SlideShare a Scribd company logo
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
       KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




                 THÁI THANH TÍNH



PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
  NGẮN HẠN TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
               MỸ HÒA



      Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp




            KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




              Long Xuyên, tháng 06 năm 2008
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
       KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




         KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
  NGẮN HẠN TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
                MỸ HÒA


    Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp

       Sinh viên thực hiện: THÁI THANH TÍNH
          Lớp: DH5TC. MSSV: DTC041759




   Giáo Viên Hướng Dẫn: Ths.Nguyễn Thị Vạn Hạnh




            Long Xuyên, tháng 06 năm 2008
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
                     KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
                             ĐẠI HỌC AN GIANG


                      Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Vạn Hạnh
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

                                           Người chấm, nhận xét 1:

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
                                           Người chấm, nhận xét 2:

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................



           Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
        Khoa kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày……tháng……năm………
Lời cảm ơn

     Để có được thành quả hôm nay, trước hết tôi muốn gửi lời cảm ơn đến cha mẹ,
người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng tôi.
     Kế tiếp, tôi xin cảm ơn tất cả quý thầy cô, những người đã cùng với cha mẹ nâng
cánh ước mơ cho tôi. Tôi xin cảm ơn Cô Nguyễn Thị Vạn Hạnh, người đã tận tâm
hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp trong suốt thời gian qua.
     Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc Quỹ tín dụng Mỹ Hòa, các Cô, Chú và các anh
phòng tín dụng, anh Hiền đã cho tôi một môi trường thực tập rất thân thiện, nhiệt tình
giúp đỡ và cung cấp những thông tin cần thiết, để tôi có điều kiện đem lý thuyết ứng
dụng vào thực tế và đánh giá lại kết quả của quá trình học tập, đó là một trong những
niềm hạnh phúc lớn nhất của tôi, là niềm tin, là sức mạnh cho tôi vững bước vào đời. .
      Và sau cùng tôi xin được cảm ơn tất cả những người bạn đã luôn ủng hộ tinh thần
cho tôi trong những lúc khó khăn.


                                                               Thái Thanh Tính
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP


..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
MỤC LỤC
    - Hệ số thu nợ (%):...................................................................................................10
- Chỉ tiêu nợ quá hạn trên dư nợ (%):..............................................................................10
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH

Hình 3.1:Trụ sở chính Quỹ tín dụng Mỹ Hòa .................................................................11
- Chỉ tiêu nợ quá hạn trên dư nợ (%):..............................................................................10

                        DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ.
Sơ đồ 2.1: Quy trình cho vay trực tiếp.............................................................................8
Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức tại QTD Mỹ Hòa...................................................................
Biểu đồ 3.1: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2005 – 2007....................................................
Biểu đồ 4.1: Tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn.............................................................................
Biểu đồ 4.2: Tình hình huy động vốn tại QTD Mỹ Hòa..................................................
Biểu đồ 4.3: Tỷ trọng DSCV theo thời gian tại QTD Mỹ Hòa...........................................
Biểu đồ 4.4. Doanh số cho vay ngắn hạn của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa..............................
Biểu đồ 4.5. Tỷ trọng DSTN theo thời gian tại QTD Mỹ Hòa........................................
Biểu đồ 4.6. Doanh số thu nợ ngắn hạn của Quỹ tín dụng..................................................
Biểu đồ 4.7. Tỷ trọng DN theo thời gian tại QTD Mỹ Hòa................................................
Biểu đồ 4.8. Doanh số dư nợ ngắn hạn của Quỹ tín dụng...................................................
Biểu đồ 4.9. Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn của QTD......................................................
Biểu đồ 4.10.Tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại QTD Mỹ Hòa.............................
DANH MỤC VIẾT TẮT


QTD          Quỹ tín dụng.
DSCV         Doanh số cho vay.
DSTN         Doanh số thu nợ.
DN           Dư nợ.
DNCV         Dư nợ cho vay.
NQH          Nợ quá hạn.
NHNN&PTNT    Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
KDDV – SH    Kinh doanh dịch vụ - sinh hoạt.
TNV          Tổng nguồn vốn.
VHĐ          Vốn huy động.
VHĐCKH       Vốn huy động có kỳ hạn.
VHĐKKH       Vốn huy động không kỳ hạn.
TDNH         Tín dụng ngắn hạn.
TD           Tín dụng.
NHTM         Ngân hàng thương mại
Đvt          Đơn vị tính
NH           Ngắn hạn
DH           Dài hạn
Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn         GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh
          Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa.


                      CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài.
      Nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường đầy tính năng động với khí
thế cạnh tranh giữa các ngân hàng, các doanh nghiệp, các công ty…. thật quyết liệt,
cùng với sự ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào kinh doanh và sản xuất
làm nền kinh tế chúng ta không ngừng tăng trưởng. Bên cạnh đó, một vấn đề bức xúc
mà chúng ra quan tâm là vốn, trong khi đó trong dân chúng còn dự trữ một lượng vốn
nhàn rỗi rất lớn, một số người có vốn trong tay nhưng không biết làm gì, một số khác họ
không có vốn nhưng có cái đầu và quyết chí kinh doanh họ dốc hết tâm trí vào để tính
toán làm ăn rất cần vốn, một nhóm khác nữa là họ đã kinh doanh và trong quá trình đó
có khi họ dư vốn tạm thời, có khi họ thiếu vốn do đó phải làm thế nào để đưa lượng vốn
đó vào dòng chảy nhằm tăng sức bật. Vì vậy, sự xuất hiện của hệ thống NHTM và các
QTD đã giải quyết những khó khăn trên, trong đó có Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Mỹ Hòa
( Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa) đã áp dụng chính sách của nhà nước nhằm thực thi chính sách
về tiền tệ, tín dụng đẩy mạnh việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất.
     Tại QTD Mỹ Hòa hoạt động tín dụng chiếm gần 100% kết quả kinh doanh và
đóng vai trò then chốt, mà trong đó hoạt động tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trên
85%. Song song với những thành tựu đạt được thì QTD vẫn còn tồn tại những bất cập
cần đổi mới. Do đó muốn nâng cao hơn nữa vị thế của mình trên thị trường thì Quỹ Tín
Dụng Mỹ Hòa phải bắt đầu bằng việc cải tiến tín dụng nâng cao hoạt động.
      Nước ta có truyền thống về nông nghiệp, ngày nay nông nghiệp cũng đóng vai trò
rất quan trọng trong nền kinh tế. Tỉnh An Giang là một tỉnh có sản lượng lúa lớn ở đồng
bằng sông Cửu Long cũng như cả nước nhưng đời sống của người nông dân còn gặp rất
nhiều khó khăn, thiếu thốn do đó phần lớn họ không có đủ vốn để đưa những máy móc,
kỹ thuật hiện đại vào sản xuất được nên lao động rất vất vả. Đây là một vấn đề cần quan
tâm, một nhu cầu bức xúc mang tính thời sự. Phần lớn bà con nông dân đang thiếu vốn
để sản xuất, chi phí sản xuất thì cao mà chu kỳ thu hoạch lại chậm nên phải đi vay vốn
để bù đắp nhu cầu vốn thiếu hụt phục vụ cho sản xuất kinh doanh, và thông thường lãi
suất cho vay bên ngoài rất cao do vậy người dân vay vốn từ Quỹ tín dụng sẽ có lợi hơn
nhiều, giảm được chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh. Mặt khác do trình độ dân
trí của người dân chưa cao và các ngân hàng thương mại lớn không mặn mà với các
món vay nhỏ nên việc giao dịch với các ngân hàng lớn gặp nhiều khó khăn.Vì vậy các
tổ chức tín dụng đặc biệt là Quỹ tín dụng nhân dân là sự lựa chọn của họ bởi thủ tục đơn
giản và sẵn sàng đáp ứng các món vay nhỏ.
     Bên cạnh công tác tín dụng ngắn hạn, để có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của người
dân đầu tư cho sản xuất kinh doanh, Quỹ tín dụng cần phải đẩy mạnh công tác huy động
vốn nhằm tạo lập nguồn vốn cho hoạt động tín dụng. Điều này đòi hỏi Quỹ tín dụng cần
phải có chính sách huy động vốn phù hợp với khả năng phát triển của nền kinh tế, tập
quán tiêu dùng và tiết kiệm của người dân. Do vậy huy động vốn và sử dụng vốn sao
cho có hiệu quả phải đi đôi với nhau, bổ sung cho nhau.
     Nhận thức được tầm quan trọng của tín dụng ngắn hạn và huy động vốn nên tôi đã
chọn đề tài “ Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng
nhân dân Mỹ Hòa phường Mỹ Hòa, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.”




SVTH: Thái Thanh Tính                                                      Trang 1
Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn        GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh
          Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa.

1.2. Mục Tiêu Nghiên Cứu.
     Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
       - Phân tích tình hình nguồn vốn huy động qua 3 năm 2005 – 2007.
       - Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn qua 3 năm 2005 – 2007 tại
Quỹ tín dụng Mỹ Hòa.
      - Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín
dụng Mỹ Hòa.
1.3 Phương pháp nghiên cứu.
       1.3.1 Phương pháp thu nhập số liệu.
       - Thu nhập số liệu thứ cấp tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa, các báo cáo tài chính và
những thông tin liên quan đến hoạt động của Quỹ tín dụng.
       - Tìm hiểu thêm thông tin qua các sách báo, tạp chí, internet, các văn bản, qui
chế, chế độ tín dụng.
       1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu.
   Phân tích số liệu dựa trên các phương pháp chủ yếu sau:
       - Phương pháp phân tích tổng hợp.
       - Phương pháp phân tích so sánh số tương đối.
       - Phương pháp phân tích so sánh số tuyệt đối.
1.4. Phạm vi nghiên cứu.
    Hoạt động tín dụng rất đa dạng, việc phân tích tín dụng là một đề tài lớn và phức
tạp, vì vậy đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn.
     - Không gian: Qũy tín dụng nhân dân Mỹ Hòa.
     - Thời gian: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn qua 3 năm 2005,
2006, 2007.




SVTH: Thái Thanh Tính                                                     Trang 2
Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn         GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh
          Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa.

               CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Khái niệm về huy động vốn.
   Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM
và QTD. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để NHTM hoặc QTD có thể thực hiện các
hoạt động khác như câp tín dụng và cung cấp các dịch vụ của Ngân hàng cho khách
hàng.
       2.1.1. Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn.
- Tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn):
    Tiền gửi thanh toán là tài khoản mà người gửi tiền sử dụng để nhận và lưu trữ các
khoản tiền chuyển vào và sử dụng số tiền trong tài khoản cho các mục đích chi tiêu và
thanh toán thường xuyên của mình. Tài khoản thanh toán không bị hạn chế về số lần
người gửi tiền muốn gửi tiền vào hoặc rút tiền ra khi sử dụng.
   Thông thường lãi suất tiền gửi thanh toán thấp hơn tiền gửi có kỳ hạn.
    Khách hàng gửi tiền nhằm mục đích an toàn về tài sản và với mục đích chờ thanh
toán chứ không vì mục đích kiếm lãi.
- Tiền gửi có kỳ hạn:
    Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi được ký phát vào Quỹ tín dụng mà có sự thỏa
thuận về thời gian rút tiền giữa Quỹ tín dụng và khách hàng. Như vậy, về nguyên tắc
khách hàng gửi tiền chỉ được rút tiền ra khi đến hạn đã thỏa thuận.
    Đối với loại tiền gửi này người gửi tiền vì mục đích kiếm lãi và thường là các tầng
lớp dân cư có tiền nhàn rỗi trong một thời gian nhất định. Quỹ tín dụng thường áp dụng
lãi suất để hút nguồn vốn này là chủ yếu, thời gian càng dài thì lãi suất càng cao. Tiền
gửi định kỳ được Quỹ tín thực hiện với nhiều hình thức với nhiều kỳ hạn như: 3 tháng,
6 tháng, 9 tháng …..
    Tiền gửi có kỳ hạn là một nguồn vốn tín dụng mang tín chất ổn định. Vì vậy, Quỹ
tín dụng thường chú trọng các biện pháp kích thích loại tiền này nhằm sử dụng nó để
cho vay ngắn hạn và trung hạn.
       2.1.2. Tiền gửi tiết kiệm.
    Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết
kiệm, được xác định trên sổ tiết kiệm, được hưởng lãi suất theo quy định của tổ chức
nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo qui định của pháp luật về bảo hiểm tiền
gửi. Ở Quỹ tín dụng Mỹ Hòa tiền gửi tiết kiệm được chia làm 2 loại:
        + Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
        + Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:
   Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm có thể rút tiền theo yêu cầu mà
không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
   Nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn có lãi suất thấp, làm cho lãi suất đầu
vào của Quỹ tín dụng thấp và rất có lợi khi cho vay.



SVTH: Thái Thanh Tính                                                       Trang 3
Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn             GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh
          Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa.

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:
    Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút
tiền sau một kỳ gửi tiền nhất định với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
    Ở nước ta, tiền gửi tiết kiệm chia làm làm 2 loại: Tiền gửi có kỳ hạn lãnh lãi hàng
tháng và tiền gửi có kỳ hạn lãnh lãi khi đáo hạn. Trong thời gian qua Quỹ tín dụng Mỹ
Hòa phổ biến nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn theo các hình thức sau:
       + Tiền gửi tiết kiệm 3 tháng lãnh lãi hàng tháng.
       + Tiền gửi tiết kiệm 3 tháng lãnh lãi khi đáo hạn.
       + Tiền gửi tiết kiệm 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng lãnh lãi hàng tháng hoặc khi đáo
hạn.
       + Tiền gửi tiết kiệm trên 12 tháng lãnh lãi hàng tháng.
2.2. Khái niệm về tín dụng.
    Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế -
xã hội. Ngày nay tín dụng được hiểu theo những định nghĩa sau:
  - Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện với hình thái tiền tệ hay
hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời
gian nhất định.
 - Định nghĩa 2: Tín dụng là một phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn
nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa.
  - Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (trái chủ -
người cho vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán…dựa vào lời hứa thanh toán
lại trong tương lai của bên kia là người đi vay (thụ trái – người đi vay).
    Như vậy “tín dụng” có thể được diễn bằng nhiều cách khác nhau. Nhưng nội dung
cơ bản của những định nghĩa này là thống nhất: đều phản ánh một bên là người cho vay,
còn bên kia là người đi vay. Quan hệ giữa hai bên được ràng buộc bởi cơ chế tín dụng
và pháp luật hiện đại.
       2.2.1. Khái niệm tín dụng Ngân hàng.
    Là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các doanh
nghiệp và cá nhân. Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu, chiếm vị trí đặc
biệt trong nền kinh tế.
    Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian trong nền kinh tế, quan hệ tín dụng
ngân hàng được thể hiện ở hai khâu huy động vốn và cho vay. Ngân hàng vừa là người
cho vay vừa là người đi vay, ngân hàng huy động về quỹ của mình các nguồn vốn tạm
thời chưa sử dụng trong nền kinh tế quốc dân để hình thành nguồn vốn cho vay và tổ
chức cho vay lại đối với pháp nhân và thể nhân có nhu cầu về vốn, đáp ứng cho nhu cầu
sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.
       2.2.2. Vai trò và chức năng của tín dụng trong nền kinh tế.
           2.2.2.1. Vai trò của tín dụng.
   Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, tín dụng có các vai trò sau đây:
- Thứ nhất: Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục đồng thời



SVTH: Thái Thanh Tính                                                       Trang 4
Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn             GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh
          Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa.

góp phần đầu tư phát triển kinh tế.
    Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong toàn nền kinh tế, tạo
điều kiện cho quá trình được sản xuất liên tục, tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và
đầu tư. Nó là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu
vốn cho đầu tư phát triển.
-Thứ hai: Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.
    Hoạt động ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, trên cơ sở đó
cho vay các đơn vị kinh tế. Mặt khác quá trình đầu tư tín dụng được thực hiện một cách
tập trung, chủ yếu là cho các xí nghiệp lớn, những xí nghiệp kinh doanh hiệu quả.
- Thứ ba: Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành
mũi nhọn.
   Trong giai đoạn tập trung phát triển nông nghiệp và ưu tiên cho xuất khẩu….nhà
nước đã tập trung tín dụng để tài trợ để phát triển các ngành đó, tạo cơ sở lôi cuốn các
ngành khác.
- Thứ tư: Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài.
    Trong điều kiện kinh tế mở, tín dụng đã trở thành một trong những phương tiện kinh
tế nối liền các nền kinh tế các nước với nhau.
           2.2.2.2. Chức năng của tín dụng.
    Trong nền kinh tế thị trường tín dụng có hai chức năng sau: thứ nhất-chức năng
phân phối lại tài nguyên; thứ hai-chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và phát triển
sản xuất.
     - Chức năng phân phối tài nguyên:
    Tín dụng là sự chuyển nhượng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Thông qua sự
chuyển nhượng này tín dụng góp phần phân phối lại tài nguyên, thể hiện ở chỗ:
     Người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến, thông qua tín dụng, số
tài nguyên đó được phân phối lại cho người đi vay.
      - Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và phát triển sản xuất:
    Nhờ tín dụng mà quá trình chu chuyển tuần hoàn vốn trong từng đơn vị nói riêng và
trong toàn bộ nền kinh tế nói chung được thực hiện một cách bình thường và liên tục.
Do đó, tín dụng góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá.
       2.2.3. Phân loại tín dụng.
   Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong phú. Trong
quản lý tín dụng, các nhà kinh tế dựa vào các tiêu thức nhất định để phân loại.
           2.2.3.1.Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
    Tín dụng phân loại theo tiêu thức thời hạn có ba loại
    Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, được xác định phù
hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, loại tín dụng
này chiếm chủ yếu trong các Ngân hàng thương mại và QTD. Tín dụng ngắn hạn
thường được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và cho vay phục
vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân.



SVTH: Thái Thanh Tính                                                       Trang 5
Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn              GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh
          Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa.

   Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm dùng để cho vay
vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng và xây dựng các
công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.
   Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm được sử dụng để cấp vốn
cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.
            2.2.3.2. Căn cứ vào đối tượng tín dụng:
       Theo tiêu thức này tín dụng chia làm hai loại:
     Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng cung cấp nhằm hình thành vốn lưu động
như cho vay để dự trữ hàng hoá, mua nguyên liệu cho sản xuất.
      Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng cung cấp để hình thành vốn cố định. Loại
tín dụng này được thực hiện dưới hình thức cho vay trung và dài hạn. Tín dụng vốn cố
định thường được cấp phát phục vụ việc đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi
mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới.
            2.2.3.3. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng:
       Theo tiêu thức này tín dụng được chia làm hai loại:
     Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng cung cấp cho các nhà
doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân để tiến hành sản xuất và kinh doanh.
      Tín dụng tiêu dùng: là hình thức tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng.
2.3. Những qui định về cho vay tại QTD:
        2.3.1. Các nguyên tắc vay vốn.
       Hoạt động tín dụng của Qũy tín dụng tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận trên hộp đồng tín dụng.
- Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thoả thuận trên hợp
đồng tín dụng.
        2.3.2. Điều kiện vay vốn:
       Qũy tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện
sau:
   Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân
    sự theo quy định của pháp luật.
   Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
   Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết.
        Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu
        quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với
        quy định của pháp luật.
    Thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính Phủ, Ngân Hàng
Nhà Nước Việt nam, và hướng dẫn của Qũy tín dụng.
       2.3.3. Đối tượng cho vay ngắn hạn:



SVTH: Thái Thanh Tính                                                       Trang 6
Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn           GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh
          Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa.

