng, chim,… 6. Bệnh Taura  Nguyên nhân: Bệnh do taura syndrome virus (TSV) gây ra.  Chẩn đoán: Tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh có màu đỏ nhạt, đặc biệt là phần đuôi. Ngoài ra, tôm còn có dấu hiệu khác như mềm vỏ và ruột rỗng. Hội chứng Taura gây chết với tỷ lệ cao (thường tỷ lệ gây chết từ 40% đến 90%) và lây lan nhanh. Virus Taura có thể nhiễm trên tôm sú gây ra bệnh đỏ đuôi: tôm có màu đỏ ở toàn bộ vùng đuôi quạt và các đốt thân kế tiếp ngược lên phía đầu; chân bò, chân bơi cũng có màu đỏ. Hình 18: Tôm thẻ chân trắng bệnh Taura.
  • 53. Lê Kim Trọng Đức 2023 53 Hình 19: Tôm thẻ chân trắng bệnh Taura (bên dưới) so với tôm khỏe (bên trên) Hình 20: Tôm thẻ chân trắng bệnh Taura, có kèm theo triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn. Hình 21: Tôm sú bệnh Taura.
  • 54. Lê Kim Trọng Đức 2023 54  Phòng trị bệnh: Áp dụng phương pháp phòng bệnh tổng hợp. Tương tự như phòng bệnh bệnh đốm trắng WSSV và bệnh đầu vàng, chọn con giống không có mầm bệnh sau khi qua kiểm tra PCR hoặc chọn con giống không nhiễm bệnh SPF (specific Pathogen Free).  Bệnh Taura  Bệnh Taura là bệnh hết sức nguy hiểm có tính lây lan nhanh ở tôm. Thời gian ủ bệnh lâu, nếu người nuôi không phát hiện bệnh kịp thời và kiểm soát thì khả năng tôm chết hàng loạt rất cao.  Nguyên nhân gây bệnh  Taura syndrome virus (TSV) chính loại virus gây bệnh Taura  Triệu chứng  Tôm thẻ chân trắng bị Taura  Tôm thẻ chân trắng bị Taura phần thân sẽ chuyển sang đỏ nhạt  Ở tôm thẻ chân trắng, bệnh Taura có thể khiến chúng chuyển sang màu đỏ nhạt, nhất là ở đuôi. Vỏ tôm bị mềm và ruột rỗng. Nếu tôm sú bị nhiễm Taura thì toàn bộ vùng đuôi quạt, các đốt thân, chân bơi, chân bò đều bị chuyển sang màu đỏ. Tốc độ lây lan của bệnh Taura rất nhanh và có thể gây tỷ tử vong cao từ 40 – 90%.  Cách phòng bệnh  Thực công tác phòng bệnh Taura cho tôm tương tự với bệnh đầu vàng hay bệnh đốm trắng. Bà con cần chú ý sàng lọc tôm nuôi cẩn thận bằng kỹ thuật PCR để đảm bảo chúng không bị nhiễm các loại virus, vi khuẩn gây bệnh.  Trên đây là tổng hợp các bệnh ở tôm phổ biến và cách phòng bệnh mà bà con có thể áp dụng. Để tôm luôn khỏe mạnh và đạt năng suất cao, bà con cần chủ động trong việc theo dõi quá trình phát triển của tôm hằng ngày nhằm phát hiện sớm các nguy cơ nhiễm bệnh và thực hiện xử lý kịp thời, hạn chế những rủi ro, thiệt hại đến hồ tôm. Ngoài ra cần xử lý kỹ ao nuôi, tìm nguồn giống chất lượng để hạn chế các bệnh ở tôm 7. Bệnh hoại tử cơ, trắng đuôi, đục cơ  Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh bệnh hoại tử cơ, trắng đuôi, đục cơ trên tôm. Dấu hiệu chung của bệnh này là phần cơ đuôi hoặc phần cơ ở các đốt thân khác hoặc toàn thân có màu trắng hoặc đục và có dấu hiệu hoại tử. Các nguyên nhân/trường hợp gây đục cơ trên tôm như sau:
  • 55. Lê Kim Trọng Đức 2023 55 – Đục cơ kết hợp với cong thân: Trường hợp này thường xảy ra khi nhấc nhá (sàn, vó) lên khỏi mặt nước vào ban ngày, khi nhiệt độ rất nóng. Tôm nhảy lên và búng mạnh, rồi sau đó một số con bị cong thân. Đuôi uốn cong chạm đến phần giáp ngực, cùng lúc đó mô cơ chạy dọc theo phần giữa cơ thể sẽ trở nên trắng đục. Sau khi được thả trở lại ao, tất cả tôm cong thân đều sẽ chết vì không có khả năng tự duỗi thẳng. Tương tự, khi chài tôm kiểm tra lúc nắng nóng, tôm cũng trắng cơ và cong thân. Cách tốt nhất để hạn chế là không nhấc nhá lên khỏi mặt nước hoặc sử dụng chài để kiểm tra tôm khi thời tiết nắng nóng. Hiện tượng này đôi khi cũng xảy ra khi tắt toàn bộ quạt nước lúc cho tôm ăn rồi bật quạt chạy trở lại. Việc các dàn quạt hoạt động trở lại có thể khiến tôm “giật mình” và nhiều con nhảy lên mặt nước tạo thành “làn sóng” chạy dọc theo ao. Hiện tượng này thường xảy ra vào lúc khuya, một vài con bị cong thân khi tiếp xúc với không khí và chuyển sang trắng cơ. Thường thì người nuôi không chú ý đến hiện tượng này và đến ngày hôm sau mới phát hiện có tôm chết ở trong ao. Vấn đề này thường xảy ra khi thời tiết có nhiệt độ cao và trong ao có nhiều loài tảo giáp phát triển. Mật độ tảo giáp cao làm cho nước có màu nâu đỏ và tôm yếu đi. Cách tốt nhất để tôm không nhảy lên mặt nước do bị sốc vì bật lại máy quạt nước là khi tôm đạt kích cỡ 10 gram/con hoặc lớn hơn thì người nuôi nên duy trì hoạt động của một vài dàn quạt, thậm chí trong lúc cho tôm ăn. – Đục cơ do trong quá trình vận chuyển hoặc sang ao: Khi kéo lưới để bắt tôm cho mục đích thu tỉa hay sang ao, một số tôm sẽ bị stress và một phần hay toàn bộ cơ thịt của nó sẽ bị trắng đục, hoặc thỉnh thoảng có sự pha lẫn giữa màu trắng và màu tối khác thường như màu cam hoặc màu đỏ hồng. Hầu hết tôm có màu khác thường này sẽ chết. Những con khác bị nhẹ nếu có hồi phục thì cũng mất vài ngày màu sắc cơ thể mới trở lại bình thường. Biện pháp tốt nhất là phải kiểm tra sức khoẻ tôm trước khi di chuyển sang ao mới. Nếu tôm khoẻ mạnh thì nó có thể chịu đựng được stress. Nếu người nuôi bắt đầu chuyển tôm và phát hiện thấy một vài con chuyển sang trắng đục thì nên hoãn lại. Nước dùng vận chuyển tôm phải có nhiệt độ 24 – 25 0C và hàm lượng oxy phải cao.
