SlideShare a Scribd company logo
1 of 184
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
PHẠM THỊ THƯƠNG
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH ĐƯỜNG SẮT
VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
HÀ NỘI - 2019
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
PHẠM THỊ THƯƠNG
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH ĐƯỜNG SẮT
VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Mã số: 62 22 03 08
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN THANH KHÔI
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của PGS. TS Phan Thanh Khôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận
án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án
Phạm Thị Thương
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6
1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 6
1.2. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình tổng quan và những
vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu 22
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM 30
2.1. Quan niệm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam 30
2.2. Quan niệm, nội dung và nhân tố tác động đến phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam 48
Chương 3: PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG,
NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 71
3.1. Thành tựu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành
Đường sắt Việt Nam hiện nay và nguyên nhân 71
3.2. Hạn chế về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành
Đường sắt Việt Nam hiện nay và nguyên nhân 92
3.3. Những vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay 103
Chương 4: QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH ĐƯỜNG SẮT
VIỆT NAM HIỆN NAY 111
4.1. Quan điểm cơ bản phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay 111
4.2. Giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay 121
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
PHỤ LỤC 162
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Trước tác động của toàn cầu hóa kinh tế và kinh tế tri thức, đặc biệt khi
thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nền kinh tế
nước ta tất yếu phải chuyển từ kinh tế sử dụng nhiều tài nguyên là chính sang
kinh tế tri thức mà trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Với
tốc độ thay đổi công nghệ đang diễn ra "thần tốc" như hiện nay, cần phải tiếp
cận nhanh hơn nữa với những tiến bộ khoa học công nghệ thế giới. Vì vậy,
nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong
hệ thống chính sách liên quan đến nguồn lực phát triển, nguồn lực quyết định
sự tăng trưởng kinh tế. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn
nhân lực chất lượng cao, là yếu tố quyết định sự phồn vinh, thịnh vượng của
tất cả các quốc gia, đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) đã đề ra ba đột
phá chiến lược, đó là:
"Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách
hành chính; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân
lực chất lượng cao; tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện
nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực
với ứng dụng khoa học - công nghệ; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng
bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao
thông và hạ tầng đô thị lớn"[17].
Như vậy, các khâu trong đột phá chiến lược này đều gắn liền với sự
phát triển của ngành đường sắt, nhất là phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao và xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016) một lần nữa
nhấn mạnh: Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng
2
trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực
hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược, trong đó có chiến lược phát triển
nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Vừa qua, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương
khóa XII (2018) xác định một trong những mục tiêu tập trung xây dựng đội
ngũ cán bộ là để: "…đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trở thành nước công nghiệp hiện
đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh" [20, tr.57]. Để đạt được mục tiêu này, cần sự phối
hợp của nhiều ngành, trong đó có sự đóng góp của ngành giao thông vận tải
nói chung và ngành Đường sắt Việt Nam nói riêng.
Nhận thức được vấn đề nêu trên, một trong những nhiệm vụ mà Đại hội
Đảng bộ Đường sắt Việt Nam lần thứ XI - nhiệm kì 2015 - 2020, đề ra là:
"Quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực cho cán bộ công
nhân viên trong Ngành về trình độ chuyên môn và ngoại ngữ để đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp hội nhập quốc tế và yêu
cầu phát triển của Ngành"[11, tr.44].
Đường sắt Việt Nam là một ngành kinh tế, kỹ thuật đặc thù trong nền
kinh tế quốc dân có trình độ kỹ thuật cao. Với bề dày lịch sử gần 140 năm xây
dựng và phát triển, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc
Mỹ và trong công cuộc đổi mới hiện nay, ngành đường sắt đã có những đóng
góp cho sự phát triển của đất nước. Có mạng lưới 3143 km trải dài từ Đồng
Đăng tới Thành phố Hồ Chí Minh, Đường sắt Việt Nam đã và đang trở thành
"xương sống" trong hệ thống giao thông nước ta, vận tải đường sắt góp phần
hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Tuy nhiên, những năm gần đây, vận tải đường sắt đã bộc lộ nhiều hạn
chế, yếu kém, chưa cập nhật được với nhu cầu xã hội, chưa cạnh tranh được
với các loại hình vận tải khác như: đường bộ, đường thủy và hàng không giá
3
rẻ. Đồng thời, với yêu cầu của sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới,
Đường sắt Việt Nam chưa phát huy được thế mạnh của một ngành kinh tế
mũi nhọn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, song nguyên nhân
căn bản nhất là ngành đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy,
bên cạnh việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, ngành đường sắt cần phải
phát triển nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao,
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ tái cơ cấu Đường sắt Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
Từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn vấn đề Phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay làm đề tài nghiên cứu
luận án tiến sĩ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích làm rõ những vấn đề lý luận, thực trạng phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam, luận án đề xuất
những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận án tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.
- Phân tích, đánh giá thực trạng và xác định những vấn đề đặt ra trong
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành
Đường sắt Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận án đặt trọng tâm nghiên cứu sự phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam ở các bộ phận chủ
yếu là: Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; đội ngũ cán bộ khoa học, công
nghệ; đội ngũ doanh nhân; đội ngũ công nhân lành nghề ngành Đường sắt
Việt Nam hiện nay.
- Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu, khảo sát số liệu thực tiễn
qua báo cáo ở một số đơn vị sản xuất - kinh doanh; Công ty Cổ phần xe lửa Gia
Lâm; Công ty Cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội; điều tra xã hội học ở Trường
Đại học Công nghệ Giao thông vận tải và Trường Cao đẳng Đường sắt Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Các số liệu sử dụng trong luận án từ 2003 đến nay,
đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đến
2030 (Năm 2003 là năm Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Tổng
Công ty Đường sắt Việt Nam trên cơ sở Liên hiệp Đường sắt Việt Nam theo
quyết định số 34/2003 QĐ - TTg ngày 04 tháng 3 năm 2003).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách
của Nhà nước Việt Nam về con người, nguồn lực con người, phát triển nguồn
nhân lực, về phát triển nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải nói chung và
nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt trong giai đoạn hiện nay và
những vấn đề liên quan.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, các phương pháp phân tích và tổng hợp; so sánh, khái quát hóa, thống nhất
lịch sử - lôgic; điều tra xã hội học, phương pháp điền dã (khảo sát thực địa,
trực quan) và phương pháp chuyên gia..., để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ
nghiên cứu.
5
5. Những đóng góp về khoa học của luận án
- Luận án góp phần làm rõ thêm quan niệm, đặc điểm, nội dung, các
nhân tố tác động và thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Kết quả của luận án có thể góp phần làm luận cứ khoa học cho các
cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan và tổ chức tham khảo xây dựng chính
sách, giải pháp đào tạo, sử dụng, phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao của
ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho cá nhân, tổ chức trong
nghiên cứu, giảng dạy những vấn đề liên quan đến đề tài luận án.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận; Danh mục các công trình khoa học của
tác giả; Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục; luận án được kết cấu 4
chương với 9 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực và nguồn nhân
lực chất lượng cao
1.1.1.1. Các công trình trong nước nghiên cứu về nguồn nhân lực và
nguồn nhân lực chất lượng cao
- Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực:
Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm trong công trình: "Phát triển nguồn nhân
lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta" [96] đã đề cập đến vai trò của
nguồn nhân lực trong nền kinh tế đổi mới và kinh nghiệm phát triển nguồn
nhân lực ở khía cạnh phát triển giáo dục ở một số nước trên thế giới. Vận
dụng tốt những kinh nghiệm quý báu đó vào việc phát triển nguồn nhân lực ở
nước ta sẽ góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo ra động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Nguyễn Hữu Dũng trong công trình: "Sử dụng hiệu quả nguồn lực con
người ở Việt Nam" [8] đã trình bày hệ thống một số vấn đề lý luận và thực
tiễn có liên quan đến phát triển, phân bố và sử dụng nguồn lực con người
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam,t
tác giả đã đánh giá thực trạng 15 năm đổi mới lĩnh vực nguồn nhân lực; đồng
thời giới thiệu kinh nghiệm sử dụng nguồn lực con người ở một số nước như
Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc; từ đó tác giả đề xuất các giải pháp nhằm phát
triển, phân bố hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực con người trong quá trình
phát triển kinh tế nước ta đến năm 2010.
Đoàn Văn Khái trong công trình: "Nguồn lực con người trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam [38] đã làm rõ một số vấn
7
đề chung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên thế giới; nội dung, bản chất,
tính tất yếu và đặc điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
hiện nay; đồng thời làm rõ vai trò quyết định của nguồn lực con người
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tác giả đã đánh giá thực
trạng và những vấn đề đặt ra về nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay.
Trên cơ sở đó, tác giả chỉ rõ phương hướng, quan điểm và những giải pháp
cơ bản phát triển hiệu quả nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
Các tác giả trong công trình nghiên cứu: "Nâng cao hiệu quả quản lý
nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" do
Phạm Thành Nghị chủ biên [58] đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản,
nhận thức mới và hiện đại về quản lý nguồn nhân lực như vấn đề về con người
và phát triển nguồn vốn con người; các mô hình quản lý nguồn nhân lực; các
yếu tố tác động đến quản lý nguồn nhân lực và các chính sách vĩ mô tác động
đến quản lý nguồn nhân lực; những kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực ở
một số quốc gia phát triển như Hoa Kỳ và Thụy Điển, các nước Đông Á và
các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Các tác giả đã phân tích những nét đặc
thù trong quản lý nguồn nhân lực ở một số ngành và lĩnh vực như: các cơ
quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và đơn vị sản xuất kinh doanh
qua các số liệu điều tra xã hội học; đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ
bản quản lý nguồn nhân lực phù hợp, thay thế cho cách quản lý nguồn nhân lực
truyền thống trước đây.
"Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn
2011- 2020" của Bộ Kế hoạch và đầu tư [3] đã tập trung làm rõ các nội dung
quan trọng về: Hiện trạng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam với những
thành tựu, hạn chế và nguyên nhân; phương hướng phát triển nguồn nhân lực
Việt Nam đến năm 2020 và những vấn đề đặt ra; từ đó chỉ ra các giải pháp
chủ yếu nhằm thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai
8
đoạn 2011 - 2010; tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam
giai đoạn 2011 - 2020.
Đặng Tú Oanh trong công trình: "Phát huy nguồn lực thanh niên trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" [63] đã làm rõ vai trò của
nguồn lực thanh niên trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trên cơ sở
phân tích đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thanh niên và đưa ra quan niệm về
nguồn lực thanh niên; đánh giá thực trạng, nguyên nhân của những hạn chế
nguồn lực thanh niên,; từ đó tác giả đề ra phương hướng, giải pháp chủ yếu để
phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng trong cuốn sách: "Phát triển nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế"
[64] đã đề cập đến quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng ta về phát triển
nguồn nhân lực; những vấn đề lý luận chung về cách tiếp cận nguồn nhân lực,
từ lý luận đến thực tiễn phát triển nguồn nhân lực, những kinh nghiệm phát
triển nguồn nhân lực của một số ngành như Dầu khí, Ngân hàng ở Việt Nam
và kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước và vùng lãnh thổ.
Cuốn sách phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân
lực ở Việt Nam hiện nay.
Nguyễn Minh Thắng trong công trình: "Phát huy nguồn lực cán bộ
khoa học kỹ thuật quân sự trẻ trong xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam
hiện nay" [79] đã đánh giá thực trạng, xác định xu hướng phát huy nguồn
lực cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự trẻ trong xây dựng Quân đội nhân
dân Việt Nam trên cơ sở luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn của
việc phát huy nguồn lực cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự trẻ. Qua đó, tác
giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy nguồn lực cán bộ khoa học kỹ
thuật quân sự trẻ trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
Trung tâm Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực trong cuốn sách: "Từ
chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực" [92]
9
đã khẳng định rằng, muốn tiến hành nghiên cứu và xây dựng hệ thống chính
sách phát triển giáo dục, trong đó có chính sách đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực trước hết cần từng bước triển khai chiến lược phát triển giáo dục.
Cuốn sách là công trình có giá trị, kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và
quản lý ở nhiều lĩnh vực khoa học và kinh tế khác nhau nhằm góp phần phổ biến
và chia sẻ những thông tin về chiến lược, chính sách đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực.
- Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực chất lượng cao
Bùi Thị Ngọc Lan trong cuốn sách: "Nguồn lực trí tuệ trong sự
nghiệp đổi mới ở Việt Nam" [42] đã làm rõ được tầm quan trọng và vai trò
của nguồn lực trí tuệ con người đối với sự phát triển của xã hội. Tác giả chỉ
ra những đặc điểm cơ bản, thực trạng và xu hướng phát triển nguồn lực trí
tuệ Việt Nam; trên cơ sở đó đã đề xuất một số quan điểm cơ bản và các giải
pháp chủ yếu để phát triển đội ngũ tinh hoa trong nguồn lực đất nước.
Đỗ Thị Thạch trong công trình: "Phát triển nguồn lực nữ trí thức Việt
Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa" [76] đã tập trung làm rõ
một số nội dung về trí thức, trí thức nữ; phân tích đặc điểm, luận giải vai trò
của đội ngũ trí thức nữ Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước và những
vấn đề đặt ra. Đồng thời, tác giả đã đề ra một số phương hướng và giải pháp
chủ yếu nhằm phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. như: phát triển giáo dục và đào tạo; xây dựng chính
sách đào tạo và sử dụng đội ngũ trí thức nữ hợp lý; xây dựng gia đình no ấm,
bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bền vững.
Lê Thị Hồng Điệp trong công trình: "Phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam" [21] đã góp phần
làm phong phú thêm những luận điểm mới về phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức thông qua sự phân tích nội dung,
tiêu chí và những yếu tố tác động đến quá trình phát triển lực lượng này; thực
10
trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri
thức giai đoạn 2001 - 2007 gắn với những nội dung, tiêu chí và những yếu tố
tác động nêu trên; tác giả cũng đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam trong tương
lai. Những đề xuất đó, góp phần tìm ra con đường và cách thức hiệu quả để
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thực sự trở thành lực lượng tiên
phong trên hành trình hiện thực hóa nền kinh tế tri thức ở Việt Nam.
Trần Văn Tùng trong cuốn sách: "Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng
nguồn nhân lực tài năng" [97] đã trình bày những kinh nghiệm phát hiện, đào
tạo và sử dụng tài năng khoa học và công nghệ sản xuất kinh doanh, quản lý
của Mỹ và một số quốc gia châu Âu, châu Á. Tác giả cho rằng, một trong
những thành công của đào tạo tài năng khoa học và công nghệ ở Mỹ là việc
chú trọng đến việc kết hợp chặt chẽ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa
học trong các trường đại học; coi trọng đổi mới phương pháp giảng dạy;
khuyến khích phát triển tài năng khoa học và công nghệ bằng các hình thức
phong tặng chức danh khoa học và chế độ đãi ngộ hợp lý. Tác giả đã đưa ra
khuyến nghị, ở Việt Nam cần đổi mới các chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử
dụng nguồn tài năng hiện có.
Viện Chiến lược của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, triển khai nghiên
cứu đề tài khoa học cấp Bộ với chủ đề: "Nguồn nhân lực chất lượng cao: hiện
trạng phát triển, sử dụng và các giải pháp tăng cường" [98]. Trong đề tài này,
các tác giả đã nêu ra quan điểm của mình về nguồn nhân lực chất lượng cao và
