SlideShare a Scribd company logo
Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên
Khoa Điện Tử Viễn Thông

Đồ án môn học: CÔNG NGHỆ MẠNG
Storage Area Network
18/09/2013
GVHD: Nguyễn Việt Hà
Nhóm: SAN
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 2
MỤC LỤC
Danh Sách Nhóm.....................................................................................................................4
1 . Tổng quan......................................................................................................................5
1.1 Tổng quan ..................................................................................................................5
1.2 Định nghĩa SAN........................................................................................................5
1.3 Ưu Điểm của SAN....................................................................................................7
2 . Phân Loại SAN:............................................................................................................8
2.1 IP SAN (theo chuẩn iSCSI).....................................................................................9
2.1.1 Định nghĩa:.........................................................................................................9
2.1.2 Mô hình phân lớp của giao thức iSCSI:....................................................... 11
2.1.3 Các bước iSCSI hoạt động: ........................................................................... 12
2.2 Fibre channel SAN ................................................................................................ 13
2.2.1 Định nghĩa:...................................................................................................... 13
2.2.2 Sơ đồ phân tầng: ............................................................................................. 14
2.2.3 Mô hình mạng:................................................................................................ 15
2.2.4 NHẬN XÉT CHUNG:................................................................................... 23
3 . Nguyên Lý Hoạt Động:............................................................................................. 24
3.1 Thành Phần............................................................................................................. 24
3.1.1 Host Components : ......................................................................................... 25
3.1.2 Fabric Components: ....................................................................................... 25
3.1.3 Storage Components: ..................................................................................... 26
3.1.4 Phần mềm SAN (SAN software).................................................................. 27
3.2 Nguyên Lý Hoạt Động.......................................................................................... 31
3.2.1 Bộ Phận Máy Chủ .......................................................................................... 31
3.2.2 Bộ Phận Fabric................................................................................................ 31
3.2.3 Bộ Phận Lưu Trữ ............................................................................................ 32
4 . Thị trường hiện nay ................................................................................................... 33
4.1 Các Mô Hình Triển Khai Điển Hình ................................................................... 33
4.1.1 Mô hình tổng thể hệ thống SAN của TT Học Liệu ĐH Cần Thơ. ........... 34
4.2 Thị trường SAN hiện nay: .................................................................................... 35
4.2.1 Ứng dụng......................................................................................................... 35
4.2.2 Các công ty sản xuất thiết bị SAN: .............................................................. 35
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 3
4.2.3 Giá Của Một Số Thiết Bị SAN:.................................................................... 36
5 . Hướng Phát Triển: ..................................................................................................... 38
5.1 OSN ......................................................................................................................... 38
5.2 IP SANs................................................................................................................... 40
6 . Tài liệu tham khảo..................................................................................................... 41
7 . Phụ lục ........................................................................................................................ 42
7.1 Giao Thức SCSI..................................................................................................... 42
7.2 Fibre chanel ............................................................................................................ 43
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 4
DANH SÁCH NHÓM
STT MSSV Họ Tên Giới tính Email
1 1020020 Nguyễn Hoài Bảo Nam kuli1905@gmail.com
2 1020066 Trần Thanh Hoàng Nam fiochee155@gmail.com
3 1020087 Đỗ Quốc Khánh Nam quockhanha4@gmail.com
4 1020114 Nguyễn Minh Luyến Nữ minhluyen114@gmail.com
5 1020142 Nguyễn Hoàng Nhơn nam nguyenhoangnhon@gmail.com
6 1020178 Nguyễn Minh Sáng Nam sangnguyen1020178@gmail.com
7 1020204 Vũ Đình Thành Nam vudithanh@gmail.com
8 1020225 Lê Ngọc Thương Nam lengocthuong15@gmail.com
9 1020248 Ngô Trung Trực Nam ngotruc112@gmail.com
10 1020278 Hồ Quốc Vương Nam hqvuong92@gmail.com
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 5
1 . TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan
SAN (Storage Area Network) là một mạng được thiết kế để kết nối các máy
chủ tới hệ thống lưu trữ dữ liệu, trong đó các máy chủ truy cập tới hệ thống lưu trữ ở
mức block.
Với những ưu điểm nổi chội SANs đã trở thành một giải pháp rất tốt cho lưu
trữ thông tin cho doanh nghiệp hay tổ chức. SAN cho phép kết nối từ xa tới các thiết
bị lưu trữ trên mạng như: Disks và Tape drivers. Các thiết bị lưu trữ trên mạng, hay
các ứng dụng chạy trên đó được thể hiện trên máy chủ như một thiết bị của máy chủ
(as locally attached divices)
Hình 1. Sơ đồ tổng quát mạng SAN
1.2 Định nghĩa SAN
Lưu trữ mạng có thể được hiểu như một phương pháp truy cập dữ liệu ứng
dụng trên nền tảng mạng mà quá trình truyền dữ liệu trên mạng tương tự như quá trình
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 6
truyền dữ liệu từ các thiết bị quen thuộc trên máy chủ như Disks Drivers như ATA,
SCSI.
Hình 2. Lưu trữ trên PC và trên mạng lưu trữ
Trong một mạng lưu trữ, một máy chủ sử dụng một yêu cầu cho một gói dữ
liệu cụ thể hay một dữ liệu cụ thể, từ một đĩa lưu trữ và các yêu cầu được đáp ứng.
Phương pháp này được biết là block storage. Các thiết bị được làm việc như một thiết
bị lưu trữ bên trong máy chủ và được truy cập một cách bình thường thông qua các
yêu cầu cụ thể và quá trình đáp ứng bằng cách gửi các yêu cầu và nhận được trên môi
trường mạng mà thôi.
Theo truyền thống phương pháp truy cập vào file như SMB/CIFS hay NFS,
một máy chủ sử dụng các yêu cầu cho một file như một thành phần của hệ thống file
trên máy, và được quản lý bình thường với máy chủ. Quá trình điều khiển đó được
quyết định từ tầng vật lý của dữ liệu, truy cập vào nó như một ổ đĩa bên trong máy chủ
và được điều khiển và sử dụng trực tiếp trên máy chủ. Chỉ khác một điều dữ liệu bình
thường thông qua hệ thống bus còn SAN dựa trên nền mạng.
Các hệ thống lưu trữ mạng sử dụng giao thức SCSI cho quá trình truyền dữ liệu
từ máy chủ đến các thiết bị lưu trữ, không thông qua các Bus hệ thống. Cụ thể tầng vật
lý của SAN được sử dụng dựa trên các cổng quang để truyền dữ liệu: 1 Gbit Fiber
Channel, 2Gbit Fiber Channel, 4Gbit Fiber Channel, và 1Gbit iSCSI. Giao thức SCSI
thông tin được vận truyển trên một giao thức thấp dựa trên quá trình mapping layer.
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 7
Hầu hết các hệ thống SANs hiện hay đều sử dụng SCSI dựa trên hệ thống cáp quang
để truyền dữ liệu và quá trình chuyển đội (mapping layer) từ SCSI qua cáp quang và
máy chủ vẫn hiểu như SCSI là (SCSI over Fiber Channel) và FCP được coi là một
chuẩn trong quá trình chuyển đổi đó. iSCSI là một dạng truyển đổi tương tự với
phương pháp thiết kế mang các thông tin SCSI trên nền IP
1.3 Ưu Điểm của SAN
Dễ dàng chia sẻ lưu trữ và quản lýthông tin, mở rộng lưu trữ dễ dàng
thông qua quá trình thêm các thiết bị lưu trữ vào mạng không cần phải thay đổi các
thiết bị như máy chủ hay các thiết bị lưu trữ hiện có. Ứng dụng cho các hệ thống Data
centrer và các Cluster. Và mỗi thiết bị lưu trữ trong mạng SAN được quản lý bởi một
máy chủ cụ thể. Trong quá trình quản lý của SAN sử dụng Network Attached Storage
(NAS) cho phép nhiều máy tính truy cập vào cùng một file trên một mạng. Và ngày
nay có thể tích hợp giữa SAN và NAS tạo nên một hệ thống lưu trữ thông tin hoàn
thiện.
SANs được thiết kế dễ dàng cho tận dụng các tính năng lưu trữ, cho phép
nhiều máy chủ cùng chia sẻ một thiết bị lưu trữ.
Một ứng dụng khác của SAN là khả năng cho phép máy tính khởi động trực
tiếp từ SAN mà chúng quản lý. Điều này cho phép dễ dàng thay các máy chủ bị lỗi
khi đang sử dụng và có thể cấu hình lại cho phép thay đổi hay nâng cấp máy chủ một
cách dễ dàng và dữ liệu không hề ảnh hưởng khi máy chủ bị lỗi. Và quá trình đó có
thể chỉ cần nửa giờ để có một hệ thống Data Centers. Và được thiết kế với tốc độ
truyền dữ liệu cực lớn và độ an toàn của hệ thống được coi là vấn đề hàng đầu.
SAN cung cấp giải pháp khôi phục dữ liệumột cách nhanh chóng bằng cách
thêm và các thiết bị lưu trữ và có khả năng khôi phục cực nhanh dữ liệu khi một thiết
bị lưu trữ bị lỗi hay không truy cập được (secondary aray) .Các hệ thống SAN mới
hiện nay cho phép (duplication) sao chép hay một tập tin được ghi tại hai vùng vật lý
khác nhau (clone) cho phép khôi phục dữ liêu cực nhanh.
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 8
2 . PHÂN LOẠI SAN:
Như đã trình bày, giao thức mà SAN sử dụng là SCSI, một chuẩn giao tiếp rất
phổ biến trong lưu trữ. Vì vậy trong phần này chúng ta sẽ phân loại SAN theo chuẩn
giao tiếp. Một số loại SAN như:
 ATA over Ethernet (AoE), mapping of ATA over Ethernet
 Fibre Channel Protocol (FCP), the most prominent one, is a mapping of
SCSI over Fibre Channel
 Fibre Channel over Ethernet (FCoE)
 ESCON over Fibre Channel (FICON), used by mainframe computers
 HyperSCSI, mapping of SCSI over Ethernet
 iFCP[2] or SANoIP[3] mapping of FCP over IP
 iSCSI, mapping of SCSI over TCP/IP
 iSCSI Extensions for RDMA (iSER), mapping of iSCSI over InfiniBand
Ta sẽ đi qua 2 chuẩn phổ biến nhất là: fibre và iSCSI.
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 9
2.1 IP SAN (theo chuẩn iSCSI)
Hình 3. IP SAN
2.1.1 Định nghĩa:
- iSCSI (Internal Small Computer System Interface) là giao thức được thiết kế với
mục đích cho phép dòng dữ liệu SCSI được đóng gói và truyền tải qua mạng TCP/IP
truyền thống.
- Một mạng IP dành riêng cho mục đích này được gọi là IP-SAN.
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 10
Hình 4. Mô hình IP SAN
- iSCSI sử dụng không gian lưu trữ như VHD's trong Windows Server Storage,
giảm chi phí khi tận dụng hạ tầng LAN sẵn có ( các thiết bị mạng, Swich ,... trên nền
IP ).
- Đặc biệt , iSCSI SAN cũng như Fiber Channer SAN là hệ thống lưu trử hiện
sẵn trong Server như là những ổ cứng cục bộ.
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 11
2.1.2 Mô hình phân lớp của giao thức iSCSI:
Hình 5. Mô hình phân cấp IP SAN theo mô hình OSI
 Application: Giao diện người dùng.
 Operating System: Quản lý truyền nhận gói tin.
 Standard SCSI Command Set: Đặt ra các câu lệnh để kết nối giữa host
và device.
 iSCSI: định tuyến gói tin ra mạng ngoài IP
 TCP: Kiểm tra độ tin cây của gói tin trả lời
 IP: kết nối tới cơ sở hạ tầng của IP toàn cầu
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 12
2.1.3 Các bước iSCSI hoạt động:
Hình 6. Minh hoạt nguyên tắc hoạt động iSCSI
1/ Ứng dụng hoặc người dùng đưa ra yêu cầu về file,data, … Hệ thống điều hành
(Operating system) đưa ra những lệnh SCSI và yêu cầu data.
2/ Các lênh và yêu cầu được đóng gói, mã hóa nếu cần thiết, và thêm phần header vào
sau đó được chuyển qua đường internet.
3/ Ở đầu nhận, gói tin sẽ được mở ra, và giải mã. Sau quá trình này thì lệnh SCSI và
yêu cầu data được tách biệt
4/ Lệnh SCSI và yêu cầu data sẽ được gửi tới SCSI Controller sau đó tới SCSI Storage
device để lấy file hoặc data yêu cầu. Tương tự, dữ liệu sẽ được gửi về nơi yêu cầu qua
các bước như trên.
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 13
2.2 Fibre channel SAN
2.2.1 Định nghĩa:
- Fibre channel được thiết kế dành riêng cho việc truyền tải dữ liệu dạng khối (tương
phản với mạng IP truyền tải dữ liệu ở mức độ file).
- Fibre channel được dùng chủ yếu cho mục đích truyền tải dòng SCSI trong các hệ
thống SAN và các hệ thống SAN dùng fibre channel được gọi là Fibre channel-SAN
- Fibre Channel là một chuẩn kỹ thuật cho phép dữ liệu được truyền từ một nút mạng
đến các nút mạng khác với tốc độ rất cao 100, 200, 400MB/sec. Điều này khiến cáp
quang không cần thiết mà có thể thay thế bằng cáp đồng.
Hiện nay FC được xem như là một chuẩn cho hầu hết các SAN
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 14
2.2.2 Sơ đồ phân tầng:
Kiến trúc Fibre Channel gồm các lớp độc lập và được chia thành 5 lớp đánh số từ 0
đến 4 (lớp 0 là lớp thấp nhất):
Hình 7. Sơ đồ phần tầng Fibre SAN
+ Lớp 0 – 2 là lớp vật lý.
+ Lớp 3 và 4 có chức năng tăng tính hoạt động của Fibre Channel và cung cấp sự thực
hiện chung cho các thao tác giữa các phần.
Cụ thể như sau:
• FC-0: định nghĩa tốc độ truyền và phương tiện vật lý gồm cáp, bộ kết nối, ổ đĩa, các
bộ phát và thu.
• FC-1: định nghĩa sơ đồ mã hóa, dùng để đồng bộ dữ liệu khi truyền.
• FC-2: định nghĩa giao thức framing (giao thức này tự động cấu hình và hỗ trợ
kết nối điểm-điểm) và điều khiển dòng.
• FC-3: định nghĩa các dịch vụ chung cho các node. Một dịch vụ đã được định nghĩa là
multicast, một nơi phát đến nhiều nơi.
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 15
• FC-4: định nghĩa sự ánh xạ giao thức lớp trên cùng. Các giao thức như: FCP
(SCSI), FICON và IP có thể được ánh xạ đến dịch vụ truyền tải Fibre Channel.
2.2.3 Mô hình mạng:
Fibre Channel kết nối các nodes với nhau thông qua 3 kiểu kết nối:
Hình 8. Mô hình mạng
2.2.3.1 Topology (Point to Point)
Topology điểm-điểm là cấu hình đơn giản nhất có thể có cho mạng SAN. bao
gồm một server được nối với một thiết bị lưu trữ đứng một mình. Do chỉ có một địa
chỉ để chuyển gói tin nên không cần địa chỉ mạng. Băng thông lớn.
2.2.3.2 Topology Arbitrated Loop
Trong dạng này, các thiết bị được kết nối dạng vòng, giống như mạng token
ring .Nếu một thiết bị trong mô hình này bị lỗi sẽ làm cả mạng mất kết nối. Các thiết
bị trong mạng được kết nối cáp với nhau.
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 16
Topology Arbitrated loop có nhược điểm là tại một thời điểm chỉ có một thiết
bị được truyền dữ liệu trên mạng. Khi số lượng thiết bị trên mạng tăng lên sẽ gây ra sự
sụt giảm chất lượng mạng. Do đó, Topology Arbitrated loop chỉ được sử dụng cho các
mạng SAN có quy mô nhỏ và lưu lượng dữ liệu hạn chế.
2.2.3.3 Topology SAN Fabric
Trong Fibre Channel, thuật ngữ “chuyển mạch nối giữa các thiết bị” được gọi
là Fabric.
Topology SAN Fabric là topology có chỉ tiêu cao nhất và được sử dụng cho các
mạng SAN có quy mô và lưu lượng dữ liệu lớn. Các fabric rất lớn có thể được xây
dựng bằng cách liên kết nhiều chuyển mạch với nhau. Do đó, mạng SAN dựa trên
fabric có thể được mở rộng bằng cách thêm các chuyển mạch vào mạng.
Topology SAN fabric có các kiểu topology sau:
2.2.3.3.1 Director-BasedFabric
Fabric thực hiện đơn giản nhất là Director Based Fabric. Fabric này gồm có
một chuyển mạch chủ đơn lẻ với một số lượng cổng rất lớn.
Một director-Based Fabric có các đặc điểm sau:
1. Director-Based Fabric đưa ra một kiểu lưu trữ tập trung với tất cả thiết bị lưu
trữ nối tới điểm duy nhất.
2. Nếu chuyển mạch chủ gặp sự cố, toàn mạng sẽ gặp sự cố. Kết quả, tất cả các
server và thiết bị lưu trữ bị mất các kết nối.
3. Topology Director-Based Fabric không có tính khả thi cao, một chuyển mạch
chủ lớn không phải luôn luôn là một giải pháp đạt hiệu quả về chi phí. Khi có
sự chuyển đổi về công nghệ sang các công nghệ mới hơn, toàn bộ chuyển mạch
có thể cần phải được thay thế, thay vì chỉ thay thế các thành phần của mạng
lưới.
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 17
2.2.3.3.2 Topology chuyển mạch nối tầng (CascadedSwitch
Topology)
Topology chuyển mạch nối tầng là ít phức tạp nhất trong fabric.Topology này
bao gồm một số lượng tương đối nhỏ các chuyển mạch được liên kết với nhau theo
kiểu tuyến tính.
Hình 9. Topology nối tầng
