SlideShare a Scribd company logo
1 of 22
Download to read offline
Nguyễn xuân nghĩa
                                                                                                           Địa lý K32
                                                                 CHƯƠNG 1
                                                       KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT


                                          Vỏ Trái Ðất được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, một loại đá thường được cấu
                                  tạo bởi một số khoáng vật nhất định. Ðá và khoáng vật ở lớp ngoài cùng của vỏ Trái Ðất
                                  bị phá huỷ tạo thành mẫu chất, do tác động của sinh vật mẫu chất biến đổi tạo thành đất.
                                  Vậy khoáng vật và đá là cơ sở vật chất để hình thành nên đất.


                                  1. KHOÁNG CHẤT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT
                                  1.1. Khái niệm chung về khoáng chất
                                         Theo địa chất học: khoáng chất là sản phẩm tự nhiên của các quá trình hoá lý và
                                  các quá trình địa chất diễn ra trong vỏ Trái Ðất, có thành phần tương đối đồng nhất và có
                                  những tính chất vật lý, hoá học nhất định.

                                          Khoáng chất tồn tại ở 3 thể: rắn, lỏng và khí, trong đó chủ yếu ở thể rắn. Khoáng
                                  chất thể rắn hình thành và tồn tại ở 2 dạng cơ bản là kết tinh tạo thành các tinh thể và vô
                                  định hình, hầu hết khoáng vật ở dạng tinh thể. Hình dạng tinh thể do sự liên kết theo quy
                                  luật của các nguyên tử, ion hoặc phân tử tạo nên các mạng lưới tinh thể.




                                                                                Na
KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT




                                                                                 Cl




                                                   a. Muối mỏ                                  b. Thạch anh

                                                     Mạng lưới tinh thể và hình dạng một số khoáng vật


                                          Các khoáng vật khác nhau có: hình dạng, kích thước, độ cứng, tỷ trọng, màu sắc,
                                  cát khai, vết vỡ, thành phần hoá học... rất khác nhau, đây cũng là những dấu hiệu để nhận
                                  biết và phân loại khoáng vật trong tự nhiên.
Tuỳ điều kiện hình thành mà một khoáng chất có kích thước khác nhau. Ví dụ:
                                  Khoáng chất mica là những tấm mỏng có kích thước từ vài mm2 đến hàng m2.

                                         Một số khoáng chất có cùng thành phần nhưng kết tinh ở mạng lưới tinh thể khác
                                  nhau tạo nên khoáng chất có tính chất vật lý khác xa nhau. Ví dụ: Than chì và kim cương
                                  có cùng thành phần hoá học là C nhưng kết tinh ở mạng tinh thể khác nhau mà than chì
                                  có độ cứng 1, kim cương có độ cứng 10.

                                         Hiện nay đã xác định được trên 3000 loại khoáng chất có trong vỏ Trái Ðất.

                                         Theo Chetvericốp, toàn bộ khoáng vật có trong vỏ Trái Ðất nằm trong 10 lớp:

                                          -      Silicát                           -      Sunphat

                                          -      Cácbonát                          -      Haloit

                                          -      Oxyt                              -      Phosphat

                                          -      Hydroxyt                          -      Vonfranat

                                          -      Sunphua                           -      Nguyên tố tự nhiên

                                          Một số tác giả đề nghị ghép lớp Sunphua với Sunphát thành lớp khoáng vật có lưu
                                  huỳnh... Dựa vào nguồn gốc thành tạo, các khoáng chất nằm trong 2 nhóm lớn là khoáng
                                  chất nội sinh và khoáng chất ngoại sinh. Có khoảng 50 khoáng chất chiếm tỷ lệ lớn trong
                                  các loại đá ở vỏ Trái Ðất được gọi là khoáng chất chính tạo đá.

                                  1.2. Khoáng chất và đá hình thành đá và đất.

                                          Trong quá trình phát sinh và phát triển ,thổ nhưỡng có mối quan hệ vô cùng mật
                                  thiết với đá và khoáng chất hình thành nên chúng .khái niệm về khoáng chất hình thành
                                  đá dùng để chỉ những khoáng chất cấu tạo nên thành phần chủ yếu của các loại đá của vỏ
KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT




                                  quả đất và chúng cũng chính là những khoáng chất hình thành đất .

                                         Xét về mặt phát sinh thì khoáng chất là những hợp chất tự nhiên được hình thành
                                  do kết quả của nhiều quá trình như lý học ,hóa học ,lý hóa học… của vỏ quả đất .các
                                  khoáng chất khác nhau đều có cấu trúc và tính lý hóa riêng biệt .

                                         Trong khái niệm về khoáng chất cần phân biệt hai loại :

                                      a. Khoáng nguyên sinh
                                         Được tạo ra trong khối macma nóng chảy ở trong lòng đất hoặcphun trào lên trên
                                  bề mặt đất và ngưng tụ lại.

                                          Tính chất của các đá khác nhau đối với phong hóa không đồng nhất. tính bền
                                  vững của đa đối với phong hóa do độ bền vững của các khoáng chất tạo nên chúng quyết
                                  định. độ bền vững khác nhau của các khoáng trong đá ở một mức độ đáng kể do tính chất
                                  tinh thể của chúng quyết định.Nhưng khoáng chất nguyên sinh thường gặp trong đá và
                                  đất là:
Thạch anh        Fenspat         Amfibol          Pyroxen            Mica        Các khoáng
                                                                                                                   thuộc olevin


                                          Chúng ta lần lượt đi tìm hiểu cấu trúc tinh thể hóa học và độ bền vững đối với
                                    phong hóa của những khoáng chất tạo đá đó.

                                         1. Thạch anh
                                            Thạch anh là khoáng chất phổ biến nhất của thạch quyển ,nó có mặt trong đá
                                    macma,biến chất và trầm tích, có cấu trúc khung (bốn mặt Oxyt silic). Cấu trúc như vậy
                                    tạo nên độ bền vững của nó đối với các quá
                                    trình phong hóa .trong lớp vỏ phong hóa
                                    các hạt thạch anh còn nguyên vẹn hay chỉ bị
                                    gặm mòn ở ria mép.                                                       Nguyên tử Silic
                                            Hình 4 mặt của Oxyt silic cũng là bộ                             Nguyên tử oxy
                                    phận quan trọng nhất của cấu trúc tinh thể
                                    của các silicat-là những khoáng chủ yếu tạo
                                    nên khối đá. Fenspat,mica,piroxen,amfibol Hình 1.2: Cấu tạo của khối 4 mặt
                                    và nhiều khoáng chất khác cũng thuộc vào      oxit silic, khoảng cách Si-O2 là 1,6 Ǻ
                                    khối này.



                                         2. Fenspat.
                                            Fenspat tạo nên nhóm khoáng tạo đá rất phổ biến (khoảng 50% trọng lượng của
KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT




                                    thạch quyển).cấu trúc tinh thể hóa học là một bộ kung phức tạp được tạo thành bởi các
                                    hình 4 mặt Oxy với các ion silic và nhân nằm ở bên trong .những hình 4 mặt này được
                                    nối với các cation kiềm và kiềm thổ Na+,Ca2+,K+, có trị số bán kính ion tương đối lớn.

                                            Hàm lượng các kiềm và canxi trong thành phần của fenspat biến đổi có quy
                                    luật,vì vậy người ta chia làm hai loại địa hình

                                               Loại thứ nhất:

                                           Tạo nên fenspat-kali-natri, đại diện của chúng là những khoáng có octolaz đơn tà
                                    và microlin tam tà. công thức hóa học có dạng K(AlSi2O8) (fenspat kali). Octoclaz gặp
                                    nhiều nhất và là một trong những khoáng vật chính của đá macma axit như granit,liparit.

                                               Loại thứ hai –plagioclaz:

                                            Là sự hỗn hợp vô định hình liên tục của hai thành viên anbit:Na(AlSi2O8) (fenspat
                                    natri) và anotit Ca(AlSi2O8) (fenspat canxi).Fenspat natri là một loại fenspat phổ biến
                                    trong tự nhiên có nhiều trong đá macma axit. Fenspat không bền vững đối với quá trình
                                    phong hóa.đặc biệt là plagioclaz với hàm lượng anoctit cao bị phá hủy nhanh. điều đó có
liên quan đến sự tách canxi khỏi cấu trúc tinh thể, do đó tất cả cấu trúc khung phức tạp
                                  cũng bị phá hủy.

                                      3. Mica
                                          Mica chiếm hơn 4% thạch quyển và có trong nhiều loại macma và đá biến chất
                                  .cấu trúc tinh thể của chúng có tính chất lớp (có cấu trúc lớp). Những lớp trên mặt của
                                  hình 4 mặt của Oxyt silic đều hướng các đỉnh vào với nhau nối với các ion nhôm. Những
                                  cụm 3 lớp nối với nhau bằng những ion kali cũng hình thành như vậy.

                                       Muscovit

                                         Muscovit còn gọi là mica trắng có thành phần cấu tạo là:

                                  KAl2[(OH,Fe)2.AlSi3O10].Tinh thể muscovit có dạng dẹt hình
                                  tấm mỏng hoặc dạng vẩy, không màu,nhưng thường lẫn màu
                                  xám trắng,đôi khi phớt hồng. Muscovit có nhiều trong đá granit,
                                  gnai, phiến thạch mica, sa thạch. Muscovit có nhiều ở bão hà,      Muscovit (mica trắng)
                                  lào cai.



                                       Biotit

                                         Biotit còn gọi là mica đen,có thành phần cấu tạo là:
                                  K(Mg,FeII,Mn)3.(AlSi3O10).(OH,F)2. Tinh thể biotit thường dẹt
                                  hoặc hình trụ, có màu đen, đôi khi có màu lục. Biotit thường
                                  gặp trong đá granit, syenit, diorit, poocfia nhiều nhất trong đá
                                  gnai và phiến thạch mica. Ở nước ta biotit có trong phiến thạch
                                  ở thượng nguồn sông Hồng và sông Đà.Các mica trong quá
                                                                                                       Biotit (mica đen)
KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT




                                  trình phong hóa dễ dàng bị mất các ion kiềm, các ion này nối
                                  thành các lá 3 lớp.mica đen bền vững hơn mica trắng.




                                        Các hình 4 mặt oxyt silic được nối với nhau thành nhưng lưới bằng phẳng
                                                   (silicat cấu trúc lớp (Si4O11)6 -∞ – cấu trúc mica

                                      4. Pyroxen và amfibol
Hai loại khoáng này rất phổ biến trong các đá macma và đá biến chất ( chiếm
                                  khoảng 6% thạch quyển). Đại biểu phổ biến cho piroxen là augit và diopsit, còn đại biểu
                                  cho amfibol là hocblen. Cấu trúc tinh thể hóa học của piroxen (cấu trúc chuổi – mắt xích
                                  đơn độc) và amfibol (cấu trúc mạch)ndo hai dải piroxen ghép lại mà thành. Các dây xích
                                  được nối bằng những cation khác nhau (Fe, Al, Canxi, Natri, K). nhìn chung piroxen kém
                                  bền vững hơn amfibol. Công thức chung của piroxen- R2(Si2O6) và của amfibol-
                                  R7(Si4O11).(OH)2, trong đó R là những cation kim loại hóa rị 1,2,3.




                                             a. Các hình 4 mặt của oxyt silic được nối với nhau thành những giây xích
                                                                  (chuổi) - [SiO2]-2 - cấu trúc piroxen.
                                             b. Silicat cấu trúc băng - [SiO2]-2 - cấu trúc amfibol.
                                         5. Các khoáng thuộc nhóm olevin.

                                         Các khoáng này chiếm một lượng đáng kể trong các đá siêu bazơ và một phần
                                  trong đá macma bazơ.

                                         Nhưng loại khoáng chất thuộc nhóm này là tinh thể hổn hợp của hai dạng forterit
                                  (Mg2SiO4) và faylit (Fe2SiO4).cấu trúc tinh thể hóa học của các khoáng thuộc nhóm này
KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT




                                  được đặc trưng bằng những hình 4 mặt Oxyt silic nằm riêng lẻ, các hình này được nối với
                                  nhau bằng nhưng ion sắt và magiê hóa trị hai

                                         Olevin là sản phẩm trung gian giữa hai loại trên. Công thức của olivin là (Mg,
                                    II
                                  Fe )2SiO4. Olivin có màu phớt lục hoặc vàng, có khi không màu. Olivin kém bền vững dễ
                                  bị phong hóa thông qua oxy hoặc Fe+2 vì vậy chúng bị phá hủy một cách nhanh chóng.

                                          Olivin thường gặp trong đa macma bazơ có màu tối, nghèo silic như bazan (bazan
                                  olivin), gabro, diabaz. Đá bazan ở Vạn Yên, Liên Sơn (Tam Đảo), ở Lâm Đồng chứa
                                  nhiều olivin.Phù sa ở Chợ Bờ, cao bằng, đôngThái Nguyên, nam Thanh Hóa có nhiều hạt
                                  olivin…

                                        Nếu chúng ta đặt các khoáng tạo đá chủ yếu nhất theo mức độ tăng lên về độ bền
                                  vững đối với các quá trình phong hóa thì chúng ta sẽ có những vị trí nối tiếp nhau liên tục
                                  như nhà nghiên cứu người mỹ X.Goldis đả xác định:
Olevin

                                                Augit (Piroxen)              Plagiocla Canxi

                                                Amfibol (Hocblen)            Plagiocla Canxi - Natri

                                                Biotit (Mica đen)            Plagiocla Natri - Canxi

                                                                             Plagiocla Natri

                                                                             Penspat Kali



                                                             Muscovit (Mica trắng)

                                                                    Thạch anh



                                      b. Khoáng thứ sinh



                                         Những khoáng nguyên sinh chịu sự biến đổi hóa học trên bề mặt quả đất mà hình
                                  thành những khoáng mới đó là khoáng thứ sinh.

                                          Khoáng thứ sinh được tạo thành do phá hủy các khoáng nguyên sinh cũng như
                                  quá trình phong hóa và hình thành đất. sự phân hủy khoáng nguyên sinh đả tái tạo để hình
                                  thành một khoáng chát mới – khoáng nguyên sinh tiến hành một cách liên tục nên khoáng
                                  nguyên sinh phân bố rộng rải trong đất. Trong các khoáng thứ sinh người ta chia ra
                                  khoáng của các muối đơn giản, khoáng oxyt và hydroxyt và khoáng sét.
KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT




                                      1. Khoáng của các muối đơn giản :

                                         Khoáng của các muối đơn giản được tạo thành khi phong hóa các khoáng nguyên
                                  sinh và kết quả của các quá trình hình thành đất.

                                       Khoáng nhóm cacbonat:
                                      - Canxit - CaCO3 có hàm lượng các thành phần hóa học tương ứng là CaO:56%,
                                        CO2:44%,ngoài ra còn có thể còn chứa một hàm lượng nhỏ Mg, Fe, Mn. Dạng
                                        tinh thể có mặt tam giác hay hình thoi. Phần lớn canxit không màu hoặc màu trắng
                                        sữa, nếu lẫn tạp chất chỉ còn có màu xám, vàng, hồng hoặc nâu đỏ hay đen.

                                          Canxit là một loại khoáng chất phổ biến trong tự nhiên là thành phần chủ yếu của
                                  đá vôi. Ở nước ta canxit có nhiều ở vùng đá vôi Ninh Bình và vùng Tây Bắc.

