SlideShare a Scribd company logo
1 of 11
Download to read offline
‘’TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA DU LỊCH’’
                            Báo cáo đề dẫn của GS. C.L.Jenkins

                                      Cố vấn của WTO

                   tại Hội nghị quốc tế của các nhà quản lý du lịch thế giới

                                về tác động xã hội của du lịch

                                    tại Manila, Phillipines

                                          22/5/1997



GIỚI THIỆU

        Hội nghị quốc tế Các Nhà Quản Lý Du Lịch tập trung thảo luận đề tài tác động xã hội
của du lịch. Đây là một vấn đề quan trọng và ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu
tư, chính phủ cũng như các bên có liên quan. Không ai có thể phủ nhận những lợi ích mà du
lịch đem lại; tuy nhiên những ý kiến chỉ trích về tác động tiêu cực của nó đối với xã hội trong
quá trình phát triển ngày càng có xu hướng tăng lên. Những vấn đề như mại dâm, cờ bạc, suy
giảm các giá trị đạo đức… thường đi liền với sự tăng trưởng của du lịch tại nhiều quốc gia, bao
gồm cả các nước phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, mối quan hệ nhân-quả này cần
được làm sáng tỏ. Sự tăng trưởng của du lịch có thể không phải là nguyên nhân dẫn đến các
vấn đề trên; nó chỉ góp phần làm cho các tệ nạn trở nên trầm trọng hơn. Điều này không có
nghĩa là chúng ta có thể coi thường những vấn đề đó. Trên thực tế, bởi du lịch thường bị coi là
nguyên nhân của mọi tệ nạn xã hội, chúng ta cần xác định rõ nó thật sự là nguyên nhân hay
chỉ là một nhân tố tác động. Thật không may, không ít tài liệu hiện có lại tập trung phản ánh
khía cạnh tiêu cực của vấn đề.

        Cùng với đà phát triển của du lịch, những thay đổi về mặt kinh tế-xã hội là không thể
tránh khỏi, đặc biệt ở những địa điểm mà số lượng du khách tăng nhanh chóng và chiếm một tỉ
lệ lớn so với dân số địa phương. Những nhân tố khác như mức độ đô thị hoá, tầm ảnh hưởng
của các chuẩn mực văn hoá - xã hội tại địa phương cũng góp phần chi phối tác động của du
lịch trong khu vực. Du lịch là một tác nhân thay đổi; phạm vi hoạt động của du khách, sự can
thiệp về văn hoá, các cơ hội phát triển thương mại do nó mang lại hiển nhiên sẽ tác động đến
cộng đồng địa phương. Không phải tất cả những tác động trên đều mang ý nghĩa tiêu cực. Tại
nhiều nước, rõ ràng du lịch đã đem lại những lợi ích về mặt kinh tế dưới các hình thức tạo việc
làm, điều tiết thu nhập, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tăng thu ngân khố quốc gia, góp phần đa dạng
hoá và tái phân phối thu nhập. Sự tăng trưởng của du lịch chủ yếu dựa vào các yếu tố tự nhiên
(như hệ thống bãi biển, rừng, động thực vật và phong cảnh) mà hiệu quả kinh tế sẽ không cao
nếu được khai thác theo những hướng khác. Đối với những người dân sống trong những khu
vực này, các hoạt động du lịch tạo điều kiện cải thiện mức sống thông qua các cơ hội việc làm
và hoạt động thương mại, giúp phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động, tạo cơ hội tiếp cận
với những dịch vụ tiên tiến gắn liền với sự phát triển của du lịch. Bên cạnh đó, người dân còn
có được niềm tự hào trong việc trình diễn nền văn hoá đậm đà bản sắc của địa phương.


                                               1
Tuy nhiên, mọi lợi ích về kinh tế – xã hội đều có cái giá của nó. Nhiều tài liệu đã ghi
nhận những thiệt hại về mặt xã hội do du lịch gây ra, đặc biệt là những thay đổi tiêu cực tại địa
phương về tôn giáo, trang phục, các chuẩn mực hành vi, phong tục truyền thống… Những thay
đổi này thường được coi là hậu quả của một tác nhân hành động, tức là khi cộng đồng địa
phương bắt chước những hành vi và các đặc điểm phi bản địa khác. Việc kiểm soát những
thay đổi này là một công việc khó khăn bởi chúng không xảy ra một cách đột biến mà diễn tiến
trong một quá trình lâu dài, và thông thường chỉ có thể nhận ra một thay đổi như vậy khi nó đã
trở thành thói quen. Tại các quốc gia-điểm đến du lịch và các vùng trực thuộc, sự phát triển du
lịch bị coi là “tác nhân thay đổi” dẫn đến những xu hướng trên. Những thay đổi này không hề
được chào đón, đồng thời khách du lịch bị coi là thủ phạm chính của những diễn tiến tiêu cực
về mặt xã hội, và ngành du lịch phải đương đầu với những lời phê bình chỉ trích. Trong nhiều
trường hợp, trình độ quản lý yếu kém đối với phát triển du lịch là nguyên nhân chính dẫn đến
những thay đổi ngoài ý muốn. Nhưng trong điều kiện hiện nay, khi mà thế giới được coi là một
ngôi làng chung, thì sự phát triển và vai trò truyền bá của các phương tiện thông tin đại chúng
cũng có ảnh hưởng đối với những biến đổi về mặt xã hội. Chúng ta cần nhận ra tầm quan
trọng của việc phân biệt những vấn đề chịu ảnh hưởng của phát triển du lịch với những vấn đề
mang tính phổ biến trên thế giới.

        Điều may mắn là cùng với việc du lịch đã phát triển đến phạm vi toàn cầu, chúng ta đã
tích luỹ được nhiều thông tin, kinh nghiệm cũng như sự quan tâm chung về tác động tiêu cực
của phát triển du lịch đối với xã hội. Qua những kinh nghiệm đã thu thập được, chúng ta nhận
thấy những vấn đề liên quan đến du lịch trong xã hội hiện nay (ví dụ như tệ nạn ma tuý) không
còn là chuyện mới mẻ hoặc chỉ liên quan đến một quốc gia duy nhất. Điều tương đối mới là thế
giới hiện ngày càng quan tâm đến một thực tế rằng, nếu chúng ta không có những hành động
thích hợp, những vấn đề này sẽ trở nên trầm trọng hơn và tiếp tục phá hoại hình ảnh của du
lịch như một nhân tố tích cực đối với sự phát triển. Chúng ta cần xây dựng một chiến lược
quản lý nhằm kìm hãm và hạn chế những hiện tượng bị coi là tác động tiêu cực đối với xã hội.
Bên cạnh những chiến lược nhằm tăng cường lợi ích kinh tế của du lịch, các nhân tố xã hội,
văn hoá, môi trường cũng cần được quản lý một cách hiệu quả.

        Việc kiểm soát những tác động xã hội của du lịch không chỉ là trách nhiệm của riêng
cấp chính quyền. Du lịch là một tập hợp gồm nhiều tiểu ngành, do đó sự phối hợp trong cam
kết và hành động là cần thiết nhằm kiểm soát và hướng tới xoá bỏ các vấn đề tồn tại. Điển
hình là việc Tổ chức Du lịch Thế giới WTO đưa ra kế hoạch xây dựng Lực lượng Đặc Nhiệm
Giám sát Mại dâm Trẻ em và Mại dâm Du lịch (Tourism and Child Prostitution Watch Task
Force) tại Đại hội Quốc tế về Phòng chống Khai thác Tình dục Trẻ em vì Mục đích Thương mại
(World Congress against Commercial Sexual Exploitation of Children) tổ chức tại Stockholm,
Thụy Điển (tháng 8/1996). Việc xoá bỏ những ảnh hưởng ngoài ý muốn của du lịch về mặt xã
hội cũng như trong các lĩnh vực khác là mối quan tâm chung của các nhà đầu tư du lịch trên
thế giới. Nếu hành động này không được thực hiện, thế giới sẽ phải đối mặt với thực tế các
điểm đến du lịch có thể sẽ quay lưng lại với các hoạt động du lịch, trong không khí đó khách du
lịch cảm thấy họ không hề được chào đón. Điều này sẽ dẫn đến sự giảm sút về lượng khách
du lịch và theo đó, giảm sút về lợi ích kinh tế. Chỉ riêng lý do này cũng đã cho thấy sự cần thiết
phải xem xét vấn đề phát triển du lịch theo hướng lạc quan hơn, thúc đẩy các tác động tích
cực, kiểm soát và giảm thiểu các tác động ngoài ý muốn. Việc tạo ra sự cân bằng như vậy có
thể là không đơn giản, nhưng nếu chúng ta không thực hiện các biện pháp quản lý và điều tiết,


                                                2
hình ảnh đẹp của du lịch như một nguồn lợi kinh tế không nhỏ có thể sẽ biến mất bởi những
vấn đề xã hội gắn liền với nó.

MỤC TIÊU

        Tài liệu này nhằm vào ba mục tiêu. Thứ nhất, xác định những tác động xã hội phổ biến
nhất của phát triển du lịch. Thứ hai, đưa ra những lý do dẫn đến những tác động tiêu cực. Thứ
ba, đề xuất các chính sách và chiến lược cho thế kỷ 21 nhằm giúp các quốc gia hạn chế các
yếu tố tiêu cực, tăng tối đa những tác động tích cực đối với cư dân các điểm đến du lịch, từ đó
đưa du lịch trở thành một ngành trong sạch, lành mạnh, đạt hiệu quả kinh tế – xã hội cao.

TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA DU LỊCH

        Do phạm vi hạn hẹp, tài liệu này chỉ có thể đề cập đến một số tác động xã hội phổ biến
nhất mà phát triển du lịch đem lại. Dù ít hay nhiều, những tác động này cũng xuất hiện ở tất cả
các điểm đến du lịch. Đặc biệt, cần đề cập đến những vấn đề nổi cộm tại một số quốc gia. Mức
độ ảnh hưởng về mặt xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có mô hình và mức độ tăng
trưởng du lịch, tỉ lệ giữa du khách và cư dân địa phương, các xu hướng mang tính mùa vụ và
tính co giãn của nền văn hoá - xã hội địa phương. Những yếu tố này thay đổi trên phạm vi từng
vùng, từng quốc gia, nhưng tất cả đều góp phần tạo nên môi trường xã hội của cư dân địa
phương. Sự đa dạng về tính chất của từng lượt khách cũng là một khó khăn trong việc phân
tích các tác động xã hội. Ví dụ, du khách từ Nhật Bản có nền tảng văn hoá cũng như yêu cầu
khác xa so với du khách từ châu Âu. Tương tự như vậy, xét trên khía cạnh cung, các nước
chủ nhà cũng có những kỳ vọng ở khách du lịch và lối ứng xử riêng bắt nguồn từ nền văn hoá
bản xứ. Mâu thuẫn này được đẩy lên ở mức độ sâu sắc hơn bởi du khách quốc tế thường có
xu hướng không muốn hoà nhập vào cộng đồng bản địa. Qua quá trình quan sát tình hình phát
triển du lịch toàn cầu, chúng tôi đã xác định được những phạm vi quan tâm liên quan đến tác
động xã hội của du lịch. Như đã đề cập ở trên, các tác động về mặt xã hội không phải là những
hiện tượng độc lập mà luôn chịu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế, văn hoá, môi trường
trong từng cộng đồng dân cư.

       Dưới đây là một số tác động xã hội phổ biến gắn liền với quá trình phát triển du lịch.
Các tác động tiêu cực sẽ được đề cập trước tiên bởi những vấn đề này thường được liên hệ
một cách trực tiếp với du lịch. Tuy nhiên, chúng tôi cũng sẽ chỉ ra một số tác động tích cực để
đảm bảo sự cân bằng trong việc hoạch định chính sách phát triển trong tương lai.

