SlideShare a Scribd company logo
1 of 36
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam, máy vi tính đã và đang được đưa và sử dụng phổ biến trong hầu hết các
lĩnh vực xã hội. Tuy nhiên, máy tính hầu như mới chỉ được ứng dụng vào công việc văn
phòng, tính toán mà chưa thực sự đóng vai trò chủ đạo giúp con người trong các lĩnh vực
quản lý, tự động hóa để tăng năng suất lao động.
Tại Việt Nam còn thiếu rất nhiều những nhà phân tích, đó là những chuyên gia tin học có
thể phân tích (tìm hiểm, khảo sát…) sự hoạt dộng của công việc để thiết kế các hệ thống
tin học phục vụ công tác quản lý trong mọi lĩnh vực. Tin học hóa trong quản lý sẽ giúp
cho các nhà quản lý điều hành công việc một cách khoa học, chính xác và hiệu quả.
Trong những năm gần đây, các chương trình quản lý không còn xa lạ với các cơ
quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp …Quản lý đã xâm nhập vào lĩnh vực đời
sống xã hội như: Quản lý nhân sự , quản lý lương … trong các cơ quan, quản lý chương
trình đào tạo, quản lý điểm học sinh sinh viên , quản lý thư viện trong các trường đại học
cao đẳng và trung học phổ thông…
Đặc biệt trong giáo dục & đào tạo, công tác quản lý điểm sinh viên trong quá trình học
tập là rất phức tạp và đòi hỏi độ chính xác cao. Đảm bảo khi mỗi sinh viên tốt nghiệp
cũng như sinh viên đang học tập thì điểm học tập các môn học phản ánh cả một quá trình
phấn đấu rèn luyện. Trong suốt quá trình học tập điểm học tập của các môn học và điểm
thi tốt nghiệp là cơ sở để xếp loại đánh giá chất lượng sinh viên. Do đó công tác quản lý
điểm sinh viên đòi hỏi phải có sự thống nhất và tuyệt đối chính xác giúp cho các cơ quan
quản lý có điều chỉnh hợp lý, kịp thời về phương pháp quản lý và kế hoạch đào tạo.
Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy môn Phân tích thiết kế hệ
thống thông tin có rất nhiều ưu điểm và thế mạnh. Do đó chúng tôi quyết định chọn đề tài
“ Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý điểm sinh viên” dưới sự hướng dẫn của
giảng viên Nguyễn Thị Nga giáo viên bộ môn Phân tích thiết kê hệ thống thông tin để
nghiên cứu khoa học.
2. Mục đích nghiên cứu
Củng cố và bổ sung kiến thức đã học về môn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin.
Nhằm rèn luyện kỹ năng phân tích và thiết kế hệ thống thông tin.
Tập làm quen với việc nghiên cứu khoa học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý điểm sinh viên.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu về bộ môn phân tích thiết kế hệ thống thông tin, từ đó phân tích và thiết kế hệ
thống quản lý điểm sinh viên
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu và tham khảo một số tài liệu liên quan tới môn Phân tích thiết kế hệ
thống thông tin, tiến hành phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý điểm sinh viên.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp.
- Phương pháp quan sát, tiềm hiểu nghiệp vụ quản lý điểm sinh viên trong thực tế.
6. Cấu trúc đề tài
Đề tài bao gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận, trong đó phần nội
dung gồm 4 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận: Tổng quát lại những kiến thức chuyên môn và những kiến
thức từ thực tế để là cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu
- Chương 2: Khảo sát và đánh giá: Khảo sát và phân tích hiện trạng của hệ thống quản
lý điểm cũ trong các trường đại học, đưa ra đánh giá ưu nhược điểm và đề xuất mục tiêu
cho hệ thống mới.
- Chương 3: Phân tích thiết kế hệ thống: Nhằm đi sâu chi tiết vào các chức năng của
hệ thống. Từ đó xây dựng sơ đồ tổ chức, biểu đồ phân cấp chức năng, biểu đồ luồng dữ
liệu.
- Chương 4: Phân tích hệ thống về dữ liệu: Phân tích dữ liệu cho ta cách thức tổ
chức và truy cập dữ liệu hiệu quả nhất. Từ đó xác định các thực thể, kiểu thực thể, các
thuộc tính và xây dựng mô hình thực thể liên kết cho hệ thống.
Phần Nội Dung
Chương 1: Cơ sở lý luận
1. Đại cương về hệ thống thông tin
1.1 Khái niệm
- Hệ thống thông tin là tập hợp các thành phần được tổ chức thống nhất, có chức
năng thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp thông tin, giúp các nhà quản lý quản lý tốt cơ sở
của mình, trợ giúp ra quyết định hoạt động kinh doanh (mang lại lợi ích cho tổ chức). Hệ
thống thông tin là một trong những ngành mũi nhọn của công nghệ thông tin, đã có nhiều
ứng dụng trong quản lý kinh tế, đặc biệt là quản lý các doanh nghiệp, quản lý điểm,...mặc
dù hiện nay có khá nhiều ngôn ngữ lập trình và hệ quản trị cơ sở dữ liệu cũng như các
phần mềm quản lý, song đối với một hệ thống quản lý lớn được vận dụng ngay các phần
mềm đó là một vấn đề gặp không ít khó khăn.
- Hệ thống nghiệp vụ là một loại hệ thống bao gồm các hoạt động kinh doanh, dịch
vụ chẳng hạn như sản xuất, phân phối, lưu thông các sản phẩm, các hoạt động giáo dục y
tế,…
- Phân tích thiết kế hệ thống thông tin là phương pháp luận, để xây dựng và phát
triển hệ thống thông tin bao gồm các lý thuyết, mô hình, phương pháp và các công cụ sử
dụng trong quá trình phân tích và thiết kế hệ thống.
1.2 Nhiệm vụ và vai trò của hệ thống thông tin
- Chức năng chính của hệ thống thông tin là xử lí thông tin của hệ thống nghiệp vụ.
Quá trình xử lý thông tin như một mô hình hộp đen bao gồm: Bộ xử lý, thông tin đầu
vào, thông tin đầu ra và thông tin phản hồi cần thiết của hệ thống.
- Nhiệm vụ của hệ thống thông tin:
· Về đối ngoại: Hệ thống thông tin thu nhận thông tin từ môi trường bên ngoài và đưa
thông tin ra môi trường bên ngoài.
· Về đối nội: Hệ thống thông tin là cầu nối liên lạc giữa các bộ phận của hệ nghiệp vụ.
- Vai trò của hệ thống thông tin: Đóng vai trò trung gian giữa hệ thống nghiệp vụ và
môi trường, giữa hệ thống con quyết định và hệ thống con tác nghiệp. Ngoài ra hệ thống
thông tin còn cung cấp thông tin cho các hệ thống quyết định và tác nghiệp.
1.3 Các thành phần của hệ thống thông tin
- Dữ liệu: Chứa trong các tập tin và CSDL, là thành phần quan trọng của mọi hệ
thống thông tin.
- Quá trình: Các công việc mà người sử dụng, người quản lý và nhân viê phải thực
hiện với hệ thống thông tin.
- Phần cứng: là lớp vật lý của hệ thống thông tin.
- Phần mềm:
· Phần mềm hệ thống: Điều khiển phần cứng và các phần mềm khác.
· Phần mềm ứng dụng: Các chương trình xử lý dữ liệu để tạo ra thông tin.
- Con người: Người sử dụng hệ thống, là người cho/ nhận thông tin đối với hệ thống.
· Người sử dụng bên trong: Người quản lý, kỹ thuật viên.
· Người sử dụng bên ngoài: Khách hàng, nhà cung cấp.
1.4 Vòng đời phát triển hệ thống thông tin điển hình
- Khảo sát hệ thống và xác lập dự án
- Phân tích hệ thống Thiết kế hệ thống
- Triển khai
- Vận hành và bảo trì
1.5 Hoạt động của hệ thống thông tin
2. Phân tích hệ thống về chức năng
Phân tích trên xuống (Top-down) phương pháp phân tích này áp dụng cho việc xây
dựng hai loại biểu đồ liên quan đến chức năng xử lí: biểu đồ phân cấp chức năng và biểu
đồ luồng dữ liệu.
2.1 Biểu đồ phân cấp chức năng (BPC)
Biểu đồ phân cấp chức năng chỉ ra các chức năng của hệ thống cần được xây dựng và
quá trình triển khai biểu đồ luồng dữ liệu.
Thành phần của biểu đồ BPC: Bao gồm các chức năng và các đường kết nối giữa các
chức năng theo nguyên tắc phân rã.
Đặc điểm của biểu đồ BPC:
- Cho ta cách nhìn khái quát nhất về chức năng của hệ thống
- Biểu đồ BPC rất dễ thành lập do biểu đồ đơn giản
- Biểu đồ mang tính chất tĩnh
- Biểu đồ BPC rất gần gũi với sơ đồ tổ chức nhưng ta không đồng nhất nó với sơ
đồ tổ chức
2.2 Biểu đồ luồng dữ liệu (BLD)
Mục đích: Nhằm tập hợp các chức năng và luồng thông tin trong hệ thống, nó xác
định các mối quan hệ trước sau trong tiến trình xử lí.
Biểu đồ này dựa vào phương pháp phát triển hệ thống có cấu trúc bao gồm 3 kĩ thuật
phân tích chính: sơ đồ luồng dữ liệu, từ điển định nghĩa dữ liệu là đặc tả quá trình xử lí.
BLD là công cụ chính của quá trình phân tích, nhằm mục đích trao đổi phân
tích thiết kế và tạo lập dữ liệu BLD hỗ trợ 4 hoạt động chính : phân tích, thiết kế, truyền
thông, siêu dữ liệu.
Các mức diễn tả của biểu đồ luồng dữ liệu BLD được mô tả như sau:
- Hệ thống cần thực hiện các chức năng nào?
- Sự liên quan giữa các chức năng?
- Hệ thống cần truyền đi cái gì?
- Các đầu vào nào cần truyền tới đầu ra nào?
- Hệ thống cần thực hiện dạng công việc nào?
- Hệ thống lấy thông tin ở đâu để làm việc?
- Và nó gửi kết quả công việc tới đâu?
Các thành phần của biểu đồ: chức năng xử lí, luồng dữ liệu, kho dữ liệu, tác nhân
ngoài, tác nhân trong.
2.3 Đặc tả chức năng
Mô tả chức năng của hệ thống theo các kí pháp quy định thống nhất giữa người thiết
kế và người xây dựng, người dùng.
Một đặc tả gồm 2 phần: Phần đầu đề và phần thân (mô tả nội dung xử lí)
Các phương tiện có thể sử dụng để đặc tả chức năng :
- Từ điển dữ liệu
- Các biểu đồ,lược đồ, sơ đồ khối
- Các công thức phương trình toán học
- Các bảng, cây quyết định
2.4 Xây dựng biểu đồ phân cấp chức năng BPC
BPC là biểu đồ mô tả tĩnh. Bằng kĩ thuật phân mức ta xây dựng biểu đồ dưới dạng
cây. Trong đó mỗi nút tương ứng với một chức năng
Tại giai đoạn khảo sát sơ bộ hệ thống ta liệt kê các chức năng của hệ thống. Các chức
năng được phân thành từng nhóm chức năng có liên quan với nhau và chúng được xếp
gần nhau. Các chức năng được đánh theo thứ tự và theo nhóm
2.5 Xây dựng biểu đồ luồng dữ liệu (BLD)
BLD mô tả các chức năng của hệ thống theo tiến trình. Nó là biểu đồ động để diễn tả
chức năng xử lí và dữ liệu
Phương pháp cấu trúc biểu đồ luồng dữ liệu: biểu đồ luồng dữ liệu đối với hệ thống
nhỏ, đơn giản thông thường được xây dựng dễ dàng, không cồng kềnh, dễ xem xét. Tuy
nhiên đối với hệ thống lớn phức tạp nên theo các hướng dẫn mang tính nguyên tắc đơn
giản để có một biểu đồ tốt.
3. Phân tích hệ thống về dữ liệu
3.1 Mô hình thực thể liên kết
- Là công cụ thành lập lược đồ dữ liệu hay gọi là biểu đồ cấu trúc dữ liệu (BCD)
nhằm xác định khung khái niệm về các thực thể, thuộc tính, và mối liên hệ ràng buộc
giữa chúng. Mục đích của mô hình là xác định: dữ liệu nào cần xử lí, mối liên hệ nội tại
cấu trúc giữa các dữ liệu.
- Phương pháp thực hiện xây dựng lược đồ cấu trúc được thể hiện qua 2 cách tiếp cận
cơ bản và chúng hỗ trợ cho nhau: phương pháp mô hình thực thể liên kết và mô hình
quan hệ.
- Chúng ta sử dụng phân tích là:
+ Mô hình thực thể liên kết E/R mở rộng
+Mô hình thực thể liên kết E/R kinh điển.
+Mô hình thực thể liên kết E/R hạn chế.
Thực thể và kiểu thực thể:
- Thực thể là một đối tượng được quan tâm đến trong một tổ chức, một hệ thống,
nó có thể là đối tượng cụ thể hay trừu tượng. Thực thể phải tồn tại, cần lựa chọn có lợi
cho quản lí và phân biệt được.
- Kiểu thực thể là tập hợp các thực thể hoặc một lớp các thực thể có cùng đặc
trưng, cùng bản chất. Thể hiện thực thể là một thực thể cụ thể, nó là một phần trong tập
hợp hay lớp của kiểu thực thể. Sau này trong các ứng dụng để tránh sử dụng nhiều khái
niệm ta đồng nhất thực thể và kiểu thực thể.
Liên kết và kiểu lên kết
- Liên kết là sự kết nối có ý nghĩa giữa hai hay nhiều thực thể phản ánh một sự ràng
buộc về quản lí.
- Kiểu liên kết là tập hợp các liên kết cùng bản chất. Các kiểu thực thể có thể tồn
tại nhiều mối liên kết, mỗi mối liên kết xác định một tên duy nhất.
Các kiểu liên kết:
- Liên kết một - một (1-1)
- Liên kết một - nhiều (1- n)
- Liên kết nhiều - nhiều (n - n)
Các thuộc tính: Là giá trị thể hiện một đặc điểm nào đó của một thực thể hay một
liên kết. Có 4 thuộc tính:
- Thuộc tính tên gọi
- Thuộc tính mô tả
- Thuộc tính kết nối
- Thuộc tính khóa
Thành lập BCD theo mô hình thực thể liên kết: để xây dựng biểu đồ BCD trước tiên
ta phải thu nhập thông tin theo 3 yếu tố:
- Kiểu thực thể: Các tài nguyên, các giao dịch và các thông tin đã cấu trúc hóa.
- Phát hiện các kiểu liên kết: Ghi nhận những kiểu liên kết có ích cho công tác quản
lí và các liên kết giữa các kiểu thực thể.
- Phát hiện các thuộc tính: Mỗi một thực thể bao gồm một số thuộc tính nhất định
và phân 3 loại thuộc tính phổ biến thuộc tính khóa nhận diện, thuộc tính mô tả, thuộc tính
kết nối.
3.2 Quy trình xây dựng mô hình E- R
Bước 1: Liệt kê các đăc trưng của nó, chính xác hoá và lựa chọn thông tin của các hồ sơ.
Bước 2: Đã có một danh sách các thuộc tính được chính xác hoá, chọn lọc
- Tìm thực thể và các thuộc tính của nó.
- Loại các thuộc tính được chon khỏi danh sách các thuộc tính.
Bước 3: Xác định các mối quan hệ giữa các thực thể dã xác định ở bước 2.
Bước 4: Vẽ sơ đò mô hình E-R và xác định bản số cho các thực thể tham gia vào trong
các quan hệ. trước hết vẽ thực thể, sau đó vẽ mối quan hệ.
Bước 5: Chuẩn hoá sơ đồ và thu gọn sơ đồ. Sau khi vẽ sơ đồ ta có thể chuẩn hoá sơ đồ
nếu trong đó có các thuộc tính lặp.
3.3 Mô hình quan hệ
Mô hình thực thể liên kết được trình bày ở trên có một số nhược điểm, trong đó đang
chú ý nhất đó là việc dư thừa dữ liệu trong các thực thế mà ta đã xây dựng. Chính vì thế,
việc lập ra một mô hình quan hệ sẽ góp phần làm giảm đi sự cồng kềnh về mặt dữ liệu.
Chuyển từ mô hình thực thế liên kết sang mô hình quan hệ chính là sự chuẩn hoá làm
giảm đi dữ liệu đó.
v Chuẩn hoá
§ Định nghĩa : Chuẩn hoá là sự phân rã không làm mất mát thông tin của một quan hệ R
thành một tập hợp các quan hệ ở dạng chuẩn 3NF.
§ Thực hiện chuẩn hoá dần dần từ lNF -> 2NF -› 3NF
Đưa về dạng chuẩn lNF : Thực hiện tách các thuộc tỉnh lặp.Chọn khoá cho nó. Nhóm các
thuộc tính đơn toạ thành một quan hệ. Chọn khoá cho nó. Nhóm các thuộc tính lặp tách
ra, tăng thêm khoá của quan hệ trên tạo thành một quan hệ. Chọn khoá cho các quan hệ
này, thường là khoá bội, trong đó khoá của quan hệ trên là một thành phần.
Đưa về dạng chuẩn 2NF : Thực hiện tách các thuộc tỉnh phụ thuộc hàm vào một phần của
khóa. Nhóm thuộc tính không bị tách tạo thành một quan hệ với khoá như cũ. Mỗi nhóm
tách ra (gồm các thuộc tính cũng phụ thuộc vào một phần thuộc tỉnh nào đó của khoá)
cộng thêm các thuộc tính mà chúng phụ thuộc tạo thành một quan hệ với khoá là các
thuộc tính được thêm này.
Đưa về dạng chuẩn 3NF : Thực hiện tách các nhóm thuộc tỉnh phụ thuộc một hay một số
các thuộc tinh ngoài khoá. Nhóm thuộc tỉnh còn lại tạo thành một quan hệ với khoá như
cũ. Thực hiện như với chuẩn hoá 2NF.
v Phương pháp lập lược đồ dữ liệu theo mô hình quan hệ
§ Thành lập danh sách các thuộc tính, gọi là danh sách xuất phát. Có thể xem đây là một
quan hệ với một ý nghĩa khái quát nào đó. Có 2 cách để tiếp cận danh sách xuất phát:
+Tập hợp các thông tin cơ bản phát hiện trong một phạm vi điều tra.
+Xuất phát từ một cái ra của hệ thống.
§ Tu chỉnh lại danh sách xuất phát
