SlideShare a Scribd company logo
1 of 4
NHỮNG TIA SÁNG
Nguồn: http://www.mytnpa.org
Người viết: James H. Jauncey 13/03/2006
Cậu Bé Giữ Chuồng Ngựa Sáng Lập Trường Đại Học
Mới lên 10 tuổi, Neesima, cậu con trai Nhật Bản, đã phải làm việc
như một tôi mọi. Cậu được tự do làm nhiều điều, nhưng nếu muốn đi
khỏi nhà chủ, thì phải được chủ cho phép. Như nhiều người Nhật
khác hồi 1853, Neesima buộc phải làm tôi mọi vì cớ chế độ phong
kiến đương thời ấy, cậu chẳng biết chi hết về Đức Chúa Trời chân
thật và về Tin Lành của Đấng Christ.
Từ 200 năm nay, người ngoại quốc không được phép vào nước Nhật
và mọi ảnh hưởng ngoại lai bị ruồng ghét. Phận sự của Neesima là
giữ chuồng ngựa, nhưng thỉnh thoảng cậu cũng lẻn ra nhà thầy giáo
để đọc sách.
Có lần ông chủ bắt được và đánh đòn cậu. Ông hỏi cậu bằng một
giọng chế giễu: -Mày học để làm gì? Neesima lớn tiếng: -Vì một
người không học thì có hơn gì con vật? -Chà! Nhưng mày chỉ là một
đứa giữ chuồng ngựa. Dầu vậy, Neesima cứ tiếp tục học hỏi.
Rồi cậu nghe một chuyện kinh lạ. Nhiều chiến hạm Mỹ do Đô Đốc
Perry chỉ huy, đã xông vào các hải cảng Nhật và đòi phải mở cuộc
thông thương giữa hai nước. Nhật Hoàng bất đắc dĩ phải ưng thuận.
Neesima sanh ra tọc mạch, muốn biết những người ở xa xôi kia. Cậu
nhất định một ngày kia, sẽ vượt đại dương để thăm nước hùng mạnh
ấy.
Năm 11 tuổi, Neesima bắt đầu nghi ngờ sự thờ lạy hình tượng và tổ
tiên trong gia đình mình. Cậu thấy thợ lấy gỗ chạm trổ hình tượng, và
cậu lý luận rằng một thần sống không thể có bộ dạng như vậy. Ngày
kia, lúc cả gia dình quì mọp lạy hình tượng thì Nessima cứ đứng
thẳng, lòng cậu nặng nề, và cậu nói: -Thưa cha, con không thể thờ
cúng chung với cha nữa. -Mày điên sao? Cha hỏi. Neesima nhấn
mạnh: -Những hình tượng này không phải là chân thần. Nó chỉ là gỗ,
đá. Tại sao người sống lại thờ lạy vật chết? Ông già thở dài và lại
tiếp tục thờ cúng.
Neesima buồn rầu trong lòng, rón rén bước ra. Cậu không biết rằng
một ngày kia, mình sẽ dẫn đưa cha về thờ lạy Đức Chúa Trời hằng
sống và được thỏa mãn. Chắc phải có một Đấng mà cậu có thể thờ
lạy. Ước gì cậu có thể tìm thấy Ngài! Neesima cầu xin rằng: “Ôi! Nếu
Ngài có mặt, xin hãy nhìn xem tôi. Nếu Ngài có tai, xin hãy nghe tôi!”.
Cậu cho rằng Đức Chúa Trời có liên quan với những người Mỹ xa lạ
kia. Cậu nóng nảy ước ao đi Hakodate, là nơi các chiến hạm Mỹ thả
neo. Cậu xin cha cho phép đi tới đó nhưng chủ đánh cậu, không cho
đi. Suốt năm năm đằng đẵng, cậu cứ xin mãi, và rốt lại, ông chủ
nhượng bộ vì bực mình quá.
Nhưng khi tới Hakodate, cậu nhận thấy rằng mình phải biết tiếng
Anh, thì mới tiếp xúc với các người ngoại quốc kia được. Chẳng bao