CÁC TÁC ĐỘNG XÃ HỘI TIÊU CỰC

1. Hình ảnh về điểm đến

        Một điểm đến du lịch có thể là một quốc gia hay một địa điểm trong một quốc gia; đôi
khi một tour du lịch cũng bao gồm nhiều quốc gia trong khu vực. Việc xây dựng một hình ảnh
đẹp bao giờ cũng là mối quan tâm của mọi điểm đến bất kể cao cấp hoặc trung bình. Trong
trường hợp du khách muốn lựa chọn một địa điểm du lịch còn mới mẻ với họ, quyết định của
họ hiển nhiên sẽ chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như tờ rơi, phim ảnh, thư khuyến mại và
các chương trình giới thiệu trên các phương tiện đại chúng. Chiến lược tiếp thị là trọng tâm
của phát triển du lịch với nhiệm vụ xây dựng nên một hình ảnh hấp dẫn nhất về điểm đến. Tuy
nhiên, các hoạt động tiếp thị thường vấp phải những hạn chế về mặt ngân sách, kéo theo việc
đại bộ phận các cơ quan quản lý nhà nước về Du Lịch (NTA - National Tourism Administration)
phải tìm đến sự trợ giúp từ phía đối tác nước ngoài mà chủ yếu là những công ty thương mại


                                              3
du lịch tại địa điểm xuất phát. Mặt khác, các đối tác tư nhân sẽ tự xây dựng những quan hệ
quốc tế riêng như việc tiến hành quảng bá cho các tiện nghi và dịch vụ của mình. Hợp tác quốc
tế mang lại cả những cơ hội và thách thức. Khả năng chia sẻ chi phí và mở rộng thị trường là
những cơ hội có được, nhưng nếu chính phủ hoặc các cơ quan quản lý nhà nước về Du Lịch
(hoặc cả hai cơ quan này) không có chính sách quản lý hiệu quả, đất nước sẽ đứng trước
nguy cơ bị gắn liền với một hình ảnh không đáng có – kết quả của quảng bá du lịch. Xin đưa ra
một ví dụ đơn giản nhất, đứng trước từ “rẻ tiền” (cheap) trong mẫu quảng cáo về một đất nước
nào đó, không chỉ liên quan đến vấn đề tài chính mà còn bao hàm cả ý nghĩa về xã hội. Cụm
từ “cuộc sống vô tư về đêm” (care-free night life) cũng có thể gây hiểu lầm. Hình ảnh là một
phần rất quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch, đòi hỏi phải có sự tham gia của cấp
chính phủ trong việc định hướng quảng bá cho đất nước, vạch ra đường lối chỉ đạo thực hiện
chính sách, hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước về Du Lịch và các tổ chức tư nhân
hoạch định chiến lược phát triển du lịch đúng đắn, tránh những hình ảnh sai lệch ngoài ý
muốn.

       Khả năng xảy ra mâu thuẫn về mục đích quảng bá là hoàn toàn có thể khi hình ảnh mà
chính phủ hoặc ngành du lịch tại nước chủ nhà muốn xây dựng không thống nhất với những gì
mà các nhà điều hành du lịch ở nước ngoài cho rằng có nhu cầu cao hơn. Tuy nhiên, mâu
thuẫn này có thể được giải quyết thông qua đàm phán; không lý do nào có thể bào chữa cho
việc xây dựng nên hình ảnh một đất nước rẻ tiền, băng hoại về xã hội với các điều kiện không
thể chấp nhận. Đây có lẽ là trường hợp mà sự phát triển du lịch tác động xấu đến cộng đồng
địa phương. Kiểu quảng bá này nếu không được kiểm soát sẽ chỉ thu hút những đối tượng du
khách ngoài ý muốn, điển hình là loại hình du lịch tình dục.

2. Tình trạng bóc lột

        Bóc lột là một khái niệm nhạy cảm mà tầng lớp bóc lột thường phủ nhận, trong khi tầng
lớp bị bóc lột lại cảm nhận nó một cách sâu sắc. Trên thực tế, phần lớn khách du lịch quốc tế
đều xuất phát từ những nước giàu hơn để đến những đất nước nghèo hơn. Xét trên khía cạnh
tích cực, xu hướng này góp phần tái phân phối thu nhập trên bình diện quốc tế và điều tiết lợi
nhuận kinh tế tại nước nước chủ nhà. Về mặt xã hội, xu hướng này giúp nước chủ nhà tiếp
cận với những nền văn hoá và lối sống mới. Tác nhân biểu hiện này tạo ra những ảnh hưởng
về mặt kinh tế, xã hội và chính trị, đồng thời khiến người dân bản xứ thèm muốn mức sống của
du khách nước ngoài. Khi so sánh giá cả tương đối thấp của các dịch vụ tại địa phương với
thu nhập của du khách nước ngoài, người dân bản xứ thường nhận ra sự chênh lệch, và do đó
cảm thấy bị bóc lột.

        Tình trạng này có thể được giải thích dựa trên cơ sở trình độ phát triển của từng quốc
gia. Tuy nhiên, do phần lớn du khách đều phải tiết kiệm trong một thời gian tương đối dài để
trang trải cho chuyến đi, không phải lúc nào họ cũng có khả năng tiêu pha như vậy. Những du
khách có vẻ giầu có thường kéo theo nhiều dịch vụ tiêu cực như ma tuý và mại dâm. Sự lan
tràn của những dịch vụ này sẽ làm thay đổi hình ảnh của điểm đến, thu hút chỉ một bộ phận
khách du lịch nhất định. Cùng với sự phát triển của những dịch vụ như vậy, cư dân địa
phương, đặc biệt là những người không tham gia vào các hoạt động này, lại càng cảm thấy bị
bóc lột nặng nề. Điều này khiến cho tư tưởng chống đối du lịch và du khách trở nên trầm trọng
hơn, ảnh hưởng xấu đến chiến lược phát triển lâu dài của ngành du lịch.




                                              4
3. Sự suy giảm các giá trị văn hoá

        Như đã bàn ở trên, sự phát triển du lịch hiển nhiên sẽ ảnh hưởng đến nền văn hoá địa
phương, và mức độ ảnh hưởng của nó phụ thuộc vào một số yếu tố. Có lẽ yếu tố quan trọng
nhất là tính co giãn của nền văn hoá bản địa và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch
mà không phải hi sinh những giá trị truyền thống. Việc phân tích những yếu tố này gặp nhiều
trở ngại do những dữ liệu nghiên cứu và ngoài nghiên cứu đều thiếu đồng nhất. Như hầu hết
các biến đổi khác về văn hoá, quá trình suy giảm các giá trị văn hoá không diến ra trong một
sớm một chiều mà phải trải qua một quá trình lâu dài. Biến đổi không chỉ diễn ra bởi một tác
nhân biểu hiện xã hội (như việc bắt chước hành động, trang phục và phong cách ẩm thực của
du khách nước ngoài) mà nó còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế. Ví du, việc phụ nữ
tham gia vào lực lượng lao động trong ngành du lịch thường được xem như một biểu hiện giải
phóng tích cực; ngược lại, điều này cũng có thể được coi như nguồn gốc dẫn đến sự phá vỡ
cấu trúc và các giá trị gia đình truyền thống. Tương tự, việc phân ca trong ngành du lịch có thể
tác động xấu đến thời gian sinh hoạt gia đình và nghi lễ tôn giáo. Việc tìm ra sự cân bằng giữa
các tác động tích cực và tiêu cực là luôn luôn cần thiết.

        Du lịch không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến những biến đổi về văn hoá; quá
trình này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Nếu du lịch là tác nhân thay đổi chủ đạo, chúng ta
cần nỗ lực nhằm hạn chế sự gia tăng của các yếu tố tiêu cực như hàng thủ công chất lượng
kém, các hoạt động kinh doanh không lành mạnh, đồ cổ giả… Những biến đổi trong cách trình
diễn khiêu vũ, âm nhạc và các lễ hội đang thu hút nhiều sự quan tâm ở mức độ quốc tế. Phần
lớn du khách không có thời gian hoặc không đủ hứng thú để theo dõi một buổi biểu diễn truyền
thống kéo dài; họ thường yêu cầu rút ngắn vở diễn hoặc nghi lễ. Họ không phải là nguyên
nhân dẫn đến sự suy giảm các giá trị văn hoá; họ chỉ yêu cầu trình diễn một trích đoạn nguyên
bản của một vở diễn hay nghi thức dài hơn.

        Những biểu hiện rõ ràng hơn về sự suy giảm các giá trị văn hoá có lẽ là tình trạng các
di tích và công trình lịch sử không được bảo tồn, hoặc các quần thể kiến trúc truyền thống
đang dần biến mất. Việc nâng cao nhận thức về văn hoá trong du lịch là cần thiết nhằm tránh
những biến đổi tiêu cực có ảnh hưởng lớn đến nền văn hoá.

4. Tác động của công suất du lịch

         Tốc độ phát triển mạnh của du lịch toàn cầu đã mang lại cho các quốc gia một nguồn
lợi kinh tế lớn nhưng cũng đồng thời đặt thêm gánh nặng lên các nguồn tài nguyên hiện có. Du
lịch tiêu thụ một phần lớn tài nguyên thiên nhiên; càng phát triển, nhu cầu của du lịch càng
tăng, vượt quá khả năng cung cấp của cơ sở hạ tầng hiện có (như nước sạch, đất xây dựng).
Trong khi ngành du lịch được ưu tiên, cư dân địa phương lại phải chịu phần thiệt thòi. Đôi khi
họ không hiểu lí do vì sao phải dành cho du khách (và ngành du lịch) những tiện nghi và dịch
vụ mà bản thân họ không được hưởng, như nước sạch, điện và các dịch vụ hỗ trợ như an ninh
cá nhân. Tại những nơi du lịch phát triển theo một mô hình biệt lập và sự giao tiếp giữa du
khách và dân địa phương bị hạn chế, thì cảm giác bị xa lánh và bị tước đoạt quyền lợi càng
nặng nề hơn. Đó là một trong những cái giá phải trả cho tốc độ phát triển quá nhanh của
ngành du lịch; nhưng đây chưa phải là tất cả.

       Khi có quá nhiều du khách tại một địa điểm, cộng đồng địa phương sẽ cảm thấy phải
chịu sức ép lớn hơn từ phía du khách và nhịp sống của cộng đồng có thể bị thay đổi. Việc mua
sắm và đi lại trở nên khó khăn hơn; giá cả tăng nhằm tranh thủ sự có mặt của khách du lịch sẽ

                                               5
ảnh hưởng lây đến cư dân bản địa. Thất vọng và bực dọc vì những phiền phức mà họ phải
chịu, cư dân trở nên nghi ngờ những lợi ích xét về toàn diện mà du lịch đem lại. Đây hẳn là
một nghịch lý, nhưng thông thường, những thành công trước mắt mà các cơ quan quản lý nhà
nước về Du Lịch đạt được trong việc tăng lượng khách không thể bù đắp cho những vấn đề
lâu dài phát sinh, nhất là khi những vấn đề này có thể tác động ngược lại tới khả năng duy trì
nhu cầu du lịch. Nếu không có kế hoạch chu đáo, những thành công trước mắt trong phát triển
du lịch có thể chính là mầm mống của những rắc rối sau này.

5. Quan hệ giữa du khách và cư dân

        Hiện nay, số lượng tài liệu về quan hệ giữa du khách và cư dân là tương đối lớn. Khó
có thể tóm tắt được tất cả kết quả của các công trình nghiên cứu đó; chúng tôi chỉ xin nêu một
số vấn đề chính. Sự tiếp xúc giữa du khách và cư dân có lẽ là những kinh nghiệm quan trọng
nhất và kém dễ chịu nhất. Để tránh không khí căng thẳng và thù địch có thể xảy ra, hai bên cần
loại bỏ những yếu tố dễ gây hiểu lầm. Một trong những yếu tố cơ bản là việc phần lớn du
khách không trân trọng hoặc ít trân trọng bản sắc văn hoá địa phương. Mặt khác, cư dân địa
phương cũng không hiểu biết hoặc hiểu biết rất hạn chế về nền văn hoá của du khách nước
ngoài. Những vấn đề này thậm chí còn trở nên nặng nề hơn khi hai bên bị ngăn cách bởi rào
cản ngôn ngữ.

6. Lợi ích và tổn thất tại địa phương

        Trong khi ngành du lịch đem lại những nguồn lợi ở tầm vĩ mô cho mỗi quốc gia dưới
hình thức thu nhập ngoại tệ, thu ngân sách quốc gia, thì hậu quả của các hoạt động du lịch lại
mang tính chất cục bộ địa phương, tức là cộng đồng địa phương phải chịu tác động của các
vấn đề ngoài ý muốn như lượng du khách quá lớn, sức ép về tài nguyên, nguy cơ đối với nền
văn hoá bản địa và các yêu cầu khác của ngành du lịch đối với địa phương. Những vấn đề này
không phải là quá nặng nề nếu cư dân địa phương được hưởng lợi từ du lịch. Trừ phi những
người này được hưởng ít nhất là một phần lợi nhuận kinh tế cũng như tài chính từ các hoạt
động du lịch tại địa phương, thì lợi nhuận thu được từ du lịch vẫn không thể bù đắp được
những tổn thất mà nó gây ra. Tình trạng này chắc chắn sẽ dẫn đến thái độ bất mãn, thậm chí
là thù địch đối với du khách. Đây là một vấn đề mà các nhà quản lý du lịch cần quan tâm nếu
không muốn mất đi sự hợp tác của cộng đồng địa phương trong chiến lược phát triển du lịch.

        Trong phạm vi hạn hẹp của tài liệu này, chúng tôi không thể đề cập đến tất cả các tác
động tiêu cực về mặt xã hội của du lịch; những dẫn chứng về các tác động đó cũng không phải
là điển hình ở mọi quốc gia. Tuy nhiên, báo cáo này cũng có những ý nghĩa nhất định trong
việc xác định nguyên nhân của những vấn đề này. Một khi đã tìm ra nguyên nhân, việc hoạch
định chính sách và chiến lược thích hợp nhằm giải quyết các tiêu cực sẽ trở nên khả thi hơn.

(i) Nguyên nhân tác động xã hội của du lịch

      Câu hỏi vì sao nhu cầu du lịch tạo ra tác động tiêu cực về mặt xã hội có thể có ba
phương án trả lời.

(a) Sự khác biệt về văn hoá

       Du lịch phụ thuộc chủ yếu vào việc sự chuyển dịch của con người. Theo dự đoán của
Tổ chức Du lịch Thế giới vào năm 1997, hơn 500 triệu chuyến đi đã được thực hiện trong năm
đó. Mỗi chuyến đi đồng nghĩa với việc một người nào đó sẽ mang theo cá tính và nhu cầu
riêng của mình trong quá trình di chuyển. Mặc dù các nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân đoạn

                                              6
thị trường cũng có đóng góp nhất định trong việc tổng kết những đặc tính của thị trường, con
người vẫn là những cá thể riêng biệt và mọi cá thể đều có thể hoà nhập vào nền văn hoá địa
phương hay phá hoại nó. Sự giao lưu giữa hai nền văn hoá khác nhau có thể là nguyên nhân
dẫn đến những mối bất đồng vễ mặt xã hội, đặc biệt là khi hoạt động trao đổi, khám phá văn
hoá bị hạn chế bởi rào cản ngôn ngữ. Trong trường hợp cộng đồng địa phương phải đón nhận
lượng khách quá lớn, những vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng hơn, nhất là ở những nền
văn hoá thiếu bền vững trước những tác động từ bên ngoài.

(b) Tầm hiểu biết hạn hẹp của du khách về nền văn hoá bản địa

       Nhiều du khách lần đầu tiên đến thăm một quốc gia thường không trang bị đầy đủ
những kiến thức cần thiết về văn hoá, truyền thống và các giá trị quan trọng của địa phương.
Các nhà điều hành du lịch cũng ít khi cung cấp những thông tin như vậy trước chuyến đi, mặc
dù du khách có thể trực tiếp tìm hiểu từ hướng dẫn viên hoặc đại diện công ty. Trong điều kiện
như vậy, việc mâu thuẫn xã hội nảy sinh trong quá trình tiếp xúc giữa cư dân và du khách là
một điều dễ hiểu. Do thiếu hiểu biết về phong tục tập quán và thói quen ứng xử tại địa phương,
du khách có thể vô tình xúc phạm đến cộng đồng dân cư bản địa. Đây là một vấn đề toàn cầu
cần được giải quyết.

(c) Thời gian lưu trú giới hạn của du khách

       Những bất cập do hai yếu tố gây ra càng trở nên nghiêm trọng hơn do phần lớn du
khách chỉ lưu trú tại một địa điểm nào đó trong một thời gian ngắn. Hầu hết các du khách
không muốn thay đổi những thói quen sinh hoạt của mình trong thời gian hai tuần ở nước
ngoài. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của hội chứng xa nhà, họ sẽ hành động trái với thói quen
thường ngày. Ví dụ, một người không quen đánh bạc, dùng ma tuý hay quan hệ với gái mại
dâm có thể sẽ làm những việc này trong chuyến du lịch, khi họ thoát khỏi những tiêu chuẩn xã
hội ràng buộc thường ngày. Khi một điểm đến trở nên nổi tiếng nhờ vào hoạt động du lịch tình
dục, nó sẽ thu hút nhiều du khách thuộc loại này và cả những đối tượng ham mê tình dục
khác.

        Trong khi ba yếu tố trên đây đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu tại sao hoạt
động du lịch làm nảy sinh những mâu thuẫn xã hội, các bên cung cấp dịch vụ cũng phải chịu
một phần trách nhiệm. Nhiều cộng đồng địa phương có kiến thức rất hạn hẹp về nền văn hoá
của du khách. Mặt khác, hình ảnh về điểm đến thay đổi sẽ kéo theo những đối tượng du khách
mới. Việc chấp hành luật pháp ở địa phương thường bị buông lỏng, và những hiện tượng tiêu
cực nảy sinh ngoài ý muốn không được xử lý triệt để. Các quốc gia cần phân tích thoả đáng và
lập ra chính sách giải quyết các vấn đề trên, đồng thời cũng không thể phủ nhận những lợi ích
về kinh tế và xã hội mà du lịch đem lại.

(ii) Lợi ích xã hội từ du lịch

       Việc phân biệt giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội đôi khi không phải là điều dễ dàng.
Tuy nhiên chúng tôi xin đưa ra một số ví dụ như sau.

(a) Giao lưu văn hoá

       Nhiều du khách đi du lịch với mục đích tìm hiểu các nền văn hoá khác. Điển hình cho
xu hướng này là việc ngày càng nhiều người dân châu Âu thực hiện các chuyến du lịch dài
ngày sang châu Á. Sự giao lưu văn hoá mang lại lợi ích cho cả hai bên, đồng thời điều tiết lợi
nhuận kinh tế – tài chính tại nước chủ nhà.

                                               7
(b) Khôi phục các ngành nghề thủ công và lễ hội truyền thống

         Tại nhiều nước, du khách là chất xúc tác cơ bản trong việc khôi phục các ngành nghề
thủ công - thậm chí là các lễ hội truyền thống - đã suy tàn. Việc khôi phục và phát triển các giá
trị truyền thống đang trên đà suy thoái nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách ngày nay không
phải là chuyện hiếm hoi.

(c) Phát triển nông thôn

       Thông thường, các hoạt động du lịch diễn ra ngoài phạm vi đo thị, do đó nó tạo thêm
nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho các vùng nông thôn. Nguồn thu nhập thêm này có thể
góp phần ổn định các cộng đồng địa phương và hạn chế luồng di cư về các đô thị.

(d) Cơ hội cho các doanh nghiệp

        Du lịch thường được coi là một ngành cần nhiều nhân lực. Tuy nhiên, do dựa trên cơ
sở nhu cầu đối với các dịch vụ, du lịch không chỉ tạo ra nguồn việc làm mà còn đưa ra nhiều
cơ hội kinh doanh. Tại nhiều nước, phụ nữ là những người đặc biệt năng động trong việc thiết
lập thế chủ động trong kinh doanh.

(e) Nâng cao mức sống

        Do nhiều công trình cơ sở hạ tầng được thiết kế nhằm phục vụ mục đích phát triển du
lịch, phần lớn các nhà lập kế hoạch đã chọn phương án chia sẻ các điều kiện thuận lợi cho
cộng đồng địa phương. Ví dụ, cộng đồng cư dân địa phương thường được phép sử dụng các
tiện nghi phục vụ cho du lịch như hệ thống đường sá, nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước,
và nguồn điện. Nếu không có những hoạt động du lịch, chưa chắc người dân đã được tiếp cận
với những tiện nghi này.

        Những dẫn chứng trên chưa phải là tất cả. Tuy nhiên, điều quan trọng phải ý thức được
là du lịch không chỉ đi đôi với các hiện tượng xã hội tiêu cực cần phải xoá bỏ, mà nó còn có
những tác động tích cực cần được khuyến khích. Trong phần tiếp theo, chúng tôi xin đưa ra
một vài gợi ý nhằm hiện thực hoá những mục tiêu này.

CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT TRONG THẾ KỶ 21

        Ngành du lịch còn một chặng đường dài trước mắt nhằm tạo ra một các nhìn lạc quan
hơn về những lợi ích mà nó đem lại cũng như nhằm hạn chế các tác động tiêu cực. Mỗi hành
động đòi hỏi sự phối hợp của các bên có chung mối quan tâm đến ngành du lịch, gồm các cấp
chính quyền, các đơn vị cá nhân và các tổ chức trực thuộc cấp quốc gia cũng như quốc tế.
Các hoạt động du lịch có bản chất quốc tế, do đó nó đòi hỏi sự phối hợp trên phạm vi quốc tế
nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Nếu không có sự phối hợp ở mức độ này, việc kiểm
soát và ngăn chặn một số vấn đề miêu tả trong tài liệu này sẽ gặp nhiều trở ngại. Như đã nói ở
trên, việc trao đổi kinh nghiệm, dù là thành công hay thất bại, đều mang lại những bài học bổ
ích. Những kinh nghiệm được đưa ra thảo luận trong hội nghị này sẽ giúp chúng ta thực hiện
các bước chuẩn bị nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra trong tương lai. Dưới đây là một số
vấn đề quan trọng.



1. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào kế hoạch phát triển du lịch




                                               8
Thông thường, cộng đồng địa phương được các nhà lập kế hoạch trong du lịch cho biết
về những chiến lược phát triển có khả năng ảnh hưởng đến đời sống của họ. Trong một vài
trường hợp, người dân còn có quyền đưa ra ý kiến riêng về các vấn đề như vậy. Tuy nhiên,
những hoạt động như vậy không có tác dụng tăng cường mức độ tham gia của cộng đồng vào
quá trình phát triển, và chúng ta còn rất nhiều việc phải làm nhằm đạt được mục tiêu này.
Cộng đồng địa phương cần được tham gia vào quá trình lập kế hoạch tại bất cứ thời gian và
địa điểm nào có thể. Là những người chủ nhà, họ nên có quyền được đưa ra ý kiến riêng về
các kế hoạch phát triển, thậm chí là được tham gia vào quá trình thực hiện các kế hoạch đó.
Nếu du lịch muốn duy trì trạng thái phát triển bền vững trong tương lai, ngành cần lôi kéo được
sự đồng tình của cư dân địa phương trong công tác lập kế hoạch, bao gồm các lĩnh vực loại
hình, quy mô và địa điểm phát triển du lịch. Việc tăng cường các quyền của cộng đồng địa
phương đóng một vai trò hoàn toàn tích cực.

      Thiết nghĩ nhiệm vụ ấy chỉ có thể thành công nhờ sự tác động của các tổ chức tài trợ -
những người luôn yêu cầu điều này trong quá trình lập kế hoạch.

2. Chiến dịch nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch

        Tại nhiều nước đang phát triển, du lịch thường được coi là một ngành nhằm phục vụ
nhu cầu của người ngoại quốc và chịu sự chi phối của người ngoại quốc. Mặc dù điều này có
lẽ là hơi cường điệu, nhưng trên thực tế nó vẫn có ý nghĩa nhất định. Như đã nói ở trên, du
khách ngoại quốc tại nhiều nước đang phát triển được cung cấp những tiện nghi và dịch vụ
tiêu chuẩn mà phần lớn cư dân địa phương không được hưởng. Điều này có thể dẫn đến tình
trạng đối đầu với du khách cũng như sự bất mãn về chính trị và cảm giác bị phân biệt đối xử
ngày càng tăng. Nhiệm vụ của các chiến dịch nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương
về du lịch bao gồm việc phổ biến lý do của các hoạt động phát triển du lịch, tiềm năng lợi ích
có thể đạt được, và các cơ hội cho những người tham gia. Việc báo cáo với cộng đồng địa
phương cần được tiến hành một cách liên tục và nên được đặt vào phạm vi trách nhiệm của
các cơ quan quản lý nhà nước về Du Lịch , các tổ chức cá nhân và đại diện địa phương.

3. Phát triển nguồn nhân lực

       Có lẽ hạn chế lớn nhất trong quá trình phát triển liên tục ngành du lịch là tình trạng
thiếu nguồn nhân công được đào tạo. Đây rõ ràng là một vấn đề nan giải đã thu hút được
nhiều nguồn kinh phí hỗ trợ từ các tổ chức tài trợ quốc tế. Chúng ta cần nỗ lực hơn nữa nhằm
đào tạo không chỉ đội ngũ công nhân mới vào nghề mà cả đội ngũ quản lý cấp trung bình –
những người cuối cùng sẽ trở thành quản lý cấp cao. Tuy du lịch là một ngành ở cấp quốc tế,
nhưng các quốc gia vẫn cần tạo thêm nhiều cơ hội cho các đơn vị trong nước. Một trong
những vấn đề xã hội có liên quan đến du lịch tại các nước đang phát triển là tình trạng thiếu
đội ngũ quản lý cấp cao người bản địa. Điều này càng làm cho định kiến du lịch là “một ngành
chịu sự chi phối của người nước ngoài” trở nên khó thay đổi hơn. Cần thay đổi định kiến này
nếu du lịch muốn thu hút nguồn nhân công chất lượng cao nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn toàn
cầu ngày càng khắt khe đối với ngành dịch vụ.

4. Chia sẻ lợi ích từ du lịch

        Việc ngành du lịch đem lại lợi ích về mặt kinh tế là một thực tế đã được chứng minh.
Vấn đề khó khăn hiện nay là kế hoạch sử dụng du lịch như một sáng kiến nhằm đạt đến sự
phát triển, đặc biệt ở những vùng nông thôn có mức thu nhập thấp và khả năng phát triển kinh


                                              9
tế không cao. Nhờ khả năng sử dụng môi trường tự nhiên như một phương tiện để đạt được
mục tiêu phát triển, du lịch đôi khi có lợi thế tương đối lớn so với các loại hình khác; thậm chí
trong một vài trường hợp đây là lựa chọn duy nhất.