     Qũy tín dụng thường cho vay ngắn hạn các đối tượng như: giá trị vật tư, hàng hoá,
máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án sản xuất kinh
doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tư phát triển.
     QTD không cho vay các đối tượng sau:
- Số tiền để trả nợ gốc và lãi vay cho tổ chức tín dụng khác.
- Số tiền vay để trả cho chính tổ chức tín dụng cho vay vốn.
      2.3.4. Phương thức cho vay:
- Cho vay từng lần:
     Với phương thức cho vay này, mỗi lần vay vốn khách hàng phải lập hồ sơ vay vốn
cho từng lần vay, đến khi thu hoạch và bán sản phẩm thì trả hết nợ, khi có nhu cầu vay
vốn thì làm thủ tục vay từ đầu.
      Phương thức cho vay từng lần thích hợp với các đơn vị kinh doanh theo từng
thương vụ hay vay theo thời vụ. Mỗi lần vay thì khách hàng và quỹ tín dụng phải ký kết
lại hợp đồng tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng:
     Khi khách hàng vay vốn, thông qua các phương án sản xuất kinh doanh trong năm
và các điều kiện vay vốn khác của Qũy tín dụng và khách hàng sẽ thoả thuận một mức
dư nợ cao nhất trong năm đủ để đáp ứng nhu cầu của tất cả các phương án xin vay, mức
dư nợ này được gọi là hạn mức tín dụng và khi đó người vay chỉ lập một bộ hồ sơ xin
vay và được sử dụng cho nhiều lần xin vay.
       Hạn mức tín dụng được xem như là một cam kết của Qũy tín dụng về mức dư nợ
khách hàng sử dụng và khách hàng được quyết định về thời điểm nhận tiền, thời điểm
trả nợ trong phạm vi hạn mức và thời gian hiệu lực của hạn mức. Phương thức cho vay
theo hạn mức tín dụng áp dụng đối với hộ sản xuất có quan hệ thường xuyên và mang
tính truyền thống.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng:
      Đây là phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng, nhưng Qũy tín dụng sẽ cam
kết dành cho khách hàng số hạn mức tín dụng đã định, không vì tình hình thiếu vốn để
từ chối cho vay. Vì Qũy tín dụng phải bớt các món vay của khách hàng khác để giữ cam
kết về hạn mức tín dụng nên khách hàng phải trả một mức phí cho việc duy trì hạn mức
dự phòng. Đó là số chênh lệch giữa hạn mức tín dụng với số thực vay.
- Cho vay theo dự án:
      Đây là phương thức cho vay trung và dài hạn, Qũy tín dụng phải thẩm định dự án
trước khi cho vay. Tuy nhiên, trong cho vay ngắn hạn Qũy tín dụng vận dụng bổ sung
phương thức cho vay theo dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đời
sống. Với phương thức này, khách hàng phải lập dự án cụ thể trước khi vay vốn Qũy tín
dụng.
- Cho vay trả góp:
      Khi vay vốn thì Qũy tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay
phải trả cộng với vốn gốc được chia ra để trả theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.




SVTH: Thái Thanh Tính                                                      Trang 7
Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn           GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh
          Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa.

         2.3.5. Mức cho vay:
     Khi xác định mức cho vay đối với một khách hàng. Qũy tín dụng căn cứ vào:
     -    Khả năng nguồn vốn của Qũy tín dụng.
     -    Khả năng quản lí của Qũy tín dụng.
     -    Nhu cầu vay vốn và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng.
     -    Riêng đối với trường hợp cho vay khách hàng dưới hình thức cầm cố sổ tiền
          gửi do chính Qũy tín dụng Mỹ Hòa phát hành thì mức cho vay tối đa cộng tiền
          lãi phải trả khi đến hạn trả nợ không vượt quá số dư còn lại của sổ tiền gửi tại
          thời điểm quyết định cho vay.
         2.3.6. Thời hạn cho vay:
     Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận
vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận trong hợp
đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.
         2.3.7. Lãi suất cho vay:
     Lãi suất cho vay do Qũy tín dụng và khách hàng thỏa thuận trên cơ sở mức lãi suất
do Hội đồng quản trị Qũy tín dụng quy định phù hợp với qui định của Ngân hàng nhà
nước tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng.
     Lãi suất cho vay thực hiện theo nguyên tắc phải bảo đảm bù đắp lãi suất huy động
cộng với chi phí hoạt động của Qũy tín dụng, nộp thuế theo qui định, bù đắp được rủi ro
và có tích lũy.
      Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do Qũy tín dụng ấn định và
thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi
suất cho vay trong hạn đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.
         2.3.8. Quy trình cho vay của quỹ tín dụng:

                                             (6)
                Khách hàng                                         Kho quỹ

                 (1)                                               (5)

              Cán bộ tín dụng                                    Phòng kế toán
                  (2)                                              (4)
                                             (3)
             Trưởng phòng TD                                       Giám đốc

                        Sơ đồ 2.1:Quy trình cho vay trực tiếp.
Giải thích sơ đồ quy trình cho vay:
  (1) Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn,
      có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định
      các điều kiện vay vốn theo quy định.
  (2) Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp



SVTH: Thái Thanh Tính                                                            Trang 8
Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn         GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh
          Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa.

      pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét,
      tái thẩm định (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm
      cán bộ tín dụng, ghi ý kiến và báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình
      giám đốc quyết định.
  (3) Giám đốc Qũy tín dụng nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm định
      (nếu có) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay.
    −       Nếu cho vay thì quỹ tín dụng nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp đồng tín
            dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có đảm bảo bằng tài
            sản)
    −       Nếu không cho vay thì thông báo cho khách hàng biết.
  (4,5,6) Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển cho kế toán
thực hiện nghiệp vụ hoạch toán kế toán, thanh toán. Chuyển thủ quỹ để giải ngân cho
khách hàng (nếu cho vay bằng tiền mặt).
2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn và hoạt động TD:
        2.4.1. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn:
- Vốn huy động trên tổng nguồn vốn:
                                             Vốn huy động
  Vốn huy động trên tổng nguồn vốn =                                  x 100%
                                             Tổng nguồn vốn


     Chỉ tiêu này đánh giá khả năng huy động vốn của quỹ tín dụng, cho biết vốn huy
động đáp ứng được bao nhiêu phần trăm cho nguồn vốn huy động của đơn vị.


- Vốn huy động có kỳ hạn trên vốn huy động:
                                                   Vốn huy động có kỳ hạn
  Vốn huy động có kỳ hạn trên tổng nguồn vốn =                                 x 100%
                                                       Vốn huy động
     Chỉ tiêu này cho biết vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng
nguồn vốn huy động. Tỷ lệ này cao sẽ cho biết tính ổn định của nguồn vốn huy động.
- Vốn huy động không kỳ hạn trên vốn huy động:
                                               Vốn huy động không kỳ hạn
Vốn huy động không kỳ hạn trên tổng nguồn vốn =                          x 100%
                                                   Vốn huy động
      Chỉ tiêu này cho biết vốn huy động không kỳ hạn chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong
tổng nguồn vốn huy động. Tỷ lệ này cao sẽ cho biết tính ổn định của nguồn vốn huy
động.
- Dư nợ trên vốn huy động:
                                           Dư nợ
     Dư nợ trên vốn huy động =                               x 100%
                                        Vốn huy động


SVTH: Thái Thanh Tính                                                     Trang 9
Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn          GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh
          Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa.

     Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay. Tỷ lệ này
càng cao thì vốn huy động tham gia càng nhiều vào dư nợ cho vay.
       2.4.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng:
- Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn (%):
     Chỉ tiêu này cho biết dư nợ trong cho vay chiếm bao nhiêu % trong tổng nguồn
vốn sử dụng của QTD.
                                                  Tổng dư nợ
               Dư nợ trên tổng nguồn vốn =                               x100
                                                 Tổng nguồn vốn
- Hệ số thu nợ (%):

      Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của QTD. Nó phản ánh
trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định, QTD sẽ thu được bao nhiêu
đồng vốn. Hệ số này càng cao được đánh giá càng tốt.
                                Doanh số thu nợ
             Hệ số thu nợ =                              x 100
                                Doanh số cho vay
- Chỉ tiêu nợ quá hạn trên dư nợ (%):
      Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của QTD. Những QTD có
chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của QTD này cao.

                                              Nợ quá hạn
           Tỉ lệ nợ quá hạn trên dư nợ =                         x 100
                                                Dư nợ
- Chỉ tiêu vòng vay vốn tín dụng (Vòng):
      Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của QTD, phản ánh số vốn
đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao
thì đồng vốn của QTD quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao.
                                             Doanh số thu nợ
       Vòng quay vốn tín dụng =
                                             Dư nợ bình quân


Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau:
                                        Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ
         Dư nợ bình quân =
                                                     2




SVTH: Thái Thanh Tính                                                    Trang 10
Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn          GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh
          Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa.

  CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU QUỸ TÍN DỤNG NHÂN
               DÂN MỸ HÒA
3.1. Sự hình thành và phát triển của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa.
   Quỹ tín dụng nhân dân Mỹ Hòa được chính thức và đi vào hoạt động từ ngày
25/04/1998 với số vốn điều lệ ban đầu là 500 triệu đồng. Quỹ tín dụng nhân dân Mỹ
Hòa lúc đó chỉ có 30 thành viên góp vốn, trải qua quá trình hoạt động gần 10 năm, đến
nay vốn điều lệ của đơn vị tăng lên gần 10 tỷ đồng, mức dư nợ trung bình trên 130 tỷ
đồng và trở thành 1 trong 6 quỹ tín dụng lớn và có quy mô nhất trong hệ thống quỹ tín
dụng nhân dân trong cả nước.
    Quá trình thành lập và tổ chức hoạt động cũng như duy trì được hoạt động của một
quỹ tín dụng nhân dân trong thời điểm vừa qua cũng như hiện tại là rất khó khăn vì phải
chịu áp lực cạnh tranh mạnh của các
ngân hàng trong nền kinh tế thị trường
hiện nay. Tuy nhiên với việc xác định
cho mình một hướng đi riêng, một chiến
lược phù hợp trong quá trình đầu vốn,
đồng thời luôn quản lý tốt và luôn cử cán
bộ tín dụng bám sát các địa bàn và hỗ trợ
vốn kịp thời cho bà con nông dân trong
quá trình sản xuất kinh doanh, giảm
thiểu tình trạng bà con phải vay nặng lãi,
ngoài ra với phương châm hai cùng
“cùng đến cùng phát triển”. Quỹ tín
dụng Mỹ Hòa còn trực tiếp tham
vấn cho bà con những mô hình và giải Hình 3.1:Trụ sở chính Quỹ tín dụng Mỹ Hòa
pháp sử dụng và cũng như đầu tư đồng vốn sau cho có hiệu quả. Bên cạnh đó Quỹ tín
dụng Mỹ Hòa luôn được sự ủng hộ của chính quyền các cấp đặc biệt là sự giúp đỡ tận
tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh An Giang.
Phòng quản lí tổ chức tín dụng hợp tác chi nhánh An Giang và Quỹ tín dụng trung ương
chi nhánh An Giang.
    Đồng thời với sự đoàn kết và quyết tâm cao của tập thể cán bộ công nhân viên trong
đơn vị mà ở đó nỗi bật nhất là vai trò lãnh đạo, tính tiên phong, quyết đoán và gương
mẫu của Ban lãnh đạo, và đặc biệt là nữ giám đốc Nguyễn Thị Thanh Hằng là những
cơ sở quan trọng góp phần cho sự thành công và phát triển ổn định của đơn vị trong thời
gian qua.
    Sau hơn 10 năm hoạt động, quỹ tín dụng Mỹ Hòa luôn phát triển số lượng các thành
viên, ổn định đội ngủ cán bộ làm việc. Tính đến ngày 31/12/2007 tổng số thành viên của
quỹ tín dụng Mỹ Hòa 15,354 thành viên, tổng cán bộ làm việc tại quỹ là 43 người, trong
đó Hội đồng quản trị là 7 người, phòng kế toán 6 người, phòng tín dụng 28 người, bộ
phận kho quỹ, kiểm ngân có 2 người.
     Về trình độ cán bộ, các cán bộ làm việc tại quỹ tín dụng Mỹ Hòa đều hội đủ các qui
định của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, trong đó đại học 36 người
( tỷ lệ 83,7 %), trung cấp 7 người ( tỷ lệ 16,3%). Hầu hết các cán bộ tại quỹ tín dụng Mỹ
Hòa đều được tập huấn tại chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh và tập huấn nâng cao do



SVTH: Thái Thanh Tính                                                      Trang 11
Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn            GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh
          Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa.

đại học Thành Phố Hồ Chí Minh tổ chức.


                                    Hội đồng
                                    quản trị

                                                                    Ban kiểm soát

                                Ban giám đốc




  Trưởng phòng                     Kế toán
    Tín dụng                       trưởng                    Thủ quỹ




        Cán bộ                                               Kiểm
                                    Kế toán
       tín dụng                                              ngân

                  Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức tại QTD Mỹ Hòa.
3.2. Tình hình hoạt động Qũy tín Nhân Dân Mỹ Hòa và định hướng hoạt động của
Qũy tín dụng trong năm 2008:
          3.2.1. Tình hình hoạt động của QTD giai đoạn 2005-2007:
     Hoạt động kinh doanh của QTD ND Mỹ Hòa 3 năm trong giai đoạn (2005 – 2007)
đã được kết quả đáng khích lệ, lợi nhuận không ngừng tăng qua mỗi năm, điều này
được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động của QTD ND Mỹ Hòa qua 3 năm.
                                                                    Đvt: Triệu đồng, %
                                                                  Chênh lệch
         Tiêu chí           2005      2006     2007       2006 / 2005      2007 / 2006
                                                        Số tiền Tỷ lệ    Số tiền    Tỷ lệ
 Tổng thu nhập              6.532     9.772    17.064    3.240   49,6%     7.292      74,6%
 Tổng chi phí               5.468     8.001    14.246     2.533 46,3%      6.245 78,1%
 Lợi nhuận trước thuế       1.064     1.771     2.818       707 66,4%      1.047 59,1%
 Thuế                      297.92     495,8       789       198 66,4%        293 59,1%
 Lợi nhuận sau thuế           766     1.275     2.029       509 66,4%        754 59,1%
                                                        (Nguồn: Phòng kế toán QTD Mỹ
Hòa)

   * Tổng thu nhập



SVTH: Thái Thanh Tính                                                      Trang 12
Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn           GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh
          Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa.

      Tổng thu nhập QTD qua 3 năm (2005-2007) đều tăng. Cụ thể, năm 2005 tổng thu
nhập của QTD đạt 6.532 triệu đồng thì đến năm 2006 tổng thu nhập của QTD là 9.772
triệu đồng, tăng lên 3.240 triệu đồng hay tăng 49,6% so với năm 2005. Đến năm 2007
tổng thu nhập của QTD đạt 17.064,373 triệu đồng tăng lên 7.292 triệu đồng hay tăng
74,6 % so với năm 2006. Sở dĩ, tổng thu nhập của Quỹ tín dụng tăng qua các năm, đặc
biệt năm 2007 nguyên nhân là do nông dân trúng mùa bán được giá, đời sống tốt hơn
nên làm cho thu nhập của QTD tăng rất nhanh.
     * Tổng chi phí:
     Cùng với sự gia tăng của các khoản thu nhập thì các khoản chi phí của Quỹ tín
dụng cũng tăng tương ứng qua các năm, cụ thể:
       + Năm 2005 tổng chi phí là 5.468 triệu đồng thì đến năm 2006 tổng chi phí của
Quỹ tín dụng là 8.001 triệu đồng tăng 2.533 triệu đồng so với năm 2005 hay tăng
46,3%.
       + Sang năm 2007 do hoạt động kinh doanh của quỹ tín dụng phát triển nên chi
phí hoạt động cũng tăng lên đáng kể đạt 14,246 triệu đồng tăng 6,245 triệu đồng hay
tăng 78,1% so với năm 2006.
       Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của chi phí qua các năm là do chạy đua cùng
với các tổ chức tín dụng khác nhằm thu hút khách hàng trong việc huy động vốn. Đó là
do sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng làm cho Quỹ tín dụng đã tăng lãi suất
huy động vốn lên cao để giải quyết tình trạng thiếu vốn đáp ứng nhu cầu của khách
hàng. Tuy nhiên trong hoạt động Quỹ tín dụng đã có những dấu hiệu khả quan: tuy tăng
nhiều chi phí nhưng lợi nhuận của Quỹ tín dụng vẫn được đảm bảo và tăng trưởng ổn
định qua các năm. Trong các khoản chi phí đó thì chủ yếu là chi phí hoạt động kinh
doanh đều tăng cùng với sự gia tăng của tổng chi phí, phần lớn là chi trả lãi tiền gửi, lãi
tiền vay đây là hai loại chi phí luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của Quỹ tín
dụng. Ngoài ra, còn có các khoản chi phí khác như: nộp thuế, chi trả nhân viên và các
khoản chi phí khác. Sự gia tăng của chi phí chứng tỏ QTD vẫn không ngừng nổ lực phát
huy nguồn vốn huy động và mở rộng quy mô hoạt động của mình nhằm phục vụ ngày
càng tốt hơn nhu cầu khách hàng.
       * Lợi nhuận:
     Bảng trên cho thấy do hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng có hiệu quả, cùng
với việc chú trọng quản lý chi phí nên lợi nhuận của Quỹ tín dụng cũng tăng đều qua
các năm, năm sau luôn cao hơn năm trước, cụ thể:
       + Năm 2005 lợi nhuận là 766,08 triệu đồng thì đến năm 2006 lợi nhuận đạt
1.275,12 triệu đồng tăng 509 triệu đồng hay tăng 66,4 % so với năm 2005.
       + Sang năm 2007 lợi nhuận của Quỹ tín dụng đạt 2.024 triệu đồng tăng 59,1%
hay tăng 754 triệu đồng so với năm 2006 tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của Quỹ tín dụng
không bằng năm 2006 về số tương đối đó là do chi phí tăng lên do phải dùng nhiều biện
pháp thu hút khách hàng: khuyến mại về lãi suất, chi phí quảng cáo, mở 4 điểm giao
dịch mới… nhằm cạnh tranh với các Quỹ tín dụng khác trên địa bàn.
     Qua việc phân tích bảng kết quả kinh doanh của Quỹ tín dụng cho thấy hoạt động
của Quỹ tín dụng ngày càng hiệu quả. Đó là do nỗ lực của tập thể Cán bộ công nhân
viên của Quỹ tín dụng, đó cũng là do Quỹ tín dụng Mỹ Hòa có một chiến lược kinh
doanh đúng đắn. Vì vậy, mặc dù tác động của môi trường kinh doanh không được thuận



SVTH: Thái Thanh Tính                                                        Trang 13
Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn          GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh
          Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa.

lợi do tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn chưa thực sự ổn định, do sự cạnh tranh gay
gắt của nhiều Ngân hàng và Quỹ tín dụng trên địa bàn: Ngân hàng Đầu Tư, Ngân hàng
NN & PTNT, Quỹ tín dụng Mỹ Bình, Mỹ Phước, … nhưng nó là đòn bẩy kích thích cán
bộ công nhân viên trong quá trình làm việc bởi làm việc trong một môi trường có cạnh
tranh thì mới có thể phát huy được những mặt mạnh cũng như khắc được những mặt
yếu. Hoạt động kinh doanh có lãi thì đời sống cán bộ công nhân viên mới được cải
thiện, có điều kiện trang bị cơ sở vật chất, mở rộng quy mô hoạt động, đáp ứng ngày
càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
              Biểu đồ 3.1: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2005 – 2007.


