SlideShare a Scribd company logo
1 of 10
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
BÀI TẬP MÔN
CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG
Hà Nội, 2022
HỌ VÀ TÊN : TRỊNH VĂN TOÀN
LỚP
MÃ SỐ HỌC VIÊN
: QH2021 – K27
: 21065223
CHUYÊN NGÀNH : LUẬT DÂN SỰ VÀ TTDS
2
Họ và tên học viên: Trịnh Văn Toàn
Lớp: Dân sự và tố tụng dân sự K27 - QH2021 Khoa Luật ĐHQG HN
Sinh ngày: 24/03/1999
Email: toanbun243@gmail.com
Giảng viên: TS. Ngô Thanh Hương
Bộ môn: Chế độ tài sản của vợ chồng
Đề bài:
Tháng 4/2020 qua mai mối của người quen, anh A và chị B kết hôn với
nhau (có đăng ký kết hôn). Sau khi đăng ký kết hôn, anh A và chị B có tổ chức lễ
cưới theo phong tục. Trước khi kết hôn, ngày 3/2/2020 anh A và chị B lập một
văn bản thoả thuận (có côngchứng) với nội dung: “Toàn bộtài sản của anh A (có
trước và sau khi kết hôn) là tài sản chung của anh A và chị B”. Tháng 5/2020 ,
ông M (bố đẻ anh A) có tặng cho anh 01 mảnh đất diện tích 100 m2 tại xã X,
huyện Y, tỉnh Thái Nguyên (đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đứng tên anh A). Tháng 2/2021, chị B sang Thái Lan tiến hành phẫu thuật chuyển
đổigiới tính thành nam giới. Đau khổ và bất mãn, anh A bỏ nhà đi đến thành phố
Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình và quen biết với chị C. Tháng 7/2021, anh A kết hôn với
chị C. Do sơ suất nên UBND xã X, nơi cư trú của chị C đã cấp Giấy chứng nhận
kết hôn cho anh chị. Tháng 8/2021, Anh A bị tai nạn giao thông nên chị C có vay
của ông K số tiền 100 triệu đồng để trả tiền viện phí cho anh A.
Tháng 04/2022, anh A khởi kiện yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật với chị
B vì anh và chị B là quan hệ vợ chồng cùng giới tính; yêu cầu Toà án huỷ bỏ thoả
thuận về tài sản lập ngày 3/2/2020 và yêu cầu chị B trả lại cho anh bộ trang sức
02 cây vàng mà bà M (mẹ đẻ anh A) đã trao cho chị tại lễ cưới với lý do chị B là
con dâu nên mới tặng cho hai vợ chồng. Hiện nay, bà M mẹ anh đã chết.
Chị B yêu cầu ly hôn với anh A, yêu cầu chia quyền sử dụng đất tại xã X,
huyện Y, tỉnh Thái Nguyên vì đây là tài sản chung, anh A đã tặng cho chị bằng
văn bản thoả thuận lập ngày 3/2/2020; không đồng ý trả lại bộ trang sức 02 cây
vàng vì là tài sản riêng của chị, chính bà M đã đưa cho chị tại lễ cưới của hai anh
chị.
Cùng thời điểm đó, chị C có đơn yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật với anh
A vì anh A đã giấu chị chuyện kết hôn với chị B. Yêu cầu anh A trả nợ 100 triệu
đồng cho ông K.
Hỏi: Quan điểm của anh(chị) đối với vụ việctrên (có giải thích)? Từ đó
hãy bình luận quy định của pháp luật hiện hành?
3
BÀI LÀM
1. Thứ nhất, về việc A khởi kiện yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật với chị
B vì anh và chị B là quan hệ vợ chồng cùng giới tính.
Đây không được coi là kết hôn trái pháp luật bởi mặc dù chị B đã chuyển
đổi giới tính nhưng tại thời điểm kết hôn chị B và anh A hoàn toàn đủ điều kiện.
Trong đó, kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết
hôn theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình.
Các điều kiện kết hôn được quy định cụ thể tại Điều 8 của Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2014 như sau:
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
1.Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo
quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của LuậtHôn nhân và gia đình
năm 2014.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhângiữa nhữngngườicùng giớitính.”
2. A yêu cầu B trả lại cho A bộ trang sức 02 cây vàng mà bà M (mẹ đẻ
anh A) đã trao cho chị tại lễ cưới.
Việc anh A yêu cầu chị B trả lại cho anh bộ trang sức 02 cây vàng mà bà
M (mẹ đẻ anh A) đã trao cho chị tại lễ cưới với lý do chị B là con dâu nên mới
tặng cho hai vợ chồng, trường hợp này sẽ chia đôi số vàng và có thể được chấp
nhận giải quyết, mặc dù hiện nay bà M mẹ anh đã chết. Do việc tặng cho vàng
của bà M diễn ra công khai tại đám cưới của anh A và chị B, có rất nhiều người
chứng kiến. Nên số vàng này vẫn có thể coi là tài sản chung của vợ chồng được
quy định tại khoản 1 điều 33 Luật HNGĐ 2014: “ 1. Tài sản chung của vợ chồng
gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh
doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong
thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này;
tài sảnmà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác
mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.”
3. Anh A yêu cầu Toà án huỷ bỏ thoả thuận về tài sản lập ngày
03/02/2020.
4
Theo Điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình.
“Điều 47. Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng
Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận
thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có
công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được
xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.”
- A và B lập một văn bản thỏa thuận (có công chứng) với nội dung: “Toàn
bộ tài sản của anh A (có trước và sau khi kết hôn) là tài sản chung của anh A và
chị B” ngày 03/02/2020 là phù hợp với quy định của pháp luật.
- Văn bản được công chứng phù hợp với quy định của pháp luật và có hiệu
lực từ thời điểm A và B đăng ký kết hôn.
=> Trường hợp A muốn hủy bỏ văn bản ngày 03/02/2020 thì phải được sự
đồng ý của B theo quy định tại Điều 49 Luật Hôn nhân và Gia đình và Điều 51
Luật Công chứng.
“Điều 49. Sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của
vợ chồng
1. Vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản.
2. Hình thức sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản
theo thỏa thuận được áp dụng theo quy định tại Điều 47 của Luật này.”
“Điều 51. Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch
1. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được
công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của
tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.
2. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được
công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc
công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề
công chứng đã thựchiện việc công chứng chấm dứthoạtđộng, chuyển đổi, chuyển
nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng
đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủybỏ hợp đồng,
giao dịch.
3. Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch
đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giaodịch
quy định tại Chương này.”
5
=> Trường hợp A được quyền yêu cầu Tòa Án tuyên bố văn bản ngày
03/02/2020 vô hiệu khi chứng minh được theo Điều 50 Luật Hôn nhân và Gia
đình.
“ Điều 50. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu
1. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu
khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quyđịnh tạiBộ