                                      -   Đolomit - [Ca,Mg](CO3)2 có thành phần hóa

                                  học bao gồm CaO:30,4%,MgO:21,7%, CO2:47,9%,ngoài ra còn
                                  có một lượng nhỏ Fe, Mn, Co, Zn.Tinh thể đolomit rất giống tinh
                                  thể canxit. Đolomit có màu trắng xám, vàng nhạt hoặc nâu nhạt
                                  thường gặp nhiều trong vùng đá vôi đặc biệt là trong vôi biến        Tinh thể Dolomit
chất. Ở nước ta vùng núi Mật (Thanh Hóa) có nhiều đolomit.



                                          Ngoài ra khoáng chất cacbonat còn gặp sođa – Na2CO3.10H2O
                                       Khoáng nhóm sunfua và sunfat:
                                      - Pirit – FeS2, có thành phần hóa học gồm 53,4% S và

                                  46,6% Fe, các chất lẫn thường có Co và Ni. Tinh thể Pirit có nhiều hình khác nhau óng
                                  ánh vàng. Pirit có nguồn gốc từ núi lửa phun ra hay do những vùng giàu lưu huỳnh trong
                                  điều kiện yếm khí.

                                      - Thạch cao – CaSO4.2H2O chứa 32,5 CaO, 46,6% SO3 và 20,9% H2O.

                                        Tinh thể thạch cao có hình lăng trụ đối xứng trong suốt, thường được hình thành
                                  những khối lớn trong các hồ và biển cạn.

                                        Ngoài ra thuộc nhóm này còn có mirabilit -Na2SO410H2O.




                                                             Tinh thể Pirit           Thạch cao


                                       Khoáng nhóm phốt phát:
                                      - Apatit: Ca5(PO4)3(Cl, F, OH). Trong đó
                                          Florua apatit có hàm lượng P2O5 : 42,3%, CaO : 55,5% và F : 3,7%.
KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT




                                          Clorua apatit có hàm lượng P2O5 : 41%, CaO : 55,8% và Cl : 6,8%.

                                          Tinh thể apatit có hình lăng trụ hoặc có hình mặt kim có Màu trắng, lục nhạt hoặc
                                  lục, đôi khi cóm màu vàng nâu.Apatit thường gặp trong các lọa đá macma. Đây chính là
                                  nguồn dự trữ dinh dưỡng phốt pho quan trọng của thực vật.

                                      - Phốtphorit : Ca3(PO4)3 thường gặp trong đa trầm tích. Ở những vùng đá vôi giàu

                                  phốtpho, do quá trình phong hóa mà phốtpho tích lũy lại thành Phốtphorit.

                                      - Vivianit : Fe(PO4)2.8H2O, chứa 28,3% P2O5, 43% FeO. Tinh thể Vivianit thường

                                  có hình trụ , hình kim với màu trong suốt nhưng dễ bị oxy hóa thành màu xám, thường
                                  gặp dưới các lớp than bùn.

                                         Những khoáng này có khả năng tích lũy ở trong đất một lượng rất lớn trong điều
                                  kiện khí hậu khô. Thành phần, chất lượng của chung quyết định mức độ và đặc điểm đổ
                                  mặn của đất.
Tinh thể apatit, Canada        Vivianit


                                      2. Khoáng của các oxyt và hydroxyt:

                                         Đó là những hidroxyt silic, nhôm ,sắt , mangan được tạo thành có đạng vô định
                                  hình khi phong hóa các khoáng nguyên sinh ở dạng hydrat hóa những gel cao phân tử và
                                  dần dần bị phản hydrat hóa và kết tinh tạo thành oxyt và hydroxyt có cấu trúc tinh
                                  thể.Nhiệt độ cao, giá lạnh, khô hạn và điều kiện oxy hóa thúc đẩy sự tạo thành tinh thể.

                                       Hydroxyt silic (SiO2.nH2O) trải qua thời kì lâu dài chuyển thành gel cứng

                                  Opan (SiO2.nH2O) với hàm lượng nươc từ 20% đến 30% sau đó bị mất nước chuyển
                                  thành dạng tinh thể Khanxeđon và thạch anh SiO2.

                                       Hydroxyt mangan có màu đen, mềm kết thành những hạt tròn nhỏ có trong

                                  đất phù sa và đất đá vôi – được kết tinh dưới dạng khoáng Piroluzit - MnO2, Mangannit -
                                  Mn2O3.H2O và Pxilomelan – mMnO.nMnO2.pH2O.

                                       Oxyt và hydroxyt sắt có màu nâu đỏ đến màu nâu vàng hoặc nâu đen. Nói

                                  chung các loại khoáng vật chứa sắt đều có khả năng phân giải tạo thành hdroxyt sắt thứ
                                  sinh. Loại này có nhiều trong đất đỏ và là thành phần chính của kết von và đá ong vùng
KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT




                                  nhiệt đới, bao gồm các loại sau:

                                      - Hematit - Fe2O3, có màu đỏ hoặc màu nâu đỏ, có nhiều trong đất đỏ feralit, tập
                                        trung nhiều thì thành quặng sắt.
                                      - Magnetit – Fe3O4 hoặc Fe2O3.FeO màu đen, hút kim loại phân bố nhiều trong

                                  đá macma.

                                      - Gơtit -Fe2O3.H2O và Limonit- 2Fe2O3.3H2O.
                                      - Hydrogơtit - Fe2O3.3H2O, FeOOH.nH2O.




                                              Hematit           Magnetit           Gơtit             Limonit
 Oxyt và hydroxyt nhôm, thường gặp trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới

                                  gồm:

                                      - Bơmit - Al2O3.H2O, hàm lượng Al2O3 85%. Tinh thể bơmit hình trụ có màu trắng

                                  xen vàng.

                                      - Hydracgylit (Gibsit) - Al(OH)3 chứa 65,4% Al2O3. Tinh thể gibsit hình lục giác

                                  màu trắng hoặc xám,đôi khi màu phớt lục hoặc phớt hồng. trong phong hóa nhiệt đới
                                  gibsit thường đi kèm với hydroxyt sắt trong kết von và đá ong.




                                                                 Bơmit           Hydracgylit




                                       Diaspor - AlO(OH) chứa 85% Al2 O3, đôi khi còn lẫn một
                                        lượng nhỏ sắt, mangan hay crom. Tinh thể diaspor

                                  dạng lớp mỏng có màu trắng,nâu phớt vàng, tím tươi hoặc xám lục.
                                  trong đá biến chất thường gặp diaspor. Những khoáng này ở trong
                                  nhiều loại đất thường gặp một lượng không lớn. Gơtit và Gibsit có
                                  nhiều trong đất feralit.
KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT




                                                                                                          Diaspor
                                         Mức độ kết tinh của các khoáng gây nên độ hòa tan của
                                  chúng “phản ứng của môi trường càng lớn thì đọ hòa tan càng nhỏ”. Phản ứng của môi
                                  trường ảnh hưởng rất lớn đến độ hòa tan của sét quy oxyt. Khi pH <5 thì nhôm chuyển
                                  sang dạng ion, còn khi pH<3 thì sắt hóa trị 3 chuyển thành dạng ion.

                                         Nhứng chất vô định hình có độ phân tán cao như mùn ,từ núi lửa,olofan
                                  (Al2O3.SiO2.nH2O). nhiều tính chất phụ thuộc vào hàm lượng và bản chất của những
                                  chất vô định hình. Mùn và sét quy oxyt có vai trò quan trọng trong sự hình thành cấu trúc
                                  đất.Oxyt nhôm, sắt vô định hình nhờ có bề mặt lớn hấp phụ nhiều lần làm giảm khả năng
                                  cung cấp nó cho thực vật.

                                      3. Khoáng sét

                                         Khoáng sét là những alumo – ferosilicat thứ sinh. Chúng được tạo thành do kết
                                  quả tổng hợp từ những sản phẩm cuối cùng của sự phong hóa các khoáng nguyên sinh
                                  cung như bằng cách thay đổi dần dần các khoáng nguyên sinh trong quá trình phong hóa
                                  và hình thành đất. khoáng sêt phổ biến nhất trong đất gồm các nhóm montmorilonit,
kaolinit, hydromica, clorit những khoáng này có trong thành phần sét tự nhiên, trong mối
                                  quan hệ với chúng và có tên gọi là khoáng sét.

                                         Khoáng sét có những tính chất chung:

                                        Cấu tạo tinh thể lớp
                                        Độ phân tán cao
                                        Có khả năng hấp phụ
                                        Có nước liên kết hóa học trong thành phần của chúng.

                                         Tuy nhiên mỗi khoáng nhóm có tính chất đặc trưng riêng và ý nghĩa trong độ phì
                                  nhiêu của nó.

                                         -   Khoáng sét nhóm Montmorilonit - [Al2Si4O10(OH)2.nH2O].

                                          Thuộc nhóm này thì có nontronit, beidelit, xaponit… được phâ bố rộng rải ở trong
                                  đất trừ đất feralit (ở trong đất feralit montmorilonit có rất ít hoặc hoàn toàn không có).
                                  Montmorilonit có mạng lưới tinh thể 3 lớp, được tạo thành từ 2 khối 4 mặt của Oxyt silic,
                                  giữa 2 lớp đó có lớp hình 8 mặt của hydroxyt nhôm. Mạng lưới 3 lớp này lần lượt kế tiếp
                                  nhau trong tinh thể và làm cho chúng có cấu trúc lớp

                                         Trong khối 4 mặt và khối 8 mặt của nhóm khoáng montmorilonit sự thay đổi đồng
                                  hình có thể có thể xảy ra và gây ra thay đổi thành phần hóa học của khoáng. Điện tích còn
                                  thừa được bù bằng nhưng cation này chủ yếu là trao đổi. silic của khối 4 mặt có thể bị
                                  thay thế bằng magiê, sắt, niken, kẽm, đồng và những nguyên tố hóa học khác:
                                  mMg3(OH)2[Si4O10].n(Al, Fe)2(OH)2[Si4O10].pH2O (m, n thường bằng 0,8 – 0,9).
KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT




                                                                 Khoáng sét nhóm montmorilonit

                                         Sự liên kết giữa các lớp yếu – các khoáng này có độ trương lớn, phụ thuộc vào
                                  lượng nước chứa giữa các lớp mà khoảng cách giữa các lớp thay đổi từ 9,4 đến 21,4Ao.
                                  khoảng cách giữa các lớp lớn cho phép kiềm trao đổi xâm nhập vào chúng một cách tự
                                  do. Các khoáng thuộc nhóm montmorilonit có độ phân tán cao, chúng chứa tới 60%phần
                                  keo và 80% hạt <0,001mm. cấu trúc đặc biệt và tính phân tán cao gây nên dung lượng
                                  hấp phụ cation lớn. dung lượng hấp phu cation của montmorilonit bằng 80 -
                                  120mgđl/100g đất, độ hút ẩm cực đại của montmorilonit đạt tới 30%. Kết hợp với axit
                                  mùn khoáng này tạo nên cấu trúc hạt bền trong nước.
Như vậy, đối với đất giàu các khoáng montmorilonit đặc trưng bởi khả năng hấp
                                  phụ cao, độ trương nở lớn, độ dính và độ hút ẩm cực đại cao.



                                      - Khoáng sét nhóm kaolinit - Al2[Si2O5].(OH)4 hoặc Al4[Si4O10].(OH)8.

                                          Thuộc nhóm này có kaolinit, haluazit, dikit… kaolimit thường được gặp ở trong
                                  đất một lượng nhỏ trừ đất feralit (trong đất feralit kaolinit là khoáng sét chủ yếu). Mạng
                                  lưới tinh thể của kaolinit và thuộc nhóm có kết hợp xen kẽ các cụm hai lớp bằng phẳng :
                                  lớp dươi gồm những lớp 4 mặt oxyt silic và lớp trên gồm kết hợp các ion hydroxyt và các
                                  ion nhôm (các khối 8 mặt của hydroxit nhôm).

                                          Kaolinit không trương nở vì nước khó xâm nhập vào khoảng cách giữa các lớp do
                                  sự liên kết rất chặt giữa các lớp. khoảng cách giữa các lớp không đổi( 7,2A0). Kaolinit
                                  không chứa kiềm và ít kiềm thổ, độ phân tá của nó không lớn dung lượng hấp phụ không
                                  quá 20mgdl/100g đất. kaolinit chiếm ưu thế của trong đất là dấu hiệu nghèo kiềm của nó.




                                                                    Khoáng sét nhóm kaolinit
KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT




                                      - Khoáng sét nhóm hydromica - [K,(H3O)].(Al,Fe)2[AlSi3O10].

                                         Thuộc nhóm này có hydromuscovit, hydrobiotit… phổ biến rất rộng rãi ở trong
                                  đất. cấu trúc tinh thể hóa học của hydromica chiếm vị trí trung gian giữa cấu trúc của
                                  mica và montmorilonit. Các hydromica có các cụm 3 lớp, các cụm này được nối với nhau
                                  bằng những hydroxol (H3O) và kali. Chúng thuộc nhóm khoáng 3 lớp nên có khả năng
                                  thay đổi đồng hình. Thành phần hóa học của chúng luôn thay đổi. Liên kết giữa các lớp
                                  bền vững và nước không thể xâm nhập vào được. Cation kali bù (trung hòa diện tích)
                                  không trao đổi với các kali trao đổi do nằm ở ngoài rìa mạng lưới tinh thể nên dễ đàng bị
                                  phá hủy. Hydromica là nguồn cung cấp kali quan trọng cho cây. Hàm lượng kali trong
                                  hydromica loại illit đạt 6 - 7%. Hydromica được tạo thành chủ yếu từ mica và fenspat.

                                          Thuộc về khoáng 3 lớp còn có vermiculit được phân bố rộng rãi ở trong đất. về
                                  tính chất nó giống với montmorilonit nhưng chứa nhiều magie hơn (gần 25%)

                                         Khoáng sét trong đất thường gặp trong đất clorit. Mạng lưới tinh thể của chúng 4
                                  lớp, không trương nở. Clorit là alumosilicat có chứa sắt, magiê, crôm ít gặp, niken. Về
                                  điều kiện thành tạo nó có thể là khoáng nguyên sinh.
Trong đất khoáng hỗn hợp nhiều lớp được phân bố rộng rãi. Trong mạng lưới tinh
                                  thể của chúng được sắp xếp thứ tự các lớp khối 8 mặt và 4 mặt của những khoáng khác
                                  nhau như montmorilonit với illit, vermiculit với clorit…

                                         Tỷ lệ giữa khoáng nguyên sinh và khoáng thứ sinh trong đá tạo đất và đất thay đổi
                                  phụ thuộc vào thành phần cơ giới của chúng. Cát và cát pha khoáng nguyên sinh chiếm
                                  ưu thế chủ yếu là thạch anh và fenspat. Đất thịt được tạo thành từ hỗn hợp các khoáng
                                  nguyên sinh và thứ sinh. Trong đất sét khoáng thứ sinh nhiều hơn cả.

                                         Thực nghiệm đã chứng minh rằng các khoáng sét tham gia vào sự hấp phụ
                                  photpho. N.I.Gorbunov khi phân tích quy luật phân bổ các khoáng có độ phân tán cao ở
                                  trong đất đã đi đến kết luận sau : sự thành tạo đất hoàn toàn không làm thay đổi thành
                                  phần khoáng, tuy nhiên cùng với sự hình thành đất các khoáng thay đổi bằng cách di
                                  chuyển, phá hủy và tổng hợp các khoáng. Không có sự trùng hợp hoàn toàn giữa khoáng
                                  có độ phân tán cao với các loại đất. Một khoáng có thể có ở trong nhiều loại đất khác
                                  nhau và các khoáng khác nhau có thể có trong một loại đất. Quy luật này được
                                  N.I.Gorbunov giải thích bởi do thành phần đá mẹ và tuổi của chúng không giống nhau.
                                  Thành phần và hàm lượng các khoáng đặc biệt là khoáng có độ phân tán cao trong đất
                                  quyết định nhiều tính chất và độ phì nhiêu của đất.

