SlideShare a Scribd company logo
1 of 174
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
SUVĂNTHOONG THIÊNGTHẾPVÔNGSA
T¸c ®éng cña kinh tÕ thÞ tr-êng ®èi víi
nÒn quèc phßng ë céng hoµ d©n chñ nh©n d©n lµo
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2015
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
SUVĂNTHOONG THIÊNGTHẾPVÔNGSA
T¸c ®éng cña kinh tÕ thÞ tr-êng ®èi víi
nÒn quèc phßng ë céng hoµ d©n chñ nh©n d©n lµo
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số : 62 31 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Vũ Văn Phúc
2. PGS.TS Nguyễn Thị Như Hà
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong
luận án là trung thực. Những kết luận khoa học
của luận án chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Suvănthoong Thiêngthếpvôngsa
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5
1.1. Các nghiên cứu của các nhà kinh tế học tư sản cổ điển, các nhà
kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, các nhà kinh tế học hiện đại
và các nhà nghiên cứu Việt Nam 6
1.2. Các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nước Cộng hoà
dân chủ nhân dân Lào 25
1.3. Những khoảng trống luận án cần tiếp tục nghiên cứu 27
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỐI VỚI NỀN QUỐC PHÒNG 28
2.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế thị trường 28
2.2. Mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng - cơ sở khách quan về sự
tác động của kinh tế thị trường đối với nền quốc phòng 47
Chương 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỐI VỚI NỀN QUỐC PHÒNG Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN
DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2000 - 2013 63
3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63
3.2. Thực trạng tác động của kinh tế thị trường đối với nền quốc phòng
ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2000-2013 76
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY
NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG
TIÊU CỰC CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI NỀN
QUỐC PHÒNG Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
ĐẾN NĂM 2020 112
4.1. Một số dự báo xu hướng phát triển và tác động của kinh tế thị
trường đối với nền quốc phòng ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
trong thời gian đến năm 2020 112
4.2. Những quan điểm cơ bản nhằm phát huy tác động tích cực và hạn
chế tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường đối với nền quốc
phòng ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đến 2020 121
4.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác động tích cực và hạn
chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đối với nền quốc
phòng ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào 128
KẾT LUẬN 159
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CCTT : Cơ chế thị trường
CHDCND : Cộng hoà dân chủ nhân dân
CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CNQP : Công nghiệp quốc phòng
CNTB : Chủ nghĩa tư bản
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
KH-CN : Khoa học - công nghệ
KTHH : Kinh tế hàng hoá
KTNN : Kinh tế nhà nước
KTTT : Kinh tế thị trường
KT-XH : Kinh tế - xã hội
LLSX : Lực lượng sản xuất
LLVT : Lực lượng vũ trang
NDCM : Nhân dân cách mạng
QPTD : Quốc phòng toàn dân
SMQS : Sức mạnh quân sự
SXHH : Sản xuất hàng hoá
TBCN : Tư bản chủ nghĩa
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
3.1 Một số chỉ số kinh tế và dân số Lào năm 2000-2013 65
3.2 Giá trị sản xuất nông nghiệp qua các năm 2000-2013 66
3.3 Sản xuất lương thực năm 2000-2013 67
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
Tên hình Trang
2.1 Các bước chuyển biến và các mô hình phát triển kinh tế
hàng hoá trong lịch sử
35
2.2 Cơ chế thị trường 44
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Số hiệu
đồ thị
Tên đồ thị Trang
3.1 Cán cân thương mại Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào giai
đoạn 2000 - 2013
72
3.2 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2005-2013 74
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Cộng hoà dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào, vấn đề phát triển kinh
tế hàng hoá (KTHH), kinh tế thị trường (KTTT) đã được Đảng đặt ra nghiên
cứu, từng bước nâng cao nhận thức để chỉ đạo thực hiện quá trình đổi mới về
kinh tế - xã hội (KT-XH) nhằm đạt được mục tiêu tạo cho đất nước giàu mạnh
và phồn vinh, nhân dân có cuộc sống bình yên, hạnh phúc, xã hội có an ninh,
văn minh và công bằng.
Kinh tế thị trường về bản chất là KTHH phát triển ở trình độ cao, khi lực
lượng sản xuất (LLSX) phát triển mạnh đạt trình độ xã hội hoá cao, các thành
tựu của khoa học - công nghệ (KH-CN) được ứng dụng vào sản xuất - kinh doanh
mạnh mẽ, các quan hệ kinh tế được thực hiện thông qua quan hệ hàng hoá - tiền
tệ. Đối với nước Lào, phát triển KTTT là sự tiếp thu có chọn lọc những giá trị
tinh hoa của nhân loại để xây dựng nền kinh tế đất nước vững mạnh. Đây là vấn
đề hoàn toàn mới mẻ trong lịch sử của nước Lào. Do đó, quá trình vận động và
xây dựng đó đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ cả về lý luận và thực tiễn cần được
nghiên cứu và giải quyết. Ở nước Lào, sau 25 năm hình thành và phát triển
KTTT đã có những tác động sâu sắc đến các lĩnh vực của đời sống KT-XH,
quốc phòng, an ninh... với cả những tác động theo hướng tích cực và cả
những tác động tiêu cực. Những năm qua, nền quốc phòng của Lào được xây
dựng trên cơ sở tư duy quân sự mới và tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc, đặt
trong mối quan hệ tác động qua lại giữa cơ sở kinh tế với kiến trúc thượng
tầng, giữa kinh tế với quốc phòng. Trong điều kiện nền kinh tế đất nước phát
triển dưới tác động của các quy luật kinh tế của KTTT, nền quốc phòng nước
Lào tất yếu chịu tác động không nhỏ của KTTT. Song sự tác động của KTTT
như thế nào đối với nền quốc phòng là những vấn đề cần được nghiên cứu giải
quyết. Bởi vậy, việc nghiên cứu sự phát triển KTTT và làm rõ sự tác động của
nó đối với nền quốc phòng là đòi hỏi khách quan bức xúc cả về mặt lý luận và
2
thực tiễn. Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trên đây tác giả chọn đề
tài "Tác động của kinh tế thị trường đối với nền quốc phòng ở Cộng hoà dân
chủ nhân dân Lào" để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành
kinh tế chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về mối quan hệ giữa KTTT
với nền quốc phòng của đất nước để phân tích thực trạng tác động của KTTT
đối với nền quốc phòng, dự báo tác động của KTTT đối với nền quốc phòng
những năm tới ở nước Lào. Từ đó đề xuất những quan điểm cơ bản và các
giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế những tác động
tiêu cực, khắc phục các hạn chế của KTTT đối với việc củng cố và tăng
cường nền quốc phòng ở nước Lào.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản của KTTT và mối quan hệ
giữa kinh tế với quốc phòng - cơ sở khách quan về sự tác động của KTTT đối
với nền quốc phòng.
- Phân tích thực trạng tác động của KTTT đối với nền quốc phòng trên
cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Nêu ra một số dự báo về xu hướng phát triển
và tác động của KTTT đối với nền quốc phòng trong thời gian tới.
- Đề xuất những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy
những tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của KTTT đối với nền
quốc phòng ở CHDCND Lào.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Luận án lấy sự tác động của KTTT đối với nền quốc phòng ở
CHDCND Lào làm đối tượng nghiên cứu. Vấn đề bản chất kinh tế thị trường
được bàn luận đến ở mức độ tìm cơ sở để phân tích rõ đối tượng nghiên cứu
của đề tài.
3
Luận án chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng tác động của KTTT đối với
nền quốc phòng ở CHDCND Lào trong giai đoạn 2000 - 2013, dự báo cho
thời gian đến năm 2020
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết về chiến tranh và
quân đội, lý luận kinh tế quân sự, đường lối chính sách của Đảng Nhân dân cách
mạng (NDCM) Lào, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và chỉ thị
của Bộ Quốc phòng CHDCND Lào. Đồng thời kế thừa và phát triển các công
trình khoa học đã công bố của các nhà khoa học. Luận án sử dụng phương pháp
cơ bản của kinh tế chính trị học: Phương pháp trừu tượng hoá khoa học.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Phân tích và chỉ ra những tác động của KTTT đối với nền quốc phòng
ở nước Lào hiện nay và trong thời gian tới.
- Đề xuất những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy
những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của KTTT đối
với sự tăng cường nền quốc phòng ở nước Lào.
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Kết quả đạt được của luận án sẽ góp thêm cơ sở khoa học vào việc
hoạch định quá trình phát triển KTTT và tác động của nó đối với nền quốc
phòng ở CHDCND Lào. Luận án còn là tài liệu tham khảo cho việc nghiên
cứu, giảng dạy môn kinh tế chính trị và kinh tế quân sự ở các nhà trường
trong và ngoài quân đội.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
được chia làm 4 chương, 10 tiết.
Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
4
Chương 2. Cơ sở lý luận về tác động của kinh tế thị trường đối với nền
quốc phòng.
Chương 3. Thực trạng tác động của kinh tế thị trường đối với nền quốc
phòng ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2000-2013.
Chương 4. Quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những tác
động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đối với nền
quốc phòng ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020.
5
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Xét về mặt lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội, KTHH đã có
mầm mống từ trong xã hội nô lệ, hình thành trong xã hội phong kiến và được
phát triển rộng rãi, đạt trình độ cao trong xã hội tư bản chủ nghĩa (TBCN), sản
xuất và trao đổi hàng hoá chính là những tiền đề quan trọng ban đầu cho sự ra
đời và phát triển KTTT. KTTT - một hình thức phát triển cao của KTHH giản
đơn, một thuật ngữ xuất hiện gắn với sự ra đời và phát triển chủ nghĩa tư bản
(CNTB) mà giai đoạn đầu có tên gọi là KTTT tự do.
Trong lịch sử, vấn đề KTTT đã được nhiều tác giả bàn luận, có nhiều
công trình quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là các tác giả kinh điển của chủ nghĩa
Mác - Lênin: C.Mác với tác phẩm "Tư bản", "Hàng hoá và tiền tệ" (1867);
Ph.Ăngghen với tác phẩm "Chống Đuy Rinh" (1878); V.I. Lênin với tác phẩm
"Bàn về cái gọi là vấn đề thị trường" (1893); "Sự phát triển của chủ nghĩa tư
bản ở Nga" (1896-1899). Trước các ông đã để lại nhiều tác phẩm của các nhà
kinh tế học tư sản cổ điển như Adam Smith, David Ricardo ở những năm cuối
thế kỷ XVIII và đầu XIX; các nhà kinh tế học tư sản hiện đại như J.M.Keynes
ở những năm 30 của thế kỷ XX và mới đây là lý thuyết kinh tế học của Paul
A.Samuelson, David Begg…
Tuy nhiên, nghiên cứu quá trình tác động của KTTT đối với nền quốc
phòng, mặc dù đã và đang được các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ nền
kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền KTTT có sự quản lý của Nhà nước
như ở CHDCND Lào, Cộng hoà XHCN Việt Nam… quan tâm, nhưng các
công trình nghiên cứu lý thuyết có tính hệ thống về vấn đề này chưa xuất hiện
nhiều. Để nêu rõ căn cứ xuất phát của các nghiên cứu trong luận án, xin trình
bày một cách khái quát các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
6
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU CỦA CÁC NHÀ KINH TẾ HỌC TƯ SẢN CỔ
ĐIỂN, CÁC NHÀ KINH ĐIỂN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, CÁC NHÀ KINH
TẾ HỌC HIỆN ĐẠI VÀ CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU VIỆT NAM
1.1.1. Các nhà kinh tế học tư sản cổ điển
Chủ nghĩa trọng thương ra đời và tồn tại ở Tây Âu vào giữa thế kỷ
XV đến giữa thế kỷ XVII, chiếm vị trí quan trọng và là nét nổi bật trong đời
sống kinh tế các nước Tây Âu giai đoạn này. Nó là hình thái đầu tiên của hệ
tư tưởng kinh tế tư sản trong giai đoạn tích luỹ nguyên thuỷ tư bản nhằm
chống lại tư tưởng kinh tế phong kiến và tìm nguồn gốc giàu có từ thương
nghiệp, tuyệt đối hoá vai trò thương nghiệp, bảo vệ lợi ích của tư bản thương
nghiệp. Điểm xuất phát của chủ nghĩa trọng thương là tiền: "Tiền là nội
dung căn bản của của cải", là tài sản thật sự của một quốc gia. Một nước
càng có nhiều tiền (vàng) thì càng giàu có. Còn "hàng hoá " chỉ là phương
tiện làm tăng thêm khối lượng tiền tệ mà thôi. Chủ nghĩa trọng thương cũng
đề cao vai trò của nhà nước trong phát triển thương nghiệp. Theo Thomas
Mun (1571-1614) là nhà kinh tế học Anh: "Thương mại là hòn đá thử vàng
cho sự phồn thịnh của quốc gia, không có phép lạ nào khác để kiếm tiền trừ
thương mại". Tiêu biểu lớn nhất là W.Petty (1623-1687) là nhà kinh tế học
người Anh. Luận điểm của ông là: "Đất là mẹ, lao động là cha của của cải",
"Giá trị hàng hoá chính là sự phản ánh giá trị của tiền tệ, cũng như ánh sáng
của mặt trăng là sự phản chiếu của ánh sáng mặt trời". W.Petty được đánh
giá cao là cha đẻ của kinh tế chính trị học [6, tr.53-71].
Mặc dù chủ nghĩa trọng thương có vai trò rất to lớn, nhưng cũng
không tránh khỏi được mặt hạn chế.
Về mặt tích cực:
- Chủ nghĩa trọng thương là học thuyết kinh tế đầu tiên trong lịch sử,
tiến bộ hơn hẳn so với tư tưởng kinh tế phong kiến và thuyết lý tôn giáo còn
đang thịnh hành ở nhiều nước thời bấy giờ.
7
- Lần đầu tiên đưa ra quan điểm về sự giàu có là giá trị, là tiền.
- Nêu quan điểm mục đích hoạt động của nền KTHH là lợi nhuận.
- Tư tưởng nhà nước can thiệp vào kinh tế về sau được kinh tế học
hiện đại sử dụng.
Về mặt hạn chế:
- Học thuyết còn mang tính phiến diện, chỉ nghiên cứu quan hệ kinh tế
trong lĩnh vực lưu thông, tuyệt đối hoá vai trò của lưu thông mà không quan
tâm đến sản xuất, phân phối và tiêu dùng.
- Những luận điểm của chủ nghĩa trọng thương mới dừng ở phân tích
thực tiễn để đưa ra những lời khuyên về chính sách kinh tế, rất ít tính lý luận.
- Chưa biết đến quy luật kinh tế. Họ coi thương trường là chiến
trường, người này được thì người kia mất, dân tộc này làm giàu thì dân tộc
khác phải hy sinh.
- Giá cả hàng hoá là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá
trên thị trường. Như vậy, tiền tệ chính là sự phản ánh giá trị của hàng hoá, chứ
không phải ngược lại như trong luận điểm của W.Petty.
Học thuyết kinh tế của Adam Smith.
Adam Smith (1723-1790) là một nhà kinh tế chính trị học nổi tiếng
thuộc trường phái cổ điển Anh. Học thuyết kinh tế của ông được thể hiện tập
trung trong cuốn "Của cải của các dân tộc", xuất bản năm 1776. Ông đã có
công trong phát triển phương pháp trừu tượng hoá trong nghiên cứu kinh tế
chính trị, có nhiều đóng góp vào việc xây dựng các phạm trù, quy luật của
KTTT và phân tích nền sản xuất TBCN.
Theo Paul A.Samuelson: Adam Smith là nhà tiên tri của chủ nghĩa tự do
kinh tế. Adam Smith là một nhà kinh tế học người Anh được Paul A.Samuelson-
người đứng đầu trường phái chính hiện đại - coi ông là nhà tiên tri của chủ
nghĩa tự do kinh tế. Thật vậy, trước Adam Smith, tuy đã có các nhà kinh tế
phân tích nền KTHH, nhưng lại đưa ra đề nghị phải dựa vào nhà nước để phát
8
triển kinh tế. Chủ nghĩa trọng thương thế kỷ XV - XVII cho rằng, để làm tăng
của cải của một quốc gia, cần phải có sự giúp đỡ của nhà nước. W.Petty là
"cha đẻ của kinh tế chính trị học", khi tìm giải pháp cho phát triển kinh tế đã
rất coi trọng các quy luật kinh tế, cho rằng trong kinh tế cũng như trong y học,
cần phải tính đến những quá trình tự nhiên, không nên dùng hành động cưỡng
bức riêng của mình chống lại những quá trình đó. Cho đến cuối thế kỷ XVIII,
tư tưởng tự do kinh tế mới trở thành một học thuyết. Người khởi xướng nó là
Adam Smith. Chủ nghĩa tự do kinh tế là một học thuyết phát triển trên quan
điểm đề cao vai trò của cơ chế thị trường (CCTT), đề cao tự do kinh doanh, tự
do cạnh tranh, chống lại sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế.
Theo Adam Smith: "Tiền là bánh xe vĩ đại của lưu thông", là "công cụ
đặc biệt của trao đổi và thương mại". Lý luận về tiền tệ viết trong cuốn "Của
cải của các dân tộc". Adam Smith đã chỉ rõ:
- Tiền tệ ra đời là do yêu cầu của trao đổi hàng hoá.
- Tiền tệ (vàng, bạc, đồng) có các chức năng thước đo giá trị, phương
tiện lưu thông và phương tiện thanh toán.
- Với các chức năng trên, tiền trở thành phương tiện thúc đẩy lưu
thông hàng hoá.
- Tiền không chỉ là công cụ để thúc đẩy lưu thông hàng hoá trong
nước, mà còn là phương tiện để thực hiện quan hệ xuất nhập khẩu, mở rộng
lưu thông hàng hoá với nước ngoài, mở rộng thương mại quốc tế.
Lý thuyết "Bàn tay vô hình" của Adam Smith thực chất là lý thuyết về
CCTT tự điều tiết.
- Adam Smith khẳng định, nền kinh tế bình thường là nền kinh tế phát
triển trên cơ sở tự do cạnh tranh, tự do mua bán và trao đổi. Đó là nền KTTT.
Sự hoạt động của nền KTTT chịu sự chi phối bởi "Bàn tay vô hình".
- "Bàn tay vô hình" là hệ thống các quy luật kinh tế khách quan tự
phát hoạt động và chi phối hoạt động của con người, là một "trật tự tự nhiên".
9
- Để có sự hoạt động của trật tự tự nhiên, cần phải có những điều kiện
nhất định đó là: i) Sự tồn tại và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá;
ii) Nền kinh tế phải được phát triển trên cơ sở tự do kinh tế. Cần thiết phải có
tự do sản xuất, tự do liên doanh, liên kết, tự do mậu dịch; iii) Trên cơ sở đó,
hình thành mối quan hệ phụ thuộc vào nhau giữa người với người.
Tóm lại, lý thuyết "Bàn tay vô hình" của Adam Smith đã đề cao vai
trò của quy luật kinh tế khách quan trong điều tiết nền KTTT, đề cao tính độc
lập, tự chủ, sáng tạo và tinh thần tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh của các
chủ kinh tế. Coi thị trường tự do là lực lượng, sức mạnh điều tiết sản xuất và
tiêu dùng của xã hội [6, tr.76-84].
Nước CHDCND Lào hiện nay đã chuyển sang vận hành nền kinh tế
theo CCTT có sự quản lý của Nhà nước, phát triển theo định hướng XHCN,
nhưng còn nhiều yếu tố sơ khai. Việc nghiên cứu học thuyết kinh tế nói
chung, lý thuyết "Bàn tay vô hình" nói riêng của Adam Smith có ý nghĩa cung
cấp một tri thức quan trọng về vai trò của CCTT trong điều tiết nền kinh tế.
Trong cơ chế này, mọi việc lựa chọn sản xuất và việc tiêu dùng của các chủ
thể kinh tế đều được thực hiện dưới tác động của quy luật kinh tế khách quan,
theo mệnh lệnh của thị trường. CCTT là cơ chế điều chỉnh linh hoạt các
nguồn lực trong nền kinh tế theo hướng hiệu quả, tự nó có thể tạo ra sự cân
đối cung - cầu hàng hoá trên thị trường. Bởi vậy, cần có nhận thức đúng vai
trò của CCTT và có giải pháp để phát huy vai trò đó trong vận hành nền kinh
tế nước ta hiện nay.
Lý thuyết "Bàn tay vô hình" mới chỉ quan tâm đến mặt tích cực của
thị trường, mà không thấy tác động tiêu cực hay thất bại mà tự nó không thể
khắc phục được, nên đã tuyệt đối hoá vai trò của thị trường, phủ nhận vai trò
kinh tế của nhà nước.
Một bài học được rút ra qua việc nghiên cứu lý thuyết này là: cần có
cách nhìn khách quan, khoa học về CCTT. Không nên tuyệt đối hoá vai trò
10
của thị trường trong điều tiết nền kinh tế. Sự điều tiết của nhà nước đối với
nền kinh tế là cần thiết để ngăn ngừa, khắc phục những thất bại của thị
trường, để thị trường hoạt động có hiệu quả.
1.1.2. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin
Trong hệ thống lý luận của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác -
Lênin, các công trình nghiên cứu về "Hàng hoá, tiền tệ" chiếm vị trí quan
trọng. Khi nghiên cứu và phân tích các quan hệ kinh tế để tìm ra các quy luật
vận động của xã hội tư bản, nhằm hoàn thiện học thuyết kinh tế của mình,
được C.Mác (1818-1883) trình bày kỹ lưỡng trong bộ "Tư bản".
