SlideShare a Scribd company logo
1 of 89
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHAN THỊ YẾN
PHÁP LUẬT THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8 38 01 07
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHAN THỊ YẾN
PHÁP LUẬT THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TẠI
VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: Luật kinh tế
Mã số ngành: 8 38 01 07
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN PHƯƠNG NAM
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh
ở Việt Nam hiện nay”, là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, thông tin
sử dụng trong luận văn này là trung thực.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2023
Tác giả
Phan Thị Yến
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn đến các Quý thầy cô
Khoa sau đại học Trường Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo cơ hội
cho em được học tập, rèn luyện và tích lũy kiến thức, kỹ năng để thực hiện khóa
luận.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến Giảng viên hướng dẫn TS.Phan
Phương Nam đã tận tình chỉ dẫn, theo dõi và đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp
em giải quyết được các vấn đề gặp phải trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành
đề tài một cách tốt nhất.
Do kiến thức của bản thân còn hạn chế nên nội dung luận văn khó tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận sự góp ý, chỉ dạy thêm từ Quý thầy cô và
bạn bè.
Cuối cùng, em xin chúc Quý thầy Cô luôn thật nhiều sức khỏe và đạt
được nhiều thành công trong công việc.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2023
Tác giả
Phan Thị Yến
iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh ở Việt Nam hiện nay
Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật thuế hiện hành
về các loại thuế áp dụng chủ yếu đối với hộ kinh doanh như thuế thu nhập cá nhân,
thuế giá trị gia tăng, phương pháp tính thuế, căn cứ tính thuế, cách tính thuế và quy
định về quản lý thuế. Luận văn làm rõ khái niệm, đặc điểm, bản chất pháp lý, vai
trò của hộ kinh doanh từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá về đối tượng điều chỉnh của
pháp luật thuế, nghiên cứu khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật thuế đối
với hộ kinh doanh. Luận văn đã phân tích rõ quy định pháp luật thuế hiện hành áp
dụng trên phạm vi toàn quốc đối với hai chủ thể nghiên cứu đó là hộ kinh doanh
nộp thuế theo phương pháp khoán và hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê
khai.
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng pháp luật thuế, thực tiễn áp dụng pháp luật thuế
đối với hộ kinh doanh, luận văn đã chỉ ra những bất cập, hạn chế, vướng mắc về
quy định pháp luật thuế, những khó khăn khi áp dụng pháp luật đối với hộ kinh
doanh vào thực tiễn, từ đó đưa ra những phương hướng và đề xuất kiến nghị giúp
hoàn thiện quy định pháp luật thuế và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh hiện nay.
Từ khóa: Hộ kinh doanh, pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh, thuế thu nhập cá
nhân, thuế giá trị gia tăng.
iv
ABSTRACT
Tax laws for business households in Vietnam today
The thesis focuses on studying the provisions of the current tax law on taxes
applied mainly to business households such as personal income tax, value-added
tax, tax calculation methods, tax bases, tax calculation and regulations on tax
administration. The thesis clarifies the concept, characteristics, legal nature and role
of business households, thereby making comments and evaluations on the subjects
of tax law, researching the concept, characteristics and roles of the tax law for
business households. The thesis has clearly analyzed the current tax law regulations
applied nationwide for two research owners, that is, business households paying tax
by the presumptive method and business households paying taxes by the
declaration method.
On the basis of understanding the current status of tax law, practical
application of tax law to business households, the study has pointed out the
inadequacies, limitations, problems in tax law regulations, difficulties in applying
the law to business households into practice, from which to give directions and
propose recommendations to help improve tax laws and solutions to improve the
effectiveness of law application.
Key words: Business households, tax laws for business households, personal
income tax, value-added tax
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt
BTC Bộ tài chính
BVMT Bảo vệ môi trường
CCT Chi cục thuế
CNKD Cá nhân kinh doanh
DN Doanh nghiệp
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
DTBH Doanh thu bán hàng
HĐTVT Hội đồng tư vấn thuế
HKD HKD
GTGT Giá trị gia tăng
MST Mã số thuế
NHNN Ngân hàng nhà nước
NNT Người nộp thuế
NSNN Ngân sách nhà nước
PPKK Phương pháp kê khai
QLT Quản lý thuế
UBND Ủy ban nhân dân
TMĐT Thương mại điện tử
SSKT Sổ sách kế toán
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCT Tổng cục thuế
TN Tài nguyên
TNCN Thu nhập cá nhân
TTĐB Tiêu thụ ặc biệt
vi
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1. Giới thiệu...........................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề......................................................................................................1
1.2. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................2
2. Mục tiêu của đề tài............................................................................................3
2.1. Mục tiêu tổng quát.........................................................................................3
2.2. Mục tiêu cụ thể..............................................................................................4
3. Câu hỏi nghiên cứu...........................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................5
6. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................6
7. Đóng góp của đề tài..........................................................................................6
8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ..................................................................7
9. Bố cục dự kiến luận văn.................................................................................10
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT THUẾ ĐỐI VỚI HỘ
KINH DOANH........................................................................................................11
1.1 Khái quát chung về hộ kinh doanh......................................................................11
1.1.1 Khái niệm hộ kinh doanh ............................................................................11
1.1.2 Đặc điểm và bản chất pháp lý hộ kinh doanh .............................................13
1.1.3 Vai trò của hộ kinh doanh ...........................................................................16
1.2 Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh .....................................18
1.2.1 Khái niệm pháp luật thuế hộ kinh doanh....................................................18
1.2.2 Đặc điểm pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh .........................................19
1.2.3 Vai trò pháp luật thuế hộ kinh doanh..........................................................21
1.3 Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế......................................22
1.3.1 Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai ...................................22
1.3.2 Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán .....................................24
vii
1.4 Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh........................................................26
1.4.1 Thuế giá trị gia tăng.....................................................................................26
1.4.2 Thuế thu nhập cá nhân.................................................................................28
1.4.3 Các loại thuế khác ......................................................................................32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH
DOANH, THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THI HÀNH PHÁP LUẬT THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH.....................36
2.1 Thực trạng pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh .............................................36
2.1.1 Nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh ...............................................36
2.1.2 Căn cứ tính thuế hộ kinh doanh...................................................................37
2.1.3 Thực trạng pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương
pháp kê khai..............................................................................................................38
2.1.3.1 Phương pháp tính thuế.................................................................................38
2.1.3.2 Quy định về hóa đơn, chứng từ..................................................................40
2.1.3.2 Quy định về chế độ kế toán........................................................................42
2.1.3.3 Quy định về quản lý thuế ...........................................................................44
2.1.4 Thực trạng pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp
khoán .....................................................................................................................46
2.1.4.1 Phương pháp tính thuế...............................................................................46
2.1.4.2 Quản lý thuế ..............................................................................................47
2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh ...................................49
2.2.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo
phương pháp kê khai ................................................................................................49
2.2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương
pháp khoán................................................................................................................52
2.3 Những bất cập, hạn chế trong quy định pháp luật và vướng mắc, khó khăn
trong thực tiễn áp dụng ................................................................................................54
viii
2.3.1 Những bất cập, hạn chế trong quy định pháp luật thuế đối với hộ kinh
doanh .....................................................................................................................54
2.3.2 Vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật thuế đối với hộ kinh
doanh .....................................................................................................................57
2.4 Kiến nghị nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh ..58
2.4.1 Phương hướng nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật thuế đối với hộ kinh
doanh .....................................................................................................................58
2.4.2 Kiến nghị nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh..
.....................................................................................................................60
2.4.2.1 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh.......60
2.4.2.2 Kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thuế đối với hộ kinh
doanh ..................................................................................................................62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................64
KẾT LUẬN .............................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................i
PHỤ LỤC 1: DANH MỤC NGÀNH NGHỀ TÍNH THUẾ GTGT, THUẾ
TNCN THEO TỶ LỆ % TRÊN DOANH THU ĐỐI VỚI HKD, CÁ NHÂN
KINH DOANH.........................................................................................................iv
PHỤ LỤC 2: TỜ KHAI THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH, CÁ NHÂN
KINH DOANH...................................................................................................... viii
PHỤ LỤC 3: BẢNG KÊ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG KỲ CỦA
HỘ KINH DOANH, CÁ NHÂN KINH DOANH.............................................. xiii
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu
1.1. Đặt vấn đề
Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Nộp thuế chính là quyền và nghĩa
vụ của mỗi người, mỗi tổ chức. Thuế đến từ nhiều nguồn khác nhau, ta có thuế thu
từ đất, thu từ hoạt động SXKD, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu…Trong số các
nguồn huy động vào tiền thuế, có sự đóng góp rất lớn đến từ hoạt động SXKD của
người dân.
Khi người dân tham gia vào hoạt động SXKD, họ có thể hoạt động dưới
nhiều hình thức khác nhau, có thể lựa chọn thành lập DNTN, công ty TNHH, công
ty hợp danh, hay HKD, và một số trường hợp kinh doanh không thường xuyên,
theo thời vụ…chỉ được xem là CNKD. Đối với mỗi một hình thức, pháp luật có
khung pháp lý điều chỉnh riêng, trong đó luật thuế là một trong những luật quan
trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển một cách mạnh mẽ, nhà nhà kinh
doanh, người người kinh doanh, thì hình thức HKD với hành lang pháp lý thông
thoáng, đơn giản, dễ áp dụng chính là hình thức được đông đảo người dân lựa chọn.
Để đáp ứng với nhu cầu thực tiễn, đáp ứng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế
thì pháp luật thuế đối với HKD là một trong những chính sách cần thiết và quan
trọng hiện nay.
Theo báo cáo thống kê của Tổng cục thống kê năm 2021, số cơ sở
SXKD cá thể năm 2020 gần 5,2 triệu cơ sở, với số lao động 8,5 triệu người, tăng
5,7% về số đơn vị và tăng 3,0% về số lao động so với năm 20161
, là sự đóng góp
rất quan trọng cho NSNN. Với số lượng đông đảo HKD như trên, nhằm mục đích
tăng nguồn thu, tránh thất thoát ngân sách, đảm bảo tính công bằng, bình đẳng
trong hoạt động kinh doanh thì sự điều chỉnh kịp thời của các quy định, chính sách
liên quan đến lĩnh vực thuế sẽ tạo nhiều thuận lợi để người dân an tâm kinh doanh,
1
Thông cáo báo chí kết quả sơ bộ tổng điều tra kinh tế năm 2021-Tổng cục Thống kê.
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/01/thong-cao-bao-chi-ket-qua-so-bo-tong-
dieu-tra-kinh-te-nam-2021 (Truy cập ngày 26/03/2023)
2
thúc đẩy phát triển nền kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, đáp
ứng nhu cầu phát triển xã hội, hội nhập thế giới.
Là một bộ phận không nhỏ trong hệ thống nền kinh tế, HKD cho thấy được
tầm quan trọng, là một trong những nguồn lực của NSNN thông qua việc đóng thuế
phát sinh từ hoạt động SXKD. Do đó, việc nghiên cứu quy định về pháp luật thuế
HKD là thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Pháp luật thuế là một trong những quy định pháp luật gắn liền với nền
kinh tế và chủ thể điều chỉnh của nó chính là các DN, các cá nhân, các HKD do đó
nó luôn phải đáp ứng kịp thời sự phát triển kinh tế- xã hội. Đáp ứng mức độ hội
nhập với pháp luật quốc tế, tạo dựng hành lang pháp lý thông thoáng cho sự phát
triển của các thành phần nền kinh tế.
Đối với HKD, ngày càng có nhiều hình thức hoạt động mới, quy mô,
tính phức tạp ngày càng tăng, nhất là trong thời đại số hóa như hiện nay. Năng lực
SXKD, năng lực nhận thức pháp luật ngày càng thay đổi do đó pháp luật thuế cũng
cần phải hoàn thiện và đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu xã hội.
Các hình thức kinh doanh mới xuất hiện như kinh doanh TMĐT, xuất
hiện nhiều HKD với quy mô lớn, đòi hỏi cần phải sử dụng hóa đơn, chứng từ trong
quá trình hoạt động SXKD, tính phức tạp ngày càng tăng, rủi ro về vấn đề trốn
thuế, gian lận thuế rất lớn. Do đó, cần phải có sự tìm hiểu, nghiên cứu kỹ hơn về
pháp luật thuế đối với mô hình này.
Trên cơ sở thay đổi của các quy định pháp luật có liên quan, sự ra đời
của nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký DN, trong đó bỏ quy định HKD có sử
dụng từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập DN. Cùng với đó, Luật quản lý
thuế 2019 cũng có những quy định mới về HKD có quy mô lớn.
Năm 2019, Quốc hội ban hành Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2020, trong đó có nhiều điểm mới liên quan đến
HKD. Lần đầu tiên đưa đối tượng HKD thương mại điện tử vào nội dung điều
chỉnh của pháp luật thuế.
3
Về phía BTC, ngày 01/06/2021, đã ban hành Thông tư số 40/2021/TT-
BTC hướng dẫn chi tiết về thuế GTGT, thuế TNCN và quản lý thuế đối với HKD.
Trong đó có một số điểm mới như quy định về HKD có quy mô lớn, HKD nộp thuế
theo PPKK, quy định việc thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, quy định
liên quan đến HKD - TMĐT...
Pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế đối với HKD nói riêng cũng
có sự thay đổi qua các thời kỳ, gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Đối với HKD, mỗi thời kỳ phát sinh những loại hình kinh doanh mới, đặc biệt hiện
nay, sự phát triển về số lượng, quy mô và loại hình kinh doanh. Do đó nhằm đảm
bảo tốt hơn về mặt quản lý, phù hợp với thực tiễn, chống thất thu thuế, đáp ứng với
nhu cầu thay đổi của xã hội, cần thiết phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về
pháp luật thuế đối với HKD. Pháp luật thuế có nhiều thay đổi tiến bộ hơn, thông
thoáng hơn tạo nhiều điều kiện cho các chủ thể kinh doanh hoạt động, bên cạnh
tính hiệu quả thì cũng còn một số vấn đề vướng mắc trong quy định pháp luật, gây
khó khăn cho người dân khi áp dụng trong thực tiễn. Một số hướng dẫn chưa rõ
ràng liên quan đến sử dụng hóa đơn, chứng từ đầu vào đối với HKD theo PPKK,
việc bắt buộc áp dụng HĐĐT đối với loại hình này cũng còn nhiều khó khăn dẫn
đến khó cho người dân và cho cơ quan quản lý. Đặc biệt, nhiều HKD vừa có hoạt
động kinh doanh theo kiểu truyền thống vừa kinh doanh trên các sàn TMĐT, việc
xác định đối tượng để nộp thuế, căn cứ để tính thuế đối với những loại hình này
hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nếu vẫn áp dụng quy định về phương pháp
tính thuế cũ liệu còn phù hợp? Đây cũng chính là một trong số những câu hỏi lớn
mà pháp luật thuế cần phải giải quyết để nhằm giảm thiểu tới mức tối đa tình trạng
thất thu thuế cho NSNN. Từ sự cấp thiết trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Pháp luật
thuế đối với hộ kinh doanh ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề tài dựa trên những cơ sở nghiên cứu về quy định của pháp luật thuế
đối với HKD, với mục tiêu tổng hợp những lý thuyết cơ bản nhất về pháp luật thuế
hiện hành liên quan đến HKD, qua đó đưa ra được những đánh giá cá nhân, chỉ ra
4
hạn chế, bất cập của pháp luật thuế. Trên cơ sở đề xuất một số kiến nghị, giải pháp
khắc phục hạn chế của pháp luật, và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
thuế đối với HKD.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu có hệ thống cơ sở lý luận về HKD và pháp luật thuế đối với
HKD.
- Phân tích, nghiên cứu thực trạng pháp luật thuế hiện hành đối với HKD,
trong đó có sự tìm hiểu, đối chiếu, so sánh với quy định pháp luật quốc tế.
- Nghiên cứu, phân tích thực tiễn của việc thi hành pháp luật thuế đối với
HKD tại Việt Nam.
- Tìm và phát hiện những bất cập, những mặt còn hạn chế của pháp luật thuế
