SlideShare a Scribd company logo
1 of 23
Download to read offline
CHƯƠNG I
1) Trong một bảng câu hỏi khảo sát, có câu sau:
Chuyên ngành bạn theo học:
Kế toán Marketing Quản trị kinh doanh
Luật thương mại Tài chính Kinh tế học
Quản trị Nhân sự Kinh doanh quốc tế Khác
Dữ liệu thu thập được của câu hỏi này thuộc thang đo nào?
A. Định danh
B. Thứ bậc
C. Khoảng
D. Tỷ lệ
2) Trong một bảng câu hỏi khảo sát, có câu sau:
Công việc đang làm của bạn rất thú vị phải không?
1. Hoàn toàn không đồng ý
2. Không đồng ý
3. Bình thường
4. Đồng ý
5. Hoàn toàn đồng ý
Dữ liệu thu thập được của câu hỏi này thuộc thang đo nào?
A. Khoảng
B. Định danh
C. Thứ bậc
D. Tỷ lệ
3) Trong một bảng câu hỏi khảo sát, có câu sau:
Xin vui lòng cho biết số năm làm việc của bạn:
1. Dưới 2 năm
2. Từ 2 năm đến dưới 4 năm
3. Từ 4 năm đến dưới 6 năm
4. Từ 6 năm trở lên
Dữ liệu thu thập được của câu hỏi này thuộc thang đo nào?
A. Khoảng
B. Định danh
C. Thứ bậc
D. Tỷ lệ
4) Trong một bảng câu hỏi khảo sát, có câu sau:
Xin vui lòng cho biết tuổi của bạn: ______
Dữ liệu thu thập được của câu hỏi này thuộc thang đo nào?
A. Khoảng
B. Định danh
C. Thứ bậc
D. Tỷ lệ
5) Thang đo dữ liệu có số không tuyệt đối (an absolute zero) được gọi là _______.
A. định danh
B. thứ bậc
C. khoảng
D. tỷ lệ
6) Dữ liệu định danh và dữ liệu thứ bậc được xếp vào loại _______.
A. dữ liệu định lượng
B. dữ liệu định tính
C. dữ liệu mô tả
D. dữ liệu suy diễn
7) Dữ liệu khoảng và dữ liệu tỷ lệ được xếp vào loại _______.
A. dữ liệu định lượng
B. dữ liệu định tính
C. dữ liệu mô tả
D. dữ liệu suy diễn
8) Từ một mẫu sinh viên trong lớp thống kê của bạn, bạn thu thập các thông tin sau: tên, giới tính,
điểm thi tốt nghiệp phổ thông trung học, tuổi và điểm môn toán ở năm thứ nhất. Giả sử dữ liệu
này được thu thập cùng lúc, đó là một ví dụ về
A. dữ liệu chéo
B. dữ liệu chuỗi thời gian
C. dữ liệu định tính
D. dữ liệu định lượng
9) Tập dữ liệu doanh thu hàng năm của công ty Johnson & Johnson trong giai đoạn 1994-2003 là
một ví dụ về
A. dữ liệu chéo
B. dữ liệu chuỗi thời gian
C. dữ liệu mô tả
D. dữ liệu suy diễn
10) Một đặc trưng của mẫu, như trung bình mẫu, được gọi là
A. thống kê
B. tham số
C. độ lệch trung bình
D. Tất cả đều sai.
11) Một đặc trưng của mẫu, như độ lệch chuẩn mẫu, được gọi là
A. thống kê
B. tham số
C. độ lệch trung bình
D. Tất cả đều sai.
12) Một đặc trưng của mẫu, như phương sai mẫu, được gọi là
A. thống kê
B. tham số
C. độ lệch trung bình
D. Tất cả đều sai.
13) Một đặc trưng của mẫu, như tỷ lệ mẫu, được gọi là
A. thống kê
B. tham số
C. độ lệch trung bình
D. Tất cả đều sai.
14) Nghiên cứu về các phương pháp tổ chức, tóm tắt và trình bày dữ liệu thống kê được gọi là
A. thống kê suy diễn
B. thống kê mô tả
C. lấy mẫu
D. Tất cả đều sai
15) Quá trình suy diễn về các đặc điểm của tổng thể dựa trên thông tin mẫu được gọi là
A. thống kê suy diễn
B. thống kê mô tả
C. lấy mẫu
D. Tất cả đều sai
16) Phương pháp lấy mẫu trong đó, mỗi mẫu có cỡ n đều có xác suất được chọn như nhau, được gọi
là
A. lấy mẫu cụm
B. lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản
C. lấy mẫu phân tầng
D. lấy mẫu hệ thống
E. Tất cả đều sai.
17) Số lượng mẫu ngẫu nhiên đơn giản khác nhau có cỡ 4 có thể được chọn từ một tổng thể có cỡ 6
là
A. 24
B. 30
C. 15
D. 4
E. Tất cả đều sai.
18) Phương pháp lấy mẫu trong đó chọn ngẫu nhiên một trong số k phần tử đầu tiên rồi thì chọn mọi
phần tử thứ k sau đó, được gọi là
A. lấy mẫu cụm
B. lấy mẫu ngẫu nhiên
C. lấy mẫu phân tầng
D. lấy mẫu hệ thống
E. Tất cả đều sai.
19) Phương pháp lấy mẫu trong đó, đầu tiên tổng thể được chia thành nhiều tầng và sau đó một mẫu
ngẫu nhiên đơn giản được lấy từ mỗi tầng, được gọi là
A. lấy mẫu cụm
B. lấy mẫu ngẫu nhiên
C. lấy mẫu phân tầng
D. lấy mẫu hệ thống
E. Tất cả đều sai.
20) Phương pháp lấy mẫu trong đó, đầu tiên tổng thể được chia thành nhiều cụm và rồi một mẫu
ngẫu nhiên đơn giản các cụm được lấy ra, được gọi là
A. lấy mẫu cụm
B. lấy mẫu ngẫu nhiên
C. lấy mẫu phân tầng
D. lấy mẫu hệ thống
E. Tất cả đều sai.
21) Phương pháp lấy mẫu trong đó, các phần tử được chọn vào mẫu trên cơ sở sự tiện lợi, được gọi là
A. lấy mẫu thuận tiện
B. lấy mẫu phán đoán
C. lấy mẫu hạn ngạch
D. lấy mẫu ngẫu nhiên
E. Tất cả đều sai.
22) Phương pháp lấy mẫu trong đó, các phần tử được chọn vào mẫu dựa trên sự phán đoán của người
nghiên cứu, được gọi là
A. lấy mẫu thuận tiện
B. lấy mẫu phán đoán
C. lấy mẫu hạn ngạch
D. lấy mẫu ngẫu nhiên
E. Tất cả đều sai.
23) Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG:
A. Trong một nghiên cứu thử nghiệm, các biến quan tâm được nhận biết.
B. Trong các nghiên cứu quan sát, các yếu tố phải được kiểm soát.
C. Trong các nghiên cứu quan sát, các mối liên hệ nhân quả thì dễ thiết lập hơn.
D. Điều tra là một loại nghiên cứu thử nghiệm.
24) Một giảng viên thống kê muốn biết ảnh hưởng của định dạng lớp học đối với việc học của sinh
viên, như được đo lường bằng sự cải thiện điểm thi từ đầu đến cuối học kỳ. Năm định dạng lớp
được nghiên cứu phản ánh những điểm nhấn khác nhau về các vấn đề bài tập về nhà và bài tập có
sử dụng máy vi tính. Sáu mươi sinh viên được chọn ngẫu nhiên cho nghiên cứu này; 12 sinh viên
được phân ngẫu nhiên cho từng định dạng lớp. Thuật ngữ xử lý được minh họa bởi
A. sự thay đổi trong điểm thi
B. các định dạng lớp học
C. số lượng khác nhau của bài tập về nhà và làm việc sử dụng máy vi tính trong các định dạng
lớp học khác nhau
D. 12 sinh viên được phân cho từng định dạng lớp
E. 60 sinh viên trong mẫu ngẫu nhiên
25) Một giảng viên thống kê muốn biết ảnh hưởng của định dạng lớp học đối với việc học của sinh
viên, như được đo lường bằng sự cải thiện điểm thi từ đầu đến cuối học kỳ. Năm định dạng lớp
được nghiên cứu phản ánh những điểm nhấn khác nhau về các vấn đề bài tập về nhà và bài tập có
sử dụng máy vi tính. Sáu mươi sinh viên được chọn ngẫu nhiên cho nghiên cứu này; 12 sinh viên
được phân ngẫu nhiên cho từng định dạng lớp. Thuật ngữ sự lặp lại được minh họa bởi
A. sự thay đổi trong điểm thi
B. các định dạng lớp học
C. số lượng khác nhau của bài tập về nhà và làm việc sử dụng máy vi tính trong các định dạng
lớp học khác nhau
D. 12 sinh viên được phân cho từng định dạng lớp
E. 60 sinh viên trong mẫu ngẫu nhiên
26) Một giảng viên thống kê muốn biết ảnh hưởng của định dạng lớp học đối với việc học của sinh
viên, như được đo lường bằng sự cải thiện điểm thi từ đầu đến cuối học kỳ. Năm định dạng lớp
được nghiên cứu phản ánh những điểm nhấn khác nhau về các vấn đề bài tập về nhà và bài tập có
sử dụng máy vi tính. Sáu mươi sinh viên được chọn ngẫu nhiên cho nghiên cứu này; 12 sinh viên
được phân ngẫu nhiên cho từng định dạng lớp. Thuật ngữ biến đáp ứng được minh họa bởi
A. sự thay đổi trong điểm thi
B. các định dạng lớp học
C. số lượng khác nhau của bài tập về nhà và làm việc sử dụng máy vi tính trong các định dạng
lớp học khác nhau
D. 12 sinh viên được phân cho từng định dạng lớp
E. 60 sinh viên trong mẫu ngẫu nhiên
27) Ba hợp chất sửa chữa đường khác nhau đã được thử nghiệm tại bốn địa điểm đường cao tốc khác
nhau. Tại mỗi địa điểm, ba phần của con đường đã được sửa chữa, mỗi phần với một trong ba
hợp chất. Sau đó, dữ liệu được thu thập trên số ngày sử dụng giao thông cho đến khi có yêu cầu
sửa chữa bổ sung để kiểm tra sự khác biệt giữa các hợp chất.
Vị trí
| 1 2 3 4
-------------------------------------------------------
A | 99 73 85 103
Hợp chất B | 82 72 85 97
C | 81 79 82 86
Yếu tố trong thử nghiệm này là
A. hợp chất
B. bốn
C. địa điểm
D. số ngày sử dụng giao thông cho đến khi có yêu cầu sửa chữa bổ sung
28) Ba hợp chất sửa chữa đường khác nhau đã được thử nghiệm tại bốn địa điểm đường cao tốc khác
nhau. Tại mỗi địa điểm, ba phần của con đường đã được sửa chữa, mỗi phần với một trong ba
hợp chất. Sau đó, dữ liệu được thu thập trên số ngày sử dụng giao thông cho đến khi có yêu cầu
sửa chữa bổ sung để kiểm tra sự khác biệt giữa các hợp chất.
Vị trí
| 1 2 3 4
-------------------------------------------------------
A | 99 73 85 103
Hợp chất B | 82 72 85 97
C | 81 79 82 86
Khối trong thử nghiệm này là
A. hợp chất
B. bốn
C. địa điểm
D. số ngày sử dụng giao thông cho đến khi có yêu cầu sửa chữa bổ sung
ÔN TẬP (VỀ ƯỚC LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT) TRƯỚC KHI HỌC CHƯƠNG 2
1) Một đặc trưng của tổng thể, như trung bình tổng thể, được gọi là
A. thống kê
B. tham số
C. mẫu
D. Tất cả đều sai.
2) Một đặc trưng của tổng thể, như độ lệch chuẩn tổng thể, được gọi là
A. thống kê
B. tham số
C. mẫu
D. Tất cả đều sai.
3) Một đặc trưng của tổng thể, như phương sai tổng thể, được gọi là
A. thống kê
B. tham số
C. mẫu
D. Tất cả đều sai.
4) Một đặc trưng của tổng thể, như tỷ lệ tổng thể, được gọi là
A. thống kê
B. tham số
C. mẫu
D. Tất cả đều sai.
5) Trong một lớp sau đại học gồm bốn sinh viên, điểm số của bài kiểm tra đầu tiên là
93; 87; 62; 98
Tính trung bình tổng thể.
A. 85
B. 90
C. 95,5
D. 340
E. Tất cả đều sai
6) Trong một lớp sau đại học gồm bốn sinh viên, điểm số của bài kiểm tra đầu tiên là
93; 87; 62; 98
Tính độ lệch chuẩn tổng thể.
A. 13,84
B. 15,98
C. 191,5
D. 255,33
E. Tất cả đều sai
7) Một mẫu gồm năm tỷ số thu nhập/giá của các công ty trong khu vực Dịch vụ như sau.
37; 11; 14; 17; 12
Tính trung bình mẫu.
A. 10,76
B. 14
C. 18
D. 18,2
E. Tất cả đều sai
8) Một mẫu gồm năm tỷ số thu nhập/giá của các công ty trong khu vực Dịch vụ như sau.
37; 11; 14; 17; 12
Tính độ lệch chuẩn mẫu.
A. 9,62
B. 10,76
C. 11,5
D. 115,7
E. Tất cả đều sai
9) Một mẫu gồm năm tỷ số thu nhập/giá của các công ty trong khu vực Dịch vụ như sau.
37; 11; 14; 17; 12
Tìm trung vị mẫu.
A. 10,76
B. 14
C. 18
D. 18,2
E. Tất cả đều sai
LÀM TƯƠNG TỰ (TÍNH TRUNG BÌNH VÀ PHƯƠNG SAI) VỚI DỮ LIỆU PHÂN TỔ CÓ VÀ
KHÔNG CÓ KHOẢNG CÁCH.
10) Phân phối quan trọng nhất trong thống kê là
A. nhị thức
B. mũ
C. chuẩn
D. Poisson
E. Tất cả đều sai
11) Phân phối xác suất chuẩn
A. là phân phối xác suất rời rạc
B. là phân phối xác suất liên tục
C. có thể là liên tục hoặc rời rạc
D. phải luôn có trung bình bằng 0
E. Tất cả đều sai
12) Đồ thị của phân phối nào sau đây có dạng hình chuông?
A. mũ
B. chuẩn
C. đều
D. Tất cả đều đúng
13) Để xác định duy nhất một phân phối chuẩn, ta phải biết
A. 
B. n
C. 
D. chỉ (A) và (C)
E. tất cả (A), (B) và (C)
14) Phân phối chuẩn chuẩn hóa là phân phối chuẩn có
A. trung bình bằng 0, phương sai bằng 0.
B. trung bình bằng 0, phương sai bất kỳ.
C. trung bình bằng 0, phương sai bằng 1.
D. phương sai bằng 0, trung bình bất kỳ.
15) Đối với phân phối xác suất chuẩn chuẩn hóa, diện tích nằm bên trái của trung bình là
A. lớn hơn 0,5
B. -0,5
C. 1
D. 0,5
E. Tất cả đều sai
16) Nếu một giá trị z nằm bên trái trung bình thì giá trị của nó là
A. âm
B. dương
C. bất kỳ giá trị nào từ - đến 
D. 0
E. Tất cả đều sai
17) Nếu một giá trị z nằm bên phải trung bình thì giá trị của nó là
A. âm
B. dương
C. bất kỳ giá trị nào từ - đến 
D. 0
E. Tất cả đều sai
18) Nếu tổng thể có phân phối chuẩn, chưa biết  , với kích thước mẫu n = 15 thì việc xây dựng
khoảng tin cậy cho trung bình tổng thể,  , dựa trên:
A. phân phối chuẩn
B. phân phối Student
C. phân phối nhị thức
D. phân phối Poisson
19) Khi bậc tự do tăng, phân phối t tiến gần đến
A. phân phối nhị thức
B. phân phối mũ
C. phân phối chuẩn chuẩn hóa
D. Tất cả đều sai
20) Cho phân phối t với 14 bậc tự do, diện tích nằm bên trái của -1,761 là
A. 0,025
B. 0,05
C. 0,10
D. 0,90
E. Tất cả đều sai
21) Khoảng tin cậy 95% so với khoảng tin cậy 90%:
A. rộng hơn
B. hẹp hơn
C. chính xác hơn
D. (B) và (C) đúng
22) Khoảng tin cậy 90% của trung bình tổng thể,  , trong khoảng từ 21 đến 21,4. Điều đó có nghĩa
là:
A. Xác suất để  nằm trong khoảng từ 21 đến 21,4 là 0.90.
B. Nếu từ một tổng thể, trong những điều kiện tương tự nhau ta lấy ra nhiều mẫu, và với mỗi mẫu
ta xây dựng một khoảng tin cậy, thì chính xác là 90% những khoảng tin cậy đó sẽ chứa giá trị
thực của  .
C. Nếu từ một tổng thể, trong những điều kiện tương tự nhau ta lấy ra nhiều mẫu, và với mỗi mẫu
ta xây dựng một khoảng tin cậy, thì ta kỳ vọng rằng 90% những khoảng tin cậy đó sẽ chứa giá
trị thực của  .
D. Ta kỳ vọng rằng 90% các giá trị có thể có của  nằm trong khoảng từ 21 đến 21,4.
23) Khi kiểm định giả thuyết, giả thuyết tạm được chấp nhận là đúng được gọi là
A. giả thuyết đúng
B. giả thuyết không
C. giả thuyết thay thế
D. mức ý nghĩa
24) Khi kiểm định giả thuyết, mức ý nghĩa là
A. xác suất mắc sai lầm loại II
B. xác suất mắc sai lầm loại I
C. xác suất mắc sai lầm loại I hoặc loại II, tùy thuộc vào giả thuyết được kiểm định
D. Tất cả đều sai
25) Xác suất mắc sai lầm loại I tối đa mà người ra quyết định sẽ chịu được gọi là
A. mức ý nghĩa
B. giá trị tới hạn
C. giá trị quyết định
D. giá trị xác suất
26) Sai lầm loại II là sai lầm
A. chấp nhận H0 khi nó sai
B. chấp nhận H0 khi nó đúng
C. bác bỏ H0 khi nó sai
D. bác bỏ H0 khi nó đúng
27) Bộ phận kiểm tra đang xem xét dây chuyền đóng gói sản phẩm - sản phẩm có đủ trọng lượng
theo tiêu chuẩn đã công bố hay không. Dây chuyền đóng gói sẽ bị ngưng hoạt động để sửa chữa
khi có chứng cứ rõ ràng nó hoạt động không tốt. Sau khi lấy mẫu sản phẩm kiểm tra, bộ phận
kiểm tra quyết định cho phép dây chuyền tiếp tục hoạt động bình thường. Tuy nhiên, thực ra dây
chuyền hoạt động không tốt, cần sửa chữa. Đây là ví dụ về:
A. quyết định đúng
B. sai lầm loại I
C. sai lầm loại II
D. Tất cả đều sai.
28) Một kiểm định giả thuyết trong đó việc bác bỏ giả thuyết không xảy ra đối với các giá trị của
thống kê kiểm định nằm ở một trong hai phía của phân phối mẫu được gọi là
A. giả thuyết không
B. giả thuyết thay thế
C. kiểm định một phía
D. kiểm định hai phía
Chương 2: SUY DIỄN THỐNG KÊ CHO HAI TỔNG THỂ
1) Nếu các phương sai tổng thể giả định là đã biết trong một ứng dụng mà một người quản lý muốn
ước lượng sự khác biệt giữa hai trung bình tổng thể, khoảng tin cậy 95% có thể được xây dựng sử
dụng giá trị tới hạn nào sau đây:
A. z = 1,645.
B. z = 1,96.
C. giá trị t phụ thuộc vào các cỡ mẫu của hai tổng thể.
D. z = 2,575
2) Khi ta muốn kiểm định xem trung bình của tổng thể thứ nhất có nhỏ hơn trung bình của tổng thể
thứ hai hay không thì nên đặt giả thuyết:
A. 0 1 2
: 0
H  
− 
B. 0 1 2
: 0
H  
− 
C. 1 2
: 0
a
H  
− 
D. 1 2
: 0
a
H  
− 
E. không có câu nào đúng
3) Yêu cầu nào sau đây là không cần thiết khi kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau của trung bình
hai tổng thể, trường hợp mẫu độc lập và không biết phương sai tổng thể:
A. 2 phương sai tổng thể bằng nhau.
B. 2 tổng thể có phân phối chuẩn.
C. 2 mẫu có kích thước bằng nhau.
D. Tất cả đều đúng.
4) Kiểm định giả thuyết về sự khác biệt giữa hai trung bình được coi là kiểm định hai bên khi:
A. hai phương sai tổng thể bằng nhau.
B. giả thuyết không phát biểu rằng hai trung bình tổng thể bằng nhau.
C. mức  là 0,10 hay cao hơn.
D. các độ lệch chuẩn là không biết.
5) Kiểm định t về sự khác biệt giữa 2 tổng thể có liên quan giả định rằng:
A. các cỡ mẫu tương ứng bằng nhau.
B. các phương sai mẫu tương ứng bằng nhau.
C. Các tổng thể có phân phối xấp xỉ chuẩn hay các cỡ mẫu là lớn.
D. Tất cả đều đúng.
6) Nếu chúng ta kiểm định về sự khác biệt giữa trung bình hai tổng thể phối hợp từng cặp với các
mẫu n1 = 20 và n2 = 20, số bậc tự do bằng:
A. 39.
B. 38.
C. 19.
D. 18.
7) Phát biểu nào sau đây là đúng với giả thuyết 1
0 2
:
H  
= , và 0,01 < p -value (giá trị p) < 0,05:
A. Không thể bác bỏ giả thuyết H0 vì trị số của p –value nhỏ.
B. Bác bỏ giả thuyết H0 vì trị số của p –value nhỏ.
C. Không thể bác bỏ giả thuyết H0 vì trị số của p –value lớn.
D. Bác bỏ giả thuyết H0 vì trị số của p –value lớn.
E. Không thể bác bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa 0,01.
8) Khi kiểm định về sự khác biệt giữa trung bình hai tổng thể phối hợp từng cặp, giả thuyết không
là:
A. 0 : 2
D
H  = .
B. 0 : 0
D
H  = .
C. 0 : 0
D
H   .
D. 0 : 0
D
H   .
9) Trong kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau giữa trung bình hai tổng thể, trường hợp mẫu liên
hệ, giả định cần thiết là:
A. Chênh lệch giữa các cặp dữ liệu mẫu có phân phối chuẩn.
B. Kích thước mẫu ít nhất là 30.
C. 2 mẫu là không có liên quan nhau.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 10 đến 12 sử dụng số liệu sau:
Số lượng sản phẩm sản xuất hàng ngày của một mẫu 7 công nhân trước và sau một chương trình huấn
luyện nhằm nâng cao tay nghề ghi nhận được như sau:
Công nhân 1 2 3 4 5 6 7
Trước 20 25 27 23 22 20 17
Sau 22 23 27 20 25 19 18
10) Ước lượng điểm về khác biệt giữa số sản phẩm sản xuất trung bình trước và sau khi được huấn
luyện là:
A. -1.
B. 0.
C. -2.
D. 1.
E. 2.
11) Với giả thuyết 2
0 1 0
:
H  
− = , trị số kiểm định tính được là:
A. -1.96.
B. 1.96.
C. 0.
D. 1.645.
E. -1.645.
12) Từ kết quả ở câu 11:
A. không thể bác bỏ giả thuyết H0.
B. nên chấp nhận giả thuyết H1.
C. giả thuyết H0 bị bác bỏ.
D. tất cả đều sai.
13) Phân phối nào được sử dụng khi kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau của hai phương sai tổng
thể?
A. phân phối z
B. phân phối F
C. phân phối 2