lâu, số tiền nhỏ của cậu gần hết, và cậu tưởng mình đến phải quay
về nhà. Gần tới phút chót, cậu gặp một người đồng bào dạy cho vài
tiếng Anh. Nhưng cậu còn phải đi Mỹ để tìm hiểu Đức Chúa Trời.
Neesima biết rằng thử lìa khỏi nước Nhật là nguy hiểm dường nào.
Nếu nhà cầm quyền Nhật Bản bắt được, thì cậu bị tử hình. Nếu thoát
khỏi mà đi được, thì không hy vọng trở về quê hương nữa. Nhưng có
một cái gì trong lòng thúc đẩy cứ ra đi tìm kiếm Đức Chúa Trời. Một
người bạn ở hãng tàu đã sắp đặt cho cậu được nhận trên một chiếc
tàu đi Trung Hoa. Giữa đêm tối mịt, cậu đi ra bờ biển, và có chiếc
thuyền đưa cậu tới bến tàu, rồi cậu leo dây mà lên. Ông thuyền
trưởng giấu cậu khỏi các viên cảnh binh Nhật lục soát tàu sáng hôm
sau. Neesima nghe tiếng họ nói, nhưng họ vẫn không tìm thấy cậu.
Tại Thượng Hải, cậu may mắn tìm được việc làm trên chiếc tàu Mỹ
chở hàng, tên là Wild Rover. Đang khi tàu cất hàng tại Hương Cảng,
thì Neesima đi xem các tiệm buôn. Trong một tiệm sách, cậu nhận
thấy quyển Tân Ước, giống như Kinh Thánh chữ nho mà cậu đã thấy
mấy năm trước. Lòng cậu bồn chồn, nôn nả, nhưng cậu không có
tiền. Để mua quyển Tân Ước, cậu phải hy sinh một điều mà chỉ
người Nhật mới biết là lớn lao dường nào. Cậu bán thanh kiếm
samurai, tượng trưng cho lòng trung thành của mình đối với gia đình
và tổ quốc.
Cậu cầu nguyện rằng: “Ôi! Lạy Đức Chúa Trời, xin Ngài đừng để tôi
hy sinh vô ích!” Suốt một năm trên chiếc tàu chở hàng, cậu học mỗi
chữ trong Tân Ước đến nỗi thuộc lòng gần hết. Không một thủy thủ
nào nói đến sự tin theo Đấng Christ nhưng họ đều thân thiện với
Neesima. Để được thân mật và dễ kêu, họ đặt cho cậu biệt hiệu là:
“Joe”.
Tới thành phố Boston, cậu bị thất vọng đắng cay. Cuộc nội chiến mới
chấm dứt, và việc làm thật khó kiếm. Chẳng ai muốn mướn cậu vì
cậu nói tiếng Anh ít quá. Sau mấy tuần lễ nghỉ phép, viên thuyền
trưởng trở lại hải cảng, và thấy cậu hầu như tuyệt vọng. Ông trình
bày tình cảnh của Neesima với ông chủ tàu, và ông chủ muốn gặp
cậu, Neesima kể cho ông chủ tàu nghe đã bao năm mình khát khao
tìm kiếm Đức Chúa Trời và hiểu biết nước Mỹ. Ông chủ nói: -Em ơi,
em đã gần tới đích rồi. Tôi sẽ đem em về nhà và nhận em làm con.
Mồi miệng Neesima run lập cập. Cậu muốn nói, nhưng chẳng nói lên
lời, vì cậu cảm kích ơn Đức Chúa Trời lớn quá. Cha nuôi đặt tên cậu
là “Joseph Hardy Neesima”.
Bây giờ cậu được hiểu rõ Kinh Thánh, vì cha nuôi cậu là tín đồ Đấng
Christ. Neesima học biết rằng Cứu Chúa mà cậu đọc truyện đó đã
chịu chết vì cậu, đã chịu sự hình phạt mà cậu đáng phải chịu vì tội lỗi
mình. Cậu đáp lời Đấng Christ mời đến cùng Ngài bởi đức tin và cậu
tìm được sự bình an trong lòng mà mình đã suốt đời mong ước. Cậu
