SlideShare a Scribd company logo
1 of 70
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------
NGUYỄN THANH HÀ
SỬ DỤNG THÔNG TIN ĐỒ HỌA TRÊN
BÁO ĐIỆN TỬ HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Hà Nội, 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------
NGUYỄN THANH HÀ
SỬ DỤNG THÔNG TIN ĐỒ HỌA TRÊN
BÁO ĐIỆN TỬ HIỆN NAY
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Thu Nga
Hà Nội, 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Nguyễn Thanh Hà, tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ báo
chí với đề tài “Sử dụng Thông tin đồ họa trên báo điện tử hiện nay” là công
trình nghiên cứu của riêng tôi, là kết quả làm việc nghiêm túc, trung thực và
cẩn trọng của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Thu Nga. Mọi số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi
xin chịu trách nhiệm đối với Luận văn tốt nghiệp của mình.
Hà nội, Ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thanh Hà
LỜI CẢM ƠN
Qua luận văn này, tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo
trong Khoa Báo chí và Truyền thông – Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy và tạo điều kiện tốt nhất
cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến TS. Trần Thị Thu Nga
đã tận tình hướng dẫn, hết lòng động viên khích lệ, nhiệt tình truyền đạt
những kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các phóng viên, biên tập viên, nhân viên
thiết kế đồ họa tại các tòa soạn Báo điện tử đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu
thập tài liệu và tiến hành nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin chân thành gửi tới những người thân trong gia đình
lời cảm ơn sâu sắc nhất. Sự động viên, hậu thuẫn và ủng hộ của gia đình và
người thân đã giúp tôi có nhiều động lực để hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, Ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thanh Hà
5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 9
1. Lý do lựa chọn đề tài................................................................................... 9
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................10
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................16
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................17
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ...............................................17
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài......................................................19
7. Kết cấu của luận văn .................................................................................19
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Thông tin đồ họa trên
Báo điện tử.....................................................................................................20
1.1 Khái niệm Thông tin đồ họa trên Báo điện tử ..........................................20
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Thông tin đồ họa ............................23
1.3 Đặc điểm và vai trò của Thông tin đồ họa................................................30
1.4 Phương pháp thể hiện Thông tin đồ họa...................................................43
Chƣơng 2: Thực trạng sử dụng Thông tin đồ họa trên các báo điện tử
đƣợc khảo sát.................................................................................................49
2.1 Giới thiệu khái quát về các báo điện tử được khảo sát.............................49
2.2 Kết quả khảo sát việc sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử.............53
2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng thông tin đồ họa trên các báo điện tử được
khảo sát............................................................................................................66
Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng sử dụng Thông tin đồ
họa trên báo điện tử ......................................................................................80
3.1 Đối với cơ quan báo chí............................................................................81
3.2 Đối với nhân viên thiết kế đồ họa và biên tập viên ..................................90
6
KẾT LUẬN..................................................................................................107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................110
PHỤ LỤC.....................................................................................................115
7
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt
1 TTĐH Thông tin đồ họa
2 BĐT Báo điện tử
3 VnExpress Báo điện tử VnExpress
4 Vietnamplus Báo điện tử Vietnamplus
8
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng
1.1
Sự khác nhau trong việc sử dụng TTĐH đối với từng loại hình
báo chí
40
2.1 Số lượng tác phẩm TTĐH trên các trang BĐT được khảo sát 51
2.2 Số lượng bài viết sử dụng TTĐH theo chuyên mục trên Vnexpress 53
2.3
Số lượng bài viết sử dụng TTĐH theo chuyên mục trên
Vietnamplus
54
3.1 Góp ý của độc giả để tăng hiệu quả sử dụng thông tin đồ họa 80
3.2
Đánh giá của độc giả về mức độ cần thiêt của thông tin đồ họa
trên báo điện tử
80
3.3 Đánh giá của độc giả về vai trò của thông tin đồ họa 81
3.4 Lĩnh vực sử dụng thông tin đồ họa quan tâm 85
Biểu đồ
2.1 Số lượng bài viết sử dụng TTĐH theo chuyên mục trên Vnexpress 54
2.2
Số lượng bài viết sử dụng TTĐH theo chuyên mục trên
Vietnamplus
55
2.3 Số lượng phương pháp thể hiện thông tin đồ họa 57
2.4 Tỷ trọng sử dụng các phương pháp trên Vnexpress 57
2.5 Tỷ trọng sử dụng các phương pháp trên Vietnamplus 58
2.6
Phương thức thể hiện Thông tin đồ họa trong các chuyên mục
trên Vnexpress
59
2.7
Phương thức thể hiện Thông tin đồ họa trong các chuyên mục
trên Vietnamplus
62
2.8 Khó khăn khi tiếp nhận thông tin đồ họa của độc giả 71
9
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong thời đại ngày
nay đã làm thế giới thay đổi nhanh chóng trên nhiều phương diện, trong đó có
lĩnh vực báo chí và truyền thông.Ứng dụng công nghệ trong các hoạt động
báo chí, truyền thông là một xu thế tất yếu. Chúng ta đang chứng kiến sự thay
đổi nhanh chóng ở các cơ quan báo chí hiện đại mà tất cả đều dịch chuyển
theo xu hướng vận dụng các thế mạnh của công nghệ.
Với việc vận dụng một cách linh hoạt những thành tựu khoa học công
nghệ, các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay đã có những bước
phát triển vượt bậc so với trước kia, cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện,
trong đó phải nhắc đến “Thông tin đồ họa”.
Điều đặc biệt, rất nhiều kênh truyền hình nổi tiếng Thế giới sử dụng
Thông tin đồ họa trong các chương trình của mình, ví dụ như: Đài truyền hình
Pháp (Canal +, M6,…), Đài truyền hình Hàn Quốc, Anh, Nhật Bản,…. Lượng
thông tin đồ họa ngày càng được sử dụng nhiều hơn và phổ biến hơn. Cụ thể
như, nếu theo dõi bản tin của BBC (Anh) thì có thể nhận thấy rằng trước mỗi
tin sẽ có một thông tin sơ lược về sự việc như bản đồ chỉ địa điểm để khán giả
truyền hình có thể dễ hình dung ra được sự việc diễn ra ở đâu.
Ở trong nước, so với thời gian trước đây, việc các đài truyền hình như
Đài Truyền hình Việt Nam cũng đã bắt đầu tận dụng thế mạnh trong việc tiếp
cận Thông tin đồ họa để truyền tải các thông điệp, mật độ sử dụng Thông tin
đồ họa ngày càng dày đặc hơn. Không riêng truyền hình, các trang báo điện
tử, trang thông tin điện tử, đặc biệt dễ tiếp cận là các trang như Vnexpress.net,
Vietnamnet.vn, VietnamPlus.vn, Dantri.vn,… hay các trang thông tin điện tử
dành riêng cho giới trẻ như Tiin.vn, Tinngan.vn, Kenh14.vn, Gamek.vn,
10
Genk.vn, …. cũng dành rất nhiều bài viết sử dụng Thông tin đồ họa. Đặc biệt,
với Vietnamplus.vn, Thông tin đồ họa đã trở thành một thương hiệu, một
bước tiến lớn với việc dành riêng một chuyên mục cho hình thức thể hiện này.
Có một thực tế cho thấy rằng, việc sử dụng Thông tin đồ họa giúp
nâng cao hiệu quả trong việc truyền tải thông tin. Thông tin trở nên hấp dẫn
hơn, thu hút sự chú ý nhiều hơn, cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu – dễ nhớ.
Đặc biệt với các thông tin chuyên ngành có liên quan đến các số liệu, so
sánh,…Thông tin đồ họa lại càng thể hiện rõ hơn vai trò của mình.
Vì thế, các phương tiện truyền thông đại chúng trong nước có cần bổ
sung, khai thác triệt để cũng như nâng cao chất lượng của hình thức truyền tải
thông tin này. Tuy nhiên, để thành công trong việc sử dụng Thông tin đồ họa,
còn rất nhiều vấn đề về nguồn nhân lực, đội ngũ thể hiện, trách nhiệm của các
nhà quản lý và vấn đề chi phí đầu tư.
Việc nghiên cứu để bước đầu hình thành khung lý luận về sử dụng
Thông tin đồ họa trên các phương tiện truyền thông báo chí hiện nay và giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng của hình thức thông tin này đang ngày càng
trở nên cần thiết.
Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Sử dụng thông tin đồ họa trên
báo điện tử hiện nay” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Báo chí học khóa
QH-2013-X, khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn – Đại hoc Quốc gia Hà Nội.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thông tin đồ họa trên báo chí là vấn đề đã được nhiều nhà nghiên cứu
phân tích một cách sâu sắc. Việc sử dụng đồ họa trong các tác phẩm báo chí
đã trở thành một vấn đề quan trọng, phổ biến và đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu đã được công bố trong nước và quốc tế.
11
2.1 Trên Thế giới
Trong cuốn sách “A Practical guide to Graphics reporting –
Informartion graphics for print, web, broadcast” (2006) của tác giả Jennifer
George – Palilonis do NXB Lincacre phát hành, tác giả đã xem xét các vấn đề
về TTĐH trên các tác phẩm báo chí một cách hệ thống. Đồng thời, tác phẩm
cũng đưa ra hệ thống lý luận, khái niệm cơ bản nhất về lĩnh vực này.
Tác phẩm “Thiết kế, tạo mẫu và dàn trang” (2003) của tác giả Roger
C. Parkers do NXB Trẻ dịch và phát hành cũng đề cập đến tầm quan trọng
của TTĐH trên báo chí. Đồng thời, cuốn sách cũng đưa ra những đề xuất về
hướng đi mới nhằm phát huy tốt nhất những ưu thế của loại hình thông tin phi
văn tự này.
Cuốn sách “Ý tưởng, bố cục và thể hiện” (2003) của tác giả Alam
Swann (nguyên tác Design and Layout – volume 2) được NXB Trẻ dịch và
phát hành cũng là một tác phẩm cần nhắc đến về lĩnh vực đồ họa trên báo chí.
Trong đó, tác giả đã đưa ra hệ thống thông tin khái quát về dạng thức thông
tin này. Đồng thời, tác giả cũng hướng dẫn cách trình bày báo nói chung, các
dạng thể hiện thông tin trong đó có đề cập đến TTĐH tương đối chi tiết.
Bản báo cáo kết quả nghiên cứu về đồ họa trên báo chí “Reporting
and editing news” (Bản dịch: Báo cáo và biên tập đồ họa thông tin) của tác
giả Kelly Barry – Phó Tổng Biên tập mảng đồ họa của tờ USA Today, cũng
đưa ra những con số thống kê rất cụ thể về tình hình sử dụng TTĐH trên báo
chí. Từ đó, tác giả đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về các phương pháp thể
hiện TTĐH được sử dụng trên báo chí và đánh giá ưu nhược điểm của từng
cách thể hiện và của đồ họa trên báo chí.
Cuốn sách “Contemporary newspaper design” (1993 – tập 3) của tác
giả Mario Gracia thuộc viện Nghiên cứu truyền thông Poynter, Mỹ cũng góp
12
phần cung cấp cho những nhà nghiên cứu, người làm nghề cái nhìn tổng quan
về báo chí hiện đại, đặc biệt là về thiết kế đồ họa.
Ngoài ra, trong bản báo cáo “Newspaper design: Inforgraphics” (Bản
dịch: Thiết kế báo: Đồ họa tin tức) tại Hội thảo “Update on Communication
Technology: do Trung tâm Thông tin Truyền thông châu Á (AMIC) tổ chức
năm 1994, tác giả Peter Ong cũng đã nêu rõ sự cần thiết phải tư duy trực quan
đối với các nhà báo. Đồng thời, ông cũng đề ra hướng đổi mới hình thức đưa
tin cho các tòa soạn, trong đó có hình thức sử dụng đồ họa.
Về kỹ thuật đồ họa, “Information visualization” (2002) của tác giả
Keith Andrews tại đại học Kỹ thuật Graz (Áo) cũng cung cấp cho các nhà
nghiên cứu, người đọc và người trực tiếp tha gia vào lĩnh vực TTĐH những
khái niệm về trực quan hóa thông tin và những nguyên tắc chung về trực quan
hóa thông tin.
Cuốn sách “The Elements of Graphic Design” của tác giả Alex W.
White cũng là một tài liệu dành cho người làm báo khi bắt đầu tiếp cận với
lĩnh vực thiết kế đồ họa. Tác phẩm cung cấp thông tin về một số vấn đề cơ
bản của thiết kế đồ họa cũng như những mảng của lịch sử thiết kế. Trong
cuốn sách, nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu một số khái niệm quan trọng của
không gian, sự thống nhất, cấu trúc trang, typography và TTĐH.
2.2 Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu có giá trị về thông tin
đồ họa trên báo chí và những đặc trưng của báo điện tử. Cụ thể là:
Cuốn sách “Ngôn ngữ báo chí” (2001 – tái bản năm 2007) của tác giả
Vũ Quang Hào do NXB ĐHQGHN xuất bản là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
lý luận và thực tiễn, giúp cho độc giả hiểu rõ hơn về những vấn đề cần thiết,
cơ bản nhất của ngôn ngữ báo chí. Những dẫn chứng, những biểu đồ so sánh
13
trong cuốn sách đã minh hoạ một cách sinh động cho phần lý luận. Những nội
dung trong cuốn sách: ngôn ngữ chuẩn mực của báo chí; ngôn ngữ các phong
cách báo chí; ngôn ngữ của tên riêng trên báo chí; ngôn ngữ của thuật ngữ
khoa học; danh pháp khoa học; ký hiệu khoa học; chữ tắt và số liệu trên báo
chí; ngôn ngữ phát thanh, ngôn ngữ phi văn tự… cho đến ngôn ngữ quảng cáo
báo và quảng bá báo chí được tác giả trình bày và lý giải một cách cô đọng,
hấp dẫn khiến người đọc dễ hiểu, dễ cảm nhận. Cuốn sách không chỉ là giáo
trình dành cho sinh viên báo chí mà còn là tài liệu tham khảo hữu ích đối với
các phóng viên, biên tập viên các báo, đài và tất cả những ai quan tâm đến
ngôn ngữ nói chung
Cuốn sách “Tổ chức nội dung, thiết kế, trình bày báo in” (2006) của
tác giả Hà Huy Phượng đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nguyên tắc
trình bay, tổ chức thiết kế nội dung tác phẩm báo chí. Đồng thời, tác giả cũng
đưa ra hệ thống luận điểm về đặc điểm và thói quen tiếp nhận thông tin của
độc giả. Qua đó, cuốn sách đã tổng kết và đưa ra những nguyên tắc trình bày,
thiết kế tác phẩm báo chí để đáp ứng tốt nhu cầu của công chúng khi tiếp
nhận thông tin trên báo chí.
Cuốn sách “Thực hiện thiết kế và trình bày báo” (2007) do Hội Nhà
báo Việt Nam – Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí đã hình thành khung
lý thuyết cơ bản nhất dành riêng cho mảng thiết kế và trình bày báo in.
Cuốn sách “Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển” (2009), tác giả Vũ
Quang Hào đã đi vào chi tiết mô hình đào tạo báo chí ở một quốc gia phát
triển ở Bắc Âu. Sự xen cài giữa quan điểm, các thủ thuật làm báo được tác giả
trình bày rất chân thực và ấn tượng. Đặc biệt, yêu cầu và các kỹ năng làm báo
hiện đại, gắn chặt với công nghệ và kỹ thuật như làm tin, phỏng vấn, viết ký
chân dung, ảnh báo chí, làm quảng cáo, làm báo mạng, làm lay-out…
14
Cuốn sách “Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện
đại” (2014) của tác giả Nguyễn Thành Lợi cũng đưa ra những nét khái quát
nhất về những vấn đề đang được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới nhiều năm,
nhiều thập kỷ qua như truyền thông xã hội, các lý thuyết truyền thông, hội tụ
truyền thông, tòa soạn hội tụ, đồng thời trình bày đặc điểm và những kỹ năng
cần thiết đối với “nhà báo đa năng” trong môi trường hội tụ truyền thông.
Thông qua cách viết ngắn gọn, dễ hiểu, với những ví dụ minh họa sinh động
của các hãng truyền thông nổi tiếng trên thế giới, cuốn sách giới thiệu những
kỹ năng cơ bản trong viết báo đa phương tiện, làm rõ cách thức xây dựng kế
hoạch truyền thông cho một chủ đề cụ thể, phương thức sử dụng đa phương
tiện, TTĐH cho báo chí hiện đại.
Trong cuốn sách “Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản” (2010),
tác giả Nguyễn Thị Trường Giang đã đưa ra những vấn đề cơ bản và khái quát
về sự ra đời, phát triển của BĐT. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những đặc
điểm, đặc trưng cơ bản nhất của BĐT, cách biết và trình bày nội dung thông
tin trên BĐT. Cuối cùng, tác giả cũng đưa ra những vấn đề pháp lý liên quan
đến loại hình báo chí này.
Luận văn “Sử dụng thông tin đồ họa trong các chương trình truyền
hình hiện nay” (2012), tác giả Ngô Thị Yến, chuyên ngành báo chí học đã giải
thích và hệ thống lý luận về chương trình truyền hình, TTĐH và những thuật
ngữ về thiết kế trên truyền hình. Luận văn cũng cung cấp lịch sử hình thành
và phát triển của TTĐH. Luận văn tập trung khảo sát thực trạng sử dụng
TTĐH trên các chương trình truyền hình trong và ngoài nước. Qua đó, tác giả
đưa ra các góp ý để tăng hiệu quả của việc sử dụng TTĐH trên truyền hình,
bao gồm lựa chọn đồ họa, thông tin để thể hiện đồ họa, vấn đề về nhận thức
và đào tạo nhân lực.
15
Luận văn “Vấn đề sử dụng đồ họa trong thông tin báo chí ở Việt Nam
hiện nay” (2011) của tác giả Nguyễn Thị Thiện đã nghiên cứu thực trạng sử
dụng TTĐH tại một số cơ quan báo chí và đưa ra kiến nghị, phương hướng
phát triển của đồ họa trong việc truyền thông tin tức đến công chúng báo chí.
Trong luận văn, tác giả tiến hành khảo sát Bản tin Thời sự 19h của VTV1,
Bản tin thời sự 19h45 của Đài PTTH Quảng Ninh, báo Thời báo Kinh tế Việt
Nam, BĐT VnExpress.
Luận văn “Cách thức đưa tin đa phương tiện trên báo điện tử ở Việt
Nam hiện nay” (2010) của tác giả Phạm Thị Hồng bảo về tại Học viện Báo
chí và Tuyên truyền chuyên ngành Báo chí học đã nghiên cứu và đưa ra hệ
thống lyws luận cơ bản nhất về tin đa phương tiện trên BĐT. Tác giả đã hệ
thống hóa về lịch sử ra đời phát triển của tin đa phương tiện, sự khác biệt giữa
các sản phẩm báo chí đa phương tiện; khảo sát quá trình thực hiện, cách thức
thể hiện và hiệu quả của những tin đa phương tiện, đánh giá thành công và
hạn chế; đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đưa tin
đa phương tiện ở Việt Nam
Luận văn “Đặc điểm công chúng độc giả bao Internet Việt Nam”
(2002) được bảo vệ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chuyên ngành Báo
chí học, tác giả Hà Thu Hương cũng đã tổng hợp và trình bày khái quát nhất
các vấn đề về báo chí Internet, đồng thời so sánh sự khác biệt giữa BĐT Việt
Nam và Thế giới, so sánh đặc điểm công chúng độc giả của loại hình này với
các loại hình báo chí truyền thông khác. Trong chương 2, tác giả khảo sát hoạt
động của các trang BĐT tiêu biểu như Nhân dân điện tử, Lao động điện tử,
Quê hương điện tử, VnExpress, …, qua đó phân tích đặc điểm công chúng
độc giả các các tờ báo này, tìm ra ưu nhược điểm của BĐT Việt Nam trong
giai đoạn đó và đề xuất các giải pháp phát triển cho BĐT.
16
Luận văn “Thực trạng và giải pháp xử lý thông tin trong toàn soạn
báo điện tử Việt Nam hiện nay (Khảo sát Vietnamnet, VnExpress, Tuổi trẻ
Online, Lao động điện tử)” (2004) của tác giả Trần Hồng Vân cũng trình bày
rõ vai trò của BĐT trong hệ thống báo chí Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng
đưa ra hệ thống lý luận về vấn đề xử lý thông tin và quy trình xử lý thông tin
tại các tòa soạn BĐT. Qua kết quả khảo sát thực trạng, tác giả đưa ra những
ưu điểm, hạn chế và đề xuất phương án nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
quả của công tác xử lý thông tin tại các tòa soạn BĐT Việt Nam.
Khóa luận tốt nghiệp “Việc sử dụng đồ họa tin tức trên báo Đầu tư”
(2011) của tác giả Trần Bích Ngân cũng đã kế thừa hệ thống lý thuyết từ các
công trình nghiên cứu trước đó, từ đó đi đến nghiên cứu cụ thể một tờ báo và
đưa ra các phương hướng phát triển cho TTĐH trên báo in.
Khóa luận tốt nghiệp “Cải tiến việc sử dụng đồ họa thông tin trên báo
in Đầu tư” (2012) của tác giả Hạp Tiến Sơn cũng đã đưa ra hệ thống lý thuyết
về loại hình thông tin phi văn tự này. Đồng thời, trong khuôn khổ khóa luận
tốt nghiệp, tác giả cũng đi sâu vào khảo sát một tờ báo cụ thể, đánh giá thành
công, hạn chế và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sử dụng
TTĐH trên báo in nói riêng và báo chí nói chung.
Tác giả đã kế thừa những nhiên cứu trên để nghiên cứu khảo sát sự thể
hiện của TTĐH trên BĐT ở Việt Nam hiện nay
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là chỉ ra được thực trạng sử dụng TTĐH trên 2
trang BĐT lớn tại Việt Nam (Vnexpress và Vietnamplus) với những vấn đề
liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế tác phẩm TTĐH trên
BĐT. Đồng thời cũng nêu ra những thành công, hạn chế của việc vận dụng
17
loại hình thông tin phi văn tự và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng đồ họa trên BĐT.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn xác định và thực hiện các nhiệm
vụ cơ bản sau:
Hệ thống cơ sở lý luận về TTĐH trên báo chí nói chung và TTĐH trên
BĐT nói riêng, lấy đó làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu và khảo sát.
Luận văn thực hiện khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng việc sử
dụng TTĐH trên BĐT VnExpress, Vietnamplus, thực hiện các cuộc phỏng
vấn sâu, điều tra xã hội học nhằm thu thập ý kiến của độc giả. Nội dung khảo
sát cụ thể làm các nhiệm vụ sau đây: Thực trạng sử dụng TTĐH trên 2 trang
BĐT Vnexpress và Vietnamplus; Vị trí, vai trò của TTĐH trên BĐT.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát các trang BĐT lớn tại Việt Nam, đặc biệt
chú ý đến các trang có sử dụng TTĐH với tần suất lớn. Với khuôn khổ có hạn
của một luận văn, tác giả đi sâu khảo sát 2 trang BĐT là Vnexpress và
Vietnamplus. Đây là hai trong số các trang BĐT có lượng tin/bài xuất bản,
tin/bài có sử dụng TTĐH và lượng độc giả lớn tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung khảo sát hai BĐT này trong
khoảng thời gian từ 1/12/2014 đến 31/12/2015. Với phạm vi khảo sát như vậy
tác giả hy vọng sẽ tạo ra sự phong phú, đa dạng, rút ra được những nhận xét ,
đánh giá thành công, hạn chế bổ ích.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Đề tài dựa trên cơ sở nhận thức luận các vấn đề lý luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng, Luật Báo chí, lý
18
luận về ngôn ngữ báo chí và thiết kế đồ họa. Ngoài ra, luận văn còn dưa trên
cơ sở các lý thuyết, tài liệu giảng dạy, các tài liệu, công trình nghiên cứu về
BĐT, mô hình tổ chức tác phẩm báo chí, tổ chức nội dung và trình bày báo,
xu hướng phát triển của báo chí hiện đại.
5.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Để triển khai nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc và tra cứu các tài liệu, văn bản,
sách báo,… có liên quan đến vấn đề sử dụng TTĐH trên BĐT. Phương pháp
này được tác giả sử dụng nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận của
TTĐH, BĐT, TTĐH trên BĐT làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu.
Phương pháp khảo sát, thống kê, đánh giá: được tác giả vận dụng để
làm sáng tỏ thực trạng sử dụng TTĐH trên các trang BĐT được khảo sát,
đồng thời đưa ra những ưu điểm, hạn chế, thành công đạt được và các vấn đề
đặt ra
Phương pháp điều tra xã hội học: Tác giả thực hiện điều tra công
chúng với số lượng 500 phiếu tại các khu vực nông thôn (250 phiếu) và thành
thị (250 phiếu) để thu thập ý kiến của công chúng độc giả về những vấn đề
mà luận văn nghiên cứu.
Phương pháp phỏng vấn sâu: thực hiện với 20 đối tượng là các
chuyên gia (bao gồm phóng viên, biên tập viên, nhân viên thiết kế đồ họa tại
các cơ quan BĐT) để có được những ý kiến của những người làm trực tiếp
trong vấn đề mà luận văn đề cập đến
Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh
thực trạng sử dụng của 2 BĐT được khảo sát với các tờ báo khác.
19
Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng để đánh giá các dữ
liệu, kết quả điều tra và rút ra những luận điểm khoa học.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề liên quan đến thông tin
đồ họa, đặc biệt là trong báo chí là một vấn đề hết sức quan trọng. Luận văn
sẽ có những đóng góp nhất định trong việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở khoa
học và lý luận về thông tin đồ họa. Đồng thời, luận văn cũng sẽ cung cấp một
cái nhìn khái quát về thực tiễn việc ứng dụng thông tin đồ họa trong các sản
phẩm báo chí cũng như thực tiễn của việc thiết kế và xây dựng thông tin đồ
họa trong các cơ quan báo chí cũng như các doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể trở thành nguồn tư liệu giúp
ích cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, người làm báo và đặc biệt là những
người trực tiếp đang và sẽ thể hiện thông tin đồ họa trên các phương tiện báo
chí như truyền hình, báo điện tử. Đồng thời, luận văn có thể được dùng làm tư
liệu để các giảng viên, sinh viên sử dụng trong quá trình học tập cũng như
hoạt động chuyên môn của mình.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục,… luận văn
có kết cấu 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Thông tin đồ họa
trên báo điện tử.
Chương 2: Thực trạng sử dụng Thông tin đồ họa trên các báo điện tử
được khảo sát.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng Thông tin
đồ họa trên báo điện tử.
20
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Thông tin đồ họa
trên Báo điện tử
1.1 Khái niệm Thông tin đồ họa trên Báo điện tử
1.1.1Thông tin đồ họa
Theo Đại từ điển tiếng Việt do tác giả Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB
Văn hoá–Thông tin xuất bản năm 1999, “đồ hoạ là nghệ thuật tạo hình lấy nét
vẽ, nét khắc hoặc mảng hình tách bạch làm ngôn ngữ chính”.
Còn theo từ điển Oxfort Advanced learner’s xuất bản năm 1995 thì đồ
hoạ (Graphics) là tranh ảnh, hình vẽ được dùng chủ yếu cho mục đích thương
mại. Cũng theo từ điển này, đồ họa nhằm cung cấp một hình ảnh rõ ràng,
sống động, đầy đủ các chi tiết và dễ tưởng tượng. Thuật ngữ Graphics có gốc
là từ Graph có nghĩa là thứ được viết hay được vẽ ra theo một cách nào đó.
Từ này còn có nghĩa là đồ thị, biểu đồ.
Ở Việt Nam, việc sử dụng các thuật ngữ đồ họa chỉ là tương đối, bởi
việc đặt tên các thuật ngữ đồ họa là dựa trên ý nghĩa sử dụng của nó. Một số
nhà nghiên cứu của các nước phương Tây thì cho rằng, đồ họa là một lĩnh vực
truyền thông, trong đó thông điệp được tiếp nhận qua con đường thị giác.
Thiết kế đồ họa là tạo ra các giải pháp bằng hình ảnh cho các vấn đề truyền
thông. Chính vì thế có hai thuật ngữ là Thông tin đồ họa (information
graphics) và đồ hoạ tin tức (newsgraphics). Phân định như vậy bởi thông tin
