SlideShare a Scribd company logo
1 of 15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Chất thải y tế
Trên thế giới cũng như ở tại Việt Nam, việc định nghĩa “Thế nào là chất
thải y tế?” hay “Chất thải y tế là gì?” đã được các nhà khoa học, các nhà lập pháp
khi nghiên cứu đều nhằm vào mục đích chính là đảm bảo một khái niệm rõ ràng,
cụ thể nhất để mọi thành viên trong xã hội có thể hình dung chính xác về các loại
chất thải y tế, phân biệt với các loại chất thải khác, nhận biết những đặc tính của
chất thải y tế, từ đó ý thức được sự nguy hiểm của chất thải y tế.
Theo WHO, chất thải y tế bao gồm tất cả các chất thải phát sinh từ các cơ
sở chăm sóc y tế, cơ sở nghiên cứu và phòng thí nghiệm. Ngoài ra, chất thải y tế
còn bao gồm các chất thải có nguồn gốc từ các nguồn phát sinh nhỏ hoặc phân tán
ra ngoài, ví dụ như việc thực hiện các quá trình chăm sóc sức khỏe tại nhà (lọc
máu, tiêm isulin,…)1
.
Tuy nhiên để phân biệt rõ hơn chất thải y tế với các loại chất thải khác, cụ
thể các loại chất thải phát sinh từ các cơ sở nghiên cứu, các phòng thí nghiệm phải
hoạt động về y tế thì mới được coi là chất thải y tế nên vào năm 2013 WHO đã
chỉnh sửa lại khái niệm: Chất thải y tế bao gồm tất cả các chất thải phát sinh từ các
cơ sở chăm sóc y tế, trung tâm nghiên cứu và phòng thí nghiệm liên quan đến các
hoạt động y tế. Ngoài ra, chất thải y tế còn bao gồm các chất thải có nguồn gốc từ
các nguồn phát sinh nhỏ hoặc phân tán ra ngoài, kể cả các chất thải phát sinh trong
quá trình chăm sóc sức khỏe tại nhà (như lọc máu, tự dùng isulin, chăm sóc hồi
phục…”)2
.
1
WHO (1999), Safe management of wastes from health-care activities, Geneva: “Health-care waste
includes all the waste generated by health-care establishments, research facilities, and laboratories.
In addition, it includes the waste originating from “minor” or “scattered” sources— such as that
produced in the course of health care undertaken in the home (dialysis,insulin injections, etc.).”
2 WHO (2013), Safe management of wastes from health-care activities, Avenue Appia, Geneva,
Switzerland: “The term health-care waste includes all the waste generated within health-care
13
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Ở Việt Nam vấn đề tiếp cận chất thải y tế đã được quan tâm từ khá sớm,
năm 1999 trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đã ban hành riêng bộ quy
chế áp dụng cho việc quản lý chất thải y tế. Theo đó chất thải y tế là chất thải phát
sinh trong các cơ sở y tế, từ hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm,
phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo. Chất thải y tế có thể ở cả ba dạng là dạng rắn
(rác thải y tế), dạng lỏng (nước thải) và dạng khí (khí thải từ các công trình, thiết
bị xử lý, tiêu hủy chất thải y tế)3
. Nhìn chung khái niệm trên tương đối đầy đủ,
chính xác và tương thích với khái niệm về chất thải y tế của WHO tại thời điểm
đó.
Cho tới năm 2007, khi ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế mới thay thế
năm 1999, khái niệm chất thải y tế đã được thay đổi: chất thải y tế là chất thải ở
thể rắn, thể lỏng, thể khí và được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế
nguy hại và chất thải thông thường 4
. Cơ sở y tế được quy định bao gồm các cơ
sở khám, chữa bệnh, nhà hộ sinh, trạm y tế, cơ sở nghiên cứu y dược, y tế dự
phòng; cơ sở đào tạo cán bộ y tế; cơ sở sản xuất, kinh doanh dược phẩm, vắc-xin,
sinh phẩm y tế. Tuy khái niệm về chất thải y tế đã được chỉ ra tại các văn bản quy
chế nhưng đến năm 2009 thì khái niệm về chất thải y tế mới được đưa vào Luật
Khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể bao gồm chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí,
chất thải hóa chất, chất thải phóng xạ được thải ra trong quá trình khám bệnh, chẩn
đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh và sinh hoạt của người bệnh trong cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh5
.
facilities, research centres and laboratories related to medical procedures. In addition, it includes the
same types of waste originating from minor and scattered sources, including waste produced in the
course of health care undertaken in the home (e.g. homedialysis, self-administration of insulin,
recuperative care)”
3 Bộ Y tế, Quy chế Quản lý chất thải y tế (ban hành kèm theo Quyết định số 2575/1999/QĐ-BYT
ngày 27 tháng 8 năm 1999 về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế), Hà Nội, Điều 1 khoản
2.
4 Bộ Y tế, Quy chế Quản lý chất thải y tế (ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày
30 tháng 11 năm 2007 về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế), Hà Nội, khoản 1 Điều 3
5
Quốc hội (2009), Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, Hà Nội, Điều 63 khoản 1.
14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Và cho tới thời điểm gần đây nhất, trong lần ban hành Thông tư liên tịch số
58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên
môi trường quy định về quản lý chất thải y tế thay thế các quy chế quản lý chất
thải y tế trước đó đã một lần nữa thay đổi về khái niệm chất thải y tế trong hệ thống
pháp luật Việt Nam. Chất thải y tế được hiểu là chất thải phát sinh trong quá trình
hoạt động của các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông
thường và nước thải y tế 6
. Riêng chất thải y tế phóng xạ đã được tách ra quy định
riêng với tên gọi “chất thải sinh học y tế” nằm trong “chất thải phóng xạ sinh học”
được định nghĩa là các chất thải sinh học có chứa hoặc nhiễm bẩn các nhân phóng
xạ với mức độ lớn hơn mức thanh lý, có khả năng thối rữa hoặc gây bệnh phát sinh
từ các hoạt động khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, phòng thí nghiệm y học và từ
nhà xác7
. Nhìn chung, tại lần sửa đổi bổ sung khái niệm này, khái niệm chất thải
y tế trong pháp luật Việt Nam đã có sự thay đổi khác biệt so với các lần quy định
trước, nhấn mạnh sự có mặt của nước thải y tế và quy định chi tiết riêng đối với
việc quản lý các chất thải phóng xạ phát sinh từ các hoạt động y tế, nay gọi chung
là “chất thải sinh học y tế”.
Mặc dù trong chất thải y tế gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông
thường và nước thải y tế nhưng tỷ lệ chất thải y tế nguy hại chỉ chiếm phần nhỏ
trong số chất thải y tế. Theo WHO, trong chất thải y tế thì có khoảng
75 – 90% lượng chất thải là chất thải y thế không nguy hại hoặc chất thải y tế
thông thường, được phát sinh chủ yếu từ các khu vực hành chính, nhà bếp, dịch
vụ dọn dẹp tại các cơ sở y tế và cũng có thể chất thải phát sinh trong việc bảo trì,
tu sửa vật chất của cơ sở y tế. Do đó chỉ có khoảng 10 – 25% lượng chất thải y tế
là chất thải y tế nguy hại có khả năng gây ra các tác hại tới sức khỏe và môi
6
Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT
ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường quy định về quản lý chất thải y tế, Hà
Nội, Điều 3 khoản 1
7
Bộ Khoa học và Công nghệ (2014), Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN ngày 25 tháng 08 năm 2014
của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua
sử dụng, Hà Nội, Điều 2 khoản 3.
15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trường8
. Tuy nhiên không thể chủ quan đối với việc chất thải y tế chủ yếu là chất
thải y tế không nguy hại được, bởi nếu không được quản lý tốt, các chất thải loại
này cũng có thể là chất thải nguy hại do có nguy cơ lây nhiễm từ sự phát thải của
các nguồn bệnh hoặc các chất bài tiết của bệnh nhân gây bệnh.
Vì vậy, chất thải y tế là loại chất thải cần phải được quan tâm, quản lý và
xử lý một cách triệt để.
1.1.2. Quản lý chất thải y tế và pháp luật về quản lý chất thải y tế
Ở phần trên tác giả đã đề cập đến khái niệm về chất thải y tế, và để hiểu rõ
hơn về vấn đề pháp luật quản lý chất thải y tế, trong mục này tác giả sẽ đề cập tới
khái niệm về “quản lý chất thải y tế”, tổng hợp và đưa ra khái niệm chung “pháp
luật về quản lý chất thải y tế”.
Quản lý chất thải y tế đảm bảo môi trường tại các cơ sở y tế và môi trường
xung quanh là vấn đề đã được đặt ra tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Tại
Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
phải có trách nhiệm phân loại, thu gom và xử lý chất thải y tế theo đúng quy định
của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường9
. Tại Luật Bảo vệ môi trường năm
2014 cũng đưa ra các yêu cầu về việc bảo vệ môi trường tại các bệnh viện, cơ sở
y tế bao gồm: đối với nước thải y tế phải thực hiện thu gom, xử lý đúng quy chuẩn
môi trường; đối với các chất thải rắn y tế cần phân loại trực tiếp tại nguồn, thu
gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý đảm bảo đạt quy chuẩn; các chất thải có mang
mầm bệnh lây nhiễm, khí thải phải được xử lý loại bỏ mầm bệnh đạt đúng quy
chuẩn kỹ thuật; các cơ sở y tế có sử dụng chất phóng xạ phải đáp ứng các yêu cầu
về an toàn bức xạ hạt nhân; chuẩn bị các trang thiết bị
8 WHO (2013), Safe management of wastes from health-care activities, Avenue Appia, Geneva,
Switzerland: “Between 75% and 90% of the waste produced by health-care providers is comparable
to domestic waste and usually called “non-hazardous” or “general health-care waste”.
It comes mostly from the administrative, kitchen and housekeeping functions at health-care facilities
and may also include packaging waste and waste generated during maintenance of health-care
buildings (Figure 2.1). The remaining 10–25% of health-care waste is regarded as “hazardous” and
may pose a variety of environmental and health risks (see Chapter 3)”
9
Quốc hội (2009), Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, Hà Nội, Điều 63 khoản 2.
16
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường do chất thải y tế 10
. Vì vậy, quản lý
chất thải y tế chính là các hoạt động trong quá trình giảm thiểu, phân định, thu
gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực hiện. 11
Quá trình giảm thiểu, phân định chất thải y tế là các hoạt động như giảm
lượng chất thải y tế tại nguồn, sử dụng các sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng;
hoạt động quản lý, kiểm soát chặt chẽ các quá trình thực hành và phân loại chính
xác chất thải nhằm mục đích hạn chế tốt đa sự phát sinh của chất thải y tế. Thu
gom chất thải là quá trình tập hợp chất thải từ nơi phát sinh và vận chuyển các chất
thải y tế về khu vực lưu giữ, xử lý ban đầu chất thải y tế (là quá trình khử khuẩn
hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao) trong khuôn viên cơ sở y
tế. Khi đó quá trình vận chuyển chất thải y tế là quá trình chuyên chở từ nơi lưu
giữ trong cơ sở y tế cho đến nơi lưu giữ, xử lý tiêu hủy chất thải của cơ sở xử lý
chất thải y tế cho cụm cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc
cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế 12
, sử
dụng các công nghệ cao nhằm làm mất khả năng gây nguy hại của chất thải đối