               Triệu đồng
               18000
               16000
               14000
               12000
               10000
                8000
                6000
                4000
                2000
                   0
                            2005         2006          2007    Năm

                            Thu Nhập       Chi Phí        Lợi Nhuận




       3.2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của QTD Mỹ Hòa.
                Thuận lợi:
     - Luôn được sự giúp đỡ thường xuyên về nghiệp vụ của NHNN Việt Nam chi
nhánh An Giang. Sự hỗ trợ nhiệt tình của liên minh Hợp tác xã tỉnh An Giang, sự quan
tâm của Đảng ủy và Uỷ ban nhân dân phường Mỹ Hòa.
      - Hiện nay nghiệp vụ đầu tư cho phát triển nông nghiệp chiếm tỷ lệ trên 85% trong
năm 2007, vật nuôi, cây trồng trong những năm gần đây được mùa được giá nhất là đối
với lúa nên thu nợ rất thuận lợi.
     - Nền kinh tế cả nước và địa phương tiếp tục tăng trưởng trên cơ sở mối quan hệ
kinh tế quốc tế được củng cố và phát triển. Tại địa phương, tốc độ tăng trưởng GDP từ
9,0 % đến 13,8 %.
      - Ngoài ra QTD nhân dân Mỹ Hòa còn là một quỹ tín dụng lớn trên địa bàn Thành
phố Long Xuyên nhằm hỗ trợ vào chính sách kinh tế-xã hội nên QTD có nhiều khách
hàng và có uy tín. Như vậy uy tín và nguồn lực của QTD Mỹ Hòa lớn mạnh là yếu tố
quyết định sự ổn định và ngày càng tăng trưởng trong nguồn vốn huy động của Quỹ tín
dụng.



SVTH: Thái Thanh Tính                                                      Trang 14
Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn           GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh
          Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa.

      - Cùng với sự nhạy bén của lãnh đạo QTD, nên trải qua nhiều năm hoạt động Quỹ
tín dụng đã trở thành một trong những QTD có quy mô lớn nhất nước và luôn hoàn
thành tốt những nhiệm vụ của Ngân hàng nhà nước.
      - Với mặt bằng trụ sở hiện tại, rất thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch. Trụ sở
của QTD đặt gần Thành phố Long Xuyên và là nơi tiếp giáp với nông thôn nên tiện giao
dịch với bà con nông dân.
      - Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định và phát triển, nền kinh tế đạt tốc độ
tăng trưởng cao, cân đối trong tăng trưởng và hài hòa các mối quan hệ xã hội làm cho
thu nhập của người dân ngày càng cao, có nhiều tiềm năng để huy động vốn và doanh
số cho vay tăng. Do đó khách hàng gửi tiền và thành viên vay vốn khá ổn định và phát
triển hàng năm.
     - QTD có một đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt tình, phục vụ vui vẻ với khách
hàng, có sự kết hợp chặt chẽ với các phòng ban và đoàn kết trong nội bộ cơ quan.
    Những thuận lợi trên đã góp phần không nhỏ trong hoạt động của QTD, giúp Quỹ
tín dụng hoạt động có hiệu quả và đứng vững trên thị trường trong nhiều năm qua. Tuy
nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó thì còn có những khó khăn ảnh hưởng không nhỏ
đến hoạt động của Quỹ tín dụng.
                Khó khăn:
     - Với xu thế mở cửa trong hoạt động Ngân hàng, hiện nay QTD Mỹ Hòa đang
nằm trong thế cạnh tranh gay gắt với nhiều Ngân hàng và QTD đóng trên địa bàn Tỉnh
như: NHNN & PTNN tỉnh An Giang, Ngân hàng sài gòn thương tín, và một số QTD
như: Mỹ Bình, Mỹ Phước .... đặt trên địa bàn dày đặc, do đó xuất hiện nhiều Ngân hàng
và QTD nên đã đặt QTD nhân dân Mỹ Hòa vào thế cạnh tranh gay gắt.
     - Nhu cầu vay vốn của khách hàng rất cao nhưng khách hàng không có đủ tài sản
thế chấp, không có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp không hợp pháp, hợp lệ do đó
đã hạn chế việc cho vay của QTD Mỹ Hòa.
     - Chính sách về thuế áp dụng cho loại hình kinh tế hợp tác của hệ thống Quỹ tín
dụng nhân dân còn cao (28%), chưa thực sự khuyến khích.
     - Về chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên còn nhiều hạn chế, một số cán
bộ QTD chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới cần phải phấn đấu rèn luyện nhiều hơn thì
mới đáp ứng được yêu cầu công việc trong thời gian tới.
     - Tình trạng quá tải công việc đối với cán bộ tín dụng nói riêng và cán bộ công
nhân viên QTD nói chung.
      - Thị trường thủy sản và nông sản còn nhiều bấp bênh, không ổn định và không
kích thích đầu tư sản xuất, kinh doanh không phát triển kéo theo đầu tư mở rộng tín
dụng của QTD còn gặp nhiều khó khăn.
     - Trình độ dân trí không cao nên gây nhiều trở ngại trong quan hệ tín dụng, ý thức
chấp hành pháp luật của người dân chưa cao dẫn đến việc xử lý các món nợ quá hạn của
QTD bị hạn chế, kém hiệu quả.
     - Địa bàn hoạt động của QTD tương đối rộng nhưng bình quân số tiền trên món
vay nhỏ làm phát sinh nhiều món vay. Quản lý hết các món vay đã là khó khăn, chi phí
kiểm tra, thẩm định lại cao làm cho lợi nhuận bị giảm.



SVTH: Thái Thanh Tính                                                        Trang 15
Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn         GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh
          Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa.

      - Lũ lụt, dịch bệnh…. thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng đến mùa màng. Bên
cạnh đó, một số hộ nghèo còn hạn chế trong tính toán làm ăn, giá cả thủy sản và nông
sản thay đổi thất thường gây bất lợi cho người sản xuất, ảnh hưởng đến công tác thu nợ
vay.
     Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực của Qũy tín dụng cùng với kinh
nghiệm tích lũy qua nhiều năm hoạt động, QTD nhân dân Mỹ Hòa luôn tìm được chỗ
đứng cho mình trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng.
3.3. Định hướng hoạt động trong năm 2008:
     Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn Tỉnh, đời sống của người dân và
nhu cầu sử dụng vốn của người dân tăng. Cùng với những kết quả đã đạt được trong
năm 2007 và nhận thấy được những cơ hội để mở rộng quy mô hoạt động nên bước
sang năm 2008, Ban lãnh đạo Qũy tín dụng đã đề ra mục tiêu phấn đấu chủ yếu về hoạt
động kinh doanh và tài chính như sau:
               Mục tiêu đề ra:
- Vốn huy động đến 31/12/2008 là 130 tỷ đồng với tốc độ tăng 14,2% so với năm 2007.
- Tổng dư nợ đến 31/12/2008 là 170 tỷ tăng 29,6% so với đầu năm.
       + Tỷ lệ nợ cho vay ngắn hạn đạt 95% tổng dư nợ.
       + Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2% (trong đó nợ xấu là 0%).
- Thực hiện đầy đủ các chính sách đối với người lao động theo quy định của NHNN
Việt Nam
               Biện pháp thực hiện:
- Vốn huy động:
     Mục tiêu của QTD là đi vay để cho vay, do đó Ban Giám Đốc chú trọng đến huy
động vốn trong dân cư bởi vì cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, đời sống của
người dân trên địa bàn tỉnh dần dần được nâng cao hơn, thu nhập cũng được cải thiện
đáng kể và người dân có xu hướng gửi tiền vào Quỹ tín dụng nhiều hơn (Lãi suất huy
động của QTD luôn cao hơn lãi suất huy động của ngân hàng khoảng 0.35%). Vì vậy
mà Quỹ tín dụng đã đề ra các biện pháp để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư:
       + Chú trọng đúng mức đến công tác quảng cáo, quảng bá thương hiệu Quỹ tín
dụng Mỹ Hòa: cho tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về
chính sách ưu đãi lãi suất và khuyến mãi của QTD.
       + Từng cán bộ công nhân viên qua mối quan hệ thân nhân, bạn bè, gia đình của
mình có nguồn vốn nhàn rỗi để tạo cơ hội tiếp cận huy động vốn
       + Hàng tháng, hàng quý, QTD có chỉ tiêu khoán số tiền huy động vốn cụ thể từ
Ban lãnh đạo và đến từng Cán bộ công nhân viên để thực hiện trong tháng, trong quý
đó.
      + Phấn đấu trong năm 2008, tiền gửi không kỳ hạn phải tăng từ 16,6% lên 20% -
25% so với năm 2007.
- Đầu tư tín dụng:
       Tiếp tục giữ vững và phát triển vững chắc thị trường, thị phần đầu tư tín dụng.



SVTH: Thái Thanh Tính                                                    Trang 16
Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn          GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh
          Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa.

Trong đó đặc biệt cần chú trọng đến việc phân tích thị trường nhằm khai thác có hiệu
quả thị trường lành mạnh, giảm dần thị trường kém hiệu quả.
       Nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc thực hiện một số biện pháp như:
       + Thực hiện nghiêm túc các văn bản của Chính phủ, ngành, bộ ngành có liên
quan, của Quỹ tín dụng Trung ương Việt Nam và các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng
nhà nước về công tác đầu tư tín dụng. Đặc biệt là thực hiện nghiêm ngặt quy trình tín
dụng, công tác thẩm định trước khi cho vay, áp dụng chặt chẽ cơ chế đảm bảo tiền vay.
       + Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt đối với các món vay,
theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vay, trả nợ. Đồng thời tất cả các món vay đều
nằm trong tầm kiểm soát của Quỹ tín dụng và của từng Cán bộ tín dụng.
         + Thu hồi tốt nợ đến hạn, quá hạn, kiên quyết không để phát sinh nợ khó đòi, rủi
ro tái diễn nhất là nguyên nhân chủ quan của Quỹ tín dụng và khách hàng vay vốn.
        + Phải chủ động trong việc phấn tích nợ nhất là nợ có gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn
trả nợ, nợ đã quá hạn để có biện pháp xử lý thu hồi thích hợp đồng thời cũng chú trọng
đến công tác thu hồi nợ đã xử lý rủi ro, bởi vì khi thu nợ rủi ro thì toàn bộ được hạch
toán vào thu nhập của QTD.
        + Theo dõi, nắm vững tình hình quy hoạch kinh tế xã hội từng vùng, từng khu
vực của tỉnh mà có hướng đầu tư phù hợp, vừa mở rộng tín dụng vừa tạo điều kiện phát
triển kinh tế đời sống cho người dân, an toàn vốn.
- Về phong cách làm việc:
        + Từng bước cải cách nề nếp, phong cách phục vụ đối với cán bộ làm kế toán,
kho quỹ tại chỗ và công tác kiểm ngân cho phù hợp với nhu cầu cần thiết của khách
hàng, tạo ra bộ mặt tiếp xúc khách hàng ngày càng hoàn thiện hơn.
       + Xây dựng phong cách giao dịch văn minh lịch sự, hòa nhã với khách hàng và
trong nội bộ cơ quan.
       + Thực hiện tốt nếp sống văn minh nơi cơ quan và ở địa phương.




SVTH: Thái Thanh Tính                                                      Trang 17
Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn                 GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh
          Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa.



                  CHƯƠNG 4
   PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
     NGẮN HẠN TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
                   MỸ HÒA
4.1. Tình hình huy động vốn giai đoạn 2005 – 2007:
       4.1.1. Cơ cấu nguồn vốn tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa:
     Nguồn vốn thể hiện quy mô hoạt động của một tổ chức tín dụng. Nhìn chung
trong giai 2005 – 2007, nguồn vốn của QTD ND Mỹ Hòa không ngừng tăng qua các
năm, điều này được thể hiện qua bảng sau:
                    Bảng 4.1. Cơ cấu nguồn vốn của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa.
                                                                            Đvt: Triệu đồng, %

                                                                      Chênh lệch
                                   Năm thực hiện
    Khoản mục                                                2006/2005           2007/2006
                            2005       2006        2007 Số tiền    %        Số tiền     %
1.Vốn huy động           43.190 70.894 100.939           27.704     64,1     30.045     42,4
2.Vốn vay                 3.050    2.450     23.250        -600    -19,7     20.800 849,0
3. Vốn và các Quỹ         3.434    5.819      9.212       2.385     69,5      3.393     58,3
  Vốn điều lệ             2.687    4.217      6.776       1.530     56,9      2.559     60,7
  Các quỹ                   747    1.602      2.436         855    114,5        834     52,1
4. Vốn khác               7.411 11.174       18.422       3.763     50,8      7.248     64,9
        Tổng             57.085 90.337 151.823           33.252     58,2     61.486     68,1
                              (Nguồn: Văn kiện đại hội thành viên của 2005, 2006 ,2007)
              Biểu đồ 4.1: Tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn.



                    Vốn huy động       Vốn vay     Vốn và các quỹ      Vốn khác

                                      Năm 2005
                                       Năm 2005

                                                                    Năm 2005
                                     13%
                              6%
                            5%



                                                         76%
                                                                           Năm 2007
               Năm 2006
                                   Năm 2006                          12%
        12%
  6%                                                           6%
3%

                                                          15%
                                                                                              67%
                               79%


SVTH: Thái Thanh Tính                                                              Trang 18
Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn         GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh
          Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa.


      Qua 3 năm vốn huy động của Quỹ tín dụng luôn chiêm tỷ trọng cao trong tổng
nguồn vốn, luôn chiếm trên 65%. Trong đó nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng cao
nhất là năm 2006, chiếm 79%.
      Với nguồn vốn huy động chiếm trên 65% trong tổng nguồn vốn góp phần mang lại
nguồn vốn luôn tăng trưởng và ổn định qua 3 năm, do đó Quỹ tín dụng có đủ vốn tài trợ
cho hoạt động tín dụng của mình, giảm được chi phí trong kinh doanh so với chi phí
vay vốn của các tổ chức tín dụng khác và đạt được lợi nhuận cao. Quỹ tín dụng thực
hiện tốt công việc của một tổ chức kinh doanh tiền tệ đó là thu hút nguồn vốn tại chỗ
đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huy động vốn,
Quỹ tín dụng đã tạo được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng góp phần nguồn
vốn huy động luôn tăng cao trong 3 năm qua.
     Bên cạnh nguồn vốn huy động , nguồn vốn vay cũng không kém phần quan trọng
trong việc tài trợ tín dụng cho khách hàng một cách liên tục khi nguồn vốn huy động
không đủ cung ứng. Nguồn vốn vay của Quỹ tín dụng tăng cao nhất vào năm 2007 là
23.250 tỷ đồng tăng 20.800 tỷ đồng tương đương tăng 849% so với năm 2006 (chiếm
15,3% trong tổng nguồn vốn) nguyên nhân là do năm 2007 khách hàng đến Quỹ tín
dụng vay tiền rất nhiều, doanh số cho vay tăng lên 231.490 triệu đồng trong khi đó
nguồn vốn huy động cũng tăng rất cao nhưng không đủ đáp ứng do tốc độ tăng của
doanh số cho vay cao hơn tốc độ huy động vốn, điều đó cho thấy là một dấu hiệu đáng
mừng cho Quỹ tín dụng Mỹ Hòa trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên điều này cũng
cho thấy QTD không chủ động được nguồn vốn của mình trong hoạt động tín dụng,
QTD có phần phụ thuộc vào sự hỗ trợ các tổ chức tín dụng khác.
      Đối với nguồn vốn là vốn và các Quỹ, nguồn vốn này luôn tăng qua các năm và
tốc độ tăng cao nhất vào năm 2006 tăng 69,5% so với năm 2005, tuy năm 2007 tăng lên
9.212 nhưng tốc độ tăng chỉ có 58,3% so với năm 2006. Nguồn vốn này tăng đảm bảo
cho hoạt động tín dụng được an toàn đồng thời giúp cho QTD thực hiện chấp hành
nghiêm chỉnh chỉ tiểu về tỷ lệ an toàn, đáp ứng nhu cầu phát triển của Quỹ tín dụng.
      Bên cạnh đó còn có các nguồn vốn khác, nguồn vốn này cũng tăng qua các năm và
tăng cao nhất vào năm 2007 tăng 7.248 triệu đồng hay tăng 64,9%. Nguồn vốn này cũng
góp phần đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thực hiện an toàn và liên tục.
      Nhìn chung, cơ cấu vốn hoạt động tại QTD tương đối hợp lý trong 3 năm qua,
nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 65%) đó là nhờ QTD có chính sách
huy động vốn hợp lý còn nguồn vốn vay cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao trong năm
2007 là do nhu cầu vay của khách hàng tăng, bên cạnh nguồn vốn huy động và vốn vay
thì vốn điều lệ của QTD qua 3 năm cũng trên mức an toàn và vốn khác của QTD cũng
tăng góp phần làm cho nguồn vốn của QTD ngày càng tăng lên đủ sức tài trợ cho hoạt
động tín dụng của mình.
       4.1.2. Tình hình huy động vốn:
      Nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định quy mô hoạt động
của QTD, bên cạnh việc đẩy mạnh và mở rộng các hoạt động tín dụng thì QTD cần phải
quan tâm đến tình hình tăng trưởng của nguồn vốn, một nguồn vốn đủ lớn và ổn định sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng diễn ra một cách an toàn và hiệu quả hơn.
     Trong thời gian qua, QTD Mỹ Hòa đã chú trọng cố gắng huy động vốn bằng nhiều



SVTH: Thái Thanh Tính                                                     Trang 19
Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn          GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh
          Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa.

hình thức khác nhau như huy động nhu cầu tiết kiệm ngắn hạn, tiết kiệm có kỳ hạn và
tiết kiệm không kỳ hạn. Bên cạnh việc quan tâm tới khách hàng cũ, QTD luôn tìm kiếm
khách hàng mới bằng cách mở thêm phòng giao dịch, tăng cường công tác tiếp thị, áp
dụng các chính sách khách hàng, chính sách thích hợp, bằng cách phục vụ khách nhanh
gọn, văn minh, lịch sự. Do vậy Quỹ tín dụng ngày càng thu hút được nhiều khách hàng
đến gửi tiền làm cho nguồn vốn huy động ngày một tăng.
      Tuy nhiên do quy mô nhỏ và vị thế của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa trong lĩnh vực tài
chính chưa lớn, vì thế mặc dù đã đưa ra những chính sách thu hút tiền gửi nhưng việc
huy động vốn trong thời gian qua vẫn chưa phát huy tối ta do phải cạnh tranh gay gắt
với các tổ chức tín dụng như: Ngân hàng NN & PTNN, Ngân hàng Sacombank….và
các QTD khác trên địa bàn. Do vậy khách hàng đến gửi tiền chưa đa dạng, chủ yếu là
tiền gửi huy động từ các tầng lớp dân cư, còn các doanh nghiệp, công ty cổ phần, QTD
Mỹ Hòa vẫn chưa thu hút, chưa hấp dẫn đối tượng này nên chưa đặt quan hệ giao dịch.
     Mặt dù luôn phải đối mặt với những thách thức, những hạn chế như trên nhưng
chính nhờ vào sự nỗ lực hết sức của mình mà nguồn vốn huy động của Quỹ tín dụng
Mỹ Hòa đều tăng qua các năm. Có được kết quả đó là nhờ QTD đã áp dụng nhiều giải
pháp có hiệu quả trong đó lãi suất là công cụ mang lại hiệu quả thiết thực nhất.
           Bảng 4.2: Nguồn vốn huy động qua 3 năm tại QTD Mỹ Hòa.
                                                                      Đvt: Triệu đồng, %
                                                                Chênh lệch
      Chỉ tiêu                 Năm thực hiện            2006/2005       2007/2006
                       2005        2006     2007       Số tiền  %   Số tiền     %

1.TGTKKKH                    373    1.056      2.594     683    183     1.538    145,6
2. TGTKCKH             42.817      69.838    98.345    27.021    63    28.507     40,8
  - TGTKCKH NH         42.817      69.405    97.833    26.588    62    28.428         41