bao gồm thông tin nói chung và thông tin dùng cho báo chí nói riêng.
Để hiểu rõ hơn về TTĐH cần hiểu rõ hơn thuật ngữ Thông tin
(information). Đây là thuật ngữ chỉ sự phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng
của thế giới khách quan và các hoạt động của con người trong đời sống xã
hội. Điều cơ bản là con người thông qua việc cảm nhận thông tin làm tăng
hiểu biết cho mình và tiến hành những hoạt động có ích cho cộng đồng. Tuy
21
nhiên, không phải bất kỳ thông tin nào cũng được báo chí đưa tin vì trong
cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều nguồn thông tin khác nhau, nội dung phản
ánh vô vàn các hiện tượng, sự kiện, sự việc,..
Trong phạm vi nghiên cứu này, tôi muốn đề cập sâu hơn về đồ hoạ
thông tin, một dạng thức đồ hoạ dùng để thông tin trên báo chí. Liên quan đến
vấn đề này, tác giả Hà Huy Phượng sử dụng thuật ngữ “đồ hoạ tin tức”. Theo
tác giả Hà Huy Phượng, trong cuốn “Tổ chức nội dung và thiết kế, trình bày
báo in” thì “ đồ họa tin tức là dạng thức thông tin diễn tả sự kiện, vấn đề bằng
hình vẽ. Hình vẽ có thể kết hợp với chữ viết hoặc ảnh chụp để biểu đạt các chi
tiết, tình tiết, sự kiện hoàn chỉnh”.[26, tr.96]
Tác giả Vũ Quang Hào trong cuốn “Ngôn ngữ báo chí” lại dùng thuật
ngữ “đồ hình” chỉ yếu tố này trong nhóm ngôn ngữ phi văn tự. Tác giả Vũ
Quang Hào cho rằng đồ hình là dạng ngôn ngữ phi văn tự và đó là “những
thông tin đăng tải trên báo chí không thể hiện dưới dạng văn tự cụ thể mà là
các dạng khác như: ảnh, tranh minh họa, biểu bảng, đồ thị, sơ đồ, bản đồ…”.
Từ những điểm trên, có thể thấy TTĐH là một dạng ngôn ngữ phi văn
tự. Nhưng, đó phải là những hình ảnh được vẽ lên và sử dụng trên báo chí để
phục vụ cho mục đích truyền tải tin tức, sự kiện hoặc hỗ trợ cho việc thông tin
bằng văn tự, hoặc lời nói, âm thanh hiệu quả hơn.
1.1.2Báo điện tử
Hiện nay, việc sử dụng thuật ngữ định danh loại hình báo chí mà
thông tin được truyền tải và tiếp nhận qua mạng internet vẫn chưa thống nhất
và là vấn đề đang được tranh cãi.
Trên thế giới loại hình có nhiều tên gọi khác nhau như online
newpaper ( báo chí trên mạng/ trực tuyến), e- journal (electronic journal- báo
chí điện tử), e- zine ( electronic magazine- tạp chí điện tử)…
22
Ở Việt Nam, thuật ngữ báo điện tử được sử dụng khá phổ biến, chẳng
hạn báo Nhân dân điện tử, Lao động điện tử… Ngoài ra, còn có những tên gọi
khác nhau như: báo mạng, báo mạng điện tử, báo chí internet, báo trực
tuyến…
Điều 3, luật báo chí ( luật báo chí năm 1989 được sửa đổi, bổ sung tại
kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá X) quy định: “ báo điện tử là loại hình báo chí
được thực hiện trên mạng thông tin máy tính”. Cách hiểu này đã dẫn đến sự
xuất hiện các: “ báo điện tử” đối với các tờ báo đưa thông tin lên mạng
internet như Nhân Dân, Lao Động, thời báo kinh tế Sài Gòn…hay các trang
thông tin của các nhà cung cấp thông tin trên mạng internet như tin nhanh
Việt Nam (VnExpress) của FPT, VASC ORIENT của Công ty Phát triển phần
mềm VASC- hiện nay là VietNamNet, VDC Media của công y điện toán và
truyền số liệu VDC…Và cũng từ cách gọi này mà văn bản pháp lý của Bộ
Văn hoá - Thông tin cấp cho các bảo trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam gọi là “
giấy phép hoạt động báo điện tử”.
Ngoài thuật ngữ BĐT, Báo mạng điện tử cũng là là khái niệm được sử
dụng tương đối rộng rãi sau khi Học viện Báo chí và Tuyên truyền thành lập
một bộ môn, một chuyên ngành đào tạo mới – Báo điện tử. Sau đó, khái niệm
này được hiểu là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một
trang web và phát hành trên mạng internet [7, tr.53]
Ngoài thuật ngữ “online newpaper” được sử dụng rộng rãi trong các
công trình nghiên cứu báo chí học, nhất là trong lĩnh vực truyền thông mới để
chỉ các khái niệm cùng đặc tính như: online publishing ( xuất bản trực tuyến),
online media ( phương tiện truyền thông trực tuyến), online journalist ( nhà
báo trực tuyến), online radio ( phát thanh trực tuyến), online television (
truyền hình trực tuyến). Để thống nhất, trong luận văn này, tác giả gọi bằng
thuật ngữ báo điện tử.
23
1.1.3Thông tin đồ họa trên Báo điện tử
TTĐH là một trong những yếu tố góp phần làm phong phú các hình
thức thông tin trên các trang BĐT. Ngoài khả năng diễn tả độc lập sự kiện,
TTĐH còn đóng vai trò là yếu tố minh họa cho các tác phẩm báo chí giống
như những bức ảnh. Mục đích sử dụng TTĐH là để thể hiện các sự kiện mà
văn bản hoặc hình ảnh chụp không thể diễn tả hết được trên các trang BĐT.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng nội dung, vấn đề hình thức, gia
diện của trang BĐT hiện nay đang được rất nhiều tòa soạn quan tâm. Nhiều
trang BĐT đã tiến hành cải cách về mặt hình thức, nội dung như tạo các
chuyên mục riêng dành cho TTĐH, chú trọng hơn về chất lượng các tác phẩm
đồ họa, sử dụng nhiều tác phẩm biểu đồ, bản đồ, sở đồ,….Tất cả đều nhằm
mục tiêu giữ chân những độc giả cũ đồng thời thu hút thêm độc giả mới.
Cũng giống như khái niệm chung, TTĐH trên BĐT là dạng ngôn ngữ
phi văn tự, bao gồm những hình ảnh được vẽ lên và sử dụng trên BĐT để
phục vụ cho mục đích truyền tải tin tức, sự kiện hoặc hỗ trợ cho việc thông tin
bằng văn tự, hoặc lời nói, âm thanh, video trên các trang báo internet hiệu quả
hơn.
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Thông tin đồ họa
1.2.1Trên Thế giới
Con người đã giao tiếp thông qua hình ảnh minh họa hàng thế kỷ.
Trước khi có chữ viết xuất hiện đã có lối vẽ tượng hình, các bức tranh vẽ
trong các động và chữ tượng hình. Những phát hiện khảo cổ cho rằng các
hình ảnh biểu tượng được người Ai Cập cổ đại sử dụng như một hình thức
giao tiếp văn bản đại diện cho hình thức chữ viết cổ nhất.
24
Văn hóa Cổ đại tại Trung Quốc, khu vực Lưỡng Hà và châu Mỹ đầu
tiên cũng sử dụng những hệ thống biểu tượng tương tự trước khi phát triển
thành hệ thống chữ cái bản địa và hệ thống ngôn ngữ chữ viết hiện đại.
Đi ngược lại dòng lịch sử, từ thời cổ đại, bên những hình vẽ trên các
hang động, cho thấy, ở đó cũng đã cấu thành một xã hội nhỏ. Từ đó, những
thông tin đơn giản được sử dụng, nhằm đem lại lợi ích cho cuộc sống săn bắt,
hái lượm hay đề phòng thú dữ,…
Giai đoạn phôi thai này có thể được nhận biết qua các quá trình sau:
Quá trình đối thoại bằng hình qua các hình vẽ được đề cập, ít nhất từ
40.000 năm trước công nguyên (TCN). Ví dụ, hình bàn tay in trên vách đá gọi
là “Stencil Hand” được tạo tác bởi người Homo Sabiens, người Cro-
Magnons... Nó biểu hiện một hình ảnh rất cụ thể, mang đến nhiều thông tin
trong kinh nghiệm đời sống thường nhật của họ, điển hình nhất là kinh
nghiệm dò xét những dấu chân thú in hằn trên mặt đất, để có những thông tin
về nơi chốn, sự di chuyển của loài thú đó nhằm tạo nên hiệu quả cao trong
săn bắt.
Bên cạnh các hình vẽ in trên vách đá, trên mặt đất; còn nhiều biểu
hiện khác như các tín hiệu bằng tay (Geste) và các dấu hiệu (Sign) khắc trên
đá, trên gốm v.v Những thứ đó được xem như một phương tiện truyền
thông (Communication) mang ý nghĩa trừu tượng... Các biểu hiện kể trên
được xem là phuơng tiện nguyên thuỷ, bình dị để con người truyền thông tin
với nhau, người ta gọi đó là những biểu hiện kép (Double Lecture).
Một vài sự kiện để thấy lịch sử đồ họa hình thành từ rất sớm:
38000 năm trước Công nguyên: bản đồ của người Assyrian trên các
phiến đất đã tồn tại.
25
3000 năm trước Công nguyên: người Ai Cập phát triển bộ lịch 365
ngày đầu tiên và sử dụng nó để 20 xác định thủy triều của sông Nile.
Năm 540 trước Công nguyên: nhà triết gia Hy Lạp Anaximander tạo
ra bản đồ thế giới đầu tiên.
500 năm trước Công nguyên: người Trung Quốc đã khắc bản đồ bằng
axit lên các phiến đá.
Cuối năm 1400: Leonardo da vinci đã đưa biểu đồ có lời minh họa
vào trong sách của mình.
Năm 1637: René Descartes đã phác thảo “Cartesian Grid” hệ thống
các điểm nối trên một đồ thị của các đường cắt nhau được gọi là “hệ tọa độ”.
Đóng góp này của Descartes với hình học là nền tảng cho đồ thị và biểu đồ
thời hiện đại.
Năm 1786: William Playfair (scotland) xuất bản cuốn Atlas chính trị
thương mại gồm 44 biểu đồ/ đồ thị thống kê. Mỗi cái sử dụng các thanh để
minh họa xuất nhập khẩu. Năm 1801 – 1805: Playfair xuất bản cuốn sách sử
dụng các đường tròn để đại diện cho khối lượng…..
Như vậy, TTĐH luôn là một phần của văn hóa văn minh. Và khi tri
thức nhân loại phát triển thông qua thời kỳ Phục hưng và thời Đại Khai sáng
và Giác ngộ, thì việc sử dụng bản đồ, biểu đồ và đồ thị như một biện pháp để
ghi lại những dữ liệu xã hội, kinh tế và khoa học quan trọng và sau này như
một biện pháp để liên lạc những thông tin quan trọng liên quan tới các tin tức,
sự kiện hiện tại tới quần chúng cũng phát triển.
Trong lĩnh vực truyền thông, các hình vẽ như bản đồ biểu đồ được sử
dụng từ rất sớm.
Ngay trên những tờ báo ra đời đầu tiên ở Anh, Pháp, Italia, Tây Ban
Nha đã có những hình vẽ sơ đồ để đưa tin về các chuyến tàu buôn của các
26
thương gia cập cảng. Từ khoảng cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, báo chí
ngày càng đưa nhiều minh họa, hình ảnh và bản đồ vào việc đưa tin.
Đặc biệt, với sự phát minh của máy in li nô vào năm 1886, việc sắp
chữ được tự động hóa cho phép các nhà xuất bản và biên tập có cơ hội để đưa
nhiều hình đồ họa và minh họa lớn hơn vào trang báo.
Năm 1875, lần đầu tiên, thời báo Times tại London đã sử dụng bản đồ
dự báo thời tiết.
Tiếp theo đó, năm 1876, nhật báo New York Times cũng sử dụng hình
thức này.
Đến năm 1930 hầu như tất cả các tờ báo lớn trên nước Mỹ đều sử
dụng thường xuyên bản đồ và biểu đồ…
Tuy nhiên phải mãi cho đến khi có sự phát triển nở rộ của máy tính
Macintosh vào đầu những năm 1980 thì tường thuật thông tin đồ họa mới bắt
đầu trở thành một biện pháp nổi bật cho việc kể chuyện có minh họa trong
hầu hết các phòng tin tức. Cùng với sự phát triển của Macintosh, cũng như
các phần mềm đồ họa – một số vẫn còn sử dụng, những thứ khác hiện đã biến
mất – sự sáng tạo của bản đồ, đồ thị và biểu đồ chi tiết trở nên dễ dàng và
hiệu quả hơn.
Kể từ đó, việc sản xuất và thiết kế trang báo trở nên đơn giản. Đánh số
trang bằng máy tính ra đời. Nghệ sĩ đồ họa được cung cấp nhiều công cụ như
Adobe Photoshop, Adobe Illustrator,… và khoảng không biên tập để thể hiện
công việc của họ và việc kể chuyện báo chí tiến bộ thông qua sự kết hợp của
ngôn ngữ và hình ảnh.
Theo Lori Demo, cựu tổng biên tập của USA Today, “nếu câu chuyện
bắt đầu quá sa lầy vào giải thích thì đến lúc dùng đến đồ họa”. USA Today
27
đã tiếp tục phát triển học triết lý này trong hơn 20 năm và rất nhiều tờ báo trên
toàn đất nước đã áp dụng các định dạng tương tự.
Năm 2001 tờ New York Times nhận được sự chú ý của cả nước cho
việc sử dụng bản đồ và biểu đồ trong khi đưa tin vụ tấn công ngày 11 tháng 9
vào trung tâm thương mại thế giới. Các bản đồ của các khu vực bị phong tỏa
xung quanh và các cơ sở vật chất bị thiệt hại được cung cấp tới độc giả chỉ
một ngày sau vụ tấn công.
Nhưu vậy, có thể thấy, báo in là loại hình tiên phong sử dụng TTĐH.
Ở lĩnh vực truyền hình, việc ứng dụng các yếu tố đồ họa trong thông
tin diễn ra chậm hơn, do những cản trở về mặt kỹ thuật. Sự phát triển của
khoa học công nghệ, cũng như các ứng dụng phần mềm đồ hoạ đã hỗ trợ rất
nhiều cho các nhà báo trong việc sáng tạo ra các hình vẽ dùng để thông tin.
Các nhà làm báo hình được hỗ trợ ngày càng nhiều các công cụ hiệu
quả giúp cho việc thực hiện sáng tạo các yếu tố đồ họa. Các ý tưởng đồ hoạ
dù phức tạp cũng có thể được các kỹ thuật viên thể hiện nhanh chóng và tinh
xảo.
Tuy nhiên, phải đến khi báo điện tử xuất hiện, nhờ nội dung thông tin
được cập nhật nhanh chóng và sự thể hiện hấp dẫn bằng kỹ thuật đồ họa đa
phương tiện thì các yếu tố đồ họa trên truyền hình và báo điện tử xuất hiện
với tần suất lớn hơn, nội dung thông tin phong phú và hình thức sống động,
hấp dẫn. Ở loại hình này, việc sử dụng đồ họa trong thông tin trở thành một
trong những đặc trưng nổi bật, một thế mạnh thu hút độc giả.
1.2.2Tại Việt Nam
So với thế giới, báo chí Việt Nam ra đời chậm hơn hàng thế kỷ bằng
sự xuất hiện của tờ Gia Định báo, tờ báo đầu tiên bằng tiếng Việt được ra mắt
24 vào ngày 15 tháng 4 năm 1865 tại Sài Gòn. Các tờ báo tiếp theo đó như
28
Đông Dương tạp chí, Phụ nữ tân văn… đều chưa sử dụng thông tin đồ họa.
Điều này có thể là do công nghệ in ấn không cho phép hoặc do tình hình xã
hội bấy giờ.
Đến thời kỳ báo chí Cách mạng Việt Nam (tính từ mốc 21/6/1925,
Bác Hồ cho ra đời tờ Thanh niên, tờ báo Cách mạng đầu tiên của nền báo chí
Cách mạng Việt Nam), đồ hoạ được sử
dụng để thông tin chủ yếu là các sơ đồ,
bảng biểu.
Đến những năm 1968, đặc biệt
trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ,
TTĐH càng được sử dụng nhiều trên
báo in Việt Nam, tiêu biểu là các tờ báo
Nhân Dân, Quân Đội Nhân dân. Các tờ
báo này sử dụng liên tục các sơ đồ, bản
đồ để thông tin đến cho độc giả tình hình chiến sự miền Nam.
Khi đăng tải các thông tin về tình hình chiến sự tại Quảng Trị, báo
Quân đội Nhân dân đã sử dụng cỡ chữ lớn cùng với sơ đồ khu vực này. Với
cách thức trình bày rõ ràng, dễ xem, dễ hiểu, dễ nhớ, bài báo đã giúp cho độc
giả nhận diện được các thông tin cơ bản về tình hình chiến sự, nếu quan tâm
hơn nữa họ sẽ đọc nội dung bài viết một cách chi tiết ở trang trong.
Có thể thấy, ngay từ những năm tháng khó khăn, điều kiện kỹ thuật,
công nghệ còn thiếu thốn thì các nhà báo tiến bộ của nền báo chí Cách mạng
Việt Nam đã dành sự quan tâm nhất định đến việc sử dụng các yếu tố đồ họa
trong thông tin báo chí. Như vậy, việc sử dụng TTĐH trên báo chí đã có
những tác động tích cực đến hiệu quả tiếp nhận của công chúng đồng thời cải
thiện hình thức cho tác phẩm, sản phẩm báo chí.
29
Ngày 7- 9 năm 1970, lãnh đạo đài Tiếng nói Việt Nam đã tổ chức
thành công buổi phát sóng đầu tiên tại Studio M. Chương trình truyền hình
đầu tiên tối 7-9-1970 bắt đầu lúc 19h 30 phút. Mở đầu là tín hiệu bản đồ Việt
Nam hình chữ S trên nền trống đồng với dòng chữ Vô tuyến truyền hình Việt
Nam. Như vậy, ngay trong chương trình thử nghiệm đầu tiên, thông tin đồ
họa, cụ thể là bản đồ Việt Nam đã được sử dụng, khẳng định chủ quyền đất
nước của người Việt.
Trong vài năm, báo chí nói chung đã tìm kiếm các biện pháp để tăng
sự xuất hiện của hình ảnh trong cả thiết kế trang và tờ báo. TTĐH , cho dù là
với báo in, truyền hình hay BĐT, cung cấp một phương thức nhằm đơn giản
hóa các thông tin chứa số liệu hoặc phức tạp, không chỉ khiến cho nó dễ hiểu
hơn mà còn dễ chấp nhận hơn đối với những công chúng khan hiếm thời gian.
Khi công nghệ và phần mềm phát triển thì các biện pháp mà phóng
viên đồ họa sử dụng để tạo các chương trình, câu chuyện bằng hình ảnh cũng
phát triển theo. Trong những năm gần đây, TTĐH đã bắt đầu phát triển vượt
trên khỏi khuôn mẫu in truyền thông khi báo chí, truyền hình và các tổ chức
tin tức khác bắt đầu sử dụng tốt hơn năng lực kể chuyện đa phương tiện của
BĐT.
Tuy nhiên, thực tế báo chí tại Việt Nam cho thấy việc ứng dụng đồ
họa trong chuyển tải tin tức báo chí còn chậm so với báo chí thế giới và chưa
tương xứng với vai trò vốn có của nó cũng như chưa thực sự đáp ứng những
trông đợi của công chúng.
Ở nhiều trang BĐT, việc ứng dụng công nghệ đồ họa vào việc khai
thác TTĐH vẫn còn hạn chế. Thực tế này xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủ
về tầm quan trọng của việc sử dụng TTĐH trong việc truyền tải thông tin nên
không được đầu tư và chú trọng. Đồng thời, một số cơ quan báo chí cũng vấp
phải sự thiếu thốn về nhân sự và điều kiện kỹ thuật để thể hiện TTĐH.
30
1.3 Đặc điểm và vai trò của Thông tin đồ họa
1.3.1Đặc điểm của Thông tin đồ họa
Thông tin đồ họa là một hoạt động thiết kế thẩm mỹ mang bản chất
truyền thông. Từ định nghĩa về TTĐH, để có được một sản phẩm TTĐH, nhà
báo-nhà thiết kế cần phải biết sử dụng một cách thuần thục những yếu tố như
màu sắc, đường nét, hình khối, … để thông tin đến độc giả các sự kiến, vấn đề
từ hiện thực khách quan. Đây có thể coi là một sản phẩm có tính thẩm mỹ
cao. Theo tác giả Roger C.Parker trong ấn phẩm Thiết kế, tạo mẫu và dàn
trang đã nhận định “Các hỉnh ảnh tự chúng đã có thể mang đến cho người
đọc một thông điệp nào đó”
Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng TTĐH chỉ là một yếu tố có
tác dụng trang trí cho các tác phẩm báo chí để chúng trở nên hấp dẫn hơn.
Thực tế, đồ họa (graphics) là một hình thức tạo hình và cũng là một loại hình
nghệ thuật ứng dụng. Không chỉ riêng TTĐH, mỗi ý tưởng thiết kế đều mang
trong mình một thông điệp, truyền tải một thông điệp về cái đẹp. Để có được
điều này, người phóng viên thiết kế tác phẩm TTĐH và người phóng viên
chân phương sử dụng ngôn ngữ để mô tả sẽ thể hiện những điểm khác nhau.
Ví dụ, cùng một sự việc tai nạn giao thông tại Bình Thuận ngày
22/5/2016. Với một phóng viên viết, họ sẽ sử dụng công cụ là ngôn ngữ để
mô tả một cách chính xác liên quan đến vụ việc bằng các con số, ngôn tư để
đảm bảo đẩy đủ các yếu tố: What-When-Where-Who-Why-How. Còn một
phóng viên biết vận dụng TTĐH có thể thể hiện một cách độc đáo toàn bộ
thông tin vụ việc thông qua tác phẩm đồ họa của mình. Nó có thể thể hiện
chính xác 5W1H một cách trực quan hơn so với văn tự. Với tư cách là một
độc giả, bạn sẽ thích đọc một đoạn văn diễn giải chi tiết hay nhìn toàn bộ sự
việc qua một tác phẩm đồ họa.
31
Tác phẩm Infographics về tai nạn ở Bình Thuận trên Vietnam+ ngày
23/5/2016
Hay để nói về mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, độc giả sẽ thích một
tác phẩm báo chí là đoạn văn diễn giải chi tiết các con số trong từng lĩnh vực
mà Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác hay một nhìn những con số đó trong một tác
phẩm đồ họa.
32
Trong nhiều trường hợp, nếu không có hình minh họa, các con số có
thể trở nên vô nghĩa bởi vì nó sẽ khó được “ghi nhớ” trong độc giả và nó rất
khó để có thể so sánh với những con số khác. Và trong nhiều hoàn cảnh, một
33
hình ảnh minh họa cũng hiệu quả hơn nhiều so với những “đoạn văn” trong
việc cung cấp thông tin.
TTĐH là một dạng ngôn ngữ phi văn tự, thông tin trực quan. Ngôn
ngữ báo chí bao gồm hai dạng: ngôn ngữ văn tự và ngôn ngữ phi văn tự.
Ngôn ngữ phi văn tự là dạng ngôn ngữ đặc biệt, không sử dụng chữu viết để
biểu hiện nội dung mà sử dụng các ký hiệu, hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ,…
Trước đó, ở Việt Nam, thuật ngữ “thông tin phi văn tự” cũng xuất hiện để chỉ
các thông tin trên các loại hình báo chí không thể hiện dưới dậng văn tự mà
dưới dạng đồ họa, hình ảnh tĩnh (động), bản đồ,… TTĐH là tác phẩm của
người thiết kế với cái nhìn trực quan về các sự kiện, sự việc, hiện tượng diễn
ra trong cuộc sống hàng ngày và mang tính chất báo chí. Đối với một người
làm báo, để thể hiện tốt một tác phẩm TTĐH thì còn đòi hỏi nhiều ở khả năng
sáng tạo và mỹ thuật.
TTĐH mang tính chất đa dạng và phổ biến. Điều này đảm bảo cho đa
số công chúng có thể tiếp nhận và giải mã thông tin một cách dễ dàng. Trong
thực tế tác nghiệp, các nhà báo phải không ngừng suy nghĩ tới trách nhiệm tư
vấn cho tất cả mọi công chúng để đảm bảo rằng sự đa dạng của công chúng
được trình bày đầy đủ. Vì thế việc nghiên cứu công chúng để có thể đưa ra
những hình thức thông tin đồ họa phù hợp với công chúng là việc làm cần
thiết.
TTĐH có tính hàm ý, ẩn dụ. Điều này cho thấy rằng, mỗi tác phẩm
TTĐH đều hàm ẩn một nội dung nào đó. Công chúng tiếp nhận bằng thị giác.
Tuy nhiên, ngay lúc đó họ đã xây dựng được một sự đối chiếu, so sánh, liên
tưởng. Tính hàm ý, ẩn dụ thể hiện rõ nhất qua các biểu đồ, sơ đồ, bản đồ,…
34
Thói quen sử dụng di động của người dùng Việt Nam trên Vietnam+ ngày
12/1/2016
Ví dụ như trong tác phẩm TTĐH về thói quen sử dụng di động của
người dùng Việt Nam trên, đối tượng công chúng là những người hoạt động
trong lĩnh vực mobile marketing có thể so sánh được các hành vi của người
dùng di động Việt Nam từ đó có những bước đi chính xác và hợp lý nhất.
1.3.2Vai trò của Thông tin đồ họa
Trong cuốn sách The Visual Display of Quantitative information, tác
giả Edward Tufte viết: sự xuất sắc của đồ họa là nó mang lại cho người xem
số lượng ý tưởng lớn nhất trong thời gian ngắn nhất với ít lượng mực nhất và
khoảng không nhỏ nhất.
Việc diễn tả thông tin bằng ngôn ngữ hình ảnh làm cho sự kiện, vấn
đề của báo chí được diễn đạt một cách nhanh gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ gây ấn
35
tượng, nhờ đó giúp cho người xem lưu nhớ dễ dàng, bền vững. Bởi lẽ, hình
ảnh đồ hoạ vừa có vai trò tác động thị giác, vừa có tác dụng giải thích minh
họa cho lời nói, văn tự, làm tăng sức thuyết phục của bài báo đối với độc giả
nhất là đối với các thông tin mang tính chỉ dẫn, thông tin khoa học.
Khi cần mô tả một sự kiện nào đó, thông tin dưới dạng đồ họa tỏ ra
hiệu quả hơn hẳn so với việc sử dụng hình ảnh chụp hay những đoạn video
trên phương diện hàm lượng thông tin ẩn chứa. Một bức ảnh chỉ phản ánh
được một khía cạnh, một thời điểm nhất định. Một đoạn video cũng chỉ phản
ánh được một góc nhìn tại một thời điểm. Để thể hiện hết một hàm lượng
thông tin lớn bằng ảnh chụp hay video thì cần sử dụng nhiều bức ảnh hay
những đoạn video khác nhau.
Thay vào đó, một tác phẩm TTĐH lại có thể mô tả một cách trực quan
, đẩy đủ, sâu sắc và đa dạng bởi lẽ các thông tin được chọn lọc và sắp xếp một
cách chủ động.
TTĐH là một trong những yếu tố góp phần làm phong phú các hình
thức thông tin báo chí. Trên thực tế, đã có những khoảng thời gian dài, thậm
chí ở thời điểm hiện tại, một số thông tin được thể hiện trên các trang báo
điện tử vẫn còn dừng ở việc sử dụng chữ viết và hình ảnh minh họa. Tuy
nhiên, với sự hiện diện ngày càng nhiều của các sản phẩm khoa học công
nghệ, các phần mềm đồ họa, sự đa dạng trong cách thể hiện đang khiến cho
những bài viết “truyền thống” giảm đi đáng kể và thay vào đó là TTĐH.
Cũng chính với các đặc điểm ưu việt của mình, TTĐH đã thay đổi
phần nào đó cơ cấu của một tòa soạn báo chí. Ở Việt Nam, tuy chưa thực sự
chính thức có chức danh phóng viên đồ họa hay bộ phận đồ họa thì cũng đã
có những bộ phận lên ma-két, giàn trang và thiết kế cho tờ báo. Và như thế ta
có thể ngầm hiểu với nhau rằng, dù ở trong hay ngoài nước thì đồ họa là một
bộ phận không thể thiếu trong các cơ quan báo chí.
36
Từ những luận điểm này, có thể cô đọng vai trò của TTĐH như sau:
Làm cho thông tin trở nên hấp dẫn hơn
Không chỉ đơn giản là bằng các biểu đồ tròn hay biểu đồ tiến trình,
phóng viên/nhà báo có thể kết hợp thông tin với những thiết kế sáng tạo để
tạo nên một mẫu infographics ấn tượng. Đây là điều đặc biệt làm cho TTĐH
thu hút và có hiệu quả mạnh mẽ lên người xem hơn chỉ là sử dụng từ ngữ.
Hơn thế, việc dùng màu sắc, đường nét, hình khối… ở từng mẫu TTĐH cũng
làm cho chúng độc đáo và khác biệt so với các mẫu TTĐH khác, khiến người
xem dễ bị ấn tượng và phân biệt rõ ràng hơn.
Trình bày những số liệu quan trọng
TTĐH không chỉ đơn giản là một tác phẩm nghệ thuật. Thông tin mới
là điều quan trọng để người xem chú ý hơn là màu sắc. Độc giả có thể bị ấn
tượng bởi cái cách mà thông tin được trình bày, nhưng sau đó sẽ bị thu hút
bởi chính nội dung thông tin được truyền đạt trong đó.
Thu hút sự chú ý hơn
Độc giả thường sẽ chú ý vào cách trình bày ấn tượng của TTĐH và tự
hỏi xem “những biểu đồ, màu sắc, đường nét, hình ảnh ấy đang nói về cái
gì?” Và tất nhiên, họ sẽ tập trung nhìn ngay vào mẫu thiết kế, dù là trên màn
hình hay trên mặt giấy dù chưa biết gì về nó. Bằng cách này, độc giả đã tiếp
thu được ít nhiều thông tin chỉ trong một thời gian rất ngắn.
Dễ hiểu
Thông tin được đơn giản hóa nên dễ hiểu hơn. Đối với độc giả thích
xem dữ liệu bằng biểu đồ, đồ thị, thì chắc chắn họ sẽ càng thích thú hơn khi
chúng được trình bày bằng hình ảnh bắt mắt. Độc giả không cần “động não”
nhiều cho việc đọc tài liệu dài dòng mà chỉ cần nhìn sơ qua TTĐH, và nắm
bắt thông tin.
37
Thuyết phục hơn
Nhờ vào cách sắp xếp thông tin rõ ràng và mới lạ, TTĐH mang tính
thuyết phục cao hơn. Người đọc có xu hướng ít nghi ngờ về những số liệu họ
vừa xem vì đã bị ấn tượng bởi sự độc đáo của nó. Và điều hiển nhiên, nếu là
một designer “chân chính” thì cũng sẽ không phí công sức đầu tư vào TTĐH
“nhảm nhí” .
Thông tin truyền đạt rõ ràng
Cách trình bày rõ ràng nên thông tin cũng được đưa vào mạch lạc dễ
hiểu hơn, điều đó có nghĩa là cũng ít hiểu lầm xảy ra. Điều này giúp tác giả
của TTĐH hạn chế được “sự lệch hướng” của độc giả thường mắc phải khi
phải đọc những trang văn bản quá dài.
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng TTĐH không phải không tồn tại các
hạn chế như sau:
Tính xác thực của thông tin: với một bức ảnh được phóng viên ghi lại
hay một đoạn video được lưu lại, mức độ thuyết phục sẽ cao hơn nhiều so với
một tác phẩm đồ họa do phóng viên, cơ quan báo chí đưa ra. Ngoài ra, nếu
TTĐH không được xác thực có thể tạo ra những sự tiếp nhận thông tin không
chính xác ở độc giả. Điều này thể hiện rõ ở thể loại BĐT, khi mà cuộc đua về
tốc độ cập nhật thông tin đang là yếu tố “sống còn”. Trong khi đó, thể hiện
một tác phẩm TTĐH tốn nhiều công sức và thời gian. Vì vậy, phóng viên và
nhân viên đồ họa chỉ cần làm sai lệch một chi tiết hoàn toàn có thể khiến tác
phẩm TTĐH phản tác dụng và đưa tin sai lệch, gây hiểu lầm cho độc giả.
Sự tốn kém về mặt thời gian, chi phí thiết kế một tác phẩm TTĐH:
Một tác phẩm TTĐH hiệu quả cần có một kế hoạch xây dựng kỹ lưỡng. Với
một tác phẩm dù là đơn giản nhất như một sơ đồ hay biểu đồ cũng khiến cho
phóng viên, phóng viên đồ họa,… mất rất nhiều thời gian và công sức. Đặc
38
biệt, nếu trong thông tin cần phân tích, đánh giá, nhận định những con số thì
phóng viên cần đầu tư thời gian để “cô đọng” lại số liệu để quyết định hình
thức thể hiện.
Ngoài ra, trong giai đoạn hiện tại, để các phóng viên đảm bảo được
tính “multimedia” là tương đối khó. Thậm chí, nếu phóng viên có thể thiết kế
được một tác phẩm TTĐH thì nó cũng không thực sự chuyên nghiệp và đặc
sắc nếu một nhân viên thiết kế đồ họa thực hiện. Việc này đòi hỏi các cơ quan
báo chí phải thành lập đội ngũ thiết kế đồ họa riêng. Vì vậy, chi phí để thực
hiện một tác phẩm TTĐH cũng bị tăng lên cùng với chi phí về thiết bị, công
nghệ và nhân sự.
1.3.3Phân loại Thông tin đồ họa
Dựa vào hình thức tồn tại, có thể phân loại TTĐH thành 2 dạng:
TTĐH độc lập và TTĐH minh họa.