cảm tạ Đức Chúa Trời và hứa nguyện một ngày kia, sẽ đem Tin Lành
về xứ sở.
Neesima học hành chăm chỉ, giỏi giang; cậu đi trường đại học
Amherst, rồi trường thần đạo để dự bị làm Mục sư. Đương khi ấy
nhiều cuộc biến cải xảy ra tại Nhật. Năm 1867, một Nhật Hoàng đảo
lộn chính sách và quyết định “nhập cảng” lề lối tân thời của Âu Mỹ.
Vua gởi một phái đoàn sang Mỹ và khi vấn đề ngôn ngữ bất đồng
nêu lên, thì Neesima được cử làm thông ngôn. Suốt mấy tháng
Neesima cùng đi với phái đoàn khắp nước Mỹ và nhiều nước Âu
Châu. Nhân viên phái đoàn nhận thấy khả năng của ông, bèn mời
ông về giúp một tay kiến thiết nước Nhật. Khi họ sắp sửa về nước,
thì phát ngôn nhân của phái đoàn nói rằng: -Neesima, chúng tôi ước
ao ông vui lòng phụng sự tổ quốc mà nhận chức cố vấn giáo dục của
chính phủ Nhật. Ông đáp: -Nhưng tôi là một kẻ bị xã hội ruồng bỏ.
-Hết rồi, Nhật Hoàng đã ân xá ông. Đây là một giờ phút trọng đại cho
Neesima. Bây giờ ông được tự do trở về tổ quốc và sum họp với gia
đình. Ông nói: -Tôi xin cảm tạ các ông. Thật là một vinh dự lớn cho
tôi. Tôi sẽ trở về Nhật, nhưng không phải để làm chính trị gia mà để
làm đại sứ của Đức Chúa Jesus Christ.
Neesima tin rằng nước Nhật rất cần một trường đại học Tin Lành.
Sau đó, ông trình bày dự án này với ban trị sự một hội truyền giáo.
Họ bèn mời ông thuyết trình vấn đề ấy tại một đại hội đồng truyền
giáo. Ông để nhiều thì giờ soạn bài thuyết trình nhưng đến khi xúc
động, ông đã quên hết. Ông bèn nói đến bao nhiêu triệu người Nhật
đang thờ tà thần, nhưng có thể tiếp nhận Tin Lành nếu có chỗ huấn
luyện các giáo sĩ bổn quốc. Hội chúng chịu cảm động sâu xa, và mọi
người đứng dậy quyên dâng, tổng cộng được 5.000 Mỹ kim. Với sự
giúp đỡ này và lời hứa thêm nữa, Neesima có thể bắt tay mở trường
đại học. ông xây trường tại Kyoto, là trung tâm của thần đạo (quốc
giáo nước Nhật) và nguyên là thủ đô nước Nhật.
Sự chống đối và bắt bớ rất dữ dội, nhưng ông không bỏ dở công
cuộc. Ông đặt tên trường là “Doshisha” nghĩa là: “Thân hữu vì một
mục đích”. Trường đại học Doshisha trở thành nơi ẩn náu cho các
thanh niên bị đuổi khỏi gia đình vì đã xưng nhận Đấng Christ. Có một
nhóm thanh niên đã đi 500 dặm để vào nơi ẩn náu này.
Suốt mười lăm năm, Neesima gây dựng công cuộc này. Hàng ngàn
người trở lại tin theo Đấng Christ, kể cả thân phụ ông. Nhưng nhu
cầu lớn lao quá, nên ông hiến thân, không giữ lại chút gì. Neesima
đã kiệt sức giữa công vụ, và năm 1890, ông qua đời mới 47 tuổi.
Ông vốn chỉ là một cậu con trai giữ chuồng ngựa, nhưng Đức Chúa
Trời đã nghe lời cầu nguyện của ông và ban phước cho ông hơn cả
các vị đế vương quí tộc.
-James H. Jauncey-