tìm hiểu những yếu tố tác động đến việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao. Đề tài cũng bước đầu đánh giá thực trạng một số nhóm nguồn nhân lực chất
lượng cao của nước ta và đề xuất những phương hướng, giải pháp để phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam trong những năm tiếp theo.
Công trình: "Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam" của
Nguyễn Văn Khánh [35] là kết quả nghiên cứu, hội thảo của các nhà khoa học
11
thuộc các lĩnh vực khác nhau trong khuôn khổ đề tài khoa học cấp Nhà nước
KX.03.22/06-10: "Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ
sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thế kỷ XXI". Các bài viết trong công
trình đã lý giải một số vấn đề cơ bản về trí tuệ, nguồn lực trí tuệ; tổ chức và
phát huy nguồn lực trí tuệ phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước...
Trong công trình: "Lược khảo về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử
dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam" của Phạm Hồng Tung [94] đã chỉ ra
những mặt tích cực và hạn chế trong thực tiễn đào tạo và sử dụng nhân tài của
ông cha ta qua các thời kỳ lịch sử, từ thời kỳ dựng nước, đến thời kỳ Bắc
thuộc, thời kỳ đầu xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu
tiên sang đầu thế kỷ thứ X và đến những năm cuối của thế kỷ XIV, những
quan niệm về người hiền tài trong lịch sử trung đại của Việt Nam; bên cạnh
đó, là quan niệm mới về nhân tài ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX và sự xuất hiện của đội ngũ trí thức Tây học. Tác giả cũng đã phân tích
một cách sâu sắc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm lo, bồi
dưỡng người tài cho đất nước. Tác giả rút ra bài học kinh nghiệm hữu ích
góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định chiến lược giáo
dục, đào tạo bồi dưỡng, phát hiện và sử dụng người tài trong sự nghiệp xây
dựng đất nước trong giai đoạn đổi mới và hội nhập hiện nay.
Công trình: "Chiến lược phát triển nhân tài của Trung Quốc từ 1978
đến nay" của Nguyễn Thị Thu Phương [66] đã chỉ ra những vấn đề thực tiễn
trong việc thu hút, đãi ngộ và sử dụng nhân tài của Trung Quốc, làm sáng tỏ
cơ sở hình thành chiến lược nhân tài của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay.
Thông qua quá trình thực tiễn đó, các tác giả đã có những đánh giá về thành
tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong chiến lược nhân tài
của Trung Quốc, đồng thời các tác giả cũng rút ra một số bài học kinh nghiệm
quý báu để có thể vận dụng vào chiến lược phát triển nhân tài của Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.
12
Các tác giả thuộc Viện Khoa học giáo dục Việt Nam trong công trình:
"Kinh nghiệm một số nước về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và
công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức" [98] đã phân tích chính sách
phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đối với xây dựng đội
ngũ trí thức của từng nước, từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam
Đề tài khoa học cấp cơ sở: "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri
thức" của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Chủ
nghĩa xã hội khoa học [32] đã làm rõ lý luận về nguồn nhân lực chất lượng
cao và công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức; tìm hiểu kinh
nghiệm thế giới về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thực trạng
nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt
ra. Đề tài chỉ ra xu hướng nguồn nhân lực chất lượng cao; đề xuất những giải
pháp cơ bản để phát triển nguồn lực này đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức của Việt Nam.
Nguyễn Thị Thanh Dung trong cuốn sách: "Phong cách tư duy Hồ Chí
Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay"
[7] đã phân tích một cách sâu sắc và có hệ thống về những nội dung cơ bản
của phong cách tư duy Hồ Chí Minh về cán bộ lãnh đạo, quản lý. Thông qua
đó, tác giả đề ra những giải pháp cơ bản nhằm góp phần xây dựng đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý nước ta hiện nay có phong cách tư duy của nhà lãnh đạo,
quản lý hiện đại.
Vũ Thị Phương Mai trong công trình: "Nguồn lực chất lượng cao trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay" [55] đã làm rõ
khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao và mối quan hệ giữa nguồn lực này
với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phân tích thực trạng nguồn nhân
lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những
vấn đề đặt ra ở Việt Nam hiện nay; từ đó, tác giả đề cập những quan điểm cơ
13
bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đỗ Văn Dạo trong cuốn sách: "Phát triển nguồn nhân lực quân sự chất
lượng cao đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa quân đội nhân dân Việt Nam" [6] đã
phân tích những kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng
cao trong lịch sử dân tộc và ở một số nước, khái quát tình hình phát triển
nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao ở Việt Nam từ 1994 đến nay trên cơ
sở luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực
quân sự chất lượng cao; tác giả đã tập trung phân tích thực trạng, nguyên
nhân và những vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực quân sự chất
lượng cao; đồng thời dự báo xu hướng đến năm 2020 và đề xuất những quan
điểm, giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao ở
Việt Nam đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa Quân đội nhân dân Việt Nam.
Phạm Văn Quý trong công trình: "Các giải pháp chủ yếu nhằm phát
triển nhân lực khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện
đại hóa" [67] đã đánh giá thực trạng phát triển nhân lực khoa học và công
nghệ ở nước ta giai đoạn 1986 -2003, đề xuất giải pháp chủ yếu để phát triển
nguồn lực khoa học và công nghệ giai đoạn 2004 - 2010, tầm nhìn đến 2020
trên cơ sở luận giải quan niệm về nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở nước
ta hiện nay với bộ phận nòng cốt của nó là nhân lực có trình độ từ cao đẳng
trở lên, làm việc trong các lĩnh vực nghiên cứu, quản lý, giảng dạy các chuyên
ngành khoa học và công nghệ, và nhân lực được đào tạo để khai thác, sử dụng
công nghệ, thực hành chuyên môn kỹ thuật. Đóng góp có giá trị của tác giả là
các giải pháp có ý nghĩa đối với việc phát triển nguồn nhân lực ở các ngành
khác nhau, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước hiện nay.
Ngoài ra còn một số bài báo khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu đó là:
Các tác giả Phan Thanh Khôi, Nguyễn Văn Sơn trong bài: "Xây dựng
đội ngũ trí thức lớn mạnh, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất
14
nước" [41] đã phân tích làm rõ tầm quan trọng của trí thức trong tình hình
mới, đây chính là lực lượng sáng tạo đặc biệt quan trọng, có vai trò to lớn
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong bài viết, các
tác giả đã đề ra nội dung phương hướng phát triển và quan điểm mang tính
giải pháp cơ bản để xây dựng đội ngũ lao động trí thức, đặc biệt là xây dựng
đội ngũ trí thức trên tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI đã thông qua.
Phan Thanh Khôi trong bài: "Đóng góp của đội ngũ trí thức vào chủ
trương, đường lối hội nhập kinh tế quốc tế" [40] đã chỉ ra ý nghĩa của việc
phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc
tế của đất nước, đồng thời tác giả chỉ ra những luận cứ khoa học, bổ sung,
hoàn thiện hệ thống pháp luật, đào tạo nguồn nhân lực, góp phần vào quá
trình hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong bối cảnh hội nhập quốc tế của
Việt Nam, tác giả cũng đã kiến nghị một số giải pháp nhằm phát huy vai trò
của đội ngũ trí thức trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Đỗ Thị Thạch trong bài viết: "Chiến lược phát triển nguồn nhân lực
trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng" [75] đã phân tích làm rõ chiến lược phát
triển nguồn nhân lực trong văn kiện Đại hội XI của Đảng ta; những quan điểm
mới trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, từ đó làm rõ quan điểm của
Đảng về những giải pháp để phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất
lượng cao.
Phạm Quốc Trung, Trần Đăng Thịnh trong bài viết: "Một số giải pháp
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay" [91] đã chỉ ra
những bất cập trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chỉ ra nguyên
nhân khách quan, chủ quan của những bất cập đó, từ đó đề xuất năm giải pháp
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Phạm Công Nhất trong bài: "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế" [61] đã phân tích thực trạng nguồn
15
nhân lực nước ta trong giai đoạn hiện nay, trong đó tác giả nhấn mạnh đến
những hạn chế, yếu kém về chất lượng nguồn nhân lực nước ta, nguyên
nhân của những hạn chế, yếu kém, qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp
nhằm phát triển nguồn nhân lực nước ta đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội
nhập quốc tế.
Văn Tất Thu trong bài: "Nhân tài và những vấn đề cơ bản trong sử
dụng, trọng dụng nhân tài" [82] đã đưa ra phân tích và làm rõ những đặc
điểm của nhân tài, vị trí, vai trò của nhân tài trong việc phát triển đất nước
hiện nay. Tác giả cũng lưu ý một số vấn đề cơ bản trong thu hút và sử dụng
nhân tài, phát hiện nhân tài, có những chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài
và những vấn đề liên quan tới đào tạo, bồi dưỡng nhân tài trong sự nghiệp
phát triển của đất nước qua các thời kỳ lịch sử.
Nguyễn Văn Khánh, Hoàng Thu Hương trong bài: "Đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và triển vọng"
[36] đã đưa ra quan niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao, thực trạng
nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, bài
viết chỉ ra triển vọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và một số
khuyến nghị để phát triển nguồn lực này phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nguyễn Đình Bắc trong bài: "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
ở nước ta trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư" [1] đã
chỉ rõ thực chất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và vấn đề đặt ra
đối với thị trường lao động. Từ đó, tác giả chỉ rõ ba giải pháp cần tập trung
nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta: Một là, xây dựng
và hoàn thiện chiến lược tổng thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
trong thời kỳ mới. Hai là, tích cực đổi mới, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính
sách về xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Ba là, đẩy mạnh
đổi mới căn bản, toàn diện, đồng bộ giáo dục - đào tạo.
16
1.1.1.2. Các công trình nước ngoài nghiên cứu về nguồn nhân lực và
nguồn nhân lực chất lượng cao
Thẩm Vinh Hoa, Ngô Quốc Diện trong cuốn sách: "Tôn trọng trí thức,
tôn trọng nhân tài kế lớn trăm năm trấn hưng đất nước" [30] đã đề cập đến
vai trò của nhân tài kiệt xuất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc.
Vì vậy, coi trọng việc bồi dưỡng và giáo dục nhân tài là một vấn đề quan
trọng, có ý nghĩa quyết định đến lợi ích lâu dài và sự tồn vong của Đảng và
Nhà nước Trung Quốc. Các tác giả còn đề cập đến phương phương pháp
tuyển chọn, bố trí và sử dụng nhân tài sao cho hiệu quả nhất. Đặc biệt, nhân
tài mà các tác giả đề cập không chỉ là những thiên tài bẩm sinh, trở thành kiệt
xuất, mà chính là những con người trưởng thành trong môi trường học tập,
công tác. Do đó, nông dân tiên tiến, công nhân tiên tiến, những nhà chuyên
môn tiên tiến đều được coi là nhân tài. Đây là cách tiếp cận giúp tác giả luận
án thấy được tầm quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội.
David McGuire và nhóm tác giả trong công trình: "Framing Human
Resource Development: An Exploration Of Definitional Perspectives Utilising
Discourse Analysis" (Cơ cấu phát triển nguồn nhân lực: Một cuộc thăm dò
các quan điểm xác định bằng cách sử dụng phân tích diễn ngôn) [109] đã đề
cập khái niệm nguồn nhân lực, trên cơ sở khái quát sự phát triển của hai
trường phái Mỹ và châu Âu về quan niệm này. Nhóm tác giả khẳng định:
nguồn nhân lực đang trải quan một quá trình biến đổi, phát triển dần dần.
Trong đó, trường phái Mỹ sử dụng quan niệm "quản lý nguồn nhân lực",
trường phái châu Âu quan tâm đến vấn đề liên kết nguồn nhân lực cũng như
tiềm năng nguồn lao động. Nhóm tác giả đã sử dụng 3 cách để tiếp cận nguồn
nhân lực đó là: chủ nghĩa kiến tạo xã hội, quản trị nguồn nhân lực và thuyết
phản diện.
Các tác giả Priyanka Rani, M. S. Khan trong công trình: "Impact of
17
Human Resource Development on Organisational Performance" (Tác động
của phát triển nguồn nhân lực đến hiệu năng của tổ chức) [119] đã tập trung
phân tích làm rõ mối quan hệ giữa sự tác động của phát triển nguồn nhân lực
ở các góc độ: kỹ năng, thái độ, hành vi với hiệu năng của tổ chức. Nghiên cứu
khẳng định tác động của nguồn nhân lực lên hiệu năng tổ chức có mặt tích
cực và chỉ ra tác động của nó lên kỹ năng, thái độ, hành vi được tiết chế bởi
nguồn lực, bối cảnh tổ chức và các tình huống ngẫu nhiên khác. Mặt khác,
hạn chế của nghiên cứu này là các dữ liệu và tài liệu được thu thập từ nhiều
cuốn sách, tạp chí liên quan đến phát triển nguồn nhân lực và hiệu suất tổ
chức tức là từ các tài liệu nghiên cứu có sẵn, không có một công cụ thống kê
cụ thể nào được sử dụng để phân tích. Các dữ liệu đã được biên soạn và
phân tích theo cách để cung cấp kết quả nên có tác dụng đáng kể đối với
luận án này.
Anastasia A. Katou trong bài viết: "The Impact of Human Resource
Development on Organisational Performance: Test of a Causal Model" (Tác
động của phát triển nguồn nhân lực đến hiệu suất của tổ chức: Thử nghiệm
mô hình nhân quả) [104] đã phân tích làm rõ các mối liên hệ từ nguồn nhân
lực đến hiệu năng tổ chức bằng cách sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính. Cụ
thể, tác giả sử dụng công cụ phân tích này để kiểm nghiệm một khung nghiên
cứu được hợp thành bởi một tập hợp các mối quan hệ nhân quả giữa các tổ
chức và các biến ngẫu sinh, nguồn lực và phát triển nguồn nhân lực, kỹ năng,
thái độ, hành vi và hiệu năng tổ chức. Sử dụng dữ liệu từ các tổ chức hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất ở Hy Lạp. Nghiên cứu cho thấy, tác động của
nguồn nhân lực lên hiệu năng tổ chức là tích cực và nối tiếp qua trung gian là kỹ
năng, thái độ và hành vi, và được điều tiết bởi nguồn lực, bối cảnh tổ chức và các
biến ngẫu sinh khác. Do đó, tác giả không chỉ ủng hộ quan điểm cho rằng nguồn
nhân lực có một tác động tích cực đến hiệu năng tổ chức mà còn giải thích cơ
chế mà qua đó nguồn nhân lực cải thiện hiệu năng của tổ chức.
18
P.V.C. Okoye và Raymond A. Ezejiofor trong công trình: "The Effect of
Human Resources Development on Organizational Productivity" (Tác động của
phát triển nguồn nhân lực lên năng suất của tổ chức) [120] đã nghiên cứu nhằm
xác định mức độ, mà tại đó, nguồn nhân lực có thể nâng cao năng suất lao động,
lợi nhuận của tổ chức, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực. Dựa
trên những phát hiện của nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng
các tổ chức cần khắc sâu những thói quen tham dự các cuộc hội thảo và hội nghị,
các công ty nên chắc chắn rằng, nỗ lực của người tuyển dụng được đánh giá theo
thời gian để biết được bằng cách nào họ đóng góp vào việc đạt được mục tiêu
của tổ chức, cũng như chất lượng giáo dục phải là điều kiện tiên quyết cho việc
tuyển dụng, đề bạt và sắp xếp nhân sự.
Tác giả Niveen M. Al-Sayyed trong công trình: "Critical Factors
affecting Human Resource Development in the Arab World" (Các yếu tố
quan trọng tác động đến phát triển nguồn nhân lực trong Thế giới Ả rập)
[115] đã sử dụng khái niệm phát triển nguồn nhân lực của Thomson và
Mabey, bao gồm ba thành phần là phát triển tổ chức (OD), phát triển nghề
nghiệp (CD), đào tạo và phát triển (TD). Kết quả cho thấy rằng, những yếu
tố quan trọng nhất tác động đến phát triển nguồn nhân lực, bao gồm yếu tố
bên trong và yếu tố bên ngoài đó là phong cách lãnh đạo, các cam kết của
nhân viên và động lực, đặc điểm nhân khẩu học, công đoàn lao động, pháp
luật và các quy định của chính phủ. Ngoài ra, tác giả cũng nghiên cứu
những yếu tố cản trở nguồn nhân lực trong thế giới Ả Rập. Đóng góp của
tác giả trong nghiên cứu này là thấy được những rào cản trong môi trường
bên trong và bên ngoài cản trở phát triển nguồn nhân lực bao gồm: lãnh
đạo không hiệu quả, thiếu phương pháp tiếp cận có hệ thống và lập kế
hoạch cho việc sử dụng nguồn nhân lực tốt nhất có thể, ngoài ra sự thay đổi
về đặc điểm nhân khẩu học. Tác giả chỉ rõ các yếu tố kìm hãm sự phát triển
nguồn nhân lực trong thế giới Ả Rập là: đầu tư cho đào tạo thấp, chậm sử
19
dụng công nghệ thông tin và internet hiện đại và các chính sách có liên
quan.
Malihe Mohamedi và Masoud Ghorbanhosseini trong công trình:
"Identifying and Measuring Factors Affecting Human Capital Development
in Social Security Hospital of Saveh City" (Xác định và đo lường các yếu tố
tác động đến phát triển nguồn nhân lực trong Bệnh viện An sinh xã hội của
thành phố Saveh) [114] đã áp dụng phương pháp luận nghiên cứu và khảo
sát mô tả về mục đích và thu thập dữ liệu tương ứng. Số lượng thống kê
bao gồm tất cả các nhân viên của Bệnh viện An sinh xã hội của Saveh lên
tới 300 người. Qua thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi được thiết kế bởi
các nhà nghiên cứu, các dữ liệu được phân tích đi đến kết luận những tác
động tích cực đến phát triển vốn nhân lực bao gồm: quy hoạch, đào tạo, các
yếu tố thuộc về tổ chức, quy trình và đánh giá.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến nguồn nhân lực,
nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt
1.1.2.1. Các công trình trong nước nghiên cứu về nguồn nhân lực,
nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt
Hồ Thu trong bài: "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Tổng Công
ty Đường sắt Việt Nam" [81] đã đề cập đến việc huy động các nguồn lực,
bao gồm: nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có; chủ trương, đường lối,
cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước; các nguồn vốn ưu đãi công nghệ
tiên tiến từ nước ngoài; các nguồn lực mang lại từ chính sách xã hội hóa...
Từng bước hoàn thành các nhiệm vụ chiến lược, tạo ra bước đột phá về đầu
tư kết cấu hạ tầng đường sắt và chất lượng nguồn lực, hoàn thành cơ bản
các mục tiêu phát triển Đường sắt Việt Nam đã được Chính phủ phê
duyệt. Tác giả cũng nhấn mạnh, để tạo ra được đột phá về chất lượng
nguồn lực, vai trò của đào tạo có ý nghĩa rất lớn. Tác giả cũng kiến nghị