TTĐH độc lập: là những hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ, bảng biểu,… có hàm
chứa thông tin, có thể đứng riêng rẽ như một tin tức hoàn chỉnh để đăng tải
trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Với các dạng TTĐH này, công
chúng có thể chủ động tiếp nhận mà không phụ thuộc vào các yếu tố khác.
Ưu điểm của TTĐH độc lập là công chúng hoàn toàn có thể tiết kiệm
được thời gian trong việc tiếp nhận thông tin từ các phương tiện truyền thông.
Đối với các đơn vị tòa soạn báo in, đài truyền hình, họ có thể tiết kiệm được
không gian trang báo cũng như thời lượng phát sóng mà công chúng của họ
vẫn tiếp thu đầy đủ và chính xác thông tin. Các trang BĐT có thể xây dựng
các chuyên mục riêng với toàn bộ tin tức chỉ thể hiện bằng TTĐH. Làm tốt
điều này là Vietnamplus.vn với một Chuyên mục Infographics.
TTĐH minh họa: là các hình vẽ đi kèm để lý giải, chú thích, bổ sung
cho các tác phẩm báo chí được thể hiện bằng chữ viết, truyền hình. Điểm
39
khác biệt của nó với TTĐH độc lập ở chỗ không thể đứng riêng lẻ. Nếu đứng
tách biệt khỏi tác phẩm báo chí, những đồ họa này không thể được hiểu đầy
đủ và đúng nghĩa. Cùng với phần ngôn ngữ văn tự trên báo in, BĐT, các đồ
họa này tồn tại là một phần không thể tách rời của bài viết, được tác giả xây
dựng một cách hệ thống và logic.
Ví dụ, trong bài báo “USD chưa dừng lao dốc, mất 300 đồng/tuần”
trên Vietnamnet.vn ngày 9/10/2015, ngoài việc sử dụng biểu đồ về tỷ giá
ngoại tệ USD/VNĐ tại các ngân hàng trong nước, tác giả còn phải dùng câu
chữ để độc giả có thể nắm thông tin rõ ràng và chính xác hơn: nguyên nhân
giá USD tại các ngân hàng giảm mạnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ
làm gì để bình ổn tỷ giá ngoại tệ,….
Theo hình thức biểu đạt, TTĐH được chia thành TTĐH tĩnh và TTĐH động.
TTĐH tĩnh: là những hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ,… được thể hiện ở dạng
tĩnh, theo hình thức hình ảnh 2D hoặc 3D. Dạng TTĐH này được sử dụng phổ
biến nhất ở báo in do báo in không có tính chất đa phương tiện như báo điện
tử hay truyền tải thông tin bằng hình ảnh động như truyền hình.
TTĐH động: là những tác phẩm TTĐH được thể hiện có sự chuyển
động thông qua việc vận dụng các yếu tố kỹ thuật, kỹ xảo,… giữa các yếu tố
cấu thành nên tác phẩm. Dạng thức TTĐH này được sử dụng nhiều trong
BĐT và truyền hình do lợi thế của 02 loại hình báo chí này.
TTĐH động mang lại cho độc giả sự miêu tả chân thực hơn về một sự
việc đã xảy ra. Hình ảnh, đồ họa, biểu đồ,… động cho phép thể hiện một sự
tăng giảm trong nội dung thông tin. Ngoài ra, giữa một TTĐH tĩnh và TTĐH
động, hình động giúp tăng cương khả năng truyền tải thông tin, sự tiếp nhận
của độc giả bởi nó khiến cho nội dung thông tin trở nên thu hút hơn, ấn tượng
hơn và đi trực tiếp vào nhận thực độc giả.
40
Tuy nhiên, với người làm BĐT hay truyền hình, để sáng tạo ra một tác
phẩm TTĐH dạng động sẽ mất nhiều thời gian và sự am hiểu về các kỹ thuật,
ứng dụng, phần mềm xử lý đồ họa. Theo xu hướng phát triển của ngành công
nghệ đồ họa, việc thực hiện TTĐH động trên các tác phẩm BĐT hay Truyền
hình ngày càng được nhân rộng bởi những ưu thế của nó.
1.3.4Đặc trƣng của Thông tin đồ họa trong các loại hình báo chí
Ngoại trừ báo phát thanh, các loại hình báo chí khác đều sử dụng
TTĐH trong các tác phẩm báo chí. Mặc dù có những đặc điểm khác nhau thì
tựu chung mỗi sản phẩm TTĐH trên báo chí đều là các tác phẩm hoàn chỉnh,
có tác dụng biểu đạt ý nghĩa của ngôn từ mặc dù không sử dụng ngôn ngữ.
Trên mọi loại hình báo chí, TTĐH đều là dạng ngôn ngữ trực quan, khai thác
thế mạnh của tạo hình và cyar các phương tiện công cụ kỹ thuật tạo hình để
thể hiện tác phẩm.
TTĐH được sử dụng khá nhiều trên các tờ báo in, các trang báo điện
tử và trên truyền hình. Tất cả đều phục vụ việc thông tin đến công chúng.
TTĐH thường tồn tại dưới các dạng bản đồ, sơ đồ, bảng biểu, hình minh
họa,… với mục tiêu trực quan hóa thông tin, khai thác tối đa lợi thế của tạo
hình và các phương tiện kỹ thuật đồ hình.
Tuy nhiên, mỗi loại hình báo chí lại, TTĐH lại có những nét đặc trưng
riêng biệt. Cụ thể như sau:
TTĐH trên báo in: TTĐH thường tồn tại dưới các dạng bản đồ, sơ đồ,
bảng biểu, hình minh họa,… với mục tiêu trực quan hóa thông tin, khai thác
tối đa lợi thế của tạo hình và các phương tiện kỹ thuật đồ hình.
Ở loại hình báo chí này, các biểu đồ, sơ đồ và bản đồ được ví như một
công cụ để “củng cố”, “bổ sung” cho các thông tin truyền thông với những
hình ảnh minh họa, dảm bảo chức năng giải thích và minh họa.
41
TTĐH với những biểu đồ và bản đồ, thường giúp cho các bài viết báo
in tận dụng được khoảng trống nhiều hơn và giúp cho thông tin trở nên dễ
hiểu hơn so với việc sử dụng ngôn từ để miêu tả, “kể lể”. Song song với các
bức ảnh báo chí, TTĐH có thể đưa độc giả báo in đến những “địa điểm” mà
bức ảnh không thể làm được hay giải thích, làm rõ những vấn đề mà bức ảnh
hay ngôn từ không thực hiện được
TTĐH trên truyền hình: Tính đến thời điểm hiện tại, trong giai đoạn
truyền hình tương tác phát triển mạnh mẽ, TTĐH trên truyền hình thường bao
gồm những đồ họa tĩnh kèm theo lời giải thích bằng âm thanh và cũng bắt đầu
sử dụng nhiều hơn những sản phẩm TTĐH động. Chính những tác phẩm này
giúp cho khán giả cảm nhận được thông tin thực tế hơn so với báo in. Ngoài
ra, đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là đồ
họa 3D, TTĐH truyền hình có chất lượng minh họa tối ưu hơn, thực tế hơn và
sâu sắc hơn. Tuy nhiên, TTĐH trên truyền hình lại có một nhược điểm là
người xem hoàn toàn bị động trong việc tiếp nhận thông tin
TTĐH trên BĐT: Về cơ bản, TTĐH báo in và TTĐH BĐT có nhiều
điểm tương đồng. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa 2 loại hình báo chí này chính
là 2 khía cạnh: hoạt hình và tương tác.
Ngoài ra, với lợi thế của BĐT, độc giả có thể chủ động lựa chọn trật
tự họ sẽ tiếp nhận thông tin. Nếu như trong báo in, độc giả thường bị thúc đẩy
sự tham gia một cách “tuyến tính” theo một trật tự đã được “ngầm” quyết
định trước thì BĐT lại làm được những việc khiến độc giả hoàn toàn không
còn bị động.
Tóm lại, có thể khái quát sự khác nhau trong việc sử dụng TTĐH đối
với từng loại hình báo chí như sau:
42
Đặc điểm
Phƣơng pháp thể
hiện
Hạn chế Thế mạnh
TTĐH trên
báo in
Hình ảnh tĩnh, một chiều.
Đọc, xem là phương thức
tương tác mà qua đó, độc
giả chủ động tiếp nhận
nội dung thông tin
Văn bản được coi là
yếu tố cơ bản
Sự chuyển động phải
được thể hiện bằng
các mũi tên hay các
biểu tượng tĩnh khác.
Báo in thường bị hạn
chế về mặt không
gian.
Hình ảnh đồ hoạ có
thể được sáng tạo ra
nhanh hơn
TTĐH trên
truyền hình
Đồ hoạ có thể là động
hoặc tĩnh. công chúng
tiếp nhận một cách thụ
động, họ chỉ có thể xem
và nghe khi hình ảnh đồ
hoạ tin tức được đưa ra
Miêu tả kèm theo lời
đọc.
Các đúp hình thường
ngắn nên công chúng
không có nhiều thời
gian để nắm bắt nội
dung thông tin . Việc
sử dụng công nghệ
3D và hình ảnh động
có thể mất thời gian
hơn .
Có thể kết hợp kết
hợp hình ảnh video,
tiếng động , giống
như hình ảnh video,
hình ảnh đồ hoạ trên
truyền hình có thể
diễn tả tiến trình của
sự kiện như là đang
xảy ra
TTĐH trên
báo điện tử
Hình ảnh đồ hoạ động
hoặc tĩnh . Công chúng
có thể xem một cách chủ
động
Văn bản và tiếng
động có thể kết hợp
để phục vụ cho việc
giải thích thông tin rõ
ràng hơn
Phải mất nhiều thời
gian hơn để làm cho
đúng hạn
Có thể kết hợp mọi
tính năng đa
phương tiện như
văn bản, tranh minh
hoạ, hình ảnh động,
video, âm thanh…
Bảng 1.1: Sự khác nhau trong việc sử dụng TTĐH đối với từng loại hình báo chí
43
1.4 Phƣơng pháp thể hiện Thông tin đồ họa
1.4.1Phƣơng pháp sử dụng bảng biểu, hộp dữ liệu
Bảng biểu là cách thể hiện TTĐH cơ bản, đơn giản nhất trong số các
phương thức thể TTĐH. Bảng (table) là cách tổ chức sắp thông tin theo từng cột
(column) và dòng (row), giúp độc giả nhanh chóng nắm bắt được thông tin cốt
lõi của vấn đề, đồng thời dễ dàng phân tích các chi tiết và mối quan hệ của chúng
với nhau.
Thông tin được trình bày trong bảng biểu và hộp dữ liệu được đơn giản
hóa, sinh động hơn so với việc sử dụng văn bản nhưng vẫn giữ được giá trị thông
tin của TTĐH. Đối với BĐT, bảng biểu và hộp dữ liệu được sử dụng trong các
bài viết về kinh tế, thương mại, hay về xã hội.
Ví dụ, trong bài viết “Cảnh báo về mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội”
trên Vietnamplus.vn ngày 22/03/2016, tác giả đã khái quát các chỉ số phản ánh
thực trạng của môi trường không khí tại Hà Nội như hàm lượng SO2,
NO2,…thông qua bảng biểu với các cột chỉ số “chỉ số hiện tại”, “chỉ số nhỏ
nhất”, “chỉ số lớn nhất” và các dòng tương ứng với mỗi chỉ số môi trường. Điều
này giúp cho độc giả Vietnamplus nắm thông tin cốt lõi một cách toàn diện, dễ
dàng và toàn diện hơn so với việc mô tả qua ngôn ngữ văn tự.
1.4.2Phƣơng pháp sử dụng bản đồ
Trên BĐT nói riêng và trên các phương tiện thông tin đại chúng nói
chung, bản đồ được sử dụng khá phổ biến trong các trường hợp thông tin cần
giải đáp câu hỏi ở đâu. Nó thường được dùng trong các tin tức sự kiện như chiến
sự, thiên tai, dự báo thời tiết, địa điểm,... Đây là một phương pháp thể hiện đòi
44
hỏi ở phóng viên, nhân viên thiết kế đồ họa phải thu thập dữ liệu kỳ công, có bản
đồ chi tiết nơi diễn ra sự kiện
Bản đô là hình ảnh thu nhỏ và khái quát hóa phần nào đó của mặt đất lên
trên nền phẳng, và nó tuần theo quy luật toán học nhất định về tỷ lệ. Bản đồ trên
BĐT chỉ đơn giản là những nét phác thảo, mang tính khái quát cao mà không đi
sâu vào từng chi tiết nhỏ.
Bản đồ có thể được thiết kế tĩnh hoặc động, hai chiều hoặc ba chiều với
các tỷ lệ quy chiếu chính xác. Bản đồ tĩnh thường đơn giản để miêu tả hay định
vị cho độc giả vị trí diễn ra sự kiện. Bản đồ động thường được sử dụng nhiều
trên BĐT và Truyền hình do ưu thế của việc đa phương tiện, thể hiện vị trí diễn
ra sự kiện và một số nét phác thảo về diễn biến của sự kiện
1.4.3Phƣơng pháp sử dụng sơ đồ
Tương tự như bản đổ, sơ đồ cũng được sử dụng tương đối nhiều. Trên
BĐT, sơ đồ thường được sử dụng để đáp ứng nhu cầu thông tin về địa điểm. Tuy
nhiên, khác với bản đồ, sơ đồ không đòi hỏi sự chính xác về tỷ lệ quy chiếu so
với thực tế.
Sơ đồ được sử dụng nhiều trong các bài viết về thông tin chiến sự, quy
hoạch đất đai, cơ sở hạ tầng
1.4.4Phƣơng pháp sử dụng các loại biểu đồ
Biểu đồ là loại hình Thông tin đồ họa phức tạp và mang tính minh họa
cao nhất. Các đồ họa biểu đồ gồm lượng lớn các thông tin văn bản và các minh
họa chi tiết để phân tích các phần quan trọng của đối tượng hoặc ghi chép một
chuỗi các sự kiện.
45
Biểu đồ hình khối tròn, elip (hay còn gọi là đồ thị hình bánh) được sử
dụng để trình bày các phần khác nhau trong cả một khối. Biểu đồ cột, được sử
dụng để so sánh các dữ liệu sử dụng các cột hình chữ nhật để trình bày một giá
trị có trong một loạt dữ liệu. Biểu đồ điểm, cũng được gọi là biểu đồ đường
thẳng, những loại đồ họa này so sánh hai biến số liên quan tới nhau.
Dữ liệu thể hiện trong các loại biểu đồ, đặc biệt là biểu đồ tròn luôn được
trình bày dưới dạng số liệu phần trăm (%). Sự ẩn dụ của hình tròn tương ứng với
số liệu 100%.
Biểu đồ cột, biểu đồ hình chữ nhật thường được sử dụng với hình ảnh các
hình chữ nhật tương ứng cho một giá trị. Mỗi cột trong biểu đồ tương ứng với
một giá trị. Vì vậy, sử dụng phương pháp này giúp cho độc giả hình dung được
việc so sánh dữ liệu dễ dàng hơn.
1.4.5Phƣơng pháp sử dụng đồ thị
Định nghĩa một cách khái quát nhất, đồ thị là một tập hợp các đối tượng
gọi là đỉnh nối với nhau bởi các cạnh. Trên BĐT nói riêng và các phương tiện
truyền thông đại chúng nói chung, đồ thị được sử dụng để tối ưu hóa các thông
tin liên quan đến số liệu kinh tế như sự tăng trưởng, tăng/giảm giá cả thị
trường,….
1.4.6Phƣơng pháp sử dụng hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa trong TTĐH là những hình ảnh mang yếu tố nghệ
thuật được cách điệu, không tuân theo một khuôn mẫu nhất định mà được thiết
kế theo cảm nhận của phóng viên đồ họa hoặc do có sự liên tưởng giữa các sự
vật, hiện tượng mà tác phẩm báo chí đề cập tới
46
Ngoài ra, có thể kết hợp giữa các hình vẽ dạng đồ họa với yếu tố màu sắc
hay ảnh chụp, video.
Với màu sắc, tự bản thân nó đã có khả năng truyền tải thông tin cho các
đồ họa. Ví dụ như nói về sự tăng giảm trong các bài viết về kinh tế, tác giả có thể
sử dụng màu đỏ tương ứng với tăng trưởng, màu xanh tương ứng với giảm.
Trong các trường hợp sử dụng màu sắc và nội dung thông tin của đồ họa không
hợp lý có thể gây sự khó chịu đối với độc giả. Nếu sử dụng một cách hài hòa,
màu sắc có thể giúp làm nổi bật tác phẩm TTĐH
Với hình ảnh chụp hoặc video, nó sẽ làm tăng tính xác thực của TTĐH,
khiến độc giả có thể tin tưởng hơn với thông tin. Trong trường hợp này, đoạn
video hay hình ảnh chụp sẽ là hình nền để tăng sự nổi bật của đồ họa. Hai yếu tố
này thường được kết hợp với biểu đồ, đồ thị để có thể tạo nên sự hài hòa nhất
cho tác phẩm TTĐH.
47
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương 1 với tiêu đề: “Thông tin đồ họa, một số vấn đề lý luận và
thực tế” tôi đã trình bày các mảng chính sau: Một số khái niệm và thuật ngữ;
Lịch sử hình thành và phát triển thông tin đồ họa; Đặc điểm và vai trò thông tin
đồ họa; Phương pháp thể hiện thông tin đồ họa.
Trong các mảng trên, luận văn tập trung nhiều về TTĐH trên BĐT.
TTĐH là một dạng ngôn ngữ phi văn tự. Nhưng, đó phải là những hình ảnh được
vẽ lên và sử dụng trên báo chí để phục vụ cho mục đích truyền tải tin tức, sự kiện
hoặc hỗ trợ cho việc thông tin bằng văn tự, hoặc lời nói, âm thanh hiệu quả hơn.
Từ khái niệm này, tác giả đã tiến hành trình bày đặc điểm, vai trò của
thông tin đồ họa: TTĐH là một hoạt động thiết kế thẩm mỹ mang bản chất truyền
thông; TTĐH là một dạng ngôn ngữ phi văn tự, thông tin trực quan; TTĐH
mang tính chất đa dạng và phổ biến; TTĐH có tính hàm ý, ẩn dụ.
Dựa vào hình thức tồn tại, ta có thể chia ra làm hai loại, đó là TTĐH
độc lập và TTĐH minh họa. Theo hình thức biểu đạt, có hai loại là TTĐH tĩnh
và TTĐH động.
Trên tất cả các loại hình báo chí hiện nay tại Việt Nam bao gồm: báo in,
truyền hình và BĐT, đều sử dụng TTĐH như một phương thức tương đối phổ
biến. Tuy nhiên, ở mỗi loại hình báo chí, TTĐH lại có những đặc điểm, phương
pháp thể hiện và những ưu, nhược điểm khác nhau mà người làm báo cần nắm
vững để vận dụng vào công việc.
Từ những đặc điểm, vai trò, tầm quan trọng và việc phân tích điểm khác
nhau giữa các loại hình báo chí, tác giả đã tiến hành tổng hợp những phương
pháp thể hiện cho TTĐH, bao gồm: Phương pháp sử dụng bảng biểu, hộp dữ
48
liệu; Phương pháp sử dụng bản đồ; Phương pháp sử dụng sơ đồ; Phương pháp sử
dụng biểu đồ; Phương pháp sử dụng đồ thị; Phương pháp sử dụng hình ảnh minh
họa.
Từ những tiền đề lý luận về TTĐH đã trình bày ở chương 1, đặc biệt là
việc nhìn nhận được vai trò, vị trí của TTĐH đối với báo chí nói chung và BĐT
nói riêng, tác giả luận văn sẽ trình bày ở chương 2 với tiêu đề: Thực trạng
phương thức sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử hiện nay. Luận văn sẽ
tiến hành khảo sát thực trạng sử dụng TTĐH trên các trang BĐT VnExpress.net,
Vietnamplus.vn. Từ việc khảo sát thực tế, luận văn sẽ tiến hành đánh giá thành
công, hạn chế của việc khai thác thông tin phi văn tự trên các trang BĐT ở Việt
Nam. Từ đó đặt ra các vấn đề trong việc sử dụng TTĐH trong báo chí Việt Nam
hiện nay.
49
Chƣơng 2: Thực trạng sử dụng Thông tin đồ họa trên các báo điện tử
đƣợc khảo sát
2.1 Giới thiệu khái quát về các báo điện tử đƣợc khảo sát
2.1.1Báo điện tử VnExpress.net
Ra mắt trên Internet ngày 26/2/2001, 15 năm qua VnExpress luôn là một
trong các trang BĐT tiếng Việt có nhiều người xem (hiện tại rank alexa tại khu
vực Việt Nam là 9). Hiện, trung bình mỗi ngày Báo đón nhận hơn 34 triệu lượt
truy cập, trong đó có lượng lớn từ nước ngoài. Ngày 25/11/2002, theo giấy phép
số 511/GP – BVHTT, VnExpress trở thành báo đầu tiên của Việt Nam được cấp
phép chuyên hoạt động trên Internet. Vnexpress được thành lập bởi tập đoàn
FPT năm 2001, tuy nhiên cơ quan chủ quản là Bộ Khoa học Công nghệ.
15 năm qua, VnExpress luôn giữ vững vị trí BĐT tiếng Việt có lượng
độc giả truy cập lớn. Lưu lượng truy cập liên tục tăng mạnh và đạt những kỷ lục
mới. Theo thống kê của Alexa, VnExpress hiện có tỷ lệ xem trang trên truy cập
là 5.84. Độc giả trong nước chiếm hơn 78.9%, 5.8% ở Mỹ, số còn lại từ các nước
khác trên khắp châu lục như Nhật Bản, Úc hay Canada.
Từ khi ra đời, VnExpress đã liên tục cải tiến tốc độ cập nhật thông tin, đa
phương tiện hóa phong cách trình bày nội dung, thay đổi liên tục nội dung sao
cho phù hợp với cách tieps cận tin tức của độc giả. Trung bình mỗi ngày báo cập
nhật khoảng 170 đầu mục tin bài, trong đó 95% là sản phẩm do phóng viên, biên
tập viên thực hiện. Trong số 14 trang nội dung chuyên đề, các trang: Xã hội, Văn
hóa, Pháp luật, Thế giới, Thể thao... có lượng bạn đọc lớn hơn cả. Ngoài ra, VNE
còn có các chuyên mục khác như Video, Ảnh, Infographics, Cộng đồng, …..
cũng có lượng độc giả tương đối nhiều.
50
Về hình thức, giao diện, VnExpress luôn đi đầu là một trong các trang
BĐT có giao diện đẹp, hiện đại. Cách sắp xếp bố cục và phân bổ giữa nội dung,
quảng cáo hợp lý khiến độc giả không cảm giác khó chịu khi truy cập trang.
Về việc sử dụng TTĐH, có thể khẳng định, VnExpress là một trang BĐT
đi tiên phong trong việc sử dụng phương thức thông tin phi văn tự để truyền tải
tin tức đến độc giả. Bên cạnh việc sử dụng một cách linh hoạt các dạng văn bản,
hình ảnh, video clip,…, VnExpess còn sử dụng rất tốt các loại bản đồ, biểu đồ,
đồ thị,…Việc này giúp cho độc giả của VnExpress tiếp thu nội dung cốt lõi trong
thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.
Nguồn doanh thu chủ yếu của VNE đến từ quảng cáo, bao gồm quảng
cáo từ các doanh nghiệp và quảng cáo từ các đơn vị có hệ thống mạng quảng cáo
như Google hay Eclick,….
2.1.2Báo điện tử Vietnamplus.vn
BĐT Vietnamplus (Vietnam+) đi vào hoạt động chính thức ngày
13/11/2008, với tên miền http://vietnamplus.vn. Báo nằm trong hệ thống các đơn
51
vị báo chí thuộc Thông tấn xã Việt Nam. Được Bộ Thông tin Truyền thông cấp
phép ngày 11/9/2008, giấy phép số 1374/GP-BTTTT.
Từ khi ra đời, Vietnamplus đã trở thành kênh thông tin đối nội và đối
ngoại quan trọng của nền báo chí Việt Nam nói chung và Thông tấn xã Việt Nam
nói riêng. Đây cũng là trang BĐT đầu tiên ở Việt Nam được cấp phép cung cấp
thông tin qua 5 thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc.
Vietnamplus có nhiều chuyên mục như Chính trị, Thế giới, Kinh tế, Xã hôi, Đời
sống, Văn hóa, Thể thao, Khoa học, Công nghệ,… với các phiên bản tiếng Việt,
tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp và tiếng Trung.
Ngày 13-11-2008, tờ báo điện tử của Thông tấn xã Việt Nam
VietnamPlus với 4 ngữ Việt, Anh, Pháp, Tây Ban Nha ra mắt có vẻ như quá
muộn với một hãng thông tin nguồn của quốc gia, khi mà trên thị trường cả báo
điện tử lẫn bản báo online của các tờ báo giấy lớn đã chen chân đông đúc. Ít ai
biết, VietnamPlus đã được thai nghén gần chục năm trước đó mà vì những lý do
chủ quan, khách quan lại chậm chân trong thị trường báo mạng.
Hiếm có tờ báo nào với tuổi đời non trẻ như VietnamPlus mà lại có nhiều
các tiện ích, các giá trị gia tăng đúng như cái nghĩa “Plus” dù sinh sau đẻ muộn.
Một trong những thành công về công nghệ của Vietnamplus là việc sớm cung
cấp phiên bản đọc báo đa ngôn ngữ trên mạng điện thoại di động, ngay sau khi
cung cấp trên bản web.
52
Bên cạnh đó, giữa một thị trường báo đầy cạnh tranh, đặc biệt là báo điện
tử với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các trang tin, trang thông tin, mạng xã
hội…với tiêu chí giật gân, câu khách là xu thế chủ đạo việc chọn đi con đường
“Chính thống” là một lựa chọn vô cùng mạo hiểm. Ông Lê Quốc Minh thừa
nhận: Nguồn tin chính thống có ưu thế là được thẩm định đầy đủ, tin đưa xác
thực và đi theo những tiêu chuẩn bất di bất dịch của báo chí... nhưng lại thường
khuôn mẫu và cứng nhắc. Trong khi nhu cầu của độc giả luôn hướng tới những
thông tin gần với đời sống của họ, thậm chí là những thông tin mang tính giật
gân, liên quan đến các nhân vật nổi tiếng, sự kiện đình đám… Vì thế làm sao để
độc giả chọn Vietnam+ là một nguồn thông tin tin cậy, cần thiết hàng ngày là
một đòi hỏi, thách thức cũng như là trách nhiệm của người làm báo đối với xã
hội, đất nước, (theo bài viết “Ông Tổng + và những ý tưởng kỳ quặc về báo điện
tử” trên Daidoanket.vn ngày 21/7/2015)
Vietnamplus có đội ngũ phóng viên trải dài trên cả nước với hơn 1000
phân xã thuộc 63 tỉnh thành trên cả nước và nhiều phân xã nước ngoài. Hàng
53
ngày, Vietnamplus đáp ứng việc cung cấp thông tin cho độc giả trên khắp cả
nước với kho tin tức khổng lồ.
Theo thống kê của Alexa, Vietnamplus hiện có tỷ lệ xem trang trên truy
cập là 2.09. Độc giả trong nước chiếm hơn 83.9%, 3.9% ở Hàn Quốc, 2% ở Mỹ,
số còn lại từ các nước khác trên khắp châu lục như Pháp hay Thái Lan.
Nguồn doanh thu chủ yếu của Vietnamplus đến từ quảng cáo, bao gồm
quảng cáo từ các doanh nghiệp và quảng cáo từ các đơn vị có hệ thống mạng
quảng cáo như Google hay Eclick,….
2.2 Kết quả khảo sát việc sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử
2.2.1Số lƣợng và tần suất sử dụng Thông tin đồ họa
Kết quả khảo sát trên các trang BĐT có sử dụng TTĐH bao gồm
Vnexpress.net và Vietnamplus.vn trong thời gian từ 12/2014 đến 12/2015 được
thể hiện qua bảng sau:
STT Trang Báo điện tử
Tổng số lƣợng
bài viết
Số lƣợng bài viết
sử dụng
Thông tin đồ họa
Tần
suất sử
dụng
1 Vnexpress 89,755 1,409 2%
2 Vietnamplus 70,572 527 1%
Bảng 2.1: Số lượng tác phẩm TTĐH trên các trang BĐT được khảo sát
Theo kết quả khảo sát ở bảng trên, trong khoảng thời gian từ 12/2014 đến
12/2015, Vnexpress có 89.755 bài viết được xuất bản. Trong đó có 1.409 bài viết
có sử dụng TTĐH, chiếm tần suất gần 2%. Trong khi đó, Vietnamplus chỉ xuất
bản 527 bài viết có sử dụng TTĐH trên tổng số 70.572 bài viết xuất bản trên
BĐT này, chiếm tần suất 1%. Như vậy, có thể thấy rằng, trong 2 trang BĐT
được khảo sát, Vnexpress có tần suất sử dụng TTĐH cao hơn Vietnamplus
54
Với vị thế là một trong những tờ BĐT có lượng độc giả lớn nhất tại Việt
Nam (xếp hạng thứ 9 trên tổng số tất cả các website tại Việt Nam theo thống kê
của Alexa.com), việc xuất bản bài viết với số lượng lớn là yêu cầu tất yếu để đáp
ứng nhu cầu thông tin của độc giả. Hơn nữa, Vnexpress.net có đội ngũ phóng
viên, biên tập viên và kỹ thuật viên đồ họa tương đối lớn và trải dài các tỉnh
thành nên việc thực hiện các tác phẩm TTĐH cũng có nhiều ưu thế hơn so với
các trang BĐT khác.
Theo thống kê, các chuyên mục trên các trang BĐT có sử dụng TTĐH
như sau: Đối với Vnexpress, TTĐH được sử dụng trong các chuyên mục: Thời
sự, Thế giới, Kinh doanh, Thể thao, Khoa học, Số hóa, Xe; Đối với Vietnamplus,
các chuyên mục sử dụng các tác phẩm đồ họa bao gồm Kinh tế, Chính trị, Xã
hội, Thế giới, Đời sống, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ. Giữa các
chuyên mục cũng có những khác biệt trong việc khai thác TTĐH, cụ thể như sau:
Đối với Vnexpress:
STT Chuyên mục
Tổng số lƣợng
bài viết
Số lƣợng bài viết
sử dụng Thông
tin đồ họa
Tần suất
sử dụng
Tỷ
trọng
1 Thời sự 6,351 223 3.5% 16%
2 Thế giới 9,077 927 10.2% 66%
3 Kinh doanh 10,063 57 0.6% 4%
4 Giải trí 11,600 - 0.0% 0%
5 Thể thao 7,830 90 1.2% 6%
6 Pháp luật 3,915 - 0.0% 0%
7 Giáo dục 3,538 - 0.0% 0%
8 Sức khỏe 3,219 - 0.0% 0%
9 Gia đình 6,322 - 0.0% 0%
10 Du lịch 5,829 - 0.0% 0%
55
11 Khoa học 3,277 16 0.5% 1%
12 Số hóa 6,322 68 1.1% 5%
13 Xe 6,699 28 0.4% 2%
14 Cộng đồng 2,059 - 0.0% 0%
15 Tâm sự 1,798 - 0.0% 0%
16 Cười 1,856 - 0.0% 0%
Tổng 89,755 1,409 2% 100%
Bảng 2.2: Số lượng bài viết sử dụng TTĐH theo chuyên mục trên Vnexpress
Trên Vnexpress, chuyên mục Thế giới có số lượng tác phẩm báo chí sử
dụng TTĐH nhiều nhất, với 927 bài viết trên tổng số 9.077, với tần suất 10.2%
và chiếm tỷ trọng 66% tổng số bài viết sử dụng TTĐH trên BĐT này. Tiếp theo
là các chuyên mục Thời sự với 223 bài viết trên tổng số 6.351 bài, tần suất 3.5%
và tỷ trọng 16%; chuyên mục Thể thao với 90 tác phẩm trên tổng số 7.830 bài
viết của chuyên mục, tần suất 1.2% và tỷ trọng sử dụng là 6%; chuyên mục Số
hóa với 68 bài viết trên tổng số 6.322, tần suất sử dụng 1.1% và tỷ trọng là 5%;
chuyên mục Kinh doanh có 57 bài viết trên tổng số 10.063, tần suất 0.6% và tỷ
trọng 4%; chuyên mục Xe với 28 tác phẩm TTĐH trên tổng 6.699 bài viết, tần
suất sử dụng 0.4% và chiếm tỷ trọng 2%; cuối cùng là chuyên mục Khoa học với
16 bài viết sử dụng TTĐH trên tổng 3.277, tần suất sử dụng 0.5% và chiếm tỷ
trọng 1%. Các thông số được thể hiện cụ thể qua biểu đồ sau:
56
Biểu đồ 2.1: Số lượng bài viết sử dụng TTĐH theo chuyên mục trên Vnexpress
Đối với Vietnamplus:
STT Chuyên mục
Tổng số lƣợng
bài viết
Số lƣợng bài viết
sử dụng Thông
tin đồ họa
Tần suất
sử dụng
Tỷ
trọng
1 Kinh tế 12,457 62 0.5% 12%
2 Chính trị 4,392 27 0.6% 5%
3 Xã hội 10,559 40 0.4% 8%
4 Thế giới 22,078 113 0.5% 21%
5 Đời sống 9,415 102 1.1% 19%
6 Văn hóa 4,628 29 0.6% 6%
7 Thể thao 3,430 94 2.7% 18%
8 Khoa học 920 35 3.8% 7%
9 Công nghệ 1,890 25 1.3% 5%
10 Chuyện lạ 803 - 0.0% 0%
Tổng 70,572 527 100%
Bảng 2.3: Số lượng bài viết sử dụng TTĐH theo chuyên mục trên Vietnamplus
Sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử hiện nay 6790778.pdf
Sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử hiện nay 6790778.pdf
Sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử hiện nay 6790778.pdf
Sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử hiện nay 6790778.pdf
Sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử hiện nay 6790778.pdf
Sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử hiện nay 6790778.pdf
Sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử hiện nay 6790778.pdf
Sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử hiện nay 6790778.pdf
Sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử hiện nay 6790778.pdf
Sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử hiện nay 6790778.pdf
Sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử hiện nay 6790778.pdf
Sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử hiện nay 6790778.pdf
Sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử hiện nay 6790778.pdf
Sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử hiện nay 6790778.pdf