D. phân phối t
14) Một người chủ doanh nghiệp nhỏ có hai nhà hàng thức ăn nhanh. Người chủ này muốn xác định
xem có sự khác biệt nào về tính biến thiên của thời gian phục vụ của từng nhà hàng. Một mẫu có cỡ
n = 9 được chọn từ mỗi nhà hàng. Để thực hiện kiểm định giả thuyết sử dụng mức ý nghĩa 0,05 giá
trị tới hạn là
A. 3,438
B. 3,197
C. 4,026
D. 4,433
15) Một công ty thực hiện các biện pháp tăng năng suất lao động (NSLĐ). Công ty ghi nhận năng
suất của 10 công nhân trước và sau khi thực hiện các biện pháp tăng NSLĐ để đánh giá biện pháp
tăng năng suất có hiệu quả hay không? Phương pháp phân tích đánh giá nào là thích hợp. Giả sử rằng
các khác biệt giữa NSLĐ trước và sau khi áp dụng các biện pháp tăng NSLĐ có phân phối chuẩn.
A. Phân tích phương sai
B. Kiểm định phi tham số
C. Kiểm định phân phối chuẩn
D. Kiểm định sự khác biệt 2 trung bình tổng thể
16) Trong kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau giữa trung bình hai tổng thể, trường hợp mẫu liên
hệ, giả định cần thiết là:
A. Chênh lệch giữa các cặp dữ liệu mẫu có phân phối chuẩn.
B. Kích thước mẫu ít nhất là 30.
C. 2 mẫu là không có liên quan nhau.
D. Tất cả đều đúng.
Chương 3: CÁC KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VỀ SỰ PHÙ HỢP VÀ SỰ ĐỘC LẬP
1) Thuật ngữ “tần số quan sát” nói đến điều gì?
A. Tần số tìm thấy trong tổng thể đang được xem xét.
B. Tần số tìm thấy trong mẫu đang được xem xét.
C. Tần số tính toán từ H0.
D. Tần số tính toán từ Ha (hay H1).
2) Kiểm định sự phù hợp Khi bình phương có thể được sử dụng để xác định có hoặc không dữ liệu
mẫu được chọn từ
A. một tổng thể có phân phối đều.
B. một tổng thể có phân phối nhị thức.
C. một tổng thể có phân phối chuẩn.
D. tất cả đều đúng.
3) Phát biểu nào sau đây là đúng trong bối cảnh của kiểm định sự phù hợp Khi bình phương?
A. Số bậc tự do để xác định giá trị tới hạn sẽ là số lượng phân loại trừ 1.
B. Giá trị tới hạn sẽ được tra từ bảng chuẩn chuẩn hóa nếu cỡ mẫu vượt quá 30.
C. Giả thuyết không sẽ bị bác bỏ với một giá trị nhỏ của thống kê kiểm định.
D. Một giá trị thống kê kiểm định rất lớn sẽ dẫn đến giả thuyết không không bị bác bỏ.
4) Trong kiểm định giả thuyết về phân phối của tổng thể, khi sử dụng thủ tục Khi bình phương so
sánh các giá trị quan sát và kỳ vọng, đôi khi giá trị kỳ vọng quá nhỏ sẽ khiến ta gặp sai lầm là bác
bỏ giả thuyết H0 khi có lẽ không nên bác bỏ. Để việc này không xảy ra, ta có thể sử dụng nguyên
tắc:
A. Mỗi giá trị kỳ vọng phải tối thiểu là 5.
B. Tất cả các giá trị kỳ vọng phải tối thiểu là 3.
C. Không nhiều hơn 20% các giá trị kỳ vọng nhỏ hơn 5 nhưng không nhỏ hơn 1.
D. Tất cả các nguyên tắc trên đều có thể dùng được.
5) Giám đốc một doanh nghiệp muốn biết doanh số bán hàng của nhân viên có tuân theo phân phối
chuẩn hay không ông lấy số liệu bán hàng của 40 nhân viên và chia số liệu ra làm 8 khoảng.
Trung bình doanh số bán hàng của 40 nhân viên là 71 và độ lệch chuẩn là 18,54. Với mức ý
nghĩa 5%, trị thống kê tới hạn là:
A. 1,645
B. 7,81
C. 11,07
D. 12,59
6) Giả thuyết H0 trong kiểm định Chi-square về tính độc lập giữa 2 biến định tính cho rằng:
A. 2 biến định tính được thể hiện thành bảng với r hàng và c cột.
B. không tồn tại mối liên hệ giữa 2 biến định tính.
C. 2 biến định tính có phân phối chuẩn.
D. 2 biến định tính là đối lập và xung khắc nhau.
E. có bậc tự do (r – 1)(c – 1).
7) Trong bài toán kiểm định tính độc lập (hay có liên hệ) giữa hai dữ liệu định tính, số quan sát chia
thành 5 hàng và 3 cột, khi đó giá trị ngưỡng 2
có bậc tự do là:
A. 12
B. 15
C. 10
D. 8
Chương 4: PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI (ANOVA)
1) Trong ANOVA, xử lý đề cập đến
A. các đơn vị thử nghiệm
B. các mức khác nhau của một yếu tố
C. một yếu tố
D. tất cả đều sai
2) Điều nào sau đây là điều kiện bắt buộc khi sử dụng phân tích phương sai với thiết kế ngẫu nhiên
hóa hoàn toàn?
A. Dữ liệu nhận được từ các mẫu được chọn một cách độc lập.
B. Các tổng thể đều có phân phối chuẩn.
C. Các tổng thể có cùng phương sai.
D. Tất cả đều đúng
3) Trong phân tích phương sai, giả định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG:
A. Các quan sát phải độc lập với nhau.
B. Phương sai của biến đáp ứng là bằng nhau đối với tất cả các tổng thể.
C. Phương sai của yếu tố là một biến ngẫu nhiên với giá trị kỳ vọng bằng 0.
D. Đối với từng tổng thể, biến phụ thuộc có phân phối chuẩn.
4) Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG:
A. Một thiết kế ngẫu nhiên hóa hoàn toàn là một thiết kế quan sát trong đó các đơn vị quan sát
được phân cho các xử lý hoàn toàn ngẫu nhiên.
B. Một thiết kế ngẫu nhiên hóa theo khối là một thiết kế thử nghiệm trong đó các đơn vị thử
nghiệm là không đồng nhất, việc tạo khối được sử dụng để hình thành các nhóm đồng nhất.
C. Biến đáp ứng là các biến mà ảnh hưởng của chúng lên biến phụ thuộc là mối quan tâm của
người thử nghiệm.
D. Hai yếu tố được nói là tương tác nếu khác biệt giữa các mức của một yếu tố phụ thuộc vào
yếu tố khác, và được gọi là cộng tính hay cộng gộp.
Dữ liệu sau đây sử dụng cho các câu từ 5 đến 7.
BigShots, một công ty bán lẻ trên mạng Internet, đang quản lý hoạt động 87 trang web bán lẻ.
Giám đốc kinh doanh của công ty, Hùng, cảm thấy rằng giao diện (màu sắc, đồ họa, phông chữ,
v.v…) của một trang web có thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của website. Ông chọn ba cấp
độ của giao diện thiết kế (neon, đơn giản và phức tạp) và gán ngẫu nhiên sáu trang web cho mỗi
giao diện đã thiết kế.
5) Giả thuyết của ông Hùng là _____.
A. 1 2 3
  