trong thời gian tới, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cần xây dựng quy
20
hoạch, kế hoạch và chế độ cụ thể để tuyển chọn các lao động trực tiếp có
tay nghề giỏi, có khả năng phát triển để đào tạo theo hình thức vừa làm,
vừa học nhằm nâng cao trình độ nghề nghiệp những chuyên ngành mà
doanh nghiệp Đường sắt Việt Nam cần.
Hàn Như Quỳnh trong bài: "Các giải pháp ứng dụng thành tựu khoa
học công nghệ, hợp tác quốc tế để tăng năng lực, thị phần vận tải đường sắt,
góp phần xây dựng thương hiệu, hình ảnh đường sắt quốc gia Việt Nam" [69]
đã trình bày về vai trò của khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong phát
triển đường sắt. Thực trạng hoạt động khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế
của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, từ đó chỉ ra năm nhóm giải pháp ứng
dụng thành tựu khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế để tăng năng lực, thị
phần vận tải đường sắt, góp phần xây dựng thương hiệu, hình ảnh Đường sắt
quốc gia Việt Nam.
Các tác giả cuốn sách: "Lịch sử Đường sắt Việt Nam" [87] đã tái hiện
và khắc họa một cách chân thực, sinh động hơn 100 năm lịch sử hình thành và
phát triển của ngành đường sắt. Từ truyền thống của ngành đòi hỏi cán bộ,
công nhân toàn ngành phải phấn đấu không ngừng để ngày càng xây dựng,
phát triển và sử dụng, khai thác hiệu quả tiềm năng giao thông vận tải Đường
sắt phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.1.2.2. Các công trình nước ngoài nghiên cứu về nguồn nhân lực và
nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt
Nnaemeka E. Ononiwu, Diana J. Mosquer trong công trình: "Strategic
Factors Affecting the Transformation of Business, Harvard Business Review
Press" (Các yếu tố chiến lược ảnh hưởng đến sự chuyển đổi của doanh
nghiệp, Tạp chí kinh doanh của Đại học Harvard) [116] đã đề cập đến vai trò
của nguồn nhân lực ngành đường sắt, nhấn mạnh chiến lược xây dựng nguồn
nhân lực ngành đường sắt. Coi đây chính là một trong những mắt xích quan
trọng trong toàn bộ chuỗi hoạt động phát triển của doanh nghiệp đường sắt.
21
Rupert Murdoch trong công trình: "International strategic
management, International Sociology" (Quản trị chiến lược quốc tế, Xã hội
học quốc tế) [118] khi nghiên cứu về vai trò của các yếu tố trong việc xây
dựng nguồn nhân lực ngành đường sắt, cho rằng, việc xây dựng chiến lược
phát triển doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý tới tầm quan trọng của yếu tố con
người. Điều này được rút ra từ thực tế của ngành công nghiệp đường sắt.
Halsius, Fredric, Lochen, Christoffer trong công trình: "Molecular
technologies for Biodiversity Evaluation: Opporturnities and Challenges "
(Ứng dụng công nghệ phân tử trong đánh giá đa dạng sinh học: Cơ hội và
thách thức) [111] đã khẳng định rằng: sự thay đổi của môi trường kinh doanh,
công nghệ và xu hướng phát triển của doanh nghiệp đều có tác động đáng kể
đến tổ chức cũng như chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành đường sắt.
Dr Dimitrios Buhalis trong công trình: "Tourism Management:
Strategic use ofinformation technologies in the tourism industry" (Quản lý du
lịch: Sử dụng chiến lược công nghệ thông tin trong ngành du lịch) [110] đã
nghiên cứu về vai trò của Công nghệ thông tin trong việc hoạch định chiến
lược của nguồn nhân lực ngành đường sắt. Tác giả đã nhận định rằng, sự phát
triển của công nghệ thông tin chắc chắn sẽ làm thay đổi cả chiến lược phát
triển nguồn nhân lực ngành đường sắt. Và điều này đã được thực tế chứng
minh, sự phát triển của Internet từ cuối thập niên 1990 đã mang lại hiệu quả
cao cho ngành công nghiệp này. Trong công trình này, tác giả đã khẳng định:
ngành đường sắt là một ngành công nghiệp quốc tế, sự tăng trưởng và phát
triển nguồn nhân lực ngành đường sắt có lẽ chỉ được nhân đôi bởi sự phát
triển của công nghệ thông tin. Tác giả đã đánh giá cao vai trò của công nghệ
thông tin trong việc hoạch định chiến lược của ngành đường sắt.
Dr. Oh Ji Taek trong công trình: "Policy and Planning for Rail Development
Lesson Learnt from Korea for Vietnam" (Chính sách và kế hoạch phát triển đường
sắt Bài học từ Hàn Quốc cho Việt Nam) [112] đã đề cập chiến lược phát
22
triển nguồn nhân lực ngành đường sắt của Hàn Quốc đến năm 2020, nhằm
mục đích nhấn mạnh vào nguồn nhân lực ngành đường sắt và hệ thống
giao thông liên kết để tối đa hiệu suất và cụ thể đề xuất một số giải pháp
như sau: kết nối các thành phố chủ đạo bằng hệ thống đường sắt cao tốc
với vận tốc trên 230km/h; xây dựng mạng lưới tàu cao tốc trong đô thị,
thủ đô với thời gian di chuyển trong vòng 30 phút; xây dựng hệ thống vận
tải hàng hóa đường sắt xanh; đường sắt tiện lợi cho người sử dụng.
Russian Railway Joint Stock Company trong công trình: "Development
strategy of Russian railways holding for the period until 2030 (general)"
(Chiến lược phát triển Đường sắt Nga đến năm 2030 (tổng quát) [117] đã
phân tích, chiến lược phát triển của nguồn nhân lực ngành đường sắt Nga đến
năm 2030, tập trung vào một số vấn đề sau: Đầu tư phát triển hệ thống nguồn
nhân lực ngành đường sắt; phát triển cơ sở hạ tầng; xây dựng một số tuyến
đường sắt mới; phát triển các trung tâm logistic; xây dựng các tuyến tới khu
công nghiệp và các mỏ khoáng sản; phát triển các hành lang quá cảnh và nâng
cấp đường sắt hiện tại.
Zhang, Jianping trong công trình: "Intsarregtop Transport" (Giao thông
nội địa) [121] đã trình bày Chiến lược phát triển đường sắt Trung Quốc đến
năm 2020 tập trung vào hai hướng chính: nâng cao năng lực, chất lượng về cơ
sở hạ tầng và cải cách ngành công nghiệp đường sắt nhằm mục tiêu đưa đường
sắt Trung Quốc hướng tới phát triển bền vững và phát triển đường sắt cao tốc.
Chiến lược phát triển của Đường sắt Trung Quốc bao gồm: Phát triển đường sắt
siêu cao tốc; xây dựng liên khu hành lang và nâng cấp đường sắt hiện tại. Đây
cũng là một trong những bài học có thể vận dụng phù hợp khi xây dựng chiến
lược phát triển nguồn nhân lực cho ngành Đường sắt Việt Nam.
1.2. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH TỔNG
QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình tổng quan
23
Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án trên đây đã
phân tích, đề cập nhiều khía cạnh khác nhau liên quan trực tiếp đến nội dung
mà luận án nghiên cứu như: quan niệm; vị trí, vai trò; nhân tố tác động; đánh
giá thực trạng; đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển nguồn nhân lực nói
chung và nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Tác giả có nhận xét và khái quát một số kết quả
chủ yếu của các công trình đã tổng quan, với một số nội dung cơ bản sau đây:
Một là, hiện đã có không ít công trình, đề tài nghiên cứu đưa ra quan
niệm về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao. Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực chất
lượng cao, phần lớn các tác giả đã tiếp cận một cách có hệ thống những vấn
đề lý luận cơ bản để vận dụng vào một ngành cụ thể, mang tính đặc thù ở mỗi
ngành như: khái niệm, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng mang tính quyết
định của vấn đề nhân lực và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, với
nhiều góc độ tiếp cận của các ngành khoa học khác nhau. Đồng thời luận giải,
khẳng định vai trò to lớn của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
chiếm vị trí trung tâm của các nguồn lực phát triển của mọi quốc gia và là
nguồn lực quyết định đến tăng trưởng, thịnh vượng về kinh tế của mỗi nước.
Vì vậy, các công trình tổng quan đã quan tâm, nghiên cứu vai trò của đội ngũ
trí thức trong giai đoạn hiện nay, bởi lẽ, muốn có nguồn nhân lực chất lượng
cao thì phải phụ thuộc trước hết vào chất lượng giáo dục, đào tạo và đầu tư
khoa học, công nghệ hiện đại.
Hai là, một số công trình đi sâu nghiên cứu các nhân tố tác động đến
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Một số tác giả đã đưa ra bộ tiêu chí để đánh giá mức độ
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Phân tích những yếu tố, điều kiện
có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nguồn nhân lực chất lượng
cao như: các chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, thu hút, đãi ngộ, môi
24
trường làm việc cho người lao động, đặc biệt lao động trí óc. Phân tích mối
quan hệ giữa đầu tư vào nguồn nhân lực và tăng trưởng kinh tế; xu thế mở
rộng tác quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng cộng nghiệp lần thứ
tư, vừa đặt ra yêu cầu cao, vừa tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao ở mỗi quốc gia.
Ba là, một số công trình phân tích, đánh giá thực trạng, vai trò của
nguồn nhân lực đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới, nhất
là ở các nước đang phát triển châu Á. Một số tác giả đi sâu phân tích thực
trạng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng.
Phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện
nay, các công trình đã bám sát vào cấu trúc tiếp cận của nguồn nhân lực chất
lượng cao thông qua số lượng, chất lượng, cơ cấu. Các tác giả đều có chung một
nhận định rằng, nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam chưa đáp ứng yêu
cầu hội nhập, kinh tế tri thức và yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, nêu ra những hạn chế và
nguyên nhân hạn chế của nguồn nhân lực chất lượng cao này, trong đó nhấn
mạnh đến các nguyên nhân về giáo dục và đào tạo, những bất cập và chính sách
xã hội chưa thực sự đổi mới cho phù hợp với nguồn nhân lực chất lượng cao.
Bốn là, thông qua đó, các tác giả đề xuất và kiến nghị giải pháp nhằm
xây dựng và phát huy vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự phát
triển bền vững của các quốc gia. Các công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa,
bám sát quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nguồn nhân
lực và nguồn nhân lực chất lượng cao; trên cơ sở đó đã đề xuất, phân tích
phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực và
nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Các tác giả nhận thấy, phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực
chất lượng cao không thể đứng ngoài xu thế phát triển chung của hội nhập
quốc tế, toàn cầu hóa và phát triển kinh tế tri thức. Các công trình nghiên cứu
25
cũng đề xuất hệ thống giải pháp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,
trước hết phải nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc học phổ thông; phân định
rõ xu hướng phát triển theo khả năng của học sinh; định hướng nghề nghiệp,
đào tạo nghề, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, tăng cường liên kết đào tạo;
đảm bảo sử dụng hợp lý các nguồn đầu tư cho giáo dục và đào tạo; quy hoạch
đào tạo theo yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế hoạt động đào tạo nguồn nhân lực.
Một số công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực trong ngành đường sắt
tuy chưa nhiều, song đã phân tích cho thấy, đây là một ngành có nhiều đặc
thù, đòi hỏi nguồn nhân lực phải đáp ứng những tiêu chí cụ thể so với mặt
bằng nhân lực chung. Bên cạnh đó, cung cầu lao động trong ngành đường sắt
còn chênh lệch dẫn đến sự thiếu hụt của bộ phận nguồn nhân lực chất lượng
cao. Đây cũng là vấn đề phổ biến của ngành đường sắt trên thế giới đang đặt
ra cần nghiên cứu, đòi hỏi phải chú trọng đến các chính sách nhằm thu hút,
cũng như phát huy tốt nhất năng lực của nguồn nhân lực chất lượng cao cho
mục tiêu phát triển của ngành.
Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã tổng quan có liên
quan đến luận án trên đây cho thấy, có nhiều nội dung, cách tiếp cận khác
nhau về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao. Các công trình
tổng quan là những nguồn tài liệu có giá trị để kế thừa, nhưng cũng là cơ sở
để tác giả tìm ra khoảng trống để lựa chọn hướng nghiên cứu của luận án đi
đúng và sát với góc độ chuyên ngành Triết học chính trị - xã hội, không trùng
lặp với các công trình nghiên cứu đã được công bố.
1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu
Qua tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận
án trên, đã cho thấy, đề tài phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là đề tài
nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và thể hiện khá hệ thống, toàn
diện về nguồn nhân lực chất lượng cao - lực lượng quyết định nhất đến sự
26
hình thành nền kinh tế tri thức toàn cầu nói chung, ở nước ta nói riêng. Tác
giả lựa chọn đề tài luận án nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao của ngành Đường sắt Việt Nam, với những vấn đề cơ bản đặt ra
trong luận án sẽ giải quyết là:
Một là, tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến nguồn
lực con người, nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao. Sự cần thiết phải nghiên cứu, hệ thống hóa các công trình có liên
quan đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung và ở ngành
Đường sắt nói riêng, vì từ đó kế thừa kết quả, cách tiếp cận về cách thức giải
quyết vấn đề và tránh những trùng lắp đề tài luận án với các công trình đã
được công bố. Đến nay, các công trình khoa học nghiên cứu về nguồn lực
chất lượng cao của ngành đường sắt, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
ngành đường sắt còn khá khiêm tốn. Trong khi đó, phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao ngành đường sắt đáp ứng với yêu cầu xây dựng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay là rất cơ bản và cấp bách. Đây là một
trong những căn cứ quan trọng giúp cho tác giả kế thừa kết quả của các công
trình nghiên cứu có liên quan đã công bố, tìm ra khoảng trống và hướng giải
quyết vấn đề nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành
Đường sắt Việt Nam hiện nay.
Hai là, nghiên cứu về quan niệm và bản chất, nội dung của phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung, tính đặc thù ở ngành Đường sắt
Việt Nam. Đây là nội dung cần thiết phải đặt ra giải quyết trong luận án, mặc
dù đã có nhiều nhà khoa học, ở nhiều công trình nghiên cứu và ở những
chuyên ngành khác nhau cũng đề cấp đến nguồn nhân lực chất lượng cao;
song đây là lý thuyết rất cơ bản cần nắm chắc thì mới vận dụng vào để giải
quyết vấn đề cụ thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường
sắt Việt Nam hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu, đưa ra những luận chứng đầy
đủ về quan niệm, nội dung, tiêu chí, đặc điểm phát triển nguồn nhân lực chất
27
lượng cao của nghành Đường sắt Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng của luận
án. Cho nên, trong luận án đã thiết kế một chương độc lập bàn về một số khái
niệm cơ bản, cấu trúc, nội dung... phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.
Ba là, đánh giá thực trạng, nguyên nhân và xác định vấn đề đặt ra trong
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành Đường sắt Việt Nam hiện
nay. Đây là vấn đề quan trọng cần giải quyết trong luận án, bởi lẽ, chỉ đánh
giá đúng thực trạng và tìm ra nguyên nhân thì mới xác định đúng giải pháp
cho sát thực, mang tính khả thi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của
ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. Mỗi công trình khoa học nghiên cứu có
liên quan đến đề tài đã công bố rất chú trọng đánh giá thực trạng của nguồn
lực nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao, về cả thành tựu, hạn chế và
những nguyên nhân của thực trạng của vấn đề ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên,
thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành Đường sắt
chưa được nghiên cứu, đánh giá toàn diện, khách quan trên cơ sở lý thuyết
khoa học. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho luận án tập trung giải quyết là đánh giá
khách quan, toàn diện thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của
ngành là rất cần thiết; trên cơ sở đó, luận chứng những vấn đề đặt ra trong phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.
Bốn là, đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao của ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay và trong những năm tới.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt hiện nay, phải dựa
vào cơ sở lý luận và thực tiễn; từ đó luận chứng các giải pháp cơ bản, hệ
thống mới, có tính khả thi. Mặc dù, đã có những công trình nghiên cứu khác
nhau đề cập đến hệ thống giải pháp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao, song việc nghiên cứu, đề xuất hệ thống các quan điểm, giải pháp cơ bản
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho phù hợp với điều kiện của
ngành đường sắt hiện nay thì chưa được quan tâm thích đáng. Đây là một
28
trong những nhiệm vụ đặt ra nghiên cứu không đơn giản, không được mang
tính tư biện chủ quan mà là kết quả rút ra từ các nội dung nghiên cứu đã thể
hiện trong luận án. Bởi lẽ, đề xuất hệ thống các giải pháp đúng sẽ có giá trị
thiết thực cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt
Nam hiện nay và những năm tới.
Tác giả xác định một số nội dung đặt ra cần giải quyết trong luận án
nêu trên là những vấn đề cấp thiết cả về lý luận, thực tiễn và không bị trùng
lặp với các công trình khoa học nghiên cứu đã được công bố.
Tiểu kết chương 1
Nghiên cứu đề tài về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành
Đường sắt Việt Nam, những vấn đề cơ bản đặt ra trong luận án là cấp thiết.
Đường sắt Việt Nam là một ngành kinh tế mũi nhọn, với bề dày lịch sử gần
140 năm hình thành và phát triển, Ngành đã có nhiều đóng góp cho phát triển
kinh tế - xã hội của nước nhà. Ở thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, sứ mệnh của Ngành đang đặt ra yêu cầu mới, cần nâng cao hiệu
quả kinh doanh để góp phần phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ ngày càng
tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân. Thực tế trong những năm qua, bên cạnh
những thành tựu đã đạt được, ngành Đường sắt Việt Nam còn có bất cập về sức
cạnh tranh về kinh tế, về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và chưa được
đầu tư vốn, khoa học, công nghệ hiện đại so với một số ngành khác.
Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, ở
trong nước cũng như ở nước ngoài, giúp tác giả tham chiếu, kế thừa cách tiếp
cận và kết quả của các công trình nghiên cứu tiêu biểu. Đó cũng là cơ sở để
tác giả vận dụng, xác định hướng giải quyết vấn đề phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.
Qua khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan đến
luận án, gợi ý cho tác giả đánh giá sát thực trạng, xác định đúng hệ giải pháp
để phát huy thế mạnh, tiềm năng của Đường sắt Việt Nam - một ngành kinh tế
29
mũi nhọn, nhưng còn chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội, chưa cạnh tranh
được với loại hình phương tiện vận tải khác và yêu cầu của sự phát triển đất
