SlideShare a Scribd company logo
0000110
IIllii
0000110
V
aV
■JDtì)
J
I _ ,
ƠTUÒNG
>
k. L L •». L
vềvănhóa
HÀ NỘI - 2003
Tư TƯỞNG
Hồ CHÍ MINH
về VĂN HOfì
HÀ NỘI - 2003
Chỉ đao nôi dung
TS. HỒNG VINH
Nhóm biên tâp
PGS. TS ĐINH XUÂN DŨNG (C hủ biên)
Nhà văn CHƯ VĂN MƯỜI
Cử nhân PHẠM VIẾT THỰC
Cử nhân NGUYỀN QUANG ĐIỂN
Cử nhân NGUYẺN NGUYÊN
LỜI GIỚI THIỆU
Đại hội đại hiểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, năm 1991,
đã khẳng định "Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh làm nền tảng và kim chỉ nam cho hành động". Tư
tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân
ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân
tộc ta. Bước sang thế kỷ XXI, đê đẩy nhanh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tô quốc Việt Nam
XHCN, cần thấm nhuần sâu sắc, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đê giải quyết có hiệu quả
những vấn đề đặt ra từ thực tiễn đòi sống kinh tế - xã hội. Ngày
27-03-2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 23 - CT/TW
về "Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ
Chí Minh trong giai đoạn mới". Đẫy là một nhiệm vụ mấu chốt
trong công tác tư tưởng của Đảng, cần được toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân quán triệt và tô chức thực hiện đạt hiệu quả cao.
Tư tưởng Hồ Chí Minh vè văn hóa là một bộ phận hữu cơ và
giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí
Minh. "Hồ Chí Minh là một nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt
Nam và của loài người, với ỷ nghĩa đầy đủ nhất của danh hiệu
Nhà văn hóa. Ớ Hồ Chí Minh, nhà văn hóa lớn gắn liền với nhà
nhân văn lớn, phất huy truyền thống của một dân tộc văn hiến".
(Phạm Văn Đồng).
Đê giới thiệu, phân tích, truyền bá những nội dung cơ bản của
tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và góp phần thiết thực trong
đợt mở đầu học tập, nghiên cứu, tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí
Minh trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhân dịp kỷ niệm
113 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 -
19-5-2003), Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương tô chức sưu
tầm, chọn lọc, biên soạn cuốn sách "Tư tưởng Hồ Chí Minh về
văn hóa "
,
Đối tượng phục vụ của cuôn sách là quàng đại quần chúns và
những ngưìri làm công tác, hoạt động văn hóa trong các cơ quan
Đảng, chính quyền, đoàn thô và trong ngành văn hóa, đặc hiệt ở
cơ sở. Đê phù họp mục đích trên, cuốn sách gồm hai phần:
Phần một chọn lọc một số bài của nhiều nhà khoa học và hoạt
động vãn hóa nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vãn hóa.
Trước sô lượng lớn các bàì nghiên cứu đã công bo, nhóm biên
soạn cố sảng chọn các bài viết sâu sắc, toàn diện nhưng ngăn
ngọn, dễ hiểu, sinh dộng và sắp xếp thành hệ thông đê dễ tiếp
nhận, phù họp dối tượng đã xác định.
Phan hai gồm một số trích dẫn tiêu biêu, hàm súc, dễ hiếu,
dễ nhớ trong các bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
vãn hóa.
Do phạm vi có giới hạn và mục tiêu cụ thc của cuốn sách,
chắc chăn sự lựa chọn và sắp xếp nói trên chỉ mons muôn giới
thiệu những nội dung cơ bản, mà không thê bao quất dầy dù tất
cà nôi dung hết sức phong phú, đa dạng trong tư tưởng HÒ Chí
Minh về văn hóa.
Ban Tư tường - Văn hóa Trung ưcmg chân thành cảm ơn các
tác giả và sia dinh, thân nhãn các tác già đã vui lòng đòng ý cho
phép nhóm biên soạn lựa chọn, biên tập các bài viết đẽ dưa vào
cuốn sách này.
Nhóm biên soạn dã cố gang làm việc nghiêm túc, cân trọng
song chác chăn không tránh khỏi thiếu sót, rất mong dược sự
lượng thứ.
Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ưovs trân trọng cảm ơn và
giới thiệu cuốn sách này cùng bạn dọc.
TS. HỒNG VINH
Úy Viên Trung utmg Đảng
Phó trường ban Thường trực Ban TT-VH Trung uxmg
Phần I
CON DƯỜNG NGUYEN AI QUŨC -
HỔ CH[ minh
TRỞ THÀNH NHÀ VĂN HOÁ TƯƠNG LAI
H ồ CHÍ MINH, CON NGƯỜI *
• PHẠM VĂN ĐỔNG
Để hiểu sự nghiệp Hồ Chí Minh, chúng ta hãy
đến với con người Hồ Chí Minh.
Tôi có may m ắn được ở gần Hồ Chí Minh trong
nhiều năm, qua nhiều giai đoạn của cách mạng
Việt Nam, từ lớp huấn luyện chuẩn bị thành lập
Đảng ở Quảng Châu, cho đến những tháng ngày
cuôi cùng trước khi Hồ Chí Minh qua đời.
Tôi bắt đầu gặp Hồ Chí Minh là qua một bức
ảnh. Hồi đó, tôi học năm thứ tư thành chung ở
trường Quốc học Huế. Một hôm, tôi được xem ảnh
một người còn trẻ, đội mũ phớt tròn, là kiểu mũ
thường dùng lúc bây giờ ở châu Au. Con người
trong ảnh toát ra sức hấp dẫn lạ lùng. Hồi đó,
mọi người chuyền tay cho nhau xem ảnh đểu biết
là ảnh Nguyễn Ái Quôc, vói những tin từ Pháp
truyền về làm nổi bật hoạt động của Người ở
Pháp.
Đây là sự kiện trong đời tôi. Lần đầu tiên, tôi
* Trích phần IV trong tác phẩm "Hồ Chí Minh - một con người,
một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp" - NXB Sự thật, Hà Nội
- 1990, từ tr. 60 đến tr. 75
tiếp xúc với Hồ Chí Minh. Những sự kiện về sau
càng làm tôi có ấn tượng sâu sắc về lần đầu tiên
ây.
Hai năm sau, lúc tôi học năm cuôi ở một trường
trung học lớn của Pháp tại Hà Nội, nhân dịp để
tang cụ Phan Chu Trinh, phần lớn học sinh bãi
khoá. Tôi vui lòng bãi khoá. Sau khi bỏ trường,
tôi tiếp xúc với những người đang bắt liên lạc với
những học sinh yêu nước muôn đi tìm con đường
cách mạng cứu nước, và được đưa cùng với mấy
chục người phần lớn là học sinh Hà Nội, Nam
Định và nhiều tỉnh khác qua biên giới Lạng Sơn
đến Quảng Châu. Lúc ấy Quảng Châu là một
trung tâm của cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung
Quốc.
Tôi đến Quảng Châu m ùa thu năm 1926, dự
lốp do Nguyễn Ái Quôc, lấy tên là đồng chí Vưong,
cùng một sô' nhà cách mạng Việt Nam khác giảng
dạy và quản lý. Lúc gặp lần đầu ở lốp, tôi nhận
ra ngay Nguyễn Ái Quốc, bởi lẽ đã nhìn thấy ở
H uế bức ảnh của Người.
Điều đáng nhấn m ạnh ở đây, đôi với tôi là kỷ
niệm lớn trong đời, là những cuộc gặp gỡ giữa tôi
và Hồ Chí Minh ngày càng khắc sâu trong ký ức,
tình cảm, tâm hổn tôi là hình ảnh một con ngưòi
trước sau vẫn là một, mặc dầu sau đó chúng tôi
trải qua biết bao biến đôi và sóng gió ở nước ta
và trên thê giói.
Tất nhiên, những biến đổi đó cũng làm nên
những biến đổi trong con người chúng tôi. Điều
tôi muốn nhấn m ạnh là Hồ Chí M inh bây giờ và
Hồ Chí Minh cuối đời cũng là con ngưòi ấy, cũng
dáng dấp ây, một con người m à lúc gặp ngay buổi
đầu ai nấy đều thấy rõ đây là một con ngưòi rất
giản dị, rất hiền từ, có sức hấp dẫn lạ thường đối
với người xung quanh, và để lại cho người ta
những ấn tượng sâu sắc, m à nhiều người đã kể
lại.
Lần thứ hai tôi gặp Hồ Chí Minh là ở Côn
Minh, quãng giữa năm 1940, lần ây tôi cùng đi
vói đồng chí Võ Nguyên Giáp. Lúc gặp, tôi nhận
ngay ra Hồ Chí Minh và Hồ Chí M inh củng nhận
ngay ra tôi. Hồ Chí Minh nói:
- Chú không có gì thay đổi.
It láu sau, Hồ Chí Minh cùng chúng tôi vượt
biên giới Việt - Trung về Cao Bằng. Từ đó, cho
đến khi Hồ Chí Minh qua đòi, tôi được làm việc
ở cạnh Hồ Chí Minh, trừ hai năm đầu kháng chiến
chông Pháp, khi ấy tôi được cử vào miền nam
Trung Bộ.
Nhờ chứng kiến hoạt động và chia sẻ cuộc sống
của Hồ Chí Minh một thời gian dài, tôi dần dần
hiểu biết thêm về con người Hồ Chí Minh.
Một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp thông
nhất với nhau, sản sinh ra và kết tinh ở một con
người, đó là bản chất và tầm vóc của Hồ Chí Minh.
Thường thường, khi con người biết mình là một
nhân vật quan trọng thì không phải lúc nào củng
hồn nhiên và chân thật. Hồ Chí Minh không như
vậy. Suôt đòi mình, trong việc lớn cũng như việc
nhỏ, Hồ Chí Minh bao giờ cũng chân thực.
Hồ Chí Minh là một con người phi thường và
xuất chúng. Tuy nhiên, khi gặp Hồ Chí Minh, mọi
người cảm thấy như thân thuộc từ lâu, dễ dàng
nói chuyện CỞ
I mở, tự nhiên, không chút nào cách
bức. Chính những người khách ngoại quốc rất
thích thú nhân m ạnh điểm này.
Chất con người Hồ Chí Minh là chất Việt Nam,
chất cách mạng, chất cộng sản, chất nhân văn,
tất cả gặp gỡ hoà quyện trong một con người và
được nâng lên do sứ mệnh lịch sử của, con người
đó.
Trước hết, tôi muôn nói quan điểm của Hồ Chí
Minh về cuộc sông của con người. Đây là nhân
sinh quan và thế giới quan của chủ nghĩa cộng
sản, mà những người sáng lập học thuyết Mác -
Lênin đã nói rất nhiều, trong nhiều tác phẩm,
dưới nhiều dạng. Tôi nghĩ không cần nhắc lại hoặc
bình luận. Điều tôi muốn nhấn m ạnh là trong cả
thời gian ở bên cạnh, cùng làm việc và học tập
Hồ Chí Minh, càng ngày tôi càng nhận rõ, và hôm
nay ôn lại tôi càng thấy sáng tỏ hơn, Hồ Chí Minh
là hiện thân của nhân sinh quan và thế giới quan
cộng sản chủ nghĩa, thể hiện trong cuộc sống,
trong hành động, trong mọi trường hợp của một
cuộc đời biết bao phong phú.
Tôi còn nhớ như in trong ký ức của mình những
lúc Bác, cháu tâm sự vói nhau về cuộc sống, về
sự nghiệp cách mạng, về con người, về tương lai
của loài người. Bác thường nói với tôi: "Nói chung
ở đâu củng vậy, ở nước ta và trên th ế giới, người
ta sống trong xả hội này, chịu ảnh hưởng lâu đời
của giai cấp thống trị, cho nên lẽ tấ t nhiên ai nấy
đểu đuổi theo cái danh và cái lọi. Còn chúng ta
thì khác. Sứ m ạng của chúng ta là cải tạo cái thê
giới này, tiến tói thực hiện những mục tiêu của
chủ nghĩa cộng sản".
Về những mục tiêu ấy, nhiều lần Bác có nói với
tôi những ý, gộp lại thì hoàn toàn đúng với hai
mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản mà
Mác đã thể hiện một cách đầy đủ, sáng tỏ và đẹp
đẽ vô cùng: Khi những nguồn của cải tuôn chảy
thật dồi dào, khi đó và chỉ khi đó, loài người có
thể ghi trên ngọn cờ của mình khẩu hiệu: "Làm
theo năng lực, hưởng theo nhu cầu", và: "Sự phát
triển tự do của mỗi người là điều kiện của sự phát
triển tự dò của tấ t cả mọi người".
Hổ Chí Minh là con người của lòng tin không
gì lay chuyển nổi vào tương lai dân tộc và loài
ngưòi, vào chủ nghĩa xã hội. Đó là cái chát không
bao giờ biến đôi đê ứng phó linh hoạt với muôn
vàn biến đổi của một sự nghiệp đầy sóng gió.
Hổ Chí Minh là người suốt đòi nhât quán nhằm
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Sự
tập trung vào mục tiêu thê hiện trong hoạt động
chính trị, thâm nhuần trong cuộc sông hàng ngày.
Không khí tinh thần toả ra xung quanh Hồ Chí
Minh, làm cho con ngưòi thấy được sự thanh khiết
và nâng lên, là sự chí công vô tư lo toan vì dân,
vì nước, vi lý tưởng. Cả trong những việc mình
chủ động làm, cũng như trong những việc tình thê
buộc mình phải tham gia, bao giờ Hồ Chí Minh
củng tìm được cách lái chiều hướng của mọi việc
vào mục tiêu đã chọn. Biện pháp thì thiên biên
vạn hoá, con đường có thể khúc khuỷu, quanh co,
nhung mục tiêu bao giờ cũng chỉ một và nhất
auán.
Nhằm mục tiêu đã chọn, Hồ Chí Minh là người
kiên cường trong đâu tranh trước mọi quân thù,
trước mọi khó khăn và truyền chí kiên cường ấy
cho toàn Đảng, toàn dân tộc.
Mục tiêu nhất quán và chí khí kiên cường thê
hiện trong hành động thiết thực và cụ thê. Mọi
lời nói, mọi việc làm của Hồ Chi Minh đều thiết
thực và cụ thể, nói và làm, thường làm nhiều hơn
nói, có khi làm mà không cần nói, tư tưởng hiện
ra trong hành động. Hồ Chí Minh là người luôn
luôn nhằm hiệu quả thiết thực, dám nghĩ và dám
làm những việc lớn lạ lùng, nhưng không viển
vông, không ảo tưởng, không nóng vội.
Hồ Chí Minh là người năng động và linh hoạt
trong ứng biến, m inh triết và thanh thản trong
tâm hồn và phong độ. Hoàn cảnh càng nguy hiểm,
khó khăn, Hồ Chí Minh càng bình tĩnh, sáng suốt.
Giải pháp đúng đắn đến thần tình thường bật ra
trong một phản úng tự nhiên, như từ trực giác
cách mạng. Bản lĩnh ứng biến năng động và linh
hoạt đi đôi với sự m inh triết và thanh thản trong
tâm hồn, sự ung dung, thoải mái trong phong độ.
Hồ Chí Minh hoàn toàn không theo kiểu hiền triết
thời xưa, coi mọi thứ trên đòi đều là phù du,
không đáng kể. Hồ Chí Minh luôn luôn sống giữa
cuộc đời, và đúng như câu phương ngôn mà Mác
ưa thích, không có cái gì thuộc về con ngưòi đối
với Hồ Chí Minh lại là xa lạ. Phong độ ung dung
của Hồ Chí Minh là phong độ của người nhận thức
được quy luật của lịch sử, tin ở nhân dân và có
nhân dân, con người biết mình muốn gì và đi đến
đâu, biết tránh thác ghềnh, biết thắng quân địch,
con người tĩnh như núi, động như biển, nắm vững
nghệ thuật của điều có thể và không ngừng mở
rộng giói hạn của điều có thể.
N hư viết trong Di chúc, Hồ Chí Minh không có
điều gì phải hối hận khi từ biệt thê giới này. Con
người suốt đời sống hoà hợp vói nhân dân, vód lịch
sử và vói chính mình, luôn luôn có sự thanh thản,
ung dung của người chiến sĩ trí tuệ vượt trên hoàn
cảnh, trách nhiệm làm tròn và lương tâm trong
sáng.
Hồ Chí Minh là người của chủ nghĩa nhân đạo
theo ý nghĩa đầy đủ nhất: thương yêu, kính trọng,
tin tưởng, biết đòi hỏi và biết phát huy con người,
đốỉ với dân tộc Việt Nam và đốỉ với các dân tộc
trên thê giới, đôi, vọi đông đảo nhân dân lao động
và đối với từng người.
Từ lúc còn hoạt động bí m ật cho đến sau này
khi đã có cả cơ đồ của một quốc .gia, Hồ Chí Minh
quan tâm săn sóc tư tưởng, công tác, đời sống của
từng người đồng chí, việc ăn, mặc, ở, học hành,
giải trí của từng người dân, không quên, không
sót một ai, từ những người bạn thở hàn vi đến
những người quen mới, có quên chăng thì chỉ quên
mình. Người suốt đời vun trồng người tốt, việc tốt
ây, vui mừng và phấn khởi đón nhận từng tin vui,
biểu dương trong các hội nghị và thích thú kể lại
với bạn bè quôc tế những chiến công và thành tích
của các tầng lóp nhân dân Việt Nam trong kháng
chiến và xây dựng đất nước. Đó là niềm hạnh
phúc thanh cao và rộng lớn tràn đầy cuộc đời Hồ
Chí Minh.
Hồ Chí Minh luôn luôn là hiện thân của tình
thân ái, làm cho người ta dễ gần, dễ nói chuyện
thân tình và cởi mở. Hồ Chí Minh để lại cho người
đối thoại niềm hân hoan vô hạn. Trong nhiều năm
ở gần Hồ Chí Minh, không một trường họp nào
tôi thấy Bác bực tức ra m ặt, làm tổn thưong dù
một thoáng qua người đồng chí của mình. Đây là
điều đến bây giờ hồi tưởng lại tấ t cả, tôi lấy làm
ngạc nhiên vô cùng, v ề cá nhân tôi, tôi thấy cần
phái nói ra đây một cau rhiiyện_k±LÌem (?hn rTEn
bây giờ, sau nhiiìu tttặệ kỷj Yổl tyẫíix-eèm xúc độríg.
Đây là một lầm Mi T
-V
S• g không
lầu vậy,
phải nói ra dây một, câu rhnyện-kb
bây giờ, sau nhii ìu tttặệ kỷj Yổl tyẫíÍL-c
Đây là một lầm Mi ^
hay đến một việi B |cỊ^xỊy^ịií^.ịệm ^
Bác chỉ nói với tOMMiẻ«>
'Vỹiỳ^
hỏng việc". Phải lậ^ m ộtpqh>jigưừịj^^
mãi ghi sâu trong
Chủ nghĩa nhân đạo của Hồ Chí Minh thể hiện
trong thái độ đôi với từng con người, lo toan trước
hết cho những người ở vị trí chiến đấu gian khổ
nhất, chia sẻ đau buồn với những người m ất mát,
tìm cách đền đáp cho nhửng người thiệt thòi, bao
dung độ lượng với những người lỗi lầm mà thành
th ật hối cải. Hồ Chi Minh luôn luôn nói những
lời, làm những việc mà mỗi người lao động chờ
mong, cảm hoá được nhân sĩ, trí thức, thuyết phục
được người do dự, phân vân, trân trọng từ các
cháu thanh niên và thiếu nhi, chan hoà gần gũi
với những người giúp việc quanh mình, nâng niu
từng nhân cách.
Lòng thưong yêu và kinh trọng đi đôi với những
đòi hỏi rấ t cao đối vói con người. Hồ Chí Minh đề
ra những yêu cầu chặt chẻ, nghiêm khắc trong
từng công việc, giữ trậ t tự và kỷ cưong để phát
huy khả năng của mọi người, khiến cho ai nấy
đều vưcm lên cô gắng hiến dâng tấ t cả khả năng
của m ình cho dân tộc và thực hiện toàn vẹn nhân
cách của mình.
Chủ nghĩa nhân đạo của Hồ 'Chi Minh không
chỉ là sống vì con người, suốt đời lo toan cho con
người, càng không phải là làm ra và đem lại con
người hưởng những điều con người mong muôn,
mà là khori dậy trong con người lòng tự hào và
niềm tin, ý chí và nhiệt tình cách mạng, để con
người tự mình làm ra tấ t cả.
Toàn thể nhân dân và từng người Việt Nam
cảm thấy Hồ Chí Minh là người thân trong gia
đình. Dù ở rất xa, có khi cả đời không có dịp gặp
Hồ Chí Minh, ai nấy đểu cảm thấy Hồ Chí Minh
luôn luôn ở gần bên, biết rõ việc làm và hiểu thấu
tâm tư của mình. Tình yêu của nhân dân Việt
Nam đối với Hồ Chí Minh ở ngang tầm tình yêu
của Hồ Chí Minh đối vói nhân dân Việt Nam, sâu
xa và trong sáng.
Hồ Chí Minh gắn bó vói dân tộc mình, đồng
thời cũng dành những tình cảm thắm thiết với
mọi dân tộc trên th ế giới, luôn luôn ủng hộ mọi
cuộc đấu tranh yêu nước và cách m ạng bất cứ ở
đâu, quan tâm chí ,tình mọi bạn bè quôb tế, săn
sóc ân cần mọi số phận con người, bằng những
việc làm cảm động và thiết thực. Hồ Chí M inh là
hiện thân của tinh thần "Quan san muôn dặm
một nhà, bốn phưong vô sản đều là anh em" và
của lý tưởng: "Người với người là bạn". Cũng như
dân tộc Việt Nam, cả loài người đã đền đáp tấm
lòng của Hồ Chí Minh bằng tình yêu mến đặc biệt.
Hồ Chí Minh là hình ảnh sống về đạo đức cách
mạng. Ớ Hồ Chí Minh thể hiện toàn vẹn đức tính
chí công vô tư, cần, kiệm, liêm,' chính, nhân,
nghĩa, trí, dũng, vớỉ nội dung mới m à Người đã
đề ra cho toàn Đảng, toàn dân. Nét đặc biệt của
Hồ Chí Minh là khiêm tốn, giản dị, sự khiêm tôn,
giản dị chân thành và hồn nhiên của con người
bao giờ cũng là chính m ình và chỉ cần là chính
mình. Địa vị càng cao, uy tín càng lớn, Hồ Chí
M inh càng khiêm tốn và giản dị. Trước tấ t cả và
hơn hết mọi người, trong mỗi ngày, mỗi việc, Hồ
Chí Minh đã làm đúng điều Người nhắc nhở mọi
cán bộ cách mạng, là trung thành và tận tuy làm
người đầy tớ của nhản dân. ơ cương vị đứng đầu
Đảng và Nhà nước, được tín nhiệm rất cao, Hồ
Chí Minh vẫn sông như một người đảng viên và
một người lao động bình thường, tôn trọng quần
chúng và phục tùng tập thể, lắng nghe ý kiến của
những người học trò và mọi người Sống quanh
mình, khi chuẩn bị một chủ trương quan trọng
cũng như khi viết một bài báo.
Cuộc sống và việc làm hằng ngày của Bác thê
hiện đẹp đẽ và sâu sắc ý thức tổ chức và ý thức
tập thể, từ việc rất nhỏ đến việc rất lớn. Và trong
mọi việc, Bác đòi hỏi phải có sự nhát trí sâu rộng
của tập thể, từ đó mới có thể động viên được sức
m ạnh vô tận của khối đoàn kết toàn dân, và đây
là nhân tô quyết định.
Một điều đáng tự hào của Đảng cộng sản và
của dân tộc Việt Nam là ở đất nước mà ngưòi
lãnh tụ được cả dân tộc yêu mến và tin tưởng đến
mức lạ lùng, lại không hề bao giờ nảy ra sùng bái
cá nhân với những tệ nạn của nó. Đó là phẩm
chất của Hồ Chí Minh và bản lĩnh của dân tộc
Việt Nam. Con người Hồ Chí Minh trước sau như
một, vượt qua thử thách của vinh quang, của
quyền lực, của tuổi tác, của thòi gian, làm sáng
lên sự cao cả của con người.
Hồ Chí Minh là nhà chiến lược, nhà lảnh đạo,
nhà tổ chức, đồng thời là nhà văn hoá, nhà báo,
nhà thơ lớn. Người đã mở đầu và góp phần quan
trọng hiện đại hoá ngôn ngữ và câu văn Việt Nam.
Suốt đời, Hồ Chí Minh là người cầm bút, chiến
đấu trên m ặt trận văn hoá, báo chí, với một văn
phong đa dạng nhiều sắc thái m à điểm nổi bật là
tính quần chúng, cách suy nghĩ và diễn đạt dân
gian, dễ hiểu, đi sâu vang vọng trong lòng người,
gợi mở những tư tưởng lớn lao, thúc đẩy những
việc làm tốt đẹp, bằng những lời lẽ bình dị giàu
hình tượng, nói được điều lớn bằng chữ nhỏ.
Người ta đã viết nhiều về phong cách nói và
viết của Hồ Chí Minh. Tôi không nhắc lại, nhưng
phải nhấn m ạnh rằng anh em đồng chí chúng ta
vẫn chưa học được phong cách tuyệt vời của Bác.
Trong một bài viết hoặc bài nói, Bác không chỉ
chú ý từng cấu, từng chữ m à còn chú ỷ nói cái gì
trước, cái gì sau, bởi vì có khi đó chính là điều
quan trọng bậc nhất. Ví dụ: có lúc có một đồng
chí viết trong một văn kiện về CUỘC kháng chiến
chống Mỹ: "Địch nhất định thua, ta nhất định
thắng". Nghe câu này, Bác tức khắc phản ứng:
"Phải nói ngược lại: Ta nhất định thắng, địch nhất
định thua". Và Bác giải thích thêm: "Ta phải
thắng thì nó mới thua". Điều này thể hiện cả một
quan điểm, một ý chí sắt đá quyết chiến và quyết
thắng không gì lay chuyển được.
Đúng như Hồ Chí Minh từng tâm sự, Người
không ham làm thơ và củng không dành được
nhiều thời gian cho thơ, nhưng khi hoàn cảnh cho
phép và làm nảy ra cảm hứng, Hồ Chí Minh đã
viết những bài thơ đẹp và trong sáng. Tập thơ
"Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh là một kho
tàng về biết bao khía cạnh của cuộc đời, con người
và nghệ thuật mà sự phong phú còn cần được tiếp
tục nghiên cứu.
Nhà thơ Hồ Chí Minh không chỉ hiện lên qua
các bài thơ. Một chất thơ thấm đượm tình người
và cuộc sông của con người, có cốt cách Việt Nam
và phương Đông, đặc biệt thanh cao và tao nhã,
toả ra từ sự nghiệp và bình sinh của Hồ Chí Minh.
Nhà lý luận, nhà hành động, con người ẩy bao giờ
củng thơ, lúc chan chứa, lúc thâm trầm , luôn luôn
dung dị, thơ sử thi, thơ anh hùng ca, thơ trữ tình,
như chính cuộc đời này thơ vậy.
Hồ Chí Minh là một nhà văn hoá lớn của dân
tộc Việt Nam và của loài người, với ý nghĩa đầy
đủ nhất của danh hiệu Nhà văn hoá. ơ Hồ Chí
Minh, nhà văn hoá lớn gắn liền với nhà nhân văn
lớn, phát huy truyền thông của một dân tộc "văn
hiến".
Hồ Chí Minh là một nhà văn hoá lớn, vi cuộc
đời và sự nghiệp của Người là tấm gương về nhân
sinh quan và thế giới quan cao đẹp, làm sáng lên
một chủ nghĩa nhân văn trùng với những ước mơ
cổ truyền của dân tộc Việt Nam và các dân tộc,
kết tinh những tư tưởng và tình cảm lớn của loài
người.
Việc tổ chức UNESCO quyết định kỷ niệm 100
ngày sinh của Hồ Chí Minh ở khắp các nước trên
thế giới là sự đánh giá tốt đẹp về Hồ Chí Minh
và về dân tộc Việt Nam, được nhân dân cả nước
Việt Nam đón nhận như một niềm tự hào, một sự
động viên trên con đường 'tiếp tục sự nghiệp của
HỒ Chí Minh.
Trên đây tôi vừa nói về chất cách mạng, chất
Việt Nam, chất cộng sản, chất nhân văn của Hồ
Chí Minh. Bây giờ tôi nói về cuộc sống của Hồ
Chí Minh.
Về khung cảnh sống, tôi nhớ lại lúc Bác sống
nhiều năm ở hang Pắc Bó. Và để diễn tả khung
cảnh này, tôi nghĩ không có thể nói gì hơn là nhắc
lại mấy câu thơ của Bác:
"Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ, rau m ảng vấn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách m ạng thật là sang".
N hân nói đến cháo bẹ, tôi phải kể đến một câu
chuyện ít ai biết. Trước khỉ trở về Cao Bằng, có
một thòi gian Bác và chúng tôi phải ở bên kia
biên giới, giữa nhân dân các dân tộc vùng đó, nơi
người ta chỉ sống bằng cháo bẹ. Bấy giờ Bác có
nhiều tiền, hai xếp giấy bạc như hai cuôh từ điển,
và Bác giao cho tôi giữ tiền. Tôi phải mặc một cái
áo trong, với hai cái túi to, để giữ hai xếp bạc đó.
Nghĩa là chúng tôi có nhiều tiền, nhưng bữa cơm
hằng ngày là cháo bẹ, nói th ật là không đủ no.
Sau này, ở Hà Nội, nhất là vào những năm cuối
đời, hằng ngày Bác ăn cơm với tôi, có khi Bác nói:
"Lúc ăn được thì không có mà ăn. Lúc có ăn thì
lại không ăn được". Bởi lúc bấy giờ, Bác ăn không
ngon, và phải nói rằng ăn rất ít.
Trở lại khung cảnh sống, hai người bạn đời luôn
luôn cùng sống với Bác là con người và thiên
nhiên. Để làm sáng tỏ khung cảnh sông đầy ý
nghĩa và đẹp đẽ này, tôi phải nhắc đến cái nhà
sàn của Bác mà từ nhiều nàm nay, nhiều người
ở nước ta và trên thê giới đã biết, và rất xúc động
lúc viếng nhà sàn ấy. ơ đây củng như lúc ở Pắc
Bó, Hồ Chí Minh sống với con người và sống với
thién nhiên. Đây không chỉ là khung cảnh, mà
còn là lối sông, đem lại những niềm vui quý báu
đối với con người mà cái xả hội gọi là văn minh
ngày nay hầu như muôn tước đoạt, với nhũng
thành phô khổng lồ, nhũng nhà nhiều tầng đầy
tiện nghi, trong đó có những thứ không cần thiết,
môi trường sống bị ô nhiễm khủng khiếp, phá hoại
thiên nhiên và nguy hại cho con người. Nhớ lại
khung cảnh sống của Hồ Chí M inh, tôi muốn nhắc
hai câu thơ của Nguyễn Công Trứ:
Gió trăng chứa m ột thuyền đầy
Của kho vô tận biết ngày nào voi.
Hai câu thơ từ hàng trăm năm trước rấ t phù
hợp với khung cảnh sống và lối sông của Hồ Chỉ
Minh, thể hiện nguyện vọng và xu hướng của cuộc
sông văn minh chân chính.
Về cuộc sống hằng ngày của Hồ Chí Minh, ở
đây tôi không biết nói cái gì mới, bỏi cuộc sống
đó là công việc, là làm việc, là cách mạng, là đấu
tranh, là con người. Tuy nhiên, tôi củng cần nhắc
lại một đôi điều m à không mấy người nói đến.
Theo tôi biết, trong cuộc đời cách m ạng của Hồ
Chí Minh ở trong nước cũng như ngoài nước, th ật
sự không có ngày nghỉ, và ngày nào cũng như
ngày nào, bao giờ cũng có chương trình làm việc
vói những giờ giấc nghiêm ngặt, m à Hồ Chí Minh
là người gương m ẫu trong việc tuân thủ kỷ luật
sinh hoạt đó. Có lẽ lúc nghỉ ngơi là lúc Bác gặp
các cháu thiếu niên và nhi đọng, nhất là gặp đồng
bào và chiến sĩ miền Nam trọng thòi chống Mỹ,
hoặc trong lúc xem phim vui tối thứ bảy ở Phủ
Chủ tịch cùng với biết bao con, cháu các đồng chí
làm việc ở chỗ Bác, và ở một sô cơ quan gần bên.
Có khi, trong những buổi xem phim như vậy, Bác
tiếp khách nước ngoài hoặc đại sứ các nước anh
em.
Một câu chuyện tôi thiết tha muốn kể ở đây là
bửa ăn của Bác. Một bữa ăn đạm bạc, rất khó
tưởng tượng vói nhiều người. Nhưng đó không
phải là điều làm tôi xúc động. Điều làm tôi xúc
động là trong bữa ăn, Bác lưu ý mọi người ăn món
nào thì ăn cho hết, món nào không ăn để lại thì
để cho tươm tất. ơ gần Bác trong nhiều năm, tôi
kể lại câu chuyện này, để nói lên tấm lòng cao
đẹp của Hổ Chí Minh, lòng kính trọng của Người
đối vói những người chê biến bửa ăn, và sâu xa
hơn đối với những người sản xuất ra các thứ làm
nên bữa ăn.
Về cuộc đời và con người Hồ Chí Minh, giờ đây
tôi muốn dành phần cuối của chươnậ để kể lại
một đôi điều. Mấy tháng trước khi qua đời, lúc đó
Bác đã mệt nhiều, tuy vậy Bác vấn thiết tha bàn
với chúng tôi điều mong muôn m ãnh liệt của Bác
là đi miền Nam. Lần này, chúng tôi trình bày với
Bác sức khoẻ của Bác không thể cho phép thực
hiện điều ấy, và chúng tôi nói thêm rằng cuộc
chiến tranh đang diễn biến thuận lợi cho ta, không
bao lâu nữa chúng ta sẽ giải phóng miền Nam,
lúc đó Bác sẽ vào thăm đồng bào và chiến sĩ miển
