SlideShare a Scribd company logo
1 of 46
Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
Q studocu
Báo cáo chuyến đi thực tế - Lê Thùy Phương
Quan hệ quốc tế (Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
This document is available free of charge on studocu
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TÉ
BÁO CÁO CHUYÉN ĐI THỰC TÉ
MÔN: LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI
NGOẠI VIỆT NAM
SINH VIÊN: LÊ THÙY PHƯƠNG
MÃ SV: 2156100047
LỚP HÀNH CHÍNH: THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI K41
2
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
ll Hà Nọi, thàng 9 năm 2022
1
This document is available free of charge on studocu
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................2
NỘI DUNG THU HOẠCH .............................................................................................4
Ngày 1 (16/09/2022): Hà Nội - Nam Đàn - Cửa Lò .......................................................4
Ngày 2 (17/09/2022): Cửa Lò - Nhà lưu niệm Nguyễn Du - Ngã Ba Đồng Lộc - Làng
Sen, Làng Hoàng Trù - Cửa Lò .........................................................................................5
Ngày 3 (18/09/2022): Cửa Lò - Đền Bà Triệu - Hoa Lư - Hà Nội.............................. 23
1. Đền Bà Triệu............................................................................................................. 23
2. Đền vua Đinh .......................................................................................................... 27
3. Đền vua Lê .............................................................................................................. 31
KẾT LUẬN......................................................................................................................37
MỞ ĐẦU
Một trong những lý do khiến tôi trở thành một thành viên của khoa Quan hệ
quốc tế nói chung cũng như chuyên ngành Thông tin đối ngoại của Học viện
Báo chí và Tuyên truyền nói riêng là việc có cơ hội được làm việc trong một
môi trường năng động, nhiệt huyết cùng những chuyến đi thực tế đầy những
kỉ niệm đáng nhớ. Và trong kì học vừa rồi, khoa Quan hệ quốc tế chúng tôi đã
có một chuyến đi thực tế cùng nhau dưới sự giúp đỡ và tham gia nhiệt tình của
các thầy cô trong khoa cũng như toàn thể sinh viên K40 và K41. Trong lần đi
2
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
thực tế này, chúng tôi có cơ hội ghé thăm mảnh đất miền Trung đầy nắng và
gió, khác xa hoàn toàn so với cuộc sống xô bồ ở Hà Nội. Kiến thức của chúng
tôi lại được mở rộng thêm khi đặt chân đến những địa danh nổi tiếng nơi đây
như ngã ba Đồng Lộc, nhà lưu niệm Nguyễn Du, quảng trường Hồ Chí Minh,
đền Bà Triệu, đền vua Đinh - vua Lê. Mỗi điểm đến đều để lại trong lòng
chúng tôi một khung bậc cảm xúc khác nhau, lúc vui cười hớn hở, lúc lắng
đọng rung rung khi hồi tưởng về lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc.
Chuyến đi ba ngày hai đêm trôi qua rất nhanh, dù cảm thấy có chút buồn
nhưng những hình ảnh, những câu chuyện và con người nơi đây đã đọng lại
rất nhiều trong lòng tôi. Qủa thật đây là một chuyến đi vô cùng ý nghĩa, qua
chuyến đi này, chúng tôi đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn, đồng thời gắn
kết tình bạn, tình đồng đội giữa các thành viên trong lớp.
3
This document is available free of charge on studocu
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
NỘI DUNG THU HOẠCH
NGÀY 1 (16/09/2022): HÀ NỘI - NAM ĐÀN - CỬA LÒ
17h15 lớp chúng tôi có mặt tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền để điểm danh
17h30 xe chúng tôi bắt đầu lăn bánh di chuyển đến Nghệ An
Vì lớp chúng tôi khỏi hành khá muộn so với các lớp khác nên thời gian xuất
phát có bị chậm hơn và không thể hoàn thành kịp chuyến đi ngày 1 như dự kiến
ban đầu
19h: đoàn chúng tôi dừng chân tại một nhà hàng ở Hà Nội dùng bữa tối
20h: xe tiếp tục lăn bánh, di chuyển đến Ninh Bình
Dù quãng đường di chuyển khá xa - gần 6 tiếng đồng hồ nhưng chúng tôi vẫn
không hề cảm thấy mệt mỏi mà thay vào đó là cảm giác hào hứng, hồi hộp khi
được đặt chân đến một vùng đất mới. Trong quá trình xe lăn bánh, chúng tôi được
anh hướng dẫn viên cung cấp những kiến thức cơ bản về những địa điểm mà
chúng tôi sẽ đến sắp tới, cùng với đó là những câu chuyện thú vị được chia sẻ bởi
những thành viên trong lớp khi giới thiệu về quê hương của họ. “Đi một ngày
đàng, học một sàng khôn”, ngay cả khi chúng tôi không thể trực tiếp đến những
địa điểm này thì chúng tôi vẫn có thể hình dung được những đặc sản, những địa
danh, những phong tục - tập quán,... của nơi đó thông qua lời kể, lời giới thiệu
của chính những người con sinh ra từ đó.
Sau 2 trạm dừng chân của chuyến đi thì cuối cùng chúng tôi cũng đã tới Cửa
Lò vào khoảng 23h. Khách sạn mà chúng tôi nghỉ ngơi tại đây là Khách sạn Thái
An. Chúng tôi vào khách sạn, nhận phòng của mình và nhanh chóng di chuyển
lên phòng, nghỉ ngơi và chuẩn bị cho chuyến hành trình ngày mai.
4
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
NGÀY 2 (17/09/2022): CỬA LÒ - NHÀ LƯU NHIỆM NGUYỄN DU -
NGÃ BA ĐỒNG LỘC - LÀNG SEN, LÀNG HOÀNG TRÙ - CỬA LÒ
- 6h: chúng tôi ăn sáng tại nhà hàng của khách sạn
- 7h15: đoàn chúng tôi xuất phát đi tuyến Ngã ba Đồng Lộc - Khu tưởng niệm
Đại thi hào Nguyễn Du, sau đó về ăn trưa tại nhà hàng khách sạn Mường
Thanh, thành phố Vinh
Địa điểm đầu tiên chúng tôi đặt chân đến trong chuyến đi ngày hôm nay là
Ngã ba Đồng Lộc. Dù chúng tôi đến từ khá sớm nhưng vẫn cảm nhận được
ánh nắng chói chang của vùng đất này. Không khí nghiêm trang dễ dàng cảm
nhận được qua khung cảnh, dòng người tham quan, sự im lặng khiến chúng tôi
tự giác nghiêm túc, không ai nói ai, mỗi người tự chỉnh trang trang phục, yên
lặng đi theo dòng người vào trong một căn phòng lớn nghe thuyết trình
Thông qua lời giới thiệu của người hướng dẫn viên và qua những kiến
thức mà tôi đã tìm hiểu, Ngã ba Đồng Lộc là di tích lịch sử gắn liền với việc
10 nữ thanh niên xung phong thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam tử trận trong
chiến tranh Việt Nam trong một trận oanh tạc của Không lực Hoa Kỳ tại đây.
Ngã ba Đồng Lộc nằm trên đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua dãy Trường
Sơn ở tỉnh Hà Tĩnh, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh,
thuộc địa phận thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc. Đây là một trong những
điểm giao thông quan trong trong chiến tranh, cho nên quân đội Mỹ đã tập
trung nhiều máy bay thả bom nhằm cắt đứt đường tiếp tế của đồng bào và
nhân dân miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Tại mảnh đất này, bom
chồng lên bom, hố bom chồng lên hố bom, mỗi mét vuông ở đây phải gánh
chịu 3 quả bom tấn; không một bóng cây, ngọn cỏ nào có thể mọc nổi.
5
This document is available free of charge on studocu
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
Hướng dẫn viên kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về 10 cô gái ngã ba
Đồng Lộc của tiểu đội 4 vô cùng quả cảm, hiên ngang. Tiểu đội 4 gồm 10 cô
gái trẻ, tuổi từ 17 đến 22 canh giữ giao điểm này; công việc chính của các cô
là đào đất, bê đá, san lấp hố bom, làm đường tránh, nhiều lúc các chị còn tình
nguyện mặc áo trắng, cầm tay nhau làm cọc tiêu để cho các đoàn xe đi vào
mặt trận được an toàn. Công việc chủ yếu diễn ra vào ban đêm. Thế nhưng,
những chiến sỹ thanh niên xung phong ở đây rất lạc quan, tin tưởng, họ tin
tưởng rằng một ngày kia đất nước sẽ độc lập, sẽ hoàn toàn được giải phóng. “..
Ở đây vui lắm mẹ ạ! Ban đêm chúng nó thắp đèn để chúng con làm đường.
Ban ngày chúng đem bom giết cá để chúng con cải thiện, bom đạn của chúng
có thể làm rung chuyển núi rừng nhưng không thể làm rung chuyển trái tim
của chúng con...” A trưởng Võ Thị Tần viết thư gửi mẹ ngày 19/7/1968. Trưa
ngày 24 tháng 7 năm 1968, như mọi ngày 10 cô gái ra làm nhiệm vụ. 16h30',
trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, một quả bom rơi xuống
ngay sát miệng hầm, nơi 10 cô đang tránh bom. Tất cả đã hy sinh khi tuổi đời
còn rất trẻ, tất cả chưa ai lập gia đình.
6
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
Sau đó, chúng tôi được xem một thước phim ngắn tái hiện lại khung cảnh
ngã ba Đồng Lộc. Có xem mới biết, hóa ra mảnh đất mọc đầy cỏ xanh mà chúng
tôi vừa đi qua đã từng là một chiến trường đầy thảm khốc với đầy những hố
bom.
Lời kể của anh hướng dẫn viên và đoạn phim ngắn về Ngã ba Đồng Lộc đã
đưa chúng tôi trở về hoài niệm 40 năm chiến tranh về trước, chiến trường như
hiện ra với những kỷ vật đơn sơ phục vụ chiến đấu: lá thư tay, chiếc lược; lọn tóc
A trưởng Võ Thị Tần kết hình số 8 rất đẹp trao người yêu với lời nhắn nhủ “sau
ngày chiến thắng chúng mình sẽ nên duyên vợ chồng”...
Điều mà khiến tôi ấn tượng nhất trong phần thuyết trình của ngườ hướng dẫn
đó là bài thơ gọi tìm cô gái Đồng Lộc bị chôn vùi dưới hố bom
“Tiểu đội đã xếp mộ hàng ngang
Cúc ơi em ở đâu không về tập hợp
Chín bạn đã quay quần đủ hết
Nhỏ - Xuân - Hà - Hường - Hợi - Rạng - Xuân - Xanh
Atrưởng Võ Thị Tần điểm danh
Chỉ thiếu mình em
7
This document is available free of charge on studocu
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
Cúc ơi! Em ở đâu?
Đất nâu lạnh lắm
Da em xanh
Áo em thì mỏng
Cúc ơi! Em ở đâu?...”
Sau đó, chúng tôi di chuyển làm lễ tại nhà tưởng niệm tưởng niệm liệt sĩ
T.N.X.P toàn quốc. Dưới ánh nắng chói chang miền Trung, lắng nghe bài tế các
liệt sĩ, từng người trong chúng tôi đều rưng rưng nước mắt, với nén tâm nhang và
bông hoa cúc trắng trên tay, chúng tôi thành kính dâng lên các chị để tưởng nhớ
10 bông hoa tuổi mới mười tám, đôi mươi, lứa tuổi đẹp nhất của cuộc đời... Giữa
đại ngàn đầy nắng, hương bồ kết thoảng đưa như mùi hương tóc các chị vẫn còn
vấn vương đâu đây trong gió.
Tạm biệt Đồng Lộc, tạm biệt các chị, tạm biệt cây bồ kết, tạm biệt hố bom
chơi vơi trên đồi thông lộng gió, ai trong đoàn chúng tôi cũng có cảm giác lâng
lâng khó tả, sống mũi cay cay. Chúng tôi thầm hứa với lòng mình, với các anh,
8
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
các chị đã hy sinh anh dũng, đã ngã xuống cho màu xanh bình yên của Tổ quốc
hôm nay, sẽ tiếp tục sự nghiệp dựng xây đất nước để thể hiện sự tri ân cho những
hy sinh to lớn của các anh chị năm xưa
Sau khi làm lễ tại nhà tưởng niệm tưởng niệm liệt sĩ T.N.X.P toàn quốc,
chúng tôi tiếp tục di chuyển đến khu tưởng niệm Đại thi hào Nguyễn Du. Tại đây,
chúng tôi có một bức chụp ảnh tập thể trên mảnh đất linh thiêng này, sau đó
chúng tôi tiếp tục được nghe cô hướng dẫn viên - cháu gái đời thứu 10 của Đại thi
hào Nguyễn Du thuyết trình về khu tưởng niệm và cuộc đời của Nguyễn Du.
9
This document is available free of charge on studocu
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
Với giọng nói đầy tự hào và vô cùng truyền cảm, cô hướng dẫn viên xứ Nghệ
đã khái lược cho chúng tôi về cuộc đời của cố Đại thi hào Nguyễn Du.
10
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
Nguyễn Du (1765 - 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở làng
Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân trong một gia đình quý
tộc, có cha là Nguyễn Nghiễm, từng giữ chức Tể tướng dưới triều Lê - Trịnh. Với
tài năng thiên bẩm được nuôi dưỡng từ nhỏ của mình, cụ đã có những đóng góp
to lớn cho nền văn học nước nhà với các tác phẩm thơ chữ Hán (Thanh Hien thi
tập, Nam Trung tạp ngâm,...) và thơ chữ Nôm (Đoạn trường tân thanh, Văn tế
thập loại chúng sinh,.)
Khu di tích Nguyễn Du nằm trong quần thể di tích dòng họ Nguyễn ở Tiên
Điền. Quần thể này bao gồm nhiều di tích như đền thờ Đại vương sĩ Nguyễn Huệ;
đền thờ Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Trọng; đàn tế Nguyễn Quỳnh; hai ngôi nhà Tư
Văn; khu mộ Đại thi hào Nguyễn Du; bảo tang Nguyễn Du và nhà thờ Nguyễn
Du.
Nổi bật tại khu di tích là bức tượng cụ Nguyễn Du được đúc bằng đồng với
chiều cao 4m, khăn đóng áo dài, tay cầm bút lông
11
This document is available free of charge on studocu
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
Sau khi nghe xong phần thuyết trình, chúng tôi được tự do thăm quan khuôn
viên khu di tích và ghé thăm khu tưởng niệm Nguyễn Du với nhà tiếp khách và
bảo tàng. Tôi vô cùng bất ngờ khi biết nới đây lưu giữ hơn 1000 hiện vật, tư liệu
về Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn Tiên Điền như các bản Kiều Nôm cổ, nghiên
mực, chén uống trà, móc treo mũ áo
Đặc biệt tại khu trưng bày sách có hơn 500 ấn phẩm nghiên cứu về sự nghiệp
12
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
của Nguyễn Du và 47 bản sưu tập truyện Kiều bằng chữ Hán và chữ Nôm được
số hóa từ bản truyện Kiều năm 1866.
Bên trong khu tưởng niệm còn được đặt 2 bức đại tự, phía trên có đề chữ
“Hồng Sơn phế tổ”, có nghĩa là dòng dõi nổi tiếng dưới chân núi Hồng và phía
dưới là “Thiên môn tái đăng”, có nghĩa lên cửa trời
Hiện vật khiến tôi ấn tượng nhất đó là Cuốn độc bản Truyện Kiều lớn nhất,
nặng nhất do nhà thư pháp Nguyệt Đình thực hiện, trên khổ giấy kích thước
1,2mx1,6m, nặng 75kg, được viết bằng chữ quốc ngữ và Truyện Kiều thư pháp
dài nhất với 325,4m trưng bày tại Trung tâm Bảo tàng Nguyễn Du. Đây là lần đầu
tiên trong cuộc đời tôi chứng kiến tận mắt một cuốn sách khổng lồ như vậy.
13
This document is available free of charge on studocu
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
Đầu giờ chiều, chúng tôi tiếp tục di chuyển đi thăm và chụp ảnh lưu niệm tại
14
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
Làng Sen và Làng Hoàng Trù, sau đó trở về Cửa Lò nghỉ ngơi, thư giãn, tắm
biển.
Mặc dù đã thấm mệt sau nửa ngày di chuyển qua nhiều địa điểm nhưng chúng
tôi vẫn rất háo hức khi nghe đến địa điểm tiếp theo này. Đây chính là địa điểm mà
tôi mong chờ nhất trong chuyến đi này, đó là quê Bác.
Chúng tôi được về thăm quê ngoại - làng Hoàng Trù và quê nội - làng Sen
của Bác. Chúng tôi đến làng Hoàng Trù đầu tiên bởi đây là nơi đã nuôi lớn Chủ
tịch Hồ Chí Minh, là nơi mà Người nhận là “nhà”.
Tại đây, chúng tôi được nghe cô hướng dẫn viên xứ Nghệ vô cùng dễ thương
trình bày về những di tích có trong làng và những câu chuyện của Bác.
Làng Hoàng Trù cách làng Sen khoảng 2 km, cùng thuộc xã Kim Liên (huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), cách thành phố Vinh khoảng 15 km. Nơi đây có cụm di
tích Hoàng Trù rộng 3.500 m2
, gồm: ngôi nhà của cụ Hoàng Đường - ông ngoại
15
This document is available free of charge on studocu
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
của Bác Hồ, ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân, ngôi nhà của ông Nguyễn
Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan - thân sinh Bác Hồ. Quê ngoại Hoàng Trù chính
là nơi Bác Hồ cất tiếng khóc chào đời, là nơi gắn bó với Bác từ lúc lọt lòng đến
khi lên 5 tuổi. Vào dịp Tết Mậu Dần 1878, cụ Hoàng Đường trên đường đi chúc
Tết gặp một chú bé ngồi trên lưng trâu mải mê đọc sách. Chú bé đó tên là Nguyễn
Sinh Sắc, vốn mồ côi cả cha lẫn mẹ từ năm 4 tuổi. Cảm thương hoàn cảnh và quý
trọng đức hiếu học, cụ Hoàng Đường đã xin phép họ Nguyễn Sinh đưa Nguyễn
Sinh Sắc về nuôi, cho ăn học. Khi đó Nguyễn Sinh Sắc tròn 15 tuổi. Được sự dạy
bảo của cụ Hoàng Đường, Nguyễn Sinh Sắc càng học càng thông minh, nổi tiếng
khắp vùng. Năm Nguyễn Sinh Sắc tròn 18 tuổi, hai cụ chọn ông làm con rể cho
con gái đầu lòng Hoàng Thị Loan. Năm 1883, hai người thành hôn, ra ở riêng
trong ngôi nhà nhỏ 3 gian mới dựng. Ngôi nhà là nơi chứng kiến người học trò
Nguyễn Sinh Sắc miệt mài đèn sách, chứng kiến sự tần tảo, thủy chung của người
vợ và sự ra đời của những người con. Tại kỳ thi Hương năm Giáp Ngọ 1894, ông
Nguyễn Sinh Sắc đỗ cử nhân trường Nghệ, năm 1895, vào kinh đô Huế để ôn
luyện và đưa cả vợ con theo. Khoa thi Hội Tân Sửu năm 1901 đã đến, được sự
động viên của cụ Kép và cũng để trọn tình vẹn nghĩa với người vợ quá cố của
mình ở Huế, ông Sắc đã quyết định vào Huế để dự kì thi Hội và ông đã đỗ Phó
bảng. Nhà vua đã cho về vinh quy bái tổ tại quê nhà. Theo phong tục xưa, vinh
quy bái tổ không ở quê vợ mà về quê mình để bái tạ tổ tiên cho nên cha con ông
Sắc đã tạm biệt quê ngoại Hoàng Trù để về sống tại Làng Sen quê nội. Nhưng về
quê nội, Bác cũng chỉ gắn bó được có 5 năm. Năm lên 16 tuổi, Bác theo cha và
anh trai vào Huế lần thứ hai. Lần ra đi ấy, Bác bôn ba tìm đường cứu nước. Mãi
cho tới khi có dịp trở về thăm quê ngoại Hoàng Trù này, Bác đã trở thành cụ già
71 tuổi rồi. Đứng lặng người trong ngôi nhà nhỏ ba gian, Bác nói với bà con rằng:
“Đây là nhà của Bác”. Bác đã đi rất nhiều nơi, ở rất nhiều ngôi nhà nhưng dừng
chân trước ngôi nhà nhỏ, Bác nói rằng đây mới là nhà của Bác. Nhìn những kỉ vât
vẫn còn nguyên vẹn như xưa, Bác xúc động vô cùng. Bác thăm lại chiếc khung
cửi nơi mẹ từng dệt vải bao đêm, thăm lại cái võng, chiếc giường nhỏ nơi 3 chị
em Bác cất tiếng khóc chào đời. Và giây phút xúc động nhất là đôi bàn tay của cụ
16
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
già 71 tuổi cứ run run lần theo mép giường gỗ. Một lát sau Bác nén xúc động,
quay ra nói với mọi người rằng: “các cô các chú thật khéo giữ. Chiếc giường gỗ
ngày xưa của mẹ mà nay vẫn còn”. Bác hỏi rằng: “Nhà thờ được xây tường, lợp
ngói từ bao giờ?” Sau đó khi quay trở ra nhìn thấy cây mít vẫn còn, Bác bảo rằng:
“Chà, cây mít ngày xưa mà nay vẫn còn. Cây này quả sai, nhiều múi, cùi mỏng
nhưng mà rất ngọt.” Tuy nhiên thì đầu năm 2020, cây mít đã bị lão hóa và chết đi.
Khu di tích Kim Liên đã cho xử lí và trưng bày gốc mít bên cạnh nhà thờ để du
khách có thể về tham quan và chiêm ngưỡng. Cây mít này có từ thời của Bác Hồ
lúc mới sinh ra. Còn ngôi nhà lớn năm gian là nhà của ông bà ngoại Bác Hồ, ngày
đó thì gia đình bên ngoại nhà Bác là một gia đình nhà nho khá giả: cụ ông là
Hoàng Xuân Đường, làm nghề dạy học; cụ bà là Nguyễn Thị Kép làm ruộng, có
thêm nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt vải.
Khu di tích Hoàng Trù với ngôi nhà nhỏ ba gian là nơi cất tiếng khóc chào
đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi đã gắn bó những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ và
cũng đầy gian khó, nhọc nhằn của Người cùng ông bà, cha mẹ, các anh chị em.
Cũng chính tại nơi đây, Người đã nhận được tình yêu thương của những người
thân, của quê hương, được chứng kiến sự dạy dỗ tận tình của ông ngoại với cha
mình. Những giá trị tinh thần ấy là khởi nguồn cho một khát vọng lớn lao, để cậu
bé Nguyễn Sinh Cung trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Anh hùng giải
phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa của đất nước Việt Nam và của nhân loại.
Sau khi làm lễ và chụp ảnh lưu niệm, chụp tôi đi bộ di chuyển đến làng Sen -
quê nội của Bác.
17
This document is available free of charge on studocu
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
Làng Sen là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống trong những năm tháng niên
thiếu của mình. Dưới mái nhà tranh của quê nội, tình thương yêu của gia đình, họ
tộc và bà con xóm giềng đã nuôi dưỡng trong Bác một tình yêu với Đất nước và
con người Việt Nam. Không biết từ bao giờ, ngôi làng nhỏ bé đơn sơ ấy đã trở
thành cái nôi để hun đúc lên tên tuổi của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam -
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngôi nhà lá 5 gian được dân làng Sen quê nội Hồ Chí Minh đã được dựng lên
từ quỹ công của dân làng để mừng ông Nguyễn Sinh Sắc, cha của Hồ Chí Minh,
khi ông đỗ phó bảng khoa thi Hội năm 1901. Cụ Nguyễn Sinh Sắc dành hai gian
để đặt bàn thờ bà Hoàng Thị Loan và để tiếp khách. Bàn thờ được làm bằng liếp
tre nứa trên trải chiếu nhỏ để bát hương, cây nến và bài vị bằng gỗ giản dị. Gian
thứ tư là nơi nghỉ của Sắc với bộ phản gỗ kê bên cửa sổ chính, bên cạnh có chiếc
án thư nơi để ông dạy các con học chữ và đây cũng là nơi vào các buổi tối ông
thường mời bà con ngồi quây quần uống nước trà xanh.
Các kỷ vật trong ngôi nhà hiện còn được giữ lại hầu như nguyên vẹn: hai bộ
phản gỗ là nơi nghỉ của Phó bảng và hai con trai, chiếc giường là của bà Thanh
(tên hiệu Bạch Liên) con gái cụ, chiếc rương đựng lương thực, chiếc tủ đứng hai
18
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
ngăn đựng đồ dùng, chiếc mâm bằng gỗ sơn đen. Ngôi nhà 5 gian lợp mái tranh
đơn sơ, giản dị của gia đình cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Bác Hồ
bắt đầu hiện ra sau lũy tre rợp bóng xanh mát. Phía trước nhà có 2 sân nhỏ và 1
thửa vườn con con được vây quanh bằng hàng râm bụt. Ngôi nhà được dựng bằng
tre và gỗ, lợp mái tranh mộc mạc và đơn sơ. Ngôi nhà có tổng cộng 5 gian: Hai
gian phía ngoài là nơi đặt bàn thờ và tiếp khách - từng là chỗ đàm đạo chuyện thế
sự của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, gian thứ ba là chỗ ở của bà Nguyễn Thị
Thanh - người chị cả của Bác, hai gian còn lại là nơi nghỉ và sinh hoạt của gia
đình. Trong đó gian thứ tư có kê bộ phản gần cửa sổ để cụ Phó bảng nằm đọc
sách, gian thứ năm cũng chỉ kê vỏn vẹn 1 bộ phản - là nơi nghỉ ngơi của ông
Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung (Bác Hồ). Kế bên nhà là nhà ngang
sử dụng làm bếp.
Dù đậu Phó bảng nhưng những vật dụng trong nhà vẫn hết sức giản dị gồm
tấm phản gỗ để nằm, chiếc chõng tre, chum sành đựng nước và cái chạn bát bằng
tre... Hầu hết những đồ vật này đều do dân làng tặng, những kỷ vật này vẫn còn
được lưu giữ đến ngày nay. Có thể nói, ngôi nhà của gia đình Bác nhỏ bé, đơn sơ
nhưng lại tiêu biểu những nếp nhà ở làng quê nông thôn Việt Nam thuở trước,
mang đến cho du khách những cảm xúc lâng lâng và nỗi niềm khó tả. Ngôi nhà
này đã gắn bó với một thời kì đầy ý nghĩa và quan trọng của Bác từ cuối năm
1901 đến giữa những năm 1906, nơi đây chứng kiến quá trình học tập, trưởng
thành của Người; là nơi khơi gợi, vun đắp những cảm xúc đầu tiên về lòng yêu
nước và những nhận thức về thời cuộc của Bác. Hai ngôi nhà tranh ở quê nội Bác
khá rộng, nhưng về đây gia đình Bác chỉ còn có bốn bố con. Mẹ Bác Hồ - bà
Hoàng Thị Loan đã mất ở Huế. Vốn là người trọng ơn nghĩa nên việc đầu tiên
ông Nguyễn Sinh Sắc làm là đặt bàn thờ ở nơi trang trọng nhất, tại gian nhà thứ
hai, để thờ riêng hương hồn của vợ, mẹ hiền của các con.
Ông Nguyễn Sinh Sắc sau khi đỗ đạt đã từ chối con đường làm quan, về quê
dạy học và bốc thuốc, làm những việc có lợi cho dân và giúp dân thật nhiều. Đạo
lý và tính cách sống đáng kính trọng này sớm đã ảnh hưởng sâu sắc đến tâm hồn
19
This document is available free of charge on studocu
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
và nhân cách của những người con thơ. Bác Hồ từ nhỏ đã được học với nhiều
thầy nổi tiếng ở làng quê, làm liên lạc cho các sĩ phu yêu nước. Cũng chính trong
căn nhà này đã chứng kiến được nhiều nhà nho đến đây để bình văn thơ, hội họp,
có ngày kín đáo bàn luận việc nước. Bác là người con nhỏ hầu cha mình thuốc
nước mỗi khi nhà có khách. Là một đứa trẻ có nhiều tư chất thông minh, mẫn
cảm, Bác sớm đã lắng nghe và hiều được nỗi băn khoăn, trăn trở của các bậc cha
chú giãi bày trước vận mệnh của nước nhà. Để rồi, tình yêu quê hương đất nước,
ý chí giải phóng dân tộc của Bác đã sớm hình thành và nhen nhóm ở làng Sen, là
khởi điểm để sau này Bác nghĩ đến việc tìm ra con đường cứu nước.
Ông Nguyễn Sinh Sắc, qua thời gian đã sống và gắn bó với dân nghèo của
mảnh đất xứ Nghệ, chia ngọt sẻ bùi với dân, cơm khoai không đủ no, dẫu rằng
học vị của ông là cao nhất làng. Phải đến mùa hè năm 1906, khi triều đình Huế
gọi ông về làm quan, không còn cách nào từ chối nữa, ông mới vào triều nhậm
chức. Năm ấy, Bác Hồ 16 tuổi, đã theo cha vào Huế lần thứ hai, đây được xem là
thời cơ thuận lợi nhất để Bác chuẩn bị đi tìm đường cứu nước. Cha của Bác chia
tay xóm làng, và cũng từ đó chưa một lần tái ngộ về quê. Sau 50 năm xa cách quê
nhà, Bác Hồ đã trở về thăm quê làng Sen hai lần vào năm 1957 và 1961.
20
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
Chúng tôi đi tham quan đến địa điểm ở làng Sen.
Dạo quanh làng, chúng tôi bắt gặp những hình ảnh vô cùng bình dị như đôi
bờ tre rì rào trong gió, bụi râm bụt đung đưa, hàng hoa cau, hoa bưởi
21
This document is available free of charge on studocu
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
thơm ngát, xung quanh làng được trồng rất nhiều sen trong hồ. Cứ đến mùa sen,
ngôi làng Bác như được ủ hương thơm tươi mát làm động lòng du khách
Giếng Cốc, cây đa - khung cảnh vô cùng quen thuộc của những ngôi làng
Việt thời xưa, đưa ta về với sự bình yên và mộc mạc nhất
22
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
Sau hàng tre xanh ngát, chúng tôi đến với ngôi nhà đơn sơ với 5 gian lợp mái
