SlideShare a Scribd company logo
1 of 56
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÊ CÔNG NAM
NGHIÊN CỨU BÓN PHÂN KHOÁNG THEO CHẨN ĐOÁN
DINH DƯỠNG LÁ CHO CÂY CAO SU Ở QUẢNG TRỊ
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
HUẾ, 2018
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÊ CÔNG NAM
NGHIÊN CỨU BÓN PHÂN KHOÁNG THEO CHẨN ĐOÁN
DINH DƯỠNG LÁ CHO CÂY CAO SU Ở QUẢNG TRỊ
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 62.62.01.10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. NGUYỄN MINH HIẾU
2. PGS.TS. DƯƠNG VIẾT TÌNH
HUẾ, 2018
Công trình hoàn thành tại:
Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. NGUYỄN MINH HIẾU
2. PGS. TS. DƯƠNG VIẾT TÌNH
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế
họp tại: …………………………………………. Đại học Huế
Vào hồi …h…, ngày… tháng ….năm 2018
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia Việt Nam.
Thư viện Trường Đại học Nông Lâm Huế
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây cao su ba lá (Hevea brasiliensis Muel. Arg.) thuộc họ Thầu dầu (Euphobiaceae)
là cây đa mục đích, có vai trò rất lớn về mặt kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Cây cao
su có rất nhiều giá trị, mủ cao su trở thành 1 trong 4 nguyên liệu chính của các ngành công
nghiệp thế giới (đứng sau gang thép, than đá và dầu mỏ), gỗ cao su có thể sử dụng trong
công nghiệp chế biến gỗ và xây dựng, hạt làm nguyên liệu tẩy rửa, hoá chất, sơn, ...
Sản lượng cao su thế giới tăng trưởng trên 20%, từ 9 triệu tấn năm 2010 lên 12,3
triệu tấn vào năm 2015; nhu cầu cao su thế giới đạt 30,5 triệu tấn trong năm 2015, dự báo
năm 2019 tăng 3,9 % so với năm 2015 lên 31,7 triệu tấn.
Ở Việt Nam, cao su là cây công nghiệp chủ lực, một trong mười mặt hàng xuất khẩu
chủ yếu. Năm 2016 có diện tích là 965 nghìn ha, Việt Nam hiện đứng thứ 2 thế giới về
năng suất (1,7 tấn/ha), thứ 3 về sản lượng (1,1 triệu tấn), thứ 4 về sản lượng xuất khẩu (1
triệu tấn) (ANRPC, 2016).
Quảng Trị là tỉnh có quỹ đất tương đối lớn, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp
với quá trình sinh trưởng phát triển của cây cao su. Toàn tỉnh hiện có 20.689 ha cao su, phân
bố chủ yếu ở 3 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ (chiếm 90%), sản lượng 12,3 nghìn tấn
(Niên giám thống kê Quảng Trị, 2016).
Hiện tại ở Quảng Trị cũng như khu vực Trung Bộ, cao su tiểu điền năng suất thấp,
chất lượng vườn kém, sử dụng phân bón đang mang tính tự phát, thiếu cơ sở, hiệu quả chưa
cao. Bên cạnh đó bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng là tiến bộ của khoa học phân bón,
khoa học cây trồng. Bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng giúp bón phân cân đối và hợp lý;
tổng hòa các mối quan hệ giữa đất, cây trồng, khí hậu.
Tuy nhiên ở Việt Nam mới chỉ có 1 công trình nghiên cứu về chẩn đoán dinh dưỡng
cho cây cao su nhưng lại thực hiện trên cây cao su đại điền ở Đông Nam Bộ, nghiên cứu
cũng mới đề xuất thang dinh dưỡng khoáng, chưa ứng dụng hệ thống hệ thống chẩn đoán và
khuyến cáo (DRIS) nên chưa hoàn thiện và khó áp dụng vào thực tế sản xuất.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu bón
phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cho cây cao su ở Quảng Trị.
2. Mục tiêu đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần hoàn thiện phương pháp bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá
trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ cho cây cao su thời kỳ kinh doanh trên địa
bàn tỉnh Quảng Trị.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng vườn cây, sử dụng phân bón và sử dụng chất kích thích
mủ cho cao su tiểu điền thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị.
- Đánh giá được hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, trong lá và mối quan hệ
với năng suất cao su thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị.
- Xây dựng được thang dinh dưỡng khoáng qua lá cho cao su thời kỳ kinh doanh ở
Quảng Trị.
- Xác định được chỉ số hệ thống tích hợp chẩn đoán và khuyến cáo (DRIS) cho cao
su thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị.
- Xây dựng được các tổ hợp phân bón cho cao su thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị
theo chẩn đoán dinh dưỡng lá trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về sự tương quan
của các nguyên tố khoáng N, P, K trong đất, trong lá với năng suất cao su thời kỳ kinh
doanh, là cơ sở khoa học để đánh giá thực trạng dinh dưỡng thông qua thang hàm lượng các
nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong lá cao su.
- Bổ sung, hoàn thiện phương pháp bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cho cây
cao su thời kỳ kinh doanh, làm cơ sở cho việc hoàn thiện quy trình bón phân cho cây cao su,
đặc biệt là cao su tiểu điền.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc giảng dạy
và nghiên cứu khoa học theo hướng bón phân hợp lý dựa theo chẩn đoán dinh dưỡng lá
trong điều kiện sử dụng chất kích thích mủ không chỉ cho cây cao su mà còn cho các cây
trồng khác nữa.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Giới thiệu rộng rãi đến nông dân đang sản xuất cao su tiểu điền một biện pháp bón
phân tiên tiến là phương pháp bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng qua lá trong điều kiện
đồng thời sử dụng chất kích thích mủ để tăng năng suất.
- Về thực tiễn dựa vào thang dinh dưỡng khoáng qua lá và chỉ số DRIS được xác lập
đã giúp cho nông hộ có định hướng cân đối được liều lượng phân bón trong điều kiện có sử
dụng chất kích thích mủ để phát triển cao su một cách hiệu quả và bền vững.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Nghiên cứu tập trung điều tra đánh giá thực trạng vườn cây, sử dụng phân bón, chất
kích thích mủ, đánh giá dinh dưỡng khoáng trong đất, trong lá cao su để xây dựng thang
dinh dưỡng khoáng và chỉ số DRIS qua lá cao su kinh doanh dòng RRIM 600 ở độ tuổi 10 -
20 trồng trên đất nâu đỏ bazan vùng gò đồi tại 3 huyện có diện tích cao su chiếm gần 90%
diện tích cao su của cả tỉnh là Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ của tỉnh Quảng Trị.
- Nghiên cứu tiến hành trong 4 năm: 2013 - 2016.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Xây dựng được thang dinh dưỡng khoáng qua lá cao su kinh doanh ở Quảng Trị
hướng tới dinh dưỡng tối ưu để đạt được năng suất từ 1,5 - 2 tấn mủ/ha trong điều kiện
có sử dụng chất kích thích mủ với các giá trị trung bình hàm lượng chất khô chứa trong
lá của ni tơ (xN ) là 3,19%, phốt pho (xP ) là 0,25%, kali (xK ) là 1,00% và độ lệch
chuẩn của hàm lượng ni tơ (N) là 0,36, phốt pho (P) là 0,04, kali (K) là 0,23, ngưỡng
tối ưu của hàm lượng ni tơ trong lá là 3,56 – 3,91%, phốt pho là 0,30 – 0,33%, kali là
1,24 – 1,46%.
- Xác định được chỉ số DRIS cho cây cao su kinh doanh ở Quảng Trị trong điều kiện
có sử dụng chất kích thích mủ, thiết lập dựa trên 3 trục: N/P, N/K, K/P với tâm là giao điểm
của các hàm lượng N, P, K trên lá cao su tối thích theo năng suất trung bình của tập hợp phụ
có năng suất cao nhất trên từng trục tương ứng làXN/P là 11,99;XN/K là 4,20;XK/P là 2,85,
các giới hạn đáng tin cậy biểu thị trạng thái cân bằng dinh dưỡng (ngưỡng bình thường) của tỷ
lệ N/P là 10,19 – 13,79, N/K là 2,42 – 3,28, K/P là 3,57 – 4,83, góp phần hoàn thiện phương
pháp bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng.
- Xây dựng được 2 tổ hợp phân bón cho cao su kinh doanh theo chẩn đoán dinh
dưỡng lá trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ ở tỉnh Quảng Trị là: (100 kg N +
25 kg P2O5 + 80 kg K2O)/ ha và (120 kg N + 10 kg P2O5 + 80 kg K2O + 4.500 kg phân
hữu cơ)/ ha.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Cây cao su và các yêu cầu sinh thái cơ bản
1.1.2. Dinh dưỡng và phân bón cho cây trồng
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc bón phân đạm cho cây cao su
1.1.4. Cơ sở khoa học của việc bón phân lân cho cây cao su
1.1.5. Cơ sở khoa học của việc bón phân kali cho cây cao su
1.1.6. Cơ sở khoa học của việc bón phân hữu cơ cho cây cao su
1.1.7. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chất kích thích mủ cho cây cao su
1.1.8. Cơ sở khoa học của việc bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng cho cao su
1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Tình hình phát triển cao su thiên nhiên trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.2. Những nghiên cứu về bón phân khoáng N, P, K cho cây cao su
1.2.3. Những nghiên cứu về bón phân hữu cơ cho cây cao su
1.2.4. Tình hình nghiên cứu sử dụng chất kích thích Ethephon nhằm tăng năng suất mủ
cao su
1.2.5. Những nghiên cứu về bón phân cho cao su theo chẩn đoán dinh dưỡng lá
1.2.6. Điều kiện cơ bản và tình hình sản xuất cao su thiên nhiên ở tỉnh Quảng Trị
1.2.7. Luận giải về lý do chọn vấn đề và các địa điểm nghiên cứu
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu trên đối tượng cây cao su (Hevea brasilinesis Muel. Arg.) tiểu
điền dòng vô tính RRIM600 trong thời kỳ kinh doanh ở độ tuổi 10 – 20 trồng trên đất nâu
đỏ bazan FRs (Rhodic Ferralsols) vùng gò đồi của Quảng Trị.
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu
- Các loại phân bón: Phân đạm: Sử dụng phân Urê có chứa 46% N. Phân lân: Sử
dụng phân Super Lân có chứa 16% P2O5. Phân kali: Sử dụng phân Kaliclorua MOP có
chứa 60% K2O. Phân hữu cơ (phân chuồng): Sử dụng phân trâu bò hoai mua của dân địa
phương (là hỗn hợp phân do gia súc tiết ra với nước giải, chất độn chuồng (rơm rạ, thân
lá cây phân xanh) và thức ăn thừa của gia súc), trong thành phần có chứa 83,1% nước,
0,29% N, 0,17% P2O5, 1,00% K2O, 0,3% CaO và 0,1% MgO.
- Chất kích thích mủ: Sử dụng Stimulatex, là tên thương phẩm của sản phẩm có nồng
độ hoạt chất (a.i.) Ethephon là 2,5%.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Điều tra thực trạng vườn cây, sử dụng phân bón và chất kích thích mủ
cho cây cao su tiểu điền thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị.
Nội dung 2: Đánh giá hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, trong lá và mối quan
hệ với năng suất cao su kinh doanh ở Quảng Trị.
Nội dung 3: Nghiên cứu xây dựng thang dinh dưỡng khoáng trên lá cho cây cao su
kinh doanh ở Quảng Trị.
Nội dung 4: Nghiên cứu xác định chỉ số hệ thống tích hợp chẩn đoán và khuyến cáo
cho cây cao su kinh doanh ở Quảng Trị.
Nội dung 5: Thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng khoáng qua lá cho cây
cao su ở Quảng Trị.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Đánh giá thực trạng vườn cây, sử dụng phân bón và chất kích thích mủ cho cao su
tiểu điền tại Quảng Trị
- Các phương pháp sử dụng:
+ Phương pháp kế thừa, phân tích tài liệu
+ Phương pháp điều tra thực địa (lát cắt, lập ô tiêu chuẩn,…)
+ Phương pháp điều tra xã hội học (dùng bảng hỏi, phòng vấn sâu, quan sát có sự
tham gia,…)
- Các chỉ tiêu thu thập:
+ Thực trạng vườn cây (năm trồng, diện tích, mật độ trồng, mật độ hiện còn).
+ Tình hình sử dụng phân bón thời kỳ kinh doanh (loại phân bón, liều lượng, thời
gian bón).
+ Tình hình sử dụng chất kích thích mủ (loại thuốc, cách sử dụng, liều lượng, tác
động của thuốc).
+ Chi phí, thu nhập, hiệu quả của các mô hình cao su tiểu điền.
+ Một số khó khăn, tồn tại trong sản xuất cao su tiểu điền (đặc biệt là những khó
khăn, tồn tại trong bón phân và sử dụng chất kích thích mủ).
Đã điều tra tại 3 xã thuộc 3 huyện, mỗi xã 35 hộ (tổng số hộ điều tra là 105 hộ) đại
diện cho các vùng trồng cao su chủ yếu của tỉnh Quảng Trị.
2.3.2. Phương pháp lấy mẫu, xử lý và phân tích mẫu đất, mẫu lá để đánh giá tình hình
dinh dưỡng trong đất, trong lá cao su kinh doanh
- Mẫu đất:
+ Lấy và xử lý mẫu:
Mẫu đất được lấy và xử lý theo quy định tại tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7538 : 2006
– Chất lượng đất – Lấy mẫu [4] bằng phương pháp đường chéo ở tầng canh tác (0 – 20 cm)
lấy 5 điểm/khu nghiên cứu từ 5 điểm chéo góc trong vườn, ở mỗi điểm chiếu theo rìa tán
cao su, đào 1 hố nhỏ sâu 30cm, xong dùng dao nạo một lớp đất mỏng đều đặn từ trên xuống
dưới theo chiều thẳng đứng, lấy khoảng 200g. Đất được lấy mẫu từ 5 điểm trộn lại thành 1
mẫu đất khoảng 1kg đại diện cho vườn để đem đi phân tích. Tránh lấy đất dưới gốc cây
trong vườn. Không lấy ở các vị trí mới được bón phân. Mẫu sau khi thu về tiến hành loại bỏ
rễ cây, tạp chất sơ bộ, hong khô trong không khí, sấy khô, sau đó nghiền qua rây 1 mm.
Để đánh giá được tình hình dinh dưỡng khoáng trong đất, trong lá, mối tương quan
giữa chúng với năng suất, làm cơ sở cho việc xây dựng thang dinh dưỡng khoáng và xác lập
chỉ số DRIS, mẫu đất (kèm mẫu lá) được lấy trên 3 loại hình: Vườn tốt có năng suất trên 1,5
tấn/ha, vườn trung bình có năng suất từ 1,0 - 1,5 tấn/ha và vườn xấu có năng suất dưới 1,0
tấn/ha, chọn 3 huyện có diện tích cao su lớn nhất để lấy mẫu là: Vĩnh Linh (lấy xã Vĩnh Tân
làm đại diện), Gio Linh (xã Gio An), Cam Lộ (xã Cam Chính), mỗi huyện đều lấy mẫu cả 3
loại hình tốt (10 mẫu), trung bình (10 mẫu), xấu (10 mẫu). Số lượng mẫu lấy là 3 loại hình x
3 huyện x 10 mẫu/huyện = 90 mẫu.
+ Phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu: Hàm lượng đạm tổng số: Phân tích theo phương
pháp Kjendahl cải tiến [10 TCN 377-99]. Hàm lượng P2O5 tổng số và dễ tiêu: Phân tích theo
các phương pháp so màu và Oniani [TCVN 8940 : 2011]. Hàm lượng K2O tổng số và dễ
tiêu: Phân tích theo phương pháp quang kế ngọn lửa (TCVN 8660 : 2011]. Các bon hữu cơ:
Phương pháp Wakley Black [TCVN 8940 : 2011]. pHKCl: Xác định theo phương pháp đo
bằng máy đo pH mét [10TCN 381-99].
- Mẫu lá:
+ Lấy và xử lý mẫu: Được thực hiện theo quy định tại tiêu chuẩn Việt Nam TCVN
8551 : 2010 – Cây trồng – Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu [5] và Quy trình của Tập
đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam 2012 [39]. Một mẫu lá là tổng hợp của 30 cây, mỗi cây
lấy nguyên 3 lá kép (mỗi lá kép có 3 lá đơn), mỗi mẫu lá tương đương 270 lá đơn. Lá được
lấy ở cành dưới thấp của tán cây, trong bóng râm, lấy lá nằm ở tầng lá cuối cùng của cành,
lá thành thục (khoảng 90 – 150 ngày tuổi) với chồi ngọn ổn định. Cây chọn lấy mẫu lá là đại
diện cho vườn cây lấy mẫu, cùng dòng vô tính RRIM600, cùng loại đất bazan, cây đang
cạo, không bị sâu bệnh, cách xa đường chính, xa nơi ngập úng, xa mép lô. Mẫu sau khi thu
về tiến hành phơi khô trong không khí, sấy khô mẫu ở nhiệt độ 700
C trong tủ sấy có thông
gió cho đến khi khô kiệt, sau đó nghiền qua rây 1 mm. Số mẫu lá cần lấy, phân tích là 90
mẫu, mẫu lá được lấy cùng vị trí với mẫu đất.
+ Phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu: Sử dụng hỗn hợp axits sunfuric H2SO4 và
hydroperoxit (H2O2) làm chất để phân hủy mẫu, ngâm mẫu qua đêm sau đó phân hủy ở
nhiệt độ 2250
C, để nguội và tiến hành phân tích theo quy trình (xác định N: chưng cất, P: so
màu, K: đo quang kế ngọn lửa).
2.3.3. Phương pháp xây dựng thang dinh dưỡng khoáng qua lá cao su
Các giá trị hàm lượng chất dinh dưỡng chính N, P, K phân tích từ các mẫu lá (90
mẫu) được tính giá trị trung bìnhx =  xi / n và độ lệch chuẩn (δ)
δ = (x -x)2
(n-1)
Thiết lập thang dinh dưỡng khoáng trên lá cao su theo các mức: Rất thiếu: <x - 2δ,
thiếu:x - 2δ →x - δ, trung bình:x - δ →x + δ, tối ưu:x + δ →x + 2δ, thừa: >x + 2δ.
2.3.4. Phương pháp xác định chỉ số DRIS cho cao su kinh doanh
Theo Hệ thống tích hợp chẩn đoán và khuyến cáo (DRIS: Diagnosis and
Recommendation Integrated Systems), sơ đồ DRIS được thiết lập dựa trên 3 trục: N/P, N/K,
K/P mà điểm giao nhau trên từng trục tương ứng là giá trị trung bình của tập hợp phụ có
năng suất cao nhất (theo Vũ Hữu Yêm, 2012). Các vòng tròn đồng tâm được xem là các giới
hạn đáng tin cậy. Vòng tròn phía trong được đặt ở vị trí biến động so với trung bình là ± 15%,
vòng tròn phía ngoài được đặt ở vị trí biến động so với trung bình là ± 30% . Hai vòng tròn và 3
trục tạo nên các vùng chứa các ký hiệu mũi tên, trong đó vùng nằm ở vòng tròn trong có các
mũi tên ( ) là biểu thị trạng thái dinh dưỡng cân bằng; mũi tên ( ) ở các vùng nằm
giữa 2 vòng biểu thị khuynh hướng mất cân bằng (hơi thiếu, hơi thừa); mũi tên ( ) nằm
ngoài 2 vòng biểu thị trạng thái mất cân bằng dinh dưỡng (thiếu, thừa).
2.3.5. Phương pháp bố trí thí nghiệm
2.3.5.1. Xây dựng công thức phân bón thí nghiệm
- Thí nghiệm 1: Bón phân khoáng cho cây cao su kinh doanh theo chẩn đoán dinh
dưỡng tại huyện Gio Linh:
CTI: 80 kg N + 35 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha (bằng Quy trình 2012 - Đối chứng)
CTII: 40 kg N + 18 kg P2O5 + 40 kg K2O/ha (bằng ½ Quy trình 2012)
CTIII: 120 kg N + 53 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha (bằng 1,5 lần Quy trình 2012)
CTIV: 100 kg N + 25 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha (bón theo Chẩn đoán dinh dưỡng)
- Thí nghiệm 2: Bón phân khoáng kết hợp phân hữu cơ (phân chuồng) cho cây cao su
kinh doanh theo theo chẩn đoán dinh dưỡng tại huyện Cam Lộ:
CTI: 80 kg N + 35 kg P2O5 + 80 kg K2O + 4.500 kg phân hữu cơ/ha (ĐC)
CTII: 40 kg N + 18 kg P2O5 + 40 kg K2O + 4.500 kg phân hữu cơ/ha
CTIII: 120 kg N + 53 kg P2O5 + 120 kg K2O + 4.500 kg phân hữu cơ/ha
CTIV: 120 kg N + 10 kg P2O5 + 80 kg K2O + 4.500 kg phân hữu cơ/ha (CĐDD)
Các công thức thí nghiệm đều kết hợp sử dụng chất kích thích mủ Stimulatex 2,5%
với công thức cạo mủ là: S/2D d3 10m/12. ET2,5% Pa4/y (cạo ngửa nửa vòng thân cây, 1
ngày cạo 2 ngày nghỉ, cạo 10 tháng trong 1 năm, bôi chất kích thích mủ ethephon nồng độ
2,5% trên da tái sinh ngay trên miệng cạo, bôi 4 lần (tháng 6, 8, 9, 10) trong 1 năm).
2.3.5.2. Phương pháp bố trí và quy mô thí nghiệm
Gồm 2 thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD - Randomized
complete block design), mỗi thí nghiệm có 4 công thức với 3 lần nhắc lại thành 12 ô cơ sở
(mỗi lần nhắc lại của 1 công thức), mỗi ô cơ sở gồm 10 cây cao su, tổng số cây cho mỗi thí
nghiệm là 120 cây cao su, 2 thí nghiệm là 240 cây cao su.
2.3.5.3. Các chỉ tiêu theo dõi về đất, sinh trưởng, phát triển và năng suất
- Hàm lượng, tỷ lệ các chất dinh dưỡng chủ yếu trong đất thí nghiệm trước và sau thí
nghiệm. Tiến hành xử lý mẫu và phân tích các chỉ tiêu.
- Hàm lượng, tỷ lệ các nguyên tố khoáng đa lượng (N, P, K) trong lá của các cây
trong ô thí nghiệm trước và sau thí nghiệm. Tiến hành xử lý mẫu và phân tích các chỉ tiêu.
- Năng suất mủ của các cây thí nghiệm trong quá trình thí nghiệm:
Mủ được lấy ở tất cả các cây trong ô thí nghiệm, lấy trực tiếp theo đúng quy trình
của Tập đoàn Công nghiệp Cao su năm 2012 [39], xác định DCR (%) để tính năng suất
của thí nghiệm.
+ Năng suất cá thể g/cây/lần cạo:(g/c/c)
Năng suất mủ tươi (g/c/c)
Năng suất mủ tươi =
 [NS1 + NS2 + NS3 + … + NSn]
x 1000
N
Trong đó: NS1, NS2 .....NSn: Năng suất của cây thứ 1, 2, ... n
n: Tổng số cây cạo
Năng suất mủ khô (g/c/c)
Năng suất cá thể =
[Tổng mủ nước (g) x DCR%] + [tổng mủ tạp (g) x 50%]
x 1000
N
Trong đó: - DCR% là hàm lượng mủ khô
- N là tổng số cây quan trắc (số cây cạo)
Xác định DCR (%) bằng phương pháp “đun mủ - cân nhanh”:
Cân đúng 5 gam mủ nước (sử dụng cân tiểu ly), xử lý bằng hỗn hợp hóa chất chuyên
dụng, tách tạp chất, sau đó đun trên chảo khoảng 3 - 5 phút, ép serum và cán nguội cho đến
khi khô kiệt nước và sạch tạp chất, lấy lượng mủ khô trên chảo đem cân sẽ thu được khối
lượng mủ khô kiệt (ký hiệu: X)
DRC (%) =
X × 100
5
+ Năng suất cá thể trung bình năm: (g/c/c)
Năng suất cá thể
=
∑ [g/c/c (trung bình tháng) x số lát cạo/tháng]
(trung bình năm) (g/c/c) Tổng số lần cạo trong năm
+ Sản lượng trung bình/năm: (kg/ha/năm)
Sản lượng
=
g/c/c (trung bình năm) x số cây cạo/ha x Tổng lần cạo trong năm
(kg/ha/năm) 1000
2.3.6. Phương pháp phân tích, xử lý thông tin, số liệu
2.3.6.1. Phương pháp tính các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế
- Lợi nhuận = Tổng thu - Tổng chi. Trong đó:
+ Tổng thu = Sản lượng x giá bán mủ theo thời điểm thu hoạch.
+ Tổng chi = Chi phí vật tư đầu vào ( phân bón + vật tư khác) + công lao động.
- Chỉ số VCR (giá trị tăng thêm nhờ phân bón) được tính theo công thức:
VCR =
Tổng thu tăng lên do bón phân
Tổng chi tăng lên do bón phân
* Ghi chú: Nếu VCR > 2: Đầu tư phân bón có lãi;
Nếu VCR > 3: Nông dân chấp nhận đầu tư phân bón.
2.3.6.2. Phương pháp phân tích,xử lý các thông tin, số liệu
Phân tích và xử lý thông tin, số liệu được thực hiện theo các phương pháp thống kê
mô tả, so sánh các mẫu quan sát, thống kê phân tích, phân tích logic bằng các chương trình
phần mềm chuyên dụng SPSS 10.0, Statgraphic, Microsoft Excel, Minitab kết hợp với Hệ
thống thông tin địa lý (GIS).
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng vườn cây, sử dụng phân bón và chất kích thích mủ cho cây cao su tiểu
điền kinh doanh ở Quảng Trị
3.1.1. Quy mô và chất lượng vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị
3.1.1.1. Quy mô vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị
Bảng 3.1. Quy mô vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị
Huyện
Số hộ
(hộ)
Diện tích bình
quân (ha/hộ)
Quy mô vườn cao su (số hộ/tỷ lệ %)
2 ha/hộ <
2 - 4
ha/hộ
> 4 ha/hộ
Vĩnh Linh 35 0,89±0,31 35 / 100,00 - -
Gio Linh 35 1,53±1,24 26 / 74,28 7 / 20,00 2 / 5,71
Cam Lộ 35 1,25±0,93 30 / 85,71 4 / 11,43 1 / 2,86
Toàn tỉnh 105 1,22±0,90 91 / 86,66 11 / 10,48 3 / 2,86
Cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị chủ yếu trồng ở quy mô nhỏ; bình quân
1,22 ha/hộ, có đến 86,66% số hộ loại A (dưới 2 ha/hộ), có 10,48% hộ loại B (2 – 4 ha) và
chỉ có 2,86% số hộ loại C (trên 4 ha).
3.1.1.2. Chất lượng vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị
Bảng 3.2. Chất lượng vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị
Huyện
Số hộ
(hộ)
Mật độ cây
hiện còn
bình quân
(cây/ha)
Mật độ cây
cạo bình quân
(cây/ha)
Tỷ lệ
cây cạo
(%)
Độ
đồng đều
vườn cây
Vĩnh Linh 35 403±42 363±40 89,94 TB
Gio Linh 35 449±35 397±39 88,37 Xấu
Cam Lộ 35 455±19 410±22 90,17 TB
Toàn tỉnh 105 436±33 390±34 89,48
Mật độ cây cao su còn lại ở thời điểm điều tra khá cao (trên 70%), tuy nhiên do
được trồng ở nhiều thời điểm khác nhau dẫn đến hiện trạng cây trồng trong các lô
không đồng đều, tỷ lệ cây đưa vào khai thác ở cả 3 huyện xấp xỉ 90%, nhưng do sức ép
về thu nhập và việc làm của người dân nên nhiều cây chưa đạt chuẩn theo Quy trình
vẫn được vào khai thác.
3.1.2. Thực trạng sử dụng phân bón và năng suất cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị
Bảng 3.3. + 3.4. + 3.5. Tình hình sử dụng phân bón và năng suất cao su ở Quảng Trị
Bón phân khoáng N, P, K Bón phân hữu cơ
Năng
suất
(tấn/ha)
Tỷ lệ
N:P:K
Số hộ
bón
(hộ)
Lượng
bón N
(kg/ha)
Lượng
bón P2O5
(kg/ha)
Lượng
bón K2O
(kg/ha)
Số hộ
bón
(hộ)
Lượng
bón
(tấn/ha)
Vĩnh Linh
1:0,5:0,7 33/35 81 38 54 33/35 4,8 1,3
Gio Linh
1:0,45:1,1 30/35 73 33 79 17/35 4,3 1,5
Cam Lộ
1:0,9:0,9 33/35 52 45 47 23/35 4,6 1,4
Toàn tỉnh
1:0,6:0,9 96/105 69 39 40 73/105 4,6 1,4
Ngoài 9 hộ (8,6%) hoàn toàn không bón phân khoáng, chỉ bón phân hữu cơ, có đến
58 hộ (55,2%) số hộ bón phân hỗn hợp N, P, K trộn sẵn với các tỷ lệ 1:0,5:0,75 (25 hộ,
23,7%), 1:1:1 (21 hộ, 20,0%), 1:1:0,5 (5 hộ, 4,8%), 1:0,6:0,9 (3 hộ, 2,9%), 1;0,75:0,5 (2 hộ,
1,9%), 1:0,4:1 (2 hộ, 1,9%), 38 hộ (36,19%) còn lại bón phân tự trộn N:P:K với rất nhiều tỷ
lệ khác nhau không theo quy luật nhất định (1:0,35:1,3, 1:0,1:0,1, 1:0,7:1,1,…), cũng không
thấy có tỷ lệ N, P, K nào chiếm đại đa số mà bón phân một cách tùy tiện.
3.1.3. Phân vô cơ và năng suất cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị
Bảng 3.6. Lượng phân bón vô cơ và năng suất cao su ở huyện Vĩnh Linh
Chỉ tiêu Phân bón vô cơ và năng suất cao su huyện Vĩnh Linh
Lượng bón (kg/ha) 0 40 < 40 - 80 81 - 120 > 120
Số hộ bón Đạm/tính theo %
Năng suất cao su (tấn/ha)
4 / 11,43
0,2-0,9
4 / 11,43
0,4 -1,2
15 / 42,88
0,6-1,6
7 / 20,00
1,2-1,9
5/14,26
1,6-2,5
Số hộ bón Lân/tính theo %
Năng suất cao su (tấn/ha)
2 / 5,71
0,2-0,4
23/65,72
0,4-1,9
9 / 25,71
0,7-1,9
1 / 2,86
2,5
-
-
Số hộ bón Kali/tính theo %
Năng suất cao su (tấn/ha)
7 / 20,00
0,2-1,7
9 / 25,71
0,4-1,3
12 / 34,29
1,2-1,9
7 / 20,00
1,5-2,5
-
-
Ghi chú: Những hộ không bón phân NPK có bón phân chuồng.
Bảng 3.7. Lượng phân bón vô cơ và năng suất cao su ở huyện Gio Linh
Chỉ tiêu Phân bón vô cơ và năng suất cao su huyện Gio Linh
Lượng bón (kg/ha) 0 40 < 40 - 80 81 - 120 > 120
Số hộ bón Đạm/tính theo %
Năng suất cao su (tấn/ha)
6 / 17,14
0,6-1,3
4 / 11,43
1,2-1,7
15 / 42,86
0,9-2,0
8 / 22,86
1,6-2,5
2/ 5,71
1,9-2,3
Số hộ bón Lân/tính theo %
Năng suất cao su (tấn/ha)
6 / 17,14
0,6-1,3
17/48,57
0,9-2,0
12 / 34,29
1,3-2,5
-
-
-
-
Số hộ bón Kali/tính theo %
Năng suất cao su (tấn/ha)
5 / 14,26
0,6-0,8
6 / 17,14
1,2-1,9
14 / 40,03
0,9-1,9
4 / 11,43
1,5-1,8
6/17,14
1,7-2,5
Ghi chú: Những hộ không bón phân N, P, K có bón phân chuồng.
Bảng 3.8. Lượng phân bón vô cơ và năng suất cao su ở huyện Cam Lộ
Chỉ tiêu Phân bón vô cơ và năng suất cao su huyện Cam Lộ
Lượng bón (kg/ha) 0 40 < 40 - 80 81 - 120 > 120
Số hộ bón Đạm/tính theo %
Năng suất cao su (tấn/ha)
2 / 5,71
0,7-0,8
8 / 22,86
0,9-1,2
22 / 62,86
1,3-1,9
3 / 8,57
2,0-2,2
-
-
Số hộ bón Lân/tính theo %
Năng suất cao su (tấn/ha)
2 / 5,71
0,7-0,8
13/37,14
0,9-1,8
19 / 54,29
1,3-2,2
1 / 2,86
1,7
-
-
Số hộ bón Kali/tính theo %
Năng suất cao su (tấn/ha)
2 / 5,71
0,7-0,8
12/34,29
0,9-1,5
19 / 54,29
1,3-2,0
2 / 5,71
2,1-2,2
-
-
Ghi chú: Những hộ không bón phân N, P, K có bón phân chuồng.
Khi bón phân cho cao su kinh doanh, việc tạo sự cân đối giữa các nguyên tố đa lượng
trong cây cao su hết sức quan trọng, có thể bón phân ở mức thấp nhưng cân đối vẫn cho năng
suất và hiệu quả kinh tế cao. Nhìn chung, ở cả 3 huyện người dân rất ít chú trọng đến việc
cân đối tỷ lệ phân khoáng, đa số các hộ bón thiếu hụt đạm và kali nhưng lại bón thừa lân so
với nhu cầu của cây cao su kinh doanh.
3.1.4. Phân hữu cơ và năng suất cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị
Bảng 3.9. Lượng phân bón hữu cơ và năng suất cao su ở Quảng Trị
Chỉ tiêu Phân bón hữu cơ và năng suất cao su
Lượng bón (tấn/ha) 0 2,5 < 2,5 - 5,0 5,1 - 7,5 > 7,5
Huyện Vĩnh Linh
Số hộ bón phân hữu cơ/tính theo %
Năng suất cao su (tấn/ha)
2 / 5,71
1,5-1,6
6 / 17,14
0,2-0,5
13 / 37,14
0,4-2,5
9 / 25,72
0,9-1,7
5 /14,29
1,2-1,9
Huyện Gio Linh
Số hộ bón phân hữu cơ/tính theo %
Năng suất cao su (tấn/ha)
18/51,43
1,2-2,3
4 / 11,43
0,6-0,7
8 / 22,86
0,6-2,5
2 / 5,71
0,7-1,3
3 / 8,57
1,4-1,8
Huyện Cam Lộ
Số hộ bón phân hữu cơ/tính theo %
Năng suất cao su (tấn/ha)
12/34,28
0,8-2,2
5 / 14,29
1,1-1,8
8 / 22,86
0,7-1,7
7 / 20,00
1,2-1,9
3 / 8,57
1,2-1,7
Theo số liệu ở Bảng 3.9 cho thấy:
- Ở huyện Vĩnh Linh, có đến 94% hộ nông dân bón phân hữu cơ với lượng bón 4 – 6
tấn/ha kết hợp với bón phân vô cơ; do đó, dù điều kiện khí hậu khắc nghiệt, không thuận lợi
cho cây cao su, lượng phân vô cơ bón không cao lắm và tỷ lệ N, P, K cũng không thích hợp
nhưng năng suất vẫn đạt 1,2 – 1,5 tấn mủ/ha.
- Ở huyện Gio Linh, năng suất cao su cao nhất (1,4 – 1,7 tấn mủ/ha) nhưng chênh
lệch nhau khá lớn, năng suất thấp nhất chỉ có 0,6 tấn mủ/ha nhưng cao nhất lên tới 2,5 tấn
mủ/ha. Sở dĩ có tình trạng này là do lượng phân vô cơ đầu tư chênh nhau quá lớn và chỉ có
17/35 hộ (49%) được điều tra là có bón kết hợp phân vô cơ với phân hữu cơ. Trừ 5 hộ chỉ
bón phân hữu cơ không kết hợp phân khoáng, các hộ có bón phân hữu cơ kết hợp đều có
năng suất ở mức khá, bình quân 1,4 – 1,8 tấn mủ/ha. Rõ ràng khi bón phân cho cao su có kết
hợp với phân hữu cơ đã tiết kiệm khá lớn lượng phân hóa học và tăng hiệu quả của phân hóa
học khá cao, tuy nhiên vai trò của phân hữu cơ chưa được nông dân huyện Gio Linh coi
trọng đúng mức nên số hộ bón kết hợp phân vô cơ với phân hữu cơ chiếm tỷ lệ thấp.
- Ở huyện Cam Lộ, lượng phân hóa học được bón cho cao su thấp hơn hẳn so với 2
huyện trên và tỷ lệ N, P, K cũng chưa thích hợp nên năng suất chỉ đạt được 1,3 – 1,5 tấn
mủ/ha. Có đến 12 hộ (34%) trồng cao su huyện Cam Lộ bón phân không có kết hợp phân
hóa học với phân hữu cơ. Cùng bón lượng phân N, P, K như nhau nhưng có kết hợp phân
hữu cơ thì năng suất chênh nhau khá rõ chứng tỏ sự kết hợp này đem lại hiệu quả cao.
Như vậy, toàn tỉnh có 73/105 hộ (70%) điều tra là có bón phân hữu cơ 0,5 – 12,8 tấn
phân hữu cơ/ha và đạt được năng suất 0,2 – 2,5 tấn mủ/ha. Nhưng điều đáng chú ý là mức
bón phân hữu cơ đã góp phần tạo ra năng suất khác biệt giữa các vườn cao su khá lớn. Kết
quả của điều tra cho thấy nếu kết hợp hợp lý với bón phân vô cơ nếu bón với mức > 5 tấn/ha
phân hữu cơ thì năng suất đạt được 1,5 – 1,9 tấn mủ/ha và có đến 25/73 hộ đạt được mức
này. Vì vậy, do vai trò của phân hữu cơ thể hiện khá rõ nên bón phân hữu cơ luôn là yêu cầu
