SlideShare a Scribd company logo
1 of 15
TUẦN CỬU NHẬT
KÍNH THÁNH GIÁ CHÚA GIÊSU KITÔ
Dấu Thánh Giá
TÂM TÌNH MỞ ĐẦU
“Niềm inh dự của chúng tôi là Thập Giá Đức Giêsu Kitô”
Cảm tạ Thiên Chúa vì tình yêu thương đã tín nhiệm chọn gọi
chúng ta sống theo Linh Đạo Mến Thánh Giá và sống sứ vụ Loan
Báo Tin Mừng trên mảnh đất miền Trung này dù chúng ta yếu hèn
bất xứng. Người vẫn luôn muốn chúng ta đi sâu vào con đường tự
hủy để nên giống Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh hơn và sống sứ
mạng của Hội dòng. Cách tối hảo để giúp chị em nuôi dưỡng tình
yêu và lòng trung thành đối với với Đấng đã hy sinh và chịu chết
trên thập giá vì chúng ta đó là “Chuyên chú suy niệm mỗi ngày
những đau khổ của Chúa Giêsu Kitô, như phương thế hữu ích nhất
để đạt tới sự hiểu biết và yêu mến Người.” (Đức Cha Lambert, Thư
Luân Lưu)
Ước mong rằng tuần cửu nhật kính Thánh Giá Chúa Giê-su
giúp chỉ em cảm nghiệm và thấm sâu tình yêu của Chúa cùng lắng
đọng những bài học mà Thánh Giá dạy riêng mỗi chúng ta trong
những biến cố lớn nhỏ của cuộc đời. Nhờ đó, cuộc đời chúng ta trổ
sinh những hoa trái chứng nhân cho hạnh phúc mai hậu.
Nguyện xin Chúa Thánh Thần thánh hóa, hướng dẫn để
chúng con sốt sắng và cảm nghiệm sâu hơn bài học từ tình yêu
Thánh Giá nhờ đó chúng con vững bước trên hành trình hiến dâng
xứng đáng là người môn đệ tín trung dưới bóng cờ Thập Giá Chúa
Ki-tô.
Ngày thứ nhất: CHIÊM NGẮM THẬP GIÁ CHÚA
GIÊSU- NƠI BIỂU LỘ TÌNH YÊU CỦA CHÚA CHA DÀNH
CHO NHÂN LOẠI.
Suy niệm: Thánh Gioan cảm nghiệm sâu xa rằng: ”Thiên
Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con một để ai tìn vào con của
Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” (Ga 3,16)
Chiêm ngắm Đức Giê-su Chịu Đóng Đinh, chúng ta nhận ra
tình yêu của Chúa Cha dành cho nhân loại là một tình yêu chung
thủy, tuyệt đối và cao cả “Ta yêu con bằng tình yêu muôn thuở, bởi
thế Ta đã giữ bền ân nghĩa với con” (Gr 31,3). Tình yêu ấy không
phải là cái gì bên ngoài Thiên Chúa, nhưng là chính bản chất của
Người vì “Thiên Chuá là Tình yêu”, và còn là chính Đấng phát xuất
từ giữa cung lòng Thiên Chúa – Chúa Giê-su Ki-tô – Con Một Thiên
Chúa làm người, quà tặng vô giá mà Chúa Cha dành cho chúng ta.
Nơi Thánh Giá Chúa Giê-su Ki-tô, chính khi tội ác của con
người lên đến cao điểm thì cũng chính là lúc tình yêu của Thiên
Chúa dâng cao tột cùng. Chúa Cha đã muốn Con Một mình chịu chết
trên cây khổ giá để minh chứng cho tình yêu cao cả tột cùng đó. Thật
vậy, tình yêu đã vượt lên trên mọi tội ác, sự sống đã chiến thắng sự
chết, ánh sáng xua tan bóng tối, tha thứ thay thế hận thù và mở lối
đưa con người đến nguồn hạnh phúc vĩnh cửu là chính Thiên Chúa.
Trước tình yêu lớn lao của Chúa Cha, theo chân Đức Giê-su
hiến tế, “việc dấn thân bằng lời khấn của người nữ tu Mến Thánh
Giá là hành vi đáp trả đầy tình cảm mến đối vời lòng nhân hậu của
Chúa Cha” (HC đ.12). Như thế đời sống thánh hiến trở thành một
dấu chỉ mạc khải những khía cạnh phong phú của mầu nhiệm nước
trời và chứng tỏ Thiên Chúa đáng được yêu mến trên hết mọi sự.
(x.GH 44,3)
Cầu nguyện: Lạy Cha chí ái, chúng con cảm tạ Cha vì Cha
đã yêu thương chúng con, nâng chúng con lên từ bụi tro và mặc cho
chúng con danh xưng là con Chúa. ”Anh em hãy xem Chúa Cha yêu
chúng ta dường nào, người yêu đến nỗi cho chúng ta được gọi là
con Thiên CHúa – mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa” (1G 3,1)
Cha còn đón nhận mọi tội lỗi của chúng con và không ngần
ngại để Con Cha chịu đau khổ, chịu tử hình cách nhục nhã trên thập
giá vì chúng con. Qua hy tế của CHúa Giê-su, Cha đã dùng tình yêu
lạ lùng để tái sinh chúng con trong sự sống mới từ Máu Cứu Độ của
Ngài. Thế nhưng ”con người là chi mà Chúa cần nhớ đến, phàm
nhân là gì mà Chúa phải bận tâm” như vậy (Tv 8).
Lạy Cha trước tình yêu cao cả của Cha, chúng con thấy mình
bất xứng là dường nào. Xin cho chúng con luôn cảm nếm hạnh phúc
được tình yêu của Đấng Tạo Thành bao bọc, với muôn ân huệ qua
từng năm tháng, trên Hội Dòng và trên từng cá nhân chúng con. Lạy
Cha nhân lành, chính nhờ tình thương của Cha mà chúng con tồn tại,
xin cho chúng con thêm lòng khiêm tốn tín thác vào Cha và dành cả
cuộc đời ca tụng Cha tôt lành mãi mãi.
“suốt cuộc đời con sẽ ca mừng Chúa
Sống ngày nào, xin đàn hát kính Thiên Chúa của con” (Tv
104,33). Amen.
Ngày thứ hai: CHIÊM NGẮM THẬP GIÁ-NƠI BIỂU LỘ
TÌNH YÊU VÀ SỰ VÂNG PHỤC CỦA CHÚA GIÊ-SU VỚI
CHA CỦA NGÀI
Suy niệm: Trong thư gửi tín hữu Philipphe thánh Phaolo đã
xác tín rằng: “Đức Giê-su vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải
nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn
toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ... Người lại còn hạ mình
vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl
2,6-8)
Ngắm nhìn thập giá, nơi Đức Giê-su bị treo cao bởi tội ác
nhân loại, người ta tưởng rằng đó là một sự thất bại cay đắng, một
cái chết nhục nhã ê chề. Nhưng không, trước hết và trên hết, vì yêu
mến, Chúa Giê-su đã đón nhận ý Cha muốn thực hiện trọn vẹn
chương trình của Ngài ngay từ giây phút nhập thể trong lòng Mẹ
Maria cho đến chết trên đồi Golgotha. “Này con đây, con đến để
thực thi ý Ngài.” (Dt 10,9) “Lạy Chúa xin cứu con khỏi giờ này,
nhưng chính vì giờ này mà con đến” (Ga 12,27)
Thật vậy việc vâng phục ý Cha không phải dễ dàng, vì Đức
Giê-su cũng mang phận người giống chúng ta ngoại trừ tội lỗi, cũng
cảm nếm khổ đau và nhức nhối khi bị phỉ bang; cũng nhục nhã khi
nhân phẩm bị chà đạp rẻ khinh... và nhất là, cũng khủng hoảng khiếp
sợ khi đối diện với cái chết: “Người xao xuyến bồi hồi...và mồ hôi
Người như những giọt máu rơi xuống đất (Lc 22,44). Nhưng vì yêu
mến Cha và yêu thương nhân loại, NGài đã đi cho đến cùng hành
trình dương thế trong sự vâng phục trọn vẹn và phó thác tuyệt đối
cho tình thương của Cha Ngài.
Theo gương Thầy chí thánh, người nữ tu Mến Thánh Giá tự
nguyện đặt mình trong sự lệ thuộc hoàn toàn vào Chúa Giê-su Ki-tô.
“Vâng lời là hiến dâng ý riêng như một của lễ hy sinh, người bề trên
thi hành quyền bính hay người tu sĩ vâng lời đều thông phần vào
hiến lễ duy nhất của Đức Ki-tô, và như thế cùng nhau nhìn lên Đấng
Chịu Đóng Đinh Chúa Giê-su Ki-tô trên Thánh Giá để cùng với
Người sống thánh ý Chúa Cha với niềm ti kính mến yêu” (Hc đ.30)
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su Ki-tô Chịu Đóng Đinh, tình
yêu Chúa sâu thẳm là dường nào. Vì yêu thương, Chúa đã chấp nhận
đi vào trần gian trong thân phậ người. Vì yêu thương, Chúa đã nếm
trải bao khổ đau trần thế và tự gnuyeenj các thập giá để cứu độ nhân
loại. Chúa đã nhận lấy án tử không do bở tội lỗi của mình mà là tội
lỗi của nhân loại chúng con. Nhờ tình yêu sâu thẳm, bao đau khổ đã
trở thành niềm vui, niềm vui của sự từ bỏ trong bình an của lòng
vâng phục, niềm vui của sự hiến thân trọn vẹn cho người mình yêu.
Xin nhờ thập giá của Chúa ban cho chúng con khả năng yêu thương,
để yêu như Chúa yêu là tình yêu cho đến tận cùng cuộc sống.
Xin cho mỗi chúng con thấm nhuần đức vâng lời của Chúa,
chính tình yêu và lòng vâng phục sẽ dẫn chúng con vượt qua những
rào cản của con người tự nhiên, để vươn cao trong niềm vui và niềm
khát khao thi hành ý Chúa, cùng đem đến niềm vui cho tha nhân dù
phải hy xinh chính bản thân mình. Xin cho chúng con luôn xác tín
rằng:
“Thánh ý Chúa là gia nghiệp con mãi mãi,
Vì đó là hoan lạc của lòng con.
Con hướng lòng quyết thực thi thánh chie,
Mãi mãi cho đến cùng”. Amen (Tv 119)
Ngày thứ ba: CHIÊM NGẮM THẬP GIÁ CHÚA GIÊSU
– NƠI BIỂU LỘ SỰ TRẦN TRỤI KHÓ NGHÈO CỦA CON
THIÊN CHÚA
Suy niệm: Thánh Gioan ghi lại cách tỉ mỉ: “Đóng đinh Đức
Giê-su vào thập giá xong, lính tráng lấy áo xống của Người chia làm
bốn phần, mỗi người một phần. Họ lấy cả áo dài nữa. Nhưng chiếc
áo dài không có đường khâu, dệt liền từ trên xuống dưới. Vậy họ nói
với nhau: Đừng xé ra, cứ bốc thăm xem ai được. Thế là ứng nghiệm
lời Kinh Thánh: Áo xống tôi, chúng đem chia chác, cả áo dài cũng
bắt thăm luôn” (Ga 19,23-24)
Chúa Giê-su đã bắt đầu bài giảng trên núi bằng lời kêu gọi
sống khó nghèo: “phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời
là của họ” (Mt 5,3). Trong bối cảnh xã hội hôm nay, khi vật chất
được coi như tiêu chuẩn để đánh giá mọi sự, thì lời chúc phúc nghèo
khó này là một trăn trở lớn cho mỗi chúng ta. Chúa Giê-su Đấng đã