Trong xây dựng học thuyết giá trị, C.Mác đã kế thừa những nhân tố
khoa học cơ bản trong lý luận giá trị của David Ricardo (1772-1823) - người
kế thừa những nhân tố khoa học và gạt bỏ những sai lầm trong học thuyết giá
trị - giá cả của Adam Smith.
Những lý luận căn bản mà C.Mác đã vượt qua David Ricardo để đưa
lý luận giá trị thành học thuyết giá trị:
- C.Mác đã phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng
hoá (SXHH) là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Nhờ sự phát hiện này,
C.Mác đã chỉ rõ lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng còn lao động trừu tượng
tạo ra giá trị hàng hoá, khi phân tích các quy luật chi phối nền SXHH TBCN phải
bắt đầu từ việc phân tích hàng hoá và coi hàng hoá là tế bào cấu tạo nên phương
thức sản xuất này, C.Mác cho rằng: "Trong những xã hội do phương thức sản
xuất TBCN chi phối thì của cải biểu hiện ra là một "đống hàng hoá khổng lồ" còn
từng hàng hoá một thì biểu hiện ra là hình thái nguyên tố của cải ấy" [18, tr.61].
- Dựa vào phân tích chất của giá trị hàng hoá là lao động kết tinh, lao
động trừu tượng, lao động xã hội kết tinh vào giá trị hàng hoá, còn lượng giá trị
của hàng hoá là lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng
hoá. C.Mác đã trình bày một cách khoa học quy luật giá trị, quy luật cơ bản của
sản xuất và lưu thông hàng hoá, từ đó hoàn chỉnh lý luận giá trị - lao động.
11
Tóm lại, C.Mác đã hệ thống và kế thừa các nhân tố khoa học trong lý
luận giá trị của các bậc tiền bối mà trực tiếp là từ David Ricardo. Ông đã khảo
sát và phân tích hàng hoá với tư cách là tế bào kinh tế của phương thức sản
xuất TBCN, trong đó chứa đựng mối quan hệ cơ bản của phương thức này
trên các mặt bản chất, đại lượng, hình thái biểu hiện và quy luật tác động để
hình thành học thuyết giá từ của mình.
V.I. Lênin (1870-1924) là người kế tục sự nghiệp của C.Mác. Ông
phân tích sự vận động của CNTB từ tự do cạnh tranh sang độc quyền và đề
xuất các nguyên lý về xây dựng nền kinh tế XHCN. Từ đó, ra đời môn kinh tế
chính trị Mác - Lênin.
Sau Cách mạng tháng Mười, chúng ta thấy rằng, sau khi ra khỏi nội
chiến, "Chính sách cộng sản thời chiến", trưng thu lương thực thừa không còn
phù hợp nữa. Mà thay vào đó là "Chính sách kinh tế mới" (NEP) được ban
hành vào đầu năm 1921, do V.I.Lênin khởi thảo, là lối ra cho nền kinh tế
nông nghiệp nước Nga chuyển sang nông nghiệp hàng hoá. Điều này đã thể
hiện rõ trong tác phẩm "Bàn về thuế lương thực".
NEP của V.I.Lênin là nhằm tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH)
ở Nga trong điều kiện chuyển sang thời bình thay cho chính sách "cộng sản
thời chiến". Nó bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Thay chính sách trưng thu lương thực bằng chính sách thuế lương
thực. Theo chính sách này, người nông dân chỉ nộp thuế lương thực cố định ở
mức tối thiểu trong nhiều năm căn cứ vào điều kiện tự nhiên của đất canh tác.
Mức thuế thấp sẽ kích thích nông dân tích cực sản xuất, sau khi nộp thuế cho
nhà nước, phần dư thừa sẽ được trao đổi tự do trên thị trường.
- Tổ chức thị trường, thương nghiệp, thiết lập quan hệ hàng hoá - tiền
tệ giữa nhà nước và nông dân, giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp
và nông nghiệp.
12
- Phát triển "Kinh tế nhiều thành phần", sử dụng rộng rãi các hình thức
kinh tế quá độ như kinh tế tư bản nhà nước, áp dụng hạch toán kinh tế trong
doanh nghiệp nhà nước (DNNN), thực hiện kiểm kê, kiểm soát…
NEP của V.I. Lênin có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với sự khôi phục
và phát triển kinh tế, văn hoá trong nước, cũng như có ý nghĩa quốc tế to lớn
đối với các nước phát triển theo định hướng XHCN, đặc biệt là đối với nước
CHDCND Lào có nền kinh tế chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
sang nền KTTT có sự quản lý của Nhà nước.
Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin đã không chỉ dừng lại ở
nghiên cứu các vấn đề kinh tế mà còn đề cập đến mối quan hệ giữa kinh tế với
quốc phòng và chiến tranh.
Những tư tưởng của các ông bàn về vấn đề này được trình bày ở nhiều
tác phẩm, nhưng tập trung nhất ở tác phẩm "Chống Đuy Rinh" của
Ph.Ăngghen (1878), phần lý luận về bạo lực. Xung quanh mối quan hệ về
kinh tế với bạo lực (quân sự, chiến tranh, quốc phòng), Ph.Ăngghen (1820-
1895) cho rằng: "Bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, những điều kiện kinh tế và
tài nguyên kinh tế đều là những cái giúp cho "bạo lực" chiến thắng, nếu
không có những điều kiện và tài nguyên đó thì bạo lực không còn là bạo lực
nữa" [19, tr.242].
Trong tác phẩm "Hải cảng Lữ Thuận thất thủ" (1905), V.I. Lênin cũng
đã đề cập sự phụ thuộc của quốc phòng, chiến tranh vào kinh tế thông qua việc
phân tích nước Nhật đổ tiền của, công sức, trí tuệ để chế tạo các chiến hạm.
V.I.Lênin khẳng định rằng: "Một đội quân giỏi nhất, những người trung thành
nhất với sự nghiệp cách mạng cũng đều sẽ lập tức bị kẻ thù tiêu diệt, nếu họ
không được vũ trang, tiếp tế lương thực và huấn luyện đầy đủ" [14, tr.497].
Như vậy, xét một cách tổng quát nhất về mặt lý luận cũng như lướt
qua về lịch sử, có thể thấy, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin đã đề cập
không ít đến sự phát triển của sản xuất có vai trò to lớn đối với sự phát triển
13
KT-XH. Đồng thời các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin cũng đề cập khá
nhiều mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, là hai
lĩnh vực có tác động, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Nghiên cứu những quan
điểm lý luận của nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin trên có ý nghĩa cả về
mặt lý luận và thực tiễn.
Về mặt lý luận, có thể thấy trong khuôn khổ của quan hệ sản xuất
TBCN. Quá trình tư bản xâm nhập vào sản xuất, kinh doanh theo phương
thức sản xuất TBCN cũng là quá trình từng bước cải biến nền sản xuất nhỏ
thành nền sản xuất lớn.
Về mặt thực tiễn, cho ta cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh
tế đối với những nước trong quá trình chuyển từ kinh tế tự cấp, tự túc sang
KTHH. Đồng thời phải tính đến một cuộc cách mạng cả về mặt LLSX và quan
hệ sản xuất theo hướng tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH)
đất nước.
1.1.3. Các nhà kinh tế học hiện đại
Lý thuyết KTTT xã hội ở Cộng hoà Liên bang Đức
- Lý thuyết KTTT xã hội được hình thành và phát triển ở Cộng hoà
Liên bang Đức từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Những đại biểu chủ yếu là
W.Euskens, W.Ropke, Erhard, Muller, Armack.
- Tư tưởng cơ bản là đảm bảo tự do thị trường, tự do cạnh tranh,
không có sự khống chế của độc quyền, bảo vệ bất khả xâm phạm của sở hữu
tư nhân, bảo vệ hệ thống kinh tế TBCN, nhà nước can thiệp vào nền kinh tế ở
mức độ nhất định nhằm thực hiện công bằng xã hội. Yếu tố xã hội là một nội
dung chủ yếu của KTTT xã hội [6, tr.307-320].
- Theo họ, mặc dù thị trường mang lại kết quả tối ưu cho các hoạt
động kinh tế, nhưng nó cũng tác động đến xã hội mang lại những kết quả
không mong muốn. Bởi vậy, yếu tố xã hội có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong
KTTT xã hội.
14
+ Mục tiêu của yếu tố xã hội là nhằm nâng cao mức sống của các
nhóm dân cư có mức thu nhập thấp nhất, bảo vệ tất cả các thành viên của xã
hội chống lại những khó khăn về kinh tế và đau khổ về mặt xã hội do những
rủi ro của cuộc sống gây nên.
+ Công cụ để đạt được những mục tiêu trên là:
Một là, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm tạo nên thu nhập cao hơn
và giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Hai là, phân phối thu nhập công bằng: tăng tiền lương tương ứng với
tăng lợi nhuận của nhà tư bản và ổn định giá cả. Phải cơ cấu hệ thống đảm
bảo công bằng xã hội có ảnh hưởng đáng kể đối với sự phân phối và đối với
hạnh phúc của các tầng lớp nghèo khổ nhất trong xã hội.
Ba là, bảo hiểm xã hội, gồm bảo hiểm thất nghiệp, tuổi già, sức khoẻ,
tai nạn.
Bốn là, phúc lợi xã hội bao gồm trợ cấp xã hội cho những người
nghèo, trợ cấp nhà ở cho những người không có thu nhập hoặc thu nhập quá
thấp, trợ cấp nuôi con…
Ngoài ra, lý thuyết KTTT xã hội của Cộng hoà Liên bang Đức còn áp
dụng các biện pháp khác của chính sách xã hội.
+ Trong lý thuyết "nền KTTT xã hội" còn nêu rõ "vai trò của thị
trường" và "vai trò của nhà nước (Chính phủ) trong nền KTTT xã hội.
Về vai trò của thị trường: Lý thuyết được đặt trong mối quan hệ với
vai trò kinh tế của nhà nước theo nguyên tắc thị trường nhiều hơn, nhà nước
can thiệp ít hơn. Nó được thể hiện khi các nhà kinh tế Đức phân tích vai trò
của cạnh tranh có hiệu quả. Theo họ, cạnh tranh có hiệu quả là một yếu tố
trung tâm không thể thiếu được trong hệ thống KT-XH. Không có nó thì
không có thị trường xã hội. Cạnh tranh có 8 chức năng:
Một là, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách tối ưu.
Hai là, khuyến khích tiến bộ kỹ thuật.
15
Ba là, phân phối thu nhập theo hướng khuyến khích các nhà cạnh
tranh thành công.
Bốn là, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Năm là, đảm bảo tính linh hoạt của sự điều chỉnh. Cạnh tranh là công
cụ tốt nhất để sử dụng các nguồn tài nguyên tối ưu và là công cụ năng động
cho phép duy trì liên tục sự di chuyển các nguồn tài nguyên đến nơi sử dụng
có hiệu quả.
Sáu là, thực hiện sự kiểm soát sức mạnh kinh tế.
Bảy là, thực hiện sự kiểm soát sức mạnh chính trị (tác động đến sự can
thiệp của Chính phủ).
Tám là, bảo đảm quyền tự do lựa chọn hành động của cá nhân.
Mặc dù CCTT mang lại kết quả tối ưu cho các hoạt động kinh tế,
nhưng nó cũng tác động đến xã hội mang lại kết quả không mong muốn.
Về vai trò của nhà nước (Chính phủ) trong "kinh tế thị trường xã hội":
Lý thuyết này được xây dựng trên cơ sở sáng kiến cá nhân và cạnh tranh có
hiệu quả. Theo các nhà kinh tế Đức, nhà nước cần can thiệp vào KTTT, song
sự can thiệp đó chỉ là cần thiết ở nơi cạnh tranh không hiệu quả hoặc cạnh
tranh bị đe doạ. Họ nêu hai nguyên tắc:
Một là, nguyên tắc hỗ trợ nhằm bảo vệ và khuyến khích các yếu tố cơ
bản của KTTT xã hội. Đây là nguyên tắc giữ vai trò chỉ đạo khi giải quyết vấn
đề là nhà nước can thiệp hay không và can thiệp đến mức nào, đồng thời bảo
vệ và khuyến khích các yếu tố cơ bản của nền KTTT xã hội.
Hai là, nguyên tắc tương hợp với thị trường. Chính phủ phải có các
chính sách như sau:
- Toàn dụng nhân lực bằng cách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa,
chính sách cơ cấu và chính sách vùng lãnh thổ.
- Tăng trưởng kinh tế. Chính phủ có thể trợ cấp cho phát triển một
ngành kinh tế để tăng sức cạnh tranh, hoặc hỗ trợ cho chương trình phát triển
vùng lãnh thổ để toàn dụng nhân lực và tài nguyên.
16
- Chính sách chống chu kỳ. Chính phủ phải mua hàng thật nhiều trong
thời kỳ khủng hoảng và đình trệ kinh tế và mua thật ít trong thời kỳ thịnh
vượng. Điều này sẽ tạo ra tính tương hợp với thị trường.
- Chính sách thương mại nhằm bảo đảm sự cân bằng trong cán cân
thanh toán. Cần tránh các biện pháp bảo hộ mậu dịch, nhất là trong công
nghiệp. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ chính đáng trong khuôn
khổ nguyên tắc tương hợp với thị trường.
Tóm lại, các nhà kinh tế Đức nêu ra quan điểm nhà nước chỉ can thiệp
vào thị trường khi ở đây cạnh tranh không hiệu quả và ở đâu việc bảo vệ và
thúc đẩy các giá trị và nguyên tắc cơ sở không thể giao phó cho các lực lượng
tư nhân. Nền KTTT xã hội Đức đòi hỏi một nhà nước có sức mạnh, nhưng chỉ
can thiệp với mức độ cần thiết và phải tuân thủ càng nhiều càng tốt hệ thống
thị trường. Những nguyên tắc hoạt động này hoàn toàn khác với vai trò của
nhà nước trong thể chế KTTT tự do.
+ Để làm cơ sở cho việc nghiên cứu ở chương tiếp theo, có thể rút ra ý
nghĩa thực tiễn là:
- Cần coi trọng vai trò chủ doanh nghiệp trong nền KTTT, coi trọng
và bảo vệ cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền và cạnh tranh thái quá
trong nền KTTT.
- Việc đề cao vai trò của CCTT là cần thiết để tranh thủ các tác động
tích cực của nó trong nền kinh tế. Song, cũng cần thấy rõ những tác động tiêu
cực mà thị trường có thể sinh ra để có giải pháp khắc phục.
- Nhà nước cần can thiệp vào thị trường để bảo vệ và thúc đẩy cạnh
tranh lành mạnh, để thị trường hoạt động có hiệu quả. Việc can thiệp vào thị
trường của nhà nước phải hợp lý trên cơ sở tôn trọng các quy luật kinh tế
khách quan. Phải coi trọng sử dụng các chính sách kinh tế.
- Chính sách xã hội là một nội dung quan trọng không thể thiếu được
trong nội dung can thiệp của nhà nước vào nền KTTT.
17
Lý thuyết về "nền kinh tế hỗn hợp" của Paul A.Samuelson
- Paul A.Samuelson là nhà kinh tế học người Mỹ, tác giả của cuốn
Kinh tế học nổi tiếng và là người đứng đầu trường phái chính hiện đại. Học
thuyết của Paul A.Samuelson đã đề cập một cách đầy đủ các vấn đề của kinh
tế học hiện đại bao gồm kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô, trong đó lý
thuyết về nền "kinh tế hỗn hợp" là nội dung chủ yếu.
- Mầm mống của lý thuyết này đã xuất hiện từ cuối những năm 30 thế
kỷ XIX. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất, nó được các nhà kinh tế học
Mỹ như A.Hasen tiếp tục nghiên cứu và được Paul A.Samuelson tiếp tục
nghiên cứu thành lý thuyết kinh tế học hiện đại.
- Nếu các nhà kinh tế phái cổ điển và tân cổ điển say sưa với "Bàn tay vô
hình" và "Cân bằng tổng quát", phái Keynes và Keynes mới say sưa với "Bàn tay
nhà nước", thì Paul A.Samuelson cho rằng "để một nền kinh tế vận hành lành
mạnh, cần có cả thị trường và Chính phủ" [6, tr.331]. Bởi vậy, kinh tế học cần
phải tìm hiểu các nguyên tắc ẩn chứa đằng sau nền KTTT và đánh giá lại vai trò
của Chính phủ trong đời sống kinh tế. Ông phân tích vai trò và thất bại của CCTT.
- Nền KTTT, theo Paul A.Samuelson, là một cơ chế tinh vi để phối
hợp mọi người, mọi hoạt động của mọi doanh nghiệp thông qua hệ thống giá
cả thị trường. Nó là một phương tiện giao tiếp để tập hợp tri thức và hành
động của hàng triệu cá nhân khác nhau. Không có một bộ phận nào hay hệ
thống tính toán trung tâm, nhưng nó vẫn giải quyết được những vấn đề sản
xuất và phân phối bao gồm hàng triệu ẩn số và mối tương quan mà không ai
biết; những vấn đề ấy dù cho những siêu máy tính nhanh nhất ngày nay cũng
không thể làm nổi. Chẳng có ai thiết kế ra thị trường, nhưng nó vẫn vận hành
rất tốt. Trong nền KTTT, không có một cá nhân hay tổ chức đơn lẻ nào có
trách nhiệm sản xuất, tiêu dùng, phân phối hay định giá.
Theo Paul A.Samuelson, "thị trường" là một cơ chế trong đó người
mua và người bán tương tác với nhau để xác định giá cả và sản lượng và hàng
18
hoá hay dịch vụ. Điểm đặc thù nhất của thị trường là nó đưa người mua và
người bán đến với nhau để xác định giá cả và sản lượng. Trong nền KTTT,
mọi thứ đều có giá cả, đó là giá trị của hàng hoá và dịch vụ được tính bằng
tiền. Giá cả thể hiện mức mà mọi người và các hàng tự nguyện trao đổi nhiều
loại hàng hoá khác nhau.
- Paul A.Samuelson đánh giá cao học thuyết "Bàn tay vô hình" của
Adam Smith là đã phát hiện ra vai trò của nền KTTT cạnh tranh, nêu bật sự
hoà hợp giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng. Song, cũng chỉ ra những
hạn chế thực tế của học thuyết này. Đó là những khuyết tật do thị trường sinh
ra, tự nó không giải quyết được, thị trường không phải lúc nào cũng đưa tới
kết quả tối ưu. Đó là tình trạng độc quyền và các hình thức cạnh tranh không
hoàn hảo khác, những tác động lan toả hay ảnh hưởng ngoại sinh xuất hiện
bên ngoài thị trường như ảnh hưởng tiêu cực của nạn ô nhiễm môi trường là
cuối cùng là tình trạng phân phối thu nhập không thể chấp nhận được cả về
mặt chính trị lẫn về mặt đạo đức. Và cho rằng, trong điều kiện cạnh tranh
hoàn hảo, không có khuyết tật của thị trường, thị trường có khả năng tạo ra
nhiều hàng hoá và dịch vụ hữu ích nhất bằng nguồn tiềm năng sẵn có. Nhưng
khi độc quyền, ô nhiễm môi trường hay các khuyết tật khác của thị trường trở
nên phổ biến thì hiệu quả to lớn của "Bàn tay vô hình" sẽ bị phá vỡ.
- Paul A.Samuelson đánh giá cao quan điểm của C.Mác khi cho rằng,
nếu không có sự kiểm soát sức sản xuất của thị trường và sự cạnh tranh thì
nhất định sẽ diễn ra hỗn loạn và những cuộc suy thoái trầm trọng, và làm tăng
thêm sự bần cùng của công nhân.
Tóm lại, học thuyết của trường phái chính hiện đại mà người đứng đầu
là Paul A.Samuelson (từ những năm 60 của thế kỷ XX lại đây) đã khẳng định
điều tiết một nền kinh tế hiện đại nếu không có thị trường hoặc Chính phủ thì
không khác gì định vỗ tay bằng một bàn tay. Cả thị trường và Chính phủ đều
thiết yếu để một nền kinh tế phát triển lành mạnh. Tư tưởng này được thể hiện
trong lý thuyết "nền kinh tế hỗn hợp" của Paul A.Samuelson.
19
1.1.4. Các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Việt Nam
Việt Nam là một nước có nền kinh tế chuyển đổi từ nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung sang nền KTTT định hướng XHCN. Nền kinh tế Cộng
hoà XHCN Việt Nam có nhiều đặc điểm tương đồng với CHDCND Lào, do
đó các công trình nghiên cứu, các quan điểm lý luận của Việt Nam về vai trò,
vị trí và con đường phát triển của KTTT Việt Nam trong quá trình phát triển
nền kinh tế đất nước, cũng như những tác động của quá trình đó đối với lĩnh
vực khác của đời sống xã hội, rất gần gũi và có thể vận dụng thuận lợi đối với
CHDCND Lào.
Ở Việt Nam, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, đã có không
ít các công trình nghiên cứu về KTTT dưới những khía cạnh khác nhau.
Trong số các công trình nghiên cứu đã nêu, đáng chú ý là công trình nghiên
cứu sau đây:
Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và Lào do Lê Hữu Nghĩa, Chu Văn Cấp,
Hoàng Chí Bảo, Lưu Đạt Thuyết (đồng chủ biên) [21]. Cuốn sách gồm 4
chương, 302 trang. Cuốn sách này ra đời dựa trên kết quả nghiên cứu của đề
tài khoa học thực hiện "Nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ
theo nghị định thư" giữa hai nước Việt Nam và Lào.
Nội dung cuốn sách nêu lên một số vấn đề về KTTT trên thế giới làm
căn cứ lý luận cho quá trình nhận thức và chuyển sang kinh tế thị trường ở
Việt Nam và Lào; trình bày quá trình xây dựng và phát triển KTTT định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng như quá trình chuyển sang phát
triển KTHH theo cơ chế thị trường định hướng XHCN ở Lào: thành tựu, hạn
chế và kinh nghiệm. Từ đó tập thể tác giả so sánh những điểm tương đồng và
khác biệt của quá trình chuyển đổi sang KTTT ở Việt Nam, sang KTHH theo
cơ chế thị trường ở Lào, đồng thời nêu một số giải pháp và dự báo về phát
triển KT-XH ở Việt Nam và Lào tầm nhìn đến năm 2020.
20
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam do Đinh Văn Ân, Lê Xuân Bá (đồng chủ biên)
[2]. Công trình này đã đề cập tới ba vấn đề:
Phần thứ nhất: Xây dựng thể chế KTTT định hướng XHCN - Một số
vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế. Trong phần này, các tác giả đề cập
bốn vấn đề, đó là: i) Một số vấn đề lý luận về thể chế KTTT; ii) Nhà nước, thị
trường và sự cần thiết của thể chế kinh tế; iii) Một số kinh nghiệm quốc tế về
xây dựng và thực thi các mô hình thể chế KTTT; iv) Đổi mới trong tư duy lý
luận về thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.
Phần thứ hai: Thực trạng quá trình xây dựng và vận hành thể chế kinh
tế trong những năm qua ở Việt Nam. Trong phần này, các tác giả cho thấy: i)
Thực trạng hệ thống pháp luật kinh tế ở Việt Nam; ii) Các chủ thể (tác nhân)
chính của KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam; iii) Thể chế các loại hình thị
trường yếu tố cơ bản; iv) Một số cơ chế vận hành thể chế KTTT định hướng
XHCN ở Việt Nam; v) Một số bài học từ thực trạng quá trình xây dựng thể
chế kinh tế những năm qua ở Việt Nam.
Phần thứ ba: Quan điểm chỉ đạo và định hướng một số nội dung cơ
bản cho việc hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Các
tác giả định hướng một số giải pháp cho việc hoàn thiện thể chế KTTT định
hướng XHCN ở Việt Nam trong giai đoạn tới là phải: i) Hoàn thiện khung
pháp luật cho nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam; ii) Hoàn thiện thể
chế các loại hình thị trường cơ bản; iii) Nâng cao hiệu quả hoạt động của các
chủ thể KTTT; iv) Hoàn thiện từng bước các cơ chế thực thi thể chế KTTT
định hướng XHCN.
Tóm lại, thể chế KTTT là một khái niệm phức tạp và có phạm vi vô
cùng rộng lớn, bao trùm nhiều lĩnh vực và nhiều đối tượng KT- XH. Trong
khi đó, bản thân nền KTTT định hướng XHCN là khái niệm chưa có tiền lệ,
cả về mặt lý luận lẫn trong thực tiễn. Cuốn sách này chỉ mới dừng lại ở việc
21
nêu lên những khái niệm cơ bản và đưa ra những đánh giá ban đầu về hệ
thống thể chế hiện hành của Việt Nam. Tương tự như vậy, các nội dung của
cuốn sách đã làm rõ ràng thể chế KTTT không phải là phạm trù bất biến, mà
là thường xuyên biến đổi. Việc Nhà nước, thị trường, doanh nghiệp cần đảm
nhiệm vai trò nào trong quá trình vận hành nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều
vào trình độ phát triển của chính nền kinh tế đó. Cuốn sách đã giúp khẳng
định một điều là: tuy cho đến nay, các nước tư bản là nơi duy nhất đã tận
dụng được các ưu thế của KTTT, nhưng điều đó không có nghĩa là KTTT là
đặc điểm riêng có của CNTB. Nếu có hệ thống thể chế kinh tế được xây dựng
và vận hành tốt, KTTT có thể trở thành công cụ hữu hiệu thúc đẩy tăng
trưởng và phát triển kinh tế ở cả các nước không thuộc hệ thống TBCN.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam do
Hà Huy Thành nghiên cứu [31]. Cuốn sách có những nội dung sau:
- Một số vấn đề lý luận về KTTT và thể chế KTTT. Tác giả đề cập
đến vấn đề: bản chất và chức năng của thể chế, vấn đề KTTT, thể chế KTTT
và nội dung của thể chế KTTT, sự hình thành và phát triển thể chế KTTT.
- Thể chế KTTT trên thế giới - Bài học lịch sử. Trong phần này, tác
giả đã trình bày: thể chế KTTT của các nước tư bản phát triển; các nước đang
phát triển; thể chế KTTT xã hội, nhà nước phúc lợi; thể chế KTTT XHCN của
Trung Quốc.
- Nội dung thứ ba được nghiên cứu trong công trình này là: KTTT
định hướng XHCN ở Việt Nam và hệ thống thể chế tương ứng, tác giả chỉ ra:
quan điểm tiếp cận, hệ thống thể chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung; quá trình
định hình hệ thống thể chế KTTT ở Việt Nam, hệ thống thể chế kinh tế sau 20
năm đổi mới - thực trạng và vấn đề.
Từ thực trạng tác giả đã xác định hệ quan điểm và giải pháp nhằm
hoàn thiện và phát triển thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam trong
những năm tới. Những giải pháp vĩ mô trước hết là phải "đổi mới tư duy",
22
tiếp đó là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nâng
cao năng lực quản lý của Nhà nước, tăng cường nguyên tắc tham dự, hoàn
thiện thể chế KTTT trong giai đoạn tới cần nhằm vào khâu trung tâm quyết
định của hệ thống KTTT với khuôn mẫu hiện đại, đồng thời phải tăng cường
công tác giám sát kiểm tra.
Phát triển các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam do Nguyễn Đình Hương (chủ biên) [10]. Cuốn
sách gồm 3 phần, 380 trang.
Cuốn sách Phát triển các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã nghiên cứu một cách tương đối
có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về KTTT và phát triển các loại thị
trường trong nền KTTT hiện đại. Các tác giả đã phân tích một số đặc trưng cơ
bản các loại thị trường chủ yếu trong nền kinh tế chuyển đổi, đánh giá thực
trạng phát triển các loại thị trường chủ yếu ở Việt Nam như: thị trường hàng
hoá và dịch vụ, thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường tài
chính và thị trường KH-CN. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đề xuất quan điểm,
phương hướng, các giải pháp chủ yếu và kiến nghị phát triển các loại thị
trường ở Việt Nam trong những năm tới.
Để xây dựng và phát triển các loại thị trường, cần phải tạo lập những
điều kiện môi trường KT-XH thích ứng. Các điều kiện cơ bản để hình thành
và phát triển các loại thị trường ở Việt Nam, các tác giả khẳng định:
- Xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý, thể chế kinh tế để thị
trường hoạt động trong một hành lang rõ ràng, minh bạch.
- Đào tạo nguồn nhân lực để tổ chức, quản lý, vận hành thị trường và
nền KTTT.
- Thúc đẩy nhanh sự phát triển của LLSX và phân công lao động xã
hội, tạo cơ sở KT-XH để phát triển thị trường.
- Hoàn thiện và nâng cao hiệu lực và hiệu quả bộ máy nhà nước trong
việc tổ chức và quản lý thị trường.
23
Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, do Hoàng Ngọc Hoà (chủ biên) [9]. Cuốn sách
đã nghiên cứu một cách tương đối cơ sở hệ thống những vấn đề lý luận cơ
bản về chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển KTTT định hướng
XHCN ở Việt Nam. Các tác giả đã nghiên cứu rất phong phú, nghiêm túc về
toàn cầu hoá và sự cần thiết khách quan phải chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế để phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Tiếp đó, các tác giả
đã phân tích quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của nó
đến phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Trong phần cuối của
cuốn sách, các tác giả đã đề xuất quan điểm, phương hướng, giải pháp đẩy
mạnh chủ động hội nhập kinh tế quốc tế góp phần phát triển KTTT định
hướng XHCN ở Việt Nam.
Mặc dù cuốn sách không nghiên cứu trực tiếp về tác động của KTTT
đối với nền quốc phòng, nhưng nó là một cơ sở lý luận để chúng tôi nghiên
cứu, rút kinh nghiệm trong công trình viết luận án của mình.
Kết hợp kinh tế với quốc phòng ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ
kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị XHCN, mã số 5.02.01, Hà Nội, 1998,
do Trần Trung Tín [28]. Mục đích của luận án làm sáng tỏ về mặt lý luận
quan điểm kết hợp kinh tế với quốc phòng trong giai đoạn mới của cách mạng
Việt Nam, nghiên cứu và phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với
củng cố quốc phòng trong bối cảnh mới. Nhiệm vụ của luận án đã phân tích
rõ yêu cầu khách quan của việc kết hợp kinh tế với quốc phòng, nghiên cứu
những nhân tố chi phối việc kết hợp kinh tế với quốc phòng, làm rõ thực trạng
nhận thức và thực tiễn của việc kết hợp kinh tế với quốc phòng từ 1975-1986.
Từ đó luận án nêu lên hệ thống quan điểm và đề xuất những giải pháp mang
tính khả thi nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả việc kết hợp kinh tế với quốc
phòng. Trong những giải pháp không kém phần quan trọng, luận án khẳng
định: quân đội phải thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ nền kinh tế, bảo vệ sự
24
nghiệp CNH, HĐH, xung kích phòng chống quốc nạn tham nhũng và các tệ
nạn xã hội, tăng cường hoạt động kinh tế và trực tiếp tham gia sự nghiệp
CNH, HĐH. Dù luận án không nghiên cứu trực tiếp về tác động của KTTT
đối với nền quốc phòng, nhưng trong luận án có rất nhiều vấn đề để chúng tôi
tham khảo.
Cuốn sách Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa trong điều kiện Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại
Thế giới, do Nguyễn Văn Hậu, Nguyễn Thị Như Hà (đồng chủ biên) [8]. Các
vấn đề nghiên cứu trong công trình này gồm: Những vấn đề lý luận và thực
tiễn về thể chế KTTT định hướng XHCN. Thực trạng hình thành và phát triển
thể chế KTTT định hướng XHCN và các quan điểm; giải pháp tiếp tục hoàn
thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam khi Việt Nam là thành
viên của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, luận án
PTS Khoa học kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị XHCN, mã số: 5.02.01,
Hà Nội, 1995, do Trần Công Sách thực hiện [26]. Luận án luận giải: sự phát
triển định hướng XHCN ở Việt Nam; làm rõ tính tất yếu và khả năng định
hướng XHCN của KTTT; bước đầu xác định những nguyên tắc nền tảng, bản
chất, đặc trưng cơ bản của mô hình KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam;
xác định rõ vị trí, vai trò trọng yếu của Nhà nước XHCN trong mô hình
KTTT định hướng XHCN; làm rõ những điều kiện và giải pháp cơ bản nhằm
hiện thực hoá mô hình KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.
Tóm lại, những cuốn sách, luận án, luận văn trên đã nghiên cứu một
cách có hệ thống về KTTT hoặc về KTTT đối với quốc phòng. Mặc dù các
công trình trên không nghiên cứu trực tiếp về tác động của KTTT đối với nền
quốc phòng - là phạm vi nghiên cứu rộng hơn, nhưng Việt Nam và Lào có
nhiều đặc điểm tương đồng, bởi vậy các công trình nghiên cứu trên có ý nghĩa
rất lớn để chúng tôi được tiếp cận, tham khảo, rút kinh nghiệm để viết luận án
của mình.
25
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU
NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Thoong Xết Phim Ma Vông (2001), Mối quan hệ giữa kinh tế với
quốc phòng trong thời kỳ mới ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào [65]. Luận
án đã tập trung phân tích mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng trong thời
kỳ mới, khẳng định tính tất yếu khách quan của mối quan hệ đó đối với nước
có nền kinh tế chậm phát triển như nước Lào trước âm mưu thủ đoạn của các
thế lực thù địch hòng chống phá cách mạng làm chệch hướng XHCN mà
Đảng và nhân dân các bộ tộc Lào đã lựa chọn. Luận án còn khẳng định vai trò
to lớn của kinh tế đối với công cuộc xây dựng và củng cố quốc phòng ở
CHDCND Lào trong thời kỳ mới; đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa kinh
tế với quốc phòng trong thời gian qua.
Những phương hướng và giải pháp mà tác giả nêu lên là tập trung để
thúc đẩy sự kết hợp có hiệu quả giữa kinh tế với quốc phòng trong những
công việc cụ thể như; đầu tư phát triển các ngành công nghiệp dân dụng với
công nghiệp quốc phòng (CNQP); xây dựng vùng kinh tế trọng điểm; chiến
lược phát triển KH-CN, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực; hoàn thiện các
chính sách vĩ mô của Nhà nước. Đây là một công trình tập trung nghiên cứu
riêng về vai trò của kinh tế nói chung đối với quốc phòng chứ không phải là
công trình nghiên cứu về sự tác động của KTTT đối với nền quốc phòng. Do
đó, có thể khẳng định tính độc lập tương đối giữa công trình nghiên cứu này
so với công trình nghiên cứu mà tác giả đã lựa chọn làm đề tài luận án.
Tác động của kinh tế tri thức đến quốc phòng toàn dân ở Cộng hoà dân
chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ kinh tế, do Khăm Phải Xà Phăng Nửa [61].
Về kinh tế tri thức, đã được Đặng Hữu quan niệm rằng: Kinh tế tri
thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai
trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng
cuộc sống [11, tr.21]. Luận án đã phân tích đặc điểm của kinh tế tri thức, chỉ
26
rõ sự tác động của nó đến quốc phòng, tìm hiểu một số quan điểm về chuyển
hướng quốc phòng dưới sự tác động của kinh tế tri thức ở một số nước. Tiếp
đó luận án luận giải quan niệm mới về quốc phòng toàn dân (QPTD), chỉ ra
những thời cơ và thách thức đối với tăng cường nền QPTD dưới tác động của
kinh tế tri thức ở CHDCND Lào. Những phương hướng và giải pháp mà tác
giả công trình nêu lên là tập trung để xây dựng và tăng cường nền QPTD ở
CHDCND Lào trong công việc cụ thể như: tăng cường giáo dục, nâng cao nhận
thức và cảnh giác cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đối với âm mưu, thủ đoạn
của kẻ địch; kết hợp kinh tế với quốc phòng; phát triển KTTT định hướng
XHCN, đặc biệt là tạo lập và thúc đẩy thị trường KH-CN phát triển mạnh mẽ.
Đây là một công trình tập trung nghiên cứu riêng về tác động của kinh tế tri
thức đối với nền quốc phòng. Do đó, có thể khẳng định tính độc lập tương đối
giữa công trình này so với công trình mà tác giả đã lựa chọn làm đề tài luận án.
Sự phát triển nông nghiệp và tác động của nó đối với củng cố quốc
phòng ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế do
Vi lay Phết My Xay thực hiện [70]. Luận án nghiên cứu một cách có hệ
thống, phong phú. Công trình tập trung nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp
và tác động của nó đối với củng cố quốc phòng trong điều kiện chuyển đổi
nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền KTTT có sự quản lý của Nhà
nước. Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển nông
nghiệp và sự tác động của quá trình phát triển nông nghiệp đối với củng cố quốc
phòng, khảo sát thực tiễn đánh giá thực trạng sự phát triển nông nghiệp và
thực trạng tác động của nó đối với củng cố quốc phòng cả về mặt tích cực và
tiêu cực, từ đó tác giả đề xuất 5 giải pháp cơ bản nhằm gắn kết quá trình phát
triển nông nghiệp với củng cố quốc phòng ở CHDCND Lào. Đây là công trình
chỉ nghiên cứu riêng về nông nghiệp và tác động của nó đối với củng cố quốc
phòng chứ không phải là công trình nghiên cứu về tác động của KTTT đối với
nền quốc phòng mà tác giả đã lựa chọn làm đề tài nghiên cứu. Nhưng có thể nói,
27
đây là một công trình duy nhất gần sát với công trình mà tác giả đã lựa chọn.
Tuy nhiên, với điều kiện cho phép của đề tài luận án, nên công trình không có
khả năng nghiên cứu một cách sâu rộng mà chỉ dừng lại ở lĩnh vực nông nghiệp.
Ngoài những luận án trên, còn có kỷ yếu hội thảo khoa học với đề tài:
Lý luận và thực tiễn trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Lào và Việt Nam. Đây là hội thảo khoa học quốc tế đã diễn ra tại Hà
Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2006. Trong kỷ yếu có nhiều tác giả người Lào viết
về KTHH, KTTT, vấn đề thị trường ở Lào. Tuy nhiên, với điều kiện cho phép
của các đề tài, nên công trình không có khả năng đề cập đến vấn đề tác động
của KTTT đối với nền quốc phòng mà chỉ dừng lại ở chừng mực nào đó.
1.3. NHỮNG KHOẢNG TRỐNG LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình trong và
ngoài nước, Luận án tiếp tục nghiên cứu và làm rõ các nội dung sau:
- Luận án sẽ khái quát một số lý luận cơ bản về KTTT, và phân tích
mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng.
- Phân tích tác động của KTTT đối với nền quốc phòng ở CHDCND Lào.
- Trên cơ sở lý luận và thực trạng tác động của KTTT đối với nền
quốc phòng, Luận án đã đề xuất quan điểm và giải pháp để phát huy tác động
tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của KTTT đối với nền quốc phòng ở
CHDCND Lào.
28
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG
CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI NỀN QUỐC PHÒNG
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
2.1.1. Quan niệm về kinh tế thị trường, lịch sử hình thành và phát
triển kinh tế thị trường
2.1.1.1. Quan niệm về kinh tế thị trường
Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội cho thấy, sản xuất và trao
đổi hàng hoá chính là những tiền đề quan trọng ban đầu cho sự ra đời và phát
triển KTTT. Trong quá trình sản xuất và trao đổi, các nhân tố của thị trường
như cung, cầu, giá cả, sẽ tác động theo cách "điều tiết và hướng dẫn" tới quá
trình SXHH, qua đó giúp cho việc luân chuyển, phân bố các nguồn lực sản
xuất, tài nguyên thiên nhiên như vốn, đất đai, lao động,… phục vụ cho sản
xuất, lưu thông. Thị trường ở đây giữ vai trò là một công cụ phân bố nguồn
lực. Khi các nguồn lực và các sản phẩm làm ra trong nền kinh tế được phân
bố bằng phương thức thị trường thì người ta gọi đó là KTTT.
Đại từ điển kinh tế thị trường đưa ra một khái niệm về KTTT là
phương thức vận hành kinh tế lấy thị trường hình thành do trao đổi và lưu
thông hàng hoá làm người phân bố tài nguyên chủ yếu, lấy lợi ích vật chất
cung - cầu thị trường và mua bán giữa hai bên làm cơ chế khuyến khích hoạt
động kinh tế và phương thức vận hành kinh tế.
Trên thực tế các nền KTTT được thực hiện dưới rất nhiều dạng thức
khác nhau, tuy nhiên những dạng thức này đều có những đặc trưng đồng nhất
rất cơ bản, đó là:
- Thị trường là cơ sở cho việc phân bố nguồn lực.
- Hệ thống các loại thị trường như: thị trường hàng hoá và dịch vụ, thị
trường tài chính, thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường KH-CN
trở thành đầu mối của sự hoạt động qua lại trong nền kinh tế.
29
- Các thực thể kinh tế như các doanh nghiệp, các cá nhân tham gia vào
các hoạt động của thị trường theo quy luật của nền KTTT như: quy luật cung -
cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh.
- Trong nền KTTT, sản phẩm và hàng hoá được tự do lưu thông trên
thị trường
- Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật.
Xét về lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội, KTTT đã có mầm
mống từ trong xã hội nô lệ, hình thành trong xã hội phong kiến và được phát
triển rộng rãi trong xã hội TBCN và xã hội XHCN. Tuy KTTT đã có lịch sử
phát triển lâu dài nhưng cho đến nay KTTT ở trình độ cao mới chỉ thể hiện rõ
ở các nền kinh tế TBCN. KTTT là quá trình phát triển cao của KTHH. KTTT
phát triển khi thị trường hàng hoá, dịch vụ thị trường các nhân tố phát triển
đồng bộ, hoàn chỉnh và các quan hệ thị trường phát triển tương đối toàn diện.
Thực tế cho thấy, khái niệm về "kinh tế thị trường" thường hay bị
đánh đồng với khái niệm KTHH phát triển, tức là coi giai đoạn phát triển
cao của KTHH là KTTT. Thậm chí, còn có quan điểm cho rằng KTTT là đặc
trưng riêng có chỉ của CNTB. Quan điểm này không được nhiều người ủng
hộ bởi KTTT tự bản thân nó không phải là kinh tế TBCN, chỉ có các thể chế
KTTT TBCN hay những cách thức sử dụng KTTT TBCN mới là sản phẩm
của CNTB. Tương tự như "sức lao động của con người không phải là tư bản
do bản chất của nó, cũng giống như tư liệu sản xuất không phải là tư bản do
bản chất của chúng. Chỉ khi đạt tới những điều kiện phát triển lịch sử nhất
định thì những tư liệu sản xuất mới có tính chất xã hội đặc thù ấy".
CNTB không sản sinh ra kinh tế hàng hoá, do đó KTTT với đặc cách
là nền KTHH phát triển ở trình độ cao không phải là sản phẩm trực tiếp của
CNTB. Chỉ có một sự thật là cho đến nay, CNTB đã thừa hưởng và khai
thác có hiệu quả nhất các lợi thế của KTTT, biến KTTT thành công cụ hữu
hiệu để phát triển.
30
Trong khi đó, sự thực của KTTT và KTHH chính là hai mặt của cùng
một sự vật, KTHH phát triển đến trình độ nào thì KTTT cũng sẽ phát triển
đến trình độ đó. Mặc dù KTTT ra đời cùng với KTHH song KTHH là sự khái
quát của sản xuất tiến hành vì mục đích trao đổi. Sự liên kết kinh tế của việc
mua - bán giữa hai bên trong hoạt động SXHH và trao đổi hàng hoá tất nhiên
sẽ hình thành thị trường [33, tr.111].
Thứ nhất: KTHH là một hình thái kinh tế có quá trình phát sinh, phát
triển và diệt vong. Sự phát sinh của nó bắt đầu từ trong lòng hình thái kinh tế
tự nhiên, tự cấp, tự túc và đã có lịch sử hình thành trong một thời gian dài
trong các xã hội tiền TBCN. Nhưng nó chỉ là hình thái kinh tế phụ thuộc, bổ
sung cho hình thái kinh tế tự nhiên tự cấp, tự túc và nó không phải hình thái
kinh tế đóng vai trò phổ biến, đặc trưng cho các xã hội tiền TBCN. Khi đó, hình
thái KTHH chỉ dừng ở trình độ KTHH giản đơn. Sau khi CNTB ra đời và phát
triển, hình thái KTHH có điều kiện phát triển mạnh phá vỡ cơ cấu của hình thái
kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc để hình thành cơ cấu riêng độc lập và trở thành
mặt đối lập phủ định hình thái kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trên thực tiễn.
Sản xuất hàng hoá theo khái niệm chung nhất là sản xuất ra các sản
phẩm không phải để tiêu dùng mà là để bán, trao đổi. C. Mác viết rằng:
Một vật có thể có ích và là sản phẩm lao động của con người,
nhưng không phải là hàng hoá, người nào làm ra sản phẩm để thoả
mãn nhu cầu của bản thân mình thì người đó chỉ tạo ra một giá trị
sử dụng chứ không phải là hàng. Muốn sản xuất ra hàng hoá, người
đó không những phải sản xuất ra một giá trị sử dụng, mà còn phải
sản xuất ra giá trị sử dụng cho người khác, tức là một giá trị sử
dụng xã hội nữa [18, tr.70].
Sản xuất hàng hoá là sự phát triển cao hơn và đối lập với kinh tế tự
nhiên, tự cấp, tự túc. Lịch sử của nó gắn liền với sự phát triển của LLSX và
văn minh xã hội. Trong quan điểm của C. Mác và Ph.Ăng-ghen, hình thái
31
KT-XH cộng sản chủ nghĩa sẽ không còn SXHH, bởi vì các ông xuất phát từ
chỗ coi xã hội cộng sản tương lai sẽ ra đời trên cơ sở phát triển cao của
LLSX ở các nước TBCN phát triển nhất, ở nước đó SXHH đã đạt đến đỉnh
cao, bước chuyển đó chỉ có thể được thực hiện khi hình thái KTHH đã phát
triển rất cao và nhờ KTHH phát triển đạt trình độ cao đã tạo ra sự phát triển
rất cao của LLSX xã hội, với năng suất lao động cao, của cải dư thừa, xã hội
hoá sản xuất đạt trình độ cao thúc đẩy sự hình thành nhanh các quan hệ sản
xuất XHCN và cộng sản chủ nghĩa, con người, cá nhân phát triển toàn diện
và mỗi người chỉ có thể tìm kiếm lợi ích, thoả mãn nhu cầu cá nhân thông
qua lợi ích của cả cộng đồng xã hội cũng như nhu cầu của cả cộng đồng
được thoả mãn. Khi đó, sản phẩm sản xuất ra sẽ không nhằm mục đích đem
bán kiếm lời hoặc đáp ứng nhu cầu xã hội thông qua thị trường nữa - tức là
sản phẩm sản xuất ra sẽ không còn là hàng hoá nữa. Đó chính là sự diệt
vong của hình thái KTHH.
Như vậy, sau khi hình thái KTHH đã phát triển đạt trình độ rất cao
trong tương lai, nó sẽ tạo tiền đề sản sinh ra những nhân tố làm xuất hiện và
hình thành một hình thái kinh tế mới ở chính ngay trong lòng nó, hình thái
kinh tế này sẽ dần lớn lên thành mặt đối lập quay lại phủ định hình thái
KTHH cũng giống như hình thái KTHH đã phủ định hình thái kinh tế tự
nhiên, tự cấp, tự túc.
Thứ hai: KTTT với tư cách là giai đoạn phát triển của hình thái
KTHH, nó có nhiều trình độ phát triển cao thấp khác nhau. Ở mỗi trình độ
phát triển của nó có nhiều kiểu mô hình khác nhau. Sự khác nhau về trình độ
phát triển của KTTT trước hết là sự khác nhau về trình độ phát triển của thị
trường: như tính đồng bộ về cơ cấu của thị trường, phạm vi tác động của thị
trường, quy mô và dung lượng của thị trường, tính phụ thuộc lẫn nhau của
các loại thị trường, tính phụ thuộc và tính có tổ chức của thị trường, quan hệ
32
giữa vai trò của cơ chế tự điều chỉnh của thị trường và nước độ can thiệp của
Nhà nước vào thị trường v.v... Sự khác nhau cơ bản của các mô hình KTTT
trước hết là sự khác nhau về: bố trí LLSX và quan hệ sản xuất, cơ chế vận
hành của nền kinh tế, cơ chế quản lý, chế độ phân phối, quan hệ kinh tế đối
ngoại v.v...
Rõ ràng, không thể đồng nhất KTHH với KTTT, bởi KTHH là một
phạm trù chỉ một hình thái kinh tế nó là một khái niệm tập hợp "mẹ" (khái
niệm lớn nhất của một tập hợp gọi là phạm trù), còn KTTT chỉ là một giai
đoạn phát triển của hình thái KTHH nên nó là khái niệm thuộc tập hợp "con"
nằm trong tập hợp "mẹ". Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này sâu hơn ở mục sau.
2.1.1.2. Sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường một hình thức phát triển cao của KTHH. Nền KTTT
dưới CNTB đã được C. Mác trình bày trong Bộ "Tư bản". Ở đó, bản chất xã
hội của nền kinh tế này, quy luật ra đời, vận động phát triển của nó đã được
C. Mác trình bày khá sinh động phong phú và đầy đủ. Sau này, V. I. Lênin là
người kế tục sự nghiệp vĩ đại, đã có những bổ sung vào kho tàng lý luận mácxít
về KTTT. Trước các ông, sau và cả hiện nay, không chỉ các nhà kinh điển của
giai cấp vô sản mà còn nhà kinh điển của giai cấp tư sản cũng đã, đang và
chắc sẽ còn tiếp tục viết về nền kinh tế này.
Kinh tế thị trường là hình thức phát triển cao của KTHH, trong đó các
yếu tố đầu vào và đầu ra của nền kinh tế đều thông qua thị trường, các hoạt
động trong nền kinh tế của các quy luật thị trường và các chủ thể tham gia đều
hướng đến mục tiêu tìm kiếm lợi ích. KTTT là thành tựu của nhân loại, trong
lịch sử nó được hình thành và phát triển trong CNTB. Dưới sự tác động của
cuộc cách mạng KH-CN hiện đại, mô hình tổ chức KT-XH này sẽ còn phát
triển cả về trình độ và tính chất của nó.
Lần theo chiều dài của lịch sử cho thấy sự hình thành và phát triển của
KTTT trải qua ba bước chuyển biến:
33
Bước chuyển biến thứ nhất: Từ mô hình kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự
túc lên mô hình KTHH ở nấc thang thấp nhất là KTHH giản đơn.
Bước chuyển biến thứ hai: Từ mô hình KTHH giản đơn lên mô hình
KTTT tự do. Đó là kinh tế mà thị trường tự do phát triển, điều tiết nền kinh tế.
Mọi vấn đề của nền kinh tế đặt ra đều do thị trường điều chỉnh và quyết định,
Nhà nước không can thiệp vào quá trình kinh tế, mà tiêu biểu là lý thuyết "bàn
tay vô hình" của A. Smith (1753 - 1790) là một nhà kinh tế chính trị học nổi
tiếng thuộc trường phái cổ điển Anh. Lý thuyết "bàn tay vô hình" của A. Smith
thực chất là lý thuyết về cơ chế thị trường tự điều tiết. Lý thuyết này đã đề
cao vai trò của các quy luật kinh tế khách quan trong điều tiết nền KTTT, đề
cao tính độc lập, tự chủ, sáng tạo và tinh thần tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh
của các chủ kinh tế. Coi thị trường tự do là lực lượng, là sức mạnh điều tiết
sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Nhưng trong học thuyết của ông còn mang
tính giáo điều. Theo C. Mác, khi phân tích tái sản xuất "A. Smith đã dưa ra
cái giáo điều lạ lùng mà ngày nay người ta vẫn còn tin một cách mù quáng,…,
theo đó thì toàn bộ giá trị của sản phẩm xã hội phân giải thành thu nhập, nghĩa
là thành tiền công cộng với lợi nhuận (lợi tức) cộng với địa tô" [20, tr.636],
tức là sự biến mất của tư bản bất biến.
Bước chuyển biến thứ ba: Từ mô hình KTTT tự do lên mô hình KTTT
hỗn hợp. Đó là nền kinh tế được điều chỉnh bởi cả hai lực lượng chính phủ và
thị trường. Dựa trên cơ sở kết hợp các lý thuyết của các trường phái "Keynes
mới" và trường phái "cổ điển mới". Từ đó đưa ra lý thuyết về nền kinh tế hỗn
hợp, mà đại biểu chính là P.A Samuelson.
P.A Samuelson là nhà kinh tế học người Mỹ, tác giả của cuốn "kinh tế
học" nổi tiếng và là người đứng đầu trường phái chính hiện đại. Học thuyết
của P.A Samuelson đã đề cập một cách đầy đủ các vấn đề của kinh tế học
hiện đại bao gồm kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô, trong đó lý thuyết
về "nền kinh tế hỗn hợp" là nội dung chủ yếu. Mầm mống của lý thuyết này
đã xuất hiện từ cuối những năm 30 của thế kỷ XIX. Sau chiến tranh thế giới
34
thứ hai, nó được các nhà kinh tế học Mỹ như A. Hasen tiếp tục nghiên cứu và
được P.A. Samuelson phát triển thành lý thuyết kinh tế học hiện đại. Nếu các
nhà kinh tế phái cổ điển và tân cổ điển say sưa với "bàn tay vô hình" và "cân
bằng tổng quát", phái Keynes và Keynes mới say sưa với "bàn tay nhà nước",
thì P.A. Samuelson cho rằng: để một nền kinh tế vận hành lành mạnh, cần có
cả thị trường và chính phủ "cả thị trường và Nhà nước đều cần thiết cho một
nền kinh tế vận động lành mạnh; thiếu cả hai điều này thì hoạt động của các
nền kinh tế hiện đại chẳng khác gì vỗ tay bằng một bàn tay" [24, tr.94].
Các bước chuyển biến nói trên không diễn ra một cách ngẫu nhiên, mà
tương ứng với một bước chuyển biến chịu sự chi phối bởi trong tiến trình kinh tế
khách quan nhất định. Các tiến trình kinh tế khách quan của sự chuyển biến bắt
nguồn từ trình độ xã hội hoá lao động và theo đó là trình độ xã hội hoá sản xuất
của từng thời kỳ. Có thể khái quát thành ba tiến trình kinh tế khách quan sau đây:
Thứ nhất: Trên cơ sở phân công lao động xã hội và trao đổi thông qua
quan hệ hàng hoá - tiền tệ và thị trường, phá vỡ kinh tế kết cấu tự nhiên, tự cấp, tự
túc; thực hiện tự do cạnh tranh, tự do kinh doanh và tự chủ. Tiến trình này gắn với
bước chuyển biến thứ nhất từ kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc lên KTHH giản đơn.
Thứ hai: Lấy sự phân công lao động bằng máy móc làm cơ sở kỹ thuật
thông qua công nghiệp hoá để thúc đẩy quá trình chuyển hoá các yếu tố gắn
với đầu vào của sản xuất (máy móc thiết bị, vật tư nguyên liệu, vốn, đất đai).
Đây là quá trình chuyển từ cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp sang cơ cấu
nông - công nghiệp - dịch vụ, từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công
nghiệp, từ kỹ thuật thủ công sàng kỹ thuật cơ điện. Tiến trình này gắn với
bước chuyển biến thứ hai từ KTHH giản đơn lên KTTT tự do.
Thứ ba: Tiến trình mở cửa với thế giới bên ngoài. Đây là tiến trình
chuyển từ kỹ thuật cơ điện sang kỹ thuật điện tử tin học văn minh hậu công
nghiệp, từ cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ sang cơ cấu kinh tế công
nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Thị trường không chỉ ở trong nước mà còn
mở cửa với bên ngoài, độc quyền quốc tế, Nhà nước can thiệp và điều tiết.
35
Tiến trình này gắn với bước chuyển thứ ba từ KTTT tự do lên KTTT hỗn hợp.
Các tiến trình kinh tế khách quan này trong thời đại ngày nay, các
nước đi sau khi xây dựng KTTT không nhất thiết phải phát triển tuần tự, trái
lại có thể phát triển trong sự lồng ghép, đan xen với nhau để rút gắn đáng kể
về mặt thời gian khi xây dựng mô hình KTTT hỗn hợp.
Qua phân tích trên, có thể xem vị trí, vai trò và quan hệ giữa các phạm
trù, khái niệm KTHH, KTHH giản đơn, KTTT tự do và KTTT hỗn hợp như sau:
Hình 2.1. Các bước chuyển biến và các mô hình phát triển KTHH
trong lịch sử
2.1.2. Các nhân tố cấu thành kinh tế thị trường
2.1.2.1. Các chủ thể tham gia kinh tế thị trường
Trong số các chủ thể tham gia "trò chơi kinh tế thị trường", bên cạnh các
doanh nghiệp và Nhà nước, thì người dân với tư cách là người sản xuất tư nhân
hay người tiêu dùng cũng giữ vai trò là những chủ thể tích cực của nền KTTT.
KINH
TẾ
HÀNG
HOÁ
Mô hình KTTT hỗn hợp
Mô hình KTTT tự do
Mô hình KTHH giản đơn
Mô hình kinh tế tự nhiên
3
2
1
Từ sự ra đời CNTB độc
quyền nhà nước
Từ đầu xã hội tư bản đến
CNTB độc quyền nhà nước
Trước xã hội phong kiến
Trước xã hội chiếm hữu
nô lệ
36
+ Nhà nước
Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế - chủ thể quan trọng của
KTTT. Thực tế phát triển của nền KTTT cho thấy, so với kinh tế tập trung,
vai trò của Nhà nước trong nền KTTT không những không giảm đi, mà còn
ngày càng chứng tỏ như một nhân tố quan trọng không thể thiếu, đảm bảo sự
ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, cách ứng xử của
Nhà nước trong điều kiện KTTT đã đổi khác, các cơ quan Nhà nước về kinh
tế hiện nay không chỉ thực hiện vai trò "cai trị" đối với các doanh nghiệp.
Mà hơn thế, Nhà nước còn chuyển sang thực hiện vai trò "phục vụ" cho phát
triển, chuyển từ một nền kinh tế tập trung quan liêu, sang một nền hành
chính dân chủ.
Để thực hiện được nhiệm vụ nói trên, Nhà nước cần phải thực hiện
những chức năng cơ bản sau:
- Chức năng xây dựng thể chế (khung luật pháp, tạo dựng môi trường
kinh doanh v.v..).
- Cung cấp các hàng hoá công cộng thuần tuý (an ninh quốc gia, trật tự trị
an, kết cấu hạ tầng, ý tế cộng đồng, giáo dục phổ thông, bảo vệ người nghèo…)
- Quan tâm đến các yếu tố ngoại ứng, kiểm soát độc quyền, khắc phục
những lĩnh vực chịu tình trạng thông tin không hoàn hảo và bảo hiểm xã hội.
- Phân phối các hoạt động tư nhân và thực hiện việc phân phối lại của
cải xã hội.
+ Doanh nghiệp
Doanh nghiệp là chủ thể trong hệ thống KTTT. Bởi là nơi trực tiếp sản
xuất ra mọi loại hàng hoá và dịch vụ được trao đổi trên thị trường, doanh
nghiệp (thuộc mọi loại hình và mọi thành phần) chính là "các viên gạch" tạo
ra nền tảng của KTTT. Vì thế, xây dựng và hoàn thiện thể chế doanh nghiệp
với tư cách là một chủ thể quan trọng của KTTT được coi là khâu sống còn,
chi phối ở mức độ lớn động thái của nền kinh tế này.
Với tư cách là các chủ thể tích cực của nền KTTT, các doanh
37
nghiệp có thể rất khác nhau nếu xét theo nguồn gốc vốn đầu tư hoặc sở hữu
vốn đầu tư, vốn góp. Ví dụ, đó có thể là doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà
nước, doanh nghiệp thuộc sở hữu tập thể, doanh nghiệp thuộc sở hữu tư
nhân, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh
và các doanh nghiệp thuộc sở hữu hỗn hợp khác. Nếu xét theo trách nhiệm
của chủ sở hữu các doanh nghiệp có thể là doanh nghiệp trách nhiệm hữu
hạn và doanh nghiệp trách nhiệm vô hạn. Các doanh nghiệp còn có thể
được phân chia thành các loại doanh nghiệp kinh doanh và doanh nghiệp
công ích. Nếu xem xét từ khía cạnh hình thức pháp lý, các doanh nghiệp có
thể là các công ty Nhà nước, hợp tác xã, công ty hợp danh, công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành
viên trở lên, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, v.v...
Với tư cách là một chủ thể quan trọng của nền KTTT, sự phát triển
của các doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng lớn, có ảnh hưởng đến sự tồn vong
của một nền KTTT.
Trong khi các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào môi trường thể chế
kinh tế nói chung (mức độ can thiệp của Nhà nước vào thị trường và hoạt
động của doanh nghiệp; mức độ tự do cạnh tranh và quyền bình đẳng của các
doanh nghiệp; mức độ tuân thủ các quy luật thị trường của cả doanh nghiệp
lẫn bộ máy Nhà nước), sự phát triển của bản thân nó cũng góp phần không
nhỏ vào việc làm biến đổi khung thể chế này.
+ Người tiêu dùng
Nền KTTT là nền kinh tế sản xuất ra nhằm mục tiêu để bán, tức là
người sản xuất là người bán những hàng hoá sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu
của người mua - người mua chính là người tiêu dùng.
Người tiêu dùng có thể gồm tập thể, tập đoàn người hoặc cá nhân. Khi
hàng hoá đáp ứng yêu cầu tiêu dùng cho một tổ chức, một tập đoàn người tức
là cho một tập thể. Hoặc hàng hoá đó đáp ứng cho tiêu dùng cá nhân.
Người tiêu dùng trong nền KTTT đóng một vai trò hết sức quan trọng
38
vì nhu cầu của họ là căn cứ cho sự phát triển sản xuất trong nền KTTT. Thực
tế cho thấy trong nền KTTT nếu các nhà sản xuất không căn cứ vào nhu cầu
tiêu dùng của xã hội để tiến hành sản xuất sẽ thất bại. Như vậy, người tiêu
dùng đang ngày càng khẳng định vị trí, vai trò không thể thiếu của mình trong
nền KTTT.
2.1.2.2. Hệ thống các loại thị trường
+ Khái niệm về thị trường
Kinh tế thị trường thường thực hiện tất cả những chức năng của nó
thông qua các thị trường. Cơ chế tự điều tiết của thị trường giúp cho việc phân
bổ các nguồn lực xã hội cũng như giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản (sản
xuất cái gì, cho ai và như thế nào?) được thực hiện một cách hoàn hảo nhất. Thị
trường là một phạm trù kinh tế trung tâm của KTTT và gắn liền với sự phát
triển của LLSX. Thị trường được hình thành trong quá trình lưu thông, mua bán
và trao đổi hàng hoá với sự hỗ trợ của các phương tiện thanh toán. Khi phân tích
vấn đề thị trường trong mối quan hệ với sự phát triển của CNTB V. I. Lênin
đưa ra kết luận là: khái niệm "thị trường" hoàn toàn không thể tách rời khái
niệm phân công lao động được. Ông viết: "Hễ ở đâu và khi nào có phân công xã
hội và sản xuất hàng hoá thì ở đó và khi ấy, có thị trường. Quy mô của thị trường
gắn chặt với trình độ chuyên môn hoá của lao động xã hội" [13, tr.114].
Trong ngôn ngữ của kinh tế học hiện đại khái niệm thị trường mang
nhiều nội hàm khác nhau.
- Cách tiếp cận thứ nhất: Là cách tiếp cận theo nghĩa thông thường.
Thị trường được hiểu như là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán thực
hiện trao đổi hàng hoá. Đây là cách tiếp cận mang tính chất lịch sử khi các thị
trường bắt đầu từ các địa điểm như một nơi họp chợ hay một quảng trường,
chỗ có nhiều người mua và người bán. Cách tiếp cận này vẫn còn được áp
dụng cho đến ngày nay, khi thị trường là các khu trung tâm thương mại, các
sàn giao dịch. Như vậy, đơn giản nhất thị trường có thể hiểu như một nơi diễn
ra các hoạt động mua bán và trao đổi hàng hoá.
39
- Cách tiếp cận thứ hai: Là cách tiếp cận dưới góp độ thể chế đối với
thị trường xuất hiện khi phạm vi thị trường được mở rộng vượt ra khỏi những
khuôn khổ chật hẹp về mặt địa lý. Người mua, người bán không phải gặp
nhau trực tiếp và cũng không phải tập trung tại một điểm cố định để thực hiện
các nhu cầu mua, bán và trao đổi hàng hoá của họ. Các hoạt động mua, bán
được thực hiện qua mạng Internet thông qua những thị trường "ảo", thị trường
trên mạng, với sự hỗ trợ của những phương tiện thông tin liên lạc hiện đại
như thư điện tử, Fax, v.v... Để các hoạt động này diễn ra trôi chảy và đảm bảo
tính chất pháp lý của chúng, cần phải có một thể chế để điều chỉnh hành vi
của người mua và người bán trên thị trường. Một thể chế có thể được hiểu
như một cách thức kết cấu của tương tác xã hội đã được thiết lập và thừa nhận
chung. Nhưng yếu tố cơ bản của một thể chế bao gồm: các quy tắc (được quy
định bởi pháp luật hoặc các chuẩn mực), cơ chế thi hành và các tổ chức nhằm
bảo đảm thực hiện các quy tắc đó.
- Cách tiếp cận thứ ba: Là từ góc độ các yếu tố cấu thành của thị
trường cũng như hệ thống quan hệ giữa các yếu tố đó. Các chủ thể kinh tế (cả
người bán và người mua) sẽ cạnh tranh với nhau để xác định giá cả và khối
lượng của các loại hàng hoá.
Bàn về thị trường ở Cộng hoà XHCN Việt Nam, Nguyễn Đình
Hương (chủ biên) viết: "Một số tổng quát, thị trường là một phạm trù của
sản xuất và lưu thông hàng hoá, phản ảnh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa
người mua và người bán đã được thể chế hoá nhằm xác định giá cả và khối
lượng hàng hoá" [10, tr.12].
Như vậy, thị trường chứa đựng tổng cung, tổng cầu, mối quan hệ cung -
cầu, mức giá và những yếu tố không gian, thời gian, xã hội đối với một loại
sản phẩm nào đó của nền SXHH. Mức độ phát triển của thị trường phản ánh
trình độ phát triển của nền kinh tế.
+ Phân loại hệ thống các loại thị trường
Hiện nay còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về phân loại thị
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào
Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào

More Related Content

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Quản lý và sử dụng sim di động trả trước của ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Quản lý và sử dụng sim di động trả trước của ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Quản lý và sử dụng sim di động trả trước của ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Quản lý và sử dụng sim di động trả trước của ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Thừa kế theo pháp luật - Một số vấn đề lý luậ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Thừa kế theo pháp luật - Một số vấn đề lý luậ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Thừa kế theo pháp luật - Một số vấn đề lý luậ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Thừa kế theo pháp luật - Một số vấn đề lý luậ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Quản lý và sử dụng sim di động trả trước của ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Quản lý và sử dụng sim di động trả trước của ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Quản lý và sử dụng sim di động trả trước của ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Quản lý và sử dụng sim di động trả trước của ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Thừa kế theo pháp luật - Một số vấn đề lý luậ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Thừa kế theo pháp luật - Một số vấn đề lý luậ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Thừa kế theo pháp luật - Một số vấn đề lý luậ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Thừa kế theo pháp luật - Một số vấn đề lý luậ...
 

Recently uploaded

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 

Tác động của kinh tế thị trường đối với nền qp ở chdcnd lào

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH SUVĂNTHOONG THIÊNGTHẾPVÔNGSA T¸c ®éng cña kinh tÕ thÞ tr-êng ®èi víi nÒn quèc phßng ë céng hoµ d©n chñ nh©n d©n lµo LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2015
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH SUVĂNTHOONG THIÊNGTHẾPVÔNGSA T¸c ®éng cña kinh tÕ thÞ tr-êng ®èi víi nÒn quèc phßng ë céng hoµ d©n chñ nh©n d©n lµo Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 62 31 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Vũ Văn Phúc 2. PGS.TS Nguyễn Thị Như Hà HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Suvănthoong Thiêngthếpvôngsa
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5 1.1. Các nghiên cứu của các nhà kinh tế học tư sản cổ điển, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, các nhà kinh tế học hiện đại và các nhà nghiên cứu Việt Nam 6 1.2. Các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào 25 1.3. Những khoảng trống luận án cần tiếp tục nghiên cứu 27 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI NỀN QUỐC PHÒNG 28 2.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế thị trường 28 2.2. Mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng - cơ sở khách quan về sự tác động của kinh tế thị trường đối với nền quốc phòng 47 Chương 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI NỀN QUỐC PHÒNG Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2000 - 2013 63 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng tác động của kinh tế thị trường đối với nền quốc phòng ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2000-2013 76 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI NỀN QUỐC PHÒNG Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2020 112 4.1. Một số dự báo xu hướng phát triển và tác động của kinh tế thị trường đối với nền quốc phòng ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào trong thời gian đến năm 2020 112 4.2. Những quan điểm cơ bản nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường đối với nền quốc phòng ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đến 2020 121 4.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đối với nền quốc phòng ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào 128 KẾT LUẬN 159 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 5. CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CCTT : Cơ chế thị trường CHDCND : Cộng hoà dân chủ nhân dân CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNQP : Công nghiệp quốc phòng CNTB : Chủ nghĩa tư bản CNXH : Chủ nghĩa xã hội DNNN : Doanh nghiệp nhà nước KH-CN : Khoa học - công nghệ KTHH : Kinh tế hàng hoá KTNN : Kinh tế nhà nước KTTT : Kinh tế thị trường KT-XH : Kinh tế - xã hội LLSX : Lực lượng sản xuất LLVT : Lực lượng vũ trang NDCM : Nhân dân cách mạng QPTD : Quốc phòng toàn dân SMQS : Sức mạnh quân sự SXHH : Sản xuất hàng hoá TBCN : Tư bản chủ nghĩa XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 3.1 Một số chỉ số kinh tế và dân số Lào năm 2000-2013 65 3.2 Giá trị sản xuất nông nghiệp qua các năm 2000-2013 66 3.3 Sản xuất lương thực năm 2000-2013 67 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang 2.1 Các bước chuyển biến và các mô hình phát triển kinh tế hàng hoá trong lịch sử 35 2.2 Cơ chế thị trường 44 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Số hiệu đồ thị Tên đồ thị Trang 3.1 Cán cân thương mại Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2000 - 2013 72 3.2 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2005-2013 74
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Cộng hoà dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào, vấn đề phát triển kinh tế hàng hoá (KTHH), kinh tế thị trường (KTTT) đã được Đảng đặt ra nghiên cứu, từng bước nâng cao nhận thức để chỉ đạo thực hiện quá trình đổi mới về kinh tế - xã hội (KT-XH) nhằm đạt được mục tiêu tạo cho đất nước giàu mạnh và phồn vinh, nhân dân có cuộc sống bình yên, hạnh phúc, xã hội có an ninh, văn minh và công bằng. Kinh tế thị trường về bản chất là KTHH phát triển ở trình độ cao, khi lực lượng sản xuất (LLSX) phát triển mạnh đạt trình độ xã hội hoá cao, các thành tựu của khoa học - công nghệ (KH-CN) được ứng dụng vào sản xuất - kinh doanh mạnh mẽ, các quan hệ kinh tế được thực hiện thông qua quan hệ hàng hoá - tiền tệ. Đối với nước Lào, phát triển KTTT là sự tiếp thu có chọn lọc những giá trị tinh hoa của nhân loại để xây dựng nền kinh tế đất nước vững mạnh. Đây là vấn đề hoàn toàn mới mẻ trong lịch sử của nước Lào. Do đó, quá trình vận động và xây dựng đó đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ cả về lý luận và thực tiễn cần được nghiên cứu và giải quyết. Ở nước Lào, sau 25 năm hình thành và phát triển KTTT đã có những tác động sâu sắc đến các lĩnh vực của đời sống KT-XH, quốc phòng, an ninh... với cả những tác động theo hướng tích cực và cả những tác động tiêu cực. Những năm qua, nền quốc phòng của Lào được xây dựng trên cơ sở tư duy quân sự mới và tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc, đặt trong mối quan hệ tác động qua lại giữa cơ sở kinh tế với kiến trúc thượng tầng, giữa kinh tế với quốc phòng. Trong điều kiện nền kinh tế đất nước phát triển dưới tác động của các quy luật kinh tế của KTTT, nền quốc phòng nước Lào tất yếu chịu tác động không nhỏ của KTTT. Song sự tác động của KTTT như thế nào đối với nền quốc phòng là những vấn đề cần được nghiên cứu giải quyết. Bởi vậy, việc nghiên cứu sự phát triển KTTT và làm rõ sự tác động của nó đối với nền quốc phòng là đòi hỏi khách quan bức xúc cả về mặt lý luận và
  • 8. 2 thực tiễn. Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trên đây tác giả chọn đề tài "Tác động của kinh tế thị trường đối với nền quốc phòng ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào" để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về mối quan hệ giữa KTTT với nền quốc phòng của đất nước để phân tích thực trạng tác động của KTTT đối với nền quốc phòng, dự báo tác động của KTTT đối với nền quốc phòng những năm tới ở nước Lào. Từ đó đề xuất những quan điểm cơ bản và các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực, khắc phục các hạn chế của KTTT đối với việc củng cố và tăng cường nền quốc phòng ở nước Lào. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản của KTTT và mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng - cơ sở khách quan về sự tác động của KTTT đối với nền quốc phòng. - Phân tích thực trạng tác động của KTTT đối với nền quốc phòng trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Nêu ra một số dự báo về xu hướng phát triển và tác động của KTTT đối với nền quốc phòng trong thời gian tới. - Đề xuất những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của KTTT đối với nền quốc phòng ở CHDCND Lào. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Luận án lấy sự tác động của KTTT đối với nền quốc phòng ở CHDCND Lào làm đối tượng nghiên cứu. Vấn đề bản chất kinh tế thị trường được bàn luận đến ở mức độ tìm cơ sở để phân tích rõ đối tượng nghiên cứu của đề tài.
  • 9. 3 Luận án chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng tác động của KTTT đối với nền quốc phòng ở CHDCND Lào trong giai đoạn 2000 - 2013, dự báo cho thời gian đến năm 2020 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết về chiến tranh và quân đội, lý luận kinh tế quân sự, đường lối chính sách của Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và chỉ thị của Bộ Quốc phòng CHDCND Lào. Đồng thời kế thừa và phát triển các công trình khoa học đã công bố của các nhà khoa học. Luận án sử dụng phương pháp cơ bản của kinh tế chính trị học: Phương pháp trừu tượng hoá khoa học. 5. Những đóng góp mới của luận án - Phân tích và chỉ ra những tác động của KTTT đối với nền quốc phòng ở nước Lào hiện nay và trong thời gian tới. - Đề xuất những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của KTTT đối với sự tăng cường nền quốc phòng ở nước Lào. 6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Kết quả đạt được của luận án sẽ góp thêm cơ sở khoa học vào việc hoạch định quá trình phát triển KTTT và tác động của nó đối với nền quốc phòng ở CHDCND Lào. Luận án còn là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy môn kinh tế chính trị và kinh tế quân sự ở các nhà trường trong và ngoài quân đội. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được chia làm 4 chương, 10 tiết. Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
  • 10. 4 Chương 2. Cơ sở lý luận về tác động của kinh tế thị trường đối với nền quốc phòng. Chương 3. Thực trạng tác động của kinh tế thị trường đối với nền quốc phòng ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2000-2013. Chương 4. Quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đối với nền quốc phòng ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020.
  • 11. 5 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Xét về mặt lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội, KTHH đã có mầm mống từ trong xã hội nô lệ, hình thành trong xã hội phong kiến và được phát triển rộng rãi, đạt trình độ cao trong xã hội tư bản chủ nghĩa (TBCN), sản xuất và trao đổi hàng hoá chính là những tiền đề quan trọng ban đầu cho sự ra đời và phát triển KTTT. KTTT - một hình thức phát triển cao của KTHH giản đơn, một thuật ngữ xuất hiện gắn với sự ra đời và phát triển chủ nghĩa tư bản (CNTB) mà giai đoạn đầu có tên gọi là KTTT tự do. Trong lịch sử, vấn đề KTTT đã được nhiều tác giả bàn luận, có nhiều công trình quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là các tác giả kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin: C.Mác với tác phẩm "Tư bản", "Hàng hoá và tiền tệ" (1867); Ph.Ăngghen với tác phẩm "Chống Đuy Rinh" (1878); V.I. Lênin với tác phẩm "Bàn về cái gọi là vấn đề thị trường" (1893); "Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga" (1896-1899). Trước các ông đã để lại nhiều tác phẩm của các nhà kinh tế học tư sản cổ điển như Adam Smith, David Ricardo ở những năm cuối thế kỷ XVIII và đầu XIX; các nhà kinh tế học tư sản hiện đại như J.M.Keynes ở những năm 30 của thế kỷ XX và mới đây là lý thuyết kinh tế học của Paul A.Samuelson, David Begg… Tuy nhiên, nghiên cứu quá trình tác động của KTTT đối với nền quốc phòng, mặc dù đã và đang được các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền KTTT có sự quản lý của Nhà nước như ở CHDCND Lào, Cộng hoà XHCN Việt Nam… quan tâm, nhưng các công trình nghiên cứu lý thuyết có tính hệ thống về vấn đề này chưa xuất hiện nhiều. Để nêu rõ căn cứ xuất phát của các nghiên cứu trong luận án, xin trình bày một cách khái quát các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
  • 12. 6 1.1. CÁC NGHIÊN CỨU CỦA CÁC NHÀ KINH TẾ HỌC TƯ SẢN CỔ ĐIỂN, CÁC NHÀ KINH ĐIỂN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, CÁC NHÀ KINH TẾ HỌC HIỆN ĐẠI VÀ CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU VIỆT NAM 1.1.1. Các nhà kinh tế học tư sản cổ điển Chủ nghĩa trọng thương ra đời và tồn tại ở Tây Âu vào giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVII, chiếm vị trí quan trọng và là nét nổi bật trong đời sống kinh tế các nước Tây Âu giai đoạn này. Nó là hình thái đầu tiên của hệ tư tưởng kinh tế tư sản trong giai đoạn tích luỹ nguyên thuỷ tư bản nhằm chống lại tư tưởng kinh tế phong kiến và tìm nguồn gốc giàu có từ thương nghiệp, tuyệt đối hoá vai trò thương nghiệp, bảo vệ lợi ích của tư bản thương nghiệp. Điểm xuất phát của chủ nghĩa trọng thương là tiền: "Tiền là nội dung căn bản của của cải", là tài sản thật sự của một quốc gia. Một nước càng có nhiều tiền (vàng) thì càng giàu có. Còn "hàng hoá " chỉ là phương tiện làm tăng thêm khối lượng tiền tệ mà thôi. Chủ nghĩa trọng thương cũng đề cao vai trò của nhà nước trong phát triển thương nghiệp. Theo Thomas Mun (1571-1614) là nhà kinh tế học Anh: "Thương mại là hòn đá thử vàng cho sự phồn thịnh của quốc gia, không có phép lạ nào khác để kiếm tiền trừ thương mại". Tiêu biểu lớn nhất là W.Petty (1623-1687) là nhà kinh tế học người Anh. Luận điểm của ông là: "Đất là mẹ, lao động là cha của của cải", "Giá trị hàng hoá chính là sự phản ánh giá trị của tiền tệ, cũng như ánh sáng của mặt trăng là sự phản chiếu của ánh sáng mặt trời". W.Petty được đánh giá cao là cha đẻ của kinh tế chính trị học [6, tr.53-71]. Mặc dù chủ nghĩa trọng thương có vai trò rất to lớn, nhưng cũng không tránh khỏi được mặt hạn chế. Về mặt tích cực: - Chủ nghĩa trọng thương là học thuyết kinh tế đầu tiên trong lịch sử, tiến bộ hơn hẳn so với tư tưởng kinh tế phong kiến và thuyết lý tôn giáo còn đang thịnh hành ở nhiều nước thời bấy giờ.
  • 13. 7 - Lần đầu tiên đưa ra quan điểm về sự giàu có là giá trị, là tiền. - Nêu quan điểm mục đích hoạt động của nền KTHH là lợi nhuận. - Tư tưởng nhà nước can thiệp vào kinh tế về sau được kinh tế học hiện đại sử dụng. Về mặt hạn chế: - Học thuyết còn mang tính phiến diện, chỉ nghiên cứu quan hệ kinh tế trong lĩnh vực lưu thông, tuyệt đối hoá vai trò của lưu thông mà không quan tâm đến sản xuất, phân phối và tiêu dùng. - Những luận điểm của chủ nghĩa trọng thương mới dừng ở phân tích thực tiễn để đưa ra những lời khuyên về chính sách kinh tế, rất ít tính lý luận. - Chưa biết đến quy luật kinh tế. Họ coi thương trường là chiến trường, người này được thì người kia mất, dân tộc này làm giàu thì dân tộc khác phải hy sinh. - Giá cả hàng hoá là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá trên thị trường. Như vậy, tiền tệ chính là sự phản ánh giá trị của hàng hoá, chứ không phải ngược lại như trong luận điểm của W.Petty. Học thuyết kinh tế của Adam Smith. Adam Smith (1723-1790) là một nhà kinh tế chính trị học nổi tiếng thuộc trường phái cổ điển Anh. Học thuyết kinh tế của ông được thể hiện tập trung trong cuốn "Của cải của các dân tộc", xuất bản năm 1776. Ông đã có công trong phát triển phương pháp trừu tượng hoá trong nghiên cứu kinh tế chính trị, có nhiều đóng góp vào việc xây dựng các phạm trù, quy luật của KTTT và phân tích nền sản xuất TBCN. Theo Paul A.Samuelson: Adam Smith là nhà tiên tri của chủ nghĩa tự do kinh tế. Adam Smith là một nhà kinh tế học người Anh được Paul A.Samuelson- người đứng đầu trường phái chính hiện đại - coi ông là nhà tiên tri của chủ nghĩa tự do kinh tế. Thật vậy, trước Adam Smith, tuy đã có các nhà kinh tế phân tích nền KTHH, nhưng lại đưa ra đề nghị phải dựa vào nhà nước để phát
  • 14. 8 triển kinh tế. Chủ nghĩa trọng thương thế kỷ XV - XVII cho rằng, để làm tăng của cải của một quốc gia, cần phải có sự giúp đỡ của nhà nước. W.Petty là "cha đẻ của kinh tế chính trị học", khi tìm giải pháp cho phát triển kinh tế đã rất coi trọng các quy luật kinh tế, cho rằng trong kinh tế cũng như trong y học, cần phải tính đến những quá trình tự nhiên, không nên dùng hành động cưỡng bức riêng của mình chống lại những quá trình đó. Cho đến cuối thế kỷ XVIII, tư tưởng tự do kinh tế mới trở thành một học thuyết. Người khởi xướng nó là Adam Smith. Chủ nghĩa tự do kinh tế là một học thuyết phát triển trên quan điểm đề cao vai trò của cơ chế thị trường (CCTT), đề cao tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh, chống lại sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế. Theo Adam Smith: "Tiền là bánh xe vĩ đại của lưu thông", là "công cụ đặc biệt của trao đổi và thương mại". Lý luận về tiền tệ viết trong cuốn "Của cải của các dân tộc". Adam Smith đã chỉ rõ: - Tiền tệ ra đời là do yêu cầu của trao đổi hàng hoá. - Tiền tệ (vàng, bạc, đồng) có các chức năng thước đo giá trị, phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán. - Với các chức năng trên, tiền trở thành phương tiện thúc đẩy lưu thông hàng hoá. - Tiền không chỉ là công cụ để thúc đẩy lưu thông hàng hoá trong nước, mà còn là phương tiện để thực hiện quan hệ xuất nhập khẩu, mở rộng lưu thông hàng hoá với nước ngoài, mở rộng thương mại quốc tế. Lý thuyết "Bàn tay vô hình" của Adam Smith thực chất là lý thuyết về CCTT tự điều tiết. - Adam Smith khẳng định, nền kinh tế bình thường là nền kinh tế phát triển trên cơ sở tự do cạnh tranh, tự do mua bán và trao đổi. Đó là nền KTTT. Sự hoạt động của nền KTTT chịu sự chi phối bởi "Bàn tay vô hình". - "Bàn tay vô hình" là hệ thống các quy luật kinh tế khách quan tự phát hoạt động và chi phối hoạt động của con người, là một "trật tự tự nhiên".
  • 15. 9 - Để có sự hoạt động của trật tự tự nhiên, cần phải có những điều kiện nhất định đó là: i) Sự tồn tại và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá; ii) Nền kinh tế phải được phát triển trên cơ sở tự do kinh tế. Cần thiết phải có tự do sản xuất, tự do liên doanh, liên kết, tự do mậu dịch; iii) Trên cơ sở đó, hình thành mối quan hệ phụ thuộc vào nhau giữa người với người. Tóm lại, lý thuyết "Bàn tay vô hình" của Adam Smith đã đề cao vai trò của quy luật kinh tế khách quan trong điều tiết nền KTTT, đề cao tính độc lập, tự chủ, sáng tạo và tinh thần tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh của các chủ kinh tế. Coi thị trường tự do là lực lượng, sức mạnh điều tiết sản xuất và tiêu dùng của xã hội [6, tr.76-84]. Nước CHDCND Lào hiện nay đã chuyển sang vận hành nền kinh tế theo CCTT có sự quản lý của Nhà nước, phát triển theo định hướng XHCN, nhưng còn nhiều yếu tố sơ khai. Việc nghiên cứu học thuyết kinh tế nói chung, lý thuyết "Bàn tay vô hình" nói riêng của Adam Smith có ý nghĩa cung cấp một tri thức quan trọng về vai trò của CCTT trong điều tiết nền kinh tế. Trong cơ chế này, mọi việc lựa chọn sản xuất và việc tiêu dùng của các chủ thể kinh tế đều được thực hiện dưới tác động của quy luật kinh tế khách quan, theo mệnh lệnh của thị trường. CCTT là cơ chế điều chỉnh linh hoạt các nguồn lực trong nền kinh tế theo hướng hiệu quả, tự nó có thể tạo ra sự cân đối cung - cầu hàng hoá trên thị trường. Bởi vậy, cần có nhận thức đúng vai trò của CCTT và có giải pháp để phát huy vai trò đó trong vận hành nền kinh tế nước ta hiện nay. Lý thuyết "Bàn tay vô hình" mới chỉ quan tâm đến mặt tích cực của thị trường, mà không thấy tác động tiêu cực hay thất bại mà tự nó không thể khắc phục được, nên đã tuyệt đối hoá vai trò của thị trường, phủ nhận vai trò kinh tế của nhà nước. Một bài học được rút ra qua việc nghiên cứu lý thuyết này là: cần có cách nhìn khách quan, khoa học về CCTT. Không nên tuyệt đối hoá vai trò
  • 16. 10 của thị trường trong điều tiết nền kinh tế. Sự điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế là cần thiết để ngăn ngừa, khắc phục những thất bại của thị trường, để thị trường hoạt động có hiệu quả. 1.1.2. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin Trong hệ thống lý luận của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, các công trình nghiên cứu về "Hàng hoá, tiền tệ" chiếm vị trí quan trọng. Khi nghiên cứu và phân tích các quan hệ kinh tế để tìm ra các quy luật vận động của xã hội tư bản, nhằm hoàn thiện học thuyết kinh tế của mình, được C.Mác (1818-1883) trình bày kỹ lưỡng trong bộ "Tư bản". Trong xây dựng học thuyết giá trị, C.Mác đã kế thừa những nhân tố khoa học cơ bản trong lý luận giá trị của David Ricardo (1772-1823) - người kế thừa những nhân tố khoa học và gạt bỏ những sai lầm trong học thuyết giá trị - giá cả của Adam Smith. Những lý luận căn bản mà C.Mác đã vượt qua David Ricardo để đưa lý luận giá trị thành học thuyết giá trị: - C.Mác đã phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá (SXHH) là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Nhờ sự phát hiện này, C.Mác đã chỉ rõ lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng còn lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hoá, khi phân tích các quy luật chi phối nền SXHH TBCN phải bắt đầu từ việc phân tích hàng hoá và coi hàng hoá là tế bào cấu tạo nên phương thức sản xuất này, C.Mác cho rằng: "Trong những xã hội do phương thức sản xuất TBCN chi phối thì của cải biểu hiện ra là một "đống hàng hoá khổng lồ" còn từng hàng hoá một thì biểu hiện ra là hình thái nguyên tố của cải ấy" [18, tr.61]. - Dựa vào phân tích chất của giá trị hàng hoá là lao động kết tinh, lao động trừu tượng, lao động xã hội kết tinh vào giá trị hàng hoá, còn lượng giá trị của hàng hoá là lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá. C.Mác đã trình bày một cách khoa học quy luật giá trị, quy luật cơ bản của sản xuất và lưu thông hàng hoá, từ đó hoàn chỉnh lý luận giá trị - lao động.
  • 17. 11 Tóm lại, C.Mác đã hệ thống và kế thừa các nhân tố khoa học trong lý luận giá trị của các bậc tiền bối mà trực tiếp là từ David Ricardo. Ông đã khảo sát và phân tích hàng hoá với tư cách là tế bào kinh tế của phương thức sản xuất TBCN, trong đó chứa đựng mối quan hệ cơ bản của phương thức này trên các mặt bản chất, đại lượng, hình thái biểu hiện và quy luật tác động để hình thành học thuyết giá từ của mình. V.I. Lênin (1870-1924) là người kế tục sự nghiệp của C.Mác. Ông phân tích sự vận động của CNTB từ tự do cạnh tranh sang độc quyền và đề xuất các nguyên lý về xây dựng nền kinh tế XHCN. Từ đó, ra đời môn kinh tế chính trị Mác - Lênin. Sau Cách mạng tháng Mười, chúng ta thấy rằng, sau khi ra khỏi nội chiến, "Chính sách cộng sản thời chiến", trưng thu lương thực thừa không còn phù hợp nữa. Mà thay vào đó là "Chính sách kinh tế mới" (NEP) được ban hành vào đầu năm 1921, do V.I.Lênin khởi thảo, là lối ra cho nền kinh tế nông nghiệp nước Nga chuyển sang nông nghiệp hàng hoá. Điều này đã thể hiện rõ trong tác phẩm "Bàn về thuế lương thực". NEP của V.I.Lênin là nhằm tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Nga trong điều kiện chuyển sang thời bình thay cho chính sách "cộng sản thời chiến". Nó bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: - Thay chính sách trưng thu lương thực bằng chính sách thuế lương thực. Theo chính sách này, người nông dân chỉ nộp thuế lương thực cố định ở mức tối thiểu trong nhiều năm căn cứ vào điều kiện tự nhiên của đất canh tác. Mức thuế thấp sẽ kích thích nông dân tích cực sản xuất, sau khi nộp thuế cho nhà nước, phần dư thừa sẽ được trao đổi tự do trên thị trường. - Tổ chức thị trường, thương nghiệp, thiết lập quan hệ hàng hoá - tiền tệ giữa nhà nước và nông dân, giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp.
  • 18. 12 - Phát triển "Kinh tế nhiều thành phần", sử dụng rộng rãi các hình thức kinh tế quá độ như kinh tế tư bản nhà nước, áp dụng hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp nhà nước (DNNN), thực hiện kiểm kê, kiểm soát… NEP của V.I. Lênin có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với sự khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá trong nước, cũng như có ý nghĩa quốc tế to lớn đối với các nước phát triển theo định hướng XHCN, đặc biệt là đối với nước CHDCND Lào có nền kinh tế chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền KTTT có sự quản lý của Nhà nước. Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin đã không chỉ dừng lại ở nghiên cứu các vấn đề kinh tế mà còn đề cập đến mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng và chiến tranh. Những tư tưởng của các ông bàn về vấn đề này được trình bày ở nhiều tác phẩm, nhưng tập trung nhất ở tác phẩm "Chống Đuy Rinh" của Ph.Ăngghen (1878), phần lý luận về bạo lực. Xung quanh mối quan hệ về kinh tế với bạo lực (quân sự, chiến tranh, quốc phòng), Ph.Ăngghen (1820- 1895) cho rằng: "Bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, những điều kiện kinh tế và tài nguyên kinh tế đều là những cái giúp cho "bạo lực" chiến thắng, nếu không có những điều kiện và tài nguyên đó thì bạo lực không còn là bạo lực nữa" [19, tr.242]. Trong tác phẩm "Hải cảng Lữ Thuận thất thủ" (1905), V.I. Lênin cũng đã đề cập sự phụ thuộc của quốc phòng, chiến tranh vào kinh tế thông qua việc phân tích nước Nhật đổ tiền của, công sức, trí tuệ để chế tạo các chiến hạm. V.I.Lênin khẳng định rằng: "Một đội quân giỏi nhất, những người trung thành nhất với sự nghiệp cách mạng cũng đều sẽ lập tức bị kẻ thù tiêu diệt, nếu họ không được vũ trang, tiếp tế lương thực và huấn luyện đầy đủ" [14, tr.497]. Như vậy, xét một cách tổng quát nhất về mặt lý luận cũng như lướt qua về lịch sử, có thể thấy, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin đã đề cập không ít đến sự phát triển của sản xuất có vai trò to lớn đối với sự phát triển
  • 19. 13 KT-XH. Đồng thời các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin cũng đề cập khá nhiều mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, là hai lĩnh vực có tác động, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Nghiên cứu những quan điểm lý luận của nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin trên có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, có thể thấy trong khuôn khổ của quan hệ sản xuất TBCN. Quá trình tư bản xâm nhập vào sản xuất, kinh doanh theo phương thức sản xuất TBCN cũng là quá trình từng bước cải biến nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn. Về mặt thực tiễn, cho ta cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế đối với những nước trong quá trình chuyển từ kinh tế tự cấp, tự túc sang KTHH. Đồng thời phải tính đến một cuộc cách mạng cả về mặt LLSX và quan hệ sản xuất theo hướng tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước. 1.1.3. Các nhà kinh tế học hiện đại Lý thuyết KTTT xã hội ở Cộng hoà Liên bang Đức - Lý thuyết KTTT xã hội được hình thành và phát triển ở Cộng hoà Liên bang Đức từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Những đại biểu chủ yếu là W.Euskens, W.Ropke, Erhard, Muller, Armack. - Tư tưởng cơ bản là đảm bảo tự do thị trường, tự do cạnh tranh, không có sự khống chế của độc quyền, bảo vệ bất khả xâm phạm của sở hữu tư nhân, bảo vệ hệ thống kinh tế TBCN, nhà nước can thiệp vào nền kinh tế ở mức độ nhất định nhằm thực hiện công bằng xã hội. Yếu tố xã hội là một nội dung chủ yếu của KTTT xã hội [6, tr.307-320]. - Theo họ, mặc dù thị trường mang lại kết quả tối ưu cho các hoạt động kinh tế, nhưng nó cũng tác động đến xã hội mang lại những kết quả không mong muốn. Bởi vậy, yếu tố xã hội có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong KTTT xã hội.
  • 20. 14 + Mục tiêu của yếu tố xã hội là nhằm nâng cao mức sống của các nhóm dân cư có mức thu nhập thấp nhất, bảo vệ tất cả các thành viên của xã hội chống lại những khó khăn về kinh tế và đau khổ về mặt xã hội do những rủi ro của cuộc sống gây nên. + Công cụ để đạt được những mục tiêu trên là: Một là, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm tạo nên thu nhập cao hơn và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Hai là, phân phối thu nhập công bằng: tăng tiền lương tương ứng với tăng lợi nhuận của nhà tư bản và ổn định giá cả. Phải cơ cấu hệ thống đảm bảo công bằng xã hội có ảnh hưởng đáng kể đối với sự phân phối và đối với hạnh phúc của các tầng lớp nghèo khổ nhất trong xã hội. Ba là, bảo hiểm xã hội, gồm bảo hiểm thất nghiệp, tuổi già, sức khoẻ, tai nạn. Bốn là, phúc lợi xã hội bao gồm trợ cấp xã hội cho những người nghèo, trợ cấp nhà ở cho những người không có thu nhập hoặc thu nhập quá thấp, trợ cấp nuôi con… Ngoài ra, lý thuyết KTTT xã hội của Cộng hoà Liên bang Đức còn áp dụng các biện pháp khác của chính sách xã hội. + Trong lý thuyết "nền KTTT xã hội" còn nêu rõ "vai trò của thị trường" và "vai trò của nhà nước (Chính phủ) trong nền KTTT xã hội. Về vai trò của thị trường: Lý thuyết được đặt trong mối quan hệ với vai trò kinh tế của nhà nước theo nguyên tắc thị trường nhiều hơn, nhà nước can thiệp ít hơn. Nó được thể hiện khi các nhà kinh tế Đức phân tích vai trò của cạnh tranh có hiệu quả. Theo họ, cạnh tranh có hiệu quả là một yếu tố trung tâm không thể thiếu được trong hệ thống KT-XH. Không có nó thì không có thị trường xã hội. Cạnh tranh có 8 chức năng: Một là, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách tối ưu. Hai là, khuyến khích tiến bộ kỹ thuật.
  • 21. 15 Ba là, phân phối thu nhập theo hướng khuyến khích các nhà cạnh tranh thành công. Bốn là, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Năm là, đảm bảo tính linh hoạt của sự điều chỉnh. Cạnh tranh là công cụ tốt nhất để sử dụng các nguồn tài nguyên tối ưu và là công cụ năng động cho phép duy trì liên tục sự di chuyển các nguồn tài nguyên đến nơi sử dụng có hiệu quả. Sáu là, thực hiện sự kiểm soát sức mạnh kinh tế. Bảy là, thực hiện sự kiểm soát sức mạnh chính trị (tác động đến sự can thiệp của Chính phủ). Tám là, bảo đảm quyền tự do lựa chọn hành động của cá nhân. Mặc dù CCTT mang lại kết quả tối ưu cho các hoạt động kinh tế, nhưng nó cũng tác động đến xã hội mang lại kết quả không mong muốn. Về vai trò của nhà nước (Chính phủ) trong "kinh tế thị trường xã hội": Lý thuyết này được xây dựng trên cơ sở sáng kiến cá nhân và cạnh tranh có hiệu quả. Theo các nhà kinh tế Đức, nhà nước cần can thiệp vào KTTT, song sự can thiệp đó chỉ là cần thiết ở nơi cạnh tranh không hiệu quả hoặc cạnh tranh bị đe doạ. Họ nêu hai nguyên tắc: Một là, nguyên tắc hỗ trợ nhằm bảo vệ và khuyến khích các yếu tố cơ bản của KTTT xã hội. Đây là nguyên tắc giữ vai trò chỉ đạo khi giải quyết vấn đề là nhà nước can thiệp hay không và can thiệp đến mức nào, đồng thời bảo vệ và khuyến khích các yếu tố cơ bản của nền KTTT xã hội. Hai là, nguyên tắc tương hợp với thị trường. Chính phủ phải có các chính sách như sau: - Toàn dụng nhân lực bằng cách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính sách cơ cấu và chính sách vùng lãnh thổ. - Tăng trưởng kinh tế. Chính phủ có thể trợ cấp cho phát triển một ngành kinh tế để tăng sức cạnh tranh, hoặc hỗ trợ cho chương trình phát triển vùng lãnh thổ để toàn dụng nhân lực và tài nguyên.
  • 22. 16 - Chính sách chống chu kỳ. Chính phủ phải mua hàng thật nhiều trong thời kỳ khủng hoảng và đình trệ kinh tế và mua thật ít trong thời kỳ thịnh vượng. Điều này sẽ tạo ra tính tương hợp với thị trường. - Chính sách thương mại nhằm bảo đảm sự cân bằng trong cán cân thanh toán. Cần tránh các biện pháp bảo hộ mậu dịch, nhất là trong công nghiệp. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ chính đáng trong khuôn khổ nguyên tắc tương hợp với thị trường. Tóm lại, các nhà kinh tế Đức nêu ra quan điểm nhà nước chỉ can thiệp vào thị trường khi ở đây cạnh tranh không hiệu quả và ở đâu việc bảo vệ và thúc đẩy các giá trị và nguyên tắc cơ sở không thể giao phó cho các lực lượng tư nhân. Nền KTTT xã hội Đức đòi hỏi một nhà nước có sức mạnh, nhưng chỉ can thiệp với mức độ cần thiết và phải tuân thủ càng nhiều càng tốt hệ thống thị trường. Những nguyên tắc hoạt động này hoàn toàn khác với vai trò của nhà nước trong thể chế KTTT tự do. + Để làm cơ sở cho việc nghiên cứu ở chương tiếp theo, có thể rút ra ý nghĩa thực tiễn là: - Cần coi trọng vai trò chủ doanh nghiệp trong nền KTTT, coi trọng và bảo vệ cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền và cạnh tranh thái quá trong nền KTTT. - Việc đề cao vai trò của CCTT là cần thiết để tranh thủ các tác động tích cực của nó trong nền kinh tế. Song, cũng cần thấy rõ những tác động tiêu cực mà thị trường có thể sinh ra để có giải pháp khắc phục. - Nhà nước cần can thiệp vào thị trường để bảo vệ và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, để thị trường hoạt động có hiệu quả. Việc can thiệp vào thị trường của nhà nước phải hợp lý trên cơ sở tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan. Phải coi trọng sử dụng các chính sách kinh tế. - Chính sách xã hội là một nội dung quan trọng không thể thiếu được trong nội dung can thiệp của nhà nước vào nền KTTT.
  • 23. 17 Lý thuyết về "nền kinh tế hỗn hợp" của Paul A.Samuelson - Paul A.Samuelson là nhà kinh tế học người Mỹ, tác giả của cuốn Kinh tế học nổi tiếng và là người đứng đầu trường phái chính hiện đại. Học thuyết của Paul A.Samuelson đã đề cập một cách đầy đủ các vấn đề của kinh tế học hiện đại bao gồm kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô, trong đó lý thuyết về nền "kinh tế hỗn hợp" là nội dung chủ yếu. - Mầm mống của lý thuyết này đã xuất hiện từ cuối những năm 30 thế kỷ XIX. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất, nó được các nhà kinh tế học Mỹ như A.Hasen tiếp tục nghiên cứu và được Paul A.Samuelson tiếp tục nghiên cứu thành lý thuyết kinh tế học hiện đại. - Nếu các nhà kinh tế phái cổ điển và tân cổ điển say sưa với "Bàn tay vô hình" và "Cân bằng tổng quát", phái Keynes và Keynes mới say sưa với "Bàn tay nhà nước", thì Paul A.Samuelson cho rằng "để một nền kinh tế vận hành lành mạnh, cần có cả thị trường và Chính phủ" [6, tr.331]. Bởi vậy, kinh tế học cần phải tìm hiểu các nguyên tắc ẩn chứa đằng sau nền KTTT và đánh giá lại vai trò của Chính phủ trong đời sống kinh tế. Ông phân tích vai trò và thất bại của CCTT. - Nền KTTT, theo Paul A.Samuelson, là một cơ chế tinh vi để phối hợp mọi người, mọi hoạt động của mọi doanh nghiệp thông qua hệ thống giá cả thị trường. Nó là một phương tiện giao tiếp để tập hợp tri thức và hành động của hàng triệu cá nhân khác nhau. Không có một bộ phận nào hay hệ thống tính toán trung tâm, nhưng nó vẫn giải quyết được những vấn đề sản xuất và phân phối bao gồm hàng triệu ẩn số và mối tương quan mà không ai biết; những vấn đề ấy dù cho những siêu máy tính nhanh nhất ngày nay cũng không thể làm nổi. Chẳng có ai thiết kế ra thị trường, nhưng nó vẫn vận hành rất tốt. Trong nền KTTT, không có một cá nhân hay tổ chức đơn lẻ nào có trách nhiệm sản xuất, tiêu dùng, phân phối hay định giá. Theo Paul A.Samuelson, "thị trường" là một cơ chế trong đó người mua và người bán tương tác với nhau để xác định giá cả và sản lượng và hàng
  • 24. 18 hoá hay dịch vụ. Điểm đặc thù nhất của thị trường là nó đưa người mua và người bán đến với nhau để xác định giá cả và sản lượng. Trong nền KTTT, mọi thứ đều có giá cả, đó là giá trị của hàng hoá và dịch vụ được tính bằng tiền. Giá cả thể hiện mức mà mọi người và các hàng tự nguyện trao đổi nhiều loại hàng hoá khác nhau. - Paul A.Samuelson đánh giá cao học thuyết "Bàn tay vô hình" của Adam Smith là đã phát hiện ra vai trò của nền KTTT cạnh tranh, nêu bật sự hoà hợp giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng. Song, cũng chỉ ra những hạn chế thực tế của học thuyết này. Đó là những khuyết tật do thị trường sinh ra, tự nó không giải quyết được, thị trường không phải lúc nào cũng đưa tới kết quả tối ưu. Đó là tình trạng độc quyền và các hình thức cạnh tranh không hoàn hảo khác, những tác động lan toả hay ảnh hưởng ngoại sinh xuất hiện bên ngoài thị trường như ảnh hưởng tiêu cực của nạn ô nhiễm môi trường là cuối cùng là tình trạng phân phối thu nhập không thể chấp nhận được cả về mặt chính trị lẫn về mặt đạo đức. Và cho rằng, trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, không có khuyết tật của thị trường, thị trường có khả năng tạo ra nhiều hàng hoá và dịch vụ hữu ích nhất bằng nguồn tiềm năng sẵn có. Nhưng khi độc quyền, ô nhiễm môi trường hay các khuyết tật khác của thị trường trở nên phổ biến thì hiệu quả to lớn của "Bàn tay vô hình" sẽ bị phá vỡ. - Paul A.Samuelson đánh giá cao quan điểm của C.Mác khi cho rằng, nếu không có sự kiểm soát sức sản xuất của thị trường và sự cạnh tranh thì nhất định sẽ diễn ra hỗn loạn và những cuộc suy thoái trầm trọng, và làm tăng thêm sự bần cùng của công nhân. Tóm lại, học thuyết của trường phái chính hiện đại mà người đứng đầu là Paul A.Samuelson (từ những năm 60 của thế kỷ XX lại đây) đã khẳng định điều tiết một nền kinh tế hiện đại nếu không có thị trường hoặc Chính phủ thì không khác gì định vỗ tay bằng một bàn tay. Cả thị trường và Chính phủ đều thiết yếu để một nền kinh tế phát triển lành mạnh. Tư tưởng này được thể hiện trong lý thuyết "nền kinh tế hỗn hợp" của Paul A.Samuelson.
  • 25. 19 1.1.4. Các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Việt Nam Việt Nam là một nước có nền kinh tế chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền KTTT định hướng XHCN. Nền kinh tế Cộng hoà XHCN Việt Nam có nhiều đặc điểm tương đồng với CHDCND Lào, do đó các công trình nghiên cứu, các quan điểm lý luận của Việt Nam về vai trò, vị trí và con đường phát triển của KTTT Việt Nam trong quá trình phát triển nền kinh tế đất nước, cũng như những tác động của quá trình đó đối với lĩnh vực khác của đời sống xã hội, rất gần gũi và có thể vận dụng thuận lợi đối với CHDCND Lào. Ở Việt Nam, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, đã có không ít các công trình nghiên cứu về KTTT dưới những khía cạnh khác nhau. Trong số các công trình nghiên cứu đã nêu, đáng chú ý là công trình nghiên cứu sau đây: Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và Lào do Lê Hữu Nghĩa, Chu Văn Cấp, Hoàng Chí Bảo, Lưu Đạt Thuyết (đồng chủ biên) [21]. Cuốn sách gồm 4 chương, 302 trang. Cuốn sách này ra đời dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học thực hiện "Nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo nghị định thư" giữa hai nước Việt Nam và Lào. Nội dung cuốn sách nêu lên một số vấn đề về KTTT trên thế giới làm căn cứ lý luận cho quá trình nhận thức và chuyển sang kinh tế thị trường ở Việt Nam và Lào; trình bày quá trình xây dựng và phát triển KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng như quá trình chuyển sang phát triển KTHH theo cơ chế thị trường định hướng XHCN ở Lào: thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm. Từ đó tập thể tác giả so sánh những điểm tương đồng và khác biệt của quá trình chuyển đổi sang KTTT ở Việt Nam, sang KTHH theo cơ chế thị trường ở Lào, đồng thời nêu một số giải pháp và dự báo về phát triển KT-XH ở Việt Nam và Lào tầm nhìn đến năm 2020.
  • 26. 20 Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam do Đinh Văn Ân, Lê Xuân Bá (đồng chủ biên) [2]. Công trình này đã đề cập tới ba vấn đề: Phần thứ nhất: Xây dựng thể chế KTTT định hướng XHCN - Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế. Trong phần này, các tác giả đề cập bốn vấn đề, đó là: i) Một số vấn đề lý luận về thể chế KTTT; ii) Nhà nước, thị trường và sự cần thiết của thể chế kinh tế; iii) Một số kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và thực thi các mô hình thể chế KTTT; iv) Đổi mới trong tư duy lý luận về thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Phần thứ hai: Thực trạng quá trình xây dựng và vận hành thể chế kinh tế trong những năm qua ở Việt Nam. Trong phần này, các tác giả cho thấy: i) Thực trạng hệ thống pháp luật kinh tế ở Việt Nam; ii) Các chủ thể (tác nhân) chính của KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam; iii) Thể chế các loại hình thị trường yếu tố cơ bản; iv) Một số cơ chế vận hành thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam; v) Một số bài học từ thực trạng quá trình xây dựng thể chế kinh tế những năm qua ở Việt Nam. Phần thứ ba: Quan điểm chỉ đạo và định hướng một số nội dung cơ bản cho việc hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Các tác giả định hướng một số giải pháp cho việc hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam trong giai đoạn tới là phải: i) Hoàn thiện khung pháp luật cho nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam; ii) Hoàn thiện thể chế các loại hình thị trường cơ bản; iii) Nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thể KTTT; iv) Hoàn thiện từng bước các cơ chế thực thi thể chế KTTT định hướng XHCN. Tóm lại, thể chế KTTT là một khái niệm phức tạp và có phạm vi vô cùng rộng lớn, bao trùm nhiều lĩnh vực và nhiều đối tượng KT- XH. Trong khi đó, bản thân nền KTTT định hướng XHCN là khái niệm chưa có tiền lệ, cả về mặt lý luận lẫn trong thực tiễn. Cuốn sách này chỉ mới dừng lại ở việc
  • 27. 21 nêu lên những khái niệm cơ bản và đưa ra những đánh giá ban đầu về hệ thống thể chế hiện hành của Việt Nam. Tương tự như vậy, các nội dung của cuốn sách đã làm rõ ràng thể chế KTTT không phải là phạm trù bất biến, mà là thường xuyên biến đổi. Việc Nhà nước, thị trường, doanh nghiệp cần đảm nhiệm vai trò nào trong quá trình vận hành nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển của chính nền kinh tế đó. Cuốn sách đã giúp khẳng định một điều là: tuy cho đến nay, các nước tư bản là nơi duy nhất đã tận dụng được các ưu thế của KTTT, nhưng điều đó không có nghĩa là KTTT là đặc điểm riêng có của CNTB. Nếu có hệ thống thể chế kinh tế được xây dựng và vận hành tốt, KTTT có thể trở thành công cụ hữu hiệu thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế ở cả các nước không thuộc hệ thống TBCN. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam do Hà Huy Thành nghiên cứu [31]. Cuốn sách có những nội dung sau: - Một số vấn đề lý luận về KTTT và thể chế KTTT. Tác giả đề cập đến vấn đề: bản chất và chức năng của thể chế, vấn đề KTTT, thể chế KTTT và nội dung của thể chế KTTT, sự hình thành và phát triển thể chế KTTT. - Thể chế KTTT trên thế giới - Bài học lịch sử. Trong phần này, tác giả đã trình bày: thể chế KTTT của các nước tư bản phát triển; các nước đang phát triển; thể chế KTTT xã hội, nhà nước phúc lợi; thể chế KTTT XHCN của Trung Quốc. - Nội dung thứ ba được nghiên cứu trong công trình này là: KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam và hệ thống thể chế tương ứng, tác giả chỉ ra: quan điểm tiếp cận, hệ thống thể chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung; quá trình định hình hệ thống thể chế KTTT ở Việt Nam, hệ thống thể chế kinh tế sau 20 năm đổi mới - thực trạng và vấn đề. Từ thực trạng tác giả đã xác định hệ quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam trong những năm tới. Những giải pháp vĩ mô trước hết là phải "đổi mới tư duy",
  • 28. 22 tiếp đó là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước, tăng cường nguyên tắc tham dự, hoàn thiện thể chế KTTT trong giai đoạn tới cần nhằm vào khâu trung tâm quyết định của hệ thống KTTT với khuôn mẫu hiện đại, đồng thời phải tăng cường công tác giám sát kiểm tra. Phát triển các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam do Nguyễn Đình Hương (chủ biên) [10]. Cuốn sách gồm 3 phần, 380 trang. Cuốn sách Phát triển các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về KTTT và phát triển các loại thị trường trong nền KTTT hiện đại. Các tác giả đã phân tích một số đặc trưng cơ bản các loại thị trường chủ yếu trong nền kinh tế chuyển đổi, đánh giá thực trạng phát triển các loại thị trường chủ yếu ở Việt Nam như: thị trường hàng hoá và dịch vụ, thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường tài chính và thị trường KH-CN. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đề xuất quan điểm, phương hướng, các giải pháp chủ yếu và kiến nghị phát triển các loại thị trường ở Việt Nam trong những năm tới. Để xây dựng và phát triển các loại thị trường, cần phải tạo lập những điều kiện môi trường KT-XH thích ứng. Các điều kiện cơ bản để hình thành và phát triển các loại thị trường ở Việt Nam, các tác giả khẳng định: - Xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý, thể chế kinh tế để thị trường hoạt động trong một hành lang rõ ràng, minh bạch. - Đào tạo nguồn nhân lực để tổ chức, quản lý, vận hành thị trường và nền KTTT. - Thúc đẩy nhanh sự phát triển của LLSX và phân công lao động xã hội, tạo cơ sở KT-XH để phát triển thị trường. - Hoàn thiện và nâng cao hiệu lực và hiệu quả bộ máy nhà nước trong việc tổ chức và quản lý thị trường.
  • 29. 23 Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, do Hoàng Ngọc Hoà (chủ biên) [9]. Cuốn sách đã nghiên cứu một cách tương đối cơ sở hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Các tác giả đã nghiên cứu rất phong phú, nghiêm túc về toàn cầu hoá và sự cần thiết khách quan phải chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Tiếp đó, các tác giả đã phân tích quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của nó đến phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Trong phần cuối của cuốn sách, các tác giả đã đề xuất quan điểm, phương hướng, giải pháp đẩy mạnh chủ động hội nhập kinh tế quốc tế góp phần phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Mặc dù cuốn sách không nghiên cứu trực tiếp về tác động của KTTT đối với nền quốc phòng, nhưng nó là một cơ sở lý luận để chúng tôi nghiên cứu, rút kinh nghiệm trong công trình viết luận án của mình. Kết hợp kinh tế với quốc phòng ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị XHCN, mã số 5.02.01, Hà Nội, 1998, do Trần Trung Tín [28]. Mục đích của luận án làm sáng tỏ về mặt lý luận quan điểm kết hợp kinh tế với quốc phòng trong giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam, nghiên cứu và phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng trong bối cảnh mới. Nhiệm vụ của luận án đã phân tích rõ yêu cầu khách quan của việc kết hợp kinh tế với quốc phòng, nghiên cứu những nhân tố chi phối việc kết hợp kinh tế với quốc phòng, làm rõ thực trạng nhận thức và thực tiễn của việc kết hợp kinh tế với quốc phòng từ 1975-1986. Từ đó luận án nêu lên hệ thống quan điểm và đề xuất những giải pháp mang tính khả thi nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả việc kết hợp kinh tế với quốc phòng. Trong những giải pháp không kém phần quan trọng, luận án khẳng định: quân đội phải thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ nền kinh tế, bảo vệ sự
  • 30. 24 nghiệp CNH, HĐH, xung kích phòng chống quốc nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội, tăng cường hoạt động kinh tế và trực tiếp tham gia sự nghiệp CNH, HĐH. Dù luận án không nghiên cứu trực tiếp về tác động của KTTT đối với nền quốc phòng, nhưng trong luận án có rất nhiều vấn đề để chúng tôi tham khảo. Cuốn sách Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, do Nguyễn Văn Hậu, Nguyễn Thị Như Hà (đồng chủ biên) [8]. Các vấn đề nghiên cứu trong công trình này gồm: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thể chế KTTT định hướng XHCN. Thực trạng hình thành và phát triển thể chế KTTT định hướng XHCN và các quan điểm; giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, luận án PTS Khoa học kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị XHCN, mã số: 5.02.01, Hà Nội, 1995, do Trần Công Sách thực hiện [26]. Luận án luận giải: sự phát triển định hướng XHCN ở Việt Nam; làm rõ tính tất yếu và khả năng định hướng XHCN của KTTT; bước đầu xác định những nguyên tắc nền tảng, bản chất, đặc trưng cơ bản của mô hình KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam; xác định rõ vị trí, vai trò trọng yếu của Nhà nước XHCN trong mô hình KTTT định hướng XHCN; làm rõ những điều kiện và giải pháp cơ bản nhằm hiện thực hoá mô hình KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Tóm lại, những cuốn sách, luận án, luận văn trên đã nghiên cứu một cách có hệ thống về KTTT hoặc về KTTT đối với quốc phòng. Mặc dù các công trình trên không nghiên cứu trực tiếp về tác động của KTTT đối với nền quốc phòng - là phạm vi nghiên cứu rộng hơn, nhưng Việt Nam và Lào có nhiều đặc điểm tương đồng, bởi vậy các công trình nghiên cứu trên có ý nghĩa rất lớn để chúng tôi được tiếp cận, tham khảo, rút kinh nghiệm để viết luận án của mình.
  • 31. 25 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Thoong Xết Phim Ma Vông (2001), Mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng trong thời kỳ mới ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào [65]. Luận án đã tập trung phân tích mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng trong thời kỳ mới, khẳng định tính tất yếu khách quan của mối quan hệ đó đối với nước có nền kinh tế chậm phát triển như nước Lào trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch hòng chống phá cách mạng làm chệch hướng XHCN mà Đảng và nhân dân các bộ tộc Lào đã lựa chọn. Luận án còn khẳng định vai trò to lớn của kinh tế đối với công cuộc xây dựng và củng cố quốc phòng ở CHDCND Lào trong thời kỳ mới; đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng trong thời gian qua. Những phương hướng và giải pháp mà tác giả nêu lên là tập trung để thúc đẩy sự kết hợp có hiệu quả giữa kinh tế với quốc phòng trong những công việc cụ thể như; đầu tư phát triển các ngành công nghiệp dân dụng với công nghiệp quốc phòng (CNQP); xây dựng vùng kinh tế trọng điểm; chiến lược phát triển KH-CN, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực; hoàn thiện các chính sách vĩ mô của Nhà nước. Đây là một công trình tập trung nghiên cứu riêng về vai trò của kinh tế nói chung đối với quốc phòng chứ không phải là công trình nghiên cứu về sự tác động của KTTT đối với nền quốc phòng. Do đó, có thể khẳng định tính độc lập tương đối giữa công trình nghiên cứu này so với công trình nghiên cứu mà tác giả đã lựa chọn làm đề tài luận án. Tác động của kinh tế tri thức đến quốc phòng toàn dân ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ kinh tế, do Khăm Phải Xà Phăng Nửa [61]. Về kinh tế tri thức, đã được Đặng Hữu quan niệm rằng: Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống [11, tr.21]. Luận án đã phân tích đặc điểm của kinh tế tri thức, chỉ
  • 32. 26 rõ sự tác động của nó đến quốc phòng, tìm hiểu một số quan điểm về chuyển hướng quốc phòng dưới sự tác động của kinh tế tri thức ở một số nước. Tiếp đó luận án luận giải quan niệm mới về quốc phòng toàn dân (QPTD), chỉ ra những thời cơ và thách thức đối với tăng cường nền QPTD dưới tác động của kinh tế tri thức ở CHDCND Lào. Những phương hướng và giải pháp mà tác giả công trình nêu lên là tập trung để xây dựng và tăng cường nền QPTD ở CHDCND Lào trong công việc cụ thể như: tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức và cảnh giác cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đối với âm mưu, thủ đoạn của kẻ địch; kết hợp kinh tế với quốc phòng; phát triển KTTT định hướng XHCN, đặc biệt là tạo lập và thúc đẩy thị trường KH-CN phát triển mạnh mẽ. Đây là một công trình tập trung nghiên cứu riêng về tác động của kinh tế tri thức đối với nền quốc phòng. Do đó, có thể khẳng định tính độc lập tương đối giữa công trình này so với công trình mà tác giả đã lựa chọn làm đề tài luận án. Sự phát triển nông nghiệp và tác động của nó đối với củng cố quốc phòng ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế do Vi lay Phết My Xay thực hiện [70]. Luận án nghiên cứu một cách có hệ thống, phong phú. Công trình tập trung nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp và tác động của nó đối với củng cố quốc phòng trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền KTTT có sự quản lý của Nhà nước. Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp và sự tác động của quá trình phát triển nông nghiệp đối với củng cố quốc phòng, khảo sát thực tiễn đánh giá thực trạng sự phát triển nông nghiệp và thực trạng tác động của nó đối với củng cố quốc phòng cả về mặt tích cực và tiêu cực, từ đó tác giả đề xuất 5 giải pháp cơ bản nhằm gắn kết quá trình phát triển nông nghiệp với củng cố quốc phòng ở CHDCND Lào. Đây là công trình chỉ nghiên cứu riêng về nông nghiệp và tác động của nó đối với củng cố quốc phòng chứ không phải là công trình nghiên cứu về tác động của KTTT đối với nền quốc phòng mà tác giả đã lựa chọn làm đề tài nghiên cứu. Nhưng có thể nói,
  • 33. 27 đây là một công trình duy nhất gần sát với công trình mà tác giả đã lựa chọn. Tuy nhiên, với điều kiện cho phép của đề tài luận án, nên công trình không có khả năng nghiên cứu một cách sâu rộng mà chỉ dừng lại ở lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài những luận án trên, còn có kỷ yếu hội thảo khoa học với đề tài: Lý luận và thực tiễn trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Lào và Việt Nam. Đây là hội thảo khoa học quốc tế đã diễn ra tại Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2006. Trong kỷ yếu có nhiều tác giả người Lào viết về KTHH, KTTT, vấn đề thị trường ở Lào. Tuy nhiên, với điều kiện cho phép của các đề tài, nên công trình không có khả năng đề cập đến vấn đề tác động của KTTT đối với nền quốc phòng mà chỉ dừng lại ở chừng mực nào đó. 1.3. NHỮNG KHOẢNG TRỐNG LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình trong và ngoài nước, Luận án tiếp tục nghiên cứu và làm rõ các nội dung sau: - Luận án sẽ khái quát một số lý luận cơ bản về KTTT, và phân tích mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng. - Phân tích tác động của KTTT đối với nền quốc phòng ở CHDCND Lào. - Trên cơ sở lý luận và thực trạng tác động của KTTT đối với nền quốc phòng, Luận án đã đề xuất quan điểm và giải pháp để phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của KTTT đối với nền quốc phòng ở CHDCND Lào.
  • 34. 28 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI NỀN QUỐC PHÒNG 2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 2.1.1. Quan niệm về kinh tế thị trường, lịch sử hình thành và phát triển kinh tế thị trường 2.1.1.1. Quan niệm về kinh tế thị trường Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội cho thấy, sản xuất và trao đổi hàng hoá chính là những tiền đề quan trọng ban đầu cho sự ra đời và phát triển KTTT. Trong quá trình sản xuất và trao đổi, các nhân tố của thị trường như cung, cầu, giá cả, sẽ tác động theo cách "điều tiết và hướng dẫn" tới quá trình SXHH, qua đó giúp cho việc luân chuyển, phân bố các nguồn lực sản xuất, tài nguyên thiên nhiên như vốn, đất đai, lao động,… phục vụ cho sản xuất, lưu thông. Thị trường ở đây giữ vai trò là một công cụ phân bố nguồn lực. Khi các nguồn lực và các sản phẩm làm ra trong nền kinh tế được phân bố bằng phương thức thị trường thì người ta gọi đó là KTTT. Đại từ điển kinh tế thị trường đưa ra một khái niệm về KTTT là phương thức vận hành kinh tế lấy thị trường hình thành do trao đổi và lưu thông hàng hoá làm người phân bố tài nguyên chủ yếu, lấy lợi ích vật chất cung - cầu thị trường và mua bán giữa hai bên làm cơ chế khuyến khích hoạt động kinh tế và phương thức vận hành kinh tế. Trên thực tế các nền KTTT được thực hiện dưới rất nhiều dạng thức khác nhau, tuy nhiên những dạng thức này đều có những đặc trưng đồng nhất rất cơ bản, đó là: - Thị trường là cơ sở cho việc phân bố nguồn lực. - Hệ thống các loại thị trường như: thị trường hàng hoá và dịch vụ, thị trường tài chính, thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường KH-CN trở thành đầu mối của sự hoạt động qua lại trong nền kinh tế.
  • 35. 29 - Các thực thể kinh tế như các doanh nghiệp, các cá nhân tham gia vào các hoạt động của thị trường theo quy luật của nền KTTT như: quy luật cung - cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh. - Trong nền KTTT, sản phẩm và hàng hoá được tự do lưu thông trên thị trường - Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật. Xét về lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội, KTTT đã có mầm mống từ trong xã hội nô lệ, hình thành trong xã hội phong kiến và được phát triển rộng rãi trong xã hội TBCN và xã hội XHCN. Tuy KTTT đã có lịch sử phát triển lâu dài nhưng cho đến nay KTTT ở trình độ cao mới chỉ thể hiện rõ ở các nền kinh tế TBCN. KTTT là quá trình phát triển cao của KTHH. KTTT phát triển khi thị trường hàng hoá, dịch vụ thị trường các nhân tố phát triển đồng bộ, hoàn chỉnh và các quan hệ thị trường phát triển tương đối toàn diện. Thực tế cho thấy, khái niệm về "kinh tế thị trường" thường hay bị đánh đồng với khái niệm KTHH phát triển, tức là coi giai đoạn phát triển cao của KTHH là KTTT. Thậm chí, còn có quan điểm cho rằng KTTT là đặc trưng riêng có chỉ của CNTB. Quan điểm này không được nhiều người ủng hộ bởi KTTT tự bản thân nó không phải là kinh tế TBCN, chỉ có các thể chế KTTT TBCN hay những cách thức sử dụng KTTT TBCN mới là sản phẩm của CNTB. Tương tự như "sức lao động của con người không phải là tư bản do bản chất của nó, cũng giống như tư liệu sản xuất không phải là tư bản do bản chất của chúng. Chỉ khi đạt tới những điều kiện phát triển lịch sử nhất định thì những tư liệu sản xuất mới có tính chất xã hội đặc thù ấy". CNTB không sản sinh ra kinh tế hàng hoá, do đó KTTT với đặc cách là nền KTHH phát triển ở trình độ cao không phải là sản phẩm trực tiếp của CNTB. Chỉ có một sự thật là cho đến nay, CNTB đã thừa hưởng và khai thác có hiệu quả nhất các lợi thế của KTTT, biến KTTT thành công cụ hữu hiệu để phát triển.