Nam. Nhưng ai có thể biết được Bác đã trả lời
chúng tôi th ế nào? Bác bảo: "Lúc đó đi miền Nam
thì còn phải nói làm gi. Chính bây giờ, lúc đồng
bào và chiến sĩ miền Nam đang chiến đấu, hy
sinh, thì đi miền Nam mới có ý nghĩa".
Cũng trong thòi gian ấy, Bác thường nhắc
chúng tôi phải làm gì để đem lại cho đồng bào
miền Bắc đời sống tốt hon. Những lúc như vậy,
chúng tôi thường nhấn m ạnh lại những ,điều Bác
căn dặn: Phải làm việc, phải sản xuất nhằm đạt
hiệu quả tốt, từ đó mà cải thiện đời sống. Nhưng
chúng tôi thấy rõ nói th ế không đúng với điều mà
Bác đòi hỏi. Bác đòi hỏi cái gì thiết thực, có ngay.
Điều đó thì th ật khó quá. Tất nhiên Bác cũng biết
như vậy, nhưng lòng mong muốn này vẫn là điều
day dứt Bác trong những ngày, tháng cuối cùng.
Hồ Chí Minh là người sống một cuộc, đời trước
sau như một, nhằm những mục tiêu cao cả được
xác định từ lúc bắt đầu và từng bước đã thực hiện
được. Hồ Chí Minh là con người của một lý tưởng
và lý tưởng thể hiện trong một cón người. Đây là
con người lịch sử và con người làm ra lịch sử.
Ở gần Hồ Chí Minh, ôn lại cả cuộc đòi, mọi việc
làm lớn, nhỏ của Hồ Chí Minh, tôi thấy sáng tỏ:
Hồ Chí Minh là một người cộng sản m ẫu mực. Từ
đó, một ý nghĩ thi vị đến với tôi: Người cộng sản
đẹp làm chủ nghĩa cộng sản đẹp, và chủ nghĩa
cộng sản đẹp làm người cộng sản đẹp.
Hồ Chí M inh là một con người như vậy.
GIÁ T R Ị T ư TƯ Ở N G , Đ Ạ O ĐỨC
VÀ PH O N G C Á C H H ồ C H Í M IN H *
• ĐÀO DUY TÙNG
Trên thê giới đã có biết bao lời ngợi ca tót đẹp
về Bác Hồ, có nhiều công trình nghiên cứu có giá
trị về thân thê và sự nghiệp của Người. Tư tưởng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất phong phú, bao
quát nhiều lĩnh vực: triết học, chính trị, quân sự,
kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, đạo đức, V.V..
Việc nghiên cứu để hiểu rõ hơn tầm vóc, quy mô,
chiều sâu của những di sản quý báu mà Người để
lại là công việc rộng lớn, lâu dài, đòi hỏi công phu
nghiên cứu của nhiều người, nhiều th ế hệ.
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng 'CÚ a Chủ
tịch Hồ Chí Minh, ở trong nước củng như ở ngoài
nước, là vì dân, vì nước, vì sự nghiệp giải phóng
dân tộc, giải phóng con người. Điều đó được thể
hiện rât cô đọng trong câu nói của Người: "Tôi chỉ
có một ham muôn, ham muốn tột bậc, là làm sao
cho nước ta được độc lập, dân ta được tự do, đồng
* Trích bài phát biểu khai mạc tại Hội thảo "Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Người chiến sĩ kiên cường cùa phong trào giải phóng dân tộc;
phong trào cộng sản quốc tế".
bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được
học hành". Đó là lý tưởng, là m ục tiêu chiến đâu
rất kiên định trong suốt cuộc đời cách m ạng của
Người. Lý tưởng ấy, mục tiêu ấy được hình thành
không phải ngẫu nhiên, mà trong những điều kiện
lịch sử nhất định, truyền thống của gia đình, của
quê hương, của dân tộc; thực trạng của đất nước
và của th ế giới Người đã sống; lý tưởng của Người
được hình thành đầy đủ, có cơ sở khoa học khi
Người từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa
Mác - Lê nin, nghĩa là đến với khoa học cách mạng
của thòi đại. Điều quan trọng là Người đã đưa lý
tưởng vào nhân dân, dẫn dắt nhân dân đi theo lý
tưởng ấy. Làm sáng tỏ mục tiêu, lý tưởng mà
Người đã lựa chọn là điều rất quan trọng, nhất
là trong tình hình các nước xã hội chủ nghĩa đang
diễn ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, chủ
nghĩa đế quốc đang tiến công quyết liệt vào chủ
nghĩa xã hội.
Qua quá trình hoạt động gian khổ, Người đã
tìm ra con đường để thực hiện mục tiêu lý tưởng
nói trên. Đó là gắn chặt độc lập dân tộc với chủ
nghĩa xã hội mà sau này Đảng ta gọi là đường lối
giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội. Người đã giải quyết đúng đắn vân đề dân
tộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế, độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức m ạnh dân
tộc và sức m ạnh thời đại, nhiệm vụ dân tộc và
nghĩa vụ quốc tế... Đường lối giương cao ngọn cờ
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ
xuyên suốt lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi có
Đảng lãnh đạo. Để làm sáng tỏ một cách sâu sắc
tư tưởng về giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải nghiên cứu
nhiều luận điểm của Người: "Không có gì quý hơn
độc lập tự do", "Con đường cứu nước duy nhất
đúng đắn là con đường cách mạng vô sản", quan
hệ giữa cách mạng ở các nước thuộc địa với cách
mạng vô sản ở các nước tư bản với hình ảnh con
chim hai cánh và hình ảnh con đỉa hai vòi khi nói
đến chủ nghĩa đê quốc là kẻ thù chung của nhân
dân lao động các nước tư bản và nhân dân thuộc
địa.
Những vấn đề trên chứa đựng nội dung lý luận
sáng tạo của Người. Khi nêu ra tư tưởng: "Không
có gì quý hơn độc lập, tự do", một câu rất ngắn
gọn, dễ hiểu nhưng lại chứa đựng nộỉ dung rất
phong phú, một chân lý vĩ đại, sản phẩm của quá
trình tư duy khoa học lâu dài. Đây không chỉ là
sự đúc kết những ước mơ, nguyện vọng, yêu cầu
lớn nhất và sâu xa nhất và cả những thành công,
th ất bại, những bài học đâu tranh giành quyền
làm chủ đất nước trong hàng nghìn năm lịch sử
của dân tộc ta. "Không có gì quý hơn độc lập, tự
do" không chỉ là mục tiêu, phương châm chỉ đạo
cuộc đấu tranh giành độc lập, mà còn là tiếng gọi
thiêng liêng của Tổ quốc, động viên nhân dân ta
quyết tâm đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. Tiếng
gọi thiêng liêng ấy nảy sinh trên đất nước Việt
Nam có truyền thống chống ngoại xâm oanh liệt.
Ý nghĩa và tầm vóc của khẩu hiệu: "Không có gì
quỷ hơn độc lập, tự do" đã vượt ra khỏi không
gian nước ta, và được nhiều dân tộc coi như chân
lý của thời đại.
Đảng ta rất coi trọng những giả trị tư tưởng
của Người về xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là
trong tình hình đổi mới hiện nay. Người không
đưa ra những định nghĩa cao xa về chủ nghĩa xã
hội. Qua những khái niệm rấ t dễ hiểu, chúng ta
thấy toát lên quan niệm của Ngựời về xây dựng
chủ nghĩa xã hội là xây dựng đất nước giàu mạnh,
sự công bằng cho xã hội, nhân dân lao động là
người chủ đất nước, mọi người có cuộc sống tự do,
ấm no, hạnh phúc. Để đạt được mục tiêu ấy phải
tiến hành cuộc cách m ạng xã hội chủ nghĩa trên
các lĩnh vực quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất,
kiến trúc thượng tầng. Đảng vừa là người lãnh
đạo vừa là người đày tớ của nhân dân, nên Đảng
phải vững m ạnh và trong sạch; N hà nước là của
dân, do dân, vì dân; muốn có chủ nghĩa xã hội
phải có con người xã hội chủ nghĩa; sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của nhân dân,
V .V ..
Nói đến giá trị tư tưởng, giá trị tư duy lý luận
của chủ tịch Hồ Chí M inh, không thể không nói
đến sự sáng tạo vĩ đại của Người về phưong phấp
cách mạng. Đó là phương pháp cách m ạng tổng
hợp. Với phương pháp đó, Đảng ta đã khơi dậy
được mọi tiềm năng, mọi lực lượng đủ sức m ạnh
đánh thắng quân thù. Phương pháp cách mạng
tổng hợp không chỉ có giá trị trong chiến tranh,
nó còn được vận dụng phù họp với điều kiện xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
Giá trị tư tưởng của Người còn được thể hiện
rõ nét ở sự chỉ đạo chiến lược, sách lược tái tình.
Trong quá trình cách m ạng nước ta nảy sinh rất
nhiều vân đề về chỉ đạo chiến lược phải xử lý: mốỉ
quan hệ giữa nhiệm vụ chống thực dân và chông
phong kiến trong cách m ạng dân tộc dân chủ;
quan hệ giữa cách m ạng xã hội chủ nghĩa ở miền
Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở jn iền Nam;
quan hệ giữa mục tiêu cơ bản và mục tiêu trước
mắt; vân đề tạo thời cơ và nắm thòi cơ; vân đề
lợi dụng m âu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù; vấn
đề giành thắng lợi từng bước tiến tới giành thắng
lợi hoàn toàn,... Chỉ đạo chiến lược để giải quyết
đúng đắn những vân đề trên là vân đề khó khăn
và phức tạp, đòi hỏi sự nhạy cảm về chính trị, óc
thông minh, sáng tạo, sự dày dạn kinh nghiệm,
khả năng đánh giá chính xác tình hình, tính quyết
đoán. Chủ tịch Hồ Chí M inh của chúng ta là người
tiêu biểu cho những phẩm chất đó, là người thầy
về nghệ thuật chỉ đạo chiến lược và sách lược cách
mạng. Hội nghị Trung ương lần thứ tám , năm
1940, do Chủ tịch Hồ Chi Minh chủ trì đi tới
những quyết định lớn về điều chỉnh chiến lược,
trong đó có việc tạm thời gác khẩu hiệu ruộng
đất; chủ trương tạo ra thời cơ và nắm thời cơ để
tiến hành thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng
Tám năm 1945; Hiệp định Sơ bộ 6-3, V .V ., là
những chứng minh cụ thể về thiên tài chỉ đạo
chiến lược, sách lược của Người - những quyết
định lịch sử ở những bước ngoặt lịch sử.
Không những là nhà tư tưởng lớn, nhà chiến
lược thiên tài mà Người còn là nhà tổ chức vĩ đại.
Suốt đời làm công tác tổ chức, khi hoạt động ở
nước ngoài cũng như khi hoạt động ở trong nước,
Người đã sáng lập và rèn luyện Đảng ta, thảnh
lập M ặt trận Dân tộc thống nhất, lực lượng vũ
trang nhân dân, sáng lập chính quyền nhân dân.
Những quan điểm lý luận trên lĩnh vực tổ chức
giữ vị trí rất quan trọng trong những giá trị tư
tưởng củà Người. Điều đó được thể hiện ở những
phương châm, những chủ trương, những biện
pháp xây dựng các tổ chức cách mạng, điều hành
việc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng. Người
khẳng định: Đảng ta là sản phẩm của sự kết họp
chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân
và phong trào yêu nước. Người đề ra quan điểm
chiến tranh nhân dân, quan điểm nhân dân là
người chủ đất nước được từ rất sớm: "Chính quyền
từ cơ sở đến Trung ương đều do nhân dân bầu ra,
vi nhân dân mà phục vụ"; cán bộ Nhà nước là đày
tớ của nhân dân chứ không phải là ông quan cách
mạng, v.v.., là tư tưởng chỉ đạo xây dựng Nhà
nước của nhân dân; "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn
kết, thành công, thành công, đại thành công" là
tư tưởng vĩ đại chỉ đạo việc xây dựng khối đoàn
kết toàn dân, xây dựng M ặt trận Dân tộc thông
nhất, một nhân tô' quyết định những thắng lợi của
cách mạng; trong việc tổ chức các lực lượng cách
mạng, toát lên tư tưởng bao trùm : "nước lấy dân
làm gôc", mọi việc đều do dân và vì dân, nhân
dân là lực lượng quyết định thắng lợi của cách
mạng.
Cái tạo nên con người Hồ Chí Minh vĩ đại
không chỉ ở tư duy lý luận sáng tạo, ở nhửng
quyết định chiến lược thiên tài, ở những hoạt động
tổ chức kiên trì, bền bỉ rất có hiệu quả, mà còn ở
đạo đức, phong cách hoạt động cách m ạng của
Người. Người là một hình m ẫu cao đẹp của con
người mới. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã nói: Bác
Hồ của chúng ta là con người mà "giàu sang không
thể quyến rũ, nghèo khó không thê chuyển lay,
uy quyền không thể khuất phục", con người "cần
kiệm, liêm chính, chí công, vô tư". Toàn bộ cuộc
đời của Người toát lên chủ nghĩa nhân văn cao
đẹp, chủ nghĩa nhân văn cộng sản.
Đối với người Việt Nam, mỗi khi nói đến Bác
Hồ, lòng chúng ta kính yêu và đầy tự hào. Càng
tự hào, chúng ta càng thấy rõ trách nhiệm của
chúng ta đối với đất nước.
Ngày nay, toàn Đảng, toàn dân ta đang tiến
hành công cuộc đổi mới toàn diện theo tinh thần
của Nghị quyết Đại hội lần thứ VI. Trong quá
trình đổi mới, Đảng ta luôn kiên trì và vận dụng
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin, những giá trị
tư tưởng, đạo đức và phong cách của chủ tịch Hồ
Chí Minh nhằm giải quyết kịp thời và đúng đắn
những đòi hỏi mà thực tiến cách mạng nước ta
đặt ra.
H ồ CHÍ MINH - ĐỈNH CAO CỦA
VĂN HOÁ DÂN TỘC VÀ NHÂN LOẠI
(trích)
• GS. VŨ KHIÊU
1. Hồ Chí M inh ra đòi trong một gia đình trí
thức yêu nước, tiêu biểu cho nền văn hoá lâu đời
của dân tộc.
Cụ Nguyễn Sinh sắc cha của Người, cũng như
mọi người trí thức yêu nước khác vôn tự hào về
nền văn hoá đã suốt bao thê kỷ chiếu sáng trong
lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam.
Đó là nền văn hoá mà cách đây hờn 500 năm
Nguyễn Trãi đã nhấn m ạnh trong bản Bình Ngô
đại cáo:
N hư nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền vàn hiến từ lâu
N úi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam củng khấc.
Nền văn hoá ấy luôn hướng vào việc đánh đổ
áp bức, bóc lột đem lại cuộc sống hoà bình và hạnh
phúc cho nhân dân.
Sống trên một m ảnh đất thường xuyên gánh
chịu những tai hoạ của thiên nhiên, thường xuyên
phải đối phó với sự xâm lược của nước ngoài, nhân
dân Việt Nam đã sớm biết đoàn kết và gắn bó với
nhau để cùng phát huy trí tuệ và tài năng để sản
xuất và chiến đấu.
Hoàn cảnh ấy đã tạo ra cho nhân dân Việt Nam
một truyền thống văn hoá bền vững. Tinh thương
giữa nhân dân lao động, ý thức bảo vệ chủ quyền
dân tộc, tinh thần sáng tạo trong lao động và học
tập đó là những nét tiêu biểu trong ý thức và
trong sinh hoạt của con người Việt Nam.
Đối với những gia đình trí thức chân chính như
gia đình cụ Nguyễn Sinh sắc, thì những phẩm
chất nói trên không chỉ được duy trì về m ặt truyền
thống mà còn được củng cố về m ặt nhận thức.
P hát triển giữa hai nền văn hoá lớn của phương
Đông: An Độ và Trung Quốc, nền văn hoá Việt
Nam trong quá trình phát huy bản sắc dân tộc
của mình đã biết tiếp thu có gạn lọc những thành
tựu của cả hai nền văn hoá đó. Sức sống của văn
hoá Việt Nam là ở chỗ nó luôn luôn dân tộc hoá
những tinh hoa văn hoá được tiếp nhận từ bên
ngoài và không bao giờ tự hoà tan trong bất cứ
một nền văn hoá nào khác.
Phật giáo được truyền vào Việt Nam, đã dần
dần được cải biến để gia nhập vào nền văn hoá
Việt Nam, trở thành một nhân tố của nền văn
hoá ấy. M ặt tiêu cực của Phật giáo là ở chỗ nó
thủ tiêu đâu tranh giai cấp và đâu tranh dân tộc.
Vào Việt Nam, nó đã kết hợp nội dung nhân đạo
của nó với chủ nghĩa yêu nước và tinh thần đoàn
kết chiên đấu của nhân dân Việt Nam. Chính vì
thê mà cách đây hon 10 thê kỷ, sau khi đất nước
được giải ph.óng, giới trí thức Phật giáo đã tích
cực tham gia các việc chính trị, ngoại giao của
Nhà nước. Về sau từ thê kỷ thứ 11 trở đi, trí thức
Việt Nam dần dần được đào tạo theo Không giáo.
Họ giảm bớt niềm tin đối với Phật giáo, nhưng họ
vần phát huy những nhân tố tích cực mà Phật
giáo đả góp vào truyền thống yêu nước và nhân
đạo của Việt Nam. Khổng giáo dần dần thay thê
Phật giáo để trở thành hệ tư tưởng thống trị trong
thượng tầng kiến trúc của xã hội Việt Nam. Trong
quá trình thâm nhập vào đời sống xã hội, Khổng
giáo không còn giữ nguyên vẹn nội dung ban đầu
của nó nữa. Nó đã được biến đổi đi một phần để
thích ứng với nhu cầu chính trị và xã hội của bản
địa. Chữ trung, một khái niệm trung tâm của đạo
đức Khổng giáo không còn là sự trung thành tuyệt
đối với nhà vua mà trở thành tinh thần tận tuy
và hy sinh cho tổ quôc. Chữ hiếu, tình cảm sâu
sắc đỗĩ vói cha mẹ được mở rộng thành tấm lòng
yêu thương gắn bó giữa nhân dân lao động. Người
trí thức Việt Nam trung thành với nhà vua khi
chính nhà vua phải trung thành với Tổ quốc và
nhân dân. Đối vói những ông vua ích kỷ và tàn
bạo thì người trí thức Việt Nam đứng về phía
nhân dân lao động để cùng lật đổ ông ta và dựng
lên ông vua khác. Không phải ngẫu nhiên m à Hồ
Chí Minh sau đây luôn luôn nói Trung hiếu với
một nội dung hoàn toàn mới: Trung với nước, hiếu
với dân.
Với truyền thống văn hoá của dân tộc, giới trí
thức Việt Nam đã vận dụng những nhân tố tích
cực của Khổng giáo góp phần ổn định trậ t tự xã
hội, bảo vệ sự toàn vẹn của tổ quốc. Đối vói bản
thân, họ giữ gìn một cuộc sống trong sạch, chăm
lo cho lợi ích chung của cả nước và hạn chế những
ham muôn của cá nhân. Không phải ngẫu nhiên
mà Hồ Chí Minh trong cuộc đời mình đã luôn luôn
nhắc nhở một danh ngôn của Khổng giáo là "lo
trước thiên hạ và vui sau thiên hạ".
Hồ Chí Minh, trong những năm thơ ấu đã được
nuôi dưỡng theo truyền thống tốt đẹp đó của người
trí thức Việt Nam. Sống bên cạnh cha làm nghề
dạy học, Người được cha giảng dạy những sách
kinh điển .của Khổng giáo. Người cũng được nghe
cha và bè bạn của cha bàn luận về những tư tưởng
triết học và đạo đức trong các sách vở thời xưa.
Củng trong thời gian đó, Người nắm được những
quan điểm cơ bản của Phật giáo và Lão giáo.
Người am hiểu và thuộc long những bài thơ hay
của Lý Bạch, Đỗ Phủ (Trung Quốc), của Nguyễn
Trãi, Nguyễn Du (Việt Nam). Người tìm đọc lịch
sử Việt Nam và xúc động trước những hành động
cứu nước vẻ vang của những anh hùng dân tộc.
Không phải ngẫu nhiên mà về sau, Người đã
có nhiều nhận định sâu sắc về giáo lý của Không
giáo và Phật giáo, không phải ngẩu nhiên mà
Người sáng tác một cách dễ dàng thơ văn bằng
tiêng Trung Quốc, và tiếng Việt Nam. Cũng không
phải ngẫu nhiên mà về sau Người đã luôn luôn
nhắc lại những tấm gương yêu nước trong lịch sử
dân tộc để giáo dục thanh niên và cỏ vũ đồng bào.
Hoàn cảnh gia đình đã sớm đem lại cho Hồ Chí
Minh những tinh hoa của văn hoá dân tộc. Ngươi
đả sớm đứng từ đỉnh cao của nền văn hoá ấy để
suy nghĩ và hành động.
Hồ Chí Minh đả từng chia sẻ với cha mẹ và bè
bạn của cha những nỗi ưu tư của người tri thức
trước cảnh kẻ xâm lược dày xéo đất nước, áp bức
đã bóc lột nhân dân lao động, hành hạ và chém
giết những người yêu nước.
Ngay từ khi đế quốc Pháp bắn phát súng đầu
tiên vào Đà Nẵng (1858), giới trí thức Việt Nam
đã cùng với toàn thể nhân dân sẵn sàng chống
địch. Họ không giống như một số trí thức bạc
nhược của triều đình. Ở khắp mọi noi, họ đều bộc
lộ tinh thần quyết tâm chiến đấu. Cũng như
Nguyễn Đình Chiểu và Trương Định ở phía Nam,
trí thức ở Nghệ Tĩnh tuyên bô không chấp nhận
thái độ thoả hiệp và mệnh lệnh giải giáp của tn ều
đình. Nhiều trí thức đả cùng với nhân dân chiến
đâu dưới lá cờ Cần vương của Phan Đình Phùng.
Họ kịch liệt lên án những trí thức thoái hoá đả
đầu hàng giặc như Tôn Thọ Tường ở miền Nam,
Hoàng Cao Khải ở miền Bắc. Họ kiên trì ủng hộ
cuộc kháng chiến anh dũng và kéo dài của Hoàng
Hoa Thám.
Nhưng từ th ất bại này đến th ất bại khác, trí
thức và nhân dân Việt Nam ngày càng thây không
còn thể dựa vào những kiến thức và kinh nghiệm
đã lỗi thời mà phải tìm được những phương sách
mới để cứu nước.
Lúc đó, nhiều tác phẩm của phương Tây, nhất
là của những nhà Cách m ạng Pháp đã được dịch
ra tiếng Trung Quôc và được nhập vào Việt Nam.
Nhiều trí thức tiến bộ Việt Nam bắt đầu hướng
ra bên ngoài, quan tâm đến những thành tựu của
thê giới.
Qua mưòi năm sống ở kinh đô H uế và 3 năm
theo học ở trường tiểu học Pháp và trường Quốc
học Huế, Hồ Chí Minh đã có dịp tiếp xúc vói nền
văn hoá mới, đọc được một số sách phương Tây,
và bắt đầu làm quen với tên tuổi của Điderot,
Montesquieu, Voltaire, Rousseau. Nhiều câu hỏi
đã được đặt ra với người thanh niên yêu nước lúc
ấy. Vì sao các nước phương Tây giành được độc
lập, dân chủ và phát triển khoa học, kỹ thuật? Vì
sao nền văn hoá cổ truyền của Việt Nam đã trở
nên bất lực? Vì sao chính phủ Pháp vần nêu cao
khẩu hiệu "Tự do - Bình đẳng - Bác ái" lại đóng
cửa Đông kinh nghĩa thục và bắt giam những
người Việt Nam muôn Bình đẳng, Tự do, Bác ái
như Phan Châu Trinh, Lương Văn Can? Vì sao
nước N hật Bản duy tân và độc lập lại trục xuất
cụ Phan Bội Châu và những người Việt Nam củng
muôn duy tân và độc lập?
Tình hình trên đây càng thúc đẩy Hồ Chí Minh
phải tìm lời giải đáp không phải từ vôn kiên thức
củ của nền văn hoá dân tộc mà từ những thành
tựu mới của nền văn hoá nhân loại. Nhưng không
thể ngồi ở Việt Nam để nắm được những thành
tựu ấy.
2. Để làm quen với nền văn minh Pháp và để
tìm xem những gì ẩn đằng sau nền văn minh này,
Hồ Chí Minh đã tìm mọi cách để ra đi và cuối
cùng đả rời tổ quốc vào năm 1911, trên một chiếc
tàu buôn của Pháp.
Ngày ra đi cũng là ngày mở đầu cho một giai
đoạn mói của cuộc đời Hồ Chí Minh, đó là giai
đoạn học tập rèn luyện và trưởng thành.
Đó củng là giai đoạn từ đỉnh cao của nền văn
hoá dân tộc, Hồ Chí Minh tiếp thu những thành
tựu văn hoá của nhân loại. Rồi từ nền văn hoá
nhân loại, Người trở về đánh giá lại di sản của
dân tộc m ình, gạt bỏ đi những m ặt hạn chế, làm
hồi sinh những truyền thống tốt đẹp và bổ sung
cho văn hoá dân tộc những nhân tô mới.
Từ ngày ra đi, Người đã đặt chân lên hầu khắp
các lục địa: châu A, châu Au, châu Phi, châu Mỹ...
H àng ngày, Người tiếp xúc với những điều mối lạ
từ những nước tiên tiến đến những nước lạc hậu,
từ cuộc sống đói khổ của nhân dân lao động đến
cuộc sống cực kỳ sa hoa của những tầng lóp bóc
lột và giàu có, từ trinh độ văn m inh rấ t cao mà
nhân loại đã đạt được đến những cảnh tượng tàn
bạo và dã m an diễn ra hàng ngày.
Những cái tương phản ngoài cuộc sống cũng tạo
ra những cái tương phản trong nhận thức và tình
cảm của Hồ Chí Minh, thôi thúc Người tìm hiểu,
suy nghĩ và hành động.
Để có thể trực tiếp gần gũi các tầng lóp nhân
dân và tiếp thu được văn hoá của nhân loại qua
sách báo, Người nỗ lực và kiên trì học tập ngoại
ngữ, trước hết là tiếng Pháp và tiếng Anh. Ngoại
ngữ đối vói Người là một nhu cầu bức thiết. Ngoại
ngữ là phương tiện giao tế giúp cho việc trao đổi
những giá trị văn hoá phổ quát của nhân loại.
Ngoại ngử đã tạo điều kiện cho Người nhanh
chóng mở rộng và nâng cao trình độ hiểu biết: từ
lịch sử phát triển của nhân loại cho đến các đặc
điểm xả hội ngày nay, từ quan điểm triết học và
chính trị của những nhà Khai Sáng đến tư tưởng
nhân đạo chủ nghĩa trong kho tàng văn học thê
giới. Với nhũng ngoại ngữ đó, Người sớm đạt tới
trình độ uyên bác về cả cổ, Kim, Đông, Tây và
từ đó kết bạn được với những nhà văn hoá lỗi lạc
đương thời. Sau này người ta phát hiện ra rằng
Hồ Chí Minh không chỉ thạo tiếng Anh, tiếng
Pháp, tiếng Nga, tiếng Trưng Quốc mà còn biết
tất cả 28 thứ tiếng.
Người đọc Shakespeare, Dickens bằng tiếng
Anh, đọc Lỗ Tân bằng tiếng Trung Quôc, đọc
Hugo, Zola bằng tiếng Pháp. Trong những cuộc
gặp gỡ bạn bè trí thức và văn nghệ sĩ, Người
thường bàn luận về Henri Barbusse, về Romain
Rolland, về Georges Duhamel, về các nhà văn nổi
tiếng trong thời gian đó...
Người gia nhập các hội như: Hội nghệ thuật và
Khoa học và Hội những người bạn của nghệ thuật.
Người dự những buổi diễn thuyết, thăm các cuộc
triển lãm, tham gia các câu lạc bộ. Thông qua
những hình thức sinh hoạt văn hoá ấy, Người
ngày càng hiểu sâu thêm về hội hoạ, về sân khấu,
về thơ ca. Việc này cũng đã đem lại cho Người
những khả năng nhất định trong việc viết văn,
làm thơ, tiểu thuyết, viết kịch, diễn kịch, chụp
ảnh và vẽ tranh...
Viết văn đối với Người là sự rèn luỵện rất công
phu. Nhờ bạn bè giúp đỡ, Người viết đi, viết lại
từng bài báo một, viết sao cho ngắn gọn và súc
tích. Người thích đọc văn của Léon Tolstoi và
Anatole France và coi hai ông này như người thầy
văn học của mình. Không phải ngẫu nhiên mà sau
này những bài báo của Người trong thời gian 1922
- 1926 đăng trên Người cùng khổ... và nhiều báo
và tạp chí khác là những bài văn xuất sắc về cả
nội dung và bút pháp.
Người vào cả hội Du lịch và nhờ vậy m à đi
thăm được nhiều nơi ở Pháp, ở Y, ở Thuy Sĩ, ở
Đức và cả ở Toà thánh Vatican. Đến nước nào,
Người cũng để ý tìm hiểu xem ở những nước ấy .
người ta sống như thê nào, tổ chức hành chính vải
quản lý xã hội ra sao? Hàng tuần, Người đi thăm
các viện Bảo tàng, các nhà máy, các phòng thí
nghiệm, các xưởng nghệ thuật, các nhà hát, v.v...
Cứ như thế, Người tiếp xúc với nền văn hoá
nhân loại và tiếp thu tinh hoa của nó. Đặc biệt
Người đánh giá cao những thành tựu to lớn mà
cách mạng tư sản đem lại cho nhân loại trên con
đường của tự do và văn hoá.
Sau này, khi về nước, viết Đường kách mệnh,
tài liệu đầu tiên để giáo dục cán bộ và thanh niên,
Người đã nói nhiều về cuộc cách mạng Pháp 1789.
Cuộc cách mạng ấy chống lại cái xã hội m à trong
đó "vua thì kiêu sa dâm dật, quý tộc và bọn cô
đạo thì hoành hành, thuê nặng, dịch nhiều dân
tình khốn khổ". Cuộc cách mạng ây đáp ứng
nguyện vọng của nhân dân Pháp là "bỏ chê độ
phong kiến, giải phóng nông nô", "cho dân tự do
làm báo, tổ chức"..., "lập hiến pháp, nghĩa là vua
không được chuyên quyền...". Cuộc cách m ạng ấy
thể hiện tinh thần dũng cảm tuyệt vời của nhân
dân Pháp đấu tranh cho tự do của con người: "Dân
Pháp tuy lưong thực ít, súng ông thiếu, nhưng chỉ
nhờ cách mạng mà trong dẹp nội loạn, ngoài phá
cường quyền. Hổi ây lính cách mạng gọi là "lính
không quần", người không có nón, kẻ không có
giày, áo rách quần tua, m ặt gầy bụng đói. Thê mà
lính ấy đến đâu, thì lính ngoại quốc thua đấy, vì
họ gan liều hy sinh quá, không ai chống nổi. Thế
mới biết một người cách mạng có gan hơn ngàn
người vô chí".
Năm 1946, trở lại nước Pháp, người lại khẳng
định và ngợi ca lý tưởng cao đẹp của cách mạng
1789, "chính ở Paris này, cái thành phô anh hùng
và rộng lượng xướng xuất ra nhửng nguyên tắc
tự do, bình đẳng, bác ái, cái thành phố có thói
quen bênh vực sự bình đẳng của các dân tộc, chính
ở thành phố này tôi trân trọng tuyên bố nước Việt
Nam gia nhập vào cái sự nghiệp rất nhân đạo ấy.
Paris là thành phô đã tìm ra những lý tưởng bất
hủ của cách mạng 1789, Paris vẫn trung thành
với lý tưởng của mình trong cuộc đổ máu giữa
khối dân chủ và khối phát xít"(1).
Nòi về cách mạng Mỹ, Hồ Chí Minh nêu lên
quyền con người đã được ghi trong "Tuyên ngôn
độc lập năm 1776: "trời sinh ra ai cũng có quyền
tự do, quyền giữ tính mệnh của mình, quyền làm
ăn cho sung sướng... Hễ chính phủ nào mà có hại
cho dân chúng thì dân chúng phải đạp đổ chính
phủ ây đi, và gây lên một chính phủ khác..." (Trích
trong Đường kách mệnh).
Sau này trong Tuyên ngôn độc lập đọc ngày 2
tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đã mở đầu băng
câu trích từ Tuyên ngôn độc lập Mỹ. Sau đó Người
nói tiếp: "Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân
quyền của cách m ạng Pháp năm 1791 cũng nói:
"Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền
lợi. Đó là những lẻ phải không ai chối cãi được".
Càng hâm mộ lá cờ tự do của cách mạng Pháp
1. Hổ Chí Minh toàn tập, 1945 - 1947, tr. 143.
và cách mạng Mỹ, càng hiểu thêm những thành
