SlideShare a Scribd company logo
1 of 12
CHƯƠNG 1: NGUYÊN CỨU VỀ VIỆC CẤM KẾT HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ
GIA ĐÌNH
1.1. Khái niệm và một số quy định trong luật hôn nhân và gia đình
1.1.1. Khái niệm hôn nhân
Theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã thực
hiện các quy định của pháp luật về kết hôn, nhằm chung sống với nhau và xây dựng gia đình no
ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
Nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm giữa hai bên và tương trợ lẫn
nhau về những nhu cầu vật chất trong đời sống hàng ngày. Hôn nhân là quan hệ gắn liền với nhân
thân của mỗi bên nam nữ với tư cách là vợ chồng. Trong xã hội mà các quan hệ hôn nhân được
coi là quan hệ pháp luật thì sự liên kết giữa người nam và người nữ mang ý nghĩa như một sự kiện
pháp lý làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định cho các bên trong quan hệ vợ chồng.
1.1.2 Một số điều kiện trong việc kết hôn
1.1.2.a. Khái niệm điều kiện kết hôn
Chức năng tái sản xuất ra con người là chức năng quan trọng nhất của gia đình để duy trì xã hội
loài người. Khởi nguồn của gia đình là sự xác lập quan hệ hôn nhân giữa hai người khác giới, được
nhà nước tôn trọng và bảo vệ. Xét về mặt lý luận, nếu xem gia đình là nền tảng của xã hội thì điều
kiện kết hôn chính là yếu tố pháp lý cơ sở để xây dựng nền tảng này. Điều kiện kết hôn được quy
định trong luật và cũng bị tác động bởi nền kinh tế, khi xã hội có những biến đổi mà quy định về
điều kiện kết hôn không còn phù hợp nữa thì phải có sự thay đổi hợp lý. Các quy định về điều kiện
kết hôn về tổng thể cũng góp phần hạn chế các tệ nạn như tảo hôn, kết hôn không dựa trên tinh
thần tự nguyện hay kết hôn với những người không đủ điều kiện kết hôn; góp phần xây dựng xã
hội vững mạnh, nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng.
Tóm lại, việc quy định điều kiện kết hôn là hoàn toàn cần thiết, phù hợp với xu hướng phát triển ,
nhu cầu cần thiết của xã hội; phù hợp với chủ trương, chính sách và đường lối của Đảng.
1.1.2.b Điều kiện kết hôn
- Điều kiện về độ tuổi kết hôn
Độ tuổi là thước đo cho sự phát triển của con người, đảm bảo khả năng họ có thể thực hiện sứ
mạng của mình là xây dựng gia đình và phát triển xã hội. Tuổi kết hôn được hiểu là tuổi mà một
người được phép lấy chồng/vợ cũng như quyền làm hoặc buộc phải làm cha mẹ hoặc các hình thức
khác đồng thuận khác.
Độ tuổi và các yêu cầu khác nhau ở mỗi nước, nhìn chung thì độ tuổi kết hôn là 18 tuổi ở nhiều
quốc gia, tuy nhiên nhiều nước cho phép độ tuổi kết hôn sớm hơn nếu có sự đồng ý của cha/mẹ
hoặcluật pháp, hoặc trong trường hợp mang thai (nữ). Tại Việt Nam, theo "Điều kiện kết hôn" của
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì nam phải đủ từ 20 tuổi và nữ đủ từ 18 tuổi trở lên.
Độ tuổi kết hôn không chỉ căn cứ vào khả năng sinh sản của nam, nữ mà còn đảm bảo cho việc
xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Đồng thời đảm bảo cho con
cái sinh ra được khỏe mạnh cả về thể lực lẫn trí tuệ, có thể phát triển tốt để trở thành công dân có
ích cho xã hội. Con người chỉ khi đạt đến độ tuổi nhất định mới có suy nghĩ đúng đắn và nghiêm
túc trong việc kết hôn của mình.
- Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định
Định nghĩa trong từ điển về từ “tự nguyện” là: tự mình muốn làm, tự mình muốn như thế, không
ai bắt buộc. Vậy tự nguyện của nam, nữ trong kết hôn được hiểu là mong muốn xuất phát từ ý chí
của cả hai, tự mình quyết định việc kết hôn và thể hiện ý chí muốn trở thành vợ chồng. Kết hôn
phải dựa trên ý chí của nam, nữ mà không bị tác động bởi bất cứ người nào khiến họ phải kết hôn
trái với nguyện vọng của họ.
Sự tự nguyện là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hôn nhân có thể tồn tại lâu dài và bền vững. Sự tự
nguyện trong kết hôn thường được thể hiện ở việc cùng nhau đi đăng ký kết hôn. Pháp luật quy
định việc kết hôn phải có sự tự nguyện của cả hai bên nam nữ là nhằm bảo đảm cho họ được tự do
thể hiện ý chí và tình cảm khi kết hôn. Sở dĩ pháp luật quy định vậy là xuất phát từ quyền con
người được công nhận trên toàn thế giới trong Bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên hợp
quốc ngày 10 tháng 12 năm 1948, cụ thể là điều 16 " Ðiều 16”.
- Người tham gia kết hôn không bị mất năng lực hành vi nhân sự
Những người bị mất năng lực hành vi dân sự không có khả năng nhận biết, điều khiển hành vi nên
họ không thể thực hiện được nghĩa vụ với vợ, chồng và đối với các con; không thể thực hiện trách
nhiệm của mình trong gia đình.
Khi họ bị mất năng lực hành vi dân sự cũng không thể biết được nguyện vọng thật sự của họ, khó
xác định cuộc hôn nhân dựa trên tinh thần tự nguyện.
Dựa trên căn cứ khoa học thì bệnh tâm thần là loại bệnh có tính di truyền nên các nhà làm luật
cũng cho rằng, cần phải có quy định cấm những người mắc bệnh này kết hôn để đảm bảo cho con
cái sinh ra được khỏe mạnh, bảo đảm cho nòi giống được phát triển tốt và bảo đảm cho hạnh phúc
gia đình.
1.2. Khái niệm về việc cấm kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn theo luật hôn nhân và gia
đình
1.2.1. Khái niệm về việc cấm kết hôn
Cấm kết hôn là việc không cho phép nam nữ kết hôn thuộc một số trường hợp theo quy định của
pháp luật.
Nhà nước ta trong việc hạn chế quyền kết hôn của nam nữ trong những trường hợp đặc biệt, nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người kết hôn, của gia đình và của xã hội, bảo vệ chế
độ hôn nhân và gia đình tiến bộ. Trong khoa học pháp lí và trong các văn bản pháp luật, các thuật
ngữ “cấm không được kết hôn" hoặc "không được kết hôn" được sử dụng có nghĩa như thuật ngữ
“cấm kết hôn".
1.2.2. Các trường hợp bị cấm kếthôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình hiện hành
1.2.2.a.Trường hợp kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo:
- Kết hôn giả tạo theo khoản 11 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&HĐ) được định nghĩa
như sau:
"Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam,
quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà
không nhằm mục đích xây dựng gia đình."
Kết hôn giả tạo là thuật ngữ chỉ về một cuộc hôn nhân có mục đích cá nhân, thỏa thuận ngầm hoặc
trái quy định với pháp luật để tiến hành kết hôn vì những lý do khác hơn là những lý do xây dựng
gia đình hay kết hôn trên cơ sở tình yêu.
Kết hôn giả tạo nói chung là vẫn đảm bảo về mặt thủ tục và cặp vợ chồng vẫn được cấp hôn thú
tuy nhiên mục đích kết hôn không đảm bảo, việc kết hôn và các thủ tục pháp lý chỉ là hình thức
trên mặt giấy tờ, chứ hai người không hề chung sống với nhau hoặc nhanh chóng ly hôn sau khi
đã đạt mục đích.
Có thể nêu một ví dụ về trường hợp kết hôn giả tạo như sau:
Chị C và anh H, một người có quốc tịch nước ngoài, bàn bạc quyết định kết hôn giả tạo với nhau
vì chị C muốn có quốc tịch nước ngoài. Sau khi hoàn tất các thủ tục, hồ sơ cần thiết cho hôn nhân,
chị C đã đạt được mục đích của mình. Và sau đó họ không hề chung sống với nhau như vợ chồng,
và một thời gian sau đó họ nhanh chóng ly hôn.
- Ly hôn giả tạo được khoản 15 Điều 3 Luật HN&GĐ định nghĩa như sau:
“ Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp
luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.”
Như vậy, nếu ai lợi dụng việc ly hôn mà không nhằm mục đích chấm dứt quan hệ hôn nhân vợ,
chồng mà vì trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân sự hoặc để đạt mục
đích khác thì đều bị xem là ly hôn giả tạo.
Có thể nêu ví dụ về trường hợp ly hôn giả tạo như sau:
Chị A và anh B là vợ chồng ở Việt Nam. Nhưng vì muốn được sang nước ngoài định cư, nên cả
hai đã bàn bạc với nhau và quyết định ly hôn giả tạo. Chị A sau đó kết hôn với anh C, người có
quốc tịch nước ngoài. Sau khi đã được định cư, chị A ly hôn với anh C và đón anh B qua nước
ngoài để kết hôn lại.
Trường hợp này, chị A và anh B đã có hành vi ly hôn giả tạo không nhằm mục đích chấm dứt quan
hệ hôn nhân và để chị A được nhập quốc tịch nước ngoài.
- Như phân tích ở trên, kết hôn giả tạo để được nhập quốc tịch nước ngoài, và ly hôn giả tạo là
hành vi vi phạm pháp luật. Mà khoản 3 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ:
Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp
luật.
Do đó, hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm d khoản 2 Điều 59 Nghị định số
82/2020/NĐ-CP. Cụ thể:
“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
[...]
d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước
ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục
đích xây dựng gia đình,…”
Như vậy, người nào kết hôn giả tạo để nhập quốc tịch nước ngoài có thể bị phạt tiền từ 10 - 20
triệu đồng. Không chỉ vậy, người vi phạm còn bị buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do
thực hiện hành vi vi phạm này.
Ngoài ra, căn cứ vào Nghị định 112/2020/NĐ-CP của Chính phủ, nếu công chức, viên chức vi
phạm quy định về hôn nhân và gia đình trong đó có kết hôn giả tạo thì có thể bị xử lý kỷ luật. Cụ
thể:
+ Cán bộ, công chức:
+ Bị kỷ luật khiển trách (khoản 9 Điều 8);
+ Bị cảnh cáo nếu đã bị kỷ luật khiển trách hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng
(khoản 1, khoản 2 Điều 9);
+ Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ bậc lương (khoản 2 Điều 10) hoặc
công chức lãnh đạo, quản lý bị giáng chức nếu vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng
(khoản 3 Điều 11).
+ Viên chức:
+ Khiển trách (khoản 9 Điều 16);
+ Cảnh cáo nếu đã bị khiển trách hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng (khoản 1,
khoản 2 Điều 17);
+ Cách chức khi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng (khoản 2 Điều 18);
+ Buộc thôi việc nếu vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (khoản 2 Điều 19).
1.2.2.b. Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở kết hôn, lừa dối kết hôn:
- Tảo hôn:
Định nghĩa: "Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn
theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này."
Định nghĩa tảo hôn thì cũng đã được quy định cụ thể, khá rõ ràng trong Luật hôn nhân và gia
đình 2014. Đây là một hành vi vi phạm pháp luật, không chỉ thế nó còn trái với những chuẩn
mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của dân tộc, ảnh hưởng đến mục đích của hôn nhân
hướng tới là duy trì và phát triển giống nòi.
Một ví dụ cụ thể về hành vi tảo hôn có thể kể đến như sau:
Cậu bé Vừ A Bằng năm nay mới 13 tuổi và cô bé Nông Thị Dung năm nay vừa tròn 12 tuổi, đều
là người dân tộc H’Mông thuộc tỉnh Lào Cai. Đang ở độ tuổi cắp sách đến trường nhưng hai em
lại bị cha mẹ bắt ép phải lập gia đình, bỏ dở chuyện học hành để lo cho cuộc sống mưu sinh với
gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng lên đôi vai.
=> Đây là một hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân, kết hôn không mang tính tự nguyện của đôi
bên nam – nữ; chưa đủ tuổi kết hôn, tuổi đời còn quá trẻ để có thể tự mình lo cho cuộc sống hàng
ngày của chính bản thân mình. Bên cạnh đó, hành vi trên còn vi phạm quy định trong Luật trẻ
em về quyền được giáo dục, đến trường học tập của chúng, và vi phạm những chuẩn mực đạo
đức xã hội: kết hôn khi còn quá trẻ thì khi sinh con sẽ dễ gây dị dạng bẩm sinh, ảnh hưởng đến
việc duy trì nòi giống sau này của toàn dân tộc.
Khi tảo hôn sẽ có những hậu quả pháp lý sau đây có thể xảy ra, cụ thể là:
+ Bị hủy kết hôn vì trái với quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình
+ Bị xử phạt hành chính do vi phạm quy định trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, mức phạt cụ
thể quy định tại điều 58 trong Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành.
Nếu nam, nữ kết hôn khi chưa đủ tuổi, vẫn duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật mặc dù đã
có bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì bị phạt từ 03 - 05 triệu đồng.
Riêng người tổ chức cho người chưa đủ tuổi kết hôn thì bị phạt từ 01 - 03 triệu đồng (Điều 58
Nghị định 82/2020). Nếu đã bị phạt hành chính mà vẫn thực hiện thì có thể bị phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
- Hành vi lừa dối kết hôn:
Định nghĩa: “Lừa dối kết hôn là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho
bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối
đã không đồng ý kết hôn.”
Ví dụ: Một bên lừa dối (ví dụ: lừa dối là nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp hoặc nếu kết hôn
sẽ bảo lãnh ra nước ngoài; không có khả năng sinh lý nhưng cố tình giấu; biết mình bị nhiễm
HIV nhưng cố tình giấu…) nên bên bị lừa dối đã đồng ý kết hôn;…
- Cưỡng ép kết hôn:
Định nghĩa: Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu
sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của
họ. Bởi vậy, có thể thấy ép người khác kết hôn trái với ý muốn của họ nghĩa là vi phạm nguyên
tắc tự nguyện trong kết hôn được pháp luật bảo vệ.
Ví dụ về hành vi cưỡng ép kết hôn:
Có hành vi cưỡng ép kết hôn: Đây là hành vi buộc người khác (thông thường là con, cháu trong
gia đình, họ tộc) phải kết hôn với người (nam hoặc nữ) mà họ không muôn kết hôn với ngươi đó,
tức trái với sự tự nguyện của họ.
Thủ đoạn phạm tội được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
+ Hành hạ: Là đốì xử tàn ác đối với người bị cưỡng ép kết hôn hoặc bị cản trở hôn nhân tự nguyện
tiến bộ như đánh đập, buộc làm những việc nặng nhọc,…
+ Ngược đãi: Là đối xử tồi tệ về mọi mặt đối với người bị cưỡng ép kết hôn hoặc bị cản trở hôn
nhân tự nguyện tiến bộ.
+ Uy hiếp tinh thần: Là đe doạ dùng vũ lực xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản hoặc đe
doạ xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, tước đi những lợi ích thiết thân.
+ Yêu sách của cải: Là cố tình thách cưới thật cao so với tục lệ thách cưới thông thường nhằm
để bên bị thách cưới không thể đáp ứng được, phải từ bỏ việc kết hôn.
+ Những thủ đoạn khác: Ngoài những thủ đoạn đã nêu thì những thủ đoạn khác phải là thủ đoạn
được sử dụng với mục đích cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ
Hình phạt cho hành vi cưỡng ép kết hôn:
+ Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 59 Nghị định 82 của
Chính phú;
+ Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm
theo quy định của Điều 181 Bộ luật Hình sự về Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn
nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện.
+ Đồng thời, người bị cưỡng ép hoặc lừa dối kết hôn còn có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị
cá nhân, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật (theo Điều 10
Luật HN&GĐ).
- Hành vi cản trở kết hôn:
Định nghĩa: cản trở kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu
sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo
quy định của Luật này hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của
họ.
Hành vi cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ được thể hiện qua các hành vi cụ thể sau đây:
– Ngăn cản đôi nam nữ không cho họ kết hôn theo mong muốn của họ, mặc dù họ đã có đầy đủ
các điều kiện kết hôn.
– Ngăn cản người khác duy trì quan hệ vợ chồng hợp pháp (tức quan hệ hôn nhân tự nguyện tiến
bộ), nghĩa là làm cho họ phải ly hôn, trái với ý muốn của họ (trên thực tế thường xảy ra tình trạng
cha mẹ vợ hoặc chồng buộc con mình phải ly hôn với con dâu hoặc con rể do không thuận thảo,
mâu thuẫn với cha mẹ vợ hoặc chồng).
- Theo đó, nếu người nào vi phạm thì bị phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng điểm đ khoản 1 Điều 59
Nghị định 82 của Chính phủ.
Nếu người nào đã bị xử phạt hành chính về hành vi này nhưng vẫn cản trở người khác kết hôn
bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc thủ đoạn khác thì có thể
bị phạt bằng một trong các hình thức nêu tại Điều 181 Bộ luật Hình sự sau đây:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm;
+ Phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
1.2.2.c.Người đang có vợ/chồng mà kết hôn hoặc người chưa có vợ/chồng mà kết hôn với
người đang có vợ/chồng.
Theo Thông tư liên tịch số 01/2016 /TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một
số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình quy định người đang có vợ có chồng là người thuộc
một trong các trường hợp:
+ Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình
nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không
bị tuyên bố là đã chết;
+ Người chung sống như vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký kết
hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc bị tuyên bố là đã chết;
Như vậy, pháp luật hiện nay cấm kết hôn với các chủ thể là người đã có vợ, có chồng theo quy
định của pháp luật mà chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ, chồng của họ chết hoặc vợ, chồng
của họ không bị Tòa án tuyên bố là đã chết.
- Mức xử phạt:
+ Phạt hành chính: Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng (theo điểm a khoản 1 Điều 59 Nghị định
82/2020);
+ Truy cứu trách nhiệm hình sự: Mức phạt tù cao nhất là đến 03 năm tù (theo quy định của Điều
182 Bộ luật Hình sự).
1.2.2.d. Kết hôn giữa những người có quan hệ thân thích
- Theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về bảo vệ chế
độ hôn nhân và gia đình thì pháp luật cấm hành vi sau:
"Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa
những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là
cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng
của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;"
Giải thích từ ngữ:
Theo quy định tại Khoản 17, 18 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì "Những người cùng
dòng máu về trực hệ" và "Những người có họ trong phạm vi ba đời" được định nghĩa như sau:
"17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó,
người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ
là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai;
anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba."
Nếu vi phạm thì theo quy định tại Nghị định số 82 của Chính phủ, người vi phạm sẽ bị phạt tiền:
- Từ 03 - 05 triệu đồng: Kết hôn giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với
con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng (điểm
a khoản 1 Điều 59);
- Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng: Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa
những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi (điểm a, điểm b khoản
2 Điều 59).
- Tảo hôn
Thực trạng vấn nạn tảo hôn ở Việt Nam hiện nay:
Tuổi kết hôn trung bình của người DTTS tảo hôn năm 2018 là 17,5 tuổi đối với nam và 15,8 tuổi
đối với nữ. Như vậy, nam giới kết hôn sớm hơn 2,5 tuổi, nữ giới kết hôn sớm hơn 2,2 tuổi so với
quy định của pháp luật. Chúng tôi có dịp lắng nghe những day dứt của ông Lường Văn Toán,
Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sơn La trước tình trạng tảo hôn ở địa phương này có chiều hướng
giảm về độ tuổi. Trước đây, trẻ em gái tảo hôn cũng phải 15, 16 tuổi, nay giảm xuống chỉ còn
12, 13 tuổi.
Tỷ lệ nam giới tảo hôn là 20,1%; nữ giới tảo hôn cao hơn với tỷ lệ 23,5%. Tất cả 53 DTTS đều
có tình trạng tảo hôn, trong đó, 5 dân tộc tỷ lệ tảo hôn cao nhất gồm: dân tộc Mông 51,5%, Cờ
Lao 47,8%, Mảng 47,2%, Xinh Mun 44,8%, Mạ 39,2%.
Trung du miền núi phía Bắc, đặc biệt là vùng Tây Bắc có tỷ lệ tảo hôn cao hơn các vùng khác.
Năm 2019, vùng Trung du miền núi phía Bắc có 583.297 trường hợp; Đồng bằng sông Hồng có
14.922 trường hợp; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung có 152.743 trường hợp; Tây Nguyên
có 203.639 trường hợp; Đông Nam bộ có 37.375 trường hợp; Đồng bằng sông Cửu Long có
45.293 trường hợp.
Nguyên nhân: Theo thống kê, nguyên nhân dẫn đến vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
là do nhận thức của người dân, kể cả cha mẹ và con cái và đã để lại những hệ lụy rất lớn đối với
xã hội. Bên cạnh đó, do tập quán lạc hậu không muốn chia của cải cho người khác. Tư tưởng sợ
con hư hỏng đi theo trai. Người dân chưa hiểu biết pháp luật nhất là Luật Hôn nhân & Gia đình.
Hơn nữa, pháp luật chưa xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm. Ngoài ra, một bộ phận
vị thành niên có quan niệm sống thử trước khi kết hôn. Hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận
huyết gây ra là thấy rất rõ, đối với bản thân và gia đình: bản thân mất đi cơ hội về học tập, bỏ
học sớm, việc làm tốt, cơ hội để cải thiện điều kiện sống.
Hậu quả của nạn tảo hôn:
Ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh: kết hôn sớm, mang thai và sinh đẻ trong lứa tuổi
vị thành niên là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em, tăng tỷ lệ tử vong của
bà mẹ liên quan đến thai sản. Bố mẹ chưa có kiến thức nuôi dạy con. Cơ thể chưa phát triển đến
độ hoàn thiện, về thể chất, tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản của người phụ nữ, nhất là trẻ em gái do
chưa đủ tuổi trưởng thành, cơ thể phát triển chưa hoàn thiện, việc quan hệ tình dục sớm, mang
thai, sinh đẻ, nuôi con sớm làm chậm quá trình phát triển thể chất tự nhiên của con người, dẫn
đến thoái hóa và các di chứng bệnh tật, làm suy kiệt sức khỏe của ba, mẹ và con. Kinh nghiệm
cuộc sống còn non trẻ, nhưng phải lo toan cuộc sống gia đình mà chủ yếu là làm nông nghiệp,
lao động phổ thông nên cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn kinh tế, cơ hội lập nghiệp và phát triển
kinh tế gia đình bị hạn chế, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đói nghèo.
Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống tương lai của những bà mẹ và những đứa trẻ được sinh ra.
Những trẻ em được sinh ra từ những cặp vợ chồng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thường mắc
các dị tật bẩm sinh, chậm phát triển, suy dinh dưỡng. Hơn nữa khi sức khỏe không đảm bảo lúc
mang thai cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong mẹ và trẻ sơ sinh.
Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, từ đó không được đăng ký kết hôn.
Còn đối với xã hội, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dân
số, suy giảm giống nòi, những cặp kết hôn cận huyết thống dù khoẻ mạnh nhưng khi kết hôn cận
huyết làm tăng tỷ lệ bệnh tật do kết hợp gen mang lại, gây suy thoái chất lượng giống nòi. Ảnh
hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và là một trong những lực cản đối với sự phát triển kinh
tế xã hội, tiến bộ xã hội và sự phát triển bền vững của vùng dân tộc thiểu số.
Giải pháp:
Từ những hậu quả trên cho thấy để ngăn ngừa, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết
thống chúng ta cần: xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào
lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân
cách, góp phần quan trọng và trực tiếp cải thiện chất lượng giống nòi và nâng cao chất lượng dân
số.
Bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực Hôn nhân & Gia
đình; bình đẳng giới; bảo vệ bà mẹ trẻ em và những người yếu thế khác. Nâng cao nhận thức
người dân thông qua việc tăng cường công tác tuyên truyền nguyên nhân, hậu quả tảo hôn và hôn
nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số. Vận động người có uy tín trong cộng đồng
hỗ trợ giúp đỡ và tuyên truyền cho đồng bào hiểu biết pháp luật về hôn nhân và gia đình, vận
động người dân phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp và xóa bỏ tập quán lạc hậu về hôn nhân
và gia đình. Giáo dục kiến thức tiền hôn nhân trong đó quan tâm kiến thức chăm sóc sức khỏe
sinh sản. Phối hợp chặt chẽ đồng bộ các ngành liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng
cao nhận thức người dân về Luật Hôn nhân và Gia đình. Xây dựng các Đề án, Dự án “Tuyên
truyền nâng cao nhận thức nhằm giảm tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào
dân tộc Khmer”.
Kết hôn giả tạo:
Thực trạng:
Thực tế thì hình thức hôn nhân giả để lấy quyền thường trú nhân và định cư Mỹ không phải là
mới. Nguyên nhân hiển nhiên của việc này đến từ lợi ích mà chiếc thẻ xanh và tương lai là quyền
công dân Mỹ mà người sở hữu nó sẽ được nhận.
Không ít người cho rằng việc làm này chẳng hề có hại với ai mà còn giúp ích cho tương lai của
thế hệ sau. Vì vậy dù chính phủ Mỹ đưa ra nhiều biện pháp mạnh để áp chế và răn đe thì nhiều
người vì chưa tìm hiểu kỹ những hậu quả có thể phải gánh chịu hoặc “liều thử” 1 lần nên đã vẫn
âm thầm thực hiện. Các hồ sơ nhập cư trái phép thông qua bảo lãnh định cư Mỹ diện hôn nhân
& hôn thê/ hôn phu là giải pháp định cư Mỹ được các đối tượng này nhắm đến.
- Vừa mới đây đã có 1 trường hợp kết hôn giả bị phát hiện của 1 cựu cảnh sát Mỹ gốc Việt. Ông
Trương Duy Nhạc – sống tại East Longmeadow – đã kết hôn giả thành công vào năm 2008 nhằm
giúp 1 người thân bên vợ ông được định cư tại Mỹ. Sau đó, vụ việc của ông đã bị phát hiện dù
đã sau hơn 1 thập niên. Ông Nhạc bị truy tố vào tháng 11/2018 và đã nhận tội vào ngày 21/2/2019
vừa qua. Ông sẽ phải đối mặt với các mức án cao nhất do hành vi vi phạm của mình trong hơn 1
thập niên trước đây.
Hậu quả:
- Vì thỏa thuận ngầm hoặc nếu có văn bản thì thỏa thuận giữa hai đối tượng trong cuộc hôn nhân
giả này đều là bất hợp pháp và sẽ không được pháp luật bảo vệ cho nên người chịu thiệt hại sẽ
chính là bản thân người muốn định cư; Không ít người đã sử dụng dịch vụ môi giới để có thể
được bảo lãnh định cư Mỹ bởi một người mà người đó đảm bảo thành công 100% nhưng khi đã
giao tiền thì người bảo lãnh lại không xuất hiện. Đây là hình thức lừa đảo; Không chỉ thế, có
nhiều trường hợp bảo lãnh theo diện hôn thê/ hôn phu, được cấp visa thành công qua Mỹ định cư
thì theo Luật của Mỹ đưa ra thì hai bên phải tiến hành việc kết hôn trong vòng 90 ngày kể từ khi
người được bảo lãnh nhập cư, nếu không sẽ vi phạm quy định. Thế nhưng người bảo lãnh lại lợi
dụng quy định này để đòi thêm tiền hoặc có những yêu cầu khác ngoài thoả thuận thậm chí xúc
phạm, lạm dụng tình dục ... buộc người được bảo lãnh phải làm theo nếu không muốn bị họ tố
cáo và bị trục xuất;
- Những người kết hôn với lý do “tình yêu sét đánh” sẽ phải chịu sự giám sát của Cục Di Trú Mỹ
chặt chẽ trong 2 năm liền và nếu có bất cứ biểu hiện nghi vấn nào thì dù cho người này đã sở hữu
quyền thường trú thì vẫn sẽ bị USCIS tước bỏ, trục xuất và cấm nhập cảnh mãi mãi.
Có những trường hợp lại thuận lợi định cư Mỹ, lấy thẻ Xanh thành công, thế nhưng đến bước
làm thủ tục ly hôn thì lại gặp khó khăn do phía bên kia không hợp tác và trở mặt gây rắc rối,
người được bảo lãnh cũng không thể lấy giấy tờ thỏa thuận giữa hai bên để kiện ra tòa vì đã vi
phạm pháp luật từ đầu và kết hôn giả.
Phương hướng giải pháp:
Xử lý hành chính
Theo điểm d khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc
tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục
đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
Xử lý kỷ luật
Theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật về hôn
nhân và gia đình (trong đó có việc kết hôn giả tạo) thì sẽ phải chịu một trong các hình thức kỷ
luật sau đây:
- Đối với công chức: Tùy theo mức độ mà bị khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức.
- Đối với viên chức: Cũng tùy theo mức độ mà bị khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi
việc.
- Cưỡng ép kết hôn:
(Hủ tục bắt vợ của dân tộc miền núi)
Thực trạng:
Bắt vợ là một nét truyền thông lâu đời đặc trưng trong hôn nhân của dân tộc H’mông. Khi người
con trai quen biết và đem lòng yêu một cô gái, anh ta sẽ tổ chức làm cỗ mời bạn bè và nhờ các
bạn lập kế hoạch “cướp” cô gái về nhà một cách bất ngờ, giữ cô trong ba ngày. Sau đó sẽ sang
nhà gái thông báo bàn việc cưới. Thường thì, hai người đã “tình trong như đã mặt ngoài còn e”
nên việc “bắt vợ” sẽ không có gì khó khăn. Tuy vậy, tục bắt vợ ở huyện vùng cao này đang bị
biến tướng, lạm dụng đã đẩy nhiều em gái nơi đây rơi vào bi kịch, hôn nhân không lối thoát; và
là nỗi lo của nhiều cô gái Mông mới lớn.
Gặp Vừ Y Mái ở xã Huồi Tụ- là nạn nhân của tục bắt vợ, tôi bị ám ảnh bởi thân hình gầy gò,
xanh xao của cô. Giờ đây, Y Mái đang phải sống trong tâm trạng cam chịu và nhẫn nhục. Y Mái
cho biết hoàn cảnh và câu chuyện bị bắt làm vợ của mình. 15 tuổi, đang học lớp 9 ở bản Na Ny,
Y Mái ước mơ sẽ học lên cấp 3 rồi vào đại học để trở thành bác sỹ về chữa bệnh cho bà con dân
bản. Một buổi sáng mùa xuân,Y Mái theo bạn xuống núi ném còn. Trong cuộc ném còn hôm ấy,
Mái và chàng trai Lỳ Bá Cha ở bản Huồi Đun được ghép thành một cặp chơi. Cuộc ném còn tàn,
Mái muốn về nhưng Lỳ Bá Cha không cho, cầm rịt lấy tay cô bé, giữ ở mãi cho đến lúc mặt trời
đi ngủ… hực tế, tục “bắt vợ” ở Kỳ Sơn đang bị lạm dụng, dẫn đến hàng chục trường hợp em gái
đang ở tuổi mới lớn trở thành nạn nhân của nét văn hoá này. Cô giáo Nguyễn Thị Hoài, đã từng
gắn bó lâu năm ở vùng sơn cước này cho biết. “Thời gian qua, nghành giáo dục của huyện phải
chứng kiến rất nhiều trường hợp “tảo hôn” bởi “sự biến tướng của tục bắt vợ”. Nạn nhân chủ yếu
là các em học sinh đang theo học ở bậc THCS”. Ở Kỳ Sơn, nhức nhối nhất về việc lạm dụng tục
“bắt vợ” là ở Huồi Tụ, Mường Lống, Na Ngoi, Nậm Càn, Nậm Cắn...
Tục “bắt vợ” không chỉ ở Kỳ Sơn, mà còn xảy ra ở huyện Quế Phong, huyện biên giới của tỉnh
Nghệ An. Anh Vi Văn Chín - Bí thư đoàn xã Nậm Nhoong cho biết: “Trên địa bàn xã, số lượng
đoàn viên trong độ tuổi khá nhiều, song tỉ lệ đoàn viên sinh hoạt ở các chi đoàn thôn bản thì rất
ít. Có nhiều trường hợp chưa đến tuổi đoàn đã phải cam chịu cuộc sống làm vợ, làm mẹ….” Qua
tìm hiểu, hiện nay ở Quế Phong tình trạng này cũng diễn ra rất nhiều ở các thôn bản trên địa bàn.
Hậu quả:
Bắt vợ" về bản chất không xấu nhưng khi bị biến tướng sẽ trở nên xấu xa vô cùng vì nó thực chất
đã tước đi quyền tự do của một người. Tước đi cả quyền được chọn lựa tương lai của những cô
gái vùng dân tộc, vốn còn ngây thơ và chưa hiểu rõ ràng về Luật pháp.
Rồi sẽ ra sao nếu những bé gái chỉ mới 14-15 tuổi mà không hề thích người kia mà bị "bắt" về
làm vợ thì cuộc sống hôn nhân về sau sẽ khủng khiếp đến mức nào?
Tương lai của những bé gái còn đang ngồi trên ghế nhà trường sẽ đi về đâu?
Hướng giải pháp:
Để hạn chế hệ luỵ từ những biến tướng từ tục bắt vợ để duy trì, bảo vệ nét đẹp văn hoá truyền
thống, tục lệ của người H’mông cần thay đổi mạnh mẽ cách tuyên truyền pháp luật, nâng cao
nhận thức, khả năng tiếp cận thông tin pháp luật đầy đủ chính xác. Dựa vào uy tín của già làng,
trưởng bản để thông tin đến những người còn lại. Với người dân tộc thiểu số họ thường có niềm
tin tuyệt đối vào người lãnh đạo tinh thần này, hoàn toàn tin cậy vào các luật tục của dân tôc họ.
Quan trọng là phải chuyển hoá được các quy định pháp luật thành các hương ước, thành các quy
ước làng xã, thôn bản trên cơ sở luật tục.Có như vậy thì người dân nơi đây mới có thể dễ dàng
áp dụng pháp luật vào cuộc sống.

More Related Content

Similar to Tiểu luận PLĐC.docx

TS. BÙI QUANG XUÂN CHƯƠNG II KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
TS. BÙI QUANG XUÂN                   CHƯƠNG II  KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT TS. BÙI QUANG XUÂN                   CHƯƠNG II  KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
TS. BÙI QUANG XUÂN CHƯƠNG II KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT Minh Chanh
 
tS. BÙI QUANG XUÂN KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.
tS. BÙI QUANG XUÂN   KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH. tS. BÙI QUANG XUÂN   KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.
tS. BÙI QUANG XUÂN KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH. Bùi Quang Xuân
 
200 tinh huong HNGD va Tre em.doc
200 tinh huong HNGD va Tre em.doc200 tinh huong HNGD va Tre em.doc
200 tinh huong HNGD va Tre em.docnguyehieu1
 
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014
TS. BÙI QUANG XUÂN    BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014TS. BÙI QUANG XUÂN    BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014Bùi Quang Xuân
 
Nhà nước và pháp luật
Nhà nước và pháp luậtNhà nước và pháp luật
Nhà nước và pháp luậtHọc Huỳnh Bá
 
Nhà nước và pháp luật
Nhà nước và pháp luậtNhà nước và pháp luật
Nhà nước và pháp luậtHọc Huỳnh Bá
 
Tài Liệu Tuyên Truyền Về Giảm Thiểu Tảo Hôn Và Hôn Nhân Cận Huyết Thống
Tài Liệu Tuyên Truyền Về Giảm Thiểu Tảo Hôn Và Hôn Nhân Cận Huyết ThốngTài Liệu Tuyên Truyền Về Giảm Thiểu Tảo Hôn Và Hôn Nhân Cận Huyết Thống
Tài Liệu Tuyên Truyền Về Giảm Thiểu Tảo Hôn Và Hôn Nhân Cận Huyết Thốngnataliej4
 
CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂ...
CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂ...CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂ...
CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂ...hanhha12
 
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n...
 Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n... Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n...
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n...hieu anh
 
Bài Giảng Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Bài Giảng Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Bài Giảng Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Bài Giảng Luật Hôn Nhân Và Gia Đình nataliej4
 

Similar to Tiểu luận PLĐC.docx (20)

Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngành Luật Hôn Nhân Và Gia Đình...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngành Luật Hôn Nhân Và Gia Đình...Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngành Luật Hôn Nhân Và Gia Đình...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngành Luật Hôn Nhân Và Gia Đình...
 
TS. BÙI QUANG XUÂN CHƯƠNG II KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
TS. BÙI QUANG XUÂN                   CHƯƠNG II  KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT TS. BÙI QUANG XUÂN                   CHƯƠNG II  KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
TS. BÙI QUANG XUÂN CHƯƠNG II KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
 
tS. BÙI QUANG XUÂN KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.
tS. BÙI QUANG XUÂN   KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH. tS. BÙI QUANG XUÂN   KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.
tS. BÙI QUANG XUÂN KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.
 
200 tinh huong HNGD va Tre em.doc
200 tinh huong HNGD va Tre em.doc200 tinh huong HNGD va Tre em.doc
200 tinh huong HNGD va Tre em.doc
 
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014
TS. BÙI QUANG XUÂN    BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014TS. BÙI QUANG XUÂN    BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014
 
Cơ sở lý luận về thủ tục và pháp luật Việt nam về đăng ký kết hôn
Cơ sở lý luận về thủ tục và pháp luật Việt nam về đăng ký kết hônCơ sở lý luận về thủ tục và pháp luật Việt nam về đăng ký kết hôn
Cơ sở lý luận về thủ tục và pháp luật Việt nam về đăng ký kết hôn
 
Nhà nước và pháp luật
Nhà nước và pháp luậtNhà nước và pháp luật
Nhà nước và pháp luật
 
Nhà nước và pháp luật
Nhà nước và pháp luậtNhà nước và pháp luật
Nhà nước và pháp luật
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kết hôn đồng giới, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kết hôn đồng giới, HAYBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kết hôn đồng giới, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kết hôn đồng giới, HAY
 
Tài Liệu Tuyên Truyền Về Giảm Thiểu Tảo Hôn Và Hôn Nhân Cận Huyết Thống
Tài Liệu Tuyên Truyền Về Giảm Thiểu Tảo Hôn Và Hôn Nhân Cận Huyết ThốngTài Liệu Tuyên Truyền Về Giảm Thiểu Tảo Hôn Và Hôn Nhân Cận Huyết Thống
Tài Liệu Tuyên Truyền Về Giảm Thiểu Tảo Hôn Và Hôn Nhân Cận Huyết Thống
 
Cơ Sở Lý Luận Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Theo Luật Hôn Nh...
Cơ Sở Lý Luận Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Theo Luật Hôn Nh...Cơ Sở Lý Luận Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Theo Luật Hôn Nh...
Cơ Sở Lý Luận Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Theo Luật Hôn Nh...
 
Cơ Sở Lý Luận Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Theo Luật Hôn Nh...
Cơ Sở Lý Luận Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Theo Luật Hôn Nh...Cơ Sở Lý Luận Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Theo Luật Hôn Nh...
Cơ Sở Lý Luận Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Theo Luật Hôn Nh...
 
TIỂU LUẬN THỎA THUẬN XÁC LẬP CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG.docx
TIỂU LUẬN THỎA THUẬN XÁC LẬP CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG.docxTIỂU LUẬN THỎA THUẬN XÁC LẬP CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG.docx
TIỂU LUẬN THỎA THUẬN XÁC LẬP CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG.docx
 
CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂ...
CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂ...CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂ...
CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂ...
 
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhânChế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân
 
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n...
 Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n... Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n...
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n...
 
Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình, HOT
Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình, HOTChế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình, HOT
Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình, HOT
 
Luận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, HAY
Luận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, HAYLuận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, HAY
Luận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, HAY
 
Thủ tục đăng ký kết hôn
Thủ tục đăng ký kết hônThủ tục đăng ký kết hôn
Thủ tục đăng ký kết hôn
 
Bài Giảng Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Bài Giảng Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Bài Giảng Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Bài Giảng Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
 