sống khó nghèo, “Con chồn có hang, chim trời có tổ, còn Con Người
không có chỗ tựa đầu”. (Lc 9,58) Thì giờ đây trên Thánh giá, Ngài
cũng đang chết nghèo, trần trụi không một mảnh vải che thân. Người
nghèo Giê-su bị tước mất hết áo xống, nghĩa là mất hết danh dự,
nhân phẩm, chết như phường trộm cướp “Người chẳng còn dáng vẻ,
chẳng còn oia phong đáng chúng ta ngắm nhìn. Dung mạo chẳng
còn gì khiến chúng ta ưa thích” (Is 53,2).
Nhưng Thánh Phaolo đã cảm nghiệm được điều ngược lại:
“Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng ta vốn giàu sang phú quý, nhưng đã
trở nên nghèo khó vì an hem, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho
an hem trở nên giàu có” (2Cr 8,9). Đức Giê-su đã mang lấy thân
phận nghèo của con người để người nghèo từ nay được hạnh phúc vì
chính họ là đối tượng đặc biệt của ơn cứu độ “Thánh Thần Chúa ngự
trên tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó” (Lc
4,18).
Đức cha Lambert đã nhắc nhở con cái mình: “Ơn gọi này
phải hoàn toàn từ bỏ mình...Linh hồn từ bỏ những của cải bên trong
sẽ cảm thấy dễ dàng trao phó những lợi ích của mình trong tay
Thiên Chúa nhân lành khi gặp những sự dữ bên ngoài và cả bên
trong” (Đc Lambert, AMEP, t.121, tr.649). Theo Hiến Chương
Dòng, “Tinh thần nghèo khó của người nữ tu Mến Thánh Giá bắt
nguồn từ mầu nhiệm tự hủy của Đức Ki-tô và linh đạo Nagiareth...vì
thế truyền thống nhiều thế kỷ của Dòng đã nắn đúc nên mẫu người
nữ tu Mến Thánh Giá cần cù lao động và sống giản dị khiêm tốn
giữa những người nghèo khổ” (HC đ.20)
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su Chịu Đóng Đinh, Chúa chấp
nhận bị lột trần trước mặt mọi người, để dạy chúng con bài học của
sự từ bỏ tận căn. Như lời Chúa dạy: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ
mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16,24). Nhờ gương sống
nghèo của Chúa, chúng con như được tiếp thêm sức mạnh để vượt
qua những ràng buộc của cải vật chất, giúp lòng thanh thoát mà ước
ao chiếm hữu Thiên Chúa là kho tàng quý giá vô tận. Xin chữa lành
chúng con khỏi sự ích kỉ kiêu căng, tính thu tích bám víu vào tiền
của và những thế lực của nó mà mở lòng ra với anh chị em bất hạnh.
Lạy Chúa, bên cạnh chúng con, biết bao người đang đau khổ
vì đau ốm bệnh tật thể xác mà ít được quan tâm, nhức nhối cô đơn
khủng hoảng trong tâm hồn mà không ai hiểu thấu. Biết bao phận
người trong xã hội đang đói cơm bánh, khát tình thương và mong
mỏi công bằng...Xin cho lòng chúng con trở nên nghèo khó thực sự,
để chúng con hoàn toàn tự do yêu mến Chúa và yêu mến tha nhân,
can đảm khước từ mọi bảo đảm trần thế mà xây dựng sự phong
nhiêu của nước trời, qua đời sống khó nghèo thánh hiến của chúng
con. Amen.
Ngày thứ tư: CHIÊM NGẮM THẬP GIÁ CHÚA GIÊSU
–TRƯỜNG SẠY SỰ HIỀN LÀNH VÀ KHIÊM NHƯỢNG
THẬT TRONG LÒNG
Suy niệm: Trong Tin Mừng Thánh Matheu, Chúa Giê-su
nhấn mạnh rằng: “Con Người đến không phải để người ta phục vụ
nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người”
(Mt 20,28)
Nhìn lên Thập giá, người ta không còn thấy một Đấng Ki-tô
quyền năng lẫy lừng đã từng làm phép lạ hóa bánh ra nhiều cho hang
nhàn người ăn no nê, không còn nghe giọng nói uy lực quyền năng
của Đấng đã truyền cho con trai bà góa thành Naim và Lagiaro chỗi
dậy từ cõi chết... mà thay vào đó là một Giê-su đau đớn bị đóng chặt
trên thập giá, thinh lặng, hiền lành, bình an phó mặc cho người đời,
và hoàn toàn trao phó trong tay Cha Quan Phòng. Tiên tri Isaia đã
phác họa nên dung mạo hiền từ của Đức Giê-su khi nói về Con
Người bị hiến tế: “Bị ngược đãi, Người cam chịu nhục, chẳng mở
miệng kêu ca, như chiên bị đem đi làn thịt, như cừu câm nín khi bị
xén lông, người chẳng hề mở miệng.” (Is 53,7)
Với trái tim hiền lành và khiêm nhường Chúa Giê-su đã chấp
nhận hy sinh hiến thân như Đấng chăn chiên nhân lành hiến dâng
mang sống cho đoàn chiên “Ta đến để cho chiên được sống và sống
dồi dào” (Ga 10,10). Người không dạy chúng ta bằng lý thuyết
suông nhưng bằng chính đời sống yêu thương và bằng chính cái chết
vì yêu của Người.
Chiêm ngắm gương sống của Chúa Giê-su, Đấng Sáng Lập
Dòng đã xác định rằng: “Người tong đồ Mến Thánh Giá là cánh tay
hữu hình và trung gian của Chúa Giê-su Ki-tô, họ theo sát tinh thần
Phúc Âm” (ĐC Lambert – Ts 31). “Họ đến với mội người trong thái
độ kính trọng hiền hòa khiêm nhu và rao giảng Đức Giê-su Chịu
Đóng Đinh, không chỉ bằng lời nói mà còn bằng chính những công
việc phục vụ thiết thực, nhất là bằng chính đời sống phù hợp với
mầu nhiệm thập giá của Đấng mình rao giảng” (HC đ.69)
Cầu nguyện: Lạy Cha nhân lành, dù tổ tông loài người
chúng con đã sa ngã phản bội tình yêu Cha nhưng Cha đã Đức Giê-
su đến tái lập tương quan ân sủng giữa nhân loại với Đấng Tạo thành
và phục hồi phẩm giá làm con Thiên Chúa cho loài người hư hỏng
nhờ cái chết khiêm hạ của Người.
Xin cho chúng con biết đi sâu vào mầu nhiệm tự hủy của
Đức Giê-su để tập chết đi mỗi ngày cho con người tự nhiên, với
mầm mống kiêu căng ích kỷ và chú tâm xây tòa nhà thiêng liêng của
mình bằng đời sống khiêm nhường vì chúng con tin vào lời Chúa
hứa “Phúc cho ai hiền lành vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp”
(Mt 5,4). Amen.
Ngày thứ năm: CHIÊM NGẮM THẬP GIÁ CHÚA
GIÊSU – DẤU CHỈ CỦA TÌNH YÊU TẬN CÙNG
Suy niệm: “Bấy giờ đã đến gần giờ thứ sáu, thế mà bóng tối
bao phủ khắp mặt đất, mãi đến giờ thứ chin. Bức màn trướng trong
đền thờ bị xé ngay chính giữa. Đức Giê-su kêu lớn tiếng: lạy Cha
con xin phó thác hồn con trong tay Cha. Nói xong Người tắt
thở.”(Lc 23,44-46)
Thập giá mà “người Do thái coi là ô nhục, người dân ngoại
cho là điên rồ” (1Cr 1,23) nhưng Đức Giê-su đã mặc lấy cho nó một
giá trị yêu thương cứu độ bằng cái chết của Người trên thập giá. Từ
thập giá, đau khổ kết thành niềm vui vì niềm vui là hoa trái của một
tình yêu cho đến cùng. Nhân loại sẽ không có hạnh phúc đích thực
nếu không có tình yêu và tình yêu sẽ nên nhạt nhẽo nếu vắng bóng
tình đau khổ hy sinh.
Là người say mê thập giá Đức Cha Lambert khẳng định: “Cả
cuộc đời người ki-tô hữu là môt cuộc tử đạo liên lỉ, bởi vì không thể
làm môn đệ của Chúa Giê-su Ki-tô mà lại không bỏ mình và chết đi
trong mọi hoàn cảnh, cho ý riêng mình và cho chính con người
mình”. (Đc Lambert, AMEP, t.121. tr.676-677)
Cầu nguyện Lạy Chúa Giê-su Chịu Đóng đinh, lặng ngắm
Chúa trút hơi thở trên thánh giá, chúng con cảm nghiệm được tình
Chúa yêu chúng con đến cùng. Xin gia tăng lửa mến và khắc ghi
trong trái tim chúng con dấu ấn hy tế thập giá, để chúng con được
tình yêu Chúa giải thoát khỏi mọi ích kỷ đam mê xác thịt, được ân
sủng Chúa Cha lấp đầy sự trống trải cô đơn nguội lành và ơn thông
hiệp của Chúa Thánh Thần liên kết chúng con lại với mọi người
trong trái tim Đấng Chịu Đóng Đinh cùng ngày một tăng trưởng
trong sự sống mới để chúng con nên xứng đáng của lễ tôn vinh Cha
trên trời.
Xin Chúa giúp mỗi chúng con biết đón nhận mọi đau khổ của
cuộc đời như ân huệ Chúa ban, như là cơ hội giúp chúng con thông
dự vào cuộc khổ nạn của Chúa cùng chia sẻ muôn ngàn thập giá của
tha nhân. Ước gì chúng con sẵn lòng “mang lấy vào thân cho đủ mức
những gian nan thử thách Đức Kitô phải chịu vì lợi ích cho thân thể
người là Hội Thánh” (l 1,24). Amen.
Ngày thứ sáu: CHIÊM NGẮM THẬP GIÁ CHÚA
GIÊSU – NƠI BIỂU LỘ LÒNG THƯƠNG XÓT VÀ ƠN THA
THỨ CỦA THIÊN CHÚA
Suy niệm: Trên Thánh Giá Chúa GIê-su đã tha thiết nài xin
Cha Ngài: “Lạy Cha xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm”
(Lc 23,33)
Trong hành trình rao giảng Tin Mừng Ngài không loại trừ ai.
Sau cơn hấp hối tại vườn dầu Đức Giê-su bước vào cuộc thương khó
với con tim an bình. Ngài đón nhận những sỉ nhục, lăng mạ, đánh
đòn, chịu đội mũ gai, chịu vác thập giá như một tên tử tội mà không
một lời than van, oán trách những con người vong ân bội nghĩa. Ngài
không ngừng kêu xin Cha tha cho họ như lời Ngài đã dạy Phê-rô:
“Thầy không bảo là tha thứ bảy lần nhưng là bảy mươi lần bảy” (Mt
18,22) vì ai tha thứ cho anh em mình cũng sẽ được Thiên Chúa thứ
tha. Ngài là hiện thân của Chúa Cha Đấng giàu lòng trắc ẩn thương
xót. Cuộc đời của Ngài là chuỗi dài tha thứ và Ngài dạy chúng ta
sống cốt lõi của tình yêu tha thứ vì “Đức mến tha thứ tất cả, chịu
đựng tất cả” (1Cr 13,7).
Đức Cha Lamber đã định hướng cho chị em Mến Thánh Giá
rằng: “Mục đích chính của tu hội các con là tiếp nối nơi bản thân
