SlideShare a Scribd company logo
1 of 25
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ KHÁCH QUỐC TẾ...........................................................2
1.1 Việt Nam trong mắt láng giềng ......................................................................................2
1.2 Điều gì khiến Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu Đông Nam Á? ..........................3
1.3. Tổng Quan về đại dịch Covid 19...................................................................................5
1.3.1. Khái niệm ...................................................................................................................5
1.3.2. Đặc điểm.....................................................................................................................7
1.3.3. Ảnh hưởng của Covid 19 tác động đến du lịch..........................................................9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH VIỆT NAM TRONG ĐẠI DỊCH COVID 19..12
2.1. Thực trạng du lịch Việt Nam trong giai đoạn covid 19...............................................12
2.1.1 Khách đến từ các thị trường chính giảm ...................................................................12
2.1.2 Nguyên nhân tăng lượng khách quốc tế đến Việt Nam.............................................13
2.1.3 Cơ cấu hoặc doanh thu từ du lịch..............................................................................14
2.2. Quản trị khách sạn - những yếu tố chính thu hút khách du lịch..................................15
2.2.1 Các khách sạn và nhà hàng tiêu biểu ở Việt Nam.....................................................15
2.2.2 Đồ ăn, thức uống và tôn giáo - chúng liên quan như thế nào?..................................16
2.3. Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ..............................................17
2.3.1. Mục tiêu của ngành Du lịch Việt Nam.....................................................................17
2.3.2. Giải pháp...................................................................................................................18
2.3.2.1 Tập trung vào thị trường bán lẻ, du lịch tự túc.......................................................18
2.3.2.2. Quảng bá du lịch trực tuyến trên thị trường quốc tế .............................................19
2.3.2.3 Thúc đẩy khai thác thị trường ASEAN với lợi thế của chính sách thị thực nội bộ20
2.3.2.4 Tập trung phát triển theo chiều sâu và chất lượng ngành du lịch...........................20
2.3.2.5 Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn quốc tế.................20
2.3.2.6 Mở rộng đường bay đến các thị trường trọng điểm ...............................................21
KẾT LUẬN ........................................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................23
2
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Du lịch đã ra đời từ rất lâu. Trong đó loại hình du lịch sinh thái cũng đã tồn tại trong
đời sống của người Việt Nam từ rất xa xưa. Trong thời gian gần đây, du lịch sinh thái mới
được coi là một điểm du lịch. Do vậy, tuy du lịch sinh thái không còn là mới nhưng hiện
nay nó mới thực sự mang dáng dấp của một ngành du lịch, mới được quan tâm phát triển.
Việt Nam với lợi thế có chiều dài bờ biển, rừng núi hoang sơ với nhiều khu bảo tồn
thiên nhiên, vườn quốc gia và nhiều rừng cấm, đó là những di sản thiên nhiên của quốc gia,
chứa đầy tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái như Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, động
Phong Nha, vườn quốc gia Cát Tiên, vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên
Vân Long.v.v. đặc biệt là đã có tới 8 khu dự trữ sinh quyển Việt Nam được UNESCO công
nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới nằm ở khắp ba miền.
Không chỉ như vậy, Việt Nam có sự đa dạng sinh học khá cao với khoảng 14.624 loài
thực vật thuộc gần 300 họ, trong đó có nhiều loài cổ xưa và quý hiếm, khoảng hơn 1000
loài lấy gỗ, 100 loài có dầu, hơn 1000 loài cây thuốc, 100 loài quả rừng ăn được… Cùng
với đó, thế giới động vật tại Việt Nam cũng rất đa dạng, khoảng 11.217 loài và phân loài,
trong đó có 1.009 loài và phân loài chim, 265 loài thú, 349 loài bò sát lưỡng cư, 2000 loài
cá biển, hơn 500 loài cá nước ngọt và hàng ngàn loài tôm, cua, nhuyễn thể và thủy sinh vật
khác. Bên cạnh đó, các loài thú ở Việt Nam có tới 10 loài đặc trưng của vùng nhiệt đới như:
cheo, đồi, chồn bay, cầy mực, cu li, vượn, tê tê, voi, heo vòi, tê giác và đặc biệt, có 5 loài
thú lớn mới được phát hiện ở Việt Nam.
Vì vậy, em lựa chọn đề tài: “DU LỊCH VIỆT NAM: CƠ HỘI, THÁCH THỨC,
TRONG ĐẠI DỊCH COVID 19”, em muốn đưa một cái nhìn mới về loại hình du lịch đặc
biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid 19 hiện nay.
Do việc tìm hiểu còn hạn chế, bài viết còn nhiều sơ suất, rất mong được cô góp ý để
đề tài được hoàn thiện hơn.
2
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ KHÁCH QUỐC TẾ
1.1 Việt Nam trong mắt láng giềng
Ngành Du lịch tại Việt Nam chính thức có mặt khi Quốc trưởng Bảo Đại cho lập Sở
Du lịch Quốc gia ngày 5 Tháng Sáu, 1951.[25] Chuyển tiếp sang thời kỳ Việt Nam Cộng
hòa, Nha Quốc gia Du lịch điều hành việc phát triển các tiện nghi du lịch trong nước ở phía
nam vĩ tuyến 17 cùng tăng cường hợp tác quốc tế như việc gửi phái đoàn tham dự Hội nghị
Du lịch Quốc tế ở Brussel năm 1958.[26] Năm 1961 Nha Du lịch cổ động du lịch "Thăm
viếng Đông Dương"[27] với ba chí điểm: Nha Trang, Đà Lạt và Vũng Tàu. Vì chiến cuộc
và thiếu an ninh ngành du lịch bị hạn chế nhưng chính phủ vẫn cố nâng đỡ kỹ nghệ du lịch
như việc phát hành bộ tem "Du lịch" ngày 12 Tháng Bảy năm 1974.
“Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030” ngày 22/1/2013 xác định rõ Việt Nam có 7 vùng du lịch với 24 trung tâm du lịch, 46
khu du lịch quốc gia, 40 điểm du lịch quốc gia, 12 đô thị du lịch
Tuy nhiên, ngành du lịch Việt Nam có những hạn chế như tỷ lệ khách quay trở lại
thấp (10-40%). Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao, trung bình hơn
1.000 USD cho một chuyến 9 ngày do sản phẩm du lịch của Việt Nam chưa hấp dẫn, thiếu
gắn kết, các hoạt động giải trí, mua sắm, chăm sóc khách chưa đa dạng, công tác xúc tiến
quảng bá chưa thực sự hiệu quả do hạn chế về nguồn lực, cơ chế vận hành, chưa thành lập
Văn phòng xúc tiến du lịch ở nước ngoài, Quỹ hỗ trợ và phát triển du lịch chưa được vận
hành và đi vào hoạt động; hạ tầng sân bay có xu hướng quá tải, chưa đáp ứng được tốc độ
tăng trưởng cao về số lượng khách du lịch; chính sách thị thực nhập cảnh còn hạn chế so
với các điểm đến cạnh tranh trực tiếp của du lịch Việt Nam như Thái Lan.
Trong khi đó, du lịch đóng góp 4,5% trong tổng sản phẩm quốc nội (thời điểm 2007).
Ngày càng có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào ngành du lịch. Sau các ngành
công nghiệp nặng và phát triển đô thị, đầu tư nước ngoài hầu hết đã được tập trung vào du
lịch, đặc biệt là trong các dự án khách sạn.[6]
Với tiềm năng lớn, từ năm 2001, Du lịch Việt Nam đã được chính phủ quy hoạch,
định hướng để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn [7]. Mặc dù "Chiến lược phát triển du lịch
Việt Nam 2001 - 2010" có vài chỉ tiêu không đạt được [7], từ năm 2011, "Chiến lược phát
3
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" đã được thủ tướng chính
phủ Việt Nam phê duyệt ngày 30/12/2011 để tiếp nối.[8][9] Tuy nhiên, cũng có nhiều ý
kiến cho rằng, trong thực tiễn còn cần làm rất nhiều để ngành du lịch thật sự trở thành "mũi
nhọn" và từ có "tiềm năng" trở thành có "khả năng".[10][11]
Năm 2015, Cục Di sản văn hóa đã công bố về số lượng khách tham quan các điểm du
lịch Việt Nam, theo đó dẫn đầu là Quần thể danh thắng Tràng An đón hơn 5 triệu lượt
khách, tiếp theo là vịnh Hạ Long đón trên 2,5 triệu lượt khách, cố đô Huế đứng thứ ba với
hơn 2 triệu lượt khách, phố cổ Hội An đón khoảng 1,1 triệu lượt khách
1.2 Điều gì khiến Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu Đông Nam Á?
Những kỳ quan thiên nhiên tráng lệ, ẩm thực phong phú, văn hóa đặc sắc, chi phí du
lịch thấp… là những nhân tố hàng đầu đưa Việt Nam trở thành một trong những điểm du
lịch sáng giá trong khu vực.
Thái Lan luôn là một trong những sự lựa chọn đầu tiên của du khách quốc tế khi đến
khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, những năm gần đây, Việt Nam đang dần “soán ngôi”
Thái Lan, bởi đây là điểm đến ít đông đúc và có nhiều sự lựa chọn phải chăng hơn cho du
khách.
1. Những kỳ quan thiên nhiên tráng lệ
Việt Nam có 8 kỳ quan thiên nhiên được UNESCO công nhận là di sản thế giới như
vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn…
So với lúc cao điểm và thấp điểm thì các điểm đến này cũng không quá đông khách,
thích hợp là địa điểm tham quan, du lịch và nghỉ dưỡng. Việt Nam có nhiều nơi vẫn chưa
được con người khám phá, điển hình là Sơn Đoòng – hang động lớn nhất thế giới mới chỉ
được biết đến những năm gần đây.
2. Điểm đến 3 trong 1
Việt Nam có đường bờ biển trải dài hơn 3.000 km và được chia làm 3 miền Bắc, Trung
và Nam với điều kiện khí hậu khác biệt trong cùng một thời điểm. Chẳng hạn bạn sẽ thấy
tuyết rơi ở Sapa miền núi phía bắc, cùng lúc đó tại miền Nam nhiệt độ có thể lên tới hơn
30 độ C.
4
Mỗi vùng miền lại có những cảnh đẹp riêng, từ núi non, vịnh biển ở phía bắc cho tới
các cánh đồng trải rộng của miền Trung và vùng châu thổ đặc trưng cho đất phương nam.
3. Ẩm thực
Ẩm thực Việt Nam vốn nối tiếng với nhiều đặc sản gắn với nhiều vùng miền. Ví dụ
như: Bún chả Hà Nội, Mì Quảng, Phở cuốn… Bên cạnh đó, ẩm thực Việt Nam còn nổi
tiếng vì sự hòa hợp hương vị đến từ nhiều nền văn hóa. Ví dụ điển hình là món bánh mì,
dùng loại bánh baguette kiểu Pháp nhưng kẹp các loại nhân truyền thống Việt Nam (thịt
heo, pate, trứng chiên, đậu, rau tươi).
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Nhưng phần lớn theo đạo Phật nên những du
khách ăn chay đến đây cũng có nhiều lựa chọn hơn. Các món chay ở Việt Nam cũng vô
cùng hấp dẫn và bắt mắt.
4. Ngôn ngữ
Khi đi du lịch ở một số quốc gia mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính, du
khách sẽ phải học một số cụm từ thông dụng. Tuy nhiên, khi đặt chân đến Việt Nam, bạn
sẽ ngạc nhiên và cảm thấy thoải mái vì nhiều người bản địa có thể giao tiếp tiếng Anh.
Thực tế, ngôn ngữ này được giảng dạy trong tất cả trường học của Việt Nam. Ngoài
ra, người Việt rất hào hứng khi nói chuyện với du khách bằng tiếng Anh, đặc biệt là lúc gặp
mặt “xin chào” (hello) và gửi lời “cảm ơn” (thank you).
5. Con người
Người Việt Nam vốn hiền hòa, gần gũi và rất hiếu khách. Bạn có thể an tâm vì mình
sẽ được đón tiếp nồng hậu mà không mong đáp lại. Không như những điểm đến khác, người
bán hàng sẽ luôn tạo cho bạn sự thoải mái khi lựa chọn và không tỏ ra khó chịu khi bạn từ
chối mua.
6. Chi phí đi lại thấp
Vé máy bay khứ hồi từ Sydney (Australia) tới TP HCM trong khoảng 550 USD, giá
phải chăng cho chuyến bay kéo dài 10 tiếng. Du khách còn đặt được vé với giá rẻ hơn khi
xuất phát từ thành phố Darwin hay Perth, cũng thuộc Australia.
7. Chi phí ăn ở rẻ
5
Theo trang web xe.com có thời điểm một AUD (tiền tệ Australia) bằng 16.870 đồng.
Du khách sẽ thấy tiền của mình khi ở Việt Nam có sức mua lớn hơn nhiều.
Bữa ăn tươm tất, sang trọng kèm đồ uống cho một người tốn chưa tới 10 USD và bạn
có thể nghỉ trong khách sạn 5 sao với giá dưới 70 USD một đêm. Nếu du khách muốn tiết
kiệm cũng rất dễ vì chi phí cho một ngày ở Việt Nam thường chưa đầy 20 USD.
8. Lịch sử
Nếu muốn tìm hiểu về lịch sử, quá trình hình thành của một quốc gia, du khách có thể
thực hiện các tour tham quan ở Bảo tàng chứng tích chiến tranh, nhà tù Hỏa Lò côn
Đảo, địa đạo Củ Chi… sẽ cho du khách cơ hội nhìn lại thời kỳ trước của Việt Nam một
cách rõ nét nhất.
Bạn sẽ cảm nhận lịch sử theo một khía cạnh khác so với những gì chỉ biết qua sách
vở, với các bằng chứng trưng bày cách người Việt Nam đã trải qua giai đoạn khó khăn đó
như thế nào.
9. Nền văn hóa
Việt Nam là một đất nước có văn hóa rất đa dạng. Một hành trình du lịch từ Bắc xuống
Nam dù chỉ trong vài giờ đồng hồ, bạn sẽ có cảm giác như mình đang băng qua “các đường
biên quốc tế”.
Thực tế Việt Nam sở hữu nền văn hóa phong phú nhất ở Đông Nam Á. Bởi đây là nhà
của hơn 50 dân tộc khác nhau, mỗi nhóm lại có một ngôn ngữ riêng biệt.
1.3. Tổng Quan về đại dịch Covid 19
1.3.1. Khái niệm
Đại dịch COVID-19[7][8]
là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân
là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.[9]
Khởi nguồn vào cuối tháng 12
năm 2019[b]
với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung
Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân. Giới
chức y tế địa phương xác nhận rằng trước đó họ đã từng tiếp xúc, chủ yếu với những thương
nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam. Các nhà khoa học Trung
Quốc đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng coronavirus mới, được Tổ chức
6
Y tế Thế giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV,[c]
có trình tự gen giống với SARS-
CoV trước đây với mức tương đồng lên tới 79,5%.[10][11][12]
Các ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm 2019.
Trường hợp tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán vào ngày 9 tháng 1 năm
2020.[13]
Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung Quốc bao gồm hai
người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở Nhật Bản.[14][15][16]
Sự lây nhiễm virus từ
người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa
tháng 1 năm 2020.[17]
Ngày 23 tháng 1 năm 2020, chính phủ Trung Quốc quyết định phong
tỏa Vũ Hán, toàn bộ hệ thống giao thông công cộng và hoạt động xuất - nhập khẩu đều bị
tạm ngưng.[18]
Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố gọi "COVID-
19" là "Đại dịch toàn cầu".[7][8][19][20][21][22]
Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã tiến hành phản ứng đáp trả nhằm bảo vệ sức
khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên toàn cầu, bao gồm: hạn chế đi lại, phong
tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới nghiêm, tiến hành cách ly xã
hội, hủy bỏ các sự kiện đông người, đóng cửa trường học và những cơ sở dịch vụ, kinh
doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự nâng cao ý thức phòng bệnh, đeo khẩu
trang, hạn chế ra ngoài khi không cần thiết, đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động kinh
doanh, học tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến. Một số ví dụ tiêu biểu có thể kể
đến như: phong tỏa để kiểm dịch toàn bộ tại Ý và tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc; các biện
pháp giới nghiêm khác nhau ở Trung Quốc và Hàn Quốc; phương pháp sàng lọc tại các sân
bay và nhà ga; hạn chế hoặc hủy bỏ các hoạt động du lịch tới những khu vực, vùng, quốc
gia có nguy cơ nhiễm dịch bệnh ở mức cao. Ngoài ra, các trường học cũng đã phải đóng
cửa trên toàn quốc hoặc ở một số vùng tại hơn 160 quốc gia, ảnh hưởng đến 87% học sinh,
sinh viên trên toàn thế giới, tính đến ngày 28 tháng 3 năm 2020.[23]
Những ảnh hưởng trên toàn thế giới của đại dịch COVID-19 hiện nay bao gồm: thiệt