More Related Content

What's hot

Quan Âm Hương Tích - Thích Nhất Hạnh
Quan Âm Hương Tích - Thích Nhất HạnhQuan Âm Hương Tích - Thích Nhất Hạnh
Quan Âm Hương Tích - Thích Nhất HạnhTrong Hoang
 
Nguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucNguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucco_doc_nhan
 
Nguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucNguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucco_doc_nhan
 
Dam song tren bo vuc
Dam song tren bo vucDam song tren bo vuc
Dam song tren bo vucco_doc_nhan
 
Hạt giống tâm hồn 11
Hạt giống tâm hồn 11Hạt giống tâm hồn 11
Hạt giống tâm hồn 11Son Nguyen
 
Hạt giống tâm hồn 10
Hạt giống tâm hồn 10Hạt giống tâm hồn 10
Hạt giống tâm hồn 10Son Nguyen
 
Hạt giống tâm hồn 10
Hạt giống tâm hồn 10Hạt giống tâm hồn 10
Hạt giống tâm hồn 10Cuong Pham
 
Hat giong tam_hon_tap_9_vuot_qua_thu_thach
Hat giong tam_hon_tap_9_vuot_qua_thu_thachHat giong tam_hon_tap_9_vuot_qua_thu_thach
Hat giong tam_hon_tap_9_vuot_qua_thu_thachTu Sắc
 

What's hot (8)

Quan Âm Hương Tích - Thích Nhất Hạnh
Quan Âm Hương Tích - Thích Nhất HạnhQuan Âm Hương Tích - Thích Nhất Hạnh
Quan Âm Hương Tích - Thích Nhất Hạnh
 
Nguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucNguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phuc
 
Nguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucNguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phuc
 
Dam song tren bo vuc
Dam song tren bo vucDam song tren bo vuc
Dam song tren bo vuc
 
Hạt giống tâm hồn 11
Hạt giống tâm hồn 11Hạt giống tâm hồn 11
Hạt giống tâm hồn 11
 
Hạt giống tâm hồn 10
Hạt giống tâm hồn 10Hạt giống tâm hồn 10
Hạt giống tâm hồn 10
 
Hạt giống tâm hồn 10
Hạt giống tâm hồn 10Hạt giống tâm hồn 10
Hạt giống tâm hồn 10
 
Hat giong tam_hon_tap_9_vuot_qua_thu_thach
Hat giong tam_hon_tap_9_vuot_qua_thu_thachHat giong tam_hon_tap_9_vuot_qua_thu_thach
Hat giong tam_hon_tap_9_vuot_qua_thu_thach
 

Viewers also liked

Vi he thong ngay09 - nh nam
Vi he thong   ngay09 - nh namVi he thong   ngay09 - nh nam
Vi he thong ngay09 - nh namMark Ng
 
Vi he thong ngay03 - nh nam
Vi he thong   ngay03 - nh namVi he thong   ngay03 - nh nam
Vi he thong ngay03 - nh namMark Ng
 
Che bien cac phu pham giet mo
Che bien cac phu pham giet moChe bien cac phu pham giet mo
Che bien cac phu pham giet moBuu Dang
 
Vi he thong ngay01 - nh nam
Vi he thong   ngay01 - nh namVi he thong   ngay01 - nh nam
Vi he thong ngay01 - nh namMark Ng
 
Kiến trúc chuyển mạch quang MEMS
Kiến trúc chuyển mạch quang MEMSKiến trúc chuyển mạch quang MEMS
Kiến trúc chuyển mạch quang MEMSHung Nghiem
 

Viewers also liked (6)

Vi he thong ngay09 - nh nam
Vi he thong   ngay09 - nh namVi he thong   ngay09 - nh nam
Vi he thong ngay09 - nh nam
 
Vi he thong ngay03 - nh nam
Vi he thong   ngay03 - nh namVi he thong   ngay03 - nh nam
Vi he thong ngay03 - nh nam
 
Che bien cac phu pham giet mo
Che bien cac phu pham giet moChe bien cac phu pham giet mo
Che bien cac phu pham giet mo
 
Vi he thong ngay01 - nh nam
Vi he thong   ngay01 - nh namVi he thong   ngay01 - nh nam
Vi he thong ngay01 - nh nam
 
Btl chi tiết máy
Btl chi tiết máyBtl chi tiết máy
Btl chi tiết máy
 
Kiến trúc chuyển mạch quang MEMS
Kiến trúc chuyển mạch quang MEMSKiến trúc chuyển mạch quang MEMS
Kiến trúc chuyển mạch quang MEMS
 

Similar to Nhung tia sang

Nguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucNguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucLong Do Hoang
 