 
B. 1 2 3
  
 
C. 1 2 3
  
= = *
D. Không phải tất cả trung bình đều bằng nhau
6) Trong thiết kế của ông Hùng “doanh số của một trang web” là _____ .
A. một biến tổng hợp
B. một biến độc lập
C. một biến phụ thuộc
D. Tất cả đều sai
7) Phân tích _____ là phù hợp với nghiên cứu của ông Hùng.
A. phương sai một yếu tố
B. phương sai hai yếu tố không lặp
C. phương sai hai yếu tố
D. Tất cả đều sai
8) Điều nào sau đây là giả định trong thiết kế thử nghiệm phân tích phương sai một yếu tố?
A. Tất cả các tổng thể đều có phân phối chuẩn.
B. Các tổng thể có phương sai bằng nhau.
C. Các quan sát độc lập với nhau.
D. Tất cả đều đúng.
9) Một chuỗi khách sạn có bốn khách sạn. Tổng giám đốc quan tâm đến việc xác định liệu thời gian
lưu trú trung bình có như nhau hay không đối với bốn khách sạn. Bà chọn một mẫu ngẫu nhiên n
= 20 khách trọ ở mỗi khách sạn và xác định số đêm họ lưu lại. Giả sử bà dự định kiểm định điều
này sử dụng mức ý nghĩa 0,05, điều nào sau đây là giả thuyết thay thế thích hợp?
A. 1 2 3 4
:
a
H    
= = =
B. 1 2 3 4
:
a
H    
  
C. 1 2 3 4
   
= = =
D. Không phải tất cả các trung bình tổng thể bằng nhau.
10) Trong ANOVA một yếu tố, điều nào sau đây là đúng?
A. Bậc tự do tương ứng với tổng các chênh lệch bình phương giữa các nhóm bằng số lượng tổng
thể trừ 1.
B. Giá trị tới hạn sẽ là giá trị F dựa vào phân phối F.
C. Nếu giả thuyết không bị bác bỏ, điều vẫn có thể xảy ra là có ít nhất hai trung bình tổng thể
bằng nhau.
D. Tất cả đều đúng.
11) Trong phương pháp ANOVA, các mẫu ngẫu nhiên chọn từ 6 tổng thể. Nếu giả thuyết H0 bị bác
bỏ thì có _____ cặp so sánh trong kiểm định Tukey.
A. 15
B. 16
C. 18
D. 10
12) Phát biểu nào sau đây không phải là giả định cần phải có khi thực hiện phân tích phương sai:
A. Các tổng thể có phân phối chuẩn
B. Phương sai tổng thể bằng nhau
C. Có ít nhất 3 tổng thể
D. Cả 3 giả định trên đều cần thiết
13) Trong phương pháp ANOVA, nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ thì có thể kết luận:
A. Ít nhất một tổng thể có trung bình khác trung bình của những tổng thể còn lại.
B. Trung bình của các tổng thể khác nhau.
C. Trung bình của các tổng thể bằng nhau.
D. Các trung bình tổng thể có thể bằng nhau nhưng dữ liệu mẫu không ủng hộ giả thuyết đó.
E. Tất cả đều sai.
14) Bảng ANOVA trình bày trong một báo cáo về một nghiên cứu như sau:
Analysis of Variance
------------------------------------------------------------------------
Source SS df MS F
------------------------------------------------------------------------
Between samples 722,7 4 180,68 15,3
Within samples 473,3 40 11,83
------------------------------------------------------------------------
Total 1196,0 44
Báo cáo cho biết rằng kích thước của các mẫu là bằng nhau. Như vậy, nghiên cứu sử dụng:
A. 4 mẫu với kích thước mỗi mẫu là 10.
B. 5 mẫu với kích thước mỗi mẫu là 10.
C. 4 mẫu với kích thước mỗi mẫu là 9.
D. 5 mẫu với kích thước mỗi mẫu là 9.
15) Một phần kết quả bảng ANOVA như sau:
Source SS df
-------- --- --
Between 30,5 4
Within
Total 165,0 99
16) Với giả thuyết H0: Trung bình của các tổng thể là bằng nhau, phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Bác bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa = 0,05.
B. Không thể bác bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa = 0,01.
C. Không đủ thông tin để đưa ra kết luận.
D. Tất cả các câu trên đều sai.
17) Trong khi tiến hành phân tích phương sai một yếu tố so sánh năm xử lý với 10 quan sát cho mỗi
xử lý, bạn tính được SST = 42,41 và MSE = 6,34. Giá trị F là bao nhiêu?
A. 42,41
B. 1,67
C. 6,34
D. 6,69
E. 0,74
18) Các bậc tự do liên kết với F là bao nhiêu?
A. 5; 50
B. 5; 10
C. 4; 10
D. 4; 45
E. 10; 45
19) Ở một bài toán phân tích phương sai với 4 nhóm, tổng số đơn vị mẫu là 44, trị số kiểm định tính
được là F = 3,79. Với mức ý nghĩa 5%, có thể kết luận rằng:
A. Không có chứng cứ cho thấy trung bình của các tổng thể là khác nhau.
B. Phương sai các tổng thể là bằng nhau.
C. Không có chứng cứ cho thấy phương sai của các tổng thể là khác nhau.
D. Có chứng cứ cho thấy rằng không phải tất cả trung bình tổng thể là bằng nhau.
20) Trong phương pháp ANOVA, các mẫu ngẫu nhiên chọn từ 6 tổng thể. Nếu giả thuyết H0 bị bác
bỏ thì có ……. cặp so sánh trong kiểm định Tukey.
A. 15
B. 16
C. 18
D. 10
Chương 5: KIỂM ĐỊNH PHI THAM SỐ
1) Phát biểu nào sau đây là KHÔNG ĐÚNG:
A. Các kiểm định phi tham số thì không gắn liền với một tham số nào của tổng thể.
B. Phương pháp thống kê có thể được sử dụng với dữ liệu định danh hay thứ bậc thì được phân
loại là phi tham số.
C. Các kiểm định phi tham số thường mạnh hơn các kiểm định tham số vì nó sử dụng cho cả
trường hợp dữ liệu khoảng hay tỷ lệ mà không cần giả định về phân phối chuẩn.
D. Trường hợp mẫu nhỏ được chọn ra từ một tổng thể không có phân phối chuẩn hoặc mẫu có
những giá trị quan sát bất thường thì nên dùng kiểm định phi tham số.
2) Nhằm so sánh sức mạnh của hai siêu máy tính, người ta tiến hành một thử nghiệm như sau: họ
chọn ra một bộ dữ liệu lớn và đặt ra 5 yêu cầu cần xử lý trên bộ dữ liệu này. Sau đó họ chép bộ
dữ liệu này lên hai siêu máy tính rồi cho xử lý từng lệnh theo thứ tự y như nhau, ghi lại thời gian
xử lý từng lệnh của từng máy. Dựa vào dữ liệu thu thập được, người ta muốn kiểm tra xem có
phải là Siêu máy tính 1 xử lý chậm hơn so với Siêu máy tính 2 hay không. Gọi D1 và D2 lần lượt
là phân phối xác suất của các tổng thể thời gian xử lý của Siêu máy tính 1 và Siêu máy tính 2.
Theo anh/chị, trong trường hợp này ta nên sử dụng kiểm định nào sau đây:
A. Kiểm định hạng có dấu Wilcoxon cho trường hợp một bên với giả thuyết thay thế là D1 dịch
chuyển sang trái D2.
B. Kiểm định hạng có dấu Wilcoxon cho trường hợp một bên với giả thuyết thay thế là D1 dịch
chuyển sang phải D2.
C. Kiểm định tổng hạng Wilcoxon cho trường hợp một bên với giả thuyết thay thế là D1 dịch
chuyển sang trái D2.
D. Kiểm định tổng hạng Wilcoxon cho trường hợp một bên với giả thuyết thay thế là D1 dịch
chuyển sang phải D2.
3) Với trường hợp kiểm định giả thuyết về sự khác biệt của hai tổng thể, trong đó có một tổng thể
mà cả phương sai tổng thể lẫn phương sai mẫu đều không biết thì ta nên sử dụng kiểm định nào
sau đây là hợp lý:
A. Kiểm định thống kê t với giả thiết phương sai hai tổng thể là bằng nhau.
B. Kiểm định thống kê t với giả thiết phương sai hai tổng thể không bằng nhau.
C. Kiểm định hạng có dấu Wilcoxon.
D. Kiểm định tổng hạng Wilcoxon.
4) Kiểm định thống kê phi tham số được sử dụng khi:
A. Các cỡ mẫu nhỏ.
B. Chúng ta không muốn đưa ra các giả định của các kiểm định tham số.
C. Phân phối chuẩn chuẩn hóa không thể được tính toán.
D. Các tham số tổng thể là không biết.
5) Bộ phận dịch vụ của Công ty Điện lực thành phố HCM cho rằng thời gian trung vị của một yêu
cầu dịch vụ sẽ là không quá 30 phút. Để kiểm định điều này, một mẫu ngẫu nhiên thời gian dịch
vụ sau đây được thu thập:
33 27 40 34 22 19 40 73 26
Căn cứ vào chỗ các nhà quản lý không muốn đưa ra giả định rằng tổng thể có phân phối chuẩn, kiểm
định thống kê thích hợp để kiểm định về thời gian dịch vụ là
A. Kiểm định t.
B. Kiểm định Kruskal-Wallis.
C. Kiểm định dấu.
D. Kiểm định F.
6) Giả sử bạn đang thực hiện kiểm định tổng hạng Wilcoxon hai bên với mẫu nhỏ, n1 < n2 và đã tìm
được T1 = 58 và T2 = 86. Giá trị của thống kê kiểm định là bao nhiêu?
A. 58
B. 86
C. 72
D. 144
7) Hãy xem xét một tình huống trong đó một nghiên cứu được thực hiện gần đây nhằm xác định
liệu giá nhà trung vị có như nhau hay không ở hai thị trấn nhỏ A và B. Dữ liệu sau đây đã được
thu thập. (Đơn vị tính: triệu đồng)
A 233 567,8 145,6 234 356 203
B 309 422 209 187 165 189
Căn cứ vào dữ liệu này, nếu kiểm định tổng hạng Wilcoxon sẽ được dùng, giá trị thống kê kiểm
định là:
A. 43.
B. 43 hoặc 35.
C. khoảng 1,96.
D. 35.
8) Trong trường hợp nào phân phối chuẩn nên được sử dụng khi dùng kiểm định tổng hạng Wil-
coxon?
A. Khi các cỡ mẫu bằng nhau.
B. Khi các cỡ mẫu lớn hơn 10.
C. Khi các tổng thể có phân phối chuẩn.
D. Bạn hẳn sẽ không bao giờ sử dụng phân phối chuẩn chuẩn hóa.
9) Chọn ngẫu nhiên 5 bệnh nhân xuất viện ở khu điều trị A và 4 bệnh nhân ở khu B, số ngày điều trị
của các bệnh nhân được ghi nhận như sau:
Khu A 13 4 2 10 6
Khu B 10 9 7 8
Giả sử kiểm định tổng hạng Wilcoxon được sử dụng để so sánh số ngày điều trị của bệnh nhân ở hai
khu A và B, thì bệnh nhân có số ngày điều trị là 13 sẽ được xếp hạng:
A. 9.
B. 8.
C. 9,5.
D. 7,5.
10) Kiểm định phi tham số tương ứng với ANOVA một yếu tố là:
A. Kiểm định Kruskal-Wallis
B. Kiểm định Friedman
C. Kiểm định Mann-Whitney
D. Kiểm định Wilcoxon
Chương 6: HỒI QUY TUYẾN TÍNH ĐƠN
1) Khi phân tích mối liên hệ giữa hai biến, đồ thị phân tán có thể được dùng để phát hiện điều gì sau
đây?
A. Mối liên hệ tuyến tính, đồng biến
B. Mối liên hệ phi tuyến tính
C. Mối liên hệ tuyến tính, nghịch biến
D. Tất cả đều đúng
2) Hệ số tương quan tuyến tính luôn luôn nằm trong khoảng:
A. -1 đến 0
B. 0 đến 1
C. -1 đến 1
D. không có giới hạn
3) Hai biến X và Y được xem là có liên hệ tuyến tính hoàn toàn nếu hệ số tương quan có trị số
bằng:
A. +1
B. –1
C. 0
D. –1 hay +1
4) Một nhà nông học qua nhiều năm nghiên cứu nhận định rằng giữa giá của Actiso và lượng mưa
hằng năm có liên hệ tương quan tuyến tính thuận. Điều này có thể nói rằng:
A. Giá của Actiso có xu hướng cao khi lượng mưa nhiều hơn
B. Giá của Actiso có xu hướng cao khi lượng mưa giảm bớt
C. Lượng mưa tăng làm cho giá của Actiso giảm
D. Lượng mưa giảm làm cho giá của Actiso tăng
5) Nếu hệ số tương quan giữa thời gian sử dụng (năm) ô tô và chi phí sửa chữa là +0,9 thì:
A. 81% biến thiên về chi phí sửa chữa có thể được giải thích bởi thời gian sử dụng ô tô.
B. 81% biến thiên về chi phí sửa chữa không thể giải thích bởi thời gian sử dụng ô tô.
C. 90% biến thiên về chi phí sửa chữa có thể được giải thích bởi thời gian sử dụng ô tô.
D. không có câu nào đúng.
6) Nếu hệ số tương quan tổng thể giữa hai biến được xác định là -0,70, điều nào sau đây được biết
là đúng?
A. Có mối liên hệ tuyến tính dương giữa hai biến.
B. Có mối liên hệ tuyến tính âm khá mạnh (hay chặt chẽ) giữa hai biến.
C. Một sự gia tăng ở một biến sẽ khiến cho biến khác giảm 70%.
D. Biểu đồ phân tán cho hai biến sẽ dốc lên từ trái sang phải.
7) Nếu hệ số tương quan giữa thời gian sử dụng (năm) ô tô và chi phí sửa chữa là +0,9 thì:
A. 81% biến thiên về chi phí sửa chữa có thể được giải thích bởi thời gian sử dụng ô tô.
B. 81% biến thiên về chi phí sửa chữa không thể giải thích bởi thời gian sử dụng ô tô.
C. 90% biến thiên về chi phí sửa chữa có thể được giải thích bởi thời gian sử dụng ô tô.
D. không có câu nào đúng.
8) Hệ số xác định R2
thay đổi trong khoảng:
A. 0 đến ∞
B. -1 đến 0
C. -1 đến 1
D. 0 đến 1
E. -∞ đến 0
Câu 9 đến 10 sử dụng số liệu sau:
Một nghiên cứu gần đây của một công ty đầu tư tài chính lớn quan tâm đến việc xác định tỷ lệ phần
trăm thay đổi hàng năm của giá cổ phiếu của các công ty có liên hệ tuyến tính với tỷ lệ phần trăm
thay đổi hàng năm của lợi nhuận của các công ty đó hay không. Dữ liệu sau đây được xác định cho 7
công ty được chọn ngẫu nhiên:
% thay đổi giá cổ phiếu 8,4 9,5 13,6 -3,2 7 18,4 -2,1
% thay đổi lợi nhuận 4,2 5,6 11,2 4,5 12,2 12 -13,4
9) Dựa trên thông tin mẫu trên, sự biến thiên trong tỷ lệ phần trăm thay đổi hàng năm của giá cổ
phiếu được giải thích bởi tỷ lệ phần trăm thay đổi lợi nhuận hàng năm là bao nhiêu?
A. khoảng 70%
B. gần 19%
C. khoảng 49%
D. Tất cả đều sai.
10) Dựa trên thông tin mẫu trên, phương trình hồi quy tuyến tính ước lượng là:
A. 4 19 0 61
= +
ŷ , , x
B. 15 04 4 25
= +
ŷ , , x
C. 119 3 00
= −
ŷ , , x
D. 20 19 0 005
= − +
ŷ , , x
11) Có kết xuất hồi quy sau đây. Chú ý là một số trị số bị mất.
Căn cứ vào thông tin này, giá trị (thống kê) kiểm định để kiểm định hệ số góc của phương trình hồi
quy ước lượng có bằng 0 hay không là bao nhiêu?
A. khoảng t = 3,04
B. khoảng t = 2,19
C. khoảng t = 9,24
D. khoảng t = 2,39
12) Trong phân tích hồi quy tuyến tính đơn giản, SSR có bậc tự do là:
A. n – 1
B. n
C. 1
D. n – 2
13) Hệ số xác định trong phân tích hồi quy tuyến tính đơn giản tính được bằng 1, khi đó có thể nói
rằng:
A. = 0
B. = 1
C. SSE = 0
D. không câu nào đúng
Chương 7: HỒI QUY BỘI
1) Một nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi qui bội có kết quả tính toán như sau: SST (Total) =
798, SSR (Regression) =738, SSE (Error) = 60. Như vậy, hệ số tương quan bội là:
A. 0,2742
B. 0,9617
C. 0,0856
D. 0,9357
2) Khi giả thuyết 0 1 2 3
: 0
H   
= = = bị bác bỏ, có thể kết luận rằng:
A. Không có mối liên hệ tuyến tính giữa Y và bất kỳ biến độc lập X nào.
B. Tồn tại mối liên hệ tuyến tính giữa Y và ít nhất một biến độc lập X.
C. Cả 3 biến độc lập đều có hệ số góc bằng 0.
D. Hệ số góc của cả 3 biến độc lập là bằng nhau.
E. Tồn tại mối liên hệ tuyến tính giữa Y và cả 3 biến độc lập X.
3) Giả sử kiểm định F ở một phân tích hồi qui tuyến tính đa biến là có ý nghĩa nhưng không có kiểm
định t (kiểm định hệ số góc của các biến độc lập) nào là có ý nghĩa. Điều đó có nghĩa là:
A. tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến.
B. tồn tại hiện tượng tự tương quan.
C. mô hình hồi qui là tốt.
D. mô hình hồi qui phi tuyến là thích hợp hơn.
E. không có câu nào đúng.
4) Trong mô hình hồi quy bội, có 5 biến độc lập được dùng để giải thích cho sự thay đổi của biến Y.
Với mẫu gồm 45 quan sát, bậc tự do của SSE là:
A. 40
B. 39
C. 45
D. 5
Chương 8: PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN VÀ DỰ BÁO
1) Một đồ thị chuỗi thời gian thể hiện sự tăng giá trị chung từ những thời kỳ đầu đến những thời kỳ
gần đây nhất:
a. có khả năng thể hiện thành phần chu kỳ.
b. có thành phần xu hướng hiện hữu trong dữ liệu.
c. chắc là sẽ bắt đầu giảm trong vài thời kỳ nữa.
d. có thành phần thời vụ hiện hữu trong dữ liệu.
2) Một công ty có chuỗi thời gian hàng tháng thể hiện đều đặn doanh số cao hơn vào các tháng mùa
hè. Đây là ví dụ về thành phần nào?
a. xu hướng
b. thời vụ
c. chu kỳ
d. ngẫu nhiên
3) 10. Một nhà hàng thường có doanh số của các ngày cuối tuần cao hơn hẳn các ngày khác trong
tuần. Dữ liệu về doanh số bán hàng ngày qua các tuần của nhà hàng này có thể được xem như là ví
dụ sự thay đổi có tính chất _____ của một dãy số thời gian.
a. xu hướng
b. chu kỳ
c. thời vụ
d. ngẫu nhiên, bất thường
4) Một công ty đã ghi nhận dữ liệu doanh số của 12 tháng trong năm vừa qua và tìm được phương
trình xu hướng tuyến tính
ŷ , (t)
= +
286 64 8
. Dựa vào thông tin này, dự báo cho thời kỳ 13 là:
a. 3718
b. 842,4
c. 350,8
d. 1128,4
Câu 47 đến 50 sử dụng số liệu sau:
Công ty XYZ đã khởi sự kinh doanh từ năm 1998. Dữ liệu doanh số sau đây được ghi nhận theo quý
trong các năm 1999-2001.
Năm Q1 Q2 Q3 Q4
1999 50 70 100 60
2000 60 70 120 80
2001 70 90 140 100
5) Thành phần của chuỗi thời gian nào sau đây hiện hữu trong dữ liệu này?
a. Thành phần xu hướng
b. Thành phần thời vụ
c. Thành phần ngẫu nhiên
d. Tất cả đều đúng.
6) Số bình quân di động 4 thời đoạn căn cứ vào Q1-1999 – Q4-1999 là bao nhiêu?
a. 280
b. 70
c. 60
b. 55
7) Số bình quân di động tâm cho Q2-2001 là bao nhiêu?
a. 97,5
b. 11,50
c. 89,0
d. 100
8) Chỉ số thời vụ cho Q3 là:
a. khoảng 1,39.
b. nhỏ hơn 1,1.
c. khoảng 0,87.
b. khoảng 1,59.
Câu 51 đến 53 sử dụng số liệu sau:
Sản lượng hàng hóa tiêu thụ (1000 tấn) của một công ty trong thời kỳ 1996 – 2001 như sau:
Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001
Sản lượng hàng hóa tiêu thụ 50,1 55,2 60,2 65,1 70,3 75,5
9) Sản lượng hàng hóa tiêu thụ trung bình hàng năm của công ty trong thời kỳ 1997 – 2001 (lấy 2 số
thập phân) (1000 tấn):
a. 65,26
b. 62,73
c. 65,73
d. 63,26
10) Phương trình đường thẳng thể hiện xu hướng thay đổi sản lượng hàng hóa tiêu thụ của công ty
trong thời kỳ 1996 – 2001 là (thứ tự thời gian của năm 1998 và 1999 được đánh số là -1 và +1):
a.
62 73 3 25
t
ŷ , , t
= +
b.
66 73 3 25
t
ŷ , , t
= +
c.
66 73 2 53
t
ŷ , , t
= +
d.
62 73 2 53
t
ŷ , , t
= +
11) Sản lượng hàng hóa tiêu thụ dự đoán năm 2002 theo tốc độ phát triển bình quân là (1000 tấn, lấy
2 số thập phân)
a. 81,58
b. 81,95
c. 80,95
d. 80,58
Câu 12 đến 14 sử dụng số liệu sau:
Số liệu về tình hình tiêu thụ của 1 doanh nghiệp năm 2001 như sau:
6 tháng đầu năm Doanh thu tiêu
thụ 6 tháng cuối
năm (tỷ đồng)
Tỷ lệ tăng (+) giảm (-) về
giá cả 6 tháng cuối năm so
với 6 tháng đầu năm (%)
Sản phẩm Đơn giá
(1000 đ/sp)
Số lượng sản phẩm
tiêu thụ (1000 sp)
A 10 100 1,2 +2,0
B 45 72 3,0 -2,5
C 25 85 2,5 +1,03
12) Tính chung cả 3 sản phẩm giá cả thay đổi làm tổng doanh thu thay đổi: (tiệu đồng, lấy 2 số thập
phân)
a. tăng 28,26
b. tăng 27,91
c. giảm 28,26
d. giảm 27,91
13) Doanh thu tiêu thụ cả 3 sản phẩm tăng (giảm): (%, lấy 2 số thập phân)
a. 5,76
b. 5,56
c. 5,26
d. Tất cả đều sai.
14) Tính riêng sản phẩm B, khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng (+), giảm (-) (%, lấy 2 số thập phân):
a. -5,03
b. +5,70
c. +5,03
d. -5,70
15) Giả sử năm 2000 được dùng làm thời kỳ gốc và doanh số năm 2000 là 12 triệu sản phẩm. Nếu
doanh số là 18 triệu sản phẩm trong năm 2006, thì chỉ số cá thể khối lượng cho năm 2006 là:
a. 1,5 lần.
b. 6 triệu sản phẩm.
c. 150.
d. 0,666.
16) Điều nào sau đây là đúng về các số chỉ số? Các số chỉ số:
a. được dùng để đo lường thành phần xu hướng.
b. được dùng để đo lường thành phần thời vụ.
c. được dùng để đo lường thành phần chu kỳ.
d. được dùng để so sánh tương đối các thời đoạn khác nhau.
17) Quyền số được chọn trong công thức tính chỉ số tổng hợp giá theo phương pháp Laspeyres là:
a. lượng hàng hóa tiêu thụ ở kỳ gốc.
b. lượng hàng hóa tiêu thụ ở kỳ nghiên cứu.
c. giá hàng hóa tiêu thụ ở kỳ gốc.
d. giá hàng hóa tiêu thụ ở kỳ nghiên cứu.
18) Quyền số được chọn trong công thức tính chỉ số tổng hợp khối lượng theo phương pháp Paasche
là:
a. lượng hàng hóa tiêu thụ ở kỳ gốc.
b. lượng hàng hóa tiêu thụ ở kỳ nghiên cứu.
c. giá hàng hóa tiêu thụ ở kỳ gốc.
d. giá hàng hóa tiêu thụ ở kỳ nghiên cứu.
19) Tìm phát biểu sai. Chỉ số trong thống kê
E. là số tương đối
F. phản ánh quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hai hiện tượng nghiên cứu khác nhau
G. phản ánh quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng nghiên cứu
H. hai mức độ đó có thể theo thời gian, theo không gian hoặc so với mục tiêu
20) VN-Index là một loại:
A. chỉ số cá thể giá cả.
B. chỉ số cá thể khối lượng.
C. chỉ số tổng hợp giá cả.
D. chỉ số tổng hợp khối lượng.

