SlideShare a Scribd company logo
1 of 86
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
MAI THỊ HỒNG TIẾN
PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CƯ TRÚ ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH NINH THUẬN
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ninh Thuận, tháng 10 năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
MAI THỊ HỒNG TIẾN
PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CƯ TRÚ ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH NINH THUẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 8380107
GVHD: TS. ĐOÀN THỊ PHƯƠNG DIỆP
Ninh Thuận, tháng 10 năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi.
Các lý luận, nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích. Các số liệu, trích
dẫn có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy, khách quan và chính xác. Đề tài luận
văn chưa được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Ninh Thuận, ngày 28 tháng 10 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
MAI THỊ HỒNG TIẾN
MỤC LỤC
TRANG PHỤ LỤC BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
TÓM TẮT - ABSTRACT
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ CƯ TRÚ ĐỐI VỚI
NGƯỜI NƯỚC NGOÀI................................................................................................ 6
1.1 Khái niệm về quản lý cư trú đối với người nước ngoài ....................................6
1
.
1
.
1 Khái niệm về người nước ngoài và quản lý cư trú đối với người nước ngoài 6
1
.
1
.
2 Đặc điểm của quản lý cư trú đối với người nước ngoài................................11
1.2 Nguyên tắc quản lý cư trú đối với người nước ngoài......................................17
1.3 Những yếu tố tác động đến hoạt động quản lý cư trú đối với người nước
ngoài. .........................................................................................................................20
1
.
3
.
1 Các yếu tố bên ngoài .....................................................................................20
1
.
3
.
2 Các yếu tố bên trong......................................................................................21
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ QUẢN LÝ CƯ
TRÚ ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH
NINH THUẬN ............................................................................................................. 25
2.1 Quy định pháp luật về quản lý tạm trú đối với người nước ngoài và thực
tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận ...........................................................................25
2.1.1 Quy định về chứng nhận tạm trú đối với người nước ngoài..........................25
2.1.2 Quy định về cấp thẻ tạm trú đối với người nước ngoài.................................33
2.1.3 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về quản lý tạm trú đối với người nước
ngoài tại tỉnh Ninh Thuận.......................................................................................37
2.2 Quy định pháp luật về quản lý thường trú đối với người nước ngoài và thực
tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận ...........................................................................40
2.2.1 Quy định về quản lý thường trú đối với người nước ngoài ...........................40
2.2.2 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về quản lý thường trú đối với người
nước ngoài tại tỉnh Ninh Thuận..............................................................................46
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CƯ TRÚ ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI.......... 48
3.1 Thực trạng chung về quản lý cư trú đối với người ngước ngoài ...................48
3.2 Sự cần thiết hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả quản lý cư
trú đối với người nước ngoài...................................................................................51
3.2.1 Xuất phát từ nhu cầu phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.............51
3.2.2 Xuất phát từ vướng mắc trong triển khai thi hành ........................................54
3.3 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý cư trú đối với người nước ngoài trong thời gian tới .........................................55
3.3.1 Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý cư trú đối với
người nước ngoài....................................................................................................55
3.3.2 Một số giải pháp khác....................................................................................59
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. Luật NC, XC, QC, CT: Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của
người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014.
2. NG1: Thị thực cấp cho thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội,
Thủ tướng Chính phủ.
3. NG2: Thị thực cấp cho thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí
thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội,
Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng
Kiểm toán nhà nước; thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương
đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. NG3: Thị thực cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh
sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức
liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.
5. NG4: Thị thực cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao,
cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại
diện tổ chức liên chính phủ; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao,
cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại
diện tổ chức liên chính phủ.
6. LV1: Thị thực cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực
thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy,
thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. LV2: Thị thực cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
8. ĐT: Thị thực cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước
ngoài hành nghề tại Việt Nam.
9. DN: Thị thực cấp cho người vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam.
10. NN1: Thị thực cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ
chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
11. NN2: Thị thực cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của
thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên
môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
12. NN3: Thị thực cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước
ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện
tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
13. DH: Thị thực cấp cho người vào thực tập, học tập.
14. HN: Thị thực cấp cho người vào dự hội nghị, hội thảo.
15. PV1: Thị thực cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.
16. PV2: Thị thực cấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt
Nam.
17. LĐ: Thị thực cấp cho người vào lao động.
18. DL: Thị thực cấp cho người vào du lịch.
19. TT: Thị thực cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của
người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ
hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.
20. VR: Thị thực cấp cho người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác.
21. SQ: Thị thực cấp cho các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật
này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Thống kê số lượng giải quyết tiếp nhận khai báo tạm trú tại Ninh
Thuận từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2018.
Bảng 2: Thống kê số lượng tài khoản đăng ký khai báo tạm trú cho người nước
ngoài thông qua Internet từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2018.
TÓM TẮT
Ninh Thuận là một vùng ven biển thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ có nền kinh
tế - xã hội ngày càng phát triển, tình hình dân cư của Ninh Thuận cũng có những nét
đặc trưng khi xuất hiện người nước ngoài cư trú và sinh hoạt. Vì vậy, việc nghiên cứu
về các quy định của pháp luật về cư trú của người nước ngoài tại Ninh Thuận có
những nét đặc trưng riêng giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện và cụ thể về tình hình cư
trú của người nước ngoài tại Việt Nam thông qua một địa phương cụ thể. Hệ thống
pháp luật nước ta đã ban hành nhiều văn bản nhằm quản lý tốt việc cư trú người nước
ngoài tại Việt Nam tuy nhiên, còn có những quy định pháp luật chưa thật sự phù hợp
với thực tiễn. Để góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý cư trú đối
với người nước ngoài tại Việt Nam đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu có liên quan
nhưng chủ yếu tập trung làm rõ các quy định của pháp luật, chưa nêu bật được những
mặt thuận lợi và khó khăn trong áp dụng những quy định trên vào quản lý cư trú đối
với người nước ngoài tại Việt Nam. Chính vì những lý do trên nên tác giả chọn đề tài:
“Pháp luật về quản lý cư trú đối với người nước ngoài qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh
Ninh Thuận”. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả tập trung nghiên cứu những
quy định về quản lý cư trú đối với người nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và tình
hình áp dụng pháp luật về quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Ninh Thuận.
Nghiên cứu đề tài “Pháp luật về quản lý cư trú đối với người nước ngoài qua
thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận” một cách toàn diện và khoa học. Qua đó cung
cấp những lý luận nền tảng, phục vụ cho công tác nghiên cứu pháp luật đồng thời cung
cấp cơ sở pháp lý để áp dụng trên thực tiễn, góp phần hoàn thiện pháp luật.
Tác giả thực hiện đề tài trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tuân theo đường lối, quan điểm của
Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; sử dụng
tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp để làm rõ những lý luận
chung; phương pháp so sánh, phân tích và bình luận để làm rõ những quy định của
pháp luật hiện hành, nhận xét, đánh giá những kết quả đạt được cũng như bất cập, hạn
chế; phương pháp thu thập thông tin từ Phòng Quản lý xuất nhập cảnh – Công an tỉnh
Ninh Thuận và Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an. Phương pháp liệt kê, quy
nạp, diễn dịch để phân tích số liệu, đưa ra những kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp
luật. Đồng thời sử dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá tính khả thi và tính khoa
học của những kiến nghị, giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động quản lý cư trú đối
với người nước ngoài trong thời gian tới.
Hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam là một trong
những hoạt động quản lý nhà nước rất quan trọng, mang tính thời đại và đối ngoại cao,
góp phần chủ chốt vào chính sách đối ngoại và vị thế của quốc gia trong trường quốc
tế. Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu hệ thống lý luận cũng như thực tiễn áp dụng, tác
giả rút ra những nhận xét và hướng khắc phục, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý cư
trú đối với người nước ngoài.
ABSTRACT
Ninh Thuan is a coastal province in the South Central Coast with an expanding
society – economy. Its population situation has formed a number of characteristics due
to the appearance of foreigners residing and living there. Therefore, the study of
general regulations of the laws on the residence of foreigners in Ninh Thuan Province
has its own characteristics, giving us a comprehensive and specific view of the
residence status of foreigners in Vietnam through a specific region. The legal system
of our country has contained many regulations regulating the residence of foreigners
in Vietnam, but there are still a number of provisions inappropriate when applying
into practice. In order to improve such disadvantage of the regulations on residence
management for foreigners in Vietnam, there have been many relevant researches
mainly focusing on clarifying the provisions of the laws, without any analysis of the
advantages and disadvantages in applying the above provisions to the management of
residence for foreigners in Vietnam. As the results, the author has chosen the topic of
the thesis as: "Regulations on residence management for foreigners through
application in practice in Ninh Thuan Province". Within the scope of this study, the
author focuses on studying the regulations on residence management for foreigners
under laws of Vietnam and the situation of application of the laws on residence
management for foreigners in Ninh Thuan Province.
By researching "Regulations on residence management for foreigners through
application in practice in Ninh Thuan province" in a comprehensive and scientific
manner, the author would like to provide basic theories, supporting for the legal
researches as well as providing a legal basis for application in practice, and
improving legal system.
The author write this thesis on the basis of dialectical materialism of Marxism -
Leninism, Ho Chi Minh’s ideology; abiding by the Party and State's guidelines and
views on protecting national security and ensuring social order and safety; the
combination of research, analysis and synthesis methods to clarify common
arguments; the methods of comparison, analysis and commentary to clarify current
provisions of the laws, comment on and evaluate the achieved results as well as
inadequacies and limitations and methods of listing, inducing, interpreting to analyze
data, making recommendations to improve the legal system. Concurrently, the author
uses the expert method to evaluate the feasibility and scientificity of the
recommendations and solutions to improve the management of residence for
foreigners in the future.
The management of residence for foreigners in Vietnam is one of the vital
management activities of the State with a strong period and external nature, making a
major contribution to foreign policy and position of the State in the international
arena. On the basis of analyzing and studying the theoretical system as well as the
practices of application, the author shall make remarks and propose solutions to
improve the efficiency of residence management activities for foreigners.
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế là một yếu tố khách quan trong xu thế toàn cầu hóa.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế, lao động nước ngoài đến Việt Nam cư trú hiện nay
đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Bất cứ quốc gia nào phát triển đều phải có chính
sách chủ động hội nhập quốc tế, tăng cường giao lưu hợp tác với các nước trong khu
vực và trên thế giới về tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Việt Nam
cũng không nằm ngoài xu thế phát triển đó.
Với đường lối đổi mới, mở cửa, Việt Nam đã thiết lập quan hệ trên hầu hết các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội… với nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế, không
phân biệt chế độ chính trị. Từ những chính sách của Đảng và Nhà nước ta, Việt Nam
đã thu hút một lượng người nước ngoài đến để du lịch, lao động, thăm thân, định cư…
đã tạo điều kiện cho việc giao lưu, hợp tác giữa Việt Nam và người nước ngoài phát
triển thúc đẩy kinh tế, xã hội, văn hóa đa dạng.
Thời gian qua, để đáp ứng yêu cầu thực tế về quản lý người nước ngoài tại Việt
Nam, hệ thống pháp luật đã ban hành nhiều văn bản nhằm quản lý tốt việc lưu trú
người nước ngoài tại Việt Nam đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy cho người nước ngoài
đến Việt Nam được thuận lợi. Tuy nhiên, còn có những sơ hở, thiếu sót, những quy
định pháp luật chưa thật sự phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nên đã tạo điều kiện
cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại địa phương chưa tuân thủ đúng
quy định của pháp luật. Để góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý
cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu có liên
quan nhưng chủ yếu tập trung làm rõ các quy định của pháp luật, chưa nêu bật được
những thuận lợi và khó khăn trong áp dụng những quy định trên vào quản lý cư trú đối
với người nước ngoài tại Việt Nam.
Ninh Thuận là vùng ven biển thuộc Duyên hải Nam Trung bộ có nền kinh tế -
xã hội ngày càng phát triển, tình hình dân cư của Ninh Thuận cũng có những nét đặc
trưng khi xuất hiện người nước ngoài cư trú và sinh hoạt. Vì vậy, việc nghiên cứu về
2
các quy định của pháp luật về cư trú của người nước ngoài tại Ninh Thuận có những
nét đặc trưng riêng giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện và cụ thể về tình hình cư trú
của người nước ngoài, điển hình là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thông qua
một địa phương cụ thể.
Chính vì những lý do trên nên tác giả chọn đề tài: “Pháp luật về quản lý cư trú
đối với người nước ngoài qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận”. Trong phạm vi
đề tài nghiên cứu, tác giả tập trung nghiên cứu những quy định về quản lý cư trú đối
với người nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và tình hình áp dụng pháp luật về quản
lý cư trú đối với người nước ngoài tại Ninh Thuận trong điều kiện địa lý, phong tục tập
quán và những vấn đề liên quan đến nhận thức, phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Đây là điều kiện để rà soát lại các quy định của pháp luật về công tác quản lý cư trú
đối với người nước ngoài để chỉ ra những điểm vướng mắc trong pháp luật và trong
quá trình thực hiện để tìm ra giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật, phù hợp với đặc
điểm điều kiện kinh tế xã hội.
2. Tình hình nghiên cứu
Trên bình diện khoa học, pháp luật về quản lý cư trú đối với người nước ngoài
là đề tài cũng đang dần dần được nhiều người quan tâm nghiên cứu, cụ thể:
- “Quản lý nhà nước về cư trú của người nước ngoài ở các thành phố trực
thuộc Trung ương phía Nam Việt Nam” của tác giả Vũ Thành Luân, Luận án Tiến sĩ,
Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2016. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác
giả đã có những phân tích chuyên sâu về khái niệm quản lý nhà nước về cư trú đối với
người nước ngoài ở Việt Nam và quốc tế. Ngoài ra, tác giả đã đề ra nhiều giải pháp
hoàn thiện có tính khoa học cao, khả thi và hiệu quả trong thực tiễn.
- “Quản lý nhà nước về cư trú của người nước ngoài trên địa bàn thành phố
Hà Nội” của tác giả Phạm Đức Chính, Luận văn Thạc sĩ, Học viện khoa học xã hội –
Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, năm 2018.
- “Cư trú, điều kiện cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam – Thực trạng và
kiến nghị”, Chuyên đề nghiên cứu khoa học, Viện nghiên cứu lập pháp, năm 2013.
3
Chuyên đề đi sâu vào nghiên cứu hoạt động cư trú đối với người nước ngoài tại Việt
Nam, khái quát hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động cư trú của người nước ngoài
tại Việt Nam. Từ thực tiễn áp dụng, nêu ra những khó khăn, hạn chế và bất cập trong
hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam, trên cơ sở đó nêu bật
những kiến nghị, giải pháp nhằm khắc phục và nâng cao hiệu quả quản lý cư trú đối
với người nước ngoài tại Việt Nam.
- “Đổi mới quản lý nhà nước về cư trú người nước ngoài đáp ứng yêu cầu hội
nhập quốc tế hiện nay”, Bài báo nghiên cứu của tác giả Vũ Thành Luân, Tạp chí Công
an nhân dân, 2015. Tác giả tổng quát thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về cư trú
đối với người nước ngoài trong phạm vi cả nước, chỉ rõ những điểm bất cập của hệ
thống pháp luật, từ đó nêu ra những giải pháp hoàn thiện hoạt động này.
Các đề tài nêu trên đã phân tích thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật
trong công tác quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam. Đồng thời, các
tác giả cũng đã đưa ra những phương hướng giải quyết cụ thể trong công tác quản lý
của nước ta. Từ đó làm cơ sở để tác giả có một đề tài nghiên cứu hoàn chỉnh, toàn diện
về hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài theo pháp luật Việt Nam cũng
như nêu được những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân để từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này trên thực tiễn. Bên cạnh đó, cùng với việc
hệ thống pháp luật ngày một hoàn thiện, các quy định có liên quan đến quản lý cư trú
người nước ngoài tại Việt Nam mang lại thay đổi lớn, chính vì thế, bằng luận văn này
tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu, khoa học về mặt lý luận của hoạt động quản
lý cư trú đối với người nước ngoài, phân tích rõ khái niệm, nhiệm vụ, đặc điểm của
hoạt động này. Từ đó phân tích cụ thể các mặt của quy định pháp luật thực định về
hoạt động quản lý cư trú đối với người ngước ngoài và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh
Thuận. Trên cơ sở đó rút ra những thiếu sót, hạn chế của pháp luật thực định và vướng
mắc trong thực tiễn áp dụng để đề xuất hoàn thiện và kiến nghị các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động trong thời gian tới.
4
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Pháp luật về quản lý cư trú đối với người nước ngoài qua
thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận” một cách toàn diện và khoa học. Qua đó cung
cấp những lý luận nền tảng, phục vụ cho công tác nghiên cứu pháp luật đồng thời cung
cấp cơ sở pháp lý để áp dụng trên thực tiễn, góp phần hoàn thiện pháp luật.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý cư trú đối với người nước ngoài
được quy định như thế nào? Sự khác biệt trong quản lý cư trú đối với người nước
ngoài và công dân Việt Nam.
- Các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý cư trú đối với người nước
ngoài có bất cập gì khi áp dụng vào thực tiễn.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài “Pháp luật về quản lý cư trú đối với người nước
ngoài qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận” tập trung nghiên cứu, làm rõ các vấn
đề pháp lý liên quan đến hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài theo pháp
luật Việt Nam; phân tích những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành, vướng mắc,
khó khăn trong áp dụng quy định của pháp luật; đề xuất những giải pháp theo hướng
hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài “Pháp luật về quản lý cư trú đối với người nước
ngoài qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận” nghiên cứu hoạt động quản lý cư trú
đối với người nước ngoài do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tiến hành từ năm 2015
đến năm 2018 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
6. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả thực hiện đề tài trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tuân theo đường lối, quan điểm của
Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Để giải
quyết các câu hỏi nghiên cứu, phục vụ mục đích nghiên cứu đã đề ra, tác giả sử dụng
5
tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp để làm rõ những lý luận
chung; phương pháp phân tích và bình luận để làm rõ những quy định của pháp luật
hiện hành, nhận xét, đánh giá những kết quả đạt được cũng như bất cập, hạn chế;
phương pháp thu thập thông tin từ Phòng Quản lý xuất nhập cảnh – Công an tỉnh Ninh
Thuận và Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an. Phương pháp liệt kê, quy nạp,
diễn dịch để phân tích số liệu, đưa ra những kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Đồng thời sử dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá tính khả thi và tính khoa học
của những kiến nghị, giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động quản lý cư trú đối với
người nước ngoài trong thời gian tới.
7. Bố cục của luận văn
Đề tài với tiêu đề: “Pháp luật về quản lý cư trú đối với người nước ngoài qua
thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận” gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý cư trú đối với người nước ngoài
Chương 2: Quy định của pháp luật hiện hành về quản lý cư trú đối với người
nước ngoài và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận
Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý cư trú đối với người nước ngoài
6
ngoài
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ CƯ TRÚ ĐỐI VỚI
NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
1.1 Khái niệm về quản lý cư trú đối với người nước ngoài
1.1.1 Khái niệm về người nước ngoài và quản lý cư trú đối với người nước
- Khái niệm người nước ngoài:
Hiện nay, có rất nhiều cách tiếp cận thuật ngữ “người nước ngoài” trong khoa
học pháp lý ở nhiều quốc gia cũng như ở Việt Nam. Người nước ngoài có thể hiểu
theo nghĩa rất rộng, bao hàm: người mang một quốc tịch nước ngoài, người mang
nhiều quốc tịch nước ngoài hoặc người không mang quốc tịch nước nào (người không
quốc tịch). Ngoài ra, người nước ngoài còn được hiểu là công dân nước ngoài. Trong
pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, dấu hiệu quốc tịch luôn được xem là đặc
trưng để định nghĩa người nước ngoài và là căn cứ để xác định người đó là công dân
nước nào hoặc là người không thuộc công dân nước nào (người không quốc tịch). Do
đó theo một nghĩa hẹp hơn, người nước ngoài được hiểu là người không có quốc tịch
của nước mà họ đang cư trú.
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau, song trong khoa học pháp lý của nước
ta từ trước đến nay đều đồng nhất quan điểm về người nước ngoài theo hướng là người
không có quốc tịch Việt Nam, tức áp dụng chế định quốc tịch để xác định một người là
công dân hay người nước ngoài.
Trước đây, khái niệm người nước ngoài cũng đã được Nhà nước đề cập và quy
định tại Quyết định số 122/CP ngày 25/4/1977 của Hội đồng Chính phủ về chính sách
đối với người nước ngoài cư trú và làm ăn sinh sống ở Việt Nam như sau: “Người
nước ngoài gọi tắt là ngoại kiều là những người cư trú và làm ăn sinh sống ở Việt
Nam, có quốc tịch nước khác hoặc không có quốc tịch”1
. Ngoài ra, người nước ngoài
1
Điều 1 Quyết định số 122/CP ngày 25/4/1977 của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với người nước ngoài
cư trú và làm ăn sinh sống ở Việt Nam.
7
theo quy định tại Điều 1, Điều 5 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998 và khoản 1 Điều
1 Pháp lệnh nhập cảnh và xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam
năm 2000 đều được hiểu là người không có quốc tịch Việt Nam.
Tại hệ thống pháp luật nước ta hiện nay, các quy định về người nước ngoài do
nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó khái niệm người nước ngoài
đều được đề cập và phân định rõ ràng tại Luật Quốc tịch năm 2008 (sửa đổi, bổ sung
năm 2014; sau đây gọi tắt là Luật Quốc tịch) và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh,
cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (sau đây viết gọn là Luật NC,
XC, QC, CT).
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Quốc tịch định nghĩa như sau: “Người
nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch
thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam”. Luật Quốc tịch không đưa ra trực tiếp khái niệm
người nước ngoài mà chỉ đưa ra khái niệm người nước ngoài cư trú ở Việt Nam để thu
hẹp phạm vi điều chỉnh.
Tại Luật NC, XC, QC, CT, người nước ngoài được xác định là “người mang
giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh,
quá cảnh, cư trú tại Việt Nam”2
. Như vậy, ở đây Luật NC, XC, QC, CT xác định
người nước ngoài dựa trên 02 dấu hiệu, gồm dấu hiệu quốc tịch và dấu hiệu hành vi.
Tức là, theo pháp luật Việt Nam, người nước ngoài ở Việt Nam phải đủ hai điều kiện
sau:
+ Thứ nhất, là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người không quốc tịch. Việc
xác định một người có hay không có quốc tịch nước ngoài được căn cứ vào giấy tờ xác
định quốc tịch nước ngoài, mà theo Luật NC, XC, QC, CT quy định là các loại giấy tờ
do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Liên hợp quốc cấp, gồm hộ chiếu hoặc
các giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (sau đây gọi chung là hộ chiếu)3
.
+ Thứ hai, người đó phải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
2
Khoản 1 Điều 3 Luật NC, XC, QC, CT.
3
Khoản 2 Điều 3 Luật NC, XC, QC, CT.
8
Như vậy, một người được xem là người nước ngoài theo quy định của Luật NC,
XC, QC, CT phải là người có hộ chiếu nước ngoài hoặc không có hộ chiếu, giấy tờ có
giá trị thay hộ chiếu (người không quốc tịch) và họ phải có hành vi nhập cảnh, xuất
cảnh, quá cảnh vào Việt Nam hoặc cư trú ở Việt Nam. Trong phạm vi nghiên cứu của
đề tài này, khái niệm người nước ngoài được hiểu theo Luật NC, XC, QC, CT sẽ được
sử dụng để nghiên cứu, phân tích các quy định liên quan.
Một điểm đáng lưu ý đó là, trong nghiên cứu khoa học pháp lý, cần phân định
rõ người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Bởi vì, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của Luật Quốc tịch là công dân Việt Nam và
người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài4
. Trong số những người
này, có trường hợp họ vẫn là công dân Việt Nam, chưa thay đổi quốc tịch; có trường
hợp đã nhập quốc tịch nước ngoài và xin thôi quốc tịch Việt Nam (đối với trường hợp
quốc gia cho phép nhập quốc tịch chỉ công nhận một quốc tịch); có trường hợp đã
nhập quốc tịch nước ngoài và vẫn giữ quốc tịch Việt Nam (đối với trường hợp quốc
gia cho phép nhập quốc tịch công nhận quốc tịch khác). Trong trường hợp này, căn cứ
để xác định quốc tịch của họ khi họ xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và cư trú ở Việt
Nam là dựa vào giấy tờ xác định quốc tịch mà họ xuất trình, khai báo. Cụ thể nếu họ
xuất trình hộ chiếu nước ngoài thì áp dụng những quy định đối với người nước ngoài,
ngược lại nếu họ xuất trình hộ chiếu Việt Nam thì áp dụng những quy định đối với
công dân Việt Nam.
- Khái niệm về quản lý cư trú đối với người nước ngoài:
Cư trú là nhu cầu thiết yếu và tiên quyết của con người, tự do cư trú là một
trong những quyền con người được Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật ghi
nhận. Đây là một trong những quyền tự do cơ bản của công dân mà bất kỳ quốc gia
nào trên thế giới đều phải thừa nhận, đồng thời thực hiện quản lý nhà nước về cư trú.
Với xu thế hội nhập, giao lưu mạnh mẽ của các quốc gia trên thế giới như hiện nay thì
quản lý cư trú của công dân và người nước ngoài là một hoạt động hoàn toàn tất yếu.
4
Khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch năm năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014).
9
Theo Từ điển Tiếng Việt, cư trú được hiểu là “việc một người ở thường ngày
tại một nơi”5
. Luật Cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013; sau đây gọi tắt là
Luật Cư trú) quy định như sau: “Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm
thuộc xã, phường, thị trấn dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú”6
. Theo quy định
này, cư trú gồm hai nội dung:
Một là, cư trú là hành vi sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định, tại
một địa điểm cụ thể của con người.
Hai là, cư trú được phân loại thành hai hình thức đó là thường trú và tạm trú.
Thường trú được hiểu là hành vi cư trú thường xuyên, liên tục trong một khoảng thời
gian dài tại một nơi cố định. Ngược lại, tạm trú là hành vi cư trú tạm thời, không
thường xuyên và lâu dài tại một nơi cố định. Đây là hai hình thức cư trú giống nhau về
bản chất nhưng khác nhau về thời gian, một bên là sự liên tục kéo dài, một bên là tạm
thời, ngắt quãng, trong thời gian ngắn. Dựa trên sự khác biệt này, pháp luật Việt Nam
về cư trú cũng phân định thành hai hình thức cư trú và quy định cách thức quản lý
khác nhau.
Từ đây có thể hiểu, cư trú của người nước ngoài được hiểu là hành vi sinh sống
của người nước ngoài trong một khoảng thời gian nhất định, tại một địa điểm nhất
định trên lãnh thổ nước Việt Nam. Tương tự như quản lý cư trú đối với công dân Việt
Nam, pháp luật Việt Nam cũng chia ra làm hai hình thức cư trú của người nước ngài:
“Cư trú là việc người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam”7
. Trong đó,
thường trú là việc người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài, không thời hạn
tại Việt Nam; tạm trú là việc người nước ngoài cư trú ngắn hạn tại Việt Nam. Theo
phân tích trong chuyên đề nghiên cứu “Cư trú, điều kiện cư trú của người nước ngoài
tại Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị” của Trung tâm nghiên cứu khoa học, Viện
nghiên cứu lập pháp có đề cập: “Sự kiện pháp lý về cư trú của người nước ngoài tại
Việt Nam xuất hiện từ sau khi người đó nhập cảnh và phải thực hiện các thủ tục đăng
5
Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển bách khoa, 2010.
6
Điều 1 Luật Cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013).
7
Khoản 9 Điều 3 Luật NC, XC, QC, CT.
10
ký tạm trú hoặc thường trú tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn trên lãnh thổ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cư trú của người nước ngoài được xác
định từ sau khi nhập cảnh vào Việt Nam đến khi họ xuất cảnh qua cửa khẩu”8
. Theo
đó, người nước ngoài cư trú hợp pháp ở Việt Nam khi và chỉ khi họ nhập cảnh vào
Việt Nam và hoàn tất thủ tục đăng ký thường trú hoặc tạm trú tại một địa điểm nhất
định trên lãnh thổ Việt Nam, trừ khu vực mà pháp luật không cho phép người nước
ngoài cư trú.
Người nước ngoài khi đến Việt Nam dù bằng hình thức hay mục đích nào cũng
trải qua các giai đoạn: nhập cảnh, quá cảnh, cư trú, đi lại và sinh sống, cuối cùng là
xuất cảnh. Do đó, để đảm bảo các hoạt động trên được diễn ra xuyên suốt, suôn sẻ và
hợp pháp, pháp luật quy định cụ thể trình tự, thủ tục và thẩm quyền để tạo cơ sở pháp
lý cho cơ quan chức năng thực hiện quản lý nhập cảnh, quản lý quá cảnh, quản lý cư
trú, quản lý hoạt động, quản lý xuất cảnh của người nước ngoài. Có thể thấy, khi một
người thực hiện thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam, bước tiếp theo chính là cư trú. Do
vậy, quản lý cư trú đối với người nước ngoài đi liền sau quản lý nhập cảnh, nối liền
giữa các khâu tạo thành chuỗi hoạt động quản lý người nước ngoài tại Việt Nam liên
tục, chặt chẽ9
. Trong bài viết Quản lý cư trú – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của
tác giả Trần Đại Quang có phân tích khái niệm quản lý cư trú như sau: “Quản lý cư trú
là quá trình cơ quan có thẩm quyền trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về cư
trú và các biện pháp nghiệp vụ ngành Công an để tiến hành đăng ký, quản lý thường
trú, tạm trú, tạm vắng, lưu trú của công dân nhằm đảm bảo cho công dân thực hiện
quyền, nghĩa vụ về cư trú theo quy định của pháp luật; đồng thời góp phần phòng
ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác về
trật tự an toàn xã hội”10
. Mặc dù đây là khái niệm về quản lý cư trú chung nhưng nội
hàm phân tích đã chỉ ra được nhiều nội dung tương tự về quản lý cư trú đối với người
nước ngoài. Bản chất của quản lý cư trú đối với người nước ngoài là tổ chức thực hiện
8
Viện nghiên cứu lập pháp, Cư trú, điều kiện cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam – Thực trạng và kiến
nghị”, chuyên đề nghiên cứu khoa học, 2013, tr 6.
9
Phạm Đức Chính, Quản lý nhà nước về cư trú của người nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hà Nội, 2018, tr 11.
10
Trần Đại Quang, Quản lý cư trú – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Công an nhân dân, 2017, tr.8
11
pháp luật về cư trú của người nước ngoài nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an
toàn xã hội và quyền, lợi ích hợp pháp của người nước ngoài trong lĩnh vực cư trú.
Quản lý cư trú đối với người nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực
quản lý người nước ngoài tại Việt Nam. Thông qua kết quả quản lý cư trú đối với
người nước ngoài, các cơ quan chức năng có thể kịp thời nắm bắt được những hoạt
động của người nước ngoài tại từng địa phương cụ thể, từ đó đưa ra những phương án
thu hút du lịch, đầu tư, lao động, đồng thời đề xuất, kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác quản lý.
Tóm lại, quản lý cư trú đối với người nước ngoài là hoạt động quản lý nhà nước
được thực hiện bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền nhằm tác động, điều chỉnh, theo
dõi hoạt động cư trú của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam để hướng đến mục
đích bảo đảm cho hoạt động cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam diễn ra suôn sẻ
trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và chính
sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta, tạo mọi điều kiện thuận lợi để chào đón người
nước ngoài đến Việt Nam, đồng thời hỗ trợ họ thực hiện quyền và nghĩa vụ về cư trú
theo pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
1.1.2 Đặc điểm của quản lý cư trú đối với người nước ngoài
Quản lý cư trú đối với người nước ngoài là một hoạt động quan trọng, đóng vai
trò cốt yếu trong lĩnh vực quản lý người nước ngoài tại Việt Nam. Quản lý cư trú đối
với người nước ngoài có các đặc điểm sau:
- Quản lý cư trú đối với người nước ngoài phải tuân theo đường lối, chính sách
của Đảng và chính sách đối ngoại của Nhà nước.
Quản lý người nước ngoài nói chung tại Việt Nam và quản lý cư trú đối với
người nước ngoài tại Việt Nam nói riêng là dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang quyền
lực nhà nước, sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh mọi hành vi, hoạt động
của người nước ngoài nhằm duy trì sự ổn định của xã hội. Nhà nước, bằng quyền lực
của mình thông qua các cơ quan thuộc bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương
đến địa phương tiến hành hoạt động quản lý người nước ngoài về vấn đề cư trú trên cơ
12
sở thể chế hóa những chủ trương, chính sách của Đảng. Bên cạnh đó, đặc thù của hoạt
động quản lý cư trú đối với người nước ngoài là phụ thuộc vào chính sách đối ngoại
của Nhà nước ta vào từng giai đoạn. Vị thế của quốc gia trên trường quốc tế ảnh
hưởng trực tiếp bởi chính sách đối ngoại của quốc gia đó. Và chính sách quản lý cư trú
đối với người nước ngoài là một trong những nhân tố góp phần đẩy mạnh uy tín của
quốc gia, đồng thời thu hút du lịch, thu hút nhân lực nước ngoài, đẩy mạnh phát triển
kinh tế xã hội. Nói cách khác, nếu chính sách quản lý cư trú đối với người nước ngoài
không được đề cao và chú trọng, công tác quản lý cư trú đối với người nước ngoài
không đạt được hiệu quả sẽ ảnh hưởng theo chiều hướng xấu đối với các chính sách
đối ngoại của Nhà nước và nền kinh tế - xã hội của nước ta. Trong từng giai đoạn, căn
cứ vào chủ trương, đường lối của Đảng, quan hệ đối ngoại của nước ta đối với thế giới