bắt buộc trong canh tác cao su. Ngoài ra, ở vùng nhiệt đới quá trình khoáng hóa xảy ra
mạnh (có thể > 2%) nên lượng hữu cơ bị mất đi rất lớn nên phải thường xuyên bổ sung chất
hữu cơ cho đất.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý thực tế là nhưng hộ chỉ bón phân hữu cơ mà không bón
kết hợp với phân khoáng N, P, K hoặc bón quá ít phân khoáng thì năng suất rất thấp (chỉ 0,2
– 0,9 tấn mủ/ha), đại diện có hộ dân tại huyện Cam Lộ bón đến 12,8 tấn phân hữu cơ (gấp
2,5 lần khuyến cáo) nhưng năng suất cũng chỉ ở mức 1,2 tấn mủ/năm. Ngược lại, một số hộ
dù không bón phân hữu cơ nhưng bón nhiều và cân đối phân khoáng vô cơ thì cũng cho
năng suất khá cao, nhưng không ổn định.
Như vậy, vai trò của phân hữu cơ là rất lớn, nhưng do tỷ lệ các chất khoáng chủ
yếu N, P, K trong phân hữu cơ thấp, thiếu ổn định, không cân đối nên chỉ bón phân hữu
cơ sẽ không cho năng suất cao mà phải bón kết hợp phân hữu cơ với bón phân khoáng
vô cơ (N, P, K).
3.1.5. Hiệu quả sử dụng phân bón cho cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị
Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế của việc đầu tư phân bón cho cao su kinh doanh ở Quảng Trị
Hạng mục
Huyện
Vĩnh Linh
Huyện
Gio Linh
Huyện
Cam Lộ
Năng suất (tấn mủ khô/ha) 1,3 1,5 1,4
Bón phân hữu cơ (tấn/ha) 4,8 4,3 4,6
Bón N (kg/ha) 81 73 52
Bón P2O5 (kg/ha) 38 33 45
Bón K2O (kg/ha) 54 79 47
Tổng thu (1000 đ) 52.000 60.000 56.000
Tiền thu thêm do bón phân (1000 đ) 12.000 20.000 16.000
Tổng chi (1000 đ) 46.028 45.888 45.390
Tiền chi thêm cho mua, bón phân (1000đ) 8.028 7.888 7.390
Lợi nhuận (1000 đ) 5.972 14.112 10.610
VCR phân bón 1,49 2,54 2,17
Kết quả ở Bảng 3.10 cho thấy, ở huyện Gio Linh, với mức đầu tư phân bón
7.888.000 đ/ha, thu được lợi nhuận 14.112.000 đ/ha, đạt tỷ suất lợi nhuận đầu tư phân bón
2,54 lần. Tuy nhiên, ở huyện Vĩnh Linh, mức đầu tư phân bón cũng ở mức tương đương là
8.028.000 đ/ha, nhưng do năng suất thấp hơn, lợi nhuận thấp nên tỷ suất lợi nhuận đầu tư
phân bón chỉ đạt 1,49 lần. Ở huyện Cam Lộ, mức đầu tư phân bón 7.390.000 đ/ha, ít hơn so
với ở Vĩnh Linh và Gio Linh, nhưng do tỷ lệ N, P, K cân đối hơn, tạo ra năng suất, lợi
nhuận cao nên tỷ suất lợi nhuận đầu tư phân bón đạt ở mức khá cao là 2,17 lần.
3.1.6. Thực trạng sử dụng chất kích thích mủ cho cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị
Bảng 3.11. Tình hình sử dụng chất kích thích mủ cho cao su ở Quảng Trị
Huyện
Dùng Stimulatex
(ET2,5%)
Dùng chất
KTM khác
Không dùng
chất KTM
Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ %
Vĩnh Linh 28 80,00 4 11,43 3 8,57
Gio Linh 27 77,14 6 17,14 2 5,71
Cam Lộ 25 71,43 6 17,14 4 11,43
Toàn tỉnh 80 76,19 16 15,24 9 8,57
Số liệu Bảng 3.11 cho thấy, đại đa số (96/105 hộ, chiếm tỷ lệ 91,43 % số hộ) hộ dân
tại Quảng Trị sử dụng chất kích thích mủ cho cao su kinh doanh.Trong đó huyện có tỷ lệ hộ
dân sử dụng nhiều nhất là Gio Linh (33/35 hộ, chiếm tỷ lệ 94,29% số hộ) và ít nhất là ở
huyện Cam Lộ cũng ở mức 31/35 hộ, chiếm tỷ lệ 88,57 % số hộ. Có đến 80 hộ (76,19%) sử
dụng thương phẩm Stimulatex của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam sản xuất, đây là
sản phẩm chứa hoạt chất ethephon 2,5% được khuyến cáo bôi 4 lần/năm vào các tháng mùa
mưa, mỗi lần cách nhau 1 tháng.
3.2. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, trong lá và tương quan với năng suất
cao su kinh doanh ở Quảng Trị
3.2.1. Tình hình dinh dưỡng trong đất trồng cao su kinh doanh ở Quảng Trị
Bảng 3.12. Tính chất hóa học đất của các vùng trồng cao su ở tỉnh Quảng Trị
Huyện N(%) P2O5(%) K2O(%)
P2O5dt K2Odt Chữu
cơ(%)
pHKCl
(mg/100g đ)
Vĩnh Linh 0,050 0,231 0,039 10,185 9,034 1,320 4,128
Gio Linh 0,070 0,252 0,049 11,805 10,055 1,649 3,805
Cam Lộ 0,059 0,278 0,036 10,731 9,155 1,480 3,998
Bình quân 0,060 0,254 0,041 10,907 9,414 1,483 3,977
Nhìn chung, đất trồng cao su tại các huyện đều mang tính chất chua (có pHKCl < 5)
đặc trưng của đất nâu đỏ bazan, lượng các bon hữu cơ biến động 1,320 – 1,649%, vườn cây
cao su ở huyện Gio Linh thường xuyên bổ sung hữu cơ hoặc tận dụng tốt tàn dư hữu cơ nên
có lượng các bon hữu cơ ở mức trung bình khá. Các loại hữu cơ đưa vào đất cũng đều làm
tăng các tính chất vật lý và hoá học đất trong vườn cây cao su, đặc biệt là các chất dễ tiêu
giải phóng nhiều hơn.
Do việc bón phân thiếu cân đối nên hàm lượng N tổng số trong đất trồng cao su tiểu
điền kinh doanh ở huyện Vĩnh Linh ở mức rất thấp (0,050%), huyện Gio Linh và Cam Lộ
cao hơn những cũng ở mức thấp so với yêu cầu của cây cao su kinh doanh.
Hàm lượng lân trong đất trồng cao su tiểu điền kinh doanh ở cả 3 huyện đều ở mức
trung bình khá (P2O5 tổng số 0,231 – 0,278%; P2O5 dễ tiêu 10,185 – 11,805 mg/100g đất),
chênh lệch giữa các huyện không nhiều. Tuy nhiên, hàm lượng này nếu so sánh cân đối với
hàm lượng của các dưỡng chất thiết yếu khác (N, K) thì lại mất cân đối, ở mức dư thừa.
Như vậy việc bón phân cho cây cao su tiểu điền kinh doanh trồng trên đất bazan tại Quảng
Trị trong thời gian qua có xu hướng bón thừa lân so với nhu cầu của cây cao su, gây lãng
phí, kém hiệu quả.
Hàm lượng K2O tổng số (0,041%) và K2O dễ tiêu (9,414 mg/100g đất) trong đất đều
ở mức thấp, nếu so với đất nâu đỏ bazan thì các chỉ tiêu này đều cải thiện rõ nét, nhưng vẫn
thể hiện bản chất của đất bazan nâu đỏ.
3.2.2. Tình hình dinh dưỡng trong lá cao su kinh doanh ở Quảng Trị
Bảng 3.13. Hàm lượng các chất dinh dưỡng tích lũy trong lá cao su ở tỉnh Quảng Trị
(% chất khô)
Huyện Số mẫu N (%) P (%) K (%)
Vĩnh Linh 30 2,96±0,39 0,23±0,04 0,83±0,26
Gio Linh 30 3,43±0,42 0,27±0,04 1,19±0,26
Cam Lộ 30 3,19±0,27 0,23±0,04 0,98±0,17
TB toàn tỉnh 90 3,19±0,36 0,25±0,04 1,00±0,23
Khi so sánh với nghiên cứu trên vùng Đông Nam Bộ của Ngô Thị Hồng Vân và cộng
sự (2005) [65] cho thấy giá trị trung bình hàm lượng chất khô N, P, K trong lá cao su thời
kỳ kinh doanh ở Quảng Trị thấp hơn hẳn so với ở miền Đông Nam Bộ (N%: 3,54 ± 0,28;
P%: 0,29 ± 0,05; K%: 1,19 ± 0,04). Điều này có thể giải thích là do tác giả trước đây khảo
sát trên cao su đại điền, có chất lượng vườn cây tốt hơn, điều kiện lập địa của các khu vực
khảo sát trước đây cũng có sự khác biệt so với Quảng Trị, ngoài ra việc sử dụng chất kích
thích mủ với cường độ cạo cao nhưng không được bổ sung phân bón đầy đủ, cân đối của
người dân Quảng Trị cũng đã làm cho hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá cao su sút
giảm đáng kể. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn (δ) của các chỉ tiêu N, P, K đều cao hơn ở nghiên
cứu của Ngô Thị Hồng Vân (2005) [65], phản ánh sự kém đồng đều của vườn cao su kinh
doanh ở Quảng Trị.
3.2.3. Tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, lá với năng suất cao
su kinh doanh ở Quảng Trị
3.2.3.1. Tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất với năng suất cao su
kinh doanh ở Quảng Trị
Bảng 3.14. Tương quan giữa hàm lượng một số dưỡng chất trong đất với năng suất cao su
kinh doanh ở Quảng Trị (n = 90, mỗi huyện 30 mẫu)
Chỉ tiêu N đất P2O5dt đất K2Odt đất C hữu cơ NS1*
N đất 1
P2O5dt đất -0,08 1
K2Odt đất 0,53 -0,11 1
C hữu cơ 0,59 0,01 0,54 1
NS1*
0,63 -0,11 0,53 0,60 1
NS1*
: Năng suất cao su Quảng Trị (tấn mủ khô/ha)
Tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu trong đất với năng suất
cao su kinh doanh ở bảng 3.14 cho thấy: Chỉ có hàm lượng N tổng số và các bon hữu cơ
trong đất là có tương quan với năng suất cao su Quảng Trị ở mức chặt (r = 0,63 và 0,60), chỉ
tiêu K2O dễ tiêu có tương quan nhưng ít chặt (r = 0,53), riêng chỉ tiêu P2O5 dễ tiêu không
thấy có tương quan với năng suất cao su (r = -0,11), biểu hiện trạng thái thừa lân tại các
vườn cao su.
3.2.3.2. Tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá với năng suất cao su
kinh doanh ở Quảng Trị
Bảng 3.15. Tương quan giữa hàm lượng một số chất dinh dưỡng trong lá với năng suất cao
su kinh doanh ở Quảng Trị (n = 90, mỗi huyện 30 mẫu)
Chỉ tiêu N(%) P(%) K(%) NS1*
N(%) 1
P(%) 0,70 1
K(%) 0,93 0,65 1
NS1*
0,74 0,55 0,68 1
NS1*
: Năng suất cao su Quảng Trị (tấn mủ khô/ha)
Tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu trong lá với năng suất cao
su kinh doanh ở Quảng Trị (Bảng 3.15) chi phối mạnh nhất là hàm lượng N trong lá ở mức
rất chặt (r = 0,74), hàm lượng K trong lá là yếu tố thứ hai góp phần chi phối năng suất cao
su ở mức chặt (r = 0,68), hàm lượng P trong lá một lần nữa cho thấy quan hệ với năng suất
cao su kinh doanh Quảng Trị ít chặt (r = 0,55).
So sánh giữa Bảng 3.14 và 3.15 cho thấy tương quan giữa hàm lượng các chất dinh
dưỡng thiết yếu trong lá với năng suất cao su chặt hơn hẳn tương quan giữa hàm lượng dinh
dưỡng trong đất với năng suất cao su thời kỳ kinh doanh. Nguyễn Văn Sanh (2009) [36] khi
nghiên cứu trên cây cà phê hay Ngô Thị Hồng Vân và cộng sự (2005) [65] nghiên cứu trên
cây cao su ở miền Đông Nam Bộ cũng đưa ra nhận xét tương tự.
3.2.3.3. Tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất với hàm lượng các chất
dinh dưỡng trong lá cao su kinh doanh ở Quảng Trị
Khi xét tương quan giữa hàm lượng các dưỡng chất chứa trong đất và lá cao su thời kỳ
kinh doanh thì tương quan giữa hàm lượng các bon hữu cơ trong đất (%) và hàm lượng N
(%) trong lá là chặt (r = 0,62). Hàm lượng P (%) trong lá được hấp thu vào lá từ 0,06 đến
0,12% chất khô so với lượng P2O5 dễ tiêu trong đất, tuy nhiên mức độ quan hệ giữa chúng
là không có tương quan (r = -0,03). Hàm lượng K trong lá bị chi phối mạnh bởi sự hiện diện
của K2O dễ tiêu trong đất, mức độ quan hệ giữa chúng là chặt (r = 0,62).
Quan hệ dinh dưỡng giữa lá với năng suất thể hiện rõ hơn so với giữa đất với năng
suất cao su: Hệ số tương quan giữa hàm lượng N trong lá với năng suất cao su r = 0,74, hàm
lượng N trong đất với năng suất r = 0,63; giữa hàm lượng P trong lá với năng suất cao su r
= 0,55, hàm lượng P2O5 dễ tiêu trong đất với năng suất r = -0,11; giữa hàm lượng K trong lá
với năng suất cao su r = 0,68, hàm lượng K2O dễ tiêu trong đất với năng suất cao su r =
0,53. Kết quả trên cho phép ta lựa chọn phương pháp bón phân thông qua phân tích lá.
3.3. Xây dựng thang dinh dưỡng khoáng qua lá cao su kinh doanh ở Quảng Trị
Từ số liệu ở Bảng 3.13 ta có các giá trị:xN = 3,19,xP = 0,25,xK = 1,00 và N =
0,36, P = 0,04, K = 0,23 để thiết lập thang dinh dưỡng khoáng trên lá cao su tiểu điền thời
kỳ kinh doanh (dòng vô tính RRIM600) ở Quảng Trị vào đầu mùa mưa hướng tới dinh
dưỡng tối ưu để đạt được năng suất 1,5 – 2,0 tấn mủ khô/ha trong điều kiện có sử dụng chất
kích thích mủ được thể hiện tại Bảng 3.16.
Bảng 3.16. Thang dinh dưỡng khoáng qua lá cao su kinh doanh ở Quảng Trị
Chất
dinh dưỡng
Mức độ chất dinh dưỡng trong lá cao su (% chất khô)
Rất thiếu Thiếu Trung bình Tối ưu Thừa
N < 2,47 2,47 - 2,83 2,84 - 3,55 3,56 - 3,91 > 3,91
P < 0,17 0,17 - 0,21 0,22 - 0,29 0,30 - 0,33 > 0,33
K < 0,54 0,54 - 0,77 0,78 - 1,23 1,24 - 1,46 > 1,46
Dùng mức thang dinh dưỡng này so với các mức dinh dưỡng trong lá mà các tác giả
đã công bố trước đây thì:
- Đầy đủ các mức theo hệ thống bậc thang từ rất thiếu đến thừa theo hàm phân bố chuẩn
cho các chỉ tiêu N, P, K nên khi phân tích lá của bất kỳ lô thửa nào ta cũng có thể so với thang
chuẩn và biết được dinh dưỡng của vườn cây mà điều khiển bón phân cho hợp lý.
- Đưa ra mức tối ưu hợp lý hơn so với giá trị thích hợp mà các tác giả khác đã đưa ra
như Pushparajah E. (1972, 1994) [104] đưa ra 4 mức: Thấp, vừa, cao, rất cao nhưng mức
vừa lại quá hẹp (N = 3,3 – 3,7%, P = 0,20 – 0,25%, K = 1,35 – 1,65%), Hua Yuagang
(2012) [73] thì chỉ đưa ra 3 mức: Thiếu quá mức, bình thường, dồi dào, trong đó mức bình
thường cũng rất hẹp (N = 3,2 – 3,4%, P = 0,21 – 0,23%, K = 0,9 – 1,1%) nên rất khó điều
khiển bón phân.
- Thang dinh dưỡng này so với thang dinh dưỡng của tác giả Ngô Thị Hồng Vân và
cộng sự (2005) [65] thì phù hợp, tuy nhiên thang dinh dưỡng theo nghiên cứu của Ngô Thị
Hồng Vân cũng không có mức tối ưu, bên cạnh đó do sự khác biệt về đất đai, lập địa và chất
lượng vườn cây giữa cao su đại điền với tiểu điền nên các giá trị N, P, K của thang dinh
dưỡng trong lá cao su Quảng Trị thấp hơn so với kết quả nghiên cứu ở miền Đông Nam
Bộ của tác giả Ngô Thị Hồng Vân.
- Trước đây các tác giả khác chưa tính đến điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ,
đây là lần đầu nghiên cứu xác lập thang dinh dưỡng khoáng qua lá cho cây cao su tiểu điền
kinh doanh trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ.
3.4. Thiết lập hệ thống tích hợp chẩn đoán và khuyến cáo (dris) để chẩn đoán dinh
dưỡng cho cao su ở Quảng Trị
Bảng 3.17. Tỷ lệ các nguyên tố đa lượng chính trong lá của tập hợp phụ có năng suất từ 2,0
tấn mủ khô/ha và năng suất cao su kinh doanh ở Quảng Trị
Địa điểm lấy mẫu N/P N/K K/P Năng suất (tấn/ha)
Xã Vĩnh Tân, Vĩnh Linh 13,75 2,85 4,82 2,5
Xã Gio An Gio Linh 13,26 3,02 4,39 2,0
Xã Gio An, Gio Linh 10,86 2,77 3,91 2,5
Xã Cam Chính, Cam Lộ 11,81 2,77 4,26 2,0
Xã Cam Chính, Cam Lộ 11,12 2,82 3,94 2,1
Xã Cam Chính, Cam Lộ 11,14 2,88 3,86 2,2
Bình quân 11,99 2,85 4,20 2,2
Sơ đồ DRIS được thiết lập dựa trên 3 trục: N/P, N/K, K/P mà điểm giao nhau trên
từng trục tương ứng là 11,99 (N/P), 2,85 (N/K), 4,20 (K/P); ứng với giá trị trung bình của
tập hợp phụ có năng suất cao nhất (từ Bảng 3.17).
P N/P N
K/P 15,59
N/K
5,46
13,79 3,71
4,83
3,28
11,99 K
K 4,20
2,85
3,57
2,42
10,19
2,00 2,94
K/P
N/K 8,39
N P
N/P
Hình 3.9. Sơ đồ DRIS chẩn đoán dinh dưỡng cho cao su
kinh doanh ở Quảng Trị qua phân tích lá
3.5. Thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cho cao su kinh doanh ở
Quảng Trị
3.5.1. Nghiên cứu thử nghiệm thang dinh dưỡng khoáng qua lá kết hợp với DRIS để
điều chỉnh lượng phân bón cho cao su kinh doanh ở huyện Gio Linh
3.5.1.1. Hiện trạng vườn cây thí nghiệm ở huyện Gio Linh
Thí nghiệm ở huyện Gio Linh được bố trí tại vuờn hộ ông Võ Đăng Lập, thôn An
Nha, xã Gio An. Vườn có diện tích 7 ha được trồng cao su dòng RRIM600 năm 2002 với
mật độ trồng ban đầu 555 cây ha (hàng cách hàng 6 m, cây cách cây 3 m). Vườn cây hiện
còn mật độ 495 cây/ha, mật độ cây cạo mủ là 450 cây/ha, cây phát triển khỏe mạnh, không
sâu bệnh. Năng suất vườn cây năm 2012 (năm trước thí nghiệm) là 1,5 tấn mủ khô/ha. Năm
2012 vườn cây được bón phân phức hợp trộn sẵn nhãn hiệu Đầu Trâu, có tỷ lệ N:P:K là
20:10:15 (1:0,5:0,75) với lượng bón 400 kg/ha (tương đương 80 kg N, 40 kg P2O5 và 60 kg
K2O/ha) có bón bổ sung 3 tấn phân chuồng. Đây là lượng phân bón gần với lượng phân bón
theo quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam năm 2012 [39].
3.5.1.2. Tính chất hoá học đất trước thí nghiệm ở huyện Gio Linh
Bảng 3.18. Tính chất hoá học đất trước thí nghiệm ở huyện Gio Linh
Chỉ tiêu N(%) P2O5(%) K2O(%)
P2O5dt K2Odt
Chữu cơ(%) pHKCl
(mg/100g đ)
Hàm lượng 0,06 0,22 0,05 11,19 10,20 1,58 3,85
Đất chua (pHKCl = 3,85). Hàm lượng P2O5 tổng số = 0,22% là ở mức thấp, nhưng
P2O5 dễ tiêu biến động từ 9,42 đến 12,57 mg/100g đất, trung bình 11,93mg/100g đất là ở
mức trung bình. Hàm lượng các bon hữu cơ = 1,58% ở mức trung bình nhưng hàm lượng N
tổng số = 0,06% là ở mức thấp so với yêu cầu của đất trồng cao su. Với mức hàm lượng các
bon hữu cơ trong đất bình quân là 1,58%, đối chiếu với Quy trình của Tập đoàn Công nghiệp
Cao su Việt Nam năm 2012 [39] khuyến cáo chỉ bón bổ sung phân hữu cơ trong trường hợp
hàm lượng các bon hữu cơ trong đất dưới 1,45% nên chúng tôi đã không bố trí bón phân hữu
cơ bổ sung trong thí nghiệm này. Hàm lượng K2O tổng số = 0,05%, K2O dễ tiêu = 10,20
mg/100g đất tích luỹ nhiều hơn so với bản chất của đất nâu đỏ trung bình nhưng vẫn ở mức
thấp so với yêu cầu của đất trồng cao su.
3.5.1.3. Thực trạng dinh dưỡng khoáng trong lá cao su trước thí nghiệm
Bảng 3.19. Hàm lượng các nguyên tố đa lượng trong lá cao su trước thí nghiệm ở huyện
Gio Linh
Chỉ tiêu N (% chất khô) P (% chất khô) K (% chất khô)
Hàm lượng 2,98 0,35 1,25
So sánh với thang dinh dưỡng khoáng qua lá đề tài xây dựng ở trên (Bảng 3.16), hàm
lượng N trong lá = 2,98% ở mức thấp. Hàm lượng P được hấp thu vào lá ở mức cao (P trong
lá = 0,35%), nhiều nghiên cứu tổ hợp phân bón N, P, K cho thấy mức lân cao không làm
tăng năng suất. Kali trong lá trước thử nghiệm đang đạt mức tối ưu K = 1,25%, mức tồn tại
trong đất thấp (K2Odt = 10,20 mg/100g đất)
Tiến hành xem xét cân đối của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong lá cao su trước
thí nghiệm tại huyện Gio Linh theo DRIS cho thấy N/P = 8,51 nghĩa là nguyên tố N đang có
khuynh hướng hơi thiếu, nguyên tố P đang có khuynh hướng hơi thừa, N/K = 2,38 nghĩa là
nguyên tố N đang ở mức hơi thiếu, nguyên tố K đang ở mức cân bằng, P/K = 3,57 nghĩa là
nguyên tố P đang ở mức hơi thừa, nguyên tố K đang ở mức cân bằng. Như vậy biểu thức
đọc được N P K . Đây là cơ sở cho việc thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh
dưỡng có vận dụng DRIS cho cao su ở huyện Gio Linh.
3.5.1.4. Xây dựng công thức phân bón thí nghiệm
Áp dụng phương pháp xác định lượng phân bón của Nguyễn Như Hà (2013) [19],
lượng phân bón để đạt được năng suất kế hoạch (ở đây là 1,7 – 2,0 tấn mủ khô/ha/năm) điều
chỉnh theo chẩn đoán dinh dưỡng lá tính theo công thức: D = H x C1/C2, trong đó:
D: Lượng phân cần bón (kg chất dinh dưỡng/ha)
H: Lượng phân bón theo quy trình (kg chất dinh dưỡng/ha) – Bảng 1.5
C1: Hàm lượng tối thích của nguyên tố dinh dưỡng trong cây (% chất khô) – Bảng 3.16
C2: Hàm lượng thực tế của nguyên tố dinh dưỡng trong cây (%) – Bảng 3.19
Trường hợp mất cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng trong cây, điều chỉnh lượng
phân bón một nguyên tố nào đó trong chúng cho tương đối chính xác theo hàm lượng
nguyên tố khác, trường hợp thiếu đạm và thừa lân, lượng đạm chính xác phải tính là DN =
N1 x P2/N2 x P1 (trong đó N1 là lượng N tối ưu, P2 là lượng P thực tế, N2 là lượng N thực tế,
P1 là lượng P tối ưu); Lượng P trong tương quan với K có thể tính chính xác là DP = P1 x
K2/P2 x K1 (trong đó P1 là lượng P tối ưu, K2 là lượng K thực tế, P2 là lượng P thực tế, K1 là
lượng K tối ưu).
Để áp dụng đơn giản trong thực tế, có thể áp dụng các mức bón phân so với các mức
bón phân N, P2O5, K2O quy định tại Quy trình kỹ thuật cây cao su năm 2012 của Tập đoàn
Công nghiệp Cao su Việt Nam, kết hợp với các tỷ lệ N/P, N/K, K/P.
- Các công thức thí nghiệm gồm:
+ Công thức I (Đối chứng): Bón lượng phân khoáng bằng Quy trình 2012: (174 kg Urê
+ 219 kg Super Lân + 133 kg Kaliclorua) / ha
+ Công thức II: Bón lượng phân khoáng bằng ½ Quy trình 2012: (87 kg Urê + 113 kg
Super Lân + 67 kg Kaliclorua) / ha
+ Công thức III: Bón lượng phân khoáng bằng 1,5 lần Quy trình 2012: (261 kg Urê +
331 kg Super Lân + 200 kg Kaliclorua) / ha
+ Công thức IV: Bón theo Chẩn đoán dinh dưỡng: (217 kg Urê (125% QT) + : 156 kg
Super Lân (75% QT) + 133 kg Kaliclorua (100% QT))/ha
Các công thức thí nghiệm đều có sử dụng chất kích thích mủ Stimulatex 2,5% với
công thức cạo mủ là S/2D d3 10m/12. ET2,5% Pa4/y.
3.5.1.5. Tính chất hoá học đất sau thí nghiệm ở huyện Gio Linh
Bảng 3.20. Tính chất hoá học đất sau thí nghiệm ở huyện Gio Linh
Công thức
Hàm lượng chất dinh dưỡng
N(%) P2O5(%) K2O(%)
P2O5dt K2Odt
Chữu cơ(%) pHKCl
(mg/100g đ)
I 0,07 0,26a
0,05 11,27a
10,50a
1,16a
4,00a
II 0,06 0,20b
0,06 9,97ab
8,89ab
1,38bd
3,75ab
III 0,09 0,28 a
0,07 12,79ac
11,89ac
1,65cd
4,21a
IV 0,08 0,26 a
0,06 11,50a
10,45a
1,49d
4,55ab
CV (%) 19,32 6,72 24,41 10,03 9,95 7,69 6,98
LSD0,05 ns 0,03 ns 2,28 2,08 0,22 0,58
Ở công thức I hàm lượng đạm, kali, các bon hữu cơ và độ pH đều thấp, chỉ có lân là ở
mức độ trung bình. Ở công thức II hàm lượng đạm và độ pH rất thấp, hàm lượng lân, kali,
các bon hữu cơ đều ở mức độ thấp. Ở công thức III hàm lượng đạm và lân cao, hàm lượng
các bon hữu cơ trung bình, tuy nhiên hàm lượng kali và độ pH lại thấp. Ở công thức IV hàm
lượng đạm, lân, các bon hữu cơ đều đạt mức trung bình khá, chỉ có hàm lượng kali và độ
pH vẫn đang ở mức độ hơi thấp, điều đó nói lên sự ưu việt của phương pháp chẩn đoán dinh
dưỡng, với một lượng phân không lớn nhưng cân đối phù hợp cũng đã làm giàu đất đáng kể.
3.5.1.6. Sự thay đổi hàm lượng dinh dưỡng khoáng trong lá cao su sau bón phân
Bảng 3.21. Dinh dưỡng khoáng trong lá cao su sau bón phân ở huyện Gio Linh
Công thức
Hàm lượng chất dinh dưỡng
N (% chất khô) P (% chất khô) K (% chất khô)
I 3,02 a
0,36 ab
1,27 a
II 2,67 b
0,32 ac
0,93 b
III 3,81 c
0,39 b
1,59 c
IV 3,70 c
0,31 c
1,36 d
CV (%) 4,61 5,22 3,53
LSD0,05 0,31 0,04 0,09
Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các mẫu tự giống nhau trên cùng 1 cột biểu thị sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (ở mức xác suất P < 0,05)
Kết quả động thái dinh dưỡng khoáng trên lá sau bón phân so sánh với thang dinh
dưỡng khoáng được chúng tôi xây dựng (Bảng 3.16) cho thấy nếu bón phân cân đối với tỷ lệ
hợp lý thì dinh dưỡng khoáng trong lá tiến tới mức tối ưu để tạo năng suất cao như: Ở công
thức IV, mức độ cân đối dinh dưỡng được thể hiện khá rõ: N = 3,70%, P = 0,31%, K =
1,36%. Ở công thức I đối chứng, do bón phân theo quy trình chung nên cân đối dinh dưỡng
không được thiết lập, gây cản trở trong việc hút dinh dưỡng của cây, nên sau bón phân
lượng đạm trong lá N = 3,02% vẫn ở mức thiếu hụt, nhưng lân P = 0,36% lại thừa. Tuy
nhiên, do năng suất các năm trước không quá 1,5 tấn mủ/ha nên ở công thức III tăng lượng
phân bón gấp 2 lần so với quy trình cũng không nâng cao hiệu quả kinh tế bởi năng suất
không cao hơn công thức IV có lượng phân thấp hơn. Ở công thức II lượng phân bón quá ít
nên trừ lân, các chất dinh dưỡng N = 2,67%, K = 0,93% đều ở mức thiếu hụt.
Sau bón phân đã tiến hành đánh giá các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong lá theo chỉ
số DRIS của các công thức phân bón như sau:
CT I: N P K
CT II: N P K
CT III: N P K
CT IV: N P K
3.5.1.7. Năng suất cao su của thí nghiệm ở huyện Gio Linh
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến năng suất mủ cao su thí nghiệm ở
huyện Gio Linh
Công
thức
Năng suất mủ cá thể (gam/cây/lần cạo) Năng suất
(kg/ha/năm)
% so với
đối chứngMủ tươi Mủ khô
I 110,70a
33,75a
1.443a
100,00
II 96,20b
29,31b
1.253b
86,83
III 122,13c
37,27c
1.593c
110,40
IV 133,72d
40,82d
1.745d
120,93
CV(%) 4,78 4,77 4,77
LSD0,05 11,05 3,37 143,95
Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các mẫu tự giống nhau trên cùng 1 cột biểu thị sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (ở mức xác suất P < 0,05)
3.5.1.8. Hiệu quả kinh tế trong thí nghiệm ở huyện Gio Linh
Bảng 3.23. Hiệu quả kinh tế sử dụng phân bón cho cao su ở huyện Gio Linh
Hạng mục CT I CT II CT III CT IV
Năng suất (kg mủ khô/ha) 1.443 1.253 1.593 1.745
Tổng thu (1000 đ) 57.720 50.120 63.720 69.800
Tiền thu thêm do bón phân (1000 đ) 17.720 10.120 23.720 29.800
Tổng chi (1000 đ) 42.935 41.178 44.713 43.545
Tiềnchithêmchomua,bón phân (1000đ) 4.935 3.178 6.713 5.125
Lợi nhuận (1000 đ) 14.785 8.942 19.007 26.255
VCR phân bón 3,59 3,18 3,53 5,81
Ghi chú: Giá mủ cao su khô 40.000 đ/kg; riêng ở công thức IV có thêm chi phí phân tích lá,
đất để chẩn đoán dinh dưỡng (1 mẫu đất + 1 mẫu lá/ha x 3 chỉ tiêu N, P, K x 70.000 đ chỉ
tiêu = 420.000 đ/ha/hộ).
Công thức I (đối chứng) bón phân theo quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su
Việt Nam thì tổng giá trị là 57.720.000 đ/ha, chi phí bón phân là 4.935.000 đ/ha, lợi nhuận
thu về 14.785.000 đ/ha và hiệu quả đầu tư phân bón là 3,59 lần.
Ở công thức II chi phí cho phân bón ít nhất 3.178.000 đ/ha, nhưng do năng suất quá
thấp nên chỉ thu được lợi nhuận 8.942.000 đ/ha và hiệu quả đầu tư phân bón là 3,18 lần.
Đây là công thức có lợi nhuận thấp nhất và hiệu quả đầu tư phân bón cũng thấp nhất trong
toàn thí nghiệm.
Ở công thức III tăng lượng phân gấp 1,5 lần so với quy trình, năng suất đạt cao
nhưng chi phí cũng cao, tổng giá trị 63.720.000 đ/ha, chi phí cho phân bón là 6.713.000
đ/ha, lợi nhuận thu được 19.007.000 đ/ha và hiệu quả đầu tư phân bón chưa cao (3,53 lần).
Ở công thức IV bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng, chi phí cho phân bón ở mức
trung bình 5.125.000 đ/ha, nhưng lợi nhuận cao nhất 26.255.000 đ/ha và hiệu quả đầu tư
phân bón cao nhất (5,81 lần) là nhờ chẩn đoán và xây dựng công thức phân bón phù hợp đã
tạo ra năng suất cao, hiệu quả đầu tư phân bón lớn.
Tóm lại, bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng lá đã tạo ra sự cân bằng các dưỡng
chất trong đất, trong lá, đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao cho cây cao su tiểu điền ở
giai đoạn kinh doanh trên đất đỏ bazan ở Quảng Trị.
3.5.2. Nghiên cứu thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng khoáng qua lá kết
hợp phân khoáng với phân hữu cơ cho cao su kinh doanh ở huyện Cam Lộ
3.5.2.1. Hiện trạng vườn cây thí nghiệm ở huyện Cam Lộ
Thí nghiệm ở huyện Gio Linh được bố trí tại vuờn hộ ông Đỗ Anh Phương, thôn
Minh Hương, xã Cam Chính. Vườn có diện tích 6 ha được trồng cao su dòng RRIM600 năm
2001 với mật độ trồng ban đầu 555 cây ha (hàng cách hàng 6 m, cây cách cây 3 m). Vườn
cây hiện còn mật độ 479 cây/ha, mật độ cây cạo mủ là 450 cây/ha, cây phát triển khỏe
mạnh, không sâu bệnh. Năng suất vườn cây năm trước thí nghiệm là 1,3 tấn mủ khô/ha.
Năm trước thí nghiệm vườn cây được bón phân phức hợp trộn sẵn nhãn hiệu Việt Nhật, có
tỷ lệ N:P:K là 15:15:15 (1:1:1) với lượng bón 300 kg/ha (tương đương 45 kg N, 45 kg P2O5
và 45 kg K2O/ha) có bón bổ sung 3 tấn phân chuồng. Lượng bón này bón thiếu đạm, kali và
thừa lân so với lượng bón theo quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam năm
2012 [39].
3.5.2.2. Tính chất hóa học đất trước thí nghiệm ở huyện Cam Lộ
Bảng 3.24. Tính chất hóa học đất trước thí nghiệm ở huyện Cam Lộ
Chỉ tiêu N(%) P2O5(%) K2O(%)
P2O5dt K2Odt
Chữu cơ(%) pHKCl
(mg/100g đ)
Hàm lượng 0,06 0,24 0,04 10,07 9,28 1,43 3,99
Tại điểm bố trí thí nghiệm các năm trước đây việc bổ sung phân hữu cơ cho đất
không được chú trọng đúng mức ngay từ đầu mà chỉ nặng về bổ sung phân hóa học. Khi so
sánh với Thang chuẩn đánh giá dinh dưỡng đất trồng cao su Việt Nam của Võ Văn An và
cộng sự (1990) [1] cho thấy, trong đất lượng P2O5 tổng số = 0,24% thấp nhưng P2O5 dễ tiêu
thì lại khá cao, trung bình là 10,07 mg/100g đất. Đất nâu đỏ chứa lượng cation kiềm và
kiềm thổ rất thấp nên lượng K2O tổng số chỉ ở mức trung bình thấp (0,04%). Lượng K2O dễ
tiêu cũng ở mức thấp, trung bình ở mức 9,28 mg /100g đất. Với mức hàm lượng các bon hữu
cơ trong đất bình quân là 1,43%, đối chiếu với Quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su
Việt Nam năm 2012 [39] khuyến cáo bón bổ sung phân hữu cơ trong trường hợp hàm lượng
các bon hữu cơ trong đất dưới 1,45%, chúng tôi đã bố trí bón phân hữu cơ bổ sung trong các
công thức của thí nghiệm tại huyện Cam Lộ.
3.5.2.3. Thực trạng dinh dưỡng khoáng trong lá cao su trước thí nghiệm
Bảng 3.25. Hàm lượng các nguyên tố đa lượng trong lá cao su trước thí nghiệm ở huyện
Cam Lộ
Chỉ tiêu N (% chất khô) P (% chất khô) K (% chất khô)
Hàm lượng 2,83 0,34 1,07
Bảng 3.25 cho thấy do hàm lượng N trong đất tương đối thấp nên hàm lượng N hấp
thu lên lá có sự khác biệt từ thấp nhất là 2,74% đến cao nhất 2,91%. Khi so sánh với thang
dinh dưỡng khoáng cao su Quảng Trị mà đề tài thiết lập (Bảng 3.16) cho thấy hàm lượng N
trong lá đang ở mức thiếu và đang tiến đến giới hạn rất thiếu (giới hạn khủng hoảng) vì
2,47 < N < 2,83% đã được xem là giới hạn thiếu và rất thiếu N trong lá vào đầu mùa mưa.
Quan hệ giữa hàm lượng N trong đất và hàm lượng N trong lá là rất chặt (r = 0,75).
So với thang dinh dưỡng khoáng mà chúng tôi thiết lập thì hàm lượng P trong lá
(trung bình = 0,34%) đều ở mức thừa, đây cũng là tình trạng chung của các vườn cao su tiểu
điền tại Quảng Trị do qua nhiều năm bón thừa phân lân so với nhu cầu của cây cao su thời
kỳ kinh doanh.
Về hàm lượng K trong lá biến động từ 0,98% đến cao nhất là 1,15%, trung bình đạt
1,07%. Những kết quả nghiên cứu hiện nay cho thấy kali đóng vai trò vô cùng quan trọng
đối với cao su. Đối chiếu với thang dinh dưỡng khoáng trong lá cao su kinh doanh Quảng
Trị mà chúng tôi thiết lập cho thấy hàm lượng K trong lá từ 0,78% đến 1,23% là ngưỡng
dinh dưỡng trung bình (hơi thiếu) đối với cao su. Do vậy, hàm lượng K trong lá cao su
huyện Cam Lộ ở mức trung bình chưa đạt ngưỡng dinh dưỡng tối thích.
Khi xem xét cân đối của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong lá cao su trước thử
nghiệm tại huyện Cam Lộ theo chỉ số DRIS cho thấy N/P = 8,32 đang ở trạng thái mất cân
bằng nghĩa là nguyên tố N đang ở mức thiếu, nguyên tố P đang ở mức thừa, N/K = 2,64
nghĩa là nguyên tố N đang ở khuynh hướng thiếu, nguyên tố K đang ở khuynh hướng cân
bằng, K/P = 3,15 nghĩa là nguyên tố K đang ở khuynh hướng hơi thiếu, nguyên tố P đang ở
khuynh hướng thừa. Có thể thấy biểu thức đọc được theoDRIS ở lá cao su Cam Lộ là N , P
, K . Đây là một trong những cơ sở cho việc thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh
dưỡng cho cao su huyện Cam Lộ.
3.5.2.4. Xây dựng công thức phân bón thí nghiệm
Theo Nguyễn Như Hà (2013) [19], lượng phân bón để đạt được năng suất kế hoạch
(ở đây là 1,7 – 2,0 tấn mủ khô/ha/năm) điều chỉnh theo chẩn đoán dinh dưỡng lá tính theo
công thức: D = H x C1/C2. Trường hợp mất cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng trong
cây, điều chỉnh lượng phân bón một nguyên tố nào đó trong chúng cho tương đối chính xác
theo hàm lượng nguyên tố khác, trường hợp thiếu đạm và thừa lân, lượng đạm chính xác
phải tính là DN = N1 x P2/N2 x P1 (trong đó N1 là lượng N tối ưu, P2 là lượng P thực tế, N2 là
lượng N thực tế, P1 là lượng P tối ưu); Lượng P trong tương quan với K có thể tính chính
xác là DP = P1 x K2/P2 x K1.
Để áp dụng đơn giản trong thực tế, có thể áp dụng các mức bón phân so với các mức
bón phân N, P2O5, K2O quy định tại Quy trình kỹ thuật cây cao su năm 2012 của Tập đoàn
Công nghiệp Cao su Việt Nam, kết hợp với các tỷ lệ N/P, N/K, K/P
Trường hợp tại khu thí nghiệm ở huyện Cam Lộ, qua kết quả phân tích trên cho thấy:
So sánh với thanh dinh dưỡng khoáng (Bảng 3.16): Hàm lượng N trong lá ở mức thiếu,
Hàm lượng P trong lá ở mức thừa, Hàm lượng K trong lá ở mức trung bình; Đọc các tỷ lệ
theo sơ đồ DRIS: N thiếu , P thừa và K hơi thiếu.
- Các công thức thí nghiệm gồm:
+ Công thức I (Đối chứng): Bón lượng phân khoáng bằng Quy trình 2012: (174 kg
Urê + 219 kg Super Lân + 133 kg Kaliclorua + 4.500 kg phân hữu cơ) / ha
+ Công thức II: Bón lượng phân khoáng bằng ½ Quy trình 2012: (87 kg Urê + 113
kg Super Lân + 67 kg Kaliclorua + 4.500 kg phân hữu cơ) / ha
+ Công thức III: Bón lượng phân khoáng bằng 1,5 lần Quy trình 2012: (261 kg Urê +
331 kg Super Lân + 200 kg Kaliclorua + 4.500 kg phân hữu cơ) / ha
+ Công thức IV: Bón theo Chẩn đoán dinh dưỡng: (261 kg Urê (150% QT) + 63 kg
Super Lân (25% QT) + 133 kg Kaliclorua (100% QT) + 4.500 kg phân hữu cơ)/ ha.
Các công thức thí nghiệm đều có sử dụng chất kích thích mủ Stimulatex 2,5% với
công thức cạo mủ là S/2D d3 10m/12. ET2,5% Pa4/y.
3.5.2.5. Tính chất hóa học đất sau thí nghiệm ở huyện Cam Lộ
Số liệu của Bảng 3.26 một lần nữa cho thấy sự phân hóa của các yếu tố dinh dưỡng trong
đất theo từng công thức thí nghiệm tương tự như thí nghiệm ở huyện Gio Linh.
Bảng 3.26. Tính chất hóa học đất sau thí nghiệm ở huyện Cam Lộ
Công thức
Hàm lượng chất dinh dưỡng
N(%) P2O5(%) K2O(%)
P2O5dt K2Odt
Chữu cơ(%) pHKCl
(mg/100g đ)
I 0,08 0,27a
0,06 12,88a
11,95 1,82 a
4,20a
II 0,07 0,22b
0,05 10,05b
10,27 1,46 a
4,01a
III 0,11 0,29a
0,07 12,54a
13,31 2,51 ab
5,15b
IV 0,10 0,28a
0,06 13,67a
12,68 2,60 b
4,91b
CV (%) 23,27 4,75 16,65 11,50 14,93 17,62 5,07
LSD0,05 ns 0,03 ns 2,82 ns 0,74 0,46
Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các mẫu tự giống nhau trên cùng 1 cột biểu thị sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê; ns: Sai khác của chỉ tiêu giữa tất cả các công thức thí
nghiệm không có ý nghĩa (ở mức xác suất P < 0,05).
Ở công thức I hàm lượng đạm, lân, kali, các bon hữu cơ đạt mức trung bình thấp,
riêng độ pH ở mức thấp. Ở công thức II hàm lượng đạm, kali và độ pH thấp, chỉ có hàm lượng
lân và các bon hữu cơ ở mức trung bình. Ở công thức III hàm lượng đạm, lân và các bon hữu
cơ cao, hàm lượng kali và độ pH ở mức độ trung bình. Ở công thức IV hàm lượng đạm, lân,
kali, độ pH đều đạt mức trung bình khá, hàm lượng các bon hữu cơ cao, điều đó nói lên sự
ưu việt của phương pháp chẩn đoán dinh dưỡng, với một lượng phân không lớn nhưng cân
đối phù hợp cũng đã làm giàu đất đáng kể. Vai trò của phân hữu cơ được khẳng định rất rõ
khi bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng, đất sau thí nghiệm ở công thức IV đã đạt được
mức cân bằng giàu dinh dưỡng và khắc phục được đặc điểm chua thường thấy của đất bazan
(cây cao su thích hợp với đất hơi chua, có độ pH từ 4,5 – 6,5).
3.5.2.6. Sự thay đổi hàm lượng dinh dưỡng khoáng trong lá cao su sau bón phân
Bảng 3.27. Dinh dưỡng khoáng trong lá cao su sau bón phân ở huyện Cam Lộ
Công thức Hàm lượng chất dinh dưỡng
N (% chất khô) P (% chất khô) K (% chất khô)
I 2,95 a
0,36 a
1,12 a
II 2,70 a
0,35 a
1,05 a
III 3,97 b
0,39 ab
1,64 b
IV 3,80 b
0,32 ac
1,40 c
CV (%) 5,71 7,55 5,73
LSD0,05 0,38 0,05 0,15
Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các mẫu tự giống nhau trên cùng 1 cột biểu thị sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (ở mức xác suất P < 0,05)
Sau bón phân đã tiến hành đánh giá vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng
trong lá theo chỉ số DRIS của các công thức phân bón như sau:
CT I: N P K
CT II: N P K
CT III: N P K
CT IV: N P K
3.5.2.7. Năng suất cao su trong thí nghiệm ở huyện Cam Lộ
Bảng 3.28. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến năng suất mủ cao su thí nghiệm ở
huyện Cam Lộ
Công
thức
Năng suất mủ cá thể (gam/cây/lần cạo) Năng suất
(kg/ha/năm)
% so với
đối chứngMủ tươi Mủ khô
I 107,56ab
37,89ab
1.620ab
100,00
II 100,31a
35,31a
1.510a
93,21
III 114,34b
40,26b
1.721b
106,23
IV 126,42c
44,54c
1.904c
117,53
CV(%) 5,19 5,19 5,19
LSD0,05 11,62 4,09 174,95
Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các mẫu tự giống nhau trên cùng 1 cột biểu thị sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (ở mức xác suất P < 0,05)
3.5.2.8. Hiệu quả kinh tế trong thí nghiệm ở huyện Cam Lộ
Bảng 3.29. Hiệu quả kinh tế sử dụng phân bón cho cao su ở huyện Cam Lộ
Hạng mục CT I CT II CT III CT IV
Năng suất (kg mủ khô/ha) 1.620 1.510 1.721 1.904
Tổng thu (1000 đ) 64.800 60.400 68.840 76.160
Tiền thu thêm do bón phân (1000 đ) 24.800 20.400 28.840 36.160
Tổng chi (1000 đ) 46.185 44.428 47.963 46.880
Tiềnchithêmchomua,bón phân (1000đ) 8.185 6.428 9.963 8.460
Lợi nhuận (1000 đ) 18.615 15.972 20.877 29.280
VCR phân bón 3,03 3,17 2,89 4,27
Ghi chú: Giá mủ cao su khô 40.000 đ/kg; riêng ở công thức IV có thêm chi phí phân tích lá,
đất để chẩn đoán dinh dưỡng (1 mẫu đất + 1 mẫu lá/ha x 3 chỉ tiêu N, P, K x 70.000 đ chỉ
tiêu = 420.000 đ/ha/hộ)
Công thức I (đối chứng) bón phân theo quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su
Việt Nam thì tổng giá trị là 64.800.000 đ/ha, chi phí phân bón là 8.185.000 đ/ha, lợi nhuận
thu về 18.615.000 đ/ha và hiệu quả đầu tư phân bón là 3,03 lần.
Ở công thức II chi phí cho phân bón ít nhất 6.428.000 đ/ha, nhưng do năng suất quá
thấp nên chỉ thu được lợi nhuận 15.792.000 đ/ha và hiệu quả đầu tư phân bón là 3,17 lần.
Ở công thức III tăng lượng phân bón gấp đôi so với Quy trình, năng suất đạt cao
nhưng chi phí cũng cao, tổng giá trị 68.840.000 đ/ha, chi phí cho phân bón lên đến
9.963.000 đ/ha, lợi nhuận thu được 20.877.000 đ/ha nhưng hiệu quả đầu tư phân bón thấp
nhất (2,89 lần).
Ở công thức IV bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng, chi phí cho phân bón ở mức
trung bình 8.460.000 đ/ha, nhưng lợi nhuận đạt cao nhất 29.280.000 đ/ha và hiệu quả đầu tư
phân bón cao nhất (4,27 lần) là nhờ chẩn đoán và xây dựng công thức phân bón phù hợp để
tạo ra năng suất cao, hiệu quả đầu tư phân bón lớn.
Nhìn tổng thể, bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá có bổ sung phân hữu
cơ là biện pháp kỹ thuật hiệu quả và bền vững đối với cây cao su thời kỳ kinh doanh trên đất
đỏ bazan ở Quảng Trị. Việc bón phân theo phương pháp này vừa cải tạo thành phần, tính
chất của đất theo hướng có lợi cho cây trồng, vừa tạo ra sự cân bằng hợp lý các dưỡng chất
trong cây để đưa đến năng suất mủ cao, hiệu quả vượt trội so với các phương pháp bón phân
thông thường.
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
1) Các vườn cao su tiểu điền ở Quảng Trị có quy mô nhỏ, chất lượng thấp. Việc sử
dụng phân bón của các hộ dân trồng cao su tiểu điền thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị còn
chưa hợp lý, thiếu cơ sở nên năng suất cao su và hiệu quả kinh tế thấp. Bón phân hữu cơ có
hiệu quả rõ rệt đối với cao su kinh doanh nhưng nhất thiết phải bón kết hợp với phân
khoáng vô cơ (N, P, K). Đại đa số hộ dân tại Quảng Trị sử dụng chất kích thích mủ cho cao
su tiểu điền kinh doanh.
2) Các chỉ tiêu dinh dưỡng hóa tính của đất cần thiết cho cây cao su (C hữu cơ, N%,
K2Odt) đều ở mức thấp và rất thấp, chỉ riêng hàm lượng P2O5dt là ở mức trung bình khá.
Hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng tích lũy trong lá cao su tiểu điền kinh doanh cũng
thấp hơn so với các vùng khác, chỉ riêng hàm lượng P là ở mức cao. Tương quan dinh
dưỡng giữa các nguyên tố khoáng trong đất với năng suất cao su tiểu điền kinh doanh không
chặt, nhưng tương quan dinh dưỡng giữa các nguyên tố khoáng trong lá với năng suất cao
su là rất chặt nên cho phép sử dụng hàm lượng các nguyên tố khoáng trong lá để chẩn đoán
dinh dưỡng.
3) Thang dinh dưỡng khoáng qua lá cao su kinh doanh ở Quảng Trị hướng tới dinh
dưỡng tối ưu để đạt được năng suất từ 1,5 - 2 tấn mủ/ha trong điều kiện có sử dụng chất
kích thích mủ được thiết lập với các giá trị trung bình hàm lượng chất khô chứa trong lá của
ni tơ (xN ) là 3,19%, phốt pho (xP ) là 0,25%, kali (xK ) là 1,00% và độ lệch chuẩn của
hàm lượng ni tơ (N) là 0,36, phốt pho (P) là 0,04, kali (K) là 0,23, ngưỡng tối ưu của hàm
lượng ni tơ trong lá là 3,56 – 3,91%, phốt pho là 0,30 – 0,33%, kali là 1,24 – 1,46%.
4) Chỉ số DRIS cho cây cao su kinh doanh ở Quảng Trị trong điều kiện có sử dụng
chất kích thích mủ, thiết lập dựa trên 3 trục: N/P, N/K, K/P với tâm là giao điểm của các hàm
lượng N, P, K trên lá cao su tối thích theo năng suất trung bình của tập hợp phụ có năng suất
cao nhất trên từng trục tương ứng làXN/P là 11,99;XN/K là 4,20;XK/P là 2,85, các giới hạn
đáng tin cậy biểu thị trạng thái cân bằng dinh dưỡng (ngưỡng bình thường) của tỷ lệ N/P là
10,19 – 13,79, N/K là 2,42 – 3,28, K/P là 3,57 – 4,83, góp phần hoàn thiện phương pháp bón
phân theo chẩn đoán dinh dưỡng.
5) Hai tổ hợp phân bón cho cao su kinh doanh theo chẩn đoán dinh dưỡng lá trong
điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ ở tỉnh Quảng Trị được xác định là: (100 kg N + 25
kg P2O5 + 80 kg K2O)/ ha áp dụng cho cây cao su trồng trên đất nâu đỏ bazan vùng gò đồi
huyện Gio Linh và các huyện nằm phía Bắc tỉnh Quảng Trị và (120 kg N + 10 kg P2O5 + 80 kg
K2O + 4.500 kg phân hữu cơ)/ ha áp dụng cho huyện Cam Lộ và các huyện nằm phía Nam
tỉnh Quảng Trị.
4.2. Đề nghị
1) Các hộ trồng cao su tiểu điền ở Quảng Trị có điều kiện nên bón phân theo chẩn
đoán dinh dưỡng, đồng thời bón bổ sung phân chuồng trong điều kiện sử dụng chất kích
thích mủ.
2) Trong thực tế sản xuất, có thể áp dụng công thức phân bón: 100 kg N + 25 kg P2O5 +
80 kg K2O/ha (nếu có điều kiện bón thêm 4.500 kg phân chuồng/ha) cho các diện tích cao su kinh
doanh trồng trên đất nâu đỏ bazan vùng gò đồi các huyện nằm phía Bắc tỉnh và công thức: 120 kg
N + 10 kg P2O5 + 80 kg K2O + 4.500 kg phân chuồng /ha cho vùng phía Nam tỉnh Quảng Trị.
3) Cần tiếp tục nghiên cứu bón phân cho cây cao su theo chẩn đoán dinh dưỡng lá
trên các dòng vô tính khác (ngoài RRIM600), trên các loại đất khác (ngoài đất bazan) ở
những vùng sinh thái khác nhau của khu vực Bắc Trung Bộ, áp dụng vào sản xuất cao su
nông hộ một cách tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.
DANH MỤC
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN
1. Lê Công Nam, Nguyễn Minh Hiếu, Dương Viết Tình (2017), “Đánh giá thực
trạng sử dụng phân bón cho cây cao su kinh doanh ở tỉnh Quảng Trị’, Tạp chí Khoa học
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Đại học Huế (ISSN 2588-1191), tập 126, số 3D,
2017, trang 27-39.
2. Lê Công Nam, Nguyễn Minh Hiếu, Dương Viết Tình (2017), “Nghiên cứu bón
phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng qua lá cho cây cao su kinh doanh ở tỉnh Quảng
Trị”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (ISSN 1859-4581), số 322/2017, kỳ 1, tháng 10 năm 2017, trang 61-68.
HUE UNIVERSITY
UNIVERSITY OF AGRICULTURE AND FORESTRY
LE CONG NAM
RESEARCH ON MINERAL FERTILIZATION BY LEAF
NUTRITIONAL DIAGNOSIS FOR RUBBER TREES
IN QUANG TRI PROVINCE
AGRICULTURAL DISSERTATION OF PHILOSOPHY DOCTOR
HUE, 2018
HUE UNIVERSITY
UNIVERSITY OF AGRICULTURE AND FORESTRY
LE CONG NAM
RESEARCH ON MINERAL FERTILIZATION BY LEAF
NUTRITIONAL DIAGNOSIS FOR RUBBER TREES
IN QUANG TRI PROVINCE
AGRICULTURAL DISSERTATION OF PHILOSOPHY DOCTOR
Major: Crop Science
Code: 62.62.01.10
SCIENTIFIC SUPERVISORS
1. Assoc. Prof. Dr. NGUYEN MINH HIEU
2. Assoc. Prof. Dr. DUONG VIET TINH
HUE, 2018
The thesis has been completed at Faculty of Agronomy,
University of Agriculture and Forestry, Hue University
Scientific supervisors:
1. Assoc. Prof. Dr. NGUYEN MINH HIEU
2. Assoc. Prof. Dr. DUONG VIET TINH
Referee 1:
Referee 2:
Referee 3:
The defence will be held at Hue University of PhD council
on …... h …..., day …... month …….. in 2018
The thesis can be found at:
Vietnam National Library
Library of Hue University of Agriculture and Forestry
1
INTRODUCTION
1. Introducing
The trifoliate rubber tree (Hevea brasiliensis Muel. Arg.) belongs to genus of the
Euphobiaceae, which is a multi-purpose tree, with a great economic, social and ecological
role. Rubber has a lot of value, rubber latex becomes one of the four main raw materials of
the world's industries (behind iron and steel, coal and oil), rubber wood can be used in
industry. wood processing and construction, granular materials for cleaning, chemicals,
paint,...
World output of rubber increased by over 20%, from 9 million tons in 2010 to 12.3
million tons in 2015; World rubber demand will reach 30.5 million tons in 2015, forecast
2019 increased 3.9% compared to 2015 to 31.7 million tons.
In Vietnam, rubber is a key industry, one of ten major export items. In 2016, the area
is 965 thousand hectares, Vietnam is the second largest in the world in terms of productivity
(1.7 tons/ha), third in output (1.1 million tons), fourth in export volume (1 million tons)
(ANRPC, 2016).
Quang Tri is a province with a relatively large land fund, and soil conditions are in line
with the growth and development of rubber trees. The province has 20,689 ha of rubber,
distributed mainly in 3 districts of Vinh Linh, Gio Linh, Cam Lo (accounting for 90%),
output of 12.3 thousand tons (Quang Tri Statistical Yearbook, 2016).
At present, in Quang Tri as well as the central region, low yielding rubber trees, poor
quality of garden, fertilizer use are spontaneous, lack of foundation and efficiency is not
high. Besides, fertilizing according to nutritional diagnosis is the progress of the science of
fertilizers, crop science. Fertilizing according to nutritional diagnosis to make balanced and
reasonable fertilizer application; harmonize the relationships between land, crops, climate.
However, in Vietnam there is only one study on nutritional diagnosis for rubber trees
but it is done in rubber plantations in the Southeast, research also proposed mineral nutrient
ladder, not applied. The system of diagnosis and recommendation system (DRIS) is not
perfect and difficult to apply to production.
Starting from the above issues, we conducted the study on the application of mineral
fertilizers according to the leaf nutritional diagnosis for rubber trees in Quang Tri.
2. Objectives of the project
2.1. General objectives
Contribute to improve the method of mineral fertilizers according to the leaf
nutritional diagnosis in the condition of using rubber latex for rubber business period in
Quang Tri province.
2.2. Specific objectives
- Assess the status of the orchard, use fertilizer and use latex stimulant for small rubber
plantation in Quang Tri.
- Assessment of nutrient content in soil, leaf and relationship to rubber productivity in
Quang Tri.
- Building a mineral nutrient ladder through leaves for the rubber business period in
Quang Tri.
- Identify integrated diagnostic and recommendation system (DRIS) for rubber
business period in Quang Tri.
- Establishment of fertilizer complexes for rubber business period in Quang Tri
according to leaf nutritional diagnosis in the condition of using latex stimulant.
2
3. Scientific and practical significance
3.1. Scientific significance
- The research results of the thesis will provide scientific data on the correlation of
mineral elements N, P, K in soil, in leaves with rubber yield in the business period, which is
the scientific basis. To evaluate the nutritional status through the content of mineral
nutrients in the leaves.
- To supplement and perfect the method of fertilizing according to the leaf nutrition
diagnosis for rubber trees in the business period, which shall serve as a basis for perfecting
the process of fertilizing the rubber trees, especially the rubber plantations.
- The research results of the project will be a valuable reference for teaching and
scientific research in the direction of proper fertilization based on leaf nutritional diagnosis
in terms of using latex stimulant not only for rubber trees but also for other crops.
3.2. Practical significance
- Introduce widely to farmers who are producing rubber latex an advanced method of
fertilization is the method of fertilization according to the nutritional diagnosis through the
leaf under the condition of simultaneous use of latex stimulant to increase productivity.
- Based on the leaf mineral nutrient level and the established DRIS index, farmers
have been able to adjust the dosage of fertilizer in the condition of using latex to develop a
rubber efficient and sustainable way.
4. Frame work of thesis
- The study focused on investigating the status of orchards, use of fertilizers, latex
stimulants, mineral nutrient assessments in soil, in rubber leaves to build mineral nutrient
ladder and high leaf index rubber businesses of RRIM 600 in the age of 10 - 20 are planted
on reddish brown basalt in hilly areas in 3 districts with rubber area accounting for nearly
90% of the rubber area of Vinh Linh, Gio Linh and Cam Lo of the Quang Tri province.
- The study was conducted for 4 years: 2013 - 2016.
5. New (Novel) contributions of the thesis
- Build up a mineral nutrient ladder through rubber leaves trading in Quang Tri
towards optimal nutrition to achieve yield of 1.5 - 2 tons of latex per hecta in the condition
of using latex stimulant with mean values of dry matter content in nitrogen leaf (xN ) of
3.25%, phosphorus (xP ) of 0.25%, potassium (xK ) of 1.00% and standard deviation the
concentration of nitrogen (N) was 0.36, phosphorus (P) was 0.04, potassium (K) was
0.23, the optimum level of nitrogen content in leaves was 3.56 - 3.91%, phosphorus 0.30-
0.33%, potassium 1.24 - 1.46%.
- Determine the DRIS index for rubber business in Quang Tri in the condition of using
latex stimulant, set up on three axes: N/P, N/K, K/P with the center of intersection of the N,
P, K content on the rubber leaves was optimized according to the average yield of the
highest yields on each axis, respectively, (xN/P ) was 11.99; (xN/K ) was 4.20; (xK/P ) is
2.85, the reliable limits for the nutritional balance (normal threshold) of the N/P ratio are
10.19 – 13.79, N/K is 2.42 - 3.28, K/P is 3.57 - 4.83, contributing to improve the method of
fertilizing by nutritional diagnosis.
- Two fertilizer complexes for rubber production under the condition of using latex
stimulants in Quang Tri province were constructed: 100 kg N + 25 kg P2O5 + 80 kg K2O / ha
and (120 kg N + 10 kg P2O5 + 80 kg K2O + 4,500 kg of organic fertilizer) / ha.
3
CHAPTER 1
OVERVIEW OF THE STUDY
1.1. Scientific basic overview of studied matters
1.1.1. Rubber tree and basic ecological requirements
1.1.2. Nutrition and fertilizer for plants
1.1.3. Scientific basis of nitrogen fertilization for rubber trees
1.1.4. Scientific basis of P fertilizer application for rubber trees
1.1.5. Scientific basis of potassium fertilization for rubber trees
1.1.6. Scientific basis of organic fertilizer application for rubber trees
1.1.7. The scientific basis for the use of latex stimulants for rubber trees
1.1.8. Scientific basis of fertilization according to nutritional diagnosis for rubber
1.2. Practical basis overview of studied matters
1.2.1. The development of natural rubber in the world and in Vietnam
1.2.2. Studies on N, P, K fertilization for rubber trees
1.2.3. Studies on organic fertilizers for rubber trees
1.2.4. Study on the use of Ethephon stimulant to increase the productivity of latex
1.2.5. Studies on fertilizing for rubber by leaf nutritional diagnosis
1.2.6. Basic conditions and situation of natural rubber production in Quang Tri province
1.2.7. Explain the reasons for choosing the problem and the study sites
4
CHAPTER 2
OBJECTS, CONTENT AND METHODOLOGY
2.1. Objects and materials
2.1.1. Research subjects
Research on rubber trees (Hevea brasilinesis Muel Arg.), a clone of the RRIM600
clonal plant in the 10-20 years of age, was planted on the FRs (Rhodic Ferralsols) - reddish-
brown basaltic soil - in the hillsides of Quang Tri province.
2.1.2. Study materials
- Fertilizers: Nitrogen fertilizers: Use urea fertilizer containing 46% N. Phosphorus:
Use Super Phosphate containing 16% P2O5. Potassium: Use of MOP Kalichloride MOP
containing 60% K2O. Organic fertilizer (manure): Use cattle manure from the local
population (a mixture of manure produced by water, dung (straw, leafy green manure) and
leftover food of cattle containing 83.1% water, 0.29% N, 0.17% P2O5, 1.00% K2O, 0.3%
CaO and 0.1% MgO.
- Latex Stimulatex, the trade name for the active ingredient (a.i.) Ethephon is 2.5%.
2.2. Research contents
Contents 1: Survey on the status of orchards, use of fertilizers and latex stimulants for
rubber plantations in Quang Tri.
Content 2: Assessment of nutrient content in soil, leaf and relationship with rubber
productivity in Quang Tri.
Content 3: Research on building a leaf nutrient ladder for rubber trees in Quang Tri.
Content 4: Research on determining integrated diagnostic and advisory system for
rubber business in Quang Tri.
Content 5: Fertilizer test on mineral leaf nutrition for rubber trees in Quang Tri.
2.3. Methodology
2.3.1. Evaluation of plantation status, use of fertilizers and latex stimulants for rubber
plantations in Quang Tri
- Methods of use:
+ Method of inheriting and analyzing documents
+ Field survey method (plot, standard plot, ...)
+ Methods of sociological investigation (using questionnaires, in-depth interviews,
participatory observation, ...)
- Collection criteria:
+ Actual gardening (planting year, area, density of density, current density).
+ The situation of fertilizer use in the business period (fertilizer, dosage, application
time).
+ The use of stimulant (drug, use, dosage, effect of drug).
+ Cost, income, efficiency of small rubber plantations.
+ Some difficulties exist in the production of rubber plantations (especially difficulties,
existing in fertilizing and using latex stimulants).
Surveyed in 3 communes in 3 districts, 35 households in each commune (105
households in total) represent the main rubber plantations in Quang Tri.
2.3.2. Method of sampling, treatment and analysis of soil samples and leaf samples to
evaluate nutrient status in soil, in rubber leaves
- Acres:
+ Get and process samples:
5
Land sample taken and treated in accordance with Vietnamese Standard TCVN 7538:
2006 - Soil quality - Sampling [4] by diagonal method in the cultivation layer (0 - 20 cm)
for 5 sites / study area rescue from 5 cross points in the garden, at each point along the edge
of the rubber canopy, dig a hole 30 cm deep, then use a knife to scrape a thin layer of soil
from top to bottom vertically, take about 200g. Land is sampled from 5 points mixed into 1
acre sample of land representing the garden for analysis. Avoid getting the soil under the
tree in the garden. Do not take in newly fertilized sites. After harvesting, remove the roots,
impurities, dried in air, dried, then milled through 1 mm sieve.
In order to assess the mineral nutrient status in soil, in leaves, the relationship between
them and yield, as the basis for the development of mineral nutrient levels and the DRIS
index, soil samples (with leaf samples) Three types of orchard: good garden with yield of
1.5 tons/ha, average orchard with yield from 1.0 - 1.5 tons/ha and bad garden with
productivity of less than 1.0 tons/ha, Choose 3 districts with the largest area of rubber for
sampling: Vinh Linh (for Vinh Tan commune), Gio Linh (Gio An commune), Cam Lo
(Cam Chinh commune) good form (10 samples), medium (10 samples), bad (10 samples).
The sample size is 3 types x 3 districts x 10 samples / district = 90 samples.
+ Analysis of research indicators: Total protein content: Analysis by Kjendahl method
improved [10 BC 377-99]. Total P2O5 content and easy digestibility: Analysis by
colorimetric methods and Oniani [TCVN 8940: 2011]. Total K2O content and easy
digestibility: Analysis by flame optical method (TCVN 8660: 2011) Organic carbon:
Wakley black method [TCVN 8940: 2011] pHKCl: Determination by measuring method pH
meter [10TCN 381-99].
- Leaf pattern:
Collection and processing of samples: Comply with Vietnamese Standards TCVN
8551: 2010 - Plants - Sampling and preparation methods [5] and Process of Vietnam Rubber
Industry Group 2012 [39]. A leaf sample is a composite of 30 trees, each of which is triple-
leafed (each leaf has 3 single leaves), each leaf sample is equal to 270 leaves. The leaves are
collected from the lower branches of the canopy. In the shade, the leaves are placed on the
last leaf of the branch, mature leaves (about 90 to 150 days old) with the shoots stable. The
leaf sampler was representative of the sampling orchard, RRIM600 asexual clone, the same
basalt, shaved, no pest, far from the main road, far away from the floodplain, far from the
edge of the plot. Samples were dried in air, dried at 700
C in a ventilated oven until dry, then
milled through a 1 mm sieve. Number of leaf samples to be taken, analysis was 90 samples,
leaf samples were taken at the same location with soil samples.
+ Analysis of research indicators: Using sulfuric acid sulfuric acid and hydroperoxide
(H2O2) as a substance to decompose samples, soak samples overnight and then decompose
at 2250
C, let cool and conduct analysis according to the rules. process (determine N:
distillation, P: color comparison, K: flame photometer).
2.3.3. Method of building mineral nutrient ladder through rubber leaves
The main nutrient content values N, P, K analyzed from leaf samples (90 samples)
were calculated as meansx =  xi / n and standard deviation (δ)
δ = (x -x)2
(n-1)
Establishing mineral nutrient ladders on rubber leaves at levels: Very deficient: <x -
2δ, deficient:x - 2δ →x - δ, medium:x - δ →x + δ, optimal:x + δ →x + 2δ, excess:
>x + 2δ.
Luận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao su
Luận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao su
Luận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao su
Luận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao su
Luận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao su
Luận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao su
Luận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao su
Luận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao su
Luận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao su
Luận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao su
Luận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao su
Luận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao su
Luận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao su
Luận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao su
Luận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao su
Luận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao su
Luận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao su
Luận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao su
Luận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao su
Luận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao su

More Related Content

What's hot

2017 Hoàng Kim. Đề Cương
2017 Hoàng Kim. Đề Cương 2017 Hoàng Kim. Đề Cương
2017 Hoàng Kim. Đề Cương FOODCROPS
 
Tai lieu va ky thuat trong cay do sinh
Tai lieu va ky thuat trong cay do sinhTai lieu va ky thuat trong cay do sinh
Tai lieu va ky thuat trong cay do sinhViet Trang
 
Dây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Dây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếDây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Dây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếThanh Hoa
 
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếTìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếThanh Hoa
 
Huong dan viet de cuong chon giong san
Huong dan viet de cuong chon giong sanHuong dan viet de cuong chon giong san
Huong dan viet de cuong chon giong sanFOODCROPS
 
Nghiên cứu cây độ sinh.docx
Nghiên cứu cây độ sinh.docxNghiên cứu cây độ sinh.docx
Nghiên cứu cây độ sinh.docxwon9nguyen
 
Cay chum ngay vi thuoc quy
Cay chum ngay vi thuoc quyCay chum ngay vi thuoc quy
Cay chum ngay vi thuoc quythien my
 
Công nghệ chế biến dầu phộng nguyên chất
Công nghệ chế biến dầu phộng nguyên chấtCông nghệ chế biến dầu phộng nguyên chất
Công nghệ chế biến dầu phộng nguyên chấtLe van Hung
 
Giới thiệu cây chùm ngây - ChumNgayHP.com
Giới thiệu cây chùm ngây - ChumNgayHP.comGiới thiệu cây chùm ngây - ChumNgayHP.com
Giới thiệu cây chùm ngây - ChumNgayHP.comTuấn Thanh
 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẰM LỚN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẰM LỚNGIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẰM LỚN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẰM LỚNThái Nguyễn Văn
 
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12Cang Nguyentrong
 
BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG
BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG
BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG nataliej4
 
BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG_10533412092019
BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG_10533412092019BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG_10533412092019
BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG_10533412092019phamhieu56
 
đề Tài nguyên liệu cho sản xuất khoai mì tài liệu, ebook, giáo trình
đề Tài nguyên liệu cho sản xuất khoai mì   tài liệu, ebook, giáo trìnhđề Tài nguyên liệu cho sản xuất khoai mì   tài liệu, ebook, giáo trình
đề Tài nguyên liệu cho sản xuất khoai mì tài liệu, ebook, giáo trìnhNắng Sân Trường
 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂUGIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂUThái Nguyễn Văn
 
đồ án tốt nghiệp sản xuất cồn 96 độ từ tinh bột sắn
 đồ án tốt nghiệp sản xuất cồn 96 độ từ tinh bột sắn đồ án tốt nghiệp sản xuất cồn 96 độ từ tinh bột sắn
đồ án tốt nghiệp sản xuất cồn 96 độ từ tinh bột sắnLanh Nguyen
 
Dinh duong khoai
Dinh duong khoaiDinh duong khoai
Dinh duong khoaiKej Ry
 
Tu lieu sinh hoc
Tu lieu sinh hocTu lieu sinh hoc
Tu lieu sinh hoctam0122
 

What's hot (18)

2017 Hoàng Kim. Đề Cương
2017 Hoàng Kim. Đề Cương 2017 Hoàng Kim. Đề Cương
2017 Hoàng Kim. Đề Cương
 
Tai lieu va ky thuat trong cay do sinh
Tai lieu va ky thuat trong cay do sinhTai lieu va ky thuat trong cay do sinh
Tai lieu va ky thuat trong cay do sinh
 
Dây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Dây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếDây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Dây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
 
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếTìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
 
Huong dan viet de cuong chon giong san
Huong dan viet de cuong chon giong sanHuong dan viet de cuong chon giong san
Huong dan viet de cuong chon giong san
 
Nghiên cứu cây độ sinh.docx
Nghiên cứu cây độ sinh.docxNghiên cứu cây độ sinh.docx
Nghiên cứu cây độ sinh.docx
 
Cay chum ngay vi thuoc quy
Cay chum ngay vi thuoc quyCay chum ngay vi thuoc quy
Cay chum ngay vi thuoc quy
 
Công nghệ chế biến dầu phộng nguyên chất
Công nghệ chế biến dầu phộng nguyên chấtCông nghệ chế biến dầu phộng nguyên chất
Công nghệ chế biến dầu phộng nguyên chất
 
Giới thiệu cây chùm ngây - ChumNgayHP.com
Giới thiệu cây chùm ngây - ChumNgayHP.comGiới thiệu cây chùm ngây - ChumNgayHP.com
Giới thiệu cây chùm ngây - ChumNgayHP.com
 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẰM LỚN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẰM LỚNGIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẰM LỚN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẰM LỚN
 
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
 
BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG
BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG
BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG
 
BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG_10533412092019
BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG_10533412092019BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG_10533412092019
BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG_10533412092019
 
đề Tài nguyên liệu cho sản xuất khoai mì tài liệu, ebook, giáo trình
đề Tài nguyên liệu cho sản xuất khoai mì   tài liệu, ebook, giáo trìnhđề Tài nguyên liệu cho sản xuất khoai mì   tài liệu, ebook, giáo trình
đề Tài nguyên liệu cho sản xuất khoai mì tài liệu, ebook, giáo trình
 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂUGIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU
 
đồ án tốt nghiệp sản xuất cồn 96 độ từ tinh bột sắn
 đồ án tốt nghiệp sản xuất cồn 96 độ từ tinh bột sắn đồ án tốt nghiệp sản xuất cồn 96 độ từ tinh bột sắn
đồ án tốt nghiệp sản xuất cồn 96 độ từ tinh bột sắn
 
Dinh duong khoai
Dinh duong khoaiDinh duong khoai
Dinh duong khoai
 
Tu lieu sinh hoc
Tu lieu sinh hocTu lieu sinh hoc
Tu lieu sinh hoc
 

Similar to Luận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao su

1338022181 bai khoa luan 25.5
1338022181 bai khoa luan 25.51338022181 bai khoa luan 25.5
1338022181 bai khoa luan 25.5Canh Dong Xanh
 
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12Cang Nguyentrong
 
Giáo trình nông nghiệp hữu cơ - Nguyễn Đức Nhuận;Nguyễn Thế Đặng;Nguyễn Tuấn ...
Giáo trình nông nghiệp hữu cơ - Nguyễn Đức Nhuận;Nguyễn Thế Đặng;Nguyễn Tuấn ...Giáo trình nông nghiệp hữu cơ - Nguyễn Đức Nhuận;Nguyễn Thế Đặng;Nguyễn Tuấn ...
Giáo trình nông nghiệp hữu cơ - Nguyễn Đức Nhuận;Nguyễn Thế Đặng;Nguyễn Tuấn ...Man_Ebook
 
Thức ăn vật nuôi vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam - Hoàng Toàn Thắng;...
Thức ăn vật nuôi vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam - Hoàng Toàn Thắng;...Thức ăn vật nuôi vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam - Hoàng Toàn Thắng;...
Thức ăn vật nuôi vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam - Hoàng Toàn Thắng;...Man_Ebook
 
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdfGiáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...Man_Ebook
 
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdfGiáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdfMan_Ebook
 
BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG_10533412092019
BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG_10533412092019BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG_10533412092019
BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG_10533412092019TiLiu5
 
Phụ phẩm nông nghiệp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Phụ phẩm nông nghiệp giảm thiểu ô nhiễm môi trườngPhụ phẩm nông nghiệp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Phụ phẩm nông nghiệp giảm thiểu ô nhiễm môi trườngNhuoc Tran
 
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdfGiáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdfMan_Ebook
 
2017. TS Đồng Thị Kim Cúc. Giới thiệu một số giống lạc mới
2017. TS Đồng Thị Kim Cúc. Giới thiệu một số giống lạc mới 2017. TS Đồng Thị Kim Cúc. Giới thiệu một số giống lạc mới
2017. TS Đồng Thị Kim Cúc. Giới thiệu một số giống lạc mới FOODCROPS
 

Similar to Luận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao su (20)

Sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc
Sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạcSử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc
Sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc
 
Luận án: Kỹ thuật canh tác giống ngô lai tại Quảng Ngãi, HAY
Luận án: Kỹ thuật canh tác giống ngô lai tại Quảng Ngãi, HAYLuận án: Kỹ thuật canh tác giống ngô lai tại Quảng Ngãi, HAY
Luận án: Kỹ thuật canh tác giống ngô lai tại Quảng Ngãi, HAY
 
Công tác đào tạo hệ vừa làm vừa học của ĐH Nông Lâm Thái Nguyên
Công tác đào tạo hệ vừa làm vừa học của ĐH Nông Lâm Thái NguyênCông tác đào tạo hệ vừa làm vừa học của ĐH Nông Lâm Thái Nguyên
Công tác đào tạo hệ vừa làm vừa học của ĐH Nông Lâm Thái Nguyên
 
Đặc tính ít hạt và biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành
Đặc tính ít hạt và biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng cam SànhĐặc tính ít hạt và biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành
Đặc tính ít hạt và biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành
 
1338022181 bai khoa luan 25.5
1338022181 bai khoa luan 25.51338022181 bai khoa luan 25.5
1338022181 bai khoa luan 25.5
 
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
 
Sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas
Sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và PseudomonasSử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas
Sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas
 
Luận án: Kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái NguyênLuận án: Kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
 
Giáo trình nông nghiệp hữu cơ - Nguyễn Đức Nhuận;Nguyễn Thế Đặng;Nguyễn Tuấn ...
Giáo trình nông nghiệp hữu cơ - Nguyễn Đức Nhuận;Nguyễn Thế Đặng;Nguyễn Tuấn ...Giáo trình nông nghiệp hữu cơ - Nguyễn Đức Nhuận;Nguyễn Thế Đặng;Nguyễn Tuấn ...
Giáo trình nông nghiệp hữu cơ - Nguyễn Đức Nhuận;Nguyễn Thế Đặng;Nguyễn Tuấn ...
 
Thức ăn vật nuôi vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam - Hoàng Toàn Thắng;...
Thức ăn vật nuôi vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam - Hoàng Toàn Thắng;...Thức ăn vật nuôi vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam - Hoàng Toàn Thắng;...
Thức ăn vật nuôi vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam - Hoàng Toàn Thắng;...
 
Đề tài xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây dầu mè, ĐIỂM 8
Đề tài xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây dầu mè, ĐIỂM 8Đề tài xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây dầu mè, ĐIỂM 8
Đề tài xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây dầu mè, ĐIỂM 8
 
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdfGiáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
 
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
 
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdfGiáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
 
BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG_10533412092019
BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG_10533412092019BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG_10533412092019
BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG_10533412092019
 
Phụ phẩm nông nghiệp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Phụ phẩm nông nghiệp giảm thiểu ô nhiễm môi trườngPhụ phẩm nông nghiệp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Phụ phẩm nông nghiệp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
 
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdfGiáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
 
2017. TS Đồng Thị Kim Cúc. Giới thiệu một số giống lạc mới
2017. TS Đồng Thị Kim Cúc. Giới thiệu một số giống lạc mới 2017. TS Đồng Thị Kim Cúc. Giới thiệu một số giống lạc mới
2017. TS Đồng Thị Kim Cúc. Giới thiệu một số giống lạc mới
 
Phát Triển Cây Cao Su Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Cây Cao Su Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.docPhát Triển Cây Cao Su Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Cây Cao Su Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.doc
 
Đề tài: Kỹ thuật canh tác giống lúa nếp cạn ở Hà Giang, HAY
Đề tài: Kỹ thuật canh tác giống lúa nếp cạn ở Hà Giang, HAYĐề tài: Kỹ thuật canh tác giống lúa nếp cạn ở Hà Giang, HAY
Đề tài: Kỹ thuật canh tác giống lúa nếp cạn ở Hà Giang, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Luận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao su

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ CÔNG NAM NGHIÊN CỨU BÓN PHÂN KHOÁNG THEO CHẨN ĐOÁN DINH DƯỠNG LÁ CHO CÂY CAO SU Ở QUẢNG TRỊ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HUẾ, 2018
  • 2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ CÔNG NAM NGHIÊN CỨU BÓN PHÂN KHOÁNG THEO CHẨN ĐOÁN DINH DƯỠNG LÁ CHO CÂY CAO SU Ở QUẢNG TRỊ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 62.62.01.10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. NGUYỄN MINH HIẾU 2. PGS.TS. DƯƠNG VIẾT TÌNH HUẾ, 2018
  • 3. Công trình hoàn thành tại: Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. NGUYỄN MINH HIẾU 2. PGS. TS. DƯƠNG VIẾT TÌNH Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họp tại: …………………………………………. Đại học Huế Vào hồi …h…, ngày… tháng ….năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam. Thư viện Trường Đại học Nông Lâm Huế
  • 4. MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cây cao su ba lá (Hevea brasiliensis Muel. Arg.) thuộc họ Thầu dầu (Euphobiaceae) là cây đa mục đích, có vai trò rất lớn về mặt kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Cây cao su có rất nhiều giá trị, mủ cao su trở thành 1 trong 4 nguyên liệu chính của các ngành công nghiệp thế giới (đứng sau gang thép, than đá và dầu mỏ), gỗ cao su có thể sử dụng trong công nghiệp chế biến gỗ và xây dựng, hạt làm nguyên liệu tẩy rửa, hoá chất, sơn, ... Sản lượng cao su thế giới tăng trưởng trên 20%, từ 9 triệu tấn năm 2010 lên 12,3 triệu tấn vào năm 2015; nhu cầu cao su thế giới đạt 30,5 triệu tấn trong năm 2015, dự báo năm 2019 tăng 3,9 % so với năm 2015 lên 31,7 triệu tấn. Ở Việt Nam, cao su là cây công nghiệp chủ lực, một trong mười mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. Năm 2016 có diện tích là 965 nghìn ha, Việt Nam hiện đứng thứ 2 thế giới về năng suất (1,7 tấn/ha), thứ 3 về sản lượng (1,1 triệu tấn), thứ 4 về sản lượng xuất khẩu (1 triệu tấn) (ANRPC, 2016). Quảng Trị là tỉnh có quỹ đất tương đối lớn, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp với quá trình sinh trưởng phát triển của cây cao su. Toàn tỉnh hiện có 20.689 ha cao su, phân bố chủ yếu ở 3 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ (chiếm 90%), sản lượng 12,3 nghìn tấn (Niên giám thống kê Quảng Trị, 2016). Hiện tại ở Quảng Trị cũng như khu vực Trung Bộ, cao su tiểu điền năng suất thấp, chất lượng vườn kém, sử dụng phân bón đang mang tính tự phát, thiếu cơ sở, hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng là tiến bộ của khoa học phân bón, khoa học cây trồng. Bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng giúp bón phân cân đối và hợp lý; tổng hòa các mối quan hệ giữa đất, cây trồng, khí hậu. Tuy nhiên ở Việt Nam mới chỉ có 1 công trình nghiên cứu về chẩn đoán dinh dưỡng cho cây cao su nhưng lại thực hiện trên cây cao su đại điền ở Đông Nam Bộ, nghiên cứu cũng mới đề xuất thang dinh dưỡng khoáng, chưa ứng dụng hệ thống hệ thống chẩn đoán và khuyến cáo (DRIS) nên chưa hoàn thiện và khó áp dụng vào thực tế sản xuất. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cho cây cao su ở Quảng Trị. 2. Mục tiêu đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Góp phần hoàn thiện phương pháp bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ cho cây cao su thời kỳ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được thực trạng vườn cây, sử dụng phân bón và sử dụng chất kích thích mủ cho cao su tiểu điền thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị. - Đánh giá được hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, trong lá và mối quan hệ với năng suất cao su thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị. - Xây dựng được thang dinh dưỡng khoáng qua lá cho cao su thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị. - Xác định được chỉ số hệ thống tích hợp chẩn đoán và khuyến cáo (DRIS) cho cao su thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị. - Xây dựng được các tổ hợp phân bón cho cao su thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị theo chẩn đoán dinh dưỡng lá trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ.
  • 5. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về sự tương quan của các nguyên tố khoáng N, P, K trong đất, trong lá với năng suất cao su thời kỳ kinh doanh, là cơ sở khoa học để đánh giá thực trạng dinh dưỡng thông qua thang hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong lá cao su. - Bổ sung, hoàn thiện phương pháp bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cho cây cao su thời kỳ kinh doanh, làm cơ sở cho việc hoàn thiện quy trình bón phân cho cây cao su, đặc biệt là cao su tiểu điền. - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học theo hướng bón phân hợp lý dựa theo chẩn đoán dinh dưỡng lá trong điều kiện sử dụng chất kích thích mủ không chỉ cho cây cao su mà còn cho các cây trồng khác nữa. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Giới thiệu rộng rãi đến nông dân đang sản xuất cao su tiểu điền một biện pháp bón phân tiên tiến là phương pháp bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng qua lá trong điều kiện đồng thời sử dụng chất kích thích mủ để tăng năng suất. - Về thực tiễn dựa vào thang dinh dưỡng khoáng qua lá và chỉ số DRIS được xác lập đã giúp cho nông hộ có định hướng cân đối được liều lượng phân bón trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ để phát triển cao su một cách hiệu quả và bền vững. 4. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Nghiên cứu tập trung điều tra đánh giá thực trạng vườn cây, sử dụng phân bón, chất kích thích mủ, đánh giá dinh dưỡng khoáng trong đất, trong lá cao su để xây dựng thang dinh dưỡng khoáng và chỉ số DRIS qua lá cao su kinh doanh dòng RRIM 600 ở độ tuổi 10 - 20 trồng trên đất nâu đỏ bazan vùng gò đồi tại 3 huyện có diện tích cao su chiếm gần 90% diện tích cao su của cả tỉnh là Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ của tỉnh Quảng Trị. - Nghiên cứu tiến hành trong 4 năm: 2013 - 2016. 5. Những đóng góp mới của luận án - Xây dựng được thang dinh dưỡng khoáng qua lá cao su kinh doanh ở Quảng Trị hướng tới dinh dưỡng tối ưu để đạt được năng suất từ 1,5 - 2 tấn mủ/ha trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ với các giá trị trung bình hàm lượng chất khô chứa trong lá của ni tơ (xN ) là 3,19%, phốt pho (xP ) là 0,25%, kali (xK ) là 1,00% và độ lệch chuẩn của hàm lượng ni tơ (N) là 0,36, phốt pho (P) là 0,04, kali (K) là 0,23, ngưỡng tối ưu của hàm lượng ni tơ trong lá là 3,56 – 3,91%, phốt pho là 0,30 – 0,33%, kali là 1,24 – 1,46%. - Xác định được chỉ số DRIS cho cây cao su kinh doanh ở Quảng Trị trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ, thiết lập dựa trên 3 trục: N/P, N/K, K/P với tâm là giao điểm của các hàm lượng N, P, K trên lá cao su tối thích theo năng suất trung bình của tập hợp phụ có năng suất cao nhất trên từng trục tương ứng làXN/P là 11,99;XN/K là 4,20;XK/P là 2,85, các giới hạn đáng tin cậy biểu thị trạng thái cân bằng dinh dưỡng (ngưỡng bình thường) của tỷ lệ N/P là 10,19 – 13,79, N/K là 2,42 – 3,28, K/P là 3,57 – 4,83, góp phần hoàn thiện phương pháp bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng. - Xây dựng được 2 tổ hợp phân bón cho cao su kinh doanh theo chẩn đoán dinh dưỡng lá trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ ở tỉnh Quảng Trị là: (100 kg N + 25 kg P2O5 + 80 kg K2O)/ ha và (120 kg N + 10 kg P2O5 + 80 kg K2O + 4.500 kg phân hữu cơ)/ ha.
  • 6. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây cao su và các yêu cầu sinh thái cơ bản 1.1.2. Dinh dưỡng và phân bón cho cây trồng 1.1.3. Cơ sở khoa học của việc bón phân đạm cho cây cao su 1.1.4. Cơ sở khoa học của việc bón phân lân cho cây cao su 1.1.5. Cơ sở khoa học của việc bón phân kali cho cây cao su 1.1.6. Cơ sở khoa học của việc bón phân hữu cơ cho cây cao su 1.1.7. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chất kích thích mủ cho cây cao su 1.1.8. Cơ sở khoa học của việc bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng cho cao su 1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Tình hình phát triển cao su thiên nhiên trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.2. Những nghiên cứu về bón phân khoáng N, P, K cho cây cao su 1.2.3. Những nghiên cứu về bón phân hữu cơ cho cây cao su 1.2.4. Tình hình nghiên cứu sử dụng chất kích thích Ethephon nhằm tăng năng suất mủ cao su 1.2.5. Những nghiên cứu về bón phân cho cao su theo chẩn đoán dinh dưỡng lá 1.2.6. Điều kiện cơ bản và tình hình sản xuất cao su thiên nhiên ở tỉnh Quảng Trị 1.2.7. Luận giải về lý do chọn vấn đề và các địa điểm nghiên cứu
  • 7. CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Tiến hành nghiên cứu trên đối tượng cây cao su (Hevea brasilinesis Muel. Arg.) tiểu điền dòng vô tính RRIM600 trong thời kỳ kinh doanh ở độ tuổi 10 – 20 trồng trên đất nâu đỏ bazan FRs (Rhodic Ferralsols) vùng gò đồi của Quảng Trị. 2.1.2. Vật liệu nghiên cứu - Các loại phân bón: Phân đạm: Sử dụng phân Urê có chứa 46% N. Phân lân: Sử dụng phân Super Lân có chứa 16% P2O5. Phân kali: Sử dụng phân Kaliclorua MOP có chứa 60% K2O. Phân hữu cơ (phân chuồng): Sử dụng phân trâu bò hoai mua của dân địa phương (là hỗn hợp phân do gia súc tiết ra với nước giải, chất độn chuồng (rơm rạ, thân lá cây phân xanh) và thức ăn thừa của gia súc), trong thành phần có chứa 83,1% nước, 0,29% N, 0,17% P2O5, 1,00% K2O, 0,3% CaO và 0,1% MgO. - Chất kích thích mủ: Sử dụng Stimulatex, là tên thương phẩm của sản phẩm có nồng độ hoạt chất (a.i.) Ethephon là 2,5%. 2.2. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Điều tra thực trạng vườn cây, sử dụng phân bón và chất kích thích mủ cho cây cao su tiểu điền thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị. Nội dung 2: Đánh giá hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, trong lá và mối quan hệ với năng suất cao su kinh doanh ở Quảng Trị. Nội dung 3: Nghiên cứu xây dựng thang dinh dưỡng khoáng trên lá cho cây cao su kinh doanh ở Quảng Trị. Nội dung 4: Nghiên cứu xác định chỉ số hệ thống tích hợp chẩn đoán và khuyến cáo cho cây cao su kinh doanh ở Quảng Trị. Nội dung 5: Thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng khoáng qua lá cho cây cao su ở Quảng Trị. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Đánh giá thực trạng vườn cây, sử dụng phân bón và chất kích thích mủ cho cao su tiểu điền tại Quảng Trị - Các phương pháp sử dụng: + Phương pháp kế thừa, phân tích tài liệu + Phương pháp điều tra thực địa (lát cắt, lập ô tiêu chuẩn,…) + Phương pháp điều tra xã hội học (dùng bảng hỏi, phòng vấn sâu, quan sát có sự tham gia,…) - Các chỉ tiêu thu thập: + Thực trạng vườn cây (năm trồng, diện tích, mật độ trồng, mật độ hiện còn). + Tình hình sử dụng phân bón thời kỳ kinh doanh (loại phân bón, liều lượng, thời gian bón). + Tình hình sử dụng chất kích thích mủ (loại thuốc, cách sử dụng, liều lượng, tác động của thuốc). + Chi phí, thu nhập, hiệu quả của các mô hình cao su tiểu điền. + Một số khó khăn, tồn tại trong sản xuất cao su tiểu điền (đặc biệt là những khó khăn, tồn tại trong bón phân và sử dụng chất kích thích mủ). Đã điều tra tại 3 xã thuộc 3 huyện, mỗi xã 35 hộ (tổng số hộ điều tra là 105 hộ) đại diện cho các vùng trồng cao su chủ yếu của tỉnh Quảng Trị.
  • 8. 2.3.2. Phương pháp lấy mẫu, xử lý và phân tích mẫu đất, mẫu lá để đánh giá tình hình dinh dưỡng trong đất, trong lá cao su kinh doanh - Mẫu đất: + Lấy và xử lý mẫu: Mẫu đất được lấy và xử lý theo quy định tại tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7538 : 2006 – Chất lượng đất – Lấy mẫu [4] bằng phương pháp đường chéo ở tầng canh tác (0 – 20 cm) lấy 5 điểm/khu nghiên cứu từ 5 điểm chéo góc trong vườn, ở mỗi điểm chiếu theo rìa tán cao su, đào 1 hố nhỏ sâu 30cm, xong dùng dao nạo một lớp đất mỏng đều đặn từ trên xuống dưới theo chiều thẳng đứng, lấy khoảng 200g. Đất được lấy mẫu từ 5 điểm trộn lại thành 1 mẫu đất khoảng 1kg đại diện cho vườn để đem đi phân tích. Tránh lấy đất dưới gốc cây trong vườn. Không lấy ở các vị trí mới được bón phân. Mẫu sau khi thu về tiến hành loại bỏ rễ cây, tạp chất sơ bộ, hong khô trong không khí, sấy khô, sau đó nghiền qua rây 1 mm. Để đánh giá được tình hình dinh dưỡng khoáng trong đất, trong lá, mối tương quan giữa chúng với năng suất, làm cơ sở cho việc xây dựng thang dinh dưỡng khoáng và xác lập chỉ số DRIS, mẫu đất (kèm mẫu lá) được lấy trên 3 loại hình: Vườn tốt có năng suất trên 1,5 tấn/ha, vườn trung bình có năng suất từ 1,0 - 1,5 tấn/ha và vườn xấu có năng suất dưới 1,0 tấn/ha, chọn 3 huyện có diện tích cao su lớn nhất để lấy mẫu là: Vĩnh Linh (lấy xã Vĩnh Tân làm đại diện), Gio Linh (xã Gio An), Cam Lộ (xã Cam Chính), mỗi huyện đều lấy mẫu cả 3 loại hình tốt (10 mẫu), trung bình (10 mẫu), xấu (10 mẫu). Số lượng mẫu lấy là 3 loại hình x 3 huyện x 10 mẫu/huyện = 90 mẫu. + Phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu: Hàm lượng đạm tổng số: Phân tích theo phương pháp Kjendahl cải tiến [10 TCN 377-99]. Hàm lượng P2O5 tổng số và dễ tiêu: Phân tích theo các phương pháp so màu và Oniani [TCVN 8940 : 2011]. Hàm lượng K2O tổng số và dễ tiêu: Phân tích theo phương pháp quang kế ngọn lửa (TCVN 8660 : 2011]. Các bon hữu cơ: Phương pháp Wakley Black [TCVN 8940 : 2011]. pHKCl: Xác định theo phương pháp đo bằng máy đo pH mét [10TCN 381-99]. - Mẫu lá: + Lấy và xử lý mẫu: Được thực hiện theo quy định tại tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8551 : 2010 – Cây trồng – Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu [5] và Quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam 2012 [39]. Một mẫu lá là tổng hợp của 30 cây, mỗi cây lấy nguyên 3 lá kép (mỗi lá kép có 3 lá đơn), mỗi mẫu lá tương đương 270 lá đơn. Lá được lấy ở cành dưới thấp của tán cây, trong bóng râm, lấy lá nằm ở tầng lá cuối cùng của cành, lá thành thục (khoảng 90 – 150 ngày tuổi) với chồi ngọn ổn định. Cây chọn lấy mẫu lá là đại diện cho vườn cây lấy mẫu, cùng dòng vô tính RRIM600, cùng loại đất bazan, cây đang cạo, không bị sâu bệnh, cách xa đường chính, xa nơi ngập úng, xa mép lô. Mẫu sau khi thu về tiến hành phơi khô trong không khí, sấy khô mẫu ở nhiệt độ 700 C trong tủ sấy có thông gió cho đến khi khô kiệt, sau đó nghiền qua rây 1 mm. Số mẫu lá cần lấy, phân tích là 90 mẫu, mẫu lá được lấy cùng vị trí với mẫu đất. + Phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu: Sử dụng hỗn hợp axits sunfuric H2SO4 và hydroperoxit (H2O2) làm chất để phân hủy mẫu, ngâm mẫu qua đêm sau đó phân hủy ở nhiệt độ 2250 C, để nguội và tiến hành phân tích theo quy trình (xác định N: chưng cất, P: so màu, K: đo quang kế ngọn lửa). 2.3.3. Phương pháp xây dựng thang dinh dưỡng khoáng qua lá cao su Các giá trị hàm lượng chất dinh dưỡng chính N, P, K phân tích từ các mẫu lá (90 mẫu) được tính giá trị trung bìnhx =  xi / n và độ lệch chuẩn (δ) δ = (x -x)2 (n-1)
  • 9. Thiết lập thang dinh dưỡng khoáng trên lá cao su theo các mức: Rất thiếu: <x - 2δ, thiếu:x - 2δ →x - δ, trung bình:x - δ →x + δ, tối ưu:x + δ →x + 2δ, thừa: >x + 2δ. 2.3.4. Phương pháp xác định chỉ số DRIS cho cao su kinh doanh Theo Hệ thống tích hợp chẩn đoán và khuyến cáo (DRIS: Diagnosis and Recommendation Integrated Systems), sơ đồ DRIS được thiết lập dựa trên 3 trục: N/P, N/K, K/P mà điểm giao nhau trên từng trục tương ứng là giá trị trung bình của tập hợp phụ có năng suất cao nhất (theo Vũ Hữu Yêm, 2012). Các vòng tròn đồng tâm được xem là các giới hạn đáng tin cậy. Vòng tròn phía trong được đặt ở vị trí biến động so với trung bình là ± 15%, vòng tròn phía ngoài được đặt ở vị trí biến động so với trung bình là ± 30% . Hai vòng tròn và 3 trục tạo nên các vùng chứa các ký hiệu mũi tên, trong đó vùng nằm ở vòng tròn trong có các mũi tên ( ) là biểu thị trạng thái dinh dưỡng cân bằng; mũi tên ( ) ở các vùng nằm giữa 2 vòng biểu thị khuynh hướng mất cân bằng (hơi thiếu, hơi thừa); mũi tên ( ) nằm ngoài 2 vòng biểu thị trạng thái mất cân bằng dinh dưỡng (thiếu, thừa). 2.3.5. Phương pháp bố trí thí nghiệm 2.3.5.1. Xây dựng công thức phân bón thí nghiệm - Thí nghiệm 1: Bón phân khoáng cho cây cao su kinh doanh theo chẩn đoán dinh dưỡng tại huyện Gio Linh: CTI: 80 kg N + 35 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha (bằng Quy trình 2012 - Đối chứng) CTII: 40 kg N + 18 kg P2O5 + 40 kg K2O/ha (bằng ½ Quy trình 2012) CTIII: 120 kg N + 53 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha (bằng 1,5 lần Quy trình 2012) CTIV: 100 kg N + 25 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha (bón theo Chẩn đoán dinh dưỡng) - Thí nghiệm 2: Bón phân khoáng kết hợp phân hữu cơ (phân chuồng) cho cây cao su kinh doanh theo theo chẩn đoán dinh dưỡng tại huyện Cam Lộ: CTI: 80 kg N + 35 kg P2O5 + 80 kg K2O + 4.500 kg phân hữu cơ/ha (ĐC) CTII: 40 kg N + 18 kg P2O5 + 40 kg K2O + 4.500 kg phân hữu cơ/ha CTIII: 120 kg N + 53 kg P2O5 + 120 kg K2O + 4.500 kg phân hữu cơ/ha CTIV: 120 kg N + 10 kg P2O5 + 80 kg K2O + 4.500 kg phân hữu cơ/ha (CĐDD) Các công thức thí nghiệm đều kết hợp sử dụng chất kích thích mủ Stimulatex 2,5% với công thức cạo mủ là: S/2D d3 10m/12. ET2,5% Pa4/y (cạo ngửa nửa vòng thân cây, 1 ngày cạo 2 ngày nghỉ, cạo 10 tháng trong 1 năm, bôi chất kích thích mủ ethephon nồng độ 2,5% trên da tái sinh ngay trên miệng cạo, bôi 4 lần (tháng 6, 8, 9, 10) trong 1 năm). 2.3.5.2. Phương pháp bố trí và quy mô thí nghiệm Gồm 2 thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD - Randomized complete block design), mỗi thí nghiệm có 4 công thức với 3 lần nhắc lại thành 12 ô cơ sở (mỗi lần nhắc lại của 1 công thức), mỗi ô cơ sở gồm 10 cây cao su, tổng số cây cho mỗi thí nghiệm là 120 cây cao su, 2 thí nghiệm là 240 cây cao su. 2.3.5.3. Các chỉ tiêu theo dõi về đất, sinh trưởng, phát triển và năng suất - Hàm lượng, tỷ lệ các chất dinh dưỡng chủ yếu trong đất thí nghiệm trước và sau thí nghiệm. Tiến hành xử lý mẫu và phân tích các chỉ tiêu. - Hàm lượng, tỷ lệ các nguyên tố khoáng đa lượng (N, P, K) trong lá của các cây trong ô thí nghiệm trước và sau thí nghiệm. Tiến hành xử lý mẫu và phân tích các chỉ tiêu. - Năng suất mủ của các cây thí nghiệm trong quá trình thí nghiệm: Mủ được lấy ở tất cả các cây trong ô thí nghiệm, lấy trực tiếp theo đúng quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su năm 2012 [39], xác định DCR (%) để tính năng suất của thí nghiệm. + Năng suất cá thể g/cây/lần cạo:(g/c/c) Năng suất mủ tươi (g/c/c)
  • 10. Năng suất mủ tươi =  [NS1 + NS2 + NS3 + … + NSn] x 1000 N Trong đó: NS1, NS2 .....NSn: Năng suất của cây thứ 1, 2, ... n n: Tổng số cây cạo Năng suất mủ khô (g/c/c) Năng suất cá thể = [Tổng mủ nước (g) x DCR%] + [tổng mủ tạp (g) x 50%] x 1000 N Trong đó: - DCR% là hàm lượng mủ khô - N là tổng số cây quan trắc (số cây cạo) Xác định DCR (%) bằng phương pháp “đun mủ - cân nhanh”: Cân đúng 5 gam mủ nước (sử dụng cân tiểu ly), xử lý bằng hỗn hợp hóa chất chuyên dụng, tách tạp chất, sau đó đun trên chảo khoảng 3 - 5 phút, ép serum và cán nguội cho đến khi khô kiệt nước và sạch tạp chất, lấy lượng mủ khô trên chảo đem cân sẽ thu được khối lượng mủ khô kiệt (ký hiệu: X) DRC (%) = X × 100 5 + Năng suất cá thể trung bình năm: (g/c/c) Năng suất cá thể = ∑ [g/c/c (trung bình tháng) x số lát cạo/tháng] (trung bình năm) (g/c/c) Tổng số lần cạo trong năm + Sản lượng trung bình/năm: (kg/ha/năm) Sản lượng = g/c/c (trung bình năm) x số cây cạo/ha x Tổng lần cạo trong năm (kg/ha/năm) 1000 2.3.6. Phương pháp phân tích, xử lý thông tin, số liệu 2.3.6.1. Phương pháp tính các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế - Lợi nhuận = Tổng thu - Tổng chi. Trong đó: + Tổng thu = Sản lượng x giá bán mủ theo thời điểm thu hoạch. + Tổng chi = Chi phí vật tư đầu vào ( phân bón + vật tư khác) + công lao động. - Chỉ số VCR (giá trị tăng thêm nhờ phân bón) được tính theo công thức: VCR = Tổng thu tăng lên do bón phân Tổng chi tăng lên do bón phân * Ghi chú: Nếu VCR > 2: Đầu tư phân bón có lãi; Nếu VCR > 3: Nông dân chấp nhận đầu tư phân bón. 2.3.6.2. Phương pháp phân tích,xử lý các thông tin, số liệu Phân tích và xử lý thông tin, số liệu được thực hiện theo các phương pháp thống kê mô tả, so sánh các mẫu quan sát, thống kê phân tích, phân tích logic bằng các chương trình phần mềm chuyên dụng SPSS 10.0, Statgraphic, Microsoft Excel, Minitab kết hợp với Hệ thống thông tin địa lý (GIS).
  • 11. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng vườn cây, sử dụng phân bón và chất kích thích mủ cho cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị 3.1.1. Quy mô và chất lượng vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị 3.1.1.1. Quy mô vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị Bảng 3.1. Quy mô vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị Huyện Số hộ (hộ) Diện tích bình quân (ha/hộ) Quy mô vườn cao su (số hộ/tỷ lệ %) 2 ha/hộ < 2 - 4 ha/hộ > 4 ha/hộ Vĩnh Linh 35 0,89±0,31 35 / 100,00 - - Gio Linh 35 1,53±1,24 26 / 74,28 7 / 20,00 2 / 5,71 Cam Lộ 35 1,25±0,93 30 / 85,71 4 / 11,43 1 / 2,86 Toàn tỉnh 105 1,22±0,90 91 / 86,66 11 / 10,48 3 / 2,86 Cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị chủ yếu trồng ở quy mô nhỏ; bình quân 1,22 ha/hộ, có đến 86,66% số hộ loại A (dưới 2 ha/hộ), có 10,48% hộ loại B (2 – 4 ha) và chỉ có 2,86% số hộ loại C (trên 4 ha). 3.1.1.2. Chất lượng vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị Bảng 3.2. Chất lượng vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị Huyện Số hộ (hộ) Mật độ cây hiện còn bình quân (cây/ha) Mật độ cây cạo bình quân (cây/ha) Tỷ lệ cây cạo (%) Độ đồng đều vườn cây Vĩnh Linh 35 403±42 363±40 89,94 TB Gio Linh 35 449±35 397±39 88,37 Xấu Cam Lộ 35 455±19 410±22 90,17 TB Toàn tỉnh 105 436±33 390±34 89,48 Mật độ cây cao su còn lại ở thời điểm điều tra khá cao (trên 70%), tuy nhiên do được trồng ở nhiều thời điểm khác nhau dẫn đến hiện trạng cây trồng trong các lô không đồng đều, tỷ lệ cây đưa vào khai thác ở cả 3 huyện xấp xỉ 90%, nhưng do sức ép về thu nhập và việc làm của người dân nên nhiều cây chưa đạt chuẩn theo Quy trình vẫn được vào khai thác. 3.1.2. Thực trạng sử dụng phân bón và năng suất cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị Bảng 3.3. + 3.4. + 3.5. Tình hình sử dụng phân bón và năng suất cao su ở Quảng Trị Bón phân khoáng N, P, K Bón phân hữu cơ Năng suất (tấn/ha) Tỷ lệ N:P:K Số hộ bón (hộ) Lượng bón N (kg/ha) Lượng bón P2O5 (kg/ha) Lượng bón K2O (kg/ha) Số hộ bón (hộ) Lượng bón (tấn/ha) Vĩnh Linh 1:0,5:0,7 33/35 81 38 54 33/35 4,8 1,3 Gio Linh 1:0,45:1,1 30/35 73 33 79 17/35 4,3 1,5 Cam Lộ 1:0,9:0,9 33/35 52 45 47 23/35 4,6 1,4 Toàn tỉnh 1:0,6:0,9 96/105 69 39 40 73/105 4,6 1,4
  • 12. Ngoài 9 hộ (8,6%) hoàn toàn không bón phân khoáng, chỉ bón phân hữu cơ, có đến 58 hộ (55,2%) số hộ bón phân hỗn hợp N, P, K trộn sẵn với các tỷ lệ 1:0,5:0,75 (25 hộ, 23,7%), 1:1:1 (21 hộ, 20,0%), 1:1:0,5 (5 hộ, 4,8%), 1:0,6:0,9 (3 hộ, 2,9%), 1;0,75:0,5 (2 hộ, 1,9%), 1:0,4:1 (2 hộ, 1,9%), 38 hộ (36,19%) còn lại bón phân tự trộn N:P:K với rất nhiều tỷ lệ khác nhau không theo quy luật nhất định (1:0,35:1,3, 1:0,1:0,1, 1:0,7:1,1,…), cũng không thấy có tỷ lệ N, P, K nào chiếm đại đa số mà bón phân một cách tùy tiện. 3.1.3. Phân vô cơ và năng suất cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị Bảng 3.6. Lượng phân bón vô cơ và năng suất cao su ở huyện Vĩnh Linh Chỉ tiêu Phân bón vô cơ và năng suất cao su huyện Vĩnh Linh Lượng bón (kg/ha) 0 40 < 40 - 80 81 - 120 > 120 Số hộ bón Đạm/tính theo % Năng suất cao su (tấn/ha) 4 / 11,43 0,2-0,9 4 / 11,43 0,4 -1,2 15 / 42,88 0,6-1,6 7 / 20,00 1,2-1,9 5/14,26 1,6-2,5 Số hộ bón Lân/tính theo % Năng suất cao su (tấn/ha) 2 / 5,71 0,2-0,4 23/65,72 0,4-1,9 9 / 25,71 0,7-1,9 1 / 2,86 2,5 - - Số hộ bón Kali/tính theo % Năng suất cao su (tấn/ha) 7 / 20,00 0,2-1,7 9 / 25,71 0,4-1,3 12 / 34,29 1,2-1,9 7 / 20,00 1,5-2,5 - - Ghi chú: Những hộ không bón phân NPK có bón phân chuồng. Bảng 3.7. Lượng phân bón vô cơ và năng suất cao su ở huyện Gio Linh Chỉ tiêu Phân bón vô cơ và năng suất cao su huyện Gio Linh Lượng bón (kg/ha) 0 40 < 40 - 80 81 - 120 > 120 Số hộ bón Đạm/tính theo % Năng suất cao su (tấn/ha) 6 / 17,14 0,6-1,3 4 / 11,43 1,2-1,7 15 / 42,86 0,9-2,0 8 / 22,86 1,6-2,5 2/ 5,71 1,9-2,3 Số hộ bón Lân/tính theo % Năng suất cao su (tấn/ha) 6 / 17,14 0,6-1,3 17/48,57 0,9-2,0 12 / 34,29 1,3-2,5 - - - - Số hộ bón Kali/tính theo % Năng suất cao su (tấn/ha) 5 / 14,26 0,6-0,8 6 / 17,14 1,2-1,9 14 / 40,03 0,9-1,9 4 / 11,43 1,5-1,8 6/17,14 1,7-2,5 Ghi chú: Những hộ không bón phân N, P, K có bón phân chuồng. Bảng 3.8. Lượng phân bón vô cơ và năng suất cao su ở huyện Cam Lộ Chỉ tiêu Phân bón vô cơ và năng suất cao su huyện Cam Lộ Lượng bón (kg/ha) 0 40 < 40 - 80 81 - 120 > 120 Số hộ bón Đạm/tính theo % Năng suất cao su (tấn/ha) 2 / 5,71 0,7-0,8 8 / 22,86 0,9-1,2 22 / 62,86 1,3-1,9 3 / 8,57 2,0-2,2 - - Số hộ bón Lân/tính theo % Năng suất cao su (tấn/ha) 2 / 5,71 0,7-0,8 13/37,14 0,9-1,8 19 / 54,29 1,3-2,2 1 / 2,86 1,7 - - Số hộ bón Kali/tính theo % Năng suất cao su (tấn/ha) 2 / 5,71 0,7-0,8 12/34,29 0,9-1,5 19 / 54,29 1,3-2,0 2 / 5,71 2,1-2,2 - - Ghi chú: Những hộ không bón phân N, P, K có bón phân chuồng. Khi bón phân cho cao su kinh doanh, việc tạo sự cân đối giữa các nguyên tố đa lượng trong cây cao su hết sức quan trọng, có thể bón phân ở mức thấp nhưng cân đối vẫn cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Nhìn chung, ở cả 3 huyện người dân rất ít chú trọng đến việc cân đối tỷ lệ phân khoáng, đa số các hộ bón thiếu hụt đạm và kali nhưng lại bón thừa lân so với nhu cầu của cây cao su kinh doanh.
  • 13. 3.1.4. Phân hữu cơ và năng suất cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị Bảng 3.9. Lượng phân bón hữu cơ và năng suất cao su ở Quảng Trị Chỉ tiêu Phân bón hữu cơ và năng suất cao su Lượng bón (tấn/ha) 0 2,5 < 2,5 - 5,0 5,1 - 7,5 > 7,5 Huyện Vĩnh Linh Số hộ bón phân hữu cơ/tính theo % Năng suất cao su (tấn/ha) 2 / 5,71 1,5-1,6 6 / 17,14 0,2-0,5 13 / 37,14 0,4-2,5 9 / 25,72 0,9-1,7 5 /14,29 1,2-1,9 Huyện Gio Linh Số hộ bón phân hữu cơ/tính theo % Năng suất cao su (tấn/ha) 18/51,43 1,2-2,3 4 / 11,43 0,6-0,7 8 / 22,86 0,6-2,5 2 / 5,71 0,7-1,3 3 / 8,57 1,4-1,8 Huyện Cam Lộ Số hộ bón phân hữu cơ/tính theo % Năng suất cao su (tấn/ha) 12/34,28 0,8-2,2 5 / 14,29 1,1-1,8 8 / 22,86 0,7-1,7 7 / 20,00 1,2-1,9 3 / 8,57 1,2-1,7 Theo số liệu ở Bảng 3.9 cho thấy: - Ở huyện Vĩnh Linh, có đến 94% hộ nông dân bón phân hữu cơ với lượng bón 4 – 6 tấn/ha kết hợp với bón phân vô cơ; do đó, dù điều kiện khí hậu khắc nghiệt, không thuận lợi cho cây cao su, lượng phân vô cơ bón không cao lắm và tỷ lệ N, P, K cũng không thích hợp nhưng năng suất vẫn đạt 1,2 – 1,5 tấn mủ/ha. - Ở huyện Gio Linh, năng suất cao su cao nhất (1,4 – 1,7 tấn mủ/ha) nhưng chênh lệch nhau khá lớn, năng suất thấp nhất chỉ có 0,6 tấn mủ/ha nhưng cao nhất lên tới 2,5 tấn mủ/ha. Sở dĩ có tình trạng này là do lượng phân vô cơ đầu tư chênh nhau quá lớn và chỉ có 17/35 hộ (49%) được điều tra là có bón kết hợp phân vô cơ với phân hữu cơ. Trừ 5 hộ chỉ bón phân hữu cơ không kết hợp phân khoáng, các hộ có bón phân hữu cơ kết hợp đều có năng suất ở mức khá, bình quân 1,4 – 1,8 tấn mủ/ha. Rõ ràng khi bón phân cho cao su có kết hợp với phân hữu cơ đã tiết kiệm khá lớn lượng phân hóa học và tăng hiệu quả của phân hóa học khá cao, tuy nhiên vai trò của phân hữu cơ chưa được nông dân huyện Gio Linh coi trọng đúng mức nên số hộ bón kết hợp phân vô cơ với phân hữu cơ chiếm tỷ lệ thấp. - Ở huyện Cam Lộ, lượng phân hóa học được bón cho cao su thấp hơn hẳn so với 2 huyện trên và tỷ lệ N, P, K cũng chưa thích hợp nên năng suất chỉ đạt được 1,3 – 1,5 tấn mủ/ha. Có đến 12 hộ (34%) trồng cao su huyện Cam Lộ bón phân không có kết hợp phân hóa học với phân hữu cơ. Cùng bón lượng phân N, P, K như nhau nhưng có kết hợp phân hữu cơ thì năng suất chênh nhau khá rõ chứng tỏ sự kết hợp này đem lại hiệu quả cao. Như vậy, toàn tỉnh có 73/105 hộ (70%) điều tra là có bón phân hữu cơ 0,5 – 12,8 tấn phân hữu cơ/ha và đạt được năng suất 0,2 – 2,5 tấn mủ/ha. Nhưng điều đáng chú ý là mức bón phân hữu cơ đã góp phần tạo ra năng suất khác biệt giữa các vườn cao su khá lớn. Kết quả của điều tra cho thấy nếu kết hợp hợp lý với bón phân vô cơ nếu bón với mức > 5 tấn/ha phân hữu cơ thì năng suất đạt được 1,5 – 1,9 tấn mủ/ha và có đến 25/73 hộ đạt được mức này. Vì vậy, do vai trò của phân hữu cơ thể hiện khá rõ nên bón phân hữu cơ luôn là yêu cầu bắt buộc trong canh tác cao su. Ngoài ra, ở vùng nhiệt đới quá trình khoáng hóa xảy ra mạnh (có thể > 2%) nên lượng hữu cơ bị mất đi rất lớn nên phải thường xuyên bổ sung chất hữu cơ cho đất. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý thực tế là nhưng hộ chỉ bón phân hữu cơ mà không bón kết hợp với phân khoáng N, P, K hoặc bón quá ít phân khoáng thì năng suất rất thấp (chỉ 0,2 – 0,9 tấn mủ/ha), đại diện có hộ dân tại huyện Cam Lộ bón đến 12,8 tấn phân hữu cơ (gấp 2,5 lần khuyến cáo) nhưng năng suất cũng chỉ ở mức 1,2 tấn mủ/năm. Ngược lại, một số hộ dù không bón phân hữu cơ nhưng bón nhiều và cân đối phân khoáng vô cơ thì cũng cho năng suất khá cao, nhưng không ổn định.