More Related Content

Similar to Sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử hiện nay 6790778.pdf

Công chúng truyền hình của Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội.pdf
Công chúng truyền hình của Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội.pdfCông chúng truyền hình của Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội.pdf
Công chúng truyền hình của Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội.pdfNuioKila
 
49899816 giao-trinh-xu-ly-anh
49899816 giao-trinh-xu-ly-anh49899816 giao-trinh-xu-ly-anh
49899816 giao-trinh-xu-ly-anhphaothu0304
 
Luận văn Xây dựng hệ thống mạng doanh nghiệp sử dụng mã nguồn mở
Luận văn Xây dựng hệ thống mạng doanh nghiệp sử dụng mã nguồn mởLuận văn Xây dựng hệ thống mạng doanh nghiệp sử dụng mã nguồn mở
Luận văn Xây dựng hệ thống mạng doanh nghiệp sử dụng mã nguồn mởAubrey Yundt
 
Nền tảng công nghệ mới trong phát triển thư viện số và xuất bản điện tử.pdf
Nền tảng công nghệ mới trong phát triển thư viện số và xuất bản điện tử.pdfNền tảng công nghệ mới trong phát triển thư viện số và xuất bản điện tử.pdf
Nền tảng công nghệ mới trong phát triển thư viện số và xuất bản điện tử.pdfMan_Ebook
 
Luận văn thạc sĩ báo chí.
Luận văn thạc sĩ báo chí.Luận văn thạc sĩ báo chí.
Luận văn thạc sĩ báo chí.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...PinkHandmade
 
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyếtUdcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyếtmrnxthanh
 

Similar to Sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử hiện nay 6790778.pdf (20)

Luận văn: Ứng dụng công nghệ Webrtc cho giải pháp cộng tác, 9đ
Luận văn: Ứng dụng công nghệ Webrtc cho giải pháp cộng tác, 9đLuận văn: Ứng dụng công nghệ Webrtc cho giải pháp cộng tác, 9đ
Luận văn: Ứng dụng công nghệ Webrtc cho giải pháp cộng tác, 9đ
 
Đề tài: Quang báo hiển thị bằng led ma trận, HAY
Đề tài: Quang báo hiển thị bằng led ma trận, HAYĐề tài: Quang báo hiển thị bằng led ma trận, HAY
Đề tài: Quang báo hiển thị bằng led ma trận, HAY
 
Đề tài: Xây dựng hệ thống tổng hợp thông tin kinh tế xã hội
Đề tài: Xây dựng hệ thống tổng hợp thông tin kinh tế xã hộiĐề tài: Xây dựng hệ thống tổng hợp thông tin kinh tế xã hội
Đề tài: Xây dựng hệ thống tổng hợp thông tin kinh tế xã hội
 
Công chúng truyền hình của Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội.pdf
Công chúng truyền hình của Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội.pdfCông chúng truyền hình của Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội.pdf
Công chúng truyền hình của Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội.pdf
 
Đề tài: Ứng dụng Công nghệ thông tin trong cải cách hành chính
Đề tài: Ứng dụng Công nghệ thông tin trong cải cách hành chínhĐề tài: Ứng dụng Công nghệ thông tin trong cải cách hành chính
Đề tài: Ứng dụng Công nghệ thông tin trong cải cách hành chính
 
Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính tại Ủy ban n...
Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính tại Ủy ban n...Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính tại Ủy ban n...
Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính tại Ủy ban n...
 