                                  1.3. Ðá và đá hình thành đất



                                                                               Ðá trầm tích




                                                 Ðá biến chất                         Ðá Macma
KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT




                                                     Lò macma



                                                      Mối quan hệ giữa 3 nhóm đá chính trong vỏ Trái Ðất




                                  1.3.1. Ðịnh nghĩa và phân loại đá
                                          Ðá là một tập hợp nhiều hoặc một khoáng vật, là thành phần vật chất chủ yếu cấu
                                  tạo nên vỏ Trái Ðất.

                                         Ngành khoa học chuyên nghiên cứu về các loại đá cấu tạo nên vỏ Trái Ðất gọi là
                                  nham thạch hay thạch học.
Theo nhà thạch học lỗi lạc người Ðức Rozenbút thì chỉ có những tập hợp khoáng
                                  vật tạo thành những thể địa chất độc lập mới được gọi là đá. Một thể địa chất độc lập phải
                                  có đủ các điều kiện sau:

                                           - Phân biệt rõ với các khối xung quanh và được thành tạo do những quá trình địa chất
                                  riêng.

                                           - Có thành phần khoáng vật, hoá học xác định và khác với các khối bao quanh.

                                           - Các thành phần tạo đá có phương thức kết hợp riêng.

                                          Ðá do nhiều loại khoáng vật tạo nên gọi là đá đa khoáng, do một loại khoáng vật
                                  gọi là đá đơn khoáng. Ðá bị phong hoá để tạo thành đất gọi là đá mẹ.

                                          Theo nguồn gốc hình thành, toàn bộ đá cấu tạo nên vỏ Trái Ðất nằm trong 3 nhóm
                                  lớn là: Ðá macma, đá trầm tích và đá biến chất. Trong từng nhóm chính lại chia ra nhiều
                                  nhóm nhỏ hơn. Ví dụ: nhóm đá macma có các nhóm phụ là macma siêu axit, macma axit,
                                  macma trung tính...

                                  1.3.2. Ðá macma
                                       a. Ðịnh nghĩa và phân loại đá macma
                                          Ðá macma là những đá được hình thành do sự đông cứng của dung dịch macma.
                                  Nếu dung dịch macma đông cứng dưới sâu (trong vỏ Trái Ðất) tạo đá macma xâm nhập,
                                  ngược lại dung dịch macma phun trào ra phía ngoài mặt vỏ Trái Ðất rồi đông cứng lại thì
                                  tạo nên đá macma phun trào.

                                         Ðá macma có nhiều loại khoáng vật khác nhau, có kiến trúc và cấu tạo phức tạp.
                                  Trong vỏ Trái Ðất đá nằm ở nhiều thể: tường mạch, nền, trụ, nấm, lớp phủ, vòm phủ...

                                        Có nhiều cách phân loại đá macma, phương pháp được sử dụng rộng rãi là dựa
KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT




                                  vào hàm lượng SiO2 trong đá như ở bảng sau:

                                                           Phân loại đá macma theo hàm lượng SiO2
                                                           Hàm lượng SiO2 (%)               Tên đá

                                                                    > 75              Macma siêu axít

                                                                   65 - 75            Macma axít

                                                                   52 - 65            Macma trung tính

                                                                   40 - 52            Macma bazơ

                                                                    < 40              Macma siêu bazơ



                                         Ðá Macma có hàng trăm loại khoáng vật nhưng số khoáng vật chính tạo đá không
                                  nhiều. Mười khoáng vật: Fenspat, Thạch anh, Amphibon, Pyroxen, Mica, Ôlivin,
                                  Nephêlin, Lơxit, Manhêtit, Apatit chiếm 99% trọng lượng đá macma; Thành phần hoá
                                  học chủ yếu của đá macma là Silic, nhôm, sắt... thể hiện ở bảng sau:
Hàm lượng trung bình của các nguyên tố
                                                           Các chất     Hàm lượng trung bình (%)

                                                             SiO2                 59,12

                                                             Al2O3                15,13

                                                             Fe2O3                 6,88

                                                             CaO                   5,08

                                                             MgO                   3,49

                                                             Na2O                  3,84

                                                             K2O                   3,13

                                                             H2O                   1,15



                                     Dựa vào màu sắc, các khoáng vật tạo đá macma chia làm hai nhóm chính:

                                        Các khoáng vật sáng màu: Fenspat, Mica trắng...
                                        Các khoáng vật sẫm màu: Amphibon, Ôlivin, Manhêtit...
                                  b. Một số loại đá Macma
                                      Pecmatit :

                                         Là loại đá điển hình cho macma siêu axit, hình thành dưới sâu, nằm ở thể mạch,
                                  có kiến trúc toàn tinh hạt lớn.
KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT




                                          Các khoáng vật chính tạo đá là Fenspat dạng Octoclaz, Thạch anh, Mica kết tinh
                                  tạo các tinh thể lớn, màu xám trắng hay trắng xám. Pecmatit là loại đá cứng rắn rất khó bị
                                  phá huỷ hoá học. Sản phẩm phong hoá của đá Pecmatit chủ yếu là các hạt cơ giới có kích
                                  thước khác nhau. Ðất hình thành trên Pecmatit có thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất mỏng
                                  chua và nghèo dinh dưỡng. Việt Nam gặp Pecmatit ở La Phù, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh
                                  Phú Thọ.

                                      Granit:

                                          Ðá Granit còn có tên gọi là đá hoa cương, đại diện cho đá macma axit. Hình thành
                                  dưới sâu, rất phổ biến trong vỏ Trái Ðất, màu xám trắng, xám hoặc hồng. Kiến trúc toàn
                                  tinh với các kích thước hạt khác nhau. Thành phần khoáng vật chủ yếu là Octoclaz,
                                  Thạch anh, mica trắng và đen, Hoocblen. Khoáng vật phụ có Plazoclaz, Apatit, Manhetit.
                                  Các khoáng vật có thể quan sát nhận biết bằng mắt thường.

                                         Dựa vào kích thước và thành phần khoáng vật mà có các tên gọi như: Granit hạt
                                  thô, Granit hạt trung bình, Granit hạt mịn, Granit 2 mica...
Granit có Fenspat kiềm như Anbit, Microlis... thì có màu hồng, đỏ, đỏ sẫm dùng
                                  làm gạch trang trí.

                                          Granit là loại đá cứng rắn, khó bị phong hoá. Ðất hình thành trên đá Granit nói
                                  riêng và Macma axit nói chung có thành phần cơ giới nhẹ, tầng mỏng, rất chua và nghèo
                                  dinh dưỡng.

                                         Ở Việt Nam gặp Granit ở nhiều nơi như Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), Trường Sơn
                                  Bắc, Trường Sơn Nam, Ðèo Hải Vân, Thanh Hoá, Quảng Bình...

                                         Ðá phun trào tương ứng với Granit là Riôlit (còn gọi là Lipazit) có thành phần
                                  khoáng vật giống với Granit nhưng có kiến trúc poocphia, cấu tạo dòng chảy. Nếu Riôlit
                                  không kết tinh được gọi là thuỷ tinh núi lửa. Dãy núi Tam Ðảo chủ yếu cấu tạo bởi Riolit.

                                      Anđêzit và Poocphia:

                                         Là những đá macma trung tính điển hình, hình thành bằng con đường phun trào.

                                         Anđêzit có màu xám, xám đen, xanh đen, đen. Thành phần khoáng vật chủ yếu là
                                  Plazoclaz, Hoocbles, Ôgít, Pyroxen, Biôtit.

                                         Anđêzit là đá phun trào kiểu mới, Poocphia là đá phun trào cổ.

                                         Ðá xâm nhập tương ứng với Anđêzit là Ðiorit có kiến trúc toàn tinh, thành phần
                                  khoáng vật tương tự Anđêzit. Khi lộ ra ngoài Anđêzit bị phá huỷ dễ hơn đá macma axit.
                                  Ðất hình thành trên loại đá này có thành phần cơ giới nặng, tầng dày và có nhiều tính chất
                                  tốt.

                                         Việt Nam gặp Anđêzit ở Thanh Hoá, Lai Châu, Tây Nguyên. Ðiorit gặp ở Lào
                                  Cai, Kontum...
KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT




                                      Bazan, Ðiabaz, Gabrô:

                                          Bazan là đá điển hình của Macma bazơ, hình thành bằng con đường phun trào.
                                  Màu xám, xám đen, đen. Thành phần khoáng vật chính tạo đá là Pyroxen (Ôgít hoặc
                                  Ðiopxit) chiếm khoảng 50 %, thứ đến là Plazoclaz kiềm, khoáng vật phụ là Olivin,
                                  hoocblen. Ðá Bazan có kiến trúc vi tinh hay hạt mịn, mắt thường không phân biệt được
                                  các tinh thể khoáng có trong đá. Trong đá thường có các lỗ hổng hình tròn hay bầu dục,
                                  nếu đá có nhiều lỗ hổng thường xốp, nhẹ gọi là đá bọt Bazan. Thế nằm của đá Bazan chủ
                                  yếu là vòm phủ và dòng chảy.

                                          Ðiabaz là Bazan cổ. Gabrô là đá xâm nhập tương ứng với phun trào Bazan, có
                                  kiến trúc toàn tinh dạng hạt lớn và trung bình.

                                        Khi lộ ra ngoài mặt, đá Bazan rất dễ bị phá huỷ, đất hình thành trên đá Bazan có
                                  màu đỏ, nâu đỏ, thành phần cơ giới nặng, tầng dày và có nhiều tính chất tốt.

                                        Việt Nam gặp đá Bazan ở Tây Nguyên, Ðông Nam Bộ, Quảng Ngãi, Quảng Trị,
                                  Nghệ An, Thanh Hoá...

                                     -   Ðunít:
Ðunít là đá Macma siêu bazơ hình thành dưới sâu. Ðá có kiến trúc hạt trung bình
                                  hay hạt nhỏ. Màu xanh lục, xám đen, đen. Khoáng vật chủ yếu là Ôlivin (thay đổi từ 85 -
                                  100%), ngoài ra còn gặp một ít Crônit, Manhêtít. Khi bị biến đổi Ôlivin tạo thành
                                  Secpentin.

                                         Ðất hình thành trên đá Ðunít có màu đen. Việt Nam gặp Ðunít ở Cổ Ðịnh - Thanh
                                  Hoá.




                                      Pecmatit            Granit            Anđêzit            Bazan             Dunit
                                  1.3.3. Ðá trầm tích
                                      a. Ðịnh nghĩa và phân loại đá trầm tích
                                         Ðá trầm tích là đá hình thành từ sản phẩm phong hoá của các đá có trước hoặc do
                                  xác sinh vật tích đọng tạo thành.

                                         Ví dụ: Ðá cát kết (Sa thạch) do các hạt cát là sản phẩm của phong hoá vật lý kết
                                  gắn tạo thành. Ðá vôi San hô do xác San hô chết tích đọng tạo thành...

                                        Dựa vào nguồn gốc hình thành, nhóm đá trầm tích thường được chia thành các
                                  nhóm phụ sau: Trầm tích cơ học, trầm tích hoá học, trầm tích sinh học và trầm tích hỗn
                                  hợp.

                                      b. Một số loại đá trầm tích
                                       Đá vụn:
KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT




                                  Sản phẩm của sự phân hũy cơ học và trầm tích lắng lại các khoảng bền vững chủ yếu là
                                  thạch anh. Thuộc nhóm này là quăngzit, cuội kết… Dựa vào kích thước và hình dạng các
                                  mảnh vụn và mức đôo gắn kết ,mà đá trầm tích được chia ra:

                                          - Đá vụn thô                         > 2mm
                                          - Đá cát                             > 0.5 - 2mm
                                          - Đá phấn sa (đá bột)               > 0,01 - 0,5mm
                                        Đá vụn thô:
                                          Các loại hạt sỏi hoặc đá dăm do quá trình phong hóa các loại đá khác bị vở vụn ra
                                  rồi di chuyển, bị bào mòn,sau đó gắn kết lại với nhau mà thành. Chất gắn kết chính là
                                  canxit, silic, sắt…và có khi là những hạt khoáng sét. Thành phần khoáng vật của đá vụn
                                  thô không ổn định, nó phụ thuộc vào các loại khoáng vật bị tách ra hoặc di chuyển từ nơi
                                  khác đến. Dựa vào kích thước và hình dạng riêng biệt đá vụn thô được chia ra một số
                                  nhóm.
Phân nhóm đá vụn thô theo kích thước và hình dạng.
                                   Kích thước mảnh     Mãnh vụn tròn nhẵn           Mãnh vụn sắc cạnh
                                      vụn (mm)          Rời rạc     Gắn kết        Rời rạc        Gắn kết
                                  100-1000 và lớn hơn Đá mảnh tròn        Cuội kết      Đá mảnh sắc cạnh    Đá dăm kết
                                       10 - 100          Cuội             Cuội kết          Đá dăm          Đá dăm kết
                                         < 10             Sỏi             Cuội kết        Sỏi sắc cạnh      Đá dăm kết




                                        Ðá cát:

                                         Ðá cát là đá điển hình của trầm tích cơ học.

                                         Hạt cát là sản phẩm phá huỷ cơ học các đá khác có kích thước từ 2mm - 0,1mm.
                                  Sản phẩm ở trạng thái rời rạc gọi là cát, nếu kết gắn lại gọi là cát kết (Sa thạch).

                                          Cát kết có 2 thành phần cơ bản là các hạt cát và chất xi măng kết gắn. Thành phần
                                  khoáng vật của cát kết: Thạch anh, Fenspat, Mica, Ziacon, Manhetít, Kaolinít... Cát kết
                                  có cấu tạo khối và cấu tạo phân lớp. Xi măng kết gắn là Silic, sắt, canxi, sét...

                                         Cát kết rất phổ biến trong vỏ Trái Ðất, chiếm khoảng 60% trầm tích cơ học.

                                          Ðất hình thành trên đá cát có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dinh dưỡng, có nhiều
                                  tính chất xấu.

                                          Ở Việt Nam đá cát gặp phổ biến ở các tỉnh trung du và miền núi như Bắc Giang,
                                  Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Kontum... Cát rời gặp ở ven các dòng sông suối, đặc
                                  biệt gặp một dải dài ven biển miền Trung từ Thanh Hoá đến Bình Thuận.

                                       Đá phấn sa (đá bột cát):
KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT




                                          Được tạo thành từ những hạt nhỏ có kích thước từ 0,1 – 0,01mm. thành phần
                                  khoáng vật chủ yếu như đá cát hoặc phức tạp hơn. Đá bột cát được chia ra thành: cát pha
                                  và hoàng thổ (lios) – kích thước của nó chiếm khoảng trung gian giữa cát và sét. Ở nước
                                  ta đá bột cát có nhiều ở Bắc Giang, Lạng Sơn.

                                       Đá sét (đá phiến sét):

                                         Là kết quả của sự phá hủy cơ học cũng như sự biến cải sâu sắc tinh thể hóa học
                                  của cac khoáng nguyên sinh trong úa trình hình thành đá. Đây là đá trầm tích được tạo
                                  thành chủ yếu (gần 75%) từ các hạt có kích thước <0,01mm, trong đó chủ yếu là các hạt
                                  có kích thước <0,001mm.màu sắc sét phụ thuộc vào hàm lượng các khoáng vật chứa
                                  trong đó. Đá sét chặt (thường cứng) được tạo thành do nén chặt khi mất nước và kết gắn
                                  nhưng tấm sét gọi là sét kết (acgilit).