Chuyển mạch cuối cùng của fabric cũng có thể được liên kết với chuyển mạch
đầu tiên bằng cách sử dụng thêm một đường ISL (Inter-Switch Lịnk) tạo thành một
topology ring. Topology chuyển mạch nối tầng có các đặc điểm:
 Sử dụng số lượng cổng tối thiểu để liên kết các chuyển mạch.
 Các chuyển mạch nối tầng không có chuyển mạch dự. Do đó, một
chuyển mạch có sự cố sẽ dẫn tới fabric bị chia tách. Kết quả là các thiết
bị được nối với một chuyển mạch này không thể truy nhập vào các thiết
bị trên chuyển mạch khác.
2.2.3.3.3 Topology fabric lưới (MeshFabric Topology)
Topology fabric lưới bao gồm các chuyển mạch được nối với nhau dưới một số
dạng hình học. Tất cả các chuyển mạch trong fabric được liên kết với nhau.
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 18
Hình 10. Topology lưới
Topology Fabric lưới có thể được mở rộng bằng cách thêm các chuyển mạch
khi cần thiết. Ngoài ra, topology này có một số lượng dự phòng bị giới hạn do các
đường dẫn bổ sung giữa các chuyển mạch.
2.2.3.3.4 Topology SAN Building-Block Fabric
Topology SAN Building - Block Fabric được dựa trên nhiều chuyển mạch nhỏ
hơn (building-block) được nối với nhau bằng cách sử dụng một đường trục của một
hoặc nhiều chuyển mạch.
Hình 11. Topologic Building-Block
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 19
Topology này dễ dàng thực hiện các mạng SAN có quy mô và số lượng cổng
lớn. Mỗi building-block gồm các đường dẫn dự phòng và được cung cấp các kết nối
chính xác với các chuyển mạch đường trục. Topology này có đặc điểm:
 Thực hiện đơn giản khi thiết lập một mạng SAN có quy mô lớn.
 Các chuyển mạch đường trục nối giữa các building-block với nhau có
thể được sử dụng như là một điểm tập trung cho các thiết bị được sử
dụng chung một cách thường xuyên (heavily shared device) như các ổ
băng, thiết bị lưu trữ.
 Sử dụng nhiều cổng để liên kết các chuyển mạch gây ra sự lãng phí
cổng.
Hình 12. Mạng SAN dựa trên 4 building block và 7 chuyển mạch liên kết
2.2.3.3.5 Topology SAN Island
Topology SAN Island do công ty BCS (Brocade Communications Systems)
đưa ra. Topology này được sử dụng khi các phòng chức năng trong một trung tâm
muốn có khả năng dùng chung một số thiết bị.
Topology SAN Island được thiết lập bằng cách sử dụng một chuyển mạch
đường trục kết nối mạng SAN của các phòng trong trung tâm với nhau. Tất cả các
thiết bị dùng chung như các ổ băng từ và các thiết bị lưu trữ khác đều được nối với
chuyển mạch đường trục. Bằng cách chia vùng, các mạng SAN ở các phòng tùy theo
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 20
nhu cầu, có thể được bảo vệ khỏi sự truy nhập từ bên ngoài hoặc được thiết lập để
dùng chung.
Hình 13. Topology 3 Island
2.2.3.3.6 Mạng MetropolitanvàWide Area SAN
Mạng Metropolitan Area SAN sử dụng để kết nối các mạng SAN ở phạm vi
vùng (khoảng cách tới 100km). Khi thực hiện mạng Metropolitan SAN, tiêu chuẩn
Fibre channel được áp dụng bằng cách sử dụng bộ ghép kênh quang theo bước sóng
(DWDM - Dense Wavelength Division Multiplexer)
Hình 14
Mạng Wide Area SAN sử dụng để kết nối các mạng lưu trữ trong các trung tâm lưu
trữ ở phạm vi quốc gia (nationwide). Phương pháp phổ biến để thực hiện mạng Wide
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 21
Area SAN là sử dụng Fibre Channel qua ATM (Assynchronous Transfer Mode) được
truyền tải trên SONET
Hình 15
2.2.3.4 Topology dự phòng
2.2.3.4.1 Dự phòng cơ bản:
Dự phòng cơ bản trong mạng lưu trữ có thể được thực hiện bằng một số
phương pháp khác nhau và được thực hiện ở hai mức cơ bản, hoặc ở mức thiết bị hoặc
ở mức mạng.
Thực hiện dự phòng ở mức thiết bị: Các thành phần thiết bị quan trọng trong
mạng SAN có khả năng chuyển đổi nóng (hot-swappable) để quá trình thay thế thiết
bị không phải tắt nguồn trên thành phần hỏng. Các thành phần thiết bị có thể được
nhân đôi để sự hỏng hóc của thành phần đó sẽ không ảnh hưởng tới chỉ tiêu của thiết
bị. Thành phần thiết bị được nhân đôi là nguồn cấp điện, bộ điều khiển kép cho các
thiết bị RAID, đầu ra điện áp AC kép và hai quạt làm mát.
Thực hiện dự phòng ở mức mạng: Các server được trang bị với các HBA kép
để mỗi server có thể được nối với hai chuyển mạch khác nhau trong fabric. Một cách
tương tự, các khối lưu trữ có các cổng kép được nối tới hai chuyển mạch khác nhau
trong fabric. Bằng cách này, sự hỏng hóc của một chuyển mạch trong fabric sẽ không
gây ra sự mất truy nhập vào server và các khối lưu trữ nối với nó. Nhiều đường dẫn
cũng được thiết lập trong fabric để bảo đảm vẫn có các đường dẫn giữa các chuyển
mạch khi chuyển mạch trên đường ngắn nhất bị sự cố. Trong trường hợp cần thiết,
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 22
toàn bộ mạng kết nối có thể được nhân đôi để tạo thành một sự dự phòng hoàn toàn và
mạng chống lỗi .
2.2.3.4.2 Topology Remote mirroring:
Topology Remote mirroring bổ sung một mức dự phòng khác và thậm chí tốt
hơn về mặt thời gian chuyển đổi từ thiết bị chính sang dự phòng so với các cấu hình
dự phòng đơn giản vì topology này không phụ thuộc vào một vị trí đơn lẻ.
Các cấu hình Remote Mirroring cung cấp khả năng chịu được thảm hoạ(lửa,
động đất và các thiên tai khác) hoàn toàn bằng cách thiết lập một bản sao (duplicate)
của mạng SAN tại vị trí cách xa.
Hình 16. Topology Remote Mirroring dùng Fibre Channel
Tất cả các khối lưu trữ ở mạng chính cũng như đường trục đều được nhân đôi.
Vì có một lưu lượng dữ liệu tương đối lớn truyền giữa mạng cục bộ và mạng ở xa, do
đó cần thiết có nhiều đường dẫn nối giữa chúng. Hai mạng được nối với nhau có thể
sử dụng sợi quang đơn mode cho phép khoảng cách truyền dẫn lên tới 70km qua các
chuyển mạch được nối tầng hay tới 10km sử dụng chuyển mạch đơn lẻ.
Một lựa chọn khác để thực hiện cấu hình remote mirroring là cung cấp kết nối
từ xa qua mạng WAN (Wide Area Network). Khi đó, khoảng cách giữa hai mạng sẽ
còn lớn hơn.
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 23
Hình 17. Topology Remote Mirroring dùng WAN cho kết nối từ xa
2.2.4 NHẬN XÉT CHUNG:
Point to Point Arbitrated Loop Switched fabric
Port tối đa 2 127 224
Kích thước địa chỉ 8 bit 24 bit
Ảnh hưởng khi 1 port
lỗi
Mất kết nối Mất kết nối Không ảnh hưởng
mạng
Tỷ lệ trộn các link
khác nhau
Không có Không có Có
Kết nối qua trung
gian
Kết nối riêng Kết nối trung gian Kết nối riêng
Nhận xét về fibre channel:
Ưu điểm Nhược điểm
- Băng thông lớn.
- Kiến trúc an toàn nhanh chóng với khả
năng quản lí dữ liệu toàn cầu.
- Tính dự phòng tốt.
- Tính bảo mật cao.
- Khả năng mở rộng cao.
- Chi phí cao chỉ áp dụng tốt cho các
công ty lớn.
- Đô phức tạp cao.
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 24
3 . NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG:
3.1 Thành Phần
Trong dạng đơn giản nhất của nó, một SAN bao gồm một hoặc nhiều servers
đính kèm với một mảng lưu trữ sử dụng một hay nhiều SAN switches. Mỗi server có
thể lưu trữ rất nhiều ứng dụng được yêu cầu lưu trữ.
Hình 18. Các thành phần mạng SAN
Các thành phần của SAN như sau:
 Host Component: Là các máy chủ (servers) trong hệ thống. Những máy chủ
này truy xuất tới hệ thống Storage thông qua mạng SAN để truy xuất dữ liệu.
 Fabric (kết cấu) : Kết cấu SAN là một mạng thực tế của SAN. Khi một hoặc
nhiều SAN switches được kết nối, một kết nối được tạo ra. Giao thức FC được
sử dụng để truyền thông trên toàn bộ hệ thống mạng. Một SAN có thể bao gồm
nhiều loại kết cấu kết nối với nhau, Thậm chí một SAN đơn giản thường
bao gồm 2 loại kết cấu để dự phòng.
 Storage: là hệ thống ổ đĩa (disk array) dùng để lưu trữ dữ liệu. Hệ thống đĩa
được dùng ở đây có tốc độ cao, hỗ trợ tính năng RAID để cải thiện tốc độ; có
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 25
controller để cho phép nhiều server truy xuất đĩa cùng lúc. Hệ thống tape
library để sao lưu dữ liệu cũng nằm trong thành phần này.
3.1.1 Host Components :
Các thành phần của một SAN bao gồm bản thân các server và các thành phần
cho phép các server kết nối vật lý đến SAN
 HBA :là được đặt trong các Server, cùng với một thành phần chuyển đổi từ số
sang tín hiệu quang. Mỗi host kết nối đến các fabric port thông qua HBAs
 HBA drivers chạy trên các Server cho phép các hệ thống server hoạt động để
truyền thông với HBA
3.1.2 Fabric Components:
Tất cả các host kết nối đến storage devices (thiết bị lưu trữ ) trên SAN thông qua
SAN faric. Các thành phần mạng của SAN bao gồm các thành phần fabric sau:
a. SAN Switches – SAN switches có thể kết nối đến các servers, storage
devices(thiết bị lưu trữ), và các switch khác, và do đó cung cấp một
điểm kết nối cho SAN fabric. Loại của SAN switch, chức năng thiết kế
của nó, và khả năng của port đóng góp cho tổng thể như công suất, hiệu
suất, khả năng chịu lỗi. Số lượng của Switch, loại Switch, và cách thức
các thiết bị chuyển mạch kết nối với mô hình fabric.
i. Cho một SANs nhỏ, chuẩn SAN switches (còn gọi là modular
switches) có thể thường hổ trợ 16 hoặc 24 port (tuy nhiên một vài
modular switches có 32-port). Thỉnh thoảng modular switches là
liên kết với nhau để tạo thành một fabric kháng lỗi.
ii. Cho một SAN fabric lớn, director-class switches hổ trợ một
lượng lớn các port (64 đến 128 ports trên một Switch) và xậy
dựng một fabric kháng lỗi.
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 26
b. Data Routers :là một cầu nối thông minh giữa các thiết bị SCSI và thiết
bị trong SAN. Các Server trong SAN có thể truy cập thiết bị đĩa SCSI
hoăc băng từ trong SAN thông qua các Data Router tron lớp fabric.
c. Cables :Cáp SAN thông thường là cáp quang được sử dụng để kết nối
tất cả các thành phần fabric lại với nhau. Các loại của cáp SAN và tín
hiệu quang là dùng để xác định khoảng cách tối đa giữa các thành phần
trong SAN và đóng góp vào đánh giá tổng băng thông của SAN.
d. Communications Protocol :Các thành phần Fabric giao tiếp bằng cách
sử dụng giao thức truyền thông FC. FC là protocol được sử dụng cho
hầu hết các SAN ngày nay. FC đã được phát triển như là một giao thức
để truyền dữ liệu giữa 2 port trên một kênh truyền nối tiếp I/O có tốc độ
cao.
3.1.3 Storage Components:
Các thành phần lưu trữ của một SAN là mảng lưu trữ. Các mảng lưu trữ bao gồm
Storage Processor( Bộ vi xử lý lưu trữ -SPs). Các SP là đầu cuối của mảng lưu trữ.
SP truyền thông với các disk array (bao gồm tất cả các đĩa trong mảng lưu trữ) và
cung cấp các chức năng RAID/LUN.
a. Storage Processor: Sps hổ trợ đính kèm host vào mặt trước để đến thiết
bị lưu trữ (storage devices) từ các server, hoặc trực tiếp hoặc thông qua
một switch. . Các HBA trong các Server phải phù hợp với các giao thức
được hỗ trợ bởi bộ vi xử lý, Trong hầu hết các trường hợp, đây là giao
thức FC. Bộ vi xử lý cung cấp truy cập nội bộ đến các ổ đĩa, có thể được
sử dụng một switch hoặc kiến trúc bus. Trong các hệ thống lưu trữ cao
cấp, ổ đĩa thường được kết nối vòng, điều này đem lại SP nhiều lợi ích :
 Truy cập tốc độ cao đến các ổ đĩa
 Khả năng thêm vào nhiều ổ đĩa trong vòng
 Dự phòng truy cập đến một ổ đĩa đơn từ nhiều vòng
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 27
b. Storage Devices : Dữ liệu là lưu trữ trong mảng ổ đĩa hoặc băng từ
(hoặc cả hai)
 Disk arrays là nhóm của nhiều thiết bị đĩa và là thiết bị lưu trữ điển
hình của SAN. Nó có thể khác nhau rất nhiều trong thiết kế , dung
lượng, hiệu suất, và các tính năng khác.
 Mảng lưu trữ hiếm khi hổ trợ các host trực tiếp truy cập đến ổ đĩa cá
nhân. Thay vào đó, mảng lưu trữ sử dụng công nghệ RAID
(Redundant Array of Indepent Drives)để nhóm một bộ các ổ đĩa.
RAID sử dụng ổ đĩa độc lập để cung cấp dung lượng, hiệu suất, và
dự phòng. Sử dụng các thuật toán đặc biệt, một số ổ đĩa được nhóm
lại để cung cấp ổ đĩa gộp chung lại. Các thuật toán RAID, thường
được gọi là cấp độ RAID, xác định các đặc tính của nhóm cụ thể.
c. Tape Storage Devices : Thiết bị lưu trữ là một phần của backup dung
lượng và quy trình
 SAN nhỏ có thể sử dụng ổ đĩa băng từ có dung lượng cao. Các ổ
đĩa băng khác
3.1.4 Phần mềm SAN (SAN software).
Hơn bao giờ hết, phần mềm đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát
triển thành công các mạng SAN. Nhiều kỹ thuật cũng như nhiều đặc điểm SAN hỗ trợ
trên thực tế được tích hợp vào trong phần mềm của nó. Từ việc quản lý volume đến
việc sao chép (backup) không trực tiếp trên server, việc chọn và định cấu hình trong
các thành phần phần mềm là rất quan trọng và cần làm cẩn thận.
Nhiều công ty cung cấp các sản phẩm và các giải pháp phần mềm khác nhau
được thiết kế để tăng khả năng thực hiện cũng như tính có thể điều khiển và tính sẵn
sàng dữ liệu trong các mạng SAN. Một vài giải pháp được phát triển bởi các công ty
cho các hệ thống lưu trữ dữ liệu. Một đề nghị khác chung hơn hoặc “mở” hơn và
nhắm vào thiết bị và các yêu cầu khách hàng rộng hơn.
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 28
Ngày nay SAN trở nên phức tạp hơn trong cả thiết kế lẫn hiện thực. Thêm vào
đó là vấn đề liên quan đến cấu hình, cấp phát và giám sát tài nguyên hệ thống. Tất cả
đều cho thấy rằng nhu cầu quản lý SAN, quản lý các servers client và quản lý sự phối
hợp các tài nguyên là cần thiết. Vì vậy các phần mềm cần phải được phát triển hơn
nữa để thực hiện những chức năng phức tạp hơn. Việc phát triển phần mềm SAN dựa
trên các ý tưởng, chức năng và các lợi ích của mạng LAN và WAN.
Phần mềm SAN lý tưởng sẽ phù hợp với bất kỳ mạng SAN nào. Nhưng ngày
nay trong môi trường vật lý và các thiết bị phần cứng của SAN thì phần mềm quản lý
này thường là độc quyền hoặc cho các nhà sản xuất và các đại lý thuê. Giờ đây điều
này đã bắt đầu thay đổi, nhưng khi chọn phần mềm quản lý cho SAN ta vẫn phải quan
tâm nhiều đến hãng cung cấp thiết bị, hệ điều hành, firmware, phần mềm điều khiển
HBA, ứng dụng,…, và cũng phải xem xét đến những phần mềm nào sẽ chạy trên
SAN. Cho đến nay phần mềm quản lý SAN trở nên phổ biến và rất quan trọng, nó rất
thân thiện cho những nhà cung cấp sản phẩm nhằm đạt được kết quả tốt nhất trong
mục đích cũng như lợi ích của quản lý mạng SAN. Có rất nhiều câu hỏi được đưa ra
khi chọn phần mềm quản lý SAN. Đó là các vấn đề liên quan đến việc hệ điều hành
nào được hỗ trợ, khả năng tương thích với các loại thiết bị khác, các mức kết hợp
trong SAN và những đặc điểm hạn chế có thể xảy ra trong hệ thống.
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 29
Hình 19. Giao diện Phần mềm iQstor
3.1.4.1 Quản lý SAN là gì?
Từ quản lý mang ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau. Chẳng
hạn như với người quản trị mạng thì từ quản lý liên quan đến việc truyền dữ liệu, hoặc
di chuyển thông tin từ điểm này đến điểm khác. Vì vậy một người quản lý mạng thì
liên quan đến việc quản lý sử dụng băng thông, cung cấp các đường dư thừa trong lưới
topology để bảo vệ các đường dữ liệu xen nhau, hỗ trợ nhiều giao thức, phát hiện lỗi
tự do (error-free) v.v… Nói tóm lại, người quản trị mạng quan tâm đến việc lấy dữ
liệu từ nơi A đến nơi B, nhưng sẽ không biết được cái gì xảy ra cho dữ liệu tại đích
đến.
Còn người quản lý lưu trữ thì ít liên quan đến vấn đề truyền dữ liệu hơn là vấn
đề tổ chức và sắp xếp dữ liệu tại đích đến. Các mức RAID, tính nguyên vẹn file,
backup băng, sử dụng đĩa v.v… là mối bận tâm thường ngày của người quản lý lưu
trữ. Việc quản lý lưu trữ có trách nhiệm làm thế nào để dữ liệu đến được ghi lên đĩa và
băng đúng như dữ liệu gốc gởi đến.
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 30
Công việc quản lý trong SAN bao gồm cả quản lý truyền dữ liệu lẫn tổ chức
sắp xếp dữ liệu. Nhờ kiểu nối mạng giữa các servers và storage, SAN đã buộc kiểu
quản lí lưu trữ truyền thống phải mở rộng phạm vi của mình bao gồm việc quản trị
mạng và cũng thúc đẩy cách quản lý lưu trữ truyền thống mở rộng khả năng tổ chức
và sắp xếp dữ liệu. Do đó, cơ cấu quản lý mạng như CA UnicenterTM, TivoliTM và
HP OpenViewTM là những cơ cấu quản lý lưu trữ chặt chẽ rất hữu ích cho SAN,
trong khi đó những nhà cung cấp phần mềm lưu trữ như VERITAS TM và LegatoTM
bao gồm các modules để giám sát việc truyền tải mạng Fibre Channel.
Việc tích hợp các chức năng quản lý lưu trữ và quản lý mạng là mục đích chính
của sự phát triển mạng SAN và cũng cho thấy rằng việc chuyển từ mô hình máy tính
tập trung kiểu server sang mô hình dữ liệu tập trung là một bước đột phá.
3.1.4.2 Khi nào thì việc quản lý mạng SAN là cần thiết?
Một cách lý tưởng thì việc quyết định phát triển một mạng SAN có quản lý hay
không sẽ được xác định bởi từng ứng dụng cụ thể. Phần lớn việc cài đặt hệ thống SAN
là do thiếu sản phẩm quản lý hoặc do giả định rằng các mạng SAN nhỏ sẽ không yêu
cầu quản lý, tuy nhiên cấu hình SAN không có quản lý thường được cài mặc định.
Trên thị trường một vài hệ thống được cài đặt sao cho vẫn tiếp tục chạy các ứng dụng
giới hạn nhiệm vụ (mission-critical) và cố gởi việc thiếu sự quản lý bằng cách cung
cấp các đường dữ liệu dư thừa. Tuy nhiên, giải pháp này không thay thế cho quản lý
SAN. Nếu không có sự quản lý thì lỗi đường dự phòng có thể bị bỏ qua, kết quả là hệ
thống bị lỗi nếu đường cơ sở bị rớt.
Mạng xí nghiệp và mạng thông tin thường có sự truy cập thông tin liên tục.