của gia đình cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngồi nhà được dựng lên từ năm Tân Sửu 1901. Ngôi nhà được bao bọc bởi hàng
rào hoa râm bụt, phía trước có hai khoảng sân và một mảnh vườn nhỏ. Toàn bộ
căn nhà được dựng bằng tre và gỗ nên vô cùng mộc mạc và đơn sơ. Trong nhà có
những vật dụng giản dị như bao căn nhà bình dân Việt Nam khác, như chiếc
chõng tre, phản gỗ, chạn bát, chum sành đựng nước,... Tất cả những món đồ kỷ
vật này, cho đến nay vẫn được gìn giữ nguyên vẹn
23
This document is available free of charge on studocu
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
19h chúng tôi quay lại khách sạn ăn tối, sau đó tham gia chương trình giao lưu
văn nghệ Gala Dinner do Aseantour tài trợ tổ chức
25
This document is available free of charge on studocu
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
NGÀY 3 (18/09/2022): CỬA LÒ - ĐỀN BÀ TRIỆU - HOA LƯ - HÀ NỘI
- 6h sáng, chúng tôi có mặt dưới sảnh khách sạn để ăn sáng, trả phòng, lên xe
về Ninh Bình, trên đường về tham quan và lễ tại Đền Bà Triệu.
- 9h sáng chúng tôi đặt chân xuống Thanh Hóa, vào thăm đền Bà Triệu. Thời
tiết nắng nóng nên chúng tôi nhanh chóng vào đền lắng nghe thuyết trình, sau
đó di chuyển vào trong khuôn viên đền, chụp ảnh lưu niệm và làm lễ cùng với
cả khoa.
1. Đền Bà Triệu
Đền Bà Triệu được vua Lý Nam Đế xây dựng vào thế kỷ VI. Công trình là
nơi tưởng nhớ Bà Triệu Thị Trinh - vị nữ tướng anh hùng có công lao trong
cuộc khởi nghĩa năm 248 chống quân Ngô xâm lược
26
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
27
This document is available free of charge on studocu
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
Di tích lịch sử đền Bà Triệu có kiến trúc độc đáo, mỗi khu vực đều có kiểu
thiết kế riêng, tựu trung lại là một công trình quy mô, mang đậm nét văn hóa
truyền thống của Bắc Trung Bộ. Cụ thể:
• Nghi môn ngoại: Khu vực này được xây bằng đá nguyên khối với kiểu tứ
trụ độc đáo. Đỉnh cột có chim phượng lá lật, chi tiết lồng đèn được chạm
hình tứ linh, bức tường hai bên được chạm nổi tượng voi chầu
• Hồ nước: Chiều dài và chiều rộng của hồ lần lượt là 29.8m và 42.2m. Hồ
tọa lạc đối diện với Nghi môn nội, có bậc thang lên xuống để thuận tiện
cho việc tham quan
• Bình phong: Chi tiết này được làm bằng đá nguyên khối, đặt ở phía trước
Nghi môn trung.
28
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
• Nghi môn trung: Xây dựng theo kiến trúc tứ trụ, tương tự như kiến trúc
của nghi môn ngoại.
• Sân dưới: Toạ lạc ở phần trước của nghi môn nội, chiều dài và chiều rộng
lần lượt là 49.8m và 12m.
• Nghi môn nội: Được thiết kế tương tự như khu vực Tam Quan, hai bên
cửa chính được đặt 2 bức tượng nghê chầu cổ bằng đá rất cổ kính.
• Sân trước nhà Tiền đường: Chiều rộng 11.55m, chiều dài 51.4m, sân
được lát bằng đá tảng đục, trên sân có 2 cây đèn, 1 bát hương đá hình tròn.
• Tả/Hữu mạc: Tạo lạc ở khu vực sân trước của Tiền đường, mỗi nhà được
xây dựng 5 gian, kèo làm bằng gỗ lim, nền lát gạch bát cổ.
• Tiền đường: Cấu trúc 3 gian 2 chái, từng chi tiết bên trong nhà, nóc nhà
đều được chạm khắc tinh tế, trang trí đẹp mắt
• Trung đường: Xây dựng theo kiến trúc gỗ 5 gian 2 tầng và có phần mái
cong, nằm ngăn cách với khu vực nhà Tiền đường ở sân thượng. Công
trình được trang trí với hoa lá, rồng hóa, vân mây đặc sắc...
29
This document is available free of charge on studocu
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
• Hậu cung: Kiến trúc 3 gian 2 chái, chiều dài 2.45m và chiều rộng 6.9m. Hệ
khung vì là ở hậu cung cũng được trang trí với nhiều bức tranh chạm nổi
cầu kỳ, đẹp mắt.
30
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
14h đoàn chúng tôi đi thăm Di tích Cố Đô Hoa Lư, đến thăm Đền vua Đinh, vua
Lê, tìm hiểu về lịch sử Việt Nam
Nằm trên khuôn viên rộng 5ha thuộc vùng bảo vệ đặc biệt của khu di tích
lịch sử văn hoá cấp quốc gia thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư, toạ lạc tại xã
Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Trải qua hơn 1000 năm lịch sử, cố
đô Hoa Lư là nơi lưu giữa các di tích lịch sử ba triều đại Đinh - Tiền Lê - Lý.
Điển hình trong đó là đền thờ vua Đinh và đền thờ Vua Lê những công trình có
giá trị văn hoá lịch sử mang ý nghĩa rất lớn lao đến những thế hệ sau này.
31
This document is available free of charge on studocu
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
2. Đền vua Đinh
32
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
Chúng tôi tập trung trước lối vào đền, thống nhất về lịch trình di chuyển
tham quan hai đền và nhanh chóng đi theo cô hướng dẫn viên, lắng nghe và
chụp các bức ảnh làm tư liệu.
Đầu tiên chúng tôi di chuyển vào đền vua Đinh Tiên Hoàng.
Đền vua Đinh Tiên Hoàng là nơi thờ tự của vua Đinh Tiên Hoàng và
những người con trai của ông. Được đặt ngay tại vị trí chính điện của Kinh đô
Hoa Lư được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc, nghĩa là bên trong kiểu
chữ công (hán tự) phía ngoài cấu trúc kiểu chữ quốc. Đường đi trong đền theo
hình chữ vương. Các công tình kiến trúc đối xứng nhau theo đường chính đạo.
Đây là một công tình kiến trúc đặc sắc, di tích lịch sử và kiến trúc nghệ
thuật cố đô Hoa Lư được xếp hạng là di tích cấp quốc gia đặc biệt năm 2012
33
This document is available free of charge on studocu
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
Cổng ngoài dẫn vào đền- Ngọ môn là ba gian lợp ngói. Trên vòm cửa
cong có hai chú lân vờn mây, phía trên có chữ “Tiền triều phượng khuyết”
(cửa phượng triều trước) bên ngoài có chữ Bắc môn toả thuộc (có nghĩa là:
khoá chặt cửa Bắc). Với kinh nghiệm hơn một ngàn năm chống phong kiến
Phương Bắc đã làm cho ông cha ta cảnh giác nhắc nhủ con cháu điều đó. Vào
phía trong ở giữa sân là một sập long sàng bằng đá, hai bên có hai nghê chầu
bằng đá xanh nguyên khối mang tính nghệ thuật rất cao. Hình dáng chạm khắc
đơn giản với những khối hình mộc mạc, chắc khoả, gợi về lòng sùng kính với
vua Đinh.
34
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
Tiếp đến là Nghi môn nội (cửa trong) có thể nói cửa này là dạng kiến trúc
ba hàng chân cột sớm nhất tại nước ta. Lui vào trong bên phải của ngôi đền là
nhà khải thánh thờ cha mẹ vua Đinh, bên trái là nhà Vọng nơi bàn đến việc tế
lễ. Khu vực giữa là vườn hoa ngoại quốc ( có hình chữ Quốc). Hai bên có hòn
non bộ được thiết kế dáng “cứu long” và “hình nhân bái tướng”.
35
This document is available free of charge on studocu
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
Hai con nghê được tạo hình rất khoẻ khoắn, đầu ngẩng cao, mồm há, mũi
hếch, tóc xoăn, bụng thắt lại, từng thớ thịt ở hông nổi rõ thể hiện sức mạnh.
Đền chính có ba toà: Bái đường, thiên hương và Thượng điện. Toà bái
đường thờ ban công đồng với đặc điểm kiến trúc của đền vua Đinh là được
bao kín xung quanh, ánh sáng mờ ảo đã tạo nên một thâm cung linh thiêng, tạo
cho nó các đồ thờ và nghê tượng phu như có một sức mạnh huyền bí. Khác với
các kiến trúc khác, thường gắn cửa với hàng cột quân bên ngoài, ở đền vua
Đinh cửa đền được lui vào tận hàng cột cái tạo thành những mảng chồng
giường với những trang trí lớn. Ở khu vực Bái Đường có đôi “xà cổ ngỗng”
khá đẹp vừa đỡ mái vừa che các đầu hoành. Đây thực chất là một kẻ góc, một
kỹ thuật rất khó trong kiến trúc cổ truyền đã đi vào ca dao.
Đền vua Đinh là một công trình kiến trúc điêu khắc quý ở thế ký 17. Tuy
đã trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo nhưng ngôi đền vẫn giữ được những
mảng điêu khắc của thời kỳ hậu Lê. Đề tài được thể hiện nhiều nhất là rồng,
chi chít nhau: rồng mẹ, rồng con, rồng đàn, rồng ổ... trong các mảng chạm
36
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
lộng, chạm nổi có con thì tư thế bình thản, có con cong đuôi, đầu ngoái lại gãi
vai như đang nô đùa.
3. Đền vua Lê
Sau khi kết thúc tham quan đền vua Đinh, chúng tôi nhanh chân di
chuyển đến đền vua Lê.
Nằm cách đền vua Đinh Tiên Hoàng không xa, ước chừng 300m là ngôi
đền vua Lê- nơi thờ vị vua Lê Đại Hành. Thuộc địa phận của thôn Trường Yên
Hạ, xã Trường yên nên còn được gọi là Đền Hạ. Đền được xây dựng trên nền
cung điện Hoa Lư xưa quay hướng Đông, lấy núi Đèn làm án, sau lưng là núi
Đìa.
Đền vua Lê tuy không khang trang bằng đền vua Đinh vì ít được tu sửa
hơn, nhưng cũng vì thế mà đền vua Lê còn giữ được nhiều mảng điêu khắc
thời hậu Lê hơn đền vua Đinh. Các mảng chồng giường ở gian bái đường là
nơi hội tụ sự thao diễn nghệ thuật chạm khắc gỗ.
37
This document is available free of charge on studocu
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
Giữa khu vực bái đường có một tấm biển sơn son thiếp vàng lộng lẫy đề
bốn chữ “Trường Xuân linh tích” (Dấu tích điện Trường Xuân). Tấm biển ở
gian bên trái có ba chữ “xuất thánh minh” (xuất hiện bậc thánh minh), bên
phải là tấm biển “Dương thần vũ” (biểu dương thần vũ) cùng đôi câu đối như
sau “Thần vũ thiếp tứ lân, thịnh Tống cường Chiêm thủ nhật. Tinh linh tồn
thiên cổ, long giang mã truc chi gian” có nghĩa là: Thần vũ động bốn bên
trong lúc chiêm cường tống thịnh, thiêng liêng còn muôn thuở trong vùng núi
mã sông Long.
Đền vua Đinh và đền vua Lê là biểu tượng cho nghệ thuật chạm khắc gỗ
thế kỳ 17 đã đạt đến trình độ điêu luyện và tinh xảo. Hai ngôi đền mãi mãi là
biểu tượng cho sự tôn kính, biết ơn của nhân dân cả nước nói chung và nhân
dân Ninh Bình nói riêng với hai ông vua đã có công rất lớn trong việc khai mở
nền độc lập dân tộc vào thế kỷ thứ X.
38
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
Bên cạnh đó, đoàn chúng tôi được tham quan khu khai quật khảo cổ học ở
khu vực cố đô Hoa Lư thời Đinh - Tiền Lê
Phát lộ vết tích nền móng cung điện với 2 mảng nền đã cho thấy gạch lát nền
cung điện được làm bằng chất liệu đất nung, hình vuông, trang trí họa tiết Hoa
Sen, Chim phượng, kích thước phổ biến: 34 x 34 x 7,5cm. Bên cạnh các viên
gạch cỡ trung bình 34 x 34cm còn có 2 viên gạch chữ nhật cỡ lớn, 1 viên 47 x
64 cm, 1 viên 47 x 74cm, trên mặt gạch có trang trí 2 bông hoa sen 8 cánh
39
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
mập. Các đề tài trang trí trên mặt gạch Hoa sen và Chim phượng cho ta thấy
quan niệm về âm dương được thể hiện rất rõ ràng và nghiêm ngặt: Vuông -
tròn, đực - cái (chim phượng 1 con trống cường tráng, một con mái nhỏ nhắn),
động vật - thực vật (chim phượng - hoa dây, hoa sen - bướm).
Ngoài ra, qua công tác khai quật còn phát hiện một số nguyên vật liệu
dùng để xây dựng tường thành, cung điện như: gạch “Đại Việt quốc quân
thành chuyên”, gạch “Giang Tây quân”, ngói nóc, ngói âm dương, ngói ống
phủ diềm hoa chanh, ngói mũi lá.. ..và một số di vật dùng để trang trí cung
40
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
điện, sử dụng trong cuộc sống hàng ngày như: mặt linh thú, tượng vịt, cột
kinh, vò, vại, bệ tháp, chì lưới, thuyền tán, thóc cháy...
41
This document is available free of charge on studocu
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
16h00: đoàn chúng tôi lên xe về Hà Nội.
18h30: chúng tôi về tới Hà Nội, kết thúc chuyến đi.
42
Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
KẾT LUẬN
•
Chuyến đi thực tế vừa qua đã mang lại cho tôi rất nhiều điều quý giá. Đây là
một chuyến đi không chỉ đơn thuần là để lấy điểm thi cuối kỳ cho môn học,
mà còn là để áp dụng phương pháp “học đi đôi với hành”, gắn liền giảng dạy
lý thuyết với trải nghiệm thực tế. Đúng là trăm nghe không bằng một thấy. Chỉ
khi được đặt chân đến mảnh đất miền Trung, tôi mới thấy nơi đây đẹp đến
nhường nào. Từ cảnh vật cho đến con người, tất cả đều khác xa với cuộc sống
xô bồ nơi đô thị. Đây chính là cơ hội kiểm chứng, cụ thể hóa kiến thức đã học
từ giảng đường vào thực tiễn, cơ hội trau dồi lý thuyết và kỹ năng nghề nghiệp
cho chúng tôi. Chúng tôi được làm quen với việc của một hướng dẫn viên thực
thụ thông qua việc giới thiệu về quê hương của mình, được tìm hiểu rõ hơn về
văn hóa - địa lý - lịch sử của mảnh đất miền xứ Thanh - Nghệ - Tĩnh. Qua
chuyến nghiên cứu thực tế này bản thân mỗi thành viên trong đoàn thât sự
cảm thấy mình lớn lên trong suy nghĩ, trong ý thức về những lịch sử, dấu ấn,
địa lý, con người Việt Nam. Các địa điểm trong chuyến tham quan thực tế đã
giúp những sinh viên chúng tôi tích lũy nhiều kiến thức mới, biết thêm nhiều
kiến thức lịch sử cùng xã hội để có cảm hứng hơn trong học tập.