quả của nền văn minh nhân loại, Hồ Chí Minh
càng thấy rõ m ặt trái của chính quyền tư sản lúc
đó, càng thông cảm vói nỗi đau khô của nhân dân
lao động và càng đồng tình với tinh thần phản
kháng của họ.
Trong thời gian này giai cấp tư sản đã ngày
càng bộc lộ bộ m ặt tiêu cực và phản động. Khẩu
hiệu đẹp đẽ của cách m ạng Mỹ (1776) và của cách
mạng Pháp (1789) chỉ còn là bức bình phong che
đậy những cái xấu xa.
Hổ Chí Minh đã dần dần nhận ra những gì ở
đằng sau những chữ Tự Do, Bình Đẳng, Bác Ái
như Người từng mong muôn từ ngày ra đi. Đằng
sau những chữ ây là khát vọng chính đáng của
nhân loại đâu tranh cho những quyền lợi tối thiểu
của mình. Nhưng đằng sau những chữ ây còn là
sự chống lại nhân loại, là sự phản bội'lại lý tưởng
của cách mạng Pháp và cách mạng Mỹ. Đằng sau
chữ Tự Do còn là những hành vi trói buộc, hành
hạ và sỉ nhục con người. Đằng sau chữ Bình Đẳng
còn là sự đối chọi giữa dư thừa và thiếu thốn,
giữa đói rét, giàu sang. Đằng sau chữ Bác Ái còn
là sự chém giết, bạo tàn.
Hổ Chí Minh đã vạch rõ những sự th ật này
trên báo Nhân đạo: "Để che đậy sự xâu xa của
chê độ giết người, chủ nghĩa tư bản thực dân luôn
luôn điểm trang cho cái huy chương mục nát của
nó bằng những châm ngôn lý tưởng: Bác Ái, Bình
Đẳng, v.v... Nhưng hãy xem tay chiến sĩ về bình
đẳng ấy đã thực hiện bình đẳng như thế nào?"
Trong thời gian 1922 - 1926, Hồ Chí Minh viết
rất nhiều bài đăng trên các báo: Người cùng khổ,
Đời sống công nhân, Nhân đạo, Thư tín quốc tế,
Tiếng còi, Tạp chí đỏ.
Trong những bài báo này, Người vừa tcTcáo tội
ác của bọn thực dân, vừa ủng hộ phong trào đấu
tranh của nhân dân Trung Quốc, N hật bản, Xy-ri,
An-giê-ri, Ma-rốc, Tuynidi, Dahômây, Goađơlúp,
Thổ Nhĩ Kỳ... Người thông cảm nỗi tủi nhục, đau
khổ của người da đen và lên án cái gọi là "Văn
m inh Mỹ" trong những cuộc hành hình kiểu
Lỵnsơ, "hành hình Lynsơ th ật đang chiếm một vị
trí vinh dự trong bộ sưu tập toàn bộ những tội ác
của nền vần m inh M ỹ”
.
Bản án chế độ thực dân Pháp của Hồ Chí Minh
là một bản cáo trạng về cái chê độ nô lệ hiện đại
hoá của Pháp đã hạ con người xuống hàng súc
vật. Ớ các nước thuộc địa "Công lỷ không phải cho
con người và cho công dân, mà công lý cho bọn
diều hâu và cá mập". Chính bọn thực dân Pháp
đả xuyên tạc nền văn m inh và bôi nhọ danh dự
nước Pháp: "Để truyền bá "văn minh" và bảo vệ
"danh dư" lá quốc kỳ Pháp ở các thuộc địa xa xôi,
người ta dùng những đội quân gồm toàn những
quân lưu manh, những bọn lười biếng, những tên
lọt lưới pháp luật, những tên giết người, nói tóm
lại gồm các "tinh hoa" của những cặn bã, lượm
lặt ở tất cả các nước châu  u"^.
Những đội quân lưu m anh và giết người ây
không chỉ gieo tai hoạ và đau thưong cho nhân
dân lao động mà còn giết chết trong lòng họ những
hy vọng về tự do và văn hoá mà cách mạng tư
sản đưa lại. Nhân dân lao động không thể tiếp
tục chịu đựng mãi "đau khổ, nghèo đói và sự đàn
áp tàn bạo đã là những người thầy duy nhất của
họ". Họ không còn con đường nào khác ngoài việc
nổi dậy.
Bàn về tình hình các nước Đông Dương thuộc
Pháp, người đã dự báo: "Đằng sau sự phục tùng
tiêu cực, người Đông Dương dấu một cái gì đang
sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê
gớm khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có trách nhiệm
phải thúc đẩy cho thời cơ đó m au đến"^*
2
Cách m ạng Mỹ và cách mạng Pháp đều là cách
mạng nửa vòi, đều không thực hiện được những
khẩu hiệu đã đưa ra. "Mỹ tuy rằng cách mệnh
thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông
1. Đ ây công lý cùa thực dân Pháp ở Đ ông Dương. Nxb Sự thật, Hà
Nội, 1962, tr. 40.
2 Như trên, tr. 80, 83.
vẫn cứ cực khổ, vẩn cứ lo tính cách m ệnh lần thứ
ha."«1“
"Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ
nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến
nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong
thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức
thuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công
nông Pháp hẵng còn phải m ưu cách mệnh lần nữa
mới thoát khỏi vòng áp bức" (như trên tr. 197).
Đến đây, Hồ Chí Minh đã thực hiện được yêu
cầu "làm quen" với nền văn m inh Pháp và hiểu
được những gì ẩn ở đằng sau những khẩu hiệu
của Cách mệnh tư sản Pháp. "Tư bản nó dùng
chữ Tự do, Bình đẳng, Đồng bào để lừa dân, xui
dân đánh đổ phong kiến. Khi dân đánh đổ phong
kiến rồi thì nó lại thay phong kiến mà áp bức
dân" (như trên tr. 197).
Đến đây, Hồ Chí Minh càng thấy rõ phải tiến
hành một cuộc cách mạng mới, một cuộc cách
mạng triệt để hơn, thực hiện đầy đủ hơn quyền
tự do của nhân dân và thực sự dẫn tới hoà bình
và hạnh phúc.
Cách mạng Nga bùng nổ tháng 10 năm 1917
đem lại cho Hồ Chí Minh một hy vọng lớn: Phải
chăng đây chính là cuộc cách mạng mà từ bao lâu
1. Hồ Chí Minh toàn tập - tập II, tr. 192.
mà Người chờ đợi? Phải chăng đây chính là con
đường đem lại tự do cho Tổ quốc đau thương, cho
toàn thể nhân dân bị áp bức? Phải chăng đây
chính là ánh sáng mới cho sự nghiệp giải phóng
của nhân loại?
Lúc đó Người chưa có những hiểu biết đầy đủ
về Cách mạng tháng 10 Nga và về chủ nghĩa Cộng
sản: "Về cảm tính tôi thấy mình có mối đoàn kết
với cách mạng Nga và người lãnh đạo cuộc cách
mạng ấy, nhưng tôi chưa hề đọc tác phẩm nào của
Lê-nin".
Người theo Quốc tế thứ ba nhưng cũng chưa
hiểu bao nhiêu về Quốc tế này chỉ biết nó đoàn
kết với các dân tộc thuộc địa.
Người tin tưởng hẳn vào chủ nghĩa Mác - Lênin
từ buổi được đọc Luận cưong về các vấn đề thuộc
địa và dân tộc của Lênin vừa đăng trên báo Nhân
đạo... "Bản Luận cương làm cho tôi 'cảm động,
phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao... Từ đó, tôi
đả có một sự lựa chọn: tán thành Quốc tê thứ ba
và hoàn toàn tin theo L ênin"^.
Từ đó, tiếp xúc với các tài liệu Mác, Lênin, Hồ
Chí Minh càng xác định rõ con đường tự do của
Việt Nam và các dân tộc thuộc địa.1
1. Trả lời phỏng vấn của Charle Fournier - Báo Nhản dân tháng
3-70.
Từ đó, Người quyết tâm đi theo chủ nghĩa Mác
- Lênin coi như đỉnh cao của văn hoá nhân loại,
coi như con đường duy nhất đúng đắn dẫn đến tự
do thực sự của con người.
Từ đó, Người gắn liền chủ nghĩa yêu nước vói
chủ nghĩạ Quốc tế vô sản, tích cực chiến đấu cho
sự nghiệp giải phóng các dân tộc, gắn bó vói các
phong trào chống áp bức trên toàn thê giới.
Tiếp xúc vói nhiều thanh niên tiến bộ từ các
thuộc địa có m ặt tại Pháp như: Algérie, Tunisie,
Madagascar^ M artinique, Người cùng với họ thành
lập Hội các dân tộc thuộc địa. Người được bầu vào
ủ y ban lãnh đạo yà dự thảo điềụ lệ của Hội.
Báo Người cùng khổ, cơ quan ngôn luận của
Hội là diễn đàn quan trọng để Hồ Chí Minh
thường xuyên vạch trần mọi tội ác của chủ nghĩa
đế quốc và thức tỉnh nhân dân bị áp bức đứng lên
tự giải phóng cho mình. Với những hoạt động nói
trên, Hồ Chí Minh càng hiểu rõ hơn tình hình của
các nước, thu thập được những kinh nghiệm quý
báu và trở thành người bận chiến đấu yêu quý
của nhân dân lao động ở khắp mọi nơi.
Tháng 6 năm 1923, Hồ Chí Minh được cử đi dự
Đại hội lần thứ V Quôc tế cộng sản tại Liên Xô.
Đây là dịp đến quê hương của Cách m ạng tháng
Mưòi và là thời cơ thuận lợi nhất để Hồ Chỉ Minh
trực tiếp hiểu rõ thêm về chế độ Xô viết và nghiên
cứu thêm những vấn đế lý luận và thực tiễn của
cách m ạng xã hội chủ nghĩa. Được giao công tác
ở Úy ban phương Đông của Quốc tê cộng sản và
Quốc tế nông dân, Hồ Chí M inh càng có dịp vận
dụng vốn kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm
phong phú của m ình để nghiên cứu về Việt Nam
và các nước phương Đông, dự kiến về những chiến
lược cách m ạng ở những nước này. N hững bài
đăng báo S ự thật và tạp chí Thư tín quô'c tể"cùng
những báo cáo của Người đã giúp nhiều cho Quốc
tế cộng sản và Quốc tê nông dân hiểu rõ thêm về
nông dân và công nhân ở các nước thuộc địa.
N hấn m ạnh khối liên minh chặt chẽ giữa nông
dân và công nhân, Người yêu cầu các Đảng cộng
sản ở các nước đê quôc tăng cường hơn nửa việc
ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.
Sau gần 20 năm hoạt động ở nước ngoài Hồ
Chí Minh đã đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp
chung của nhân loại, đặc biệt là sự nghiệp giải
phóng các dân tộc bị áp bức. Thành tích ấy là sản
phẩm của sự kết họp giữa khát vọng tự do của
con người và tinh hoa văn hoá của nhân loại trong
cuộc chiến đấu anh hùng và sáng tạo.
3. N hư trong thần thoại ngày xưa, sau gần 20
năm tầm sư học đạo, Hồ Chí Minh trở về mang
theo những bảo bôi diệu kỳ để cứu dân cứu nước.
Sau gần 20 năm tiếp thu tinh hoa văn hoá của
nhân loại, làm quen với cuộc sống hàng ngày của
phương Tây, Người trở về, lại hoà nhập vào mọi
tầng lớp xã hội của phưomg Đông, lại như những
người gần gũi và quen thuộc nhất.
Ở Trung Quốc, Người ăn mặc, cử chỉ, nói năng
như người Trung Quốc. Vào nông thôn, Người là
người nông dân lâu đời. Gặp gỡ công nhân, Người
am hiểu từng chi tiết mọi sinh hoạt của họ trong
nhà máy, trong gia đình. Với trí thức, Người bình
luận với họ về những sự việc kim cổ đông tây.
Sang Thái Lan hoạt động, Người hoà m ình vào
cuộc sống của Việt Kiều và nhân dân Thái Lan.
Có lúc đóng vai nhà sư ở trong chùa, Người củng
đọc kinh và gõ mõ như nhà sư.
Trở về Việt Nam sống giữa đồng bào dân tộc
thiểu số, Người như một ông già miền núi, cũng
mặc quần áo và đi guốc như đọng bào địa phương,
cũng cuốc đất trồng ràu như họ. N hân dân địa
phương từ cụ già đến em nhỏ cùng nam nữ thanh
niên đều thân thiết quý trọng Người.
Trở về phương Đông và Việt Nam, Hổ Chí Minh
liên hệ vói tìhững người cách m ạng Trung Quốc,
Triều Tiên, Inđônêxia, M alaisia, An Độ, Thái Lan
trở thành người đồng chí thân thiết và tin cậy của
họ. Người sáng lập ra Hội liên hiệp các dân tộc
bị áp bức ở Á Đông.
Cùng với việc tô chức Việt Nam Thanh niên
Cách m ạng đồng chí hội, Nguyễn Ai Quôc tức Hồ
Chí M inh còn mở trường huấn luyện chính trị,
trường có nhiệm vụ bồi dưỡng cho cán bộ cách
m ạng những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác
- Lênin, về đường lối cách mạng, về phương pháp
công tác. Những bài giảng của Người đả được Bộ
tuyên truyền Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức
ở A Đông cho xuất bản thành cuốn cách m ạng tên
là Đường Kách m ệnh (1927).
Đường Kách mệnh nêu lên một cách ngắn gọn
và sáng sủa những quan điểm cơ bản của Hồ Chí
Minh về sự nghiệp giải phóng của dân tộc Việt
Nam. Đường Kách m ệnh thể hiện một cách giản
dị nhất những tư tưởng uyên bác, những phương
hướng rõ rệt và những quyết tâm sắt đá của một
lãnh tụ cách mạng. Nó đánh dấu bước ngoặt trong
nhận thức, trong tình cảm và trong ý chí phấn
đâu của nhân dân Việt Nam.
Trong thời gian này Người đã có dịp vận dụng
tài tình chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh
Việt Nam. Trên cơ sở tiếp thu và gạn gọc tinh hoa
văn hoá của cả nhân loại, Người vạch ra đường
lối cách m ạng của dân tộc mình.
Trong việc phổ biến chủ nghĩa Mác - Lênin và
đường lối cách mạng, Hồ Chí M inh tránh dùng
những từ ngữ khó khăn. Người đã giải thích
những điều sâu sắc nhất bằng những lời lẽ dễ
hiểu nhất. Người chỉ trích dẫn Mác, Ănghen,
Lênin trong những trường hợp cần thiết nhất.
Trong lời nói và bài viết của Người, thường có
những câu ca dao, tục ngữ của Việt Nam và cả
những khái niệm Khổng giáo m à nhân dân vốn
quen thuộc.
N hững chiến sĩ cách m ạng do Người giáo dục
và rèn luyện đã được nhanh chóng nhân lên và
toả ra toàn quốc. Đất nước Việt Nam trên con
đường độc lập và tự do phải trải qua muôn vàn
khó khăn và thử thách nhưng toàn thể nhân dân
hướng về Người như hướng về vi sao Bắc đẩu, tin
tưởng ở Người và tin tưởng ở thắng lợi.
Người chỉ đạo cuộc đánh Pháp đuổi N hật đưa
cách m ạng tháng Tám đến thành công. Người giải
quyết m au lẹ mọi công việc vừa chống xâm lược,
vừa xây dựng đất nước.
Người không chỉ góp phần vào sự nghiệp cách
m ạng Việt Nam những tư tưởng đúng đắn nhất
m à còn từ nhân cách hoàn chỉnh của m ình toả ra
một sức m ạnh thu hút hàng chục triệu khối óc và
trái tim. N hân dân Việt Nam bất cứ ở tầng lớp
nào đều yêu quý Người như người cha, người bác,
ngưòi anh thân thiết nhất.
Người ta nhìn thấy sự vĩ đại của Người từ mọi
góc độ: từ truyền thống hay từ hiện đại, từ phương
Đông hay từ phương Tây, từ dân tộc hay từ quốc
tế. Bất cứ từ góc độ nào, nhân cách của Người
cũng nổi lên như một biểu tượng đẹp đẽ và hoàn
chỉnh. Bởi nhân cách ấy là sự kết đọng tinh hoa
văn hoá của cả dân tộc và nhân loại, trên con
đường tiến đến tự do.
H ồ CHÍ MINH VÀ Sự KẾT HỢP
VĂN HOÁ VỚI CÁCH MẠNG
» GS. ĐINH XUÂN LÃM
Cũng th ật kỳ lạ rằng ngay trong lần tiếp xúc
đầu tiên với Nguyễn Ái Quốc tại Mát-xcơ-va năm
1923, nhà thơ Xô viết Ô-xíp M an-đen-xtam với
trực cảm tinh; tê của m ình đã nhận thấy "từ
Nguyễn Ai Quốc đã toả ra một thứ văn hoá không
phải văn hoá Âu châu m à cọ lẽ là một nền văn
hoá tương lai". Sau đó nếu theo dõi sách báo
của các tác giả nước ngoài, dù rằng trong sô họ
có những người đứng về phía đối lập với chúng
ta, vẫn dễ bắt gặp những nhận định đánh giá về
đặc tính vẩn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Hồ
Chí Minh là một trong số các nhân vật lạ lùng
nhất của thời đại chúng ta - pha trộn một chút
Găng-đi, một chút Lênin, hoàn toàn Việt Nam.
Chắc chắn là hơn hẳn bất cứ nhân vật nào của
th ế kỷ này, Người là sự hiện thân sinh động cho
Cách m ạng của dân tộc Người và của toàn thê
giới . ...1
1. Ôxíp Manđenxtam, Bđđ.
2. Đavit Hanbecxtam - Hồ, Raìidom House, New York, 1973.
Qua các nhận xét và đánh giá trên, rõ ràng là
khái niệm "con người văn hoá" ở đây đả không
được hiểu theo nghĩa thông thường là một người
có trình độ học vân cao và có nhiều công trinh
nghiên cứu xuất sắc về các lánh vực khoa học hay
nghệ thuật. Vì nếu đối chiếu với định nghĩa trên,
chắc sẽ có người thắc mắc và cho rằng như vậy
việc khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh danh nhân
hoá là khiên cưỡng. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh
cũng từng nhận là Người không được học nhiều
trong nhà trường, trước sau chỉ hơn 2 năm ở Huê
tại hai trường Đông Ba và Quốc Học, và cũng chỉ
nhận có "Bản án chế độ thực dân Pháp" là đáng
kể trong số các sách viết của mình.
Vậy nên hiểu và cần hiểu như thê nào cho đúng
với thực chất vấn đề. Hai chữ "Văn hoá" theo
nghĩa hẹp thường được định nghĩa là "các tri thức
liên quan tói một môn hay ngành học", hay là
"tổng thể những kiến thức được trí óc thu nhận
đã góp phần làm giàu cho trí óc" Còn theo
nghĩa rộng là chỉ trình độ phát triển nhất định
trong lịch sử của xã hội và của con người. Trình
độ đó biểu hiện trong các loại hình và các hình
thức tổ chức đòi sống và hoạt động của con người,
cũng như biểu hiện trong các giá trị vật chất và
tinh thần do con người tạo nên" ^  Một con người'1
1. Từ điển Đại bách khoa Larousse, tập 3, Paris, 1961.
2. Từ điển Đại bách khoa Liêii Xô, tập 13, Matxcơva, 1973.
"có văn hoá" là một người đảm bảo các yêu cầu
trên, vừa nắm được những tri thức rộng rãi, vừa
vận dụng được các tri thức đó vào cuộc sống.
Nhưng hiểu khái niệm "văn hoá" như vậy rõ
ràng là hạn hẹp. Một con người "có văn hoá" đâu
phải chỉ vi đọc "thiên kinh vạn quyển", hiểu biết
"Đông Tây kim cổ" và vận dụng được các tri thức
đó vào cuộc sống của mình. Vấn đề là ở chỗ con
người đó có đưa các kiến thức m à m ình có ra phục
vụ dân tộc mình, phục vụ các dân tộc trên thế
giói hay không, đã m ang lại cho dân tộc m inh và
các dân tộc trên th ế giói được lợi ích gì không?
Xét về m ặt đó, Chủ tịch Hồ Chí M inh là một nhà
văn hoá lớn đúng theo nghĩa chân chính và trọn
vẹn nhất bởi sự kết hợp đẹp đẽ giữa văn hoá
truyền thống của dân tộc với tinh hoa văn hoá
của nhân loại trong con người Hồ Chí Minh.
Người sinh ra trong một gia đình nhá nho, ông
ngoại là một thầy đồ, thân sinh Người từng dùi
mậi kinh sử để đỗ Cử nhân, Phó bảng của khoa
cử phong kiến. Quê hương Nghệ Tĩnh của Người
là một trong số các địa phương giàu truyền thống
nho học. Chủ tịch Hồ Chí Minh hồi còn bé (có tên
là Nguyễn Sinh Cụng) đã học chữ Hán, được đào
tạo theo lối giao dục nho học truyền thống. Năm
1923, chính Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định điều
đó: "Những người thanh niên trong những gia
đình ấy (tức gia đình nho học - ĐXL) thường
nghiên cứu lý luận của Khổng Tử (...) là một thứ
khoa học về kinh nghiệm, đạo đức và sự trang
nha...' .
Sức Hán học của anh Cung lúc rời quê hưong
vào H uế lần thứ 2 (1906) cũng đã đạt tới một
trình độ nhất định; chứng cứ là năm 1908, trên
đường vào Nam, có thời gian ngắn ghé lại và dạy
học tại trường Dục Thanh (Phan Thiết), thầy giáo
Nguyễn Tất Thành lúc đó đã dạy môn chữ Hán.
Sau này, trên bước đường hoạt động cách mạng,
không có điều kiện đi sâu học tập, nghiên cứu
thêm về Nho học, nhưng căn cứ vào các kiến thức
nho học Nguyễn Ai Quốc vận dụng trong các bài
viết thì thấy sự hiểu biết của Người từ hồi còn
trẻ về Nho học đá khá sâu sắc. Tư tưởng Nho gia,
hệ tư tưởng chính của chê độ phong kiến Trung
Quốc - cũng được coi là hệ tư tưởng chủ đạo của
chế độ phong kiến Việt Nam - sau này đã được
Chủ tịch Hồ Chí Minh cải biên theo tinh thần mới
và mang nội dung mới để phục vụ đắc lực cho
công cuộc tuyên truyền, vận động cách mạng.
Quan niệm đạo đức cũ về "trung, hiếu" của đạo
Nho giờ đây mang nội dung là lòng yêu nước và
tinh thần phục vụ nhân dân không điều kiện củ a.
cán bộ và các lực lượng vũ trang. Mây câu:1
1. Ôxíp Manđenxtam, Bđd.
"Phú quý bất năng dám,
Bần tiện bất năng di,
Uy vũ bất năng khuất" ^
trong sách M ạnh Tử nói về các tiêu chuẩn của
người đại trượng phu trong xã hội phong kiến
được Người vận dụng vào việc đánh giá phẩm chất
của cán bộ, đảng viên; đồng thời đó cũng là tiêu
chuẩn rấ t cao đòi hỏi cán bộ và đảng viên phải
không ngừng rèn luyện, phấn đấu đê xứng đáng
với danh nghĩa và chức trách của mình. Câu "Bất
hoạn quả nhi hoạn bất quân; bất hoạn bần nhi
hoạn bất y ê n " của Khổng Tử kêu gọi nhân nghĩa
trong việc trị nước thời phong kiêir2^đã trở thành
một nguyên tắc phân phối trong hoàn cảnh kinh
tế của nước ta. Cả một số sự kiện của lịch sử cổ
đại Trung Quốc có lúc được Người "huy động" để
phục vụ công tác truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin
vào Việt Nam trong buổi đầu. Chế độ "tỉnh điền"
đời Hoàng đê (2697 trước CN), chê độ lao động
cưỡng bách đời Hạ (2205 trước CN), rồi thuyết
Đại đồng của Khổng Tử (551 năm trước CN)... đã
được liên hệ với một sô thiết chê và tổ chức của
chê độ cộng sản Việc làm, đó không ngoài mục1
1. Mạnh Tử - Đằng Văn Công (hạ).
2. Khổng Tử - Luận ngữ.
3. Nguyễn Ái Quốc - Đông Dương 2 (Tạp chí Cộng sản, số 15, tháng
5-1921).
đích để cho các sỹ phu yêu nước và nông dân Việt
Nam vốn quen thuộc với văn hoá phong kiến
truyền thống khỏi bỡ ngỡ và bước đầu dễ chấp
nhận tư tưởng mới, rồi sau đó mới tính đến
chuyện bồi dưỡng, nâng cao nhận thức để họ tiếp
cận, nắm chắc chân lý mới của thời đại là chủ
nghĩa Mác-Lênin.
Đối với văn hoá phưorng Tây nói riêng, văn hoá
nhân loại nói chung cũng vậy, luôn luôn là một
sự tiếp nhận có chọn lọc để rồi vận dụng vào sự
nghiệp cứu nước, cứu dân. Cho nên tuyệt nhiên ở
đây không phải là kể xem Nguyễn Ái Quốc đã đọc
những sách nào, tâm đắc với những tác giả nào,
mà vân đề là Người tiếp thụ và kết hợp các kiến
thức đó với truyền thông văn hoá của gia đình,
của quê hưong, của dân tộc ra sao để biến thành
một vũ khí có lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc mình và giải phóng các dân tộc khác cùng
chung sô phận. Đối với một con người mà ngay
từ lúc mới 13 tuổi lần đầu tiên được nghe ba chữ
Pháp: "Tự do, Bình đẳng, Bái ái" đã có ý định rất
muôn làm quen với nền văn minh Pháp, "muôn
tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ â y " ^
thì sau này trên con đường hoạt động và trưởng
thành tất nhiên sẽ luôn luôn có tinh thần và ý1
1. Ôxíp Manđenxtam, Bđd.
thức học hỏi các tinh hoa của văn hoá nhân loại,
của Pháp, của Ân Độ, của Nga và nhiều nước khác
nữa, ngay tại ngọn nguồn để làm giàu thêm vốn
tri thức của mình, tiếp thêm sức m ạnh tinh thần
- đồng thời cũng là sức m ạnh vật chất khi thâm
nhập quần chúng - rồi sử dụng các vũ khí tư tưởng
đó vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mình
và các dân tộc cùng chung sô phận. Kể từ khi "vui
mừng đến phát khóc lên"^1^vi đã tìm ra con đường
giải phóng cho đồng bào bị đoạ đầy đau khổ khi
đọc Luận cưong về các vấn đề dân tộc và thuộc
địa của Lênin trên báo N hân đạo (L’Hum anité)
hồi tháng 7/1920 đến việc phát hiện: "Người Đông
Dưcmg che dâu một cái gì đang sôi sục, đang gầm
thét, và khi thời cơ đến nó sẽ bùng nổ m ãnh liệt.
Những người tiên phong phải thúc đẩy cho thời
cơ m au đến. Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã
chuẩn bị đất: Chủ nghĩa xã hội chỉ việc gieo hạt
giống giải phóng"^, thời gian đó không dài - chỉ
trên dưới 10 tháng - nhưng quả thực là một
chuyển biến quan trọng về nhận thức tư tưởng
đôi với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự chuyển biến
m au lẹ đó chỉ có thể được thực hiện trên một nền
tảng tri thức phong phú, một vốn liếng văn hoá1
2
1. Hồ Chí Minh - Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, H., 1980.
2. Nguyền Ái Quốc - Đông Dương 1 (Tạp chí Cộng sản, số 14, tháng
4-1921).
vững chải, với hạt nhân là một chủ nghĩa yêu
nước sâu sắc, một tình cảm rộng lớn đối với nhân
dân lao động, đối với những người cùng khổ.
Những giọt nước m ắt khóc thương đồng bào chết
đuôi trong tiếng cười sặc sụa của bọn Pháp tại
cửa biển Phan Rang đá báo trước những giọt nước
m ắt khóc thương những người da đen bị sóng biển
cuốn đi tại cảng Đa-ca (Phi Châu). Khối lượng tri
thức đó, tình cảm nhân văn đó ngày càng được
nâng cao, hoàn chỉnh dần, khả dĩ đáp ứng các yêu
cầu ngày càng lớn của cách mạng dân tộc và cách
m ạng th ế giới trong những điều kiện mới của lịch
sử. Chính vì vậy khi nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh
mà chỉ xem như là một "sản phẩm của dân tộc"
(produit national) thì không chỉ là không đầy đủ,
mà còn là sai trái; cần khẳng định Người còn là
"tinh hoa của thời đại". Người đá tìm ra được "lời
nói cuổi cùng" (dernier mot) để giải phóng dân tộc
mình, các dân tộc cùng cảnh ngộ bị áp bức và
những ngưòi lao động trên th ế giới khỏi ách nô
lệ. Đôi với Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà văn hoá
và nhà cách mạng thống nhất hữu cơ làm một,
tri thức văn hoá chỉ nhằm mục đích phục vụ cho
hoạt động cách mạng. Không những vậy, chính
yếu tô' văn hoá trong con người Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã làm cho Người có một sức thu hút m ạnh
mẽ, một khả năng cảm hoá đặc biệt đối vói mọi
người xung quanh, ngay cả đối vói những người
nước ngoài, dù cho từ đâu tới và thuộc hệ tư tưởng
nào, miễn là họ có thiện chí. Cũng chính yếu tố
văn hoá chân chính trong con người Chủ tịch Hồ
Chí M inh đã giúp Người sáng suốt phân biệt bạn
với thù, chính với tà trong mọi hành động và hoàn
cảnh. Trong khi kêu gọi toàn dân đứng dậy tiến
hành kháng chiến quyết liệt chống thực dân Pháp
tái xâm lược, Người vẫn yêu nước Pháp và chân
thành muốn hợp tác với nhân dân Pháp, vi cả hai
bên "đều có một lý tưởng chung: tự do, binh đẳng
và độc lập" Rồi chính trong lò lửa kháng chiến,
một nước Việt Nam mới được rèn đúc: nước Việt
Nam độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh.
N hà nước mới đó vừa mới ra đời đã bị chủ nghĩa
đế quốc và các thế lực phản động liên kết với nhau
bao vây, chống phá ác liệt hòng bóp chết từ trong
trứng nước, th ế mà vẫn đặc biệt quan tâm mang
lại văn hoá cho nhân dân lao động, vẫn dành phần
lớn sức lực vào việc giải quyết các công tác kinh
tế, chính trị cấp bách. Công tác diệt dốt, chống
nạn mù chữ, truyền bá chữ quốc ngữ ngay từ đầu
đã được đẩy mạnh, với ý thức "một dân tôc dốt là
một dân tộc yếu" ^  Cùng lúc, hệ thống giáo dục1
1. Hồ Chí Minh - Toàn tập, tập 4, Sự thật, H., 1984 (Bài: Gửi nhân
dân Việt Nam, nhân dân Pháp, nhân dân các nước Đồng minh).
2. Hồ Chí Minh - Tuyển tập, tập 1, Sự thật, H., 1980.
các cấp từ phổ thông đến đại học đều được xây
dựng lại. Tiếng Việt được dùng trong các văn bản
chính thức của Nhà nước và trong các trường học
trên tinh thần trân trọng, giữ gìn sự trong sáng
của ngôn ngữ dân tộc. Trên ý nghĩa là người sáng
lập ra một nhà nước kiểu mới như vậy, hoàn toàn
đoạn tuyệt với kiểu nhà nước cũ, xét trên bình
diện quốc gia Chủ tịch Hồ Chí Minh đã và phải
là một nhà văn hoá lớn rồi.
Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn
độc lập ngày 2/9/1945 tại Thủ đô Hà Nội đã có
tiếng vang tới tận nước Ma-đa-gát-ca xa xôi trong
An Độ Dưong ngày đêm sóng vô, làm cho những
người yêu nước của nước này không thể không
"nghĩ rằng họ củng có thể có được Độc lập" (1^.
Còn quân giải phóng An-giê-ri đã hô vang ba tiếng
"Điện Biên Phủ" khi xung phong đánh giáp lá cà
với đội quân viễn chinh Pháp và "nguồn say sưa
duy nhất đả đem lại cho họ sức m ạnh để tiến lên
trước họng súng đại liên và xông vào hàng rào
dây thép gai vói tiếng hô xung phong, đó là tư
tưởng chiến đấu để giành lại tự do và niềm vinh
dự được mang tên là "anh bộ đội Cụ Hồ" <
y
2
 Độc
lập và Tự do cho mỗi dân tộc, đó là điều kiện cần1
1. Lucile Rabearimana na - Báo chí nước Ma-đa-gat-sca từ 1947
đến 1956. Antananari vo,tháng 9-1980.
2. Báo: Le Monde (Thế giới, số tháng 5-1964, xuất bản tại Paris).
có để dân tộc đó phát triển bản sắc văn hoá của
dân tộc mình, trên cơ sở đó sẽ đóng góp phần xứng
đáng nhất vào sự phát triển chung của văn hoá
nhân loại.
Rõ ràng là với sự đóng góp to lớn của mình vào
cách m ạng thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn
th ật sự xứng đáng với danh hiệu danh nhân văn
hoá thê giới.
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf

More Related Content

What's hot

Tthcm chương 5
Tthcm chương 5Tthcm chương 5
Tthcm chương 5thuyettrinh
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Phước Nguyễn
 
[SLIDE FACTORY] [S23] Phạm Ngân Hà - Bài tốt nghiệp
[SLIDE FACTORY] [S23] Phạm Ngân Hà - Bài tốt nghiệp[SLIDE FACTORY] [S23] Phạm Ngân Hà - Bài tốt nghiệp
[SLIDE FACTORY] [S23] Phạm Ngân Hà - Bài tốt nghiệp
SLIDE FACTORY
 
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sảntư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng SảnPhuong Nha Nguyen
 
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt namTiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Heli Sama
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh   56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh Thùy Linh
 
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docxCHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
HVNhHoa
 
Tư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dân
Tư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dânTư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dân
Tư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dân
LTrng72
 
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt namNhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
Trương Ý
 
Giá trị tư tương Hồ Chí Minh & áp dụng tư tưởng HCM
Giá trị tư tương Hồ Chí Minh & áp dụng tư tưởng HCMGiá trị tư tương Hồ Chí Minh & áp dụng tư tưởng HCM
Giá trị tư tương Hồ Chí Minh & áp dụng tư tưởng HCM
Jenny Hương
 
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân.doc
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân.docTiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân.doc
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân.doc
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hộiThời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hộiBích Phương
 
Câu hỏi tự luận Triết học - Mác Lê Nin có đáp án
Câu hỏi tự luận Triết học - Mác Lê Nin có đáp ánCâu hỏi tự luận Triết học - Mác Lê Nin có đáp án
Câu hỏi tự luận Triết học - Mác Lê Nin có đáp án
Tín Nguyễn-Trương
 
Chương 3,ttuong
Chương 3,ttuongChương 3,ttuong
Chương 3,ttuongmai_mai_yb
 
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
canhpham123
 
tt-hcm-chuong-3.ppt
tt-hcm-chuong-3.ppttt-hcm-chuong-3.ppt
tt-hcm-chuong-3.ppt
NhtNguyn793799
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhcongatrong82
 
trắc nghiệm tư tưởng.pdf
trắc nghiệm tư tưởng.pdftrắc nghiệm tư tưởng.pdf
trắc nghiệm tư tưởng.pdf
LaThThuNgn
 
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
Thùy Linh
 
Slide thuyết trình môn học tư tưởng hồ chí minh
Slide thuyết trình   môn học  tư tưởng hồ chí minhSlide thuyết trình   môn học  tư tưởng hồ chí minh
Slide thuyết trình môn học tư tưởng hồ chí minh
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Tthcm chương 5
Tthcm chương 5Tthcm chương 5
Tthcm chương 5
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
[SLIDE FACTORY] [S23] Phạm Ngân Hà - Bài tốt nghiệp
[SLIDE FACTORY] [S23] Phạm Ngân Hà - Bài tốt nghiệp[SLIDE FACTORY] [S23] Phạm Ngân Hà - Bài tốt nghiệp
[SLIDE FACTORY] [S23] Phạm Ngân Hà - Bài tốt nghiệp
 
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sảntư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
 
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt namTiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh   56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docxCHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
 
Tư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dân
Tư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dânTư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dân
Tư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dân
 
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt namNhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
 
Giá trị tư tương Hồ Chí Minh & áp dụng tư tưởng HCM
Giá trị tư tương Hồ Chí Minh & áp dụng tư tưởng HCMGiá trị tư tương Hồ Chí Minh & áp dụng tư tưởng HCM
Giá trị tư tương Hồ Chí Minh & áp dụng tư tưởng HCM
 
