SlideShare a Scribd company logo
1 of 11
THUYẾT TRÌNH MÔN VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC
KINH DOANH
NHÓM 2
1. Dư Thị Hoài Thu
2. Nguyễn Bảo Linh
3. Phạm Vũ Phương Liên
4. Đào Nhật Tân
5. Đinh Gia Khương
6. Phạm Quang Vinh
7. Nguyễn Minh Hiếu
I. TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa DN được hiểu đơn giản là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt
quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, các quan niệm và tập quán, truyền
thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ cũng như
hành vi của mọi thành viên. Từ đó tạo nên bản sắc kinh doanh riêng của doanh nghiệp.
Có thể nói, VHDN ảnh hưởng sâu sắc đến mọi khía cạnh của một tổ chức từ nhân viên,
các mối quan hệ, với đối tác và quan trọng hơn hết là đối với khách hàng.
Vậy, làm thế nào để chúng ta có thể đánh giá đâu là mô hình VHDN mạnh và đâu là mô
hình VHDN yếu?
II. ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Mỗi tổ chức, doanh nghiệp sẽ có những đặc trưng văn hóa khác nhau, cũng giống như
mỗi cá nhân có những đặc điểm, tính cách khác nhau. Chúng ta không thể đánh giá văn
hóa doanh nghiệp này là tốt hay xấu theo cái nhìn chủ quan của bản thân. Sức mạnh của
VHDN không chỉ thể hiện ở các giá trị hữu hình mà nó còn được thể hiện ở sự tác động
của VHDN lên hệ giá trị và suy nghĩ, hành động của nhân viên. Nói cách khác, việc đánh
giá mô hình VHDN sẽ cần dựa vào mức độ gây ảnh hưởng của các giá trị văn hóa với các
thành viên trong tổ chức, từ đó hình thành nên khái niệm VHDN mạnh và VHDN yếu.
1. Văn hóa doanh nghiệp mạnh
Một văn hóa doanh nghiệp mạnh là một nền văn hóa có nhiều tác động tích cực đến sự
tồn tại, vận hành và phát triển của cả một tổ chức, là động lực tạo ra sự cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trường, là bàn đạp để doanh nghiệp khẳng định vị thế của mình.
Không những vậy, VHDN còn là nguồn lực tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nền
văn hóa tốt giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân người tài, củng cố lòng trung thành với
doanh nghiệp. Từ đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
Khi doanh nghiệp đã xây dựng được văn hóa doanh nghiệp và truyền đạt hiệu quả đến
nhân viên. Điều này sẽ tạo ra 3 yếu tố tích cực. Đầu tiên, thu hút và giữ chân nhân tài
trong doanh nghiệp. Nhân viên sẽ trung thành và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp khi họ
thấy hứng thú với môi trường doanh nghiệp. Thứ hai, giảm bớt được các nguyên tắc quản
lý và quy định vì họ nhận thức được vai trò của bản thân trong tập thể và tổ chức. Cuối
cùng, giúp cải thiện hiệu suất vì có môi trường làm việc tốt, nhân viên được tôn trọng đưa
ra ý kiến, ý tưởng để nâng cao hiệu quả công việc.
Như nhóm 2 chúng em đã từng thuyết trình ở buổi trước, tập đoàn Amazon được xem là
một trong những công ty công nghệ có mô hình văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ và đáng
học hỏi. Bằng phương thức quản lý độc đáo cộng với tinh thần trọng dụng người có năng
lực, áp dụng khoa học công nghệ trong kinh doanh, Jeff Bezos đã tạo nên huyền thoại
Amazon. Với sứ mệnh đáp ứng mọi thứ mà khách hàng muốn vào bất cứ thời gian nào, vị
lãnh đạo của Amazon luôn đặt cho tất cả thành viên trong công ty mục tiêu thỏa mãn một
cách nhanh nhất và tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng.
Vậy, những doanh nghiệp có văn hóa mạnh có những đặc điểm chung nào?
- Các yếu tố văn hóa hữu hình mang tính hệ thống, đồng nhất và có đặc trưng riêng, rõ
nét.
- Quản trị hoạt động kinh doanh theo một triết lí rõ ràng và được phổ biến.
- DN sử dụng khá nhiều thời gian cho hoạt động giao tiếp phục vụ quản lý và củng cố giá
trị.
- Đặc điểm công ty được xác định rõ ràng và được củng cố bởi tín điều hoặc bởi một hệ
thống giá trị.
- Có sự lựa chọn cẩn thận các thành viên mới để đảm bảo họ có thể thích nghi với hệ
thống giá trị.
- Các giá trị được chia sẻ rộng rãi và được ăn sâu bám rễ..
2. Văn hóa doanh nghiệp yếu
Trái ngược với VHDN mạnh, những tổ chức có nền VHDN yếu là những tổ chức không
có sự phân biệt rõ ràng tầm quan trọng của các giá trị chủ đạo, do sự thiếu nguyên tắc
nhất quán cũng như sự thiếu năng lực từ người lãnh đạo. Từ đó làm tổn hại đến vị thế của
tổ chức, nhân viên thiếu gắn kết, tỷ lệ nghỉ việc cao, quan hệ khách hàng đi xuống, lợi
nhuận suy giảm,…
Và sau đây là một số đặc điểm của VHDN yếu:
- Các yếu tố văn hóa hữu hình không được chú trọng, thiếu đồng nhất.
- Cơ chế quản lí cứng nhắc, độc đoán chuyên quyền, hệ thống tổ chức quan lieu.
- Thiếu các triết lý quản trị, các giá trị chủ đạo.
- Không khí làm việc thụ động, nhân viên dễ sợ hãi.
- Nhân viên không có niềm tin và không có mối quan hệ thân thiện với doanh nghiệp dẫn
tới sự thờ ơ, chống đối lãnh đạo.
- Sử dụng những “đòn chơi” xấu với đối thủ canh tranh.
- Không thực hiện các trách nhiệm xã hội…
Những đặc trưng văn hóa này sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.
III. MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ, ĐO LƯỜNG VHDN
Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là làm sao đánh giá, đo lường được văn hóa doanh nghiệp khi
nó có đặc tính vô hình, là một khái niệm khá trừu tượng, vốn dĩ là cái không “sờ mó”
được? Thật ra văn hóa doanh nghiệp không phải là cái gì đó quá mơ hồ, quá trừu tượng.
Nó hoàn toàn có thể đo lường được bằng một số công cụ, mô hình. Dưới đây là 4 mô
hình được sử dụng phổ biến nhất hiện nay để đánh giá, đo lường văn hóa doanh nghiệp.
1.Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Edgar H.Schein
Mô hình văn hóa doanh nghiệp của ông được chia thành ba cấp độ. Mỗi cấp độ biểu hiện
những đặc điểm, hình thức khác nhau nhưng đều có một mục đích chung là thể hiện đặc
trưng văn hóa của doanh nghiệp và lan truyền văn hóa ấy tới các thành viên trong tổ
chức.
1.1 Các giá trị văn hóa hữu hình
Các giá trị văn hóa hữu hình là những yếu tố nằm ở bề mặt trên cùng của tảng băng văn
hóa doanh nghiệp đó là những yếu tố những hình ảnh trực quan giúp mọi người có thể dễ
dàng quan sát nghe thấy nhìn thấy ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên với doanh nghiệp. Trong
ba cấp độ văn hóa doanh nghiệp các giá trị văn hóa hữu hình là các yếu tố dễ dàng nhận
biết dễ dàng cảm nhận nhưng đồng thời cũng là yêu tố dễ thay đổi nhất, chưa phản ánh
đầy đủ, sâu sắc văn hoá doanh nghiệp.
1.2 Các giá trị văn hóa được tuyên bố
Cấp độ thứ hai trong mô hình văn hóa doanh nghiệp là những giá trị văn hóa được tuyên
bố được chấp nhận. Đó là những giá trị được doanh nghiệp tuyên bố công khai được các
thành viên chia sẻ và chấp nhận. Các giá trị văn hóa được tuyên bố được coi là kim chỉ
nam cho các hoạt động của doanh nghiệp, dẫn lối cho suy nghĩ và hành xử của nhân viên,
được các thành viên nhận biết, chia sẻ và thực hiện. Các giá trị văn hóa được chấp nhận
cũng có tính cụ thể, dễ nhận biết, được diễn đạt một cách rõ ràng, chính xác bằng các văn
bản tài liệu.
1.3 Các giá trị văn hóa ngầm định
Những yếu tố văn hóa ngầm định hay những quan niệm chung của tổ chức bao gồm giá
trị niềm tin lý tưởng suy nghĩ thái độ tình cảm ăn sâu trong tiềm thức mỗi thành viên
trong doanh nghiệp. Những giá trị này được hình thành sau một quá trình hoạt động của
doanh nghiệp, sau những trải nghiệm và xử lý các vấn đề thực tiễn. Những giá trị văn hóa
ngầm định là phần chìm khó nhận biết nhất trong các giá trị văn hóa doanh nghiệp nhưng
là các yếu tố quan trọng, là cơ sở cho các hành động, định hướng sự hình thành các giá trị
trong nhận thức cho các cá nhân trong tổ chức. Hệ thống giá trị văn hóa ngầm định có thể
thể hiện cụ thể qua các mối quan hệ ngầm định giữa con người với con người giữa con
người với môi trường, ngầm định về bản chất con người, ngầm định về hành vi con
người, về bản chất sự thật và lẽ phải… Những giá trị ngầm định này tồn tại lâu dài trong
tổ chức ăn sâu vào tâm trí của các thành viên và trở thành điều kiện mặc nhiên được công
nhận.
Và đây là ví dụ về 3 cấp độ mô hình VHDN của công ty Amazon mà nhóm 2 chúng em
đã trình bày ở buổi học trước:
4.Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Daniel R.Denison
Mô hình văn hoá doanh nghiệp của Daniel R.Denison dựa vào 4 yếu tố Văn hóa có tác
động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của công ty, bao gồm: sứ mệnh, tính nhất quán, sự
tham gia và khả năng thích ứng.
Nhìn vào sơ đồ chúng ta thấy: Hai đặc điểm ở phía bên trái của biểu đồ tròn (sự tham gia
và khả năng thích ứng) tập trung vào sự thay đổi và tính linh hoạt trong khi hai đặc điểm
khác ở phía bên phải (sứ mệnh và tính nhất quán) thể hiện khả năng giữ vững tính ổn
định trong thời gian dài. Được phân chia bởi đường ngang ở giữa, phần bên trên (khả
năng thích ứng và sứ mệnh) liên quan đến khả năng thích ứng với môi trường bên ngoài
của tổ chức và phần bên dưới (sự tham gia và tính nhất quán) nhấn mạnh đến sự phối hợp
trong nội bộ của hệ thống, cấu trúc và quy trình. Một trong những đặc điểm đáng chú ý
của mô hình này là nó tập trung vào hai nghịch lý mà bất cứ một công ty nào cũng luôn
theo đuổi để đạt được sự cân bằng. Một là tính nhất quán với khả năng thích ứng: các
công ty tập trung vào thị trường sẽ gặp phải các vấn đề với sự phối hợp trong nội bộ
nhưng những công ty có mức độ hoà nhập cao sẽ rơi vào tình trạng bị kiểm soát quá cao
độ và thiếu đi tính linh hoạt cần thiết để tự điều chỉnh phù hợp với môi trường. Một
nghịch lý khác là tầm nhìn (sứ mệnh) từ trên xuống dưới với sự tham chính từ dưới lên
trên: những công ty tập trung quá nhiều vào các nhiệm vụ chung của doanh nghiệp
thường sẽ lơ là sự trao quyền cho nhân viên, nhưng, ngược lại, những công ty có sự tham
gia quá nhiệt tình của nhân viên sẽ gặp phải khó khăn trong việc đưa ra các đường hướng
chiến lược.
Đây là một trong những mô hình hữu ích trong việc xác định các yếu tố của văn hoá