More Related Content

Similar to bao-cao-chuyen-di-thuc-te-le-thuy-phuong (1).docx

Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boChau Duong
 
4-ĐỀ-ÔN-LUYỆN-THI-GIỮA-KÌ-2-NH-22-23 (1).docx
4-ĐỀ-ÔN-LUYỆN-THI-GIỮA-KÌ-2-NH-22-23 (1).docx4-ĐỀ-ÔN-LUYỆN-THI-GIỮA-KÌ-2-NH-22-23 (1).docx
4-ĐỀ-ÔN-LUYỆN-THI-GIỮA-KÌ-2-NH-22-23 (1).docxThanhTng391
 
BVIS Newsletter Issue19 20142015
BVIS Newsletter Issue19 20142015BVIS Newsletter Issue19 20142015
BVIS Newsletter Issue19 20142015BVIS Ha Noi
 
Đất Nước.pdf
Đất Nước.pdfĐất Nước.pdf
Đất Nước.pdfngTrang74
 
Lễ Hội Đền Thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương Không ...
Lễ Hội Đền Thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương Không ...Lễ Hội Đền Thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương Không ...
Lễ Hội Đền Thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương Không ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
De thi-van10-hai-phong-2015
De thi-van10-hai-phong-2015De thi-van10-hai-phong-2015
De thi-van10-hai-phong-2015onthitot .com
 
đặC san hb 2017
đặC san hb 2017đặC san hb 2017
đặC san hb 2017Lavender2000
 
05 tapkhucpdf
05 tapkhucpdf05 tapkhucpdf
05 tapkhucpdfNhaQue43
 
Qua những nẻo đường võ thuật
Qua những nẻo đường võ thuậtQua những nẻo đường võ thuật
Qua những nẻo đường võ thuậtIPMAN VN
 

Similar to bao-cao-chuyen-di-thuc-te-le-thuy-phuong (1).docx (20)

Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
 
Ephata 635
Ephata 635Ephata 635
Ephata 635
 
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
 
Diem tua cua niem tin 01
Diem tua cua niem tin 01Diem tua cua niem tin 01
Diem tua cua niem tin 01
 
4-ĐỀ-ÔN-LUYỆN-THI-GIỮA-KÌ-2-NH-22-23 (1).docx
4-ĐỀ-ÔN-LUYỆN-THI-GIỮA-KÌ-2-NH-22-23 (1).docx4-ĐỀ-ÔN-LUYỆN-THI-GIỮA-KÌ-2-NH-22-23 (1).docx
4-ĐỀ-ÔN-LUYỆN-THI-GIỮA-KÌ-2-NH-22-23 (1).docx
 
BVIS Newsletter Issue19 20142015
BVIS Newsletter Issue19 20142015BVIS Newsletter Issue19 20142015
BVIS Newsletter Issue19 20142015
 
Đất Nước.pdf
Đất Nước.pdfĐất Nước.pdf
Đất Nước.pdf
 
Thaohanhlinh
ThaohanhlinhThaohanhlinh
Thaohanhlinh
 
Lễ Hội Đền Thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương Không ...
Lễ Hội Đền Thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương Không ...Lễ Hội Đền Thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương Không ...
Lễ Hội Đền Thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương Không ...
 