  - TGTKCKH DH           -           433        512      433    100        79     18,2

        Tổng           43.190      70.894   100.939    27.704    64    30.045     42,4
                 (Nguồn: Văn kiện đại hội thành viên của QTD năm 2005, 2006,2007)
        Qua bảng số liệu thì nguồn vốn tại QTD qua các năm có sự gia tăng đáng kể:
Năm 2005 tổng vốn huy động là 43,190 triệu đồng trong đó chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm
có kỳ hạn chiếm 99% còn lại là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chiếm một tỷ trọng rất
nhỏ chỉ có 1%.
        Năm 2006 tổng nguồn vốn của QTD đạt 70.894 triệu đồng tăng 27.704 triệu
đồng hay tăng 64% so với năm 2005, trong đó chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn của dân cư
chiếm tỷ trọng lớn chiếm 98,5% trong tổng nguồn vốn huy động (tăng 27.021 triệu
động hay tăng 63% so với năm 2005), ngoài ra tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn vẫn tăng
với tốc cao cả về số lượng lẫn tỷ lệ nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ 1,5 % trong tổng
nguồn vốn huy động, (tăng 683 triệu đồng tương đương tăng 183% so với năm 2005).
        Bước sang năm 2007 tiếp tục có sự gia tăng nhanh chóng, với hình thức huy
động vốn với lãi suất rất hấp dẫn. Tổng nguồn vốn huy động năm 2007 là 100.939 triệu
đồng tăng 42,4% so với năm 2006). Trong đó là sự gia tăng của tiền gửi tiết kiệm có kỳ


SVTH: Thái Thanh Tính                                                      Trang 20
Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn          GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh
          Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa.

hạn của các cá nhân và dân cư đạt 28.507 triệu đồng tương đương tăng 40,8% so với
năm 2006. Điều này là một dấu hiệu đáng mừng vì nguồn vốn tăng điều qua các năm
tạo nên một nguồn vốn dồi dào, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho Quỹ tín dụng có mối
quan hệ tốt với khách hàng trong giao dịch, đáp ứng được nguyện vọng của khách hàng
(nông dân) trong việc mở rộng quy mô sản xuất do điều kiện canh tác và nuôi trồng
thủy sản, chăn nuôi ngày càng phát triển nên lượng vốn bà con nông dân cần ngày càng
nhiều hơn. Và đây cũng là điều kiện thuận lợi để Quỹ tín dụng cạnh tranh với tổ chức
tín dụng khác trên địa bàn, với nguồn vốn tăng mạnh nên Quỹ tín dụng có thể yên tâm
đẩy mạnh công tác cho vay của mình.
         Bên cạnh sự gia tăng mạnh mẽ của TGTKCKH thì tiền gửi tiết kiệm không kỳ
hạn cũng tăng nhưng tốc độ tăng của 2 loại tiền gửi này có sự chênh lệch rất lớn. Mặc
dù loại tiền gửi TKKKH không mang lại tính ổn định nhưng nó có thể giải quyết được
tình trạng thiếu vốn trong hoạt động tín dụng, đồng thời cũng đem lại lợi nhuận cao
trong hoạt động tín dụng. Nguyên nhân loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn qua các
năm đều chiếm tỷ trọng thấp hơn rất nhiều so với loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là do
tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn không phải là khoản tiền để dành mà là loại tiền gửi chủ
yếu phục vụ nhu cầu trong giao dịch thanh toán của khách hàng. Trong khi đó, tiền gởi
tiết kiệm có kỳ hạn được hưởng lãi suất cố định, giữa các loại tiền gửi có kỳ hạn khác
nhau lãi suất sẽ được trả khác nhau. Tiền gởi có kỳ hạn càng lâu thì lãi suất sẽ càng lớn
bởi vì Quỹ tín dụng hoàn toàn có thể dùng tiền gửi này đem đầu tư vào sản xuất có tính
lâu dài hơn, lợi tức cao và ổn định hơn, lãi suất mà Quỹ tín dụng trả cho tiền gửi có kỳ
hạn thường cao hơn so với không kỳ hạn lý do ở đây là Quỹ tín dụng hoàn toàn yên tâm
sử dụng tiền gởi này của khách hàng cho vay với thời hạn ổn định để kiếm được lợi
nhuận từ việc thu lãi vì lãi suất cho vay bao giờ cũng cao hơn lãi suất huy động vốn. Và
khác với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền tạm thời
chưa sử dụng hoặc là tiền để dành của cá nhân mục đích gửi vào Quỹ tín dụng để kiếm
lợi tức.

                Biểu đồ 4.2: Tình hình huy động vốn tại QTD Mỹ Hòa.

                Triệu đồng
                 120000

                 100000

                  80000

                  60000

                  40000

                  20000

                      0
                             2005         2006          2007      Năm


                          TGKKH           TGCKH                Tổng TG




SVTH: Thái Thanh Tính                                                      Trang 21
Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn        GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh
          Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa.


       Nhìn chung 3 năm qua Quỹ tín dụng đã thực hiện rất tốt công tác huy động vốn,
số vốn huy động năm sau luôn cao hơn năm trước cũng như với nhiều hình thức huy
động hấp dẫn hơn. Điều này đem lại cho Quỹ tín dụng có một nguồn vốn khá ổn định và
có hiệu quả rất cao làm cho Quỹ tín dụng luôn chủ động trong công tác tín dụng của
mình. Quỹ tín dụng Mỹ Hòa đạt được những kết quả trên là:
       - Mức lãi suất mà Quỹ tín dụng huy động là phù hợp với khách hàng.
        - Quỹ tín dụng thực hiện chính sách huy động vốn phù hợp với tình hình kinh tế
của địa phương.
       - Quỹ tín dụng Mỹ Hòa đã tạo được lòng tin đối với khách hàng và một phần
nhờ vào cung cách phục vụ của nhân viên vui vẻ, phục vụ nhanh gọn, chính xác, trụ sở
Quỹ tín dụng đặt ở Thành phố Long Xuyên thuận lợi cho khách hàng khi tham gia giao
dịch.
       Bảng 4.3: Bảng lãi suất huy động vốn của Quỹ tín dụng trong 3 năm.
                                                                            Đvt: %
        LOẠI TIỀN GỬI            2005      2006       2007        CHÊNH LỆCH
                                                               2006/2005 2007/2006
  1.Tiền gửi không kỳ hạn        0,35      0,35       0,35       0,00         0,00
  2.Tiền gửi có kỳ hạn
        + Kỳ hạn 1 tháng          0,5      0,55        0,6       0,05         0,05
        + Kỳ hạn 2 tháng         0,55       0,6       0,65       0,05         0,05
        + Kỳ hạn 3 tháng         0,67      0,75        0,8       0,08         0,05
        + Kỳ hạn 4 tháng           -       0,77       0,79         -          0,02
        + Kỳ hạn 6 tháng         0,75      0,78        0,8       0,03         0,02
        + Kỳ hạn 7 tháng         0,75      0,82       0,84       0,07         0,02
        + Kỳ hạn 9 tháng          0,8      0,82       0,84       0,02         0,02
       + Kỳ hạn 11 tháng           -       0,84       0,85         -          0,01
       + Kỳ hạn 12 tháng         0,85      0,85       0,88       0,00         0,03
       + Kỳ hạn 13 tháng         0,87      0,88       0,91       0,01         0,03
       + Kỳ hạn 24 tháng         0,88      0,89       0,93       0,01         0,04

                 (Nguồn: Văn kiện đại hội thành viên của QTD năm 2005, 2006 ,2007)
     Lãi suất huy động vốn của QTD qua 3 năm là tương đối ổn định và ở mức phù
hợp để có thể thu hút vốn nhàn rỗi của khách hàng trên địa bàn Thành phố Long Xuyên,
QTD đã có những thay đổi linh hoạt với những biến động về lãi suất trên thị trường
nhằm cạnh tranh với các QTD và ngân hàng khác trên địa bàn. Nếu so với các đối thủ
cạnh tranh trên địa bàn thì đây là mức lãi suất cạnh tranh tốt.




SVTH: Thái Thanh Tính                                                    Trang 22
Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn          GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh
          Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa.


       4.1.3. Đánh giá tình hình huy động vốn.
                 Bảng 4.4: Chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn.
                                                                 Đvt: Triệu đồng, %.

                                                                  Chênh lệch
                             Năm thực hiện
      Chỉ tiêu                                          2006/2005           2007/2006

                     2005      2006     2007      Số tiền     %         Số tiền      %
TNV                  57.085    90.337   151.823   33.252      58,25     61.486.      68,1
VHĐ                  43.190    70.894   100.939   27.704      64,14     30.045       42,4
VHĐCKH               42.817    69.838   98.345    27.021      63,11     28.507       40,8
VHĐKKH               373       1.056    2.594     683         183,11    15.38        145,6
DNCV                 46.130    72.937   122.797   26.272      55,92     4.9542       67,6
1.VHĐ/TNV(%)         75,66     78,48    66,48     2,8         3,72      -11,99       -15,3
2.VHĐCKH/VHĐ(%)      99,14     98,51    97,43     -0,6        -0,63     -1,08        -1,1
3.VHĐKKH/VHĐ(%)      0,86      1,49     2,57      0,6         72,48     1,08         72,5
4.DN/VHĐ(%)         108,78 103,33 121,65           -5,5    -5,01    18,32      17,7
                 (Nguồn: Văn kiện đại hội thành viên của QTD năm 2005, 2006 ,2007)

           4.1.3.1. Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn.
     Vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Tỷ lệ này tăng vào
năm 2006 nhưng giảm lại vào năm 2007 do tốc độ tăng của vốn huy động không bằng
tốc độ tăng của nguồn vốn nguyên nhân là do vào năm 2007 Quỹ tín dụng sử dụng vốn
vay chiếm 15,3% cung cấp tín dụng cho khách hàng mới ở các điểm giao dịch mới ở
các xã nên cần vốn và phải vay các tổ chức tín dụng khác. Nhưng tỷ số này luôn đạt ở
mức cao trên 65% cho thấy uy tín của QTD ngày càng được nâng cao, với nguồn VHĐ
lớn QTD luôn chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Sở dĩ tỷ số này luôn ở
mức cao là do trong những năm qua Quỹ tín dụng đưa ra những giải pháp hợp lý trong
huy động vốn bằng các lãi suất linh hoạt. Bên canh đó là do Quỹ tín dụng mở rộng địa
bàn mở hoạt động, tăng cường công tác quảng cáo, phong cách giao dịch lịch sự, nhanh
gọn, kịp thời và hiệu quả giúp thu hút được nhiều khách hàng làm cho nguồn vốn ngày
càng gia tăng.
          4.1.3.2. Vốn huy động có kỳ hạn trên vốn huy đông.
     Tỷ lệ này thể hiện tính ổn định của nguồn vốn tại QTD Mỹ Hòa, vì với vốn huy
động có kỳ hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn huy động QTD có thể an tâm, chủ
động hơn trong cho vay. Trong thực tế, khi khách hàng gửi tiền có kỳ hạn, khách hàng
thường không rút tiền trước hạn.
     Trong những năm qua tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn trên vốn huy động biến động
qua các năm. Trong năm 2006 giảm 0,63% so với năm 2005 và năm 2007 giảm 1,1% so
với năm 2006. Trong năm 2006, việc tỷ lệ VHĐCKH trên VHĐ giảm là do trong năm



SVTH: Thái Thanh Tính                                                     Trang 23
Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn         GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh
          Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa.

2006 VHĐCKH tăng nhưng tốc độ tăng này nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng VHĐ từ đó tỷ
lệ VHĐCKH trên VHĐ giảm hơn so với tỷ lệ năm 2005. Mặc khác, nguyên nhân của sự
suy giảm này còn do bởi trong năm 2006 QTD đã đa dạng hóa các loại hình tiền gửi đặc
biệt là đa dạng hóa loại hình tiền gửi không kỳ hạn. Trong năm 2007, VHĐCKH trên
VHĐ cao mang đến cho QTD nhiều thuận lợi bởi vì tính kỳ hạn của loại tiền gửi này
giúp cho QTD dễ dàng xây dựng kế hoạch sử dụng vốn, ít bị động. Tuy nhiên tỷ lệ này
ở mức quá cao cũng gây cho QTD những khó khăn nhất định bởi lẽ lãi suất phải trả cho
loại hình TGCKH luôn cao. Thực tế các năm trong giai đoạn 2005 - 2007 tỷ lệ
VHĐCKH trên VHĐ điều lớn hơn 95%. Do vậy trong các năm sắp đến QTD cần đa
dạng hơn nữa các sản phẩm huy động vốn sao cho tổng TNV luôn tăng và cơ cấu VHĐ
luôn hợp lí.
      Mặc dù tỷ lệ này giảm trong năm 2006 là 0,63% và giảm năm 2007 là 1,1% nhưng
tỷ lệ này vẫn ở 97,43%. Với tỷ lệ này QTD vẫn chủ động trong công tác nguồn vốn,
đảm bảo cho tín dụng an toàn và liên tục.
           4.1.3.3. Vốn huy động không kỳ hạn trên vốn huy động.
     Với lãi suất vốn huy động không kỳ hạn thấp hơn lãi suất huy động có kỳ hạn,
QTD sẽ có lợi vì tiết kiệm được chi phí huy động vốn. Tuy nhiên nguồn vốn này không
ổn định đối với QTD vì khách hàng có thể rút vốn ra bất cứ lúc nào khi cần thiết. Vì thế
Quỹ tín dụng chỉ thể sử dụng một tỷ lệ nhất định nào đó để thực hiện công việc kinh
doanh tiền tệ, tín dụng.
      Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn trên tổng vốn huy động của QTD đều tăng qua các
năm, năm 2006 tỷ lệ này tăng 72,48% so với năm 2005 và tăng 72,5% của năm 2007 so
với năm 2006. Mặc dù, VHĐKKH trên VHĐ đều tăng nhưng số tiền huy động được từ
loại hình tiền gửi không kỳ hạn còn thấp so với loại hình TGCKH. Năm 2007 chỉ đạt
2.594 triệu đồng trong khi đó VHĐCKH đạt đến 100.939 triệu đồng. Nguyên nhân là do
QTD không tập chung không khai thác loại hình hoạt động này bởi tính không ổn định
của nó. Nếu tỷ lệ VHĐKKH trên VHĐ lớn hơn tỷ lệ VHĐCKH trên VHĐ sẽ làm cho
QTD không chủ động trong việc sử dụng vốn, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng.
      Trong giai đoạn 2005 – 2007 tỷ lệ VHĐKKH trên VHĐ chiếm tỷ trọng rất nhỏ
0,86 - 2,57% điều này làm cho cơ cấu VHĐ của QTD mất cân đối. Do vậy trong thời
gian tới cần xem lại tầm quan trọng của nguồn vốn này và phải có những giải pháp cụ
thể nhằm thu hút được nhiều thêm VHĐKKH.
           4.1.3.4. Dư nợ trên vốn huy động:
      Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của Quỹ tín dụng vào công
tác cấp tín dụng. Nếu tỷ lệ này cao có nghĩa là hiệu quả hoạt động kinh doanh của Quỹ
tín dụng là rất tốt do bởi tất cả đồng vốn huy đồng đều tham gia vào hoạt động kinh
doanh, phần lãi cho công tác huy động vốn được bù đắp bằng mức lãi suất cao hơn khi
cho vay.
     Tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa tỷ số này luôn đạt trên 100%, có sự biến động qua các
năm, có giảm nhẹ vào năm 2006 nhưng sau đó tăng mạnh vào năm 2007 đạt 121,65%.
Điều này chứng tỏ nguồn vốn huy động mặc dù đã đạt ở mức cao trong tổng nguồn vốn,
nhưng vẫn không đáp ứng cho nhu cầu tài trợ vốn của Quỹ tín dụng. Chính điều này
làm cho Quỹ tín dụng đi vay thêm ở các tổ chức tín dụng khác nhằm phục vụ cho hoạt
động tín dụng. Do vậy trong thời gian sắp tới Quỹ tín dụng cần phải đẩy mạnh hoạt
động huy động vốn để chủ động hơn trong nguồn vốn hoạt động để đáp ứng nhu cầu



SVTH: Thái Thanh Tính                                                     Trang 24
Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn            GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh
          Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa.

vay vốn của khách hàng ngày càng nhiều.
      Tóm lại, qua việc phân tích các chỉ tiêu về huy động vốn cho thấy Quỹ tín dụng
Mỹ Hòa đang tập trung rất nhiều vào việc huy động nguồn vốn có kỳ hạn nhằm đáp ứng
nhu cầu vay vốn của khách hàng. Nguồn vốn huy động có kỳ hạn mà Quỹ tín dụng huy
động được chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn là dấu hiệu tốt trong giải pháp về
nguồn vốn hoạt động, nhưng điều này sẽ làm giảm lợi nhuận cho Quỹ tín dụng do QTD
phải chi trả một mức lãi suất cao hơn so với các loại tiền gửi khác, đặc biệt là loại tiền
gửi không kỳ hạn.
4.2. Phân tích hiệu quả hoạt tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa qua 3
năm từ 2005 - 2007.
       4.2.1. Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn tại QTD Mỹ Hòa.
           4.2.1.1. Phân tích cơ cấu DSCV.
Để biết được hoạt động tín dụng ngắn hạn chiếm bao nhiêu phần trăm trong hoạt động
tín dụng của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa ta tiến hành phân tích và đánh giá tổng quan về hoạt
động tín dụng taị Quỹ tín dụng Mỹ Hòa.

                                                                 Chênh lệch
                             Năm thực hiện
     Chỉ tiêu                                           2006/2005            2007/2006
                      2005     2006       2007      Số tiền    Tỷ lệ     Số tiền    Tỷ lệ
Doanh số cho vay
   - Ngắn hạn         77.462 129.806 231.49         52.344     67,6      101.684 78,3
   - Trung hạn        853      318        8.792     -535       -62,7     8.474      2664,8
Tổng DSCV          78.315 130.124 240.282 51.809 66,2        110.158 84,7
Bảng 4.5: Doanh số cho vay của QTD Mỹ Hòa qua 3 năm 2005 -2007.
                                                              Đvt: Triệu đồng, %.
            (Nguồn: Văn kiện đại hội thành viên của QTD năm 2005, 2006 ,2007)
      Doanh số cho vay đều tăng qua các năm, với tỷ lệ năm sau cao hơn năm trước.
Qũy tín dụng Mỹ Hòa chỉ tập trung cho vay ngắn hạn và mới bắt đầu cho vay trung hạn
từ năm 2004. Khách hàng chủ yếu trong hoạt động tín dụng là khách hàng thuộc thành
phần kinh tế cá thể, nguyên nhân là do lãi suất cho vay tại QTD Mỹ Hòa cao hơn so với
lãi suất của các Ngân hàng thương mại khác và chưa dám cho vay một lượng tiền lớn,
nên các doanh nghiệp thường tìm đến các Ngân hàng thương mại khác để vay. Bên cạnh
đó các ngân hàng có các dịch vụ đa dạng hơn, giúp các doanh nghiệp thuận tiện hơn
trong thanh toán, giao dịch.
     Bảng số liệu trên cho thấy doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong
tổng doanh số cho vay, còn doanh số cho vay trung hạn chiếm tỷ lệ rất thấp. Điều này
được thể hiện rõ qua các biểu đồ sau:




SVTH: Thái Thanh Tính                                                       Trang 25
Thai_Thanh_Tinh.doc
Thai_Thanh_Tinh.doc
Thai_Thanh_Tinh.doc
Thai_Thanh_Tinh.doc
Thai_Thanh_Tinh.doc
Thai_Thanh_Tinh.doc
Thai_Thanh_Tinh.doc
Thai_Thanh_Tinh.doc
Thai_Thanh_Tinh.doc
Thai_Thanh_Tinh.doc
Thai_Thanh_Tinh.doc
Thai_Thanh_Tinh.doc
Thai_Thanh_Tinh.doc
Thai_Thanh_Tinh.doc
Thai_Thanh_Tinh.doc
Thai_Thanh_Tinh.doc
Thai_Thanh_Tinh.doc
Thai_Thanh_Tinh.doc
Thai_Thanh_Tinh.doc
Thai_Thanh_Tinh.doc
Thai_Thanh_Tinh.doc
Thai_Thanh_Tinh.doc
Thai_Thanh_Tinh.doc

More Related Content

What's hot

LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.doc
LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.docLƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.doc
LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.docNguyễn Công Huy
 
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn vốn huy động tại phòng giao dịch techcomb...
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn vốn huy động tại phòng giao dịch techcomb...Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn vốn huy động tại phòng giao dịch techcomb...
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn vốn huy động tại phòng giao dịch techcomb...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOTLuận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thương
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thươngPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thương
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thương
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Tình hình cho vay xóa đói giảm nghèo tại Ngân hàng, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay xóa đói giảm nghèo tại Ngân hàng, HOTĐề tài: Tình hình cho vay xóa đói giảm nghèo tại Ngân hàng, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay xóa đói giảm nghèo tại Ngân hàng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank
Luận văn: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của AgribankLuận văn: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank
Luận văn: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú ThọLuận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
nataliej4
 
LV: Cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
LV: Cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônLV: Cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
LV: Cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toànPhân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Tăng cường quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ...
Luận văn: Tăng cường quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ...Luận văn: Tăng cường quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ...
Luận văn: Tăng cường quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAYLuận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (18)

LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.doc
LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.docLƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.doc
LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.doc
 
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn vốn huy động tại phòng giao dịch techcomb...
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn vốn huy động tại phòng giao dịch techcomb...Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn vốn huy động tại phòng giao dịch techcomb...
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn vốn huy động tại phòng giao dịch techcomb...
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOTLuận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOT
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thương
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thươngPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thương
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thương
 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...
 