luật dân sự và các luật khác có liên quan;
b) Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật
này;
c) Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng,
quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành
viên khác của gia đình.
2. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối
cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn khoản 1 Điều này.”
4. Chị B yêu cầu ly hôn với anh A
- Trong trường hợp A và B không cònyêu thương nhau, mục đíchhônnhân
không đạt được thì Tóa Án giải quyết ly hôn cho A và B theo Điều 55 hoặc Điều
56 Luật Hôn nhân và Gia đình.
“Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy haibên thật
sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ
và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc
có thỏa thuận nhưng không bảođảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa
án giải quyết việc ly hôn.
Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành
thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo
lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho
hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục
đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của ngườibị Tòa án tuyên bố mất tích
yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
6
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51
của Luậtnàythì Tòa án giảiquyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có
hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe,
tinh thần của người kia.”
5. Yêu cầuchia quyền sửdụng đất tạixã X, huyện Y, tỉnh TháiNguyên.
Vì đây là tài sản chung, anh A đã tặng cho chị bằng văn bản thoả thuận lập
ngày 3/2/2020 sẽ được Tòaán chấp nhận, vì trước khi kết hôn, ngày 3/2/2020 anh
A và chị B lập một văn bản thoả thuận (có công chứng) với nội dung: “Toàn bộ
tài sản của anh A (có trước và sau khi kết hôn) là tài sản chung của anh A và chị
B”., nên mảnh đất có diện tích 100 m2 tại xã X, huyện Y, tỉnh Thái Nguyên ( do
ông M là bố đẻ của anh A tặng cho đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đứng tên anh A) sẽđược coilà tài sản chung vợ chồng và phải chia quyền sử dụng
đất nói trên, được quy định tại khoản 1 điều 46 Luật HNGĐ 2014: “1. Việc nhập
tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung đượcthực hiện theo thỏa thuận của
vợ chồng.” và điều 47 Luật HNGĐ 2014: “Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản
của vợ chồng: Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo
thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức
văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa
thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn”.
6. Về việc chị C có đơn yêu cầu huỷ kếthôn trái pháp luật với anh A vì
anh A đã giấu chị chuyện kết hôn với chị B. Yêu cầu anh A trả nợ 100 triệu
đồng cho ông K.
- Yêu cầu của chị C phù hợp với quy định của pháp luật
Theo điều 10, điều 11, điều 12 Luật Hôn nhân và Gia đình.
“Điều 10. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp
luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức
quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luậtdo
việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố
tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luậtdo việc kết
hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:
a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác;
cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đạidiện theo pháp luậtkhác của người
kết hôn trái pháp luật;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
7
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơquan, tổ chức khác khi pháthiện việc kết hôn trái pháp luật
thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2
Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Điều 11. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật
1. Xử lý việc kết hôn trái pháp luậtđượcTòa án thực hiện theo quyđịnh tại
Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.
2. Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết
hôn trái pháp luậtmà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy
định tại Điều 8 của Luậtnàyvà hai bên yêu cầu công nhận quanhệhôn nhân thì
Tòa án công nhận quanhệhôn nhânđó. Trong trường hợp này, quan hệhôn nhân
được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật
này.
3. Quyếtđịnh của Tòa án vềviệc hủy kết hôn trái pháp luậthoặccông nhận
quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn
để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức
liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
4. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối
cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.
Điều 12. Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật
1. Khi việc kết hôn trái pháp luậtbị hủythì hai bên kết hôn phảichấm dứt
quan hệ như vợ chồng.
2. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về
quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
3. Quan hệtàisản, nghĩavụ và hợp đồng giữa cácbên được giảiquyếttheo
quy định tại Điều 16 của Luật này.”
- Yêu cầu anh A trả nợ 100 triệu đồng cho ông K, do lúc anh A bị tai nạn
giao thông nên chị C có vay của ông K số tiền 100 triệu đồng để trả tiền viện phí
cho anh A:
Chị C phải chứng minh số tiền 100 triệu vay của ông K là hoàn toàn dùng
vào việc chữa trị cho anh A. Toà án sẽ căn cứ vào chi phí thực tế chăm sóc và
điều trị của anh A để có thể phán quyết số tiền mà anh A phải có nghĩa vụ hoàn
lại cho chị C để trả cho ông K.
8
7. Đánh giá quy định pháp luật hiện hành về việc quy định hôn nhân
cùng giới tính
Quy định không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính
theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
Quan hệ vợ chồng được thừa nhận trên cơ sở kết hôn, bởi lẽ, hôn nhân là
sự liên kết đặc biệt giữa một người nam và một người nữ, sự liên kết này phải
được thừa nhận bằng một hình thức pháp lý mà thông qua đó Nhà nước thừa nhận
bằng một hình thức pháp lý - đăng ký kết hôn. Theo pháp luật Việt Nam, việc
thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa hai bên nam nữ phải được thực hiện thông qua
việc đăng ký kết hôn. Mọi nghi thức kết hôn khác không tuân thủ quy định về
đăng ký kết hôn đều không được pháp luật công nhận. Điều đó có thể khẳng định
kết hôn là sự kiện pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo
trình tự thủ tục luật định, nhằm công nhận các bên kết hôn là vợ chồng. Không
phải bất kì ai cũng có thể đăng ký kết hôn mà phải thỏa mãn các điều kiện về kết
hôn mà pháp luật quy định thì họ mới được kết hôn. Việc kết hôn sẽ không được
coilà hợp pháp nếu thiếu một trong các sự kiện hoặc hành vi dẫn đến việc kết hôn
đó có giá trị pháp lý. Theo đó, tại khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đìnhnăm
2014 quy định: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau
theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”.
Việc hai người cùng giới tính kết hôn và chung sống với nhau, tại Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000 là “cấm” không được phép thực hiện, nếu cố tình thực
hiện thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Nhưng đến Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2014 quy định tại khoản 2 Điều 8: “Nhà nướckhông thừa nhận hôn
nhân giữa những ngườicùng giới tính”. “Không thừa nhận” nghĩa là không cấm
nhưng cũng không công nhận họ là vợ chồng về mặt pháp lí. Những người đồng
giới có thể tổ chức đám cưới, tiệc cưới công khai, công khai chung sống với nhau
như vợ chồng nhưng họ không được đăng ký kết hôn, không được hưởng các
quyền lợi như những cặp vợ chồng bình thường khác. Và khi Luật mới năm 2014
được thông qua, có hai quan điểm trái chiều về việc kết hôn giữa những người
cùng giới tính, đó là:
Quan điểm thứ nhất đồngý với việc không thừa nhận hôn nhân giữa những
người cùng giới tính. Họ cho rằng, trong giai đoạnhiện nay Nhà nước ta chưa nên
thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính, nhưng trong Luật Hôn nhân
và gia đình cần phải có các quy định để một mặt góp phần ngăn ngừa thái độ kỳ
thị đốivới những người cùng giới tính, mặt khác, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết
các quan hệ về tài sản và con (nếu có) trong trường hợp họ sống chung với nhau
như vợ chồng. Bởi vì, đứng ở góc độ quyền con người thì người đồng tính cũng
9
có quyền sống, quyền ăn, ở, mặc, quyền được yêu thương và mưu cầu hạnh phúc.
Đứng ở góc độ quyền công dân, họ được lao động, học tập, khám bệnh, chữa
bệnh, khai sinh, khai tử, kết hôn…. có quyền và thực hiện các nghĩa vụ với Nhà
nước và xã hội. Thực tế cho thấy, vấn đề kết hôn giữa những người đồng tính là
một vấn đề diễn ra phổ biến, công khai hiện nay. Tình trạng những người đồng
tính, songtính, chuyển giới khi lấy nhau đã bịxã hội kỳ thị, phân biệt đốixử, thậm
chí xa lánh họ, coi đó là một hiện tượng bất thường cần phải loại trừ ra khỏi xã
hội. Chính vì vậy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về vấn đề này
để giảm bớt hiện tượng xấu trong xã hội, đó là điều hợp lý, phù hợp với thực tế
xã hội.
Quan điểm thứ hai cho rằng, quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới
tính là không phù hợp với chức năng xã hội của hôn nhân cũng như với quan niệm
truyền thống về hôn nhân và gia đình ở nước ta. Luật quy định cấm kết hôn giữa
những người cùng giới tính là phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống của
người Việt Nam cũng như mục đíchcủa việc kết hôn. Do đó, cần tiếp tục duy trì
quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính như quy định của Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000.
Mỗi quan điểm đều có lập luận hợp lý. Không thể phủ nhận rằng số người
đồng tính bẩm sinh có nhu cầu luyến ái là một nhu cầu thực tế, nếu ngăn cản họ
thì hạn chế quyền tự do cá nhân của họ, mà đồng tính luyến ái không phải là tệ
nạn, cũng không gây hậu quả xấu cho xã hội khi họ kết hôn. Tuy nhiên, trong một
xã hội truyền thống như Việt Nam, việc chấp nhận hôn nhân đồng giới tại thời
điểm này là một khó khăn. Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu đốivới những người
đồng giới pháp luật không cấm việc chung sống với nhau của những người đồng
tính, nhưng pháp luật cũng không thừa nhận họ là vợ chồng, nhằm đảm bảo đạo
đức, phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc.
Một số hạn chế của quy định không thừa nhận hôn nhân giữa những
người cùng giới tính:
Việc không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính có nghĩa
là nhà nước không cấm những người đồng tính kết hôn, không cấm họ tổ chức
đám cưới, không cấm họ chung sống như vợ chồng, chỉ là việc kết hôn đó không
được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, cũng như không được Nhà nước thừa
nhận hôn nhân có hiệu lực pháp lý. Mặc dù vậy, trên thực tế vẫn có quan điểm
cho rằng nên cấm việc kết hôn giữa những người cùng giới tính. Những người
theo quan điểm này chủ yếu dựa trên nguyên tắc bảo vệ các giá trị truyền thống
của gia đình Việt Nam. Họ cho rằng bên cạnh những người đồng tính bẩm sinh
thì trong xã hội cònnhiều người do ảnh hưởng a dua, đua đòi, theo trào lưu, muốn
sống thử với cảm giác mới. Vì vậy, nếu quy định như vậy, tình trạng sống chung
10
như vợ chồng củanhững người đồngtính sẽ ngày một tăng lên nhanh chóng. Điều
này làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, truyền thống đạo đức tốtđẹp của dân
tộc ta.
Bên cạnh đó, vẫn còn bộ phận người kỳ thị hay sợ hãi đốivới những người
đồng tính. Họ chỉ cần thấy hoặc nghe thấy “người đồng tính” thì đã xa lánh, sợ
hãi và bỏ chạy. Chỉ là một người đồng tính như vậy đã bị xa lánh, nếu cho những
người đồng tính chung sống với nhau thì những người đồng tính đó ngày càng bị
kỳ thị nhiều hơn và càng bị mọi người xa lánh, vì họ cảm thấy như vậy là ghê
tởm, là xấu xa, những người như vậy nên tránh xa. Vì vậy, chắc chắn một điều
rằng những người đó sẽ không thể chấp nhận việc Nhà nước không cấm việc kết
hôn giữa những người cùng giới tính.
Việc không thừa nhận hôn nhân cũng có thể dẫn đến một số hệ lụy xã hội.
Một là, sẽ khó ngăn chặn được hiện tượng những người bình thường về giới tính
lợi dụng để có quan hệ đồng tính vì mục đích xấu do y học không dễ dàng phân
biệt được các trường hợp này. Hai là, khi trong thời kỳ “hônnhân”, họ cùng chung
sức tạo ra tài sản chung, đến khi chia tay, nếu có tranh chấp thì sẽ phân xử như
thế nào? Hoặc nếu họ nhận nuôi connuôi, ghi tên cha mẹ ở đây ra sao?Đây cũng
là vấn đề rất phức tạp đối với các nhà làm luật.
Về mặt thực tế thì những hạn chế trên vẫn đang diễn ra rất phổ biến ở nhiều
người dân, ai cũng quan điểm thấy người đồng tính là ghê tởm, sợ hãi, xa lánh,
nhưng không ai hiểu được cảm nhận của những người đồng tính, họ cũng là con
người, cũng cần có các quyền cơ bản của conngười, cũng phải được tôn trọng và
được làm những việc mà mình muốn, miễn sao mình cảm thấy hạnh phúc và
không ảnh hưởng đến người khác, kết hôn cũng là chuyện bình thường như bao
người, tại sao hôn nhân giữa những người đồng tính lại không thừa nhận? Khi
phản đốiquy định của pháp luật mà chỉ dựa vào chính cảm nhận nhất thời của bản
thân mà không nghĩ đến cảm nhận của những người đặt trong hoàn cảnh đó thì sẽ
không thể hiểu được họ đang nghĩ gì và muốn gì? Cái gì cũng có sự bắt đầu khó
khăn, gian khổ, nhưng sau đó dần dần mọi người sẽ thích nghi được với nó, làm
cho xã hội phát triển ngày càng hoàn thiện hơn, quan hệ giữa người với người
trong xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Theo đó, mỗi người nên mở rộng lòng mình
hơn để chấp nhận những người đồng tính trong xã hội như những người bình
thường khác để họ sớm hòa nhập với xã hội.