More Related Content

What's hot

Suy diễn thống kê và ngôn ngữ R (3): Thống kê mô tả
Suy diễn thống kê và ngôn ngữ R (3): Thống kê mô tảSuy diễn thống kê và ngôn ngữ R (3): Thống kê mô tả
Suy diễn thống kê và ngôn ngữ R (3): Thống kê mô tảTài Tài
 
10 đề tổng hợp
10 đề tổng hợp10 đề tổng hợp
10 đề tổng hợpHỹ Thành
 
Suy diễn thống kê và ngôn ngữ R (1): Tính toán xác suất và mô phỏng
Suy diễn thống kê và ngôn ngữ R (1): Tính toán xác suất và mô phỏngSuy diễn thống kê và ngôn ngữ R (1): Tính toán xác suất và mô phỏng
Suy diễn thống kê và ngôn ngữ R (1): Tính toán xác suất và mô phỏngTài Tài
 
Chuong4 PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI MỘT YẾU TỐ
Chuong4 PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI MỘT YẾU TỐChuong4 PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI MỘT YẾU TỐ
Chuong4 PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI MỘT YẾU TỐThắng Nguyễn
 
Ngôn ngữ R
Ngôn ngữ RNgôn ngữ R
Ngôn ngữ RTtx Love
 
Các dạng toán quy tắc đếm, hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp thường gặp
Các dạng toán quy tắc đếm, hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp thường gặpCác dạng toán quy tắc đếm, hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp thường gặp
Các dạng toán quy tắc đếm, hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp thường gặpTới Nguyễn
 
Chuong 1 tin hoc cn minitab
Chuong 1 tin hoc cn minitabChuong 1 tin hoc cn minitab
Chuong 1 tin hoc cn minitabSanSan171
 
09 huong dan giai toan xac suat
09 huong dan giai toan xac suat09 huong dan giai toan xac suat
09 huong dan giai toan xac suatlivevn
 
Đề thi trắc nghiệm Xác suất thống kê có lời giải
Đề thi trắc nghiệm Xác suất thống kê có lời giảiĐề thi trắc nghiệm Xác suất thống kê có lời giải
Đề thi trắc nghiệm Xác suất thống kê có lời giải希夢 坂井
 
GIÁO ÁN HỌC PHẦN: Nhập môn Lý thuyết xác suất và thống kê Toán LỚP DẠY: Đại h...
GIÁO ÁN HỌC PHẦN: Nhập môn Lý thuyết xác suất và thống kê Toán LỚP DẠY: Đại h...GIÁO ÁN HỌC PHẦN: Nhập môn Lý thuyết xác suất và thống kê Toán LỚP DẠY: Đại h...
GIÁO ÁN HỌC PHẦN: Nhập môn Lý thuyết xác suất và thống kê Toán LỚP DẠY: Đại h...nataliej4
 
Phan tich du_lieu_thong_ke_va_python
Phan tich du_lieu_thong_ke_va_pythonPhan tich du_lieu_thong_ke_va_python
Phan tich du_lieu_thong_ke_va_pythontNguyn33935
 
Bài 4.4 - SQL (STRUCTURED QUERY LANGUAGE) - SQL server
Bài 4.4 - SQL (STRUCTURED QUERY LANGUAGE) - SQL serverBài 4.4 - SQL (STRUCTURED QUERY LANGUAGE) - SQL server
Bài 4.4 - SQL (STRUCTURED QUERY LANGUAGE) - SQL serverMasterCode.vn
 
BÀI GIẢNG XÁC SUẤT THỐNG KÊ - TS. PHẠM QUANG KHOÁI_10435012092019
BÀI GIẢNG XÁC SUẤT THỐNG KÊ - TS. PHẠM QUANG KHOÁI_10435012092019BÀI GIẢNG XÁC SUẤT THỐNG KÊ - TS. PHẠM QUANG KHOÁI_10435012092019
BÀI GIẢNG XÁC SUẤT THỐNG KÊ - TS. PHẠM QUANG KHOÁI_10435012092019TiLiu5
 
Bài giang và bài tập môn xác suất thống kê
Bài giang và bài tập môn xác suất thống kêBài giang và bài tập môn xác suất thống kê
Bài giang và bài tập môn xác suất thống kêDoan Tuyen
 

What's hot (20)

Suy diễn thống kê và ngôn ngữ R (3): Thống kê mô tả
Suy diễn thống kê và ngôn ngữ R (3): Thống kê mô tảSuy diễn thống kê và ngôn ngữ R (3): Thống kê mô tả
Suy diễn thống kê và ngôn ngữ R (3): Thống kê mô tả
 
10 đề tổng hợp
10 đề tổng hợp10 đề tổng hợp
10 đề tổng hợp
 
A not-a
A not-aA not-a
A not-a
 
Suy diễn thống kê và ngôn ngữ R (1): Tính toán xác suất và mô phỏng
Suy diễn thống kê và ngôn ngữ R (1): Tính toán xác suất và mô phỏngSuy diễn thống kê và ngôn ngữ R (1): Tính toán xác suất và mô phỏng
Suy diễn thống kê và ngôn ngữ R (1): Tính toán xác suất và mô phỏng
 
Chuong4 PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI MỘT YẾU TỐ
Chuong4 PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI MỘT YẾU TỐChuong4 PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI MỘT YẾU TỐ
Chuong4 PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI MỘT YẾU TỐ
 
Ngôn ngữ R
Ngôn ngữ RNgôn ngữ R
Ngôn ngữ R
 
Các dạng toán quy tắc đếm, hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp thường gặp
Các dạng toán quy tắc đếm, hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp thường gặpCác dạng toán quy tắc đếm, hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp thường gặp
Các dạng toán quy tắc đếm, hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp thường gặp
 
Chuong 1 tin hoc cn minitab
Chuong 1 tin hoc cn minitabChuong 1 tin hoc cn minitab
Chuong 1 tin hoc cn minitab
 
bai tap co loi giai xac suat thong ke
bai tap co loi giai xac suat thong kebai tap co loi giai xac suat thong ke
bai tap co loi giai xac suat thong ke
 
Xác suất
Xác suấtXác suất
Xác suất
 
Ontap
OntapOntap
Ontap
 
09 huong dan giai toan xac suat
09 huong dan giai toan xac suat09 huong dan giai toan xac suat
09 huong dan giai toan xac suat
 
Đề thi trắc nghiệm Xác suất thống kê có lời giải
Đề thi trắc nghiệm Xác suất thống kê có lời giảiĐề thi trắc nghiệm Xác suất thống kê có lời giải
Đề thi trắc nghiệm Xác suất thống kê có lời giải
 
GIÁO ÁN HỌC PHẦN: Nhập môn Lý thuyết xác suất và thống kê Toán LỚP DẠY: Đại h...
GIÁO ÁN HỌC PHẦN: Nhập môn Lý thuyết xác suất và thống kê Toán LỚP DẠY: Đại h...GIÁO ÁN HỌC PHẦN: Nhập môn Lý thuyết xác suất và thống kê Toán LỚP DẠY: Đại h...
GIÁO ÁN HỌC PHẦN: Nhập môn Lý thuyết xác suất và thống kê Toán LỚP DẠY: Đại h...
 
