SlideShare a Scribd company logo
1 of 6
KỶ NIỆM 590 NĂM KHỞI NGHĨA LAM SƠN - 580
NĂM VUA LÊ THÁI TỔ ĐĂNG QUANG - 575 NĂM
 NGÀY MẤT CỦA ANH HÙNG DÂN TỘC LÊ LỢI
Thursday, 11th September 2008

                  THƠ CỦA VUA LÊ THÁI TỔ
             KHẮC TRÊN VÁCH ĐÁ SÔNG ĐÀ




    Năm Nhâm Tý, niên hiệu Thuận Thiên thứ Năm (1432), tháng giêng Lê Thái tổ
thân chinh đánh Mường Lễ. Nguyên do Đèo Cát Hãn vốn là thổ tù, tay sai của giặc
Minh, cấu kết với nghịch thần nước Ai Lao là Kha Lại nổi loạn chống lại triều đình
nhà Lê. Đại binh theo đường thủy sông Đà muôn phần nguy hiểm, tiến vào Mường
Lễ. Kha Lại bị giết, Đèo Cát Hãn chạy trốn. Quan quân bắt hết dư đảng, vua đổi tên
Mường Lễ làm châu Phục Lễ rồi kéo quân về.

   Trước đây, khi chưa xây dựng hồ sông Đà ở giang phận thôn Hào Tráng, châu Đà
Bắc, có phiến đá lớn trên sườn núi thác Bờ, khắc bài thơ của Lê Thái tổ (1). Lời tiểu
dẫn đại ý nói: Ta đi đánh Đèo Cát Hãn về qua đây làm một bài thơ ghi lại để cho đời
sau biết... Ta nghĩ đến sinh dân thiên hạ chẳng ngại hiểm trở lam chướng, tìm
phương lược đánh giặc, tiến quân bằng đường thủy hai sông Thao, Đà... Thơ đề ngày
tốt tháng ba Nhâm Tý, niên hiệu Thuận Thiên thứ năm (1432).


Phiên âm:


Kỳ khu hiểm trở bất từ nan

Lão ngã do tồn thiết thạch can.

Hào khí tảo thanh thiên chướng vụ,

Tráng tâm di tận vạn trùng san.

Biên phòng hảo vị trù phương lược,

Xã tắc ưng tu kế cửu an.

Hư đạo nguy than tam bách khúc,

Như kim chỉ tác thuận lưu khan (2)


Dịch thơ:


Gian hiểm muôn vàn chí chẳng lay,

Ta già gan sắt vẫn còn đây

Hùng tâm quét sạch non nghìn chướng

Tráng khí san bằng núi vạn cây

Quân mạnh dân yên bờ cõi đó,

Kế sâu gốc vững nước non này.

Ba trăm ghềnh thác thôi đừng kể,

Nước thuận dòng trôi mãi tháng ngày.

                 (Hoàng Tuấn Công

               Sưu tầm, viết chữ Hán

              Hoàng Tuấn Phổ dịch thơ)
(1) Bia này sách xưa gọi là "Bia cổ Hào Tráng" hiện đã chuyển về Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
Hòa Bình

(2) Tục ngữ cổ có câu:

          "Đường lên Mường Lễ bao xa

       Trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh"




Nguồn gốc dòng họ Lê Thái Tổ
                                  HOÀNG VĂN ĐOÀI




        Ngày 22 tháng 8 nhuần, năm Quý Sửu (1433) đức Thái tổ Cao hoàng đế,
húy Lê Lợi mất, sau mười năm kháng chiến thắng lợi và 6 năm cai trị đất nước, xây
nền đắp móng cho quốc gia Đại Việt thái bình thịnh trị. Văn bia Vĩnh Lăng, triều đình
nhà Lê giao Nguyễn Trãi soạn ngày 23 tháng 10 cùng năm, đoạn đầu nói về nguồn
gốc Lê Thái tổ :

Tằng tổ (cố) ngài húy là Hối, người phủ Thanh Hóa. Một hôm (cụ Hối) đi chơi qua
Lam Sơn, thấy đàn chim bay liệng vòng quanh dưới núi Lam Sơn, giống như đám
người tụ họp. Ngài nói rằng: "Đây là chỗ đất tốt", nhân dời nhà đến ở tại đó. Được 3
năm trở nên giàu có, con cháu ngày thêm đông, tôi tớ ngày thêm nhiều, sau này dựng
nước mở đất, thực bởi nền móng ở chốn này. Từ đó, đời đời cầm đầu một phương.

"Tổ phụ (ông) nhà vua húy là Sanh (thường đọc là Đinh), nối dõi nghiệp nhà, theo chí
người trước, gia thuộc tới hơn nghìn người.

" Tổ mẫu (bà) của nhà vua họ Nguyễn, tính hiền hậu, sinh được 2 con, đầu là Tòng,
thứ là Khoáng, tức là thân phụ của nhà vua. Người có tính hòa thuận hiền từ, thích
làm việc thiện, hậu đãi khách, coi dân các làng lân cận như trong một nhà, vì thế ai
cũng cảm ơn mến nghĩa.

"Thân mẫu (mẹ) nhà vua họ Trịnh, húy là Thương, chăm lo đạo vợ, hòa thuận buồng
the, cửa nhà ngày càng thịnh vượng. Bà sinh ba con trai: Trưởng là Học, giữa là Trừ,
nhà vua là út.

" Người con trưởng nối nghiệp ông cha, không may mất sớm.

"Nhà vua vâng mệnh ông cha, rất mực cẩn thận, tuy gặp buổi loạn to mà chí càng
thêm vững. Giấu mình ở núi Lam Sơn, làm nghề cày cấy. Vì căm giận bọn cường tặc
tàn ngược nên càng chuyên tâm nghiên cứu sách thao lược và dốc hết của nhà để hậu
đãi tân khách..." (1)

Có lẽ trên đây là tài liệu sớm nhất và chính xác nhất chép về Lê Thái tổ, cho nên về
sau, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt thông sử (Lê Quý Đôn) v.v... đều phải dựa vào
những tư liệu ấy là chính. Đến bộ sử đồ sộ với nhiều khảo đính công phu Việt sử
thông giám cương mục căn bản cũng chỉ dựa theo tài liệu cũ.

Nói cho đúng, các sách sử có bổ sung thêm một chi thiết: Cụ Lê Hối nguyên ở thôn
Như áng (phía tây núi Lam) một hôm đi chơi qua Lam Sơn thấy đàn chim bay lượn...
Rất tiếc, thôn Như áng chỉ là một địa danh, không cung cấp được gì thêm về dòng họ
của Lê Hối.

“Lê triều ngọc phả” là tập hợp phả ký được biên soạn dưới triều Lê Hiển tông (1740
-1786), có bài "Ngự chế ngọc phả ký" (tựa) của Lê Hiển tông, ghi ngày Đông chí,
tháng 11 năm Cảnh Hưng thứ 41 (1780). Nhà vua nói rõ lý do biên soạn lại ngọc phả:

"Trẫm kế nối chính thống các đời trước, công tích các đời chưa từng một ngày nào
quên, vẫn thường xem đọc những tập phả hệ đã có. Gần đây đọc những ghi chép cũ
của các bậc hương thân, tham khảo với nguyên cảo để ở đầu giường, gồm cả những
bản riêng, thấy có những sai khác, bèn thường sai các gia thần khảo cứu, hiệu chỉnh,
biên tập, sao cho được toàn bích để ơn đức cao dày của các bậc tổ triệu tông bồi, cơ
nghiệp to tát của các bậc thần truyền thánh kế ngày càng được sáng tỏ mãi mãi..."

Cuối tập Lê triều ngọc phả lại có bài "Bạt" của nhóm biên soạn vâng sắc chỉ vua Lê
Hiển tông

"Kính nghĩ: Hoàng đế bệ hạ kế nối cơ nghiệp, kính theo nếp trước, nơi ngự án thường
vẫn có sách Quốc phả, lại thường tập hợp các sách dã sử để tham khảo rồi ủy thác cho
bề tôi sửa chữa, biên soạn..." Dưới bài "Bạt" ghi "ngày 28 tháng Mạnh Xuân (tháng
giêng) năm Cảnh Hưng thứ 45" (1974) và danh sách những người tham gia việc biên
soạn:

Hương Lĩnh bá, thần là Nguyễn Hài phụng biên tập,

Lương Sơn bá, thần là Đặng Trọng Viên phụng khảo hiệu,

Dương Thái bá, thần là Phạm Nguyễn Doãn phụng đính bổ,

Tham Nghĩa (?) thần là Nguyễn Huyền phụng tu soạn. (2)

Nội dung Ngọc phả so với chính sử, chỉ khác ở chỗ có rất nhiều truyền thuyết, huyền
thoại nhằm đề cao hoàng đế Lê Lợi.

Về nguồn gốc dòng họ Lê Lợi, phả ký cũng không cho biết gì thêm.

Năm 2001, Nhà xuất bản Đà Nẵng phát hành cuốn sách "Nhân vật họ Lê trong lịch sử
Việt Nam" của Phạm Ngô Minh - Lê Duy Anh, có một đoạn rất đáng chú ý:
"Từ đời Lê Đại hành hoàng đế Lê Hoàn truyền nối nhiều đời, đến cụ Lê Thứ (hay Thú
- còn có tên Lê Mỗi).

"Cụ tổ Lê Thứ (Lê Mỗi) sinh ra cụ Lê Hối

"Cụ cố Lê Hối sinh ra cụ nội Lê Đinh (hay Thinh)

"Cụ Lê Đinh (Thinh) sinh là Lê Tòng và Lê Khoáng.

"Cụ Lê Khoáng sinh ra 6 người con: Ba trai, ba gái.

Ba người con trai:

1 - Lê Học (2 con trai : Lê Học và Lê Phước An)

2 - Lê Trừ (3 con trai: Lê Khôi, Lê Khương (tổ vua Lê Anh tông thời Lê Trung hưng),
Lê Khiêm. Theo gia phả dòng họ Lê Tư Tề (bị trất ngôi) còn có người con thứ là Lê
Đạo.

3 - Lê Lợi: (2 con trai là Tư Tề và Nguyên Long và 2 con gái là Liễu Hạnh công chúa
và Trang tử công chúa)

"Và ba người công chúa: Ngọc Tá, Ngọc Vinh, Ngọc Tiên..."

Như vậy, qua tài liệu trên, chúng ta được biết thêm 2 điều quan trọng:

a - Triệu tổ của dòng họ Lê Lợi là Lê Thứ tức Mỗi. Cụ Thứ sinh ra cụ Hối. Vốn ở
thôn Như áng, đến đời cụ Hối mới chuyển đến Lam Sơn. Nhưng tại sao các sử sách
phổ biến chỉ chép từ cụ Lê Hối? Chắc sinh thời, Lê Lợi phải biết cụ Lê Thứ, vì cụ này
đến Lê Lợi chỉ mới đời thứ 5. Thời xưa, các cụ kết hôn rất sớm thường dưới 18 tuổi,
nên đẻ con cũng rất sớm, cho nên trong xã hội không hiếm gia đình "ngũ đại đồng
đường" (năm đời cùng chung sống) gia đình "Tứ đại đồng đường " (bốn đời cùng
chung sống) thì tương đối phổ biến. Tổ tiên Lê Lợi đều làm nghề sư công (ông thầy)
có chữ nghĩa, không thể không ghi chép về dòng họ mình. Bản thân Lê Lợi cũng
không thể không biết về nguồn gốc, lai lịch tổ tiên mình. Nhưng ông không nói vì
không muốn nói hoặc không cần nói hay không cho phép nói về quãng thời gian trước
Lam Sơn, cho nên từ Lam Sơn thực lục soạn lúc ông đang trị vì, đến Văn bia Vĩnh
Lăng, tiếp theo là nhiều sử sách mang tính chính thống đều chép giống nhau. Điều ghi
chép trên cho biết thêm rằng trên cụ Lê Hối là cụ Lê Thứ và chính cụ Thứ là Triệu tổ,
còn cụ Hối là tằng tổ, do căn cứ vào nguồn tài liệu khác; những gia phả của các chi
phái hoàng tộc nhà Hậu Lê được lưu giữ ở tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng,
vùng trung tâm của xứ Thuận Quảng xưa.

Năm 1470, Lê Thánh tông tiến quân vào phía nam trấn áp người Chiêm quấy rối biên
thùy, đổi đặt xứ Thuận Quảng làm thừa tuyên Quảng Nam. Khi đạo quân rút về miền
Bắc, nhà vua để lại một số tướng lĩnh, văn chức làm nhiệm vụ cái quản miền đất mới,
ổn định, giúp dân khai hoang phục hóa, trong đó có những hoàng thân quốc thích sau
này là khởi tổ của những chi phái nổi tiếng như Lê Tấn Triều, Lê Tấn Trung, con trai
vua Lê Thái tông và bà Ngô Thị Ngọc Xuân tức Thung (chị ruột Ngô Thị Ngọc Dao
đẻ ra Lê Thánh tông). Các chi phái họ Lê ở Quảng Nam hiện còn truyền lại nhiều gia
phả, như Hoàng Lê ngọc phả, gia phả dòng Tư Tề (con trưởng Lê Lợi), gia phả dòng
Lê Khiêm, v.v... Nói chung các gia phả đều ghi rõ nguồn gốc, thế thứ, có gia phả ghi
chép ngay từ thời mới định cư (1471) như phả tịch của Cao thượng tổ Lê Hoành, sao
lại năm 1907, đời vua Duy Tân, chép rất cụ thể con cháu ông tới 14 người đều trở
thành tiền hiền ở Quảng Nam, Quảng Ngãi. Căn cứ gia phả và sự thờ tự ở nhà thờ đại
tôn họ Lê, chúng ta có thể tin cụ Lê Thứ chính là Triệu tổ, tức vị tổ đời thứ năm của
Lê Thái tổ. Vị tổ này chỉ được thờ ở từ đường riêng của dòng tộc họ Lê, không được
thờ ở nhà Thái miếu Đông Kinh và Lam Kinh, nên sử sách không ghi chép (Vì Lê
Thái tổ chỉ truy phong đến tổ ba đời).

Vậy, trên cụ Lê Thứ là những ai?

Các tài liệu gia phả của các chi phái Lê hoàng tộc ở Quảng Nam - Đà Nẵng chỉ cho
biết đại lược: Lê Hoàn sinh hơn 10 con trai, một người con thứ tư Lê Long Mang trấn
trị đất Thanh Hóa, truyền nối nhiều đời sinh ra Lê Thứ. Tại tổ đình Lê tộc, xây dựng
phía nam Sơn Trà (nay thuộc Mân Thái, thành phố Đà Nẵng) nhiều đại tự, câu đối,
trong đó có câu đối:

- Khởi ư Lê tiền, phá Tống địch, ngự Tây phiên, định an thiên hạ,

Hưng vu Lê hậu, phạt Minh cừu, bình Chiêm tặc, ưu ái thần dân .

(Khởi nghiệp từ Tiền Lê, phá giặc Tống, đánh phía tây giữ yên thiên hạ

Nối tiếp ở Hậu Lê, trừ quân Minh, dẹp vua Chiêm, yêu quí thần dân)

Hy vọng vấn đề sẽ được thời gian làm sáng tỏ thêm.

                            H.V.Đ

(http://vannghexuthanh.vnweblogs.com/print/1652/91662)

More Related Content

Viewers also liked

Ho bieu chanh doa hoa tan
Ho bieu chanh   doa hoa tanHo bieu chanh   doa hoa tan
Ho bieu chanh doa hoa tanKelsi Luist
 
Ho bieu chanh buc tho hoi han
Ho bieu chanh   buc tho hoi hanHo bieu chanh   buc tho hoi han
Ho bieu chanh buc tho hoi hanKelsi Luist
 
Chapter 13 thiet ke mot chien luoc marketing dien hinh
Chapter 13   thiet ke mot chien luoc marketing dien hinhChapter 13   thiet ke mot chien luoc marketing dien hinh
Chapter 13 thiet ke mot chien luoc marketing dien hinhdhhau1991
 
Ho bieu chanh ke lam nguoi chiu
Ho bieu chanh   ke lam nguoi chiuHo bieu chanh   ke lam nguoi chiu
Ho bieu chanh ke lam nguoi chiuKelsi Luist
 
Ho bieu chanh nha van lon cua mien nam
Ho bieu chanh   nha van lon cua mien namHo bieu chanh   nha van lon cua mien nam
Ho bieu chanh nha van lon cua mien namKelsi Luist
 
Ho bieu chanh chua tau kim quy
Ho bieu chanh   chua tau kim quyHo bieu chanh   chua tau kim quy
Ho bieu chanh chua tau kim quyKelsi Luist
 
Ho bieu chanh ai tinh mieu
Ho bieu chanh   ai tinh mieuHo bieu chanh   ai tinh mieu
Ho bieu chanh ai tinh mieuKelsi Luist
 
Ho bieu chanh con nha giau
Ho bieu chanh   con nha giauHo bieu chanh   con nha giau
Ho bieu chanh con nha giauKelsi Luist
 
ðồ ðồNg cổ ðông sơn
ðồ ðồNg cổ ðông sơnðồ ðồNg cổ ðông sơn
ðồ ðồNg cổ ðông sơnKelsi Luist
 
Ho bieu chanh no doi - quyen nhut
Ho bieu chanh   no doi - quyen nhutHo bieu chanh   no doi - quyen nhut
Ho bieu chanh no doi - quyen nhutKelsi Luist
 
Ho bieu chanh y va tinh
Ho bieu chanh   y va tinhHo bieu chanh   y va tinh
Ho bieu chanh y va tinhKelsi Luist
 
Ho bieu chanh ong cu
Ho bieu chanh   ong cuHo bieu chanh   ong cu
Ho bieu chanh ong cuKelsi Luist
 
Ho bieu chanh dai nghia diet than
Ho bieu chanh   dai nghia diet thanHo bieu chanh   dai nghia diet than
Ho bieu chanh dai nghia diet thanKelsi Luist
 
Ho bieu chanh hai vo
Ho bieu chanh   hai voHo bieu chanh   hai vo
Ho bieu chanh hai voKelsi Luist
 
Ban tin du lich so 10
Ban tin du lich so 10Ban tin du lich so 10
Ban tin du lich so 10Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh con nha ngheo
Ho bieu chanh   con nha ngheoHo bieu chanh   con nha ngheo
Ho bieu chanh con nha ngheoKelsi Luist
 
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CANON 600D
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CANON 600DTHÔNG SỐ KỸ THUẬT CANON 600D
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CANON 600DKelsi Luist
 
Ho bieu chanh no tinh
Ho bieu chanh   no tinhHo bieu chanh   no tinh
Ho bieu chanh no tinhKelsi Luist
 
Ho bieu chanh cha con nghia nang
Ho bieu chanh   cha con nghia nangHo bieu chanh   cha con nghia nang
Ho bieu chanh cha con nghia nangKelsi Luist
 

Viewers also liked (19)

Ho bieu chanh doa hoa tan
Ho bieu chanh   doa hoa tanHo bieu chanh   doa hoa tan
Ho bieu chanh doa hoa tan
 
Ho bieu chanh buc tho hoi han
Ho bieu chanh   buc tho hoi hanHo bieu chanh   buc tho hoi han
Ho bieu chanh buc tho hoi han
 
Chapter 13 thiet ke mot chien luoc marketing dien hinh
Chapter 13   thiet ke mot chien luoc marketing dien hinhChapter 13   thiet ke mot chien luoc marketing dien hinh
Chapter 13 thiet ke mot chien luoc marketing dien hinh
 
Ho bieu chanh ke lam nguoi chiu
Ho bieu chanh   ke lam nguoi chiuHo bieu chanh   ke lam nguoi chiu
Ho bieu chanh ke lam nguoi chiu
 
Ho bieu chanh nha van lon cua mien nam
Ho bieu chanh   nha van lon cua mien namHo bieu chanh   nha van lon cua mien nam
Ho bieu chanh nha van lon cua mien nam
 
Ho bieu chanh chua tau kim quy
Ho bieu chanh   chua tau kim quyHo bieu chanh   chua tau kim quy
Ho bieu chanh chua tau kim quy
 
Ho bieu chanh ai tinh mieu
Ho bieu chanh   ai tinh mieuHo bieu chanh   ai tinh mieu
Ho bieu chanh ai tinh mieu
 
Ho bieu chanh con nha giau
Ho bieu chanh   con nha giauHo bieu chanh   con nha giau
Ho bieu chanh con nha giau
 
ðồ ðồNg cổ ðông sơn
ðồ ðồNg cổ ðông sơnðồ ðồNg cổ ðông sơn
ðồ ðồNg cổ ðông sơn
 
Ho bieu chanh no doi - quyen nhut
Ho bieu chanh   no doi - quyen nhutHo bieu chanh   no doi - quyen nhut
Ho bieu chanh no doi - quyen nhut
 
Ho bieu chanh y va tinh
Ho bieu chanh   y va tinhHo bieu chanh   y va tinh
Ho bieu chanh y va tinh
 
Ho bieu chanh ong cu
Ho bieu chanh   ong cuHo bieu chanh   ong cu
Ho bieu chanh ong cu
 
Ho bieu chanh dai nghia diet than
Ho bieu chanh   dai nghia diet thanHo bieu chanh   dai nghia diet than
Ho bieu chanh dai nghia diet than
 
Ho bieu chanh hai vo
Ho bieu chanh   hai voHo bieu chanh   hai vo
Ho bieu chanh hai vo
 
Ban tin du lich so 10
Ban tin du lich so 10Ban tin du lich so 10
Ban tin du lich so 10
 
Ho bieu chanh con nha ngheo
Ho bieu chanh   con nha ngheoHo bieu chanh   con nha ngheo
Ho bieu chanh con nha ngheo
 
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CANON 600D
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CANON 600DTHÔNG SỐ KỸ THUẬT CANON 600D
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CANON 600D
 
Ho bieu chanh no tinh
Ho bieu chanh   no tinhHo bieu chanh   no tinh
Ho bieu chanh no tinh
 
Ho bieu chanh cha con nghia nang
Ho bieu chanh   cha con nghia nangHo bieu chanh   cha con nghia nang
Ho bieu chanh cha con nghia nang
 

Similar to Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơn

File 7 a phú yên thập cảnh đề vịnh
File 7 a phú yên thập cảnh đề vịnhFile 7 a phú yên thập cảnh đề vịnh
File 7 a phú yên thập cảnh đề vịnhDam Nguyen
 
Thơ Lý Bạch
Thơ Lý BạchThơ Lý Bạch
Thơ Lý BạchDam Nguyen
 
Tây Sơn bi hùng truyện.pdf
Tây Sơn bi hùng truyện.pdfTây Sơn bi hùng truyện.pdf
Tây Sơn bi hùng truyện.pdfNuioKila
 
bctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdfbctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdfLuanvan84
 
Lich Su Viet Nam - Tu Nguon Goc Den Nam 18 - Nguyen Phan Quang, Vo Xuan Dan.pdf
Lich Su Viet Nam - Tu Nguon Goc Den Nam 18 - Nguyen Phan Quang, Vo Xuan Dan.pdfLich Su Viet Nam - Tu Nguon Goc Den Nam 18 - Nguyen Phan Quang, Vo Xuan Dan.pdf
Lich Su Viet Nam - Tu Nguon Goc Den Nam 18 - Nguyen Phan Quang, Vo Xuan Dan.pdfstyle tshirt
 
Dai viet su ky toan thu (le van huu)
Dai viet su ky toan thu (le van huu)Dai viet su ky toan thu (le van huu)
Dai viet su ky toan thu (le van huu)Hung Nguyen
 
Hoang le nhat thong chi ngo gia van phai
Hoang le nhat thong chi ngo gia van phaiHoang le nhat thong chi ngo gia van phai
Hoang le nhat thong chi ngo gia van phainhatthai1969
 
Đai Viet Su Ky Toan Thu
Đai Viet Su Ky Toan ThuĐai Viet Su Ky Toan Thu
Đai Viet Su Ky Toan Thubuiduongduong
 
[Thuvienso.org] đại việt sử ký toàn thư
[Thuvienso.org]  đại việt sử ký toàn thư[Thuvienso.org]  đại việt sử ký toàn thư
[Thuvienso.org] đại việt sử ký toàn thưHiếu Nguyễn
 
Dai viet suky_toanthu
Dai viet suky_toanthuDai viet suky_toanthu
Dai viet suky_toanthusungtran45
 
Lịch sử Việt Nam Toàn Tập
Lịch sử Việt Nam Toàn Tập Lịch sử Việt Nam Toàn Tập
Lịch sử Việt Nam Toàn Tập Quân Phạm
 

Similar to Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơn (20)

File 7 a phú yên thập cảnh đề vịnh
File 7 a phú yên thập cảnh đề vịnhFile 7 a phú yên thập cảnh đề vịnh
File 7 a phú yên thập cảnh đề vịnh
 
Lich su giai thoai
Lich su   giai thoaiLich su   giai thoai
Lich su giai thoai
 
Sukytumathien
SukytumathienSukytumathien
Sukytumathien
 
Thơ Lý Bạch
Thơ Lý BạchThơ Lý Bạch
Thơ Lý Bạch
 
Daoduckinh
DaoduckinhDaoduckinh
Daoduckinh
 
Lamson Thucluc
Lamson ThuclucLamson Thucluc
Lamson Thucluc
 
Lam son thuc luc
Lam son thuc lucLam son thuc luc
Lam son thuc luc
 
Tây Sơn bi hùng truyện.pdf
Tây Sơn bi hùng truyện.pdfTây Sơn bi hùng truyện.pdf
Tây Sơn bi hùng truyện.pdf
 
bctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdfbctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdf
 
Lich Su Viet Nam - Tu Nguon Goc Den Nam 18 - Nguyen Phan Quang, Vo Xuan Dan.pdf
Lich Su Viet Nam - Tu Nguon Goc Den Nam 18 - Nguyen Phan Quang, Vo Xuan Dan.pdfLich Su Viet Nam - Tu Nguon Goc Den Nam 18 - Nguyen Phan Quang, Vo Xuan Dan.pdf
Lich Su Viet Nam - Tu Nguon Goc Den Nam 18 - Nguyen Phan Quang, Vo Xuan Dan.pdf
 
Phong thần diễn nghĩa.
Phong thần diễn nghĩa.Phong thần diễn nghĩa.
Phong thần diễn nghĩa.
 
Dai viet su ki toan thu
Dai viet su ki toan thuDai viet su ki toan thu
Dai viet su ki toan thu
 
Dai viet su ky toan thu (le van huu)
Dai viet su ky toan thu (le van huu)Dai viet su ky toan thu (le van huu)
Dai viet su ky toan thu (le van huu)
 
Dai viet su ky toan thu
Dai viet su ky toan thuDai viet su ky toan thu
Dai viet su ky toan thu
 
Hoang le nhat thong chi ngo gia van phai
Hoang le nhat thong chi ngo gia van phaiHoang le nhat thong chi ngo gia van phai
Hoang le nhat thong chi ngo gia van phai
 
Đai Viet Su Ky Toan Thu
Đai Viet Su Ky Toan ThuĐai Viet Su Ky Toan Thu
Đai Viet Su Ky Toan Thu
 
Dai viet su_ky_toan_thu
Dai viet su_ky_toan_thuDai viet su_ky_toan_thu
Dai viet su_ky_toan_thu
 
[Thuvienso.org] đại việt sử ký toàn thư
[Thuvienso.org]  đại việt sử ký toàn thư[Thuvienso.org]  đại việt sử ký toàn thư
[Thuvienso.org] đại việt sử ký toàn thư
 
Dai viet suky_toanthu
Dai viet suky_toanthuDai viet suky_toanthu
Dai viet suky_toanthu
 
Lịch sử Việt Nam Toàn Tập
Lịch sử Việt Nam Toàn Tập Lịch sử Việt Nam Toàn Tập
Lịch sử Việt Nam Toàn Tập
 

More from Kelsi Luist

Ho bieu chanh vi nghia vi tinh
Ho bieu chanh   vi nghia vi tinhHo bieu chanh   vi nghia vi tinh
Ho bieu chanh vi nghia vi tinhKelsi Luist
 
Ho bieu chanh thiet gia gia thiet
Ho bieu chanh   thiet gia gia thietHo bieu chanh   thiet gia gia thiet
Ho bieu chanh thiet gia gia thietKelsi Luist
 
Ho bieu chanh thay thong ngon
Ho bieu chanh   thay thong ngonHo bieu chanh   thay thong ngon
Ho bieu chanh thay thong ngonKelsi Luist
 
Ho bieu chanh thay chung trung so
Ho bieu chanh   thay chung trung soHo bieu chanh   thay chung trung so
Ho bieu chanh thay chung trung soKelsi Luist
 
Ho bieu chanh tu hon
Ho bieu chanh   tu honHo bieu chanh   tu hon
Ho bieu chanh tu honKelsi Luist
 
Ho bieu chanh to hong vuong van
Ho bieu chanh   to hong vuong vanHo bieu chanh   to hong vuong van
Ho bieu chanh to hong vuong vanKelsi Luist
 
Ho bieu chanh tinh mong
Ho bieu chanh   tinh mongHo bieu chanh   tinh mong
Ho bieu chanh tinh mongKelsi Luist
 
Ho bieu chanh tien bac bac tien
Ho bieu chanh   tien bac bac tienHo bieu chanh   tien bac bac tien
Ho bieu chanh tien bac bac tienKelsi Luist
 
Ho bieu chanh tan phong nu si
Ho bieu chanh   tan phong nu siHo bieu chanh   tan phong nu si
Ho bieu chanh tan phong nu siKelsi Luist
 
Ho bieu chanh tai toi
Ho bieu chanh   tai toiHo bieu chanh   tai toi
Ho bieu chanh tai toiKelsi Luist
 
Ho bieu chanh song thac voi tinh
Ho bieu chanh   song thac voi tinhHo bieu chanh   song thac voi tinh
Ho bieu chanh song thac voi tinhKelsi Luist
 
Ho bieu chanh o theo thoi
Ho bieu chanh   o theo thoiHo bieu chanh   o theo thoi
Ho bieu chanh o theo thoiKelsi Luist
 
Ho bieu chanh nhon tinh am lanh
Ho bieu chanh   nhon tinh am lanhHo bieu chanh   nhon tinh am lanh
Ho bieu chanh nhon tinh am lanhKelsi Luist
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 6
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 6Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 6
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 6Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 5
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 5Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 5
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 5Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 4
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 4Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 4
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 4Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 3
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 3Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 3
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 3Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 1
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 1Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 1
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 1Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh no doi - quyen nhi
Ho bieu chanh   no doi - quyen nhiHo bieu chanh   no doi - quyen nhi
Ho bieu chanh no doi - quyen nhiKelsi Luist
 
Ho bieu chanh nang ganh cang thuong
Ho bieu chanh   nang ganh cang thuongHo bieu chanh   nang ganh cang thuong
Ho bieu chanh nang ganh cang thuongKelsi Luist
 

More from Kelsi Luist (20)

Ho bieu chanh vi nghia vi tinh
Ho bieu chanh   vi nghia vi tinhHo bieu chanh   vi nghia vi tinh
Ho bieu chanh vi nghia vi tinh
 
Ho bieu chanh thiet gia gia thiet
Ho bieu chanh   thiet gia gia thietHo bieu chanh   thiet gia gia thiet
Ho bieu chanh thiet gia gia thiet
 
Ho bieu chanh thay thong ngon
Ho bieu chanh   thay thong ngonHo bieu chanh   thay thong ngon
Ho bieu chanh thay thong ngon
 
Ho bieu chanh thay chung trung so
Ho bieu chanh   thay chung trung soHo bieu chanh   thay chung trung so
Ho bieu chanh thay chung trung so
 
Ho bieu chanh tu hon
Ho bieu chanh   tu honHo bieu chanh   tu hon
Ho bieu chanh tu hon
 
Ho bieu chanh to hong vuong van
Ho bieu chanh   to hong vuong vanHo bieu chanh   to hong vuong van
Ho bieu chanh to hong vuong van
 
Ho bieu chanh tinh mong
Ho bieu chanh   tinh mongHo bieu chanh   tinh mong
Ho bieu chanh tinh mong
 
Ho bieu chanh tien bac bac tien
Ho bieu chanh   tien bac bac tienHo bieu chanh   tien bac bac tien
Ho bieu chanh tien bac bac tien
 
Ho bieu chanh tan phong nu si
Ho bieu chanh   tan phong nu siHo bieu chanh   tan phong nu si
Ho bieu chanh tan phong nu si
 
Ho bieu chanh tai toi
Ho bieu chanh   tai toiHo bieu chanh   tai toi
Ho bieu chanh tai toi
 
Ho bieu chanh song thac voi tinh
Ho bieu chanh   song thac voi tinhHo bieu chanh   song thac voi tinh
Ho bieu chanh song thac voi tinh
 
Ho bieu chanh o theo thoi
Ho bieu chanh   o theo thoiHo bieu chanh   o theo thoi
Ho bieu chanh o theo thoi
 
Ho bieu chanh nhon tinh am lanh
Ho bieu chanh   nhon tinh am lanhHo bieu chanh   nhon tinh am lanh
Ho bieu chanh nhon tinh am lanh
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 6
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 6Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 6
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 6
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 5
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 5Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 5
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 5
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 4
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 4Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 4
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 4
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 3
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 3Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 3
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 3
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 1
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 1Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 1
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 1
 
Ho bieu chanh no doi - quyen nhi
Ho bieu chanh   no doi - quyen nhiHo bieu chanh   no doi - quyen nhi
Ho bieu chanh no doi - quyen nhi
 
Ho bieu chanh nang ganh cang thuong
Ho bieu chanh   nang ganh cang thuongHo bieu chanh   nang ganh cang thuong
Ho bieu chanh nang ganh cang thuong
 

Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơn

  • 1. KỶ NIỆM 590 NĂM KHỞI NGHĨA LAM SƠN - 580 NĂM VUA LÊ THÁI TỔ ĐĂNG QUANG - 575 NĂM NGÀY MẤT CỦA ANH HÙNG DÂN TỘC LÊ LỢI Thursday, 11th September 2008 THƠ CỦA VUA LÊ THÁI TỔ KHẮC TRÊN VÁCH ĐÁ SÔNG ĐÀ Năm Nhâm Tý, niên hiệu Thuận Thiên thứ Năm (1432), tháng giêng Lê Thái tổ thân chinh đánh Mường Lễ. Nguyên do Đèo Cát Hãn vốn là thổ tù, tay sai của giặc Minh, cấu kết với nghịch thần nước Ai Lao là Kha Lại nổi loạn chống lại triều đình nhà Lê. Đại binh theo đường thủy sông Đà muôn phần nguy hiểm, tiến vào Mường Lễ. Kha Lại bị giết, Đèo Cát Hãn chạy trốn. Quan quân bắt hết dư đảng, vua đổi tên Mường Lễ làm châu Phục Lễ rồi kéo quân về. Trước đây, khi chưa xây dựng hồ sông Đà ở giang phận thôn Hào Tráng, châu Đà Bắc, có phiến đá lớn trên sườn núi thác Bờ, khắc bài thơ của Lê Thái tổ (1). Lời tiểu dẫn đại ý nói: Ta đi đánh Đèo Cát Hãn về qua đây làm một bài thơ ghi lại để cho đời sau biết... Ta nghĩ đến sinh dân thiên hạ chẳng ngại hiểm trở lam chướng, tìm
  • 2. phương lược đánh giặc, tiến quân bằng đường thủy hai sông Thao, Đà... Thơ đề ngày tốt tháng ba Nhâm Tý, niên hiệu Thuận Thiên thứ năm (1432). Phiên âm: Kỳ khu hiểm trở bất từ nan Lão ngã do tồn thiết thạch can. Hào khí tảo thanh thiên chướng vụ, Tráng tâm di tận vạn trùng san. Biên phòng hảo vị trù phương lược, Xã tắc ưng tu kế cửu an. Hư đạo nguy than tam bách khúc, Như kim chỉ tác thuận lưu khan (2) Dịch thơ: Gian hiểm muôn vàn chí chẳng lay, Ta già gan sắt vẫn còn đây Hùng tâm quét sạch non nghìn chướng Tráng khí san bằng núi vạn cây Quân mạnh dân yên bờ cõi đó, Kế sâu gốc vững nước non này. Ba trăm ghềnh thác thôi đừng kể, Nước thuận dòng trôi mãi tháng ngày. (Hoàng Tuấn Công Sưu tầm, viết chữ Hán Hoàng Tuấn Phổ dịch thơ)
  • 3. (1) Bia này sách xưa gọi là "Bia cổ Hào Tráng" hiện đã chuyển về Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hòa Bình (2) Tục ngữ cổ có câu: "Đường lên Mường Lễ bao xa Trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh" Nguồn gốc dòng họ Lê Thái Tổ HOÀNG VĂN ĐOÀI Ngày 22 tháng 8 nhuần, năm Quý Sửu (1433) đức Thái tổ Cao hoàng đế, húy Lê Lợi mất, sau mười năm kháng chiến thắng lợi và 6 năm cai trị đất nước, xây nền đắp móng cho quốc gia Đại Việt thái bình thịnh trị. Văn bia Vĩnh Lăng, triều đình nhà Lê giao Nguyễn Trãi soạn ngày 23 tháng 10 cùng năm, đoạn đầu nói về nguồn gốc Lê Thái tổ : Tằng tổ (cố) ngài húy là Hối, người phủ Thanh Hóa. Một hôm (cụ Hối) đi chơi qua Lam Sơn, thấy đàn chim bay liệng vòng quanh dưới núi Lam Sơn, giống như đám người tụ họp. Ngài nói rằng: "Đây là chỗ đất tốt", nhân dời nhà đến ở tại đó. Được 3 năm trở nên giàu có, con cháu ngày thêm đông, tôi tớ ngày thêm nhiều, sau này dựng nước mở đất, thực bởi nền móng ở chốn này. Từ đó, đời đời cầm đầu một phương. "Tổ phụ (ông) nhà vua húy là Sanh (thường đọc là Đinh), nối dõi nghiệp nhà, theo chí người trước, gia thuộc tới hơn nghìn người. " Tổ mẫu (bà) của nhà vua họ Nguyễn, tính hiền hậu, sinh được 2 con, đầu là Tòng, thứ là Khoáng, tức là thân phụ của nhà vua. Người có tính hòa thuận hiền từ, thích làm việc thiện, hậu đãi khách, coi dân các làng lân cận như trong một nhà, vì thế ai cũng cảm ơn mến nghĩa. "Thân mẫu (mẹ) nhà vua họ Trịnh, húy là Thương, chăm lo đạo vợ, hòa thuận buồng the, cửa nhà ngày càng thịnh vượng. Bà sinh ba con trai: Trưởng là Học, giữa là Trừ, nhà vua là út. " Người con trưởng nối nghiệp ông cha, không may mất sớm. "Nhà vua vâng mệnh ông cha, rất mực cẩn thận, tuy gặp buổi loạn to mà chí càng thêm vững. Giấu mình ở núi Lam Sơn, làm nghề cày cấy. Vì căm giận bọn cường tặc
  • 4. tàn ngược nên càng chuyên tâm nghiên cứu sách thao lược và dốc hết của nhà để hậu đãi tân khách..." (1) Có lẽ trên đây là tài liệu sớm nhất và chính xác nhất chép về Lê Thái tổ, cho nên về sau, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt thông sử (Lê Quý Đôn) v.v... đều phải dựa vào những tư liệu ấy là chính. Đến bộ sử đồ sộ với nhiều khảo đính công phu Việt sử thông giám cương mục căn bản cũng chỉ dựa theo tài liệu cũ. Nói cho đúng, các sách sử có bổ sung thêm một chi thiết: Cụ Lê Hối nguyên ở thôn Như áng (phía tây núi Lam) một hôm đi chơi qua Lam Sơn thấy đàn chim bay lượn... Rất tiếc, thôn Như áng chỉ là một địa danh, không cung cấp được gì thêm về dòng họ của Lê Hối. “Lê triều ngọc phả” là tập hợp phả ký được biên soạn dưới triều Lê Hiển tông (1740 -1786), có bài "Ngự chế ngọc phả ký" (tựa) của Lê Hiển tông, ghi ngày Đông chí, tháng 11 năm Cảnh Hưng thứ 41 (1780). Nhà vua nói rõ lý do biên soạn lại ngọc phả: "Trẫm kế nối chính thống các đời trước, công tích các đời chưa từng một ngày nào quên, vẫn thường xem đọc những tập phả hệ đã có. Gần đây đọc những ghi chép cũ của các bậc hương thân, tham khảo với nguyên cảo để ở đầu giường, gồm cả những bản riêng, thấy có những sai khác, bèn thường sai các gia thần khảo cứu, hiệu chỉnh, biên tập, sao cho được toàn bích để ơn đức cao dày của các bậc tổ triệu tông bồi, cơ nghiệp to tát của các bậc thần truyền thánh kế ngày càng được sáng tỏ mãi mãi..." Cuối tập Lê triều ngọc phả lại có bài "Bạt" của nhóm biên soạn vâng sắc chỉ vua Lê Hiển tông "Kính nghĩ: Hoàng đế bệ hạ kế nối cơ nghiệp, kính theo nếp trước, nơi ngự án thường vẫn có sách Quốc phả, lại thường tập hợp các sách dã sử để tham khảo rồi ủy thác cho bề tôi sửa chữa, biên soạn..." Dưới bài "Bạt" ghi "ngày 28 tháng Mạnh Xuân (tháng giêng) năm Cảnh Hưng thứ 45" (1974) và danh sách những người tham gia việc biên soạn: Hương Lĩnh bá, thần là Nguyễn Hài phụng biên tập, Lương Sơn bá, thần là Đặng Trọng Viên phụng khảo hiệu, Dương Thái bá, thần là Phạm Nguyễn Doãn phụng đính bổ, Tham Nghĩa (?) thần là Nguyễn Huyền phụng tu soạn. (2) Nội dung Ngọc phả so với chính sử, chỉ khác ở chỗ có rất nhiều truyền thuyết, huyền thoại nhằm đề cao hoàng đế Lê Lợi. Về nguồn gốc dòng họ Lê Lợi, phả ký cũng không cho biết gì thêm. Năm 2001, Nhà xuất bản Đà Nẵng phát hành cuốn sách "Nhân vật họ Lê trong lịch sử Việt Nam" của Phạm Ngô Minh - Lê Duy Anh, có một đoạn rất đáng chú ý:
  • 5. "Từ đời Lê Đại hành hoàng đế Lê Hoàn truyền nối nhiều đời, đến cụ Lê Thứ (hay Thú - còn có tên Lê Mỗi). "Cụ tổ Lê Thứ (Lê Mỗi) sinh ra cụ Lê Hối "Cụ cố Lê Hối sinh ra cụ nội Lê Đinh (hay Thinh) "Cụ Lê Đinh (Thinh) sinh là Lê Tòng và Lê Khoáng. "Cụ Lê Khoáng sinh ra 6 người con: Ba trai, ba gái. Ba người con trai: 1 - Lê Học (2 con trai : Lê Học và Lê Phước An) 2 - Lê Trừ (3 con trai: Lê Khôi, Lê Khương (tổ vua Lê Anh tông thời Lê Trung hưng), Lê Khiêm. Theo gia phả dòng họ Lê Tư Tề (bị trất ngôi) còn có người con thứ là Lê Đạo. 3 - Lê Lợi: (2 con trai là Tư Tề và Nguyên Long và 2 con gái là Liễu Hạnh công chúa và Trang tử công chúa) "Và ba người công chúa: Ngọc Tá, Ngọc Vinh, Ngọc Tiên..." Như vậy, qua tài liệu trên, chúng ta được biết thêm 2 điều quan trọng: a - Triệu tổ của dòng họ Lê Lợi là Lê Thứ tức Mỗi. Cụ Thứ sinh ra cụ Hối. Vốn ở thôn Như áng, đến đời cụ Hối mới chuyển đến Lam Sơn. Nhưng tại sao các sử sách phổ biến chỉ chép từ cụ Lê Hối? Chắc sinh thời, Lê Lợi phải biết cụ Lê Thứ, vì cụ này đến Lê Lợi chỉ mới đời thứ 5. Thời xưa, các cụ kết hôn rất sớm thường dưới 18 tuổi, nên đẻ con cũng rất sớm, cho nên trong xã hội không hiếm gia đình "ngũ đại đồng đường" (năm đời cùng chung sống) gia đình "Tứ đại đồng đường " (bốn đời cùng chung sống) thì tương đối phổ biến. Tổ tiên Lê Lợi đều làm nghề sư công (ông thầy) có chữ nghĩa, không thể không ghi chép về dòng họ mình. Bản thân Lê Lợi cũng không thể không biết về nguồn gốc, lai lịch tổ tiên mình. Nhưng ông không nói vì không muốn nói hoặc không cần nói hay không cho phép nói về quãng thời gian trước Lam Sơn, cho nên từ Lam Sơn thực lục soạn lúc ông đang trị vì, đến Văn bia Vĩnh Lăng, tiếp theo là nhiều sử sách mang tính chính thống đều chép giống nhau. Điều ghi chép trên cho biết thêm rằng trên cụ Lê Hối là cụ Lê Thứ và chính cụ Thứ là Triệu tổ, còn cụ Hối là tằng tổ, do căn cứ vào nguồn tài liệu khác; những gia phả của các chi phái hoàng tộc nhà Hậu Lê được lưu giữ ở tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, vùng trung tâm của xứ Thuận Quảng xưa. Năm 1470, Lê Thánh tông tiến quân vào phía nam trấn áp người Chiêm quấy rối biên thùy, đổi đặt xứ Thuận Quảng làm thừa tuyên Quảng Nam. Khi đạo quân rút về miền Bắc, nhà vua để lại một số tướng lĩnh, văn chức làm nhiệm vụ cái quản miền đất mới, ổn định, giúp dân khai hoang phục hóa, trong đó có những hoàng thân quốc thích sau này là khởi tổ của những chi phái nổi tiếng như Lê Tấn Triều, Lê Tấn Trung, con trai vua Lê Thái tông và bà Ngô Thị Ngọc Xuân tức Thung (chị ruột Ngô Thị Ngọc Dao đẻ ra Lê Thánh tông). Các chi phái họ Lê ở Quảng Nam hiện còn truyền lại nhiều gia
  • 6. phả, như Hoàng Lê ngọc phả, gia phả dòng Tư Tề (con trưởng Lê Lợi), gia phả dòng Lê Khiêm, v.v... Nói chung các gia phả đều ghi rõ nguồn gốc, thế thứ, có gia phả ghi chép ngay từ thời mới định cư (1471) như phả tịch của Cao thượng tổ Lê Hoành, sao lại năm 1907, đời vua Duy Tân, chép rất cụ thể con cháu ông tới 14 người đều trở thành tiền hiền ở Quảng Nam, Quảng Ngãi. Căn cứ gia phả và sự thờ tự ở nhà thờ đại tôn họ Lê, chúng ta có thể tin cụ Lê Thứ chính là Triệu tổ, tức vị tổ đời thứ năm của Lê Thái tổ. Vị tổ này chỉ được thờ ở từ đường riêng của dòng tộc họ Lê, không được thờ ở nhà Thái miếu Đông Kinh và Lam Kinh, nên sử sách không ghi chép (Vì Lê Thái tổ chỉ truy phong đến tổ ba đời). Vậy, trên cụ Lê Thứ là những ai? Các tài liệu gia phả của các chi phái Lê hoàng tộc ở Quảng Nam - Đà Nẵng chỉ cho biết đại lược: Lê Hoàn sinh hơn 10 con trai, một người con thứ tư Lê Long Mang trấn trị đất Thanh Hóa, truyền nối nhiều đời sinh ra Lê Thứ. Tại tổ đình Lê tộc, xây dựng phía nam Sơn Trà (nay thuộc Mân Thái, thành phố Đà Nẵng) nhiều đại tự, câu đối, trong đó có câu đối: - Khởi ư Lê tiền, phá Tống địch, ngự Tây phiên, định an thiên hạ, Hưng vu Lê hậu, phạt Minh cừu, bình Chiêm tặc, ưu ái thần dân . (Khởi nghiệp từ Tiền Lê, phá giặc Tống, đánh phía tây giữ yên thiên hạ Nối tiếp ở Hậu Lê, trừ quân Minh, dẹp vua Chiêm, yêu quí thần dân) Hy vọng vấn đề sẽ được thời gian làm sáng tỏ thêm. H.V.Đ (http://vannghexuthanh.vnweblogs.com/print/1652/91662)