+Loại bỏ bớt các tên đồng nghĩa.
+Loại bỏ các thuộc tính tính toán.
+Kết nạp thêm các thuộc tính dùng để tính toán.
+Có thể thay thế các thuộc tính không đơn thành thuộc tỉnh đơn.
§ Tìm các phụ thuộc hàm trong danh sách các thuộc tính.
+Trước hết là khả năng có các phụ thuộc hàm giữa từng cặp các thuộc tỉnh trong danh
sách.
+Sau đó xét phụ thuộc hàm có vế trái 2,3…thuộc tỉnh.
§ Tiến hành chuẩn hoá dựa trên các phụ thuộc hàm đã được thành lập ở trên, dựa trên
phương pháp chuẩn hoá đã biết ở trên. Kết quả thu được là một tập các lược đồ quan hệ ở
dạng chuẩn 3NF.
§ Lặp lại các bước trên cho đến khi quét sạch hết phạm vi khảo sát. Ta được tập lược đồ
quan hệ 3NF.
§ Tập hợp tạo thành một lược đồ quan hệ.
Chương 2: Khảo sát và đánh giá hệ thống
1. Mô tả hệ thống
Hệ thống quản lý điểm nói chung là 1 trong những khâu quan trọng bậc nhất trong
quá trình đào tạo.Hệ thống quản lý điểm trong đa số các trường đại học hiện nay được mô
tả theo cách tổng quát như sau:
Trong quá trình học tập mỗi lần thi kết thúc học phần của mỗi môn học,các điểm thi
thường kỳ sẽ do giáo viên bộ môn chấm điểm vào nộp lại cho giáo vụ khoa để cập nhật
điểm cho sinh viên. Quá trình này sẽ được thông qua trưởng khoa và phòng đào tạo kiểm
tra và xét duyệt để đưa lên trang web điểm của nhà trường.
Điểm của sinh viên là số liệu quan trọng, đặc trưng nhất để đánh giá năng lức học
tập của sinh viên theo từng giai đoạn. Số điểm của sinh viên có thể coi là bản gốc để xem
xét, đánh giá kết quả học tập của sinh viên đó. Đồng thời,số điểm cũng là một tài liệu
chuẩn để hiệu chỉnh các loai số liệu ở các sổ sách khác khí có sai sót, nhầm lẫn.
Sau mỗi kỳ học, phòng đào tạo chịu trách nhiệm tính điểm trung bình năm và in ra
danh sách sinh viên theo từng lớp. Căn cứ vào điểm này sẽ xếp loại ra sinh viên đạt học
bổng, thi lại, học lại. Đồng thời,cập nhật danh sách điểm nếu có thay đổi về sĩ số lớp, học
lại. Phòng đào tạo phải lưu trữ lại danh sách điểm vào CSDL của trường. . Thông qua
công tác quản lý mà có thể có hồ sơ cụ thể vể kết quả học tập rèn luyên của sinh viên khi
ra trường.
2. Khảo sát hệ thống và phân tích hiên trạng
Theo khảo sát thực tế tại trường Đại Học Thành Đô nhiều trường đại học, học viện
khác, hệ thống quản lý điểm sinh viên trên khảo sát bao gồm 3 bộ phận chung , hoạt động
có mối liên quan chặt chẽ với nhau:
- Bộ phận quản lý đào tạo: Cập nhật môn học, xây dựng chương trình đào tạo toàn
khóa, lập thời khóa biểu cho từng khóa và phân công giáo viên giảng dạy cho từng lớp
đảm bảo các môn học không bị chồng chéo.
-Bộ phận quản lý sinh viên: bộ phận này có nhiệm vụ quản lý hồ sơ sinh viên trong
suốt quá trình sinh viên học tập tại trường, đảm bảo các công việc có liên quan đến sinh
viên như khi có khóa học mới nhập trường thì bộ phận này tiến hành cập nhật danh sách
sinh viên khóa mới, danh sách ngành học, khóa học cho sinh viên, thực hiện việc cập
nhật chuyển lớp, tách lớp, dừng học, thôi học. Đồng thời bộ phận này cũng làm nhiệm vụ
lưu hồ sơ của những sinh viên đã ra trường và lưu lại vào máy tính. Bộ phận này được sử
dụng một PC có cài đặt hệ chương trình gọi là Hồ sơ sinh viên(HSSV) trợ giúp các việc
như cập nhật viêc thêm sửa. xóa thông tin của sinh viên
-Bộ phận quản lý điểm: Cập nhật điểm từng môn khi kết thúc môn học, học kỳ khi
cập nhật có kiểm tra môn học đó. Cập nhật điểm rèn luyện của sinh viên. Tính điểm trung
bình chung học tập của mỗi học kỳ, của cả năm học. Sau đó bộ phận này sẽ thống kê toàn
bộ kết quả học tập của các sinh viên theo từng học kỳ và toàn khóa học. Đồng thời thống
kê báo cáo danh sách sinh viên thi lại, học lại, thôi học, học bổng…dựa trên các quy định
của phòng đào tạo và điểm trung bình chung của sinh viên. Chuyển kết quả cho các cán
bộ khác và sinh viên. Bộ phận này cũng có một máy tính trên đó cài đặt hệ chương trình
Nhập điểm trợ giúp việc cập nhật điểm và in ra các phiếu điểm cho từng lớp và cho từng
cá nhân.
3. Quy trình xử lý
Khi sinh viên mới nhập trường thì bộ phận quản lý sinh viên tiến hành cập nhật hồ
sơ sinh viên mới, lưu các thông tin chi tiết về sinh viên trong tệp Hồ sơ sinh viên. Để làm
việc này bộ phận quản lý sinh viên phải căn cứ vào hồ sơ dự tuyển và hồ sơ nhập học lấy
những thông tin cần thiết lưu vào bảng HSSV và tiến hành làm thẻ SV cho sinh viên .
Sau khi đã có đầy đủ thông tin của từng sinh viên,bộ phận này sẽ tiến hành phân lớp tách
lớp theo các chuyên ngành đã đăng kí từ đầu , in danh sách sinh viên của từng lớp và gửi
danh sách đó cho bộ phận quản lý sinh viên cập nhật danh sách lớp cho các sinh viên.
Đồng thời bộ phận này sẽ cập nhật danh mục môn học, cập nhật danh mục khoa, lớp học,
loại hình đào tạo. Sau khi đã phân lớp, tách lớp xong bộ phận đào tạo lập kế hoạch đào
tạo toàn khoá và kế hoạch giảng dạy từng kỳ cho từng lớp như: phân công giáo viên chủ
nhiệm, các môn học trong học kỳ, giáo viên giảng dạy cho từng môn học, phân công
phòng học và khu vực học.
Mỗi giáo viên bộ môn sẽ phụ trách một số lớp. Kết thúc môn học giáo viên tổ chức
thi. Giáo viên ra đề sau đó đưa cho bộ phận đào tạo để kiểm duyệt đề. Sau khi tổ chức thi
xong giáo viên đánh giá cho điểm từng sinh viên và ghi vào phiếu điểm của lớp đó, kí
xác nhận và gửi cho bộ phận quản lý điểm. Bộ phận quản lý điểm tiến hành cập kiểm tra
xem xét, nếu không có gì sai sót sẽ cập nhật từng điểm từng môn cho từng sinh viên vào
bảng DSSV. Điểm này sẽ được ghi là điểm lần 1 của sinh viên với môn học đó. Đồng
thời bộ phận này sẽ gửi một bản sao phiếu điểm cho từng lớp học thông qua giáo viên
chủ nhiệm. Đối với các sinh viên có điểm chưa đạt phải thi lần tiếp theo kế hoạch của
phòng đào tạo. Giáo viên tiến hành tổ chức thi lần tiếp theo cho các sinh viên đó
và đánh giá cho điểm vào phiếu điểm riêng gửi cho bộ phận quản lý điểm để bộ phận
này cập nhật lại điểm cho các sinh viên đó. Đối với các sinh viên thi lần 2 chưa đạt thì
phải học lại môn học đó.
Mỗi một kỳ trường sẽ tổ chức thi và học thành 2 đợt, sau mỗi một đợt bộ phận
quản lý điểm đều tính điểm trung bình của đợt đó để đánh giá sơ bộ kết quả học tập của
từng sinh viên, từng lớp, từng khoa và phục vụ một số công tác khác. Cuối mỗi kỳ học,
bộ phận quản lý điểm lại tính điểm trung bình chung học kỳ cho từng sinh viên, thực
hiện thống kê kết quả học tập của từng sinh viên. Đồng thời bộ phận này sẽ nhận phiếu
điểm rèn luyện từ giáo viên chủ nhiệm các lớp để sau đó dựa vào các quy tắc tính toán và
tiêu chuẩn xét mà phòng đào tạo đưa ra để xét việc: học bổng, thi lại. Thống kê các sinh
viên học lại. thi lại gửi cho phòng đào tạo để có kế hoạch học lại, thi lại cho các sinh viên
đó. Kết thúc năm học bộ phận quản lý điểm sẽ đưa ra danh sách những sinh viên được
học bổng, bị học lại và lưu ban. Các sinh viên bị lưu ban sẽ được phòng đào tạo xếp vào
lớp mới ở khóa dưới.
Sau khi hoàn thành khóa học bộ phận quản lý điểm sẽ dựa vào điểm học tập và
điểm rèn luyện của các sinh viên mà lập ra danh sách những sinh viên được làm luận văn
tốt nghiệp và thi tốt nghiệp. Sau khi có điểm bảo vệ luận văn và điểm thi tốt nghiệp thì bộ
phận này sẽ cập nhật điểm này vào bảng điểm của từng sinh viên, sau đó sẽ tính điểm
trung bình chung và cuối cùng sẽ xem xét sinh viên tốt nghiệp loại gi, và những sinh viên
nào còn bị nợ môn không đủ điều kiện thi tốt nghiệp. Sau đó gửi cho phòng đào tạo cấp
bằng cho các sinh viên đủ điều kiện ra trường và lập kế hoạch cho sinh viên không đủ
điều kiện tốt nghiệp học và trả nợ các môn. Đối với các sinh viên tốt nghiệp ra trường, bộ
phận quản lý điểm in bảng điểm cá nhân. tổng kết toàn bộ kết quả học tập trong từng
khoá học gửi cho từng sinh viên. Đồng thời in bằng tốt nghiệp ra trường cho các sinh
viên theo kết quả xét của từng khoa.
4. Quy tắc quản lý
Sau khi học xong một môn học nào đó sinh viên sẽ phải thi kết thúc môn học.
Điểm của lần thi này sẽ là điểm tổng kết của môn học đó. Trong quá trình học môn đó sẽ
có 2 bài kiểm tra. Điểm của 2 bài kiểm tra này là cơ sở để đánh giá kết quả học tập. Nếu
một trong 2 bài kiểm tra đó mà sinh viên không đạt yêu cầu (điểm kiểm tra dưới 5) sẽ bị
đình chỉ thi và phải học lại môn này cùng khóa dưới.
Trong quá trình thi kết thúc môn học nếu sinh viên bỏ thi ở kì thi chính, nếu không
có lý do chính đáng thì coi như bỏ thi lần 1 và nhận điểm 0 ở lần thi đó. Sinh viên không
thi hoặc chưa đạt yêu cầu ở lần thi chính đối môn học nào đó được quyền thi lại ở kì thi
phụ kế tiếp. Nếu trong đợt thi này sinh viên đạt yêu cầu thì điểm sẽ được cập nhật trên
bảng điểm. Còn nếu trong lần thi lại đó sinh viên vẫn không đạt yêu cầu thi sinh viên đó
phải học lại cùng khóa dưới vào năm sau.
Điểm thi kết thúc môn học: điểm thi sau từng môn học được tính theo thang điểm
từ 0->10. Nếu điểm thi bị dưới 5 sinh viên phải thi lại theo thời khóa biểu của phòng đào
tạo
-Điểm trung bình chung cuối kỳ: Được lấy tròn đến 2 chữ số thập phân. Kết quả
học tập của mỗi sinh viên cuối kỳ hoặc cuối năm học, cuối khóa học được đánh giá qua
các số liệu sau:
ü Số học phần đã được tích lũy trong suốt quá trình học
ü Điểm thi kết thúc của từng môn(Điểm thi)
ü Hệ số của mỗi học phần được lấy bằng Đơn vị học trình cơ bản chứa trong học phần.
ü Do vậy điểm trung bình chung cuối kỳ sẽ được tính theo bằng:
∑ (Điểm thi
kết thúc mỗi môn học * số đơn vị học trình của môn)
∑ (Số học phần đã tích lũy được)
- Xét học bổng: Việc xét học bổng được căn cứ vào 3 tiêu chuẩn sau:
ü Điểm chung bình chung bình chung thi lần 1 của học kỳ
ü Không có điểm 5
ü Kết quả rèn luyện phải đạt từ loại khá trở lên
ü Không vi phạm kỷ luật
Căn cứ vào 3 chỉ tiêu trên, cuối học kỳ nhà trường dựa vào kết quả học tập của sinh viên
để xét các mức học bổng:
ü Loại xuất sắc: Điểm chung bình chung + điểm rèn luyện từ 9.00 trở lên đạt học bổng
loại A(Loại A: 240.000đ *5.5 tháng học)
ü Loại giỏi: Điểm chung bình chung + điểm rèn luyện từ 8.00 đến 8.99 đạt học bổng loại
B (Loại B: 180.000đ *5.5 tháng học)
ü Loại khá : Điểm chung bình chung + điểm rèn luyện từ 7.50 đến 7.99 đạt học bổng loại
C(Loại C : 120.000đ *5.5 tháng học).
-Xét lưu ban : Sinh viên bị lưu ban trong các trường hơp sau:
ü Có điểm trung bình chung của cả hai kỳ liên tiếp hoặc 3 học kỳ bất kỳ dưới 5.
ü Số đơn vị học trình thi lại lần 2 không đạt là 10 trình.
-Xét thôi học: Sinh viên tự ý bỏ học, vi phạm nghiêm trọng các quy chế của nhà
trường hoặc bị 2 lần lưu ban liên tiếp nhau
Bằng tốt nghiệp: Cấp theo ngành đào tạo, trên ngành có ghi rõ tên ngành đào tạo, loại
hình đào tạo và hạng tốt nghiệp. Hạng tốt nghiệp được xác định căn cứ vào điểm trung
bình chung tích lũy của các học phần trong toàn khóa học. Điểm cuối cùng để tính trung
bình chung toàn khóa học sẽ không tính những điểm không đạt yêu cầu mà chỉ tính
nhũng điểm sinh viên đã đạt yêu cầu sau khi đã trả nợ xong
ü Xuất sắc: Điểm trung bình chung từ 9.00 trở lên
ü Giỏi: Điểm trung bình chung từ 8.00 đến 8.99
ü Khá: Điểm trung bình chung từ 7.00 đến 7.99
ü Trung bình: Điểm trung bình chung từ 5.00 đến 6.99
5. Đánh giá
Từ khảo sát hiện trạng hệ thống trên tìm được điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống
cũ:
· Điểm mạnh:
- Hệ thống làm việc đơn giản.
- Kinh phí ít.
- Không phải thay đổi hệ thống máy móc ban đầu.
- Ít phụ thuộc khi có sự cố đột xuất, những tác động khách quan.
· Điểm yếu:
- Hầu hết công việc vẫn tốn nhiều thời gian trong công tác cập nhật điểm.
- Các hình thức sửa chữa, thêm mới tiến hành thủ công nên nhiều khi không đảm
bảo độ chính xác của hệ thống quản lý điểm
- Khi tìm thông tin của 1 sinh viên bất kỳ phải dò tìm lâu
- Công việc bảo quản tài liệu cũng gặp khó khăn
- Khi có yêu cầu công việc tìm kiếm và báo cáo mất nhiều thời gian
- Việc lưu chuyển thông tin chậm, kém hiệu quả
- Gặp khó khăn khi lượng sinh viên nhiều
- Việc quản lý rất phức tạp và mất nhiều thời gian, đòi hỏi sự tỉ mỉ
Do vậy, tin học hóa trong lĩnh vực quản lý điểm là cần thiết. Việc xây dựng hệ
thống quản lý điểm bằng máy tính dựa trên phương pháp quản lý mới, sẽ khắc phục được
những nhược điểm của hệ thống cũ để xây dựng hệ thống mới khả thi hơn.
6. Đề xuất mục tiêu của hệ thống mới
Dù là quản lý trên máy tính nhưng mô hình hoạt động cũng phải dựa vào phương pháp
quản lý truyền thống thuần túy. Quản lí điểm là một công việc hết sức quan trọng đối với
các trường học.
Công việc quản lý được xem xét trong đề tài bao gồm:
- Quản lý đào tạo.
- Quản lý sinh viên
- Quản lý điểm
- Quản lý người dùng
Chương 3: Phân tích thiết kế hệ thống về chức năng
1. Xác định yêu cầu hệ thống
1.1 Yêu cầu của hệ thống mới.
Theo tiến trình phát triển và đặc thù của công việc thì CNTT cần được áp dụng để giải
quyết các vấn đề phức tạp trong công tác quản lý và lưu trữ các báo cáo điểm theo từng
kỳ. Ngoài việc xử lý nhanh chóng, dễ dàng hơn, hệ thống quản lý mới sẽ giúp quản lý
điểm chặt chẽ, chính xác hơn, việc lưu trữ số liệu cũng gọn nhẹ hơn:
- Xem, thêm , sửa, xóa một cách dễ dàng, khoa học.
- Tìm kiếm thông tin nhanh chóng, chính xác.
- Tiết kiệm được nhiều thời gian cho người làm công tác quản lý.
- Chức năng phần quyền giúp giáo viên bộ môn có thể tự nhập điểm sinh viên mà
không cần thông qua giáo vụ.
- Hệ thống lưu trữ tất cả chi tiết về thông tin sinh viên, điểm, danh mục … Kết quả
sinh viên phải lưu trữ tối thiể là 5 năm.
- Tự động tính điểm tổng kết và in kết quả cho sinh viên.
- Thống kê chi tiết kết quả học tập của sinh viên
1.2 Yêu cầu chức năng:
Từ quy trình xử lý và quá trình đề xuất mục tiêu công việc của hệ thống, chúng tôi
xây dựng hệ thống quản lý điểm có những chức năng chính sau:
Qua nghiên cứu và khảo sát chúng tôi đã xây dựng biểu đồ phân cấp chức năng và biểu
đồ luồng dữ liệu.
1.3 Đặc tả chức năng chi tiết
Công việc chi tiết Chức năng
+ Lập kế hoạch đào tạo toàn khoá
+ Lập kế hoạch giảng dạy trong kỳ
+ Lập kế hoạch học lại, thi lại
Quản lý đào tạo
+ Cập nhật hồ sơ sinh viên
+ In thẻ sinh viên
+ Phân lớp, tách lớp.
+ Lập danh sách sinh viên theo từng lớp
+ Tra cứu hồ sơ
Quản lý sinh viên Hệ thống
quản lý
điểm
sinh viên
+ In phiếu điểm
+ Cập nhật điểm thi kết thúc môn học
+ Tổng kết tính điểm
+ Thống kê kết quả từng kỳ
+ Thống kê sinh viên thi lại
+ Thống kê sinh viên nợ môn
+ Thống kê sinh viên học bổng
+ Thống kê sinh viên lưu ban
+ In bảng điểm của sinh viên
+ Thống kê DS đăng ký thi lại, học lại
+ In bảng điểm SV tốt nghiệp
Quản lý điểm
+ Đăng nhập
+ Phân quyền người dùng
Quản lý người
dùng
(1) Kế hoạch giảng dạy trong kỳ
Tên chức năng: Kế hoạch giảng dạy trong kỳ
Đầu vào:
Ø Danh mục lớp học
Ø Danh mục ngành học