De thi-van10-hai-phong-2015
De thi-van10-hai-phong-2015De thi-van10-hai-phong-2015
De thi-van10-hai-phong-2015
 
Báo cáo thực tập Tour Du lịch thực tế tại Tây Nguyên
Báo cáo thực tập Tour Du lịch thực tế tại Tây NguyênBáo cáo thực tập Tour Du lịch thực tế tại Tây Nguyên
Báo cáo thực tập Tour Du lịch thực tế tại Tây Nguyên
 
Issue22
Issue22Issue22
Issue22
 
đặC san hb 2017
đặC san hb 2017đặC san hb 2017
đặC san hb 2017
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
 
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
 
05 tapkhucpdf
05 tapkhucpdf05 tapkhucpdf
05 tapkhucpdf
 
Học đối phó
Học đối phóHọc đối phó
Học đối phó
 
what is life
what is lifewhat is life
what is life
 
Qua những nẻo đường võ thuật
Qua những nẻo đường võ thuậtQua những nẻo đường võ thuật
Qua những nẻo đường võ thuật
 
Ke chuyen bac ho
Ke chuyen bac ho   Ke chuyen bac ho
Ke chuyen bac ho
 

Recently uploaded

Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 

bao-cao-chuyen-di-thuc-te-le-thuy-phuong (1).docx

  • 1. Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) Q studocu Báo cáo chuyến đi thực tế - Lê Thùy Phương Quan hệ quốc tế (Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
  • 2. This document is available free of charge on studocu Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA QUAN HỆ QUỐC TÉ BÁO CÁO CHUYÉN ĐI THỰC TÉ MÔN: LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM SINH VIÊN: LÊ THÙY PHƯƠNG MÃ SV: 2156100047 LỚP HÀNH CHÍNH: THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI K41
  • 3.
  • 4. 2 Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) ll Hà Nọi, thàng 9 năm 2022
  • 5. 1 This document is available free of charge on studocu Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) MỤC LỤC MỞ ĐẦU...........................................................................................................................2 NỘI DUNG THU HOẠCH .............................................................................................4 Ngày 1 (16/09/2022): Hà Nội - Nam Đàn - Cửa Lò .......................................................4 Ngày 2 (17/09/2022): Cửa Lò - Nhà lưu niệm Nguyễn Du - Ngã Ba Đồng Lộc - Làng Sen, Làng Hoàng Trù - Cửa Lò .........................................................................................5 Ngày 3 (18/09/2022): Cửa Lò - Đền Bà Triệu - Hoa Lư - Hà Nội.............................. 23 1. Đền Bà Triệu............................................................................................................. 23 2. Đền vua Đinh .......................................................................................................... 27 3. Đền vua Lê .............................................................................................................. 31 KẾT LUẬN......................................................................................................................37 MỞ ĐẦU Một trong những lý do khiến tôi trở thành một thành viên của khoa Quan hệ quốc tế nói chung cũng như chuyên ngành Thông tin đối ngoại của Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng là việc có cơ hội được làm việc trong một môi trường năng động, nhiệt huyết cùng những chuyến đi thực tế đầy những kỉ niệm đáng nhớ. Và trong kì học vừa rồi, khoa Quan hệ quốc tế chúng tôi đã có một chuyến đi thực tế cùng nhau dưới sự giúp đỡ và tham gia nhiệt tình của các thầy cô trong khoa cũng như toàn thể sinh viên K40 và K41. Trong lần đi
  • 6. 2 Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) thực tế này, chúng tôi có cơ hội ghé thăm mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió, khác xa hoàn toàn so với cuộc sống xô bồ ở Hà Nội. Kiến thức của chúng tôi lại được mở rộng thêm khi đặt chân đến những địa danh nổi tiếng nơi đây như ngã ba Đồng Lộc, nhà lưu niệm Nguyễn Du, quảng trường Hồ Chí Minh, đền Bà Triệu, đền vua Đinh - vua Lê. Mỗi điểm đến đều để lại trong lòng chúng tôi một khung bậc cảm xúc khác nhau, lúc vui cười hớn hở, lúc lắng đọng rung rung khi hồi tưởng về lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc. Chuyến đi ba ngày hai đêm trôi qua rất nhanh, dù cảm thấy có chút buồn nhưng những hình ảnh, những câu chuyện và con người nơi đây đã đọng lại rất nhiều trong lòng tôi. Qủa thật đây là một chuyến đi vô cùng ý nghĩa, qua chuyến đi này, chúng tôi đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn, đồng thời gắn kết tình bạn, tình đồng đội giữa các thành viên trong lớp.
  • 7. 3 This document is available free of charge on studocu Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) NỘI DUNG THU HOẠCH NGÀY 1 (16/09/2022): HÀ NỘI - NAM ĐÀN - CỬA LÒ 17h15 lớp chúng tôi có mặt tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền để điểm danh 17h30 xe chúng tôi bắt đầu lăn bánh di chuyển đến Nghệ An Vì lớp chúng tôi khỏi hành khá muộn so với các lớp khác nên thời gian xuất phát có bị chậm hơn và không thể hoàn thành kịp chuyến đi ngày 1 như dự kiến ban đầu 19h: đoàn chúng tôi dừng chân tại một nhà hàng ở Hà Nội dùng bữa tối 20h: xe tiếp tục lăn bánh, di chuyển đến Ninh Bình Dù quãng đường di chuyển khá xa - gần 6 tiếng đồng hồ nhưng chúng tôi vẫn không hề cảm thấy mệt mỏi mà thay vào đó là cảm giác hào hứng, hồi hộp khi được đặt chân đến một vùng đất mới. Trong quá trình xe lăn bánh, chúng tôi được anh hướng dẫn viên cung cấp những kiến thức cơ bản về những địa điểm mà chúng tôi sẽ đến sắp tới, cùng với đó là những câu chuyện thú vị được chia sẻ bởi những thành viên trong lớp khi giới thiệu về quê hương của họ. “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, ngay cả khi chúng tôi không thể trực tiếp đến những địa điểm này thì chúng tôi vẫn có thể hình dung được những đặc sản, những địa danh, những phong tục - tập quán,... của nơi đó thông qua lời kể, lời giới thiệu của chính những người con sinh ra từ đó. Sau 2 trạm dừng chân của chuyến đi thì cuối cùng chúng tôi cũng đã tới Cửa Lò vào khoảng 23h. Khách sạn mà chúng tôi nghỉ ngơi tại đây là Khách sạn Thái An. Chúng tôi vào khách sạn, nhận phòng của mình và nhanh chóng di chuyển lên phòng, nghỉ ngơi và chuẩn bị cho chuyến hành trình ngày mai.
  • 8. 4 Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) NGÀY 2 (17/09/2022): CỬA LÒ - NHÀ LƯU NHIỆM NGUYỄN DU - NGÃ BA ĐỒNG LỘC - LÀNG SEN, LÀNG HOÀNG TRÙ - CỬA LÒ - 6h: chúng tôi ăn sáng tại nhà hàng của khách sạn - 7h15: đoàn chúng tôi xuất phát đi tuyến Ngã ba Đồng Lộc - Khu tưởng niệm Đại thi hào Nguyễn Du, sau đó về ăn trưa tại nhà hàng khách sạn Mường Thanh, thành phố Vinh Địa điểm đầu tiên chúng tôi đặt chân đến trong chuyến đi ngày hôm nay là Ngã ba Đồng Lộc. Dù chúng tôi đến từ khá sớm nhưng vẫn cảm nhận được ánh nắng chói chang của vùng đất này. Không khí nghiêm trang dễ dàng cảm nhận được qua khung cảnh, dòng người tham quan, sự im lặng khiến chúng tôi tự giác nghiêm túc, không ai nói ai, mỗi người tự chỉnh trang trang phục, yên lặng đi theo dòng người vào trong một căn phòng lớn nghe thuyết trình Thông qua lời giới thiệu của người hướng dẫn viên và qua những kiến thức mà tôi đã tìm hiểu, Ngã ba Đồng Lộc là di tích lịch sử gắn liền với việc 10 nữ thanh niên xung phong thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam tử trận trong chiến tranh Việt Nam trong một trận oanh tạc của Không lực Hoa Kỳ tại đây. Ngã ba Đồng Lộc nằm trên đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua dãy Trường Sơn ở tỉnh Hà Tĩnh, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh, thuộc địa phận thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc. Đây là một trong những điểm giao thông quan trong trong chiến tranh, cho nên quân đội Mỹ đã tập trung nhiều máy bay thả bom nhằm cắt đứt đường tiếp tế của đồng bào và nhân dân miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Tại mảnh đất này, bom chồng lên bom, hố bom chồng lên hố bom, mỗi mét vuông ở đây phải gánh chịu 3 quả bom tấn; không một bóng cây, ngọn cỏ nào có thể mọc nổi.
  • 9. 5 This document is available free of charge on studocu Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) Hướng dẫn viên kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc của tiểu đội 4 vô cùng quả cảm, hiên ngang. Tiểu đội 4 gồm 10 cô gái trẻ, tuổi từ 17 đến 22 canh giữ giao điểm này; công việc chính của các cô là đào đất, bê đá, san lấp hố bom, làm đường tránh, nhiều lúc các chị còn tình nguyện mặc áo trắng, cầm tay nhau làm cọc tiêu để cho các đoàn xe đi vào mặt trận được an toàn. Công việc chủ yếu diễn ra vào ban đêm. Thế nhưng, những chiến sỹ thanh niên xung phong ở đây rất lạc quan, tin tưởng, họ tin tưởng rằng một ngày kia đất nước sẽ độc lập, sẽ hoàn toàn được giải phóng. “.. Ở đây vui lắm mẹ ạ! Ban đêm chúng nó thắp đèn để chúng con làm đường. Ban ngày chúng đem bom giết cá để chúng con cải thiện, bom đạn của chúng có thể làm rung chuyển núi rừng nhưng không thể làm rung chuyển trái tim của chúng con...” A trưởng Võ Thị Tần viết thư gửi mẹ ngày 19/7/1968. Trưa ngày 24 tháng 7 năm 1968, như mọi ngày 10 cô gái ra làm nhiệm vụ. 16h30', trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, một quả bom rơi xuống ngay sát miệng hầm, nơi 10 cô đang tránh bom. Tất cả đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, tất cả chưa ai lập gia đình.