Recently uploaded

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

Tiểu luận PLĐC.docx

  • 1. CHƯƠNG 1: NGUYÊN CỨU VỀ VIỆC CẤM KẾT HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 1.1. Khái niệm và một số quy định trong luật hôn nhân và gia đình 1.1.1. Khái niệm hôn nhân Theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã thực hiện các quy định của pháp luật về kết hôn, nhằm chung sống với nhau và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm giữa hai bên và tương trợ lẫn nhau về những nhu cầu vật chất trong đời sống hàng ngày. Hôn nhân là quan hệ gắn liền với nhân thân của mỗi bên nam nữ với tư cách là vợ chồng. Trong xã hội mà các quan hệ hôn nhân được coi là quan hệ pháp luật thì sự liên kết giữa người nam và người nữ mang ý nghĩa như một sự kiện pháp lý làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định cho các bên trong quan hệ vợ chồng. 1.1.2 Một số điều kiện trong việc kết hôn 1.1.2.a. Khái niệm điều kiện kết hôn Chức năng tái sản xuất ra con người là chức năng quan trọng nhất của gia đình để duy trì xã hội loài người. Khởi nguồn của gia đình là sự xác lập quan hệ hôn nhân giữa hai người khác giới, được nhà nước tôn trọng và bảo vệ. Xét về mặt lý luận, nếu xem gia đình là nền tảng của xã hội thì điều kiện kết hôn chính là yếu tố pháp lý cơ sở để xây dựng nền tảng này. Điều kiện kết hôn được quy định trong luật và cũng bị tác động bởi nền kinh tế, khi xã hội có những biến đổi mà quy định về điều kiện kết hôn không còn phù hợp nữa thì phải có sự thay đổi hợp lý. Các quy định về điều kiện kết hôn về tổng thể cũng góp phần hạn chế các tệ nạn như tảo hôn, kết hôn không dựa trên tinh thần tự nguyện hay kết hôn với những người không đủ điều kiện kết hôn; góp phần xây dựng xã hội vững mạnh, nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng. Tóm lại, việc quy định điều kiện kết hôn là hoàn toàn cần thiết, phù hợp với xu hướng phát triển , nhu cầu cần thiết của xã hội; phù hợp với chủ trương, chính sách và đường lối của Đảng. 1.1.2.b Điều kiện kết hôn - Điều kiện về độ tuổi kết hôn Độ tuổi là thước đo cho sự phát triển của con người, đảm bảo khả năng họ có thể thực hiện sứ mạng của mình là xây dựng gia đình và phát triển xã hội. Tuổi kết hôn được hiểu là tuổi mà một người được phép lấy chồng/vợ cũng như quyền làm hoặc buộc phải làm cha mẹ hoặc các hình thức khác đồng thuận khác. Độ tuổi và các yêu cầu khác nhau ở mỗi nước, nhìn chung thì độ tuổi kết hôn là 18 tuổi ở nhiều quốc gia, tuy nhiên nhiều nước cho phép độ tuổi kết hôn sớm hơn nếu có sự đồng ý của cha/mẹ hoặcluật pháp, hoặc trong trường hợp mang thai (nữ). Tại Việt Nam, theo "Điều kiện kết hôn" của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì nam phải đủ từ 20 tuổi và nữ đủ từ 18 tuổi trở lên.
  • 2. Độ tuổi kết hôn không chỉ căn cứ vào khả năng sinh sản của nam, nữ mà còn đảm bảo cho việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Đồng thời đảm bảo cho con cái sinh ra được khỏe mạnh cả về thể lực lẫn trí tuệ, có thể phát triển tốt để trở thành công dân có ích cho xã hội. Con người chỉ khi đạt đến độ tuổi nhất định mới có suy nghĩ đúng đắn và nghiêm túc trong việc kết hôn của mình. - Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định Định nghĩa trong từ điển về từ “tự nguyện” là: tự mình muốn làm, tự mình muốn như thế, không ai bắt buộc. Vậy tự nguyện của nam, nữ trong kết hôn được hiểu là mong muốn xuất phát từ ý chí của cả hai, tự mình quyết định việc kết hôn và thể hiện ý chí muốn trở thành vợ chồng. Kết hôn phải dựa trên ý chí của nam, nữ mà không bị tác động bởi bất cứ người nào khiến họ phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ. Sự tự nguyện là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hôn nhân có thể tồn tại lâu dài và bền vững. Sự tự nguyện trong kết hôn thường được thể hiện ở việc cùng nhau đi đăng ký kết hôn. Pháp luật quy định việc kết hôn phải có sự tự nguyện của cả hai bên nam nữ là nhằm bảo đảm cho họ được tự do thể hiện ý chí và tình cảm khi kết hôn. Sở dĩ pháp luật quy định vậy là xuất phát từ quyền con người được công nhận trên toàn thế giới trong Bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên hợp quốc ngày 10 tháng 12 năm 1948, cụ thể là điều 16 " Ðiều 16”. - Người tham gia kết hôn không bị mất năng lực hành vi nhân sự Những người bị mất năng lực hành vi dân sự không có khả năng nhận biết, điều khiển hành vi nên họ không thể thực hiện được nghĩa vụ với vợ, chồng và đối với các con; không thể thực hiện trách nhiệm của mình trong gia đình. Khi họ bị mất năng lực hành vi dân sự cũng không thể biết được nguyện vọng thật sự của họ, khó xác định cuộc hôn nhân dựa trên tinh thần tự nguyện. Dựa trên căn cứ khoa học thì bệnh tâm thần là loại bệnh có tính di truyền nên các nhà làm luật cũng cho rằng, cần phải có quy định cấm những người mắc bệnh này kết hôn để đảm bảo cho con cái sinh ra được khỏe mạnh, bảo đảm cho nòi giống được phát triển tốt và bảo đảm cho hạnh phúc gia đình. 1.2. Khái niệm về việc cấm kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình 1.2.1. Khái niệm về việc cấm kết hôn Cấm kết hôn là việc không cho phép nam nữ kết hôn thuộc một số trường hợp theo quy định của pháp luật. Nhà nước ta trong việc hạn chế quyền kết hôn của nam nữ trong những trường hợp đặc biệt, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người kết hôn, của gia đình và của xã hội, bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ. Trong khoa học pháp lí và trong các văn bản pháp luật, các thuật
  • 3. ngữ “cấm không được kết hôn" hoặc "không được kết hôn" được sử dụng có nghĩa như thuật ngữ “cấm kết hôn". 1.2.2. Các trường hợp bị cấm kếthôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình hiện hành 1.2.2.a.Trường hợp kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo: - Kết hôn giả tạo theo khoản 11 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&HĐ) được định nghĩa như sau: "Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình." Kết hôn giả tạo là thuật ngữ chỉ về một cuộc hôn nhân có mục đích cá nhân, thỏa thuận ngầm hoặc trái quy định với pháp luật để tiến hành kết hôn vì những lý do khác hơn là những lý do xây dựng gia đình hay kết hôn trên cơ sở tình yêu. Kết hôn giả tạo nói chung là vẫn đảm bảo về mặt thủ tục và cặp vợ chồng vẫn được cấp hôn thú tuy nhiên mục đích kết hôn không đảm bảo, việc kết hôn và các thủ tục pháp lý chỉ là hình thức trên mặt giấy tờ, chứ hai người không hề chung sống với nhau hoặc nhanh chóng ly hôn sau khi đã đạt mục đích. Có thể nêu một ví dụ về trường hợp kết hôn giả tạo như sau: Chị C và anh H, một người có quốc tịch nước ngoài, bàn bạc quyết định kết hôn giả tạo với nhau vì chị C muốn có quốc tịch nước ngoài. Sau khi hoàn tất các thủ tục, hồ sơ cần thiết cho hôn nhân, chị C đã đạt được mục đích của mình. Và sau đó họ không hề chung sống với nhau như vợ chồng, và một thời gian sau đó họ nhanh chóng ly hôn. - Ly hôn giả tạo được khoản 15 Điều 3 Luật HN&GĐ định nghĩa như sau: “ Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.” Như vậy, nếu ai lợi dụng việc ly hôn mà không nhằm mục đích chấm dứt quan hệ hôn nhân vợ, chồng mà vì trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân sự hoặc để đạt mục đích khác thì đều bị xem là ly hôn giả tạo. Có thể nêu ví dụ về trường hợp ly hôn giả tạo như sau: Chị A và anh B là vợ chồng ở Việt Nam. Nhưng vì muốn được sang nước ngoài định cư, nên cả hai đã bàn bạc với nhau và quyết định ly hôn giả tạo. Chị A sau đó kết hôn với anh C, người có quốc tịch nước ngoài. Sau khi đã được định cư, chị A ly hôn với anh C và đón anh B qua nước ngoài để kết hôn lại. Trường hợp này, chị A và anh B đã có hành vi ly hôn giả tạo không nhằm mục đích chấm dứt quan hệ hôn nhân và để chị A được nhập quốc tịch nước ngoài.
  • 4. - Như phân tích ở trên, kết hôn giả tạo để được nhập quốc tịch nước ngoài, và ly hôn giả tạo là hành vi vi phạm pháp luật. Mà khoản 3 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ: Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. Do đó, hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm d khoản 2 Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP. Cụ thể: “2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: [...] d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình,…” Như vậy, người nào kết hôn giả tạo để nhập quốc tịch nước ngoài có thể bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng. Không chỉ vậy, người vi phạm còn bị buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm này. Ngoài ra, căn cứ vào Nghị định 112/2020/NĐ-CP của Chính phủ, nếu công chức, viên chức vi phạm quy định về hôn nhân và gia đình trong đó có kết hôn giả tạo thì có thể bị xử lý kỷ luật. Cụ thể: + Cán bộ, công chức: + Bị kỷ luật khiển trách (khoản 9 Điều 8); + Bị cảnh cáo nếu đã bị kỷ luật khiển trách hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng (khoản 1, khoản 2 Điều 9); + Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ bậc lương (khoản 2 Điều 10) hoặc công chức lãnh đạo, quản lý bị giáng chức nếu vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng (khoản 3 Điều 11). + Viên chức: + Khiển trách (khoản 9 Điều 16); + Cảnh cáo nếu đã bị khiển trách hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng (khoản 1, khoản 2 Điều 17); + Cách chức khi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng (khoản 2 Điều 18); + Buộc thôi việc nếu vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (khoản 2 Điều 19). 1.2.2.b. Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở kết hôn, lừa dối kết hôn: - Tảo hôn:
  • 5. Định nghĩa: "Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này." Định nghĩa tảo hôn thì cũng đã được quy định cụ thể, khá rõ ràng trong Luật hôn nhân và gia đình 2014. Đây là một hành vi vi phạm pháp luật, không chỉ thế nó còn trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của dân tộc, ảnh hưởng đến mục đích của hôn nhân hướng tới là duy trì và phát triển giống nòi. Một ví dụ cụ thể về hành vi tảo hôn có thể kể đến như sau: Cậu bé Vừ A Bằng năm nay mới 13 tuổi và cô bé Nông Thị Dung năm nay vừa tròn 12 tuổi, đều là người dân tộc H’Mông thuộc tỉnh Lào Cai. Đang ở độ tuổi cắp sách đến trường nhưng hai em lại bị cha mẹ bắt ép phải lập gia đình, bỏ dở chuyện học hành để lo cho cuộc sống mưu sinh với gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng lên đôi vai. => Đây là một hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân, kết hôn không mang tính tự nguyện của đôi bên nam – nữ; chưa đủ tuổi kết hôn, tuổi đời còn quá trẻ để có thể tự mình lo cho cuộc sống hàng ngày của chính bản thân mình. Bên cạnh đó, hành vi trên còn vi phạm quy định trong Luật trẻ em về quyền được giáo dục, đến trường học tập của chúng, và vi phạm những chuẩn mực đạo đức xã hội: kết hôn khi còn quá trẻ thì khi sinh con sẽ dễ gây dị dạng bẩm sinh, ảnh hưởng đến việc duy trì nòi giống sau này của toàn dân tộc. Khi tảo hôn sẽ có những hậu quả pháp lý sau đây có thể xảy ra, cụ thể là: + Bị hủy kết hôn vì trái với quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình + Bị xử phạt hành chính do vi phạm quy định trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, mức phạt cụ thể quy định tại điều 58 trong Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành. Nếu nam, nữ kết hôn khi chưa đủ tuổi, vẫn duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật mặc dù đã có bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì bị phạt từ 03 - 05 triệu đồng. Riêng người tổ chức cho người chưa đủ tuổi kết hôn thì bị phạt từ 01 - 03 triệu đồng (Điều 58 Nghị định 82/2020). Nếu đã bị phạt hành chính mà vẫn thực hiện thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm. - Hành vi lừa dối kết hôn: Định nghĩa: “Lừa dối kết hôn là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn.” Ví dụ: Một bên lừa dối (ví dụ: lừa dối là nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp hoặc nếu kết hôn sẽ bảo lãnh ra nước ngoài; không có khả năng sinh lý nhưng cố tình giấu; biết mình bị nhiễm HIV nhưng cố tình giấu…) nên bên bị lừa dối đã đồng ý kết hôn;… - Cưỡng ép kết hôn: Định nghĩa: Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của
  • 6. họ. Bởi vậy, có thể thấy ép người khác kết hôn trái với ý muốn của họ nghĩa là vi phạm nguyên tắc tự nguyện trong kết hôn được pháp luật bảo vệ. Ví dụ về hành vi cưỡng ép kết hôn: Có hành vi cưỡng ép kết hôn: Đây là hành vi buộc người khác (thông thường là con, cháu trong gia đình, họ tộc) phải kết hôn với người (nam hoặc nữ) mà họ không muôn kết hôn với ngươi đó, tức trái với sự tự nguyện của họ. Thủ đoạn phạm tội được thực hiện bằng các hình thức sau đây: + Hành hạ: Là đốì xử tàn ác đối với người bị cưỡng ép kết hôn hoặc bị cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ như đánh đập, buộc làm những việc nặng nhọc,… + Ngược đãi: Là đối xử tồi tệ về mọi mặt đối với người bị cưỡng ép kết hôn hoặc bị cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ. + Uy hiếp tinh thần: Là đe doạ dùng vũ lực xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản hoặc đe doạ xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, tước đi những lợi ích thiết thân. + Yêu sách của cải: Là cố tình thách cưới thật cao so với tục lệ thách cưới thông thường nhằm để bên bị thách cưới không thể đáp ứng được, phải từ bỏ việc kết hôn. + Những thủ đoạn khác: Ngoài những thủ đoạn đã nêu thì những thủ đoạn khác phải là thủ đoạn được sử dụng với mục đích cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ Hình phạt cho hành vi cưỡng ép kết hôn: + Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 59 Nghị định 82 của Chính phú; + Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm theo quy định của Điều 181 Bộ luật Hình sự về Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện. + Đồng thời, người bị cưỡng ép hoặc lừa dối kết hôn còn có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật (theo Điều 10 Luật HN&GĐ). - Hành vi cản trở kết hôn: Định nghĩa: cản trở kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ. Hành vi cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ được thể hiện qua các hành vi cụ thể sau đây: – Ngăn cản đôi nam nữ không cho họ kết hôn theo mong muốn của họ, mặc dù họ đã có đầy đủ các điều kiện kết hôn.
  • 7. – Ngăn cản người khác duy trì quan hệ vợ chồng hợp pháp (tức quan hệ hôn nhân tự nguyện tiến bộ), nghĩa là làm cho họ phải ly hôn, trái với ý muốn của họ (trên thực tế thường xảy ra tình trạng cha mẹ vợ hoặc chồng buộc con mình phải ly hôn với con dâu hoặc con rể do không thuận thảo, mâu thuẫn với cha mẹ vợ hoặc chồng). - Theo đó, nếu người nào vi phạm thì bị phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng điểm đ khoản 1 Điều 59 Nghị định 82 của Chính phủ. Nếu người nào đã bị xử phạt hành chính về hành vi này nhưng vẫn cản trở người khác kết hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc thủ đoạn khác thì có thể bị phạt bằng một trong các hình thức nêu tại Điều 181 Bộ luật Hình sự sau đây: + Phạt cảnh cáo; + Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; + Phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm. 1.2.2.c.Người đang có vợ/chồng mà kết hôn hoặc người chưa có vợ/chồng mà kết hôn với người đang có vợ/chồng. Theo Thông tư liên tịch số 01/2016 /TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình quy định người đang có vợ có chồng là người thuộc một trong các trường hợp: + Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết; + Người chung sống như vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc bị tuyên bố là đã chết; Như vậy, pháp luật hiện nay cấm kết hôn với các chủ thể là người đã có vợ, có chồng theo quy định của pháp luật mà chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ, chồng của họ chết hoặc vợ, chồng của họ không bị Tòa án tuyên bố là đã chết. - Mức xử phạt: + Phạt hành chính: Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng (theo điểm a khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020); + Truy cứu trách nhiệm hình sự: Mức phạt tù cao nhất là đến 03 năm tù (theo quy định của Điều 182 Bộ luật Hình sự). 1.2.2.d. Kết hôn giữa những người có quan hệ thân thích - Theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình thì pháp luật cấm hành vi sau:
  • 8. "Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;" Giải thích từ ngữ: Theo quy định tại Khoản 17, 18 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì "Những người cùng dòng máu về trực hệ" và "Những người có họ trong phạm vi ba đời" được định nghĩa như sau: "17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. 18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba." Nếu vi phạm thì theo quy định tại Nghị định số 82 của Chính phủ, người vi phạm sẽ bị phạt tiền: - Từ 03 - 05 triệu đồng: Kết hôn giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng (điểm a khoản 1 Điều 59); - Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng: Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi (điểm a, điểm b khoản 2 Điều 59). - Tảo hôn Thực trạng vấn nạn tảo hôn ở Việt Nam hiện nay: Tuổi kết hôn trung bình của người DTTS tảo hôn năm 2018 là 17,5 tuổi đối với nam và 15,8 tuổi đối với nữ. Như vậy, nam giới kết hôn sớm hơn 2,5 tuổi, nữ giới kết hôn sớm hơn 2,2 tuổi so với quy định của pháp luật. Chúng tôi có dịp lắng nghe những day dứt của ông Lường Văn Toán, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sơn La trước tình trạng tảo hôn ở địa phương này có chiều hướng giảm về độ tuổi. Trước đây, trẻ em gái tảo hôn cũng phải 15, 16 tuổi, nay giảm xuống chỉ còn 12, 13 tuổi. Tỷ lệ nam giới tảo hôn là 20,1%; nữ giới tảo hôn cao hơn với tỷ lệ 23,5%. Tất cả 53 DTTS đều có tình trạng tảo hôn, trong đó, 5 dân tộc tỷ lệ tảo hôn cao nhất gồm: dân tộc Mông 51,5%, Cờ Lao 47,8%, Mảng 47,2%, Xinh Mun 44,8%, Mạ 39,2%. Trung du miền núi phía Bắc, đặc biệt là vùng Tây Bắc có tỷ lệ tảo hôn cao hơn các vùng khác. Năm 2019, vùng Trung du miền núi phía Bắc có 583.297 trường hợp; Đồng bằng sông Hồng có 14.922 trường hợp; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung có 152.743 trường hợp; Tây Nguyên có 203.639 trường hợp; Đông Nam bộ có 37.375 trường hợp; Đồng bằng sông Cửu Long có 45.293 trường hợp.