More Related Content

Similar to 28 - Trinh Van Toan - K27 Che do tai san cua vo chong.docx

Bài_thuyết_trình_PLDC_nhóm_9.pptx
Bài_thuyết_trình_PLDC_nhóm_9.pptxBài_thuyết_trình_PLDC_nhóm_9.pptx
Bài_thuyết_trình_PLDC_nhóm_9.pptx
danhdinhthe
 
Tiểu Luận Lớp Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ Công Chức Hộ Tịch.docx
Tiểu Luận Lớp Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ Công Chức Hộ Tịch.docxTiểu Luận Lớp Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ Công Chức Hộ Tịch.docx
Tiểu Luận Lớp Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ Công Chức Hộ Tịch.docx
Zalo/Tele: 0973.287.149 Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói
 
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014
TS. BÙI QUANG XUÂN    BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014TS. BÙI QUANG XUÂN    BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014
Bùi Quang Xuân
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềTổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Thanh Trúc Lưu Hoàng
 

Similar to 28 - Trinh Van Toan - K27 Che do tai san cua vo chong.docx (20)

Bài Giảng Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Bài Giảng Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Bài Giảng Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Bài Giảng Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
 
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH: TÌNH HUỐNG PHÂN CHIA T...
TS. BÙI QUANG XUÂN       MÔN LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH: TÌNH HUỐNG PHÂN CHIA T...TS. BÙI QUANG XUÂN       MÔN LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH: TÌNH HUỐNG PHÂN CHIA T...
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH: TÌNH HUỐNG PHÂN CHIA T...
 