Đề tài: Hệ thống quản lý dịch vụ đi chợ thuê, HAY, 9đ
Đề tài: Hệ thống quản lý dịch vụ đi chợ thuê, HAY, 9đĐề tài: Hệ thống quản lý dịch vụ đi chợ thuê, HAY, 9đ
Đề tài: Hệ thống quản lý dịch vụ đi chợ thuê, HAY, 9đ
 
49899816 giao-trinh-xu-ly-anh
49899816 giao-trinh-xu-ly-anh49899816 giao-trinh-xu-ly-anh
49899816 giao-trinh-xu-ly-anh
 
Luận văn Xây dựng hệ thống mạng doanh nghiệp sử dụng mã nguồn mở
Luận văn Xây dựng hệ thống mạng doanh nghiệp sử dụng mã nguồn mởLuận văn Xây dựng hệ thống mạng doanh nghiệp sử dụng mã nguồn mở
Luận văn Xây dựng hệ thống mạng doanh nghiệp sử dụng mã nguồn mở
 
Nền tảng công nghệ mới trong phát triển thư viện số và xuất bản điện tử.pdf
Nền tảng công nghệ mới trong phát triển thư viện số và xuất bản điện tử.pdfNền tảng công nghệ mới trong phát triển thư viện số và xuất bản điện tử.pdf
Nền tảng công nghệ mới trong phát triển thư viện số và xuất bản điện tử.pdf
 
Luận văn thạc sĩ báo chí.
Luận văn thạc sĩ báo chí.Luận văn thạc sĩ báo chí.
Luận văn thạc sĩ báo chí.
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chínhLuận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính
 
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
 
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...
 
Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ương
Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ươngHoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ương
Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ương
 
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyếtUdcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
 
12031
1203112031
12031
 
Luận Văn Hỗ Trợ Công Tác Xã Hội hỗ trợ Học Sinh Dùng Facebook
Luận Văn Hỗ Trợ Công Tác Xã Hội hỗ trợ Học Sinh Dùng FacebookLuận Văn Hỗ Trợ Công Tác Xã Hội hỗ trợ Học Sinh Dùng Facebook
Luận Văn Hỗ Trợ Công Tác Xã Hội hỗ trợ Học Sinh Dùng Facebook
 
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đLuận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
 

More from NuioKila

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfNuioKila
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...NuioKila
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...NuioKila
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...NuioKila
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...NuioKila
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNuioKila
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfNuioKila
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfNuioKila
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NuioKila
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...NuioKila
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...NuioKila
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...NuioKila
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...NuioKila
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfNuioKila
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...NuioKila
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdfNuioKila
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfNuioKila
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNuioKila
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...NuioKila
 