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân.doc
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân.docTiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân.doc
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân.doc
 
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hộiThời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
 
Câu hỏi tự luận Triết học - Mác Lê Nin có đáp án
Câu hỏi tự luận Triết học - Mác Lê Nin có đáp ánCâu hỏi tự luận Triết học - Mác Lê Nin có đáp án
Câu hỏi tự luận Triết học - Mác Lê Nin có đáp án
 
Chương 3,ttuong
Chương 3,ttuongChương 3,ttuong
Chương 3,ttuong
 
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
 
tt-hcm-chuong-3.ppt
tt-hcm-chuong-3.ppttt-hcm-chuong-3.ppt
tt-hcm-chuong-3.ppt
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
 
trắc nghiệm tư tưởng.pdf
trắc nghiệm tư tưởng.pdftrắc nghiệm tư tưởng.pdf
trắc nghiệm tư tưởng.pdf
 
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
 
Slide thuyết trình môn học tư tưởng hồ chí minh
Slide thuyết trình   môn học  tư tưởng hồ chí minhSlide thuyết trình   môn học  tư tưởng hồ chí minh
Slide thuyết trình môn học tư tưởng hồ chí minh
 

Similar to Tư tưởng Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf

Tu tuong Ho Chi Minh
Tu tuong Ho Chi MinhTu tuong Ho Chi Minh
Tu tuong Ho Chi Minh
Binh Boong
 
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
Hung Nguyen
 
De cuong on thi mon tu tuong hcm
De cuong on thi mon tu tuong hcmDe cuong on thi mon tu tuong hcm
De cuong on thi mon tu tuong hcmbuiconghong
 
Vận dụng quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc dùng người của người lã...
Vận dụng quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc dùng người của người lã...Vận dụng quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc dùng người của người lã...
Vận dụng quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc dùng người của người lã...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhmai_mai_yb
 
Tu tuong hcm
Tu tuong hcmTu tuong hcm
Tu tuong hcm
Quoc Nguyen
 
Giao trinh tu tuong ho chi minh
Giao trinh tu tuong ho chi minhGiao trinh tu tuong ho chi minh
Giao trinh tu tuong ho chi minh
Nguyen Van Hoa
 
Giáo trình tử tưởng hcm bộ giáo dục và đào tạo, lần 1
Giáo trình tử tưởng hcm  bộ giáo dục và đào tạo, lần 1Giáo trình tử tưởng hcm  bộ giáo dục và đào tạo, lần 1
Giáo trình tử tưởng hcm bộ giáo dục và đào tạo, lần 1
Nam Cengroup
 
Tu tuong hcm
Tu tuong hcmTu tuong hcm
Tu tuong hcmNhan Tan
 
172giao trinh-tu-tuong-ho-chi-minh
172giao trinh-tu-tuong-ho-chi-minh172giao trinh-tu-tuong-ho-chi-minh
172giao trinh-tu-tuong-ho-chi-minh
Dép Tổ Ong
 
trinh-tu-tuong-ho-chi-minhfew
 trinh-tu-tuong-ho-chi-minhfew trinh-tu-tuong-ho-chi-minhfew
trinh-tu-tuong-ho-chi-minhfew
Lạnh Lắm
 
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.ppt
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.pptmot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.ppt
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.ppt
VITCNGUYN16
 
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí MinhCơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
VuKirikou
 
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Vai trò của nhân tố chủ quan trong sự hình thành, phát triển tư tưởng hồ chí ...
Vai trò của nhân tố chủ quan trong sự hình thành, phát triển tư tưởng hồ chí ...Vai trò của nhân tố chủ quan trong sự hình thành, phát triển tư tưởng hồ chí ...
Vai trò của nhân tố chủ quan trong sự hình thành, phát triển tư tưởng hồ chí ...
Man_Ebook
 
tu-tuong-ho-chi-minh__slide-ci-khai-niem-nguon-goc-qua-trinh-hinh-thanh-tu-tu...
tu-tuong-ho-chi-minh__slide-ci-khai-niem-nguon-goc-qua-trinh-hinh-thanh-tu-tu...tu-tuong-ho-chi-minh__slide-ci-khai-niem-nguon-goc-qua-trinh-hinh-thanh-tu-tu...
tu-tuong-ho-chi-minh__slide-ci-khai-niem-nguon-goc-qua-trinh-hinh-thanh-tu-tu...
ThanhTPhm12
 
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới.doc
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới.docTiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới.doc
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới.doc
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
Linh Thuc
 
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.pdf
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.pdfTư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.pdf
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.pdf
Man_Ebook
 

Similar to Tư tưởng Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf (20)

Tu tuong Ho Chi Minh
Tu tuong Ho Chi MinhTu tuong Ho Chi Minh
Tu tuong Ho Chi Minh
 
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
 
De cuong on thi mon tu tuong hcm
De cuong on thi mon tu tuong hcmDe cuong on thi mon tu tuong hcm
De cuong on thi mon tu tuong hcm
 
Vận dụng quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc dùng người của người lã...
Vận dụng quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc dùng người của người lã...Vận dụng quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc dùng người của người lã...
Vận dụng quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc dùng người của người lã...
 
Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinh
 
Tu tuong hcm
Tu tuong hcmTu tuong hcm
Tu tuong hcm
 
Giao trinh tu tuong ho chi minh
Giao trinh tu tuong ho chi minhGiao trinh tu tuong ho chi minh
Giao trinh tu tuong ho chi minh
 
Giáo trình tử tưởng hcm bộ giáo dục và đào tạo, lần 1
Giáo trình tử tưởng hcm  bộ giáo dục và đào tạo, lần 1Giáo trình tử tưởng hcm  bộ giáo dục và đào tạo, lần 1
Giáo trình tử tưởng hcm bộ giáo dục và đào tạo, lần 1
 
Tu tuong hcm
Tu tuong hcmTu tuong hcm
Tu tuong hcm
 
Tu tuong-hcm
Tu tuong-hcmTu tuong-hcm
Tu tuong-hcm
 
172giao trinh-tu-tuong-ho-chi-minh
172giao trinh-tu-tuong-ho-chi-minh172giao trinh-tu-tuong-ho-chi-minh
172giao trinh-tu-tuong-ho-chi-minh
 
trinh-tu-tuong-ho-chi-minhfew
 trinh-tu-tuong-ho-chi-minhfew trinh-tu-tuong-ho-chi-minhfew
trinh-tu-tuong-ho-chi-minhfew
 
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.ppt
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.pptmot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.ppt
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.ppt
 
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí MinhCơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
 
Vai trò của nhân tố chủ quan trong sự hình thành, phát triển tư tưởng hồ chí ...
Vai trò của nhân tố chủ quan trong sự hình thành, phát triển tư tưởng hồ chí ...Vai trò của nhân tố chủ quan trong sự hình thành, phát triển tư tưởng hồ chí ...
Vai trò của nhân tố chủ quan trong sự hình thành, phát triển tư tưởng hồ chí ...
 
tu-tuong-ho-chi-minh__slide-ci-khai-niem-nguon-goc-qua-trinh-hinh-thanh-tu-tu...
tu-tuong-ho-chi-minh__slide-ci-khai-niem-nguon-goc-qua-trinh-hinh-thanh-tu-tu...tu-tuong-ho-chi-minh__slide-ci-khai-niem-nguon-goc-qua-trinh-hinh-thanh-tu-tu...
tu-tuong-ho-chi-minh__slide-ci-khai-niem-nguon-goc-qua-trinh-hinh-thanh-tu-tu...
 
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới.doc
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới.docTiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới.doc
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới.doc
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.pdf
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.pdfTư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.pdf
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.pdf
 

More from Man_Ebook

BÁO CÁO MARKETING CUỐI KÌ CÔNG TY ORIJEN DOG AND CAT FOOD
BÁO CÁO MARKETING CUỐI KÌ CÔNG TY ORIJEN DOG AND CAT FOODBÁO CÁO MARKETING CUỐI KÌ CÔNG TY ORIJEN DOG AND CAT FOOD
BÁO CÁO MARKETING CUỐI KÌ CÔNG TY ORIJEN DOG AND CAT FOOD
Man_Ebook
 
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Man_Ebook
 
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTETL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
Man_Ebook
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Man_Ebook
 
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdfTRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
Man_Ebook
 
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Man_Ebook
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
Man_Ebook
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
Man_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
Man_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Man_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÁO CÁO MARKETING CUỐI KÌ CÔNG TY ORIJEN DOG AND CAT FOOD
BÁO CÁO MARKETING CUỐI KÌ CÔNG TY ORIJEN DOG AND CAT FOODBÁO CÁO MARKETING CUỐI KÌ CÔNG TY ORIJEN DOG AND CAT FOOD
BÁO CÁO MARKETING CUỐI KÌ CÔNG TY ORIJEN DOG AND CAT FOOD
 
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
 
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTETL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
 
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdfTRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
 
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 

Recently uploaded

THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
Luận Văn Uy Tín
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
Luận Văn Uy Tín
 
khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
Luận Văn Uy Tín
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh TuệDiễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Little Daisy
 
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docxTừ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Nguyntrnhnganh
 
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦNNHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.docBài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
phamvanchinhlqd
 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdfCD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
Nguyntrnhnganh
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
nnguyenthao204
 
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
williamminerva131
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
huynhanhthu082007
 
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docxTai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
NhNguynTQunh
 

Recently uploaded (20)

THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
 
khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
 
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
 
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh TuệDiễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
 
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docxTừ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
 
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦNNHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
 
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.docBài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
 
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdfCD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
 
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
 
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docxTai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
 

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf

  • 1. 0000110 IIllii 0000110 V aV ■JDtì) J I _ , ƠTUÒNG > k. L L •». L vềvănhóa HÀ NỘI - 2003
  • 2. Tư TƯỞNG Hồ CHÍ MINH về VĂN HOfì HÀ NỘI - 2003
  • 3. Chỉ đao nôi dung TS. HỒNG VINH Nhóm biên tâp PGS. TS ĐINH XUÂN DŨNG (C hủ biên) Nhà văn CHƯ VĂN MƯỜI Cử nhân PHẠM VIẾT THỰC Cử nhân NGUYỀN QUANG ĐIỂN Cử nhân NGUYẺN NGUYÊN
  • 4. LỜI GIỚI THIỆU Đại hội đại hiểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, năm 1991, đã khẳng định "Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng và kim chỉ nam cho hành động". Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta. Bước sang thế kỷ XXI, đê đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tô quốc Việt Nam XHCN, cần thấm nhuần sâu sắc, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đê giải quyết có hiệu quả những vấn đề đặt ra từ thực tiễn đòi sống kinh tế - xã hội. Ngày 27-03-2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 23 - CT/TW về "Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới". Đẫy là một nhiệm vụ mấu chốt trong công tác tư tưởng của Đảng, cần được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân quán triệt và tô chức thực hiện đạt hiệu quả cao. Tư tưởng Hồ Chí Minh vè văn hóa là một bộ phận hữu cơ và giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. "Hồ Chí Minh là một nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam và của loài người, với ỷ nghĩa đầy đủ nhất của danh hiệu Nhà văn hóa. Ớ Hồ Chí Minh, nhà văn hóa lớn gắn liền với nhà nhân văn lớn, phất huy truyền thống của một dân tộc văn hiến". (Phạm Văn Đồng). Đê giới thiệu, phân tích, truyền bá những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và góp phần thiết thực trong đợt mở đầu học tập, nghiên cứu, tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhân dịp kỷ niệm 113 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2003), Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương tô chức sưu tầm, chọn lọc, biên soạn cuốn sách "Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa " ,
  • 5. Đối tượng phục vụ của cuôn sách là quàng đại quần chúns và những ngưìri làm công tác, hoạt động văn hóa trong các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thô và trong ngành văn hóa, đặc hiệt ở cơ sở. Đê phù họp mục đích trên, cuốn sách gồm hai phần: Phần một chọn lọc một số bài của nhiều nhà khoa học và hoạt động vãn hóa nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vãn hóa. Trước sô lượng lớn các bàì nghiên cứu đã công bo, nhóm biên soạn cố sảng chọn các bài viết sâu sắc, toàn diện nhưng ngăn ngọn, dễ hiểu, sinh dộng và sắp xếp thành hệ thông đê dễ tiếp nhận, phù họp dối tượng đã xác định. Phan hai gồm một số trích dẫn tiêu biêu, hàm súc, dễ hiếu, dễ nhớ trong các bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vãn hóa. Do phạm vi có giới hạn và mục tiêu cụ thc của cuốn sách, chắc chăn sự lựa chọn và sắp xếp nói trên chỉ mons muôn giới thiệu những nội dung cơ bản, mà không thê bao quất dầy dù tất cà nôi dung hết sức phong phú, đa dạng trong tư tưởng HÒ Chí Minh về văn hóa. Ban Tư tường - Văn hóa Trung ưcmg chân thành cảm ơn các tác giả và sia dinh, thân nhãn các tác già đã vui lòng đòng ý cho phép nhóm biên soạn lựa chọn, biên tập các bài viết đẽ dưa vào cuốn sách này. Nhóm biên soạn dã cố gang làm việc nghiêm túc, cân trọng song chác chăn không tránh khỏi thiếu sót, rất mong dược sự lượng thứ. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ưovs trân trọng cảm ơn và giới thiệu cuốn sách này cùng bạn dọc. TS. HỒNG VINH Úy Viên Trung utmg Đảng Phó trường ban Thường trực Ban TT-VH Trung uxmg
  • 6. Phần I CON DƯỜNG NGUYEN AI QUŨC - HỔ CH[ minh TRỞ THÀNH NHÀ VĂN HOÁ TƯƠNG LAI
  • 7. H ồ CHÍ MINH, CON NGƯỜI * • PHẠM VĂN ĐỔNG Để hiểu sự nghiệp Hồ Chí Minh, chúng ta hãy đến với con người Hồ Chí Minh. Tôi có may m ắn được ở gần Hồ Chí Minh trong nhiều năm, qua nhiều giai đoạn của cách mạng Việt Nam, từ lớp huấn luyện chuẩn bị thành lập Đảng ở Quảng Châu, cho đến những tháng ngày cuôi cùng trước khi Hồ Chí Minh qua đời. Tôi bắt đầu gặp Hồ Chí Minh là qua một bức ảnh. Hồi đó, tôi học năm thứ tư thành chung ở trường Quốc học Huế. Một hôm, tôi được xem ảnh một người còn trẻ, đội mũ phớt tròn, là kiểu mũ thường dùng lúc bây giờ ở châu Au. Con người trong ảnh toát ra sức hấp dẫn lạ lùng. Hồi đó, mọi người chuyền tay cho nhau xem ảnh đểu biết là ảnh Nguyễn Ái Quôc, vói những tin từ Pháp truyền về làm nổi bật hoạt động của Người ở Pháp. Đây là sự kiện trong đời tôi. Lần đầu tiên, tôi * Trích phần IV trong tác phẩm "Hồ Chí Minh - một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp" - NXB Sự thật, Hà Nội - 1990, từ tr. 60 đến tr. 75
  • 8. tiếp xúc với Hồ Chí Minh. Những sự kiện về sau càng làm tôi có ấn tượng sâu sắc về lần đầu tiên ây. Hai năm sau, lúc tôi học năm cuôi ở một trường trung học lớn của Pháp tại Hà Nội, nhân dịp để tang cụ Phan Chu Trinh, phần lớn học sinh bãi khoá. Tôi vui lòng bãi khoá. Sau khi bỏ trường, tôi tiếp xúc với những người đang bắt liên lạc với những học sinh yêu nước muôn đi tìm con đường cách mạng cứu nước, và được đưa cùng với mấy chục người phần lớn là học sinh Hà Nội, Nam Định và nhiều tỉnh khác qua biên giới Lạng Sơn đến Quảng Châu. Lúc ấy Quảng Châu là một trung tâm của cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc. Tôi đến Quảng Châu m ùa thu năm 1926, dự lốp do Nguyễn Ái Quôc, lấy tên là đồng chí Vưong, cùng một sô' nhà cách mạng Việt Nam khác giảng dạy và quản lý. Lúc gặp lần đầu ở lốp, tôi nhận ra ngay Nguyễn Ái Quốc, bởi lẽ đã nhìn thấy ở H uế bức ảnh của Người. Điều đáng nhấn m ạnh ở đây, đôi với tôi là kỷ niệm lớn trong đời, là những cuộc gặp gỡ giữa tôi và Hồ Chí Minh ngày càng khắc sâu trong ký ức, tình cảm, tâm hổn tôi là hình ảnh một con ngưòi trước sau vẫn là một, mặc dầu sau đó chúng tôi
  • 9. trải qua biết bao biến đôi và sóng gió ở nước ta và trên thê giói. Tất nhiên, những biến đổi đó cũng làm nên những biến đổi trong con người chúng tôi. Điều tôi muốn nhấn m ạnh là Hồ Chí M inh bây giờ và Hồ Chí Minh cuối đời cũng là con ngưòi ấy, cũng dáng dấp ây, một con người m à lúc gặp ngay buổi đầu ai nấy đều thấy rõ đây là một con ngưòi rất giản dị, rất hiền từ, có sức hấp dẫn lạ thường đối với người xung quanh, và để lại cho người ta những ấn tượng sâu sắc, m à nhiều người đã kể lại. Lần thứ hai tôi gặp Hồ Chí Minh là ở Côn Minh, quãng giữa năm 1940, lần ây tôi cùng đi vói đồng chí Võ Nguyên Giáp. Lúc gặp, tôi nhận ngay ra Hồ Chí Minh và Hồ Chí M inh củng nhận ngay ra tôi. Hồ Chí Minh nói: - Chú không có gì thay đổi. It láu sau, Hồ Chí Minh cùng chúng tôi vượt biên giới Việt - Trung về Cao Bằng. Từ đó, cho đến khi Hồ Chí Minh qua đòi, tôi được làm việc ở cạnh Hồ Chí Minh, trừ hai năm đầu kháng chiến chông Pháp, khi ấy tôi được cử vào miền nam Trung Bộ. Nhờ chứng kiến hoạt động và chia sẻ cuộc sống của Hồ Chí Minh một thời gian dài, tôi dần dần hiểu biết thêm về con người Hồ Chí Minh.
  • 10. Một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp thông nhất với nhau, sản sinh ra và kết tinh ở một con người, đó là bản chất và tầm vóc của Hồ Chí Minh. Thường thường, khi con người biết mình là một nhân vật quan trọng thì không phải lúc nào củng hồn nhiên và chân thật. Hồ Chí Minh không như vậy. Suôt đòi mình, trong việc lớn cũng như việc nhỏ, Hồ Chí Minh bao giờ cũng chân thực. Hồ Chí Minh là một con người phi thường và xuất chúng. Tuy nhiên, khi gặp Hồ Chí Minh, mọi người cảm thấy như thân thuộc từ lâu, dễ dàng nói chuyện CỞ I mở, tự nhiên, không chút nào cách bức. Chính những người khách ngoại quốc rất thích thú nhân m ạnh điểm này. Chất con người Hồ Chí Minh là chất Việt Nam, chất cách mạng, chất cộng sản, chất nhân văn, tất cả gặp gỡ hoà quyện trong một con người và được nâng lên do sứ mệnh lịch sử của, con người đó. Trước hết, tôi muôn nói quan điểm của Hồ Chí Minh về cuộc sông của con người. Đây là nhân sinh quan và thế giới quan của chủ nghĩa cộng sản, mà những người sáng lập học thuyết Mác - Lênin đã nói rất nhiều, trong nhiều tác phẩm, dưới nhiều dạng. Tôi nghĩ không cần nhắc lại hoặc bình luận. Điều tôi muốn nhấn m ạnh là trong cả thời gian ở bên cạnh, cùng làm việc và học tập
  • 11. Hồ Chí Minh, càng ngày tôi càng nhận rõ, và hôm nay ôn lại tôi càng thấy sáng tỏ hơn, Hồ Chí Minh là hiện thân của nhân sinh quan và thế giới quan cộng sản chủ nghĩa, thể hiện trong cuộc sống, trong hành động, trong mọi trường hợp của một cuộc đời biết bao phong phú. Tôi còn nhớ như in trong ký ức của mình những lúc Bác, cháu tâm sự vói nhau về cuộc sống, về sự nghiệp cách mạng, về con người, về tương lai của loài người. Bác thường nói với tôi: "Nói chung ở đâu củng vậy, ở nước ta và trên th ế giới, người ta sống trong xả hội này, chịu ảnh hưởng lâu đời của giai cấp thống trị, cho nên lẽ tấ t nhiên ai nấy đểu đuổi theo cái danh và cái lọi. Còn chúng ta thì khác. Sứ m ạng của chúng ta là cải tạo cái thê giới này, tiến tói thực hiện những mục tiêu của chủ nghĩa cộng sản". Về những mục tiêu ấy, nhiều lần Bác có nói với tôi những ý, gộp lại thì hoàn toàn đúng với hai mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản mà Mác đã thể hiện một cách đầy đủ, sáng tỏ và đẹp đẽ vô cùng: Khi những nguồn của cải tuôn chảy thật dồi dào, khi đó và chỉ khi đó, loài người có thể ghi trên ngọn cờ của mình khẩu hiệu: "Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu", và: "Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện của sự phát triển tự dò của tấ t cả mọi người".
  • 12. Hổ Chí Minh là con người của lòng tin không gì lay chuyển nổi vào tương lai dân tộc và loài ngưòi, vào chủ nghĩa xã hội. Đó là cái chát không bao giờ biến đôi đê ứng phó linh hoạt với muôn vàn biến đổi của một sự nghiệp đầy sóng gió. Hổ Chí Minh là người suốt đòi nhât quán nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Sự tập trung vào mục tiêu thê hiện trong hoạt động chính trị, thâm nhuần trong cuộc sông hàng ngày. Không khí tinh thần toả ra xung quanh Hồ Chí Minh, làm cho con ngưòi thấy được sự thanh khiết và nâng lên, là sự chí công vô tư lo toan vì dân, vì nước, vi lý tưởng. Cả trong những việc mình chủ động làm, cũng như trong những việc tình thê buộc mình phải tham gia, bao giờ Hồ Chí Minh củng tìm được cách lái chiều hướng của mọi việc vào mục tiêu đã chọn. Biện pháp thì thiên biên vạn hoá, con đường có thể khúc khuỷu, quanh co, nhung mục tiêu bao giờ cũng chỉ một và nhất auán. Nhằm mục tiêu đã chọn, Hồ Chí Minh là người kiên cường trong đâu tranh trước mọi quân thù, trước mọi khó khăn và truyền chí kiên cường ấy cho toàn Đảng, toàn dân tộc. Mục tiêu nhất quán và chí khí kiên cường thê hiện trong hành động thiết thực và cụ thê. Mọi lời nói, mọi việc làm của Hồ Chi Minh đều thiết
  • 13. thực và cụ thể, nói và làm, thường làm nhiều hơn nói, có khi làm mà không cần nói, tư tưởng hiện ra trong hành động. Hồ Chí Minh là người luôn luôn nhằm hiệu quả thiết thực, dám nghĩ và dám làm những việc lớn lạ lùng, nhưng không viển vông, không ảo tưởng, không nóng vội. Hồ Chí Minh là người năng động và linh hoạt trong ứng biến, m inh triết và thanh thản trong tâm hồn và phong độ. Hoàn cảnh càng nguy hiểm, khó khăn, Hồ Chí Minh càng bình tĩnh, sáng suốt. Giải pháp đúng đắn đến thần tình thường bật ra trong một phản úng tự nhiên, như từ trực giác cách mạng. Bản lĩnh ứng biến năng động và linh hoạt đi đôi với sự m inh triết và thanh thản trong tâm hồn, sự ung dung, thoải mái trong phong độ. Hồ Chí Minh hoàn toàn không theo kiểu hiền triết thời xưa, coi mọi thứ trên đòi đều là phù du, không đáng kể. Hồ Chí Minh luôn luôn sống giữa cuộc đời, và đúng như câu phương ngôn mà Mác ưa thích, không có cái gì thuộc về con ngưòi đối với Hồ Chí Minh lại là xa lạ. Phong độ ung dung của Hồ Chí Minh là phong độ của người nhận thức được quy luật của lịch sử, tin ở nhân dân và có nhân dân, con người biết mình muốn gì và đi đến đâu, biết tránh thác ghềnh, biết thắng quân địch, con người tĩnh như núi, động như biển, nắm vững nghệ thuật của điều có thể và không ngừng mở rộng giói hạn của điều có thể.
  • 14. N hư viết trong Di chúc, Hồ Chí Minh không có điều gì phải hối hận khi từ biệt thê giới này. Con người suốt đời sống hoà hợp vói nhân dân, vód lịch sử và vói chính mình, luôn luôn có sự thanh thản, ung dung của người chiến sĩ trí tuệ vượt trên hoàn cảnh, trách nhiệm làm tròn và lương tâm trong sáng. Hồ Chí Minh là người của chủ nghĩa nhân đạo theo ý nghĩa đầy đủ nhất: thương yêu, kính trọng, tin tưởng, biết đòi hỏi và biết phát huy con người, đốỉ với dân tộc Việt Nam và đốỉ với các dân tộc trên thê giới, đôi, vọi đông đảo nhân dân lao động và đối với từng người. Từ lúc còn hoạt động bí m ật cho đến sau này khi đã có cả cơ đồ của một quốc .gia, Hồ Chí Minh quan tâm săn sóc tư tưởng, công tác, đời sống của từng người đồng chí, việc ăn, mặc, ở, học hành, giải trí của từng người dân, không quên, không sót một ai, từ những người bạn thở hàn vi đến những người quen mới, có quên chăng thì chỉ quên mình. Người suốt đời vun trồng người tốt, việc tốt ây, vui mừng và phấn khởi đón nhận từng tin vui, biểu dương trong các hội nghị và thích thú kể lại với bạn bè quôc tế những chiến công và thành tích của các tầng lóp nhân dân Việt Nam trong kháng chiến và xây dựng đất nước. Đó là niềm hạnh
  • 15. phúc thanh cao và rộng lớn tràn đầy cuộc đời Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh luôn luôn là hiện thân của tình thân ái, làm cho người ta dễ gần, dễ nói chuyện thân tình và cởi mở. Hồ Chí Minh để lại cho người đối thoại niềm hân hoan vô hạn. Trong nhiều năm ở gần Hồ Chí Minh, không một trường họp nào tôi thấy Bác bực tức ra m ặt, làm tổn thưong dù một thoáng qua người đồng chí của mình. Đây là điều đến bây giờ hồi tưởng lại tấ t cả, tôi lấy làm ngạc nhiên vô cùng, v ề cá nhân tôi, tôi thấy cần phái nói ra đây một cau rhiiyện_k±LÌem (?hn rTEn bây giờ, sau nhiiìu tttặệ kỷj Yổl tyẫíix-eèm xúc độríg. Đây là một lầm Mi T -V S• g không lầu vậy, phải nói ra dây một, câu rhnyện-kb bây giờ, sau nhii ìu tttặệ kỷj Yổl tyẫíÍL-c Đây là một lầm Mi ^ hay đến một việi B |cỊ^xỊy^ịií^.ịệm ^ Bác chỉ nói với tOMMiẻ«> 'Vỹiỳ^ hỏng việc". Phải lậ^ m ộtpqh>jigưừịj^^ mãi ghi sâu trong Chủ nghĩa nhân đạo của Hồ Chí Minh thể hiện trong thái độ đôi với từng con người, lo toan trước hết cho những người ở vị trí chiến đấu gian khổ nhất, chia sẻ đau buồn với những người m ất mát, tìm cách đền đáp cho nhửng người thiệt thòi, bao dung độ lượng với những người lỗi lầm mà thành th ật hối cải. Hồ Chi Minh luôn luôn nói những
  • 16. lời, làm những việc mà mỗi người lao động chờ mong, cảm hoá được nhân sĩ, trí thức, thuyết phục được người do dự, phân vân, trân trọng từ các cháu thanh niên và thiếu nhi, chan hoà gần gũi với những người giúp việc quanh mình, nâng niu từng nhân cách. Lòng thưong yêu và kinh trọng đi đôi với những đòi hỏi rấ t cao đối vói con người. Hồ Chí Minh đề ra những yêu cầu chặt chẻ, nghiêm khắc trong từng công việc, giữ trậ t tự và kỷ cưong để phát huy khả năng của mọi người, khiến cho ai nấy đều vưcm lên cô gắng hiến dâng tấ t cả khả năng của m ình cho dân tộc và thực hiện toàn vẹn nhân cách của mình. Chủ nghĩa nhân đạo của Hồ 'Chi Minh không chỉ là sống vì con người, suốt đời lo toan cho con người, càng không phải là làm ra và đem lại con người hưởng những điều con người mong muôn, mà là khori dậy trong con người lòng tự hào và niềm tin, ý chí và nhiệt tình cách mạng, để con người tự mình làm ra tấ t cả. Toàn thể nhân dân và từng người Việt Nam cảm thấy Hồ Chí Minh là người thân trong gia đình. Dù ở rất xa, có khi cả đời không có dịp gặp Hồ Chí Minh, ai nấy đểu cảm thấy Hồ Chí Minh luôn luôn ở gần bên, biết rõ việc làm và hiểu thấu tâm tư của mình. Tình yêu của nhân dân Việt
  • 17. Nam đối với Hồ Chí Minh ở ngang tầm tình yêu của Hồ Chí Minh đối vói nhân dân Việt Nam, sâu xa và trong sáng. Hồ Chí Minh gắn bó vói dân tộc mình, đồng thời cũng dành những tình cảm thắm thiết với mọi dân tộc trên th ế giới, luôn luôn ủng hộ mọi cuộc đấu tranh yêu nước và cách m ạng bất cứ ở đâu, quan tâm chí ,tình mọi bạn bè quôb tế, săn sóc ân cần mọi số phận con người, bằng những việc làm cảm động và thiết thực. Hồ Chí M inh là hiện thân của tinh thần "Quan san muôn dặm một nhà, bốn phưong vô sản đều là anh em" và của lý tưởng: "Người với người là bạn". Cũng như dân tộc Việt Nam, cả loài người đã đền đáp tấm lòng của Hồ Chí Minh bằng tình yêu mến đặc biệt. Hồ Chí Minh là hình ảnh sống về đạo đức cách mạng. Ớ Hồ Chí Minh thể hiện toàn vẹn đức tính chí công vô tư, cần, kiệm, liêm,' chính, nhân, nghĩa, trí, dũng, vớỉ nội dung mới m à Người đã đề ra cho toàn Đảng, toàn dân. Nét đặc biệt của Hồ Chí Minh là khiêm tốn, giản dị, sự khiêm tôn, giản dị chân thành và hồn nhiên của con người bao giờ cũng là chính m ình và chỉ cần là chính mình. Địa vị càng cao, uy tín càng lớn, Hồ Chí M inh càng khiêm tốn và giản dị. Trước tấ t cả và hơn hết mọi người, trong mỗi ngày, mỗi việc, Hồ Chí Minh đã làm đúng điều Người nhắc nhở mọi
  • 18. cán bộ cách mạng, là trung thành và tận tuy làm người đầy tớ của nhản dân. ơ cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước, được tín nhiệm rất cao, Hồ Chí Minh vẫn sông như một người đảng viên và một người lao động bình thường, tôn trọng quần chúng và phục tùng tập thể, lắng nghe ý kiến của những người học trò và mọi người Sống quanh mình, khi chuẩn bị một chủ trương quan trọng cũng như khi viết một bài báo. Cuộc sống và việc làm hằng ngày của Bác thê hiện đẹp đẽ và sâu sắc ý thức tổ chức và ý thức tập thể, từ việc rất nhỏ đến việc rất lớn. Và trong mọi việc, Bác đòi hỏi phải có sự nhát trí sâu rộng của tập thể, từ đó mới có thể động viên được sức m ạnh vô tận của khối đoàn kết toàn dân, và đây là nhân tô quyết định. Một điều đáng tự hào của Đảng cộng sản và của dân tộc Việt Nam là ở đất nước mà ngưòi lãnh tụ được cả dân tộc yêu mến và tin tưởng đến mức lạ lùng, lại không hề bao giờ nảy ra sùng bái cá nhân với những tệ nạn của nó. Đó là phẩm chất của Hồ Chí Minh và bản lĩnh của dân tộc Việt Nam. Con người Hồ Chí Minh trước sau như một, vượt qua thử thách của vinh quang, của quyền lực, của tuổi tác, của thòi gian, làm sáng lên sự cao cả của con người. Hồ Chí Minh là nhà chiến lược, nhà lảnh đạo,
  • 19. nhà tổ chức, đồng thời là nhà văn hoá, nhà báo, nhà thơ lớn. Người đã mở đầu và góp phần quan trọng hiện đại hoá ngôn ngữ và câu văn Việt Nam. Suốt đời, Hồ Chí Minh là người cầm bút, chiến đấu trên m ặt trận văn hoá, báo chí, với một văn phong đa dạng nhiều sắc thái m à điểm nổi bật là tính quần chúng, cách suy nghĩ và diễn đạt dân gian, dễ hiểu, đi sâu vang vọng trong lòng người, gợi mở những tư tưởng lớn lao, thúc đẩy những việc làm tốt đẹp, bằng những lời lẽ bình dị giàu hình tượng, nói được điều lớn bằng chữ nhỏ. Người ta đã viết nhiều về phong cách nói và viết của Hồ Chí Minh. Tôi không nhắc lại, nhưng phải nhấn m ạnh rằng anh em đồng chí chúng ta vẫn chưa học được phong cách tuyệt vời của Bác. Trong một bài viết hoặc bài nói, Bác không chỉ chú ý từng cấu, từng chữ m à còn chú ỷ nói cái gì trước, cái gì sau, bởi vì có khi đó chính là điều quan trọng bậc nhất. Ví dụ: có lúc có một đồng chí viết trong một văn kiện về CUỘC kháng chiến chống Mỹ: "Địch nhất định thua, ta nhất định thắng". Nghe câu này, Bác tức khắc phản ứng: "Phải nói ngược lại: Ta nhất định thắng, địch nhất định thua". Và Bác giải thích thêm: "Ta phải thắng thì nó mới thua". Điều này thể hiện cả một quan điểm, một ý chí sắt đá quyết chiến và quyết thắng không gì lay chuyển được.
  • 20. Đúng như Hồ Chí Minh từng tâm sự, Người không ham làm thơ và củng không dành được nhiều thời gian cho thơ, nhưng khi hoàn cảnh cho phép và làm nảy ra cảm hứng, Hồ Chí Minh đã viết những bài thơ đẹp và trong sáng. Tập thơ "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh là một kho tàng về biết bao khía cạnh của cuộc đời, con người và nghệ thuật mà sự phong phú còn cần được tiếp tục nghiên cứu. Nhà thơ Hồ Chí Minh không chỉ hiện lên qua các bài thơ. Một chất thơ thấm đượm tình người và cuộc sông của con người, có cốt cách Việt Nam và phương Đông, đặc biệt thanh cao và tao nhã, toả ra từ sự nghiệp và bình sinh của Hồ Chí Minh. Nhà lý luận, nhà hành động, con người ẩy bao giờ củng thơ, lúc chan chứa, lúc thâm trầm , luôn luôn dung dị, thơ sử thi, thơ anh hùng ca, thơ trữ tình, như chính cuộc đời này thơ vậy. Hồ Chí Minh là một nhà văn hoá lớn của dân tộc Việt Nam và của loài người, với ý nghĩa đầy đủ nhất của danh hiệu Nhà văn hoá. ơ Hồ Chí Minh, nhà văn hoá lớn gắn liền với nhà nhân văn lớn, phát huy truyền thông của một dân tộc "văn hiến". Hồ Chí Minh là một nhà văn hoá lớn, vi cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương về nhân sinh quan và thế giới quan cao đẹp, làm sáng lên
  • 21. một chủ nghĩa nhân văn trùng với những ước mơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam và các dân tộc, kết tinh những tư tưởng và tình cảm lớn của loài người. Việc tổ chức UNESCO quyết định kỷ niệm 100 ngày sinh của Hồ Chí Minh ở khắp các nước trên thế giới là sự đánh giá tốt đẹp về Hồ Chí Minh và về dân tộc Việt Nam, được nhân dân cả nước Việt Nam đón nhận như một niềm tự hào, một sự động viên trên con đường 'tiếp tục sự nghiệp của HỒ Chí Minh. Trên đây tôi vừa nói về chất cách mạng, chất Việt Nam, chất cộng sản, chất nhân văn của Hồ Chí Minh. Bây giờ tôi nói về cuộc sống của Hồ Chí Minh. Về khung cảnh sống, tôi nhớ lại lúc Bác sống nhiều năm ở hang Pắc Bó. Và để diễn tả khung cảnh này, tôi nghĩ không có thể nói gì hơn là nhắc lại mấy câu thơ của Bác: "Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ, rau m ảng vấn sẵn sàng. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, Cuộc đời cách m ạng thật là sang". N hân nói đến cháo bẹ, tôi phải kể đến một câu chuyện ít ai biết. Trước khỉ trở về Cao Bằng, có
  • 22. một thòi gian Bác và chúng tôi phải ở bên kia biên giới, giữa nhân dân các dân tộc vùng đó, nơi người ta chỉ sống bằng cháo bẹ. Bấy giờ Bác có nhiều tiền, hai xếp giấy bạc như hai cuôh từ điển, và Bác giao cho tôi giữ tiền. Tôi phải mặc một cái áo trong, với hai cái túi to, để giữ hai xếp bạc đó. Nghĩa là chúng tôi có nhiều tiền, nhưng bữa cơm hằng ngày là cháo bẹ, nói th ật là không đủ no. Sau này, ở Hà Nội, nhất là vào những năm cuối đời, hằng ngày Bác ăn cơm với tôi, có khi Bác nói: "Lúc ăn được thì không có mà ăn. Lúc có ăn thì lại không ăn được". Bởi lúc bấy giờ, Bác ăn không ngon, và phải nói rằng ăn rất ít. Trở lại khung cảnh sống, hai người bạn đời luôn luôn cùng sống với Bác là con người và thiên nhiên. Để làm sáng tỏ khung cảnh sông đầy ý nghĩa và đẹp đẽ này, tôi phải nhắc đến cái nhà sàn của Bác mà từ nhiều nàm nay, nhiều người ở nước ta và trên thê giới đã biết, và rất xúc động lúc viếng nhà sàn ấy. ơ đây củng như lúc ở Pắc Bó, Hồ Chí Minh sống với con người và sống với thién nhiên. Đây không chỉ là khung cảnh, mà còn là lối sông, đem lại những niềm vui quý báu đối với con người mà cái xả hội gọi là văn minh ngày nay hầu như muôn tước đoạt, với nhũng thành phô khổng lồ, nhũng nhà nhiều tầng đầy tiện nghi, trong đó có những thứ không cần thiết, môi trường sống bị ô nhiễm khủng khiếp, phá hoại
  • 23. thiên nhiên và nguy hại cho con người. Nhớ lại khung cảnh sống của Hồ Chí M inh, tôi muốn nhắc hai câu thơ của Nguyễn Công Trứ: Gió trăng chứa m ột thuyền đầy Của kho vô tận biết ngày nào voi. Hai câu thơ từ hàng trăm năm trước rấ t phù hợp với khung cảnh sống và lối sông của Hồ Chỉ Minh, thể hiện nguyện vọng và xu hướng của cuộc sông văn minh chân chính. Về cuộc sống hằng ngày của Hồ Chí Minh, ở đây tôi không biết nói cái gì mới, bỏi cuộc sống đó là công việc, là làm việc, là cách mạng, là đấu tranh, là con người. Tuy nhiên, tôi củng cần nhắc lại một đôi điều m à không mấy người nói đến. Theo tôi biết, trong cuộc đời cách m ạng của Hồ Chí Minh ở trong nước cũng như ngoài nước, th ật sự không có ngày nghỉ, và ngày nào cũng như ngày nào, bao giờ cũng có chương trình làm việc vói những giờ giấc nghiêm ngặt, m à Hồ Chí Minh là người gương m ẫu trong việc tuân thủ kỷ luật sinh hoạt đó. Có lẽ lúc nghỉ ngơi là lúc Bác gặp các cháu thiếu niên và nhi đọng, nhất là gặp đồng bào và chiến sĩ miền Nam trọng thòi chống Mỹ, hoặc trong lúc xem phim vui tối thứ bảy ở Phủ Chủ tịch cùng với biết bao con, cháu các đồng chí
  • 24. làm việc ở chỗ Bác, và ở một sô cơ quan gần bên. Có khi, trong những buổi xem phim như vậy, Bác tiếp khách nước ngoài hoặc đại sứ các nước anh em. Một câu chuyện tôi thiết tha muốn kể ở đây là bửa ăn của Bác. Một bữa ăn đạm bạc, rất khó tưởng tượng vói nhiều người. Nhưng đó không phải là điều làm tôi xúc động. Điều làm tôi xúc động là trong bữa ăn, Bác lưu ý mọi người ăn món nào thì ăn cho hết, món nào không ăn để lại thì để cho tươm tất. ơ gần Bác trong nhiều năm, tôi kể lại câu chuyện này, để nói lên tấm lòng cao đẹp của Hổ Chí Minh, lòng kính trọng của Người đối vói những người chê biến bửa ăn, và sâu xa hơn đối với những người sản xuất ra các thứ làm nên bữa ăn. Về cuộc đời và con người Hồ Chí Minh, giờ đây tôi muốn dành phần cuối của chươnậ để kể lại một đôi điều. Mấy tháng trước khi qua đời, lúc đó Bác đã mệt nhiều, tuy vậy Bác vấn thiết tha bàn với chúng tôi điều mong muôn m ãnh liệt của Bác là đi miền Nam. Lần này, chúng tôi trình bày với Bác sức khoẻ của Bác không thể cho phép thực hiện điều ấy, và chúng tôi nói thêm rằng cuộc chiến tranh đang diễn biến thuận lợi cho ta, không bao lâu nữa chúng ta sẽ giải phóng miền Nam, lúc đó Bác sẽ vào thăm đồng bào và chiến sĩ miển Nam. Nhưng ai có thể biết được Bác đã trả lời
  • 25. chúng tôi th ế nào? Bác bảo: "Lúc đó đi miền Nam thì còn phải nói làm gi. Chính bây giờ, lúc đồng bào và chiến sĩ miền Nam đang chiến đấu, hy sinh, thì đi miền Nam mới có ý nghĩa". Cũng trong thòi gian ấy, Bác thường nhắc chúng tôi phải làm gì để đem lại cho đồng bào miền Bắc đời sống tốt hon. Những lúc như vậy, chúng tôi thường nhấn m ạnh lại những ,điều Bác căn dặn: Phải làm việc, phải sản xuất nhằm đạt hiệu quả tốt, từ đó mà cải thiện đời sống. Nhưng chúng tôi thấy rõ nói th ế không đúng với điều mà Bác đòi hỏi. Bác đòi hỏi cái gì thiết thực, có ngay. Điều đó thì th ật khó quá. Tất nhiên Bác cũng biết như vậy, nhưng lòng mong muốn này vẫn là điều day dứt Bác trong những ngày, tháng cuối cùng. Hồ Chí Minh là người sống một cuộc, đời trước sau như một, nhằm những mục tiêu cao cả được xác định từ lúc bắt đầu và từng bước đã thực hiện được. Hồ Chí Minh là con người của một lý tưởng và lý tưởng thể hiện trong một cón người. Đây là con người lịch sử và con người làm ra lịch sử. Ở gần Hồ Chí Minh, ôn lại cả cuộc đòi, mọi việc làm lớn, nhỏ của Hồ Chí Minh, tôi thấy sáng tỏ: Hồ Chí Minh là một người cộng sản m ẫu mực. Từ đó, một ý nghĩ thi vị đến với tôi: Người cộng sản đẹp làm chủ nghĩa cộng sản đẹp, và chủ nghĩa cộng sản đẹp làm người cộng sản đẹp. Hồ Chí M inh là một con người như vậy.
  • 26. GIÁ T R Ị T ư TƯ Ở N G , Đ Ạ O ĐỨC VÀ PH O N G C Á C H H ồ C H Í M IN H * • ĐÀO DUY TÙNG Trên thê giới đã có biết bao lời ngợi ca tót đẹp về Bác Hồ, có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về thân thê và sự nghiệp của Người. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất phong phú, bao quát nhiều lĩnh vực: triết học, chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, đạo đức, V.V.. Việc nghiên cứu để hiểu rõ hơn tầm vóc, quy mô, chiều sâu của những di sản quý báu mà Người để lại là công việc rộng lớn, lâu dài, đòi hỏi công phu nghiên cứu của nhiều người, nhiều th ế hệ. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng 'CÚ a Chủ tịch Hồ Chí Minh, ở trong nước củng như ở ngoài nước, là vì dân, vì nước, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Điều đó được thể hiện rât cô đọng trong câu nói của Người: "Tôi chỉ có một ham muôn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được độc lập, dân ta được tự do, đồng * Trích bài phát biểu khai mạc tại Hội thảo "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người chiến sĩ kiên cường cùa phong trào giải phóng dân tộc; phong trào cộng sản quốc tế".
  • 27. bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Đó là lý tưởng, là m ục tiêu chiến đâu rất kiên định trong suốt cuộc đời cách m ạng của Người. Lý tưởng ấy, mục tiêu ấy được hình thành không phải ngẫu nhiên, mà trong những điều kiện lịch sử nhất định, truyền thống của gia đình, của quê hương, của dân tộc; thực trạng của đất nước và của th ế giới Người đã sống; lý tưởng của Người được hình thành đầy đủ, có cơ sở khoa học khi Người từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lê nin, nghĩa là đến với khoa học cách mạng của thòi đại. Điều quan trọng là Người đã đưa lý tưởng vào nhân dân, dẫn dắt nhân dân đi theo lý tưởng ấy. Làm sáng tỏ mục tiêu, lý tưởng mà Người đã lựa chọn là điều rất quan trọng, nhất là trong tình hình các nước xã hội chủ nghĩa đang diễn ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, chủ nghĩa đế quốc đang tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa xã hội. Qua quá trình hoạt động gian khổ, Người đã tìm ra con đường để thực hiện mục tiêu lý tưởng nói trên. Đó là gắn chặt độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội mà sau này Đảng ta gọi là đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người đã giải quyết đúng đắn vân đề dân tộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức m ạnh dân tộc và sức m ạnh thời đại, nhiệm vụ dân tộc và
  • 28. nghĩa vụ quốc tế... Đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo. Để làm sáng tỏ một cách sâu sắc tư tưởng về giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải nghiên cứu nhiều luận điểm của Người: "Không có gì quý hơn độc lập tự do", "Con đường cứu nước duy nhất đúng đắn là con đường cách mạng vô sản", quan hệ giữa cách mạng ở các nước thuộc địa với cách mạng vô sản ở các nước tư bản với hình ảnh con chim hai cánh và hình ảnh con đỉa hai vòi khi nói đến chủ nghĩa đê quốc là kẻ thù chung của nhân dân lao động các nước tư bản và nhân dân thuộc địa. Những vấn đề trên chứa đựng nội dung lý luận sáng tạo của Người. Khi nêu ra tư tưởng: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", một câu rất ngắn gọn, dễ hiểu nhưng lại chứa đựng nộỉ dung rất phong phú, một chân lý vĩ đại, sản phẩm của quá trình tư duy khoa học lâu dài. Đây không chỉ là sự đúc kết những ước mơ, nguyện vọng, yêu cầu lớn nhất và sâu xa nhất và cả những thành công, th ất bại, những bài học đâu tranh giành quyền làm chủ đất nước trong hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc ta. "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" không chỉ là mục tiêu, phương châm chỉ đạo cuộc đấu tranh giành độc lập, mà còn là tiếng gọi
  • 29. thiêng liêng của Tổ quốc, động viên nhân dân ta quyết tâm đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. Tiếng gọi thiêng liêng ấy nảy sinh trên đất nước Việt Nam có truyền thống chống ngoại xâm oanh liệt. Ý nghĩa và tầm vóc của khẩu hiệu: "Không có gì quỷ hơn độc lập, tự do" đã vượt ra khỏi không gian nước ta, và được nhiều dân tộc coi như chân lý của thời đại. Đảng ta rất coi trọng những giả trị tư tưởng của Người về xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là trong tình hình đổi mới hiện nay. Người không đưa ra những định nghĩa cao xa về chủ nghĩa xã hội. Qua những khái niệm rấ t dễ hiểu, chúng ta thấy toát lên quan niệm của Ngựời về xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng đất nước giàu mạnh, sự công bằng cho xã hội, nhân dân lao động là người chủ đất nước, mọi người có cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc. Để đạt được mục tiêu ấy phải tiến hành cuộc cách m ạng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất, kiến trúc thượng tầng. Đảng vừa là người lãnh đạo vừa là người đày tớ của nhân dân, nên Đảng phải vững m ạnh và trong sạch; N hà nước là của dân, do dân, vì dân; muốn có chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa; sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của nhân dân, V .V ..
  • 30. Nói đến giá trị tư tưởng, giá trị tư duy lý luận của chủ tịch Hồ Chí M inh, không thể không nói đến sự sáng tạo vĩ đại của Người về phưong phấp cách mạng. Đó là phương pháp cách m ạng tổng hợp. Với phương pháp đó, Đảng ta đã khơi dậy được mọi tiềm năng, mọi lực lượng đủ sức m ạnh đánh thắng quân thù. Phương pháp cách mạng tổng hợp không chỉ có giá trị trong chiến tranh, nó còn được vận dụng phù họp với điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội. Giá trị tư tưởng của Người còn được thể hiện rõ nét ở sự chỉ đạo chiến lược, sách lược tái tình. Trong quá trình cách m ạng nước ta nảy sinh rất nhiều vân đề về chỉ đạo chiến lược phải xử lý: mốỉ quan hệ giữa nhiệm vụ chống thực dân và chông phong kiến trong cách m ạng dân tộc dân chủ; quan hệ giữa cách m ạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở jn iền Nam; quan hệ giữa mục tiêu cơ bản và mục tiêu trước mắt; vân đề tạo thời cơ và nắm thòi cơ; vân đề lợi dụng m âu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù; vấn đề giành thắng lợi từng bước tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn,... Chỉ đạo chiến lược để giải quyết đúng đắn những vân đề trên là vân đề khó khăn và phức tạp, đòi hỏi sự nhạy cảm về chính trị, óc thông minh, sáng tạo, sự dày dạn kinh nghiệm, khả năng đánh giá chính xác tình hình, tính quyết đoán. Chủ tịch Hồ Chí M inh của chúng ta là người
  • 31. tiêu biểu cho những phẩm chất đó, là người thầy về nghệ thuật chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng. Hội nghị Trung ương lần thứ tám , năm 1940, do Chủ tịch Hồ Chi Minh chủ trì đi tới những quyết định lớn về điều chỉnh chiến lược, trong đó có việc tạm thời gác khẩu hiệu ruộng đất; chủ trương tạo ra thời cơ và nắm thời cơ để tiến hành thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945; Hiệp định Sơ bộ 6-3, V .V ., là những chứng minh cụ thể về thiên tài chỉ đạo chiến lược, sách lược của Người - những quyết định lịch sử ở những bước ngoặt lịch sử. Không những là nhà tư tưởng lớn, nhà chiến lược thiên tài mà Người còn là nhà tổ chức vĩ đại. Suốt đời làm công tác tổ chức, khi hoạt động ở nước ngoài cũng như khi hoạt động ở trong nước, Người đã sáng lập và rèn luyện Đảng ta, thảnh lập M ặt trận Dân tộc thống nhất, lực lượng vũ trang nhân dân, sáng lập chính quyền nhân dân. Những quan điểm lý luận trên lĩnh vực tổ chức giữ vị trí rất quan trọng trong những giá trị tư tưởng củà Người. Điều đó được thể hiện ở những phương châm, những chủ trương, những biện pháp xây dựng các tổ chức cách mạng, điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng. Người khẳng định: Đảng ta là sản phẩm của sự kết họp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Người đề ra quan điểm
  • 32. chiến tranh nhân dân, quan điểm nhân dân là người chủ đất nước được từ rất sớm: "Chính quyền từ cơ sở đến Trung ương đều do nhân dân bầu ra, vi nhân dân mà phục vụ"; cán bộ Nhà nước là đày tớ của nhân dân chứ không phải là ông quan cách mạng, v.v.., là tư tưởng chỉ đạo xây dựng Nhà nước của nhân dân; "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công" là tư tưởng vĩ đại chỉ đạo việc xây dựng khối đoàn kết toàn dân, xây dựng M ặt trận Dân tộc thông nhất, một nhân tô' quyết định những thắng lợi của cách mạng; trong việc tổ chức các lực lượng cách mạng, toát lên tư tưởng bao trùm : "nước lấy dân làm gôc", mọi việc đều do dân và vì dân, nhân dân là lực lượng quyết định thắng lợi của cách mạng. Cái tạo nên con người Hồ Chí Minh vĩ đại không chỉ ở tư duy lý luận sáng tạo, ở nhửng quyết định chiến lược thiên tài, ở những hoạt động tổ chức kiên trì, bền bỉ rất có hiệu quả, mà còn ở đạo đức, phong cách hoạt động cách m ạng của Người. Người là một hình m ẫu cao đẹp của con người mới. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã nói: Bác Hồ của chúng ta là con người mà "giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thê chuyển lay, uy quyền không thể khuất phục", con người "cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư". Toàn bộ cuộc
  • 33. đời của Người toát lên chủ nghĩa nhân văn cao đẹp, chủ nghĩa nhân văn cộng sản. Đối với người Việt Nam, mỗi khi nói đến Bác Hồ, lòng chúng ta kính yêu và đầy tự hào. Càng tự hào, chúng ta càng thấy rõ trách nhiệm của chúng ta đối với đất nước. Ngày nay, toàn Đảng, toàn dân ta đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội lần thứ VI. Trong quá trình đổi mới, Đảng ta luôn kiên trì và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin, những giá trị tư tưởng, đạo đức và phong cách của chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm giải quyết kịp thời và đúng đắn những đòi hỏi mà thực tiến cách mạng nước ta đặt ra.
  • 34. H ồ CHÍ MINH - ĐỈNH CAO CỦA VĂN HOÁ DÂN TỘC VÀ NHÂN LOẠI (trích) • GS. VŨ KHIÊU 1. Hồ Chí M inh ra đòi trong một gia đình trí thức yêu nước, tiêu biểu cho nền văn hoá lâu đời của dân tộc. Cụ Nguyễn Sinh sắc cha của Người, cũng như mọi người trí thức yêu nước khác vôn tự hào về nền văn hoá đã suốt bao thê kỷ chiếu sáng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam. Đó là nền văn hoá mà cách đây hờn 500 năm Nguyễn Trãi đã nhấn m ạnh trong bản Bình Ngô đại cáo: N hư nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền vàn hiến từ lâu N úi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam củng khấc. Nền văn hoá ấy luôn hướng vào việc đánh đổ
  • 35. áp bức, bóc lột đem lại cuộc sống hoà bình và hạnh phúc cho nhân dân. Sống trên một m ảnh đất thường xuyên gánh chịu những tai hoạ của thiên nhiên, thường xuyên phải đối phó với sự xâm lược của nước ngoài, nhân dân Việt Nam đã sớm biết đoàn kết và gắn bó với nhau để cùng phát huy trí tuệ và tài năng để sản xuất và chiến đấu. Hoàn cảnh ấy đã tạo ra cho nhân dân Việt Nam một truyền thống văn hoá bền vững. Tinh thương giữa nhân dân lao động, ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc, tinh thần sáng tạo trong lao động và học tập đó là những nét tiêu biểu trong ý thức và trong sinh hoạt của con người Việt Nam. Đối với những gia đình trí thức chân chính như gia đình cụ Nguyễn Sinh sắc, thì những phẩm chất nói trên không chỉ được duy trì về m ặt truyền thống mà còn được củng cố về m ặt nhận thức. P hát triển giữa hai nền văn hoá lớn của phương Đông: An Độ và Trung Quốc, nền văn hoá Việt Nam trong quá trình phát huy bản sắc dân tộc của mình đã biết tiếp thu có gạn lọc những thành tựu của cả hai nền văn hoá đó. Sức sống của văn hoá Việt Nam là ở chỗ nó luôn luôn dân tộc hoá những tinh hoa văn hoá được tiếp nhận từ bên ngoài và không bao giờ tự hoà tan trong bất cứ một nền văn hoá nào khác.
  • 36. Phật giáo được truyền vào Việt Nam, đã dần dần được cải biến để gia nhập vào nền văn hoá Việt Nam, trở thành một nhân tố của nền văn hoá ấy. M ặt tiêu cực của Phật giáo là ở chỗ nó thủ tiêu đâu tranh giai cấp và đâu tranh dân tộc. Vào Việt Nam, nó đã kết hợp nội dung nhân đạo của nó với chủ nghĩa yêu nước và tinh thần đoàn kết chiên đấu của nhân dân Việt Nam. Chính vì thê mà cách đây hon 10 thê kỷ, sau khi đất nước được giải ph.óng, giới trí thức Phật giáo đã tích cực tham gia các việc chính trị, ngoại giao của Nhà nước. Về sau từ thê kỷ thứ 11 trở đi, trí thức Việt Nam dần dần được đào tạo theo Không giáo. Họ giảm bớt niềm tin đối với Phật giáo, nhưng họ vần phát huy những nhân tố tích cực mà Phật giáo đả góp vào truyền thống yêu nước và nhân đạo của Việt Nam. Khổng giáo dần dần thay thê Phật giáo để trở thành hệ tư tưởng thống trị trong thượng tầng kiến trúc của xã hội Việt Nam. Trong quá trình thâm nhập vào đời sống xã hội, Khổng giáo không còn giữ nguyên vẹn nội dung ban đầu của nó nữa. Nó đã được biến đổi đi một phần để thích ứng với nhu cầu chính trị và xã hội của bản địa. Chữ trung, một khái niệm trung tâm của đạo đức Khổng giáo không còn là sự trung thành tuyệt đối với nhà vua mà trở thành tinh thần tận tuy và hy sinh cho tổ quôc. Chữ hiếu, tình cảm sâu sắc đỗĩ vói cha mẹ được mở rộng thành tấm lòng
  • 37. yêu thương gắn bó giữa nhân dân lao động. Người trí thức Việt Nam trung thành với nhà vua khi chính nhà vua phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân. Đối vói những ông vua ích kỷ và tàn bạo thì người trí thức Việt Nam đứng về phía nhân dân lao động để cùng lật đổ ông ta và dựng lên ông vua khác. Không phải ngẫu nhiên m à Hồ Chí Minh sau đây luôn luôn nói Trung hiếu với một nội dung hoàn toàn mới: Trung với nước, hiếu với dân. Với truyền thống văn hoá của dân tộc, giới trí thức Việt Nam đã vận dụng những nhân tố tích cực của Khổng giáo góp phần ổn định trậ t tự xã hội, bảo vệ sự toàn vẹn của tổ quốc. Đối vói bản thân, họ giữ gìn một cuộc sống trong sạch, chăm lo cho lợi ích chung của cả nước và hạn chế những ham muôn của cá nhân. Không phải ngẫu nhiên mà Hồ Chí Minh trong cuộc đời mình đã luôn luôn nhắc nhở một danh ngôn của Khổng giáo là "lo trước thiên hạ và vui sau thiên hạ". Hồ Chí Minh, trong những năm thơ ấu đã được nuôi dưỡng theo truyền thống tốt đẹp đó của người trí thức Việt Nam. Sống bên cạnh cha làm nghề dạy học, Người được cha giảng dạy những sách kinh điển .của Khổng giáo. Người cũng được nghe cha và bè bạn của cha bàn luận về những tư tưởng triết học và đạo đức trong các sách vở thời xưa.
  • 38. Củng trong thời gian đó, Người nắm được những quan điểm cơ bản của Phật giáo và Lão giáo. Người am hiểu và thuộc long những bài thơ hay của Lý Bạch, Đỗ Phủ (Trung Quốc), của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du (Việt Nam). Người tìm đọc lịch sử Việt Nam và xúc động trước những hành động cứu nước vẻ vang của những anh hùng dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà về sau, Người đã có nhiều nhận định sâu sắc về giáo lý của Không giáo và Phật giáo, không phải ngẩu nhiên mà Người sáng tác một cách dễ dàng thơ văn bằng tiêng Trung Quốc, và tiếng Việt Nam. Cũng không phải ngẫu nhiên mà về sau Người đã luôn luôn nhắc lại những tấm gương yêu nước trong lịch sử dân tộc để giáo dục thanh niên và cỏ vũ đồng bào. Hoàn cảnh gia đình đã sớm đem lại cho Hồ Chí Minh những tinh hoa của văn hoá dân tộc. Ngươi đả sớm đứng từ đỉnh cao của nền văn hoá ấy để suy nghĩ và hành động. Hồ Chí Minh đả từng chia sẻ với cha mẹ và bè bạn của cha những nỗi ưu tư của người tri thức trước cảnh kẻ xâm lược dày xéo đất nước, áp bức đã bóc lột nhân dân lao động, hành hạ và chém giết những người yêu nước. Ngay từ khi đế quốc Pháp bắn phát súng đầu tiên vào Đà Nẵng (1858), giới trí thức Việt Nam đã cùng với toàn thể nhân dân sẵn sàng chống
  • 39. địch. Họ không giống như một số trí thức bạc nhược của triều đình. Ở khắp mọi noi, họ đều bộc lộ tinh thần quyết tâm chiến đấu. Cũng như Nguyễn Đình Chiểu và Trương Định ở phía Nam, trí thức ở Nghệ Tĩnh tuyên bô không chấp nhận thái độ thoả hiệp và mệnh lệnh giải giáp của tn ều đình. Nhiều trí thức đả cùng với nhân dân chiến đâu dưới lá cờ Cần vương của Phan Đình Phùng. Họ kịch liệt lên án những trí thức thoái hoá đả đầu hàng giặc như Tôn Thọ Tường ở miền Nam, Hoàng Cao Khải ở miền Bắc. Họ kiên trì ủng hộ cuộc kháng chiến anh dũng và kéo dài của Hoàng Hoa Thám. Nhưng từ th ất bại này đến th ất bại khác, trí thức và nhân dân Việt Nam ngày càng thây không còn thể dựa vào những kiến thức và kinh nghiệm đã lỗi thời mà phải tìm được những phương sách mới để cứu nước. Lúc đó, nhiều tác phẩm của phương Tây, nhất là của những nhà Cách m ạng Pháp đã được dịch ra tiếng Trung Quôc và được nhập vào Việt Nam. Nhiều trí thức tiến bộ Việt Nam bắt đầu hướng ra bên ngoài, quan tâm đến những thành tựu của thê giới. Qua mưòi năm sống ở kinh đô H uế và 3 năm theo học ở trường tiểu học Pháp và trường Quốc học Huế, Hồ Chí Minh đã có dịp tiếp xúc vói nền
  • 40. văn hoá mới, đọc được một số sách phương Tây, và bắt đầu làm quen với tên tuổi của Điderot, Montesquieu, Voltaire, Rousseau. Nhiều câu hỏi đã được đặt ra với người thanh niên yêu nước lúc ấy. Vì sao các nước phương Tây giành được độc lập, dân chủ và phát triển khoa học, kỹ thuật? Vì sao nền văn hoá cổ truyền của Việt Nam đã trở nên bất lực? Vì sao chính phủ Pháp vần nêu cao khẩu hiệu "Tự do - Bình đẳng - Bác ái" lại đóng cửa Đông kinh nghĩa thục và bắt giam những người Việt Nam muôn Bình đẳng, Tự do, Bác ái như Phan Châu Trinh, Lương Văn Can? Vì sao nước N hật Bản duy tân và độc lập lại trục xuất cụ Phan Bội Châu và những người Việt Nam củng muôn duy tân và độc lập? Tình hình trên đây càng thúc đẩy Hồ Chí Minh phải tìm lời giải đáp không phải từ vôn kiên thức củ của nền văn hoá dân tộc mà từ những thành tựu mới của nền văn hoá nhân loại. Nhưng không thể ngồi ở Việt Nam để nắm được những thành tựu ấy. 2. Để làm quen với nền văn minh Pháp và để tìm xem những gì ẩn đằng sau nền văn minh này, Hồ Chí Minh đã tìm mọi cách để ra đi và cuối cùng đả rời tổ quốc vào năm 1911, trên một chiếc tàu buôn của Pháp. Ngày ra đi cũng là ngày mở đầu cho một giai
  • 41. đoạn mói của cuộc đời Hồ Chí Minh, đó là giai đoạn học tập rèn luyện và trưởng thành. Đó củng là giai đoạn từ đỉnh cao của nền văn hoá dân tộc, Hồ Chí Minh tiếp thu những thành tựu văn hoá của nhân loại. Rồi từ nền văn hoá nhân loại, Người trở về đánh giá lại di sản của dân tộc m ình, gạt bỏ đi những m ặt hạn chế, làm hồi sinh những truyền thống tốt đẹp và bổ sung cho văn hoá dân tộc những nhân tô mới. Từ ngày ra đi, Người đã đặt chân lên hầu khắp các lục địa: châu A, châu Au, châu Phi, châu Mỹ... H àng ngày, Người tiếp xúc với những điều mối lạ từ những nước tiên tiến đến những nước lạc hậu, từ cuộc sống đói khổ của nhân dân lao động đến cuộc sống cực kỳ sa hoa của những tầng lóp bóc lột và giàu có, từ trinh độ văn m inh rấ t cao mà nhân loại đã đạt được đến những cảnh tượng tàn bạo và dã m an diễn ra hàng ngày. Những cái tương phản ngoài cuộc sống cũng tạo ra những cái tương phản trong nhận thức và tình cảm của Hồ Chí Minh, thôi thúc Người tìm hiểu, suy nghĩ và hành động. Để có thể trực tiếp gần gũi các tầng lóp nhân dân và tiếp thu được văn hoá của nhân loại qua sách báo, Người nỗ lực và kiên trì học tập ngoại ngữ, trước hết là tiếng Pháp và tiếng Anh. Ngoại ngữ đối vói Người là một nhu cầu bức thiết. Ngoại
  • 42. ngữ là phương tiện giao tế giúp cho việc trao đổi những giá trị văn hoá phổ quát của nhân loại. Ngoại ngử đã tạo điều kiện cho Người nhanh chóng mở rộng và nâng cao trình độ hiểu biết: từ lịch sử phát triển của nhân loại cho đến các đặc điểm xả hội ngày nay, từ quan điểm triết học và chính trị của những nhà Khai Sáng đến tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa trong kho tàng văn học thê giới. Với nhũng ngoại ngữ đó, Người sớm đạt tới trình độ uyên bác về cả cổ, Kim, Đông, Tây và từ đó kết bạn được với những nhà văn hoá lỗi lạc đương thời. Sau này người ta phát hiện ra rằng Hồ Chí Minh không chỉ thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trưng Quốc mà còn biết tất cả 28 thứ tiếng. Người đọc Shakespeare, Dickens bằng tiếng Anh, đọc Lỗ Tân bằng tiếng Trung Quôc, đọc Hugo, Zola bằng tiếng Pháp. Trong những cuộc gặp gỡ bạn bè trí thức và văn nghệ sĩ, Người thường bàn luận về Henri Barbusse, về Romain Rolland, về Georges Duhamel, về các nhà văn nổi tiếng trong thời gian đó... Người gia nhập các hội như: Hội nghệ thuật và Khoa học và Hội những người bạn của nghệ thuật. Người dự những buổi diễn thuyết, thăm các cuộc triển lãm, tham gia các câu lạc bộ. Thông qua những hình thức sinh hoạt văn hoá ấy, Người
  • 43. ngày càng hiểu sâu thêm về hội hoạ, về sân khấu, về thơ ca. Việc này cũng đã đem lại cho Người những khả năng nhất định trong việc viết văn, làm thơ, tiểu thuyết, viết kịch, diễn kịch, chụp ảnh và vẽ tranh... Viết văn đối với Người là sự rèn luỵện rất công phu. Nhờ bạn bè giúp đỡ, Người viết đi, viết lại từng bài báo một, viết sao cho ngắn gọn và súc tích. Người thích đọc văn của Léon Tolstoi và Anatole France và coi hai ông này như người thầy văn học của mình. Không phải ngẫu nhiên mà sau này những bài báo của Người trong thời gian 1922 - 1926 đăng trên Người cùng khổ... và nhiều báo và tạp chí khác là những bài văn xuất sắc về cả nội dung và bút pháp. Người vào cả hội Du lịch và nhờ vậy m à đi thăm được nhiều nơi ở Pháp, ở Y, ở Thuy Sĩ, ở Đức và cả ở Toà thánh Vatican. Đến nước nào, Người cũng để ý tìm hiểu xem ở những nước ấy . người ta sống như thê nào, tổ chức hành chính vải quản lý xã hội ra sao? Hàng tuần, Người đi thăm các viện Bảo tàng, các nhà máy, các phòng thí nghiệm, các xưởng nghệ thuật, các nhà hát, v.v... Cứ như thế, Người tiếp xúc với nền văn hoá nhân loại và tiếp thu tinh hoa của nó. Đặc biệt Người đánh giá cao những thành tựu to lớn mà
  • 44. cách mạng tư sản đem lại cho nhân loại trên con đường của tự do và văn hoá. Sau này, khi về nước, viết Đường kách mệnh, tài liệu đầu tiên để giáo dục cán bộ và thanh niên, Người đã nói nhiều về cuộc cách mạng Pháp 1789. Cuộc cách mạng ấy chống lại cái xã hội m à trong đó "vua thì kiêu sa dâm dật, quý tộc và bọn cô đạo thì hoành hành, thuê nặng, dịch nhiều dân tình khốn khổ". Cuộc cách mạng ây đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Pháp là "bỏ chê độ phong kiến, giải phóng nông nô", "cho dân tự do làm báo, tổ chức"..., "lập hiến pháp, nghĩa là vua không được chuyên quyền...". Cuộc cách m ạng ấy thể hiện tinh thần dũng cảm tuyệt vời của nhân dân Pháp đấu tranh cho tự do của con người: "Dân Pháp tuy lưong thực ít, súng ông thiếu, nhưng chỉ nhờ cách mạng mà trong dẹp nội loạn, ngoài phá cường quyền. Hổi ây lính cách mạng gọi là "lính không quần", người không có nón, kẻ không có giày, áo rách quần tua, m ặt gầy bụng đói. Thê mà lính ấy đến đâu, thì lính ngoại quốc thua đấy, vì họ gan liều hy sinh quá, không ai chống nổi. Thế mới biết một người cách mạng có gan hơn ngàn người vô chí". Năm 1946, trở lại nước Pháp, người lại khẳng định và ngợi ca lý tưởng cao đẹp của cách mạng 1789, "chính ở Paris này, cái thành phô anh hùng
  • 45. và rộng lượng xướng xuất ra nhửng nguyên tắc tự do, bình đẳng, bác ái, cái thành phố có thói quen bênh vực sự bình đẳng của các dân tộc, chính ở thành phố này tôi trân trọng tuyên bố nước Việt Nam gia nhập vào cái sự nghiệp rất nhân đạo ấy. Paris là thành phô đã tìm ra những lý tưởng bất hủ của cách mạng 1789, Paris vẫn trung thành với lý tưởng của mình trong cuộc đổ máu giữa khối dân chủ và khối phát xít"(1). Nòi về cách mạng Mỹ, Hồ Chí Minh nêu lên quyền con người đã được ghi trong "Tuyên ngôn độc lập năm 1776: "trời sinh ra ai cũng có quyền tự do, quyền giữ tính mệnh của mình, quyền làm ăn cho sung sướng... Hễ chính phủ nào mà có hại cho dân chúng thì dân chúng phải đạp đổ chính phủ ây đi, và gây lên một chính phủ khác..." (Trích trong Đường kách mệnh). Sau này trong Tuyên ngôn độc lập đọc ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đã mở đầu băng câu trích từ Tuyên ngôn độc lập Mỹ. Sau đó Người nói tiếp: "Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách m ạng Pháp năm 1791 cũng nói: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đó là những lẻ phải không ai chối cãi được". Càng hâm mộ lá cờ tự do của cách mạng Pháp 1. Hổ Chí Minh toàn tập, 1945 - 1947, tr. 143.
  • 46. và cách mạng Mỹ, càng hiểu thêm những thành quả của nền văn minh nhân loại, Hồ Chí Minh càng thấy rõ m ặt trái của chính quyền tư sản lúc đó, càng thông cảm vói nỗi đau khô của nhân dân lao động và càng đồng tình với tinh thần phản kháng của họ. Trong thời gian này giai cấp tư sản đã ngày càng bộc lộ bộ m ặt tiêu cực và phản động. Khẩu hiệu đẹp đẽ của cách m ạng Mỹ (1776) và của cách mạng Pháp (1789) chỉ còn là bức bình phong che đậy những cái xấu xa. Hổ Chí Minh đã dần dần nhận ra những gì ở đằng sau những chữ Tự Do, Bình Đẳng, Bác Ái như Người từng mong muôn từ ngày ra đi. Đằng sau những chữ ây là khát vọng chính đáng của nhân loại đâu tranh cho những quyền lợi tối thiểu của mình. Nhưng đằng sau những chữ ây còn là sự chống lại nhân loại, là sự phản bội'lại lý tưởng của cách mạng Pháp và cách mạng Mỹ. Đằng sau chữ Tự Do còn là những hành vi trói buộc, hành hạ và sỉ nhục con người. Đằng sau chữ Bình Đẳng còn là sự đối chọi giữa dư thừa và thiếu thốn, giữa đói rét, giàu sang. Đằng sau chữ Bác Ái còn là sự chém giết, bạo tàn. Hổ Chí Minh đã vạch rõ những sự th ật này trên báo Nhân đạo: "Để che đậy sự xâu xa của chê độ giết người, chủ nghĩa tư bản thực dân luôn
  • 47. luôn điểm trang cho cái huy chương mục nát của nó bằng những châm ngôn lý tưởng: Bác Ái, Bình Đẳng, v.v... Nhưng hãy xem tay chiến sĩ về bình đẳng ấy đã thực hiện bình đẳng như thế nào?" Trong thời gian 1922 - 1926, Hồ Chí Minh viết rất nhiều bài đăng trên các báo: Người cùng khổ, Đời sống công nhân, Nhân đạo, Thư tín quốc tế, Tiếng còi, Tạp chí đỏ. Trong những bài báo này, Người vừa tcTcáo tội ác của bọn thực dân, vừa ủng hộ phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc, N hật bản, Xy-ri, An-giê-ri, Ma-rốc, Tuynidi, Dahômây, Goađơlúp, Thổ Nhĩ Kỳ... Người thông cảm nỗi tủi nhục, đau khổ của người da đen và lên án cái gọi là "Văn m inh Mỹ" trong những cuộc hành hình kiểu Lỵnsơ, "hành hình Lynsơ th ật đang chiếm một vị trí vinh dự trong bộ sưu tập toàn bộ những tội ác của nền vần m inh M ỹ” . Bản án chế độ thực dân Pháp của Hồ Chí Minh là một bản cáo trạng về cái chê độ nô lệ hiện đại hoá của Pháp đã hạ con người xuống hàng súc vật. Ớ các nước thuộc địa "Công lỷ không phải cho con người và cho công dân, mà công lý cho bọn diều hâu và cá mập". Chính bọn thực dân Pháp đả xuyên tạc nền văn m inh và bôi nhọ danh dự nước Pháp: "Để truyền bá "văn minh" và bảo vệ "danh dư" lá quốc kỳ Pháp ở các thuộc địa xa xôi,
  • 48. người ta dùng những đội quân gồm toàn những quân lưu manh, những bọn lười biếng, những tên lọt lưới pháp luật, những tên giết người, nói tóm lại gồm các "tinh hoa" của những cặn bã, lượm lặt ở tất cả các nước châu  u"^. Những đội quân lưu m anh và giết người ây không chỉ gieo tai hoạ và đau thưong cho nhân dân lao động mà còn giết chết trong lòng họ những hy vọng về tự do và văn hoá mà cách mạng tư sản đưa lại. Nhân dân lao động không thể tiếp tục chịu đựng mãi "đau khổ, nghèo đói và sự đàn áp tàn bạo đã là những người thầy duy nhất của họ". Họ không còn con đường nào khác ngoài việc nổi dậy. Bàn về tình hình các nước Đông Dương thuộc Pháp, người đã dự báo: "Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương dấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có trách nhiệm phải thúc đẩy cho thời cơ đó m au đến"^* 2 Cách m ạng Mỹ và cách mạng Pháp đều là cách mạng nửa vòi, đều không thực hiện được những khẩu hiệu đã đưa ra. "Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông 1. Đ ây công lý cùa thực dân Pháp ở Đ ông Dương. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1962, tr. 40. 2 Như trên, tr. 80, 83.
  • 49. vẫn cứ cực khổ, vẩn cứ lo tính cách m ệnh lần thứ ha."«1“ "Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn phải m ưu cách mệnh lần nữa mới thoát khỏi vòng áp bức" (như trên tr. 197). Đến đây, Hồ Chí Minh đã thực hiện được yêu cầu "làm quen" với nền văn m inh Pháp và hiểu được những gì ẩn ở đằng sau những khẩu hiệu của Cách mệnh tư sản Pháp. "Tư bản nó dùng chữ Tự do, Bình đẳng, Đồng bào để lừa dân, xui dân đánh đổ phong kiến. Khi dân đánh đổ phong kiến rồi thì nó lại thay phong kiến mà áp bức dân" (như trên tr. 197). Đến đây, Hồ Chí Minh càng thấy rõ phải tiến hành một cuộc cách mạng mới, một cuộc cách mạng triệt để hơn, thực hiện đầy đủ hơn quyền tự do của nhân dân và thực sự dẫn tới hoà bình và hạnh phúc. Cách mạng Nga bùng nổ tháng 10 năm 1917 đem lại cho Hồ Chí Minh một hy vọng lớn: Phải chăng đây chính là cuộc cách mạng mà từ bao lâu 1. Hồ Chí Minh toàn tập - tập II, tr. 192.
  • 50. mà Người chờ đợi? Phải chăng đây chính là con đường đem lại tự do cho Tổ quốc đau thương, cho toàn thể nhân dân bị áp bức? Phải chăng đây chính là ánh sáng mới cho sự nghiệp giải phóng của nhân loại? Lúc đó Người chưa có những hiểu biết đầy đủ về Cách mạng tháng 10 Nga và về chủ nghĩa Cộng sản: "Về cảm tính tôi thấy mình có mối đoàn kết với cách mạng Nga và người lãnh đạo cuộc cách mạng ấy, nhưng tôi chưa hề đọc tác phẩm nào của Lê-nin". Người theo Quốc tế thứ ba nhưng cũng chưa hiểu bao nhiêu về Quốc tế này chỉ biết nó đoàn kết với các dân tộc thuộc địa. Người tin tưởng hẳn vào chủ nghĩa Mác - Lênin từ buổi được đọc Luận cưong về các vấn đề thuộc địa và dân tộc của Lênin vừa đăng trên báo Nhân đạo... "Bản Luận cương làm cho tôi 'cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao... Từ đó, tôi đả có một sự lựa chọn: tán thành Quốc tê thứ ba và hoàn toàn tin theo L ênin"^. Từ đó, tiếp xúc với các tài liệu Mác, Lênin, Hồ Chí Minh càng xác định rõ con đường tự do của Việt Nam và các dân tộc thuộc địa.1 1. Trả lời phỏng vấn của Charle Fournier - Báo Nhản dân tháng 3-70.
  • 51. Từ đó, Người quyết tâm đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin coi như đỉnh cao của văn hoá nhân loại, coi như con đường duy nhất đúng đắn dẫn đến tự do thực sự của con người. Từ đó, Người gắn liền chủ nghĩa yêu nước vói chủ nghĩạ Quốc tế vô sản, tích cực chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng các dân tộc, gắn bó vói các phong trào chống áp bức trên toàn thê giới. Tiếp xúc vói nhiều thanh niên tiến bộ từ các thuộc địa có m ặt tại Pháp như: Algérie, Tunisie, Madagascar^ M artinique, Người cùng với họ thành lập Hội các dân tộc thuộc địa. Người được bầu vào ủ y ban lãnh đạo yà dự thảo điềụ lệ của Hội. Báo Người cùng khổ, cơ quan ngôn luận của Hội là diễn đàn quan trọng để Hồ Chí Minh thường xuyên vạch trần mọi tội ác của chủ nghĩa đế quốc và thức tỉnh nhân dân bị áp bức đứng lên tự giải phóng cho mình. Với những hoạt động nói trên, Hồ Chí Minh càng hiểu rõ hơn tình hình của các nước, thu thập được những kinh nghiệm quý báu và trở thành người bận chiến đấu yêu quý của nhân dân lao động ở khắp mọi nơi. Tháng 6 năm 1923, Hồ Chí Minh được cử đi dự Đại hội lần thứ V Quôc tế cộng sản tại Liên Xô. Đây là dịp đến quê hương của Cách m ạng tháng Mưòi và là thời cơ thuận lợi nhất để Hồ Chỉ Minh trực tiếp hiểu rõ thêm về chế độ Xô viết và nghiên
  • 52. cứu thêm những vấn đế lý luận và thực tiễn của cách m ạng xã hội chủ nghĩa. Được giao công tác ở Úy ban phương Đông của Quốc tê cộng sản và Quốc tế nông dân, Hồ Chí M inh càng có dịp vận dụng vốn kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm phong phú của m ình để nghiên cứu về Việt Nam và các nước phương Đông, dự kiến về những chiến lược cách m ạng ở những nước này. N hững bài đăng báo S ự thật và tạp chí Thư tín quô'c tể"cùng những báo cáo của Người đã giúp nhiều cho Quốc tế cộng sản và Quốc tê nông dân hiểu rõ thêm về nông dân và công nhân ở các nước thuộc địa. N hấn m ạnh khối liên minh chặt chẽ giữa nông dân và công nhân, Người yêu cầu các Đảng cộng sản ở các nước đê quôc tăng cường hơn nửa việc ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc. Sau gần 20 năm hoạt động ở nước ngoài Hồ Chí Minh đã đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp chung của nhân loại, đặc biệt là sự nghiệp giải phóng các dân tộc bị áp bức. Thành tích ấy là sản phẩm của sự kết họp giữa khát vọng tự do của con người và tinh hoa văn hoá của nhân loại trong cuộc chiến đấu anh hùng và sáng tạo. 3. N hư trong thần thoại ngày xưa, sau gần 20 năm tầm sư học đạo, Hồ Chí Minh trở về mang theo những bảo bôi diệu kỳ để cứu dân cứu nước. Sau gần 20 năm tiếp thu tinh hoa văn hoá của
  • 53. nhân loại, làm quen với cuộc sống hàng ngày của phương Tây, Người trở về, lại hoà nhập vào mọi tầng lớp xã hội của phưomg Đông, lại như những người gần gũi và quen thuộc nhất. Ở Trung Quốc, Người ăn mặc, cử chỉ, nói năng như người Trung Quốc. Vào nông thôn, Người là người nông dân lâu đời. Gặp gỡ công nhân, Người am hiểu từng chi tiết mọi sinh hoạt của họ trong nhà máy, trong gia đình. Với trí thức, Người bình luận với họ về những sự việc kim cổ đông tây. Sang Thái Lan hoạt động, Người hoà m ình vào cuộc sống của Việt Kiều và nhân dân Thái Lan. Có lúc đóng vai nhà sư ở trong chùa, Người củng đọc kinh và gõ mõ như nhà sư. Trở về Việt Nam sống giữa đồng bào dân tộc thiểu số, Người như một ông già miền núi, cũng mặc quần áo và đi guốc như đọng bào địa phương, cũng cuốc đất trồng ràu như họ. N hân dân địa phương từ cụ già đến em nhỏ cùng nam nữ thanh niên đều thân thiết quý trọng Người. Trở về phương Đông và Việt Nam, Hổ Chí Minh liên hệ vói tìhững người cách m ạng Trung Quốc, Triều Tiên, Inđônêxia, M alaisia, An Độ, Thái Lan trở thành người đồng chí thân thiết và tin cậy của họ. Người sáng lập ra Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. Cùng với việc tô chức Việt Nam Thanh niên
  • 54. Cách m ạng đồng chí hội, Nguyễn Ai Quôc tức Hồ Chí M inh còn mở trường huấn luyện chính trị, trường có nhiệm vụ bồi dưỡng cho cán bộ cách m ạng những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, về đường lối cách mạng, về phương pháp công tác. Những bài giảng của Người đả được Bộ tuyên truyền Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở A Đông cho xuất bản thành cuốn cách m ạng tên là Đường Kách m ệnh (1927). Đường Kách mệnh nêu lên một cách ngắn gọn và sáng sủa những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về sự nghiệp giải phóng của dân tộc Việt Nam. Đường Kách m ệnh thể hiện một cách giản dị nhất những tư tưởng uyên bác, những phương hướng rõ rệt và những quyết tâm sắt đá của một lãnh tụ cách mạng. Nó đánh dấu bước ngoặt trong nhận thức, trong tình cảm và trong ý chí phấn đâu của nhân dân Việt Nam. Trong thời gian này Người đã có dịp vận dụng tài tình chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam. Trên cơ sở tiếp thu và gạn gọc tinh hoa văn hoá của cả nhân loại, Người vạch ra đường lối cách m ạng của dân tộc mình. Trong việc phổ biến chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối cách mạng, Hồ Chí M inh tránh dùng những từ ngữ khó khăn. Người đã giải thích những điều sâu sắc nhất bằng những lời lẽ dễ
  • 55. hiểu nhất. Người chỉ trích dẫn Mác, Ănghen, Lênin trong những trường hợp cần thiết nhất. Trong lời nói và bài viết của Người, thường có những câu ca dao, tục ngữ của Việt Nam và cả những khái niệm Khổng giáo m à nhân dân vốn quen thuộc. N hững chiến sĩ cách m ạng do Người giáo dục và rèn luyện đã được nhanh chóng nhân lên và toả ra toàn quốc. Đất nước Việt Nam trên con đường độc lập và tự do phải trải qua muôn vàn khó khăn và thử thách nhưng toàn thể nhân dân hướng về Người như hướng về vi sao Bắc đẩu, tin tưởng ở Người và tin tưởng ở thắng lợi. Người chỉ đạo cuộc đánh Pháp đuổi N hật đưa cách m ạng tháng Tám đến thành công. Người giải quyết m au lẹ mọi công việc vừa chống xâm lược, vừa xây dựng đất nước. Người không chỉ góp phần vào sự nghiệp cách m ạng Việt Nam những tư tưởng đúng đắn nhất m à còn từ nhân cách hoàn chỉnh của m ình toả ra một sức m ạnh thu hút hàng chục triệu khối óc và trái tim. N hân dân Việt Nam bất cứ ở tầng lớp nào đều yêu quý Người như người cha, người bác, ngưòi anh thân thiết nhất. Người ta nhìn thấy sự vĩ đại của Người từ mọi góc độ: từ truyền thống hay từ hiện đại, từ phương Đông hay từ phương Tây, từ dân tộc hay từ quốc
  • 56. tế. Bất cứ từ góc độ nào, nhân cách của Người cũng nổi lên như một biểu tượng đẹp đẽ và hoàn chỉnh. Bởi nhân cách ấy là sự kết đọng tinh hoa văn hoá của cả dân tộc và nhân loại, trên con đường tiến đến tự do.
  • 57. H ồ CHÍ MINH VÀ Sự KẾT HỢP VĂN HOÁ VỚI CÁCH MẠNG » GS. ĐINH XUÂN LÃM Cũng th ật kỳ lạ rằng ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên với Nguyễn Ái Quốc tại Mát-xcơ-va năm 1923, nhà thơ Xô viết Ô-xíp M an-đen-xtam với trực cảm tinh; tê của m ình đã nhận thấy "từ Nguyễn Ai Quốc đã toả ra một thứ văn hoá không phải văn hoá Âu châu m à cọ lẽ là một nền văn hoá tương lai". Sau đó nếu theo dõi sách báo của các tác giả nước ngoài, dù rằng trong sô họ có những người đứng về phía đối lập với chúng ta, vẫn dễ bắt gặp những nhận định đánh giá về đặc tính vẩn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Hồ Chí Minh là một trong số các nhân vật lạ lùng nhất của thời đại chúng ta - pha trộn một chút Găng-đi, một chút Lênin, hoàn toàn Việt Nam. Chắc chắn là hơn hẳn bất cứ nhân vật nào của th ế kỷ này, Người là sự hiện thân sinh động cho Cách m ạng của dân tộc Người và của toàn thê giới . ...1 1. Ôxíp Manđenxtam, Bđđ. 2. Đavit Hanbecxtam - Hồ, Raìidom House, New York, 1973.
  • 58. Qua các nhận xét và đánh giá trên, rõ ràng là khái niệm "con người văn hoá" ở đây đả không được hiểu theo nghĩa thông thường là một người có trình độ học vân cao và có nhiều công trinh nghiên cứu xuất sắc về các lánh vực khoa học hay nghệ thuật. Vì nếu đối chiếu với định nghĩa trên, chắc sẽ có người thắc mắc và cho rằng như vậy việc khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh danh nhân hoá là khiên cưỡng. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nhận là Người không được học nhiều trong nhà trường, trước sau chỉ hơn 2 năm ở Huê tại hai trường Đông Ba và Quốc Học, và cũng chỉ nhận có "Bản án chế độ thực dân Pháp" là đáng kể trong số các sách viết của mình. Vậy nên hiểu và cần hiểu như thê nào cho đúng với thực chất vấn đề. Hai chữ "Văn hoá" theo nghĩa hẹp thường được định nghĩa là "các tri thức liên quan tói một môn hay ngành học", hay là "tổng thể những kiến thức được trí óc thu nhận đã góp phần làm giàu cho trí óc" Còn theo nghĩa rộng là chỉ trình độ phát triển nhất định trong lịch sử của xã hội và của con người. Trình độ đó biểu hiện trong các loại hình và các hình thức tổ chức đòi sống và hoạt động của con người, cũng như biểu hiện trong các giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo nên" ^ Một con người'1 1. Từ điển Đại bách khoa Larousse, tập 3, Paris, 1961. 2. Từ điển Đại bách khoa Liêii Xô, tập 13, Matxcơva, 1973.
  • 59. "có văn hoá" là một người đảm bảo các yêu cầu trên, vừa nắm được những tri thức rộng rãi, vừa vận dụng được các tri thức đó vào cuộc sống. Nhưng hiểu khái niệm "văn hoá" như vậy rõ ràng là hạn hẹp. Một con người "có văn hoá" đâu phải chỉ vi đọc "thiên kinh vạn quyển", hiểu biết "Đông Tây kim cổ" và vận dụng được các tri thức đó vào cuộc sống của mình. Vấn đề là ở chỗ con người đó có đưa các kiến thức m à m ình có ra phục vụ dân tộc mình, phục vụ các dân tộc trên thế giói hay không, đã m ang lại cho dân tộc m inh và các dân tộc trên th ế giói được lợi ích gì không? Xét về m ặt đó, Chủ tịch Hồ Chí M inh là một nhà văn hoá lớn đúng theo nghĩa chân chính và trọn vẹn nhất bởi sự kết hợp đẹp đẽ giữa văn hoá truyền thống của dân tộc với tinh hoa văn hoá của nhân loại trong con người Hồ Chí Minh. Người sinh ra trong một gia đình nhá nho, ông ngoại là một thầy đồ, thân sinh Người từng dùi mậi kinh sử để đỗ Cử nhân, Phó bảng của khoa cử phong kiến. Quê hương Nghệ Tĩnh của Người là một trong số các địa phương giàu truyền thống nho học. Chủ tịch Hồ Chí Minh hồi còn bé (có tên là Nguyễn Sinh Cụng) đã học chữ Hán, được đào tạo theo lối giao dục nho học truyền thống. Năm 1923, chính Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định điều đó: "Những người thanh niên trong những gia
  • 60. đình ấy (tức gia đình nho học - ĐXL) thường nghiên cứu lý luận của Khổng Tử (...) là một thứ khoa học về kinh nghiệm, đạo đức và sự trang nha...' . Sức Hán học của anh Cung lúc rời quê hưong vào H uế lần thứ 2 (1906) cũng đã đạt tới một trình độ nhất định; chứng cứ là năm 1908, trên đường vào Nam, có thời gian ngắn ghé lại và dạy học tại trường Dục Thanh (Phan Thiết), thầy giáo Nguyễn Tất Thành lúc đó đã dạy môn chữ Hán. Sau này, trên bước đường hoạt động cách mạng, không có điều kiện đi sâu học tập, nghiên cứu thêm về Nho học, nhưng căn cứ vào các kiến thức nho học Nguyễn Ai Quốc vận dụng trong các bài viết thì thấy sự hiểu biết của Người từ hồi còn trẻ về Nho học đá khá sâu sắc. Tư tưởng Nho gia, hệ tư tưởng chính của chê độ phong kiến Trung Quốc - cũng được coi là hệ tư tưởng chủ đạo của chế độ phong kiến Việt Nam - sau này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh cải biên theo tinh thần mới và mang nội dung mới để phục vụ đắc lực cho công cuộc tuyên truyền, vận động cách mạng. Quan niệm đạo đức cũ về "trung, hiếu" của đạo Nho giờ đây mang nội dung là lòng yêu nước và tinh thần phục vụ nhân dân không điều kiện củ a. cán bộ và các lực lượng vũ trang. Mây câu:1 1. Ôxíp Manđenxtam, Bđd.
  • 61. "Phú quý bất năng dám, Bần tiện bất năng di, Uy vũ bất năng khuất" ^ trong sách M ạnh Tử nói về các tiêu chuẩn của người đại trượng phu trong xã hội phong kiến được Người vận dụng vào việc đánh giá phẩm chất của cán bộ, đảng viên; đồng thời đó cũng là tiêu chuẩn rấ t cao đòi hỏi cán bộ và đảng viên phải không ngừng rèn luyện, phấn đấu đê xứng đáng với danh nghĩa và chức trách của mình. Câu "Bất hoạn quả nhi hoạn bất quân; bất hoạn bần nhi hoạn bất y ê n " của Khổng Tử kêu gọi nhân nghĩa trong việc trị nước thời phong kiêir2^đã trở thành một nguyên tắc phân phối trong hoàn cảnh kinh tế của nước ta. Cả một số sự kiện của lịch sử cổ đại Trung Quốc có lúc được Người "huy động" để phục vụ công tác truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam trong buổi đầu. Chế độ "tỉnh điền" đời Hoàng đê (2697 trước CN), chê độ lao động cưỡng bách đời Hạ (2205 trước CN), rồi thuyết Đại đồng của Khổng Tử (551 năm trước CN)... đã được liên hệ với một sô thiết chê và tổ chức của chê độ cộng sản Việc làm, đó không ngoài mục1 1. Mạnh Tử - Đằng Văn Công (hạ). 2. Khổng Tử - Luận ngữ. 3. Nguyễn Ái Quốc - Đông Dương 2 (Tạp chí Cộng sản, số 15, tháng 5-1921).
  • 62. đích để cho các sỹ phu yêu nước và nông dân Việt Nam vốn quen thuộc với văn hoá phong kiến truyền thống khỏi bỡ ngỡ và bước đầu dễ chấp nhận tư tưởng mới, rồi sau đó mới tính đến chuyện bồi dưỡng, nâng cao nhận thức để họ tiếp cận, nắm chắc chân lý mới của thời đại là chủ nghĩa Mác-Lênin. Đối với văn hoá phưorng Tây nói riêng, văn hoá nhân loại nói chung cũng vậy, luôn luôn là một sự tiếp nhận có chọn lọc để rồi vận dụng vào sự nghiệp cứu nước, cứu dân. Cho nên tuyệt nhiên ở đây không phải là kể xem Nguyễn Ái Quốc đã đọc những sách nào, tâm đắc với những tác giả nào, mà vân đề là Người tiếp thụ và kết hợp các kiến thức đó với truyền thông văn hoá của gia đình, của quê hưong, của dân tộc ra sao để biến thành một vũ khí có lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mình và giải phóng các dân tộc khác cùng chung sô phận. Đối với một con người mà ngay từ lúc mới 13 tuổi lần đầu tiên được nghe ba chữ Pháp: "Tự do, Bình đẳng, Bái ái" đã có ý định rất muôn làm quen với nền văn minh Pháp, "muôn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ â y " ^ thì sau này trên con đường hoạt động và trưởng thành tất nhiên sẽ luôn luôn có tinh thần và ý1 1. Ôxíp Manđenxtam, Bđd.
  • 63. thức học hỏi các tinh hoa của văn hoá nhân loại, của Pháp, của Ân Độ, của Nga và nhiều nước khác nữa, ngay tại ngọn nguồn để làm giàu thêm vốn tri thức của mình, tiếp thêm sức m ạnh tinh thần - đồng thời cũng là sức m ạnh vật chất khi thâm nhập quần chúng - rồi sử dụng các vũ khí tư tưởng đó vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mình và các dân tộc cùng chung sô phận. Kể từ khi "vui mừng đến phát khóc lên"^1^vi đã tìm ra con đường giải phóng cho đồng bào bị đoạ đầy đau khổ khi đọc Luận cưong về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin trên báo N hân đạo (L’Hum anité) hồi tháng 7/1920 đến việc phát hiện: "Người Đông Dưcmg che dâu một cái gì đang sôi sục, đang gầm thét, và khi thời cơ đến nó sẽ bùng nổ m ãnh liệt. Những người tiên phong phải thúc đẩy cho thời cơ m au đến. Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất: Chủ nghĩa xã hội chỉ việc gieo hạt giống giải phóng"^, thời gian đó không dài - chỉ trên dưới 10 tháng - nhưng quả thực là một chuyển biến quan trọng về nhận thức tư tưởng đôi với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự chuyển biến m au lẹ đó chỉ có thể được thực hiện trên một nền tảng tri thức phong phú, một vốn liếng văn hoá1 2 1. Hồ Chí Minh - Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, H., 1980. 2. Nguyền Ái Quốc - Đông Dương 1 (Tạp chí Cộng sản, số 14, tháng 4-1921).
  • 64. vững chải, với hạt nhân là một chủ nghĩa yêu nước sâu sắc, một tình cảm rộng lớn đối với nhân dân lao động, đối với những người cùng khổ. Những giọt nước m ắt khóc thương đồng bào chết đuôi trong tiếng cười sặc sụa của bọn Pháp tại cửa biển Phan Rang đá báo trước những giọt nước m ắt khóc thương những người da đen bị sóng biển cuốn đi tại cảng Đa-ca (Phi Châu). Khối lượng tri thức đó, tình cảm nhân văn đó ngày càng được nâng cao, hoàn chỉnh dần, khả dĩ đáp ứng các yêu cầu ngày càng lớn của cách mạng dân tộc và cách m ạng th ế giới trong những điều kiện mới của lịch sử. Chính vì vậy khi nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh mà chỉ xem như là một "sản phẩm của dân tộc" (produit national) thì không chỉ là không đầy đủ, mà còn là sai trái; cần khẳng định Người còn là "tinh hoa của thời đại". Người đá tìm ra được "lời nói cuổi cùng" (dernier mot) để giải phóng dân tộc mình, các dân tộc cùng cảnh ngộ bị áp bức và những ngưòi lao động trên th ế giới khỏi ách nô lệ. Đôi với Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà văn hoá và nhà cách mạng thống nhất hữu cơ làm một, tri thức văn hoá chỉ nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động cách mạng. Không những vậy, chính yếu tô' văn hoá trong con người Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm cho Người có một sức thu hút m ạnh mẽ, một khả năng cảm hoá đặc biệt đối vói mọi
  • 65. người xung quanh, ngay cả đối vói những người nước ngoài, dù cho từ đâu tới và thuộc hệ tư tưởng nào, miễn là họ có thiện chí. Cũng chính yếu tố văn hoá chân chính trong con người Chủ tịch Hồ Chí M inh đã giúp Người sáng suốt phân biệt bạn với thù, chính với tà trong mọi hành động và hoàn cảnh. Trong khi kêu gọi toàn dân đứng dậy tiến hành kháng chiến quyết liệt chống thực dân Pháp tái xâm lược, Người vẫn yêu nước Pháp và chân thành muốn hợp tác với nhân dân Pháp, vi cả hai bên "đều có một lý tưởng chung: tự do, binh đẳng và độc lập" Rồi chính trong lò lửa kháng chiến, một nước Việt Nam mới được rèn đúc: nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh. N hà nước mới đó vừa mới ra đời đã bị chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động liên kết với nhau bao vây, chống phá ác liệt hòng bóp chết từ trong trứng nước, th ế mà vẫn đặc biệt quan tâm mang lại văn hoá cho nhân dân lao động, vẫn dành phần lớn sức lực vào việc giải quyết các công tác kinh tế, chính trị cấp bách. Công tác diệt dốt, chống nạn mù chữ, truyền bá chữ quốc ngữ ngay từ đầu đã được đẩy mạnh, với ý thức "một dân tôc dốt là một dân tộc yếu" ^ Cùng lúc, hệ thống giáo dục1 1. Hồ Chí Minh - Toàn tập, tập 4, Sự thật, H., 1984 (Bài: Gửi nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp, nhân dân các nước Đồng minh). 2. Hồ Chí Minh - Tuyển tập, tập 1, Sự thật, H., 1980.
  • 66. các cấp từ phổ thông đến đại học đều được xây dựng lại. Tiếng Việt được dùng trong các văn bản chính thức của Nhà nước và trong các trường học trên tinh thần trân trọng, giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc. Trên ý nghĩa là người sáng lập ra một nhà nước kiểu mới như vậy, hoàn toàn đoạn tuyệt với kiểu nhà nước cũ, xét trên bình diện quốc gia Chủ tịch Hồ Chí Minh đã và phải là một nhà văn hoá lớn rồi. Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 tại Thủ đô Hà Nội đã có tiếng vang tới tận nước Ma-đa-gát-ca xa xôi trong An Độ Dưong ngày đêm sóng vô, làm cho những người yêu nước của nước này không thể không "nghĩ rằng họ củng có thể có được Độc lập" (1^. Còn quân giải phóng An-giê-ri đã hô vang ba tiếng "Điện Biên Phủ" khi xung phong đánh giáp lá cà với đội quân viễn chinh Pháp và "nguồn say sưa duy nhất đả đem lại cho họ sức m ạnh để tiến lên trước họng súng đại liên và xông vào hàng rào dây thép gai vói tiếng hô xung phong, đó là tư tưởng chiến đấu để giành lại tự do và niềm vinh dự được mang tên là "anh bộ đội Cụ Hồ" < y 2 Độc lập và Tự do cho mỗi dân tộc, đó là điều kiện cần1 1. Lucile Rabearimana na - Báo chí nước Ma-đa-gat-sca từ 1947 đến 1956. Antananari vo,tháng 9-1980. 2. Báo: Le Monde (Thế giới, số tháng 5-1964, xuất bản tại Paris).
  • 67. có để dân tộc đó phát triển bản sắc văn hoá của dân tộc mình, trên cơ sở đó sẽ đóng góp phần xứng đáng nhất vào sự phát triển chung của văn hoá nhân loại. Rõ ràng là với sự đóng góp to lớn của mình vào cách m ạng thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn th ật sự xứng đáng với danh hiệu danh nhân văn hoá thê giới.