với sức khỏe của con người và môi trường.
Quản lý chất thải y tế là hoạt động quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến việc
bảo vệ sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Quản lý có chặt chẽ, nghiêm
túc thì mới hạn chế được những tác động xấu của chất thải y tế gây ra. Cũng vì thế
mà đối với pháp luật trên thế giới hay pháp luật Việt Nam cũng đều có những văn
bản riêng quy định về việc quản lý chất thải y tế. Đến nay chưa có khái niệm cụ
thể nào về “pháp luật quản lý chất thải y tế” là gì, nhưng dựa trên
10
Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Hà Nội, Điều 72
11
Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT
ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường quy định về quản lý chất thải y tế, Hà
Nội, Điều 3 khoản 3.
12 Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và môi trường (2015), Thông tư liên tịch số: 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT
ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định về quản lý chất thải y tế, Hà Nội, Điều 3, khoản 5 - khoản 6.
17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
việc phân tích và tổng hợp các thông tin trong phạm vi hiểu biết của mình, tác giả
xin phép đưa ra định nghĩa như sau:
“Pháp luật về quản lý chất thải y tế là hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật do các chủ thể là các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành quy
định về các hoạt động quản lý chất thải bao gồm quá trình giảm thiểu, phân định,
thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực hiện
nhằm hạn chế những tác động xấu của chất thải y tế tới môi trường và sức khỏe
con người, đảm bảo cho con người được hưởng quyền sống trong môi trường trong
lành”.
1.2. Phân loại chất thải y tế
Chất thải y tế là loại chất thải có nhiều thành phần phức tạp nên được phân
chia thành nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên cũng có nhiều cách phân loại và cách
giải thích về chất thải y tế khác nhau, dưới đây là hai cách phân loại: một cách
phân loại theo WHO và một cách theo pháp luật Việt Nam.
1.2.1. Theo WHO13
Theo WHO đã phân chia chất thải y tế thành hai loại chính:
Chất thải y tế thông thường (Non-hazardous or general health-care waste)
là các chất thải không được tiếp xúc với các tác nhân truyền nhiễm, hóa chất độc
hại hoặc các chất phóng xạ và các vật sắc nhọn không gây nguy hiểm. Hơn một
nửa trong số tất cả các chất thải không nguy hại từ các bệnh viện là giấy, các tông
và nhựa, trong khi phần còn lại bao gồm thực phẩm không sử dụng, kim loại, thủy
tinh, vải, nhựa và gỗ; chiếm khoảng 75 – 90% lượng chất thải y tế.
Chất thải y tế nguy hại (Hazardous health-care waste) bao gồm 6 nhóm là
chất thải vật sắc nhọn, chất thải lây nhiễm, chất thải bệnh phẩm, chất thải dược
phẩm, chất thải hóa học và chất thải phóng xạ, từng loại đặc tính của chất thải
nguy hại được ghi nhận như sau:
13 WHO (2013), Safe management of wastes from health-care activities, Avenue Appia, Geneva,
Switzerland, 2.1 – 2.8.
18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chất thải vật sắc nhọn (Sharps waste): Đây là loại chất thải có nguy cơ gây
thương tổn thương cho da như đứt, thủng (ví dụ: kim tiêm, dao mổ, tuýp thủy tinh
vỡ, …). Cho dù chất thải này có bị nhiễm khuẩn hay không thì chúng vẫn được
coi như loại chất thải có nguy cơ lây nhiễm và nguy hại cao. Vì vậy chất thải vật
sắc nhọn cần phải được quan tâm và chú ý khi phân loại, thu gom, lưu giữ và vận
chuyển nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế, nhân viên vệ sinh và môi trường.
Chất thải lây nhiễm (Infectious waste): Là chất thải có chứa các mầm bệnh
như: vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm với số lượng đủ lớn để gây bệnh cho
những người dễ bị cảm nhiễm. Nhóm chất thải này bao gồm: Chất thải từ các
phòng xét nghiệm; phòng mổ, chất thải từ khám nghiệm tử thi, xác động vật đã bị
nhiễm bệnh, có nguy cơ lây nhiễm cao; chất thải từ các bệnh nhân bị nhiễm bệnh
trong khu cách ly.
Chất thải bệnh phẩm (Pathological waste): Là chất thải có chứa các mô,
bệnh phẩm, bộ phận cơ thể hoặc các dịch cơ thể như máu, dịch cơ thể và các chất
thải khác từ phẫu thuật và khám nghiệm tử thi trên bệnh nhân bị bệnh nhiễm trùng,
bào thai con người và xác động vật bị nhiễm bệnh. Chất thải bệnh phẩm và chất
thải giải phẫu có thể bị nhiễm khuẩn hoặc không bị nhiễm khuẩn nhưng theo
khuyến cáo những chất thải này nên được coi là chất thải lây nhiễm.
Chất thải dược phẩm (Pharmaceutical waste): Bao gồm các loại thuốc quá
hạn, thuốc không sử dụng, đổ, vỡ, các loại thuốc đặc trị, vắc xin, huyết thanh mà
không còn cần thiết. Nhóm chất thải cũng gồm cả các dụng cụ, găng tay, chai lọ
chứa đựng chúng.
Chất thải hóa học (Chemical waste): Chất thải này có thể tồn tại dưới dạng
rắn, lỏng, khí được sinh ra trong quá trình chuẩn đoán, điều trị, tẩy rửa, khử trùng,
thí nghiệm của bệnh viên,… chất thải này có các đặc tính chủ yếu là ăn mòn, gây
nổ, gây độc tế bào.
Chất thải phóng xạ (Radioactive waste): Gồm các chất thải phóng xạ rắn,
lỏng, khí phát sinh từ các hoạt động chuẩn đoán, điều trị và nghiên cứu. Các tia
như tia X, tia gamma, gây ion hóa các chất trong tế bào và gây độc với gen.
19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2.2. Theo pháp luật Việt Nam 14
Trong khái niệm về chất thải y tế được nêu ra tại khoản 1 điều 63 Luật
Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 đã đưa ra cách phân loại chất thải y tế bao gồm:
Chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí, chất thải hóa chất và chất thải y tế phóng
xạ. Tuy nhiên dựa vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy
hại, chất thải trong các cơ sở y tế được phân chia thành các nhóm chất thải lây
nhiễm, chất thải nguy hại không lây nhiễm, chất thải thông thường và ngoài ra còn
có thêm chất thải phóng xạ từ hoạt động y tế, cụ thể như sau:
- Chất thải lây nhiễm bao gồm:
Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt
hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây
truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật
và các vật sắc nhọn khác;
Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa máu
hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly;
Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ
đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng
xét nghiệm an toàn sinh học, bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh
nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và có biện pháp phòng, chống
lây nhiễm, điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh15
;
Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động
vật thí nghiệm.
- Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm các loại chất thải: Hóa chất
thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại; dược phẩm thải bỏ thuộc
14
Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường (2015), Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT
ban hành ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường quy định về quản lý chất thải y
tế, chương II, mục 1, điều 4
15
Chính phủ (2010), Nghị định số 92/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng
xét nghiệm, Hà Nội, điều 3 khoản 1 điểm c.
20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất; thiết bị y tế bị
vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các kim loại nặng; chất hàn
răng amalgam thải bỏ; Các bình chứa áp suất chưa bảo đảm rỗng hoàn toàn; Các
thiết bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng có chứa thủy ngân và các kim loại nặng (nhiệt
kế, huyết áp kế…)16
.
- Chất thải thông thường: Là các chất thải không có yếu tố lây nhiễm, hóa
học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ bao gồm:
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con
người và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế như chất thải phát sinh từ các buồng
bệnh (trừ các buồng cách ly); chất thải phát sinh từ các công việc hành chính gồm
giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim; chất
thải ngoại cảnh như lá cây, rác từ các khu vực ngoại cảnh.
Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế có yếu tố nguy hại dưới
ngưỡng chất thải nguy hại như chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y
tế như chai thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy
xương kín; những chất thải không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học
nguy hại.
Và các sản phẩm thải lỏng không nguy hại.
- Chất thải phóng xạ từ hoạt động y tế17
:
Chất thải phóng xạ từ hoạt động y tế hay chất thải sinh học y tế, là một trong
các nhóm thuộc Chất thải phóng xạ sinh học. Chất thải phóng xạ sinh học là chất
thải sinh học có chứa hoặc nhiễm bẩn các nhân phóng xạ với mức hoạt độ lớn hơn
giá trị nồng độ hoạt độ của các nhân phóng xạ cho phép gây nguy hại bức xạ đối
với con người và môi trường xung quanh. Nguồn chất thải phóng xạ này có thể ở
các dạng rắn, lỏng, khí và được phát sinh từ các hoạt động chuẩn
16 Bộ Tài nguyên và môi trường (2015), Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm
2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại, Hà Nội, phụ lục I
17
Bộ Khoa học và Công nghệ (2014), Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN ngày 25 tháng 08 năm
2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã
qua sử dụng, Hà Nội, Điều 2 khoản 3
21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất. Chất thải sinh học y tế là các chất thải sinh
học có chứa hoặc nhiễm bẩn các nhân phóng xạ với mức độ lớn hơn mức thanh
lý, có khả năng thối rữa hoặc gây bệnh phát sinh từ các hoạt động khám, chữa
bệnh tại các cơ sở y tế, phòng thí nghiệm y học và từ nhà xác.
Trên đây là hai cách phân loại chất thải y tế trên thế giới và tại Việt Nam. Nhìn
chung, việc phân loại nguồn chất thải y tế giữa Việt Nam so với thế giới tuy khác
nhau về phân nguồn các nhóm chất thải nhưng sự chênh lệch không đáng kể và đã
bao quát được các loại chất thải phát sinh từ các hoạt động cơ sở y tế.
1.3. Nguồn phát sinh chất thải y tế
Chất thải y tế là loại chất thải phát sinh chủ yếu trong quá trình tiến hành
các hoạt động khám chữa bệnh. Trong chất thải y tế, cho dù tỉ lệ thành phần phần
trăm giữa chất thải nguy hại và chất thải không nguy hại (hoặc chất thải thông
thường) có sự chệnh lệch lớn nhưng chất thải y tế nói chung nếu không được xử
lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người.
Các nguồn phát chất thải y tế bao gồm18
:
Các bệnh viện: bệnh viện trung ương, bệnh viện huyện, bệnh viện trường
đại học
Cơ sở y tế khác: Dịch vụ chăm sóc y tế khẩn cấp, trung tâm y tế và trạm xá,
phòng khám sản khoa, phòng khám ngoại trú, trung tâm lọc máu, dịch vụ y tế quân
sự, bệnh viện hoặc phòng khám tù nhân.
Các phòng thí nghiệm liên quan và các trung tâm nghiên cứu: các phòng thí
nghiệm y tế và y sinh học, trung tâm nghiên cứu y tế.