  • 56. Lê Kim Trọng Đức 2023 56 Hình 22: Tôm thẻ chân trắng bị đục cơ do quá trình vận chuyển. -Đục cơ do hàm lượng oxy thấp: Lượng oxy trong nước ao nuôi sẽ thấp nếu như không lắp đủ các dàn quạt nước tương ứng với số tôm trong ao. Theo kinh nghiệm, mỗi mã lực điện (HP) máy quạt nước thì sẽ cung cấp đủ oxy cho 400 – 500 kg tôm chân trắng. Người nuôi nên tính số lượng dàn quạt nước vừa đủ cung cấp oxy cho lượng tôm có trong ao. Ngoài ra, vị trí đặt dàn quạt nước cũng rất quan trọng, lắp đặt các dàn quạt nước đúng vị trí sẽ tạo được dòng chảy cuốn chất thải vào giữa ao, làm cho đáy ao luôn sạch, đồng thời làm cho oxy được khuyếch tán vào mọi nơi trong ao, đặc biệt là giữa ao, nơi diễn ra sự phân huỷ các chất hữu cơ được tích tụ từ xác tảo tàn và thức ăn dư thừa. Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ tăng lên trong suốt vụ nuôi và đây là nguyên nhân làm lượng oxy trong nước giảm xuống thấp. Chất thải hữu cơ tích tụ trong ao sẽ được vi sinh phân huỷ và hoạt động sống của chúng cần lượng lớn oxy. Khi trời có nhiều mây mù hoặc mưa trong vài ngày liên tục, tảo sẽ không thể quang hợp tốt và sẽ không tạo ra nhiều oxy. Trong khi đó, mọi sinh vật sống trong ao bao gồm tôm, tảo và vi sinh vật đều sử dụng oxy. Oxy hoà tan trong nước không đều và rất thấp ở giữa ao, đặc biệt là những ao không có sự trao đổi nước thường xuyên và thả tôm mật độ cao. Khi có nhiều tôm, người nuôi phải cung cấp nhiều thức ăn và màu nước ao sẽ đậm vì tảo phát triển dày đặc. Nếu oxy trong ao tôm từ 4 ppm trở lên, cơ thể tôm chân trắng có màu sáng bình thường. Nhưng trong những ao nuôi mật độ cao và oxy hòa tan thấp, thì tôm sẽ bị stress và cơ thể sẽ có xu hướng chuyển thành màu trắng hay mờ đục. Khi hàm lượng oxy xuống thấp 1,7 ppm thì tôm sẽ bơi lên mặt nước (tôm nổi đầu) và hầu hết sẽ chết khi lột xác. Hiện tượng này cũng đã được chứng minh ở phòng thí nghiệm Aquaculture Business Research Center của Đại học Kasetsart, Thái Lan. Tôm được nuôi trong bể kính có sục khí đầy đủ. Khi tắt máy sục khí, oxy trong nước giảm và kéo theo hoạt động của tôm giảm. Tôm không bơi lội nhiều và thường có khuynh hướng xuống gần đáy bể. Tôm sẽ không chết hoặc bơi lờ đờ lên mặt nước kể cả khi oxy trong nước thấp hơn 1 ppm. Tuy nhiên, khi hàm lượng oxy xuống thấp hơn thì hầu hết tôm có dấu hiệu mô cơ trở nên trắng đục. Một số con chỉ trắng tại phần gốc của các chân bơi. – Đục cơ do bệnh: Ngoài những trường hợp trên, tôm còn có thể đục cơ do bệnh lý. Hiện tại, có nhiều nghiên cứu đã xác định được nguyên nhân gây bệnh đục cơ trên tôm thẻ chân trắng là do tôm bị bệnh, ví dụ như do nhiễm vi bào tử trùng (Microsporidian), hay virus (IMNV, PvNV) hay do nhiễm vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio (bệnh trắng đuôi do Vibrio harveyi được đặt tên là “bệnh trắng đuôi do vi khuẩn” (BWTD – bacterial white tail disease). Ở vùng nuôi có độ mặn tương đối cao (25 – 35‰), tôm chuyển sang trắng đục ở một số bộ phận trên cơ thể, nhưng nguyên nhân không phải do stress mà thường do vi bào tử trùng (Microsporidian). Ngoài ra, tôm nhiễm virus gây hoại tử cơ (IMNV – infectious myonecrosis virus), hay bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng do nodavirus (PvNV –
  • 57. Lê Kim Trọng Đức 2023 57 Penaeus vannamei nodavirus). Hai loại virus IMNV và PvNV có nhiều đặc điểm giống với nodavirus gây bệnh trắng đuôi (WTD – white tail disease) trên tôm càng xanh (MrNV – Macrobrachium rosenbergii nodavirus). Cả hai loại virus này đầu tiên đều tấn công vào phần cơ tôm và có biểu hiện lâm sàng giống nhau là làm trắng hoặc đục ở đốt cơ đuôi trên họ tôm he. Các điểm hoại tử nhỏ bắt đầu ở phần đuôi rồi sau đó lan dần ra toàn thân. Tỷ lệ chết tích lũy khá cao, khoảng 40 – 70%.  Cho đến nay vẫn chưa có biện pháp chữa trị mà chủ yếu vẫn áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp như không dùng tôm bố mẹ nhiễm bệnh trong các trại giống, loại bỏ những tôm bệnh ra khỏi ao nuôi và làm tốt công tác cải tạo ao. Hình 23: Cấu trúc hình thái dòng vi khuẩn V. harveyi HLB0905 (bar = 2 µm) gây bệnh trắng đuôi.
  • 58. Lê Kim Trọng Đức 2023 58 Hình 24: Dấu hiệu lâm sàng của bệnh trắng đuôi trên tôm thẻ chân trắng. (A) Dấu hiệu tôm bệnh trắng đuôi từ ao nuôi tự nhiên; (B) Dấu hiệu tôm bệnh trắng đuôi sau khi gây cảm nhiễm bằng vi khuẩn V. harveyi HLB0905 phân lập được trong phòng thí nghiệm. Hình 25: Tôm sú bệnh “trắng đuôi”.
  • 59. Lê Kim Trọng Đức 2023 59 Hình 26: Tôm thẻ chân trắng bị đục cơ do nhiễm vi bào tử trùng (Microsporidian). Bệnh hoại tử cơ, trắng đuôi, đục cơ Bệnh hoại tử cơ và đục cơ rất hay xuất hiện ở tôm. Bệnh được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng Tôm bị đục cơ do vận chuyển, sang ao Khi thực hiện sang ao cho tôm, việc dùng lưới bắt tôm có thể khiến những con tôm yếu bị stress và chuyển màu 1 phần hay toàn bộ cơ thể sang màu trắng đục. Một số trường hợp, trên thân tôm còn có thể pha lẫn màu sắc khác như màu đỏ hồng hoặc màu cam. Những con tôm có màu khác lạ có khả năng chết rất cao. Nếu nhiễm bệnh nhẹ, tôm sẽ mất vài ngày để hồi phục và trở lại bình thường. Để phòng bệnh cho tôm, khi vận chuyển tôm bà con nên dùng nước có nhiệt độ 24 – 25 độ C và có hàm lượng oxy cao. Ngoài ra, nếu phát hiện có tôm đang bị nhiễm bệnh bà con cần hoãn ngay việc vận chuyển hay sang ao tôm.
  • 60. Lê Kim Trọng Đức 2023 60 MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN TÔM SÚ VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ I) BỆNH DO VIRUS GÂY RA 1. Bệnh virus gây hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV) trên tôm Bệnh IHHNV là bệnh thường gặp ở tấc cả các vùng nuôi và gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi. Do vậy, bà con nuôi tôm cần chú ý các dấu hiệu bệnh lý và tác nhân gây bệnh để khắc phục bệnh IHHNV trên tôm, nhằm góp phần giảm thiệt hại và phòng ngừa dịch bệnh lây lan. a. Tác nhân gây bệnh Tác nhân gây bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu là giống Parvovirus. Virus ký sinh trong nhân tế bào tuyến anten, tế bào hệ bạch huyết, tế bào mang, tế bào dây thần kinh, không có thể ẩn mà có thể vùi, chúng làm hoại tử và sưng to nhân vật chủ. b. Dấu hiệu bệnh lý Tôm nhiễm bệnh IHHNV thường hôn mê, hoạt động yếu, chủy biến dạng. Tôm bị bệnh lúc sắp chết thường chuyển màu xanh, cơ phần bụng màu đục. Ấu trùng và hậu ấu trùng có thể đã nhiễm virus nhưng bệnh không xảy ra, đến giai đoạn postlarvae 35 thì dấu hiệu chính của bệnh mới thể hiện và kèm theo tỷ lệ chết dữ dội. Tôm kém ăn, phân đàn cao. c. Đặc điểm phân bố và lây truyền của bệnh Bệnh IHHNV lan truyền cả chiều đứng và chiều ngang. - Chiều đứng: Trong quần đàn tôm nhiễm IHHNV, những con bị bệnh mà sống sót sẽ mang virus theo suốt cuộc đời và sau khi tham gia sinh sản sẽ truyền virus cho thế hệ con - Chiều ngang: Con khỏe ăn con bệnh làm bệnh này lây lan rất nhanh trong quần đàn tôm nuôi