SlideShare a Scribd company logo
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA LUẬT
HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ QUA
THỰC TIỄN TẠI TỈNH ĐẮK LẮK
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA LUẬT
HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ QUA
THỰC TIỄN TẠI TỈNH ĐẮK LẮK
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan các số liệu trong luận văn tốt nghiệp được lấy từ
Đơn vị thực tập, các trang web và các văn bản pháp luật đã có trích dẫn theo
đúng quy định của Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc
Gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Đồng thời, luận văn về đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ qua thực tiễn tại Tỉnh Đắk Lắk” là bài viết của cá
nhân tác giả. Tác giả xin chịu trách nhiệm về tính trung thực về nội dung
trong đề tài của mình.
TP.Buôn Ma Thuột, ngày 18 tháng 04 năm 2022
Tác giả đề tài
Đỗ Thành Long
2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNQSDĐ Chứng nhận quyền sử dụng đất
GTVT Giao thông vật tải
XHCN Xã hội chủ nghĩa
3
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê tình hình xử phạt vi phạm giao thông...................................... 36
Bảng 2.2. Tổng hợp số vụ lái xe ô tô bị xử phạt vi phạm hành chính về quy tắc giao
thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk .............................................................. 36
Bảng 2.3. Tổng hợp số vụ lái xe mô tô bị xử lý vi phạm hành chính về quy tắc giao
thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk .............................................................. 37
Bảng 2.4. Tổng hợp số vụ phương tiện cơ giới không đảm bảo kĩ thuật khi tham gia
giao thông trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk....................................................................... 38
Bảng 2.5: Tổng hợp số vụ người điều khiển phương tiện cơ giới không giấy phép
khi tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk.................................................. 40
Bảng 2.6. Tổng hợp số vụ vi phạm quy định vận tải đường bộ bị xử lý trên địa bàn
tỉnh Đăk Lăk............................................................................................................. 40
Bảng 2.7. Kết quả xử phạt vi phạm hành chính trong giai đoạn 2019 – 2021......... 42
4
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................2
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................3
MỤC LỤC.........................................................................................................4
MỞ ĐẦU...........................................................................................................8
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................8
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ..........................................................................9
3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu.................11
3.1. Mục đích nghiên cứu................................................................................11
3.3. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................12
4. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu......................................................12
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài.........................................12
6. Bố cục của khóa luận ..................................................................................12
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ............14
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ.................................................................................14
1.1.1. Khái niệm..............................................................................................14
1.1.2. Đặc điểm ...............................................................................................16
1.1.3. Vai trò....................................................................................................17
1.2. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ..........................................................................................................18
1.3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ.....................................................................................................................22
5
1.4. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ..........................................................................................................27
1.5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ..........................................................................................................30
1.6. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
.........................................................................................................................34
1.7. Thời hạn, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ..........................................................................................................37
Kết luận chương 1...........................................................................................39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI TỈNH ĐĂK LĂK
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN....Error! Bookmark not defined.
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ tại tỉnh Đắk Lắk. ...........Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Mạng lưới giao thông đường bộ tại tỉnh Đắk Lắk.Error! Bookmark
not defined.
2.1.2. Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại
tỉnh Đắk Lắk....................................................Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.1. Thống kê tình hình xử phạt vi phạm giao thông .... Error!
Bookmark not defined.
2.1.2.1. Kết quả Xử phạt hành vi vi phạm quy định về quy tắc giao thông
đường bộ..........................................................Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.2. Tổng hợp số vụ lái xe ô tô bị xử phạt vi phạm hành chính
về quy tắc giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 2.3. Tổng hợp số vụ lái xe mô tô bị xử lý vi phạm hành chính
về quy tắc giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.... Error!
Bookmark not defined.
6
2.1.2.2. Xử lý hành vi vi phạm quy định về phương tiện giao thông đường bộ.
.........................................................................Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.4. Tổng hợp số vụ phương tiện cơ giới không đảm bảo kĩ
thuật khi tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ....... Error!
Bookmark not defined.
2.1.2.3. Xử lý hành vi vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ.....................................................................Error! Bookmark not defined.
2.1.2.4. Xử lý hành vi vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện
tham gia giao thông đường bộ.........................Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.5: Tổng hợp số vụ người điều khiển phương tiện cơ giới
không giấy phép khi tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
.........................................................Error! Bookmark not defined.
2.1.2.5. Xử lý vi phạm về quy định vận tải đường bộError! Bookmark not
defined.
Bảng 2.6. Tổng hợp số vụ vi phạm quy định vận tải đường bộ bị xử
lý trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk............Error! Bookmark not defined.
2.2. Đánh giá về thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. ....Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Về hình thức xử phạt.............................Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.7. Kết quả xử phạt vi phạm hành chính trong giai đoạn 2019
– 2021..............................................Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Về thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt; thi hành quyết định xử lý và
cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.Error! Bookmark
not defined.
2.2.3. Về thời hạn, thời hiệu............................Error! Bookmark not defined.
Kết luận chương 2...........................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ
PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ TẠI TỈNH ĐẮK LẮK ..............Error! Bookmark not defined.
7
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ......Error! Bookmark not defined.
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ......Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Về hình thức xử phạt.............................Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Về thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt; thi hành quyết định xử phạt và
cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chínhError! Bookmark
not defined.
3.2.3. Về thời hạn, thời hiệu............................Error! Bookmark not defined.
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại tỉnh Đắk Lắk.......... Error!
Bookmark not defined.
Kết luận chương 3...........................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN.....................................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........Error! Bookmark not defined.
8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam ta đang trên đà hội nhập và phát triển. Không thể phủ nhận
những mặt tích cực mà giao thông đường bộ đem lại cho cuộc sống của con người là một
bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng, tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội, củng cố
quốc phòng, an ninh. Ngoài việc củng cố cơ sở hạ tầng, nước ta cũng không ngừng hoàn
thiện pháp luật về giao thông đường bộ, trong đó có nội dung quan trọng là xử phạt vi
phạm hành chính.
Tuy nhiên, hiện nay giao thông đường bộ phát sinh những rủi ro bất lợi về xã hội
như ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, tại nạn giao thông đường bộ do vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực này gây ra. Trong giai đoạn hiện nay, không chỉ riêng tỉnh Đắk Lắk,
hiện tượng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ đang ngày càng gia
tăng và có chiều hướng diễn biến hết sức phức tạp gây khó khăn cho hoạt động quản lý
Nhà nước và ảnh hưởng tới trật tự an toàn xã hội.
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm Tây Nguyên là một trong những địa phương có tốc
độ phát triển kinh tế khá nhanh những cũng nảy sinh nhiều yếu tố tác động đến tình hình
an ninh trật tự của địa phương. Theo báo cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh năm 2020: “Hệ
thống đường bộ có tổng chiều dài 15.055 km gồm 7 quốc lộ (quốc lộ 14, 14C, 26, 27, 29,
19C, đường Trường Sơn Đông) tổng chiều dài 750 km; 11 tỉnh lộ, tổng chiều dài 351 km;
1.164 tuyến đường đô thị, tổng chiều dài 824 km; đường huyện 117 tuyến, tổng chiều dài
1343 km; đường xã 1.041 tuyến dài 3220 km; còn lại là đường chuyên dùng và đường
nông thôn. Tổng các cầu trên tuyến đường quốc lộ là 114 cầu với chiều dài 4.198,6 m1
”.
Có thể nhận thấy trong thời gian gần đây, với sự nỗ lực của hệ thống chính trị, vấn đề an
toàn giao thông đường bộ đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên vẫn
còn ở mức độ cao gây ra thiệt hại lớn cho xã hội.
Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay, “tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ còn diễn biến phức tạp và liên tục có xu hướng tăng lên. Có nhiều
1
Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, “Hệ thống kết cấu hạ tầng kĩ thuật”, https://daklak.gov.vn/, truy cập ngày
29/12/2021.
9
nguyên nhân được đề cập, trong đó có ý kiến cho rằng do cơ sở hạ tầng giao thông chưa
đáp ứng được yêu cầu, nhiều nơi còn xuống cấp nghiêm trọng trong khi lượng phương
tiện giao thông đặc biệt là phương tiện giao thông cá nhân (chủ yếu là ô tô và xe máy)
không ngừng tăng lên; hệ thống pháp luật giao thông đường bộ và xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ còn nhiều hạn chế, chưa nghiêm khắc và mang
tính răn đe, giáo dục cao; ý thức tham gia giao thông của người dân còn kém2
…” Những
con số về trật tự an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ nêu trên đang
đặt ra cho các cơ quan quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông, trong đó có Sở
GTVT hết sức nặng nề; cần phải có những giải pháp hữu hiệu, cấp bách, kịp thời để từng
bước khắc phục những hạn chế, thiếu sót nói trên, để đáp ứng yêu cầu bảo đảm trật tự an
toàn giao thông trong những năm tới.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ, nhưng theo đánh giá
của các cơ quan chức năng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình hình này chính là việc
không tuân thủ các quy định của pháp luật của các chủ thể khi tham gia giao thông. Do
đó, phải thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm giảm thiểu hành vi vi phạm pháp luật và
trong đó xử phạt vi phạm hành chính được xem là nhiệm vụ trọng tâm.
Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa quan trọng cả về
lý luận và thực tiễn. Chính vì thế, sinh viên chọn chủ đề: “Xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua thực tiễn tại tỉnh Đắk Lắk” làm khóa luận thực
tập tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài (sao trong danh mục tài liệu tham khảo không có các
công trình này???
Việc nghiên cứu về vấn đề: “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ” được rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm. Đến nay, ở các mức độ
khác nhau, trực tiếp và gián tiếp đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố như
luận văn, luận án, sách chuyên khảo, tham khảo, bình luận, giáo trình… như sau:
Các công trình nghiên cứu là luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ:
2
Lê Thị Bích Ngọc, Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn quận Đống Đa,
Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật hiến pháp và luật hành chính, Học viện khoa học xã hội, 2018, tr. 25 – 27.
10
- Hồ Thanh Hiền (2012), Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ qua thực tiễn tại Thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Lý luận nhà nước và
pháp luật, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội. Đề tài đã đặt vấn đề tương đối hệ thống
về pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại Đà
Nằng; Phân tích tương đối cụ thể thực trạng thực thi quy định pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại Đà Nẵng; đề ra các giải pháp hoàn
thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại Đà
Nẵng.
- Đinh Phan Quỳnh (2018), Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện khoa học
xã hội. Luận án đã luận giải, phân tích những vấn đề có liên quan đến xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, luận án làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận cũng
như cơ sở pháp lý về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Bên
cạnh đó luận án tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động xử lý vi phạm hành chính và
những yếu tố tác động tới hoạt động này, để từ đó tìm ra các nguyên nhân và giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ ở Việt Nam.
- Lê Thị Bích Ngọc (2018), Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ từ thực tiễn quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật hiến
pháp và luật hành chính, Học viện khoa học xã hội. Luận văn đã làm rõ quy định của
pháp luật và tình hình thực hiện quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ ở quận Đống Đa, từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp
hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ trên địa bàn
quận trong thời gian tới.
- Nguyễn Hồ Hoài Hợp (2020), Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk, Luận văn thạc sĩ Luật hiến pháp và Luật hành chính,
Học viện khoa học xã hội. “Luận văn nghiên cứu và làm rõ trên phương diện lý luận, các
quy định pháp luật và tình hình thực hiện quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở tỉnh Đắk Lắk từ đó đề xuất các quan điểm,
11
giải pháp hoàn thiện quy định và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính về giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới”.
Các bài viết nghiên cứu khoa học:
- Cao Vũ Minh (2013), “Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ - những bất cập và hướng hoàn thiện”, Tạp chí luật học, (số 09).
Giao thông đường bộ là lĩnh vực rất quan trọng rất dễ nảy sinh các hành vi vi phạm trong
thực tiễn. Chính vì vậy, để giao thông được diễn ra thông suốt, đạt hiệu quả cao, Nhà
nước cần tăng cường xử lý các hành vi vi phạm nói chung và hành vi vi phạm hành chính
nói riêng. Bài viết đưa ra những bất câp và hướng hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
- Dương Diệu Loan (2017), “Công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ qua hệ thống phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ”, Tạp chí
khoa học Cảnh sát nhân dân, (số 5). Bài viết đề cập đến những nội dung liên quan đến
việc xử dụng các phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ để phát hiện các hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Những khó khăn, vương mắc từ đó
đề xuất những giải pháp hoàn thiện.
Những sách, luận văn và các công trình khác tìm hiểu về nội dung liên quan đến
xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và có đề cập đến một số
nội dung liên quan đến chủ đề của khóa luận thực tập, tuy nhiên chưa có công trình nào
nghiên cứu chuyên sâu về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
qua thực tiễn tại Đắk Lắk.
3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những quy định của pháp luật, đánh giá thực trạng xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua thực tiễn tại Đăk Lăk đồng thời
đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả ???.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua thực tiễn tại
Đắk Lắk.
12
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Tác giả nghiên cứu trong giai đoạn 2019 – 2021.
- Về không gian: Địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
4. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu
Ngoài ra để giải quyết vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu đề tài, khóa luận sử dụng
một số phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như phương pháp phân tích hệ
thống; phương pháp tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê… cụ thể như
sau:
- Phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hóa nội dung nghiên cứu một
cách có hệ thống, làm cho vấn đề nghiên cứu trở nên ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu.
- Phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ mức độ tương quan giữa các quy
định, các quan điểm để từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan về nội dung
nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích: được sử dụng để làm sáng tỏ những nội dung thuộc
phạm vi nghiên cứu.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Hiện nay, đề tài: “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
qua thực tiễn tại tỉnh Đắk Lắk” đang là vấn đề cần được nghiên cứu một cách toàn diện
và có hệ thống.
Về mặt lý luận, khóa luận đã đi sâu và phân tích một cách khá toàn diện về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua thực tiễn tại Đắk Lắk. Trên
cơ sở đó đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này.
Về mặt thực tiễn, khóa luận có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo tại thư
biện dành cho những độc giả quan tâm đến vấn đề này.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3
chương:
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
13
Chương 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH
VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI TỈNH ĐĂK LĂK
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI TỈNH ĐĂK
LĂK
Chương 3 nên gom chung vào chương 2 và đổi tên chương 2 thành:
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI TỈNH ĐĂK LĂK VÀ MỘT SỐ
KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Các nội dung trình bày theo hướng:
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ tại tỉnh Đắk Lắk.
2.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ
2.3. Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại tỉnh Đắk
Lắk
2.4. Thực trạng về hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật
2.4.1. Thực trạng…
2.4.2. Những hạn chế, bất cập ….
2.4.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật…
2.5. Thực trạng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt; thi hành quyết định xử
phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và một số kiến nghị hoàn thiện
pháp luật
2.5.1. Thực trạng…
2.5.2. Những hạn chế, bất cập ….
2.5.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật…
2.6. Thực trạng về thời hạn, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và một số kiến nghị hoàn thiện
pháp luật
2.6.1. Thực trạng…
2.6.2. Những hạn chế, bất cập ….
2.6.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật…
14
Kết luận chương 2
Viết rút ngắn và cô đọng lại khoảng 50 trang, tránh trình bày tràn lan ko có mục
đích và trọng tâm.
Bổ sung vào danh mục tài liệu tham khảo các Luận án, luận văn, giáo trình…
Lỗi chính tả còn rất nhiều, rà soát và sửa lại
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ
1.1.1. Khái niệm
Như chúng ta đã biết, vi phạm hành chính cũng như mọi hành vi vi phạm pháp
luật khác đều là hành vi trái pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, cần bị áp dụng các biện
15
pháp xử phạt vi phạm, trong đó có xử phạt vi phạm hành chính. Nó trực tiếp xâm hại đến
những quy tắc quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, ảnh
hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các các cá nhân và tổ chức. Vì lẽ đó xử phạt vi
phạm hành chính là những nội dung rất quan trọng của hoạt động quản lý hành chính nhà
nước. Xử phạt vi phạm hành chính bao gồm nhiều hoạt động khác nhau do các cơ quan
nhà nước, người có thẩm quyền tiến hành căn cứ vào quy định của pháp luật.
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 định nghĩa về xử phạt hành chính như
sau: “Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình
thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi
phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính3
”. Căn cứ
vào quy định nêu trên thì “việc xử phạt vi phạm hành chính sẽ bao gồm việc áp dụng các
hình thức xử phạt bao gồm: hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung và áp
dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, nếu các nghị định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quản lý Nhà nước có quy định hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu
quả đối với hành vi vi phạm đó. Hay nói cách khác việc áp dụng hình thức phạt bổ sung
áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
phải được áp dụng”4
.
Vi phạm hành chính là “hành vi có lỗi (cố ý hoặc vô ý) do các nhân, tổ chức thực
hiện vi phạm quy định pháp luật về quản lý nhà nước nhưng chưa đến mức bị truy cứu
trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải xử phạt vi phạm hành chính”
nguồn?.
Về thuật ngữ “giao thông đường bộ” (tiếng anh là “land traffic”) pháp luật Việt
Nam không có định nghĩa về giao thông đường bộ mà chỉ giải thích về “đường bộ” và
“vận tải đường bộ”. Cụ thể là “Đường bộ gồm cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà
đường bộ”, “Vận tải đường bộ là hoạt động sử dụng phương tiện giao thông đường bộ để
vận chuyển người, hàng hóa trên đường bộ”. Qua đó có thể hiểu “giao thông đường bộ”
3
Khoản 2 điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
4
Phimnon ChanthaVong, Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Lào và
Việt Nam dưới góc độ so sánh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2020, tr.5.
16
là hoạt động của con người và phương tiện di chuyển qua lại từ địa điểm này đến địa
điểm khác trên các đoạn đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ
nguồn?.
Qua đó có thể hiểu, “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ là hoạt động mang tính cưỡng chế, thể hiện quyền lực của Nhà nước, do các cá nhân,
tổ chức có thẩm quyền thực hiện nhằm trừng trị theo các trình tự, thủ tục luật định các tổ
chức, cá nhân có hành vi cố ý hoặc cố ý vi phạm các quy định của pháp luật an toàn giao
thông đường bộ nhưng chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình phạt”.
Các hình thức xử phạt chính chủ yếu bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử
dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn,
tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính
(gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính), trục xuất và biện pháp khắc
phục hậu quả.
1.1.2. Đặc điểm của cái gì? Các đề mục cần ghi đủ chủ, vị ngữ
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có các đặc điểm
chính sau đây -> nguồn?:
Một là, chủ thể có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc các cán bộ
chuyên trách được giao nhiệm vụ này như là Bộ giao thông vận tải, Bộ công an, Cảnh sát
giao thông5
.
Hai là, chủ thể bị áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính là các cơ
quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ.
Ba là, căn cứ để tiến hành việc xử phạt đó là do có sự xuất hiện của hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ một cách cố ý hoặc vô ý. Các hành
vi vi phạm này chủ yếu bao gồm các hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, các
hành vi vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, các hành vi vi phạm
5
Phan Đình Quỳnh, Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện
nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội, 2018, tr.41.
17
quy định về phương tiện tham gia giao thông đường bộ, các hành vi vi phạm quy định về
người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, các hành vi vi phạm quy
định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, các hành vi vi phạm
quy định về vận tải đường bộ và các hành vi vi phạm khác về giao thông đường bộ.
Bốn là, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là một
trong các công cụ thể hiện sự quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này nên được tiến hành
theo các nguyên tắc, trình tự, thủ tục nhất định được ghi nhận trong các quy phạm pháp
luật cụ thể.
1.1.3. Vai trò
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có ý nghĩa, vai
trò quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước cũng như đời sống pháp lý và thực tiễn,
cụ thể như sau:
Một là, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là công cụ
hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này. Thông qua
hiệu quả thực thi trên thực tế, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ phát hiện ra những
quy định không phù hợp, từ đó kịp thời bổ sung, sửa đổi nhằm hoàn thiện pháp luật.
Hai là, “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ góp phàn
bảo đảm hiệu quả, hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về giao thông đường bộ, từ đó
nâng cao pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thông qua hoạt động xử phạt hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ, mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý một cách kiên quyết, kịp thời
và nhanh chóng. Nhờ đó mà hệ thống pháp luật về giao thông đường bộ được bảo đảm
thực hiện trên thực tế. Pháp luật về giao thông đường bộ tạo ra một môi trường pháp lý để
các chủ thể thực hiện và đồng thời qua đó để xác định những hành vi nào là hành vi xâm
hại đến giao thông đường bộ và bị xử phạt6
”.
Ba là, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ góp phần
nâng cao nhận thức và ý thức tự giác trong nhân trong việc chấp hành các chủ trương
6
Trần Thị Mai, Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn thị xã Đông Triều,
Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Hiến pháp và hành chính, Học viện hành chính quốc gia, 2017, tr. 25 –
27.
18
chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Thông qua việc quy định
hình phạt là phạt tiền và tịch thu phương tiện, tước giấy phép lái xe… pháp luật về xử
phạt hành chính đã tạo tính răn đe, giáo dục, buộc các cá nhân phải có ý thức chấp hành
nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước, từ đó có ý thức chấp hành các quy định của
pháp luật.
Bốn là, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ góp phần
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, bảo đảm an toàn giao thông, an
ninh công cộng thông qua việc phát hiện, ngăn ngừa xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.
1.2. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Thuật ngữ vi phạm hành chính (tiếng Anh là Administrative violation). Luật xử lý
vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá
nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không
phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính7
”.
Giao thông đường bộ (tiếng anh là land traffic), “là hoạt động của con người và phương
tiện di chuyển qua lại từ địa điểm này qua địa điểm khác trên các đoạn đường bộ, cầu
đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ8
”.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là một hình thức biểu
hiện cụ thể của vi phạm hành chính được cấu thành từ 04 yếu tố chính như sau: Mặt
khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể.
1.2.1. Mặt khách quan của …
Mặt khách quan của hành vi vi phạm hành chính là những yếu tố biểu hiện ra bên
ngoài thế giới khách quan của hành vi vi phạm hành chính, bao gồm các yếu tố:
Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật hành chính. Hành vi trái pháp luật hành chính
được thể hiện dưới dạng đang hành động (chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật
hành chính ngăn cấm) hoặc không hành động chủ thể không thực hiện những hành vi
pháp luật hành chính bắt buộc phải thực hiện. Nếu không có hành vi trái pháp luật hành
7
Khoản 1 điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
8
Phimnon ChanthaVong, Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Lào và
Việt Nam dưới góc độ so sánh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2020, tr.10.
19
chính của chủ thể thì không thể có cấu thành vi phạm hành chính. Cần tránh tình trạng áp
dụng “nguyên tắc suy đoán” hoặc áp dụng “tương tự pháp luật” trong việc xác định vi
phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức.
Thứ hai, là hậu quả do hành vi trái pháp luật hành chính gây ra cho xã hội (sự thiệt
hại của xã hội). Hành vi trái pháp luật hành chính ở những mức độ khác nhau nên đều có
tính nguy hiểm cho xã hội, nó có thể gây ra hoặc chứa đựng nguy cơ gây ra những thiệt
hại về vật chất, tinh thần và những thiệt hại khác cho xã hội. Mức độ nguy hiểm cho xã
hội của hành vi vi phạm hành chính được đánh giá, xác định thông qua mức độ thiệt hại
trên thực tế hoặc nguy cơ gây thiệt hại cho xã hội mà hành vi đó gây ra.
Thứ ba, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật hành chính với hậu quả
(sự thiệt hại của xã hội) mà nó gây ra. Điều này thể hiện ở chỗ, sự thiệt hại cho xã hội
trên thực tế là hệ quả tất yếu của hành vi trái pháp luật hành chính, do chính hành vi trái
pháp luật hành chính gây ra. Điều này thể hiện ở chỗ, sự thiệt hại cho xã hội trên thực tế
là hệ quả tất yếu của hành vi trái pháp luật hành chính, do hành vi trái pháp luật hành
chính gây ra.
Thứ tư, là các yếu tố khác như: thời gian thực hiện vi phạm hành chính, địa điểm
thực hiện vi phạm hành chính, phương thức, thủ đoạn thực hiện vi phạm hành chính,
công cụ, phương tiện dùng để thực hiện vi phạm hành chính…
Trong các yếu tố trên, thì hành vi trái pháp luật hành chính là dấu hiệu bắt buộc
phải có trong mặt khách quan của vi phạm hành chính, các yếu tố còn lại có thể có hoặc
có thể không tùy thuộc vào từng loại vi phạm hành chính.
1.2.2. Mặt chủ quan của ….
Mặt chủ quan của vi phạm hành chính là những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ
thể thực hiện hành vi, bao gồm các yếu tố:
Thứ nhất, là yếu tố lỗi của chủ thể vi phạm. Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đối
với hành vi vi phạm của mình và hậu quả do hành vi của mình gây ra. Vi phạm hành
chính là hành vi có lỗi, thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
Lỗi cố ý thể hiện ở chỗ chủ thể nhận thức được tính chất nguy hại của hành vi,
thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình gây ra nhưng vẫn cố tình
20
thực hiện và mong muốn điều đó xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức để
mặc cho hậu quả xảy ra.
Lỗi vô ý thể hiện ở chỗ chủ thể không nhận thức được tính chất nguy hại của hành
vi mặc dù có thể hoặc cần phải nhận thức được hoặc nhận thức được nhưng cho rằng hậu
quả có thể xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hậu quả xảy ra.
Thứ hai, là yếu tố mục đích. Mục đích là cái “mốc” là kết quả cuối cùng trong suy
nghĩ mà chủ thể vi phạm mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm. Mục đích
vi phạm cũng thể hiện tính chất nguy hiểm của hành vi.
Trong các yếu tố nêu trên, thì lỗi là dấu hiệu bắt buộc phải có trong mặt chủ quan
của vi phạm hành chính, yếu tố mục đích có thể có hoặc không tùy thuộc vào từng loại vi
phạm hành chính. Trong một số trường hợp, đối với một số vi phạm hành chính cụ thể,
pháp luật quy định dấu hiệu mục đích là dấu hiệu bắt buộc phải có.
1.2.3. Chủ thể vi phạm hành chính
Chủ thể vi phạm hành chính là các cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm hành
chính, nghĩa là theo quy định của pháp luật hành chính, họ phải chịu trách nhiệm đối với
hành vi trái pháp luật của mình. Đối với cá nhân họ phải là người đạt độ tuổi nhất định,
có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Nếu không có đủ căn cứ
cho rằng chủ thể thực hiện hành vi trong tình trạng có đầy đủ khả năng nhận thức và điều
khiển hành vi thì có thể kết luận không có vi phạm hành chính xảy ra. Luật lý vi phạm
hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định: “Người thực hiện hành vi vi
phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi
phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 5 của Luật xử lý vi phạm hành chính9
”.
Chủ thể (đối tượng) bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật bao
gồm:
Thứ nhất, là cá nhân, gồm:
9
Khoản 5 điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
21
(i) Theo điểm a khoản 1 điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi
bổ sung năm 2020): “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính
về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính
về mọi vi phạm hành chính”.
(ii) “Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành
chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước
quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên
quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân
dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý”.
(iii) Theo điểm c khoản 1 điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa
đổi, bổ sung 2020): “Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh
thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ
quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt
Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có quy định khác”.
Thứ hai, khoản 10 điều 2 Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 quy định là
tổ chức, gồm: “cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế,
đơn vị vũ trang nhân dân và tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật”.
1.2.4. Khách thể vi phạm hành chính
Khách thể của vi phạm hành chính là những quan hệ xã hội được pháp luật hành
chính bảo vệ nhưng bị vi phạm hành chính xâm hại, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt
hại. Khách thể chính là dấu hiệu để nhận biết vi phạm hành chính là hành vi xâm hại đến
trật tự quản lý hành chính nhà nước được pháp luật hành chính quy định và bảo vệ.
Ngoài các đặc điểm chung như trên, vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ còn có những đặc điểm đặc thù như sau:
Thứ nhất, đây là hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực
giao thông đường bộ, các quy định này thường bao gồm: hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo
22
hiệu, vạch kẻ đường, chuyển hướng nhường quyền đi trước cho người đi bộ, xe lăn của
người khuyết tật, xe thô sơ, dừng xe, đỗ xe, gắn biển báo hiệu; Bấm còi, tốc độ, số người
được phép chở, quay đầu xe; thu phí, lệ phí; nồng độ cồn trong máu…
Thứ hai, địa điểm xảy ra vi phạm hành chính là đường bộ: Đường bộ ở đây bao
gồm: đường xá, cầu đường bộ, bến phà đường bộ.
Thứ ba, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải
chịu những chế tài nhất định theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ. Các
chế tài ở đây thường bao gồm: phạt tiền, tịch thu phương tiện, tạm giữ giấy tờ xe, buộc
khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; Buộc tháo
dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng
với giấy phép; Buộc thực hiện biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do
vi phạm hành chính gây ra; Buộc tái xuất phương tiện khỏi phạm vi lãnh thổ quốc gia…
1.3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) có
thể thấy các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính nói chung và vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ nói riêng bao gồm:
Một là, Theo điểm a khoản 1 điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 “mọi vi
phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh,
mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của
pháp luật”. Đây là nguyên tắc cơ bản hàng đầu trong việc xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Nguyên tắc này đề cao vai trò của các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền trong việc tích cực, chủ động thanh tra kiểm tra các hoạt động giao
thông đường bộ, để từ đó phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm một
cách nhanh chóng công bằng minh bạch và triệt để, khắc phục nhằm hạn chế tối đa các
thiệt hại, nguy cơ có thể xảy ra. Nguyên tắc này có ý nghĩa cực kì quan trọng trong việc
phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm, tăng cường ý thức của người dân, thiết lập kỷ
cương phép nước.
Hai là, Điểm b khoản 1 điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định “việc
xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng
23
thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật”. Đây là nguyên tắc cơ bản
thứ hai trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Bản chất
của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ chính là
hoạt động sử dụng quyền lực nhà nước để áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với
người vi phạm nên chỉ người có thẩm quyền mới có quyền xử phạt và chỉ được xử phạt
trong giới hạn thẩm quyền pháp luật quy định. Theo đó, chỉ có những chủ thể được Nhà
nước giao thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
thì mới có quyền xử phạt. Thẩm quyền này phải được ghi nhận trong các văn bản pháp
luật cụ thể. Trên thực tế, tương ứng với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ khác nhau, pháp luật Việt Nam sẽ giao thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải thực hiện công tác xử phạt theo đúng
thẩm quyền và trình tự, thủ tục theo luật định.
Ba là, Điểm c khoản 1 điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định nguyên tắc
“việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm,
đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng”. Nguyên tắc này đòi hỏi
người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
trước khi ra quyết định xử phạt cần phải phân tích, làm rõ mức độ cũng như tính chất, các
tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ đối với từng hành vi vi phạm hành chính cụ thể. Đây là
một trong những nguyên tắc rất quan trọng trực tiếp liên quan đến việc xem xét, quyết
định áp dụng hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả của người có thẩm
quyền xử phạt đối với vụ việc vi phạm giao thông cụ thể hoặc quyết định áp dụng biện
pháp xử lý hành chính khác đối với đối tượng vi phạm. Tính chất, mức độ vi phạm không
làm thay đổi bản chất của hành vi vi phạm nhưng có ảnh hưởng lớn đến tính xâm hại của
hành vi đối với trật tự quản lý Nhà nước. Bên cạnh đó, nhân thân của người vi phạm cũng
là yếu tố cần xem xét để quyết định hình thức, mức xử phạt cho hợp lý, bảo đảm tính răn
đe, phòng ngừa, giáo dục chung. Tỉnh tiết tăng nặng, giảm nhẹ cũng là những căn cứ có ý
nghĩa đáng kể trong việc xem xét, quyết định hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc
phục hậu quả đối với cá nhân vi phạm. Khi xem xét, quyết định xử phạt, người có thẩm
quyền phải xem xét toàn diện vụ việc một cách khách quan, cân nhắc xem xét xem vụ
24
việc vi phạm có tình tiết giảm nhẹ nào áp dụng đối với người vi phạm hoặc liệu có tình
tiết tăng nặng nào cần tính đến để áp dụng hình thức, mức xử phạt thích hợp.
Bốn là, “Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do
pháp luật quy định. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người
cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về
hành vi vi phạm hành chính đó. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính
hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm10
”. Tại điểm d
khoản 1 điều 3 Luật 2012 quy định: “một người vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử
phạt về từng hành vi vi phạm”. Trong khi đó, điểm b khoản 1 điều 10 Luật 2012 lại quy
định: “vi phạm hành chính nhiều lần” là “tình tiết tăng nặng, theo đó, đây là tình tiết được
người có thẩm quyền xem xét khi quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Quá trình thực
hiện các quy định này gặp vướng mắc do các nghị định quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong từng lĩnh vực không quy định cụ thể hành vi vi phạm hành chính nhiều
lần nào thì bị xử phạt về từng lần vi phạm, trường hợp nào thì bị xử phạt 01 lần và áp
dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần11
”. Do vậy, để khắc phục bất cập
nêu trên, luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2020 bổ sung điểm d khoản
1 điều 3 Luật 2012 “quy định cụ thể về nguyên tắc xử phạt theo hướng một người thực
hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt
về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ
quy định áp dụng tình tiết tăng nặng12
”. Như vậy, “về cơ bản trường hợp vi phạm hành
chính nhiều lần sẽ bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; chỉ bị xử phạt 01 lần và áp dụng
tình tiết tăng nặng “vi phạm hành chính nhiều lần” khi có quy định cụ thể của Chính phủ
- tại các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực về áp dụng tình tiết
tăng nặng đối với trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần đó13
”.
10
Diểm d khoản 1 điều 3 luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
11
Lê Thanh Vũ, “Một số điểm mới của luật xử ý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi bổ sung năm 2020”),
https://soctrang.toaan.gov.vn/, truy cập ngày 09/01/2022.
12
Lê Thanh Vũ, “Một số điểm mới của luật xử ý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi bổ sung năm 2020”),
https://soctrang.toaan.gov.vn/, truy cập ngày 09/01/2022.
13
Lê Thanh Vũ, “Một số điểm mới của luật xử ý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi bổ sung năm 2020)”, truy
cập tại trang https://soctrang.toaan.gov.vn/, truy cập ngày 09/01/2022.
25
Năm là, Theo điểm đ khoản 1 điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi,
bổ sung 2020) nguyên tắc “người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi
phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người
đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính”. Để xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với cá nhân, tổ chức thì người có
thẩm quyền xử phạt phải chứng minh được cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện hành vi vi
phạm hành chính trên thực tế. Nếu không chứng minh được có vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ trên thực tế thì không thể xử phạt và muốn xử phạt về hành
vi vi phạm nào thì phải chứng minh có hành vi đó. Có như vậy, người có thẩm quyền mới
có thể biết được xử phạt ai và xử phạt như thế nào.
Sáu là, nguyên tắc “không xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp thuộc
tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong
khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc
khả năng điều khiển hành vi của mình”.
Theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, tình thế cấp thiết là “tình thế của
cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước,
của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách
nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa14
”. Phòng vệ chính
đáng là “hành vi của cá nhân vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền,
lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết
người đang có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích nói trên15
”. Sự kiện bất ngờ là “sự kiện
mà cá nhân, tổ chức không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của
hành vi nguy hại cho xã hội do mình gây ra16
”. Xét theo nguyên tăc này thì trong trường
hợp nếu có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ xảy ra thuộc
một trong các trường hợp đã nêu ở trên thì người thực hiện hành vi vi phạm tuy về mặt
khách quan thì họ chính là người gây ra thiệt hại, có hành vi vi phạm thực tế xảy ra,
14
Khoản 11 điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. (hạn chế sd footnote các điều luật)
15
Khoản 12 điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
16
Khoản 13 điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
26
nhưng pháp luật bảo vệ những người thuộc trong các trường hợp nêu trên vì họ không thể
nhận thức được hành vi của mình hoặc trường hợp bắt buộc vi phạm để bảo vệ lợi ích
khác lớn hơn theo quy định của pháp luật thì sẽ không bị áp dụng các biện pháp xử phạt.
Bảy là, nguyên tắc “người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh
hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là cá nhân, tổ chúc bị xử
phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ”.
Để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với cá
nhân, tổ chức đó đã thực hiện hành vi vi phạm trên thực tế. Nếu không chứng minh được
trên thực tế thì không thể xử phạt và muốn xử phạt về hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ trên thực tế thì không thể xử phạt và muốn xử phạt về hành
vi nào thì phải chứng minh có hành vi đó. Có như vậy, người có thẩm quyền mới có thể
biết được cần xử phạt ai và xử phạt như thế nào để tránh sai sót. Mặc dù vậy, người có
thẩm quyền đôi khi vẫn không có đủ thông tin cần thiết hoặc thông tin của họ có không
rõ ràng, chính xác nên có thể dẫn đến kết luận sai và ra quyết định xử phạt sai. Để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người bị xử phạt, pháp luật Việt Nam đề ra nguyên tắc cá
nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp
chứng minh không có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Nguyên tắc này được thể hiện rất rõ trong quy định về thẩm quyền giải trình của người bị
xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Tám là, những nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính quy định tại
khoản 2 điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính nắm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)
bao gồm “(i) Cá nhân chỉ bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong
các đối tượng quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính
năm 2012; (ii) Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành theo quy
định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính; (iii) Việc quyết định thời
hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi
phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; (iv) Người có
thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm
27
hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông
qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính”.
1.4. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các hình thức xử phạt hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt vi
phạm bổ sung. Trong đó.
- Hình thức xử phạt chính bao gồm hình thức cảnh cáo và hình thức phạt tiền
+ Cảnh cáo
Trong pháp luật hành chính hay các lĩnh vực pháp luật khác, cảnh cáo là hình phạt
đứng đầu nhất tương ứng với hình phạt nhẹ nhất, nhắc nhở và khiển trách công khai của
pháp luật đối với cá nhân, tổ chức vi phạm liên quan đến các lỗi nhẹ, mang tính chất
không nghiêm trong. Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm
2020) quy định: “Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử
phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản”. Như
vậy, có hai nhóm đối tượng được áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo, đó là những người
vi phạm lần đầu, lỗi nhỏ và có tình tiết giảm nhẹ đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi thực hiện mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Hình
thức xử phạt hành chính cảnh cáo là hình thức xử phạt mang tính giáo dục đối với tổ
chức, cá nhân vi phạm hành chính; đối tượng bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo
không được coi là có án tích và không bị ghi vào lý lịch tư pháp. Do đó, vẫn mang tính
cưỡng chế Nhà nước, gây cho người bị xử phạt những tổn hại nhất định về mặt tinh thần.
Hiện nay, hình thức cảnh cáo được áp dụng với các hành vi vi phạm sau: “cá nhân, tổ
chức thực hiện hành vi thi công trên đường bộ đang khai thác không treo biển báo thông
tin công trình hoặc treo biển báo thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định17
; cá
nhân dắt súc vật ở mái đường, buộc súc vật vào hàng cây hai bên đường hoặc vào cọc
17
Điều 13 Nghị định số 100/2019/NĐ – CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 quy định V/v: “xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt”.
28
tiêu, biển báo, rào chắn, các công trình phụ trợ của giao thông dường bộ; Tự ý leo trèo
lên mố, trụ, gầm cầu18
; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn
máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự như xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô,
máy kéo và các loại xe tương tự như ô tô19
.
+ Phạt tiền
Đây là hình thức đánh thẳng vào tài chính của người vi phạm, theo đó người vi
phạm sẽ phải nộp cho ngân sách Nhà nước một khoản tiền được quy định trong luật.
Theo quy định của Nghị định số 100/2019/NĐ – CP của Chính phủ về xử phạt hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, hình thức phạt tiền được quy
định từ Điều 5 đến điều 38. Theo đó hình phạt thấp nhất là 60.000 đồng (áp dụng với
người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm như đi không đúng phần đường quy
định, vượt qua dải phân cách, đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không đảm
bảo an toàn, không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu,
vạch kẻ đường) và mức tiền phạt cao nhất là 70.000.000 đồng (áp dụng đối với tổ chức
quản lý, vận hành trạm thu phí đường không chấp hành yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà
nước có thẩm quyền về việc triển khai các giải pháp khắc phục ùn tắc giao thông tại khu
vực trạm thu phí; không thực hiện việc kết nối, chia sẻ dữ liệu từ trạm thu phí cho cơ
quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định).--> xem lại quy định mới trong NĐ
123/2021/NĐ-CP
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung Luật năm 2012 theo
hướng “tăng mức phạt tối đa trong một số lĩnh vực; bổ sung mức phạt tối đa cho một số
lĩnh vực chưa được quy định tại Điều 24 Luật năm 2012; chỉnh sửa tên gọi một số lĩnh
vực cho phù hợp với các luật được ban hành sau Luật năm 2012, cụ thể: Tăng mức phạt
tiền tối đa của 10 lĩnh vực, gồm: Giao thông đường bộ: từ 40 triệu lên 75 triệu đồng.
Phòng, chống tệ nạn xã hội: từ 40 triệu lên 75 triệu. Cơ yếu: từ 50 triệu lên 75 triệu.
Quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia: từ 50 triệu lên 75 triệu. Giáo dục: từ 50 triệu lên 75
18
Khoản 1 điều 15 Nghị định số 100/2019/NĐ – CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 quy định V/v: “xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt”.
19
Điều 21 Nghị định số 100/2019/NĐ – CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 quy định V/v: “xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt”.
29
triệu. Điện lực: từ 50 triệu lên 100 triệu. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: từ 100 triệu
lên 200 triệu. Thủy lợi: từ 100 triệu lên 250 triệu. Báo chí: từ 100 triệu lên 250 triệu.
Kinh doanh bất động sản: từ 150 triệu lên 500 triệu20
”.
Bổ sung quy định mức phạt tiền tối đa của 08 lĩnh vực, gồm: “Đối ngoại: 30 triệu.
Cứu nạn, cứu hộ: 50 triệu. An ninh mạng; An toàn thông tin mạng: 100 triệu. Kiểm toán
nhà nước: 50 triệu. Cản trở hoạt động tố tụng: 40 triệu. Bảo hiểm thất nghiệp: 75 triệu.
In: 100 triệu21
”.
Sửa đổi tên của một số lĩnh vực như: “trồng trọt; chăn nuôi; giáo dục nghề nghiệp;
lâm nghiệp; thăm dò, hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; cạnh tranh; thủy
lợi; thủy sản22
…”  không liên quan
- Các hình thức phạt bổ sung
Để tăng cường tính răn đe của pháp luật, trong một số trường hợp, người có hành
vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ngoài việc áp dụng các hình
thức xử phạt chính còn phải áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như: tịch thu thiết bị
phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe
khi điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự như ô tô, chứng chỉ bồi dưỡng kiến
thức pháp luật về giao thông đường bộ, đình chỉ tuyển sinh đối với cơ sở đào tạo lái xe;
tước quyền sử dụng “giấy chứng nhận Trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động”,
tước quyền sử dụng chứng chỉ đăng kiểm viên đối với đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp
vụ của Trung tâm đăng kiểm, tước quyền sử dụng “giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới” đối với Trung tâm đăng kiểm, đình chỉ hoạt động thi
công hoặc tước quyền sử dụng giấy phép thi công (nếu có), tịch thu đèn lắp thêm, còi
vượt quá âm lượng, tịch thu phương tiện, tịch thu biển số, phương tiện sản xuất, lắp ráp
20
Lê Anh Vũ , “Một số điểm mới của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)”,
https://soctrang.toaan.gov.vn/, truy cập ngày 1/10/2022.
Lê Anh Vũ, “Một số điểm mới của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)”,
https://soctrang.toaan.gov.vn/, truy cập ngày 1/10/2022.
21
Lê Anh Vũ, “Một số điểm mới của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)”,
https://soctrang.toaan.gov.vn/, truy cập ngày 1/10/2022.
22
Lê Anh Vũ , “Một số điểm mới của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)”,
https://soctrang.toaan.gov.vn/, truy cập ngày 1/10/2022.
30
trái phép, tịch thu biển số, giấy đăng lý xe (trường hợp đã được cấp lại; tịch thu hồ sơ, các
loại giấy tờ, tài liệu giả mạo, tịch thu biển số, thiết bị thay đổi biển số, giấy đăng ký xe,
giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện, giấy
chứng nhận đăng ký xe tạm thời không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa. Luật xử lý vi
phạm hành chính 2020 đã bổ sung nguyên tắc “áp dụng tước quyền sử dụng giấy phép,
chứng chỉ hành nghề có thời hạn như sau: “Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép,
chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính
là mức trung bình của khung thời gian tước, đình chỉ được quy định đối với hành vi đó;
nếu có tình tiết giảm nhẹ thì thời hạn tước, đình chỉ có thể giảm xuống nhưng không
được thấp hơn mức tối thiểu của khung thời gian tước, đình chỉ; nếu có tình tiết tăng nặng
thì thời hạn tước, đình chỉ có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của
khung thời gian tước, đình chỉ”.
- Các biện pháp khắc phục hậu quả
Điều 4 Nghị định 100/2019/NĐ – CP quy định về các biện pháp này như sau:
“Các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ, đường sắt bao gồm: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm
hành chính gây ra; Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy
phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; Buộc thực hiện biện pháp để khắc phục
tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra; Buộc tái xuất phương tiện
khỏi Việt Nam; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành
chính; Các biện pháp khắc phục hậu quả khác được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều
423
”. Cụm từ “tháo dỡ” tại điểm b khoản 1 điều 4 đã được thay thế bởi điểm s khoản 34
điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ – CP là “phá dỡ”. Các biện pháp khắc phục hậu quả khác
trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tại khoản 2 điều 4 Nghị định số
100/2019/NĐ – CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 quy định V/v: “xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt” .
1.5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
23
Khoản 1 điều 4 Nghị định số 100/2019/NĐ – CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 quy định V/v: “xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt”.
31
Theo quy định từ điều 74 đến điều 79 Nghị định 100/2019/NĐ – CP quy định V/v:
“xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt” (chỉ lần
đầu tiên ghi đầy đủ tên Nghị định, ngày tháng năm ban hành, các lần sau chỉ cần
ghi Nghị định 100/2019/NĐ – CP) được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ –
CP ngày 28 tháng 12 năm 2021 V/v: “sửa đổi, bổ sung một số điều của cá nghị định quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải, giao thông đường bộ, đường
sắt, hàng không dân dụng”. thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ thuộc về Chủ tịch UBND các cấp, Cành sát giao thông, Cảnh sát phản
ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng
Công an cấp xã, Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh
tra chuyên ngành đường bộ, Chánh tranh tra Bộ giao thông vận tải, Chánh thanh tra Bộ
tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng
cục đường bộ. Trong đó, chủ tịch Uỷ ban nhân các cấp và Trưởng công an các cấp có
thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong phạm vi quản lý của địa phương
mình. Thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do
người thụ lý đầu tiên thực hiện. Các chủ thể khác thì không bị giới hạn phạm vi địa lý xử
phạt nhưng chỉ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình
quản lý.
Cần tóm tắt theo nhóm chứ ko liệt kê nguyên điều luật như thế này
Thẩm quyền xử phạt được quy định cụ thể như sau:
i) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến
4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Chủ tịch
UBND cấp huyện và cấp tỉnh có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền (lên đến 20.000.000 đối
với cấp huyện và 40.000.000 đồng đối với cấp tỉnh); Tước quyền sử dụng giấy phép,
chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Tịch thu tang vật,
phương tiện được được sử dụng để vi phạm hành chính. Áp dụng các biện pháp khắc
phục hậu quả.
ii) Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo hoặc
phạt tiền (lên đến 400.000 đồng đối với Việt Nam).
32
iii) Trạm trưởng Đội trưởng của Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ
có thẩm quyền phạt cảnh cáo, Phạt tiền lên đến 1.200.000 đồng
iv) Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, trạm trưởng Trạm Công an cửa
khẩu, khu chế xuất có quyển phạt cảnh cáo, Phạt tiền đến 2.000.000 đồng. Tịch thu tang
vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu
quả.
v) Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc cục Cảnh sát giao
thông, Trưởng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật
tự về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao
thông đường bộ, Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên có quyền Phạt
cảnh cáo, phạt tiền (đến 8.000.000 đồng hoạt động có thời hạn, Tịch thu tang vật, phương
tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả).
vi) giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền có quyền Phạt cảnh cáo, Phạt tiền lên đến
20.000.000 đồng Tước quyền sử dụng giấy phép, chúng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc
ảnh chỉ hoạt động có thời hạn Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm
hành chính, Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
vii) Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành
chính về trật tự xã hội có quyền Phạt cảnh cáo, Phạt tiền (đến 40.000.000 đồng Tước
quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc định chỉ hoạt động có
thời hạn, Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, Áp dụng
các biện pháp khắc phục hậu quả..
viii) Thanh tra viên người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
đang thi hành công vụ có quyền Phạt cảnh cáo, Phạt tiền đến 400.000 đồng, Tịch thu tang
vật phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, Áp dụng các biện pháp khắc phục
hậu quả
ix) Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải, Trưởng đoản
thanh tra chuyên ngành của Bộ Tài nguyên và Môi trường Cục trưởng Cục kiểm soát ô
nhiễm có quyền Phạt cảnh cáo, Phạt tiền đến 28 000.000 đồng, Tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, Tịch thu tang
33
vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, Áp dụng các biện pháp khắc phục
hậu quả
x) Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và
Môi trường Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Tổng cục Đường bộ Việt Nam có
quyền phạt cảnh cáo, Phạt tiền lên đến 40.000.000 đồng. Tước quyền sử dụng giấy phép,
chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật,
phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính, Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2020 đã bãi bỏ một số chức
danh có thẩm quyền xử phạt như: “Cục trưởng Cục Dự trữ khu vực, Tổng cục trưởng
Tổng cục Thống kê, Trưởng ban thi đua khen thưởng Trung ương (Điều 46), một số chức
danh trong lực lượng Công an nhân dân (Điều 39) do thay đổi cơ cấu tổ chức, chức năng,
nhiệm vụ… Đồng thời, Luật năm 2020 bổ sung một số chức danh có thẩm quyền xử phạt
như: Kiểm ngư viên, Trạm trưởng trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng, Chi cục
trưởng Chi cục Kiểm ngư Vùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Điều 43a), Chủ tịch Ủy ban
Cạnh tranh quốc gia (Điều 45a), Trưởng đoàn kiểm toán, Kiểm toán trưởng (Điều 48a),
một số chức danh trong lực lượng Công an nhân dân (Điều 39) và Quản lý thị trường
(Điều 45). Ngoài ra, Luật năm 2020 đã bổ sung quy định về thẩm quyền xử phạt của cơ
quan Thi hành án dân sự vào Luật Thi hành án dân sự24
”.
Đối với lực lượng Công an nhân, Luật xử lý vi phạm hành chính đã có những sửa
đổi, bổ sung để phù hợp với cơ cấu, tổ chức của Bộ Công an hiện nay.
Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2020 còn “tăng thẩm quyền
phạt tiền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (điểm b khoản 2 Điều 38 Luật năm
2012) và Giám đốc Công an cấp tỉnh (điểm b khoản 5 Điều 39 Luật năm 2012) từ
50.000.000 đồng lên 100.000.000 đồng25
”.
24
Lê Anh Vũ, “Một số điểm mới của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)”,
https://soctrang.toaan.gov.vn/, truy cập ngày 1/10/2022.
25
Lê Anh Vũ, “Một số điểm mới của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)”,
https://soctrang.toaan.gov.vn/, truy cập ngày 1/10/2022.
34
Sửa đổi “việc áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
của các chức danh từ Điều 38 đến Điều 49 Luật năm 201226
”.
1.6. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Mục 1 – Chương 3 Luật xử lý vi phạm hành chính của Việt Nam năm 2012 (quy
định chung chứ ko phải cho giao thông đường bộ), trình tự thủ tục xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm: thủ tục buộc chấm dứ hành vi vi
phạm hành chính bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định
của pháp luật, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản (xử phạt tại chỗ)
được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với
cá nhân, 500.000 đồng đối với tô chức vi phạm; và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có
lập biên bản. Khi xem xét quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp cần
thiết người có thảm quyền xử hạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết có liên quan đến
việc xử phạt, xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung
tiền phạt, thẩm quyền xử phạt. Đối với hành vi phạm hành chính mà pháp luật quy định
áp dụng các hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có
thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc áp dụng mức phạt tiền tối đa của
khung tiền phạt đối với hành vi đó thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực
tiếp bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Khi xem xét vụ
vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu
hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vi phạm cho cơ
quan tiến hành tố tụng hình sự. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết,
nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết
định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án,
nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính, thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra
quyết định, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển các quyết định kèm theo hồ sơ,
Lê Anh Vũ , “Một số điểm mới của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)”,
https://soctrang.toaan.gov.vn/, truy cập ngày 1/10/2022.
Lê Anh Vũ, “Một số điểm mới của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)”,
https://soctrang.toaan.gov.vn,/ truy cập ngày 1/10/2022.
26
Phimnon ChanthaVong, Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Lào và
Việt Nam dưới góc độ so sánh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2020
35
tang vật, phương tiện của vụ việc vi phạm và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính trong
thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Nội dung quyết đinh xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: “a) Địa danh, ngày,
tháng, năm ra quyết định; b) Căn cứ pháp lý để ban hành quyết định; c) Biên bản vi phạm
hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc biên
bản họp giải trình và tài liệu khác (nếu có); d) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
đ) Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm;
e) Hành vi vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; g) Điều, khoản của
văn bản pháp luật được áp dụng; h) Hình thức xử phạt chính; hình thức xử phạt bổ sung,
biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); i) Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định
xử phạt vi phạm hành chính; k) Hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính, nơi nộp tiền phạt; l) Họ tên, chữ ký của người ra quyết
định xử phạt vi phạm hành chính; m) Trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm
hành chính và việc cưỡng chế trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành
chính không tự nguyện chấp hành27
”.
Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2020 đã có những thay đổi
liên quan đến thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là:
Thứ nhất, “tăng thời hạn định giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tại
khoản 3 Điều 60 Luật năm 2012 từ 24 giờ lên 48 giờ”.
Thứ hai, “sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 66 của Luật năm 2012 theo hướng từ
tính ngày sang ngày làm việc và tăng thời hạn xử phạt đối với vụ việc thuộc trường hợp
phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là
10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định
tại khoản 3 Điều 63 của Luật này”.
Thứ ba, “quy định theo hướng quy định nguyên tắc “phải kịp thời lập biên bản”.
Luật năm 2020 cũng bổ sung quy định về việc lập, gửi biên bản vi phạm hành chính, theo
đó, biên bản vi phạm hành chính có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử đối với
27
Khoản 1 điều 68 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
36
trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng
điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay.
Đồng thời, quy định biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi
phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan
của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên
bản. Bên cạnh đó, Luật năm 2020 quy định rõ là phải có chữ ký của đại diện chính quyền
cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ
chức vi phạm không ký vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính
quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản. Thời hạn
người lập biên bản phải chuyển biên bản và các tài liệu khác cho người có thẩm quyền xử
phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ ngày lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành
chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính
có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung quy định thì phải tiến hành
xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính để làm căn cứ ra quyết định xử phạt vi
phạm hành chính”.
Thứ tư, “Luật năm 2020 quy định đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp
luật quy định mức tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi từ 15.000.000 đồng trở lên
đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm
hành chính có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không yêu
cầu giải trình nhưng trước khi hết thời hạn quy định lại có yêu cầu giải trình thì người có
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá
nhân, tổ chức vi phạm28
”.
Thứ năm, “Luật năm 2020 quy định về việc xử lý đối với tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu nhưng đã đăng ký biện pháp bảo đảm thế
chấp tài sản theo quy định của pháp luật dân sự. Theo đó, đối với trường hợp này thì bên
nhận thế chấp được nhận lại tang vật, phương tiện hoặc trị giá tương ứng với nghĩa vụ
28
Lê Anh Vũ, “Một số điểm mới của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)”,
https://soctrang.toaan.gov.vn/, truy cập ngày 1/10/2022.
37
được bảo đảm; cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước. Đối với tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính đã có quyết định tịch thu được xử lý theo quy định của
pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công29
”.
1.7. Thời hạn, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ
Thứ nhất, về thời hạn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ.
Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: “Người có thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07
ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết
phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp
giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết
định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản. Trường hợp vụ việc đặc biệt
nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại
đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh,
thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải khóa luận thủ
trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản,
thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày30
”. Tuy nhiên, “thời hạn ra quyết định xử phạt
là 07 ngày bao gồm cả thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ, lễ, tết nên thời gian rất ngắn, gây khó
khăn cho người có thẩm quyền xử phạt nhất là lập biên bản vào ngày cuối tuần, lễ tết31
”.
Điểm này đã được Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung quy định như
sau:
- Theo điểm a khoản 34 điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định
đối với vụ việc “không thuộc trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này, thời
29
Lê Anh Vũ, “Một số điểm mới của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)”,
https://soctrang.toaan.gov.vn/, truy cập ngày 1/10/2022.
30
Khoản 1 điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
31
Nguyễn Tuấn Quang, “Những vướng mắc trong thực hiện Luật xử lý vi phạm hành chính”, https://kiemsat.vn/,
truy cập ngày 1/10/2022.
38
hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành
chính; vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì
thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành
chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này”;
- Theo điểm b khoản 34 điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 Đối với “vụ
việc trường hợp giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan quy định tại Điều
59 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi
phạm hành chính”.
- Theo điểm c khoản 34 điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 Đối với vụ
việc “thuộc trường hợp phải giải trình hoặc hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan
mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh,
thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản
vi phạm hành chính”.
Thứ hai, về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ
Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2020 “quy định cụ thể về
thời hiệu thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày
ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp
quyết định xử phạt có áp dụng biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính, biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả32
”.
Trước đây, “Luật 2012 quy định chỉ vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc
loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để
bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội. So
32
Trương Tiến Định, “Những điểm mới về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính
năm 2012”, https://daknong.dms.gov.vn/, truy cập ngày 1/10/2021.
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ.docx