Trung tâm nghiên cứu và thử nghiệm động vật
Ngân hàng máu và dịch vụ thu gom máu
Viện dưỡng lão cho người già.
Với số lượng lớn các cơ sở y tế đồng nghĩa sẽ có nhiều nguồn phát sinh
chất thải một lượng lớn chất thải y tế hàng ngày theo các hoạt động y tế.
18 WHO (2013), Safe management of wastes from health-care activities, Avenue Appia, Geneva,
Switzerland, Box 2.3
22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tất cả các hoạt động trong bệnh viện đều có thể tạo ra chất thải và có khả
năng tác động đến môi trường và ảnh hưởng sức khỏe con người và cộng đồng.
Việc nắm giữ được các nguồn phát sinh của chất thải sẽ giúp các hoạt động quản
lý chất thải y tế được hiệu quả hơn. Không có một tài liệu nào trên thế giới có thể
thống kê được hết các chất thải phát sinh từ các hoạt động của cơ sở y tế. Mỗi cơ
sở y tế khác nhau sẽ có các nguồn phát sinh chất thải y tế khác nhau, tùy thuộc vào
từng hoạt động riêng. Đối với các cơ sở y tế có quy mô càng lớn thì lượng chất
thải phát sinh nhiều và nguồn phát sinh chất thải càng phức tạp.
1.4. Tác động của chất thải y tế đối với môi trường và sức khỏe cộng
đồng19
1.4.1. Đối với môi trường
Tác động đến môi trường đất
Các chất thải y tế khi chôn lấp nếu không được xử lý đúng cách, các đường
ống xả nước thải từ bệnh viện nếu không được quản lý và xử lý thì các vi sinh vật
gây bệnh, hóa chất độc hại nguy hiểm có thể ngấm vào đất làm nhiễm độc đất
khiến cho việc tái sử dụng bãi chôn lấp sẽ gặp khó khăn.
Tác động đến môi trường không khí
Chất thải y tế từ hoạt động của các cơ sở y tế từ khi phát sinh đến khâu xử
lý cuối cùng đều gây ra những tác động xấu đến môi trường không khí. Khi chất
thải phát sinh phân loại tại nguồn, trong quá trình vận chuyển các vi khuẩn gây
bệnh, hóa chất,… có thể phát tán vào nguồn không khí; khi xử lý chất thải y tế nếu
chất thải vứt bừa bãi, tồn đọng sẽ gây ra các mùi khó chịu cho khu vực xung quanh;
nước thải cơ sở y tế gây ô nhiễm không khí do quá trình phân tán các chất độc hại,
mùi từ các bể chứa nước thải, đường ống dẫn nước thải từ các nơi phát sinh đến
các nơi tập trung; các chất thải từ lò đốt trong điều kiện không lý tưởng gồm những
chất ô nhiễm như bụi, khí NO2, SO2, các hợp chất hữu cơ bay hơi như dioxin, chì,
thủy ngân, các khí thải từ khâu đốt rác gây ra các mùi ảnh hưởng đến không khí
xung quanh khu vực xử lý.
19
Đinh Hữu Dũng (2003), Nghiên cứu thực trạng tình hình quản lý và ảnh hưởng của chất thải rắn y tế
lên môi trường và sức khỏe cộng đồng, đề xuất và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ khoa học,
Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
23
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tác động đến môi trường nước
Nguồn nước có thể bị nhiễm bẩn do các chất độc hại có trong chất thải y tế.
Chúng có thể chứa các vi sinh vật gây bệnh, các kim loại nặng như thủy ngân từ
nhiệt kế, bạc từ quá trình tráng rửa phim X quang. Một số dược phẩm nhất định
nếu xả thải không xử lý có thể gây nhiễm độc nguồn nước ngầm. Bên cạnh đó, xả
thải bừa bãi chất lây nhiễm vào chất thải thông thường có thể gây nguy cơ ô nhiễm
nguồn nước.
1.4.2. Đối với sức khỏe con người
Chất thải y tế là chất thải nguy hiểm, có khả năng chứa đựng các loại vi sinh
vật gây bệnh, các chất độc hại như hóa chất, chất gây độc tế bào, chất phóng xạ,…
Các tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua các con đường
trực tiếp như qua các vết bị trầy xước, qua đường hô hấp, qua đường tiêu hóa hoặc
qua các con đường gián tiếp như do ô nhiễm môi trường trong và ngoài cơ sở y tế
hoặc tiếp xúc với các tác nhân trung gian như thực phẩm hoặc ruồi, muỗi, chuột,…
Ngoài ra, trong quá trình thu gom, vận chuyển và lưu giữ; chất thải y tế
nguy hại có thể bị rò rỉ, giải thoát, đổ tràn ra môi trường xung quanh. Việc rơi vãi
các chất thải y tế lây nhiễm, đặc biệt là loại chất thải lây nhiễm có nguy cơ lây
nhiễm cao có thể làm lây lan mầm bệnh trong cơ sở y tế và bệnh viện gây nên đợt
bùng phát nhiễm trùng bệnh viện đối với cán bộ, nhân viên trong cơ sở y tế; bệnh
nhân, người nhà bệnh nhân; kể cả việc gây ô nhiễm môi trường đất và nước tại
chỗ.
Việc tiếp xúc với các chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương,
có thể do một hoặc nhiều đặc trưng như: chất thải y tế có chứa đựng các yếu tố
truyền nhiễm, các loại hóa dược có thành phần gây độc tế bào nguy hiểm, các chất
chứa đồng vị phóng xạ, các vật sắc nhọn có thể gây tổn thương, các chất thải có
yếu tố ảnh hưởng tâm lý xã hội. 20
Nguy cơ từ chất thải lây nhiễm và các vật sắc nhọn:
20 Đinh Hữu Dũng (2003), Nghiên cứu thực trạng tình hình quản lý và ảnh hưởng của chất thải rắn
y tế lên môi trường và sức khỏe cộng đồng, đề xuất và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ khoa học,
Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Nguy cơ chất thải lây nhiễm gồm vi sinh vật gây bệnh có trong chất thải.
Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua nhiều đường khác nhau như vết
thương, vết cắt trên da, niêm mạc; hệ thống hô hấp, hệ thống tiêu hóa... Sự xuất
hiện các loại vi khuẩn kháng kháng sinh và kháng hóa chất khử khuẩn có thể do
nguyên nhân quản lý, xử lý chất thải y tế không an toàn. Các vật sắc nhọn không
chỉ gây ra vết thương trên da mà chúng còn gây nhiễm trùng vết thương nếu chúng
bị nhiễm bẩn. Trước đây, một khảo sát của Viện Y học lao động và môi trường
ghi nhận 35% số cán bộ, nhân viên y tế bị thương tích do vật sắc nhọn gây nên và
70% trong số đó bị tổn thương do vật sắc nhọn trong sự nghiệp
y tế. Sự tổn thương do vật sắc nhọn sử dụng trong y tế có khả năng lây truyền các
bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như HIV, HBV và HCV. Theo thống kê có khoảng
80% nhiễm trùng HIV, HBV, HCV nghề nghiệp là do thương tích vì vật sắc nhọn
và kim tiêm. Ngoài ra, việc tái chế, tái sử dụng hoặc xử lý không an toàn chất thải
y tế lây nhiễm bao gồm cả chất nhựa và các vật sắc nhọn có thể có
tác động lâu dài đến sức khỏe của cộng đồng người
dân.21
Nguy cơ từ các chất thải gây độc tế bào:
Quá trình tiếp xúc với các chất độc có trong công tác y tế có thể xảy ra đối
với các nhân viên y tế khi chuẩn bị hoặc đang trong quá trình điều trị cho bệnh
nhân bằng các thuốc đặc biệt hoặc bằng phương pháp hóa trị liệu. Các phương
pháp tiếp xúc chính là hít phải hóa chất nhiễm độc ở dạng bụi hoặc hơi qua đường
hô hấp, bị hấp thụ qua da do tiếp xúc trực tiếp, qua đường tiêu hóa do ăn phải thực
phẩm nhiễm thuốc, hóa chất có tính độc hại. Mối nguy hiểm cũng có thể xảy ra
khi tiếp xúc với các loại dịch và các chất tiết ra của bệnh nhân đang được điều trị
bằng hóa liệu. Nhiều loại thuốc có tính độc cao gây nên các hậu quả hủy hoại cục
bộ sau khi tiếp xúc với da hoặc mắt. Chúng có thể gây ra chóng mặt, buồn nôn,
đau đầu hoặc viêm da.
Nguy cơ từ chất thải hóa dược phẩm
21 Nguyễn Võ Hinh (2013), Nguy cơ môi trường ô nhiễm ảnh hưởng sức khỏe do chất thải y
tế, bài viết chuyên đề trên trang http://www.impe-qn.org.vn/ ngày 25/03/2015.
25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Nhiều hóa chất và dược phẩm dùng trong các cơ sở y tế là chất thải nguy
hại như độc dược, chất gây độc tế bào, chất dễ cháy, chất ăn mòn, chất gây nổ,
chất gây phản ứng gây nguy cơ đe dọa sức khỏe con người. Các loại chất này
thường chiếm số lượng nhỏ trong chất thải y tế, với số lượng lớn hơn có thể tìm
thấy khi chúng quá hạn, dư thừa hoặc hết tác dụng cần vứt bỏ. Các chất này có thể
gây tổn thương như bỏng, gây sốc, các bệnh nhiễm độc hoặc gây ảnh hưởng đến
di truyền.
Nguy cơ từ chất thải phóng xạ
Loại bệnh và hội chứng gây ra do chất thải phóng xạ được xác định bởi
phạm vi tiếp xúc và loại chất thải đối tượng. Nó có thể là hội chứng đau đầu, hoa
mắt, chóng mặt,… Chất thải phóng xạ là một loại độc hại với tế bào, gen nên khi
tiếp xúc với các nguồn phóng xạ có hoạt tính cao như nguồn phóng xạ của các
thiết bị chuẩn đoán y tế có thể gây ra một loạt các tổn thương như phá hủy các mô,
có thể gây bỏng cấp tính.
1.5. Sự cần thiết của pháp luật về quản lý chất thải y tế
Chất thải y tế là loại chất thải có nhiều tác nhân gây hại đến cho sức khỏe
con người và môi trường sống xung quanh. Dù cho lượng chất thải y tế nguy hại
chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số lượng chất thải hàng ngày hàng giờ đang được
phát sinh tại các cơ sở y tế thì chất thải y tế luôn được coi là một trong những chất
thải nguy hại nhất cần có những biện pháp quản lý, xử lý cẩn thận và chặt chẽ. Có
kiểm soát được nguồn chất thải, lượng chất thải phát sinh thì chúng ta mới có thể
bảo vệ được chính cuộc sống của chính mình.
Tại Giơ-ne-vơ năm 1954, dự thảo Tuyên ngôn các nguyên tắc về quyền con
người và môi trường đã được nhóm các nhà chuyên gia, nghiên cứu về nhân quyền
và Luật môi trường quốc tế liệt kê một cách toàn diện các thành phần thiết yếu của
quyền con người đối với môi trường gồm 27 điểm, 5 phần trong đó có một số
quyền cơ bản như: quyền được sống trong môi trường không bị ô nhiễm, không
có suy thoái môi trường, không bị tác động bởi các hoạt động có ảnh hưởng tiêu
cực đến môi trường; quyền được bảo vệ và bảo tồn môi trường không
26
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
khí, đất trồng, nước biển, thực vật, động vật, các quy trình thiết yếu hay quyền có
thực phẩm sạch, nước sạch, vệ sinh, an toàn,…. 22
Từ thế giới tới Việt Nam, từ Giơ-ne-vơ đến Hà Nội, tại Nghị quyết số 41/NQ-
TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ
đầy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng đã nhấn mạnh một trong
những nhiệm vụ cần thực hiện là tăng cường kiểm soát ô nhiễm tại nguồn, chú trọng
quản lý chất thải, nhất là chất thải nguy hại trong dịch vụ y tế.
Đến Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về
Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định
hướng đến năm 2020 cũng đưa ra các yêu cầu cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật
về tài nguyên và môi trường theo hướng chặt chẽ, bảo vệ và phát triển bền vững các
tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm các quyền con người về môi trường.
Tóm lại, con người có quyền được sống trong một môi trường trong lành,
nhưng việc quyết định môi trường có trong lành hay không cũng phụ thuộc vào
chính con người. Chất thải y tế đối là một trong những loại chất thải đứng đầu về
mức độ nguy hiểm và tầm ảnh hưởng tới môi trường, con người. Do đó, để bảo vệ
tốt cuộc sống của chính mỗi cá nhân, của cộng đồng thì chúng ta cần phải quản lý
chất thải y tế tốt. Muốn được như vậy thì cần phải có hệ thống pháp luật quản lý
chất thải y tế nghiêm minh, rõ ràng, phù hợp với thực tiễn và áp dụng một cách
hiệu quả.
Pháp luật chính là chìa khóa để thúc đẩy con người làm việc có trách nhiệm
hơn với môi trường mình đang sống hay với chỉnh bản thân mỗi cá nhân. Hệ thống
pháp luật Việt Nam quy định về quản lý các chất thải y tế sẽ được làm rõ trong
chương II.