nước trong giai đoạn mới.
Giá trị của tổng quan các công trình tiêu biểu có liên quan đến luận án,
là tìm ra những khoảng trống, xác định các vấn đề đặt ra cần tập trung giải
quyết theo góc độ chính trị - xã hội và phù hợp với tính chất của đề tài luận án
tiến sĩ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học.
30
Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
2.1. QUAN NIỆM VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
2.1.1. Nguồn nhân lực và nguồn nhân lực ngành Đường sắt Việt Nam
2.1.1.1. Về nguồn nhân lực
Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến khái niệm
nguồn nhân lực ở các góc độ khác nhau:
Nguồn nhân lực, theo nghĩa rộng, là nguồn cung cấp sức lao động cho
sản xuất xã hội, cho sự phát triển của một quốc gia, là toàn bộ những người
trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực
là khả năng của các nhóm dân cư, cá nhân trong độ tuổi lao động, có khả năng
tham gia vào lao động, sản xuất xã hội; có đủ các yếu tố về phẩm chất, về thể
lực, trí lực được huy động vào quá trình lao động. Ở một nghĩa nào đó, nguồn
nhân lực có thể tương đồng với nguồn lực con người (Hunman Resources),
nguồn lao động được sử dụng từ những năm 60 của thế kỷ XX ở nhiều nước
phương tây và một số nước châu Á. Theo quan niệm của Liên hợp quốc cho
rằng: "Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của
toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh
tế - xã hội trong một cộng đồng" [49].
Nguồn lao động là khái niệm để chỉ bộ phận dân số trong độ tuổi lao
động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động và những người ngoài
độ tuổi lao động và những người ngoài độ tuổi lao động đang làm việc trong
các ngành kinh tế quốc dân. Nguồn lao động được quan niệm là đồng nghĩa
với dân số hoạt động kinh tế và nó phản ánh khả năng cung ứng lao động của
xã hội. Ở Việt Nam, quy định độ tuổi lao động của Luật lao động (1994), độ
31
tuổi lao động đối với nam từ 15 đến 60 và nữ từ 15 đến 55 tuổi; hiện nay,
đang có sự điều chỉnh theo hướng kéo dài và tùy theo tính chất ngành nghề
cho phù hợp nhu cầu thực tế của cá nhân, của xã hội. Sự so sánh, phân biệt
giữa nguồn nhân lực với nguồn lao động là ở khả năng lao động. Nguồn nhân
lực của một ngành thì bao giờ cũng gắn liền với khả năng lao động, hoạt động
nghề nghiệp, tay nghề, kinh nghiệm... còn nguồn lao động chưa tính đến
nhiều tiêu chí, yêu cầu cụ thể.
Ở Việt Nam, sử dụng thuật ngữ về nguồn lực con người khá phổ biến
vào những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, dựa trên quan niệm mới về vai trò,
vị trí của con người trong sự phát triển. Đây là chủ đề được nhiều nhà khoa
học quan tâm nghiên cứu, đưa ra những tiêu chí và đặc trưng của nguồn nhân
lực là rất phong phú, mỗi ngành khoa học có quan niệm không giống nhau về
tính chất, đặc điểm, vai trò, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ở mỗi giai đoạn
lịch sử, cụ thể. Thực tế đã có quan niệm bàn cả về nguồn nhân lực gắn với
dân số và chất lượng con người: "Nguồn lực con người là dân số và chất
lượng con người, bao gồm thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực,
phẩm chất đạo đức của người lao động... " [24]. Nguồn nhân lực là những con
người phải có đủ phẩm chất, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và
tính sáng tạo trong sản xuất... Nguồn nhân lực có quan hệ chặt chẽ với sự phát
triển của mỗi cá nhân, của đất nước, là sản phẩm của nền giáo dục, đào tạo
của một quốc gia trong một giai đoạn lịch sử và được thể hiện ở mỗi ngành,
mỗi lĩnh vực cụ thể.
Nguồn nhân lực của một quốc gia có vai trò quan trọng đặc biệt so với
các nguồn lực khác trong quá trình thúc đẩy xã hội phát triển, được xác định
là nguồn "tài nguyên đặc biệt" và có thể đánh giá qua tiêu chí chất lượng, số
lượng, cơ cấu dân cư còn trong độ tuổi lao động. Nguồn nhân lực có thể hiểu
thực chất là toàn bộ phẩm chất trình độ chuyên môn mà con người tích lũy
được, thể hiện thông qua hiệu quả lao động của nhóm dân cư trong một quốc
gia ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Kiến thức mà con người tích lũy
32
được thể hiện trong quá trình lao động sản xuất là mấu chốt, vì chính kiến
thức đó, giúp họ tạo ra của cải, tài sản cho cuộc sống hiện tại và tương lai của
chính mình.
Từ những sự phân tích trên, có thể khái quát: Nguồn nhân lực là một
khái niệm dùng để chỉ tổng hợp các yếu tố hiện hữu và khả năng tiềm ẩn của
người lao động bao gồm số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động có thể được
huy động để tham gia vào quá trình sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho
xã hội trong hiện tại cũng như tương lai.
Nguồn nhân lực cũng có thể được xem xét ở nhiều cấp độ, như là một
trong những nguồn lực ở dạng dự trữ, tiềm năng, cả hiện hữu gắn với cá
nhân, tập thể, một ngành nghề, cộng đồng, hay quốc gia. Sự phát triển của
một quốc gia trong mỗi giai đoạn lịch sử, cụ thể sẽ cần có tổng hòa những
nguồn lực khác nhau như tài nguyên, vốn, khoa học - công nghệ, nhưng
nguồn nhân lực hay nguồn lực con người bao giờ cũng giữ vai trò là nguồn
lực quan trọng nhất.
Nguồn nhân lực cung cấp sức lao động cho xã hội, đó là những con
người và những nhóm dân cư phát triển bình thường về trí lực, thể lực, có khả
năng lao động và trong độ tuổi lao động mà không bị khiếm khuyết hoặc bị dị
tật. Nguồn nhân lực thể hiện khả năng huy động sức lao động của xã hội, bảo
đảm thúc đẩy sự phát triển xã hội; nếu một quốc gia có nguồn nhân lực lao
động chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu dân cư thì được gọi là quốc gia có dân số
vàng, ngược lại sẽ đe dọa sự phát triển của quốc gia đó. Cho nên các quốc gia
đều quan tâm xây dựng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất
lượng cao, bởi nó được xác định là vấn đề chiến lược và là quốc sách của mọi
quốc gia. Đặc biệt, sự phát triển không ngừng số lượng, chất lượng nguồn
nhân lực trong tổng số lao động xã hội bảo đảm cho chuyển từ nền sản xuất
nông nghiệp sang nền sản xuất công nghiệp là tất yếu khách quan. V.I.Lênin
đã khẳng định vị thế của nguồn nhân lực lao động đó là: "Lực lượng sản xuất
hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động" [45].
33
2.1.1.2. Về nguồn nhân lực ngành Đường sắt Việt Nam
* Ngành Đường sắt Việt Nam
Ngành Đường sắt Việt Nam là một ngành công nghiệp lâu đời, với hệ
thống công nghiệp để sản xuất, quản lý, kinh doanh, kết cấu hạ tầng và dịch
vụ cho các quá trình đóng mới, sửa chữa, dịch vụ vận tải đường sắt.
Ngành Đường sắt là một trong những ngành vận tải quan trọng trong
sự phát triển của đất nước, có bề dày lịch sử gần 1,5 thế kỷ. Ngành Đường sắt
Việt Nam ra đời gắn liền với sự xâm chiếm, đô hộ và bóc lột của thực dân
Pháp, đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau luôn gắn liền với yêu
cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngày
nay, trước yêu cầu của thời kỳ đổi mới, nhất là đứng trước thách thức của cơ
chế thị trường, ngành đường sắt đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện và
đang đặt ra những đòi hỏi mới về nguồn nhân lực của ngành để sản xuất, kinh
doanh có hiệu quả, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Ngành có nhiều chức năng nhưng trọng tâm là sản xuất, kinh doanh, là
một loại hình doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do
Nhà nước làm chủ sở hữu, có tư cách pháp nhân, có điều lệ tổ chức, hoạt động
riêng, có con dấu riêng, được mở tài khoản tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ tại
Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong nước và ngoài nước theo quy định
của pháp luật Việt Nam. Nhiệm vụ chủ yếu của ngành Đường sắt Việt Nam,
quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương trình, dự án, đề án
quốc gia về phát triển giao thông vận tải đường sắt; quản lý, sử dụng đội ngũ cán
bộ, nhân viên của ngành; tổ chức hoạt động vận tải đường sắt. Tổ chức ứng dụng,
nghiên cứu khoa học, công nghệ; bảo vệ môi trường; tổ chức hợp tác quốc tế; tổ
chức thanh tra, kiểm tra giao thông đường sắt...
Về xu hướng phát triển những năm tới, Tổng Công ty Đường sắt Việt
Nam cần huy động mọi nguồn lực, nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có,
34
các chủ trương, đường lối, cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước; các nguồn
vốn ưu đãi, khoa học công nghệ tiên tiến, các tiềm năng mang lại từ chính
sách xã hội hóa hoạt động đường sắt và mở rộng hợp tác quốc tế với những
nước có ngành đường sắt phát triển, đặc biệt với Hàn Quốc... Ngành đang tập
trung cho quá trình cơ cấu lại sản xuất, triển khai phương châm kinh doanh
phục vụ khách hàng: "An toàn - Thuận tiện - Thân thiện - Đúng giờ - Hiệu
quả"; theo tiêu chí bốn xin và bốn luôn "Bốn xin: xin chào, xin cảm ơn, xin
lỗi và xin phép", "Bốn luôn: luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn thấu hiểu
và luôn giúp đỡ", nhằm xây dựng hình ảnh và tạo ấn tượng tốt đẹp về ngành
Đường sắt Việt Nam trong nhân dân và hành khách đi tàu…Xu hướng mà
ngành Đường sắt Việt Nam đang đặt ra để phát triển, hiện đại hóa, hội nhập
cùng với khu vực và thế giới cần phải huy động nhiều nguồn lực; song nguồn
lực có ý nghĩa quyết định trực tiếp là phải phát triển nguồn nhân lực chất
lượng ngày càng cao.
* Quan niệm nguồn nhân lực ngành Đường sắt Việt Nam
Nguồn nhân lực ngành Đường sắt được hình thành, phát triển qua các
giai đoạn lịch sử khác nhau và là chủ thể quan trọng nhất trong sản xuất,
kinh doanh của ngành. Nguồn nhân lực ngành Đường sắt Việt Nam hiện
nay, bao gồm cả lực lượng đang lao động và cả lực lượng dự trữ, tiềm
năng, được đào tạo, có trình độ học vấn, chuyên môn lành nghề, có kinh
nghiệm; có năng lực tiếp nhận, làm chủ, vận dụng sáng tạo tri thức, kỹ
năng, thành tựu khoa học và công nghệ vào trong quá trình đóng mới, sửa
chữa các loại toa tàu và dịch vụ kinh doanh vận tải để phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Nguồn nhân lực ngành đường sắt là một bộ phận của nguồn nhân lực
quốc gia, thể hiện ở số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động được huy động,
khai thác, sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, đem lại sự phát triển
của ngành góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất
nước trong hiện tại cũng như tương lai. Nguồn nhân lực ngành Đường sắt
35
Việt Nam là chỉ những người tham gia trực tiếp vào các lĩnh vực hoạt động
sản xuất, kinh doanh của ngành đường sắt. Nguồn nhân lực ngành đường sắt
là một trong những nguồn lực có ý nghĩa quyết định hiệu quả kinh doanh, sự
phát triển của ngành.
Như vậy, nguồn nhân lực ngành đường sắt được hiểu là một bộ phận
của nguồn nhân lực quốc gia, thể hiện tiềm năng, khả năng thực tế đảm bảo yêu
cầu, tiêu chí về số lượng, chất lượng và cơ cấu có thể huy động đưa vào khai
thác, sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ vận chuyển của ngành
đường sắt.
Nghiên cứu nguồn nhân lực ngành đường sắt cũng tiếp cận theo ba yếu
tố cấu thành là số lượng, chất lượng, cơ cấu, đó là một chỉnh thể và được thể
hiện nhất quán trong luận án; trong đó, "nguồn nhân lực" nói lên khả năng và
mức độ sẵn sàng của nhân lực quốc gia có thể huy động theo nhu cầu phát
triển của ngành. Khái niệm "nhân lực ngành đường sắt" là hẹp hơn "nguồn
nhân lực ngành đường sắt", vì nó dùng để chỉ những người đang trực tiếp hoạt
động trong ngành đường sắt. Tuy nhiên, khái niệm nguồn nhân lực ngành
đường sắt còn bao hàm cả nguồn lực hiện thực và cả ở tiềm năng, thông qua
cơ chế, chính sách để sử dụng, khai thác. Vì vậy, cần tiếp cận nguồn nhân lực
ngành Đường sắt trong mối quan hệ biện chứng với quá trình phát triển nguồn
nhân lực và những cơ chế, chính sách để sử dụng, khai thác hiệu qủa nguồn
nhân lực này của ngành trong hiện tại, tương lai.
Vai trò của nguồn nhân lực ngành đường sắt là cung cấp sức lao động
cho ngành, đó là những con người đang ở tuổi lao động trí lực, thể lực, thông
qua tuyển chọn và được đào tạo. Là một bộ phận của nguồn lực xã hội, thể
hiện khả năng lao động của xã hội, bảo đảm thúc đẩy sự phát triển của ngành
trong hiện tại cũng như tương lai.
Nguồn nhân lực ngành Đường sắt gắn liền với chiến lược phát triển
ngành vận tải quốc gia. Sự hình thành và phát triển nguồn nhân lực ngành
Đường sắt Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ chế chính sách, yêu
36
cầu phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển ngành vận tải quốc gia.
Nguồn nhân lực ngành Đường sắt vừa là sản phẩm, vừa là bộ phận quan trọng
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên,
bước vào thời kỳ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tri
thức và mở rộng hội nhập quốc tế, thì ngành Đường sắt là ngành gặp nhiều khó
khăn, thách thức. Nguyên nhân phải phụ thuộc vào nhiều nguồn lực, cơ chế để
phát huy vai trò của các nguồn lực, trong đó có nguồn lực con người, nên sức
cạnh tranh vận tải đường sắt không cao so với một số ngành vận tải khác.
Nhân lực của ngành đường sắt là lao động công nghiệp đa dạng ngành
nghề và xã hội hóa cao. Lao động của ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay,
được biên chế ở nhiều bộ phận: Bộ phận ở cơ quan Tổng công ty có Ban Lãnh
đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam; Văn phòng Tổng Công ty Đường sắt
Việt Nam và các Ban tham mưu chuyên môn, nghiệp vụ; Công ty quản lý đường
sắt; Thông tin tín hiệu đường sắt; Vận tải hàng hóa đường sắt; công ty in đường
sắt; công ty Xe lửa; công ty con; công ty liên kết; với tổng quân số cán bộ, công
nhân, viên chức của ngành ở năm 2018 là 31.945.000 người. Tuổi trung bình
của người lao động trong toàn ngành là 70% ở độ tuổi 40 đến 45; so với một
ngành khác trẻ hóa đội ngũ hơn nhiều và đây là điều bất lợi cho ngành đường
sắt hiện nay [Phụ lục 9.4].
Nhân lực lao động của ngành Đường sắt Việt Nam thường ở phân tán,
trình độ học vấn và có thu nhập không cao. Nhân lực lao động của ngành
Đường sắt Việt Nam có số lượng đông so với một số ngành khác, nhưng ở
phân tán khắp các miền của đất nước, môi trường làm việc chịu sự ảnh hưởng
rất lớn của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nguồn nhân lực ngành Đường sắt Việt
Nam có cơ cấu, trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật chưa cao và bố trí không
đều ở các bộ phận...
Lao động ngành Đường sắt Việt Nam có năng suất lao động và thu nhập
chưa cao. Bình quân thu nhập của người lao động năm 2018 là từ 8 triệu đến 8,4
triệu đồng trên tháng. Điều này do tình hình vận tải của ngành đường sắt
37
những năm gần đây có dấu hiệu giảm mạnh (năm 2006, khối lượng vận
chuyển hành khách đạt 0,85% so với ngành khác thì năm 2016 chí đạt
0,28%). Vận chuyển hàng hóa tuy có tăng hơn nhưng không đáng kể (năm
2006 chiểm 3,32% thì đến năm 2016 đạt 0,42%). Số liệu thống kê năm 2018,
những tháng đầu năm 1019, ngành đường sắt chỉ chiếm 1,7 thị phần so với
các phương tiện vận chuyển khác trong ngành giao thông vận tải. Vì thế, việc
thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào ngành đường sắt lao động những
năm gần đây không dễ dàng, cần nghiên cứu để đổi mới chính sách cho phù
hợp trong tình hình mới.
Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách
mạng khoa học, công nghệ hiện đại, nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế,
càng chứng minh vai trò to lớn của nguồn nhân lực chất lượng cao, nên không
thể không chú trọng phát triển lực lượng này. Ở mỗi quốc gia khác nhau, các
ngành khác nhau đều quan tâm phát triển nguồn nhân lực của mình, đặc biệt
là nguồn nhân lực chất lượng cao và đưa ra quan niệm, tiêu chí cụ thể, ở mỗi
giai đoạn lịch sử khác nhau.
2.1.2. Nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn nhân lực chất lượng
cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay
2.1.2.1. Nguồn nhân lực chất lượng cao
Ở thế kỷ XIX, đề cập đến vai trò của con người trong hệ thống sản xuất
xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng, sự phát triển của sản xuất phụ
thuộc vào "...những con người có năng lực phát triển toàn diện, đủ sức tinh
thông toàn bộ hệ thống sản xuất" [53, tr.474] và "Sức sản xuất của lao động
được quyết định bởi rất nhiều tình hình, trong đó có: trình độ khéo léo trung
bình của người công nhân… " [54, tr.68-69]. C.Mác và Ph.Ăngghen, mặc dù
chưa sử dụng thuật ngữ nguồn nhân lực chất lượng cao, song những tư tưởng
và nội hàm của vấn đề đã được các ông đề cập, đó là những đặc trưng tiêu
biểu phản ánh trình độ, kỹ năng và phẩm chất của người lao động ngày càng
cao trong hệ thống sản xuất xã hội. Quan điểm của C.Mác đến nay vẫn giữ
38
nguyên giá trị, khi sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ đã trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp và thúc đẩy hình thành nền kinh tế tri thức.
Trong bối cảnh đó, việc quan tâm phát triển nguồn lực trí tuệ, nguồn nhân lực
chất lượng cao đã trở thành vấn đề sống còn đối với các quốc gia. Theo đó,
thuật ngữ nguồn nhân lực chất lượng cao cũng được hình thành và sử dụng
rộng rãi trên thế giới.
Tư tưởng về nguồn nhân lực chất lượng cao của C. Mác rõ nhất từ khi
ông cho rằng: "... nền công nghiệp do toàn xã hội thực hiện một cách tập thể
và có kế hoạch lại càng cần có những con người có năng lực phát triển toàn
diện, đủ sức tinh thông toàn bộ hệ thống sản xuất" [52, tr.474]. Như vậy,
C.Mác đã nhấn mạnh đến những đặc trưng tiêu biểu và vai trò của con người
có trình độ, kỹ năng và phẩm chất cao trong hệ thống sản xuất xã hội. Đây là
nguồn lực có ý nghĩa quyết định thúc đẩy xã hội phát triển. Tiếp đó, C.Mác đã
luận giải thành công mối quan hệ giữa "lao động phức tạp" với "lao động giản
đơn", và ông cho rằng "lao động phức tạp" là "bội số" của "lao động giản
đơn". Điều ấy có nghĩa là, trong cùng một đơn vị thời gian thì lao động phức tạp
có khả năng tạo ra lượng giá trị của hàng hóa lớn hơn gấp nhiều lần so với lao
động giản đơn.
Còn V.I.Lênin đã đặt ra yêu cầu và đòi hỏi mỗi con người tham gia lao
động hay hoạt động xã hội nói chung, phải có tri thức và muốn có tri thức thì
phải học, học nữa, học mãi. Người khẳng định: "Người ta chỉ có thể trở thành
người cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả
những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra" [47, tr.362]. Rộng hơn, V.I.
Lênin cho rằng, văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của tổng số
kiến thức mà loài người đã tích lũy được.
Giai đoạn hiện nay, khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao được
quan tâm nghiên cứu ở nhiều quốc gia, ở nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau để
chỉ một lực lượng lao động xã hội, nguồn nhân lực có trình độ cao trong cơ
cấu dân cư. Nó được biểu hiện là những người lao động có phẩm chất, thể
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt

More Related Content

What's hot

Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Haiyen Nguyen
 
Báo Cáo Thực Tập.
Báo Cáo Thực Tập.Báo Cáo Thực Tập.
Báo Cáo Thực Tập.
dglylong
 
đề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnđề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luận
Ngọc Ánh Nguyễn
 

What's hot (20)

Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
 
Báo Cáo Thực Tập.
Báo Cáo Thực Tập.Báo Cáo Thực Tập.
Báo Cáo Thực Tập.
 
Báo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậpBáo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tập
 
đề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnđề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luận
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
 
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
 
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mạiĐề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
 
Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!
 
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Logistics, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Logistics, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Logistics, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Logistics, 9 Điểm
 
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
 
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
 
Hoàn thiện hoạt động logistics của Công Ty mua bán hàng hóa, 9đ
Hoàn thiện hoạt động logistics của Công Ty mua bán hàng hóa, 9đHoàn thiện hoạt động logistics của Công Ty mua bán hàng hóa, 9đ
Hoàn thiện hoạt động logistics của Công Ty mua bán hàng hóa, 9đ
 
Khoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dụcKhoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dục
 
Luận văn: Phân tích công việc tại Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà
Luận văn: Phân tích công việc tại Công ty Văn phòng phẩm Hồng HàLuận văn: Phân tích công việc tại Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà
Luận văn: Phân tích công việc tại Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà
 
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vận tải đường bộ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vận tải đường bộĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vận tải đường bộ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vận tải đường bộ
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện quy trình bán hàng tại công ty thương mại, 9đ
Đề tài: Hoàn thiện quy trình bán hàng tại công ty thương mại, 9đĐề tài: Hoàn thiện quy trình bán hàng tại công ty thương mại, 9đ
Đề tài: Hoàn thiện quy trình bán hàng tại công ty thương mại, 9đ
 

Similar to Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt

Similar to Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt (20)

Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu thời kỳ đẩy mạn...
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu thời kỳ đẩy mạn...Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu thời kỳ đẩy mạn...
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu thời kỳ đẩy mạn...
 
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu - Gửi miễn phí ...
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu - Gửi miễn phí ...Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu - Gửi miễn phí ...
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu - Gửi miễn phí ...
 
Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành địa chất, 9đ
Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành địa chất, 9đXây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành địa chất, 9đ
Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành địa chất, 9đ
 
Luận văn thạc sỹ giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Luận văn thạc sỹ giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcLuận văn thạc sỹ giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Luận văn thạc sỹ giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
 
Luận Văn Phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Bì...
Luận Văn Phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Bì...Luận Văn Phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Bì...
Luận Văn Phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Bì...
 
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu Phi
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu PhiLuận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu Phi
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu Phi
 
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu Phi
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu PhiLuận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu Phi
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu Phi
 
Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội
Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà NộiNguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội
Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội
 
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAYLuận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội, HOT
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội, HOTLuận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội, HOT
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội, HOT
 
Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn thành phố Đà...
Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn thành phố Đà...Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn thành phố Đà...
Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn thành phố Đà...
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh...
Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh...Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh...
Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh...
 
Luận Văn Phát Triển Lực Lượng Sản Xuất Ởthành Phố Đà Nẵng Thời Kỳ Đẩy Mạnh Cô...
Luận Văn Phát Triển Lực Lượng Sản Xuất Ởthành Phố Đà Nẵng Thời Kỳ Đẩy Mạnh Cô...Luận Văn Phát Triển Lực Lượng Sản Xuất Ởthành Phố Đà Nẵng Thời Kỳ Đẩy Mạnh Cô...
Luận Văn Phát Triển Lực Lượng Sản Xuất Ởthành Phố Đà Nẵng Thời Kỳ Đẩy Mạnh Cô...
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực của Đài tiếng nói Việt Nam, 9đ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực của Đài tiếng nói Việt Nam, 9đLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực của Đài tiếng nói Việt Nam, 9đ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực của Đài tiếng nói Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Vai trò đội ngũ trí thức Thành phố Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Vai trò đội ngũ trí thức Thành phố Hồ Chí Minh, HOTLuận văn: Vai trò đội ngũ trí thức Thành phố Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Vai trò đội ngũ trí thức Thành phố Hồ Chí Minh, HOT
 
Luận án: Vai trò đội ngũ trí thức TPHCM trong giai đoạn hiện nay
Luận án: Vai trò đội ngũ trí thức TPHCM trong giai đoạn hiện nayLuận án: Vai trò đội ngũ trí thức TPHCM trong giai đoạn hiện nay
Luận án: Vai trò đội ngũ trí thức TPHCM trong giai đoạn hiện nay
 
Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại sở công thương Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại sở công thương Tỉnh Kon Tum.docLuận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại sở công thương Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại sở công thương Tỉnh Kon Tum.doc
 
Luận án: Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam, HAYLuận án: Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cho lực lượng hải quan chống buôn lậu
Luận văn: Nâng cao năng lực cho lực lượng hải quan chống buôn lậuLuận văn: Nâng cao năng lực cho lực lượng hải quan chống buôn lậu
Luận văn: Nâng cao năng lực cho lực lượng hải quan chống buôn lậu
 
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cục điều tra chống buôn lậu – tổng cục...
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cục điều tra chống buôn lậu – tổng cục...Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cục điều tra chống buôn lậu – tổng cục...
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cục điều tra chống buôn lậu – tổng cục...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 

Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ THƯƠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC HÀ NỘI - 2019
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ THƯƠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Mã số: 62 22 03 08 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN THANH KHÔI HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Phan Thanh Khôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Phạm Thị Thương
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 6 1.2. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình tổng quan và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu 22 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM 30 2.1. Quan niệm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam 30 2.2. Quan niệm, nội dung và nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam 48 Chương 3: PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 71 3.1. Thành tựu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay và nguyên nhân 71 3.2. Hạn chế về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay và nguyên nhân 92 3.3. Những vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay 103 Chương 4: QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM HIỆN NAY 111 4.1. Quan điểm cơ bản phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay 111 4.2. Giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay 121 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 PHỤ LỤC 162
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài Trước tác động của toàn cầu hóa kinh tế và kinh tế tri thức, đặc biệt khi thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nền kinh tế nước ta tất yếu phải chuyển từ kinh tế sử dụng nhiều tài nguyên là chính sang kinh tế tri thức mà trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Với tốc độ thay đổi công nghệ đang diễn ra "thần tốc" như hiện nay, cần phải tiếp cận nhanh hơn nữa với những tiến bộ khoa học công nghệ thế giới. Vì vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống chính sách liên quan đến nguồn lực phát triển, nguồn lực quyết định sự tăng trưởng kinh tế. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, là yếu tố quyết định sự phồn vinh, thịnh vượng của tất cả các quốc gia, đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) đã đề ra ba đột phá chiến lược, đó là: "Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với ứng dụng khoa học - công nghệ; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn"[17]. Như vậy, các khâu trong đột phá chiến lược này đều gắn liền với sự phát triển của ngành đường sắt, nhất là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016) một lần nữa nhấn mạnh: Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng
  • 6. 2 trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược, trong đó có chiến lược phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Vừa qua, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII (2018) xác định một trong những mục tiêu tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ là để: "…đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trở thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" [20, tr.57]. Để đạt được mục tiêu này, cần sự phối hợp của nhiều ngành, trong đó có sự đóng góp của ngành giao thông vận tải nói chung và ngành Đường sắt Việt Nam nói riêng. Nhận thức được vấn đề nêu trên, một trong những nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ Đường sắt Việt Nam lần thứ XI - nhiệm kì 2015 - 2020, đề ra là: "Quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực cho cán bộ công nhân viên trong Ngành về trình độ chuyên môn và ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp hội nhập quốc tế và yêu cầu phát triển của Ngành"[11, tr.44]. Đường sắt Việt Nam là một ngành kinh tế, kỹ thuật đặc thù trong nền kinh tế quốc dân có trình độ kỹ thuật cao. Với bề dày lịch sử gần 140 năm xây dựng và phát triển, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và trong công cuộc đổi mới hiện nay, ngành đường sắt đã có những đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Có mạng lưới 3143 km trải dài từ Đồng Đăng tới Thành phố Hồ Chí Minh, Đường sắt Việt Nam đã và đang trở thành "xương sống" trong hệ thống giao thông nước ta, vận tải đường sắt góp phần hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên, những năm gần đây, vận tải đường sắt đã bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, chưa cập nhật được với nhu cầu xã hội, chưa cạnh tranh được với các loại hình vận tải khác như: đường bộ, đường thủy và hàng không giá
  • 7. 3 rẻ. Đồng thời, với yêu cầu của sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới, Đường sắt Việt Nam chưa phát huy được thế mạnh của một ngành kinh tế mũi nhọn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, song nguyên nhân căn bản nhất là ngành đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, bên cạnh việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, ngành đường sắt cần phải phát triển nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ tái cơ cấu Đường sắt Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn vấn đề Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích làm rõ những vấn đề lý luận, thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam, luận án đề xuất những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận án tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. - Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. - Phân tích, đánh giá thực trạng và xác định những vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. - Đề xuất một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
  • 8. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận án đặt trọng tâm nghiên cứu sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam ở các bộ phận chủ yếu là: Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ; đội ngũ doanh nhân; đội ngũ công nhân lành nghề ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. - Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu, khảo sát số liệu thực tiễn qua báo cáo ở một số đơn vị sản xuất - kinh doanh; Công ty Cổ phần xe lửa Gia Lâm; Công ty Cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội; điều tra xã hội học ở Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải và Trường Cao đẳng Đường sắt Việt Nam. - Phạm vi thời gian: Các số liệu sử dụng trong luận án từ 2003 đến nay, đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đến 2030 (Năm 2003 là năm Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam trên cơ sở Liên hiệp Đường sắt Việt Nam theo quyết định số 34/2003 QĐ - TTg ngày 04 tháng 3 năm 2003). 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách của Nhà nước Việt Nam về con người, nguồn lực con người, phát triển nguồn nhân lực, về phát triển nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt trong giai đoạn hiện nay và những vấn đề liên quan. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp phân tích và tổng hợp; so sánh, khái quát hóa, thống nhất lịch sử - lôgic; điều tra xã hội học, phương pháp điền dã (khảo sát thực địa, trực quan) và phương pháp chuyên gia..., để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.
  • 9. 5 5. Những đóng góp về khoa học của luận án - Luận án góp phần làm rõ thêm quan niệm, đặc điểm, nội dung, các nhân tố tác động và thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. - Đề xuất một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Kết quả của luận án có thể góp phần làm luận cứ khoa học cho các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan và tổ chức tham khảo xây dựng chính sách, giải pháp đào tạo, sử dụng, phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. - Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho cá nhân, tổ chức trong nghiên cứu, giảng dạy những vấn đề liên quan đến đề tài luận án. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu; Kết luận; Danh mục các công trình khoa học của tác giả; Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục; luận án được kết cấu 4 chương với 9 tiết.
  • 10. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao 1.1.1.1. Các công trình trong nước nghiên cứu về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao - Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực: Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm trong công trình: "Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta" [96] đã đề cập đến vai trò của nguồn nhân lực trong nền kinh tế đổi mới và kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở khía cạnh phát triển giáo dục ở một số nước trên thế giới. Vận dụng tốt những kinh nghiệm quý báu đó vào việc phát triển nguồn nhân lực ở nước ta sẽ góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Nguyễn Hữu Dũng trong công trình: "Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam" [8] đã trình bày hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến phát triển, phân bố và sử dụng nguồn lực con người trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam,t tác giả đã đánh giá thực trạng 15 năm đổi mới lĩnh vực nguồn nhân lực; đồng thời giới thiệu kinh nghiệm sử dụng nguồn lực con người ở một số nước như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc; từ đó tác giả đề xuất các giải pháp nhằm phát triển, phân bố hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực con người trong quá trình phát triển kinh tế nước ta đến năm 2010. Đoàn Văn Khái trong công trình: "Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam [38] đã làm rõ một số vấn
  • 11. 7 đề chung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên thế giới; nội dung, bản chất, tính tất yếu và đặc điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay; đồng thời làm rõ vai trò quyết định của nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tác giả đã đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra về nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả chỉ rõ phương hướng, quan điểm và những giải pháp cơ bản phát triển hiệu quả nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Các tác giả trong công trình nghiên cứu: "Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" do Phạm Thành Nghị chủ biên [58] đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản, nhận thức mới và hiện đại về quản lý nguồn nhân lực như vấn đề về con người và phát triển nguồn vốn con người; các mô hình quản lý nguồn nhân lực; các yếu tố tác động đến quản lý nguồn nhân lực và các chính sách vĩ mô tác động đến quản lý nguồn nhân lực; những kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực ở một số quốc gia phát triển như Hoa Kỳ và Thụy Điển, các nước Đông Á và các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Các tác giả đã phân tích những nét đặc thù trong quản lý nguồn nhân lực ở một số ngành và lĩnh vực như: các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và đơn vị sản xuất kinh doanh qua các số liệu điều tra xã hội học; đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ bản quản lý nguồn nhân lực phù hợp, thay thế cho cách quản lý nguồn nhân lực truyền thống trước đây. "Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011- 2020" của Bộ Kế hoạch và đầu tư [3] đã tập trung làm rõ các nội dung quan trọng về: Hiện trạng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam với những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân; phương hướng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đến năm 2020 và những vấn đề đặt ra; từ đó chỉ ra các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai
  • 12. 8 đoạn 2011 - 2010; tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Đặng Tú Oanh trong công trình: "Phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" [63] đã làm rõ vai trò của nguồn lực thanh niên trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trên cơ sở phân tích đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thanh niên và đưa ra quan niệm về nguồn lực thanh niên; đánh giá thực trạng, nguyên nhân của những hạn chế nguồn lực thanh niên,; từ đó tác giả đề ra phương hướng, giải pháp chủ yếu để phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng trong cuốn sách: "Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế" [64] đã đề cập đến quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng ta về phát triển nguồn nhân lực; những vấn đề lý luận chung về cách tiếp cận nguồn nhân lực, từ lý luận đến thực tiễn phát triển nguồn nhân lực, những kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số ngành như Dầu khí, Ngân hàng ở Việt Nam và kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước và vùng lãnh thổ. Cuốn sách phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay. Nguyễn Minh Thắng trong công trình: "Phát huy nguồn lực cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự trẻ trong xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay" [79] đã đánh giá thực trạng, xác định xu hướng phát huy nguồn lực cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự trẻ trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam trên cơ sở luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc phát huy nguồn lực cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự trẻ. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy nguồn lực cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự trẻ trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Trung tâm Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực trong cuốn sách: "Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực" [92]
  • 13. 9 đã khẳng định rằng, muốn tiến hành nghiên cứu và xây dựng hệ thống chính sách phát triển giáo dục, trong đó có chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trước hết cần từng bước triển khai chiến lược phát triển giáo dục. Cuốn sách là công trình có giá trị, kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và quản lý ở nhiều lĩnh vực khoa học và kinh tế khác nhau nhằm góp phần phổ biến và chia sẻ những thông tin về chiến lược, chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. - Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực chất lượng cao Bùi Thị Ngọc Lan trong cuốn sách: "Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam" [42] đã làm rõ được tầm quan trọng và vai trò của nguồn lực trí tuệ con người đối với sự phát triển của xã hội. Tác giả chỉ ra những đặc điểm cơ bản, thực trạng và xu hướng phát triển nguồn lực trí tuệ Việt Nam; trên cơ sở đó đã đề xuất một số quan điểm cơ bản và các giải pháp chủ yếu để phát triển đội ngũ tinh hoa trong nguồn lực đất nước. Đỗ Thị Thạch trong công trình: "Phát triển nguồn lực nữ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa" [76] đã tập trung làm rõ một số nội dung về trí thức, trí thức nữ; phân tích đặc điểm, luận giải vai trò của đội ngũ trí thức nữ Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước và những vấn đề đặt ra. Đồng thời, tác giả đã đề ra một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. như: phát triển giáo dục và đào tạo; xây dựng chính sách đào tạo và sử dụng đội ngũ trí thức nữ hợp lý; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bền vững. Lê Thị Hồng Điệp trong công trình: "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam" [21] đã góp phần làm phong phú thêm những luận điểm mới về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức thông qua sự phân tích nội dung, tiêu chí và những yếu tố tác động đến quá trình phát triển lực lượng này; thực
  • 14. 10 trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức giai đoạn 2001 - 2007 gắn với những nội dung, tiêu chí và những yếu tố tác động nêu trên; tác giả cũng đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam trong tương lai. Những đề xuất đó, góp phần tìm ra con đường và cách thức hiệu quả để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thực sự trở thành lực lượng tiên phong trên hành trình hiện thực hóa nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. Trần Văn Tùng trong cuốn sách: "Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng" [97] đã trình bày những kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng tài năng khoa học và công nghệ sản xuất kinh doanh, quản lý của Mỹ và một số quốc gia châu Âu, châu Á. Tác giả cho rằng, một trong những thành công của đào tạo tài năng khoa học và công nghệ ở Mỹ là việc chú trọng đến việc kết hợp chặt chẽ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các trường đại học; coi trọng đổi mới phương pháp giảng dạy; khuyến khích phát triển tài năng khoa học và công nghệ bằng các hình thức phong tặng chức danh khoa học và chế độ đãi ngộ hợp lý. Tác giả đã đưa ra khuyến nghị, ở Việt Nam cần đổi mới các chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn tài năng hiện có. Viện Chiến lược của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, triển khai nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ với chủ đề: "Nguồn nhân lực chất lượng cao: hiện trạng phát triển, sử dụng và các giải pháp tăng cường" [98]. Trong đề tài này, các tác giả đã nêu ra quan điểm của mình về nguồn nhân lực chất lượng cao và tìm hiểu những yếu tố tác động đến việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đề tài cũng bước đầu đánh giá thực trạng một số nhóm nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta và đề xuất những phương hướng, giải pháp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam trong những năm tiếp theo. Công trình: "Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam" của Nguyễn Văn Khánh [35] là kết quả nghiên cứu, hội thảo của các nhà khoa học
  • 15. 11 thuộc các lĩnh vực khác nhau trong khuôn khổ đề tài khoa học cấp Nhà nước KX.03.22/06-10: "Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thế kỷ XXI". Các bài viết trong công trình đã lý giải một số vấn đề cơ bản về trí tuệ, nguồn lực trí tuệ; tổ chức và phát huy nguồn lực trí tuệ phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước... Trong công trình: "Lược khảo về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam" của Phạm Hồng Tung [94] đã chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế trong thực tiễn đào tạo và sử dụng nhân tài của ông cha ta qua các thời kỳ lịch sử, từ thời kỳ dựng nước, đến thời kỳ Bắc thuộc, thời kỳ đầu xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên sang đầu thế kỷ thứ X và đến những năm cuối của thế kỷ XIV, những quan niệm về người hiền tài trong lịch sử trung đại của Việt Nam; bên cạnh đó, là quan niệm mới về nhân tài ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và sự xuất hiện của đội ngũ trí thức Tây học. Tác giả cũng đã phân tích một cách sâu sắc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm lo, bồi dưỡng người tài cho đất nước. Tác giả rút ra bài học kinh nghiệm hữu ích góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định chiến lược giáo dục, đào tạo bồi dưỡng, phát hiện và sử dụng người tài trong sự nghiệp xây dựng đất nước trong giai đoạn đổi mới và hội nhập hiện nay. Công trình: "Chiến lược phát triển nhân tài của Trung Quốc từ 1978 đến nay" của Nguyễn Thị Thu Phương [66] đã chỉ ra những vấn đề thực tiễn trong việc thu hút, đãi ngộ và sử dụng nhân tài của Trung Quốc, làm sáng tỏ cơ sở hình thành chiến lược nhân tài của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay. Thông qua quá trình thực tiễn đó, các tác giả đã có những đánh giá về thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong chiến lược nhân tài của Trung Quốc, đồng thời các tác giả cũng rút ra một số bài học kinh nghiệm quý báu để có thể vận dụng vào chiến lược phát triển nhân tài của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
  • 16. 12 Các tác giả thuộc Viện Khoa học giáo dục Việt Nam trong công trình: "Kinh nghiệm một số nước về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức" [98] đã phân tích chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đối với xây dựng đội ngũ trí thức của từng nước, từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam Đề tài khoa học cấp cơ sở: "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức" của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học [32] đã làm rõ lý luận về nguồn nhân lực chất lượng cao và công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức; tìm hiểu kinh nghiệm thế giới về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra. Đề tài chỉ ra xu hướng nguồn nhân lực chất lượng cao; đề xuất những giải pháp cơ bản để phát triển nguồn lực này đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức của Việt Nam. Nguyễn Thị Thanh Dung trong cuốn sách: "Phong cách tư duy Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay" [7] đã phân tích một cách sâu sắc và có hệ thống về những nội dung cơ bản của phong cách tư duy Hồ Chí Minh về cán bộ lãnh đạo, quản lý. Thông qua đó, tác giả đề ra những giải pháp cơ bản nhằm góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nước ta hiện nay có phong cách tư duy của nhà lãnh đạo, quản lý hiện đại. Vũ Thị Phương Mai trong công trình: "Nguồn lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay" [55] đã làm rõ khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao và mối quan hệ giữa nguồn lực này với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phân tích thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những vấn đề đặt ra ở Việt Nam hiện nay; từ đó, tác giả đề cập những quan điểm cơ
  • 17. 13 bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đỗ Văn Dạo trong cuốn sách: "Phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa quân đội nhân dân Việt Nam" [6] đã phân tích những kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao trong lịch sử dân tộc và ở một số nước, khái quát tình hình phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao ở Việt Nam từ 1994 đến nay trên cơ sở luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao; tác giả đã tập trung phân tích thực trạng, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao; đồng thời dự báo xu hướng đến năm 2020 và đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa Quân đội nhân dân Việt Nam. Phạm Văn Quý trong công trình: "Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nhân lực khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa" [67] đã đánh giá thực trạng phát triển nhân lực khoa học và công nghệ ở nước ta giai đoạn 1986 -2003, đề xuất giải pháp chủ yếu để phát triển nguồn lực khoa học và công nghệ giai đoạn 2004 - 2010, tầm nhìn đến 2020 trên cơ sở luận giải quan niệm về nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở nước ta hiện nay với bộ phận nòng cốt của nó là nhân lực có trình độ từ cao đẳng trở lên, làm việc trong các lĩnh vực nghiên cứu, quản lý, giảng dạy các chuyên ngành khoa học và công nghệ, và nhân lực được đào tạo để khai thác, sử dụng công nghệ, thực hành chuyên môn kỹ thuật. Đóng góp có giá trị của tác giả là các giải pháp có ý nghĩa đối với việc phát triển nguồn nhân lực ở các ngành khác nhau, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước hiện nay. Ngoài ra còn một số bài báo khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu đó là: Các tác giả Phan Thanh Khôi, Nguyễn Văn Sơn trong bài: "Xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất
  • 18. 14 nước" [41] đã phân tích làm rõ tầm quan trọng của trí thức trong tình hình mới, đây chính là lực lượng sáng tạo đặc biệt quan trọng, có vai trò to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong bài viết, các tác giả đã đề ra nội dung phương hướng phát triển và quan điểm mang tính giải pháp cơ bản để xây dựng đội ngũ lao động trí thức, đặc biệt là xây dựng đội ngũ trí thức trên tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã thông qua. Phan Thanh Khôi trong bài: "Đóng góp của đội ngũ trí thức vào chủ trương, đường lối hội nhập kinh tế quốc tế" [40] đã chỉ ra ý nghĩa của việc phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước, đồng thời tác giả chỉ ra những luận cứ khoa học, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đào tạo nguồn nhân lực, góp phần vào quá trình hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam, tác giả cũng đã kiến nghị một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đỗ Thị Thạch trong bài viết: "Chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng" [75] đã phân tích làm rõ chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong văn kiện Đại hội XI của Đảng ta; những quan điểm mới trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, từ đó làm rõ quan điểm của Đảng về những giải pháp để phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao. Phạm Quốc Trung, Trần Đăng Thịnh trong bài viết: "Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay" [91] đã chỉ ra những bất cập trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chỉ ra nguyên nhân khách quan, chủ quan của những bất cập đó, từ đó đề xuất năm giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Phạm Công Nhất trong bài: "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế" [61] đã phân tích thực trạng nguồn
  • 19. 15 nhân lực nước ta trong giai đoạn hiện nay, trong đó tác giả nhấn mạnh đến những hạn chế, yếu kém về chất lượng nguồn nhân lực nước ta, nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém, qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực nước ta đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế. Văn Tất Thu trong bài: "Nhân tài và những vấn đề cơ bản trong sử dụng, trọng dụng nhân tài" [82] đã đưa ra phân tích và làm rõ những đặc điểm của nhân tài, vị trí, vai trò của nhân tài trong việc phát triển đất nước hiện nay. Tác giả cũng lưu ý một số vấn đề cơ bản trong thu hút và sử dụng nhân tài, phát hiện nhân tài, có những chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài và những vấn đề liên quan tới đào tạo, bồi dưỡng nhân tài trong sự nghiệp phát triển của đất nước qua các thời kỳ lịch sử. Nguyễn Văn Khánh, Hoàng Thu Hương trong bài: "Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và triển vọng" [36] đã đưa ra quan niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao, thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, bài viết chỉ ra triển vọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và một số khuyến nghị để phát triển nguồn lực này phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nguyễn Đình Bắc trong bài: "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư" [1] đã chỉ rõ thực chất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và vấn đề đặt ra đối với thị trường lao động. Từ đó, tác giả chỉ rõ ba giải pháp cần tập trung nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta: Một là, xây dựng và hoàn thiện chiến lược tổng thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ mới. Hai là, tích cực đổi mới, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Ba là, đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện, đồng bộ giáo dục - đào tạo.
  • 20. 16 1.1.1.2. Các công trình nước ngoài nghiên cứu về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao Thẩm Vinh Hoa, Ngô Quốc Diện trong cuốn sách: "Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài kế lớn trăm năm trấn hưng đất nước" [30] đã đề cập đến vai trò của nhân tài kiệt xuất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Vì vậy, coi trọng việc bồi dưỡng và giáo dục nhân tài là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến lợi ích lâu dài và sự tồn vong của Đảng và Nhà nước Trung Quốc. Các tác giả còn đề cập đến phương phương pháp tuyển chọn, bố trí và sử dụng nhân tài sao cho hiệu quả nhất. Đặc biệt, nhân tài mà các tác giả đề cập không chỉ là những thiên tài bẩm sinh, trở thành kiệt xuất, mà chính là những con người trưởng thành trong môi trường học tập, công tác. Do đó, nông dân tiên tiến, công nhân tiên tiến, những nhà chuyên môn tiên tiến đều được coi là nhân tài. Đây là cách tiếp cận giúp tác giả luận án thấy được tầm quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. David McGuire và nhóm tác giả trong công trình: "Framing Human Resource Development: An Exploration Of Definitional Perspectives Utilising Discourse Analysis" (Cơ cấu phát triển nguồn nhân lực: Một cuộc thăm dò các quan điểm xác định bằng cách sử dụng phân tích diễn ngôn) [109] đã đề cập khái niệm nguồn nhân lực, trên cơ sở khái quát sự phát triển của hai trường phái Mỹ và châu Âu về quan niệm này. Nhóm tác giả khẳng định: nguồn nhân lực đang trải quan một quá trình biến đổi, phát triển dần dần. Trong đó, trường phái Mỹ sử dụng quan niệm "quản lý nguồn nhân lực", trường phái châu Âu quan tâm đến vấn đề liên kết nguồn nhân lực cũng như tiềm năng nguồn lao động. Nhóm tác giả đã sử dụng 3 cách để tiếp cận nguồn nhân lực đó là: chủ nghĩa kiến tạo xã hội, quản trị nguồn nhân lực và thuyết phản diện. Các tác giả Priyanka Rani, M. S. Khan trong công trình: "Impact of
  • 21. 17 Human Resource Development on Organisational Performance" (Tác động của phát triển nguồn nhân lực đến hiệu năng của tổ chức) [119] đã tập trung phân tích làm rõ mối quan hệ giữa sự tác động của phát triển nguồn nhân lực ở các góc độ: kỹ năng, thái độ, hành vi với hiệu năng của tổ chức. Nghiên cứu khẳng định tác động của nguồn nhân lực lên hiệu năng tổ chức có mặt tích cực và chỉ ra tác động của nó lên kỹ năng, thái độ, hành vi được tiết chế bởi nguồn lực, bối cảnh tổ chức và các tình huống ngẫu nhiên khác. Mặt khác, hạn chế của nghiên cứu này là các dữ liệu và tài liệu được thu thập từ nhiều cuốn sách, tạp chí liên quan đến phát triển nguồn nhân lực và hiệu suất tổ chức tức là từ các tài liệu nghiên cứu có sẵn, không có một công cụ thống kê cụ thể nào được sử dụng để phân tích. Các dữ liệu đã được biên soạn và phân tích theo cách để cung cấp kết quả nên có tác dụng đáng kể đối với luận án này. Anastasia A. Katou trong bài viết: "The Impact of Human Resource Development on Organisational Performance: Test of a Causal Model" (Tác động của phát triển nguồn nhân lực đến hiệu suất của tổ chức: Thử nghiệm mô hình nhân quả) [104] đã phân tích làm rõ các mối liên hệ từ nguồn nhân lực đến hiệu năng tổ chức bằng cách sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính. Cụ thể, tác giả sử dụng công cụ phân tích này để kiểm nghiệm một khung nghiên cứu được hợp thành bởi một tập hợp các mối quan hệ nhân quả giữa các tổ chức và các biến ngẫu sinh, nguồn lực và phát triển nguồn nhân lực, kỹ năng, thái độ, hành vi và hiệu năng tổ chức. Sử dụng dữ liệu từ các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ở Hy Lạp. Nghiên cứu cho thấy, tác động của nguồn nhân lực lên hiệu năng tổ chức là tích cực và nối tiếp qua trung gian là kỹ năng, thái độ và hành vi, và được điều tiết bởi nguồn lực, bối cảnh tổ chức và các biến ngẫu sinh khác. Do đó, tác giả không chỉ ủng hộ quan điểm cho rằng nguồn nhân lực có một tác động tích cực đến hiệu năng tổ chức mà còn giải thích cơ chế mà qua đó nguồn nhân lực cải thiện hiệu năng của tổ chức.
  • 22. 18 P.V.C. Okoye và Raymond A. Ezejiofor trong công trình: "The Effect of Human Resources Development on Organizational Productivity" (Tác động của phát triển nguồn nhân lực lên năng suất của tổ chức) [120] đã nghiên cứu nhằm xác định mức độ, mà tại đó, nguồn nhân lực có thể nâng cao năng suất lao động, lợi nhuận của tổ chức, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực. Dựa trên những phát hiện của nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng các tổ chức cần khắc sâu những thói quen tham dự các cuộc hội thảo và hội nghị, các công ty nên chắc chắn rằng, nỗ lực của người tuyển dụng được đánh giá theo thời gian để biết được bằng cách nào họ đóng góp vào việc đạt được mục tiêu của tổ chức, cũng như chất lượng giáo dục phải là điều kiện tiên quyết cho việc tuyển dụng, đề bạt và sắp xếp nhân sự. Tác giả Niveen M. Al-Sayyed trong công trình: "Critical Factors affecting Human Resource Development in the Arab World" (Các yếu tố quan trọng tác động đến phát triển nguồn nhân lực trong Thế giới Ả rập) [115] đã sử dụng khái niệm phát triển nguồn nhân lực của Thomson và Mabey, bao gồm ba thành phần là phát triển tổ chức (OD), phát triển nghề nghiệp (CD), đào tạo và phát triển (TD). Kết quả cho thấy rằng, những yếu tố quan trọng nhất tác động đến phát triển nguồn nhân lực, bao gồm yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài đó là phong cách lãnh đạo, các cam kết của nhân viên và động lực, đặc điểm nhân khẩu học, công đoàn lao động, pháp luật và các quy định của chính phủ. Ngoài ra, tác giả cũng nghiên cứu những yếu tố cản trở nguồn nhân lực trong thế giới Ả Rập. Đóng góp của tác giả trong nghiên cứu này là thấy được những rào cản trong môi trường bên trong và bên ngoài cản trở phát triển nguồn nhân lực bao gồm: lãnh đạo không hiệu quả, thiếu phương pháp tiếp cận có hệ thống và lập kế hoạch cho việc sử dụng nguồn nhân lực tốt nhất có thể, ngoài ra sự thay đổi về đặc điểm nhân khẩu học. Tác giả chỉ rõ các yếu tố kìm hãm sự phát triển nguồn nhân lực trong thế giới Ả Rập là: đầu tư cho đào tạo thấp, chậm sử
  • 23. 19 dụng công nghệ thông tin và internet hiện đại và các chính sách có liên quan. Malihe Mohamedi và Masoud Ghorbanhosseini trong công trình: "Identifying and Measuring Factors Affecting Human Capital Development in Social Security Hospital of Saveh City" (Xác định và đo lường các yếu tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực trong Bệnh viện An sinh xã hội của thành phố Saveh) [114] đã áp dụng phương pháp luận nghiên cứu và khảo sát mô tả về mục đích và thu thập dữ liệu tương ứng. Số lượng thống kê bao gồm tất cả các nhân viên của Bệnh viện An sinh xã hội của Saveh lên tới 300 người. Qua thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi được thiết kế bởi các nhà nghiên cứu, các dữ liệu được phân tích đi đến kết luận những tác động tích cực đến phát triển vốn nhân lực bao gồm: quy hoạch, đào tạo, các yếu tố thuộc về tổ chức, quy trình và đánh giá. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt 1.1.2.1. Các công trình trong nước nghiên cứu về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt Hồ Thu trong bài: "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam" [81] đã đề cập đến việc huy động các nguồn lực, bao gồm: nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có; chủ trương, đường lối, cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước; các nguồn vốn ưu đãi công nghệ tiên tiến từ nước ngoài; các nguồn lực mang lại từ chính sách xã hội hóa... Từng bước hoàn thành các nhiệm vụ chiến lược, tạo ra bước đột phá về đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt và chất lượng nguồn lực, hoàn thành cơ bản các mục tiêu phát triển Đường sắt Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt. Tác giả cũng nhấn mạnh, để tạo ra được đột phá về chất lượng nguồn lực, vai trò của đào tạo có ý nghĩa rất lớn. Tác giả cũng kiến nghị trong thời gian tới, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cần xây dựng quy
  • 24. 20 hoạch, kế hoạch và chế độ cụ thể để tuyển chọn các lao động trực tiếp có tay nghề giỏi, có khả năng phát triển để đào tạo theo hình thức vừa làm, vừa học nhằm nâng cao trình độ nghề nghiệp những chuyên ngành mà doanh nghiệp Đường sắt Việt Nam cần. Hàn Như Quỳnh trong bài: "Các giải pháp ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế để tăng năng lực, thị phần vận tải đường sắt, góp phần xây dựng thương hiệu, hình ảnh đường sắt quốc gia Việt Nam" [69] đã trình bày về vai trò của khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong phát triển đường sắt. Thực trạng hoạt động khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, từ đó chỉ ra năm nhóm giải pháp ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế để tăng năng lực, thị phần vận tải đường sắt, góp phần xây dựng thương hiệu, hình ảnh Đường sắt quốc gia Việt Nam. Các tác giả cuốn sách: "Lịch sử Đường sắt Việt Nam" [87] đã tái hiện và khắc họa một cách chân thực, sinh động hơn 100 năm lịch sử hình thành và phát triển của ngành đường sắt. Từ truyền thống của ngành đòi hỏi cán bộ, công nhân toàn ngành phải phấn đấu không ngừng để ngày càng xây dựng, phát triển và sử dụng, khai thác hiệu quả tiềm năng giao thông vận tải Đường sắt phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.1.2.2. Các công trình nước ngoài nghiên cứu về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt Nnaemeka E. Ononiwu, Diana J. Mosquer trong công trình: "Strategic Factors Affecting the Transformation of Business, Harvard Business Review Press" (Các yếu tố chiến lược ảnh hưởng đến sự chuyển đổi của doanh nghiệp, Tạp chí kinh doanh của Đại học Harvard) [116] đã đề cập đến vai trò của nguồn nhân lực ngành đường sắt, nhấn mạnh chiến lược xây dựng nguồn nhân lực ngành đường sắt. Coi đây chính là một trong những mắt xích quan trọng trong toàn bộ chuỗi hoạt động phát triển của doanh nghiệp đường sắt.
  • 25. 21 Rupert Murdoch trong công trình: "International strategic management, International Sociology" (Quản trị chiến lược quốc tế, Xã hội học quốc tế) [118] khi nghiên cứu về vai trò của các yếu tố trong việc xây dựng nguồn nhân lực ngành đường sắt, cho rằng, việc xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý tới tầm quan trọng của yếu tố con người. Điều này được rút ra từ thực tế của ngành công nghiệp đường sắt. Halsius, Fredric, Lochen, Christoffer trong công trình: "Molecular technologies for Biodiversity Evaluation: Opporturnities and Challenges " (Ứng dụng công nghệ phân tử trong đánh giá đa dạng sinh học: Cơ hội và thách thức) [111] đã khẳng định rằng: sự thay đổi của môi trường kinh doanh, công nghệ và xu hướng phát triển của doanh nghiệp đều có tác động đáng kể đến tổ chức cũng như chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành đường sắt. Dr Dimitrios Buhalis trong công trình: "Tourism Management: Strategic use ofinformation technologies in the tourism industry" (Quản lý du lịch: Sử dụng chiến lược công nghệ thông tin trong ngành du lịch) [110] đã nghiên cứu về vai trò của Công nghệ thông tin trong việc hoạch định chiến lược của nguồn nhân lực ngành đường sắt. Tác giả đã nhận định rằng, sự phát triển của công nghệ thông tin chắc chắn sẽ làm thay đổi cả chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành đường sắt. Và điều này đã được thực tế chứng minh, sự phát triển của Internet từ cuối thập niên 1990 đã mang lại hiệu quả cao cho ngành công nghiệp này. Trong công trình này, tác giả đã khẳng định: ngành đường sắt là một ngành công nghiệp quốc tế, sự tăng trưởng và phát triển nguồn nhân lực ngành đường sắt có lẽ chỉ được nhân đôi bởi sự phát triển của công nghệ thông tin. Tác giả đã đánh giá cao vai trò của công nghệ thông tin trong việc hoạch định chiến lược của ngành đường sắt. Dr. Oh Ji Taek trong công trình: "Policy and Planning for Rail Development Lesson Learnt from Korea for Vietnam" (Chính sách và kế hoạch phát triển đường sắt Bài học từ Hàn Quốc cho Việt Nam) [112] đã đề cập chiến lược phát
  • 26. 22 triển nguồn nhân lực ngành đường sắt của Hàn Quốc đến năm 2020, nhằm mục đích nhấn mạnh vào nguồn nhân lực ngành đường sắt và hệ thống giao thông liên kết để tối đa hiệu suất và cụ thể đề xuất một số giải pháp như sau: kết nối các thành phố chủ đạo bằng hệ thống đường sắt cao tốc với vận tốc trên 230km/h; xây dựng mạng lưới tàu cao tốc trong đô thị, thủ đô với thời gian di chuyển trong vòng 30 phút; xây dựng hệ thống vận tải hàng hóa đường sắt xanh; đường sắt tiện lợi cho người sử dụng. Russian Railway Joint Stock Company trong công trình: "Development strategy of Russian railways holding for the period until 2030 (general)" (Chiến lược phát triển Đường sắt Nga đến năm 2030 (tổng quát) [117] đã phân tích, chiến lược phát triển của nguồn nhân lực ngành đường sắt Nga đến năm 2030, tập trung vào một số vấn đề sau: Đầu tư phát triển hệ thống nguồn nhân lực ngành đường sắt; phát triển cơ sở hạ tầng; xây dựng một số tuyến đường sắt mới; phát triển các trung tâm logistic; xây dựng các tuyến tới khu công nghiệp và các mỏ khoáng sản; phát triển các hành lang quá cảnh và nâng cấp đường sắt hiện tại. Zhang, Jianping trong công trình: "Intsarregtop Transport" (Giao thông nội địa) [121] đã trình bày Chiến lược phát triển đường sắt Trung Quốc đến năm 2020 tập trung vào hai hướng chính: nâng cao năng lực, chất lượng về cơ sở hạ tầng và cải cách ngành công nghiệp đường sắt nhằm mục tiêu đưa đường sắt Trung Quốc hướng tới phát triển bền vững và phát triển đường sắt cao tốc. Chiến lược phát triển của Đường sắt Trung Quốc bao gồm: Phát triển đường sắt siêu cao tốc; xây dựng liên khu hành lang và nâng cấp đường sắt hiện tại. Đây cũng là một trong những bài học có thể vận dụng phù hợp khi xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho ngành Đường sắt Việt Nam. 1.2. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH TỔNG QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.2.1. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình tổng quan
  • 27. 23 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án trên đây đã phân tích, đề cập nhiều khía cạnh khác nhau liên quan trực tiếp đến nội dung mà luận án nghiên cứu như: quan niệm; vị trí, vai trò; nhân tố tác động; đánh giá thực trạng; đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tác giả có nhận xét và khái quát một số kết quả chủ yếu của các công trình đã tổng quan, với một số nội dung cơ bản sau đây: Một là, hiện đã có không ít công trình, đề tài nghiên cứu đưa ra quan niệm về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực chất lượng cao, phần lớn các tác giả đã tiếp cận một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản để vận dụng vào một ngành cụ thể, mang tính đặc thù ở mỗi ngành như: khái niệm, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng mang tính quyết định của vấn đề nhân lực và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, với nhiều góc độ tiếp cận của các ngành khoa học khác nhau. Đồng thời luận giải, khẳng định vai trò to lớn của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chiếm vị trí trung tâm của các nguồn lực phát triển của mọi quốc gia và là nguồn lực quyết định đến tăng trưởng, thịnh vượng về kinh tế của mỗi nước. Vì vậy, các công trình tổng quan đã quan tâm, nghiên cứu vai trò của đội ngũ trí thức trong giai đoạn hiện nay, bởi lẽ, muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao thì phải phụ thuộc trước hết vào chất lượng giáo dục, đào tạo và đầu tư khoa học, công nghệ hiện đại. Hai là, một số công trình đi sâu nghiên cứu các nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một số tác giả đã đưa ra bộ tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Phân tích những yếu tố, điều kiện có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nguồn nhân lực chất lượng cao như: các chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, thu hút, đãi ngộ, môi
  • 28. 24 trường làm việc cho người lao động, đặc biệt lao động trí óc. Phân tích mối quan hệ giữa đầu tư vào nguồn nhân lực và tăng trưởng kinh tế; xu thế mở rộng tác quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng cộng nghiệp lần thứ tư, vừa đặt ra yêu cầu cao, vừa tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở mỗi quốc gia. Ba là, một số công trình phân tích, đánh giá thực trạng, vai trò của nguồn nhân lực đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển châu Á. Một số tác giả đi sâu phân tích thực trạng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng. Phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay, các công trình đã bám sát vào cấu trúc tiếp cận của nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua số lượng, chất lượng, cơ cấu. Các tác giả đều có chung một nhận định rằng, nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập, kinh tế tri thức và yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, nêu ra những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của nguồn nhân lực chất lượng cao này, trong đó nhấn mạnh đến các nguyên nhân về giáo dục và đào tạo, những bất cập và chính sách xã hội chưa thực sự đổi mới cho phù hợp với nguồn nhân lực chất lượng cao. Bốn là, thông qua đó, các tác giả đề xuất và kiến nghị giải pháp nhằm xây dựng và phát huy vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự phát triển bền vững của các quốc gia. Các công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa, bám sát quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao; trên cơ sở đó đã đề xuất, phân tích phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các tác giả nhận thấy, phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao không thể đứng ngoài xu thế phát triển chung của hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa và phát triển kinh tế tri thức. Các công trình nghiên cứu
  • 29. 25 cũng đề xuất hệ thống giải pháp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trước hết phải nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc học phổ thông; phân định rõ xu hướng phát triển theo khả năng của học sinh; định hướng nghề nghiệp, đào tạo nghề, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, tăng cường liên kết đào tạo; đảm bảo sử dụng hợp lý các nguồn đầu tư cho giáo dục và đào tạo; quy hoạch đào tạo theo yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế hoạt động đào tạo nguồn nhân lực. Một số công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực trong ngành đường sắt tuy chưa nhiều, song đã phân tích cho thấy, đây là một ngành có nhiều đặc thù, đòi hỏi nguồn nhân lực phải đáp ứng những tiêu chí cụ thể so với mặt bằng nhân lực chung. Bên cạnh đó, cung cầu lao động trong ngành đường sắt còn chênh lệch dẫn đến sự thiếu hụt của bộ phận nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây cũng là vấn đề phổ biến của ngành đường sắt trên thế giới đang đặt ra cần nghiên cứu, đòi hỏi phải chú trọng đến các chính sách nhằm thu hút, cũng như phát huy tốt nhất năng lực của nguồn nhân lực chất lượng cao cho mục tiêu phát triển của ngành. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã tổng quan có liên quan đến luận án trên đây cho thấy, có nhiều nội dung, cách tiếp cận khác nhau về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao. Các công trình tổng quan là những nguồn tài liệu có giá trị để kế thừa, nhưng cũng là cơ sở để tác giả tìm ra khoảng trống để lựa chọn hướng nghiên cứu của luận án đi đúng và sát với góc độ chuyên ngành Triết học chính trị - xã hội, không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã được công bố. 1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu Qua tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án trên, đã cho thấy, đề tài phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là đề tài nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và thể hiện khá hệ thống, toàn diện về nguồn nhân lực chất lượng cao - lực lượng quyết định nhất đến sự