  • 14. Như vậy, vai trò của phân hữu cơ là rất lớn, nhưng do tỷ lệ các chất khoáng chủ yếu N, P, K trong phân hữu cơ thấp, thiếu ổn định, không cân đối nên chỉ bón phân hữu cơ sẽ không cho năng suất cao mà phải bón kết hợp phân hữu cơ với bón phân khoáng vô cơ (N, P, K). 3.1.5. Hiệu quả sử dụng phân bón cho cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế của việc đầu tư phân bón cho cao su kinh doanh ở Quảng Trị Hạng mục Huyện Vĩnh Linh Huyện Gio Linh Huyện Cam Lộ Năng suất (tấn mủ khô/ha) 1,3 1,5 1,4 Bón phân hữu cơ (tấn/ha) 4,8 4,3 4,6 Bón N (kg/ha) 81 73 52 Bón P2O5 (kg/ha) 38 33 45 Bón K2O (kg/ha) 54 79 47 Tổng thu (1000 đ) 52.000 60.000 56.000 Tiền thu thêm do bón phân (1000 đ) 12.000 20.000 16.000 Tổng chi (1000 đ) 46.028 45.888 45.390 Tiền chi thêm cho mua, bón phân (1000đ) 8.028 7.888 7.390 Lợi nhuận (1000 đ) 5.972 14.112 10.610 VCR phân bón 1,49 2,54 2,17 Kết quả ở Bảng 3.10 cho thấy, ở huyện Gio Linh, với mức đầu tư phân bón 7.888.000 đ/ha, thu được lợi nhuận 14.112.000 đ/ha, đạt tỷ suất lợi nhuận đầu tư phân bón 2,54 lần. Tuy nhiên, ở huyện Vĩnh Linh, mức đầu tư phân bón cũng ở mức tương đương là 8.028.000 đ/ha, nhưng do năng suất thấp hơn, lợi nhuận thấp nên tỷ suất lợi nhuận đầu tư phân bón chỉ đạt 1,49 lần. Ở huyện Cam Lộ, mức đầu tư phân bón 7.390.000 đ/ha, ít hơn so với ở Vĩnh Linh và Gio Linh, nhưng do tỷ lệ N, P, K cân đối hơn, tạo ra năng suất, lợi nhuận cao nên tỷ suất lợi nhuận đầu tư phân bón đạt ở mức khá cao là 2,17 lần. 3.1.6. Thực trạng sử dụng chất kích thích mủ cho cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị Bảng 3.11. Tình hình sử dụng chất kích thích mủ cho cao su ở Quảng Trị Huyện Dùng Stimulatex (ET2,5%) Dùng chất KTM khác Không dùng chất KTM Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Vĩnh Linh 28 80,00 4 11,43 3 8,57 Gio Linh 27 77,14 6 17,14 2 5,71 Cam Lộ 25 71,43 6 17,14 4 11,43 Toàn tỉnh 80 76,19 16 15,24 9 8,57 Số liệu Bảng 3.11 cho thấy, đại đa số (96/105 hộ, chiếm tỷ lệ 91,43 % số hộ) hộ dân tại Quảng Trị sử dụng chất kích thích mủ cho cao su kinh doanh.Trong đó huyện có tỷ lệ hộ dân sử dụng nhiều nhất là Gio Linh (33/35 hộ, chiếm tỷ lệ 94,29% số hộ) và ít nhất là ở huyện Cam Lộ cũng ở mức 31/35 hộ, chiếm tỷ lệ 88,57 % số hộ. Có đến 80 hộ (76,19%) sử dụng thương phẩm Stimulatex của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam sản xuất, đây là sản phẩm chứa hoạt chất ethephon 2,5% được khuyến cáo bôi 4 lần/năm vào các tháng mùa mưa, mỗi lần cách nhau 1 tháng. 3.2. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, trong lá và tương quan với năng suất cao su kinh doanh ở Quảng Trị
  • 15. 3.2.1. Tình hình dinh dưỡng trong đất trồng cao su kinh doanh ở Quảng Trị Bảng 3.12. Tính chất hóa học đất của các vùng trồng cao su ở tỉnh Quảng Trị Huyện N(%) P2O5(%) K2O(%) P2O5dt K2Odt Chữu cơ(%) pHKCl (mg/100g đ) Vĩnh Linh 0,050 0,231 0,039 10,185 9,034 1,320 4,128 Gio Linh 0,070 0,252 0,049 11,805 10,055 1,649 3,805 Cam Lộ 0,059 0,278 0,036 10,731 9,155 1,480 3,998 Bình quân 0,060 0,254 0,041 10,907 9,414 1,483 3,977 Nhìn chung, đất trồng cao su tại các huyện đều mang tính chất chua (có pHKCl < 5) đặc trưng của đất nâu đỏ bazan, lượng các bon hữu cơ biến động 1,320 – 1,649%, vườn cây cao su ở huyện Gio Linh thường xuyên bổ sung hữu cơ hoặc tận dụng tốt tàn dư hữu cơ nên có lượng các bon hữu cơ ở mức trung bình khá. Các loại hữu cơ đưa vào đất cũng đều làm tăng các tính chất vật lý và hoá học đất trong vườn cây cao su, đặc biệt là các chất dễ tiêu giải phóng nhiều hơn. Do việc bón phân thiếu cân đối nên hàm lượng N tổng số trong đất trồng cao su tiểu điền kinh doanh ở huyện Vĩnh Linh ở mức rất thấp (0,050%), huyện Gio Linh và Cam Lộ cao hơn những cũng ở mức thấp so với yêu cầu của cây cao su kinh doanh. Hàm lượng lân trong đất trồng cao su tiểu điền kinh doanh ở cả 3 huyện đều ở mức trung bình khá (P2O5 tổng số 0,231 – 0,278%; P2O5 dễ tiêu 10,185 – 11,805 mg/100g đất), chênh lệch giữa các huyện không nhiều. Tuy nhiên, hàm lượng này nếu so sánh cân đối với hàm lượng của các dưỡng chất thiết yếu khác (N, K) thì lại mất cân đối, ở mức dư thừa. Như vậy việc bón phân cho cây cao su tiểu điền kinh doanh trồng trên đất bazan tại Quảng Trị trong thời gian qua có xu hướng bón thừa lân so với nhu cầu của cây cao su, gây lãng phí, kém hiệu quả. Hàm lượng K2O tổng số (0,041%) và K2O dễ tiêu (9,414 mg/100g đất) trong đất đều ở mức thấp, nếu so với đất nâu đỏ bazan thì các chỉ tiêu này đều cải thiện rõ nét, nhưng vẫn thể hiện bản chất của đất bazan nâu đỏ. 3.2.2. Tình hình dinh dưỡng trong lá cao su kinh doanh ở Quảng Trị Bảng 3.13. Hàm lượng các chất dinh dưỡng tích lũy trong lá cao su ở tỉnh Quảng Trị (% chất khô) Huyện Số mẫu N (%) P (%) K (%) Vĩnh Linh 30 2,96±0,39 0,23±0,04 0,83±0,26 Gio Linh 30 3,43±0,42 0,27±0,04 1,19±0,26 Cam Lộ 30 3,19±0,27 0,23±0,04 0,98±0,17 TB toàn tỉnh 90 3,19±0,36 0,25±0,04 1,00±0,23 Khi so sánh với nghiên cứu trên vùng Đông Nam Bộ của Ngô Thị Hồng Vân và cộng sự (2005) [65] cho thấy giá trị trung bình hàm lượng chất khô N, P, K trong lá cao su thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị thấp hơn hẳn so với ở miền Đông Nam Bộ (N%: 3,54 ± 0,28; P%: 0,29 ± 0,05; K%: 1,19 ± 0,04). Điều này có thể giải thích là do tác giả trước đây khảo sát trên cao su đại điền, có chất lượng vườn cây tốt hơn, điều kiện lập địa của các khu vực khảo sát trước đây cũng có sự khác biệt so với Quảng Trị, ngoài ra việc sử dụng chất kích thích mủ với cường độ cạo cao nhưng không được bổ sung phân bón đầy đủ, cân đối của người dân Quảng Trị cũng đã làm cho hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá cao su sút giảm đáng kể. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn (δ) của các chỉ tiêu N, P, K đều cao hơn ở nghiên cứu của Ngô Thị Hồng Vân (2005) [65], phản ánh sự kém đồng đều của vườn cao su kinh doanh ở Quảng Trị.
  • 16. 3.2.3. Tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, lá với năng suất cao su kinh doanh ở Quảng Trị 3.2.3.1. Tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất với năng suất cao su kinh doanh ở Quảng Trị Bảng 3.14. Tương quan giữa hàm lượng một số dưỡng chất trong đất với năng suất cao su kinh doanh ở Quảng Trị (n = 90, mỗi huyện 30 mẫu) Chỉ tiêu N đất P2O5dt đất K2Odt đất C hữu cơ NS1* N đất 1 P2O5dt đất -0,08 1 K2Odt đất 0,53 -0,11 1 C hữu cơ 0,59 0,01 0,54 1 NS1* 0,63 -0,11 0,53 0,60 1 NS1* : Năng suất cao su Quảng Trị (tấn mủ khô/ha) Tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu trong đất với năng suất cao su kinh doanh ở bảng 3.14 cho thấy: Chỉ có hàm lượng N tổng số và các bon hữu cơ trong đất là có tương quan với năng suất cao su Quảng Trị ở mức chặt (r = 0,63 và 0,60), chỉ tiêu K2O dễ tiêu có tương quan nhưng ít chặt (r = 0,53), riêng chỉ tiêu P2O5 dễ tiêu không thấy có tương quan với năng suất cao su (r = -0,11), biểu hiện trạng thái thừa lân tại các vườn cao su. 3.2.3.2. Tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá với năng suất cao su kinh doanh ở Quảng Trị Bảng 3.15. Tương quan giữa hàm lượng một số chất dinh dưỡng trong lá với năng suất cao su kinh doanh ở Quảng Trị (n = 90, mỗi huyện 30 mẫu) Chỉ tiêu N(%) P(%) K(%) NS1* N(%) 1 P(%) 0,70 1 K(%) 0,93 0,65 1 NS1* 0,74 0,55 0,68 1 NS1* : Năng suất cao su Quảng Trị (tấn mủ khô/ha) Tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu trong lá với năng suất cao su kinh doanh ở Quảng Trị (Bảng 3.15) chi phối mạnh nhất là hàm lượng N trong lá ở mức rất chặt (r = 0,74), hàm lượng K trong lá là yếu tố thứ hai góp phần chi phối năng suất cao su ở mức chặt (r = 0,68), hàm lượng P trong lá một lần nữa cho thấy quan hệ với năng suất cao su kinh doanh Quảng Trị ít chặt (r = 0,55). So sánh giữa Bảng 3.14 và 3.15 cho thấy tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu trong lá với năng suất cao su chặt hơn hẳn tương quan giữa hàm lượng dinh dưỡng trong đất với năng suất cao su thời kỳ kinh doanh. Nguyễn Văn Sanh (2009) [36] khi nghiên cứu trên cây cà phê hay Ngô Thị Hồng Vân và cộng sự (2005) [65] nghiên cứu trên cây cao su ở miền Đông Nam Bộ cũng đưa ra nhận xét tương tự. 3.2.3.3. Tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất với hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá cao su kinh doanh ở Quảng Trị Khi xét tương quan giữa hàm lượng các dưỡng chất chứa trong đất và lá cao su thời kỳ kinh doanh thì tương quan giữa hàm lượng các bon hữu cơ trong đất (%) và hàm lượng N (%) trong lá là chặt (r = 0,62). Hàm lượng P (%) trong lá được hấp thu vào lá từ 0,06 đến 0,12% chất khô so với lượng P2O5 dễ tiêu trong đất, tuy nhiên mức độ quan hệ giữa chúng là không có tương quan (r = -0,03). Hàm lượng K trong lá bị chi phối mạnh bởi sự hiện diện của K2O dễ tiêu trong đất, mức độ quan hệ giữa chúng là chặt (r = 0,62).
  • 17. Quan hệ dinh dưỡng giữa lá với năng suất thể hiện rõ hơn so với giữa đất với năng suất cao su: Hệ số tương quan giữa hàm lượng N trong lá với năng suất cao su r = 0,74, hàm lượng N trong đất với năng suất r = 0,63; giữa hàm lượng P trong lá với năng suất cao su r = 0,55, hàm lượng P2O5 dễ tiêu trong đất với năng suất r = -0,11; giữa hàm lượng K trong lá với năng suất cao su r = 0,68, hàm lượng K2O dễ tiêu trong đất với năng suất cao su r = 0,53. Kết quả trên cho phép ta lựa chọn phương pháp bón phân thông qua phân tích lá. 3.3. Xây dựng thang dinh dưỡng khoáng qua lá cao su kinh doanh ở Quảng Trị Từ số liệu ở Bảng 3.13 ta có các giá trị:xN = 3,19,xP = 0,25,xK = 1,00 và N = 0,36, P = 0,04, K = 0,23 để thiết lập thang dinh dưỡng khoáng trên lá cao su tiểu điền thời kỳ kinh doanh (dòng vô tính RRIM600) ở Quảng Trị vào đầu mùa mưa hướng tới dinh dưỡng tối ưu để đạt được năng suất 1,5 – 2,0 tấn mủ khô/ha trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ được thể hiện tại Bảng 3.16. Bảng 3.16. Thang dinh dưỡng khoáng qua lá cao su kinh doanh ở Quảng Trị Chất dinh dưỡng Mức độ chất dinh dưỡng trong lá cao su (% chất khô) Rất thiếu Thiếu Trung bình Tối ưu Thừa N < 2,47 2,47 - 2,83 2,84 - 3,55 3,56 - 3,91 > 3,91 P < 0,17 0,17 - 0,21 0,22 - 0,29 0,30 - 0,33 > 0,33 K < 0,54 0,54 - 0,77 0,78 - 1,23 1,24 - 1,46 > 1,46 Dùng mức thang dinh dưỡng này so với các mức dinh dưỡng trong lá mà các tác giả đã công bố trước đây thì: - Đầy đủ các mức theo hệ thống bậc thang từ rất thiếu đến thừa theo hàm phân bố chuẩn cho các chỉ tiêu N, P, K nên khi phân tích lá của bất kỳ lô thửa nào ta cũng có thể so với thang chuẩn và biết được dinh dưỡng của vườn cây mà điều khiển bón phân cho hợp lý. - Đưa ra mức tối ưu hợp lý hơn so với giá trị thích hợp mà các tác giả khác đã đưa ra như Pushparajah E. (1972, 1994) [104] đưa ra 4 mức: Thấp, vừa, cao, rất cao nhưng mức vừa lại quá hẹp (N = 3,3 – 3,7%, P = 0,20 – 0,25%, K = 1,35 – 1,65%), Hua Yuagang (2012) [73] thì chỉ đưa ra 3 mức: Thiếu quá mức, bình thường, dồi dào, trong đó mức bình thường cũng rất hẹp (N = 3,2 – 3,4%, P = 0,21 – 0,23%, K = 0,9 – 1,1%) nên rất khó điều khiển bón phân. - Thang dinh dưỡng này so với thang dinh dưỡng của tác giả Ngô Thị Hồng Vân và cộng sự (2005) [65] thì phù hợp, tuy nhiên thang dinh dưỡng theo nghiên cứu của Ngô Thị Hồng Vân cũng không có mức tối ưu, bên cạnh đó do sự khác biệt về đất đai, lập địa và chất lượng vườn cây giữa cao su đại điền với tiểu điền nên các giá trị N, P, K của thang dinh dưỡng trong lá cao su Quảng Trị thấp hơn so với kết quả nghiên cứu ở miền Đông Nam Bộ của tác giả Ngô Thị Hồng Vân. - Trước đây các tác giả khác chưa tính đến điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ, đây là lần đầu nghiên cứu xác lập thang dinh dưỡng khoáng qua lá cho cây cao su tiểu điền kinh doanh trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ.
  • 18. 3.4. Thiết lập hệ thống tích hợp chẩn đoán và khuyến cáo (dris) để chẩn đoán dinh dưỡng cho cao su ở Quảng Trị Bảng 3.17. Tỷ lệ các nguyên tố đa lượng chính trong lá của tập hợp phụ có năng suất từ 2,0 tấn mủ khô/ha và năng suất cao su kinh doanh ở Quảng Trị Địa điểm lấy mẫu N/P N/K K/P Năng suất (tấn/ha) Xã Vĩnh Tân, Vĩnh Linh 13,75 2,85 4,82 2,5 Xã Gio An Gio Linh 13,26 3,02 4,39 2,0 Xã Gio An, Gio Linh 10,86 2,77 3,91 2,5 Xã Cam Chính, Cam Lộ 11,81 2,77 4,26 2,0 Xã Cam Chính, Cam Lộ 11,12 2,82 3,94 2,1 Xã Cam Chính, Cam Lộ 11,14 2,88 3,86 2,2 Bình quân 11,99 2,85 4,20 2,2 Sơ đồ DRIS được thiết lập dựa trên 3 trục: N/P, N/K, K/P mà điểm giao nhau trên từng trục tương ứng là 11,99 (N/P), 2,85 (N/K), 4,20 (K/P); ứng với giá trị trung bình của tập hợp phụ có năng suất cao nhất (từ Bảng 3.17). P N/P N K/P 15,59 N/K 5,46 13,79 3,71 4,83 3,28 11,99 K K 4,20 2,85 3,57 2,42 10,19 2,00 2,94 K/P N/K 8,39 N P N/P Hình 3.9. Sơ đồ DRIS chẩn đoán dinh dưỡng cho cao su kinh doanh ở Quảng Trị qua phân tích lá
  • 19. 3.5. Thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cho cao su kinh doanh ở Quảng Trị 3.5.1. Nghiên cứu thử nghiệm thang dinh dưỡng khoáng qua lá kết hợp với DRIS để điều chỉnh lượng phân bón cho cao su kinh doanh ở huyện Gio Linh 3.5.1.1. Hiện trạng vườn cây thí nghiệm ở huyện Gio Linh Thí nghiệm ở huyện Gio Linh được bố trí tại vuờn hộ ông Võ Đăng Lập, thôn An Nha, xã Gio An. Vườn có diện tích 7 ha được trồng cao su dòng RRIM600 năm 2002 với mật độ trồng ban đầu 555 cây ha (hàng cách hàng 6 m, cây cách cây 3 m). Vườn cây hiện còn mật độ 495 cây/ha, mật độ cây cạo mủ là 450 cây/ha, cây phát triển khỏe mạnh, không sâu bệnh. Năng suất vườn cây năm 2012 (năm trước thí nghiệm) là 1,5 tấn mủ khô/ha. Năm 2012 vườn cây được bón phân phức hợp trộn sẵn nhãn hiệu Đầu Trâu, có tỷ lệ N:P:K là 20:10:15 (1:0,5:0,75) với lượng bón 400 kg/ha (tương đương 80 kg N, 40 kg P2O5 và 60 kg K2O/ha) có bón bổ sung 3 tấn phân chuồng. Đây là lượng phân bón gần với lượng phân bón theo quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam năm 2012 [39]. 3.5.1.2. Tính chất hoá học đất trước thí nghiệm ở huyện Gio Linh Bảng 3.18. Tính chất hoá học đất trước thí nghiệm ở huyện Gio Linh Chỉ tiêu N(%) P2O5(%) K2O(%) P2O5dt K2Odt Chữu cơ(%) pHKCl (mg/100g đ) Hàm lượng 0,06 0,22 0,05 11,19 10,20 1,58 3,85 Đất chua (pHKCl = 3,85). Hàm lượng P2O5 tổng số = 0,22% là ở mức thấp, nhưng P2O5 dễ tiêu biến động từ 9,42 đến 12,57 mg/100g đất, trung bình 11,93mg/100g đất là ở mức trung bình. Hàm lượng các bon hữu cơ = 1,58% ở mức trung bình nhưng hàm lượng N tổng số = 0,06% là ở mức thấp so với yêu cầu của đất trồng cao su. Với mức hàm lượng các bon hữu cơ trong đất bình quân là 1,58%, đối chiếu với Quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam năm 2012 [39] khuyến cáo chỉ bón bổ sung phân hữu cơ trong trường hợp hàm lượng các bon hữu cơ trong đất dưới 1,45% nên chúng tôi đã không bố trí bón phân hữu cơ bổ sung trong thí nghiệm này. Hàm lượng K2O tổng số = 0,05%, K2O dễ tiêu = 10,20 mg/100g đất tích luỹ nhiều hơn so với bản chất của đất nâu đỏ trung bình nhưng vẫn ở mức thấp so với yêu cầu của đất trồng cao su. 3.5.1.3. Thực trạng dinh dưỡng khoáng trong lá cao su trước thí nghiệm Bảng 3.19. Hàm lượng các nguyên tố đa lượng trong lá cao su trước thí nghiệm ở huyện Gio Linh Chỉ tiêu N (% chất khô) P (% chất khô) K (% chất khô) Hàm lượng 2,98 0,35 1,25 So sánh với thang dinh dưỡng khoáng qua lá đề tài xây dựng ở trên (Bảng 3.16), hàm lượng N trong lá = 2,98% ở mức thấp. Hàm lượng P được hấp thu vào lá ở mức cao (P trong lá = 0,35%), nhiều nghiên cứu tổ hợp phân bón N, P, K cho thấy mức lân cao không làm tăng năng suất. Kali trong lá trước thử nghiệm đang đạt mức tối ưu K = 1,25%, mức tồn tại trong đất thấp (K2Odt = 10,20 mg/100g đất) Tiến hành xem xét cân đối của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong lá cao su trước thí nghiệm tại huyện Gio Linh theo DRIS cho thấy N/P = 8,51 nghĩa là nguyên tố N đang có khuynh hướng hơi thiếu, nguyên tố P đang có khuynh hướng hơi thừa, N/K = 2,38 nghĩa là nguyên tố N đang ở mức hơi thiếu, nguyên tố K đang ở mức cân bằng, P/K = 3,57 nghĩa là nguyên tố P đang ở mức hơi thừa, nguyên tố K đang ở mức cân bằng. Như vậy biểu thức đọc được N P K . Đây là cơ sở cho việc thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng có vận dụng DRIS cho cao su ở huyện Gio Linh.
  • 20. 3.5.1.4. Xây dựng công thức phân bón thí nghiệm Áp dụng phương pháp xác định lượng phân bón của Nguyễn Như Hà (2013) [19], lượng phân bón để đạt được năng suất kế hoạch (ở đây là 1,7 – 2,0 tấn mủ khô/ha/năm) điều chỉnh theo chẩn đoán dinh dưỡng lá tính theo công thức: D = H x C1/C2, trong đó: D: Lượng phân cần bón (kg chất dinh dưỡng/ha) H: Lượng phân bón theo quy trình (kg chất dinh dưỡng/ha) – Bảng 1.5 C1: Hàm lượng tối thích của nguyên tố dinh dưỡng trong cây (% chất khô) – Bảng 3.16 C2: Hàm lượng thực tế của nguyên tố dinh dưỡng trong cây (%) – Bảng 3.19 Trường hợp mất cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng trong cây, điều chỉnh lượng phân bón một nguyên tố nào đó trong chúng cho tương đối chính xác theo hàm lượng nguyên tố khác, trường hợp thiếu đạm và thừa lân, lượng đạm chính xác phải tính là DN = N1 x P2/N2 x P1 (trong đó N1 là lượng N tối ưu, P2 là lượng P thực tế, N2 là lượng N thực tế, P1 là lượng P tối ưu); Lượng P trong tương quan với K có thể tính chính xác là DP = P1 x K2/P2 x K1 (trong đó P1 là lượng P tối ưu, K2 là lượng K thực tế, P2 là lượng P thực tế, K1 là lượng K tối ưu). Để áp dụng đơn giản trong thực tế, có thể áp dụng các mức bón phân so với các mức bón phân N, P2O5, K2O quy định tại Quy trình kỹ thuật cây cao su năm 2012 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, kết hợp với các tỷ lệ N/P, N/K, K/P. - Các công thức thí nghiệm gồm: + Công thức I (Đối chứng): Bón lượng phân khoáng bằng Quy trình 2012: (174 kg Urê + 219 kg Super Lân + 133 kg Kaliclorua) / ha + Công thức II: Bón lượng phân khoáng bằng ½ Quy trình 2012: (87 kg Urê + 113 kg Super Lân + 67 kg Kaliclorua) / ha + Công thức III: Bón lượng phân khoáng bằng 1,5 lần Quy trình 2012: (261 kg Urê + 331 kg Super Lân + 200 kg Kaliclorua) / ha + Công thức IV: Bón theo Chẩn đoán dinh dưỡng: (217 kg Urê (125% QT) + : 156 kg Super Lân (75% QT) + 133 kg Kaliclorua (100% QT))/ha Các công thức thí nghiệm đều có sử dụng chất kích thích mủ Stimulatex 2,5% với công thức cạo mủ là S/2D d3 10m/12. ET2,5% Pa4/y. 3.5.1.5. Tính chất hoá học đất sau thí nghiệm ở huyện Gio Linh Bảng 3.20. Tính chất hoá học đất sau thí nghiệm ở huyện Gio Linh Công thức Hàm lượng chất dinh dưỡng N(%) P2O5(%) K2O(%) P2O5dt K2Odt Chữu cơ(%) pHKCl (mg/100g đ) I 0,07 0,26a 0,05 11,27a 10,50a 1,16a 4,00a II 0,06 0,20b 0,06 9,97ab 8,89ab 1,38bd 3,75ab III 0,09 0,28 a 0,07 12,79ac 11,89ac 1,65cd 4,21a IV 0,08 0,26 a 0,06 11,50a 10,45a 1,49d 4,55ab CV (%) 19,32 6,72 24,41 10,03 9,95 7,69 6,98 LSD0,05 ns 0,03 ns 2,28 2,08 0,22 0,58 Ở công thức I hàm lượng đạm, kali, các bon hữu cơ và độ pH đều thấp, chỉ có lân là ở mức độ trung bình. Ở công thức II hàm lượng đạm và độ pH rất thấp, hàm lượng lân, kali, các bon hữu cơ đều ở mức độ thấp. Ở công thức III hàm lượng đạm và lân cao, hàm lượng các bon hữu cơ trung bình, tuy nhiên hàm lượng kali và độ pH lại thấp. Ở công thức IV hàm lượng đạm, lân, các bon hữu cơ đều đạt mức trung bình khá, chỉ có hàm lượng kali và độ pH vẫn đang ở mức độ hơi thấp, điều đó nói lên sự ưu việt của phương pháp chẩn đoán dinh dưỡng, với một lượng phân không lớn nhưng cân đối phù hợp cũng đã làm giàu đất đáng kể.
  • 21. 3.5.1.6. Sự thay đổi hàm lượng dinh dưỡng khoáng trong lá cao su sau bón phân Bảng 3.21. Dinh dưỡng khoáng trong lá cao su sau bón phân ở huyện Gio Linh Công thức Hàm lượng chất dinh dưỡng N (% chất khô) P (% chất khô) K (% chất khô) I 3,02 a 0,36 ab 1,27 a II 2,67 b 0,32 ac 0,93 b III 3,81 c 0,39 b 1,59 c IV 3,70 c 0,31 c 1,36 d CV (%) 4,61 5,22 3,53 LSD0,05 0,31 0,04 0,09 Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các mẫu tự giống nhau trên cùng 1 cột biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (ở mức xác suất P < 0,05) Kết quả động thái dinh dưỡng khoáng trên lá sau bón phân so sánh với thang dinh dưỡng khoáng được chúng tôi xây dựng (Bảng 3.16) cho thấy nếu bón phân cân đối với tỷ lệ hợp lý thì dinh dưỡng khoáng trong lá tiến tới mức tối ưu để tạo năng suất cao như: Ở công thức IV, mức độ cân đối dinh dưỡng được thể hiện khá rõ: N = 3,70%, P = 0,31%, K = 1,36%. Ở công thức I đối chứng, do bón phân theo quy trình chung nên cân đối dinh dưỡng không được thiết lập, gây cản trở trong việc hút dinh dưỡng của cây, nên sau bón phân lượng đạm trong lá N = 3,02% vẫn ở mức thiếu hụt, nhưng lân P = 0,36% lại thừa. Tuy nhiên, do năng suất các năm trước không quá 1,5 tấn mủ/ha nên ở công thức III tăng lượng phân bón gấp 2 lần so với quy trình cũng không nâng cao hiệu quả kinh tế bởi năng suất không cao hơn công thức IV có lượng phân thấp hơn. Ở công thức II lượng phân bón quá ít nên trừ lân, các chất dinh dưỡng N = 2,67%, K = 0,93% đều ở mức thiếu hụt. Sau bón phân đã tiến hành đánh giá các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong lá theo chỉ số DRIS của các công thức phân bón như sau: CT I: N P K CT II: N P K CT III: N P K CT IV: N P K 3.5.1.7. Năng suất cao su của thí nghiệm ở huyện Gio Linh Bảng 3.22. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến năng suất mủ cao su thí nghiệm ở huyện Gio Linh Công thức Năng suất mủ cá thể (gam/cây/lần cạo) Năng suất (kg/ha/năm) % so với đối chứngMủ tươi Mủ khô I 110,70a 33,75a 1.443a 100,00 II 96,20b 29,31b 1.253b 86,83 III 122,13c 37,27c 1.593c 110,40 IV 133,72d 40,82d 1.745d 120,93 CV(%) 4,78 4,77 4,77 LSD0,05 11,05 3,37 143,95 Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các mẫu tự giống nhau trên cùng 1 cột biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (ở mức xác suất P < 0,05)
  • 22. 3.5.1.8. Hiệu quả kinh tế trong thí nghiệm ở huyện Gio Linh Bảng 3.23. Hiệu quả kinh tế sử dụng phân bón cho cao su ở huyện Gio Linh Hạng mục CT I CT II CT III CT IV Năng suất (kg mủ khô/ha) 1.443 1.253 1.593 1.745 Tổng thu (1000 đ) 57.720 50.120 63.720 69.800 Tiền thu thêm do bón phân (1000 đ) 17.720 10.120 23.720 29.800 Tổng chi (1000 đ) 42.935 41.178 44.713 43.545 Tiềnchithêmchomua,bón phân (1000đ) 4.935 3.178 6.713 5.125 Lợi nhuận (1000 đ) 14.785 8.942 19.007 26.255 VCR phân bón 3,59 3,18 3,53 5,81 Ghi chú: Giá mủ cao su khô 40.000 đ/kg; riêng ở công thức IV có thêm chi phí phân tích lá, đất để chẩn đoán dinh dưỡng (1 mẫu đất + 1 mẫu lá/ha x 3 chỉ tiêu N, P, K x 70.000 đ chỉ tiêu = 420.000 đ/ha/hộ). Công thức I (đối chứng) bón phân theo quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thì tổng giá trị là 57.720.000 đ/ha, chi phí bón phân là 4.935.000 đ/ha, lợi nhuận thu về 14.785.000 đ/ha và hiệu quả đầu tư phân bón là 3,59 lần. Ở công thức II chi phí cho phân bón ít nhất 3.178.000 đ/ha, nhưng do năng suất quá thấp nên chỉ thu được lợi nhuận 8.942.000 đ/ha và hiệu quả đầu tư phân bón là 3,18 lần. Đây là công thức có lợi nhuận thấp nhất và hiệu quả đầu tư phân bón cũng thấp nhất trong toàn thí nghiệm. Ở công thức III tăng lượng phân gấp 1,5 lần so với quy trình, năng suất đạt cao nhưng chi phí cũng cao, tổng giá trị 63.720.000 đ/ha, chi phí cho phân bón là 6.713.000 đ/ha, lợi nhuận thu được 19.007.000 đ/ha và hiệu quả đầu tư phân bón chưa cao (3,53 lần). Ở công thức IV bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng, chi phí cho phân bón ở mức trung bình 5.125.000 đ/ha, nhưng lợi nhuận cao nhất 26.255.000 đ/ha và hiệu quả đầu tư phân bón cao nhất (5,81 lần) là nhờ chẩn đoán và xây dựng công thức phân bón phù hợp đã tạo ra năng suất cao, hiệu quả đầu tư phân bón lớn. Tóm lại, bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng lá đã tạo ra sự cân bằng các dưỡng chất trong đất, trong lá, đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao cho cây cao su tiểu điền ở giai đoạn kinh doanh trên đất đỏ bazan ở Quảng Trị. 3.5.2. Nghiên cứu thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng khoáng qua lá kết hợp phân khoáng với phân hữu cơ cho cao su kinh doanh ở huyện Cam Lộ 3.5.2.1. Hiện trạng vườn cây thí nghiệm ở huyện Cam Lộ Thí nghiệm ở huyện Gio Linh được bố trí tại vuờn hộ ông Đỗ Anh Phương, thôn Minh Hương, xã Cam Chính. Vườn có diện tích 6 ha được trồng cao su dòng RRIM600 năm 2001 với mật độ trồng ban đầu 555 cây ha (hàng cách hàng 6 m, cây cách cây 3 m). Vườn cây hiện còn mật độ 479 cây/ha, mật độ cây cạo mủ là 450 cây/ha, cây phát triển khỏe mạnh, không sâu bệnh. Năng suất vườn cây năm trước thí nghiệm là 1,3 tấn mủ khô/ha. Năm trước thí nghiệm vườn cây được bón phân phức hợp trộn sẵn nhãn hiệu Việt Nhật, có tỷ lệ N:P:K là 15:15:15 (1:1:1) với lượng bón 300 kg/ha (tương đương 45 kg N, 45 kg P2O5 và 45 kg K2O/ha) có bón bổ sung 3 tấn phân chuồng. Lượng bón này bón thiếu đạm, kali và thừa lân so với lượng bón theo quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam năm 2012 [39].
  • 23. 3.5.2.2. Tính chất hóa học đất trước thí nghiệm ở huyện Cam Lộ Bảng 3.24. Tính chất hóa học đất trước thí nghiệm ở huyện Cam Lộ Chỉ tiêu N(%) P2O5(%) K2O(%) P2O5dt K2Odt Chữu cơ(%) pHKCl (mg/100g đ) Hàm lượng 0,06 0,24 0,04 10,07 9,28 1,43 3,99 Tại điểm bố trí thí nghiệm các năm trước đây việc bổ sung phân hữu cơ cho đất không được chú trọng đúng mức ngay từ đầu mà chỉ nặng về bổ sung phân hóa học. Khi so sánh với Thang chuẩn đánh giá dinh dưỡng đất trồng cao su Việt Nam của Võ Văn An và cộng sự (1990) [1] cho thấy, trong đất lượng P2O5 tổng số = 0,24% thấp nhưng P2O5 dễ tiêu thì lại khá cao, trung bình là 10,07 mg/100g đất. Đất nâu đỏ chứa lượng cation kiềm và kiềm thổ rất thấp nên lượng K2O tổng số chỉ ở mức trung bình thấp (0,04%). Lượng K2O dễ tiêu cũng ở mức thấp, trung bình ở mức 9,28 mg /100g đất. Với mức hàm lượng các bon hữu cơ trong đất bình quân là 1,43%, đối chiếu với Quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam năm 2012 [39] khuyến cáo bón bổ sung phân hữu cơ trong trường hợp hàm lượng các bon hữu cơ trong đất dưới 1,45%, chúng tôi đã bố trí bón phân hữu cơ bổ sung trong các công thức của thí nghiệm tại huyện Cam Lộ. 3.5.2.3. Thực trạng dinh dưỡng khoáng trong lá cao su trước thí nghiệm Bảng 3.25. Hàm lượng các nguyên tố đa lượng trong lá cao su trước thí nghiệm ở huyện Cam Lộ Chỉ tiêu N (% chất khô) P (% chất khô) K (% chất khô) Hàm lượng 2,83 0,34 1,07 Bảng 3.25 cho thấy do hàm lượng N trong đất tương đối thấp nên hàm lượng N hấp thu lên lá có sự khác biệt từ thấp nhất là 2,74% đến cao nhất 2,91%. Khi so sánh với thang dinh dưỡng khoáng cao su Quảng Trị mà đề tài thiết lập (Bảng 3.16) cho thấy hàm lượng N trong lá đang ở mức thiếu và đang tiến đến giới hạn rất thiếu (giới hạn khủng hoảng) vì 2,47 < N < 2,83% đã được xem là giới hạn thiếu và rất thiếu N trong lá vào đầu mùa mưa. Quan hệ giữa hàm lượng N trong đất và hàm lượng N trong lá là rất chặt (r = 0,75). So với thang dinh dưỡng khoáng mà chúng tôi thiết lập thì hàm lượng P trong lá (trung bình = 0,34%) đều ở mức thừa, đây cũng là tình trạng chung của các vườn cao su tiểu điền tại Quảng Trị do qua nhiều năm bón thừa phân lân so với nhu cầu của cây cao su thời kỳ kinh doanh. Về hàm lượng K trong lá biến động từ 0,98% đến cao nhất là 1,15%, trung bình đạt 1,07%. Những kết quả nghiên cứu hiện nay cho thấy kali đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cao su. Đối chiếu với thang dinh dưỡng khoáng trong lá cao su kinh doanh Quảng Trị mà chúng tôi thiết lập cho thấy hàm lượng K trong lá từ 0,78% đến 1,23% là ngưỡng dinh dưỡng trung bình (hơi thiếu) đối với cao su. Do vậy, hàm lượng K trong lá cao su huyện Cam Lộ ở mức trung bình chưa đạt ngưỡng dinh dưỡng tối thích. Khi xem xét cân đối của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong lá cao su trước thử nghiệm tại huyện Cam Lộ theo chỉ số DRIS cho thấy N/P = 8,32 đang ở trạng thái mất cân bằng nghĩa là nguyên tố N đang ở mức thiếu, nguyên tố P đang ở mức thừa, N/K = 2,64 nghĩa là nguyên tố N đang ở khuynh hướng thiếu, nguyên tố K đang ở khuynh hướng cân bằng, K/P = 3,15 nghĩa là nguyên tố K đang ở khuynh hướng hơi thiếu, nguyên tố P đang ở khuynh hướng thừa. Có thể thấy biểu thức đọc được theoDRIS ở lá cao su Cam Lộ là N , P , K . Đây là một trong những cơ sở cho việc thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng cho cao su huyện Cam Lộ.
