SlideShare a Scribd company logo
1 of 6
MỘT VÀI KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO
 NHÓM TRONG GIẢNG DẠY HÓA HỌC TẠI ĐẠI HỌC NHA TRANG
                                                                  Hoàng Thị Huệ An
                                                                   Bộ môn Hóa
                                       ABSTRACT
       The report presents experiences, primary results as well as difficulties in the
application of colaborative learning approach to Chemistry courses in Nha Trang
University for the past few years.
       I. Mở đầu
       Trong thời đại ngày nay, kỹ năng làm việc theo nhóm (teamwork) là một trong
những tố chất quyết định sự thành công của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Do vậy, việc
trau dồi kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên là một trong những yêu cầu quan trọng
của giáo dục đại học.
       Dạy học theo nhóm là một phương pháp giảng dạy trong đó người dạy sẽ tổ
chức người học thành những nhóm nhỏ để thực hiện các hoạt động như thảo luận,
đóng vai, giải quyết vấn đề,... Mỗi thành viên không chỉ có trách nhiệm thực hiện các
hoạt động của nhóm mà còn phải có trách nhiệm hợp tác, giúp đỡ các thành viên trong
nhóm hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Đây là một phương pháp giảng dạy khá ưu
việt, cho phép rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên hiện đang được áp
dụng rộng rãi cho nhiều môn học và trong nhiều trường đại học trên thế giới.
       Bài viết này trình bày một vài kinh nghiệm tổ chức hoạt động học tập theo
nhóm trong giảng dạy các môn Hóa Cơ bản tại Đại học Nha Trang.
       II. Vài kinh nghiệm tổ chức hoạt động học tập theo nhóm trong giảng dạy
Hóa học tại Đại học Nha Trang
       1. Hình thành động cơ hoạt động nhóm:
       Do hạn chế của nền giáo dục phổ thông ở nước ta, nhiều sinh viên (SV) mới
vào trường tỏ ra khá rụt rè, thụ động, thờ ơ với sinh hoạt nhóm, sinh hoạt tập thể. Do
vậy, ngay từ tiết học đầu tiên của học phần, giảng viên (GV) cần động viên, khuyến
khích SV tự tin, mạnh dạn thể hiện mình. Bên cạnh đó, để SV thực sự tự giác, tích
cực tham gia hoạt động nhóm (HĐN), cần hình thành cho SV nhận thức đúng đắn
rằng mục tiêu của HĐN không phải chỉ để nâng cao điểm số mà là giúp SV nắm vững
kiến thức môn học, phát triển năng lực cá nhân, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
xã hội thông qua sự hợp tác, nhờ đó đáp ứng tốt hơn yêu cầu hiện nay của xã hội về
nguồn nhân lực.
        2. Tổ chức, quản lý hoạt động nhóm
        Ngay từ tiết học đầu tiên của học phần, giảng viên (GV) cần thông báo cho
sinh viên kế hoạch, phương thức tổ chức và đánh giá HĐN.
        - Phân nhóm: Việc phân nhóm cần thực hiện sao cho GV có thể theo dõi, đánh
giá HĐN nhưng đồng thời cũng đảm bảo phát huy tính tích cực của mỗi SV. Về lý
thuyết, một nhóm lý tưởng nhất gồm 4 - 6 thành viên. Trong thực tế, tùy theo quỹ thời
gian môn học và quy mô lớp học, GV có thể thay đổi linh hoạt. Với quy mô lớp 30 -
40 SV, có thể cho sử dụng hình thức thảo luận nhóm nhỏ (trong cùng 1 bàn hay 2 bàn
kề nhau). Với lớp đông, một nhóm có thể gồm 3- 4 bàn gộp lại. Những tiết học đầu
tiên, sự phân nhóm có thể mang tính ngẫu nhiên. Tuy nhiên, sau đó GV cần điều
chỉnh sao cho có sự cân bằng trình độ, năng lực học tập giữa SV các nhóm với nhau,
nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập giữa các thành