và các quốc gia khác mà hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài sẽ có
những thay đổi nhất định nhưng vẫn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người
nước ngoài tại Việt Nam.
- Quản lý cư trú đối với người nước ngoài phải tuân theo Hiến pháp, pháp luật
Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Quản lý cư trú đối với người nước ngoài là hoạt động thực hiện tổng hợp các
quy định của Nhà nước đối với người nước ngoài nói chung và cư trú của người nước
ngoài nói riêng, được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể. Trên cơ sở đó, sau khi
người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, cơ quan chức năng có thẩm quyền phải
tiến hành quản lý cư trú đối với họ để đáp ứng yêu cầu quản lý, đảm bảo an ninh quốc
gia, trật tự an toàn xã hội và bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Tuân thủ chặt chẽ trình
tự, thủ tục mà pháp luật Việt Nam quy định để quản lý cư trú đối với người nước ngoài
là tiền đề để đảm bảo hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài nói riêng và
quản lý người nước ngoài tại Việt Nam nói chung được diễn ra chính xác, đúng luật,
đảm bảo quyền và lợi ích của người nước ngoài tại Việt Nam.
Ngoài ra, do người nước ngoài là chủ thể quốc tế, là công dân của một quốc gia
khác hoặc là người không có quốc tịch cho nên việc quản lý cư trú đối với người nước
13
ngoài còn phải dựa trên thông lệ quốc tế, các điều ước quốc tế song phương hoặc đa
phương mà Việt Nam là thành viên. Pháp luật Việt Nam đồng thời phải nội luật hóa
những quy chuẩn quốc tế, những thỏa thuận đã ký kết với các quốc gia, các tổ chức
trên thế giới thành những điều luật cụ thể.
- Quản lý cư trú đối với người nước ngoài là bộ phận của quản lý cư trú, có
những đặc trưng riêng so với quản lý cư trú đối với công dân Việt Nam.
Quản lý cư trú đối với người nước ngoài vừa là bộ phận của quản lý người nước
ngoài, vừa là bộ phận của quản lý cư trú. Do vậy, quản lý cư trú đối với người nước
ngoài mang đầy đủ đặc trưng của hoạt động quản lý cư trú như tính quyền lực nhà
nước; được tiến hành theo địa giới hành chính; có sự phân công, phân cấp trách nhiệm
và đa dạng về nội dung, đối tượng, hình thức quản lý. Tuy nhiên, do đối tượng quản lý
trong trường hợp này là người nước ngoài, cho nên quản lý cư trú đối với người nước
ngoài mang sự khác biệt hơn so với quản lý cư trú đối với công dân Việt Nam. Điểm
khác biệt đó là: đối tượng quản lý, chủ thể quản lý và nội dung quản lý.
+ Đối tượng quản lý: như đã phân tích, người nước ngoài được hiểu là công
dân nước ngoài hoặc người không có quốc tịch nhập cảnh vào Việt Nam. Khi họ cư trú
ở Việt Nam, họ phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, đồng thời là pháp luật
nước họ mang quốc tịch hoặc pháp luật quốc tế mà Việt Nam tham gia và ký kết. Quản
lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam không đơn thuần là quản lý chỗ ở,
sinh sống tại một nơi nhất định mà nó còn gắn liền với quyền con người được pháp
luật quốc tế bảo vệ, thể hiện chính sách đối ngoại và quan hệ đối ngoại giữa nước ta và
các quốc gia khác.
+ Chủ thể quản lý cư trú đối với người nước ngoài:
Chủ thể quản lý cư trú đối với người nước ngoài là tổ chức, cá nhân được Nhà
nước giao quyền tiến hành tác động, điều chỉnh quá trình cư trú của người nước ngoài
tại Việt Nam, đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật. Bộ Công an là cơ quan trực
tiếp thực hiện quản lý cư trú của công dân Việt Nam theo quy định của Luật Cư trú.
Đối với đối tượng cư trú là người nước ngoài, khoản 1 Điều 47 Luật NC, XC, QC, CT
14
cũng giao trách nhiệm Bộ Công an là cơ quan trực tiếp thực hiện quản lý cư trú đối với
người nước ngoài tại Việt Nam. Như vậy, Bộ Công an là cơ quan nòng cốt, đi đầu
trong quản lý nhà nước về cư trú đối với cả công dân Việt Nam và người nước ngoài
tại Việt Nam, có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan để đảm bảo thực
hiện tốt công tác quản lý cư trú.
Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ, chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ
quan ngang bộ liên quan thực hiện quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá
cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam11
. Theo quy định tại Luật NC, XC,
QC, CT, Bộ Công an là chủ thể thực hiện quản lý cư trú đối với người nước ngoài
thông qua các nội dung sau: chủ trì xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành
hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về cư trú của người nước
ngoài tại Việt Nam; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về cư trú của
người nước ngoài tại Việt Nam; cấp giấy tờ cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cư trú
của người nước ngoài tại Việt Nam; ban hành các loại mẫu, giấy tờ về cư trú của
người ngước ngoài tại Việt Nam; thống kê nhà nước về cư trú của người nước ngoài
tại Việt Nam; thực hiện hợp tác quốc tế theo thẩm quyền, đề xuất cơ quan có thẩm
quyền việc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế về cư trú của người nước ngoài tại Việt
Nam. Để thực hiện nhiệm vụ Luật giao, Bộ Công an phân công trách nhiệm cho các
đơn vị trực thuộc khác nhau theo cơ cấu tổ chức và quản lý, trong đó, chủ thể trực tiếp
quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam được giao cho lực lượng Quản lý
xuất nhập cảnh – Bộ Công an, các đơn vị khác thuộc Bộ Công an có chức năng, nhiệm
vụ phối hợp với lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh để thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ
Luật giao. Lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh là một lực lượng của ngành Công an,
vừa thực hiện chức năng nghiệp vụ, vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với
hoạt động xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam, xuất nhập cảnh và cư trú của người
nước ngoài tại Việt Nam12
. Lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh bao gồm Cục Quản lý
11
Khoản 1 Điều 47 Luật NC, XC, QC, CT.
12
http://www.xuatnhapcanh.gov.vn/vi/gioi-thieu-chung-ve-luc-luong-quan-ly-xuat-nhap-canh.
15
xuất nhập cảnh, Cục An ninh cửa khẩu và các Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thuộc
Công an 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương13
.
Bên cạnh đó, Luật NC, XC, QC, CT cũng quy định trách nhiệm của Bộ Ngoại
giao và Bộ Quốc phòng, cụ thể trong quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt
Nam, Bộ Ngoại giao có thẩm quyền cấp, hủy bỏ thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú cho người
nước ngoài; Bộ Quốc phòng có thẩm quyền cấp chứng nhận tạm trú cho người nước
ngoài. Thẩm quyền của các chủ thể quản lý cư trú người nước ngoài sẽ được phân tích
đầy đủ, rõ ràng tại Chương II Luận văn này.
Các bộ, cơ quan ngang bộ là chủ thể trong phạm vi, quyền hạn của mình có
trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an thực hiện quản lý cư trú đối với người nước
ngoài. Ủy ban nhân dân các cấp là chủ thể tiến hành tổ chức thực hiện, phổ biến, giáo
dục pháp luật về cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; tổ chức thực hiện việc
nắm tình hình hoạt động của các cơ sở lưu trú và quản lý việc cư trú, hoạt động của
người nước ngoài tại địa phương.
Tóm lại, hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam được
thực hiện bởi những chủ thể khác nhau, có trách nhiệm quản lý, phối hợp, hỗ trợ nhau.
Trong đó, Bộ Công an, đặc biệt là lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh trực tiếp chủ trì,
chịu trách nhiệm chính. Vì thế, trong phạm vi của Luận văn này, tác giả sẽ đi sâu
nghiên cứu công tác quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam thông qua
công tác quản lý của lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an – lực lượng giữ
vai trò chủ chốt và trực tiếp quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam.
- Nội dung hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài rất đa dạng.
Quản lý cư trú đối với người nước ngoài là một bộ phận trong quản lý về nhập
cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, được quy định
cụ thể tại Luật NC, XC, QC, CT. Vì vậy, nội dung quản lý cư trú đối với người nước
ngoài tại Việt Nam cũng bao gồm những nội dung cơ bản trong quản lý về nhập cảnh,
13
http://www.xuatnhapcanh.gov.vn/vi/gioi-thieu-chung-ve-luc-luong-quan-ly-xuat-nhap-canh.
16
xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể bao gồm những
nội dung sau:
+ Xây dựng, ban hành văn bản quản lý nhà nước về cư trú đối với người nước
ngoài: đây là nội dung quan trọng mà chủ thể quản lý cư trú đối với người nước ngoài
sử dụng nhằm tạo ra cơ sở pháp lý để tiến hành quản lý. Chủ thể quản lý căn cứ vào
thẩm quyền được giao để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản nội
bộ điều chỉnh quản lý cư trú đối với người nước ngoài theo đúng quy trình, thủ tục luật
định. Nội dung của các văn bản được ban hành phải tập trung tác động, điều chỉnh đến
những quan hệ xã hội phát sinh liên quan giữa Nhà nước và người nước ngoài cư trú
tại Việt Nam, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn
xã hội và quyền, lợi ích hợp pháp của người nước ngoài. Xây dựng và ban hành văn
bản là bước quan trọng nhất bởi lẽ đây là hành lang pháp lý cho việc tổ chức bộ máy,
phân công nhiệm vụ, bố trí nhân sự, thực hiện quản lý, kiểm tra, giám sát, xử lý vi
phạm pháp luật về cư trú của người nước ngoài.
+ Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về cư trú của người nước ngoài: để thực
hiện những quy định về cư trú đối với người nước ngoài cần phải có bộ máy với cơ
cấu hợp lý, được tổ chức, phân công và phối hợp hiệu quả. Vì thế các chủ thể quản lý
cư trú phải được tổ chức hợp lý, phân công, phân cấp thống nhất, vận hành và phối
hợp hiệu quả. Đặc biệt lĩnh vực quản lý cư trú đối với người nước ngoài đòi hỏi phải
có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cơ quan hữu quan các cấp, các địa
phương và các lực lượng với nhau, thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong
quản lý.
+ Tổ chức thực hiện văn bản quản lý nhà nước về cư trú đối với người nước
ngoài: Khi cơ sở pháp lý được ban hành và có hiệu lực, chủ thể quản lý cư trú đối với
người nước ngoài tiến hành triển khai thực hiện, tuyên truyền và hướng dẫn nhằm đưa
các quy định của văn bản quản lý nhà nước vào thực tiễn. Việc tổ chức thực hiện thể
hiện thông qua các hoạt động cụ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
trong quản lý cư trú đối với người nước ngoài bao gồm: quản lý tạm trú, quản lý cư trú
17
đối với người nước ngoài tại Việt Nam; tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện
các văn bản quản lý nhà nước về cư trú của người nước ngoài.
+ Kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về cư trú của người nước ngoài: đây là một
trong những bước thể hiện mạnh mẽ quyền lực nhà nước, là phương pháp bảo đảm cho
công tác quản lý được thực hiện, bảo đảm tính pháp chế, tăng cường kỷ cương và
mang lại hiệu quả. Quy trình kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về cư trú của người
nước ngoài phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, có hiệu quả nhằm đảm bảo
tính nghiêm minh của pháp luật, lợi ích của Nhà nước, bảo đảm an ninh quốc gia, trật
tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của người nước ngoài tại Việt Nam.
+ Thống kê nhà nước về cư trú của người nước ngoài: việc thống kê này mang
lại hiệu quả lớn, tạo tiền đề để cơ quan có thẩm quyền sử dụng để đánh giá và ban
hành chính sách quản lý cũng như chính sách đối ngoại, quan hệ giữa nước ta với các
nước trên thế giới.
1.2 Nguyên tắc quản lý cư trú đối với người nước ngoài
Nguyên tắc quản lý cư trú đối với người nước ngoài là tổng thể các tư tưởng,
quan điểm chỉ đạo, chi phối toàn bộ quá trình xây dựng, tổ chức và tiến hành các hoạt
động quản lý cư trú đối với người nước ngoài. Vừa là một bộ phận cấu thành quản lý
nhà nước, vừa là một bộ phận quản lý cư trú có tính chất đặc thù nên hoạt động quản
lý cư trú đối với người nước ngoài không chỉ phải tuân thủ các nguyên tắc, tổ chức
hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung mà còn phải tuân thủ một số nguyên tắc
riêng của hoạt động quản lý cư trú người nước ngoài được quy định cụ thể tại Điều 4
Luật NC, XC, QC, CT.
Theo đó, Luật NC, XC, QC, CT tiếp tục kế thừa các quy định về nguyên tắc
quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam của
Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000;
đồng thời bổ sung thêm các nguyên tắc mới, đổi mới kỹ thuật lập pháp để đảm bảo kỹ
thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật được khoa học, phù hợp với tên của Điều
luật, cụ thể như sau:
18
Một là, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Ở nước ta, hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức đều phải tuân thủ Hiến pháp và
pháp luật. Quản lý cư trú đối với người nước ngoài là một trong những hoạt động quản
lý nhà nước, được thực hiện bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền do Nhà nước
quy định và giao quyền thực thi pháp luật và bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật. Do
đó, hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ Hiến
pháp và pháp luật Việt Nam. Đây là một trong các nguyên tắc cơ bản làm cơ sở để các
nhà làm luật căn cứ xây dựng hệ thống các văn bản điều chỉnh hoạt động quản lý cư
trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam, tránh tình trạng chủ quan, tùy tiện trong
soạn thảo và áp dụng quy định trên thực tiễn. Nguyên tắc này đòi hỏi công tác quản lý
cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ và thực hiện đúng theo quy
định của Hiến pháp, Luật NC, XC, QC, CT và các văn bản pháp luật có liên quan,
đồng thời cũng phải tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có điều
chỉnh các vấn đề liên quan đến cư trú của người nước ngoài.
Hai là, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm
an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
Tổ quốc là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Hiến pháp năm 2013 đã ghi rõ, mọi
hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị14
. Do vậy tất cả các hoạt động
trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Người nước ngoài khi hiện
diện trên lãnh thổ Việt Nam bằng việc nhập cảnh, quá cảnh, cư trú hay thậm chí là
xuất cảnh đều trực tiếp liên quan và ảnh hưởng đến độc lập, chủ quyền quốc gia. Bởi
lẽ đó, hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài cũng phải tuân thủ nguyên
tắc trên. Bên cạnh đó, khi thực hiện quản lý cư trú đối với người nước ngoài, Việt Nam
14
Điều 11 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
19
phải bảo đảm thực thi chính sách bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đây cũng là một
nguyên tắc chung trong quan hệ quốc tế.
Ba là, bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi cho người nước ngoài; chặt
chẽ, thống nhất trong quản lý.
Trong bối cảnh nước ta đang tích cực, chủ động hội nhập quốc tế về nhiều mặt,
đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh ngành du lịch thì việc tập trung bảo
đảm thuận lợi cho người nước ngoài khi đến Việt Nam là một trong những nguyên tắc
cơ bản, cốt yếu cần được chú trọng và đảm bảo thực hiện. Để làm được điều đó đòi hỏi
công tác quản lý cư trú người nước ngoài phải công khai, minh bạch đến người nước
ngoài và cả công dân Việt Nam. Quyền và lợi ích hợp pháp của người nước ngoài tại
Việt Nam cần phải được quy định rõ ràng, cụ thể và được đảm bảo thực thi bởi quy
định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền. Song song với đó, cơ cấu quản lý cư trú
đối với người nước ngoài phải đảm bảo tính nguyên tắc khác là chặt chẽ, thống nhất
trong quản lý. Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu cho các chủ thể quản lý phải chú trọng
đổi mới mạnh mẽ các phương pháp quản lý sao cho thống nhất, chặt chẽ từ cấp Trung
ương đến địa phương, hoạt động hiệu quả, công khai, minh bạch và thuận lợi cho
người nước ngoài.
Bốn là, người nước ngoài chỉ được sử dụng một hộ chiếu để cư trú tại Việt
Nam.
Đây là nguyên tắc mang tính đặc thù của pháp luật Việt Nam. Theo quy định
của Luật NC, XC, QC, CT, hộ chiếu là giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài. Do xuất
phát từ những quy định khác nhau trong vấn đề liên quan đến quốc tịch và quản lý của
các quốc gia khác nhau nên người nước ngoài tại Việt Nam có thể thuộc một trong hai
trường hợp sau: có 01 hộ chiếu hoặc 02 hộ chiếu trở lên. Vì vậy, để thống nhất trong
quản lý, pháp luật nước ta chỉ chấp nhận cho người nước ngoài sử dụng một hộ chiếu
để cư trú tại Việt Nam. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền chỉ dựa vào hộ chiếu mà
người nước ngoài đăng ký hoặc xuất trình ngay từ khi nhập cảnh vào Việt Nam để
theo dõi, thống kê và quản lý nhằm đảm bảo tính thống nhất, kịp thời và hiệu quả. Đây
20
cũng là nguyên tắc quan trọng làm cơ sở trong giải quyết các vấn đề liên quan đến
quan hệ đối ngoại nhằm đảm bảo bình đẳng trong quan hệ quốc tế của nước ta với các
quốc gia khác.
ngoài
1.3 Những yếu tố tác động đến hoạt động quản lý cư trú đối với người nước
Hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài là một trong những hoạt
động quản lý nhà nước do cơ quan có thẩm quyền thực hiện các trình tự, thủ tục luật
định nhằm tác động, điều chỉnh, theo dõi hoạt động cư trú của người nước ngoài tại
Việt Nam. Hoạt động này bị tác động bởi nhiều yếu tố, cả bên trong lẫn bên ngoài.
1.3.1 Các yếu tố bên ngoài
- Biến động của tình hình thế giới và khu vực.
Tình hình thế giới nói chung và khu vực nói riêng trong từng giai đoạn cụ thể
có tác động đến chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, từ đó ảnh hưởng đến
các chính sách quản lý người nước ngoài tại Việt Nam, đặc biệt là quản lý cư trú đối
với người nước ngoài tại Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, xu thế hòa bình, hợp tác
và phát triển vẫn là xu thế chung trên toàn thế giới. Các quốc gia cùng nhau đẩy mạnh
giao thương, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Mối quan hệ giữa các nước trong khu
vực Đông Nam Á thông qua tổ chức khu vực ASEAN vẫn đang tiếp tục phát triển bền
vững, lâu dài, tăng cường về mọi mặt. Vì lẽ đó, số lượng người nước ngoài đến Việt
Nam với nhiều mục đích sẽ ngày càng tăng, đặc biệt là với nhiều thỏa thuận hợp tác
song phương, đa phương đã mang lại những chính sách đặc thù, ưu đãi đối với các
quốc gia đối tác thì công dân của các quốc gia đó vào Việt Nam càng dễ dàng hơn.
Song song với đó, toàn cầu đã, đang và sẽ đối mặt với nhiều vấn nạn ngày càng gia
tăng cả về số lượng lẫn tính chất nguy hiểm, đặt ra yêu cầu đòi hỏi mỗi quốc gia phải
cố gắng hơn nữa trong giải quyết các vấn nạn như khủng bố; xung đột tôn giáo, dân
tộc; xung đột vũ trang; tội phạm ma túy và các loại tội phạm xuyên quốc gia khác. Bởi
những lẽ đó, tình hình thế giới và khu vực vừa là thuận lợi, vừa là khó khăn, thách
thức đối với quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam.
21
- Xu thế toàn cầu hóa.
Toàn cầu hóa là tương lai của thế giới, đây là xu thế dẫn đến những biến đổi
khách quan trong chính sách, kinh tế, văn hóa xã hội của mỗi quốc gia. Toàn cầu hóa
mang lại những lợi ích to lớn, thúc đẩy sự phát triển, giao lưu giữa các nước. Toàn cầu
hóa đòi hỏi Chính phủ của mỗi quốc gia phải thay đổi chính sách và cách thức nhằm
mang lại hiệu quả cao trong quản lý và lợi ích tốt nhất cho người dân. Toàn cầu hóa
vừa là đòi hỏi vừa là động lực thúc đẩy chính phủ ứng dụng rộng rãi công nghệ thông
tin, đẩy mạnh xây dựng một Chính phủ điện tử trong quản lý nhà nước nói chung và
quản lý cư trú đối với người nước ngoài nói riêng.
- Hoạt động của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam và tội phạm xuyên
quốc gia.
Hiện nay, tình hình an ninh chính trị vẫn diễn ra rất phức tạp, các thế lực thù
địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá nền hòa bình của nước ta bằng nhiều
phương thức, thủ đoạn. Một trong những cách mà các thế lực này lợi dụng chính là tìm
cách nhập cảnh, cư trú công khai hợp pháp để xây dựng lực lượng, xâm nhập vào hệ
thống quản lý của Nhà nước, từ đó thực hiện các hành vi phá hoại xâm hại tới an ninh
quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích của Nhà nước cũng như người dân.
Mội số tổ chức, cá nhân nước ngoài lợi dụng sự lỏng lẻo trong quản lý cư trú đối với
người nước ngoài để thực hiện các hành vi phạm tội xuyên quốc gia với tính chất, mức
độ nguy hiểm ngày càng cao. Những yếu tố này đòi hỏi Nhà nước phải quy định chặt
chẽ, thống nhất trình tự, thủ tục quản lý cư trú đối với người nước ngoài để tăng cường
hơn nữa công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh và ngăn chặn hoạt động của các thế
lực thù địch, tội phạm.
1.3.2 Các yếu tố bên trong
- Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật trong quản lý cư trú đối với người
nước ngoài tại Việt Nam.
Hệ thống pháp luật chặt chẽ, thống nhất là cơ sở để công tác quản lý được thực
hiện có hiệu lực và hiệu quả. Để một văn bản quy phạm pháp luật được thông qua và
22
có hiệu lực thì cần trải qua một quy trình xây dựng kỹ lưỡng, trên cơ sở kế thừa những
quy định có hiệu quả và sửa đổi, bổ sung những quy định gây khó khăn, vướng mắc
đồng thời phải đảm bảo tính chặt chẽ, thống nhất của hệ thống pháp luật. Do đó, các
văn bản quy phạm pháp luật mới ra đời đều phải đảm bảo tính khoa học, chặt chẽ và
phù hợp với yêu cầu của thực tiễn đời sống xã hội, đảm bảo quyền và lợi ích của Nhà
nước và người dân cũng như hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý. Lĩnh vực
quản lý cư trú đối với người nước ngoài cũng không nằm ngoài quy luật này. Chính vì
những lẽ đó, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý cư trú đối với
người nước ngoài là một trong các yếu tố bên trong ảnh hưởng trực tiếp đến công tác
quản lý cư trú. Nếu thực hiện tốt việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo
tính chặt chẽ, khoa học, thống nhất trong hệ thống pháp luật thì công tác quản lý sẽ
mang lại kết quả tích cực và ngược lại.
- Mức độ hoàn thiện, thống nhất, tập trung, chuyên sâu từ Trung ương đến cơ
sở của bộ máy quản lý.
Bên cạnh mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật thì hoạt động quản lý cư trú
đối với người nước ngoài tại Việt Nam còn bị tác động bởi bộ máy quản lý và cơ chế
phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý.
Bộ máy quản lý là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác
quản lý cư trú đối với người nước ngoài. Bộ máy quản lý tốt, thống nhất từ Trung
ương đến địa phương sẽ đảm bảo các quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục luật định
được triển khai có hiệu quả, chất lượng và tiết kiệm thời gian, chi phí. Trong bộ máy
này phải có sự phân công cụ thể cơ quan chuyên trách, đảm nhận chức năng tham
mưu, quản lý, tổ chức hướng dẫn thực hiện công tác quản lý cư trú đối với người nước
ngoài và các cơ quan phối hợp quản lý, thống nhất quản lý theo ngành dọc và ngành
ngang.
23
- Cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị quản lý cư trú đối với người nước
ngoài tại Việt Nam.
Nhà nước đảm bảo ngân sách cho hoạt động quản lý cư trú đối với người nước
ngoài tại Việt Nam. Cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị là một trong những yếu
tố tác động không nhỏ đến hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài. Trong
xu thế hội nhập và phát triển khoa học kỹ thuật thì cơ sở vật chất, phương tiện, trang
thiết bị phục vụ quản lý cư trú đối với người nước ngoài cần phải được đầu tư, trang bị
đầy đủ, hiện đại hơn nữa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, tiết kiệm
nguồn nhân lực và chi phí, đặc biệt phải chú trọng ưu tiên trang bị cho những địa bàn
trọng yếu về an ninh hoặc về thu hút đầu tư, du lịch.
- Năng lực, đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý
cư trú đối với người nước ngoài.
Bên cạnh hệ thống pháp luật chặt chẽ, bộ máy nhà nước thống nhất, cơ sở vật
chất, trang thiết bị được chú trọng thì năng lực, đạo đức của đội ngũ trực tiếp thực hiện
công tác quản lý cư trú đối với người nước ngoài là yếu tố cực kỳ quan trọng tác động
đến hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam. Yếu tố con người
tác động đến mọi mặt trong hoạt động quản lý nhà nước, bao gồm cả quản lý cư trú nói
chung và quản lý cư trú đối với người nước ngoài nói riêng. Để phát huy hiệu quả đòi
hỏi đội ngũ cán bộ, công chức triển khai thực hiện quản lý cư trú đối với người nước
ngoài phải có trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức phù hợp. Nếu không đáp ứng
được yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ mà lại phụ trách vị trí quản lý thì sẽ không
mang lại hiệu quả, dễ dẫn đến các sai phạm, thiếu sót, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích
của Nhà nước cũng như người nước ngoài. Nếu có chuyên môn, trình độ nhưng phẩm
chất đạo đức không phù hợp sẽ gây ra những tắc trách không đáng có trong quản lý,
ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan quản lý cũng như uy tín của Đảng và Nhà nước.
Tóm tắt Chương 1: Tác giả đã làm rõ những nhận thức cơ bản về người nước
ngoài và cư trú của người nước ngoài; phân tích, trình bày những vấn đề lý luận về
quản lý cư trú đối với người nước ngoài bao gồm khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc và
24
những yếu tố tác động đến quản lý cư trú đối với người nước ngoài. Qua đó xây dựng
căn cứ khoa học cho việc phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về
quản lý cư trú đối với người nước ngoài và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận trong
các Chương tiếp theo.
25
CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ QUẢN LÝ CƯ TRÚ ĐỐI VỚI
NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
TẠI TỈNH NINH THUẬN
2.1 Quy định pháp luật về quản lý tạm trú đối với người nước ngoài và
thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận
Các quy định về tạm trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam được đề cập từ
Điều 31 đến Điều 38 Mục 1 Chương VI Luật NC, XC, QC, CT. Người nước ngoài khi
nhập cảnh vào Việt Nam nếu không thuộc diện được giải quyết thường trú thì phải làm
các thủ tục liên quan đến tạm trú theo quy định của Luật NC, XC, QC, CT và các văn
bản hướng dẫn thi hành. Pháp luật thực định quy định tạm trú đối với người nước
ngoài tại Việt Nam chia làm 02 hình thức đó là: chứng nhận tạm trú và cấp thẻ tạm trú.
2.1.1 Quy định về chứng nhận tạm trú đối với người nước ngoài
Chứng nhận tạm trú là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác định thời
hạn người nước ngoài được phép tạm trú tại Việt Nam15
.
- Về chủ thể được chứng nhận tạm trú:
Khoản 1 Điều 31 Luật NC, XC, QC, CT quy định đơn vị kiểm soát nhập cảnh
cấp chứng nhận tạm trú cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Tức, người
nước ngoài khi nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam là chủ thể được chứng nhận tạm trú
(trừ trường hợp có thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú còn giá trị sử dụng theo quy định tại
điểm d khoản 1 Điều 31 Luật NC, XC, QC, CT). Người nước ngoài ở đây được hiểu là
người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch16
.
Ngoại trừ trường hợp có thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú còn giá trị sử dụng thì người
nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam được xác định như sau:
15
Khoản 12 Điều 3 Luật NC, XC, QC, CT.
16
Khoản 1 Điều 3 Luật NC, XC, QC, CT.
26
Thứ nhất, người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài. Đối với trường
hợp này, khi người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, họ phải xuất trình hộ chiếu
còn hiệu lực với đơn vị kiểm soát nhập cảnh để được cơ quan chức năng có thẩm
quyền của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác nhận và thực hiện quản
lý giai đoạn kế tiếp theo quy định của pháp luật. Hộ chiếu còn hiệu lực của người nước
ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam phải có thị thực đối với người nước ngoài không
được miễn thị thực hoặc không cần thị thực đối với người được miễn thị thực theo quy
định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Nếu
người nước ngoài không xuất trình hộ chiếu thì phải xuất trình thị thực rời. Theo quy
định tại Điều 11 Luật NC, XC, QC, CT, thị thực rời được cấp trong các trường hợp: hộ
chiếu đã hết trang cấp thị thực; hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao với Việt
Nam; giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; vì lý do ngoại giao, quốc phòng, an ninh.
Thứ hai, người không quốc tịch xuất trình hộ chiếu còn hiệu lực hoặc thị thực
rời. Tương tự như đối với trường hợp trên, người không quốc tịch khi nhập cảnh vào
Việt Nam phải xuất trình hộ chiếu còn hiệu lực đã được cấp thị thực, nếu hộ chiếu
không còn hiệu lực và không được cấp thị thực vào hộ chiếu đó thì người không quốc
tịch phải đảm bảo thực hiện các thủ tục để được cấp thị thực rời. Như đã phân tích,
điều kiện để được cấp thị thực rời là phải có giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế. Theo quy
định của khoản 3 Điều 3 Luật NC, XC, QC, CT, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế là loại
giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cấp cho người không quốc tịch đang
cư trú tại nước đó và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận. Vì vậy,
người không có quốc tịch sẽ sử dụng giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế để làm các thủ tục
xin cấp thị thực rời vào Việt Nam và sử dụng thị thực rời đó để nhập cảnh, cư trú tại
Việt Nam.
- Về thẩm quyền chứng nhận tạm trú:
Luật NC, XC, QC, CT quy định cơ quan có thẩm quyền chứng nhận tạm trú là
đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh. Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh là cơ quan chuyên
27
trách làm nhiệm vụ kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh của người nước ngoài tại
cửa khẩu17
.
Căn cứ Điều 47 Luật này quy định về trách nhiệm của Bộ Công an, Điều 49
Luật này quy định về trách nhiệm của Bộ Quốc phòng thì công tác kiểm soát xuất
nhập cảnh thuộc quyền hạn của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng. Cụ thể hơn, theo
Thông tư liên tịch số 03/2016/TTLT-BCA-BQP ngày 24/6/2016 của Bộ Công an, Bộ
Quốc phòng về hướng dẫn việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài và
kiểm tra, kiểm soát, giám sát phương tiện vận tải hàng hóa nước ngoài vào, ra khu
kinh tế cửa khẩu và cảng biển thuộc khu kinh tế, thì đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh
được xác định là lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh (thuộc Bộ Công an) và lực lượng
Bộ đội biên phòng (thuộc Bộ Quốc phòng). Hai lực lượng này tùy theo các trường hợp
cụ thể có thẩm quyền chứng nhận tạm trú vào hộ chiếu hoặc thị thực rời của người
nước ngoài nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam.
- Về hình thức chứng nhận tạm trú:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật NC, XC, QC, CT, người nước ngoài
nhập cảnh vào Việt Nam sẽ được đơn vị kiểm soát nhập cảnh cấp chứng nhận tạm trú
bằng hình thức đóng dấu vào hộ chiếu hoặc đóng dấu vào thị thực rời. Dấu chứng nhận
tạm trú chỉ được đóng bởi đơn vị kiểm soát nhập cảnh, là cơ sở để chứng nhận một
người có giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài hoặc người không quốc tịch đã nhập
cảnh vào Việt Nam và thực hiện giai đoạn tiếp theo của nhập cảnh đó chính là cư trú.
- Về thời hạn tạm trú:
Người nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam được cư trú theo thời hạn do
pháp luật quy định tại Điều 31 Luật NC, XC, QC, CT, cụ thể như sau:
Đối với người nước ngoài không được miễn thị thực: thời hạn cấp tạm trú được
xác định phụ thuộc vào thời hạn thị thực được cấp cho người nước ngoài theo quy định
của pháp luật Việt Nam. Thời hạn của thị thực được chia thành nhiều trường hợp, phụ
17
Khoản 16 Điều 3 Luật NC, XC, QC, CT.
28
thuộc vào ký hiệu thị thực được cấp cho từng chủ thể người nước ngoài. Thời hạn của
thị thực theo quy định tại Điều 9 Luật NC, XC, QC, CT có các trường hợp sau: 30
ngày, 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng, 02 năm, 05 năm. Tóm lại, thị thực của người nước
ngoài còn bao nhiêu ngày thì thời hạn cấp tạm trú cho người nước ngoài tương ứng
bấy nhiêu ngày. Tuy nhiên, luật có quy định hai trường hợp ngoại lệ cần phải lưu ý khi
cấp tạm trú cho người nước ngoài. Trường hợp thứ nhất là chỉ cấp tạm trú 15 ngày đối
với thị thực còn thời hạn không quá 15 ngày. Trường hợp thứ hai là cấp tạm trú không
quá 12 tháng đối với thị thực có ký hiệu ĐT, LĐ. Căn cứ vào khoản 7 Điều 8 và khoản
6 Điều 9 Luật NC, XC, QC, CT, thị thực có ký hiệu ĐT được cấp cho nhà đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam, thời hạn của thị
thực ĐT là không quá 05 năm. Căn cứ vào khoản 16 Điều 8 và khoản 5 Điều 9 Luật
NC, XC, QC, CT, thị thực có ký hiệu LĐ được cấp cho người nước ngoài vào Việt
Nam lao động, thời hạn của thị thực LĐ là không quá 02 năm. Như vậy, theo quy định
của Luật NC, XC, QC, CT, mặc dù thời hạn thị thực ĐT là 05 năm và LĐ là 02 năm
nhưng thời hạn chứng nhận tạm trú của chủ thể được cấp thị thực có ký hiệu ĐT, LĐ
sẽ không được quá 12 tháng. Tuy nhiên để đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể
này và tạo điều kiện thuận lợi cho họ đầu tư, làm việc lâu dài tại Việt Nam, luật quy
định xem xét việc cấp thẻ tạm trú cho họ để kéo dài thời hạn cư trú tại Việt Nam.
Đối với người nước ngoài được miễn thị thực theo điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên thì thời hạn tạm trú cấp theo quy định của điều ước quốc tế, nếu
điều ước quốc tế không quy định thì cấp tạm trú 30 ngày18
. Đối với công dân của nước
được Việt Nam đơn phương miễn thị thực thì cấp tạm trú 15 ngày19
. Đối với người
nước ngoài được miễn thị thực vào khu kinh tế cửa khẩu thì cấp tạm trú 15 ngày, vào
đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt thì cấp tạm trú 30 ngày20
.
Người nước ngoài có quyền tạm trú tại Việt Nam sau khi nhập cảnh và chỉ tạm
trú trong thời hạn chứng nhận tạm trú được cấp. Sau khi hết thời hạn này, người nước
18
Điểm b khoản 1 Điều 31 Luật NC, XC, QC, CT.
19
Điểm d khoản 1 Điều 31 Luật NC, XC, QC, CT.
20
Điểm c khoản 1 Điều 31 Luật NC, XC, QC, CT.
29
ngoài phải thực hiện thủ tục xuất cảnh hoặc thủ tục gia hạn tạm trú. Nếu trong trường
hợp hết thời hạn tạm trú mà không xuất cảnh thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có
quyền quyết định buộc xuất cảnh đối với người nước ngoài21
. Buộc xuất cảnh là chế
tài đặc thù chỉ sử dụng trong luật chuyên ngành về quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá
cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Xét về bản chất, buộc xuất cảnh và
hình thức xử phạt vi phạm hành chính “Trục xuất” là không khác nhau, đều là biện
pháp buộc người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Tuy nhiên, buộc xuất cảnh là biện pháp xử lý vi phạm pháp luật chỉ áp dụng đối với
người nước ngoài vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của
người nước ngoài tại Việt Nam, cụ thể khi người nước ngoài đã hết thời hạn tạm trú
nhưng không xuất cảnh thì bị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh buộc xuất cảnh; hoặc vì
lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng là chủ thể có thẩm quyền quyết định buộc xuất cảnh người đó.
Thời hạn tạm trú của người nước ngoài mặc dù đã được quy định rõ ràng và
được cấp trong chứng nhận tạm trú nhưng vẫn sẽ có thể bị rút ngắn hoặc hủy bỏ trong
trường hợp người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam.
- Về khai báo tạm trú:
Người nước ngoài khi đã nhập cảnh vào Việt Nam, được đơn vị kiểm soát xuất
nhập cảnh chứng nhận tạm trú vào hộ chiếu hoặc thị thực rời thì phải thực hiện giai
đoạn kế tiếp trong chuỗi hoạt động của người nước ngoài tại Việt Nam, đó là cư trú.
Khi đó, người nước ngoài (trừ trường hợp người nước ngoài đã có thẻ tạm trú hoặc thẻ
thường trú) phải tiến hành khai báo cơ sở lưu trú của mình đến cơ quan chức năng có
thẩm quyền. Đối với trường hợp người nước ngoài thay đổi nơi tạm trú hoặc tạm trú
khác với địa chỉ ghi trong thẻ thường trú thì phải thực hiện lại việc khai báo tạm trú.
Người nước ngoài có thể tạm trú ở nhiều khu vực trên lãnh thổ Việt Nam, trừ khu vực
21
Điểm a khoản 2 Điều 30 Luật NC, XC, QC, CT.
30
cấm, khu vực tạm dừng các hoạt động trong biên giới đất liền; vùng cấm, khu vực hạn
chế hoạt động trong khu vực biên giới biển22
.
Các quy định về khai báo tạm trú được đề cập cụ thể và rõ ràng tại Điều 33 và
Điều 34 Luật NC, XC, QC, CT.
Cơ sở lưu trú là nơi tạm trú của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, bao
gồm các cơ sở lưu trú du lịch, nhà khách, khu nhà ở cho người nước ngoài làm việc,
lao động, học tập, thực tập, cơ sở khám chữa bệnh, nhà riêng hoặc cơ sở lưu trú khác
theo quy định của pháp luật23
. Người nước ngoài khi khai báo tạm trú phải thông qua
người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo với cơ quan
công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm công an nơi có cơ sở lưu trú đó.
Trong thời hạn 12 giờ (24 giờ đối với trường hợp vùng sâu, vùng xa) kể từ khi
người nước ngoài đến tạm trú tại cơ sở của mình thì người trực tiếp quản lý, điều hành
hoạt động của cơ sở lưu trú phải điền đầy đủ các nội dung trong mẫu phiếu khai báo
tạm trú cho người nước ngoài. Mẫu phiếu khai báo này được ký hiệu là NA17 và được
quy định tại Thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05/01/2015 của Bộ Công an quy định
về mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài
tại Việt Nam. Sau khi điền đầy đủ các thông tin trong Mẫu NA17, người trực tiếp quản
lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm chuyển đến công an xã,
phường, thị trấn hoặc đồn, trạm công an nơi có cơ sở lưu trú. Phiếu khai báo tạm trú
NA17 có thể gửi trước qua fax hoặc thông báo thông tin qua điện thoại đến trực ban
công an cấp xã trước khi chuyển trực tiếp đến các cơ quan công an này24
.
Luật NC, XC, QC, CT quy định các cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn phải nối
mạng Internet hoặc mạng máy tính với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước
ngoài. Cơ sở lưu trú khác có mạng Internet có thể gửi trực tiếp thông tin khai báo tạm
22
Khoản 2 Điều 34 Luật NC, XC, QC, CT.
23
Điều 32 Luật NC, XC, QC, CT.
24
Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 53/2016/TT-BCA ngày 26/12/2016 của Bộ Công an quy định về cách thức thực
hiện khai báo, tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài

More Related Content

Similar to Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài

Similar to Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài (20)

Luận văn: Pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, Hà Nội, HOT
Luận văn: Pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, Hà Nội, HOTLuận văn: Pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, Hà Nội, HOT
Luận văn: Pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Quản lý về hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Long An
Luận văn: Quản lý về hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Long AnLuận văn: Quản lý về hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Long An
Luận văn: Quản lý về hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Long An
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HAY
 
Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Kiên Giang
Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Kiên GiangCác tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Kiên Giang
Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Kiên Giang
 
Luận văn: Đăng ký Kết hôn có yếu tố nước ngoài, HOT!
Luận văn: Đăng ký Kết hôn có yếu tố nước ngoài, HOT!Luận văn: Đăng ký Kết hôn có yếu tố nước ngoài, HOT!
Luận văn: Đăng ký Kết hôn có yếu tố nước ngoài, HOT!
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, 9 ĐIỂMLuận văn: Thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAYLuận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
 
Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Huyện Đắk Song, Tỉnh Đắk Nông Đối Với Ủy Ban N...
Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Huyện Đắk Song, Tỉnh Đắk Nông Đối Với Ủy Ban N...Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Huyện Đắk Song, Tỉnh Đắk Nông Đối Với Ủy Ban N...
Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Huyện Đắk Song, Tỉnh Đắk Nông Đối Với Ủy Ban N...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOTLuận văn: Quản lý Nhà nước về hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
 
Địa vị pháp lý của cá nhân trong quan hệ tố tụng dân sự, HAY
Địa vị pháp lý của cá nhân trong quan hệ tố tụng dân sự, HAYĐịa vị pháp lý của cá nhân trong quan hệ tố tụng dân sự, HAY
Địa vị pháp lý của cá nhân trong quan hệ tố tụng dân sự, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOTĐề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong quản lý về hộ tịch
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong quản lý về hộ tịchLuận văn: Bảo đảm quyền con người trong quản lý về hộ tịch
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong quản lý về hộ tịch
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong quản lý về hộ tịch, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong quản lý về hộ tịch, 9đLuận văn: Bảo đảm quyền con người trong quản lý về hộ tịch, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong quản lý về hộ tịch, 9đ
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong quản lý hộ tịch tại TPHCM
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong quản lý hộ tịch tại TPHCMLuận văn: Bảo đảm quyền con người trong quản lý hộ tịch tại TPHCM
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong quản lý hộ tịch tại TPHCM
 
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAYLuận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
 
Chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã- qua thực tiễn huyện Đông Anh, TP Hà Nộ...
Chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã- qua thực tiễn huyện Đông Anh, TP Hà Nộ...Chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã- qua thực tiễn huyện Đông Anh, TP Hà Nộ...
Chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã- qua thực tiễn huyện Đông Anh, TP Hà Nộ...
 
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động đối ngoại tại Quảng Bình, HAY
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động đối ngoại tại Quảng Bình, HAYLuận văn: Quản lý đối với hoạt động đối ngoại tại Quảng Bình, HAY
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động đối ngoại tại Quảng Bình, HAY
 
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...
 
Luận án: Pháp luật về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, HAY
Luận án: Pháp luật về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, HAYLuận án: Pháp luật về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, HAY
Luận án: Pháp luật về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, HAY
 
Đề tài: Công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ở UBND phường Hoà Hiệp Nam, quận...
Đề tài: Công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ở UBND phường Hoà Hiệp Nam, quận...Đề tài: Công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ở UBND phường Hoà Hiệp Nam, quận...
Đề tài: Công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ở UBND phường Hoà Hiệp Nam, quận...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 

Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Cư Trú Người Nước Ngoài

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MAI THỊ HỒNG TIẾN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CƯ TRÚ ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH NINH THUẬN Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ninh Thuận, tháng 10 năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MAI THỊ HỒNG TIẾN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CƯ TRÚ ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 8380107 GVHD: TS. ĐOÀN THỊ PHƯƠNG DIỆP Ninh Thuận, tháng 10 năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các lý luận, nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích. Các số liệu, trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy, khách quan và chính xác. Đề tài luận văn chưa được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Ninh Thuận, ngày 28 tháng 10 năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN MAI THỊ HỒNG TIẾN
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ LỤC BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG TÓM TẮT - ABSTRACT LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ CƯ TRÚ ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI................................................................................................ 6 1.1 Khái niệm về quản lý cư trú đối với người nước ngoài ....................................6 1 . 1 . 1 Khái niệm về người nước ngoài và quản lý cư trú đối với người nước ngoài 6 1 . 1 . 2 Đặc điểm của quản lý cư trú đối với người nước ngoài................................11 1.2 Nguyên tắc quản lý cư trú đối với người nước ngoài......................................17 1.3 Những yếu tố tác động đến hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài. .........................................................................................................................20 1 . 3 . 1 Các yếu tố bên ngoài .....................................................................................20 1 . 3 . 2 Các yếu tố bên trong......................................................................................21 CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ QUẢN LÝ CƯ TRÚ ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH NINH THUẬN ............................................................................................................. 25 2.1 Quy định pháp luật về quản lý tạm trú đối với người nước ngoài và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận ...........................................................................25 2.1.1 Quy định về chứng nhận tạm trú đối với người nước ngoài..........................25
  • 5. 2.1.2 Quy định về cấp thẻ tạm trú đối với người nước ngoài.................................33 2.1.3 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về quản lý tạm trú đối với người nước ngoài tại tỉnh Ninh Thuận.......................................................................................37 2.2 Quy định pháp luật về quản lý thường trú đối với người nước ngoài và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận ...........................................................................40 2.2.1 Quy định về quản lý thường trú đối với người nước ngoài ...........................40 2.2.2 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về quản lý thường trú đối với người nước ngoài tại tỉnh Ninh Thuận..............................................................................46 CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CƯ TRÚ ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI.......... 48 3.1 Thực trạng chung về quản lý cư trú đối với người ngước ngoài ...................48 3.2 Sự cần thiết hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả quản lý cư trú đối với người nước ngoài...................................................................................51 3.2.1 Xuất phát từ nhu cầu phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.............51 3.2.2 Xuất phát từ vướng mắc trong triển khai thi hành ........................................54 3.3 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý cư trú đối với người nước ngoài trong thời gian tới .........................................55 3.3.1 Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý cư trú đối với người nước ngoài....................................................................................................55 3.3.2 Một số giải pháp khác....................................................................................59 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. Luật NC, XC, QC, CT: Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014. 2. NG1: Thị thực cấp cho thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ. 3. NG2: Thị thực cấp cho thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 4. NG3: Thị thực cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ. 5. NG4: Thị thực cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ. 6. LV1: Thị thực cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • 7. 7. LV2: Thị thực cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. 8. ĐT: Thị thực cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam. 9. DN: Thị thực cấp cho người vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam. 10. NN1: Thị thực cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. 11. NN2: Thị thực cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam. 12. NN3: Thị thực cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam. 13. DH: Thị thực cấp cho người vào thực tập, học tập. 14. HN: Thị thực cấp cho người vào dự hội nghị, hội thảo. 15. PV1: Thị thực cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam. 16. PV2: Thị thực cấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam. 17. LĐ: Thị thực cấp cho người vào lao động. 18. DL: Thị thực cấp cho người vào du lịch.
  • 8. 19. TT: Thị thực cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam. 20. VR: Thị thực cấp cho người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác. 21. SQ: Thị thực cấp cho các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này.
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Thống kê số lượng giải quyết tiếp nhận khai báo tạm trú tại Ninh Thuận từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2018. Bảng 2: Thống kê số lượng tài khoản đăng ký khai báo tạm trú cho người nước ngoài thông qua Internet từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2018.
  • 10. TÓM TẮT Ninh Thuận là một vùng ven biển thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ có nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, tình hình dân cư của Ninh Thuận cũng có những nét đặc trưng khi xuất hiện người nước ngoài cư trú và sinh hoạt. Vì vậy, việc nghiên cứu về các quy định của pháp luật về cư trú của người nước ngoài tại Ninh Thuận có những nét đặc trưng riêng giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện và cụ thể về tình hình cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam thông qua một địa phương cụ thể. Hệ thống pháp luật nước ta đã ban hành nhiều văn bản nhằm quản lý tốt việc cư trú người nước ngoài tại Việt Nam tuy nhiên, còn có những quy định pháp luật chưa thật sự phù hợp với thực tiễn. Để góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu có liên quan nhưng chủ yếu tập trung làm rõ các quy định của pháp luật, chưa nêu bật được những mặt thuận lợi và khó khăn trong áp dụng những quy định trên vào quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam. Chính vì những lý do trên nên tác giả chọn đề tài: “Pháp luật về quản lý cư trú đối với người nước ngoài qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận”. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả tập trung nghiên cứu những quy định về quản lý cư trú đối với người nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và tình hình áp dụng pháp luật về quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Ninh Thuận. Nghiên cứu đề tài “Pháp luật về quản lý cư trú đối với người nước ngoài qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận” một cách toàn diện và khoa học. Qua đó cung cấp những lý luận nền tảng, phục vụ cho công tác nghiên cứu pháp luật đồng thời cung cấp cơ sở pháp lý để áp dụng trên thực tiễn, góp phần hoàn thiện pháp luật. Tác giả thực hiện đề tài trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tuân theo đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp để làm rõ những lý luận chung; phương pháp so sánh, phân tích và bình luận để làm rõ những quy định của pháp luật hiện hành, nhận xét, đánh giá những kết quả đạt được cũng như bất cập, hạn chế; phương pháp thu thập thông tin từ Phòng Quản lý xuất nhập cảnh – Công an tỉnh Ninh Thuận và Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an. Phương pháp liệt kê, quy
  • 11. nạp, diễn dịch để phân tích số liệu, đưa ra những kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật. Đồng thời sử dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá tính khả thi và tính khoa học của những kiến nghị, giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài trong thời gian tới. Hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam là một trong những hoạt động quản lý nhà nước rất quan trọng, mang tính thời đại và đối ngoại cao, góp phần chủ chốt vào chính sách đối ngoại và vị thế của quốc gia trong trường quốc tế. Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu hệ thống lý luận cũng như thực tiễn áp dụng, tác giả rút ra những nhận xét và hướng khắc phục, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài.
  • 12. ABSTRACT Ninh Thuan is a coastal province in the South Central Coast with an expanding society – economy. Its population situation has formed a number of characteristics due to the appearance of foreigners residing and living there. Therefore, the study of general regulations of the laws on the residence of foreigners in Ninh Thuan Province has its own characteristics, giving us a comprehensive and specific view of the residence status of foreigners in Vietnam through a specific region. The legal system of our country has contained many regulations regulating the residence of foreigners in Vietnam, but there are still a number of provisions inappropriate when applying into practice. In order to improve such disadvantage of the regulations on residence management for foreigners in Vietnam, there have been many relevant researches mainly focusing on clarifying the provisions of the laws, without any analysis of the advantages and disadvantages in applying the above provisions to the management of residence for foreigners in Vietnam. As the results, the author has chosen the topic of the thesis as: "Regulations on residence management for foreigners through application in practice in Ninh Thuan Province". Within the scope of this study, the author focuses on studying the regulations on residence management for foreigners under laws of Vietnam and the situation of application of the laws on residence management for foreigners in Ninh Thuan Province. By researching "Regulations on residence management for foreigners through application in practice in Ninh Thuan province" in a comprehensive and scientific manner, the author would like to provide basic theories, supporting for the legal researches as well as providing a legal basis for application in practice, and improving legal system. The author write this thesis on the basis of dialectical materialism of Marxism - Leninism, Ho Chi Minh’s ideology; abiding by the Party and State's guidelines and views on protecting national security and ensuring social order and safety; the combination of research, analysis and synthesis methods to clarify common arguments; the methods of comparison, analysis and commentary to clarify current provisions of the laws, comment on and evaluate the achieved results as well as
  • 13. inadequacies and limitations and methods of listing, inducing, interpreting to analyze data, making recommendations to improve the legal system. Concurrently, the author uses the expert method to evaluate the feasibility and scientificity of the recommendations and solutions to improve the management of residence for foreigners in the future. The management of residence for foreigners in Vietnam is one of the vital management activities of the State with a strong period and external nature, making a major contribution to foreign policy and position of the State in the international arena. On the basis of analyzing and studying the theoretical system as well as the practices of application, the author shall make remarks and propose solutions to improve the efficiency of residence management activities for foreigners.
  • 14. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế là một yếu tố khách quan trong xu thế toàn cầu hóa. Trong điều kiện hội nhập kinh tế, lao động nước ngoài đến Việt Nam cư trú hiện nay đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Bất cứ quốc gia nào phát triển đều phải có chính sách chủ động hội nhập quốc tế, tăng cường giao lưu hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới về tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế phát triển đó. Với đường lối đổi mới, mở cửa, Việt Nam đã thiết lập quan hệ trên hầu hết các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội… với nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế, không phân biệt chế độ chính trị. Từ những chính sách của Đảng và Nhà nước ta, Việt Nam đã thu hút một lượng người nước ngoài đến để du lịch, lao động, thăm thân, định cư… đã tạo điều kiện cho việc giao lưu, hợp tác giữa Việt Nam và người nước ngoài phát triển thúc đẩy kinh tế, xã hội, văn hóa đa dạng. Thời gian qua, để đáp ứng yêu cầu thực tế về quản lý người nước ngoài tại Việt Nam, hệ thống pháp luật đã ban hành nhiều văn bản nhằm quản lý tốt việc lưu trú người nước ngoài tại Việt Nam đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy cho người nước ngoài đến Việt Nam được thuận lợi. Tuy nhiên, còn có những sơ hở, thiếu sót, những quy định pháp luật chưa thật sự phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nên đã tạo điều kiện cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại địa phương chưa tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Để góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu có liên quan nhưng chủ yếu tập trung làm rõ các quy định của pháp luật, chưa nêu bật được những thuận lợi và khó khăn trong áp dụng những quy định trên vào quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam. Ninh Thuận là vùng ven biển thuộc Duyên hải Nam Trung bộ có nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, tình hình dân cư của Ninh Thuận cũng có những nét đặc trưng khi xuất hiện người nước ngoài cư trú và sinh hoạt. Vì vậy, việc nghiên cứu về
  • 15. 2 các quy định của pháp luật về cư trú của người nước ngoài tại Ninh Thuận có những nét đặc trưng riêng giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện và cụ thể về tình hình cư trú của người nước ngoài, điển hình là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thông qua một địa phương cụ thể. Chính vì những lý do trên nên tác giả chọn đề tài: “Pháp luật về quản lý cư trú đối với người nước ngoài qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận”. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả tập trung nghiên cứu những quy định về quản lý cư trú đối với người nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và tình hình áp dụng pháp luật về quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Ninh Thuận trong điều kiện địa lý, phong tục tập quán và những vấn đề liên quan đến nhận thức, phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Đây là điều kiện để rà soát lại các quy định của pháp luật về công tác quản lý cư trú đối với người nước ngoài để chỉ ra những điểm vướng mắc trong pháp luật và trong quá trình thực hiện để tìm ra giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật, phù hợp với đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội. 2. Tình hình nghiên cứu Trên bình diện khoa học, pháp luật về quản lý cư trú đối với người nước ngoài là đề tài cũng đang dần dần được nhiều người quan tâm nghiên cứu, cụ thể: - “Quản lý nhà nước về cư trú của người nước ngoài ở các thành phố trực thuộc Trung ương phía Nam Việt Nam” của tác giả Vũ Thành Luân, Luận án Tiến sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2016. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã có những phân tích chuyên sâu về khái niệm quản lý nhà nước về cư trú đối với người nước ngoài ở Việt Nam và quốc tế. Ngoài ra, tác giả đã đề ra nhiều giải pháp hoàn thiện có tính khoa học cao, khả thi và hiệu quả trong thực tiễn. - “Quản lý nhà nước về cư trú của người nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội” của tác giả Phạm Đức Chính, Luận văn Thạc sĩ, Học viện khoa học xã hội – Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, năm 2018. - “Cư trú, điều kiện cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị”, Chuyên đề nghiên cứu khoa học, Viện nghiên cứu lập pháp, năm 2013.
  • 16. 3 Chuyên đề đi sâu vào nghiên cứu hoạt động cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam, khái quát hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Từ thực tiễn áp dụng, nêu ra những khó khăn, hạn chế và bất cập trong hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam, trên cơ sở đó nêu bật những kiến nghị, giải pháp nhằm khắc phục và nâng cao hiệu quả quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam. - “Đổi mới quản lý nhà nước về cư trú người nước ngoài đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay”, Bài báo nghiên cứu của tác giả Vũ Thành Luân, Tạp chí Công an nhân dân, 2015. Tác giả tổng quát thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về cư trú đối với người nước ngoài trong phạm vi cả nước, chỉ rõ những điểm bất cập của hệ thống pháp luật, từ đó nêu ra những giải pháp hoàn thiện hoạt động này. Các đề tài nêu trên đã phân tích thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật trong công tác quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam. Đồng thời, các tác giả cũng đã đưa ra những phương hướng giải quyết cụ thể trong công tác quản lý của nước ta. Từ đó làm cơ sở để tác giả có một đề tài nghiên cứu hoàn chỉnh, toàn diện về hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài theo pháp luật Việt Nam cũng như nêu được những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này trên thực tiễn. Bên cạnh đó, cùng với việc hệ thống pháp luật ngày một hoàn thiện, các quy định có liên quan đến quản lý cư trú người nước ngoài tại Việt Nam mang lại thay đổi lớn, chính vì thế, bằng luận văn này tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu, khoa học về mặt lý luận của hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài, phân tích rõ khái niệm, nhiệm vụ, đặc điểm của hoạt động này. Từ đó phân tích cụ thể các mặt của quy định pháp luật thực định về hoạt động quản lý cư trú đối với người ngước ngoài và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận. Trên cơ sở đó rút ra những thiếu sót, hạn chế của pháp luật thực định và vướng mắc trong thực tiễn áp dụng để đề xuất hoàn thiện và kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong thời gian tới.
  • 17. 4 3. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Pháp luật về quản lý cư trú đối với người nước ngoài qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận” một cách toàn diện và khoa học. Qua đó cung cấp những lý luận nền tảng, phục vụ cho công tác nghiên cứu pháp luật đồng thời cung cấp cơ sở pháp lý để áp dụng trên thực tiễn, góp phần hoàn thiện pháp luật. 4. Câu hỏi nghiên cứu - Quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý cư trú đối với người nước ngoài được quy định như thế nào? Sự khác biệt trong quản lý cư trú đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam. - Các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý cư trú đối với người nước ngoài có bất cập gì khi áp dụng vào thực tiễn. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài “Pháp luật về quản lý cư trú đối với người nước ngoài qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận” tập trung nghiên cứu, làm rõ các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài theo pháp luật Việt Nam; phân tích những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành, vướng mắc, khó khăn trong áp dụng quy định của pháp luật; đề xuất những giải pháp theo hướng hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài “Pháp luật về quản lý cư trú đối với người nước ngoài qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận” nghiên cứu hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tiến hành từ năm 2015 đến năm 2018 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. 6. Phương pháp nghiên cứu Tác giả thực hiện đề tài trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tuân theo đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu, phục vụ mục đích nghiên cứu đã đề ra, tác giả sử dụng
  • 18. 5 tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp để làm rõ những lý luận chung; phương pháp phân tích và bình luận để làm rõ những quy định của pháp luật hiện hành, nhận xét, đánh giá những kết quả đạt được cũng như bất cập, hạn chế; phương pháp thu thập thông tin từ Phòng Quản lý xuất nhập cảnh – Công an tỉnh Ninh Thuận và Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an. Phương pháp liệt kê, quy nạp, diễn dịch để phân tích số liệu, đưa ra những kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật. Đồng thời sử dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá tính khả thi và tính khoa học của những kiến nghị, giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài trong thời gian tới. 7. Bố cục của luận văn Đề tài với tiêu đề: “Pháp luật về quản lý cư trú đối với người nước ngoài qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận” gồm 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý cư trú đối với người nước ngoài Chương 2: Quy định của pháp luật hiện hành về quản lý cư trú đối với người nước ngoài và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý cư trú đối với người nước ngoài
  • 19. 6 ngoài CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ CƯ TRÚ ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI 1.1 Khái niệm về quản lý cư trú đối với người nước ngoài 1.1.1 Khái niệm về người nước ngoài và quản lý cư trú đối với người nước - Khái niệm người nước ngoài: Hiện nay, có rất nhiều cách tiếp cận thuật ngữ “người nước ngoài” trong khoa học pháp lý ở nhiều quốc gia cũng như ở Việt Nam. Người nước ngoài có thể hiểu theo nghĩa rất rộng, bao hàm: người mang một quốc tịch nước ngoài, người mang nhiều quốc tịch nước ngoài hoặc người không mang quốc tịch nước nào (người không quốc tịch). Ngoài ra, người nước ngoài còn được hiểu là công dân nước ngoài. Trong pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, dấu hiệu quốc tịch luôn được xem là đặc trưng để định nghĩa người nước ngoài và là căn cứ để xác định người đó là công dân nước nào hoặc là người không thuộc công dân nước nào (người không quốc tịch). Do đó theo một nghĩa hẹp hơn, người nước ngoài được hiểu là người không có quốc tịch của nước mà họ đang cư trú. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau, song trong khoa học pháp lý của nước ta từ trước đến nay đều đồng nhất quan điểm về người nước ngoài theo hướng là người không có quốc tịch Việt Nam, tức áp dụng chế định quốc tịch để xác định một người là công dân hay người nước ngoài. Trước đây, khái niệm người nước ngoài cũng đã được Nhà nước đề cập và quy định tại Quyết định số 122/CP ngày 25/4/1977 của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với người nước ngoài cư trú và làm ăn sinh sống ở Việt Nam như sau: “Người nước ngoài gọi tắt là ngoại kiều là những người cư trú và làm ăn sinh sống ở Việt Nam, có quốc tịch nước khác hoặc không có quốc tịch”1 . Ngoài ra, người nước ngoài 1 Điều 1 Quyết định số 122/CP ngày 25/4/1977 của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với người nước ngoài cư trú và làm ăn sinh sống ở Việt Nam.