101 Câu Chuyện Thiền - Trần Trúc Lâm
101 Câu Chuyện Thiền - Trần Trúc Lâm101 Câu Chuyện Thiền - Trần Trúc Lâm
101 Câu Chuyện Thiền - Trần Trúc LâmPhật Ngôn
 
101 cau chuyen_thien_-_tran_truc_lam
101 cau chuyen_thien_-_tran_truc_lam101 cau chuyen_thien_-_tran_truc_lam
101 cau chuyen_thien_-_tran_truc_lamVu Duc Nguyen
 
Cau chuyen ve mot nguoi hoi giao
Cau chuyen ve mot nguoi hoi giaoCau chuyen ve mot nguoi hoi giao
Cau chuyen ve mot nguoi hoi giaohhdzungamway
 
Su phu tran long ho
Su phu tran long hoSu phu tran long ho
Su phu tran long honhatthai1969
 
Chuyện một đoạn kết có hậu VHN
 Chuyện một đoạn kết có hậu VHN Chuyện một đoạn kết có hậu VHN
Chuyện một đoạn kết có hậu VHNVo Hieu Nghia
 
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gian
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gianNhung nguoi hanh phuc nhat tran gian
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gianLong Do Hoang
 
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gian
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gianNhung nguoi hanh phuc nhat tran gian
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gianco_doc_nhan
 
Jenny phương ngày mai tôi sẽ chết
Jenny phương ngày mai tôi sẽ chếtJenny phương ngày mai tôi sẽ chết
Jenny phương ngày mai tôi sẽ chếtJenny Phương
 
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troiTam long cha tren troi
Tam long cha tren troiLong Do Hoang
 
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troiTam long cha tren troi
Tam long cha tren troico_doc_nhan
 
Cuộc đời Smith Wigglesworth.pdf
Cuộc đời Smith Wigglesworth.pdfCuộc đời Smith Wigglesworth.pdf
Cuộc đời Smith Wigglesworth.pdfTOAN Kieu Bao
 
Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênNgười thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênPham Long
 
Doc thu-dac-nhan-tam
Doc thu-dac-nhan-tamDoc thu-dac-nhan-tam
Doc thu-dac-nhan-tamhangnguyenhn
 
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docxHÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docxTOAN Kieu Bao
 
Vụ Án Một Người Tu (Thích Như Điển)
Vụ Án Một Người Tu (Thích Như Điển)Vụ Án Một Người Tu (Thích Như Điển)
Vụ Án Một Người Tu (Thích Như Điển)Phật Ngôn
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songco_doc_nhan
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songLong Do Hoang
 

Similar to Nhung tia sang (20)

Nguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucNguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phuc
 
101 Câu Chuyện Thiền - Trần Trúc Lâm
101 Câu Chuyện Thiền - Trần Trúc Lâm101 Câu Chuyện Thiền - Trần Trúc Lâm
101 Câu Chuyện Thiền - Trần Trúc Lâm
 
101 cau chuyen_thien_-_tran_truc_lam
101 cau chuyen_thien_-_tran_truc_lam101 cau chuyen_thien_-_tran_truc_lam
101 cau chuyen_thien_-_tran_truc_lam
 
Cau chuyen ve mot nguoi hoi giao
Cau chuyen ve mot nguoi hoi giaoCau chuyen ve mot nguoi hoi giao
Cau chuyen ve mot nguoi hoi giao
 
Su phu tran long ho
Su phu tran long hoSu phu tran long ho
Su phu tran long ho
 
Chuyện một đoạn kết có hậu VHN
 Chuyện một đoạn kết có hậu VHN Chuyện một đoạn kết có hậu VHN
Chuyện một đoạn kết có hậu VHN
 
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gian
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gianNhung nguoi hanh phuc nhat tran gian
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gian
 
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gian
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gianNhung nguoi hanh phuc nhat tran gian
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gian
 
Tro ve mai nha xua
Tro ve mai nha xuaTro ve mai nha xua
Tro ve mai nha xua
 
Jenny phương ngày mai tôi sẽ chết
Jenny phương ngày mai tôi sẽ chếtJenny phương ngày mai tôi sẽ chết
Jenny phương ngày mai tôi sẽ chết
 