mình cuộc đời đau khổ của Đức Ki-tô và hằng ngày phải dâng việc
lành suy ngẫm cầu nguyện, nước mắt, các việc làm và mọi hy sinh để
cầu Người ban cho lương dân và các giáo hữu ăn năn trở lại” (Đc
Lamber, AMEP, t.677. tr.216) vì con đường ngắn nhất dẫn đến lòng
thương xót và ơn tha thứ của Thiên Chúa chính là sự hoán cải.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su Chịu Đóng Đinh, cảm tạ
Chúa đã cho chúng con nhận ra khuôn mặt nhân từ của Chúa và
được thông phần vào hy tế Thập Giá của Chúa qua ơn gọi thánh hiến
trong Hội dòng này. Xin giúp chúng nhìn nhận sự tội lỗi và trống
rỗng của bản thân để được được Chúa đong đầy lòng thương xót.
Xin cho chúng con luôn ý thức tình thương Chúa vẫn luôn bao bọc
cuộc đời chúng con nhờ đó chúng con biết sống khiêm tốn, dùng cả
cuộc đời để phụng sự và rao giảng lòng trắc ẩn Chúa cho tha nhân.
Cùng xin Chúa ban ơn tha thứ và ơn chữa lành cho người tội lỗi.
Amen.
Ngày thứ bảy: CHIÊM NGẮM THẬP GIÁ CHÚA
GIÊSU – NƠI DẠY CHO CHÚNG TA BÀI HỌC CỘNG ĐOÀN
QUÝ GIÁ
Suy niệm: “Khi điệu Đức Giê-su đi, họ bắt một người từ
miền quê lên, tên là Simon gốc Kyrene, đặt thập giá trên vai cho ông
vác theo sau Đức Giê-su. Dân chúng đi theo Người đông lắm, trong
số đó có nhiều phụ nữ vừa đấm ngực vừa than khóc Người.” (Lc
23,26-27)
Có lẽ Simom Kyrene không biết Đức Giê-su là ai. Có thể ông
cũng có nghe đồn về Ngài. Hôm nay lần đầu gặp mặt nhưng chỉ thấy
đó là một tên tử tội đáng thương, không chút quyền uy nào. Chắc
ông cũng có băn khoăn khi bị bắt ép vác thập giá giúp Ngài. Nhưng
trong quá trình cùng vác với Đức Giê-su ông đã gặp được ánh mắt
nhân từ của Chúa và được biến đổi để trở thành người diễm phúc
nhất vì được trực tiếp chia sẻ gánh nặng từ cây thập giá với Thầy.
Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giê-su và Simon Kyrene cho chúng
ta thêm kinh nghiệm trong đời sống bác ái cộng đoàn: “chị em thông
phần thập giá Đức Ki-tô khi vác đỡ gánh nặng cho nhau, chấp nhận
sự căng thẳng do khác biệt về tuổi tác, tính tình, nếp suy nghĩ, quảng
đại tha thứ và khiêm tốn đón nhận sự tha thứ... Như vậy Thập giá
được đón nhận trong đời sống cộng đoàn sẽ trổ hoa phục sinh với
khả năng biến sự khác biệt thành giá trị phong phú đa dạng bổ túc
cho nhau, biến những căng thẳng thành động lực thúc đẩy chị em
đối thoại trong sự thật và bác ái, mở đường cho chị em đi vào sự
hiệp thoogn sâu sắc trong tình yêu Đức Ki-tô”. (HC đ.41)
Suy niệm: Chúng con cảm tạ Chúa đã quy tụ chúng con
trong một Hội dòng để chúng con chia sớt niềm vui nỗi buồn với
nhau trong cùng một cộng đoàn đức tin, để chung con kê vai vác đỡ
thánh giá cho nhau trong cùng một linh đạo và nâng đỡ nhau để
không ai quỵ ngã trên đường. Xin cho chúng con luôn cảm nhân
được rằng cộng đoàn luôn là hồng ân, mỗi chị em luôn là thầy dạy
cho đời thánh hiến của chúng con để chúng con nhìn nhận giá trị của
mỗi chị em với lòng biết ơn. Xin tình yêu thập giá Chúa nối kết
chúng con nên một, mở đường chúng con đi vào sự hiệp thông, làm
phát sinh năng lực tông đồ mạnh liệt để xây dựng nước Chúa trên
trần gian và nên dấu chỉ cho hạnh phúc mai hậu bằng việc sống trọn
vẹn thực tại trần thế hôm nay. Amen.
Ngày thứ tám: CHIÊM NGẮM THẬP GIÁ CHÚA
GIÊSU – NƠI BIỂU LỘ TÌNH MẪU TỬ MẶN NỒNG
Suy niệm: “Đức gần thập giá Đức Giêsu có thân mẫu của
Người, chị của thân mẫu, bà Maria vợ ông Cơ-lô-pát, cùng với bà
Maria Madala. Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng
bên cạnh Đức giê-su nói với thân mẫu rằng: thưa Bà, đây là con của
Bà. Rồi Người nói với môn đệ: Đây là mẹ anh. Kể từ giờ đó, người
môn đệ rước Bà về nhà mình.” (Ga 19,25-27).
Ánh mắt giữa Mẹ và Con trong đau khổ tột cùng đó là cả nỗi
lòng tiếp sức cho nhau, cho con và cả cho mẹ. Bởi lẽ cả mẹ và con
đang cùng dâng hy tế lên Chúa Cha trong đau đớn vâng phục và tín
thác. Lời nhắn nhủ mà Chúa Giêsu để lại cho Mẹ chất chứa một tình
yêu sâu đậm mãnh liệt trước khi chia ly. Từ Thập giá, tình yêu mẫu
tử sáng lên và được tiếp tục nối dài lan rộng mãi cho cả chúng sinh
ngàn đời, Mẹ được Chúa gửi gắm lại để làm mẹ của người môn đệ
trung tín nhất và cũng để làm Mẹ của toàn thể chúng sinh.
Theo hiến chương “Dòng Mến Thánh Giá suy tôn Mẹ Maria
với tước hiệu đầy vinh dự: Đấng sang lập các miền truyên giáo Á
Đông. Chị em bày tỏ lòng yêu mến Đức Mẹ cách cụ thể... đặc biệt
chiêm ngắm Mẹ đứng dưới chân thập giá, là sự thông dự cách can
đảm của Mẹ vào công cuộc cứu thế của Đức Kitô” (HC đ.62). Mẹ
chính là mẫu gương và sức phù trợ cho chị em chu toàn sứ vụ đời
thánh hiến của mình.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su Chịu Đóng Đinh, tình yêu
mến Mẹ được tỏa sáng giữa niềm đau thập giá như muốn gửi trao
cho chúng con lời nhắn nhủ rằng: Mẹ là mẹ của chúng con, cuộc đời
chúng con luôn có Mẹ dìu dắt trên vạn nẻo đường. Xin cho chúng
con thêm lòng yêu mến Mẹ, biết mở rộng tâm hồn để đón Mẹ về nhà
mình và để cùng Mẹ chúng con kiên trì thi hành thánh ý Chúa.
Lạy Mẹ Maria, trái tim chúng con đang cần Mẹ uốn nắn để
chúng con biết yêu thương và làm lan tỏa cho tha nhân hơi ấm “tình
mẫu tử” trong sứ vụ của chúng con, biết quan tâm chăm sóc họ với
trái tim yêu thương đầy trách nhiệm của người môn đệ trung tín, can
trường vì tình yêu Đức Kitô và Hội thánh. Amen.
Ngày thứ chín: CHIÊM NGẮM THẬP GIÁ CHÚA
GIÊSU – NƠI BIỂU LỘ VINH QUANG THIÊN CHÚA VÀ
NIỀM HY VỌNG PHỤC SINH
Suy niệm: “Như Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc
thế nào, Con Người cũng phải được giương cao như vậy, để ai tin
vào Người thì cũng được sống muôn đời” (Ga 12,32)
Thập giá tự nó là thực tại đau buồn do con người tạo ra. Thế
nên là biểu tượng của đau buồn và sự chết. Nhưng Đấng từ trời mà
xuống để thực hiện chương trình cứu độ của Chúa Cha đã dùng con
đường thập giá để đưa con người lên cùng Thiên Chúa và cho họ
được thông phần vào sự sống của Cha Ngài như thánh Irene đã nói
“Thiên Chúa làm người để con người được làm con Thiên Chúa”.
Vì thế, chính nhờ Đức Ki-tô chịu đóng đinh, thập giá đã
mang lại sự sống đời đời cho những ai tin vào Ngài. Hơn nữa khi
“Đức Giêsu Kitô vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên
cây thập tự.” thì “Chính vì thế Thiên Chúa đã siêu tôn Người và
tặng ban danh hiệu trỗi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Và để tôn
vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng Đức
Giêsu Kitô là Chúa” (Pl 2,8-11).
Đấng Sáng Lập đã khuyên bảo: “nếu chúng ta luôn nhớ rằng
mình sắp bước vào những ngày trọng đại của đời sống vĩnh cửu,
chúng ta sẽ không còn cảm thấy khó thực hành mùa chay trường kỳ
của thể xác và tinh thần nữa” mà sẽ khát khao kết hợp với Chúa
cách đặc biệt hơn. (Đc Lambert, AMEP, t.121, tr. 695)
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su Chịu Đóng Đinh là Đấng
Phục Sinh Chúa, đã chấp nhận mục nát của thân phận hạt lúa mì để
nẩy mầm sự sống cho toàn nhân loại và mở ra kỷ nguyên mới của
tình yêu, kỷ nguyên của Thánh Thần và ân sủng Thánh Thể. Xin cho
ánh sáng phục sinh chiếu soi trong tâm hồn chúng con để chúng con
được mặc lấy con tim mới, thần trí mới và được tăng trưởng trong
đời sống mới. Với ân sủng của Thánh Thần giúp chúng con thông dự
vào mầu nhiệm thập giá và liên kết mật thiết với Thánh Thể Chúa
giúp chúng con biết tự hiến mỗi ngày như Chúa để tôn vinh Cha và
mưu ích cho phần rỗi của tha nhân. Ước gì khi chúng con “chẳng
còn hành diện về điều gì khác ngoài thập giá Đức Kitô” thì chúng
con cũng dám hy vọng được cùng phục sinh với Chúa trong hạnh
phúc miên trường. Amen.
CẦU NGUYỆN KẾT THÚC TUẦN CỬU NHẬT
Lạy Chúa là Cha giàu lòng xót thương, Chúa đã rộng ban cho
nhân loại chúng con muôn ngàn ân sủng và luôn bao bọc chúng con
trong tình thương của Người. Chúng con xin cảm tạ Chúa vì ân huệ
được làm con Chúa và làm người môn đệ của Chúa Giê-su Kito Chịu
Đóng Đinh.
Nhờ công nghiệp tử nạn phục sinh của Người, xin Chúa
thương nhậm lời chúng con thành tâm cầu xin trong suốt tuần cửu
nhật này, để với sự trợ giúp của ân thánh Chúa, chúng con được đổi
mới tâm hồn, nhiệt thành chu toàn mọi bổn phận đời dâng hiến, với
lòng khát khao nên môt trong Chúa Giê-su Kitô Chịu Đóng Đinh và
hăng say loan báo Tin Mừng tình thương, hầu mọi người nhận biết
và tôn vinh Chúa là Cha vinh hiển muôn đời.
Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.