  • 30. 26 hình thành nền kinh tế tri thức toàn cầu nói chung, ở nước ta nói riêng. Tác giả lựa chọn đề tài luận án nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành Đường sắt Việt Nam, với những vấn đề cơ bản đặt ra trong luận án sẽ giải quyết là: Một là, tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến nguồn lực con người, nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Sự cần thiết phải nghiên cứu, hệ thống hóa các công trình có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung và ở ngành Đường sắt nói riêng, vì từ đó kế thừa kết quả, cách tiếp cận về cách thức giải quyết vấn đề và tránh những trùng lắp đề tài luận án với các công trình đã được công bố. Đến nay, các công trình khoa học nghiên cứu về nguồn lực chất lượng cao của ngành đường sắt, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt còn khá khiêm tốn. Trong khi đó, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt đáp ứng với yêu cầu xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay là rất cơ bản và cấp bách. Đây là một trong những căn cứ quan trọng giúp cho tác giả kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đã công bố, tìm ra khoảng trống và hướng giải quyết vấn đề nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. Hai là, nghiên cứu về quan niệm và bản chất, nội dung của phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung, tính đặc thù ở ngành Đường sắt Việt Nam. Đây là nội dung cần thiết phải đặt ra giải quyết trong luận án, mặc dù đã có nhiều nhà khoa học, ở nhiều công trình nghiên cứu và ở những chuyên ngành khác nhau cũng đề cấp đến nguồn nhân lực chất lượng cao; song đây là lý thuyết rất cơ bản cần nắm chắc thì mới vận dụng vào để giải quyết vấn đề cụ thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu, đưa ra những luận chứng đầy đủ về quan niệm, nội dung, tiêu chí, đặc điểm phát triển nguồn nhân lực chất
  • 31. 27 lượng cao của nghành Đường sắt Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng của luận án. Cho nên, trong luận án đã thiết kế một chương độc lập bàn về một số khái niệm cơ bản, cấu trúc, nội dung... phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. Ba là, đánh giá thực trạng, nguyên nhân và xác định vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. Đây là vấn đề quan trọng cần giải quyết trong luận án, bởi lẽ, chỉ đánh giá đúng thực trạng và tìm ra nguyên nhân thì mới xác định đúng giải pháp cho sát thực, mang tính khả thi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. Mỗi công trình khoa học nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã công bố rất chú trọng đánh giá thực trạng của nguồn lực nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao, về cả thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân của thực trạng của vấn đề ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành Đường sắt chưa được nghiên cứu, đánh giá toàn diện, khách quan trên cơ sở lý thuyết khoa học. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho luận án tập trung giải quyết là đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành là rất cần thiết; trên cơ sở đó, luận chứng những vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. Bốn là, đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay và trong những năm tới. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt hiện nay, phải dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn; từ đó luận chứng các giải pháp cơ bản, hệ thống mới, có tính khả thi. Mặc dù, đã có những công trình nghiên cứu khác nhau đề cập đến hệ thống giải pháp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, song việc nghiên cứu, đề xuất hệ thống các quan điểm, giải pháp cơ bản phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho phù hợp với điều kiện của ngành đường sắt hiện nay thì chưa được quan tâm thích đáng. Đây là một
  • 32. 28 trong những nhiệm vụ đặt ra nghiên cứu không đơn giản, không được mang tính tư biện chủ quan mà là kết quả rút ra từ các nội dung nghiên cứu đã thể hiện trong luận án. Bởi lẽ, đề xuất hệ thống các giải pháp đúng sẽ có giá trị thiết thực cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay và những năm tới. Tác giả xác định một số nội dung đặt ra cần giải quyết trong luận án nêu trên là những vấn đề cấp thiết cả về lý luận, thực tiễn và không bị trùng lặp với các công trình khoa học nghiên cứu đã được công bố. Tiểu kết chương 1 Nghiên cứu đề tài về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam, những vấn đề cơ bản đặt ra trong luận án là cấp thiết. Đường sắt Việt Nam là một ngành kinh tế mũi nhọn, với bề dày lịch sử gần 140 năm hình thành và phát triển, Ngành đã có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà. Ở thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sứ mệnh của Ngành đang đặt ra yêu cầu mới, cần nâng cao hiệu quả kinh doanh để góp phần phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân. Thực tế trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành Đường sắt Việt Nam còn có bất cập về sức cạnh tranh về kinh tế, về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và chưa được đầu tư vốn, khoa học, công nghệ hiện đại so với một số ngành khác. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, ở trong nước cũng như ở nước ngoài, giúp tác giả tham chiếu, kế thừa cách tiếp cận và kết quả của các công trình nghiên cứu tiêu biểu. Đó cũng là cơ sở để tác giả vận dụng, xác định hướng giải quyết vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. Qua khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan đến luận án, gợi ý cho tác giả đánh giá sát thực trạng, xác định đúng hệ giải pháp để phát huy thế mạnh, tiềm năng của Đường sắt Việt Nam - một ngành kinh tế
  • 33. 29 mũi nhọn, nhưng còn chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội, chưa cạnh tranh được với loại hình phương tiện vận tải khác và yêu cầu của sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Giá trị của tổng quan các công trình tiêu biểu có liên quan đến luận án, là tìm ra những khoảng trống, xác định các vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết theo góc độ chính trị - xã hội và phù hợp với tính chất của đề tài luận án tiến sĩ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học.
  • 34. 30 Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM 2.1. QUAN NIỆM VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM 2.1.1. Nguồn nhân lực và nguồn nhân lực ngành Đường sắt Việt Nam 2.1.1.1. Về nguồn nhân lực Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến khái niệm nguồn nhân lực ở các góc độ khác nhau: Nguồn nhân lực, theo nghĩa rộng, là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cho sự phát triển của một quốc gia, là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng của các nhóm dân cư, cá nhân trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội; có đủ các yếu tố về phẩm chất, về thể lực, trí lực được huy động vào quá trình lao động. Ở một nghĩa nào đó, nguồn nhân lực có thể tương đồng với nguồn lực con người (Hunman Resources), nguồn lao động được sử dụng từ những năm 60 của thế kỷ XX ở nhiều nước phương tây và một số nước châu Á. Theo quan niệm của Liên hợp quốc cho rằng: "Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng" [49]. Nguồn lao động là khái niệm để chỉ bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động và những người ngoài độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Nguồn lao động được quan niệm là đồng nghĩa với dân số hoạt động kinh tế và nó phản ánh khả năng cung ứng lao động của xã hội. Ở Việt Nam, quy định độ tuổi lao động của Luật lao động (1994), độ
  • 35. 31 tuổi lao động đối với nam từ 15 đến 60 và nữ từ 15 đến 55 tuổi; hiện nay, đang có sự điều chỉnh theo hướng kéo dài và tùy theo tính chất ngành nghề cho phù hợp nhu cầu thực tế của cá nhân, của xã hội. Sự so sánh, phân biệt giữa nguồn nhân lực với nguồn lao động là ở khả năng lao động. Nguồn nhân lực của một ngành thì bao giờ cũng gắn liền với khả năng lao động, hoạt động nghề nghiệp, tay nghề, kinh nghiệm... còn nguồn lao động chưa tính đến nhiều tiêu chí, yêu cầu cụ thể. Ở Việt Nam, sử dụng thuật ngữ về nguồn lực con người khá phổ biến vào những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, dựa trên quan niệm mới về vai trò, vị trí của con người trong sự phát triển. Đây là chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, đưa ra những tiêu chí và đặc trưng của nguồn nhân lực là rất phong phú, mỗi ngành khoa học có quan niệm không giống nhau về tính chất, đặc điểm, vai trò, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ở mỗi giai đoạn lịch sử, cụ thể. Thực tế đã có quan niệm bàn cả về nguồn nhân lực gắn với dân số và chất lượng con người: "Nguồn lực con người là dân số và chất lượng con người, bao gồm thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực, phẩm chất đạo đức của người lao động... " [24]. Nguồn nhân lực là những con người phải có đủ phẩm chất, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo trong sản xuất... Nguồn nhân lực có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của mỗi cá nhân, của đất nước, là sản phẩm của nền giáo dục, đào tạo của một quốc gia trong một giai đoạn lịch sử và được thể hiện ở mỗi ngành, mỗi lĩnh vực cụ thể. Nguồn nhân lực của một quốc gia có vai trò quan trọng đặc biệt so với các nguồn lực khác trong quá trình thúc đẩy xã hội phát triển, được xác định là nguồn "tài nguyên đặc biệt" và có thể đánh giá qua tiêu chí chất lượng, số lượng, cơ cấu dân cư còn trong độ tuổi lao động. Nguồn nhân lực có thể hiểu thực chất là toàn bộ phẩm chất trình độ chuyên môn mà con người tích lũy được, thể hiện thông qua hiệu quả lao động của nhóm dân cư trong một quốc gia ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Kiến thức mà con người tích lũy
  • 36. 32 được thể hiện trong quá trình lao động sản xuất là mấu chốt, vì chính kiến thức đó, giúp họ tạo ra của cải, tài sản cho cuộc sống hiện tại và tương lai của chính mình. Từ những sự phân tích trên, có thể khái quát: Nguồn nhân lực là một khái niệm dùng để chỉ tổng hợp các yếu tố hiện hữu và khả năng tiềm ẩn của người lao động bao gồm số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động có thể được huy động để tham gia vào quá trình sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội trong hiện tại cũng như tương lai. Nguồn nhân lực cũng có thể được xem xét ở nhiều cấp độ, như là một trong những nguồn lực ở dạng dự trữ, tiềm năng, cả hiện hữu gắn với cá nhân, tập thể, một ngành nghề, cộng đồng, hay quốc gia. Sự phát triển của một quốc gia trong mỗi giai đoạn lịch sử, cụ thể sẽ cần có tổng hòa những nguồn lực khác nhau như tài nguyên, vốn, khoa học - công nghệ, nhưng nguồn nhân lực hay nguồn lực con người bao giờ cũng giữ vai trò là nguồn lực quan trọng nhất. Nguồn nhân lực cung cấp sức lao động cho xã hội, đó là những con người và những nhóm dân cư phát triển bình thường về trí lực, thể lực, có khả năng lao động và trong độ tuổi lao động mà không bị khiếm khuyết hoặc bị dị tật. Nguồn nhân lực thể hiện khả năng huy động sức lao động của xã hội, bảo đảm thúc đẩy sự phát triển xã hội; nếu một quốc gia có nguồn nhân lực lao động chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu dân cư thì được gọi là quốc gia có dân số vàng, ngược lại sẽ đe dọa sự phát triển của quốc gia đó. Cho nên các quốc gia đều quan tâm xây dựng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, bởi nó được xác định là vấn đề chiến lược và là quốc sách của mọi quốc gia. Đặc biệt, sự phát triển không ngừng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực trong tổng số lao động xã hội bảo đảm cho chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất công nghiệp là tất yếu khách quan. V.I.Lênin đã khẳng định vị thế của nguồn nhân lực lao động đó là: "Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động" [45].
  • 37. 33 2.1.1.2. Về nguồn nhân lực ngành Đường sắt Việt Nam * Ngành Đường sắt Việt Nam Ngành Đường sắt Việt Nam là một ngành công nghiệp lâu đời, với hệ thống công nghiệp để sản xuất, quản lý, kinh doanh, kết cấu hạ tầng và dịch vụ cho các quá trình đóng mới, sửa chữa, dịch vụ vận tải đường sắt. Ngành Đường sắt là một trong những ngành vận tải quan trọng trong sự phát triển của đất nước, có bề dày lịch sử gần 1,5 thế kỷ. Ngành Đường sắt Việt Nam ra đời gắn liền với sự xâm chiếm, đô hộ và bóc lột của thực dân Pháp, đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau luôn gắn liền với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, trước yêu cầu của thời kỳ đổi mới, nhất là đứng trước thách thức của cơ chế thị trường, ngành đường sắt đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện và đang đặt ra những đòi hỏi mới về nguồn nhân lực của ngành để sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngành có nhiều chức năng nhưng trọng tâm là sản xuất, kinh doanh, là một loại hình doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Nhà nước làm chủ sở hữu, có tư cách pháp nhân, có điều lệ tổ chức, hoạt động riêng, có con dấu riêng, được mở tài khoản tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nhiệm vụ chủ yếu của ngành Đường sắt Việt Nam, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương trình, dự án, đề án quốc gia về phát triển giao thông vận tải đường sắt; quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, nhân viên của ngành; tổ chức hoạt động vận tải đường sắt. Tổ chức ứng dụng, nghiên cứu khoa học, công nghệ; bảo vệ môi trường; tổ chức hợp tác quốc tế; tổ chức thanh tra, kiểm tra giao thông đường sắt... Về xu hướng phát triển những năm tới, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cần huy động mọi nguồn lực, nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có,
  • 38. 34 các chủ trương, đường lối, cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước; các nguồn vốn ưu đãi, khoa học công nghệ tiên tiến, các tiềm năng mang lại từ chính sách xã hội hóa hoạt động đường sắt và mở rộng hợp tác quốc tế với những nước có ngành đường sắt phát triển, đặc biệt với Hàn Quốc... Ngành đang tập trung cho quá trình cơ cấu lại sản xuất, triển khai phương châm kinh doanh phục vụ khách hàng: "An toàn - Thuận tiện - Thân thiện - Đúng giờ - Hiệu quả"; theo tiêu chí bốn xin và bốn luôn "Bốn xin: xin chào, xin cảm ơn, xin lỗi và xin phép", "Bốn luôn: luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn thấu hiểu và luôn giúp đỡ", nhằm xây dựng hình ảnh và tạo ấn tượng tốt đẹp về ngành Đường sắt Việt Nam trong nhân dân và hành khách đi tàu…Xu hướng mà ngành Đường sắt Việt Nam đang đặt ra để phát triển, hiện đại hóa, hội nhập cùng với khu vực và thế giới cần phải huy động nhiều nguồn lực; song nguồn lực có ý nghĩa quyết định trực tiếp là phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngày càng cao. * Quan niệm nguồn nhân lực ngành Đường sắt Việt Nam Nguồn nhân lực ngành Đường sắt được hình thành, phát triển qua các giai đoạn lịch sử khác nhau và là chủ thể quan trọng nhất trong sản xuất, kinh doanh của ngành. Nguồn nhân lực ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay, bao gồm cả lực lượng đang lao động và cả lực lượng dự trữ, tiềm năng, được đào tạo, có trình độ học vấn, chuyên môn lành nghề, có kinh nghiệm; có năng lực tiếp nhận, làm chủ, vận dụng sáng tạo tri thức, kỹ năng, thành tựu khoa học và công nghệ vào trong quá trình đóng mới, sửa chữa các loại toa tàu và dịch vụ kinh doanh vận tải để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Nguồn nhân lực ngành đường sắt là một bộ phận của nguồn nhân lực quốc gia, thể hiện ở số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động được huy động, khai thác, sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, đem lại sự phát triển của ngành góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước trong hiện tại cũng như tương lai. Nguồn nhân lực ngành Đường sắt
  • 39. 35 Việt Nam là chỉ những người tham gia trực tiếp vào các lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành đường sắt. Nguồn nhân lực ngành đường sắt là một trong những nguồn lực có ý nghĩa quyết định hiệu quả kinh doanh, sự phát triển của ngành. Như vậy, nguồn nhân lực ngành đường sắt được hiểu là một bộ phận của nguồn nhân lực quốc gia, thể hiện tiềm năng, khả năng thực tế đảm bảo yêu cầu, tiêu chí về số lượng, chất lượng và cơ cấu có thể huy động đưa vào khai thác, sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ vận chuyển của ngành đường sắt. Nghiên cứu nguồn nhân lực ngành đường sắt cũng tiếp cận theo ba yếu tố cấu thành là số lượng, chất lượng, cơ cấu, đó là một chỉnh thể và được thể hiện nhất quán trong luận án; trong đó, "nguồn nhân lực" nói lên khả năng và mức độ sẵn sàng của nhân lực quốc gia có thể huy động theo nhu cầu phát triển của ngành. Khái niệm "nhân lực ngành đường sắt" là hẹp hơn "nguồn nhân lực ngành đường sắt", vì nó dùng để chỉ những người đang trực tiếp hoạt động trong ngành đường sắt. Tuy nhiên, khái niệm nguồn nhân lực ngành đường sắt còn bao hàm cả nguồn lực hiện thực và cả ở tiềm năng, thông qua cơ chế, chính sách để sử dụng, khai thác. Vì vậy, cần tiếp cận nguồn nhân lực ngành Đường sắt trong mối quan hệ biện chứng với quá trình phát triển nguồn nhân lực và những cơ chế, chính sách để sử dụng, khai thác hiệu qủa nguồn nhân lực này của ngành trong hiện tại, tương lai. Vai trò của nguồn nhân lực ngành đường sắt là cung cấp sức lao động cho ngành, đó là những con người đang ở tuổi lao động trí lực, thể lực, thông qua tuyển chọn và được đào tạo. Là một bộ phận của nguồn lực xã hội, thể hiện khả năng lao động của xã hội, bảo đảm thúc đẩy sự phát triển của ngành trong hiện tại cũng như tương lai. Nguồn nhân lực ngành Đường sắt gắn liền với chiến lược phát triển ngành vận tải quốc gia. Sự hình thành và phát triển nguồn nhân lực ngành Đường sắt Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ chế chính sách, yêu
  • 40. 36 cầu phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển ngành vận tải quốc gia. Nguồn nhân lực ngành Đường sắt vừa là sản phẩm, vừa là bộ phận quan trọng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, bước vào thời kỳ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tri thức và mở rộng hội nhập quốc tế, thì ngành Đường sắt là ngành gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nguyên nhân phải phụ thuộc vào nhiều nguồn lực, cơ chế để phát huy vai trò của các nguồn lực, trong đó có nguồn lực con người, nên sức cạnh tranh vận tải đường sắt không cao so với một số ngành vận tải khác. Nhân lực của ngành đường sắt là lao động công nghiệp đa dạng ngành nghề và xã hội hóa cao. Lao động của ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay, được biên chế ở nhiều bộ phận: Bộ phận ở cơ quan Tổng công ty có Ban Lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam; Văn phòng Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và các Ban tham mưu chuyên môn, nghiệp vụ; Công ty quản lý đường sắt; Thông tin tín hiệu đường sắt; Vận tải hàng hóa đường sắt; công ty in đường sắt; công ty Xe lửa; công ty con; công ty liên kết; với tổng quân số cán bộ, công nhân, viên chức của ngành ở năm 2018 là 31.945.000 người. Tuổi trung bình của người lao động trong toàn ngành là 70% ở độ tuổi 40 đến 45; so với một ngành khác trẻ hóa đội ngũ hơn nhiều và đây là điều bất lợi cho ngành đường sắt hiện nay [Phụ lục 9.4]. Nhân lực lao động của ngành Đường sắt Việt Nam thường ở phân tán, trình độ học vấn và có thu nhập không cao. Nhân lực lao động của ngành Đường sắt Việt Nam có số lượng đông so với một số ngành khác, nhưng ở phân tán khắp các miền của đất nước, môi trường làm việc chịu sự ảnh hưởng rất lớn của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nguồn nhân lực ngành Đường sắt Việt Nam có cơ cấu, trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật chưa cao và bố trí không đều ở các bộ phận... Lao động ngành Đường sắt Việt Nam có năng suất lao động và thu nhập chưa cao. Bình quân thu nhập của người lao động năm 2018 là từ 8 triệu đến 8,4 triệu đồng trên tháng. Điều này do tình hình vận tải của ngành đường sắt
  • 41. 37 những năm gần đây có dấu hiệu giảm mạnh (năm 2006, khối lượng vận chuyển hành khách đạt 0,85% so với ngành khác thì năm 2016 chí đạt 0,28%). Vận chuyển hàng hóa tuy có tăng hơn nhưng không đáng kể (năm 2006 chiểm 3,32% thì đến năm 2016 đạt 0,42%). Số liệu thống kê năm 2018, những tháng đầu năm 1019, ngành đường sắt chỉ chiếm 1,7 thị phần so với các phương tiện vận chuyển khác trong ngành giao thông vận tải. Vì thế, việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào ngành đường sắt lao động những năm gần đây không dễ dàng, cần nghiên cứu để đổi mới chính sách cho phù hợp trong tình hình mới. Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại, nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế, càng chứng minh vai trò to lớn của nguồn nhân lực chất lượng cao, nên không thể không chú trọng phát triển lực lượng này. Ở mỗi quốc gia khác nhau, các ngành khác nhau đều quan tâm phát triển nguồn nhân lực của mình, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao và đưa ra quan niệm, tiêu chí cụ thể, ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau. 2.1.2. Nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay 2.1.2.1. Nguồn nhân lực chất lượng cao Ở thế kỷ XIX, đề cập đến vai trò của con người trong hệ thống sản xuất xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng, sự phát triển của sản xuất phụ thuộc vào "...những con người có năng lực phát triển toàn diện, đủ sức tinh thông toàn bộ hệ thống sản xuất" [53, tr.474] và "Sức sản xuất của lao động được quyết định bởi rất nhiều tình hình, trong đó có: trình độ khéo léo trung bình của người công nhân… " [54, tr.68-69]. C.Mác và Ph.Ăngghen, mặc dù chưa sử dụng thuật ngữ nguồn nhân lực chất lượng cao, song những tư tưởng và nội hàm của vấn đề đã được các ông đề cập, đó là những đặc trưng tiêu biểu phản ánh trình độ, kỹ năng và phẩm chất của người lao động ngày càng cao trong hệ thống sản xuất xã hội. Quan điểm của C.Mác đến nay vẫn giữ
  • 42. 38 nguyên giá trị, khi sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và thúc đẩy hình thành nền kinh tế tri thức. Trong bối cảnh đó, việc quan tâm phát triển nguồn lực trí tuệ, nguồn nhân lực chất lượng cao đã trở thành vấn đề sống còn đối với các quốc gia. Theo đó, thuật ngữ nguồn nhân lực chất lượng cao cũng được hình thành và sử dụng rộng rãi trên thế giới. Tư tưởng về nguồn nhân lực chất lượng cao của C. Mác rõ nhất từ khi ông cho rằng: "... nền công nghiệp do toàn xã hội thực hiện một cách tập thể và có kế hoạch lại càng cần có những con người có năng lực phát triển toàn diện, đủ sức tinh thông toàn bộ hệ thống sản xuất" [52, tr.474]. Như vậy, C.Mác đã nhấn mạnh đến những đặc trưng tiêu biểu và vai trò của con người có trình độ, kỹ năng và phẩm chất cao trong hệ thống sản xuất xã hội. Đây là nguồn lực có ý nghĩa quyết định thúc đẩy xã hội phát triển. Tiếp đó, C.Mác đã luận giải thành công mối quan hệ giữa "lao động phức tạp" với "lao động giản đơn", và ông cho rằng "lao động phức tạp" là "bội số" của "lao động giản đơn". Điều ấy có nghĩa là, trong cùng một đơn vị thời gian thì lao động phức tạp có khả năng tạo ra lượng giá trị của hàng hóa lớn hơn gấp nhiều lần so với lao động giản đơn. Còn V.I.Lênin đã đặt ra yêu cầu và đòi hỏi mỗi con người tham gia lao động hay hoạt động xã hội nói chung, phải có tri thức và muốn có tri thức thì phải học, học nữa, học mãi. Người khẳng định: "Người ta chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra" [47, tr.362]. Rộng hơn, V.I. Lênin cho rằng, văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của tổng số kiến thức mà loài người đã tích lũy được. Giai đoạn hiện nay, khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao được quan tâm nghiên cứu ở nhiều quốc gia, ở nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau để chỉ một lực lượng lao động xã hội, nguồn nhân lực có trình độ cao trong cơ cấu dân cư. Nó được biểu hiện là những người lao động có phẩm chất, thể