                                         Dựa và thành phần khoáng vật người ta chia đá sét ra: sét montmorilonit, sét
                                  monotecnit, bentonit... đây là các loại trầm tích màu, dễ bị phong hóa. Đất phát triển trên
                                  đá phiến sét thường giàu chất dinh dưỡng và có thành phần cơ giới nặng.
 Đá trầm tích nguồn gốc hóa học và hữu cơ
                                       Than bùn

                                          Than bùn được hình thành do sự phân giải không hoàn toàn xác thực vật trong
                                  điều kiện dư ẩm và thiếu oxy (vùng đầm lầy), màu đen, nâu đen hay xám đen. Rất nhẹ,
                                  xốp và chứa nhiều di tích thực vật.

                                        Thành phần hoá học của Than bùn: Oxy chiếm 30 - 38%, Cacbon 28 - 35%,
                                  Hyđro 5,5%, Nitơ 1- 2%. Than bùn có phản ứng rất chua.

                                         Than bùn được sử dụng làm chất đốt, làm nguyên liệu để sản xuất phân bón cho
                                  sản xuất nông nghiệp.

                                       Ðá Vôi

                                          Ðá vôi được hình thành do kết tủa CaCO3 từ dung dịch thật (trầm tích hoá học)
                                  hoặc do xác sinh vật chứa nhiều CaCO3 tích đọng lại (trầm tích sinh học). Màu trắng,
                                  hồng, xám, xanh, xám đen. Thành phần khoáng vật chủ yếu là Canxit, ngoài ra còn gặp
                                  Aragônít, Kaolinit, Thạch cao, oxyt sắt, nhôm, Ðôlômít... Ðá vôi sinh vật do xác các loại
                                  sinh vật như Huệ biển, Tay cuộn, San hô, sò, hến,... Núi đá vôi ở vịnh Hạ Long chủ yếu
                                  là xác San hô.

                                         Ðất hình thành trên đá vôi có màu đỏ, nâu đỏ, trường hợp đặc biệt có màu đen. Ðá
                                  vôi còn được dùng để sản xuất vật liệu xây dựng, làm chất cải tạo đất chua...

                                  1.3.4. Ðá biến chất
                                      a. Ðịnh nghĩa và phân loại đá biến chất
                                         Ðá biến chất là đá được hình thành do đá macma, đá trầm tích bị biến đổi mạnh
                                  mẽ trong điều kiện nhiệt độ cao và áp suất lớn.
KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT




                                         Nguyên nhân tạo nhiệt độ cao và áp suất lớn là các hoạt động địa chất diễn ra
                                  trong vỏ Trái Ðất như hoạt động macma, hoạt động kiến tạo... Giới hạn dưới của nhiệt độ
                                  là 350oC, của áp suất là 250-300 atm bắt đầu gây biến chất cho đá.

                                         Dựa vào nguồn gốc đá ban đầu, dựa vào nguyên nhân, dựa vào mức độ biến chất,
                                  dựa vào thành phần khoáng vật và hoá học để phân loại đá biến chất.

                                         Nhóm đá biến chất có các nhóm phụ là biến chất động lực, biến chất nhiệt, biến
                                  chất nhiệt động và biến chất trao đổi.

                                         Nếu đá biến chất có nguồn gốc macma thì thêm đầu ngữ là Octo, có nguồn gốc từ
                                  đá trầm tích thì thêm tiếp đầu ngữ là Para.

                                         Ví dụ: Octognai, Paragnai...

                                      b. Một số loại đá biến chất
                                       Nhóm đá phiến

                                         Là những đá có cấu tạo phân phiến, gặp rất phổ biến trong vỏ Trái Ðất với những
                                  đá điển hình sau:
- Phiến thạch sét: trước đây đá này xếp vào đá trầm tích, nay được xếp vào đá
                                  biến chất, thực chất phiến thạch sét được coi là trung gian giữa đá trầm tích và biến chất.
                                  Thành phần chính của đá là sét, ngoài ra còn gặp một số khoáng vật đặc trưng của đá biến
                                  chất như: Xêrixit, Clorit. Ðá có cấu tạo phân phiến điển hình, màu xám, xám đen, đen
                                  hoặc xanh xám.

                                          Khi lộ ra ngoài không khí đá dễ bị phá huỷ tạo thành đất đỏ và có nhiều tính chất
                                  tốt. Ở Việt Nam, phiến thạch sét gặp ở nhiều nơi như Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ,
                                  Hoà Bình, Tây Nguyên...

                                         - Phiến thạch mica: Ðá có cấu tạo phân phiến nhưng không điển hình như các đá
                                  phiến khác. Thành phần khoáng vật chính của đá là sét, mica, khoáng vật phụ là Grơnat,
                                  Xinimanit, Ðites, Thạch anh. Màu xám, xám vàng. Việt Nam gặp nhiều ở Phú Thọ, Yên
                                  Bái, Lào Cai, Sơn La, Nghệ An...

                                        - Phiến Clorit, phiến Phyllit: Là những đá có cấu tạo phân phiến rất điển hình.
                                  Khoáng vật chủ yếu trong đá Clorit là sét và Clorit, trong đá Phyllit là sét và Xêrixit.
                                  Vùng vòng cung sông chảy gặp khá phổ biến Clorit và Phyllit.

                                          - Amphibolit: Là đá phiến kết tinh của nhóm biến chất nhiệt động. Thành phần
                                  khoáng vật chính tạo đá là Hoocblen và Plazoclaz, khoáng vật phụ có Pyroxen, Biotit,
                                  Êpiđôt, thạch anh. Ðá có cấu tạo phân phiến, cấu tạo phân lớp song song. Màu đen, lục, xám
                                  xanh, xanh lá cây.

                                         Ở Việt Nam Amphibolit gặp ở Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ...

                                       Ðá Gnai

                                         Thuộc nhóm đá biến chất nhiệt động, có kiến trúc hạt biến tinh với kích thước hạt
                                  khá lớn. Thành phần khoáng vật chính tạo đá là Fenspat, thạch anh và mica, khoáng vật
KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT




                                  phụ có Hoocblen, Pyroxen, Granát.

                                         Gnai có nguồn gốc từ Granit, Ðioxit, Cát kết....

                                         Ở Việt Nam Gnai gặp ở thượng nguồn sông chảy, Kontum...

                                       Ðá hoa

                                          Ðá hoa do đá vôi bị tái kết tinh khi gặp nhiệt độ cao. Thành phần khoáng vật
                                  chính là Canxit kết tinh từ hạt mịn đến trung bình hoặc to, ngoài ra còn gặp khoáng vật
                                  phụ là Ðôlômit, Xêrixit, Tan. Ðá có cấu tạo khối, màu trắng, nâu, hồng...

                                         Ở Việt Nam đá hoa gặp ở Phong Thổ - Lai Châu, Quốc Oai - Hà Tây.

                                       Quăczít

                                         Quăczít thuộc nhóm đá biến chất nhiệt. Kiến trúc hạt biến tinh với cấp hạt mịn là
                                  chính. Thành phần khoáng vật chủ yếu là Thạch anh, ngoài ra còn gặp Xirêxit, Fenspat.
                                  Quăczít có nguồn gốc từ macma siêu axit hay cát kết thạch anh. Màu vàng, trắng, hồng
                                  hoặc xám. Ðá rất cứng rắn, khó bị phong hoá khi lộ ra ngoài không khí. Việt Nam gặp
                                  Quăczít ở nhiều nơi như: Thanh Hoá, Nghệ An, Bắc Giang...
Đá Gnai                Đá hoa               Quăczit               Amfibolit




                                     Đá phiến silic        Đá phiến phyllit      Đá phiến mica          Đá phiên sét


                                        Tất cả các loại đá và mẫu đá hình thành đất dựa vào tuổi có thể chia thành hai
                                  nhóm lớn:

                                          Đá cổ hoặc đá gốc trước kỷ thứ tư chủ yếu là những đá chặt kể trên.
                                          Đá đệ tứ hoặc đá hiện đại chủ yếu là những đá xốp có nguồn gốc lục địa hoặc
                                           biển.

                                          Đá gốc là sản phẩm phá hủy các đá macma, trầm tích và biến chất thuộc các thời
                                  đại thời kỳ khác nhau. Chúng phân bố rộng rải ở vùng núi còn ở đồng bằng tương đối ít.
                                  Đá hiện đại gặp nhiều ở đồng bằng.

                                           Dựa vào nguồn gốc phát sinh các đá tạo đất được chia ra thành nhưng loại chủ yếu
                                  sau:
KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT




                                        Tàn tích (eluvi)
                                           Sản phẩm phong hóa đá cổ (đá gốc) nằm tại chổ hình thành nên chúng. Tàn tích
                                  phát triển mạnh trên những khu vực phân thủy bằng phẳng ở đó không có quá trình bóc
                                  mòn hoặc bóc mòn rất yếu. tàn tích trên đá xốp về thành phần cơ giới và thành phần
                                  khoáng chúng thường chứa những mảnh vụn của đá gốc ới hàm lượng khác nhau. Màu
                                  sắc của eluvi thay đổi phụ thuộc vào đá gốc và đặc điểm của phong hóa.
                                           Đặc điểm đặc trưng của trầm tích là mối quan hệ mật thiết về mặt phát sinh sản
                                  phẩm của phong hóa đá gốc (đá ban đầu) và sự chuyển tiếp dần dần đến đá gốc khi quan
                                  sát lát cắt đứng.
                                        Sườn tích (deluvi):

                                         Được tạo thành ở những vùng thấp chân của sườn đồi, núi do sự rữa trôi của nước
                                  mưa hoặc tuyết những sãn phẩm phá hủy đá từ phía trên sườn núi và một phần từ đường
                                  phân thủy.

                                         Dấu hiệu của sườn tích là phân lớp, khác nhau về thành phần cơ giới (các phần tử
                                  lớn nằm ở phía trên sườn núi, các phân tử nhỏ hơn nằm ở chân núi). Tuy nhiên gặp trầm
                                  tích không phân lớp và không phâ loại thành phần cơ giới. sườn tích có nhiều loại theo
                                  thành phần cơ giới: cát, pha cát, sét cát, sét. Nó phụ thuộc vào thành phần cơ giới của đá
bị rữa trôi à phụ thuộc vào mức độ phân loại dòng deluvi của chúng. Trong tất cả các
                                  trường hợp sườn tích có hạt nhỏ hơn so với đá gốc.

                                          Sườn tích thường nằm ở chân sườn dạng vòng, chiều rộng phát triển chậm hòa với
                                  nhưng vòng bên cạnh, dần dàn mở rộng và được nâng dần lên theo độ dốc, có nhưng chổ
                                  sườn đạt đến đường phân thủy ở đó nó tiếp giáp với tàn tích về thành phần chungd gần
                                  giống nhau. Ở nơi khó xác định ranh giới giữa sườn tích tàn tích người ta gộp lại thành
                                  tên gọi chung: thự thành tạo sườn tích – tàn tích (deluvi – eluvi).

                                       Lũ tích (proluvi):

                                         Ở những vùng núi, dòng chảy tạm thời rất mạnh, chúng mang theo đất nhỏ và một
                                  lượng rất lớn vật liệu vụn thô và tạo thành ở dưới chân núi, thung lũng núi, các cửa
                                  sông,khe…tạo thành hình nón đặc trưng hoặc hình dãi quạt.

                                       Bồi tích do nước (aluvi):

                                         Là trầm tích nước chảy hoặc phù sa lắng đọng khi nước sông dâng lên to. Aluvi
                                  cũng gồm trầm tích đáy của các hồ chảy và trầm tích châu thổ sông. Các dạn aluvi khac
                                  nhau về thành phần cơ giới rõ rệt, thườn phân loại vật liệu theo kích thước các hạt. aluvi
                                  khác nhau về phân lớp theo tầng, tính phân lớp này liên quan đến chu kì phù sa bồi. trong
                                  tầng dày của aluvi thường thấy những ết đất màu gĩ sắt – màu hạt dẻ lam xám à những
                                  đường vân khác hoặc là cả tầng glây hoặc là cả tầng quặng.

                                        Thường gặp một số loại aluvi:
                                       Aluvi lòng sông (phù sa lòng sông)
                                       Phù sa bãi bồi
                                       Phù sa cổ.

                                         Những loại aluvi này hình thành khác nhau phụ thuộc vào thủy văn của dòng
KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT




                                  nước. trong các sông đồng bằng đều phát triển tất cả các loại bồi tích (phù sa). Trong các
                                  sông vùng núi chỉ có phù sa lòng sông. Bồi tích là đá mẹ để phất triển đất, phù sa bãi bồi
                                  thường có độ phì nhiêu cao.

                                       Trầm tích hồ:

                                         Trầm tích hồ tạo ra do sự lấp đầy những vùng thấp của địa hình cổ và có thành
                                  phần cơ giới nặng với hàm lượng sét cao chúng thường phân lớp theo tầng hoặc theo hình
                                  gợn sóng nhỏ.trong trầm tích hồ thường thấy những lớp hữu cơ xen kẽ ( than bùn). Trong
                                  một số hồ trầm tích thường mặn, bị glay…Dặc điểm thành tạo hồ liên quan mật thiết với
                                  điều kiện tự nhiên vùng tạo hồ.

                                       Phong tích (eolovi):

                                        Là trầm tích hình thành do lắng đọng các phân tử được mang đi do gió. Trong
                                  phong tích chủ yếu là hạt có kích thước 0,05 - 0,25mm, thường gặp các cấp hạt không
                                  đông nhất ề thành phần cơ giới chứa 8-10% hạt lớn hơn 0,25mm. thành phần khoáng
                                  đồng nhất là thạch anh. Cát phong tích tạo ra những dạng địa hình đặc biệt.
 Trầm tích biển đệ tứ:

                                          Đặc trưng bởi tính phân lớp theo tầng và phân loại theo lớp. thànhphần cơ giưos
                                  của chúng khác nhau phụ thuộc vào điều kiện trầm tích. Ở những dãi gần bờ biển chủ yếu
                                  là trầm tích cát, trầm tích thô(cuội) thường nhữn vùng xa bờ và những ùng đầm phá là
                                  trầm tích sét.
KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT

More Related Content

What's hot

Thiết kế tháp chưng luyện liên tục loại tháp đĩa chóp để phân tách hỗn hợp ax...
Thiết kế tháp chưng luyện liên tục loại tháp đĩa chóp để phân tách hỗn hợp ax...Thiết kế tháp chưng luyện liên tục loại tháp đĩa chóp để phân tách hỗn hợp ax...
Thiết kế tháp chưng luyện liên tục loại tháp đĩa chóp để phân tách hỗn hợp ax...nataliej4
 
Acid benzoic
Acid benzoicAcid benzoic
Acid benzoicMo Giac
 
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)Thành Lý Phạm
 
Đề Cương Chi Tiết Môn Học Kỹ Thuật Phòng Thí Nghiệm
Đề Cương Chi Tiết Môn Học Kỹ Thuật Phòng Thí Nghiệm Đề Cương Chi Tiết Môn Học Kỹ Thuật Phòng Thí Nghiệm
Đề Cương Chi Tiết Môn Học Kỹ Thuật Phòng Thí Nghiệm nataliej4
 
tài liệu sấy 2015
 tài liệu sấy 2015 tài liệu sấy 2015
tài liệu sấy 2015trietav
 
TỔNG QUAN VỀ NẤM
TỔNG QUAN VỀ NẤMTỔNG QUAN VỀ NẤM
TỔNG QUAN VỀ NẤMTruongThanh Vu
 
14394582 seminar-dien-hoa
14394582 seminar-dien-hoa14394582 seminar-dien-hoa
14394582 seminar-dien-hoaCanh Dong Xanh
 
Hóa Phân Tích Định Lượng
Hóa Phân Tích Định LượngHóa Phân Tích Định Lượng
Hóa Phân Tích Định LượngDanh Lợi Huỳnh
 
Hai bí kíp thiết lập công thức sai số - ĐHBKHN
Hai bí kíp thiết lập công thức sai số - ĐHBKHNHai bí kíp thiết lập công thức sai số - ĐHBKHN
Hai bí kíp thiết lập công thức sai số - ĐHBKHNĐiện Môi Phân Cực
 
Bài giảng quá trình và thiết bị truyền nhiệt
Bài giảng quá trình và thiết bị truyền nhiệtBài giảng quá trình và thiết bị truyền nhiệt
Bài giảng quá trình và thiết bị truyền nhiệtnataliej4
 
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTuấn Nguyễn
 
CNSX đồ uống nước quả đục
CNSX đồ uống   nước quả đụcCNSX đồ uống   nước quả đục
CNSX đồ uống nước quả đụcKej Ry
 
Phương pháp phân tích phổ nguyên tử
Phương pháp phân tích phổ nguyên tửPhương pháp phân tích phổ nguyên tử
Phương pháp phân tích phổ nguyên tửwww. mientayvn.com
 

What's hot (20)

Thiết kế tháp chưng luyện liên tục loại tháp đĩa chóp để phân tách hỗn hợp ax...
Thiết kế tháp chưng luyện liên tục loại tháp đĩa chóp để phân tách hỗn hợp ax...Thiết kế tháp chưng luyện liên tục loại tháp đĩa chóp để phân tách hỗn hợp ax...
Thiết kế tháp chưng luyện liên tục loại tháp đĩa chóp để phân tách hỗn hợp ax...
 