More Related Content

Similar to Cơ sở lý luận về quản lý chất thải y tế.docx

Similar to Cơ sở lý luận về quản lý chất thải y tế.docx (20)

Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về chất thải y tế.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về chất thải y tế.docxCơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về chất thải y tế.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về chất thải y tế.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Phân Phối Kinh Doanh Dược Phẩm
Cơ Sở Lý Luận Về Phân Phối Kinh Doanh Dược PhẩmCơ Sở Lý Luận Về Phân Phối Kinh Doanh Dược Phẩm
Cơ Sở Lý Luận Về Phân Phối Kinh Doanh Dược Phẩm
 
Cơ Sở Lý Luận Về Phân Phối Kinh Doanh Dược Phẩm
Cơ Sở Lý Luận Về Phân Phối Kinh Doanh Dược PhẩmCơ Sở Lý Luận Về Phân Phối Kinh Doanh Dược Phẩm
Cơ Sở Lý Luận Về Phân Phối Kinh Doanh Dược Phẩm
 
Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...
Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...
Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...
 
Thực trạng y học cổ truyền tỉnh Hưng Yên và hiệu quả can thiệp tăng cường hoạ...
Thực trạng y học cổ truyền tỉnh Hưng Yên và hiệu quả can thiệp tăng cường hoạ...Thực trạng y học cổ truyền tỉnh Hưng Yên và hiệu quả can thiệp tăng cường hoạ...
Thực trạng y học cổ truyền tỉnh Hưng Yên và hiệu quả can thiệp tăng cường hoạ...
 