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 

Sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử hiện nay 6790778.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------------- NGUYỄN THANH HÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN ĐỒ HỌA TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ Hà Nội, 2016
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------------- NGUYỄN THANH HÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN ĐỒ HỌA TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ HIỆN NAY Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60.32.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Thu Nga Hà Nội, 2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Nguyễn Thanh Hà, tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ báo chí với đề tài “Sử dụng Thông tin đồ họa trên báo điện tử hiện nay” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, là kết quả làm việc nghiêm túc, trung thực và cẩn trọng của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Thu Nga. Mọi số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu trách nhiệm đối với Luận văn tốt nghiệp của mình. Hà nội, Ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thanh Hà
  • 4. LỜI CẢM ƠN Qua luận văn này, tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong Khoa Báo chí và Truyền thông – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến TS. Trần Thị Thu Nga đã tận tình hướng dẫn, hết lòng động viên khích lệ, nhiệt tình truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các phóng viên, biên tập viên, nhân viên thiết kế đồ họa tại các tòa soạn Báo điện tử đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu và tiến hành nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin chân thành gửi tới những người thân trong gia đình lời cảm ơn sâu sắc nhất. Sự động viên, hậu thuẫn và ủng hộ của gia đình và người thân đã giúp tôi có nhiều động lực để hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, Ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thanh Hà
  • 5. 5 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 9 1. Lý do lựa chọn đề tài................................................................................... 9 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................10 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................16 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................17 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ...............................................17 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài......................................................19 7. Kết cấu của luận văn .................................................................................19 Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Thông tin đồ họa trên Báo điện tử.....................................................................................................20 1.1 Khái niệm Thông tin đồ họa trên Báo điện tử ..........................................20 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Thông tin đồ họa ............................23 1.3 Đặc điểm và vai trò của Thông tin đồ họa................................................30 1.4 Phương pháp thể hiện Thông tin đồ họa...................................................43 Chƣơng 2: Thực trạng sử dụng Thông tin đồ họa trên các báo điện tử đƣợc khảo sát.................................................................................................49 2.1 Giới thiệu khái quát về các báo điện tử được khảo sát.............................49 2.2 Kết quả khảo sát việc sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử.............53 2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng thông tin đồ họa trên các báo điện tử được khảo sát............................................................................................................66 Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng sử dụng Thông tin đồ họa trên báo điện tử ......................................................................................80 3.1 Đối với cơ quan báo chí............................................................................81 3.2 Đối với nhân viên thiết kế đồ họa và biên tập viên ..................................90
  • 6. 6 KẾT LUẬN..................................................................................................107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................110 PHỤ LỤC.....................................................................................................115
  • 7. 7 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt 1 TTĐH Thông tin đồ họa 2 BĐT Báo điện tử 3 VnExpress Báo điện tử VnExpress 4 Vietnamplus Báo điện tử Vietnamplus
  • 8. 8 DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 1.1 Sự khác nhau trong việc sử dụng TTĐH đối với từng loại hình báo chí 40 2.1 Số lượng tác phẩm TTĐH trên các trang BĐT được khảo sát 51 2.2 Số lượng bài viết sử dụng TTĐH theo chuyên mục trên Vnexpress 53 2.3 Số lượng bài viết sử dụng TTĐH theo chuyên mục trên Vietnamplus 54 3.1 Góp ý của độc giả để tăng hiệu quả sử dụng thông tin đồ họa 80 3.2 Đánh giá của độc giả về mức độ cần thiêt của thông tin đồ họa trên báo điện tử 80 3.3 Đánh giá của độc giả về vai trò của thông tin đồ họa 81 3.4 Lĩnh vực sử dụng thông tin đồ họa quan tâm 85 Biểu đồ 2.1 Số lượng bài viết sử dụng TTĐH theo chuyên mục trên Vnexpress 54 2.2 Số lượng bài viết sử dụng TTĐH theo chuyên mục trên Vietnamplus 55 2.3 Số lượng phương pháp thể hiện thông tin đồ họa 57 2.4 Tỷ trọng sử dụng các phương pháp trên Vnexpress 57 2.5 Tỷ trọng sử dụng các phương pháp trên Vietnamplus 58 2.6 Phương thức thể hiện Thông tin đồ họa trong các chuyên mục trên Vnexpress 59 2.7 Phương thức thể hiện Thông tin đồ họa trong các chuyên mục trên Vietnamplus 62 2.8 Khó khăn khi tiếp nhận thông tin đồ họa của độc giả 71
  • 9. 9 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong thời đại ngày nay đã làm thế giới thay đổi nhanh chóng trên nhiều phương diện, trong đó có lĩnh vực báo chí và truyền thông.Ứng dụng công nghệ trong các hoạt động báo chí, truyền thông là một xu thế tất yếu. Chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng ở các cơ quan báo chí hiện đại mà tất cả đều dịch chuyển theo xu hướng vận dụng các thế mạnh của công nghệ. Với việc vận dụng một cách linh hoạt những thành tựu khoa học công nghệ, các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay đã có những bước phát triển vượt bậc so với trước kia, cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện, trong đó phải nhắc đến “Thông tin đồ họa”. Điều đặc biệt, rất nhiều kênh truyền hình nổi tiếng Thế giới sử dụng Thông tin đồ họa trong các chương trình của mình, ví dụ như: Đài truyền hình Pháp (Canal +, M6,…), Đài truyền hình Hàn Quốc, Anh, Nhật Bản,…. Lượng thông tin đồ họa ngày càng được sử dụng nhiều hơn và phổ biến hơn. Cụ thể như, nếu theo dõi bản tin của BBC (Anh) thì có thể nhận thấy rằng trước mỗi tin sẽ có một thông tin sơ lược về sự việc như bản đồ chỉ địa điểm để khán giả truyền hình có thể dễ hình dung ra được sự việc diễn ra ở đâu. Ở trong nước, so với thời gian trước đây, việc các đài truyền hình như Đài Truyền hình Việt Nam cũng đã bắt đầu tận dụng thế mạnh trong việc tiếp cận Thông tin đồ họa để truyền tải các thông điệp, mật độ sử dụng Thông tin đồ họa ngày càng dày đặc hơn. Không riêng truyền hình, các trang báo điện tử, trang thông tin điện tử, đặc biệt dễ tiếp cận là các trang như Vnexpress.net, Vietnamnet.vn, VietnamPlus.vn, Dantri.vn,… hay các trang thông tin điện tử dành riêng cho giới trẻ như Tiin.vn, Tinngan.vn, Kenh14.vn, Gamek.vn,
  • 10. 10 Genk.vn, …. cũng dành rất nhiều bài viết sử dụng Thông tin đồ họa. Đặc biệt, với Vietnamplus.vn, Thông tin đồ họa đã trở thành một thương hiệu, một bước tiến lớn với việc dành riêng một chuyên mục cho hình thức thể hiện này. Có một thực tế cho thấy rằng, việc sử dụng Thông tin đồ họa giúp nâng cao hiệu quả trong việc truyền tải thông tin. Thông tin trở nên hấp dẫn hơn, thu hút sự chú ý nhiều hơn, cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu – dễ nhớ. Đặc biệt với các thông tin chuyên ngành có liên quan đến các số liệu, so sánh,…Thông tin đồ họa lại càng thể hiện rõ hơn vai trò của mình. Vì thế, các phương tiện truyền thông đại chúng trong nước có cần bổ sung, khai thác triệt để cũng như nâng cao chất lượng của hình thức truyền tải thông tin này. Tuy nhiên, để thành công trong việc sử dụng Thông tin đồ họa, còn rất nhiều vấn đề về nguồn nhân lực, đội ngũ thể hiện, trách nhiệm của các nhà quản lý và vấn đề chi phí đầu tư. Việc nghiên cứu để bước đầu hình thành khung lý luận về sử dụng Thông tin đồ họa trên các phương tiện truyền thông báo chí hiện nay và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hình thức thông tin này đang ngày càng trở nên cần thiết. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử hiện nay” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Báo chí học khóa QH-2013-X, khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại hoc Quốc gia Hà Nội. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Thông tin đồ họa trên báo chí là vấn đề đã được nhiều nhà nghiên cứu phân tích một cách sâu sắc. Việc sử dụng đồ họa trong các tác phẩm báo chí đã trở thành một vấn đề quan trọng, phổ biến và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố trong nước và quốc tế.
  • 11. 11 2.1 Trên Thế giới Trong cuốn sách “A Practical guide to Graphics reporting – Informartion graphics for print, web, broadcast” (2006) của tác giả Jennifer George – Palilonis do NXB Lincacre phát hành, tác giả đã xem xét các vấn đề về TTĐH trên các tác phẩm báo chí một cách hệ thống. Đồng thời, tác phẩm cũng đưa ra hệ thống lý luận, khái niệm cơ bản nhất về lĩnh vực này. Tác phẩm “Thiết kế, tạo mẫu và dàn trang” (2003) của tác giả Roger C. Parkers do NXB Trẻ dịch và phát hành cũng đề cập đến tầm quan trọng của TTĐH trên báo chí. Đồng thời, cuốn sách cũng đưa ra những đề xuất về hướng đi mới nhằm phát huy tốt nhất những ưu thế của loại hình thông tin phi văn tự này. Cuốn sách “Ý tưởng, bố cục và thể hiện” (2003) của tác giả Alam Swann (nguyên tác Design and Layout – volume 2) được NXB Trẻ dịch và phát hành cũng là một tác phẩm cần nhắc đến về lĩnh vực đồ họa trên báo chí. Trong đó, tác giả đã đưa ra hệ thống thông tin khái quát về dạng thức thông tin này. Đồng thời, tác giả cũng hướng dẫn cách trình bày báo nói chung, các dạng thể hiện thông tin trong đó có đề cập đến TTĐH tương đối chi tiết. Bản báo cáo kết quả nghiên cứu về đồ họa trên báo chí “Reporting and editing news” (Bản dịch: Báo cáo và biên tập đồ họa thông tin) của tác giả Kelly Barry – Phó Tổng Biên tập mảng đồ họa của tờ USA Today, cũng đưa ra những con số thống kê rất cụ thể về tình hình sử dụng TTĐH trên báo chí. Từ đó, tác giả đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về các phương pháp thể hiện TTĐH được sử dụng trên báo chí và đánh giá ưu nhược điểm của từng cách thể hiện và của đồ họa trên báo chí. Cuốn sách “Contemporary newspaper design” (1993 – tập 3) của tác giả Mario Gracia thuộc viện Nghiên cứu truyền thông Poynter, Mỹ cũng góp
  • 12. 12 phần cung cấp cho những nhà nghiên cứu, người làm nghề cái nhìn tổng quan về báo chí hiện đại, đặc biệt là về thiết kế đồ họa. Ngoài ra, trong bản báo cáo “Newspaper design: Inforgraphics” (Bản dịch: Thiết kế báo: Đồ họa tin tức) tại Hội thảo “Update on Communication Technology: do Trung tâm Thông tin Truyền thông châu Á (AMIC) tổ chức năm 1994, tác giả Peter Ong cũng đã nêu rõ sự cần thiết phải tư duy trực quan đối với các nhà báo. Đồng thời, ông cũng đề ra hướng đổi mới hình thức đưa tin cho các tòa soạn, trong đó có hình thức sử dụng đồ họa. Về kỹ thuật đồ họa, “Information visualization” (2002) của tác giả Keith Andrews tại đại học Kỹ thuật Graz (Áo) cũng cung cấp cho các nhà nghiên cứu, người đọc và người trực tiếp tha gia vào lĩnh vực TTĐH những khái niệm về trực quan hóa thông tin và những nguyên tắc chung về trực quan hóa thông tin. Cuốn sách “The Elements of Graphic Design” của tác giả Alex W. White cũng là một tài liệu dành cho người làm báo khi bắt đầu tiếp cận với lĩnh vực thiết kế đồ họa. Tác phẩm cung cấp thông tin về một số vấn đề cơ bản của thiết kế đồ họa cũng như những mảng của lịch sử thiết kế. Trong cuốn sách, nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu một số khái niệm quan trọng của không gian, sự thống nhất, cấu trúc trang, typography và TTĐH. 2.2 Ở Việt Nam Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu có giá trị về thông tin đồ họa trên báo chí và những đặc trưng của báo điện tử. Cụ thể là: Cuốn sách “Ngôn ngữ báo chí” (2001 – tái bản năm 2007) của tác giả Vũ Quang Hào do NXB ĐHQGHN xuất bản là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giúp cho độc giả hiểu rõ hơn về những vấn đề cần thiết, cơ bản nhất của ngôn ngữ báo chí. Những dẫn chứng, những biểu đồ so sánh
  • 13. 13 trong cuốn sách đã minh hoạ một cách sinh động cho phần lý luận. Những nội dung trong cuốn sách: ngôn ngữ chuẩn mực của báo chí; ngôn ngữ các phong cách báo chí; ngôn ngữ của tên riêng trên báo chí; ngôn ngữ của thuật ngữ khoa học; danh pháp khoa học; ký hiệu khoa học; chữ tắt và số liệu trên báo chí; ngôn ngữ phát thanh, ngôn ngữ phi văn tự… cho đến ngôn ngữ quảng cáo báo và quảng bá báo chí được tác giả trình bày và lý giải một cách cô đọng, hấp dẫn khiến người đọc dễ hiểu, dễ cảm nhận. Cuốn sách không chỉ là giáo trình dành cho sinh viên báo chí mà còn là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các phóng viên, biên tập viên các báo, đài và tất cả những ai quan tâm đến ngôn ngữ nói chung Cuốn sách “Tổ chức nội dung, thiết kế, trình bày báo in” (2006) của tác giả Hà Huy Phượng đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nguyên tắc trình bay, tổ chức thiết kế nội dung tác phẩm báo chí. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra hệ thống luận điểm về đặc điểm và thói quen tiếp nhận thông tin của độc giả. Qua đó, cuốn sách đã tổng kết và đưa ra những nguyên tắc trình bày, thiết kế tác phẩm báo chí để đáp ứng tốt nhu cầu của công chúng khi tiếp nhận thông tin trên báo chí. Cuốn sách “Thực hiện thiết kế và trình bày báo” (2007) do Hội Nhà báo Việt Nam – Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí đã hình thành khung lý thuyết cơ bản nhất dành riêng cho mảng thiết kế và trình bày báo in. Cuốn sách “Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển” (2009), tác giả Vũ Quang Hào đã đi vào chi tiết mô hình đào tạo báo chí ở một quốc gia phát triển ở Bắc Âu. Sự xen cài giữa quan điểm, các thủ thuật làm báo được tác giả trình bày rất chân thực và ấn tượng. Đặc biệt, yêu cầu và các kỹ năng làm báo hiện đại, gắn chặt với công nghệ và kỹ thuật như làm tin, phỏng vấn, viết ký chân dung, ảnh báo chí, làm quảng cáo, làm báo mạng, làm lay-out…
  • 14. 14 Cuốn sách “Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại” (2014) của tác giả Nguyễn Thành Lợi cũng đưa ra những nét khái quát nhất về những vấn đề đang được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới nhiều năm, nhiều thập kỷ qua như truyền thông xã hội, các lý thuyết truyền thông, hội tụ truyền thông, tòa soạn hội tụ, đồng thời trình bày đặc điểm và những kỹ năng cần thiết đối với “nhà báo đa năng” trong môi trường hội tụ truyền thông. Thông qua cách viết ngắn gọn, dễ hiểu, với những ví dụ minh họa sinh động của các hãng truyền thông nổi tiếng trên thế giới, cuốn sách giới thiệu những kỹ năng cơ bản trong viết báo đa phương tiện, làm rõ cách thức xây dựng kế hoạch truyền thông cho một chủ đề cụ thể, phương thức sử dụng đa phương tiện, TTĐH cho báo chí hiện đại. Trong cuốn sách “Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản” (2010), tác giả Nguyễn Thị Trường Giang đã đưa ra những vấn đề cơ bản và khái quát về sự ra đời, phát triển của BĐT. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những đặc điểm, đặc trưng cơ bản nhất của BĐT, cách biết và trình bày nội dung thông tin trên BĐT. Cuối cùng, tác giả cũng đưa ra những vấn đề pháp lý liên quan đến loại hình báo chí này. Luận văn “Sử dụng thông tin đồ họa trong các chương trình truyền hình hiện nay” (2012), tác giả Ngô Thị Yến, chuyên ngành báo chí học đã giải thích và hệ thống lý luận về chương trình truyền hình, TTĐH và những thuật ngữ về thiết kế trên truyền hình. Luận văn cũng cung cấp lịch sử hình thành và phát triển của TTĐH. Luận văn tập trung khảo sát thực trạng sử dụng TTĐH trên các chương trình truyền hình trong và ngoài nước. Qua đó, tác giả đưa ra các góp ý để tăng hiệu quả của việc sử dụng TTĐH trên truyền hình, bao gồm lựa chọn đồ họa, thông tin để thể hiện đồ họa, vấn đề về nhận thức và đào tạo nhân lực.
  • 15. 15 Luận văn “Vấn đề sử dụng đồ họa trong thông tin báo chí ở Việt Nam hiện nay” (2011) của tác giả Nguyễn Thị Thiện đã nghiên cứu thực trạng sử dụng TTĐH tại một số cơ quan báo chí và đưa ra kiến nghị, phương hướng phát triển của đồ họa trong việc truyền thông tin tức đến công chúng báo chí. Trong luận văn, tác giả tiến hành khảo sát Bản tin Thời sự 19h của VTV1, Bản tin thời sự 19h45 của Đài PTTH Quảng Ninh, báo Thời báo Kinh tế Việt Nam, BĐT VnExpress. Luận văn “Cách thức đưa tin đa phương tiện trên báo điện tử ở Việt Nam hiện nay” (2010) của tác giả Phạm Thị Hồng bảo về tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền chuyên ngành Báo chí học đã nghiên cứu và đưa ra hệ thống lyws luận cơ bản nhất về tin đa phương tiện trên BĐT. Tác giả đã hệ thống hóa về lịch sử ra đời phát triển của tin đa phương tiện, sự khác biệt giữa các sản phẩm báo chí đa phương tiện; khảo sát quá trình thực hiện, cách thức thể hiện và hiệu quả của những tin đa phương tiện, đánh giá thành công và hạn chế; đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đưa tin đa phương tiện ở Việt Nam Luận văn “Đặc điểm công chúng độc giả bao Internet Việt Nam” (2002) được bảo vệ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chuyên ngành Báo chí học, tác giả Hà Thu Hương cũng đã tổng hợp và trình bày khái quát nhất các vấn đề về báo chí Internet, đồng thời so sánh sự khác biệt giữa BĐT Việt Nam và Thế giới, so sánh đặc điểm công chúng độc giả của loại hình này với các loại hình báo chí truyền thông khác. Trong chương 2, tác giả khảo sát hoạt động của các trang BĐT tiêu biểu như Nhân dân điện tử, Lao động điện tử, Quê hương điện tử, VnExpress, …, qua đó phân tích đặc điểm công chúng độc giả các các tờ báo này, tìm ra ưu nhược điểm của BĐT Việt Nam trong giai đoạn đó và đề xuất các giải pháp phát triển cho BĐT.
  • 16. 16 Luận văn “Thực trạng và giải pháp xử lý thông tin trong toàn soạn báo điện tử Việt Nam hiện nay (Khảo sát Vietnamnet, VnExpress, Tuổi trẻ Online, Lao động điện tử)” (2004) của tác giả Trần Hồng Vân cũng trình bày rõ vai trò của BĐT trong hệ thống báo chí Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra hệ thống lý luận về vấn đề xử lý thông tin và quy trình xử lý thông tin tại các tòa soạn BĐT. Qua kết quả khảo sát thực trạng, tác giả đưa ra những ưu điểm, hạn chế và đề xuất phương án nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác xử lý thông tin tại các tòa soạn BĐT Việt Nam. Khóa luận tốt nghiệp “Việc sử dụng đồ họa tin tức trên báo Đầu tư” (2011) của tác giả Trần Bích Ngân cũng đã kế thừa hệ thống lý thuyết từ các công trình nghiên cứu trước đó, từ đó đi đến nghiên cứu cụ thể một tờ báo và đưa ra các phương hướng phát triển cho TTĐH trên báo in. Khóa luận tốt nghiệp “Cải tiến việc sử dụng đồ họa thông tin trên báo in Đầu tư” (2012) của tác giả Hạp Tiến Sơn cũng đã đưa ra hệ thống lý thuyết về loại hình thông tin phi văn tự này. Đồng thời, trong khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp, tác giả cũng đi sâu vào khảo sát một tờ báo cụ thể, đánh giá thành công, hạn chế và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sử dụng TTĐH trên báo in nói riêng và báo chí nói chung. Tác giả đã kế thừa những nhiên cứu trên để nghiên cứu khảo sát sự thể hiện của TTĐH trên BĐT ở Việt Nam hiện nay 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là chỉ ra được thực trạng sử dụng TTĐH trên 2 trang BĐT lớn tại Việt Nam (Vnexpress và Vietnamplus) với những vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế tác phẩm TTĐH trên BĐT. Đồng thời cũng nêu ra những thành công, hạn chế của việc vận dụng
  • 17. 17 loại hình thông tin phi văn tự và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đồ họa trên BĐT. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn xác định và thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: Hệ thống cơ sở lý luận về TTĐH trên báo chí nói chung và TTĐH trên BĐT nói riêng, lấy đó làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu và khảo sát. Luận văn thực hiện khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng việc sử dụng TTĐH trên BĐT VnExpress, Vietnamplus, thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu, điều tra xã hội học nhằm thu thập ý kiến của độc giả. Nội dung khảo sát cụ thể làm các nhiệm vụ sau đây: Thực trạng sử dụng TTĐH trên 2 trang BĐT Vnexpress và Vietnamplus; Vị trí, vai trò của TTĐH trên BĐT. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung khảo sát các trang BĐT lớn tại Việt Nam, đặc biệt chú ý đến các trang có sử dụng TTĐH với tần suất lớn. Với khuôn khổ có hạn của một luận văn, tác giả đi sâu khảo sát 2 trang BĐT là Vnexpress và Vietnamplus. Đây là hai trong số các trang BĐT có lượng tin/bài xuất bản, tin/bài có sử dụng TTĐH và lượng độc giả lớn tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung khảo sát hai BĐT này trong khoảng thời gian từ 1/12/2014 đến 31/12/2015. Với phạm vi khảo sát như vậy tác giả hy vọng sẽ tạo ra sự phong phú, đa dạng, rút ra được những nhận xét , đánh giá thành công, hạn chế bổ ích. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận Đề tài dựa trên cơ sở nhận thức luận các vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng, Luật Báo chí, lý
  • 18. 18 luận về ngôn ngữ báo chí và thiết kế đồ họa. Ngoài ra, luận văn còn dưa trên cơ sở các lý thuyết, tài liệu giảng dạy, các tài liệu, công trình nghiên cứu về BĐT, mô hình tổ chức tác phẩm báo chí, tổ chức nội dung và trình bày báo, xu hướng phát triển của báo chí hiện đại. 5.2 Phƣơng pháp nghiên cứu Để triển khai nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc và tra cứu các tài liệu, văn bản, sách báo,… có liên quan đến vấn đề sử dụng TTĐH trên BĐT. Phương pháp này được tác giả sử dụng nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận của TTĐH, BĐT, TTĐH trên BĐT làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu. Phương pháp khảo sát, thống kê, đánh giá: được tác giả vận dụng để làm sáng tỏ thực trạng sử dụng TTĐH trên các trang BĐT được khảo sát, đồng thời đưa ra những ưu điểm, hạn chế, thành công đạt được và các vấn đề đặt ra Phương pháp điều tra xã hội học: Tác giả thực hiện điều tra công chúng với số lượng 500 phiếu tại các khu vực nông thôn (250 phiếu) và thành thị (250 phiếu) để thu thập ý kiến của công chúng độc giả về những vấn đề mà luận văn nghiên cứu. Phương pháp phỏng vấn sâu: thực hiện với 20 đối tượng là các chuyên gia (bao gồm phóng viên, biên tập viên, nhân viên thiết kế đồ họa tại các cơ quan BĐT) để có được những ý kiến của những người làm trực tiếp trong vấn đề mà luận văn đề cập đến Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh thực trạng sử dụng của 2 BĐT được khảo sát với các tờ báo khác.
  • 19. 19 Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng để đánh giá các dữ liệu, kết quả điều tra và rút ra những luận điểm khoa học. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề liên quan đến thông tin đồ họa, đặc biệt là trong báo chí là một vấn đề hết sức quan trọng. Luận văn sẽ có những đóng góp nhất định trong việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở khoa học và lý luận về thông tin đồ họa. Đồng thời, luận văn cũng sẽ cung cấp một cái nhìn khái quát về thực tiễn việc ứng dụng thông tin đồ họa trong các sản phẩm báo chí cũng như thực tiễn của việc thiết kế và xây dựng thông tin đồ họa trong các cơ quan báo chí cũng như các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể trở thành nguồn tư liệu giúp ích cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, người làm báo và đặc biệt là những người trực tiếp đang và sẽ thể hiện thông tin đồ họa trên các phương tiện báo chí như truyền hình, báo điện tử. Đồng thời, luận văn có thể được dùng làm tư liệu để các giảng viên, sinh viên sử dụng trong quá trình học tập cũng như hoạt động chuyên môn của mình. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục,… luận văn có kết cấu 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Thông tin đồ họa trên báo điện tử. Chương 2: Thực trạng sử dụng Thông tin đồ họa trên các báo điện tử được khảo sát. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng Thông tin đồ họa trên báo điện tử.
  • 20. 20 Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Thông tin đồ họa trên Báo điện tử 1.1 Khái niệm Thông tin đồ họa trên Báo điện tử 1.1.1Thông tin đồ họa Theo Đại từ điển tiếng Việt do tác giả Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hoá–Thông tin xuất bản năm 1999, “đồ hoạ là nghệ thuật tạo hình lấy nét vẽ, nét khắc hoặc mảng hình tách bạch làm ngôn ngữ chính”. Còn theo từ điển Oxfort Advanced learner’s xuất bản năm 1995 thì đồ hoạ (Graphics) là tranh ảnh, hình vẽ được dùng chủ yếu cho mục đích thương mại. Cũng theo từ điển này, đồ họa nhằm cung cấp một hình ảnh rõ ràng, sống động, đầy đủ các chi tiết và dễ tưởng tượng. Thuật ngữ Graphics có gốc là từ Graph có nghĩa là thứ được viết hay được vẽ ra theo một cách nào đó. Từ này còn có nghĩa là đồ thị, biểu đồ. Ở Việt Nam, việc sử dụng các thuật ngữ đồ họa chỉ là tương đối, bởi việc đặt tên các thuật ngữ đồ họa là dựa trên ý nghĩa sử dụng của nó. Một số nhà nghiên cứu của các nước phương Tây thì cho rằng, đồ họa là một lĩnh vực truyền thông, trong đó thông điệp được tiếp nhận qua con đường thị giác. Thiết kế đồ họa là tạo ra các giải pháp bằng hình ảnh cho các vấn đề truyền thông. Chính vì thế có hai thuật ngữ là Thông tin đồ họa (information graphics) và đồ hoạ tin tức (newsgraphics). Phân định như vậy bởi thông tin bao gồm thông tin nói chung và thông tin dùng cho báo chí nói riêng. Để hiểu rõ hơn về TTĐH cần hiểu rõ hơn thuật ngữ Thông tin (information). Đây là thuật ngữ chỉ sự phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng của thế giới khách quan và các hoạt động của con người trong đời sống xã hội. Điều cơ bản là con người thông qua việc cảm nhận thông tin làm tăng hiểu biết cho mình và tiến hành những hoạt động có ích cho cộng đồng. Tuy
  • 21. 21 nhiên, không phải bất kỳ thông tin nào cũng được báo chí đưa tin vì trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều nguồn thông tin khác nhau, nội dung phản ánh vô vàn các hiện tượng, sự kiện, sự việc,.. Trong phạm vi nghiên cứu này, tôi muốn đề cập sâu hơn về đồ hoạ thông tin, một dạng thức đồ hoạ dùng để thông tin trên báo chí. Liên quan đến vấn đề này, tác giả Hà Huy Phượng sử dụng thuật ngữ “đồ hoạ tin tức”. Theo tác giả Hà Huy Phượng, trong cuốn “Tổ chức nội dung và thiết kế, trình bày báo in” thì “ đồ họa tin tức là dạng thức thông tin diễn tả sự kiện, vấn đề bằng hình vẽ. Hình vẽ có thể kết hợp với chữ viết hoặc ảnh chụp để biểu đạt các chi tiết, tình tiết, sự kiện hoàn chỉnh”.[26, tr.96] Tác giả Vũ Quang Hào trong cuốn “Ngôn ngữ báo chí” lại dùng thuật ngữ “đồ hình” chỉ yếu tố này trong nhóm ngôn ngữ phi văn tự. Tác giả Vũ Quang Hào cho rằng đồ hình là dạng ngôn ngữ phi văn tự và đó là “những thông tin đăng tải trên báo chí không thể hiện dưới dạng văn tự cụ thể mà là các dạng khác như: ảnh, tranh minh họa, biểu bảng, đồ thị, sơ đồ, bản đồ…”. Từ những điểm trên, có thể thấy TTĐH là một dạng ngôn ngữ phi văn tự. Nhưng, đó phải là những hình ảnh được vẽ lên và sử dụng trên báo chí để phục vụ cho mục đích truyền tải tin tức, sự kiện hoặc hỗ trợ cho việc thông tin bằng văn tự, hoặc lời nói, âm thanh hiệu quả hơn. 1.1.2Báo điện tử Hiện nay, việc sử dụng thuật ngữ định danh loại hình báo chí mà thông tin được truyền tải và tiếp nhận qua mạng internet vẫn chưa thống nhất và là vấn đề đang được tranh cãi. Trên thế giới loại hình có nhiều tên gọi khác nhau như online newpaper ( báo chí trên mạng/ trực tuyến), e- journal (electronic journal- báo chí điện tử), e- zine ( electronic magazine- tạp chí điện tử)…
  • 22. 22 Ở Việt Nam, thuật ngữ báo điện tử được sử dụng khá phổ biến, chẳng hạn báo Nhân dân điện tử, Lao động điện tử… Ngoài ra, còn có những tên gọi khác nhau như: báo mạng, báo mạng điện tử, báo chí internet, báo trực tuyến… Điều 3, luật báo chí ( luật báo chí năm 1989 được sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá X) quy định: “ báo điện tử là loại hình báo chí được thực hiện trên mạng thông tin máy tính”. Cách hiểu này đã dẫn đến sự xuất hiện các: “ báo điện tử” đối với các tờ báo đưa thông tin lên mạng internet như Nhân Dân, Lao Động, thời báo kinh tế Sài Gòn…hay các trang thông tin của các nhà cung cấp thông tin trên mạng internet như tin nhanh Việt Nam (VnExpress) của FPT, VASC ORIENT của Công ty Phát triển phần mềm VASC- hiện nay là VietNamNet, VDC Media của công y điện toán và truyền số liệu VDC…Và cũng từ cách gọi này mà văn bản pháp lý của Bộ Văn hoá - Thông tin cấp cho các bảo trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam gọi là “ giấy phép hoạt động báo điện tử”. Ngoài thuật ngữ BĐT, Báo mạng điện tử cũng là là khái niệm được sử dụng tương đối rộng rãi sau khi Học viện Báo chí và Tuyên truyền thành lập một bộ môn, một chuyên ngành đào tạo mới – Báo điện tử. Sau đó, khái niệm này được hiểu là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng internet [7, tr.53] Ngoài thuật ngữ “online newpaper” được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu báo chí học, nhất là trong lĩnh vực truyền thông mới để chỉ các khái niệm cùng đặc tính như: online publishing ( xuất bản trực tuyến), online media ( phương tiện truyền thông trực tuyến), online journalist ( nhà báo trực tuyến), online radio ( phát thanh trực tuyến), online television ( truyền hình trực tuyến). Để thống nhất, trong luận văn này, tác giả gọi bằng thuật ngữ báo điện tử.
  • 23. 23 1.1.3Thông tin đồ họa trên Báo điện tử TTĐH là một trong những yếu tố góp phần làm phong phú các hình thức thông tin trên các trang BĐT. Ngoài khả năng diễn tả độc lập sự kiện, TTĐH còn đóng vai trò là yếu tố minh họa cho các tác phẩm báo chí giống như những bức ảnh. Mục đích sử dụng TTĐH là để thể hiện các sự kiện mà văn bản hoặc hình ảnh chụp không thể diễn tả hết được trên các trang BĐT. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng nội dung, vấn đề hình thức, gia diện của trang BĐT hiện nay đang được rất nhiều tòa soạn quan tâm. Nhiều trang BĐT đã tiến hành cải cách về mặt hình thức, nội dung như tạo các chuyên mục riêng dành cho TTĐH, chú trọng hơn về chất lượng các tác phẩm đồ họa, sử dụng nhiều tác phẩm biểu đồ, bản đồ, sở đồ,….Tất cả đều nhằm mục tiêu giữ chân những độc giả cũ đồng thời thu hút thêm độc giả mới. Cũng giống như khái niệm chung, TTĐH trên BĐT là dạng ngôn ngữ phi văn tự, bao gồm những hình ảnh được vẽ lên và sử dụng trên BĐT để phục vụ cho mục đích truyền tải tin tức, sự kiện hoặc hỗ trợ cho việc thông tin bằng văn tự, hoặc lời nói, âm thanh, video trên các trang báo internet hiệu quả hơn. 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Thông tin đồ họa 1.2.1Trên Thế giới Con người đã giao tiếp thông qua hình ảnh minh họa hàng thế kỷ. Trước khi có chữ viết xuất hiện đã có lối vẽ tượng hình, các bức tranh vẽ trong các động và chữ tượng hình. Những phát hiện khảo cổ cho rằng các hình ảnh biểu tượng được người Ai Cập cổ đại sử dụng như một hình thức giao tiếp văn bản đại diện cho hình thức chữ viết cổ nhất.
  • 24. 24 Văn hóa Cổ đại tại Trung Quốc, khu vực Lưỡng Hà và châu Mỹ đầu tiên cũng sử dụng những hệ thống biểu tượng tương tự trước khi phát triển thành hệ thống chữ cái bản địa và hệ thống ngôn ngữ chữ viết hiện đại. Đi ngược lại dòng lịch sử, từ thời cổ đại, bên những hình vẽ trên các hang động, cho thấy, ở đó cũng đã cấu thành một xã hội nhỏ. Từ đó, những thông tin đơn giản được sử dụng, nhằm đem lại lợi ích cho cuộc sống săn bắt, hái lượm hay đề phòng thú dữ,… Giai đoạn phôi thai này có thể được nhận biết qua các quá trình sau: Quá trình đối thoại bằng hình qua các hình vẽ được đề cập, ít nhất từ 40.000 năm trước công nguyên (TCN). Ví dụ, hình bàn tay in trên vách đá gọi là “Stencil Hand” được tạo tác bởi người Homo Sabiens, người Cro- Magnons... Nó biểu hiện một hình ảnh rất cụ thể, mang đến nhiều thông tin trong kinh nghiệm đời sống thường nhật của họ, điển hình nhất là kinh nghiệm dò xét những dấu chân thú in hằn trên mặt đất, để có những thông tin về nơi chốn, sự di chuyển của loài thú đó nhằm tạo nên hiệu quả cao trong săn bắt. Bên cạnh các hình vẽ in trên vách đá, trên mặt đất; còn nhiều biểu hiện khác như các tín hiệu bằng tay (Geste) và các dấu hiệu (Sign) khắc trên đá, trên gốm v.v Những thứ đó được xem như một phương tiện truyền thông (Communication) mang ý nghĩa trừu tượng... Các biểu hiện kể trên được xem là phuơng tiện nguyên thuỷ, bình dị để con người truyền thông tin với nhau, người ta gọi đó là những biểu hiện kép (Double Lecture). Một vài sự kiện để thấy lịch sử đồ họa hình thành từ rất sớm: 38000 năm trước Công nguyên: bản đồ của người Assyrian trên các phiến đất đã tồn tại.
  • 25. 25 3000 năm trước Công nguyên: người Ai Cập phát triển bộ lịch 365 ngày đầu tiên và sử dụng nó để 20 xác định thủy triều của sông Nile. Năm 540 trước Công nguyên: nhà triết gia Hy Lạp Anaximander tạo ra bản đồ thế giới đầu tiên. 500 năm trước Công nguyên: người Trung Quốc đã khắc bản đồ bằng axit lên các phiến đá. Cuối năm 1400: Leonardo da vinci đã đưa biểu đồ có lời minh họa vào trong sách của mình. Năm 1637: René Descartes đã phác thảo “Cartesian Grid” hệ thống các điểm nối trên một đồ thị của các đường cắt nhau được gọi là “hệ tọa độ”. Đóng góp này của Descartes với hình học là nền tảng cho đồ thị và biểu đồ thời hiện đại. Năm 1786: William Playfair (scotland) xuất bản cuốn Atlas chính trị thương mại gồm 44 biểu đồ/ đồ thị thống kê. Mỗi cái sử dụng các thanh để minh họa xuất nhập khẩu. Năm 1801 – 1805: Playfair xuất bản cuốn sách sử dụng các đường tròn để đại diện cho khối lượng….. Như vậy, TTĐH luôn là một phần của văn hóa văn minh. Và khi tri thức nhân loại phát triển thông qua thời kỳ Phục hưng và thời Đại Khai sáng và Giác ngộ, thì việc sử dụng bản đồ, biểu đồ và đồ thị như một biện pháp để ghi lại những dữ liệu xã hội, kinh tế và khoa học quan trọng và sau này như một biện pháp để liên lạc những thông tin quan trọng liên quan tới các tin tức, sự kiện hiện tại tới quần chúng cũng phát triển. Trong lĩnh vực truyền thông, các hình vẽ như bản đồ biểu đồ được sử dụng từ rất sớm. Ngay trên những tờ báo ra đời đầu tiên ở Anh, Pháp, Italia, Tây Ban Nha đã có những hình vẽ sơ đồ để đưa tin về các chuyến tàu buôn của các
  • 26. 26 thương gia cập cảng. Từ khoảng cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, báo chí ngày càng đưa nhiều minh họa, hình ảnh và bản đồ vào việc đưa tin. Đặc biệt, với sự phát minh của máy in li nô vào năm 1886, việc sắp chữ được tự động hóa cho phép các nhà xuất bản và biên tập có cơ hội để đưa nhiều hình đồ họa và minh họa lớn hơn vào trang báo. Năm 1875, lần đầu tiên, thời báo Times tại London đã sử dụng bản đồ dự báo thời tiết. Tiếp theo đó, năm 1876, nhật báo New York Times cũng sử dụng hình thức này. Đến năm 1930 hầu như tất cả các tờ báo lớn trên nước Mỹ đều sử dụng thường xuyên bản đồ và biểu đồ… Tuy nhiên phải mãi cho đến khi có sự phát triển nở rộ của máy tính Macintosh vào đầu những năm 1980 thì tường thuật thông tin đồ họa mới bắt đầu trở thành một biện pháp nổi bật cho việc kể chuyện có minh họa trong hầu hết các phòng tin tức. Cùng với sự phát triển của Macintosh, cũng như các phần mềm đồ họa – một số vẫn còn sử dụng, những thứ khác hiện đã biến mất – sự sáng tạo của bản đồ, đồ thị và biểu đồ chi tiết trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Kể từ đó, việc sản xuất và thiết kế trang báo trở nên đơn giản. Đánh số trang bằng máy tính ra đời. Nghệ sĩ đồ họa được cung cấp nhiều công cụ như Adobe Photoshop, Adobe Illustrator,… và khoảng không biên tập để thể hiện công việc của họ và việc kể chuyện báo chí tiến bộ thông qua sự kết hợp của ngôn ngữ và hình ảnh. Theo Lori Demo, cựu tổng biên tập của USA Today, “nếu câu chuyện bắt đầu quá sa lầy vào giải thích thì đến lúc dùng đến đồ họa”. USA Today
  • 27. 27 đã tiếp tục phát triển học triết lý này trong hơn 20 năm và rất nhiều tờ báo trên toàn đất nước đã áp dụng các định dạng tương tự. Năm 2001 tờ New York Times nhận được sự chú ý của cả nước cho việc sử dụng bản đồ và biểu đồ trong khi đưa tin vụ tấn công ngày 11 tháng 9 vào trung tâm thương mại thế giới. Các bản đồ của các khu vực bị phong tỏa xung quanh và các cơ sở vật chất bị thiệt hại được cung cấp tới độc giả chỉ một ngày sau vụ tấn công. Nhưu vậy, có thể thấy, báo in là loại hình tiên phong sử dụng TTĐH. Ở lĩnh vực truyền hình, việc ứng dụng các yếu tố đồ họa trong thông tin diễn ra chậm hơn, do những cản trở về mặt kỹ thuật. Sự phát triển của khoa học công nghệ, cũng như các ứng dụng phần mềm đồ hoạ đã hỗ trợ rất nhiều cho các nhà báo trong việc sáng tạo ra các hình vẽ dùng để thông tin. Các nhà làm báo hình được hỗ trợ ngày càng nhiều các công cụ hiệu quả giúp cho việc thực hiện sáng tạo các yếu tố đồ họa. Các ý tưởng đồ hoạ dù phức tạp cũng có thể được các kỹ thuật viên thể hiện nhanh chóng và tinh xảo. Tuy nhiên, phải đến khi báo điện tử xuất hiện, nhờ nội dung thông tin được cập nhật nhanh chóng và sự thể hiện hấp dẫn bằng kỹ thuật đồ họa đa phương tiện thì các yếu tố đồ họa trên truyền hình và báo điện tử xuất hiện với tần suất lớn hơn, nội dung thông tin phong phú và hình thức sống động, hấp dẫn. Ở loại hình này, việc sử dụng đồ họa trong thông tin trở thành một trong những đặc trưng nổi bật, một thế mạnh thu hút độc giả. 1.2.2Tại Việt Nam So với thế giới, báo chí Việt Nam ra đời chậm hơn hàng thế kỷ bằng sự xuất hiện của tờ Gia Định báo, tờ báo đầu tiên bằng tiếng Việt được ra mắt 24 vào ngày 15 tháng 4 năm 1865 tại Sài Gòn. Các tờ báo tiếp theo đó như
  • 28. 28 Đông Dương tạp chí, Phụ nữ tân văn… đều chưa sử dụng thông tin đồ họa. Điều này có thể là do công nghệ in ấn không cho phép hoặc do tình hình xã hội bấy giờ. Đến thời kỳ báo chí Cách mạng Việt Nam (tính từ mốc 21/6/1925, Bác Hồ cho ra đời tờ Thanh niên, tờ báo Cách mạng đầu tiên của nền báo chí Cách mạng Việt Nam), đồ hoạ được sử dụng để thông tin chủ yếu là các sơ đồ, bảng biểu. Đến những năm 1968, đặc biệt trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, TTĐH càng được sử dụng nhiều trên báo in Việt Nam, tiêu biểu là các tờ báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân dân. Các tờ báo này sử dụng liên tục các sơ đồ, bản đồ để thông tin đến cho độc giả tình hình chiến sự miền Nam. Khi đăng tải các thông tin về tình hình chiến sự tại Quảng Trị, báo Quân đội Nhân dân đã sử dụng cỡ chữ lớn cùng với sơ đồ khu vực này. Với cách thức trình bày rõ ràng, dễ xem, dễ hiểu, dễ nhớ, bài báo đã giúp cho độc giả nhận diện được các thông tin cơ bản về tình hình chiến sự, nếu quan tâm hơn nữa họ sẽ đọc nội dung bài viết một cách chi tiết ở trang trong. Có thể thấy, ngay từ những năm tháng khó khăn, điều kiện kỹ thuật, công nghệ còn thiếu thốn thì các nhà báo tiến bộ của nền báo chí Cách mạng Việt Nam đã dành sự quan tâm nhất định đến việc sử dụng các yếu tố đồ họa trong thông tin báo chí. Như vậy, việc sử dụng TTĐH trên báo chí đã có những tác động tích cực đến hiệu quả tiếp nhận của công chúng đồng thời cải thiện hình thức cho tác phẩm, sản phẩm báo chí.
  • 29. 29 Ngày 7- 9 năm 1970, lãnh đạo đài Tiếng nói Việt Nam đã tổ chức thành công buổi phát sóng đầu tiên tại Studio M. Chương trình truyền hình đầu tiên tối 7-9-1970 bắt đầu lúc 19h 30 phút. Mở đầu là tín hiệu bản đồ Việt Nam hình chữ S trên nền trống đồng với dòng chữ Vô tuyến truyền hình Việt Nam. Như vậy, ngay trong chương trình thử nghiệm đầu tiên, thông tin đồ họa, cụ thể là bản đồ Việt Nam đã được sử dụng, khẳng định chủ quyền đất nước của người Việt. Trong vài năm, báo chí nói chung đã tìm kiếm các biện pháp để tăng sự xuất hiện của hình ảnh trong cả thiết kế trang và tờ báo. TTĐH , cho dù là với báo in, truyền hình hay BĐT, cung cấp một phương thức nhằm đơn giản hóa các thông tin chứa số liệu hoặc phức tạp, không chỉ khiến cho nó dễ hiểu hơn mà còn dễ chấp nhận hơn đối với những công chúng khan hiếm thời gian. Khi công nghệ và phần mềm phát triển thì các biện pháp mà phóng viên đồ họa sử dụng để tạo các chương trình, câu chuyện bằng hình ảnh cũng phát triển theo. Trong những năm gần đây, TTĐH đã bắt đầu phát triển vượt trên khỏi khuôn mẫu in truyền thông khi báo chí, truyền hình và các tổ chức tin tức khác bắt đầu sử dụng tốt hơn năng lực kể chuyện đa phương tiện của BĐT. Tuy nhiên, thực tế báo chí tại Việt Nam cho thấy việc ứng dụng đồ họa trong chuyển tải tin tức báo chí còn chậm so với báo chí thế giới và chưa tương xứng với vai trò vốn có của nó cũng như chưa thực sự đáp ứng những trông đợi của công chúng. Ở nhiều trang BĐT, việc ứng dụng công nghệ đồ họa vào việc khai thác TTĐH vẫn còn hạn chế. Thực tế này xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của việc sử dụng TTĐH trong việc truyền tải thông tin nên không được đầu tư và chú trọng. Đồng thời, một số cơ quan báo chí cũng vấp phải sự thiếu thốn về nhân sự và điều kiện kỹ thuật để thể hiện TTĐH.
  • 30. 30 1.3 Đặc điểm và vai trò của Thông tin đồ họa 1.3.1Đặc điểm của Thông tin đồ họa Thông tin đồ họa là một hoạt động thiết kế thẩm mỹ mang bản chất truyền thông. Từ định nghĩa về TTĐH, để có được một sản phẩm TTĐH, nhà báo-nhà thiết kế cần phải biết sử dụng một cách thuần thục những yếu tố như màu sắc, đường nét, hình khối, … để thông tin đến độc giả các sự kiến, vấn đề từ hiện thực khách quan. Đây có thể coi là một sản phẩm có tính thẩm mỹ cao. Theo tác giả Roger C.Parker trong ấn phẩm Thiết kế, tạo mẫu và dàn trang đã nhận định “Các hỉnh ảnh tự chúng đã có thể mang đến cho người đọc một thông điệp nào đó” Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng TTĐH chỉ là một yếu tố có tác dụng trang trí cho các tác phẩm báo chí để chúng trở nên hấp dẫn hơn. Thực tế, đồ họa (graphics) là một hình thức tạo hình và cũng là một loại hình nghệ thuật ứng dụng. Không chỉ riêng TTĐH, mỗi ý tưởng thiết kế đều mang trong mình một thông điệp, truyền tải một thông điệp về cái đẹp. Để có được điều này, người phóng viên thiết kế tác phẩm TTĐH và người phóng viên chân phương sử dụng ngôn ngữ để mô tả sẽ thể hiện những điểm khác nhau. Ví dụ, cùng một sự việc tai nạn giao thông tại Bình Thuận ngày 22/5/2016. Với một phóng viên viết, họ sẽ sử dụng công cụ là ngôn ngữ để mô tả một cách chính xác liên quan đến vụ việc bằng các con số, ngôn tư để đảm bảo đẩy đủ các yếu tố: What-When-Where-Who-Why-How. Còn một phóng viên biết vận dụng TTĐH có thể thể hiện một cách độc đáo toàn bộ thông tin vụ việc thông qua tác phẩm đồ họa của mình. Nó có thể thể hiện chính xác 5W1H một cách trực quan hơn so với văn tự. Với tư cách là một độc giả, bạn sẽ thích đọc một đoạn văn diễn giải chi tiết hay nhìn toàn bộ sự việc qua một tác phẩm đồ họa.
  • 31. 31 Tác phẩm Infographics về tai nạn ở Bình Thuận trên Vietnam+ ngày 23/5/2016 Hay để nói về mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, độc giả sẽ thích một tác phẩm báo chí là đoạn văn diễn giải chi tiết các con số trong từng lĩnh vực mà Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác hay một nhìn những con số đó trong một tác phẩm đồ họa.
  • 32. 32 Trong nhiều trường hợp, nếu không có hình minh họa, các con số có thể trở nên vô nghĩa bởi vì nó sẽ khó được “ghi nhớ” trong độc giả và nó rất khó để có thể so sánh với những con số khác. Và trong nhiều hoàn cảnh, một
  • 33. 33 hình ảnh minh họa cũng hiệu quả hơn nhiều so với những “đoạn văn” trong việc cung cấp thông tin. TTĐH là một dạng ngôn ngữ phi văn tự, thông tin trực quan. Ngôn ngữ báo chí bao gồm hai dạng: ngôn ngữ văn tự và ngôn ngữ phi văn tự. Ngôn ngữ phi văn tự là dạng ngôn ngữ đặc biệt, không sử dụng chữu viết để biểu hiện nội dung mà sử dụng các ký hiệu, hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ,… Trước đó, ở Việt Nam, thuật ngữ “thông tin phi văn tự” cũng xuất hiện để chỉ các thông tin trên các loại hình báo chí không thể hiện dưới dậng văn tự mà dưới dạng đồ họa, hình ảnh tĩnh (động), bản đồ,… TTĐH là tác phẩm của người thiết kế với cái nhìn trực quan về các sự kiện, sự việc, hiện tượng diễn ra trong cuộc sống hàng ngày và mang tính chất báo chí. Đối với một người làm báo, để thể hiện tốt một tác phẩm TTĐH thì còn đòi hỏi nhiều ở khả năng sáng tạo và mỹ thuật. TTĐH mang tính chất đa dạng và phổ biến. Điều này đảm bảo cho đa số công chúng có thể tiếp nhận và giải mã thông tin một cách dễ dàng. Trong thực tế tác nghiệp, các nhà báo phải không ngừng suy nghĩ tới trách nhiệm tư vấn cho tất cả mọi công chúng để đảm bảo rằng sự đa dạng của công chúng được trình bày đầy đủ. Vì thế việc nghiên cứu công chúng để có thể đưa ra những hình thức thông tin đồ họa phù hợp với công chúng là việc làm cần thiết. TTĐH có tính hàm ý, ẩn dụ. Điều này cho thấy rằng, mỗi tác phẩm TTĐH đều hàm ẩn một nội dung nào đó. Công chúng tiếp nhận bằng thị giác. Tuy nhiên, ngay lúc đó họ đã xây dựng được một sự đối chiếu, so sánh, liên tưởng. Tính hàm ý, ẩn dụ thể hiện rõ nhất qua các biểu đồ, sơ đồ, bản đồ,…
  • 34. 34 Thói quen sử dụng di động của người dùng Việt Nam trên Vietnam+ ngày 12/1/2016 Ví dụ như trong tác phẩm TTĐH về thói quen sử dụng di động của người dùng Việt Nam trên, đối tượng công chúng là những người hoạt động trong lĩnh vực mobile marketing có thể so sánh được các hành vi của người dùng di động Việt Nam từ đó có những bước đi chính xác và hợp lý nhất. 1.3.2Vai trò của Thông tin đồ họa Trong cuốn sách The Visual Display of Quantitative information, tác giả Edward Tufte viết: sự xuất sắc của đồ họa là nó mang lại cho người xem số lượng ý tưởng lớn nhất trong thời gian ngắn nhất với ít lượng mực nhất và khoảng không nhỏ nhất. Việc diễn tả thông tin bằng ngôn ngữ hình ảnh làm cho sự kiện, vấn đề của báo chí được diễn đạt một cách nhanh gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ gây ấn
  • 35. 35 tượng, nhờ đó giúp cho người xem lưu nhớ dễ dàng, bền vững. Bởi lẽ, hình ảnh đồ hoạ vừa có vai trò tác động thị giác, vừa có tác dụng giải thích minh họa cho lời nói, văn tự, làm tăng sức thuyết phục của bài báo đối với độc giả nhất là đối với các thông tin mang tính chỉ dẫn, thông tin khoa học. Khi cần mô tả một sự kiện nào đó, thông tin dưới dạng đồ họa tỏ ra hiệu quả hơn hẳn so với việc sử dụng hình ảnh chụp hay những đoạn video trên phương diện hàm lượng thông tin ẩn chứa. Một bức ảnh chỉ phản ánh được một khía cạnh, một thời điểm nhất định. Một đoạn video cũng chỉ phản ánh được một góc nhìn tại một thời điểm. Để thể hiện hết một hàm lượng thông tin lớn bằng ảnh chụp hay video thì cần sử dụng nhiều bức ảnh hay những đoạn video khác nhau. Thay vào đó, một tác phẩm TTĐH lại có thể mô tả một cách trực quan , đẩy đủ, sâu sắc và đa dạng bởi lẽ các thông tin được chọn lọc và sắp xếp một cách chủ động. TTĐH là một trong những yếu tố góp phần làm phong phú các hình thức thông tin báo chí. Trên thực tế, đã có những khoảng thời gian dài, thậm chí ở thời điểm hiện tại, một số thông tin được thể hiện trên các trang báo điện tử vẫn còn dừng ở việc sử dụng chữ viết và hình ảnh minh họa. Tuy nhiên, với sự hiện diện ngày càng nhiều của các sản phẩm khoa học công nghệ, các phần mềm đồ họa, sự đa dạng trong cách thể hiện đang khiến cho những bài viết “truyền thống” giảm đi đáng kể và thay vào đó là TTĐH. Cũng chính với các đặc điểm ưu việt của mình, TTĐH đã thay đổi phần nào đó cơ cấu của một tòa soạn báo chí. Ở Việt Nam, tuy chưa thực sự chính thức có chức danh phóng viên đồ họa hay bộ phận đồ họa thì cũng đã có những bộ phận lên ma-két, giàn trang và thiết kế cho tờ báo. Và như thế ta có thể ngầm hiểu với nhau rằng, dù ở trong hay ngoài nước thì đồ họa là một bộ phận không thể thiếu trong các cơ quan báo chí.
  • 36. 36 Từ những luận điểm này, có thể cô đọng vai trò của TTĐH như sau: Làm cho thông tin trở nên hấp dẫn hơn Không chỉ đơn giản là bằng các biểu đồ tròn hay biểu đồ tiến trình, phóng viên/nhà báo có thể kết hợp thông tin với những thiết kế sáng tạo để tạo nên một mẫu infographics ấn tượng. Đây là điều đặc biệt làm cho TTĐH thu hút và có hiệu quả mạnh mẽ lên người xem hơn chỉ là sử dụng từ ngữ. Hơn thế, việc dùng màu sắc, đường nét, hình khối… ở từng mẫu TTĐH cũng làm cho chúng độc đáo và khác biệt so với các mẫu TTĐH khác, khiến người xem dễ bị ấn tượng và phân biệt rõ ràng hơn. Trình bày những số liệu quan trọng TTĐH không chỉ đơn giản là một tác phẩm nghệ thuật. Thông tin mới là điều quan trọng để người xem chú ý hơn là màu sắc. Độc giả có thể bị ấn tượng bởi cái cách mà thông tin được trình bày, nhưng sau đó sẽ bị thu hút bởi chính nội dung thông tin được truyền đạt trong đó. Thu hút sự chú ý hơn Độc giả thường sẽ chú ý vào cách trình bày ấn tượng của TTĐH và tự hỏi xem “những biểu đồ, màu sắc, đường nét, hình ảnh ấy đang nói về cái gì?” Và tất nhiên, họ sẽ tập trung nhìn ngay vào mẫu thiết kế, dù là trên màn hình hay trên mặt giấy dù chưa biết gì về nó. Bằng cách này, độc giả đã tiếp thu được ít nhiều thông tin chỉ trong một thời gian rất ngắn. Dễ hiểu Thông tin được đơn giản hóa nên dễ hiểu hơn. Đối với độc giả thích xem dữ liệu bằng biểu đồ, đồ thị, thì chắc chắn họ sẽ càng thích thú hơn khi chúng được trình bày bằng hình ảnh bắt mắt. Độc giả không cần “động não” nhiều cho việc đọc tài liệu dài dòng mà chỉ cần nhìn sơ qua TTĐH, và nắm bắt thông tin.
  • 37. 37 Thuyết phục hơn Nhờ vào cách sắp xếp thông tin rõ ràng và mới lạ, TTĐH mang tính thuyết phục cao hơn. Người đọc có xu hướng ít nghi ngờ về những số liệu họ vừa xem vì đã bị ấn tượng bởi sự độc đáo của nó. Và điều hiển nhiên, nếu là một designer “chân chính” thì cũng sẽ không phí công sức đầu tư vào TTĐH “nhảm nhí” . Thông tin truyền đạt rõ ràng Cách trình bày rõ ràng nên thông tin cũng được đưa vào mạch lạc dễ hiểu hơn, điều đó có nghĩa là cũng ít hiểu lầm xảy ra. Điều này giúp tác giả của TTĐH hạn chế được “sự lệch hướng” của độc giả thường mắc phải khi phải đọc những trang văn bản quá dài. Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng TTĐH không phải không tồn tại các hạn chế như sau: Tính xác thực của thông tin: với một bức ảnh được phóng viên ghi lại hay một đoạn video được lưu lại, mức độ thuyết phục sẽ cao hơn nhiều so với một tác phẩm đồ họa do phóng viên, cơ quan báo chí đưa ra. Ngoài ra, nếu TTĐH không được xác thực có thể tạo ra những sự tiếp nhận thông tin không chính xác ở độc giả. Điều này thể hiện rõ ở thể loại BĐT, khi mà cuộc đua về tốc độ cập nhật thông tin đang là yếu tố “sống còn”. Trong khi đó, thể hiện một tác phẩm TTĐH tốn nhiều công sức và thời gian. Vì vậy, phóng viên và nhân viên đồ họa chỉ cần làm sai lệch một chi tiết hoàn toàn có thể khiến tác phẩm TTĐH phản tác dụng và đưa tin sai lệch, gây hiểu lầm cho độc giả. Sự tốn kém về mặt thời gian, chi phí thiết kế một tác phẩm TTĐH: Một tác phẩm TTĐH hiệu quả cần có một kế hoạch xây dựng kỹ lưỡng. Với một tác phẩm dù là đơn giản nhất như một sơ đồ hay biểu đồ cũng khiến cho phóng viên, phóng viên đồ họa,… mất rất nhiều thời gian và công sức. Đặc
  • 38. 38 biệt, nếu trong thông tin cần phân tích, đánh giá, nhận định những con số thì phóng viên cần đầu tư thời gian để “cô đọng” lại số liệu để quyết định hình thức thể hiện. Ngoài ra, trong giai đoạn hiện tại, để các phóng viên đảm bảo được tính “multimedia” là tương đối khó. Thậm chí, nếu phóng viên có thể thiết kế được một tác phẩm TTĐH thì nó cũng không thực sự chuyên nghiệp và đặc sắc nếu một nhân viên thiết kế đồ họa thực hiện. Việc này đòi hỏi các cơ quan báo chí phải thành lập đội ngũ thiết kế đồ họa riêng. Vì vậy, chi phí để thực hiện một tác phẩm TTĐH cũng bị tăng lên cùng với chi phí về thiết bị, công nghệ và nhân sự. 1.3.3Phân loại Thông tin đồ họa Dựa vào hình thức tồn tại, có thể phân loại TTĐH thành 2 dạng: TTĐH độc lập và TTĐH minh họa. TTĐH độc lập: là những hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ, bảng biểu,… có hàm chứa thông tin, có thể đứng riêng rẽ như một tin tức hoàn chỉnh để đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Với các dạng TTĐH này, công chúng có thể chủ động tiếp nhận mà không phụ thuộc vào các yếu tố khác. Ưu điểm của TTĐH độc lập là công chúng hoàn toàn có thể tiết kiệm được thời gian trong việc tiếp nhận thông tin từ các phương tiện truyền thông. Đối với các đơn vị tòa soạn báo in, đài truyền hình, họ có thể tiết kiệm được không gian trang báo cũng như thời lượng phát sóng mà công chúng của họ vẫn tiếp thu đầy đủ và chính xác thông tin. Các trang BĐT có thể xây dựng các chuyên mục riêng với toàn bộ tin tức chỉ thể hiện bằng TTĐH. Làm tốt điều này là Vietnamplus.vn với một Chuyên mục Infographics. TTĐH minh họa: là các hình vẽ đi kèm để lý giải, chú thích, bổ sung cho các tác phẩm báo chí được thể hiện bằng chữ viết, truyền hình. Điểm
  • 39. 39 khác biệt của nó với TTĐH độc lập ở chỗ không thể đứng riêng lẻ. Nếu đứng tách biệt khỏi tác phẩm báo chí, những đồ họa này không thể được hiểu đầy đủ và đúng nghĩa. Cùng với phần ngôn ngữ văn tự trên báo in, BĐT, các đồ họa này tồn tại là một phần không thể tách rời của bài viết, được tác giả xây dựng một cách hệ thống và logic. Ví dụ, trong bài báo “USD chưa dừng lao dốc, mất 300 đồng/tuần” trên Vietnamnet.vn ngày 9/10/2015, ngoài việc sử dụng biểu đồ về tỷ giá ngoại tệ USD/VNĐ tại các ngân hàng trong nước, tác giả còn phải dùng câu chữ để độc giả có thể nắm thông tin rõ ràng và chính xác hơn: nguyên nhân giá USD tại các ngân hàng giảm mạnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ làm gì để bình ổn tỷ giá ngoại tệ,…. Theo hình thức biểu đạt, TTĐH được chia thành TTĐH tĩnh và TTĐH động. TTĐH tĩnh: là những hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ,… được thể hiện ở dạng tĩnh, theo hình thức hình ảnh 2D hoặc 3D. Dạng TTĐH này được sử dụng phổ biến nhất ở báo in do báo in không có tính chất đa phương tiện như báo điện tử hay truyền tải thông tin bằng hình ảnh động như truyền hình. TTĐH động: là những tác phẩm TTĐH được thể hiện có sự chuyển động thông qua việc vận dụng các yếu tố kỹ thuật, kỹ xảo,… giữa các yếu tố cấu thành nên tác phẩm. Dạng thức TTĐH này được sử dụng nhiều trong BĐT và truyền hình do lợi thế của 02 loại hình báo chí này. TTĐH động mang lại cho độc giả sự miêu tả chân thực hơn về một sự việc đã xảy ra. Hình ảnh, đồ họa, biểu đồ,… động cho phép thể hiện một sự tăng giảm trong nội dung thông tin. Ngoài ra, giữa một TTĐH tĩnh và TTĐH động, hình động giúp tăng cương khả năng truyền tải thông tin, sự tiếp nhận của độc giả bởi nó khiến cho nội dung thông tin trở nên thu hút hơn, ấn tượng hơn và đi trực tiếp vào nhận thực độc giả.
  • 40. 40 Tuy nhiên, với người làm BĐT hay truyền hình, để sáng tạo ra một tác phẩm TTĐH dạng động sẽ mất nhiều thời gian và sự am hiểu về các kỹ thuật, ứng dụng, phần mềm xử lý đồ họa. Theo xu hướng phát triển của ngành công nghệ đồ họa, việc thực hiện TTĐH động trên các tác phẩm BĐT hay Truyền hình ngày càng được nhân rộng bởi những ưu thế của nó. 1.3.4Đặc trƣng của Thông tin đồ họa trong các loại hình báo chí Ngoại trừ báo phát thanh, các loại hình báo chí khác đều sử dụng TTĐH trong các tác phẩm báo chí. Mặc dù có những đặc điểm khác nhau thì tựu chung mỗi sản phẩm TTĐH trên báo chí đều là các tác phẩm hoàn chỉnh, có tác dụng biểu đạt ý nghĩa của ngôn từ mặc dù không sử dụng ngôn ngữ. Trên mọi loại hình báo chí, TTĐH đều là dạng ngôn ngữ trực quan, khai thác thế mạnh của tạo hình và cyar các phương tiện công cụ kỹ thuật tạo hình để thể hiện tác phẩm. TTĐH được sử dụng khá nhiều trên các tờ báo in, các trang báo điện tử và trên truyền hình. Tất cả đều phục vụ việc thông tin đến công chúng. TTĐH thường tồn tại dưới các dạng bản đồ, sơ đồ, bảng biểu, hình minh họa,… với mục tiêu trực quan hóa thông tin, khai thác tối đa lợi thế của tạo hình và các phương tiện kỹ thuật đồ hình. Tuy nhiên, mỗi loại hình báo chí lại, TTĐH lại có những nét đặc trưng riêng biệt. Cụ thể như sau: TTĐH trên báo in: TTĐH thường tồn tại dưới các dạng bản đồ, sơ đồ, bảng biểu, hình minh họa,… với mục tiêu trực quan hóa thông tin, khai thác tối đa lợi thế của tạo hình và các phương tiện kỹ thuật đồ hình. Ở loại hình báo chí này, các biểu đồ, sơ đồ và bản đồ được ví như một công cụ để “củng cố”, “bổ sung” cho các thông tin truyền thông với những hình ảnh minh họa, dảm bảo chức năng giải thích và minh họa.
  • 41. 41 TTĐH với những biểu đồ và bản đồ, thường giúp cho các bài viết báo in tận dụng được khoảng trống nhiều hơn và giúp cho thông tin trở nên dễ hiểu hơn so với việc sử dụng ngôn từ để miêu tả, “kể lể”. Song song với các bức ảnh báo chí, TTĐH có thể đưa độc giả báo in đến những “địa điểm” mà bức ảnh không thể làm được hay giải thích, làm rõ những vấn đề mà bức ảnh hay ngôn từ không thực hiện được TTĐH trên truyền hình: Tính đến thời điểm hiện tại, trong giai đoạn truyền hình tương tác phát triển mạnh mẽ, TTĐH trên truyền hình thường bao gồm những đồ họa tĩnh kèm theo lời giải thích bằng âm thanh và cũng bắt đầu sử dụng nhiều hơn những sản phẩm TTĐH động. Chính những tác phẩm này giúp cho khán giả cảm nhận được thông tin thực tế hơn so với báo in. Ngoài ra, đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là đồ họa 3D, TTĐH truyền hình có chất lượng minh họa tối ưu hơn, thực tế hơn và sâu sắc hơn. Tuy nhiên, TTĐH trên truyền hình lại có một nhược điểm là người xem hoàn toàn bị động trong việc tiếp nhận thông tin TTĐH trên BĐT: Về cơ bản, TTĐH báo in và TTĐH BĐT có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa 2 loại hình báo chí này chính là 2 khía cạnh: hoạt hình và tương tác. Ngoài ra, với lợi thế của BĐT, độc giả có thể chủ động lựa chọn trật tự họ sẽ tiếp nhận thông tin. Nếu như trong báo in, độc giả thường bị thúc đẩy sự tham gia một cách “tuyến tính” theo một trật tự đã được “ngầm” quyết định trước thì BĐT lại làm được những việc khiến độc giả hoàn toàn không còn bị động. Tóm lại, có thể khái quát sự khác nhau trong việc sử dụng TTĐH đối với từng loại hình báo chí như sau:
  • 42. 42 Đặc điểm Phƣơng pháp thể hiện Hạn chế Thế mạnh TTĐH trên báo in Hình ảnh tĩnh, một chiều. Đọc, xem là phương thức tương tác mà qua đó, độc giả chủ động tiếp nhận nội dung thông tin Văn bản được coi là yếu tố cơ bản Sự chuyển động phải được thể hiện bằng các mũi tên hay các biểu tượng tĩnh khác. Báo in thường bị hạn chế về mặt không gian. Hình ảnh đồ hoạ có thể được sáng tạo ra nhanh hơn TTĐH trên truyền hình Đồ hoạ có thể là động hoặc tĩnh. công chúng tiếp nhận một cách thụ động, họ chỉ có thể xem và nghe khi hình ảnh đồ hoạ tin tức được đưa ra Miêu tả kèm theo lời đọc. Các đúp hình thường ngắn nên công chúng không có nhiều thời gian để nắm bắt nội dung thông tin . Việc sử dụng công nghệ 3D và hình ảnh động có thể mất thời gian hơn . Có thể kết hợp kết hợp hình ảnh video, tiếng động , giống như hình ảnh video, hình ảnh đồ hoạ trên truyền hình có thể diễn tả tiến trình của sự kiện như là đang xảy ra TTĐH trên báo điện tử Hình ảnh đồ hoạ động hoặc tĩnh . Công chúng có thể xem một cách chủ động Văn bản và tiếng động có thể kết hợp để phục vụ cho việc giải thích thông tin rõ ràng hơn Phải mất nhiều thời gian hơn để làm cho đúng hạn Có thể kết hợp mọi tính năng đa phương tiện như văn bản, tranh minh hoạ, hình ảnh động, video, âm thanh… Bảng 1.1: Sự khác nhau trong việc sử dụng TTĐH đối với từng loại hình báo chí
  • 43. 43 1.4 Phƣơng pháp thể hiện Thông tin đồ họa 1.4.1Phƣơng pháp sử dụng bảng biểu, hộp dữ liệu Bảng biểu là cách thể hiện TTĐH cơ bản, đơn giản nhất trong số các phương thức thể TTĐH. Bảng (table) là cách tổ chức sắp thông tin theo từng cột (column) và dòng (row), giúp độc giả nhanh chóng nắm bắt được thông tin cốt lõi của vấn đề, đồng thời dễ dàng phân tích các chi tiết và mối quan hệ của chúng với nhau. Thông tin được trình bày trong bảng biểu và hộp dữ liệu được đơn giản hóa, sinh động hơn so với việc sử dụng văn bản nhưng vẫn giữ được giá trị thông tin của TTĐH. Đối với BĐT, bảng biểu và hộp dữ liệu được sử dụng trong các bài viết về kinh tế, thương mại, hay về xã hội. Ví dụ, trong bài viết “Cảnh báo về mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội” trên Vietnamplus.vn ngày 22/03/2016, tác giả đã khái quát các chỉ số phản ánh thực trạng của môi trường không khí tại Hà Nội như hàm lượng SO2, NO2,…thông qua bảng biểu với các cột chỉ số “chỉ số hiện tại”, “chỉ số nhỏ nhất”, “chỉ số lớn nhất” và các dòng tương ứng với mỗi chỉ số môi trường. Điều này giúp cho độc giả Vietnamplus nắm thông tin cốt lõi một cách toàn diện, dễ dàng và toàn diện hơn so với việc mô tả qua ngôn ngữ văn tự. 1.4.2Phƣơng pháp sử dụng bản đồ Trên BĐT nói riêng và trên các phương tiện thông tin đại chúng nói chung, bản đồ được sử dụng khá phổ biến trong các trường hợp thông tin cần giải đáp câu hỏi ở đâu. Nó thường được dùng trong các tin tức sự kiện như chiến sự, thiên tai, dự báo thời tiết, địa điểm,... Đây là một phương pháp thể hiện đòi
  • 44. 44 hỏi ở phóng viên, nhân viên thiết kế đồ họa phải thu thập dữ liệu kỳ công, có bản đồ chi tiết nơi diễn ra sự kiện Bản đô là hình ảnh thu nhỏ và khái quát hóa phần nào đó của mặt đất lên trên nền phẳng, và nó tuần theo quy luật toán học nhất định về tỷ lệ. Bản đồ trên BĐT chỉ đơn giản là những nét phác thảo, mang tính khái quát cao mà không đi sâu vào từng chi tiết nhỏ. Bản đồ có thể được thiết kế tĩnh hoặc động, hai chiều hoặc ba chiều với các tỷ lệ quy chiếu chính xác. Bản đồ tĩnh thường đơn giản để miêu tả hay định vị cho độc giả vị trí diễn ra sự kiện. Bản đồ động thường được sử dụng nhiều trên BĐT và Truyền hình do ưu thế của việc đa phương tiện, thể hiện vị trí diễn ra sự kiện và một số nét phác thảo về diễn biến của sự kiện 1.4.3Phƣơng pháp sử dụng sơ đồ Tương tự như bản đổ, sơ đồ cũng được sử dụng tương đối nhiều. Trên BĐT, sơ đồ thường được sử dụng để đáp ứng nhu cầu thông tin về địa điểm. Tuy nhiên, khác với bản đồ, sơ đồ không đòi hỏi sự chính xác về tỷ lệ quy chiếu so với thực tế. Sơ đồ được sử dụng nhiều trong các bài viết về thông tin chiến sự, quy hoạch đất đai, cơ sở hạ tầng 1.4.4Phƣơng pháp sử dụng các loại biểu đồ Biểu đồ là loại hình Thông tin đồ họa phức tạp và mang tính minh họa cao nhất. Các đồ họa biểu đồ gồm lượng lớn các thông tin văn bản và các minh họa chi tiết để phân tích các phần quan trọng của đối tượng hoặc ghi chép một chuỗi các sự kiện.
  • 45. 45 Biểu đồ hình khối tròn, elip (hay còn gọi là đồ thị hình bánh) được sử dụng để trình bày các phần khác nhau trong cả một khối. Biểu đồ cột, được sử dụng để so sánh các dữ liệu sử dụng các cột hình chữ nhật để trình bày một giá trị có trong một loạt dữ liệu. Biểu đồ điểm, cũng được gọi là biểu đồ đường thẳng, những loại đồ họa này so sánh hai biến số liên quan tới nhau. Dữ liệu thể hiện trong các loại biểu đồ, đặc biệt là biểu đồ tròn luôn được trình bày dưới dạng số liệu phần trăm (%). Sự ẩn dụ của hình tròn tương ứng với số liệu 100%. Biểu đồ cột, biểu đồ hình chữ nhật thường được sử dụng với hình ảnh các hình chữ nhật tương ứng cho một giá trị. Mỗi cột trong biểu đồ tương ứng với một giá trị. Vì vậy, sử dụng phương pháp này giúp cho độc giả hình dung được việc so sánh dữ liệu dễ dàng hơn. 1.4.5Phƣơng pháp sử dụng đồ thị Định nghĩa một cách khái quát nhất, đồ thị là một tập hợp các đối tượng gọi là đỉnh nối với nhau bởi các cạnh. Trên BĐT nói riêng và các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung, đồ thị được sử dụng để tối ưu hóa các thông tin liên quan đến số liệu kinh tế như sự tăng trưởng, tăng/giảm giá cả thị trường,…. 1.4.6Phƣơng pháp sử dụng hình ảnh minh họa Hình ảnh minh họa trong TTĐH là những hình ảnh mang yếu tố nghệ thuật được cách điệu, không tuân theo một khuôn mẫu nhất định mà được thiết kế theo cảm nhận của phóng viên đồ họa hoặc do có sự liên tưởng giữa các sự vật, hiện tượng mà tác phẩm báo chí đề cập tới
  • 46. 46 Ngoài ra, có thể kết hợp giữa các hình vẽ dạng đồ họa với yếu tố màu sắc hay ảnh chụp, video. Với màu sắc, tự bản thân nó đã có khả năng truyền tải thông tin cho các đồ họa. Ví dụ như nói về sự tăng giảm trong các bài viết về kinh tế, tác giả có thể sử dụng màu đỏ tương ứng với tăng trưởng, màu xanh tương ứng với giảm. Trong các trường hợp sử dụng màu sắc và nội dung thông tin của đồ họa không hợp lý có thể gây sự khó chịu đối với độc giả. Nếu sử dụng một cách hài hòa, màu sắc có thể giúp làm nổi bật tác phẩm TTĐH Với hình ảnh chụp hoặc video, nó sẽ làm tăng tính xác thực của TTĐH, khiến độc giả có thể tin tưởng hơn với thông tin. Trong trường hợp này, đoạn video hay hình ảnh chụp sẽ là hình nền để tăng sự nổi bật của đồ họa. Hai yếu tố này thường được kết hợp với biểu đồ, đồ thị để có thể tạo nên sự hài hòa nhất cho tác phẩm TTĐH.
  • 47. 47 Tiểu kết chƣơng 1 Trong chương 1 với tiêu đề: “Thông tin đồ họa, một số vấn đề lý luận và thực tế” tôi đã trình bày các mảng chính sau: Một số khái niệm và thuật ngữ; Lịch sử hình thành và phát triển thông tin đồ họa; Đặc điểm và vai trò thông tin đồ họa; Phương pháp thể hiện thông tin đồ họa. Trong các mảng trên, luận văn tập trung nhiều về TTĐH trên BĐT. TTĐH là một dạng ngôn ngữ phi văn tự. Nhưng, đó phải là những hình ảnh được vẽ lên và sử dụng trên báo chí để phục vụ cho mục đích truyền tải tin tức, sự kiện hoặc hỗ trợ cho việc thông tin bằng văn tự, hoặc lời nói, âm thanh hiệu quả hơn. Từ khái niệm này, tác giả đã tiến hành trình bày đặc điểm, vai trò của thông tin đồ họa: TTĐH là một hoạt động thiết kế thẩm mỹ mang bản chất truyền thông; TTĐH là một dạng ngôn ngữ phi văn tự, thông tin trực quan; TTĐH mang tính chất đa dạng và phổ biến; TTĐH có tính hàm ý, ẩn dụ. Dựa vào hình thức tồn tại, ta có thể chia ra làm hai loại, đó là TTĐH độc lập và TTĐH minh họa. Theo hình thức biểu đạt, có hai loại là TTĐH tĩnh và TTĐH động. Trên tất cả các loại hình báo chí hiện nay tại Việt Nam bao gồm: báo in, truyền hình và BĐT, đều sử dụng TTĐH như một phương thức tương đối phổ biến. Tuy nhiên, ở mỗi loại hình báo chí, TTĐH lại có những đặc điểm, phương pháp thể hiện và những ưu, nhược điểm khác nhau mà người làm báo cần nắm vững để vận dụng vào công việc. Từ những đặc điểm, vai trò, tầm quan trọng và việc phân tích điểm khác nhau giữa các loại hình báo chí, tác giả đã tiến hành tổng hợp những phương pháp thể hiện cho TTĐH, bao gồm: Phương pháp sử dụng bảng biểu, hộp dữ
  • 48. 48 liệu; Phương pháp sử dụng bản đồ; Phương pháp sử dụng sơ đồ; Phương pháp sử dụng biểu đồ; Phương pháp sử dụng đồ thị; Phương pháp sử dụng hình ảnh minh họa. Từ những tiền đề lý luận về TTĐH đã trình bày ở chương 1, đặc biệt là việc nhìn nhận được vai trò, vị trí của TTĐH đối với báo chí nói chung và BĐT nói riêng, tác giả luận văn sẽ trình bày ở chương 2 với tiêu đề: Thực trạng phương thức sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử hiện nay. Luận văn sẽ tiến hành khảo sát thực trạng sử dụng TTĐH trên các trang BĐT VnExpress.net, Vietnamplus.vn. Từ việc khảo sát thực tế, luận văn sẽ tiến hành đánh giá thành công, hạn chế của việc khai thác thông tin phi văn tự trên các trang BĐT ở Việt Nam. Từ đó đặt ra các vấn đề trong việc sử dụng TTĐH trong báo chí Việt Nam hiện nay.
  • 49. 49 Chƣơng 2: Thực trạng sử dụng Thông tin đồ họa trên các báo điện tử đƣợc khảo sát 2.1 Giới thiệu khái quát về các báo điện tử đƣợc khảo sát 2.1.1Báo điện tử VnExpress.net Ra mắt trên Internet ngày 26/2/2001, 15 năm qua VnExpress luôn là một trong các trang BĐT tiếng Việt có nhiều người xem (hiện tại rank alexa tại khu vực Việt Nam là 9). Hiện, trung bình mỗi ngày Báo đón nhận hơn 34 triệu lượt truy cập, trong đó có lượng lớn từ nước ngoài. Ngày 25/11/2002, theo giấy phép số 511/GP – BVHTT, VnExpress trở thành báo đầu tiên của Việt Nam được cấp phép chuyên hoạt động trên Internet. Vnexpress được thành lập bởi tập đoàn FPT năm 2001, tuy nhiên cơ quan chủ quản là Bộ Khoa học Công nghệ. 15 năm qua, VnExpress luôn giữ vững vị trí BĐT tiếng Việt có lượng độc giả truy cập lớn. Lưu lượng truy cập liên tục tăng mạnh và đạt những kỷ lục mới. Theo thống kê của Alexa, VnExpress hiện có tỷ lệ xem trang trên truy cập là 5.84. Độc giả trong nước chiếm hơn 78.9%, 5.8% ở Mỹ, số còn lại từ các nước khác trên khắp châu lục như Nhật Bản, Úc hay Canada. Từ khi ra đời, VnExpress đã liên tục cải tiến tốc độ cập nhật thông tin, đa phương tiện hóa phong cách trình bày nội dung, thay đổi liên tục nội dung sao cho phù hợp với cách tieps cận tin tức của độc giả. Trung bình mỗi ngày báo cập nhật khoảng 170 đầu mục tin bài, trong đó 95% là sản phẩm do phóng viên, biên tập viên thực hiện. Trong số 14 trang nội dung chuyên đề, các trang: Xã hội, Văn hóa, Pháp luật, Thế giới, Thể thao... có lượng bạn đọc lớn hơn cả. Ngoài ra, VNE còn có các chuyên mục khác như Video, Ảnh, Infographics, Cộng đồng, ….. cũng có lượng độc giả tương đối nhiều.
  • 50. 50 Về hình thức, giao diện, VnExpress luôn đi đầu là một trong các trang BĐT có giao diện đẹp, hiện đại. Cách sắp xếp bố cục và phân bổ giữa nội dung, quảng cáo hợp lý khiến độc giả không cảm giác khó chịu khi truy cập trang. Về việc sử dụng TTĐH, có thể khẳng định, VnExpress là một trang BĐT đi tiên phong trong việc sử dụng phương thức thông tin phi văn tự để truyền tải tin tức đến độc giả. Bên cạnh việc sử dụng một cách linh hoạt các dạng văn bản, hình ảnh, video clip,…, VnExpess còn sử dụng rất tốt các loại bản đồ, biểu đồ, đồ thị,…Việc này giúp cho độc giả của VnExpress tiếp thu nội dung cốt lõi trong thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất. Nguồn doanh thu chủ yếu của VNE đến từ quảng cáo, bao gồm quảng cáo từ các doanh nghiệp và quảng cáo từ các đơn vị có hệ thống mạng quảng cáo như Google hay Eclick,…. 2.1.2Báo điện tử Vietnamplus.vn BĐT Vietnamplus (Vietnam+) đi vào hoạt động chính thức ngày 13/11/2008, với tên miền http://vietnamplus.vn. Báo nằm trong hệ thống các đơn
  • 51. 51 vị báo chí thuộc Thông tấn xã Việt Nam. Được Bộ Thông tin Truyền thông cấp phép ngày 11/9/2008, giấy phép số 1374/GP-BTTTT. Từ khi ra đời, Vietnamplus đã trở thành kênh thông tin đối nội và đối ngoại quan trọng của nền báo chí Việt Nam nói chung và Thông tấn xã Việt Nam nói riêng. Đây cũng là trang BĐT đầu tiên ở Việt Nam được cấp phép cung cấp thông tin qua 5 thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc. Vietnamplus có nhiều chuyên mục như Chính trị, Thế giới, Kinh tế, Xã hôi, Đời sống, Văn hóa, Thể thao, Khoa học, Công nghệ,… với các phiên bản tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp và tiếng Trung. Ngày 13-11-2008, tờ báo điện tử của Thông tấn xã Việt Nam VietnamPlus với 4 ngữ Việt, Anh, Pháp, Tây Ban Nha ra mắt có vẻ như quá muộn với một hãng thông tin nguồn của quốc gia, khi mà trên thị trường cả báo điện tử lẫn bản báo online của các tờ báo giấy lớn đã chen chân đông đúc. Ít ai biết, VietnamPlus đã được thai nghén gần chục năm trước đó mà vì những lý do chủ quan, khách quan lại chậm chân trong thị trường báo mạng. Hiếm có tờ báo nào với tuổi đời non trẻ như VietnamPlus mà lại có nhiều các tiện ích, các giá trị gia tăng đúng như cái nghĩa “Plus” dù sinh sau đẻ muộn. Một trong những thành công về công nghệ của Vietnamplus là việc sớm cung cấp phiên bản đọc báo đa ngôn ngữ trên mạng điện thoại di động, ngay sau khi cung cấp trên bản web.
  • 52. 52 Bên cạnh đó, giữa một thị trường báo đầy cạnh tranh, đặc biệt là báo điện tử với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các trang tin, trang thông tin, mạng xã hội…với tiêu chí giật gân, câu khách là xu thế chủ đạo việc chọn đi con đường “Chính thống” là một lựa chọn vô cùng mạo hiểm. Ông Lê Quốc Minh thừa nhận: Nguồn tin chính thống có ưu thế là được thẩm định đầy đủ, tin đưa xác thực và đi theo những tiêu chuẩn bất di bất dịch của báo chí... nhưng lại thường khuôn mẫu và cứng nhắc. Trong khi nhu cầu của độc giả luôn hướng tới những thông tin gần với đời sống của họ, thậm chí là những thông tin mang tính giật gân, liên quan đến các nhân vật nổi tiếng, sự kiện đình đám… Vì thế làm sao để độc giả chọn Vietnam+ là một nguồn thông tin tin cậy, cần thiết hàng ngày là một đòi hỏi, thách thức cũng như là trách nhiệm của người làm báo đối với xã hội, đất nước, (theo bài viết “Ông Tổng + và những ý tưởng kỳ quặc về báo điện tử” trên Daidoanket.vn ngày 21/7/2015) Vietnamplus có đội ngũ phóng viên trải dài trên cả nước với hơn 1000 phân xã thuộc 63 tỉnh thành trên cả nước và nhiều phân xã nước ngoài. Hàng
  • 53. 53 ngày, Vietnamplus đáp ứng việc cung cấp thông tin cho độc giả trên khắp cả nước với kho tin tức khổng lồ. Theo thống kê của Alexa, Vietnamplus hiện có tỷ lệ xem trang trên truy cập là 2.09. Độc giả trong nước chiếm hơn 83.9%, 3.9% ở Hàn Quốc, 2% ở Mỹ, số còn lại từ các nước khác trên khắp châu lục như Pháp hay Thái Lan. Nguồn doanh thu chủ yếu của Vietnamplus đến từ quảng cáo, bao gồm quảng cáo từ các doanh nghiệp và quảng cáo từ các đơn vị có hệ thống mạng quảng cáo như Google hay Eclick,…. 2.2 Kết quả khảo sát việc sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử 2.2.1Số lƣợng và tần suất sử dụng Thông tin đồ họa Kết quả khảo sát trên các trang BĐT có sử dụng TTĐH bao gồm Vnexpress.net và Vietnamplus.vn trong thời gian từ 12/2014 đến 12/2015 được thể hiện qua bảng sau: STT Trang Báo điện tử Tổng số lƣợng bài viết Số lƣợng bài viết sử dụng Thông tin đồ họa Tần suất sử dụng 1 Vnexpress 89,755 1,409 2% 2 Vietnamplus 70,572 527 1% Bảng 2.1: Số lượng tác phẩm TTĐH trên các trang BĐT được khảo sát Theo kết quả khảo sát ở bảng trên, trong khoảng thời gian từ 12/2014 đến 12/2015, Vnexpress có 89.755 bài viết được xuất bản. Trong đó có 1.409 bài viết có sử dụng TTĐH, chiếm tần suất gần 2%. Trong khi đó, Vietnamplus chỉ xuất bản 527 bài viết có sử dụng TTĐH trên tổng số 70.572 bài viết xuất bản trên BĐT này, chiếm tần suất 1%. Như vậy, có thể thấy rằng, trong 2 trang BĐT được khảo sát, Vnexpress có tần suất sử dụng TTĐH cao hơn Vietnamplus
  • 54. 54 Với vị thế là một trong những tờ BĐT có lượng độc giả lớn nhất tại Việt Nam (xếp hạng thứ 9 trên tổng số tất cả các website tại Việt Nam theo thống kê của Alexa.com), việc xuất bản bài viết với số lượng lớn là yêu cầu tất yếu để đáp ứng nhu cầu thông tin của độc giả. Hơn nữa, Vnexpress.net có đội ngũ phóng viên, biên tập viên và kỹ thuật viên đồ họa tương đối lớn và trải dài các tỉnh thành nên việc thực hiện các tác phẩm TTĐH cũng có nhiều ưu thế hơn so với các trang BĐT khác. Theo thống kê, các chuyên mục trên các trang BĐT có sử dụng TTĐH như sau: Đối với Vnexpress, TTĐH được sử dụng trong các chuyên mục: Thời sự, Thế giới, Kinh doanh, Thể thao, Khoa học, Số hóa, Xe; Đối với Vietnamplus, các chuyên mục sử dụng các tác phẩm đồ họa bao gồm Kinh tế, Chính trị, Xã hội, Thế giới, Đời sống, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ. Giữa các chuyên mục cũng có những khác biệt trong việc khai thác TTĐH, cụ thể như sau: Đối với Vnexpress: STT Chuyên mục Tổng số lƣợng bài viết Số lƣợng bài viết sử dụng Thông tin đồ họa Tần suất sử dụng Tỷ trọng 1 Thời sự 6,351 223 3.5% 16% 2 Thế giới 9,077 927 10.2% 66% 3 Kinh doanh 10,063 57 0.6% 4% 4 Giải trí 11,600 - 0.0% 0% 5 Thể thao 7,830 90 1.2% 6% 6 Pháp luật 3,915 - 0.0% 0% 7 Giáo dục 3,538 - 0.0% 0% 8 Sức khỏe 3,219 - 0.0% 0% 9 Gia đình 6,322 - 0.0% 0% 10 Du lịch 5,829 - 0.0% 0%
  • 55. 55 11 Khoa học 3,277 16 0.5% 1% 12 Số hóa 6,322 68 1.1% 5% 13 Xe 6,699 28 0.4% 2% 14 Cộng đồng 2,059 - 0.0% 0% 15 Tâm sự 1,798 - 0.0% 0% 16 Cười 1,856 - 0.0% 0% Tổng 89,755 1,409 2% 100% Bảng 2.2: Số lượng bài viết sử dụng TTĐH theo chuyên mục trên Vnexpress Trên Vnexpress, chuyên mục Thế giới có số lượng tác phẩm báo chí sử dụng TTĐH nhiều nhất, với 927 bài viết trên tổng số 9.077, với tần suất 10.2% và chiếm tỷ trọng 66% tổng số bài viết sử dụng TTĐH trên BĐT này. Tiếp theo là các chuyên mục Thời sự với 223 bài viết trên tổng số 6.351 bài, tần suất 3.5% và tỷ trọng 16%; chuyên mục Thể thao với 90 tác phẩm trên tổng số 7.830 bài viết của chuyên mục, tần suất 1.2% và tỷ trọng sử dụng là 6%; chuyên mục Số hóa với 68 bài viết trên tổng số 6.322, tần suất sử dụng 1.1% và tỷ trọng là 5%; chuyên mục Kinh doanh có 57 bài viết trên tổng số 10.063, tần suất 0.6% và tỷ trọng 4%; chuyên mục Xe với 28 tác phẩm TTĐH trên tổng 6.699 bài viết, tần suất sử dụng 0.4% và chiếm tỷ trọng 2%; cuối cùng là chuyên mục Khoa học với 16 bài viết sử dụng TTĐH trên tổng 3.277, tần suất sử dụng 0.5% và chiếm tỷ trọng 1%. Các thông số được thể hiện cụ thể qua biểu đồ sau:
  • 56. 56 Biểu đồ 2.1: Số lượng bài viết sử dụng TTĐH theo chuyên mục trên Vnexpress Đối với Vietnamplus: STT Chuyên mục Tổng số lƣợng bài viết Số lƣợng bài viết sử dụng Thông tin đồ họa Tần suất sử dụng Tỷ trọng 1 Kinh tế 12,457 62 0.5% 12% 2 Chính trị 4,392 27 0.6% 5% 3 Xã hội 10,559 40 0.4% 8% 4 Thế giới 22,078 113 0.5% 21% 5 Đời sống 9,415 102 1.1% 19% 6 Văn hóa 4,628 29 0.6% 6% 7 Thể thao 3,430 94 2.7% 18% 8 Khoa học 920 35 3.8% 7% 9 Công nghệ 1,890 25 1.3% 5% 10 Chuyện lạ 803 - 0.0% 0% Tổng 70,572 527 100% Bảng 2.3: Số lượng bài viết sử dụng TTĐH theo chuyên mục trên Vietnamplus