Acid benzoic
Acid benzoicAcid benzoic
Acid benzoic
 
Bao cao duoc lieu sac ky lop mong
Bao cao duoc lieu sac ky lop mongBao cao duoc lieu sac ky lop mong
Bao cao duoc lieu sac ky lop mong
 
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
 
Đề Cương Chi Tiết Môn Học Kỹ Thuật Phòng Thí Nghiệm
Đề Cương Chi Tiết Môn Học Kỹ Thuật Phòng Thí Nghiệm Đề Cương Chi Tiết Môn Học Kỹ Thuật Phòng Thí Nghiệm
Đề Cương Chi Tiết Môn Học Kỹ Thuật Phòng Thí Nghiệm
 
Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ
Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đĐề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ
Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ
 
Tanin va duoc lieu chua tanin
Tanin va duoc lieu chua taninTanin va duoc lieu chua tanin
Tanin va duoc lieu chua tanin
 
tài liệu sấy 2015
 tài liệu sấy 2015 tài liệu sấy 2015
tài liệu sấy 2015
 
KTXT CHƯƠNG 1
KTXT CHƯƠNG 1KTXT CHƯƠNG 1
KTXT CHƯƠNG 1
 
TỔNG QUAN VỀ NẤM
TỔNG QUAN VỀ NẤMTỔNG QUAN VỀ NẤM
TỔNG QUAN VỀ NẤM
 
14394582 seminar-dien-hoa
14394582 seminar-dien-hoa14394582 seminar-dien-hoa
14394582 seminar-dien-hoa
 
Hóa Phân Tích Định Lượng
Hóa Phân Tích Định LượngHóa Phân Tích Định Lượng
Hóa Phân Tích Định Lượng
 
Hai bí kíp thiết lập công thức sai số - ĐHBKHN
Hai bí kíp thiết lập công thức sai số - ĐHBKHNHai bí kíp thiết lập công thức sai số - ĐHBKHN
Hai bí kíp thiết lập công thức sai số - ĐHBKHN
 
Bài giảng quá trình và thiết bị truyền nhiệt
Bài giảng quá trình và thiết bị truyền nhiệtBài giảng quá trình và thiết bị truyền nhiệt
Bài giảng quá trình và thiết bị truyền nhiệt
 
Quang pho hong ngoai
Quang pho hong ngoaiQuang pho hong ngoai
Quang pho hong ngoai
 
Bai giang mon banh keo
Bai giang mon banh keoBai giang mon banh keo
Bai giang mon banh keo
 
Bài 5 protein
Bài 5 proteinBài 5 protein
Bài 5 protein
 
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
 
CNSX đồ uống nước quả đục
CNSX đồ uống   nước quả đụcCNSX đồ uống   nước quả đục
CNSX đồ uống nước quả đục
 
Phương pháp phân tích phổ nguyên tử
Phương pháp phân tích phổ nguyên tửPhương pháp phân tích phổ nguyên tử
Phương pháp phân tích phổ nguyên tử
 

Similar to Tieu luan khoang vat va da hinh thanh dat

Chương 1 Khoáng Vật Và Đất Đá.ppt
Chương 1 Khoáng Vật Và Đất Đá.pptChương 1 Khoáng Vật Và Đất Đá.ppt
Chương 1 Khoáng Vật Và Đất Đá.pptDoThanhTung11
 
Bai nhom co dong loan
Bai nhom co dong loanBai nhom co dong loan
Bai nhom co dong loanvoikoi3101
 
Bài thuyết trình về đất sét
Bài thuyết trình về đất sétBài thuyết trình về đất sét
Bài thuyết trình về đất sétNguyễn Linh
 
Giáo trình đất và dinh dưỡng cây trồng - Nguyễn Thế Đặng.pdf
Giáo trình đất và dinh dưỡng cây trồng - Nguyễn Thế Đặng.pdfGiáo trình đất và dinh dưỡng cây trồng - Nguyễn Thế Đặng.pdf
Giáo trình đất và dinh dưỡng cây trồng - Nguyễn Thế Đặng.pdfMan_Ebook
 
Quy luật địa đới và phi địa đới
Quy luật địa đới và phi địa đớiQuy luật địa đới và phi địa đới
Quy luật địa đới và phi địa đớinhóc Ngố
 
4. Chương 5 V-ZEOLIT.pptx
4. Chương 5 V-ZEOLIT.pptx4. Chương 5 V-ZEOLIT.pptx
4. Chương 5 V-ZEOLIT.pptxKijuto Huỳnh
 

Similar to Tieu luan khoang vat va da hinh thanh dat (6)

Chương 1 Khoáng Vật Và Đất Đá.ppt
Chương 1 Khoáng Vật Và Đất Đá.pptChương 1 Khoáng Vật Và Đất Đá.ppt
Chương 1 Khoáng Vật Và Đất Đá.ppt
 
Bai nhom co dong loan
Bai nhom co dong loanBai nhom co dong loan
Bai nhom co dong loan
 
Bài thuyết trình về đất sét
Bài thuyết trình về đất sétBài thuyết trình về đất sét
Bài thuyết trình về đất sét
 
Giáo trình đất và dinh dưỡng cây trồng - Nguyễn Thế Đặng.pdf
Giáo trình đất và dinh dưỡng cây trồng - Nguyễn Thế Đặng.pdfGiáo trình đất và dinh dưỡng cây trồng - Nguyễn Thế Đặng.pdf
Giáo trình đất và dinh dưỡng cây trồng - Nguyễn Thế Đặng.pdf
 
Quy luật địa đới và phi địa đới
Quy luật địa đới và phi địa đớiQuy luật địa đới và phi địa đới
Quy luật địa đới và phi địa đới
 
4. Chương 5 V-ZEOLIT.pptx
4. Chương 5 V-ZEOLIT.pptx4. Chương 5 V-ZEOLIT.pptx
4. Chương 5 V-ZEOLIT.pptx
 

More from NXN Gishue

More from NXN Gishue (10)

Doc1
Doc1Doc1
Doc1
 
Dan so hoc nghia
Dan so hoc nghiaDan so hoc nghia
Dan so hoc nghia
 
Thuatngudialy
ThuatngudialyThuatngudialy
Thuatngudialy
 
Thuatngudialy
ThuatngudialyThuatngudialy
Thuatngudialy
 
Chuong 5
Chuong 5Chuong 5
Chuong 5
 
Chuong 4
Chuong 4Chuong 4
Chuong 4
 
Chuong 3
Chuong 3Chuong 3
Chuong 3
 
Chuong 2
Chuong 2Chuong 2
Chuong 2
 
Chuong 1
Chuong 1Chuong 1
Chuong 1
 
BáO CáO
BáO CáOBáO CáO
BáO CáO
 

Recently uploaded

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Tieu luan khoang vat va da hinh thanh dat