More Related Content

What's hot

Tam su voi chua moi ngay tuan 6 phuc sinh
Tam su voi chua moi ngay tuan 6 phuc sinhTam su voi chua moi ngay tuan 6 phuc sinh
Tam su voi chua moi ngay tuan 6 phuc sinhLe Vu
 
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021Tien Nguyen
 
Mẫu cầu nguyện Taize 7: Con đường Ngài đi
Mẫu cầu nguyện Taize 7: Con đường Ngài điMẫu cầu nguyện Taize 7: Con đường Ngài đi
Mẫu cầu nguyện Taize 7: Con đường Ngài đigxduchoa
 
Mẫu cầu nguyện Taizé - Mẫu 1: Theo Chúa Giêsu
Mẫu cầu nguyện Taizé - Mẫu 1: Theo Chúa GiêsuMẫu cầu nguyện Taizé - Mẫu 1: Theo Chúa Giêsu
Mẫu cầu nguyện Taizé - Mẫu 1: Theo Chúa GiêsuNgukita Nguyen
 
Noi dung cau nguyen taize thang 8
Noi dung cau nguyen taize thang 8Noi dung cau nguyen taize thang 8
Noi dung cau nguyen taize thang 8havumanh84
 
Nep song cong dong
Nep song cong dongNep song cong dong
Nep song cong dongco_doc_nhan
 
Mẫu cầu nguyện Taize 4: Chờ Chúa đến
Mẫu cầu nguyện Taize 4: Chờ Chúa đếnMẫu cầu nguyện Taize 4: Chờ Chúa đến
Mẫu cầu nguyện Taize 4: Chờ Chúa đếngxduchoa
 
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dungBai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung11201991
 
Mẫu cầu nguyện Taize 2: Về cùng Chúa
Mẫu cầu nguyện Taize 2: Về cùng ChúaMẫu cầu nguyện Taize 2: Về cùng Chúa
Mẫu cầu nguyện Taize 2: Về cùng Chúagxduchoa
 
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótTông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótphanthitrucgiang82
 
Mẫu cầu nguyện Taize 5: Sống trong tình Chúa
Mẫu cầu nguyện Taize 5: Sống trong tình ChúaMẫu cầu nguyện Taize 5: Sống trong tình Chúa
Mẫu cầu nguyện Taize 5: Sống trong tình Chúagxduchoa
 
Gmd.095.09 Duc Maria Mau Guong Yeu Men Va Ton Kinh Thanh The Chua
Gmd.095.09   Duc Maria   Mau Guong Yeu Men Va Ton Kinh Thanh The ChuaGmd.095.09   Duc Maria   Mau Guong Yeu Men Va Ton Kinh Thanh The Chua
Gmd.095.09 Duc Maria Mau Guong Yeu Men Va Ton Kinh Thanh The Chuamedom
 
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin MừngTông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừnggxduchoa
 

What's hot (19)

Tam su voi chua moi ngay tuan 6 phuc sinh
Tam su voi chua moi ngay tuan 6 phuc sinhTam su voi chua moi ngay tuan 6 phuc sinh
Tam su voi chua moi ngay tuan 6 phuc sinh
 
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
 
Mẫu cầu nguyện Taize 7: Con đường Ngài đi
Mẫu cầu nguyện Taize 7: Con đường Ngài điMẫu cầu nguyện Taize 7: Con đường Ngài đi
Mẫu cầu nguyện Taize 7: Con đường Ngài đi
 
Mẫu cầu nguyện Taizé - Mẫu 1: Theo Chúa Giêsu
Mẫu cầu nguyện Taizé - Mẫu 1: Theo Chúa GiêsuMẫu cầu nguyện Taizé - Mẫu 1: Theo Chúa Giêsu
Mẫu cầu nguyện Taizé - Mẫu 1: Theo Chúa Giêsu
 
Noi dung cau nguyen taize thang 8
Noi dung cau nguyen taize thang 8Noi dung cau nguyen taize thang 8
Noi dung cau nguyen taize thang 8
 
Nep song cong dong
Nep song cong dongNep song cong dong
Nep song cong dong
 
Mẫu cầu nguyện Taize 4: Chờ Chúa đến
Mẫu cầu nguyện Taize 4: Chờ Chúa đếnMẫu cầu nguyện Taize 4: Chờ Chúa đến
Mẫu cầu nguyện Taize 4: Chờ Chúa đến
 
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dungBai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
 
Cn 32 thuong nien
Cn 32 thuong nienCn 32 thuong nien
Cn 32 thuong nien
 
Tin lanh
Tin lanhTin lanh
Tin lanh
 
Mẫu cầu nguyện Taize 2: Về cùng Chúa
Mẫu cầu nguyện Taize 2: Về cùng ChúaMẫu cầu nguyện Taize 2: Về cùng Chúa
Mẫu cầu nguyện Taize 2: Về cùng Chúa
 
So 173
So 173So 173
So 173
 
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótTông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
 
Ephata 609
Ephata 609Ephata 609
Ephata 609
 
Mẫu cầu nguyện Taize 5: Sống trong tình Chúa
Mẫu cầu nguyện Taize 5: Sống trong tình ChúaMẫu cầu nguyện Taize 5: Sống trong tình Chúa
Mẫu cầu nguyện Taize 5: Sống trong tình Chúa
 