viên trong nhóm.
        - Quản lý: GV cần chỉ định nhóm trưởng điều hành và thư ký ghi chép nội
dung thảo luận, mức độ tham gia của các thành viên trong nhóm. Việc phân công này
cần thay đổi linh hoạt để mỗi SV đều có thể phát huy vai trò cá nhân. GV giao nhiệm
vụ cho các nhóm và theo dõi để có thể giúp đỡ, điều chỉnh kịp thời hoạt động của mỗi
nhóm đi đúng hướng và đánh giá chính xác về sự đóng góp của mỗi cá nhân cũng như
hoạt động chung của cả nhóm. Sau mỗi buổi học, GV nên yêu cầu SV đánh giá các
hoạt động mà họ đã tham gia để có những điều chỉnh cần thiết cho các hoạt động tiếp
theo.
        - Bố trí thời gian: HĐN cần diễn ra thường xuyên và xen kẽ với hoạt động
thuyết giảng của GV (chẳng hạn cuối một tiết giảng, sau khi kết thúc một chủ đề hay
trước khi chuyển sang một chủ đề mới). Điều này sẽ giúp SV đỡ nhàm chán và GV
kịp thời nắm bắt mức độ tiếp thu của SV, từ đó định hướng điều chỉnh, bổ sung kiến
thức, tài liệu tham khảo cho SV.
        3. Thiết kế hoạt động nhóm
        Cần thiết kế HĐN sao cho mọi thành viên trong nhóm đều phải nổ lực không
chỉ vì thành tích cá nhân mà còn vì thành công của cả nhóm. Một HĐN được xem là
thiết kế tốt nếu nhiệm vụ của nhóm sẽ không được hoàn tất khi thiếu sự đóng góp của
bất kỳ thành viên nào trong nhóm.
         Sau đây là một số hình thức HĐN được áp dụng trong giảng dạy hóa học ở Đại
học Nha Trang trong những năm qua.
         - Bài tập nhóm: Tùy theo mức độ dễ hay khó của bài tập mà GV có thể yêu cầu
các nhóm SV giải quyết ngay tại lớp (các câu hỏi, bài tập ứng dụng trực tiếp kiến thức
của một tiết giảng) hay sau khi đã nghiên cứu tài liệu, hệ thống hóa kiến thức ở nhà
(các câu hỏi, bài tập mang tính tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức,…).
         - Thảo luận nhóm: Để tạo hứng thú cho SV, vấn đề thảo luận nên gần với thực
tiễn cuộc sống và yêu cầu năng lực tư duy bậc cao hơn (phân tích, tổng hợp, đánh
giá). Do vậy, vấn đề thảo luận thường được đặt ra sau khi kết thúc một chương hay
một học phần.
         Các hình thức bài tập nhóm, thảo luận nhóm có thể áp dụng cho môn Hóa Đại
cương, Hóa học (được giảng dạy cho sinh viên ở học kỳ I năm thứ nhất) nhằm giúp
SV bước đầu làm quen với HĐN, rèn luyện kỹ năng diễn đạt, tạo ra sự hiểu biết và
hợp tác lẫn nhau giữa các SV vừa mới vào trường.
         - Seminar: Hóa học là môn học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn đời sống và
sản xuất. Do vậy, phương pháp PBL 1 thường được sử dụng trong hình thức HĐN này.
Trong phương pháp này, GV yêu cầu SV vận dụng kiến thức môn học để giải quyết một
vấn đề thực tiễn nào đó, qua đó giúp SV phát triển năng lực nhận thức bậc cao (tổng
hợp, phân tích, phê phán, khám phá) đồng thời rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ
năng giao tiếp (biết diễn đạt, trình bày và bảo vệ quan điểm của mình, biết kiềm chế và
lắng nghe,…).
         Hình thức này có thể áp dụng cho các học phần Hóa Hữu cơ, Hóa Lý-Hóa Keo,
Hóa Phân tích (được giảng dạy cho SV ở học kỳ II năm thứ nhất)
         4. Đánh giá hoạt động nhóm
         Để tránh tình trạng ỷ lại, chây lười của một số SV trong HĐN, cần đánh giá kết
quả HĐN không chỉ dựa trên thành tích chung của cả nhóm mà còn dựa trên sự đóng
góp của từng thành viên trong nhóm. Điểm trung bình của cả nhóm dựa trên chất
lượng HĐN (mức độ am hiểu vấn đề, kỹ năng diễn đạt/trình bày, tinh thần hợp tác

1
    PBL: Problem-based learning (dạy học dựa trên vấn đề)
giữa các thành viên trong nhóm). Điểm của từng SV được tính trên cơ sở điểm trung
bình của nhóm có tính đến mức độ đóng góp của từng cá nhân đóng góp vào HĐN




       Bảng 1. Tóm tắt các hoạt động của GV-SV trong một số HĐN
Hình thức                                    Hoạt động của thầy và trò
   HĐN                           GV                                          SV
Bài    tập   - Đưa ra câu hỏi, bài tập (chuẩn bị tại - Các thành viên trong nhóm tự nghiên cứu tài
nhóm         lớp/về nhà)                                liệu độc lập đưa ra đáp án
             - Hướng dẫn nội dung nghiên cứu, giới
             thiệu tài liệu tham khảo (đối với dạng bài - Các thành viên trao đổi đáp án, phân tích
             tập làm ở nhà)                             đúng/sai/thiếu sót hoàn chỉnh đáp án
             - Chỉ định 1 nhóm trình bày đáp án (có - Đại diện nhóm trình bày đáp án
             thể chỉ định bất cứ thành viên nào trong
             nhóm)
             - Yêu cầu các nhóm khác cho ý kiến về - Các nhóm khác phân tích đúng/sai/thiếu sót
             đáp án                                      điều chỉnh đáp án
             - Phản hồi: Phân tích, đánh giá kiến thức     - Rút kinh nghiệm (kiến thức, kỹ năng, thái độ)
             (đúng/sai/thiếu sót), kỹ năng diễn đạt         Điều chỉnh hoạt động cá nhân và hoạt động
             (viết/nói), thái độ (tích cực/thờ ơ) của SV
              Đưa ra đáp án                               nhóm
Thảo luận    - Nêu vấn đề thảo luận                        - Nhóm trưởng: điều khiển hoạt động nhóm
nhóm         - Hướng dẫn nội dung nghiên cứu, giới         (yêu cầu mọi thành viên suy nghĩ độc lập và
             thiệu tài liệu tham khảo (đối với vấn đề
             cần chuẩn bị ở nhà)                           nêu ý kiến)
             - Theo dõi, quan sát, hướng dẫn các nhóm      - Thư ký nhóm: ghi chép trình tự HĐN (họ tên
             thảo luận theo đúng hướng                     thành viên, nội dung phát biểu)  tổng hợp ý
                                                           kiến, sắp xếp ý tưởng  đọc để cả nhóm góp ý
                                                           - Các thành viên: nhận xét, góp ý bản tổng kết
                                                           - Thư ký: hoàn chỉnh ý kiến
             - Yêu cầu đại diện 1 nhóm trình bày ý         - Đại diện nhóm trình bày ý kiến/quan điểm
             kiến (có thể chỉ định bất cứ thành viên
             nào trong nhóm)
             - Yêu cầu các nhóm khác bổ sung ý kiến        - Các nhóm khác phân tích đúng/sai/thiếu sót
                                                            bổ sung ý kiến
             - Phân tích: kiến thức ( đúng/sai/thiếu       - Rút kinh nghiệm (kiến thức, kỹ năng, thái độ)
             sót), kỹ năng diễn đạt (trình bày ý kiến,      Điều chỉnh HĐCN và HĐN
             tranh luận), thái độ (tích cực/thờ ơ) của
             SV  Nêu ý kiến kết luận
Seminar      - Nêu chủ đề seminar (ngay từ những tuần      - Nhóm trưởng: phân công
             đầu tiên của học phần)                        - Các thành viên: tìm tài liệu
             - Giới thiệu, cung cấp, hướng dẫn cách
             tìm tài liệu (thư viện, internet)             - Đọc/dịch và tổng hợp tài liệu
             - Hướng dẫn cách đọc tài liệu, cách trình     - Soạn thảo nội dung báo cáo
             bày seminar (nội dung, bố cục, hình thức)     - Nộp bản thảo báo cáo
             - Góp ý chỉnh sửa bản thảo báo cáo            - Nêu thắc mắc
             - Gợi ý sinh viên tìm thông tin bổ sung,
             giải đáp thắc mắc
                                                           - Hoàn chỉnh báo cáo
             - Tổ chức seminar (ngày, giờ, dịa điểm,       - Trình bày báo cáo
phòng ốc, projector,...)
           - Đặt câu hỏi và yêu cầu các nhóm khác   - Trả lời câu hỏi của GV và các nhóm khác
           đặt câu hỏi cho nhóm seminar
           - Tổng kết ; giải đáp câu hỏi
       5. Thành công - Hạn chế và nguyên nhân
        Việc áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong giảng dạy hóa học ở Đại
học Nha Trang trong những năm qua đã bước đầu hình thành và phát triển ở SV năng
lực cá nhân (tự nghiên cứu; phân tích/tổng hợp/ hệ thống kiến thức), kỹ năng giao tiếp
(viết /nói / trình bày báo cáo, mạnh dạn thể hiện mình), kỹ năng xã hội (tổ chức, phân
công, hợp tác, tinh thần trách nhiệm).
        Tuy nhiên, những kết quả trên vẫn chưa thật sự đồng đều ở tất cả SV do một
số nguyên nhân sau đây:
        - Phần lớn lớp học quá đông (100 – 180 SV). Do vậy, GV khó lòng theo dõi,
đánh giá chính xác sự đóng góp, tham gia của người học HĐN, gây ra tâm lý ỷ lại của
SV
yếu kém vào các thành viên khá, giỏi trong HĐN.
        - Đa số GV đại học ở Đại học Nha Trang chỉ được bồi dưỡng lý thuyết chung
chung về phương pháp giảng dạy, chứ chưa được huấn luyện cụ thể kỹ năng thiết kế
học phần do mình đảm nhiệm. Trong khi đó, định mức giờ giảng khá cao nên GV ít
có thời gianhọc hỏi, sáng tạo các biện pháp đổi mới phương pháp giảng dạy. Điều này
dẫn đến sự đơn điệu trong việc thiết kế, tổ chức HĐN và ít nhiều gây nhàm chán cho
SV.
        - Năng lực và ý thức học tập của SV đầu vào khá thấp nên chậm thích nghi
với phương pháp học tập tích cực.
        - Chương trình đào tạo ở trường chúng ta còn nặng tính hàn lâm, dàn trãi và
có quá nhiều môn học không thiết thực cho nghề nghiệp thực tiễn SV sau này. Do
vậy, quỹ thời gian cho từng môn học quá eo hẹp, gây khó khăn, mệt mỏi cho GV lẫn
SV trong tổ chức hoạt động học tập theo nhóm vì phải làm việc quá tải !
       III. Kết luận và kiến nghị
       Phương pháp dạy học theo nhóm có nhiều hiệu quả tích cực trong việc nâng
cao chất lượng giảng dạy, đào tạo ở bậc đại học. Tuy nhiên, việc áp dụng phương
pháp này ở Đại học Nha Trang còn nhiều hạn chế do việc tổ chức đào tạo, chương
trình đào tạo và chế độ làm việc của GV còn nhiều bất cập. Để cải thiện chất lượng
đào tạo đại học hiện nay, chỉ yêu cầu sự nổ lực, phấn đấu của đội ngũ GV là không
đủ. Nhà trường và Bộ Giáo dục-Đào tạo cần có những biện pháp thiết thực khắc phục
các hạn chế nói trên, nhằm nhanh chóng đưa nền giáo dục đại học ở Việt Nam phát
triển, hội nhập cùng các nước trong khu vực và thế giới.
                               TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Văn Hảo, Sổ tay phương pháp giảng dạy và đánh giá, Đại học Nha Trang,