Ø Danh mục môn học
Ø Thời gian đào tạo trong từng học kỳ
Ø Chương trình đào tạo
Đầu ra:
Ø Danh sách các môn học cho từng lớp của mỗi ngành học
Ø Kế hoạch đưa ra cho từng ngành ở dạng danh sách bao gồm: Môn học, bộ môn đảm
nhiệm, khoa quản lý
Phần thân:
- Xác định năm học
- Xác định học kỳ
- Khởi tạo kế hoạch học kỳ
v Với mỗi ngành học: Với mỗi lớp học:
· Tính KH_ lớp
· Tạo danh sách môn học co trong HK=HK_lớp
· Duyệt danh sách môn học: Nếu MH đã học thì xóa môn học ngược lại tìm bộ môn
đảm nhiệm và tìm khoa quản lý
· Ghép danh sách MH, lớp, bộ môn, khoa quản lý
v Ghép danh sách Mh, lớp, bộ môn, khoa quản lý vào kế hoạch học kỳ của ngành học
- Lưu kế hoạch học kỳ
(2) Quản lý hồ sơ sinh viên
Tên chức năng: Quản lý HSSV
Đầu vào: HSSVđầy đủ dạng thô( hồ sơ dự tuyển và hồ sơ nhập học của sinh viên)
Đầu ra: HSSV đầy đủ theo chuẩn của BGD, HSSV dạng trích ngang rút gọn
chuyển cho các bộ phận khác
Phần thân:
Tên chức năng: In thẻ SV cho sinh viên mới nhập học
Đầu vào: DM lớp, HSSV, DM khoa
Đầu ra: Thẻ cho sinh viên
Phần thân:
Lặp: lấy một khoa trong danh mục khoa
Lặp: lấy một lớp trong DM lớp
Lặp: Lấy một SV trong bảng HSSV
Ghi tên khoa, tên lớp, tên sinh viên vào thẻ SV
Đến khi: hết bảng HSSV
Đến khi: hêt DM lớp
Đến khi: hết bảng DM khoa
(4) Lập danh sách sinh viên
Tên chức năng: In danh sách sinh viên
Đầu vào: DM khoá, DM lớp, DM ngành, HSSV rút gọn
Đầu ra: Danh sách sinh viên lớp
Phần thân:
(5) Cập nhật điểm thi kết thúc môn học
Tên chức năng: Cập nhật điểm thi kết khúc môn học từng lớp
Đầu vào: HSSV rút gọn, DM lớp, khoa, môn học và phiếu điểm của lớp
Đầu ra: Bảng điểm của SV theo môn_lớp, tính điểm trung bình, thống kê báo cáo
Phần thân:
(6) In phiếu điểm
Đẩu đề:
Tên chức năng: In phiếu điểm từng môn học
Đầu vào: Bảng điểm của từng môn, HSSV
Đẩu ra: Bảng điểm từng môn học của 1 lớp
Phần thân:
Sau khi đánh giá cho điểm xong thì giáo viên bộ môn sẽ gửi phiếu điểm cho bộ phận
quản lý điểm, sau khi cập nhật điểm xong bộ phân này sẽ kết hợp với bảng HSSV để
in phiếu điểm của môn học bao gồm: mã SV, tên SV, Điểm của môn học
(7) Cập nhật điểm rèn luyện
Đầu đề
Tên chức năng: Cập nhật điểm rèn luyện học kỳ_ năm học
Đầu vào: HSSV, phiếu điểm rèn luyện của sinh viên trong học kỳ_năm học
Đầu ra: Kết quả rèn luyện của sinh viên theo học kỳ_năm học chuyển cho các bộ phận
khác
Phần thân
(8) In bảng điểm cá nhân của sinh viên
Đầu đề:
Tên chức năng: In bảng điểm cá nhân của sinh viên
Đầu vào: HSSV, điểm sinh viên
Đầu ra: Bảng điểm
Phần thân
(9) Tổng kết tính điểm
Đầu đề
Tên chức năng: Tính điểm trung bình học kỳ
Đầu vào:
Ø Điểm các môn học trong học kỳ của sinh viên
Ø Số đvht của mỗi môn học
Đầu ra: Điểm trung bình học kỳ của sinh viên
(10) Thống kê sinh viên thi lại
Đầu đề:
Tên chức năng: Thống kê danh sách sinh viên thi lại các môn học
Đầu vào: DM môn học, bảng điểm
Đầu ra: Danh sách sinh viên thi lại các môn
Phần thân:
Lặp: lấy một môn học trong bảng DM môn học
Lặp: Lấy điểm môn học đó của sinh viên trong bảng điểm
Nếu: (Điểm thi lần <=4) thì lưu tên sinh viên thi lại môn học
Đến khi: hết bảng điểm
Đến khi: hêt môn học
(11) Thống kê sinh viên nợ môn
Đầu đề:
Tên chức năng: Thống kê danh sách sinh viên nợ các môn học
Đầu vào: DM môn học, bảng điểm
Đầu ra: Danh sách sinh viên học lại các môn học
Phần thân:
Lặp: lấy một môn học trong bảng DM môn học
Lặp: Lấy điểm môn học đó của sinh viên trong bảng điểm
Nếu: (Điểm thi lần 1<=4) và (Điểm lần 2,3 Null)
Hoặc (Điểm lần 1, lần 2 <=4) thì lưu tên sinh viên học lại môn
Đến khi: hết bảng điểm
Đến khi: hết môn học
(12) Thống kê sinh viên học bổng
Đầu đề:
Tên chức năng: Thống kê danh sách sinh viên được học bổng trong học kỳ
Đầu vào: Hồ sơ sinh viên, điểm tổng kết học kỳ, điểm rèn luyện quy tắc xét do phòng
đào tạo đưa ra
Đầu ra: Danh sách sinh viên được học bổng trong học kỳ
Phần thân:
Lặp: Lấy một sinh viên trong bảng HSSV
Lấy kết quả học tập học kỳ, điểm rèn luyện trong bảng điểm và phiểu điểm rèn
luyện
Ø Nếu: (Điểm TBKH+Điểm rèn luyện) >9.00 và không phải thi lại môn nào thì in SV
đạt học bổng loại A
Ø Nếu: (Điểm TBHK+Điểm rèn luyện) từ 8.00 đến 8.99 và không phải thi lại môn nào
thì in SV đạt học bổng loại B
Ø Nếu: (Điểm TBHK+Điểm rèn luyện) từ 7.0 đến 7.99 và không phải thi lại môn nào
thi in SV đạt học bổng loại C
Đến khi: hết sinh viên
(13) Thống kê sinh viên lưu ban
Đầu đề:
Tên chức năng: Thống kê danh sách sinh viên bị lưu ban
Đầu vào: DM môn học, bảng điểm,HSSV và quy tắc xét do phòng đào tạo đưa ra
Đầu ra: Danh sách sinh viên lưu ban
Phần thân:
Lặp:lấy một sinh viên trong HSSV
Lặp: lấy điểm môn học của sinh viên dựa vào DM môn học và bảng điểm
Nếu điểm môn học các lần thi đều nhỏ hơn 5 thì
Tổng số trình nợ= TST+ Số đvht môn học
Đến khi: hết môn học
Nếu tổng số trình nợ >=10 thi in tên sinh viên lưu ban
Đến khi: hết sinh viên
(14) Lập kế hoạch thi lại, học lại
Đầu đề:
Tên chức năng: Lập kế hoạch thi lại, học lại
Đầu vào:Danh sách sv thi lại, học lại và kế hoạch đào tạo trong kỳ của bộ phân quản lý
đào tạo
Đầu ra: Thời khóa biểu thi lại, học lại các môn mà sinh viên nợ
Phần thân:
Sau khi kết thúc một học kỳ bộ phận quản lý điểm sẽ gửi danh sách sinh viên học lại,
thi lại cho bộ phận quản lý đào tạo. Bộ phận quản lý đào tạo sẽ dựa trên kế hoạch đào
tạo toàn khóa để sắp xếp lịch thi lại, học lại cho sinh viên để không có sự chông chéo
của các môn học. Sau đó sẻ gửi thời khóa biểu thi lại cho sinh viên để sinh viên có thời
gian chuẩn bị
(15) In bảng điểm cá nhân cho sinh viên tốt nghiệp
Đầu đề:
Tên chức năng: In bảng điểm cá nhân cho sinh viên tốt nghiệp
Đầu vào
Ø Điểm các môn học trong toàn khóa học
Ø Điểm bảo vệ đồ án tốt nghiệp
Đầu ra: Điểm học tập của sinh viên
2. Biểu đồ phân cấp chức năng
Qua quá trình khảo sát hiện trạng và tìm hiểu yêu cầu chức năng của hệ thống mới,
chúng tôi đã xây dựng hệ thống quản lý điểm mới với 5 chức năng chính là Quản lý
người dung, Quản lý đào tạo, Quản lý sinh viên, Quản lý điểm.
Quản lý điểm
|
-------------------------------------
| | |
Quản lý người dùng Quản lý đào tạo Quản lý sinh viên
| | |
---------------- ------------- -------------
| | | | | |
Đăng nhập Tạo tài khoản Tạo lớp học Thêm sinh viên Thêm điểm
Xóa tài khoản Xóa lớp học Sửa thông tin Sửa điểm
Thêm học phần Xóa sinh viên Xóa điểm
Sửa học phần Tìm kiếm sinh viên Xem điểm
Xóa học phần
3. Biểu đồ luồng dữ liệu
v Các bước xây dựng
Bước 1: Xây dựng DFD mức khung cảnh(mức 0) xác định giới hạn của hệ thống.
Biểu đồ luồng dữ liệu mức 0 gồm một chức năng duy nhất biểu thị toàn bộ hệ thống đang
nghiên cứu, chức năng này được nối với mọi tác nhân ngoài của hệ thống. Các luồng dữ
liệu giữa chức năng và tác nhân ngoài chỉ thông tin vào ra của hệ thống
Bước 2: Xây dựng DFD mức đỉnh(mức 1) với mức đỉnh các tác nhân ngoài của hệ
thống ở mức khung cảnh được giữ nguyên với các luồng thông tin vào ra. Hệ thống được
phân rã thành các tiến trình mức đỉnh là các chức năng chính bên trong hệ thồng theo
biểu đồ phân cấp chức năng mức 1. Xuất hiện thêm các kho dữ liệu va luồng thông tin
trao đổi giữa các chức năng mức đỉnh
Bước 3: Xây dựng DFD mức dưới đỉnh( mức 2 và mức dưới 2) thực hiện phân rã
đối với mỗi tiến trình của mức đỉnh. Khi thực hiện phân rã ở mức này vẫn phải căn cứ
vào biểu đồ phân cấp chức năng để xác định các tiến trình con sẽ xuất hiện trong biểu đồ
luồng dữ liệu
3.1 Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh (mức 0)
Biểu đồ mức ngữ cảnh cho ta cái nhìn khái quát về hệ thống. Trong đó chỉ có một
chức năng duy nhất đó là hệ thống quản lý điểm. Xác nhận các tác nhân đối với hệ thống.
Tác nhân ngoài của hệ thống là Phòng đào tạo, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ
nhiệm, sinh viên. Với các luồng dữ liệu trao đổi giữa hệ thống và các tác nhân ngoài.
3.2 Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh ( mức 1)
Biểu đồ mức đỉnh miêu tả các chức năng chính của hệ thống, xác định rõ hơn mối quan
hệ giữa các tác nhân trong của hệ thống.
- Chức năng chính của hệ thống có 4 chức năng cơ bản đó là:
§ Quản lý người dùng
§ Quản lý đào tạo
§ Quản lý sinh viên
§ Quản lý điểm
- Tác nhân ngoài của hệ thống:
§ Phòng đào tạo.
§ Giáo viên bộ môn.
§ Giáo viên chủ nhiệm.
§ Sinh viên.
Trong đó còn xác định thêm kho dữ liệu : Sinh viên, danh sách sinh viên, bảng điểm,
danh mục lớp, danh mục khoa, danh mục môn học.
+------------------+
| Hệ thống quản |
| lý điểm mới |
+--------+---------+
|
+-------+--------+
| Quản lý điểm |
+-------+--------+
|
+---------------+----------------+
| | |
+--------+--------+ +----+----+ +-------+--------+
| Quản lý người | | Quản lý | | Quản lý sinh |
| dùng | | đào tạo | | viên |
+--------+-------+ +----+----+ +-------+--------+
| | |
| +-------+-------+ |
| | Kho dữ liệu | |
| +--------------+ |
| | | |
+--------+------------+ +-----------+--------+
| |
| Tác nhân |
| |
| +-----------------+ +----------------+ |
| | Phòng đào tạo | | Giáo viên bộ | |
| +-----------------+ | môn | |
| +----------------+ |
| |
| +-----------------+ +----------------+ |
| |Giáo viên chủ nhiệm| | Sinh viên | |
| +-----------------+ +----------------+ |
| |
+------------------------------------------------+
3.3 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh ( mức 2)
Từ biểu đồ mức đỉnh các chức năng được tiếp tục phân rã để có luồng dữ liệu mức
dưới đỉnh.
Đối với mỗi chức năng trên ta thành lập biểu đồ luồng dữ liệu dưới đỉnh định nghĩa và
diễn tả các chức năng đó theo cách sau:
+ Phân rã chức năng đó thành nhiều chức năng con.
+ Thay các chức năng trên bằng các chức năng con thích hợp.
+ Nghiên cứu các quan hệ của chức năng con từ đó bổ sung các luồng dữ liệu nội bộ và
các kho dữ liệu nội bộ.
+----------------------+
| Quản lý người dùng |
+----------------------+
| +Tạo tài khoản |
| +Quản lý tài khoản |
| +Phân quyền |
+----------------------+
|
+--------+--------+
| Quản lý đào tạo |
+--------+--------+
|
+------------+-----------+
| |
+------+-----+ +----------+---------+
| Quản lý | | Quản lý danh sách |
| danh mục | | lớp |
+------+-----+ +----------+---------+
| |
+---------+---------+ +---------+-----------+
| Quản lý khoa | | Quản lý danh mục môn |
+---------+---------+ | học |
| +----------+---------+
+---------+---------+ |
| Quản lý bảng điểm | +----------+---------+
+---------+---------+ | Quản lý danh sách |
| | sinh viên |
+---------+---------+ +----------+---------+
| Quản lý điểm | |
+---------+---------+ +--------+--------+
| | Sinh viên |
| +----------------+
+-----+------+
| Giáo viên |
| bộ môn |
+-----+------+
|
+-----+------+
| Giáo viên |
| chủ nhiệm |
+------------+
|
+-----+------+
| Sinh viên |
+------------+
3.3.1 Chức năng Đăng nhập
3.3.2 Chức năng quản lý đào tạo
- Chức năng chính của quản lý đào tạo là:
§ Lập kế hoạch đào tạo toàn khoá
§ Lập kế hoạch giảng dạy trong kỳ
§ Lập kế hoạch học lại, thi lại
- Tác nhân ngoài của hệ thống:
§ Phòng đào tạo.
§ Giáo viên bộ môn.
§ Sinh viên.
- Tác nhân bên trong: Quản lý điểm
Trong đó còn xác định thêm kho dữ liệu : danh mục môn học.
3.3.3 Chức năng quản lý sinh viên
- Chức năng chính của quản lý sinh viên là:
§ Cập nhật hồ sơ sinh viên
§ In thẻ sinh viên
§ Phân lớp, tách lớp.
§ Lập danh sách sinh viên theo từng lớp
- Tác nhân ngoài của hệ thống:
§ Phòng đào tạo.
§ Sinh viên.
Trong đó còn xác định thêm kho dữ liệu : Danh sách sinh viên, Danh mục lớp, danh
mục khoa
3.3.4 Chức năng quản lý điểm
- Chức năng chính của quản lý điểm là:
§ In phiếu điểm
§ Cập nhật điểm thi kết thúc môn học
§ Tổng kết tính điểm
§ Thống kê kết quả từng kỳ
§ Thống kê sinh viên thi lại
§ Thống kê sinh viên nợ môn
§ Thống kê sinh viên học bổng
§ Thống kê sinh viên lưu ban
§ In bảng điểm của sinh viên
§ Thống kê DS đăng ký thi lại, học lại
§ In bảng điểm SV tốt nghiệp
- Tác nhân ngoài của hệ thống:
§ Phòng đào tạo.
§ Giáo viên bộ môn
§ Giáo viên chủ nhiệm
§ Sinh viên.
- Tác nhân trong của hệ thống: Quản lý đào tạo
Trong đó còn xác định thêm kho dữ liệu : Danh sách sinh viên, Bảng điểm, danh
mục môn học, điểm bảo vệ đồ án.
Chương 4: Phân tích hệ thống về dữ liệu
1. Xác định các thực thể, kiểu thực thể
Để cài đặt được bài toán, chúng ta cần xác định các thực thể và các kiểu thực thể.
Đối với bài toán quản lý điểm gồm có các thực thể sau:
- Sinh viên
- Kế hoạch kỳ học
- Môn học
- Lớp
- Khoa
- Giáo viên
- Học kỳ
- Sinh viên lớp
- Phiếu điểm
- Bảng điểm cá nhân
- Bảng thống kê
2. Xác định các thuộc tính, mối liên kết giữa các kiểu thực thể
v Xác định thuộc tính:
(1) Sinh viên (Mã SV, Họ tên, Ngày sinh, giới tính,Quê quán, Họ tên bố, Nghề bố, Họ
tên mẹ, Nghề mẹ)
(2) Kế hoạch kỳ học (Mã học kỳ, Mã lớp, Mã môn, Số đvht, Phòng học, Mã giáo viên,
Tên giáo viên, Ngày thi)
(3) Môn học (Mã môn, Tên môn, Tên bộ môn, Mã khoa, Số tiết, Số đvht)
(4) Lớp (Mã lớp, Tên lớp, Tên khoa )
(5) Khoa (Mã khoa, Tên khoa)
(6) Giáo viên (Mã giáo viên, Tên giáo viên, Năm sinh, Giới tính, Học hàm, Học vị)
(7) Học kỳ (Mã học kỳ, Tên học kỳ)
(8) Sinh viên lớp ( Mã kỳ, Mã lớp, Tên lớp, Mã SV, Tên SV, Ngày sinh, Quê quán)
(9) Phiếu điểm ( Tên lớp, tên khoa, Tên môn, Số tiết, Số đvht, Mã SV, Tên sinh viên,
Ngày sinh, Điểm)
(10) Bảng điểm cá nhân (Tên khoa,Tên lớp, Mã SV, Tên SV, Mã môn, Tên môn, Điểm
lần 1, Điểm lần 2, Điểm lần 3)
(11) Bảng thống kê(Mã SV, Mã học kỳ, Mã lớp, Điểm TB, Điểm
RL)
v Mối liên kết giữa các thực thể là:
- Kiểu liên kết “thuộc”
Môn học – Khoa
Giáo viên – Khoa
Lớp – Khoa
Sinh viên lớp – Sinh viên
- Kiểu liên kết “học”
Lớp - Môn học
Sinh viên - Lớp
- Kiểu liên kêt “của”
Bảng điểm cá nhân – Sinh viên
Phiểu điểm - Lớp
Phiếu điểm –Môn học
Kế hoạch giảng dạy học kỳ -Môn học
Kế hoạch giảng dạy học kỳ - Khoa
Kế hoạch giảng dạy học kỳ - Lớp
- Kiểu liên kết “dạy”
Giáo viên – Môn học
Giáo viên – Sinh viên
- Kiểu liên kết “thống kê”
Bảng thống kê - Học kỳ
Bảng thống kê – Sinh viên
- Kiểu liên kết “Đảm nhiệm’
Giáo viên – Kế hoạch giảng dạy học kỳ
- Kiểu liên kêt “ Trong”
Sinh viên lớp - Học kỳ
3. Xây dựng mô hình quan hệ thực thể
3.1 Mô hình thực thể liên kết E/R mở rộng
v Khái quát
Các kiểu thuộc tính:
+Các kiểu thuộc tính đa trị: trong mô hình thực thể được phép dùng kiểu thuộc tính đa trị.
Nghĩa là tồn tại kiểu thuộc tính mà giá trị của nó đối với một thực thể có thể là một đây
hay một tập các giá trị.
+Các kiểu thuộc tính phức hợp: cho phép dùng kiểu thuộc tính phức hợp từ các thuộc tính
sơ đẳng, tức là sự kết hợp giữa nhiều kiểu thuộc tỉnh khác.
+Mặc định mỗi giá trị của kiểu thuộc tính phức hợp là sự ghép các giá trị của các thuộc
tỉnh sơ đắng tương ứng.