Gmd.095.09 Duc Maria Mau Guong Yeu Men Va Ton Kinh Thanh The Chua
Gmd.095.09   Duc Maria   Mau Guong Yeu Men Va Ton Kinh Thanh The ChuaGmd.095.09   Duc Maria   Mau Guong Yeu Men Va Ton Kinh Thanh The Chua
Gmd.095.09 Duc Maria Mau Guong Yeu Men Va Ton Kinh Thanh The Chua
 
CN 6 PS Slideshow
CN 6 PS SlideshowCN 6 PS Slideshow
CN 6 PS Slideshow
 
So 177
So 177So 177
So 177
 
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin MừngTông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng
 

Similar to Tuần cửu nhật

Dan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot quaDan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot quaHa Dat
 
Man-Coi-fini.pptx
Man-Coi-fini.pptxMan-Coi-fini.pptx
Man-Coi-fini.pptxoVnHip
 
Gkpv cn 10 tn (tv 2)
Gkpv   cn 10 tn (tv 2)Gkpv   cn 10 tn (tv 2)
Gkpv cn 10 tn (tv 2)gremy2013
 
Mẫu cầu nguyện Taize 1: Theo Chúa Giêsu
Mẫu cầu nguyện Taize 1: Theo Chúa GiêsuMẫu cầu nguyện Taize 1: Theo Chúa Giêsu
Mẫu cầu nguyện Taize 1: Theo Chúa Giêsugxduchoa
 
Gkpv cn 11 tn (tv 3)
Gkpv   cn 11 tn (tv 3)Gkpv   cn 11 tn (tv 3)
Gkpv cn 11 tn (tv 3)gremy2013
 
Gkpv cn 18 tn (tv 2)
Gkpv   cn 18 tn (tv 2)Gkpv   cn 18 tn (tv 2)
Gkpv cn 18 tn (tv 2)gremy2013
 
Chua oixindaychungconcaunguyen
Chua oixindaychungconcaunguyenChua oixindaychungconcaunguyen
Chua oixindaychungconcaunguyenkhicon038
 
Cách lần hạt mân côi
Cách lần hạt mân côiCách lần hạt mân côi
Cách lần hạt mân côiNgoc Que Vu
 
Cau Truyen Phuc Sinh (Pp Tminimizer)
Cau Truyen Phuc Sinh (Pp Tminimizer)Cau Truyen Phuc Sinh (Pp Tminimizer)
Cau Truyen Phuc Sinh (Pp Tminimizer)hoanghaibang
 
Gkpv cn 22 tn (tv 2)
Gkpv   cn 22 tn (tv 2)Gkpv   cn 22 tn (tv 2)
Gkpv cn 22 tn (tv 2)gremy2013
 
Chua nhat 17 qn c- 28july2013
Chua nhat 17 qn   c- 28july2013Chua nhat 17 qn   c- 28july2013
Chua nhat 17 qn c- 28july2013thuy_mk
 
Gkpv mua vong t2
Gkpv   mua vong t2Gkpv   mua vong t2
Gkpv mua vong t2gremy2013
 
Gkpv cn 33 tn (tv 1)
Gkpv   cn 33 tn (tv 1)Gkpv   cn 33 tn (tv 1)
Gkpv cn 33 tn (tv 1)gremy2013
 
Gkpv cn 16 tn (tv 4)
Gkpv   cn 16 tn (tv 4)Gkpv   cn 16 tn (tv 4)
Gkpv cn 16 tn (tv 4)gremy2013
 
mau 5 sucmanhcualongtin.doc
mau 5 sucmanhcualongtin.docmau 5 sucmanhcualongtin.doc
mau 5 sucmanhcualongtin.docQuocBao33
 

Similar to Tuần cửu nhật (20)

Dan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot quaDan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot qua
 
Ephata 612
Ephata 612Ephata 612
Ephata 612
 
Ephata 601
Ephata 601Ephata 601
Ephata 601
 
Man-Coi-fini.pptx
Man-Coi-fini.pptxMan-Coi-fini.pptx
Man-Coi-fini.pptx
 
Gkpv cn 10 tn (tv 2)
Gkpv   cn 10 tn (tv 2)Gkpv   cn 10 tn (tv 2)
Gkpv cn 10 tn (tv 2)
 
Mẫu cầu nguyện Taize 1: Theo Chúa Giêsu
Mẫu cầu nguyện Taize 1: Theo Chúa GiêsuMẫu cầu nguyện Taize 1: Theo Chúa Giêsu
Mẫu cầu nguyện Taize 1: Theo Chúa Giêsu
 
Gkpv cn 11 tn (tv 3)
Gkpv   cn 11 tn (tv 3)Gkpv   cn 11 tn (tv 3)
Gkpv cn 11 tn (tv 3)
 
Nep song cong dong
Nep song cong dongNep song cong dong
Nep song cong dong
 
So 178
So 178So 178
So 178
 
Gkpv cn 18 tn (tv 2)
Gkpv   cn 18 tn (tv 2)Gkpv   cn 18 tn (tv 2)
Gkpv cn 18 tn (tv 2)
 
Chua oixindaychungconcaunguyen
Chua oixindaychungconcaunguyenChua oixindaychungconcaunguyen
Chua oixindaychungconcaunguyen
 
Cách lần hạt mân côi
Cách lần hạt mân côiCách lần hạt mân côi
Cách lần hạt mân côi
 
Cau Truyen Phuc Sinh (Pp Tminimizer)
Cau Truyen Phuc Sinh (Pp Tminimizer)Cau Truyen Phuc Sinh (Pp Tminimizer)
Cau Truyen Phuc Sinh (Pp Tminimizer)
 
Gkpv cn 22 tn (tv 2)
Gkpv   cn 22 tn (tv 2)Gkpv   cn 22 tn (tv 2)
Gkpv cn 22 tn (tv 2)
 
Chua nhat 17 qn c- 28july2013
Chua nhat 17 qn   c- 28july2013Chua nhat 17 qn   c- 28july2013
Chua nhat 17 qn c- 28july2013
 
Gkpv mua vong t2
Gkpv   mua vong t2Gkpv   mua vong t2
Gkpv mua vong t2
 
Gkpv cn 33 tn (tv 1)
Gkpv   cn 33 tn (tv 1)Gkpv   cn 33 tn (tv 1)
Gkpv cn 33 tn (tv 1)
 
Gkpv cn 16 tn (tv 4)
Gkpv   cn 16 tn (tv 4)Gkpv   cn 16 tn (tv 4)
Gkpv cn 16 tn (tv 4)
 
Long thuongxotchua
Long thuongxotchuaLong thuongxotchua
Long thuongxotchua
 
mau 5 sucmanhcualongtin.doc
mau 5 sucmanhcualongtin.docmau 5 sucmanhcualongtin.doc
mau 5 sucmanhcualongtin.doc
 