d. Giải pháp phòng bệnh chung do virus: IHHNV là bệnh do virus, nên hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu chữa trị. Phòng bệnh là biện pháp căn cơ. Để khắc phục bệnh cần quan tâm đến một số vấn đề sau: - Chỉ nên dùng tôm mẹ không nhiễm virus để tham gia sinh sản nhân tạo trong các trại tôm giống. - Nên chọn những đàn giống không nhiễm IHHNV bằng kỹ thuật PCR nuôi thịt. - Có thể áp dụng kỹ thuật sốc post larvae bằng formol (150 – 200 ppm) thời gian 30 phút và sục khí mạnh để loại đi những con post larvae yếu và mang mầm bệnh trước khi thả tôm giống xuống ao nuôi thương phẩm. - Làm tốt công tác tẩy dọn vệ sinh trước và sau một vụ nuôi để diệt virus tự do, quây lưới quanh bờ ao, căng dây, lắp hình nộm để ngăn chặn xâm nhập của những sinh vật
  • 61. Lê Kim Trọng Đức 2023 61 mang virus (cua, còng, chim ...). Diệt vật chủ trung gian mang mầm bệnh (cá tạp, hến, vẹm,...) bằng Reo, Oscill Alga 08. - Áp dụng hình thức nuôi tôm ít thay nước và không lấy nước trực tiếp từ biển để tránh sự xâm nhập của virus vào ao; duy trì thích hợp và ổn định các yếu tố môi trường. - Trong ao chứa, dùng Guarsa/ Gunmid-S để làm mất khả năng cảm nhiễm của virus tự do trong nước liều 0,7 - 1kg/1000 m3 nước. - Tùy theo từng địa phương mà chọn vụ nuôi thích hợp, tránh mùa mà bệnh thường xuất hiện. - Tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng bằng: Vigan, San Anti Shock, Calciphorus, Bioticbest, Hepavirol Plus - Ngoài ra, cần quản lý chất lượng nước và môi trường ao nuôi luôn thích hợp định kỳ dùng chế phẩm vi sinh Sanmeli, VS-Star - Khi bệnh đã xảy ra, cần sát trùng mạnh bằng Guarsa liều cao để diệt virus và sinh vật mang virus trước khi thả ra môi trường bên ngoài nhằm giảm lây lan trên diện rộng. 2. Bệnh đầu vàng trên tôm sú Bệnh đầu vàng xuất hiện trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng và nhiều loại tôm khác tại Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ... Ở Việt Nam, tôm nhiễm bệnh đầu vàng nhiều lúc thời tiết thay đổi lúc giao mùa, ở những vùng nuôi ven biển độ mặn cao. a. Triệu chứng: - Tôm ăn nhiều khác thường trong vài ngày, rồi bỏ ăn đột ngột. Sau đó 1-2 ngày tôm bơi lờ đờ không định hướng trên mặt nước hoặc ven bờ, bám vào bờ. - Phần đầu ngực, gan, tụy chuyển màu vàng, gan có thể có màu trắng nhạt, vàng nhạt hoặc nâu - Thân tôm có màu nhợt nhạt - Tôm chết rải rác trong vó rồi chết với mức độ tăng dần - Tôm chết rất nhanh trong vòng 3-5 ngày (có thể chết gần 100%) sau khi xuất hiện các triệu chứng. b. Nguyên nhân: - Bệnh do virus YHV (yellow head virus) là virus có acid nhân RNA chuỗi đơn, hình que, kích thước 44 x 173 nm, thuộc loài Nidovirales, họ Ronaviridae, chi Okavirus. c. Gải pháp Phòng bệnh: (xem giải pháp phòng bệnh chung do virus) Bệnh đầu vàng chưa có thuốc chữa.