hại sinh mạng con người, sự bất ổn về kinh tế và xã hội,[24][25]
tình trạng bài ngoại và phân
biệt chủng tộc đối với người gốc Trung Quốc và Đông Á, việc truyền bá thông tin sai
lệch trực tuyến và thuyết âm mưu về virus.
7
1.3.2. Đặc điểm
Sự lây truyền
Virus corona chủng mới chủ yếu lây lan qua các giọt bắn trong không khí khi một cá
nhân bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi trong phạm vi khoảng 3 foot (0,91 m) đến 6 foot
(1,8 m).[119][120][121]
Trong số 41 trường hợp ban đầu, hai phần ba có tiền sử tiếp xúc với Chợ
bán buôn hải sản Hoa Nam.[122]
Tháng 5 năm 2020, một nghiên cứu tại Đại học Hong Kong
- Trung Quốc cũng cho biết virus này cũng lây qua mắt[123]
cao gấp 100 lần so với SARS[124]
Hệ số lây nhiễm cơ bản R0
Khả năng lây lan virus giữa người với người khá đa dạng, có người mắc nhưng không
truyền virus, có người lại có khả năng truyền bệnh cho nhiều người.[125]
Hệ số lây nhiễm
cơ bản R0 (cũng được gọi là hệ số sinh sản cơ bản hoặc hệ số sinh sản cơ sở)[126][127]
chỉ ra
khả năng truyền virus từ người sang người, được ước tính là từ 2 đến 4 (R0=2÷4). Con số
này có ý nghĩa: trong quần thể người, một người mới nhiễm có khả năng truyền virus cho
bao nhiêu người khác và khiến họ mắc bệnh. Như vậy, theo như các báo cáo hiện nay, một
người mắc chủng coronavirus này có thể lan truyền cho 4 người khác.[128]
Dấu hiệu và triệu chứng
Các triệu chứng của COVID-19. Có báo cáo virus tồn tại trong cơ thể người nhưng
không gây triệu chứng.[129]
Triệu chứng của COVID-19[130]
Triệu chứng Tỷ lệ
Sốt 83–99%
8
Ho 59–82%
Mất vị giác 40–84%
Mệt mỏi 44–70%
Khó thở 31–40%
Ho có đờm 28–33%
Đau và nhức cơ 11–35%
Các triệu chứng được báo cáo gồm sốt trong 90% trường hợp mắc bệnh,[10]
mệt mỏi
và ho khan trong 80% trường hợp,[10][131]
20% bị khó thở và suy hô hấp chiếm
15%.[93][131][132]
X-quang ngực đã tiết lộ các dấu hiệu ở cả hai phổi.[93][132]
Dấu hiệu
sống nhìn chung là ổn định vào thời điểm nhập viện của những bệnh nhân.[131]
Các xét
nghiệm máu thường cho thấy số lượng bạch cầu thấp (giảm bạch cầu và giảm bạch cầu
lympho).[10]
Nhiều bệnh nhân còn có thể gặp các biểu hiện ngoài da, đặc biệt là ở các ngón
chân[133][134]
Tuy nhiên, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), 25% số
người bệnh có thể không có triệu chứng gì[135][136]
hoặc triệu chứng không rõ ràng.
Giao thức chẩn đoán
Ngày 15 tháng 1 năm 2020, WHO công bố một giao thức kiểm tra chẩn đoán virus
SARS-CoV-2 (testing protocol) do nhóm nghiên cứu virus học từ Bệnh viện Charité ở Đức
phát triển.[137]
Mối lo ngại về việc chẩn đoán số ca mắc bệnh thấp hơn trên thực tế
Có những lo ngại về việc liệu nhân viên y tế và thiết bị có sẵn ở khu vực chứa dịch
bệnh xác định có chính xác các trường hợp mắc coronavirus hay không, thay vì chẩn đoán
sai các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 là "viêm phổi nặng".[138][139][140]
Nhiều người mang
các triệu chứng giống như mắc coronavirus có thể quyết định tự cách ly tại nhà thay vì đến
bệnh viện, tránh chờ đợi lâu và điều kiện chật chội tại các bệnh viện, trung tâm y
tế.[141]
Ngoài ra, vẫn có nhiều trường hợp bị từ chối xét nghiệm và được trả về nhà vì các
cơ sở y tế hiện đang bị quá tải nghiêm trọng.
9
Các ước tính về số lượng nhiễm bệnh
Vào ngày 17 tháng 1, một nhóm trường Đại học Hoàng gia ở Anh công bố một ước
tính đến ngày 12 tháng 1 năm 2020, có khoảng 1.723 trường hợp (độ tin cậy 95%, 427–
4.471) với các triệu chứng mới bùng phát. Công bố này này dựa trên số trường hợp được
ghi nhận bên ngoài Trung Quốc. Họ cũng kết luận rằng "không nên loại trừ việc lây truyền
từ người sang người".[142][143]
Dựa trên các trường hợp được báo cáo và nghi ngờ trong khoảng thời gian 10 ngày từ
lúc nhiễm virus cho đến khi phát hiện, các nhà nghiên cứu tại Đại học Đông Bắc
(Northeastern University) và Đại học Hoàng gia Luân Đôn ước tính rằng số ca nhiễm trùng
thực tế có thể cao hơn 10 lần so với những gì xác nhận tại thời điểm báo cáo. Đại học Hoàng
gia ước tính 4.000 ca nhiễm (so với 440 được xác nhận) vào ngày 21 tháng 1 năm 2020,
Đại học Đông Bắc ước tính có 12.700 ca nhiễm (so với 1.320 trường hợp được xác nhận)
vào ngày 24 tháng 1 năm 2020.[144][145][146]
Khả năng virus còn sót lại sau khi hồi phục
Một nghiên cứu công bố vào ngày 27 tháng 2 trên JAMA Network cho thấy virus SAR-
CoV-2 có thể còn sót lại trong cơ thể bệnh nhân ít nhất hai tuần sau khi không còn triệu
chứng. Các nghiên cứu cho rằng, mặc dù virus còn sót lại ở người, hầu hết chúng đã được
hệ miễn dịch người đó chống lại rất mạnh, do đó nguy cơ lây nhiễm trong giai đoạn hồi
phục là rất thấp. Virus lây nhiễm qua các giọt dịch hô hấp do người bệnh bắn ra, nhưng
những người hồi phục không có triệu chứng ho, hắt hơi, đồng thời lượng virus trong cơ thể
thấp nên việc lây lan đòi hỏi phải tiếp xúc rất gần.
1.3.3. Ảnh hưởng của Covid 19
Đại dịch virus corona dẫn thiếu nguồn cung, xuất phát từ: việc sử dụng thiết bị gia
tăng trên toàn cầu để chống dịch, mua tích trữ và hoạt động nhà máy và hậu cần gián đoạn
do dịch. FDA đã đưa ra cảnh báo về tình trạng thiếu thuốc và thiết bị y tế do nhu cầu của
người tiêu dùng và nhà cung cấp tăng lên.[518]
Một số địa phương, chẳng hạn như Hoa
Kỳ,[519]
Ý[520]
và Hồng Kông,[521]
cũng chứng kiến sự hoảng loạn khi mua hàng dẫn đến việc
kệ hàng chứa nhu yếu phẩm như thực phẩm, giấy vệ sinh và nước đóng chai, gây ra trống
trơn, dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung.[522]
Ngành công nghệ nói riêng đã cảnh báo về
10
sự chậm trễ đối với các lô hàng điện tử.[523]
Theo Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom,
nhu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân đã tăng gấp 100 lần và nhu cầu này đã dẫn đến việc tăng
giá lên tới 20 lần so với giá thông thường, gây ra sự chậm trễ trong việc cung cấp các mặt
hàng y tế trong bốn đến sáu tháng.[524][525]
WHO nhấn mạnh rằng sự thiếu hụt thiết bị bảo
vệ cá nhân trên toàn thế giới sẽ gây nguy hiểm và tăng độ rủi ro cho nhân viên y tế.[526]
Vì Trung Quốc đại lục là một nền kinh tế lớn và là trung tâm sản xuất của thế giới, sự
bùng phát virus được coi là một mối đe dọa gây bất ổn lớn cho nền kinh tế toàn cầu. Agedit
Demarais của doanh nghiệp Economist Intelligence Unit dự báo rằng các thị trường sẽ vẫn
biến động cho đến khi có một tầm nhìn khả quan hơn về dịch bệnh. Một số nhà phân tích
đã ước tính rằng sự sụp đổ kinh tế do COVID-19 đối với tăng trưởng toàn cầu có thể vượt
qua dịch SARS.[527]
Một ước tính COVID-19 tác động hơn 300 tỷ đô la cho chuỗi cung ứng
của thế giới có thể kéo dài tới hai năm.[528]
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa "tranh
giành" thị phần do nhu cầu thấp hơn từ Trung Quốc khiến giá dầu giảm mạnh.[529]
Thị
trường chứng khoán toàn cầu chìm trong sắc đỏ vào ngày 24 tháng 2 do sự gia tăng đáng
kể số lượng người nhiễm COVID-19 bên ngoài Trung Quốc đại lục.[530][531]
Vào ngày 27
tháng 2, do lo ngại về sự bùng phát của virus corona, các chỉ số chứng khoán khác nhau
của Hoa Kỳ bao gồm NASDAQ-100, S&P 500 Index và Chỉ số công nghiệp Dow Jones đã
giảm mạnh nhất kể từ năm 2008. Chỉ số Dow Jones giảm 1.191 điểm, đợt giảm lớn nhất
trong một ngày kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008.[532]
Kết thúc tuần, tất cả ba
chỉ số đều giảm hơn 10%.[533]
Ngày 28 tháng 2,Scope Ratings GmbH xác nhận xếp hạng
tín dụng của Trung Quốc, nhưng vẫn có cái nhìn tiêu cực.[534]
Chứng khoán sụt giảm một
lần nữa do nỗi sợ COVID-19, đợt giảm điểm lớn nhất là vào ngày 9 tháng
3 năm 2020.[535]
Nhiều người cho rằng một cuộc suy thoái kinh tế có thể diễn ra.[536][537][538]
Du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất do lượng khách du lịch
từ Trung Quốc đại lục giảm mạnh. Hậu quả là nhiều hãng hàng không như British
Airways, China Eastern và Qantas đã hủy các chuyến bay do nhu cầu đi lại thấp, thậm chí
hãng hàng không khu vực Anh Flybe phải phá sản.[539]
Một số nhà ga và bến phà cũng đã
bị đóng cửa.[540]
Dịch bệnh trùng với mùa Chunyun, một mùa du lịch lớn gắn liền với kỳ
nghỉ đón năm mới của Trung Quốc. Một số sự kiện tụ tập đông người đã bị chính quyền
11
các quốc gia và khu vực hủy bỏ, bao gồm các lễ hội năm mới hàng năm. Các công ty tư
nhân cũng tự đóng cửa cửa hàng và điểm du lịch của mình như Hong Kong
Disneyland và Shanghai Disneyland.[541][542]
Nhiều sự kiện Tết Âm lịch và các điểm tham
quan du lịch đóng cửa nhằm ngăn chặn tụ họp đông người, bao gồm Tử Cấm Thành ở Bắc
Kinh, các hội chợ đền truyền thống.[543]
24 trong số 31 tỉnh, thành phố và khu vực của Trung
Quốc, chính quyền đã kéo dài kỳ nghỉ lễ năm mới đến ngày 10 tháng 2, hầu hết các nơi làm
việc không mở cửa cho đến ngày đó.[544][545]
Những khu vực này đóng góp 80% GDP quốc
gia và 90% xuất khẩu.[545]
Hồng Kông đã nâng mức độ phản ứng với bệnh truyền nhiễm lên
mức cao nhất và tuyên bố tình trạng khẩn cấp, đóng cửa các trường học cho đến tháng 3 và
hủy bỏ lễ đón năm mới.[546][547]
Ả Rập Xê Út tạm thời cấm người nước ngoài vào Thánh địa Mecca và Medina, hai
trong số những địa điểm hành hương linh thiêng nhất của đạo Hồi, để ngăn chặn sự lây lan
của virus corona trong Vương quốc.[548]
Việc hủy bỏ các sự kiện lớn trong ngành công
nghiệp điện ảnh và các ngành công nghiệp giải trí khác như tour âm nhạc, hội nghị công
nghệ, thời trang và các sự kiện thể thao.
12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH VIỆT NAM TRONG ĐẠI DỊCH COVID
19
2.1. Thực trạng du lịch Việt Nam trong giai đoạn covid 19
2.1.1 Khách đến từ các thị trường chính giảm
Giai đoạn 2015 -2020
Chính thức xác lập những con số kỷ lục với 18 triệu lượt khách quốc tế, 85 triệu lượt
khách nội địa, doanh thu 720.000 tỷ đồng, đóng góp gần 10% GDP vào nền kinh tế…, năm
2019 tiếp tục trở thành một điểm sáng trong thập kỷ phát triển thần kỳ của du lịch Việt
Nam.
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội từ Tổng cục Thống kê cho thấy tổng thu từ khách du
lịch năm 2019 đạt 726.000 tỉ đồng (khoảng 31 tỉ USD), tăng hơn 17% so với năm 2018.
Năm 2019 Việt Nam đã đón hơn 18 triệu du khách quốc tế - tăng 16,2 % so với năm
2018. Số liệu cho thấy gần 80% khách quốc tế đến Việt Nam từ châu Á, với hơn 14,3 triệu
lượt và tăng hơn 19% so với cùng kỳ; khách từ châu Âu xấp xỉ 2,17 triệu lượt - tăng 6,4%
và khách từ châu Mỹ 973.800 lượt - tăng 7,7%.
Nguồn tổng cục thống kê
13
Đáng chú ý, hai thị trường khách lớn của Việt Nam chiếm đến 40% tổng lượt khách,
gồm Trung Quốc với hơn 5,8 triệu lượt - tăng 16,9% và khách từ Hàn Quốc gần 4,3 triệu -
tăng 23,1% so với năm trước.
Nhu cầu du lịch toàn cầu được ghi nhận đang bùng nổ, đặc biệt khi tầng lớp trung lưu
Trung Quốc lớn mạnh, tạo cơ hội kinh tế cho các quốc gia Đông Nam Á. Hội đồng Du lịch
và Lữ hành thế giới (WTTC) dự báo nhu cầu du lịch toàn cầu sẽ tăng trưởng 4% mỗi năm
trong thập niên 2019-2029.
Trong bối cảnh đó, những điểm đến du lịch ở Đông Nam Á hưởng lợi khi đón 130
triệu lượt khách quốc tế trong năm 2018, chiếm đến 9,3% lượng khách toàn cầu, theo Tổ
chức Du lịch Thế giới (UNWTO).
Với đặc trưng thiên nhiên đa dạng, báo cáo tình hình phát triển kinh tế Việt Nam do
Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hồi tháng 7 đánh giá Việt Nam hưởng lợi từ xu thế trên.
Tuy nhiên WB cũng nhận định, ngành du lịch Việt Nam cũng đối mặt với không ít khó
khăn. Một vấn đề lớn trong đó là nguồn cung lao động cho ngành này khan hiếm, sẽ khó
bắt kịp nhu cầu khi ngành tăng trưởng nhanh.
Tổng cục Du lịch ước tính ngành du lịch Việt Nam trực tiếp sử dụng khoảng 750.000
lao động năm 2017 và sẽ cần đến 870.000 lao động vào năm 2020 để bắt kịp với nhu cầu
tăng trưởng.
Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 và 3 tháng năm 2020
Do tình hình COVID 19 nên du lịch Việt Nam cũng như thế giới nên du lịch Việt Nam
và thế giới đều diễn ra ảm đảm. cụ thể thình hình khách du lịch tới Việt nam 2 tháng đầu
năm 2020 như sau :
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3/2020 ước đạt 449.923 lượt, giảm
63,8% so với 2/2020 và giảm 68,1% so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung 3 tháng năm
2020 ước đạt 3.686.779 lượt khách, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm 2019.
2.1.2 Nguyên nhân tăng lượng khách quốc tế đến Việt Nam
Để du lịch Việt Nam đạt được sự bứt tốc mạnh mẽ, ngoài những hỗ trợ về mặt chính
sách, không thể phủ nhận sự tham gia bài bản, mang tính chiến lược của các doanh nghiệp
lớn như Vin Group, FLC Group, Sun Group…
14
Được đánh giá như những “đại sứ du lịch” của địa phương, các doanh nghiệp này
không chỉ kiến tạo nên những quần thể nghỉ dưỡng hiện đại tiêu chuẩn quốc tế mà còn góp
phần thay đổi diện mạo du lịch, tư duy du lịch của nhiều điểm đến trên cả nước.
Tại Thanh Hoá, FLC Sầm Sơn được đánh giá là một trong những dấu mốc quan trọng
góp phần định hình sự chuyển đổi của vùng biển này, từ một nền du lịch tự phát thiếu tiện
ích sang du lịch chuyên nghiệp, bền vững. Còn tại Bình Định, sau khi FLC Quy Nhơn
khánh thành, Quy Nhơn đã trở thành một điểm đến không thể bỏ qua trên bản đồ du lịch
Việt Nam, với tăng trưởng du lịch trung bình từ 15-20 %/năm.
Bên cạnh đó, một trong những dấu ấn đáng nhớ của du lịch Việt trong thập kỷ vừa
qua chính là sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành hàng không Việt Nam.
2.1.3 Cơ cấu hoặc doanh thu từ du lịch
Số liệu mới công bố từ Tổng cục Du lịch ghi nhận du lịch Việt Nam trong năm 2019
đã đạt được kỳ tích khi thu hút trên 18 triệu lượt khách quốc tế - cao nhất từ trước đến nay.
Theo đó, khách quốc tế đến Việt Nam năm 2019 tăng 16,2% so với năm 2018, trong đó,
khách đến bằng đường hàng không tăng 15,2%; bằng đường bộ tăng 20,4%; bằng đường
biển tăng 22,7%.
Cũng theo thông tin Tổng cục Du lịch, trong năm 2019, du lịch Việt Nam phục vụ 85
triệu lượt khách nội địa và tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng.
Nhìn lại những năm đầu của thập kỷ 2010, Việt Nam mới chỉ thu hút được khoảng 6
triệu lượt khách quốc tế, 30 triệu lượt khách nội địa, doanh thu 130.000 tỷ đồng và đóng
15
góp 5% GDP vào nền kinh tế đất nước thì đến nay những con số ấy đã tăng gấp 2 đến 3 lần,
riêng doanh thu tăng hơn 5 lần.
Không khó để nhận thấy, du lịch Việt Nam đã thực sự có bước bứt phá ngoạn mục,
vượt xa những mục tiêu mà Chính phủ đặt ra trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn 2030” ngày 30/12/2011.
Sau gần 1 thập kỷ, sự chuyển mình của du lịch Việt Nam cũng đã được thế giới ghi
nhận, đánh giá cao với những chỉ số thuyết phục. Theo chỉ số Năng lực cạnh tranh lữ hành
và du lịch (TTCI) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Việt Nam đã thăng hạng mạnh
mẽ: tăng 17 bậc trong 4 lần xếp hạng, từ vị trí 80/139 nền kinh tế (năm 2011) lên vị trí
63/140 (năm 2019).
Cùng với đó, 2019 còn là năm Việt Nam đón nhận nhiều danh hiệu danh giá do Tổ
chức Giải thưởng Du lịch Thế giới (WTA) trao tặng: Ðiểm đến golf tốt nhất thế giới, Ðiểm
đến di sản hàng đầu thế giới, Ðiểm đến hàng đầu châu Á năm thứ 2 liên tiếp...
2.2. Quản trị khách sạn - những yếu tố chính thu hút khách du lịch
2.2.1 Các khách sạn và nhà hàng tiêu biểu ở Việt Nam
Du lịch là một trong những ngành có đóng góp lớn vào sự tăng trưởng GDP và sự