Tuần cửu nhật

  • 1. TUẦN CỬU NHẬT KÍNH THÁNH GIÁ CHÚA GIÊSU KITÔ Dấu Thánh Giá TÂM TÌNH MỞ ĐẦU “Niềm inh dự của chúng tôi là Thập Giá Đức Giêsu Kitô” Cảm tạ Thiên Chúa vì tình yêu thương đã tín nhiệm chọn gọi chúng ta sống theo Linh Đạo Mến Thánh Giá và sống sứ vụ Loan Báo Tin Mừng trên mảnh đất miền Trung này dù chúng ta yếu hèn bất xứng. Người vẫn luôn muốn chúng ta đi sâu vào con đường tự hủy để nên giống Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh hơn và sống sứ mạng của Hội dòng. Cách tối hảo để giúp chị em nuôi dưỡng tình yêu và lòng trung thành đối với với Đấng đã hy sinh và chịu chết trên thập giá vì chúng ta đó là “Chuyên chú suy niệm mỗi ngày những đau khổ của Chúa Giêsu Kitô, như phương thế hữu ích nhất để đạt tới sự hiểu biết và yêu mến Người.” (Đức Cha Lambert, Thư Luân Lưu) Ước mong rằng tuần cửu nhật kính Thánh Giá Chúa Giê-su giúp chỉ em cảm nghiệm và thấm sâu tình yêu của Chúa cùng lắng đọng những bài học mà Thánh Giá dạy riêng mỗi chúng ta trong những biến cố lớn nhỏ của cuộc đời. Nhờ đó, cuộc đời chúng ta trổ sinh những hoa trái chứng nhân cho hạnh phúc mai hậu. Nguyện xin Chúa Thánh Thần thánh hóa, hướng dẫn để chúng con sốt sắng và cảm nghiệm sâu hơn bài học từ tình yêu Thánh Giá nhờ đó chúng con vững bước trên hành trình hiến dâng xứng đáng là người môn đệ tín trung dưới bóng cờ Thập Giá Chúa Ki-tô.
  • 2. Ngày thứ nhất: CHIÊM NGẮM THẬP GIÁ CHÚA GIÊSU- NƠI BIỂU LỘ TÌNH YÊU CỦA CHÚA CHA DÀNH CHO NHÂN LOẠI. Suy niệm: Thánh Gioan cảm nghiệm sâu xa rằng: ”Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con một để ai tìn vào con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” (Ga 3,16) Chiêm ngắm Đức Giê-su Chịu Đóng Đinh, chúng ta nhận ra tình yêu của Chúa Cha dành cho nhân loại là một tình yêu chung thủy, tuyệt đối và cao cả “Ta yêu con bằng tình yêu muôn thuở, bởi thế Ta đã giữ bền ân nghĩa với con” (Gr 31,3). Tình yêu ấy không phải là cái gì bên ngoài Thiên Chúa, nhưng là chính bản chất của Người vì “Thiên Chuá là Tình yêu”, và còn là chính Đấng phát xuất từ giữa cung lòng Thiên Chúa – Chúa Giê-su Ki-tô – Con Một Thiên Chúa làm người, quà tặng vô giá mà Chúa Cha dành cho chúng ta. Nơi Thánh Giá Chúa Giê-su Ki-tô, chính khi tội ác của con người lên đến cao điểm thì cũng chính là lúc tình yêu của Thiên Chúa dâng cao tột cùng. Chúa Cha đã muốn Con Một mình chịu chết trên cây khổ giá để minh chứng cho tình yêu cao cả tột cùng đó. Thật vậy, tình yêu đã vượt lên trên mọi tội ác, sự sống đã chiến thắng sự chết, ánh sáng xua tan bóng tối, tha thứ thay thế hận thù và mở lối đưa con người đến nguồn hạnh phúc vĩnh cửu là chính Thiên Chúa. Trước tình yêu lớn lao của Chúa Cha, theo chân Đức Giê-su hiến tế, “việc dấn thân bằng lời khấn của người nữ tu Mến Thánh Giá là hành vi đáp trả đầy tình cảm mến đối vời lòng nhân hậu của Chúa Cha” (HC đ.12). Như thế đời sống thánh hiến trở thành một dấu chỉ mạc khải những khía cạnh phong phú của mầu nhiệm nước trời và chứng tỏ Thiên Chúa đáng được yêu mến trên hết mọi sự. (x.GH 44,3) Cầu nguyện: Lạy Cha chí ái, chúng con cảm tạ Cha vì Cha đã yêu thương chúng con, nâng chúng con lên từ bụi tro và mặc cho chúng con danh xưng là con Chúa. ”Anh em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào, người yêu đến nỗi cho chúng ta được gọi là con Thiên CHúa – mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa” (1G 3,1) Cha còn đón nhận mọi tội lỗi của chúng con và không ngần ngại để Con Cha chịu đau khổ, chịu tử hình cách nhục nhã trên thập giá vì chúng con. Qua hy tế của CHúa Giê-su, Cha đã dùng tình yêu lạ lùng để tái sinh chúng con trong sự sống mới từ Máu Cứu Độ của
  • 3. Ngài. Thế nhưng ”con người là chi mà Chúa cần nhớ đến, phàm nhân là gì mà Chúa phải bận tâm” như vậy (Tv 8). Lạy Cha trước tình yêu cao cả của Cha, chúng con thấy mình bất xứng là dường nào. Xin cho chúng con luôn cảm nếm hạnh phúc được tình yêu của Đấng Tạo Thành bao bọc, với muôn ân huệ qua từng năm tháng, trên Hội Dòng và trên từng cá nhân chúng con. Lạy Cha nhân lành, chính nhờ tình thương của Cha mà chúng con tồn tại, xin cho chúng con thêm lòng khiêm tốn tín thác vào Cha và dành cả cuộc đời ca tụng Cha tôt lành mãi mãi. “suốt cuộc đời con sẽ ca mừng Chúa Sống ngày nào, xin đàn hát kính Thiên Chúa của con” (Tv 104,33). Amen.
  • 4. Ngày thứ hai: CHIÊM NGẮM THẬP GIÁ-NƠI BIỂU LỘ TÌNH YÊU VÀ SỰ VÂNG PHỤC CỦA CHÚA GIÊ-SU VỚI CHA CỦA NGÀI Suy niệm: Trong thư gửi tín hữu Philipphe thánh Phaolo đã xác tín rằng: “Đức Giê-su vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ... Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,6-8) Ngắm nhìn thập giá, nơi Đức Giê-su bị treo cao bởi tội ác nhân loại, người ta tưởng rằng đó là một sự thất bại cay đắng, một cái chết nhục nhã ê chề. Nhưng không, trước hết và trên hết, vì yêu mến, Chúa Giê-su đã đón nhận ý Cha muốn thực hiện trọn vẹn chương trình của Ngài ngay từ giây phút nhập thể trong lòng Mẹ Maria cho đến chết trên đồi Golgotha. “Này con đây, con đến để thực thi ý Ngài.” (Dt 10,9) “Lạy Chúa xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đến” (Ga 12,27) Thật vậy việc vâng phục ý Cha không phải dễ dàng, vì Đức Giê-su cũng mang phận người giống chúng ta ngoại trừ tội lỗi, cũng cảm nếm khổ đau và nhức nhối khi bị phỉ bang; cũng nhục nhã khi nhân phẩm bị chà đạp rẻ khinh... và nhất là, cũng khủng hoảng khiếp sợ khi đối diện với cái chết: “Người xao xuyến bồi hồi...và mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất (Lc 22,44). Nhưng vì yêu mến Cha và yêu thương nhân loại, NGài đã đi cho đến cùng hành trình dương thế trong sự vâng phục trọn vẹn và phó thác tuyệt đối cho tình thương của Cha Ngài. Theo gương Thầy chí thánh, người nữ tu Mến Thánh Giá tự nguyện đặt mình trong sự lệ thuộc hoàn toàn vào Chúa Giê-su Ki-tô. “Vâng lời là hiến dâng ý riêng như một của lễ hy sinh, người bề trên thi hành quyền bính hay người tu sĩ vâng lời đều thông phần vào hiến lễ duy nhất của Đức Ki-tô, và như thế cùng nhau nhìn lên Đấng Chịu Đóng Đinh Chúa Giê-su Ki-tô trên Thánh Giá để cùng với Người sống thánh ý Chúa Cha với niềm ti kính mến yêu” (Hc đ.30) Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su Ki-tô Chịu Đóng Đinh, tình yêu Chúa sâu thẳm là dường nào. Vì yêu thương, Chúa đã chấp nhận đi vào trần gian trong thân phậ người. Vì yêu thương, Chúa đã nếm trải bao khổ đau trần thế và tự gnuyeenj các thập giá để cứu độ nhân
  • 5. loại. Chúa đã nhận lấy án tử không do bở tội lỗi của mình mà là tội lỗi của nhân loại chúng con. Nhờ tình yêu sâu thẳm, bao đau khổ đã trở thành niềm vui, niềm vui của sự từ bỏ trong bình an của lòng vâng phục, niềm vui của sự hiến thân trọn vẹn cho người mình yêu. Xin nhờ thập giá của Chúa ban cho chúng con khả năng yêu thương, để yêu như Chúa yêu là tình yêu cho đến tận cùng cuộc sống. Xin cho mỗi chúng con thấm nhuần đức vâng lời của Chúa, chính tình yêu và lòng vâng phục sẽ dẫn chúng con vượt qua những rào cản của con người tự nhiên, để vươn cao trong niềm vui và niềm khát khao thi hành ý Chúa, cùng đem đến niềm vui cho tha nhân dù phải hy xinh chính bản thân mình. Xin cho chúng con luôn xác tín rằng: “Thánh ý Chúa là gia nghiệp con mãi mãi, Vì đó là hoan lạc của lòng con. Con hướng lòng quyết thực thi thánh chie, Mãi mãi cho đến cùng”. Amen (Tv 119)