Đề tài: Tình hình cho vay xóa đói giảm nghèo tại Ngân hàng, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay xóa đói giảm nghèo tại Ngân hàng, HOTĐề tài: Tình hình cho vay xóa đói giảm nghèo tại Ngân hàng, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay xóa đói giảm nghèo tại Ngân hàng, HOT
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank
Luận văn: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của AgribankLuận văn: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank
Luận văn: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú ThọLuận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
 
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
 
LV: Cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
LV: Cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônLV: Cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
LV: Cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toànPhân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
 
Luận văn: Tăng cường quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ...
Luận văn: Tăng cường quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ...Luận văn: Tăng cường quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ...
Luận văn: Tăng cường quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ...
 
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAYLuận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
 

Viewers also liked

Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (14).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (14).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (14).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (14).docNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).docNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).docNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (37).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (37).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (37).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (37).docNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (17).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (17).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (17).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (17).docNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)Nguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (51).pdf
luan van tot nghiep ke toan (51).pdfluan van tot nghiep ke toan (51).pdf
luan van tot nghiep ke toan (51).pdfNguyễn Công Huy
 
KL-LUU TRAN DUC- DH5KD-XAY DUNG KE HOACH UNG DUNG E-MARKETING CHO NGANH HANG ...
KL-LUU TRAN DUC- DH5KD-XAY DUNG KE HOACH UNG DUNG E-MARKETING CHO NGANH HANG ...KL-LUU TRAN DUC- DH5KD-XAY DUNG KE HOACH UNG DUNG E-MARKETING CHO NGANH HANG ...
KL-LUU TRAN DUC- DH5KD-XAY DUNG KE HOACH UNG DUNG E-MARKETING CHO NGANH HANG ...Nguyễn Công Huy
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)Nguyễn Công Huy
 
luan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdfluan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdfNguyễn Công Huy
 
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...
Nguyễn Công Huy
 
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...
Nguyễn Công Huy
 
Dirigentes Politicos
Dirigentes PoliticosDirigentes Politicos
Dirigentes Politicos
cristina baez
 
Teolg. nat. inmutabilidad y eternidad divinas (royer y franklin)
Teolg.  nat.   inmutabilidad y eternidad divinas (royer y franklin)Teolg.  nat.   inmutabilidad y eternidad divinas (royer y franklin)
Teolg. nat. inmutabilidad y eternidad divinas (royer y franklin)
Jhonattan Ismael Llanos Cruz
 
Apresentação unidade 2.2
Apresentação unidade 2.2Apresentação unidade 2.2
Apresentação unidade 2.2
loyolasofhia
 
Constitució Dempresa
Constitució DempresaConstitució Dempresa
Tecnologias da informação 2011
Tecnologias da informação 2011Tecnologias da informação 2011
Tecnologias da informação 2011
kallianeamorim
 

Viewers also liked (20)

Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (14).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (14).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (14).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (14).doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).doc
 
DANH MUC BANG.doc
DANH MUC BANG.docDANH MUC BANG.doc
DANH MUC BANG.doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (37).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (37).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (37).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (37).doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (17).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (17).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (17).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (17).doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)
 
luan van tot nghiep ke toan (51).pdf
luan van tot nghiep ke toan (51).pdfluan van tot nghiep ke toan (51).pdf
luan van tot nghiep ke toan (51).pdf
 
KL-LUU TRAN DUC- DH5KD-XAY DUNG KE HOACH UNG DUNG E-MARKETING CHO NGANH HANG ...
KL-LUU TRAN DUC- DH5KD-XAY DUNG KE HOACH UNG DUNG E-MARKETING CHO NGANH HANG ...KL-LUU TRAN DUC- DH5KD-XAY DUNG KE HOACH UNG DUNG E-MARKETING CHO NGANH HANG ...
KL-LUU TRAN DUC- DH5KD-XAY DUNG KE HOACH UNG DUNG E-MARKETING CHO NGANH HANG ...
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)
 
luan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdfluan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdf
 
pham duy phuong_DH5TC.doc
pham duy phuong_DH5TC.docpham duy phuong_DH5TC.doc
pham duy phuong_DH5TC.doc
 
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...
 
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...
 
Dirigentes Politicos
Dirigentes PoliticosDirigentes Politicos
Dirigentes Politicos
 
O guaycuru
O guaycuruO guaycuru
O guaycuru
 
Teolg. nat. inmutabilidad y eternidad divinas (royer y franklin)
Teolg.  nat.   inmutabilidad y eternidad divinas (royer y franklin)Teolg.  nat.   inmutabilidad y eternidad divinas (royer y franklin)
Teolg. nat. inmutabilidad y eternidad divinas (royer y franklin)
 
Apresentação unidade 2.2
Apresentação unidade 2.2Apresentação unidade 2.2
Apresentação unidade 2.2
 
Constitució Dempresa
Constitució DempresaConstitució Dempresa
Constitució Dempresa
 
Tecnologias da informação 2011
Tecnologias da informação 2011Tecnologias da informação 2011
Tecnologias da informação 2011
 

Similar to Thai_Thanh_Tinh.doc

Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng Vietcombank
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng VietcombankGiải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng Vietcombank
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng Vietcombank
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản lý nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – Chi nhánh Đống...
Quản lý nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – Chi nhánh Đống...Quản lý nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – Chi nhánh Đống...
Quản lý nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – Chi nhánh Đống...
HanaTiti
 
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY...
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY...TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY...
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng nhân dân Mỹ Hòa
Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng nhân dân Mỹ HòaĐề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng nhân dân Mỹ Hòa
Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng nhân dân Mỹ Hòa
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
Nguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfNguyễn Công Huy
 
Luận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAY
Luận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAYLuận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAY
Luận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, RẤT HAY
Đề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, RẤT HAYĐề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, RẤT HAY
Đề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, RẤT HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, ĐIỂM CAO, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty CP thiết bị tế và dược phẩm...
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty CP thiết bị tế và dược phẩm...Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty CP thiết bị tế và dược phẩm...
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty CP thiết bị tế và dược phẩm...
luanvantrust
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8
Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Ph...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Ph...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Ph...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Ph...
hieu anh
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tạiChi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phá...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tạiChi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phá...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tạiChi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phá...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tạiChi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phá...
hieu anh
 
Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018
Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018
Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Thai_Thanh_Tinh.doc (20)

Lv (24)
Lv (24)Lv (24)
Lv (24)
 
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng Vietcombank
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng VietcombankGiải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng Vietcombank
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng Vietcombank
 
Quản lý nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – Chi nhánh Đống...
Quản lý nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – Chi nhánh Đống...Quản lý nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – Chi nhánh Đống...
Quản lý nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – Chi nhánh Đống...
 
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
 
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY...
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY...TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY...
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY...
 
Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng nhân dân Mỹ Hòa
Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng nhân dân Mỹ HòaĐề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng nhân dân Mỹ Hòa
Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng nhân dân Mỹ Hòa
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
 
Luận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAY
Luận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAYLuận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAY
Luận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAY
 
Đề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, RẤT HAY
Đề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, RẤT HAYĐề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, RẤT HAY
Đề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, RẤT HAY
 
Đề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, ĐIỂM CAO, HOT
 
2. DOAN MINH TINH.doc
2. DOAN MINH TINH.doc2. DOAN MINH TINH.doc
2. DOAN MINH TINH.doc
 
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty CP thiết bị tế và dược phẩm...
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty CP thiết bị tế và dược phẩm...Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty CP thiết bị tế và dược phẩm...
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty CP thiết bị tế và dược phẩm...
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
 
Marketing mix
Marketing mixMarketing mix
Marketing mix
 
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8
Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Ph...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Ph...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Ph...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Ph...
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tạiChi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phá...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tạiChi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phá...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tạiChi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phá...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tạiChi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phá...
 
Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018
Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018
Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018
 

More from Nguyễn Công Huy

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Nguyễn Công Huy
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
Nguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Nguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Nguyễn Công Huy
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Nguyễn Công Huy
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Nguyễn Công Huy
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Nguyễn Công Huy
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
Nguyễn Công Huy
 
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Nguyễn Công Huy
 

More from Nguyễn Công Huy (20)