Chuyen de-thong-ke
Chuyen de-thong-keChuyen de-thong-ke
Chuyen de-thong-ke
 
Phan tich du_lieu_thong_ke_va_python
Phan tich du_lieu_thong_ke_va_pythonPhan tich du_lieu_thong_ke_va_python
Phan tich du_lieu_thong_ke_va_python
 
Bai giang xstk
Bai giang xstkBai giang xstk
Bai giang xstk
 
Bài 4.4 - SQL (STRUCTURED QUERY LANGUAGE) - SQL server
Bài 4.4 - SQL (STRUCTURED QUERY LANGUAGE) - SQL serverBài 4.4 - SQL (STRUCTURED QUERY LANGUAGE) - SQL server
Bài 4.4 - SQL (STRUCTURED QUERY LANGUAGE) - SQL server
 
BÀI GIẢNG XÁC SUẤT THỐNG KÊ - TS. PHẠM QUANG KHOÁI_10435012092019
BÀI GIẢNG XÁC SUẤT THỐNG KÊ - TS. PHẠM QUANG KHOÁI_10435012092019BÀI GIẢNG XÁC SUẤT THỐNG KÊ - TS. PHẠM QUANG KHOÁI_10435012092019
BÀI GIẢNG XÁC SUẤT THỐNG KÊ - TS. PHẠM QUANG KHOÁI_10435012092019
 
Bài giang và bài tập môn xác suất thống kê
Bài giang và bài tập môn xác suất thống kêBài giang và bài tập môn xác suất thống kê
Bài giang và bài tập môn xác suất thống kê
 

Similar to Phân tích dữ liệu kinh doanh

8.phuong phap chon mau, co mau
8.phuong phap chon mau, co mau8.phuong phap chon mau, co mau
8.phuong phap chon mau, co mauthao thu
 
peppa pig en español play doh
peppa pig en español play dohpeppa pig en español play doh
peppa pig en español play dohJohn Michels
 
Phương Pháp Thu Thập Dữ Liệu Sơ Cấp.pdf
Phương Pháp Thu Thập Dữ Liệu Sơ Cấp.pdfPhương Pháp Thu Thập Dữ Liệu Sơ Cấp.pdf
Phương Pháp Thu Thập Dữ Liệu Sơ Cấp.pdfNuioKila
 
B A I T A P T O N G H O P
B A I  T A P  T O N G  H O PB A I  T A P  T O N G  H O P
B A I T A P T O N G H O PChjm Ku'
 
(1) Giới thiệu về thống kê cho các ngành khoa học xã hội_Bài giảng 1: Giới th...
(1) Giới thiệu về thống kê cho các ngành khoa học xã hội_Bài giảng 1: Giới th...(1) Giới thiệu về thống kê cho các ngành khoa học xã hội_Bài giảng 1: Giới th...
(1) Giới thiệu về thống kê cho các ngành khoa học xã hội_Bài giảng 1: Giới th...Development and Policies Research Center (DEPOCEN)
 
Đề thi hệ thống thông tin quản lý
Đề thi hệ thống thông tin quản lýĐề thi hệ thống thông tin quản lý
Đề thi hệ thống thông tin quản lýdlmonline24h
 
Đề thi trắc nghiệm httt kế toán
Đề thi trắc nghiệm httt kế toánĐề thi trắc nghiệm httt kế toán
Đề thi trắc nghiệm httt kế toánleemindinh
 
10 ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 - MÔN TOÁN - LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC Đ...
10 ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 - MÔN TOÁN - LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC Đ...10 ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 - MÔN TOÁN - LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC Đ...
10 ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 - MÔN TOÁN - LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC Đ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
KHAI PHÁ DỮ LIỆU - C5.pptx
KHAI PHÁ DỮ LIỆU - C5.pptxKHAI PHÁ DỮ LIỆU - C5.pptx
KHAI PHÁ DỮ LIỆU - C5.pptxPhanAnhNht
 
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ...BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai tap ktl lop chinh quy - 2013
Bai tap ktl   lop chinh quy - 2013Bai tap ktl   lop chinh quy - 2013
Bai tap ktl lop chinh quy - 2013Bé Bảo Bảo
 
chuong-0_tong-quan.ppt
chuong-0_tong-quan.pptchuong-0_tong-quan.ppt
chuong-0_tong-quan.pptPrawNaparee
 
Cđtruy van du lieu t2
Cđtruy van du lieu t2Cđtruy van du lieu t2
Cđtruy van du lieu t2xuan thanh
 
09 huong dan_giai_toan_xac_suat
09 huong dan_giai_toan_xac_suat09 huong dan_giai_toan_xac_suat
09 huong dan_giai_toan_xac_suatnguyen anh
 

Similar to Phân tích dữ liệu kinh doanh (20)

Chon mau
Chon mauChon mau
Chon mau
 
Nguyen ly thong ke
Nguyen ly thong keNguyen ly thong ke
Nguyen ly thong ke
 
Nguyenly thong ke
Nguyenly thong keNguyenly thong ke
Nguyenly thong ke
 
PPNCKT_Chuong 3 p3
PPNCKT_Chuong 3 p3PPNCKT_Chuong 3 p3
PPNCKT_Chuong 3 p3
 
8.phuong phap chon mau, co mau
8.phuong phap chon mau, co mau8.phuong phap chon mau, co mau
8.phuong phap chon mau, co mau
 
peppa pig en español play doh
peppa pig en español play dohpeppa pig en español play doh
peppa pig en español play doh
 
Exercises 1 2
Exercises 1 2Exercises 1 2
Exercises 1 2
 
Phương Pháp Thu Thập Dữ Liệu Sơ Cấp.pdf
Phương Pháp Thu Thập Dữ Liệu Sơ Cấp.pdfPhương Pháp Thu Thập Dữ Liệu Sơ Cấp.pdf
Phương Pháp Thu Thập Dữ Liệu Sơ Cấp.pdf
 
B A I T A P T O N G H O P
B A I  T A P  T O N G  H O PB A I  T A P  T O N G  H O P
B A I T A P T O N G H O P
 
(1) Giới thiệu về thống kê cho các ngành khoa học xã hội_Bài giảng 1: Giới th...
(1) Giới thiệu về thống kê cho các ngành khoa học xã hội_Bài giảng 1: Giới th...(1) Giới thiệu về thống kê cho các ngành khoa học xã hội_Bài giảng 1: Giới th...
(1) Giới thiệu về thống kê cho các ngành khoa học xã hội_Bài giảng 1: Giới th...
 
Đề thi hệ thống thông tin quản lý
Đề thi hệ thống thông tin quản lýĐề thi hệ thống thông tin quản lý
Đề thi hệ thống thông tin quản lý
 
Đề thi trắc nghiệm httt kế toán
Đề thi trắc nghiệm httt kế toánĐề thi trắc nghiệm httt kế toán
Đề thi trắc nghiệm httt kế toán
 
10 ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 - MÔN TOÁN - LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC Đ...
10 ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 - MÔN TOÁN - LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC Đ...10 ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 - MÔN TOÁN - LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC Đ...
10 ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 - MÔN TOÁN - LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC Đ...
 
KHAI PHÁ DỮ LIỆU - C5.pptx
KHAI PHÁ DỮ LIỆU - C5.pptxKHAI PHÁ DỮ LIỆU - C5.pptx
KHAI PHÁ DỮ LIỆU - C5.pptx
 
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ...BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ...
 
Chapter 8
Chapter 8Chapter 8
Chapter 8
 
Bai tap ktl lop chinh quy - 2013
Bai tap ktl   lop chinh quy - 2013Bai tap ktl   lop chinh quy - 2013
Bai tap ktl lop chinh quy - 2013
 
chuong-0_tong-quan.ppt
chuong-0_tong-quan.pptchuong-0_tong-quan.ppt
chuong-0_tong-quan.ppt
 
Cđtruy van du lieu t2
Cđtruy van du lieu t2Cđtruy van du lieu t2
Cđtruy van du lieu t2
 
09 huong dan_giai_toan_xac_suat
09 huong dan_giai_toan_xac_suat09 huong dan_giai_toan_xac_suat
09 huong dan_giai_toan_xac_suat
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 

Recently uploaded (20)

