SlideShare a Scribd company logo
1 of 217
Download to read offline
1
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
BỘ MÔN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
----------ooOoo--------
Bài Giảng Môn Học
THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG
Biên soạn:
GV. Nguyễn Văn Bảy
GV. Nguyễn Thị Kim Dung
Nha trang tháng 03/2015
2
MỤC LỤC
Chương 1:TỔNG QUAN VÊ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ........................................... 5
PHẦN A: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG: ............ 5
I. Tín dụng ngân hàng: ............................................................................................. 5
II. Các hình thức cấp tín dụng: .............................................................................. 7
III. Phân loại cho vay: ............................................................................................ 10
IV. Quy định pháp lý về cho vay: .......................................................................... 11
V. Quy trình cho vay: ........................................................................................... 14
PHẦN B: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG: ........... 20
I. Khái niệm và vai trò của thẩm định tín dụng..................................................... 20
II. Tài liệu dùng cho thẩm định tín dụng ............................................................. 21
III. Quy trình thẩm định tín dụng ......................................................................... 24
IV. Nội dung cơ bản của thẩm định tín dụng........................................................ 25
V. Thẩm định tín dụng và quyết định cho vay: ................................................... 29
Chương 2: THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC PHÁP LÝ VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
CỦA KHÁCH HÀNG............................................................................................... 31
PHẦN A: THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC PHÁP LÝ CỦA KHÁCH HÀNG......... 31
1. Mục đích thẩm định năng lực pháp lý:................................................................ 31
2. Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng doanh nghiệp: ........................ 31
3. Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng cá nhân: ........................................ 34
4. Thẩm định quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng: ......... 36
PHẦN B: THẨM ĐỊNH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP VÀ HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH................................... 37
1. Mục đích thẩm định tình hình hoạt động của khách hàng: .................................. 37
2. Thẩm định tình hình hoạt động của khách hàng doanh nghiệp/hộ sản xuất
kinh doanh: ................................................................................................................ 37
Chương 3: THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG ............ 41
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI
CHÍNH KHÁCH HÀNG:.................................................................................... 41
1. Mục đích của việc thẩm định năng lực tài chính:........................................... 41
2. Yêu cầu của việc thẩm định năng lực tài chính khách hàng: ......................... 41
3
II. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG DOANH
NGHIỆP:.............................................................................................................. 41
1. Tài liệu thẩm định:........................................................................................... 41
2. Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp:................................................ 43
III. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN:.................................................................................................................. 54
1. Đối với tín dụng sản xuất kinh doanh:............................................................ 54
2. Đối với tín dụng tiêu dùng:.............................................................................. 56
IV. XẾP HẠNG TÍN DỤNG:........................................................................... 58
1. Khái niệm xếp hạng tín dụng (credit ratings):............................................... 58
2 Vai trò của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp đối với NHTM: ....................... 60
3. Tài liệu xếp hạng:............................................................................................. 61
4. Quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp:................................................... 62
Chương 4: THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH .................... 90
I. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH
DOANH:............................................................................................................... 90
II. THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH: ...................... 90
1. Tài liệu thẩm định:........................................................................................... 90
2. Nội dung thẩm định:........................................................................................ 91
III. XÁC ĐỊNH MỨC CẤP TÍN DỤNG:........................................................ 95
Chương 5: THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ............................................................114
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ:...
......................................................................................................................114
1. Mục đích của việc thẩm định dự án đầu tư: ...................................................... 114
2. Yêu cầu:........................................................................................................... 114
II. NỘI DUNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ: ...........................................115
1. Thẩm định hồ sơ pháp lý của dự án:................................................................. 115
2. Đánh giá tổng quan về dự án đầu tư: (sự cần thiết, mục tiêu và quy mô đầu tư dự
án) ........................................................................................................................ 115
3. Phân tích thị trường đầu ra của dự án và khả năng tiêu thụ SP, DV: ................. 117
4. Đánh giá, dự kiến khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào chính
của dự án: .................................................................................................................. 121
5. Đánh giá phương diện kỹ thuật của dự án:........................................................ 122
6. Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý dự án: ............................................. 125
4
7. Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn:.................... 125
8. Thẩm định hiệu quả về mặt tài chính của dự án:............................................... 127
9. Phân tích rủi ro và các biện pháp giảm thiểu, phòng ngừa rủi ro:...................... 143
Chương 6: THẨM ĐỊNH TÀI SẢN BẢO ĐẢM NỢ VAY......................................161
I. BẢO ĐẢM TÍN DỤNG VÀ CÁC HÌNH THỨC BẢO ĐẢM TÍN DỤNG: ...
......................................................................................................................161
1. Bảo đảm tín dụng:.......................................................................................... 161
2. Các đặc trưng của bảo đảm tín dụng:........................................................... 161
3. Các hình thức bảo đảm tín dụng:.................................................................. 162
4.Điều kiện của tài sản bảo đảm:................................................................................ 168
5. Việc giữ tài sản và giấy tờ của tài sản bảo đảm tiền vay: ........................................ 169
II. Mục tiêu và nguồn thông tin thẩm định tài sản bảo đảm:.........................170
III. Những nội dung chính của thẩm định tài sản báo đảm:.............................171
1. Thẩm định giá trị pháp lý của tài sản đảm bảo nợ vay:............................... 172
2. Thẩm định giá trị thị trường của tài sản đảm bảo nợ vay: .......................... 175
PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................187
PHỤ LỤC 2....................................................................................................................... 206
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................217
5
Chương 1:
TỔNG QUAN VÊ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG
PHẦN A: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG:
I. Tín dụng ngân hàng:
1. Khái niệm:
Tín dụng là một quan hệ ra đời gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa trong
nền kinh tế. Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ la tinh là credo (tin tưởng, tín nhiệm)
hay được hiểu đơn giản là “quan hệ sử dụng sự tín nhiệm”. Có thể xem xét khái niệm
tín dụng dưới nhiều góc độ và trong những bối cảnh khác nhau, chẳng hạn như trên thị
trường tài chính hay theo nguồn gốc lịch sử.
Trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng, tín dụng được hiểu
như sau:
Tín dụng ngân hàng là một giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó bên cấp tín
dụng (ngân hàng/tổ chức tín dụng khác) chuyển giao một tài sản cho bên nhận tín
dụng (doanh nghiệp, cá nhân hoặc các chủ thể khác) sử dụng trong một thời hạn
nhất định theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn thanh toán.
2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng:
- Tài sản giao dịch trong tín dụng ngân hàng đa dạng, có thể dưới dạng
tiền tệ, tài sản hoặc chữ ký.
Do hệ thống ngân hàng không chỉ có chức năng trung gian tín dụng mà còn có
chức năng trung gian thanh toán cho nền kinh tế, nên giá trị tiền tệ mà tín dụng ngân
hàng thực hiện chủ yếu dưới dạng bút tệ (tiền ghi sổ trên tài khoản) mà không nhất
thiết là tiền mặt. Hành vi giải ngân tiền vay của ngân hàng có thể được thực hiện bằng
cách chuyển giao vào tài khoản của chính khách hàng vay hoặc đối tác của họ. Đây là
điểm khác biệt với việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, theo đó
tín dụng mà các tổ chức này chuyển giao cho khách hàng luôn ở dưới dạng tiền mặt.
Cấp tín dụng bằng tài sản thực là việc tổ chức tín dụng cho khách hàng thuê tài
sản thông qua giao dịch cho thuê tài chính (financial lease). Hiện nay theo quy định
của Luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam, cho thuê tài chính là sản phẩm riêng có của
6
các công ty cho thuê tài chính (một loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng), ngân
hàng không trực tiếp cung cấp loại hình sản phẩm này.
Cùng với sự lớn mạnh về quy mô hoạt động, uy tín của các ngân hàng trong nền
kinh tế cũng gia tăng, từ đó xuất hiện một loại hình tín dụng ngân hàng độc đáo với tên
gọi là tín dụng chữ ký (signature credit). Thực chất của loại hình tín dụng này là những
cam kết thanh toán có điều kiện mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng của mình.
Trong các giao dịch đó ngân hàng không chuyển giao tiền hoặc tài sản thực cho khách
hàng, nhưng sự cam kết bảo đảm của ngân hàng có thể giúp cho các khách hàng có
những thuận lợi trong giao dịch với đối tác của họ. Tín dụng chữ ký của ngân hàng có
thể được thực hiện dưới các hình thức cụ thể như bảo lãnh ngân hàng, tín dụng chứng
từ với công cụ thư tín dụng L/C, hối phiếu chấp nhận của ngân hàng,…
- Rủi ro trong tín dụng ngân hàng có tính tất yếu, không thể loại trừ hoàn toàn.
Nói chung tất cả các giao dịch tín dụng đều dựa trên cơ sở của lòng tin (credit).
Rủi ro tín dụng sẽ xảy ra khi một trong hai yếu tố: khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ
không được hình thành đầy đủ. Trong đó thiện chí trả nợ là yếu tố vô hình, không thể
định lượng được. Do vậy rủi ro tín dụng là yếu tố xuất phát từ bản chất của quan hệ tín
dụng, ngân hàng không thể triệt tiêu, loại bỏ hoàn toàn được rủi ro tín dụng. Mặt khác,
trong quá trình khách hàng sử dụng tín dụng, có rất nhiều biến cố khách quan ngoài
tầm kiểm soát của cả ngân hàng lẫn khách hàng, làm cho khả năng trả nợ thay đổi, vì
vậy độ rủi ro tiềm ẩn trong quan hệ tín dụng là khá cao, các ngân hàng chỉ có thể kiểm
soát, giảm thiểu và hạn chế nó mà thôi.
Ngân hàng là tổ chức kinh doanh chênh lệch lãi suất, nguồn vốn mà ngân hàng
sử dụng để cấp tín dụng chủ yếu hình thành từ các khoản tiền huy động, vay mượn
trong nền kinh tế và trong xã hội. Do đó hơn bất kỳ một chủ thể cấp tín dụng nào, bảo
đảm sự an toàn của đồng vốn tín dụng là yếu tố sống còn trong hoạt động tín dụng
ngân hàng.
- Sự hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi là bản chất của tín dụng nói chung và tín dụng
ngân hàng nói riêng
- Sự hoàn trả trong tín dụng ngân hàng là vô điều kiện.
Các chứng từ được hình thành trong quan hệ tín dụng ngân hàng như hợp đồng
tín dụng, giấy nhận nợ, khế ước nợ, … đều thể hiện trên đó nội dung cam kết hoàn trả
7
vô điều kiện cho ngân hàng khi khoản nợ đến hạn. Đây chính là những ràng buộc pháp
lý mà khách hàng phải tuân thủ trong quá trình sử dụng tín dụng của ngân hàng.
II. Các hình thức cấp tín dụng:
Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, hoạt động cấp tín dụng của ngân
hàng được thực hiện dưới các hình thức sau:
1. Cho vay (Loan):
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao
cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian
nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Hình thức cấp tín dụng cho vay có một số đặc trưng cơ bản sau:
- Cho vay có hình thái tín dụng là tiền tệ.
Cho vay được xem là hình thức cấp tín dụng cổ điển của ngân hàng vì nó xuất
hiện từ rất sớm. Với hình thái tiền tệ, cho vay có nhiều lợi thế hơn so với các hình thức
tín dụng khác bởi vì nó có thể thỏa mãn nhu cầu đa dạng của nhiều tầng lớp khác nhau
trong nên kinh tế và trong xã hội. Cho đến nay, mặc dù ngân hàng đã trải qua nhiều
thời kỳ phát triển với sự xuất hiện của nhiều hình thức cấp tín dụng khác nhau nhưng
hoạt động cho vay vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao trong các loại hình tín dụng của ngân
hàng.
- Bản chất của hành vi cho vay là ứng trước nên độ rủi ro cao.
Trong cho vay, ngân hàng chuyển tiền cho khách hàng dựa trên một dự định, một
ý tưởng kinh doanh khách hàng sắp thực hiện. Tuy nhiên trong thực tế có nhiều biến
cố có thể xuất hiện tác động làm cho ý tưởng, dự định ban đầu không thể thành hiện
thực và nguồn trả nợ do đó không được hình thành. Vì vậy độ rủi ro của hoạt động cho
vay cao hơn những hình thức cấp tín dụng khác.
Bên cạnh đó, rủi ro của hoạt động cho vay còn có nguyên nhân xuất phát từ hình
thái tiền tệ của nó. Với chức năng là phương tiện thanh toán, tiền tệ có thể thỏa mãn
mọi mục đích khác nhau cho mọi chủ thể trong nền kinh tế và trong xã hội. Chính do
sự linh hoạt của mục đích sử dụng vốn nên thực sự rất khó kiểm soát khi tiền đã được
chuyển vào tay khách hàng và đây có thể là lý do dẫn đến việc thất thoát tiền và không
trả được nợ cho ngân hàng.
- Đối tượng cho vay phong phú.
8
Sự phong phú đối tượng cho vay xuất phát từ sự đa dạng về mục đích vay của
khách hàng: có thể là vay để đầu tư xây dựng cơ bản, vay mua sắm máy móc thiết bị,
vay kinh doanh, vay tiêu dùng, … Những mục đích vay phong phú có thể dẫn đến
những nhu cầu vay hết sức đa dạng về thời hạn, quy mô, … nên phạm vi đối tượng cho
vay của ngân hàng rất rộng lớn.
- Kỹ thuật thực hiện cho vay đa dạng.
Trong hoạt động cho vay, ngân hàng có rất nhiều cách thức để chuyển giao tiền
cho khách hàng. Theo đó, mỗi phương thức cho vay là một tập hợp các kỹ thuật tác
nghiệp cụ thể của ngân hàng khi thực hiện khoản vay, bao gồm các kỹ thuật xác định
mức cho vay, thời hạn vay, định kỳ hạn nợ, giải ngân thu nợ và xử lý nợ. Việc vận
dụng phương thức cho vay nào là tùy thuộc vào quá trình tìm hiểu của ngân hàng về
đặc điểm hoạt động, khả năng tài chính, về rủi ro đặc trưng của người vay … để từ đó
chọn và áp dụng phương thức cho vay thích hợp, đảm bảo thỏa mãn tốt nhất nhu cầu
của khách hàng và hiệu quả của vốn tín dụng.
2. Chiết khấu (Discount):
Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công
cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh
toán.
So với hoạt động cho vay thì chiết khấu cũng có hình thái tiền tệ, tuy nhiên kỹ
thuật thực hiện có nhiều điểm khác biệt. Trong hoạt động chiết khấu, khách hàng đang
sở hữu một khoản nợ phải thu chưa đến hạn và vì nhu cầu cần tiền ngay nên khách
hàng chuyển nhượng khoản phải thu đó cho ngân hàng để thu tiền về trước hạn. Vì
việc cấp tín dụng dựa trên một khoản nợ phải thu đã hình thành nên chiết khấu có mức
rủi ro thấp hơn so với cho vay.
Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ phải thu có thể phân biệt chiết khấu thành
hai loại chủ yếu là chiết khấu thương phiếu và chiết khấu chứng từ có giá khác. Đối
tượng cấp tín dụng của chiết khấu thương phiếu là các khoản nợ phải thu hình thành
trong hoạt động thương mại, thể hiện trong thương phiếu, bộ chứng từ hàng hóa. Còn
trong chiết khấu giấy tờ có giá, đối tượng cấp tín dụng là các khoản nợ phải thu phi
thương mại, thể hiện trên các loại giấy nợ như trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu
9
ngân hàng,… thường hình thành trong quan hệ vay mượn đa dạng giữa các tổ chức tín
dụng, các pháp nhân kinh tế, chính phủ với dân chúng.
Chiết khấu được xem là một hình thức cấp tín dụng gián tiếp. Thực chất chiết
khấu là việc ngân hàng tái tài trợ cho một quan hệ tín dụng đã hình thành trước đó, mà
trong quan hệ tín dụng này, người đề nghị chiết khấu là chủ nợ đã tài trợ vốn thông
qua việc bán hàng hóa (nếu giấy nợ là thương phiếu) hoặc cho vay tiền, gửi tiền (nếu
giấy nợ là các chứng từ có giá khác). Theo quy định của pháp luật về chuyển nhượng
các quyền đòi nợ thì người chuyển nhượng các khoản nợ phải thu (ở đây là người chiết
khấu) phải có trách nhiệm trong việc thanh toán nếu khoản nợ không được trả khi đáo
hạn. Chính quy định pháp lý này làm giảm rủi ro cho ngân hàng trong chiết khấu.
3. Bảo lãnh ngân hàng (Bank Guarantee):
Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết
với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện ngĩa vụ tài chính thay cho
khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã
cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.
Sự khác biệt căn bản giữa bảo lãnh với các hình thức tín dụng khác là ở hình thái
giá trị tín dụng. Trong bảo lãnh, ngân hàng không cấp tiền cho khách hàng mà chỉ
chuyển giao (thông qua văn bản) một lời cam kết bảo đảm cho đối tác của khách hàng
(bên được bảo lãnh) hưởng thụ. Tuy nhiên những cam kết này đều tiềm ẩn trong đó
một mức độ rủi ro nhất định. Đó là khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ của họ thì ngân
hàng bảo lãnh sẽ phải thực hiện thay, lúc này ngân hàng bảo lãnh buộc phải xuất quỹ
của mình và khoản trả thay này trở thành một khoản cho vay thực sự. Vì lẽ đó nên việc
phát hành bảo lãnh ngân hàng cũng được giới hạn chặt chẽ, tương tự như khi cho vay.
4. Bao thanh toán (Factoring):
Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng
thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản
phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua,
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Nghiệp vụ bao thanh toán gần giống nghiệp vụ chiết khấu thương mại, nhưng có
các điểm khác nhau sau:
- Các khoản nợ được mua là các khoản nợ có hóa đơn
10
- Hợp đồng mua các khoản nợ phải thu thông thường là hợp đồng miễn truy đòi
và có thông báo
- Ngân hàng thường giữ lại từ 10-20% để dự phòng hàng hóa bị trả lại
- Lãi suất mà người mua được hưởng trong nghiệp vụ này cao hơn so với các
nghiệp vụ tín dụng khác do nghiệp vụ bao thanh toán có rủi ro cao.
5. Cho thuê tài chính (Financial Lease):
Cho thuê tài chính là một hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn, được thực hiện
thông qua một hợp đồng cho thuê tài sản, theo đó bên cho thuê chuyển giao tài sản
thuộc sở hữu của mình cho bên đi thuê sử dụng. Bên đi thuê có trách nhiệm hoàn trả
tiền thuê (gồm gốc và phí) trong suốt thời gian thuê.
So với hình thức cho vay, đối tượng cấp tín dụng trong cho thuê tài chính hẹp
hơn, chỉ xoay quanh những tài sản cố định, bao gồm nhà xưởng, máy móc thiết bị, dây
chuyền công nghệ sản xuất,… Khi một doanh nghiệp cần vốn trung, dài hạn để thay
thế tài sản cố định, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai hình thức: vay vốn
ngân hàng để mua tài sản (cho vay theo dự án đầu tư/cho vay trung dài hạn) hoặc ký
hợp đồng thuê tài sản dài hạn để sử dụng (cho thuê tài chính).
Đối với ngân hàng, việc cấp tín dụng trực tiếp bằng tài sản thực giúp giảm nguy
cơ khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Với quyền của chủ sở hữu tài sản, ngân hàng
có thể kiểm tra, giám sát chặt chẽ tài sản thuê trong quá trình sử dụng và đưa ra biện
pháp xử lý kịp thời khi khách hàng vi phạm những điều cam kết trong hợp đồng.
Đối với hoạt động cho thuê tài chính, ngân hàng thương mại phải thành lập công
ty cho thuê tài chính riêng theo quy định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của
công ty cho thuê tài chính.
III. Phân loại cho vay:
1. Dựa vào mục đích cho vay:
- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp
- Cho vay nông nghiệp
- Cho vay bất động sản
- Cho vay tiêu dùng cá nhân
- Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu
2. Dựa vào thời hạn cho vay:
11
- Cho vay ngắn hạn
- Cho vay trung hạn
- Cho vay dài hạn
3. Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng:
- Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố
hay bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng
vay vốn để quyết định cho vay.
- Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay
như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.
4. Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay:
- Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo
hạn
- Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp
- Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn trả nợ cụ thể mà việc trả nợ
phụ thuộc vào khả năng tài chính của người đi vay.
IV.Quy định pháp lý về cho vay:
1. Nguyên tắc cho vay:
Điều 6 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng (ban hành cùng
quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN) có quy định nguyên tắc vay
vốn như sau:
Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
- Hoàn trả nợ gốc và lãi vay vốn đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín
dụng
2. Điều kiện cho vay:
Điều 7 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng quy định về
điều kiện vay vốn như sau:
Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều
kiện sau:
i) Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân
sự theo quy định của pháp luật:
12
a) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam:
- Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự.
- Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực
hành vi dân sự.
- Đại diện hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
- Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
- Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng
lực hành vi dân sự.
b) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực
pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp
nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được
Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật
khác của Việt Nam quy định hoặc được Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.
ii) Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
iii) Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
iv) Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu
quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy
định của pháp luật.
v) Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và
hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Những nhu cầu vốn không được cho vay:
Điều 9 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng quy định về
những nhu cầu vốn không được cho vay như sau:
Tổ chức tín dụng không được cho vay các nhu cầu vốn sau đây:
a) Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật
cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi;
b) Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm;
13
c) Để đáp ứng các nhu cầu chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.
4. Một số quy định khác:
Ø Điều 18 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng quy
định về giới hạn cho vay như sau:
i) Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn
tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn
vốn ủy thác của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của một
khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng hoặc khách hàng có nhu cầu
huy động vốn từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín dụng cho vay hợp vốn theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
ii) Trong trường hợp đặc biệt, tổ chức tín dụng chỉ được cho vay vượt quá mức
giới hạn cho vay quy định trên khi được Thủ tướng chính phủ cho phép đối với từng
trường hợp cụ thể.
Ø Điều 19 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng quy
định về những trường hợp không được cho vay như sau:
1-Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với khách hàng trong các trường hợp
sau đây:
a) Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó
tổng giám đốc (Phó giám đốc) của tổ chức tín dụng;
b) Cán bộ, nhân viên của chính tổ chức tín dụng đó thực hiện nhiệm vụ thẩm
định, quyết định cho vay;
c) Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng
giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc).
2- Các quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với các tổ chức tín
dụng hợp tác.
3- Việc áp dụng quy định tại điểm c Khoản 1 Điều này đối với người vay là bố,
mẹ, vợ, chồng, con của Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh của tổ chức tín dụng do tổ
chức tín dụng xem xét quyết định.
Ø Điều 20 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng quy