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
 

Thai_Thanh_Tinh.doc

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI THANH TÍNH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN MỸ HÒA Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, tháng 06 năm 2008
  • 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN MỸ HÒA Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp Sinh viên thực hiện: THÁI THANH TÍNH Lớp: DH5TC. MSSV: DTC041759 Giáo Viên Hướng Dẫn: Ths.Nguyễn Thị Vạn Hạnh Long Xuyên, tháng 06 năm 2008
  • 3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Vạn Hạnh .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Người chấm, nhận xét 1: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Người chấm, nhận xét 2: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày……tháng……năm………
  • 4. Lời cảm ơn Để có được thành quả hôm nay, trước hết tôi muốn gửi lời cảm ơn đến cha mẹ, người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng tôi. Kế tiếp, tôi xin cảm ơn tất cả quý thầy cô, những người đã cùng với cha mẹ nâng cánh ước mơ cho tôi. Tôi xin cảm ơn Cô Nguyễn Thị Vạn Hạnh, người đã tận tâm hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp trong suốt thời gian qua. Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc Quỹ tín dụng Mỹ Hòa, các Cô, Chú và các anh phòng tín dụng, anh Hiền đã cho tôi một môi trường thực tập rất thân thiện, nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp những thông tin cần thiết, để tôi có điều kiện đem lý thuyết ứng dụng vào thực tế và đánh giá lại kết quả của quá trình học tập, đó là một trong những niềm hạnh phúc lớn nhất của tôi, là niềm tin, là sức mạnh cho tôi vững bước vào đời. . Và sau cùng tôi xin được cảm ơn tất cả những người bạn đã luôn ủng hộ tinh thần cho tôi trong những lúc khó khăn. Thái Thanh Tính
  • 5. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. ..............................................................................................................................
  • 6. MỤC LỤC - Hệ số thu nợ (%):...................................................................................................10 - Chỉ tiêu nợ quá hạn trên dư nợ (%):..............................................................................10
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH Hình 3.1:Trụ sở chính Quỹ tín dụng Mỹ Hòa .................................................................11 - Chỉ tiêu nợ quá hạn trên dư nợ (%):..............................................................................10 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ. Sơ đồ 2.1: Quy trình cho vay trực tiếp.............................................................................8 Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức tại QTD Mỹ Hòa................................................................... Biểu đồ 3.1: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2005 – 2007.................................................... Biểu đồ 4.1: Tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn............................................................................. Biểu đồ 4.2: Tình hình huy động vốn tại QTD Mỹ Hòa.................................................. Biểu đồ 4.3: Tỷ trọng DSCV theo thời gian tại QTD Mỹ Hòa........................................... Biểu đồ 4.4. Doanh số cho vay ngắn hạn của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa.............................. Biểu đồ 4.5. Tỷ trọng DSTN theo thời gian tại QTD Mỹ Hòa........................................ Biểu đồ 4.6. Doanh số thu nợ ngắn hạn của Quỹ tín dụng.................................................. Biểu đồ 4.7. Tỷ trọng DN theo thời gian tại QTD Mỹ Hòa................................................ Biểu đồ 4.8. Doanh số dư nợ ngắn hạn của Quỹ tín dụng................................................... Biểu đồ 4.9. Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn của QTD...................................................... Biểu đồ 4.10.Tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại QTD Mỹ Hòa.............................
  • 8. DANH MỤC VIẾT TẮT QTD Quỹ tín dụng. DSCV Doanh số cho vay. DSTN Doanh số thu nợ. DN Dư nợ. DNCV Dư nợ cho vay. NQH Nợ quá hạn. NHNN&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. KDDV – SH Kinh doanh dịch vụ - sinh hoạt. TNV Tổng nguồn vốn. VHĐ Vốn huy động. VHĐCKH Vốn huy động có kỳ hạn. VHĐKKH Vốn huy động không kỳ hạn. TDNH Tín dụng ngắn hạn. TD Tín dụng. NHTM Ngân hàng thương mại Đvt Đơn vị tính NH Ngắn hạn DH Dài hạn
  • 9. Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa. CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài. Nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường đầy tính năng động với khí thế cạnh tranh giữa các ngân hàng, các doanh nghiệp, các công ty…. thật quyết liệt, cùng với sự ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào kinh doanh và sản xuất làm nền kinh tế chúng ta không ngừng tăng trưởng. Bên cạnh đó, một vấn đề bức xúc mà chúng ra quan tâm là vốn, trong khi đó trong dân chúng còn dự trữ một lượng vốn nhàn rỗi rất lớn, một số người có vốn trong tay nhưng không biết làm gì, một số khác họ không có vốn nhưng có cái đầu và quyết chí kinh doanh họ dốc hết tâm trí vào để tính toán làm ăn rất cần vốn, một nhóm khác nữa là họ đã kinh doanh và trong quá trình đó có khi họ dư vốn tạm thời, có khi họ thiếu vốn do đó phải làm thế nào để đưa lượng vốn đó vào dòng chảy nhằm tăng sức bật. Vì vậy, sự xuất hiện của hệ thống NHTM và các QTD đã giải quyết những khó khăn trên, trong đó có Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Mỹ Hòa ( Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa) đã áp dụng chính sách của nhà nước nhằm thực thi chính sách về tiền tệ, tín dụng đẩy mạnh việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất. Tại QTD Mỹ Hòa hoạt động tín dụng chiếm gần 100% kết quả kinh doanh và đóng vai trò then chốt, mà trong đó hoạt động tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trên 85%. Song song với những thành tựu đạt được thì QTD vẫn còn tồn tại những bất cập cần đổi mới. Do đó muốn nâng cao hơn nữa vị thế của mình trên thị trường thì Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa phải bắt đầu bằng việc cải tiến tín dụng nâng cao hoạt động. Nước ta có truyền thống về nông nghiệp, ngày nay nông nghiệp cũng đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Tỉnh An Giang là một tỉnh có sản lượng lúa lớn ở đồng bằng sông Cửu Long cũng như cả nước nhưng đời sống của người nông dân còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn do đó phần lớn họ không có đủ vốn để đưa những máy móc, kỹ thuật hiện đại vào sản xuất được nên lao động rất vất vả. Đây là một vấn đề cần quan tâm, một nhu cầu bức xúc mang tính thời sự. Phần lớn bà con nông dân đang thiếu vốn để sản xuất, chi phí sản xuất thì cao mà chu kỳ thu hoạch lại chậm nên phải đi vay vốn để bù đắp nhu cầu vốn thiếu hụt phục vụ cho sản xuất kinh doanh, và thông thường lãi suất cho vay bên ngoài rất cao do vậy người dân vay vốn từ Quỹ tín dụng sẽ có lợi hơn nhiều, giảm được chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh. Mặt khác do trình độ dân trí của người dân chưa cao và các ngân hàng thương mại lớn không mặn mà với các món vay nhỏ nên việc giao dịch với các ngân hàng lớn gặp nhiều khó khăn.Vì vậy các tổ chức tín dụng đặc biệt là Quỹ tín dụng nhân dân là sự lựa chọn của họ bởi thủ tục đơn giản và sẵn sàng đáp ứng các món vay nhỏ. Bên cạnh công tác tín dụng ngắn hạn, để có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của người dân đầu tư cho sản xuất kinh doanh, Quỹ tín dụng cần phải đẩy mạnh công tác huy động vốn nhằm tạo lập nguồn vốn cho hoạt động tín dụng. Điều này đòi hỏi Quỹ tín dụng cần phải có chính sách huy động vốn phù hợp với khả năng phát triển của nền kinh tế, tập quán tiêu dùng và tiết kiệm của người dân. Do vậy huy động vốn và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả phải đi đôi với nhau, bổ sung cho nhau. Nhận thức được tầm quan trọng của tín dụng ngắn hạn và huy động vốn nên tôi đã chọn đề tài “ Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng nhân dân Mỹ Hòa phường Mỹ Hòa, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.” SVTH: Thái Thanh Tính Trang 1
  • 10. Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa. 1.2. Mục Tiêu Nghiên Cứu. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: - Phân tích tình hình nguồn vốn huy động qua 3 năm 2005 – 2007. - Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn qua 3 năm 2005 – 2007 tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa. - Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa. 1.3 Phương pháp nghiên cứu. 1.3.1 Phương pháp thu nhập số liệu. - Thu nhập số liệu thứ cấp tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa, các báo cáo tài chính và những thông tin liên quan đến hoạt động của Quỹ tín dụng. - Tìm hiểu thêm thông tin qua các sách báo, tạp chí, internet, các văn bản, qui chế, chế độ tín dụng. 1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu. Phân tích số liệu dựa trên các phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp phân tích so sánh số tương đối. - Phương pháp phân tích so sánh số tuyệt đối. 1.4. Phạm vi nghiên cứu. Hoạt động tín dụng rất đa dạng, việc phân tích tín dụng là một đề tài lớn và phức tạp, vì vậy đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn. - Không gian: Qũy tín dụng nhân dân Mỹ Hòa. - Thời gian: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn qua 3 năm 2005, 2006, 2007. SVTH: Thái Thanh Tính Trang 2
  • 11. Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Khái niệm về huy động vốn. Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM và QTD. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để NHTM hoặc QTD có thể thực hiện các hoạt động khác như câp tín dụng và cung cấp các dịch vụ của Ngân hàng cho khách hàng. 2.1.1. Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn. - Tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn): Tiền gửi thanh toán là tài khoản mà người gửi tiền sử dụng để nhận và lưu trữ các khoản tiền chuyển vào và sử dụng số tiền trong tài khoản cho các mục đích chi tiêu và thanh toán thường xuyên của mình. Tài khoản thanh toán không bị hạn chế về số lần người gửi tiền muốn gửi tiền vào hoặc rút tiền ra khi sử dụng. Thông thường lãi suất tiền gửi thanh toán thấp hơn tiền gửi có kỳ hạn. Khách hàng gửi tiền nhằm mục đích an toàn về tài sản và với mục đích chờ thanh toán chứ không vì mục đích kiếm lãi. - Tiền gửi có kỳ hạn: Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi được ký phát vào Quỹ tín dụng mà có sự thỏa thuận về thời gian rút tiền giữa Quỹ tín dụng và khách hàng. Như vậy, về nguyên tắc khách hàng gửi tiền chỉ được rút tiền ra khi đến hạn đã thỏa thuận. Đối với loại tiền gửi này người gửi tiền vì mục đích kiếm lãi và thường là các tầng lớp dân cư có tiền nhàn rỗi trong một thời gian nhất định. Quỹ tín dụng thường áp dụng lãi suất để hút nguồn vốn này là chủ yếu, thời gian càng dài thì lãi suất càng cao. Tiền gửi định kỳ được Quỹ tín thực hiện với nhiều hình thức với nhiều kỳ hạn như: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng ….. Tiền gửi có kỳ hạn là một nguồn vốn tín dụng mang tín chất ổn định. Vì vậy, Quỹ tín dụng thường chú trọng các biện pháp kích thích loại tiền này nhằm sử dụng nó để cho vay ngắn hạn và trung hạn. 2.1.2. Tiền gửi tiết kiệm. Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác định trên sổ tiết kiệm, được hưởng lãi suất theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo qui định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Ở Quỹ tín dụng Mỹ Hòa tiền gửi tiết kiệm được chia làm 2 loại: + Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. + Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn có lãi suất thấp, làm cho lãi suất đầu vào của Quỹ tín dụng thấp và rất có lợi khi cho vay. SVTH: Thái Thanh Tính Trang 3
  • 12. Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa. - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ gửi tiền nhất định với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Ở nước ta, tiền gửi tiết kiệm chia làm làm 2 loại: Tiền gửi có kỳ hạn lãnh lãi hàng tháng và tiền gửi có kỳ hạn lãnh lãi khi đáo hạn. Trong thời gian qua Quỹ tín dụng Mỹ Hòa phổ biến nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn theo các hình thức sau: + Tiền gửi tiết kiệm 3 tháng lãnh lãi hàng tháng. + Tiền gửi tiết kiệm 3 tháng lãnh lãi khi đáo hạn. + Tiền gửi tiết kiệm 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng lãnh lãi hàng tháng hoặc khi đáo hạn. + Tiền gửi tiết kiệm trên 12 tháng lãnh lãi hàng tháng. 2.2. Khái niệm về tín dụng. Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Ngày nay tín dụng được hiểu theo những định nghĩa sau: - Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện với hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. - Định nghĩa 2: Tín dụng là một phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa. - Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (trái chủ - người cho vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán…dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia là người đi vay (thụ trái – người đi vay). Như vậy “tín dụng” có thể được diễn bằng nhiều cách khác nhau. Nhưng nội dung cơ bản của những định nghĩa này là thống nhất: đều phản ánh một bên là người cho vay, còn bên kia là người đi vay. Quan hệ giữa hai bên được ràng buộc bởi cơ chế tín dụng và pháp luật hiện đại. 2.2.1. Khái niệm tín dụng Ngân hàng. Là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các doanh nghiệp và cá nhân. Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu, chiếm vị trí đặc biệt trong nền kinh tế. Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian trong nền kinh tế, quan hệ tín dụng ngân hàng được thể hiện ở hai khâu huy động vốn và cho vay. Ngân hàng vừa là người cho vay vừa là người đi vay, ngân hàng huy động về quỹ của mình các nguồn vốn tạm thời chưa sử dụng trong nền kinh tế quốc dân để hình thành nguồn vốn cho vay và tổ chức cho vay lại đối với pháp nhân và thể nhân có nhu cầu về vốn, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. 2.2.2. Vai trò và chức năng của tín dụng trong nền kinh tế. 2.2.2.1. Vai trò của tín dụng. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, tín dụng có các vai trò sau đây: - Thứ nhất: Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục đồng thời SVTH: Thái Thanh Tính Trang 4
  • 13. Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa. góp phần đầu tư phát triển kinh tế. Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong toàn nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình được sản xuất liên tục, tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Nó là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển. -Thứ hai: Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất. Hoạt động ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế. Mặt khác quá trình đầu tư tín dụng được thực hiện một cách tập trung, chủ yếu là cho các xí nghiệp lớn, những xí nghiệp kinh doanh hiệu quả. - Thứ ba: Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn. Trong giai đoạn tập trung phát triển nông nghiệp và ưu tiên cho xuất khẩu….nhà nước đã tập trung tín dụng để tài trợ để phát triển các ngành đó, tạo cơ sở lôi cuốn các ngành khác. - Thứ tư: Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài. Trong điều kiện kinh tế mở, tín dụng đã trở thành một trong những phương tiện kinh tế nối liền các nền kinh tế các nước với nhau. 2.2.2.2. Chức năng của tín dụng. Trong nền kinh tế thị trường tín dụng có hai chức năng sau: thứ nhất-chức năng phân phối lại tài nguyên; thứ hai-chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và phát triển sản xuất. - Chức năng phân phối tài nguyên: Tín dụng là sự chuyển nhượng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Thông qua sự chuyển nhượng này tín dụng góp phần phân phối lại tài nguyên, thể hiện ở chỗ: Người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến, thông qua tín dụng, số tài nguyên đó được phân phối lại cho người đi vay. - Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và phát triển sản xuất: Nhờ tín dụng mà quá trình chu chuyển tuần hoàn vốn trong từng đơn vị nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tế nói chung được thực hiện một cách bình thường và liên tục. Do đó, tín dụng góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá. 2.2.3. Phân loại tín dụng. Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong phú. Trong quản lý tín dụng, các nhà kinh tế dựa vào các tiêu thức nhất định để phân loại. 2.2.3.1.Căn cứ vào thời hạn tín dụng: Tín dụng phân loại theo tiêu thức thời hạn có ba loại Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, loại tín dụng này chiếm chủ yếu trong các Ngân hàng thương mại và QTD. Tín dụng ngắn hạn thường được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân. SVTH: Thái Thanh Tính Trang 5
  • 14. Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa. Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm dùng để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. 2.2.3.2. Căn cứ vào đối tượng tín dụng: Theo tiêu thức này tín dụng chia làm hai loại: Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng cung cấp nhằm hình thành vốn lưu động như cho vay để dự trữ hàng hoá, mua nguyên liệu cho sản xuất. Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng cung cấp để hình thành vốn cố định. Loại tín dụng này được thực hiện dưới hình thức cho vay trung và dài hạn. Tín dụng vốn cố định thường được cấp phát phục vụ việc đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới. 2.2.3.3. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng: Theo tiêu thức này tín dụng được chia làm hai loại: Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng cung cấp cho các nhà doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân để tiến hành sản xuất và kinh doanh. Tín dụng tiêu dùng: là hình thức tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. 2.3. Những qui định về cho vay tại QTD: 2.3.1. Các nguyên tắc vay vốn. Hoạt động tín dụng của Qũy tín dụng tuân thủ các nguyên tắc sau: - Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận trên hộp đồng tín dụng. - Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thoả thuận trên hợp đồng tín dụng. 2.3.2. Điều kiện vay vốn: Qũy tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:  Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.  Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.  Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết.  Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. Thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính Phủ, Ngân Hàng Nhà Nước Việt nam, và hướng dẫn của Qũy tín dụng. 2.3.3. Đối tượng cho vay ngắn hạn: SVTH: Thái Thanh Tính Trang 6
  • 15. Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa. Qũy tín dụng thường cho vay ngắn hạn các đối tượng như: giá trị vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tư phát triển. QTD không cho vay các đối tượng sau: - Số tiền để trả nợ gốc và lãi vay cho tổ chức tín dụng khác. - Số tiền vay để trả cho chính tổ chức tín dụng cho vay vốn. 2.3.4. Phương thức cho vay: - Cho vay từng lần: Với phương thức cho vay này, mỗi lần vay vốn khách hàng phải lập hồ sơ vay vốn cho từng lần vay, đến khi thu hoạch và bán sản phẩm thì trả hết nợ, khi có nhu cầu vay vốn thì làm thủ tục vay từ đầu. Phương thức cho vay từng lần thích hợp với các đơn vị kinh doanh theo từng thương vụ hay vay theo thời vụ. Mỗi lần vay thì khách hàng và quỹ tín dụng phải ký kết lại hợp đồng tín dụng. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: Khi khách hàng vay vốn, thông qua các phương án sản xuất kinh doanh trong năm và các điều kiện vay vốn khác của Qũy tín dụng và khách hàng sẽ thoả thuận một mức dư nợ cao nhất trong năm đủ để đáp ứng nhu cầu của tất cả các phương án xin vay, mức dư nợ này được gọi là hạn mức tín dụng và khi đó người vay chỉ lập một bộ hồ sơ xin vay và được sử dụng cho nhiều lần xin vay. Hạn mức tín dụng được xem như là một cam kết của Qũy tín dụng về mức dư nợ khách hàng sử dụng và khách hàng được quyết định về thời điểm nhận tiền, thời điểm trả nợ trong phạm vi hạn mức và thời gian hiệu lực của hạn mức. Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng áp dụng đối với hộ sản xuất có quan hệ thường xuyên và mang tính truyền thống. - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Đây là phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng, nhưng Qũy tín dụng sẽ cam kết dành cho khách hàng số hạn mức tín dụng đã định, không vì tình hình thiếu vốn để từ chối cho vay. Vì Qũy tín dụng phải bớt các món vay của khách hàng khác để giữ cam kết về hạn mức tín dụng nên khách hàng phải trả một mức phí cho việc duy trì hạn mức dự phòng. Đó là số chênh lệch giữa hạn mức tín dụng với số thực vay. - Cho vay theo dự án: Đây là phương thức cho vay trung và dài hạn, Qũy tín dụng phải thẩm định dự án trước khi cho vay. Tuy nhiên, trong cho vay ngắn hạn Qũy tín dụng vận dụng bổ sung phương thức cho vay theo dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống. Với phương thức này, khách hàng phải lập dự án cụ thể trước khi vay vốn Qũy tín dụng. - Cho vay trả góp: Khi vay vốn thì Qũy tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với vốn gốc được chia ra để trả theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. SVTH: Thái Thanh Tính Trang 7