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 

Phân tích dữ liệu kinh doanh

  • 1. CHƯƠNG I 1) Trong một bảng câu hỏi khảo sát, có câu sau: Chuyên ngành bạn theo học: Kế toán Marketing Quản trị kinh doanh Luật thương mại Tài chính Kinh tế học Quản trị Nhân sự Kinh doanh quốc tế Khác Dữ liệu thu thập được của câu hỏi này thuộc thang đo nào? A. Định danh B. Thứ bậc C. Khoảng D. Tỷ lệ 2) Trong một bảng câu hỏi khảo sát, có câu sau: Công việc đang làm của bạn rất thú vị phải không? 1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Bình thường 4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý Dữ liệu thu thập được của câu hỏi này thuộc thang đo nào? A. Khoảng B. Định danh C. Thứ bậc D. Tỷ lệ 3) Trong một bảng câu hỏi khảo sát, có câu sau: Xin vui lòng cho biết số năm làm việc của bạn: 1. Dưới 2 năm 2. Từ 2 năm đến dưới 4 năm 3. Từ 4 năm đến dưới 6 năm 4. Từ 6 năm trở lên Dữ liệu thu thập được của câu hỏi này thuộc thang đo nào? A. Khoảng B. Định danh C. Thứ bậc D. Tỷ lệ 4) Trong một bảng câu hỏi khảo sát, có câu sau: Xin vui lòng cho biết tuổi của bạn: ______ Dữ liệu thu thập được của câu hỏi này thuộc thang đo nào? A. Khoảng B. Định danh C. Thứ bậc D. Tỷ lệ 5) Thang đo dữ liệu có số không tuyệt đối (an absolute zero) được gọi là _______. A. định danh B. thứ bậc C. khoảng D. tỷ lệ
  • 2. 6) Dữ liệu định danh và dữ liệu thứ bậc được xếp vào loại _______. A. dữ liệu định lượng B. dữ liệu định tính C. dữ liệu mô tả D. dữ liệu suy diễn 7) Dữ liệu khoảng và dữ liệu tỷ lệ được xếp vào loại _______. A. dữ liệu định lượng B. dữ liệu định tính C. dữ liệu mô tả D. dữ liệu suy diễn 8) Từ một mẫu sinh viên trong lớp thống kê của bạn, bạn thu thập các thông tin sau: tên, giới tính, điểm thi tốt nghiệp phổ thông trung học, tuổi và điểm môn toán ở năm thứ nhất. Giả sử dữ liệu này được thu thập cùng lúc, đó là một ví dụ về A. dữ liệu chéo B. dữ liệu chuỗi thời gian C. dữ liệu định tính D. dữ liệu định lượng 9) Tập dữ liệu doanh thu hàng năm của công ty Johnson & Johnson trong giai đoạn 1994-2003 là một ví dụ về A. dữ liệu chéo B. dữ liệu chuỗi thời gian C. dữ liệu mô tả D. dữ liệu suy diễn 10) Một đặc trưng của mẫu, như trung bình mẫu, được gọi là A. thống kê B. tham số C. độ lệch trung bình D. Tất cả đều sai. 11) Một đặc trưng của mẫu, như độ lệch chuẩn mẫu, được gọi là A. thống kê B. tham số C. độ lệch trung bình D. Tất cả đều sai. 12) Một đặc trưng của mẫu, như phương sai mẫu, được gọi là A. thống kê B. tham số C. độ lệch trung bình D. Tất cả đều sai. 13) Một đặc trưng của mẫu, như tỷ lệ mẫu, được gọi là A. thống kê B. tham số C. độ lệch trung bình D. Tất cả đều sai. 14) Nghiên cứu về các phương pháp tổ chức, tóm tắt và trình bày dữ liệu thống kê được gọi là
  • 3. A. thống kê suy diễn B. thống kê mô tả C. lấy mẫu D. Tất cả đều sai 15) Quá trình suy diễn về các đặc điểm của tổng thể dựa trên thông tin mẫu được gọi là A. thống kê suy diễn B. thống kê mô tả C. lấy mẫu D. Tất cả đều sai 16) Phương pháp lấy mẫu trong đó, mỗi mẫu có cỡ n đều có xác suất được chọn như nhau, được gọi là A. lấy mẫu cụm B. lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản C. lấy mẫu phân tầng D. lấy mẫu hệ thống E. Tất cả đều sai. 17) Số lượng mẫu ngẫu nhiên đơn giản khác nhau có cỡ 4 có thể được chọn từ một tổng thể có cỡ 6 là A. 24 B. 30 C. 15 D. 4 E. Tất cả đều sai. 18) Phương pháp lấy mẫu trong đó chọn ngẫu nhiên một trong số k phần tử đầu tiên rồi thì chọn mọi phần tử thứ k sau đó, được gọi là A. lấy mẫu cụm B. lấy mẫu ngẫu nhiên C. lấy mẫu phân tầng D. lấy mẫu hệ thống E. Tất cả đều sai. 19) Phương pháp lấy mẫu trong đó, đầu tiên tổng thể được chia thành nhiều tầng và sau đó một mẫu ngẫu nhiên đơn giản được lấy từ mỗi tầng, được gọi là A. lấy mẫu cụm B. lấy mẫu ngẫu nhiên C. lấy mẫu phân tầng D. lấy mẫu hệ thống E. Tất cả đều sai. 20) Phương pháp lấy mẫu trong đó, đầu tiên tổng thể được chia thành nhiều cụm và rồi một mẫu ngẫu nhiên đơn giản các cụm được lấy ra, được gọi là A. lấy mẫu cụm B. lấy mẫu ngẫu nhiên C. lấy mẫu phân tầng D. lấy mẫu hệ thống E. Tất cả đều sai. 21) Phương pháp lấy mẫu trong đó, các phần tử được chọn vào mẫu trên cơ sở sự tiện lợi, được gọi là A. lấy mẫu thuận tiện
  • 4. B. lấy mẫu phán đoán C. lấy mẫu hạn ngạch D. lấy mẫu ngẫu nhiên E. Tất cả đều sai. 22) Phương pháp lấy mẫu trong đó, các phần tử được chọn vào mẫu dựa trên sự phán đoán của người nghiên cứu, được gọi là A. lấy mẫu thuận tiện B. lấy mẫu phán đoán C. lấy mẫu hạn ngạch D. lấy mẫu ngẫu nhiên E. Tất cả đều sai. 23) Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG: A. Trong một nghiên cứu thử nghiệm, các biến quan tâm được nhận biết. B. Trong các nghiên cứu quan sát, các yếu tố phải được kiểm soát. C. Trong các nghiên cứu quan sát, các mối liên hệ nhân quả thì dễ thiết lập hơn. D. Điều tra là một loại nghiên cứu thử nghiệm. 24) Một giảng viên thống kê muốn biết ảnh hưởng của định dạng lớp học đối với việc học của sinh viên, như được đo lường bằng sự cải thiện điểm thi từ đầu đến cuối học kỳ. Năm định dạng lớp được nghiên cứu phản ánh những điểm nhấn khác nhau về các vấn đề bài tập về nhà và bài tập có sử dụng máy vi tính. Sáu mươi sinh viên được chọn ngẫu nhiên cho nghiên cứu này; 12 sinh viên được phân ngẫu nhiên cho từng định dạng lớp. Thuật ngữ xử lý được minh họa bởi A. sự thay đổi trong điểm thi B. các định dạng lớp học C. số lượng khác nhau của bài tập về nhà và làm việc sử dụng máy vi tính trong các định dạng lớp học khác nhau D. 12 sinh viên được phân cho từng định dạng lớp E. 60 sinh viên trong mẫu ngẫu nhiên 25) Một giảng viên thống kê muốn biết ảnh hưởng của định dạng lớp học đối với việc học của sinh viên, như được đo lường bằng sự cải thiện điểm thi từ đầu đến cuối học kỳ. Năm định dạng lớp được nghiên cứu phản ánh những điểm nhấn khác nhau về các vấn đề bài tập về nhà và bài tập có sử dụng máy vi tính. Sáu mươi sinh viên được chọn ngẫu nhiên cho nghiên cứu này; 12 sinh viên được phân ngẫu nhiên cho từng định dạng lớp. Thuật ngữ sự lặp lại được minh họa bởi A. sự thay đổi trong điểm thi B. các định dạng lớp học C. số lượng khác nhau của bài tập về nhà và làm việc sử dụng máy vi tính trong các định dạng lớp học khác nhau D. 12 sinh viên được phân cho từng định dạng lớp E. 60 sinh viên trong mẫu ngẫu nhiên 26) Một giảng viên thống kê muốn biết ảnh hưởng của định dạng lớp học đối với việc học của sinh viên, như được đo lường bằng sự cải thiện điểm thi từ đầu đến cuối học kỳ. Năm định dạng lớp được nghiên cứu phản ánh những điểm nhấn khác nhau về các vấn đề bài tập về nhà và bài tập có sử dụng máy vi tính. Sáu mươi sinh viên được chọn ngẫu nhiên cho nghiên cứu này; 12 sinh viên được phân ngẫu nhiên cho từng định dạng lớp. Thuật ngữ biến đáp ứng được minh họa bởi A. sự thay đổi trong điểm thi B. các định dạng lớp học C. số lượng khác nhau của bài tập về nhà và làm việc sử dụng máy vi tính trong các định dạng lớp học khác nhau D. 12 sinh viên được phân cho từng định dạng lớp E. 60 sinh viên trong mẫu ngẫu nhiên
  • 5. 27) Ba hợp chất sửa chữa đường khác nhau đã được thử nghiệm tại bốn địa điểm đường cao tốc khác nhau. Tại mỗi địa điểm, ba phần của con đường đã được sửa chữa, mỗi phần với một trong ba hợp chất. Sau đó, dữ liệu được thu thập trên số ngày sử dụng giao thông cho đến khi có yêu cầu sửa chữa bổ sung để kiểm tra sự khác biệt giữa các hợp chất. Vị trí | 1 2 3 4 ------------------------------------------------------- A | 99 73 85 103 Hợp chất B | 82 72 85 97 C | 81 79 82 86 Yếu tố trong thử nghiệm này là A. hợp chất B. bốn C. địa điểm D. số ngày sử dụng giao thông cho đến khi có yêu cầu sửa chữa bổ sung 28) Ba hợp chất sửa chữa đường khác nhau đã được thử nghiệm tại bốn địa điểm đường cao tốc khác nhau. Tại mỗi địa điểm, ba phần của con đường đã được sửa chữa, mỗi phần với một trong ba hợp chất. Sau đó, dữ liệu được thu thập trên số ngày sử dụng giao thông cho đến khi có yêu cầu sửa chữa bổ sung để kiểm tra sự khác biệt giữa các hợp chất. Vị trí | 1 2 3 4 ------------------------------------------------------- A | 99 73 85 103 Hợp chất B | 82 72 85 97 C | 81 79 82 86 Khối trong thử nghiệm này là A. hợp chất B. bốn C. địa điểm D. số ngày sử dụng giao thông cho đến khi có yêu cầu sửa chữa bổ sung ÔN TẬP (VỀ ƯỚC LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT) TRƯỚC KHI HỌC CHƯƠNG 2 1) Một đặc trưng của tổng thể, như trung bình tổng thể, được gọi là A. thống kê B. tham số C. mẫu D. Tất cả đều sai. 2) Một đặc trưng của tổng thể, như độ lệch chuẩn tổng thể, được gọi là A. thống kê B. tham số C. mẫu D. Tất cả đều sai. 3) Một đặc trưng của tổng thể, như phương sai tổng thể, được gọi là A. thống kê B. tham số
  • 6. C. mẫu D. Tất cả đều sai. 4) Một đặc trưng của tổng thể, như tỷ lệ tổng thể, được gọi là A. thống kê B. tham số C. mẫu D. Tất cả đều sai. 5) Trong một lớp sau đại học gồm bốn sinh viên, điểm số của bài kiểm tra đầu tiên là 93; 87; 62; 98 Tính trung bình tổng thể. A. 85 B. 90 C. 95,5 D. 340 E. Tất cả đều sai 6) Trong một lớp sau đại học gồm bốn sinh viên, điểm số của bài kiểm tra đầu tiên là 93; 87; 62; 98 Tính độ lệch chuẩn tổng thể. A. 13,84 B. 15,98 C. 191,5 D. 255,33 E. Tất cả đều sai 7) Một mẫu gồm năm tỷ số thu nhập/giá của các công ty trong khu vực Dịch vụ như sau. 37; 11; 14; 17; 12 Tính trung bình mẫu. A. 10,76 B. 14 C. 18 D. 18,2 E. Tất cả đều sai 8) Một mẫu gồm năm tỷ số thu nhập/giá của các công ty trong khu vực Dịch vụ như sau. 37; 11; 14; 17; 12 Tính độ lệch chuẩn mẫu. A. 9,62 B. 10,76 C. 11,5 D. 115,7 E. Tất cả đều sai 9) Một mẫu gồm năm tỷ số thu nhập/giá của các công ty trong khu vực Dịch vụ như sau. 37; 11; 14; 17; 12 Tìm trung vị mẫu. A. 10,76 B. 14 C. 18 D. 18,2 E. Tất cả đều sai
  • 7. LÀM TƯƠNG TỰ (TÍNH TRUNG BÌNH VÀ PHƯƠNG SAI) VỚI DỮ LIỆU PHÂN TỔ CÓ VÀ KHÔNG CÓ KHOẢNG CÁCH. 10) Phân phối quan trọng nhất trong thống kê là A. nhị thức B. mũ C. chuẩn D. Poisson E. Tất cả đều sai 11) Phân phối xác suất chuẩn A. là phân phối xác suất rời rạc B. là phân phối xác suất liên tục C. có thể là liên tục hoặc rời rạc D. phải luôn có trung bình bằng 0 E. Tất cả đều sai 12) Đồ thị của phân phối nào sau đây có dạng hình chuông? A. mũ B. chuẩn C. đều D. Tất cả đều đúng 13) Để xác định duy nhất một phân phối chuẩn, ta phải biết A.  B. n C.  D. chỉ (A) và (C) E. tất cả (A), (B) và (C) 14) Phân phối chuẩn chuẩn hóa là phân phối chuẩn có A. trung bình bằng 0, phương sai bằng 0. B. trung bình bằng 0, phương sai bất kỳ. C. trung bình bằng 0, phương sai bằng 1. D. phương sai bằng 0, trung bình bất kỳ. 15) Đối với phân phối xác suất chuẩn chuẩn hóa, diện tích nằm bên trái của trung bình là A. lớn hơn 0,5 B. -0,5 C. 1 D. 0,5 E. Tất cả đều sai 16) Nếu một giá trị z nằm bên trái trung bình thì giá trị của nó là A. âm B. dương C. bất kỳ giá trị nào từ - đến  D. 0 E. Tất cả đều sai 17) Nếu một giá trị z nằm bên phải trung bình thì giá trị của nó là A. âm B. dương C. bất kỳ giá trị nào từ - đến  D. 0
  • 8. E. Tất cả đều sai 18) Nếu tổng thể có phân phối chuẩn, chưa biết  , với kích thước mẫu n = 15 thì việc xây dựng khoảng tin cậy cho trung bình tổng thể,  , dựa trên: A. phân phối chuẩn B. phân phối Student C. phân phối nhị thức D. phân phối Poisson 19) Khi bậc tự do tăng, phân phối t tiến gần đến A. phân phối nhị thức B. phân phối mũ C. phân phối chuẩn chuẩn hóa D. Tất cả đều sai 20) Cho phân phối t với 14 bậc tự do, diện tích nằm bên trái của -1,761 là A. 0,025 B. 0,05 C. 0,10 D. 0,90 E. Tất cả đều sai 21) Khoảng tin cậy 95% so với khoảng tin cậy 90%: A. rộng hơn B. hẹp hơn C. chính xác hơn D. (B) và (C) đúng 22) Khoảng tin cậy 90% của trung bình tổng thể,  , trong khoảng từ 21 đến 21,4. Điều đó có nghĩa là: A. Xác suất để  nằm trong khoảng từ 21 đến 21,4 là 0.90. B. Nếu từ một tổng thể, trong những điều kiện tương tự nhau ta lấy ra nhiều mẫu, và với mỗi mẫu ta xây dựng một khoảng tin cậy, thì chính xác là 90% những khoảng tin cậy đó sẽ chứa giá trị thực của  . C. Nếu từ một tổng thể, trong những điều kiện tương tự nhau ta lấy ra nhiều mẫu, và với mỗi mẫu ta xây dựng một khoảng tin cậy, thì ta kỳ vọng rằng 90% những khoảng tin cậy đó sẽ chứa giá trị thực của  . D. Ta kỳ vọng rằng 90% các giá trị có thể có của  nằm trong khoảng từ 21 đến 21,4. 23) Khi kiểm định giả thuyết, giả thuyết tạm được chấp nhận là đúng được gọi là A. giả thuyết đúng B. giả thuyết không C. giả thuyết thay thế D. mức ý nghĩa 24) Khi kiểm định giả thuyết, mức ý nghĩa là A. xác suất mắc sai lầm loại II B. xác suất mắc sai lầm loại I C. xác suất mắc sai lầm loại I hoặc loại II, tùy thuộc vào giả thuyết được kiểm định D. Tất cả đều sai 25) Xác suất mắc sai lầm loại I tối đa mà người ra quyết định sẽ chịu được gọi là A. mức ý nghĩa B. giá trị tới hạn
  • 9. C. giá trị quyết định D. giá trị xác suất 26) Sai lầm loại II là sai lầm A. chấp nhận H0 khi nó sai B. chấp nhận H0 khi nó đúng C. bác bỏ H0 khi nó sai D. bác bỏ H0 khi nó đúng 27) Bộ phận kiểm tra đang xem xét dây chuyền đóng gói sản phẩm - sản phẩm có đủ trọng lượng theo tiêu chuẩn đã công bố hay không. Dây chuyền đóng gói sẽ bị ngưng hoạt động để sửa chữa khi có chứng cứ rõ ràng nó hoạt động không tốt. Sau khi lấy mẫu sản phẩm kiểm tra, bộ phận kiểm tra quyết định cho phép dây chuyền tiếp tục hoạt động bình thường. Tuy nhiên, thực ra dây chuyền hoạt động không tốt, cần sửa chữa. Đây là ví dụ về: A. quyết định đúng B. sai lầm loại I C. sai lầm loại II D. Tất cả đều sai. 28) Một kiểm định giả thuyết trong đó việc bác bỏ giả thuyết không xảy ra đối với các giá trị của thống kê kiểm định nằm ở một trong hai phía của phân phối mẫu được gọi là A. giả thuyết không B. giả thuyết thay thế C. kiểm định một phía D. kiểm định hai phía Chương 2: SUY DIỄN THỐNG KÊ CHO HAI TỔNG THỂ 1) Nếu các phương sai tổng thể giả định là đã biết trong một ứng dụng mà một người quản lý muốn ước lượng sự khác biệt giữa hai trung bình tổng thể, khoảng tin cậy 95% có thể được xây dựng sử dụng giá trị tới hạn nào sau đây: A. z = 1,645. B. z = 1,96. C. giá trị t phụ thuộc vào các cỡ mẫu của hai tổng thể. D. z = 2,575 2) Khi ta muốn kiểm định xem trung bình của tổng thể thứ nhất có nhỏ hơn trung bình của tổng thể thứ hai hay không thì nên đặt giả thuyết: A. 0 1 2 : 0 H   −  B. 0 1 2 : 0 H   −  C. 1 2 : 0 a H   −  D. 1 2 : 0 a H   −  E. không có câu nào đúng 3) Yêu cầu nào sau đây là không cần thiết khi kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau của trung bình hai tổng thể, trường hợp mẫu độc lập và không biết phương sai tổng thể: A. 2 phương sai tổng thể bằng nhau. B. 2 tổng thể có phân phối chuẩn.
  • 10. C. 2 mẫu có kích thước bằng nhau. D. Tất cả đều đúng. 4) Kiểm định giả thuyết về sự khác biệt giữa hai trung bình được coi là kiểm định hai bên khi: A. hai phương sai tổng thể bằng nhau. B. giả thuyết không phát biểu rằng hai trung bình tổng thể bằng nhau. C. mức  là 0,10 hay cao hơn. D. các độ lệch chuẩn là không biết. 5) Kiểm định t về sự khác biệt giữa 2 tổng thể có liên quan giả định rằng: A. các cỡ mẫu tương ứng bằng nhau. B. các phương sai mẫu tương ứng bằng nhau. C. Các tổng thể có phân phối xấp xỉ chuẩn hay các cỡ mẫu là lớn. D. Tất cả đều đúng. 6) Nếu chúng ta kiểm định về sự khác biệt giữa trung bình hai tổng thể phối hợp từng cặp với các mẫu n1 = 20 và n2 = 20, số bậc tự do bằng: A. 39. B. 38. C. 19. D. 18. 7) Phát biểu nào sau đây là đúng với giả thuyết 1 0 2 : H   = , và 0,01 < p -value (giá trị p) < 0,05: A. Không thể bác bỏ giả thuyết H0 vì trị số của p –value nhỏ. B. Bác bỏ giả thuyết H0 vì trị số của p –value nhỏ. C. Không thể bác bỏ giả thuyết H0 vì trị số của p –value lớn. D. Bác bỏ giả thuyết H0 vì trị số của p –value lớn. E. Không thể bác bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa 0,01. 8) Khi kiểm định về sự khác biệt giữa trung bình hai tổng thể phối hợp từng cặp, giả thuyết không là: A. 0 : 2 D H  = . B. 0 : 0 D H  = . C. 0 : 0 D H   . D. 0 : 0 D H   . 9) Trong kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau giữa trung bình hai tổng thể, trường hợp mẫu liên hệ, giả định cần thiết là: A. Chênh lệch giữa các cặp dữ liệu mẫu có phân phối chuẩn. B. Kích thước mẫu ít nhất là 30. C. 2 mẫu là không có liên quan nhau. D. Tất cả đều đúng. Câu 10 đến 12 sử dụng số liệu sau: Số lượng sản phẩm sản xuất hàng ngày của một mẫu 7 công nhân trước và sau một chương trình huấn luyện nhằm nâng cao tay nghề ghi nhận được như sau: Công nhân 1 2 3 4 5 6 7 Trước 20 25 27 23 22 20 17 Sau 22 23 27 20 25 19 18 10) Ước lượng điểm về khác biệt giữa số sản phẩm sản xuất trung bình trước và sau khi được huấn luyện là:
  • 11. A. -1. B. 0. C. -2. D. 1. E. 2. 11) Với giả thuyết 2 0 1 0 : H   − = , trị số kiểm định tính được là: A. -1.96. B. 1.96. C. 0. D. 1.645. E. -1.645. 12) Từ kết quả ở câu 11: A. không thể bác bỏ giả thuyết H0. B. nên chấp nhận giả thuyết H1. C. giả thuyết H0 bị bác bỏ. D. tất cả đều sai. 13) Phân phối nào được sử dụng khi kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau của hai phương sai tổng thể? A. phân phối z B. phân phối F C. phân phối 2  D. phân phối t 14) Một người chủ doanh nghiệp nhỏ có hai nhà hàng thức ăn nhanh. Người chủ này muốn xác định xem có sự khác biệt nào về tính biến thiên của thời gian phục vụ của từng nhà hàng. Một mẫu có cỡ n = 9 được chọn từ mỗi nhà hàng. Để thực hiện kiểm định giả thuyết sử dụng mức ý nghĩa 0,05 giá trị tới hạn là A. 3,438 B. 3,197 C. 4,026 D. 4,433 15) Một công ty thực hiện các biện pháp tăng năng suất lao động (NSLĐ). Công ty ghi nhận năng suất của 10 công nhân trước và sau khi thực hiện các biện pháp tăng NSLĐ để đánh giá biện pháp tăng năng suất có hiệu quả hay không? Phương pháp phân tích đánh giá nào là thích hợp. Giả sử rằng các khác biệt giữa NSLĐ trước và sau khi áp dụng các biện pháp tăng NSLĐ có phân phối chuẩn. A. Phân tích phương sai B. Kiểm định phi tham số C. Kiểm định phân phối chuẩn D. Kiểm định sự khác biệt 2 trung bình tổng thể 16) Trong kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau giữa trung bình hai tổng thể, trường hợp mẫu liên hệ, giả định cần thiết là: A. Chênh lệch giữa các cặp dữ liệu mẫu có phân phối chuẩn. B. Kích thước mẫu ít nhất là 30. C. 2 mẫu là không có liên quan nhau. D. Tất cả đều đúng. Chương 3: CÁC KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VỀ SỰ PHÙ HỢP VÀ SỰ ĐỘC LẬP
  • 12. 1) Thuật ngữ “tần số quan sát” nói đến điều gì? A. Tần số tìm thấy trong tổng thể đang được xem xét. B. Tần số tìm thấy trong mẫu đang được xem xét. C. Tần số tính toán từ H0. D. Tần số tính toán từ Ha (hay H1). 2) Kiểm định sự phù hợp Khi bình phương có thể được sử dụng để xác định có hoặc không dữ liệu mẫu được chọn từ A. một tổng thể có phân phối đều. B. một tổng thể có phân phối nhị thức. C. một tổng thể có phân phối chuẩn. D. tất cả đều đúng. 3) Phát biểu nào sau đây là đúng trong bối cảnh của kiểm định sự phù hợp Khi bình phương? A. Số bậc tự do để xác định giá trị tới hạn sẽ là số lượng phân loại trừ 1. B. Giá trị tới hạn sẽ được tra từ bảng chuẩn chuẩn hóa nếu cỡ mẫu vượt quá 30. C. Giả thuyết không sẽ bị bác bỏ với một giá trị nhỏ của thống kê kiểm định. D. Một giá trị thống kê kiểm định rất lớn sẽ dẫn đến giả thuyết không không bị bác bỏ. 4) Trong kiểm định giả thuyết về phân phối của tổng thể, khi sử dụng thủ tục Khi bình phương so sánh các giá trị quan sát và kỳ vọng, đôi khi giá trị kỳ vọng quá nhỏ sẽ khiến ta gặp sai lầm là bác bỏ giả thuyết H0 khi có lẽ không nên bác bỏ. Để việc này không xảy ra, ta có thể sử dụng nguyên tắc: A. Mỗi giá trị kỳ vọng phải tối thiểu là 5. B. Tất cả các giá trị kỳ vọng phải tối thiểu là 3. C. Không nhiều hơn 20% các giá trị kỳ vọng nhỏ hơn 5 nhưng không nhỏ hơn 1. D. Tất cả các nguyên tắc trên đều có thể dùng được. 5) Giám đốc một doanh nghiệp muốn biết doanh số bán hàng của nhân viên có tuân theo phân phối chuẩn hay không ông lấy số liệu bán hàng của 40 nhân viên và chia số liệu ra làm 8 khoảng. Trung bình doanh số bán hàng của 40 nhân viên là 71 và độ lệch chuẩn là 18,54. Với mức ý nghĩa 5%, trị thống kê tới hạn là: A. 1,645 B. 7,81 C. 11,07 D. 12,59 6) Giả thuyết H0 trong kiểm định Chi-square về tính độc lập giữa 2 biến định tính cho rằng: A. 2 biến định tính được thể hiện thành bảng với r hàng và c cột. B. không tồn tại mối liên hệ giữa 2 biến định tính. C. 2 biến định tính có phân phối chuẩn. D. 2 biến định tính là đối lập và xung khắc nhau. E. có bậc tự do (r – 1)(c – 1). 7) Trong bài toán kiểm định tính độc lập (hay có liên hệ) giữa hai dữ liệu định tính, số quan sát chia thành 5 hàng và 3 cột, khi đó giá trị ngưỡng 2 có bậc tự do là: A. 12 B. 15 C. 10 D. 8 Chương 4: PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI (ANOVA)
  • 13. 1) Trong ANOVA, xử lý đề cập đến A. các đơn vị thử nghiệm B. các mức khác nhau của một yếu tố C. một yếu tố D. tất cả đều sai 2) Điều nào sau đây là điều kiện bắt buộc khi sử dụng phân tích phương sai với thiết kế ngẫu nhiên hóa hoàn toàn? A. Dữ liệu nhận được từ các mẫu được chọn một cách độc lập. B. Các tổng thể đều có phân phối chuẩn. C. Các tổng thể có cùng phương sai. D. Tất cả đều đúng 3) Trong phân tích phương sai, giả định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG: A. Các quan sát phải độc lập với nhau. B. Phương sai của biến đáp ứng là bằng nhau đối với tất cả các tổng thể. C. Phương sai của yếu tố là một biến ngẫu nhiên với giá trị kỳ vọng bằng 0. D. Đối với từng tổng thể, biến phụ thuộc có phân phối chuẩn. 4) Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG: A. Một thiết kế ngẫu nhiên hóa hoàn toàn là một thiết kế quan sát trong đó các đơn vị quan sát được phân cho các xử lý hoàn toàn ngẫu nhiên. B. Một thiết kế ngẫu nhiên hóa theo khối là một thiết kế thử nghiệm trong đó các đơn vị thử nghiệm là không đồng nhất, việc tạo khối được sử dụng để hình thành các nhóm đồng nhất. C. Biến đáp ứng là các biến mà ảnh hưởng của chúng lên biến phụ thuộc là mối quan tâm của người thử nghiệm. D. Hai yếu tố được nói là tương tác nếu khác biệt giữa các mức của một yếu tố phụ thuộc vào yếu tố khác, và được gọi là cộng tính hay cộng gộp. Dữ liệu sau đây sử dụng cho các câu từ 5 đến 7. BigShots, một công ty bán lẻ trên mạng Internet, đang quản lý hoạt động 87 trang web bán lẻ. Giám đốc kinh doanh của công ty, Hùng, cảm thấy rằng giao diện (màu sắc, đồ họa, phông chữ, v.v…) của một trang web có thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của website. Ông chọn ba cấp độ của giao diện thiết kế (neon, đơn giản và phức tạp) và gán ngẫu nhiên sáu trang web cho mỗi giao diện đã thiết kế. 5) Giả thuyết của ông Hùng là _____. A. 1 2 3      B. 1 2 3      C. 1 2 3    = = * D. Không phải tất cả trung bình đều bằng nhau 6) Trong thiết kế của ông Hùng “doanh số của một trang web” là _____ . A. một biến tổng hợp B. một biến độc lập C. một biến phụ thuộc D. Tất cả đều sai 7) Phân tích _____ là phù hợp với nghiên cứu của ông Hùng.
  • 14. A. phương sai một yếu tố B. phương sai hai yếu tố không lặp C. phương sai hai yếu tố D. Tất cả đều sai 8) Điều nào sau đây là giả định trong thiết kế thử nghiệm phân tích phương sai một yếu tố? A. Tất cả các tổng thể đều có phân phối chuẩn. B. Các tổng thể có phương sai bằng nhau. C. Các quan sát độc lập với nhau. D. Tất cả đều đúng. 9) Một chuỗi khách sạn có bốn khách sạn. Tổng giám đốc quan tâm đến việc xác định liệu thời gian lưu trú trung bình có như nhau hay không đối với bốn khách sạn. Bà chọn một mẫu ngẫu nhiên n = 20 khách trọ ở mỗi khách sạn và xác định số đêm họ lưu lại. Giả sử bà dự định kiểm định điều này sử dụng mức ý nghĩa 0,05, điều nào sau đây là giả thuyết thay thế thích hợp? A. 1 2 3 4 : a H     = = = B. 1 2 3 4 : a H        C. 1 2 3 4     = = = D. Không phải tất cả các trung bình tổng thể bằng nhau. 10) Trong ANOVA một yếu tố, điều nào sau đây là đúng? A. Bậc tự do tương ứng với tổng các chênh lệch bình phương giữa các nhóm bằng số lượng tổng thể trừ 1. B. Giá trị tới hạn sẽ là giá trị F dựa vào phân phối F. C. Nếu giả thuyết không bị bác bỏ, điều vẫn có thể xảy ra là có ít nhất hai trung bình tổng thể bằng nhau. D. Tất cả đều đúng. 11) Trong phương pháp ANOVA, các mẫu ngẫu nhiên chọn từ 6 tổng thể. Nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ thì có _____ cặp so sánh trong kiểm định Tukey. A. 15 B. 16 C. 18 D. 10 12) Phát biểu nào sau đây không phải là giả định cần phải có khi thực hiện phân tích phương sai: A. Các tổng thể có phân phối chuẩn B. Phương sai tổng thể bằng nhau C. Có ít nhất 3 tổng thể D. Cả 3 giả định trên đều cần thiết 13) Trong phương pháp ANOVA, nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ thì có thể kết luận: A. Ít nhất một tổng thể có trung bình khác trung bình của những tổng thể còn lại. B. Trung bình của các tổng thể khác nhau. C. Trung bình của các tổng thể bằng nhau. D. Các trung bình tổng thể có thể bằng nhau nhưng dữ liệu mẫu không ủng hộ giả thuyết đó. E. Tất cả đều sai. 14) Bảng ANOVA trình bày trong một báo cáo về một nghiên cứu như sau: Analysis of Variance ------------------------------------------------------------------------ Source SS df MS F ------------------------------------------------------------------------
  • 15. Between samples 722,7 4 180,68 15,3 Within samples 473,3 40 11,83 ------------------------------------------------------------------------ Total 1196,0 44 Báo cáo cho biết rằng kích thước của các mẫu là bằng nhau. Như vậy, nghiên cứu sử dụng: A. 4 mẫu với kích thước mỗi mẫu là 10. B. 5 mẫu với kích thước mỗi mẫu là 10. C. 4 mẫu với kích thước mỗi mẫu là 9. D. 5 mẫu với kích thước mỗi mẫu là 9. 15) Một phần kết quả bảng ANOVA như sau: Source SS df -------- --- -- Between 30,5 4 Within Total 165,0 99 16) Với giả thuyết H0: Trung bình của các tổng thể là bằng nhau, phát biểu nào sau đây là đúng: A. Bác bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa = 0,05. B. Không thể bác bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa = 0,01. C. Không đủ thông tin để đưa ra kết luận. D. Tất cả các câu trên đều sai. 17) Trong khi tiến hành phân tích phương sai một yếu tố so sánh năm xử lý với 10 quan sát cho mỗi xử lý, bạn tính được SST = 42,41 và MSE = 6,34. Giá trị F là bao nhiêu? A. 42,41 B. 1,67 C. 6,34 D. 6,69 E. 0,74 18) Các bậc tự do liên kết với F là bao nhiêu? A. 5; 50 B. 5; 10 C. 4; 10 D. 4; 45 E. 10; 45 19) Ở một bài toán phân tích phương sai với 4 nhóm, tổng số đơn vị mẫu là 44, trị số kiểm định tính được là F = 3,79. Với mức ý nghĩa 5%, có thể kết luận rằng: A. Không có chứng cứ cho thấy trung bình của các tổng thể là khác nhau. B. Phương sai các tổng thể là bằng nhau. C. Không có chứng cứ cho thấy phương sai của các tổng thể là khác nhau. D. Có chứng cứ cho thấy rằng không phải tất cả trung bình tổng thể là bằng nhau. 20) Trong phương pháp ANOVA, các mẫu ngẫu nhiên chọn từ 6 tổng thể. Nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ thì có ……. cặp so sánh trong kiểm định Tukey. A. 15 B. 16 C. 18 D. 10
  • 16. Chương 5: KIỂM ĐỊNH PHI THAM SỐ 1) Phát biểu nào sau đây là KHÔNG ĐÚNG: A. Các kiểm định phi tham số thì không gắn liền với một tham số nào của tổng thể. B. Phương pháp thống kê có thể được sử dụng với dữ liệu định danh hay thứ bậc thì được phân loại là phi tham số. C. Các kiểm định phi tham số thường mạnh hơn các kiểm định tham số vì nó sử dụng cho cả trường hợp dữ liệu khoảng hay tỷ lệ mà không cần giả định về phân phối chuẩn. D. Trường hợp mẫu nhỏ được chọn ra từ một tổng thể không có phân phối chuẩn hoặc mẫu có những giá trị quan sát bất thường thì nên dùng kiểm định phi tham số. 2) Nhằm so sánh sức mạnh của hai siêu máy tính, người ta tiến hành một thử nghiệm như sau: họ chọn ra một bộ dữ liệu lớn và đặt ra 5 yêu cầu cần xử lý trên bộ dữ liệu này. Sau đó họ chép bộ dữ liệu này lên hai siêu máy tính rồi cho xử lý từng lệnh theo thứ tự y như nhau, ghi lại thời gian xử lý từng lệnh của từng máy. Dựa vào dữ liệu thu thập được, người ta muốn kiểm tra xem có phải là Siêu máy tính 1 xử lý chậm hơn so với Siêu máy tính 2 hay không. Gọi D1 và D2 lần lượt là phân phối xác suất của các tổng thể thời gian xử lý của Siêu máy tính 1 và Siêu máy tính 2. Theo anh/chị, trong trường hợp này ta nên sử dụng kiểm định nào sau đây: A. Kiểm định hạng có dấu Wilcoxon cho trường hợp một bên với giả thuyết thay thế là D1 dịch chuyển sang trái D2. B. Kiểm định hạng có dấu Wilcoxon cho trường hợp một bên với giả thuyết thay thế là D1 dịch chuyển sang phải D2. C. Kiểm định tổng hạng Wilcoxon cho trường hợp một bên với giả thuyết thay thế là D1 dịch chuyển sang trái D2. D. Kiểm định tổng hạng Wilcoxon cho trường hợp một bên với giả thuyết thay thế là D1 dịch chuyển sang phải D2. 3) Với trường hợp kiểm định giả thuyết về sự khác biệt của hai tổng thể, trong đó có một tổng thể mà cả phương sai tổng thể lẫn phương sai mẫu đều không biết thì ta nên sử dụng kiểm định nào sau đây là hợp lý: A. Kiểm định thống kê t với giả thiết phương sai hai tổng thể là bằng nhau. B. Kiểm định thống kê t với giả thiết phương sai hai tổng thể không bằng nhau. C. Kiểm định hạng có dấu Wilcoxon. D. Kiểm định tổng hạng Wilcoxon. 4) Kiểm định thống kê phi tham số được sử dụng khi: A. Các cỡ mẫu nhỏ. B. Chúng ta không muốn đưa ra các giả định của các kiểm định tham số. C. Phân phối chuẩn chuẩn hóa không thể được tính toán. D. Các tham số tổng thể là không biết. 5) Bộ phận dịch vụ của Công ty Điện lực thành phố HCM cho rằng thời gian trung vị của một yêu cầu dịch vụ sẽ là không quá 30 phút. Để kiểm định điều này, một mẫu ngẫu nhiên thời gian dịch vụ sau đây được thu thập: 33 27 40 34 22 19 40 73 26 Căn cứ vào chỗ các nhà quản lý không muốn đưa ra giả định rằng tổng thể có phân phối chuẩn, kiểm định thống kê thích hợp để kiểm định về thời gian dịch vụ là A. Kiểm định t. B. Kiểm định Kruskal-Wallis. C. Kiểm định dấu. D. Kiểm định F.
  • 17. 6) Giả sử bạn đang thực hiện kiểm định tổng hạng Wilcoxon hai bên với mẫu nhỏ, n1 < n2 và đã tìm được T1 = 58 và T2 = 86. Giá trị của thống kê kiểm định là bao nhiêu? A. 58 B. 86 C. 72 D. 144 7) Hãy xem xét một tình huống trong đó một nghiên cứu được thực hiện gần đây nhằm xác định liệu giá nhà trung vị có như nhau hay không ở hai thị trấn nhỏ A và B. Dữ liệu sau đây đã được thu thập. (Đơn vị tính: triệu đồng) A 233 567,8 145,6 234 356 203 B 309 422 209 187 165 189 Căn cứ vào dữ liệu này, nếu kiểm định tổng hạng Wilcoxon sẽ được dùng, giá trị thống kê kiểm định là: A. 43. B. 43 hoặc 35. C. khoảng 1,96. D. 35. 8) Trong trường hợp nào phân phối chuẩn nên được sử dụng khi dùng kiểm định tổng hạng Wil- coxon? A. Khi các cỡ mẫu bằng nhau. B. Khi các cỡ mẫu lớn hơn 10. C. Khi các tổng thể có phân phối chuẩn. D. Bạn hẳn sẽ không bao giờ sử dụng phân phối chuẩn chuẩn hóa. 9) Chọn ngẫu nhiên 5 bệnh nhân xuất viện ở khu điều trị A và 4 bệnh nhân ở khu B, số ngày điều trị của các bệnh nhân được ghi nhận như sau: Khu A 13 4 2 10 6 Khu B 10 9 7 8 Giả sử kiểm định tổng hạng Wilcoxon được sử dụng để so sánh số ngày điều trị của bệnh nhân ở hai khu A và B, thì bệnh nhân có số ngày điều trị là 13 sẽ được xếp hạng: A. 9. B. 8. C. 9,5. D. 7,5. 10) Kiểm định phi tham số tương ứng với ANOVA một yếu tố là: A. Kiểm định Kruskal-Wallis B. Kiểm định Friedman C. Kiểm định Mann-Whitney D. Kiểm định Wilcoxon Chương 6: HỒI QUY TUYẾN TÍNH ĐƠN
  • 18. 1) Khi phân tích mối liên hệ giữa hai biến, đồ thị phân tán có thể được dùng để phát hiện điều gì sau đây? A. Mối liên hệ tuyến tính, đồng biến B. Mối liên hệ phi tuyến tính C. Mối liên hệ tuyến tính, nghịch biến D. Tất cả đều đúng 2) Hệ số tương quan tuyến tính luôn luôn nằm trong khoảng: A. -1 đến 0 B. 0 đến 1 C. -1 đến 1 D. không có giới hạn 3) Hai biến X và Y được xem là có liên hệ tuyến tính hoàn toàn nếu hệ số tương quan có trị số bằng: A. +1 B. –1 C. 0 D. –1 hay +1 4) Một nhà nông học qua nhiều năm nghiên cứu nhận định rằng giữa giá của Actiso và lượng mưa hằng năm có liên hệ tương quan tuyến tính thuận. Điều này có thể nói rằng: A. Giá của Actiso có xu hướng cao khi lượng mưa nhiều hơn B. Giá của Actiso có xu hướng cao khi lượng mưa giảm bớt C. Lượng mưa tăng làm cho giá của Actiso giảm D. Lượng mưa giảm làm cho giá của Actiso tăng 5) Nếu hệ số tương quan giữa thời gian sử dụng (năm) ô tô và chi phí sửa chữa là +0,9 thì: A. 81% biến thiên về chi phí sửa chữa có thể được giải thích bởi thời gian sử dụng ô tô. B. 81% biến thiên về chi phí sửa chữa không thể giải thích bởi thời gian sử dụng ô tô. C. 90% biến thiên về chi phí sửa chữa có thể được giải thích bởi thời gian sử dụng ô tô. D. không có câu nào đúng. 6) Nếu hệ số tương quan tổng thể giữa hai biến được xác định là -0,70, điều nào sau đây được biết là đúng? A. Có mối liên hệ tuyến tính dương giữa hai biến. B. Có mối liên hệ tuyến tính âm khá mạnh (hay chặt chẽ) giữa hai biến. C. Một sự gia tăng ở một biến sẽ khiến cho biến khác giảm 70%. D. Biểu đồ phân tán cho hai biến sẽ dốc lên từ trái sang phải. 7) Nếu hệ số tương quan giữa thời gian sử dụng (năm) ô tô và chi phí sửa chữa là +0,9 thì: A. 81% biến thiên về chi phí sửa chữa có thể được giải thích bởi thời gian sử dụng ô tô. B. 81% biến thiên về chi phí sửa chữa không thể giải thích bởi thời gian sử dụng ô tô. C. 90% biến thiên về chi phí sửa chữa có thể được giải thích bởi thời gian sử dụng ô tô. D. không có câu nào đúng. 8) Hệ số xác định R2 thay đổi trong khoảng: A. 0 đến ∞ B. -1 đến 0 C. -1 đến 1 D. 0 đến 1 E. -∞ đến 0 Câu 9 đến 10 sử dụng số liệu sau:
  • 19. Một nghiên cứu gần đây của một công ty đầu tư tài chính lớn quan tâm đến việc xác định tỷ lệ phần trăm thay đổi hàng năm của giá cổ phiếu của các công ty có liên hệ tuyến tính với tỷ lệ phần trăm thay đổi hàng năm của lợi nhuận của các công ty đó hay không. Dữ liệu sau đây được xác định cho 7 công ty được chọn ngẫu nhiên: % thay đổi giá cổ phiếu 8,4 9,5 13,6 -3,2 7 18,4 -2,1 % thay đổi lợi nhuận 4,2 5,6 11,2 4,5 12,2 12 -13,4 9) Dựa trên thông tin mẫu trên, sự biến thiên trong tỷ lệ phần trăm thay đổi hàng năm của giá cổ phiếu được giải thích bởi tỷ lệ phần trăm thay đổi lợi nhuận hàng năm là bao nhiêu? A. khoảng 70% B. gần 19% C. khoảng 49% D. Tất cả đều sai. 10) Dựa trên thông tin mẫu trên, phương trình hồi quy tuyến tính ước lượng là: A. 4 19 0 61 = + ŷ , , x B. 15 04 4 25 = + ŷ , , x C. 119 3 00 = − ŷ , , x D. 20 19 0 005 = − + ŷ , , x 11) Có kết xuất hồi quy sau đây. Chú ý là một số trị số bị mất. Căn cứ vào thông tin này, giá trị (thống kê) kiểm định để kiểm định hệ số góc của phương trình hồi quy ước lượng có bằng 0 hay không là bao nhiêu? A. khoảng t = 3,04 B. khoảng t = 2,19 C. khoảng t = 9,24 D. khoảng t = 2,39 12) Trong phân tích hồi quy tuyến tính đơn giản, SSR có bậc tự do là: A. n – 1 B. n C. 1 D. n – 2 13) Hệ số xác định trong phân tích hồi quy tuyến tính đơn giản tính được bằng 1, khi đó có thể nói rằng: A. = 0 B. = 1 C. SSE = 0 D. không câu nào đúng
  • 20. Chương 7: HỒI QUY BỘI 1) Một nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi qui bội có kết quả tính toán như sau: SST (Total) = 798, SSR (Regression) =738, SSE (Error) = 60. Như vậy, hệ số tương quan bội là: A. 0,2742 B. 0,9617 C. 0,0856 D. 0,9357 2) Khi giả thuyết 0 1 2 3 : 0 H    = = = bị bác bỏ, có thể kết luận rằng: A. Không có mối liên hệ tuyến tính giữa Y và bất kỳ biến độc lập X nào. B. Tồn tại mối liên hệ tuyến tính giữa Y và ít nhất một biến độc lập X. C. Cả 3 biến độc lập đều có hệ số góc bằng 0. D. Hệ số góc của cả 3 biến độc lập là bằng nhau. E. Tồn tại mối liên hệ tuyến tính giữa Y và cả 3 biến độc lập X. 3) Giả sử kiểm định F ở một phân tích hồi qui tuyến tính đa biến là có ý nghĩa nhưng không có kiểm định t (kiểm định hệ số góc của các biến độc lập) nào là có ý nghĩa. Điều đó có nghĩa là: A. tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến. B. tồn tại hiện tượng tự tương quan. C. mô hình hồi qui là tốt. D. mô hình hồi qui phi tuyến là thích hợp hơn. E. không có câu nào đúng. 4) Trong mô hình hồi quy bội, có 5 biến độc lập được dùng để giải thích cho sự thay đổi của biến Y. Với mẫu gồm 45 quan sát, bậc tự do của SSE là: A. 40 B. 39 C. 45 D. 5 Chương 8: PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN VÀ DỰ BÁO 1) Một đồ thị chuỗi thời gian thể hiện sự tăng giá trị chung từ những thời kỳ đầu đến những thời kỳ gần đây nhất: a. có khả năng thể hiện thành phần chu kỳ. b. có thành phần xu hướng hiện hữu trong dữ liệu. c. chắc là sẽ bắt đầu giảm trong vài thời kỳ nữa. d. có thành phần thời vụ hiện hữu trong dữ liệu. 2) Một công ty có chuỗi thời gian hàng tháng thể hiện đều đặn doanh số cao hơn vào các tháng mùa hè. Đây là ví dụ về thành phần nào? a. xu hướng b. thời vụ c. chu kỳ d. ngẫu nhiên
  • 21. 3) 10. Một nhà hàng thường có doanh số của các ngày cuối tuần cao hơn hẳn các ngày khác trong tuần. Dữ liệu về doanh số bán hàng ngày qua các tuần của nhà hàng này có thể được xem như là ví dụ sự thay đổi có tính chất _____ của một dãy số thời gian. a. xu hướng b. chu kỳ c. thời vụ d. ngẫu nhiên, bất thường 4) Một công ty đã ghi nhận dữ liệu doanh số của 12 tháng trong năm vừa qua và tìm được phương trình xu hướng tuyến tính ŷ , (t) = + 286 64 8 . Dựa vào thông tin này, dự báo cho thời kỳ 13 là: a. 3718 b. 842,4 c. 350,8 d. 1128,4 Câu 47 đến 50 sử dụng số liệu sau: Công ty XYZ đã khởi sự kinh doanh từ năm 1998. Dữ liệu doanh số sau đây được ghi nhận theo quý trong các năm 1999-2001. Năm Q1 Q2 Q3 Q4 1999 50 70 100 60 2000 60 70 120 80 2001 70 90 140 100 5) Thành phần của chuỗi thời gian nào sau đây hiện hữu trong dữ liệu này? a. Thành phần xu hướng b. Thành phần thời vụ c. Thành phần ngẫu nhiên d. Tất cả đều đúng. 6) Số bình quân di động 4 thời đoạn căn cứ vào Q1-1999 – Q4-1999 là bao nhiêu? a. 280 b. 70 c. 60 b. 55 7) Số bình quân di động tâm cho Q2-2001 là bao nhiêu? a. 97,5 b. 11,50 c. 89,0 d. 100 8) Chỉ số thời vụ cho Q3 là: a. khoảng 1,39. b. nhỏ hơn 1,1. c. khoảng 0,87. b. khoảng 1,59. Câu 51 đến 53 sử dụng số liệu sau: Sản lượng hàng hóa tiêu thụ (1000 tấn) của một công ty trong thời kỳ 1996 – 2001 như sau: Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Sản lượng hàng hóa tiêu thụ 50,1 55,2 60,2 65,1 70,3 75,5
  • 22. 9) Sản lượng hàng hóa tiêu thụ trung bình hàng năm của công ty trong thời kỳ 1997 – 2001 (lấy 2 số thập phân) (1000 tấn): a. 65,26 b. 62,73 c. 65,73 d. 63,26 10) Phương trình đường thẳng thể hiện xu hướng thay đổi sản lượng hàng hóa tiêu thụ của công ty trong thời kỳ 1996 – 2001 là (thứ tự thời gian của năm 1998 và 1999 được đánh số là -1 và +1): a. 62 73 3 25 t ŷ , , t = + b. 66 73 3 25 t ŷ , , t = + c. 66 73 2 53 t ŷ , , t = + d. 62 73 2 53 t ŷ , , t = + 11) Sản lượng hàng hóa tiêu thụ dự đoán năm 2002 theo tốc độ phát triển bình quân là (1000 tấn, lấy 2 số thập phân) a. 81,58 b. 81,95 c. 80,95 d. 80,58 Câu 12 đến 14 sử dụng số liệu sau: Số liệu về tình hình tiêu thụ của 1 doanh nghiệp năm 2001 như sau: 6 tháng đầu năm Doanh thu tiêu thụ 6 tháng cuối năm (tỷ đồng) Tỷ lệ tăng (+) giảm (-) về giá cả 6 tháng cuối năm so với 6 tháng đầu năm (%) Sản phẩm Đơn giá (1000 đ/sp) Số lượng sản phẩm tiêu thụ (1000 sp) A 10 100 1,2 +2,0 B 45 72 3,0 -2,5 C 25 85 2,5 +1,03 12) Tính chung cả 3 sản phẩm giá cả thay đổi làm tổng doanh thu thay đổi: (tiệu đồng, lấy 2 số thập phân) a. tăng 28,26 b. tăng 27,91 c. giảm 28,26 d. giảm 27,91 13) Doanh thu tiêu thụ cả 3 sản phẩm tăng (giảm): (%, lấy 2 số thập phân) a. 5,76 b. 5,56 c. 5,26 d. Tất cả đều sai. 14) Tính riêng sản phẩm B, khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng (+), giảm (-) (%, lấy 2 số thập phân): a. -5,03 b. +5,70 c. +5,03 d. -5,70 15) Giả sử năm 2000 được dùng làm thời kỳ gốc và doanh số năm 2000 là 12 triệu sản phẩm. Nếu doanh số là 18 triệu sản phẩm trong năm 2006, thì chỉ số cá thể khối lượng cho năm 2006 là:
  • 23. a. 1,5 lần. b. 6 triệu sản phẩm. c. 150. d. 0,666. 16) Điều nào sau đây là đúng về các số chỉ số? Các số chỉ số: a. được dùng để đo lường thành phần xu hướng. b. được dùng để đo lường thành phần thời vụ. c. được dùng để đo lường thành phần chu kỳ. d. được dùng để so sánh tương đối các thời đoạn khác nhau. 17) Quyền số được chọn trong công thức tính chỉ số tổng hợp giá theo phương pháp Laspeyres là: a. lượng hàng hóa tiêu thụ ở kỳ gốc. b. lượng hàng hóa tiêu thụ ở kỳ nghiên cứu. c. giá hàng hóa tiêu thụ ở kỳ gốc. d. giá hàng hóa tiêu thụ ở kỳ nghiên cứu. 18) Quyền số được chọn trong công thức tính chỉ số tổng hợp khối lượng theo phương pháp Paasche là: a. lượng hàng hóa tiêu thụ ở kỳ gốc. b. lượng hàng hóa tiêu thụ ở kỳ nghiên cứu. c. giá hàng hóa tiêu thụ ở kỳ gốc. d. giá hàng hóa tiêu thụ ở kỳ nghiên cứu. 19) Tìm phát biểu sai. Chỉ số trong thống kê E. là số tương đối F. phản ánh quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hai hiện tượng nghiên cứu khác nhau G. phản ánh quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng nghiên cứu H. hai mức độ đó có thể theo thời gian, theo không gian hoặc so với mục tiêu 20) VN-Index là một loại: A. chỉ số cá thể giá cả. B. chỉ số cá thể khối lượng. C. chỉ số tổng hợp giá cả. D. chỉ số tổng hợp khối lượng.