More Related Content

Similar to Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ.docx

Luận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện, HOT
Luận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện, HOTLuận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện, HOT
Luận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại Đắk Lắk
Luận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại Đắk LắkLuận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại Đắk Lắk
Luận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại Đắk Lắk
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại Đắk Lắk
Luận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại Đắk LắkLuận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại Đắk Lắk
Luận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại Đắk Lắk
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Khóa luận: Đánh giá chất lượng tín dụng tại Vietcombank, HAY
Khóa luận: Đánh giá chất lượng tín dụng tại Vietcombank, HAYKhóa luận: Đánh giá chất lượng tín dụng tại Vietcombank, HAY
Khóa luận: Đánh giá chất lượng tín dụng tại Vietcombank, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa...
Luận án: Đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa...Luận án: Đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa...
Luận án: Đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước, HAY
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước, HAYLuận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước, HAY
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ viễn thông tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ viễn thông tại Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ viễn thông tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ viễn thông tại Hà Nội, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Hoạt động của Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi.docx
Hoạt động của Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi.docxHoạt động của Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi.docx
Hoạt động của Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Tom tat de an cqdt 20.9 rev final 24.9
Tom tat de an cqdt  20.9 rev final 24.9Tom tat de an cqdt  20.9 rev final 24.9
Tom tat de an cqdt 20.9 rev final 24.9
Neo Songhan
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOTLuận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty phân ...
Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty phân ...Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty phân ...
Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty phân ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👍👍 Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Đất Công, Đất Nông Nghiệp Trên ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Đất Công, Đất Nông Nghiệp Trên ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Đất Công, Đất Nông Nghiệp Trên ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Đất Công, Đất Nông Nghiệp Trên ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Thạc Sỹ Lý Luận Và Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
Luận Văn Thạc Sỹ Lý Luận Và Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật.docxLuận Văn Thạc Sỹ Lý Luận Và Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
Luận Văn Thạc Sỹ Lý Luận Và Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Khóa luận 6 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa ...
Khóa luận 6 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa ...Khóa luận 6 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa ...
Khóa luận 6 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.doc
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.docNâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.doc
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.doc
Dịch vụ viết đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Nghiên Cứu Giải Pháp Quy Hoạch Bãi Đỗ Xe Cho Thành Phố Buôn Ma Thuột Tỉnh Đăk...
Nghiên Cứu Giải Pháp Quy Hoạch Bãi Đỗ Xe Cho Thành Phố Buôn Ma Thuột Tỉnh Đăk...Nghiên Cứu Giải Pháp Quy Hoạch Bãi Đỗ Xe Cho Thành Phố Buôn Ma Thuột Tỉnh Đăk...
Nghiên Cứu Giải Pháp Quy Hoạch Bãi Đỗ Xe Cho Thành Phố Buôn Ma Thuột Tỉnh Đăk...
nataliej4
 
Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Từ Thực Tiễn Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Từ Thực Tiễn Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên HuếQuản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Từ Thực Tiễn Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Từ Thực Tiễn Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháyLuận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Xử lý vi phạm trong phòng, chữa cháy tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Xử lý vi phạm trong phòng, chữa cháy tỉnh Quảng Ngãi, HOTĐề tài: Xử lý vi phạm trong phòng, chữa cháy tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Xử lý vi phạm trong phòng, chữa cháy tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ.docx (20)

Luận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện, HOT
Luận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện, HOTLuận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện, HOT
Luận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện, HOT
 
Luận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại Đắk Lắk
Luận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại Đắk LắkLuận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại Đắk Lắk
Luận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại Đắk Lắk
 
Luận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại Đắk Lắk
Luận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại Đắk LắkLuận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại Đắk Lắk
Luận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại Đắk Lắk
 
Khóa luận: Đánh giá chất lượng tín dụng tại Vietcombank, HAY
Khóa luận: Đánh giá chất lượng tín dụng tại Vietcombank, HAYKhóa luận: Đánh giá chất lượng tín dụng tại Vietcombank, HAY
Khóa luận: Đánh giá chất lượng tín dụng tại Vietcombank, HAY
 
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
 
Luận án: Đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa...
Luận án: Đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa...Luận án: Đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa...
Luận án: Đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước, HAY
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước, HAYLuận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước, HAY
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ viễn thông tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ viễn thông tại Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ viễn thông tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ viễn thông tại Hà Nội, HAY
 
Hoạt động của Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi.docx
Hoạt động của Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi.docxHoạt động của Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi.docx
Hoạt động của Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi.docx
 
Tom tat de an cqdt 20.9 rev final 24.9
Tom tat de an cqdt  20.9 rev final 24.9Tom tat de an cqdt  20.9 rev final 24.9
Tom tat de an cqdt 20.9 rev final 24.9
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOTLuận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOT
 
Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty phân ...
Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty phân ...Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty phân ...
Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty phân ...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Đất Công, Đất Nông Nghiệp Trên ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Đất Công, Đất Nông Nghiệp Trên ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Đất Công, Đất Nông Nghiệp Trên ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Đất Công, Đất Nông Nghiệp Trên ...
 
Luận Văn Thạc Sỹ Lý Luận Và Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
Luận Văn Thạc Sỹ Lý Luận Và Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật.docxLuận Văn Thạc Sỹ Lý Luận Và Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
Luận Văn Thạc Sỹ Lý Luận Và Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
 
Khóa luận 6 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa ...
Khóa luận 6 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa ...Khóa luận 6 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa ...
Khóa luận 6 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa ...
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.doc
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.docNâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.doc
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.doc
 
Nghiên Cứu Giải Pháp Quy Hoạch Bãi Đỗ Xe Cho Thành Phố Buôn Ma Thuột Tỉnh Đăk...
Nghiên Cứu Giải Pháp Quy Hoạch Bãi Đỗ Xe Cho Thành Phố Buôn Ma Thuột Tỉnh Đăk...Nghiên Cứu Giải Pháp Quy Hoạch Bãi Đỗ Xe Cho Thành Phố Buôn Ma Thuột Tỉnh Đăk...
Nghiên Cứu Giải Pháp Quy Hoạch Bãi Đỗ Xe Cho Thành Phố Buôn Ma Thuột Tỉnh Đăk...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Từ Thực Tiễn Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Từ Thực Tiễn Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên HuếQuản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Từ Thực Tiễn Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Từ Thực Tiễn Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế
 
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháyLuận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
 
Đề tài: Xử lý vi phạm trong phòng, chữa cháy tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Xử lý vi phạm trong phòng, chữa cháy tỉnh Quảng Ngãi, HOTĐề tài: Xử lý vi phạm trong phòng, chữa cháy tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Xử lý vi phạm trong phòng, chữa cháy tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 

More from Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864

Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 02 Thành Viên.docx
Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 02 Thành Viên.docxPháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 02 Thành Viên.docx
Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 02 Thành Viên.docx
Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864
 
Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngành Quản Trị Văn Phòng, 9 điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngành Quản Trị Văn Phòng, 9 điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngành Quản Trị Văn Phòng, 9 điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngành Quản Trị Văn Phòng, 9 điểm.docx
Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864
 
Khóa Luận Vai Trò Của Mặt Trận Tổ Quốc Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.doc
Khóa Luận Vai Trò Của Mặt Trận Tổ Quốc Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.docKhóa Luận Vai Trò Của Mặt Trận Tổ Quốc Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.doc
Khóa Luận Vai Trò Của Mặt Trận Tổ Quốc Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.doc
Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864
 
Luận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.doc
Luận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.docLuận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.doc
Luận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.doc
Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864
 
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.doc
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.docVận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.doc
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.doc
Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864
 
Tiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.doc
Tiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.docTiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.doc
Tiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.doc
Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864
 
Chuyên Đề Thuyết Minh Tuyến Điểm Nha Trang Buôn Ma Thuột 3n2đ .doc
Chuyên Đề Thuyết Minh Tuyến Điểm Nha Trang Buôn Ma Thuột 3n2đ .docChuyên Đề Thuyết Minh Tuyến Điểm Nha Trang Buôn Ma Thuột 3n2đ .doc
Chuyên Đề Thuyết Minh Tuyến Điểm Nha Trang Buôn Ma Thuột 3n2đ .doc
Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864
 
Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc
Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.docTiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc
Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc
Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864
 
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.docTiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864
 
Báo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
Báo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.docBáo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
Báo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864
 
Bài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.doc
Bài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.docBài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.doc
Bài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.doc
Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864
 
Khoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.doc
Khoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.docKhoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.doc
Khoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.doc
Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864
 
Luận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.doc
Luận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.docLuận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.doc
Luận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.doc
Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864
 
Bài Thu Hoạch môn Học Pháp Luật Về Hải Quan Và Hoạt Động Xnk.doc
Bài Thu Hoạch môn Học Pháp Luật Về Hải Quan Và Hoạt Động Xnk.docBài Thu Hoạch môn Học Pháp Luật Về Hải Quan Và Hoạt Động Xnk.doc
Bài Thu Hoạch môn Học Pháp Luật Về Hải Quan Và Hoạt Động Xnk.doc
Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docx
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docxCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docx
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docx
Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864
 
Hoàn Thiện Công Tác Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty.docx
Hoàn Thiện Công Tác Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty.docxHoàn Thiện Công Tác Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty.docx
Hoàn Thiện Công Tác Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty.docx
Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864
 
Tiểu Luận Môn Nhà Nước Và Pháp Luật Các Quốc Gia Asean.docx
Tiểu Luận Môn Nhà Nước Và Pháp Luật Các Quốc Gia Asean.docxTiểu Luận Môn Nhà Nước Và Pháp Luật Các Quốc Gia Asean.docx
Tiểu Luận Môn Nhà Nước Và Pháp Luật Các Quốc Gia Asean.docx
Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864
 
Tiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docx
Tiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docxTiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docx
Tiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docx
Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh.docx
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh.docxBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh.docx
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh.docx
Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864
 
Thực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docx
Thực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docxThực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docx
Thực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docx
Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864
 

More from Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864 (20)

Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 02 Thành Viên.docx
Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 02 Thành Viên.docxPháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 02 Thành Viên.docx
Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 02 Thành Viên.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngành Quản Trị Văn Phòng, 9 điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngành Quản Trị Văn Phòng, 9 điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngành Quản Trị Văn Phòng, 9 điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngành Quản Trị Văn Phòng, 9 điểm.docx
 
Khóa Luận Vai Trò Của Mặt Trận Tổ Quốc Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.doc
Khóa Luận Vai Trò Của Mặt Trận Tổ Quốc Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.docKhóa Luận Vai Trò Của Mặt Trận Tổ Quốc Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.doc
Khóa Luận Vai Trò Của Mặt Trận Tổ Quốc Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.doc
 
Luận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.doc
Luận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.docLuận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.doc
Luận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.doc
 
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.doc
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.docVận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.doc
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.doc
 
Tiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.doc
Tiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.docTiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.doc
Tiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.doc
 
Chuyên Đề Thuyết Minh Tuyến Điểm Nha Trang Buôn Ma Thuột 3n2đ .doc
Chuyên Đề Thuyết Minh Tuyến Điểm Nha Trang Buôn Ma Thuột 3n2đ .docChuyên Đề Thuyết Minh Tuyến Điểm Nha Trang Buôn Ma Thuột 3n2đ .doc
Chuyên Đề Thuyết Minh Tuyến Điểm Nha Trang Buôn Ma Thuột 3n2đ .doc
 
Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc
Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.docTiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc
Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc
 
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.docTiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
 
Báo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
Báo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.docBáo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
Báo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
 
Bài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.doc
Bài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.docBài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.doc
Bài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.doc
 
Khoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.doc
Khoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.docKhoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.doc
Khoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.doc
 
Luận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.doc
Luận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.docLuận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.doc
Luận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.doc
 
Bài Thu Hoạch môn Học Pháp Luật Về Hải Quan Và Hoạt Động Xnk.doc
Bài Thu Hoạch môn Học Pháp Luật Về Hải Quan Và Hoạt Động Xnk.docBài Thu Hoạch môn Học Pháp Luật Về Hải Quan Và Hoạt Động Xnk.doc
Bài Thu Hoạch môn Học Pháp Luật Về Hải Quan Và Hoạt Động Xnk.doc
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docx
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docxCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docx
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docx
 
Hoàn Thiện Công Tác Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty.docx
Hoàn Thiện Công Tác Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty.docxHoàn Thiện Công Tác Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty.docx
Hoàn Thiện Công Tác Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty.docx
 
Tiểu Luận Môn Nhà Nước Và Pháp Luật Các Quốc Gia Asean.docx
Tiểu Luận Môn Nhà Nước Và Pháp Luật Các Quốc Gia Asean.docxTiểu Luận Môn Nhà Nước Và Pháp Luật Các Quốc Gia Asean.docx
Tiểu Luận Môn Nhà Nước Và Pháp Luật Các Quốc Gia Asean.docx
 
Tiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docx
Tiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docxTiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docx
Tiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh.docx
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh.docxBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh.docx
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh.docx
 
Thực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docx
Thực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docxThực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docx
Thực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docx
 

Recently uploaded

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 

Recently uploaded (10)