Thậm chí sự backup cũng làm cho mạng chậm hẳn đi. Thường trong 1 mạng nhỏ, thời
gian để xác định và sửa chữa 1 lỗi dù nhỏ cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến người dùng
cuối.
Phần mềm quản lý SAN phải phát hiện ra lỗi khi nó vừa xảy ra. Nếu không có
công cụ để nhanh chóng phát hiện và sửa lỗi, thời gian trung bình để sửa lỗi sẽ rất lớn
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 31
vì ta phải dò cáp, bộ thu phát, bộ tương thích mạng, ứng dụng,… từng cái một để tìm
lỗi. Và đây rõ ràng không phải là cách quản lý tốt.
3.2 Nguyên Lý Hoạt Động
3.2.1 Bộ Phận Máy Chủ
Bộ phận máy chủ của SAN bao gồm các sever và các thiết bị vật lý để kết nối các sever
với các bộ phận khác của SAN
1. SEVER: các máy tính cấu hình mạnh, sever có thể của nhiều nhà cung cấp
khác nhau và chạy trên các hệ điều hành khác nhau có thể kết nối đến 1
SAN. Các server này kết nối đến SAN bằng cách sử dụng các card HBA
(Host Bus Adapter). Các server có thể kết nối đến SAN bằng 1 hoăc 2 kết
nối (cho cơ chế dự phòng).
2. HBA (Host Bus Adapter): được đặt tại các sever, chuyển đổi tín hiệu số
sang tín hiệu quang. Mỗi máy chủ kết nối với bộ phận Fabric (sườn) thông
qua HBA.
3. HBA Driver: trình điều khiển HBA chạy trên các máy chủ.
3.2.2 Bộ Phận Fabric
Tất cả các máy chủ muốn kết nỗi đến các thiết bị lưu trữ trong một SAN đều phải thông
qua Fabric.
- SAN Switch: SAN Switch có thể kết nối đến các sever, các thiết bị lưu trữ, các switch
khác, và do đó cung cấp các điểm kết nối cho SAN. Có nhiều loại switch khác nhau,
được thiết kế với các đặc tính khác nhau, các switch này được sử dụng vào SAN để
cung cấp một năng suất tốt nhất cũng như khả năng chịu lỗi cho hệ thống. Số lượng
switch, loại switch và cách thức mà các switch được kết nối với nhau tạo ra nhiều cấu
trúc khác nhau cho hệ thống.
+ Đối với hệ thống SAN loại nhỏ, các switch (modular switch) hỗ trợ từ 16 đến
24 port (một số được hỗ trợ 32 port). Đôi khi, các switch được kết nỗi với nhau
để tạo ra một hệ thống có thể chống lỗi.
+ Đối với hệ thốnag SAN lớn hơn, các switch (director-class switch) hỗ
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 32
trợ từ 64 đến 128 cổng và có sẵn khả năng chống lỗi.
- Cáp: Cáp trong SAN thường là cáp quang. Loại cáp được sử dụng trong SAN sẽ xác
định khoảng cách giữa các thành phần và tốc độ băng thông trong SAN.
- Các giao thức: Bộ phận Fabric sử dụng giao thức FC. FC là giao thức lưu trữ
được sử dụng phổ biến trong SAN. FC được phát triển để truyền dữ liệu giữa hai
cổng trên một dây cáp tốc độ cao.
3.2.3 Bộ Phận Lưu Trữ
Các bộ phận lưu trữ của SAN là các thiết bị lưu trữ & các bộ vi xử lý lưu trữ (storage
processors- SPs)
3.2.3.1 Bộ Vi Xử Lý (SPs)
Bộ vi xử lý cung cấp các truy cập nội bộ tới ổ đĩa. Các HBA máy chủ phải phù hợp với
các giao thức được hỗ trợ bởi SPs. Đa số, là giao thức FC. Lợi ích cửa SPs:
o Truy cập tốc độ cao
o Có khả năng thêm ổ đĩa vô hệ thống
o Cung cấp các đường truy cập dự trữ
3.2.3.2 Thiết Bị Lưu Trữ
Dữ liệu được lưu trữ trên các disk array hoặc tape device hoặc cả hai.
Các disk array được tạo thành từ nhiều các ổ đĩa khác nhau và là kiểu thiết bị lưu trữ
đặc trưng của SAN. Nó có thể khác nhau rất nhiều trong thiết kế, khả năng lưu trữ, hiệu
suất và các đặc tính khác.
Các Tape Storage dùng để backup dữ liệu trong SAN
 SAN nhỏ có thể dùng ổ đĩa tape công suất cao. Các ổ đĩa này có khả năng thay đổi
khả năng lưu trữ và tốc độ chuyển dữ liệu cao. Có thể tồn tại dưới dạng một ổ cứng
riêng biệt hay một phần của thư viện ổ đĩa.
 Với một SAN lớn, dữ liệu rất cần được backup, vì vậy cần có cả một hoặc nhiều
thư viện.
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 33
4 . THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY
4.1 Các Mô Hình Triển Khai Điển Hình
Mô hình liên kết giữa 2 server hay 2 khu vực với nhau.Mỗi server có hệ thống
SAN lưu trữ riêng và được kết nối với nhau qua đường mạng. Dữ liệu lưu trữ ở hay
nơi được đồng bộ với nhau, coi như là một vùng lưu trữ thống nhất.
Hình 20
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 34
Hình 21
4.1.1 Mô hình tổng thể hệ thống SAN của TT Học
Liệu ĐH Cần Thơ.
 Mô tả thiết kế:
Dự kiến mỗi máy chủ hiện có (HP ProLiant Server) trong TTHL sẽ được trang
bị tăng cường hai Card HBA (Host Bus Adapter) có tốc độ truyền dẫn tín hiệu
lên đến 4Gbps. Vì lý do định dạng khe cắm mở rộng mà mỗi máy chủ hỗ trợ
khác nhau và các bo mạch HBA được trang bị cho mỗi máy chủ sẽ có chuẩn
giao tiếp mở rộng khác nhau. Đối với các máy chủ HP ProLiant Server
DL580G3 và máy chủ HP ProLiant DL380G4 sẽ được trang bị bo mạch HBA
sử dụng giao tiếp PCI-X, ngược lại đối với các máy chủ HP ProLiant DL580G4
sẽ được trang bị bo mạch HBA sử dụng giao tiếp PCI-Express. Các máy chủ
trên sẽ được kết nối đến hệ thống lưu trữ trung tâm SAN thông qua bộ giao tiếp
HBA tốc độ cao
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 35
Mạng lưu trữ SAN sẽ được xây dựng dựa trên 2 SAN switch HP StorageWork
4/16 SAN Switch có 16 cổng kết nối với nhau. Thiết kế này cho phép kết nối tối đa
16 máy chủ vào mạng SAN (14 qua SAN switch và 2 kết nối trực tiếp) đồng thời
nâng cao tính sẵn sàng và độ tin cậy của thiết bị cũng như toàn bộ hệ thống lưu trữ
mạng SAN với tính năng dự phòng trong mô hình 2 SAN switch hoạt động song
song. Sử dụng phần mềm quản lý HP StorageWork Command View EVA
Software 7.0
4.2 Thị trường SAN hiện nay:
4.2.1 Ứng dụng
- Trong công nghiệp giải trí: Xử lý hậu trường video đòi hỏi tốc độ truy xuất dữ
liệu rất cao.
- Ngoài mạng thị trường doanh nghiệp lớn, đây là một lĩnh vực đạt hiệu quả lớn
khi áp dụng SAN.
- Trong các công ty có lượng lưu trữ dữ liệu lớn: Ngân hàng, công ty lớn, Tập
đoàn phần mềm, phần cứng…
…
4.2.2 Các công ty sản xuất thiết bị SAN:
Qlogic, HP, IBM, Hitachi, Nexsan, Quantum, Qualstar, Emulex, Brocade…
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 36
4.2.3 Giá Của Một Số Thiết Bị SAN:
Nhà Sản
Xuất
Tên Thiết Bị Giá (USD)
HP HP StorageWorks P4500 G2 14.4TB SAS
Virtualization SAN Solution BQ888A
$39,800.00 đến
$50,435.00
HP HP P4300 G2 7.2TB SAS Starter SAN
Solution BK716A
$33,166.00
HP HP StorageWorks P4300 G2 16TB MDL SAS
Starter SAN Solution BK715A
$20,293.36
HP HP P2000 G3 FC DC SMB SAN Starter Kit
AP847B
$16,500.00
Nexsans The Nexsan E-Series™ - E60: Tốiđa 60 thiết
bị và dung lượng lên tới 240TB. Gồm SAS,
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 37
Nhà Sản
Xuất
Tên Thiết Bị Giá (USD)
SATA, SSD. I/O có 8Gb FC 1Gb or 10Gb
iSCSI, or 24Gb SASX4.
IBM IBM Brocade 20-port 8Gb SAN Switch
Module for IBM BladeCenter 44X1920
$11,144.00 to
$14,973.38
Infortrend Infortrend - EonStor DS SAN - 4U Rack, 4 x
8GFC Host Channel, 24-Bay (3.5 SAS), 1 x
Controller
$10,137.00
CisCo Nexus 7000 SAN Enterprise License
eDelivery
$13,053.00
IBM EXPRESS SAN40B-4 40 PORT 8GBPS FC
SWITCH
$15,739.94
Cisco E-Delivery DCNM for SAN Advanced
Edition for Nexus 7000 pak
$18,275.00
EMC
(WESTCON
GROUP)
EMC CLARiiON CXxxx SAN Install
configuration - up to 8 UNIX (HPUX,SOLA
$18,419.00
IBM EX SYS STG DS3950 MOD 94 $18,597.25
Nguồn: http://www.shopbot.com.au/m/?m=SAN&p1=10000&p2=100000&page=20
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 38
5 . HƯỚNG PHÁT TRIỂN:
5.1 OSN
Công nghệ này được gọi tắc là DWDM ( dense wave length-division multiplexing).
Công nghệ OSN mang lại tốc độ, đơn giản, giải quyết được các vấn đề về hiệu suất và
tốc độ truyền hiện nay.
DWDM lợi dụng được các công nghệ truyền dẫn tốc độ cao hiện này, như là Fiber-
optic, Fibre Channel để truyền xa với băng thông cao.
DWDM có khả năng tăng khả năng của fiber-optic bằng cách multiplexing các bước
sóng dài # nhau.
Sử dụng công nghệ DWDM một kênh Fibre có thể dễ dàng mở rộng tối thiểu đến
100km mà không cần phải tái tạo tín hiệu. Ngoài ra, bằng cahcs cho phép lưu lượng
truy cập thông qua một liên kết sợi quang duy nhất, DWDM có thể tăng gấp đôi khả
năng của một SAN cơ bản.
Công nghệ DWDM tăng khả năng truyền dẫn của các sợi quang bằng cách ghép
nhiều luồng sáng với các bước sóng khác nhau trên 1 cáp quang duy nhất. Nói cách
khác, 1 sợi quang làm việc như 1 tập hợp gồm nhiều sợi ảo mang nhiều tín hiệu #. Ví
dụ, bằng cách kết hợp tám OC-48 liên kết sợi quang duy nhất từ 2.5Gbps có thể lên
tới 20Gbps.
Sau đây là những lý do OSN là tương lai của SANs:
(1) Nâng cao hiệu suất(Enhanced performance): Bằng cách thực hiện một cơ sở hạ
tầng quang tốc độ cao dựa trên mạng lưu trữ công nghệ OSN sẽ tránh tắc
nghẽn, có thể xử lý khối lượng lớn thông tin  loại bỏ hạn chế khoảng cách 
không phải lo lắng về việc nâng cấp hoặc thay thế các cơ sở hạ tầng lưu trữ
hiện có
(2) Cài đặt đơn giản, chi phí thấp(simple and low-cost implementation): Sử dụng
các cơ sở hạ tầng sẵn có, tiêu thụ ít điện năng hơn, giúp giảm thiểu chi thí đầu
tư.
(3) Hỗ trợ nhiều công nghệ mới(support to a wide range of technologies) : là 1
công nghệ độc lập, OSN hỗ trợ Fibre Channel, Fibẻ-optic, SANs, và các công
nghệ theo sau như NAS, DAS, Soip, FCIP, iFCP, ….
(4) Dễ cấu hình(ease of reconfiguration) : DWDM cho phép cấu hình lại của 1
SAN hiện tịa mà không cần thay đổi các thành phần mạng lưu trữ. Giảm chi
phí tối thiểu, đạt hiệu quả cao hất, thích ứng cao với sự phát triển trong tương
lai
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 39
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 40
5.2 IP SANs
Với sự phát triển của công nghệ cáp đồng hiện nay, tốc độ của chuẩn Ethernet đã cải
thiện đáng kê. Cho nên IP SANs dần dần đang phổ biến trở lại với lợi thế về giá cả và
đội phổ biện cũng như nhất quán của nó.
Hình 22. Tương lai IP SAN
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 41
6 . TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Infortrend Technology, Storage Area Network, 2007
(2) VMWare Corp, SAN Conceptual and Design Basics, 2006
(3) IBM, SAN Devices, 2010
(4) Nguồn Internet:
a. http://en.wikipedia.org/wiki/Storage_area_network
b. http://www.webopedia.com/TERM/S/SAN.html
c. http://www.techopedia.com/definition/1116/storage-area-network-san
d. http://www.cisco.com/en/US/products/hw/ps4159/index.html
e. http://vnexperts.net/bai-viet-ky-thuat/networking/296-storage-area-
network-san.html
f. http://doan.edu.vn/do-an/de-tai-tim-hieu-ve-cong-nghe-mang-storage-
area-network-san-17283/ (Đề tài tìm hiểu về công nghệ mạng Storage
Area Network(SAN)-(Nhóm sinh viên thực hiện)
g. http://forum.thegioimaychu.vn/san-storage-area-network/
h. http://www.pcworld.com.vn/a/cong-nghe/cong-
nghe/2006/03/1184729/chuan-giao-tiep-pc-uu-the-thuoc-chuan-luu-tru-
noi-tiep/
i. http://compnetworking.about.com/od/networkstorage/g/storage_san.htm
j. http://www.youtube.com/watch?v=J88X_M6s0l4
k. http://www.youtube.com/watch?v=kVYZb3ltaRc&list=PLbkbaWRsLC
0SpLveL8uQkg3z8RwcOYvtH
l. http://www.pcworld.com.vn/a/cong-nghe/cong-
nghe/2006/03/1184729/chuan-giao-tiep-pc-uu-the-thuoc-chuan-luu-tru-
noi-tiep/
m. http://www.shopbot.com.au/pp-hp-p4300-g2-7-2tb-sas-starter-san-
solution-bk716a-price-335022.html
n. http://www.nexsan.com/products/e-series.aspx
o. http://www.lrc.ctu.edu.vn/bantin7/cong-nghe-thong-tin/28-cong-nghe-
thong-tin/104-xay-dng-h-thng-lu-tr-tp-trung-mt-gii-phap-cho-trung-tam-
hc-liu.html?tmpl=component&
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 42
7 . PHỤ LỤC
7.1 Giao Thức SCSI
Song song phát triển với giao tiếp IDE là chuẩn giao tiếp dữ liệu thông minh SCSI
(Small Computer System Interface, đọc sờ-cơ-zi). Chuẩn SCSI đầu tiên được hoàn
chỉnh vào năm 1986 và lập tức chuyển sang giai đoạn phát triển phiên bản SCSI-2.
Chuẩn được phát triển là nhờ nỗ lực của Shugart and NCR trong quá trình tìm kiếm
giao tiếp mới cho hệ máy chủ. Nội dung cơ bản của giao tiếp vẫn là tập lệnh điều
khiển truyền dữ liệu và giao tiếp giữa các thiết bị. Tập lệnh chính là sức mạnh của
SCSI nhưng cũng chính là điểm yếu nhất vì chưa đủ tính chuẩn hóa dưới con mắt của
các nhà sản xuất thiết bị. Kết quả tất yếu là vào giữa thập niên 80, bộ mở rộng
Common Command Set (CCS) được phát triển nhằm chuẩn hóa tập lệnh SCSI.
SCSI là bus điều khiển dòng dữ liệu (I/O) giữa bộ xử lý và thiết bị ngoại vi (thông
dụng nhất chính là đĩa cứng). SCSI nối vào bus PCI và ISA thông qua host adapter -
thiết bị không giữ chức năng điều khiển mà chỉ điều phối, liên kết thiết bị SCSI thành
chuỗi luận lý. Bộ điều khiển SCSI thực sự nằm trên mạch của từng ổ đĩa cứng.
Nếu xét về số lượng thiết bị quản lý, SCSI thực sự mạnh vì có thể quản lý đến 8 thiết
bị (tính cả host adapter). Hơn nữa, giao tiếp SCSI còn thích hợp với nhiều chủng loại
thiết bị: ổ đĩa cứng, ổ CD-ROM, ổ CD-R, ổ quang, máy in, máy quét, bộ chuyển đĩa,
card mạng,...
Mỗi thiết bị trong chuỗi, kể cả host adapter, đều được cấp một định danh duy
nhất để phân biệt. Định danh thiết bị phải không trùng nhau và không cần tương ứng
theo thứ tự vật lý. Hầu hết host adapter SCSI đều có cổng trong và ngoài để người
dùng linh hoạt mở rộng chuỗi thiết bị. Khác với các chuẩn giao tiếp đĩa cứng khác,
bạn phải đặt thiết lập kết thúc (terminate) tại hai thiết bị đầu và cuối chuỗi nhằm loại
bỏ hiện tượng dội tín hiệu và đảm bảo sự toàn vẹn dữ liệu truyền trên bus. Thiết lập
terminate cũng linh hoạt: có thể dùng jumper vật lý hoặc thiết lập từ phần mềm.
Chuỗi thiết bị SCSI hỗ trợ đến 8 thiết bị, sử dụng ID từ 0 đến 7. Card SCSI (host)
thường chọn ID 7 và khởi động hệ điều hành từ thiết bị có ID nhỏ nhất. Hầu hết hệ
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 43
thống SCSI đặt ID ổ đĩa cứng khởi động bằng 0, giá trị ID từ 1 đến 6 được dành cho
những thiết bị không khởi động. Khi hệ thống SCSI khởi động, tất cả thiết bị trên bus
được liệt kê kèm với giá trị ID.
Card SCSI chỉ lấy một IRQ từ hệ thống còn các thiết bị gắn vào adapter này thì không
cần. Vì thế, hệ thống cho phép mở rộng khá dễ dàng. Chỉ cần gắn thêm card SCSI thứ
hai, bạn đã có thể mở rộng thêm 7 thiết bị nữa. Tuy nhiên, dùng adpater SCSI đôi
(twin-channel) lại hấp dẫn hơn: 15 thiết bị ngoại vi chỉ yêu cầu một IRQ. Đặc biệt,
thiết bị ngoại vi SCSI có thể giao tiếp với máy tính qua cổng parallel nhưng tốc độ
thấp.
7.2 Fibre chanel
Hội đồng phát triển trên Fibre channel được ANSI thành lập vào năm 1989. Hai năm
sau, IBM, Hewlett-Packard và Sun Microsystems hợp lực thành lập tổ chức FCSI
(Fibre Channel Systems Initiative) nhằm đảm bảo tính liên tác giữa các sản phẩm và
xúc tiến chuẩn bị cho sự ra đời của Fibre Channel. Năm 1994, Fibre Channel được
ANSI đưa thành chuẩn. Một năm sau, nhiệm vụ của nhóm FCSI chính thức chuyển
cho hội Fibre Channel.
Fibre Channel nhắm vào thị trường lưu trữ mạng. Khi mới chào đời, tốc độ của
Fibre Channel chậm hơn SCSI-3 nên chỉ có ưu thế về phạm vi triển khai. Fibre
Channel đạt bán kính 10km nhưng có thể mở rộng thành 100km nếu dùng bộ thu phát
quang học đặc biệt; vượt rất xa khả năng của SCSI. Năm 2000, 'thế cờ' đã thay đổi khi
Fibre Channel phiên bản 2Gbps ra đời; vượt SCSI cả tốc độ lẫn khoảng cách.
Fibre Channel được tổ chức thành tập chức năng thứ bậc tương tự mô hình ISO OSI
Reference. Nó được phân thành 5 lớp, mỗi lớp chịu trách nhiệm thực hiện chức năng
riêng
Fibre Channel có thể hiện thực thành FCAL (Form of a Continous Arbitrated Loop)
gồm hàng trăm thiết bị lưu trữ độc lập và hệ thống chủ, với đầu nối dùng kết cấu
chuyển tốc độ cao (giống switch mạng). Đặc biệt, công nghệ cho phép gắn trực tiếp
thiết bị sao lưu và ổ đĩa vào FCAL mà không cần thông qua máy chủ nên bạn có
Storage Area Network
Nhóm SAN T r a n g | 44
thể tạo dễ dàng một mạng lưu trữ (SAN-Storage Area Network) độc lập. Hơn thế,
dữ liệu truyền theo chuẩn Fibre Channel hầu như không hoặc chiếm dụng rất ít băng
thông mạng nên rất hữu ích với ứng dụng chuyên xử lý dữ liệudạng client/server
hoặc kho dữ liệu.
Tính sẵn sàng và khả năng quản lý của
SAN được nâng lên rõ rệt khi triển khai trên
kiến trúc Fibre Channel. Do phạm vi triển
khai của Fibre Channel có thể đến hàng trăm
máy chủ, thiết bị lưu trữ; và hệ thống có thể
xử lý đồng thời nhiều giao dịch. Nếu kết nối
vào WAN, phạm vi Fibre Channel có thể lên
đến hàng trăm kilomet.
Phần cứng Fibre Channel kết nối thiết bị lưu trữ với máy chủ vào khung Fibre
Channel gồm lớp vật lý, thiết bị kết nối và thiết bị dịch. Lớp vật lý dùng cáp đồng
và cáp quang để chuyển tín hiệu Fibre Channel giữa các cặp phát - nhận. Thiết bị kết
nối như hub và switch xử lý khung Fibre Channel với tốc độ Gbps. Thiết bị dịch (như
host bus adapter, router, adapter, gateway và bridge) là lớp trung gian giữa giao thức
Fibre Channel và lớp giao thức bên trên (gồm SCSI, Ethernet và ATM). Với bản đặc
tả 10Gbps gần đây, Fibre Channel hoàn toàn đủ sức thay thế SCSI và các công nghệ
kênh truyền thống.
Nhờ hội tụ được cả yếu tố tốc độ và khoảng cách, Fibre Channel rất phù hợp với
ngành truyền thông đa phương tiện, xử lý hình ảnh y khoa và khoa học giả lập. Nhờ
bán kính triển khai rộng và cho phép thay thế thiết bị từ xa, Fibre Channel còn hữu
dụng trong giải pháp sao lưu dữ liệu.
Cơ chế Fibre Channel

More Related Content

What's hot

[123doc.vn] xay dung he thong mang cho doanh nhiep nho
[123doc.vn]   xay dung he thong mang cho doanh nhiep nho[123doc.vn]   xay dung he thong mang cho doanh nhiep nho
[123doc.vn] xay dung he thong mang cho doanh nhiep nhoNguyễn Quân
 
Phân tích và thiết kế HTTT
Phân tích và thiết kế HTTTPhân tích và thiết kế HTTT
Phân tích và thiết kế HTTT
Ly hai
 
Giải pháp kỹ thuật mạng LAN - Bệnh viện Việt Đức
Giải pháp kỹ thuật mạng LAN - Bệnh viện Việt ĐứcGiải pháp kỹ thuật mạng LAN - Bệnh viện Việt Đức
Giải pháp kỹ thuật mạng LAN - Bệnh viện Việt Đức
3c telecom
 
Những nguyên tắc cơ bản xây dựng hệ thống an toàn thông tin trong doanh nghiệp
Những nguyên tắc cơ bản xây dựng hệ thống an toàn thông tin trong doanh nghiệpNhững nguyên tắc cơ bản xây dựng hệ thống an toàn thông tin trong doanh nghiệp
Những nguyên tắc cơ bản xây dựng hệ thống an toàn thông tin trong doanh nghiệp
CIO Vietnam
 
Hệ Thống DNS
Hệ Thống DNSHệ Thống DNS
Hệ Thống DNS
Tuấn Nguyễn Văn
 
38 câu trắc nghiệm quản trị mạng
38 câu trắc nghiệm quản trị mạng38 câu trắc nghiệm quản trị mạng
38 câu trắc nghiệm quản trị mạng
startover123
 
An toàn hệ điều hành PTIT
An toàn hệ điều hành PTITAn toàn hệ điều hành PTIT
An toàn hệ điều hành PTIT
Phạm Trung Đức
 
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quếCơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quếTran Tien
 
Thiết kế mạng LAN cho công ty 2 tầng
Thiết kế mạng LAN cho công ty 2 tầng Thiết kế mạng LAN cho công ty 2 tầng
Thiết kế mạng LAN cho công ty 2 tầng
ThíckThọ Thì ThêThảm
 
Room 1 - 2 - Nguyễn Văn Thắng & Dzung Nguyen - Proxmox VE và ZFS over iscsi
Room 1 - 2 - Nguyễn Văn Thắng & Dzung Nguyen - Proxmox VE và ZFS over iscsiRoom 1 - 2 - Nguyễn Văn Thắng & Dzung Nguyen - Proxmox VE và ZFS over iscsi
Room 1 - 2 - Nguyễn Văn Thắng & Dzung Nguyen - Proxmox VE và ZFS over iscsi
Vietnam Open Infrastructure User Group
 
TỔNG QUAN VỀ DỮ LIỆU LỚN (BIGDATA)
TỔNG QUAN VỀ DỮ LIỆU LỚN (BIGDATA)TỔNG QUAN VỀ DỮ LIỆU LỚN (BIGDATA)
TỔNG QUAN VỀ DỮ LIỆU LỚN (BIGDATA)
Trieu Nguyen
 
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT
NguynMinh294
 
Lte vs-wimax-do-an 4-g
Lte vs-wimax-do-an 4-gLte vs-wimax-do-an 4-g
Lte vs-wimax-do-an 4-gLinh Linpine
 
Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý bán hàng
Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý bán hàngPhân tích và thiết kế hệ thống quản lý bán hàng
Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý bán hàng
leemindinh
 
Slide he dieu hanh
Slide he dieu hanhSlide he dieu hanh
Slide he dieu hanh
Phan Duy
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống mạng máy tính, HAY, 9đ - tải qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thiết kế hệ thống mạng máy tính, HAY, 9đ - tải qua zalo=> 0909232620Đề tài: Thiết kế hệ thống mạng máy tính, HAY, 9đ - tải qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thiết kế hệ thống mạng máy tính, HAY, 9đ - tải qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng Hồ
Báo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng HồBáo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng Hồ
Báo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng HồzDollz Lovez
 
Phát triển hệ thống thương mại điện tử PTIT
Phát triển hệ thống thương mại điện tử PTITPhát triển hệ thống thương mại điện tử PTIT
Phát triển hệ thống thương mại điện tử PTIT
Popping Khiem - Funky Dance Crew PTIT
 
Bài 2 Cài đặt Windows Server 2008 - Giáo trình FPT
Bài 2 Cài đặt Windows Server 2008 - Giáo trình FPTBài 2 Cài đặt Windows Server 2008 - Giáo trình FPT
Bài 2 Cài đặt Windows Server 2008 - Giáo trình FPT
MasterCode.vn
 
Chuong12
Chuong12Chuong12
Chuong12na
 

What's hot (20)

[123doc.vn] xay dung he thong mang cho doanh nhiep nho
[123doc.vn]   xay dung he thong mang cho doanh nhiep nho[123doc.vn]   xay dung he thong mang cho doanh nhiep nho
[123doc.vn] xay dung he thong mang cho doanh nhiep nho
 
Phân tích và thiết kế HTTT
Phân tích và thiết kế HTTTPhân tích và thiết kế HTTT
Phân tích và thiết kế HTTT
 
Giải pháp kỹ thuật mạng LAN - Bệnh viện Việt Đức
Giải pháp kỹ thuật mạng LAN - Bệnh viện Việt ĐứcGiải pháp kỹ thuật mạng LAN - Bệnh viện Việt Đức
Giải pháp kỹ thuật mạng LAN - Bệnh viện Việt Đức
 
Những nguyên tắc cơ bản xây dựng hệ thống an toàn thông tin trong doanh nghiệp
Những nguyên tắc cơ bản xây dựng hệ thống an toàn thông tin trong doanh nghiệpNhững nguyên tắc cơ bản xây dựng hệ thống an toàn thông tin trong doanh nghiệp
Những nguyên tắc cơ bản xây dựng hệ thống an toàn thông tin trong doanh nghiệp
 
Hệ Thống DNS
Hệ Thống DNSHệ Thống DNS
Hệ Thống DNS
 
38 câu trắc nghiệm quản trị mạng
38 câu trắc nghiệm quản trị mạng38 câu trắc nghiệm quản trị mạng
38 câu trắc nghiệm quản trị mạng
 
An toàn hệ điều hành PTIT
An toàn hệ điều hành PTITAn toàn hệ điều hành PTIT
An toàn hệ điều hành PTIT
 
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quếCơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
 
Thiết kế mạng LAN cho công ty 2 tầng
Thiết kế mạng LAN cho công ty 2 tầng Thiết kế mạng LAN cho công ty 2 tầng
Thiết kế mạng LAN cho công ty 2 tầng
 
Room 1 - 2 - Nguyễn Văn Thắng & Dzung Nguyen - Proxmox VE và ZFS over iscsi
Room 1 - 2 - Nguyễn Văn Thắng & Dzung Nguyen - Proxmox VE và ZFS over iscsiRoom 1 - 2 - Nguyễn Văn Thắng & Dzung Nguyen - Proxmox VE và ZFS over iscsi
Room 1 - 2 - Nguyễn Văn Thắng & Dzung Nguyen - Proxmox VE và ZFS over iscsi
 
TỔNG QUAN VỀ DỮ LIỆU LỚN (BIGDATA)
TỔNG QUAN VỀ DỮ LIỆU LỚN (BIGDATA)TỔNG QUAN VỀ DỮ LIỆU LỚN (BIGDATA)
TỔNG QUAN VỀ DỮ LIỆU LỚN (BIGDATA)
 
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT
 
Lte vs-wimax-do-an 4-g
Lte vs-wimax-do-an 4-gLte vs-wimax-do-an 4-g
Lte vs-wimax-do-an 4-g
 
Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý bán hàng
Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý bán hàngPhân tích và thiết kế hệ thống quản lý bán hàng
Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý bán hàng
 
Slide he dieu hanh
Slide he dieu hanhSlide he dieu hanh
Slide he dieu hanh
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống mạng máy tính, HAY, 9đ - tải qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thiết kế hệ thống mạng máy tính, HAY, 9đ - tải qua zalo=> 0909232620Đề tài: Thiết kế hệ thống mạng máy tính, HAY, 9đ - tải qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thiết kế hệ thống mạng máy tính, HAY, 9đ - tải qua zalo=> 0909232620
 
Báo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng Hồ
Báo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng HồBáo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng Hồ
Báo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng Hồ
 
Phát triển hệ thống thương mại điện tử PTIT
Phát triển hệ thống thương mại điện tử PTITPhát triển hệ thống thương mại điện tử PTIT
Phát triển hệ thống thương mại điện tử PTIT
 
Bài 2 Cài đặt Windows Server 2008 - Giáo trình FPT
Bài 2 Cài đặt Windows Server 2008 - Giáo trình FPTBài 2 Cài đặt Windows Server 2008 - Giáo trình FPT
Bài 2 Cài đặt Windows Server 2008 - Giáo trình FPT
 
Chuong12
Chuong12Chuong12
Chuong12
 

Similar to storage-area-network

Cau hoi de tai
Cau hoi de taiCau hoi de tai
Cau hoi de taindtpro776
 
6 he thong xuat nhap
6 he thong xuat nhap6 he thong xuat nhap
6 he thong xuat nhap
Ly hai
 
SFD 2013 Hanoi: Phần mềm nguồn mở và dự tính khí hậu 100 năm
SFD 2013 Hanoi: Phần mềm nguồn mở và dự tính khí hậu 100 nămSFD 2013 Hanoi: Phần mềm nguồn mở và dự tính khí hậu 100 năm
SFD 2013 Hanoi: Phần mềm nguồn mở và dự tính khí hậu 100 năm
Vu Hung Nguyen
 
Đề tài: Tìm hiểu và triển khai quản trị mạng trên Ubuntu Server, 9đ - Gửi miễ...
Đề tài: Tìm hiểu và triển khai quản trị mạng trên Ubuntu Server, 9đ - Gửi miễ...Đề tài: Tìm hiểu và triển khai quản trị mạng trên Ubuntu Server, 9đ - Gửi miễ...
Đề tài: Tìm hiểu và triển khai quản trị mạng trên Ubuntu Server, 9đ - Gửi miễ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Solaris 11.4 zfs_iscsi_zz
Solaris 11.4 zfs_iscsi_zzSolaris 11.4 zfs_iscsi_zz
Solaris 11.4 zfs_iscsi_zz
SnowWolf InGalaxy
 
Chương 1. khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu
Chương 1. khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệuChương 1. khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu
Chương 1. khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu
ssuserb804d61
 
Bao cao-cloud-linux-hosting
Bao cao-cloud-linux-hostingBao cao-cloud-linux-hosting
Bao cao-cloud-linux-hostinglaonap166
 
triển khai hệ thống lưu trữ sử dụng công nghệ ZFS
triển khai hệ thống lưu trữ sử dụng công nghệ ZFStriển khai hệ thống lưu trữ sử dụng công nghệ ZFS
triển khai hệ thống lưu trữ sử dụng công nghệ ZFS
Internet [L]
 