       Nâng cao thu nhập nông thôn và cải thiện mức sống là mục tiêu kinh tế chính ở nhiều
nước. Khi nhận thấy khả năng phát triển du lịch tại các mỗi vùng nông thôn, chính phủ cần
vạch ra chiến lược và có thể cung cấp sự hỗ trợ nhằm khuyến khích đầu tư vào các các khu
vực ưu tiên này. Các nhà lập kế hoạch cần đảm bảo cộng đồng địa phương được chia sẻ
những lợi ích mà phát triển du lịch đem lại, đặc biệt là khi có nguồn đầu tư về cơ sở hạ tầng.

5. Cơ hội cho các doanh nghiệp

       Du lịch thường xuyên được miêu tả một cách hạn hẹp như một hoạt động tạo việc làm,
mặc dù trên thực tế điều này hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, những người kinh doanh hoặc cung
cấp các dịch vụ trong lĩnh vực này lại không được nhắc đến một cách xứng đáng. Nếu các
doanh nhân tương lai có được những cơ hội và sự khuyến khích như vậy thì đầu tư vào ngành
này có thể sẽ tăng lên. Quyền sở hữu của các đối tượng bản địa tăng thêm sẽ tiếp tục thu hút
đầu tư và giảm bớt định kiến du lịch là ngành chịu sự chi phối của người nước ngoài.

      Mục tiêu này đã thu hút được sự quan tâm của các tổ chức quốc tế và chính phủ các
nước. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm, đặc biệt trong lĩnh vực cung cấp các
chương trình giáo dục - đào tạo cũng như khuyến khích các nhà đầu tư có triển vọng.

6. Xây dựng hình ảnh

        Hình ảnh của điểm đến là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất trong chiến
lược marketing du lịch. Như đã đề cập ở trên, việc xây dựng hình ảnh phải dựa trên hai cơ sở
chính: mục tiêu mà điểm đến đề ra và những dịch vụ mà các nhà kinh doanh cho rằng sẽ bán
chạy. Hai yếu tố trên không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau. Khi nước chủ nhà phát hiện một
nhà điều hành du lịch nước ngoài đang xây dựng một hình ảnh mà họ không thể chấp nhận,
ngay lập tức họ cần hành động nhằm xoá bỏ hình tượng xấu đó. Để thực hiện điều này và
ngăn chặn việc tương tự xảy ra trong tương lai, họ có thể phối hợp tổ chức các hoạt động giới
thiệu cùng các nhà điều hành du lịch nước ngoài nhằm đạt đến một hình ảnh thống nhất.

       Trách nhiệm thuộc về cả các cơ quan quản lý nhà nước về Du Lịch và các công ty tư
nhân trong việc quản lý những dịch vụ mà các đối tác nước ngoài đang kinh doanh. Hội chợ
thương mại du lịch là một cơ hội tuyệt vời nhằm điều tiết các chiến lược phát triển như vậy. Khi
nghi ngờ một công ty nào đó đang vượt quá giới hạn của một hình ảnh cho phép, chính phủ
cần can thiệp và thực hiện bất kỳ hành động nào cần thiết và thích hợp. Những hành động này
là không thể thiếu, đặc biệt khi các loại hình du lịch ngoài ý muốn đang được khuyến khích.

7. Khung pháp lý cho du lịch

         Các chính phủ cần đảm bảo sự hiện diện của một khung pháp lý tiêu chuẩn trong quản
lý du lịch. Một khung pháp lý như vậy không thể cản trở hoặc gây tổn hại đến triển vọng của
ngành trong tương lai. Tuy nhiên, sự tồn tại của khung pháp lý này là nhằm mục tiêu ngăn
chặn tình trạng lạm dụng tài nguyên và nguồn nhân lực, xoá bỏ các hoạt động du lịch tình dục
và lạm dụng trẻ em. Luật pháp sẽ không đủ hiệu lực nếu không có sự cam kết phối hợp của
các chính phủ trong công tác hành pháp cũng như đảm bảo sự hợp tác quốc tế trong việc theo
dõi các đối tượng phạm tội.



                                               10
Nhiều tác động xã hội của du lịch không cần thiết phải được quản lý bằng luật pháp;
điều cần thiết hơn là phải xây dựng và thực hiện các chiến lược quản lý hiệu quả. Trong
trường hợp những chiến lược này không hiệu quả hoặc có hiệu quả thấp, lúc đó luật pháp có
thể hỗ trợ. Có lẽ sự tham gia ở một mức độ lớn hơn của cộng đồng địa phương vào quá trình
lập kế hoạch phát triển du lịch sẽ đóng góp những ý kiến bổ ích về các vấn đề cần sự can thiệp
của luật pháp.

8. Phụ nữ

         Có nhiều ý kiến cho rằng việc phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động trong ngành du
lịch là hiện tượng bóc lột và lạm dụng, nhưng đồng thời cũng có những quan điểm ngược lại
cho rằng du lịch đã tạo ra nhiều cơ hội để họ có thể tham gia một cách tích cực vào ngành này.
Tại nhiều quốc gia, phụ nữ là những người rất năng động trong kinh doanh; họ đã tạo ra cho
bản thân mình nhiều cơ hội kinh tế – xã hội mới. Chúng ta cần hết sức nỗ lực nhằm khuyến
khích xu hướng này qua các chương trình hành động, giáo dục đào tạo và các biện pháp hỗ
trợ thích hợp. Trong vòng 10 năm qua, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trên lĩnh vực
này, nhưng con đường trước mắt vẫn còn dài. Nhiều tổ chức đã được thành lập ở phạm vi
quốc gia và quốc tế với mục tiêu theo đuổi các chương trình hoạt động đặc biệt vì phụ nữ. Các
nhà đầu tư trong lĩnh vực này cần nhận ra những gì phụ nữ đã, đang và sẽ đóng góp cho
ngành du lịch.

KẾT LUẬN

        Chủ đề của Hội nghị Tác động Xã hội của Du lịch lần này có phạm vi rất rộng. Trong tài
liệu này, chúng tôi cố gắng đề cập đến những vấn đề lớn đang nhận được sự quan tâm cũng
như đã đề xuất một số ý kiến nhằm xây dựng chương trình hành động thế kỷ 21.




                                             11

More Related Content

Viewers also liked

Ca dao dân ca kinh xáng cửu long nguyễn văn ba
Ca dao dân ca kinh xáng cửu long   nguyễn văn baCa dao dân ca kinh xáng cửu long   nguyễn văn ba
Ca dao dân ca kinh xáng cửu long nguyễn văn baKelsi Luist
 
Ho bieu chanh ong cu
Ho bieu chanh   ong cuHo bieu chanh   ong cu
Ho bieu chanh ong cuKelsi Luist
 
Ho bieu chanh chua tau kim quy
Ho bieu chanh   chua tau kim quyHo bieu chanh   chua tau kim quy
Ho bieu chanh chua tau kim quyKelsi Luist
 
Chapter 13 thiet ke mot chien luoc marketing dien hinh
Chapter 13   thiet ke mot chien luoc marketing dien hinhChapter 13   thiet ke mot chien luoc marketing dien hinh
Chapter 13 thiet ke mot chien luoc marketing dien hinhdhhau1991
 
GIA ĐỊNH TAM GIA
GIA ĐỊNH TAM GIAGIA ĐỊNH TAM GIA
GIA ĐỊNH TAM GIAKelsi Luist
 
Ho bieu chanh nha van lon cua mien nam
Ho bieu chanh   nha van lon cua mien namHo bieu chanh   nha van lon cua mien nam
Ho bieu chanh nha van lon cua mien namKelsi Luist
 
Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơn
Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơnKỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơn
Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơnKelsi Luist
 
Ho bieu chanh con nha giau
Ho bieu chanh   con nha giauHo bieu chanh   con nha giau
Ho bieu chanh con nha giauKelsi Luist
 
Ho bieu chanh y va tinh
Ho bieu chanh   y va tinhHo bieu chanh   y va tinh
Ho bieu chanh y va tinhKelsi Luist
 
Ho bieu chanh hanh phuc loi nao
Ho bieu chanh   hanh phuc loi naoHo bieu chanh   hanh phuc loi nao
Ho bieu chanh hanh phuc loi naoKelsi Luist
 
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CANON 600D
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CANON 600DTHÔNG SỐ KỸ THUẬT CANON 600D
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CANON 600DKelsi Luist
 
Ho bieu chanh cha con nghia nang
Ho bieu chanh   cha con nghia nangHo bieu chanh   cha con nghia nang
Ho bieu chanh cha con nghia nangKelsi Luist
 
Ho bieu chanh buc tho hoi han
Ho bieu chanh   buc tho hoi hanHo bieu chanh   buc tho hoi han
Ho bieu chanh buc tho hoi hanKelsi Luist
 
Ho bieu chanh ke lam nguoi chiu
Ho bieu chanh   ke lam nguoi chiuHo bieu chanh   ke lam nguoi chiu
Ho bieu chanh ke lam nguoi chiuKelsi Luist
 
Ho bieu chanh dai nghia diet than
Ho bieu chanh   dai nghia diet thanHo bieu chanh   dai nghia diet than
Ho bieu chanh dai nghia diet thanKelsi Luist
 

Viewers also liked (15)

Ca dao dân ca kinh xáng cửu long nguyễn văn ba
Ca dao dân ca kinh xáng cửu long   nguyễn văn baCa dao dân ca kinh xáng cửu long   nguyễn văn ba
Ca dao dân ca kinh xáng cửu long nguyễn văn ba
 
Ho bieu chanh ong cu
Ho bieu chanh   ong cuHo bieu chanh   ong cu
Ho bieu chanh ong cu
 
Ho bieu chanh chua tau kim quy
Ho bieu chanh   chua tau kim quyHo bieu chanh   chua tau kim quy
Ho bieu chanh chua tau kim quy
 
Chapter 13 thiet ke mot chien luoc marketing dien hinh
Chapter 13   thiet ke mot chien luoc marketing dien hinhChapter 13   thiet ke mot chien luoc marketing dien hinh
Chapter 13 thiet ke mot chien luoc marketing dien hinh
 
GIA ĐỊNH TAM GIA
GIA ĐỊNH TAM GIAGIA ĐỊNH TAM GIA
GIA ĐỊNH TAM GIA
 
Ho bieu chanh nha van lon cua mien nam
Ho bieu chanh   nha van lon cua mien namHo bieu chanh   nha van lon cua mien nam
Ho bieu chanh nha van lon cua mien nam
 
Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơn
Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơnKỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơn
Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơn
 
Ho bieu chanh con nha giau
Ho bieu chanh   con nha giauHo bieu chanh   con nha giau
Ho bieu chanh con nha giau
 
Ho bieu chanh y va tinh
Ho bieu chanh   y va tinhHo bieu chanh   y va tinh
Ho bieu chanh y va tinh
 
Ho bieu chanh hanh phuc loi nao
Ho bieu chanh   hanh phuc loi naoHo bieu chanh   hanh phuc loi nao
Ho bieu chanh hanh phuc loi nao
 
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CANON 600D
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CANON 600DTHÔNG SỐ KỸ THUẬT CANON 600D
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CANON 600D
 
Ho bieu chanh cha con nghia nang
Ho bieu chanh   cha con nghia nangHo bieu chanh   cha con nghia nang
Ho bieu chanh cha con nghia nang
 
Ho bieu chanh buc tho hoi han
Ho bieu chanh   buc tho hoi hanHo bieu chanh   buc tho hoi han
Ho bieu chanh buc tho hoi han
 
Ho bieu chanh ke lam nguoi chiu
Ho bieu chanh   ke lam nguoi chiuHo bieu chanh   ke lam nguoi chiu
Ho bieu chanh ke lam nguoi chiu
 
Ho bieu chanh dai nghia diet than
Ho bieu chanh   dai nghia diet thanHo bieu chanh   dai nghia diet than
Ho bieu chanh dai nghia diet than
 

Similar to Ban tin du lich so 10

PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN Ô NHIỄM VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TỐI ƯU NHẤT ...
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN Ô NHIỄM VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TỐI ƯU NHẤT ...PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN Ô NHIỄM VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TỐI ƯU NHẤT ...
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN Ô NHIỄM VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TỐI ƯU NHẤT ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontouristPhân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontouristIceCy Min
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...jackjohn45
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...NuioKila
 
Đề tài Phát triển du lịch cộng đồng huyện konplông, tỉnh kon tum sdt/ ZALO 09...
Đề tài Phát triển du lịch cộng đồng huyện konplông, tỉnh kon tum sdt/ ZALO 09...Đề tài Phát triển du lịch cộng đồng huyện konplông, tỉnh kon tum sdt/ ZALO 09...
Đề tài Phát triển du lịch cộng đồng huyện konplông, tỉnh kon tum sdt/ ZALO 09...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Bài 1: Các nguyên tắc du lịch có trách nhiệm
Bài 1: Các nguyên tắc du lịch có trách nhiệmBài 1: Các nguyên tắc du lịch có trách nhiệm
Bài 1: Các nguyên tắc du lịch có trách nhiệmduanesrt
 
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxluan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxHiuL499086
 
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxluan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxHiuL499086
 
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxluan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxHiuL499086
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa Dân chủ...
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa Dân chủ...Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa Dân chủ...
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa Dân chủ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện konplông tỉnh kon t...
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện konplông tỉnh kon t...Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện konplông tỉnh kon t...
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện konplông tỉnh kon t...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Xu hướng du lịch của người nhật bản
Xu hướng du lịch của người nhật bảnXu hướng du lịch của người nhật bản
Xu hướng du lịch của người nhật bảnLacVietTravel
 
Bài 7: Hỗ trợ điểm đến du lịch
Bài 7: Hỗ trợ điểm đến du lịchBài 7: Hỗ trợ điểm đến du lịch
Bài 7: Hỗ trợ điểm đến du lịchduanesrt
 

Similar to Ban tin du lich so 10 (20)

PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN Ô NHIỄM VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TỐI ƯU NHẤT ...
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN Ô NHIỄM VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TỐI ƯU NHẤT ...PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN Ô NHIỄM VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TỐI ƯU NHẤT ...
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN Ô NHIỄM VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TỐI ƯU NHẤT ...
 