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troiTam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
 
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troiTam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
 
Cuộc đời Smith Wigglesworth.pdf
Cuộc đời Smith Wigglesworth.pdfCuộc đời Smith Wigglesworth.pdf
Cuộc đời Smith Wigglesworth.pdf
 
Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênNgười thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiên
 
Ephata 604
Ephata 604Ephata 604
Ephata 604
 
Doc thu-dac-nhan-tam
Doc thu-dac-nhan-tamDoc thu-dac-nhan-tam
Doc thu-dac-nhan-tam
 
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docxHÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
 
Vụ Án Một Người Tu (Thích Như Điển)
Vụ Án Một Người Tu (Thích Như Điển)Vụ Án Một Người Tu (Thích Như Điển)
Vụ Án Một Người Tu (Thích Như Điển)
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
 

Nhung tia sang

  • 1. NHỮNG TIA SÁNG Nguồn: http://www.mytnpa.org Người viết: James H. Jauncey 13/03/2006 Cậu Bé Giữ Chuồng Ngựa Sáng Lập Trường Đại Học Mới lên 10 tuổi, Neesima, cậu con trai Nhật Bản, đã phải làm việc như một tôi mọi. Cậu được tự do làm nhiều điều, nhưng nếu muốn đi khỏi nhà chủ, thì phải được chủ cho phép. Như nhiều người Nhật khác hồi 1853, Neesima buộc phải làm tôi mọi vì cớ chế độ phong kiến đương thời ấy, cậu chẳng biết chi hết về Đức Chúa Trời chân thật và về Tin Lành của Đấng Christ. Từ 200 năm nay, người ngoại quốc không được phép vào nước Nhật và mọi ảnh hưởng ngoại lai bị ruồng ghét. Phận sự của Neesima là giữ chuồng ngựa, nhưng thỉnh thoảng cậu cũng lẻn ra nhà thầy giáo để đọc sách. Có lần ông chủ bắt được và đánh đòn cậu. Ông hỏi cậu bằng một giọng chế giễu: -Mày học để làm gì? Neesima lớn tiếng: -Vì một người không học thì có hơn gì con vật? -Chà! Nhưng mày chỉ là một đứa giữ chuồng ngựa. Dầu vậy, Neesima cứ tiếp tục học hỏi. Rồi cậu nghe một chuyện kinh lạ. Nhiều chiến hạm Mỹ do Đô Đốc Perry chỉ huy, đã xông vào các hải cảng Nhật và đòi phải mở cuộc thông thương giữa hai nước. Nhật Hoàng bất đắc dĩ phải ưng thuận. Neesima sanh ra tọc mạch, muốn biết những người ở xa xôi kia. Cậu nhất định một ngày kia, sẽ vượt đại dương để thăm nước hùng mạnh ấy. Năm 11 tuổi, Neesima bắt đầu nghi ngờ sự thờ lạy hình tượng và tổ tiên trong gia đình mình. Cậu thấy thợ lấy gỗ chạm trổ hình tượng, và cậu lý luận rằng một thần sống không thể có bộ dạng như vậy. Ngày kia, lúc cả gia dình quì mọp lạy hình tượng thì Nessima cứ đứng thẳng, lòng cậu nặng nề, và cậu nói: -Thưa cha, con không thể thờ cúng chung với cha nữa. -Mày điên sao? Cha hỏi. Neesima nhấn mạnh: -Những hình tượng này không phải là chân thần. Nó chỉ là gỗ, đá. Tại sao người sống lại thờ lạy vật chết? Ông già thở dài và lại tiếp tục thờ cúng.