Chuong 1 - CSDL phân tán
Chuong 1 - CSDL phân tánChuong 1 - CSDL phân tán
Chuong 1 - CSDL phân tánduysu
 
Nhom 16 big data
Nhom 16 big dataNhom 16 big data
Nhom 16 big dataDuy Phan
 
Xây Dựng Mạng LAN
Xây Dựng Mạng LANXây Dựng Mạng LAN
Xây Dựng Mạng LAN
Lại Thanh Tú
 
đề Cương chi tiết
đề Cương chi tiếtđề Cương chi tiết
đề Cương chi tiết
Nguyễn Long
 
Backup.pptx
Backup.pptxBackup.pptx
Backup.pptx
ssuser695fe8
 
cấu hình cloudstack
cấu hình cloudstackcấu hình cloudstack
cấu hình cloudstack
vietbm9
 
Ứng Dụng Thuật Toán Lomet Trong Cung Cấp Tài Nguyên Phân Tán Cho Hệ Thống Máy...
Ứng Dụng Thuật Toán Lomet Trong Cung Cấp Tài Nguyên Phân Tán Cho Hệ Thống Máy...Ứng Dụng Thuật Toán Lomet Trong Cung Cấp Tài Nguyên Phân Tán Cho Hệ Thống Máy...
Ứng Dụng Thuật Toán Lomet Trong Cung Cấp Tài Nguyên Phân Tán Cho Hệ Thống Máy...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
duongchausky
 
Peer to peer
Peer to peerPeer to peer
Peer to peer
Anh Quoc
 

Similar to storage-area-network (20)

Cau hoi de tai
Cau hoi de taiCau hoi de tai
Cau hoi de tai
 
6 he thong xuat nhap
6 he thong xuat nhap6 he thong xuat nhap
6 he thong xuat nhap
 
SFD 2013 Hanoi: Phần mềm nguồn mở và dự tính khí hậu 100 năm
SFD 2013 Hanoi: Phần mềm nguồn mở và dự tính khí hậu 100 nămSFD 2013 Hanoi: Phần mềm nguồn mở và dự tính khí hậu 100 năm
SFD 2013 Hanoi: Phần mềm nguồn mở và dự tính khí hậu 100 năm
 
Giao trinh mang can ban
Giao trinh mang can banGiao trinh mang can ban
Giao trinh mang can ban
 
Đề tài: Tìm hiểu và triển khai quản trị mạng trên Ubuntu Server, 9đ - Gửi miễ...
Đề tài: Tìm hiểu và triển khai quản trị mạng trên Ubuntu Server, 9đ - Gửi miễ...Đề tài: Tìm hiểu và triển khai quản trị mạng trên Ubuntu Server, 9đ - Gửi miễ...
Đề tài: Tìm hiểu và triển khai quản trị mạng trên Ubuntu Server, 9đ - Gửi miễ...
 
Solaris 11.4 zfs_iscsi_zz
Solaris 11.4 zfs_iscsi_zzSolaris 11.4 zfs_iscsi_zz
Solaris 11.4 zfs_iscsi_zz
 
Chương 1. khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu
Chương 1. khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệuChương 1. khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu
Chương 1. khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu
 
Bao cao-cloud-linux-hosting
Bao cao-cloud-linux-hostingBao cao-cloud-linux-hosting
Bao cao-cloud-linux-hosting
 
triển khai hệ thống lưu trữ sử dụng công nghệ ZFS
triển khai hệ thống lưu trữ sử dụng công nghệ ZFStriển khai hệ thống lưu trữ sử dụng công nghệ ZFS
triển khai hệ thống lưu trữ sử dụng công nghệ ZFS
 
Chuong 1 - CSDL phân tán
Chuong 1 - CSDL phân tánChuong 1 - CSDL phân tán
Chuong 1 - CSDL phân tán
 
Chuong 1 CSDL phân tán
Chuong 1 CSDL phân tánChuong 1 CSDL phân tán
Chuong 1 CSDL phân tán
 
Nhom 16 big data
Nhom 16 big dataNhom 16 big data
Nhom 16 big data
 
Xây Dựng Mạng LAN
Xây Dựng Mạng LANXây Dựng Mạng LAN
Xây Dựng Mạng LAN
 
đề Cương chi tiết
đề Cương chi tiếtđề Cương chi tiết
đề Cương chi tiết
 
Backup.pptx
Backup.pptxBackup.pptx
Backup.pptx
 
cấu hình cloudstack
cấu hình cloudstackcấu hình cloudstack
cấu hình cloudstack
 
Ứng Dụng Thuật Toán Lomet Trong Cung Cấp Tài Nguyên Phân Tán Cho Hệ Thống Máy...
Ứng Dụng Thuật Toán Lomet Trong Cung Cấp Tài Nguyên Phân Tán Cho Hệ Thống Máy...Ứng Dụng Thuật Toán Lomet Trong Cung Cấp Tài Nguyên Phân Tán Cho Hệ Thống Máy...
Ứng Dụng Thuật Toán Lomet Trong Cung Cấp Tài Nguyên Phân Tán Cho Hệ Thống Máy...
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
 
Peer to peer
Peer to peerPeer to peer
Peer to peer
 
Baocaothuctap
BaocaothuctapBaocaothuctap
Baocaothuctap
 

More from son2483

VTVcab VOS CNS_19Jul21.pptx
VTVcab VOS CNS_19Jul21.pptxVTVcab VOS CNS_19Jul21.pptx
VTVcab VOS CNS_19Jul21.pptx
son2483
 
Timeshift Operation.pptx
Timeshift Operation.pptxTimeshift Operation.pptx
Timeshift Operation.pptx
son2483
 
VOS_Cloud-Native_Software_Customer Presentation_Short - Nov. 2020.pptx
VOS_Cloud-Native_Software_Customer Presentation_Short - Nov. 2020.pptxVOS_Cloud-Native_Software_Customer Presentation_Short - Nov. 2020.pptx
VOS_Cloud-Native_Software_Customer Presentation_Short - Nov. 2020.pptx
son2483
 
409793049-Storage-Virtualization-pptx.pptx
409793049-Storage-Virtualization-pptx.pptx409793049-Storage-Virtualization-pptx.pptx
409793049-Storage-Virtualization-pptx.pptx
son2483
 
186508162-VIRTUALIZATION.pptx
186508162-VIRTUALIZATION.pptx186508162-VIRTUALIZATION.pptx
186508162-VIRTUALIZATION.pptx
son2483
 
Server MDK.pptx
Server MDK.pptxServer MDK.pptx
Server MDK.pptx
son2483
 
Tong quan HTPS.pptx
Tong quan HTPS.pptxTong quan HTPS.pptx
Tong quan HTPS.pptx
son2483
 
Server MDK Reboot.pptx
Server MDK Reboot.pptxServer MDK Reboot.pptx
Server MDK Reboot.pptx
son2483
 
Server MDK Channelport.pptx
Server MDK Channelport.pptxServer MDK Channelport.pptx
Server MDK Channelport.pptx
son2483
 
Router.pptx
Router.pptxRouter.pptx
Router.pptx
son2483
 
Server chuc nang.pptx
Server chuc nang.pptxServer chuc nang.pptx
Server chuc nang.pptx
son2483
 
Multiview.pptx
Multiview.pptxMultiview.pptx
Multiview.pptx
son2483
 
CHO - KDPC- Junger.pptx
CHO - KDPC- Junger.pptxCHO - KDPC- Junger.pptx
CHO - KDPC- Junger.pptx
son2483
 
Automation Part1.pptx
Automation Part1.pptxAutomation Part1.pptx
Automation Part1.pptx
son2483
 
Scheduling Part1.pptx
Scheduling Part1.pptxScheduling Part1.pptx
Scheduling Part1.pptx
son2483
 
Server MDK.pptx
Server MDK.pptxServer MDK.pptx
Server MDK.pptx
son2483
 
Tong quan HTPS.pptx
Tong quan HTPS.pptxTong quan HTPS.pptx
Tong quan HTPS.pptx
son2483
 
TT.CNTT_iCab_TongQuan - 20190521 - 1.1.pptx
TT.CNTT_iCab_TongQuan - 20190521 - 1.1.pptxTT.CNTT_iCab_TongQuan - 20190521 - 1.1.pptx
TT.CNTT_iCab_TongQuan - 20190521 - 1.1.pptx
son2483
 
Automation Part1.pptx
Automation Part1.pptxAutomation Part1.pptx
Automation Part1.pptx
son2483
 
CHO - KDPC- Junger.pptx
CHO - KDPC- Junger.pptxCHO - KDPC- Junger.pptx
CHO - KDPC- Junger.pptx
son2483
 

More from son2483 (20)

VTVcab VOS CNS_19Jul21.pptx
VTVcab VOS CNS_19Jul21.pptxVTVcab VOS CNS_19Jul21.pptx
VTVcab VOS CNS_19Jul21.pptx
 
Timeshift Operation.pptx
Timeshift Operation.pptxTimeshift Operation.pptx
Timeshift Operation.pptx
 
VOS_Cloud-Native_Software_Customer Presentation_Short - Nov. 2020.pptx
VOS_Cloud-Native_Software_Customer Presentation_Short - Nov. 2020.pptxVOS_Cloud-Native_Software_Customer Presentation_Short - Nov. 2020.pptx
VOS_Cloud-Native_Software_Customer Presentation_Short - Nov. 2020.pptx
 
409793049-Storage-Virtualization-pptx.pptx
409793049-Storage-Virtualization-pptx.pptx409793049-Storage-Virtualization-pptx.pptx
409793049-Storage-Virtualization-pptx.pptx
 
186508162-VIRTUALIZATION.pptx
186508162-VIRTUALIZATION.pptx186508162-VIRTUALIZATION.pptx
186508162-VIRTUALIZATION.pptx
 
Server MDK.pptx
Server MDK.pptxServer MDK.pptx
Server MDK.pptx
 
Tong quan HTPS.pptx
Tong quan HTPS.pptxTong quan HTPS.pptx
Tong quan HTPS.pptx
 
Server MDK Reboot.pptx
Server MDK Reboot.pptxServer MDK Reboot.pptx
Server MDK Reboot.pptx
 
Server MDK Channelport.pptx
Server MDK Channelport.pptxServer MDK Channelport.pptx
Server MDK Channelport.pptx
 
Router.pptx
Router.pptxRouter.pptx
Router.pptx
 
Server chuc nang.pptx
Server chuc nang.pptxServer chuc nang.pptx
Server chuc nang.pptx
 
Multiview.pptx
Multiview.pptxMultiview.pptx
Multiview.pptx
 
CHO - KDPC- Junger.pptx
CHO - KDPC- Junger.pptxCHO - KDPC- Junger.pptx
CHO - KDPC- Junger.pptx
 
Automation Part1.pptx
Automation Part1.pptxAutomation Part1.pptx
Automation Part1.pptx
 
Scheduling Part1.pptx
Scheduling Part1.pptxScheduling Part1.pptx
Scheduling Part1.pptx
 
Server MDK.pptx
Server MDK.pptxServer MDK.pptx
Server MDK.pptx
 
Tong quan HTPS.pptx
Tong quan HTPS.pptxTong quan HTPS.pptx
Tong quan HTPS.pptx
 
TT.CNTT_iCab_TongQuan - 20190521 - 1.1.pptx
TT.CNTT_iCab_TongQuan - 20190521 - 1.1.pptxTT.CNTT_iCab_TongQuan - 20190521 - 1.1.pptx
TT.CNTT_iCab_TongQuan - 20190521 - 1.1.pptx
 
Automation Part1.pptx
Automation Part1.pptxAutomation Part1.pptx
Automation Part1.pptx
 
CHO - KDPC- Junger.pptx
CHO - KDPC- Junger.pptxCHO - KDPC- Junger.pptx
CHO - KDPC- Junger.pptx
 

storage-area-network

  • 1. Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên Khoa Điện Tử Viễn Thông  Đồ án môn học: CÔNG NGHỆ MẠNG Storage Area Network 18/09/2013 GVHD: Nguyễn Việt Hà Nhóm: SAN
  • 2. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 2 MỤC LỤC Danh Sách Nhóm.....................................................................................................................4 1 . Tổng quan......................................................................................................................5 1.1 Tổng quan ..................................................................................................................5 1.2 Định nghĩa SAN........................................................................................................5 1.3 Ưu Điểm của SAN....................................................................................................7 2 . Phân Loại SAN:............................................................................................................8 2.1 IP SAN (theo chuẩn iSCSI).....................................................................................9 2.1.1 Định nghĩa:.........................................................................................................9 2.1.2 Mô hình phân lớp của giao thức iSCSI:....................................................... 11 2.1.3 Các bước iSCSI hoạt động: ........................................................................... 12 2.2 Fibre channel SAN ................................................................................................ 13 2.2.1 Định nghĩa:...................................................................................................... 13 2.2.2 Sơ đồ phân tầng: ............................................................................................. 14 2.2.3 Mô hình mạng:................................................................................................ 15 2.2.4 NHẬN XÉT CHUNG:................................................................................... 23 3 . Nguyên Lý Hoạt Động:............................................................................................. 24 3.1 Thành Phần............................................................................................................. 24 3.1.1 Host Components : ......................................................................................... 25 3.1.2 Fabric Components: ....................................................................................... 25 3.1.3 Storage Components: ..................................................................................... 26 3.1.4 Phần mềm SAN (SAN software).................................................................. 27 3.2 Nguyên Lý Hoạt Động.......................................................................................... 31 3.2.1 Bộ Phận Máy Chủ .......................................................................................... 31 3.2.2 Bộ Phận Fabric................................................................................................ 31 3.2.3 Bộ Phận Lưu Trữ ............................................................................................ 32 4 . Thị trường hiện nay ................................................................................................... 33 4.1 Các Mô Hình Triển Khai Điển Hình ................................................................... 33 4.1.1 Mô hình tổng thể hệ thống SAN của TT Học Liệu ĐH Cần Thơ. ........... 34 4.2 Thị trường SAN hiện nay: .................................................................................... 35 4.2.1 Ứng dụng......................................................................................................... 35 4.2.2 Các công ty sản xuất thiết bị SAN: .............................................................. 35
  • 3. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 3 4.2.3 Giá Của Một Số Thiết Bị SAN:.................................................................... 36 5 . Hướng Phát Triển: ..................................................................................................... 38 5.1 OSN ......................................................................................................................... 38 5.2 IP SANs................................................................................................................... 40 6 . Tài liệu tham khảo..................................................................................................... 41 7 . Phụ lục ........................................................................................................................ 42 7.1 Giao Thức SCSI..................................................................................................... 42 7.2 Fibre chanel ............................................................................................................ 43
  • 4. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 4 DANH SÁCH NHÓM STT MSSV Họ Tên Giới tính Email 1 1020020 Nguyễn Hoài Bảo Nam kuli1905@gmail.com 2 1020066 Trần Thanh Hoàng Nam fiochee155@gmail.com 3 1020087 Đỗ Quốc Khánh Nam quockhanha4@gmail.com 4 1020114 Nguyễn Minh Luyến Nữ minhluyen114@gmail.com 5 1020142 Nguyễn Hoàng Nhơn nam nguyenhoangnhon@gmail.com 6 1020178 Nguyễn Minh Sáng Nam sangnguyen1020178@gmail.com 7 1020204 Vũ Đình Thành Nam vudithanh@gmail.com 8 1020225 Lê Ngọc Thương Nam lengocthuong15@gmail.com 9 1020248 Ngô Trung Trực Nam ngotruc112@gmail.com 10 1020278 Hồ Quốc Vương Nam hqvuong92@gmail.com
  • 5. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 5 1 . TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan SAN (Storage Area Network) là một mạng được thiết kế để kết nối các máy chủ tới hệ thống lưu trữ dữ liệu, trong đó các máy chủ truy cập tới hệ thống lưu trữ ở mức block. Với những ưu điểm nổi chội SANs đã trở thành một giải pháp rất tốt cho lưu trữ thông tin cho doanh nghiệp hay tổ chức. SAN cho phép kết nối từ xa tới các thiết bị lưu trữ trên mạng như: Disks và Tape drivers. Các thiết bị lưu trữ trên mạng, hay các ứng dụng chạy trên đó được thể hiện trên máy chủ như một thiết bị của máy chủ (as locally attached divices) Hình 1. Sơ đồ tổng quát mạng SAN 1.2 Định nghĩa SAN Lưu trữ mạng có thể được hiểu như một phương pháp truy cập dữ liệu ứng dụng trên nền tảng mạng mà quá trình truyền dữ liệu trên mạng tương tự như quá trình
  • 6. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 6 truyền dữ liệu từ các thiết bị quen thuộc trên máy chủ như Disks Drivers như ATA, SCSI. Hình 2. Lưu trữ trên PC và trên mạng lưu trữ Trong một mạng lưu trữ, một máy chủ sử dụng một yêu cầu cho một gói dữ liệu cụ thể hay một dữ liệu cụ thể, từ một đĩa lưu trữ và các yêu cầu được đáp ứng. Phương pháp này được biết là block storage. Các thiết bị được làm việc như một thiết bị lưu trữ bên trong máy chủ và được truy cập một cách bình thường thông qua các yêu cầu cụ thể và quá trình đáp ứng bằng cách gửi các yêu cầu và nhận được trên môi trường mạng mà thôi. Theo truyền thống phương pháp truy cập vào file như SMB/CIFS hay NFS, một máy chủ sử dụng các yêu cầu cho một file như một thành phần của hệ thống file trên máy, và được quản lý bình thường với máy chủ. Quá trình điều khiển đó được quyết định từ tầng vật lý của dữ liệu, truy cập vào nó như một ổ đĩa bên trong máy chủ và được điều khiển và sử dụng trực tiếp trên máy chủ. Chỉ khác một điều dữ liệu bình thường thông qua hệ thống bus còn SAN dựa trên nền mạng. Các hệ thống lưu trữ mạng sử dụng giao thức SCSI cho quá trình truyền dữ liệu từ máy chủ đến các thiết bị lưu trữ, không thông qua các Bus hệ thống. Cụ thể tầng vật lý của SAN được sử dụng dựa trên các cổng quang để truyền dữ liệu: 1 Gbit Fiber Channel, 2Gbit Fiber Channel, 4Gbit Fiber Channel, và 1Gbit iSCSI. Giao thức SCSI thông tin được vận truyển trên một giao thức thấp dựa trên quá trình mapping layer.
  • 7. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 7 Hầu hết các hệ thống SANs hiện hay đều sử dụng SCSI dựa trên hệ thống cáp quang để truyền dữ liệu và quá trình chuyển đội (mapping layer) từ SCSI qua cáp quang và máy chủ vẫn hiểu như SCSI là (SCSI over Fiber Channel) và FCP được coi là một chuẩn trong quá trình chuyển đổi đó. iSCSI là một dạng truyển đổi tương tự với phương pháp thiết kế mang các thông tin SCSI trên nền IP 1.3 Ưu Điểm của SAN Dễ dàng chia sẻ lưu trữ và quản lýthông tin, mở rộng lưu trữ dễ dàng thông qua quá trình thêm các thiết bị lưu trữ vào mạng không cần phải thay đổi các thiết bị như máy chủ hay các thiết bị lưu trữ hiện có. Ứng dụng cho các hệ thống Data centrer và các Cluster. Và mỗi thiết bị lưu trữ trong mạng SAN được quản lý bởi một máy chủ cụ thể. Trong quá trình quản lý của SAN sử dụng Network Attached Storage (NAS) cho phép nhiều máy tính truy cập vào cùng một file trên một mạng. Và ngày nay có thể tích hợp giữa SAN và NAS tạo nên một hệ thống lưu trữ thông tin hoàn thiện. SANs được thiết kế dễ dàng cho tận dụng các tính năng lưu trữ, cho phép nhiều máy chủ cùng chia sẻ một thiết bị lưu trữ. Một ứng dụng khác của SAN là khả năng cho phép máy tính khởi động trực tiếp từ SAN mà chúng quản lý. Điều này cho phép dễ dàng thay các máy chủ bị lỗi khi đang sử dụng và có thể cấu hình lại cho phép thay đổi hay nâng cấp máy chủ một cách dễ dàng và dữ liệu không hề ảnh hưởng khi máy chủ bị lỗi. Và quá trình đó có thể chỉ cần nửa giờ để có một hệ thống Data Centers. Và được thiết kế với tốc độ truyền dữ liệu cực lớn và độ an toàn của hệ thống được coi là vấn đề hàng đầu. SAN cung cấp giải pháp khôi phục dữ liệumột cách nhanh chóng bằng cách thêm và các thiết bị lưu trữ và có khả năng khôi phục cực nhanh dữ liệu khi một thiết bị lưu trữ bị lỗi hay không truy cập được (secondary aray) .Các hệ thống SAN mới hiện nay cho phép (duplication) sao chép hay một tập tin được ghi tại hai vùng vật lý khác nhau (clone) cho phép khôi phục dữ liêu cực nhanh.
  • 8. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 8 2 . PHÂN LOẠI SAN: Như đã trình bày, giao thức mà SAN sử dụng là SCSI, một chuẩn giao tiếp rất phổ biến trong lưu trữ. Vì vậy trong phần này chúng ta sẽ phân loại SAN theo chuẩn giao tiếp. Một số loại SAN như:  ATA over Ethernet (AoE), mapping of ATA over Ethernet  Fibre Channel Protocol (FCP), the most prominent one, is a mapping of SCSI over Fibre Channel  Fibre Channel over Ethernet (FCoE)  ESCON over Fibre Channel (FICON), used by mainframe computers  HyperSCSI, mapping of SCSI over Ethernet  iFCP[2] or SANoIP[3] mapping of FCP over IP  iSCSI, mapping of SCSI over TCP/IP  iSCSI Extensions for RDMA (iSER), mapping of iSCSI over InfiniBand Ta sẽ đi qua 2 chuẩn phổ biến nhất là: fibre và iSCSI.
  • 9. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 9 2.1 IP SAN (theo chuẩn iSCSI) Hình 3. IP SAN 2.1.1 Định nghĩa: - iSCSI (Internal Small Computer System Interface) là giao thức được thiết kế với mục đích cho phép dòng dữ liệu SCSI được đóng gói và truyền tải qua mạng TCP/IP truyền thống. - Một mạng IP dành riêng cho mục đích này được gọi là IP-SAN.
  • 10. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 10 Hình 4. Mô hình IP SAN - iSCSI sử dụng không gian lưu trữ như VHD's trong Windows Server Storage, giảm chi phí khi tận dụng hạ tầng LAN sẵn có ( các thiết bị mạng, Swich ,... trên nền IP ). - Đặc biệt , iSCSI SAN cũng như Fiber Channer SAN là hệ thống lưu trử hiện sẵn trong Server như là những ổ cứng cục bộ.
  • 11. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 11 2.1.2 Mô hình phân lớp của giao thức iSCSI: Hình 5. Mô hình phân cấp IP SAN theo mô hình OSI  Application: Giao diện người dùng.  Operating System: Quản lý truyền nhận gói tin.  Standard SCSI Command Set: Đặt ra các câu lệnh để kết nối giữa host và device.  iSCSI: định tuyến gói tin ra mạng ngoài IP  TCP: Kiểm tra độ tin cây của gói tin trả lời  IP: kết nối tới cơ sở hạ tầng của IP toàn cầu
  • 12. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 12 2.1.3 Các bước iSCSI hoạt động: Hình 6. Minh hoạt nguyên tắc hoạt động iSCSI 1/ Ứng dụng hoặc người dùng đưa ra yêu cầu về file,data, … Hệ thống điều hành (Operating system) đưa ra những lệnh SCSI và yêu cầu data. 2/ Các lênh và yêu cầu được đóng gói, mã hóa nếu cần thiết, và thêm phần header vào sau đó được chuyển qua đường internet. 3/ Ở đầu nhận, gói tin sẽ được mở ra, và giải mã. Sau quá trình này thì lệnh SCSI và yêu cầu data được tách biệt 4/ Lệnh SCSI và yêu cầu data sẽ được gửi tới SCSI Controller sau đó tới SCSI Storage device để lấy file hoặc data yêu cầu. Tương tự, dữ liệu sẽ được gửi về nơi yêu cầu qua các bước như trên.
  • 13. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 13 2.2 Fibre channel SAN 2.2.1 Định nghĩa: - Fibre channel được thiết kế dành riêng cho việc truyền tải dữ liệu dạng khối (tương phản với mạng IP truyền tải dữ liệu ở mức độ file). - Fibre channel được dùng chủ yếu cho mục đích truyền tải dòng SCSI trong các hệ thống SAN và các hệ thống SAN dùng fibre channel được gọi là Fibre channel-SAN - Fibre Channel là một chuẩn kỹ thuật cho phép dữ liệu được truyền từ một nút mạng đến các nút mạng khác với tốc độ rất cao 100, 200, 400MB/sec. Điều này khiến cáp quang không cần thiết mà có thể thay thế bằng cáp đồng. Hiện nay FC được xem như là một chuẩn cho hầu hết các SAN
  • 14. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 14 2.2.2 Sơ đồ phân tầng: Kiến trúc Fibre Channel gồm các lớp độc lập và được chia thành 5 lớp đánh số từ 0 đến 4 (lớp 0 là lớp thấp nhất): Hình 7. Sơ đồ phần tầng Fibre SAN + Lớp 0 – 2 là lớp vật lý. + Lớp 3 và 4 có chức năng tăng tính hoạt động của Fibre Channel và cung cấp sự thực hiện chung cho các thao tác giữa các phần. Cụ thể như sau: • FC-0: định nghĩa tốc độ truyền và phương tiện vật lý gồm cáp, bộ kết nối, ổ đĩa, các bộ phát và thu. • FC-1: định nghĩa sơ đồ mã hóa, dùng để đồng bộ dữ liệu khi truyền. • FC-2: định nghĩa giao thức framing (giao thức này tự động cấu hình và hỗ trợ kết nối điểm-điểm) và điều khiển dòng. • FC-3: định nghĩa các dịch vụ chung cho các node. Một dịch vụ đã được định nghĩa là multicast, một nơi phát đến nhiều nơi.
  • 15. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 15 • FC-4: định nghĩa sự ánh xạ giao thức lớp trên cùng. Các giao thức như: FCP (SCSI), FICON và IP có thể được ánh xạ đến dịch vụ truyền tải Fibre Channel. 2.2.3 Mô hình mạng: Fibre Channel kết nối các nodes với nhau thông qua 3 kiểu kết nối: Hình 8. Mô hình mạng 2.2.3.1 Topology (Point to Point) Topology điểm-điểm là cấu hình đơn giản nhất có thể có cho mạng SAN. bao gồm một server được nối với một thiết bị lưu trữ đứng một mình. Do chỉ có một địa chỉ để chuyển gói tin nên không cần địa chỉ mạng. Băng thông lớn. 2.2.3.2 Topology Arbitrated Loop Trong dạng này, các thiết bị được kết nối dạng vòng, giống như mạng token ring .Nếu một thiết bị trong mô hình này bị lỗi sẽ làm cả mạng mất kết nối. Các thiết bị trong mạng được kết nối cáp với nhau.
  • 16. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 16 Topology Arbitrated loop có nhược điểm là tại một thời điểm chỉ có một thiết bị được truyền dữ liệu trên mạng. Khi số lượng thiết bị trên mạng tăng lên sẽ gây ra sự sụt giảm chất lượng mạng. Do đó, Topology Arbitrated loop chỉ được sử dụng cho các mạng SAN có quy mô nhỏ và lưu lượng dữ liệu hạn chế. 2.2.3.3 Topology SAN Fabric Trong Fibre Channel, thuật ngữ “chuyển mạch nối giữa các thiết bị” được gọi là Fabric. Topology SAN Fabric là topology có chỉ tiêu cao nhất và được sử dụng cho các mạng SAN có quy mô và lưu lượng dữ liệu lớn. Các fabric rất lớn có thể được xây dựng bằng cách liên kết nhiều chuyển mạch với nhau. Do đó, mạng SAN dựa trên fabric có thể được mở rộng bằng cách thêm các chuyển mạch vào mạng. Topology SAN fabric có các kiểu topology sau: 2.2.3.3.1 Director-BasedFabric Fabric thực hiện đơn giản nhất là Director Based Fabric. Fabric này gồm có một chuyển mạch chủ đơn lẻ với một số lượng cổng rất lớn. Một director-Based Fabric có các đặc điểm sau: 1. Director-Based Fabric đưa ra một kiểu lưu trữ tập trung với tất cả thiết bị lưu trữ nối tới điểm duy nhất. 2. Nếu chuyển mạch chủ gặp sự cố, toàn mạng sẽ gặp sự cố. Kết quả, tất cả các server và thiết bị lưu trữ bị mất các kết nối. 3. Topology Director-Based Fabric không có tính khả thi cao, một chuyển mạch chủ lớn không phải luôn luôn là một giải pháp đạt hiệu quả về chi phí. Khi có sự chuyển đổi về công nghệ sang các công nghệ mới hơn, toàn bộ chuyển mạch có thể cần phải được thay thế, thay vì chỉ thay thế các thành phần của mạng lưới.