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontouristPhân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
 
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontouristPhân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...
 
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...
 
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát tr...
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát tr...Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát tr...
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát tr...
 
Đề tài Phát triển du lịch cộng đồng huyện konplông, tỉnh kon tum sdt/ ZALO 09...
Đề tài Phát triển du lịch cộng đồng huyện konplông, tỉnh kon tum sdt/ ZALO 09...Đề tài Phát triển du lịch cộng đồng huyện konplông, tỉnh kon tum sdt/ ZALO 09...
Đề tài Phát triển du lịch cộng đồng huyện konplông, tỉnh kon tum sdt/ ZALO 09...
 
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAYLuận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
 
Bài 1: Các nguyên tắc du lịch có trách nhiệm
Bài 1: Các nguyên tắc du lịch có trách nhiệmBài 1: Các nguyên tắc du lịch có trách nhiệm
Bài 1: Các nguyên tắc du lịch có trách nhiệm
 
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxluan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
 
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxluan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
 
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxluan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
 
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng BìnhLuận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
 
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND LàoLuận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Luận án: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa Dân chủ...
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa Dân chủ...Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa Dân chủ...
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa Dân chủ...
 
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện konplông tỉnh kon t...
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện konplông tỉnh kon t...Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện konplông tỉnh kon t...
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện konplông tỉnh kon t...
 
Xu hướng du lịch của người nhật bản
Xu hướng du lịch của người nhật bảnXu hướng du lịch của người nhật bản
Xu hướng du lịch của người nhật bản
 
Bài 7: Hỗ trợ điểm đến du lịch
Bài 7: Hỗ trợ điểm đến du lịchBài 7: Hỗ trợ điểm đến du lịch
Bài 7: Hỗ trợ điểm đến du lịch
 
Luận án: Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Lào, HAY
Luận án: Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Lào, HAYLuận án: Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Lào, HAY
Luận án: Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Lào, HAY
 

More from Kelsi Luist

Ho bieu chanh vi nghia vi tinh
Ho bieu chanh   vi nghia vi tinhHo bieu chanh   vi nghia vi tinh
Ho bieu chanh vi nghia vi tinhKelsi Luist
 
Ho bieu chanh thiet gia gia thiet
Ho bieu chanh   thiet gia gia thietHo bieu chanh   thiet gia gia thiet
Ho bieu chanh thiet gia gia thietKelsi Luist
 
Ho bieu chanh thay thong ngon
Ho bieu chanh   thay thong ngonHo bieu chanh   thay thong ngon
Ho bieu chanh thay thong ngonKelsi Luist
 
Ho bieu chanh thay chung trung so
Ho bieu chanh   thay chung trung soHo bieu chanh   thay chung trung so
Ho bieu chanh thay chung trung soKelsi Luist
 
Ho bieu chanh tu hon
Ho bieu chanh   tu honHo bieu chanh   tu hon
Ho bieu chanh tu honKelsi Luist
 
Ho bieu chanh to hong vuong van
Ho bieu chanh   to hong vuong vanHo bieu chanh   to hong vuong van
Ho bieu chanh to hong vuong vanKelsi Luist
 
Ho bieu chanh tinh mong
Ho bieu chanh   tinh mongHo bieu chanh   tinh mong
Ho bieu chanh tinh mongKelsi Luist
 
Ho bieu chanh tien bac bac tien
Ho bieu chanh   tien bac bac tienHo bieu chanh   tien bac bac tien
Ho bieu chanh tien bac bac tienKelsi Luist
 
Ho bieu chanh tan phong nu si
Ho bieu chanh   tan phong nu siHo bieu chanh   tan phong nu si
Ho bieu chanh tan phong nu siKelsi Luist
 
Ho bieu chanh tai toi
Ho bieu chanh   tai toiHo bieu chanh   tai toi
Ho bieu chanh tai toiKelsi Luist
 
Ho bieu chanh song thac voi tinh
Ho bieu chanh   song thac voi tinhHo bieu chanh   song thac voi tinh
Ho bieu chanh song thac voi tinhKelsi Luist
 
Ho bieu chanh o theo thoi
Ho bieu chanh   o theo thoiHo bieu chanh   o theo thoi
Ho bieu chanh o theo thoiKelsi Luist
 
Ho bieu chanh nhon tinh am lanh
Ho bieu chanh   nhon tinh am lanhHo bieu chanh   nhon tinh am lanh
Ho bieu chanh nhon tinh am lanhKelsi Luist
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 6
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 6Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 6
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 6Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 5
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 5Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 5
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 5Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 4
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 4Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 4
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 4Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 3
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 3Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 3
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 3Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 1
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 1Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 1
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 1Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh no doi - quyen nhi
Ho bieu chanh   no doi - quyen nhiHo bieu chanh   no doi - quyen nhi
Ho bieu chanh no doi - quyen nhiKelsi Luist
 
Ho bieu chanh nang ganh cang thuong
Ho bieu chanh   nang ganh cang thuongHo bieu chanh   nang ganh cang thuong
Ho bieu chanh nang ganh cang thuongKelsi Luist
 

More from Kelsi Luist (20)

Ho bieu chanh vi nghia vi tinh
Ho bieu chanh   vi nghia vi tinhHo bieu chanh   vi nghia vi tinh
Ho bieu chanh vi nghia vi tinh
 
Ho bieu chanh thiet gia gia thiet
Ho bieu chanh   thiet gia gia thietHo bieu chanh   thiet gia gia thiet
Ho bieu chanh thiet gia gia thiet
 
Ho bieu chanh thay thong ngon
Ho bieu chanh   thay thong ngonHo bieu chanh   thay thong ngon
Ho bieu chanh thay thong ngon
 
Ho bieu chanh thay chung trung so
Ho bieu chanh   thay chung trung soHo bieu chanh   thay chung trung so
Ho bieu chanh thay chung trung so
 
Ho bieu chanh tu hon
Ho bieu chanh   tu honHo bieu chanh   tu hon
Ho bieu chanh tu hon
 
Ho bieu chanh to hong vuong van
Ho bieu chanh   to hong vuong vanHo bieu chanh   to hong vuong van
Ho bieu chanh to hong vuong van
 
Ho bieu chanh tinh mong
Ho bieu chanh   tinh mongHo bieu chanh   tinh mong
Ho bieu chanh tinh mong
 
Ho bieu chanh tien bac bac tien
Ho bieu chanh   tien bac bac tienHo bieu chanh   tien bac bac tien
Ho bieu chanh tien bac bac tien
 
Ho bieu chanh tan phong nu si
Ho bieu chanh   tan phong nu siHo bieu chanh   tan phong nu si
Ho bieu chanh tan phong nu si
 
Ho bieu chanh tai toi
Ho bieu chanh   tai toiHo bieu chanh   tai toi
Ho bieu chanh tai toi
 
Ho bieu chanh song thac voi tinh
Ho bieu chanh   song thac voi tinhHo bieu chanh   song thac voi tinh
Ho bieu chanh song thac voi tinh
 
Ho bieu chanh o theo thoi
Ho bieu chanh   o theo thoiHo bieu chanh   o theo thoi
Ho bieu chanh o theo thoi
 
Ho bieu chanh nhon tinh am lanh
Ho bieu chanh   nhon tinh am lanhHo bieu chanh   nhon tinh am lanh
Ho bieu chanh nhon tinh am lanh
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 6
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 6Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 6
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 6
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 5
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 5Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 5
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 5
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 4
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 4Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 4
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 4
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 3
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 3Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 3
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 3
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 1
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 1Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 1
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 1
 
Ho bieu chanh no doi - quyen nhi
Ho bieu chanh   no doi - quyen nhiHo bieu chanh   no doi - quyen nhi
Ho bieu chanh no doi - quyen nhi
 
Ho bieu chanh nang ganh cang thuong
Ho bieu chanh   nang ganh cang thuongHo bieu chanh   nang ganh cang thuong
Ho bieu chanh nang ganh cang thuong
 

Ban tin du lich so 10

  • 1. ‘’TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA DU LỊCH’’ Báo cáo đề dẫn của GS. C.L.Jenkins Cố vấn của WTO tại Hội nghị quốc tế của các nhà quản lý du lịch thế giới về tác động xã hội của du lịch tại Manila, Phillipines 22/5/1997 GIỚI THIỆU Hội nghị quốc tế Các Nhà Quản Lý Du Lịch tập trung thảo luận đề tài tác động xã hội của du lịch. Đây là một vấn đề quan trọng và ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, chính phủ cũng như các bên có liên quan. Không ai có thể phủ nhận những lợi ích mà du lịch đem lại; tuy nhiên những ý kiến chỉ trích về tác động tiêu cực của nó đối với xã hội trong quá trình phát triển ngày càng có xu hướng tăng lên. Những vấn đề như mại dâm, cờ bạc, suy giảm các giá trị đạo đức… thường đi liền với sự tăng trưởng của du lịch tại nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, mối quan hệ nhân-quả này cần được làm sáng tỏ. Sự tăng trưởng của du lịch có thể không phải là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề trên; nó chỉ góp phần làm cho các tệ nạn trở nên trầm trọng hơn. Điều này không có nghĩa là chúng ta có thể coi thường những vấn đề đó. Trên thực tế, bởi du lịch thường bị coi là nguyên nhân của mọi tệ nạn xã hội, chúng ta cần xác định rõ nó thật sự là nguyên nhân hay chỉ là một nhân tố tác động. Thật không may, không ít tài liệu hiện có lại tập trung phản ánh khía cạnh tiêu cực của vấn đề. Cùng với đà phát triển của du lịch, những thay đổi về mặt kinh tế-xã hội là không thể tránh khỏi, đặc biệt ở những địa điểm mà số lượng du khách tăng nhanh chóng và chiếm một tỉ lệ lớn so với dân số địa phương. Những nhân tố khác như mức độ đô thị hoá, tầm ảnh hưởng của các chuẩn mực văn hoá - xã hội tại địa phương cũng góp phần chi phối tác động của du lịch trong khu vực. Du lịch là một tác nhân thay đổi; phạm vi hoạt động của du khách, sự can thiệp về văn hoá, các cơ hội phát triển thương mại do nó mang lại hiển nhiên sẽ tác động đến cộng đồng địa phương. Không phải tất cả những tác động trên đều mang ý nghĩa tiêu cực. Tại nhiều nước, rõ ràng du lịch đã đem lại những lợi ích về mặt kinh tế dưới các hình thức tạo việc làm, điều tiết thu nhập, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tăng thu ngân khố quốc gia, góp phần đa dạng hoá và tái phân phối thu nhập. Sự tăng trưởng của du lịch chủ yếu dựa vào các yếu tố tự nhiên (như hệ thống bãi biển, rừng, động thực vật và phong cảnh) mà hiệu quả kinh tế sẽ không cao nếu được khai thác theo những hướng khác. Đối với những người dân sống trong những khu vực này, các hoạt động du lịch tạo điều kiện cải thiện mức sống thông qua các cơ hội việc làm và hoạt động thương mại, giúp phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động, tạo cơ hội tiếp cận với những dịch vụ tiên tiến gắn liền với sự phát triển của du lịch. Bên cạnh đó, người dân còn có được niềm tự hào trong việc trình diễn nền văn hoá đậm đà bản sắc của địa phương. 1
  • 2. Tuy nhiên, mọi lợi ích về kinh tế – xã hội đều có cái giá của nó. Nhiều tài liệu đã ghi nhận những thiệt hại về mặt xã hội do du lịch gây ra, đặc biệt là những thay đổi tiêu cực tại địa phương về tôn giáo, trang phục, các chuẩn mực hành vi, phong tục truyền thống… Những thay đổi này thường được coi là hậu quả của một tác nhân hành động, tức là khi cộng đồng địa phương bắt chước những hành vi và các đặc điểm phi bản địa khác. Việc kiểm soát những thay đổi này là một công việc khó khăn bởi chúng không xảy ra một cách đột biến mà diễn tiến trong một quá trình lâu dài, và thông thường chỉ có thể nhận ra một thay đổi như vậy khi nó đã trở thành thói quen. Tại các quốc gia-điểm đến du lịch và các vùng trực thuộc, sự phát triển du lịch bị coi là “tác nhân thay đổi” dẫn đến những xu hướng trên. Những thay đổi này không hề được chào đón, đồng thời khách du lịch bị coi là thủ phạm chính của những diễn tiến tiêu cực về mặt xã hội, và ngành du lịch phải đương đầu với những lời phê bình chỉ trích. Trong nhiều trường hợp, trình độ quản lý yếu kém đối với phát triển du lịch là nguyên nhân chính dẫn đến những thay đổi ngoài ý muốn. Nhưng trong điều kiện hiện nay, khi mà thế giới được coi là một ngôi làng chung, thì sự phát triển và vai trò truyền bá của các phương tiện thông tin đại chúng cũng có ảnh hưởng đối với những biến đổi về mặt xã hội. Chúng ta cần nhận ra tầm quan trọng của việc phân biệt những vấn đề chịu ảnh hưởng của phát triển du lịch với những vấn đề mang tính phổ biến trên thế giới. Điều may mắn là cùng với việc du lịch đã phát triển đến phạm vi toàn cầu, chúng ta đã tích luỹ được nhiều thông tin, kinh nghiệm cũng như sự quan tâm chung về tác động tiêu cực của phát triển du lịch đối với xã hội. Qua những kinh nghiệm đã thu thập được, chúng ta nhận thấy những vấn đề liên quan đến du lịch trong xã hội hiện nay (ví dụ như tệ nạn ma tuý) không còn là chuyện mới mẻ hoặc chỉ liên quan đến một quốc gia duy nhất. Điều tương đối mới là thế giới hiện ngày càng quan tâm đến một thực tế rằng, nếu chúng ta không có những hành động thích hợp, những vấn đề này sẽ trở nên trầm trọng hơn và tiếp tục phá hoại hình ảnh của du lịch như một nhân tố tích cực đối với sự phát triển. Chúng ta cần xây dựng một chiến lược quản lý nhằm kìm hãm và hạn chế những hiện tượng bị coi là tác động tiêu cực đối với xã hội. Bên cạnh những chiến lược nhằm tăng cường lợi ích kinh tế của du lịch, các nhân tố xã hội, văn hoá, môi trường cũng cần được quản lý một cách hiệu quả. Việc kiểm soát những tác động xã hội của du lịch không chỉ là trách nhiệm của riêng cấp chính quyền. Du lịch là một tập hợp gồm nhiều tiểu ngành, do đó sự phối hợp trong cam kết và hành động là cần thiết nhằm kiểm soát và hướng tới xoá bỏ các vấn đề tồn tại. Điển hình là việc Tổ chức Du lịch Thế giới WTO đưa ra kế hoạch xây dựng Lực lượng Đặc Nhiệm Giám sát Mại dâm Trẻ em và Mại dâm Du lịch (Tourism and Child Prostitution Watch Task Force) tại Đại hội Quốc tế về Phòng chống Khai thác Tình dục Trẻ em vì Mục đích Thương mại (World Congress against Commercial Sexual Exploitation of Children) tổ chức tại Stockholm, Thụy Điển (tháng 8/1996). Việc xoá bỏ những ảnh hưởng ngoài ý muốn của du lịch về mặt xã hội cũng như trong các lĩnh vực khác là mối quan tâm chung của các nhà đầu tư du lịch trên thế giới. Nếu hành động này không được thực hiện, thế giới sẽ phải đối mặt với thực tế các điểm đến du lịch có thể sẽ quay lưng lại với các hoạt động du lịch, trong không khí đó khách du lịch cảm thấy họ không hề được chào đón. Điều này sẽ dẫn đến sự giảm sút về lượng khách du lịch và theo đó, giảm sút về lợi ích kinh tế. Chỉ riêng lý do này cũng đã cho thấy sự cần thiết phải xem xét vấn đề phát triển du lịch theo hướng lạc quan hơn, thúc đẩy các tác động tích cực, kiểm soát và giảm thiểu các tác động ngoài ý muốn. Việc tạo ra sự cân bằng như vậy có thể là không đơn giản, nhưng nếu chúng ta không thực hiện các biện pháp quản lý và điều tiết, 2
  • 3. hình ảnh đẹp của du lịch như một nguồn lợi kinh tế không nhỏ có thể sẽ biến mất bởi những vấn đề xã hội gắn liền với nó. MỤC TIÊU Tài liệu này nhằm vào ba mục tiêu. Thứ nhất, xác định những tác động xã hội phổ biến nhất của phát triển du lịch. Thứ hai, đưa ra những lý do dẫn đến những tác động tiêu cực. Thứ ba, đề xuất các chính sách và chiến lược cho thế kỷ 21 nhằm giúp các quốc gia hạn chế các yếu tố tiêu cực, tăng tối đa những tác động tích cực đối với cư dân các điểm đến du lịch, từ đó đưa du lịch trở thành một ngành trong sạch, lành mạnh, đạt hiệu quả kinh tế – xã hội cao. TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA DU LỊCH Do phạm vi hạn hẹp, tài liệu này chỉ có thể đề cập đến một số tác động xã hội phổ biến nhất mà phát triển du lịch đem lại. Dù ít hay nhiều, những tác động này cũng xuất hiện ở tất cả các điểm đến du lịch. Đặc biệt, cần đề cập đến những vấn đề nổi cộm tại một số quốc gia. Mức độ ảnh hưởng về mặt xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có mô hình và mức độ tăng trưởng du lịch, tỉ lệ giữa du khách và cư dân địa phương, các xu hướng mang tính mùa vụ và tính co giãn của nền văn hoá - xã hội địa phương. Những yếu tố này thay đổi trên phạm vi từng vùng, từng quốc gia, nhưng tất cả đều góp phần tạo nên môi trường xã hội của cư dân địa phương. Sự đa dạng về tính chất của từng lượt khách cũng là một khó khăn trong việc phân tích các tác động xã hội. Ví dụ, du khách từ Nhật Bản có nền tảng văn hoá cũng như yêu cầu khác xa so với du khách từ châu Âu. Tương tự như vậy, xét trên khía cạnh cung, các nước chủ nhà cũng có những kỳ vọng ở khách du lịch và lối ứng xử riêng bắt nguồn từ nền văn hoá bản xứ. Mâu thuẫn này được đẩy lên ở mức độ sâu sắc hơn bởi du khách quốc tế thường có xu hướng không muốn hoà nhập vào cộng đồng bản địa. Qua quá trình quan sát tình hình phát triển du lịch toàn cầu, chúng tôi đã xác định được những phạm vi quan tâm liên quan đến tác động xã hội của du lịch. Như đã đề cập ở trên, các tác động về mặt xã hội không phải là những hiện tượng độc lập mà luôn chịu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế, văn hoá, môi trường trong từng cộng đồng dân cư. Dưới đây là một số tác động xã hội phổ biến gắn liền với quá trình phát triển du lịch. Các tác động tiêu cực sẽ được đề cập trước tiên bởi những vấn đề này thường được liên hệ một cách trực tiếp với du lịch. Tuy nhiên, chúng tôi cũng sẽ chỉ ra một số tác động tích cực để đảm bảo sự cân bằng trong việc hoạch định chính sách phát triển trong tương lai. CÁC TÁC ĐỘNG XÃ HỘI TIÊU CỰC 1. Hình ảnh về điểm đến Một điểm đến du lịch có thể là một quốc gia hay một địa điểm trong một quốc gia; đôi khi một tour du lịch cũng bao gồm nhiều quốc gia trong khu vực. Việc xây dựng một hình ảnh đẹp bao giờ cũng là mối quan tâm của mọi điểm đến bất kể cao cấp hoặc trung bình. Trong trường hợp du khách muốn lựa chọn một địa điểm du lịch còn mới mẻ với họ, quyết định của họ hiển nhiên sẽ chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như tờ rơi, phim ảnh, thư khuyến mại và các chương trình giới thiệu trên các phương tiện đại chúng. Chiến lược tiếp thị là trọng tâm của phát triển du lịch với nhiệm vụ xây dựng nên một hình ảnh hấp dẫn nhất về điểm đến. Tuy nhiên, các hoạt động tiếp thị thường vấp phải những hạn chế về mặt ngân sách, kéo theo việc đại bộ phận các cơ quan quản lý nhà nước về Du Lịch (NTA - National Tourism Administration) phải tìm đến sự trợ giúp từ phía đối tác nước ngoài mà chủ yếu là những công ty thương mại 3
  • 4. du lịch tại địa điểm xuất phát. Mặt khác, các đối tác tư nhân sẽ tự xây dựng những quan hệ quốc tế riêng như việc tiến hành quảng bá cho các tiện nghi và dịch vụ của mình. Hợp tác quốc tế mang lại cả những cơ hội và thách thức. Khả năng chia sẻ chi phí và mở rộng thị trường là những cơ hội có được, nhưng nếu chính phủ hoặc các cơ quan quản lý nhà nước về Du Lịch (hoặc cả hai cơ quan này) không có chính sách quản lý hiệu quả, đất nước sẽ đứng trước nguy cơ bị gắn liền với một hình ảnh không đáng có – kết quả của quảng bá du lịch. Xin đưa ra một ví dụ đơn giản nhất, đứng trước từ “rẻ tiền” (cheap) trong mẫu quảng cáo về một đất nước nào đó, không chỉ liên quan đến vấn đề tài chính mà còn bao hàm cả ý nghĩa về xã hội. Cụm từ “cuộc sống vô tư về đêm” (care-free night life) cũng có thể gây hiểu lầm. Hình ảnh là một phần rất quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch, đòi hỏi phải có sự tham gia của cấp chính phủ trong việc định hướng quảng bá cho đất nước, vạch ra đường lối chỉ đạo thực hiện chính sách, hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước về Du Lịch và các tổ chức tư nhân hoạch định chiến lược phát triển du lịch đúng đắn, tránh những hình ảnh sai lệch ngoài ý muốn. Khả năng xảy ra mâu thuẫn về mục đích quảng bá là hoàn toàn có thể khi hình ảnh mà chính phủ hoặc ngành du lịch tại nước chủ nhà muốn xây dựng không thống nhất với những gì mà các nhà điều hành du lịch ở nước ngoài cho rằng có nhu cầu cao hơn. Tuy nhiên, mâu thuẫn này có thể được giải quyết thông qua đàm phán; không lý do nào có thể bào chữa cho việc xây dựng nên hình ảnh một đất nước rẻ tiền, băng hoại về xã hội với các điều kiện không thể chấp nhận. Đây có lẽ là trường hợp mà sự phát triển du lịch tác động xấu đến cộng đồng địa phương. Kiểu quảng bá này nếu không được kiểm soát sẽ chỉ thu hút những đối tượng du khách ngoài ý muốn, điển hình là loại hình du lịch tình dục. 2. Tình trạng bóc lột Bóc lột là một khái niệm nhạy cảm mà tầng lớp bóc lột thường phủ nhận, trong khi tầng lớp bị bóc lột lại cảm nhận nó một cách sâu sắc. Trên thực tế, phần lớn khách du lịch quốc tế đều xuất phát từ những nước giàu hơn để đến những đất nước nghèo hơn. Xét trên khía cạnh tích cực, xu hướng này góp phần tái phân phối thu nhập trên bình diện quốc tế và điều tiết lợi nhuận kinh tế tại nước nước chủ nhà. Về mặt xã hội, xu hướng này giúp nước chủ nhà tiếp cận với những nền văn hoá và lối sống mới. Tác nhân biểu hiện này tạo ra những ảnh hưởng về mặt kinh tế, xã hội và chính trị, đồng thời khiến người dân bản xứ thèm muốn mức sống của du khách nước ngoài. Khi so sánh giá cả tương đối thấp của các dịch vụ tại địa phương với thu nhập của du khách nước ngoài, người dân bản xứ thường nhận ra sự chênh lệch, và do đó cảm thấy bị bóc lột. Tình trạng này có thể được giải thích dựa trên cơ sở trình độ phát triển của từng quốc gia. Tuy nhiên, do phần lớn du khách đều phải tiết kiệm trong một thời gian tương đối dài để trang trải cho chuyến đi, không phải lúc nào họ cũng có khả năng tiêu pha như vậy. Những du khách có vẻ giầu có thường kéo theo nhiều dịch vụ tiêu cực như ma tuý và mại dâm. Sự lan tràn của những dịch vụ này sẽ làm thay đổi hình ảnh của điểm đến, thu hút chỉ một bộ phận khách du lịch nhất định. Cùng với sự phát triển của những dịch vụ như vậy, cư dân địa phương, đặc biệt là những người không tham gia vào các hoạt động này, lại càng cảm thấy bị bóc lột nặng nề. Điều này khiến cho tư tưởng chống đối du lịch và du khách trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng xấu đến chiến lược phát triển lâu dài của ngành du lịch. 4
  • 5. 3. Sự suy giảm các giá trị văn hoá Như đã bàn ở trên, sự phát triển du lịch hiển nhiên sẽ ảnh hưởng đến nền văn hoá địa phương, và mức độ ảnh hưởng của nó phụ thuộc vào một số yếu tố. Có lẽ yếu tố quan trọng nhất là tính co giãn của nền văn hoá bản địa và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch mà không phải hi sinh những giá trị truyền thống. Việc phân tích những yếu tố này gặp nhiều trở ngại do những dữ liệu nghiên cứu và ngoài nghiên cứu đều thiếu đồng nhất. Như hầu hết các biến đổi khác về văn hoá, quá trình suy giảm các giá trị văn hoá không diến ra trong một sớm một chiều mà phải trải qua một quá trình lâu dài. Biến đổi không chỉ diễn ra bởi một tác nhân biểu hiện xã hội (như việc bắt chước hành động, trang phục và phong cách ẩm thực của du khách nước ngoài) mà nó còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế. Ví du, việc phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động trong ngành du lịch thường được xem như một biểu hiện giải phóng tích cực; ngược lại, điều này cũng có thể được coi như nguồn gốc dẫn đến sự phá vỡ cấu trúc và các giá trị gia đình truyền thống. Tương tự, việc phân ca trong ngành du lịch có thể tác động xấu đến thời gian sinh hoạt gia đình và nghi lễ tôn giáo. Việc tìm ra sự cân bằng giữa các tác động tích cực và tiêu cực là luôn luôn cần thiết. Du lịch không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến những biến đổi về văn hoá; quá trình này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Nếu du lịch là tác nhân thay đổi chủ đạo, chúng ta cần nỗ lực nhằm hạn chế sự gia tăng của các yếu tố tiêu cực như hàng thủ công chất lượng kém, các hoạt động kinh doanh không lành mạnh, đồ cổ giả… Những biến đổi trong cách trình diễn khiêu vũ, âm nhạc và các lễ hội đang thu hút nhiều sự quan tâm ở mức độ quốc tế. Phần lớn du khách không có thời gian hoặc không đủ hứng thú để theo dõi một buổi biểu diễn truyền thống kéo dài; họ thường yêu cầu rút ngắn vở diễn hoặc nghi lễ. Họ không phải là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm các giá trị văn hoá; họ chỉ yêu cầu trình diễn một trích đoạn nguyên bản của một vở diễn hay nghi thức dài hơn. Những biểu hiện rõ ràng hơn về sự suy giảm các giá trị văn hoá có lẽ là tình trạng các di tích và công trình lịch sử không được bảo tồn, hoặc các quần thể kiến trúc truyền thống đang dần biến mất. Việc nâng cao nhận thức về văn hoá trong du lịch là cần thiết nhằm tránh những biến đổi tiêu cực có ảnh hưởng lớn đến nền văn hoá. 4. Tác động của công suất du lịch Tốc độ phát triển mạnh của du lịch toàn cầu đã mang lại cho các quốc gia một nguồn lợi kinh tế lớn nhưng cũng đồng thời đặt thêm gánh nặng lên các nguồn tài nguyên hiện có. Du lịch tiêu thụ một phần lớn tài nguyên thiên nhiên; càng phát triển, nhu cầu của du lịch càng tăng, vượt quá khả năng cung cấp của cơ sở hạ tầng hiện có (như nước sạch, đất xây dựng). Trong khi ngành du lịch được ưu tiên, cư dân địa phương lại phải chịu phần thiệt thòi. Đôi khi họ không hiểu lí do vì sao phải dành cho du khách (và ngành du lịch) những tiện nghi và dịch vụ mà bản thân họ không được hưởng, như nước sạch, điện và các dịch vụ hỗ trợ như an ninh cá nhân. Tại những nơi du lịch phát triển theo một mô hình biệt lập và sự giao tiếp giữa du khách và dân địa phương bị hạn chế, thì cảm giác bị xa lánh và bị tước đoạt quyền lợi càng nặng nề hơn. Đó là một trong những cái giá phải trả cho tốc độ phát triển quá nhanh của ngành du lịch; nhưng đây chưa phải là tất cả. Khi có quá nhiều du khách tại một địa điểm, cộng đồng địa phương sẽ cảm thấy phải chịu sức ép lớn hơn từ phía du khách và nhịp sống của cộng đồng có thể bị thay đổi. Việc mua sắm và đi lại trở nên khó khăn hơn; giá cả tăng nhằm tranh thủ sự có mặt của khách du lịch sẽ 5
  • 6. ảnh hưởng lây đến cư dân bản địa. Thất vọng và bực dọc vì những phiền phức mà họ phải chịu, cư dân trở nên nghi ngờ những lợi ích xét về toàn diện mà du lịch đem lại. Đây hẳn là một nghịch lý, nhưng thông thường, những thành công trước mắt mà các cơ quan quản lý nhà nước về Du Lịch đạt được trong việc tăng lượng khách không thể bù đắp cho những vấn đề lâu dài phát sinh, nhất là khi những vấn đề này có thể tác động ngược lại tới khả năng duy trì nhu cầu du lịch. Nếu không có kế hoạch chu đáo, những thành công trước mắt trong phát triển du lịch có thể chính là mầm mống của những rắc rối sau này. 5. Quan hệ giữa du khách và cư dân Hiện nay, số lượng tài liệu về quan hệ giữa du khách và cư dân là tương đối lớn. Khó có thể tóm tắt được tất cả kết quả của các công trình nghiên cứu đó; chúng tôi chỉ xin nêu một số vấn đề chính. Sự tiếp xúc giữa du khách và cư dân có lẽ là những kinh nghiệm quan trọng nhất và kém dễ chịu nhất. Để tránh không khí căng thẳng và thù địch có thể xảy ra, hai bên cần loại bỏ những yếu tố dễ gây hiểu lầm. Một trong những yếu tố cơ bản là việc phần lớn du khách không trân trọng hoặc ít trân trọng bản sắc văn hoá địa phương. Mặt khác, cư dân địa phương cũng không hiểu biết hoặc hiểu biết rất hạn chế về nền văn hoá của du khách nước ngoài. Những vấn đề này thậm chí còn trở nên nặng nề hơn khi hai bên bị ngăn cách bởi rào cản ngôn ngữ. 6. Lợi ích và tổn thất tại địa phương Trong khi ngành du lịch đem lại những nguồn lợi ở tầm vĩ mô cho mỗi quốc gia dưới hình thức thu nhập ngoại tệ, thu ngân sách quốc gia, thì hậu quả của các hoạt động du lịch lại mang tính chất cục bộ địa phương, tức là cộng đồng địa phương phải chịu tác động của các vấn đề ngoài ý muốn như lượng du khách quá lớn, sức ép về tài nguyên, nguy cơ đối với nền văn hoá bản địa và các yêu cầu khác của ngành du lịch đối với địa phương. Những vấn đề này không phải là quá nặng nề nếu cư dân địa phương được hưởng lợi từ du lịch. Trừ phi những người này được hưởng ít nhất là một phần lợi nhuận kinh tế cũng như tài chính từ các hoạt động du lịch tại địa phương, thì lợi nhuận thu được từ du lịch vẫn không thể bù đắp được những tổn thất mà nó gây ra. Tình trạng này chắc chắn sẽ dẫn đến thái độ bất mãn, thậm chí là thù địch đối với du khách. Đây là một vấn đề mà các nhà quản lý du lịch cần quan tâm nếu không muốn mất đi sự hợp tác của cộng đồng địa phương trong chiến lược phát triển du lịch. Trong phạm vi hạn hẹp của tài liệu này, chúng tôi không thể đề cập đến tất cả các tác động tiêu cực về mặt xã hội của du lịch; những dẫn chứng về các tác động đó cũng không phải là điển hình ở mọi quốc gia. Tuy nhiên, báo cáo này cũng có những ý nghĩa nhất định trong việc xác định nguyên nhân của những vấn đề này. Một khi đã tìm ra nguyên nhân, việc hoạch định chính sách và chiến lược thích hợp nhằm giải quyết các tiêu cực sẽ trở nên khả thi hơn. (i) Nguyên nhân tác động xã hội của du lịch Câu hỏi vì sao nhu cầu du lịch tạo ra tác động tiêu cực về mặt xã hội có thể có ba phương án trả lời. (a) Sự khác biệt về văn hoá Du lịch phụ thuộc chủ yếu vào việc sự chuyển dịch của con người. Theo dự đoán của Tổ chức Du lịch Thế giới vào năm 1997, hơn 500 triệu chuyến đi đã được thực hiện trong năm đó. Mỗi chuyến đi đồng nghĩa với việc một người nào đó sẽ mang theo cá tính và nhu cầu riêng của mình trong quá trình di chuyển. Mặc dù các nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân đoạn 6
  • 7. thị trường cũng có đóng góp nhất định trong việc tổng kết những đặc tính của thị trường, con người vẫn là những cá thể riêng biệt và mọi cá thể đều có thể hoà nhập vào nền văn hoá địa phương hay phá hoại nó. Sự giao lưu giữa hai nền văn hoá khác nhau có thể là nguyên nhân dẫn đến những mối bất đồng vễ mặt xã hội, đặc biệt là khi hoạt động trao đổi, khám phá văn hoá bị hạn chế bởi rào cản ngôn ngữ. Trong trường hợp cộng đồng địa phương phải đón nhận lượng khách quá lớn, những vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng hơn, nhất là ở những nền văn hoá thiếu bền vững trước những tác động từ bên ngoài. (b) Tầm hiểu biết hạn hẹp của du khách về nền văn hoá bản địa Nhiều du khách lần đầu tiên đến thăm một quốc gia thường không trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết về văn hoá, truyền thống và các giá trị quan trọng của địa phương. Các nhà điều hành du lịch cũng ít khi cung cấp những thông tin như vậy trước chuyến đi, mặc dù du khách có thể trực tiếp tìm hiểu từ hướng dẫn viên hoặc đại diện công ty. Trong điều kiện như vậy, việc mâu thuẫn xã hội nảy sinh trong quá trình tiếp xúc giữa cư dân và du khách là một điều dễ hiểu. Do thiếu hiểu biết về phong tục tập quán và thói quen ứng xử tại địa phương, du khách có thể vô tình xúc phạm đến cộng đồng dân cư bản địa. Đây là một vấn đề toàn cầu cần được giải quyết. (c) Thời gian lưu trú giới hạn của du khách Những bất cập do hai yếu tố gây ra càng trở nên nghiêm trọng hơn do phần lớn du khách chỉ lưu trú tại một địa điểm nào đó trong một thời gian ngắn. Hầu hết các du khách không muốn thay đổi những thói quen sinh hoạt của mình trong thời gian hai tuần ở nước ngoài. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của hội chứng xa nhà, họ sẽ hành động trái với thói quen thường ngày. Ví dụ, một người không quen đánh bạc, dùng ma tuý hay quan hệ với gái mại dâm có thể sẽ làm những việc này trong chuyến du lịch, khi họ thoát khỏi những tiêu chuẩn xã hội ràng buộc thường ngày. Khi một điểm đến trở nên nổi tiếng nhờ vào hoạt động du lịch tình dục, nó sẽ thu hút nhiều du khách thuộc loại này và cả những đối tượng ham mê tình dục khác. Trong khi ba yếu tố trên đây đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu tại sao hoạt động du lịch làm nảy sinh những mâu thuẫn xã hội, các bên cung cấp dịch vụ cũng phải chịu một phần trách nhiệm. Nhiều cộng đồng địa phương có kiến thức rất hạn hẹp về nền văn hoá của du khách. Mặt khác, hình ảnh về điểm đến thay đổi sẽ kéo theo những đối tượng du khách mới. Việc chấp hành luật pháp ở địa phương thường bị buông lỏng, và những hiện tượng tiêu cực nảy sinh ngoài ý muốn không được xử lý triệt để. Các quốc gia cần phân tích thoả đáng và lập ra chính sách giải quyết các vấn đề trên, đồng thời cũng không thể phủ nhận những lợi ích về kinh tế và xã hội mà du lịch đem lại. (ii) Lợi ích xã hội từ du lịch Việc phân biệt giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội đôi khi không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên chúng tôi xin đưa ra một số ví dụ như sau. (a) Giao lưu văn hoá Nhiều du khách đi du lịch với mục đích tìm hiểu các nền văn hoá khác. Điển hình cho xu hướng này là việc ngày càng nhiều người dân châu Âu thực hiện các chuyến du lịch dài ngày sang châu Á. Sự giao lưu văn hoá mang lại lợi ích cho cả hai bên, đồng thời điều tiết lợi nhuận kinh tế – tài chính tại nước chủ nhà. 7
  • 8. (b) Khôi phục các ngành nghề thủ công và lễ hội truyền thống Tại nhiều nước, du khách là chất xúc tác cơ bản trong việc khôi phục các ngành nghề thủ công - thậm chí là các lễ hội truyền thống - đã suy tàn. Việc khôi phục và phát triển các giá trị truyền thống đang trên đà suy thoái nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách ngày nay không phải là chuyện hiếm hoi. (c) Phát triển nông thôn Thông thường, các hoạt động du lịch diễn ra ngoài phạm vi đo thị, do đó nó tạo thêm nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho các vùng nông thôn. Nguồn thu nhập thêm này có thể góp phần ổn định các cộng đồng địa phương và hạn chế luồng di cư về các đô thị. (d) Cơ hội cho các doanh nghiệp Du lịch thường được coi là một ngành cần nhiều nhân lực. Tuy nhiên, do dựa trên cơ sở nhu cầu đối với các dịch vụ, du lịch không chỉ tạo ra nguồn việc làm mà còn đưa ra nhiều cơ hội kinh doanh. Tại nhiều nước, phụ nữ là những người đặc biệt năng động trong việc thiết lập thế chủ động trong kinh doanh. (e) Nâng cao mức sống Do nhiều công trình cơ sở hạ tầng được thiết kế nhằm phục vụ mục đích phát triển du lịch, phần lớn các nhà lập kế hoạch đã chọn phương án chia sẻ các điều kiện thuận lợi cho cộng đồng địa phương. Ví dụ, cộng đồng cư dân địa phương thường được phép sử dụng các tiện nghi phục vụ cho du lịch như hệ thống đường sá, nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước, và nguồn điện. Nếu không có những hoạt động du lịch, chưa chắc người dân đã được tiếp cận với những tiện nghi này. Những dẫn chứng trên chưa phải là tất cả. Tuy nhiên, điều quan trọng phải ý thức được là du lịch không chỉ đi đôi với các hiện tượng xã hội tiêu cực cần phải xoá bỏ, mà nó còn có những tác động tích cực cần được khuyến khích. Trong phần tiếp theo, chúng tôi xin đưa ra một vài gợi ý nhằm hiện thực hoá những mục tiêu này. CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT TRONG THẾ KỶ 21 Ngành du lịch còn một chặng đường dài trước mắt nhằm tạo ra một các nhìn lạc quan hơn về những lợi ích mà nó đem lại cũng như nhằm hạn chế các tác động tiêu cực. Mỗi hành động đòi hỏi sự phối hợp của các bên có chung mối quan tâm đến ngành du lịch, gồm các cấp chính quyền, các đơn vị cá nhân và các tổ chức trực thuộc cấp quốc gia cũng như quốc tế. Các hoạt động du lịch có bản chất quốc tế, do đó nó đòi hỏi sự phối hợp trên phạm vi quốc tế nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Nếu không có sự phối hợp ở mức độ này, việc kiểm soát và ngăn chặn một số vấn đề miêu tả trong tài liệu này sẽ gặp nhiều trở ngại. Như đã nói ở trên, việc trao đổi kinh nghiệm, dù là thành công hay thất bại, đều mang lại những bài học bổ ích. Những kinh nghiệm được đưa ra thảo luận trong hội nghị này sẽ giúp chúng ta thực hiện các bước chuẩn bị nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra trong tương lai. Dưới đây là một số vấn đề quan trọng. 1. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào kế hoạch phát triển du lịch 8
  • 9. Thông thường, cộng đồng địa phương được các nhà lập kế hoạch trong du lịch cho biết về những chiến lược phát triển có khả năng ảnh hưởng đến đời sống của họ. Trong một vài trường hợp, người dân còn có quyền đưa ra ý kiến riêng về các vấn đề như vậy. Tuy nhiên, những hoạt động như vậy không có tác dụng tăng cường mức độ tham gia của cộng đồng vào quá trình phát triển, và chúng ta còn rất nhiều việc phải làm nhằm đạt được mục tiêu này. Cộng đồng địa phương cần được tham gia vào quá trình lập kế hoạch tại bất cứ thời gian và địa điểm nào có thể. Là những người chủ nhà, họ nên có quyền được đưa ra ý kiến riêng về các kế hoạch phát triển, thậm chí là được tham gia vào quá trình thực hiện các kế hoạch đó. Nếu du lịch muốn duy trì trạng thái phát triển bền vững trong tương lai, ngành cần lôi kéo được sự đồng tình của cư dân địa phương trong công tác lập kế hoạch, bao gồm các lĩnh vực loại hình, quy mô và địa điểm phát triển du lịch. Việc tăng cường các quyền của cộng đồng địa phương đóng một vai trò hoàn toàn tích cực. Thiết nghĩ nhiệm vụ ấy chỉ có thể thành công nhờ sự tác động của các tổ chức tài trợ - những người luôn yêu cầu điều này trong quá trình lập kế hoạch. 2. Chiến dịch nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch Tại nhiều nước đang phát triển, du lịch thường được coi là một ngành nhằm phục vụ nhu cầu của người ngoại quốc và chịu sự chi phối của người ngoại quốc. Mặc dù điều này có lẽ là hơi cường điệu, nhưng trên thực tế nó vẫn có ý nghĩa nhất định. Như đã nói ở trên, du khách ngoại quốc tại nhiều nước đang phát triển được cung cấp những tiện nghi và dịch vụ tiêu chuẩn mà phần lớn cư dân địa phương không được hưởng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng đối đầu với du khách cũng như sự bất mãn về chính trị và cảm giác bị phân biệt đối xử ngày càng tăng. Nhiệm vụ của các chiến dịch nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch bao gồm việc phổ biến lý do của các hoạt động phát triển du lịch, tiềm năng lợi ích có thể đạt được, và các cơ hội cho những người tham gia. Việc báo cáo với cộng đồng địa phương cần được tiến hành một cách liên tục và nên được đặt vào phạm vi trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về Du Lịch , các tổ chức cá nhân và đại diện địa phương. 3. Phát triển nguồn nhân lực Có lẽ hạn chế lớn nhất trong quá trình phát triển liên tục ngành du lịch là tình trạng thiếu nguồn nhân công được đào tạo. Đây rõ ràng là một vấn đề nan giải đã thu hút được nhiều nguồn kinh phí hỗ trợ từ các tổ chức tài trợ quốc tế. Chúng ta cần nỗ lực hơn nữa nhằm đào tạo không chỉ đội ngũ công nhân mới vào nghề mà cả đội ngũ quản lý cấp trung bình – những người cuối cùng sẽ trở thành quản lý cấp cao. Tuy du lịch là một ngành ở cấp quốc tế, nhưng các quốc gia vẫn cần tạo thêm nhiều cơ hội cho các đơn vị trong nước. Một trong những vấn đề xã hội có liên quan đến du lịch tại các nước đang phát triển là tình trạng thiếu đội ngũ quản lý cấp cao người bản địa. Điều này càng làm cho định kiến du lịch là “một ngành chịu sự chi phối của người nước ngoài” trở nên khó thay đổi hơn. Cần thay đổi định kiến này nếu du lịch muốn thu hút nguồn nhân công chất lượng cao nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu ngày càng khắt khe đối với ngành dịch vụ. 4. Chia sẻ lợi ích từ du lịch Việc ngành du lịch đem lại lợi ích về mặt kinh tế là một thực tế đã được chứng minh. Vấn đề khó khăn hiện nay là kế hoạch sử dụng du lịch như một sáng kiến nhằm đạt đến sự phát triển, đặc biệt ở những vùng nông thôn có mức thu nhập thấp và khả năng phát triển kinh 9
  • 10. tế không cao. Nhờ khả năng sử dụng môi trường tự nhiên như một phương tiện để đạt được mục tiêu phát triển, du lịch đôi khi có lợi thế tương đối lớn so với các loại hình khác; thậm chí trong một vài trường hợp đây là lựa chọn duy nhất. Nâng cao thu nhập nông thôn và cải thiện mức sống là mục tiêu kinh tế chính ở nhiều nước. Khi nhận thấy khả năng phát triển du lịch tại các mỗi vùng nông thôn, chính phủ cần vạch ra chiến lược và có thể cung cấp sự hỗ trợ nhằm khuyến khích đầu tư vào các các khu vực ưu tiên này. Các nhà lập kế hoạch cần đảm bảo cộng đồng địa phương được chia sẻ những lợi ích mà phát triển du lịch đem lại, đặc biệt là khi có nguồn đầu tư về cơ sở hạ tầng. 5. Cơ hội cho các doanh nghiệp Du lịch thường xuyên được miêu tả một cách hạn hẹp như một hoạt động tạo việc làm, mặc dù trên thực tế điều này hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, những người kinh doanh hoặc cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực này lại không được nhắc đến một cách xứng đáng. Nếu các doanh nhân tương lai có được những cơ hội và sự khuyến khích như vậy thì đầu tư vào ngành này có thể sẽ tăng lên. Quyền sở hữu của các đối tượng bản địa tăng thêm sẽ tiếp tục thu hút đầu tư và giảm bớt định kiến du lịch là ngành chịu sự chi phối của người nước ngoài. Mục tiêu này đã thu hút được sự quan tâm của các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm, đặc biệt trong lĩnh vực cung cấp các chương trình giáo dục - đào tạo cũng như khuyến khích các nhà đầu tư có triển vọng. 6. Xây dựng hình ảnh Hình ảnh của điểm đến là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất trong chiến lược marketing du lịch. Như đã đề cập ở trên, việc xây dựng hình ảnh phải dựa trên hai cơ sở chính: mục tiêu mà điểm đến đề ra và những dịch vụ mà các nhà kinh doanh cho rằng sẽ bán chạy. Hai yếu tố trên không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau. Khi nước chủ nhà phát hiện một nhà điều hành du lịch nước ngoài đang xây dựng một hình ảnh mà họ không thể chấp nhận, ngay lập tức họ cần hành động nhằm xoá bỏ hình tượng xấu đó. Để thực hiện điều này và ngăn chặn việc tương tự xảy ra trong tương lai, họ có thể phối hợp tổ chức các hoạt động giới thiệu cùng các nhà điều hành du lịch nước ngoài nhằm đạt đến một hình ảnh thống nhất. Trách nhiệm thuộc về cả các cơ quan quản lý nhà nước về Du Lịch và các công ty tư nhân trong việc quản lý những dịch vụ mà các đối tác nước ngoài đang kinh doanh. Hội chợ thương mại du lịch là một cơ hội tuyệt vời nhằm điều tiết các chiến lược phát triển như vậy. Khi nghi ngờ một công ty nào đó đang vượt quá giới hạn của một hình ảnh cho phép, chính phủ cần can thiệp và thực hiện bất kỳ hành động nào cần thiết và thích hợp. Những hành động này là không thể thiếu, đặc biệt khi các loại hình du lịch ngoài ý muốn đang được khuyến khích. 7. Khung pháp lý cho du lịch Các chính phủ cần đảm bảo sự hiện diện của một khung pháp lý tiêu chuẩn trong quản lý du lịch. Một khung pháp lý như vậy không thể cản trở hoặc gây tổn hại đến triển vọng của ngành trong tương lai. Tuy nhiên, sự tồn tại của khung pháp lý này là nhằm mục tiêu ngăn chặn tình trạng lạm dụng tài nguyên và nguồn nhân lực, xoá bỏ các hoạt động du lịch tình dục và lạm dụng trẻ em. Luật pháp sẽ không đủ hiệu lực nếu không có sự cam kết phối hợp của các chính phủ trong công tác hành pháp cũng như đảm bảo sự hợp tác quốc tế trong việc theo dõi các đối tượng phạm tội. 10
  • 11. Nhiều tác động xã hội của du lịch không cần thiết phải được quản lý bằng luật pháp; điều cần thiết hơn là phải xây dựng và thực hiện các chiến lược quản lý hiệu quả. Trong trường hợp những chiến lược này không hiệu quả hoặc có hiệu quả thấp, lúc đó luật pháp có thể hỗ trợ. Có lẽ sự tham gia ở một mức độ lớn hơn của cộng đồng địa phương vào quá trình lập kế hoạch phát triển du lịch sẽ đóng góp những ý kiến bổ ích về các vấn đề cần sự can thiệp của luật pháp. 8. Phụ nữ Có nhiều ý kiến cho rằng việc phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động trong ngành du lịch là hiện tượng bóc lột và lạm dụng, nhưng đồng thời cũng có những quan điểm ngược lại cho rằng du lịch đã tạo ra nhiều cơ hội để họ có thể tham gia một cách tích cực vào ngành này. Tại nhiều quốc gia, phụ nữ là những người rất năng động trong kinh doanh; họ đã tạo ra cho bản thân mình nhiều cơ hội kinh tế – xã hội mới. Chúng ta cần hết sức nỗ lực nhằm khuyến khích xu hướng này qua các chương trình hành động, giáo dục đào tạo và các biện pháp hỗ trợ thích hợp. Trong vòng 10 năm qua, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trên lĩnh vực này, nhưng con đường trước mắt vẫn còn dài. Nhiều tổ chức đã được thành lập ở phạm vi quốc gia và quốc tế với mục tiêu theo đuổi các chương trình hoạt động đặc biệt vì phụ nữ. Các nhà đầu tư trong lĩnh vực này cần nhận ra những gì phụ nữ đã, đang và sẽ đóng góp cho ngành du lịch. KẾT LUẬN Chủ đề của Hội nghị Tác động Xã hội của Du lịch lần này có phạm vi rất rộng. Trong tài liệu này, chúng tôi cố gắng đề cập đến những vấn đề lớn đang nhận được sự quan tâm cũng như đã đề xuất một số ý kiến nhằm xây dựng chương trình hành động thế kỷ 21. 11