Buổi 1_Giới thiệu về DLS_CLBSV DLS
Buổi 1_Giới thiệu về DLS_CLBSV DLSBuổi 1_Giới thiệu về DLS_CLBSV DLS
Buổi 1_Giới thiệu về DLS_CLBSV DLS
 
Tài liệu hướng dẫn của WHO về GACP cho cây thuốc (Vietnamese version)
Tài liệu hướng dẫn của WHO về  GACP cho cây thuốc (Vietnamese version)Tài liệu hướng dẫn của WHO về  GACP cho cây thuốc (Vietnamese version)
Tài liệu hướng dẫn của WHO về GACP cho cây thuốc (Vietnamese version)
 
Cơ bản về các loại thiết bị hấp tiệt trùng
Cơ bản về các loại thiết bị hấp tiệt trùngCơ bản về các loại thiết bị hấp tiệt trùng
Cơ bản về các loại thiết bị hấp tiệt trùng
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Cao Bằng
Báo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Cao BằngBáo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Cao Bằng
Báo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Cao Bằng
 
Dự thảo HS GMP
Dự thảo HS GMPDự thảo HS GMP
Dự thảo HS GMP
 
Luận án: Thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, HAY
Luận án: Thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, HAYLuận án: Thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, HAY
Luận án: Thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các bện...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các bện...Đề tài: Nghiên cứu thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các bện...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các bện...
 
Thông tin thuốc_Sai sót trong sử dụng thuốc_BV Đa khoa Sóc Trăng
Thông tin thuốc_Sai sót trong sử dụng thuốc_BV Đa khoa Sóc TrăngThông tin thuốc_Sai sót trong sử dụng thuốc_BV Đa khoa Sóc Trăng
Thông tin thuốc_Sai sót trong sử dụng thuốc_BV Đa khoa Sóc Trăng
 
Xem xét sử dụng thuốc v1
Xem xét sử dụng thuốc v1Xem xét sử dụng thuốc v1
Xem xét sử dụng thuốc v1
 
Cung cấp dịch vụ tại nhà thuốc cộng đồng
Cung cấp dịch vụ tại nhà thuốc cộng đồngCung cấp dịch vụ tại nhà thuốc cộng đồng
Cung cấp dịch vụ tại nhà thuốc cộng đồng
 
Buổi 2_Giới thiệu tài liệu tham khảo về dược lâm sàng
Buổi 2_Giới thiệu tài liệu tham khảo về dược lâm sàngBuổi 2_Giới thiệu tài liệu tham khảo về dược lâm sàng
Buổi 2_Giới thiệu tài liệu tham khảo về dược lâm sàng
 
Đề tài: Triển khai theo dõi tích cực phản ứng có hại của thuốc ARV
Đề tài: Triển khai theo dõi tích cực phản ứng có hại của thuốc ARVĐề tài: Triển khai theo dõi tích cực phản ứng có hại của thuốc ARV
Đề tài: Triển khai theo dõi tích cực phản ứng có hại của thuốc ARV
 
Đề tài: Hoạt động theo dõi phản ứng có hại của thuốc ARV, HAY
Đề tài: Hoạt động theo dõi phản ứng có hại của thuốc ARV, HAYĐề tài: Hoạt động theo dõi phản ứng có hại của thuốc ARV, HAY
Đề tài: Hoạt động theo dõi phản ứng có hại của thuốc ARV, HAY
 
Quy che bv 97
Quy che bv 97Quy che bv 97
Quy che bv 97
 
Sức khỏe, bệnh tật của nhân viên y tế tiếp xúc với bức xạ ion hóa
Sức khỏe, bệnh tật của nhân viên y tế tiếp xúc với bức xạ ion hóaSức khỏe, bệnh tật của nhân viên y tế tiếp xúc với bức xạ ion hóa
Sức khỏe, bệnh tật của nhân viên y tế tiếp xúc với bức xạ ion hóa
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docxDanh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx
474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx
474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docxDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
 
Danh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docx
Danh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docxDanh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docx
Danh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docx
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx
 
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docxDanh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docxKho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
 
180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docxDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docx
 
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
 
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docxTop 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
 
201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docxKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
 
211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx
211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx
211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
 
The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...
The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...
The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docx
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