  • 16. Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa. 2.3.5. Mức cho vay: Khi xác định mức cho vay đối với một khách hàng. Qũy tín dụng căn cứ vào: - Khả năng nguồn vốn của Qũy tín dụng. - Khả năng quản lí của Qũy tín dụng. - Nhu cầu vay vốn và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng. - Riêng đối với trường hợp cho vay khách hàng dưới hình thức cầm cố sổ tiền gửi do chính Qũy tín dụng Mỹ Hòa phát hành thì mức cho vay tối đa cộng tiền lãi phải trả khi đến hạn trả nợ không vượt quá số dư còn lại của sổ tiền gửi tại thời điểm quyết định cho vay. 2.3.6. Thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. 2.3.7. Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay do Qũy tín dụng và khách hàng thỏa thuận trên cơ sở mức lãi suất do Hội đồng quản trị Qũy tín dụng quy định phù hợp với qui định của Ngân hàng nhà nước tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng. Lãi suất cho vay thực hiện theo nguyên tắc phải bảo đảm bù đắp lãi suất huy động cộng với chi phí hoạt động của Qũy tín dụng, nộp thuế theo qui định, bù đắp được rủi ro và có tích lũy. Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do Qũy tín dụng ấn định và thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng. 2.3.8. Quy trình cho vay của quỹ tín dụng: (6) Khách hàng Kho quỹ (1) (5) Cán bộ tín dụng Phòng kế toán (2) (4) (3) Trưởng phòng TD Giám đốc Sơ đồ 2.1:Quy trình cho vay trực tiếp. Giải thích sơ đồ quy trình cho vay: (1) Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn, có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định. (2) Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp SVTH: Thái Thanh Tính Trang 8
  • 17. Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa. pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm cán bộ tín dụng, ghi ý kiến và báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc quyết định. (3) Giám đốc Qũy tín dụng nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay. − Nếu cho vay thì quỹ tín dụng nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có đảm bảo bằng tài sản) − Nếu không cho vay thì thông báo cho khách hàng biết. (4,5,6) Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển cho kế toán thực hiện nghiệp vụ hoạch toán kế toán, thanh toán. Chuyển thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng (nếu cho vay bằng tiền mặt). 2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn và hoạt động TD: 2.4.1. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn: - Vốn huy động trên tổng nguồn vốn: Vốn huy động Vốn huy động trên tổng nguồn vốn = x 100% Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này đánh giá khả năng huy động vốn của quỹ tín dụng, cho biết vốn huy động đáp ứng được bao nhiêu phần trăm cho nguồn vốn huy động của đơn vị. - Vốn huy động có kỳ hạn trên vốn huy động: Vốn huy động có kỳ hạn Vốn huy động có kỳ hạn trên tổng nguồn vốn = x 100% Vốn huy động Chỉ tiêu này cho biết vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng nguồn vốn huy động. Tỷ lệ này cao sẽ cho biết tính ổn định của nguồn vốn huy động. - Vốn huy động không kỳ hạn trên vốn huy động: Vốn huy động không kỳ hạn Vốn huy động không kỳ hạn trên tổng nguồn vốn = x 100% Vốn huy động Chỉ tiêu này cho biết vốn huy động không kỳ hạn chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng nguồn vốn huy động. Tỷ lệ này cao sẽ cho biết tính ổn định của nguồn vốn huy động. - Dư nợ trên vốn huy động: Dư nợ Dư nợ trên vốn huy động = x 100% Vốn huy động SVTH: Thái Thanh Tính Trang 9
  • 18. Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay. Tỷ lệ này càng cao thì vốn huy động tham gia càng nhiều vào dư nợ cho vay. 2.4.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng: - Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn (%): Chỉ tiêu này cho biết dư nợ trong cho vay chiếm bao nhiêu % trong tổng nguồn vốn sử dụng của QTD. Tổng dư nợ Dư nợ trên tổng nguồn vốn = x100 Tổng nguồn vốn - Hệ số thu nợ (%): Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của QTD. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định, QTD sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng cao được đánh giá càng tốt. Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = x 100 Doanh số cho vay - Chỉ tiêu nợ quá hạn trên dư nợ (%): Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của QTD. Những QTD có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của QTD này cao. Nợ quá hạn Tỉ lệ nợ quá hạn trên dư nợ = x 100 Dư nợ - Chỉ tiêu vòng vay vốn tín dụng (Vòng): Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của QTD, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của QTD quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao. Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau: Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân = 2 SVTH: Thái Thanh Tính Trang 10
  • 19. Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa. CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN MỸ HÒA 3.1. Sự hình thành và phát triển của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa. Quỹ tín dụng nhân dân Mỹ Hòa được chính thức và đi vào hoạt động từ ngày 25/04/1998 với số vốn điều lệ ban đầu là 500 triệu đồng. Quỹ tín dụng nhân dân Mỹ Hòa lúc đó chỉ có 30 thành viên góp vốn, trải qua quá trình hoạt động gần 10 năm, đến nay vốn điều lệ của đơn vị tăng lên gần 10 tỷ đồng, mức dư nợ trung bình trên 130 tỷ đồng và trở thành 1 trong 6 quỹ tín dụng lớn và có quy mô nhất trong hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trong cả nước. Quá trình thành lập và tổ chức hoạt động cũng như duy trì được hoạt động của một quỹ tín dụng nhân dân trong thời điểm vừa qua cũng như hiện tại là rất khó khăn vì phải chịu áp lực cạnh tranh mạnh của các ngân hàng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Tuy nhiên với việc xác định cho mình một hướng đi riêng, một chiến lược phù hợp trong quá trình đầu vốn, đồng thời luôn quản lý tốt và luôn cử cán bộ tín dụng bám sát các địa bàn và hỗ trợ vốn kịp thời cho bà con nông dân trong quá trình sản xuất kinh doanh, giảm thiểu tình trạng bà con phải vay nặng lãi, ngoài ra với phương châm hai cùng “cùng đến cùng phát triển”. Quỹ tín dụng Mỹ Hòa còn trực tiếp tham vấn cho bà con những mô hình và giải Hình 3.1:Trụ sở chính Quỹ tín dụng Mỹ Hòa pháp sử dụng và cũng như đầu tư đồng vốn sau cho có hiệu quả. Bên cạnh đó Quỹ tín dụng Mỹ Hòa luôn được sự ủng hộ của chính quyền các cấp đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh An Giang. Phòng quản lí tổ chức tín dụng hợp tác chi nhánh An Giang và Quỹ tín dụng trung ương chi nhánh An Giang. Đồng thời với sự đoàn kết và quyết tâm cao của tập thể cán bộ công nhân viên trong đơn vị mà ở đó nỗi bật nhất là vai trò lãnh đạo, tính tiên phong, quyết đoán và gương mẫu của Ban lãnh đạo, và đặc biệt là nữ giám đốc Nguyễn Thị Thanh Hằng là những cơ sở quan trọng góp phần cho sự thành công và phát triển ổn định của đơn vị trong thời gian qua. Sau hơn 10 năm hoạt động, quỹ tín dụng Mỹ Hòa luôn phát triển số lượng các thành viên, ổn định đội ngủ cán bộ làm việc. Tính đến ngày 31/12/2007 tổng số thành viên của quỹ tín dụng Mỹ Hòa 15,354 thành viên, tổng cán bộ làm việc tại quỹ là 43 người, trong đó Hội đồng quản trị là 7 người, phòng kế toán 6 người, phòng tín dụng 28 người, bộ phận kho quỹ, kiểm ngân có 2 người. Về trình độ cán bộ, các cán bộ làm việc tại quỹ tín dụng Mỹ Hòa đều hội đủ các qui định của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, trong đó đại học 36 người ( tỷ lệ 83,7 %), trung cấp 7 người ( tỷ lệ 16,3%). Hầu hết các cán bộ tại quỹ tín dụng Mỹ Hòa đều được tập huấn tại chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh và tập huấn nâng cao do SVTH: Thái Thanh Tính Trang 11
  • 20. Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa. đại học Thành Phố Hồ Chí Minh tổ chức. Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Ban giám đốc Trưởng phòng Kế toán Tín dụng trưởng Thủ quỹ Cán bộ Kiểm Kế toán tín dụng ngân Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức tại QTD Mỹ Hòa. 3.2. Tình hình hoạt động Qũy tín Nhân Dân Mỹ Hòa và định hướng hoạt động của Qũy tín dụng trong năm 2008: 3.2.1. Tình hình hoạt động của QTD giai đoạn 2005-2007: Hoạt động kinh doanh của QTD ND Mỹ Hòa 3 năm trong giai đoạn (2005 – 2007) đã được kết quả đáng khích lệ, lợi nhuận không ngừng tăng qua mỗi năm, điều này được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.1: Kết quả hoạt động của QTD ND Mỹ Hòa qua 3 năm. Đvt: Triệu đồng, % Chênh lệch Tiêu chí 2005 2006 2007 2006 / 2005 2007 / 2006 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tổng thu nhập 6.532 9.772 17.064 3.240 49,6% 7.292 74,6% Tổng chi phí 5.468 8.001 14.246 2.533 46,3% 6.245 78,1% Lợi nhuận trước thuế 1.064 1.771 2.818 707 66,4% 1.047 59,1% Thuế 297.92 495,8 789 198 66,4% 293 59,1% Lợi nhuận sau thuế 766 1.275 2.029 509 66,4% 754 59,1% (Nguồn: Phòng kế toán QTD Mỹ Hòa) * Tổng thu nhập SVTH: Thái Thanh Tính Trang 12
  • 21. Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa. Tổng thu nhập QTD qua 3 năm (2005-2007) đều tăng. Cụ thể, năm 2005 tổng thu nhập của QTD đạt 6.532 triệu đồng thì đến năm 2006 tổng thu nhập của QTD là 9.772 triệu đồng, tăng lên 3.240 triệu đồng hay tăng 49,6% so với năm 2005. Đến năm 2007 tổng thu nhập của QTD đạt 17.064,373 triệu đồng tăng lên 7.292 triệu đồng hay tăng 74,6 % so với năm 2006. Sở dĩ, tổng thu nhập của Quỹ tín dụng tăng qua các năm, đặc biệt năm 2007 nguyên nhân là do nông dân trúng mùa bán được giá, đời sống tốt hơn nên làm cho thu nhập của QTD tăng rất nhanh. * Tổng chi phí: Cùng với sự gia tăng của các khoản thu nhập thì các khoản chi phí của Quỹ tín dụng cũng tăng tương ứng qua các năm, cụ thể: + Năm 2005 tổng chi phí là 5.468 triệu đồng thì đến năm 2006 tổng chi phí của Quỹ tín dụng là 8.001 triệu đồng tăng 2.533 triệu đồng so với năm 2005 hay tăng 46,3%. + Sang năm 2007 do hoạt động kinh doanh của quỹ tín dụng phát triển nên chi phí hoạt động cũng tăng lên đáng kể đạt 14,246 triệu đồng tăng 6,245 triệu đồng hay tăng 78,1% so với năm 2006. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của chi phí qua các năm là do chạy đua cùng với các tổ chức tín dụng khác nhằm thu hút khách hàng trong việc huy động vốn. Đó là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng làm cho Quỹ tín dụng đã tăng lãi suất huy động vốn lên cao để giải quyết tình trạng thiếu vốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên trong hoạt động Quỹ tín dụng đã có những dấu hiệu khả quan: tuy tăng nhiều chi phí nhưng lợi nhuận của Quỹ tín dụng vẫn được đảm bảo và tăng trưởng ổn định qua các năm. Trong các khoản chi phí đó thì chủ yếu là chi phí hoạt động kinh doanh đều tăng cùng với sự gia tăng của tổng chi phí, phần lớn là chi trả lãi tiền gửi, lãi tiền vay đây là hai loại chi phí luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của Quỹ tín dụng. Ngoài ra, còn có các khoản chi phí khác như: nộp thuế, chi trả nhân viên và các khoản chi phí khác. Sự gia tăng của chi phí chứng tỏ QTD vẫn không ngừng nổ lực phát huy nguồn vốn huy động và mở rộng quy mô hoạt động của mình nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu khách hàng. * Lợi nhuận: Bảng trên cho thấy do hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng có hiệu quả, cùng với việc chú trọng quản lý chi phí nên lợi nhuận của Quỹ tín dụng cũng tăng đều qua các năm, năm sau luôn cao hơn năm trước, cụ thể: + Năm 2005 lợi nhuận là 766,08 triệu đồng thì đến năm 2006 lợi nhuận đạt 1.275,12 triệu đồng tăng 509 triệu đồng hay tăng 66,4 % so với năm 2005. + Sang năm 2007 lợi nhuận của Quỹ tín dụng đạt 2.024 triệu đồng tăng 59,1% hay tăng 754 triệu đồng so với năm 2006 tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của Quỹ tín dụng không bằng năm 2006 về số tương đối đó là do chi phí tăng lên do phải dùng nhiều biện pháp thu hút khách hàng: khuyến mại về lãi suất, chi phí quảng cáo, mở 4 điểm giao dịch mới… nhằm cạnh tranh với các Quỹ tín dụng khác trên địa bàn. Qua việc phân tích bảng kết quả kinh doanh của Quỹ tín dụng cho thấy hoạt động của Quỹ tín dụng ngày càng hiệu quả. Đó là do nỗ lực của tập thể Cán bộ công nhân viên của Quỹ tín dụng, đó cũng là do Quỹ tín dụng Mỹ Hòa có một chiến lược kinh doanh đúng đắn. Vì vậy, mặc dù tác động của môi trường kinh doanh không được thuận SVTH: Thái Thanh Tính Trang 13
  • 22. Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa. lợi do tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn chưa thực sự ổn định, do sự cạnh tranh gay gắt của nhiều Ngân hàng và Quỹ tín dụng trên địa bàn: Ngân hàng Đầu Tư, Ngân hàng NN & PTNT, Quỹ tín dụng Mỹ Bình, Mỹ Phước, … nhưng nó là đòn bẩy kích thích cán bộ công nhân viên trong quá trình làm việc bởi làm việc trong một môi trường có cạnh tranh thì mới có thể phát huy được những mặt mạnh cũng như khắc được những mặt yếu. Hoạt động kinh doanh có lãi thì đời sống cán bộ công nhân viên mới được cải thiện, có điều kiện trang bị cơ sở vật chất, mở rộng quy mô hoạt động, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Biểu đồ 3.1: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2005 – 2007. Triệu đồng 18000 16000 14000 12000 10000 8000 6000 4000 2000 0 2005 2006 2007 Năm Thu Nhập Chi Phí Lợi Nhuận 3.2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của QTD Mỹ Hòa.  Thuận lợi: - Luôn được sự giúp đỡ thường xuyên về nghiệp vụ của NHNN Việt Nam chi nhánh An Giang. Sự hỗ trợ nhiệt tình của liên minh Hợp tác xã tỉnh An Giang, sự quan tâm của Đảng ủy và Uỷ ban nhân dân phường Mỹ Hòa. - Hiện nay nghiệp vụ đầu tư cho phát triển nông nghiệp chiếm tỷ lệ trên 85% trong năm 2007, vật nuôi, cây trồng trong những năm gần đây được mùa được giá nhất là đối với lúa nên thu nợ rất thuận lợi. - Nền kinh tế cả nước và địa phương tiếp tục tăng trưởng trên cơ sở mối quan hệ kinh tế quốc tế được củng cố và phát triển. Tại địa phương, tốc độ tăng trưởng GDP từ 9,0 % đến 13,8 %. - Ngoài ra QTD nhân dân Mỹ Hòa còn là một quỹ tín dụng lớn trên địa bàn Thành phố Long Xuyên nhằm hỗ trợ vào chính sách kinh tế-xã hội nên QTD có nhiều khách hàng và có uy tín. Như vậy uy tín và nguồn lực của QTD Mỹ Hòa lớn mạnh là yếu tố quyết định sự ổn định và ngày càng tăng trưởng trong nguồn vốn huy động của Quỹ tín dụng. SVTH: Thái Thanh Tính Trang 14
  • 23. Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa. - Cùng với sự nhạy bén của lãnh đạo QTD, nên trải qua nhiều năm hoạt động Quỹ tín dụng đã trở thành một trong những QTD có quy mô lớn nhất nước và luôn hoàn thành tốt những nhiệm vụ của Ngân hàng nhà nước. - Với mặt bằng trụ sở hiện tại, rất thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch. Trụ sở của QTD đặt gần Thành phố Long Xuyên và là nơi tiếp giáp với nông thôn nên tiện giao dịch với bà con nông dân. - Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định và phát triển, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, cân đối trong tăng trưởng và hài hòa các mối quan hệ xã hội làm cho thu nhập của người dân ngày càng cao, có nhiều tiềm năng để huy động vốn và doanh số cho vay tăng. Do đó khách hàng gửi tiền và thành viên vay vốn khá ổn định và phát triển hàng năm. - QTD có một đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt tình, phục vụ vui vẻ với khách hàng, có sự kết hợp chặt chẽ với các phòng ban và đoàn kết trong nội bộ cơ quan. Những thuận lợi trên đã góp phần không nhỏ trong hoạt động của QTD, giúp Quỹ tín dụng hoạt động có hiệu quả và đứng vững trên thị trường trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó thì còn có những khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Quỹ tín dụng.  Khó khăn: - Với xu thế mở cửa trong hoạt động Ngân hàng, hiện nay QTD Mỹ Hòa đang nằm trong thế cạnh tranh gay gắt với nhiều Ngân hàng và QTD đóng trên địa bàn Tỉnh như: NHNN & PTNN tỉnh An Giang, Ngân hàng sài gòn thương tín, và một số QTD như: Mỹ Bình, Mỹ Phước .... đặt trên địa bàn dày đặc, do đó xuất hiện nhiều Ngân hàng và QTD nên đã đặt QTD nhân dân Mỹ Hòa vào thế cạnh tranh gay gắt. - Nhu cầu vay vốn của khách hàng rất cao nhưng khách hàng không có đủ tài sản thế chấp, không có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp không hợp pháp, hợp lệ do đó đã hạn chế việc cho vay của QTD Mỹ Hòa. - Chính sách về thuế áp dụng cho loại hình kinh tế hợp tác của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân còn cao (28%), chưa thực sự khuyến khích. - Về chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên còn nhiều hạn chế, một số cán bộ QTD chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới cần phải phấn đấu rèn luyện nhiều hơn thì mới đáp ứng được yêu cầu công việc trong thời gian tới. - Tình trạng quá tải công việc đối với cán bộ tín dụng nói riêng và cán bộ công nhân viên QTD nói chung. - Thị trường thủy sản và nông sản còn nhiều bấp bênh, không ổn định và không kích thích đầu tư sản xuất, kinh doanh không phát triển kéo theo đầu tư mở rộng tín dụng của QTD còn gặp nhiều khó khăn. - Trình độ dân trí không cao nên gây nhiều trở ngại trong quan hệ tín dụng, ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao dẫn đến việc xử lý các món nợ quá hạn của QTD bị hạn chế, kém hiệu quả. - Địa bàn hoạt động của QTD tương đối rộng nhưng bình quân số tiền trên món vay nhỏ làm phát sinh nhiều món vay. Quản lý hết các món vay đã là khó khăn, chi phí kiểm tra, thẩm định lại cao làm cho lợi nhuận bị giảm. SVTH: Thái Thanh Tính Trang 15
  • 24. Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa. - Lũ lụt, dịch bệnh…. thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng đến mùa màng. Bên cạnh đó, một số hộ nghèo còn hạn chế trong tính toán làm ăn, giá cả thủy sản và nông sản thay đổi thất thường gây bất lợi cho người sản xuất, ảnh hưởng đến công tác thu nợ vay. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực của Qũy tín dụng cùng với kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm hoạt động, QTD nhân dân Mỹ Hòa luôn tìm được chỗ đứng cho mình trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng. 3.3. Định hướng hoạt động trong năm 2008: Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn Tỉnh, đời sống của người dân và nhu cầu sử dụng vốn của người dân tăng. Cùng với những kết quả đã đạt được trong năm 2007 và nhận thấy được những cơ hội để mở rộng quy mô hoạt động nên bước sang năm 2008, Ban lãnh đạo Qũy tín dụng đã đề ra mục tiêu phấn đấu chủ yếu về hoạt động kinh doanh và tài chính như sau:  Mục tiêu đề ra: - Vốn huy động đến 31/12/2008 là 130 tỷ đồng với tốc độ tăng 14,2% so với năm 2007. - Tổng dư nợ đến 31/12/2008 là 170 tỷ tăng 29,6% so với đầu năm. + Tỷ lệ nợ cho vay ngắn hạn đạt 95% tổng dư nợ. + Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2% (trong đó nợ xấu là 0%). - Thực hiện đầy đủ các chính sách đối với người lao động theo quy định của NHNN Việt Nam  Biện pháp thực hiện: - Vốn huy động: Mục tiêu của QTD là đi vay để cho vay, do đó Ban Giám Đốc chú trọng đến huy động vốn trong dân cư bởi vì cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh dần dần được nâng cao hơn, thu nhập cũng được cải thiện đáng kể và người dân có xu hướng gửi tiền vào Quỹ tín dụng nhiều hơn (Lãi suất huy động của QTD luôn cao hơn lãi suất huy động của ngân hàng khoảng 0.35%). Vì vậy mà Quỹ tín dụng đã đề ra các biện pháp để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư: + Chú trọng đúng mức đến công tác quảng cáo, quảng bá thương hiệu Quỹ tín dụng Mỹ Hòa: cho tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về chính sách ưu đãi lãi suất và khuyến mãi của QTD. + Từng cán bộ công nhân viên qua mối quan hệ thân nhân, bạn bè, gia đình của mình có nguồn vốn nhàn rỗi để tạo cơ hội tiếp cận huy động vốn + Hàng tháng, hàng quý, QTD có chỉ tiêu khoán số tiền huy động vốn cụ thể từ Ban lãnh đạo và đến từng Cán bộ công nhân viên để thực hiện trong tháng, trong quý đó. + Phấn đấu trong năm 2008, tiền gửi không kỳ hạn phải tăng từ 16,6% lên 20% - 25% so với năm 2007. - Đầu tư tín dụng: Tiếp tục giữ vững và phát triển vững chắc thị trường, thị phần đầu tư tín dụng. SVTH: Thái Thanh Tính Trang 16
  • 25. Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa. Trong đó đặc biệt cần chú trọng đến việc phân tích thị trường nhằm khai thác có hiệu quả thị trường lành mạnh, giảm dần thị trường kém hiệu quả. Nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc thực hiện một số biện pháp như: + Thực hiện nghiêm túc các văn bản của Chính phủ, ngành, bộ ngành có liên quan, của Quỹ tín dụng Trung ương Việt Nam và các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước về công tác đầu tư tín dụng. Đặc biệt là thực hiện nghiêm ngặt quy trình tín dụng, công tác thẩm định trước khi cho vay, áp dụng chặt chẽ cơ chế đảm bảo tiền vay. + Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt đối với các món vay, theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vay, trả nợ. Đồng thời tất cả các món vay đều nằm trong tầm kiểm soát của Quỹ tín dụng và của từng Cán bộ tín dụng. + Thu hồi tốt nợ đến hạn, quá hạn, kiên quyết không để phát sinh nợ khó đòi, rủi ro tái diễn nhất là nguyên nhân chủ quan của Quỹ tín dụng và khách hàng vay vốn. + Phải chủ động trong việc phấn tích nợ nhất là nợ có gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, nợ đã quá hạn để có biện pháp xử lý thu hồi thích hợp đồng thời cũng chú trọng đến công tác thu hồi nợ đã xử lý rủi ro, bởi vì khi thu nợ rủi ro thì toàn bộ được hạch toán vào thu nhập của QTD. + Theo dõi, nắm vững tình hình quy hoạch kinh tế xã hội từng vùng, từng khu vực của tỉnh mà có hướng đầu tư phù hợp, vừa mở rộng tín dụng vừa tạo điều kiện phát triển kinh tế đời sống cho người dân, an toàn vốn. - Về phong cách làm việc: + Từng bước cải cách nề nếp, phong cách phục vụ đối với cán bộ làm kế toán, kho quỹ tại chỗ và công tác kiểm ngân cho phù hợp với nhu cầu cần thiết của khách hàng, tạo ra bộ mặt tiếp xúc khách hàng ngày càng hoàn thiện hơn. + Xây dựng phong cách giao dịch văn minh lịch sự, hòa nhã với khách hàng và trong nội bộ cơ quan. + Thực hiện tốt nếp sống văn minh nơi cơ quan và ở địa phương. SVTH: Thái Thanh Tính Trang 17
  • 26. Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa. CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN MỸ HÒA 4.1. Tình hình huy động vốn giai đoạn 2005 – 2007: 4.1.1. Cơ cấu nguồn vốn tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa: Nguồn vốn thể hiện quy mô hoạt động của một tổ chức tín dụng. Nhìn chung trong giai 2005 – 2007, nguồn vốn của QTD ND Mỹ Hòa không ngừng tăng qua các năm, điều này được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.1. Cơ cấu nguồn vốn của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa. Đvt: Triệu đồng, % Chênh lệch Năm thực hiện Khoản mục 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % 1.Vốn huy động 43.190 70.894 100.939 27.704 64,1 30.045 42,4 2.Vốn vay 3.050 2.450 23.250 -600 -19,7 20.800 849,0 3. Vốn và các Quỹ 3.434 5.819 9.212 2.385 69,5 3.393 58,3 Vốn điều lệ 2.687 4.217 6.776 1.530 56,9 2.559 60,7 Các quỹ 747 1.602 2.436 855 114,5 834 52,1 4. Vốn khác 7.411 11.174 18.422 3.763 50,8 7.248 64,9 Tổng 57.085 90.337 151.823 33.252 58,2 61.486 68,1 (Nguồn: Văn kiện đại hội thành viên của 2005, 2006 ,2007) Biểu đồ 4.1: Tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn. Vốn huy động Vốn vay Vốn và các quỹ Vốn khác Năm 2005 Năm 2005 Năm 2005 13% 6% 5% 76% Năm 2007 Năm 2006 Năm 2006 12% 12% 6% 6% 3% 15% 67% 79% SVTH: Thái Thanh Tính Trang 18
  • 27. Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa. Qua 3 năm vốn huy động của Quỹ tín dụng luôn chiêm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, luôn chiếm trên 65%. Trong đó nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhất là năm 2006, chiếm 79%. Với nguồn vốn huy động chiếm trên 65% trong tổng nguồn vốn góp phần mang lại nguồn vốn luôn tăng trưởng và ổn định qua 3 năm, do đó Quỹ tín dụng có đủ vốn tài trợ cho hoạt động tín dụng của mình, giảm được chi phí trong kinh doanh so với chi phí vay vốn của các tổ chức tín dụng khác và đạt được lợi nhuận cao. Quỹ tín dụng thực hiện tốt công việc của một tổ chức kinh doanh tiền tệ đó là thu hút nguồn vốn tại chỗ đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huy động vốn, Quỹ tín dụng đã tạo được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng góp phần nguồn vốn huy động luôn tăng cao trong 3 năm qua. Bên cạnh nguồn vốn huy động , nguồn vốn vay cũng không kém phần quan trọng trong việc tài trợ tín dụng cho khách hàng một cách liên tục khi nguồn vốn huy động không đủ cung ứng. Nguồn vốn vay của Quỹ tín dụng tăng cao nhất vào năm 2007 là 23.250 tỷ đồng tăng 20.800 tỷ đồng tương đương tăng 849% so với năm 2006 (chiếm 15,3% trong tổng nguồn vốn) nguyên nhân là do năm 2007 khách hàng đến Quỹ tín dụng vay tiền rất nhiều, doanh số cho vay tăng lên 231.490 triệu đồng trong khi đó nguồn vốn huy động cũng tăng rất cao nhưng không đủ đáp ứng do tốc độ tăng của doanh số cho vay cao hơn tốc độ huy động vốn, điều đó cho thấy là một dấu hiệu đáng mừng cho Quỹ tín dụng Mỹ Hòa trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên điều này cũng cho thấy QTD không chủ động được nguồn vốn của mình trong hoạt động tín dụng, QTD có phần phụ thuộc vào sự hỗ trợ các tổ chức tín dụng khác. Đối với nguồn vốn là vốn và các Quỹ, nguồn vốn này luôn tăng qua các năm và tốc độ tăng cao nhất vào năm 2006 tăng 69,5% so với năm 2005, tuy năm 2007 tăng lên 9.212 nhưng tốc độ tăng chỉ có 58,3% so với năm 2006. Nguồn vốn này tăng đảm bảo cho hoạt động tín dụng được an toàn đồng thời giúp cho QTD thực hiện chấp hành nghiêm chỉnh chỉ tiểu về tỷ lệ an toàn, đáp ứng nhu cầu phát triển của Quỹ tín dụng. Bên cạnh đó còn có các nguồn vốn khác, nguồn vốn này cũng tăng qua các năm và tăng cao nhất vào năm 2007 tăng 7.248 triệu đồng hay tăng 64,9%. Nguồn vốn này cũng góp phần đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thực hiện an toàn và liên tục. Nhìn chung, cơ cấu vốn hoạt động tại QTD tương đối hợp lý trong 3 năm qua, nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 65%) đó là nhờ QTD có chính sách huy động vốn hợp lý còn nguồn vốn vay cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao trong năm 2007 là do nhu cầu vay của khách hàng tăng, bên cạnh nguồn vốn huy động và vốn vay thì vốn điều lệ của QTD qua 3 năm cũng trên mức an toàn và vốn khác của QTD cũng tăng góp phần làm cho nguồn vốn của QTD ngày càng tăng lên đủ sức tài trợ cho hoạt động tín dụng của mình. 4.1.2. Tình hình huy động vốn: Nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định quy mô hoạt động của QTD, bên cạnh việc đẩy mạnh và mở rộng các hoạt động tín dụng thì QTD cần phải quan tâm đến tình hình tăng trưởng của nguồn vốn, một nguồn vốn đủ lớn và ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng diễn ra một cách an toàn và hiệu quả hơn. Trong thời gian qua, QTD Mỹ Hòa đã chú trọng cố gắng huy động vốn bằng nhiều SVTH: Thái Thanh Tính Trang 19
  • 28. Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa. hình thức khác nhau như huy động nhu cầu tiết kiệm ngắn hạn, tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm không kỳ hạn. Bên cạnh việc quan tâm tới khách hàng cũ, QTD luôn tìm kiếm khách hàng mới bằng cách mở thêm phòng giao dịch, tăng cường công tác tiếp thị, áp dụng các chính sách khách hàng, chính sách thích hợp, bằng cách phục vụ khách nhanh gọn, văn minh, lịch sự. Do vậy Quỹ tín dụng ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền làm cho nguồn vốn huy động ngày một tăng. Tuy nhiên do quy mô nhỏ và vị thế của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa trong lĩnh vực tài chính chưa lớn, vì thế mặc dù đã đưa ra những chính sách thu hút tiền gửi nhưng việc huy động vốn trong thời gian qua vẫn chưa phát huy tối ta do phải cạnh tranh gay gắt với các tổ chức tín dụng như: Ngân hàng NN & PTNN, Ngân hàng Sacombank….và các QTD khác trên địa bàn. Do vậy khách hàng đến gửi tiền chưa đa dạng, chủ yếu là tiền gửi huy động từ các tầng lớp dân cư, còn các doanh nghiệp, công ty cổ phần, QTD Mỹ Hòa vẫn chưa thu hút, chưa hấp dẫn đối tượng này nên chưa đặt quan hệ giao dịch. Mặt dù luôn phải đối mặt với những thách thức, những hạn chế như trên nhưng chính nhờ vào sự nỗ lực hết sức của mình mà nguồn vốn huy động của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa đều tăng qua các năm. Có được kết quả đó là nhờ QTD đã áp dụng nhiều giải pháp có hiệu quả trong đó lãi suất là công cụ mang lại hiệu quả thiết thực nhất. Bảng 4.2: Nguồn vốn huy động qua 3 năm tại QTD Mỹ Hòa. Đvt: Triệu đồng, % Chênh lệch Chỉ tiêu Năm thực hiện 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % 1.TGTKKKH 373 1.056 2.594 683 183 1.538 145,6 2. TGTKCKH 42.817 69.838 98.345 27.021 63 28.507 40,8 - TGTKCKH NH 42.817 69.405 97.833 26.588 62 28.428 41 - TGTKCKH DH - 433 512 433 100 79 18,2 Tổng 43.190 70.894 100.939 27.704 64 30.045 42,4 (Nguồn: Văn kiện đại hội thành viên của QTD năm 2005, 2006,2007) Qua bảng số liệu thì nguồn vốn tại QTD qua các năm có sự gia tăng đáng kể: Năm 2005 tổng vốn huy động là 43,190 triệu đồng trong đó chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm 99% còn lại là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ chỉ có 1%. Năm 2006 tổng nguồn vốn của QTD đạt 70.894 triệu đồng tăng 27.704 triệu đồng hay tăng 64% so với năm 2005, trong đó chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn của dân cư chiếm tỷ trọng lớn chiếm 98,5% trong tổng nguồn vốn huy động (tăng 27.021 triệu động hay tăng 63% so với năm 2005), ngoài ra tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn vẫn tăng với tốc cao cả về số lượng lẫn tỷ lệ nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ 1,5 % trong tổng nguồn vốn huy động, (tăng 683 triệu đồng tương đương tăng 183% so với năm 2005). Bước sang năm 2007 tiếp tục có sự gia tăng nhanh chóng, với hình thức huy động vốn với lãi suất rất hấp dẫn. Tổng nguồn vốn huy động năm 2007 là 100.939 triệu đồng tăng 42,4% so với năm 2006). Trong đó là sự gia tăng của tiền gửi tiết kiệm có kỳ SVTH: Thái Thanh Tính Trang 20
  • 29. Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa. hạn của các cá nhân và dân cư đạt 28.507 triệu đồng tương đương tăng 40,8% so với năm 2006. Điều này là một dấu hiệu đáng mừng vì nguồn vốn tăng điều qua các năm tạo nên một nguồn vốn dồi dào, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho Quỹ tín dụng có mối quan hệ tốt với khách hàng trong giao dịch, đáp ứng được nguyện vọng của khách hàng (nông dân) trong việc mở rộng quy mô sản xuất do điều kiện canh tác và nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi ngày càng phát triển nên lượng vốn bà con nông dân cần ngày càng nhiều hơn. Và đây cũng là điều kiện thuận lợi để Quỹ tín dụng cạnh tranh với tổ chức tín dụng khác trên địa bàn, với nguồn vốn tăng mạnh nên Quỹ tín dụng có thể yên tâm đẩy mạnh công tác cho vay của mình. Bên cạnh sự gia tăng mạnh mẽ của TGTKCKH thì tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn cũng tăng nhưng tốc độ tăng của 2 loại tiền gửi này có sự chênh lệch rất lớn. Mặc dù loại tiền gửi TKKKH không mang lại tính ổn định nhưng nó có thể giải quyết được tình trạng thiếu vốn trong hoạt động tín dụng, đồng thời cũng đem lại lợi nhuận cao trong hoạt động tín dụng. Nguyên nhân loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn qua các năm đều chiếm tỷ trọng thấp hơn rất nhiều so với loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là do tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn không phải là khoản tiền để dành mà là loại tiền gửi chủ yếu phục vụ nhu cầu trong giao dịch thanh toán của khách hàng. Trong khi đó, tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn được hưởng lãi suất cố định, giữa các loại tiền gửi có kỳ hạn khác nhau lãi suất sẽ được trả khác nhau. Tiền gởi có kỳ hạn càng lâu thì lãi suất sẽ càng lớn bởi vì Quỹ tín dụng hoàn toàn có thể dùng tiền gửi này đem đầu tư vào sản xuất có tính lâu dài hơn, lợi tức cao và ổn định hơn, lãi suất mà Quỹ tín dụng trả cho tiền gửi có kỳ hạn thường cao hơn so với không kỳ hạn lý do ở đây là Quỹ tín dụng hoàn toàn yên tâm sử dụng tiền gởi này của khách hàng cho vay với thời hạn ổn định để kiếm được lợi nhuận từ việc thu lãi vì lãi suất cho vay bao giờ cũng cao hơn lãi suất huy động vốn. Và khác với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền tạm thời chưa sử dụng hoặc là tiền để dành của cá nhân mục đích gửi vào Quỹ tín dụng để kiếm lợi tức. Biểu đồ 4.2: Tình hình huy động vốn tại QTD Mỹ Hòa. Triệu đồng 120000 100000 80000 60000 40000 20000 0 2005 2006 2007 Năm TGKKH TGCKH Tổng TG SVTH: Thái Thanh Tính Trang 21
  • 30. Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa. Nhìn chung 3 năm qua Quỹ tín dụng đã thực hiện rất tốt công tác huy động vốn, số vốn huy động năm sau luôn cao hơn năm trước cũng như với nhiều hình thức huy động hấp dẫn hơn. Điều này đem lại cho Quỹ tín dụng có một nguồn vốn khá ổn định và có hiệu quả rất cao làm cho Quỹ tín dụng luôn chủ động trong công tác tín dụng của mình. Quỹ tín dụng Mỹ Hòa đạt được những kết quả trên là: - Mức lãi suất mà Quỹ tín dụng huy động là phù hợp với khách hàng. - Quỹ tín dụng thực hiện chính sách huy động vốn phù hợp với tình hình kinh tế của địa phương. - Quỹ tín dụng Mỹ Hòa đã tạo được lòng tin đối với khách hàng và một phần nhờ vào cung cách phục vụ của nhân viên vui vẻ, phục vụ nhanh gọn, chính xác, trụ sở Quỹ tín dụng đặt ở Thành phố Long Xuyên thuận lợi cho khách hàng khi tham gia giao dịch. Bảng 4.3: Bảng lãi suất huy động vốn của Quỹ tín dụng trong 3 năm. Đvt: % LOẠI TIỀN GỬI 2005 2006 2007 CHÊNH LỆCH 2006/2005 2007/2006 1.Tiền gửi không kỳ hạn 0,35 0,35 0,35 0,00 0,00 2.Tiền gửi có kỳ hạn + Kỳ hạn 1 tháng 0,5 0,55 0,6 0,05 0,05 + Kỳ hạn 2 tháng 0,55 0,6 0,65 0,05 0,05 + Kỳ hạn 3 tháng 0,67 0,75 0,8 0,08 0,05 + Kỳ hạn 4 tháng - 0,77 0,79 - 0,02 + Kỳ hạn 6 tháng 0,75 0,78 0,8 0,03 0,02 + Kỳ hạn 7 tháng 0,75 0,82 0,84 0,07 0,02 + Kỳ hạn 9 tháng 0,8 0,82 0,84 0,02 0,02 + Kỳ hạn 11 tháng - 0,84 0,85 - 0,01 + Kỳ hạn 12 tháng 0,85 0,85 0,88 0,00 0,03 + Kỳ hạn 13 tháng 0,87 0,88 0,91 0,01 0,03 + Kỳ hạn 24 tháng 0,88 0,89 0,93 0,01 0,04 (Nguồn: Văn kiện đại hội thành viên của QTD năm 2005, 2006 ,2007) Lãi suất huy động vốn của QTD qua 3 năm là tương đối ổn định và ở mức phù hợp để có thể thu hút vốn nhàn rỗi của khách hàng trên địa bàn Thành phố Long Xuyên, QTD đã có những thay đổi linh hoạt với những biến động về lãi suất trên thị trường nhằm cạnh tranh với các QTD và ngân hàng khác trên địa bàn. Nếu so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn thì đây là mức lãi suất cạnh tranh tốt. SVTH: Thái Thanh Tính Trang 22
  • 31. Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa. 4.1.3. Đánh giá tình hình huy động vốn. Bảng 4.4: Chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn. Đvt: Triệu đồng, %. Chênh lệch Năm thực hiện Chỉ tiêu 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % TNV 57.085 90.337 151.823 33.252 58,25 61.486. 68,1 VHĐ 43.190 70.894 100.939 27.704 64,14 30.045 42,4 VHĐCKH 42.817 69.838 98.345 27.021 63,11 28.507 40,8 VHĐKKH 373 1.056 2.594 683 183,11 15.38 145,6 DNCV 46.130 72.937 122.797 26.272 55,92 4.9542 67,6 1.VHĐ/TNV(%) 75,66 78,48 66,48 2,8 3,72 -11,99 -15,3 2.VHĐCKH/VHĐ(%) 99,14 98,51 97,43 -0,6 -0,63 -1,08 -1,1 3.VHĐKKH/VHĐ(%) 0,86 1,49 2,57 0,6 72,48 1,08 72,5 4.DN/VHĐ(%) 108,78 103,33 121,65 -5,5 -5,01 18,32 17,7 (Nguồn: Văn kiện đại hội thành viên của QTD năm 2005, 2006 ,2007) 4.1.3.1. Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn. Vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Tỷ lệ này tăng vào năm 2006 nhưng giảm lại vào năm 2007 do tốc độ tăng của vốn huy động không bằng tốc độ tăng của nguồn vốn nguyên nhân là do vào năm 2007 Quỹ tín dụng sử dụng vốn vay chiếm 15,3% cung cấp tín dụng cho khách hàng mới ở các điểm giao dịch mới ở các xã nên cần vốn và phải vay các tổ chức tín dụng khác. Nhưng tỷ số này luôn đạt ở mức cao trên 65% cho thấy uy tín của QTD ngày càng được nâng cao, với nguồn VHĐ lớn QTD luôn chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Sở dĩ tỷ số này luôn ở mức cao là do trong những năm qua Quỹ tín dụng đưa ra những giải pháp hợp lý trong huy động vốn bằng các lãi suất linh hoạt. Bên canh đó là do Quỹ tín dụng mở rộng địa bàn mở hoạt động, tăng cường công tác quảng cáo, phong cách giao dịch lịch sự, nhanh gọn, kịp thời và hiệu quả giúp thu hút được nhiều khách hàng làm cho nguồn vốn ngày càng gia tăng. 4.1.3.2. Vốn huy động có kỳ hạn trên vốn huy đông. Tỷ lệ này thể hiện tính ổn định của nguồn vốn tại QTD Mỹ Hòa, vì với vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn huy động QTD có thể an tâm, chủ động hơn trong cho vay. Trong thực tế, khi khách hàng gửi tiền có kỳ hạn, khách hàng thường không rút tiền trước hạn. Trong những năm qua tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn trên vốn huy động biến động qua các năm. Trong năm 2006 giảm 0,63% so với năm 2005 và năm 2007 giảm 1,1% so với năm 2006. Trong năm 2006, việc tỷ lệ VHĐCKH trên VHĐ giảm là do trong năm SVTH: Thái Thanh Tính Trang 23
  • 32. Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa. 2006 VHĐCKH tăng nhưng tốc độ tăng này nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng VHĐ từ đó tỷ lệ VHĐCKH trên VHĐ giảm hơn so với tỷ lệ năm 2005. Mặc khác, nguyên nhân của sự suy giảm này còn do bởi trong năm 2006 QTD đã đa dạng hóa các loại hình tiền gửi đặc biệt là đa dạng hóa loại hình tiền gửi không kỳ hạn. Trong năm 2007, VHĐCKH trên VHĐ cao mang đến cho QTD nhiều thuận lợi bởi vì tính kỳ hạn của loại tiền gửi này giúp cho QTD dễ dàng xây dựng kế hoạch sử dụng vốn, ít bị động. Tuy nhiên tỷ lệ này ở mức quá cao cũng gây cho QTD những khó khăn nhất định bởi lẽ lãi suất phải trả cho loại hình TGCKH luôn cao. Thực tế các năm trong giai đoạn 2005 - 2007 tỷ lệ VHĐCKH trên VHĐ điều lớn hơn 95%. Do vậy trong các năm sắp đến QTD cần đa dạng hơn nữa các sản phẩm huy động vốn sao cho tổng TNV luôn tăng và cơ cấu VHĐ luôn hợp lí. Mặc dù tỷ lệ này giảm trong năm 2006 là 0,63% và giảm năm 2007 là 1,1% nhưng tỷ lệ này vẫn ở 97,43%. Với tỷ lệ này QTD vẫn chủ động trong công tác nguồn vốn, đảm bảo cho tín dụng an toàn và liên tục. 4.1.3.3. Vốn huy động không kỳ hạn trên vốn huy động. Với lãi suất vốn huy động không kỳ hạn thấp hơn lãi suất huy động có kỳ hạn, QTD sẽ có lợi vì tiết kiệm được chi phí huy động vốn. Tuy nhiên nguồn vốn này không ổn định đối với QTD vì khách hàng có thể rút vốn ra bất cứ lúc nào khi cần thiết. Vì thế Quỹ tín dụng chỉ thể sử dụng một tỷ lệ nhất định nào đó để thực hiện công việc kinh doanh tiền tệ, tín dụng. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn trên tổng vốn huy động của QTD đều tăng qua các năm, năm 2006 tỷ lệ này tăng 72,48% so với năm 2005 và tăng 72,5% của năm 2007 so với năm 2006. Mặc dù, VHĐKKH trên VHĐ đều tăng nhưng số tiền huy động được từ loại hình tiền gửi không kỳ hạn còn thấp so với loại hình TGCKH. Năm 2007 chỉ đạt 2.594 triệu đồng trong khi đó VHĐCKH đạt đến 100.939 triệu đồng. Nguyên nhân là do QTD không tập chung không khai thác loại hình hoạt động này bởi tính không ổn định của nó. Nếu tỷ lệ VHĐKKH trên VHĐ lớn hơn tỷ lệ VHĐCKH trên VHĐ sẽ làm cho QTD không chủ động trong việc sử dụng vốn, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng. Trong giai đoạn 2005 – 2007 tỷ lệ VHĐKKH trên VHĐ chiếm tỷ trọng rất nhỏ 0,86 - 2,57% điều này làm cho cơ cấu VHĐ của QTD mất cân đối. Do vậy trong thời gian tới cần xem lại tầm quan trọng của nguồn vốn này và phải có những giải pháp cụ thể nhằm thu hút được nhiều thêm VHĐKKH. 4.1.3.4. Dư nợ trên vốn huy động: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của Quỹ tín dụng vào công tác cấp tín dụng. Nếu tỷ lệ này cao có nghĩa là hiệu quả hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng là rất tốt do bởi tất cả đồng vốn huy đồng đều tham gia vào hoạt động kinh doanh, phần lãi cho công tác huy động vốn được bù đắp bằng mức lãi suất cao hơn khi cho vay. Tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa tỷ số này luôn đạt trên 100%, có sự biến động qua các năm, có giảm nhẹ vào năm 2006 nhưng sau đó tăng mạnh vào năm 2007 đạt 121,65%. Điều này chứng tỏ nguồn vốn huy động mặc dù đã đạt ở mức cao trong tổng nguồn vốn, nhưng vẫn không đáp ứng cho nhu cầu tài trợ vốn của Quỹ tín dụng. Chính điều này làm cho Quỹ tín dụng đi vay thêm ở các tổ chức tín dụng khác nhằm phục vụ cho hoạt động tín dụng. Do vậy trong thời gian sắp tới Quỹ tín dụng cần phải đẩy mạnh hoạt động huy động vốn để chủ động hơn trong nguồn vốn hoạt động để đáp ứng nhu cầu SVTH: Thái Thanh Tính Trang 24
  • 33. Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa. vay vốn của khách hàng ngày càng nhiều. Tóm lại, qua việc phân tích các chỉ tiêu về huy động vốn cho thấy Quỹ tín dụng Mỹ Hòa đang tập trung rất nhiều vào việc huy động nguồn vốn có kỳ hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Nguồn vốn huy động có kỳ hạn mà Quỹ tín dụng huy động được chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn là dấu hiệu tốt trong giải pháp về nguồn vốn hoạt động, nhưng điều này sẽ làm giảm lợi nhuận cho Quỹ tín dụng do QTD phải chi trả một mức lãi suất cao hơn so với các loại tiền gửi khác, đặc biệt là loại tiền gửi không kỳ hạn. 4.2. Phân tích hiệu quả hoạt tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa qua 3 năm từ 2005 - 2007. 4.2.1. Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn tại QTD Mỹ Hòa. 4.2.1.1. Phân tích cơ cấu DSCV. Để biết được hoạt động tín dụng ngắn hạn chiếm bao nhiêu phần trăm trong hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa ta tiến hành phân tích và đánh giá tổng quan về hoạt động tín dụng taị Quỹ tín dụng Mỹ Hòa. Chênh lệch Năm thực hiện Chỉ tiêu 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Doanh số cho vay - Ngắn hạn 77.462 129.806 231.49 52.344 67,6 101.684 78,3 - Trung hạn 853 318 8.792 -535 -62,7 8.474 2664,8 Tổng DSCV 78.315 130.124 240.282 51.809 66,2 110.158 84,7 Bảng 4.5: Doanh số cho vay của QTD Mỹ Hòa qua 3 năm 2005 -2007. Đvt: Triệu đồng, %. (Nguồn: Văn kiện đại hội thành viên của QTD năm 2005, 2006 ,2007) Doanh số cho vay đều tăng qua các năm, với tỷ lệ năm sau cao hơn năm trước. Qũy tín dụng Mỹ Hòa chỉ tập trung cho vay ngắn hạn và mới bắt đầu cho vay trung hạn từ năm 2004. Khách hàng chủ yếu trong hoạt động tín dụng là khách hàng thuộc thành phần kinh tế cá thể, nguyên nhân là do lãi suất cho vay tại QTD Mỹ Hòa cao hơn so với lãi suất của các Ngân hàng thương mại khác và chưa dám cho vay một lượng tiền lớn, nên các doanh nghiệp thường tìm đến các Ngân hàng thương mại khác để vay. Bên cạnh đó các ngân hàng có các dịch vụ đa dạng hơn, giúp các doanh nghiệp thuận tiện hơn trong thanh toán, giao dịch. Bảng số liệu trên cho thấy doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số cho vay, còn doanh số cho vay trung hạn chiếm tỷ lệ rất thấp. Điều này được thể hiện rõ qua các biểu đồ sau: SVTH: Thái Thanh Tính Trang 25