đối với HKD, những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật thuế vào
thực tiễn.
- Đưa ra một số đề xuất và giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật và
biện pháp để nâng cao hiệu quả trong thực hiện pháp luật thuế đối với HKD.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, pháp luật thuế đối với HKD được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận
nào?
Thứ hai, thực trạng của những quy định pháp luật thuế đối với HKD được thể
hiện như thế nào?
Thứ ba, việc áp dụng pháp luật thuế đối với HKD trong thực tiễn đã phù hợp,
còn những bất cấp vướng mắc gì?
Thứ tư, để đạt được hiệu quả áp dụng pháp luật vào thực tiễn cần có những giải
pháp nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những quy định về pháp luật thuế hiện hành đối với
HKD cụ thể Luật quản lý thuế năm 2019, Luật thuế Thuế GTGT năm 2008, Luật
sửa đổi bổ sung một số điều của luật thuế GTGT năm 2013, Luật thuế TNCN năm
2007, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật thuế TNCN năm 2012, Nghị định,
5
Thông tư hướng dẫn, Quy trình quản lý thuế HKD và các văn bản hướng dẫn thi
hành của Tổng cục thuế đối với HKD từ năm 2020 đến năm 2022.
Trong đó, luận văn tập trung nghiên cứu những quy định về Thuế GTGT,
Thuế TNCN và quản lý thuế đối với HKD được quy định chi tiết theo hướng dẫn
tại Thông tư 40/2021/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành, Thông tư 100/2021/TT-
BTC sửa đổi một số điều của Thông tư 40/2021/TT-BTC. Các văn bản quy định
của pháp luật liên quan đến HKD nộp thuế theo PPKK như Nghị định
123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn chứng từ, Thông tư 88/2021/TT-BTC
hướng dẫn về chế độ kế toán dành cho HKD, CNKD.
Luận văn tập trung vào việc nghiên cứu hai đối tướng điều chỉnh chính
của pháp luật thuế đối với HKD đó là HKD nộp thuế theo phương pháp khoán và
HKD nộp thuế theo PPKK đây là đối tượng mới được pháp luật quy định. Trong
quá trình thực hiện việc nghiên cứu nội dung luận văn có đề cấp đến các quy định
của pháp luật cũ và quy định của luật pháp quốc tế để có sự so sánh, đối chiếu từ đó
đưa ra những nhận xét, đánh giá, và đề xuất kiến nghị.
Về không gian nghiên cứu của luận văn: Pháp luật thuế đối với HKD áp
dụng trên toàn quốc.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng các phương pháp cơ bản, phổ biến trong nghiên
cứu khoa học pháp lý.
- Phương pháp lịch sử và lôgic: Sự hình thành và phát triển pháp luật
thuế HKD đã trải qua nhiều giai đoạn, vì thế cần dùng phương pháp lịch sử để
nghiên cứu, từ đó thấy được những mặt tiến bộ của pháp luật thuế hiện hành.
- Luận văn đã sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp: Đây là
phương pháp được sử dụng xuyên suốt trong bài luận văn. Phân tích những thực
trạng về pháp luật thuế; quy định và thực tiễn thực hiện pháp luật thuế đối với
HKD. Sử dụng phương pháp tổng hợp thực tiễn để rút ra những bất cập, hạn chế
của pháp luật từ đó đưa ra các đánh giá, kết luận và kiến nghị phù hợp nhằm tiếp
tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thuế đối với HKD.
6
- Luận văn đã sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh: Với phương
pháp này, tác giả so sánh các quy định của pháp luật hiện hành và pháp luật trong
các giai đoạn trước, so sánh pháp luật Việt Nam với một số nước trên thế giới, thực
tiễn của việc áp dụng pháp luật thuế tại các địa phương, tại Việt Nam và các quốc
gia khác để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật
về thuế đối với HKD.
- Luận văn đã sử dụng phương pháp thống kê: Từ phương pháp này
cho thấy tình hình nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến nội dung trình bày của
luận văn cũng như tình hình thực thi pháp luật thuế trong tiễn.
Trong quá trình thực hiện việc nghiên cứu của luận văn, tác giả sẽ lồng
ghép, kết hợp các phương pháp nghiên cứu để áp dụng cho các nội dung trong
những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể để hỗ trợ nhau.
6. Nội dung nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu những cơ sở lý luận về HKD như tìm
hiễu về khái niệm, đặc điểm, vai trò, bản chất pháp lý của HKD.
- Nghiên cứu pháp luật thuế đối với HKD: Các loại thuế áp dụng, căn
cứ để tính thuế, phương pháp tính thuế và quản lý thuế đối với hai đối tượng điều
chỉnh cơ bản là HKD theo nộp thuế PPKK, HKD nộp thuế theo phương pháp
khoán.
- Nghiên cứu thực trạng những pháp luật thuế hiện hành, thực tiễn thi
hành pháp luật trong phạm vi cả nước.
- Nghiên cứu những kết quả thực thi pháp luật, mặt tiến bộ cũng như
hạn chế, bất cập của pháp luật thuế đối với HKD, từ đó tìm ra phương hướng giải
quyết những vấn đề mà pháp luật còn chưa điều chỉnh đến.
- Nghiên cứu hướng xử lý bất cập trên cơ sở đề xuất, kiến nghị để nâng
cao hiệu quả khi áp dụng pháp luật thuế đối với HKD vào thực tiễn.
7. Đóng góp của đề tài
Thứ nhất, đề tài đã phân tích và làm rõ những quy định về pháp luật thuế
đối với HKD, các loại thuế, phương pháp tính thuế, căn cứ tính thuế, quản lý thuế
đối với HKD nộp thuế theo phương pháp khoán và HKD nộp thuế theo PPKK.
7
Thứ hai, đề tài cũng nêu ra được thực trạng pháp luật thuế và thực tiễn áp
dụng những quy định pháp luật về thuế đối với HKD. Đề tài tổng hợp những đánh
giá về hiệu quả thực thi pháp luật thuế cũng như mặt hạn chế, vướng mắc trong
thực tiễn.
Thứ ba, đề tài đã đề xuất các giải pháp về quy định pháp luật, các giải
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thuế đối với HKD.
Đề tài đi sâu nghiên cứu những quy định mới đối với hai loại hình HKD
khoán thuế và HKD nộp thuế theo PPKK, những vướng mắc xảy ra trong thực tiễn
thi hành pháp luật.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo trong học tập,
giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trong công tác quản lý của ngành thuế.
8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Vấn đề về pháp luật thuế đối với HKD hiện nay được nhiều người quan
tâm cả cơ quan lập pháp, cơ quan thi hành pháp luật và người dân đặc biệt là những
người thực hiện công việc kinh doanh và có đóng góp cho NSNN. Có nhiều nghiên
cứu, các bài luận văn và các bài tạp chí liên quan đế thuế HKD. Hầu hết các nghiên
cứu đã phân tích được các loại thuế áp dụng đối với HKD, quản lý thuế đối với
HKD như thế nào cho hiệu quả, những căn cứ để tính thuế, tỷ lệ tính thuế, đề xuất
một số phương pháp nhằm tránh thất thu thuế, gian lận thuế. Cụ thể một số đề tài
tác giả đã đọc và tìm hiểu để làm tài liệu nghiên cứu cho đề tài, từ đó đưa ra được
một số đánh giá và nhận xét, trên cơ sở những vấn đề, nội dung đã được phân tích,
đề tài đưa ra những nghiên cứu mới, những bất cập trong thực tiễn khi áp dụng
pháp luật thuế hiện hành.
Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh từ thực tiễn tại
quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh” của Nhữ Thị Hạnh – 2016: Trong luận văn của
mình, tác giả Hạnh đưa ra những cơ sở lý luận về HKD, khái niệm, đặc điểm, vai
trò HKD. Các loại thuế được pháp luật quy định áp dụng đối với HKD, thực trạng
pháp luật về đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế.... Thực tiễn áp dụng tại Quận 7,
Thành phố Hồ Chí Minh từ đó đưa ra những giải pháp để hoàn thiện pháp luật,
nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thuế. Luận văn chủ yếu phân tích về nội
8
dung quản lý thuế, chưa nghiên cứu sâu những quy định pháp luật về phương pháp
tính thuế, căn cứ tính thuế đối với từng loại hình HKD để đưa ra đánh giá, phương
hướng đề xuất, kiến nghị khi áp dụng trong thực tiễn. Luận văn chỉ dừng lại nghiên
cứu quy định pháp luật thuế năm 2016 và trên phạm vi Quận.
Luận văn thạc sĩ “Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa
bàn Tỉnh Hải Dương” của tác giả Nguyễn Minh Thu thực hiện năm 2015. Luận
văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý nhà nước
đối với hoạt động thu thuế, trong đó tập trung nghiên cứu về quản lý các thủ tục
hành chính thuế, giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế, thực hiện các biện pháp chế
tài trong quản lý thu thuế, các hoạt động hỗ trợ quản lý thu. Luận văn đã góp phần
làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về nguyên tắc, mục tiêu, nội dung
và các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu, đề xuất một số biện pháp để thu thuế HKD đạt
hiệu quả. Luận văn mới chỉ nghiên cứu về mặt quản lý thu và các vấn đề có liên
quan đến thu thuế HKD.
Đặng Thị Hàn Ni (2020) “Khoảng trống thuế trong lĩnh vực thuế khoán
đối với hộ kinh doanh”, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật
và Quản lý. Tác giả đề cập đến một số bất cập về thuế đối với hộ khoán, trong đó,
nêu một số điểm hạn chế trong quy định pháp lý, vấn đề quản lý thuế dẫn đến để
“lọt sổ” HKD. Từ đó, tác giả kiến nghị một số giải pháp để tăng cường quản lý,
chống thất thu thuế. Bài viết dựa trên quy định của Luật quản lý thuế năm 2006 và
Thông tư 92/2015/TT-BTC và tập trung nghiên cứu về đối tượng hộ nộp thuế theo
phương pháp khoán.
ThS. Nguyễn Thị Đoan Trang, ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Giao “Bàn về
thuế đối với hộ kinh doanh cá thể”, Tạp chí Tài chính Kỳ 2 - Tháng 7/2020. Bài
viết nêu định nữa HKD, các loại thuế đối với HKD như thuế môn bài, thuế GTGT,
TNCN. Chưa có phân tích đánh giá, nhận xét quy định pháp luật về thuế đối với
HKD.
TS. Vũ Thị Như Quỳnh (2021) “Kinh nghiệm của các nước châu Á về
chống thất thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử và bài học cho Việt Nam”,
Tạp chí Công thương, số 17, tháng 7, năm 2021. Tác giả tập trung phân tích đánh
9
giá những quy định pháp luật quốc tế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT trong
đó có hoạt động của cả tổ chức và cá nhân kinh doanh. Bài viết đề cập đến thực
trạng kinh doanh TMĐT, kinh nghiệm các nước trong việc chống thất thu tiền thuế
của loại hình kinh doanh này, là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, đề xuất một số
giải pháp để quản lý hiệu quả, tránh thất thu thuế đối với kinh doanh TMĐT. Tuy
nhiên, bài viết nhằm hướng đến những chủ thể có hoạt động kinh doanh TMĐT nói
chung, không đi sâu phân tích đối tượng là HKD.
ThS. Nguyễn Khánh Thu Hằng “Trao đổi về quản lý thuế đối với hộ kinh
doanh, cá nhân kinh doanh” Tạp chí Tài chính Kỳ 1 tháng 5/2021. Bài viết đề cập
đến một số bất cập trong quản lý thuế đối với HKD, cá nhân kinh doanh, những
quy định cơ bản về HKD có quy mô lớn. Tác giả nêu ra được các PPKK thuế theo
nhóm đối tượng HKD, CNKD theo đó có ba phương pháp tính thuế là phương pháp
để tính trực tiếp trên doanh thu, phương pháp khoán, phương pháp tính thuế từng
lần phát sinh. Bài viết mới chỉ dừng lại ở những quy định pháp luật chưa đưa ra
đánh giá và những kiến nghị đề xuất về vấn đề nghiên cứu.
PGS.TS Đoàn Hương Quỳnh, TS. Phạm Thị Vân Anh (2019) “Phát triển
hộ kinh doanh thành doanh nghiệp: Những vấn đề đặt ra” Tạp chí Tài chính. Tác
giả phân tích về những lợi thế về mặt pháp lý khi HKD thực hiện chuyển đổi qua
hình thức doanh nghiệp, đề cập những nguyên nhân vì sao nhiều HKD vẫn không
muốn chuyển đổi qua hình thức doanh nghiệp trong đó có bàn tới vấn đề pháp luật
thuế áp dụng đối với HKD, cụ thể HKD có thể lợi dụng thuế khoán để xuất hóa đơn
bất hợp pháp từ đó tác giả đề xuất những giải pháp thúc đẩy HKD chuyển đổi lên
doanh nghiệp, trong đó nêu vấn đề cải cách công tác QLT, quy định tiêu chí xác
định HKD, CNKD quy mô nhỏ áp dụng phương pháp thuế khoán, giải pháp về vấn
đề kết nói dữ liệu HKD với cơ quan thuế thông qua máy tính tiền, sử dụng hóa đơn
điện tử. Trên cơ sở bài nghiên cứu của hai tác giả mang lại một số kiến thức trong
vấn đề quản lý thuế, nêu ra một số bất cập trong việc áp dụng hình thức thuế khoán
như hiện nay. Bài viết không đi sâu nghiên cứu về quy định pháp luật thuế đối với
HKD.
10
PGS, TS. Hoàng Trần Hậu, TS. Tôn Thu Hiền (2019)“Huy động nguồn
lực vào ngân sách từ kinh tế hộ sản xuất kinh doanh” Tạp chí tài chính. Tác giả đã
phân tích các vấn đề pháp luật liên quan đến HKD như: Khái quát về hộ SXKD và
kết quả thu thuế với hộ sản xuất kinh doanh ở Việt Nam, thực trạng quản lý về thu
thuế HKD từ đó đánh giá những tồn tại trong pháp luật thuế, thất thu NSNN từ
những nguyên nhân nào để từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý HKD. Bài viết có đề cập đến việc phân loại HKD theo quy mô để quản lý.
Song bài viết mới chỉ tập trung vào nghiên cứu quy định pháp luật hiện hành áp
dụng năm 2019, đối tượng phân tích là kinh doanh khoán thuế.
Các công trình nghiên cứu, bài báo, bài viết được liệt kê ở trên đã phân
tích, nghiên cứu được những quy định pháp luật thuế đối với HKD, chỉ ra một số
vướng mắc, bất cập trong pháp luật thuế, trong quản lý thuế và đề xuất các phương
hướng và một số các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả
quản lý. Tuy nhiên, những nghiên cứu ở trên chỉ mới dừng lại ở những quy định
pháp luật cũ và hiện nay pháp luật thuế đối với HKD đã có những thay đổi, có
nhiều điểm mới cần phải đi sâu nghiên cứu như pháp luật thuế đối với hộ nộp thuế
theo PPKK, liên quan đến việc sử dụng hóa đơn chứng từ, sổ sách về kế toán, quản
lý thuế, hộ khoán thuế vừa có hoạt động SXKD tại địa chỉ đăng ký tức là hoạt động
theo cách truyền thống vừa có kinh doanh TMĐT, và cách thức để tính thuế, quản
lý thuế như thế nào để đạt hiệu quả. Luận văn cũng sẽ nghiên cứu một cách tổng
quan, chi tiết về pháp luật thuế đối với HKD, thực trạng pháp luật hiện hành, thực
tiễn áp dụng, tìm ra những bất cập trong quy định, vướng mắc khi áp dụng vào thực
tiễn và đề xuất một số giải pháp.
9. Bố cục dự kiến luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 02 chương nghiên cứu một cách chi tiết pháp luật thuế đối với HKD, thực
trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng và kiến nghị đề xuất, cụ thể:
Chương 1: Lý luận chung về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh.
Chương 2: Thực trạng pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh, thực tiễn áp
dụng và kiến nghị nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh.
11
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT THUẾ ĐỐI
VỚI HỘ KINH DOANH
1.1 Khái quát chung về hộ kinh doanh
1.1.1 Khái niệm hộ kinh doanh
HKD là một thuật ngữ kinh tế, ra đời từ rất sớm, là một trong những mô
hình kinh doanh phát triển hiện nay.
Khái niệm“hộ kinh doanh”mang tính đặc thù riêng biệt đối với Việt
Nam. Danh từ “hộ” xuất phát từ khái niệm “hộ gia đình” đó là một đơn vị xã hội
bao gồm một hay một nhóm người ở chung và ăn chung (nhân khẩu)2
. Theo quy
định của pháp luật dân sự, hộ gia đình là chủ thể trong các quan hệ về dân sự,
những thành viên của hộ có tài sản để hoạt động kinh tế chung như: về quan hệ sử
dụng đất và trong một số lĩnh vực hoạt động SXKD do pháp luật quy định. Như
vậy, có thể hiểu từ “hộ” bao gồm các cá nhân có mối quan hệ với nhau cùng chung
sống gắn bó.
Từ “kinh doanh” theo từ điển Việt Nam có nghĩa là hoạt động đầu tư,
sản xuất, buôn bán sao cho sinh lợi. Hoạt động kinh doanh tại Việt Nam xuất hiện
cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Theo Khoản 21, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
“Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công
đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ
trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận”.
Do đó có thể hiểu kinh doanh nói chung là hoạt động từ sản xuất, phân
phối hàng hóa, dịch vụ với mục đích là tìm kiếm lợi nhuận.
Từ việc cắt nghĩa hai khái niệm “hộ” và “kinh doanh” nói trên “hộ kinh
doanh” được hiểu là một mô hình kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên
trong gia đình thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá
trình đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường
nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
2
Trang https://vi.wikipedia.org nêu khái niệm về hộ gia đình
12
Theo quy định của pháp luật, khái niệm về HKD thay đổi theo từng giai
đoạn, phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, xã hội từng thời kỳ. Khi ngày
càng có nhiều chủ thể kinh tế ra đời và phát triển thì việc đưa ra những khái niệm
mới về “hộ kinh doanh” là mang tính cần thiết.
Tại Nghị định số 88/2006/ NĐ-CP về đăng ký kinh doanh:
“Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm
người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa
điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.
Với khái niệm này, HKD bị giới hạn về số lượng lao động, nếu sử dụng
trên 10 lao động bắt buộc phải đăng ký để thành lập DN.
Trong khi đó, Luật Doanh nghiệp 2020 ra đời, quy định về HKD có sự
thay đổi tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, đã nêu khái
niệm:
“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký
thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động
kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ
kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh
doanh là chủ hộ kinh doanh.”3
.
Quy định bãi bỏ ràng buộc về số lượng lao động đối với HKD. Từ thay
đổi này dẫn tới những thay đổi trong pháp luật về thuế đối với HKD, xuất hiện các
đối tượng nộp thuế mới như HKD có quy mô lớn trên 10 lao động, hay có doanh
thu tương đương với doanh thu của DN siêu nhỏ, DN nhỏ.
Trong pháp luật thuế, khái niệm “hộ kinh doanh” xuất hiện tại Luật
Thuế doanh thu năm 1990, quy định về HKD nhỏ có mức doanh thu nằm dưới
ngưỡng do pháp luật quy định. Theo Luật QLT năm 2006, và Luật sửa đổi bổ sung
luật quản lý thuế 2012 và Thông tư 92/2015/TT-BTC, không nêu khái niệm rõ ràng
về HKD. Đến khi luật QLT năm 2019 được ban hành, cùng với Luật Doanh nghiệp
3
Khoản 1, Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
13
2020 và Nghị định 01/2021 về đăng ký DN thì khái niệm HKD được nêu rõ tại
thông tư số 40/2021/TT-BTC:
“Hộ kinh doanh là cơ sở sản xuất, kinh doanh do một cá nhân hoặc các
thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ”4
Từ những quy định pháp luật về HKD nói trên, có thể hiểu HKD do
“một cá nhân, hoặc một nhóm cá nhân được đăng ký thành lập” và tiến hành hoạt
động đầu tư, sản xuất, buôn bán nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, pháp luật về HKD có
nhiều thay đổi, không bị ràng buộc bởi mối quan hệ trong gia đình, số lao động của
hộ. Quyền tự do kinh doanh theo Hiến pháp đã tạo ra nhiều động lực cho các hình
thức kinh tế phát triển trong đó có HKD.
1.1.2 Đặc điểm và bản chất pháp lý hộ kinh doanh
Từ những quy định của pháp luật về HKD và qua việc phân tích khái
niệm ở trên, mô hình HKD có một số đặc điểm pháp lý sau:
Thứ nhất, HKD không có tư cách của một pháp nhân. Một chủ thể được
xem là một pháp nhân phải đảm bảo đầy đủ bốn điều kiện quy định tại Điều 74, Bộ
luật Dân sự 2015:
“Được thành lập theo quy định pháp luật; Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
theo quy định tại Điều 83 của Bộ dân sự; Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp
nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; Nhân danh mình tham gia
quan hệ pháp luật một cách độc lập”.
Theo quy định trên, xét về tài sản HKD không có tài sản độc lập, tài sản
của HKD chính là tài sản của cá nhân hoặc nhóm cá nhân khi đăng ký thành lập.
Nếu HKD không có tài sản để thanh toán cho các nghĩa vụ tài chính của hộ thì cá
nhân hoặc nhóm cá nhân phải dùng tài sản của mình để giải quyết các nghĩa vụ
kinh tế phát sinh đối với HKD. HKD phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các
khoản nợ của mình. Xét về cơ cấu của tổ chức, hình thức HKD không đáp ứng về
4
Khoản 1, Điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC Hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân
và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
14
cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83, Bộ luật Dân sự 2015. Pháp nhân phải có
cơ quan điều hành “nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều hành phải được quy
định tại điều lệ hoặc quyết định thành lập”.
HKD “do một cá nhân hoặc nhóm cá nhân” thành lập, không có điều lệ
hay quyết định quy định về quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan điều hành như
trên. Như vậy, HKD không đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định để được xem
là một pháp nhân, do đó sẽ bị hạn chế khi tham gia vào các quan hệ của pháp luật.
Thứ hai, HKD phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định
pháp luật, cụ thể là theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh
nghiệp. Tương ứng với quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp thì pháp
luật thuế về HKD cũng quy định chi tiết về HKD và CNKD, ví dụ “HKD, CNKD
nộp thuế theo phương pháp khoán”, còn khi nói về hoạt động cho thuê tài sản thì
chỉ có “cá nhân cho thuê tài sản” hay “cá nhân nộp thuế theo từng lần phát sinh”.
Như vậy nếu là HKD thì việc đăng ký thành lập là điều kiện bắt buộc.
HKD được phép hoạt động tại nhiều địa điểm khác nhau, nhưng phải
chọn một địa điểm để đăng ký làm trụ sở chính và khi hoạt đông tại các địa điểm
khác phải thông báo cho cơ quan chức năng tại nơi tiến hành hoạt động SXKD đó.
Thứ ba, về đối tượng thành lập HKD, HKD do “một cá nhân hoặc do
các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập”. Để được đăng ký thành lập HKD
thì cá nhân phải đảm bảo đầy đủ cá điều kiện sau:
“Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ
kinh doanh theo quy định”5
.
Cá nhân khi đăng ký thành lập HKD thì không được thành lập DNTN,
thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các
thành viên hợp danh còn lại.
Hiện nay HKD đang phát triển một cách mạnh mẽ về số lượng và chất
lượng, bao gồm sự mở rộng về quy mô, tăng số lượng người lao động, ngành nghề
5
Khoản 1, Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
15
hoạt động SXKD, hình thức kinh doanh, tuy nhiên xét về mức độ đại đa số thì
HKD vẫn có một số đặc điểm chung và phổ biến sau đây:
HKD là hình thức SXKD có quy mô nhỏ: Thông thường HKD do một cá
nhân đứng ra thành lập, là chủ HKD, tiến hành mọi hoạt động SXKD, nguồn vốn tự
cá nhân tự bỏ ra không phải huy động từ các cá nhân khác nên quy mô hoạt động
tương đối nhỏ. Mặc dù, có một số HKD có thuê mướn lao động nhưng hầu hết đều
có số lượng dưới 10 người. Theo số liệu sơ bộ năm 2021, mỗi HKD bình quân có
1.63 lao động.6
Xét về quy mô diện tích hoạt động, HKD do nguồn vốn hạn chế,
ngành nghề kinh doanh chủ yếu nhỏ lẻ nên diện tích kinh doanh hẹp, không cần
quy mô lớn.
Đặc điểm về chủ thể kinh doanh: chủ HKD thường là một cá nhân hoặc
những người thân trong gia đình cùng nhau hoạt động kinh doanh trên cơ sở lấy
công làm lãi. Nhưng trên thực tế khi đăng ký thành lập HKD, thường do một cá
nhân thành lập, do vấn đề e ngại trong việc chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ
tài chính liên quan đến hoạt động của hộ.
Đặc điểm về ngành nghề hoạt động SXKD: Ngành nghề SXKD của
HKD thường mang tính chất nghề nghiệp, nhỏ lẻ, linh động, đơn giản. HKD tuy có
quy mô nhỏ nhưng có phạm vi phân bố rộng khắp, có thể hoạt động tại các địa bàn,
khu vực vùng sâu vùng xa nơi điều kiện về kinh tế và xã hội còn một số khó khăn,
đôi khi là các lĩnh vực ngành nghề, chế biến và dịch vụ nhỏ, thô sơ. Hiện nay, số cơ
sở SXKD cá thể thuộc nhóm ngành dịch vụ tiếp tục dẫn đầu về số lượng và lao
động với hơn 4,3 triệu cơ sở và số lao động là 6,5 triệu người7
. Ngoài ra, HKD có
lợi thế về tính linh hoạt, dễ dàng thay đổi mặt hàng hay chuyển hướng kinh doanh
và cả địa điểm để phù hợp với hoạt động SXKD khi cần thiết.
Đặc điểm về năng lực cạnh tranh: Thị trường kinh doanh của các HKD
cũng khá lớn nhưng do quy mô nhỏ, vốn đầu tư ít, mua bán hàng hóa không có hóa
đơn và chứng từ nên khả năng cạnh tranh của các HKD so với các mô hình khác
6
Thông cáo báo chí về Kết quả sơ bộ Tổng điều tra năm 2021 được đăng tải trên trang Web của Tổng
cục Thống kê, trang https://www.gso.gov.vn, truy cập ngày 26/03/2023
7
Thông cáo báo chí về Kết quả sơ bộ Tổng điều tra năm 2021.
16
còn hạn chế. Các HKD cũng gặp khó khăn khi thâm nhập thị trường và phân phối
sản phẩm.
Đặc điểm về năng lực quản lý điều hành: Khả năng quản lý của HKD
còn yếu, nhất là quản lý về tài chính do hoạt động kinh doanh là tạo thu nhập cho
chính CNKD nên chưa tách bạch các nguồn vốn, doanh thu, thu nhập, ý thức trong
việc chấp hành pháp luật chưa cao. Khả năng liên kết của các HKD cũng còn hạn
chế, họ không muốn chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh và khách hàng cho người
khác. Các chủ đại diện HKD khó có thể được đánh giá là một nhà quản trị kinh
doanh.
Như vậy dựa trên những đặc điểm đã được phân tích, nghiên cứu ở trên
về HKD, có thể thấy HKD vẫn là một trong những mô hình kinh doanh rất được
đông đảo người dân lựa chọn bởi những ưu điểm về tính đơn giản, vốn ít, chủ động,
linh hoạt. Tuy nhiên ngoài những ưu điểm thì mô hình HKD có một số hạn chế
như: Cơ sở của HKD có quy mô nhỏ, năng lực kinh doanh, ứng dụng công nghệ và
trình độ quản lý thấp, vốn hoạt động ít nên hiệu quả kinh doanh mang lại không
cao. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng là trở ngại cho việc phát triển các HKD.
Các HKD tiếp cận thị trường thế giới còn hạn chế, chủ yếu tập trung tại thị trường
nội địa. Một số bộ phận HKD còn hoạt động một cách tự phát, không đăng ký kinh
doanh và hoạt động SXKD không đúng với ngành nghề đã thực hiện đăng ký.
Hiện nay, quy mô hoạt động cũng như trình độ phát triển về khoa học
công nghệ của HKD đã có sự tiến bộ, như việc kinh doanh qua các ứng dụng mạng,
kinh doanh kỹ thuật số và các hình thức kinh doanh phức tạp khác, cho thấy ngoài
các ngành nghề kinh doanh truyền thống thì đã xuất hiện nhiều HKD hoạt động với
nhiều hình thức tiên tiến, điều này đặt ra yêu cầu đổi mới về quản lý nhà nước,
chính sách pháp luật, để làm sao bắt kịp xu hướng phát triển, điều chỉnh kịp thời và
đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của người dân. Nhằm khuyến khích phát
triển nền kinh tế tư nhân, tăng nguồn động viên cho NSNN.
1.1.3 Vai trò của hộ kinh doanh
17
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, HKD là một trong những mô
hình kinh doanh được nhiều người lựa chọn. HKD có vai trò rất quan trọng đối với
sự phát triển của nền kinh tế - xã hội đất nước.
Một trong những vai trò đặc biệt quan trọng đó là HKD góp phần vào sự
tăng trưởng của nền kinh tế: Việc đưa nền kinh tế tư nhân vào mục tiêu phát triển là
nhân tố đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao với tỷ trọng đóng góp khoảng
30% GDP hàng năm. HKD có vai trò đáng kể trong việc tạo ra hàng hóa, của cải
vật chất cho xã hội. Hằng năm, NSNN huy động từ việc nộp các khoản thuế từ
HKD như thuế GTGT, TNCN, TTĐB…và lệ phí môn bài. Đây là khoản huy động
quan trọng góp phần tăng trưởng chung của đất nước.
Vai trò thứ hai là khai thác và phát huy tốt các nguồn lực tại chỗ: Các
HKD có mặt ở hầu hết các vùng, miền, địa phương từ đó tận dụng và khai thác tốt
các nguồn lực tại chỗ, tận dụng triệt để các nguồn lực xã hội, có nhiều thuận lợi
trong việc khai thác tiềm năng phong phú từ nhân dân. HKD cũng sử dụng nguồn
tài chính của dân cư trong vùng, nguyên liệu trong vùng để hoạt động SXKD.
Vai trò thứ ba, HKD góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh
tế: Phát triển gia tăng số lượng HKD và tạo được sự kích thích cho các HKD
chuyển đổi mô hình doanh nghiệp sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các
khía cạnh vùng kinh tế, ngành kinh tế.
Vai trò thứ tư, tạo công ăn và việc làm cho nhiều người lao động: Các
HKD tạo công ăn việc làm cho người dân, giúp giải quyết vấn đề về việc làm cho
xã hội, đặc biệt với những công việc không yêu cầu trình độ chuyên môn hay tay
nghề.
Vai trò thứ năm, hình thành và phát triển đội ngũ kinh doanh năng động:
Các HKD luôn phải có tính linh hoạt cao trong quản lý và điều hành, dám nghĩ dám
làm và chấp nhận mạo hiểm và khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh sẽ tác động
đến hoạt động của từng HKD. Vì vậy, điều này sẽ tạo nên đội ngũ kinh doanh năng
động, tạo ra một cơ cấu kinh tế năng động, linh hoạt với thị trường.
Vai trò thứ bảy, góp phần vào phát triển đô thị: Phát triển HKD ở nông
thôn cũng góp phần giảm bớt chênh lệch trong đời sống thành thị và nông thôn,
18
thúc đẩy đô thị hóa các vùng nông thôn, hạn chế tình trạng dân nông thôn đổ về
thành thị làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp.
Trên đây là những vai trò quan trọng của HKD đối với sự phát triển của
nền kinh tế-xã hội đất nước. Do đó cần xây dựng chính sách phù hợp để thúc đẩy
cho mô hình HKD ngày càng phát triển và mở rộng hơn.
1.2 Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh
1.2.1 Khái niệm pháp luật thuế hộ kinh doanh
Từ trước đến nay, Nhà nước thường có ba cách để động viên thu nhập xã
hội cho nguồn NSNN: quyên góp, vay và sử dụng những công cụ quyền lực để
người dân phải thực hiện đóng góp tài chính cho NSNN. Hai hình thức đầu phụ
thuộc vào tính tự nguyện và tự giác của người dân, riêng hình thức sử dụng những
công cụ quyền lực để người dân đóng góp một phần tiền thu được và NSNN – đó
gọi là Thuế.
Theo quy định của Luật quản lý thuế “Thuế là một khoản nộp ngân sách
nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định
của các luật thuế”8
.
Như vậy sự ra đời của Thuế gắn liền với sự ra đời của Nhà nước và thu
nhập của người dân. Cùng với sự phát triển nền kinh tế, xã hội, Nhà nước có những
chế định để thực hiện quyền lực của mình để thực hiện việc thu thuế nhằm đảm bảo
chi tiêu công. Những chế định pháp luật đó được thực hiện bằng các quy phạm
pháp luật do Nhà nước ban hành có tính bắt buộc, ta gọi đó là pháp luật thuế. Quan
hệ thu - nộp thuế giữa nhà nước và người dân phải được thực hiện dựa trên những
quy định của nhà nước, đó chính là pháp luật thuế.
Pháp luật thuế là công cụ chủ yếu của Nhà nước nhằm huy động tập trung
một phần của cải vật chất trong xã hội vào NSNN. Pháp luật thuế là tổng hợp các
quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu,
nộp thuế giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người nộp thuế nhằm hình
thành nguồn thu NSNN.
8
Khoản 1, Điều 3, Luật quản lý thuế 2019
19
Việc đưa ra khái niệm pháp luật thuế nhằm phân định ranh giới giữa các
nhóm quan hệ, qua đó lựa chọn áp dụng các quy phạm pháp luật phù hợp, đạt
được hiệu quả điều chỉnh cao.
Căn cứ vào các lĩnh vực hoạt động, đối tượng điều chỉnh của pháp luật
thuế gồm có các nhóm quan hệ như:
Quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý thuế: bao gồm những nhóm
hành vi cơ bản được tiến hành trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc quản lý hành
chính và thể hiện thông qua một loạt loại hành vi. Để thực hiện điều chỉnh nhóm
quan hệ này, Nhà nước ban hành Luật quản lý thuế, quy định việc quản lý các loại
thuế, các khoản thu khác thuộc NSNN.
Quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế: Quy định về
nộp thuế đầy đủ, đúng hạn, công bằng.
Ngoài ra còn có nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình xử lý vi phạm,
khiếu kiện, khiếu nại.
Xét về đối tượng điều chỉnh của pháp luật thuế, bao gồm các đối tượng
sau: Nhà nước với tư cách là chủ thể thực hiện quyền lực, được xây dựng bởi
một hệ thống các ban ngành quản lý trực tiếp, chủ thể được điều chỉnh trực tiếp
của pháp luật đó là người nộp thuế gồm: Tổ chức, hộ gia đình, HKD, cá nhân nộp
thuế.
HKD là một trong những chủ thể được pháp luật thuế điều chỉnh. Pháp
luật thuế đối với HKD là một bộ phận của pháp luật thuế nói chung. Các quan hệ
giữa HKD và cơ quan nhà nước được điều chỉnh bởi quy định pháp luật. HKD là
chủ thể quan trọng của nền kinh tế, đóng góp một phần không nhỏ vào NSNN.
Như vậy có thể hiểu, pháp luật thuế đối với HKD là tổng hợp các quy
phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp
thuế giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người nộp thuế là HKD nhằm hình
thành nguồn thu NSNN.
1.2.2 Đặc điểm pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh
20
Pháp luật thuế đối với HDK cũng là một bộ phận của pháp luật thuế nói
chung, tổng hợp tất cả các quy định điều chỉnh các quan hệ phát sinh về thu, nộp,
quản lý giữa cơ quan nhà nước và HKD. Do vậy, pháp luật thuế đối với HKD vừa
mang đặc điểm chung của pháp luật thuế, vừa mang đặc điểm riêng biệt liên quan
đến đối tượng điều chỉnh đó là HKD.
Đặc điểm thứ nhất, pháp luật thuế đối với HKD mang tính bắt buộc.
Tính bắt buôc được biểu hiện, đối với người nộp thuế, nếu đáp ứng đủ điều kiện
theo quy định đều phải thực hiện nghĩa vụ để kê khai, nộp thuế cho NSNN. Đối
với cơ quan quản lý nhà nước, phải thu đúng, thu đủ, không phân biệt đối xử,
thực hiện đúng luật, đảm bảo tính công bằng, bình đẳng giữa các chủ thể nộp
thuế.
Đặc điểm thứ hai, pháp luật thuế đối với HKD mang tính quyền lực
nhà nước. Thuế ra đời gắn liền với sự ra đời của Nhà nước, và nhà nước ta là nhà
nước pháp quyền. Tính quyền lực thể hiện ở việc nhà nước dùng pháp luật để
thực hiện việc quản lý, thu thuế, thông qua pháp luật, nhà nước cho phép NNT
được làm gì, không cho phép làm gì, hay bắt buộc phải làm những gì. Khi cần
thiết nhà nước sử dụng các chế tài để đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật
của nhà nước. Đối với NNT là HKD, nhà nước ban hành những quy phạm pháp
luật riêng để điều chỉnh, bắt buộc những trường hợp nào phải thực hiện đóng thuế
cho nhà nước.
Đặc điểm thứ ba, pháp luật thuế đối với HKD mang tính quy phạm phổ
biến.
“Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc
chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân
trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước,
người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo
đảm thực hiện”9
9
Khoản 1, Điều 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
21
Tính quy phạm phổ biến của pháp luật thuế đối với HKD ở đây chính là
các quy định pháp luật chính là chuẩn mực, định hướng cho hành vi của tất cả các
chủ thể là HKD trên cả nước. Phạm vi tác động của pháp luật thuế là rất rộng lớn,
là khuôn mẫu ứng xử cho NNT.
Đặc điểm thứ tư, pháp luật thuế đối với HKD mang tính đơn giản, dễ
hiểu, và dễ dàng áp dụng trong thực tiễn. HKD là một chủ thể kinh tế mang tính
nhỏ lẻ, quy mô, mức độ hoạt động nhỏ so với mô hình doanh nghiệp, mức độ nhận
thức, hiểu biết pháp luật thuế còn nhiều hạn chế, do đó đòi hỏi pháp luật thuế đối
với HKD phải mang tính đơn giản, dễ hiểu và dễ vận dụng để mang lại hiệu quả
cao. Hiện nay, HKD chủ yếu áp dụng theo phương thức nộp thuế khoán, chỉ một bộ
phận nhỏ áp dụng theo chế độ tự kê khai tự nộp. Đối với hình thức nộp thuế khoán,
HKD chỉ phải nộp thuế cố định hàng tháng và ổn định nguyên một năm, rất đơn
giản và thuận lợi, không phải thực hiện mở SSKT, quyết toán thuế hằng năm.
Như vậy, pháp luật thuế đối với HKD là tổng hợp các quy định pháp luật
dùng để điều chỉnh các mối quan hệ giữa HKD và cơ quan quản lý nhà nước.
Thông qua pháp luật nhà nước thiết lập các quyền và nghĩa vụ đối với NNT. Pháp
luật thuế đối với HKD là một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật thuế nói
riêng và hệ thống pháp luật nói chung, giúp nhà nước quản lý tốt NNT, đảm bảo
công bằng và tạo nguồn thu cho NSNN.
1.2.3 Vai trò pháp luật thuế hộ kinh doanh
Ngày nay, HKD là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế và ngày càng
đóng góp một phần không nhỏ cho xã hội. Do đó, vai trò của pháp luật thuế đối với
HKD cũng vô cùng quan trọng. Là một bộ phận trong hệ thống pháp luật thuế nói
riêng và hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh có
những vai trò sau:
Vai trò quan trọng nhất là tạo nguồn thu cho NSNN. Theo tổng hợp số
liệu từ Bộ Tài chính, thu thuế chiếm tỷ trọng hơn 70% đến hơn 80% trong tổng thu
NSNN. Bằng việc ban hành pháp luật, Nhà nước thực hiện việc quản lý, giám sát,
kiểm tra để đảm bảo nguồn thu tối đa, tránh thất thu, trốn thuế làm giảm nguồn thu
22
ngân sách. Thu từ HKD bao gồm thu thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TTĐB...hàng
năm góp phần động viên vào nguồn thu chung của NSNN.
Vai trò kế tiếp của pháp luật thuế đối với HKD mang tính vĩ mô là giúp
điều tiết nền kinh tế. Bằng việc sử dụng công cụ pháp luật thuế, Nhà nước có thể
mở rộng hoặc thu hẹp, hạn chế sự phát triển, mở rộng một số ngành, ví dụ như việc
đánh thuế TTĐB đối với thuốc lá, rượu bia, các dịch vụ xa xỉ như karaoke, vũ
trường, mát xa...
Pháp luật thuế đối với HKD là một trong những công cụ để hướng dẫn
tiêu dùng và đảm bảo công bằng cho các thành phần của xã hội. Về vai trò hướng
dẫn tiêu dùng, phấp luật thuế đánh thuế cao đối với một số mặt hàng cần hạn chế
tiêu dùng như rượu, và đánh thuế thấp đối với mặt hàng thiết yếu, khuyến khích
tiêu dùng như miễn thuế GTGT đối với hoạt động SXKD về giáo dục, khám chữa
bệnh... Đối với vai trò đảm bảo cho sự công bằng của xã hội, được thể hiện qua
chính sách động viên giống nhau giữa các đơn vị, cá nhân thuộc mọi loại hình kinh
tế có những điều kiện kinh doanh giống nhau. Ví dụ theo quy định luật thuế GTGT,
thuế TNCN đối với HKD có cùng ngành nghề kinh doanh áp dụng cùng một tỷ lệ
tính thuế như nhau.
Pháp luật thuế đối với HKD góp phần khuyến khích phát triển của kinh
tế cá thể: Vai trò này thể hiện ở pháp luật thuế đối với HKD tương đối đơn giản, dễ
hiểu và dễ áp dụng trong thực tiễn. Mức thuế suất thấp, dễ dàng đăng ký, nộp thuế
khích lệ HKD tham gia hoạt động SXKD.
Pháp luật thuế đối với HKD nhằm đảm bảo sự công bằng, công khai và
minh bạch giữa các HKD: Quy định về “công khai mức thuế”, ấn định thuế theo
cùng quy mô, ngành nghề kinh doanh, cùng địa bàn, nhằm tạo sự dân chủ, công
khai trong chính sách thuế.
1.3 Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế
1.3.1 Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai
Trước khi Luật quản lý thuế 2019, nghị định 126/2020/NĐ-CP và Thông
tư số 40/2021/TT-BTC ra đời, chưa có khái niệm chính thức về HKD nộp thuế theo
phương pháp kê khai. Mà theo quy định của Luật thuế GTGT, Luật thuế TNCN,
23
HKD nộp thuế theo phương pháp kê khai khi chỉ xác định được doanh thu mà
không xác định được được chi phí.
Theo quy định của Luật quản lý thuế 2006, hướng dẫn bởi nghị định
85/2007/NĐ-CP và Thông tư 156/2013/TT-BTC năm 2013, trong đó có quy định
chi tiết về căn cứ để tính thuế TNCN, thuế GTGT đối với HKD nộp thuế theo
PPKK.
Đến năm 2015, BTC ban hành thông tư 92/2015/TT-BTC, thay thế một
số điều thông tư 156/2013/TT-BTC, trong đó không còn có quy định về HKD nộp
thuế theo PPKK.
Năm 2020, Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP về
đăng ký doanh nghiệp được ban hành theo đó HKD không còn bị giới hạn về số
lượng lao động như trước. Đồng nghĩa với đó, sẽ xuất hiện những HKD có quy mô
lớn vượt trên 10 lao động, quy mô được thể hiện thông qua số lượng lao động, và
doanh thu kinh doanh. Năm 2019, Quản lý thuế số 38/2019/QH14 được ban hành,
Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Thông tư số 40/2021/TT-BTC, phân chia ra hai đối
tượng điều chỉnh đó là HKD nộp thuế theo PPKK và HKD nộp thuế theo “phương
pháp khoán”. Hộ kinh doanh nộp thuế theo PPKK được định nghĩa một cách chi
tiết và đầy đủ:
“Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai là hộ kinh doanh có
quy mô lớn, hộ kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo
phương pháp kê khai”.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC:
“Hộ kinh doanh có quy mô lớn là HKD có quy mô về doanh thu, lao
động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ trở lên, cụ
thể: Hộ kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực
công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm từ
10 lao động trở lên hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên;
hộ kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo
hiểm xã hội bình quân năm từ 10 lao động trở lên hoặc tổng doanh thu của năm
trước liền kề từ 10 tỷ đồng trở lên”.
24
“Phương pháp kê khai là phương pháp khai thuế, tính thuế theo tỷ lệ
trên doanh thu thực tế phát sinh theo kỳ tháng hoặc quý”.
Trước đây theo Thông tư 92/2015/TT-BTC chưa xuất hiện đối tượng nộp
thuế là hộ kê khai, chỉ có HKD nộp thuế theo “phương pháp khoán”. Do đó việc
quy định HKD nộp thuế theo PPKK là thực sự cần thiết và phù hợp với những quy
định của pháp luật có liên quan, phù hợp xu thế phát triển hiện nay của HKD, giúp
cơ quan quản lý nhà nước quản lý NNT một cách chặt chẽ .
Việc quy định về HKD nộp thuế theo PPKK, một phần giúp cơ quan nhà
nước có công cụ để quản lý một cách chặt chẽ HKD có quy mô lớn mà không đăng
ký thành lập doanh nghiệp, giảm bớt rủi ro về gian lận, trốn thuế, khuyến khích
NNT tự giác, tự nguyện kê khai, nộp thuế, đảm bảo tính tự do kinh doanh theo
Hiến pháp đề ra. Tuy nhiên, do tính tự khai, tự nộp thuế của nhóm hộ kinh doanh
này, tạo ra những yếu tố rủi ro nhất định khi sự chấp hành pháp luật thuế chưa cao,
có một số bộ phận NNT cố tình lợi dụng khe hở của pháp luật để trốn thuế. Do đó
đòi hỏi phải có sự kiểm tra, thường xuyên giám sát và sự liên kết đồng bộ của các
cơ quan quản lý trong để chống gian lận tiền thuế.
1.3.2 Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
Theo quy định tại Thông tư 40/2021/TT-BTC định nghĩa:
“Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là hộ kinh doanh
không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ
trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo
phương pháp kê khai và cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo từng
lần phát sinh”.
HKD nộp thuế theo “phương pháp khoán” hay còn gọi là hộ khoán. Từ
“Khoán” mang ý nghĩa được giao, được ấn định một số tiền bao nhiêu để nộp vào
NSNN.
“Mức thuế khoán là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách
nhà nước phải nộp của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương
25
pháp khoán do cơ quan thuế xác định theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý
thuế”10
.
Quy định về HKD nộp thuế theo “phương pháp khoán” xuất hiện từ rất
lâu đời. Do đặc thù của mô hình HKD là nhỏ lẻ, không có hóa đơn chứng từ, SSKT
để làm căn cứ tính thuế một cách chính xác, và mức độ nhận thức hiểu biết pháp
luật chủ HKD còn nhiều hạn chế, nên việc áp dụng phương pháp khoán thuế là phù
hợp, dễ hiểu, dễ thực hiện.
Xét theo lịch sử pháp luật thuế, thuật ngữ “hộ khoán” ra đời từ rất lâu,
năm 1990, luật thuế lợi tức, luật thuế doanh thu đã quy định về thuế suất khoán, tỷ
lệ khoán. Luật quản lý thuế năm 2006, quy định về HKD nộp thuế theo phương
pháp khoán thuế là HKD không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế
toán, hoá đơn, chứng từ; HKD không có đăng ký giấy phép kinh doanh, không
đăng ký thuế.
Việc quy định mức thuế khoán đối với HKD nộp thuế theo “phương
pháp khoán” phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hồ sơ kê khai của NNT, ý kiến tham
vấn của HĐTVT xã, phường, cơ sở dữ liệu của ngành thuế.
Quy định pháp luật về phân loại HKD nộp thuế theo “phương pháp
khoán” cũng tồn tại những ưu, nhược điểm nhất định.
Về ưu điểm của phương pháp tính thuế này, đối với cơ quan quản lý giúp
cho cơ quan thuế dễ dàng, thuận lợi về quản lý thuế do cách tính đơn giản, mức
thuế được khoán ổn định trong một năm, thích hợp đối với HKD nhỏ lẻ. Đối với
người nộp thuế, mức thuế ổn định nguyên năm, chỉ kê khai thuế một lần ổn định
cho một năm, dễ dàng cho NNT, không cần theo dõi doanh thu chi phí thường
xuyên, không phải lập SSKT, phù hợp cho những HKD nhỏ, không có chuyên môn
về kế toán.
Nhược điểm của “phương pháp khoán”, đối với cơ quan quản lý nhà
nước không cập nhập kịp thời sự biến động doanh thu, quy mô tình hình hoạt động
SXKD của từng HKD, dẫn đến khoán thuế thiếu chính xác, khoán thuế trên cảm
10
Khoản 9, Điều 3, Thông tư 40/2021/TT-BTC Hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân
và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
26
tính dẫn đến mất tính công bằng, minh bạch trong công tác quản lý. Đối với NNT,
việc khoán thuế có thể dẫn đến nguy cơ bất bình đẳng giữa các HKD, chưa đánh
giá đúng bản chất của từng hộ, cách tính còn dựa trên yếu tố chủ quan, dễ dẫn đến
mức khoán thuế chưa sát thực tế.
Hiện nay, với tốc độ phát triển của mô hình HKD thì việc Nhà nước đưa
ra những quy định riêng để điều chỉnh cho từng đối tượng sẽ giúp cho công tác
quản lý thuế được chặt chẽ hơn.
1.4 Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh
1.4.1 Thuế giá trị gia tăng
Thuế GTGT “có nguồn gốc từ thuế doanh thu và Pháp là nước đầu tiên
trên thế giới ban hành Luật thuế giá trị gia tăng - vào năm 1954. Thuế GTGT được
một nhà kinh tế học người Pháp là Maurice Lauré nghĩ ra”11
. Khai sinh từ nước
Pháp, hiện nay thuế GTGT đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.
Luật thuế GTGT lần đầu tiên được Quốc hội ban hành vào năm 1997, tại
kỳ họp lần thứ 11, Quốc hội khoá 9, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1999 thay
thế Luật doanh thu được ban hành trước đó. Với mục đích và nhiệm vụ chính là:
“Góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hóa và dịch vụ,
khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân, động viên một phần thu nhập của
người tiêu dùng vào ngân sách Nhà nước”12
.
Thuế GTGT được định nghĩa là “Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên
khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản
xuất, lưu thông đến tiêu dùng”13
. Đối tượng phải chịu thuế là “Hàng hóa, dịch vụ
dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá
trị gia tăng” trừ một số trường hợp không chịu thuế do luật quy định. Trong đó, đối
tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế, HKD
cũng là đối tượng phải nộp thuế GTGT.
Theo quy định thuế GTGT hiện hành, có ba loại thuế suất thuế GTGT:
0%, 5% và 10%.
11
Trang https://vi.wikipedia.org (Bách khoa toàn thư), truy cập ngày 26/03/2023.
12
Luật thuế GTGT năm 1997
13
Điều 1 Luật thuế GTGT năm 1997
27
Đến nay, luật thuế GTGT đã có nhiều thay đổi, cho phù hợp với tốc độ
phát triển của nền kinh tế, và tiệm cận hơn với quy định pháp luật quốc tế.
Thuế GTGT có vai trò rất quan trọng, đóng góp phần lớn cho NSNN. Tỷ
trọng thu từ thuế GTGT (trừ hoàn) chiếm 24,4% trong tổng thu NSNN giai đoạn
2011 đến năm 2020, trong đó, thu thuế GTGT từ sản xuất, tiêu dùng trong nước
chiếm 17% tổng thu NSNN14
. Thuế GTGT có tác dụng điều tiết thu nhập của tổ
chức, cá nhân tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Áp dụng mức
thuế suất thuế GTGT 0% để khuyến khích cho xuất khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu
không những không phải chịu thuế GTGT ở khâu xuất khẩu mà còn được hoàn số
thuế đầu vào đã thu ở khâu trước. Điều này giúp giảm chi phí, giảm giá thành sản
phẩm, tăng khả năng cạnh tranh về giá của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên thị
trường quốc tế. Quy định về khấu trừ thuế GTGT đã thúc đẩy thực hiện chế độ
hạch toán kế toán; sử dụng hoá đơn, chứng từ và thanh toán qua tài khoản ngân
hàng, minh bạch hóa hoạt động SXKD, tránh gian lận, trốn thuế.
Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, đánh vào người tiêu dùng. Người
mua là người chịu thuế nhưng không trực tiếp nộp thuế mà do người bán nộp hộ.
Theo quy định của Luật thuế GTGT thì thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh
trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản
xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào NSNN theo mức độ tiêu thụ hàng
hóa, dịch vụ.
Đối với HKD, thuế GTGT là một trong những loại thuế quan trọng và
chính yếu bên cạnh thuế TNCN. Trước khi luật thuế GTGT, thuế doanh thu được
sử dụng để tính thuế đối với HKD. HKD khi thực hiện hoạt động kinh doanh với
mong muốn tìm kiếm lợi nhuận, sản phẩm, hàng hóa được tạo ra từ hoạt động kinh
doanh chắc chắn xuất hiện sự chênh lệch giá mua, giá bán, tạo ra giá trị tăng thêm
hay còn gọi là “giá trị thặng dư”. Do đó việc áp dụng thuế GTGT đối với HKD là
hoàn toàn phù hợp.
14
Trương Bá Tuấn- Tạp chí Kinh tế tài chính Việt Nam số 5/2021 - Phát triển bền vững nguồn thu
ngân sách nhà nước ở Việt Nam
28
Khác với mô hình doanh nghiệp, HKD là đối tượng không sử dụng hóa
đơn, chứng từ và chế độ kế toán do đó không thể xác định giá trị của hàng hòa mua
vào (giá vốn) một cách chính xác, từ đó pháp luật quy định về cách tính thuế đối
với HKD đơn giản, dễ hiểu dễ thực hiện hơn đối với doanh nghiệp. Để xác định
thuế GTGT đối với HKD thì chỉ cần xác định doanh thu và tỷ lệ để tính thuế (tỷ lệ
này được quy định tại các văn bản hướng dẫn cho mỗi nhóm ngành kinh doanh
khác nhau).
Thuế GTGT là một loại thuế đặc biệt quan trọng, và khá phức tạp, khi
mà trình độ nhận thức pháp luật nâng cao, sự phát triển của kỹ thuật số, công nghệ
thông tin hiện đại, đòi hỏi các cơ quan lập pháp, hành pháp cũng phải liên tục
nghiên cứu, đổi mới cho phù hợp. Quy định phải theo kịp với tốc độ phát triển, thì
yêu cầu pháp luật phải chặt chẽ để tránh việc lợi dụng những khe hở của pháp luật
để thực hiện hành vi lách luật.
Hiện nay, việc xác định đúng doanh thu để tính thuế GTGT đối với HKD
còn phải căn cứ đựa trên nhiều yếu tố khách quan, lẫn chủ quan. Vẫn còn nhiều
nguồn thu đang bị thất thoát, mức thuế chưa tương xứng với quy mô, thực tế
SXKD.
Thuế GTGT được đánh giá là sắc thuế ổn định, ít biến động, so với
những loại thuế khác. Hiện tại vẫn áp dụng Luật thuế GTGT năm 2008 và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng. Đối với thuế GTGT của
HKD, từ năm 1997 đến nay tương đối ổn định trong cách tính thuế, căn cứ để tính
thuế GTGT. Điều này giúp công tác quản lý, triển khai, áp dụng luật dễ dàng, thuận
tiện, người dân dễ hiểu, dễ thực hiện.
1.4.2 Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận
của các cá nhân trong một năm, từng tháng hoặc từng lần. Loại thuế này đánh vào
những khoản thu nhập cao của cá nhân nhằm thực hiện việc điều tiết thu nhập giữa
các tầng lớp dân cư, góp phần thực hiện công bằng xã hội và tăng nguồn thu cho
NSNN.
29
Thuế TNCN đã có lịch sử hàng trăm năm, đầu tiên được áp dụng tại Hà
Lan vào năm 1797, sau đó là Anh vào năm 1799, và Phổ vào năm 1808. Hoa Kỳ
bắt đầu áp dụng thuế thu nhập vào năm 1864 trong thời kỳ nội chiến nhưng bị gián
đoạn vào năm 1872. Các nước Châu Âu khác, cũng như Úc, New Zealand, và Nhật
Bản áp dụng các loại thuế thu nhập thường xuyên vào nửa cuối Thế kỷ 19.
Các nước Châu Á: Thái lan bắt đầu áp dụng năm 1939, Philippiner năm
1945, Hàn quốc năm 1948, Indonesia năm 1949, Trung quốc năm 1984; Các nước
Đông Âu mới áp dụng như Rumani năm 1990, Nga năm 1991, Ba lan năm 1992.15
Tại Việt Nam, năm 1990, Nhà nước Việt Nam thông qua Nghị quyết số
270b-NQ/HĐNN8 ngày 30/06/1990 ban hành luật thuế lợi tức với mục đích chính
là:
“Để góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và động viên một phần lợi tức
của cơ sở kinh doanh cho ngân sách Nhà nước, bảo đảm sự đóng góp công bằng,
hợp lý giữa các thành phần kinh tế, kết hợp hài hoà lợi ích của Nhà nước, tập thể
và người lao động”.
Trong thời đại hiện nay thì việc quy định thuế đối với hoạt động SXKD
của mô hình HKD là thực sự cần thiết. Từ “lợi tức” ở đây theo từ điển Việt Nam
có nghĩa là tiền lãi thu được từ việc sản xuất kinh doanh hoặc từ khoản tiền cho
vay, gửi ngân hàng. Theo quy định Bộ luật dân sự “lợi tức là khoản lợi thu được từ
việc khai thác tài sản”16
. Trong hoạt động kinh doanh, lợi tức được hiểu là phần
tiền lời thu được từ hoạt động SXKD. Khi tiến hành hoạt động kinh doanh nhằm
mục đích tạo ra lợi nhuận, thì một phần lợi nhuận đó sẽ phải đóng thuế và lúc này
gọi là thuế lợi tức. Theo quy định “Căn cứ tính thuế là tổng lợi tức chịu thuế cả
năm (không phân biệt hoạt động chính, hoạt động phụ, thường xuyên, không
thường xuyên) và thuế suất”.
15
https://cucthue.longan.gov.vn/Lists/ThongTinThueTNCN, truy cập ngày 26/03/2023
16
Điều 6, Luật thuế lợi tức 1990
30
“Lợi tức chịu thuế bằng tổng số doanh thu trừ (-) các khoản chi phí kinh
doanh hợp lệ, hợp lý của cơ sở kinh doanh có liên quan đến lợi tức chịu thuế trong
kỳ cộng (+) các khoản lợi tức khác”17
.
“Tổng doanh thu để tính lợi tức chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền
gia công, tiền dịch vụ đã thực hiện, được dùng làm căn cứ tính thuế doanh thu và
thuế tiêu thụ đặc biệt”18
.
Đối với HKD nhỏ, thuế lợi tức được xác định dựa trên doanh thu và
thuế suất khoán do nhà nước quy định theo từng nhóm ngành nghề kinh doanh theo
quy định tại Điều 11, Luật thuế lợi tức 1990. Ở đây, có thêm khái niệm về HKD
nhỏ, căn cứ để xác định HKD nhỏ dựa vào doanh thu bình quân tháng của từng
ngành nghề.
Năm 1997, luật thuế TNDN số 57-L/CTN ngày 10/05/1997 có hiệu lực
từ ngày 01/01/1999 bãi bỏ luật thuế lợi tức. Một trong những đối tượng nộp thuế
TNDN là cá nhân SXKD hàng hóa, dịch vụ trong đó CNKD bao gồm :
“Hộ cá thể và nhóm kinh doanh; hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông
nghiệp; cá nhân kinh doanh; cá nhân hành nghề độc lập; cá nhân có tài sản cho
thuê; cá nhân nước ngoài kinh doanh có thu nhập phát sinh tại Việt Nam”19
Thuế TNDN lúc này thay thế cho thuế lợi tức đã được áp dụng đối với
HKD trước đây.
Xét về góc độ tính phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan,
HKD không được quy định bởi luật Công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân lúc bấy
giờ. Nhưng lại được quy được chỉnh bởi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều
này gây ra thắc mắc, hiểu lầm cho người dân, từ đó làm giảm tính tuân thủ pháp
luật.
Năm 2007, Quốc hội ban hành Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12, trong
đó có quy định đối tượng chịu thuế đối với “cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế”
và thu nhập từ kinh doanh là một trong những loại thu nhập phải chịu thuế TNCN.
Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm: Thu nhập từ hoạt động SXKD hàng hoá, dịch
17
Điều 7, Luật thuế lợi tức 1990
18
Điều 8, Luật thuế lợi tức 1990
19
Khoản 2, Điều 3 Luật thuế TNDN 1997
31
vụ; Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng
chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật20
. Căn cứ tính thuế TNCN đối với HKD
là thu nhập tính thuế:
“Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền
công là tổng thu nhập chịu thuế quy định trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham
gia bảo hiểm bắt buộc, các khoản giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng góp vào quỹ
từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.”21
Theo quy định trên, thuế TNCN đối với HKD được xác định thông qua
phần thu nhập chịu thuế sau khi trừ đi các khoản giảm trừ theo quy định. Để xác
định thu nhập chịu thuế, pháp luật thuế TNCN quy định :
“Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh được xác định bằng doanh thu tính
thu nhập chịu thuế trừ các khoản chi phí hợp lý”22
Để xác định được doanh thu và chi phí hợp lý, HKD phải hạch toán
SSKT để theo dõi. Đối với những HKD không hạch toán được doanh thu, chi phí
thì luật thuế TNCN quy định:
“Cá nhân kinh doanh chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế
toán, hóa đơn, chứng từ, không xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu
thuế thì cơ quan Thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu, tỷ lệ thu nhập chịu thuế để
xác định thu nhập chịu thuế phù hợp với từng ngành, nghề sản xuất, kinh doanh”23
.
“Căn cứ vào kết quả ấn định thu nhập chịu thuế quy định tại khoản 1 Điều này, cơ
quan Thuế xác định mức thuế khoán theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại
Điều 38 của Luật Quản lý Thuế”24
.
Như vậy theo Luật thuế TNCN năm 2007, thuế TNCN đối với hoạt động
kinh doanh nói chung, áp dụng tương tự như thuế TNCN đối với tiền lương tiền
20
Khoản 1, Điều 3 Luật thuế TNCN năm 2007
21
Điều 6, Nghị định số 100/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá
nhân.
22
Điều 7, Nghị định số 100/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân
23
Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 100/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu
nhập cá nhân.
24
Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 100/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu
nhập cá nhân.
32
công, tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần, mức giảm trừ gia cảnh được áp dụng
trong trường hợp này. Cá nhân có thu nhập từ kinh doanh phải khai quyết toán thuế
trừ trường hợp cơ quan thuế ấn định số thuế phải nộp theo quy định tại Khoản 5,
Điều 30 Nghị định 65/2013/NĐ-CP, quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu
nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.
Khi thực hiện luật thuế TNCN cá nhân năm 2007, việc tính thuế TNCN
đối với HKD còn một số vướng mắc, khi phải xác định được mức giảm trừ gia cảnh
đối với từng HKD, phải quyết toán thuế. Trong khi đó, trình độ nhận thức pháp
luật, tính chất đơn giản đối với mô hình này, nguồn nhân lực quản lý không đảm
bảo, tốn kém chi phí. Do đó, năm 2014 Quốc hội đã ban hành Luật số
71/2014/QH13 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về Thuế. Tại Khoản
4, Điều 2 Luật sửa đổi bổ sung quy định về thuế TNCN đối với CNKD “Cá nhân
kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ trên doanh thu đối với từng lĩnh
vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh”. Như vậy, theo pháp luật hiện hành, doanh
thu chính là căn cứ để tính thuế TNCN đối với HKD. Xét về góc độ ngữ nghĩa của
từ thu nhập cá nhân, từ nhu nhập ở đây có nghĩa là lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi
các khoản chi phí sử dụng cho hoạt động kinh doanh, và với tên gọi như vậy rất
nhiều người hiểu đon giản rằng, có lời thì mới đóng thuế. Do đó cách tính thuế với
tên gọi bản thân chứa đựng sự mâu thuẫn, gây thắc mắc, khó hiểu cho người nộp
thuế.
Tóm lại, xét từ góc độ động viên NSNN, thuế TNCN nói chung và thuế
TNCN đối với HKD nói riêng là một trong ba sắc thuế quan trọng nhất trong hệ
thống thuế của Việt Nam. Trong những năm gần đây kinh tế ngày càng phát triển,
thu nhập bình quân đầu người ngày càng được nâng cao. Do đó, thuế TNCN ngày
càng trở thành một nguồn thu quan trọng cho NSNN.
1.4.3 Các loại thuế khác
Ngoài hai loại thuế là thuế GTGT và thuế TNCN nêu trên, nhà nước còn
quy định một số loại thuế khác đánh trên một số loại hàng hóa đặc thù, như thuế
TTĐB, thuế TN.
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww

More Related Content

Similar to 13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww

Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn tỉnh thái bình sdt/ ZALO 0934...
Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn tỉnh thái bình sdt/ ZALO 0934...Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn tỉnh thái bình sdt/ ZALO 0934...
Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn tỉnh thái bình sdt/ ZALO 0934...Thư viện Tài liệu mẫu
 
ưU đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ...
ưU đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ...ưU đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ...
ưU đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ...jackjohn45
 
Đề tài: Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn ph...Đề tài: Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...luanvantrust
 

Similar to 13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww (20)

luan van phap luat ve doanh nghiep tu nhan hien nay
luan van phap luat ve doanh nghiep tu nhan hien nayluan van phap luat ve doanh nghiep tu nhan hien nay
luan van phap luat ve doanh nghiep tu nhan hien nay
 
Luận văn: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tỉnh Thái Bình, HAY
Luận văn: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tỉnh Thái Bình, HAYLuận văn: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tỉnh Thái Bình, HAY
Luận văn: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tỉnh Thái Bình, HAY
 
Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn tỉnh thái bình sdt/ ZALO 0934...
Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn tỉnh thái bình sdt/ ZALO 0934...Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn tỉnh thái bình sdt/ ZALO 0934...
Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn tỉnh thái bình sdt/ ZALO 0934...
 
Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản
Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật BảnPháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản
Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản
 
Quyền lợi của doanh nghiệp trong thi hành pháp luật thuế giá trị gia tăng
Quyền lợi của doanh nghiệp trong thi hành pháp luật thuế giá trị gia tăngQuyền lợi của doanh nghiệp trong thi hành pháp luật thuế giá trị gia tăng
Quyền lợi của doanh nghiệp trong thi hành pháp luật thuế giá trị gia tăng
 
Thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh tại quận Gò Vấp, HAY
Thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh tại quận Gò Vấp, HAYThuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh tại quận Gò Vấp, HAY
Thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh tại quận Gò Vấp, HAY
 
Khóa luận: Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp, 9 ĐIỂMKhóa luận: Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAYĐề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAY
 
Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp với đầu tư trực tiếp trước ngoài
Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp với đầu tư trực tiếp trước ngoàiƯu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp với đầu tư trực tiếp trước ngoài
Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp với đầu tư trực tiếp trước ngoài
 
ưU đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ...
ưU đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ...ưU đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ...
ưU đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ...
 
Đề tài: Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn ph...Đề tài: Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, HAYLuận văn: Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, HAY
 
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...
 
Luận văn: Quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trú
Luận văn: Quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trúLuận văn: Quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trú
Luận văn: Quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trú
 
Đề tài: Bảo vệ quyền của người nộp thuế trong pháp luật, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền của người nộp thuế trong pháp luật, HAYĐề tài: Bảo vệ quyền của người nộp thuế trong pháp luật, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền của người nộp thuế trong pháp luật, HAY
 
Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và một số nước, HAY
Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và một số nước, HAYQuản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và một số nước, HAY
Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và một số nước, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAYĐề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAY
 
Thủ tục thành lập doanh nghiệp trong ngành, nghề kinh doanh, HAY
Thủ tục thành lập doanh nghiệp trong ngành, nghề kinh doanh, HAYThủ tục thành lập doanh nghiệp trong ngành, nghề kinh doanh, HAY
Thủ tục thành lập doanh nghiệp trong ngành, nghề kinh doanh, HAY
 
Đề tài: Xử lý vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, HAY
Đề tài: Xử lý vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, HAYĐề tài: Xử lý vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, HAY
Đề tài: Xử lý vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Trình Tự, Thủ Tục Thành Lập Doanh Nghiệp
Luận Văn Thạc Sĩ Trình Tự, Thủ Tục Thành Lập Doanh NghiệpLuận Văn Thạc Sĩ Trình Tự, Thủ Tục Thành Lập Doanh Nghiệp
Luận Văn Thạc Sĩ Trình Tự, Thủ Tục Thành Lập Doanh Nghiệp
 

13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ YẾN PHÁP LUẬT THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật kinh tế Mã số: 8 38 01 07 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ YẾN PHÁP LUẬT THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật kinh tế Mã số ngành: 8 38 01 07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN PHƯƠNG NAM Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh ở Việt Nam hiện nay”, là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, thông tin sử dụng trong luận văn này là trung thực. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2023 Tác giả Phan Thị Yến
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn đến các Quý thầy cô Khoa sau đại học Trường Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo cơ hội cho em được học tập, rèn luyện và tích lũy kiến thức, kỹ năng để thực hiện khóa luận. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến Giảng viên hướng dẫn TS.Phan Phương Nam đã tận tình chỉ dẫn, theo dõi và đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp em giải quyết được các vấn đề gặp phải trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài một cách tốt nhất. Do kiến thức của bản thân còn hạn chế nên nội dung luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận sự góp ý, chỉ dạy thêm từ Quý thầy cô và bạn bè. Cuối cùng, em xin chúc Quý thầy Cô luôn thật nhiều sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong công việc. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2023 Tác giả Phan Thị Yến
  • 5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh ở Việt Nam hiện nay Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật thuế hiện hành về các loại thuế áp dụng chủ yếu đối với hộ kinh doanh như thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, phương pháp tính thuế, căn cứ tính thuế, cách tính thuế và quy định về quản lý thuế. Luận văn làm rõ khái niệm, đặc điểm, bản chất pháp lý, vai trò của hộ kinh doanh từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá về đối tượng điều chỉnh của pháp luật thuế, nghiên cứu khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh. Luận văn đã phân tích rõ quy định pháp luật thuế hiện hành áp dụng trên phạm vi toàn quốc đối với hai chủ thể nghiên cứu đó là hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán và hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai. Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng pháp luật thuế, thực tiễn áp dụng pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh, luận văn đã chỉ ra những bất cập, hạn chế, vướng mắc về quy định pháp luật thuế, những khó khăn khi áp dụng pháp luật đối với hộ kinh doanh vào thực tiễn, từ đó đưa ra những phương hướng và đề xuất kiến nghị giúp hoàn thiện quy định pháp luật thuế và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh hiện nay. Từ khóa: Hộ kinh doanh, pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng.
  • 6. iv ABSTRACT Tax laws for business households in Vietnam today The thesis focuses on studying the provisions of the current tax law on taxes applied mainly to business households such as personal income tax, value-added tax, tax calculation methods, tax bases, tax calculation and regulations on tax administration. The thesis clarifies the concept, characteristics, legal nature and role of business households, thereby making comments and evaluations on the subjects of tax law, researching the concept, characteristics and roles of the tax law for business households. The thesis has clearly analyzed the current tax law regulations applied nationwide for two research owners, that is, business households paying tax by the presumptive method and business households paying taxes by the declaration method. On the basis of understanding the current status of tax law, practical application of tax law to business households, the study has pointed out the inadequacies, limitations, problems in tax law regulations, difficulties in applying the law to business households into practice, from which to give directions and propose recommendations to help improve tax laws and solutions to improve the effectiveness of law application. Key words: Business households, tax laws for business households, personal income tax, value-added tax
  • 7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt BTC Bộ tài chính BVMT Bảo vệ môi trường CCT Chi cục thuế CNKD Cá nhân kinh doanh DN Doanh nghiệp DNTN Doanh nghiệp tư nhân DTBH Doanh thu bán hàng HĐTVT Hội đồng tư vấn thuế HKD HKD GTGT Giá trị gia tăng MST Mã số thuế NHNN Ngân hàng nhà nước NNT Người nộp thuế NSNN Ngân sách nhà nước PPKK Phương pháp kê khai QLT Quản lý thuế UBND Ủy ban nhân dân TMĐT Thương mại điện tử SSKT Sổ sách kế toán SXKD Sản xuất kinh doanh TCT Tổng cục thuế TN Tài nguyên TNCN Thu nhập cá nhân TTĐB Tiêu thụ ặc biệt
  • 8. vi MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................1 1. Giới thiệu...........................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề......................................................................................................1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................2 2. Mục tiêu của đề tài............................................................................................3 2.1. Mục tiêu tổng quát.........................................................................................3 2.2. Mục tiêu cụ thể..............................................................................................4 3. Câu hỏi nghiên cứu...........................................................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................5 6. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................6 7. Đóng góp của đề tài..........................................................................................6 8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ..................................................................7 9. Bố cục dự kiến luận văn.................................................................................10 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH........................................................................................................11 1.1 Khái quát chung về hộ kinh doanh......................................................................11 1.1.1 Khái niệm hộ kinh doanh ............................................................................11 1.1.2 Đặc điểm và bản chất pháp lý hộ kinh doanh .............................................13 1.1.3 Vai trò của hộ kinh doanh ...........................................................................16 1.2 Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh .....................................18 1.2.1 Khái niệm pháp luật thuế hộ kinh doanh....................................................18 1.2.2 Đặc điểm pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh .........................................19 1.2.3 Vai trò pháp luật thuế hộ kinh doanh..........................................................21 1.3 Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế......................................22 1.3.1 Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai ...................................22 1.3.2 Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán .....................................24
  • 9. vii 1.4 Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh........................................................26 1.4.1 Thuế giá trị gia tăng.....................................................................................26 1.4.2 Thuế thu nhập cá nhân.................................................................................28 1.4.3 Các loại thuế khác ......................................................................................32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................35 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH, THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH.....................36 2.1 Thực trạng pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh .............................................36 2.1.1 Nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh ...............................................36 2.1.2 Căn cứ tính thuế hộ kinh doanh...................................................................37 2.1.3 Thực trạng pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai..............................................................................................................38 2.1.3.1 Phương pháp tính thuế.................................................................................38 2.1.3.2 Quy định về hóa đơn, chứng từ..................................................................40 2.1.3.2 Quy định về chế độ kế toán........................................................................42 2.1.3.3 Quy định về quản lý thuế ...........................................................................44 2.1.4 Thực trạng pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán .....................................................................................................................46 2.1.4.1 Phương pháp tính thuế...............................................................................46 2.1.4.2 Quản lý thuế ..............................................................................................47 2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh ...................................49 2.2.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai ................................................................................................49 2.2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán................................................................................................................52 2.3 Những bất cập, hạn chế trong quy định pháp luật và vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn áp dụng ................................................................................................54
  • 10. viii 2.3.1 Những bất cập, hạn chế trong quy định pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh .....................................................................................................................54 2.3.2 Vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh .....................................................................................................................57 2.4 Kiến nghị nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh ..58 2.4.1 Phương hướng nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh .....................................................................................................................58 2.4.2 Kiến nghị nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh.. .....................................................................................................................60 2.4.2.1 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh.......60 2.4.2.2 Kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh ..................................................................................................................62 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................64 KẾT LUẬN .............................................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................i PHỤ LỤC 1: DANH MỤC NGÀNH NGHỀ TÍNH THUẾ GTGT, THUẾ TNCN THEO TỶ LỆ % TRÊN DOANH THU ĐỐI VỚI HKD, CÁ NHÂN KINH DOANH.........................................................................................................iv PHỤ LỤC 2: TỜ KHAI THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH, CÁ NHÂN KINH DOANH...................................................................................................... viii PHỤ LỤC 3: BẢNG KÊ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG KỲ CỦA HỘ KINH DOANH, CÁ NHÂN KINH DOANH.............................................. xiii
  • 11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu 1.1. Đặt vấn đề Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Nộp thuế chính là quyền và nghĩa vụ của mỗi người, mỗi tổ chức. Thuế đến từ nhiều nguồn khác nhau, ta có thuế thu từ đất, thu từ hoạt động SXKD, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu…Trong số các nguồn huy động vào tiền thuế, có sự đóng góp rất lớn đến từ hoạt động SXKD của người dân. Khi người dân tham gia vào hoạt động SXKD, họ có thể hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể lựa chọn thành lập DNTN, công ty TNHH, công ty hợp danh, hay HKD, và một số trường hợp kinh doanh không thường xuyên, theo thời vụ…chỉ được xem là CNKD. Đối với mỗi một hình thức, pháp luật có khung pháp lý điều chỉnh riêng, trong đó luật thuế là một trong những luật quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển một cách mạnh mẽ, nhà nhà kinh doanh, người người kinh doanh, thì hình thức HKD với hành lang pháp lý thông thoáng, đơn giản, dễ áp dụng chính là hình thức được đông đảo người dân lựa chọn. Để đáp ứng với nhu cầu thực tiễn, đáp ứng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế thì pháp luật thuế đối với HKD là một trong những chính sách cần thiết và quan trọng hiện nay. Theo báo cáo thống kê của Tổng cục thống kê năm 2021, số cơ sở SXKD cá thể năm 2020 gần 5,2 triệu cơ sở, với số lao động 8,5 triệu người, tăng 5,7% về số đơn vị và tăng 3,0% về số lao động so với năm 20161 , là sự đóng góp rất quan trọng cho NSNN. Với số lượng đông đảo HKD như trên, nhằm mục đích tăng nguồn thu, tránh thất thoát ngân sách, đảm bảo tính công bằng, bình đẳng trong hoạt động kinh doanh thì sự điều chỉnh kịp thời của các quy định, chính sách liên quan đến lĩnh vực thuế sẽ tạo nhiều thuận lợi để người dân an tâm kinh doanh, 1 Thông cáo báo chí kết quả sơ bộ tổng điều tra kinh tế năm 2021-Tổng cục Thống kê. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/01/thong-cao-bao-chi-ket-qua-so-bo-tong- dieu-tra-kinh-te-nam-2021 (Truy cập ngày 26/03/2023)
  • 12. 2 thúc đẩy phát triển nền kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội, hội nhập thế giới. Là một bộ phận không nhỏ trong hệ thống nền kinh tế, HKD cho thấy được tầm quan trọng, là một trong những nguồn lực của NSNN thông qua việc đóng thuế phát sinh từ hoạt động SXKD. Do đó, việc nghiên cứu quy định về pháp luật thuế HKD là thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Pháp luật thuế là một trong những quy định pháp luật gắn liền với nền kinh tế và chủ thể điều chỉnh của nó chính là các DN, các cá nhân, các HKD do đó nó luôn phải đáp ứng kịp thời sự phát triển kinh tế- xã hội. Đáp ứng mức độ hội nhập với pháp luật quốc tế, tạo dựng hành lang pháp lý thông thoáng cho sự phát triển của các thành phần nền kinh tế. Đối với HKD, ngày càng có nhiều hình thức hoạt động mới, quy mô, tính phức tạp ngày càng tăng, nhất là trong thời đại số hóa như hiện nay. Năng lực SXKD, năng lực nhận thức pháp luật ngày càng thay đổi do đó pháp luật thuế cũng cần phải hoàn thiện và đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu xã hội. Các hình thức kinh doanh mới xuất hiện như kinh doanh TMĐT, xuất hiện nhiều HKD với quy mô lớn, đòi hỏi cần phải sử dụng hóa đơn, chứng từ trong quá trình hoạt động SXKD, tính phức tạp ngày càng tăng, rủi ro về vấn đề trốn thuế, gian lận thuế rất lớn. Do đó, cần phải có sự tìm hiểu, nghiên cứu kỹ hơn về pháp luật thuế đối với mô hình này. Trên cơ sở thay đổi của các quy định pháp luật có liên quan, sự ra đời của nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký DN, trong đó bỏ quy định HKD có sử dụng từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập DN. Cùng với đó, Luật quản lý thuế 2019 cũng có những quy định mới về HKD có quy mô lớn. Năm 2019, Quốc hội ban hành Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2020, trong đó có nhiều điểm mới liên quan đến HKD. Lần đầu tiên đưa đối tượng HKD thương mại điện tử vào nội dung điều chỉnh của pháp luật thuế.
  • 13. 3 Về phía BTC, ngày 01/06/2021, đã ban hành Thông tư số 40/2021/TT- BTC hướng dẫn chi tiết về thuế GTGT, thuế TNCN và quản lý thuế đối với HKD. Trong đó có một số điểm mới như quy định về HKD có quy mô lớn, HKD nộp thuế theo PPKK, quy định việc thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, quy định liên quan đến HKD - TMĐT... Pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế đối với HKD nói riêng cũng có sự thay đổi qua các thời kỳ, gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Đối với HKD, mỗi thời kỳ phát sinh những loại hình kinh doanh mới, đặc biệt hiện nay, sự phát triển về số lượng, quy mô và loại hình kinh doanh. Do đó nhằm đảm bảo tốt hơn về mặt quản lý, phù hợp với thực tiễn, chống thất thu thuế, đáp ứng với nhu cầu thay đổi của xã hội, cần thiết phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về pháp luật thuế đối với HKD. Pháp luật thuế có nhiều thay đổi tiến bộ hơn, thông thoáng hơn tạo nhiều điều kiện cho các chủ thể kinh doanh hoạt động, bên cạnh tính hiệu quả thì cũng còn một số vấn đề vướng mắc trong quy định pháp luật, gây khó khăn cho người dân khi áp dụng trong thực tiễn. Một số hướng dẫn chưa rõ ràng liên quan đến sử dụng hóa đơn, chứng từ đầu vào đối với HKD theo PPKK, việc bắt buộc áp dụng HĐĐT đối với loại hình này cũng còn nhiều khó khăn dẫn đến khó cho người dân và cho cơ quan quản lý. Đặc biệt, nhiều HKD vừa có hoạt động kinh doanh theo kiểu truyền thống vừa kinh doanh trên các sàn TMĐT, việc xác định đối tượng để nộp thuế, căn cứ để tính thuế đối với những loại hình này hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nếu vẫn áp dụng quy định về phương pháp tính thuế cũ liệu còn phù hợp? Đây cũng chính là một trong số những câu hỏi lớn mà pháp luật thuế cần phải giải quyết để nhằm giảm thiểu tới mức tối đa tình trạng thất thu thuế cho NSNN. Từ sự cấp thiết trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Đề tài dựa trên những cơ sở nghiên cứu về quy định của pháp luật thuế đối với HKD, với mục tiêu tổng hợp những lý thuyết cơ bản nhất về pháp luật thuế hiện hành liên quan đến HKD, qua đó đưa ra được những đánh giá cá nhân, chỉ ra
  • 14. 4 hạn chế, bất cập của pháp luật thuế. Trên cơ sở đề xuất một số kiến nghị, giải pháp khắc phục hạn chế của pháp luật, và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thuế đối với HKD. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu có hệ thống cơ sở lý luận về HKD và pháp luật thuế đối với HKD. - Phân tích, nghiên cứu thực trạng pháp luật thuế hiện hành đối với HKD, trong đó có sự tìm hiểu, đối chiếu, so sánh với quy định pháp luật quốc tế. - Nghiên cứu, phân tích thực tiễn của việc thi hành pháp luật thuế đối với HKD tại Việt Nam. - Tìm và phát hiện những bất cập, những mặt còn hạn chế của pháp luật thuế đối với HKD, những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật thuế vào thực tiễn. - Đưa ra một số đề xuất và giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật và biện pháp để nâng cao hiệu quả trong thực hiện pháp luật thuế đối với HKD. 3. Câu hỏi nghiên cứu Thứ nhất, pháp luật thuế đối với HKD được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận nào? Thứ hai, thực trạng của những quy định pháp luật thuế đối với HKD được thể hiện như thế nào? Thứ ba, việc áp dụng pháp luật thuế đối với HKD trong thực tiễn đã phù hợp, còn những bất cấp vướng mắc gì? Thứ tư, để đạt được hiệu quả áp dụng pháp luật vào thực tiễn cần có những giải pháp nào? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những quy định về pháp luật thuế hiện hành đối với HKD cụ thể Luật quản lý thuế năm 2019, Luật thuế Thuế GTGT năm 2008, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật thuế GTGT năm 2013, Luật thuế TNCN năm 2007, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật thuế TNCN năm 2012, Nghị định,
  • 15. 5 Thông tư hướng dẫn, Quy trình quản lý thuế HKD và các văn bản hướng dẫn thi hành của Tổng cục thuế đối với HKD từ năm 2020 đến năm 2022. Trong đó, luận văn tập trung nghiên cứu những quy định về Thuế GTGT, Thuế TNCN và quản lý thuế đối với HKD được quy định chi tiết theo hướng dẫn tại Thông tư 40/2021/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành, Thông tư 100/2021/TT- BTC sửa đổi một số điều của Thông tư 40/2021/TT-BTC. Các văn bản quy định của pháp luật liên quan đến HKD nộp thuế theo PPKK như Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn chứng từ, Thông tư 88/2021/TT-BTC hướng dẫn về chế độ kế toán dành cho HKD, CNKD. Luận văn tập trung vào việc nghiên cứu hai đối tướng điều chỉnh chính của pháp luật thuế đối với HKD đó là HKD nộp thuế theo phương pháp khoán và HKD nộp thuế theo PPKK đây là đối tượng mới được pháp luật quy định. Trong quá trình thực hiện việc nghiên cứu nội dung luận văn có đề cấp đến các quy định của pháp luật cũ và quy định của luật pháp quốc tế để có sự so sánh, đối chiếu từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá, và đề xuất kiến nghị. Về không gian nghiên cứu của luận văn: Pháp luật thuế đối với HKD áp dụng trên toàn quốc. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn đã sử dụng các phương pháp cơ bản, phổ biến trong nghiên cứu khoa học pháp lý. - Phương pháp lịch sử và lôgic: Sự hình thành và phát triển pháp luật thuế HKD đã trải qua nhiều giai đoạn, vì thế cần dùng phương pháp lịch sử để nghiên cứu, từ đó thấy được những mặt tiến bộ của pháp luật thuế hiện hành. - Luận văn đã sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp: Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt trong bài luận văn. Phân tích những thực trạng về pháp luật thuế; quy định và thực tiễn thực hiện pháp luật thuế đối với HKD. Sử dụng phương pháp tổng hợp thực tiễn để rút ra những bất cập, hạn chế của pháp luật từ đó đưa ra các đánh giá, kết luận và kiến nghị phù hợp nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thuế đối với HKD.
  • 16. 6 - Luận văn đã sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh: Với phương pháp này, tác giả so sánh các quy định của pháp luật hiện hành và pháp luật trong các giai đoạn trước, so sánh pháp luật Việt Nam với một số nước trên thế giới, thực tiễn của việc áp dụng pháp luật thuế tại các địa phương, tại Việt Nam và các quốc gia khác để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về thuế đối với HKD. - Luận văn đã sử dụng phương pháp thống kê: Từ phương pháp này cho thấy tình hình nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến nội dung trình bày của luận văn cũng như tình hình thực thi pháp luật thuế trong tiễn. Trong quá trình thực hiện việc nghiên cứu của luận văn, tác giả sẽ lồng ghép, kết hợp các phương pháp nghiên cứu để áp dụng cho các nội dung trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể để hỗ trợ nhau. 6. Nội dung nghiên cứu - Luận văn tập trung nghiên cứu những cơ sở lý luận về HKD như tìm hiễu về khái niệm, đặc điểm, vai trò, bản chất pháp lý của HKD. - Nghiên cứu pháp luật thuế đối với HKD: Các loại thuế áp dụng, căn cứ để tính thuế, phương pháp tính thuế và quản lý thuế đối với hai đối tượng điều chỉnh cơ bản là HKD theo nộp thuế PPKK, HKD nộp thuế theo phương pháp khoán. - Nghiên cứu thực trạng những pháp luật thuế hiện hành, thực tiễn thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước. - Nghiên cứu những kết quả thực thi pháp luật, mặt tiến bộ cũng như hạn chế, bất cập của pháp luật thuế đối với HKD, từ đó tìm ra phương hướng giải quyết những vấn đề mà pháp luật còn chưa điều chỉnh đến. - Nghiên cứu hướng xử lý bất cập trên cơ sở đề xuất, kiến nghị để nâng cao hiệu quả khi áp dụng pháp luật thuế đối với HKD vào thực tiễn. 7. Đóng góp của đề tài Thứ nhất, đề tài đã phân tích và làm rõ những quy định về pháp luật thuế đối với HKD, các loại thuế, phương pháp tính thuế, căn cứ tính thuế, quản lý thuế đối với HKD nộp thuế theo phương pháp khoán và HKD nộp thuế theo PPKK.
  • 17. 7 Thứ hai, đề tài cũng nêu ra được thực trạng pháp luật thuế và thực tiễn áp dụng những quy định pháp luật về thuế đối với HKD. Đề tài tổng hợp những đánh giá về hiệu quả thực thi pháp luật thuế cũng như mặt hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn. Thứ ba, đề tài đã đề xuất các giải pháp về quy định pháp luật, các giải nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thuế đối với HKD. Đề tài đi sâu nghiên cứu những quy định mới đối với hai loại hình HKD khoán thuế và HKD nộp thuế theo PPKK, những vướng mắc xảy ra trong thực tiễn thi hành pháp luật. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trong công tác quản lý của ngành thuế. 8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Vấn đề về pháp luật thuế đối với HKD hiện nay được nhiều người quan tâm cả cơ quan lập pháp, cơ quan thi hành pháp luật và người dân đặc biệt là những người thực hiện công việc kinh doanh và có đóng góp cho NSNN. Có nhiều nghiên cứu, các bài luận văn và các bài tạp chí liên quan đế thuế HKD. Hầu hết các nghiên cứu đã phân tích được các loại thuế áp dụng đối với HKD, quản lý thuế đối với HKD như thế nào cho hiệu quả, những căn cứ để tính thuế, tỷ lệ tính thuế, đề xuất một số phương pháp nhằm tránh thất thu thuế, gian lận thuế. Cụ thể một số đề tài tác giả đã đọc và tìm hiểu để làm tài liệu nghiên cứu cho đề tài, từ đó đưa ra được một số đánh giá và nhận xét, trên cơ sở những vấn đề, nội dung đã được phân tích, đề tài đưa ra những nghiên cứu mới, những bất cập trong thực tiễn khi áp dụng pháp luật thuế hiện hành. Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh từ thực tiễn tại quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh” của Nhữ Thị Hạnh – 2016: Trong luận văn của mình, tác giả Hạnh đưa ra những cơ sở lý luận về HKD, khái niệm, đặc điểm, vai trò HKD. Các loại thuế được pháp luật quy định áp dụng đối với HKD, thực trạng pháp luật về đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế.... Thực tiễn áp dụng tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh từ đó đưa ra những giải pháp để hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thuế. Luận văn chủ yếu phân tích về nội
  • 18. 8 dung quản lý thuế, chưa nghiên cứu sâu những quy định pháp luật về phương pháp tính thuế, căn cứ tính thuế đối với từng loại hình HKD để đưa ra đánh giá, phương hướng đề xuất, kiến nghị khi áp dụng trong thực tiễn. Luận văn chỉ dừng lại nghiên cứu quy định pháp luật thuế năm 2016 và trên phạm vi Quận. Luận văn thạc sĩ “Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn Tỉnh Hải Dương” của tác giả Nguyễn Minh Thu thực hiện năm 2015. Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động thu thuế, trong đó tập trung nghiên cứu về quản lý các thủ tục hành chính thuế, giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế, thực hiện các biện pháp chế tài trong quản lý thu thuế, các hoạt động hỗ trợ quản lý thu. Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về nguyên tắc, mục tiêu, nội dung và các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu, đề xuất một số biện pháp để thu thuế HKD đạt hiệu quả. Luận văn mới chỉ nghiên cứu về mặt quản lý thu và các vấn đề có liên quan đến thu thuế HKD. Đặng Thị Hàn Ni (2020) “Khoảng trống thuế trong lĩnh vực thuế khoán đối với hộ kinh doanh”, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý. Tác giả đề cập đến một số bất cập về thuế đối với hộ khoán, trong đó, nêu một số điểm hạn chế trong quy định pháp lý, vấn đề quản lý thuế dẫn đến để “lọt sổ” HKD. Từ đó, tác giả kiến nghị một số giải pháp để tăng cường quản lý, chống thất thu thuế. Bài viết dựa trên quy định của Luật quản lý thuế năm 2006 và Thông tư 92/2015/TT-BTC và tập trung nghiên cứu về đối tượng hộ nộp thuế theo phương pháp khoán. ThS. Nguyễn Thị Đoan Trang, ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Giao “Bàn về thuế đối với hộ kinh doanh cá thể”, Tạp chí Tài chính Kỳ 2 - Tháng 7/2020. Bài viết nêu định nữa HKD, các loại thuế đối với HKD như thuế môn bài, thuế GTGT, TNCN. Chưa có phân tích đánh giá, nhận xét quy định pháp luật về thuế đối với HKD. TS. Vũ Thị Như Quỳnh (2021) “Kinh nghiệm của các nước châu Á về chống thất thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Công thương, số 17, tháng 7, năm 2021. Tác giả tập trung phân tích đánh
  • 19. 9 giá những quy định pháp luật quốc tế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT trong đó có hoạt động của cả tổ chức và cá nhân kinh doanh. Bài viết đề cập đến thực trạng kinh doanh TMĐT, kinh nghiệm các nước trong việc chống thất thu tiền thuế của loại hình kinh doanh này, là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, đề xuất một số giải pháp để quản lý hiệu quả, tránh thất thu thuế đối với kinh doanh TMĐT. Tuy nhiên, bài viết nhằm hướng đến những chủ thể có hoạt động kinh doanh TMĐT nói chung, không đi sâu phân tích đối tượng là HKD. ThS. Nguyễn Khánh Thu Hằng “Trao đổi về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh” Tạp chí Tài chính Kỳ 1 tháng 5/2021. Bài viết đề cập đến một số bất cập trong quản lý thuế đối với HKD, cá nhân kinh doanh, những quy định cơ bản về HKD có quy mô lớn. Tác giả nêu ra được các PPKK thuế theo nhóm đối tượng HKD, CNKD theo đó có ba phương pháp tính thuế là phương pháp để tính trực tiếp trên doanh thu, phương pháp khoán, phương pháp tính thuế từng lần phát sinh. Bài viết mới chỉ dừng lại ở những quy định pháp luật chưa đưa ra đánh giá và những kiến nghị đề xuất về vấn đề nghiên cứu. PGS.TS Đoàn Hương Quỳnh, TS. Phạm Thị Vân Anh (2019) “Phát triển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp: Những vấn đề đặt ra” Tạp chí Tài chính. Tác giả phân tích về những lợi thế về mặt pháp lý khi HKD thực hiện chuyển đổi qua hình thức doanh nghiệp, đề cập những nguyên nhân vì sao nhiều HKD vẫn không muốn chuyển đổi qua hình thức doanh nghiệp trong đó có bàn tới vấn đề pháp luật thuế áp dụng đối với HKD, cụ thể HKD có thể lợi dụng thuế khoán để xuất hóa đơn bất hợp pháp từ đó tác giả đề xuất những giải pháp thúc đẩy HKD chuyển đổi lên doanh nghiệp, trong đó nêu vấn đề cải cách công tác QLT, quy định tiêu chí xác định HKD, CNKD quy mô nhỏ áp dụng phương pháp thuế khoán, giải pháp về vấn đề kết nói dữ liệu HKD với cơ quan thuế thông qua máy tính tiền, sử dụng hóa đơn điện tử. Trên cơ sở bài nghiên cứu của hai tác giả mang lại một số kiến thức trong vấn đề quản lý thuế, nêu ra một số bất cập trong việc áp dụng hình thức thuế khoán như hiện nay. Bài viết không đi sâu nghiên cứu về quy định pháp luật thuế đối với HKD.
  • 20. 10 PGS, TS. Hoàng Trần Hậu, TS. Tôn Thu Hiền (2019)“Huy động nguồn lực vào ngân sách từ kinh tế hộ sản xuất kinh doanh” Tạp chí tài chính. Tác giả đã phân tích các vấn đề pháp luật liên quan đến HKD như: Khái quát về hộ SXKD và kết quả thu thuế với hộ sản xuất kinh doanh ở Việt Nam, thực trạng quản lý về thu thuế HKD từ đó đánh giá những tồn tại trong pháp luật thuế, thất thu NSNN từ những nguyên nhân nào để từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HKD. Bài viết có đề cập đến việc phân loại HKD theo quy mô để quản lý. Song bài viết mới chỉ tập trung vào nghiên cứu quy định pháp luật hiện hành áp dụng năm 2019, đối tượng phân tích là kinh doanh khoán thuế. Các công trình nghiên cứu, bài báo, bài viết được liệt kê ở trên đã phân tích, nghiên cứu được những quy định pháp luật thuế đối với HKD, chỉ ra một số vướng mắc, bất cập trong pháp luật thuế, trong quản lý thuế và đề xuất các phương hướng và một số các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý. Tuy nhiên, những nghiên cứu ở trên chỉ mới dừng lại ở những quy định pháp luật cũ và hiện nay pháp luật thuế đối với HKD đã có những thay đổi, có nhiều điểm mới cần phải đi sâu nghiên cứu như pháp luật thuế đối với hộ nộp thuế theo PPKK, liên quan đến việc sử dụng hóa đơn chứng từ, sổ sách về kế toán, quản lý thuế, hộ khoán thuế vừa có hoạt động SXKD tại địa chỉ đăng ký tức là hoạt động theo cách truyền thống vừa có kinh doanh TMĐT, và cách thức để tính thuế, quản lý thuế như thế nào để đạt hiệu quả. Luận văn cũng sẽ nghiên cứu một cách tổng quan, chi tiết về pháp luật thuế đối với HKD, thực trạng pháp luật hiện hành, thực tiễn áp dụng, tìm ra những bất cập trong quy định, vướng mắc khi áp dụng vào thực tiễn và đề xuất một số giải pháp. 9. Bố cục dự kiến luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 02 chương nghiên cứu một cách chi tiết pháp luật thuế đối với HKD, thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng và kiến nghị đề xuất, cụ thể: Chương 1: Lý luận chung về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh. Chương 2: Thực trạng pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh, thực tiễn áp dụng và kiến nghị nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh.
  • 21. 11 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH 1.1 Khái quát chung về hộ kinh doanh 1.1.1 Khái niệm hộ kinh doanh HKD là một thuật ngữ kinh tế, ra đời từ rất sớm, là một trong những mô hình kinh doanh phát triển hiện nay. Khái niệm“hộ kinh doanh”mang tính đặc thù riêng biệt đối với Việt Nam. Danh từ “hộ” xuất phát từ khái niệm “hộ gia đình” đó là một đơn vị xã hội bao gồm một hay một nhóm người ở chung và ăn chung (nhân khẩu)2 . Theo quy định của pháp luật dân sự, hộ gia đình là chủ thể trong các quan hệ về dân sự, những thành viên của hộ có tài sản để hoạt động kinh tế chung như: về quan hệ sử dụng đất và trong một số lĩnh vực hoạt động SXKD do pháp luật quy định. Như vậy, có thể hiểu từ “hộ” bao gồm các cá nhân có mối quan hệ với nhau cùng chung sống gắn bó. Từ “kinh doanh” theo từ điển Việt Nam có nghĩa là hoạt động đầu tư, sản xuất, buôn bán sao cho sinh lợi. Hoạt động kinh doanh tại Việt Nam xuất hiện cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Theo Khoản 21, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận”. Do đó có thể hiểu kinh doanh nói chung là hoạt động từ sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ với mục đích là tìm kiếm lợi nhuận. Từ việc cắt nghĩa hai khái niệm “hộ” và “kinh doanh” nói trên “hộ kinh doanh” được hiểu là một mô hình kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên trong gia đình thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. 2 Trang https://vi.wikipedia.org nêu khái niệm về hộ gia đình
  • 22. 12 Theo quy định của pháp luật, khái niệm về HKD thay đổi theo từng giai đoạn, phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, xã hội từng thời kỳ. Khi ngày càng có nhiều chủ thể kinh tế ra đời và phát triển thì việc đưa ra những khái niệm mới về “hộ kinh doanh” là mang tính cần thiết. Tại Nghị định số 88/2006/ NĐ-CP về đăng ký kinh doanh: “Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”. Với khái niệm này, HKD bị giới hạn về số lượng lao động, nếu sử dụng trên 10 lao động bắt buộc phải đăng ký để thành lập DN. Trong khi đó, Luật Doanh nghiệp 2020 ra đời, quy định về HKD có sự thay đổi tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, đã nêu khái niệm: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”3 . Quy định bãi bỏ ràng buộc về số lượng lao động đối với HKD. Từ thay đổi này dẫn tới những thay đổi trong pháp luật về thuế đối với HKD, xuất hiện các đối tượng nộp thuế mới như HKD có quy mô lớn trên 10 lao động, hay có doanh thu tương đương với doanh thu của DN siêu nhỏ, DN nhỏ. Trong pháp luật thuế, khái niệm “hộ kinh doanh” xuất hiện tại Luật Thuế doanh thu năm 1990, quy định về HKD nhỏ có mức doanh thu nằm dưới ngưỡng do pháp luật quy định. Theo Luật QLT năm 2006, và Luật sửa đổi bổ sung luật quản lý thuế 2012 và Thông tư 92/2015/TT-BTC, không nêu khái niệm rõ ràng về HKD. Đến khi luật QLT năm 2019 được ban hành, cùng với Luật Doanh nghiệp 3 Khoản 1, Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
  • 23. 13 2020 và Nghị định 01/2021 về đăng ký DN thì khái niệm HKD được nêu rõ tại thông tư số 40/2021/TT-BTC: “Hộ kinh doanh là cơ sở sản xuất, kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ”4 Từ những quy định pháp luật về HKD nói trên, có thể hiểu HKD do “một cá nhân, hoặc một nhóm cá nhân được đăng ký thành lập” và tiến hành hoạt động đầu tư, sản xuất, buôn bán nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, pháp luật về HKD có nhiều thay đổi, không bị ràng buộc bởi mối quan hệ trong gia đình, số lao động của hộ. Quyền tự do kinh doanh theo Hiến pháp đã tạo ra nhiều động lực cho các hình thức kinh tế phát triển trong đó có HKD. 1.1.2 Đặc điểm và bản chất pháp lý hộ kinh doanh Từ những quy định của pháp luật về HKD và qua việc phân tích khái niệm ở trên, mô hình HKD có một số đặc điểm pháp lý sau: Thứ nhất, HKD không có tư cách của một pháp nhân. Một chủ thể được xem là một pháp nhân phải đảm bảo đầy đủ bốn điều kiện quy định tại Điều 74, Bộ luật Dân sự 2015: “Được thành lập theo quy định pháp luật; Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ theo quy định tại Điều 83 của Bộ dân sự; Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập”. Theo quy định trên, xét về tài sản HKD không có tài sản độc lập, tài sản của HKD chính là tài sản của cá nhân hoặc nhóm cá nhân khi đăng ký thành lập. Nếu HKD không có tài sản để thanh toán cho các nghĩa vụ tài chính của hộ thì cá nhân hoặc nhóm cá nhân phải dùng tài sản của mình để giải quyết các nghĩa vụ kinh tế phát sinh đối với HKD. HKD phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của mình. Xét về cơ cấu của tổ chức, hình thức HKD không đáp ứng về 4 Khoản 1, Điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC Hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
  • 24. 14 cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83, Bộ luật Dân sự 2015. Pháp nhân phải có cơ quan điều hành “nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều hành phải được quy định tại điều lệ hoặc quyết định thành lập”. HKD “do một cá nhân hoặc nhóm cá nhân” thành lập, không có điều lệ hay quyết định quy định về quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan điều hành như trên. Như vậy, HKD không đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định để được xem là một pháp nhân, do đó sẽ bị hạn chế khi tham gia vào các quan hệ của pháp luật. Thứ hai, HKD phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, cụ thể là theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Tương ứng với quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp thì pháp luật thuế về HKD cũng quy định chi tiết về HKD và CNKD, ví dụ “HKD, CNKD nộp thuế theo phương pháp khoán”, còn khi nói về hoạt động cho thuê tài sản thì chỉ có “cá nhân cho thuê tài sản” hay “cá nhân nộp thuế theo từng lần phát sinh”. Như vậy nếu là HKD thì việc đăng ký thành lập là điều kiện bắt buộc. HKD được phép hoạt động tại nhiều địa điểm khác nhau, nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký làm trụ sở chính và khi hoạt đông tại các địa điểm khác phải thông báo cho cơ quan chức năng tại nơi tiến hành hoạt động SXKD đó. Thứ ba, về đối tượng thành lập HKD, HKD do “một cá nhân hoặc do các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập”. Để được đăng ký thành lập HKD thì cá nhân phải đảm bảo đầy đủ cá điều kiện sau: “Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định”5 . Cá nhân khi đăng ký thành lập HKD thì không được thành lập DNTN, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. Hiện nay HKD đang phát triển một cách mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, bao gồm sự mở rộng về quy mô, tăng số lượng người lao động, ngành nghề 5 Khoản 1, Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
  • 25. 15 hoạt động SXKD, hình thức kinh doanh, tuy nhiên xét về mức độ đại đa số thì HKD vẫn có một số đặc điểm chung và phổ biến sau đây: HKD là hình thức SXKD có quy mô nhỏ: Thông thường HKD do một cá nhân đứng ra thành lập, là chủ HKD, tiến hành mọi hoạt động SXKD, nguồn vốn tự cá nhân tự bỏ ra không phải huy động từ các cá nhân khác nên quy mô hoạt động tương đối nhỏ. Mặc dù, có một số HKD có thuê mướn lao động nhưng hầu hết đều có số lượng dưới 10 người. Theo số liệu sơ bộ năm 2021, mỗi HKD bình quân có 1.63 lao động.6 Xét về quy mô diện tích hoạt động, HKD do nguồn vốn hạn chế, ngành nghề kinh doanh chủ yếu nhỏ lẻ nên diện tích kinh doanh hẹp, không cần quy mô lớn. Đặc điểm về chủ thể kinh doanh: chủ HKD thường là một cá nhân hoặc những người thân trong gia đình cùng nhau hoạt động kinh doanh trên cơ sở lấy công làm lãi. Nhưng trên thực tế khi đăng ký thành lập HKD, thường do một cá nhân thành lập, do vấn đề e ngại trong việc chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ tài chính liên quan đến hoạt động của hộ. Đặc điểm về ngành nghề hoạt động SXKD: Ngành nghề SXKD của HKD thường mang tính chất nghề nghiệp, nhỏ lẻ, linh động, đơn giản. HKD tuy có quy mô nhỏ nhưng có phạm vi phân bố rộng khắp, có thể hoạt động tại các địa bàn, khu vực vùng sâu vùng xa nơi điều kiện về kinh tế và xã hội còn một số khó khăn, đôi khi là các lĩnh vực ngành nghề, chế biến và dịch vụ nhỏ, thô sơ. Hiện nay, số cơ sở SXKD cá thể thuộc nhóm ngành dịch vụ tiếp tục dẫn đầu về số lượng và lao động với hơn 4,3 triệu cơ sở và số lao động là 6,5 triệu người7 . Ngoài ra, HKD có lợi thế về tính linh hoạt, dễ dàng thay đổi mặt hàng hay chuyển hướng kinh doanh và cả địa điểm để phù hợp với hoạt động SXKD khi cần thiết. Đặc điểm về năng lực cạnh tranh: Thị trường kinh doanh của các HKD cũng khá lớn nhưng do quy mô nhỏ, vốn đầu tư ít, mua bán hàng hóa không có hóa đơn và chứng từ nên khả năng cạnh tranh của các HKD so với các mô hình khác 6 Thông cáo báo chí về Kết quả sơ bộ Tổng điều tra năm 2021 được đăng tải trên trang Web của Tổng cục Thống kê, trang https://www.gso.gov.vn, truy cập ngày 26/03/2023 7 Thông cáo báo chí về Kết quả sơ bộ Tổng điều tra năm 2021.
  • 26. 16 còn hạn chế. Các HKD cũng gặp khó khăn khi thâm nhập thị trường và phân phối sản phẩm. Đặc điểm về năng lực quản lý điều hành: Khả năng quản lý của HKD còn yếu, nhất là quản lý về tài chính do hoạt động kinh doanh là tạo thu nhập cho chính CNKD nên chưa tách bạch các nguồn vốn, doanh thu, thu nhập, ý thức trong việc chấp hành pháp luật chưa cao. Khả năng liên kết của các HKD cũng còn hạn chế, họ không muốn chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh và khách hàng cho người khác. Các chủ đại diện HKD khó có thể được đánh giá là một nhà quản trị kinh doanh. Như vậy dựa trên những đặc điểm đã được phân tích, nghiên cứu ở trên về HKD, có thể thấy HKD vẫn là một trong những mô hình kinh doanh rất được đông đảo người dân lựa chọn bởi những ưu điểm về tính đơn giản, vốn ít, chủ động, linh hoạt. Tuy nhiên ngoài những ưu điểm thì mô hình HKD có một số hạn chế như: Cơ sở của HKD có quy mô nhỏ, năng lực kinh doanh, ứng dụng công nghệ và trình độ quản lý thấp, vốn hoạt động ít nên hiệu quả kinh doanh mang lại không cao. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng là trở ngại cho việc phát triển các HKD. Các HKD tiếp cận thị trường thế giới còn hạn chế, chủ yếu tập trung tại thị trường nội địa. Một số bộ phận HKD còn hoạt động một cách tự phát, không đăng ký kinh doanh và hoạt động SXKD không đúng với ngành nghề đã thực hiện đăng ký. Hiện nay, quy mô hoạt động cũng như trình độ phát triển về khoa học công nghệ của HKD đã có sự tiến bộ, như việc kinh doanh qua các ứng dụng mạng, kinh doanh kỹ thuật số và các hình thức kinh doanh phức tạp khác, cho thấy ngoài các ngành nghề kinh doanh truyền thống thì đã xuất hiện nhiều HKD hoạt động với nhiều hình thức tiên tiến, điều này đặt ra yêu cầu đổi mới về quản lý nhà nước, chính sách pháp luật, để làm sao bắt kịp xu hướng phát triển, điều chỉnh kịp thời và đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của người dân. Nhằm khuyến khích phát triển nền kinh tế tư nhân, tăng nguồn động viên cho NSNN. 1.1.3 Vai trò của hộ kinh doanh
  • 27. 17 Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, HKD là một trong những mô hình kinh doanh được nhiều người lựa chọn. HKD có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội đất nước. Một trong những vai trò đặc biệt quan trọng đó là HKD góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế: Việc đưa nền kinh tế tư nhân vào mục tiêu phát triển là nhân tố đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao với tỷ trọng đóng góp khoảng 30% GDP hàng năm. HKD có vai trò đáng kể trong việc tạo ra hàng hóa, của cải vật chất cho xã hội. Hằng năm, NSNN huy động từ việc nộp các khoản thuế từ HKD như thuế GTGT, TNCN, TTĐB…và lệ phí môn bài. Đây là khoản huy động quan trọng góp phần tăng trưởng chung của đất nước. Vai trò thứ hai là khai thác và phát huy tốt các nguồn lực tại chỗ: Các HKD có mặt ở hầu hết các vùng, miền, địa phương từ đó tận dụng và khai thác tốt các nguồn lực tại chỗ, tận dụng triệt để các nguồn lực xã hội, có nhiều thuận lợi trong việc khai thác tiềm năng phong phú từ nhân dân. HKD cũng sử dụng nguồn tài chính của dân cư trong vùng, nguyên liệu trong vùng để hoạt động SXKD. Vai trò thứ ba, HKD góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế: Phát triển gia tăng số lượng HKD và tạo được sự kích thích cho các HKD chuyển đổi mô hình doanh nghiệp sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các khía cạnh vùng kinh tế, ngành kinh tế. Vai trò thứ tư, tạo công ăn và việc làm cho nhiều người lao động: Các HKD tạo công ăn việc làm cho người dân, giúp giải quyết vấn đề về việc làm cho xã hội, đặc biệt với những công việc không yêu cầu trình độ chuyên môn hay tay nghề. Vai trò thứ năm, hình thành và phát triển đội ngũ kinh doanh năng động: Các HKD luôn phải có tính linh hoạt cao trong quản lý và điều hành, dám nghĩ dám làm và chấp nhận mạo hiểm và khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh sẽ tác động đến hoạt động của từng HKD. Vì vậy, điều này sẽ tạo nên đội ngũ kinh doanh năng động, tạo ra một cơ cấu kinh tế năng động, linh hoạt với thị trường. Vai trò thứ bảy, góp phần vào phát triển đô thị: Phát triển HKD ở nông thôn cũng góp phần giảm bớt chênh lệch trong đời sống thành thị và nông thôn,
  • 28. 18 thúc đẩy đô thị hóa các vùng nông thôn, hạn chế tình trạng dân nông thôn đổ về thành thị làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Trên đây là những vai trò quan trọng của HKD đối với sự phát triển của nền kinh tế-xã hội đất nước. Do đó cần xây dựng chính sách phù hợp để thúc đẩy cho mô hình HKD ngày càng phát triển và mở rộng hơn. 1.2 Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh 1.2.1 Khái niệm pháp luật thuế hộ kinh doanh Từ trước đến nay, Nhà nước thường có ba cách để động viên thu nhập xã hội cho nguồn NSNN: quyên góp, vay và sử dụng những công cụ quyền lực để người dân phải thực hiện đóng góp tài chính cho NSNN. Hai hình thức đầu phụ thuộc vào tính tự nguyện và tự giác của người dân, riêng hình thức sử dụng những công cụ quyền lực để người dân đóng góp một phần tiền thu được và NSNN – đó gọi là Thuế. Theo quy định của Luật quản lý thuế “Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế”8 . Như vậy sự ra đời của Thuế gắn liền với sự ra đời của Nhà nước và thu nhập của người dân. Cùng với sự phát triển nền kinh tế, xã hội, Nhà nước có những chế định để thực hiện quyền lực của mình để thực hiện việc thu thuế nhằm đảm bảo chi tiêu công. Những chế định pháp luật đó được thực hiện bằng các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành có tính bắt buộc, ta gọi đó là pháp luật thuế. Quan hệ thu - nộp thuế giữa nhà nước và người dân phải được thực hiện dựa trên những quy định của nhà nước, đó chính là pháp luật thuế. Pháp luật thuế là công cụ chủ yếu của Nhà nước nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất trong xã hội vào NSNN. Pháp luật thuế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuế giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người nộp thuế nhằm hình thành nguồn thu NSNN. 8 Khoản 1, Điều 3, Luật quản lý thuế 2019
  • 29. 19 Việc đưa ra khái niệm pháp luật thuế nhằm phân định ranh giới giữa các nhóm quan hệ, qua đó lựa chọn áp dụng các quy phạm pháp luật phù hợp, đạt được hiệu quả điều chỉnh cao. Căn cứ vào các lĩnh vực hoạt động, đối tượng điều chỉnh của pháp luật thuế gồm có các nhóm quan hệ như: Quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý thuế: bao gồm những nhóm hành vi cơ bản được tiến hành trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc quản lý hành chính và thể hiện thông qua một loạt loại hành vi. Để thực hiện điều chỉnh nhóm quan hệ này, Nhà nước ban hành Luật quản lý thuế, quy định việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc NSNN. Quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế: Quy định về nộp thuế đầy đủ, đúng hạn, công bằng. Ngoài ra còn có nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình xử lý vi phạm, khiếu kiện, khiếu nại. Xét về đối tượng điều chỉnh của pháp luật thuế, bao gồm các đối tượng sau: Nhà nước với tư cách là chủ thể thực hiện quyền lực, được xây dựng bởi một hệ thống các ban ngành quản lý trực tiếp, chủ thể được điều chỉnh trực tiếp của pháp luật đó là người nộp thuế gồm: Tổ chức, hộ gia đình, HKD, cá nhân nộp thuế. HKD là một trong những chủ thể được pháp luật thuế điều chỉnh. Pháp luật thuế đối với HKD là một bộ phận của pháp luật thuế nói chung. Các quan hệ giữa HKD và cơ quan nhà nước được điều chỉnh bởi quy định pháp luật. HKD là chủ thể quan trọng của nền kinh tế, đóng góp một phần không nhỏ vào NSNN. Như vậy có thể hiểu, pháp luật thuế đối với HKD là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuế giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người nộp thuế là HKD nhằm hình thành nguồn thu NSNN. 1.2.2 Đặc điểm pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh
  • 30. 20 Pháp luật thuế đối với HDK cũng là một bộ phận của pháp luật thuế nói chung, tổng hợp tất cả các quy định điều chỉnh các quan hệ phát sinh về thu, nộp, quản lý giữa cơ quan nhà nước và HKD. Do vậy, pháp luật thuế đối với HKD vừa mang đặc điểm chung của pháp luật thuế, vừa mang đặc điểm riêng biệt liên quan đến đối tượng điều chỉnh đó là HKD. Đặc điểm thứ nhất, pháp luật thuế đối với HKD mang tính bắt buộc. Tính bắt buôc được biểu hiện, đối với người nộp thuế, nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định đều phải thực hiện nghĩa vụ để kê khai, nộp thuế cho NSNN. Đối với cơ quan quản lý nhà nước, phải thu đúng, thu đủ, không phân biệt đối xử, thực hiện đúng luật, đảm bảo tính công bằng, bình đẳng giữa các chủ thể nộp thuế. Đặc điểm thứ hai, pháp luật thuế đối với HKD mang tính quyền lực nhà nước. Thuế ra đời gắn liền với sự ra đời của Nhà nước, và nhà nước ta là nhà nước pháp quyền. Tính quyền lực thể hiện ở việc nhà nước dùng pháp luật để thực hiện việc quản lý, thu thuế, thông qua pháp luật, nhà nước cho phép NNT được làm gì, không cho phép làm gì, hay bắt buộc phải làm những gì. Khi cần thiết nhà nước sử dụng các chế tài để đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước. Đối với NNT là HKD, nhà nước ban hành những quy phạm pháp luật riêng để điều chỉnh, bắt buộc những trường hợp nào phải thực hiện đóng thuế cho nhà nước. Đặc điểm thứ ba, pháp luật thuế đối với HKD mang tính quy phạm phổ biến. “Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện”9 9 Khoản 1, Điều 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
  • 31. 21 Tính quy phạm phổ biến của pháp luật thuế đối với HKD ở đây chính là các quy định pháp luật chính là chuẩn mực, định hướng cho hành vi của tất cả các chủ thể là HKD trên cả nước. Phạm vi tác động của pháp luật thuế là rất rộng lớn, là khuôn mẫu ứng xử cho NNT. Đặc điểm thứ tư, pháp luật thuế đối với HKD mang tính đơn giản, dễ hiểu, và dễ dàng áp dụng trong thực tiễn. HKD là một chủ thể kinh tế mang tính nhỏ lẻ, quy mô, mức độ hoạt động nhỏ so với mô hình doanh nghiệp, mức độ nhận thức, hiểu biết pháp luật thuế còn nhiều hạn chế, do đó đòi hỏi pháp luật thuế đối với HKD phải mang tính đơn giản, dễ hiểu và dễ vận dụng để mang lại hiệu quả cao. Hiện nay, HKD chủ yếu áp dụng theo phương thức nộp thuế khoán, chỉ một bộ phận nhỏ áp dụng theo chế độ tự kê khai tự nộp. Đối với hình thức nộp thuế khoán, HKD chỉ phải nộp thuế cố định hàng tháng và ổn định nguyên một năm, rất đơn giản và thuận lợi, không phải thực hiện mở SSKT, quyết toán thuế hằng năm. Như vậy, pháp luật thuế đối với HKD là tổng hợp các quy định pháp luật dùng để điều chỉnh các mối quan hệ giữa HKD và cơ quan quản lý nhà nước. Thông qua pháp luật nhà nước thiết lập các quyền và nghĩa vụ đối với NNT. Pháp luật thuế đối với HKD là một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật thuế nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung, giúp nhà nước quản lý tốt NNT, đảm bảo công bằng và tạo nguồn thu cho NSNN. 1.2.3 Vai trò pháp luật thuế hộ kinh doanh Ngày nay, HKD là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế và ngày càng đóng góp một phần không nhỏ cho xã hội. Do đó, vai trò của pháp luật thuế đối với HKD cũng vô cùng quan trọng. Là một bộ phận trong hệ thống pháp luật thuế nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh có những vai trò sau: Vai trò quan trọng nhất là tạo nguồn thu cho NSNN. Theo tổng hợp số liệu từ Bộ Tài chính, thu thuế chiếm tỷ trọng hơn 70% đến hơn 80% trong tổng thu NSNN. Bằng việc ban hành pháp luật, Nhà nước thực hiện việc quản lý, giám sát, kiểm tra để đảm bảo nguồn thu tối đa, tránh thất thu, trốn thuế làm giảm nguồn thu
  • 32. 22 ngân sách. Thu từ HKD bao gồm thu thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TTĐB...hàng năm góp phần động viên vào nguồn thu chung của NSNN. Vai trò kế tiếp của pháp luật thuế đối với HKD mang tính vĩ mô là giúp điều tiết nền kinh tế. Bằng việc sử dụng công cụ pháp luật thuế, Nhà nước có thể mở rộng hoặc thu hẹp, hạn chế sự phát triển, mở rộng một số ngành, ví dụ như việc đánh thuế TTĐB đối với thuốc lá, rượu bia, các dịch vụ xa xỉ như karaoke, vũ trường, mát xa... Pháp luật thuế đối với HKD là một trong những công cụ để hướng dẫn tiêu dùng và đảm bảo công bằng cho các thành phần của xã hội. Về vai trò hướng dẫn tiêu dùng, phấp luật thuế đánh thuế cao đối với một số mặt hàng cần hạn chế tiêu dùng như rượu, và đánh thuế thấp đối với mặt hàng thiết yếu, khuyến khích tiêu dùng như miễn thuế GTGT đối với hoạt động SXKD về giáo dục, khám chữa bệnh... Đối với vai trò đảm bảo cho sự công bằng của xã hội, được thể hiện qua chính sách động viên giống nhau giữa các đơn vị, cá nhân thuộc mọi loại hình kinh tế có những điều kiện kinh doanh giống nhau. Ví dụ theo quy định luật thuế GTGT, thuế TNCN đối với HKD có cùng ngành nghề kinh doanh áp dụng cùng một tỷ lệ tính thuế như nhau. Pháp luật thuế đối với HKD góp phần khuyến khích phát triển của kinh tế cá thể: Vai trò này thể hiện ở pháp luật thuế đối với HKD tương đối đơn giản, dễ hiểu và dễ áp dụng trong thực tiễn. Mức thuế suất thấp, dễ dàng đăng ký, nộp thuế khích lệ HKD tham gia hoạt động SXKD. Pháp luật thuế đối với HKD nhằm đảm bảo sự công bằng, công khai và minh bạch giữa các HKD: Quy định về “công khai mức thuế”, ấn định thuế theo cùng quy mô, ngành nghề kinh doanh, cùng địa bàn, nhằm tạo sự dân chủ, công khai trong chính sách thuế. 1.3 Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế 1.3.1 Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai Trước khi Luật quản lý thuế 2019, nghị định 126/2020/NĐ-CP và Thông tư số 40/2021/TT-BTC ra đời, chưa có khái niệm chính thức về HKD nộp thuế theo phương pháp kê khai. Mà theo quy định của Luật thuế GTGT, Luật thuế TNCN,
  • 33. 23 HKD nộp thuế theo phương pháp kê khai khi chỉ xác định được doanh thu mà không xác định được được chi phí. Theo quy định của Luật quản lý thuế 2006, hướng dẫn bởi nghị định 85/2007/NĐ-CP và Thông tư 156/2013/TT-BTC năm 2013, trong đó có quy định chi tiết về căn cứ để tính thuế TNCN, thuế GTGT đối với HKD nộp thuế theo PPKK. Đến năm 2015, BTC ban hành thông tư 92/2015/TT-BTC, thay thế một số điều thông tư 156/2013/TT-BTC, trong đó không còn có quy định về HKD nộp thuế theo PPKK. Năm 2020, Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp được ban hành theo đó HKD không còn bị giới hạn về số lượng lao động như trước. Đồng nghĩa với đó, sẽ xuất hiện những HKD có quy mô lớn vượt trên 10 lao động, quy mô được thể hiện thông qua số lượng lao động, và doanh thu kinh doanh. Năm 2019, Quản lý thuế số 38/2019/QH14 được ban hành, Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Thông tư số 40/2021/TT-BTC, phân chia ra hai đối tượng điều chỉnh đó là HKD nộp thuế theo PPKK và HKD nộp thuế theo “phương pháp khoán”. Hộ kinh doanh nộp thuế theo PPKK được định nghĩa một cách chi tiết và đầy đủ: “Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai là hộ kinh doanh có quy mô lớn, hộ kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai”. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC: “Hộ kinh doanh có quy mô lớn là HKD có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ trở lên, cụ thể: Hộ kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm từ 10 lao động trở lên hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên; hộ kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm từ 10 lao động trở lên hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề từ 10 tỷ đồng trở lên”.
  • 34. 24 “Phương pháp kê khai là phương pháp khai thuế, tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu thực tế phát sinh theo kỳ tháng hoặc quý”. Trước đây theo Thông tư 92/2015/TT-BTC chưa xuất hiện đối tượng nộp thuế là hộ kê khai, chỉ có HKD nộp thuế theo “phương pháp khoán”. Do đó việc quy định HKD nộp thuế theo PPKK là thực sự cần thiết và phù hợp với những quy định của pháp luật có liên quan, phù hợp xu thế phát triển hiện nay của HKD, giúp cơ quan quản lý nhà nước quản lý NNT một cách chặt chẽ . Việc quy định về HKD nộp thuế theo PPKK, một phần giúp cơ quan nhà nước có công cụ để quản lý một cách chặt chẽ HKD có quy mô lớn mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp, giảm bớt rủi ro về gian lận, trốn thuế, khuyến khích NNT tự giác, tự nguyện kê khai, nộp thuế, đảm bảo tính tự do kinh doanh theo Hiến pháp đề ra. Tuy nhiên, do tính tự khai, tự nộp thuế của nhóm hộ kinh doanh này, tạo ra những yếu tố rủi ro nhất định khi sự chấp hành pháp luật thuế chưa cao, có một số bộ phận NNT cố tình lợi dụng khe hở của pháp luật để trốn thuế. Do đó đòi hỏi phải có sự kiểm tra, thường xuyên giám sát và sự liên kết đồng bộ của các cơ quan quản lý trong để chống gian lận tiền thuế. 1.3.2 Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán Theo quy định tại Thông tư 40/2021/TT-BTC định nghĩa: “Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh”. HKD nộp thuế theo “phương pháp khoán” hay còn gọi là hộ khoán. Từ “Khoán” mang ý nghĩa được giao, được ấn định một số tiền bao nhiêu để nộp vào NSNN. “Mức thuế khoán là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước phải nộp của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương
  • 35. 25 pháp khoán do cơ quan thuế xác định theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế”10 . Quy định về HKD nộp thuế theo “phương pháp khoán” xuất hiện từ rất lâu đời. Do đặc thù của mô hình HKD là nhỏ lẻ, không có hóa đơn chứng từ, SSKT để làm căn cứ tính thuế một cách chính xác, và mức độ nhận thức hiểu biết pháp luật chủ HKD còn nhiều hạn chế, nên việc áp dụng phương pháp khoán thuế là phù hợp, dễ hiểu, dễ thực hiện. Xét theo lịch sử pháp luật thuế, thuật ngữ “hộ khoán” ra đời từ rất lâu, năm 1990, luật thuế lợi tức, luật thuế doanh thu đã quy định về thuế suất khoán, tỷ lệ khoán. Luật quản lý thuế năm 2006, quy định về HKD nộp thuế theo phương pháp khoán thuế là HKD không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ; HKD không có đăng ký giấy phép kinh doanh, không đăng ký thuế. Việc quy định mức thuế khoán đối với HKD nộp thuế theo “phương pháp khoán” phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hồ sơ kê khai của NNT, ý kiến tham vấn của HĐTVT xã, phường, cơ sở dữ liệu của ngành thuế. Quy định pháp luật về phân loại HKD nộp thuế theo “phương pháp khoán” cũng tồn tại những ưu, nhược điểm nhất định. Về ưu điểm của phương pháp tính thuế này, đối với cơ quan quản lý giúp cho cơ quan thuế dễ dàng, thuận lợi về quản lý thuế do cách tính đơn giản, mức thuế được khoán ổn định trong một năm, thích hợp đối với HKD nhỏ lẻ. Đối với người nộp thuế, mức thuế ổn định nguyên năm, chỉ kê khai thuế một lần ổn định cho một năm, dễ dàng cho NNT, không cần theo dõi doanh thu chi phí thường xuyên, không phải lập SSKT, phù hợp cho những HKD nhỏ, không có chuyên môn về kế toán. Nhược điểm của “phương pháp khoán”, đối với cơ quan quản lý nhà nước không cập nhập kịp thời sự biến động doanh thu, quy mô tình hình hoạt động SXKD của từng HKD, dẫn đến khoán thuế thiếu chính xác, khoán thuế trên cảm 10 Khoản 9, Điều 3, Thông tư 40/2021/TT-BTC Hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
  • 36. 26 tính dẫn đến mất tính công bằng, minh bạch trong công tác quản lý. Đối với NNT, việc khoán thuế có thể dẫn đến nguy cơ bất bình đẳng giữa các HKD, chưa đánh giá đúng bản chất của từng hộ, cách tính còn dựa trên yếu tố chủ quan, dễ dẫn đến mức khoán thuế chưa sát thực tế. Hiện nay, với tốc độ phát triển của mô hình HKD thì việc Nhà nước đưa ra những quy định riêng để điều chỉnh cho từng đối tượng sẽ giúp cho công tác quản lý thuế được chặt chẽ hơn. 1.4 Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh 1.4.1 Thuế giá trị gia tăng Thuế GTGT “có nguồn gốc từ thuế doanh thu và Pháp là nước đầu tiên trên thế giới ban hành Luật thuế giá trị gia tăng - vào năm 1954. Thuế GTGT được một nhà kinh tế học người Pháp là Maurice Lauré nghĩ ra”11 . Khai sinh từ nước Pháp, hiện nay thuế GTGT đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Luật thuế GTGT lần đầu tiên được Quốc hội ban hành vào năm 1997, tại kỳ họp lần thứ 11, Quốc hội khoá 9, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1999 thay thế Luật doanh thu được ban hành trước đó. Với mục đích và nhiệm vụ chính là: “Góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hóa và dịch vụ, khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân, động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách Nhà nước”12 . Thuế GTGT được định nghĩa là “Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”13 . Đối tượng phải chịu thuế là “Hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng” trừ một số trường hợp không chịu thuế do luật quy định. Trong đó, đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế, HKD cũng là đối tượng phải nộp thuế GTGT. Theo quy định thuế GTGT hiện hành, có ba loại thuế suất thuế GTGT: 0%, 5% và 10%. 11 Trang https://vi.wikipedia.org (Bách khoa toàn thư), truy cập ngày 26/03/2023. 12 Luật thuế GTGT năm 1997 13 Điều 1 Luật thuế GTGT năm 1997
  • 37. 27 Đến nay, luật thuế GTGT đã có nhiều thay đổi, cho phù hợp với tốc độ phát triển của nền kinh tế, và tiệm cận hơn với quy định pháp luật quốc tế. Thuế GTGT có vai trò rất quan trọng, đóng góp phần lớn cho NSNN. Tỷ trọng thu từ thuế GTGT (trừ hoàn) chiếm 24,4% trong tổng thu NSNN giai đoạn 2011 đến năm 2020, trong đó, thu thuế GTGT từ sản xuất, tiêu dùng trong nước chiếm 17% tổng thu NSNN14 . Thuế GTGT có tác dụng điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 0% để khuyến khích cho xuất khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu không những không phải chịu thuế GTGT ở khâu xuất khẩu mà còn được hoàn số thuế đầu vào đã thu ở khâu trước. Điều này giúp giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh về giá của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Quy định về khấu trừ thuế GTGT đã thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán kế toán; sử dụng hoá đơn, chứng từ và thanh toán qua tài khoản ngân hàng, minh bạch hóa hoạt động SXKD, tránh gian lận, trốn thuế. Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, đánh vào người tiêu dùng. Người mua là người chịu thuế nhưng không trực tiếp nộp thuế mà do người bán nộp hộ. Theo quy định của Luật thuế GTGT thì thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào NSNN theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Đối với HKD, thuế GTGT là một trong những loại thuế quan trọng và chính yếu bên cạnh thuế TNCN. Trước khi luật thuế GTGT, thuế doanh thu được sử dụng để tính thuế đối với HKD. HKD khi thực hiện hoạt động kinh doanh với mong muốn tìm kiếm lợi nhuận, sản phẩm, hàng hóa được tạo ra từ hoạt động kinh doanh chắc chắn xuất hiện sự chênh lệch giá mua, giá bán, tạo ra giá trị tăng thêm hay còn gọi là “giá trị thặng dư”. Do đó việc áp dụng thuế GTGT đối với HKD là hoàn toàn phù hợp. 14 Trương Bá Tuấn- Tạp chí Kinh tế tài chính Việt Nam số 5/2021 - Phát triển bền vững nguồn thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam
  • 38. 28 Khác với mô hình doanh nghiệp, HKD là đối tượng không sử dụng hóa đơn, chứng từ và chế độ kế toán do đó không thể xác định giá trị của hàng hòa mua vào (giá vốn) một cách chính xác, từ đó pháp luật quy định về cách tính thuế đối với HKD đơn giản, dễ hiểu dễ thực hiện hơn đối với doanh nghiệp. Để xác định thuế GTGT đối với HKD thì chỉ cần xác định doanh thu và tỷ lệ để tính thuế (tỷ lệ này được quy định tại các văn bản hướng dẫn cho mỗi nhóm ngành kinh doanh khác nhau). Thuế GTGT là một loại thuế đặc biệt quan trọng, và khá phức tạp, khi mà trình độ nhận thức pháp luật nâng cao, sự phát triển của kỹ thuật số, công nghệ thông tin hiện đại, đòi hỏi các cơ quan lập pháp, hành pháp cũng phải liên tục nghiên cứu, đổi mới cho phù hợp. Quy định phải theo kịp với tốc độ phát triển, thì yêu cầu pháp luật phải chặt chẽ để tránh việc lợi dụng những khe hở của pháp luật để thực hiện hành vi lách luật. Hiện nay, việc xác định đúng doanh thu để tính thuế GTGT đối với HKD còn phải căn cứ đựa trên nhiều yếu tố khách quan, lẫn chủ quan. Vẫn còn nhiều nguồn thu đang bị thất thoát, mức thuế chưa tương xứng với quy mô, thực tế SXKD. Thuế GTGT được đánh giá là sắc thuế ổn định, ít biến động, so với những loại thuế khác. Hiện tại vẫn áp dụng Luật thuế GTGT năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng. Đối với thuế GTGT của HKD, từ năm 1997 đến nay tương đối ổn định trong cách tính thuế, căn cứ để tính thuế GTGT. Điều này giúp công tác quản lý, triển khai, áp dụng luật dễ dàng, thuận tiện, người dân dễ hiểu, dễ thực hiện. 1.4.2 Thuế thu nhập cá nhân Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận của các cá nhân trong một năm, từng tháng hoặc từng lần. Loại thuế này đánh vào những khoản thu nhập cao của cá nhân nhằm thực hiện việc điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, góp phần thực hiện công bằng xã hội và tăng nguồn thu cho NSNN.
  • 39. 29 Thuế TNCN đã có lịch sử hàng trăm năm, đầu tiên được áp dụng tại Hà Lan vào năm 1797, sau đó là Anh vào năm 1799, và Phổ vào năm 1808. Hoa Kỳ bắt đầu áp dụng thuế thu nhập vào năm 1864 trong thời kỳ nội chiến nhưng bị gián đoạn vào năm 1872. Các nước Châu Âu khác, cũng như Úc, New Zealand, và Nhật Bản áp dụng các loại thuế thu nhập thường xuyên vào nửa cuối Thế kỷ 19. Các nước Châu Á: Thái lan bắt đầu áp dụng năm 1939, Philippiner năm 1945, Hàn quốc năm 1948, Indonesia năm 1949, Trung quốc năm 1984; Các nước Đông Âu mới áp dụng như Rumani năm 1990, Nga năm 1991, Ba lan năm 1992.15 Tại Việt Nam, năm 1990, Nhà nước Việt Nam thông qua Nghị quyết số 270b-NQ/HĐNN8 ngày 30/06/1990 ban hành luật thuế lợi tức với mục đích chính là: “Để góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và động viên một phần lợi tức của cơ sở kinh doanh cho ngân sách Nhà nước, bảo đảm sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các thành phần kinh tế, kết hợp hài hoà lợi ích của Nhà nước, tập thể và người lao động”. Trong thời đại hiện nay thì việc quy định thuế đối với hoạt động SXKD của mô hình HKD là thực sự cần thiết. Từ “lợi tức” ở đây theo từ điển Việt Nam có nghĩa là tiền lãi thu được từ việc sản xuất kinh doanh hoặc từ khoản tiền cho vay, gửi ngân hàng. Theo quy định Bộ luật dân sự “lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản”16 . Trong hoạt động kinh doanh, lợi tức được hiểu là phần tiền lời thu được từ hoạt động SXKD. Khi tiến hành hoạt động kinh doanh nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận, thì một phần lợi nhuận đó sẽ phải đóng thuế và lúc này gọi là thuế lợi tức. Theo quy định “Căn cứ tính thuế là tổng lợi tức chịu thuế cả năm (không phân biệt hoạt động chính, hoạt động phụ, thường xuyên, không thường xuyên) và thuế suất”. 15 https://cucthue.longan.gov.vn/Lists/ThongTinThueTNCN, truy cập ngày 26/03/2023 16 Điều 6, Luật thuế lợi tức 1990
  • 40. 30 “Lợi tức chịu thuế bằng tổng số doanh thu trừ (-) các khoản chi phí kinh doanh hợp lệ, hợp lý của cơ sở kinh doanh có liên quan đến lợi tức chịu thuế trong kỳ cộng (+) các khoản lợi tức khác”17 . “Tổng doanh thu để tính lợi tức chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền dịch vụ đã thực hiện, được dùng làm căn cứ tính thuế doanh thu và thuế tiêu thụ đặc biệt”18 . Đối với HKD nhỏ, thuế lợi tức được xác định dựa trên doanh thu và thuế suất khoán do nhà nước quy định theo từng nhóm ngành nghề kinh doanh theo quy định tại Điều 11, Luật thuế lợi tức 1990. Ở đây, có thêm khái niệm về HKD nhỏ, căn cứ để xác định HKD nhỏ dựa vào doanh thu bình quân tháng của từng ngành nghề. Năm 1997, luật thuế TNDN số 57-L/CTN ngày 10/05/1997 có hiệu lực từ ngày 01/01/1999 bãi bỏ luật thuế lợi tức. Một trong những đối tượng nộp thuế TNDN là cá nhân SXKD hàng hóa, dịch vụ trong đó CNKD bao gồm : “Hộ cá thể và nhóm kinh doanh; hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp; cá nhân kinh doanh; cá nhân hành nghề độc lập; cá nhân có tài sản cho thuê; cá nhân nước ngoài kinh doanh có thu nhập phát sinh tại Việt Nam”19 Thuế TNDN lúc này thay thế cho thuế lợi tức đã được áp dụng đối với HKD trước đây. Xét về góc độ tính phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan, HKD không được quy định bởi luật Công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân lúc bấy giờ. Nhưng lại được quy được chỉnh bởi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều này gây ra thắc mắc, hiểu lầm cho người dân, từ đó làm giảm tính tuân thủ pháp luật. Năm 2007, Quốc hội ban hành Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12, trong đó có quy định đối tượng chịu thuế đối với “cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế” và thu nhập từ kinh doanh là một trong những loại thu nhập phải chịu thuế TNCN. Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm: Thu nhập từ hoạt động SXKD hàng hoá, dịch 17 Điều 7, Luật thuế lợi tức 1990 18 Điều 8, Luật thuế lợi tức 1990 19 Khoản 2, Điều 3 Luật thuế TNDN 1997
  • 41. 31 vụ; Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật20 . Căn cứ tính thuế TNCN đối với HKD là thu nhập tính thuế: “Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, các khoản giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.”21 Theo quy định trên, thuế TNCN đối với HKD được xác định thông qua phần thu nhập chịu thuế sau khi trừ đi các khoản giảm trừ theo quy định. Để xác định thu nhập chịu thuế, pháp luật thuế TNCN quy định : “Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh được xác định bằng doanh thu tính thu nhập chịu thuế trừ các khoản chi phí hợp lý”22 Để xác định được doanh thu và chi phí hợp lý, HKD phải hạch toán SSKT để theo dõi. Đối với những HKD không hạch toán được doanh thu, chi phí thì luật thuế TNCN quy định: “Cá nhân kinh doanh chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, không xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế thì cơ quan Thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu, tỷ lệ thu nhập chịu thuế để xác định thu nhập chịu thuế phù hợp với từng ngành, nghề sản xuất, kinh doanh”23 . “Căn cứ vào kết quả ấn định thu nhập chịu thuế quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan Thuế xác định mức thuế khoán theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại Điều 38 của Luật Quản lý Thuế”24 . Như vậy theo Luật thuế TNCN năm 2007, thuế TNCN đối với hoạt động kinh doanh nói chung, áp dụng tương tự như thuế TNCN đối với tiền lương tiền 20 Khoản 1, Điều 3 Luật thuế TNCN năm 2007 21 Điều 6, Nghị định số 100/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân. 22 Điều 7, Nghị định số 100/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân 23 Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 100/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân. 24 Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 100/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.
  • 42. 32 công, tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần, mức giảm trừ gia cảnh được áp dụng trong trường hợp này. Cá nhân có thu nhập từ kinh doanh phải khai quyết toán thuế trừ trường hợp cơ quan thuế ấn định số thuế phải nộp theo quy định tại Khoản 5, Điều 30 Nghị định 65/2013/NĐ-CP, quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân. Khi thực hiện luật thuế TNCN cá nhân năm 2007, việc tính thuế TNCN đối với HKD còn một số vướng mắc, khi phải xác định được mức giảm trừ gia cảnh đối với từng HKD, phải quyết toán thuế. Trong khi đó, trình độ nhận thức pháp luật, tính chất đơn giản đối với mô hình này, nguồn nhân lực quản lý không đảm bảo, tốn kém chi phí. Do đó, năm 2014 Quốc hội đã ban hành Luật số 71/2014/QH13 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về Thuế. Tại Khoản 4, Điều 2 Luật sửa đổi bổ sung quy định về thuế TNCN đối với CNKD “Cá nhân kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh”. Như vậy, theo pháp luật hiện hành, doanh thu chính là căn cứ để tính thuế TNCN đối với HKD. Xét về góc độ ngữ nghĩa của từ thu nhập cá nhân, từ nhu nhập ở đây có nghĩa là lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí sử dụng cho hoạt động kinh doanh, và với tên gọi như vậy rất nhiều người hiểu đon giản rằng, có lời thì mới đóng thuế. Do đó cách tính thuế với tên gọi bản thân chứa đựng sự mâu thuẫn, gây thắc mắc, khó hiểu cho người nộp thuế. Tóm lại, xét từ góc độ động viên NSNN, thuế TNCN nói chung và thuế TNCN đối với HKD nói riêng là một trong ba sắc thuế quan trọng nhất trong hệ thống thuế của Việt Nam. Trong những năm gần đây kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người ngày càng được nâng cao. Do đó, thuế TNCN ngày càng trở thành một nguồn thu quan trọng cho NSNN. 1.4.3 Các loại thuế khác Ngoài hai loại thuế là thuế GTGT và thuế TNCN nêu trên, nhà nước còn quy định một số loại thuế khác đánh trên một số loại hàng hóa đặc thù, như thuế TTĐB, thuế TN.