Cơ sở lý luận về quản lý chất thải y tế.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Chất thải y tế Trên thế giới cũng như ở tại Việt Nam, việc định nghĩa “Thế nào là chất thải y tế?” hay “Chất thải y tế là gì?” đã được các nhà khoa học, các nhà lập pháp khi nghiên cứu đều nhằm vào mục đích chính là đảm bảo một khái niệm rõ ràng, cụ thể nhất để mọi thành viên trong xã hội có thể hình dung chính xác về các loại chất thải y tế, phân biệt với các loại chất thải khác, nhận biết những đặc tính của chất thải y tế, từ đó ý thức được sự nguy hiểm của chất thải y tế. Theo WHO, chất thải y tế bao gồm tất cả các chất thải phát sinh từ các cơ sở chăm sóc y tế, cơ sở nghiên cứu và phòng thí nghiệm. Ngoài ra, chất thải y tế còn bao gồm các chất thải có nguồn gốc từ các nguồn phát sinh nhỏ hoặc phân tán ra ngoài, ví dụ như việc thực hiện các quá trình chăm sóc sức khỏe tại nhà (lọc máu, tiêm isulin,…)1 . Tuy nhiên để phân biệt rõ hơn chất thải y tế với các loại chất thải khác, cụ thể các loại chất thải phát sinh từ các cơ sở nghiên cứu, các phòng thí nghiệm phải hoạt động về y tế thì mới được coi là chất thải y tế nên vào năm 2013 WHO đã chỉnh sửa lại khái niệm: Chất thải y tế bao gồm tất cả các chất thải phát sinh từ các cơ sở chăm sóc y tế, trung tâm nghiên cứu và phòng thí nghiệm liên quan đến các hoạt động y tế. Ngoài ra, chất thải y tế còn bao gồm các chất thải có nguồn gốc từ các nguồn phát sinh nhỏ hoặc phân tán ra ngoài, kể cả các chất thải phát sinh trong quá trình chăm sóc sức khỏe tại nhà (như lọc máu, tự dùng isulin, chăm sóc hồi phục…”)2 . 1 WHO (1999), Safe management of wastes from health-care activities, Geneva: “Health-care waste includes all the waste generated by health-care establishments, research facilities, and laboratories. In addition, it includes the waste originating from “minor” or “scattered” sources— such as that produced in the course of health care undertaken in the home (dialysis,insulin injections, etc.).” 2 WHO (2013), Safe management of wastes from health-care activities, Avenue Appia, Geneva, Switzerland: “The term health-care waste includes all the waste generated within health-care 13
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Ở Việt Nam vấn đề tiếp cận chất thải y tế đã được quan tâm từ khá sớm, năm 1999 trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đã ban hành riêng bộ quy chế áp dụng cho việc quản lý chất thải y tế. Theo đó chất thải y tế là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo. Chất thải y tế có thể ở cả ba dạng là dạng rắn (rác thải y tế), dạng lỏng (nước thải) và dạng khí (khí thải từ các công trình, thiết bị xử lý, tiêu hủy chất thải y tế)3 . Nhìn chung khái niệm trên tương đối đầy đủ, chính xác và tương thích với khái niệm về chất thải y tế của WHO tại thời điểm đó. Cho tới năm 2007, khi ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế mới thay thế năm 1999, khái niệm chất thải y tế đã được thay đổi: chất thải y tế là chất thải ở thể rắn, thể lỏng, thể khí và được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường 4 . Cơ sở y tế được quy định bao gồm các cơ sở khám, chữa bệnh, nhà hộ sinh, trạm y tế, cơ sở nghiên cứu y dược, y tế dự phòng; cơ sở đào tạo cán bộ y tế; cơ sở sản xuất, kinh doanh dược phẩm, vắc-xin, sinh phẩm y tế. Tuy khái niệm về chất thải y tế đã được chỉ ra tại các văn bản quy chế nhưng đến năm 2009 thì khái niệm về chất thải y tế mới được đưa vào Luật Khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể bao gồm chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí, chất thải hóa chất, chất thải phóng xạ được thải ra trong quá trình khám bệnh, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh và sinh hoạt của người bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh5 . facilities, research centres and laboratories related to medical procedures. In addition, it includes the same types of waste originating from minor and scattered sources, including waste produced in the course of health care undertaken in the home (e.g. homedialysis, self-administration of insulin, recuperative care)” 3 Bộ Y tế, Quy chế Quản lý chất thải y tế (ban hành kèm theo Quyết định số 2575/1999/QĐ-BYT ngày 27 tháng 8 năm 1999 về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế), Hà Nội, Điều 1 khoản 2. 4 Bộ Y tế, Quy chế Quản lý chất thải y tế (ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế), Hà Nội, khoản 1 Điều 3 5 Quốc hội (2009), Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, Hà Nội, Điều 63 khoản 1. 14
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Và cho tới thời điểm gần đây nhất, trong lần ban hành Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường quy định về quản lý chất thải y tế thay thế các quy chế quản lý chất thải y tế trước đó đã một lần nữa thay đổi về khái niệm chất thải y tế trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Chất thải y tế được hiểu là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế 6 . Riêng chất thải y tế phóng xạ đã được tách ra quy định riêng với tên gọi “chất thải sinh học y tế” nằm trong “chất thải phóng xạ sinh học” được định nghĩa là các chất thải sinh học có chứa hoặc nhiễm bẩn các nhân phóng xạ với mức độ lớn hơn mức thanh lý, có khả năng thối rữa hoặc gây bệnh phát sinh từ các hoạt động khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, phòng thí nghiệm y học và từ nhà xác7 . Nhìn chung, tại lần sửa đổi bổ sung khái niệm này, khái niệm chất thải y tế trong pháp luật Việt Nam đã có sự thay đổi khác biệt so với các lần quy định trước, nhấn mạnh sự có mặt của nước thải y tế và quy định chi tiết riêng đối với việc quản lý các chất thải phóng xạ phát sinh từ các hoạt động y tế, nay gọi chung là “chất thải sinh học y tế”. Mặc dù trong chất thải y tế gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế nhưng tỷ lệ chất thải y tế nguy hại chỉ chiếm phần nhỏ trong số chất thải y tế. Theo WHO, trong chất thải y tế thì có khoảng 75 – 90% lượng chất thải là chất thải y thế không nguy hại hoặc chất thải y tế thông thường, được phát sinh chủ yếu từ các khu vực hành chính, nhà bếp, dịch vụ dọn dẹp tại các cơ sở y tế và cũng có thể chất thải phát sinh trong việc bảo trì, tu sửa vật chất của cơ sở y tế. Do đó chỉ có khoảng 10 – 25% lượng chất thải y tế là chất thải y tế nguy hại có khả năng gây ra các tác hại tới sức khỏe và môi 6 Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường quy định về quản lý chất thải y tế, Hà Nội, Điều 3 khoản 1 7 Bộ Khoa học và Công nghệ (2014), Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN ngày 25 tháng 08 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, Hà Nội, Điều 2 khoản 3. 15
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trường8 . Tuy nhiên không thể chủ quan đối với việc chất thải y tế chủ yếu là chất thải y tế không nguy hại được, bởi nếu không được quản lý tốt, các chất thải loại này cũng có thể là chất thải nguy hại do có nguy cơ lây nhiễm từ sự phát thải của các nguồn bệnh hoặc các chất bài tiết của bệnh nhân gây bệnh. Vì vậy, chất thải y tế là loại chất thải cần phải được quan tâm, quản lý và xử lý một cách triệt để. 1.1.2. Quản lý chất thải y tế và pháp luật về quản lý chất thải y tế Ở phần trên tác giả đã đề cập đến khái niệm về chất thải y tế, và để hiểu rõ hơn về vấn đề pháp luật quản lý chất thải y tế, trong mục này tác giả sẽ đề cập tới khái niệm về “quản lý chất thải y tế”, tổng hợp và đưa ra khái niệm chung “pháp luật về quản lý chất thải y tế”. Quản lý chất thải y tế đảm bảo môi trường tại các cơ sở y tế và môi trường xung quanh là vấn đề đã được đặt ra tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có trách nhiệm phân loại, thu gom và xử lý chất thải y tế theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường9 . Tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 cũng đưa ra các yêu cầu về việc bảo vệ môi trường tại các bệnh viện, cơ sở y tế bao gồm: đối với nước thải y tế phải thực hiện thu gom, xử lý đúng quy chuẩn môi trường; đối với các chất thải rắn y tế cần phân loại trực tiếp tại nguồn, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý đảm bảo đạt quy chuẩn; các chất thải có mang mầm bệnh lây nhiễm, khí thải phải được xử lý loại bỏ mầm bệnh đạt đúng quy chuẩn kỹ thuật; các cơ sở y tế có sử dụng chất phóng xạ phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn bức xạ hạt nhân; chuẩn bị các trang thiết bị 8 WHO (2013), Safe management of wastes from health-care activities, Avenue Appia, Geneva, Switzerland: “Between 75% and 90% of the waste produced by health-care providers is comparable to domestic waste and usually called “non-hazardous” or “general health-care waste”. It comes mostly from the administrative, kitchen and housekeeping functions at health-care facilities and may also include packaging waste and waste generated during maintenance of health-care buildings (Figure 2.1). The remaining 10–25% of health-care waste is regarded as “hazardous” and may pose a variety of environmental and health risks (see Chapter 3)” 9 Quốc hội (2009), Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, Hà Nội, Điều 63 khoản 2. 16
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường do chất thải y tế 10 . Vì vậy, quản lý chất thải y tế chính là các hoạt động trong quá trình giảm thiểu, phân định, thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực hiện. 11 Quá trình giảm thiểu, phân định chất thải y tế là các hoạt động như giảm lượng chất thải y tế tại nguồn, sử dụng các sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng; hoạt động quản lý, kiểm soát chặt chẽ các quá trình thực hành và phân loại chính xác chất thải nhằm mục đích hạn chế tốt đa sự phát sinh của chất thải y tế. Thu gom chất thải là quá trình tập hợp chất thải từ nơi phát sinh và vận chuyển các chất thải y tế về khu vực lưu giữ, xử lý ban đầu chất thải y tế (là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao) trong khuôn viên cơ sở y tế. Khi đó quá trình vận chuyển chất thải y tế là quá trình chuyên chở từ nơi lưu giữ trong cơ sở y tế cho đến nơi lưu giữ, xử lý tiêu hủy chất thải của cơ sở xử lý chất thải y tế cho cụm cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế 12 , sử dụng các công nghệ cao nhằm làm mất khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khỏe của con người và môi trường. Quản lý chất thải y tế là hoạt động quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến việc bảo vệ sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Quản lý có chặt chẽ, nghiêm túc thì mới hạn chế được những tác động xấu của chất thải y tế gây ra. Cũng vì thế mà đối với pháp luật trên thế giới hay pháp luật Việt Nam cũng đều có những văn bản riêng quy định về việc quản lý chất thải y tế. Đến nay chưa có khái niệm cụ thể nào về “pháp luật quản lý chất thải y tế” là gì, nhưng dựa trên 10 Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Hà Nội, Điều 72 11 Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường quy định về quản lý chất thải y tế, Hà Nội, Điều 3 khoản 3. 12 Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và môi trường (2015), Thông tư liên tịch số: 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định về quản lý chất thải y tế, Hà Nội, Điều 3, khoản 5 - khoản 6. 17