phát triển của nền kinh tế đất nước. Trong đó, kinh doanh khách sạn giữ vị trí quan trọng
đối với sự phát triển của ngành du lịch ở các mặt sau:
16
Đơn cử như sự gắn bó mật thiết giữa chuỗi quần thể nghỉ dưỡng cao cấp của Tập đoàn
FLC và sự tăng trưởng du lịch tại nhiều địa phương như Thanh Hoá, Bình Định, Quảng
Ninh…
Tại Thanh Hoá, FLC Sầm Sơn được đánh giá là một trong những dấu mốc quan trọng
góp phần định hình sự chuyển đổi của vùng biển này, từ một nền du lịch tự phát thiếu tiện
ích sang du lịch chuyên nghiệp, bền vững. Còn tại Bình Định, sau khi FLC Quy Nhơn
khánh thành, Quy Nhơn đã trở thành một điểm đến không thể bỏ qua trên bản đồ du lịch
Việt Nam, với tăng trưởng du lịch trung bình từ 15-20 %/năm.
Cả hai quần thể này đều là những hạ tầng du lịch tiêu chuẩn 5 sao đầu tiên mà địa
phương có được, với mô hình hoạt động “all in one” (tất cả trong một) bao gồm trung tâm
hội nghị quốc tế, khách sạn, resort, sân golf, các khu vực thể thao và trị liệu…. Mô hình
này có thể xem là điểm sáng trong bài toán đa dạng hoá các loại hình du lịch, góp phần gia
tăng trải nghiệm và kích thích chi tiêu của dòng khách cao cấp khi đến với Việt Nam.
2.2.2 Đồ ăn, thức uống và tôn giáo - chúng liên quan như thế nào?
Cùng với vẻ đẹp hấp dẫn của hàng ngàn điểm đến, các món ăn đậm bản sắc dân tộc,
đặc trưng cho mỗi vùng miền trên đất nước cũng là yếu tố thu hút du khách quốc tế đến và
quay trở lại Việt Nam.
Các món ăn dân tộc ngon miệng, đậm hương vị Việt còn góp phần nâng cao hình ảnh
Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế nhất. Thông qua ẩm thực, văn hóa Việt Nam đậm đà
bản sắc dân tộc tiếp tục được gìn giữ và phát huy.
Khách quốc tế “mê” món ăn Việt…
Nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam đã đánh giá “Việt Nam là thiên đường ẩm thực”
với những món ăn đặc sắc, hương vị thơm ngon không thể quên ở mỗi điểm đến.
Đến Hà Nội không du khách nào có thể quên hương vị của phở, bún riêu cua, bún ốc,
bún thang, xôi gà, chả cá Lã Vọng, bánh tôm hồ Tây, bánh cốm, các món nem cuốn.
Ẩm thực miền Trung hấp dẫn du khách bởi các món bánh, món chè xứ Huế, mỳ
Quảng, cao lầu…; còn vùng đất Nam Bộ lại đặc trưng bởi các món lẩu, nướng từ thủy, hải
sản với các loại cây trái sẵn có.
17
Người dân Việt Nam đã không còn xa lạ với hình ảnh những người nước ngoài ngồi
vỉa hè cầm đũa chỉ để thưởng thức một bát phở sáng hay bát bún ốc nóng khói nơi góc phố
quen thuộc.
Một số nhà nghiên cứu ẩm thực Việt Nam và nước ngoài đã nhận xét, các món ăn Việt
Nam ngày càng hấp dẫn du khách bởi nguyên liệu chủ yếu là các loại rau, củ,quả, hạt, thủy,
hải sản, không quá nhiều thịt như món Âu, ít dầu mỡ hơn các món Trung Quốc, ít cay hơn
đồ ăn Thái Lan.
Quan trọng hơn cả là các món đều nhiều rau xanh, trong trang trí và kết hợp gia vị
đều hài hòa và có nước chấm riêng rất đặc trưng. Mỗi miền, mỗi vùng quê đều món ăn đặc
sản, độc đáo, hấp dẫn. Rất nhiều nguyên liệu, gia vị món ăn của Việt Nam là cây thuốc có
tác dụng chữa bệnh.
Cùng với sự phát triển du lịch là sự ra đời ngày càng nhiều của hệ thống nhà hàng,
khách sạn phục vụ du khách thưởng thức các món ăn thuần Việt. Nhiều nhà hàng, quán ăn
trong Nam, ngoài Bắc đã trở thành cái tên tìm đến của nhiều du khách như: Quán ăn Ngon,
Nhà hàng Sen Hồ Tây, Sen Hà Thành, Quán bún Ta, bún Việt, phố ẩm thực Việt Nam...với
hàng trăm món ăn dân tộc mỗi ngày cho du khách lựa chọn.
Hàng triệu người Việt Nam ở nước ngoài cũng đã góp phần mang món ăn truyền
thống dân tộc phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, được biết đến nhiều nhất vẫn là món
phở.
Văn hóa ẩm thực đã góp phần vào thành công của ngành du lịch trong những năm qua
bởi ẩm thực hội tụ được sự độc đáo, đa dạng, phong phú và bản sắc văn hóa từ khâu lựa
chọn nguyên liệu, chế biến món ăn cho đến khâu trang trí.
Qua ẩm thực, một phần bản sắc văn hóa của Việt Nam đã được gìn giữ và phát huy
trong quá trình hội nhập, giao lưu văn hóa quốc tế.
2.3. Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
2.3.1. Mục tiêu của ngành Du lịch Việt Nam
Mục tiêu đến 2030, Việt Nam trở thành điểm đến du lịch hàng đầu Đông Nam Á
18
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) đặt mục tiêu đến năm 2030, du lịch
Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm quốc gia phát triển du lịch hàng
đầu khu vực Đông Nam Á.
Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch mới đây đã trình Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Quan điểm của chiến lược này là phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn, tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần
quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại.
Chiến lược cũng đặt ra nhiều mục tiêu như: phát triển du lịch bền vững, có trách nhiệm
trên nền tảng tăng trưởng xanh; gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc
văn hóa dân tộc; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa
dạng sinh học, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; giải quyết tốt vấn đề việc làm và an
sinh xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Mục tiêu tổng quát đến năm 2030, du lịch Việt Nam thực sự là ngành kinh tế mũi
nhọn, có sức cạnh tranh cao. Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm
quốc gia phát triển du lịch hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Đến năm 2050, du lịch Việt
Nam trở thành điểm đến có giá trị nổi bật toàn cầu, thuộc nhóm quốc gia phát triển du lịch
hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Hiện Việt Nam đang được bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơn như một điểm du lịch
tiềm năng với hàng loạt giải thưởng danh giá về du lịch được trao tặng (mới đây Hội An
được bình chọn là “thành phố du lịch tuyệt vời nhất năm 2019” …). Bên cạnh đó, nhiều sự
kiện nổi bật cũng góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam như ATF 2019, Hội nghị
thượng đỉnh Mỹ - Triều, Đại lễ Phật đản Vesak ...
2.3.2. Giải pháp
2.3.2.1 Tập trung vào thị trường bán lẻ, du lịch tự túc
Hơn 90% doanh nghiệp đánh giá hạn chế, khó khăn nhất của ngành du lịch hiện nay
là các quy định, chính sách, hệ thống văn bản thiếu đồng bộ, chưa huy động được nguồn
lực phát triển du lịch. Cơ cấu ngành Du lịch hiện nay chưa hợp lý và cần được tái cấu trúc
lại. Cơ sở hạ tầng du lịch và các cơ sở dịch vụ du lịch đã được cải thiện nhưng còn nhiều
19
hạn chế. Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chưa đa dạng; chất lượng của sản phẩm và dịch
vụ du lịch Việt Nam còn thấp, thiếu những sản phẩm du lịch đặc sắc mang bản sắc riêng
của Việt Nam; dẫn tới kém sức cạnh tranh trên khu vực và quốc tế. Đây cũng là những
nguyên nhân khiến du lịch Việt Nam chưa khai thác được hết giá trị của đất nước.
Trong tháng 5 và 6, một loạt chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch dưới dạng tham
gia hội chợ quốc tế, roadshow đã được tổ chức tại hai quốc gia kể trên. Tổng cục Du lịch
cũng trình lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch điều chuyển một số gói kinh phí quảng
bá dành cho thị trường Mỹ, Trung Ðông để ưu tiên cho thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc
với mục tiêu sẽ đón được lượng khách lớn trong mùa cao điểm du lịch rơi vào quý III, quý
IV năm nay.
Theo khảo sát, lượng khách sụt giảm từ thị trường Trung Quốc thời gian qua chủ yếu
là khách sử dụng các chuyến bay charter (thuê máy bay nguyên chuyến thường dành cho
các đoàn khách lớn), cho nên muốn thúc đẩy tăng trưởng khách từ thị trường Trung Quốc,
đối tượng được ngành du lịch nhắm tới là dòng khách lẻ đi du lịch tự túc. Bởi đây là nhóm
khách hàng sẽ mang lại nguồn thu lớn cho thị trường du lịch với mức chi tiêu cao hơn.
2.3.2.2. Quảng bá du lịch trực tuyến trên thị trường quốc tế
Mới đây, một chiến dịch quảng cáo về du lịch Việt Nam bằng tiếng Trung đã được
triển khai trên hệ thống mạng xã hội nội bộ của nước này để tăng cường thu hút dòng khách
lẻ. Theo các chuyên gia du lịch, trong bối cảnh du lịch trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ
với sự lên ngôi của xu hướng du lịch cá nhân hóa, việc phải tập trung đẩy mạnh du lịch trực
tuyến là đòi hỏi tất yếu. Muốn thế, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch và
sự liên kết để tạo hệ thống dữ liệu số đồng bộ, sinh động về du lịch cần được tăng cường.
Để tăng cường thu hút khách nội địa và du khách nước ngoài đến Việt Nam trong thời
gian tới, các doanh nghiệp lữ hành cần đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm du lịch, nghỉ
dưỡng, di sản và du lịch thành phố với các điểm đến được yêu thích. Về các kênh xúc tiến,
quảng bá du lịch, ngoài các kênh truyền thống, đẩy mạnh các hoạt động e-marketing thông
qua mạng xã hội và các chiến dịch quảng bá trực tuyến.
Trước đây, ngành du lịch phụ thuộc khá lớn vào các công ty lữ hành nước ngoài đưa
khách quốc tế tới Việt Nam. Ðiều này dễ gây rủi ro khi họ chuyển hướng khai thác thị
20
trường khác. Trong khi đó, du lịch Việt Nam thời gian qua chứng kiến lượng khách quốc
tế đi du lịch tự túc thông qua đặt dịch vụ trực tuyến tăng cao, cho nên phát triển du lịch trực
tuyến sẽ là xu thế mới hiện nay và là hướng đi giúp tăng trưởng khách ổn định.
2.3.2.3 Thúc đẩy khai thác thị trường ASEAN với lợi thế của chính sách thị thực nội bộ
Thống kê sáu tháng đầu năm cho thấy, lượng khách đến từ châu Á chiếm tới 77,6%
tổng lượng khách quốc tế. Trong đó, khách đến từ Thái Lan đặc biệt tăng mạnh với mức
45,4% so với cùng kỳ năm 2018, cho thấy, Việt Nam đang dần khẳng định vị thế là điểm
đến hấp dẫn đối với du khách các nước trong khu vực. Vì thế, bên cạnh những thị trường
trọng điểm như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, ngành du lịch Việt Nam cần đẩy mạnh
khai thác thị trường ASEAN với những lợi thế về chính sách visa trong nội khối.
2.3.2.4 Tập trung phát triển theo chiều sâu và chất lượng ngành du lịch
Nguyên nhân được xác định là dù thu hút số lượng lớn du khách, nhưng du lịch Việt
Nam vẫn thiếu những sản phẩm, dịch vụ đặc thù để du khách sẵn sàng chi tiền. Hệ thống
điểm vui chơi, giải trí, mua sắm chưa mang tính đồng bộ và thiếu đặc sắc cho nên không
đủ kích thích sức mua của du khách. Do đó, ngành du lịch cần tập trung đầu tư theo chiều
sâu bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đa
dạng của du khách. Ðây cũng là chìa khóa giúp giảm sức ép của tăng trưởng nóng về số
lượng khách du lịch lên hệ thống tài nguyên môi trường, di sản thiên nhiên.
Hạ tầng phục vụ phát triển du lịch cũng cần cải thiện, đặc biệt là đẩy mạnh đầu tư
nâng cấp và phát triển các hạ tầng sân bay. Ngoài ra, còn phải cải thiện yếu tố bền vững về
môi trường tự nhiên, tăng cường công tác quản lý điểm đến, đảm bảo an toàn vệ sinh môi
trường.
2.3.2.5 Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn quốc tế
Vấn đề đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực du lịch hiện nay rất cấp bách khi nguồn cung
chưa đáp ứng được yêu cầu. Tăng trưởng nhanh chóng lượng khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam nhưng trình độ nguồn nhân lực biết ngoại ngữ thấp là một vấn đề cản trở rất lớn.
Nguồn nhân lực hiện nay còn yếu về kỹ năng, ngoại ngữ và trình độ, mà cốt lõi là vấn đề
đào tạo. Công tác đào tạo hiện nay chủ yếu đáp ứng nhanh nhu cầu thị trường mà chưa theo
quy chuẩn chung của tiêu chuẩn nghề du lịch đã được ban hành. Bên cạnh đó, các chương
21
trình đào tạo chưa sát với thực tế, còn nặng về lý thuyết, thiếu kỹ năng thực hành, đặc biệt
là yếu ngoại ngữ.
Trình độ và năng lực của nhân lực phục vụ du lịch là yếu tố quyết định chất lượng của
sản phẩm du lịch. Sự khác biệt về chất lượng dịch vụ giữa các quốc gia, các doanh nghiệp
chính là chất lượng lao động và phương thức phục vụ. Vì vậy cần tăng cường số lượng,
chất lượng lao động trong ngành bằng cách đưa vào đào tạo bài bản ngay từ bậc học phổ
thông, mở các lớp đào tạo nghiệp vụ miễn phí… Đặc biệt, cần chú trọng việc giảng dạy
ngoại ngữ, nâng cao kỹ năng giao tiếp với khách quốc tế bằng việc mở rộng vốn từ ngữ
chuyên ngành du lịch của nguồn nhân lực phục vụ du lịch.
2.3.2.6 Mở rộng đường bay đến các thị trường trọng điểm
Các hãng hàng không nên tiếp tục mở rộng mạng lưới đường bay đi châu Âu, Mỹ, Ấn
Độ. Bên cạnh đó là mở các đường bay trực tiếp kết nối các điểm du lịch Việt Nam với các
thị trường hiện tại bao gồm Đông Bắc Á, Đông Nam Á. Và mở rộng thêm đường bay đến
một số thành phố thứ cấp tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; ký kết hợp tác mới với các
đối tác tại các thị trường Úc, Ấn Độ, châu Âu, Mỹ.
Bên cạnh đó còn một số vấn đề mang tính chất lâu dài, như tổ chức hội chợ du lịch
quốc tế mang tầm quốc gia, có thể tổ chức luân phiên tại 3 miền Bắc, Trung, Nam. Các địa
phương có thể chủ động phối hợp, chung tay tổ chức các hội chợ quảng bá xúc tiến để tạo
hiệu quả lan tỏa sâu rộng hơn.
Tin rằng khi phối hợp nhuần nhuyễn các giải pháp thúc đẩy du lịch Việt Nam phát
triển như kể trên, ngành Du lịch Việt Nam sẽ đạt mục tiêu đề ra từ nay đến cuối năm, trung
bình mỗi tháng thu hút được ít nhất 1,5 triệu lượt khách quốc tế. Để đến cuối năm 2019, sẽ
hoàn thành con số 18 triệu khách du lịch quốc tế trong năm nay.
22
KẾT LUẬN
Việt Nam đang trở thành một điểm đến được du khách nước ngoài yêu thích. Nhiều
khách du lịch đã có những trải nghiệm nhiều ngày thú vị tai nơi đây và điều gì đã khiến họ
đánh giá Việt Nam là điểm đến hàng đầu ở Đông Nam Á . Du lịch ngày càng có vai trò rất
quan trọng tại Việt Nam. Đối với khách du lịch, họ đi khám phá văn hóa và thiên nhiên, bãi
biển và các cựu chiến binh Mỹ và Pháp, Việt Nam đang trở thành một địa điểm du lịch mới
ở Đông Nam Á
Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ. Hơn
một phần ba của tổng sản phẩm trong nước được tạo ra bởi các dịch vụ, trong đó bao gồm
khách sạn và phục vụ công nghiệp và giao thông vận tải. Nhà sản xuất và xây dựng (28 %)
nông nghiệp, và thuỷ sản (20 %) và khai thác mỏ (10 %).
Trong khi đó, du lịch đóng góp 4,5% trong tổng sản phẩm quốc nội (thời điểm 2007).
Ngày càng có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào ngành du lịch. Sau các ngành
công nghiệp nặng và phát triển đô thị, đầu tư nước ngoài hầu hết đã được tập trung vào du
lịch, đặc biệt là trong các dự án khách sạn
Thời gian qua, ngành du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, nhất là
về chỉ số khách quốc tế. Ðây là tín hiệu đáng mừng, là cơ sở cho kỳ vọng để "ngành công
nghiệp không khói" của nước nhà cất cánh. Song chính điều đó cũng đang đặt ra nhiều vấn
đề, thách thức, vì sự tăng trưởng quá "nóng" đòi hỏi phải có định hướng, giải pháp mang
tính chiến lược để kịp thời tháo gỡ. Đặc biệt trong diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID
19 kiến thị trường Du lịch đóng bang như hiện nay.
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tâm lý học du lịch - PGS.TS Tâm lý học Nguyễn Hữu Thụ
Trang web: http://www.mangdulich.com/home/modules.
Trang web: http:/dulich/.com.vn.
Tâm lý học quản trị kinh doanh- Nguyễn Đình Xuân (chủ biên) - Nxb Chính trị Quốc
gia 1996.
Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam - Trần Ngọc Thêm - Nxb TP Hồ Chí Minh , 2015.