More Related Content

Similar to Đồ-Án-1.docx

C01_TongQuanPTTKHT.pdf
C01_TongQuanPTTKHT.pdfC01_TongQuanPTTKHT.pdf
C01_TongQuanPTTKHT.pdfSnMinhThun
 
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tinGiáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tinVõ Phúc
 
Giao trinh phan tich thiet ke he thong.pdf
Giao trinh phan tich thiet ke he thong.pdfGiao trinh phan tich thiet ke he thong.pdf
Giao trinh phan tich thiet ke he thong.pdfTuyenKieu5
 
Information system introduction
Information system introductionInformation system introduction
Information system introductionTuan Nguyen Van
 
PhanTichThietKeHeThongTT -CHUONG -1.pptx
PhanTichThietKeHeThongTT -CHUONG -1.pptxPhanTichThietKeHeThongTT -CHUONG -1.pptx
PhanTichThietKeHeThongTT -CHUONG -1.pptxDuyNhatNguyen3
 
thiết kế hệ thống.pdf
thiết kế hệ thống.pdfthiết kế hệ thống.pdf
thiết kế hệ thống.pdfThunNguynnh12
 
Chuong 1phuong-phap-luan-pttkht
Chuong 1phuong-phap-luan-pttkhtChuong 1phuong-phap-luan-pttkht
Chuong 1phuong-phap-luan-pttkhtnghia_790a
 
NMCNPM_14_Tuan4nhomsvk17thuchien111.pptx
NMCNPM_14_Tuan4nhomsvk17thuchien111.pptxNMCNPM_14_Tuan4nhomsvk17thuchien111.pptx
NMCNPM_14_Tuan4nhomsvk17thuchien111.pptxLnNguynThnh4
 
Bài tập lớn xây dựng phần mềm quản lý đoàn viên
Bài tập lớn xây dựng phần mềm quản lý đoàn viênBài tập lớn xây dựng phần mềm quản lý đoàn viên
Bài tập lớn xây dựng phần mềm quản lý đoàn viênnataliej4
 
Tổng Quan Về Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Tổng Quan Về Hệ Thống Thông Tin Kế ToánTổng Quan Về Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Tổng Quan Về Hệ Thống Thông Tin Kế Toánleemindinh
 

Similar to Đồ-Án-1.docx (20)

Đề tài: Quản lý nhập xuất vật tư tại công ty xây dựng Tiền Phong
Đề tài: Quản lý nhập xuất vật tư tại công ty xây dựng Tiền PhongĐề tài: Quản lý nhập xuất vật tư tại công ty xây dựng Tiền Phong
Đề tài: Quản lý nhập xuất vật tư tại công ty xây dựng Tiền Phong
 
Cơ sở lý luận về phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý khách hàng.docx
Cơ sở lý luận về phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý khách hàng.docxCơ sở lý luận về phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý khách hàng.docx
Cơ sở lý luận về phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý khách hàng.docx
 
Giao trinhpttkhttt
Giao trinhpttkhtttGiao trinhpttkhttt
Giao trinhpttkhttt
 
C01_TongQuanPTTKHT.pdf
C01_TongQuanPTTKHT.pdfC01_TongQuanPTTKHT.pdf
C01_TongQuanPTTKHT.pdf
 
Hệ thống thông tin quản lý trong doanh nghiệp và kế toán tiền mặt
Hệ thống thông tin quản lý trong doanh nghiệp và kế toán tiền mặtHệ thống thông tin quản lý trong doanh nghiệp và kế toán tiền mặt
Hệ thống thông tin quản lý trong doanh nghiệp và kế toán tiền mặt
 
Gt pttk he_thong_thong_tin
Gt pttk he_thong_thong_tinGt pttk he_thong_thong_tin
Gt pttk he_thong_thong_tin
 
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tinGiáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
 
Giao trinh phan tich thiet ke he thong.pdf
Giao trinh phan tich thiet ke he thong.pdfGiao trinh phan tich thiet ke he thong.pdf
Giao trinh phan tich thiet ke he thong.pdf
 
Đề tài: Vấn đề chung về hệ thống thông tin kế toán, HAY
Đề tài: Vấn đề chung về hệ thống thông tin kế toán, HAYĐề tài: Vấn đề chung về hệ thống thông tin kế toán, HAY
Đề tài: Vấn đề chung về hệ thống thông tin kế toán, HAY
 
Information system introduction
Information system introductionInformation system introduction
Information system introduction
 
Tuan1_pttkhtt.pptx
Tuan1_pttkhtt.pptxTuan1_pttkhtt.pptx
Tuan1_pttkhtt.pptx
 
PhanTichThietKeHeThongTT -CHUONG -1.pptx
PhanTichThietKeHeThongTT -CHUONG -1.pptxPhanTichThietKeHeThongTT -CHUONG -1.pptx
PhanTichThietKeHeThongTT -CHUONG -1.pptx
 
Baibaocao1
Baibaocao1Baibaocao1
Baibaocao1
 
thiết kế hệ thống.pdf
thiết kế hệ thống.pdfthiết kế hệ thống.pdf
thiết kế hệ thống.pdf
 
Chuong 1phuong-phap-luan-pttkht
Chuong 1phuong-phap-luan-pttkhtChuong 1phuong-phap-luan-pttkht
Chuong 1phuong-phap-luan-pttkht
 
NMCNPM_14_Tuan4nhomsvk17thuchien111.pptx
NMCNPM_14_Tuan4nhomsvk17thuchien111.pptxNMCNPM_14_Tuan4nhomsvk17thuchien111.pptx
NMCNPM_14_Tuan4nhomsvk17thuchien111.pptx
 
Đề tài: Phần mềm quản lý vật tư tại công ty phát triển Tây Hà Nội
Đề tài: Phần mềm quản lý vật tư tại công ty phát triển Tây Hà NộiĐề tài: Phần mềm quản lý vật tư tại công ty phát triển Tây Hà Nội
Đề tài: Phần mềm quản lý vật tư tại công ty phát triển Tây Hà Nội
 
Bài tập lớn xây dựng phần mềm quản lý đoàn viên
Bài tập lớn xây dựng phần mềm quản lý đoàn viênBài tập lớn xây dựng phần mềm quản lý đoàn viên
Bài tập lớn xây dựng phần mềm quản lý đoàn viên
 
Baocaochuyende
BaocaochuyendeBaocaochuyende
Baocaochuyende
 
Tổng Quan Về Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Tổng Quan Về Hệ Thống Thông Tin Kế ToánTổng Quan Về Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Tổng Quan Về Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
 

Đồ-Án-1.docx

  • 1. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam, máy vi tính đã và đang được đưa và sử dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực xã hội. Tuy nhiên, máy tính hầu như mới chỉ được ứng dụng vào công việc văn phòng, tính toán mà chưa thực sự đóng vai trò chủ đạo giúp con người trong các lĩnh vực quản lý, tự động hóa để tăng năng suất lao động. Tại Việt Nam còn thiếu rất nhiều những nhà phân tích, đó là những chuyên gia tin học có thể phân tích (tìm hiểm, khảo sát…) sự hoạt dộng của công việc để thiết kế các hệ thống tin học phục vụ công tác quản lý trong mọi lĩnh vực. Tin học hóa trong quản lý sẽ giúp cho các nhà quản lý điều hành công việc một cách khoa học, chính xác và hiệu quả. Trong những năm gần đây, các chương trình quản lý không còn xa lạ với các cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp …Quản lý đã xâm nhập vào lĩnh vực đời sống xã hội như: Quản lý nhân sự , quản lý lương … trong các cơ quan, quản lý chương trình đào tạo, quản lý điểm học sinh sinh viên , quản lý thư viện trong các trường đại học cao đẳng và trung học phổ thông… Đặc biệt trong giáo dục & đào tạo, công tác quản lý điểm sinh viên trong quá trình học tập là rất phức tạp và đòi hỏi độ chính xác cao. Đảm bảo khi mỗi sinh viên tốt nghiệp cũng như sinh viên đang học tập thì điểm học tập các môn học phản ánh cả một quá trình phấn đấu rèn luyện. Trong suốt quá trình học tập điểm học tập của các môn học và điểm thi tốt nghiệp là cơ sở để xếp loại đánh giá chất lượng sinh viên. Do đó công tác quản lý điểm sinh viên đòi hỏi phải có sự thống nhất và tuyệt đối chính xác giúp cho các cơ quan quản lý có điều chỉnh hợp lý, kịp thời về phương pháp quản lý và kế hoạch đào tạo. Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy môn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin có rất nhiều ưu điểm và thế mạnh. Do đó chúng tôi quyết định chọn đề tài “ Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý điểm sinh viên” dưới sự hướng dẫn của giảng viên Nguyễn Thị Nga giáo viên bộ môn Phân tích thiết kê hệ thống thông tin để nghiên cứu khoa học. 2. Mục đích nghiên cứu Củng cố và bổ sung kiến thức đã học về môn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin. Nhằm rèn luyện kỹ năng phân tích và thiết kế hệ thống thông tin. Tập làm quen với việc nghiên cứu khoa học. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  • 2. Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý điểm sinh viên. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu về bộ môn phân tích thiết kế hệ thống thông tin, từ đó phân tích và thiết kế hệ thống quản lý điểm sinh viên 5. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu và tham khảo một số tài liệu liên quan tới môn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin, tiến hành phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý điểm sinh viên. - Phương pháp phân tích và tổng hợp. - Phương pháp quan sát, tiềm hiểu nghiệp vụ quản lý điểm sinh viên trong thực tế. 6. Cấu trúc đề tài Đề tài bao gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận, trong đó phần nội dung gồm 4 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận: Tổng quát lại những kiến thức chuyên môn và những kiến thức từ thực tế để là cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu - Chương 2: Khảo sát và đánh giá: Khảo sát và phân tích hiện trạng của hệ thống quản lý điểm cũ trong các trường đại học, đưa ra đánh giá ưu nhược điểm và đề xuất mục tiêu cho hệ thống mới. - Chương 3: Phân tích thiết kế hệ thống: Nhằm đi sâu chi tiết vào các chức năng của hệ thống. Từ đó xây dựng sơ đồ tổ chức, biểu đồ phân cấp chức năng, biểu đồ luồng dữ liệu. - Chương 4: Phân tích hệ thống về dữ liệu: Phân tích dữ liệu cho ta cách thức tổ chức và truy cập dữ liệu hiệu quả nhất. Từ đó xác định các thực thể, kiểu thực thể, các thuộc tính và xây dựng mô hình thực thể liên kết cho hệ thống. Phần Nội Dung Chương 1: Cơ sở lý luận 1. Đại cương về hệ thống thông tin 1.1 Khái niệm
  • 3. - Hệ thống thông tin là tập hợp các thành phần được tổ chức thống nhất, có chức năng thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp thông tin, giúp các nhà quản lý quản lý tốt cơ sở của mình, trợ giúp ra quyết định hoạt động kinh doanh (mang lại lợi ích cho tổ chức). Hệ thống thông tin là một trong những ngành mũi nhọn của công nghệ thông tin, đã có nhiều ứng dụng trong quản lý kinh tế, đặc biệt là quản lý các doanh nghiệp, quản lý điểm,...mặc dù hiện nay có khá nhiều ngôn ngữ lập trình và hệ quản trị cơ sở dữ liệu cũng như các phần mềm quản lý, song đối với một hệ thống quản lý lớn được vận dụng ngay các phần mềm đó là một vấn đề gặp không ít khó khăn. - Hệ thống nghiệp vụ là một loại hệ thống bao gồm các hoạt động kinh doanh, dịch vụ chẳng hạn như sản xuất, phân phối, lưu thông các sản phẩm, các hoạt động giáo dục y tế,… - Phân tích thiết kế hệ thống thông tin là phương pháp luận, để xây dựng và phát triển hệ thống thông tin bao gồm các lý thuyết, mô hình, phương pháp và các công cụ sử dụng trong quá trình phân tích và thiết kế hệ thống. 1.2 Nhiệm vụ và vai trò của hệ thống thông tin - Chức năng chính của hệ thống thông tin là xử lí thông tin của hệ thống nghiệp vụ. Quá trình xử lý thông tin như một mô hình hộp đen bao gồm: Bộ xử lý, thông tin đầu vào, thông tin đầu ra và thông tin phản hồi cần thiết của hệ thống. - Nhiệm vụ của hệ thống thông tin: · Về đối ngoại: Hệ thống thông tin thu nhận thông tin từ môi trường bên ngoài và đưa thông tin ra môi trường bên ngoài. · Về đối nội: Hệ thống thông tin là cầu nối liên lạc giữa các bộ phận của hệ nghiệp vụ. - Vai trò của hệ thống thông tin: Đóng vai trò trung gian giữa hệ thống nghiệp vụ và môi trường, giữa hệ thống con quyết định và hệ thống con tác nghiệp. Ngoài ra hệ thống thông tin còn cung cấp thông tin cho các hệ thống quyết định và tác nghiệp. 1.3 Các thành phần của hệ thống thông tin - Dữ liệu: Chứa trong các tập tin và CSDL, là thành phần quan trọng của mọi hệ thống thông tin. - Quá trình: Các công việc mà người sử dụng, người quản lý và nhân viê phải thực hiện với hệ thống thông tin. - Phần cứng: là lớp vật lý của hệ thống thông tin. - Phần mềm: · Phần mềm hệ thống: Điều khiển phần cứng và các phần mềm khác.
  • 4. · Phần mềm ứng dụng: Các chương trình xử lý dữ liệu để tạo ra thông tin. - Con người: Người sử dụng hệ thống, là người cho/ nhận thông tin đối với hệ thống. · Người sử dụng bên trong: Người quản lý, kỹ thuật viên. · Người sử dụng bên ngoài: Khách hàng, nhà cung cấp. 1.4 Vòng đời phát triển hệ thống thông tin điển hình - Khảo sát hệ thống và xác lập dự án - Phân tích hệ thống Thiết kế hệ thống - Triển khai - Vận hành và bảo trì 1.5 Hoạt động của hệ thống thông tin 2. Phân tích hệ thống về chức năng Phân tích trên xuống (Top-down) phương pháp phân tích này áp dụng cho việc xây dựng hai loại biểu đồ liên quan đến chức năng xử lí: biểu đồ phân cấp chức năng và biểu đồ luồng dữ liệu. 2.1 Biểu đồ phân cấp chức năng (BPC) Biểu đồ phân cấp chức năng chỉ ra các chức năng của hệ thống cần được xây dựng và quá trình triển khai biểu đồ luồng dữ liệu. Thành phần của biểu đồ BPC: Bao gồm các chức năng và các đường kết nối giữa các chức năng theo nguyên tắc phân rã. Đặc điểm của biểu đồ BPC: - Cho ta cách nhìn khái quát nhất về chức năng của hệ thống - Biểu đồ BPC rất dễ thành lập do biểu đồ đơn giản - Biểu đồ mang tính chất tĩnh - Biểu đồ BPC rất gần gũi với sơ đồ tổ chức nhưng ta không đồng nhất nó với sơ đồ tổ chức
  • 5. 2.2 Biểu đồ luồng dữ liệu (BLD) Mục đích: Nhằm tập hợp các chức năng và luồng thông tin trong hệ thống, nó xác định các mối quan hệ trước sau trong tiến trình xử lí. Biểu đồ này dựa vào phương pháp phát triển hệ thống có cấu trúc bao gồm 3 kĩ thuật phân tích chính: sơ đồ luồng dữ liệu, từ điển định nghĩa dữ liệu là đặc tả quá trình xử lí. BLD là công cụ chính của quá trình phân tích, nhằm mục đích trao đổi phân tích thiết kế và tạo lập dữ liệu BLD hỗ trợ 4 hoạt động chính : phân tích, thiết kế, truyền thông, siêu dữ liệu. Các mức diễn tả của biểu đồ luồng dữ liệu BLD được mô tả như sau: - Hệ thống cần thực hiện các chức năng nào? - Sự liên quan giữa các chức năng? - Hệ thống cần truyền đi cái gì? - Các đầu vào nào cần truyền tới đầu ra nào? - Hệ thống cần thực hiện dạng công việc nào? - Hệ thống lấy thông tin ở đâu để làm việc? - Và nó gửi kết quả công việc tới đâu? Các thành phần của biểu đồ: chức năng xử lí, luồng dữ liệu, kho dữ liệu, tác nhân ngoài, tác nhân trong. 2.3 Đặc tả chức năng Mô tả chức năng của hệ thống theo các kí pháp quy định thống nhất giữa người thiết kế và người xây dựng, người dùng. Một đặc tả gồm 2 phần: Phần đầu đề và phần thân (mô tả nội dung xử lí) Các phương tiện có thể sử dụng để đặc tả chức năng : - Từ điển dữ liệu - Các biểu đồ,lược đồ, sơ đồ khối - Các công thức phương trình toán học - Các bảng, cây quyết định
  • 6. 2.4 Xây dựng biểu đồ phân cấp chức năng BPC BPC là biểu đồ mô tả tĩnh. Bằng kĩ thuật phân mức ta xây dựng biểu đồ dưới dạng cây. Trong đó mỗi nút tương ứng với một chức năng Tại giai đoạn khảo sát sơ bộ hệ thống ta liệt kê các chức năng của hệ thống. Các chức năng được phân thành từng nhóm chức năng có liên quan với nhau và chúng được xếp gần nhau. Các chức năng được đánh theo thứ tự và theo nhóm 2.5 Xây dựng biểu đồ luồng dữ liệu (BLD) BLD mô tả các chức năng của hệ thống theo tiến trình. Nó là biểu đồ động để diễn tả chức năng xử lí và dữ liệu Phương pháp cấu trúc biểu đồ luồng dữ liệu: biểu đồ luồng dữ liệu đối với hệ thống nhỏ, đơn giản thông thường được xây dựng dễ dàng, không cồng kềnh, dễ xem xét. Tuy nhiên đối với hệ thống lớn phức tạp nên theo các hướng dẫn mang tính nguyên tắc đơn giản để có một biểu đồ tốt. 3. Phân tích hệ thống về dữ liệu 3.1 Mô hình thực thể liên kết - Là công cụ thành lập lược đồ dữ liệu hay gọi là biểu đồ cấu trúc dữ liệu (BCD) nhằm xác định khung khái niệm về các thực thể, thuộc tính, và mối liên hệ ràng buộc giữa chúng. Mục đích của mô hình là xác định: dữ liệu nào cần xử lí, mối liên hệ nội tại cấu trúc giữa các dữ liệu. - Phương pháp thực hiện xây dựng lược đồ cấu trúc được thể hiện qua 2 cách tiếp cận cơ bản và chúng hỗ trợ cho nhau: phương pháp mô hình thực thể liên kết và mô hình quan hệ. - Chúng ta sử dụng phân tích là: + Mô hình thực thể liên kết E/R mở rộng +Mô hình thực thể liên kết E/R kinh điển. +Mô hình thực thể liên kết E/R hạn chế. Thực thể và kiểu thực thể: - Thực thể là một đối tượng được quan tâm đến trong một tổ chức, một hệ thống, nó có thể là đối tượng cụ thể hay trừu tượng. Thực thể phải tồn tại, cần lựa chọn có lợi cho quản lí và phân biệt được. - Kiểu thực thể là tập hợp các thực thể hoặc một lớp các thực thể có cùng đặc trưng, cùng bản chất. Thể hiện thực thể là một thực thể cụ thể, nó là một phần trong tập
  • 7. hợp hay lớp của kiểu thực thể. Sau này trong các ứng dụng để tránh sử dụng nhiều khái niệm ta đồng nhất thực thể và kiểu thực thể. Liên kết và kiểu lên kết - Liên kết là sự kết nối có ý nghĩa giữa hai hay nhiều thực thể phản ánh một sự ràng buộc về quản lí. - Kiểu liên kết là tập hợp các liên kết cùng bản chất. Các kiểu thực thể có thể tồn tại nhiều mối liên kết, mỗi mối liên kết xác định một tên duy nhất. Các kiểu liên kết: - Liên kết một - một (1-1) - Liên kết một - nhiều (1- n) - Liên kết nhiều - nhiều (n - n) Các thuộc tính: Là giá trị thể hiện một đặc điểm nào đó của một thực thể hay một liên kết. Có 4 thuộc tính: - Thuộc tính tên gọi - Thuộc tính mô tả - Thuộc tính kết nối - Thuộc tính khóa Thành lập BCD theo mô hình thực thể liên kết: để xây dựng biểu đồ BCD trước tiên ta phải thu nhập thông tin theo 3 yếu tố: - Kiểu thực thể: Các tài nguyên, các giao dịch và các thông tin đã cấu trúc hóa. - Phát hiện các kiểu liên kết: Ghi nhận những kiểu liên kết có ích cho công tác quản lí và các liên kết giữa các kiểu thực thể. - Phát hiện các thuộc tính: Mỗi một thực thể bao gồm một số thuộc tính nhất định và phân 3 loại thuộc tính phổ biến thuộc tính khóa nhận diện, thuộc tính mô tả, thuộc tính kết nối. 3.2 Quy trình xây dựng mô hình E- R Bước 1: Liệt kê các đăc trưng của nó, chính xác hoá và lựa chọn thông tin của các hồ sơ. Bước 2: Đã có một danh sách các thuộc tính được chính xác hoá, chọn lọc - Tìm thực thể và các thuộc tính của nó.
  • 8. - Loại các thuộc tính được chon khỏi danh sách các thuộc tính. Bước 3: Xác định các mối quan hệ giữa các thực thể dã xác định ở bước 2. Bước 4: Vẽ sơ đò mô hình E-R và xác định bản số cho các thực thể tham gia vào trong các quan hệ. trước hết vẽ thực thể, sau đó vẽ mối quan hệ. Bước 5: Chuẩn hoá sơ đồ và thu gọn sơ đồ. Sau khi vẽ sơ đồ ta có thể chuẩn hoá sơ đồ nếu trong đó có các thuộc tính lặp. 3.3 Mô hình quan hệ Mô hình thực thể liên kết được trình bày ở trên có một số nhược điểm, trong đó đang chú ý nhất đó là việc dư thừa dữ liệu trong các thực thế mà ta đã xây dựng. Chính vì thế, việc lập ra một mô hình quan hệ sẽ góp phần làm giảm đi sự cồng kềnh về mặt dữ liệu. Chuyển từ mô hình thực thế liên kết sang mô hình quan hệ chính là sự chuẩn hoá làm giảm đi dữ liệu đó. v Chuẩn hoá § Định nghĩa : Chuẩn hoá là sự phân rã không làm mất mát thông tin của một quan hệ R thành một tập hợp các quan hệ ở dạng chuẩn 3NF. § Thực hiện chuẩn hoá dần dần từ lNF -> 2NF -› 3NF Đưa về dạng chuẩn lNF : Thực hiện tách các thuộc tỉnh lặp.Chọn khoá cho nó. Nhóm các thuộc tính đơn toạ thành một quan hệ. Chọn khoá cho nó. Nhóm các thuộc tính lặp tách ra, tăng thêm khoá của quan hệ trên tạo thành một quan hệ. Chọn khoá cho các quan hệ này, thường là khoá bội, trong đó khoá của quan hệ trên là một thành phần. Đưa về dạng chuẩn 2NF : Thực hiện tách các thuộc tỉnh phụ thuộc hàm vào một phần của khóa. Nhóm thuộc tính không bị tách tạo thành một quan hệ với khoá như cũ. Mỗi nhóm tách ra (gồm các thuộc tính cũng phụ thuộc vào một phần thuộc tỉnh nào đó của khoá) cộng thêm các thuộc tính mà chúng phụ thuộc tạo thành một quan hệ với khoá là các thuộc tính được thêm này. Đưa về dạng chuẩn 3NF : Thực hiện tách các nhóm thuộc tỉnh phụ thuộc một hay một số các thuộc tinh ngoài khoá. Nhóm thuộc tỉnh còn lại tạo thành một quan hệ với khoá như cũ. Thực hiện như với chuẩn hoá 2NF. v Phương pháp lập lược đồ dữ liệu theo mô hình quan hệ § Thành lập danh sách các thuộc tính, gọi là danh sách xuất phát. Có thể xem đây là một quan hệ với một ý nghĩa khái quát nào đó. Có 2 cách để tiếp cận danh sách xuất phát: +Tập hợp các thông tin cơ bản phát hiện trong một phạm vi điều tra.
  • 9. +Xuất phát từ một cái ra của hệ thống. § Tu chỉnh lại danh sách xuất phát +Loại bỏ bớt các tên đồng nghĩa. +Loại bỏ các thuộc tính tính toán. +Kết nạp thêm các thuộc tính dùng để tính toán. +Có thể thay thế các thuộc tính không đơn thành thuộc tỉnh đơn. § Tìm các phụ thuộc hàm trong danh sách các thuộc tính. +Trước hết là khả năng có các phụ thuộc hàm giữa từng cặp các thuộc tỉnh trong danh sách. +Sau đó xét phụ thuộc hàm có vế trái 2,3…thuộc tỉnh. § Tiến hành chuẩn hoá dựa trên các phụ thuộc hàm đã được thành lập ở trên, dựa trên phương pháp chuẩn hoá đã biết ở trên. Kết quả thu được là một tập các lược đồ quan hệ ở dạng chuẩn 3NF. § Lặp lại các bước trên cho đến khi quét sạch hết phạm vi khảo sát. Ta được tập lược đồ quan hệ 3NF. § Tập hợp tạo thành một lược đồ quan hệ. Chương 2: Khảo sát và đánh giá hệ thống 1. Mô tả hệ thống Hệ thống quản lý điểm nói chung là 1 trong những khâu quan trọng bậc nhất trong quá trình đào tạo.Hệ thống quản lý điểm trong đa số các trường đại học hiện nay được mô tả theo cách tổng quát như sau: Trong quá trình học tập mỗi lần thi kết thúc học phần của mỗi môn học,các điểm thi thường kỳ sẽ do giáo viên bộ môn chấm điểm vào nộp lại cho giáo vụ khoa để cập nhật điểm cho sinh viên. Quá trình này sẽ được thông qua trưởng khoa và phòng đào tạo kiểm tra và xét duyệt để đưa lên trang web điểm của nhà trường. Điểm của sinh viên là số liệu quan trọng, đặc trưng nhất để đánh giá năng lức học tập của sinh viên theo từng giai đoạn. Số điểm của sinh viên có thể coi là bản gốc để xem xét, đánh giá kết quả học tập của sinh viên đó. Đồng thời,số điểm cũng là một tài liệu chuẩn để hiệu chỉnh các loai số liệu ở các sổ sách khác khí có sai sót, nhầm lẫn.
  • 10. Sau mỗi kỳ học, phòng đào tạo chịu trách nhiệm tính điểm trung bình năm và in ra danh sách sinh viên theo từng lớp. Căn cứ vào điểm này sẽ xếp loại ra sinh viên đạt học bổng, thi lại, học lại. Đồng thời,cập nhật danh sách điểm nếu có thay đổi về sĩ số lớp, học lại. Phòng đào tạo phải lưu trữ lại danh sách điểm vào CSDL của trường. . Thông qua công tác quản lý mà có thể có hồ sơ cụ thể vể kết quả học tập rèn luyên của sinh viên khi ra trường. 2. Khảo sát hệ thống và phân tích hiên trạng Theo khảo sát thực tế tại trường Đại Học Thành Đô nhiều trường đại học, học viện khác, hệ thống quản lý điểm sinh viên trên khảo sát bao gồm 3 bộ phận chung , hoạt động có mối liên quan chặt chẽ với nhau: - Bộ phận quản lý đào tạo: Cập nhật môn học, xây dựng chương trình đào tạo toàn khóa, lập thời khóa biểu cho từng khóa và phân công giáo viên giảng dạy cho từng lớp đảm bảo các môn học không bị chồng chéo. -Bộ phận quản lý sinh viên: bộ phận này có nhiệm vụ quản lý hồ sơ sinh viên trong suốt quá trình sinh viên học tập tại trường, đảm bảo các công việc có liên quan đến sinh viên như khi có khóa học mới nhập trường thì bộ phận này tiến hành cập nhật danh sách sinh viên khóa mới, danh sách ngành học, khóa học cho sinh viên, thực hiện việc cập nhật chuyển lớp, tách lớp, dừng học, thôi học. Đồng thời bộ phận này cũng làm nhiệm vụ lưu hồ sơ của những sinh viên đã ra trường và lưu lại vào máy tính. Bộ phận này được sử dụng một PC có cài đặt hệ chương trình gọi là Hồ sơ sinh viên(HSSV) trợ giúp các việc như cập nhật viêc thêm sửa. xóa thông tin của sinh viên -Bộ phận quản lý điểm: Cập nhật điểm từng môn khi kết thúc môn học, học kỳ khi cập nhật có kiểm tra môn học đó. Cập nhật điểm rèn luyện của sinh viên. Tính điểm trung bình chung học tập của mỗi học kỳ, của cả năm học. Sau đó bộ phận này sẽ thống kê toàn bộ kết quả học tập của các sinh viên theo từng học kỳ và toàn khóa học. Đồng thời thống kê báo cáo danh sách sinh viên thi lại, học lại, thôi học, học bổng…dựa trên các quy định của phòng đào tạo và điểm trung bình chung của sinh viên. Chuyển kết quả cho các cán bộ khác và sinh viên. Bộ phận này cũng có một máy tính trên đó cài đặt hệ chương trình Nhập điểm trợ giúp việc cập nhật điểm và in ra các phiếu điểm cho từng lớp và cho từng cá nhân. 3. Quy trình xử lý Khi sinh viên mới nhập trường thì bộ phận quản lý sinh viên tiến hành cập nhật hồ sơ sinh viên mới, lưu các thông tin chi tiết về sinh viên trong tệp Hồ sơ sinh viên. Để làm việc này bộ phận quản lý sinh viên phải căn cứ vào hồ sơ dự tuyển và hồ sơ nhập học lấy những thông tin cần thiết lưu vào bảng HSSV và tiến hành làm thẻ SV cho sinh viên . Sau khi đã có đầy đủ thông tin của từng sinh viên,bộ phận này sẽ tiến hành phân lớp tách
  • 11. lớp theo các chuyên ngành đã đăng kí từ đầu , in danh sách sinh viên của từng lớp và gửi danh sách đó cho bộ phận quản lý sinh viên cập nhật danh sách lớp cho các sinh viên. Đồng thời bộ phận này sẽ cập nhật danh mục môn học, cập nhật danh mục khoa, lớp học, loại hình đào tạo. Sau khi đã phân lớp, tách lớp xong bộ phận đào tạo lập kế hoạch đào tạo toàn khoá và kế hoạch giảng dạy từng kỳ cho từng lớp như: phân công giáo viên chủ nhiệm, các môn học trong học kỳ, giáo viên giảng dạy cho từng môn học, phân công phòng học và khu vực học. Mỗi giáo viên bộ môn sẽ phụ trách một số lớp. Kết thúc môn học giáo viên tổ chức thi. Giáo viên ra đề sau đó đưa cho bộ phận đào tạo để kiểm duyệt đề. Sau khi tổ chức thi xong giáo viên đánh giá cho điểm từng sinh viên và ghi vào phiếu điểm của lớp đó, kí xác nhận và gửi cho bộ phận quản lý điểm. Bộ phận quản lý điểm tiến hành cập kiểm tra xem xét, nếu không có gì sai sót sẽ cập nhật từng điểm từng môn cho từng sinh viên vào bảng DSSV. Điểm này sẽ được ghi là điểm lần 1 của sinh viên với môn học đó. Đồng thời bộ phận này sẽ gửi một bản sao phiếu điểm cho từng lớp học thông qua giáo viên chủ nhiệm. Đối với các sinh viên có điểm chưa đạt phải thi lần tiếp theo kế hoạch của phòng đào tạo. Giáo viên tiến hành tổ chức thi lần tiếp theo cho các sinh viên đó và đánh giá cho điểm vào phiếu điểm riêng gửi cho bộ phận quản lý điểm để bộ phận này cập nhật lại điểm cho các sinh viên đó. Đối với các sinh viên thi lần 2 chưa đạt thì phải học lại môn học đó. Mỗi một kỳ trường sẽ tổ chức thi và học thành 2 đợt, sau mỗi một đợt bộ phận quản lý điểm đều tính điểm trung bình của đợt đó để đánh giá sơ bộ kết quả học tập của từng sinh viên, từng lớp, từng khoa và phục vụ một số công tác khác. Cuối mỗi kỳ học, bộ phận quản lý điểm lại tính điểm trung bình chung học kỳ cho từng sinh viên, thực hiện thống kê kết quả học tập của từng sinh viên. Đồng thời bộ phận này sẽ nhận phiếu điểm rèn luyện từ giáo viên chủ nhiệm các lớp để sau đó dựa vào các quy tắc tính toán và tiêu chuẩn xét mà phòng đào tạo đưa ra để xét việc: học bổng, thi lại. Thống kê các sinh viên học lại. thi lại gửi cho phòng đào tạo để có kế hoạch học lại, thi lại cho các sinh viên đó. Kết thúc năm học bộ phận quản lý điểm sẽ đưa ra danh sách những sinh viên được học bổng, bị học lại và lưu ban. Các sinh viên bị lưu ban sẽ được phòng đào tạo xếp vào lớp mới ở khóa dưới. Sau khi hoàn thành khóa học bộ phận quản lý điểm sẽ dựa vào điểm học tập và điểm rèn luyện của các sinh viên mà lập ra danh sách những sinh viên được làm luận văn tốt nghiệp và thi tốt nghiệp. Sau khi có điểm bảo vệ luận văn và điểm thi tốt nghiệp thì bộ phận này sẽ cập nhật điểm này vào bảng điểm của từng sinh viên, sau đó sẽ tính điểm trung bình chung và cuối cùng sẽ xem xét sinh viên tốt nghiệp loại gi, và những sinh viên nào còn bị nợ môn không đủ điều kiện thi tốt nghiệp. Sau đó gửi cho phòng đào tạo cấp bằng cho các sinh viên đủ điều kiện ra trường và lập kế hoạch cho sinh viên không đủ điều kiện tốt nghiệp học và trả nợ các môn. Đối với các sinh viên tốt nghiệp ra trường, bộ
  • 12. phận quản lý điểm in bảng điểm cá nhân. tổng kết toàn bộ kết quả học tập trong từng khoá học gửi cho từng sinh viên. Đồng thời in bằng tốt nghiệp ra trường cho các sinh viên theo kết quả xét của từng khoa. 4. Quy tắc quản lý Sau khi học xong một môn học nào đó sinh viên sẽ phải thi kết thúc môn học. Điểm của lần thi này sẽ là điểm tổng kết của môn học đó. Trong quá trình học môn đó sẽ có 2 bài kiểm tra. Điểm của 2 bài kiểm tra này là cơ sở để đánh giá kết quả học tập. Nếu một trong 2 bài kiểm tra đó mà sinh viên không đạt yêu cầu (điểm kiểm tra dưới 5) sẽ bị đình chỉ thi và phải học lại môn này cùng khóa dưới. Trong quá trình thi kết thúc môn học nếu sinh viên bỏ thi ở kì thi chính, nếu không có lý do chính đáng thì coi như bỏ thi lần 1 và nhận điểm 0 ở lần thi đó. Sinh viên không thi hoặc chưa đạt yêu cầu ở lần thi chính đối môn học nào đó được quyền thi lại ở kì thi phụ kế tiếp. Nếu trong đợt thi này sinh viên đạt yêu cầu thì điểm sẽ được cập nhật trên bảng điểm. Còn nếu trong lần thi lại đó sinh viên vẫn không đạt yêu cầu thi sinh viên đó phải học lại cùng khóa dưới vào năm sau. Điểm thi kết thúc môn học: điểm thi sau từng môn học được tính theo thang điểm từ 0->10. Nếu điểm thi bị dưới 5 sinh viên phải thi lại theo thời khóa biểu của phòng đào tạo -Điểm trung bình chung cuối kỳ: Được lấy tròn đến 2 chữ số thập phân. Kết quả học tập của mỗi sinh viên cuối kỳ hoặc cuối năm học, cuối khóa học được đánh giá qua các số liệu sau: ü Số học phần đã được tích lũy trong suốt quá trình học ü Điểm thi kết thúc của từng môn(Điểm thi) ü Hệ số của mỗi học phần được lấy bằng Đơn vị học trình cơ bản chứa trong học phần. ü Do vậy điểm trung bình chung cuối kỳ sẽ được tính theo bằng: ∑ (Điểm thi kết thúc mỗi môn học * số đơn vị học trình của môn) ∑ (Số học phần đã tích lũy được) - Xét học bổng: Việc xét học bổng được căn cứ vào 3 tiêu chuẩn sau: ü Điểm chung bình chung bình chung thi lần 1 của học kỳ ü Không có điểm 5 ü Kết quả rèn luyện phải đạt từ loại khá trở lên
  • 13. ü Không vi phạm kỷ luật Căn cứ vào 3 chỉ tiêu trên, cuối học kỳ nhà trường dựa vào kết quả học tập của sinh viên để xét các mức học bổng: ü Loại xuất sắc: Điểm chung bình chung + điểm rèn luyện từ 9.00 trở lên đạt học bổng loại A(Loại A: 240.000đ *5.5 tháng học) ü Loại giỏi: Điểm chung bình chung + điểm rèn luyện từ 8.00 đến 8.99 đạt học bổng loại B (Loại B: 180.000đ *5.5 tháng học) ü Loại khá : Điểm chung bình chung + điểm rèn luyện từ 7.50 đến 7.99 đạt học bổng loại C(Loại C : 120.000đ *5.5 tháng học). -Xét lưu ban : Sinh viên bị lưu ban trong các trường hơp sau: ü Có điểm trung bình chung của cả hai kỳ liên tiếp hoặc 3 học kỳ bất kỳ dưới 5. ü Số đơn vị học trình thi lại lần 2 không đạt là 10 trình. -Xét thôi học: Sinh viên tự ý bỏ học, vi phạm nghiêm trọng các quy chế của nhà trường hoặc bị 2 lần lưu ban liên tiếp nhau Bằng tốt nghiệp: Cấp theo ngành đào tạo, trên ngành có ghi rõ tên ngành đào tạo, loại hình đào tạo và hạng tốt nghiệp. Hạng tốt nghiệp được xác định căn cứ vào điểm trung bình chung tích lũy của các học phần trong toàn khóa học. Điểm cuối cùng để tính trung bình chung toàn khóa học sẽ không tính những điểm không đạt yêu cầu mà chỉ tính nhũng điểm sinh viên đã đạt yêu cầu sau khi đã trả nợ xong ü Xuất sắc: Điểm trung bình chung từ 9.00 trở lên ü Giỏi: Điểm trung bình chung từ 8.00 đến 8.99 ü Khá: Điểm trung bình chung từ 7.00 đến 7.99 ü Trung bình: Điểm trung bình chung từ 5.00 đến 6.99 5. Đánh giá Từ khảo sát hiện trạng hệ thống trên tìm được điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống cũ: · Điểm mạnh: - Hệ thống làm việc đơn giản. - Kinh phí ít. - Không phải thay đổi hệ thống máy móc ban đầu.
  • 14. - Ít phụ thuộc khi có sự cố đột xuất, những tác động khách quan. · Điểm yếu: - Hầu hết công việc vẫn tốn nhiều thời gian trong công tác cập nhật điểm. - Các hình thức sửa chữa, thêm mới tiến hành thủ công nên nhiều khi không đảm bảo độ chính xác của hệ thống quản lý điểm - Khi tìm thông tin của 1 sinh viên bất kỳ phải dò tìm lâu - Công việc bảo quản tài liệu cũng gặp khó khăn - Khi có yêu cầu công việc tìm kiếm và báo cáo mất nhiều thời gian - Việc lưu chuyển thông tin chậm, kém hiệu quả - Gặp khó khăn khi lượng sinh viên nhiều - Việc quản lý rất phức tạp và mất nhiều thời gian, đòi hỏi sự tỉ mỉ Do vậy, tin học hóa trong lĩnh vực quản lý điểm là cần thiết. Việc xây dựng hệ thống quản lý điểm bằng máy tính dựa trên phương pháp quản lý mới, sẽ khắc phục được những nhược điểm của hệ thống cũ để xây dựng hệ thống mới khả thi hơn. 6. Đề xuất mục tiêu của hệ thống mới Dù là quản lý trên máy tính nhưng mô hình hoạt động cũng phải dựa vào phương pháp quản lý truyền thống thuần túy. Quản lí điểm là một công việc hết sức quan trọng đối với các trường học. Công việc quản lý được xem xét trong đề tài bao gồm: - Quản lý đào tạo. - Quản lý sinh viên - Quản lý điểm - Quản lý người dùng
  • 15. Chương 3: Phân tích thiết kế hệ thống về chức năng 1. Xác định yêu cầu hệ thống 1.1 Yêu cầu của hệ thống mới. Theo tiến trình phát triển và đặc thù của công việc thì CNTT cần được áp dụng để giải quyết các vấn đề phức tạp trong công tác quản lý và lưu trữ các báo cáo điểm theo từng kỳ. Ngoài việc xử lý nhanh chóng, dễ dàng hơn, hệ thống quản lý mới sẽ giúp quản lý điểm chặt chẽ, chính xác hơn, việc lưu trữ số liệu cũng gọn nhẹ hơn: - Xem, thêm , sửa, xóa một cách dễ dàng, khoa học. - Tìm kiếm thông tin nhanh chóng, chính xác. - Tiết kiệm được nhiều thời gian cho người làm công tác quản lý. - Chức năng phần quyền giúp giáo viên bộ môn có thể tự nhập điểm sinh viên mà không cần thông qua giáo vụ. - Hệ thống lưu trữ tất cả chi tiết về thông tin sinh viên, điểm, danh mục … Kết quả sinh viên phải lưu trữ tối thiể là 5 năm. - Tự động tính điểm tổng kết và in kết quả cho sinh viên. - Thống kê chi tiết kết quả học tập của sinh viên 1.2 Yêu cầu chức năng: Từ quy trình xử lý và quá trình đề xuất mục tiêu công việc của hệ thống, chúng tôi xây dựng hệ thống quản lý điểm có những chức năng chính sau:
  • 16. Qua nghiên cứu và khảo sát chúng tôi đã xây dựng biểu đồ phân cấp chức năng và biểu đồ luồng dữ liệu. 1.3 Đặc tả chức năng chi tiết Công việc chi tiết Chức năng + Lập kế hoạch đào tạo toàn khoá + Lập kế hoạch giảng dạy trong kỳ + Lập kế hoạch học lại, thi lại Quản lý đào tạo + Cập nhật hồ sơ sinh viên + In thẻ sinh viên + Phân lớp, tách lớp. + Lập danh sách sinh viên theo từng lớp + Tra cứu hồ sơ Quản lý sinh viên Hệ thống quản lý điểm sinh viên + In phiếu điểm + Cập nhật điểm thi kết thúc môn học + Tổng kết tính điểm + Thống kê kết quả từng kỳ + Thống kê sinh viên thi lại + Thống kê sinh viên nợ môn + Thống kê sinh viên học bổng + Thống kê sinh viên lưu ban + In bảng điểm của sinh viên + Thống kê DS đăng ký thi lại, học lại + In bảng điểm SV tốt nghiệp Quản lý điểm + Đăng nhập + Phân quyền người dùng Quản lý người dùng
  • 17. (1) Kế hoạch giảng dạy trong kỳ Tên chức năng: Kế hoạch giảng dạy trong kỳ Đầu vào: Ø Danh mục lớp học Ø Danh mục ngành học Ø Danh mục môn học Ø Thời gian đào tạo trong từng học kỳ Ø Chương trình đào tạo Đầu ra: Ø Danh sách các môn học cho từng lớp của mỗi ngành học Ø Kế hoạch đưa ra cho từng ngành ở dạng danh sách bao gồm: Môn học, bộ môn đảm nhiệm, khoa quản lý Phần thân: - Xác định năm học - Xác định học kỳ - Khởi tạo kế hoạch học kỳ v Với mỗi ngành học: Với mỗi lớp học: · Tính KH_ lớp · Tạo danh sách môn học co trong HK=HK_lớp · Duyệt danh sách môn học: Nếu MH đã học thì xóa môn học ngược lại tìm bộ môn đảm nhiệm và tìm khoa quản lý · Ghép danh sách MH, lớp, bộ môn, khoa quản lý v Ghép danh sách Mh, lớp, bộ môn, khoa quản lý vào kế hoạch học kỳ của ngành học - Lưu kế hoạch học kỳ (2) Quản lý hồ sơ sinh viên Tên chức năng: Quản lý HSSV
  • 18. Đầu vào: HSSVđầy đủ dạng thô( hồ sơ dự tuyển và hồ sơ nhập học của sinh viên) Đầu ra: HSSV đầy đủ theo chuẩn của BGD, HSSV dạng trích ngang rút gọn chuyển cho các bộ phận khác Phần thân: Tên chức năng: In thẻ SV cho sinh viên mới nhập học Đầu vào: DM lớp, HSSV, DM khoa Đầu ra: Thẻ cho sinh viên Phần thân: Lặp: lấy một khoa trong danh mục khoa Lặp: lấy một lớp trong DM lớp Lặp: Lấy một SV trong bảng HSSV Ghi tên khoa, tên lớp, tên sinh viên vào thẻ SV Đến khi: hết bảng HSSV Đến khi: hêt DM lớp Đến khi: hết bảng DM khoa (4) Lập danh sách sinh viên Tên chức năng: In danh sách sinh viên Đầu vào: DM khoá, DM lớp, DM ngành, HSSV rút gọn Đầu ra: Danh sách sinh viên lớp Phần thân:
  • 19. (5) Cập nhật điểm thi kết thúc môn học Tên chức năng: Cập nhật điểm thi kết khúc môn học từng lớp Đầu vào: HSSV rút gọn, DM lớp, khoa, môn học và phiếu điểm của lớp Đầu ra: Bảng điểm của SV theo môn_lớp, tính điểm trung bình, thống kê báo cáo Phần thân:
  • 20. (6) In phiếu điểm Đẩu đề: Tên chức năng: In phiếu điểm từng môn học Đầu vào: Bảng điểm của từng môn, HSSV Đẩu ra: Bảng điểm từng môn học của 1 lớp Phần thân: Sau khi đánh giá cho điểm xong thì giáo viên bộ môn sẽ gửi phiếu điểm cho bộ phận quản lý điểm, sau khi cập nhật điểm xong bộ phân này sẽ kết hợp với bảng HSSV để in phiếu điểm của môn học bao gồm: mã SV, tên SV, Điểm của môn học (7) Cập nhật điểm rèn luyện Đầu đề Tên chức năng: Cập nhật điểm rèn luyện học kỳ_ năm học Đầu vào: HSSV, phiếu điểm rèn luyện của sinh viên trong học kỳ_năm học
  • 21. Đầu ra: Kết quả rèn luyện của sinh viên theo học kỳ_năm học chuyển cho các bộ phận khác Phần thân (8) In bảng điểm cá nhân của sinh viên Đầu đề: Tên chức năng: In bảng điểm cá nhân của sinh viên Đầu vào: HSSV, điểm sinh viên Đầu ra: Bảng điểm Phần thân
  • 22. (9) Tổng kết tính điểm Đầu đề Tên chức năng: Tính điểm trung bình học kỳ Đầu vào: Ø Điểm các môn học trong học kỳ của sinh viên Ø Số đvht của mỗi môn học Đầu ra: Điểm trung bình học kỳ của sinh viên (10) Thống kê sinh viên thi lại Đầu đề: Tên chức năng: Thống kê danh sách sinh viên thi lại các môn học Đầu vào: DM môn học, bảng điểm Đầu ra: Danh sách sinh viên thi lại các môn Phần thân:
  • 23. Lặp: lấy một môn học trong bảng DM môn học Lặp: Lấy điểm môn học đó của sinh viên trong bảng điểm Nếu: (Điểm thi lần <=4) thì lưu tên sinh viên thi lại môn học Đến khi: hết bảng điểm Đến khi: hêt môn học (11) Thống kê sinh viên nợ môn Đầu đề: Tên chức năng: Thống kê danh sách sinh viên nợ các môn học Đầu vào: DM môn học, bảng điểm Đầu ra: Danh sách sinh viên học lại các môn học Phần thân: Lặp: lấy một môn học trong bảng DM môn học Lặp: Lấy điểm môn học đó của sinh viên trong bảng điểm Nếu: (Điểm thi lần 1<=4) và (Điểm lần 2,3 Null) Hoặc (Điểm lần 1, lần 2 <=4) thì lưu tên sinh viên học lại môn Đến khi: hết bảng điểm Đến khi: hết môn học (12) Thống kê sinh viên học bổng Đầu đề: Tên chức năng: Thống kê danh sách sinh viên được học bổng trong học kỳ Đầu vào: Hồ sơ sinh viên, điểm tổng kết học kỳ, điểm rèn luyện quy tắc xét do phòng đào tạo đưa ra Đầu ra: Danh sách sinh viên được học bổng trong học kỳ Phần thân: Lặp: Lấy một sinh viên trong bảng HSSV
  • 24. Lấy kết quả học tập học kỳ, điểm rèn luyện trong bảng điểm và phiểu điểm rèn luyện Ø Nếu: (Điểm TBKH+Điểm rèn luyện) >9.00 và không phải thi lại môn nào thì in SV đạt học bổng loại A Ø Nếu: (Điểm TBHK+Điểm rèn luyện) từ 8.00 đến 8.99 và không phải thi lại môn nào thì in SV đạt học bổng loại B Ø Nếu: (Điểm TBHK+Điểm rèn luyện) từ 7.0 đến 7.99 và không phải thi lại môn nào thi in SV đạt học bổng loại C Đến khi: hết sinh viên (13) Thống kê sinh viên lưu ban Đầu đề: Tên chức năng: Thống kê danh sách sinh viên bị lưu ban Đầu vào: DM môn học, bảng điểm,HSSV và quy tắc xét do phòng đào tạo đưa ra Đầu ra: Danh sách sinh viên lưu ban Phần thân: Lặp:lấy một sinh viên trong HSSV Lặp: lấy điểm môn học của sinh viên dựa vào DM môn học và bảng điểm Nếu điểm môn học các lần thi đều nhỏ hơn 5 thì Tổng số trình nợ= TST+ Số đvht môn học Đến khi: hết môn học Nếu tổng số trình nợ >=10 thi in tên sinh viên lưu ban Đến khi: hết sinh viên (14) Lập kế hoạch thi lại, học lại Đầu đề:
  • 25. Tên chức năng: Lập kế hoạch thi lại, học lại Đầu vào:Danh sách sv thi lại, học lại và kế hoạch đào tạo trong kỳ của bộ phân quản lý đào tạo Đầu ra: Thời khóa biểu thi lại, học lại các môn mà sinh viên nợ Phần thân: Sau khi kết thúc một học kỳ bộ phận quản lý điểm sẽ gửi danh sách sinh viên học lại, thi lại cho bộ phận quản lý đào tạo. Bộ phận quản lý đào tạo sẽ dựa trên kế hoạch đào tạo toàn khóa để sắp xếp lịch thi lại, học lại cho sinh viên để không có sự chông chéo của các môn học. Sau đó sẻ gửi thời khóa biểu thi lại cho sinh viên để sinh viên có thời gian chuẩn bị (15) In bảng điểm cá nhân cho sinh viên tốt nghiệp Đầu đề: Tên chức năng: In bảng điểm cá nhân cho sinh viên tốt nghiệp Đầu vào Ø Điểm các môn học trong toàn khóa học Ø Điểm bảo vệ đồ án tốt nghiệp Đầu ra: Điểm học tập của sinh viên 2. Biểu đồ phân cấp chức năng Qua quá trình khảo sát hiện trạng và tìm hiểu yêu cầu chức năng của hệ thống mới, chúng tôi đã xây dựng hệ thống quản lý điểm mới với 5 chức năng chính là Quản lý người dung, Quản lý đào tạo, Quản lý sinh viên, Quản lý điểm.
  • 26. Quản lý điểm | ------------------------------------- | | | Quản lý người dùng Quản lý đào tạo Quản lý sinh viên | | | ---------------- ------------- ------------- | | | | | | Đăng nhập Tạo tài khoản Tạo lớp học Thêm sinh viên Thêm điểm Xóa tài khoản Xóa lớp học Sửa thông tin Sửa điểm Thêm học phần Xóa sinh viên Xóa điểm Sửa học phần Tìm kiếm sinh viên Xem điểm Xóa học phần 3. Biểu đồ luồng dữ liệu v Các bước xây dựng Bước 1: Xây dựng DFD mức khung cảnh(mức 0) xác định giới hạn của hệ thống. Biểu đồ luồng dữ liệu mức 0 gồm một chức năng duy nhất biểu thị toàn bộ hệ thống đang nghiên cứu, chức năng này được nối với mọi tác nhân ngoài của hệ thống. Các luồng dữ liệu giữa chức năng và tác nhân ngoài chỉ thông tin vào ra của hệ thống
  • 27. Bước 2: Xây dựng DFD mức đỉnh(mức 1) với mức đỉnh các tác nhân ngoài của hệ thống ở mức khung cảnh được giữ nguyên với các luồng thông tin vào ra. Hệ thống được phân rã thành các tiến trình mức đỉnh là các chức năng chính bên trong hệ thồng theo biểu đồ phân cấp chức năng mức 1. Xuất hiện thêm các kho dữ liệu va luồng thông tin trao đổi giữa các chức năng mức đỉnh Bước 3: Xây dựng DFD mức dưới đỉnh( mức 2 và mức dưới 2) thực hiện phân rã đối với mỗi tiến trình của mức đỉnh. Khi thực hiện phân rã ở mức này vẫn phải căn cứ vào biểu đồ phân cấp chức năng để xác định các tiến trình con sẽ xuất hiện trong biểu đồ luồng dữ liệu 3.1 Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh (mức 0) Biểu đồ mức ngữ cảnh cho ta cái nhìn khái quát về hệ thống. Trong đó chỉ có một chức năng duy nhất đó là hệ thống quản lý điểm. Xác nhận các tác nhân đối với hệ thống. Tác nhân ngoài của hệ thống là Phòng đào tạo, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, sinh viên. Với các luồng dữ liệu trao đổi giữa hệ thống và các tác nhân ngoài. 3.2 Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh ( mức 1) Biểu đồ mức đỉnh miêu tả các chức năng chính của hệ thống, xác định rõ hơn mối quan hệ giữa các tác nhân trong của hệ thống. - Chức năng chính của hệ thống có 4 chức năng cơ bản đó là: § Quản lý người dùng § Quản lý đào tạo § Quản lý sinh viên § Quản lý điểm - Tác nhân ngoài của hệ thống: § Phòng đào tạo. § Giáo viên bộ môn.
  • 28. § Giáo viên chủ nhiệm. § Sinh viên. Trong đó còn xác định thêm kho dữ liệu : Sinh viên, danh sách sinh viên, bảng điểm, danh mục lớp, danh mục khoa, danh mục môn học. +------------------+ | Hệ thống quản | | lý điểm mới | +--------+---------+ | +-------+--------+ | Quản lý điểm | +-------+--------+ | +---------------+----------------+ | | | +--------+--------+ +----+----+ +-------+--------+ | Quản lý người | | Quản lý | | Quản lý sinh | | dùng | | đào tạo | | viên | +--------+-------+ +----+----+ +-------+--------+ | | | | +-------+-------+ | | | Kho dữ liệu | | | +--------------+ | | | | | +--------+------------+ +-----------+--------+ | |
  • 29. | Tác nhân | | | | +-----------------+ +----------------+ | | | Phòng đào tạo | | Giáo viên bộ | | | +-----------------+ | môn | | | +----------------+ | | | | +-----------------+ +----------------+ | | |Giáo viên chủ nhiệm| | Sinh viên | | | +-----------------+ +----------------+ | | | +------------------------------------------------+ 3.3 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh ( mức 2) Từ biểu đồ mức đỉnh các chức năng được tiếp tục phân rã để có luồng dữ liệu mức dưới đỉnh. Đối với mỗi chức năng trên ta thành lập biểu đồ luồng dữ liệu dưới đỉnh định nghĩa và diễn tả các chức năng đó theo cách sau: + Phân rã chức năng đó thành nhiều chức năng con. + Thay các chức năng trên bằng các chức năng con thích hợp. + Nghiên cứu các quan hệ của chức năng con từ đó bổ sung các luồng dữ liệu nội bộ và các kho dữ liệu nội bộ.
  • 30. +----------------------+ | Quản lý người dùng | +----------------------+ | +Tạo tài khoản | | +Quản lý tài khoản | | +Phân quyền | +----------------------+ | +--------+--------+ | Quản lý đào tạo | +--------+--------+ | +------------+-----------+ | | +------+-----+ +----------+---------+ | Quản lý | | Quản lý danh sách | | danh mục | | lớp | +------+-----+ +----------+---------+ | | +---------+---------+ +---------+-----------+ | Quản lý khoa | | Quản lý danh mục môn | +---------+---------+ | học | | +----------+---------+ +---------+---------+ | | Quản lý bảng điểm | +----------+---------+ +---------+---------+ | Quản lý danh sách | | | sinh viên |
  • 31. +---------+---------+ +----------+---------+ | Quản lý điểm | | +---------+---------+ +--------+--------+ | | Sinh viên | | +----------------+ +-----+------+ | Giáo viên | | bộ môn | +-----+------+ | +-----+------+ | Giáo viên | | chủ nhiệm | +------------+ | +-----+------+ | Sinh viên | +------------+ 3.3.1 Chức năng Đăng nhập
  • 32. 3.3.2 Chức năng quản lý đào tạo - Chức năng chính của quản lý đào tạo là: § Lập kế hoạch đào tạo toàn khoá § Lập kế hoạch giảng dạy trong kỳ § Lập kế hoạch học lại, thi lại - Tác nhân ngoài của hệ thống: § Phòng đào tạo. § Giáo viên bộ môn. § Sinh viên. - Tác nhân bên trong: Quản lý điểm Trong đó còn xác định thêm kho dữ liệu : danh mục môn học. 3.3.3 Chức năng quản lý sinh viên - Chức năng chính của quản lý sinh viên là: § Cập nhật hồ sơ sinh viên § In thẻ sinh viên § Phân lớp, tách lớp. § Lập danh sách sinh viên theo từng lớp - Tác nhân ngoài của hệ thống: § Phòng đào tạo. § Sinh viên.
  • 33. Trong đó còn xác định thêm kho dữ liệu : Danh sách sinh viên, Danh mục lớp, danh mục khoa 3.3.4 Chức năng quản lý điểm - Chức năng chính của quản lý điểm là: § In phiếu điểm § Cập nhật điểm thi kết thúc môn học § Tổng kết tính điểm § Thống kê kết quả từng kỳ § Thống kê sinh viên thi lại § Thống kê sinh viên nợ môn § Thống kê sinh viên học bổng § Thống kê sinh viên lưu ban § In bảng điểm của sinh viên § Thống kê DS đăng ký thi lại, học lại § In bảng điểm SV tốt nghiệp - Tác nhân ngoài của hệ thống: § Phòng đào tạo. § Giáo viên bộ môn § Giáo viên chủ nhiệm § Sinh viên. - Tác nhân trong của hệ thống: Quản lý đào tạo Trong đó còn xác định thêm kho dữ liệu : Danh sách sinh viên, Bảng điểm, danh mục môn học, điểm bảo vệ đồ án.
  • 34. Chương 4: Phân tích hệ thống về dữ liệu 1. Xác định các thực thể, kiểu thực thể Để cài đặt được bài toán, chúng ta cần xác định các thực thể và các kiểu thực thể. Đối với bài toán quản lý điểm gồm có các thực thể sau: - Sinh viên - Kế hoạch kỳ học - Môn học - Lớp - Khoa - Giáo viên - Học kỳ - Sinh viên lớp - Phiếu điểm - Bảng điểm cá nhân - Bảng thống kê 2. Xác định các thuộc tính, mối liên kết giữa các kiểu thực thể v Xác định thuộc tính: (1) Sinh viên (Mã SV, Họ tên, Ngày sinh, giới tính,Quê quán, Họ tên bố, Nghề bố, Họ tên mẹ, Nghề mẹ) (2) Kế hoạch kỳ học (Mã học kỳ, Mã lớp, Mã môn, Số đvht, Phòng học, Mã giáo viên, Tên giáo viên, Ngày thi) (3) Môn học (Mã môn, Tên môn, Tên bộ môn, Mã khoa, Số tiết, Số đvht) (4) Lớp (Mã lớp, Tên lớp, Tên khoa )
  • 35. (5) Khoa (Mã khoa, Tên khoa) (6) Giáo viên (Mã giáo viên, Tên giáo viên, Năm sinh, Giới tính, Học hàm, Học vị) (7) Học kỳ (Mã học kỳ, Tên học kỳ) (8) Sinh viên lớp ( Mã kỳ, Mã lớp, Tên lớp, Mã SV, Tên SV, Ngày sinh, Quê quán) (9) Phiếu điểm ( Tên lớp, tên khoa, Tên môn, Số tiết, Số đvht, Mã SV, Tên sinh viên, Ngày sinh, Điểm) (10) Bảng điểm cá nhân (Tên khoa,Tên lớp, Mã SV, Tên SV, Mã môn, Tên môn, Điểm lần 1, Điểm lần 2, Điểm lần 3) (11) Bảng thống kê(Mã SV, Mã học kỳ, Mã lớp, Điểm TB, Điểm RL) v Mối liên kết giữa các thực thể là: - Kiểu liên kết “thuộc” Môn học – Khoa Giáo viên – Khoa Lớp – Khoa Sinh viên lớp – Sinh viên - Kiểu liên kết “học” Lớp - Môn học Sinh viên - Lớp - Kiểu liên kêt “của” Bảng điểm cá nhân – Sinh viên Phiểu điểm - Lớp Phiếu điểm –Môn học Kế hoạch giảng dạy học kỳ -Môn học Kế hoạch giảng dạy học kỳ - Khoa Kế hoạch giảng dạy học kỳ - Lớp - Kiểu liên kết “dạy”
  • 36. Giáo viên – Môn học Giáo viên – Sinh viên - Kiểu liên kết “thống kê” Bảng thống kê - Học kỳ Bảng thống kê – Sinh viên - Kiểu liên kết “Đảm nhiệm’ Giáo viên – Kế hoạch giảng dạy học kỳ - Kiểu liên kêt “ Trong” Sinh viên lớp - Học kỳ 3. Xây dựng mô hình quan hệ thực thể 3.1 Mô hình thực thể liên kết E/R mở rộng v Khái quát Các kiểu thuộc tính: +Các kiểu thuộc tính đa trị: trong mô hình thực thể được phép dùng kiểu thuộc tính đa trị. Nghĩa là tồn tại kiểu thuộc tính mà giá trị của nó đối với một thực thể có thể là một đây hay một tập các giá trị. +Các kiểu thuộc tính phức hợp: cho phép dùng kiểu thuộc tính phức hợp từ các thuộc tính sơ đẳng, tức là sự kết hợp giữa nhiều kiểu thuộc tỉnh khác. +Mặc định mỗi giá trị của kiểu thuộc tính phức hợp là sự ghép các giá trị của các thuộc tỉnh sơ đắng tương ứng.