Luu y khi giai quyet vu viec dan su theo luat hon nhan va gia dinh 2014
Luu y khi giai quyet vu viec dan su theo luat hon nhan va gia dinh 2014Luu y khi giai quyet vu viec dan su theo luat hon nhan va gia dinh 2014
Luu y khi giai quyet vu viec dan su theo luat hon nhan va gia dinh 2014
 
Giải quyết tranh chấp đất chuyển nhượng có mồ mả
Giải quyết tranh chấp đất chuyển nhượng có mồ mảGiải quyết tranh chấp đất chuyển nhượng có mồ mả
Giải quyết tranh chấp đất chuyển nhượng có mồ mả
 
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG QUAN HỆ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG
TS. BÙI QUANG XUÂN    BÀI GIẢNG QUAN HỆ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNGTS. BÙI QUANG XUÂN    BÀI GIẢNG QUAN HỆ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG QUAN HỆ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG
 
Đề tài tốt nghiệp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Toà án
Đề tài tốt nghiệp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Toà ánĐề tài tốt nghiệp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Toà án
Đề tài tốt nghiệp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Toà án
 
1111.docx
1111.docx1111.docx
1111.docx
 
Đề tài: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn
Đề tài: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hônĐề tài: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn
Đề tài: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn
 
Luận văn: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn theo lu...
Luận văn: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn theo lu...Luận văn: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn theo lu...
Luận văn: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn theo lu...
 
TIỂU LUẬN THỎA THUẬN XÁC LẬP CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG.docx
TIỂU LUẬN THỎA THUẬN XÁC LẬP CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG.docxTIỂU LUẬN THỎA THUẬN XÁC LẬP CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG.docx
TIỂU LUẬN THỎA THUẬN XÁC LẬP CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG.docx
 
Thủ tục yêu cầu giải quyết hôn nhân không đăng ký kết hôn
Thủ tục yêu cầu giải quyết hôn nhân không đăng ký kết hônThủ tục yêu cầu giải quyết hôn nhân không đăng ký kết hôn
Thủ tục yêu cầu giải quyết hôn nhân không đăng ký kết hôn
 
Các khoản nợ được phân chia như thế nào khi vợ chồng ly hôn?
Các khoản nợ được phân chia như thế nào khi vợ chồng ly hôn?Các khoản nợ được phân chia như thế nào khi vợ chồng ly hôn?
Các khoản nợ được phân chia như thế nào khi vợ chồng ly hôn?
 
Tiểu luận PLĐC.docx
Tiểu luận PLĐC.docxTiểu luận PLĐC.docx
Tiểu luận PLĐC.docx
 
Bài_thuyết_trình_PLDC_nhóm_9.pptx
Bài_thuyết_trình_PLDC_nhóm_9.pptxBài_thuyết_trình_PLDC_nhóm_9.pptx
Bài_thuyết_trình_PLDC_nhóm_9.pptx
 
Tiểu Luận Lớp Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ Công Chức Hộ Tịch.docx
Tiểu Luận Lớp Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ Công Chức Hộ Tịch.docxTiểu Luận Lớp Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ Công Chức Hộ Tịch.docx
Tiểu Luận Lớp Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ Công Chức Hộ Tịch.docx
 
Ly Hôn Trong Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam Năm 2000
Ly Hôn Trong Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam Năm 2000Ly Hôn Trong Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam Năm 2000
Ly Hôn Trong Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam Năm 2000
 
Cơ sở lý luận về hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình.docx
Cơ sở lý luận về hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình.docxCơ sở lý luận về hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình.docx
Cơ sở lý luận về hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình.docx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014
TS. BÙI QUANG XUÂN    BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014TS. BÙI QUANG XUÂN    BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngành Luật Hôn Nhân Và Gia Đình...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngành Luật Hôn Nhân Và Gia Đình...Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngành Luật Hôn Nhân Và Gia Đình...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngành Luật Hôn Nhân Và Gia Đình...
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềTổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
 