  • 24. 3.5.2.4. Xây dựng công thức phân bón thí nghiệm Theo Nguyễn Như Hà (2013) [19], lượng phân bón để đạt được năng suất kế hoạch (ở đây là 1,7 – 2,0 tấn mủ khô/ha/năm) điều chỉnh theo chẩn đoán dinh dưỡng lá tính theo công thức: D = H x C1/C2. Trường hợp mất cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng trong cây, điều chỉnh lượng phân bón một nguyên tố nào đó trong chúng cho tương đối chính xác theo hàm lượng nguyên tố khác, trường hợp thiếu đạm và thừa lân, lượng đạm chính xác phải tính là DN = N1 x P2/N2 x P1 (trong đó N1 là lượng N tối ưu, P2 là lượng P thực tế, N2 là lượng N thực tế, P1 là lượng P tối ưu); Lượng P trong tương quan với K có thể tính chính xác là DP = P1 x K2/P2 x K1. Để áp dụng đơn giản trong thực tế, có thể áp dụng các mức bón phân so với các mức bón phân N, P2O5, K2O quy định tại Quy trình kỹ thuật cây cao su năm 2012 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, kết hợp với các tỷ lệ N/P, N/K, K/P Trường hợp tại khu thí nghiệm ở huyện Cam Lộ, qua kết quả phân tích trên cho thấy: So sánh với thanh dinh dưỡng khoáng (Bảng 3.16): Hàm lượng N trong lá ở mức thiếu, Hàm lượng P trong lá ở mức thừa, Hàm lượng K trong lá ở mức trung bình; Đọc các tỷ lệ theo sơ đồ DRIS: N thiếu , P thừa và K hơi thiếu. - Các công thức thí nghiệm gồm: + Công thức I (Đối chứng): Bón lượng phân khoáng bằng Quy trình 2012: (174 kg Urê + 219 kg Super Lân + 133 kg Kaliclorua + 4.500 kg phân hữu cơ) / ha + Công thức II: Bón lượng phân khoáng bằng ½ Quy trình 2012: (87 kg Urê + 113 kg Super Lân + 67 kg Kaliclorua + 4.500 kg phân hữu cơ) / ha + Công thức III: Bón lượng phân khoáng bằng 1,5 lần Quy trình 2012: (261 kg Urê + 331 kg Super Lân + 200 kg Kaliclorua + 4.500 kg phân hữu cơ) / ha + Công thức IV: Bón theo Chẩn đoán dinh dưỡng: (261 kg Urê (150% QT) + 63 kg Super Lân (25% QT) + 133 kg Kaliclorua (100% QT) + 4.500 kg phân hữu cơ)/ ha. Các công thức thí nghiệm đều có sử dụng chất kích thích mủ Stimulatex 2,5% với công thức cạo mủ là S/2D d3 10m/12. ET2,5% Pa4/y. 3.5.2.5. Tính chất hóa học đất sau thí nghiệm ở huyện Cam Lộ Số liệu của Bảng 3.26 một lần nữa cho thấy sự phân hóa của các yếu tố dinh dưỡng trong đất theo từng công thức thí nghiệm tương tự như thí nghiệm ở huyện Gio Linh. Bảng 3.26. Tính chất hóa học đất sau thí nghiệm ở huyện Cam Lộ Công thức Hàm lượng chất dinh dưỡng N(%) P2O5(%) K2O(%) P2O5dt K2Odt Chữu cơ(%) pHKCl (mg/100g đ) I 0,08 0,27a 0,06 12,88a 11,95 1,82 a 4,20a II 0,07 0,22b 0,05 10,05b 10,27 1,46 a 4,01a III 0,11 0,29a 0,07 12,54a 13,31 2,51 ab 5,15b IV 0,10 0,28a 0,06 13,67a 12,68 2,60 b 4,91b CV (%) 23,27 4,75 16,65 11,50 14,93 17,62 5,07 LSD0,05 ns 0,03 ns 2,82 ns 0,74 0,46 Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các mẫu tự giống nhau trên cùng 1 cột biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê; ns: Sai khác của chỉ tiêu giữa tất cả các công thức thí nghiệm không có ý nghĩa (ở mức xác suất P < 0,05). Ở công thức I hàm lượng đạm, lân, kali, các bon hữu cơ đạt mức trung bình thấp, riêng độ pH ở mức thấp. Ở công thức II hàm lượng đạm, kali và độ pH thấp, chỉ có hàm lượng lân và các bon hữu cơ ở mức trung bình. Ở công thức III hàm lượng đạm, lân và các bon hữu cơ cao, hàm lượng kali và độ pH ở mức độ trung bình. Ở công thức IV hàm lượng đạm, lân,
  • 25. kali, độ pH đều đạt mức trung bình khá, hàm lượng các bon hữu cơ cao, điều đó nói lên sự ưu việt của phương pháp chẩn đoán dinh dưỡng, với một lượng phân không lớn nhưng cân đối phù hợp cũng đã làm giàu đất đáng kể. Vai trò của phân hữu cơ được khẳng định rất rõ khi bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng, đất sau thí nghiệm ở công thức IV đã đạt được mức cân bằng giàu dinh dưỡng và khắc phục được đặc điểm chua thường thấy của đất bazan (cây cao su thích hợp với đất hơi chua, có độ pH từ 4,5 – 6,5). 3.5.2.6. Sự thay đổi hàm lượng dinh dưỡng khoáng trong lá cao su sau bón phân Bảng 3.27. Dinh dưỡng khoáng trong lá cao su sau bón phân ở huyện Cam Lộ Công thức Hàm lượng chất dinh dưỡng N (% chất khô) P (% chất khô) K (% chất khô) I 2,95 a 0,36 a 1,12 a II 2,70 a 0,35 a 1,05 a III 3,97 b 0,39 ab 1,64 b IV 3,80 b 0,32 ac 1,40 c CV (%) 5,71 7,55 5,73 LSD0,05 0,38 0,05 0,15 Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các mẫu tự giống nhau trên cùng 1 cột biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (ở mức xác suất P < 0,05) Sau bón phân đã tiến hành đánh giá vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong lá theo chỉ số DRIS của các công thức phân bón như sau: CT I: N P K CT II: N P K CT III: N P K CT IV: N P K 3.5.2.7. Năng suất cao su trong thí nghiệm ở huyện Cam Lộ Bảng 3.28. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến năng suất mủ cao su thí nghiệm ở huyện Cam Lộ Công thức Năng suất mủ cá thể (gam/cây/lần cạo) Năng suất (kg/ha/năm) % so với đối chứngMủ tươi Mủ khô I 107,56ab 37,89ab 1.620ab 100,00 II 100,31a 35,31a 1.510a 93,21 III 114,34b 40,26b 1.721b 106,23 IV 126,42c 44,54c 1.904c 117,53 CV(%) 5,19 5,19 5,19 LSD0,05 11,62 4,09 174,95 Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các mẫu tự giống nhau trên cùng 1 cột biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (ở mức xác suất P < 0,05) 3.5.2.8. Hiệu quả kinh tế trong thí nghiệm ở huyện Cam Lộ Bảng 3.29. Hiệu quả kinh tế sử dụng phân bón cho cao su ở huyện Cam Lộ Hạng mục CT I CT II CT III CT IV Năng suất (kg mủ khô/ha) 1.620 1.510 1.721 1.904 Tổng thu (1000 đ) 64.800 60.400 68.840 76.160 Tiền thu thêm do bón phân (1000 đ) 24.800 20.400 28.840 36.160 Tổng chi (1000 đ) 46.185 44.428 47.963 46.880 Tiềnchithêmchomua,bón phân (1000đ) 8.185 6.428 9.963 8.460 Lợi nhuận (1000 đ) 18.615 15.972 20.877 29.280 VCR phân bón 3,03 3,17 2,89 4,27
  • 26. Ghi chú: Giá mủ cao su khô 40.000 đ/kg; riêng ở công thức IV có thêm chi phí phân tích lá, đất để chẩn đoán dinh dưỡng (1 mẫu đất + 1 mẫu lá/ha x 3 chỉ tiêu N, P, K x 70.000 đ chỉ tiêu = 420.000 đ/ha/hộ) Công thức I (đối chứng) bón phân theo quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thì tổng giá trị là 64.800.000 đ/ha, chi phí phân bón là 8.185.000 đ/ha, lợi nhuận thu về 18.615.000 đ/ha và hiệu quả đầu tư phân bón là 3,03 lần. Ở công thức II chi phí cho phân bón ít nhất 6.428.000 đ/ha, nhưng do năng suất quá thấp nên chỉ thu được lợi nhuận 15.792.000 đ/ha và hiệu quả đầu tư phân bón là 3,17 lần. Ở công thức III tăng lượng phân bón gấp đôi so với Quy trình, năng suất đạt cao nhưng chi phí cũng cao, tổng giá trị 68.840.000 đ/ha, chi phí cho phân bón lên đến 9.963.000 đ/ha, lợi nhuận thu được 20.877.000 đ/ha nhưng hiệu quả đầu tư phân bón thấp nhất (2,89 lần). Ở công thức IV bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng, chi phí cho phân bón ở mức trung bình 8.460.000 đ/ha, nhưng lợi nhuận đạt cao nhất 29.280.000 đ/ha và hiệu quả đầu tư phân bón cao nhất (4,27 lần) là nhờ chẩn đoán và xây dựng công thức phân bón phù hợp để tạo ra năng suất cao, hiệu quả đầu tư phân bón lớn. Nhìn tổng thể, bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá có bổ sung phân hữu cơ là biện pháp kỹ thuật hiệu quả và bền vững đối với cây cao su thời kỳ kinh doanh trên đất đỏ bazan ở Quảng Trị. Việc bón phân theo phương pháp này vừa cải tạo thành phần, tính chất của đất theo hướng có lợi cho cây trồng, vừa tạo ra sự cân bằng hợp lý các dưỡng chất trong cây để đưa đến năng suất mủ cao, hiệu quả vượt trội so với các phương pháp bón phân thông thường.
  • 27. CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận 1) Các vườn cao su tiểu điền ở Quảng Trị có quy mô nhỏ, chất lượng thấp. Việc sử dụng phân bón của các hộ dân trồng cao su tiểu điền thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị còn chưa hợp lý, thiếu cơ sở nên năng suất cao su và hiệu quả kinh tế thấp. Bón phân hữu cơ có hiệu quả rõ rệt đối với cao su kinh doanh nhưng nhất thiết phải bón kết hợp với phân khoáng vô cơ (N, P, K). Đại đa số hộ dân tại Quảng Trị sử dụng chất kích thích mủ cho cao su tiểu điền kinh doanh. 2) Các chỉ tiêu dinh dưỡng hóa tính của đất cần thiết cho cây cao su (C hữu cơ, N%, K2Odt) đều ở mức thấp và rất thấp, chỉ riêng hàm lượng P2O5dt là ở mức trung bình khá. Hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng tích lũy trong lá cao su tiểu điền kinh doanh cũng thấp hơn so với các vùng khác, chỉ riêng hàm lượng P là ở mức cao. Tương quan dinh dưỡng giữa các nguyên tố khoáng trong đất với năng suất cao su tiểu điền kinh doanh không chặt, nhưng tương quan dinh dưỡng giữa các nguyên tố khoáng trong lá với năng suất cao su là rất chặt nên cho phép sử dụng hàm lượng các nguyên tố khoáng trong lá để chẩn đoán dinh dưỡng. 3) Thang dinh dưỡng khoáng qua lá cao su kinh doanh ở Quảng Trị hướng tới dinh dưỡng tối ưu để đạt được năng suất từ 1,5 - 2 tấn mủ/ha trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ được thiết lập với các giá trị trung bình hàm lượng chất khô chứa trong lá của ni tơ (xN ) là 3,19%, phốt pho (xP ) là 0,25%, kali (xK ) là 1,00% và độ lệch chuẩn của hàm lượng ni tơ (N) là 0,36, phốt pho (P) là 0,04, kali (K) là 0,23, ngưỡng tối ưu của hàm lượng ni tơ trong lá là 3,56 – 3,91%, phốt pho là 0,30 – 0,33%, kali là 1,24 – 1,46%. 4) Chỉ số DRIS cho cây cao su kinh doanh ở Quảng Trị trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ, thiết lập dựa trên 3 trục: N/P, N/K, K/P với tâm là giao điểm của các hàm lượng N, P, K trên lá cao su tối thích theo năng suất trung bình của tập hợp phụ có năng suất cao nhất trên từng trục tương ứng làXN/P là 11,99;XN/K là 4,20;XK/P là 2,85, các giới hạn đáng tin cậy biểu thị trạng thái cân bằng dinh dưỡng (ngưỡng bình thường) của tỷ lệ N/P là 10,19 – 13,79, N/K là 2,42 – 3,28, K/P là 3,57 – 4,83, góp phần hoàn thiện phương pháp bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng. 5) Hai tổ hợp phân bón cho cao su kinh doanh theo chẩn đoán dinh dưỡng lá trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ ở tỉnh Quảng Trị được xác định là: (100 kg N + 25 kg P2O5 + 80 kg K2O)/ ha áp dụng cho cây cao su trồng trên đất nâu đỏ bazan vùng gò đồi huyện Gio Linh và các huyện nằm phía Bắc tỉnh Quảng Trị và (120 kg N + 10 kg P2O5 + 80 kg K2O + 4.500 kg phân hữu cơ)/ ha áp dụng cho huyện Cam Lộ và các huyện nằm phía Nam tỉnh Quảng Trị. 4.2. Đề nghị 1) Các hộ trồng cao su tiểu điền ở Quảng Trị có điều kiện nên bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng, đồng thời bón bổ sung phân chuồng trong điều kiện sử dụng chất kích thích mủ. 2) Trong thực tế sản xuất, có thể áp dụng công thức phân bón: 100 kg N + 25 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha (nếu có điều kiện bón thêm 4.500 kg phân chuồng/ha) cho các diện tích cao su kinh doanh trồng trên đất nâu đỏ bazan vùng gò đồi các huyện nằm phía Bắc tỉnh và công thức: 120 kg N + 10 kg P2O5 + 80 kg K2O + 4.500 kg phân chuồng /ha cho vùng phía Nam tỉnh Quảng Trị. 3) Cần tiếp tục nghiên cứu bón phân cho cây cao su theo chẩn đoán dinh dưỡng lá trên các dòng vô tính khác (ngoài RRIM600), trên các loại đất khác (ngoài đất bazan) ở những vùng sinh thái khác nhau của khu vực Bắc Trung Bộ, áp dụng vào sản xuất cao su nông hộ một cách tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.
  • 28. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN 1. Lê Công Nam, Nguyễn Minh Hiếu, Dương Viết Tình (2017), “Đánh giá thực trạng sử dụng phân bón cho cây cao su kinh doanh ở tỉnh Quảng Trị’, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Đại học Huế (ISSN 2588-1191), tập 126, số 3D, 2017, trang 27-39. 2. Lê Công Nam, Nguyễn Minh Hiếu, Dương Viết Tình (2017), “Nghiên cứu bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng qua lá cho cây cao su kinh doanh ở tỉnh Quảng Trị”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ISSN 1859-4581), số 322/2017, kỳ 1, tháng 10 năm 2017, trang 61-68.
  • 29. HUE UNIVERSITY UNIVERSITY OF AGRICULTURE AND FORESTRY LE CONG NAM RESEARCH ON MINERAL FERTILIZATION BY LEAF NUTRITIONAL DIAGNOSIS FOR RUBBER TREES IN QUANG TRI PROVINCE AGRICULTURAL DISSERTATION OF PHILOSOPHY DOCTOR HUE, 2018
  • 30. HUE UNIVERSITY UNIVERSITY OF AGRICULTURE AND FORESTRY LE CONG NAM RESEARCH ON MINERAL FERTILIZATION BY LEAF NUTRITIONAL DIAGNOSIS FOR RUBBER TREES IN QUANG TRI PROVINCE AGRICULTURAL DISSERTATION OF PHILOSOPHY DOCTOR Major: Crop Science Code: 62.62.01.10 SCIENTIFIC SUPERVISORS 1. Assoc. Prof. Dr. NGUYEN MINH HIEU 2. Assoc. Prof. Dr. DUONG VIET TINH HUE, 2018
  • 31. The thesis has been completed at Faculty of Agronomy, University of Agriculture and Forestry, Hue University Scientific supervisors: 1. Assoc. Prof. Dr. NGUYEN MINH HIEU 2. Assoc. Prof. Dr. DUONG VIET TINH Referee 1: Referee 2: Referee 3: The defence will be held at Hue University of PhD council on …... h …..., day …... month …….. in 2018 The thesis can be found at: Vietnam National Library Library of Hue University of Agriculture and Forestry
  • 32. 1 INTRODUCTION 1. Introducing The trifoliate rubber tree (Hevea brasiliensis Muel. Arg.) belongs to genus of the Euphobiaceae, which is a multi-purpose tree, with a great economic, social and ecological role. Rubber has a lot of value, rubber latex becomes one of the four main raw materials of the world's industries (behind iron and steel, coal and oil), rubber wood can be used in industry. wood processing and construction, granular materials for cleaning, chemicals, paint,... World output of rubber increased by over 20%, from 9 million tons in 2010 to 12.3 million tons in 2015; World rubber demand will reach 30.5 million tons in 2015, forecast 2019 increased 3.9% compared to 2015 to 31.7 million tons. In Vietnam, rubber is a key industry, one of ten major export items. In 2016, the area is 965 thousand hectares, Vietnam is the second largest in the world in terms of productivity (1.7 tons/ha), third in output (1.1 million tons), fourth in export volume (1 million tons) (ANRPC, 2016). Quang Tri is a province with a relatively large land fund, and soil conditions are in line with the growth and development of rubber trees. The province has 20,689 ha of rubber, distributed mainly in 3 districts of Vinh Linh, Gio Linh, Cam Lo (accounting for 90%), output of 12.3 thousand tons (Quang Tri Statistical Yearbook, 2016). At present, in Quang Tri as well as the central region, low yielding rubber trees, poor quality of garden, fertilizer use are spontaneous, lack of foundation and efficiency is not high. Besides, fertilizing according to nutritional diagnosis is the progress of the science of fertilizers, crop science. Fertilizing according to nutritional diagnosis to make balanced and reasonable fertilizer application; harmonize the relationships between land, crops, climate. However, in Vietnam there is only one study on nutritional diagnosis for rubber trees but it is done in rubber plantations in the Southeast, research also proposed mineral nutrient ladder, not applied. The system of diagnosis and recommendation system (DRIS) is not perfect and difficult to apply to production. Starting from the above issues, we conducted the study on the application of mineral fertilizers according to the leaf nutritional diagnosis for rubber trees in Quang Tri. 2. Objectives of the project 2.1. General objectives Contribute to improve the method of mineral fertilizers according to the leaf nutritional diagnosis in the condition of using rubber latex for rubber business period in Quang Tri province. 2.2. Specific objectives - Assess the status of the orchard, use fertilizer and use latex stimulant for small rubber plantation in Quang Tri. - Assessment of nutrient content in soil, leaf and relationship to rubber productivity in Quang Tri. - Building a mineral nutrient ladder through leaves for the rubber business period in Quang Tri. - Identify integrated diagnostic and recommendation system (DRIS) for rubber business period in Quang Tri. - Establishment of fertilizer complexes for rubber business period in Quang Tri according to leaf nutritional diagnosis in the condition of using latex stimulant.
  • 33. 2 3. Scientific and practical significance 3.1. Scientific significance - The research results of the thesis will provide scientific data on the correlation of mineral elements N, P, K in soil, in leaves with rubber yield in the business period, which is the scientific basis. To evaluate the nutritional status through the content of mineral nutrients in the leaves. - To supplement and perfect the method of fertilizing according to the leaf nutrition diagnosis for rubber trees in the business period, which shall serve as a basis for perfecting the process of fertilizing the rubber trees, especially the rubber plantations. - The research results of the project will be a valuable reference for teaching and scientific research in the direction of proper fertilization based on leaf nutritional diagnosis in terms of using latex stimulant not only for rubber trees but also for other crops. 3.2. Practical significance - Introduce widely to farmers who are producing rubber latex an advanced method of fertilization is the method of fertilization according to the nutritional diagnosis through the leaf under the condition of simultaneous use of latex stimulant to increase productivity. - Based on the leaf mineral nutrient level and the established DRIS index, farmers have been able to adjust the dosage of fertilizer in the condition of using latex to develop a rubber efficient and sustainable way. 4. Frame work of thesis - The study focused on investigating the status of orchards, use of fertilizers, latex stimulants, mineral nutrient assessments in soil, in rubber leaves to build mineral nutrient ladder and high leaf index rubber businesses of RRIM 600 in the age of 10 - 20 are planted on reddish brown basalt in hilly areas in 3 districts with rubber area accounting for nearly 90% of the rubber area of Vinh Linh, Gio Linh and Cam Lo of the Quang Tri province. - The study was conducted for 4 years: 2013 - 2016. 5. New (Novel) contributions of the thesis - Build up a mineral nutrient ladder through rubber leaves trading in Quang Tri towards optimal nutrition to achieve yield of 1.5 - 2 tons of latex per hecta in the condition of using latex stimulant with mean values of dry matter content in nitrogen leaf (xN ) of 3.25%, phosphorus (xP ) of 0.25%, potassium (xK ) of 1.00% and standard deviation the concentration of nitrogen (N) was 0.36, phosphorus (P) was 0.04, potassium (K) was 0.23, the optimum level of nitrogen content in leaves was 3.56 - 3.91%, phosphorus 0.30- 0.33%, potassium 1.24 - 1.46%. - Determine the DRIS index for rubber business in Quang Tri in the condition of using latex stimulant, set up on three axes: N/P, N/K, K/P with the center of intersection of the N, P, K content on the rubber leaves was optimized according to the average yield of the highest yields on each axis, respectively, (xN/P ) was 11.99; (xN/K ) was 4.20; (xK/P ) is 2.85, the reliable limits for the nutritional balance (normal threshold) of the N/P ratio are 10.19 – 13.79, N/K is 2.42 - 3.28, K/P is 3.57 - 4.83, contributing to improve the method of fertilizing by nutritional diagnosis. - Two fertilizer complexes for rubber production under the condition of using latex stimulants in Quang Tri province were constructed: 100 kg N + 25 kg P2O5 + 80 kg K2O / ha and (120 kg N + 10 kg P2O5 + 80 kg K2O + 4,500 kg of organic fertilizer) / ha.
  • 34. 3 CHAPTER 1 OVERVIEW OF THE STUDY 1.1. Scientific basic overview of studied matters 1.1.1. Rubber tree and basic ecological requirements 1.1.2. Nutrition and fertilizer for plants 1.1.3. Scientific basis of nitrogen fertilization for rubber trees 1.1.4. Scientific basis of P fertilizer application for rubber trees 1.1.5. Scientific basis of potassium fertilization for rubber trees 1.1.6. Scientific basis of organic fertilizer application for rubber trees 1.1.7. The scientific basis for the use of latex stimulants for rubber trees 1.1.8. Scientific basis of fertilization according to nutritional diagnosis for rubber 1.2. Practical basis overview of studied matters 1.2.1. The development of natural rubber in the world and in Vietnam 1.2.2. Studies on N, P, K fertilization for rubber trees 1.2.3. Studies on organic fertilizers for rubber trees 1.2.4. Study on the use of Ethephon stimulant to increase the productivity of latex 1.2.5. Studies on fertilizing for rubber by leaf nutritional diagnosis 1.2.6. Basic conditions and situation of natural rubber production in Quang Tri province 1.2.7. Explain the reasons for choosing the problem and the study sites
  • 35. 4 CHAPTER 2 OBJECTS, CONTENT AND METHODOLOGY 2.1. Objects and materials 2.1.1. Research subjects Research on rubber trees (Hevea brasilinesis Muel Arg.), a clone of the RRIM600 clonal plant in the 10-20 years of age, was planted on the FRs (Rhodic Ferralsols) - reddish- brown basaltic soil - in the hillsides of Quang Tri province. 2.1.2. Study materials - Fertilizers: Nitrogen fertilizers: Use urea fertilizer containing 46% N. Phosphorus: Use Super Phosphate containing 16% P2O5. Potassium: Use of MOP Kalichloride MOP containing 60% K2O. Organic fertilizer (manure): Use cattle manure from the local population (a mixture of manure produced by water, dung (straw, leafy green manure) and leftover food of cattle containing 83.1% water, 0.29% N, 0.17% P2O5, 1.00% K2O, 0.3% CaO and 0.1% MgO. - Latex Stimulatex, the trade name for the active ingredient (a.i.) Ethephon is 2.5%. 2.2. Research contents Contents 1: Survey on the status of orchards, use of fertilizers and latex stimulants for rubber plantations in Quang Tri. Content 2: Assessment of nutrient content in soil, leaf and relationship with rubber productivity in Quang Tri. Content 3: Research on building a leaf nutrient ladder for rubber trees in Quang Tri. Content 4: Research on determining integrated diagnostic and advisory system for rubber business in Quang Tri. Content 5: Fertilizer test on mineral leaf nutrition for rubber trees in Quang Tri. 2.3. Methodology 2.3.1. Evaluation of plantation status, use of fertilizers and latex stimulants for rubber plantations in Quang Tri - Methods of use: + Method of inheriting and analyzing documents + Field survey method (plot, standard plot, ...) + Methods of sociological investigation (using questionnaires, in-depth interviews, participatory observation, ...) - Collection criteria: + Actual gardening (planting year, area, density of density, current density). + The situation of fertilizer use in the business period (fertilizer, dosage, application time). + The use of stimulant (drug, use, dosage, effect of drug). + Cost, income, efficiency of small rubber plantations. + Some difficulties exist in the production of rubber plantations (especially difficulties, existing in fertilizing and using latex stimulants). Surveyed in 3 communes in 3 districts, 35 households in each commune (105 households in total) represent the main rubber plantations in Quang Tri. 2.3.2. Method of sampling, treatment and analysis of soil samples and leaf samples to evaluate nutrient status in soil, in rubber leaves - Acres: + Get and process samples:
  • 36. 5 Land sample taken and treated in accordance with Vietnamese Standard TCVN 7538: 2006 - Soil quality - Sampling [4] by diagonal method in the cultivation layer (0 - 20 cm) for 5 sites / study area rescue from 5 cross points in the garden, at each point along the edge of the rubber canopy, dig a hole 30 cm deep, then use a knife to scrape a thin layer of soil from top to bottom vertically, take about 200g. Land is sampled from 5 points mixed into 1 acre sample of land representing the garden for analysis. Avoid getting the soil under the tree in the garden. Do not take in newly fertilized sites. After harvesting, remove the roots, impurities, dried in air, dried, then milled through 1 mm sieve. In order to assess the mineral nutrient status in soil, in leaves, the relationship between them and yield, as the basis for the development of mineral nutrient levels and the DRIS index, soil samples (with leaf samples) Three types of orchard: good garden with yield of 1.5 tons/ha, average orchard with yield from 1.0 - 1.5 tons/ha and bad garden with productivity of less than 1.0 tons/ha, Choose 3 districts with the largest area of rubber for sampling: Vinh Linh (for Vinh Tan commune), Gio Linh (Gio An commune), Cam Lo (Cam Chinh commune) good form (10 samples), medium (10 samples), bad (10 samples). The sample size is 3 types x 3 districts x 10 samples / district = 90 samples. + Analysis of research indicators: Total protein content: Analysis by Kjendahl method improved [10 BC 377-99]. Total P2O5 content and easy digestibility: Analysis by colorimetric methods and Oniani [TCVN 8940: 2011]. Total K2O content and easy digestibility: Analysis by flame optical method (TCVN 8660: 2011) Organic carbon: Wakley black method [TCVN 8940: 2011] pHKCl: Determination by measuring method pH meter [10TCN 381-99]. - Leaf pattern: Collection and processing of samples: Comply with Vietnamese Standards TCVN 8551: 2010 - Plants - Sampling and preparation methods [5] and Process of Vietnam Rubber Industry Group 2012 [39]. A leaf sample is a composite of 30 trees, each of which is triple- leafed (each leaf has 3 single leaves), each leaf sample is equal to 270 leaves. The leaves are collected from the lower branches of the canopy. In the shade, the leaves are placed on the last leaf of the branch, mature leaves (about 90 to 150 days old) with the shoots stable. The leaf sampler was representative of the sampling orchard, RRIM600 asexual clone, the same basalt, shaved, no pest, far from the main road, far away from the floodplain, far from the edge of the plot. Samples were dried in air, dried at 700 C in a ventilated oven until dry, then milled through a 1 mm sieve. Number of leaf samples to be taken, analysis was 90 samples, leaf samples were taken at the same location with soil samples. + Analysis of research indicators: Using sulfuric acid sulfuric acid and hydroperoxide (H2O2) as a substance to decompose samples, soak samples overnight and then decompose at 2250 C, let cool and conduct analysis according to the rules. process (determine N: distillation, P: color comparison, K: flame photometer). 2.3.3. Method of building mineral nutrient ladder through rubber leaves The main nutrient content values N, P, K analyzed from leaf samples (90 samples) were calculated as meansx =  xi / n and standard deviation (δ) δ = (x -x)2 (n-1) Establishing mineral nutrient ladders on rubber leaves at levels: Very deficient: <x - 2δ, deficient:x - 2δ →x - δ, medium:x - δ →x + δ, optimal:x + δ →x + 2δ, excess: >x + 2δ.