  • 9. Nguyên nhân: Theo thống kê, nguyên nhân dẫn đến vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là do nhận thức của người dân, kể cả cha mẹ và con cái và đã để lại những hệ lụy rất lớn đối với xã hội. Bên cạnh đó, do tập quán lạc hậu không muốn chia của cải cho người khác. Tư tưởng sợ con hư hỏng đi theo trai. Người dân chưa hiểu biết pháp luật nhất là Luật Hôn nhân & Gia đình. Hơn nữa, pháp luật chưa xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm. Ngoài ra, một bộ phận vị thành niên có quan niệm sống thử trước khi kết hôn. Hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết gây ra là thấy rất rõ, đối với bản thân và gia đình: bản thân mất đi cơ hội về học tập, bỏ học sớm, việc làm tốt, cơ hội để cải thiện điều kiện sống. Hậu quả của nạn tảo hôn: Ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh: kết hôn sớm, mang thai và sinh đẻ trong lứa tuổi vị thành niên là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em, tăng tỷ lệ tử vong của bà mẹ liên quan đến thai sản. Bố mẹ chưa có kiến thức nuôi dạy con. Cơ thể chưa phát triển đến độ hoàn thiện, về thể chất, tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản của người phụ nữ, nhất là trẻ em gái do chưa đủ tuổi trưởng thành, cơ thể phát triển chưa hoàn thiện, việc quan hệ tình dục sớm, mang thai, sinh đẻ, nuôi con sớm làm chậm quá trình phát triển thể chất tự nhiên của con người, dẫn đến thoái hóa và các di chứng bệnh tật, làm suy kiệt sức khỏe của ba, mẹ và con. Kinh nghiệm cuộc sống còn non trẻ, nhưng phải lo toan cuộc sống gia đình mà chủ yếu là làm nông nghiệp, lao động phổ thông nên cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn kinh tế, cơ hội lập nghiệp và phát triển kinh tế gia đình bị hạn chế, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đói nghèo. Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống tương lai của những bà mẹ và những đứa trẻ được sinh ra. Những trẻ em được sinh ra từ những cặp vợ chồng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thường mắc các dị tật bẩm sinh, chậm phát triển, suy dinh dưỡng. Hơn nữa khi sức khỏe không đảm bảo lúc mang thai cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, từ đó không được đăng ký kết hôn. Còn đối với xã hội, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dân số, suy giảm giống nòi, những cặp kết hôn cận huyết thống dù khoẻ mạnh nhưng khi kết hôn cận huyết làm tăng tỷ lệ bệnh tật do kết hợp gen mang lại, gây suy thoái chất lượng giống nòi. Ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và là một trong những lực cản đối với sự phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ xã hội và sự phát triển bền vững của vùng dân tộc thiểu số. Giải pháp: Từ những hậu quả trên cho thấy để ngăn ngừa, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống chúng ta cần: xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách, góp phần quan trọng và trực tiếp cải thiện chất lượng giống nòi và nâng cao chất lượng dân số. Bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực Hôn nhân & Gia đình; bình đẳng giới; bảo vệ bà mẹ trẻ em và những người yếu thế khác. Nâng cao nhận thức người dân thông qua việc tăng cường công tác tuyên truyền nguyên nhân, hậu quả tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số. Vận động người có uy tín trong cộng đồng
  • 10. hỗ trợ giúp đỡ và tuyên truyền cho đồng bào hiểu biết pháp luật về hôn nhân và gia đình, vận động người dân phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp và xóa bỏ tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình. Giáo dục kiến thức tiền hôn nhân trong đó quan tâm kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản. Phối hợp chặt chẽ đồng bộ các ngành liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về Luật Hôn nhân và Gia đình. Xây dựng các Đề án, Dự án “Tuyên truyền nâng cao nhận thức nhằm giảm tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc Khmer”. Kết hôn giả tạo: Thực trạng: Thực tế thì hình thức hôn nhân giả để lấy quyền thường trú nhân và định cư Mỹ không phải là mới. Nguyên nhân hiển nhiên của việc này đến từ lợi ích mà chiếc thẻ xanh và tương lai là quyền công dân Mỹ mà người sở hữu nó sẽ được nhận. Không ít người cho rằng việc làm này chẳng hề có hại với ai mà còn giúp ích cho tương lai của thế hệ sau. Vì vậy dù chính phủ Mỹ đưa ra nhiều biện pháp mạnh để áp chế và răn đe thì nhiều người vì chưa tìm hiểu kỹ những hậu quả có thể phải gánh chịu hoặc “liều thử” 1 lần nên đã vẫn âm thầm thực hiện. Các hồ sơ nhập cư trái phép thông qua bảo lãnh định cư Mỹ diện hôn nhân & hôn thê/ hôn phu là giải pháp định cư Mỹ được các đối tượng này nhắm đến. - Vừa mới đây đã có 1 trường hợp kết hôn giả bị phát hiện của 1 cựu cảnh sát Mỹ gốc Việt. Ông Trương Duy Nhạc – sống tại East Longmeadow – đã kết hôn giả thành công vào năm 2008 nhằm giúp 1 người thân bên vợ ông được định cư tại Mỹ. Sau đó, vụ việc của ông đã bị phát hiện dù đã sau hơn 1 thập niên. Ông Nhạc bị truy tố vào tháng 11/2018 và đã nhận tội vào ngày 21/2/2019 vừa qua. Ông sẽ phải đối mặt với các mức án cao nhất do hành vi vi phạm của mình trong hơn 1 thập niên trước đây. Hậu quả: - Vì thỏa thuận ngầm hoặc nếu có văn bản thì thỏa thuận giữa hai đối tượng trong cuộc hôn nhân giả này đều là bất hợp pháp và sẽ không được pháp luật bảo vệ cho nên người chịu thiệt hại sẽ chính là bản thân người muốn định cư; Không ít người đã sử dụng dịch vụ môi giới để có thể được bảo lãnh định cư Mỹ bởi một người mà người đó đảm bảo thành công 100% nhưng khi đã giao tiền thì người bảo lãnh lại không xuất hiện. Đây là hình thức lừa đảo; Không chỉ thế, có nhiều trường hợp bảo lãnh theo diện hôn thê/ hôn phu, được cấp visa thành công qua Mỹ định cư thì theo Luật của Mỹ đưa ra thì hai bên phải tiến hành việc kết hôn trong vòng 90 ngày kể từ khi người được bảo lãnh nhập cư, nếu không sẽ vi phạm quy định. Thế nhưng người bảo lãnh lại lợi dụng quy định này để đòi thêm tiền hoặc có những yêu cầu khác ngoài thoả thuận thậm chí xúc phạm, lạm dụng tình dục ... buộc người được bảo lãnh phải làm theo nếu không muốn bị họ tố cáo và bị trục xuất; - Những người kết hôn với lý do “tình yêu sét đánh” sẽ phải chịu sự giám sát của Cục Di Trú Mỹ chặt chẽ trong 2 năm liền và nếu có bất cứ biểu hiện nghi vấn nào thì dù cho người này đã sở hữu quyền thường trú thì vẫn sẽ bị USCIS tước bỏ, trục xuất và cấm nhập cảnh mãi mãi.
  • 11. Có những trường hợp lại thuận lợi định cư Mỹ, lấy thẻ Xanh thành công, thế nhưng đến bước làm thủ tục ly hôn thì lại gặp khó khăn do phía bên kia không hợp tác và trở mặt gây rắc rối, người được bảo lãnh cũng không thể lấy giấy tờ thỏa thuận giữa hai bên để kiện ra tòa vì đã vi phạm pháp luật từ đầu và kết hôn giả. Phương hướng giải pháp: Xử lý hành chính Theo điểm d khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình. Xử lý kỷ luật Theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình (trong đó có việc kết hôn giả tạo) thì sẽ phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau đây: - Đối với công chức: Tùy theo mức độ mà bị khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức. - Đối với viên chức: Cũng tùy theo mức độ mà bị khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc. - Cưỡng ép kết hôn: (Hủ tục bắt vợ của dân tộc miền núi) Thực trạng: Bắt vợ là một nét truyền thông lâu đời đặc trưng trong hôn nhân của dân tộc H’mông. Khi người con trai quen biết và đem lòng yêu một cô gái, anh ta sẽ tổ chức làm cỗ mời bạn bè và nhờ các bạn lập kế hoạch “cướp” cô gái về nhà một cách bất ngờ, giữ cô trong ba ngày. Sau đó sẽ sang nhà gái thông báo bàn việc cưới. Thường thì, hai người đã “tình trong như đã mặt ngoài còn e” nên việc “bắt vợ” sẽ không có gì khó khăn. Tuy vậy, tục bắt vợ ở huyện vùng cao này đang bị biến tướng, lạm dụng đã đẩy nhiều em gái nơi đây rơi vào bi kịch, hôn nhân không lối thoát; và là nỗi lo của nhiều cô gái Mông mới lớn. Gặp Vừ Y Mái ở xã Huồi Tụ- là nạn nhân của tục bắt vợ, tôi bị ám ảnh bởi thân hình gầy gò, xanh xao của cô. Giờ đây, Y Mái đang phải sống trong tâm trạng cam chịu và nhẫn nhục. Y Mái cho biết hoàn cảnh và câu chuyện bị bắt làm vợ của mình. 15 tuổi, đang học lớp 9 ở bản Na Ny, Y Mái ước mơ sẽ học lên cấp 3 rồi vào đại học để trở thành bác sỹ về chữa bệnh cho bà con dân bản. Một buổi sáng mùa xuân,Y Mái theo bạn xuống núi ném còn. Trong cuộc ném còn hôm ấy, Mái và chàng trai Lỳ Bá Cha ở bản Huồi Đun được ghép thành một cặp chơi. Cuộc ném còn tàn, Mái muốn về nhưng Lỳ Bá Cha không cho, cầm rịt lấy tay cô bé, giữ ở mãi cho đến lúc mặt trời đi ngủ… hực tế, tục “bắt vợ” ở Kỳ Sơn đang bị lạm dụng, dẫn đến hàng chục trường hợp em gái đang ở tuổi mới lớn trở thành nạn nhân của nét văn hoá này. Cô giáo Nguyễn Thị Hoài, đã từng
  • 12. gắn bó lâu năm ở vùng sơn cước này cho biết. “Thời gian qua, nghành giáo dục của huyện phải chứng kiến rất nhiều trường hợp “tảo hôn” bởi “sự biến tướng của tục bắt vợ”. Nạn nhân chủ yếu là các em học sinh đang theo học ở bậc THCS”. Ở Kỳ Sơn, nhức nhối nhất về việc lạm dụng tục “bắt vợ” là ở Huồi Tụ, Mường Lống, Na Ngoi, Nậm Càn, Nậm Cắn... Tục “bắt vợ” không chỉ ở Kỳ Sơn, mà còn xảy ra ở huyện Quế Phong, huyện biên giới của tỉnh Nghệ An. Anh Vi Văn Chín - Bí thư đoàn xã Nậm Nhoong cho biết: “Trên địa bàn xã, số lượng đoàn viên trong độ tuổi khá nhiều, song tỉ lệ đoàn viên sinh hoạt ở các chi đoàn thôn bản thì rất ít. Có nhiều trường hợp chưa đến tuổi đoàn đã phải cam chịu cuộc sống làm vợ, làm mẹ….” Qua tìm hiểu, hiện nay ở Quế Phong tình trạng này cũng diễn ra rất nhiều ở các thôn bản trên địa bàn. Hậu quả: Bắt vợ" về bản chất không xấu nhưng khi bị biến tướng sẽ trở nên xấu xa vô cùng vì nó thực chất đã tước đi quyền tự do của một người. Tước đi cả quyền được chọn lựa tương lai của những cô gái vùng dân tộc, vốn còn ngây thơ và chưa hiểu rõ ràng về Luật pháp. Rồi sẽ ra sao nếu những bé gái chỉ mới 14-15 tuổi mà không hề thích người kia mà bị "bắt" về làm vợ thì cuộc sống hôn nhân về sau sẽ khủng khiếp đến mức nào? Tương lai của những bé gái còn đang ngồi trên ghế nhà trường sẽ đi về đâu? Hướng giải pháp: Để hạn chế hệ luỵ từ những biến tướng từ tục bắt vợ để duy trì, bảo vệ nét đẹp văn hoá truyền thống, tục lệ của người H’mông cần thay đổi mạnh mẽ cách tuyên truyền pháp luật, nâng cao nhận thức, khả năng tiếp cận thông tin pháp luật đầy đủ chính xác. Dựa vào uy tín của già làng, trưởng bản để thông tin đến những người còn lại. Với người dân tộc thiểu số họ thường có niềm tin tuyệt đối vào người lãnh đạo tinh thần này, hoàn toàn tin cậy vào các luật tục của dân tôc họ. Quan trọng là phải chuyển hoá được các quy định pháp luật thành các hương ước, thành các quy ước làng xã, thôn bản trên cơ sở luật tục.Có như vậy thì người dân nơi đây mới có thể dễ dàng áp dụng pháp luật vào cuộc sống.