  • 10. 6 Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) Sau đó, chúng tôi được xem một thước phim ngắn tái hiện lại khung cảnh ngã ba Đồng Lộc. Có xem mới biết, hóa ra mảnh đất mọc đầy cỏ xanh mà chúng tôi vừa đi qua đã từng là một chiến trường đầy thảm khốc với đầy những hố bom. Lời kể của anh hướng dẫn viên và đoạn phim ngắn về Ngã ba Đồng Lộc đã đưa chúng tôi trở về hoài niệm 40 năm chiến tranh về trước, chiến trường như hiện ra với những kỷ vật đơn sơ phục vụ chiến đấu: lá thư tay, chiếc lược; lọn tóc A trưởng Võ Thị Tần kết hình số 8 rất đẹp trao người yêu với lời nhắn nhủ “sau ngày chiến thắng chúng mình sẽ nên duyên vợ chồng”... Điều mà khiến tôi ấn tượng nhất trong phần thuyết trình của ngườ hướng dẫn đó là bài thơ gọi tìm cô gái Đồng Lộc bị chôn vùi dưới hố bom “Tiểu đội đã xếp mộ hàng ngang Cúc ơi em ở đâu không về tập hợp Chín bạn đã quay quần đủ hết Nhỏ - Xuân - Hà - Hường - Hợi - Rạng - Xuân - Xanh Atrưởng Võ Thị Tần điểm danh Chỉ thiếu mình em
  • 11. 7 This document is available free of charge on studocu Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) Cúc ơi! Em ở đâu? Đất nâu lạnh lắm Da em xanh Áo em thì mỏng Cúc ơi! Em ở đâu?...” Sau đó, chúng tôi di chuyển làm lễ tại nhà tưởng niệm tưởng niệm liệt sĩ T.N.X.P toàn quốc. Dưới ánh nắng chói chang miền Trung, lắng nghe bài tế các liệt sĩ, từng người trong chúng tôi đều rưng rưng nước mắt, với nén tâm nhang và bông hoa cúc trắng trên tay, chúng tôi thành kính dâng lên các chị để tưởng nhớ 10 bông hoa tuổi mới mười tám, đôi mươi, lứa tuổi đẹp nhất của cuộc đời... Giữa đại ngàn đầy nắng, hương bồ kết thoảng đưa như mùi hương tóc các chị vẫn còn vấn vương đâu đây trong gió. Tạm biệt Đồng Lộc, tạm biệt các chị, tạm biệt cây bồ kết, tạm biệt hố bom chơi vơi trên đồi thông lộng gió, ai trong đoàn chúng tôi cũng có cảm giác lâng lâng khó tả, sống mũi cay cay. Chúng tôi thầm hứa với lòng mình, với các anh,
  • 12. 8 Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) các chị đã hy sinh anh dũng, đã ngã xuống cho màu xanh bình yên của Tổ quốc hôm nay, sẽ tiếp tục sự nghiệp dựng xây đất nước để thể hiện sự tri ân cho những hy sinh to lớn của các anh chị năm xưa Sau khi làm lễ tại nhà tưởng niệm tưởng niệm liệt sĩ T.N.X.P toàn quốc, chúng tôi tiếp tục di chuyển đến khu tưởng niệm Đại thi hào Nguyễn Du. Tại đây, chúng tôi có một bức chụp ảnh tập thể trên mảnh đất linh thiêng này, sau đó chúng tôi tiếp tục được nghe cô hướng dẫn viên - cháu gái đời thứu 10 của Đại thi hào Nguyễn Du thuyết trình về khu tưởng niệm và cuộc đời của Nguyễn Du.
  • 13. 9 This document is available free of charge on studocu Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) Với giọng nói đầy tự hào và vô cùng truyền cảm, cô hướng dẫn viên xứ Nghệ đã khái lược cho chúng tôi về cuộc đời của cố Đại thi hào Nguyễn Du.
  • 14. 10 Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) Nguyễn Du (1765 - 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân trong một gia đình quý tộc, có cha là Nguyễn Nghiễm, từng giữ chức Tể tướng dưới triều Lê - Trịnh. Với tài năng thiên bẩm được nuôi dưỡng từ nhỏ của mình, cụ đã có những đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà với các tác phẩm thơ chữ Hán (Thanh Hien thi tập, Nam Trung tạp ngâm,...) và thơ chữ Nôm (Đoạn trường tân thanh, Văn tế thập loại chúng sinh,.) Khu di tích Nguyễn Du nằm trong quần thể di tích dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền. Quần thể này bao gồm nhiều di tích như đền thờ Đại vương sĩ Nguyễn Huệ; đền thờ Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Trọng; đàn tế Nguyễn Quỳnh; hai ngôi nhà Tư Văn; khu mộ Đại thi hào Nguyễn Du; bảo tang Nguyễn Du và nhà thờ Nguyễn Du. Nổi bật tại khu di tích là bức tượng cụ Nguyễn Du được đúc bằng đồng với chiều cao 4m, khăn đóng áo dài, tay cầm bút lông
  • 15. 11 This document is available free of charge on studocu Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) Sau khi nghe xong phần thuyết trình, chúng tôi được tự do thăm quan khuôn viên khu di tích và ghé thăm khu tưởng niệm Nguyễn Du với nhà tiếp khách và bảo tàng. Tôi vô cùng bất ngờ khi biết nới đây lưu giữ hơn 1000 hiện vật, tư liệu về Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn Tiên Điền như các bản Kiều Nôm cổ, nghiên mực, chén uống trà, móc treo mũ áo Đặc biệt tại khu trưng bày sách có hơn 500 ấn phẩm nghiên cứu về sự nghiệp
  • 16. 12 Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) của Nguyễn Du và 47 bản sưu tập truyện Kiều bằng chữ Hán và chữ Nôm được số hóa từ bản truyện Kiều năm 1866. Bên trong khu tưởng niệm còn được đặt 2 bức đại tự, phía trên có đề chữ “Hồng Sơn phế tổ”, có nghĩa là dòng dõi nổi tiếng dưới chân núi Hồng và phía dưới là “Thiên môn tái đăng”, có nghĩa lên cửa trời Hiện vật khiến tôi ấn tượng nhất đó là Cuốn độc bản Truyện Kiều lớn nhất, nặng nhất do nhà thư pháp Nguyệt Đình thực hiện, trên khổ giấy kích thước 1,2mx1,6m, nặng 75kg, được viết bằng chữ quốc ngữ và Truyện Kiều thư pháp dài nhất với 325,4m trưng bày tại Trung tâm Bảo tàng Nguyễn Du. Đây là lần đầu tiên trong cuộc đời tôi chứng kiến tận mắt một cuốn sách khổng lồ như vậy.
  • 17. 13 This document is available free of charge on studocu Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) Đầu giờ chiều, chúng tôi tiếp tục di chuyển đi thăm và chụp ảnh lưu niệm tại
  • 18. 14 Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) Làng Sen và Làng Hoàng Trù, sau đó trở về Cửa Lò nghỉ ngơi, thư giãn, tắm biển. Mặc dù đã thấm mệt sau nửa ngày di chuyển qua nhiều địa điểm nhưng chúng tôi vẫn rất háo hức khi nghe đến địa điểm tiếp theo này. Đây chính là địa điểm mà tôi mong chờ nhất trong chuyến đi này, đó là quê Bác. Chúng tôi được về thăm quê ngoại - làng Hoàng Trù và quê nội - làng Sen của Bác. Chúng tôi đến làng Hoàng Trù đầu tiên bởi đây là nơi đã nuôi lớn Chủ tịch Hồ Chí Minh, là nơi mà Người nhận là “nhà”. Tại đây, chúng tôi được nghe cô hướng dẫn viên xứ Nghệ vô cùng dễ thương trình bày về những di tích có trong làng và những câu chuyện của Bác. Làng Hoàng Trù cách làng Sen khoảng 2 km, cùng thuộc xã Kim Liên (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), cách thành phố Vinh khoảng 15 km. Nơi đây có cụm di tích Hoàng Trù rộng 3.500 m2 , gồm: ngôi nhà của cụ Hoàng Đường - ông ngoại
  • 19. 15 This document is available free of charge on studocu Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) của Bác Hồ, ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân, ngôi nhà của ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan - thân sinh Bác Hồ. Quê ngoại Hoàng Trù chính là nơi Bác Hồ cất tiếng khóc chào đời, là nơi gắn bó với Bác từ lúc lọt lòng đến khi lên 5 tuổi. Vào dịp Tết Mậu Dần 1878, cụ Hoàng Đường trên đường đi chúc Tết gặp một chú bé ngồi trên lưng trâu mải mê đọc sách. Chú bé đó tên là Nguyễn Sinh Sắc, vốn mồ côi cả cha lẫn mẹ từ năm 4 tuổi. Cảm thương hoàn cảnh và quý trọng đức hiếu học, cụ Hoàng Đường đã xin phép họ Nguyễn Sinh đưa Nguyễn Sinh Sắc về nuôi, cho ăn học. Khi đó Nguyễn Sinh Sắc tròn 15 tuổi. Được sự dạy bảo của cụ Hoàng Đường, Nguyễn Sinh Sắc càng học càng thông minh, nổi tiếng khắp vùng. Năm Nguyễn Sinh Sắc tròn 18 tuổi, hai cụ chọn ông làm con rể cho con gái đầu lòng Hoàng Thị Loan. Năm 1883, hai người thành hôn, ra ở riêng trong ngôi nhà nhỏ 3 gian mới dựng. Ngôi nhà là nơi chứng kiến người học trò Nguyễn Sinh Sắc miệt mài đèn sách, chứng kiến sự tần tảo, thủy chung của người vợ và sự ra đời của những người con. Tại kỳ thi Hương năm Giáp Ngọ 1894, ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ cử nhân trường Nghệ, năm 1895, vào kinh đô Huế để ôn luyện và đưa cả vợ con theo. Khoa thi Hội Tân Sửu năm 1901 đã đến, được sự động viên của cụ Kép và cũng để trọn tình vẹn nghĩa với người vợ quá cố của mình ở Huế, ông Sắc đã quyết định vào Huế để dự kì thi Hội và ông đã đỗ Phó bảng. Nhà vua đã cho về vinh quy bái tổ tại quê nhà. Theo phong tục xưa, vinh quy bái tổ không ở quê vợ mà về quê mình để bái tạ tổ tiên cho nên cha con ông Sắc đã tạm biệt quê ngoại Hoàng Trù để về sống tại Làng Sen quê nội. Nhưng về quê nội, Bác cũng chỉ gắn bó được có 5 năm. Năm lên 16 tuổi, Bác theo cha và anh trai vào Huế lần thứ hai. Lần ra đi ấy, Bác bôn ba tìm đường cứu nước. Mãi cho tới khi có dịp trở về thăm quê ngoại Hoàng Trù này, Bác đã trở thành cụ già 71 tuổi rồi. Đứng lặng người trong ngôi nhà nhỏ ba gian, Bác nói với bà con rằng: “Đây là nhà của Bác”. Bác đã đi rất nhiều nơi, ở rất nhiều ngôi nhà nhưng dừng chân trước ngôi nhà nhỏ, Bác nói rằng đây mới là nhà của Bác. Nhìn những kỉ vât vẫn còn nguyên vẹn như xưa, Bác xúc động vô cùng. Bác thăm lại chiếc khung cửi nơi mẹ từng dệt vải bao đêm, thăm lại cái võng, chiếc giường nhỏ nơi 3 chị em Bác cất tiếng khóc chào đời. Và giây phút xúc động nhất là đôi bàn tay của cụ
  • 20. 16 Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) già 71 tuổi cứ run run lần theo mép giường gỗ. Một lát sau Bác nén xúc động, quay ra nói với mọi người rằng: “các cô các chú thật khéo giữ. Chiếc giường gỗ ngày xưa của mẹ mà nay vẫn còn”. Bác hỏi rằng: “Nhà thờ được xây tường, lợp ngói từ bao giờ?” Sau đó khi quay trở ra nhìn thấy cây mít vẫn còn, Bác bảo rằng: “Chà, cây mít ngày xưa mà nay vẫn còn. Cây này quả sai, nhiều múi, cùi mỏng nhưng mà rất ngọt.” Tuy nhiên thì đầu năm 2020, cây mít đã bị lão hóa và chết đi. Khu di tích Kim Liên đã cho xử lí và trưng bày gốc mít bên cạnh nhà thờ để du khách có thể về tham quan và chiêm ngưỡng. Cây mít này có từ thời của Bác Hồ lúc mới sinh ra. Còn ngôi nhà lớn năm gian là nhà của ông bà ngoại Bác Hồ, ngày đó thì gia đình bên ngoại nhà Bác là một gia đình nhà nho khá giả: cụ ông là Hoàng Xuân Đường, làm nghề dạy học; cụ bà là Nguyễn Thị Kép làm ruộng, có thêm nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt vải. Khu di tích Hoàng Trù với ngôi nhà nhỏ ba gian là nơi cất tiếng khóc chào đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi đã gắn bó những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ và cũng đầy gian khó, nhọc nhằn của Người cùng ông bà, cha mẹ, các anh chị em. Cũng chính tại nơi đây, Người đã nhận được tình yêu thương của những người thân, của quê hương, được chứng kiến sự dạy dỗ tận tình của ông ngoại với cha mình. Những giá trị tinh thần ấy là khởi nguồn cho một khát vọng lớn lao, để cậu bé Nguyễn Sinh Cung trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa của đất nước Việt Nam và của nhân loại. Sau khi làm lễ và chụp ảnh lưu niệm, chụp tôi đi bộ di chuyển đến làng Sen - quê nội của Bác.