doanh nghiệp. Sử dụng mô hình của Denison chúng ta xác định được các chiều của văn
hoá doanh nghiệp và sức ảnh hưởng của chúng đến tính hiệu quả và khả năng cạnh tranh
trong tổ chức. Mô hình này cũng chỉ ra rằng văn hoá doanh nghiệp cần phải thể hiện
được hai tính chất - ổn định và linh hoạt - ổn định trong tầm nhìn, giá trị, và sứ mệnh,
nhưng linh hoạt trong cấu trúc và hoạt động.
IV. TẦM QUAN TRỌNG, GIÁ TRỊ THỰC SỰ CỦA VHDN
Văn hóa doanh nghiệp hình thành và phát triển song song với quá trình phát triển của
doanh nghiệp, không đơn thuần chỉ là văn hóa giao tiếp mà còn bao gồm cả giá trị cốt lõi,
các quy tắc, phong cách quản lý, phương thức kinh doanh và hành vi, thái độ của mọi
thành viên thuộc doanh nghiệp. Tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp phát huy khi
nó giúp doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi trong môi trường bên ngoài.
Một nền văn hóa doanh nghiệp được cân nhắc cẩn thận, thậm chí là đổi mới, có thể nâng
tầm các công ty lên trên đối thủ cạnh tranh và hỗ trợ thành công lâu dài. Một nền văn hóa
như vậy có thể:
• Cung cấp một môi trường làm việc tích cực
• Tạo ra một môi trường gắn kết, nhiệt tình và lực lượng lao động có động lực
• Thu hút nhân viên có giá trị cao
• Giảm doanh thu
• Thúc đẩy và nâng cao chất lượng và năng suất hoạt động
• Mang lại kết quả kinh doanh khả quan
• Làm nền tảng cho sự trường tồn của công ty
• Cung cấp một lợi thế cạnh tranh không thể thay đổi
• Làm rõ cho nhân viên mục tiêu của vị trí, phòng ban của họ và của toàn công ty
• Góp phần đa dạng hóa lực lượng lao động quảng cáo
Giá trị thật sự của VHDN
Văn hoá doanh nghiệp bảo tồn bản sắc của doanh nghiệp qua nhiều thế hệ thành viên, tạo
ra khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp, truyền tải ý thức, giá trị của tổ chức
tới các thành viên trong tổ chức đó, văn hoá tạo nên một cam kết chung vì mục tiêu và
giá trị của tổ chức, nó lớn hơn lợi ích của từng cá nhân trong tổ chức đó, văn hoá tạo nên
sự ổn định của tổ chức
VHDN khích lệ sự đổi mới, sáng tạo. Thực tế cho thấy, nếu Công ty có môi trường văn
hóa làm việc tốt, mọi nhân viên luôn luôn được khuyến khích đưa ra sáng kiến, ý tưởng
của mình…thì họ trở nên năng động, sáng tạo hơn và cũng gắn bó với Công ty hơn. Xét
về ảnh hưởng tiêu cực, nền văn hóa yếu kém sẽ gây ra những thiệt hại cho Công ty.
Chẳng hạn, cơ chế quản lý cứng nhắc, độc đoán sẽ làm nhân viên sợ hãi, thụ động và thờ
ơ hoặc chống đối lại lãnh đạo. Nhân viên làm việc không còn niềm đam mê và họ sẽ bỏ
doanh nghiệp đi bất cứ lúc nào nếu tìm được nơi thích hợp hơn.
VHDN làm giảm bớt các xung đột trong nội bộ doanh nghiệp. Được làm việc trong một
môi trường văn hóa tốt, các thành viên chia sẻ các giá trị lợi ích giống nhau, chắc chắn họ
sẽ hợp tác trên tinh thần đoàn kết, nhất trí và làm việc trong sự tương trợ lẫn nhau. Khi
xảy ra những mâu thuẫn, họ dễ dàng xử lý theo cách phù hợp và ôn hòa nhất. Giảm được
xung đột, tinh thần làm việc của nhân viên sẽ được nâng cao, tập trung được thời gian,
nguồn lực cho Công ty hướng tới mục tiêu chung với hiệu quả tốt hơn.
VHDN tạo động lực làm việc cho nhân viên. Được làm việc trong môi trường lành mạnh,
tư tưởng nhân viên sẽ thoải mái hơn, tâm trạng cũng phấn khích hơn khi bắt tay vào công
việc. Nhân viên chỉ thấy được mục tiêu, định hướng và bản chất của công việc trong một
nền văn hóa tích cực và điều này có ý nghĩa rất lớn đến việc nỗ lực thực hiện công việc
của họ. Đồng thời, nó cũng tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo với nhân viên và
giữa nhân viên với nhau. Trong môi trường làm việc như vậy, các cá nhân không chỉ
nhận thấy nỗ lực làm việc của mình là cần thiết mà còn nhận thức được vai trò của mình
vào nỗ lực chung của Công ty.
VHDN quy tụ được sức mạnh của toàn Công ty. Nếu Công ty xây dựng được VHDN tốt
thì sẽ thu hút và giữ được nhân tài, củng cố lòng trung thành của nhân viên với Công ty,
và ngược lại. Thật sai lầm khi cho rằng trả lương cao sẽ giữ được nhân tài. Lương cao,
nhưng không khuyến khích sự sáng tạo, nội bộ lục đục… thì nhân tài cũng “đội nón” ra
đi. Nhân viên chỉ trung thành, gắn bó với Công ty khi Công ty có môi trường làm việc
tốt, khuyến khích họ phát triển. Việc thu hút, giữ chân người tài là tiền đề quan trọng để
Công ty có thể đi đến bến thành công.
Có thể nói rằng, văn hóa doanh nghiệp là cái còn thiếu khi doanh nghiệp đã có tất cả
và là cái còn lại khi doanh nghiệp không còn gì nữa. Nếu doanh nghiệp có văn hóa thì
sẽ rất thuận lợi để phát triển kinh doanh và làm ăn thịnh vượng, nếu gặp khó khăn hay đi
xuống thì vẫn có thể vực lại được. Nhưng không có văn hóa thì không thể cứu vãn. Như
vậy, văn hóa doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng. Nó luôn tạo ra niềm tin cho
nhưng người làm việc trong môi trường đó. Nó là sợi dây gắn kết giữa những con người
trong cùng doanh nghiệp, tạo ra tiếng nói chung giữa các thành viên, và nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

More Related Content

Similar to THUYẾT TRÌNH MÔN VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH.docx

Chương 5 đạo đức doanh nghiệp
Chương 5 đạo đức doanh nghiệpChương 5 đạo đức doanh nghiệp
Chương 5 đạo đức doanh nghiệpNgọc Yến Lê Thị
 
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM 256150
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM 256150VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM 256150
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM 256150nataliej4
 
Van hoa goanh nghiep
Van hoa goanh nghiepVan hoa goanh nghiep
Van hoa goanh nghieptamnguyen_vaa
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. ÔN THI ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIÊP
TS. BÙI QUANG XUÂN. ÔN THI ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIÊPTS. BÙI QUANG XUÂN. ÔN THI ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIÊP
TS. BÙI QUANG XUÂN. ÔN THI ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIÊPBùi Quang Xuân
 
Triết lý và Đạo đức kinh doanh
Triết lý và Đạo đức kinh doanhTriết lý và Đạo đức kinh doanh
Triết lý và Đạo đức kinh doanhNgọc Yến Lê Thị
 
Slide Chương 1 .pptx
Slide Chương 1 .pptxSlide Chương 1 .pptx
Slide Chương 1 .pptxnamphuong65
 
Kinanggiaotieptrongnoibodoangnghiep
KinanggiaotieptrongnoibodoangnghiepKinanggiaotieptrongnoibodoangnghiep
Kinanggiaotieptrongnoibodoangnghiepsmallgaint
 
[123doc] van-de-dao-duc-kinh-doanh-cua-cong-ty-toyota-motor-viet-nam
[123doc]   van-de-dao-duc-kinh-doanh-cua-cong-ty-toyota-motor-viet-nam[123doc]   van-de-dao-duc-kinh-doanh-cua-cong-ty-toyota-motor-viet-nam
[123doc] van-de-dao-duc-kinh-doanh-cua-cong-ty-toyota-motor-viet-namThngThn2
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
SLIDE _Đạo đức kinh doanh.pdf
SLIDE _Đạo đức kinh doanh.pdfSLIDE _Đạo đức kinh doanh.pdf
SLIDE _Đạo đức kinh doanh.pdfQuyenTran341931
 
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Đắk Lắk.doc
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Đắk Lắk.docXây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Đắk Lắk.doc
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Đắk Lắk.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 

Similar to THUYẾT TRÌNH MÔN VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH.docx (20)

Tiểu luận - Triết lý kinh doanh của tập đoàn Amaron, 9 điểm.doc
Tiểu luận - Triết lý kinh doanh của tập đoàn Amaron, 9 điểm.docTiểu luận - Triết lý kinh doanh của tập đoàn Amaron, 9 điểm.doc
Tiểu luận - Triết lý kinh doanh của tập đoàn Amaron, 9 điểm.doc
 
Cơ sở lý luận về mối liên hệ giữa vhdn với sự cam kết gắn bó của nhân viên tr...
Cơ sở lý luận về mối liên hệ giữa vhdn với sự cam kết gắn bó của nhân viên tr...Cơ sở lý luận về mối liên hệ giữa vhdn với sự cam kết gắn bó của nhân viên tr...
Cơ sở lý luận về mối liên hệ giữa vhdn với sự cam kết gắn bó của nhân viên tr...
 
Chương 5 đạo đức doanh nghiệp
Chương 5 đạo đức doanh nghiệpChương 5 đạo đức doanh nghiệp
Chương 5 đạo đức doanh nghiệp
 
văn hóa kinh doanh
văn hóa kinh doanhvăn hóa kinh doanh
văn hóa kinh doanh
 
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM 256150
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM 256150VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM 256150
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM 256150
 
Van hoa goanh nghiep
Van hoa goanh nghiepVan hoa goanh nghiep
Van hoa goanh nghiep
 
Tìm hiểu và phân tích về văn hóa kinh doanh của một doanh nghiệp ở Việt Nam.doc
Tìm hiểu và phân tích về văn hóa kinh doanh của một doanh nghiệp ở Việt Nam.docTìm hiểu và phân tích về văn hóa kinh doanh của một doanh nghiệp ở Việt Nam.doc
Tìm hiểu và phân tích về văn hóa kinh doanh của một doanh nghiệp ở Việt Nam.doc
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. ÔN THI ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIÊP
TS. BÙI QUANG XUÂN. ÔN THI ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIÊPTS. BÙI QUANG XUÂN. ÔN THI ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIÊP
TS. BÙI QUANG XUÂN. ÔN THI ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIÊP
 
Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp.docx
 
Triết lý và Đạo đức kinh doanh
Triết lý và Đạo đức kinh doanhTriết lý và Đạo đức kinh doanh
Triết lý và Đạo đức kinh doanh
 
Slide Chương 1 .pptx
Slide Chương 1 .pptxSlide Chương 1 .pptx
Slide Chương 1 .pptx
 
Kinanggiaotieptrongnoibodoangnghiep
KinanggiaotieptrongnoibodoangnghiepKinanggiaotieptrongnoibodoangnghiep
Kinanggiaotieptrongnoibodoangnghiep
 
Học trực tuyến
Học trực tuyến Học trực tuyến
Học trực tuyến
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng.
 
[123doc] van-de-dao-duc-kinh-doanh-cua-cong-ty-toyota-motor-viet-nam
[123doc]   van-de-dao-duc-kinh-doanh-cua-cong-ty-toyota-motor-viet-nam[123doc]   van-de-dao-duc-kinh-doanh-cua-cong-ty-toyota-motor-viet-nam
[123doc] van-de-dao-duc-kinh-doanh-cua-cong-ty-toyota-motor-viet-nam
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 
Chương 4 văn hóa doanh nhân
Chương 4 văn hóa doanh nhânChương 4 văn hóa doanh nhân
Chương 4 văn hóa doanh nhân
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.docx
 
SLIDE _Đạo đức kinh doanh.pdf
SLIDE _Đạo đức kinh doanh.pdfSLIDE _Đạo đức kinh doanh.pdf
SLIDE _Đạo đức kinh doanh.pdf
 
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Đắk Lắk.doc
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Đắk Lắk.docXây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Đắk Lắk.doc
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Đắk Lắk.doc
 

Recently uploaded

Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideKiuTrang523831
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfThanhH487859
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (15)

Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 

THUYẾT TRÌNH MÔN VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH.docx

  • 1. THUYẾT TRÌNH MÔN VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH NHÓM 2 1. Dư Thị Hoài Thu 2. Nguyễn Bảo Linh 3. Phạm Vũ Phương Liên 4. Đào Nhật Tân 5. Đinh Gia Khương 6. Phạm Quang Vinh 7. Nguyễn Minh Hiếu
  • 2. I. TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Văn hóa doanh nghiệp là gì? Văn hóa DN được hiểu đơn giản là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ cũng như hành vi của mọi thành viên. Từ đó tạo nên bản sắc kinh doanh riêng của doanh nghiệp. Có thể nói, VHDN ảnh hưởng sâu sắc đến mọi khía cạnh của một tổ chức từ nhân viên, các mối quan hệ, với đối tác và quan trọng hơn hết là đối với khách hàng. Vậy, làm thế nào để chúng ta có thể đánh giá đâu là mô hình VHDN mạnh và đâu là mô hình VHDN yếu? II. ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Mỗi tổ chức, doanh nghiệp sẽ có những đặc trưng văn hóa khác nhau, cũng giống như mỗi cá nhân có những đặc điểm, tính cách khác nhau. Chúng ta không thể đánh giá văn hóa doanh nghiệp này là tốt hay xấu theo cái nhìn chủ quan của bản thân. Sức mạnh của VHDN không chỉ thể hiện ở các giá trị hữu hình mà nó còn được thể hiện ở sự tác động của VHDN lên hệ giá trị và suy nghĩ, hành động của nhân viên. Nói cách khác, việc đánh giá mô hình VHDN sẽ cần dựa vào mức độ gây ảnh hưởng của các giá trị văn hóa với các thành viên trong tổ chức, từ đó hình thành nên khái niệm VHDN mạnh và VHDN yếu. 1. Văn hóa doanh nghiệp mạnh Một văn hóa doanh nghiệp mạnh là một nền văn hóa có nhiều tác động tích cực đến sự tồn tại, vận hành và phát triển của cả một tổ chức, là động lực tạo ra sự cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, là bàn đạp để doanh nghiệp khẳng định vị thế của mình. Không những vậy, VHDN còn là nguồn lực tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nền văn hóa tốt giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân người tài, củng cố lòng trung thành với doanh nghiệp. Từ đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Khi doanh nghiệp đã xây dựng được văn hóa doanh nghiệp và truyền đạt hiệu quả đến nhân viên. Điều này sẽ tạo ra 3 yếu tố tích cực. Đầu tiên, thu hút và giữ chân nhân tài trong doanh nghiệp. Nhân viên sẽ trung thành và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp khi họ thấy hứng thú với môi trường doanh nghiệp. Thứ hai, giảm bớt được các nguyên tắc quản lý và quy định vì họ nhận thức được vai trò của bản thân trong tập thể và tổ chức. Cuối cùng, giúp cải thiện hiệu suất vì có môi trường làm việc tốt, nhân viên được tôn trọng đưa ra ý kiến, ý tưởng để nâng cao hiệu quả công việc.
  • 3. Như nhóm 2 chúng em đã từng thuyết trình ở buổi trước, tập đoàn Amazon được xem là một trong những công ty công nghệ có mô hình văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ và đáng học hỏi. Bằng phương thức quản lý độc đáo cộng với tinh thần trọng dụng người có năng lực, áp dụng khoa học công nghệ trong kinh doanh, Jeff Bezos đã tạo nên huyền thoại Amazon. Với sứ mệnh đáp ứng mọi thứ mà khách hàng muốn vào bất cứ thời gian nào, vị lãnh đạo của Amazon luôn đặt cho tất cả thành viên trong công ty mục tiêu thỏa mãn một cách nhanh nhất và tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng. Vậy, những doanh nghiệp có văn hóa mạnh có những đặc điểm chung nào? - Các yếu tố văn hóa hữu hình mang tính hệ thống, đồng nhất và có đặc trưng riêng, rõ nét. - Quản trị hoạt động kinh doanh theo một triết lí rõ ràng và được phổ biến. - DN sử dụng khá nhiều thời gian cho hoạt động giao tiếp phục vụ quản lý và củng cố giá trị. - Đặc điểm công ty được xác định rõ ràng và được củng cố bởi tín điều hoặc bởi một hệ thống giá trị. - Có sự lựa chọn cẩn thận các thành viên mới để đảm bảo họ có thể thích nghi với hệ thống giá trị. - Các giá trị được chia sẻ rộng rãi và được ăn sâu bám rễ.. 2. Văn hóa doanh nghiệp yếu Trái ngược với VHDN mạnh, những tổ chức có nền VHDN yếu là những tổ chức không có sự phân biệt rõ ràng tầm quan trọng của các giá trị chủ đạo, do sự thiếu nguyên tắc nhất quán cũng như sự thiếu năng lực từ người lãnh đạo. Từ đó làm tổn hại đến vị thế của tổ chức, nhân viên thiếu gắn kết, tỷ lệ nghỉ việc cao, quan hệ khách hàng đi xuống, lợi nhuận suy giảm,… Và sau đây là một số đặc điểm của VHDN yếu: - Các yếu tố văn hóa hữu hình không được chú trọng, thiếu đồng nhất. - Cơ chế quản lí cứng nhắc, độc đoán chuyên quyền, hệ thống tổ chức quan lieu. - Thiếu các triết lý quản trị, các giá trị chủ đạo. - Không khí làm việc thụ động, nhân viên dễ sợ hãi.
  • 4. - Nhân viên không có niềm tin và không có mối quan hệ thân thiện với doanh nghiệp dẫn tới sự thờ ơ, chống đối lãnh đạo. - Sử dụng những “đòn chơi” xấu với đối thủ canh tranh. - Không thực hiện các trách nhiệm xã hội… Những đặc trưng văn hóa này sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. III. MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ, ĐO LƯỜNG VHDN Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là làm sao đánh giá, đo lường được văn hóa doanh nghiệp khi nó có đặc tính vô hình, là một khái niệm khá trừu tượng, vốn dĩ là cái không “sờ mó” được? Thật ra văn hóa doanh nghiệp không phải là cái gì đó quá mơ hồ, quá trừu tượng. Nó hoàn toàn có thể đo lường được bằng một số công cụ, mô hình. Dưới đây là 4 mô hình được sử dụng phổ biến nhất hiện nay để đánh giá, đo lường văn hóa doanh nghiệp. 1.Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Edgar H.Schein Mô hình văn hóa doanh nghiệp của ông được chia thành ba cấp độ. Mỗi cấp độ biểu hiện những đặc điểm, hình thức khác nhau nhưng đều có một mục đích chung là thể hiện đặc trưng văn hóa của doanh nghiệp và lan truyền văn hóa ấy tới các thành viên trong tổ chức. 1.1 Các giá trị văn hóa hữu hình Các giá trị văn hóa hữu hình là những yếu tố nằm ở bề mặt trên cùng của tảng băng văn hóa doanh nghiệp đó là những yếu tố những hình ảnh trực quan giúp mọi người có thể dễ dàng quan sát nghe thấy nhìn thấy ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên với doanh nghiệp. Trong ba cấp độ văn hóa doanh nghiệp các giá trị văn hóa hữu hình là các yếu tố dễ dàng nhận
  • 5. biết dễ dàng cảm nhận nhưng đồng thời cũng là yêu tố dễ thay đổi nhất, chưa phản ánh đầy đủ, sâu sắc văn hoá doanh nghiệp. 1.2 Các giá trị văn hóa được tuyên bố Cấp độ thứ hai trong mô hình văn hóa doanh nghiệp là những giá trị văn hóa được tuyên bố được chấp nhận. Đó là những giá trị được doanh nghiệp tuyên bố công khai được các thành viên chia sẻ và chấp nhận. Các giá trị văn hóa được tuyên bố được coi là kim chỉ nam cho các hoạt động của doanh nghiệp, dẫn lối cho suy nghĩ và hành xử của nhân viên, được các thành viên nhận biết, chia sẻ và thực hiện. Các giá trị văn hóa được chấp nhận cũng có tính cụ thể, dễ nhận biết, được diễn đạt một cách rõ ràng, chính xác bằng các văn bản tài liệu. 1.3 Các giá trị văn hóa ngầm định Những yếu tố văn hóa ngầm định hay những quan niệm chung của tổ chức bao gồm giá trị niềm tin lý tưởng suy nghĩ thái độ tình cảm ăn sâu trong tiềm thức mỗi thành viên trong doanh nghiệp. Những giá trị này được hình thành sau một quá trình hoạt động của doanh nghiệp, sau những trải nghiệm và xử lý các vấn đề thực tiễn. Những giá trị văn hóa ngầm định là phần chìm khó nhận biết nhất trong các giá trị văn hóa doanh nghiệp nhưng là các yếu tố quan trọng, là cơ sở cho các hành động, định hướng sự hình thành các giá trị trong nhận thức cho các cá nhân trong tổ chức. Hệ thống giá trị văn hóa ngầm định có thể thể hiện cụ thể qua các mối quan hệ ngầm định giữa con người với con người giữa con người với môi trường, ngầm định về bản chất con người, ngầm định về hành vi con người, về bản chất sự thật và lẽ phải… Những giá trị ngầm định này tồn tại lâu dài trong tổ chức ăn sâu vào tâm trí của các thành viên và trở thành điều kiện mặc nhiên được công nhận. Và đây là ví dụ về 3 cấp độ mô hình VHDN của công ty Amazon mà nhóm 2 chúng em đã trình bày ở buổi học trước:
  • 6.
  • 7. 4.Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Daniel R.Denison Mô hình văn hoá doanh nghiệp của Daniel R.Denison dựa vào 4 yếu tố Văn hóa có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của công ty, bao gồm: sứ mệnh, tính nhất quán, sự tham gia và khả năng thích ứng.
  • 8. Nhìn vào sơ đồ chúng ta thấy: Hai đặc điểm ở phía bên trái của biểu đồ tròn (sự tham gia và khả năng thích ứng) tập trung vào sự thay đổi và tính linh hoạt trong khi hai đặc điểm khác ở phía bên phải (sứ mệnh và tính nhất quán) thể hiện khả năng giữ vững tính ổn định trong thời gian dài. Được phân chia bởi đường ngang ở giữa, phần bên trên (khả năng thích ứng và sứ mệnh) liên quan đến khả năng thích ứng với môi trường bên ngoài của tổ chức và phần bên dưới (sự tham gia và tính nhất quán) nhấn mạnh đến sự phối hợp trong nội bộ của hệ thống, cấu trúc và quy trình. Một trong những đặc điểm đáng chú ý của mô hình này là nó tập trung vào hai nghịch lý mà bất cứ một công ty nào cũng luôn theo đuổi để đạt được sự cân bằng. Một là tính nhất quán với khả năng thích ứng: các công ty tập trung vào thị trường sẽ gặp phải các vấn đề với sự phối hợp trong nội bộ nhưng những công ty có mức độ hoà nhập cao sẽ rơi vào tình trạng bị kiểm soát quá cao độ và thiếu đi tính linh hoạt cần thiết để tự điều chỉnh phù hợp với môi trường. Một nghịch lý khác là tầm nhìn (sứ mệnh) từ trên xuống dưới với sự tham chính từ dưới lên trên: những công ty tập trung quá nhiều vào các nhiệm vụ chung của doanh nghiệp thường sẽ lơ là sự trao quyền cho nhân viên, nhưng, ngược lại, những công ty có sự tham gia quá nhiệt tình của nhân viên sẽ gặp phải khó khăn trong việc đưa ra các đường hướng chiến lược. Đây là một trong những mô hình hữu ích trong việc xác định các yếu tố của văn hoá doanh nghiệp. Sử dụng mô hình của Denison chúng ta xác định được các chiều của văn
  • 9. hoá doanh nghiệp và sức ảnh hưởng của chúng đến tính hiệu quả và khả năng cạnh tranh trong tổ chức. Mô hình này cũng chỉ ra rằng văn hoá doanh nghiệp cần phải thể hiện được hai tính chất - ổn định và linh hoạt - ổn định trong tầm nhìn, giá trị, và sứ mệnh, nhưng linh hoạt trong cấu trúc và hoạt động. IV. TẦM QUAN TRỌNG, GIÁ TRỊ THỰC SỰ CỦA VHDN Văn hóa doanh nghiệp hình thành và phát triển song song với quá trình phát triển của doanh nghiệp, không đơn thuần chỉ là văn hóa giao tiếp mà còn bao gồm cả giá trị cốt lõi, các quy tắc, phong cách quản lý, phương thức kinh doanh và hành vi, thái độ của mọi thành viên thuộc doanh nghiệp. Tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp phát huy khi nó giúp doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi trong môi trường bên ngoài. Một nền văn hóa doanh nghiệp được cân nhắc cẩn thận, thậm chí là đổi mới, có thể nâng tầm các công ty lên trên đối thủ cạnh tranh và hỗ trợ thành công lâu dài. Một nền văn hóa như vậy có thể: • Cung cấp một môi trường làm việc tích cực • Tạo ra một môi trường gắn kết, nhiệt tình và lực lượng lao động có động lực • Thu hút nhân viên có giá trị cao • Giảm doanh thu • Thúc đẩy và nâng cao chất lượng và năng suất hoạt động • Mang lại kết quả kinh doanh khả quan • Làm nền tảng cho sự trường tồn của công ty • Cung cấp một lợi thế cạnh tranh không thể thay đổi • Làm rõ cho nhân viên mục tiêu của vị trí, phòng ban của họ và của toàn công ty • Góp phần đa dạng hóa lực lượng lao động quảng cáo Giá trị thật sự của VHDN Văn hoá doanh nghiệp bảo tồn bản sắc của doanh nghiệp qua nhiều thế hệ thành viên, tạo ra khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp, truyền tải ý thức, giá trị của tổ chức tới các thành viên trong tổ chức đó, văn hoá tạo nên một cam kết chung vì mục tiêu và giá trị của tổ chức, nó lớn hơn lợi ích của từng cá nhân trong tổ chức đó, văn hoá tạo nên sự ổn định của tổ chức
  • 10. VHDN khích lệ sự đổi mới, sáng tạo. Thực tế cho thấy, nếu Công ty có môi trường văn hóa làm việc tốt, mọi nhân viên luôn luôn được khuyến khích đưa ra sáng kiến, ý tưởng của mình…thì họ trở nên năng động, sáng tạo hơn và cũng gắn bó với Công ty hơn. Xét về ảnh hưởng tiêu cực, nền văn hóa yếu kém sẽ gây ra những thiệt hại cho Công ty. Chẳng hạn, cơ chế quản lý cứng nhắc, độc đoán sẽ làm nhân viên sợ hãi, thụ động và thờ ơ hoặc chống đối lại lãnh đạo. Nhân viên làm việc không còn niềm đam mê và họ sẽ bỏ doanh nghiệp đi bất cứ lúc nào nếu tìm được nơi thích hợp hơn. VHDN làm giảm bớt các xung đột trong nội bộ doanh nghiệp. Được làm việc trong một môi trường văn hóa tốt, các thành viên chia sẻ các giá trị lợi ích giống nhau, chắc chắn họ sẽ hợp tác trên tinh thần đoàn kết, nhất trí và làm việc trong sự tương trợ lẫn nhau. Khi xảy ra những mâu thuẫn, họ dễ dàng xử lý theo cách phù hợp và ôn hòa nhất. Giảm được xung đột, tinh thần làm việc của nhân viên sẽ được nâng cao, tập trung được thời gian, nguồn lực cho Công ty hướng tới mục tiêu chung với hiệu quả tốt hơn. VHDN tạo động lực làm việc cho nhân viên. Được làm việc trong môi trường lành mạnh, tư tưởng nhân viên sẽ thoải mái hơn, tâm trạng cũng phấn khích hơn khi bắt tay vào công việc. Nhân viên chỉ thấy được mục tiêu, định hướng và bản chất của công việc trong một nền văn hóa tích cực và điều này có ý nghĩa rất lớn đến việc nỗ lực thực hiện công việc của họ. Đồng thời, nó cũng tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo với nhân viên và giữa nhân viên với nhau. Trong môi trường làm việc như vậy, các cá nhân không chỉ nhận thấy nỗ lực làm việc của mình là cần thiết mà còn nhận thức được vai trò của mình vào nỗ lực chung của Công ty. VHDN quy tụ được sức mạnh của toàn Công ty. Nếu Công ty xây dựng được VHDN tốt thì sẽ thu hút và giữ được nhân tài, củng cố lòng trung thành của nhân viên với Công ty, và ngược lại. Thật sai lầm khi cho rằng trả lương cao sẽ giữ được nhân tài. Lương cao, nhưng không khuyến khích sự sáng tạo, nội bộ lục đục… thì nhân tài cũng “đội nón” ra đi. Nhân viên chỉ trung thành, gắn bó với Công ty khi Công ty có môi trường làm việc tốt, khuyến khích họ phát triển. Việc thu hút, giữ chân người tài là tiền đề quan trọng để Công ty có thể đi đến bến thành công. Có thể nói rằng, văn hóa doanh nghiệp là cái còn thiếu khi doanh nghiệp đã có tất cả và là cái còn lại khi doanh nghiệp không còn gì nữa. Nếu doanh nghiệp có văn hóa thì sẽ rất thuận lợi để phát triển kinh doanh và làm ăn thịnh vượng, nếu gặp khó khăn hay đi xuống thì vẫn có thể vực lại được. Nhưng không có văn hóa thì không thể cứu vãn. Như vậy, văn hóa doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng. Nó luôn tạo ra niềm tin cho nhưng người làm việc trong môi trường đó. Nó là sợi dây gắn kết giữa những con người
  • 11. trong cùng doanh nghiệp, tạo ra tiếng nói chung giữa các thành viên, và nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.