  • 62. Lê Kim Trọng Đức 2023 62 II) BỆNH DO VI KHUẨN GÂY RA 1. Tôm bị cụt râu, mòn đuôi, đốm đen, đốm nâu Nguyên nhân: Bệnh do nấm hoặc các vi khuẩn như Vibrio, Aeromonas, Pseudomonas...gây ra. a. Dấu hiệu bệnh: Tôm bị bệnh thường xuất hiện các vùng mềm trên vỏ kitin, sau đó tạo nên các điểm nâu hay đen, trắng, tại đó vỏ kitin bị ăn mòn, các phần phụ (chân bò, chân bơi, râu…) và đuôi tôm có thể phồng lên rồi mòn cục dần. Tôm bị cụt râu một phần hay toàn bộ, đuôi và chân bò bị ăn mòn b. Cách trị bệnh: - Xử lý môi trường +Giảm lượng cho ăn 30-50%, thay nước (nếu có thể) Xử lý môi trường nuôi bằng Oscill Alga Shrimp 1 lít/1000 m3 nước (hoặc Bioxide 150 liều 1 lít/1000-1500 m3 nước) , 1-2 lần, tùy vào mức độ bệnh. +Trường hợp bội nhiễm kết hợp cả 2 +Kiểm tra môi trường nuôi, hấp thụ khí độc bằng Deosan, Odormen. - Trộn ăn +Trộn ăn Promic 10-15 g/kg thức ăn, 2 cử/ ngày, 3-5 ngày. Bị nặng dùng kháng sinh Genta-Cepha 10 g (hoặc Secotex 10 ml) cho 1 kg thức ăn, 2 lần/ngày, 5-7 ngày +Tăng sức đề kháng cho tôm: tạt và trộn ăn San Anti Sshock c. Giải pháp Phòng bệnh chung do vi khuẩn: + Xử lý kỹ ao nuôi trước khi thả tôm. Ngăn không cho nhiễm bệnh từ các ao nuôi lân cận (sử dụng riêng vợt, chài, vó... cho từng ao; sát trùng các dụng cụ dùng chung) + Định kỳ 7-10 ngày/lần sát khuẩn ao nuôi bằng Guarsa, Bioxide 150, Sandin 267 + Giữ sạch môi trường ao nuôi, định kỳ 3-5 ngày/lần cấy vi sinh Bon One, Sanmeli, VS- Star +Tăng cường miễn dịch, đề kháng cho tôm bằng San Anti Shock, Calciphorus, Vigan, Bacdoci, Hepavirol Plus
  • 63. Lê Kim Trọng Đức 2023 63 2. Bệnh phát sáng a. Nguyên nhân: - Do vi khuẩn V. harveyi: thường gặp trong ao có độ mặn cao, nhiệt độ nước tăng và hàm lượng chất hữu cơ lớn, oxy thấp - Do tảo: đặc biệt là nhóm tảo roi Dinoflagellate gồm Peridinium, Ceratium, Gymnodium, và một số tảo giáp - Phospho thăng hoa: do thức ăn dư thừa, lượng Phospho trong thức ăn không được hấp thu hết, lâu ngày tích lũy thành một lượng lớn trong bùn đất dưới dạng các hợp chất. Sự khuấy đảo nước + hoạt động của tôm làm nước phát sáng b. Triệu chứng trên tôm: - Tôm yếu, bơi không định hướng, tấp mé, phản ứng chậm chạp Mang và thân tôm có màu sẫm, bẩn, thịt đục màu. Gan viêm và teo nhỏ, mất chức năng tiêu hóa cho tôm. - Ăn giảm, hoặc bỏ ăn. Đầu, thân tôm phát sáng màu trắng - xanh lục trong bóng tối. Có đốm sáng rất nhỏ và nhiều trên phần cơ thịt của tôm - Quan sát bằng kính hiển vi thấy vi khuẩn phát sáng di chuyển trong cơ, máu tôm. - Tôm chậm lớn, có thể bị đóng rong ở mang và vỏ. - Tôm chết đáy rải rác tuỳ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nếu nhiễm bệnh 100% đàn tôm trong giai đoạn 45 ngày nuôi đầu, có thể chết hàng loạt. - Tôm ấu trùng nhiễm bệnh có màu trắng đục, nhiễm bệnh nạng thì lắng dưới đáy bể ương và chết hàng loạt. c. Phòng ngừa: (xem giải pháp phòng bệnh chung do VK) và một số lưu ý dưới đây: - Độ mặn: Không nuôi tôm ở độ mặn quá cao. Hạ độ mặn để ức chế vi khuẩn phát sáng. - Cần giữ môi trường ổn định không để tảo tàn đồng loạt làm mất màu nước và bùn đáy. Phát triển nhóm tảo lục (chlorella) để khống chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio harveyi. d. Biện pháp Xử lý: + Phát sáng do tảo: Thay 10-20% nước, vài ngày liên tục. Buổi sáng 8-10h dùng BKC++8000 liều 1 lít/1500-2000 m3 nước, buổi chiều 15-16h dùng Toxin Pond 4- 5 lít 1000 m3 nước. Sau đó dùng Super Z lắng xác tảo và hấp thu khí độc. Cấy lại vi sinh Sanmeli 227g/ 1000 m3 sau 48 giờ. + Phát sáng do phospho thăng hoa: Thay nước 10-20%, nhiều ngày liên tục, giảm lượng cho ăn, xi phong đáy (nếu có thể). Xử lý đáy bằng vi sinh Sanmeli 227 g/ 1000
  • 64. Lê Kim Trọng Đức 2023 64 m3 nước và VS-Star 4-5 lít/1000 m3 nước, dùng nhiều lần đến khi ao được cải thiện. + Phát sáng do V. harveyi: .Thay nước, hạ độ mặn .Tăng cường chạy quạt, cung cấp Oxy Better để duy trì hàm lượng oxy trong nước cao .Diệt khuẩn bằng Guarsa 500-700 g/ 1000 m3 nước hoặc Bioxide 150 1 lít/1000-1500 m3 nước. Sau 48 giờ cấy lại vi sinh Sanmeli 227 g/ 1000 m3 nước .Trộn ăn Oxytetracyline 10 ml + Secotex 10ml (hoặc dùng Genta-Cepha 10g) cho 1kg thức ăn, 2 lần/ ngày, liên tục 5-7 ngày, .Tăng cường sức đề kháng trộn ăn và tạt San Anti Shock III. BỆNH DO NHÓM SINH VẬT GÂY RA 1. Bệnh đóng rong nhớt a. Nguyên nhân: Bệnh đóng vôi, đóng rong xuất hiện chủ yếu là do tảo, nấm, động vật nguyên sinh và vi khuẩn tác động lẫn nhau gây ra bệnh. Theo Dr. Lightner, bệnh đóng rong xuất phát từ những Protozoe sống tự do trong ao hoặc trong bể nuôi, bọn này sống lơ lửng hoặc sống dưới đáy ao. b. Giai đoạn: Bệnh xuất hiện từ giai đoạn tôm giống cho đến lúc tôm trưởng thành, đặc biệt vào những tháng cuối vụ nuôi. c. Biểu hiện: Tôm toàn thân bị dơ, tập trung ở phần đầu ngực hay toàn thân, mang và các phụ bộ. Tôm yếu ớt, thường bỏ ăn, ít di chuyển và bơi tấp mé bờ, đồng thời mang thường bị tổn thương hoặc biến đổi màu sắc d. Cách xử lý: - Do tảo: Cải tạo môi trường ao nuôi, sử dụng men vi sinh (Pondozy B, Sanmeli ) hoặc hóa chất Alga RV để cắt tảo, quản lý tốt môi trường, đặc biệt là tránh hiện tượng dư thừa thức ăn - Do nấm, vi khuẩn, nguyên sinh động vật: Xử lý Bioxide 150 liều 1 lít/1000-1500 m3 nước. Nếu bị đóng rong nặng có thể đánh liên tiếp 2 -3 lần. Sau đó phải làm sạch đáy và nước bằng Sanmeli, VS-Star - Đảm bảo nhu cầu oxy cho tôm bằng tăng cường chạy quạt, sục khí - Tăng cường sức đề kháng: trộn ăn và tạt San Anti Shock - Tăng cường thay nước nhằm cải thiện môi trường đồng thời kích thích cho tôm lột bằng cách cho ăn kết hợp tạt khoáng Calciphorus