  • 2. Neesima buồn rầu trong lòng, rón rén bước ra. Cậu không biết rằng một ngày kia, mình sẽ dẫn đưa cha về thờ lạy Đức Chúa Trời hằng sống và được thỏa mãn. Chắc phải có một Đấng mà cậu có thể thờ lạy. Ước gì cậu có thể tìm thấy Ngài! Neesima cầu xin rằng: “Ôi! Nếu Ngài có mặt, xin hãy nhìn xem tôi. Nếu Ngài có tai, xin hãy nghe tôi!”. Cậu cho rằng Đức Chúa Trời có liên quan với những người Mỹ xa lạ kia. Cậu nóng nảy ước ao đi Hakodate, là nơi các chiến hạm Mỹ thả neo. Cậu xin cha cho phép đi tới đó nhưng chủ đánh cậu, không cho đi. Suốt năm năm đằng đẵng, cậu cứ xin mãi, và rốt lại, ông chủ nhượng bộ vì bực mình quá. Nhưng khi tới Hakodate, cậu nhận thấy rằng mình phải biết tiếng Anh, thì mới tiếp xúc với các người ngoại quốc kia được. Chẳng bao lâu, số tiền nhỏ của cậu gần hết, và cậu tưởng mình đến phải quay về nhà. Gần tới phút chót, cậu gặp một người đồng bào dạy cho vài tiếng Anh. Nhưng cậu còn phải đi Mỹ để tìm hiểu Đức Chúa Trời. Neesima biết rằng thử lìa khỏi nước Nhật là nguy hiểm dường nào. Nếu nhà cầm quyền Nhật Bản bắt được, thì cậu bị tử hình. Nếu thoát khỏi mà đi được, thì không hy vọng trở về quê hương nữa. Nhưng có một cái gì trong lòng thúc đẩy cứ ra đi tìm kiếm Đức Chúa Trời. Một người bạn ở hãng tàu đã sắp đặt cho cậu được nhận trên một chiếc tàu đi Trung Hoa. Giữa đêm tối mịt, cậu đi ra bờ biển, và có chiếc thuyền đưa cậu tới bến tàu, rồi cậu leo dây mà lên. Ông thuyền trưởng giấu cậu khỏi các viên cảnh binh Nhật lục soát tàu sáng hôm sau. Neesima nghe tiếng họ nói, nhưng họ vẫn không tìm thấy cậu. Tại Thượng Hải, cậu may mắn tìm được việc làm trên chiếc tàu Mỹ chở hàng, tên là Wild Rover. Đang khi tàu cất hàng tại Hương Cảng, thì Neesima đi xem các tiệm buôn. Trong một tiệm sách, cậu nhận thấy quyển Tân Ước, giống như Kinh Thánh chữ nho mà cậu đã thấy mấy năm trước. Lòng cậu bồn chồn, nôn nả, nhưng cậu không có tiền. Để mua quyển Tân Ước, cậu phải hy sinh một điều mà chỉ người Nhật mới biết là lớn lao dường nào. Cậu bán thanh kiếm samurai, tượng trưng cho lòng trung thành của mình đối với gia đình và tổ quốc. Cậu cầu nguyện rằng: “Ôi! Lạy Đức Chúa Trời, xin Ngài đừng để tôi hy sinh vô ích!” Suốt một năm trên chiếc tàu chở hàng, cậu học mỗi
  • 3. chữ trong Tân Ước đến nỗi thuộc lòng gần hết. Không một thủy thủ nào nói đến sự tin theo Đấng Christ nhưng họ đều thân thiện với Neesima. Để được thân mật và dễ kêu, họ đặt cho cậu biệt hiệu là: “Joe”. Tới thành phố Boston, cậu bị thất vọng đắng cay. Cuộc nội chiến mới chấm dứt, và việc làm thật khó kiếm. Chẳng ai muốn mướn cậu vì cậu nói tiếng Anh ít quá. Sau mấy tuần lễ nghỉ phép, viên thuyền trưởng trở lại hải cảng, và thấy cậu hầu như tuyệt vọng. Ông trình bày tình cảnh của Neesima với ông chủ tàu, và ông chủ muốn gặp cậu, Neesima kể cho ông chủ tàu nghe đã bao năm mình khát khao tìm kiếm Đức Chúa Trời và hiểu biết nước Mỹ. Ông chủ nói: -Em ơi, em đã gần tới đích rồi. Tôi sẽ đem em về nhà và nhận em làm con. Mồi miệng Neesima run lập cập. Cậu muốn nói, nhưng chẳng nói lên lời, vì cậu cảm kích ơn Đức Chúa Trời lớn quá. Cha nuôi đặt tên cậu là “Joseph Hardy Neesima”. Bây giờ cậu được hiểu rõ Kinh Thánh, vì cha nuôi cậu là tín đồ Đấng Christ. Neesima học biết rằng Cứu Chúa mà cậu đọc truyện đó đã chịu chết vì cậu, đã chịu sự hình phạt mà cậu đáng phải chịu vì tội lỗi mình. Cậu đáp lời Đấng Christ mời đến cùng Ngài bởi đức tin và cậu tìm được sự bình an trong lòng mà mình đã suốt đời mong ước. Cậu cảm tạ Đức Chúa Trời và hứa nguyện một ngày kia, sẽ đem Tin Lành về xứ sở. Neesima học hành chăm chỉ, giỏi giang; cậu đi trường đại học Amherst, rồi trường thần đạo để dự bị làm Mục sư. Đương khi ấy nhiều cuộc biến cải xảy ra tại Nhật. Năm 1867, một Nhật Hoàng đảo lộn chính sách và quyết định “nhập cảng” lề lối tân thời của Âu Mỹ. Vua gởi một phái đoàn sang Mỹ và khi vấn đề ngôn ngữ bất đồng nêu lên, thì Neesima được cử làm thông ngôn. Suốt mấy tháng Neesima cùng đi với phái đoàn khắp nước Mỹ và nhiều nước Âu Châu. Nhân viên phái đoàn nhận thấy khả năng của ông, bèn mời ông về giúp một tay kiến thiết nước Nhật. Khi họ sắp sửa về nước, thì phát ngôn nhân của phái đoàn nói rằng: -Neesima, chúng tôi ước ao ông vui lòng phụng sự tổ quốc mà nhận chức cố vấn giáo dục của chính phủ Nhật. Ông đáp: -Nhưng tôi là một kẻ bị xã hội ruồng bỏ. -Hết rồi, Nhật Hoàng đã ân xá ông. Đây là một giờ phút trọng đại cho Neesima. Bây giờ ông được tự do trở về tổ quốc và sum họp với gia đình. Ông nói: -Tôi xin cảm tạ các ông. Thật là một vinh dự lớn cho
  • 4. tôi. Tôi sẽ trở về Nhật, nhưng không phải để làm chính trị gia mà để làm đại sứ của Đức Chúa Jesus Christ. Neesima tin rằng nước Nhật rất cần một trường đại học Tin Lành. Sau đó, ông trình bày dự án này với ban trị sự một hội truyền giáo. Họ bèn mời ông thuyết trình vấn đề ấy tại một đại hội đồng truyền giáo. Ông để nhiều thì giờ soạn bài thuyết trình nhưng đến khi xúc động, ông đã quên hết. Ông bèn nói đến bao nhiêu triệu người Nhật đang thờ tà thần, nhưng có thể tiếp nhận Tin Lành nếu có chỗ huấn luyện các giáo sĩ bổn quốc. Hội chúng chịu cảm động sâu xa, và mọi người đứng dậy quyên dâng, tổng cộng được 5.000 Mỹ kim. Với sự giúp đỡ này và lời hứa thêm nữa, Neesima có thể bắt tay mở trường đại học. ông xây trường tại Kyoto, là trung tâm của thần đạo (quốc giáo nước Nhật) và nguyên là thủ đô nước Nhật. Sự chống đối và bắt bớ rất dữ dội, nhưng ông không bỏ dở công cuộc. Ông đặt tên trường là “Doshisha” nghĩa là: “Thân hữu vì một mục đích”. Trường đại học Doshisha trở thành nơi ẩn náu cho các thanh niên bị đuổi khỏi gia đình vì đã xưng nhận Đấng Christ. Có một nhóm thanh niên đã đi 500 dặm để vào nơi ẩn náu này. Suốt mười lăm năm, Neesima gây dựng công cuộc này. Hàng ngàn người trở lại tin theo Đấng Christ, kể cả thân phụ ông. Nhưng nhu cầu lớn lao quá, nên ông hiến thân, không giữ lại chút gì. Neesima đã kiệt sức giữa công vụ, và năm 1890, ông qua đời mới 47 tuổi. Ông vốn chỉ là một cậu con trai giữ chuồng ngựa, nhưng Đức Chúa Trời đã nghe lời cầu nguyện của ông và ban phước cho ông hơn cả các vị đế vương quí tộc. -James H. Jauncey-