28 - Trinh Van Toan - K27 Che do tai san cua vo chong.docx

  • 1. 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÀI TẬP MÔN CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG Hà Nội, 2022 HỌ VÀ TÊN : TRỊNH VĂN TOÀN LỚP MÃ SỐ HỌC VIÊN : QH2021 – K27 : 21065223 CHUYÊN NGÀNH : LUẬT DÂN SỰ VÀ TTDS
  • 2. 2 Họ và tên học viên: Trịnh Văn Toàn Lớp: Dân sự và tố tụng dân sự K27 - QH2021 Khoa Luật ĐHQG HN Sinh ngày: 24/03/1999 Email: toanbun243@gmail.com Giảng viên: TS. Ngô Thanh Hương Bộ môn: Chế độ tài sản của vợ chồng Đề bài: Tháng 4/2020 qua mai mối của người quen, anh A và chị B kết hôn với nhau (có đăng ký kết hôn). Sau khi đăng ký kết hôn, anh A và chị B có tổ chức lễ cưới theo phong tục. Trước khi kết hôn, ngày 3/2/2020 anh A và chị B lập một văn bản thoả thuận (có côngchứng) với nội dung: “Toàn bộtài sản của anh A (có trước và sau khi kết hôn) là tài sản chung của anh A và chị B”. Tháng 5/2020 , ông M (bố đẻ anh A) có tặng cho anh 01 mảnh đất diện tích 100 m2 tại xã X, huyện Y, tỉnh Thái Nguyên (đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đứng tên anh A). Tháng 2/2021, chị B sang Thái Lan tiến hành phẫu thuật chuyển đổigiới tính thành nam giới. Đau khổ và bất mãn, anh A bỏ nhà đi đến thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình và quen biết với chị C. Tháng 7/2021, anh A kết hôn với chị C. Do sơ suất nên UBND xã X, nơi cư trú của chị C đã cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho anh chị. Tháng 8/2021, Anh A bị tai nạn giao thông nên chị C có vay của ông K số tiền 100 triệu đồng để trả tiền viện phí cho anh A. Tháng 04/2022, anh A khởi kiện yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật với chị B vì anh và chị B là quan hệ vợ chồng cùng giới tính; yêu cầu Toà án huỷ bỏ thoả thuận về tài sản lập ngày 3/2/2020 và yêu cầu chị B trả lại cho anh bộ trang sức 02 cây vàng mà bà M (mẹ đẻ anh A) đã trao cho chị tại lễ cưới với lý do chị B là con dâu nên mới tặng cho hai vợ chồng. Hiện nay, bà M mẹ anh đã chết. Chị B yêu cầu ly hôn với anh A, yêu cầu chia quyền sử dụng đất tại xã X, huyện Y, tỉnh Thái Nguyên vì đây là tài sản chung, anh A đã tặng cho chị bằng văn bản thoả thuận lập ngày 3/2/2020; không đồng ý trả lại bộ trang sức 02 cây vàng vì là tài sản riêng của chị, chính bà M đã đưa cho chị tại lễ cưới của hai anh chị. Cùng thời điểm đó, chị C có đơn yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật với anh A vì anh A đã giấu chị chuyện kết hôn với chị B. Yêu cầu anh A trả nợ 100 triệu đồng cho ông K. Hỏi: Quan điểm của anh(chị) đối với vụ việctrên (có giải thích)? Từ đó hãy bình luận quy định của pháp luật hiện hành?
  • 3. 3 BÀI LÀM 1. Thứ nhất, về việc A khởi kiện yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật với chị B vì anh và chị B là quan hệ vợ chồng cùng giới tính. Đây không được coi là kết hôn trái pháp luật bởi mặc dù chị B đã chuyển đổi giới tính nhưng tại thời điểm kết hôn chị B và anh A hoàn toàn đủ điều kiện. Trong đó, kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình. Các điều kiện kết hôn được quy định cụ thể tại Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau: “Điều 8. Điều kiện kết hôn 1.Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của LuậtHôn nhân và gia đình năm 2014. 2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhângiữa nhữngngườicùng giớitính.” 2. A yêu cầu B trả lại cho A bộ trang sức 02 cây vàng mà bà M (mẹ đẻ anh A) đã trao cho chị tại lễ cưới. Việc anh A yêu cầu chị B trả lại cho anh bộ trang sức 02 cây vàng mà bà M (mẹ đẻ anh A) đã trao cho chị tại lễ cưới với lý do chị B là con dâu nên mới tặng cho hai vợ chồng, trường hợp này sẽ chia đôi số vàng và có thể được chấp nhận giải quyết, mặc dù hiện nay bà M mẹ anh đã chết. Do việc tặng cho vàng của bà M diễn ra công khai tại đám cưới của anh A và chị B, có rất nhiều người chứng kiến. Nên số vàng này vẫn có thể coi là tài sản chung của vợ chồng được quy định tại khoản 1 điều 33 Luật HNGĐ 2014: “ 1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sảnmà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.” 3. Anh A yêu cầu Toà án huỷ bỏ thoả thuận về tài sản lập ngày 03/02/2020.
  • 4. 4 Theo Điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình. “Điều 47. Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.” - A và B lập một văn bản thỏa thuận (có công chứng) với nội dung: “Toàn bộ tài sản của anh A (có trước và sau khi kết hôn) là tài sản chung của anh A và chị B” ngày 03/02/2020 là phù hợp với quy định của pháp luật. - Văn bản được công chứng phù hợp với quy định của pháp luật và có hiệu lực từ thời điểm A và B đăng ký kết hôn. => Trường hợp A muốn hủy bỏ văn bản ngày 03/02/2020 thì phải được sự đồng ý của B theo quy định tại Điều 49 Luật Hôn nhân và Gia đình và Điều 51 Luật Công chứng. “Điều 49. Sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng 1. Vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản. 2. Hình thức sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản theo thỏa thuận được áp dụng theo quy định tại Điều 47 của Luật này.” “Điều 51. Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch 1. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó. 2. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thựchiện việc công chứng chấm dứthoạtđộng, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủybỏ hợp đồng, giao dịch. 3. Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giaodịch quy định tại Chương này.”
  • 5. 5 => Trường hợp A được quyền yêu cầu Tòa Án tuyên bố văn bản ngày 03/02/2020 vô hiệu khi chứng minh được theo Điều 50 Luật Hôn nhân và Gia đình. “ Điều 50. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu 1. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quyđịnh tạiBộ luật dân sự và các luật khác có liên quan; b) Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này; c) Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình. 2. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn khoản 1 Điều này.” 4. Chị B yêu cầu ly hôn với anh A - Trong trường hợp A và B không cònyêu thương nhau, mục đíchhônnhân không đạt được thì Tóa Án giải quyết ly hôn cho A và B theo Điều 55 hoặc Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình. “Điều 55. Thuận tình ly hôn Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy haibên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảođảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn. Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên 1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của ngườibị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