  • 21. 17 This document is available free of charge on studocu Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) Làng Sen là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống trong những năm tháng niên thiếu của mình. Dưới mái nhà tranh của quê nội, tình thương yêu của gia đình, họ tộc và bà con xóm giềng đã nuôi dưỡng trong Bác một tình yêu với Đất nước và con người Việt Nam. Không biết từ bao giờ, ngôi làng nhỏ bé đơn sơ ấy đã trở thành cái nôi để hun đúc lên tên tuổi của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngôi nhà lá 5 gian được dân làng Sen quê nội Hồ Chí Minh đã được dựng lên từ quỹ công của dân làng để mừng ông Nguyễn Sinh Sắc, cha của Hồ Chí Minh, khi ông đỗ phó bảng khoa thi Hội năm 1901. Cụ Nguyễn Sinh Sắc dành hai gian để đặt bàn thờ bà Hoàng Thị Loan và để tiếp khách. Bàn thờ được làm bằng liếp tre nứa trên trải chiếu nhỏ để bát hương, cây nến và bài vị bằng gỗ giản dị. Gian thứ tư là nơi nghỉ của Sắc với bộ phản gỗ kê bên cửa sổ chính, bên cạnh có chiếc án thư nơi để ông dạy các con học chữ và đây cũng là nơi vào các buổi tối ông thường mời bà con ngồi quây quần uống nước trà xanh. Các kỷ vật trong ngôi nhà hiện còn được giữ lại hầu như nguyên vẹn: hai bộ phản gỗ là nơi nghỉ của Phó bảng và hai con trai, chiếc giường là của bà Thanh (tên hiệu Bạch Liên) con gái cụ, chiếc rương đựng lương thực, chiếc tủ đứng hai
  • 22. 18 Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) ngăn đựng đồ dùng, chiếc mâm bằng gỗ sơn đen. Ngôi nhà 5 gian lợp mái tranh đơn sơ, giản dị của gia đình cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Bác Hồ bắt đầu hiện ra sau lũy tre rợp bóng xanh mát. Phía trước nhà có 2 sân nhỏ và 1 thửa vườn con con được vây quanh bằng hàng râm bụt. Ngôi nhà được dựng bằng tre và gỗ, lợp mái tranh mộc mạc và đơn sơ. Ngôi nhà có tổng cộng 5 gian: Hai gian phía ngoài là nơi đặt bàn thờ và tiếp khách - từng là chỗ đàm đạo chuyện thế sự của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, gian thứ ba là chỗ ở của bà Nguyễn Thị Thanh - người chị cả của Bác, hai gian còn lại là nơi nghỉ và sinh hoạt của gia đình. Trong đó gian thứ tư có kê bộ phản gần cửa sổ để cụ Phó bảng nằm đọc sách, gian thứ năm cũng chỉ kê vỏn vẹn 1 bộ phản - là nơi nghỉ ngơi của ông Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung (Bác Hồ). Kế bên nhà là nhà ngang sử dụng làm bếp. Dù đậu Phó bảng nhưng những vật dụng trong nhà vẫn hết sức giản dị gồm tấm phản gỗ để nằm, chiếc chõng tre, chum sành đựng nước và cái chạn bát bằng tre... Hầu hết những đồ vật này đều do dân làng tặng, những kỷ vật này vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay. Có thể nói, ngôi nhà của gia đình Bác nhỏ bé, đơn sơ nhưng lại tiêu biểu những nếp nhà ở làng quê nông thôn Việt Nam thuở trước, mang đến cho du khách những cảm xúc lâng lâng và nỗi niềm khó tả. Ngôi nhà này đã gắn bó với một thời kì đầy ý nghĩa và quan trọng của Bác từ cuối năm 1901 đến giữa những năm 1906, nơi đây chứng kiến quá trình học tập, trưởng thành của Người; là nơi khơi gợi, vun đắp những cảm xúc đầu tiên về lòng yêu nước và những nhận thức về thời cuộc của Bác. Hai ngôi nhà tranh ở quê nội Bác khá rộng, nhưng về đây gia đình Bác chỉ còn có bốn bố con. Mẹ Bác Hồ - bà Hoàng Thị Loan đã mất ở Huế. Vốn là người trọng ơn nghĩa nên việc đầu tiên ông Nguyễn Sinh Sắc làm là đặt bàn thờ ở nơi trang trọng nhất, tại gian nhà thứ hai, để thờ riêng hương hồn của vợ, mẹ hiền của các con. Ông Nguyễn Sinh Sắc sau khi đỗ đạt đã từ chối con đường làm quan, về quê dạy học và bốc thuốc, làm những việc có lợi cho dân và giúp dân thật nhiều. Đạo lý và tính cách sống đáng kính trọng này sớm đã ảnh hưởng sâu sắc đến tâm hồn
  • 23. 19 This document is available free of charge on studocu Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) và nhân cách của những người con thơ. Bác Hồ từ nhỏ đã được học với nhiều thầy nổi tiếng ở làng quê, làm liên lạc cho các sĩ phu yêu nước. Cũng chính trong căn nhà này đã chứng kiến được nhiều nhà nho đến đây để bình văn thơ, hội họp, có ngày kín đáo bàn luận việc nước. Bác là người con nhỏ hầu cha mình thuốc nước mỗi khi nhà có khách. Là một đứa trẻ có nhiều tư chất thông minh, mẫn cảm, Bác sớm đã lắng nghe và hiều được nỗi băn khoăn, trăn trở của các bậc cha chú giãi bày trước vận mệnh của nước nhà. Để rồi, tình yêu quê hương đất nước, ý chí giải phóng dân tộc của Bác đã sớm hình thành và nhen nhóm ở làng Sen, là khởi điểm để sau này Bác nghĩ đến việc tìm ra con đường cứu nước. Ông Nguyễn Sinh Sắc, qua thời gian đã sống và gắn bó với dân nghèo của mảnh đất xứ Nghệ, chia ngọt sẻ bùi với dân, cơm khoai không đủ no, dẫu rằng học vị của ông là cao nhất làng. Phải đến mùa hè năm 1906, khi triều đình Huế gọi ông về làm quan, không còn cách nào từ chối nữa, ông mới vào triều nhậm chức. Năm ấy, Bác Hồ 16 tuổi, đã theo cha vào Huế lần thứ hai, đây được xem là thời cơ thuận lợi nhất để Bác chuẩn bị đi tìm đường cứu nước. Cha của Bác chia tay xóm làng, và cũng từ đó chưa một lần tái ngộ về quê. Sau 50 năm xa cách quê nhà, Bác Hồ đã trở về thăm quê làng Sen hai lần vào năm 1957 và 1961.
  • 24. 20 Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) Chúng tôi đi tham quan đến địa điểm ở làng Sen. Dạo quanh làng, chúng tôi bắt gặp những hình ảnh vô cùng bình dị như đôi bờ tre rì rào trong gió, bụi râm bụt đung đưa, hàng hoa cau, hoa bưởi
  • 25. 21 This document is available free of charge on studocu Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) thơm ngát, xung quanh làng được trồng rất nhiều sen trong hồ. Cứ đến mùa sen, ngôi làng Bác như được ủ hương thơm tươi mát làm động lòng du khách Giếng Cốc, cây đa - khung cảnh vô cùng quen thuộc của những ngôi làng Việt thời xưa, đưa ta về với sự bình yên và mộc mạc nhất
  • 26. 22 Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) Sau hàng tre xanh ngát, chúng tôi đến với ngôi nhà đơn sơ với 5 gian lợp mái của gia đình cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngồi nhà được dựng lên từ năm Tân Sửu 1901. Ngôi nhà được bao bọc bởi hàng rào hoa râm bụt, phía trước có hai khoảng sân và một mảnh vườn nhỏ. Toàn bộ căn nhà được dựng bằng tre và gỗ nên vô cùng mộc mạc và đơn sơ. Trong nhà có những vật dụng giản dị như bao căn nhà bình dân Việt Nam khác, như chiếc chõng tre, phản gỗ, chạn bát, chum sành đựng nước,... Tất cả những món đồ kỷ vật này, cho đến nay vẫn được gìn giữ nguyên vẹn
  • 27. 23 This document is available free of charge on studocu Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) 19h chúng tôi quay lại khách sạn ăn tối, sau đó tham gia chương trình giao lưu văn nghệ Gala Dinner do Aseantour tài trợ tổ chức
  • 28.
  • 29. 25 This document is available free of charge on studocu Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) NGÀY 3 (18/09/2022): CỬA LÒ - ĐỀN BÀ TRIỆU - HOA LƯ - HÀ NỘI - 6h sáng, chúng tôi có mặt dưới sảnh khách sạn để ăn sáng, trả phòng, lên xe về Ninh Bình, trên đường về tham quan và lễ tại Đền Bà Triệu. - 9h sáng chúng tôi đặt chân xuống Thanh Hóa, vào thăm đền Bà Triệu. Thời tiết nắng nóng nên chúng tôi nhanh chóng vào đền lắng nghe thuyết trình, sau đó di chuyển vào trong khuôn viên đền, chụp ảnh lưu niệm và làm lễ cùng với cả khoa. 1. Đền Bà Triệu Đền Bà Triệu được vua Lý Nam Đế xây dựng vào thế kỷ VI. Công trình là nơi tưởng nhớ Bà Triệu Thị Trinh - vị nữ tướng anh hùng có công lao trong cuộc khởi nghĩa năm 248 chống quân Ngô xâm lược
  • 30. 26 Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com)
  • 31. 27 This document is available free of charge on studocu Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) Di tích lịch sử đền Bà Triệu có kiến trúc độc đáo, mỗi khu vực đều có kiểu thiết kế riêng, tựu trung lại là một công trình quy mô, mang đậm nét văn hóa truyền thống của Bắc Trung Bộ. Cụ thể: • Nghi môn ngoại: Khu vực này được xây bằng đá nguyên khối với kiểu tứ trụ độc đáo. Đỉnh cột có chim phượng lá lật, chi tiết lồng đèn được chạm hình tứ linh, bức tường hai bên được chạm nổi tượng voi chầu • Hồ nước: Chiều dài và chiều rộng của hồ lần lượt là 29.8m và 42.2m. Hồ tọa lạc đối diện với Nghi môn nội, có bậc thang lên xuống để thuận tiện cho việc tham quan • Bình phong: Chi tiết này được làm bằng đá nguyên khối, đặt ở phía trước Nghi môn trung.
  • 32. 28 Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) • Nghi môn trung: Xây dựng theo kiến trúc tứ trụ, tương tự như kiến trúc của nghi môn ngoại. • Sân dưới: Toạ lạc ở phần trước của nghi môn nội, chiều dài và chiều rộng lần lượt là 49.8m và 12m. • Nghi môn nội: Được thiết kế tương tự như khu vực Tam Quan, hai bên cửa chính được đặt 2 bức tượng nghê chầu cổ bằng đá rất cổ kính. • Sân trước nhà Tiền đường: Chiều rộng 11.55m, chiều dài 51.4m, sân được lát bằng đá tảng đục, trên sân có 2 cây đèn, 1 bát hương đá hình tròn. • Tả/Hữu mạc: Tạo lạc ở khu vực sân trước của Tiền đường, mỗi nhà được xây dựng 5 gian, kèo làm bằng gỗ lim, nền lát gạch bát cổ. • Tiền đường: Cấu trúc 3 gian 2 chái, từng chi tiết bên trong nhà, nóc nhà đều được chạm khắc tinh tế, trang trí đẹp mắt • Trung đường: Xây dựng theo kiến trúc gỗ 5 gian 2 tầng và có phần mái cong, nằm ngăn cách với khu vực nhà Tiền đường ở sân thượng. Công trình được trang trí với hoa lá, rồng hóa, vân mây đặc sắc...