2010 (Tài liệu lưu hành nội bộ)
[2] http://depts.washington.edu/cidrweb/resources/grouptools.html
[3] http://depts.washington.edu/cidrweb/resources/discussiontools.html
[4] http://teaching.berkeley.edu/bgd/collaborative.html
[5] (Nhiều tác giả)(2004), Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề (Tuyển tập các bài
giảng về phương pháp giảng dạy đại học, phương pháp dạy học dựa trên vấn đề), Đại
học Thủy Sản (Tài liệu lưu hành nội bộ).
[6] Hoàng Thị Huệ An, Ứng dụng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề (PBL) trong
giảng dạy môn Hóa Phân tích, Kỷ yếu báo cáo đổi mới phương pháp giảng dạy, Khoa
Khoa học Cơ bản, 2007

More Related Content

What's hot

Pham Van Giang - Nhóm 1 - Phương pháp dạy học 1
Pham Van Giang - Nhóm 1 - Phương pháp dạy học 1Pham Van Giang - Nhóm 1 - Phương pháp dạy học 1
Pham Van Giang - Nhóm 1 - Phương pháp dạy học 1Giang Văn
 
Phương pháp GD KNS cho học sinh trong nhà trường PT
Phương pháp GD KNS cho học sinh trong nhà trường PTPhương pháp GD KNS cho học sinh trong nhà trường PT
Phương pháp GD KNS cho học sinh trong nhà trường PTlethi-thanhthuy
 
Group work-and-student-talk
Group work-and-student-talkGroup work-and-student-talk
Group work-and-student-talkSao Đổi Ngôi
 
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcSử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcBình Hoàng
 
Chuyên Đề Sinh Hoạt Chuyên Môn Theo Nghiên Cứu Bài Học
Chuyên Đề Sinh Hoạt Chuyên Môn Theo Nghiên Cứu Bài Học Chuyên Đề Sinh Hoạt Chuyên Môn Theo Nghiên Cứu Bài Học
Chuyên Đề Sinh Hoạt Chuyên Môn Theo Nghiên Cứu Bài Học nataliej4
 
Chuyên đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
Chuyên đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài họcChuyên đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
Chuyên đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài họcjackjohn45
 
Phuong phap day hoc
Phuong phap day hocPhuong phap day hoc
Phuong phap day hocTrung Huynh
 
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN DỰA TRÊN NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN DỰA TRÊN NGHIÊN CỨU BÀI HỌC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN DỰA TRÊN NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN DỰA TRÊN NGHIÊN CỨU BÀI HỌC nataliej4
 
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...Học Tập Long An
 
T35 co bao giangsinh hoat lop
T35 co bao giangsinh hoat lopT35 co bao giangsinh hoat lop
T35 co bao giangsinh hoat lopLê Tiếng
 
Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)Minh Nguyen A
 
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức LongĐồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Longthaihoc2202
 
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.Nguyễn Bá Quý
 
Kn tu phat trien gv
Kn tu phat trien gvKn tu phat trien gv
Kn tu phat trien gvThuyHangLe9
 
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.Nguyễn Bá Quý
 
Mot so phuong phap day hoc tich cuc
Mot so phuong phap day hoc tich cucMot so phuong phap day hoc tich cuc
Mot so phuong phap day hoc tich cucLe Hang
 

What's hot (20)

2
22
2
 
Pham Van Giang - Nhóm 1 - Phương pháp dạy học 1
Pham Van Giang - Nhóm 1 - Phương pháp dạy học 1Pham Van Giang - Nhóm 1 - Phương pháp dạy học 1
Pham Van Giang - Nhóm 1 - Phương pháp dạy học 1
 
Phương pháp GD KNS cho học sinh trong nhà trường PT
Phương pháp GD KNS cho học sinh trong nhà trường PTPhương pháp GD KNS cho học sinh trong nhà trường PT
Phương pháp GD KNS cho học sinh trong nhà trường PT
 
Group work-and-student-talk
Group work-and-student-talkGroup work-and-student-talk
Group work-and-student-talk
 
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcSử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
 
Chuyên Đề Sinh Hoạt Chuyên Môn Theo Nghiên Cứu Bài Học
Chuyên Đề Sinh Hoạt Chuyên Môn Theo Nghiên Cứu Bài Học Chuyên Đề Sinh Hoạt Chuyên Môn Theo Nghiên Cứu Bài Học
Chuyên Đề Sinh Hoạt Chuyên Môn Theo Nghiên Cứu Bài Học
 
Chuyên đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
Chuyên đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài họcChuyên đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
Chuyên đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
 
Phương pháp dạy học theo nhóm
Phương pháp dạy học theo nhómPhương pháp dạy học theo nhóm
Phương pháp dạy học theo nhóm
 
Phuong phap day hoc
Phuong phap day hocPhuong phap day hoc
Phuong phap day hoc
 
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN DỰA TRÊN NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN DỰA TRÊN NGHIÊN CỨU BÀI HỌC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN DỰA TRÊN NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN DỰA TRÊN NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
 
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
 
Ly luan day hoc
Ly luan day hocLy luan day hoc
Ly luan day hoc
 
T35 co bao giangsinh hoat lop
T35 co bao giangsinh hoat lopT35 co bao giangsinh hoat lop
T35 co bao giangsinh hoat lop
 
Phương pháp và kỹ năng học tập đại học
Phương pháp và kỹ năng học tập đại họcPhương pháp và kỹ năng học tập đại học
Phương pháp và kỹ năng học tập đại học
 
Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)
 
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức LongĐồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
 
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
 
Kn tu phat trien gv
Kn tu phat trien gvKn tu phat trien gv
Kn tu phat trien gv
 
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
 
Mot so phuong phap day hoc tich cuc
Mot so phuong phap day hoc tich cucMot so phuong phap day hoc tich cuc
Mot so phuong phap day hoc tich cuc
 

Similar to Hoang thị hue an

tâm-lí-khăn-trải-bàn.pptx
tâm-lí-khăn-trải-bàn.pptxtâm-lí-khăn-trải-bàn.pptx
tâm-lí-khăn-trải-bàn.pptxQuytThanh
 
Module 3 ki nang to chuc gio sinh hoat lop
Module 3 ki nang to chuc gio sinh hoat lopModule 3 ki nang to chuc gio sinh hoat lop
Module 3 ki nang to chuc gio sinh hoat lophovanhiep
 
Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.
Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.
Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.Nguyễn Bá Quý
 
tailieuxanh_lesson_planning_3499.pdf
tailieuxanh_lesson_planning_3499.pdftailieuxanh_lesson_planning_3499.pdf
tailieuxanh_lesson_planning_3499.pdfPhmVnThanh1
 
Sotay p pgiangdayvadanhgia
Sotay p pgiangdayvadanhgiaSotay p pgiangdayvadanhgia
Sotay p pgiangdayvadanhgiaVu Han
 
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...Kareem Stark
 
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vangThực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vangLenam711.tk@gmail.com
 
Nội dung tự nghiên cứu 3
Nội dung tự nghiên cứu 3Nội dung tự nghiên cứu 3
Nội dung tự nghiên cứu 3Long Tibbers
 
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2Ha Pc
 
Cac tro choi
Cac tro choiCac tro choi
Cac tro choihoanghl93
 
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuanGiao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuanZé Xố
 
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM môn Lí luận dạy học hiện đại
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM  môn Lí luận dạy học hiện đại BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM  môn Lí luận dạy học hiện đại
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM môn Lí luận dạy học hiện đại hieu anh
 
Giáo án đạo đức lớp 4 cả năm tích hợp kĩ năng sống theo chuẩn
Giáo án đạo đức lớp 4 cả năm tích hợp kĩ năng sống theo chuẩnGiáo án đạo đức lớp 4 cả năm tích hợp kĩ năng sống theo chuẩn
Giáo án đạo đức lớp 4 cả năm tích hợp kĩ năng sống theo chuẩnhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo án Đạo đức Lớp 4 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 4 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn Giáo án Đạo đức Lớp 4 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 4 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn tieuhocvn .info
 
5.tiến trình bài dạy
5.tiến trình bài dạy5.tiến trình bài dạy
5.tiến trình bài dạyPhạm Phương
 
[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt
[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt
[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.pptTuyetHa9
 
[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt
[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt
[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.pptTuyetHa9
 

Similar to Hoang thị hue an (20)

Group work
Group workGroup work
Group work
 
Group work
Group workGroup work
Group work
 
tâm-lí-khăn-trải-bàn.pptx
tâm-lí-khăn-trải-bàn.pptxtâm-lí-khăn-trải-bàn.pptx
tâm-lí-khăn-trải-bàn.pptx
 
Module 3 ki nang to chuc gio sinh hoat lop
Module 3 ki nang to chuc gio sinh hoat lopModule 3 ki nang to chuc gio sinh hoat lop
Module 3 ki nang to chuc gio sinh hoat lop
 
Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.
Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.
Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.
 
tailieuxanh_lesson_planning_3499.pdf
tailieuxanh_lesson_planning_3499.pdftailieuxanh_lesson_planning_3499.pdf
tailieuxanh_lesson_planning_3499.pdf
 
Sotay p pgiangdayvadanhgia
Sotay p pgiangdayvadanhgiaSotay p pgiangdayvadanhgia
Sotay p pgiangdayvadanhgia
 
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...
 
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vangThực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
 
Nội dung tự nghiên cứu 3
Nội dung tự nghiên cứu 3Nội dung tự nghiên cứu 3
Nội dung tự nghiên cứu 3
 
Dạy học tích cực và lồng ghép tích hợp trong bài Hợp chất của cacbon
Dạy học tích cực và lồng ghép tích hợp trong bài Hợp chất của cacbonDạy học tích cực và lồng ghép tích hợp trong bài Hợp chất của cacbon
Dạy học tích cực và lồng ghép tích hợp trong bài Hợp chất của cacbon
 
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2
 
Cac tro choi
Cac tro choiCac tro choi
Cac tro choi
 
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuanGiao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
 
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM môn Lí luận dạy học hiện đại
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM  môn Lí luận dạy học hiện đại BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM  môn Lí luận dạy học hiện đại
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM môn Lí luận dạy học hiện đại
 
Giáo án đạo đức lớp 4 cả năm tích hợp kĩ năng sống theo chuẩn
Giáo án đạo đức lớp 4 cả năm tích hợp kĩ năng sống theo chuẩnGiáo án đạo đức lớp 4 cả năm tích hợp kĩ năng sống theo chuẩn
Giáo án đạo đức lớp 4 cả năm tích hợp kĩ năng sống theo chuẩn
 
Giáo án Đạo đức Lớp 4 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 4 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn Giáo án Đạo đức Lớp 4 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 4 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
 