  • 20. 7 theo quy định tại Điều 1, Điều 5 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998 và khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh nhập cảnh và xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 đều được hiểu là người không có quốc tịch Việt Nam. Tại hệ thống pháp luật nước ta hiện nay, các quy định về người nước ngoài do nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó khái niệm người nước ngoài đều được đề cập và phân định rõ ràng tại Luật Quốc tịch năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014; sau đây gọi tắt là Luật Quốc tịch) và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (sau đây viết gọn là Luật NC, XC, QC, CT). Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Quốc tịch định nghĩa như sau: “Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam”. Luật Quốc tịch không đưa ra trực tiếp khái niệm người nước ngoài mà chỉ đưa ra khái niệm người nước ngoài cư trú ở Việt Nam để thu hẹp phạm vi điều chỉnh. Tại Luật NC, XC, QC, CT, người nước ngoài được xác định là “người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam”2 . Như vậy, ở đây Luật NC, XC, QC, CT xác định người nước ngoài dựa trên 02 dấu hiệu, gồm dấu hiệu quốc tịch và dấu hiệu hành vi. Tức là, theo pháp luật Việt Nam, người nước ngoài ở Việt Nam phải đủ hai điều kiện sau: + Thứ nhất, là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người không quốc tịch. Việc xác định một người có hay không có quốc tịch nước ngoài được căn cứ vào giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài, mà theo Luật NC, XC, QC, CT quy định là các loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Liên hợp quốc cấp, gồm hộ chiếu hoặc các giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (sau đây gọi chung là hộ chiếu)3 . + Thứ hai, người đó phải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam. 2 Khoản 1 Điều 3 Luật NC, XC, QC, CT. 3 Khoản 2 Điều 3 Luật NC, XC, QC, CT.
  • 21. 8 Như vậy, một người được xem là người nước ngoài theo quy định của Luật NC, XC, QC, CT phải là người có hộ chiếu nước ngoài hoặc không có hộ chiếu, giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (người không quốc tịch) và họ phải có hành vi nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh vào Việt Nam hoặc cư trú ở Việt Nam. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, khái niệm người nước ngoài được hiểu theo Luật NC, XC, QC, CT sẽ được sử dụng để nghiên cứu, phân tích các quy định liên quan. Một điểm đáng lưu ý đó là, trong nghiên cứu khoa học pháp lý, cần phân định rõ người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Bởi vì, người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của Luật Quốc tịch là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài4 . Trong số những người này, có trường hợp họ vẫn là công dân Việt Nam, chưa thay đổi quốc tịch; có trường hợp đã nhập quốc tịch nước ngoài và xin thôi quốc tịch Việt Nam (đối với trường hợp quốc gia cho phép nhập quốc tịch chỉ công nhận một quốc tịch); có trường hợp đã nhập quốc tịch nước ngoài và vẫn giữ quốc tịch Việt Nam (đối với trường hợp quốc gia cho phép nhập quốc tịch công nhận quốc tịch khác). Trong trường hợp này, căn cứ để xác định quốc tịch của họ khi họ xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và cư trú ở Việt Nam là dựa vào giấy tờ xác định quốc tịch mà họ xuất trình, khai báo. Cụ thể nếu họ xuất trình hộ chiếu nước ngoài thì áp dụng những quy định đối với người nước ngoài, ngược lại nếu họ xuất trình hộ chiếu Việt Nam thì áp dụng những quy định đối với công dân Việt Nam. - Khái niệm về quản lý cư trú đối với người nước ngoài: Cư trú là nhu cầu thiết yếu và tiên quyết của con người, tự do cư trú là một trong những quyền con người được Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật ghi nhận. Đây là một trong những quyền tự do cơ bản của công dân mà bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều phải thừa nhận, đồng thời thực hiện quản lý nhà nước về cư trú. Với xu thế hội nhập, giao lưu mạnh mẽ của các quốc gia trên thế giới như hiện nay thì quản lý cư trú của công dân và người nước ngoài là một hoạt động hoàn toàn tất yếu. 4 Khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch năm năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014).
  • 22. 9 Theo Từ điển Tiếng Việt, cư trú được hiểu là “việc một người ở thường ngày tại một nơi”5 . Luật Cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013; sau đây gọi tắt là Luật Cư trú) quy định như sau: “Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú”6 . Theo quy định này, cư trú gồm hai nội dung: Một là, cư trú là hành vi sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định, tại một địa điểm cụ thể của con người. Hai là, cư trú được phân loại thành hai hình thức đó là thường trú và tạm trú. Thường trú được hiểu là hành vi cư trú thường xuyên, liên tục trong một khoảng thời gian dài tại một nơi cố định. Ngược lại, tạm trú là hành vi cư trú tạm thời, không thường xuyên và lâu dài tại một nơi cố định. Đây là hai hình thức cư trú giống nhau về bản chất nhưng khác nhau về thời gian, một bên là sự liên tục kéo dài, một bên là tạm thời, ngắt quãng, trong thời gian ngắn. Dựa trên sự khác biệt này, pháp luật Việt Nam về cư trú cũng phân định thành hai hình thức cư trú và quy định cách thức quản lý khác nhau. Từ đây có thể hiểu, cư trú của người nước ngoài được hiểu là hành vi sinh sống của người nước ngoài trong một khoảng thời gian nhất định, tại một địa điểm nhất định trên lãnh thổ nước Việt Nam. Tương tự như quản lý cư trú đối với công dân Việt Nam, pháp luật Việt Nam cũng chia ra làm hai hình thức cư trú của người nước ngài: “Cư trú là việc người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam”7 . Trong đó, thường trú là việc người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài, không thời hạn tại Việt Nam; tạm trú là việc người nước ngoài cư trú ngắn hạn tại Việt Nam. Theo phân tích trong chuyên đề nghiên cứu “Cư trú, điều kiện cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị” của Trung tâm nghiên cứu khoa học, Viện nghiên cứu lập pháp có đề cập: “Sự kiện pháp lý về cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam xuất hiện từ sau khi người đó nhập cảnh và phải thực hiện các thủ tục đăng 5 Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển bách khoa, 2010. 6 Điều 1 Luật Cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013). 7 Khoản 9 Điều 3 Luật NC, XC, QC, CT.
  • 23. 10 ký tạm trú hoặc thường trú tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cư trú của người nước ngoài được xác định từ sau khi nhập cảnh vào Việt Nam đến khi họ xuất cảnh qua cửa khẩu”8 . Theo đó, người nước ngoài cư trú hợp pháp ở Việt Nam khi và chỉ khi họ nhập cảnh vào Việt Nam và hoàn tất thủ tục đăng ký thường trú hoặc tạm trú tại một địa điểm nhất định trên lãnh thổ Việt Nam, trừ khu vực mà pháp luật không cho phép người nước ngoài cư trú. Người nước ngoài khi đến Việt Nam dù bằng hình thức hay mục đích nào cũng trải qua các giai đoạn: nhập cảnh, quá cảnh, cư trú, đi lại và sinh sống, cuối cùng là xuất cảnh. Do đó, để đảm bảo các hoạt động trên được diễn ra xuyên suốt, suôn sẻ và hợp pháp, pháp luật quy định cụ thể trình tự, thủ tục và thẩm quyền để tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan chức năng thực hiện quản lý nhập cảnh, quản lý quá cảnh, quản lý cư trú, quản lý hoạt động, quản lý xuất cảnh của người nước ngoài. Có thể thấy, khi một người thực hiện thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam, bước tiếp theo chính là cư trú. Do vậy, quản lý cư trú đối với người nước ngoài đi liền sau quản lý nhập cảnh, nối liền giữa các khâu tạo thành chuỗi hoạt động quản lý người nước ngoài tại Việt Nam liên tục, chặt chẽ9 . Trong bài viết Quản lý cư trú – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của tác giả Trần Đại Quang có phân tích khái niệm quản lý cư trú như sau: “Quản lý cư trú là quá trình cơ quan có thẩm quyền trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về cư trú và các biện pháp nghiệp vụ ngành Công an để tiến hành đăng ký, quản lý thường trú, tạm trú, tạm vắng, lưu trú của công dân nhằm đảm bảo cho công dân thực hiện quyền, nghĩa vụ về cư trú theo quy định của pháp luật; đồng thời góp phần phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác về trật tự an toàn xã hội”10 . Mặc dù đây là khái niệm về quản lý cư trú chung nhưng nội hàm phân tích đã chỉ ra được nhiều nội dung tương tự về quản lý cư trú đối với người nước ngoài. Bản chất của quản lý cư trú đối với người nước ngoài là tổ chức thực hiện 8 Viện nghiên cứu lập pháp, Cư trú, điều kiện cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị”, chuyên đề nghiên cứu khoa học, 2013, tr 6. 9 Phạm Đức Chính, Quản lý nhà nước về cư trú của người nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hà Nội, 2018, tr 11. 10 Trần Đại Quang, Quản lý cư trú – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Công an nhân dân, 2017, tr.8
  • 24. 11 pháp luật về cư trú của người nước ngoài nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và quyền, lợi ích hợp pháp của người nước ngoài trong lĩnh vực cư trú. Quản lý cư trú đối với người nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực quản lý người nước ngoài tại Việt Nam. Thông qua kết quả quản lý cư trú đối với người nước ngoài, các cơ quan chức năng có thể kịp thời nắm bắt được những hoạt động của người nước ngoài tại từng địa phương cụ thể, từ đó đưa ra những phương án thu hút du lịch, đầu tư, lao động, đồng thời đề xuất, kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý. Tóm lại, quản lý cư trú đối với người nước ngoài là hoạt động quản lý nhà nước được thực hiện bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền nhằm tác động, điều chỉnh, theo dõi hoạt động cư trú của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam để hướng đến mục đích bảo đảm cho hoạt động cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam diễn ra suôn sẻ trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta, tạo mọi điều kiện thuận lợi để chào đón người nước ngoài đến Việt Nam, đồng thời hỗ trợ họ thực hiện quyền và nghĩa vụ về cư trú theo pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế. 1.1.2 Đặc điểm của quản lý cư trú đối với người nước ngoài Quản lý cư trú đối với người nước ngoài là một hoạt động quan trọng, đóng vai trò cốt yếu trong lĩnh vực quản lý người nước ngoài tại Việt Nam. Quản lý cư trú đối với người nước ngoài có các đặc điểm sau: - Quản lý cư trú đối với người nước ngoài phải tuân theo đường lối, chính sách của Đảng và chính sách đối ngoại của Nhà nước. Quản lý người nước ngoài nói chung tại Việt Nam và quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam nói riêng là dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang quyền lực nhà nước, sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh mọi hành vi, hoạt động của người nước ngoài nhằm duy trì sự ổn định của xã hội. Nhà nước, bằng quyền lực của mình thông qua các cơ quan thuộc bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương tiến hành hoạt động quản lý người nước ngoài về vấn đề cư trú trên cơ
  • 25. 12 sở thể chế hóa những chủ trương, chính sách của Đảng. Bên cạnh đó, đặc thù của hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài là phụ thuộc vào chính sách đối ngoại của Nhà nước ta vào từng giai đoạn. Vị thế của quốc gia trên trường quốc tế ảnh hưởng trực tiếp bởi chính sách đối ngoại của quốc gia đó. Và chính sách quản lý cư trú đối với người nước ngoài là một trong những nhân tố góp phần đẩy mạnh uy tín của quốc gia, đồng thời thu hút du lịch, thu hút nhân lực nước ngoài, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội. Nói cách khác, nếu chính sách quản lý cư trú đối với người nước ngoài không được đề cao và chú trọng, công tác quản lý cư trú đối với người nước ngoài không đạt được hiệu quả sẽ ảnh hưởng theo chiều hướng xấu đối với các chính sách đối ngoại của Nhà nước và nền kinh tế - xã hội của nước ta. Trong từng giai đoạn, căn cứ vào chủ trương, đường lối của Đảng, quan hệ đối ngoại của nước ta đối với thế giới và các quốc gia khác mà hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài sẽ có những thay đổi nhất định nhưng vẫn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người nước ngoài tại Việt Nam. - Quản lý cư trú đối với người nước ngoài phải tuân theo Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Quản lý cư trú đối với người nước ngoài là hoạt động thực hiện tổng hợp các quy định của Nhà nước đối với người nước ngoài nói chung và cư trú của người nước ngoài nói riêng, được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể. Trên cơ sở đó, sau khi người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, cơ quan chức năng có thẩm quyền phải tiến hành quản lý cư trú đối với họ để đáp ứng yêu cầu quản lý, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Tuân thủ chặt chẽ trình tự, thủ tục mà pháp luật Việt Nam quy định để quản lý cư trú đối với người nước ngoài là tiền đề để đảm bảo hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài nói riêng và quản lý người nước ngoài tại Việt Nam nói chung được diễn ra chính xác, đúng luật, đảm bảo quyền và lợi ích của người nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra, do người nước ngoài là chủ thể quốc tế, là công dân của một quốc gia khác hoặc là người không có quốc tịch cho nên việc quản lý cư trú đối với người nước
  • 26. 13 ngoài còn phải dựa trên thông lệ quốc tế, các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương mà Việt Nam là thành viên. Pháp luật Việt Nam đồng thời phải nội luật hóa những quy chuẩn quốc tế, những thỏa thuận đã ký kết với các quốc gia, các tổ chức trên thế giới thành những điều luật cụ thể. - Quản lý cư trú đối với người nước ngoài là bộ phận của quản lý cư trú, có những đặc trưng riêng so với quản lý cư trú đối với công dân Việt Nam. Quản lý cư trú đối với người nước ngoài vừa là bộ phận của quản lý người nước ngoài, vừa là bộ phận của quản lý cư trú. Do vậy, quản lý cư trú đối với người nước ngoài mang đầy đủ đặc trưng của hoạt động quản lý cư trú như tính quyền lực nhà nước; được tiến hành theo địa giới hành chính; có sự phân công, phân cấp trách nhiệm và đa dạng về nội dung, đối tượng, hình thức quản lý. Tuy nhiên, do đối tượng quản lý trong trường hợp này là người nước ngoài, cho nên quản lý cư trú đối với người nước ngoài mang sự khác biệt hơn so với quản lý cư trú đối với công dân Việt Nam. Điểm khác biệt đó là: đối tượng quản lý, chủ thể quản lý và nội dung quản lý. + Đối tượng quản lý: như đã phân tích, người nước ngoài được hiểu là công dân nước ngoài hoặc người không có quốc tịch nhập cảnh vào Việt Nam. Khi họ cư trú ở Việt Nam, họ phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, đồng thời là pháp luật nước họ mang quốc tịch hoặc pháp luật quốc tế mà Việt Nam tham gia và ký kết. Quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam không đơn thuần là quản lý chỗ ở, sinh sống tại một nơi nhất định mà nó còn gắn liền với quyền con người được pháp luật quốc tế bảo vệ, thể hiện chính sách đối ngoại và quan hệ đối ngoại giữa nước ta và các quốc gia khác. + Chủ thể quản lý cư trú đối với người nước ngoài: Chủ thể quản lý cư trú đối với người nước ngoài là tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao quyền tiến hành tác động, điều chỉnh quá trình cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật. Bộ Công an là cơ quan trực tiếp thực hiện quản lý cư trú của công dân Việt Nam theo quy định của Luật Cư trú. Đối với đối tượng cư trú là người nước ngoài, khoản 1 Điều 47 Luật NC, XC, QC, CT
  • 27. 14 cũng giao trách nhiệm Bộ Công an là cơ quan trực tiếp thực hiện quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam. Như vậy, Bộ Công an là cơ quan nòng cốt, đi đầu trong quản lý nhà nước về cư trú đối với cả công dân Việt Nam và người nước ngoài tại Việt Nam, có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan để đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý cư trú. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ, chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan thực hiện quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam11 . Theo quy định tại Luật NC, XC, QC, CT, Bộ Công an là chủ thể thực hiện quản lý cư trú đối với người nước ngoài thông qua các nội dung sau: chủ trì xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; cấp giấy tờ cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; ban hành các loại mẫu, giấy tờ về cư trú của người ngước ngoài tại Việt Nam; thống kê nhà nước về cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; thực hiện hợp tác quốc tế theo thẩm quyền, đề xuất cơ quan có thẩm quyền việc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế về cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Để thực hiện nhiệm vụ Luật giao, Bộ Công an phân công trách nhiệm cho các đơn vị trực thuộc khác nhau theo cơ cấu tổ chức và quản lý, trong đó, chủ thể trực tiếp quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam được giao cho lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an, các đơn vị khác thuộc Bộ Công an có chức năng, nhiệm vụ phối hợp với lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh để thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ Luật giao. Lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh là một lực lượng của ngành Công an, vừa thực hiện chức năng nghiệp vụ, vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam, xuất nhập cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam12 . Lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh bao gồm Cục Quản lý 11 Khoản 1 Điều 47 Luật NC, XC, QC, CT. 12 http://www.xuatnhapcanh.gov.vn/vi/gioi-thieu-chung-ve-luc-luong-quan-ly-xuat-nhap-canh.
  • 28. 15 xuất nhập cảnh, Cục An ninh cửa khẩu và các Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương13 . Bên cạnh đó, Luật NC, XC, QC, CT cũng quy định trách nhiệm của Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng, cụ thể trong quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam, Bộ Ngoại giao có thẩm quyền cấp, hủy bỏ thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú cho người nước ngoài; Bộ Quốc phòng có thẩm quyền cấp chứng nhận tạm trú cho người nước ngoài. Thẩm quyền của các chủ thể quản lý cư trú người nước ngoài sẽ được phân tích đầy đủ, rõ ràng tại Chương II Luận văn này. Các bộ, cơ quan ngang bộ là chủ thể trong phạm vi, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an thực hiện quản lý cư trú đối với người nước ngoài. Ủy ban nhân dân các cấp là chủ thể tiến hành tổ chức thực hiện, phổ biến, giáo dục pháp luật về cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; tổ chức thực hiện việc nắm tình hình hoạt động của các cơ sở lưu trú và quản lý việc cư trú, hoạt động của người nước ngoài tại địa phương. Tóm lại, hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện bởi những chủ thể khác nhau, có trách nhiệm quản lý, phối hợp, hỗ trợ nhau. Trong đó, Bộ Công an, đặc biệt là lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh trực tiếp chủ trì, chịu trách nhiệm chính. Vì thế, trong phạm vi của Luận văn này, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu công tác quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam thông qua công tác quản lý của lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an – lực lượng giữ vai trò chủ chốt và trực tiếp quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam. - Nội dung hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài rất đa dạng. Quản lý cư trú đối với người nước ngoài là một bộ phận trong quản lý về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, được quy định cụ thể tại Luật NC, XC, QC, CT. Vì vậy, nội dung quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam cũng bao gồm những nội dung cơ bản trong quản lý về nhập cảnh, 13 http://www.xuatnhapcanh.gov.vn/vi/gioi-thieu-chung-ve-luc-luong-quan-ly-xuat-nhap-canh.
  • 29. 16 xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể bao gồm những nội dung sau: + Xây dựng, ban hành văn bản quản lý nhà nước về cư trú đối với người nước ngoài: đây là nội dung quan trọng mà chủ thể quản lý cư trú đối với người nước ngoài sử dụng nhằm tạo ra cơ sở pháp lý để tiến hành quản lý. Chủ thể quản lý căn cứ vào thẩm quyền được giao để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản nội bộ điều chỉnh quản lý cư trú đối với người nước ngoài theo đúng quy trình, thủ tục luật định. Nội dung của các văn bản được ban hành phải tập trung tác động, điều chỉnh đến những quan hệ xã hội phát sinh liên quan giữa Nhà nước và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và quyền, lợi ích hợp pháp của người nước ngoài. Xây dựng và ban hành văn bản là bước quan trọng nhất bởi lẽ đây là hành lang pháp lý cho việc tổ chức bộ máy, phân công nhiệm vụ, bố trí nhân sự, thực hiện quản lý, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về cư trú của người nước ngoài. + Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về cư trú của người nước ngoài: để thực hiện những quy định về cư trú đối với người nước ngoài cần phải có bộ máy với cơ cấu hợp lý, được tổ chức, phân công và phối hợp hiệu quả. Vì thế các chủ thể quản lý cư trú phải được tổ chức hợp lý, phân công, phân cấp thống nhất, vận hành và phối hợp hiệu quả. Đặc biệt lĩnh vực quản lý cư trú đối với người nước ngoài đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cơ quan hữu quan các cấp, các địa phương và các lực lượng với nhau, thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong quản lý. + Tổ chức thực hiện văn bản quản lý nhà nước về cư trú đối với người nước ngoài: Khi cơ sở pháp lý được ban hành và có hiệu lực, chủ thể quản lý cư trú đối với người nước ngoài tiến hành triển khai thực hiện, tuyên truyền và hướng dẫn nhằm đưa các quy định của văn bản quản lý nhà nước vào thực tiễn. Việc tổ chức thực hiện thể hiện thông qua các hoạt động cụ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong quản lý cư trú đối với người nước ngoài bao gồm: quản lý tạm trú, quản lý cư trú
  • 30. 17 đối với người nước ngoài tại Việt Nam; tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các văn bản quản lý nhà nước về cư trú của người nước ngoài. + Kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về cư trú của người nước ngoài: đây là một trong những bước thể hiện mạnh mẽ quyền lực nhà nước, là phương pháp bảo đảm cho công tác quản lý được thực hiện, bảo đảm tính pháp chế, tăng cường kỷ cương và mang lại hiệu quả. Quy trình kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về cư trú của người nước ngoài phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, có hiệu quả nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, lợi ích của Nhà nước, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của người nước ngoài tại Việt Nam. + Thống kê nhà nước về cư trú của người nước ngoài: việc thống kê này mang lại hiệu quả lớn, tạo tiền đề để cơ quan có thẩm quyền sử dụng để đánh giá và ban hành chính sách quản lý cũng như chính sách đối ngoại, quan hệ giữa nước ta với các nước trên thế giới. 1.2 Nguyên tắc quản lý cư trú đối với người nước ngoài Nguyên tắc quản lý cư trú đối với người nước ngoài là tổng thể các tư tưởng, quan điểm chỉ đạo, chi phối toàn bộ quá trình xây dựng, tổ chức và tiến hành các hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài. Vừa là một bộ phận cấu thành quản lý nhà nước, vừa là một bộ phận quản lý cư trú có tính chất đặc thù nên hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài không chỉ phải tuân thủ các nguyên tắc, tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung mà còn phải tuân thủ một số nguyên tắc riêng của hoạt động quản lý cư trú người nước ngoài được quy định cụ thể tại Điều 4 Luật NC, XC, QC, CT. Theo đó, Luật NC, XC, QC, CT tiếp tục kế thừa các quy định về nguyên tắc quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam của Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000; đồng thời bổ sung thêm các nguyên tắc mới, đổi mới kỹ thuật lập pháp để đảm bảo kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật được khoa học, phù hợp với tên của Điều luật, cụ thể như sau:
  • 31. 18 Một là, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Ở nước ta, hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Quản lý cư trú đối với người nước ngoài là một trong những hoạt động quản lý nhà nước, được thực hiện bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền do Nhà nước quy định và giao quyền thực thi pháp luật và bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật. Do đó, hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Đây là một trong các nguyên tắc cơ bản làm cơ sở để các nhà làm luật căn cứ xây dựng hệ thống các văn bản điều chỉnh hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam, tránh tình trạng chủ quan, tùy tiện trong soạn thảo và áp dụng quy định trên thực tiễn. Nguyên tắc này đòi hỏi công tác quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ và thực hiện đúng theo quy định của Hiến pháp, Luật NC, XC, QC, CT và các văn bản pháp luật có liên quan, đồng thời cũng phải tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có điều chỉnh các vấn đề liên quan đến cư trú của người nước ngoài. Hai là, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Tổ quốc là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Hiến pháp năm 2013 đã ghi rõ, mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị14 . Do vậy tất cả các hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Người nước ngoài khi hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam bằng việc nhập cảnh, quá cảnh, cư trú hay thậm chí là xuất cảnh đều trực tiếp liên quan và ảnh hưởng đến độc lập, chủ quyền quốc gia. Bởi lẽ đó, hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài cũng phải tuân thủ nguyên tắc trên. Bên cạnh đó, khi thực hiện quản lý cư trú đối với người nước ngoài, Việt Nam 14 Điều 11 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
  • 32. 19 phải bảo đảm thực thi chính sách bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đây cũng là một nguyên tắc chung trong quan hệ quốc tế. Ba là, bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi cho người nước ngoài; chặt chẽ, thống nhất trong quản lý. Trong bối cảnh nước ta đang tích cực, chủ động hội nhập quốc tế về nhiều mặt, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh ngành du lịch thì việc tập trung bảo đảm thuận lợi cho người nước ngoài khi đến Việt Nam là một trong những nguyên tắc cơ bản, cốt yếu cần được chú trọng và đảm bảo thực hiện. Để làm được điều đó đòi hỏi công tác quản lý cư trú người nước ngoài phải công khai, minh bạch đến người nước ngoài và cả công dân Việt Nam. Quyền và lợi ích hợp pháp của người nước ngoài tại Việt Nam cần phải được quy định rõ ràng, cụ thể và được đảm bảo thực thi bởi quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền. Song song với đó, cơ cấu quản lý cư trú đối với người nước ngoài phải đảm bảo tính nguyên tắc khác là chặt chẽ, thống nhất trong quản lý. Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu cho các chủ thể quản lý phải chú trọng đổi mới mạnh mẽ các phương pháp quản lý sao cho thống nhất, chặt chẽ từ cấp Trung ương đến địa phương, hoạt động hiệu quả, công khai, minh bạch và thuận lợi cho người nước ngoài. Bốn là, người nước ngoài chỉ được sử dụng một hộ chiếu để cư trú tại Việt Nam. Đây là nguyên tắc mang tính đặc thù của pháp luật Việt Nam. Theo quy định của Luật NC, XC, QC, CT, hộ chiếu là giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài. Do xuất phát từ những quy định khác nhau trong vấn đề liên quan đến quốc tịch và quản lý của các quốc gia khác nhau nên người nước ngoài tại Việt Nam có thể thuộc một trong hai trường hợp sau: có 01 hộ chiếu hoặc 02 hộ chiếu trở lên. Vì vậy, để thống nhất trong quản lý, pháp luật nước ta chỉ chấp nhận cho người nước ngoài sử dụng một hộ chiếu để cư trú tại Việt Nam. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền chỉ dựa vào hộ chiếu mà người nước ngoài đăng ký hoặc xuất trình ngay từ khi nhập cảnh vào Việt Nam để theo dõi, thống kê và quản lý nhằm đảm bảo tính thống nhất, kịp thời và hiệu quả. Đây
  • 33. 20 cũng là nguyên tắc quan trọng làm cơ sở trong giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ đối ngoại nhằm đảm bảo bình đẳng trong quan hệ quốc tế của nước ta với các quốc gia khác. ngoài 1.3 Những yếu tố tác động đến hoạt động quản lý cư trú đối với người nước Hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài là một trong những hoạt động quản lý nhà nước do cơ quan có thẩm quyền thực hiện các trình tự, thủ tục luật định nhằm tác động, điều chỉnh, theo dõi hoạt động cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Hoạt động này bị tác động bởi nhiều yếu tố, cả bên trong lẫn bên ngoài. 1.3.1 Các yếu tố bên ngoài - Biến động của tình hình thế giới và khu vực. Tình hình thế giới nói chung và khu vực nói riêng trong từng giai đoạn cụ thể có tác động đến chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, từ đó ảnh hưởng đến các chính sách quản lý người nước ngoài tại Việt Nam, đặc biệt là quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chung trên toàn thế giới. Các quốc gia cùng nhau đẩy mạnh giao thương, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Mối quan hệ giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á thông qua tổ chức khu vực ASEAN vẫn đang tiếp tục phát triển bền vững, lâu dài, tăng cường về mọi mặt. Vì lẽ đó, số lượng người nước ngoài đến Việt Nam với nhiều mục đích sẽ ngày càng tăng, đặc biệt là với nhiều thỏa thuận hợp tác song phương, đa phương đã mang lại những chính sách đặc thù, ưu đãi đối với các quốc gia đối tác thì công dân của các quốc gia đó vào Việt Nam càng dễ dàng hơn. Song song với đó, toàn cầu đã, đang và sẽ đối mặt với nhiều vấn nạn ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn tính chất nguy hiểm, đặt ra yêu cầu đòi hỏi mỗi quốc gia phải cố gắng hơn nữa trong giải quyết các vấn nạn như khủng bố; xung đột tôn giáo, dân tộc; xung đột vũ trang; tội phạm ma túy và các loại tội phạm xuyên quốc gia khác. Bởi những lẽ đó, tình hình thế giới và khu vực vừa là thuận lợi, vừa là khó khăn, thách thức đối với quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam.
  • 34. 21 - Xu thế toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa là tương lai của thế giới, đây là xu thế dẫn đến những biến đổi khách quan trong chính sách, kinh tế, văn hóa xã hội của mỗi quốc gia. Toàn cầu hóa mang lại những lợi ích to lớn, thúc đẩy sự phát triển, giao lưu giữa các nước. Toàn cầu hóa đòi hỏi Chính phủ của mỗi quốc gia phải thay đổi chính sách và cách thức nhằm mang lại hiệu quả cao trong quản lý và lợi ích tốt nhất cho người dân. Toàn cầu hóa vừa là đòi hỏi vừa là động lực thúc đẩy chính phủ ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin, đẩy mạnh xây dựng một Chính phủ điện tử trong quản lý nhà nước nói chung và quản lý cư trú đối với người nước ngoài nói riêng. - Hoạt động của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam và tội phạm xuyên quốc gia. Hiện nay, tình hình an ninh chính trị vẫn diễn ra rất phức tạp, các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá nền hòa bình của nước ta bằng nhiều phương thức, thủ đoạn. Một trong những cách mà các thế lực này lợi dụng chính là tìm cách nhập cảnh, cư trú công khai hợp pháp để xây dựng lực lượng, xâm nhập vào hệ thống quản lý của Nhà nước, từ đó thực hiện các hành vi phá hoại xâm hại tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích của Nhà nước cũng như người dân. Mội số tổ chức, cá nhân nước ngoài lợi dụng sự lỏng lẻo trong quản lý cư trú đối với người nước ngoài để thực hiện các hành vi phạm tội xuyên quốc gia với tính chất, mức độ nguy hiểm ngày càng cao. Những yếu tố này đòi hỏi Nhà nước phải quy định chặt chẽ, thống nhất trình tự, thủ tục quản lý cư trú đối với người nước ngoài để tăng cường hơn nữa công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh và ngăn chặn hoạt động của các thế lực thù địch, tội phạm. 1.3.2 Các yếu tố bên trong - Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật trong quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam. Hệ thống pháp luật chặt chẽ, thống nhất là cơ sở để công tác quản lý được thực hiện có hiệu lực và hiệu quả. Để một văn bản quy phạm pháp luật được thông qua và
  • 35. 22 có hiệu lực thì cần trải qua một quy trình xây dựng kỹ lưỡng, trên cơ sở kế thừa những quy định có hiệu quả và sửa đổi, bổ sung những quy định gây khó khăn, vướng mắc đồng thời phải đảm bảo tính chặt chẽ, thống nhất của hệ thống pháp luật. Do đó, các văn bản quy phạm pháp luật mới ra đời đều phải đảm bảo tính khoa học, chặt chẽ và phù hợp với yêu cầu của thực tiễn đời sống xã hội, đảm bảo quyền và lợi ích của Nhà nước và người dân cũng như hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý. Lĩnh vực quản lý cư trú đối với người nước ngoài cũng không nằm ngoài quy luật này. Chính vì những lẽ đó, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý cư trú đối với người nước ngoài là một trong các yếu tố bên trong ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý cư trú. Nếu thực hiện tốt việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo tính chặt chẽ, khoa học, thống nhất trong hệ thống pháp luật thì công tác quản lý sẽ mang lại kết quả tích cực và ngược lại. - Mức độ hoàn thiện, thống nhất, tập trung, chuyên sâu từ Trung ương đến cơ sở của bộ máy quản lý. Bên cạnh mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật thì hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam còn bị tác động bởi bộ máy quản lý và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý. Bộ máy quản lý là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý cư trú đối với người nước ngoài. Bộ máy quản lý tốt, thống nhất từ Trung ương đến địa phương sẽ đảm bảo các quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục luật định được triển khai có hiệu quả, chất lượng và tiết kiệm thời gian, chi phí. Trong bộ máy này phải có sự phân công cụ thể cơ quan chuyên trách, đảm nhận chức năng tham mưu, quản lý, tổ chức hướng dẫn thực hiện công tác quản lý cư trú đối với người nước ngoài và các cơ quan phối hợp quản lý, thống nhất quản lý theo ngành dọc và ngành ngang.
  • 36. 23 - Cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam. Nhà nước đảm bảo ngân sách cho hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam. Cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị là một trong những yếu tố tác động không nhỏ đến hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài. Trong xu thế hội nhập và phát triển khoa học kỹ thuật thì cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị phục vụ quản lý cư trú đối với người nước ngoài cần phải được đầu tư, trang bị đầy đủ, hiện đại hơn nữa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, tiết kiệm nguồn nhân lực và chi phí, đặc biệt phải chú trọng ưu tiên trang bị cho những địa bàn trọng yếu về an ninh hoặc về thu hút đầu tư, du lịch. - Năng lực, đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý cư trú đối với người nước ngoài. Bên cạnh hệ thống pháp luật chặt chẽ, bộ máy nhà nước thống nhất, cơ sở vật chất, trang thiết bị được chú trọng thì năng lực, đạo đức của đội ngũ trực tiếp thực hiện công tác quản lý cư trú đối với người nước ngoài là yếu tố cực kỳ quan trọng tác động đến hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam. Yếu tố con người tác động đến mọi mặt trong hoạt động quản lý nhà nước, bao gồm cả quản lý cư trú nói chung và quản lý cư trú đối với người nước ngoài nói riêng. Để phát huy hiệu quả đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức triển khai thực hiện quản lý cư trú đối với người nước ngoài phải có trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức phù hợp. Nếu không đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ mà lại phụ trách vị trí quản lý thì sẽ không mang lại hiệu quả, dễ dẫn đến các sai phạm, thiếu sót, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của Nhà nước cũng như người nước ngoài. Nếu có chuyên môn, trình độ nhưng phẩm chất đạo đức không phù hợp sẽ gây ra những tắc trách không đáng có trong quản lý, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan quản lý cũng như uy tín của Đảng và Nhà nước. Tóm tắt Chương 1: Tác giả đã làm rõ những nhận thức cơ bản về người nước ngoài và cư trú của người nước ngoài; phân tích, trình bày những vấn đề lý luận về quản lý cư trú đối với người nước ngoài bao gồm khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc và
  • 37. 24 những yếu tố tác động đến quản lý cư trú đối với người nước ngoài. Qua đó xây dựng căn cứ khoa học cho việc phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý cư trú đối với người nước ngoài và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận trong các Chương tiếp theo.
  • 38. 25 CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ QUẢN LÝ CƯ TRÚ ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH NINH THUẬN 2.1 Quy định pháp luật về quản lý tạm trú đối với người nước ngoài và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận Các quy định về tạm trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam được đề cập từ Điều 31 đến Điều 38 Mục 1 Chương VI Luật NC, XC, QC, CT. Người nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam nếu không thuộc diện được giải quyết thường trú thì phải làm các thủ tục liên quan đến tạm trú theo quy định của Luật NC, XC, QC, CT và các văn bản hướng dẫn thi hành. Pháp luật thực định quy định tạm trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam chia làm 02 hình thức đó là: chứng nhận tạm trú và cấp thẻ tạm trú. 2.1.1 Quy định về chứng nhận tạm trú đối với người nước ngoài Chứng nhận tạm trú là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác định thời hạn người nước ngoài được phép tạm trú tại Việt Nam15 . - Về chủ thể được chứng nhận tạm trú: Khoản 1 Điều 31 Luật NC, XC, QC, CT quy định đơn vị kiểm soát nhập cảnh cấp chứng nhận tạm trú cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Tức, người nước ngoài khi nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam là chủ thể được chứng nhận tạm trú (trừ trường hợp có thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú còn giá trị sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 Luật NC, XC, QC, CT). Người nước ngoài ở đây được hiểu là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch16 . Ngoại trừ trường hợp có thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú còn giá trị sử dụng thì người nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam được xác định như sau: 15 Khoản 12 Điều 3 Luật NC, XC, QC, CT. 16 Khoản 1 Điều 3 Luật NC, XC, QC, CT.
  • 39. 26 Thứ nhất, người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài. Đối với trường hợp này, khi người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, họ phải xuất trình hộ chiếu còn hiệu lực với đơn vị kiểm soát nhập cảnh để được cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác nhận và thực hiện quản lý giai đoạn kế tiếp theo quy định của pháp luật. Hộ chiếu còn hiệu lực của người nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam phải có thị thực đối với người nước ngoài không được miễn thị thực hoặc không cần thị thực đối với người được miễn thị thực theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Nếu người nước ngoài không xuất trình hộ chiếu thì phải xuất trình thị thực rời. Theo quy định tại Điều 11 Luật NC, XC, QC, CT, thị thực rời được cấp trong các trường hợp: hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực; hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Nam; giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; vì lý do ngoại giao, quốc phòng, an ninh. Thứ hai, người không quốc tịch xuất trình hộ chiếu còn hiệu lực hoặc thị thực rời. Tương tự như đối với trường hợp trên, người không quốc tịch khi nhập cảnh vào Việt Nam phải xuất trình hộ chiếu còn hiệu lực đã được cấp thị thực, nếu hộ chiếu không còn hiệu lực và không được cấp thị thực vào hộ chiếu đó thì người không quốc tịch phải đảm bảo thực hiện các thủ tục để được cấp thị thực rời. Như đã phân tích, điều kiện để được cấp thị thực rời là phải có giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế. Theo quy định của khoản 3 Điều 3 Luật NC, XC, QC, CT, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cấp cho người không quốc tịch đang cư trú tại nước đó và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận. Vì vậy, người không có quốc tịch sẽ sử dụng giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế để làm các thủ tục xin cấp thị thực rời vào Việt Nam và sử dụng thị thực rời đó để nhập cảnh, cư trú tại Việt Nam. - Về thẩm quyền chứng nhận tạm trú: Luật NC, XC, QC, CT quy định cơ quan có thẩm quyền chứng nhận tạm trú là đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh. Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh là cơ quan chuyên
  • 40. 27 trách làm nhiệm vụ kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh của người nước ngoài tại cửa khẩu17 . Căn cứ Điều 47 Luật này quy định về trách nhiệm của Bộ Công an, Điều 49 Luật này quy định về trách nhiệm của Bộ Quốc phòng thì công tác kiểm soát xuất nhập cảnh thuộc quyền hạn của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng. Cụ thể hơn, theo Thông tư liên tịch số 03/2016/TTLT-BCA-BQP ngày 24/6/2016 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về hướng dẫn việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài và kiểm tra, kiểm soát, giám sát phương tiện vận tải hàng hóa nước ngoài vào, ra khu kinh tế cửa khẩu và cảng biển thuộc khu kinh tế, thì đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh được xác định là lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh (thuộc Bộ Công an) và lực lượng Bộ đội biên phòng (thuộc Bộ Quốc phòng). Hai lực lượng này tùy theo các trường hợp cụ thể có thẩm quyền chứng nhận tạm trú vào hộ chiếu hoặc thị thực rời của người nước ngoài nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam. - Về hình thức chứng nhận tạm trú: Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật NC, XC, QC, CT, người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam sẽ được đơn vị kiểm soát nhập cảnh cấp chứng nhận tạm trú bằng hình thức đóng dấu vào hộ chiếu hoặc đóng dấu vào thị thực rời. Dấu chứng nhận tạm trú chỉ được đóng bởi đơn vị kiểm soát nhập cảnh, là cơ sở để chứng nhận một người có giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài hoặc người không quốc tịch đã nhập cảnh vào Việt Nam và thực hiện giai đoạn tiếp theo của nhập cảnh đó chính là cư trú. - Về thời hạn tạm trú: Người nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam được cư trú theo thời hạn do pháp luật quy định tại Điều 31 Luật NC, XC, QC, CT, cụ thể như sau: Đối với người nước ngoài không được miễn thị thực: thời hạn cấp tạm trú được xác định phụ thuộc vào thời hạn thị thực được cấp cho người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thời hạn của thị thực được chia thành nhiều trường hợp, phụ 17 Khoản 16 Điều 3 Luật NC, XC, QC, CT.
  • 41. 28 thuộc vào ký hiệu thị thực được cấp cho từng chủ thể người nước ngoài. Thời hạn của thị thực theo quy định tại Điều 9 Luật NC, XC, QC, CT có các trường hợp sau: 30 ngày, 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng, 02 năm, 05 năm. Tóm lại, thị thực của người nước ngoài còn bao nhiêu ngày thì thời hạn cấp tạm trú cho người nước ngoài tương ứng bấy nhiêu ngày. Tuy nhiên, luật có quy định hai trường hợp ngoại lệ cần phải lưu ý khi cấp tạm trú cho người nước ngoài. Trường hợp thứ nhất là chỉ cấp tạm trú 15 ngày đối với thị thực còn thời hạn không quá 15 ngày. Trường hợp thứ hai là cấp tạm trú không quá 12 tháng đối với thị thực có ký hiệu ĐT, LĐ. Căn cứ vào khoản 7 Điều 8 và khoản 6 Điều 9 Luật NC, XC, QC, CT, thị thực có ký hiệu ĐT được cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam, thời hạn của thị thực ĐT là không quá 05 năm. Căn cứ vào khoản 16 Điều 8 và khoản 5 Điều 9 Luật NC, XC, QC, CT, thị thực có ký hiệu LĐ được cấp cho người nước ngoài vào Việt Nam lao động, thời hạn của thị thực LĐ là không quá 02 năm. Như vậy, theo quy định của Luật NC, XC, QC, CT, mặc dù thời hạn thị thực ĐT là 05 năm và LĐ là 02 năm nhưng thời hạn chứng nhận tạm trú của chủ thể được cấp thị thực có ký hiệu ĐT, LĐ sẽ không được quá 12 tháng. Tuy nhiên để đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể này và tạo điều kiện thuận lợi cho họ đầu tư, làm việc lâu dài tại Việt Nam, luật quy định xem xét việc cấp thẻ tạm trú cho họ để kéo dài thời hạn cư trú tại Việt Nam. Đối với người nước ngoài được miễn thị thực theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì thời hạn tạm trú cấp theo quy định của điều ước quốc tế, nếu điều ước quốc tế không quy định thì cấp tạm trú 30 ngày18 . Đối với công dân của nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực thì cấp tạm trú 15 ngày19 . Đối với người nước ngoài được miễn thị thực vào khu kinh tế cửa khẩu thì cấp tạm trú 15 ngày, vào đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt thì cấp tạm trú 30 ngày20 . Người nước ngoài có quyền tạm trú tại Việt Nam sau khi nhập cảnh và chỉ tạm trú trong thời hạn chứng nhận tạm trú được cấp. Sau khi hết thời hạn này, người nước 18 Điểm b khoản 1 Điều 31 Luật NC, XC, QC, CT. 19 Điểm d khoản 1 Điều 31 Luật NC, XC, QC, CT. 20 Điểm c khoản 1 Điều 31 Luật NC, XC, QC, CT.
  • 42. 29 ngoài phải thực hiện thủ tục xuất cảnh hoặc thủ tục gia hạn tạm trú. Nếu trong trường hợp hết thời hạn tạm trú mà không xuất cảnh thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có quyền quyết định buộc xuất cảnh đối với người nước ngoài21 . Buộc xuất cảnh là chế tài đặc thù chỉ sử dụng trong luật chuyên ngành về quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Xét về bản chất, buộc xuất cảnh và hình thức xử phạt vi phạm hành chính “Trục xuất” là không khác nhau, đều là biện pháp buộc người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, buộc xuất cảnh là biện pháp xử lý vi phạm pháp luật chỉ áp dụng đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, cụ thể khi người nước ngoài đã hết thời hạn tạm trú nhưng không xuất cảnh thì bị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh buộc xuất cảnh; hoặc vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là chủ thể có thẩm quyền quyết định buộc xuất cảnh người đó. Thời hạn tạm trú của người nước ngoài mặc dù đã được quy định rõ ràng và được cấp trong chứng nhận tạm trú nhưng vẫn sẽ có thể bị rút ngắn hoặc hủy bỏ trong trường hợp người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam. - Về khai báo tạm trú: Người nước ngoài khi đã nhập cảnh vào Việt Nam, được đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh chứng nhận tạm trú vào hộ chiếu hoặc thị thực rời thì phải thực hiện giai đoạn kế tiếp trong chuỗi hoạt động của người nước ngoài tại Việt Nam, đó là cư trú. Khi đó, người nước ngoài (trừ trường hợp người nước ngoài đã có thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú) phải tiến hành khai báo cơ sở lưu trú của mình đến cơ quan chức năng có thẩm quyền. Đối với trường hợp người nước ngoài thay đổi nơi tạm trú hoặc tạm trú khác với địa chỉ ghi trong thẻ thường trú thì phải thực hiện lại việc khai báo tạm trú. Người nước ngoài có thể tạm trú ở nhiều khu vực trên lãnh thổ Việt Nam, trừ khu vực 21 Điểm a khoản 2 Điều 30 Luật NC, XC, QC, CT.
  • 43. 30 cấm, khu vực tạm dừng các hoạt động trong biên giới đất liền; vùng cấm, khu vực hạn chế hoạt động trong khu vực biên giới biển22 . Các quy định về khai báo tạm trú được đề cập cụ thể và rõ ràng tại Điều 33 và Điều 34 Luật NC, XC, QC, CT. Cơ sở lưu trú là nơi tạm trú của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm các cơ sở lưu trú du lịch, nhà khách, khu nhà ở cho người nước ngoài làm việc, lao động, học tập, thực tập, cơ sở khám chữa bệnh, nhà riêng hoặc cơ sở lưu trú khác theo quy định của pháp luật23 . Người nước ngoài khi khai báo tạm trú phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo với cơ quan công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm công an nơi có cơ sở lưu trú đó. Trong thời hạn 12 giờ (24 giờ đối với trường hợp vùng sâu, vùng xa) kể từ khi người nước ngoài đến tạm trú tại cơ sở của mình thì người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú phải điền đầy đủ các nội dung trong mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài. Mẫu phiếu khai báo này được ký hiệu là NA17 và được quy định tại Thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05/01/2015 của Bộ Công an quy định về mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Sau khi điền đầy đủ các thông tin trong Mẫu NA17, người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm chuyển đến công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm công an nơi có cơ sở lưu trú. Phiếu khai báo tạm trú NA17 có thể gửi trước qua fax hoặc thông báo thông tin qua điện thoại đến trực ban công an cấp xã trước khi chuyển trực tiếp đến các cơ quan công an này24 . Luật NC, XC, QC, CT quy định các cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn phải nối mạng Internet hoặc mạng máy tính với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài. Cơ sở lưu trú khác có mạng Internet có thể gửi trực tiếp thông tin khai báo tạm 22 Khoản 2 Điều 34 Luật NC, XC, QC, CT. 23 Điều 32 Luật NC, XC, QC, CT. 24 Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 53/2016/TT-BCA ngày 26/12/2016 của Bộ Công an quy định về cách thức thực hiện khai báo, tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam.