SlideShare a Scribd company logo
1 of 8
Download to read offline
1 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh


                       TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ ĐẾN VAI TRÒ
                        KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ GỢI Ý ĐỐI VỚI
                           CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN

                                                                        ThS. Lê Vân Anh


       Đặt vấn đề
     Lịch sử phát triển của kinh tế thị trường từ thế kỷ XV đến nay cho thấy luôn tồn tại một mối
quan hệ rất cơ bản giữa một bên là thị trường và một bên là nhà nước. Tuy nhiên bản thân mối
quan hệ cơ bản này không hề tồn tại trong trạng thái tĩnh mà nó liên tục vận động, biến đổi
trong các không gian kinh tế cũng như thời gian khác nhau. Trong gần hai thập kỷ vừa qua, xu
thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có sự gia tăng mạnh mẽ, diễn ra toàn diện trên
nhiều lĩnh vực: thương mại, tài chính, đầu tư, cũng như các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi
trường… với các hình thức đa dạng và mức độ khác nhau, tạo ra những mối quan hệ gắn bó
chặt chẽ, sâu sắc và tác động qua lại hết sức nhanh nhạy giữa các nền kinh tế trên thế giới. Quá
trình toàn cầu hóa hiện nay diễn ra trên nền tảng các công cụ mới, với sự xuất hiện của những
nhân vật mới, những thị trường mới, giá trị mới và vận động dựa trên khuôn khổ những quy
tắc điều chỉnh mới1. Chính những yếu tố mới này đã và đang tạo ra những tác động, ảnh hưởng
đối với vai trò kinh tế của nhà nước.
     Trên cơ sở khái quát hướng tiếp cận của một số lý thuyết kinh tế chính về vai trò của nhà
nước, bài viết góp phần làm rõ tác động của xu hướng toàn cầu hóa đối với vai trò kinh tế của
nhà nước trong bối cảnh hiện nay, từ đó rút ra một số hàm ý đối với các quốc gia đang phát
triển trong việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường.


    1. Khái quát hướng tiếp cận của các lý thuyết kinh tế chính về vai trò của nhà nước trong
nền kinh tế thị trường
     Nhìn một cách khái quát, mặc dù các trường phái lớn đều quan tâm đến mối quan hệ
giữa thị trường và nhà nước hay vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, nhưng
cách tiếp cận cũng như các quan điểm cụ thể của các trường phái là rất khác nhau. Sự khác
biệt này thường là do các điều kiện lịch sử cụ thể của kinh tế thị trường trong từng giai đoạn
chi phối.
     Khi kinh tế thị trường xuất hiện với tư cách là một mô thức phát triển thì lúc đó tư duy của
các nhà Trọng thương nghiêng về hướng đề cao một cách thái quá vai trò của nhà nước, thậm
chí đến mức về sau này khi nghiên cứu lý thuyết của các nhà Trọng thương, A.Smith cho rằng
nên đặt cho trường phái này tên gọi khác là “Chủ nghĩa can thiệp công cộng”. Trong giai đoạn
kế tiếp bắt đầu từ cuối thế kỷ XVII, thế kỷ XVIII, đến đầu thế kỷ XIX, khi kinh tế thị trường được
xác lập với tư cách là một mô thức phát triển vận hành theo cơ chế mang tính điển hình của thời
điểm này gọi là kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, cách nhìn của phái Trọng nông và phái Cổ
điển Anh về vai trò của nhà nước lại thay đổi căn bản theo hướng giảm càng nhiều càng tốt sự
can thiệp trực tiếp của nhà nước và nới lỏng càng nhiều càng tốt khoảng không tự do để các
quan hệ thị trường phát huy tối đa khả năng điều tiết của nó. Cho đến những năm 70 của thế kỷ



   1   IMF, World Economic Outlook, May, 1997.
2 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh

  XIX kéo dài tới trước cuộc Đại suy thoái 1929 - 1933, khi mà kinh tế thị trường với tư cách là mô
thức phát triển đã ăn sâu, bám rễ một cách vững chắc không chỉ ở khu vực Tây Âu mà còn được
nhân rộng ra ở các châu lục khác như Bắc Mỹ, Úc, châu Á (Nhật Bản) thì cách nhìn của các đại
biểu Tân cổ điển về vai trò của nhà nước lại thay đổi khác hẳn so với cách nhìn của các trường
phái trước. Tân cổ điển một mặt vẫn nhất quán với những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa tự
do kinh tế do A.Smith khởi xướng, nhưng mặt khác lại thừa nhận những trục trặc, đổ vỡ lớn đã
xảy ra trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ở giai đoạn cận và hiện đại. Trên cơ sở đó họ
đưa ra những chủ thuyết mới để đi sâu vào những chính sách của nhà nước, đặc biệt là trong
lĩnh vực kích thích sự gia tăng của tổng cầu tiêu dùng nhằm khắc phục tình trạng khủng hoảng
sản xuất thừa. Và khi hệ thống kinh tế thị trường phương Tây vấp phải cuộc khủng hoảng kinh
tế 1929 - 1933 chúng ta lại thấy xuất hiện cách tiếp cận hệ thống lý thuyết và quan điểm mới của
J.M. Keynes. Từ thực tế của cuộc Đại suy thoái này, Keynes đã đặt những dấu hỏi nghi vấn lớn
về độ chính xác của lý thuyết “bàn tay vô hình” và lý thuyết “tự điều tiết”. Ông cố cắt nghĩa
những căn nguyên dẫn đến đại khủng hoảng và tìm thấy căn nguyên đó từ những khuyết tật có
thật của thị trường. Do vậy, ông đã đưa ra một cách thức mới về vai trò của nhà nước thông qua
những chương trình, chính sách công cộng, thông qua việc sử dụng chính sách vĩ mô, đặc biệt là
sự điều tiết của nhà nước đối với một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Luận thuyết của
Keynes trên thực tế khi ứng dụng vào các nước phương Tây đã có tác dụng điều chỉnh một cách
hiệu quả các hoạt động kinh tế. Thế nhưng cho đến những năm 70 của thế kỷ XX thì bản thân
các nước phương Tây lại lâm vào cuộc khủng hoảng mới, đặc biệt là mức độ lạm phát hết sức
trầm trọng. Chính từ đây các nhà kinh tế hiện đại đi theo khuynh hướng tự do kinh tế mới lại
cho rằng căn gốc của cuộc khủng hoảng mới xét về phương diện lý luận là do Chính phủ các
nước phương Tây đã lạm dụng thái quá cách thức điều tiết chủ quan của Keynes đến mức
phình sự can thiệp của nhà nước quá giới hạn cần thiết của nó. Hai dòng lý thuyết kinh tế lớn
theo chủ nghĩa tự do mới và theo trào lưu chính hiện đại đã gặp nhau và giao thoa. Thực ra trào
lưu chính hiện đại, mà đại diện tiêu biểu là Samuelson, đã từng xuất hiện sau Thế chiến thứ hai,
nhưng mức độ ảnh hưởng của nó lại chỉ bắt đầu tăng dần kể từ đầu thập kỷ 1970, trong đó tư
tưởng tổng quát đã được nhiều nước áp dụng là phải sử dụng kết hợp cả hai bàn tay, cả “bàn
tay vô hình” và “bàn tay hữu hình”.
     Từ việc hệ thống hóa cách tiếp cận của một số trường phái kinh tế lớn về vai trò của nhà
nước, có thể khẳng định rằng không có một khuôn mẫu lý thuyết nào mang tính vạn năng có
thể giải quyết trọn vẹn mọi tình huống cụ thể liên quan đến sự xung đột giữa thị trường và
nhà nước. Bởi lẽ mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong bối cảnh đương đại của thế
giới hiện nay khi mà nền kinh tế thị trường đã phủ kín trên quy mô toàn cầu cùng với sự xuất
hiện của những nhân tố mới đã thay đổi một cách căn bản so với cách đây vài chục năm.


       2. Toàn cầu hóa với vai trò kinh tế của nhà nước
     Xuất phát từ lịch sử phát triển của kinh tế thị trường từ trước đến nay có thể nhận thấy,
kinh tế thị trường dù có đa dạng đến mấy thì trên thực tế nó không thể tách rời vai trò của nhà
nước. Sự khác biệt giữa các giai đoạn lịch sử, giữa các quốc gia ở chỗ tính chất của Nhà nước
như thế nào, mức độ, phạm vi can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế ra sao và hệ quả từ
việc can thiệp đó trên cơ sở chức năng cơ bản của nhà nước: đảm bảo tính hiệu quả (mà thực
chất là “sửa chữa” các thất bại của thị trường), bảo đảm tính công bằng và sự ổn định vĩ mô2.



   2   Martin Wolf (2002), “Liệu Nhà nước quốc gia có thể tồn tại cùng với toàn cầu hoá không?”, Châu Mỹ ngày
3 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh

 Vì vậy, làm tốt 3 chức năng này cũng có nghĩa là Nhà nước đã thực hiện tốt vai trò của mình
trong việc điều tiết nền kinh tế.
    Quá trình toàn cầu hóa và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ,
cùng với nó là sự xuất hiện và phát triển của nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng khoa học -
công nghệ đã và đang tạo ra những tác động sâu sắc tới vai trò kinh tế của nhà nước theo hai
khía cạnh:
   Thứ nhất, những điều kiện kinh tế mới, điều kiện thị trường và công nghệ mới đã và
đang làm thay đổi tính chất của những thất bại của thị trường, đặt ra những vấn đề mới về
phạm vi và mức độ can thiệp của nhà nước trong việc giải quyết các thất bại của thị trường.
     Những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ ngày nay đã làm cho khái niệm độc quyền tự
nhiên trở nên không còn ý nghĩa trong lĩnh vực sản xuất điện, các loại hình giao thông vận tải
(đường sắt, hàng không), dịch vụ viễn thông (điện thoại, điện báo), và trong nhiều lĩnh vực
khác. Trước đây, vấn đề độc quyền tự nhiên đã ấn định cho khu vực công cộng nhiệm vụ chính
và chủ yếu trong các lĩnh vực này. Ngày nay, tại nhiều quốc gia, chính phủ đã bắt đầu rút dần
khỏi một số hoạt động, nhường chỗ cho các thị trường hoạt động tương đối hiệu quả phát triển
trong các khu vực này. Trong ngành viễn thông, hàng chục nước ở khắp châu Mỹ, châu Âu và
châu Á, và một vài nước ở châu Phi, kể cả Gana và Nam Phi, đã thực hiện cạnh tranh trong các
dịch vụ viễn thông đường dài, di động và giá trị gia tăng (fax, chuyển dữ liệu, hội nghị qua
video). Thậm chí một số nước như Chilê và En Xanvađo đã thăm dò các giải pháp cạnh tranh về
các mạng lưới kết nối cố định địa phương. Phát điện (không bao gồm chuyển tải điện và phân
phối điện) giờ đây cũng được coi là lĩnh vực cạnh tranh. Tại Trung Quốc, Malaysia và Philipin,
các nhà đầu tư tư nhân đã lập các dự án phát điện độc lập và làm tăng thêm công suất phát
điện, góp phần làm giảm nhẹ những thiếu thốn nghiêm trọng về điện và khiến các nguồn tài
chính tư nhân có thể bù đắp cho sự thiếu hụt của nguồn lực nhà nước. Sự tham gia của tư nhân
vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đang mở rộng nhanh chóng. Người ta ước lượng rằng trên
toàn cầu, các doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư 352 tỷ USD vào kết cấu hạ tầng từ năm 1990 đến
năm 1997, trong đó hơn 36% là đầu tư vào các quốc gia Đông Nam Á3. Quá trình toàn cầu hóa
cùng với những khía cạnh đa dạng của nó đang mở ra những thay đổi to lớn về cách thức mà
thị trường hoạt động hoặc có thể hoạt động. Sự cạnh tranh từ bên ngoài có thể làm cho các thị
trường trong nước trở nên hiệu quả hơn bằng cách tăng cường sức ép cạnh tranh đối với những
cái mà trước đây là độc quyền nội địa. Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hóa làm cho đường biên
giới giữa các quốc gia mờ đi và ít bị giới hạn hơn, từ đó mở ra cho các cá nhân cũng như cho nhà
nước nhiều khả năng lựa chọn hơn. Các cá nhân có nhiều cơ hội dễ dàng hơn so với trước đây
trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc y tế và giáo dục ở nước ngoài. Ở một vài
khía cạnh nhất định, các dịch vụ này đã trở thành hàng hóa mậu dịch. Khu vực công cộng cũng
có thể giảm được các khoản chi phí bằng việc tiếp nhận nguồn đầu tư từ bên ngoài. Trong một
số lĩnh vực, việc tiếp cận với các thị trường nước ngoài đã mở ra nhiều cơ hội lựa chọn mới bên
cạnh những cái trước đây theo truyền thống là do thị trường nội địa cung cấp hoặc chủ yếu do
khu vực công cộng cung cấp.
    Ngày nay, một chính phủ không cần thiết phải can thiệp vào thị trường với tư cách là nhà
cung cấp một hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó khi mà các cá nhân trong nước có thể tiếp cận với
nhiều sự lựa chọn từ bên ngoài một cách dễ dàng hơn và với giá rẻ hơn. Ví dụ, người dân có
thể mua bảo hiểm đề phòng rủi ro từ các nhà cung cấp nước ngoài với giá rẻ hơn và độ tin cậy


nay, 2002 (1), tr.62-68.
   3 UNDP (2001), Việt Nam hướng tới 2010, tập 1, NXB CTQG, Hà Nội.
4 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh

 cao hơn. Các khoản tiết kiệm và tài sản tích luỹ của các quỹ hưu trí tư nhân có thể được đầu
tư ở nước ngoài. Những bước phát triển này đang làm giảm đáng kể sự biện hộ cho việc can
thiệp của nhà nước vào thị trường với vai trò một nhà cung cấp hay với tư cách là một nhà độc
quyền trong rất nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực, nhà nước vẫn đóng vai trò
quan trọng trong việc tăng cường sự cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, đảm bảo tính minh
bạch, khả năng có thể kiểm soát và nghĩa vụ cung cấp các thông tin đáng tin cậy của thị
trường.
    Sự phát triển lớn mạnh của các thị trường tài chính, bao gồm sự vận động ngày càng gia
tăng của các luồng vốn quốc tế, cũng đang dần loại bỏ cơ sở lý lẽ cho rằng nhà nước cần đảm
đương công việc phân bổ các khoản tiết kiệm và tín dụng tư nhân như vẫn thường diễn ra ở
nhiều quốc gia cho đến một vài thập kỷ gần đây. Trong một nền kinh tế thị trường, sẽ không
có chỗ cho cái mà các nhà kinh tế gọi là "các khoản cho vay chính sách" hoặc "sự kiềm chế tài
chính". Trong các thị trường tài chính cũng như trong các khu vực đã đề cập, nhà nước phải
thực hiện một chức năng đặc biệt quan trọng đó là giám sát và điều chỉnh. Chức năng này
không thể hoặc không nên để cho khu vực tư nhân đảm nhận mà nhà nước cần thực hiện nó
một cách nghiêm túc. Đây phải được coi là một trong những hoạt động trọng tâm của nhà
nước.
    Thứ hai, toàn cầu hóa đang làm gia tăng mạnh mẽ sự mở cửa, đan xen và tuỳ thuộc lẫn
nhau giữa các nền kinh tế. Quá trình này đang dẫn đến việc xem xét lại khái niệm và vai trò
của nhà nước, vốn theo truyền thống dựa trên ba nguyên tắc cấu thành: chủ quyền, lãnh thổ
và an ninh. Sự phát triển nhanh chóng và sự bành trướng mạnh mẽ của các công ty xuyên
quốc gia, sự vận động liên tục của các luồng tài chính, sức ép cạnh tranh, vai trò của các tổ
chức phi chính phủ, cùng những quy tắc, luật lệ của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và
khu vực đang tạo ra những tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ làm thay đổi vị thế và vai trò của
nhà nước quốc gia.
    Hiện nay, các công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn tài chính khổng lồ đang chi phối các
hoạt động kinh tế toàn cầu. Bằng sức mạnh của mình, chúng đang thao túng, khống chế, thu
hẹp quyền lực, phạm vi và hiệu quả tác dụng của các chính sách kinh tế của các nhà nước
quốc gia riêng rẽ. Bên cạnh đó, sự can thiệp và những điều kiện của các tổ chức kinh tế, tài
chính quốc tế và khu vực, sự chi phối, khống chế của các cường quốc lớn (chủ yếu là các nước
G7), sự vận động, gây sức ép của các tổ chức phi chính phủ cũng đang tạo ra những áp lực,
ảnh hưởng, làm giảm sút vai trò của nhà nước, gây nên sự bất lực của nhiều chính phủ trước
sự vận động của quá trình toàn cầu hóa.
      Quá trình toàn cầu hóa còn làm cho tính độc lập của các chính sách quốc gia bị giảm sút.
Nó ràng buộc các chính phủ quốc gia trước những lựa chọn về chính sách trong nước của họ,
hướng tới một sự hội tụ chính sách trong một thế giới có nhiều điều kiện cực kỳ đa dạng.
Ngày nay, không một quốc gia nào trên thế giới có thể đứng cô lập, tách biệt khỏi hệ thống
kinh tế, chính trị toàn cầu. Sức ép quốc tế đang ngày càng đòi hỏi mỗi quốc gia phải có những
chính sách không chỉ phù hợp với điều kiện trong nước mà còn phải tính đến những yếu tố
quốc tế. Mỗi chính sách, mỗi chiến lược phát triển mà một quốc gia đưa ra đều phải được xem
xét, cân nhắc trong sự phụ thuộc, ràng buộc chặt chẽ với các thông lệ quốc tế, với các đường
lối, chính sách của nhiều quốc gia khác, và với diễn biến của các quá trình vận động trên phạm
vi toàn cầu.
     Trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, khả năng kiểm soát và điều tiết cấp vĩ mô, cái vốn được
coi là đặc quyền của nhà nước, cũng đang bị suy giảm nghiêm trọng. Những thách thức mới
đây mà các nước đang phát triển phải đối mặt trong việc tăng nguồn thu từ thuế cho thấy sự
5 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh

 hội nhập toàn cầu mạnh mẽ có thể ảnh hưởng đến các chính sách của một quốc gia như thế
nào. Ngày nay, các cá nhân, những người nộp thuế có nhiều sự lựa chọn, do đó, họ có thể dễ
dàng hơn trong việc tránh những khoản thuế cao. Các khả năng lựa chọn đa dạng, như
thương mại điện tử, tiền điện tử, giá cả chuyển nhượng được sử dụng bởi nhiều tập đoàn đa
quốc gia, các điều kiện xuất khẩu vốn tài chính thuận lợi, mua sắm ở nước ngoài v.v. đang
dẫn tới "sự biến mất của những người nộp thuế", tạo ra ngày càng nhiều khó khăn đối với các
nhà quản lý thuế trong việc tiếp tục tăng các mức thuế suất lên cao. Việc quốc tế hóa kinh
doanh và sự cạnh tranh gay gắt để giành giật đầu tư nước ngoài, cùng với sự hiện diện của
những quốc gia và vùng lãnh thổ có mức thuế thấp cũng khiến cho nhà nước không thể hy
vọng đánh thuế thu nhập cá nhân và công ty theo các thuế suất cao hơn nhiều mức chuẩn mực
toàn cầu mà vẫn thu hút được đầu tư. Bên cạnh đó, các hàng rào thuế quan đang dần bị dỡ bỏ
bởi các hiệp định song phương và đa phương đã gây ra áp lực đối với việc thu các loại thuế
xuất, nhập khẩu, mà trước đây từng là nguồn thu chủ yếu đối với các nước đang phát triển.
Điều này cũng cho thấy việc điều tiết nền kinh tế quốc dân của nhà nước bằng chính sách bảo
hộ mậu dịch và thuế quan đã giảm hiệu lực đáng kể. Với những kiềm chế mới này đối với các
nguồn thu truyền thống, nhiều nước đang xây dựng và phát triển các hệ thống thuế hiện đại
hơn và ít có tác động phụ hơn với một cơ sở thuế rộng rãi hơn nhiều. Ví dụ, nhiều nước đang
chuyển sang các loại thuế đánh vào tiêu dùng như là thuế giá trị gia tăng (VAT). Việc giảm các
nguồn thu từ thuế đang làm giảm khả năng của nhà nước trong việc thực hiện nhiều hoạt
động đòi hỏi nguồn chi tiêu công cộng lớn. Chính điều này đang đặt ra áp lực đòi hỏi các
chính phủ phải gọn nhẹ hơn và hiệu quả hơn, đồng thời các chương trình hành động của
chính phủ phải được cân nhắc kỹ càng và tập trung vào các chức năng thực sự cơ bản và chính
đáng của nhà nước.
     Ngày nay, cùng với sự phát triển của quá trình toàn cầu hóa, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa
các quốc gia ngày càng tăng lên, một số hàng hóa công cộng và dịch vụ cần thiết chỉ có thể
được bảo đảm thông qua hợp tác quốc tế. Việc xây dựng năng lực của nhà nước có nghĩa là
xây dựng sự cộng tác và những thể chế tổ chức có hiệu quả hơn trên phạm vi quốc tế cũng
như trong nước. Hoà bình thế giới, một môi trường toàn cầu bền vững, một thị trường toàn
cầu về hàng hóa dịch vụ và tri thức cơ bản là những ví dụ về hàng hóa công cộng toàn cầu.
Các vấn đề toàn cầu như ô nhiễm môi trường, tội phạm, bùng nổ dân số, HIV/AIDS và các
chính sách kinh tế vĩ mô..., mà một quốc gia riêng lẻ không thể giải quyết được, đòi hỏi mối
quan tâm, sự phụ thuộc lẫn nhau và sự phối hợp của nhiều quốc gia trên thế giới để có thể đi
tới một giải pháp hữu hiệu.
     Không chỉ chịu sức ép cạnh tranh và sự tuỳ thuộc lẫn nhau trên phạm vi quốc tế, ngay
trong phạm vi quốc gia, nhà nước cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc đảm đương vai
trò điều tiết của mình. Nhà nước đang ngày càng phải chứng kiến nhiều luồng chu chuyển đủ
loại đi qua lãnh thổ nước mình, trong khi bản thân Nhà nước thì ngày càng mất dần khả năng
thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, phân luồng và khi cần thì ngăn chặn: đó là các luồng di cư,
luồng hàng hóa, tiền tệ, và đặc biệt là luồng thông tin.
    Như chúng ta đã biết, những thành tựu vượt bậc về công nghệ thông tin, truyền thông,
đặc biệt sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng của mạng lưới thông tin toàn cầu (www), với
dung lượng khổng lồ, mà mọi người ở khắp nơi trên trái đất một khi đã kết nối đều được truy
cập thông tin, liên lạc, thảo luận và có khả năng truyền tải từ bất cứ nơi nào đến mọi nơi trên
hành tinh bất kỳ loại thông tin mã hóa nào (tiếng nói, âm thanh, văn bản, hình ảnh...). Lượng
thông tin được trao đổi mỗi ngày trên Internet tương đương với hàng ngàn trang báo khổ lớn,
điều đó cho thấy việc các quốc gia hiện đang tìm cách kiểm soát nội dung những thông tin này
6 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh

 rồi sẽ phải bỏ cuộc. Internet hiện nay đã trở thành một sản phẩm không của riêng quốc gia
nào, nó tự vận động và phát triển theo những nguyên tắc riêng, vượt ra ngoài sự chi phối,
ngăn trở của bất cứ một tổ chức hay chính phủ nào.
     Sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo ra những tác động to lớn, giúp nâng cao
nhận thức và tạo điều kiện cho mọi tầng lớp dân cư trong xã hội có khả năng tiếp cận với các
nguồn thông tin, đồng thời đưa ra các thông tin và hành động phản hồi tác động ngược trở lại
các đường lối, chính sách của các chính quyền trung ương và địa phương. Việc dân chủ hóa
đời sống kinh tế - xã hội đã nâng cao vị thế và tiếng nói của người dân và các cộng đồng dân
sự. Ngày nay, một chính sách mà một quốc gia đưa ra, không những phải phù hợp với các
quy tắc và luật lệ quốc tế, hay phải đặt trong mối tương quan với các yếu tố mang tầm cỡ thế
giới, mà ngay trong nội bộ mỗi nước, các chính sách đó cũng phải chịu tác động và ảnh hưởng
của các cá nhân và các cộng đồng dân sự.
    Như vậy, vai trò của nhà nước quốc gia, tính độc lập của các chính sách quốc gia đang có
sự thay đổi đáng kể trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Hơn lúc nào hết, vai trò của nhà
nước phải trở nên tinh vi hơn, và đạt đến một tính chất mới. Nhà nước phải là người tạo ra và
đảm bảo những điều kiện cần thiết cho các chủ thể của nền kinh tế hoạt động hiệu quả.


    3. Một số gợi ý về chính sách đối với các nước đang phát triển trong việc xử lý mối quan
hệ giữa nhà nước và thị trường
     Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế phát triển mạnh mẽ, cùng với nó là
tốc độ biến đổi, vận động nhanh chóng của các quá trình kinh tế - xã hội, sự thay đổi vị thế, vai
trò của các nhân tố trong nước và quốc tế, nhà nước tại các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia
đang phát triển đang phải đối mặt với một loạt các vấn đề như sự phổ biến nhanh chóng của
công nghệ, áp lực về dân số ngày càng tăng, ô nhiễm môi trường, phát triển bền vững, giảm
nghèo khổ hay sự hội nhập toàn cầu ngày càng sâu sắc của các thị trường và việc chuyển sang
những hình thức chính phủ dân chủ hơn4. Vấn đề được đặt ra hiện nay là cần xác định mối
tương quan giữa nhà nước và thị trường, trong đó nhà nước đóng vai trò như thế nào. Trước hết
cần phải khẳng định, không thể có sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững nếu không có một nhà
nước hoạt động có hiệu quả. Một nhà nước có hiệu quả, chứ không phải một nhà nước với vai
trò chi phối nền kinh tế. Hay nói cách khác, nhà nước phải hoạt động để bổ sung cho các thị
trường chứ không phải là thay thế cho các thị trường đó. Do vậy, trong bối cảnh hiện nay, các
quốc gia trên thế giới cần đến một kiểu nhà nước có khả năng linh hoạt cao hơn. Tuy nhiên, sự
lựa chọn và sự ưu tiên cho chức năng này hay chức năng khác của nhà nước đối với từng xã hội
là khác nhau, tuỳ thuộc vào trình độ phát triển, vào hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia.
     Đối với các nước phát triển, quá trình giảm điều tiết của nhà nước bằng cách đa dạng hóa
hệ thống dịch vụ công cộng, chuyển dần hệ thống đó vào tay khu vực tư nhân là một đòi hỏi
tất yếu. Thay vào đó, vai trò an ninh, vai trò tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và thử
nghiệm, vai trò dẫn dắt đầu tư trong các lĩnh vực mới, nhất là đầu tư mạo hiểm v.v. của nhà
nước lại tăng lên đáng kể.
     Trong khi đó, với các nước đang phát triển, vấn đề đặt ra đối với vai trò của Nhà nước tại
các nước này đã trở nên phức tạp hơn nhiều. Hầu hết các nước đang phát triển đều đang
trong một quá trình kép: vừa tiến hành xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường, vừa



   4Ngân hàng Thế giới (2003), Phát triển bền vững trong một Thế giới năng động - Thay đổi Thể chế, Tăng
trưởng và Chất lượng cuộc sống, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh

 tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới biến đổi nhanh. Đây là hai
nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi nhà nước ở các quốc gia này phải có những chức năng nhạy bén,
uyển chuyển cao hơn trước.
    Thứ nhất, nhà nước phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường, thúc
đẩy sự hình thành và phát triển của các quan hệ thị trường:
     - Nhà nước cần cung cấp cho thị trường một khung pháp lý vững chắc, không chỉ bao
gồm hệ thống luật và quy định, mà còn bao hàm các định chế cần thiết để thực hiện và cưỡng
chế thi hành luật, giải quyết tranh chấp như: toà án; cơ quan cưỡng chế thi hành luật; cơ quan
đăng ký đất đai, doanh nghiệp và tài sản thế chấp... Mặt khác, trong quá trình hội nhập vào
nền kinh tế thế giới, nhà nước phải tái cấu trúc, tức là phải biến đổi sao cho có một cơ chế hoạt
động tương đồng với hệ thống pháp luật và thông lệ quốc tế thông qua các ràng buộc trong
các hiệp định song phương, đa phương và với những yêu cầu chung từ phía các nước phát
triển.
     - Nhà nước cũng cần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định tài chính, củng cố khu
vực tài chính trong nước, tránh bóp méo giá cả, thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư. Sự
ổn định kinh tế vĩ mô có quan hệ mật thiết với tăng trưởng. Hạn chế sự bóp méo giá cả cũng là
một thành phần thiết yếu của các chính sách tốt, bởi vì những bóp méo giá cả có thể gây cản
trở cho tăng trưởng, làm nản ý định của các nhà đầu tư, biến những cố gắng thành hoạt động
phi sản xuất, gây ra tình trạng sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc
duy trì thương mại tự do, thị trường vốn và các quy định đầu tư cũng là những yêu cầu đặt ra
đối với nhà nước. Các thị trường mở cung cấp những cơ hội tốt cho người dân và doanh
nghiệp trong việc tăng khả năng tiếp cận với nguồn cung ứng thiết bị, công nghệ, tài chính
cũng như trình độ quản lý hiện đại. Tuy nhiên, một nền kinh tế mở hơn cũng đi liền với việc
phải tiếp xúc nhiều hơn với những rủi ro từ bên ngoài, làm cho các chính phủ theo đuổi
những chính sách không nhất quán càng phải trả giá nhiều hơn. Điều này đặt ra yêu cầu đối
với Nhà nước trong việc phải thiết lập và duy trì một hệ thống chính sách phù hợp, nhất quán
nhưng phải bảo đảm tính linh hoạt để sẵn sàng đối phó với nhiều thay đổi và rủi ro có thể xảy
ra.
     Đối với các nước đang phát triển hiện nay, việc để cho thị trường vận hành hiệu quả
chiếm vị trí ưu tiên so với việc làm cho thị trường vận hành hiệu quả. Đối với Nhà nước, việc
giải toả những biến dạng thị trường do chính sách của nhà nước gây ra và xây dựng nền tảng
định chế của nền kinh tế thị trường là quan trọng hơn nhiều so với việc tìm kiếm và sửa chữa
những thất bại cố hữu của thị trường.
     Thứ hai, nhà nước can thiệp vào thị trường trong bối cảnh hiện nay cần phải tính đến các
tính chất mới của các thất bại thị trường:
     - Trước hết, nhà nước không cần tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất hàng hóa và
dịch vụ mà thị trường có khả năng cung cấp hoặc có thể nhập khẩu. Tuy nhiên, Nhà nước cần
huy động thêm nguồn lực cần thiết để thực hiện bằng cách giải phóng tiềm năng của khu vực
tư nhân, không phải để thay thế mà là để bổ sung cho khu vực nhà nước trong việc cung cấp
các hàng hóa và dịch vụ này.
    - Các tiến bộ công nghệ cho phép các công ty tư nhân cạnh tranh trong các lĩnh vực trước
đây vẫn bị coi là "độc quyền tự nhiên" đã làm thay đổi quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.
Đối với các ngành này, vai trò của Nhà nước là tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động
8 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh

 hiệu quả, bằng cách tăng cường tính minh bạch, tạo môi trường cạnh tranh và bảo đảm
quyền sở hữu cũng như tính ổn định.
     - Các thị trường nước ngoài đã trở nên dễ tiếp cận hơn, ngày càng minh bạch nhờ vào sự
phát triển của công nghệ thông tin, mạng Internet và sự vận động tự do của các luồng vốn.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang mở ra cho các Chính phủ cũng như người dân nhiều
cơ hội lựa chọn hàng hóa và dịch vụ mà trước đây không có hoặc rất đắt đỏ trong thị trường
nội địa. Do đó, nhà nước cần tính đến các yếu tố này trong quá trình can thiệp và đưa ra chính
sách phù hợp đối với các lĩnh vực này, bao gồm cả giáo dục, y tế và lương hưu.
     - Vấn đề ô nhiễm môi trường, một trong các thất bại của thị trường vẫn cần đến sự can
thiệp và kiểm soát của Nhà nước. Cơ chế thị trường không đánh giá các nguồn tài nguyên môi
trường một cách thoả đáng, các đánh giá về môi trường không được xem xét đầy đủ trong
những quyết định về sản xuất và tiêu dùng. Do đó, nếu không có một số hình thức bảo vệ có
tính điều tiết thì môi trường có thể trở thành một nạn nhân trong quá trình theo đuổi mục tiêu
lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặt khác, các nước đang phát triển đang trong quá trình hội
nhập kinh tế, do đó, nền kinh tế của các quốc gia này càng phải tiến gần hơn đến chuẩn mực
quốc tế, trong đó có tiêu chuẩn về môi trường. Tuy nhiên, việc điều tiết các vấn đề môi trường
dựa trên biện pháp kỹ trị thuần tuý thường ít có khả năng thành công, đặc biệt là ở các nước
đang phát triển, nơi mà cơ sở thể chế về điều tiết còn nhiều yếu kém. Do đó, Nhà nước tại các
quốc gia này sẽ có khả năng thành công cao hơn trong việc ngăn chặn sự phá hoại môi trường
của các thị trường tư nhân tự do nếu dựa vào các thông tin công cộng, sự tham gia của người
dân và những quy định pháp luật.

More Related Content

What's hot

đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
Hyo Neul Shin
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
Hyo Neul Shin
 
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vcoi Vit
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
Hyo Neul Shin
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
Hyo Neul Shin
 
De cuong mon lshtkt
De cuong mon lshtktDe cuong mon lshtkt
De cuong mon lshtkt
Hằng Đỗ
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
Hyo Neul Shin
 
nhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tế
nhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tếnhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tế
nhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tế
Hyo Neul Shin
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt nam
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt namKinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt nam
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt nam
Cat Love
 

What's hot (20)

Bài Giảng Môn Học Lịch Sử Kinh Tế
Bài Giảng Môn Học Lịch Sử Kinh Tế Bài Giảng Môn Học Lịch Sử Kinh Tế
Bài Giảng Môn Học Lịch Sử Kinh Tế
 
Lý thuyêt bàn tay vô hình
Lý thuyêt bàn tay vô hìnhLý thuyêt bàn tay vô hình
Lý thuyêt bàn tay vô hình
 
Luận án: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nayLuận án: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
 
Cau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtktCau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtkt
 
Trường phái tân cổ điển
Trường phái tân cổ điểnTrường phái tân cổ điển
Trường phái tân cổ điển
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
 
Tiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
Tiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩaTiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
Tiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
 
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
 
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
 
De cuong mon lshtkt
De cuong mon lshtktDe cuong mon lshtkt
De cuong mon lshtkt
 
Ban tay vo_hinh_438
Ban tay vo_hinh_438Ban tay vo_hinh_438
Ban tay vo_hinh_438
 
Giao trinh kinh te chinh tri
Giao trinh kinh te chinh triGiao trinh kinh te chinh tri
Giao trinh kinh te chinh tri
 
Luận văn: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình CNH-HĐH , HAY!
Luận văn: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình CNH-HĐH , HAY!Luận văn: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình CNH-HĐH , HAY!
Luận văn: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình CNH-HĐH , HAY!
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
 
nhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tế
nhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tếnhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tế
nhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tế
 
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt nam
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt namKinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt nam
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt nam
 

Similar to Tac dong cua toan cau hoa den vai tro kinh te cua nha nuoc

Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Cat Love
 
Tl bo sung thay trang
Tl bo sung   thay trangTl bo sung   thay trang
Tl bo sung thay trang
Loan Le
 
Quan hệ sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổi. Ý nghĩa và định hư...
Quan hệ sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổi. Ý nghĩa và định hư...Quan hệ sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổi. Ý nghĩa và định hư...
Quan hệ sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổi. Ý nghĩa và định hư...
Anna Dicki
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Cat Love
 
6 chuyen de kinh te thi truong cvc 2012 (1)
6 chuyen de kinh te thi truong cvc 2012 (1)6 chuyen de kinh te thi truong cvc 2012 (1)
6 chuyen de kinh te thi truong cvc 2012 (1)
janbe08
 

Similar to Tac dong cua toan cau hoa den vai tro kinh te cua nha nuoc (20)

Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...
 
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
 
Luận Văn Kinh Tế Chính Trị - Vai Trò Quản Lý Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Việc ...
Luận Văn Kinh Tế Chính Trị - Vai Trò Quản Lý Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Việc ...Luận Văn Kinh Tế Chính Trị - Vai Trò Quản Lý Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Việc ...
Luận Văn Kinh Tế Chính Trị - Vai Trò Quản Lý Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Việc ...
 
Tl bo sung thay trang
Tl bo sung   thay trangTl bo sung   thay trang
Tl bo sung thay trang
 
Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
 
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
 
CNTBĐQNN
CNTBĐQNNCNTBĐQNN
CNTBĐQNN
 
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
 
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...
 
Thảo luận 2 đường lối
Thảo luận 2 đường lốiThảo luận 2 đường lối
Thảo luận 2 đường lối
 
Quan hệ sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổi
Quan hệ sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổiQuan hệ sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổi
Quan hệ sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổi
 
KTCT. Chương 1.OK.pptx
KTCT. Chương 1.OK.pptxKTCT. Chương 1.OK.pptx
KTCT. Chương 1.OK.pptx
 
Tim hieu kinh te truyen hinh (2)
Tim hieu kinh te truyen hinh (2)Tim hieu kinh te truyen hinh (2)
Tim hieu kinh te truyen hinh (2)
 
RUT-GON.docx
RUT-GON.docxRUT-GON.docx
RUT-GON.docx
 
Quan hệ sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổi. Ý nghĩa và định hư...
Quan hệ sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổi. Ý nghĩa và định hư...Quan hệ sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổi. Ý nghĩa và định hư...
Quan hệ sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổi. Ý nghĩa và định hư...
 
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nayPhân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
 
6 chuyen de kinh te thi truong cvc 2012 (1)
6 chuyen de kinh te thi truong cvc 2012 (1)6 chuyen de kinh te thi truong cvc 2012 (1)
6 chuyen de kinh te thi truong cvc 2012 (1)
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 

Tac dong cua toan cau hoa den vai tro kinh te cua nha nuoc

  • 1. 1 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ ĐẾN VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ GỢI Ý ĐỐI VỚI CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN ThS. Lê Vân Anh Đặt vấn đề Lịch sử phát triển của kinh tế thị trường từ thế kỷ XV đến nay cho thấy luôn tồn tại một mối quan hệ rất cơ bản giữa một bên là thị trường và một bên là nhà nước. Tuy nhiên bản thân mối quan hệ cơ bản này không hề tồn tại trong trạng thái tĩnh mà nó liên tục vận động, biến đổi trong các không gian kinh tế cũng như thời gian khác nhau. Trong gần hai thập kỷ vừa qua, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có sự gia tăng mạnh mẽ, diễn ra toàn diện trên nhiều lĩnh vực: thương mại, tài chính, đầu tư, cũng như các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường… với các hình thức đa dạng và mức độ khác nhau, tạo ra những mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, sâu sắc và tác động qua lại hết sức nhanh nhạy giữa các nền kinh tế trên thế giới. Quá trình toàn cầu hóa hiện nay diễn ra trên nền tảng các công cụ mới, với sự xuất hiện của những nhân vật mới, những thị trường mới, giá trị mới và vận động dựa trên khuôn khổ những quy tắc điều chỉnh mới1. Chính những yếu tố mới này đã và đang tạo ra những tác động, ảnh hưởng đối với vai trò kinh tế của nhà nước. Trên cơ sở khái quát hướng tiếp cận của một số lý thuyết kinh tế chính về vai trò của nhà nước, bài viết góp phần làm rõ tác động của xu hướng toàn cầu hóa đối với vai trò kinh tế của nhà nước trong bối cảnh hiện nay, từ đó rút ra một số hàm ý đối với các quốc gia đang phát triển trong việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường. 1. Khái quát hướng tiếp cận của các lý thuyết kinh tế chính về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường Nhìn một cách khái quát, mặc dù các trường phái lớn đều quan tâm đến mối quan hệ giữa thị trường và nhà nước hay vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, nhưng cách tiếp cận cũng như các quan điểm cụ thể của các trường phái là rất khác nhau. Sự khác biệt này thường là do các điều kiện lịch sử cụ thể của kinh tế thị trường trong từng giai đoạn chi phối. Khi kinh tế thị trường xuất hiện với tư cách là một mô thức phát triển thì lúc đó tư duy của các nhà Trọng thương nghiêng về hướng đề cao một cách thái quá vai trò của nhà nước, thậm chí đến mức về sau này khi nghiên cứu lý thuyết của các nhà Trọng thương, A.Smith cho rằng nên đặt cho trường phái này tên gọi khác là “Chủ nghĩa can thiệp công cộng”. Trong giai đoạn kế tiếp bắt đầu từ cuối thế kỷ XVII, thế kỷ XVIII, đến đầu thế kỷ XIX, khi kinh tế thị trường được xác lập với tư cách là một mô thức phát triển vận hành theo cơ chế mang tính điển hình của thời điểm này gọi là kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, cách nhìn của phái Trọng nông và phái Cổ điển Anh về vai trò của nhà nước lại thay đổi căn bản theo hướng giảm càng nhiều càng tốt sự can thiệp trực tiếp của nhà nước và nới lỏng càng nhiều càng tốt khoảng không tự do để các quan hệ thị trường phát huy tối đa khả năng điều tiết của nó. Cho đến những năm 70 của thế kỷ 1 IMF, World Economic Outlook, May, 1997.
  • 2. 2 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh XIX kéo dài tới trước cuộc Đại suy thoái 1929 - 1933, khi mà kinh tế thị trường với tư cách là mô thức phát triển đã ăn sâu, bám rễ một cách vững chắc không chỉ ở khu vực Tây Âu mà còn được nhân rộng ra ở các châu lục khác như Bắc Mỹ, Úc, châu Á (Nhật Bản) thì cách nhìn của các đại biểu Tân cổ điển về vai trò của nhà nước lại thay đổi khác hẳn so với cách nhìn của các trường phái trước. Tân cổ điển một mặt vẫn nhất quán với những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa tự do kinh tế do A.Smith khởi xướng, nhưng mặt khác lại thừa nhận những trục trặc, đổ vỡ lớn đã xảy ra trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ở giai đoạn cận và hiện đại. Trên cơ sở đó họ đưa ra những chủ thuyết mới để đi sâu vào những chính sách của nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực kích thích sự gia tăng của tổng cầu tiêu dùng nhằm khắc phục tình trạng khủng hoảng sản xuất thừa. Và khi hệ thống kinh tế thị trường phương Tây vấp phải cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 chúng ta lại thấy xuất hiện cách tiếp cận hệ thống lý thuyết và quan điểm mới của J.M. Keynes. Từ thực tế của cuộc Đại suy thoái này, Keynes đã đặt những dấu hỏi nghi vấn lớn về độ chính xác của lý thuyết “bàn tay vô hình” và lý thuyết “tự điều tiết”. Ông cố cắt nghĩa những căn nguyên dẫn đến đại khủng hoảng và tìm thấy căn nguyên đó từ những khuyết tật có thật của thị trường. Do vậy, ông đã đưa ra một cách thức mới về vai trò của nhà nước thông qua những chương trình, chính sách công cộng, thông qua việc sử dụng chính sách vĩ mô, đặc biệt là sự điều tiết của nhà nước đối với một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Luận thuyết của Keynes trên thực tế khi ứng dụng vào các nước phương Tây đã có tác dụng điều chỉnh một cách hiệu quả các hoạt động kinh tế. Thế nhưng cho đến những năm 70 của thế kỷ XX thì bản thân các nước phương Tây lại lâm vào cuộc khủng hoảng mới, đặc biệt là mức độ lạm phát hết sức trầm trọng. Chính từ đây các nhà kinh tế hiện đại đi theo khuynh hướng tự do kinh tế mới lại cho rằng căn gốc của cuộc khủng hoảng mới xét về phương diện lý luận là do Chính phủ các nước phương Tây đã lạm dụng thái quá cách thức điều tiết chủ quan của Keynes đến mức phình sự can thiệp của nhà nước quá giới hạn cần thiết của nó. Hai dòng lý thuyết kinh tế lớn theo chủ nghĩa tự do mới và theo trào lưu chính hiện đại đã gặp nhau và giao thoa. Thực ra trào lưu chính hiện đại, mà đại diện tiêu biểu là Samuelson, đã từng xuất hiện sau Thế chiến thứ hai, nhưng mức độ ảnh hưởng của nó lại chỉ bắt đầu tăng dần kể từ đầu thập kỷ 1970, trong đó tư tưởng tổng quát đã được nhiều nước áp dụng là phải sử dụng kết hợp cả hai bàn tay, cả “bàn tay vô hình” và “bàn tay hữu hình”. Từ việc hệ thống hóa cách tiếp cận của một số trường phái kinh tế lớn về vai trò của nhà nước, có thể khẳng định rằng không có một khuôn mẫu lý thuyết nào mang tính vạn năng có thể giải quyết trọn vẹn mọi tình huống cụ thể liên quan đến sự xung đột giữa thị trường và nhà nước. Bởi lẽ mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong bối cảnh đương đại của thế giới hiện nay khi mà nền kinh tế thị trường đã phủ kín trên quy mô toàn cầu cùng với sự xuất hiện của những nhân tố mới đã thay đổi một cách căn bản so với cách đây vài chục năm. 2. Toàn cầu hóa với vai trò kinh tế của nhà nước Xuất phát từ lịch sử phát triển của kinh tế thị trường từ trước đến nay có thể nhận thấy, kinh tế thị trường dù có đa dạng đến mấy thì trên thực tế nó không thể tách rời vai trò của nhà nước. Sự khác biệt giữa các giai đoạn lịch sử, giữa các quốc gia ở chỗ tính chất của Nhà nước như thế nào, mức độ, phạm vi can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế ra sao và hệ quả từ việc can thiệp đó trên cơ sở chức năng cơ bản của nhà nước: đảm bảo tính hiệu quả (mà thực chất là “sửa chữa” các thất bại của thị trường), bảo đảm tính công bằng và sự ổn định vĩ mô2. 2 Martin Wolf (2002), “Liệu Nhà nước quốc gia có thể tồn tại cùng với toàn cầu hoá không?”, Châu Mỹ ngày
  • 3. 3 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh Vì vậy, làm tốt 3 chức năng này cũng có nghĩa là Nhà nước đã thực hiện tốt vai trò của mình trong việc điều tiết nền kinh tế. Quá trình toàn cầu hóa và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, cùng với nó là sự xuất hiện và phát triển của nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã và đang tạo ra những tác động sâu sắc tới vai trò kinh tế của nhà nước theo hai khía cạnh: Thứ nhất, những điều kiện kinh tế mới, điều kiện thị trường và công nghệ mới đã và đang làm thay đổi tính chất của những thất bại của thị trường, đặt ra những vấn đề mới về phạm vi và mức độ can thiệp của nhà nước trong việc giải quyết các thất bại của thị trường. Những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ ngày nay đã làm cho khái niệm độc quyền tự nhiên trở nên không còn ý nghĩa trong lĩnh vực sản xuất điện, các loại hình giao thông vận tải (đường sắt, hàng không), dịch vụ viễn thông (điện thoại, điện báo), và trong nhiều lĩnh vực khác. Trước đây, vấn đề độc quyền tự nhiên đã ấn định cho khu vực công cộng nhiệm vụ chính và chủ yếu trong các lĩnh vực này. Ngày nay, tại nhiều quốc gia, chính phủ đã bắt đầu rút dần khỏi một số hoạt động, nhường chỗ cho các thị trường hoạt động tương đối hiệu quả phát triển trong các khu vực này. Trong ngành viễn thông, hàng chục nước ở khắp châu Mỹ, châu Âu và châu Á, và một vài nước ở châu Phi, kể cả Gana và Nam Phi, đã thực hiện cạnh tranh trong các dịch vụ viễn thông đường dài, di động và giá trị gia tăng (fax, chuyển dữ liệu, hội nghị qua video). Thậm chí một số nước như Chilê và En Xanvađo đã thăm dò các giải pháp cạnh tranh về các mạng lưới kết nối cố định địa phương. Phát điện (không bao gồm chuyển tải điện và phân phối điện) giờ đây cũng được coi là lĩnh vực cạnh tranh. Tại Trung Quốc, Malaysia và Philipin, các nhà đầu tư tư nhân đã lập các dự án phát điện độc lập và làm tăng thêm công suất phát điện, góp phần làm giảm nhẹ những thiếu thốn nghiêm trọng về điện và khiến các nguồn tài chính tư nhân có thể bù đắp cho sự thiếu hụt của nguồn lực nhà nước. Sự tham gia của tư nhân vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đang mở rộng nhanh chóng. Người ta ước lượng rằng trên toàn cầu, các doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư 352 tỷ USD vào kết cấu hạ tầng từ năm 1990 đến năm 1997, trong đó hơn 36% là đầu tư vào các quốc gia Đông Nam Á3. Quá trình toàn cầu hóa cùng với những khía cạnh đa dạng của nó đang mở ra những thay đổi to lớn về cách thức mà thị trường hoạt động hoặc có thể hoạt động. Sự cạnh tranh từ bên ngoài có thể làm cho các thị trường trong nước trở nên hiệu quả hơn bằng cách tăng cường sức ép cạnh tranh đối với những cái mà trước đây là độc quyền nội địa. Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hóa làm cho đường biên giới giữa các quốc gia mờ đi và ít bị giới hạn hơn, từ đó mở ra cho các cá nhân cũng như cho nhà nước nhiều khả năng lựa chọn hơn. Các cá nhân có nhiều cơ hội dễ dàng hơn so với trước đây trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc y tế và giáo dục ở nước ngoài. Ở một vài khía cạnh nhất định, các dịch vụ này đã trở thành hàng hóa mậu dịch. Khu vực công cộng cũng có thể giảm được các khoản chi phí bằng việc tiếp nhận nguồn đầu tư từ bên ngoài. Trong một số lĩnh vực, việc tiếp cận với các thị trường nước ngoài đã mở ra nhiều cơ hội lựa chọn mới bên cạnh những cái trước đây theo truyền thống là do thị trường nội địa cung cấp hoặc chủ yếu do khu vực công cộng cung cấp. Ngày nay, một chính phủ không cần thiết phải can thiệp vào thị trường với tư cách là nhà cung cấp một hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó khi mà các cá nhân trong nước có thể tiếp cận với nhiều sự lựa chọn từ bên ngoài một cách dễ dàng hơn và với giá rẻ hơn. Ví dụ, người dân có thể mua bảo hiểm đề phòng rủi ro từ các nhà cung cấp nước ngoài với giá rẻ hơn và độ tin cậy nay, 2002 (1), tr.62-68. 3 UNDP (2001), Việt Nam hướng tới 2010, tập 1, NXB CTQG, Hà Nội.
  • 4. 4 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh cao hơn. Các khoản tiết kiệm và tài sản tích luỹ của các quỹ hưu trí tư nhân có thể được đầu tư ở nước ngoài. Những bước phát triển này đang làm giảm đáng kể sự biện hộ cho việc can thiệp của nhà nước vào thị trường với vai trò một nhà cung cấp hay với tư cách là một nhà độc quyền trong rất nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực, nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sự cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, đảm bảo tính minh bạch, khả năng có thể kiểm soát và nghĩa vụ cung cấp các thông tin đáng tin cậy của thị trường. Sự phát triển lớn mạnh của các thị trường tài chính, bao gồm sự vận động ngày càng gia tăng của các luồng vốn quốc tế, cũng đang dần loại bỏ cơ sở lý lẽ cho rằng nhà nước cần đảm đương công việc phân bổ các khoản tiết kiệm và tín dụng tư nhân như vẫn thường diễn ra ở nhiều quốc gia cho đến một vài thập kỷ gần đây. Trong một nền kinh tế thị trường, sẽ không có chỗ cho cái mà các nhà kinh tế gọi là "các khoản cho vay chính sách" hoặc "sự kiềm chế tài chính". Trong các thị trường tài chính cũng như trong các khu vực đã đề cập, nhà nước phải thực hiện một chức năng đặc biệt quan trọng đó là giám sát và điều chỉnh. Chức năng này không thể hoặc không nên để cho khu vực tư nhân đảm nhận mà nhà nước cần thực hiện nó một cách nghiêm túc. Đây phải được coi là một trong những hoạt động trọng tâm của nhà nước. Thứ hai, toàn cầu hóa đang làm gia tăng mạnh mẽ sự mở cửa, đan xen và tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Quá trình này đang dẫn đến việc xem xét lại khái niệm và vai trò của nhà nước, vốn theo truyền thống dựa trên ba nguyên tắc cấu thành: chủ quyền, lãnh thổ và an ninh. Sự phát triển nhanh chóng và sự bành trướng mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia, sự vận động liên tục của các luồng tài chính, sức ép cạnh tranh, vai trò của các tổ chức phi chính phủ, cùng những quy tắc, luật lệ của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực đang tạo ra những tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ làm thay đổi vị thế và vai trò của nhà nước quốc gia. Hiện nay, các công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn tài chính khổng lồ đang chi phối các hoạt động kinh tế toàn cầu. Bằng sức mạnh của mình, chúng đang thao túng, khống chế, thu hẹp quyền lực, phạm vi và hiệu quả tác dụng của các chính sách kinh tế của các nhà nước quốc gia riêng rẽ. Bên cạnh đó, sự can thiệp và những điều kiện của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực, sự chi phối, khống chế của các cường quốc lớn (chủ yếu là các nước G7), sự vận động, gây sức ép của các tổ chức phi chính phủ cũng đang tạo ra những áp lực, ảnh hưởng, làm giảm sút vai trò của nhà nước, gây nên sự bất lực của nhiều chính phủ trước sự vận động của quá trình toàn cầu hóa. Quá trình toàn cầu hóa còn làm cho tính độc lập của các chính sách quốc gia bị giảm sút. Nó ràng buộc các chính phủ quốc gia trước những lựa chọn về chính sách trong nước của họ, hướng tới một sự hội tụ chính sách trong một thế giới có nhiều điều kiện cực kỳ đa dạng. Ngày nay, không một quốc gia nào trên thế giới có thể đứng cô lập, tách biệt khỏi hệ thống kinh tế, chính trị toàn cầu. Sức ép quốc tế đang ngày càng đòi hỏi mỗi quốc gia phải có những chính sách không chỉ phù hợp với điều kiện trong nước mà còn phải tính đến những yếu tố quốc tế. Mỗi chính sách, mỗi chiến lược phát triển mà một quốc gia đưa ra đều phải được xem xét, cân nhắc trong sự phụ thuộc, ràng buộc chặt chẽ với các thông lệ quốc tế, với các đường lối, chính sách của nhiều quốc gia khác, và với diễn biến của các quá trình vận động trên phạm vi toàn cầu. Trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, khả năng kiểm soát và điều tiết cấp vĩ mô, cái vốn được coi là đặc quyền của nhà nước, cũng đang bị suy giảm nghiêm trọng. Những thách thức mới đây mà các nước đang phát triển phải đối mặt trong việc tăng nguồn thu từ thuế cho thấy sự
  • 5. 5 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh hội nhập toàn cầu mạnh mẽ có thể ảnh hưởng đến các chính sách của một quốc gia như thế nào. Ngày nay, các cá nhân, những người nộp thuế có nhiều sự lựa chọn, do đó, họ có thể dễ dàng hơn trong việc tránh những khoản thuế cao. Các khả năng lựa chọn đa dạng, như thương mại điện tử, tiền điện tử, giá cả chuyển nhượng được sử dụng bởi nhiều tập đoàn đa quốc gia, các điều kiện xuất khẩu vốn tài chính thuận lợi, mua sắm ở nước ngoài v.v. đang dẫn tới "sự biến mất của những người nộp thuế", tạo ra ngày càng nhiều khó khăn đối với các nhà quản lý thuế trong việc tiếp tục tăng các mức thuế suất lên cao. Việc quốc tế hóa kinh doanh và sự cạnh tranh gay gắt để giành giật đầu tư nước ngoài, cùng với sự hiện diện của những quốc gia và vùng lãnh thổ có mức thuế thấp cũng khiến cho nhà nước không thể hy vọng đánh thuế thu nhập cá nhân và công ty theo các thuế suất cao hơn nhiều mức chuẩn mực toàn cầu mà vẫn thu hút được đầu tư. Bên cạnh đó, các hàng rào thuế quan đang dần bị dỡ bỏ bởi các hiệp định song phương và đa phương đã gây ra áp lực đối với việc thu các loại thuế xuất, nhập khẩu, mà trước đây từng là nguồn thu chủ yếu đối với các nước đang phát triển. Điều này cũng cho thấy việc điều tiết nền kinh tế quốc dân của nhà nước bằng chính sách bảo hộ mậu dịch và thuế quan đã giảm hiệu lực đáng kể. Với những kiềm chế mới này đối với các nguồn thu truyền thống, nhiều nước đang xây dựng và phát triển các hệ thống thuế hiện đại hơn và ít có tác động phụ hơn với một cơ sở thuế rộng rãi hơn nhiều. Ví dụ, nhiều nước đang chuyển sang các loại thuế đánh vào tiêu dùng như là thuế giá trị gia tăng (VAT). Việc giảm các nguồn thu từ thuế đang làm giảm khả năng của nhà nước trong việc thực hiện nhiều hoạt động đòi hỏi nguồn chi tiêu công cộng lớn. Chính điều này đang đặt ra áp lực đòi hỏi các chính phủ phải gọn nhẹ hơn và hiệu quả hơn, đồng thời các chương trình hành động của chính phủ phải được cân nhắc kỹ càng và tập trung vào các chức năng thực sự cơ bản và chính đáng của nhà nước. Ngày nay, cùng với sự phát triển của quá trình toàn cầu hóa, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng lên, một số hàng hóa công cộng và dịch vụ cần thiết chỉ có thể được bảo đảm thông qua hợp tác quốc tế. Việc xây dựng năng lực của nhà nước có nghĩa là xây dựng sự cộng tác và những thể chế tổ chức có hiệu quả hơn trên phạm vi quốc tế cũng như trong nước. Hoà bình thế giới, một môi trường toàn cầu bền vững, một thị trường toàn cầu về hàng hóa dịch vụ và tri thức cơ bản là những ví dụ về hàng hóa công cộng toàn cầu. Các vấn đề toàn cầu như ô nhiễm môi trường, tội phạm, bùng nổ dân số, HIV/AIDS và các chính sách kinh tế vĩ mô..., mà một quốc gia riêng lẻ không thể giải quyết được, đòi hỏi mối quan tâm, sự phụ thuộc lẫn nhau và sự phối hợp của nhiều quốc gia trên thế giới để có thể đi tới một giải pháp hữu hiệu. Không chỉ chịu sức ép cạnh tranh và sự tuỳ thuộc lẫn nhau trên phạm vi quốc tế, ngay trong phạm vi quốc gia, nhà nước cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc đảm đương vai trò điều tiết của mình. Nhà nước đang ngày càng phải chứng kiến nhiều luồng chu chuyển đủ loại đi qua lãnh thổ nước mình, trong khi bản thân Nhà nước thì ngày càng mất dần khả năng thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, phân luồng và khi cần thì ngăn chặn: đó là các luồng di cư, luồng hàng hóa, tiền tệ, và đặc biệt là luồng thông tin. Như chúng ta đã biết, những thành tựu vượt bậc về công nghệ thông tin, truyền thông, đặc biệt sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng của mạng lưới thông tin toàn cầu (www), với dung lượng khổng lồ, mà mọi người ở khắp nơi trên trái đất một khi đã kết nối đều được truy cập thông tin, liên lạc, thảo luận và có khả năng truyền tải từ bất cứ nơi nào đến mọi nơi trên hành tinh bất kỳ loại thông tin mã hóa nào (tiếng nói, âm thanh, văn bản, hình ảnh...). Lượng thông tin được trao đổi mỗi ngày trên Internet tương đương với hàng ngàn trang báo khổ lớn, điều đó cho thấy việc các quốc gia hiện đang tìm cách kiểm soát nội dung những thông tin này
  • 6. 6 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh rồi sẽ phải bỏ cuộc. Internet hiện nay đã trở thành một sản phẩm không của riêng quốc gia nào, nó tự vận động và phát triển theo những nguyên tắc riêng, vượt ra ngoài sự chi phối, ngăn trở của bất cứ một tổ chức hay chính phủ nào. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo ra những tác động to lớn, giúp nâng cao nhận thức và tạo điều kiện cho mọi tầng lớp dân cư trong xã hội có khả năng tiếp cận với các nguồn thông tin, đồng thời đưa ra các thông tin và hành động phản hồi tác động ngược trở lại các đường lối, chính sách của các chính quyền trung ương và địa phương. Việc dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội đã nâng cao vị thế và tiếng nói của người dân và các cộng đồng dân sự. Ngày nay, một chính sách mà một quốc gia đưa ra, không những phải phù hợp với các quy tắc và luật lệ quốc tế, hay phải đặt trong mối tương quan với các yếu tố mang tầm cỡ thế giới, mà ngay trong nội bộ mỗi nước, các chính sách đó cũng phải chịu tác động và ảnh hưởng của các cá nhân và các cộng đồng dân sự. Như vậy, vai trò của nhà nước quốc gia, tính độc lập của các chính sách quốc gia đang có sự thay đổi đáng kể trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Hơn lúc nào hết, vai trò của nhà nước phải trở nên tinh vi hơn, và đạt đến một tính chất mới. Nhà nước phải là người tạo ra và đảm bảo những điều kiện cần thiết cho các chủ thể của nền kinh tế hoạt động hiệu quả. 3. Một số gợi ý về chính sách đối với các nước đang phát triển trong việc xử lý mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế phát triển mạnh mẽ, cùng với nó là tốc độ biến đổi, vận động nhanh chóng của các quá trình kinh tế - xã hội, sự thay đổi vị thế, vai trò của các nhân tố trong nước và quốc tế, nhà nước tại các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển đang phải đối mặt với một loạt các vấn đề như sự phổ biến nhanh chóng của công nghệ, áp lực về dân số ngày càng tăng, ô nhiễm môi trường, phát triển bền vững, giảm nghèo khổ hay sự hội nhập toàn cầu ngày càng sâu sắc của các thị trường và việc chuyển sang những hình thức chính phủ dân chủ hơn4. Vấn đề được đặt ra hiện nay là cần xác định mối tương quan giữa nhà nước và thị trường, trong đó nhà nước đóng vai trò như thế nào. Trước hết cần phải khẳng định, không thể có sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững nếu không có một nhà nước hoạt động có hiệu quả. Một nhà nước có hiệu quả, chứ không phải một nhà nước với vai trò chi phối nền kinh tế. Hay nói cách khác, nhà nước phải hoạt động để bổ sung cho các thị trường chứ không phải là thay thế cho các thị trường đó. Do vậy, trong bối cảnh hiện nay, các quốc gia trên thế giới cần đến một kiểu nhà nước có khả năng linh hoạt cao hơn. Tuy nhiên, sự lựa chọn và sự ưu tiên cho chức năng này hay chức năng khác của nhà nước đối với từng xã hội là khác nhau, tuỳ thuộc vào trình độ phát triển, vào hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia. Đối với các nước phát triển, quá trình giảm điều tiết của nhà nước bằng cách đa dạng hóa hệ thống dịch vụ công cộng, chuyển dần hệ thống đó vào tay khu vực tư nhân là một đòi hỏi tất yếu. Thay vào đó, vai trò an ninh, vai trò tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và thử nghiệm, vai trò dẫn dắt đầu tư trong các lĩnh vực mới, nhất là đầu tư mạo hiểm v.v. của nhà nước lại tăng lên đáng kể. Trong khi đó, với các nước đang phát triển, vấn đề đặt ra đối với vai trò của Nhà nước tại các nước này đã trở nên phức tạp hơn nhiều. Hầu hết các nước đang phát triển đều đang trong một quá trình kép: vừa tiến hành xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường, vừa 4Ngân hàng Thế giới (2003), Phát triển bền vững trong một Thế giới năng động - Thay đổi Thể chế, Tăng trưởng và Chất lượng cuộc sống, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
  • 7. 7 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới biến đổi nhanh. Đây là hai nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi nhà nước ở các quốc gia này phải có những chức năng nhạy bén, uyển chuyển cao hơn trước. Thứ nhất, nhà nước phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường, thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các quan hệ thị trường: - Nhà nước cần cung cấp cho thị trường một khung pháp lý vững chắc, không chỉ bao gồm hệ thống luật và quy định, mà còn bao hàm các định chế cần thiết để thực hiện và cưỡng chế thi hành luật, giải quyết tranh chấp như: toà án; cơ quan cưỡng chế thi hành luật; cơ quan đăng ký đất đai, doanh nghiệp và tài sản thế chấp... Mặt khác, trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nhà nước phải tái cấu trúc, tức là phải biến đổi sao cho có một cơ chế hoạt động tương đồng với hệ thống pháp luật và thông lệ quốc tế thông qua các ràng buộc trong các hiệp định song phương, đa phương và với những yêu cầu chung từ phía các nước phát triển. - Nhà nước cũng cần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định tài chính, củng cố khu vực tài chính trong nước, tránh bóp méo giá cả, thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư. Sự ổn định kinh tế vĩ mô có quan hệ mật thiết với tăng trưởng. Hạn chế sự bóp méo giá cả cũng là một thành phần thiết yếu của các chính sách tốt, bởi vì những bóp méo giá cả có thể gây cản trở cho tăng trưởng, làm nản ý định của các nhà đầu tư, biến những cố gắng thành hoạt động phi sản xuất, gây ra tình trạng sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc duy trì thương mại tự do, thị trường vốn và các quy định đầu tư cũng là những yêu cầu đặt ra đối với nhà nước. Các thị trường mở cung cấp những cơ hội tốt cho người dân và doanh nghiệp trong việc tăng khả năng tiếp cận với nguồn cung ứng thiết bị, công nghệ, tài chính cũng như trình độ quản lý hiện đại. Tuy nhiên, một nền kinh tế mở hơn cũng đi liền với việc phải tiếp xúc nhiều hơn với những rủi ro từ bên ngoài, làm cho các chính phủ theo đuổi những chính sách không nhất quán càng phải trả giá nhiều hơn. Điều này đặt ra yêu cầu đối với Nhà nước trong việc phải thiết lập và duy trì một hệ thống chính sách phù hợp, nhất quán nhưng phải bảo đảm tính linh hoạt để sẵn sàng đối phó với nhiều thay đổi và rủi ro có thể xảy ra. Đối với các nước đang phát triển hiện nay, việc để cho thị trường vận hành hiệu quả chiếm vị trí ưu tiên so với việc làm cho thị trường vận hành hiệu quả. Đối với Nhà nước, việc giải toả những biến dạng thị trường do chính sách của nhà nước gây ra và xây dựng nền tảng định chế của nền kinh tế thị trường là quan trọng hơn nhiều so với việc tìm kiếm và sửa chữa những thất bại cố hữu của thị trường. Thứ hai, nhà nước can thiệp vào thị trường trong bối cảnh hiện nay cần phải tính đến các tính chất mới của các thất bại thị trường: - Trước hết, nhà nước không cần tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà thị trường có khả năng cung cấp hoặc có thể nhập khẩu. Tuy nhiên, Nhà nước cần huy động thêm nguồn lực cần thiết để thực hiện bằng cách giải phóng tiềm năng của khu vực tư nhân, không phải để thay thế mà là để bổ sung cho khu vực nhà nước trong việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ này. - Các tiến bộ công nghệ cho phép các công ty tư nhân cạnh tranh trong các lĩnh vực trước đây vẫn bị coi là "độc quyền tự nhiên" đã làm thay đổi quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. Đối với các ngành này, vai trò của Nhà nước là tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động
  • 8. 8 Phần II: Các vấn đề kinh tế và kinh doanh hiệu quả, bằng cách tăng cường tính minh bạch, tạo môi trường cạnh tranh và bảo đảm quyền sở hữu cũng như tính ổn định. - Các thị trường nước ngoài đã trở nên dễ tiếp cận hơn, ngày càng minh bạch nhờ vào sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng Internet và sự vận động tự do của các luồng vốn. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang mở ra cho các Chính phủ cũng như người dân nhiều cơ hội lựa chọn hàng hóa và dịch vụ mà trước đây không có hoặc rất đắt đỏ trong thị trường nội địa. Do đó, nhà nước cần tính đến các yếu tố này trong quá trình can thiệp và đưa ra chính sách phù hợp đối với các lĩnh vực này, bao gồm cả giáo dục, y tế và lương hưu. - Vấn đề ô nhiễm môi trường, một trong các thất bại của thị trường vẫn cần đến sự can thiệp và kiểm soát của Nhà nước. Cơ chế thị trường không đánh giá các nguồn tài nguyên môi trường một cách thoả đáng, các đánh giá về môi trường không được xem xét đầy đủ trong những quyết định về sản xuất và tiêu dùng. Do đó, nếu không có một số hình thức bảo vệ có tính điều tiết thì môi trường có thể trở thành một nạn nhân trong quá trình theo đuổi mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặt khác, các nước đang phát triển đang trong quá trình hội nhập kinh tế, do đó, nền kinh tế của các quốc gia này càng phải tiến gần hơn đến chuẩn mực quốc tế, trong đó có tiêu chuẩn về môi trường. Tuy nhiên, việc điều tiết các vấn đề môi trường dựa trên biện pháp kỹ trị thuần tuý thường ít có khả năng thành công, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nơi mà cơ sở thể chế về điều tiết còn nhiều yếu kém. Do đó, Nhà nước tại các quốc gia này sẽ có khả năng thành công cao hơn trong việc ngăn chặn sự phá hoại môi trường của các thị trường tư nhân tự do nếu dựa vào các thông tin công cộng, sự tham gia của người dân và những quy định pháp luật.