  • 33. 29 This document is available free of charge on studocu Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) • Hậu cung: Kiến trúc 3 gian 2 chái, chiều dài 2.45m và chiều rộng 6.9m. Hệ khung vì là ở hậu cung cũng được trang trí với nhiều bức tranh chạm nổi cầu kỳ, đẹp mắt.
  • 34. 30 Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) 14h đoàn chúng tôi đi thăm Di tích Cố Đô Hoa Lư, đến thăm Đền vua Đinh, vua Lê, tìm hiểu về lịch sử Việt Nam Nằm trên khuôn viên rộng 5ha thuộc vùng bảo vệ đặc biệt của khu di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư, toạ lạc tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Trải qua hơn 1000 năm lịch sử, cố đô Hoa Lư là nơi lưu giữa các di tích lịch sử ba triều đại Đinh - Tiền Lê - Lý. Điển hình trong đó là đền thờ vua Đinh và đền thờ Vua Lê những công trình có giá trị văn hoá lịch sử mang ý nghĩa rất lớn lao đến những thế hệ sau này.
  • 35. 31 This document is available free of charge on studocu Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) 2. Đền vua Đinh
  • 36. 32 Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) Chúng tôi tập trung trước lối vào đền, thống nhất về lịch trình di chuyển tham quan hai đền và nhanh chóng đi theo cô hướng dẫn viên, lắng nghe và chụp các bức ảnh làm tư liệu. Đầu tiên chúng tôi di chuyển vào đền vua Đinh Tiên Hoàng. Đền vua Đinh Tiên Hoàng là nơi thờ tự của vua Đinh Tiên Hoàng và những người con trai của ông. Được đặt ngay tại vị trí chính điện của Kinh đô Hoa Lư được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc, nghĩa là bên trong kiểu chữ công (hán tự) phía ngoài cấu trúc kiểu chữ quốc. Đường đi trong đền theo hình chữ vương. Các công tình kiến trúc đối xứng nhau theo đường chính đạo. Đây là một công tình kiến trúc đặc sắc, di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cố đô Hoa Lư được xếp hạng là di tích cấp quốc gia đặc biệt năm 2012
  • 37. 33 This document is available free of charge on studocu Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) Cổng ngoài dẫn vào đền- Ngọ môn là ba gian lợp ngói. Trên vòm cửa cong có hai chú lân vờn mây, phía trên có chữ “Tiền triều phượng khuyết” (cửa phượng triều trước) bên ngoài có chữ Bắc môn toả thuộc (có nghĩa là: khoá chặt cửa Bắc). Với kinh nghiệm hơn một ngàn năm chống phong kiến Phương Bắc đã làm cho ông cha ta cảnh giác nhắc nhủ con cháu điều đó. Vào phía trong ở giữa sân là một sập long sàng bằng đá, hai bên có hai nghê chầu bằng đá xanh nguyên khối mang tính nghệ thuật rất cao. Hình dáng chạm khắc đơn giản với những khối hình mộc mạc, chắc khoả, gợi về lòng sùng kính với vua Đinh.
  • 38. 34 Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) Tiếp đến là Nghi môn nội (cửa trong) có thể nói cửa này là dạng kiến trúc ba hàng chân cột sớm nhất tại nước ta. Lui vào trong bên phải của ngôi đền là nhà khải thánh thờ cha mẹ vua Đinh, bên trái là nhà Vọng nơi bàn đến việc tế lễ. Khu vực giữa là vườn hoa ngoại quốc ( có hình chữ Quốc). Hai bên có hòn non bộ được thiết kế dáng “cứu long” và “hình nhân bái tướng”.
  • 39. 35 This document is available free of charge on studocu Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) Hai con nghê được tạo hình rất khoẻ khoắn, đầu ngẩng cao, mồm há, mũi hếch, tóc xoăn, bụng thắt lại, từng thớ thịt ở hông nổi rõ thể hiện sức mạnh. Đền chính có ba toà: Bái đường, thiên hương và Thượng điện. Toà bái đường thờ ban công đồng với đặc điểm kiến trúc của đền vua Đinh là được bao kín xung quanh, ánh sáng mờ ảo đã tạo nên một thâm cung linh thiêng, tạo cho nó các đồ thờ và nghê tượng phu như có một sức mạnh huyền bí. Khác với các kiến trúc khác, thường gắn cửa với hàng cột quân bên ngoài, ở đền vua Đinh cửa đền được lui vào tận hàng cột cái tạo thành những mảng chồng giường với những trang trí lớn. Ở khu vực Bái Đường có đôi “xà cổ ngỗng” khá đẹp vừa đỡ mái vừa che các đầu hoành. Đây thực chất là một kẻ góc, một kỹ thuật rất khó trong kiến trúc cổ truyền đã đi vào ca dao. Đền vua Đinh là một công trình kiến trúc điêu khắc quý ở thế ký 17. Tuy đã trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo nhưng ngôi đền vẫn giữ được những mảng điêu khắc của thời kỳ hậu Lê. Đề tài được thể hiện nhiều nhất là rồng, chi chít nhau: rồng mẹ, rồng con, rồng đàn, rồng ổ... trong các mảng chạm
  • 40. 36 Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) lộng, chạm nổi có con thì tư thế bình thản, có con cong đuôi, đầu ngoái lại gãi vai như đang nô đùa. 3. Đền vua Lê Sau khi kết thúc tham quan đền vua Đinh, chúng tôi nhanh chân di chuyển đến đền vua Lê. Nằm cách đền vua Đinh Tiên Hoàng không xa, ước chừng 300m là ngôi đền vua Lê- nơi thờ vị vua Lê Đại Hành. Thuộc địa phận của thôn Trường Yên Hạ, xã Trường yên nên còn được gọi là Đền Hạ. Đền được xây dựng trên nền cung điện Hoa Lư xưa quay hướng Đông, lấy núi Đèn làm án, sau lưng là núi Đìa. Đền vua Lê tuy không khang trang bằng đền vua Đinh vì ít được tu sửa hơn, nhưng cũng vì thế mà đền vua Lê còn giữ được nhiều mảng điêu khắc thời hậu Lê hơn đền vua Đinh. Các mảng chồng giường ở gian bái đường là nơi hội tụ sự thao diễn nghệ thuật chạm khắc gỗ.
  • 41. 37 This document is available free of charge on studocu Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) Giữa khu vực bái đường có một tấm biển sơn son thiếp vàng lộng lẫy đề bốn chữ “Trường Xuân linh tích” (Dấu tích điện Trường Xuân). Tấm biển ở gian bên trái có ba chữ “xuất thánh minh” (xuất hiện bậc thánh minh), bên phải là tấm biển “Dương thần vũ” (biểu dương thần vũ) cùng đôi câu đối như sau “Thần vũ thiếp tứ lân, thịnh Tống cường Chiêm thủ nhật. Tinh linh tồn thiên cổ, long giang mã truc chi gian” có nghĩa là: Thần vũ động bốn bên trong lúc chiêm cường tống thịnh, thiêng liêng còn muôn thuở trong vùng núi mã sông Long. Đền vua Đinh và đền vua Lê là biểu tượng cho nghệ thuật chạm khắc gỗ thế kỳ 17 đã đạt đến trình độ điêu luyện và tinh xảo. Hai ngôi đền mãi mãi là biểu tượng cho sự tôn kính, biết ơn của nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Ninh Bình nói riêng với hai ông vua đã có công rất lớn trong việc khai mở nền độc lập dân tộc vào thế kỷ thứ X.
  • 42. 38 Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) Bên cạnh đó, đoàn chúng tôi được tham quan khu khai quật khảo cổ học ở khu vực cố đô Hoa Lư thời Đinh - Tiền Lê Phát lộ vết tích nền móng cung điện với 2 mảng nền đã cho thấy gạch lát nền cung điện được làm bằng chất liệu đất nung, hình vuông, trang trí họa tiết Hoa Sen, Chim phượng, kích thước phổ biến: 34 x 34 x 7,5cm. Bên cạnh các viên gạch cỡ trung bình 34 x 34cm còn có 2 viên gạch chữ nhật cỡ lớn, 1 viên 47 x 64 cm, 1 viên 47 x 74cm, trên mặt gạch có trang trí 2 bông hoa sen 8 cánh
  • 43. 39 Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) mập. Các đề tài trang trí trên mặt gạch Hoa sen và Chim phượng cho ta thấy quan niệm về âm dương được thể hiện rất rõ ràng và nghiêm ngặt: Vuông - tròn, đực - cái (chim phượng 1 con trống cường tráng, một con mái nhỏ nhắn), động vật - thực vật (chim phượng - hoa dây, hoa sen - bướm). Ngoài ra, qua công tác khai quật còn phát hiện một số nguyên vật liệu dùng để xây dựng tường thành, cung điện như: gạch “Đại Việt quốc quân thành chuyên”, gạch “Giang Tây quân”, ngói nóc, ngói âm dương, ngói ống phủ diềm hoa chanh, ngói mũi lá.. ..và một số di vật dùng để trang trí cung
  • 44. 40 Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) điện, sử dụng trong cuộc sống hàng ngày như: mặt linh thú, tượng vịt, cột kinh, vò, vại, bệ tháp, chì lưới, thuyền tán, thóc cháy...
  • 45. 41 This document is available free of charge on studocu Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) 16h00: đoàn chúng tôi lên xe về Hà Nội. 18h30: chúng tôi về tới Hà Nội, kết thúc chuyến đi.
  • 46. 42 Downloaded by Quang Lã Vi?t (quangdeeptry21@gmail.com) KẾT LUẬN • Chuyến đi thực tế vừa qua đã mang lại cho tôi rất nhiều điều quý giá. Đây là một chuyến đi không chỉ đơn thuần là để lấy điểm thi cuối kỳ cho môn học, mà còn là để áp dụng phương pháp “học đi đôi với hành”, gắn liền giảng dạy lý thuyết với trải nghiệm thực tế. Đúng là trăm nghe không bằng một thấy. Chỉ khi được đặt chân đến mảnh đất miền Trung, tôi mới thấy nơi đây đẹp đến nhường nào. Từ cảnh vật cho đến con người, tất cả đều khác xa với cuộc sống xô bồ nơi đô thị. Đây chính là cơ hội kiểm chứng, cụ thể hóa kiến thức đã học từ giảng đường vào thực tiễn, cơ hội trau dồi lý thuyết và kỹ năng nghề nghiệp cho chúng tôi. Chúng tôi được làm quen với việc của một hướng dẫn viên thực thụ thông qua việc giới thiệu về quê hương của mình, được tìm hiểu rõ hơn về văn hóa - địa lý - lịch sử của mảnh đất miền xứ Thanh - Nghệ - Tĩnh. Qua chuyến nghiên cứu thực tế này bản thân mỗi thành viên trong đoàn thât sự cảm thấy mình lớn lên trong suy nghĩ, trong ý thức về những lịch sử, dấu ấn, địa lý, con người Việt Nam. Các địa điểm trong chuyến tham quan thực tế đã giúp những sinh viên chúng tôi tích lũy nhiều kiến thức mới, biết thêm nhiều kiến thức lịch sử cùng xã hội để có cảm hứng hơn trong học tập.