định về hạn chế cho vay như sau:
14
Tổ chức tín dụng không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với những
điều kiện ưu đãi về lãi suất, về mức cho vay đối với những đối tượng sau đây:
1. Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại tổ chức tín
dụng cho vay; Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại tổ chức tín dụng cho
vay; Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng cho vay;
2. Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng;
3. Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 77 của
Luật Các tổ chức tín dụng sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.
V. Quy trình cho vay:
1. Quy trình tín dụng căn bản:
Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận
nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải
ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Tùy theo đặc điểm tổ chức và quản trị, mỗi ngân
hàng đều tự thiết kế và xây dựng cho mình một quy trình tín dụng riêng. Các bước căn
bản của một quy trình tín dụng bao gồm:
Ø Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng:
Lập hồ sơ tín dụng là khâu căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng, nó được thực
hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng (CBTĐ) tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay
vốn. Lập hồ sơ tín dụng là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thông tin làm cơ sở
để thực hiện các khâu sau, đặc biệt là khâu phân tích, thẩm định và ra quyết định cho
vay.
Tùy theo quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, loại tín dụng yêu cầu và quy
mô tín dụng, CBTĐ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ với những thông tin yêu cầu khác
nhau. Nhìn chung một bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần thu thập từ khách hàng những
thông tin sau:
• Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng
• Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn gốc của khách hàng
• Thông tin về bảo đảm tín dụng
Để thu thập được những thông tin căn bản trên, ngân hàng thường yêu cầu khách
hàng phải lập và nộp ngân hàng các loại giấy tờ sau:
• Giấy đề nghị vay vốn
15
• Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân, thể nhân
• Phương án sản xuất kinh doanh/Dự án đầu tư/Phương án phục vụ đời sống
và kế hoạch trả nợ
• Báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất/Giấy tờ chứng minh nguồn thu
nhập
• Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay
• Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết
Ø Bước 2: Phân tích, thẩm định tín dụng:
Phân tích và thẩm định tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của
khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả
gốc và lãi. Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những những tình huống có thể
dẫn đến những rủi ro cho ngân hàng, tiên lượng khả năng kiểm soát những loại rủi ro
đó và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Mặt khác,
phân tích và thẩm định tín dụng còn quan tâm đến việc kiểm tra tính chân thực của hồ
sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp, từ đó nhận định về thái độ trả nợ của khách hàng
làm cơ sở quyết định cho vay.
Ø Bước 3: Quyết định và ký hợp đồng tín dụng:
Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hoặc từ chối đối với một hồ sơ vay
vốn của khách hàng. Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình tín dụng vì nó ảnh
hưởng rất lớn tới các khâu sau này và ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động tín
dụng của ngân hàng. Hai sai lầm cơ bản thường xảy ra trong khâu này là:
• Quyết định chấp thuận cho vay đối với một khách hàng không tốt
• Từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt
Cả hai loại sai lầm này đều dẫn đến thiệt hại đáng kể cho ngân hàng. Loại sai lầm
thứ nhất dễ dẫn đến thiệt hại nợ quá hạn hoặc nợ không thể thu hồi, tức là thiệt hại về
tài chính. Loại sai lầm thứ hai dễ dẫn đến thiệt hại về uy tín của ngân hàng và khiến
ngân hàng mất đi cơ hội cho vay.
Nhằm hạn chế sai lầm, trong khâu quyết định tín dụng các ngân hàng thường chú
trọng hai vấn đề: (i) thu thập và xử lý thông tin một cách đầy đủ và chính xác làm cơ
sở cho việc ra quyết định; (ii) trao quyền quyết định cho một hội đồng tín dụng hoặc
những người có năng lực phân tích và phán quyết.
16
Sau khi ra quyết định tín dụng, kết quả có thể là chấp thuận hoặc từ chối cho vay,
tùy vào kết quả phân tích và thẩm định ở khâu trước. Nếu chấp thuận cho vay, cán bộ
tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng và làm tiếp các bước tiếp
theo. Nếu từ chối cho vay, ngân hàng sẽ có văn bản trả lời và giải thích lý do cho
khách hàng được rõ.
Ø Bước 4: Giải ngân:
Giải ngân là phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết
trong hợp đồng. Tuy là khâu tiếp theo sau của quyết định tín dụng, nhưng giải ngân
cũng là khâu quan trọng vì nó có thể góp phần phát hiện và chấn chỉnh kịp thời nếu có
sai sót ở những khâu trước. Ngoài ra, cách thức giải ngân còn góp phần kiểm tra và
kiểm soát xem vốn tín dụng có được sử dụng đúng mục đích cam kết hay không.
Nguyên tắc giải ngân là luôn luôn gắn liền vận động tiền tệ với vận động hàng hóa
hoặc dịch vụ đối ứng nhằm bảo đảm khả năng thu hồi nợ sau này. Tuy vậy cũng phải
tuân thủ nguyên tắc đảm bảo thuận lợi tránh gây khó khăn và phiền hà cho khách
hàng.
Ø Bước 5: Giám sát và thanh lý hợp đồng tín dụng:
• Giám sát tín dụng:
Đây là khâu khá quan trọng, nhằm mục tiêu bảo đảm cho tiền vay được sử dụng
đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời
những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này. Các phương pháp
giám sát tín dụng có thể áp dụng bao gồm:
- Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng
- Phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng theo định kỳ
- Giám sát khách hàng thông qua việc trả lãi định kỳ
- Viếng thăm hoặc kiểm soát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi cư
trú của khách hàng đứng tên vay vốn
- Kiểm tra các hình thức bảo đảm tiền vay
- Giám sát hoạt động khách hàng thông qua mối quan hệ với các khách hàng khác
- Giám sát khách hàng thông qua những thông tin thu thập khác
• Thanh lý hợp đồng tín dụng:
17
Đây là khâu kết thúc của quy trình tín dụng. Khâu này gồm có các công việc
quan trọng cần xử lý như sau:
- Thu nợ: Ngân hàng tiến hành thu nợ khách hàng theo đúng những điều khoản đã
cam kết trong hợp đồng tín dụng. Nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng không có
khả năng trả nợ thì ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn nợ hoặc chuyển sang
nợ quá hạn để sau này có biện pháp xử lý thích hợp nhằm đảm bảo thu hồi nợ.
- Tái xét hợp đồng tín dụng: Ngân hàng tiến hành phân tích tín dụng trong điều
kiện khoản tín dụng đã được cấp nhằm mục tiêu đánh giá chất lượng tín dụng,
pháp hiện rủi ro để có hướng xử lý kịp thời.
- Thanh lý hợp đồng tín dụng: Nếu hết thời hạn của hợp đồng tín dụng và khách
hàng đã hoàn tất các nghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi thì ngân hàng và khách hàng
làm thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản bảo đảm nếu có và lưu
hồ sơ vay vốn của khách hàng vào kho lưu trữ.
Quy trình tín dụng có thể được tóm tắt theo bảng sau:
Các giai đoạn
của quy trình
Nguồn và nơi cung
cấp thông tin
Nhiệm vụ của ngân
hàng ở mỗi giai đoạn
Kết quả sau khi kết
thúc mỗi giai đoạn
1. Lập hồ sơ đề
nghị cấp tín dụng
Khách hàng đi vay
cung cấp
Tiếp xúc, phổ biến và
hướng dẫn lập hồ sơ cho
khách hàng
Hoàn thành bộ hồ sơ
để chuyển sang cho
bộ phận phân tích,
thẩm định
2. Phân tích tín
dụng
- Hồ sơ đề nghị vay
từ giai đoạn 1 chuyển
sang
- Các thông tin bổ
sung từ phỏng vấn,
hồ sơ lưu trữ, …
Tổ chức thẩm định về
các mặt tài chính và phi
tài chính do các cá nhân
hoặc bộ phận thẩm định
thực hiện
Báo cáo kết quả thẩm
định để chuyển sang
bộ phận có thẩm
quyền và quyết định
cho vay
3. Quyết định tín
dụng
- Các tài liệu và
thông tin từ giai đoạn
2 chuyển sang và báo
cáo kết quả thẩm
định.
- Các thông tin bổ
sung
Quyết định cho vay
hoặc từ chối cho vay
của cá nhân hoặc bộ
phận được giao quyền
phán quyết
- Quyết định cho
vay hoặc từ chối.
- Tiến hành các thủ
tục pháp lý như ký
hợp đồng tín dụng,
các hợp đồng khác.
4. Giải ngân - Quyết định cho
vay và các hợp đồng
liên quan
Thẩm định các chứng từ
theo các điều kiện của
hợp đồng tín dụng
Chuyển tiền vào tài
khoản tiền gởi cho
khách hàng hoặc
chuyển trả cho đơn
18
- Các chứng từ làm
cơ sở giải ngân
vị cung cấp.
5. Giám sát và
thanh lý tín dụng
- Các thông tin từ
nội bộ ngân hàng
- Các báo cáo tài
chính theo định kỳ
- Các thông tin
khác
- Phân tích hoạt động
tài khoản, các báo cáo
tài chính, kiểm tra cơ sở
của khách hàng
- Tái xét và xếp hạng
- Thanh lý tín dụng
- Báo cáo kết quả
giám sát và đưa ra
các giải pháp xử lý.
- Lập các thủ tục để
thanh lý tín dụng
2. Sơ đồ quy trình tín dụng:
19
Khách hàng:
Cung cấp các tài liệu
và thông tin
Nhân viên tín dụng:
- Tiếp xúc, hướng dẫn KH
Thu thập thông tin qua
phỏng vấn, trao đổi
Tổ chức phân tích và
thẩm định
Kết quả ghi nhận:
Biên bản, báo cáo; Tờ trình;
Giấy tờ về bảo đảm nợ vay
Cập nhật thông tin thị
trường, chính sách,
khung pháp lý
Giấy báo
lý do
Từ
chối
Ra quyết định
tín dụng
Chấp
thuận
Ký hợp đồng tín dụng
Giải ngân:
Chuyển giao tiền vào tài khoản
khách hàng /Trả cho nhà cung cấp
Tổ chức giám sát Giám
sát tín
dụng
Vi phạm
hợp đồng
Đầy đủ và đúng hạn
Thu nợ: Cả gốc và lãi
Thanh lý HĐTD mặc nhiên
Không đủ, không đúng hạn
Biện pháp: Cảnh báo, tăng
cường kiểm soát, ngừng giải
ngân, tái xét tín dụng
Không đủ, không đúng hạn
Thanh lý hợp đồng tín
dụng bắt buộc
Xử lý:
Tòa án, cơ quan thẩm
quyền
20
PHẦN B: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG:
I. Khái niệm và vai trò của thẩm định tín dụng
1. Khái niệm:
Thẩm định tín dụng là một trong những khâu rất quan trọng trong toàn bộ quy
trình tín dụng.
Thẩm định tín dụng là việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm
tra, đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng để làm
căn cứ cho việc ra quyết định tín dụng.
Trên thực tế, khi lập dự án đầu tư, nhiều khách hàng do mong muốn được vay vốn
đã thổi phồng số liệu và dẫn đến những ước lượng quá lạc quan về hiệu quả kinh tế
của dự án. Hoặc nhiều doanh nghiệp khi vay vốn ngắn hạn bổ sung vốn lưu động đã cố
tình tạo ra những báo cáo tài chính (BCTC) “đẹp” với tình hình tài chính tốt,… làm sai
lệch đánh giá về khả năng tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra có nhiều trường hợp
đánh giá tài sản đảm bảo không chính xác dẫn đến việc cấp tín dụng quá thấp, không
đáp ứng đủ nhu cầu của dự án hoặc cấp tín dụng quá cao gây rủi ro cho khoản vay.
Do đó cán bộ thẩm định tín dụng phải thu thập và xử lý thông tin một cách khách
quan, toàn diện nhằm đánh giá đúng thực chất tính khả thi của dự án về mặt kinh tế,
đánh giá đúng tình hình tài chính của khách hàng và tài sản đảm bảo nợ vay cũng như
ước lượng khả năng quản lý và kiểm soát rủi ro có thể xảy ra của khách hàng.
2. Vai trò của thẩm định tín dụng:
- Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư
mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.
- Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay.
- Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có căn cứ vững vàng, tin cậy để
mạnh dạn ra quyết định cấp tín dụng hay không và giảm được hai sai lầm cơ bản khi
quyết định cho vay: (1) cho vay một dự án kém hiệu quả, không có khả năng trả nợ và
(2) từ chối cho vay một dự án tốt, có hiệu quả kinh tế cao.
21
II. Tài liệu dùng cho thẩm định tín dụng
Tài liệu dùng cho thẩm định tín dụng bao gồm tài liệu từ khách hàng, tài liệu từ
ngân hàng cho vay, tài liệu từ ngân hàng nhà nước và tài liệu từ các nguồn khác.
1. Tài liệu từ khách hàng:
Tùy theo loại hình khách hàng và mục đích vay vốn mà tài liệu từ khách hàng
gồm những hồ sơ sau:
Ø Đối với khách hàng doanh nghiệp:
Hồ sơ pháp lý
1. Điều lệ doanh nghiệp
2. Giấy phép đầu tư/Giấy phép đăng ký kinh doanh
3. Mã số thuế
4. Chứng chỉ hành nghề (đối với các ngành nghề có quy định)
5. Quyết định bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật
6. CMND người đại diện pháp luật
7. Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng
8. Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư
9. Biên bản góp vốn, thành viên sáng lập
10. Các chứng từ khác
Hồ sơ hoạt động kinh doanh – tài chính
1. Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất
2. Các hợp đồng kinh tế mua hàng
3. Các hợp đồng kinh tế bán hàng
4. Hóa đơn mua hàng
5. Hoá đơn bán hàng
6. Bảng cân đối phát sinh gần nhất
7. Chi tiết các khoản phải thu gần nhất
8. Chi tiết các khoản phải trả khách hàng gần nhất
9. Chi tiết hàng tồn kho gần nhất
22
10. Chi tiết nợ vay ngân hàng
11. Chi tiết các khoản mục có giá trị lớn
12. Báo cáo thuế giá trị gia tăng hàng tháng các tháng gần nhất
13. Các chứng từ khác
Hồ sơ phương án SXKD
(áp dụng cho vay bổ sung VLĐ)
Hồ sơ dự án đầu tư
(áp dụng cho vay theo dự án đầu tư)
1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh
2. Dự toán doanh thu
3. Dự toán chi phí hoạt động
4. Phương án trả nợ, nguồn trả nợ
5. Các chứng từ khác
1. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư
2. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả
thi
3. Thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán
4. Các chứng từ khác
Hồ sơ tài sản đảm bảo
1. Giấy chứng nhận QSH nhà ở và QSD đất ở
2. Giấy chứng nhận QSH nhà ở
3. Giấy chứng nhận QSD đất
4. Hợp đồng mua bán/tặng cho nhà
5. Quyền sở hữu công trình
6. Tờ khai lệ phí trước bạ
7. Hóa đơn giá trị gia tăng/tờ khai hàng hóa nhập khẩu (nếu là hàng hóa,
MMTB)
8. Giấy đăng ký phương tiện vận chuyển (xe, tàu, xà lan,…)
9. Giấy chứng nhận giấy tờ có giá (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi)
10. Các giấy tờ chứng minh QSH và QSD tài sản theo quy định của pháp luật
11. CMND, hộ khẩu của chủ sở hữu tài sản
12. Các chứng từ khác
Ø Đối với khách hàng cá nhân vay vốn để phục vụ sản xuất kinh
doanh:
Hồ sơ pháp lý khách hàng
23
1. CMND, hộ khẩu của khách hàng và vợ/chồng
2. Giấy đăng ký kết hôn (nếu hai vợ chồng khác hộ khẩu)
3. Giấy xác nhận độc thân (nếu khách hàng độc thân)
Hồ sơ sản xuất kinh doanh
1. Giấy phép đăng ký kinh doanh
2. Mã số thuế
3. Hóa đơn mua hàng
4. Hóa đơn bán hàng
5. Hợp đồng mua hàng
6. Hợp đồng bán hàng
7. Bảng kê tình hình tài chính/kinh doanh hàng tháng
8. Các chứng từ khác
Hồ sơ tài sản đảm bảo
1. Giấy chứng nhận QSH nhà ở và QSD đất ở
2. Giấy chứng nhận QSH nhà ở
3. Giấy chứng nhận QSD đất
4. Hợp đồng mua bán/tặng cho nhà
5. Quyền sở hữu công trình
6. Tờ khai lệ phí trước bạ
7. Giấy đăng ký xe
8. Giấy chứng nhận giấy tờ có giá (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi)
9. Các giấy tờ chứng minh QSH và QSD tài sản theo quy định của pháp luật
10. CMND, hộ khẩu của chủ sở hữu tài sản
Ø Đối với khách hàng cá nhân vay vốn để phục vụ đời sống:
Hồ sơ pháp lý khách hàng
1. CMND, hộ khẩu của khách hàng và vợ/chồng
2. Giấy đăng ký kết hôn (nếu hai vợ chồng khác hộ khẩu)
24
3. Giấy xác nhận độc thân (nếu khách hàng độc thân)
Chứng từ chứng minh nguồn thu nhập trả nợ ngân hàng
1. Bảng lương/Bảng xác nhận nguồn thu nhập
2. Các chứng từ khác chứng minh nguồn thu nhập của khách hàng
Hồ sơ tài sản đảm bảo
1. Giấy chứng nhận QSH nhà ở và QSD đất ở
2. Giấy chứng nhận QSD đất
3. Hợp đồng mua bán/tặng cho nhà
4. Quyền sở hữu công trình
5. Tờ khai lệ phí trước bạ
6. Giấy đăng ký xe
7. Giấy chứng nhận giấy tờ có giá (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi)
8. Các giấy tờ chứng minh QSH và QSD tài sản theo quy định của pháp luật
9. CMND, hộ khẩu của chủ sở hữu tài sản
2. Tài liệu từ ngân hàng: Tài liệu từ ngân hàng bao gồm: cơ sở dữ liệu của ngân
hàng, thông tin giao dịch, thông tin từ các phòng liên quan, và các tài liệu khác.
3. Tài liệu từ ngân hàng nhà nước: Tài liệu từ ngân hàng nhà nước (NHNN) bao
gồm: thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN CIC, các quy định
của NHNN, các chỉ đạo trực tiếp từ NHNN và các số liệu tổng hợp khác.
4. Tài liệu từ các cơ quan khác như Chính phủ, Bộ Tài chính, các cơ quan ngang
bộ khác, báo chí và ngân hàng có liên quan.
III. Quy trình thẩm định tín dụng
Công tác thẩm định tín dụng được thực hiện theo một quy trình gồm 5 bước như
sau:
Ø Bước 1: Xem xét hồ sơ vay của khách hàng
Ø Bước 2: Thu thập thông tin cần thiết bổ sung
Ø Bước 3: Thẩm định khả năng thu hồi nợ
Ø Bước 4: Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng
25
Ø Bước 5: Kết luận sau cùng về khả năng thu hồi nợ vay
Trong đó bước 3 và 4 là quan trọng nhất, đòi hỏi phải sử dụng các kỹ thuật và
công cụ thẩm định thích hợp. Hai kỹ thuật phổ biến thường được sử dụng trong bước
này là phân tích báo cáo tài chính và thẩm định dự án đầu tư.
Sơ đồ quy trình thẩm định tín dụng
IV.Nội dung cơ bản của thẩm định tín dụng
Mục tiêu của thẩm định tín dụng là nhằm đánh giá một cách chính xác và trung
thực khả năng trả nợ của khách hàng từ đó làm căn cứ cho việc ra quyết định cho vay.
Mặt khác, khả năng thu hồi nợ vay phụ thuộc vào các yếu tố sau:
• Tư cách của khách hàng vay vốn
• Tình hình tài chính của khách hàng
• Tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hay dự án đầu tư
• Tài sản đảm bảo nợ vay
• Khả năng quản lý và kiểm soát rủi ro
1. Xem xét hồ sơ
vay của khách hàng
2. Thu thập thông tin
bổ sung cần thiết
3. Thẩm định khả
năng thu hồi nợ
4. Ước lượng và kiểm
soát rủi ro tín dụng
5. Kết luận và trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt
5a. Từ chối KH, nêu rõ
lý do từ chối
5b. Tiến hành các thủ tục
cho vay
26
Do đó để đảm bảo được mục tiêu thu hồi nợ, thẩm định tín dụng cần tập trung vào
các nội dung chính sau đây:
1. Thẩm định khách hàng vay vốn:
Mục tiêu của công tác này là đánh giá tư cách pháp nhân của khách hàng và tính
chất hợp pháp cũng như mức độ tin cậy của hồ sơ vay vốn mà khách hàng đã nộp.
Ø Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng vay vốn:
Theo quy chế cho vay, một trong những điều kiện vay vốn là khách hàng phải có
năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo
quy định của pháp luật.
+) Đối với khách hàng vay vốn là tổ chức, điều kiện này được thể hiện qua quyết
định thành lập, giấy phép, hoặc giấy đăng ký kinh doanh, các quyết định bổ nhiệm,
chuẩn y các chức danh lãnh đạo (tổng giám đốc, giám đốc, kế toán trưởng,…). Khách
hàng có trụ sở và văn phòng kinh doanh, có con dấu và tài khoản riêng, đang hoạt
động bình thường, không bị phong tỏa tài sản, không bị liên đới trách nhiệm trong các
quan hệ kinh tế, dân sự.
+) Đối với khách hàng vay vốn là thể nhân, điều kiện này được chứng minh bằng
hộ khẩu thường trú, chứng minh nhân dân. Thể nhân này không bị tiền án, tiền sự,
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trạng thái thần kinh bình thường.
Ngoài ra người vay vốn phải có mục đích sử dụng vốn hợp pháp. Đây là điều kiện
bắt buộc và có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng trả nợ của khách hàng. Sử dụng vốn hợp
pháp thể hiện sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động kinh doanh, đồng thời khẳng định
tính nguyên tắc trong tài trợ tín dụng của các tổ chức tín dụng.
Ø Thẩm định mức độ tin cậy của hồ sơ vay vốn:
Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho tổ chức tín dụng giấy đề nghị vay
vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh khách hàng đủ điều kiện vay vốn. Khách hàng
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu
gửi cho ngân hàng. Ngân hàng hướng dẫn các tài liệu mà khách hàng cần phải nộp phù
27
hợp với đặc điểm cụ thể của từng loại khách hàng và khoản vay, cũng như mục đích
vay vốn.
Thẩm định hồ sơ vay là xem xét tính chân thực và mức độ tin cậy của những tài
liệu mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng khi làm hồ sơ vay vốn. Cán bộ tín dụng
có trách nhiệm kiểm tra xem bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng có đầy đủ không để yêu
cầu bổ sung, đồng thời xác minh tính chân thực, hợp lệ, và thời gian hiệu lực của các
tài liệu mà khách hàng cung cấp để đánh giá điều kiện pháp lý của khách hàng vay
vốn.
2. Thẩm định tình hình kinh doanh – tài chính của khách hàng:
Theo chính sách tín dụng của ngân hàng, “có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ
trong thời hạn cam kết” là một trong những điều kiện tiên quyết để xem xét cho khách
hàng vay vốn. Tình hình tài chính lành mạnh của khách hàng sẽ giúp ngân hàng yên
tâm hơn về khả năng trả nợ của khách hàng.
Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan mà bản thân khách hàng
cũng không thể đánh giá chính xác được khả năng tài chính của mình. Do vậy, thẩm
định khả năng tài chính của khách hàng là cần thiết. Để làm được điều này, khi làm
thủ tục cho vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp báo cáo tài chính 2 năm gần
nhất và đã qua kiểm toán. Dựa vào các báo cáo này cán bộ tín dụng sẽ tiến hành phân
tích tình hình kinh doanh bao gồm phân tích quy mô, xu hướng hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp và biến động về doanh thu/chi phí/lợi nhuận so với kỳ trước, đồng
thời sẽ phân tích tình hình nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn, phân tích các chỉ số tài
chính bao gồm nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu đánh giá
tình hình hoạt động, nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn, và
phân tích dòng tiền lưu chuyển ra vào công ty nhằm thẩm định lại khả năng tài chính
của khách hàng.
5. Thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng:
Mục tiêu tối quan trọng của thẩm định tín dụng là đánh giá chính xác khả năng trả
nợ của khách hàng. Tuy nhiên, việc thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp
28
trong 2 năm gần nhất chỉ đánh giá được khả năng tài chính của khách hàng trong quá
khứ và hiện tại trong khi việc thu nợ lại diễn ra trong tương lai. Một khách hàng có
tình hình tài chính tốt ở quá khứ và hiện tại chưa hẳn sẽ có tình hình tài chính tốt và
khả năng đảm bảo trả nợ trong tương lai. Khả năng trả nợ trong tương lai của khách
hàng phụ thuộc rất nhiều vào sự khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hay dự án
đầu tư. Hơn nữa trên thực tế số liệu do doanh nghiệp cung cấp để đánh giá tình hình tài
chính không phải lúc nào cũng phản ánh đúng sự thực vì hiện nay nhiều hoạt động
mua bán hàng hóa thực hiện không có hóa đơn, cũng như các quy định về BCTC chưa
chặt chẽ, minh bạch. Điều này gây khó khăn cho CBTĐ trong việc xác định đúng năng
lực tài chính của khách hàng. Do đó, việc thẩm định tính khả thi của phương án sản
xuất kinh doanh và dự án đầu tư là công việc rất quan trọng để đánh giá khả năng trả
nợ của khách hàng.
ü Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh:
Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh được nhân viên tín
dụng thực hiện khi xem xét quyết định cho khách hàng vay ngắn hạn để bổ sung vốn
lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mục tiêu của thẩm định phương án sản
xuất kinh doanh là đánh giá một cách chính xác và trung thực tính khả thi của nó, qua
đó kết luận được khả năng thu hồi vốn khi cho vay để thực hiện phương án đó.
ü Thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư:
Thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư được nhân viên tín dụng thực hiện khi
xem xét quyết định cho khách hàng vay trung hoặc dài hạn để tài trợ cho việc đầu tư
vào dự án. Mục tiêu của thẩm định phương án sản xuất kinh doanh là đánh giá một
cách chính xác và trung thực tính khả thi của dự án, qua đó kết luận được khả năng thu
hồi vốn khi cho vay để thực hiện dự án đầu tư.
6. Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay:
Bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng
ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được khoản nợ đã cho khách hàng
vay. Bảo đảm tiền vay có thể được thực hiện bằng nhiều cách, bao gồm: bảo đảm bằng
29
tài sản thế chấp, bảo đảm bằng tài sản cầm cố, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn
vay, bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ ba.
Nói chung bất kỳ tài sản hoặc các quyền phát sinh từ tài sản có thể tạo ra ngân lưu
đều có thể dung làm bảo đảm tiền vay. Tuy nhiên bảo đảm tiền vay thực sự có hiệu
quả đòi hỏi:
ü Giá trị tài sản đảm bảo phải lớn hơn nghĩa vụ được bao đảm
ü Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được ngân lưu (phải có giá trị và
có thị trường tiêu thụ)
ü Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm bảo
đảm tiền vay.
Do đó mục tiêu của thẩm định TSĐB nợ vay là đánh giá một cách chính xác và
trung thực xem TSĐB nợ vay có thoả mãn các yêu cầu nêu trên hay không. Nếu thoả
mãn thì khả năng thu hồi nợ được nâng cao. Nếu không thì tài sản đảm bảo nợ vay
không thể giúp ích gì thêm cho khả năng thu hồi nợ.
5. Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng:
Như trên đã nói, thẩm định tín dụng là công việc được tiến hành trước khi cho vay,
trong khi thu hồi nợ là công việc được thực hiện sau khi cho vay. Do đó thẩm định tín
dụng dù có thực hiện kỹ lưỡng và chuyên nghiệp đến đâu vẫn không thể hoàn toàn
tránh khỏi rủi ro không thu hồi được nợ vay. Không ai có thể chắc chắn việc thu hồi
được nợ một cách tuyệt đối cho đến khi món nợ được thu hồi. Tuy nhiên ước lượng và
kiểm soát rủi ro tín dụng có thể cung cấp được thông tin giúp nhân viên tín dụng và
lãnh đạo ngân hàng tiên lượng được phần nào khả năng thu hồi nợ trước khi cho vay.
Các kỹ thuật phân tích và kiểm soát rủi ro tín dụng có thể áp dụng bao gồm phân
tích độ nhạy, phân tích tình huống và phân tích mô phỏng. Các kỹ thuật phân tích này
đòi hỏi thực hiện cụ thể đối với một dự án vay vốn, do đó sẽ được xem xét chi tiết
trong các chương sau.
V. Thẩm định tín dụng và quyết định cho vay:
30
Thẩm định tín dụng và quyết định cho vay là hai khâu riêng biệt nhưng có quan hệ
gắn bó với nhau trong quy trình tín dụng. Thẩm định tín dụng do nhân viên tín dụng
thực hiện trước khi lập tờ trình lên cho lãnh đạo phụ trách tín dụng quyết định cho vay.
Do vậy chất lượng công tác thẩm định tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ chính
xác của quyết định cho vay. Ngược lại, tính chất quan trọng của quyết định cho vay
hoặc giá trị lớn hay nhỏ của khoản vay đòi hỏi công tác thẩm định phải được tiến hành
một cách kỹ càng, chi tiết và chuyên nghiệp.
Thông thường những khoản vay dài hạn hoặc những khoản vay có giá trị lớn đòi
hỏi công tác thẩm định phải được thực hiện chi tiết và kỹ lưỡng hơn những khoản vay
ngắn hạn hoặc những khoản vay có giá trị nhỏ. Ngoài ra, đối tượng khách hàng vay
cũng ảnh hưởng đến công tác thẩm định tín dụng. Rõ ràng là cho vay khách hàng
doanh nghiệp đòi hỏi thẩm định chi tiết và phức tạp hơn cho vay đối với khách hàng cá
nhân; hay cho vay với khách hàng mới đòi hỏi thẩm định kỹ càng hơn cho vay đối với
khách hàng truyền thống.
Tóm lại, thẩm định tín dụng là một trong những khâu quan trọng nhất của quy
trình tín dụng. Do tính chất quan trọng của nó nên cần được xem xét và chi tiết hóa
thành một quy trình riêng gồm các bước như xem xét hồ sơ, thu thập thông tin cần
thiết bổ sung, thẩm định khả năng thu hồi nợ, ước lượng rủi ro và kết luận sau cùng về
khả năng thu hồi nợ trước khi cho vay.
31
Chương 2:
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC PHÁP LÝ
VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA KHÁCH HÀNG
PHẦN A: THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC PHÁP LÝ CỦA KHÁCH HÀNG
1. Mục đích thẩm định năng lực pháp lý:
Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng là nội dung đầu tiên và cũng là nội
dung rất quan trọng trong quy trình thẩm định tín dụng, nếu làm tốt bước thẩm định
này sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro cho Ngân hàng. Mục đích của việc thẩm định
năng lực pháp lý của khách hàng là đánh giá thiện chí trả nợ vay của khách hàng trên
cơ sở tìm hiểu và đánh giá một cách toàn diện chính xác về khách hàng. Việc đánh giá
phân tích khách hàng không khách quan và chính xác sẽ dẫn đến các quyết định sai
lệch của cấp Lãnh đạo phê duyệt đối với khách hàng và gây ra rủi ro cho Ngân hàng.
Mặt khác đây cũng là cơ sở của việc thu hồi nợ và giải quyết tranh chấp nếu có.
2. Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng doanh nghiệp:
a) Đặc điểm khách hàng doanh nghiệp:
Khách hàng doanh nghiệp bao gồm:
- Các pháp nhân là doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức
khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ Luật Dân sự.
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty hợp doanh
- Các pháp nhân nước ngoài
Ø Đặc điểm của khách hàng doanh nghiệp:
- Có tư cách pháp nhân (trừ doanh nghiệp tư nhân)
- Có vốn pháp định, vốn điều lệ
32
- Có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định
- Được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
- Có cơ cấu tổ chức, ban lãnh đạo
- Có người đại diện theo pháp luật
- Có nghị quyết chiến lược phát triển
- Có báo cáo tài chính
b) Tài liệu thẩm định:
Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp bao gồm những tài liệu chính sau:
ü Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp hoạt động theo
Luật doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã)
ü Giấy chứng nhận mã số thuế
ü Chứng chỉ hành nghề (đối với các ngành nghề có quy định)
ü Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu (đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu)
ü Biên bản góp vốn, Danh sách thành viên sáng lập
ü Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp
ü Quyết định bổ nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, kế toán trưởng,
người đại diện pháp luật của doanh nghiệp
ü Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của người đại diện pháp luật của doanh
nghiệp
ü Nghị quyết của hội đồng quản trị, đại hội cổ đông về việc xin cấp tín dụng
ü Giấy tờ khác có liên quan (mẫu dấu, chữ ký…)
Ngoài ra, tùy thuộc vào loại hình và đặc điểm của doanh nghiệp, CBTĐ có thể yêu
cầu thêm những tài liệu sau:
ü Quyết định thành lập của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (đối với doanh
nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước)
ü Giấy phép đầu tư của cơ quan có thẩm quyền (đối với doanh nghiệp hoạt
động theo Luật Đầu tư nước ngoài)
33
ü Quyết định thành lập của công ty TNHH một thành viên (hoạt động theo
Luật Doanh nghiệp)
ü Hợp đồng liên doanh (đối với các doanh nghiệp liên doanh)
ü Quy chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp có phân cấp
ü Văn bản ủy quyền vay vốn của cơ quan cấp trên (đối với đơn vị hạch toán
phụ thuộc)
c) Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng doanh nghiệp:
Theo quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định
1627/2001/QĐ-NHNN, điều kiện đầu tiên và tiên quyết để khách hàng có thể được
xem xét cho vay vốn là phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và
chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
- Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự
- Đối với doanh nghiệp tư nhân: chủ doanh nghiệp phải có năng lực pháp luật và
năng lực hành vi dân sự
- Đối với công ty hợp danh: thành viên hợp danh phải có năng lực pháp luật và
năng lực hành vi dân sự
Để thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng doanh nghiệp, CBTĐ sẽ căn cứ
trên hồ sơ pháp lý mà khách hàng cung cấp.
Trước hết cần kiểm tra hồ sơ pháp lý mà khách hàng cung cấp theo quy định có
đầy đủ, hợp lệ và còn hiệu lực hay không. Sau đó, căn cứ vào các tài liệu thẩm định
trên, CBTĐ sẽ tiến hành thẩm định tư cách pháp nhân của khách hàng thông qua
những nội dung sau:
Ø Tên công ty
Ø Địa chỉ trụ sở giao dịch
Ø Ngành nghề kinh doanh
Ø Vốn điều lệ
Ø Người đại diện theo pháp luật
Ø Giấy phép đăng ký kinh doanh
34
Ø Giấy chứng nhận mã số thuế
Ø Nguồn vốn chủ sở hữu tính đến kỳ báo cáo gần nhất
Ø Bổ sung giới thiệu tư cách pháp nhân công ty mẹ (trường hợp khách hàng là
công ty TNHH một thành viên, hoặc công ty con trực thuộc công ty mẹ)
- Kiểm tra điều lệ, quy chế tổ chức của khách hàng vay vốn xem có thể hiện rõ
phương thức tổ chức, quản trị, điều hành không? So sánh, đối chiếu số vốn điều lệ mà
khách hàng đăng ký trên Điều lệ và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với số vốn
trên BCTC của doanh nghiệp.
- Kiểm tra khách hàng vay vốn là đơn vị hạch toán phụ thuộc có giấy tờ uỷ quyền
vay vốn của pháp nhân trực tiếp hay không?
- Kiểm tra giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành
nghề có còn hiệu lực trong thời hạn cho vay hay không?
- Đối chiếu chữ ký của khách hàng vay vốn có phù hợp với chữ ký đã đăng ký ghi
trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay không?
Ngoài ra cần lưu ý xác định thẩm quyền giao dịch của người đại diện công ty theo
quy định pháp luật và theo điều lệ doanh nghiệp, đồng thời xem xét lĩnh vực mà khách
hàng đề nghị cấp hạn mức giao dịch có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh đã đăng ký.
Từ đó đưa ra kết luận khách hàng có đủ điều kiện pháp lý để vay vốn theo quy định
hay không.
3. Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng cá nhân:
a) Đặc điểm khách hàng cá nhân:
Khách hàng cá nhân là các cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác,… có
đầy đủ năng lực pháp lý. Khách hàng cá nhân bao gồm cá nhân Việt Nam và cá nhân
nước ngoài.
Ø Đặc điểm của khách hàng cá nhân:
- Là cá nhân hoặc hộ gia đình, tổ hợp tác
- Có thu nhập từ lương hoặc kinh doanh
35
- Không lập báo cáo tài chính theo quy định pháp luật
- Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng,
- Chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh,
- Hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh và được cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh,
b) Tài liệu thẩm định:
Ø Đối với cho vay phục vụ đời sống:
Hồ sơ pháp lý bao gồm:
- CMND, sổ hộ khẩu của khách hàng và vợ/chồng
- Giấy đăng ký kết hôn (nếu hai vợ chồng khác hộ khẩu)
- Giấy xác nhận độc thân (nếu khách hàng độc thân)
- Giấy tờ khác
Khách hàng cần xuất trình bản chính để CBTĐ xem xét, đối chiếu sau đó sẽ lưu bản
sao.
Ø Đối với cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh:
Hồ sơ pháp lý bao gồm:
- CMND/hộ chiếu, sổ hộ khẩu của khách hàng và vợ/chồng
- Văn bản công nhận tư cách tổ hợp tác (đối với tổ hợp tác)
- Giấy đăng ký kinh doanh hộ cá thể (đối với hộ gia đình)
- Chứng chỉ hành nghề (đối với các ngành nghề có quy định)
- Giấy thuê đất, mặt nước/Giấy được giao đất, mặt nước (đối với hộ nông, lâm,
ngư, diêm nghiệp)
- Giấy phép đánh bắt thủy sản, hải sản, đăng kiểm tàu thuyền (đối với hộ đánh
bắt thủy hải sản)
- Giấy tờ khác
c) Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng cá nhân:
36
- Thẩm định tính đầy đủ của hồ sơ pháp lý
- Thẩm định năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của cá nhân, đại diện
hộ gia đình hoặc tổ hợp tác
- Thẩm định tính hiệu lực của giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề
- Đánh giá trình độ học vấn và mức độ tín nhiệm của khách hàng vay vốn, người
đại diện của tổ hợp tác, chủ hộ của hộ gia đình
4. Thẩm định quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng:
Bên cạnh việc thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn, CBTĐ còn
tiến hành thẩm định mối quan hệ tín dụng của khách hàng đối với chính ngân hàng
mình và với các tổ chức tín dụng khác để có cơ sở đánh giá về thiện chí trả nợ của
khách hàng về mặt lịch sử giao dịch tín dụng.
Dựa vào hồ sơ lưu trữ tại chi nhánh, CBTĐ xác định được mức độ thường xuyên
quan hệ tín dụng của khách hàng với chi nhánh. Đối với những khách hàng đã có quan
hệ tín dụng nhiều lần với ngân hàng, CBTĐ sẽ nắm được lịch sử vay và trả nợ của
khách hàng với chi nhánh, bao gồm: giá trị khoản vay, mục đích sử dụng vốn vay, dư
nợ hiện tại của khách hàng, tình hình thanh toán nợ vay có tốt không, khách hàng hiện
có nợ quá hạn tại ngân hàng không và mức xếp hạng của ngân hàng là bao nhiêu,…
Đây chính là cơ sở để giúp ngân hàng đánh giá uy tín và thiện chí trả nợ của khách
hàng.
Mặt khác, thông qua việc thu thập thông tin tín dụng (CIC) từ Ngân hàng trung
ương về khách hàng cũng như căn cứ vào những thông tin mà khách hàng cung cấp
thêm, CBTĐ đánh giá được quá trình giao dịch tín dụng của khách hàng tại các tổ
chức tín dụng khác: khách hàng đang được các TCTD khác cấp mức tín dụng là bao
nhiêu, trong đó bao nhiêu là tín dụng ngắn hạn, boa nhiêu là tín dụng trung dài hạn; dư
nợ hiện tại của khách hàng tại các TCTD trên còn lại là bao nhiêu, có đủ tiêu chuẩn
không; tài sản dùng để đảm bảo khoản vay là gì; trong quá trình quan hệ tín dụng,
khách hàng có thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đúng hạn không,… Từ những căn
37
cứ trên, CBTĐ sẽ đánh giá khách hàng có đủ tin cậy về mặt lịch sử giao dịch để cho
vay lần này không.
PHẦN B: THẨM ĐỊNH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VÀ HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH
1. Mục đích thẩm định tình hình hoạt động của khách hàng:
Mục tiêu của phần thẩm định này là tìm hiểu và làm rõ các khía cạnh liên quan
đến quá trình sản xuất, kinh doanh của khách hàng một cách đầy đủ nhất để từ đó có
kết luận về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng như lĩnh vực kinh doanh có
phù hợp với tình hình hiện tại và tương lai, chủng loại sản phẩm sản xuất hoặc dịch vụ
dùng cho đối tượng tiêu thụ nào, khả năng phát triển thị trường và đối thủ cạnh tranh
từ đó đánh giá khả năng tồn tại và phát triển của khách hàng để có quyết định cho việc
cấp tín dụng một cách chính xác.
2. Thẩm định tình hình hoạt động của khách hàng doanh nghiệp/hộ sản
xuất kinh doanh:
a) Đánh giá lịch sử hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty:
+ Đánh giá quá trình xây dựng doanh nghiệp: doanh nghiệp đã từng mở rộng hay
thu hẹp lĩnh vực kinh doanh từ thuần túy thương mại sang sản xuất và ngược lại
không; lý do và thành tựu của những thay đổi này; công ty đã trải qua hình thức
chuyển đổi loại hình nào không, đã từng chia tách hay sáp nhập chưa; những thay đổi
về tỷ lệ vốn góp và giá trị vốn góp của công ty.
+ Đánh giá tổng thể sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp (bao gồm cả các đơn vị thành
viên và chi nhánh); đánh giá mối quan hệ giữa các đơn vị thành viên/chi nhánh với
doanh nghiệp mẹ; xem xét, đánh giá cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các bộ
phận trong doanh nghiệp;
+ Đánh giá trình độ chuyên môn, số năm kinh nghiệm của ban lãnh đạo; đánh giá
uy tín, tư cách lãnh đạo đối với đối tác và nhân viên trong công ty; đánh giá tính
chuyên nghiệp và hiệu quả của ban quản trị điều hành
b) Đánh giá lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của công ty:
38
Thông qua việc mô tả các sản phẩm, dịch vụ và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của
công ty, mô tả các đặc điểm chủ yếu của sản phẩm, dịch vụ cũng như nắm rõ đối
tượng sử dụng những sản phẩm này, CBTĐ sẽ xác định được ngành nghề mà doanh
nghiệp đang kinh doanh có được phép hoạt động theo quy định của pháp luật và có
phù hợp theo Giấy phép kinh doanh hay không; đánh giá được mạng lưới phân phối
sản phẩm, khả năng cạnh tranh và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong thời
gian tới. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều sản phẩm thì mô tả rõ từng nhóm
sản phẩm và ngành nghề.
c) Thẩm định tình hình nhân sự, năng lực quản lýcủa ban lãnh đạo:
Trong một công ty, hoạt động sản xuất kinh doanh có được tiến hành suôn sẻ
hay không phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực cấp
cao. Do đó khi thẩm định tình hình hoạt động của khách hàng, cán bộ thẩm định
cần tìm hiểu trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc trong ngành cũng như kinh
nghiệm điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh của Ban lãnh đạo công ty đồng thời
đánh giá khả năng nhanh nhạy nắm bắt thị trường của ban điều hành, quản lý. Một
đội ngũ lãnh đạo có trình độ, kinh nghiệm và linh hoạt trước biến động kinh tế xã
hội sẽ giúp chèo lái công ty hoạt động hiệu quả.
Bên cạnh đó, CBTĐ cần đánh giá cơ cấu tổ chức quản lý tại doanh nghiệp, nắm
được số lượng lao động tại doanh nghiệp, trong đó có bao nhiêu lao động gián tiếp,
lao động trực tiếp và lao động có tay nghề,… và mức lương trung bình của nhân
viên tại công ty có bằng mức trung bình của ngành không, hay cao hơn, thấp hơn?
Doanh nghiệp có thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động và thanh toán đầy
đủ lương, bảo hiểm cho nhân viên không. Mục đích của việc thẩm định này là nhằm
để đánh giá liệu với quy mô và trình độ lao động như hiện tại DN đã đáp ứng được
yêu cầu của công việc và ngành nghề hoạt động chưa, cũng như DN có giải quyết
tốt mối quan hệ với nhân viên không, người lao động có thỏa mãn với công việc và
tự nguyện đóng góp cho hoạt động của công ty không.
d) Thẩm định tình hình tài sản cố định:
Trước hết cần thẩm định tình hình TSCĐ của doanh nghiệp, bao gồm: tình
trạng văn phòng, nhà xưởng, kho bãi, tình trạng máy móc thiết bị của doanh
39
nghiệp. CBTĐ yêu cầu khách hàng cung cấp bảng kê, các giấy tờ liên quan tới
TSCĐ của doanh nghiệp và tiến hành xuống cơ sở sản xuất để xác minh thực tế,
đánh giá tình hình TSCĐ. Đối với TSCĐ là BĐS như văn phòng, nhà xưởng, nhà
kho, nhà cho công nhân, … CBTĐ ước lượng diện tích và kiểm tra các BĐS đó có
thuộc sở hữu của khách hàng hay không, sau đó đánh giá tình trạng hiện tại và chất
lượng còn lại của các BĐS đó. Đối với TSCĐ là các máy móc thiết bị thì CBTĐ
cần thẩm định máy móc đó do nước nào sản xuất, sản xuất năm nào, công suất thiết
kế và công suất sử dụng là bao nhiêu, tình trạng hiện tại của các máy móc đó như
thế nào. Căn cứ vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh mà khách hàng đang hoạt
động, CBTĐ đánh giá TSCĐ có phù hợp với quy mô hoạt động của khách hàng
không, đồng thời kiểm tra tính đồng bộ của dây chuyền máy móc thiết bị và mức
hiện đại của công nghệ so với bình quân ngành. Bên cạnh đó CBTĐ kiểm tra doanh
nghiệp có khả năng đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về
môi trường và phòng cháy chữa cháy không; kiểm tra tài sản có được mua bảo hiểm
không, nếu có thì khách hàng mua bảo hiểm đầy đủ hay chỉ mua một phần.
Qua việc thẩm định chi tiết các yếu tố trên, CBTĐ có thể đánh giá một cách
tổng quát tình hình TSCĐ của khách hàng, đánh giá được tình trạng sử dụng hiện
tại của nhóm tài sản này và đánh giá được DN có chú trọng đến công tác đầu tư vào
TSCĐ, cải tiến dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm hay không.
e) Thẩm định tình hình sử dụng hàng hóa, nguyên liệu, vật tư:
Hàng hóa, nguyên liệu, vật tư là những yếu tố đầu vào tác động trực tiếp tới
tình hình hoạt động của khách hàng, do đó CBTĐ cần thẩm định loại nguyên liệu,
hàng hóa chủ yếu mà khách hàng sử dụng để đưa vào quá trình sản xuất kinh
doanh; ước lượng mức hàng hóa, nguyên liệu trung bình hàng năm khách hàng sử
dụng là bao nhiêu; với số lượng hàng hóa trên, DN mua từ nhiều nhà cung cấp hay
chỉ mua tập trung ở một vài nhà cung cấp chủ yếu; khách hàng sử dụng nguồn
nguyên liệu trong nước hay phải nhập khẩu. Từ đó CBTĐ đánh giá mức độ phụ
thuộc của khách hàng vào nhà cung cấp nguyên vật liệu là cao, thấp hay ở mức
trung bình; xác định được nguồn nguyên vật liệu cung cấp có ổn định không, được
cung cấp thường xuyên hay theo mùa vụ, đồng thời thẩm định xem nguyên vật liệu
40
có sản phẩm nào khác thay thế hay không. Ngoài ra, CBTĐ đánh giá phương thức
thanh toán của khách hàng đối với nhà cung cấp. Qua những thông tin trên CBTĐ
có thể xem xét mức độ chủ động của khách hàng đối với nguồn nguyên vật liệu đầu
vào, cũng như ước lượng mức độ rủi ro có thể xảy ra cho việc khan hiếm nguyên
liệu đối với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
f) Thẩm định thị trường tiêu thụ và kênh phân phối:
Cán bộ thẩm định cần xác định thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của khách
hàng là trong nước hay nước ngoài, đó là những tỉnh thành hay quốc gia nào, tỷ
trọng đóng góp của từng thị trường tiêu thụ vào doanh thu của doanh nghiệp/hộ
kinh doanh là bao nhiêu; tổ chức hay cá nhân nào là những khách hàng tiêu thụ
chính; doanh nghiệp/hộ kinh doanh tự phân phối hay phân phối thông qua đơn vị
trung gian bán buôn, bán lẻ? Xem xét sản phẩm của doanh nghiệp có tính khả mại
trên thị trường ở mức cao, thấp hay trung bình; khách hàng có khả năng cạnh tranh
và chiếm lĩnh thị trường ở mức độ nào, kênh phân phối hiện tại đã phù hợp với
ngành nghề kinh doanh của khách hàng chưa, khách hàng phụ thuộc nhiều hay ở
mức tương đối vào kênh phân phối, và khách hàng chủ yếu thanh toán của phương
thức nào. Đồng thời CBTĐ cần tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh của khách hàng để
có thể đánh giá một cách tổng quát tình hình tiêu thụ và phân phối sản phẩm của
khách hàng.
g) Đánh giá môi trường sản xuất kinh doanh, rủi ro ngành:
Ngoài các yếu tố trên thì cán bộ thẩm định cần đánh giá thêm những yếu tố tác
động lên môi trường sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng như những rủi ro mà
doanh nghiệp có thể gặp phải, bao gồm: chính sách quản lý của Nhà nước và những
tác động của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế lên ngành nghề mà khách hàng đang
hoạt động, những rủi ro liên quan đến ngành kinh doanh như: bị ảnh hưởng bởi thiên
tai, dịch bệnh, hoặc sự khan hiếm nguyên vật liệu không có khả năng thay thế,…
41
Chương 3:
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI
CHÍNH KHÁCH HÀNG:
1. Mục đích của việc thẩm định năng lực tài chính:
- Đánh giá một cách chính xác, chân thực và khách quan tình hình tài chính của
khách hàng và đánh giá những rủi ro có thể xảy ra nhằm phục vụ việc ra quyết
định có cấp tín dụng cho khách hàng hay không.
- Làm cơ sở tham gia góp ý, tư vấn cho khách hàng, tạo tiền đề để bảo đảm hiệu
quả cho vay, thu được nợ gốc đúng hạn, hạn chế và phòng ngừa rủi ro.
- Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ giải
ngân, mức thu nợ hợp lý,… tạo tiền đề cho khách hàng hoạt động có hiệu quả
và bảo đảm khoản đầu tư của ngân hàng.
2. Yêu cầu của việc thẩm định năng lực tài chính khách hàng:
- Phân tích tài chính là việc xác định những điểm mạnh và những điểm yếu hiện
tại của khách hàng thông qua việc tính toán và phân tích những tỷ số khác nhau
sử dụng số liệu từ các BCTC của doanh nghiệp. Việc thẩm định và phân tích tài
chính của khách hàng chủ yếu dựa trên cơ sở các số liệu do khách hàng cung
cấp. Do đó, cần phải thẩm tra căn cứ lập báo cáo tài chính và tính xác thực của
các thông tin, số liệu được cung cấp
- Chuyên viên QHKH hoặc cán bộ TĐTD cần tìm ra mối liên hệ giữa các tỷ số
tính toán để đưa ra được kết luận chính xác về tình hình tài chính của khách
hàng. Khi đánh giá, nhận xét, cần phải nhìn một cách tổng thể về các chỉ tiêu
đánh giá, so sánh với thực tế cũng như đặc điểm sản xuất kinh doanh của khách
hàng để đảm bảo tính khách quan, chính xác và toàn diện.
II. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP:
1. Tài liệu thẩm định:
42
Nguồn thông tin dùng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp chủ yếu là
từ các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp nộp vào theo quy định của ngân hàng khi
làm thủ tục vay vốn. Các báo cáo tài chính này bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính và Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ. Tuy nhiên trên thực tế không phải DN nào cũng có đủ năng lực để có
thể lập đầy đủ các loại báo cáo này, do đó trong nhiều trường hợp ngân hàng chỉ yêu
cầu doanh nghiệp cung cấp Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh và Thuyết minh báo cáo tài chính của 2-3 kỳ gần nhất so với thời điểm vay vốn.
Nếu doanh nghiệp chưa thành lập được 3 năm thì phải BCTC đến thời điểm gần nhất.
Trong trường hợp cần thiết khách hàng cần nộp BCTC được kiểm toán và nhận xét của
kiểm toán.
Đứng trên góc độ doanh nghiệp, các BCTC mà DN nộp vào ngân hàng là các báo
cáo được lập ra để cung cấp thông tin cho đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Vì cung
cấp thông tin cho bên ngoài nhằm mục đích vay vốn nên mục tiêu soạn thảo những
BCTC này có phần khác biệt với mục tiêu soạn thảo BCTC phục vụ cho nội bộ doanh
nghiệp. Do đó mức độ tin cậy của các số liệu trong BCTC mà doanh nghiệp cung cấp
chưa được đảm bảo. Vì vậy, để có thể đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh
nghiệp thì việc trước tiên mà nhân viên thẩm định phải làm là thẩm định mức độ tin
cậy của các BCTC mà khách hàng cung cấp.
Ngoài ra ngân hàng cũng yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các tài liệu tài chính
sau:
§ Các hợp đồng kinh tế mua hàng
§ Các hợp đồng kinh tế bán hàng
§ Hóa đơn mua hàng
§ Hoá đơn bán hàng
§ Bảng cân đối số phát sinh các khoản phải thu khách hàng gần nhất – TK 131
§ Bảng cân đối số phát sinh các khoản phải trả khách hàng gần nhất – TK 331
§ Bảng kê chi tiết hàng tồn kho gần nhất
§ Bảng kê công nợ các loại tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước
§ Bảng kê chi tiết các khoản mục có giá trị lớn
43
§ Tờ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng trong năm tài chính gần nhất
§ Các chứng từ khác
2. Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp:
2.1Thẩm định mức độ tin cậy của BCTC:
Đối với những khoản vay có giá trị lớn của các doanh nghiệp lớn, vì tính chất quan
trọng của khoản vay mà ngân hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các BCTC
đã qua kiểm toán. Trong trường hợp này, cơ quan kiểm toán sẽ giúp ngân hàng đánh
giá và chịu trách nhiệm về mức độ tin cậy của số liệu trong các BCTC.
Tuy nhiên thực tế cho thấy đại đa số trường hợp khách hàng đến vay vốn ngân
hàng không thể cung cấp được báo cáo tài chính đã qua kiểm toán. Do đó việc thẩm
định mức độ tin cậy của BCTC trở thành công việc thường xuyên của nhân viên tín
dụng. Để thẩm định được mức độ tin cậy của các BCTC, nhân viên tín dụng cần thực
hiện các nội dung sau:
• Nghiên cứu kỹ số liệu của của các BCTC
• Sử dụng kiến thức về kế toán tài chính và kỹ năng phân tích để phát hiện những
điểm đáng nghi ngờ hay những bất hợp lý trong các báo cáo tài chính.
• Xem xét bảng thuyết minh BCTC để hiểu rõ hơn những điểm đáng nghi ngờ này.
• Mời khách hàng đến thảo luận, phỏng vấn và yêu cầu giải thích về những điểm
đáng nghi ngờ phát hiện được.
• Đi khảo sát thực tế tại doanh nghiệp và nếu cần có thể yêu cầu cho xem lại tài
liệu kế toán và chứng từ gốc làm căn cứ lập các BCTC.
• Cuối cùng kết luận về mức độ tin cậy của các BCTC do doanh nghiệp cung cấp.
Trên thực tế khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, ngoài các BCTC của các kỳ gần
nhất thì một số ngân hàng còn yêu cầu doanh nghiệp nộp các bảng kê bổ sung như
bảng kê TSCĐ hoặc tờ khai thuế GTGT, thuế TNDN, hóa đơn bán hàng hoặc mua
hàng với các đối tác lớn, chủ yếu của DN. Trên cơ sở các chứng từ bổ sung này, nhân
viên tín dụng sẽ đối chiếu với các khoản mục trên BCTC để phát hiện những điểm
đáng nghi ngờ và chưa hợp lý.
44
Một điều cần lưu ý là khi thẩm định mức độ tin cậy của dữ liệu trong BCTC, nhân
viên tín dụng sẽ phải làm việc và đối phó với kế toán trưởng hoặc nhân viên kế toán
giỏi của doanh nghiệp, do đó ngoài việc được trang bị một nền tảng kiến thức vững
chắc về kế toán, tài chính thì kinh nghiệm thực tiễn và bản lĩnh vững vàng của nhân
viên tín dụng cũng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của công tác thẩm
định.
2.2Thẩm định năng lực tài chính của doanh nghiệp:
Theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính về việc ban
hành Chế độ kế toán doanh nghiệp, BCTC ở một doanh nghiệp bao gồm:
• Bảng cân đối kế toán
• Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
• Thuyết minh báo cáo tài chính
Phân tích BCTC không chỉ là quá trình tính toán, xử lý các chỉ số mà còn là quá
trình tìm hiểu các kết quả tài chính ở doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, qua đó
chẩn đoán “tình trạng sức khỏe” của doanh nghiệp nhằm đưa ra các quyết định phù
hợp.
Phân tích báo cáo tài chính bao gồm nhiều nội dung, nhưng tối thiểu phải gồm
những nội dung cơ bản sau:
- Phân tích, đánh giá khái quát các báo cáo tài chính; Phân tích nguồn vốn và
sử dụng vốn
- Phân tích, đánh giá BCTC thông qua các chỉ số tài chính
Phương pháp chủ yếu để phân tích BCTC gồm: phương pháp so sánh, phương
pháp phân tích nhân tố, phương pháp phân tích chỉ số và phương pháp phân tích xu
hướng.
Tuy nhiên cần lưu ý mục tiêu phân tích BCTC ở đây là để thẩm định tình hình tài
chính của doanh nghiệp để làm căn cứ cho quyết định cho vay, do đó không nhất thiết
phải tiến hành tất cả các kỹ thuật phân tích như thường thấy trong báo cáo tài chính mà
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung

More Related Content

What's hot

Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áGiải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...NOT
 
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...NOT
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Dương Hà
 
Đề tài Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...
Đề tài  Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...Đề tài  Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...
Đề tài Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Đề tài thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay, HAY
Đề tài thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay, HAYĐề tài thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay, HAY
Đề tài thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay, HAY
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc TếLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
 
Đề tài chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAYĐề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
 
Đề tài: Hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng Vietcombank, 9đĐề tài: Hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
 
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áGiải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
 
Đề tài: Huy động vốn tại ngân hàng Agribank chi nhánh Quảng Bình
Đề tài: Huy động vốn tại ngân hàng Agribank chi nhánh Quảng BìnhĐề tài: Huy động vốn tại ngân hàng Agribank chi nhánh Quảng Bình
Đề tài: Huy động vốn tại ngân hàng Agribank chi nhánh Quảng Bình
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAYLuận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
 
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
 
Đề tài nâng cao hiệu quả huy động vốn, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả huy động vốn, ĐIỂM 8Đề tài nâng cao hiệu quả huy động vốn, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả huy động vốn, ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
 
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Bắc Á, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Bắc Á, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Bắc Á, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Bắc Á, ĐIỂM CAO
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Sacombank Hải Phòng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Sacombank Hải PhòngĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Sacombank Hải Phòng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Sacombank Hải Phòng
 
Luận văn: Huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng NN&PT
Luận văn: Huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng NN&PTLuận văn: Huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng NN&PT
Luận văn: Huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng NN&PT
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng VietcombankGiải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
 
Đề tài Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...
Đề tài  Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...Đề tài  Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...
Đề tài Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...
 
Đề tài công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp, HOT 2018
Đề tài công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp, HOT 2018Đề tài công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp, HOT 2018
Đề tài công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp, HOT 2018
 

Similar to Zbgthamdinhtindung

Giáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toánGiáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toánHọc Huỳnh Bá
 
Giáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toánGiáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toánHọc Huỳnh Bá
 
Giáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toánGiáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toánHọc Huỳnh Bá
 
Giao trinh nguyen ly ke toan
Giao trinh nguyen ly ke toanGiao trinh nguyen ly ke toan
Giao trinh nguyen ly ke toanngothibichhien
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chauCac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chauMan_Ebook
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty thương mại Tân Hương - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty thương mại Tân Hương - Gửi miễn phí...Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty thương mại Tân Hương - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty thương mại Tân Hương - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Zbgthamdinhtindung (20)

Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệpBáo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng Long
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng LongTăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng Long
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng Long
 
Giáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toánGiáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toán
 
Giáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toánGiáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toán
 
Giáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toánGiáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toán
 
Giao trinh nguyen ly ke toan
Giao trinh nguyen ly ke toanGiao trinh nguyen ly ke toan
Giao trinh nguyen ly ke toan
 
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFKĐề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDOĐề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
 
CHAU THI HOANG OANH.doc
CHAU THI HOANG OANH.docCHAU THI HOANG OANH.doc
CHAU THI HOANG OANH.doc
 
Luận văn: Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng Agribank, HAYLuận văn: Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng Agribank, HAY
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc dân – ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc dân – ...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc dân – ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc dân – ...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô QuyềnĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
 
12042
1204212042
12042
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty điện cơ Hải Phòng, HAY
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty điện cơ Hải Phòng, HAYĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty điện cơ Hải Phòng, HAY
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty điện cơ Hải Phòng, HAY
 
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chauCac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty thương mại Tân Hương - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty thương mại Tân Hương - Gửi miễn phí...Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty thương mại Tân Hương - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty thương mại Tân Hương - Gửi miễn phí...
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty thương mại Tân Hương, 9đ
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty thương mại Tân Hương, 9đĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty thương mại Tân Hương, 9đ
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty thương mại Tân Hương, 9đ
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty buôn bán sắt thép, 9đ
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty buôn bán sắt thép, 9đĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty buôn bán sắt thép, 9đ
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty buôn bán sắt thép, 9đ
 

Zbgthamdinhtindung

  • 1. 1 KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH BỘ MÔN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ----------ooOoo-------- Bài Giảng Môn Học THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG Biên soạn: GV. Nguyễn Văn Bảy GV. Nguyễn Thị Kim Dung Nha trang tháng 03/2015
  • 2. 2 MỤC LỤC Chương 1:TỔNG QUAN VÊ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ........................................... 5 PHẦN A: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG: ............ 5 I. Tín dụng ngân hàng: ............................................................................................. 5 II. Các hình thức cấp tín dụng: .............................................................................. 7 III. Phân loại cho vay: ............................................................................................ 10 IV. Quy định pháp lý về cho vay: .......................................................................... 11 V. Quy trình cho vay: ........................................................................................... 14 PHẦN B: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG: ........... 20 I. Khái niệm và vai trò của thẩm định tín dụng..................................................... 20 II. Tài liệu dùng cho thẩm định tín dụng ............................................................. 21 III. Quy trình thẩm định tín dụng ......................................................................... 24 IV. Nội dung cơ bản của thẩm định tín dụng........................................................ 25 V. Thẩm định tín dụng và quyết định cho vay: ................................................... 29 Chương 2: THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC PHÁP LÝ VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA KHÁCH HÀNG............................................................................................... 31 PHẦN A: THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC PHÁP LÝ CỦA KHÁCH HÀNG......... 31 1. Mục đích thẩm định năng lực pháp lý:................................................................ 31 2. Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng doanh nghiệp: ........................ 31 3. Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng cá nhân: ........................................ 34 4. Thẩm định quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng: ......... 36 PHẦN B: THẨM ĐỊNH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VÀ HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH................................... 37 1. Mục đích thẩm định tình hình hoạt động của khách hàng: .................................. 37 2. Thẩm định tình hình hoạt động của khách hàng doanh nghiệp/hộ sản xuất kinh doanh: ................................................................................................................ 37 Chương 3: THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG ............ 41 I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG:.................................................................................... 41 1. Mục đích của việc thẩm định năng lực tài chính:........................................... 41 2. Yêu cầu của việc thẩm định năng lực tài chính khách hàng: ......................... 41
  • 3. 3 II. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP:.............................................................................................................. 41 1. Tài liệu thẩm định:........................................................................................... 41 2. Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp:................................................ 43 III. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN:.................................................................................................................. 54 1. Đối với tín dụng sản xuất kinh doanh:............................................................ 54 2. Đối với tín dụng tiêu dùng:.............................................................................. 56 IV. XẾP HẠNG TÍN DỤNG:........................................................................... 58 1. Khái niệm xếp hạng tín dụng (credit ratings):............................................... 58 2 Vai trò của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp đối với NHTM: ....................... 60 3. Tài liệu xếp hạng:............................................................................................. 61 4. Quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp:................................................... 62 Chương 4: THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH .................... 90 I. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH:............................................................................................................... 90 II. THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH: ...................... 90 1. Tài liệu thẩm định:........................................................................................... 90 2. Nội dung thẩm định:........................................................................................ 91 III. XÁC ĐỊNH MỨC CẤP TÍN DỤNG:........................................................ 95 Chương 5: THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ............................................................114 I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ:... ......................................................................................................................114 1. Mục đích của việc thẩm định dự án đầu tư: ...................................................... 114 2. Yêu cầu:........................................................................................................... 114 II. NỘI DUNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ: ...........................................115 1. Thẩm định hồ sơ pháp lý của dự án:................................................................. 115 2. Đánh giá tổng quan về dự án đầu tư: (sự cần thiết, mục tiêu và quy mô đầu tư dự án) ........................................................................................................................ 115 3. Phân tích thị trường đầu ra của dự án và khả năng tiêu thụ SP, DV: ................. 117 4. Đánh giá, dự kiến khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào chính của dự án: .................................................................................................................. 121 5. Đánh giá phương diện kỹ thuật của dự án:........................................................ 122 6. Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý dự án: ............................................. 125
  • 4. 4 7. Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn:.................... 125 8. Thẩm định hiệu quả về mặt tài chính của dự án:............................................... 127 9. Phân tích rủi ro và các biện pháp giảm thiểu, phòng ngừa rủi ro:...................... 143 Chương 6: THẨM ĐỊNH TÀI SẢN BẢO ĐẢM NỢ VAY......................................161 I. BẢO ĐẢM TÍN DỤNG VÀ CÁC HÌNH THỨC BẢO ĐẢM TÍN DỤNG: ... ......................................................................................................................161 1. Bảo đảm tín dụng:.......................................................................................... 161 2. Các đặc trưng của bảo đảm tín dụng:........................................................... 161 3. Các hình thức bảo đảm tín dụng:.................................................................. 162 4.Điều kiện của tài sản bảo đảm:................................................................................ 168 5. Việc giữ tài sản và giấy tờ của tài sản bảo đảm tiền vay: ........................................ 169 II. Mục tiêu và nguồn thông tin thẩm định tài sản bảo đảm:.........................170 III. Những nội dung chính của thẩm định tài sản báo đảm:.............................171 1. Thẩm định giá trị pháp lý của tài sản đảm bảo nợ vay:............................... 172 2. Thẩm định giá trị thị trường của tài sản đảm bảo nợ vay: .......................... 175 PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................187 PHỤ LỤC 2....................................................................................................................... 206 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................217
  • 5. 5 Chương 1: TỔNG QUAN VÊ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG PHẦN A: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG: I. Tín dụng ngân hàng: 1. Khái niệm: Tín dụng là một quan hệ ra đời gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế. Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ la tinh là credo (tin tưởng, tín nhiệm) hay được hiểu đơn giản là “quan hệ sử dụng sự tín nhiệm”. Có thể xem xét khái niệm tín dụng dưới nhiều góc độ và trong những bối cảnh khác nhau, chẳng hạn như trên thị trường tài chính hay theo nguồn gốc lịch sử. Trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng, tín dụng được hiểu như sau: Tín dụng ngân hàng là một giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó bên cấp tín dụng (ngân hàng/tổ chức tín dụng khác) chuyển giao một tài sản cho bên nhận tín dụng (doanh nghiệp, cá nhân hoặc các chủ thể khác) sử dụng trong một thời hạn nhất định theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn thanh toán. 2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng: - Tài sản giao dịch trong tín dụng ngân hàng đa dạng, có thể dưới dạng tiền tệ, tài sản hoặc chữ ký. Do hệ thống ngân hàng không chỉ có chức năng trung gian tín dụng mà còn có chức năng trung gian thanh toán cho nền kinh tế, nên giá trị tiền tệ mà tín dụng ngân hàng thực hiện chủ yếu dưới dạng bút tệ (tiền ghi sổ trên tài khoản) mà không nhất thiết là tiền mặt. Hành vi giải ngân tiền vay của ngân hàng có thể được thực hiện bằng cách chuyển giao vào tài khoản của chính khách hàng vay hoặc đối tác của họ. Đây là điểm khác biệt với việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, theo đó tín dụng mà các tổ chức này chuyển giao cho khách hàng luôn ở dưới dạng tiền mặt. Cấp tín dụng bằng tài sản thực là việc tổ chức tín dụng cho khách hàng thuê tài sản thông qua giao dịch cho thuê tài chính (financial lease). Hiện nay theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam, cho thuê tài chính là sản phẩm riêng có của
  • 6. 6 các công ty cho thuê tài chính (một loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng), ngân hàng không trực tiếp cung cấp loại hình sản phẩm này. Cùng với sự lớn mạnh về quy mô hoạt động, uy tín của các ngân hàng trong nền kinh tế cũng gia tăng, từ đó xuất hiện một loại hình tín dụng ngân hàng độc đáo với tên gọi là tín dụng chữ ký (signature credit). Thực chất của loại hình tín dụng này là những cam kết thanh toán có điều kiện mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng của mình. Trong các giao dịch đó ngân hàng không chuyển giao tiền hoặc tài sản thực cho khách hàng, nhưng sự cam kết bảo đảm của ngân hàng có thể giúp cho các khách hàng có những thuận lợi trong giao dịch với đối tác của họ. Tín dụng chữ ký của ngân hàng có thể được thực hiện dưới các hình thức cụ thể như bảo lãnh ngân hàng, tín dụng chứng từ với công cụ thư tín dụng L/C, hối phiếu chấp nhận của ngân hàng,… - Rủi ro trong tín dụng ngân hàng có tính tất yếu, không thể loại trừ hoàn toàn. Nói chung tất cả các giao dịch tín dụng đều dựa trên cơ sở của lòng tin (credit). Rủi ro tín dụng sẽ xảy ra khi một trong hai yếu tố: khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ không được hình thành đầy đủ. Trong đó thiện chí trả nợ là yếu tố vô hình, không thể định lượng được. Do vậy rủi ro tín dụng là yếu tố xuất phát từ bản chất của quan hệ tín dụng, ngân hàng không thể triệt tiêu, loại bỏ hoàn toàn được rủi ro tín dụng. Mặt khác, trong quá trình khách hàng sử dụng tín dụng, có rất nhiều biến cố khách quan ngoài tầm kiểm soát của cả ngân hàng lẫn khách hàng, làm cho khả năng trả nợ thay đổi, vì vậy độ rủi ro tiềm ẩn trong quan hệ tín dụng là khá cao, các ngân hàng chỉ có thể kiểm soát, giảm thiểu và hạn chế nó mà thôi. Ngân hàng là tổ chức kinh doanh chênh lệch lãi suất, nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cấp tín dụng chủ yếu hình thành từ các khoản tiền huy động, vay mượn trong nền kinh tế và trong xã hội. Do đó hơn bất kỳ một chủ thể cấp tín dụng nào, bảo đảm sự an toàn của đồng vốn tín dụng là yếu tố sống còn trong hoạt động tín dụng ngân hàng. - Sự hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi là bản chất của tín dụng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng - Sự hoàn trả trong tín dụng ngân hàng là vô điều kiện. Các chứng từ được hình thành trong quan hệ tín dụng ngân hàng như hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ, khế ước nợ, … đều thể hiện trên đó nội dung cam kết hoàn trả
  • 7. 7 vô điều kiện cho ngân hàng khi khoản nợ đến hạn. Đây chính là những ràng buộc pháp lý mà khách hàng phải tuân thủ trong quá trình sử dụng tín dụng của ngân hàng. II. Các hình thức cấp tín dụng: Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng được thực hiện dưới các hình thức sau: 1. Cho vay (Loan): Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Hình thức cấp tín dụng cho vay có một số đặc trưng cơ bản sau: - Cho vay có hình thái tín dụng là tiền tệ. Cho vay được xem là hình thức cấp tín dụng cổ điển của ngân hàng vì nó xuất hiện từ rất sớm. Với hình thái tiền tệ, cho vay có nhiều lợi thế hơn so với các hình thức tín dụng khác bởi vì nó có thể thỏa mãn nhu cầu đa dạng của nhiều tầng lớp khác nhau trong nên kinh tế và trong xã hội. Cho đến nay, mặc dù ngân hàng đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển với sự xuất hiện của nhiều hình thức cấp tín dụng khác nhau nhưng hoạt động cho vay vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao trong các loại hình tín dụng của ngân hàng. - Bản chất của hành vi cho vay là ứng trước nên độ rủi ro cao. Trong cho vay, ngân hàng chuyển tiền cho khách hàng dựa trên một dự định, một ý tưởng kinh doanh khách hàng sắp thực hiện. Tuy nhiên trong thực tế có nhiều biến cố có thể xuất hiện tác động làm cho ý tưởng, dự định ban đầu không thể thành hiện thực và nguồn trả nợ do đó không được hình thành. Vì vậy độ rủi ro của hoạt động cho vay cao hơn những hình thức cấp tín dụng khác. Bên cạnh đó, rủi ro của hoạt động cho vay còn có nguyên nhân xuất phát từ hình thái tiền tệ của nó. Với chức năng là phương tiện thanh toán, tiền tệ có thể thỏa mãn mọi mục đích khác nhau cho mọi chủ thể trong nền kinh tế và trong xã hội. Chính do sự linh hoạt của mục đích sử dụng vốn nên thực sự rất khó kiểm soát khi tiền đã được chuyển vào tay khách hàng và đây có thể là lý do dẫn đến việc thất thoát tiền và không trả được nợ cho ngân hàng. - Đối tượng cho vay phong phú.
  • 8. 8 Sự phong phú đối tượng cho vay xuất phát từ sự đa dạng về mục đích vay của khách hàng: có thể là vay để đầu tư xây dựng cơ bản, vay mua sắm máy móc thiết bị, vay kinh doanh, vay tiêu dùng, … Những mục đích vay phong phú có thể dẫn đến những nhu cầu vay hết sức đa dạng về thời hạn, quy mô, … nên phạm vi đối tượng cho vay của ngân hàng rất rộng lớn. - Kỹ thuật thực hiện cho vay đa dạng. Trong hoạt động cho vay, ngân hàng có rất nhiều cách thức để chuyển giao tiền cho khách hàng. Theo đó, mỗi phương thức cho vay là một tập hợp các kỹ thuật tác nghiệp cụ thể của ngân hàng khi thực hiện khoản vay, bao gồm các kỹ thuật xác định mức cho vay, thời hạn vay, định kỳ hạn nợ, giải ngân thu nợ và xử lý nợ. Việc vận dụng phương thức cho vay nào là tùy thuộc vào quá trình tìm hiểu của ngân hàng về đặc điểm hoạt động, khả năng tài chính, về rủi ro đặc trưng của người vay … để từ đó chọn và áp dụng phương thức cho vay thích hợp, đảm bảo thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng và hiệu quả của vốn tín dụng. 2. Chiết khấu (Discount): Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán. So với hoạt động cho vay thì chiết khấu cũng có hình thái tiền tệ, tuy nhiên kỹ thuật thực hiện có nhiều điểm khác biệt. Trong hoạt động chiết khấu, khách hàng đang sở hữu một khoản nợ phải thu chưa đến hạn và vì nhu cầu cần tiền ngay nên khách hàng chuyển nhượng khoản phải thu đó cho ngân hàng để thu tiền về trước hạn. Vì việc cấp tín dụng dựa trên một khoản nợ phải thu đã hình thành nên chiết khấu có mức rủi ro thấp hơn so với cho vay. Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ phải thu có thể phân biệt chiết khấu thành hai loại chủ yếu là chiết khấu thương phiếu và chiết khấu chứng từ có giá khác. Đối tượng cấp tín dụng của chiết khấu thương phiếu là các khoản nợ phải thu hình thành trong hoạt động thương mại, thể hiện trong thương phiếu, bộ chứng từ hàng hóa. Còn trong chiết khấu giấy tờ có giá, đối tượng cấp tín dụng là các khoản nợ phải thu phi thương mại, thể hiện trên các loại giấy nợ như trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu
  • 9. 9 ngân hàng,… thường hình thành trong quan hệ vay mượn đa dạng giữa các tổ chức tín dụng, các pháp nhân kinh tế, chính phủ với dân chúng. Chiết khấu được xem là một hình thức cấp tín dụng gián tiếp. Thực chất chiết khấu là việc ngân hàng tái tài trợ cho một quan hệ tín dụng đã hình thành trước đó, mà trong quan hệ tín dụng này, người đề nghị chiết khấu là chủ nợ đã tài trợ vốn thông qua việc bán hàng hóa (nếu giấy nợ là thương phiếu) hoặc cho vay tiền, gửi tiền (nếu giấy nợ là các chứng từ có giá khác). Theo quy định của pháp luật về chuyển nhượng các quyền đòi nợ thì người chuyển nhượng các khoản nợ phải thu (ở đây là người chiết khấu) phải có trách nhiệm trong việc thanh toán nếu khoản nợ không được trả khi đáo hạn. Chính quy định pháp lý này làm giảm rủi ro cho ngân hàng trong chiết khấu. 3. Bảo lãnh ngân hàng (Bank Guarantee): Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện ngĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận. Sự khác biệt căn bản giữa bảo lãnh với các hình thức tín dụng khác là ở hình thái giá trị tín dụng. Trong bảo lãnh, ngân hàng không cấp tiền cho khách hàng mà chỉ chuyển giao (thông qua văn bản) một lời cam kết bảo đảm cho đối tác của khách hàng (bên được bảo lãnh) hưởng thụ. Tuy nhiên những cam kết này đều tiềm ẩn trong đó một mức độ rủi ro nhất định. Đó là khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ của họ thì ngân hàng bảo lãnh sẽ phải thực hiện thay, lúc này ngân hàng bảo lãnh buộc phải xuất quỹ của mình và khoản trả thay này trở thành một khoản cho vay thực sự. Vì lẽ đó nên việc phát hành bảo lãnh ngân hàng cũng được giới hạn chặt chẽ, tương tự như khi cho vay. 4. Bao thanh toán (Factoring): Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Nghiệp vụ bao thanh toán gần giống nghiệp vụ chiết khấu thương mại, nhưng có các điểm khác nhau sau: - Các khoản nợ được mua là các khoản nợ có hóa đơn
  • 10. 10 - Hợp đồng mua các khoản nợ phải thu thông thường là hợp đồng miễn truy đòi và có thông báo - Ngân hàng thường giữ lại từ 10-20% để dự phòng hàng hóa bị trả lại - Lãi suất mà người mua được hưởng trong nghiệp vụ này cao hơn so với các nghiệp vụ tín dụng khác do nghiệp vụ bao thanh toán có rủi ro cao. 5. Cho thuê tài chính (Financial Lease): Cho thuê tài chính là một hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn, được thực hiện thông qua một hợp đồng cho thuê tài sản, theo đó bên cho thuê chuyển giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên đi thuê sử dụng. Bên đi thuê có trách nhiệm hoàn trả tiền thuê (gồm gốc và phí) trong suốt thời gian thuê. So với hình thức cho vay, đối tượng cấp tín dụng trong cho thuê tài chính hẹp hơn, chỉ xoay quanh những tài sản cố định, bao gồm nhà xưởng, máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất,… Khi một doanh nghiệp cần vốn trung, dài hạn để thay thế tài sản cố định, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai hình thức: vay vốn ngân hàng để mua tài sản (cho vay theo dự án đầu tư/cho vay trung dài hạn) hoặc ký hợp đồng thuê tài sản dài hạn để sử dụng (cho thuê tài chính). Đối với ngân hàng, việc cấp tín dụng trực tiếp bằng tài sản thực giúp giảm nguy cơ khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Với quyền của chủ sở hữu tài sản, ngân hàng có thể kiểm tra, giám sát chặt chẽ tài sản thuê trong quá trình sử dụng và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời khi khách hàng vi phạm những điều cam kết trong hợp đồng. Đối với hoạt động cho thuê tài chính, ngân hàng thương mại phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng theo quy định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính. III. Phân loại cho vay: 1. Dựa vào mục đích cho vay: - Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp - Cho vay nông nghiệp - Cho vay bất động sản - Cho vay tiêu dùng cá nhân - Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu 2. Dựa vào thời hạn cho vay:
  • 11. 11 - Cho vay ngắn hạn - Cho vay trung hạn - Cho vay dài hạn 3. Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: - Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay. - Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. 4. Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay: - Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn - Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp - Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn trả nợ cụ thể mà việc trả nợ phụ thuộc vào khả năng tài chính của người đi vay. IV.Quy định pháp lý về cho vay: 1. Nguyên tắc cho vay: Điều 6 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng (ban hành cùng quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN) có quy định nguyên tắc vay vốn như sau: Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng - Hoàn trả nợ gốc và lãi vay vốn đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng 2. Điều kiện cho vay: Điều 7 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng quy định về điều kiện vay vốn như sau: Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: i) Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:
  • 12. 12 a) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam: - Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự. - Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. - Đại diện hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. - Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. - Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. b) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định. ii) Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. iii) Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. iv) Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. v) Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 3. Những nhu cầu vốn không được cho vay: Điều 9 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng quy định về những nhu cầu vốn không được cho vay như sau: Tổ chức tín dụng không được cho vay các nhu cầu vốn sau đây: a) Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi; b) Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm;
  • 13. 13 c) Để đáp ứng các nhu cầu chính của các giao dịch mà pháp luật cấm. 4. Một số quy định khác: Ø Điều 18 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng quy định về giới hạn cho vay như sau: i) Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín dụng cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. ii) Trong trường hợp đặc biệt, tổ chức tín dụng chỉ được cho vay vượt quá mức giới hạn cho vay quy định trên khi được Thủ tướng chính phủ cho phép đối với từng trường hợp cụ thể. Ø Điều 19 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng quy định về những trường hợp không được cho vay như sau: 1-Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với khách hàng trong các trường hợp sau đây: a) Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc) của tổ chức tín dụng; b) Cán bộ, nhân viên của chính tổ chức tín dụng đó thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay; c) Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc). 2- Các quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với các tổ chức tín dụng hợp tác. 3- Việc áp dụng quy định tại điểm c Khoản 1 Điều này đối với người vay là bố, mẹ, vợ, chồng, con của Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh của tổ chức tín dụng do tổ chức tín dụng xem xét quyết định. Ø Điều 20 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng quy định về hạn chế cho vay như sau:
  • 14. 14 Tổ chức tín dụng không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, về mức cho vay đối với những đối tượng sau đây: 1. Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại tổ chức tín dụng cho vay; Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại tổ chức tín dụng cho vay; Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng cho vay; 2. Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng; 3. Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật Các tổ chức tín dụng sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó. V. Quy trình cho vay: 1. Quy trình tín dụng căn bản: Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Tùy theo đặc điểm tổ chức và quản trị, mỗi ngân hàng đều tự thiết kế và xây dựng cho mình một quy trình tín dụng riêng. Các bước căn bản của một quy trình tín dụng bao gồm: Ø Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng: Lập hồ sơ tín dụng là khâu căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng, nó được thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng (CBTĐ) tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn. Lập hồ sơ tín dụng là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các khâu sau, đặc biệt là khâu phân tích, thẩm định và ra quyết định cho vay. Tùy theo quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, loại tín dụng yêu cầu và quy mô tín dụng, CBTĐ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ với những thông tin yêu cầu khác nhau. Nhìn chung một bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần thu thập từ khách hàng những thông tin sau: • Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng • Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn gốc của khách hàng • Thông tin về bảo đảm tín dụng Để thu thập được những thông tin căn bản trên, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải lập và nộp ngân hàng các loại giấy tờ sau: • Giấy đề nghị vay vốn
  • 15. 15 • Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân, thể nhân • Phương án sản xuất kinh doanh/Dự án đầu tư/Phương án phục vụ đời sống và kế hoạch trả nợ • Báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất/Giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập • Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay • Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết Ø Bước 2: Phân tích, thẩm định tín dụng: Phân tích và thẩm định tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những những tình huống có thể dẫn đến những rủi ro cho ngân hàng, tiên lượng khả năng kiểm soát những loại rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Mặt khác, phân tích và thẩm định tín dụng còn quan tâm đến việc kiểm tra tính chân thực của hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp, từ đó nhận định về thái độ trả nợ của khách hàng làm cơ sở quyết định cho vay. Ø Bước 3: Quyết định và ký hợp đồng tín dụng: Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hoặc từ chối đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình tín dụng vì nó ảnh hưởng rất lớn tới các khâu sau này và ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hai sai lầm cơ bản thường xảy ra trong khâu này là: • Quyết định chấp thuận cho vay đối với một khách hàng không tốt • Từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt Cả hai loại sai lầm này đều dẫn đến thiệt hại đáng kể cho ngân hàng. Loại sai lầm thứ nhất dễ dẫn đến thiệt hại nợ quá hạn hoặc nợ không thể thu hồi, tức là thiệt hại về tài chính. Loại sai lầm thứ hai dễ dẫn đến thiệt hại về uy tín của ngân hàng và khiến ngân hàng mất đi cơ hội cho vay. Nhằm hạn chế sai lầm, trong khâu quyết định tín dụng các ngân hàng thường chú trọng hai vấn đề: (i) thu thập và xử lý thông tin một cách đầy đủ và chính xác làm cơ sở cho việc ra quyết định; (ii) trao quyền quyết định cho một hội đồng tín dụng hoặc những người có năng lực phân tích và phán quyết.
  • 16. 16 Sau khi ra quyết định tín dụng, kết quả có thể là chấp thuận hoặc từ chối cho vay, tùy vào kết quả phân tích và thẩm định ở khâu trước. Nếu chấp thuận cho vay, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng và làm tiếp các bước tiếp theo. Nếu từ chối cho vay, ngân hàng sẽ có văn bản trả lời và giải thích lý do cho khách hàng được rõ. Ø Bước 4: Giải ngân: Giải ngân là phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng. Tuy là khâu tiếp theo sau của quyết định tín dụng, nhưng giải ngân cũng là khâu quan trọng vì nó có thể góp phần phát hiện và chấn chỉnh kịp thời nếu có sai sót ở những khâu trước. Ngoài ra, cách thức giải ngân còn góp phần kiểm tra và kiểm soát xem vốn tín dụng có được sử dụng đúng mục đích cam kết hay không. Nguyên tắc giải ngân là luôn luôn gắn liền vận động tiền tệ với vận động hàng hóa hoặc dịch vụ đối ứng nhằm bảo đảm khả năng thu hồi nợ sau này. Tuy vậy cũng phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo thuận lợi tránh gây khó khăn và phiền hà cho khách hàng. Ø Bước 5: Giám sát và thanh lý hợp đồng tín dụng: • Giám sát tín dụng: Đây là khâu khá quan trọng, nhằm mục tiêu bảo đảm cho tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này. Các phương pháp giám sát tín dụng có thể áp dụng bao gồm: - Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng - Phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng theo định kỳ - Giám sát khách hàng thông qua việc trả lãi định kỳ - Viếng thăm hoặc kiểm soát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi cư trú của khách hàng đứng tên vay vốn - Kiểm tra các hình thức bảo đảm tiền vay - Giám sát hoạt động khách hàng thông qua mối quan hệ với các khách hàng khác - Giám sát khách hàng thông qua những thông tin thu thập khác • Thanh lý hợp đồng tín dụng:
  • 17. 17 Đây là khâu kết thúc của quy trình tín dụng. Khâu này gồm có các công việc quan trọng cần xử lý như sau: - Thu nợ: Ngân hàng tiến hành thu nợ khách hàng theo đúng những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng không có khả năng trả nợ thì ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn để sau này có biện pháp xử lý thích hợp nhằm đảm bảo thu hồi nợ. - Tái xét hợp đồng tín dụng: Ngân hàng tiến hành phân tích tín dụng trong điều kiện khoản tín dụng đã được cấp nhằm mục tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, pháp hiện rủi ro để có hướng xử lý kịp thời. - Thanh lý hợp đồng tín dụng: Nếu hết thời hạn của hợp đồng tín dụng và khách hàng đã hoàn tất các nghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi thì ngân hàng và khách hàng làm thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản bảo đảm nếu có và lưu hồ sơ vay vốn của khách hàng vào kho lưu trữ. Quy trình tín dụng có thể được tóm tắt theo bảng sau: Các giai đoạn của quy trình Nguồn và nơi cung cấp thông tin Nhiệm vụ của ngân hàng ở mỗi giai đoạn Kết quả sau khi kết thúc mỗi giai đoạn 1. Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng Khách hàng đi vay cung cấp Tiếp xúc, phổ biến và hướng dẫn lập hồ sơ cho khách hàng Hoàn thành bộ hồ sơ để chuyển sang cho bộ phận phân tích, thẩm định 2. Phân tích tín dụng - Hồ sơ đề nghị vay từ giai đoạn 1 chuyển sang - Các thông tin bổ sung từ phỏng vấn, hồ sơ lưu trữ, … Tổ chức thẩm định về các mặt tài chính và phi tài chính do các cá nhân hoặc bộ phận thẩm định thực hiện Báo cáo kết quả thẩm định để chuyển sang bộ phận có thẩm quyền và quyết định cho vay 3. Quyết định tín dụng - Các tài liệu và thông tin từ giai đoạn 2 chuyển sang và báo cáo kết quả thẩm định. - Các thông tin bổ sung Quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay của cá nhân hoặc bộ phận được giao quyền phán quyết - Quyết định cho vay hoặc từ chối. - Tiến hành các thủ tục pháp lý như ký hợp đồng tín dụng, các hợp đồng khác. 4. Giải ngân - Quyết định cho vay và các hợp đồng liên quan Thẩm định các chứng từ theo các điều kiện của hợp đồng tín dụng Chuyển tiền vào tài khoản tiền gởi cho khách hàng hoặc chuyển trả cho đơn
  • 18. 18 - Các chứng từ làm cơ sở giải ngân vị cung cấp. 5. Giám sát và thanh lý tín dụng - Các thông tin từ nội bộ ngân hàng - Các báo cáo tài chính theo định kỳ - Các thông tin khác - Phân tích hoạt động tài khoản, các báo cáo tài chính, kiểm tra cơ sở của khách hàng - Tái xét và xếp hạng - Thanh lý tín dụng - Báo cáo kết quả giám sát và đưa ra các giải pháp xử lý. - Lập các thủ tục để thanh lý tín dụng 2. Sơ đồ quy trình tín dụng:
  • 19. 19 Khách hàng: Cung cấp các tài liệu và thông tin Nhân viên tín dụng: - Tiếp xúc, hướng dẫn KH Thu thập thông tin qua phỏng vấn, trao đổi Tổ chức phân tích và thẩm định Kết quả ghi nhận: Biên bản, báo cáo; Tờ trình; Giấy tờ về bảo đảm nợ vay Cập nhật thông tin thị trường, chính sách, khung pháp lý Giấy báo lý do Từ chối Ra quyết định tín dụng Chấp thuận Ký hợp đồng tín dụng Giải ngân: Chuyển giao tiền vào tài khoản khách hàng /Trả cho nhà cung cấp Tổ chức giám sát Giám sát tín dụng Vi phạm hợp đồng Đầy đủ và đúng hạn Thu nợ: Cả gốc và lãi Thanh lý HĐTD mặc nhiên Không đủ, không đúng hạn Biện pháp: Cảnh báo, tăng cường kiểm soát, ngừng giải ngân, tái xét tín dụng Không đủ, không đúng hạn Thanh lý hợp đồng tín dụng bắt buộc Xử lý: Tòa án, cơ quan thẩm quyền
  • 20. 20 PHẦN B: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG: I. Khái niệm và vai trò của thẩm định tín dụng 1. Khái niệm: Thẩm định tín dụng là một trong những khâu rất quan trọng trong toàn bộ quy trình tín dụng. Thẩm định tín dụng là việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ cho việc ra quyết định tín dụng. Trên thực tế, khi lập dự án đầu tư, nhiều khách hàng do mong muốn được vay vốn đã thổi phồng số liệu và dẫn đến những ước lượng quá lạc quan về hiệu quả kinh tế của dự án. Hoặc nhiều doanh nghiệp khi vay vốn ngắn hạn bổ sung vốn lưu động đã cố tình tạo ra những báo cáo tài chính (BCTC) “đẹp” với tình hình tài chính tốt,… làm sai lệch đánh giá về khả năng tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra có nhiều trường hợp đánh giá tài sản đảm bảo không chính xác dẫn đến việc cấp tín dụng quá thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu của dự án hoặc cấp tín dụng quá cao gây rủi ro cho khoản vay. Do đó cán bộ thẩm định tín dụng phải thu thập và xử lý thông tin một cách khách quan, toàn diện nhằm đánh giá đúng thực chất tính khả thi của dự án về mặt kinh tế, đánh giá đúng tình hình tài chính của khách hàng và tài sản đảm bảo nợ vay cũng như ước lượng khả năng quản lý và kiểm soát rủi ro có thể xảy ra của khách hàng. 2. Vai trò của thẩm định tín dụng: - Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn. - Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay. - Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có căn cứ vững vàng, tin cậy để mạnh dạn ra quyết định cấp tín dụng hay không và giảm được hai sai lầm cơ bản khi quyết định cho vay: (1) cho vay một dự án kém hiệu quả, không có khả năng trả nợ và (2) từ chối cho vay một dự án tốt, có hiệu quả kinh tế cao.
  • 21. 21 II. Tài liệu dùng cho thẩm định tín dụng Tài liệu dùng cho thẩm định tín dụng bao gồm tài liệu từ khách hàng, tài liệu từ ngân hàng cho vay, tài liệu từ ngân hàng nhà nước và tài liệu từ các nguồn khác. 1. Tài liệu từ khách hàng: Tùy theo loại hình khách hàng và mục đích vay vốn mà tài liệu từ khách hàng gồm những hồ sơ sau: Ø Đối với khách hàng doanh nghiệp: Hồ sơ pháp lý 1. Điều lệ doanh nghiệp 2. Giấy phép đầu tư/Giấy phép đăng ký kinh doanh 3. Mã số thuế 4. Chứng chỉ hành nghề (đối với các ngành nghề có quy định) 5. Quyết định bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật 6. CMND người đại diện pháp luật 7. Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng 8. Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư 9. Biên bản góp vốn, thành viên sáng lập 10. Các chứng từ khác Hồ sơ hoạt động kinh doanh – tài chính 1. Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất 2. Các hợp đồng kinh tế mua hàng 3. Các hợp đồng kinh tế bán hàng 4. Hóa đơn mua hàng 5. Hoá đơn bán hàng 6. Bảng cân đối phát sinh gần nhất 7. Chi tiết các khoản phải thu gần nhất 8. Chi tiết các khoản phải trả khách hàng gần nhất 9. Chi tiết hàng tồn kho gần nhất
  • 22. 22 10. Chi tiết nợ vay ngân hàng 11. Chi tiết các khoản mục có giá trị lớn 12. Báo cáo thuế giá trị gia tăng hàng tháng các tháng gần nhất 13. Các chứng từ khác Hồ sơ phương án SXKD (áp dụng cho vay bổ sung VLĐ) Hồ sơ dự án đầu tư (áp dụng cho vay theo dự án đầu tư) 1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh 2. Dự toán doanh thu 3. Dự toán chi phí hoạt động 4. Phương án trả nợ, nguồn trả nợ 5. Các chứng từ khác 1. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư 2. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi 3. Thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán 4. Các chứng từ khác Hồ sơ tài sản đảm bảo 1. Giấy chứng nhận QSH nhà ở và QSD đất ở 2. Giấy chứng nhận QSH nhà ở 3. Giấy chứng nhận QSD đất 4. Hợp đồng mua bán/tặng cho nhà 5. Quyền sở hữu công trình 6. Tờ khai lệ phí trước bạ 7. Hóa đơn giá trị gia tăng/tờ khai hàng hóa nhập khẩu (nếu là hàng hóa, MMTB) 8. Giấy đăng ký phương tiện vận chuyển (xe, tàu, xà lan,…) 9. Giấy chứng nhận giấy tờ có giá (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi) 10. Các giấy tờ chứng minh QSH và QSD tài sản theo quy định của pháp luật 11. CMND, hộ khẩu của chủ sở hữu tài sản 12. Các chứng từ khác Ø Đối với khách hàng cá nhân vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh: Hồ sơ pháp lý khách hàng
  • 23. 23 1. CMND, hộ khẩu của khách hàng và vợ/chồng 2. Giấy đăng ký kết hôn (nếu hai vợ chồng khác hộ khẩu) 3. Giấy xác nhận độc thân (nếu khách hàng độc thân) Hồ sơ sản xuất kinh doanh 1. Giấy phép đăng ký kinh doanh 2. Mã số thuế 3. Hóa đơn mua hàng 4. Hóa đơn bán hàng 5. Hợp đồng mua hàng 6. Hợp đồng bán hàng 7. Bảng kê tình hình tài chính/kinh doanh hàng tháng 8. Các chứng từ khác Hồ sơ tài sản đảm bảo 1. Giấy chứng nhận QSH nhà ở và QSD đất ở 2. Giấy chứng nhận QSH nhà ở 3. Giấy chứng nhận QSD đất 4. Hợp đồng mua bán/tặng cho nhà 5. Quyền sở hữu công trình 6. Tờ khai lệ phí trước bạ 7. Giấy đăng ký xe 8. Giấy chứng nhận giấy tờ có giá (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi) 9. Các giấy tờ chứng minh QSH và QSD tài sản theo quy định của pháp luật 10. CMND, hộ khẩu của chủ sở hữu tài sản Ø Đối với khách hàng cá nhân vay vốn để phục vụ đời sống: Hồ sơ pháp lý khách hàng 1. CMND, hộ khẩu của khách hàng và vợ/chồng 2. Giấy đăng ký kết hôn (nếu hai vợ chồng khác hộ khẩu)
  • 24. 24 3. Giấy xác nhận độc thân (nếu khách hàng độc thân) Chứng từ chứng minh nguồn thu nhập trả nợ ngân hàng 1. Bảng lương/Bảng xác nhận nguồn thu nhập 2. Các chứng từ khác chứng minh nguồn thu nhập của khách hàng Hồ sơ tài sản đảm bảo 1. Giấy chứng nhận QSH nhà ở và QSD đất ở 2. Giấy chứng nhận QSD đất 3. Hợp đồng mua bán/tặng cho nhà 4. Quyền sở hữu công trình 5. Tờ khai lệ phí trước bạ 6. Giấy đăng ký xe 7. Giấy chứng nhận giấy tờ có giá (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi) 8. Các giấy tờ chứng minh QSH và QSD tài sản theo quy định của pháp luật 9. CMND, hộ khẩu của chủ sở hữu tài sản 2. Tài liệu từ ngân hàng: Tài liệu từ ngân hàng bao gồm: cơ sở dữ liệu của ngân hàng, thông tin giao dịch, thông tin từ các phòng liên quan, và các tài liệu khác. 3. Tài liệu từ ngân hàng nhà nước: Tài liệu từ ngân hàng nhà nước (NHNN) bao gồm: thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN CIC, các quy định của NHNN, các chỉ đạo trực tiếp từ NHNN và các số liệu tổng hợp khác. 4. Tài liệu từ các cơ quan khác như Chính phủ, Bộ Tài chính, các cơ quan ngang bộ khác, báo chí và ngân hàng có liên quan. III. Quy trình thẩm định tín dụng Công tác thẩm định tín dụng được thực hiện theo một quy trình gồm 5 bước như sau: Ø Bước 1: Xem xét hồ sơ vay của khách hàng Ø Bước 2: Thu thập thông tin cần thiết bổ sung Ø Bước 3: Thẩm định khả năng thu hồi nợ Ø Bước 4: Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng
  • 25. 25 Ø Bước 5: Kết luận sau cùng về khả năng thu hồi nợ vay Trong đó bước 3 và 4 là quan trọng nhất, đòi hỏi phải sử dụng các kỹ thuật và công cụ thẩm định thích hợp. Hai kỹ thuật phổ biến thường được sử dụng trong bước này là phân tích báo cáo tài chính và thẩm định dự án đầu tư. Sơ đồ quy trình thẩm định tín dụng IV.Nội dung cơ bản của thẩm định tín dụng Mục tiêu của thẩm định tín dụng là nhằm đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng từ đó làm căn cứ cho việc ra quyết định cho vay. Mặt khác, khả năng thu hồi nợ vay phụ thuộc vào các yếu tố sau: • Tư cách của khách hàng vay vốn • Tình hình tài chính của khách hàng • Tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hay dự án đầu tư • Tài sản đảm bảo nợ vay • Khả năng quản lý và kiểm soát rủi ro 1. Xem xét hồ sơ vay của khách hàng 2. Thu thập thông tin bổ sung cần thiết 3. Thẩm định khả năng thu hồi nợ 4. Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng 5. Kết luận và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt 5a. Từ chối KH, nêu rõ lý do từ chối 5b. Tiến hành các thủ tục cho vay
  • 26. 26 Do đó để đảm bảo được mục tiêu thu hồi nợ, thẩm định tín dụng cần tập trung vào các nội dung chính sau đây: 1. Thẩm định khách hàng vay vốn: Mục tiêu của công tác này là đánh giá tư cách pháp nhân của khách hàng và tính chất hợp pháp cũng như mức độ tin cậy của hồ sơ vay vốn mà khách hàng đã nộp. Ø Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng vay vốn: Theo quy chế cho vay, một trong những điều kiện vay vốn là khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. +) Đối với khách hàng vay vốn là tổ chức, điều kiện này được thể hiện qua quyết định thành lập, giấy phép, hoặc giấy đăng ký kinh doanh, các quyết định bổ nhiệm, chuẩn y các chức danh lãnh đạo (tổng giám đốc, giám đốc, kế toán trưởng,…). Khách hàng có trụ sở và văn phòng kinh doanh, có con dấu và tài khoản riêng, đang hoạt động bình thường, không bị phong tỏa tài sản, không bị liên đới trách nhiệm trong các quan hệ kinh tế, dân sự. +) Đối với khách hàng vay vốn là thể nhân, điều kiện này được chứng minh bằng hộ khẩu thường trú, chứng minh nhân dân. Thể nhân này không bị tiền án, tiền sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trạng thái thần kinh bình thường. Ngoài ra người vay vốn phải có mục đích sử dụng vốn hợp pháp. Đây là điều kiện bắt buộc và có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng trả nợ của khách hàng. Sử dụng vốn hợp pháp thể hiện sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động kinh doanh, đồng thời khẳng định tính nguyên tắc trong tài trợ tín dụng của các tổ chức tín dụng. Ø Thẩm định mức độ tin cậy của hồ sơ vay vốn: Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho tổ chức tín dụng giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh khách hàng đủ điều kiện vay vốn. Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho ngân hàng. Ngân hàng hướng dẫn các tài liệu mà khách hàng cần phải nộp phù
  • 27. 27 hợp với đặc điểm cụ thể của từng loại khách hàng và khoản vay, cũng như mục đích vay vốn. Thẩm định hồ sơ vay là xem xét tính chân thực và mức độ tin cậy của những tài liệu mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng khi làm hồ sơ vay vốn. Cán bộ tín dụng có trách nhiệm kiểm tra xem bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng có đầy đủ không để yêu cầu bổ sung, đồng thời xác minh tính chân thực, hợp lệ, và thời gian hiệu lực của các tài liệu mà khách hàng cung cấp để đánh giá điều kiện pháp lý của khách hàng vay vốn. 2. Thẩm định tình hình kinh doanh – tài chính của khách hàng: Theo chính sách tín dụng của ngân hàng, “có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết” là một trong những điều kiện tiên quyết để xem xét cho khách hàng vay vốn. Tình hình tài chính lành mạnh của khách hàng sẽ giúp ngân hàng yên tâm hơn về khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan mà bản thân khách hàng cũng không thể đánh giá chính xác được khả năng tài chính của mình. Do vậy, thẩm định khả năng tài chính của khách hàng là cần thiết. Để làm được điều này, khi làm thủ tục cho vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp báo cáo tài chính 2 năm gần nhất và đã qua kiểm toán. Dựa vào các báo cáo này cán bộ tín dụng sẽ tiến hành phân tích tình hình kinh doanh bao gồm phân tích quy mô, xu hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và biến động về doanh thu/chi phí/lợi nhuận so với kỳ trước, đồng thời sẽ phân tích tình hình nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn, phân tích các chỉ số tài chính bao gồm nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động, nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn, và phân tích dòng tiền lưu chuyển ra vào công ty nhằm thẩm định lại khả năng tài chính của khách hàng. 5. Thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng: Mục tiêu tối quan trọng của thẩm định tín dụng là đánh giá chính xác khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, việc thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp
  • 28. 28 trong 2 năm gần nhất chỉ đánh giá được khả năng tài chính của khách hàng trong quá khứ và hiện tại trong khi việc thu nợ lại diễn ra trong tương lai. Một khách hàng có tình hình tài chính tốt ở quá khứ và hiện tại chưa hẳn sẽ có tình hình tài chính tốt và khả năng đảm bảo trả nợ trong tương lai. Khả năng trả nợ trong tương lai của khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào sự khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hay dự án đầu tư. Hơn nữa trên thực tế số liệu do doanh nghiệp cung cấp để đánh giá tình hình tài chính không phải lúc nào cũng phản ánh đúng sự thực vì hiện nay nhiều hoạt động mua bán hàng hóa thực hiện không có hóa đơn, cũng như các quy định về BCTC chưa chặt chẽ, minh bạch. Điều này gây khó khăn cho CBTĐ trong việc xác định đúng năng lực tài chính của khách hàng. Do đó, việc thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh và dự án đầu tư là công việc rất quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. ü Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh: Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh được nhân viên tín dụng thực hiện khi xem xét quyết định cho khách hàng vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mục tiêu của thẩm định phương án sản xuất kinh doanh là đánh giá một cách chính xác và trung thực tính khả thi của nó, qua đó kết luận được khả năng thu hồi vốn khi cho vay để thực hiện phương án đó. ü Thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư: Thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư được nhân viên tín dụng thực hiện khi xem xét quyết định cho khách hàng vay trung hoặc dài hạn để tài trợ cho việc đầu tư vào dự án. Mục tiêu của thẩm định phương án sản xuất kinh doanh là đánh giá một cách chính xác và trung thực tính khả thi của dự án, qua đó kết luận được khả năng thu hồi vốn khi cho vay để thực hiện dự án đầu tư. 6. Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay: Bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được khoản nợ đã cho khách hàng vay. Bảo đảm tiền vay có thể được thực hiện bằng nhiều cách, bao gồm: bảo đảm bằng
  • 29. 29 tài sản thế chấp, bảo đảm bằng tài sản cầm cố, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ ba. Nói chung bất kỳ tài sản hoặc các quyền phát sinh từ tài sản có thể tạo ra ngân lưu đều có thể dung làm bảo đảm tiền vay. Tuy nhiên bảo đảm tiền vay thực sự có hiệu quả đòi hỏi: ü Giá trị tài sản đảm bảo phải lớn hơn nghĩa vụ được bao đảm ü Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được ngân lưu (phải có giá trị và có thị trường tiêu thụ) ü Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay. Do đó mục tiêu của thẩm định TSĐB nợ vay là đánh giá một cách chính xác và trung thực xem TSĐB nợ vay có thoả mãn các yêu cầu nêu trên hay không. Nếu thoả mãn thì khả năng thu hồi nợ được nâng cao. Nếu không thì tài sản đảm bảo nợ vay không thể giúp ích gì thêm cho khả năng thu hồi nợ. 5. Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng: Như trên đã nói, thẩm định tín dụng là công việc được tiến hành trước khi cho vay, trong khi thu hồi nợ là công việc được thực hiện sau khi cho vay. Do đó thẩm định tín dụng dù có thực hiện kỹ lưỡng và chuyên nghiệp đến đâu vẫn không thể hoàn toàn tránh khỏi rủi ro không thu hồi được nợ vay. Không ai có thể chắc chắn việc thu hồi được nợ một cách tuyệt đối cho đến khi món nợ được thu hồi. Tuy nhiên ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng có thể cung cấp được thông tin giúp nhân viên tín dụng và lãnh đạo ngân hàng tiên lượng được phần nào khả năng thu hồi nợ trước khi cho vay. Các kỹ thuật phân tích và kiểm soát rủi ro tín dụng có thể áp dụng bao gồm phân tích độ nhạy, phân tích tình huống và phân tích mô phỏng. Các kỹ thuật phân tích này đòi hỏi thực hiện cụ thể đối với một dự án vay vốn, do đó sẽ được xem xét chi tiết trong các chương sau. V. Thẩm định tín dụng và quyết định cho vay:
  • 30. 30 Thẩm định tín dụng và quyết định cho vay là hai khâu riêng biệt nhưng có quan hệ gắn bó với nhau trong quy trình tín dụng. Thẩm định tín dụng do nhân viên tín dụng thực hiện trước khi lập tờ trình lên cho lãnh đạo phụ trách tín dụng quyết định cho vay. Do vậy chất lượng công tác thẩm định tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ chính xác của quyết định cho vay. Ngược lại, tính chất quan trọng của quyết định cho vay hoặc giá trị lớn hay nhỏ của khoản vay đòi hỏi công tác thẩm định phải được tiến hành một cách kỹ càng, chi tiết và chuyên nghiệp. Thông thường những khoản vay dài hạn hoặc những khoản vay có giá trị lớn đòi hỏi công tác thẩm định phải được thực hiện chi tiết và kỹ lưỡng hơn những khoản vay ngắn hạn hoặc những khoản vay có giá trị nhỏ. Ngoài ra, đối tượng khách hàng vay cũng ảnh hưởng đến công tác thẩm định tín dụng. Rõ ràng là cho vay khách hàng doanh nghiệp đòi hỏi thẩm định chi tiết và phức tạp hơn cho vay đối với khách hàng cá nhân; hay cho vay với khách hàng mới đòi hỏi thẩm định kỹ càng hơn cho vay đối với khách hàng truyền thống. Tóm lại, thẩm định tín dụng là một trong những khâu quan trọng nhất của quy trình tín dụng. Do tính chất quan trọng của nó nên cần được xem xét và chi tiết hóa thành một quy trình riêng gồm các bước như xem xét hồ sơ, thu thập thông tin cần thiết bổ sung, thẩm định khả năng thu hồi nợ, ước lượng rủi ro và kết luận sau cùng về khả năng thu hồi nợ trước khi cho vay.
  • 31. 31 Chương 2: THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC PHÁP LÝ VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA KHÁCH HÀNG PHẦN A: THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC PHÁP LÝ CỦA KHÁCH HÀNG 1. Mục đích thẩm định năng lực pháp lý: Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng là nội dung đầu tiên và cũng là nội dung rất quan trọng trong quy trình thẩm định tín dụng, nếu làm tốt bước thẩm định này sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro cho Ngân hàng. Mục đích của việc thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng là đánh giá thiện chí trả nợ vay của khách hàng trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá một cách toàn diện chính xác về khách hàng. Việc đánh giá phân tích khách hàng không khách quan và chính xác sẽ dẫn đến các quyết định sai lệch của cấp Lãnh đạo phê duyệt đối với khách hàng và gây ra rủi ro cho Ngân hàng. Mặt khác đây cũng là cơ sở của việc thu hồi nợ và giải quyết tranh chấp nếu có. 2. Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng doanh nghiệp: a) Đặc điểm khách hàng doanh nghiệp: Khách hàng doanh nghiệp bao gồm: - Các pháp nhân là doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ Luật Dân sự. - Doanh nghiệp tư nhân - Công ty hợp doanh - Các pháp nhân nước ngoài Ø Đặc điểm của khách hàng doanh nghiệp: - Có tư cách pháp nhân (trừ doanh nghiệp tư nhân) - Có vốn pháp định, vốn điều lệ
  • 32. 32 - Có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định - Được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật - Có cơ cấu tổ chức, ban lãnh đạo - Có người đại diện theo pháp luật - Có nghị quyết chiến lược phát triển - Có báo cáo tài chính b) Tài liệu thẩm định: Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp bao gồm những tài liệu chính sau: ü Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã) ü Giấy chứng nhận mã số thuế ü Chứng chỉ hành nghề (đối với các ngành nghề có quy định) ü Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu (đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu) ü Biên bản góp vốn, Danh sách thành viên sáng lập ü Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp ü Quyết định bổ nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, kế toán trưởng, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp ü Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của người đại diện pháp luật của doanh nghiệp ü Nghị quyết của hội đồng quản trị, đại hội cổ đông về việc xin cấp tín dụng ü Giấy tờ khác có liên quan (mẫu dấu, chữ ký…) Ngoài ra, tùy thuộc vào loại hình và đặc điểm của doanh nghiệp, CBTĐ có thể yêu cầu thêm những tài liệu sau: ü Quyết định thành lập của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước) ü Giấy phép đầu tư của cơ quan có thẩm quyền (đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài)
  • 33. 33 ü Quyết định thành lập của công ty TNHH một thành viên (hoạt động theo Luật Doanh nghiệp) ü Hợp đồng liên doanh (đối với các doanh nghiệp liên doanh) ü Quy chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp có phân cấp ü Văn bản ủy quyền vay vốn của cơ quan cấp trên (đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc) c) Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng doanh nghiệp: Theo quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, điều kiện đầu tiên và tiên quyết để khách hàng có thể được xem xét cho vay vốn là phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau: - Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự - Đối với doanh nghiệp tư nhân: chủ doanh nghiệp phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự - Đối với công ty hợp danh: thành viên hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự Để thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng doanh nghiệp, CBTĐ sẽ căn cứ trên hồ sơ pháp lý mà khách hàng cung cấp. Trước hết cần kiểm tra hồ sơ pháp lý mà khách hàng cung cấp theo quy định có đầy đủ, hợp lệ và còn hiệu lực hay không. Sau đó, căn cứ vào các tài liệu thẩm định trên, CBTĐ sẽ tiến hành thẩm định tư cách pháp nhân của khách hàng thông qua những nội dung sau: Ø Tên công ty Ø Địa chỉ trụ sở giao dịch Ø Ngành nghề kinh doanh Ø Vốn điều lệ Ø Người đại diện theo pháp luật Ø Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • 34. 34 Ø Giấy chứng nhận mã số thuế Ø Nguồn vốn chủ sở hữu tính đến kỳ báo cáo gần nhất Ø Bổ sung giới thiệu tư cách pháp nhân công ty mẹ (trường hợp khách hàng là công ty TNHH một thành viên, hoặc công ty con trực thuộc công ty mẹ) - Kiểm tra điều lệ, quy chế tổ chức của khách hàng vay vốn xem có thể hiện rõ phương thức tổ chức, quản trị, điều hành không? So sánh, đối chiếu số vốn điều lệ mà khách hàng đăng ký trên Điều lệ và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với số vốn trên BCTC của doanh nghiệp. - Kiểm tra khách hàng vay vốn là đơn vị hạch toán phụ thuộc có giấy tờ uỷ quyền vay vốn của pháp nhân trực tiếp hay không? - Kiểm tra giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề có còn hiệu lực trong thời hạn cho vay hay không? - Đối chiếu chữ ký của khách hàng vay vốn có phù hợp với chữ ký đã đăng ký ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay không? Ngoài ra cần lưu ý xác định thẩm quyền giao dịch của người đại diện công ty theo quy định pháp luật và theo điều lệ doanh nghiệp, đồng thời xem xét lĩnh vực mà khách hàng đề nghị cấp hạn mức giao dịch có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh đã đăng ký. Từ đó đưa ra kết luận khách hàng có đủ điều kiện pháp lý để vay vốn theo quy định hay không. 3. Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng cá nhân: a) Đặc điểm khách hàng cá nhân: Khách hàng cá nhân là các cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác,… có đầy đủ năng lực pháp lý. Khách hàng cá nhân bao gồm cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài. Ø Đặc điểm của khách hàng cá nhân: - Là cá nhân hoặc hộ gia đình, tổ hợp tác - Có thu nhập từ lương hoặc kinh doanh
  • 35. 35 - Không lập báo cáo tài chính theo quy định pháp luật - Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng, - Chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh, - Hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, b) Tài liệu thẩm định: Ø Đối với cho vay phục vụ đời sống: Hồ sơ pháp lý bao gồm: - CMND, sổ hộ khẩu của khách hàng và vợ/chồng - Giấy đăng ký kết hôn (nếu hai vợ chồng khác hộ khẩu) - Giấy xác nhận độc thân (nếu khách hàng độc thân) - Giấy tờ khác Khách hàng cần xuất trình bản chính để CBTĐ xem xét, đối chiếu sau đó sẽ lưu bản sao. Ø Đối với cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh: Hồ sơ pháp lý bao gồm: - CMND/hộ chiếu, sổ hộ khẩu của khách hàng và vợ/chồng - Văn bản công nhận tư cách tổ hợp tác (đối với tổ hợp tác) - Giấy đăng ký kinh doanh hộ cá thể (đối với hộ gia đình) - Chứng chỉ hành nghề (đối với các ngành nghề có quy định) - Giấy thuê đất, mặt nước/Giấy được giao đất, mặt nước (đối với hộ nông, lâm, ngư, diêm nghiệp) - Giấy phép đánh bắt thủy sản, hải sản, đăng kiểm tàu thuyền (đối với hộ đánh bắt thủy hải sản) - Giấy tờ khác c) Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng cá nhân:
  • 36. 36 - Thẩm định tính đầy đủ của hồ sơ pháp lý - Thẩm định năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của cá nhân, đại diện hộ gia đình hoặc tổ hợp tác - Thẩm định tính hiệu lực của giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề - Đánh giá trình độ học vấn và mức độ tín nhiệm của khách hàng vay vốn, người đại diện của tổ hợp tác, chủ hộ của hộ gia đình 4. Thẩm định quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng: Bên cạnh việc thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn, CBTĐ còn tiến hành thẩm định mối quan hệ tín dụng của khách hàng đối với chính ngân hàng mình và với các tổ chức tín dụng khác để có cơ sở đánh giá về thiện chí trả nợ của khách hàng về mặt lịch sử giao dịch tín dụng. Dựa vào hồ sơ lưu trữ tại chi nhánh, CBTĐ xác định được mức độ thường xuyên quan hệ tín dụng của khách hàng với chi nhánh. Đối với những khách hàng đã có quan hệ tín dụng nhiều lần với ngân hàng, CBTĐ sẽ nắm được lịch sử vay và trả nợ của khách hàng với chi nhánh, bao gồm: giá trị khoản vay, mục đích sử dụng vốn vay, dư nợ hiện tại của khách hàng, tình hình thanh toán nợ vay có tốt không, khách hàng hiện có nợ quá hạn tại ngân hàng không và mức xếp hạng của ngân hàng là bao nhiêu,… Đây chính là cơ sở để giúp ngân hàng đánh giá uy tín và thiện chí trả nợ của khách hàng. Mặt khác, thông qua việc thu thập thông tin tín dụng (CIC) từ Ngân hàng trung ương về khách hàng cũng như căn cứ vào những thông tin mà khách hàng cung cấp thêm, CBTĐ đánh giá được quá trình giao dịch tín dụng của khách hàng tại các tổ chức tín dụng khác: khách hàng đang được các TCTD khác cấp mức tín dụng là bao nhiêu, trong đó bao nhiêu là tín dụng ngắn hạn, boa nhiêu là tín dụng trung dài hạn; dư nợ hiện tại của khách hàng tại các TCTD trên còn lại là bao nhiêu, có đủ tiêu chuẩn không; tài sản dùng để đảm bảo khoản vay là gì; trong quá trình quan hệ tín dụng, khách hàng có thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đúng hạn không,… Từ những căn
  • 37. 37 cứ trên, CBTĐ sẽ đánh giá khách hàng có đủ tin cậy về mặt lịch sử giao dịch để cho vay lần này không. PHẦN B: THẨM ĐỊNH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VÀ HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH 1. Mục đích thẩm định tình hình hoạt động của khách hàng: Mục tiêu của phần thẩm định này là tìm hiểu và làm rõ các khía cạnh liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh của khách hàng một cách đầy đủ nhất để từ đó có kết luận về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng như lĩnh vực kinh doanh có phù hợp với tình hình hiện tại và tương lai, chủng loại sản phẩm sản xuất hoặc dịch vụ dùng cho đối tượng tiêu thụ nào, khả năng phát triển thị trường và đối thủ cạnh tranh từ đó đánh giá khả năng tồn tại và phát triển của khách hàng để có quyết định cho việc cấp tín dụng một cách chính xác. 2. Thẩm định tình hình hoạt động của khách hàng doanh nghiệp/hộ sản xuất kinh doanh: a) Đánh giá lịch sử hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty: + Đánh giá quá trình xây dựng doanh nghiệp: doanh nghiệp đã từng mở rộng hay thu hẹp lĩnh vực kinh doanh từ thuần túy thương mại sang sản xuất và ngược lại không; lý do và thành tựu của những thay đổi này; công ty đã trải qua hình thức chuyển đổi loại hình nào không, đã từng chia tách hay sáp nhập chưa; những thay đổi về tỷ lệ vốn góp và giá trị vốn góp của công ty. + Đánh giá tổng thể sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp (bao gồm cả các đơn vị thành viên và chi nhánh); đánh giá mối quan hệ giữa các đơn vị thành viên/chi nhánh với doanh nghiệp mẹ; xem xét, đánh giá cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong doanh nghiệp; + Đánh giá trình độ chuyên môn, số năm kinh nghiệm của ban lãnh đạo; đánh giá uy tín, tư cách lãnh đạo đối với đối tác và nhân viên trong công ty; đánh giá tính chuyên nghiệp và hiệu quả của ban quản trị điều hành b) Đánh giá lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của công ty:
  • 38. 38 Thông qua việc mô tả các sản phẩm, dịch vụ và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty, mô tả các đặc điểm chủ yếu của sản phẩm, dịch vụ cũng như nắm rõ đối tượng sử dụng những sản phẩm này, CBTĐ sẽ xác định được ngành nghề mà doanh nghiệp đang kinh doanh có được phép hoạt động theo quy định của pháp luật và có phù hợp theo Giấy phép kinh doanh hay không; đánh giá được mạng lưới phân phối sản phẩm, khả năng cạnh tranh và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều sản phẩm thì mô tả rõ từng nhóm sản phẩm và ngành nghề. c) Thẩm định tình hình nhân sự, năng lực quản lýcủa ban lãnh đạo: Trong một công ty, hoạt động sản xuất kinh doanh có được tiến hành suôn sẻ hay không phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực cấp cao. Do đó khi thẩm định tình hình hoạt động của khách hàng, cán bộ thẩm định cần tìm hiểu trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc trong ngành cũng như kinh nghiệm điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh của Ban lãnh đạo công ty đồng thời đánh giá khả năng nhanh nhạy nắm bắt thị trường của ban điều hành, quản lý. Một đội ngũ lãnh đạo có trình độ, kinh nghiệm và linh hoạt trước biến động kinh tế xã hội sẽ giúp chèo lái công ty hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, CBTĐ cần đánh giá cơ cấu tổ chức quản lý tại doanh nghiệp, nắm được số lượng lao động tại doanh nghiệp, trong đó có bao nhiêu lao động gián tiếp, lao động trực tiếp và lao động có tay nghề,… và mức lương trung bình của nhân viên tại công ty có bằng mức trung bình của ngành không, hay cao hơn, thấp hơn? Doanh nghiệp có thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động và thanh toán đầy đủ lương, bảo hiểm cho nhân viên không. Mục đích của việc thẩm định này là nhằm để đánh giá liệu với quy mô và trình độ lao động như hiện tại DN đã đáp ứng được yêu cầu của công việc và ngành nghề hoạt động chưa, cũng như DN có giải quyết tốt mối quan hệ với nhân viên không, người lao động có thỏa mãn với công việc và tự nguyện đóng góp cho hoạt động của công ty không. d) Thẩm định tình hình tài sản cố định: Trước hết cần thẩm định tình hình TSCĐ của doanh nghiệp, bao gồm: tình trạng văn phòng, nhà xưởng, kho bãi, tình trạng máy móc thiết bị của doanh
  • 39. 39 nghiệp. CBTĐ yêu cầu khách hàng cung cấp bảng kê, các giấy tờ liên quan tới TSCĐ của doanh nghiệp và tiến hành xuống cơ sở sản xuất để xác minh thực tế, đánh giá tình hình TSCĐ. Đối với TSCĐ là BĐS như văn phòng, nhà xưởng, nhà kho, nhà cho công nhân, … CBTĐ ước lượng diện tích và kiểm tra các BĐS đó có thuộc sở hữu của khách hàng hay không, sau đó đánh giá tình trạng hiện tại và chất lượng còn lại của các BĐS đó. Đối với TSCĐ là các máy móc thiết bị thì CBTĐ cần thẩm định máy móc đó do nước nào sản xuất, sản xuất năm nào, công suất thiết kế và công suất sử dụng là bao nhiêu, tình trạng hiện tại của các máy móc đó như thế nào. Căn cứ vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh mà khách hàng đang hoạt động, CBTĐ đánh giá TSCĐ có phù hợp với quy mô hoạt động của khách hàng không, đồng thời kiểm tra tính đồng bộ của dây chuyền máy móc thiết bị và mức hiện đại của công nghệ so với bình quân ngành. Bên cạnh đó CBTĐ kiểm tra doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về môi trường và phòng cháy chữa cháy không; kiểm tra tài sản có được mua bảo hiểm không, nếu có thì khách hàng mua bảo hiểm đầy đủ hay chỉ mua một phần. Qua việc thẩm định chi tiết các yếu tố trên, CBTĐ có thể đánh giá một cách tổng quát tình hình TSCĐ của khách hàng, đánh giá được tình trạng sử dụng hiện tại của nhóm tài sản này và đánh giá được DN có chú trọng đến công tác đầu tư vào TSCĐ, cải tiến dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm hay không. e) Thẩm định tình hình sử dụng hàng hóa, nguyên liệu, vật tư: Hàng hóa, nguyên liệu, vật tư là những yếu tố đầu vào tác động trực tiếp tới tình hình hoạt động của khách hàng, do đó CBTĐ cần thẩm định loại nguyên liệu, hàng hóa chủ yếu mà khách hàng sử dụng để đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh; ước lượng mức hàng hóa, nguyên liệu trung bình hàng năm khách hàng sử dụng là bao nhiêu; với số lượng hàng hóa trên, DN mua từ nhiều nhà cung cấp hay chỉ mua tập trung ở một vài nhà cung cấp chủ yếu; khách hàng sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước hay phải nhập khẩu. Từ đó CBTĐ đánh giá mức độ phụ thuộc của khách hàng vào nhà cung cấp nguyên vật liệu là cao, thấp hay ở mức trung bình; xác định được nguồn nguyên vật liệu cung cấp có ổn định không, được cung cấp thường xuyên hay theo mùa vụ, đồng thời thẩm định xem nguyên vật liệu
  • 40. 40 có sản phẩm nào khác thay thế hay không. Ngoài ra, CBTĐ đánh giá phương thức thanh toán của khách hàng đối với nhà cung cấp. Qua những thông tin trên CBTĐ có thể xem xét mức độ chủ động của khách hàng đối với nguồn nguyên vật liệu đầu vào, cũng như ước lượng mức độ rủi ro có thể xảy ra cho việc khan hiếm nguyên liệu đối với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. f) Thẩm định thị trường tiêu thụ và kênh phân phối: Cán bộ thẩm định cần xác định thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của khách hàng là trong nước hay nước ngoài, đó là những tỉnh thành hay quốc gia nào, tỷ trọng đóng góp của từng thị trường tiêu thụ vào doanh thu của doanh nghiệp/hộ kinh doanh là bao nhiêu; tổ chức hay cá nhân nào là những khách hàng tiêu thụ chính; doanh nghiệp/hộ kinh doanh tự phân phối hay phân phối thông qua đơn vị trung gian bán buôn, bán lẻ? Xem xét sản phẩm của doanh nghiệp có tính khả mại trên thị trường ở mức cao, thấp hay trung bình; khách hàng có khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường ở mức độ nào, kênh phân phối hiện tại đã phù hợp với ngành nghề kinh doanh của khách hàng chưa, khách hàng phụ thuộc nhiều hay ở mức tương đối vào kênh phân phối, và khách hàng chủ yếu thanh toán của phương thức nào. Đồng thời CBTĐ cần tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh của khách hàng để có thể đánh giá một cách tổng quát tình hình tiêu thụ và phân phối sản phẩm của khách hàng. g) Đánh giá môi trường sản xuất kinh doanh, rủi ro ngành: Ngoài các yếu tố trên thì cán bộ thẩm định cần đánh giá thêm những yếu tố tác động lên môi trường sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng như những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải, bao gồm: chính sách quản lý của Nhà nước và những tác động của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế lên ngành nghề mà khách hàng đang hoạt động, những rủi ro liên quan đến ngành kinh doanh như: bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, hoặc sự khan hiếm nguyên vật liệu không có khả năng thay thế,…
  • 41. 41 Chương 3: THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG: 1. Mục đích của việc thẩm định năng lực tài chính: - Đánh giá một cách chính xác, chân thực và khách quan tình hình tài chính của khách hàng và đánh giá những rủi ro có thể xảy ra nhằm phục vụ việc ra quyết định có cấp tín dụng cho khách hàng hay không. - Làm cơ sở tham gia góp ý, tư vấn cho khách hàng, tạo tiền đề để bảo đảm hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc đúng hạn, hạn chế và phòng ngừa rủi ro. - Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý,… tạo tiền đề cho khách hàng hoạt động có hiệu quả và bảo đảm khoản đầu tư của ngân hàng. 2. Yêu cầu của việc thẩm định năng lực tài chính khách hàng: - Phân tích tài chính là việc xác định những điểm mạnh và những điểm yếu hiện tại của khách hàng thông qua việc tính toán và phân tích những tỷ số khác nhau sử dụng số liệu từ các BCTC của doanh nghiệp. Việc thẩm định và phân tích tài chính của khách hàng chủ yếu dựa trên cơ sở các số liệu do khách hàng cung cấp. Do đó, cần phải thẩm tra căn cứ lập báo cáo tài chính và tính xác thực của các thông tin, số liệu được cung cấp - Chuyên viên QHKH hoặc cán bộ TĐTD cần tìm ra mối liên hệ giữa các tỷ số tính toán để đưa ra được kết luận chính xác về tình hình tài chính của khách hàng. Khi đánh giá, nhận xét, cần phải nhìn một cách tổng thể về các chỉ tiêu đánh giá, so sánh với thực tế cũng như đặc điểm sản xuất kinh doanh của khách hàng để đảm bảo tính khách quan, chính xác và toàn diện. II. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP: 1. Tài liệu thẩm định:
  • 42. 42 Nguồn thông tin dùng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp chủ yếu là từ các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp nộp vào theo quy định của ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn. Các báo cáo tài chính này bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Tuy nhiên trên thực tế không phải DN nào cũng có đủ năng lực để có thể lập đầy đủ các loại báo cáo này, do đó trong nhiều trường hợp ngân hàng chỉ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Thuyết minh báo cáo tài chính của 2-3 kỳ gần nhất so với thời điểm vay vốn. Nếu doanh nghiệp chưa thành lập được 3 năm thì phải BCTC đến thời điểm gần nhất. Trong trường hợp cần thiết khách hàng cần nộp BCTC được kiểm toán và nhận xét của kiểm toán. Đứng trên góc độ doanh nghiệp, các BCTC mà DN nộp vào ngân hàng là các báo cáo được lập ra để cung cấp thông tin cho đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Vì cung cấp thông tin cho bên ngoài nhằm mục đích vay vốn nên mục tiêu soạn thảo những BCTC này có phần khác biệt với mục tiêu soạn thảo BCTC phục vụ cho nội bộ doanh nghiệp. Do đó mức độ tin cậy của các số liệu trong BCTC mà doanh nghiệp cung cấp chưa được đảm bảo. Vì vậy, để có thể đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp thì việc trước tiên mà nhân viên thẩm định phải làm là thẩm định mức độ tin cậy của các BCTC mà khách hàng cung cấp. Ngoài ra ngân hàng cũng yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các tài liệu tài chính sau: § Các hợp đồng kinh tế mua hàng § Các hợp đồng kinh tế bán hàng § Hóa đơn mua hàng § Hoá đơn bán hàng § Bảng cân đối số phát sinh các khoản phải thu khách hàng gần nhất – TK 131 § Bảng cân đối số phát sinh các khoản phải trả khách hàng gần nhất – TK 331 § Bảng kê chi tiết hàng tồn kho gần nhất § Bảng kê công nợ các loại tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước § Bảng kê chi tiết các khoản mục có giá trị lớn
  • 43. 43 § Tờ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng trong năm tài chính gần nhất § Các chứng từ khác 2. Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp: 2.1Thẩm định mức độ tin cậy của BCTC: Đối với những khoản vay có giá trị lớn của các doanh nghiệp lớn, vì tính chất quan trọng của khoản vay mà ngân hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các BCTC đã qua kiểm toán. Trong trường hợp này, cơ quan kiểm toán sẽ giúp ngân hàng đánh giá và chịu trách nhiệm về mức độ tin cậy của số liệu trong các BCTC. Tuy nhiên thực tế cho thấy đại đa số trường hợp khách hàng đến vay vốn ngân hàng không thể cung cấp được báo cáo tài chính đã qua kiểm toán. Do đó việc thẩm định mức độ tin cậy của BCTC trở thành công việc thường xuyên của nhân viên tín dụng. Để thẩm định được mức độ tin cậy của các BCTC, nhân viên tín dụng cần thực hiện các nội dung sau: • Nghiên cứu kỹ số liệu của của các BCTC • Sử dụng kiến thức về kế toán tài chính và kỹ năng phân tích để phát hiện những điểm đáng nghi ngờ hay những bất hợp lý trong các báo cáo tài chính. • Xem xét bảng thuyết minh BCTC để hiểu rõ hơn những điểm đáng nghi ngờ này. • Mời khách hàng đến thảo luận, phỏng vấn và yêu cầu giải thích về những điểm đáng nghi ngờ phát hiện được. • Đi khảo sát thực tế tại doanh nghiệp và nếu cần có thể yêu cầu cho xem lại tài liệu kế toán và chứng từ gốc làm căn cứ lập các BCTC. • Cuối cùng kết luận về mức độ tin cậy của các BCTC do doanh nghiệp cung cấp. Trên thực tế khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, ngoài các BCTC của các kỳ gần nhất thì một số ngân hàng còn yêu cầu doanh nghiệp nộp các bảng kê bổ sung như bảng kê TSCĐ hoặc tờ khai thuế GTGT, thuế TNDN, hóa đơn bán hàng hoặc mua hàng với các đối tác lớn, chủ yếu của DN. Trên cơ sở các chứng từ bổ sung này, nhân viên tín dụng sẽ đối chiếu với các khoản mục trên BCTC để phát hiện những điểm đáng nghi ngờ và chưa hợp lý.
  • 44. 44 Một điều cần lưu ý là khi thẩm định mức độ tin cậy của dữ liệu trong BCTC, nhân viên tín dụng sẽ phải làm việc và đối phó với kế toán trưởng hoặc nhân viên kế toán giỏi của doanh nghiệp, do đó ngoài việc được trang bị một nền tảng kiến thức vững chắc về kế toán, tài chính thì kinh nghiệm thực tiễn và bản lĩnh vững vàng của nhân viên tín dụng cũng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của công tác thẩm định. 2.2Thẩm định năng lực tài chính của doanh nghiệp: Theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp, BCTC ở một doanh nghiệp bao gồm: • Bảng cân đối kế toán • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ • Thuyết minh báo cáo tài chính Phân tích BCTC không chỉ là quá trình tính toán, xử lý các chỉ số mà còn là quá trình tìm hiểu các kết quả tài chính ở doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, qua đó chẩn đoán “tình trạng sức khỏe” của doanh nghiệp nhằm đưa ra các quyết định phù hợp. Phân tích báo cáo tài chính bao gồm nhiều nội dung, nhưng tối thiểu phải gồm những nội dung cơ bản sau: - Phân tích, đánh giá khái quát các báo cáo tài chính; Phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn - Phân tích, đánh giá BCTC thông qua các chỉ số tài chính Phương pháp chủ yếu để phân tích BCTC gồm: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp phân tích chỉ số và phương pháp phân tích xu hướng. Tuy nhiên cần lưu ý mục tiêu phân tích BCTC ở đây là để thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp để làm căn cứ cho quyết định cho vay, do đó không nhất thiết phải tiến hành tất cả các kỹ thuật phân tích như thường thấy trong báo cáo tài chính mà