  • 6. Ngày thứ ba: CHIÊM NGẮM THẬP GIÁ CHÚA GIÊSU – NƠI BIỂU LỘ SỰ TRẦN TRỤI KHÓ NGHÈO CỦA CON THIÊN CHÚA Suy niệm: Thánh Gioan ghi lại cách tỉ mỉ: “Đóng đinh Đức Giê-su vào thập giá xong, lính tráng lấy áo xống của Người chia làm bốn phần, mỗi người một phần. Họ lấy cả áo dài nữa. Nhưng chiếc áo dài không có đường khâu, dệt liền từ trên xuống dưới. Vậy họ nói với nhau: Đừng xé ra, cứ bốc thăm xem ai được. Thế là ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Áo xống tôi, chúng đem chia chác, cả áo dài cũng bắt thăm luôn” (Ga 19,23-24) Chúa Giê-su đã bắt đầu bài giảng trên núi bằng lời kêu gọi sống khó nghèo: “phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,3). Trong bối cảnh xã hội hôm nay, khi vật chất được coi như tiêu chuẩn để đánh giá mọi sự, thì lời chúc phúc nghèo khó này là một trăn trở lớn cho mỗi chúng ta. Chúa Giê-su Đấng đã sống khó nghèo, “Con chồn có hang, chim trời có tổ, còn Con Người không có chỗ tựa đầu”. (Lc 9,58) Thì giờ đây trên Thánh giá, Ngài cũng đang chết nghèo, trần trụi không một mảnh vải che thân. Người nghèo Giê-su bị tước mất hết áo xống, nghĩa là mất hết danh dự, nhân phẩm, chết như phường trộm cướp “Người chẳng còn dáng vẻ, chẳng còn oia phong đáng chúng ta ngắm nhìn. Dung mạo chẳng còn gì khiến chúng ta ưa thích” (Is 53,2). Nhưng Thánh Phaolo đã cảm nghiệm được điều ngược lại: “Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng ta vốn giàu sang phú quý, nhưng đã trở nên nghèo khó vì an hem, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho an hem trở nên giàu có” (2Cr 8,9). Đức Giê-su đã mang lấy thân phận nghèo của con người để người nghèo từ nay được hạnh phúc vì chính họ là đối tượng đặc biệt của ơn cứu độ “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó” (Lc 4,18). Đức cha Lambert đã nhắc nhở con cái mình: “Ơn gọi này phải hoàn toàn từ bỏ mình...Linh hồn từ bỏ những của cải bên trong sẽ cảm thấy dễ dàng trao phó những lợi ích của mình trong tay Thiên Chúa nhân lành khi gặp những sự dữ bên ngoài và cả bên trong” (Đc Lambert, AMEP, t.121, tr.649). Theo Hiến Chương Dòng, “Tinh thần nghèo khó của người nữ tu Mến Thánh Giá bắt nguồn từ mầu nhiệm tự hủy của Đức Ki-tô và linh đạo Nagiareth...vì
  • 7. thế truyền thống nhiều thế kỷ của Dòng đã nắn đúc nên mẫu người nữ tu Mến Thánh Giá cần cù lao động và sống giản dị khiêm tốn giữa những người nghèo khổ” (HC đ.20) Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su Chịu Đóng Đinh, Chúa chấp nhận bị lột trần trước mặt mọi người, để dạy chúng con bài học của sự từ bỏ tận căn. Như lời Chúa dạy: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16,24). Nhờ gương sống nghèo của Chúa, chúng con như được tiếp thêm sức mạnh để vượt qua những ràng buộc của cải vật chất, giúp lòng thanh thoát mà ước ao chiếm hữu Thiên Chúa là kho tàng quý giá vô tận. Xin chữa lành chúng con khỏi sự ích kỉ kiêu căng, tính thu tích bám víu vào tiền của và những thế lực của nó mà mở lòng ra với anh chị em bất hạnh. Lạy Chúa, bên cạnh chúng con, biết bao người đang đau khổ vì đau ốm bệnh tật thể xác mà ít được quan tâm, nhức nhối cô đơn khủng hoảng trong tâm hồn mà không ai hiểu thấu. Biết bao phận người trong xã hội đang đói cơm bánh, khát tình thương và mong mỏi công bằng...Xin cho lòng chúng con trở nên nghèo khó thực sự, để chúng con hoàn toàn tự do yêu mến Chúa và yêu mến tha nhân, can đảm khước từ mọi bảo đảm trần thế mà xây dựng sự phong nhiêu của nước trời, qua đời sống khó nghèo thánh hiến của chúng con. Amen.
  • 8. Ngày thứ tư: CHIÊM NGẮM THẬP GIÁ CHÚA GIÊSU –TRƯỜNG SẠY SỰ HIỀN LÀNH VÀ KHIÊM NHƯỢNG THẬT TRONG LÒNG Suy niệm: Trong Tin Mừng Thánh Matheu, Chúa Giê-su nhấn mạnh rằng: “Con Người đến không phải để người ta phục vụ nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,28) Nhìn lên Thập giá, người ta không còn thấy một Đấng Ki-tô quyền năng lẫy lừng đã từng làm phép lạ hóa bánh ra nhiều cho hang nhàn người ăn no nê, không còn nghe giọng nói uy lực quyền năng của Đấng đã truyền cho con trai bà góa thành Naim và Lagiaro chỗi dậy từ cõi chết... mà thay vào đó là một Giê-su đau đớn bị đóng chặt trên thập giá, thinh lặng, hiền lành, bình an phó mặc cho người đời, và hoàn toàn trao phó trong tay Cha Quan Phòng. Tiên tri Isaia đã phác họa nên dung mạo hiền từ của Đức Giê-su khi nói về Con Người bị hiến tế: “Bị ngược đãi, Người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca, như chiên bị đem đi làn thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng.” (Is 53,7) Với trái tim hiền lành và khiêm nhường Chúa Giê-su đã chấp nhận hy sinh hiến thân như Đấng chăn chiên nhân lành hiến dâng mang sống cho đoàn chiên “Ta đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10). Người không dạy chúng ta bằng lý thuyết suông nhưng bằng chính đời sống yêu thương và bằng chính cái chết vì yêu của Người. Chiêm ngắm gương sống của Chúa Giê-su, Đấng Sáng Lập Dòng đã xác định rằng: “Người tong đồ Mến Thánh Giá là cánh tay hữu hình và trung gian của Chúa Giê-su Ki-tô, họ theo sát tinh thần Phúc Âm” (ĐC Lambert – Ts 31). “Họ đến với mội người trong thái độ kính trọng hiền hòa khiêm nhu và rao giảng Đức Giê-su Chịu Đóng Đinh, không chỉ bằng lời nói mà còn bằng chính những công việc phục vụ thiết thực, nhất là bằng chính đời sống phù hợp với mầu nhiệm thập giá của Đấng mình rao giảng” (HC đ.69) Cầu nguyện: Lạy Cha nhân lành, dù tổ tông loài người chúng con đã sa ngã phản bội tình yêu Cha nhưng Cha đã Đức Giê- su đến tái lập tương quan ân sủng giữa nhân loại với Đấng Tạo thành và phục hồi phẩm giá làm con Thiên Chúa cho loài người hư hỏng nhờ cái chết khiêm hạ của Người.
  • 9. Xin cho chúng con biết đi sâu vào mầu nhiệm tự hủy của Đức Giê-su để tập chết đi mỗi ngày cho con người tự nhiên, với mầm mống kiêu căng ích kỷ và chú tâm xây tòa nhà thiêng liêng của mình bằng đời sống khiêm nhường vì chúng con tin vào lời Chúa hứa “Phúc cho ai hiền lành vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp” (Mt 5,4). Amen.
  • 10. Ngày thứ năm: CHIÊM NGẮM THẬP GIÁ CHÚA GIÊSU – DẤU CHỈ CỦA TÌNH YÊU TẬN CÙNG Suy niệm: “Bấy giờ đã đến gần giờ thứ sáu, thế mà bóng tối bao phủ khắp mặt đất, mãi đến giờ thứ chin. Bức màn trướng trong đền thờ bị xé ngay chính giữa. Đức Giê-su kêu lớn tiếng: lạy Cha con xin phó thác hồn con trong tay Cha. Nói xong Người tắt thở.”(Lc 23,44-46) Thập giá mà “người Do thái coi là ô nhục, người dân ngoại cho là điên rồ” (1Cr 1,23) nhưng Đức Giê-su đã mặc lấy cho nó một giá trị yêu thương cứu độ bằng cái chết của Người trên thập giá. Từ thập giá, đau khổ kết thành niềm vui vì niềm vui là hoa trái của một tình yêu cho đến cùng. Nhân loại sẽ không có hạnh phúc đích thực nếu không có tình yêu và tình yêu sẽ nên nhạt nhẽo nếu vắng bóng tình đau khổ hy sinh. Là người say mê thập giá Đức Cha Lambert khẳng định: “Cả cuộc đời người ki-tô hữu là môt cuộc tử đạo liên lỉ, bởi vì không thể làm môn đệ của Chúa Giê-su Ki-tô mà lại không bỏ mình và chết đi trong mọi hoàn cảnh, cho ý riêng mình và cho chính con người mình”. (Đc Lambert, AMEP, t.121. tr.676-677) Cầu nguyện Lạy Chúa Giê-su Chịu Đóng đinh, lặng ngắm Chúa trút hơi thở trên thánh giá, chúng con cảm nghiệm được tình Chúa yêu chúng con đến cùng. Xin gia tăng lửa mến và khắc ghi trong trái tim chúng con dấu ấn hy tế thập giá, để chúng con được tình yêu Chúa giải thoát khỏi mọi ích kỷ đam mê xác thịt, được ân sủng Chúa Cha lấp đầy sự trống trải cô đơn nguội lành và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần liên kết chúng con lại với mọi người trong trái tim Đấng Chịu Đóng Đinh cùng ngày một tăng trưởng trong sự sống mới để chúng con nên xứng đáng của lễ tôn vinh Cha trên trời. Xin Chúa giúp mỗi chúng con biết đón nhận mọi đau khổ của cuộc đời như ân huệ Chúa ban, như là cơ hội giúp chúng con thông dự vào cuộc khổ nạn của Chúa cùng chia sẻ muôn ngàn thập giá của tha nhân. Ước gì chúng con sẵn lòng “mang lấy vào thân cho đủ mức những gian nan thử thách Đức Kitô phải chịu vì lợi ích cho thân thể người là Hội Thánh” (l 1,24). Amen.
  • 11. Ngày thứ sáu: CHIÊM NGẮM THẬP GIÁ CHÚA GIÊSU – NƠI BIỂU LỘ LÒNG THƯƠNG XÓT VÀ ƠN THA THỨ CỦA THIÊN CHÚA Suy niệm: Trên Thánh Giá Chúa GIê-su đã tha thiết nài xin Cha Ngài: “Lạy Cha xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,33) Trong hành trình rao giảng Tin Mừng Ngài không loại trừ ai. Sau cơn hấp hối tại vườn dầu Đức Giê-su bước vào cuộc thương khó với con tim an bình. Ngài đón nhận những sỉ nhục, lăng mạ, đánh đòn, chịu đội mũ gai, chịu vác thập giá như một tên tử tội mà không một lời than van, oán trách những con người vong ân bội nghĩa. Ngài không ngừng kêu xin Cha tha cho họ như lời Ngài đã dạy Phê-rô: “Thầy không bảo là tha thứ bảy lần nhưng là bảy mươi lần bảy” (Mt 18,22) vì ai tha thứ cho anh em mình cũng sẽ được Thiên Chúa thứ tha. Ngài là hiện thân của Chúa Cha Đấng giàu lòng trắc ẩn thương xót. Cuộc đời của Ngài là chuỗi dài tha thứ và Ngài dạy chúng ta sống cốt lõi của tình yêu tha thứ vì “Đức mến tha thứ tất cả, chịu đựng tất cả” (1Cr 13,7). Đức Cha Lamber đã định hướng cho chị em Mến Thánh Giá rằng: “Mục đích chính của tu hội các con là tiếp nối nơi bản thân mình cuộc đời đau khổ của Đức Ki-tô và hằng ngày phải dâng việc lành suy ngẫm cầu nguyện, nước mắt, các việc làm và mọi hy sinh để cầu Người ban cho lương dân và các giáo hữu ăn năn trở lại” (Đc Lamber, AMEP, t.677. tr.216) vì con đường ngắn nhất dẫn đến lòng thương xót và ơn tha thứ của Thiên Chúa chính là sự hoán cải. Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su Chịu Đóng Đinh, cảm tạ Chúa đã cho chúng con nhận ra khuôn mặt nhân từ của Chúa và được thông phần vào hy tế Thập Giá của Chúa qua ơn gọi thánh hiến trong Hội dòng này. Xin giúp chúng nhìn nhận sự tội lỗi và trống rỗng của bản thân để được được Chúa đong đầy lòng thương xót. Xin cho chúng con luôn ý thức tình thương Chúa vẫn luôn bao bọc cuộc đời chúng con nhờ đó chúng con biết sống khiêm tốn, dùng cả cuộc đời để phụng sự và rao giảng lòng trắc ẩn Chúa cho tha nhân. Cùng xin Chúa ban ơn tha thứ và ơn chữa lành cho người tội lỗi. Amen.