5.tiến trình bài dạy
5.tiến trình bài dạy5.tiến trình bài dạy
5.tiến trình bài dạy
 
[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt
[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt
[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt
 
[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt
[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt
[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt
 

Hoang thị hue an

  • 1. MỘT VÀI KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO NHÓM TRONG GIẢNG DẠY HÓA HỌC TẠI ĐẠI HỌC NHA TRANG Hoàng Thị Huệ An Bộ môn Hóa ABSTRACT The report presents experiences, primary results as well as difficulties in the application of colaborative learning approach to Chemistry courses in Nha Trang University for the past few years. I. Mở đầu Trong thời đại ngày nay, kỹ năng làm việc theo nhóm (teamwork) là một trong những tố chất quyết định sự thành công của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Do vậy, việc trau dồi kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên là một trong những yêu cầu quan trọng của giáo dục đại học. Dạy học theo nhóm là một phương pháp giảng dạy trong đó người dạy sẽ tổ chức người học thành những nhóm nhỏ để thực hiện các hoạt động như thảo luận, đóng vai, giải quyết vấn đề,... Mỗi thành viên không chỉ có trách nhiệm thực hiện các hoạt động của nhóm mà còn phải có trách nhiệm hợp tác, giúp đỡ các thành viên trong nhóm hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Đây là một phương pháp giảng dạy khá ưu việt, cho phép rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên hiện đang được áp dụng rộng rãi cho nhiều môn học và trong nhiều trường đại học trên thế giới. Bài viết này trình bày một vài kinh nghiệm tổ chức hoạt động học tập theo nhóm trong giảng dạy các môn Hóa Cơ bản tại Đại học Nha Trang. II. Vài kinh nghiệm tổ chức hoạt động học tập theo nhóm trong giảng dạy Hóa học tại Đại học Nha Trang 1. Hình thành động cơ hoạt động nhóm: Do hạn chế của nền giáo dục phổ thông ở nước ta, nhiều sinh viên (SV) mới vào trường tỏ ra khá rụt rè, thụ động, thờ ơ với sinh hoạt nhóm, sinh hoạt tập thể. Do vậy, ngay từ tiết học đầu tiên của học phần, giảng viên (GV) cần động viên, khuyến khích SV tự tin, mạnh dạn thể hiện mình. Bên cạnh đó, để SV thực sự tự giác, tích cực tham gia hoạt động nhóm (HĐN), cần hình thành cho SV nhận thức đúng đắn rằng mục tiêu của HĐN không phải chỉ để nâng cao điểm số mà là giúp SV nắm vững kiến thức môn học, phát triển năng lực cá nhân, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
  • 2. xã hội thông qua sự hợp tác, nhờ đó đáp ứng tốt hơn yêu cầu hiện nay của xã hội về nguồn nhân lực. 2. Tổ chức, quản lý hoạt động nhóm Ngay từ tiết học đầu tiên của học phần, giảng viên (GV) cần thông báo cho sinh viên kế hoạch, phương thức tổ chức và đánh giá HĐN. - Phân nhóm: Việc phân nhóm cần thực hiện sao cho GV có thể theo dõi, đánh giá HĐN nhưng đồng thời cũng đảm bảo phát huy tính tích cực của mỗi SV. Về lý thuyết, một nhóm lý tưởng nhất gồm 4 - 6 thành viên. Trong thực tế, tùy theo quỹ thời gian môn học và quy mô lớp học, GV có thể thay đổi linh hoạt. Với quy mô lớp 30 - 40 SV, có thể cho sử dụng hình thức thảo luận nhóm nhỏ (trong cùng 1 bàn hay 2 bàn kề nhau). Với lớp đông, một nhóm có thể gồm 3- 4 bàn gộp lại. Những tiết học đầu tiên, sự phân nhóm có thể mang tính ngẫu nhiên. Tuy nhiên, sau đó GV cần điều chỉnh sao cho có sự cân bằng trình độ, năng lực học tập giữa SV các nhóm với nhau, nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập giữa các thành viên trong nhóm. - Quản lý: GV cần chỉ định nhóm trưởng điều hành và thư ký ghi chép nội dung thảo luận, mức độ tham gia của các thành viên trong nhóm. Việc phân công này cần thay đổi linh hoạt để mỗi SV đều có thể phát huy vai trò cá nhân. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm và theo dõi để có thể giúp đỡ, điều chỉnh kịp thời hoạt động của mỗi nhóm đi đúng hướng và đánh giá chính xác về sự đóng góp của mỗi cá nhân cũng như hoạt động chung của cả nhóm. Sau mỗi buổi học, GV nên yêu cầu SV đánh giá các hoạt động mà họ đã tham gia để có những điều chỉnh cần thiết cho các hoạt động tiếp theo. - Bố trí thời gian: HĐN cần diễn ra thường xuyên và xen kẽ với hoạt động thuyết giảng của GV (chẳng hạn cuối một tiết giảng, sau khi kết thúc một chủ đề hay trước khi chuyển sang một chủ đề mới). Điều này sẽ giúp SV đỡ nhàm chán và GV kịp thời nắm bắt mức độ tiếp thu của SV, từ đó định hướng điều chỉnh, bổ sung kiến thức, tài liệu tham khảo cho SV. 3. Thiết kế hoạt động nhóm Cần thiết kế HĐN sao cho mọi thành viên trong nhóm đều phải nổ lực không chỉ vì thành tích cá nhân mà còn vì thành công của cả nhóm. Một HĐN được xem là