More Related Content

Similar to ĐÃ SỬA FULL MB X209 DU LỊCH COVID19.docx

Tiểu luận quản trị chiến lược của công ty du lịch Viettravel
Tiểu luận quản trị chiến lược của công ty du lịch ViettravelTiểu luận quản trị chiến lược của công ty du lịch Viettravel
Tiểu luận quản trị chiến lược của công ty du lịch ViettravelDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...
Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...
Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt NamThực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt NamChau Duong
 
Tác động của Đại dịch Covid-19 đến ngành Du lịch Việt Nam
Tác động của Đại dịch Covid-19 đến ngành Du lịch Việt NamTác động của Đại dịch Covid-19 đến ngành Du lịch Việt Nam
Tác động của Đại dịch Covid-19 đến ngành Du lịch Việt Namluanvantrust
 
CÁC TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA NGHIÊN CỨU Ở TRẠM BƠM (TẢI FREE ZALO 09...
CÁC TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA NGHIÊN CỨU Ở TRẠM BƠM (TẢI FREE ZALO 09...CÁC TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA NGHIÊN CỨU Ở TRẠM BƠM (TẢI FREE ZALO 09...
CÁC TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA NGHIÊN CỨU Ở TRẠM BƠM (TẢI FREE ZALO 09...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
[123doc] - phan-tich-moi-truong-ben-trong-ngoai-va-chien-luoc-cua-cong-ty-du-...
[123doc] - phan-tich-moi-truong-ben-trong-ngoai-va-chien-luoc-cua-cong-ty-du-...[123doc] - phan-tich-moi-truong-ben-trong-ngoai-va-chien-luoc-cua-cong-ty-du-...
[123doc] - phan-tich-moi-truong-ben-trong-ngoai-va-chien-luoc-cua-cong-ty-du-...NuioKila
 
Môn Kinh tế đất: Phân tích BĐS nghĩ dưỡng CocoBay Đà Nẵng
Môn Kinh tế đất: Phân tích BĐS nghĩ dưỡng CocoBay Đà Nẵng Môn Kinh tế đất: Phân tích BĐS nghĩ dưỡng CocoBay Đà Nẵng
Môn Kinh tế đất: Phân tích BĐS nghĩ dưỡng CocoBay Đà Nẵng nguyenthiyenoanh1997
 
28_dothithao_vh1002_9348_DYxrQ_20140915101433_163682.docx
28_dothithao_vh1002_9348_DYxrQ_20140915101433_163682.docx28_dothithao_vh1002_9348_DYxrQ_20140915101433_163682.docx
28_dothithao_vh1002_9348_DYxrQ_20140915101433_163682.docxnguyenkimthanh6
 
Tieuluan_ QTCL
Tieuluan_ QTCLTieuluan_ QTCL
Tieuluan_ QTCLnbthoai
 
Noi dung tl qt-ban hang
Noi dung tl qt-ban hangNoi dung tl qt-ban hang
Noi dung tl qt-ban hangvancanh007
 
Báo cáo thực tập tại khách sạn sài gòn quy nhơn
Báo cáo thực tập tại khách sạn sài gòn quy nhơnBáo cáo thực tập tại khách sạn sài gòn quy nhơn
Báo cáo thực tập tại khách sạn sài gòn quy nhơnnataliej4
 
Phân tích ưu và nhược điểm, thách thức và cơ hội của dlvn
Phân tích ưu và nhược điểm, thách thức và cơ hội của dlvnPhân tích ưu và nhược điểm, thách thức và cơ hội của dlvn
Phân tích ưu và nhược điểm, thách thức và cơ hội của dlvnKelsi Luist
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...ssuserc1c2711
 
Hocluat.vn-Giao-trinh-Tong-quan-du-lich.pdf
Hocluat.vn-Giao-trinh-Tong-quan-du-lich.pdfHocluat.vn-Giao-trinh-Tong-quan-du-lich.pdf
Hocluat.vn-Giao-trinh-Tong-quan-du-lich.pdftrnsng23
 

Similar to ĐÃ SỬA FULL MB X209 DU LỊCH COVID19.docx (20)

Tiểu luận quản trị chiến lược của công ty du lịch Viettravel
Tiểu luận quản trị chiến lược của công ty du lịch ViettravelTiểu luận quản trị chiến lược của công ty du lịch Viettravel
Tiểu luận quản trị chiến lược của công ty du lịch Viettravel
 
TẢI FREE - Tiểu luận về công ty vietravel.doc
TẢI FREE - Tiểu luận về công ty vietravel.docTẢI FREE - Tiểu luận về công ty vietravel.doc
TẢI FREE - Tiểu luận về công ty vietravel.doc
 
Tiểu luận Phân tích xu hướng toàn cầu hóa và thách thức đối với ngành du lịch...
Tiểu luận Phân tích xu hướng toàn cầu hóa và thách thức đối với ngành du lịch...Tiểu luận Phân tích xu hướng toàn cầu hóa và thách thức đối với ngành du lịch...
Tiểu luận Phân tích xu hướng toàn cầu hóa và thách thức đối với ngành du lịch...
 
Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...
Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...
Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...
 
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt NamThực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam
 
Tác động của Đại dịch Covid-19 đến ngành Du lịch Việt Nam
Tác động của Đại dịch Covid-19 đến ngành Du lịch Việt NamTác động của Đại dịch Covid-19 đến ngành Du lịch Việt Nam
Tác động của Đại dịch Covid-19 đến ngành Du lịch Việt Nam
 
CÁC TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA NGHIÊN CỨU Ở TRẠM BƠM (TẢI FREE ZALO 09...
CÁC TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA NGHIÊN CỨU Ở TRẠM BƠM (TẢI FREE ZALO 09...CÁC TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA NGHIÊN CỨU Ở TRẠM BƠM (TẢI FREE ZALO 09...
CÁC TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA NGHIÊN CỨU Ở TRẠM BƠM (TẢI FREE ZALO 09...
 