  • 17. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 17 2.2.3.3.2 Topology chuyển mạch nối tầng (CascadedSwitch Topology) Topology chuyển mạch nối tầng là ít phức tạp nhất trong fabric.Topology này bao gồm một số lượng tương đối nhỏ các chuyển mạch được liên kết với nhau theo kiểu tuyến tính. Hình 9. Topology nối tầng Chuyển mạch cuối cùng của fabric cũng có thể được liên kết với chuyển mạch đầu tiên bằng cách sử dụng thêm một đường ISL (Inter-Switch Lịnk) tạo thành một topology ring. Topology chuyển mạch nối tầng có các đặc điểm:  Sử dụng số lượng cổng tối thiểu để liên kết các chuyển mạch.  Các chuyển mạch nối tầng không có chuyển mạch dự. Do đó, một chuyển mạch có sự cố sẽ dẫn tới fabric bị chia tách. Kết quả là các thiết bị được nối với một chuyển mạch này không thể truy nhập vào các thiết bị trên chuyển mạch khác. 2.2.3.3.3 Topology fabric lưới (MeshFabric Topology) Topology fabric lưới bao gồm các chuyển mạch được nối với nhau dưới một số dạng hình học. Tất cả các chuyển mạch trong fabric được liên kết với nhau.
  • 18. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 18 Hình 10. Topology lưới Topology Fabric lưới có thể được mở rộng bằng cách thêm các chuyển mạch khi cần thiết. Ngoài ra, topology này có một số lượng dự phòng bị giới hạn do các đường dẫn bổ sung giữa các chuyển mạch. 2.2.3.3.4 Topology SAN Building-Block Fabric Topology SAN Building - Block Fabric được dựa trên nhiều chuyển mạch nhỏ hơn (building-block) được nối với nhau bằng cách sử dụng một đường trục của một hoặc nhiều chuyển mạch. Hình 11. Topologic Building-Block
  • 19. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 19 Topology này dễ dàng thực hiện các mạng SAN có quy mô và số lượng cổng lớn. Mỗi building-block gồm các đường dẫn dự phòng và được cung cấp các kết nối chính xác với các chuyển mạch đường trục. Topology này có đặc điểm:  Thực hiện đơn giản khi thiết lập một mạng SAN có quy mô lớn.  Các chuyển mạch đường trục nối giữa các building-block với nhau có thể được sử dụng như là một điểm tập trung cho các thiết bị được sử dụng chung một cách thường xuyên (heavily shared device) như các ổ băng, thiết bị lưu trữ.  Sử dụng nhiều cổng để liên kết các chuyển mạch gây ra sự lãng phí cổng. Hình 12. Mạng SAN dựa trên 4 building block và 7 chuyển mạch liên kết 2.2.3.3.5 Topology SAN Island Topology SAN Island do công ty BCS (Brocade Communications Systems) đưa ra. Topology này được sử dụng khi các phòng chức năng trong một trung tâm muốn có khả năng dùng chung một số thiết bị. Topology SAN Island được thiết lập bằng cách sử dụng một chuyển mạch đường trục kết nối mạng SAN của các phòng trong trung tâm với nhau. Tất cả các thiết bị dùng chung như các ổ băng từ và các thiết bị lưu trữ khác đều được nối với chuyển mạch đường trục. Bằng cách chia vùng, các mạng SAN ở các phòng tùy theo
  • 20. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 20 nhu cầu, có thể được bảo vệ khỏi sự truy nhập từ bên ngoài hoặc được thiết lập để dùng chung. Hình 13. Topology 3 Island 2.2.3.3.6 Mạng MetropolitanvàWide Area SAN Mạng Metropolitan Area SAN sử dụng để kết nối các mạng SAN ở phạm vi vùng (khoảng cách tới 100km). Khi thực hiện mạng Metropolitan SAN, tiêu chuẩn Fibre channel được áp dụng bằng cách sử dụng bộ ghép kênh quang theo bước sóng (DWDM - Dense Wavelength Division Multiplexer) Hình 14 Mạng Wide Area SAN sử dụng để kết nối các mạng lưu trữ trong các trung tâm lưu trữ ở phạm vi quốc gia (nationwide). Phương pháp phổ biến để thực hiện mạng Wide
  • 21. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 21 Area SAN là sử dụng Fibre Channel qua ATM (Assynchronous Transfer Mode) được truyền tải trên SONET Hình 15 2.2.3.4 Topology dự phòng 2.2.3.4.1 Dự phòng cơ bản: Dự phòng cơ bản trong mạng lưu trữ có thể được thực hiện bằng một số phương pháp khác nhau và được thực hiện ở hai mức cơ bản, hoặc ở mức thiết bị hoặc ở mức mạng. Thực hiện dự phòng ở mức thiết bị: Các thành phần thiết bị quan trọng trong mạng SAN có khả năng chuyển đổi nóng (hot-swappable) để quá trình thay thế thiết bị không phải tắt nguồn trên thành phần hỏng. Các thành phần thiết bị có thể được nhân đôi để sự hỏng hóc của thành phần đó sẽ không ảnh hưởng tới chỉ tiêu của thiết bị. Thành phần thiết bị được nhân đôi là nguồn cấp điện, bộ điều khiển kép cho các thiết bị RAID, đầu ra điện áp AC kép và hai quạt làm mát. Thực hiện dự phòng ở mức mạng: Các server được trang bị với các HBA kép để mỗi server có thể được nối với hai chuyển mạch khác nhau trong fabric. Một cách tương tự, các khối lưu trữ có các cổng kép được nối tới hai chuyển mạch khác nhau trong fabric. Bằng cách này, sự hỏng hóc của một chuyển mạch trong fabric sẽ không gây ra sự mất truy nhập vào server và các khối lưu trữ nối với nó. Nhiều đường dẫn cũng được thiết lập trong fabric để bảo đảm vẫn có các đường dẫn giữa các chuyển mạch khi chuyển mạch trên đường ngắn nhất bị sự cố. Trong trường hợp cần thiết,
  • 22. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 22 toàn bộ mạng kết nối có thể được nhân đôi để tạo thành một sự dự phòng hoàn toàn và mạng chống lỗi . 2.2.3.4.2 Topology Remote mirroring: Topology Remote mirroring bổ sung một mức dự phòng khác và thậm chí tốt hơn về mặt thời gian chuyển đổi từ thiết bị chính sang dự phòng so với các cấu hình dự phòng đơn giản vì topology này không phụ thuộc vào một vị trí đơn lẻ. Các cấu hình Remote Mirroring cung cấp khả năng chịu được thảm hoạ(lửa, động đất và các thiên tai khác) hoàn toàn bằng cách thiết lập một bản sao (duplicate) của mạng SAN tại vị trí cách xa. Hình 16. Topology Remote Mirroring dùng Fibre Channel Tất cả các khối lưu trữ ở mạng chính cũng như đường trục đều được nhân đôi. Vì có một lưu lượng dữ liệu tương đối lớn truyền giữa mạng cục bộ và mạng ở xa, do đó cần thiết có nhiều đường dẫn nối giữa chúng. Hai mạng được nối với nhau có thể sử dụng sợi quang đơn mode cho phép khoảng cách truyền dẫn lên tới 70km qua các chuyển mạch được nối tầng hay tới 10km sử dụng chuyển mạch đơn lẻ. Một lựa chọn khác để thực hiện cấu hình remote mirroring là cung cấp kết nối từ xa qua mạng WAN (Wide Area Network). Khi đó, khoảng cách giữa hai mạng sẽ còn lớn hơn.
  • 23. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 23 Hình 17. Topology Remote Mirroring dùng WAN cho kết nối từ xa 2.2.4 NHẬN XÉT CHUNG: Point to Point Arbitrated Loop Switched fabric Port tối đa 2 127 224 Kích thước địa chỉ 8 bit 24 bit Ảnh hưởng khi 1 port lỗi Mất kết nối Mất kết nối Không ảnh hưởng mạng Tỷ lệ trộn các link khác nhau Không có Không có Có Kết nối qua trung gian Kết nối riêng Kết nối trung gian Kết nối riêng Nhận xét về fibre channel: Ưu điểm Nhược điểm - Băng thông lớn. - Kiến trúc an toàn nhanh chóng với khả năng quản lí dữ liệu toàn cầu. - Tính dự phòng tốt. - Tính bảo mật cao. - Khả năng mở rộng cao. - Chi phí cao chỉ áp dụng tốt cho các công ty lớn. - Đô phức tạp cao.
  • 24. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 24 3 . NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG: 3.1 Thành Phần Trong dạng đơn giản nhất của nó, một SAN bao gồm một hoặc nhiều servers đính kèm với một mảng lưu trữ sử dụng một hay nhiều SAN switches. Mỗi server có thể lưu trữ rất nhiều ứng dụng được yêu cầu lưu trữ. Hình 18. Các thành phần mạng SAN Các thành phần của SAN như sau:  Host Component: Là các máy chủ (servers) trong hệ thống. Những máy chủ này truy xuất tới hệ thống Storage thông qua mạng SAN để truy xuất dữ liệu.  Fabric (kết cấu) : Kết cấu SAN là một mạng thực tế của SAN. Khi một hoặc nhiều SAN switches được kết nối, một kết nối được tạo ra. Giao thức FC được sử dụng để truyền thông trên toàn bộ hệ thống mạng. Một SAN có thể bao gồm nhiều loại kết cấu kết nối với nhau, Thậm chí một SAN đơn giản thường bao gồm 2 loại kết cấu để dự phòng.  Storage: là hệ thống ổ đĩa (disk array) dùng để lưu trữ dữ liệu. Hệ thống đĩa được dùng ở đây có tốc độ cao, hỗ trợ tính năng RAID để cải thiện tốc độ; có
  • 25. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 25 controller để cho phép nhiều server truy xuất đĩa cùng lúc. Hệ thống tape library để sao lưu dữ liệu cũng nằm trong thành phần này. 3.1.1 Host Components : Các thành phần của một SAN bao gồm bản thân các server và các thành phần cho phép các server kết nối vật lý đến SAN  HBA :là được đặt trong các Server, cùng với một thành phần chuyển đổi từ số sang tín hiệu quang. Mỗi host kết nối đến các fabric port thông qua HBAs  HBA drivers chạy trên các Server cho phép các hệ thống server hoạt động để truyền thông với HBA 3.1.2 Fabric Components: Tất cả các host kết nối đến storage devices (thiết bị lưu trữ ) trên SAN thông qua SAN faric. Các thành phần mạng của SAN bao gồm các thành phần fabric sau: a. SAN Switches – SAN switches có thể kết nối đến các servers, storage devices(thiết bị lưu trữ), và các switch khác, và do đó cung cấp một điểm kết nối cho SAN fabric. Loại của SAN switch, chức năng thiết kế của nó, và khả năng của port đóng góp cho tổng thể như công suất, hiệu suất, khả năng chịu lỗi. Số lượng của Switch, loại Switch, và cách thức các thiết bị chuyển mạch kết nối với mô hình fabric. i. Cho một SANs nhỏ, chuẩn SAN switches (còn gọi là modular switches) có thể thường hổ trợ 16 hoặc 24 port (tuy nhiên một vài modular switches có 32-port). Thỉnh thoảng modular switches là liên kết với nhau để tạo thành một fabric kháng lỗi. ii. Cho một SAN fabric lớn, director-class switches hổ trợ một lượng lớn các port (64 đến 128 ports trên một Switch) và xậy dựng một fabric kháng lỗi.
  • 26. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 26 b. Data Routers :là một cầu nối thông minh giữa các thiết bị SCSI và thiết bị trong SAN. Các Server trong SAN có thể truy cập thiết bị đĩa SCSI hoăc băng từ trong SAN thông qua các Data Router tron lớp fabric. c. Cables :Cáp SAN thông thường là cáp quang được sử dụng để kết nối tất cả các thành phần fabric lại với nhau. Các loại của cáp SAN và tín hiệu quang là dùng để xác định khoảng cách tối đa giữa các thành phần trong SAN và đóng góp vào đánh giá tổng băng thông của SAN. d. Communications Protocol :Các thành phần Fabric giao tiếp bằng cách sử dụng giao thức truyền thông FC. FC là protocol được sử dụng cho hầu hết các SAN ngày nay. FC đã được phát triển như là một giao thức để truyền dữ liệu giữa 2 port trên một kênh truyền nối tiếp I/O có tốc độ cao. 3.1.3 Storage Components: Các thành phần lưu trữ của một SAN là mảng lưu trữ. Các mảng lưu trữ bao gồm Storage Processor( Bộ vi xử lý lưu trữ -SPs). Các SP là đầu cuối của mảng lưu trữ. SP truyền thông với các disk array (bao gồm tất cả các đĩa trong mảng lưu trữ) và cung cấp các chức năng RAID/LUN. a. Storage Processor: Sps hổ trợ đính kèm host vào mặt trước để đến thiết bị lưu trữ (storage devices) từ các server, hoặc trực tiếp hoặc thông qua một switch. . Các HBA trong các Server phải phù hợp với các giao thức được hỗ trợ bởi bộ vi xử lý, Trong hầu hết các trường hợp, đây là giao thức FC. Bộ vi xử lý cung cấp truy cập nội bộ đến các ổ đĩa, có thể được sử dụng một switch hoặc kiến trúc bus. Trong các hệ thống lưu trữ cao cấp, ổ đĩa thường được kết nối vòng, điều này đem lại SP nhiều lợi ích :  Truy cập tốc độ cao đến các ổ đĩa  Khả năng thêm vào nhiều ổ đĩa trong vòng  Dự phòng truy cập đến một ổ đĩa đơn từ nhiều vòng
  • 27. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 27 b. Storage Devices : Dữ liệu là lưu trữ trong mảng ổ đĩa hoặc băng từ (hoặc cả hai)  Disk arrays là nhóm của nhiều thiết bị đĩa và là thiết bị lưu trữ điển hình của SAN. Nó có thể khác nhau rất nhiều trong thiết kế , dung lượng, hiệu suất, và các tính năng khác.  Mảng lưu trữ hiếm khi hổ trợ các host trực tiếp truy cập đến ổ đĩa cá nhân. Thay vào đó, mảng lưu trữ sử dụng công nghệ RAID (Redundant Array of Indepent Drives)để nhóm một bộ các ổ đĩa. RAID sử dụng ổ đĩa độc lập để cung cấp dung lượng, hiệu suất, và dự phòng. Sử dụng các thuật toán đặc biệt, một số ổ đĩa được nhóm lại để cung cấp ổ đĩa gộp chung lại. Các thuật toán RAID, thường được gọi là cấp độ RAID, xác định các đặc tính của nhóm cụ thể. c. Tape Storage Devices : Thiết bị lưu trữ là một phần của backup dung lượng và quy trình  SAN nhỏ có thể sử dụng ổ đĩa băng từ có dung lượng cao. Các ổ đĩa băng khác 3.1.4 Phần mềm SAN (SAN software). Hơn bao giờ hết, phần mềm đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển thành công các mạng SAN. Nhiều kỹ thuật cũng như nhiều đặc điểm SAN hỗ trợ trên thực tế được tích hợp vào trong phần mềm của nó. Từ việc quản lý volume đến việc sao chép (backup) không trực tiếp trên server, việc chọn và định cấu hình trong các thành phần phần mềm là rất quan trọng và cần làm cẩn thận. Nhiều công ty cung cấp các sản phẩm và các giải pháp phần mềm khác nhau được thiết kế để tăng khả năng thực hiện cũng như tính có thể điều khiển và tính sẵn sàng dữ liệu trong các mạng SAN. Một vài giải pháp được phát triển bởi các công ty cho các hệ thống lưu trữ dữ liệu. Một đề nghị khác chung hơn hoặc “mở” hơn và nhắm vào thiết bị và các yêu cầu khách hàng rộng hơn.
  • 28. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 28 Ngày nay SAN trở nên phức tạp hơn trong cả thiết kế lẫn hiện thực. Thêm vào đó là vấn đề liên quan đến cấu hình, cấp phát và giám sát tài nguyên hệ thống. Tất cả đều cho thấy rằng nhu cầu quản lý SAN, quản lý các servers client và quản lý sự phối hợp các tài nguyên là cần thiết. Vì vậy các phần mềm cần phải được phát triển hơn nữa để thực hiện những chức năng phức tạp hơn. Việc phát triển phần mềm SAN dựa trên các ý tưởng, chức năng và các lợi ích của mạng LAN và WAN. Phần mềm SAN lý tưởng sẽ phù hợp với bất kỳ mạng SAN nào. Nhưng ngày nay trong môi trường vật lý và các thiết bị phần cứng của SAN thì phần mềm quản lý này thường là độc quyền hoặc cho các nhà sản xuất và các đại lý thuê. Giờ đây điều này đã bắt đầu thay đổi, nhưng khi chọn phần mềm quản lý cho SAN ta vẫn phải quan tâm nhiều đến hãng cung cấp thiết bị, hệ điều hành, firmware, phần mềm điều khiển HBA, ứng dụng,…, và cũng phải xem xét đến những phần mềm nào sẽ chạy trên SAN. Cho đến nay phần mềm quản lý SAN trở nên phổ biến và rất quan trọng, nó rất thân thiện cho những nhà cung cấp sản phẩm nhằm đạt được kết quả tốt nhất trong mục đích cũng như lợi ích của quản lý mạng SAN. Có rất nhiều câu hỏi được đưa ra khi chọn phần mềm quản lý SAN. Đó là các vấn đề liên quan đến việc hệ điều hành nào được hỗ trợ, khả năng tương thích với các loại thiết bị khác, các mức kết hợp trong SAN và những đặc điểm hạn chế có thể xảy ra trong hệ thống.
  • 29. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 29 Hình 19. Giao diện Phần mềm iQstor 3.1.4.1 Quản lý SAN là gì? Từ quản lý mang ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau. Chẳng hạn như với người quản trị mạng thì từ quản lý liên quan đến việc truyền dữ liệu, hoặc di chuyển thông tin từ điểm này đến điểm khác. Vì vậy một người quản lý mạng thì liên quan đến việc quản lý sử dụng băng thông, cung cấp các đường dư thừa trong lưới topology để bảo vệ các đường dữ liệu xen nhau, hỗ trợ nhiều giao thức, phát hiện lỗi tự do (error-free) v.v… Nói tóm lại, người quản trị mạng quan tâm đến việc lấy dữ liệu từ nơi A đến nơi B, nhưng sẽ không biết được cái gì xảy ra cho dữ liệu tại đích đến. Còn người quản lý lưu trữ thì ít liên quan đến vấn đề truyền dữ liệu hơn là vấn đề tổ chức và sắp xếp dữ liệu tại đích đến. Các mức RAID, tính nguyên vẹn file, backup băng, sử dụng đĩa v.v… là mối bận tâm thường ngày của người quản lý lưu trữ. Việc quản lý lưu trữ có trách nhiệm làm thế nào để dữ liệu đến được ghi lên đĩa và băng đúng như dữ liệu gốc gởi đến.
  • 30. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 30 Công việc quản lý trong SAN bao gồm cả quản lý truyền dữ liệu lẫn tổ chức sắp xếp dữ liệu. Nhờ kiểu nối mạng giữa các servers và storage, SAN đã buộc kiểu quản lí lưu trữ truyền thống phải mở rộng phạm vi của mình bao gồm việc quản trị mạng và cũng thúc đẩy cách quản lý lưu trữ truyền thống mở rộng khả năng tổ chức và sắp xếp dữ liệu. Do đó, cơ cấu quản lý mạng như CA UnicenterTM, TivoliTM và HP OpenViewTM là những cơ cấu quản lý lưu trữ chặt chẽ rất hữu ích cho SAN, trong khi đó những nhà cung cấp phần mềm lưu trữ như VERITAS TM và LegatoTM bao gồm các modules để giám sát việc truyền tải mạng Fibre Channel. Việc tích hợp các chức năng quản lý lưu trữ và quản lý mạng là mục đích chính của sự phát triển mạng SAN và cũng cho thấy rằng việc chuyển từ mô hình máy tính tập trung kiểu server sang mô hình dữ liệu tập trung là một bước đột phá. 3.1.4.2 Khi nào thì việc quản lý mạng SAN là cần thiết? Một cách lý tưởng thì việc quyết định phát triển một mạng SAN có quản lý hay không sẽ được xác định bởi từng ứng dụng cụ thể. Phần lớn việc cài đặt hệ thống SAN là do thiếu sản phẩm quản lý hoặc do giả định rằng các mạng SAN nhỏ sẽ không yêu cầu quản lý, tuy nhiên cấu hình SAN không có quản lý thường được cài mặc định. Trên thị trường một vài hệ thống được cài đặt sao cho vẫn tiếp tục chạy các ứng dụng giới hạn nhiệm vụ (mission-critical) và cố gởi việc thiếu sự quản lý bằng cách cung cấp các đường dữ liệu dư thừa. Tuy nhiên, giải pháp này không thay thế cho quản lý SAN. Nếu không có sự quản lý thì lỗi đường dự phòng có thể bị bỏ qua, kết quả là hệ thống bị lỗi nếu đường cơ sở bị rớt. Mạng xí nghiệp và mạng thông tin thường có sự truy cập thông tin liên tục. Thậm chí sự backup cũng làm cho mạng chậm hẳn đi. Thường trong 1 mạng nhỏ, thời gian để xác định và sửa chữa 1 lỗi dù nhỏ cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến người dùng cuối. Phần mềm quản lý SAN phải phát hiện ra lỗi khi nó vừa xảy ra. Nếu không có công cụ để nhanh chóng phát hiện và sửa lỗi, thời gian trung bình để sửa lỗi sẽ rất lớn
  • 31. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 31 vì ta phải dò cáp, bộ thu phát, bộ tương thích mạng, ứng dụng,… từng cái một để tìm lỗi. Và đây rõ ràng không phải là cách quản lý tốt. 3.2 Nguyên Lý Hoạt Động 3.2.1 Bộ Phận Máy Chủ Bộ phận máy chủ của SAN bao gồm các sever và các thiết bị vật lý để kết nối các sever với các bộ phận khác của SAN 1. SEVER: các máy tính cấu hình mạnh, sever có thể của nhiều nhà cung cấp khác nhau và chạy trên các hệ điều hành khác nhau có thể kết nối đến 1 SAN. Các server này kết nối đến SAN bằng cách sử dụng các card HBA (Host Bus Adapter). Các server có thể kết nối đến SAN bằng 1 hoăc 2 kết nối (cho cơ chế dự phòng). 2. HBA (Host Bus Adapter): được đặt tại các sever, chuyển đổi tín hiệu số sang tín hiệu quang. Mỗi máy chủ kết nối với bộ phận Fabric (sườn) thông qua HBA. 3. HBA Driver: trình điều khiển HBA chạy trên các máy chủ. 3.2.2 Bộ Phận Fabric Tất cả các máy chủ muốn kết nỗi đến các thiết bị lưu trữ trong một SAN đều phải thông qua Fabric. - SAN Switch: SAN Switch có thể kết nối đến các sever, các thiết bị lưu trữ, các switch khác, và do đó cung cấp các điểm kết nối cho SAN. Có nhiều loại switch khác nhau, được thiết kế với các đặc tính khác nhau, các switch này được sử dụng vào SAN để cung cấp một năng suất tốt nhất cũng như khả năng chịu lỗi cho hệ thống. Số lượng switch, loại switch và cách thức mà các switch được kết nối với nhau tạo ra nhiều cấu trúc khác nhau cho hệ thống. + Đối với hệ thống SAN loại nhỏ, các switch (modular switch) hỗ trợ từ 16 đến 24 port (một số được hỗ trợ 32 port). Đôi khi, các switch được kết nỗi với nhau để tạo ra một hệ thống có thể chống lỗi. + Đối với hệ thốnag SAN lớn hơn, các switch (director-class switch) hỗ
  • 32. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 32 trợ từ 64 đến 128 cổng và có sẵn khả năng chống lỗi. - Cáp: Cáp trong SAN thường là cáp quang. Loại cáp được sử dụng trong SAN sẽ xác định khoảng cách giữa các thành phần và tốc độ băng thông trong SAN. - Các giao thức: Bộ phận Fabric sử dụng giao thức FC. FC là giao thức lưu trữ được sử dụng phổ biến trong SAN. FC được phát triển để truyền dữ liệu giữa hai cổng trên một dây cáp tốc độ cao. 3.2.3 Bộ Phận Lưu Trữ Các bộ phận lưu trữ của SAN là các thiết bị lưu trữ & các bộ vi xử lý lưu trữ (storage processors- SPs) 3.2.3.1 Bộ Vi Xử Lý (SPs) Bộ vi xử lý cung cấp các truy cập nội bộ tới ổ đĩa. Các HBA máy chủ phải phù hợp với các giao thức được hỗ trợ bởi SPs. Đa số, là giao thức FC. Lợi ích cửa SPs: o Truy cập tốc độ cao o Có khả năng thêm ổ đĩa vô hệ thống o Cung cấp các đường truy cập dự trữ 3.2.3.2 Thiết Bị Lưu Trữ Dữ liệu được lưu trữ trên các disk array hoặc tape device hoặc cả hai. Các disk array được tạo thành từ nhiều các ổ đĩa khác nhau và là kiểu thiết bị lưu trữ đặc trưng của SAN. Nó có thể khác nhau rất nhiều trong thiết kế, khả năng lưu trữ, hiệu suất và các đặc tính khác. Các Tape Storage dùng để backup dữ liệu trong SAN  SAN nhỏ có thể dùng ổ đĩa tape công suất cao. Các ổ đĩa này có khả năng thay đổi khả năng lưu trữ và tốc độ chuyển dữ liệu cao. Có thể tồn tại dưới dạng một ổ cứng riêng biệt hay một phần của thư viện ổ đĩa.  Với một SAN lớn, dữ liệu rất cần được backup, vì vậy cần có cả một hoặc nhiều thư viện.
  • 33. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 33 4 . THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY 4.1 Các Mô Hình Triển Khai Điển Hình Mô hình liên kết giữa 2 server hay 2 khu vực với nhau.Mỗi server có hệ thống SAN lưu trữ riêng và được kết nối với nhau qua đường mạng. Dữ liệu lưu trữ ở hay nơi được đồng bộ với nhau, coi như là một vùng lưu trữ thống nhất. Hình 20
  • 34. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 34 Hình 21 4.1.1 Mô hình tổng thể hệ thống SAN của TT Học Liệu ĐH Cần Thơ.  Mô tả thiết kế: Dự kiến mỗi máy chủ hiện có (HP ProLiant Server) trong TTHL sẽ được trang bị tăng cường hai Card HBA (Host Bus Adapter) có tốc độ truyền dẫn tín hiệu lên đến 4Gbps. Vì lý do định dạng khe cắm mở rộng mà mỗi máy chủ hỗ trợ khác nhau và các bo mạch HBA được trang bị cho mỗi máy chủ sẽ có chuẩn giao tiếp mở rộng khác nhau. Đối với các máy chủ HP ProLiant Server DL580G3 và máy chủ HP ProLiant DL380G4 sẽ được trang bị bo mạch HBA sử dụng giao tiếp PCI-X, ngược lại đối với các máy chủ HP ProLiant DL580G4 sẽ được trang bị bo mạch HBA sử dụng giao tiếp PCI-Express. Các máy chủ trên sẽ được kết nối đến hệ thống lưu trữ trung tâm SAN thông qua bộ giao tiếp HBA tốc độ cao
  • 35. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 35 Mạng lưu trữ SAN sẽ được xây dựng dựa trên 2 SAN switch HP StorageWork 4/16 SAN Switch có 16 cổng kết nối với nhau. Thiết kế này cho phép kết nối tối đa 16 máy chủ vào mạng SAN (14 qua SAN switch và 2 kết nối trực tiếp) đồng thời nâng cao tính sẵn sàng và độ tin cậy của thiết bị cũng như toàn bộ hệ thống lưu trữ mạng SAN với tính năng dự phòng trong mô hình 2 SAN switch hoạt động song song. Sử dụng phần mềm quản lý HP StorageWork Command View EVA Software 7.0 4.2 Thị trường SAN hiện nay: 4.2.1 Ứng dụng - Trong công nghiệp giải trí: Xử lý hậu trường video đòi hỏi tốc độ truy xuất dữ liệu rất cao. - Ngoài mạng thị trường doanh nghiệp lớn, đây là một lĩnh vực đạt hiệu quả lớn khi áp dụng SAN. - Trong các công ty có lượng lưu trữ dữ liệu lớn: Ngân hàng, công ty lớn, Tập đoàn phần mềm, phần cứng… … 4.2.2 Các công ty sản xuất thiết bị SAN: Qlogic, HP, IBM, Hitachi, Nexsan, Quantum, Qualstar, Emulex, Brocade…
  • 36. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 36 4.2.3 Giá Của Một Số Thiết Bị SAN: Nhà Sản Xuất Tên Thiết Bị Giá (USD) HP HP StorageWorks P4500 G2 14.4TB SAS Virtualization SAN Solution BQ888A $39,800.00 đến $50,435.00 HP HP P4300 G2 7.2TB SAS Starter SAN Solution BK716A $33,166.00 HP HP StorageWorks P4300 G2 16TB MDL SAS Starter SAN Solution BK715A $20,293.36 HP HP P2000 G3 FC DC SMB SAN Starter Kit AP847B $16,500.00 Nexsans The Nexsan E-Series™ - E60: Tốiđa 60 thiết bị và dung lượng lên tới 240TB. Gồm SAS,
  • 37. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 37 Nhà Sản Xuất Tên Thiết Bị Giá (USD) SATA, SSD. I/O có 8Gb FC 1Gb or 10Gb iSCSI, or 24Gb SASX4. IBM IBM Brocade 20-port 8Gb SAN Switch Module for IBM BladeCenter 44X1920 $11,144.00 to $14,973.38 Infortrend Infortrend - EonStor DS SAN - 4U Rack, 4 x 8GFC Host Channel, 24-Bay (3.5 SAS), 1 x Controller $10,137.00 CisCo Nexus 7000 SAN Enterprise License eDelivery $13,053.00 IBM EXPRESS SAN40B-4 40 PORT 8GBPS FC SWITCH $15,739.94 Cisco E-Delivery DCNM for SAN Advanced Edition for Nexus 7000 pak $18,275.00 EMC (WESTCON GROUP) EMC CLARiiON CXxxx SAN Install configuration - up to 8 UNIX (HPUX,SOLA $18,419.00 IBM EX SYS STG DS3950 MOD 94 $18,597.25 Nguồn: http://www.shopbot.com.au/m/?m=SAN&p1=10000&p2=100000&page=20
  • 38. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 38 5 . HƯỚNG PHÁT TRIỂN: 5.1 OSN Công nghệ này được gọi tắc là DWDM ( dense wave length-division multiplexing). Công nghệ OSN mang lại tốc độ, đơn giản, giải quyết được các vấn đề về hiệu suất và tốc độ truyền hiện nay. DWDM lợi dụng được các công nghệ truyền dẫn tốc độ cao hiện này, như là Fiber- optic, Fibre Channel để truyền xa với băng thông cao. DWDM có khả năng tăng khả năng của fiber-optic bằng cách multiplexing các bước sóng dài # nhau. Sử dụng công nghệ DWDM một kênh Fibre có thể dễ dàng mở rộng tối thiểu đến 100km mà không cần phải tái tạo tín hiệu. Ngoài ra, bằng cahcs cho phép lưu lượng truy cập thông qua một liên kết sợi quang duy nhất, DWDM có thể tăng gấp đôi khả năng của một SAN cơ bản. Công nghệ DWDM tăng khả năng truyền dẫn của các sợi quang bằng cách ghép nhiều luồng sáng với các bước sóng khác nhau trên 1 cáp quang duy nhất. Nói cách khác, 1 sợi quang làm việc như 1 tập hợp gồm nhiều sợi ảo mang nhiều tín hiệu #. Ví dụ, bằng cách kết hợp tám OC-48 liên kết sợi quang duy nhất từ 2.5Gbps có thể lên tới 20Gbps. Sau đây là những lý do OSN là tương lai của SANs: (1) Nâng cao hiệu suất(Enhanced performance): Bằng cách thực hiện một cơ sở hạ tầng quang tốc độ cao dựa trên mạng lưu trữ công nghệ OSN sẽ tránh tắc nghẽn, có thể xử lý khối lượng lớn thông tin  loại bỏ hạn chế khoảng cách  không phải lo lắng về việc nâng cấp hoặc thay thế các cơ sở hạ tầng lưu trữ hiện có (2) Cài đặt đơn giản, chi phí thấp(simple and low-cost implementation): Sử dụng các cơ sở hạ tầng sẵn có, tiêu thụ ít điện năng hơn, giúp giảm thiểu chi thí đầu tư. (3) Hỗ trợ nhiều công nghệ mới(support to a wide range of technologies) : là 1 công nghệ độc lập, OSN hỗ trợ Fibre Channel, Fibẻ-optic, SANs, và các công nghệ theo sau như NAS, DAS, Soip, FCIP, iFCP, …. (4) Dễ cấu hình(ease of reconfiguration) : DWDM cho phép cấu hình lại của 1 SAN hiện tịa mà không cần thay đổi các thành phần mạng lưu trữ. Giảm chi phí tối thiểu, đạt hiệu quả cao hất, thích ứng cao với sự phát triển trong tương lai
  • 39. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 39
  • 40. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 40 5.2 IP SANs Với sự phát triển của công nghệ cáp đồng hiện nay, tốc độ của chuẩn Ethernet đã cải thiện đáng kê. Cho nên IP SANs dần dần đang phổ biến trở lại với lợi thế về giá cả và đội phổ biện cũng như nhất quán của nó. Hình 22. Tương lai IP SAN
  • 41. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 41 6 . TÀI LIỆU THAM KHẢO (1) Infortrend Technology, Storage Area Network, 2007 (2) VMWare Corp, SAN Conceptual and Design Basics, 2006 (3) IBM, SAN Devices, 2010 (4) Nguồn Internet: a. http://en.wikipedia.org/wiki/Storage_area_network b. http://www.webopedia.com/TERM/S/SAN.html c. http://www.techopedia.com/definition/1116/storage-area-network-san d. http://www.cisco.com/en/US/products/hw/ps4159/index.html e. http://vnexperts.net/bai-viet-ky-thuat/networking/296-storage-area- network-san.html f. http://doan.edu.vn/do-an/de-tai-tim-hieu-ve-cong-nghe-mang-storage- area-network-san-17283/ (Đề tài tìm hiểu về công nghệ mạng Storage Area Network(SAN)-(Nhóm sinh viên thực hiện) g. http://forum.thegioimaychu.vn/san-storage-area-network/ h. http://www.pcworld.com.vn/a/cong-nghe/cong- nghe/2006/03/1184729/chuan-giao-tiep-pc-uu-the-thuoc-chuan-luu-tru- noi-tiep/ i. http://compnetworking.about.com/od/networkstorage/g/storage_san.htm j. http://www.youtube.com/watch?v=J88X_M6s0l4 k. http://www.youtube.com/watch?v=kVYZb3ltaRc&list=PLbkbaWRsLC 0SpLveL8uQkg3z8RwcOYvtH l. http://www.pcworld.com.vn/a/cong-nghe/cong- nghe/2006/03/1184729/chuan-giao-tiep-pc-uu-the-thuoc-chuan-luu-tru- noi-tiep/ m. http://www.shopbot.com.au/pp-hp-p4300-g2-7-2tb-sas-starter-san- solution-bk716a-price-335022.html n. http://www.nexsan.com/products/e-series.aspx o. http://www.lrc.ctu.edu.vn/bantin7/cong-nghe-thong-tin/28-cong-nghe- thong-tin/104-xay-dng-h-thng-lu-tr-tp-trung-mt-gii-phap-cho-trung-tam- hc-liu.html?tmpl=component&
  • 42. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 42 7 . PHỤ LỤC 7.1 Giao Thức SCSI Song song phát triển với giao tiếp IDE là chuẩn giao tiếp dữ liệu thông minh SCSI (Small Computer System Interface, đọc sờ-cơ-zi). Chuẩn SCSI đầu tiên được hoàn chỉnh vào năm 1986 và lập tức chuyển sang giai đoạn phát triển phiên bản SCSI-2. Chuẩn được phát triển là nhờ nỗ lực của Shugart and NCR trong quá trình tìm kiếm giao tiếp mới cho hệ máy chủ. Nội dung cơ bản của giao tiếp vẫn là tập lệnh điều khiển truyền dữ liệu và giao tiếp giữa các thiết bị. Tập lệnh chính là sức mạnh của SCSI nhưng cũng chính là điểm yếu nhất vì chưa đủ tính chuẩn hóa dưới con mắt của các nhà sản xuất thiết bị. Kết quả tất yếu là vào giữa thập niên 80, bộ mở rộng Common Command Set (CCS) được phát triển nhằm chuẩn hóa tập lệnh SCSI. SCSI là bus điều khiển dòng dữ liệu (I/O) giữa bộ xử lý và thiết bị ngoại vi (thông dụng nhất chính là đĩa cứng). SCSI nối vào bus PCI và ISA thông qua host adapter - thiết bị không giữ chức năng điều khiển mà chỉ điều phối, liên kết thiết bị SCSI thành chuỗi luận lý. Bộ điều khiển SCSI thực sự nằm trên mạch của từng ổ đĩa cứng. Nếu xét về số lượng thiết bị quản lý, SCSI thực sự mạnh vì có thể quản lý đến 8 thiết bị (tính cả host adapter). Hơn nữa, giao tiếp SCSI còn thích hợp với nhiều chủng loại thiết bị: ổ đĩa cứng, ổ CD-ROM, ổ CD-R, ổ quang, máy in, máy quét, bộ chuyển đĩa, card mạng,... Mỗi thiết bị trong chuỗi, kể cả host adapter, đều được cấp một định danh duy nhất để phân biệt. Định danh thiết bị phải không trùng nhau và không cần tương ứng theo thứ tự vật lý. Hầu hết host adapter SCSI đều có cổng trong và ngoài để người dùng linh hoạt mở rộng chuỗi thiết bị. Khác với các chuẩn giao tiếp đĩa cứng khác, bạn phải đặt thiết lập kết thúc (terminate) tại hai thiết bị đầu và cuối chuỗi nhằm loại bỏ hiện tượng dội tín hiệu và đảm bảo sự toàn vẹn dữ liệu truyền trên bus. Thiết lập terminate cũng linh hoạt: có thể dùng jumper vật lý hoặc thiết lập từ phần mềm. Chuỗi thiết bị SCSI hỗ trợ đến 8 thiết bị, sử dụng ID từ 0 đến 7. Card SCSI (host) thường chọn ID 7 và khởi động hệ điều hành từ thiết bị có ID nhỏ nhất. Hầu hết hệ
  • 43. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 43 thống SCSI đặt ID ổ đĩa cứng khởi động bằng 0, giá trị ID từ 1 đến 6 được dành cho những thiết bị không khởi động. Khi hệ thống SCSI khởi động, tất cả thiết bị trên bus được liệt kê kèm với giá trị ID. Card SCSI chỉ lấy một IRQ từ hệ thống còn các thiết bị gắn vào adapter này thì không cần. Vì thế, hệ thống cho phép mở rộng khá dễ dàng. Chỉ cần gắn thêm card SCSI thứ hai, bạn đã có thể mở rộng thêm 7 thiết bị nữa. Tuy nhiên, dùng adpater SCSI đôi (twin-channel) lại hấp dẫn hơn: 15 thiết bị ngoại vi chỉ yêu cầu một IRQ. Đặc biệt, thiết bị ngoại vi SCSI có thể giao tiếp với máy tính qua cổng parallel nhưng tốc độ thấp. 7.2 Fibre chanel Hội đồng phát triển trên Fibre channel được ANSI thành lập vào năm 1989. Hai năm sau, IBM, Hewlett-Packard và Sun Microsystems hợp lực thành lập tổ chức FCSI (Fibre Channel Systems Initiative) nhằm đảm bảo tính liên tác giữa các sản phẩm và xúc tiến chuẩn bị cho sự ra đời của Fibre Channel. Năm 1994, Fibre Channel được ANSI đưa thành chuẩn. Một năm sau, nhiệm vụ của nhóm FCSI chính thức chuyển cho hội Fibre Channel. Fibre Channel nhắm vào thị trường lưu trữ mạng. Khi mới chào đời, tốc độ của Fibre Channel chậm hơn SCSI-3 nên chỉ có ưu thế về phạm vi triển khai. Fibre Channel đạt bán kính 10km nhưng có thể mở rộng thành 100km nếu dùng bộ thu phát quang học đặc biệt; vượt rất xa khả năng của SCSI. Năm 2000, 'thế cờ' đã thay đổi khi Fibre Channel phiên bản 2Gbps ra đời; vượt SCSI cả tốc độ lẫn khoảng cách. Fibre Channel được tổ chức thành tập chức năng thứ bậc tương tự mô hình ISO OSI Reference. Nó được phân thành 5 lớp, mỗi lớp chịu trách nhiệm thực hiện chức năng riêng Fibre Channel có thể hiện thực thành FCAL (Form of a Continous Arbitrated Loop) gồm hàng trăm thiết bị lưu trữ độc lập và hệ thống chủ, với đầu nối dùng kết cấu chuyển tốc độ cao (giống switch mạng). Đặc biệt, công nghệ cho phép gắn trực tiếp thiết bị sao lưu và ổ đĩa vào FCAL mà không cần thông qua máy chủ nên bạn có
  • 44. Storage Area Network Nhóm SAN T r a n g | 44 thể tạo dễ dàng một mạng lưu trữ (SAN-Storage Area Network) độc lập. Hơn thế, dữ liệu truyền theo chuẩn Fibre Channel hầu như không hoặc chiếm dụng rất ít băng thông mạng nên rất hữu ích với ứng dụng chuyên xử lý dữ liệudạng client/server hoặc kho dữ liệu. Tính sẵn sàng và khả năng quản lý của SAN được nâng lên rõ rệt khi triển khai trên kiến trúc Fibre Channel. Do phạm vi triển khai của Fibre Channel có thể đến hàng trăm máy chủ, thiết bị lưu trữ; và hệ thống có thể xử lý đồng thời nhiều giao dịch. Nếu kết nối vào WAN, phạm vi Fibre Channel có thể lên đến hàng trăm kilomet. Phần cứng Fibre Channel kết nối thiết bị lưu trữ với máy chủ vào khung Fibre Channel gồm lớp vật lý, thiết bị kết nối và thiết bị dịch. Lớp vật lý dùng cáp đồng và cáp quang để chuyển tín hiệu Fibre Channel giữa các cặp phát - nhận. Thiết bị kết nối như hub và switch xử lý khung Fibre Channel với tốc độ Gbps. Thiết bị dịch (như host bus adapter, router, adapter, gateway và bridge) là lớp trung gian giữa giao thức Fibre Channel và lớp giao thức bên trên (gồm SCSI, Ethernet và ATM). Với bản đặc tả 10Gbps gần đây, Fibre Channel hoàn toàn đủ sức thay thế SCSI và các công nghệ kênh truyền thống. Nhờ hội tụ được cả yếu tố tốc độ và khoảng cách, Fibre Channel rất phù hợp với ngành truyền thông đa phương tiện, xử lý hình ảnh y khoa và khoa học giả lập. Nhờ bán kính triển khai rộng và cho phép thay thế thiết bị từ xa, Fibre Channel còn hữu dụng trong giải pháp sao lưu dữ liệu. Cơ chế Fibre Channel