  • 3. thiết kế tốt nếu nhiệm vụ của nhóm sẽ không được hoàn tất khi thiếu sự đóng góp của bất kỳ thành viên nào trong nhóm. Sau đây là một số hình thức HĐN được áp dụng trong giảng dạy hóa học ở Đại học Nha Trang trong những năm qua. - Bài tập nhóm: Tùy theo mức độ dễ hay khó của bài tập mà GV có thể yêu cầu các nhóm SV giải quyết ngay tại lớp (các câu hỏi, bài tập ứng dụng trực tiếp kiến thức của một tiết giảng) hay sau khi đã nghiên cứu tài liệu, hệ thống hóa kiến thức ở nhà (các câu hỏi, bài tập mang tính tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức,…). - Thảo luận nhóm: Để tạo hứng thú cho SV, vấn đề thảo luận nên gần với thực tiễn cuộc sống và yêu cầu năng lực tư duy bậc cao hơn (phân tích, tổng hợp, đánh giá). Do vậy, vấn đề thảo luận thường được đặt ra sau khi kết thúc một chương hay một học phần. Các hình thức bài tập nhóm, thảo luận nhóm có thể áp dụng cho môn Hóa Đại cương, Hóa học (được giảng dạy cho sinh viên ở học kỳ I năm thứ nhất) nhằm giúp SV bước đầu làm quen với HĐN, rèn luyện kỹ năng diễn đạt, tạo ra sự hiểu biết và hợp tác lẫn nhau giữa các SV vừa mới vào trường. - Seminar: Hóa học là môn học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn đời sống và sản xuất. Do vậy, phương pháp PBL 1 thường được sử dụng trong hình thức HĐN này. Trong phương pháp này, GV yêu cầu SV vận dụng kiến thức môn học để giải quyết một vấn đề thực tiễn nào đó, qua đó giúp SV phát triển năng lực nhận thức bậc cao (tổng hợp, phân tích, phê phán, khám phá) đồng thời rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp (biết diễn đạt, trình bày và bảo vệ quan điểm của mình, biết kiềm chế và lắng nghe,…). Hình thức này có thể áp dụng cho các học phần Hóa Hữu cơ, Hóa Lý-Hóa Keo, Hóa Phân tích (được giảng dạy cho SV ở học kỳ II năm thứ nhất) 4. Đánh giá hoạt động nhóm Để tránh tình trạng ỷ lại, chây lười của một số SV trong HĐN, cần đánh giá kết quả HĐN không chỉ dựa trên thành tích chung của cả nhóm mà còn dựa trên sự đóng góp của từng thành viên trong nhóm. Điểm trung bình của cả nhóm dựa trên chất lượng HĐN (mức độ am hiểu vấn đề, kỹ năng diễn đạt/trình bày, tinh thần hợp tác 1 PBL: Problem-based learning (dạy học dựa trên vấn đề)
  • 4. giữa các thành viên trong nhóm). Điểm của từng SV được tính trên cơ sở điểm trung bình của nhóm có tính đến mức độ đóng góp của từng cá nhân đóng góp vào HĐN Bảng 1. Tóm tắt các hoạt động của GV-SV trong một số HĐN Hình thức Hoạt động của thầy và trò HĐN GV SV Bài tập - Đưa ra câu hỏi, bài tập (chuẩn bị tại - Các thành viên trong nhóm tự nghiên cứu tài nhóm lớp/về nhà) liệu độc lập đưa ra đáp án - Hướng dẫn nội dung nghiên cứu, giới thiệu tài liệu tham khảo (đối với dạng bài - Các thành viên trao đổi đáp án, phân tích tập làm ở nhà) đúng/sai/thiếu sót hoàn chỉnh đáp án - Chỉ định 1 nhóm trình bày đáp án (có - Đại diện nhóm trình bày đáp án thể chỉ định bất cứ thành viên nào trong nhóm) - Yêu cầu các nhóm khác cho ý kiến về - Các nhóm khác phân tích đúng/sai/thiếu sót đáp án  điều chỉnh đáp án - Phản hồi: Phân tích, đánh giá kiến thức - Rút kinh nghiệm (kiến thức, kỹ năng, thái độ) (đúng/sai/thiếu sót), kỹ năng diễn đạt  Điều chỉnh hoạt động cá nhân và hoạt động (viết/nói), thái độ (tích cực/thờ ơ) của SV  Đưa ra đáp án nhóm Thảo luận - Nêu vấn đề thảo luận - Nhóm trưởng: điều khiển hoạt động nhóm nhóm - Hướng dẫn nội dung nghiên cứu, giới (yêu cầu mọi thành viên suy nghĩ độc lập và thiệu tài liệu tham khảo (đối với vấn đề cần chuẩn bị ở nhà) nêu ý kiến) - Theo dõi, quan sát, hướng dẫn các nhóm - Thư ký nhóm: ghi chép trình tự HĐN (họ tên thảo luận theo đúng hướng thành viên, nội dung phát biểu)  tổng hợp ý kiến, sắp xếp ý tưởng  đọc để cả nhóm góp ý - Các thành viên: nhận xét, góp ý bản tổng kết - Thư ký: hoàn chỉnh ý kiến - Yêu cầu đại diện 1 nhóm trình bày ý - Đại diện nhóm trình bày ý kiến/quan điểm kiến (có thể chỉ định bất cứ thành viên nào trong nhóm) - Yêu cầu các nhóm khác bổ sung ý kiến - Các nhóm khác phân tích đúng/sai/thiếu sót  bổ sung ý kiến - Phân tích: kiến thức ( đúng/sai/thiếu - Rút kinh nghiệm (kiến thức, kỹ năng, thái độ) sót), kỹ năng diễn đạt (trình bày ý kiến,  Điều chỉnh HĐCN và HĐN tranh luận), thái độ (tích cực/thờ ơ) của SV  Nêu ý kiến kết luận Seminar - Nêu chủ đề seminar (ngay từ những tuần - Nhóm trưởng: phân công đầu tiên của học phần) - Các thành viên: tìm tài liệu - Giới thiệu, cung cấp, hướng dẫn cách tìm tài liệu (thư viện, internet) - Đọc/dịch và tổng hợp tài liệu - Hướng dẫn cách đọc tài liệu, cách trình - Soạn thảo nội dung báo cáo bày seminar (nội dung, bố cục, hình thức) - Nộp bản thảo báo cáo - Góp ý chỉnh sửa bản thảo báo cáo - Nêu thắc mắc - Gợi ý sinh viên tìm thông tin bổ sung, giải đáp thắc mắc - Hoàn chỉnh báo cáo - Tổ chức seminar (ngày, giờ, dịa điểm, - Trình bày báo cáo
  • 5. phòng ốc, projector,...) - Đặt câu hỏi và yêu cầu các nhóm khác - Trả lời câu hỏi của GV và các nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm seminar - Tổng kết ; giải đáp câu hỏi 5. Thành công - Hạn chế và nguyên nhân Việc áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong giảng dạy hóa học ở Đại học Nha Trang trong những năm qua đã bước đầu hình thành và phát triển ở SV năng lực cá nhân (tự nghiên cứu; phân tích/tổng hợp/ hệ thống kiến thức), kỹ năng giao tiếp (viết /nói / trình bày báo cáo, mạnh dạn thể hiện mình), kỹ năng xã hội (tổ chức, phân công, hợp tác, tinh thần trách nhiệm). Tuy nhiên, những kết quả trên vẫn chưa thật sự đồng đều ở tất cả SV do một số nguyên nhân sau đây: - Phần lớn lớp học quá đông (100 – 180 SV). Do vậy, GV khó lòng theo dõi, đánh giá chính xác sự đóng góp, tham gia của người học HĐN, gây ra tâm lý ỷ lại của SV yếu kém vào các thành viên khá, giỏi trong HĐN. - Đa số GV đại học ở Đại học Nha Trang chỉ được bồi dưỡng lý thuyết chung chung về phương pháp giảng dạy, chứ chưa được huấn luyện cụ thể kỹ năng thiết kế học phần do mình đảm nhiệm. Trong khi đó, định mức giờ giảng khá cao nên GV ít có thời gianhọc hỏi, sáng tạo các biện pháp đổi mới phương pháp giảng dạy. Điều này dẫn đến sự đơn điệu trong việc thiết kế, tổ chức HĐN và ít nhiều gây nhàm chán cho SV. - Năng lực và ý thức học tập của SV đầu vào khá thấp nên chậm thích nghi với phương pháp học tập tích cực. - Chương trình đào tạo ở trường chúng ta còn nặng tính hàn lâm, dàn trãi và có quá nhiều môn học không thiết thực cho nghề nghiệp thực tiễn SV sau này. Do vậy, quỹ thời gian cho từng môn học quá eo hẹp, gây khó khăn, mệt mỏi cho GV lẫn SV trong tổ chức hoạt động học tập theo nhóm vì phải làm việc quá tải ! III. Kết luận và kiến nghị Phương pháp dạy học theo nhóm có nhiều hiệu quả tích cực trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo ở bậc đại học. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này ở Đại học Nha Trang còn nhiều hạn chế do việc tổ chức đào tạo, chương trình đào tạo và chế độ làm việc của GV còn nhiều bất cập. Để cải thiện chất lượng
  • 6. đào tạo đại học hiện nay, chỉ yêu cầu sự nổ lực, phấn đấu của đội ngũ GV là không đủ. Nhà trường và Bộ Giáo dục-Đào tạo cần có những biện pháp thiết thực khắc phục các hạn chế nói trên, nhằm nhanh chóng đưa nền giáo dục đại học ở Việt Nam phát triển, hội nhập cùng các nước trong khu vực và thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Văn Hảo, Sổ tay phương pháp giảng dạy và đánh giá, Đại học Nha Trang, 2010 (Tài liệu lưu hành nội bộ) [2] http://depts.washington.edu/cidrweb/resources/grouptools.html [3] http://depts.washington.edu/cidrweb/resources/discussiontools.html [4] http://teaching.berkeley.edu/bgd/collaborative.html [5] (Nhiều tác giả)(2004), Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề (Tuyển tập các bài giảng về phương pháp giảng dạy đại học, phương pháp dạy học dựa trên vấn đề), Đại học Thủy Sản (Tài liệu lưu hành nội bộ). [6] Hoàng Thị Huệ An, Ứng dụng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề (PBL) trong giảng dạy môn Hóa Phân tích, Kỷ yếu báo cáo đổi mới phương pháp giảng dạy, Khoa Khoa học Cơ bản, 2007