[123doc] - phan-tich-moi-truong-ben-trong-ngoai-va-chien-luoc-cua-cong-ty-du-...
[123doc] - phan-tich-moi-truong-ben-trong-ngoai-va-chien-luoc-cua-cong-ty-du-...[123doc] - phan-tich-moi-truong-ben-trong-ngoai-va-chien-luoc-cua-cong-ty-du-...
[123doc] - phan-tich-moi-truong-ben-trong-ngoai-va-chien-luoc-cua-cong-ty-du-...
 
Phát triển du lịch tại Phú Yên, rút ra bài học cho du lịch miệt vườn tại Bến ...
Phát triển du lịch tại Phú Yên, rút ra bài học cho du lịch miệt vườn tại Bến ...Phát triển du lịch tại Phú Yên, rút ra bài học cho du lịch miệt vườn tại Bến ...
Phát triển du lịch tại Phú Yên, rút ra bài học cho du lịch miệt vườn tại Bến ...
 
Môn Kinh tế đất: Phân tích BĐS nghĩ dưỡng CocoBay Đà Nẵng
Môn Kinh tế đất: Phân tích BĐS nghĩ dưỡng CocoBay Đà Nẵng Môn Kinh tế đất: Phân tích BĐS nghĩ dưỡng CocoBay Đà Nẵng
Môn Kinh tế đất: Phân tích BĐS nghĩ dưỡng CocoBay Đà Nẵng
 
28_dothithao_vh1002_9348_DYxrQ_20140915101433_163682.docx
28_dothithao_vh1002_9348_DYxrQ_20140915101433_163682.docx28_dothithao_vh1002_9348_DYxrQ_20140915101433_163682.docx
28_dothithao_vh1002_9348_DYxrQ_20140915101433_163682.docx
 
Tieuluan_ QTCL
Tieuluan_ QTCLTieuluan_ QTCL
Tieuluan_ QTCL
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAY
 
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAYĐề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
 
Noi dung tl qt-ban hang
Noi dung tl qt-ban hangNoi dung tl qt-ban hang
Noi dung tl qt-ban hang
 
Báo cáo thực tập tại khách sạn sài gòn quy nhơn
Báo cáo thực tập tại khách sạn sài gòn quy nhơnBáo cáo thực tập tại khách sạn sài gòn quy nhơn
Báo cáo thực tập tại khách sạn sài gòn quy nhơn
 
Phân tích ưu và nhược điểm, thách thức và cơ hội của dlvn
Phân tích ưu và nhược điểm, thách thức và cơ hội của dlvnPhân tích ưu và nhược điểm, thách thức và cơ hội của dlvn
Phân tích ưu và nhược điểm, thách thức và cơ hội của dlvn
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...
 
Hocluat.vn-Giao-trinh-Tong-quan-du-lich.pdf
Hocluat.vn-Giao-trinh-Tong-quan-du-lich.pdfHocluat.vn-Giao-trinh-Tong-quan-du-lich.pdf
Hocluat.vn-Giao-trinh-Tong-quan-du-lich.pdf
 
Khu Resort Đồ Sơn.doc
Khu Resort Đồ Sơn.docKhu Resort Đồ Sơn.doc
Khu Resort Đồ Sơn.doc
 

More from bichbich123

Mẫu Powerpoint trình bày báo cáo TN.pptx
Mẫu Powerpoint trình bày báo cáo TN.pptxMẫu Powerpoint trình bày báo cáo TN.pptx
Mẫu Powerpoint trình bày báo cáo TN.pptxbichbich123
 
PP BÀI D5.05.pptx
PP BÀI D5.05.pptxPP BÀI D5.05.pptx
PP BÀI D5.05.pptxbichbich123
 
Buổi 2 ndung- Nguyên tắc.pptx
Buổi 2 ndung- Nguyên tắc.pptxBuổi 2 ndung- Nguyên tắc.pptx
Buổi 2 ndung- Nguyên tắc.pptxbichbich123
 
7.2. Giáo dục học đại cương 2020.pdf
7.2. Giáo dục học đại cương 2020.pdf7.2. Giáo dục học đại cương 2020.pdf
7.2. Giáo dục học đại cương 2020.pdfbichbich123
 
TLH dạy học ĐH 2b - Copy.pptx
TLH dạy học ĐH 2b - Copy.pptxTLH dạy học ĐH 2b - Copy.pptx
TLH dạy học ĐH 2b - Copy.pptxbichbich123
 
BÍCH VĂN HÓA GIAO TIẾP NHẬT BẢN.docx
BÍCH VĂN HÓA GIAO TIẾP NHẬT BẢN.docxBÍCH VĂN HÓA GIAO TIẾP NHẬT BẢN.docx
BÍCH VĂN HÓA GIAO TIẾP NHẬT BẢN.docxbichbich123
 
Buổi 1 LLDH ĐH.PPT
Buổi 1 LLDH ĐH.PPTBuổi 1 LLDH ĐH.PPT
Buổi 1 LLDH ĐH.PPTbichbich123
 
[123doc] - bai-tieu-luan-dap-ung-mien-dich-cua-co-the-doi-voi-virus-hiv.pdf
[123doc] - bai-tieu-luan-dap-ung-mien-dich-cua-co-the-doi-voi-virus-hiv.pdf[123doc] - bai-tieu-luan-dap-ung-mien-dich-cua-co-the-doi-voi-virus-hiv.pdf
[123doc] - bai-tieu-luan-dap-ung-mien-dich-cua-co-the-doi-voi-virus-hiv.pdfbichbich123
 
Eln eeas russia-eu_survey_2
Eln eeas russia-eu_survey_2Eln eeas russia-eu_survey_2
Eln eeas russia-eu_survey_2bichbich123
 

More from bichbich123 (9)

Mẫu Powerpoint trình bày báo cáo TN.pptx
Mẫu Powerpoint trình bày báo cáo TN.pptxMẫu Powerpoint trình bày báo cáo TN.pptx
Mẫu Powerpoint trình bày báo cáo TN.pptx
 
PP BÀI D5.05.pptx
PP BÀI D5.05.pptxPP BÀI D5.05.pptx
PP BÀI D5.05.pptx
 
Buổi 2 ndung- Nguyên tắc.pptx
Buổi 2 ndung- Nguyên tắc.pptxBuổi 2 ndung- Nguyên tắc.pptx
Buổi 2 ndung- Nguyên tắc.pptx
 
7.2. Giáo dục học đại cương 2020.pdf
7.2. Giáo dục học đại cương 2020.pdf7.2. Giáo dục học đại cương 2020.pdf
7.2. Giáo dục học đại cương 2020.pdf
 
TLH dạy học ĐH 2b - Copy.pptx
TLH dạy học ĐH 2b - Copy.pptxTLH dạy học ĐH 2b - Copy.pptx
TLH dạy học ĐH 2b - Copy.pptx
 
BÍCH VĂN HÓA GIAO TIẾP NHẬT BẢN.docx
BÍCH VĂN HÓA GIAO TIẾP NHẬT BẢN.docxBÍCH VĂN HÓA GIAO TIẾP NHẬT BẢN.docx
BÍCH VĂN HÓA GIAO TIẾP NHẬT BẢN.docx
 
Buổi 1 LLDH ĐH.PPT
Buổi 1 LLDH ĐH.PPTBuổi 1 LLDH ĐH.PPT
Buổi 1 LLDH ĐH.PPT
 
[123doc] - bai-tieu-luan-dap-ung-mien-dich-cua-co-the-doi-voi-virus-hiv.pdf
[123doc] - bai-tieu-luan-dap-ung-mien-dich-cua-co-the-doi-voi-virus-hiv.pdf[123doc] - bai-tieu-luan-dap-ung-mien-dich-cua-co-the-doi-voi-virus-hiv.pdf
[123doc] - bai-tieu-luan-dap-ung-mien-dich-cua-co-the-doi-voi-virus-hiv.pdf
 
Eln eeas russia-eu_survey_2
Eln eeas russia-eu_survey_2Eln eeas russia-eu_survey_2
Eln eeas russia-eu_survey_2
 

ĐÃ SỬA FULL MB X209 DU LỊCH COVID19.docx

  • 1. 1 MỤC LỤC MỤC LỤC............................................................................................................................1 PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ KHÁCH QUỐC TẾ...........................................................2 1.1 Việt Nam trong mắt láng giềng ......................................................................................2 1.2 Điều gì khiến Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu Đông Nam Á? ..........................3 1.3. Tổng Quan về đại dịch Covid 19...................................................................................5 1.3.1. Khái niệm ...................................................................................................................5 1.3.2. Đặc điểm.....................................................................................................................7 1.3.3. Ảnh hưởng của Covid 19 tác động đến du lịch..........................................................9 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH VIỆT NAM TRONG ĐẠI DỊCH COVID 19..12 2.1. Thực trạng du lịch Việt Nam trong giai đoạn covid 19...............................................12 2.1.1 Khách đến từ các thị trường chính giảm ...................................................................12 2.1.2 Nguyên nhân tăng lượng khách quốc tế đến Việt Nam.............................................13 2.1.3 Cơ cấu hoặc doanh thu từ du lịch..............................................................................14 2.2. Quản trị khách sạn - những yếu tố chính thu hút khách du lịch..................................15 2.2.1 Các khách sạn và nhà hàng tiêu biểu ở Việt Nam.....................................................15 2.2.2 Đồ ăn, thức uống và tôn giáo - chúng liên quan như thế nào?..................................16 2.3. Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ..............................................17 2.3.1. Mục tiêu của ngành Du lịch Việt Nam.....................................................................17 2.3.2. Giải pháp...................................................................................................................18 2.3.2.1 Tập trung vào thị trường bán lẻ, du lịch tự túc.......................................................18 2.3.2.2. Quảng bá du lịch trực tuyến trên thị trường quốc tế .............................................19 2.3.2.3 Thúc đẩy khai thác thị trường ASEAN với lợi thế của chính sách thị thực nội bộ20 2.3.2.4 Tập trung phát triển theo chiều sâu và chất lượng ngành du lịch...........................20 2.3.2.5 Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn quốc tế.................20 2.3.2.6 Mở rộng đường bay đến các thị trường trọng điểm ...............................................21 KẾT LUẬN ........................................................................................................................22 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................23
  • 2. 2
  • 3. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Du lịch đã ra đời từ rất lâu. Trong đó loại hình du lịch sinh thái cũng đã tồn tại trong đời sống của người Việt Nam từ rất xa xưa. Trong thời gian gần đây, du lịch sinh thái mới được coi là một điểm du lịch. Do vậy, tuy du lịch sinh thái không còn là mới nhưng hiện nay nó mới thực sự mang dáng dấp của một ngành du lịch, mới được quan tâm phát triển. Việt Nam với lợi thế có chiều dài bờ biển, rừng núi hoang sơ với nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia và nhiều rừng cấm, đó là những di sản thiên nhiên của quốc gia, chứa đầy tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái như Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, động Phong Nha, vườn quốc gia Cát Tiên, vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long.v.v. đặc biệt là đã có tới 8 khu dự trữ sinh quyển Việt Nam được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới nằm ở khắp ba miền. Không chỉ như vậy, Việt Nam có sự đa dạng sinh học khá cao với khoảng 14.624 loài thực vật thuộc gần 300 họ, trong đó có nhiều loài cổ xưa và quý hiếm, khoảng hơn 1000 loài lấy gỗ, 100 loài có dầu, hơn 1000 loài cây thuốc, 100 loài quả rừng ăn được… Cùng với đó, thế giới động vật tại Việt Nam cũng rất đa dạng, khoảng 11.217 loài và phân loài, trong đó có 1.009 loài và phân loài chim, 265 loài thú, 349 loài bò sát lưỡng cư, 2000 loài cá biển, hơn 500 loài cá nước ngọt và hàng ngàn loài tôm, cua, nhuyễn thể và thủy sinh vật khác. Bên cạnh đó, các loài thú ở Việt Nam có tới 10 loài đặc trưng của vùng nhiệt đới như: cheo, đồi, chồn bay, cầy mực, cu li, vượn, tê tê, voi, heo vòi, tê giác và đặc biệt, có 5 loài thú lớn mới được phát hiện ở Việt Nam. Vì vậy, em lựa chọn đề tài: “DU LỊCH VIỆT NAM: CƠ HỘI, THÁCH THỨC, TRONG ĐẠI DỊCH COVID 19”, em muốn đưa một cái nhìn mới về loại hình du lịch đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid 19 hiện nay. Do việc tìm hiểu còn hạn chế, bài viết còn nhiều sơ suất, rất mong được cô góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.
  • 4. 2 CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ KHÁCH QUỐC TẾ 1.1 Việt Nam trong mắt láng giềng Ngành Du lịch tại Việt Nam chính thức có mặt khi Quốc trưởng Bảo Đại cho lập Sở Du lịch Quốc gia ngày 5 Tháng Sáu, 1951.[25] Chuyển tiếp sang thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, Nha Quốc gia Du lịch điều hành việc phát triển các tiện nghi du lịch trong nước ở phía nam vĩ tuyến 17 cùng tăng cường hợp tác quốc tế như việc gửi phái đoàn tham dự Hội nghị Du lịch Quốc tế ở Brussel năm 1958.[26] Năm 1961 Nha Du lịch cổ động du lịch "Thăm viếng Đông Dương"[27] với ba chí điểm: Nha Trang, Đà Lạt và Vũng Tàu. Vì chiến cuộc và thiếu an ninh ngành du lịch bị hạn chế nhưng chính phủ vẫn cố nâng đỡ kỹ nghệ du lịch như việc phát hành bộ tem "Du lịch" ngày 12 Tháng Bảy năm 1974. “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” ngày 22/1/2013 xác định rõ Việt Nam có 7 vùng du lịch với 24 trung tâm du lịch, 46 khu du lịch quốc gia, 40 điểm du lịch quốc gia, 12 đô thị du lịch Tuy nhiên, ngành du lịch Việt Nam có những hạn chế như tỷ lệ khách quay trở lại thấp (10-40%). Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao, trung bình hơn 1.000 USD cho một chuyến 9 ngày do sản phẩm du lịch của Việt Nam chưa hấp dẫn, thiếu gắn kết, các hoạt động giải trí, mua sắm, chăm sóc khách chưa đa dạng, công tác xúc tiến quảng bá chưa thực sự hiệu quả do hạn chế về nguồn lực, cơ chế vận hành, chưa thành lập Văn phòng xúc tiến du lịch ở nước ngoài, Quỹ hỗ trợ và phát triển du lịch chưa được vận hành và đi vào hoạt động; hạ tầng sân bay có xu hướng quá tải, chưa đáp ứng được tốc độ tăng trưởng cao về số lượng khách du lịch; chính sách thị thực nhập cảnh còn hạn chế so với các điểm đến cạnh tranh trực tiếp của du lịch Việt Nam như Thái Lan. Trong khi đó, du lịch đóng góp 4,5% trong tổng sản phẩm quốc nội (thời điểm 2007). Ngày càng có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào ngành du lịch. Sau các ngành công nghiệp nặng và phát triển đô thị, đầu tư nước ngoài hầu hết đã được tập trung vào du lịch, đặc biệt là trong các dự án khách sạn.[6] Với tiềm năng lớn, từ năm 2001, Du lịch Việt Nam đã được chính phủ quy hoạch, định hướng để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn [7]. Mặc dù "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010" có vài chỉ tiêu không đạt được [7], từ năm 2011, "Chiến lược phát
  • 5. 3 triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 30/12/2011 để tiếp nối.[8][9] Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, trong thực tiễn còn cần làm rất nhiều để ngành du lịch thật sự trở thành "mũi nhọn" và từ có "tiềm năng" trở thành có "khả năng".[10][11] Năm 2015, Cục Di sản văn hóa đã công bố về số lượng khách tham quan các điểm du lịch Việt Nam, theo đó dẫn đầu là Quần thể danh thắng Tràng An đón hơn 5 triệu lượt khách, tiếp theo là vịnh Hạ Long đón trên 2,5 triệu lượt khách, cố đô Huế đứng thứ ba với hơn 2 triệu lượt khách, phố cổ Hội An đón khoảng 1,1 triệu lượt khách 1.2 Điều gì khiến Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu Đông Nam Á? Những kỳ quan thiên nhiên tráng lệ, ẩm thực phong phú, văn hóa đặc sắc, chi phí du lịch thấp… là những nhân tố hàng đầu đưa Việt Nam trở thành một trong những điểm du lịch sáng giá trong khu vực. Thái Lan luôn là một trong những sự lựa chọn đầu tiên của du khách quốc tế khi đến khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, những năm gần đây, Việt Nam đang dần “soán ngôi” Thái Lan, bởi đây là điểm đến ít đông đúc và có nhiều sự lựa chọn phải chăng hơn cho du khách. 1. Những kỳ quan thiên nhiên tráng lệ Việt Nam có 8 kỳ quan thiên nhiên được UNESCO công nhận là di sản thế giới như vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn… So với lúc cao điểm và thấp điểm thì các điểm đến này cũng không quá đông khách, thích hợp là địa điểm tham quan, du lịch và nghỉ dưỡng. Việt Nam có nhiều nơi vẫn chưa được con người khám phá, điển hình là Sơn Đoòng – hang động lớn nhất thế giới mới chỉ được biết đến những năm gần đây. 2. Điểm đến 3 trong 1 Việt Nam có đường bờ biển trải dài hơn 3.000 km và được chia làm 3 miền Bắc, Trung và Nam với điều kiện khí hậu khác biệt trong cùng một thời điểm. Chẳng hạn bạn sẽ thấy tuyết rơi ở Sapa miền núi phía bắc, cùng lúc đó tại miền Nam nhiệt độ có thể lên tới hơn 30 độ C.
  • 6. 4 Mỗi vùng miền lại có những cảnh đẹp riêng, từ núi non, vịnh biển ở phía bắc cho tới các cánh đồng trải rộng của miền Trung và vùng châu thổ đặc trưng cho đất phương nam. 3. Ẩm thực Ẩm thực Việt Nam vốn nối tiếng với nhiều đặc sản gắn với nhiều vùng miền. Ví dụ như: Bún chả Hà Nội, Mì Quảng, Phở cuốn… Bên cạnh đó, ẩm thực Việt Nam còn nổi tiếng vì sự hòa hợp hương vị đến từ nhiều nền văn hóa. Ví dụ điển hình là món bánh mì, dùng loại bánh baguette kiểu Pháp nhưng kẹp các loại nhân truyền thống Việt Nam (thịt heo, pate, trứng chiên, đậu, rau tươi). Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Nhưng phần lớn theo đạo Phật nên những du khách ăn chay đến đây cũng có nhiều lựa chọn hơn. Các món chay ở Việt Nam cũng vô cùng hấp dẫn và bắt mắt. 4. Ngôn ngữ Khi đi du lịch ở một số quốc gia mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính, du khách sẽ phải học một số cụm từ thông dụng. Tuy nhiên, khi đặt chân đến Việt Nam, bạn sẽ ngạc nhiên và cảm thấy thoải mái vì nhiều người bản địa có thể giao tiếp tiếng Anh. Thực tế, ngôn ngữ này được giảng dạy trong tất cả trường học của Việt Nam. Ngoài ra, người Việt rất hào hứng khi nói chuyện với du khách bằng tiếng Anh, đặc biệt là lúc gặp mặt “xin chào” (hello) và gửi lời “cảm ơn” (thank you). 5. Con người Người Việt Nam vốn hiền hòa, gần gũi và rất hiếu khách. Bạn có thể an tâm vì mình sẽ được đón tiếp nồng hậu mà không mong đáp lại. Không như những điểm đến khác, người bán hàng sẽ luôn tạo cho bạn sự thoải mái khi lựa chọn và không tỏ ra khó chịu khi bạn từ chối mua. 6. Chi phí đi lại thấp Vé máy bay khứ hồi từ Sydney (Australia) tới TP HCM trong khoảng 550 USD, giá phải chăng cho chuyến bay kéo dài 10 tiếng. Du khách còn đặt được vé với giá rẻ hơn khi xuất phát từ thành phố Darwin hay Perth, cũng thuộc Australia. 7. Chi phí ăn ở rẻ
  • 7. 5 Theo trang web xe.com có thời điểm một AUD (tiền tệ Australia) bằng 16.870 đồng. Du khách sẽ thấy tiền của mình khi ở Việt Nam có sức mua lớn hơn nhiều. Bữa ăn tươm tất, sang trọng kèm đồ uống cho một người tốn chưa tới 10 USD và bạn có thể nghỉ trong khách sạn 5 sao với giá dưới 70 USD một đêm. Nếu du khách muốn tiết kiệm cũng rất dễ vì chi phí cho một ngày ở Việt Nam thường chưa đầy 20 USD. 8. Lịch sử Nếu muốn tìm hiểu về lịch sử, quá trình hình thành của một quốc gia, du khách có thể thực hiện các tour tham quan ở Bảo tàng chứng tích chiến tranh, nhà tù Hỏa Lò côn Đảo, địa đạo Củ Chi… sẽ cho du khách cơ hội nhìn lại thời kỳ trước của Việt Nam một cách rõ nét nhất. Bạn sẽ cảm nhận lịch sử theo một khía cạnh khác so với những gì chỉ biết qua sách vở, với các bằng chứng trưng bày cách người Việt Nam đã trải qua giai đoạn khó khăn đó như thế nào. 9. Nền văn hóa Việt Nam là một đất nước có văn hóa rất đa dạng. Một hành trình du lịch từ Bắc xuống Nam dù chỉ trong vài giờ đồng hồ, bạn sẽ có cảm giác như mình đang băng qua “các đường biên quốc tế”. Thực tế Việt Nam sở hữu nền văn hóa phong phú nhất ở Đông Nam Á. Bởi đây là nhà của hơn 50 dân tộc khác nhau, mỗi nhóm lại có một ngôn ngữ riêng biệt. 1.3. Tổng Quan về đại dịch Covid 19 1.3.1. Khái niệm Đại dịch COVID-19[7][8] là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.[9] Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019[b] với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân. Giới chức y tế địa phương xác nhận rằng trước đó họ đã từng tiếp xúc, chủ yếu với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng coronavirus mới, được Tổ chức
  • 8. 6 Y tế Thế giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV,[c] có trình tự gen giống với SARS- CoV trước đây với mức tương đồng lên tới 79,5%.[10][11][12] Các ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm 2019. Trường hợp tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán vào ngày 9 tháng 1 năm 2020.[13] Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung Quốc bao gồm hai người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở Nhật Bản.[14][15][16] Sự lây nhiễm virus từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 năm 2020.[17] Ngày 23 tháng 1 năm 2020, chính phủ Trung Quốc quyết định phong tỏa Vũ Hán, toàn bộ hệ thống giao thông công cộng và hoạt động xuất - nhập khẩu đều bị tạm ngưng.[18] Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố gọi "COVID- 19" là "Đại dịch toàn cầu".[7][8][19][20][21][22] Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã tiến hành phản ứng đáp trả nhằm bảo vệ sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên toàn cầu, bao gồm: hạn chế đi lại, phong tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới nghiêm, tiến hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đông người, đóng cửa trường học và những cơ sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự nâng cao ý thức phòng bệnh, đeo khẩu trang, hạn chế ra ngoài khi không cần thiết, đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến. Một số ví dụ tiêu biểu có thể kể đến như: phong tỏa để kiểm dịch toàn bộ tại Ý và tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc; các biện pháp giới nghiêm khác nhau ở Trung Quốc và Hàn Quốc; phương pháp sàng lọc tại các sân bay và nhà ga; hạn chế hoặc hủy bỏ các hoạt động du lịch tới những khu vực, vùng, quốc gia có nguy cơ nhiễm dịch bệnh ở mức cao. Ngoài ra, các trường học cũng đã phải đóng cửa trên toàn quốc hoặc ở một số vùng tại hơn 160 quốc gia, ảnh hưởng đến 87% học sinh, sinh viên trên toàn thế giới, tính đến ngày 28 tháng 3 năm 2020.[23] Những ảnh hưởng trên toàn thế giới của đại dịch COVID-19 hiện nay bao gồm: thiệt hại sinh mạng con người, sự bất ổn về kinh tế và xã hội,[24][25] tình trạng bài ngoại và phân biệt chủng tộc đối với người gốc Trung Quốc và Đông Á, việc truyền bá thông tin sai lệch trực tuyến và thuyết âm mưu về virus.
  • 9. 7 1.3.2. Đặc điểm Sự lây truyền Virus corona chủng mới chủ yếu lây lan qua các giọt bắn trong không khí khi một cá nhân bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi trong phạm vi khoảng 3 foot (0,91 m) đến 6 foot (1,8 m).[119][120][121] Trong số 41 trường hợp ban đầu, hai phần ba có tiền sử tiếp xúc với Chợ bán buôn hải sản Hoa Nam.[122] Tháng 5 năm 2020, một nghiên cứu tại Đại học Hong Kong - Trung Quốc cũng cho biết virus này cũng lây qua mắt[123] cao gấp 100 lần so với SARS[124] Hệ số lây nhiễm cơ bản R0 Khả năng lây lan virus giữa người với người khá đa dạng, có người mắc nhưng không truyền virus, có người lại có khả năng truyền bệnh cho nhiều người.[125] Hệ số lây nhiễm cơ bản R0 (cũng được gọi là hệ số sinh sản cơ bản hoặc hệ số sinh sản cơ sở)[126][127] chỉ ra khả năng truyền virus từ người sang người, được ước tính là từ 2 đến 4 (R0=2÷4). Con số này có ý nghĩa: trong quần thể người, một người mới nhiễm có khả năng truyền virus cho bao nhiêu người khác và khiến họ mắc bệnh. Như vậy, theo như các báo cáo hiện nay, một người mắc chủng coronavirus này có thể lan truyền cho 4 người khác.[128] Dấu hiệu và triệu chứng Các triệu chứng của COVID-19. Có báo cáo virus tồn tại trong cơ thể người nhưng không gây triệu chứng.[129] Triệu chứng của COVID-19[130] Triệu chứng Tỷ lệ Sốt 83–99%
  • 10. 8 Ho 59–82% Mất vị giác 40–84% Mệt mỏi 44–70% Khó thở 31–40% Ho có đờm 28–33% Đau và nhức cơ 11–35% Các triệu chứng được báo cáo gồm sốt trong 90% trường hợp mắc bệnh,[10] mệt mỏi và ho khan trong 80% trường hợp,[10][131] 20% bị khó thở và suy hô hấp chiếm 15%.[93][131][132] X-quang ngực đã tiết lộ các dấu hiệu ở cả hai phổi.[93][132] Dấu hiệu sống nhìn chung là ổn định vào thời điểm nhập viện của những bệnh nhân.[131] Các xét nghiệm máu thường cho thấy số lượng bạch cầu thấp (giảm bạch cầu và giảm bạch cầu lympho).[10] Nhiều bệnh nhân còn có thể gặp các biểu hiện ngoài da, đặc biệt là ở các ngón chân[133][134] Tuy nhiên, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), 25% số người bệnh có thể không có triệu chứng gì[135][136] hoặc triệu chứng không rõ ràng. Giao thức chẩn đoán Ngày 15 tháng 1 năm 2020, WHO công bố một giao thức kiểm tra chẩn đoán virus SARS-CoV-2 (testing protocol) do nhóm nghiên cứu virus học từ Bệnh viện Charité ở Đức phát triển.[137] Mối lo ngại về việc chẩn đoán số ca mắc bệnh thấp hơn trên thực tế Có những lo ngại về việc liệu nhân viên y tế và thiết bị có sẵn ở khu vực chứa dịch bệnh xác định có chính xác các trường hợp mắc coronavirus hay không, thay vì chẩn đoán sai các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 là "viêm phổi nặng".[138][139][140] Nhiều người mang các triệu chứng giống như mắc coronavirus có thể quyết định tự cách ly tại nhà thay vì đến bệnh viện, tránh chờ đợi lâu và điều kiện chật chội tại các bệnh viện, trung tâm y tế.[141] Ngoài ra, vẫn có nhiều trường hợp bị từ chối xét nghiệm và được trả về nhà vì các cơ sở y tế hiện đang bị quá tải nghiêm trọng.
  • 11. 9 Các ước tính về số lượng nhiễm bệnh Vào ngày 17 tháng 1, một nhóm trường Đại học Hoàng gia ở Anh công bố một ước tính đến ngày 12 tháng 1 năm 2020, có khoảng 1.723 trường hợp (độ tin cậy 95%, 427– 4.471) với các triệu chứng mới bùng phát. Công bố này này dựa trên số trường hợp được ghi nhận bên ngoài Trung Quốc. Họ cũng kết luận rằng "không nên loại trừ việc lây truyền từ người sang người".[142][143] Dựa trên các trường hợp được báo cáo và nghi ngờ trong khoảng thời gian 10 ngày từ lúc nhiễm virus cho đến khi phát hiện, các nhà nghiên cứu tại Đại học Đông Bắc (Northeastern University) và Đại học Hoàng gia Luân Đôn ước tính rằng số ca nhiễm trùng thực tế có thể cao hơn 10 lần so với những gì xác nhận tại thời điểm báo cáo. Đại học Hoàng gia ước tính 4.000 ca nhiễm (so với 440 được xác nhận) vào ngày 21 tháng 1 năm 2020, Đại học Đông Bắc ước tính có 12.700 ca nhiễm (so với 1.320 trường hợp được xác nhận) vào ngày 24 tháng 1 năm 2020.[144][145][146] Khả năng virus còn sót lại sau khi hồi phục Một nghiên cứu công bố vào ngày 27 tháng 2 trên JAMA Network cho thấy virus SAR- CoV-2 có thể còn sót lại trong cơ thể bệnh nhân ít nhất hai tuần sau khi không còn triệu chứng. Các nghiên cứu cho rằng, mặc dù virus còn sót lại ở người, hầu hết chúng đã được hệ miễn dịch người đó chống lại rất mạnh, do đó nguy cơ lây nhiễm trong giai đoạn hồi phục là rất thấp. Virus lây nhiễm qua các giọt dịch hô hấp do người bệnh bắn ra, nhưng những người hồi phục không có triệu chứng ho, hắt hơi, đồng thời lượng virus trong cơ thể thấp nên việc lây lan đòi hỏi phải tiếp xúc rất gần. 1.3.3. Ảnh hưởng của Covid 19 Đại dịch virus corona dẫn thiếu nguồn cung, xuất phát từ: việc sử dụng thiết bị gia tăng trên toàn cầu để chống dịch, mua tích trữ và hoạt động nhà máy và hậu cần gián đoạn do dịch. FDA đã đưa ra cảnh báo về tình trạng thiếu thuốc và thiết bị y tế do nhu cầu của người tiêu dùng và nhà cung cấp tăng lên.[518] Một số địa phương, chẳng hạn như Hoa Kỳ,[519] Ý[520] và Hồng Kông,[521] cũng chứng kiến sự hoảng loạn khi mua hàng dẫn đến việc kệ hàng chứa nhu yếu phẩm như thực phẩm, giấy vệ sinh và nước đóng chai, gây ra trống trơn, dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung.[522] Ngành công nghệ nói riêng đã cảnh báo về
  • 12. 10 sự chậm trễ đối với các lô hàng điện tử.[523] Theo Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom, nhu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân đã tăng gấp 100 lần và nhu cầu này đã dẫn đến việc tăng giá lên tới 20 lần so với giá thông thường, gây ra sự chậm trễ trong việc cung cấp các mặt hàng y tế trong bốn đến sáu tháng.[524][525] WHO nhấn mạnh rằng sự thiếu hụt thiết bị bảo vệ cá nhân trên toàn thế giới sẽ gây nguy hiểm và tăng độ rủi ro cho nhân viên y tế.[526] Vì Trung Quốc đại lục là một nền kinh tế lớn và là trung tâm sản xuất của thế giới, sự bùng phát virus được coi là một mối đe dọa gây bất ổn lớn cho nền kinh tế toàn cầu. Agedit Demarais của doanh nghiệp Economist Intelligence Unit dự báo rằng các thị trường sẽ vẫn biến động cho đến khi có một tầm nhìn khả quan hơn về dịch bệnh. Một số nhà phân tích đã ước tính rằng sự sụp đổ kinh tế do COVID-19 đối với tăng trưởng toàn cầu có thể vượt qua dịch SARS.[527] Một ước tính COVID-19 tác động hơn 300 tỷ đô la cho chuỗi cung ứng của thế giới có thể kéo dài tới hai năm.[528] Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa "tranh giành" thị phần do nhu cầu thấp hơn từ Trung Quốc khiến giá dầu giảm mạnh.[529] Thị trường chứng khoán toàn cầu chìm trong sắc đỏ vào ngày 24 tháng 2 do sự gia tăng đáng kể số lượng người nhiễm COVID-19 bên ngoài Trung Quốc đại lục.[530][531] Vào ngày 27 tháng 2, do lo ngại về sự bùng phát của virus corona, các chỉ số chứng khoán khác nhau của Hoa Kỳ bao gồm NASDAQ-100, S&P 500 Index và Chỉ số công nghiệp Dow Jones đã giảm mạnh nhất kể từ năm 2008. Chỉ số Dow Jones giảm 1.191 điểm, đợt giảm lớn nhất trong một ngày kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008.[532] Kết thúc tuần, tất cả ba chỉ số đều giảm hơn 10%.[533] Ngày 28 tháng 2,Scope Ratings GmbH xác nhận xếp hạng tín dụng của Trung Quốc, nhưng vẫn có cái nhìn tiêu cực.[534] Chứng khoán sụt giảm một lần nữa do nỗi sợ COVID-19, đợt giảm điểm lớn nhất là vào ngày 9 tháng 3 năm 2020.[535] Nhiều người cho rằng một cuộc suy thoái kinh tế có thể diễn ra.[536][537][538] Du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất do lượng khách du lịch từ Trung Quốc đại lục giảm mạnh. Hậu quả là nhiều hãng hàng không như British Airways, China Eastern và Qantas đã hủy các chuyến bay do nhu cầu đi lại thấp, thậm chí hãng hàng không khu vực Anh Flybe phải phá sản.[539] Một số nhà ga và bến phà cũng đã bị đóng cửa.[540] Dịch bệnh trùng với mùa Chunyun, một mùa du lịch lớn gắn liền với kỳ nghỉ đón năm mới của Trung Quốc. Một số sự kiện tụ tập đông người đã bị chính quyền
  • 13. 11 các quốc gia và khu vực hủy bỏ, bao gồm các lễ hội năm mới hàng năm. Các công ty tư nhân cũng tự đóng cửa cửa hàng và điểm du lịch của mình như Hong Kong Disneyland và Shanghai Disneyland.[541][542] Nhiều sự kiện Tết Âm lịch và các điểm tham quan du lịch đóng cửa nhằm ngăn chặn tụ họp đông người, bao gồm Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, các hội chợ đền truyền thống.[543] 24 trong số 31 tỉnh, thành phố và khu vực của Trung Quốc, chính quyền đã kéo dài kỳ nghỉ lễ năm mới đến ngày 10 tháng 2, hầu hết các nơi làm việc không mở cửa cho đến ngày đó.[544][545] Những khu vực này đóng góp 80% GDP quốc gia và 90% xuất khẩu.[545] Hồng Kông đã nâng mức độ phản ứng với bệnh truyền nhiễm lên mức cao nhất và tuyên bố tình trạng khẩn cấp, đóng cửa các trường học cho đến tháng 3 và hủy bỏ lễ đón năm mới.[546][547] Ả Rập Xê Út tạm thời cấm người nước ngoài vào Thánh địa Mecca và Medina, hai trong số những địa điểm hành hương linh thiêng nhất của đạo Hồi, để ngăn chặn sự lây lan của virus corona trong Vương quốc.[548] Việc hủy bỏ các sự kiện lớn trong ngành công nghiệp điện ảnh và các ngành công nghiệp giải trí khác như tour âm nhạc, hội nghị công nghệ, thời trang và các sự kiện thể thao.
  • 14. 12 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH VIỆT NAM TRONG ĐẠI DỊCH COVID 19 2.1. Thực trạng du lịch Việt Nam trong giai đoạn covid 19 2.1.1 Khách đến từ các thị trường chính giảm Giai đoạn 2015 -2020 Chính thức xác lập những con số kỷ lục với 18 triệu lượt khách quốc tế, 85 triệu lượt khách nội địa, doanh thu 720.000 tỷ đồng, đóng góp gần 10% GDP vào nền kinh tế…, năm 2019 tiếp tục trở thành một điểm sáng trong thập kỷ phát triển thần kỳ của du lịch Việt Nam. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội từ Tổng cục Thống kê cho thấy tổng thu từ khách du lịch năm 2019 đạt 726.000 tỉ đồng (khoảng 31 tỉ USD), tăng hơn 17% so với năm 2018. Năm 2019 Việt Nam đã đón hơn 18 triệu du khách quốc tế - tăng 16,2 % so với năm 2018. Số liệu cho thấy gần 80% khách quốc tế đến Việt Nam từ châu Á, với hơn 14,3 triệu lượt và tăng hơn 19% so với cùng kỳ; khách từ châu Âu xấp xỉ 2,17 triệu lượt - tăng 6,4% và khách từ châu Mỹ 973.800 lượt - tăng 7,7%. Nguồn tổng cục thống kê
  • 15. 13 Đáng chú ý, hai thị trường khách lớn của Việt Nam chiếm đến 40% tổng lượt khách, gồm Trung Quốc với hơn 5,8 triệu lượt - tăng 16,9% và khách từ Hàn Quốc gần 4,3 triệu - tăng 23,1% so với năm trước. Nhu cầu du lịch toàn cầu được ghi nhận đang bùng nổ, đặc biệt khi tầng lớp trung lưu Trung Quốc lớn mạnh, tạo cơ hội kinh tế cho các quốc gia Đông Nam Á. Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) dự báo nhu cầu du lịch toàn cầu sẽ tăng trưởng 4% mỗi năm trong thập niên 2019-2029. Trong bối cảnh đó, những điểm đến du lịch ở Đông Nam Á hưởng lợi khi đón 130 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2018, chiếm đến 9,3% lượng khách toàn cầu, theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO). Với đặc trưng thiên nhiên đa dạng, báo cáo tình hình phát triển kinh tế Việt Nam do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hồi tháng 7 đánh giá Việt Nam hưởng lợi từ xu thế trên. Tuy nhiên WB cũng nhận định, ngành du lịch Việt Nam cũng đối mặt với không ít khó khăn. Một vấn đề lớn trong đó là nguồn cung lao động cho ngành này khan hiếm, sẽ khó bắt kịp nhu cầu khi ngành tăng trưởng nhanh. Tổng cục Du lịch ước tính ngành du lịch Việt Nam trực tiếp sử dụng khoảng 750.000 lao động năm 2017 và sẽ cần đến 870.000 lao động vào năm 2020 để bắt kịp với nhu cầu tăng trưởng. Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 và 3 tháng năm 2020 Do tình hình COVID 19 nên du lịch Việt Nam cũng như thế giới nên du lịch Việt Nam và thế giới đều diễn ra ảm đảm. cụ thể thình hình khách du lịch tới Việt nam 2 tháng đầu năm 2020 như sau : Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3/2020 ước đạt 449.923 lượt, giảm 63,8% so với 2/2020 và giảm 68,1% so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung 3 tháng năm 2020 ước đạt 3.686.779 lượt khách, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm 2019. 2.1.2 Nguyên nhân tăng lượng khách quốc tế đến Việt Nam Để du lịch Việt Nam đạt được sự bứt tốc mạnh mẽ, ngoài những hỗ trợ về mặt chính sách, không thể phủ nhận sự tham gia bài bản, mang tính chiến lược của các doanh nghiệp lớn như Vin Group, FLC Group, Sun Group…
  • 16. 14 Được đánh giá như những “đại sứ du lịch” của địa phương, các doanh nghiệp này không chỉ kiến tạo nên những quần thể nghỉ dưỡng hiện đại tiêu chuẩn quốc tế mà còn góp phần thay đổi diện mạo du lịch, tư duy du lịch của nhiều điểm đến trên cả nước. Tại Thanh Hoá, FLC Sầm Sơn được đánh giá là một trong những dấu mốc quan trọng góp phần định hình sự chuyển đổi của vùng biển này, từ một nền du lịch tự phát thiếu tiện ích sang du lịch chuyên nghiệp, bền vững. Còn tại Bình Định, sau khi FLC Quy Nhơn khánh thành, Quy Nhơn đã trở thành một điểm đến không thể bỏ qua trên bản đồ du lịch Việt Nam, với tăng trưởng du lịch trung bình từ 15-20 %/năm. Bên cạnh đó, một trong những dấu ấn đáng nhớ của du lịch Việt trong thập kỷ vừa qua chính là sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành hàng không Việt Nam. 2.1.3 Cơ cấu hoặc doanh thu từ du lịch Số liệu mới công bố từ Tổng cục Du lịch ghi nhận du lịch Việt Nam trong năm 2019 đã đạt được kỳ tích khi thu hút trên 18 triệu lượt khách quốc tế - cao nhất từ trước đến nay. Theo đó, khách quốc tế đến Việt Nam năm 2019 tăng 16,2% so với năm 2018, trong đó, khách đến bằng đường hàng không tăng 15,2%; bằng đường bộ tăng 20,4%; bằng đường biển tăng 22,7%. Cũng theo thông tin Tổng cục Du lịch, trong năm 2019, du lịch Việt Nam phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa và tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng. Nhìn lại những năm đầu của thập kỷ 2010, Việt Nam mới chỉ thu hút được khoảng 6 triệu lượt khách quốc tế, 30 triệu lượt khách nội địa, doanh thu 130.000 tỷ đồng và đóng
  • 17. 15 góp 5% GDP vào nền kinh tế đất nước thì đến nay những con số ấy đã tăng gấp 2 đến 3 lần, riêng doanh thu tăng hơn 5 lần. Không khó để nhận thấy, du lịch Việt Nam đã thực sự có bước bứt phá ngoạn mục, vượt xa những mục tiêu mà Chính phủ đặt ra trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” ngày 30/12/2011. Sau gần 1 thập kỷ, sự chuyển mình của du lịch Việt Nam cũng đã được thế giới ghi nhận, đánh giá cao với những chỉ số thuyết phục. Theo chỉ số Năng lực cạnh tranh lữ hành và du lịch (TTCI) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Việt Nam đã thăng hạng mạnh mẽ: tăng 17 bậc trong 4 lần xếp hạng, từ vị trí 80/139 nền kinh tế (năm 2011) lên vị trí 63/140 (năm 2019). Cùng với đó, 2019 còn là năm Việt Nam đón nhận nhiều danh hiệu danh giá do Tổ chức Giải thưởng Du lịch Thế giới (WTA) trao tặng: Ðiểm đến golf tốt nhất thế giới, Ðiểm đến di sản hàng đầu thế giới, Ðiểm đến hàng đầu châu Á năm thứ 2 liên tiếp... 2.2. Quản trị khách sạn - những yếu tố chính thu hút khách du lịch 2.2.1 Các khách sạn và nhà hàng tiêu biểu ở Việt Nam Du lịch là một trong những ngành có đóng góp lớn vào sự tăng trưởng GDP và sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Trong đó, kinh doanh khách sạn giữ vị trí quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch ở các mặt sau:
  • 18. 16 Đơn cử như sự gắn bó mật thiết giữa chuỗi quần thể nghỉ dưỡng cao cấp của Tập đoàn FLC và sự tăng trưởng du lịch tại nhiều địa phương như Thanh Hoá, Bình Định, Quảng Ninh… Tại Thanh Hoá, FLC Sầm Sơn được đánh giá là một trong những dấu mốc quan trọng góp phần định hình sự chuyển đổi của vùng biển này, từ một nền du lịch tự phát thiếu tiện ích sang du lịch chuyên nghiệp, bền vững. Còn tại Bình Định, sau khi FLC Quy Nhơn khánh thành, Quy Nhơn đã trở thành một điểm đến không thể bỏ qua trên bản đồ du lịch Việt Nam, với tăng trưởng du lịch trung bình từ 15-20 %/năm. Cả hai quần thể này đều là những hạ tầng du lịch tiêu chuẩn 5 sao đầu tiên mà địa phương có được, với mô hình hoạt động “all in one” (tất cả trong một) bao gồm trung tâm hội nghị quốc tế, khách sạn, resort, sân golf, các khu vực thể thao và trị liệu…. Mô hình này có thể xem là điểm sáng trong bài toán đa dạng hoá các loại hình du lịch, góp phần gia tăng trải nghiệm và kích thích chi tiêu của dòng khách cao cấp khi đến với Việt Nam. 2.2.2 Đồ ăn, thức uống và tôn giáo - chúng liên quan như thế nào? Cùng với vẻ đẹp hấp dẫn của hàng ngàn điểm đến, các món ăn đậm bản sắc dân tộc, đặc trưng cho mỗi vùng miền trên đất nước cũng là yếu tố thu hút du khách quốc tế đến và quay trở lại Việt Nam. Các món ăn dân tộc ngon miệng, đậm hương vị Việt còn góp phần nâng cao hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế nhất. Thông qua ẩm thực, văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc tiếp tục được gìn giữ và phát huy. Khách quốc tế “mê” món ăn Việt… Nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam đã đánh giá “Việt Nam là thiên đường ẩm thực” với những món ăn đặc sắc, hương vị thơm ngon không thể quên ở mỗi điểm đến. Đến Hà Nội không du khách nào có thể quên hương vị của phở, bún riêu cua, bún ốc, bún thang, xôi gà, chả cá Lã Vọng, bánh tôm hồ Tây, bánh cốm, các món nem cuốn. Ẩm thực miền Trung hấp dẫn du khách bởi các món bánh, món chè xứ Huế, mỳ Quảng, cao lầu…; còn vùng đất Nam Bộ lại đặc trưng bởi các món lẩu, nướng từ thủy, hải sản với các loại cây trái sẵn có.
  • 19. 17 Người dân Việt Nam đã không còn xa lạ với hình ảnh những người nước ngoài ngồi vỉa hè cầm đũa chỉ để thưởng thức một bát phở sáng hay bát bún ốc nóng khói nơi góc phố quen thuộc. Một số nhà nghiên cứu ẩm thực Việt Nam và nước ngoài đã nhận xét, các món ăn Việt Nam ngày càng hấp dẫn du khách bởi nguyên liệu chủ yếu là các loại rau, củ,quả, hạt, thủy, hải sản, không quá nhiều thịt như món Âu, ít dầu mỡ hơn các món Trung Quốc, ít cay hơn đồ ăn Thái Lan. Quan trọng hơn cả là các món đều nhiều rau xanh, trong trang trí và kết hợp gia vị đều hài hòa và có nước chấm riêng rất đặc trưng. Mỗi miền, mỗi vùng quê đều món ăn đặc sản, độc đáo, hấp dẫn. Rất nhiều nguyên liệu, gia vị món ăn của Việt Nam là cây thuốc có tác dụng chữa bệnh. Cùng với sự phát triển du lịch là sự ra đời ngày càng nhiều của hệ thống nhà hàng, khách sạn phục vụ du khách thưởng thức các món ăn thuần Việt. Nhiều nhà hàng, quán ăn trong Nam, ngoài Bắc đã trở thành cái tên tìm đến của nhiều du khách như: Quán ăn Ngon, Nhà hàng Sen Hồ Tây, Sen Hà Thành, Quán bún Ta, bún Việt, phố ẩm thực Việt Nam...với hàng trăm món ăn dân tộc mỗi ngày cho du khách lựa chọn. Hàng triệu người Việt Nam ở nước ngoài cũng đã góp phần mang món ăn truyền thống dân tộc phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, được biết đến nhiều nhất vẫn là món phở. Văn hóa ẩm thực đã góp phần vào thành công của ngành du lịch trong những năm qua bởi ẩm thực hội tụ được sự độc đáo, đa dạng, phong phú và bản sắc văn hóa từ khâu lựa chọn nguyên liệu, chế biến món ăn cho đến khâu trang trí. Qua ẩm thực, một phần bản sắc văn hóa của Việt Nam đã được gìn giữ và phát huy trong quá trình hội nhập, giao lưu văn hóa quốc tế. 2.3. Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 2.3.1. Mục tiêu của ngành Du lịch Việt Nam Mục tiêu đến 2030, Việt Nam trở thành điểm đến du lịch hàng đầu Đông Nam Á
  • 20. 18 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) đặt mục tiêu đến năm 2030, du lịch Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm quốc gia phát triển du lịch hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch mới đây đã trình Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Quan điểm của chiến lược này là phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại. Chiến lược cũng đặt ra nhiều mục tiêu như: phát triển du lịch bền vững, có trách nhiệm trên nền tảng tăng trưởng xanh; gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; giải quyết tốt vấn đề việc làm và an sinh xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Mục tiêu tổng quát đến năm 2030, du lịch Việt Nam thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, có sức cạnh tranh cao. Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm quốc gia phát triển du lịch hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Đến năm 2050, du lịch Việt Nam trở thành điểm đến có giá trị nổi bật toàn cầu, thuộc nhóm quốc gia phát triển du lịch hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiện Việt Nam đang được bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơn như một điểm du lịch tiềm năng với hàng loạt giải thưởng danh giá về du lịch được trao tặng (mới đây Hội An được bình chọn là “thành phố du lịch tuyệt vời nhất năm 2019” …). Bên cạnh đó, nhiều sự kiện nổi bật cũng góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam như ATF 2019, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, Đại lễ Phật đản Vesak ... 2.3.2. Giải pháp 2.3.2.1 Tập trung vào thị trường bán lẻ, du lịch tự túc Hơn 90% doanh nghiệp đánh giá hạn chế, khó khăn nhất của ngành du lịch hiện nay là các quy định, chính sách, hệ thống văn bản thiếu đồng bộ, chưa huy động được nguồn lực phát triển du lịch. Cơ cấu ngành Du lịch hiện nay chưa hợp lý và cần được tái cấu trúc lại. Cơ sở hạ tầng du lịch và các cơ sở dịch vụ du lịch đã được cải thiện nhưng còn nhiều
  • 21. 19 hạn chế. Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chưa đa dạng; chất lượng của sản phẩm và dịch vụ du lịch Việt Nam còn thấp, thiếu những sản phẩm du lịch đặc sắc mang bản sắc riêng của Việt Nam; dẫn tới kém sức cạnh tranh trên khu vực và quốc tế. Đây cũng là những nguyên nhân khiến du lịch Việt Nam chưa khai thác được hết giá trị của đất nước. Trong tháng 5 và 6, một loạt chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch dưới dạng tham gia hội chợ quốc tế, roadshow đã được tổ chức tại hai quốc gia kể trên. Tổng cục Du lịch cũng trình lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch điều chuyển một số gói kinh phí quảng bá dành cho thị trường Mỹ, Trung Ðông để ưu tiên cho thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc với mục tiêu sẽ đón được lượng khách lớn trong mùa cao điểm du lịch rơi vào quý III, quý IV năm nay. Theo khảo sát, lượng khách sụt giảm từ thị trường Trung Quốc thời gian qua chủ yếu là khách sử dụng các chuyến bay charter (thuê máy bay nguyên chuyến thường dành cho các đoàn khách lớn), cho nên muốn thúc đẩy tăng trưởng khách từ thị trường Trung Quốc, đối tượng được ngành du lịch nhắm tới là dòng khách lẻ đi du lịch tự túc. Bởi đây là nhóm khách hàng sẽ mang lại nguồn thu lớn cho thị trường du lịch với mức chi tiêu cao hơn. 2.3.2.2. Quảng bá du lịch trực tuyến trên thị trường quốc tế Mới đây, một chiến dịch quảng cáo về du lịch Việt Nam bằng tiếng Trung đã được triển khai trên hệ thống mạng xã hội nội bộ của nước này để tăng cường thu hút dòng khách lẻ. Theo các chuyên gia du lịch, trong bối cảnh du lịch trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ với sự lên ngôi của xu hướng du lịch cá nhân hóa, việc phải tập trung đẩy mạnh du lịch trực tuyến là đòi hỏi tất yếu. Muốn thế, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch và sự liên kết để tạo hệ thống dữ liệu số đồng bộ, sinh động về du lịch cần được tăng cường. Để tăng cường thu hút khách nội địa và du khách nước ngoài đến Việt Nam trong thời gian tới, các doanh nghiệp lữ hành cần đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm du lịch, nghỉ dưỡng, di sản và du lịch thành phố với các điểm đến được yêu thích. Về các kênh xúc tiến, quảng bá du lịch, ngoài các kênh truyền thống, đẩy mạnh các hoạt động e-marketing thông qua mạng xã hội và các chiến dịch quảng bá trực tuyến. Trước đây, ngành du lịch phụ thuộc khá lớn vào các công ty lữ hành nước ngoài đưa khách quốc tế tới Việt Nam. Ðiều này dễ gây rủi ro khi họ chuyển hướng khai thác thị
  • 22. 20 trường khác. Trong khi đó, du lịch Việt Nam thời gian qua chứng kiến lượng khách quốc tế đi du lịch tự túc thông qua đặt dịch vụ trực tuyến tăng cao, cho nên phát triển du lịch trực tuyến sẽ là xu thế mới hiện nay và là hướng đi giúp tăng trưởng khách ổn định. 2.3.2.3 Thúc đẩy khai thác thị trường ASEAN với lợi thế của chính sách thị thực nội bộ Thống kê sáu tháng đầu năm cho thấy, lượng khách đến từ châu Á chiếm tới 77,6% tổng lượng khách quốc tế. Trong đó, khách đến từ Thái Lan đặc biệt tăng mạnh với mức 45,4% so với cùng kỳ năm 2018, cho thấy, Việt Nam đang dần khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn đối với du khách các nước trong khu vực. Vì thế, bên cạnh những thị trường trọng điểm như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, ngành du lịch Việt Nam cần đẩy mạnh khai thác thị trường ASEAN với những lợi thế về chính sách visa trong nội khối. 2.3.2.4 Tập trung phát triển theo chiều sâu và chất lượng ngành du lịch Nguyên nhân được xác định là dù thu hút số lượng lớn du khách, nhưng du lịch Việt Nam vẫn thiếu những sản phẩm, dịch vụ đặc thù để du khách sẵn sàng chi tiền. Hệ thống điểm vui chơi, giải trí, mua sắm chưa mang tính đồng bộ và thiếu đặc sắc cho nên không đủ kích thích sức mua của du khách. Do đó, ngành du lịch cần tập trung đầu tư theo chiều sâu bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Ðây cũng là chìa khóa giúp giảm sức ép của tăng trưởng nóng về số lượng khách du lịch lên hệ thống tài nguyên môi trường, di sản thiên nhiên. Hạ tầng phục vụ phát triển du lịch cũng cần cải thiện, đặc biệt là đẩy mạnh đầu tư nâng cấp và phát triển các hạ tầng sân bay. Ngoài ra, còn phải cải thiện yếu tố bền vững về môi trường tự nhiên, tăng cường công tác quản lý điểm đến, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường. 2.3.2.5 Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn quốc tế Vấn đề đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực du lịch hiện nay rất cấp bách khi nguồn cung chưa đáp ứng được yêu cầu. Tăng trưởng nhanh chóng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nhưng trình độ nguồn nhân lực biết ngoại ngữ thấp là một vấn đề cản trở rất lớn. Nguồn nhân lực hiện nay còn yếu về kỹ năng, ngoại ngữ và trình độ, mà cốt lõi là vấn đề đào tạo. Công tác đào tạo hiện nay chủ yếu đáp ứng nhanh nhu cầu thị trường mà chưa theo quy chuẩn chung của tiêu chuẩn nghề du lịch đã được ban hành. Bên cạnh đó, các chương
  • 23. 21 trình đào tạo chưa sát với thực tế, còn nặng về lý thuyết, thiếu kỹ năng thực hành, đặc biệt là yếu ngoại ngữ. Trình độ và năng lực của nhân lực phục vụ du lịch là yếu tố quyết định chất lượng của sản phẩm du lịch. Sự khác biệt về chất lượng dịch vụ giữa các quốc gia, các doanh nghiệp chính là chất lượng lao động và phương thức phục vụ. Vì vậy cần tăng cường số lượng, chất lượng lao động trong ngành bằng cách đưa vào đào tạo bài bản ngay từ bậc học phổ thông, mở các lớp đào tạo nghiệp vụ miễn phí… Đặc biệt, cần chú trọng việc giảng dạy ngoại ngữ, nâng cao kỹ năng giao tiếp với khách quốc tế bằng việc mở rộng vốn từ ngữ chuyên ngành du lịch của nguồn nhân lực phục vụ du lịch. 2.3.2.6 Mở rộng đường bay đến các thị trường trọng điểm Các hãng hàng không nên tiếp tục mở rộng mạng lưới đường bay đi châu Âu, Mỹ, Ấn Độ. Bên cạnh đó là mở các đường bay trực tiếp kết nối các điểm du lịch Việt Nam với các thị trường hiện tại bao gồm Đông Bắc Á, Đông Nam Á. Và mở rộng thêm đường bay đến một số thành phố thứ cấp tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; ký kết hợp tác mới với các đối tác tại các thị trường Úc, Ấn Độ, châu Âu, Mỹ. Bên cạnh đó còn một số vấn đề mang tính chất lâu dài, như tổ chức hội chợ du lịch quốc tế mang tầm quốc gia, có thể tổ chức luân phiên tại 3 miền Bắc, Trung, Nam. Các địa phương có thể chủ động phối hợp, chung tay tổ chức các hội chợ quảng bá xúc tiến để tạo hiệu quả lan tỏa sâu rộng hơn. Tin rằng khi phối hợp nhuần nhuyễn các giải pháp thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển như kể trên, ngành Du lịch Việt Nam sẽ đạt mục tiêu đề ra từ nay đến cuối năm, trung bình mỗi tháng thu hút được ít nhất 1,5 triệu lượt khách quốc tế. Để đến cuối năm 2019, sẽ hoàn thành con số 18 triệu khách du lịch quốc tế trong năm nay.
  • 24. 22 KẾT LUẬN Việt Nam đang trở thành một điểm đến được du khách nước ngoài yêu thích. Nhiều khách du lịch đã có những trải nghiệm nhiều ngày thú vị tai nơi đây và điều gì đã khiến họ đánh giá Việt Nam là điểm đến hàng đầu ở Đông Nam Á . Du lịch ngày càng có vai trò rất quan trọng tại Việt Nam. Đối với khách du lịch, họ đi khám phá văn hóa và thiên nhiên, bãi biển và các cựu chiến binh Mỹ và Pháp, Việt Nam đang trở thành một địa điểm du lịch mới ở Đông Nam Á Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ. Hơn một phần ba của tổng sản phẩm trong nước được tạo ra bởi các dịch vụ, trong đó bao gồm khách sạn và phục vụ công nghiệp và giao thông vận tải. Nhà sản xuất và xây dựng (28 %) nông nghiệp, và thuỷ sản (20 %) và khai thác mỏ (10 %). Trong khi đó, du lịch đóng góp 4,5% trong tổng sản phẩm quốc nội (thời điểm 2007). Ngày càng có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào ngành du lịch. Sau các ngành công nghiệp nặng và phát triển đô thị, đầu tư nước ngoài hầu hết đã được tập trung vào du lịch, đặc biệt là trong các dự án khách sạn Thời gian qua, ngành du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, nhất là về chỉ số khách quốc tế. Ðây là tín hiệu đáng mừng, là cơ sở cho kỳ vọng để "ngành công nghiệp không khói" của nước nhà cất cánh. Song chính điều đó cũng đang đặt ra nhiều vấn đề, thách thức, vì sự tăng trưởng quá "nóng" đòi hỏi phải có định hướng, giải pháp mang tính chiến lược để kịp thời tháo gỡ. Đặc biệt trong diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID 19 kiến thị trường Du lịch đóng bang như hiện nay.
  • 25. 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tâm lý học du lịch - PGS.TS Tâm lý học Nguyễn Hữu Thụ Trang web: http://www.mangdulich.com/home/modules. Trang web: http:/dulich/.com.vn. Tâm lý học quản trị kinh doanh- Nguyễn Đình Xuân (chủ biên) - Nxb Chính trị Quốc gia 1996. Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam - Trần Ngọc Thêm - Nxb TP Hồ Chí Minh , 2015.