  • 12. Ngày thứ bảy: CHIÊM NGẮM THẬP GIÁ CHÚA GIÊSU – NƠI DẠY CHO CHÚNG TA BÀI HỌC CỘNG ĐOÀN QUÝ GIÁ Suy niệm: “Khi điệu Đức Giê-su đi, họ bắt một người từ miền quê lên, tên là Simon gốc Kyrene, đặt thập giá trên vai cho ông vác theo sau Đức Giê-su. Dân chúng đi theo Người đông lắm, trong số đó có nhiều phụ nữ vừa đấm ngực vừa than khóc Người.” (Lc 23,26-27) Có lẽ Simom Kyrene không biết Đức Giê-su là ai. Có thể ông cũng có nghe đồn về Ngài. Hôm nay lần đầu gặp mặt nhưng chỉ thấy đó là một tên tử tội đáng thương, không chút quyền uy nào. Chắc ông cũng có băn khoăn khi bị bắt ép vác thập giá giúp Ngài. Nhưng trong quá trình cùng vác với Đức Giê-su ông đã gặp được ánh mắt nhân từ của Chúa và được biến đổi để trở thành người diễm phúc nhất vì được trực tiếp chia sẻ gánh nặng từ cây thập giá với Thầy. Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giê-su và Simon Kyrene cho chúng ta thêm kinh nghiệm trong đời sống bác ái cộng đoàn: “chị em thông phần thập giá Đức Ki-tô khi vác đỡ gánh nặng cho nhau, chấp nhận sự căng thẳng do khác biệt về tuổi tác, tính tình, nếp suy nghĩ, quảng đại tha thứ và khiêm tốn đón nhận sự tha thứ... Như vậy Thập giá được đón nhận trong đời sống cộng đoàn sẽ trổ hoa phục sinh với khả năng biến sự khác biệt thành giá trị phong phú đa dạng bổ túc cho nhau, biến những căng thẳng thành động lực thúc đẩy chị em đối thoại trong sự thật và bác ái, mở đường cho chị em đi vào sự hiệp thoogn sâu sắc trong tình yêu Đức Ki-tô”. (HC đ.41) Suy niệm: Chúng con cảm tạ Chúa đã quy tụ chúng con trong một Hội dòng để chúng con chia sớt niềm vui nỗi buồn với nhau trong cùng một cộng đoàn đức tin, để chung con kê vai vác đỡ thánh giá cho nhau trong cùng một linh đạo và nâng đỡ nhau để không ai quỵ ngã trên đường. Xin cho chúng con luôn cảm nhân được rằng cộng đoàn luôn là hồng ân, mỗi chị em luôn là thầy dạy cho đời thánh hiến của chúng con để chúng con nhìn nhận giá trị của mỗi chị em với lòng biết ơn. Xin tình yêu thập giá Chúa nối kết chúng con nên một, mở đường chúng con đi vào sự hiệp thông, làm phát sinh năng lực tông đồ mạnh liệt để xây dựng nước Chúa trên trần gian và nên dấu chỉ cho hạnh phúc mai hậu bằng việc sống trọn vẹn thực tại trần thế hôm nay. Amen.
  • 13. Ngày thứ tám: CHIÊM NGẮM THẬP GIÁ CHÚA GIÊSU – NƠI BIỂU LỘ TÌNH MẪU TỬ MẶN NỒNG Suy niệm: “Đức gần thập giá Đức Giêsu có thân mẫu của Người, chị của thân mẫu, bà Maria vợ ông Cơ-lô-pát, cùng với bà Maria Madala. Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh Đức giê-su nói với thân mẫu rằng: thưa Bà, đây là con của Bà. Rồi Người nói với môn đệ: Đây là mẹ anh. Kể từ giờ đó, người môn đệ rước Bà về nhà mình.” (Ga 19,25-27). Ánh mắt giữa Mẹ và Con trong đau khổ tột cùng đó là cả nỗi lòng tiếp sức cho nhau, cho con và cả cho mẹ. Bởi lẽ cả mẹ và con đang cùng dâng hy tế lên Chúa Cha trong đau đớn vâng phục và tín thác. Lời nhắn nhủ mà Chúa Giêsu để lại cho Mẹ chất chứa một tình yêu sâu đậm mãnh liệt trước khi chia ly. Từ Thập giá, tình yêu mẫu tử sáng lên và được tiếp tục nối dài lan rộng mãi cho cả chúng sinh ngàn đời, Mẹ được Chúa gửi gắm lại để làm mẹ của người môn đệ trung tín nhất và cũng để làm Mẹ của toàn thể chúng sinh. Theo hiến chương “Dòng Mến Thánh Giá suy tôn Mẹ Maria với tước hiệu đầy vinh dự: Đấng sang lập các miền truyên giáo Á Đông. Chị em bày tỏ lòng yêu mến Đức Mẹ cách cụ thể... đặc biệt chiêm ngắm Mẹ đứng dưới chân thập giá, là sự thông dự cách can đảm của Mẹ vào công cuộc cứu thế của Đức Kitô” (HC đ.62). Mẹ chính là mẫu gương và sức phù trợ cho chị em chu toàn sứ vụ đời thánh hiến của mình. Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su Chịu Đóng Đinh, tình yêu mến Mẹ được tỏa sáng giữa niềm đau thập giá như muốn gửi trao cho chúng con lời nhắn nhủ rằng: Mẹ là mẹ của chúng con, cuộc đời chúng con luôn có Mẹ dìu dắt trên vạn nẻo đường. Xin cho chúng con thêm lòng yêu mến Mẹ, biết mở rộng tâm hồn để đón Mẹ về nhà mình và để cùng Mẹ chúng con kiên trì thi hành thánh ý Chúa. Lạy Mẹ Maria, trái tim chúng con đang cần Mẹ uốn nắn để chúng con biết yêu thương và làm lan tỏa cho tha nhân hơi ấm “tình mẫu tử” trong sứ vụ của chúng con, biết quan tâm chăm sóc họ với trái tim yêu thương đầy trách nhiệm của người môn đệ trung tín, can trường vì tình yêu Đức Kitô và Hội thánh. Amen.
  • 14. Ngày thứ chín: CHIÊM NGẮM THẬP GIÁ CHÚA GIÊSU – NƠI BIỂU LỘ VINH QUANG THIÊN CHÚA VÀ NIỀM HY VỌNG PHỤC SINH Suy niệm: “Như Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc thế nào, Con Người cũng phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì cũng được sống muôn đời” (Ga 12,32) Thập giá tự nó là thực tại đau buồn do con người tạo ra. Thế nên là biểu tượng của đau buồn và sự chết. Nhưng Đấng từ trời mà xuống để thực hiện chương trình cứu độ của Chúa Cha đã dùng con đường thập giá để đưa con người lên cùng Thiên Chúa và cho họ được thông phần vào sự sống của Cha Ngài như thánh Irene đã nói “Thiên Chúa làm người để con người được làm con Thiên Chúa”. Vì thế, chính nhờ Đức Ki-tô chịu đóng đinh, thập giá đã mang lại sự sống đời đời cho những ai tin vào Ngài. Hơn nữa khi “Đức Giêsu Kitô vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.” thì “Chính vì thế Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trỗi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng Đức Giêsu Kitô là Chúa” (Pl 2,8-11). Đấng Sáng Lập đã khuyên bảo: “nếu chúng ta luôn nhớ rằng mình sắp bước vào những ngày trọng đại của đời sống vĩnh cửu, chúng ta sẽ không còn cảm thấy khó thực hành mùa chay trường kỳ của thể xác và tinh thần nữa” mà sẽ khát khao kết hợp với Chúa cách đặc biệt hơn. (Đc Lambert, AMEP, t.121, tr. 695) Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su Chịu Đóng Đinh là Đấng Phục Sinh Chúa, đã chấp nhận mục nát của thân phận hạt lúa mì để nẩy mầm sự sống cho toàn nhân loại và mở ra kỷ nguyên mới của tình yêu, kỷ nguyên của Thánh Thần và ân sủng Thánh Thể. Xin cho ánh sáng phục sinh chiếu soi trong tâm hồn chúng con để chúng con được mặc lấy con tim mới, thần trí mới và được tăng trưởng trong đời sống mới. Với ân sủng của Thánh Thần giúp chúng con thông dự vào mầu nhiệm thập giá và liên kết mật thiết với Thánh Thể Chúa giúp chúng con biết tự hiến mỗi ngày như Chúa để tôn vinh Cha và mưu ích cho phần rỗi của tha nhân. Ước gì khi chúng con “chẳng còn hành diện về điều gì khác ngoài thập giá Đức Kitô” thì chúng con cũng dám hy vọng được cùng phục sinh với Chúa trong hạnh phúc miên trường. Amen.
  • 15. CẦU NGUYỆN KẾT THÚC TUẦN CỬU NHẬT Lạy Chúa là Cha giàu lòng xót thương, Chúa đã rộng ban cho nhân loại chúng con muôn ngàn ân sủng và luôn bao bọc chúng con trong tình thương của Người. Chúng con xin cảm tạ Chúa vì ân huệ được làm con Chúa và làm người môn đệ của Chúa Giê-su Kito Chịu Đóng Đinh. Nhờ công nghiệp tử nạn phục sinh của Người, xin Chúa thương nhậm lời chúng con thành tâm cầu xin trong suốt tuần cửu nhật này, để với sự trợ giúp của ân thánh Chúa, chúng con được đổi mới tâm hồn, nhiệt thành chu toàn mọi bổn phận đời dâng hiến, với lòng khát khao nên môt trong Chúa Giê-su Kitô Chịu Đóng Đinh và hăng say loan báo Tin Mừng tình thương, hầu mọi người nhận biết và tôn vinh Chúa là Cha vinh hiển muôn đời. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.