  • 36. 30 Trong khi đó, sự thực của KTTT và KTHH chính là hai mặt của cùng một sự vật, KTHH phát triển đến trình độ nào thì KTTT cũng sẽ phát triển đến trình độ đó. Mặc dù KTTT ra đời cùng với KTHH song KTHH là sự khái quát của sản xuất tiến hành vì mục đích trao đổi. Sự liên kết kinh tế của việc mua - bán giữa hai bên trong hoạt động SXHH và trao đổi hàng hoá tất nhiên sẽ hình thành thị trường [33, tr.111]. Thứ nhất: KTHH là một hình thái kinh tế có quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong. Sự phát sinh của nó bắt đầu từ trong lòng hình thái kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc và đã có lịch sử hình thành trong một thời gian dài trong các xã hội tiền TBCN. Nhưng nó chỉ là hình thái kinh tế phụ thuộc, bổ sung cho hình thái kinh tế tự nhiên tự cấp, tự túc và nó không phải hình thái kinh tế đóng vai trò phổ biến, đặc trưng cho các xã hội tiền TBCN. Khi đó, hình thái KTHH chỉ dừng ở trình độ KTHH giản đơn. Sau khi CNTB ra đời và phát triển, hình thái KTHH có điều kiện phát triển mạnh phá vỡ cơ cấu của hình thái kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc để hình thành cơ cấu riêng độc lập và trở thành mặt đối lập phủ định hình thái kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trên thực tiễn. Sản xuất hàng hoá theo khái niệm chung nhất là sản xuất ra các sản phẩm không phải để tiêu dùng mà là để bán, trao đổi. C. Mác viết rằng: Một vật có thể có ích và là sản phẩm lao động của con người, nhưng không phải là hàng hoá, người nào làm ra sản phẩm để thoả mãn nhu cầu của bản thân mình thì người đó chỉ tạo ra một giá trị sử dụng chứ không phải là hàng. Muốn sản xuất ra hàng hoá, người đó không những phải sản xuất ra một giá trị sử dụng, mà còn phải sản xuất ra giá trị sử dụng cho người khác, tức là một giá trị sử dụng xã hội nữa [18, tr.70]. Sản xuất hàng hoá là sự phát triển cao hơn và đối lập với kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc. Lịch sử của nó gắn liền với sự phát triển của LLSX và văn minh xã hội. Trong quan điểm của C. Mác và Ph.Ăng-ghen, hình thái
  • 37. 31 KT-XH cộng sản chủ nghĩa sẽ không còn SXHH, bởi vì các ông xuất phát từ chỗ coi xã hội cộng sản tương lai sẽ ra đời trên cơ sở phát triển cao của LLSX ở các nước TBCN phát triển nhất, ở nước đó SXHH đã đạt đến đỉnh cao, bước chuyển đó chỉ có thể được thực hiện khi hình thái KTHH đã phát triển rất cao và nhờ KTHH phát triển đạt trình độ cao đã tạo ra sự phát triển rất cao của LLSX xã hội, với năng suất lao động cao, của cải dư thừa, xã hội hoá sản xuất đạt trình độ cao thúc đẩy sự hình thành nhanh các quan hệ sản xuất XHCN và cộng sản chủ nghĩa, con người, cá nhân phát triển toàn diện và mỗi người chỉ có thể tìm kiếm lợi ích, thoả mãn nhu cầu cá nhân thông qua lợi ích của cả cộng đồng xã hội cũng như nhu cầu của cả cộng đồng được thoả mãn. Khi đó, sản phẩm sản xuất ra sẽ không nhằm mục đích đem bán kiếm lời hoặc đáp ứng nhu cầu xã hội thông qua thị trường nữa - tức là sản phẩm sản xuất ra sẽ không còn là hàng hoá nữa. Đó chính là sự diệt vong của hình thái KTHH. Như vậy, sau khi hình thái KTHH đã phát triển đạt trình độ rất cao trong tương lai, nó sẽ tạo tiền đề sản sinh ra những nhân tố làm xuất hiện và hình thành một hình thái kinh tế mới ở chính ngay trong lòng nó, hình thái kinh tế này sẽ dần lớn lên thành mặt đối lập quay lại phủ định hình thái KTHH cũng giống như hình thái KTHH đã phủ định hình thái kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc. Thứ hai: KTTT với tư cách là giai đoạn phát triển của hình thái KTHH, nó có nhiều trình độ phát triển cao thấp khác nhau. Ở mỗi trình độ phát triển của nó có nhiều kiểu mô hình khác nhau. Sự khác nhau về trình độ phát triển của KTTT trước hết là sự khác nhau về trình độ phát triển của thị trường: như tính đồng bộ về cơ cấu của thị trường, phạm vi tác động của thị trường, quy mô và dung lượng của thị trường, tính phụ thuộc lẫn nhau của các loại thị trường, tính phụ thuộc và tính có tổ chức của thị trường, quan hệ
  • 38. 32 giữa vai trò của cơ chế tự điều chỉnh của thị trường và nước độ can thiệp của Nhà nước vào thị trường v.v... Sự khác nhau cơ bản của các mô hình KTTT trước hết là sự khác nhau về: bố trí LLSX và quan hệ sản xuất, cơ chế vận hành của nền kinh tế, cơ chế quản lý, chế độ phân phối, quan hệ kinh tế đối ngoại v.v... Rõ ràng, không thể đồng nhất KTHH với KTTT, bởi KTHH là một phạm trù chỉ một hình thái kinh tế nó là một khái niệm tập hợp "mẹ" (khái niệm lớn nhất của một tập hợp gọi là phạm trù), còn KTTT chỉ là một giai đoạn phát triển của hình thái KTHH nên nó là khái niệm thuộc tập hợp "con" nằm trong tập hợp "mẹ". Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này sâu hơn ở mục sau. 2.1.1.2. Sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường Kinh tế thị trường một hình thức phát triển cao của KTHH. Nền KTTT dưới CNTB đã được C. Mác trình bày trong Bộ "Tư bản". Ở đó, bản chất xã hội của nền kinh tế này, quy luật ra đời, vận động phát triển của nó đã được C. Mác trình bày khá sinh động phong phú và đầy đủ. Sau này, V. I. Lênin là người kế tục sự nghiệp vĩ đại, đã có những bổ sung vào kho tàng lý luận mácxít về KTTT. Trước các ông, sau và cả hiện nay, không chỉ các nhà kinh điển của giai cấp vô sản mà còn nhà kinh điển của giai cấp tư sản cũng đã, đang và chắc sẽ còn tiếp tục viết về nền kinh tế này. Kinh tế thị trường là hình thức phát triển cao của KTHH, trong đó các yếu tố đầu vào và đầu ra của nền kinh tế đều thông qua thị trường, các hoạt động trong nền kinh tế của các quy luật thị trường và các chủ thể tham gia đều hướng đến mục tiêu tìm kiếm lợi ích. KTTT là thành tựu của nhân loại, trong lịch sử nó được hình thành và phát triển trong CNTB. Dưới sự tác động của cuộc cách mạng KH-CN hiện đại, mô hình tổ chức KT-XH này sẽ còn phát triển cả về trình độ và tính chất của nó. Lần theo chiều dài của lịch sử cho thấy sự hình thành và phát triển của KTTT trải qua ba bước chuyển biến:
  • 39. 33 Bước chuyển biến thứ nhất: Từ mô hình kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc lên mô hình KTHH ở nấc thang thấp nhất là KTHH giản đơn. Bước chuyển biến thứ hai: Từ mô hình KTHH giản đơn lên mô hình KTTT tự do. Đó là kinh tế mà thị trường tự do phát triển, điều tiết nền kinh tế. Mọi vấn đề của nền kinh tế đặt ra đều do thị trường điều chỉnh và quyết định, Nhà nước không can thiệp vào quá trình kinh tế, mà tiêu biểu là lý thuyết "bàn tay vô hình" của A. Smith (1753 - 1790) là một nhà kinh tế chính trị học nổi tiếng thuộc trường phái cổ điển Anh. Lý thuyết "bàn tay vô hình" của A. Smith thực chất là lý thuyết về cơ chế thị trường tự điều tiết. Lý thuyết này đã đề cao vai trò của các quy luật kinh tế khách quan trong điều tiết nền KTTT, đề cao tính độc lập, tự chủ, sáng tạo và tinh thần tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh của các chủ kinh tế. Coi thị trường tự do là lực lượng, là sức mạnh điều tiết sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Nhưng trong học thuyết của ông còn mang tính giáo điều. Theo C. Mác, khi phân tích tái sản xuất "A. Smith đã dưa ra cái giáo điều lạ lùng mà ngày nay người ta vẫn còn tin một cách mù quáng,…, theo đó thì toàn bộ giá trị của sản phẩm xã hội phân giải thành thu nhập, nghĩa là thành tiền công cộng với lợi nhuận (lợi tức) cộng với địa tô" [20, tr.636], tức là sự biến mất của tư bản bất biến. Bước chuyển biến thứ ba: Từ mô hình KTTT tự do lên mô hình KTTT hỗn hợp. Đó là nền kinh tế được điều chỉnh bởi cả hai lực lượng chính phủ và thị trường. Dựa trên cơ sở kết hợp các lý thuyết của các trường phái "Keynes mới" và trường phái "cổ điển mới". Từ đó đưa ra lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp, mà đại biểu chính là P.A Samuelson. P.A Samuelson là nhà kinh tế học người Mỹ, tác giả của cuốn "kinh tế học" nổi tiếng và là người đứng đầu trường phái chính hiện đại. Học thuyết của P.A Samuelson đã đề cập một cách đầy đủ các vấn đề của kinh tế học hiện đại bao gồm kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô, trong đó lý thuyết về "nền kinh tế hỗn hợp" là nội dung chủ yếu. Mầm mống của lý thuyết này đã xuất hiện từ cuối những năm 30 của thế kỷ XIX. Sau chiến tranh thế giới
  • 40. 34 thứ hai, nó được các nhà kinh tế học Mỹ như A. Hasen tiếp tục nghiên cứu và được P.A. Samuelson phát triển thành lý thuyết kinh tế học hiện đại. Nếu các nhà kinh tế phái cổ điển và tân cổ điển say sưa với "bàn tay vô hình" và "cân bằng tổng quát", phái Keynes và Keynes mới say sưa với "bàn tay nhà nước", thì P.A. Samuelson cho rằng: để một nền kinh tế vận hành lành mạnh, cần có cả thị trường và chính phủ "cả thị trường và Nhà nước đều cần thiết cho một nền kinh tế vận động lành mạnh; thiếu cả hai điều này thì hoạt động của các nền kinh tế hiện đại chẳng khác gì vỗ tay bằng một bàn tay" [24, tr.94]. Các bước chuyển biến nói trên không diễn ra một cách ngẫu nhiên, mà tương ứng với một bước chuyển biến chịu sự chi phối bởi trong tiến trình kinh tế khách quan nhất định. Các tiến trình kinh tế khách quan của sự chuyển biến bắt nguồn từ trình độ xã hội hoá lao động và theo đó là trình độ xã hội hoá sản xuất của từng thời kỳ. Có thể khái quát thành ba tiến trình kinh tế khách quan sau đây: Thứ nhất: Trên cơ sở phân công lao động xã hội và trao đổi thông qua quan hệ hàng hoá - tiền tệ và thị trường, phá vỡ kinh tế kết cấu tự nhiên, tự cấp, tự túc; thực hiện tự do cạnh tranh, tự do kinh doanh và tự chủ. Tiến trình này gắn với bước chuyển biến thứ nhất từ kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc lên KTHH giản đơn. Thứ hai: Lấy sự phân công lao động bằng máy móc làm cơ sở kỹ thuật thông qua công nghiệp hoá để thúc đẩy quá trình chuyển hoá các yếu tố gắn với đầu vào của sản xuất (máy móc thiết bị, vật tư nguyên liệu, vốn, đất đai). Đây là quá trình chuyển từ cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp sang cơ cấu nông - công nghiệp - dịch vụ, từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp, từ kỹ thuật thủ công sàng kỹ thuật cơ điện. Tiến trình này gắn với bước chuyển biến thứ hai từ KTHH giản đơn lên KTTT tự do. Thứ ba: Tiến trình mở cửa với thế giới bên ngoài. Đây là tiến trình chuyển từ kỹ thuật cơ điện sang kỹ thuật điện tử tin học văn minh hậu công nghiệp, từ cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ sang cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Thị trường không chỉ ở trong nước mà còn mở cửa với bên ngoài, độc quyền quốc tế, Nhà nước can thiệp và điều tiết.
  • 41. 35 Tiến trình này gắn với bước chuyển thứ ba từ KTTT tự do lên KTTT hỗn hợp. Các tiến trình kinh tế khách quan này trong thời đại ngày nay, các nước đi sau khi xây dựng KTTT không nhất thiết phải phát triển tuần tự, trái lại có thể phát triển trong sự lồng ghép, đan xen với nhau để rút gắn đáng kể về mặt thời gian khi xây dựng mô hình KTTT hỗn hợp. Qua phân tích trên, có thể xem vị trí, vai trò và quan hệ giữa các phạm trù, khái niệm KTHH, KTHH giản đơn, KTTT tự do và KTTT hỗn hợp như sau: Hình 2.1. Các bước chuyển biến và các mô hình phát triển KTHH trong lịch sử 2.1.2. Các nhân tố cấu thành kinh tế thị trường 2.1.2.1. Các chủ thể tham gia kinh tế thị trường Trong số các chủ thể tham gia "trò chơi kinh tế thị trường", bên cạnh các doanh nghiệp và Nhà nước, thì người dân với tư cách là người sản xuất tư nhân hay người tiêu dùng cũng giữ vai trò là những chủ thể tích cực của nền KTTT. KINH TẾ HÀNG HOÁ Mô hình KTTT hỗn hợp Mô hình KTTT tự do Mô hình KTHH giản đơn Mô hình kinh tế tự nhiên 3 2 1 Từ sự ra đời CNTB độc quyền nhà nước Từ đầu xã hội tư bản đến CNTB độc quyền nhà nước Trước xã hội phong kiến Trước xã hội chiếm hữu nô lệ
  • 42. 36 + Nhà nước Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế - chủ thể quan trọng của KTTT. Thực tế phát triển của nền KTTT cho thấy, so với kinh tế tập trung, vai trò của Nhà nước trong nền KTTT không những không giảm đi, mà còn ngày càng chứng tỏ như một nhân tố quan trọng không thể thiếu, đảm bảo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, cách ứng xử của Nhà nước trong điều kiện KTTT đã đổi khác, các cơ quan Nhà nước về kinh tế hiện nay không chỉ thực hiện vai trò "cai trị" đối với các doanh nghiệp. Mà hơn thế, Nhà nước còn chuyển sang thực hiện vai trò "phục vụ" cho phát triển, chuyển từ một nền kinh tế tập trung quan liêu, sang một nền hành chính dân chủ. Để thực hiện được nhiệm vụ nói trên, Nhà nước cần phải thực hiện những chức năng cơ bản sau: - Chức năng xây dựng thể chế (khung luật pháp, tạo dựng môi trường kinh doanh v.v..). - Cung cấp các hàng hoá công cộng thuần tuý (an ninh quốc gia, trật tự trị an, kết cấu hạ tầng, ý tế cộng đồng, giáo dục phổ thông, bảo vệ người nghèo…) - Quan tâm đến các yếu tố ngoại ứng, kiểm soát độc quyền, khắc phục những lĩnh vực chịu tình trạng thông tin không hoàn hảo và bảo hiểm xã hội. - Phân phối các hoạt động tư nhân và thực hiện việc phân phối lại của cải xã hội. + Doanh nghiệp Doanh nghiệp là chủ thể trong hệ thống KTTT. Bởi là nơi trực tiếp sản xuất ra mọi loại hàng hoá và dịch vụ được trao đổi trên thị trường, doanh nghiệp (thuộc mọi loại hình và mọi thành phần) chính là "các viên gạch" tạo ra nền tảng của KTTT. Vì thế, xây dựng và hoàn thiện thể chế doanh nghiệp với tư cách là một chủ thể quan trọng của KTTT được coi là khâu sống còn, chi phối ở mức độ lớn động thái của nền kinh tế này. Với tư cách là các chủ thể tích cực của nền KTTT, các doanh
  • 43. 37 nghiệp có thể rất khác nhau nếu xét theo nguồn gốc vốn đầu tư hoặc sở hữu vốn đầu tư, vốn góp. Ví dụ, đó có thể là doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, doanh nghiệp thuộc sở hữu tập thể, doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh và các doanh nghiệp thuộc sở hữu hỗn hợp khác. Nếu xét theo trách nhiệm của chủ sở hữu các doanh nghiệp có thể là doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp trách nhiệm vô hạn. Các doanh nghiệp còn có thể được phân chia thành các loại doanh nghiệp kinh doanh và doanh nghiệp công ích. Nếu xem xét từ khía cạnh hình thức pháp lý, các doanh nghiệp có thể là các công ty Nhà nước, hợp tác xã, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, v.v... Với tư cách là một chủ thể quan trọng của nền KTTT, sự phát triển của các doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng lớn, có ảnh hưởng đến sự tồn vong của một nền KTTT. Trong khi các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào môi trường thể chế kinh tế nói chung (mức độ can thiệp của Nhà nước vào thị trường và hoạt động của doanh nghiệp; mức độ tự do cạnh tranh và quyền bình đẳng của các doanh nghiệp; mức độ tuân thủ các quy luật thị trường của cả doanh nghiệp lẫn bộ máy Nhà nước), sự phát triển của bản thân nó cũng góp phần không nhỏ vào việc làm biến đổi khung thể chế này. + Người tiêu dùng Nền KTTT là nền kinh tế sản xuất ra nhằm mục tiêu để bán, tức là người sản xuất là người bán những hàng hoá sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu của người mua - người mua chính là người tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể gồm tập thể, tập đoàn người hoặc cá nhân. Khi hàng hoá đáp ứng yêu cầu tiêu dùng cho một tổ chức, một tập đoàn người tức là cho một tập thể. Hoặc hàng hoá đó đáp ứng cho tiêu dùng cá nhân. Người tiêu dùng trong nền KTTT đóng một vai trò hết sức quan trọng
  • 44. 38 vì nhu cầu của họ là căn cứ cho sự phát triển sản xuất trong nền KTTT. Thực tế cho thấy trong nền KTTT nếu các nhà sản xuất không căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng của xã hội để tiến hành sản xuất sẽ thất bại. Như vậy, người tiêu dùng đang ngày càng khẳng định vị trí, vai trò không thể thiếu của mình trong nền KTTT. 2.1.2.2. Hệ thống các loại thị trường + Khái niệm về thị trường Kinh tế thị trường thường thực hiện tất cả những chức năng của nó thông qua các thị trường. Cơ chế tự điều tiết của thị trường giúp cho việc phân bổ các nguồn lực xã hội cũng như giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản (sản xuất cái gì, cho ai và như thế nào?) được thực hiện một cách hoàn hảo nhất. Thị trường là một phạm trù kinh tế trung tâm của KTTT và gắn liền với sự phát triển của LLSX. Thị trường được hình thành trong quá trình lưu thông, mua bán và trao đổi hàng hoá với sự hỗ trợ của các phương tiện thanh toán. Khi phân tích vấn đề thị trường trong mối quan hệ với sự phát triển của CNTB V. I. Lênin đưa ra kết luận là: khái niệm "thị trường" hoàn toàn không thể tách rời khái niệm phân công lao động được. Ông viết: "Hễ ở đâu và khi nào có phân công xã hội và sản xuất hàng hoá thì ở đó và khi ấy, có thị trường. Quy mô của thị trường gắn chặt với trình độ chuyên môn hoá của lao động xã hội" [13, tr.114]. Trong ngôn ngữ của kinh tế học hiện đại khái niệm thị trường mang nhiều nội hàm khác nhau. - Cách tiếp cận thứ nhất: Là cách tiếp cận theo nghĩa thông thường. Thị trường được hiểu như là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán thực hiện trao đổi hàng hoá. Đây là cách tiếp cận mang tính chất lịch sử khi các thị trường bắt đầu từ các địa điểm như một nơi họp chợ hay một quảng trường, chỗ có nhiều người mua và người bán. Cách tiếp cận này vẫn còn được áp dụng cho đến ngày nay, khi thị trường là các khu trung tâm thương mại, các sàn giao dịch. Như vậy, đơn giản nhất thị trường có thể hiểu như một nơi diễn ra các hoạt động mua bán và trao đổi hàng hoá.
  • 45. 39 - Cách tiếp cận thứ hai: Là cách tiếp cận dưới góp độ thể chế đối với thị trường xuất hiện khi phạm vi thị trường được mở rộng vượt ra khỏi những khuôn khổ chật hẹp về mặt địa lý. Người mua, người bán không phải gặp nhau trực tiếp và cũng không phải tập trung tại một điểm cố định để thực hiện các nhu cầu mua, bán và trao đổi hàng hoá của họ. Các hoạt động mua, bán được thực hiện qua mạng Internet thông qua những thị trường "ảo", thị trường trên mạng, với sự hỗ trợ của những phương tiện thông tin liên lạc hiện đại như thư điện tử, Fax, v.v... Để các hoạt động này diễn ra trôi chảy và đảm bảo tính chất pháp lý của chúng, cần phải có một thể chế để điều chỉnh hành vi của người mua và người bán trên thị trường. Một thể chế có thể được hiểu như một cách thức kết cấu của tương tác xã hội đã được thiết lập và thừa nhận chung. Nhưng yếu tố cơ bản của một thể chế bao gồm: các quy tắc (được quy định bởi pháp luật hoặc các chuẩn mực), cơ chế thi hành và các tổ chức nhằm bảo đảm thực hiện các quy tắc đó. - Cách tiếp cận thứ ba: Là từ góc độ các yếu tố cấu thành của thị trường cũng như hệ thống quan hệ giữa các yếu tố đó. Các chủ thể kinh tế (cả người bán và người mua) sẽ cạnh tranh với nhau để xác định giá cả và khối lượng của các loại hàng hoá. Bàn về thị trường ở Cộng hoà XHCN Việt Nam, Nguyễn Đình Hương (chủ biên) viết: "Một số tổng quát, thị trường là một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hoá, phản ảnh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán đã được thể chế hoá nhằm xác định giá cả và khối lượng hàng hoá" [10, tr.12]. Như vậy, thị trường chứa đựng tổng cung, tổng cầu, mối quan hệ cung - cầu, mức giá và những yếu tố không gian, thời gian, xã hội đối với một loại sản phẩm nào đó của nền SXHH. Mức độ phát triển của thị trường phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế. + Phân loại hệ thống các loại thị trường Hiện nay còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về phân loại thị