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 việc phân tích và tổng hợp các thông tin trong phạm vi hiểu biết của mình, tác giả xin phép đưa ra định nghĩa như sau: “Pháp luật về quản lý chất thải y tế là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do các chủ thể là các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định về các hoạt động quản lý chất thải bao gồm quá trình giảm thiểu, phân định, thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực hiện nhằm hạn chế những tác động xấu của chất thải y tế tới môi trường và sức khỏe con người, đảm bảo cho con người được hưởng quyền sống trong môi trường trong lành”. 1.2. Phân loại chất thải y tế Chất thải y tế là loại chất thải có nhiều thành phần phức tạp nên được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên cũng có nhiều cách phân loại và cách giải thích về chất thải y tế khác nhau, dưới đây là hai cách phân loại: một cách phân loại theo WHO và một cách theo pháp luật Việt Nam. 1.2.1. Theo WHO13 Theo WHO đã phân chia chất thải y tế thành hai loại chính: Chất thải y tế thông thường (Non-hazardous or general health-care waste) là các chất thải không được tiếp xúc với các tác nhân truyền nhiễm, hóa chất độc hại hoặc các chất phóng xạ và các vật sắc nhọn không gây nguy hiểm. Hơn một nửa trong số tất cả các chất thải không nguy hại từ các bệnh viện là giấy, các tông và nhựa, trong khi phần còn lại bao gồm thực phẩm không sử dụng, kim loại, thủy tinh, vải, nhựa và gỗ; chiếm khoảng 75 – 90% lượng chất thải y tế. Chất thải y tế nguy hại (Hazardous health-care waste) bao gồm 6 nhóm là chất thải vật sắc nhọn, chất thải lây nhiễm, chất thải bệnh phẩm, chất thải dược phẩm, chất thải hóa học và chất thải phóng xạ, từng loại đặc tính của chất thải nguy hại được ghi nhận như sau: 13 WHO (2013), Safe management of wastes from health-care activities, Avenue Appia, Geneva, Switzerland, 2.1 – 2.8. 18
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chất thải vật sắc nhọn (Sharps waste): Đây là loại chất thải có nguy cơ gây thương tổn thương cho da như đứt, thủng (ví dụ: kim tiêm, dao mổ, tuýp thủy tinh vỡ, …). Cho dù chất thải này có bị nhiễm khuẩn hay không thì chúng vẫn được coi như loại chất thải có nguy cơ lây nhiễm và nguy hại cao. Vì vậy chất thải vật sắc nhọn cần phải được quan tâm và chú ý khi phân loại, thu gom, lưu giữ và vận chuyển nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế, nhân viên vệ sinh và môi trường. Chất thải lây nhiễm (Infectious waste): Là chất thải có chứa các mầm bệnh như: vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm với số lượng đủ lớn để gây bệnh cho những người dễ bị cảm nhiễm. Nhóm chất thải này bao gồm: Chất thải từ các phòng xét nghiệm; phòng mổ, chất thải từ khám nghiệm tử thi, xác động vật đã bị nhiễm bệnh, có nguy cơ lây nhiễm cao; chất thải từ các bệnh nhân bị nhiễm bệnh trong khu cách ly. Chất thải bệnh phẩm (Pathological waste): Là chất thải có chứa các mô, bệnh phẩm, bộ phận cơ thể hoặc các dịch cơ thể như máu, dịch cơ thể và các chất thải khác từ phẫu thuật và khám nghiệm tử thi trên bệnh nhân bị bệnh nhiễm trùng, bào thai con người và xác động vật bị nhiễm bệnh. Chất thải bệnh phẩm và chất thải giải phẫu có thể bị nhiễm khuẩn hoặc không bị nhiễm khuẩn nhưng theo khuyến cáo những chất thải này nên được coi là chất thải lây nhiễm. Chất thải dược phẩm (Pharmaceutical waste): Bao gồm các loại thuốc quá hạn, thuốc không sử dụng, đổ, vỡ, các loại thuốc đặc trị, vắc xin, huyết thanh mà không còn cần thiết. Nhóm chất thải cũng gồm cả các dụng cụ, găng tay, chai lọ chứa đựng chúng. Chất thải hóa học (Chemical waste): Chất thải này có thể tồn tại dưới dạng rắn, lỏng, khí được sinh ra trong quá trình chuẩn đoán, điều trị, tẩy rửa, khử trùng, thí nghiệm của bệnh viên,… chất thải này có các đặc tính chủ yếu là ăn mòn, gây nổ, gây độc tế bào. Chất thải phóng xạ (Radioactive waste): Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng, khí phát sinh từ các hoạt động chuẩn đoán, điều trị và nghiên cứu. Các tia như tia X, tia gamma, gây ion hóa các chất trong tế bào và gây độc với gen. 19
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2.2. Theo pháp luật Việt Nam 14 Trong khái niệm về chất thải y tế được nêu ra tại khoản 1 điều 63 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 đã đưa ra cách phân loại chất thải y tế bao gồm: Chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí, chất thải hóa chất và chất thải y tế phóng xạ. Tuy nhiên dựa vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại, chất thải trong các cơ sở y tế được phân chia thành các nhóm chất thải lây nhiễm, chất thải nguy hại không lây nhiễm, chất thải thông thường và ngoài ra còn có thêm chất thải phóng xạ từ hoạt động y tế, cụ thể như sau: - Chất thải lây nhiễm bao gồm: Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác; Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly; Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xét nghiệm an toàn sinh học, bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh15 ; Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động vật thí nghiệm. - Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm các loại chất thải: Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại; dược phẩm thải bỏ thuộc 14 Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường (2015), Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ban hành ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường quy định về quản lý chất thải y tế, chương II, mục 1, điều 4 15 Chính phủ (2010), Nghị định số 92/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm, Hà Nội, điều 3 khoản 1 điểm c. 20
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất; thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các kim loại nặng; chất hàn răng amalgam thải bỏ; Các bình chứa áp suất chưa bảo đảm rỗng hoàn toàn; Các thiết bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng có chứa thủy ngân và các kim loại nặng (nhiệt kế, huyết áp kế…)16 . - Chất thải thông thường: Là các chất thải không có yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ bao gồm: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế như chất thải phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng cách ly); chất thải phát sinh từ các công việc hành chính gồm giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim; chất thải ngoại cảnh như lá cây, rác từ các khu vực ngoại cảnh. Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại như chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như chai thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương kín; những chất thải không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại. Và các sản phẩm thải lỏng không nguy hại. - Chất thải phóng xạ từ hoạt động y tế17 : Chất thải phóng xạ từ hoạt động y tế hay chất thải sinh học y tế, là một trong các nhóm thuộc Chất thải phóng xạ sinh học. Chất thải phóng xạ sinh học là chất thải sinh học có chứa hoặc nhiễm bẩn các nhân phóng xạ với mức hoạt độ lớn hơn giá trị nồng độ hoạt độ của các nhân phóng xạ cho phép gây nguy hại bức xạ đối với con người và môi trường xung quanh. Nguồn chất thải phóng xạ này có thể ở các dạng rắn, lỏng, khí và được phát sinh từ các hoạt động chuẩn 16 Bộ Tài nguyên và môi trường (2015), Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại, Hà Nội, phụ lục I 17 Bộ Khoa học và Công nghệ (2014), Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN ngày 25 tháng 08 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, Hà Nội, Điều 2 khoản 3 21
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất. Chất thải sinh học y tế là các chất thải sinh học có chứa hoặc nhiễm bẩn các nhân phóng xạ với mức độ lớn hơn mức thanh lý, có khả năng thối rữa hoặc gây bệnh phát sinh từ các hoạt động khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, phòng thí nghiệm y học và từ nhà xác. Trên đây là hai cách phân loại chất thải y tế trên thế giới và tại Việt Nam. Nhìn chung, việc phân loại nguồn chất thải y tế giữa Việt Nam so với thế giới tuy khác nhau về phân nguồn các nhóm chất thải nhưng sự chênh lệch không đáng kể và đã bao quát được các loại chất thải phát sinh từ các hoạt động cơ sở y tế. 1.3. Nguồn phát sinh chất thải y tế Chất thải y tế là loại chất thải phát sinh chủ yếu trong quá trình tiến hành các hoạt động khám chữa bệnh. Trong chất thải y tế, cho dù tỉ lệ thành phần phần trăm giữa chất thải nguy hại và chất thải không nguy hại (hoặc chất thải thông thường) có sự chệnh lệch lớn nhưng chất thải y tế nói chung nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Các nguồn phát chất thải y tế bao gồm18 : Các bệnh viện: bệnh viện trung ương, bệnh viện huyện, bệnh viện trường đại học Cơ sở y tế khác: Dịch vụ chăm sóc y tế khẩn cấp, trung tâm y tế và trạm xá, phòng khám sản khoa, phòng khám ngoại trú, trung tâm lọc máu, dịch vụ y tế quân sự, bệnh viện hoặc phòng khám tù nhân. Các phòng thí nghiệm liên quan và các trung tâm nghiên cứu: các phòng thí nghiệm y tế và y sinh học, trung tâm nghiên cứu y tế. Trung tâm nghiên cứu và thử nghiệm động vật Ngân hàng máu và dịch vụ thu gom máu Viện dưỡng lão cho người già. Với số lượng lớn các cơ sở y tế đồng nghĩa sẽ có nhiều nguồn phát sinh chất thải một lượng lớn chất thải y tế hàng ngày theo các hoạt động y tế. 18 WHO (2013), Safe management of wastes from health-care activities, Avenue Appia, Geneva, Switzerland, Box 2.3 22
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tất cả các hoạt động trong bệnh viện đều có thể tạo ra chất thải và có khả năng tác động đến môi trường và ảnh hưởng sức khỏe con người và cộng đồng. Việc nắm giữ được các nguồn phát sinh của chất thải sẽ giúp các hoạt động quản lý chất thải y tế được hiệu quả hơn. Không có một tài liệu nào trên thế giới có thể thống kê được hết các chất thải phát sinh từ các hoạt động của cơ sở y tế. Mỗi cơ sở y tế khác nhau sẽ có các nguồn phát sinh chất thải y tế khác nhau, tùy thuộc vào từng hoạt động riêng. Đối với các cơ sở y tế có quy mô càng lớn thì lượng chất thải phát sinh nhiều và nguồn phát sinh chất thải càng phức tạp. 1.4. Tác động của chất thải y tế đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng19 1.4.1. Đối với môi trường Tác động đến môi trường đất Các chất thải y tế khi chôn lấp nếu không được xử lý đúng cách, các đường ống xả nước thải từ bệnh viện nếu không được quản lý và xử lý thì các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại nguy hiểm có thể ngấm vào đất làm nhiễm độc đất khiến cho việc tái sử dụng bãi chôn lấp sẽ gặp khó khăn. Tác động đến môi trường không khí Chất thải y tế từ hoạt động của các cơ sở y tế từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng đều gây ra những tác động xấu đến môi trường không khí. Khi chất thải phát sinh phân loại tại nguồn, trong quá trình vận chuyển các vi khuẩn gây bệnh, hóa chất,… có thể phát tán vào nguồn không khí; khi xử lý chất thải y tế nếu chất thải vứt bừa bãi, tồn đọng sẽ gây ra các mùi khó chịu cho khu vực xung quanh; nước thải cơ sở y tế gây ô nhiễm không khí do quá trình phân tán các chất độc hại, mùi từ các bể chứa nước thải, đường ống dẫn nước thải từ các nơi phát sinh đến các nơi tập trung; các chất thải từ lò đốt trong điều kiện không lý tưởng gồm những chất ô nhiễm như bụi, khí NO2, SO2, các hợp chất hữu cơ bay hơi như dioxin, chì, thủy ngân, các khí thải từ khâu đốt rác gây ra các mùi ảnh hưởng đến không khí xung quanh khu vực xử lý. 19 Đinh Hữu Dũng (2003), Nghiên cứu thực trạng tình hình quản lý và ảnh hưởng của chất thải rắn y tế lên môi trường và sức khỏe cộng đồng, đề xuất và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 23
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tác động đến môi trường nước Nguồn nước có thể bị nhiễm bẩn do các chất độc hại có trong chất thải y tế. Chúng có thể chứa các vi sinh vật gây bệnh, các kim loại nặng như thủy ngân từ nhiệt kế, bạc từ quá trình tráng rửa phim X quang. Một số dược phẩm nhất định nếu xả thải không xử lý có thể gây nhiễm độc nguồn nước ngầm. Bên cạnh đó, xả thải bừa bãi chất lây nhiễm vào chất thải thông thường có thể gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. 1.4.2. Đối với sức khỏe con người Chất thải y tế là chất thải nguy hiểm, có khả năng chứa đựng các loại vi sinh vật gây bệnh, các chất độc hại như hóa chất, chất gây độc tế bào, chất phóng xạ,… Các tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua các con đường trực tiếp như qua các vết bị trầy xước, qua đường hô hấp, qua đường tiêu hóa hoặc qua các con đường gián tiếp như do ô nhiễm môi trường trong và ngoài cơ sở y tế hoặc tiếp xúc với các tác nhân trung gian như thực phẩm hoặc ruồi, muỗi, chuột,… Ngoài ra, trong quá trình thu gom, vận chuyển và lưu giữ; chất thải y tế nguy hại có thể bị rò rỉ, giải thoát, đổ tràn ra môi trường xung quanh. Việc rơi vãi các chất thải y tế lây nhiễm, đặc biệt là loại chất thải lây nhiễm có nguy cơ lây nhiễm cao có thể làm lây lan mầm bệnh trong cơ sở y tế và bệnh viện gây nên đợt bùng phát nhiễm trùng bệnh viện đối với cán bộ, nhân viên trong cơ sở y tế; bệnh nhân, người nhà bệnh nhân; kể cả việc gây ô nhiễm môi trường đất và nước tại chỗ. Việc tiếp xúc với các chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương, có thể do một hoặc nhiều đặc trưng như: chất thải y tế có chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm, các loại hóa dược có thành phần gây độc tế bào nguy hiểm, các chất chứa đồng vị phóng xạ, các vật sắc nhọn có thể gây tổn thương, các chất thải có yếu tố ảnh hưởng tâm lý xã hội. 20 Nguy cơ từ chất thải lây nhiễm và các vật sắc nhọn: 20 Đinh Hữu Dũng (2003), Nghiên cứu thực trạng tình hình quản lý và ảnh hưởng của chất thải rắn y tế lên môi trường và sức khỏe cộng đồng, đề xuất và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 24
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Nguy cơ chất thải lây nhiễm gồm vi sinh vật gây bệnh có trong chất thải. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua nhiều đường khác nhau như vết thương, vết cắt trên da, niêm mạc; hệ thống hô hấp, hệ thống tiêu hóa... Sự xuất hiện các loại vi khuẩn kháng kháng sinh và kháng hóa chất khử khuẩn có thể do nguyên nhân quản lý, xử lý chất thải y tế không an toàn. Các vật sắc nhọn không chỉ gây ra vết thương trên da mà chúng còn gây nhiễm trùng vết thương nếu chúng bị nhiễm bẩn. Trước đây, một khảo sát của Viện Y học lao động và môi trường ghi nhận 35% số cán bộ, nhân viên y tế bị thương tích do vật sắc nhọn gây nên và 70% trong số đó bị tổn thương do vật sắc nhọn trong sự nghiệp y tế. Sự tổn thương do vật sắc nhọn sử dụng trong y tế có khả năng lây truyền các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như HIV, HBV và HCV. Theo thống kê có khoảng 80% nhiễm trùng HIV, HBV, HCV nghề nghiệp là do thương tích vì vật sắc nhọn và kim tiêm. Ngoài ra, việc tái chế, tái sử dụng hoặc xử lý không an toàn chất thải y tế lây nhiễm bao gồm cả chất nhựa và các vật sắc nhọn có thể có tác động lâu dài đến sức khỏe của cộng đồng người dân.21 Nguy cơ từ các chất thải gây độc tế bào: Quá trình tiếp xúc với các chất độc có trong công tác y tế có thể xảy ra đối với các nhân viên y tế khi chuẩn bị hoặc đang trong quá trình điều trị cho bệnh nhân bằng các thuốc đặc biệt hoặc bằng phương pháp hóa trị liệu. Các phương pháp tiếp xúc chính là hít phải hóa chất nhiễm độc ở dạng bụi hoặc hơi qua đường hô hấp, bị hấp thụ qua da do tiếp xúc trực tiếp, qua đường tiêu hóa do ăn phải thực phẩm nhiễm thuốc, hóa chất có tính độc hại. Mối nguy hiểm cũng có thể xảy ra khi tiếp xúc với các loại dịch và các chất tiết ra của bệnh nhân đang được điều trị bằng hóa liệu. Nhiều loại thuốc có tính độc cao gây nên các hậu quả hủy hoại cục bộ sau khi tiếp xúc với da hoặc mắt. Chúng có thể gây ra chóng mặt, buồn nôn, đau đầu hoặc viêm da. Nguy cơ từ chất thải hóa dược phẩm 21 Nguyễn Võ Hinh (2013), Nguy cơ môi trường ô nhiễm ảnh hưởng sức khỏe do chất thải y tế, bài viết chuyên đề trên trang http://www.impe-qn.org.vn/ ngày 25/03/2015. 25
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Nhiều hóa chất và dược phẩm dùng trong các cơ sở y tế là chất thải nguy hại như độc dược, chất gây độc tế bào, chất dễ cháy, chất ăn mòn, chất gây nổ, chất gây phản ứng gây nguy cơ đe dọa sức khỏe con người. Các loại chất này thường chiếm số lượng nhỏ trong chất thải y tế, với số lượng lớn hơn có thể tìm thấy khi chúng quá hạn, dư thừa hoặc hết tác dụng cần vứt bỏ. Các chất này có thể gây tổn thương như bỏng, gây sốc, các bệnh nhiễm độc hoặc gây ảnh hưởng đến di truyền. Nguy cơ từ chất thải phóng xạ Loại bệnh và hội chứng gây ra do chất thải phóng xạ được xác định bởi phạm vi tiếp xúc và loại chất thải đối tượng. Nó có thể là hội chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,… Chất thải phóng xạ là một loại độc hại với tế bào, gen nên khi tiếp xúc với các nguồn phóng xạ có hoạt tính cao như nguồn phóng xạ của các thiết bị chuẩn đoán y tế có thể gây ra một loạt các tổn thương như phá hủy các mô, có thể gây bỏng cấp tính. 1.5. Sự cần thiết của pháp luật về quản lý chất thải y tế Chất thải y tế là loại chất thải có nhiều tác nhân gây hại đến cho sức khỏe con người và môi trường sống xung quanh. Dù cho lượng chất thải y tế nguy hại chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số lượng chất thải hàng ngày hàng giờ đang được phát sinh tại các cơ sở y tế thì chất thải y tế luôn được coi là một trong những chất thải nguy hại nhất cần có những biện pháp quản lý, xử lý cẩn thận và chặt chẽ. Có kiểm soát được nguồn chất thải, lượng chất thải phát sinh thì chúng ta mới có thể bảo vệ được chính cuộc sống của chính mình. Tại Giơ-ne-vơ năm 1954, dự thảo Tuyên ngôn các nguyên tắc về quyền con người và môi trường đã được nhóm các nhà chuyên gia, nghiên cứu về nhân quyền và Luật môi trường quốc tế liệt kê một cách toàn diện các thành phần thiết yếu của quyền con người đối với môi trường gồm 27 điểm, 5 phần trong đó có một số quyền cơ bản như: quyền được sống trong môi trường không bị ô nhiễm, không có suy thoái môi trường, không bị tác động bởi các hoạt động có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường; quyền được bảo vệ và bảo tồn môi trường không 26
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 khí, đất trồng, nước biển, thực vật, động vật, các quy trình thiết yếu hay quyền có thực phẩm sạch, nước sạch, vệ sinh, an toàn,…. 22 Từ thế giới tới Việt Nam, từ Giơ-ne-vơ đến Hà Nội, tại Nghị quyết số 41/NQ- TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đầy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng đã nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ cần thực hiện là tăng cường kiểm soát ô nhiễm tại nguồn, chú trọng quản lý chất thải, nhất là chất thải nguy hại trong dịch vụ y tế. Đến Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 cũng đưa ra các yêu cầu cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài nguyên và môi trường theo hướng chặt chẽ, bảo vệ và phát triển bền vững các tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm các quyền con người về môi trường. Tóm lại, con người có quyền được sống trong một môi trường trong lành, nhưng việc quyết định môi trường có trong lành hay không cũng phụ thuộc vào chính con người. Chất thải y tế đối là một trong những loại chất thải đứng đầu về mức độ nguy hiểm và tầm ảnh hưởng tới môi trường, con người. Do đó, để bảo vệ tốt cuộc sống của chính mỗi cá nhân, của cộng đồng thì chúng ta cần phải quản lý chất thải y tế tốt. Muốn được như vậy thì cần phải có hệ thống pháp luật quản lý chất thải y tế nghiêm minh, rõ ràng, phù hợp với thực tiễn và áp dụng một cách hiệu quả. Pháp luật chính là chìa khóa để thúc đẩy con người làm việc có trách nhiệm hơn với môi trường mình đang sống hay với chỉnh bản thân mỗi cá nhân. Hệ thống pháp luật Việt Nam quy định về quản lý các chất thải y tế sẽ được làm rõ trong chương II.