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 

Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA LUẬT HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ QUA THỰC TIỄN TẠI TỈNH ĐẮK LẮK KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA LUẬT HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ QUA THỰC TIỄN TẠI TỈNH ĐẮK LẮK KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
  • 3. 1 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan các số liệu trong luận văn tốt nghiệp được lấy từ Đơn vị thực tập, các trang web và các văn bản pháp luật đã có trích dẫn theo đúng quy định của Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, luận văn về đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua thực tiễn tại Tỉnh Đắk Lắk” là bài viết của cá nhân tác giả. Tác giả xin chịu trách nhiệm về tính trung thực về nội dung trong đề tài của mình. TP.Buôn Ma Thuột, ngày 18 tháng 04 năm 2022 Tác giả đề tài Đỗ Thành Long
  • 4. 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CNQSDĐ Chứng nhận quyền sử dụng đất GTVT Giao thông vật tải XHCN Xã hội chủ nghĩa
  • 5. 3 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê tình hình xử phạt vi phạm giao thông...................................... 36 Bảng 2.2. Tổng hợp số vụ lái xe ô tô bị xử phạt vi phạm hành chính về quy tắc giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk .............................................................. 36 Bảng 2.3. Tổng hợp số vụ lái xe mô tô bị xử lý vi phạm hành chính về quy tắc giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk .............................................................. 37 Bảng 2.4. Tổng hợp số vụ phương tiện cơ giới không đảm bảo kĩ thuật khi tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk....................................................................... 38 Bảng 2.5: Tổng hợp số vụ người điều khiển phương tiện cơ giới không giấy phép khi tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk.................................................. 40 Bảng 2.6. Tổng hợp số vụ vi phạm quy định vận tải đường bộ bị xử lý trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk............................................................................................................. 40 Bảng 2.7. Kết quả xử phạt vi phạm hành chính trong giai đoạn 2019 – 2021......... 42
  • 6. 4 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................1 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................2 DANH MỤC BẢNG.........................................................................................3 MỤC LỤC.........................................................................................................4 MỞ ĐẦU...........................................................................................................8 1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................8 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ..........................................................................9 3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu.................11 3.1. Mục đích nghiên cứu................................................................................11 3.3. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................12 4. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu......................................................12 5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài.........................................12 6. Bố cục của khóa luận ..................................................................................12 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ............14 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.................................................................................14 1.1.1. Khái niệm..............................................................................................14 1.1.2. Đặc điểm ...............................................................................................16 1.1.3. Vai trò....................................................................................................17 1.2. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ..........................................................................................................18 1.3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.....................................................................................................................22
  • 7. 5 1.4. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ..........................................................................................................27 1.5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ..........................................................................................................30 1.6. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ .........................................................................................................................34 1.7. Thời hạn, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ..........................................................................................................37 Kết luận chương 1...........................................................................................39 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI TỈNH ĐĂK LĂK VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN....Error! Bookmark not defined. 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại tỉnh Đắk Lắk. ...........Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Mạng lưới giao thông đường bộ tại tỉnh Đắk Lắk.Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại tỉnh Đắk Lắk....................................................Error! Bookmark not defined. Bảng 2.1. Thống kê tình hình xử phạt vi phạm giao thông .... Error! Bookmark not defined. 2.1.2.1. Kết quả Xử phạt hành vi vi phạm quy định về quy tắc giao thông đường bộ..........................................................Error! Bookmark not defined. Bảng 2.2. Tổng hợp số vụ lái xe ô tô bị xử phạt vi phạm hành chính về quy tắc giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.3. Tổng hợp số vụ lái xe mô tô bị xử lý vi phạm hành chính về quy tắc giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.... Error! Bookmark not defined.
  • 8. 6 2.1.2.2. Xử lý hành vi vi phạm quy định về phương tiện giao thông đường bộ. .........................................................................Error! Bookmark not defined. Bảng 2.4. Tổng hợp số vụ phương tiện cơ giới không đảm bảo kĩ thuật khi tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ....... Error! Bookmark not defined. 2.1.2.3. Xử lý hành vi vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.....................................................................Error! Bookmark not defined. 2.1.2.4. Xử lý hành vi vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.........................Error! Bookmark not defined. Bảng 2.5: Tổng hợp số vụ người điều khiển phương tiện cơ giới không giấy phép khi tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk .........................................................Error! Bookmark not defined. 2.1.2.5. Xử lý vi phạm về quy định vận tải đường bộError! Bookmark not defined. Bảng 2.6. Tổng hợp số vụ vi phạm quy định vận tải đường bộ bị xử lý trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk............Error! Bookmark not defined. 2.2. Đánh giá về thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. ....Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Về hình thức xử phạt.............................Error! Bookmark not defined. Bảng 2.7. Kết quả xử phạt vi phạm hành chính trong giai đoạn 2019 – 2021..............................................Error! Bookmark not defined. 2.2.2 Về thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt; thi hành quyết định xử lý và cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.Error! Bookmark not defined. 2.2.3. Về thời hạn, thời hiệu............................Error! Bookmark not defined. Kết luận chương 2...........................................Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI TỈNH ĐẮK LẮK ..............Error! Bookmark not defined.
  • 9. 7 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ......Error! Bookmark not defined. 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ......Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Về hình thức xử phạt.............................Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Về thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt; thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chínhError! Bookmark not defined. 3.2.3. Về thời hạn, thời hiệu............................Error! Bookmark not defined. 3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại tỉnh Đắk Lắk.......... Error! Bookmark not defined. Kết luận chương 3...........................................Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN.....................................................Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........Error! Bookmark not defined.
  • 10. 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước Việt Nam ta đang trên đà hội nhập và phát triển. Không thể phủ nhận những mặt tích cực mà giao thông đường bộ đem lại cho cuộc sống của con người là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng, tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Ngoài việc củng cố cơ sở hạ tầng, nước ta cũng không ngừng hoàn thiện pháp luật về giao thông đường bộ, trong đó có nội dung quan trọng là xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, hiện nay giao thông đường bộ phát sinh những rủi ro bất lợi về xã hội như ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, tại nạn giao thông đường bộ do vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này gây ra. Trong giai đoạn hiện nay, không chỉ riêng tỉnh Đắk Lắk, hiện tượng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ đang ngày càng gia tăng và có chiều hướng diễn biến hết sức phức tạp gây khó khăn cho hoạt động quản lý Nhà nước và ảnh hưởng tới trật tự an toàn xã hội. Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm Tây Nguyên là một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh những cũng nảy sinh nhiều yếu tố tác động đến tình hình an ninh trật tự của địa phương. Theo báo cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh năm 2020: “Hệ thống đường bộ có tổng chiều dài 15.055 km gồm 7 quốc lộ (quốc lộ 14, 14C, 26, 27, 29, 19C, đường Trường Sơn Đông) tổng chiều dài 750 km; 11 tỉnh lộ, tổng chiều dài 351 km; 1.164 tuyến đường đô thị, tổng chiều dài 824 km; đường huyện 117 tuyến, tổng chiều dài 1343 km; đường xã 1.041 tuyến dài 3220 km; còn lại là đường chuyên dùng và đường nông thôn. Tổng các cầu trên tuyến đường quốc lộ là 114 cầu với chiều dài 4.198,6 m1 ”. Có thể nhận thấy trong thời gian gần đây, với sự nỗ lực của hệ thống chính trị, vấn đề an toàn giao thông đường bộ đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên vẫn còn ở mức độ cao gây ra thiệt hại lớn cho xã hội. Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay, “tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ còn diễn biến phức tạp và liên tục có xu hướng tăng lên. Có nhiều 1 Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, “Hệ thống kết cấu hạ tầng kĩ thuật”, https://daklak.gov.vn/, truy cập ngày 29/12/2021.
  • 11. 9 nguyên nhân được đề cập, trong đó có ý kiến cho rằng do cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều nơi còn xuống cấp nghiêm trọng trong khi lượng phương tiện giao thông đặc biệt là phương tiện giao thông cá nhân (chủ yếu là ô tô và xe máy) không ngừng tăng lên; hệ thống pháp luật giao thông đường bộ và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ còn nhiều hạn chế, chưa nghiêm khắc và mang tính răn đe, giáo dục cao; ý thức tham gia giao thông của người dân còn kém2 …” Những con số về trật tự an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ nêu trên đang đặt ra cho các cơ quan quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông, trong đó có Sở GTVT hết sức nặng nề; cần phải có những giải pháp hữu hiệu, cấp bách, kịp thời để từng bước khắc phục những hạn chế, thiếu sót nói trên, để đáp ứng yêu cầu bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong những năm tới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ, nhưng theo đánh giá của các cơ quan chức năng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình hình này chính là việc không tuân thủ các quy định của pháp luật của các chủ thể khi tham gia giao thông. Do đó, phải thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm giảm thiểu hành vi vi phạm pháp luật và trong đó xử phạt vi phạm hành chính được xem là nhiệm vụ trọng tâm. Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Chính vì thế, sinh viên chọn chủ đề: “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua thực tiễn tại tỉnh Đắk Lắk” làm khóa luận thực tập tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài (sao trong danh mục tài liệu tham khảo không có các công trình này??? Việc nghiên cứu về vấn đề: “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ” được rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm. Đến nay, ở các mức độ khác nhau, trực tiếp và gián tiếp đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố như luận văn, luận án, sách chuyên khảo, tham khảo, bình luận, giáo trình… như sau: Các công trình nghiên cứu là luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ: 2 Lê Thị Bích Ngọc, Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật hiến pháp và luật hành chính, Học viện khoa học xã hội, 2018, tr. 25 – 27.
  • 12. 10 - Hồ Thanh Hiền (2012), Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua thực tiễn tại Thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Lý luận nhà nước và pháp luật, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội. Đề tài đã đặt vấn đề tương đối hệ thống về pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại Đà Nằng; Phân tích tương đối cụ thể thực trạng thực thi quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại Đà Nẵng; đề ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại Đà Nẵng. - Đinh Phan Quỳnh (2018), Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội. Luận án đã luận giải, phân tích những vấn đề có liên quan đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, luận án làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận cũng như cơ sở pháp lý về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Bên cạnh đó luận án tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động xử lý vi phạm hành chính và những yếu tố tác động tới hoạt động này, để từ đó tìm ra các nguyên nhân và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam. - Lê Thị Bích Ngọc (2018), Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật hiến pháp và luật hành chính, Học viện khoa học xã hội. Luận văn đã làm rõ quy định của pháp luật và tình hình thực hiện quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở quận Đống Đa, từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ trên địa bàn quận trong thời gian tới. - Nguyễn Hồ Hoài Hợp (2020), Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk, Luận văn thạc sĩ Luật hiến pháp và Luật hành chính, Học viện khoa học xã hội. “Luận văn nghiên cứu và làm rõ trên phương diện lý luận, các quy định pháp luật và tình hình thực hiện quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở tỉnh Đắk Lắk từ đó đề xuất các quan điểm,
  • 13. 11 giải pháp hoàn thiện quy định và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới”. Các bài viết nghiên cứu khoa học: - Cao Vũ Minh (2013), “Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - những bất cập và hướng hoàn thiện”, Tạp chí luật học, (số 09). Giao thông đường bộ là lĩnh vực rất quan trọng rất dễ nảy sinh các hành vi vi phạm trong thực tiễn. Chính vì vậy, để giao thông được diễn ra thông suốt, đạt hiệu quả cao, Nhà nước cần tăng cường xử lý các hành vi vi phạm nói chung và hành vi vi phạm hành chính nói riêng. Bài viết đưa ra những bất câp và hướng hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. - Dương Diệu Loan (2017), “Công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua hệ thống phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ”, Tạp chí khoa học Cảnh sát nhân dân, (số 5). Bài viết đề cập đến những nội dung liên quan đến việc xử dụng các phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ để phát hiện các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Những khó khăn, vương mắc từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện. Những sách, luận văn và các công trình khác tìm hiểu về nội dung liên quan đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và có đề cập đến một số nội dung liên quan đến chủ đề của khóa luận thực tập, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua thực tiễn tại Đắk Lắk. 3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những quy định của pháp luật, đánh giá thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua thực tiễn tại Đăk Lăk đồng thời đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả ???. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua thực tiễn tại Đắk Lắk.
  • 14. 12 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Tác giả nghiên cứu trong giai đoạn 2019 – 2021. - Về không gian: Địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu Ngoài ra để giải quyết vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu đề tài, khóa luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như phương pháp phân tích hệ thống; phương pháp tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê… cụ thể như sau: - Phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hóa nội dung nghiên cứu một cách có hệ thống, làm cho vấn đề nghiên cứu trở nên ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. - Phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ mức độ tương quan giữa các quy định, các quan điểm để từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan về nội dung nghiên cứu. - Phương pháp phân tích: được sử dụng để làm sáng tỏ những nội dung thuộc phạm vi nghiên cứu. 5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Hiện nay, đề tài: “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua thực tiễn tại tỉnh Đắk Lắk” đang là vấn đề cần được nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống. Về mặt lý luận, khóa luận đã đi sâu và phân tích một cách khá toàn diện về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua thực tiễn tại Đắk Lắk. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này. Về mặt thực tiễn, khóa luận có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo tại thư biện dành cho những độc giả quan tâm đến vấn đề này. 6. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
  • 15. 13 Chương 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI TỈNH ĐĂK LĂK Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI TỈNH ĐĂK LĂK Chương 3 nên gom chung vào chương 2 và đổi tên chương 2 thành: CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI TỈNH ĐĂK LĂK VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Các nội dung trình bày theo hướng: 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại tỉnh Đắk Lắk. 2.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 2.3. Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại tỉnh Đắk Lắk 2.4. Thực trạng về hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật 2.4.1. Thực trạng… 2.4.2. Những hạn chế, bất cập …. 2.4.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật… 2.5. Thực trạng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt; thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật 2.5.1. Thực trạng… 2.5.2. Những hạn chế, bất cập …. 2.5.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật… 2.6. Thực trạng về thời hạn, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật 2.6.1. Thực trạng… 2.6.2. Những hạn chế, bất cập …. 2.6.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật…
  • 16. 14 Kết luận chương 2 Viết rút ngắn và cô đọng lại khoảng 50 trang, tránh trình bày tràn lan ko có mục đích và trọng tâm. Bổ sung vào danh mục tài liệu tham khảo các Luận án, luận văn, giáo trình… Lỗi chính tả còn rất nhiều, rà soát và sửa lại CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 1.1.1. Khái niệm Như chúng ta đã biết, vi phạm hành chính cũng như mọi hành vi vi phạm pháp luật khác đều là hành vi trái pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, cần bị áp dụng các biện