  • 1. Nguyễn xuân nghĩa Địa lý K32 CHƯƠNG 1 KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT Vỏ Trái Ðất được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, một loại đá thường được cấu tạo bởi một số khoáng vật nhất định. Ðá và khoáng vật ở lớp ngoài cùng của vỏ Trái Ðất bị phá huỷ tạo thành mẫu chất, do tác động của sinh vật mẫu chất biến đổi tạo thành đất. Vậy khoáng vật và đá là cơ sở vật chất để hình thành nên đất. 1. KHOÁNG CHẤT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT 1.1. Khái niệm chung về khoáng chất Theo địa chất học: khoáng chất là sản phẩm tự nhiên của các quá trình hoá lý và các quá trình địa chất diễn ra trong vỏ Trái Ðất, có thành phần tương đối đồng nhất và có những tính chất vật lý, hoá học nhất định. Khoáng chất tồn tại ở 3 thể: rắn, lỏng và khí, trong đó chủ yếu ở thể rắn. Khoáng chất thể rắn hình thành và tồn tại ở 2 dạng cơ bản là kết tinh tạo thành các tinh thể và vô định hình, hầu hết khoáng vật ở dạng tinh thể. Hình dạng tinh thể do sự liên kết theo quy luật của các nguyên tử, ion hoặc phân tử tạo nên các mạng lưới tinh thể. Na KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT Cl a. Muối mỏ b. Thạch anh Mạng lưới tinh thể và hình dạng một số khoáng vật Các khoáng vật khác nhau có: hình dạng, kích thước, độ cứng, tỷ trọng, màu sắc, cát khai, vết vỡ, thành phần hoá học... rất khác nhau, đây cũng là những dấu hiệu để nhận biết và phân loại khoáng vật trong tự nhiên.
  • 2. Tuỳ điều kiện hình thành mà một khoáng chất có kích thước khác nhau. Ví dụ: Khoáng chất mica là những tấm mỏng có kích thước từ vài mm2 đến hàng m2. Một số khoáng chất có cùng thành phần nhưng kết tinh ở mạng lưới tinh thể khác nhau tạo nên khoáng chất có tính chất vật lý khác xa nhau. Ví dụ: Than chì và kim cương có cùng thành phần hoá học là C nhưng kết tinh ở mạng tinh thể khác nhau mà than chì có độ cứng 1, kim cương có độ cứng 10. Hiện nay đã xác định được trên 3000 loại khoáng chất có trong vỏ Trái Ðất. Theo Chetvericốp, toàn bộ khoáng vật có trong vỏ Trái Ðất nằm trong 10 lớp: - Silicát - Sunphat - Cácbonát - Haloit - Oxyt - Phosphat - Hydroxyt - Vonfranat - Sunphua - Nguyên tố tự nhiên Một số tác giả đề nghị ghép lớp Sunphua với Sunphát thành lớp khoáng vật có lưu huỳnh... Dựa vào nguồn gốc thành tạo, các khoáng chất nằm trong 2 nhóm lớn là khoáng chất nội sinh và khoáng chất ngoại sinh. Có khoảng 50 khoáng chất chiếm tỷ lệ lớn trong các loại đá ở vỏ Trái Ðất được gọi là khoáng chất chính tạo đá. 1.2. Khoáng chất và đá hình thành đá và đất. Trong quá trình phát sinh và phát triển ,thổ nhưỡng có mối quan hệ vô cùng mật thiết với đá và khoáng chất hình thành nên chúng .khái niệm về khoáng chất hình thành đá dùng để chỉ những khoáng chất cấu tạo nên thành phần chủ yếu của các loại đá của vỏ KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT quả đất và chúng cũng chính là những khoáng chất hình thành đất . Xét về mặt phát sinh thì khoáng chất là những hợp chất tự nhiên được hình thành do kết quả của nhiều quá trình như lý học ,hóa học ,lý hóa học… của vỏ quả đất .các khoáng chất khác nhau đều có cấu trúc và tính lý hóa riêng biệt . Trong khái niệm về khoáng chất cần phân biệt hai loại : a. Khoáng nguyên sinh Được tạo ra trong khối macma nóng chảy ở trong lòng đất hoặcphun trào lên trên bề mặt đất và ngưng tụ lại. Tính chất của các đá khác nhau đối với phong hóa không đồng nhất. tính bền vững của đa đối với phong hóa do độ bền vững của các khoáng chất tạo nên chúng quyết định. độ bền vững khác nhau của các khoáng trong đá ở một mức độ đáng kể do tính chất tinh thể của chúng quyết định.Nhưng khoáng chất nguyên sinh thường gặp trong đá và đất là:
  • 3. Thạch anh Fenspat Amfibol Pyroxen Mica Các khoáng thuộc olevin Chúng ta lần lượt đi tìm hiểu cấu trúc tinh thể hóa học và độ bền vững đối với phong hóa của những khoáng chất tạo đá đó. 1. Thạch anh Thạch anh là khoáng chất phổ biến nhất của thạch quyển ,nó có mặt trong đá macma,biến chất và trầm tích, có cấu trúc khung (bốn mặt Oxyt silic). Cấu trúc như vậy tạo nên độ bền vững của nó đối với các quá trình phong hóa .trong lớp vỏ phong hóa các hạt thạch anh còn nguyên vẹn hay chỉ bị gặm mòn ở ria mép. Nguyên tử Silic Hình 4 mặt của Oxyt silic cũng là bộ Nguyên tử oxy phận quan trọng nhất của cấu trúc tinh thể của các silicat-là những khoáng chủ yếu tạo nên khối đá. Fenspat,mica,piroxen,amfibol Hình 1.2: Cấu tạo của khối 4 mặt và nhiều khoáng chất khác cũng thuộc vào oxit silic, khoảng cách Si-O2 là 1,6 Ǻ khối này. 2. Fenspat. Fenspat tạo nên nhóm khoáng tạo đá rất phổ biến (khoảng 50% trọng lượng của KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT thạch quyển).cấu trúc tinh thể hóa học là một bộ kung phức tạp được tạo thành bởi các hình 4 mặt Oxy với các ion silic và nhân nằm ở bên trong .những hình 4 mặt này được nối với các cation kiềm và kiềm thổ Na+,Ca2+,K+, có trị số bán kính ion tương đối lớn. Hàm lượng các kiềm và canxi trong thành phần của fenspat biến đổi có quy luật,vì vậy người ta chia làm hai loại địa hình  Loại thứ nhất: Tạo nên fenspat-kali-natri, đại diện của chúng là những khoáng có octolaz đơn tà và microlin tam tà. công thức hóa học có dạng K(AlSi2O8) (fenspat kali). Octoclaz gặp nhiều nhất và là một trong những khoáng vật chính của đá macma axit như granit,liparit.  Loại thứ hai –plagioclaz: Là sự hỗn hợp vô định hình liên tục của hai thành viên anbit:Na(AlSi2O8) (fenspat natri) và anotit Ca(AlSi2O8) (fenspat canxi).Fenspat natri là một loại fenspat phổ biến trong tự nhiên có nhiều trong đá macma axit. Fenspat không bền vững đối với quá trình phong hóa.đặc biệt là plagioclaz với hàm lượng anoctit cao bị phá hủy nhanh. điều đó có
  • 4. liên quan đến sự tách canxi khỏi cấu trúc tinh thể, do đó tất cả cấu trúc khung phức tạp cũng bị phá hủy. 3. Mica Mica chiếm hơn 4% thạch quyển và có trong nhiều loại macma và đá biến chất .cấu trúc tinh thể của chúng có tính chất lớp (có cấu trúc lớp). Những lớp trên mặt của hình 4 mặt của Oxyt silic đều hướng các đỉnh vào với nhau nối với các ion nhôm. Những cụm 3 lớp nối với nhau bằng những ion kali cũng hình thành như vậy.  Muscovit Muscovit còn gọi là mica trắng có thành phần cấu tạo là: KAl2[(OH,Fe)2.AlSi3O10].Tinh thể muscovit có dạng dẹt hình tấm mỏng hoặc dạng vẩy, không màu,nhưng thường lẫn màu xám trắng,đôi khi phớt hồng. Muscovit có nhiều trong đá granit, gnai, phiến thạch mica, sa thạch. Muscovit có nhiều ở bão hà, Muscovit (mica trắng) lào cai.  Biotit Biotit còn gọi là mica đen,có thành phần cấu tạo là: K(Mg,FeII,Mn)3.(AlSi3O10).(OH,F)2. Tinh thể biotit thường dẹt hoặc hình trụ, có màu đen, đôi khi có màu lục. Biotit thường gặp trong đá granit, syenit, diorit, poocfia nhiều nhất trong đá gnai và phiến thạch mica. Ở nước ta biotit có trong phiến thạch ở thượng nguồn sông Hồng và sông Đà.Các mica trong quá Biotit (mica đen) KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT trình phong hóa dễ dàng bị mất các ion kiềm, các ion này nối thành các lá 3 lớp.mica đen bền vững hơn mica trắng. Các hình 4 mặt oxyt silic được nối với nhau thành nhưng lưới bằng phẳng (silicat cấu trúc lớp (Si4O11)6 -∞ – cấu trúc mica 4. Pyroxen và amfibol
  • 5. Hai loại khoáng này rất phổ biến trong các đá macma và đá biến chất ( chiếm khoảng 6% thạch quyển). Đại biểu phổ biến cho piroxen là augit và diopsit, còn đại biểu cho amfibol là hocblen. Cấu trúc tinh thể hóa học của piroxen (cấu trúc chuổi – mắt xích đơn độc) và amfibol (cấu trúc mạch)ndo hai dải piroxen ghép lại mà thành. Các dây xích được nối bằng những cation khác nhau (Fe, Al, Canxi, Natri, K). nhìn chung piroxen kém bền vững hơn amfibol. Công thức chung của piroxen- R2(Si2O6) và của amfibol- R7(Si4O11).(OH)2, trong đó R là những cation kim loại hóa rị 1,2,3. a. Các hình 4 mặt của oxyt silic được nối với nhau thành những giây xích (chuổi) - [SiO2]-2 - cấu trúc piroxen. b. Silicat cấu trúc băng - [SiO2]-2 - cấu trúc amfibol. 5. Các khoáng thuộc nhóm olevin. Các khoáng này chiếm một lượng đáng kể trong các đá siêu bazơ và một phần trong đá macma bazơ. Nhưng loại khoáng chất thuộc nhóm này là tinh thể hổn hợp của hai dạng forterit (Mg2SiO4) và faylit (Fe2SiO4).cấu trúc tinh thể hóa học của các khoáng thuộc nhóm này KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT được đặc trưng bằng những hình 4 mặt Oxyt silic nằm riêng lẻ, các hình này được nối với nhau bằng nhưng ion sắt và magiê hóa trị hai Olevin là sản phẩm trung gian giữa hai loại trên. Công thức của olivin là (Mg, II Fe )2SiO4. Olivin có màu phớt lục hoặc vàng, có khi không màu. Olivin kém bền vững dễ bị phong hóa thông qua oxy hoặc Fe+2 vì vậy chúng bị phá hủy một cách nhanh chóng. Olivin thường gặp trong đa macma bazơ có màu tối, nghèo silic như bazan (bazan olivin), gabro, diabaz. Đá bazan ở Vạn Yên, Liên Sơn (Tam Đảo), ở Lâm Đồng chứa nhiều olivin.Phù sa ở Chợ Bờ, cao bằng, đôngThái Nguyên, nam Thanh Hóa có nhiều hạt olivin… Nếu chúng ta đặt các khoáng tạo đá chủ yếu nhất theo mức độ tăng lên về độ bền vững đối với các quá trình phong hóa thì chúng ta sẽ có những vị trí nối tiếp nhau liên tục như nhà nghiên cứu người mỹ X.Goldis đả xác định:
  • 6. Olevin Augit (Piroxen) Plagiocla Canxi Amfibol (Hocblen) Plagiocla Canxi - Natri Biotit (Mica đen) Plagiocla Natri - Canxi Plagiocla Natri Penspat Kali Muscovit (Mica trắng) Thạch anh b. Khoáng thứ sinh Những khoáng nguyên sinh chịu sự biến đổi hóa học trên bề mặt quả đất mà hình thành những khoáng mới đó là khoáng thứ sinh. Khoáng thứ sinh được tạo thành do phá hủy các khoáng nguyên sinh cũng như quá trình phong hóa và hình thành đất. sự phân hủy khoáng nguyên sinh đả tái tạo để hình thành một khoáng chát mới – khoáng nguyên sinh tiến hành một cách liên tục nên khoáng nguyên sinh phân bố rộng rải trong đất. Trong các khoáng thứ sinh người ta chia ra khoáng của các muối đơn giản, khoáng oxyt và hydroxyt và khoáng sét. KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT 1. Khoáng của các muối đơn giản : Khoáng của các muối đơn giản được tạo thành khi phong hóa các khoáng nguyên sinh và kết quả của các quá trình hình thành đất.  Khoáng nhóm cacbonat: - Canxit - CaCO3 có hàm lượng các thành phần hóa học tương ứng là CaO:56%, CO2:44%,ngoài ra còn có thể còn chứa một hàm lượng nhỏ Mg, Fe, Mn. Dạng tinh thể có mặt tam giác hay hình thoi. Phần lớn canxit không màu hoặc màu trắng sữa, nếu lẫn tạp chất chỉ còn có màu xám, vàng, hồng hoặc nâu đỏ hay đen. Canxit là một loại khoáng chất phổ biến trong tự nhiên là thành phần chủ yếu của đá vôi. Ở nước ta canxit có nhiều ở vùng đá vôi Ninh Bình và vùng Tây Bắc. - Đolomit - [Ca,Mg](CO3)2 có thành phần hóa học bao gồm CaO:30,4%,MgO:21,7%, CO2:47,9%,ngoài ra còn có một lượng nhỏ Fe, Mn, Co, Zn.Tinh thể đolomit rất giống tinh thể canxit. Đolomit có màu trắng xám, vàng nhạt hoặc nâu nhạt thường gặp nhiều trong vùng đá vôi đặc biệt là trong vôi biến Tinh thể Dolomit
  • 7. chất. Ở nước ta vùng núi Mật (Thanh Hóa) có nhiều đolomit. Ngoài ra khoáng chất cacbonat còn gặp sođa – Na2CO3.10H2O  Khoáng nhóm sunfua và sunfat: - Pirit – FeS2, có thành phần hóa học gồm 53,4% S và 46,6% Fe, các chất lẫn thường có Co và Ni. Tinh thể Pirit có nhiều hình khác nhau óng ánh vàng. Pirit có nguồn gốc từ núi lửa phun ra hay do những vùng giàu lưu huỳnh trong điều kiện yếm khí. - Thạch cao – CaSO4.2H2O chứa 32,5 CaO, 46,6% SO3 và 20,9% H2O. Tinh thể thạch cao có hình lăng trụ đối xứng trong suốt, thường được hình thành những khối lớn trong các hồ và biển cạn. Ngoài ra thuộc nhóm này còn có mirabilit -Na2SO410H2O. Tinh thể Pirit Thạch cao  Khoáng nhóm phốt phát: - Apatit: Ca5(PO4)3(Cl, F, OH). Trong đó Florua apatit có hàm lượng P2O5 : 42,3%, CaO : 55,5% và F : 3,7%. KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT Clorua apatit có hàm lượng P2O5 : 41%, CaO : 55,8% và Cl : 6,8%. Tinh thể apatit có hình lăng trụ hoặc có hình mặt kim có Màu trắng, lục nhạt hoặc lục, đôi khi cóm màu vàng nâu.Apatit thường gặp trong các lọa đá macma. Đây chính là nguồn dự trữ dinh dưỡng phốt pho quan trọng của thực vật. - Phốtphorit : Ca3(PO4)3 thường gặp trong đa trầm tích. Ở những vùng đá vôi giàu phốtpho, do quá trình phong hóa mà phốtpho tích lũy lại thành Phốtphorit. - Vivianit : Fe(PO4)2.8H2O, chứa 28,3% P2O5, 43% FeO. Tinh thể Vivianit thường có hình trụ , hình kim với màu trong suốt nhưng dễ bị oxy hóa thành màu xám, thường gặp dưới các lớp than bùn. Những khoáng này có khả năng tích lũy ở trong đất một lượng rất lớn trong điều kiện khí hậu khô. Thành phần, chất lượng của chung quyết định mức độ và đặc điểm đổ mặn của đất.
  • 8. Tinh thể apatit, Canada Vivianit 2. Khoáng của các oxyt và hydroxyt: Đó là những hidroxyt silic, nhôm ,sắt , mangan được tạo thành có đạng vô định hình khi phong hóa các khoáng nguyên sinh ở dạng hydrat hóa những gel cao phân tử và dần dần bị phản hydrat hóa và kết tinh tạo thành oxyt và hydroxyt có cấu trúc tinh thể.Nhiệt độ cao, giá lạnh, khô hạn và điều kiện oxy hóa thúc đẩy sự tạo thành tinh thể.  Hydroxyt silic (SiO2.nH2O) trải qua thời kì lâu dài chuyển thành gel cứng Opan (SiO2.nH2O) với hàm lượng nươc từ 20% đến 30% sau đó bị mất nước chuyển thành dạng tinh thể Khanxeđon và thạch anh SiO2.  Hydroxyt mangan có màu đen, mềm kết thành những hạt tròn nhỏ có trong đất phù sa và đất đá vôi – được kết tinh dưới dạng khoáng Piroluzit - MnO2, Mangannit - Mn2O3.H2O và Pxilomelan – mMnO.nMnO2.pH2O.  Oxyt và hydroxyt sắt có màu nâu đỏ đến màu nâu vàng hoặc nâu đen. Nói chung các loại khoáng vật chứa sắt đều có khả năng phân giải tạo thành hdroxyt sắt thứ sinh. Loại này có nhiều trong đất đỏ và là thành phần chính của kết von và đá ong vùng KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT nhiệt đới, bao gồm các loại sau: - Hematit - Fe2O3, có màu đỏ hoặc màu nâu đỏ, có nhiều trong đất đỏ feralit, tập trung nhiều thì thành quặng sắt. - Magnetit – Fe3O4 hoặc Fe2O3.FeO màu đen, hút kim loại phân bố nhiều trong đá macma. - Gơtit -Fe2O3.H2O và Limonit- 2Fe2O3.3H2O. - Hydrogơtit - Fe2O3.3H2O, FeOOH.nH2O. Hematit Magnetit Gơtit Limonit
