SlideShare a Scribd company logo
1 of 8
Download to read offline
TTCT - Không giống như những bộ sưu tập thường thấy trong thú vui sưu tập ở các
lĩnh vực khác, trang báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật trước đây và Tuổi Trẻ Cuối Tuần bây giờ
được lưu giữ cẩn thận trong thư phòng nhỏ của linh mục Gioan Võ Đình Đệ ở Tòa
giám mục Quy Nhơn để phục vụ việc rao giảng cho giới trẻ.
LTS: Ngày 2-9-2013, Tuổi Trẻ kỷ niệm lần thứ 38 ngày thành lập,
riêng Tuổi Trẻ Cuối Tuần (TTCT) năm nay cũng tròn 30 tuổi. Kỷ niệm
chặng đường trưởng thành này, TTCT giới thiệu hai chuyên mục mới
(Thế giới ảo & thực trang 18-19 và Sách trong tháng trang 34-35),
đồng thời dành trọn bốn trang cho bạn đọc và các góp ý của độc giả
cho TTCT như một lời tri ân trân trọng nhất.
Đó có thể là những câu chuyện đời thường đầy tình người, hay một lời kể về tình
mẫu tử đậm màu nhân văn...
Hơn 20 năm, cha Đệ vẫn đều đặn lựa chọn và sưu tập những
bài báo hay trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần - Ảnh: Trần Hoa Khá
“Nhiều chuyên mục rất hay, rất nhân văn thể hiện bằng những câu chuyện mộc mạc,
giản dị, tôi tập hợp thành tài liệu phục vụ cho những bài giảng dành cho thanh niên,
sinh viên và các chủng sinh, tu sĩ hàng chục năm qua” - linh mục Đệ bộc bạch.
Chất liệu cuộc sống
“Tôi là tu sĩ, tôi quý
trọng và nâng niu
những bài báo hay
trên TTCT suốt hàng
chục năm qua.
Những bài báo ấy có
một sức sống mãnh
liệt và chuyển tải
những thông điệp
yêu thương, bồi
dưỡng tâm hồn và
nhân cách tuổi trẻ.
Nó sẽ tồn tại mãi
trong thư phòng của
tôi và chuyển đến
tay từng bạn trẻ ghé
qua mỗi ngày. Đó
cũng là một sự mầu
nhiệm của cuộc
sống” - cha Đệ đánh
giá.
Bài giảng hôm ấy của cha Đệ với học sinh, sinh viên mang chủ đề “Tình mẹ”. Câu
chuyện bắt đầu từ bài viết “Chiều chở mẹ đi chơi” (TTCT ra ngày 17-3) và “Tháng
bảy lạnh trùng” (TTCT ra ngày 25-8).
Học sinh ngồi từng nhóm nói chuyện riêng ồn ào, nhưng rồi tất cả im phăng phắc khi
nghe cha Đệ kể: “Rằm tháng 7 năm ngoái, khi sư cô chùa Kim Sơn cài lên ngực áo
tôi đóa hồng trắng muốt, tôi chợt lặng người, rúng động. Gần năm mươi, bầm giập,
ngang tàng, sắt đá, mà rồi nước mắt cứ giàn giụa không cầm được như trẻ lên
mười. Đứng trước cha mẹ, con cái không bao giờ có tuổi trưởng thành là vậy”...
Câu chuyện của một người con nhớ người mẹ đã ra đi vào những ngày tháng mình
không thể ở bên cạnh... cũng bình thường, không phải quá ngang trái như những
tình huống éo le khác nhưng sao mà lay động lòng người. Cha Đệ tâm tình: “Những
câu chuyện thấm đẫm nhân văn ấy tưới tắm vào tâm hồn trẻ thơ sẽ đánh thức cảm
xúc từ sâu thẳm tâm hồn các em như một phép mầu và các em tự thay đổi lối sống,
lối nghĩ và hành động tích cực hơn”.
Tuần trước, cha Đệ đã dành mấy ngày để giảng cho các bà mẹ có con chuẩn bị tựu
trường. Cha đã đọc cho các bà mẹ nghe bài “Khi trẻ con học” và “Xe kéo gạch” trên
TTCT. Trước đó, cha Đệ dành một buổi giảng cho sinh viên đi học xa nhà câu
chuyện mưu sinh, sự phân chia giàu nghèo trong xã hội và cách đối nhân xử thế
qua những bài viết như “Thị dân nửa mùa” và “Con chó của chị bán cá hấp” (TTCT
ngày 7-7-2013).
Những hiện thực cuộc sống ngồn ngộn hiện ra trên trang báo trở thành những bài
giáo dục không hề khô khan và dễ đi vào lòng người. Cha Đệ nói những câu chuyện
mộc mạc, giản dị xúc động và nhân bản, từng ngày qua các bài giảng sẽ nhóm lên
cho người nghe ngọn lửa lung linh về tình yêu thương con người, yêu thương muôn
loài và ý thức mãnh liệt về những giá trị cao đẹp.
“Ngọn lửa yêu thương ấy sẽ luôn là hành trang soi sáng cuộc đời thơ trẻ của các
em, giúp các em vượt qua những cám dỗ, cạm bẫy của đời sống” - vị linh mục tin
tưởng.
Chiến sĩ hải quân trên tàu HQ936 tranh thủ giải trí với tờ Tuổi
Trẻ Cuối Tuần trên đường hành quân từ đất liền ra quần đảo
Trường Sa tháng 12-2009 - Ảnh: Thuận Thắng
Tiếp tục sưu tầm
Từ hơn 20 năm trước, linh mục Đệ đã lặng lẽ sưu tập Tuổi Trẻ Chủ Nhật, lúc còn ở
nhà thờ Mằng Lăng (huyện Tuy An, Phú Yên). “Hồi đó, ở huyện Tuy An ít có báo
nên có dịp chạy vô thành phố Tuy Hòa, việc đầu tiên là tôi tìm mua tờ Tuổi Trẻ Chủ
Nhật, tờ nào không mua kịp thì tìm xin qua bạn bè, anh em.
Tôi thích nhất hai chuyên mục “Nghệ thuật sống” và “Hoa ý tưởng”. Những danh
ngôn được trích dẫn trong mục “Hoa ý tưởng” nhiều câu dù đã hơn 20 năm trôi qua
nhưng cha Đệ vẫn thuộc lòng. Những câu chuyện xúc động trong mục “Nghệ thuật
sống” thường trở thành những ví dụ sống động trong bài giảng của vị linh mục này.
Công việc sưu tập “tài liệu” từ TTCT bây giờ của cha Đệ vẫn tiếp diễn như với Tuổi
Trẻ Chủ Nhật ngày xưa. Trong thư phòng nhỏ chất đầy sách nghe rõ tiếng sột soạt
lật từng trang báo của cha Đệ, chọn lọc rồi cẩn thận cắt ép vào cuốn album khổ lớn.
Theo cha Đệ, TTCT bây giờ tuy không còn những chuyên mục cha thích như chục
năm về trước, nhưng xuất hiện nhiều chuyên mục mới hay và chẳng kém ý nghĩa
giáo dục như “Phiếm đàm”, “Nhật ký thành phố”, “Mắt ảnh”, “Tạp bút”...
“Mình biết báo chí hiện đại phải liên tục thay đổi và “tuổi thọ” của từng chuyên mục
cũng có giới hạn của nó. Những bài báo thời sự để đọc qua, nắm bắt chuyện gì
đang xảy ra trên đất nước và thế giới, còn những bài báo mang tính giáo dục trên
các chuyên mục mà mình thích sẽ vẫn tồn tại rất lâu” - cha Đệ nói.
Hàng tuần trôi qua, bộ sưu tập của cha Đệ, những cuốn album chứa thêm nhiều bài
báo hay trên các chuyên mục mà cha Đệ chắt lọc, trưng bày lại dày thêm.
“Tôi cảm ơn và chia sẻ với TTCT đã có những bài báo tốt, những bài báo gieo mầm
nhân ái, yêu thương con người, yêu thương thiên nhiên, kêu gọi con người sống hài
hòa yêu thương nhau, sống hài hòa với thiên nhiên và muôn loài, tất cả đã đồng
hành với tôi, với các bạn trẻ, với nhiều thế hệ chủng sinh hàng chục năm” - cha Đệ
tâm sự.
Tăng phản biện
Là một độc giả của TTCT từ khi bước vào cấp II, tôi thật sự trân
trọng những gì TTCT đã và đang thực hiện thời gian qua. Trong tình
hình báo lá cải tràn lan, việc có một tờ báo đăng tải những thông tin
bổ ích, đa dạng trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa - xã hội đã giúp
độc giả mở rộng tầm nhìn. TTCT đã cân bằng giữa yếu tố giải trí
thông qua các mục Văn hóa & giải trí hay Thư giãn và yếu tố nghiên
cứu thông qua các chuyên đề chọn lựa mỗi tuần, qua mục Vấn đề &
sự kiện và Quốc tế.
Giữa xu thế phát triển vũ bão của báo mạng như hiện nay, người đọc
trẻ chúng tôi có chiều hướng bị bội thực về thông tin nhưng cảm
giác kiến thức lại chưa đủ sâu để phản biện, suy xét. Vì vậy TTCT
cần tăng tính tương tác, cùng độc giả trẻ thảo luận, nhận định các
vấn đề ở các chuyên mục về chính trị, xã hội hoặc tin tức quốc tế.
Cần đăng tải nhiều hơn phản hồi của bạn đọc về các vấn đề chính trị
hay những sự kiện quốc tế.
Tôi nhấn mạnh yếu tố chính trị vì trình độ tri thức của một xã hội
được đánh giá dựa trên sự quan tâm đối với chính trị của người dân
trong xã hội đó. Nếu có thể gợi lên sự quan tâm về chính trị trong
lòng bạn đọc, TTCT sẽ củng cố được vị thế của mình trong lòng bạn
đọc. Bên cạnh đó, cách viết của TTCT cần “trẻ” hơn (đơn giản và
sinh động hơn) để tạo sức hấp dẫn.
Ngoài ra, mảng văn hóa nghệ thuật cần phải “nhanh” (nóng) hơn
nữa. Cần nhiều hơn những bài bình luận về sách, phim, nhạc mới...
giúp giới trẻ có sự lựa chọn tốt hơn loại hình giải trí cho mình trong
điều kiện sân chơi tuy hỗn độn nhưng cũng khá eo sèo hiện nay.
Thời gian qua, TTCT đã có một số mục cho giới trẻ như Câu chuyện
cuộc sống, Nhật ký thành phố nhưng cảm giác của tôi là vẫn chưa
đủ trẻ. Có lẽ TTCT cần tăng cường thông tin về thế giới mạng, bởi đó
là một cuộc sống nữa của giới trẻ, dù muốn hay không muốn.
Hi vọng TTCT sẽ ngày một lớn mạnh, trở thành một tờ báo có giá trị
học thuật lớn trong lòng người đọc.
BẢO TRUNG
NỔI BẬT
● Bản tin COVID-19 chiều 16-12: Cả nước 15.270 ca mới, Tây Ninh báo cáo thêm
18.792 ca
● Sức khỏe
●
● Số ca nhiễm cộng đồng, tử vong cùng tăng hơn 100% so với tháng trước, vì sao?
● Sức khỏe
●
● Rai tăng cấp thành 'siêu bão' mạnh cấp 16, giật cấp 17, cảnh báo thiên tai cấp 4
● Thời sự
●
● Ông Trần Vĩnh Tuyến nói lời sau cùng: 'Tạo nghiệp sẽ bị quả báo'
● Pháp luật
●
● Vụ chánh án TAND huyện Ninh Phước tự tử: Nữ thư ký bị khởi tố sai gì?
● Pháp luật
Quan tâm
Facebook
Zalo
● Ngày thành lập
● Kỷ niệm
● Góp ý
● Tri ân
● Bạn đọc

More Related Content

What's hot

Noi san thang11.2016
Noi san thang11.2016Noi san thang11.2016
Noi san thang11.2016Banmaischool
 
BMSers Connection 5/2017:HÀNH TRÌNH TỪ YÊU THƯƠNG ĐẾN TRƯỞNG THÀNH
BMSers Connection 5/2017:HÀNH TRÌNH TỪ YÊU THƯƠNG ĐẾN TRƯỞNG THÀNHBMSers Connection 5/2017:HÀNH TRÌNH TỪ YÊU THƯƠNG ĐẾN TRƯỞNG THÀNH
BMSers Connection 5/2017:HÀNH TRÌNH TỪ YÊU THƯƠNG ĐẾN TRƯỞNG THÀNHBanmaischool
 
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO ITBMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO ITBanmaischool
 
Nội san Ban Mai số 14 (tháng 9/2016): Chia sẻ & Yêu thương
Nội san Ban Mai số 14 (tháng 9/2016): Chia sẻ & Yêu thươngNội san Ban Mai số 14 (tháng 9/2016): Chia sẻ & Yêu thương
Nội san Ban Mai số 14 (tháng 9/2016): Chia sẻ & Yêu thươngBanmaischool
 
Nhật kí MYT Huế
Nhật kí MYT HuếNhật kí MYT Huế
Nhật kí MYT HuếHoa Từ Bi
 
BMSers Connection số 22 (12/2017): TỰ HÀO BMSER
BMSers Connection số 22 (12/2017): TỰ HÀO BMSERBMSers Connection số 22 (12/2017): TỰ HÀO BMSER
BMSers Connection số 22 (12/2017): TỰ HÀO BMSERBanmaischool
 
Nội san Ban Mai số 13 - tháng 5/2016
Nội san Ban Mai số 13 - tháng 5/2016Nội san Ban Mai số 13 - tháng 5/2016
Nội san Ban Mai số 13 - tháng 5/2016Banmaischool
 
Nội san Ban Mai số 20 (11/2017): NGƯỜI THẦY TRONG TRÁI TIM EM
Nội san Ban Mai số 20 (11/2017): NGƯỜI THẦY TRONG TRÁI TIM EMNội san Ban Mai số 20 (11/2017): NGƯỜI THẦY TRONG TRÁI TIM EM
Nội san Ban Mai số 20 (11/2017): NGƯỜI THẦY TRONG TRÁI TIM EMBanmaischool
 
Săn sóc sự học của các con
Săn sóc sự học của các conSăn sóc sự học của các con
Săn sóc sự học của các conLuyến Kiều
 
Nội san Ban Mai số 10 - tháng 1-2/2016
Nội san Ban Mai số 10 - tháng 1-2/2016Nội san Ban Mai số 10 - tháng 1-2/2016
Nội san Ban Mai số 10 - tháng 1-2/2016Banmaischool
 
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội Việt
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội ViệtCoi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội Việt
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội ViệtCoiViet
 
Noi san thang3.2016
Noi san thang3.2016    Noi san thang3.2016
Noi san thang3.2016 Banmaischool
 
Hồ sơ Tết thêm yêu thương 2015 - Câu lạc bộ Tình nguyện Tấm lòng Mộ Đức
Hồ sơ Tết thêm yêu thương 2015 - Câu lạc bộ Tình nguyện Tấm lòng Mộ ĐứcHồ sơ Tết thêm yêu thương 2015 - Câu lạc bộ Tình nguyện Tấm lòng Mộ Đức
Hồ sơ Tết thêm yêu thương 2015 - Câu lạc bộ Tình nguyện Tấm lòng Mộ ĐứcThành Đạt Lê Đức
 
BMSers Connection 8/2017:GẶP GỠ YÊU THƯƠNG
BMSers Connection 8/2017:GẶP GỠ YÊU THƯƠNGBMSers Connection 8/2017:GẶP GỠ YÊU THƯƠNG
BMSers Connection 8/2017:GẶP GỠ YÊU THƯƠNGBanmaischool
 

What's hot (17)

Noi san thang11.2016
Noi san thang11.2016Noi san thang11.2016
Noi san thang11.2016
 
BMSers Connection 5/2017:HÀNH TRÌNH TỪ YÊU THƯƠNG ĐẾN TRƯỞNG THÀNH
BMSers Connection 5/2017:HÀNH TRÌNH TỪ YÊU THƯƠNG ĐẾN TRƯỞNG THÀNHBMSers Connection 5/2017:HÀNH TRÌNH TỪ YÊU THƯƠNG ĐẾN TRƯỞNG THÀNH
BMSers Connection 5/2017:HÀNH TRÌNH TỪ YÊU THƯƠNG ĐẾN TRƯỞNG THÀNH
 
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO ITBMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
 
Nội san Ban Mai số 14 (tháng 9/2016): Chia sẻ & Yêu thương
Nội san Ban Mai số 14 (tháng 9/2016): Chia sẻ & Yêu thươngNội san Ban Mai số 14 (tháng 9/2016): Chia sẻ & Yêu thương
Nội san Ban Mai số 14 (tháng 9/2016): Chia sẻ & Yêu thương
 
Nhật kí MYT Huế
Nhật kí MYT HuếNhật kí MYT Huế
Nhật kí MYT Huế
 
BMSers Connection số 22 (12/2017): TỰ HÀO BMSER
BMSers Connection số 22 (12/2017): TỰ HÀO BMSERBMSers Connection số 22 (12/2017): TỰ HÀO BMSER
BMSers Connection số 22 (12/2017): TỰ HÀO BMSER
 
Nội san Ban Mai số 13 - tháng 5/2016
Nội san Ban Mai số 13 - tháng 5/2016Nội san Ban Mai số 13 - tháng 5/2016
Nội san Ban Mai số 13 - tháng 5/2016
 
Nội san Ban Mai số 20 (11/2017): NGƯỜI THẦY TRONG TRÁI TIM EM
Nội san Ban Mai số 20 (11/2017): NGƯỜI THẦY TRONG TRÁI TIM EMNội san Ban Mai số 20 (11/2017): NGƯỜI THẦY TRONG TRÁI TIM EM
Nội san Ban Mai số 20 (11/2017): NGƯỜI THẦY TRONG TRÁI TIM EM
 
Số 3
Số 3Số 3
Số 3
 
So 1
So 1So 1
So 1
 
Săn sóc sự học của các con
Săn sóc sự học của các conSăn sóc sự học của các con
Săn sóc sự học của các con
 
Nội san Ban Mai số 10 - tháng 1-2/2016
Nội san Ban Mai số 10 - tháng 1-2/2016Nội san Ban Mai số 10 - tháng 1-2/2016
Nội san Ban Mai số 10 - tháng 1-2/2016
 
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội Việt
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội ViệtCoi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội Việt
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội Việt
 
Issue23 vn
Issue23 vnIssue23 vn
Issue23 vn
 
Noi san thang3.2016
Noi san thang3.2016    Noi san thang3.2016
Noi san thang3.2016
 
Hồ sơ Tết thêm yêu thương 2015 - Câu lạc bộ Tình nguyện Tấm lòng Mộ Đức
Hồ sơ Tết thêm yêu thương 2015 - Câu lạc bộ Tình nguyện Tấm lòng Mộ ĐứcHồ sơ Tết thêm yêu thương 2015 - Câu lạc bộ Tình nguyện Tấm lòng Mộ Đức
Hồ sơ Tết thêm yêu thương 2015 - Câu lạc bộ Tình nguyện Tấm lòng Mộ Đức
 
BMSers Connection 8/2017:GẶP GỠ YÊU THƯƠNG
BMSers Connection 8/2017:GẶP GỠ YÊU THƯƠNGBMSers Connection 8/2017:GẶP GỠ YÊU THƯƠNG
BMSers Connection 8/2017:GẶP GỠ YÊU THƯƠNG
 

Similar to what is life

Đại Sư Tinh Vân, nhà lãnh đạo Phật Giáo Phật Quang Sơn
Đại Sư Tinh Vân, nhà lãnh đạo Phật Giáo Phật Quang SơnĐại Sư Tinh Vân, nhà lãnh đạo Phật Giáo Phật Quang Sơn
Đại Sư Tinh Vân, nhà lãnh đạo Phật Giáo Phật Quang SơnVenerable Thich Nguyen Tang
 
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdfHồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdfMan_Ebook
 
Mai thi ngu my
Mai thi ngu myMai thi ngu my
Mai thi ngu mynhumy91
 
Totto chan - co be ben cua so - tetsuko kuroyanagi (1)
Totto chan - co be ben cua so - tetsuko kuroyanagi (1)Totto chan - co be ben cua so - tetsuko kuroyanagi (1)
Totto chan - co be ben cua so - tetsuko kuroyanagi (1)Tuan Le
 
Những người trẻ lạ lùng - BS. Đỗ Hồng Ngọc
Những người trẻ lạ lùng - BS. Đỗ Hồng Ngọc Những người trẻ lạ lùng - BS. Đỗ Hồng Ngọc
Những người trẻ lạ lùng - BS. Đỗ Hồng Ngọc nataliej4
 
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docxHÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docxTOAN Kieu Bao
 
Tôi xê dịch 2016
Tôi xê dịch 2016Tôi xê dịch 2016
Tôi xê dịch 2016toixedich
 
Lời khuyên thanh niên
Lời khuyên thanh niênLời khuyên thanh niên
Lời khuyên thanh niênLuyến Kiều
 
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt NamKho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt NamPham Long
 
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩaLuận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩaDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017
Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017
Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017Venerable Thich Nguyen Tang
 
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam nataliej4
 
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC nataliej4
 
De on thi thpt (sưu tầm)
De on thi thpt (sưu tầm)De on thi thpt (sưu tầm)
De on thi thpt (sưu tầm)Chu Choa
 

Similar to what is life (20)

Đại Sư Tinh Vân, nhà lãnh đạo Phật Giáo Phật Quang Sơn
Đại Sư Tinh Vân, nhà lãnh đạo Phật Giáo Phật Quang SơnĐại Sư Tinh Vân, nhà lãnh đạo Phật Giáo Phật Quang Sơn
Đại Sư Tinh Vân, nhà lãnh đạo Phật Giáo Phật Quang Sơn
 
Nop
NopNop
Nop
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdfHồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
 
Mai thi ngu my
Mai thi ngu myMai thi ngu my
Mai thi ngu my
 
Đề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
Đề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật ÁnhĐề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
Đề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
 
Totto chan - co be ben cua so - tetsuko kuroyanagi (1)
Totto chan - co be ben cua so - tetsuko kuroyanagi (1)Totto chan - co be ben cua so - tetsuko kuroyanagi (1)
Totto chan - co be ben cua so - tetsuko kuroyanagi (1)
 
Những người trẻ lạ lùng - BS. Đỗ Hồng Ngọc
Những người trẻ lạ lùng - BS. Đỗ Hồng Ngọc Những người trẻ lạ lùng - BS. Đỗ Hồng Ngọc
Những người trẻ lạ lùng - BS. Đỗ Hồng Ngọc
 
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docxHÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
 
Tôi xê dịch 2016
Tôi xê dịch 2016Tôi xê dịch 2016
Tôi xê dịch 2016
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
 
Lời khuyên thanh niên
Lời khuyên thanh niênLời khuyên thanh niên
Lời khuyên thanh niên
 
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt NamKho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đLuận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩaLuận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
 
Diem tua cua niem tin 03
Diem tua cua niem tin 03Diem tua cua niem tin 03
Diem tua cua niem tin 03
 
Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017
Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017
Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017
 
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
 
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
 
De on thi thpt (sưu tầm)
De on thi thpt (sưu tầm)De on thi thpt (sưu tầm)
De on thi thpt (sưu tầm)
 

what is life

  • 1. TTCT - Không giống như những bộ sưu tập thường thấy trong thú vui sưu tập ở các lĩnh vực khác, trang báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật trước đây và Tuổi Trẻ Cuối Tuần bây giờ được lưu giữ cẩn thận trong thư phòng nhỏ của linh mục Gioan Võ Đình Đệ ở Tòa giám mục Quy Nhơn để phục vụ việc rao giảng cho giới trẻ. LTS: Ngày 2-9-2013, Tuổi Trẻ kỷ niệm lần thứ 38 ngày thành lập, riêng Tuổi Trẻ Cuối Tuần (TTCT) năm nay cũng tròn 30 tuổi. Kỷ niệm chặng đường trưởng thành này, TTCT giới thiệu hai chuyên mục mới (Thế giới ảo & thực trang 18-19 và Sách trong tháng trang 34-35), đồng thời dành trọn bốn trang cho bạn đọc và các góp ý của độc giả cho TTCT như một lời tri ân trân trọng nhất. Đó có thể là những câu chuyện đời thường đầy tình người, hay một lời kể về tình mẫu tử đậm màu nhân văn... Hơn 20 năm, cha Đệ vẫn đều đặn lựa chọn và sưu tập những bài báo hay trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần - Ảnh: Trần Hoa Khá “Nhiều chuyên mục rất hay, rất nhân văn thể hiện bằng những câu chuyện mộc mạc, giản dị, tôi tập hợp thành tài liệu phục vụ cho những bài giảng dành cho thanh niên, sinh viên và các chủng sinh, tu sĩ hàng chục năm qua” - linh mục Đệ bộc bạch.
  • 2. Chất liệu cuộc sống “Tôi là tu sĩ, tôi quý trọng và nâng niu những bài báo hay trên TTCT suốt hàng chục năm qua. Những bài báo ấy có một sức sống mãnh liệt và chuyển tải những thông điệp yêu thương, bồi dưỡng tâm hồn và nhân cách tuổi trẻ. Nó sẽ tồn tại mãi trong thư phòng của tôi và chuyển đến tay từng bạn trẻ ghé qua mỗi ngày. Đó cũng là một sự mầu nhiệm của cuộc sống” - cha Đệ đánh giá. Bài giảng hôm ấy của cha Đệ với học sinh, sinh viên mang chủ đề “Tình mẹ”. Câu chuyện bắt đầu từ bài viết “Chiều chở mẹ đi chơi” (TTCT ra ngày 17-3) và “Tháng bảy lạnh trùng” (TTCT ra ngày 25-8). Học sinh ngồi từng nhóm nói chuyện riêng ồn ào, nhưng rồi tất cả im phăng phắc khi nghe cha Đệ kể: “Rằm tháng 7 năm ngoái, khi sư cô chùa Kim Sơn cài lên ngực áo tôi đóa hồng trắng muốt, tôi chợt lặng người, rúng động. Gần năm mươi, bầm giập, ngang tàng, sắt đá, mà rồi nước mắt cứ giàn giụa không cầm được như trẻ lên mười. Đứng trước cha mẹ, con cái không bao giờ có tuổi trưởng thành là vậy”...
  • 3. Câu chuyện của một người con nhớ người mẹ đã ra đi vào những ngày tháng mình không thể ở bên cạnh... cũng bình thường, không phải quá ngang trái như những tình huống éo le khác nhưng sao mà lay động lòng người. Cha Đệ tâm tình: “Những câu chuyện thấm đẫm nhân văn ấy tưới tắm vào tâm hồn trẻ thơ sẽ đánh thức cảm xúc từ sâu thẳm tâm hồn các em như một phép mầu và các em tự thay đổi lối sống, lối nghĩ và hành động tích cực hơn”. Tuần trước, cha Đệ đã dành mấy ngày để giảng cho các bà mẹ có con chuẩn bị tựu trường. Cha đã đọc cho các bà mẹ nghe bài “Khi trẻ con học” và “Xe kéo gạch” trên TTCT. Trước đó, cha Đệ dành một buổi giảng cho sinh viên đi học xa nhà câu chuyện mưu sinh, sự phân chia giàu nghèo trong xã hội và cách đối nhân xử thế qua những bài viết như “Thị dân nửa mùa” và “Con chó của chị bán cá hấp” (TTCT ngày 7-7-2013). Những hiện thực cuộc sống ngồn ngộn hiện ra trên trang báo trở thành những bài giáo dục không hề khô khan và dễ đi vào lòng người. Cha Đệ nói những câu chuyện mộc mạc, giản dị xúc động và nhân bản, từng ngày qua các bài giảng sẽ nhóm lên cho người nghe ngọn lửa lung linh về tình yêu thương con người, yêu thương muôn loài và ý thức mãnh liệt về những giá trị cao đẹp. “Ngọn lửa yêu thương ấy sẽ luôn là hành trang soi sáng cuộc đời thơ trẻ của các em, giúp các em vượt qua những cám dỗ, cạm bẫy của đời sống” - vị linh mục tin tưởng.
  • 4. Chiến sĩ hải quân trên tàu HQ936 tranh thủ giải trí với tờ Tuổi Trẻ Cuối Tuần trên đường hành quân từ đất liền ra quần đảo Trường Sa tháng 12-2009 - Ảnh: Thuận Thắng Tiếp tục sưu tầm Từ hơn 20 năm trước, linh mục Đệ đã lặng lẽ sưu tập Tuổi Trẻ Chủ Nhật, lúc còn ở nhà thờ Mằng Lăng (huyện Tuy An, Phú Yên). “Hồi đó, ở huyện Tuy An ít có báo nên có dịp chạy vô thành phố Tuy Hòa, việc đầu tiên là tôi tìm mua tờ Tuổi Trẻ Chủ Nhật, tờ nào không mua kịp thì tìm xin qua bạn bè, anh em. Tôi thích nhất hai chuyên mục “Nghệ thuật sống” và “Hoa ý tưởng”. Những danh ngôn được trích dẫn trong mục “Hoa ý tưởng” nhiều câu dù đã hơn 20 năm trôi qua nhưng cha Đệ vẫn thuộc lòng. Những câu chuyện xúc động trong mục “Nghệ thuật sống” thường trở thành những ví dụ sống động trong bài giảng của vị linh mục này. Công việc sưu tập “tài liệu” từ TTCT bây giờ của cha Đệ vẫn tiếp diễn như với Tuổi Trẻ Chủ Nhật ngày xưa. Trong thư phòng nhỏ chất đầy sách nghe rõ tiếng sột soạt lật từng trang báo của cha Đệ, chọn lọc rồi cẩn thận cắt ép vào cuốn album khổ lớn. Theo cha Đệ, TTCT bây giờ tuy không còn những chuyên mục cha thích như chục
  • 5. năm về trước, nhưng xuất hiện nhiều chuyên mục mới hay và chẳng kém ý nghĩa giáo dục như “Phiếm đàm”, “Nhật ký thành phố”, “Mắt ảnh”, “Tạp bút”... “Mình biết báo chí hiện đại phải liên tục thay đổi và “tuổi thọ” của từng chuyên mục cũng có giới hạn của nó. Những bài báo thời sự để đọc qua, nắm bắt chuyện gì đang xảy ra trên đất nước và thế giới, còn những bài báo mang tính giáo dục trên các chuyên mục mà mình thích sẽ vẫn tồn tại rất lâu” - cha Đệ nói. Hàng tuần trôi qua, bộ sưu tập của cha Đệ, những cuốn album chứa thêm nhiều bài báo hay trên các chuyên mục mà cha Đệ chắt lọc, trưng bày lại dày thêm. “Tôi cảm ơn và chia sẻ với TTCT đã có những bài báo tốt, những bài báo gieo mầm nhân ái, yêu thương con người, yêu thương thiên nhiên, kêu gọi con người sống hài hòa yêu thương nhau, sống hài hòa với thiên nhiên và muôn loài, tất cả đã đồng hành với tôi, với các bạn trẻ, với nhiều thế hệ chủng sinh hàng chục năm” - cha Đệ tâm sự.
  • 6. Tăng phản biện Là một độc giả của TTCT từ khi bước vào cấp II, tôi thật sự trân trọng những gì TTCT đã và đang thực hiện thời gian qua. Trong tình hình báo lá cải tràn lan, việc có một tờ báo đăng tải những thông tin bổ ích, đa dạng trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa - xã hội đã giúp độc giả mở rộng tầm nhìn. TTCT đã cân bằng giữa yếu tố giải trí thông qua các mục Văn hóa & giải trí hay Thư giãn và yếu tố nghiên cứu thông qua các chuyên đề chọn lựa mỗi tuần, qua mục Vấn đề & sự kiện và Quốc tế. Giữa xu thế phát triển vũ bão của báo mạng như hiện nay, người đọc trẻ chúng tôi có chiều hướng bị bội thực về thông tin nhưng cảm giác kiến thức lại chưa đủ sâu để phản biện, suy xét. Vì vậy TTCT cần tăng tính tương tác, cùng độc giả trẻ thảo luận, nhận định các vấn đề ở các chuyên mục về chính trị, xã hội hoặc tin tức quốc tế. Cần đăng tải nhiều hơn phản hồi của bạn đọc về các vấn đề chính trị hay những sự kiện quốc tế. Tôi nhấn mạnh yếu tố chính trị vì trình độ tri thức của một xã hội được đánh giá dựa trên sự quan tâm đối với chính trị của người dân trong xã hội đó. Nếu có thể gợi lên sự quan tâm về chính trị trong lòng bạn đọc, TTCT sẽ củng cố được vị thế của mình trong lòng bạn đọc. Bên cạnh đó, cách viết của TTCT cần “trẻ” hơn (đơn giản và sinh động hơn) để tạo sức hấp dẫn. Ngoài ra, mảng văn hóa nghệ thuật cần phải “nhanh” (nóng) hơn nữa. Cần nhiều hơn những bài bình luận về sách, phim, nhạc mới...
  • 7. giúp giới trẻ có sự lựa chọn tốt hơn loại hình giải trí cho mình trong điều kiện sân chơi tuy hỗn độn nhưng cũng khá eo sèo hiện nay. Thời gian qua, TTCT đã có một số mục cho giới trẻ như Câu chuyện cuộc sống, Nhật ký thành phố nhưng cảm giác của tôi là vẫn chưa đủ trẻ. Có lẽ TTCT cần tăng cường thông tin về thế giới mạng, bởi đó là một cuộc sống nữa của giới trẻ, dù muốn hay không muốn. Hi vọng TTCT sẽ ngày một lớn mạnh, trở thành một tờ báo có giá trị học thuật lớn trong lòng người đọc. BẢO TRUNG NỔI BẬT ● Bản tin COVID-19 chiều 16-12: Cả nước 15.270 ca mới, Tây Ninh báo cáo thêm 18.792 ca ● Sức khỏe ● ● Số ca nhiễm cộng đồng, tử vong cùng tăng hơn 100% so với tháng trước, vì sao? ● Sức khỏe ● ● Rai tăng cấp thành 'siêu bão' mạnh cấp 16, giật cấp 17, cảnh báo thiên tai cấp 4 ● Thời sự ● ● Ông Trần Vĩnh Tuyến nói lời sau cùng: 'Tạo nghiệp sẽ bị quả báo' ● Pháp luật ● ● Vụ chánh án TAND huyện Ninh Phước tự tử: Nữ thư ký bị khởi tố sai gì? ● Pháp luật
  • 8. Quan tâm Facebook Zalo ● Ngày thành lập ● Kỷ niệm ● Góp ý ● Tri ân ● Bạn đọc