  • 6. 6 3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luậtnàythì Tòa án giảiquyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.” 5. Yêu cầuchia quyền sửdụng đất tạixã X, huyện Y, tỉnh TháiNguyên. Vì đây là tài sản chung, anh A đã tặng cho chị bằng văn bản thoả thuận lập ngày 3/2/2020 sẽ được Tòaán chấp nhận, vì trước khi kết hôn, ngày 3/2/2020 anh A và chị B lập một văn bản thoả thuận (có công chứng) với nội dung: “Toàn bộ tài sản của anh A (có trước và sau khi kết hôn) là tài sản chung của anh A và chị B”., nên mảnh đất có diện tích 100 m2 tại xã X, huyện Y, tỉnh Thái Nguyên ( do ông M là bố đẻ của anh A tặng cho đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đứng tên anh A) sẽđược coilà tài sản chung vợ chồng và phải chia quyền sử dụng đất nói trên, được quy định tại khoản 1 điều 46 Luật HNGĐ 2014: “1. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung đượcthực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.” và điều 47 Luật HNGĐ 2014: “Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng: Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn”. 6. Về việc chị C có đơn yêu cầu huỷ kếthôn trái pháp luật với anh A vì anh A đã giấu chị chuyện kết hôn với chị B. Yêu cầu anh A trả nợ 100 triệu đồng cho ông K. - Yêu cầu của chị C phù hợp với quy định của pháp luật Theo điều 10, điều 11, điều 12 Luật Hôn nhân và Gia đình. “Điều 10. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật 1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luậtdo việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này. 2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luậtdo việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này: a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đạidiện theo pháp luậtkhác của người kết hôn trái pháp luật; b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • 7. 7 c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; d) Hội liên hiệp phụ nữ. 3. Cá nhân, cơquan, tổ chức khác khi pháthiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật. Điều 11. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật 1. Xử lý việc kết hôn trái pháp luậtđượcTòa án thực hiện theo quyđịnh tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự. 2. Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luậtmà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luậtnàyvà hai bên yêu cầu công nhận quanhệhôn nhân thì Tòa án công nhận quanhệhôn nhânđó. Trong trường hợp này, quan hệhôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này. 3. Quyếtđịnh của Tòa án vềviệc hủy kết hôn trái pháp luậthoặccông nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. 4. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này. Điều 12. Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật 1. Khi việc kết hôn trái pháp luậtbị hủythì hai bên kết hôn phảichấm dứt quan hệ như vợ chồng. 2. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn. 3. Quan hệtàisản, nghĩavụ và hợp đồng giữa cácbên được giảiquyếttheo quy định tại Điều 16 của Luật này.” - Yêu cầu anh A trả nợ 100 triệu đồng cho ông K, do lúc anh A bị tai nạn giao thông nên chị C có vay của ông K số tiền 100 triệu đồng để trả tiền viện phí cho anh A: Chị C phải chứng minh số tiền 100 triệu vay của ông K là hoàn toàn dùng vào việc chữa trị cho anh A. Toà án sẽ căn cứ vào chi phí thực tế chăm sóc và điều trị của anh A để có thể phán quyết số tiền mà anh A phải có nghĩa vụ hoàn lại cho chị C để trả cho ông K.
  • 8. 8 7. Đánh giá quy định pháp luật hiện hành về việc quy định hôn nhân cùng giới tính Quy định không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: Quan hệ vợ chồng được thừa nhận trên cơ sở kết hôn, bởi lẽ, hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một người nam và một người nữ, sự liên kết này phải được thừa nhận bằng một hình thức pháp lý mà thông qua đó Nhà nước thừa nhận bằng một hình thức pháp lý - đăng ký kết hôn. Theo pháp luật Việt Nam, việc thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa hai bên nam nữ phải được thực hiện thông qua việc đăng ký kết hôn. Mọi nghi thức kết hôn khác không tuân thủ quy định về đăng ký kết hôn đều không được pháp luật công nhận. Điều đó có thể khẳng định kết hôn là sự kiện pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo trình tự thủ tục luật định, nhằm công nhận các bên kết hôn là vợ chồng. Không phải bất kì ai cũng có thể đăng ký kết hôn mà phải thỏa mãn các điều kiện về kết hôn mà pháp luật quy định thì họ mới được kết hôn. Việc kết hôn sẽ không được coilà hợp pháp nếu thiếu một trong các sự kiện hoặc hành vi dẫn đến việc kết hôn đó có giá trị pháp lý. Theo đó, tại khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đìnhnăm 2014 quy định: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Việc hai người cùng giới tính kết hôn và chung sống với nhau, tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là “cấm” không được phép thực hiện, nếu cố tình thực hiện thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Nhưng đến Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tại khoản 2 Điều 8: “Nhà nướckhông thừa nhận hôn nhân giữa những ngườicùng giới tính”. “Không thừa nhận” nghĩa là không cấm nhưng cũng không công nhận họ là vợ chồng về mặt pháp lí. Những người đồng giới có thể tổ chức đám cưới, tiệc cưới công khai, công khai chung sống với nhau như vợ chồng nhưng họ không được đăng ký kết hôn, không được hưởng các quyền lợi như những cặp vợ chồng bình thường khác. Và khi Luật mới năm 2014 được thông qua, có hai quan điểm trái chiều về việc kết hôn giữa những người cùng giới tính, đó là: Quan điểm thứ nhất đồngý với việc không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Họ cho rằng, trong giai đoạnhiện nay Nhà nước ta chưa nên thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính, nhưng trong Luật Hôn nhân và gia đình cần phải có các quy định để một mặt góp phần ngăn ngừa thái độ kỳ thị đốivới những người cùng giới tính, mặt khác, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các quan hệ về tài sản và con (nếu có) trong trường hợp họ sống chung với nhau như vợ chồng. Bởi vì, đứng ở góc độ quyền con người thì người đồng tính cũng
  • 9. 9 có quyền sống, quyền ăn, ở, mặc, quyền được yêu thương và mưu cầu hạnh phúc. Đứng ở góc độ quyền công dân, họ được lao động, học tập, khám bệnh, chữa bệnh, khai sinh, khai tử, kết hôn…. có quyền và thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước và xã hội. Thực tế cho thấy, vấn đề kết hôn giữa những người đồng tính là một vấn đề diễn ra phổ biến, công khai hiện nay. Tình trạng những người đồng tính, songtính, chuyển giới khi lấy nhau đã bịxã hội kỳ thị, phân biệt đốixử, thậm chí xa lánh họ, coi đó là một hiện tượng bất thường cần phải loại trừ ra khỏi xã hội. Chính vì vậy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về vấn đề này để giảm bớt hiện tượng xấu trong xã hội, đó là điều hợp lý, phù hợp với thực tế xã hội. Quan điểm thứ hai cho rằng, quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính là không phù hợp với chức năng xã hội của hôn nhân cũng như với quan niệm truyền thống về hôn nhân và gia đình ở nước ta. Luật quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính là phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống của người Việt Nam cũng như mục đíchcủa việc kết hôn. Do đó, cần tiếp tục duy trì quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính như quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Mỗi quan điểm đều có lập luận hợp lý. Không thể phủ nhận rằng số người đồng tính bẩm sinh có nhu cầu luyến ái là một nhu cầu thực tế, nếu ngăn cản họ thì hạn chế quyền tự do cá nhân của họ, mà đồng tính luyến ái không phải là tệ nạn, cũng không gây hậu quả xấu cho xã hội khi họ kết hôn. Tuy nhiên, trong một xã hội truyền thống như Việt Nam, việc chấp nhận hôn nhân đồng giới tại thời điểm này là một khó khăn. Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu đốivới những người đồng giới pháp luật không cấm việc chung sống với nhau của những người đồng tính, nhưng pháp luật cũng không thừa nhận họ là vợ chồng, nhằm đảm bảo đạo đức, phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc. Một số hạn chế của quy định không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính: Việc không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính có nghĩa là nhà nước không cấm những người đồng tính kết hôn, không cấm họ tổ chức đám cưới, không cấm họ chung sống như vợ chồng, chỉ là việc kết hôn đó không được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, cũng như không được Nhà nước thừa nhận hôn nhân có hiệu lực pháp lý. Mặc dù vậy, trên thực tế vẫn có quan điểm cho rằng nên cấm việc kết hôn giữa những người cùng giới tính. Những người theo quan điểm này chủ yếu dựa trên nguyên tắc bảo vệ các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam. Họ cho rằng bên cạnh những người đồng tính bẩm sinh thì trong xã hội cònnhiều người do ảnh hưởng a dua, đua đòi, theo trào lưu, muốn sống thử với cảm giác mới. Vì vậy, nếu quy định như vậy, tình trạng sống chung
  • 10. 10 như vợ chồng củanhững người đồngtính sẽ ngày một tăng lên nhanh chóng. Điều này làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, truyền thống đạo đức tốtđẹp của dân tộc ta. Bên cạnh đó, vẫn còn bộ phận người kỳ thị hay sợ hãi đốivới những người đồng tính. Họ chỉ cần thấy hoặc nghe thấy “người đồng tính” thì đã xa lánh, sợ hãi và bỏ chạy. Chỉ là một người đồng tính như vậy đã bị xa lánh, nếu cho những người đồng tính chung sống với nhau thì những người đồng tính đó ngày càng bị kỳ thị nhiều hơn và càng bị mọi người xa lánh, vì họ cảm thấy như vậy là ghê tởm, là xấu xa, những người như vậy nên tránh xa. Vì vậy, chắc chắn một điều rằng những người đó sẽ không thể chấp nhận việc Nhà nước không cấm việc kết hôn giữa những người cùng giới tính. Việc không thừa nhận hôn nhân cũng có thể dẫn đến một số hệ lụy xã hội. Một là, sẽ khó ngăn chặn được hiện tượng những người bình thường về giới tính lợi dụng để có quan hệ đồng tính vì mục đích xấu do y học không dễ dàng phân biệt được các trường hợp này. Hai là, khi trong thời kỳ “hônnhân”, họ cùng chung sức tạo ra tài sản chung, đến khi chia tay, nếu có tranh chấp thì sẽ phân xử như thế nào? Hoặc nếu họ nhận nuôi connuôi, ghi tên cha mẹ ở đây ra sao?Đây cũng là vấn đề rất phức tạp đối với các nhà làm luật. Về mặt thực tế thì những hạn chế trên vẫn đang diễn ra rất phổ biến ở nhiều người dân, ai cũng quan điểm thấy người đồng tính là ghê tởm, sợ hãi, xa lánh, nhưng không ai hiểu được cảm nhận của những người đồng tính, họ cũng là con người, cũng cần có các quyền cơ bản của conngười, cũng phải được tôn trọng và được làm những việc mà mình muốn, miễn sao mình cảm thấy hạnh phúc và không ảnh hưởng đến người khác, kết hôn cũng là chuyện bình thường như bao người, tại sao hôn nhân giữa những người đồng tính lại không thừa nhận? Khi phản đốiquy định của pháp luật mà chỉ dựa vào chính cảm nhận nhất thời của bản thân mà không nghĩ đến cảm nhận của những người đặt trong hoàn cảnh đó thì sẽ không thể hiểu được họ đang nghĩ gì và muốn gì? Cái gì cũng có sự bắt đầu khó khăn, gian khổ, nhưng sau đó dần dần mọi người sẽ thích nghi được với nó, làm cho xã hội phát triển ngày càng hoàn thiện hơn, quan hệ giữa người với người trong xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Theo đó, mỗi người nên mở rộng lòng mình hơn để chấp nhận những người đồng tính trong xã hội như những người bình thường khác để họ sớm hòa nhập với xã hội.