  • 17. 15 pháp xử phạt vi phạm, trong đó có xử phạt vi phạm hành chính. Nó trực tiếp xâm hại đến những quy tắc quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các các cá nhân và tổ chức. Vì lẽ đó xử phạt vi phạm hành chính là những nội dung rất quan trọng của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Xử phạt vi phạm hành chính bao gồm nhiều hoạt động khác nhau do các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền tiến hành căn cứ vào quy định của pháp luật. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 định nghĩa về xử phạt hành chính như sau: “Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính3 ”. Căn cứ vào quy định nêu trên thì “việc xử phạt vi phạm hành chính sẽ bao gồm việc áp dụng các hình thức xử phạt bao gồm: hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, nếu các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước có quy định hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm đó. Hay nói cách khác việc áp dụng hình thức phạt bổ sung áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải được áp dụng”4 . Vi phạm hành chính là “hành vi có lỗi (cố ý hoặc vô ý) do các nhân, tổ chức thực hiện vi phạm quy định pháp luật về quản lý nhà nước nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải xử phạt vi phạm hành chính” nguồn?. Về thuật ngữ “giao thông đường bộ” (tiếng anh là “land traffic”) pháp luật Việt Nam không có định nghĩa về giao thông đường bộ mà chỉ giải thích về “đường bộ” và “vận tải đường bộ”. Cụ thể là “Đường bộ gồm cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ”, “Vận tải đường bộ là hoạt động sử dụng phương tiện giao thông đường bộ để vận chuyển người, hàng hóa trên đường bộ”. Qua đó có thể hiểu “giao thông đường bộ” 3 Khoản 2 điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). 4 Phimnon ChanthaVong, Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Lào và Việt Nam dưới góc độ so sánh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2020, tr.5.
  • 18. 16 là hoạt động của con người và phương tiện di chuyển qua lại từ địa điểm này đến địa điểm khác trên các đoạn đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ nguồn?. Qua đó có thể hiểu, “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là hoạt động mang tính cưỡng chế, thể hiện quyền lực của Nhà nước, do các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền thực hiện nhằm trừng trị theo các trình tự, thủ tục luật định các tổ chức, cá nhân có hành vi cố ý hoặc cố ý vi phạm các quy định của pháp luật an toàn giao thông đường bộ nhưng chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình phạt”. Các hình thức xử phạt chính chủ yếu bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính), trục xuất và biện pháp khắc phục hậu quả. 1.1.2. Đặc điểm của cái gì? Các đề mục cần ghi đủ chủ, vị ngữ Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có các đặc điểm chính sau đây -> nguồn?: Một là, chủ thể có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc các cán bộ chuyên trách được giao nhiệm vụ này như là Bộ giao thông vận tải, Bộ công an, Cảnh sát giao thông5 . Hai là, chủ thể bị áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Ba là, căn cứ để tiến hành việc xử phạt đó là do có sự xuất hiện của hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ một cách cố ý hoặc vô ý. Các hành vi vi phạm này chủ yếu bao gồm các hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, các hành vi vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, các hành vi vi phạm 5 Phan Đình Quỳnh, Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội, 2018, tr.41.
  • 19. 17 quy định về phương tiện tham gia giao thông đường bộ, các hành vi vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, các hành vi vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ và các hành vi vi phạm khác về giao thông đường bộ. Bốn là, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là một trong các công cụ thể hiện sự quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này nên được tiến hành theo các nguyên tắc, trình tự, thủ tục nhất định được ghi nhận trong các quy phạm pháp luật cụ thể. 1.1.3. Vai trò Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có ý nghĩa, vai trò quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước cũng như đời sống pháp lý và thực tiễn, cụ thể như sau: Một là, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là công cụ hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này. Thông qua hiệu quả thực thi trên thực tế, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ phát hiện ra những quy định không phù hợp, từ đó kịp thời bổ sung, sửa đổi nhằm hoàn thiện pháp luật. Hai là, “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ góp phàn bảo đảm hiệu quả, hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về giao thông đường bộ, từ đó nâng cao pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thông qua hoạt động xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý một cách kiên quyết, kịp thời và nhanh chóng. Nhờ đó mà hệ thống pháp luật về giao thông đường bộ được bảo đảm thực hiện trên thực tế. Pháp luật về giao thông đường bộ tạo ra một môi trường pháp lý để các chủ thể thực hiện và đồng thời qua đó để xác định những hành vi nào là hành vi xâm hại đến giao thông đường bộ và bị xử phạt6 ”. Ba là, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ góp phần nâng cao nhận thức và ý thức tự giác trong nhân trong việc chấp hành các chủ trương 6 Trần Thị Mai, Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn thị xã Đông Triều, Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Hiến pháp và hành chính, Học viện hành chính quốc gia, 2017, tr. 25 – 27.
  • 20. 18 chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Thông qua việc quy định hình phạt là phạt tiền và tịch thu phương tiện, tước giấy phép lái xe… pháp luật về xử phạt hành chính đã tạo tính răn đe, giáo dục, buộc các cá nhân phải có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước, từ đó có ý thức chấp hành các quy định của pháp luật. Bốn là, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, bảo đảm an toàn giao thông, an ninh công cộng thông qua việc phát hiện, ngăn ngừa xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. 1.2. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Thuật ngữ vi phạm hành chính (tiếng Anh là Administrative violation). Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính7 ”. Giao thông đường bộ (tiếng anh là land traffic), “là hoạt động của con người và phương tiện di chuyển qua lại từ địa điểm này qua địa điểm khác trên các đoạn đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ8 ”. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là một hình thức biểu hiện cụ thể của vi phạm hành chính được cấu thành từ 04 yếu tố chính như sau: Mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể. 1.2.1. Mặt khách quan của … Mặt khách quan của hành vi vi phạm hành chính là những yếu tố biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của hành vi vi phạm hành chính, bao gồm các yếu tố: Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật hành chính. Hành vi trái pháp luật hành chính được thể hiện dưới dạng đang hành động (chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật hành chính ngăn cấm) hoặc không hành động chủ thể không thực hiện những hành vi pháp luật hành chính bắt buộc phải thực hiện. Nếu không có hành vi trái pháp luật hành 7 Khoản 1 điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). 8 Phimnon ChanthaVong, Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Lào và Việt Nam dưới góc độ so sánh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2020, tr.10.
  • 21. 19 chính của chủ thể thì không thể có cấu thành vi phạm hành chính. Cần tránh tình trạng áp dụng “nguyên tắc suy đoán” hoặc áp dụng “tương tự pháp luật” trong việc xác định vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức. Thứ hai, là hậu quả do hành vi trái pháp luật hành chính gây ra cho xã hội (sự thiệt hại của xã hội). Hành vi trái pháp luật hành chính ở những mức độ khác nhau nên đều có tính nguy hiểm cho xã hội, nó có thể gây ra hoặc chứa đựng nguy cơ gây ra những thiệt hại về vật chất, tinh thần và những thiệt hại khác cho xã hội. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm hành chính được đánh giá, xác định thông qua mức độ thiệt hại trên thực tế hoặc nguy cơ gây thiệt hại cho xã hội mà hành vi đó gây ra. Thứ ba, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật hành chính với hậu quả (sự thiệt hại của xã hội) mà nó gây ra. Điều này thể hiện ở chỗ, sự thiệt hại cho xã hội trên thực tế là hệ quả tất yếu của hành vi trái pháp luật hành chính, do chính hành vi trái pháp luật hành chính gây ra. Điều này thể hiện ở chỗ, sự thiệt hại cho xã hội trên thực tế là hệ quả tất yếu của hành vi trái pháp luật hành chính, do hành vi trái pháp luật hành chính gây ra. Thứ tư, là các yếu tố khác như: thời gian thực hiện vi phạm hành chính, địa điểm thực hiện vi phạm hành chính, phương thức, thủ đoạn thực hiện vi phạm hành chính, công cụ, phương tiện dùng để thực hiện vi phạm hành chính… Trong các yếu tố trên, thì hành vi trái pháp luật hành chính là dấu hiệu bắt buộc phải có trong mặt khách quan của vi phạm hành chính, các yếu tố còn lại có thể có hoặc có thể không tùy thuộc vào từng loại vi phạm hành chính. 1.2.2. Mặt chủ quan của …. Mặt chủ quan của vi phạm hành chính là những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể thực hiện hành vi, bao gồm các yếu tố: Thứ nhất, là yếu tố lỗi của chủ thể vi phạm. Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi vi phạm của mình và hậu quả do hành vi của mình gây ra. Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi, thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Lỗi cố ý thể hiện ở chỗ chủ thể nhận thức được tính chất nguy hại của hành vi, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình gây ra nhưng vẫn cố tình
  • 22. 20 thực hiện và mong muốn điều đó xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Lỗi vô ý thể hiện ở chỗ chủ thể không nhận thức được tính chất nguy hại của hành vi mặc dù có thể hoặc cần phải nhận thức được hoặc nhận thức được nhưng cho rằng hậu quả có thể xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hậu quả xảy ra. Thứ hai, là yếu tố mục đích. Mục đích là cái “mốc” là kết quả cuối cùng trong suy nghĩ mà chủ thể vi phạm mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm. Mục đích vi phạm cũng thể hiện tính chất nguy hiểm của hành vi. Trong các yếu tố nêu trên, thì lỗi là dấu hiệu bắt buộc phải có trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính, yếu tố mục đích có thể có hoặc không tùy thuộc vào từng loại vi phạm hành chính. Trong một số trường hợp, đối với một số vi phạm hành chính cụ thể, pháp luật quy định dấu hiệu mục đích là dấu hiệu bắt buộc phải có. 1.2.3. Chủ thể vi phạm hành chính Chủ thể vi phạm hành chính là các cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm hành chính, nghĩa là theo quy định của pháp luật hành chính, họ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi trái pháp luật của mình. Đối với cá nhân họ phải là người đạt độ tuổi nhất định, có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Nếu không có đủ căn cứ cho rằng chủ thể thực hiện hành vi trong tình trạng có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì có thể kết luận không có vi phạm hành chính xảy ra. Luật lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định: “Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật xử lý vi phạm hành chính9 ”. Chủ thể (đối tượng) bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật bao gồm: Thứ nhất, là cá nhân, gồm: 9 Khoản 5 điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
  • 23. 21 (i) Theo điểm a khoản 1 điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi bổ sung năm 2020): “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính”. (ii) “Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý”. (iii) Theo điểm c khoản 1 điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020): “Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác”. Thứ hai, khoản 10 điều 2 Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 quy định là tổ chức, gồm: “cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật”. 1.2.4. Khách thể vi phạm hành chính Khách thể của vi phạm hành chính là những quan hệ xã hội được pháp luật hành chính bảo vệ nhưng bị vi phạm hành chính xâm hại, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại. Khách thể chính là dấu hiệu để nhận biết vi phạm hành chính là hành vi xâm hại đến trật tự quản lý hành chính nhà nước được pháp luật hành chính quy định và bảo vệ. Ngoài các đặc điểm chung như trên, vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ còn có những đặc điểm đặc thù như sau: Thứ nhất, đây là hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ, các quy định này thường bao gồm: hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo
  • 24. 22 hiệu, vạch kẻ đường, chuyển hướng nhường quyền đi trước cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật, xe thô sơ, dừng xe, đỗ xe, gắn biển báo hiệu; Bấm còi, tốc độ, số người được phép chở, quay đầu xe; thu phí, lệ phí; nồng độ cồn trong máu… Thứ hai, địa điểm xảy ra vi phạm hành chính là đường bộ: Đường bộ ở đây bao gồm: đường xá, cầu đường bộ, bến phà đường bộ. Thứ ba, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải chịu những chế tài nhất định theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ. Các chế tài ở đây thường bao gồm: phạt tiền, tịch thu phương tiện, tạm giữ giấy tờ xe, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; Buộc thực hiện biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra; Buộc tái xuất phương tiện khỏi phạm vi lãnh thổ quốc gia… 1.3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) có thể thấy các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính nói chung và vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nói riêng bao gồm: Một là, Theo điểm a khoản 1 điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 “mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật”. Đây là nguyên tắc cơ bản hàng đầu trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Nguyên tắc này đề cao vai trò của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc tích cực, chủ động thanh tra kiểm tra các hoạt động giao thông đường bộ, để từ đó phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm một cách nhanh chóng công bằng minh bạch và triệt để, khắc phục nhằm hạn chế tối đa các thiệt hại, nguy cơ có thể xảy ra. Nguyên tắc này có ý nghĩa cực kì quan trọng trong việc phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm, tăng cường ý thức của người dân, thiết lập kỷ cương phép nước. Hai là, Điểm b khoản 1 điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định “việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng
  • 25. 23 thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật”. Đây là nguyên tắc cơ bản thứ hai trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Bản chất của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ chính là hoạt động sử dụng quyền lực nhà nước để áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với người vi phạm nên chỉ người có thẩm quyền mới có quyền xử phạt và chỉ được xử phạt trong giới hạn thẩm quyền pháp luật quy định. Theo đó, chỉ có những chủ thể được Nhà nước giao thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì mới có quyền xử phạt. Thẩm quyền này phải được ghi nhận trong các văn bản pháp luật cụ thể. Trên thực tế, tương ứng với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ khác nhau, pháp luật Việt Nam sẽ giao thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải thực hiện công tác xử phạt theo đúng thẩm quyền và trình tự, thủ tục theo luật định. Ba là, Điểm c khoản 1 điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định nguyên tắc “việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng”. Nguyên tắc này đòi hỏi người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trước khi ra quyết định xử phạt cần phải phân tích, làm rõ mức độ cũng như tính chất, các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ đối với từng hành vi vi phạm hành chính cụ thể. Đây là một trong những nguyên tắc rất quan trọng trực tiếp liên quan đến việc xem xét, quyết định áp dụng hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả của người có thẩm quyền xử phạt đối với vụ việc vi phạm giao thông cụ thể hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác đối với đối tượng vi phạm. Tính chất, mức độ vi phạm không làm thay đổi bản chất của hành vi vi phạm nhưng có ảnh hưởng lớn đến tính xâm hại của hành vi đối với trật tự quản lý Nhà nước. Bên cạnh đó, nhân thân của người vi phạm cũng là yếu tố cần xem xét để quyết định hình thức, mức xử phạt cho hợp lý, bảo đảm tính răn đe, phòng ngừa, giáo dục chung. Tỉnh tiết tăng nặng, giảm nhẹ cũng là những căn cứ có ý nghĩa đáng kể trong việc xem xét, quyết định hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân vi phạm. Khi xem xét, quyết định xử phạt, người có thẩm quyền phải xem xét toàn diện vụ việc một cách khách quan, cân nhắc xem xét xem vụ
  • 26. 24 việc vi phạm có tình tiết giảm nhẹ nào áp dụng đối với người vi phạm hoặc liệu có tình tiết tăng nặng nào cần tính đến để áp dụng hình thức, mức xử phạt thích hợp. Bốn là, “Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm10 ”. Tại điểm d khoản 1 điều 3 Luật 2012 quy định: “một người vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm”. Trong khi đó, điểm b khoản 1 điều 10 Luật 2012 lại quy định: “vi phạm hành chính nhiều lần” là “tình tiết tăng nặng, theo đó, đây là tình tiết được người có thẩm quyền xem xét khi quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Quá trình thực hiện các quy định này gặp vướng mắc do các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực không quy định cụ thể hành vi vi phạm hành chính nhiều lần nào thì bị xử phạt về từng lần vi phạm, trường hợp nào thì bị xử phạt 01 lần và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần11 ”. Do vậy, để khắc phục bất cập nêu trên, luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2020 bổ sung điểm d khoản 1 điều 3 Luật 2012 “quy định cụ thể về nguyên tắc xử phạt theo hướng một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định áp dụng tình tiết tăng nặng12 ”. Như vậy, “về cơ bản trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần sẽ bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; chỉ bị xử phạt 01 lần và áp dụng tình tiết tăng nặng “vi phạm hành chính nhiều lần” khi có quy định cụ thể của Chính phủ - tại các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực về áp dụng tình tiết tăng nặng đối với trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần đó13 ”. 10 Diểm d khoản 1 điều 3 luật xử lý vi phạm hành chính 2012. 11 Lê Thanh Vũ, “Một số điểm mới của luật xử ý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi bổ sung năm 2020”), https://soctrang.toaan.gov.vn/, truy cập ngày 09/01/2022. 12 Lê Thanh Vũ, “Một số điểm mới của luật xử ý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi bổ sung năm 2020”), https://soctrang.toaan.gov.vn/, truy cập ngày 09/01/2022. 13 Lê Thanh Vũ, “Một số điểm mới của luật xử ý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi bổ sung năm 2020)”, truy cập tại trang https://soctrang.toaan.gov.vn/, truy cập ngày 09/01/2022.
  • 27. 25 Năm là, Theo điểm đ khoản 1 điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020) nguyên tắc “người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính”. Để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với cá nhân, tổ chức thì người có thẩm quyền xử phạt phải chứng minh được cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính trên thực tế. Nếu không chứng minh được có vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên thực tế thì không thể xử phạt và muốn xử phạt về hành vi vi phạm nào thì phải chứng minh có hành vi đó. Có như vậy, người có thẩm quyền mới có thể biết được xử phạt ai và xử phạt như thế nào. Sáu là, nguyên tắc “không xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình”. Theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, tình thế cấp thiết là “tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa14 ”. Phòng vệ chính đáng là “hành vi của cá nhân vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích nói trên15 ”. Sự kiện bất ngờ là “sự kiện mà cá nhân, tổ chức không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi nguy hại cho xã hội do mình gây ra16 ”. Xét theo nguyên tăc này thì trong trường hợp nếu có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ xảy ra thuộc một trong các trường hợp đã nêu ở trên thì người thực hiện hành vi vi phạm tuy về mặt khách quan thì họ chính là người gây ra thiệt hại, có hành vi vi phạm thực tế xảy ra, 14 Khoản 11 điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. (hạn chế sd footnote các điều luật) 15 Khoản 12 điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. 16 Khoản 13 điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
  • 28. 26 nhưng pháp luật bảo vệ những người thuộc trong các trường hợp nêu trên vì họ không thể nhận thức được hành vi của mình hoặc trường hợp bắt buộc vi phạm để bảo vệ lợi ích khác lớn hơn theo quy định của pháp luật thì sẽ không bị áp dụng các biện pháp xử phạt. Bảy là, nguyên tắc “người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là cá nhân, tổ chúc bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ”. Để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện hành vi vi phạm trên thực tế. Nếu không chứng minh được trên thực tế thì không thể xử phạt và muốn xử phạt về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên thực tế thì không thể xử phạt và muốn xử phạt về hành vi nào thì phải chứng minh có hành vi đó. Có như vậy, người có thẩm quyền mới có thể biết được cần xử phạt ai và xử phạt như thế nào để tránh sai sót. Mặc dù vậy, người có thẩm quyền đôi khi vẫn không có đủ thông tin cần thiết hoặc thông tin của họ có không rõ ràng, chính xác nên có thể dẫn đến kết luận sai và ra quyết định xử phạt sai. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị xử phạt, pháp luật Việt Nam đề ra nguyên tắc cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh không có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Nguyên tắc này được thể hiện rất rõ trong quy định về thẩm quyền giải trình của người bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Tám là, những nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính quy định tại khoản 2 điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính nắm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) bao gồm “(i) Cá nhân chỉ bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012; (ii) Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính; (iii) Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; (iv) Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm
  • 29. 27 hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính”. 1.4. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Theo quy định của pháp luật hiện hành, các hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt vi phạm bổ sung. Trong đó. - Hình thức xử phạt chính bao gồm hình thức cảnh cáo và hình thức phạt tiền + Cảnh cáo Trong pháp luật hành chính hay các lĩnh vực pháp luật khác, cảnh cáo là hình phạt đứng đầu nhất tương ứng với hình phạt nhẹ nhất, nhắc nhở và khiển trách công khai của pháp luật đối với cá nhân, tổ chức vi phạm liên quan đến các lỗi nhẹ, mang tính chất không nghiêm trong. Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định: “Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản”. Như vậy, có hai nhóm đối tượng được áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo, đó là những người vi phạm lần đầu, lỗi nhỏ và có tình tiết giảm nhẹ đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Hình thức xử phạt hành chính cảnh cáo là hình thức xử phạt mang tính giáo dục đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính; đối tượng bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo không được coi là có án tích và không bị ghi vào lý lịch tư pháp. Do đó, vẫn mang tính cưỡng chế Nhà nước, gây cho người bị xử phạt những tổn hại nhất định về mặt tinh thần. Hiện nay, hình thức cảnh cáo được áp dụng với các hành vi vi phạm sau: “cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi thi công trên đường bộ đang khai thác không treo biển báo thông tin công trình hoặc treo biển báo thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định17 ; cá nhân dắt súc vật ở mái đường, buộc súc vật vào hàng cây hai bên đường hoặc vào cọc 17 Điều 13 Nghị định số 100/2019/NĐ – CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 quy định V/v: “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt”.
  • 30. 28 tiêu, biển báo, rào chắn, các công trình phụ trợ của giao thông dường bộ; Tự ý leo trèo lên mố, trụ, gầm cầu18 ; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự như xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự như ô tô19 . + Phạt tiền Đây là hình thức đánh thẳng vào tài chính của người vi phạm, theo đó người vi phạm sẽ phải nộp cho ngân sách Nhà nước một khoản tiền được quy định trong luật. Theo quy định của Nghị định số 100/2019/NĐ – CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, hình thức phạt tiền được quy định từ Điều 5 đến điều 38. Theo đó hình phạt thấp nhất là 60.000 đồng (áp dụng với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm như đi không đúng phần đường quy định, vượt qua dải phân cách, đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không đảm bảo an toàn, không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường) và mức tiền phạt cao nhất là 70.000.000 đồng (áp dụng đối với tổ chức quản lý, vận hành trạm thu phí đường không chấp hành yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về việc triển khai các giải pháp khắc phục ùn tắc giao thông tại khu vực trạm thu phí; không thực hiện việc kết nối, chia sẻ dữ liệu từ trạm thu phí cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định).--> xem lại quy định mới trong NĐ 123/2021/NĐ-CP Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung Luật năm 2012 theo hướng “tăng mức phạt tối đa trong một số lĩnh vực; bổ sung mức phạt tối đa cho một số lĩnh vực chưa được quy định tại Điều 24 Luật năm 2012; chỉnh sửa tên gọi một số lĩnh vực cho phù hợp với các luật được ban hành sau Luật năm 2012, cụ thể: Tăng mức phạt tiền tối đa của 10 lĩnh vực, gồm: Giao thông đường bộ: từ 40 triệu lên 75 triệu đồng. Phòng, chống tệ nạn xã hội: từ 40 triệu lên 75 triệu. Cơ yếu: từ 50 triệu lên 75 triệu. Quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia: từ 50 triệu lên 75 triệu. Giáo dục: từ 50 triệu lên 75 18 Khoản 1 điều 15 Nghị định số 100/2019/NĐ – CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 quy định V/v: “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt”. 19 Điều 21 Nghị định số 100/2019/NĐ – CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 quy định V/v: “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt”.
  • 31. 29 triệu. Điện lực: từ 50 triệu lên 100 triệu. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: từ 100 triệu lên 200 triệu. Thủy lợi: từ 100 triệu lên 250 triệu. Báo chí: từ 100 triệu lên 250 triệu. Kinh doanh bất động sản: từ 150 triệu lên 500 triệu20 ”. Bổ sung quy định mức phạt tiền tối đa của 08 lĩnh vực, gồm: “Đối ngoại: 30 triệu. Cứu nạn, cứu hộ: 50 triệu. An ninh mạng; An toàn thông tin mạng: 100 triệu. Kiểm toán nhà nước: 50 triệu. Cản trở hoạt động tố tụng: 40 triệu. Bảo hiểm thất nghiệp: 75 triệu. In: 100 triệu21 ”. Sửa đổi tên của một số lĩnh vực như: “trồng trọt; chăn nuôi; giáo dục nghề nghiệp; lâm nghiệp; thăm dò, hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; cạnh tranh; thủy lợi; thủy sản22 …”  không liên quan - Các hình thức phạt bổ sung Để tăng cường tính răn đe của pháp luật, trong một số trường hợp, người có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ngoài việc áp dụng các hình thức xử phạt chính còn phải áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như: tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe khi điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự như ô tô, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, đình chỉ tuyển sinh đối với cơ sở đào tạo lái xe; tước quyền sử dụng “giấy chứng nhận Trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động”, tước quyền sử dụng chứng chỉ đăng kiểm viên đối với đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ của Trung tâm đăng kiểm, tước quyền sử dụng “giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới” đối với Trung tâm đăng kiểm, đình chỉ hoạt động thi công hoặc tước quyền sử dụng giấy phép thi công (nếu có), tịch thu đèn lắp thêm, còi vượt quá âm lượng, tịch thu phương tiện, tịch thu biển số, phương tiện sản xuất, lắp ráp 20 Lê Anh Vũ , “Một số điểm mới của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)”, https://soctrang.toaan.gov.vn/, truy cập ngày 1/10/2022. Lê Anh Vũ, “Một số điểm mới của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)”, https://soctrang.toaan.gov.vn/, truy cập ngày 1/10/2022. 21 Lê Anh Vũ, “Một số điểm mới của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)”, https://soctrang.toaan.gov.vn/, truy cập ngày 1/10/2022. 22 Lê Anh Vũ , “Một số điểm mới của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)”, https://soctrang.toaan.gov.vn/, truy cập ngày 1/10/2022.
  • 32. 30 trái phép, tịch thu biển số, giấy đăng lý xe (trường hợp đã được cấp lại; tịch thu hồ sơ, các loại giấy tờ, tài liệu giả mạo, tịch thu biển số, thiết bị thay đổi biển số, giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện, giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa. Luật xử lý vi phạm hành chính 2020 đã bổ sung nguyên tắc “áp dụng tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn như sau: “Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung thời gian tước, đình chỉ được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì thời hạn tước, đình chỉ có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung thời gian tước, đình chỉ; nếu có tình tiết tăng nặng thì thời hạn tước, đình chỉ có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung thời gian tước, đình chỉ”. - Các biện pháp khắc phục hậu quả Điều 4 Nghị định 100/2019/NĐ – CP quy định về các biện pháp này như sau: “Các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt bao gồm: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; Buộc thực hiện biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra; Buộc tái xuất phương tiện khỏi Việt Nam; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính; Các biện pháp khắc phục hậu quả khác được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 423 ”. Cụm từ “tháo dỡ” tại điểm b khoản 1 điều 4 đã được thay thế bởi điểm s khoản 34 điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ – CP là “phá dỡ”. Các biện pháp khắc phục hậu quả khác trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tại khoản 2 điều 4 Nghị định số 100/2019/NĐ – CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 quy định V/v: “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt” . 1.5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 23 Khoản 1 điều 4 Nghị định số 100/2019/NĐ – CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 quy định V/v: “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt”.
  • 33. 31 Theo quy định từ điều 74 đến điều 79 Nghị định 100/2019/NĐ – CP quy định V/v: “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt” (chỉ lần đầu tiên ghi đầy đủ tên Nghị định, ngày tháng năm ban hành, các lần sau chỉ cần ghi Nghị định 100/2019/NĐ – CP) được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ – CP ngày 28 tháng 12 năm 2021 V/v: “sửa đổi, bổ sung một số điều của cá nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải, giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không dân dụng”. thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thuộc về Chủ tịch UBND các cấp, Cành sát giao thông, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng Công an cấp xã, Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ, Chánh tranh tra Bộ giao thông vận tải, Chánh thanh tra Bộ tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ. Trong đó, chủ tịch Uỷ ban nhân các cấp và Trưởng công an các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong phạm vi quản lý của địa phương mình. Thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện. Các chủ thể khác thì không bị giới hạn phạm vi địa lý xử phạt nhưng chỉ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý. Cần tóm tắt theo nhóm chứ ko liệt kê nguyên điều luật như thế này Thẩm quyền xử phạt được quy định cụ thể như sau: i) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Chủ tịch UBND cấp huyện và cấp tỉnh có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền (lên đến 20.000.000 đối với cấp huyện và 40.000.000 đồng đối với cấp tỉnh); Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Tịch thu tang vật, phương tiện được được sử dụng để vi phạm hành chính. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. ii) Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền (lên đến 400.000 đồng đối với Việt Nam).
  • 34. 32 iii) Trạm trưởng Đội trưởng của Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có thẩm quyền phạt cảnh cáo, Phạt tiền lên đến 1.200.000 đồng iv) Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyển phạt cảnh cáo, Phạt tiền đến 2.000.000 đồng. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. v) Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc cục Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên có quyền Phạt cảnh cáo, phạt tiền (đến 8.000.000 đồng hoạt động có thời hạn, Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả). vi) giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền có quyền Phạt cảnh cáo, Phạt tiền lên đến 20.000.000 đồng Tước quyền sử dụng giấy phép, chúng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ảnh chỉ hoạt động có thời hạn Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. vii) Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có quyền Phạt cảnh cáo, Phạt tiền (đến 40.000.000 đồng Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc định chỉ hoạt động có thời hạn, Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.. viii) Thanh tra viên người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền Phạt cảnh cáo, Phạt tiền đến 400.000 đồng, Tịch thu tang vật phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả ix) Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải, Trưởng đoản thanh tra chuyên ngành của Bộ Tài nguyên và Môi trường Cục trưởng Cục kiểm soát ô nhiễm có quyền Phạt cảnh cáo, Phạt tiền đến 28 000.000 đồng, Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, Tịch thu tang
  • 35. 33 vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả x) Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Tổng cục Đường bộ Việt Nam có quyền phạt cảnh cáo, Phạt tiền lên đến 40.000.000 đồng. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính, Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2020 đã bãi bỏ một số chức danh có thẩm quyền xử phạt như: “Cục trưởng Cục Dự trữ khu vực, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Trưởng ban thi đua khen thưởng Trung ương (Điều 46), một số chức danh trong lực lượng Công an nhân dân (Điều 39) do thay đổi cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ… Đồng thời, Luật năm 2020 bổ sung một số chức danh có thẩm quyền xử phạt như: Kiểm ngư viên, Trạm trưởng trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư Vùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Điều 43a), Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia (Điều 45a), Trưởng đoàn kiểm toán, Kiểm toán trưởng (Điều 48a), một số chức danh trong lực lượng Công an nhân dân (Điều 39) và Quản lý thị trường (Điều 45). Ngoài ra, Luật năm 2020 đã bổ sung quy định về thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thi hành án dân sự vào Luật Thi hành án dân sự24 ”. Đối với lực lượng Công an nhân, Luật xử lý vi phạm hành chính đã có những sửa đổi, bổ sung để phù hợp với cơ cấu, tổ chức của Bộ Công an hiện nay. Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2020 còn “tăng thẩm quyền phạt tiền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (điểm b khoản 2 Điều 38 Luật năm 2012) và Giám đốc Công an cấp tỉnh (điểm b khoản 5 Điều 39 Luật năm 2012) từ 50.000.000 đồng lên 100.000.000 đồng25 ”. 24 Lê Anh Vũ, “Một số điểm mới của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)”, https://soctrang.toaan.gov.vn/, truy cập ngày 1/10/2022. 25 Lê Anh Vũ, “Một số điểm mới của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)”, https://soctrang.toaan.gov.vn/, truy cập ngày 1/10/2022.
  • 36. 34 Sửa đổi “việc áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của các chức danh từ Điều 38 đến Điều 49 Luật năm 201226 ”. 1.6. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Mục 1 – Chương 3 Luật xử lý vi phạm hành chính của Việt Nam năm 2012 (quy định chung chứ ko phải cho giao thông đường bộ), trình tự thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm: thủ tục buộc chấm dứ hành vi vi phạm hành chính bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản (xử phạt tại chỗ) được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tô chức vi phạm; và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản. Khi xem xét quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp cần thiết người có thảm quyền xử hạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết có liên quan đến việc xử phạt, xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt. Đối với hành vi phạm hành chính mà pháp luật quy định áp dụng các hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính, thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển các quyết định kèm theo hồ sơ, Lê Anh Vũ , “Một số điểm mới của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)”, https://soctrang.toaan.gov.vn/, truy cập ngày 1/10/2022. Lê Anh Vũ, “Một số điểm mới của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)”, https://soctrang.toaan.gov.vn,/ truy cập ngày 1/10/2022. 26 Phimnon ChanthaVong, Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Lào và Việt Nam dưới góc độ so sánh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2020
  • 37. 35 tang vật, phương tiện của vụ việc vi phạm và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Nội dung quyết đinh xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: “a) Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định; b) Căn cứ pháp lý để ban hành quyết định; c) Biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc biên bản họp giải trình và tài liệu khác (nếu có); d) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; đ) Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; e) Hành vi vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; g) Điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; h) Hình thức xử phạt chính; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); i) Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính; k) Hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nơi nộp tiền phạt; l) Họ tên, chữ ký của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; m) Trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và việc cưỡng chế trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành27 ”. Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2020 đã có những thay đổi liên quan đến thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là: Thứ nhất, “tăng thời hạn định giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tại khoản 3 Điều 60 Luật năm 2012 từ 24 giờ lên 48 giờ”. Thứ hai, “sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 66 của Luật năm 2012 theo hướng từ tính ngày sang ngày làm việc và tăng thời hạn xử phạt đối với vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này”. Thứ ba, “quy định theo hướng quy định nguyên tắc “phải kịp thời lập biên bản”. Luật năm 2020 cũng bổ sung quy định về việc lập, gửi biên bản vi phạm hành chính, theo đó, biên bản vi phạm hành chính có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử đối với 27 Khoản 1 điều 68 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
  • 38. 36 trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay. Đồng thời, quy định biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản. Bên cạnh đó, Luật năm 2020 quy định rõ là phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản. Thời hạn người lập biên bản phải chuyển biên bản và các tài liệu khác cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ ngày lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung quy định thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính để làm căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính”. Thứ tư, “Luật năm 2020 quy định đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định mức tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không yêu cầu giải trình nhưng trước khi hết thời hạn quy định lại có yêu cầu giải trình thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm28 ”. Thứ năm, “Luật năm 2020 quy định về việc xử lý đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu nhưng đã đăng ký biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật dân sự. Theo đó, đối với trường hợp này thì bên nhận thế chấp được nhận lại tang vật, phương tiện hoặc trị giá tương ứng với nghĩa vụ 28 Lê Anh Vũ, “Một số điểm mới của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)”, https://soctrang.toaan.gov.vn/, truy cập ngày 1/10/2022.
  • 39. 37 được bảo đảm; cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã có quyết định tịch thu được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công29 ”. 1.7. Thời hạn, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Thứ nhất, về thời hạn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: “Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản. Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải khóa luận thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày30 ”. Tuy nhiên, “thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày bao gồm cả thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ, lễ, tết nên thời gian rất ngắn, gây khó khăn cho người có thẩm quyền xử phạt nhất là lập biên bản vào ngày cuối tuần, lễ tết31 ”. Điểm này đã được Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung quy định như sau: - Theo điểm a khoản 34 điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định đối với vụ việc “không thuộc trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này, thời 29 Lê Anh Vũ, “Một số điểm mới của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)”, https://soctrang.toaan.gov.vn/, truy cập ngày 1/10/2022. 30 Khoản 1 điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. 31 Nguyễn Tuấn Quang, “Những vướng mắc trong thực hiện Luật xử lý vi phạm hành chính”, https://kiemsat.vn/, truy cập ngày 1/10/2022.
  • 40. 38 hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này”; - Theo điểm b khoản 34 điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 Đối với “vụ việc trường hợp giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan quy định tại Điều 59 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính”. - Theo điểm c khoản 34 điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 Đối với vụ việc “thuộc trường hợp phải giải trình hoặc hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính”. Thứ hai, về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2020 “quy định cụ thể về thời hiệu thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả32 ”. Trước đây, “Luật 2012 quy định chỉ vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội. So 32 Trương Tiến Định, “Những điểm mới về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012”, https://daknong.dms.gov.vn/, truy cập ngày 1/10/2021.