SlideShare a Scribd company logo
1 of 41
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2016 - 2017
TÊN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG NGÔN NGỮ SLANGTNG TRONG PHÂN TÍCH VÀ
TỐI ƯU HÓA KẾT CẤU HỆ THANH CHỊU TẢI TRỌNG TĨNH
Mã số đề tài: XD-2017-15
Sinh viên thực hiện, mã số sinh viên, lớp:
Vũ Văn Ngọ, 3049859, Lớp 59TH1
Nguyễn Văn Đức, 3052459, Lớp 59TH1
Nguyễn Thị Thảo, 3029589, Lớp 59TH2
Phạm Thị Phương Thảo, 3021359, Lớp 59TH2
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm Hoàng Anh
Hà Nội, 2017
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................2
CHƯƠNG 1 PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN................................................6
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG....................................................................................6
1.2 TRÌNH TỰ THỰC HIỆN ...............................................................................7
1.3 VÍ DỤ: ...........................................................................................................9
1.3.1 Hệ dàn phẳng:..........................................................................................9
1.3.2 Hệ khung phẳng:....................................................................................12
CHƯƠNG 2 BÀI TOÁN TỐI ƯU HÓA KẾT CẤU ..................................................17
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG..................................................................................17
2.1.1 Khái niệm về tối ưu hóa kết cấu .............................................................17
2.1.2 Biến thiết kế...........................................................................................17
2.1.3 Hàm mục tiêu.........................................................................................18
2.1.4 Điều kiện ràng buộc ...............................................................................18
2.2 CÁC DẠNG BÀI TOÁN TỐI ƯU HÓA KẾT CẤU.....................................19
2.2.1 Tối ưu hóa tiết diện ngang......................................................................19
2.2.2 Tối ưu hóa hình dáng .............................................................................20
2.2.3 Tối ưu hóa cấu trúc ................................................................................20
2.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN TỐI ƯU HÓA KẾT CẤU ...........21
2.3.1 Các phương pháp quy hoạch toán học....................................................21
2.3.2 Các phương pháp tiêu chuẩn tối ưu ........................................................22
2.3.3 Các phương pháp tìm kiếm ngẫu nhiên ..................................................22
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU SLANGTNG ...................................................................23
3.1 GIỚI THIỆU ................................................................................................23
3.2 GIAO DIỆN CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH ............................................23
3.3 MỘT SỐ MÔ ĐUN SLANGTNG DÙNG TRONG PHÂN TÍCH VÀ TỐI ƯU
KẾT CẤU ..............................................................................................................25
3.3.1 Mô đun tmath ..........................................................................................25
3.3.2 Mô đun fem ...........................................................................................26
3.3.3 Mô đun optimize....................................................................................26
3.3.4 Mô đun graph.........................................................................................26
2
CHƯƠNG 4 ỨNG DỤNG SLANGTNG TRONG PHÂN TÍCH VÀ TỐI ƯU TRỌNG
LƯỢNG KẾT CẤU HỆ THANH ..............................................................................28
4.1 PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THANH ..........................................................28
4.1.1 Khởi tạo mô hình tính toán.....................................................................30
4.1.2 Khai báo nút...........................................................................................30
4.1.3 Khai báo kiện biên .................................................................................31
4.1.4 Khai báo vật liệu....................................................................................31
4.1.5 Khai báo kiểu tiết diện ...........................................................................32
4.1.6 Khai báo phần tử....................................................................................32
4.1.7 Lập ma trận độ cứng tổng thể.................................................................33
4.1.8 Lập véc tơ lực nút tổng thể.....................................................................33
4.1.9 Tính toán chuyển vị nút..........................................................................34
4.1.10 Tính toán nội lực....................................................................................34
4.1.11 Biểu diễn kết quả ...................................................................................35
4.2 TỐI ƯU HÓA TRỌNG LƯỢNG KẾT CẤU................................................36
4.2.1 Lập hàm mục tiêu...................................................................................36
4.2.2 Lập hàm điều kiện ràng buộc .................................................................36
4.2.3 Khởi tạo công cụ tối ưu..........................................................................37
4.2.4 Tính toán tối ưu......................................................................................38
4.2.5 Biểu diễn kết quả ...................................................................................38
4.3 MỘT SỐ VÍ DỤ...........................................................................................39
KẾT LUẬN...............................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................44
PHỤ LỤC..................................................................................................................46
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sợi dây chịu tải trọng………………………..………………………………6
Hình 1.2: Tấm phẳng chịu tải trọng tĩnh.......................................................................7
Hình 1.3: Ví dụ một số loại phần tử.............................................................................7
Hình 1.4: Mô hình thiết lập ma trận độ cứng................................................................8
Hình 1.5: Sơ đồ kết cấu dàn tĩnh định chịu tải trọng.....................................................9
Hình 1.6: Sơ đồ rời rạc hóa và thứ tự chuyển vị các nút...............................................9
3
Hình 1.7: Sơ đồ kết cấu khung tĩnh địnhchịu tải trọng................................................12
Hình 1.8: Sơ đồ rời rạc hoá và thứ tự các chuyển vị nút.............................................12
Hình 1.9: Biểu đồ nội lực...........................................................................................16
Hình 2.1: Ví dụ một số dạng bài toán tối ưu...............................................................21
Hình 3.1: Giao diện chính của chương trình slangTNG..............................................24
Hình 3.2: Cửa số hiển thị giá trị các biến ...................................................................25
Hình 3.3: Đồ họa 2D trong slangTNG .......................................................................26
Hình 3.4: Đồ họa 3D trong slangTNG .......................................................................27
Hình 4.1: Khung phẳng chịu tải trọng........................................................................28
Hình 4.2: Mô hình PTHH của khung .........................................................................28
Hình 4.3: Biểu đồ mô men uốn và biểu đồ lực cắt của hệ khung phẳng......................36
Hình 4.4: Sơ đồ biến dạng của kết cấu khung được tối ưu..........................................39
Hình 4.5: Sơ đồ hệ dàn 10 thanh................................................................................39
Hình 4.6: Sơ đồ hệ dàn 25 thanh................................................................................41
Hình 4.7: Giao diện chương trình tính dàn 10 thanh...................................................42
Hình 4.8: Giao diện chương trình tính dàn 25 thanh...................................................43
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Số liệu tọa độ nút.......................................................................................29
Bảng 4.2: Kết nối phần tử..........................................................................................29
Bảng 4.3: Số liệu tiết diện..........................................................................................29
Bảng 4.4: Kết quả tối ưu dàn 10 thanh.......................................................................40
Bảng 4.5: Thông số tải trọng tác dụng lên hệ dàn 25 thanh ........................................41
Bảng 4.6: Kết quả tính toán tối ưu hệ dàn 25 thanh....................................................42
4
MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề:
Các môn học về phân tích kết cấu như Sức bền vật liệu, Cơ học kết cấu,… là một
phần kiến thức cơ sở đối với kỹ sư thuộc các ngành xây dựng cơ bản và được bố trí
trong chương trình đào tạo của nhiều trường đại học như xây dựng, giao thông, thủy
lợi,… [1]. Tuy nhiên, hầu hết việc giảng dạy và học tập các môn học này hiện chưa
được tin học hóa. Ngay cả đối với môn Phương pháp phần tử hữu hạn, một trong
những phương pháp số phổ biến nhất trong phân tích kết cấu, cũng rất ít sử dụng đến
máy tính điện tử. Một trong những khó khăn khi áp dụng tin học trong giảng dạy và
học tập về phân tích kết cấu là thiếu các công cụ tin học phù hợp. Các ngôn ngữ lập
trình thường không thực sự tiện lợi cho sinh viên lập trình tính toán kết cấu và đòi hỏi
người dạy và người học phải có kỹ năng lập trình tương đối tốt. Ví dụ, MATLAB là
phần mềm đã được giới thiệu cho sinh viên ở một số lớp học tại Đại học Xây dựng,
tuy nhiên chỉ là giới thiệu qua cho sinh viên, sinh viên chưa được trang bị kĩ về ngôn
ngữ này để tự thực hiện việc phân tích các kết cấu.Sinh viên hầu như đều phải dựa vào
các file mẫu có sẵn để thực hiện việc phân tích kết cấu, giải quyết các bài toán.Các
phần mềm tính toán thì chỉ thích hợp trong ứng dụng thực tế hơn là trong giảng dạy và
học tập. Vấn đề bản quyền của các công cụ tin học cũng là một trở ngại.
slangTNG (Structural Language – The Next Generation) là một ngôn ngữ lập trình
miễn phí, được phát triển bởi Bucher và Wolff [2] dùng cho mục đích học tập và
nghiên cứu về phân tích kết cấu. Bên cạnh hỗ trợ tính toán về ma trận, slangTNG còn
cung cấp nhiều công cụ chuyên cho lập trình phân tích kết cấu và biểu kết quả đồ họa.
Hiện nay, một số trường đại học trên thế giới như Vienna University of Technology,
Bauhaus University Weimar đã ứng dụng ngôn ngữ slangTNG vào giảng dạy và
nghiên cứu các môn: cơ học, phân tích kết cấu, tối ưu hóa kết cấu, động lực học công
trình.Tại Việt Nam chưa nhiều người biết đến và sử dụng ngôn ngữ này. Bên cạnh đó,
tài liệu hướng dẫn về slangTNG chỉ có tài liệu tiếng Anh và còn khá hạn chế, thiếu
diễn giải chi tiết về trình tự, cấu trúc các lệnh, ý nghĩa các tham số khai báo…
5
Nhằm tìm hiểu khả năng áp dụng slangTNG cho học tập và nghiên cứu, nhóm sinh
viên thực hiện đề tài “Nghiên cứu sử dụng ngôn ngữ slangTNG trong phân tích và tối
ưu hóa kết cấu hệ thanh chịu tại trọng tĩnh”.
Mục tiêucủa đề tài:
Tìm hiểu về ngôn ngữ slangTNG và ứng dụng của slangTNG trong các bài toán
phân tích và tối ưu hóa kết cấu hệ thanh chịu tải trọng tĩnh,bao gồm:
- Tìm hiểu về phân tích kết cấu theo phương pháp phần tử hữu hạn (PTHH);
- Tìm hiểu về bài toán tối ưu hóa kết cấu;
- Tìm hiểu về ngôn ngữ slangTNG và ứng dụng trong phân tích, tối ưu kết cấu
- Lập chương trình bằng slangTNG để phân tích, tối ưu hóa một số kết cấu hệ
thanh phẳng và hệ thanh không gian chịu tải trọng tĩnh;
- Biên dịch tài liệu, diễn giải và hướng dẫn sử dụng slangTNG trong phân tích và
tối ưu hóa kết cấu hệ thanh;
Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu thông qua các tài liệu về ngôn ngữ slangTNG, về phương pháp
phần tử hữu hạn và tối ưu hóa kết cấu.
- Thực hành, thử nghiệm và tính toán một số ví dụ trên môi trường slangTNG.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Ngôn ngữ slangTNG và kết cấu hệ thanh chịu tải trọng tĩnh.
Cấu trúc báo cáo:sau phần mở đâu, báo cáo bao gồm các phần sau:
Chương I: Phương pháp phần tử hữu hạn.
Chương II: Bài toán tối ưu hóa kết cấu.
Chương III: Giới thiệu slangTNG
Chương IV: Ứng dụng slangTNG trong phân tích và tối ưu trọng lượng kết cấu hệ
thanh
Kết luận
Tài liệu tham khảo và phụ lục
6
CHƯƠNG 1 PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN
Trong tính toán kết cấu, phương pháp phần tử hữu hạn (PTHH) được sử dụng rất
phổ biến, nhất là với các kết cấu phức tạp. Chương này trình bày giới thiệu chung về
phương pháp PTHH mô hình chuyển vị: các khái niệm, trình tự thực hiện, một số ví dụ
đơn giản. Các nội dung được trình bày dựa trên tài liệu [3,4].
1.1GIỚI THIỆU CHUNG
Ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ, ban đầu, phương pháp PTHH là một phương pháp
dùng trong phân tích trạng thái ứng suất. Ngày nay, phương pháp PTHH được phát
triển cho nhiều lĩnh vực kỹ thuật khác nhau, như: bài toán truyền nhiệt, dòng chảy,
điện và từ... [4].
Nội dung căn bản của phương pháp là Rời rạc hoá – Chia vật thể liên tục thành
một số hữu hạn những miền nhỏ gọi là các phần tử hữu hạn (PTHH). Việc phân tích
trạng thái ứng suất-biến dạng do đó được thực hiện trên mô hình mới rời rạc (mô hình
PTHH). Các PTHH trong mô hình này liên kết với nhau bởi các nút. Điều kiện tương
đương của hệ:
- Năng lượng trong mô hình thay thế tương đương năng lượng trong hệ thực;
- Trên các biên của phần tử, điều kiện chập (liên tục về lực và chuyển vị)
phảiđược thoả mãn.
Hình 1.1: minh họa mô hình PTHH của một sợi dây chịu tải trọng
Mô hình hệ thực:
- Vô số bậc tự do
Mô hình PTHH:
- Hữu hạn bậc tự do
Đường biến
dạng trong hệ
thực: - cong
trơn
Đường biến dạng
trong hệ thay thế:
- đường gãy khúc
Hình 1.1: Sợi dây chịu tải trọng tĩnh
7
Hình 1.2: minh họa mô hình PTHH tấm phẳng chịu tải trọng
Hình 1.1: Tấm phẳng chịu tải trọng tĩnh
Sự phát triển mạnh mẽ và sử dụng rộng rãi máy tính điện tử đã thúc đẩy nhanh sự
hoàn thiện và phong phú của phương pháp PTHH. Ở Việt Nam, phương pháp PTHH
đã được tiếp thu và nghiên cứu từ giữa những năm70 của thế kỷ trước [3]. Phương
pháp PTHH đã được đưa vào giảng dạy ở bậc đại học và cao học ở nhiều trường đại
học kỹ thuật trong cả nước, trong đó có Đại học Xây dựng.
1.2TRÌNH TỰ THỰC HIỆN
Khi áp dụng phương pháp PTHH mô hình chuyển vị để phân tích kết cấu, ta cần
thực hiện các bước chính sau:
Bước 1:Chọn loại phần tử và rời rạc hoá kết cấu:
Ví dụ một số loại PTHH cơ bản: phần tử thanh, phần tử tấm (Hình 1.3)
Hình 1.2: Ví dụ một số loại phần tử
Bước 2:Thiết lập ma trận độ cứng của phần tử
Ma trậnđộ cứng, [K], là ma trận biểu thị mối quan hệ giữa ngoại lựcđặt tại nút (đã
quy đổi) và chuyển vị nút (Hình 1.4).
Mô hình PTHH:
- H ữu hạn bậc tự do
PTHH
Mô hình hệ thực:
- V ô số bậc tự do
8
{R}= [K]. {q}
Ma trậnđộ cứng của PTHH
Hình 1.3: Mô hình thiết lập ma trận độ cứng
Ma trận độ cứng của một số loại PTHH một chiều (phần tử thanh) đã được thiết lập
sẵn và cho trong tài liệu [3,4].
Bước 3:Thiết lập véc tơ lực nút tương đương.
Các tải trọng tác dụng phân bố, tập trung trên phần tử sẽ được chuyển về tải trọng
tác dụng tại các nút của phần tử. Việc chuyển đổi dựa trên tương đương về công. Tài
liệu [3,4] cung cấp biểu thức quy đổi một số dạng tải trọng tách dụng trên phần tử
thanh về tải trọng taics dụng tại nút.
Bước 4:Ghép nối các phần tử thành hệ kết cấu
Trong mô hình kết cấu, các PTHH nối với nhau bởi các nút. Việc này được thực
hiện bằng cách ghép các ma trậnđộ cứng của các phần tử, ghép các vec tơ ngoại lực tác
dụng tại nút của các phần tử lại với nhau. Kết quả thu được là một ma trậnđộ cứng và
véc tơ lực nút tổng thể cho toàn hệ.
Bước 5: Đưa vào điều kiện biên:
Đưa vào điều kiện ràng buộc tại một số nút (ví dụ: chuyển vị tại các gối tựa bằng 0)
Bước 6: Giải hệ phương trình cân bằng và xác định các chuyển vị nút
Bước 7: Xác định chuyển vị,biến dạng và ứng suất trong phần tử thông qua chuyển vị
nút của phần tử.
Bước 8: Biểu diễn kết quả (bảng, biểu đồ)
qk
qj
qi
Ri
Rf
Rk
9
Hiện nay đã có nhiều phần mềm phân tích kết cấu sử dụng phương pháp PTHH (ví
dụ SAP2000, ETAB), trong đó hầu hết các đều được tính toán tự động. Người sử dụng
chỉ phải nhập số liệu cho hệ kết cấu cần tính (Bước 1 và Bước 5).
1.3VÍ DỤ:
1.3.1 Hệ dàn phẳng:
Tính chuyển vị tại vị trí đặt lực cho kết cấu dàn tĩnh định như trên hình 1.5.
Hình 1.4: Sơ đồ kết cấu dàn tĩnh định chịu tải trọng
Bài Giải:
`
Hình 1.5:Sơ đồ rời rạc hóa và thứ tự chuyển vị các nút
PTHH 1: Phần tử thanh 2 đầu khớp.
- Trong hệ toạ độ riêng(tra theo [4]):
EA=1
EA=1
2m
2m
2
3
4
5
6
′
′
2
P=50KN
10
[K]1 =
⎣
⎢
⎢
⎢
⎡ 0 − 0
0 0 0
0
ĐX 0⎦
⎥
⎥
⎥
⎤
[T]1 =
1 0 0 0
0 1 0 0
0 0 1 0
0 0 0 1
{R}1 = {	0	}
Trong hệ tọa độ chung: với γ =0, ta có:
[K’]1 = [K]1 =
⎣
⎢
⎢
⎢
⎡ 0 − 0
0 0 0
0
ĐX 0⎦
⎥
⎥
⎥
⎤
{R’}1={R}1 = {0	}
PTHH 2: Phần tử thanh 2 đầu khớp
- Trong hệ toạ độ riêng (tra theo [4]):
[K]2 =
⎣
⎢
⎢
⎢
⎡ √
0 −
√
0
0 0 0
√
0
ĐX 0⎦
⎥
⎥
⎥
⎤
{R}2 = {0	}
-Trong hệ tọa độ chung : với γ = -45° , ta có:
[T]2 =
⎣
⎢
⎢
⎢
⎢
⎢
⎡√
−
√
0 0
√ √
0 0
0 0
√
−
√
0 0
√ √ ⎦
⎥
⎥
⎥
⎥
⎥
⎤
[K’]2 = [ ] [ ] [ ] ;																							{ ′} = [ ] { }
[K’]2=
0.1767 −0.1767 −0.1767 0.1767
0.1767 0.1767 −0.1767
0.1767 −0.1767
ĐX 0.1767
;						{ ′} = {0}
Gộp các phần tử: Gộp PTHH 1 ta thu được
11
[ ]=
⎣
⎢
⎢
⎢
⎢
⎢
⎡
0 0 0 0 0 0
0 0 0 0 0
0 − 0
0 0 0
0
ĐX 0⎦
⎥
⎥
⎥
⎥
⎥
⎤
;													{ } =	 {		0			}
Gộp tiếp PTHH 2:
[ ]=
⎣
⎢
⎢
⎢
⎢
⎢
⎡
0.1767 −0.1767 −0.1767 0.1767 0 0
0.1767 0.1767 −0.1767 0 0
+ 0.1767 −0.1767 − 0
0.1767 0.1767 0
0
0⎦
⎥
⎥
⎥
⎥
⎥
⎤
;						{ } = {0	}
Đưa điều kiện biên: Loại bỏ các hàng và cột 1, 2, 5,6 của các ma trận trên tương
ứng với các chuyển vị bị ngăn cản, ta thu được:
[ ∗]=
0.6767 −0.1767
−0.1767 0.1767
{ ∗
} = {0} = {0}
Với ẩn số , là chuyển vị tại điểm chịu lực, Ta có:
0.6767 −0.1767
−0.1767 0.1767
,
=
0
−50
Suy ra:
,
=
−100
−382.965
12
1.3.2 Hệ khung phẳng:
Hình 1.6: Sơ đồ kết cấu khung tĩnh địnhchịu tải trọng
Bài giải:
Hình 1.7: Sơ đồ rời rạc hoá và thứ tự các chuyển vị nút
PTHH 1: Phần tử thanh đầu ngàm - đầu khớp
- Trong hệ toạ độ riêng:
[K]1 =
⎣
⎢
⎢
⎢
⎢
⎢
⎢
⎡ 0 0 0
0
1 0
ĐX 0
⎦
⎥
⎥
⎥
⎥
⎥
⎥
⎤
[T]1 =
⎣
⎢
⎢
⎢
⎡
1 0 0 0 0
0 1 0 0 0
0 0 1 0 0
0 0 0 1 0
0 0 0 0 1⎦
⎥
⎥
⎥
⎤
{R}1 =
⎩
⎪⎪
⎨
⎪⎪
⎧
0
	
0
⎭
⎪⎪
⎬
⎪⎪
⎫
- Trong hệ tọa độ chung: với γ1 =0, ta có:
2 1
x'
y'
3
5
4
1
2
6
7
q=10 kN/m
2 m
2 mEA=1
EI=1
3 m
P=50 kN
M=50 kNm
13
[K’]1 =[K]1 =
⎣
⎢
⎢
⎢
⎢
⎢
⎢
⎡ 0 0 0
0
1 0
0
⎦
⎥
⎥
⎥
⎥
⎥
⎥
⎤
{R’}1={R}1 =
⎩
⎪⎪
⎨
⎪⎪
⎧
0
	
0
⎭
⎪⎪
⎬
⎪⎪
⎫
PTHH 1:Phần tử đầu khớp - đầu ngàm
- Trong hệ toạ độ riêng:
[K]2 =
⎣
⎢
⎢
⎢
⎢
⎢
⎢
⎡ √
0
√
0 0
√
0
√
√
0 0
ĐX
√
√ ⎦
⎥
⎥
⎥
⎥
⎥
⎥
⎤
{R}2 =
⎩
⎪
⎨
⎪
⎧
−10
−10
	
5√2⎭
⎪
⎬
⎪
⎫
- Trong hệ tọa độ chung: với 1 = 45° , ta có:
[T]2 =
⎣
⎢
⎢
⎢
⎢
⎢
⎡ √ √
0 0 0
−
√ √
0 0 0
0 0
√ √
0
0 0 −
√ √
0
0 0 0 0 1⎦
⎥
⎥
⎥
⎥
⎥
⎤
[K’]2 = [ ] [ ] [ ] ;																				{ } = [ ] { }
[K’]2=
⎣
⎢
⎢
⎢
⎢
⎢
⎢
⎡ √ √
−
√
−
√
−
√
√
−
√
−
√ √
√ √ √
√
−
√
√ ⎦
⎥
⎥
⎥
⎥
⎥
⎥
⎤
;																		{ ′} =
⎩
⎪
⎪
⎨
⎪
⎪
⎧−
√
−
√
√
−
√
5√2 ⎭
⎪
⎪
⎬
⎪
⎪
⎫
Gộp các phần tử:
14
Gộp PTHH 1 ta thu được
[ ]=
⎣
⎢
⎢
⎢
⎢
⎢
⎢
⎢
⎢
⎡
0 0 0 0 0 0 0
0 0 0 0 0 0
0 0 0
0 −
1 0 −
ĐX 0
⎦
⎥
⎥
⎥
⎥
⎥
⎥
⎥
⎥
⎤
;																								{ } =	
⎩
⎪
⎪
⎪
⎨
⎪
⎪
⎪
⎧
0
0
0
−50 +
0
⎭
⎪
⎪
⎪
⎬
⎪
⎪
⎪
⎫
Gộp tiếp PTHH 2:
[ ]=
⎣
⎢
⎢
⎢
⎢
⎢
⎢
⎢
⎢
⎢
⎢
⎡ √ √
−
√
−
√
−
√
0 0
√
−
√
−
√ √
0 0
+
√
0 +
√
0 +
√
− 0
+
√
−
√
0
1 +
√
0 −
ĐX 0
⎦
⎥
⎥
⎥
⎥
⎥
⎥
⎥
⎥
⎥
⎥
⎤
{ } =
⎩
⎪
⎪
⎪
⎪
⎪
⎪
⎨
⎪
⎪
⎪
⎪
⎪
⎪
⎧ −
5
2√2
−
35
2√2
0 +
5
2√2
−50 +
75
4
−
45
2√2
25
4
+ 5√2
0
−75
4 ⎭
⎪
⎪
⎪
⎪
⎪
⎪
⎬
⎪
⎪
⎪
⎪
⎪
⎪
⎫
Đưa điều kiện biên: Loại bỏ các hàng và cột 1, 2, 7 của các ma trận trên tương ứng
với các chuyển vị bị ngăn cản, ta thu được:
15
[ ∗]=
0,576 0,110 0,265 −0,333
0,354 0,068 0
2,061 0
0,333
{ ∗
} =
⎩
⎪
⎨
⎪
⎧ 0 +
√
−50 + −
√
+ 5√2
0 ⎭
⎪
⎬
⎪
⎫
=
1,786
−47,160
13,321
0
Giải hệ phương trình: thu được chuyển vị tại các nút như sau:
{ ∗
} = [ ∗
] { ∗} =
76,92
−157,49
1,78
76,92
3
4
5
6
và do đó { } =
⎩
⎪⎪
⎨
⎪⎪
⎧
0
0
76,92
−157,49
1,78
76,92
0 ⎭
⎪⎪
⎬
⎪⎪
⎫
1
2
3
4
5
6
7
Chuyển vị nút của PTHH:
- Trong hệ tọa độ chung:
{ ′} =
⎩
⎪
⎨
⎪
⎧
76,92
−157,49
1,78
76,92
0 ⎭
⎪
⎬
⎪
⎫
3
4
5
6
7
;															{ ′} =
⎩
⎪
⎨
⎪
⎧
0
0
76,92
−157,49
1,78 ⎭
⎪
⎬
⎪
⎫
1
2
3
4
5
- Trong hệ tọa độ riêng: áp dụng công thức {q} = [T] {q′} , ta thu được:
{ } =
⎩
⎪
⎨
⎪
⎧
76,92
−157,49
1,78
76,92
0 ⎭
⎪
⎬
⎪
⎫
3
4
5
6
7
;																	{ } =
⎩
⎪
⎨
⎪
⎧
0
0
76,92
−157,49
1,78 ⎭
⎪
⎬
⎪
⎫
Xác định nội lực tại đầu thanh:
-PTHH 1:
16
= [ ] { } =
⎩
⎪
⎨
⎪
⎧
0
−16,9069
−50,7206
0
16,9069 ⎭
⎪
⎬
⎪
⎫
= − { } =
⎩
⎪
⎨
⎪
⎧
0
−16,9069
−50,7206
0
16,9069 ⎭
⎪
⎬
⎪
⎫
−
⎩
⎪
⎪
⎨
⎪
⎪
⎧
0
75
4
25	
4
0
−75
4 ⎭
⎪
⎪
⎬
⎪
⎪
⎫
=
⎩
⎪
⎨
⎪
⎧
0
−35,6569
−56,9706
0
35,9706 ⎭
⎪
⎬
⎪
⎫
-PTHH 2:
= [ ] { } =
⎩
⎪
⎨
⎪
⎧
20,1421
22,6421
−20,1421
−22,6421
64,0416 ⎭
⎪
⎬
⎪
⎫
= − { } =
⎩
⎪
⎨
⎪
⎧
30,1421
30,1421
−10,1421
−10,1421
56,9706 ⎭
⎪
⎬
⎪
⎫
Biểu đồ nội lực thể hiện trên hình 1.9:
Hình 1.8: Biểu đồ nội lực
30,14
10,14
(-)
(N)
49,53
,9756 3.49
35,66
10,14
30,14
)(M (Q)
(-)
(+)
17
CHƯƠNG 2 BÀI TOÁN TỐI ƯU HÓA KẾT CẤU
2.1GIỚI THIỆU CHUNG
2.1.1 Khái niệm về tối ưu hóa kết cấu
Tối ưu hóa kết cấu là một trong các yêu cầu rất quan trọng trong xây dựng.Tối ưu
hóa kết cấu để tiết kiệm vật liệu cũng như tận dụng hết khả năng làm việc của vật liệu
trong khi vẫn đảm bảo được các yêu cầu về thiết kế và chịu lực.Một bài toán tối ưu kết
cấu bao gồm: các biến thiết kế, hàm mục tiêu và hệ ràng buộc [5].
2.1.2 Biến thiết kế
Còn gọi là véctơ biến thiết kế, là những đại lượng đặc trưng của kết cấu, có thể
thay đổi giá trị trong quá trình tối ưu hóa. Các đại lượng đặc trưng này có thể là tham
số hình học mặt cắt, dạng đường bao kết cấu hoặc tính chất cơ lý của vật liệu kết cấu.
Biến thiết kế về tham số hình học mặt cắt có thể là chiều rộng, chiều cao của tiết
diện, diện tích mặt cắt ngang của thanh dàn, mômen quán tính hoặc mômen kháng uốn
của mặt cắt phần tử chịu uốn, chiều dày của tấm.
Biến thiết kế về tính chất cơ lý của vật liệu có thể là môđun đàn hồi, hệ số poisson,
hệ số co dãn do nhiệt… là các tham số về điều kiện khai thác: hệ số quá tải, hệ số an
toàn, hệ số ổn định, chỉ số độ tin cậy.Biến thiết kế cũng có thể là tọa độ nút của các
phần tử trong hệ, được sử dụng trong bài toán tối ưu hóa cấu trúc.
Biến thiết kế được gọi là liên tục nếu nó có thể nhận nhứng giá trị bất kỳ trong một
khoảng, miền liên tục. Ngược lại, nếu biến thiết kế chỉ nhận những giá trị riêng rẽ
trong miền xác định của nó, thì biến thiết kế là rời rạc. Tuy nhiên, trường hợp các giá
trị của biến rời rạc được phân bố gần lấp đầy trên một khoảng, ta có thể áp dụng các
phương pháp như đối với biến liên tục và lựa chọn xấp xỉ gần cận để tối ưu hóa với giá
trị rời rạc có trong thực tế.
Về mặt toán học, tập hợp đầy đủ n biến thiết kế của một kết cấu được biểu diễn
thành một vectơ
x = {x , x , … , x } ∈ R (2.1)
18
gọi là vectơ biến thiết kế trong không gian thiết kế, D. Trường hợp cần tìm hình dáng
phần tử, hay trục của kết cấu dưới dạng giải tích thì biến thiết kế được thể hiện dưới
dạng một hoặc nhiều hàm số trên chiều dài nhịp.
2.1.3 Hàm mục tiêu
Mục đích của thiết kế được thể hiện thông qua đặc trưng nào đó của kết cấu, biểu
diễn dưới dạng một biểu thức toán học, chứa các biến thiết kế.
=F( )=F ( , , … , ) (2.2)
Trong bài toán tối ưu hóa kết cấu, các hàm mục tiêu như bên trên có thể là thể tích
kết cấu, trọng lượng kết cấu hoặc tổng chi phí của kết cấu. Khi đó mục đích của thiết
kế là tìm vectơ biến thiết kế làm cho hàm mục tiêu đạt giá trị nhỏ nhất (min).
Ta dễ dàng chuyển bài toán từ cực đại hóa sang bài toán cực tiểu hóa bằng cách
đổi dấu hàm mục tiêu hoặc thay độ tin cậy max bằng độ không tin cậy min.Trường
hợp biến thiết kế là các hàm thì hàm mục tiêu là một phiếm hàm.
max{F( )}=min{-F( ))} (2.3)
2.1.4 Điều kiện ràng buộc
Là các đẳng thức, bất đẳng thức mô tả mối quan hệ giữa các biến thiết kế và
khoảng xác định của mỗi biến.
( ) ≤ 0																												 = 1 ÷ 																							(2.4)
( ) = 0																											 = + 1 ÷ 															(2.5)
≤ ≤ 																				 = 1 ÷ 																								(2.6)
Trong đó:x ,x lần lượt là giới hạn dưới và giới hạn trên của biến x .
Tập hợp D bao gồm tất cả những véc tơ x thỏa mãn các điều kiện ràng buộc tạo
thành một không gian các phương án thiết kế, được gọi là miền nghiệm hay miền thiết
kế. Các ràng buộc (2.4) thể hiện các điều kiện cân bằng, (2.5) liên quan đến các tiêu
chuẩn quy định về độ bền, độ cứng, độ ổn định. Tần số dao động riêng và điều kiện
không phá hoại dẻo của kết cấu cũng có dạng bất đẳng thức kép. Các ràng buộc có thể
19
ở dạng tường minh hoặc dạng hàm ẩn đối với các biến thiết kế. Ràng buộc (2.6) quy
định miền biến thiên của mỗi biến thiết kế.
Có thể nhận thấy, các phương trình ràng buộc về độ bền, độ cứng, ổn định và tần
số dao động riêng đối với kết cấu có dạng phi tuyến, vì yếu tố đặc trưng tiết diện và
vật liệu: EA, EI, có mặt ở mẫu số. Vì vậy bài toán tối ưu hóa kết cấu có dạng phi
tuyến.
2.2CÁC DẠNG BÀI TOÁN TỐI ƯU HÓA KẾT CẤU
2.2.1 Tối ưu hóa tiết diện ngang
Nhóm bài toán tối ưu tiết diện ngang (mặt cắt) có các biến thiêt kế là tham số hình
học mặt cắt, hàm mục tiêu là thể tích hoặc trọng lượng kết cấu với các ràng buộc về
bền, chuyển vị, ổn định và tần số dao động riêng.
Bài toán tối ưu tiết diện ngang được xét trong hai trường hợp: biến liên tục và biến
rời rạc.
a. Tối ưu tiết diện ngang với biến thiết kế liên tục
Đặc điểm của bài toán là biến thiết kế có thể nhận giá trị trong một miền liên
tục.Với bài toán biến liên tục, có thể sử dụng các phương pháp dùng đạo hàm (Tham
khảo tài liệu [5])
b. Tối ưu tiết diện ngang với biến thiết kế rời rạc
Trong thực tế, biến mặt cắt được chọn trong bảng danh mục cho sẵn do nhà sản
xuất cung cấp, vì vậy tập các giá trị có thể nhận của biến thiết kế là một tập rời rạc. So
với bài toán biến liên tục, bài toán tối ưu biến rời rạc có khối lượng tính toán lớn hơn.
Ta có thể giải bài toán với giả thiết biến liên tục, sau đó sử dụng các phương pháp
riêng như phương pháp làm tròn, phương pháp phân nhánh… để xử lý tính chất rời rạc
của nghiệm thực. Mức độ chính xác của kết quả không chỉ phụ thuộc vào phương pháp
làm tròn, mà còn phụ thuộc đáng kể vào khoảng cách giữa các giá trị liên tiếp của tập
biến rời rạc. Nếu khoảng cách này là đủ bé thì việc chuyển từ biến liên tục sang biến
rời rạc là phù hợp, không sai số lớn, ngược lại sẽ không chính xác, thậm chí không
chấp nhận được.
20
Trong thực tế thiết kế cần tránh xu hướng làm tròn tăng với suy nghĩ thiên về an
toàn. Việc làm như vậy sẽ cho kết quả không còn tối ưu nữa.Gần đây, các phương
pháp sử dụng lý thuyết di truyền và tiến hóa với cách tiếp cận ngẫu nhiên và công cụ
máy tính, tỏ rõ rất hiệu quả với bài toán có biến rời rạc.
2.2.2 Tối ưu hóa hình dáng
Trong bài toán này, cấu trúc của kết cấu không thay đổi, vấn đề là xác định kích
thước và hình dáng của kết cấu.Trường hợp sử dụng phương pháp số, biến thiết kế sẽ
là các tọa độ nút trên đường biên của kết cấu. Trường hợp tổng quát, biến thiết kế
trong bài toán tối ưu hình dáng có thể chứa cả biến trong bài toán tối ưu tiết diện
ngang.
2.2.3 Tối ưu hóa cấu trúc
Nội dung của bài toán này là tìm quy luật phân bố tối ưu vật liệu hoặc các phần tử
kết cấu bao gồm cả số lượng phần tử và vị trí các nút kể cả liên kết với đất. Bài toán
tối ưu cấu trúc phức tạp hơn nhiều, nhưng kết quả nhận được là triệt để và do đó rất
tiết kiệm.
Thường người ta chọn kết cấu dàn để tiếp cận với bài toán này nhằm giảm bớt khó
khăn, vì xem dàn như một giải pháp hợp lý về phần tử và cấu trúc ban đầu. Đối với
dàn người ta chọn trước một kết cấu xuất phát, gọi là kết cấu gốc, bao gồm nhiều nút
và thanh liên kết với nhau trong một không gian kiến trúc xác định. Trong quá trình tối
ưu hóa, các thanh dàn có ứng suất nhỏ nhất sẽ được loại bỏ dần, để giữ lại một bộ phận
“chủ lực” trong kết cấu gốc ban đầu.
Trên Hình 2.1 minh họa ba bài toán tối ưu: tiết diện, hình dáng và cấu trúc.
21
Hình 2.1: Ví dụ một số dạng bài toán tối ưu
2.3CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN TỐI ƯU HÓA KẾT CẤU
Cho đến nay, có nhiều phương pháp giải bài toán tối ưu hóa kết cấu, có thể phân
thành hai nhóm phương pháp chính là: (i) nhóm phương pháp sử dụng đạo hàm và (ii)
nhóm phương pháp tìm kiếm ngẫu nhiên. Nhóm thứ nhất áp dụng hiệu quả với bài
toán có biến liên tục, số lượng biến nhỏ hơn 20; trường hợp biến không liên tục phải
giả thiết liên tục để đủ điều kiện đạo hàm, khi đó nghiệm tìm được chưa thực sự tối
ưu; Nhóm thứ hai áp dụng hiệu quả cho trường hợp biến rời rạc và số lượng biến lớn.
Dưới đây điểm qua một số phương pháp thường được sử dụng.
2.3.1 Các phương pháp quy hoạch toán học
Cực tiểu hóa (hoặc cực đại hóa) hàm:
( ) → ( ) (2.7)
Với điều kiện ràng buộc: ( )(≤	=	≥) 	; ∈ 	D ⊂ 	;	j = 	1	 ÷ 	m
Đặc điểm chung của phương pháp quy hoạch toán học là tìm nghiệm tối ưu trong
miền thiết kế D bằng cách xuất phát từ một điểm 	 lựa chọn ban đầu, từ đó tìm
hướng đi đến điểm tốt hơn 	.Từ 	 tiếp tục đến 	. Quá trình lặp cho đến khi hàm
mục tiêu F( ) không thể nhỏ hơn được nữa (trong bài toán cực tiểu hóa) hoặc lớn hơn
được nữa (trong bài toán cực đại hóa) mà vẫn thỏa mãn ràng buộc ( 	∈ ). Khi đó 	
là nghiệm tối ưu, tương ứng F( 	) là giá trị của phương án tối ưu.Có thể nói phương
22
pháp quy hoạch toán học là công cụ tổng quát để giải các bài toán tối ưu nói chung và
tối ưu hóa kết cấu nói riêng (bài toán qui hoạch phi tuyến được phân tích trong [5])
2.3.2 Các phương pháp tiêu chuẩn tối ưu
Có thể xem đây là các phương pháp gián tiếp, vì theo phương pháp này việc cực
tiểu hóa hàm mục tiêu được thể hiện thông qua việc tìm kết cấu thỏa mãn các tiêu
chuẩn tối ưu. Cơ sở toán học của phương pháp tiêu chuẩn tối ưu là phương pháp nhân
tử Lagrange.
Ưu điểm của phương pháp này là gắn với ý nghĩa vật lý rõ ràng, biểu diễn toán chặt
chẽ, dễ lập trình cho máy tính, hội tụ nhanh ngay cả với các bài toán nhiều biến.
Nhược điểm của phương pháp là việc chứng minh tính chất hội tụ của lời giải đôi khi
gặp khó khăn, phạm vi áp dụng không rộng như các phương pháp quy hoạch toán học.
Thuật toán chung của phương pháp tiêu chuẩn tối ưu là giải lặp, quá trình lặp kết thúc
khi sai khác giữa hai vòng lặp liền nhau đủ nhỏ theo yêu cầu của người tính. Các tiêu
chuẩn tối ưu áp dụng đối với kết cấu mang ý nghĩa vật lý ( thể hiện ở điều kiện ràng
buộc có tính kỹ thuật) nên mặc dù không mang tính tổng quát về qui hoạch toán học
nhưng lại là một hướng xây dựng các bài toán toán tối ưu trong kỹ thuật nói chung và
kết cấu nói riêng.
2.3.3 Các phương pháp tìm kiếm ngẫu nhiên
Bài toán tối ưu là bài toán tìm kiếm lời giải tốt nhất trong không gian các lời giải
khả dĩ. Khi không gian tìm kiếm của bài toán là rất lớn, người ta sử dụng những kỹ
thuật trí tuệ nhân tạo đặc biệt. Có thể kể ra một số kỹ thuật tìm kiếm ngẫu nhiên,
thường sử dụng trong tối ưu hóa kết cấu: di truyền (GA), tiến hóa vi phân (DE) và trí
tuệ bầy đàn (PSO).
Các phương pháp tìm kiếm ngẫu nhiên khắc phục được những hạn chế của các
phương pháp truyền thống dựa trên đạo hàm. Do vậy, các phương pháp tìm kiếm ngẫu
nhiên ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong tối ưu hóa kết cấu, nhất là trong trường
hợp bài toán phức tạp, đa cực trị, nhiều biến, biến rời rạc.Tuy nhiên, các phương pháp
này thường yêu cầu khối lượng tính toán lớn.
23
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU SLANGTNG
3.1GIỚI THIỆU
slangTNG, viết tắt của “Structural Language – The Next Generation”, là ngôn ngữ
lập trình chuyên dụng cho kết cấu, được phát triển bởi GS. Christian Bucher và các
cộng sự.
slangTNG là một ngôn ngữ kịch bản để giải quyết các bài toán liên quan đến toán
học, cơ học và kết cấu dựa trên Lua [13]. Trên thực tế, slangTNG cung cấp chức năng
bổ sung cho Lua bằng các hàm C++ và thư viện FORTRAN.
Ngoài chức năng giống như nhiều ngôn ngữ lập trình khác, sLangTNG là một bộ
ứng dụng cung cấp cho các nhà khoa học, sinh viên và kỹ sư các công cụ để dễ dàng
phân tích và giải các bài toán kết cấu. Một trong số những tính năng chủ yếu của
slangTNG là:
- Đại số tuyến tính
- Tính toán xác suất và thống kê
- Phân tích Độ tin cậy của kết cấu
- Phân tích kết cấu theo phương pháp phần tử hữu hạn
- Phân tích phổ
- Tính toán Động lực học
- Giải phương trình vi phân
- Công cụ đồ họa 2D và 3D
Các tính năng của slangTNG được xây dựng theo các mô đun độc lập.
Hiện nay, ngôn ngữ slangTNG đang được sử dụng trong giảng dạyvà nghiên cứu ở
một số trường đại học trên thế giới như trường Đại học Công nghệ Viên (Vienna
University of Technology), đại học Xây dựng Bauhaus Weimar (Bauhaus-University
Weimar).
3.2GIAO DIỆN CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Hình 3.1 thể hiện giao diện của slangTNG.
24
Hình 3.1: Giao diện chính của chương trình slangTNG
Trong đó:
- Vùng số 1: phần viết các câu lệnh chương trình tính toán
- Vùng số 2 và số 3: cửa sổbiểu diễn đồ họa (nếu muốn nhiều biểu đồ thì cần
thiết lập nhiều của sổ)
- Vùng số 4: phần thể hiện kết quả, báo lỗi
Nút “Read+ Run”: dùng để dịch và chạy chương trình
Nút “Show/Hide Variable Inspector” : dùng để hiện tất cả giá trị của các biến tính
toán trong chương trình. Khi nhấn nút này, một cửa sổ khác sẽ xuất hiện như trên
hình 3.2.
25
Hình 3.2: Cửa sốhiển thị giá trị các biến
3.3MỘT SỐ MÔ ĐUN SLANGTNG DÙNG TRONG PHÂN TÍCH VÀ TỐI ƯU
KẾT CẤU
Các công cụ tính toán của slangTNG được thiết lập thành các mô đun. Trong phạm
vi nghiên cứu này chỉ trình bày một số module dùng trong tính toán và tối ưu hóa kết
cấu theo phương pháp PTHH.
3.3.1 Mô đun tmath
Module tmathbao gồm các lệnh trên đối tượng ma trận, ví dụ như khai báo một ma
trận, nghịch đảo ma trận, thực hiện phép nhân ma trận,…Diễn giải chi tiết các lệnh của
tmath được cho trong Phụ lục 1: Module tmath
Ví dụ để khai báo một ma trận A =
0 0
0 0
ta dùng lệnh
A=tmath.ZeroMatrix(2,2)
Hay để khai báo một ma trận với tất cả các phần tử bằng một hằng số c cho trước
(c=1) ta dùng lệnh
26
C=1; A:SetConstant(c)
Ngoài ra tmath cũng là phương tiện giao tiếp giữa các phương pháp trong các mô
đun khác chẳng hạn như fem hoặc stoch.
3.3.2 Mô đun fem
Mô đunfem là mô đun cung cấp các công cụ đơn giản nhằm phân tích tĩnh và động
các kết cấu tuyến tính. Thư viện phần tử gồm các loại phần tử thanh, tấm, khối, tiếp
xúc. Diễn giải chi tiết các lệnh được cho trong Phụ lục 2: Module fem.
3.3.3 Mô đun optimize
Mô đunoptimize cung cấp 2 công cụ cho tính toán tối ưu: tính toán dựa trên
gradient (CONMIN)và tính toán theo tối ưu bày đàn (PSO). Diễn giải chi tiết các lệnh
được cho trong Phụ lục 3: Module optimize.
3.3.4 Mô đun graph
Mô đungraphcung cấp các tiện ích đồ họa2D (hình 3.3) và 3D (hình 3.4). Đặc biệt
đối với phân tích kết cấu, graph có các lệnh để biểu diễn sơ đồ kết cấu, vẽ biểu đồ nội
lực,ứng suất. Diễn giải chi tiết các lệnh được cho trong Phụ lục 4: Module graph
Hình 3.3: Đồ họa 2D trong slangTNG
27
Hình 3.4: Đồ họa 3D trong slangTNG
28
CHƯƠNG 4 ỨNG DỤNG SLANGTNG TRONG PHÂN TÍCH VÀ TỐI ƯU
TRỌNG LƯỢNG KẾT CẤU HỆ THANH
Nội dung chương 4 sẽ trình bày chi tiết cách sử dụng slangTNG để phân tích và
tính toán tối ưu kết cấu hệ thanh. Việc phân tích được thực hiện theo phương pháp
PTHH sử dụng module fem, và tính toán tối ưu sẽ sử dụng module optimize. Để minh
họa cho các diễn giải, ta sẽ thực hiện thông qua các ví dụ cụ thể đơn giản.
4.1PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THANH
Ví dụ minh họa là kết cấu khung như cho trên hình 4.1 [6]. Các thanh làm bằng vật
liệu có module đàn hổi E=2.1e+11,tiết diện thanh hình chữ nhật có kích thước là bxh
(với h=b). Tải trọng H=100, V=100.
Hình 4.1: Khung phẳng chịu tải trọng
Mô hình PTHH được thể hiện trên hình 4.2. Các số liệu về tọa độ nút, kết nối phần
tử vật liệu được cho trong bảng 4.1, 4.2, 4.3.
Hình 4.2: Mô hình PTHH của khung
29
Bảng 4.1: Số liệu tọa độ nút
Tên nút Tọa độ X Tọa độ Y Tọa độ Z
11 0 0 0
12 0 4 0
13 4 4 0
14 6 4 0
15 6 0 0
16 4 0 0
Bảng 4.2: Kết nối phần tử
Tên phần tử Nút đầu Nút cuối Nút định vị Tiết diện
1 11 12 16 Hình chữ nhật
2 12 13 16 Hình chữ nhật
3 13 14 16 Hình chữ nhật
4 14 15 16 Hình chữ nhật
Bảng 4.3: Số liệu tiết diện
Tên tiết diện Loại tiết diện b h
1 REC 0.2 0.2
2 REC 0.2 0.2
3 REC 0.2 0.2
4 REC 0.2 0.2
30
Để phân tích nội lực của kết cấu bằng ngôn ngữ slangTNG, ta cần thực hiện các
bước như trình bày dưới đây.
4.1.1 Khởi tạo mô hình tính toán
Để khởi tạo mô hình tính toán hệ kết cấu bằng phương pháp PTHH trong
slangTNG, ta thực hiện lệnh sau:
struct=fem.Structure(“Frame”)
Trong đó:
- struct là một biến cấu trúc dùng để lưu tất cả các dữ liệu khai báo cho kết cấu
do người sử dụng đặt tên.
- fem.Structure(“Frame”) là câu lệnh tạo cấu trúc dữ liệu PTHH với “Frame” là
tên diễn giải của hệ kết cấu đang xét.
4.1.2 Khai báo nút
Số hiệu về nút của kết cấu được đưa vào dưới dạng một ma trận. Với hệ đang xét ta
có thể khai báo số hiệu về nút trực tiếp hoặc thông qua một biết trung gian. Cụ thể như
sau:
- Khai báo trực tiếp:
struct:AddNodes(tmath.Matrix({
{11, 0, 0, 0},
{12, 0, 4, 0},
{13, 4, 4, 0},
{14, 6, 4, 0},
{15, 6, 0, 0},
{16, 4, 0, 0}}))
- Khai báo gián tiếp:
nodes=tmath.Matrix({
{11, 0, 0, 0},
{12, 0, 4, 0},
{13, 4, 4, 0},
{14, 6, 4, 0},
{15, 6, 0, 0},
{16, 4, 0, 0}})
struct:AddNodes(nodes)
Trong đó:
31
- nodes là một biến dạng ma trận dùng để lưu tọa độ các nút của kết cấu.
- tmath.Matrix() là câu lệnh khởi tạo một ma trận.
- struct:AddNodes()là câu lệnh nhậptọa độ nút vào biến struct.
4.1.3 Khai báo điều kiện biên
Điều kiện biên của một nút được khai báo dưới dạng ma trận cho từng nút. Mỗi nút
trong không gian có 6 bậc tự do, 3 bậc tự do chuyển vị thẳng theo các phương X, Y, Z
và 3 bậc tự do chuyển vị xoay quanh các trục X, Y, Z. Giá trị mặc định là 1 – tự do,
giá trị 0 là bị ngăn cản.
Với hệ đang xét (có nút 11 là ngàm và nút 15 là gối tựa cố định), ta có thể khai báo
trực tiếp và gián tiếp như sau:
- Khai báo trực tiếp:
struct:GetNode(11):SetAvailDof(tmath.Matrix({{0,0,0,0,0,0}})
)
struct:GetNode(15):SetAvailDof(tmath.Matrix({{0,0,0,0,0,1}})
)
struct:GetNode(16):SetAvailDof(tmath.Matrix({{0,0,0,0,0,0}})
)
- Khai báo gián tiếp:
A=tmath.Matrix({{0, 0, 0, 0, 0, 0}})
B=tmath.Matrix({{0, 0, 0, 0, 0, 1}})
struct:GetNode(11):SetAvailDof(A)
struct:GetNode(15):SetAvailDof(B)
struct:GetNode(16):SetAvailDof(A)
Trong đó
- SetAvailDof là hàm thiết lập bậc tự do cho nút.
- struct:GetNode Là lệnh nhận một tham chiếu đến nút.
4.1.4 Khai báo vật liệu
Để khai báo vật liệu ta dùng tập câu lệnh sau:
local mm = struct:AddMaterial(8, "LINEAR_ELASTIC")
mm:SetData(tmath.Matrix({{2.1e11, 0.3, 7850}}))
Trong đó:
32
- struct:AddMaterial(8, "LINEAR_ELASTIC")là hàm dùng để thêm loại vật liệu
với tên định danh là 8 và thuộc kiểu vật liệu là "LINEAR_ELASTIC"(đàn hồi
tuyến tính) vào trong biến kết cấu struct.
- SetData(tmath.Matrix({{2.1e11, .3, 7850}}))là hàm dùng để gán cácđặc trưng
vật liệu. Các đặc trưng của vật liệu được thêm vào theo một véc tơ, trong đó là
2.1e11 là module đàn hồi, 0.3 là hệ số Poisson, 7850 là trọng lượng riêng của
vật liệu.
4.1.5 Khai báo kiểu tiết diện
Với hệ đang xét, các thanh có cùng tiết diện là hình chữ nhật bxh nên có thể khai
báo 4 tiết diện có tên 1,2,3,4 như sau:
b=0.2; h=0.2;
for i=0,3 do
ss = struct:AddSection(i+1, "RECT")
ss:SetData(tmath.Matrix({{b, h}}))
end
Trong đó:
- ss = struct:AddSection(i+1, "RECT")là hàm dùng để thêm tiết diện,với định
danhi+1, kiểu tiết diện "RECT" (chữ nhật).
- ss:SetData(tmath.Matrix({{b, h}}))là hàm dùng để gán các đặc trưng hình học
của tiết diện hình chữ nhật bxh.
4.1.6 Khai báo phần tử
Để khai báo phần tử của kết cấu trong slangTNG thì cần chú ý tớinút định vị phần
tử. Với phần tử thanh, cần 3 nút để xác định vị trí phần tử trong không gian 3D: nút
đầu, nút cuối và nút định phương mặt phẳng (1-2).
Với hệ đang xét là hệ khung phẳng, nút 16 cùng nằm trong mặt phẳng khung sẽ
được dùng làm nút định phươngmặt phẳng (1-2). Các phần tử được khai báo như sau:
struct:AddElements("RECT",8,1,tmath.Matrix({{1,11,12,16}}))
struct:AddElements("RECT",8,2,tmath.Matrix({{2,12,13,16}}))
struct:AddElements("RECT",8,3,tmath.Matrix({{3,13,14,16}}))
struct:AddElements("RECT",8,4,tmath.Matrix({{4,14,15,16}}))
Trong đó:
33
- struct:AddElements("RECT",8,1, tmath.Matrix({{1,11,12,16}}))là hàm dùng
để thêm phần tử,với "RECT" là kiểu tiết diện, 8 là định danh vật liệu, 1định
danh tiết diện, tmath.Matrix({{1, 11, 12, 16}}) là ma trận kết nối phần tử tạo
thành thanh 1.
4.1.7 Lập ma trận độ cứng tổng thể
Để lập ma trận độ cứng tổng thể K (đã bao gồm cả xử lý điều kiện biên) ta dùng
lệnh sau:
K=struct:SparseStiffness()
4.1.8 Lập véc tơ lực nút tổng thể
Để lập véc tơ lực tác dụng tại nút của hệ ta thực hiện các bướcnhư sau:
- Thiết lập ma trận lực nút tổng thể rỗng F1 bằng lệnh:
F1=struct:GetAllDisplacements()
Lệnh trên sẽ tạo ra ma trận F1 có kích thước là Nx6 (N là tổng số nút) dùng để lưu
trữ các lực tác dụng tương ứng với 6 bậc tự do tại nút.
- Gán giá trị tải trọng tác dụng theo phương X tại nút 12 (H=100), giá trị tải trọng
tác dụng theo phương Y tại nút 13 (V=-100):
F1[{1,0}]=100
F1[{2,1}]=-100
Saukhi thực hiện các lệnh trên ta thu được ma trận F1 như sau:
0 0 0 0 0 0
100 0 0 0 0 0
0 -100 0 0 0 0
0 0 0 0 0 0
0 0 0 0 0 0
0 0 0 0 0 0
Trong trường hợp ta không nhớ số thứ tự của nút 12 và 13, ta sử dụng lệnh
GetNodeIndex()để nhận số thứ tự của nút và dùng cho khai báo tải trọng:
id12=struct:GetNodeIndex(12)
F1[{id12,0}]=100
id13=struct:GetNodeIndex(13)
F1[{id13,1}]=-100
34
- Chuyển từ ma trận lực nút sang véc tơ lực nút tổng thể:
F=struct:ToDofDisplacements(F1)
Lệnh F=struct:ToDofDisplacements(F1) sẽ chuyển ma trận lực nút F1 vừa khai báo
thành một véc tơ (lực nút) chỉ chứa các số hạng tương ứng với các bậc tự do không bị
ngăn cản (nghĩa là đã xử lý điều kiện biên).
4.1.9 Tính toán chuyển vị nút
Để tính toán các chuyển vị nút của hệ kết cấu, ta sử dụng lệnh:
U=K:Solve(F)
Trong đó:
- U là biến véc tơ chứa các chuyển vị nút
- K:Solve(F)là hàm dùng để giải giải hệ KU=F
4.1.10 Tính toán nội lực
Để tính toán nội lực của thanh ta thực hiện các bước như sau:
1. Chuyển véc tơ chuyển vị nút sang ma trận chuyển vị nút:
U1=struct:ToAllDisplacements(U)
Saukhi thực hiện lệnh trên, ta thu được một ma trận U1 có kích thước Nx6. Mỗi
một hàng của U1 chứa 6 thành phần chuyển vị của một nút tương ứng (Ví dụ, hàng thứ
2 của U1 chứa các thành phần chuyển vị của nút 12). Ta có thể hiện các kết quả tính
toán bằng cách nhấn nút ‘Show/Hide viable inspector’.
0 0 0 0 0 0 (nút 11)
0.0030265 -6.9269e-8 000-0.00093988 (nút 12)
0.0030259 -0.0013126 000 0.00050529 (nút 13)
0.0030256 -2.7056e-7 000-0.00018734 (nút 14)
0 0 0 0 0 -0.0010409 (nút 15)
0 0 0 0 0 0(nút 16)
2. Gán các chuyển vị nút về chuyển vị tại đầu thanh (trong hệ tọa độ địa phương):
struct:SetAllDisplacements(U)
3. Tính toán nội lực:
FS = struct:ElementForce()
35
Lệnh trên sẽ thực hiện tính toán nội lực trong tất cả các phần tử và lưu vào một
biến ma trận FS có kích thước NEx12. Mỗi một hàng của FS chứa 12 thành phần nội
lựctại hai đầu thanh (mỗi nút có 6 thành phần nội lực). Ta có thể hiện các kết quả tính
toán bằng cách nhấn nút ‘Show/Hide viable inspector’.
4.1.11 Biểu diễn kết quả
slangTNG cung cấp các tiện ích để có thể biểu diễn nội lực dưới dạng đồ họa 2D
và 3D một cách nhanh chóng.
Trong ví dụ này, để vẽ biểu đồ mô men uốn và lực cắt, ta thực hiện các lệnh như
sau:
- Khởi tạo 2 cửa sổ đồ họa:
g1=graph.Graph3D("Bending Moment")
g2=graph.Graph3D("Shear Force")
- Vẽ sơ đồ kết cấu trên 2 cửa sổ:
g1:Clear()
g1:Triangles(structure:Draw())
g1:Autoscale()
g1:Zoom(0.7)
g2:Clear()
g2:Triangles(structure:Draw())
g2:Autoscale()
g2:Zoom(0.7)
- Vẽ biểu đồ mô men uốn:
g1:Triangles(struct:DrawSectionForces(5,1,0.01))
g1:Render()
- Vẽ biểu đồ lực cắt:
g2:Triangles(struct:DrawSectionForces(1,1,0.01))
g2:Render()
36
Kết quả của chương trình thể hiện trên hình 4.3:
Hình 4.3: Biểu đồ mô men uốn và biểu đồ lực cắt của hệ khung phẳng
4.2TỐI ƯU HÓA TRỌNG LƯỢNG KẾT CẤU
slangTNG cung cấp hai công cụ tính toán tối ưu là CONMIN và PSO. Trong đó,
CONMIN là công cụ tính toán tối ưu dựa trên gradient, PSO là thuật toán tối ưu hóa
kiểu ngẫu nhiên.
Ta sẽ tìm hiểu việc tính toán tối ưu hóa kết cấu thông qua ví dụ tính toán tối ưu thể
tích kết cấu khung ở phần 4.1 bằng công cụ CONMIN. Biến thiết kế là kích thước tiết
diện các thanh b1, b2, b3, b4. Yêu cầu chuyển vị ngang tại nút 12 và chuyển vị đứng tại
nút 13 không được vượt quá 0.05.
4.2.1 Lập hàm mục tiêu
Hàm mục tiêu là thể tích của kết cấu, được lập dưới dạng một function của biến tiết
diện xi (i=0..3):
function v(x)
local obj=4*x[0]^2+4*x[1]^2+2*x[2]^2+4*x[3]^2
return obj
end
4.2.2 Lập hàm điều kiện ràng buộc
Ta thiết lập ràng buộc dưới dạng một véc tơ, trong đó mỗi số hạng tương ứng với
một điều kiện ràng buộc. Lưy ý là CONMIN chỉ xét các ràng buộc ở dạng g ≤ 0.
37
Đầu tiên, cần xây dựng hàm tính chuyển vị tương ứng với mỗi thiết kế x. Hàm này
được đặt tên là frame(x) vàlập giống như chương trình tính toán khung đã đề cập ở
mục 4.1, tuy nhiên tại mục khai báo tiết diện ta thay thế bằng lệnh:
for i=0,3 do
ss = struct:AddSection(i+1, "RECT")
ss:SetData(tmath.Matrix({{x[i],x[i]}}))
end
Ngoài ra ta cần thêm lệnh xác định chuyển vị ngang u tại nút 12 và chuyển vị thẳng
đứng w tại nút 13:
u=U1[{id12,0}]
w=U1[{id13,0}]
return u,w
Hàm xác định ràng buộc lập như sau:
function c(x)
local u, w = frame(x)
local cc=tmath.Matrix({{math.abs(u)-0.05},{math.abs(w)-
0.05}})
return cc
end
4.2.3 Khởi tạo công cụ tối ưu
Để khởi tạo công cụ tối ưu ta dùng lệnh:
n=4
ops=optimize.Conmin(n,2)
bounds = tmath.Matrix(n,2)
bounds:SetLinearCols(1e-2, 10)
ops:SetBounds(bounds)
start = tmath.Matrix(n)
start:SetConstant(0.3)
ops:SetDesign(start)
Trong đó:
- optimize.Conmin(n,2) là hàm dùng để thiết lập công cụ tối ưu kiểu CONMIN
gồm 4 biến thiết kế và 2 ràng buộc bất đẳng thức.
- bounds là ma trận chứa các cận dưới và cận trên của biến. Trong ví dụ này ta
đặt 1e-2≤ x(i) ≤ 10.
38
- start là giá trị khởi tạo (tùy chọn) của véc tơ biến thiết kế. Trong ví dụ này ta đặt
các giá trị ban đầu của cạnh tiết diện là 0.3.
4.2.4 Tính toán tối ưu
Để tính toán tối ưu ta dùng vòng lặp:
done = false
while (not done) do
done=(ops:Compute()==0)
x = ops:GetDesign()
obj = v(x)
ops:SetObjective(obj)
constraints = c(x)
ops:SetConstraints(constraints)
end
Trong đó:
- done=(ops:Compute()==0) là câu lệnh dùng để gán giá trị cho biến done là true
hoặc fale. Trong đó ops:Compute()==0 là thuật toán được hoàn thành nếu câu
trả lời = 0.
- x = ops:GetDesign()là hàm tạo ra một vector x có chứa thiết kế hiện tại như
được tính toán bởi chương trình tối ưu
- ops:SetObjective(obj) gán giá trị làm mục tiêu cho ops
- ops:SetConstraints(constraints)chỉ định các constraints như các giá trị ràng buộc
cho ops. Constr phải là mộtma trận ngay cả khi chỉ có một ràng buộc.
4.2.5 Biểu diễn kết quả
Sau khi quá trình tối ưu kết thúc, để nhận thiết kế tối ưu ta dùng lệnh:
xopt = ops:GetDesign()
Với thiết kế tối ưu này, ta có thể tính toán lại chuyển vị, vẽ sơ đồ kết cấu… Hình
4.4 biểu diễn sơ đồ biến dạng của kết cấu sau khi đã tối ưu.
39
Hình 4.4: Sơ đồ biến dạng của kết cấu khung được tối ưu.
Toàn bộ mã chương trình của ví dụ này có thể tham khảo trong tài liệu [6].
4.3MỘT SỐ VÍ DỤ
4.3.1. Tối ưu trọng lượng hệ dàn 10 thanh
Sơ đồ kết cấu dàn cho trên Hình 4.5. Kết cấu chịu các lực P=100 kips thẳng đứng
hướng xuống dưới tại nút 2 và 4. Diện tích tiết diện thanh (in2
) được chọn trong
khoảng [0,1; 40]. Mô đun đàn hồi và trọng lượng riêng của vật liệu lần lượt là 104
ksi
và 0,1 lb/in3
. Ứng suất cho phép trong mỗi thanh dàn (cả kéo và nén) là 25 ksi.
Chuyễn vị cho phép tại nút theo cả phương x và y là 2,0 in.
Hình 4.5: Sơ đồ hệ dàn 10 thanh
Chương trình tính toán được lập bằng ngôn ngữ slangTNG và cho trong Phụ lục 5:
Mã chương trình tối ưu hệ dàn 10 thanh. Kết quả tính toán được cho trong bảng 4.4, có
so sánh với kết quả của các công bố quốc tế khác.
1
2
3
4
5
6
1 2
3 4
5 6
7 8 9 10
360in 360in
360in
http://bit.ly/KhoTaiLieuAZ

More Related Content

What's hot

Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề cương ôn thi môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Đề cương ôn thi môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcĐề cương ôn thi môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Đề cương ôn thi môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcHo Chi Minh University of Pedagogy
 
Thực tập kiểm thử phần mềm
Thực tập kiểm thử phần mềmThực tập kiểm thử phần mềm
Thực tập kiểm thử phần mềmNguyễn Anh
 
Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy cho các bài rèn luyện tập phần hóa học hữu...
Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy cho các bài rèn luyện tập phần hóa học hữu...Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy cho các bài rèn luyện tập phần hóa học hữu...
Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy cho các bài rèn luyện tập phần hóa học hữu...nataliej4
 
Luận văn: Lập trình ràng buộc với bài toán người chơi gôn, HAY
Luận văn: Lập trình ràng buộc với bài toán người chơi gôn, HAYLuận văn: Lập trình ràng buộc với bài toán người chơi gôn, HAY
Luận văn: Lập trình ràng buộc với bài toán người chơi gôn, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu phương pháp tổng hợp cảm biến dùng cho kỹ thuật dẫn đường các robo...
Nghiên cứu phương pháp tổng hợp cảm biến dùng cho kỹ thuật dẫn đường các robo...Nghiên cứu phương pháp tổng hợp cảm biến dùng cho kỹ thuật dẫn đường các robo...
Nghiên cứu phương pháp tổng hợp cảm biến dùng cho kỹ thuật dẫn đường các robo...Man_Ebook
 
Luận Văn Tính Toán Dầm Thép Tiết Diện Dạng Chữ I Chịu Xoắn Theo AISC
Luận Văn Tính Toán Dầm Thép Tiết Diện Dạng Chữ I Chịu Xoắn Theo AISCLuận Văn Tính Toán Dầm Thép Tiết Diện Dạng Chữ I Chịu Xoắn Theo AISC
Luận Văn Tính Toán Dầm Thép Tiết Diện Dạng Chữ I Chịu Xoắn Theo AISCLe Duy
 
Thuyết minh hiếu "đồ án công nghệ chế tạo máy"
Thuyết minh hiếu "đồ án công nghệ chế tạo máy"Thuyết minh hiếu "đồ án công nghệ chế tạo máy"
Thuyết minh hiếu "đồ án công nghệ chế tạo máy"Hiếu Ckm Spkt
 
hoccokhi.vn Lý Thuyết Điều Khiển Tự Động - Nhiều Tác Giả, 79 Trang
hoccokhi.vn Lý Thuyết Điều Khiển Tự Động - Nhiều Tác Giả, 79 Tranghoccokhi.vn Lý Thuyết Điều Khiển Tự Động - Nhiều Tác Giả, 79 Trang
hoccokhi.vn Lý Thuyết Điều Khiển Tự Động - Nhiều Tác Giả, 79 TrangHọc Cơ Khí
 

What's hot (18)

Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
 
Luận văn: Các yếu tố hiện tượng liên quan đến nhiệt độ ở Việt Nam
Luận văn: Các yếu tố hiện tượng liên quan đến nhiệt độ ở Việt NamLuận văn: Các yếu tố hiện tượng liên quan đến nhiệt độ ở Việt Nam
Luận văn: Các yếu tố hiện tượng liên quan đến nhiệt độ ở Việt Nam
 
Đề cương ôn thi môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Đề cương ôn thi môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcĐề cương ôn thi môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Đề cương ôn thi môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
 
Luận văn: Chuyển ngữ tự động từ tiếng việt sang tiếng Nhật, HAY
Luận văn: Chuyển ngữ tự động từ tiếng việt sang tiếng Nhật, HAYLuận văn: Chuyển ngữ tự động từ tiếng việt sang tiếng Nhật, HAY
Luận văn: Chuyển ngữ tự động từ tiếng việt sang tiếng Nhật, HAY
 
Luan van
Luan van Luan van
Luan van
 
Luận văn: Kết hợp mô hình khí hậu toàn cầu CAM và khu vực RegCM
Luận văn: Kết hợp mô hình khí hậu toàn cầu CAM và khu vực RegCMLuận văn: Kết hợp mô hình khí hậu toàn cầu CAM và khu vực RegCM
Luận văn: Kết hợp mô hình khí hậu toàn cầu CAM và khu vực RegCM
 
Thực tập kiểm thử phần mềm
Thực tập kiểm thử phần mềmThực tập kiểm thử phần mềm
Thực tập kiểm thử phần mềm
 
Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy cho các bài rèn luyện tập phần hóa học hữu...
Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy cho các bài rèn luyện tập phần hóa học hữu...Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy cho các bài rèn luyện tập phần hóa học hữu...
Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy cho các bài rèn luyện tập phần hóa học hữu...
 
Luận văn: Lập trình ràng buộc với bài toán người chơi gôn, HAY
Luận văn: Lập trình ràng buộc với bài toán người chơi gôn, HAYLuận văn: Lập trình ràng buộc với bài toán người chơi gôn, HAY
Luận văn: Lập trình ràng buộc với bài toán người chơi gôn, HAY
 
Nghiên cứu phương pháp tổng hợp cảm biến dùng cho kỹ thuật dẫn đường các robo...
Nghiên cứu phương pháp tổng hợp cảm biến dùng cho kỹ thuật dẫn đường các robo...Nghiên cứu phương pháp tổng hợp cảm biến dùng cho kỹ thuật dẫn đường các robo...
Nghiên cứu phương pháp tổng hợp cảm biến dùng cho kỹ thuật dẫn đường các robo...
 
Luận Văn Tính Toán Dầm Thép Tiết Diện Dạng Chữ I Chịu Xoắn Theo AISC
Luận Văn Tính Toán Dầm Thép Tiết Diện Dạng Chữ I Chịu Xoắn Theo AISCLuận Văn Tính Toán Dầm Thép Tiết Diện Dạng Chữ I Chịu Xoắn Theo AISC
Luận Văn Tính Toán Dầm Thép Tiết Diện Dạng Chữ I Chịu Xoắn Theo AISC
 
Thuyết minh hiếu "đồ án công nghệ chế tạo máy"
Thuyết minh hiếu "đồ án công nghệ chế tạo máy"Thuyết minh hiếu "đồ án công nghệ chế tạo máy"
Thuyết minh hiếu "đồ án công nghệ chế tạo máy"
 
hoccokhi.vn Lý Thuyết Điều Khiển Tự Động - Nhiều Tác Giả, 79 Trang
hoccokhi.vn Lý Thuyết Điều Khiển Tự Động - Nhiều Tác Giả, 79 Tranghoccokhi.vn Lý Thuyết Điều Khiển Tự Động - Nhiều Tác Giả, 79 Trang
hoccokhi.vn Lý Thuyết Điều Khiển Tự Động - Nhiều Tác Giả, 79 Trang
 
Luận văn: Phương pháp grap và algorit trong giải bài tập Hóa, 9đ
Luận văn: Phương pháp grap và algorit trong giải bài tập Hóa, 9đLuận văn: Phương pháp grap và algorit trong giải bài tập Hóa, 9đ
Luận văn: Phương pháp grap và algorit trong giải bài tập Hóa, 9đ
 
Giao trinh c_can_ban
Giao trinh c_can_banGiao trinh c_can_ban
Giao trinh c_can_ban
 
Luận văn: Phương pháp dạy học trong dạy học hóa học lớp 10
Luận văn: Phương pháp dạy học trong dạy học hóa học lớp 10Luận văn: Phương pháp dạy học trong dạy học hóa học lớp 10
Luận văn: Phương pháp dạy học trong dạy học hóa học lớp 10
 
Đề tài: Thiết kế trạm dẫn động cơ khí, HAY
Đề tài: Thiết kế trạm dẫn động cơ khí, HAYĐề tài: Thiết kế trạm dẫn động cơ khí, HAY
Đề tài: Thiết kế trạm dẫn động cơ khí, HAY
 
Luận văn: Kỹ thuật xác định các ca kiểm thử nhờ ma trận, HAY
Luận văn: Kỹ thuật xác định các ca kiểm thử nhờ ma trận, HAYLuận văn: Kỹ thuật xác định các ca kiểm thử nhờ ma trận, HAY
Luận văn: Kỹ thuật xác định các ca kiểm thử nhờ ma trận, HAY
 

Similar to NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG NGÔN NGỮ SLANGTNG TRONG PHÂN TÍCH VÀ TỐI ƯU HÓA KẾT CẤU HỆ THANH CHỊU TẢI TRỌNG TĨNH_10270512052019

Phần mềm quản lý thông tin phục vụ sửa chữa thiết bị công nghệ trong bộ công ...
Phần mềm quản lý thông tin phục vụ sửa chữa thiết bị công nghệ trong bộ công ...Phần mềm quản lý thông tin phục vụ sửa chữa thiết bị công nghệ trong bộ công ...
Phần mềm quản lý thông tin phục vụ sửa chữa thiết bị công nghệ trong bộ công ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM THÔNG QUA CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC TRONG VIỆC PHÒNG CHỐ...
DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM THÔNG QUA CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC TRONG VIỆC PHÒNG CHỐ...DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM THÔNG QUA CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC TRONG VIỆC PHÒNG CHỐ...
DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM THÔNG QUA CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC TRONG VIỆC PHÒNG CHỐ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghiên cứu thiết kế bộ quan sát và điều khiển nhiệt độ trong phôi theo mô hìn...
Nghiên cứu thiết kế bộ quan sát và điều khiển nhiệt độ trong phôi theo mô hìn...Nghiên cứu thiết kế bộ quan sát và điều khiển nhiệt độ trong phôi theo mô hìn...
Nghiên cứu thiết kế bộ quan sát và điều khiển nhiệt độ trong phôi theo mô hìn...Man_Ebook
 
Luận văn: Giao thức quản lý topology trong mạng không dây ngang hàng
Luận văn: Giao thức quản lý topology trong mạng không dây ngang hàngLuận văn: Giao thức quản lý topology trong mạng không dây ngang hàng
Luận văn: Giao thức quản lý topology trong mạng không dây ngang hàngViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAYYếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdf
Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdfNghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdf
Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdfMan_Ebook
 
03 - LUANVAN_NopQuyen.pdf
03 - LUANVAN_NopQuyen.pdf03 - LUANVAN_NopQuyen.pdf
03 - LUANVAN_NopQuyen.pdfNguyễn Thái
 
Hệ thống xử lý tín hiệu điện não tự động phát hiện gai động kinh.pdf
Hệ thống xử lý tín hiệu điện não tự động phát hiện gai động kinh.pdfHệ thống xử lý tín hiệu điện não tự động phát hiện gai động kinh.pdf
Hệ thống xử lý tín hiệu điện não tự động phát hiện gai động kinh.pdfHanaTiti
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Chia Sẻ Tri Thức Trong Tổ Chức Công
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Chia Sẻ Tri Thức Trong Tổ Chức CôngLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Chia Sẻ Tri Thức Trong Tổ Chức Công
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Chia Sẻ Tri Thức Trong Tổ Chức CôngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

Similar to NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG NGÔN NGỮ SLANGTNG TRONG PHÂN TÍCH VÀ TỐI ƯU HÓA KẾT CẤU HỆ THANH CHỊU TẢI TRỌNG TĨNH_10270512052019 (20)

Luận văn: Ứng dụng một số phương pháp tính toán mềm xây dựng phần mềm hỗ trợ ...
Luận văn: Ứng dụng một số phương pháp tính toán mềm xây dựng phần mềm hỗ trợ ...Luận văn: Ứng dụng một số phương pháp tính toán mềm xây dựng phần mềm hỗ trợ ...
Luận văn: Ứng dụng một số phương pháp tính toán mềm xây dựng phần mềm hỗ trợ ...
 
Các Mô Hình Học Sâu Tiên Tiến Và Ứng Dụng Trong Phân Tích Chuỗi Thời Gian Lâm...
Các Mô Hình Học Sâu Tiên Tiến Và Ứng Dụng Trong Phân Tích Chuỗi Thời Gian Lâm...Các Mô Hình Học Sâu Tiên Tiến Và Ứng Dụng Trong Phân Tích Chuỗi Thời Gian Lâm...
Các Mô Hình Học Sâu Tiên Tiến Và Ứng Dụng Trong Phân Tích Chuỗi Thời Gian Lâm...
 
Các mô hình học sâu tiên tiến và ứng dụng trong phân tích chuỗi thời gian lâm...
Các mô hình học sâu tiên tiến và ứng dụng trong phân tích chuỗi thời gian lâm...Các mô hình học sâu tiên tiến và ứng dụng trong phân tích chuỗi thời gian lâm...
Các mô hình học sâu tiên tiến và ứng dụng trong phân tích chuỗi thời gian lâm...
 
Luận văn: Thiết kế tối ưu cửa van cung bằng phần mềm SAP2000
Luận văn: Thiết kế tối ưu cửa van cung bằng phần mềm SAP2000Luận văn: Thiết kế tối ưu cửa van cung bằng phần mềm SAP2000
Luận văn: Thiết kế tối ưu cửa van cung bằng phần mềm SAP2000
 
Đề tài: Vai trò của hệ giằng, xà gồ trong sự làm việc của khung thép
Đề tài: Vai trò của hệ giằng, xà gồ trong sự làm việc của khung thépĐề tài: Vai trò của hệ giằng, xà gồ trong sự làm việc của khung thép
Đề tài: Vai trò của hệ giằng, xà gồ trong sự làm việc của khung thép
 
Phần mềm quản lý thông tin phục vụ sửa chữa thiết bị công nghệ trong bộ công ...
Phần mềm quản lý thông tin phục vụ sửa chữa thiết bị công nghệ trong bộ công ...Phần mềm quản lý thông tin phục vụ sửa chữa thiết bị công nghệ trong bộ công ...
Phần mềm quản lý thông tin phục vụ sửa chữa thiết bị công nghệ trong bộ công ...
 
DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM THÔNG QUA CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC TRONG VIỆC PHÒNG CHỐ...
DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM THÔNG QUA CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC TRONG VIỆC PHÒNG CHỐ...DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM THÔNG QUA CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC TRONG VIỆC PHÒNG CHỐ...
DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM THÔNG QUA CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC TRONG VIỆC PHÒNG CHỐ...
 
Nghiên cứu thiết kế bộ quan sát và điều khiển nhiệt độ trong phôi theo mô hìn...
Nghiên cứu thiết kế bộ quan sát và điều khiển nhiệt độ trong phôi theo mô hìn...Nghiên cứu thiết kế bộ quan sát và điều khiển nhiệt độ trong phôi theo mô hìn...
Nghiên cứu thiết kế bộ quan sát và điều khiển nhiệt độ trong phôi theo mô hìn...
 
Luận văn: Giao thức quản lý topology trong mạng không dây ngang hàng
Luận văn: Giao thức quản lý topology trong mạng không dây ngang hàngLuận văn: Giao thức quản lý topology trong mạng không dây ngang hàng
Luận văn: Giao thức quản lý topology trong mạng không dây ngang hàng
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAYYếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với Công ty, 9đ
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với Công ty, 9đYếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với Công ty, 9đ
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với Công ty, 9đ
 
Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdf
Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdfNghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdf
Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdf
 
Thiết kế che chắn bức xạ của thiết bị gia tốc UERL -10-15S2, 9đ
Thiết kế che chắn bức xạ của thiết bị gia tốc UERL -10-15S2, 9đThiết kế che chắn bức xạ của thiết bị gia tốc UERL -10-15S2, 9đ
Thiết kế che chắn bức xạ của thiết bị gia tốc UERL -10-15S2, 9đ
 
03 - LUANVAN_NopQuyen.pdf
03 - LUANVAN_NopQuyen.pdf03 - LUANVAN_NopQuyen.pdf
03 - LUANVAN_NopQuyen.pdf
 
Hệ thống xử lý tín hiệu điện não tự động phát hiện gai động kinh.pdf
Hệ thống xử lý tín hiệu điện não tự động phát hiện gai động kinh.pdfHệ thống xử lý tín hiệu điện não tự động phát hiện gai động kinh.pdf
Hệ thống xử lý tín hiệu điện não tự động phát hiện gai động kinh.pdf
 
Luận văn: Cải tiến bộ thí nghiệm thực hành trong môn Vật lí, HOT
Luận văn: Cải tiến bộ thí nghiệm thực hành trong môn Vật lí, HOTLuận văn: Cải tiến bộ thí nghiệm thực hành trong môn Vật lí, HOT
Luận văn: Cải tiến bộ thí nghiệm thực hành trong môn Vật lí, HOT
 
Nhận dạng và phân loại hoa quả trong ảnh màu.doc
Nhận dạng và phân loại hoa quả trong ảnh màu.docNhận dạng và phân loại hoa quả trong ảnh màu.doc
Nhận dạng và phân loại hoa quả trong ảnh màu.doc
 
Luận văn: Tính toán kết cấu bằng phương pháp so sánh, HAY
Luận văn: Tính toán kết cấu bằng phương pháp so sánh, HAYLuận văn: Tính toán kết cấu bằng phương pháp so sánh, HAY
Luận văn: Tính toán kết cấu bằng phương pháp so sánh, HAY
 
Luận văn: Phân tích bài toán tuyến tính kết cấu dàn, HOT
Luận văn: Phân tích bài toán tuyến tính kết cấu dàn, HOTLuận văn: Phân tích bài toán tuyến tính kết cấu dàn, HOT
Luận văn: Phân tích bài toán tuyến tính kết cấu dàn, HOT
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Chia Sẻ Tri Thức Trong Tổ Chức Công
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Chia Sẻ Tri Thức Trong Tổ Chức CôngLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Chia Sẻ Tri Thức Trong Tổ Chức Công
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Chia Sẻ Tri Thức Trong Tổ Chức Công
 

More from KhoTi1

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...KhoTi1
 
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019KhoTi1
 
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...KhoTi1
 
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...KhoTi1
 
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019KhoTi1
 
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019KhoTi1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...KhoTi1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...KhoTi1
 
Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...
Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...
Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...KhoTi1
 
Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019
Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019
Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019KhoTi1
 
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...KhoTi1
 
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...KhoTi1
 
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...KhoTi1
 
PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019
PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019
PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019KhoTi1
 
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019KhoTi1
 
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019KhoTi1
 
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...KhoTi1
 
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019KhoTi1
 
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...KhoTi1
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...KhoTi1
 

More from KhoTi1 (20)

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
 
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
 
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...
 
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...
 
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019
 
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...
 
Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...
Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...
Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...
 
Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019
Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019
Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019
 
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
 
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
 
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
 
PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019
PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019
PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019
 
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
 
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019
 
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...
 
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019
 
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...
 

Recently uploaded

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG NGÔN NGỮ SLANGTNG TRONG PHÂN TÍCH VÀ TỐI ƯU HÓA KẾT CẤU HỆ THANH CHỊU TẢI TRỌNG TĨNH_10270512052019

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2016 - 2017 TÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG NGÔN NGỮ SLANGTNG TRONG PHÂN TÍCH VÀ TỐI ƯU HÓA KẾT CẤU HỆ THANH CHỊU TẢI TRỌNG TĨNH Mã số đề tài: XD-2017-15 Sinh viên thực hiện, mã số sinh viên, lớp: Vũ Văn Ngọ, 3049859, Lớp 59TH1 Nguyễn Văn Đức, 3052459, Lớp 59TH1 Nguyễn Thị Thảo, 3029589, Lớp 59TH2 Phạm Thị Phương Thảo, 3021359, Lớp 59TH2 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm Hoàng Anh Hà Nội, 2017
  • 2. 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU.....................................................................................................................2 CHƯƠNG 1 PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN................................................6 1.1 GIỚI THIỆU CHUNG....................................................................................6 1.2 TRÌNH TỰ THỰC HIỆN ...............................................................................7 1.3 VÍ DỤ: ...........................................................................................................9 1.3.1 Hệ dàn phẳng:..........................................................................................9 1.3.2 Hệ khung phẳng:....................................................................................12 CHƯƠNG 2 BÀI TOÁN TỐI ƯU HÓA KẾT CẤU ..................................................17 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG..................................................................................17 2.1.1 Khái niệm về tối ưu hóa kết cấu .............................................................17 2.1.2 Biến thiết kế...........................................................................................17 2.1.3 Hàm mục tiêu.........................................................................................18 2.1.4 Điều kiện ràng buộc ...............................................................................18 2.2 CÁC DẠNG BÀI TOÁN TỐI ƯU HÓA KẾT CẤU.....................................19 2.2.1 Tối ưu hóa tiết diện ngang......................................................................19 2.2.2 Tối ưu hóa hình dáng .............................................................................20 2.2.3 Tối ưu hóa cấu trúc ................................................................................20 2.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN TỐI ƯU HÓA KẾT CẤU ...........21 2.3.1 Các phương pháp quy hoạch toán học....................................................21 2.3.2 Các phương pháp tiêu chuẩn tối ưu ........................................................22 2.3.3 Các phương pháp tìm kiếm ngẫu nhiên ..................................................22 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU SLANGTNG ...................................................................23 3.1 GIỚI THIỆU ................................................................................................23 3.2 GIAO DIỆN CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH ............................................23 3.3 MỘT SỐ MÔ ĐUN SLANGTNG DÙNG TRONG PHÂN TÍCH VÀ TỐI ƯU KẾT CẤU ..............................................................................................................25 3.3.1 Mô đun tmath ..........................................................................................25 3.3.2 Mô đun fem ...........................................................................................26 3.3.3 Mô đun optimize....................................................................................26 3.3.4 Mô đun graph.........................................................................................26
  • 3. 2 CHƯƠNG 4 ỨNG DỤNG SLANGTNG TRONG PHÂN TÍCH VÀ TỐI ƯU TRỌNG LƯỢNG KẾT CẤU HỆ THANH ..............................................................................28 4.1 PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THANH ..........................................................28 4.1.1 Khởi tạo mô hình tính toán.....................................................................30 4.1.2 Khai báo nút...........................................................................................30 4.1.3 Khai báo kiện biên .................................................................................31 4.1.4 Khai báo vật liệu....................................................................................31 4.1.5 Khai báo kiểu tiết diện ...........................................................................32 4.1.6 Khai báo phần tử....................................................................................32 4.1.7 Lập ma trận độ cứng tổng thể.................................................................33 4.1.8 Lập véc tơ lực nút tổng thể.....................................................................33 4.1.9 Tính toán chuyển vị nút..........................................................................34 4.1.10 Tính toán nội lực....................................................................................34 4.1.11 Biểu diễn kết quả ...................................................................................35 4.2 TỐI ƯU HÓA TRỌNG LƯỢNG KẾT CẤU................................................36 4.2.1 Lập hàm mục tiêu...................................................................................36 4.2.2 Lập hàm điều kiện ràng buộc .................................................................36 4.2.3 Khởi tạo công cụ tối ưu..........................................................................37 4.2.4 Tính toán tối ưu......................................................................................38 4.2.5 Biểu diễn kết quả ...................................................................................38 4.3 MỘT SỐ VÍ DỤ...........................................................................................39 KẾT LUẬN...............................................................................................................44 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................44 PHỤ LỤC..................................................................................................................46 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Sợi dây chịu tải trọng………………………..………………………………6 Hình 1.2: Tấm phẳng chịu tải trọng tĩnh.......................................................................7 Hình 1.3: Ví dụ một số loại phần tử.............................................................................7 Hình 1.4: Mô hình thiết lập ma trận độ cứng................................................................8 Hình 1.5: Sơ đồ kết cấu dàn tĩnh định chịu tải trọng.....................................................9 Hình 1.6: Sơ đồ rời rạc hóa và thứ tự chuyển vị các nút...............................................9
  • 4. 3 Hình 1.7: Sơ đồ kết cấu khung tĩnh địnhchịu tải trọng................................................12 Hình 1.8: Sơ đồ rời rạc hoá và thứ tự các chuyển vị nút.............................................12 Hình 1.9: Biểu đồ nội lực...........................................................................................16 Hình 2.1: Ví dụ một số dạng bài toán tối ưu...............................................................21 Hình 3.1: Giao diện chính của chương trình slangTNG..............................................24 Hình 3.2: Cửa số hiển thị giá trị các biến ...................................................................25 Hình 3.3: Đồ họa 2D trong slangTNG .......................................................................26 Hình 3.4: Đồ họa 3D trong slangTNG .......................................................................27 Hình 4.1: Khung phẳng chịu tải trọng........................................................................28 Hình 4.2: Mô hình PTHH của khung .........................................................................28 Hình 4.3: Biểu đồ mô men uốn và biểu đồ lực cắt của hệ khung phẳng......................36 Hình 4.4: Sơ đồ biến dạng của kết cấu khung được tối ưu..........................................39 Hình 4.5: Sơ đồ hệ dàn 10 thanh................................................................................39 Hình 4.6: Sơ đồ hệ dàn 25 thanh................................................................................41 Hình 4.7: Giao diện chương trình tính dàn 10 thanh...................................................42 Hình 4.8: Giao diện chương trình tính dàn 25 thanh...................................................43 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Số liệu tọa độ nút.......................................................................................29 Bảng 4.2: Kết nối phần tử..........................................................................................29 Bảng 4.3: Số liệu tiết diện..........................................................................................29 Bảng 4.4: Kết quả tối ưu dàn 10 thanh.......................................................................40 Bảng 4.5: Thông số tải trọng tác dụng lên hệ dàn 25 thanh ........................................41 Bảng 4.6: Kết quả tính toán tối ưu hệ dàn 25 thanh....................................................42
  • 5. 4 MỞ ĐẦU Đặt vấn đề: Các môn học về phân tích kết cấu như Sức bền vật liệu, Cơ học kết cấu,… là một phần kiến thức cơ sở đối với kỹ sư thuộc các ngành xây dựng cơ bản và được bố trí trong chương trình đào tạo của nhiều trường đại học như xây dựng, giao thông, thủy lợi,… [1]. Tuy nhiên, hầu hết việc giảng dạy và học tập các môn học này hiện chưa được tin học hóa. Ngay cả đối với môn Phương pháp phần tử hữu hạn, một trong những phương pháp số phổ biến nhất trong phân tích kết cấu, cũng rất ít sử dụng đến máy tính điện tử. Một trong những khó khăn khi áp dụng tin học trong giảng dạy và học tập về phân tích kết cấu là thiếu các công cụ tin học phù hợp. Các ngôn ngữ lập trình thường không thực sự tiện lợi cho sinh viên lập trình tính toán kết cấu và đòi hỏi người dạy và người học phải có kỹ năng lập trình tương đối tốt. Ví dụ, MATLAB là phần mềm đã được giới thiệu cho sinh viên ở một số lớp học tại Đại học Xây dựng, tuy nhiên chỉ là giới thiệu qua cho sinh viên, sinh viên chưa được trang bị kĩ về ngôn ngữ này để tự thực hiện việc phân tích các kết cấu.Sinh viên hầu như đều phải dựa vào các file mẫu có sẵn để thực hiện việc phân tích kết cấu, giải quyết các bài toán.Các phần mềm tính toán thì chỉ thích hợp trong ứng dụng thực tế hơn là trong giảng dạy và học tập. Vấn đề bản quyền của các công cụ tin học cũng là một trở ngại. slangTNG (Structural Language – The Next Generation) là một ngôn ngữ lập trình miễn phí, được phát triển bởi Bucher và Wolff [2] dùng cho mục đích học tập và nghiên cứu về phân tích kết cấu. Bên cạnh hỗ trợ tính toán về ma trận, slangTNG còn cung cấp nhiều công cụ chuyên cho lập trình phân tích kết cấu và biểu kết quả đồ họa. Hiện nay, một số trường đại học trên thế giới như Vienna University of Technology, Bauhaus University Weimar đã ứng dụng ngôn ngữ slangTNG vào giảng dạy và nghiên cứu các môn: cơ học, phân tích kết cấu, tối ưu hóa kết cấu, động lực học công trình.Tại Việt Nam chưa nhiều người biết đến và sử dụng ngôn ngữ này. Bên cạnh đó, tài liệu hướng dẫn về slangTNG chỉ có tài liệu tiếng Anh và còn khá hạn chế, thiếu diễn giải chi tiết về trình tự, cấu trúc các lệnh, ý nghĩa các tham số khai báo…
  • 6. 5 Nhằm tìm hiểu khả năng áp dụng slangTNG cho học tập và nghiên cứu, nhóm sinh viên thực hiện đề tài “Nghiên cứu sử dụng ngôn ngữ slangTNG trong phân tích và tối ưu hóa kết cấu hệ thanh chịu tại trọng tĩnh”. Mục tiêucủa đề tài: Tìm hiểu về ngôn ngữ slangTNG và ứng dụng của slangTNG trong các bài toán phân tích và tối ưu hóa kết cấu hệ thanh chịu tải trọng tĩnh,bao gồm: - Tìm hiểu về phân tích kết cấu theo phương pháp phần tử hữu hạn (PTHH); - Tìm hiểu về bài toán tối ưu hóa kết cấu; - Tìm hiểu về ngôn ngữ slangTNG và ứng dụng trong phân tích, tối ưu kết cấu - Lập chương trình bằng slangTNG để phân tích, tối ưu hóa một số kết cấu hệ thanh phẳng và hệ thanh không gian chịu tải trọng tĩnh; - Biên dịch tài liệu, diễn giải và hướng dẫn sử dụng slangTNG trong phân tích và tối ưu hóa kết cấu hệ thanh; Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu thông qua các tài liệu về ngôn ngữ slangTNG, về phương pháp phần tử hữu hạn và tối ưu hóa kết cấu. - Thực hành, thử nghiệm và tính toán một số ví dụ trên môi trường slangTNG. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Ngôn ngữ slangTNG và kết cấu hệ thanh chịu tải trọng tĩnh. Cấu trúc báo cáo:sau phần mở đâu, báo cáo bao gồm các phần sau: Chương I: Phương pháp phần tử hữu hạn. Chương II: Bài toán tối ưu hóa kết cấu. Chương III: Giới thiệu slangTNG Chương IV: Ứng dụng slangTNG trong phân tích và tối ưu trọng lượng kết cấu hệ thanh Kết luận Tài liệu tham khảo và phụ lục
  • 7. 6 CHƯƠNG 1 PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN Trong tính toán kết cấu, phương pháp phần tử hữu hạn (PTHH) được sử dụng rất phổ biến, nhất là với các kết cấu phức tạp. Chương này trình bày giới thiệu chung về phương pháp PTHH mô hình chuyển vị: các khái niệm, trình tự thực hiện, một số ví dụ đơn giản. Các nội dung được trình bày dựa trên tài liệu [3,4]. 1.1GIỚI THIỆU CHUNG Ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ, ban đầu, phương pháp PTHH là một phương pháp dùng trong phân tích trạng thái ứng suất. Ngày nay, phương pháp PTHH được phát triển cho nhiều lĩnh vực kỹ thuật khác nhau, như: bài toán truyền nhiệt, dòng chảy, điện và từ... [4]. Nội dung căn bản của phương pháp là Rời rạc hoá – Chia vật thể liên tục thành một số hữu hạn những miền nhỏ gọi là các phần tử hữu hạn (PTHH). Việc phân tích trạng thái ứng suất-biến dạng do đó được thực hiện trên mô hình mới rời rạc (mô hình PTHH). Các PTHH trong mô hình này liên kết với nhau bởi các nút. Điều kiện tương đương của hệ: - Năng lượng trong mô hình thay thế tương đương năng lượng trong hệ thực; - Trên các biên của phần tử, điều kiện chập (liên tục về lực và chuyển vị) phảiđược thoả mãn. Hình 1.1: minh họa mô hình PTHH của một sợi dây chịu tải trọng Mô hình hệ thực: - Vô số bậc tự do Mô hình PTHH: - Hữu hạn bậc tự do Đường biến dạng trong hệ thực: - cong trơn Đường biến dạng trong hệ thay thế: - đường gãy khúc Hình 1.1: Sợi dây chịu tải trọng tĩnh
  • 8. 7 Hình 1.2: minh họa mô hình PTHH tấm phẳng chịu tải trọng Hình 1.1: Tấm phẳng chịu tải trọng tĩnh Sự phát triển mạnh mẽ và sử dụng rộng rãi máy tính điện tử đã thúc đẩy nhanh sự hoàn thiện và phong phú của phương pháp PTHH. Ở Việt Nam, phương pháp PTHH đã được tiếp thu và nghiên cứu từ giữa những năm70 của thế kỷ trước [3]. Phương pháp PTHH đã được đưa vào giảng dạy ở bậc đại học và cao học ở nhiều trường đại học kỹ thuật trong cả nước, trong đó có Đại học Xây dựng. 1.2TRÌNH TỰ THỰC HIỆN Khi áp dụng phương pháp PTHH mô hình chuyển vị để phân tích kết cấu, ta cần thực hiện các bước chính sau: Bước 1:Chọn loại phần tử và rời rạc hoá kết cấu: Ví dụ một số loại PTHH cơ bản: phần tử thanh, phần tử tấm (Hình 1.3) Hình 1.2: Ví dụ một số loại phần tử Bước 2:Thiết lập ma trận độ cứng của phần tử Ma trậnđộ cứng, [K], là ma trận biểu thị mối quan hệ giữa ngoại lựcđặt tại nút (đã quy đổi) và chuyển vị nút (Hình 1.4). Mô hình PTHH: - H ữu hạn bậc tự do PTHH Mô hình hệ thực: - V ô số bậc tự do
  • 9. 8 {R}= [K]. {q} Ma trậnđộ cứng của PTHH Hình 1.3: Mô hình thiết lập ma trận độ cứng Ma trận độ cứng của một số loại PTHH một chiều (phần tử thanh) đã được thiết lập sẵn và cho trong tài liệu [3,4]. Bước 3:Thiết lập véc tơ lực nút tương đương. Các tải trọng tác dụng phân bố, tập trung trên phần tử sẽ được chuyển về tải trọng tác dụng tại các nút của phần tử. Việc chuyển đổi dựa trên tương đương về công. Tài liệu [3,4] cung cấp biểu thức quy đổi một số dạng tải trọng tách dụng trên phần tử thanh về tải trọng taics dụng tại nút. Bước 4:Ghép nối các phần tử thành hệ kết cấu Trong mô hình kết cấu, các PTHH nối với nhau bởi các nút. Việc này được thực hiện bằng cách ghép các ma trậnđộ cứng của các phần tử, ghép các vec tơ ngoại lực tác dụng tại nút của các phần tử lại với nhau. Kết quả thu được là một ma trậnđộ cứng và véc tơ lực nút tổng thể cho toàn hệ. Bước 5: Đưa vào điều kiện biên: Đưa vào điều kiện ràng buộc tại một số nút (ví dụ: chuyển vị tại các gối tựa bằng 0) Bước 6: Giải hệ phương trình cân bằng và xác định các chuyển vị nút Bước 7: Xác định chuyển vị,biến dạng và ứng suất trong phần tử thông qua chuyển vị nút của phần tử. Bước 8: Biểu diễn kết quả (bảng, biểu đồ) qk qj qi Ri Rf Rk
  • 10. 9 Hiện nay đã có nhiều phần mềm phân tích kết cấu sử dụng phương pháp PTHH (ví dụ SAP2000, ETAB), trong đó hầu hết các đều được tính toán tự động. Người sử dụng chỉ phải nhập số liệu cho hệ kết cấu cần tính (Bước 1 và Bước 5). 1.3VÍ DỤ: 1.3.1 Hệ dàn phẳng: Tính chuyển vị tại vị trí đặt lực cho kết cấu dàn tĩnh định như trên hình 1.5. Hình 1.4: Sơ đồ kết cấu dàn tĩnh định chịu tải trọng Bài Giải: ` Hình 1.5:Sơ đồ rời rạc hóa và thứ tự chuyển vị các nút PTHH 1: Phần tử thanh 2 đầu khớp. - Trong hệ toạ độ riêng(tra theo [4]): EA=1 EA=1 2m 2m 2 3 4 5 6 ′ ′ 2 P=50KN
  • 11. 10 [K]1 = ⎣ ⎢ ⎢ ⎢ ⎡ 0 − 0 0 0 0 0 ĐX 0⎦ ⎥ ⎥ ⎥ ⎤ [T]1 = 1 0 0 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 0 0 1 {R}1 = { 0 } Trong hệ tọa độ chung: với γ =0, ta có: [K’]1 = [K]1 = ⎣ ⎢ ⎢ ⎢ ⎡ 0 − 0 0 0 0 0 ĐX 0⎦ ⎥ ⎥ ⎥ ⎤ {R’}1={R}1 = {0 } PTHH 2: Phần tử thanh 2 đầu khớp - Trong hệ toạ độ riêng (tra theo [4]): [K]2 = ⎣ ⎢ ⎢ ⎢ ⎡ √ 0 − √ 0 0 0 0 √ 0 ĐX 0⎦ ⎥ ⎥ ⎥ ⎤ {R}2 = {0 } -Trong hệ tọa độ chung : với γ = -45° , ta có: [T]2 = ⎣ ⎢ ⎢ ⎢ ⎢ ⎢ ⎡√ − √ 0 0 √ √ 0 0 0 0 √ − √ 0 0 √ √ ⎦ ⎥ ⎥ ⎥ ⎥ ⎥ ⎤ [K’]2 = [ ] [ ] [ ] ; { ′} = [ ] { } [K’]2= 0.1767 −0.1767 −0.1767 0.1767 0.1767 0.1767 −0.1767 0.1767 −0.1767 ĐX 0.1767 ; { ′} = {0} Gộp các phần tử: Gộp PTHH 1 ta thu được
  • 12. 11 [ ]= ⎣ ⎢ ⎢ ⎢ ⎢ ⎢ ⎡ 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 − 0 0 0 0 0 ĐX 0⎦ ⎥ ⎥ ⎥ ⎥ ⎥ ⎤ ; { } = { 0 } Gộp tiếp PTHH 2: [ ]= ⎣ ⎢ ⎢ ⎢ ⎢ ⎢ ⎡ 0.1767 −0.1767 −0.1767 0.1767 0 0 0.1767 0.1767 −0.1767 0 0 + 0.1767 −0.1767 − 0 0.1767 0.1767 0 0 0⎦ ⎥ ⎥ ⎥ ⎥ ⎥ ⎤ ; { } = {0 } Đưa điều kiện biên: Loại bỏ các hàng và cột 1, 2, 5,6 của các ma trận trên tương ứng với các chuyển vị bị ngăn cản, ta thu được: [ ∗]= 0.6767 −0.1767 −0.1767 0.1767 { ∗ } = {0} = {0} Với ẩn số , là chuyển vị tại điểm chịu lực, Ta có: 0.6767 −0.1767 −0.1767 0.1767 , = 0 −50 Suy ra: , = −100 −382.965
  • 13. 12 1.3.2 Hệ khung phẳng: Hình 1.6: Sơ đồ kết cấu khung tĩnh địnhchịu tải trọng Bài giải: Hình 1.7: Sơ đồ rời rạc hoá và thứ tự các chuyển vị nút PTHH 1: Phần tử thanh đầu ngàm - đầu khớp - Trong hệ toạ độ riêng: [K]1 = ⎣ ⎢ ⎢ ⎢ ⎢ ⎢ ⎢ ⎡ 0 0 0 0 1 0 ĐX 0 ⎦ ⎥ ⎥ ⎥ ⎥ ⎥ ⎥ ⎤ [T]1 = ⎣ ⎢ ⎢ ⎢ ⎡ 1 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1⎦ ⎥ ⎥ ⎥ ⎤ {R}1 = ⎩ ⎪⎪ ⎨ ⎪⎪ ⎧ 0 0 ⎭ ⎪⎪ ⎬ ⎪⎪ ⎫ - Trong hệ tọa độ chung: với γ1 =0, ta có: 2 1 x' y' 3 5 4 1 2 6 7 q=10 kN/m 2 m 2 mEA=1 EI=1 3 m P=50 kN M=50 kNm
  • 14. 13 [K’]1 =[K]1 = ⎣ ⎢ ⎢ ⎢ ⎢ ⎢ ⎢ ⎡ 0 0 0 0 1 0 0 ⎦ ⎥ ⎥ ⎥ ⎥ ⎥ ⎥ ⎤ {R’}1={R}1 = ⎩ ⎪⎪ ⎨ ⎪⎪ ⎧ 0 0 ⎭ ⎪⎪ ⎬ ⎪⎪ ⎫ PTHH 1:Phần tử đầu khớp - đầu ngàm - Trong hệ toạ độ riêng: [K]2 = ⎣ ⎢ ⎢ ⎢ ⎢ ⎢ ⎢ ⎡ √ 0 √ 0 0 √ 0 √ √ 0 0 ĐX √ √ ⎦ ⎥ ⎥ ⎥ ⎥ ⎥ ⎥ ⎤ {R}2 = ⎩ ⎪ ⎨ ⎪ ⎧ −10 −10 5√2⎭ ⎪ ⎬ ⎪ ⎫ - Trong hệ tọa độ chung: với 1 = 45° , ta có: [T]2 = ⎣ ⎢ ⎢ ⎢ ⎢ ⎢ ⎡ √ √ 0 0 0 − √ √ 0 0 0 0 0 √ √ 0 0 0 − √ √ 0 0 0 0 0 1⎦ ⎥ ⎥ ⎥ ⎥ ⎥ ⎤ [K’]2 = [ ] [ ] [ ] ; { } = [ ] { } [K’]2= ⎣ ⎢ ⎢ ⎢ ⎢ ⎢ ⎢ ⎡ √ √ − √ − √ − √ √ − √ − √ √ √ √ √ √ − √ √ ⎦ ⎥ ⎥ ⎥ ⎥ ⎥ ⎥ ⎤ ; { ′} = ⎩ ⎪ ⎪ ⎨ ⎪ ⎪ ⎧− √ − √ √ − √ 5√2 ⎭ ⎪ ⎪ ⎬ ⎪ ⎪ ⎫ Gộp các phần tử:
  • 15. 14 Gộp PTHH 1 ta thu được [ ]= ⎣ ⎢ ⎢ ⎢ ⎢ ⎢ ⎢ ⎢ ⎢ ⎡ 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 − 1 0 − ĐX 0 ⎦ ⎥ ⎥ ⎥ ⎥ ⎥ ⎥ ⎥ ⎥ ⎤ ; { } = ⎩ ⎪ ⎪ ⎪ ⎨ ⎪ ⎪ ⎪ ⎧ 0 0 0 −50 + 0 ⎭ ⎪ ⎪ ⎪ ⎬ ⎪ ⎪ ⎪ ⎫ Gộp tiếp PTHH 2: [ ]= ⎣ ⎢ ⎢ ⎢ ⎢ ⎢ ⎢ ⎢ ⎢ ⎢ ⎢ ⎡ √ √ − √ − √ − √ 0 0 √ − √ − √ √ 0 0 + √ 0 + √ 0 + √ − 0 + √ − √ 0 1 + √ 0 − ĐX 0 ⎦ ⎥ ⎥ ⎥ ⎥ ⎥ ⎥ ⎥ ⎥ ⎥ ⎥ ⎤ { } = ⎩ ⎪ ⎪ ⎪ ⎪ ⎪ ⎪ ⎨ ⎪ ⎪ ⎪ ⎪ ⎪ ⎪ ⎧ − 5 2√2 − 35 2√2 0 + 5 2√2 −50 + 75 4 − 45 2√2 25 4 + 5√2 0 −75 4 ⎭ ⎪ ⎪ ⎪ ⎪ ⎪ ⎪ ⎬ ⎪ ⎪ ⎪ ⎪ ⎪ ⎪ ⎫ Đưa điều kiện biên: Loại bỏ các hàng và cột 1, 2, 7 của các ma trận trên tương ứng với các chuyển vị bị ngăn cản, ta thu được:
  • 16. 15 [ ∗]= 0,576 0,110 0,265 −0,333 0,354 0,068 0 2,061 0 0,333 { ∗ } = ⎩ ⎪ ⎨ ⎪ ⎧ 0 + √ −50 + − √ + 5√2 0 ⎭ ⎪ ⎬ ⎪ ⎫ = 1,786 −47,160 13,321 0 Giải hệ phương trình: thu được chuyển vị tại các nút như sau: { ∗ } = [ ∗ ] { ∗} = 76,92 −157,49 1,78 76,92 3 4 5 6 và do đó { } = ⎩ ⎪⎪ ⎨ ⎪⎪ ⎧ 0 0 76,92 −157,49 1,78 76,92 0 ⎭ ⎪⎪ ⎬ ⎪⎪ ⎫ 1 2 3 4 5 6 7 Chuyển vị nút của PTHH: - Trong hệ tọa độ chung: { ′} = ⎩ ⎪ ⎨ ⎪ ⎧ 76,92 −157,49 1,78 76,92 0 ⎭ ⎪ ⎬ ⎪ ⎫ 3 4 5 6 7 ; { ′} = ⎩ ⎪ ⎨ ⎪ ⎧ 0 0 76,92 −157,49 1,78 ⎭ ⎪ ⎬ ⎪ ⎫ 1 2 3 4 5 - Trong hệ tọa độ riêng: áp dụng công thức {q} = [T] {q′} , ta thu được: { } = ⎩ ⎪ ⎨ ⎪ ⎧ 76,92 −157,49 1,78 76,92 0 ⎭ ⎪ ⎬ ⎪ ⎫ 3 4 5 6 7 ; { } = ⎩ ⎪ ⎨ ⎪ ⎧ 0 0 76,92 −157,49 1,78 ⎭ ⎪ ⎬ ⎪ ⎫ Xác định nội lực tại đầu thanh: -PTHH 1:
  • 17. 16 = [ ] { } = ⎩ ⎪ ⎨ ⎪ ⎧ 0 −16,9069 −50,7206 0 16,9069 ⎭ ⎪ ⎬ ⎪ ⎫ = − { } = ⎩ ⎪ ⎨ ⎪ ⎧ 0 −16,9069 −50,7206 0 16,9069 ⎭ ⎪ ⎬ ⎪ ⎫ − ⎩ ⎪ ⎪ ⎨ ⎪ ⎪ ⎧ 0 75 4 25 4 0 −75 4 ⎭ ⎪ ⎪ ⎬ ⎪ ⎪ ⎫ = ⎩ ⎪ ⎨ ⎪ ⎧ 0 −35,6569 −56,9706 0 35,9706 ⎭ ⎪ ⎬ ⎪ ⎫ -PTHH 2: = [ ] { } = ⎩ ⎪ ⎨ ⎪ ⎧ 20,1421 22,6421 −20,1421 −22,6421 64,0416 ⎭ ⎪ ⎬ ⎪ ⎫ = − { } = ⎩ ⎪ ⎨ ⎪ ⎧ 30,1421 30,1421 −10,1421 −10,1421 56,9706 ⎭ ⎪ ⎬ ⎪ ⎫ Biểu đồ nội lực thể hiện trên hình 1.9: Hình 1.8: Biểu đồ nội lực 30,14 10,14 (-) (N) 49,53 ,9756 3.49 35,66 10,14 30,14 )(M (Q) (-) (+)
  • 18. 17 CHƯƠNG 2 BÀI TOÁN TỐI ƯU HÓA KẾT CẤU 2.1GIỚI THIỆU CHUNG 2.1.1 Khái niệm về tối ưu hóa kết cấu Tối ưu hóa kết cấu là một trong các yêu cầu rất quan trọng trong xây dựng.Tối ưu hóa kết cấu để tiết kiệm vật liệu cũng như tận dụng hết khả năng làm việc của vật liệu trong khi vẫn đảm bảo được các yêu cầu về thiết kế và chịu lực.Một bài toán tối ưu kết cấu bao gồm: các biến thiết kế, hàm mục tiêu và hệ ràng buộc [5]. 2.1.2 Biến thiết kế Còn gọi là véctơ biến thiết kế, là những đại lượng đặc trưng của kết cấu, có thể thay đổi giá trị trong quá trình tối ưu hóa. Các đại lượng đặc trưng này có thể là tham số hình học mặt cắt, dạng đường bao kết cấu hoặc tính chất cơ lý của vật liệu kết cấu. Biến thiết kế về tham số hình học mặt cắt có thể là chiều rộng, chiều cao của tiết diện, diện tích mặt cắt ngang của thanh dàn, mômen quán tính hoặc mômen kháng uốn của mặt cắt phần tử chịu uốn, chiều dày của tấm. Biến thiết kế về tính chất cơ lý của vật liệu có thể là môđun đàn hồi, hệ số poisson, hệ số co dãn do nhiệt… là các tham số về điều kiện khai thác: hệ số quá tải, hệ số an toàn, hệ số ổn định, chỉ số độ tin cậy.Biến thiết kế cũng có thể là tọa độ nút của các phần tử trong hệ, được sử dụng trong bài toán tối ưu hóa cấu trúc. Biến thiết kế được gọi là liên tục nếu nó có thể nhận nhứng giá trị bất kỳ trong một khoảng, miền liên tục. Ngược lại, nếu biến thiết kế chỉ nhận những giá trị riêng rẽ trong miền xác định của nó, thì biến thiết kế là rời rạc. Tuy nhiên, trường hợp các giá trị của biến rời rạc được phân bố gần lấp đầy trên một khoảng, ta có thể áp dụng các phương pháp như đối với biến liên tục và lựa chọn xấp xỉ gần cận để tối ưu hóa với giá trị rời rạc có trong thực tế. Về mặt toán học, tập hợp đầy đủ n biến thiết kế của một kết cấu được biểu diễn thành một vectơ x = {x , x , … , x } ∈ R (2.1)
  • 19. 18 gọi là vectơ biến thiết kế trong không gian thiết kế, D. Trường hợp cần tìm hình dáng phần tử, hay trục của kết cấu dưới dạng giải tích thì biến thiết kế được thể hiện dưới dạng một hoặc nhiều hàm số trên chiều dài nhịp. 2.1.3 Hàm mục tiêu Mục đích của thiết kế được thể hiện thông qua đặc trưng nào đó của kết cấu, biểu diễn dưới dạng một biểu thức toán học, chứa các biến thiết kế. =F( )=F ( , , … , ) (2.2) Trong bài toán tối ưu hóa kết cấu, các hàm mục tiêu như bên trên có thể là thể tích kết cấu, trọng lượng kết cấu hoặc tổng chi phí của kết cấu. Khi đó mục đích của thiết kế là tìm vectơ biến thiết kế làm cho hàm mục tiêu đạt giá trị nhỏ nhất (min). Ta dễ dàng chuyển bài toán từ cực đại hóa sang bài toán cực tiểu hóa bằng cách đổi dấu hàm mục tiêu hoặc thay độ tin cậy max bằng độ không tin cậy min.Trường hợp biến thiết kế là các hàm thì hàm mục tiêu là một phiếm hàm. max{F( )}=min{-F( ))} (2.3) 2.1.4 Điều kiện ràng buộc Là các đẳng thức, bất đẳng thức mô tả mối quan hệ giữa các biến thiết kế và khoảng xác định của mỗi biến. ( ) ≤ 0 = 1 ÷ (2.4) ( ) = 0 = + 1 ÷ (2.5) ≤ ≤ = 1 ÷ (2.6) Trong đó:x ,x lần lượt là giới hạn dưới và giới hạn trên của biến x . Tập hợp D bao gồm tất cả những véc tơ x thỏa mãn các điều kiện ràng buộc tạo thành một không gian các phương án thiết kế, được gọi là miền nghiệm hay miền thiết kế. Các ràng buộc (2.4) thể hiện các điều kiện cân bằng, (2.5) liên quan đến các tiêu chuẩn quy định về độ bền, độ cứng, độ ổn định. Tần số dao động riêng và điều kiện không phá hoại dẻo của kết cấu cũng có dạng bất đẳng thức kép. Các ràng buộc có thể
  • 20. 19 ở dạng tường minh hoặc dạng hàm ẩn đối với các biến thiết kế. Ràng buộc (2.6) quy định miền biến thiên của mỗi biến thiết kế. Có thể nhận thấy, các phương trình ràng buộc về độ bền, độ cứng, ổn định và tần số dao động riêng đối với kết cấu có dạng phi tuyến, vì yếu tố đặc trưng tiết diện và vật liệu: EA, EI, có mặt ở mẫu số. Vì vậy bài toán tối ưu hóa kết cấu có dạng phi tuyến. 2.2CÁC DẠNG BÀI TOÁN TỐI ƯU HÓA KẾT CẤU 2.2.1 Tối ưu hóa tiết diện ngang Nhóm bài toán tối ưu tiết diện ngang (mặt cắt) có các biến thiêt kế là tham số hình học mặt cắt, hàm mục tiêu là thể tích hoặc trọng lượng kết cấu với các ràng buộc về bền, chuyển vị, ổn định và tần số dao động riêng. Bài toán tối ưu tiết diện ngang được xét trong hai trường hợp: biến liên tục và biến rời rạc. a. Tối ưu tiết diện ngang với biến thiết kế liên tục Đặc điểm của bài toán là biến thiết kế có thể nhận giá trị trong một miền liên tục.Với bài toán biến liên tục, có thể sử dụng các phương pháp dùng đạo hàm (Tham khảo tài liệu [5]) b. Tối ưu tiết diện ngang với biến thiết kế rời rạc Trong thực tế, biến mặt cắt được chọn trong bảng danh mục cho sẵn do nhà sản xuất cung cấp, vì vậy tập các giá trị có thể nhận của biến thiết kế là một tập rời rạc. So với bài toán biến liên tục, bài toán tối ưu biến rời rạc có khối lượng tính toán lớn hơn. Ta có thể giải bài toán với giả thiết biến liên tục, sau đó sử dụng các phương pháp riêng như phương pháp làm tròn, phương pháp phân nhánh… để xử lý tính chất rời rạc của nghiệm thực. Mức độ chính xác của kết quả không chỉ phụ thuộc vào phương pháp làm tròn, mà còn phụ thuộc đáng kể vào khoảng cách giữa các giá trị liên tiếp của tập biến rời rạc. Nếu khoảng cách này là đủ bé thì việc chuyển từ biến liên tục sang biến rời rạc là phù hợp, không sai số lớn, ngược lại sẽ không chính xác, thậm chí không chấp nhận được.
  • 21. 20 Trong thực tế thiết kế cần tránh xu hướng làm tròn tăng với suy nghĩ thiên về an toàn. Việc làm như vậy sẽ cho kết quả không còn tối ưu nữa.Gần đây, các phương pháp sử dụng lý thuyết di truyền và tiến hóa với cách tiếp cận ngẫu nhiên và công cụ máy tính, tỏ rõ rất hiệu quả với bài toán có biến rời rạc. 2.2.2 Tối ưu hóa hình dáng Trong bài toán này, cấu trúc của kết cấu không thay đổi, vấn đề là xác định kích thước và hình dáng của kết cấu.Trường hợp sử dụng phương pháp số, biến thiết kế sẽ là các tọa độ nút trên đường biên của kết cấu. Trường hợp tổng quát, biến thiết kế trong bài toán tối ưu hình dáng có thể chứa cả biến trong bài toán tối ưu tiết diện ngang. 2.2.3 Tối ưu hóa cấu trúc Nội dung của bài toán này là tìm quy luật phân bố tối ưu vật liệu hoặc các phần tử kết cấu bao gồm cả số lượng phần tử và vị trí các nút kể cả liên kết với đất. Bài toán tối ưu cấu trúc phức tạp hơn nhiều, nhưng kết quả nhận được là triệt để và do đó rất tiết kiệm. Thường người ta chọn kết cấu dàn để tiếp cận với bài toán này nhằm giảm bớt khó khăn, vì xem dàn như một giải pháp hợp lý về phần tử và cấu trúc ban đầu. Đối với dàn người ta chọn trước một kết cấu xuất phát, gọi là kết cấu gốc, bao gồm nhiều nút và thanh liên kết với nhau trong một không gian kiến trúc xác định. Trong quá trình tối ưu hóa, các thanh dàn có ứng suất nhỏ nhất sẽ được loại bỏ dần, để giữ lại một bộ phận “chủ lực” trong kết cấu gốc ban đầu. Trên Hình 2.1 minh họa ba bài toán tối ưu: tiết diện, hình dáng và cấu trúc.
  • 22. 21 Hình 2.1: Ví dụ một số dạng bài toán tối ưu 2.3CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN TỐI ƯU HÓA KẾT CẤU Cho đến nay, có nhiều phương pháp giải bài toán tối ưu hóa kết cấu, có thể phân thành hai nhóm phương pháp chính là: (i) nhóm phương pháp sử dụng đạo hàm và (ii) nhóm phương pháp tìm kiếm ngẫu nhiên. Nhóm thứ nhất áp dụng hiệu quả với bài toán có biến liên tục, số lượng biến nhỏ hơn 20; trường hợp biến không liên tục phải giả thiết liên tục để đủ điều kiện đạo hàm, khi đó nghiệm tìm được chưa thực sự tối ưu; Nhóm thứ hai áp dụng hiệu quả cho trường hợp biến rời rạc và số lượng biến lớn. Dưới đây điểm qua một số phương pháp thường được sử dụng. 2.3.1 Các phương pháp quy hoạch toán học Cực tiểu hóa (hoặc cực đại hóa) hàm: ( ) → ( ) (2.7) Với điều kiện ràng buộc: ( )(≤ = ≥) ; ∈ D ⊂ ; j = 1 ÷ m Đặc điểm chung của phương pháp quy hoạch toán học là tìm nghiệm tối ưu trong miền thiết kế D bằng cách xuất phát từ một điểm lựa chọn ban đầu, từ đó tìm hướng đi đến điểm tốt hơn .Từ tiếp tục đến . Quá trình lặp cho đến khi hàm mục tiêu F( ) không thể nhỏ hơn được nữa (trong bài toán cực tiểu hóa) hoặc lớn hơn được nữa (trong bài toán cực đại hóa) mà vẫn thỏa mãn ràng buộc ( ∈ ). Khi đó là nghiệm tối ưu, tương ứng F( ) là giá trị của phương án tối ưu.Có thể nói phương
  • 23. 22 pháp quy hoạch toán học là công cụ tổng quát để giải các bài toán tối ưu nói chung và tối ưu hóa kết cấu nói riêng (bài toán qui hoạch phi tuyến được phân tích trong [5]) 2.3.2 Các phương pháp tiêu chuẩn tối ưu Có thể xem đây là các phương pháp gián tiếp, vì theo phương pháp này việc cực tiểu hóa hàm mục tiêu được thể hiện thông qua việc tìm kết cấu thỏa mãn các tiêu chuẩn tối ưu. Cơ sở toán học của phương pháp tiêu chuẩn tối ưu là phương pháp nhân tử Lagrange. Ưu điểm của phương pháp này là gắn với ý nghĩa vật lý rõ ràng, biểu diễn toán chặt chẽ, dễ lập trình cho máy tính, hội tụ nhanh ngay cả với các bài toán nhiều biến. Nhược điểm của phương pháp là việc chứng minh tính chất hội tụ của lời giải đôi khi gặp khó khăn, phạm vi áp dụng không rộng như các phương pháp quy hoạch toán học. Thuật toán chung của phương pháp tiêu chuẩn tối ưu là giải lặp, quá trình lặp kết thúc khi sai khác giữa hai vòng lặp liền nhau đủ nhỏ theo yêu cầu của người tính. Các tiêu chuẩn tối ưu áp dụng đối với kết cấu mang ý nghĩa vật lý ( thể hiện ở điều kiện ràng buộc có tính kỹ thuật) nên mặc dù không mang tính tổng quát về qui hoạch toán học nhưng lại là một hướng xây dựng các bài toán toán tối ưu trong kỹ thuật nói chung và kết cấu nói riêng. 2.3.3 Các phương pháp tìm kiếm ngẫu nhiên Bài toán tối ưu là bài toán tìm kiếm lời giải tốt nhất trong không gian các lời giải khả dĩ. Khi không gian tìm kiếm của bài toán là rất lớn, người ta sử dụng những kỹ thuật trí tuệ nhân tạo đặc biệt. Có thể kể ra một số kỹ thuật tìm kiếm ngẫu nhiên, thường sử dụng trong tối ưu hóa kết cấu: di truyền (GA), tiến hóa vi phân (DE) và trí tuệ bầy đàn (PSO). Các phương pháp tìm kiếm ngẫu nhiên khắc phục được những hạn chế của các phương pháp truyền thống dựa trên đạo hàm. Do vậy, các phương pháp tìm kiếm ngẫu nhiên ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong tối ưu hóa kết cấu, nhất là trong trường hợp bài toán phức tạp, đa cực trị, nhiều biến, biến rời rạc.Tuy nhiên, các phương pháp này thường yêu cầu khối lượng tính toán lớn.
  • 24. 23 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU SLANGTNG 3.1GIỚI THIỆU slangTNG, viết tắt của “Structural Language – The Next Generation”, là ngôn ngữ lập trình chuyên dụng cho kết cấu, được phát triển bởi GS. Christian Bucher và các cộng sự. slangTNG là một ngôn ngữ kịch bản để giải quyết các bài toán liên quan đến toán học, cơ học và kết cấu dựa trên Lua [13]. Trên thực tế, slangTNG cung cấp chức năng bổ sung cho Lua bằng các hàm C++ và thư viện FORTRAN. Ngoài chức năng giống như nhiều ngôn ngữ lập trình khác, sLangTNG là một bộ ứng dụng cung cấp cho các nhà khoa học, sinh viên và kỹ sư các công cụ để dễ dàng phân tích và giải các bài toán kết cấu. Một trong số những tính năng chủ yếu của slangTNG là: - Đại số tuyến tính - Tính toán xác suất và thống kê - Phân tích Độ tin cậy của kết cấu - Phân tích kết cấu theo phương pháp phần tử hữu hạn - Phân tích phổ - Tính toán Động lực học - Giải phương trình vi phân - Công cụ đồ họa 2D và 3D Các tính năng của slangTNG được xây dựng theo các mô đun độc lập. Hiện nay, ngôn ngữ slangTNG đang được sử dụng trong giảng dạyvà nghiên cứu ở một số trường đại học trên thế giới như trường Đại học Công nghệ Viên (Vienna University of Technology), đại học Xây dựng Bauhaus Weimar (Bauhaus-University Weimar). 3.2GIAO DIỆN CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH Hình 3.1 thể hiện giao diện của slangTNG.
  • 25. 24 Hình 3.1: Giao diện chính của chương trình slangTNG Trong đó: - Vùng số 1: phần viết các câu lệnh chương trình tính toán - Vùng số 2 và số 3: cửa sổbiểu diễn đồ họa (nếu muốn nhiều biểu đồ thì cần thiết lập nhiều của sổ) - Vùng số 4: phần thể hiện kết quả, báo lỗi Nút “Read+ Run”: dùng để dịch và chạy chương trình Nút “Show/Hide Variable Inspector” : dùng để hiện tất cả giá trị của các biến tính toán trong chương trình. Khi nhấn nút này, một cửa sổ khác sẽ xuất hiện như trên hình 3.2.
  • 26. 25 Hình 3.2: Cửa sốhiển thị giá trị các biến 3.3MỘT SỐ MÔ ĐUN SLANGTNG DÙNG TRONG PHÂN TÍCH VÀ TỐI ƯU KẾT CẤU Các công cụ tính toán của slangTNG được thiết lập thành các mô đun. Trong phạm vi nghiên cứu này chỉ trình bày một số module dùng trong tính toán và tối ưu hóa kết cấu theo phương pháp PTHH. 3.3.1 Mô đun tmath Module tmathbao gồm các lệnh trên đối tượng ma trận, ví dụ như khai báo một ma trận, nghịch đảo ma trận, thực hiện phép nhân ma trận,…Diễn giải chi tiết các lệnh của tmath được cho trong Phụ lục 1: Module tmath Ví dụ để khai báo một ma trận A = 0 0 0 0 ta dùng lệnh A=tmath.ZeroMatrix(2,2) Hay để khai báo một ma trận với tất cả các phần tử bằng một hằng số c cho trước (c=1) ta dùng lệnh
  • 27. 26 C=1; A:SetConstant(c) Ngoài ra tmath cũng là phương tiện giao tiếp giữa các phương pháp trong các mô đun khác chẳng hạn như fem hoặc stoch. 3.3.2 Mô đun fem Mô đunfem là mô đun cung cấp các công cụ đơn giản nhằm phân tích tĩnh và động các kết cấu tuyến tính. Thư viện phần tử gồm các loại phần tử thanh, tấm, khối, tiếp xúc. Diễn giải chi tiết các lệnh được cho trong Phụ lục 2: Module fem. 3.3.3 Mô đun optimize Mô đunoptimize cung cấp 2 công cụ cho tính toán tối ưu: tính toán dựa trên gradient (CONMIN)và tính toán theo tối ưu bày đàn (PSO). Diễn giải chi tiết các lệnh được cho trong Phụ lục 3: Module optimize. 3.3.4 Mô đun graph Mô đungraphcung cấp các tiện ích đồ họa2D (hình 3.3) và 3D (hình 3.4). Đặc biệt đối với phân tích kết cấu, graph có các lệnh để biểu diễn sơ đồ kết cấu, vẽ biểu đồ nội lực,ứng suất. Diễn giải chi tiết các lệnh được cho trong Phụ lục 4: Module graph Hình 3.3: Đồ họa 2D trong slangTNG
  • 28. 27 Hình 3.4: Đồ họa 3D trong slangTNG
  • 29. 28 CHƯƠNG 4 ỨNG DỤNG SLANGTNG TRONG PHÂN TÍCH VÀ TỐI ƯU TRỌNG LƯỢNG KẾT CẤU HỆ THANH Nội dung chương 4 sẽ trình bày chi tiết cách sử dụng slangTNG để phân tích và tính toán tối ưu kết cấu hệ thanh. Việc phân tích được thực hiện theo phương pháp PTHH sử dụng module fem, và tính toán tối ưu sẽ sử dụng module optimize. Để minh họa cho các diễn giải, ta sẽ thực hiện thông qua các ví dụ cụ thể đơn giản. 4.1PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THANH Ví dụ minh họa là kết cấu khung như cho trên hình 4.1 [6]. Các thanh làm bằng vật liệu có module đàn hổi E=2.1e+11,tiết diện thanh hình chữ nhật có kích thước là bxh (với h=b). Tải trọng H=100, V=100. Hình 4.1: Khung phẳng chịu tải trọng Mô hình PTHH được thể hiện trên hình 4.2. Các số liệu về tọa độ nút, kết nối phần tử vật liệu được cho trong bảng 4.1, 4.2, 4.3. Hình 4.2: Mô hình PTHH của khung
  • 30. 29 Bảng 4.1: Số liệu tọa độ nút Tên nút Tọa độ X Tọa độ Y Tọa độ Z 11 0 0 0 12 0 4 0 13 4 4 0 14 6 4 0 15 6 0 0 16 4 0 0 Bảng 4.2: Kết nối phần tử Tên phần tử Nút đầu Nút cuối Nút định vị Tiết diện 1 11 12 16 Hình chữ nhật 2 12 13 16 Hình chữ nhật 3 13 14 16 Hình chữ nhật 4 14 15 16 Hình chữ nhật Bảng 4.3: Số liệu tiết diện Tên tiết diện Loại tiết diện b h 1 REC 0.2 0.2 2 REC 0.2 0.2 3 REC 0.2 0.2 4 REC 0.2 0.2
  • 31. 30 Để phân tích nội lực của kết cấu bằng ngôn ngữ slangTNG, ta cần thực hiện các bước như trình bày dưới đây. 4.1.1 Khởi tạo mô hình tính toán Để khởi tạo mô hình tính toán hệ kết cấu bằng phương pháp PTHH trong slangTNG, ta thực hiện lệnh sau: struct=fem.Structure(“Frame”) Trong đó: - struct là một biến cấu trúc dùng để lưu tất cả các dữ liệu khai báo cho kết cấu do người sử dụng đặt tên. - fem.Structure(“Frame”) là câu lệnh tạo cấu trúc dữ liệu PTHH với “Frame” là tên diễn giải của hệ kết cấu đang xét. 4.1.2 Khai báo nút Số hiệu về nút của kết cấu được đưa vào dưới dạng một ma trận. Với hệ đang xét ta có thể khai báo số hiệu về nút trực tiếp hoặc thông qua một biết trung gian. Cụ thể như sau: - Khai báo trực tiếp: struct:AddNodes(tmath.Matrix({ {11, 0, 0, 0}, {12, 0, 4, 0}, {13, 4, 4, 0}, {14, 6, 4, 0}, {15, 6, 0, 0}, {16, 4, 0, 0}})) - Khai báo gián tiếp: nodes=tmath.Matrix({ {11, 0, 0, 0}, {12, 0, 4, 0}, {13, 4, 4, 0}, {14, 6, 4, 0}, {15, 6, 0, 0}, {16, 4, 0, 0}}) struct:AddNodes(nodes) Trong đó:
  • 32. 31 - nodes là một biến dạng ma trận dùng để lưu tọa độ các nút của kết cấu. - tmath.Matrix() là câu lệnh khởi tạo một ma trận. - struct:AddNodes()là câu lệnh nhậptọa độ nút vào biến struct. 4.1.3 Khai báo điều kiện biên Điều kiện biên của một nút được khai báo dưới dạng ma trận cho từng nút. Mỗi nút trong không gian có 6 bậc tự do, 3 bậc tự do chuyển vị thẳng theo các phương X, Y, Z và 3 bậc tự do chuyển vị xoay quanh các trục X, Y, Z. Giá trị mặc định là 1 – tự do, giá trị 0 là bị ngăn cản. Với hệ đang xét (có nút 11 là ngàm và nút 15 là gối tựa cố định), ta có thể khai báo trực tiếp và gián tiếp như sau: - Khai báo trực tiếp: struct:GetNode(11):SetAvailDof(tmath.Matrix({{0,0,0,0,0,0}}) ) struct:GetNode(15):SetAvailDof(tmath.Matrix({{0,0,0,0,0,1}}) ) struct:GetNode(16):SetAvailDof(tmath.Matrix({{0,0,0,0,0,0}}) ) - Khai báo gián tiếp: A=tmath.Matrix({{0, 0, 0, 0, 0, 0}}) B=tmath.Matrix({{0, 0, 0, 0, 0, 1}}) struct:GetNode(11):SetAvailDof(A) struct:GetNode(15):SetAvailDof(B) struct:GetNode(16):SetAvailDof(A) Trong đó - SetAvailDof là hàm thiết lập bậc tự do cho nút. - struct:GetNode Là lệnh nhận một tham chiếu đến nút. 4.1.4 Khai báo vật liệu Để khai báo vật liệu ta dùng tập câu lệnh sau: local mm = struct:AddMaterial(8, "LINEAR_ELASTIC") mm:SetData(tmath.Matrix({{2.1e11, 0.3, 7850}})) Trong đó:
  • 33. 32 - struct:AddMaterial(8, "LINEAR_ELASTIC")là hàm dùng để thêm loại vật liệu với tên định danh là 8 và thuộc kiểu vật liệu là "LINEAR_ELASTIC"(đàn hồi tuyến tính) vào trong biến kết cấu struct. - SetData(tmath.Matrix({{2.1e11, .3, 7850}}))là hàm dùng để gán cácđặc trưng vật liệu. Các đặc trưng của vật liệu được thêm vào theo một véc tơ, trong đó là 2.1e11 là module đàn hồi, 0.3 là hệ số Poisson, 7850 là trọng lượng riêng của vật liệu. 4.1.5 Khai báo kiểu tiết diện Với hệ đang xét, các thanh có cùng tiết diện là hình chữ nhật bxh nên có thể khai báo 4 tiết diện có tên 1,2,3,4 như sau: b=0.2; h=0.2; for i=0,3 do ss = struct:AddSection(i+1, "RECT") ss:SetData(tmath.Matrix({{b, h}})) end Trong đó: - ss = struct:AddSection(i+1, "RECT")là hàm dùng để thêm tiết diện,với định danhi+1, kiểu tiết diện "RECT" (chữ nhật). - ss:SetData(tmath.Matrix({{b, h}}))là hàm dùng để gán các đặc trưng hình học của tiết diện hình chữ nhật bxh. 4.1.6 Khai báo phần tử Để khai báo phần tử của kết cấu trong slangTNG thì cần chú ý tớinút định vị phần tử. Với phần tử thanh, cần 3 nút để xác định vị trí phần tử trong không gian 3D: nút đầu, nút cuối và nút định phương mặt phẳng (1-2). Với hệ đang xét là hệ khung phẳng, nút 16 cùng nằm trong mặt phẳng khung sẽ được dùng làm nút định phươngmặt phẳng (1-2). Các phần tử được khai báo như sau: struct:AddElements("RECT",8,1,tmath.Matrix({{1,11,12,16}})) struct:AddElements("RECT",8,2,tmath.Matrix({{2,12,13,16}})) struct:AddElements("RECT",8,3,tmath.Matrix({{3,13,14,16}})) struct:AddElements("RECT",8,4,tmath.Matrix({{4,14,15,16}})) Trong đó:
  • 34. 33 - struct:AddElements("RECT",8,1, tmath.Matrix({{1,11,12,16}}))là hàm dùng để thêm phần tử,với "RECT" là kiểu tiết diện, 8 là định danh vật liệu, 1định danh tiết diện, tmath.Matrix({{1, 11, 12, 16}}) là ma trận kết nối phần tử tạo thành thanh 1. 4.1.7 Lập ma trận độ cứng tổng thể Để lập ma trận độ cứng tổng thể K (đã bao gồm cả xử lý điều kiện biên) ta dùng lệnh sau: K=struct:SparseStiffness() 4.1.8 Lập véc tơ lực nút tổng thể Để lập véc tơ lực tác dụng tại nút của hệ ta thực hiện các bướcnhư sau: - Thiết lập ma trận lực nút tổng thể rỗng F1 bằng lệnh: F1=struct:GetAllDisplacements() Lệnh trên sẽ tạo ra ma trận F1 có kích thước là Nx6 (N là tổng số nút) dùng để lưu trữ các lực tác dụng tương ứng với 6 bậc tự do tại nút. - Gán giá trị tải trọng tác dụng theo phương X tại nút 12 (H=100), giá trị tải trọng tác dụng theo phương Y tại nút 13 (V=-100): F1[{1,0}]=100 F1[{2,1}]=-100 Saukhi thực hiện các lệnh trên ta thu được ma trận F1 như sau: 0 0 0 0 0 0 100 0 0 0 0 0 0 -100 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Trong trường hợp ta không nhớ số thứ tự của nút 12 và 13, ta sử dụng lệnh GetNodeIndex()để nhận số thứ tự của nút và dùng cho khai báo tải trọng: id12=struct:GetNodeIndex(12) F1[{id12,0}]=100 id13=struct:GetNodeIndex(13) F1[{id13,1}]=-100
  • 35. 34 - Chuyển từ ma trận lực nút sang véc tơ lực nút tổng thể: F=struct:ToDofDisplacements(F1) Lệnh F=struct:ToDofDisplacements(F1) sẽ chuyển ma trận lực nút F1 vừa khai báo thành một véc tơ (lực nút) chỉ chứa các số hạng tương ứng với các bậc tự do không bị ngăn cản (nghĩa là đã xử lý điều kiện biên). 4.1.9 Tính toán chuyển vị nút Để tính toán các chuyển vị nút của hệ kết cấu, ta sử dụng lệnh: U=K:Solve(F) Trong đó: - U là biến véc tơ chứa các chuyển vị nút - K:Solve(F)là hàm dùng để giải giải hệ KU=F 4.1.10 Tính toán nội lực Để tính toán nội lực của thanh ta thực hiện các bước như sau: 1. Chuyển véc tơ chuyển vị nút sang ma trận chuyển vị nút: U1=struct:ToAllDisplacements(U) Saukhi thực hiện lệnh trên, ta thu được một ma trận U1 có kích thước Nx6. Mỗi một hàng của U1 chứa 6 thành phần chuyển vị của một nút tương ứng (Ví dụ, hàng thứ 2 của U1 chứa các thành phần chuyển vị của nút 12). Ta có thể hiện các kết quả tính toán bằng cách nhấn nút ‘Show/Hide viable inspector’. 0 0 0 0 0 0 (nút 11) 0.0030265 -6.9269e-8 000-0.00093988 (nút 12) 0.0030259 -0.0013126 000 0.00050529 (nút 13) 0.0030256 -2.7056e-7 000-0.00018734 (nút 14) 0 0 0 0 0 -0.0010409 (nút 15) 0 0 0 0 0 0(nút 16) 2. Gán các chuyển vị nút về chuyển vị tại đầu thanh (trong hệ tọa độ địa phương): struct:SetAllDisplacements(U) 3. Tính toán nội lực: FS = struct:ElementForce()
  • 36. 35 Lệnh trên sẽ thực hiện tính toán nội lực trong tất cả các phần tử và lưu vào một biến ma trận FS có kích thước NEx12. Mỗi một hàng của FS chứa 12 thành phần nội lựctại hai đầu thanh (mỗi nút có 6 thành phần nội lực). Ta có thể hiện các kết quả tính toán bằng cách nhấn nút ‘Show/Hide viable inspector’. 4.1.11 Biểu diễn kết quả slangTNG cung cấp các tiện ích để có thể biểu diễn nội lực dưới dạng đồ họa 2D và 3D một cách nhanh chóng. Trong ví dụ này, để vẽ biểu đồ mô men uốn và lực cắt, ta thực hiện các lệnh như sau: - Khởi tạo 2 cửa sổ đồ họa: g1=graph.Graph3D("Bending Moment") g2=graph.Graph3D("Shear Force") - Vẽ sơ đồ kết cấu trên 2 cửa sổ: g1:Clear() g1:Triangles(structure:Draw()) g1:Autoscale() g1:Zoom(0.7) g2:Clear() g2:Triangles(structure:Draw()) g2:Autoscale() g2:Zoom(0.7) - Vẽ biểu đồ mô men uốn: g1:Triangles(struct:DrawSectionForces(5,1,0.01)) g1:Render() - Vẽ biểu đồ lực cắt: g2:Triangles(struct:DrawSectionForces(1,1,0.01)) g2:Render()
  • 37. 36 Kết quả của chương trình thể hiện trên hình 4.3: Hình 4.3: Biểu đồ mô men uốn và biểu đồ lực cắt của hệ khung phẳng 4.2TỐI ƯU HÓA TRỌNG LƯỢNG KẾT CẤU slangTNG cung cấp hai công cụ tính toán tối ưu là CONMIN và PSO. Trong đó, CONMIN là công cụ tính toán tối ưu dựa trên gradient, PSO là thuật toán tối ưu hóa kiểu ngẫu nhiên. Ta sẽ tìm hiểu việc tính toán tối ưu hóa kết cấu thông qua ví dụ tính toán tối ưu thể tích kết cấu khung ở phần 4.1 bằng công cụ CONMIN. Biến thiết kế là kích thước tiết diện các thanh b1, b2, b3, b4. Yêu cầu chuyển vị ngang tại nút 12 và chuyển vị đứng tại nút 13 không được vượt quá 0.05. 4.2.1 Lập hàm mục tiêu Hàm mục tiêu là thể tích của kết cấu, được lập dưới dạng một function của biến tiết diện xi (i=0..3): function v(x) local obj=4*x[0]^2+4*x[1]^2+2*x[2]^2+4*x[3]^2 return obj end 4.2.2 Lập hàm điều kiện ràng buộc Ta thiết lập ràng buộc dưới dạng một véc tơ, trong đó mỗi số hạng tương ứng với một điều kiện ràng buộc. Lưy ý là CONMIN chỉ xét các ràng buộc ở dạng g ≤ 0.
  • 38. 37 Đầu tiên, cần xây dựng hàm tính chuyển vị tương ứng với mỗi thiết kế x. Hàm này được đặt tên là frame(x) vàlập giống như chương trình tính toán khung đã đề cập ở mục 4.1, tuy nhiên tại mục khai báo tiết diện ta thay thế bằng lệnh: for i=0,3 do ss = struct:AddSection(i+1, "RECT") ss:SetData(tmath.Matrix({{x[i],x[i]}})) end Ngoài ra ta cần thêm lệnh xác định chuyển vị ngang u tại nút 12 và chuyển vị thẳng đứng w tại nút 13: u=U1[{id12,0}] w=U1[{id13,0}] return u,w Hàm xác định ràng buộc lập như sau: function c(x) local u, w = frame(x) local cc=tmath.Matrix({{math.abs(u)-0.05},{math.abs(w)- 0.05}}) return cc end 4.2.3 Khởi tạo công cụ tối ưu Để khởi tạo công cụ tối ưu ta dùng lệnh: n=4 ops=optimize.Conmin(n,2) bounds = tmath.Matrix(n,2) bounds:SetLinearCols(1e-2, 10) ops:SetBounds(bounds) start = tmath.Matrix(n) start:SetConstant(0.3) ops:SetDesign(start) Trong đó: - optimize.Conmin(n,2) là hàm dùng để thiết lập công cụ tối ưu kiểu CONMIN gồm 4 biến thiết kế và 2 ràng buộc bất đẳng thức. - bounds là ma trận chứa các cận dưới và cận trên của biến. Trong ví dụ này ta đặt 1e-2≤ x(i) ≤ 10.
  • 39. 38 - start là giá trị khởi tạo (tùy chọn) của véc tơ biến thiết kế. Trong ví dụ này ta đặt các giá trị ban đầu của cạnh tiết diện là 0.3. 4.2.4 Tính toán tối ưu Để tính toán tối ưu ta dùng vòng lặp: done = false while (not done) do done=(ops:Compute()==0) x = ops:GetDesign() obj = v(x) ops:SetObjective(obj) constraints = c(x) ops:SetConstraints(constraints) end Trong đó: - done=(ops:Compute()==0) là câu lệnh dùng để gán giá trị cho biến done là true hoặc fale. Trong đó ops:Compute()==0 là thuật toán được hoàn thành nếu câu trả lời = 0. - x = ops:GetDesign()là hàm tạo ra một vector x có chứa thiết kế hiện tại như được tính toán bởi chương trình tối ưu - ops:SetObjective(obj) gán giá trị làm mục tiêu cho ops - ops:SetConstraints(constraints)chỉ định các constraints như các giá trị ràng buộc cho ops. Constr phải là mộtma trận ngay cả khi chỉ có một ràng buộc. 4.2.5 Biểu diễn kết quả Sau khi quá trình tối ưu kết thúc, để nhận thiết kế tối ưu ta dùng lệnh: xopt = ops:GetDesign() Với thiết kế tối ưu này, ta có thể tính toán lại chuyển vị, vẽ sơ đồ kết cấu… Hình 4.4 biểu diễn sơ đồ biến dạng của kết cấu sau khi đã tối ưu.
  • 40. 39 Hình 4.4: Sơ đồ biến dạng của kết cấu khung được tối ưu. Toàn bộ mã chương trình của ví dụ này có thể tham khảo trong tài liệu [6]. 4.3MỘT SỐ VÍ DỤ 4.3.1. Tối ưu trọng lượng hệ dàn 10 thanh Sơ đồ kết cấu dàn cho trên Hình 4.5. Kết cấu chịu các lực P=100 kips thẳng đứng hướng xuống dưới tại nút 2 và 4. Diện tích tiết diện thanh (in2 ) được chọn trong khoảng [0,1; 40]. Mô đun đàn hồi và trọng lượng riêng của vật liệu lần lượt là 104 ksi và 0,1 lb/in3 . Ứng suất cho phép trong mỗi thanh dàn (cả kéo và nén) là 25 ksi. Chuyễn vị cho phép tại nút theo cả phương x và y là 2,0 in. Hình 4.5: Sơ đồ hệ dàn 10 thanh Chương trình tính toán được lập bằng ngôn ngữ slangTNG và cho trong Phụ lục 5: Mã chương trình tối ưu hệ dàn 10 thanh. Kết quả tính toán được cho trong bảng 4.4, có so sánh với kết quả của các công bố quốc tế khác. 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 360in 360in 360in