  • 9.  Oxyt và hydroxyt nhôm, thường gặp trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới gồm: - Bơmit - Al2O3.H2O, hàm lượng Al2O3 85%. Tinh thể bơmit hình trụ có màu trắng xen vàng. - Hydracgylit (Gibsit) - Al(OH)3 chứa 65,4% Al2O3. Tinh thể gibsit hình lục giác màu trắng hoặc xám,đôi khi màu phớt lục hoặc phớt hồng. trong phong hóa nhiệt đới gibsit thường đi kèm với hydroxyt sắt trong kết von và đá ong. Bơmit Hydracgylit  Diaspor - AlO(OH) chứa 85% Al2 O3, đôi khi còn lẫn một lượng nhỏ sắt, mangan hay crom. Tinh thể diaspor dạng lớp mỏng có màu trắng,nâu phớt vàng, tím tươi hoặc xám lục. trong đá biến chất thường gặp diaspor. Những khoáng này ở trong nhiều loại đất thường gặp một lượng không lớn. Gơtit và Gibsit có nhiều trong đất feralit. KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT Diaspor Mức độ kết tinh của các khoáng gây nên độ hòa tan của chúng “phản ứng của môi trường càng lớn thì đọ hòa tan càng nhỏ”. Phản ứng của môi trường ảnh hưởng rất lớn đến độ hòa tan của sét quy oxyt. Khi pH <5 thì nhôm chuyển sang dạng ion, còn khi pH<3 thì sắt hóa trị 3 chuyển thành dạng ion. Nhứng chất vô định hình có độ phân tán cao như mùn ,từ núi lửa,olofan (Al2O3.SiO2.nH2O). nhiều tính chất phụ thuộc vào hàm lượng và bản chất của những chất vô định hình. Mùn và sét quy oxyt có vai trò quan trọng trong sự hình thành cấu trúc đất.Oxyt nhôm, sắt vô định hình nhờ có bề mặt lớn hấp phụ nhiều lần làm giảm khả năng cung cấp nó cho thực vật. 3. Khoáng sét Khoáng sét là những alumo – ferosilicat thứ sinh. Chúng được tạo thành do kết quả tổng hợp từ những sản phẩm cuối cùng của sự phong hóa các khoáng nguyên sinh cung như bằng cách thay đổi dần dần các khoáng nguyên sinh trong quá trình phong hóa và hình thành đất. khoáng sêt phổ biến nhất trong đất gồm các nhóm montmorilonit,
  • 10. kaolinit, hydromica, clorit những khoáng này có trong thành phần sét tự nhiên, trong mối quan hệ với chúng và có tên gọi là khoáng sét. Khoáng sét có những tính chất chung:  Cấu tạo tinh thể lớp  Độ phân tán cao  Có khả năng hấp phụ  Có nước liên kết hóa học trong thành phần của chúng. Tuy nhiên mỗi khoáng nhóm có tính chất đặc trưng riêng và ý nghĩa trong độ phì nhiêu của nó. - Khoáng sét nhóm Montmorilonit - [Al2Si4O10(OH)2.nH2O]. Thuộc nhóm này thì có nontronit, beidelit, xaponit… được phâ bố rộng rải ở trong đất trừ đất feralit (ở trong đất feralit montmorilonit có rất ít hoặc hoàn toàn không có). Montmorilonit có mạng lưới tinh thể 3 lớp, được tạo thành từ 2 khối 4 mặt của Oxyt silic, giữa 2 lớp đó có lớp hình 8 mặt của hydroxyt nhôm. Mạng lưới 3 lớp này lần lượt kế tiếp nhau trong tinh thể và làm cho chúng có cấu trúc lớp Trong khối 4 mặt và khối 8 mặt của nhóm khoáng montmorilonit sự thay đổi đồng hình có thể có thể xảy ra và gây ra thay đổi thành phần hóa học của khoáng. Điện tích còn thừa được bù bằng nhưng cation này chủ yếu là trao đổi. silic của khối 4 mặt có thể bị thay thế bằng magiê, sắt, niken, kẽm, đồng và những nguyên tố hóa học khác: mMg3(OH)2[Si4O10].n(Al, Fe)2(OH)2[Si4O10].pH2O (m, n thường bằng 0,8 – 0,9). KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT Khoáng sét nhóm montmorilonit Sự liên kết giữa các lớp yếu – các khoáng này có độ trương lớn, phụ thuộc vào lượng nước chứa giữa các lớp mà khoảng cách giữa các lớp thay đổi từ 9,4 đến 21,4Ao. khoảng cách giữa các lớp lớn cho phép kiềm trao đổi xâm nhập vào chúng một cách tự do. Các khoáng thuộc nhóm montmorilonit có độ phân tán cao, chúng chứa tới 60%phần keo và 80% hạt <0,001mm. cấu trúc đặc biệt và tính phân tán cao gây nên dung lượng hấp phụ cation lớn. dung lượng hấp phu cation của montmorilonit bằng 80 - 120mgđl/100g đất, độ hút ẩm cực đại của montmorilonit đạt tới 30%. Kết hợp với axit mùn khoáng này tạo nên cấu trúc hạt bền trong nước.
  • 11. Như vậy, đối với đất giàu các khoáng montmorilonit đặc trưng bởi khả năng hấp phụ cao, độ trương nở lớn, độ dính và độ hút ẩm cực đại cao. - Khoáng sét nhóm kaolinit - Al2[Si2O5].(OH)4 hoặc Al4[Si4O10].(OH)8. Thuộc nhóm này có kaolinit, haluazit, dikit… kaolimit thường được gặp ở trong đất một lượng nhỏ trừ đất feralit (trong đất feralit kaolinit là khoáng sét chủ yếu). Mạng lưới tinh thể của kaolinit và thuộc nhóm có kết hợp xen kẽ các cụm hai lớp bằng phẳng : lớp dươi gồm những lớp 4 mặt oxyt silic và lớp trên gồm kết hợp các ion hydroxyt và các ion nhôm (các khối 8 mặt của hydroxit nhôm). Kaolinit không trương nở vì nước khó xâm nhập vào khoảng cách giữa các lớp do sự liên kết rất chặt giữa các lớp. khoảng cách giữa các lớp không đổi( 7,2A0). Kaolinit không chứa kiềm và ít kiềm thổ, độ phân tá của nó không lớn dung lượng hấp phụ không quá 20mgdl/100g đất. kaolinit chiếm ưu thế của trong đất là dấu hiệu nghèo kiềm của nó. Khoáng sét nhóm kaolinit KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT - Khoáng sét nhóm hydromica - [K,(H3O)].(Al,Fe)2[AlSi3O10]. Thuộc nhóm này có hydromuscovit, hydrobiotit… phổ biến rất rộng rãi ở trong đất. cấu trúc tinh thể hóa học của hydromica chiếm vị trí trung gian giữa cấu trúc của mica và montmorilonit. Các hydromica có các cụm 3 lớp, các cụm này được nối với nhau bằng những hydroxol (H3O) và kali. Chúng thuộc nhóm khoáng 3 lớp nên có khả năng thay đổi đồng hình. Thành phần hóa học của chúng luôn thay đổi. Liên kết giữa các lớp bền vững và nước không thể xâm nhập vào được. Cation kali bù (trung hòa diện tích) không trao đổi với các kali trao đổi do nằm ở ngoài rìa mạng lưới tinh thể nên dễ đàng bị phá hủy. Hydromica là nguồn cung cấp kali quan trọng cho cây. Hàm lượng kali trong hydromica loại illit đạt 6 - 7%. Hydromica được tạo thành chủ yếu từ mica và fenspat. Thuộc về khoáng 3 lớp còn có vermiculit được phân bố rộng rãi ở trong đất. về tính chất nó giống với montmorilonit nhưng chứa nhiều magie hơn (gần 25%) Khoáng sét trong đất thường gặp trong đất clorit. Mạng lưới tinh thể của chúng 4 lớp, không trương nở. Clorit là alumosilicat có chứa sắt, magiê, crôm ít gặp, niken. Về điều kiện thành tạo nó có thể là khoáng nguyên sinh.
  • 12. Trong đất khoáng hỗn hợp nhiều lớp được phân bố rộng rãi. Trong mạng lưới tinh thể của chúng được sắp xếp thứ tự các lớp khối 8 mặt và 4 mặt của những khoáng khác nhau như montmorilonit với illit, vermiculit với clorit… Tỷ lệ giữa khoáng nguyên sinh và khoáng thứ sinh trong đá tạo đất và đất thay đổi phụ thuộc vào thành phần cơ giới của chúng. Cát và cát pha khoáng nguyên sinh chiếm ưu thế chủ yếu là thạch anh và fenspat. Đất thịt được tạo thành từ hỗn hợp các khoáng nguyên sinh và thứ sinh. Trong đất sét khoáng thứ sinh nhiều hơn cả. Thực nghiệm đã chứng minh rằng các khoáng sét tham gia vào sự hấp phụ photpho. N.I.Gorbunov khi phân tích quy luật phân bổ các khoáng có độ phân tán cao ở trong đất đã đi đến kết luận sau : sự thành tạo đất hoàn toàn không làm thay đổi thành phần khoáng, tuy nhiên cùng với sự hình thành đất các khoáng thay đổi bằng cách di chuyển, phá hủy và tổng hợp các khoáng. Không có sự trùng hợp hoàn toàn giữa khoáng có độ phân tán cao với các loại đất. Một khoáng có thể có ở trong nhiều loại đất khác nhau và các khoáng khác nhau có thể có trong một loại đất. Quy luật này được N.I.Gorbunov giải thích bởi do thành phần đá mẹ và tuổi của chúng không giống nhau. Thành phần và hàm lượng các khoáng đặc biệt là khoáng có độ phân tán cao trong đất quyết định nhiều tính chất và độ phì nhiêu của đất. 1.3. Ðá và đá hình thành đất Ðá trầm tích Ðá biến chất Ðá Macma KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT Lò macma Mối quan hệ giữa 3 nhóm đá chính trong vỏ Trái Ðất 1.3.1. Ðịnh nghĩa và phân loại đá Ðá là một tập hợp nhiều hoặc một khoáng vật, là thành phần vật chất chủ yếu cấu tạo nên vỏ Trái Ðất. Ngành khoa học chuyên nghiên cứu về các loại đá cấu tạo nên vỏ Trái Ðất gọi là nham thạch hay thạch học.
  • 13. Theo nhà thạch học lỗi lạc người Ðức Rozenbút thì chỉ có những tập hợp khoáng vật tạo thành những thể địa chất độc lập mới được gọi là đá. Một thể địa chất độc lập phải có đủ các điều kiện sau: - Phân biệt rõ với các khối xung quanh và được thành tạo do những quá trình địa chất riêng. - Có thành phần khoáng vật, hoá học xác định và khác với các khối bao quanh. - Các thành phần tạo đá có phương thức kết hợp riêng. Ðá do nhiều loại khoáng vật tạo nên gọi là đá đa khoáng, do một loại khoáng vật gọi là đá đơn khoáng. Ðá bị phong hoá để tạo thành đất gọi là đá mẹ. Theo nguồn gốc hình thành, toàn bộ đá cấu tạo nên vỏ Trái Ðất nằm trong 3 nhóm lớn là: Ðá macma, đá trầm tích và đá biến chất. Trong từng nhóm chính lại chia ra nhiều nhóm nhỏ hơn. Ví dụ: nhóm đá macma có các nhóm phụ là macma siêu axit, macma axit, macma trung tính... 1.3.2. Ðá macma a. Ðịnh nghĩa và phân loại đá macma Ðá macma là những đá được hình thành do sự đông cứng của dung dịch macma. Nếu dung dịch macma đông cứng dưới sâu (trong vỏ Trái Ðất) tạo đá macma xâm nhập, ngược lại dung dịch macma phun trào ra phía ngoài mặt vỏ Trái Ðất rồi đông cứng lại thì tạo nên đá macma phun trào. Ðá macma có nhiều loại khoáng vật khác nhau, có kiến trúc và cấu tạo phức tạp. Trong vỏ Trái Ðất đá nằm ở nhiều thể: tường mạch, nền, trụ, nấm, lớp phủ, vòm phủ... Có nhiều cách phân loại đá macma, phương pháp được sử dụng rộng rãi là dựa KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT vào hàm lượng SiO2 trong đá như ở bảng sau: Phân loại đá macma theo hàm lượng SiO2 Hàm lượng SiO2 (%) Tên đá > 75 Macma siêu axít 65 - 75 Macma axít 52 - 65 Macma trung tính 40 - 52 Macma bazơ < 40 Macma siêu bazơ Ðá Macma có hàng trăm loại khoáng vật nhưng số khoáng vật chính tạo đá không nhiều. Mười khoáng vật: Fenspat, Thạch anh, Amphibon, Pyroxen, Mica, Ôlivin, Nephêlin, Lơxit, Manhêtit, Apatit chiếm 99% trọng lượng đá macma; Thành phần hoá học chủ yếu của đá macma là Silic, nhôm, sắt... thể hiện ở bảng sau:
  • 14. Hàm lượng trung bình của các nguyên tố Các chất Hàm lượng trung bình (%) SiO2 59,12 Al2O3 15,13 Fe2O3 6,88 CaO 5,08 MgO 3,49 Na2O 3,84 K2O 3,13 H2O 1,15 Dựa vào màu sắc, các khoáng vật tạo đá macma chia làm hai nhóm chính:  Các khoáng vật sáng màu: Fenspat, Mica trắng...  Các khoáng vật sẫm màu: Amphibon, Ôlivin, Manhêtit... b. Một số loại đá Macma  Pecmatit : Là loại đá điển hình cho macma siêu axit, hình thành dưới sâu, nằm ở thể mạch, có kiến trúc toàn tinh hạt lớn. KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT Các khoáng vật chính tạo đá là Fenspat dạng Octoclaz, Thạch anh, Mica kết tinh tạo các tinh thể lớn, màu xám trắng hay trắng xám. Pecmatit là loại đá cứng rắn rất khó bị phá huỷ hoá học. Sản phẩm phong hoá của đá Pecmatit chủ yếu là các hạt cơ giới có kích thước khác nhau. Ðất hình thành trên Pecmatit có thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất mỏng chua và nghèo dinh dưỡng. Việt Nam gặp Pecmatit ở La Phù, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ.  Granit: Ðá Granit còn có tên gọi là đá hoa cương, đại diện cho đá macma axit. Hình thành dưới sâu, rất phổ biến trong vỏ Trái Ðất, màu xám trắng, xám hoặc hồng. Kiến trúc toàn tinh với các kích thước hạt khác nhau. Thành phần khoáng vật chủ yếu là Octoclaz, Thạch anh, mica trắng và đen, Hoocblen. Khoáng vật phụ có Plazoclaz, Apatit, Manhetit. Các khoáng vật có thể quan sát nhận biết bằng mắt thường. Dựa vào kích thước và thành phần khoáng vật mà có các tên gọi như: Granit hạt thô, Granit hạt trung bình, Granit hạt mịn, Granit 2 mica...
  • 15. Granit có Fenspat kiềm như Anbit, Microlis... thì có màu hồng, đỏ, đỏ sẫm dùng làm gạch trang trí. Granit là loại đá cứng rắn, khó bị phong hoá. Ðất hình thành trên đá Granit nói riêng và Macma axit nói chung có thành phần cơ giới nhẹ, tầng mỏng, rất chua và nghèo dinh dưỡng. Ở Việt Nam gặp Granit ở nhiều nơi như Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Ðèo Hải Vân, Thanh Hoá, Quảng Bình... Ðá phun trào tương ứng với Granit là Riôlit (còn gọi là Lipazit) có thành phần khoáng vật giống với Granit nhưng có kiến trúc poocphia, cấu tạo dòng chảy. Nếu Riôlit không kết tinh được gọi là thuỷ tinh núi lửa. Dãy núi Tam Ðảo chủ yếu cấu tạo bởi Riolit.  Anđêzit và Poocphia: Là những đá macma trung tính điển hình, hình thành bằng con đường phun trào. Anđêzit có màu xám, xám đen, xanh đen, đen. Thành phần khoáng vật chủ yếu là Plazoclaz, Hoocbles, Ôgít, Pyroxen, Biôtit. Anđêzit là đá phun trào kiểu mới, Poocphia là đá phun trào cổ. Ðá xâm nhập tương ứng với Anđêzit là Ðiorit có kiến trúc toàn tinh, thành phần khoáng vật tương tự Anđêzit. Khi lộ ra ngoài Anđêzit bị phá huỷ dễ hơn đá macma axit. Ðất hình thành trên loại đá này có thành phần cơ giới nặng, tầng dày và có nhiều tính chất tốt. Việt Nam gặp Anđêzit ở Thanh Hoá, Lai Châu, Tây Nguyên. Ðiorit gặp ở Lào Cai, Kontum... KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT  Bazan, Ðiabaz, Gabrô: Bazan là đá điển hình của Macma bazơ, hình thành bằng con đường phun trào. Màu xám, xám đen, đen. Thành phần khoáng vật chính tạo đá là Pyroxen (Ôgít hoặc Ðiopxit) chiếm khoảng 50 %, thứ đến là Plazoclaz kiềm, khoáng vật phụ là Olivin, hoocblen. Ðá Bazan có kiến trúc vi tinh hay hạt mịn, mắt thường không phân biệt được các tinh thể khoáng có trong đá. Trong đá thường có các lỗ hổng hình tròn hay bầu dục, nếu đá có nhiều lỗ hổng thường xốp, nhẹ gọi là đá bọt Bazan. Thế nằm của đá Bazan chủ yếu là vòm phủ và dòng chảy. Ðiabaz là Bazan cổ. Gabrô là đá xâm nhập tương ứng với phun trào Bazan, có kiến trúc toàn tinh dạng hạt lớn và trung bình. Khi lộ ra ngoài mặt, đá Bazan rất dễ bị phá huỷ, đất hình thành trên đá Bazan có màu đỏ, nâu đỏ, thành phần cơ giới nặng, tầng dày và có nhiều tính chất tốt. Việt Nam gặp đá Bazan ở Tây Nguyên, Ðông Nam Bộ, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hoá... - Ðunít:
  • 16. Ðunít là đá Macma siêu bazơ hình thành dưới sâu. Ðá có kiến trúc hạt trung bình hay hạt nhỏ. Màu xanh lục, xám đen, đen. Khoáng vật chủ yếu là Ôlivin (thay đổi từ 85 - 100%), ngoài ra còn gặp một ít Crônit, Manhêtít. Khi bị biến đổi Ôlivin tạo thành Secpentin. Ðất hình thành trên đá Ðunít có màu đen. Việt Nam gặp Ðunít ở Cổ Ðịnh - Thanh Hoá. Pecmatit Granit Anđêzit Bazan Dunit 1.3.3. Ðá trầm tích a. Ðịnh nghĩa và phân loại đá trầm tích Ðá trầm tích là đá hình thành từ sản phẩm phong hoá của các đá có trước hoặc do xác sinh vật tích đọng tạo thành. Ví dụ: Ðá cát kết (Sa thạch) do các hạt cát là sản phẩm của phong hoá vật lý kết gắn tạo thành. Ðá vôi San hô do xác San hô chết tích đọng tạo thành... Dựa vào nguồn gốc hình thành, nhóm đá trầm tích thường được chia thành các nhóm phụ sau: Trầm tích cơ học, trầm tích hoá học, trầm tích sinh học và trầm tích hỗn hợp. b. Một số loại đá trầm tích  Đá vụn: KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT Sản phẩm của sự phân hũy cơ học và trầm tích lắng lại các khoảng bền vững chủ yếu là thạch anh. Thuộc nhóm này là quăngzit, cuội kết… Dựa vào kích thước và hình dạng các mảnh vụn và mức đôo gắn kết ,mà đá trầm tích được chia ra: - Đá vụn thô > 2mm - Đá cát > 0.5 - 2mm - Đá phấn sa (đá bột) > 0,01 - 0,5mm  Đá vụn thô: Các loại hạt sỏi hoặc đá dăm do quá trình phong hóa các loại đá khác bị vở vụn ra rồi di chuyển, bị bào mòn,sau đó gắn kết lại với nhau mà thành. Chất gắn kết chính là canxit, silic, sắt…và có khi là những hạt khoáng sét. Thành phần khoáng vật của đá vụn thô không ổn định, nó phụ thuộc vào các loại khoáng vật bị tách ra hoặc di chuyển từ nơi khác đến. Dựa vào kích thước và hình dạng riêng biệt đá vụn thô được chia ra một số nhóm.
  • 17. Phân nhóm đá vụn thô theo kích thước và hình dạng. Kích thước mảnh Mãnh vụn tròn nhẵn Mãnh vụn sắc cạnh vụn (mm) Rời rạc Gắn kết Rời rạc Gắn kết 100-1000 và lớn hơn Đá mảnh tròn Cuội kết Đá mảnh sắc cạnh Đá dăm kết 10 - 100 Cuội Cuội kết Đá dăm Đá dăm kết < 10 Sỏi Cuội kết Sỏi sắc cạnh Đá dăm kết  Ðá cát: Ðá cát là đá điển hình của trầm tích cơ học. Hạt cát là sản phẩm phá huỷ cơ học các đá khác có kích thước từ 2mm - 0,1mm. Sản phẩm ở trạng thái rời rạc gọi là cát, nếu kết gắn lại gọi là cát kết (Sa thạch). Cát kết có 2 thành phần cơ bản là các hạt cát và chất xi măng kết gắn. Thành phần khoáng vật của cát kết: Thạch anh, Fenspat, Mica, Ziacon, Manhetít, Kaolinít... Cát kết có cấu tạo khối và cấu tạo phân lớp. Xi măng kết gắn là Silic, sắt, canxi, sét... Cát kết rất phổ biến trong vỏ Trái Ðất, chiếm khoảng 60% trầm tích cơ học. Ðất hình thành trên đá cát có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dinh dưỡng, có nhiều tính chất xấu. Ở Việt Nam đá cát gặp phổ biến ở các tỉnh trung du và miền núi như Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Kontum... Cát rời gặp ở ven các dòng sông suối, đặc biệt gặp một dải dài ven biển miền Trung từ Thanh Hoá đến Bình Thuận.  Đá phấn sa (đá bột cát): KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT Được tạo thành từ những hạt nhỏ có kích thước từ 0,1 – 0,01mm. thành phần khoáng vật chủ yếu như đá cát hoặc phức tạp hơn. Đá bột cát được chia ra thành: cát pha và hoàng thổ (lios) – kích thước của nó chiếm khoảng trung gian giữa cát và sét. Ở nước ta đá bột cát có nhiều ở Bắc Giang, Lạng Sơn.  Đá sét (đá phiến sét): Là kết quả của sự phá hủy cơ học cũng như sự biến cải sâu sắc tinh thể hóa học của cac khoáng nguyên sinh trong úa trình hình thành đá. Đây là đá trầm tích được tạo thành chủ yếu (gần 75%) từ các hạt có kích thước <0,01mm, trong đó chủ yếu là các hạt có kích thước <0,001mm.màu sắc sét phụ thuộc vào hàm lượng các khoáng vật chứa trong đó. Đá sét chặt (thường cứng) được tạo thành do nén chặt khi mất nước và kết gắn nhưng tấm sét gọi là sét kết (acgilit). Dựa và thành phần khoáng vật người ta chia đá sét ra: sét montmorilonit, sét monotecnit, bentonit... đây là các loại trầm tích màu, dễ bị phong hóa. Đất phát triển trên đá phiến sét thường giàu chất dinh dưỡng và có thành phần cơ giới nặng.
  • 18.  Đá trầm tích nguồn gốc hóa học và hữu cơ  Than bùn Than bùn được hình thành do sự phân giải không hoàn toàn xác thực vật trong điều kiện dư ẩm và thiếu oxy (vùng đầm lầy), màu đen, nâu đen hay xám đen. Rất nhẹ, xốp và chứa nhiều di tích thực vật. Thành phần hoá học của Than bùn: Oxy chiếm 30 - 38%, Cacbon 28 - 35%, Hyđro 5,5%, Nitơ 1- 2%. Than bùn có phản ứng rất chua. Than bùn được sử dụng làm chất đốt, làm nguyên liệu để sản xuất phân bón cho sản xuất nông nghiệp.  Ðá Vôi Ðá vôi được hình thành do kết tủa CaCO3 từ dung dịch thật (trầm tích hoá học) hoặc do xác sinh vật chứa nhiều CaCO3 tích đọng lại (trầm tích sinh học). Màu trắng, hồng, xám, xanh, xám đen. Thành phần khoáng vật chủ yếu là Canxit, ngoài ra còn gặp Aragônít, Kaolinit, Thạch cao, oxyt sắt, nhôm, Ðôlômít... Ðá vôi sinh vật do xác các loại sinh vật như Huệ biển, Tay cuộn, San hô, sò, hến,... Núi đá vôi ở vịnh Hạ Long chủ yếu là xác San hô. Ðất hình thành trên đá vôi có màu đỏ, nâu đỏ, trường hợp đặc biệt có màu đen. Ðá vôi còn được dùng để sản xuất vật liệu xây dựng, làm chất cải tạo đất chua... 1.3.4. Ðá biến chất a. Ðịnh nghĩa và phân loại đá biến chất Ðá biến chất là đá được hình thành do đá macma, đá trầm tích bị biến đổi mạnh mẽ trong điều kiện nhiệt độ cao và áp suất lớn. KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT Nguyên nhân tạo nhiệt độ cao và áp suất lớn là các hoạt động địa chất diễn ra trong vỏ Trái Ðất như hoạt động macma, hoạt động kiến tạo... Giới hạn dưới của nhiệt độ là 350oC, của áp suất là 250-300 atm bắt đầu gây biến chất cho đá. Dựa vào nguồn gốc đá ban đầu, dựa vào nguyên nhân, dựa vào mức độ biến chất, dựa vào thành phần khoáng vật và hoá học để phân loại đá biến chất. Nhóm đá biến chất có các nhóm phụ là biến chất động lực, biến chất nhiệt, biến chất nhiệt động và biến chất trao đổi. Nếu đá biến chất có nguồn gốc macma thì thêm đầu ngữ là Octo, có nguồn gốc từ đá trầm tích thì thêm tiếp đầu ngữ là Para. Ví dụ: Octognai, Paragnai... b. Một số loại đá biến chất  Nhóm đá phiến Là những đá có cấu tạo phân phiến, gặp rất phổ biến trong vỏ Trái Ðất với những đá điển hình sau:
  • 19. - Phiến thạch sét: trước đây đá này xếp vào đá trầm tích, nay được xếp vào đá biến chất, thực chất phiến thạch sét được coi là trung gian giữa đá trầm tích và biến chất. Thành phần chính của đá là sét, ngoài ra còn gặp một số khoáng vật đặc trưng của đá biến chất như: Xêrixit, Clorit. Ðá có cấu tạo phân phiến điển hình, màu xám, xám đen, đen hoặc xanh xám. Khi lộ ra ngoài không khí đá dễ bị phá huỷ tạo thành đất đỏ và có nhiều tính chất tốt. Ở Việt Nam, phiến thạch sét gặp ở nhiều nơi như Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Hoà Bình, Tây Nguyên... - Phiến thạch mica: Ðá có cấu tạo phân phiến nhưng không điển hình như các đá phiến khác. Thành phần khoáng vật chính của đá là sét, mica, khoáng vật phụ là Grơnat, Xinimanit, Ðites, Thạch anh. Màu xám, xám vàng. Việt Nam gặp nhiều ở Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Nghệ An... - Phiến Clorit, phiến Phyllit: Là những đá có cấu tạo phân phiến rất điển hình. Khoáng vật chủ yếu trong đá Clorit là sét và Clorit, trong đá Phyllit là sét và Xêrixit. Vùng vòng cung sông chảy gặp khá phổ biến Clorit và Phyllit. - Amphibolit: Là đá phiến kết tinh của nhóm biến chất nhiệt động. Thành phần khoáng vật chính tạo đá là Hoocblen và Plazoclaz, khoáng vật phụ có Pyroxen, Biotit, Êpiđôt, thạch anh. Ðá có cấu tạo phân phiến, cấu tạo phân lớp song song. Màu đen, lục, xám xanh, xanh lá cây. Ở Việt Nam Amphibolit gặp ở Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ...  Ðá Gnai Thuộc nhóm đá biến chất nhiệt động, có kiến trúc hạt biến tinh với kích thước hạt khá lớn. Thành phần khoáng vật chính tạo đá là Fenspat, thạch anh và mica, khoáng vật KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT phụ có Hoocblen, Pyroxen, Granát. Gnai có nguồn gốc từ Granit, Ðioxit, Cát kết.... Ở Việt Nam Gnai gặp ở thượng nguồn sông chảy, Kontum...  Ðá hoa Ðá hoa do đá vôi bị tái kết tinh khi gặp nhiệt độ cao. Thành phần khoáng vật chính là Canxit kết tinh từ hạt mịn đến trung bình hoặc to, ngoài ra còn gặp khoáng vật phụ là Ðôlômit, Xêrixit, Tan. Ðá có cấu tạo khối, màu trắng, nâu, hồng... Ở Việt Nam đá hoa gặp ở Phong Thổ - Lai Châu, Quốc Oai - Hà Tây.  Quăczít Quăczít thuộc nhóm đá biến chất nhiệt. Kiến trúc hạt biến tinh với cấp hạt mịn là chính. Thành phần khoáng vật chủ yếu là Thạch anh, ngoài ra còn gặp Xirêxit, Fenspat. Quăczít có nguồn gốc từ macma siêu axit hay cát kết thạch anh. Màu vàng, trắng, hồng hoặc xám. Ðá rất cứng rắn, khó bị phong hoá khi lộ ra ngoài không khí. Việt Nam gặp Quăczít ở nhiều nơi như: Thanh Hoá, Nghệ An, Bắc Giang...
  • 20. Đá Gnai Đá hoa Quăczit Amfibolit Đá phiến silic Đá phiến phyllit Đá phiến mica Đá phiên sét Tất cả các loại đá và mẫu đá hình thành đất dựa vào tuổi có thể chia thành hai nhóm lớn:  Đá cổ hoặc đá gốc trước kỷ thứ tư chủ yếu là những đá chặt kể trên.  Đá đệ tứ hoặc đá hiện đại chủ yếu là những đá xốp có nguồn gốc lục địa hoặc biển. Đá gốc là sản phẩm phá hủy các đá macma, trầm tích và biến chất thuộc các thời đại thời kỳ khác nhau. Chúng phân bố rộng rải ở vùng núi còn ở đồng bằng tương đối ít. Đá hiện đại gặp nhiều ở đồng bằng. Dựa vào nguồn gốc phát sinh các đá tạo đất được chia ra thành nhưng loại chủ yếu sau: KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT  Tàn tích (eluvi) Sản phẩm phong hóa đá cổ (đá gốc) nằm tại chổ hình thành nên chúng. Tàn tích phát triển mạnh trên những khu vực phân thủy bằng phẳng ở đó không có quá trình bóc mòn hoặc bóc mòn rất yếu. tàn tích trên đá xốp về thành phần cơ giới và thành phần khoáng chúng thường chứa những mảnh vụn của đá gốc ới hàm lượng khác nhau. Màu sắc của eluvi thay đổi phụ thuộc vào đá gốc và đặc điểm của phong hóa. Đặc điểm đặc trưng của trầm tích là mối quan hệ mật thiết về mặt phát sinh sản phẩm của phong hóa đá gốc (đá ban đầu) và sự chuyển tiếp dần dần đến đá gốc khi quan sát lát cắt đứng.  Sườn tích (deluvi): Được tạo thành ở những vùng thấp chân của sườn đồi, núi do sự rữa trôi của nước mưa hoặc tuyết những sãn phẩm phá hủy đá từ phía trên sườn núi và một phần từ đường phân thủy. Dấu hiệu của sườn tích là phân lớp, khác nhau về thành phần cơ giới (các phần tử lớn nằm ở phía trên sườn núi, các phân tử nhỏ hơn nằm ở chân núi). Tuy nhiên gặp trầm tích không phân lớp và không phâ loại thành phần cơ giới. sườn tích có nhiều loại theo thành phần cơ giới: cát, pha cát, sét cát, sét. Nó phụ thuộc vào thành phần cơ giới của đá
  • 21. bị rữa trôi à phụ thuộc vào mức độ phân loại dòng deluvi của chúng. Trong tất cả các trường hợp sườn tích có hạt nhỏ hơn so với đá gốc. Sườn tích thường nằm ở chân sườn dạng vòng, chiều rộng phát triển chậm hòa với nhưng vòng bên cạnh, dần dàn mở rộng và được nâng dần lên theo độ dốc, có nhưng chổ sườn đạt đến đường phân thủy ở đó nó tiếp giáp với tàn tích về thành phần chungd gần giống nhau. Ở nơi khó xác định ranh giới giữa sườn tích tàn tích người ta gộp lại thành tên gọi chung: thự thành tạo sườn tích – tàn tích (deluvi – eluvi).  Lũ tích (proluvi): Ở những vùng núi, dòng chảy tạm thời rất mạnh, chúng mang theo đất nhỏ và một lượng rất lớn vật liệu vụn thô và tạo thành ở dưới chân núi, thung lũng núi, các cửa sông,khe…tạo thành hình nón đặc trưng hoặc hình dãi quạt.  Bồi tích do nước (aluvi): Là trầm tích nước chảy hoặc phù sa lắng đọng khi nước sông dâng lên to. Aluvi cũng gồm trầm tích đáy của các hồ chảy và trầm tích châu thổ sông. Các dạn aluvi khac nhau về thành phần cơ giới rõ rệt, thườn phân loại vật liệu theo kích thước các hạt. aluvi khác nhau về phân lớp theo tầng, tính phân lớp này liên quan đến chu kì phù sa bồi. trong tầng dày của aluvi thường thấy những ết đất màu gĩ sắt – màu hạt dẻ lam xám à những đường vân khác hoặc là cả tầng glây hoặc là cả tầng quặng. Thường gặp một số loại aluvi:  Aluvi lòng sông (phù sa lòng sông)  Phù sa bãi bồi  Phù sa cổ. Những loại aluvi này hình thành khác nhau phụ thuộc vào thủy văn của dòng KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT nước. trong các sông đồng bằng đều phát triển tất cả các loại bồi tích (phù sa). Trong các sông vùng núi chỉ có phù sa lòng sông. Bồi tích là đá mẹ để phất triển đất, phù sa bãi bồi thường có độ phì nhiêu cao.  Trầm tích hồ: Trầm tích hồ tạo ra do sự lấp đầy những vùng thấp của địa hình cổ và có thành phần cơ giới nặng với hàm lượng sét cao chúng thường phân lớp theo tầng hoặc theo hình gợn sóng nhỏ.trong trầm tích hồ thường thấy những lớp hữu cơ xen kẽ ( than bùn). Trong một số hồ trầm tích thường mặn, bị glay…Dặc điểm thành tạo hồ liên quan mật thiết với điều kiện tự nhiên vùng tạo hồ.  Phong tích (eolovi): Là trầm tích hình thành do lắng đọng các phân tử được mang đi do gió. Trong phong tích chủ yếu là hạt có kích thước 0,05 - 0,25mm, thường gặp các cấp hạt không đông nhất ề thành phần cơ giới chứa 8-10% hạt lớn hơn 0,25mm. thành phần khoáng đồng nhất là thạch anh. Cát phong tích tạo ra những dạng địa hình đặc biệt.
  • 22.  Trầm tích biển đệ tứ: Đặc trưng bởi tính phân lớp theo tầng và phân loại theo lớp. thànhphần cơ giưos của chúng khác nhau phụ thuộc vào điều kiện trầm tích. Ở những dãi gần bờ biển chủ yếu là trầm tích cát, trầm tích thô(cuội) thường nhữn vùng xa bờ và những ùng đầm phá là trầm tích sét. KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT