SlideShare a Scribd company logo
1 of 85
Download to read offline
QUẢN LÝ CÔNG TÁC
CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN
TS.BSCK2. NGUYỄN TRUNG HÒA
BÀI 5
Sau khi học xong bài học này, sinh viên sẽ có khả năng:
1. Nêu được khái niệm về quản lý công tác chuyên môn bệnh viện.
2. Trình bày được các nội dung quản lý công tác chuyên môn bệnh viện.
3. Trình bày được phương pháp quản lý công tác chuyên môn bệnh viện.
4. Nêu được việc kiểm tra công tác chuyên môn bệnh viện.
MỤC TIÊU
1.1. Tại sao phải quản lý công tác chuyên môn bệnh viện?
I. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN
Chất lượng
Công bằng
Hiệu quả
Mục tiêu của
bệnh viện
Phải
quản lý
công tác
chuyên môn
bệnh viện
vì
Vai trò của quản lý công tác chuyên môn trong bệnh viện?
- Công tác chuyên môn là nhiệm vụ trọng tâm của bệnh viện
Có vai trò rất quan trọng
Vì vậy, quản lý công tác chuyên môn bệnh viện chính là quản lý chất lượng chăm sóc
người bệnh
1.2. Khái niệm về quản lý công tác chuyên môn bệnh viện
Là sử dụng mọi nguồn lực của bệnh viện để thực hiện tốt hoạt động khám chữa
bệnh, chẩn đoán (lâm sàng, cận lâm sàng), kê đơn, điều trị và chăm sóc người bệnh với
chất lượng cao nhất, đảm bảo công bằng trong khám, chữa bệnh
1.3. Công bằng trong CSSKND nói chung và trong khám chữa bệnh nói riêng là:
- Mọi người đều được chăm sóc sức khỏe, được khám, chữa bệnh theo nhu cầu
cơ bản thiết yếu, đảm bảo tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng dễ dàng.
- Một số nhóm người có thể được hưởng nhiều dịch vụ hơn theo yêu cầu phù hợp
với mức cống hiến, đóng góp hoặc chi trả nhiều hơn.
- Nhà nước có vai trò ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đảm bảo công bằng
qua các chính sách xã hội.
- Giám đốc bệnh viện cũng có vai trò quan trọng trong việc đề ran giải pháp để thực
hiện công bằng cho mỗi người bệnh ở bệnh viện trong chẩn đoán, điều trị, sử dụng các
dịch vụ kỹ thuật.
1.4. Khái niệm về chất lượng chăm sóc sức khỏe
Tuỳ từng trường hợp, mỗi người sẽ hiểu khái niệm về chất lượng một cách khác
nhau tuỳ thuộc vào việc họ đại diện cho ai trong hệ thống y tế.
- Chất lượng từ góc độ của người bệnh hay khách hàng - liên quan đến loại
hình chăm sóc và tính hiệu quả của nó, có thể chú trọng hơn vào tính tiện ích như thái
độ thân thiện, được đối xử tôn trọng, sự thoải mái, sự sạch sẽ và sự sẵn có của nhiều
dịch vụ phù hợp với túi tiền.
- Nếu nhìn từ góc độ nhân viên y tế hoặc cơ sở y tế lại sẽ quan tâm nhiều hơn
đến quy trình khoa học của chăm sóc y tế, khả năng chẩn đoán và điều trị một ca bệnh
mà ít để ý đến tính tiện lợi và càng ít tập trung vào khía cạnh “chăm sóc”.
1.4. Khái niệm về chất lượng chăm sóc sức khỏe
- Nhà quản lý:
Là sự tiếp cận, hiệu lực, tính phù hợp, khả năng có thể chấp nhận được và hiệu quả
trong cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.
Chi phí là yếu tố quan trọng đối với nhà quản lý. Vì vậy, khi phải định nghĩa chất
lượng là gì, cần phải tính đến quan điểm khác nhau của từng đối tượng. Nếu dựa trên
các quy trình, nhiệm vụ và kỳ vọng về kết quả thực hiện thì:
“Chất lượng không có một cách ngẫu nhiên mà là kết quả của ý định quyết đoán, nỗ
lực nghiêm túc, hướng đi thông minh và sự thực thi khéo léo”.
1.4. Khái niệm về chất lượng chăm sóc sức khỏe
- Chất lượng không xảy ra một cách tình cờ mà đòi hỏi phải được lập kế hoạch,
được nhắm tới và phấn đấu để thực hiện.
Lập kế hoạch là việc làm quan trọng để có được chất lượng. Xác định được đúng
mục tiêu, mục đích đúng đắn và các tiêu chí phù hợp là những điều cần thiết để có
được chất lượng.
Lập kế hoạch cần phải đi kèm với sự toàn tâm, sự cống hiến để thực hiện kế hoạch
và đạt được các mục tiêu đặt ra. Song tất cả những điều này sẽ không trọn vẹn nếu
không xem xét các khả năng và chiến lược khác nhau để lựa chọn và làm theo.
1.4. Khái niệm về chất lượng chăm sóc sức khỏe
- Đặt ra các ưu tiên và xác định được chiến lược quan trọng nhất là một nhiệm vụ
cần phải được hoàn thành để đáp ứng yêu cầu về chất lượng.
Hành động này phải được thực hiện với sự chính xác và với các kỹ năng cần thiết
để triển khai công việc một cách đúng đắn và có hiệu quả.
Dựa trên các nguyên tắc cơ bản của công tác lãnh đạo và quản lý thì: “Chất lượng
là làm việc đúng đắn ngay từ lần đầu tiên và làm điều đó tốt hơn trong những lần tiếp
theo”
1.4. Khái niệm về chất lượng chăm sóc sức khỏe
- Người ta thường kỳ vọng người lãnh đạo phải làm việc đúng đắn ngay từ lần
đầu tiên còn nhà quản lý phải làm tốt và làm đúng điều đúng đắn đó.
Ví dụ: người ta muốn một bác sĩ phải làm việc tốt, cung cấp chăm sóc sức khoẻ cho
người bệnh bằng cách đặt ra các câu hỏi phù hợp, tiến hành những tìm hiểu cần
thiết và thực hiện đúng quy trình.
Song làm như vậy thôi là chưa đủ nếu không đi kèm với việc là phải làm tất cả
những điều đó đúng cách ngay từ nỗ lực đầu tiên. Nếu quá trình đó lặp lại thì nhà cung
cấp dịch vụ trở nên có kinh nghiệm hơn và do đó sẽ ngày càng trở nên hiệu suất, hiệu
quả hơn, tức là cải thiện chất lượng thường xuyên.
1.4. Khái niệm về chất lượng chăm sóc sức khỏe
- Chất lượng là sự cải thiện gia tăng
Gia tăng có nghĩa là hệ thống có thể trả lời khẳng định 2 câu hỏi: “Hôm nay bạn có
tốt hơn hôm qua không? Và… Liệu ngày mai bạn có tốt hơn hôm nay không?”
Muốn trả lời chính xác thì phải đo lường một cách chính xác mức độ thực hiện
nhiệm vụ của một ai đó trước đây, hiện nay và tương lai. Vì vậy, đo lường mức độ thực
hiện nhiệm vụ rất quan trọng trong chất lượng và khả năng xác định được biện pháp và
cách thức để đo lường mức độ thực hiện đó một cách đầy đủ và phù hợp
1.4. Khái niệm về chất lượng chăm sóc sức khỏe
- Cần có một hệ thống thu thập số liệu, phân tích số liệu và báo cáo số liệu, tất cả
đều liên quan đến mức độ thực hiện nhiệm vụ của hệ thống đó.
Quy trình này cần phải liên kết với hệ thống thường xuyên giám sát kết quả thực
hiện và thường xuyên nâng cấp khả năng thực hiện của nó.
Với những tiến bộ rất nhanh của công nghệ y tế, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cần
phải được cập nhật với các thông tin y học hiện hành và nhờ vậy bảo đảm cho các
dịch vụ y tế được cung ứng thường xuyên nâng cấp hoạt động của mình.
1.4. Khái niệm về chất lượng chăm sóc sức khỏe
- Những quan điểm sai lầm về chất lượng
+ Chất lượng là thứ xa xỉ:
Một sản phẩm có chất lượng là một sản phẩm đáng tin cậy, tiện dụng không gây rắc
rối và tiết kiệm. Vì thế trong một tổ chức, một vật hoặc một sản phẩm dù không hào
nhoáng hoặc xa xỉ vẫn là một sản phẩm có chất lượng.
+ Chất lượng là vô hình và không thể đo lường được:
Chất lượng có thể đo lường được nếu các tiêu chuẩn và chỉ số liên quan có thể
xác định và theo dõi được. Tổ chức, sản phẩm có sự tuân thủ cao về tiêu chuẩn được
coi là tổ chức, sản phẩm có chất lượng.
1.4. Khái niệm về chất lượng chăm sóc sức khỏe
- Những quan điểm sai lầm về chất lượng
+ Chất lượng là tốn kém:
Chất lượng có thể tốn kém hơn khi ta xây dựng cơ sở hạ tầng để hỗ trợ nó nhưng
khi đã triển khai thì chi phí sẽ không tăng mà còn giảm dần trong khi mức độ chất
lượng lại tăng dần. Chất lượng làm giảm hoặc loại bỏ sự lãng phí, sự trùng lặp và sự
lặp đi lặp lại công việc ban đầu.
+ Sai sót do lỗi cá nhân:
Lỗi hệ thống thường nhiều hơn lỗi do con người. Đã có các nghiên cứu trên thực
tế phỏng đoán rằng 80-85% sai lầm là lỗi hệ thống chứ không phải lỗi của con người.
1.4. Khái niệm về chất lượng chăm sóc sức khỏe
- Những quan điểm sai lầm về chất lượng
+ Làm chất lượng là do phòng quản lý chất lượng:
Các phòng quản lý chất lượng cần phải được gắn kết vào các tổ chức.
Các phòng này sẽ chỉ chịu trách nhiệm trong việc điều phối, hướng dẫn và thúc
đẩy các nỗ lực nâng cao chất lượng, nhưng không nên là một chủ thể duy nhất thực
hiện cải tiến chất lượng.
1.5. Chiều hướng và các đặc tính của chất lượng trong chăm sóc y tế
- Trong báo cáo của Viện Y khoa Hoa Kỳ năm 2001 đã xác định, chất lượng trong
chăm sóc y tế là « An toàn, hiệu quả, người bệnh là trung tâm, đúng thời gian,
hiệu năng và công bằng ».(Crossing the Quality Chasm: A New Health System for the
21st Century, 2001).
- Tổ chức Y tế Thế giới cũng xác định, chiều hướng chất lượng trong y tế bao
gồm (Performance Assessment Tool for Quality Improvement in Hospital, 2007): “An
toàn, Người bệnh làm trung tâm, Chăm sóc lâm sàng hiệu quả, Hiệu suất, Hướng
về nhân viên, Điều hành hiệu quả”.
1.5. Chiều hướng và các đặc tính của chất lượng trong chăm sóc y tế
- Tính an toàn và khả năng tiếp cận
Không ai chấp nhận việc cung cấp hoặc tiếp nhận sự chăm sóc trong một môi
trường không an toàn hoặc bị cho là không an toàn. Từ khía cạnh quản lý rủi ro,
nhiệm vụ của thầy thuốc là bảo đảm môi trường an toàn cho người bệnh của mình
Chăm sóc dễ tiếp cận có nghĩa là sẵn có, chấp nhận được và người sử dụng đủ
khả năng chi trả. Tính dễ tiếp cận bao gồm cả dễ tiếp cận về thực thể, về mặt tài chính
cũng như về tinh thần.
1.5. Chiều hướng và các đặc tính của chất lượng trong chăm sóc y tế
- Hiệu quả, hiệu năng và năng lực kỹ thuật
Cung ứng những dịch vụ phù hợp và cần thiết. Loại bỏ sự lãng phí, lặp lại hoặc
trùng lặp. Việc lạm dụng kỹ thuật, thuốc, xét nghiệm cần phải được hạn chế và loại bỏ
Việc cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả theo cách thức hiệu năng
đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao của các thầy thuốc biết áp dụng nguyên tắc “Làm
đúng ngay từ lần đầu và làm tốt hơn trong những lần tiếp theo ’’.
Trong chất lượng y tế, cơ sở y tế và các thầy thuốc cần phải được đào tạo và tập
huấn tốt để cập nhật những kiến thức y khoa nhằm đáp ứng đòi hỏi và kỳ vọng của
người bệnh
1.5. Chiều hướng và các đặc tính của chất lượng trong chăm sóc y tế
- Quan hệ giữa người với người, tính liên tục và sự tiện nghi
Tương tác cá nhân rất quan trọng trong cung ứng chăm sóc y tế có chất lượng.
Quan hệ giữa người với người vì thế đóng một vai trò rất lớn trong việc hình thành các
quy trình chăm sóc và bảo đảm kết quả tích cực cho người bệnh.
Một vấn đề khác liên quan đến chất lượng là chăm sóc y tế phải được cung ứng
liên tục. Điều đó có nghĩa là chăm sóc cần phải được bắt đầu, được thực hiện, được
đánh giá, cải thiện và liên tục theo dõi kể cả khi người bệnh đã được điều trị khỏi bệnh
Cuối cùng, khách hàng luôn luôn sẽ hài lòng hơn nếu dịch vụ chăm sóc được
cung ứng trong một môi trường chấp nhận được về đạo đức.
2.1. Xây dựng kế hoạch phát triển chuyên môn bệnh viện- Căn cứ vào:
2.1.1. Mô hình bệnh tật
Các số liệu thống kê, nghiên cứu cho thấy cơ cấu giữa 3 nhóm bệnh lây nhiễm,
không lây nhiễm, và tai nạn, thương tích đã có sự thay đổi nhanh chóng trong vòng
hơn 30 năm trở lại đây với sự gia tăng nhanh tỷ trọng của các bệnh không lây nhiễm
(BKLN). Tình trạng này cùng với tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm vẫn
đang ở mức cao tạo nên gánh nặng bệnh tật kép.
1976 đến 2012, trong số bệnh nhân nhập viện hằng năm, tỷ lệ nhóm các bệnh
lây nhiễm giảm từ 55,5% xuống còn 22,9% trong khi tỷ lệ của các BKLN tăng tương
ứng từ 42,6% lên 66,3% và nhóm các bệnh do tai nạn, ngộ độc, chấn thương, tai nạn
vẫn tiếp tục duy trì ở tỷ lệ trên 10%.
II. NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN
2.1. Xây dựng kế hoạch phát triển chuyên môn bệnh viện- Căn cứ vào:
2.1.2. Tình hình bệnh tật và tử vong ở Việt Nam
Trong năm 2012, BKLN chiếm 72,9% trong tổng số 520 000 trường hợp tử vong.
Tỷ suất tử vong chuẩn hoá theo tuổi của BKLN là 435/100 000 dân, lần lượt gấp 4,5 và
7,4 lần so với bệnh lây nhiễm và tai nạn thương tích. BKLN cũng chiếm 59,7% tổng số
năm sống mất đi do tử vong sớm
Trong số 20 nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật lớn nhất, năm 1990 chỉ có 9
BKLN, đến năm 2010 đã có đến 15 BKLN, đặc biệt cả 5 bệnh gây gánh nặng lớn nhất
đều là BKLN. Các BKLN cũng chiếm phần lớn trong số các nguyên nhân tử vong hay
gặp nhất ở hầu hết các nhóm tuổi năm 2012
II. NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN
Tình hình bệnh tật và tử vong ở Việt Nam
Bệnh lý đường tiêu hoá
Bệnh lý hô hấp
Đái tháo đường
Bệnh lý thần kinh
Bệnh tim mạch
U ác tính
Tai nạn, chấn thương
Nhiễm khuẩn đường hô hấp
Nhiễm trùng, ký sinh trùng
Dị tật bẩm sinh
Bệnh lý chu sinh
II. NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN
Tình hình bệnh tật và tử vong ở Việt Nam
Bệnh lý đường tiêu hoá
Bệnh lý hô hấp
Đái tháo đường
Bệnh lý thần kinh
Bệnh tim mạch
U ác tính
Tai nạn, chấn thương
Nhiễm khuẩn đường hô hấp
Nhiễm trùng, ký sinh trùng
Dị tật bẩm sinh
Bệnh lý chu sinh
II. NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN
Trong giai đoạn từ 2000 – 2012, tỷ suất tử
vong do các BKLN tăng gấp gần 6 lần, từ
73,9 trường hợp/100 000 dân lên
417,4/100 000 dân
2.1. Xây dựng kế hoạch phát triển chuyên môn bệnh viện- Căn cứ vào:
2.1.3. Nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân
Tỷ lệ khám, chữa bệnh của người dân trong 1 năm đã tăng từ 34,2% (năm
2008) lên 40,9% (2010) và 39,2% (2012), trong đó tỷ lệ người KCB ngoại trú tăng từ
31,0% (2008) lên 37,1% (2010) và 36,0% (2012). Tỷ lệ điều trị nội trú cũng tăng từ
6,5% (2008) lên 8,1% (2010) và 7,3% (2012).
Tỷ lệ KCB năm 2012 có sự chênh lệch nhưng không đáng kể khi so sánh giữa
khu vực thành thị và nông thôn với 40,2% ở khu vực thành thị và 38,7% ở khu vực
nông thôn. Tuy vậy, khi so sánh giữa các vùng kinh tế xã hội, có sự chênh lệch rõ rệt,
thấp nhất là vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và cao nhất ở vùng Đồng bằng sông
Cửu Long.
II. NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN
2.1. Xây dựng kế hoạch phát triển chuyên môn bệnh viện- Căn cứ vào:
2.1.3. Nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân
Mặc dù có sự chênh lệch nhưng tỷ lệ khám, chữa bệnh đều có sự cải thiện ở tất
cả các vùng, đặc biệt ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long với
mức tăng từ 5 – 10% khi so sánh giữa năm 2008 và 2012.
Nếu so sánh giữa các nhóm thu nhập thì nhìn chung, chỉ có sự chênh lệch đáng
kể giữa nhóm 5 và nhóm 1 (với tỷ lệ là 42,9% và 35,5% năm 2012), còn lại các nhóm
2,3,4 là tương đương). So sánh giữa hai giới thì nữ luôn có tỷ lệ KCB cao hơn nam giới
(43,6% so với 34,6% năm 2012)
II. NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN
2.1. Xây dựng kế hoạch phát triển chuyên môn bệnh viện- Căn cứ vào:
2.1.4. Nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân tại BV:
Từ báo cáo kết quả KCB và chăm sóc người bệnh từ các năm liền kề tại BV
- Số khám ngoại trú
- Số điều trị nội trú
- Số thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh
- Số trường hợp thủ thuật, phẩu thuật
- Mô hình bệnh tật
- …..
II. NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN
2.1.5. Căn cứ vào trình độ cán bộ, năng lực kỹ thuật và khả năng hợp tác với
tuyến trên
2.1.6. Căn cứ vào trang thiết bị hiện có và khả năng kỹ thuật của cán bộ để đầu tư
trang thiết bị mới. Cử CB đi học
II. NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN
2.2. Xác định mũi nhọn về kỹ thuật của BV
- Chuyên khoa nào?
- Kỹ thuật nào?
- Căn cứ vào điều gì?
- Đối tượng đích?
- …….
II. NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN
2.3. Quản lý các hoạt động về chuyên môn
2.3.1. Quản lý công tác khám bệnh
- Tổ chức tiếp đón
- Tổ chức phòng khám theo dây chuyền thích hợp
- Tổ chức phòng cấp cứu tại khoa khám bệnh
- Lãnh đạo BV thường xuyên quan sát
- Thường xuyên trao đổi trong khoa, bình đơn thuốc
II. NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN
2.3. Quản lý các hoạt động về chuyên môn
2.3.2. Quản lý công tác điều trị
- Vai trò trưởng khoa điều trị
- Quản lý điều trị nội trú, trọng tâm là:
+ Chẩn đoán sớm
+ Điều trị kịp thời (theo phác đồ)
+ Thực hiện các kỹ thuật (thủ thuật, phẩu thuật)
+ Hội chẩn
Người quản lý cần quan tâm : Ngày điều trị trung bình; Giá thành đơn thuốc; Hiệu quả
sử dụng các kỹ thuật, trang thiết bị
II. NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN
2.3. Quản lý các hoạt động về chuyên môn
2.3.3. Quản lý công tác chăm sóc người bệnh
- Sự hài lòng của BN
- Người quản lý quan tâm công tác y tá, điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân
- Giao nhiệm vụ y tá trưởng
- Thường xuyên trao đổi thầy thuốc, y tá về tâm lý BN, cách ứng xử với BN và
người nhà
II. NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN
2.3. Quản lý các hoạt động về chuyên môn
2.3.4. Thực hiện công khai đối với người bệnh về:
- Thuốc, giá tiền
- Các XN, chẩn đoán hình ảnh
- Về các thủ thuật, phẩu thuật
2.3.5. Giải quyết các rủi ro
II. NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN
2.4. Điều kiện để chăm sóc sức khỏe người bệnh có chất lượng là:
- Năng lực CBYT BV phải tốt
- Cơ sở vật chất hạ tầng đảm bảo
- Trang thiết bị hiện đại phù hợp
- Tổ chức BV phù hợp
II. NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN
2.5. Nội dung chăm sóc sức khỏe người bệnh có chất lượng là:
- Các phương pháp chẩn đoán bệnh đúng
- Kỹ thuật điều trị an toàn phù hợp
- Chăm sóc điều dưỡng toàn diện
II. NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN
3.1. Quản lý theo mục tiêu
- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu do ngành, BV đề ra hàng năm
- Chỉ số đánh giá chất lượng bệnh viện:
. Khám bệnh, điều trị,
. Công suất sử dụng giường bệnh, ngày điều trị trung bình
. Tỷ lệ tử vong
. Tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân và người nhà; thời gian chờ đợi của người bệnh
. Chỉ định thủ thuật, phẩu thuật và điều trị đúng phương pháp, quy trình
. An toàn điều trị, sử dụng an toàn và hợp lý thuốc
. Chăm sóc toàn diện
. Đội ngũ cán bộ y tế
Cần kiểm tra, giám sát, đánh giá định kỳ
III. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN
3.2. Quản lý theo quy trình – quy chế
III. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.1. Đại cương các quy chế bệnh viện
Tại quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/09/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban
hanh “Quy chế bệnh viện” gồm 153 quỵ chế và quy định cho toàn ngành thực hiện. Quy
chế bệnh viện có ý nghĩa và lầm quan trọng như sau:
4.1.1. Quy chế tổ chức bệnh viện (14 quy chế)
4.1.2. Quy chế nhiệm vụ quyền hạn chức trách cá nhân (76 quy chế)
4.1.3. Quy chế quản lý bệnh viện (gồm 21 quy chế)
4.1.4. Quy chế chuyên môn (14 quy chế)
4.1.5. Quy chế công tác một số khoa (gồm 28 quy chế)
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2. Quy chế chuyên môn
4.2.1. Quy chế thường trực
Quy định chung:
+ Trực ngơài giờ hành chính và ngày nghỉ đảm bảo 24/24 giờ,
+ Danh sách trực được ký duyệt trước 1 tuần và treo đúng nơi quy định.
+ Các phương tiện trực phải đầy đủ như thuốc, trang thiết bị vận chuyển, cấp cứu
+ Nơi trực phải có biển chỉ, đèn sáng, số điện thoại cần thiết.
+ Người trực phải có mặt đầy đủ đúng giờ, bàn giao ca, không được bỏ trực.
+ Không phân công bác sỹ đang tập sự trực chính.
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.1 Quy chế thường trực
Quy định cụ thể:
+ Tổ chức thường trực gồm trực lãnh đạo, trực LS, trực CLS, trực hành chính, bảo vệ...
+ Trực lãnh đạo: Do GĐ, phó GĐ, trưởng và phó trưởng khoa phòng đảm nhận; có trách
nhiệm kiểm tra đôn đốc việc thường trực BV, giải quyết các việc bất thường và báo cáo
lên trên việc vượt quá quyền hạn của mình giải quyết.
+ Trực lâm sàng: Các bác sỹ phiên trực có nhiệm vụ tiếp nhận người bệnh cấp cứu, theo
dõi và xử trí người bệnh được bàn giao, thăm người bệnh nặng (chăm sóc cấp I) 2 giờ
một lần rồi ghi hồ sơ bệnh án. Y tá có nhiệm vụ thực hiện y lệnh chăm sóc và điều tri, đôn
đốc người bệnh thực hiện quy chế và y lệnh; bảo quản tủ thuốc, hồ sơ, tài sản; theo dõi
người bệnh chặt chẽ và ghi chép đủ vào bệnh án. Ngày hôm sau, kíp trực phải ghi chép
vào sổ giao ban và báo cáo toàn bộ tình hình trực và bàn giao lại cho kíp trực sau.
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.2. Quy chế cấp cứu
Quy đinh chung:
+ Là nhiệm vụ rất quan trọng.
+ Tổ chức cấp cứu trong mọi trường hợp: Trong và ngoài bệnh viện.
+ Tập trung và ưu tiên mọi phương tiện và nhân lực tốt nhất cho cấp cứu.
+ Đảm bảo 24/ 24 giờ.
Quy định cụ thể:
+ Người bệnh cấp cứu vào bất kỳ khoa nào cũng phải được đón tiếp ngay.
+ Bác sỹ, y tá thực hiện khám, lấy mạch, đo huyết áp ngay...Mời chuyên khoa hồi sức khi
cần. Xét thấy không đủ khả năng cấp cứu thì chuyển ngay.
+ Xin hội chẩn khi cần.
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.2. Quy chế cấp cứu
Quy định cụ thể:
+ Bệnh viện phải tổ chức buồng cấp cứu tại khoa khám bệnh, khoa hồi sức cấp cứu
trong BV, khoa lâm sàng có bệnh nhân nặng thường xuyên phải có buồng cấp cứu.
+ Buồng, khoa cấp cứu phải có biển báo, đèn sáng, đường đi thuận tiện, máy phát điện
dự trữ, nước đầy đủ, đủ các danh mục và cơ số thuốc theo quy định, các phác đồ cấp
cứu, phương tiện cấp cứu như ô-xy, bóng bóp, nội khí quản...
+ Cấp cứu ngoài viện: Bệnh viện luôn sẵn sàng có một đội cấp cứu ngoại viện với đầy đủ
nhân lực, cơ số thuốc, trang thiết bị. Khi có tin báo cấp cứa phải hỏi rõ địa điểm, số lượng
người bị thường, tình trạng hiện tại, rồi lên đường cấp cứu ngay. Đội cấp cứu phải có
máy điện thoại di động, bản đồ khu vực. Khi quá khả năng cấp cứu của đội phải điện
ngay cho giám đốc bệnh viện và cấp cứu 115 để hỗ trợ.
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.3. Quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị
Quy định chung:
+ Là quy chế quan trọng: chẩn đoán sai sẽ không chữa được bệnh và gây biến chứng
nặng
+ Hồ sơ bệnh án là tài liệu khoa học và tài liệu pháp y, đảm bảo tính khách quan, thận
trọng chính xác và khoa học.
+ Khi khám bệnh phải kết hợp chặt chẽ các yếu tố triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh,
yếu tố gia đình và xã hội.
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.3. Quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị
Quy định cụ thể:
+ Khám bệnh: Với người bệnh mới đến, cần nghiên cứu kỹ các tài liệu có liên quan như
bệnh án của tuyến dưới kết hợp khám kỹ, khám toàn diện, với người bệnh nội trú cần
nghiên cứu kỹ bệnh án, quá trình diễn biến của bệnh.
+ Chẩn đoán: Ghi chép đây đủ vào bệnh án, phân tích kỹ các thông tin từ người bệnh để
đưa ra chẩn đoán. Nếu cần, có thể làm thêm các xét nghiệm và mời hội chẩn. Y tá (điền
dưỡng) phải giúp bác sỹ khi khám và chẩn đoán bệnh như chuẩn bị dụng cụ, đưa đi làm
xét nghiệm, theo dõi người bênh...
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.3. Quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị
Quy định cụ thể:
+ Làm hồ sơ bệnh án: Bác sỹ điều trị có nhiệm vụ làm bệnh án. Với người bệnh cấp cứu
phải hoàn chỉnh bệnh án với đủ xét nghiệm trước 24 giờ, người không CC trước 36 giờ.
Phải ghi đây đủ các mục trong bệnh án và đúng quy định, không tẩy xoá hay làm nhòe.
Ghi đúng danh pháp thuốc theo quy định, thuốc độc A, B, thuốc gây nghiện, kháng sinh
phải đánh số. Sau 15 ngày điều trị phải tóm tắt bệnh án theo mẫu. Chỉ định rõ chế độ dinh
dưỡng, chăm sóc, hộ lý.,, sắp xếp các giấy tờ theo quy định; Các giấy tờ trên phải đóng
dấu giáp lai, đặt trong bìa cứng. Không cho người bệnh và người nhà xem bệnh án. Phải
có sự đồng ý cua trưởng khoa sinh viên mới được xem bệnh án, xem tại chỗ và bàn giao
cho điều dưỡng quản ]ý.
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.3. Quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị
Quy định cụ thể:
+ Kê đơn: Bác sỹ được giao nhiệm vụ mới đựợc kê đơn và chịu trách nhiệm với đơn
thuốc. Kê đơn thuốc độc, nghiện, thuốc quý hiếm phải do giám đốc hay trưởng khoa
duyệt. Ghi đầy đủ các mục trong đơn, ghi rõ ràng, không viết tắt và tẩy xóa, không viết
bằng mực đỏ. Đơn còn thừa phải gạch chéo. Đơn thuốc độc phải đóng dấu bệnh viện.
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.4. Quy chế vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện
Quy định chung:
Mọi cán bộ nhân viên phải có trách nhiệm niềm nở đón tiếp người bệnh từ khoa khám
bệnh và ở mọi khoa, tạo điều kiện cho người bệnh yên tâm và tin tưởng.
Quy định cụ thể:
+ Vào viện: BS khoa khám bệnh có trách nhiệm thăm khám, cho làm XN, chẩn đoán, làm
hồ sơ bênh án và kê đơn điều tri. Điều duỡng có trách nhiệm đón tiếp người bệnh, làm
thủ tục vào viện và thông báo cho thân nhận người bệnh. Chuyển ngườị bệnh vào khoa
điều trị bằng các phương tiện quy định không để người bệnh tự vào. Tại khoa điều trị phải
có sự bàn giao người bệnh cho điều dưỡng trưởng khoa. Điều dưỡng đưa người bệnh
tới giường bệnh hướng dẫn các nội quy, lấy mạch, huyết áp, nhiệt độ và mời BS khám.
BS phải thăm khám ngay, ghi vào hồ sơ, làm xét nghiệm bổ sung và ra y lệnh
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.4. Quy chế vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện
Quy định cụ thể:
+ Chuyển khoa: Tổ chức hội chẩn trong khoa và liên khoa để quyết đinh chuyển khoa.
Giải thích lý do chuyển khoạ cho người bệnh. ĐD làm nhiệm vụ chuyển người bệnh kèm
theo HSBA. Chuyển trong giờ hành chính, trừ cấp cứu. Khoa mới tiếp nhận người bệnh
phải khám ngay.
+ Chuyển viện: khi quá khả năng điều trị của BV, đã có kết quả hôi chẩn theo quy định.
Thủ tục: Giải thích lý do chuyển viện cho người bệnh, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp
phải liên hệ trước (trừ cấp cứu), có BATT nói rõ chẩn đoán, thuốc và xét nghiêm đã dùng,
điều dưỡng phải đi kèm để bàn giao, nếu bệnh cấp cứu phải có bác sỹ đi kèm.
+ Ra viện: BS có nhiệm vụ đánh giá tình trạng SK của BN thông báo về kết quả điều trị.
ĐD làm thủ tục ra viện, dặn dò BN. Nộp HSBA cho phòng KHTH.
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.5. Quy chế sử dụng thuốc
Quy định chung:
Đảm bảo an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế, thực hiện đúng quy chế cấp phát, bảo
quản, sử dụng và thanh toán tài chính.
Quy định cụ thể:
+ Chỉ định sử dụng và đường dùng thuốc cho người bệnh: Y lệnh dùng thuốc phải ghi đầy
đủ, rõ ràng vào BA. Sử dụng thuốc phù hợp với bệnh lý, có mục đích, có kết quả cao nhất
và ít tốn kém. Không sử đụng đồng thời các loại thuốc tương kỵ. Giải thích rõ cho người
bệnh cách dùng thuốc. Tiêm thuốc vào mạch máu phải có mặt bác sỹ điều trị cấm tiêm
tĩnh mạch thuốc có dầu, nhũ tương và làm tan máụ.
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.5. Quy chế sử dụng thuốc
Quy định cụ thể:
+ Lãnh và phát thuốc:
Điều dưỡng hành chính của khoa có trách nhiệm tổng hợp thuốc.
Phiếu lãnh thuốc phải rõ ràng và có chữ ký của trưởng khoa (thuốc độc A-B, gây
nghiện có phiếu ký riêng). Nhận thuốc phải kiểm tra số và chất lượng, hàm lượng, hạn
đùng, nhãn mác...
+ Bảo quản thuốc:
Bảo quản theo đúng quy định, nghiêm cấm cho vay,
+ Mất hay làm hỏng thuốc phải xử lý theo chế độ bồi thường.
+ Theo dõi BN sau dùng thuốc: chặt chẽ và xử lý kịp thời các biến chứng sau dùng thuốc.
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.5. Quy chế sử dụng thuốc
Quy định cụ thể:
+ Chống nhầm lẫn thuốc:
Đơn thuốc viết rõ ràng, dùng chữ Việt Nam, La Tinh hoặc tên biệt dược.
Ghi theo thứ tự thuốc tiêm, viên, nước rồi đến phương pháp điều trị khác.
Phải đánh số cho thuốc độc, gây nghiện và kháng sinh.
ĐD phải đảm bảo thuốc đến BN, công khai thuốc hàng ngày, khi gặp thuốc mới phải
hỏi lại cẩn thận trước khi phát.
Thực hiện 3 kiểm tra: Hỏi tên BN, tên thuốc, liều dùng; 5 đối chiếu: Số giường, nhãn
thuốc, đường dùng, chất lượng thuốc, thời gian dùng. Bàn giao cụ thể và cẩn thận thụốc
cho kíp sau.
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.6. Quy chế quản lý buồng bệnh, buồng thủ thuật
Quy đinh chung:
Bao gồm: Quản lý hoạt động chuyên môn, người bệnh, nhân lực và tài sản.
Quy định cụ thể:
+ Trách nhiệm của các thành viên trong khoa:
Trưởng khoa chỉ đạo mọi hoạt động của khoa.
Bác sỹ điều trị thực hiện khám, chẩn đoán và điều trị người bệnh được phân công,
tham gia công tác quản lý được phân công.
Y tá trưởng khoa thực hiện CSBN toàn diện, quản lý y tá, hộ lý, quản lý tài sản.
Y tá chăm sóc toàn diện: chăm sóc BN và quản lý buồng bệnh khi được phân công
Hộ lý thực hiện vệ sinh và chăm sóc người bệnh theo quy định.
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.6. Quy chế quản lý buồng bệnh, buồng thủ thuật
+ Trưởng khoa có trách nhiệm quản lý chuyên môn:
Đảm bảo đủ thuốc, dụng cụ cấp cứu, phác đồ cấp cứu. Đảm bảo buồng bệnh trật tự,
vệ sinh, không lạnh về mùa đông và nóng về mùa hè.
Phòng hành chính khoa phải có bảng tổng hợp hàng ngày về tình hình nhân lực,
thuốc và người bệnh; bảng phân công trực hàng ngày, bảng chấm công, quy định về y
đức... Tổ chức phòng TTGDSK
Quản lý người bệnh: Nắm được số lượng BN hàng ngày, tổ chức xin ý kiến đóng góp
của BN, phổ biến nội quy buồng bệnh cho mọi BN, theo dõi bệnh và điều trị BN toàn diện.
Quản lý nhân lực, tài sản: Lập bảng phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên, bảng
phân trực, theo dõi ngày công. Quản lý vật tư thiết bị theo quy chế.
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.7. Quy chế giải quyết người bệnh tử vong
Quy định chung:
Người bệnh tử vong là người bênh chết sịnh học, các thủ tục phải được thực hiện
khẩn trương, nghiêm túc vầ trân trọng.
Quy định cụ thể:
+ Giải quyết thi thể BN tử tong: ĐD phải thực hiện công tác vệ sinh thi thể BN. Trưởng
khoa hay BS điều trị báo cho khoa giải phẫụ bệnh. Nhà đại thể phải trạng nghiêm, an
tọàn, vệ sinh và đủ ánh sáng. Lưu giữ lâu hơn 24 gỉờ phải có nhà lạnh. Tẩy uế sạch nơi
người bệnh tử vong nằm.
+ Giải quyết tư trang của BN tử vong: Nếu có người nhà thì trực tiếp ký nhận tư trang.
Nếu không có người nhà thì điều dưỡng thu thập, thống kê và lập biên bản rồi lưu giữ tại
kho và giao cho gia đình sau.
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.7. Quy chế giải quyết người bệnh tử vong
Quy định cụ thể:
+ Hồ sơ tử vong:
Bác sỹ điều trị hay trực phải hoàn thiện hồ sơ, ghi rõ ngày, giờ, diễn biến bệnh, cách
xử lý, phút tử vong... rồi lưu theo quy chế.
+ Kiểm điểm tử vong:
Bác sỹ trưởng khoa có nhiệm vụ tiến hành kiểm điểm tử vong các khâu như tiếp đón,
chẩn đoán, điều trị, chăm sóc không quá 15 ngày sau tử vong.
Bác sỹ trực hay điều trị có trách nhiệm viết kiểm điểm tử vong theo mẫu quy định.
Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm chủ trì kiểm điểm tử vong liên khoa hay toàn viện.
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.8. Quy chế hội chẩn
- QUY ĐỊNH CHUNG:
1.Hội chẩn là hình thức tập trung tài năng trí tuệ của thầy thuốc để cứu chữa người
bệnh kịp thời, trong những trường hợp:
- Khó chẩn đoán và điều trị.
- Tiên lượng dè dặt.
- Cấp cứu
- Chỉ định phẫu thuật.
2. Hội chẩn phải được chuẩn bị chu đáo và đảm bảo các thủ tục qui định
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.8. Quy chế hội chẩn
QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Khi cần hội chẩn:
a. Các trường hợp khó chẩn đoán xác định nguyên nhân bệnh.
b. Các trường hợp cấp cứu.
c. Các trường hợp người bệnh có chỉ định phẫu thuật.
d. Các trường hợp người bệnh đã được chẩn đoán xác định, sau 3 ngày
điều trị trong khoa không biến chuyển bác sĩ điều trị có trách nhiệm mời bác sĩ
trưởng khoa thăm lại người bệnh và cho ý kiến hướng dẫn điều trị tiếp.
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.8. Quy chế hội chẩn
Hình thức hội chẩn:
a. Hội chẩn khoa:
- Người đề xuất: Bác sĩ điều trị người bệnh.
- Người chủ trì: Bác sĩ trưởng khoa.
- Thành phần dự: Các bác sĩ điều trị trong khoa, y tá (điều dưỡng)
trưởng khoa.
- Thư ký: Do trưởng khoa chỉ định.
- Tiến hành trong trường hợp: Khi việc chẩn đoán xác đinh nguyên nhân
bệnh chưa được rõ ràng, tiên lượng còn dè dặt.
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.8. Quy chế hội chẩn
Hình thức hội chẩn:
b. Hội chẩn liên khoa:
- Người đề xuất: Bác sĩ điều trị người bệnh đề nghị và trưởng khoa đồng
ý.
- Người chủ trì: Bác sĩ trưởng khoa có người bệnh.
- Thành phần dự: + Các bác sĩ điều trị và y tá (điều dưỡng) trưởng khoa.
+ Bác sĩ trưởng khoa có liên quan và mời chuyên gia.
- Thư ký: Do trưởng khoa có người bệnh chỉ định.
- Tiến hành trong trường hợp: Người bệnh mắc thêm một bệnh thuộc
chuyên khoa
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.8. Quy chế hội chẩn
Hình thức hội chẩn:
c. Hội chẩn toàn bệnh viện:
- Người đề xuất: Bác sĩ trưởng khoa có người bệnh.
- Người chủ trì: Giám đốc bệnh viện.
- Thành phần dự: Các bác sĩ trưởng khoa, phó trưởng khoa, trưởng
phòng y tá (điều dưỡng), y tá (điều dưỡng) trưởng khoa có liên quan và các
chuyên gia.
- Thư ký: Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp.
- Tiến hành trong trường hợp: Người bệnh mắc bệnh nặng liên quan đến
nhiều chuyên khoa khó chẩn đoán và điều trị chưa có hiệu quả.
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.8. Quy chế hội chẩn
Hình thức hội chẩn:
d. Hội chẩn liên bệnh viện:
- Người đề xuất: Bác sĩ trưởng khoa có người bệnh đề nghị, GĐBV đồng
ý.
- Người chủ trì: Giám đốc bệnh viện.
- Thành phần dự. + Các bác sĩ, trưởng khoa, phó trưởng khoa, bác sĩ có
người bệnh và trưởng phòng y tá (điều dưỡng), y tá (điều dưỡng) trưởng khoa
có người bệnh. + Các chuyên gia, giáo sư được mời.
- Thư ký: Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp
- Tiến hành trong trường hợp: Người bệnh mắc bệnh nặng, hiếm gặp,
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.8. Quy chế hội chẩn
Trình tự và nội dung hội chẩn:
a. Bác sĩ điều trị có trách nhiệm;
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bệnh án, các kết quả cận lâm sàng, các
phương tiện thăm khám người bệnh.
- Chuẩn bị người bệnh, thông báo thời gian và nội dung hội chẩn. Tuỳ
tình trạng người bệnh mà tổ chức hội chẩn lại giường hoặc tại buồng riêng cho
phù hợp.
b. Người được mời tham gia hội chẩn phải có trình độ chuyên môn tốt,
có tinh thần trách nhiệm, trường hợp mà đích danh mà không tham gia được
phải cử người có trình độ tương đương đi thay phải được nghiên cứu hồ sơ bệnh
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.8. Quy chế hội chẩn
Trình tự và nội dung hội chẩn:
c. Người chủ trì hội chẩn có trách nhiệm:
- Giới thiệu thành phấn người tham dự, báo cáo tóm tắt quá trình điều
trị, chăm sóc và yêu cầu hội chẩn.
- Kết luận rõ ràng từng vấn đề để ghi vào biên bản. Khi kết thúc phải
đọc lại thông qua biên bản hội chẩn và từng thành viên kí, ghi rõ họ tên và
chức danh.
d. Thư ký có trách nhiệm: - Ghi chép đầy đủ các ý kiến của từng người
vào sổ biên bản - Căn cứ vào kết luận ghi trong sổ biên bản hội chẩn, trích lập
phiếu "biên bản hội chẩn" đính vào hồ sơ bệnh án; phiếu biên bản hội chẩn này
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.8. Quy chế hội chẩn
Trình tự và nội dung hội chẩn:
e. Trường hợp có ý kiến chưa thống nhất thư ký phải ghi lại và báo cáo
giám đốc bệnh viện giải quyết.
g. Hội chẩn cấp cứu phải được thực hiện ngay trong giờ hành chính
cũng như trong phiên thường trực, tuỳ tình trạng bệnh mà có hình thức hội
chẩn thích hợp.
h. Khi người bệnh có chỉ định phẫu thuật phải được hội chẩn để xác
định. Hội chẩn phải có đầy đủ các phẫu thuật viên, bác sĩ gây mê hồi sức, bác
sĩ điều trị khoa ngoại và y tá (điều dưỡng) trưởng khoa ngoại và y tá (điều
dưỡng) trưởng khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức.
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.8. Quy chế công tác chăm sóc toàn diện
QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Chăm sóc người bệnh toàn diện là sự theo dõi, chăm sóc điều trị của bác sĩ và y tá
(điều dưỡng) nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của người bệnh cả về thân thể và tinh thần
trong thế gian nằm điều trị tại bệnh viện; không áp dụng hình thức phân công theo công
việc.
2. Các bệnh viện phải thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện.
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.8. Quy chế công tác chăm sóc toàn diện
QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Chăm sóc người bệnh toàn diện:
a. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm bố trí đủ nhân lực y tá (điều dưỡng) chăm
sóc người bệnh theo quy định, đầu tư đủ thiết bị và dụng cụ phục vụ chăm sóc.
b.Mỗi người bệnh phải được một bác sĩ và một y tá (điều dưỡng) chịu trách nhiệm
cụ thể về điều trị và chăm sóc toàn diện.
c. Y tá (điều dưỡng) có trách nhiệm: - Thực hiện đúng y lệnh, đúng quy định kĩ
thuật bệnh viện. - Theo dõi sát người bệnh, ghi chép đầy đủ, chính xác, trung thực các
diễn biến, các nội dung chăm sóc vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc; khi phát hiện
các dấu hiệu bất thường phải báo cáo bác sĩ để xử trí kịp thời.
d. Người bệnh được bác sĩ. y tá (điều dưỡng) phổ biến kiến thức y học phổ thông
và hướng dẫn phương pháp tự chăm sóc.
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.8. Quy chế công tác chăm sóc toàn diện
Phân cấp chăm sóc:
a. Chăm sóc cấp một:
- Yêu cầu phải có sự theo dõi, chăm sóc hoàn toàn và liên tục của y tá (điều
dưỡng)
- Đối tượng gồm những người bệnh nặng, nguy kịch, hôn mê, suy hô hấp, suy
tuần hoàn, phải nằm bất động và một số yêu cầu đặc biệt của chuyên khoa.
- Nội dung chăm sóc:
+ Theo đợt và ghi chép vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc các chỉ số sinh tồn,
tình trạng và các diễn biến, của người bệnh theo chỉ định của bác sĩ.
+ Chăm sóc người bệnh hoàn toàn về ăn uống, vệ sinh thân thể, đại tiện, tiểu
tiện, thay đổi tư thế, thay quần áo, vải trải giường, chăn màn, giường, chiếu, vận động
trị liệu, an ủi động viên gia đình người bệnh yên tâm điều trị qua cơn bệnh hiểm
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.8. Quy chế công tác chăm sóc toàn diện
Phân cấp chăm sóc:
b. Chăm sóc cấp hai:
- Yêu cầu phải có sự hỗ trợ cộng tác của người bệnh.
- Đối tượng gồm những người bệnh không nguy kịch, thay đổi tư thế và hoạt
động còn hạn chế, có chỉ định truyền dịch, truyền máu; phải theo dõi chức năng hô
hấp, tuần hoàn và phục hồi chức năng.
- Nội dung chăm sóc:
+ Theo dõi và ghi chép vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc các chỉ số sinh tồn
theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
+ Chăm sóc, hỗ trợ người bệnh về vệ sinh cá nhân, đại tiện, tiểu tiện, tập vận
động' tìm hiểu hoàn cảnh, động viên, an ủ, giáo dục sức khoẻ khuyến khích người bệnh
cùng phối hợp điều trị để sức khoẻ chóng phục hồi.
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.8. Quy chế công tác chăm sóc toàn diện
Phân cấp chăm sóc:
c. Chăm sóc cấp ba:
- Yêu cầu người bệnh tự chăm sóc là chính.
- Đối tượng gồm những người bệnh nhẹ, tự vận động tự phục vụ.
- Nội dung chăm sóc:
+ Theo dõi và ghi chép vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc các chỉ số sinh tồn
theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
+ Hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc và tập luyện, tuyên truyền giáo dục sức
khoẻ, tìm hiểu hoàn cảnh, động viên, an ủi, khuyến khích người bệnh tập luyện và phối
hợp điều trị.
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.8. Quy chế công tác chăm sóc toàn diện
Trách nhiệm trong chăm sóc người bệnh toàn diện:
a. Bác sĩ điều trị:
- Ghi y lệnh vào hồ sơ bệnh án cụ thể về điều trị, nội dung theo dõi,
phân cấp chăm sóc, chế độ dinh dưỡng.
- Giải thích, hướng dẫn chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, động viên,
an ủi người bệnh và gia đình người bệnh an tâm điều trị.
- Theo dõi diễn biến tình trạng của người bệnh, đôn đốc kiểm ra, giám
sát y tá (điều dưỡng) chăm sóc thực hiện y lệnh
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.8. Quy chế công tác chăm sóc toàn diện
Trách nhiệm trong chăm sóc người bệnh toàn diện:
b. Y tá (điều dưỡng) trưởng khoa:
- Phân công. giám sát y tá (điều dưỡng) và hộ lí thực hiện việc theo dõi,
chăm sóc người bệnh theo phân cấp chăm sóc.
- Thông báo chăm sóc người bệnh cấp một trên bảng tổng hợp hàng
ngày
- Tổ chức sinh hoạt hàng tuần với người bệnh hoặc gia đình người bệnh;
giải quyết những ý kiến đóng góp trong công tác chăm sóc và báo cáo cấp trên
giải quyết những nội dung góp ý không thuộc phạm vi trách nhiệm giải quyết.
- Tham gia chăm sóc người bệnh.
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.8. Quy chế công tác chăm sóc toàn diện
Trách nhiệm trong chăm sóc người bệnh toàn diện:
c. Y tá (điều dưỡng) chăm sóc:
- Thực hiện nghiêm chỉnh y lệnh của bác sĩ điều trị.
- Phát hiện những diễn biến bất thường và báo cáo bác sĩ điều trị để xử lí
kịp thời.
- Ghi phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc theo đúng mẫu quy định.
- Giáo dục kiến thức y học phổ thông, phương pháp tự chăm sóc và động
viên an ủi người bệnh và gia đình người bệnh.
d. Hộ lí:
- Thực hiện vệ sinh, thu dọn buồng bệnh, cọ rửa, tẩy uế dụng cụ đựng
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.8. Quy chế công tác chăm sóc toàn diện
Trách nhiệm trong chăm sóc người bệnh toàn diện:
e. Người bệnh và gia đình người bệnh:
- Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy bệnh viện và quy định quyền lợi và
nghĩa vụ của người bệnh và gia đình người bệnh để với bệnh viện.
- Gia đình người bệnh chỉ được tham gia chăm sóc khi bác sĩ điều trị cho
phép và sinh hoạt thông thường và động viên an ủi người bệnh. Người nhà
người bệnh không được thực hiện các kĩ thuật chuyên môn.
- Tham gia hội đồng người bệnh theo quy định.
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.9. Quy chế chống nhiễn khuẩn bệnh viện
QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện là việc thực hiện đúng quy định kĩ thuật
bệnh viện về vô khuẩn, khử khuẩn, tiệt khuẩn; bao gồm các dụng cụ y tế, vệ sinh ngoại
cảnh, vệ sinh khoa, phòng, vệ sinh cá nhân và vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Các điều kiện để thực hiện công tác chống nhiễm khuẩn bao gồm: Nước sạch,
dụng cụ, phương tiện, hoá chất khử khuẩn
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.9. Quy chế chống nhiễn khuẩn bệnh viện
QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Kĩ thuật vô khuẩn:
a. Dụng cụ, bông, gạc, thuốc sử dụng trong kỹ thuật vô khuẩn phải
được tiệt khuẩn.
b. Dụng cụ y tế nhiễm khuẩn sau khi dùng xong phải được ngâm vào
dung dịch tẩy uế trước khi loại bỏ hoặc xử lí để dùng lại. Dụng cụ, dây truyền
dịch, dây truyền máu, kim luồn mạch máu. Ống thông (catheter) mạch máu,
bơm tiêm nhựa được sử dụng một lần. Những dụng cụ được phép dùng lại phải
cọ rửa đúng quy định trước khi khử khuẩn, tiệt khuẩn.
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.9. Quy chế chống nhiễn khuẩn bệnh viện
QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Kĩ thuật vô khuẩn:
c. Khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ, vật dụng bằng sức nóng hoặc hoá chất
phải bảo đảm đúng quy định, đủ thời gian, đúng nhiệt độ hoặc đúng nồng độ.
d. Dụng cụ, vật dụng sau khi khử khuẩn, tiệt khuẩn phụ được bảo quản
trong hộp kín, phải thực hiện đúng quy định kĩ thuật bệnh viện về vô khuẩn.
e. Trước khi tiến hành các phẫu thuật, thủ thuật vô khuẩn, người thực
hiện kỹ thuật phải thực hiện đúng quy định kỹ thuật bệnh viện về vô khuẩn.
g. Kỹ thuật vô khuẩn phụ được tiến hành trong điều kiện vô khuẩn và
đúng quy định kĩ thuật bệnh viện
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.9. Quy chế chống nhiễn khuẩn bệnh viện
2. Trật tự vệ sinh ngoại cảnh:
a. Phải có hàng rào xung quanh bệnh viện, cổng ra vào, buồng thường trực, sơ
đồ chỉ dẫn, mũi tên chỉ đường đến các khoa, phòng.
b. Đường đi phải sạch, bằng phẳng bảo đảm an toàn khi vận chuyển người
bệnh.
c. Có vườn hoa cây cảnh, cây xanh bóng mát, không trồng cây ăn quả.
d. Quần áo đồ vải phải phơi tập trung tại khu vực quy định.
e. Có nơi để xe tập trung cho các thành viên trong bệnh viện, học viện, người
bệnh và gia đình người bệnh. Không để hành quán rải rác trong bệnh viện.
g. Có nơi tập trung chất thải rắn trong toàn bệnh viện, có đủ thùng chứa rác có
nắp đậy ở nơi công cộng và trên đường đi. Chất thải được thu gom và xử lí đóng quy
chế xử lí chất thải.
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.9. Quy chế chống nhiễn khuẩn bệnh viện
3. Trật tự, vệ sinh khoa và buồng bệnh:
a. Vệ sinh buồng bệnh:
- Các khoa phải được cung cấp đủ điện, nước, ủng, găng tay vệ sinh, chổi, xô,
chậu, xà phòng, dung dịch khử khuẩn… có nơi rửa tay và có đủ phương tiện rửa tay.
- Mỗi khoa có một buồng để cọ rửa dụng cụ, có đủ giá kệ để bảo quản dụng cụ
vệ sinh và đồ vải chờ mang giặt.
- Các thiết bị, dụng cụ y tế trong buồng bệnh được bố trí, sắp xếp thuận tiện
cho việc phục vụ bệnh viện và vệ sinh tẩy uế.
- Có đủ thùng rác có nắp đậy, để trên hành lang, nơi thuận tiện, đủ để dễ sử
dụng cho người bệnh và các thành viên trong khoa.
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.9. Quy chế chống nhiễn khuẩn bệnh viện
b. Vệ sinh các buồng thủ thuật, phẫu thuật và các buồng khác:
- Trần, tường, bệ cửa, cánh cửa các khoa, buồng bệnh phải luôn sạch, không có
mạng nhện.
- Nền các buồng bệnh được lát gạch men hoặc vật liệu tương đương bảo đảm nhẵn,
khô, không thấm nước, luôn sạch.
-Tường các buồng phẫu thuật, buồng thủ thuật, buồng hậu phẫu, buồng đẻ, buồng
trẻ sơ sinh, buồng chăm sóc đặc biệt, buồng xét nghiệm, buồng tiêm được lát gạch men
kính toàn bộ đến sát trần nhà.
- Khoa, buồng bệnh bảo đảm luôn sạch, đẹp, ngăn nắp; dụng cụ vệ sinh được dùng
riêng cho từng khu vực; buồng phẫu thuật được vệ sinh tầy uế sau một cuộc phẫu thuật
theo đúng quy chế công tác khoa phẫu thuật-gây mê hồi sức.
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.9. Quy chế chống nhiễn khuẩn bệnh viện
b. Vệ sinh các buồng thủ thuật, phẫu thuật và các buồng khác:.
- Thực hiện lau ẩm bằng dung dịch xà phòng, dung dịch khử khuẩn theo
quy định kĩ thuật bệnh viện: nền nhà, tường nhà, bàn ghế, giường tủ, cọc
truyền, xe tiêm, xe đẩy, cáng đẩy, thiết bị y tế và thiết bị thông thường có
trong các buồng bệnh.
- Buồng bệnh, buồng thủ thuật phải tổng vệ sinh một tuần một lần
- Bệnh viện phải tổ chức giặt là tập trung nhưng phải giặt riêng:
+ Quần áo các thành viên trong bệnh viện.
+ Quần áo đồ vải người bệnh.
+ Quần áo đồ vải của khoa truyền nhiễm.
- Buồng vệ sinh, buồng tắm bảo đảm sạch, không tắc, không mùi hôi,
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.9. Quy chế chống nhiễn khuẩn bệnh viện
c. Vệ sinh người bệnh:
- Người bệnh phải được mặc quần áo bệnh viện theo quy chế tranh phục y
tế và bảo đảm vệ sinh cá nhân.
- Trước khi phẫu thuật người bệnh phải được vệ sinh thân thể theo quy
đinh.
- Người bệnh phải được sử dụng đồ dùng cá nhân riêng.
- Khi người bệnh chuyển khoa, chuyển viện, ra viện đặc biệt đối với người
bệnh truyền nhiễm phải thực hiện ngay vệ sinh tẩy uế buồng bệnh, đồ dùng cá
nhân.
- Khi người bệnh tử vong thi thể của người bệnh phải được vận chuyển và
bảo quản theo quy chế giải quyết người bệnh tử vong và luật bảo vệ sức khoẻ
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.9. Quy chế chống nhiễn khuẩn bệnh viện
c. Vệ sinh người bệnh:
- Trường hợp người nhà được phép ở lại để phối hợp cùng chăm sóc phục
vụ người bệnh phải thực hiện nội quy, giữ gìn vệ sinh và mặc quần áo bệnh
viện.
d. Vệ sinh cá nhân:
- Các thành viên trong bệnh viện phải bảo đảm vệ sinh cá nhân, móng tay
cắt ngắn, mặc quần áo công tác, đội mũ y tế theo quy chế trang phục y tế.
- Gương mẫu vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung, nơi làm việc vệ sinh ngăn
nắp.
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.9. Quy chế chống nhiễn khuẩn bệnh viện
Tổ chức thực hiện:
a. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:
- Tổ chức và chỉ đạo công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
- Bảo đảm trang bị các phương tiện làm việc.
- Có kế hoạch tổ chức kiểm tra công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
b Trưởng khoa, trưởng phòng có trách nhiệm:
- Đôn đốc các thành viên trong khoa, phòng thực hiện QC chống nhiễm
khuẩn BV
- Hàng ngày phải kiểm tra giám sát công tác vệ sinh, sạch đẹp bệnh viện,
vệ sinh vô khuẩn ở các khoa, buồng bệnh trong phạm vi phụ trách.
IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN
4.2.9. Quy chế chống nhiễn khuẩn bệnh viện
Tổ chức thực hiện:
- Kết hợp giữa các khoa chống nhiễm khuẩn, khoa vi sinh định kì hoặc đột
xuất lấy mẫu kiểm tra vi khuẩn về môi trường, buồng phẫu thuật, buồng thủ
thuật bàn tay phẫu thuật viên, viên chức y tế làm thủ thuật và y dụng cụ đã
tiệt khuẩn.
- Kết hợp giữa các khoa chống nhiễm khuẩn, khoa vi sinh, khoa dinh
dưỡng thực hiện định kì hoặc đột xuất kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm theo
quy định kĩ thuật bệnh viện về dinh dưỡng.
- Thực hiện báo cáo theo quy định về kết quả thực hiện chống nhiễm
khuẩn bệnh viện.
V. KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN
5.1. Phòng kế hoạch tổng hợp
5.2. Trưởng khoa
5.3. Ban lãnh đạo bệnh viện
CHÚC CÁC BẠN SINH VIÊN
THÀNH CÔNG

More Related Content

Similar to [Spring 2018] Hospital Administration - BÀI 5 quản lý công tác chuyên môn BV.pdf

chuyên gia điều dưỡng lâm sàng
chuyên gia điều dưỡng lâm sàngchuyên gia điều dưỡng lâm sàng
chuyên gia điều dưỡng lâm sàngSoM
 
Khảo sát sự hài lòng của bệnh nhân về dịch vụ khám chữa bệnh tại phòng khám g...
Khảo sát sự hài lòng của bệnh nhân về dịch vụ khám chữa bệnh tại phòng khám g...Khảo sát sự hài lòng của bệnh nhân về dịch vụ khám chữa bệnh tại phòng khám g...
Khảo sát sự hài lòng của bệnh nhân về dịch vụ khám chữa bệnh tại phòng khám g...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của bệnh nhân đối với dị...
Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của bệnh nhân đối với dị...Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của bệnh nhân đối với dị...
Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của bệnh nhân đối với dị...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Báo cáo cải tiến chất lượng sau khảo sát hài lòng người bệnh
Báo cáo cải tiến chất lượng sau khảo sát hài lòng người bệnhBáo cáo cải tiến chất lượng sau khảo sát hài lòng người bệnh
Báo cáo cải tiến chất lượng sau khảo sát hài lòng người bệnhnataliej4
 
BÁO CÁO CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SAU KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH
BÁO CÁO CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SAU KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH BÁO CÁO CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SAU KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH
BÁO CÁO CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SAU KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH nataliej4
 
BÁO CÁO CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SAU KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH_10451512092019
BÁO CÁO CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SAU KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH_10451512092019BÁO CÁO CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SAU KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH_10451512092019
BÁO CÁO CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SAU KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH_10451512092019hieupham236
 
Luận án: Sự hài lòng của người bệnh về dịch vụ khám chữa bệnh - Gửi miễn phí ...
Luận án: Sự hài lòng của người bệnh về dịch vụ khám chữa bệnh - Gửi miễn phí ...Luận án: Sự hài lòng của người bệnh về dịch vụ khám chữa bệnh - Gửi miễn phí ...
Luận án: Sự hài lòng của người bệnh về dịch vụ khám chữa bệnh - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
8. p. 289 to 302 quality improvement module vietnamese
8. p. 289 to 302 quality improvement module vietnamese8. p. 289 to 302 quality improvement module vietnamese
8. p. 289 to 302 quality improvement module vietnameseNguyen Phong Trung
 
Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te
Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y teMot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te
Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y tebuithucthang
 
Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...
Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...
Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Chất lượng dịch vụ của bệnh viện đa khoa Thủ Đức
Chất lượng dịch vụ của bệnh viện đa khoa Thủ Đức Chất lượng dịch vụ của bệnh viện đa khoa Thủ Đức
Chất lượng dịch vụ của bệnh viện đa khoa Thủ Đức hieu anh
 
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYTTài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYTHA VO THI
 
Giải pháp Marketing dịch vụ khám bệnh tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng.doc
Giải pháp Marketing dịch vụ khám bệnh tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng.docGiải pháp Marketing dịch vụ khám bệnh tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng.doc
Giải pháp Marketing dịch vụ khám bệnh tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 

Similar to [Spring 2018] Hospital Administration - BÀI 5 quản lý công tác chuyên môn BV.pdf (20)

8 chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên quan trọng
8 chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên quan trọng8 chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên quan trọng
8 chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên quan trọng
 
chuyên gia điều dưỡng lâm sàng
chuyên gia điều dưỡng lâm sàngchuyên gia điều dưỡng lâm sàng
chuyên gia điều dưỡng lâm sàng
 
Đề tài: Quy trình đánh giá kết quả thực tập của học viên điều dưỡng
Đề tài: Quy trình đánh giá kết quả thực tập của học viên điều dưỡngĐề tài: Quy trình đánh giá kết quả thực tập của học viên điều dưỡng
Đề tài: Quy trình đánh giá kết quả thực tập của học viên điều dưỡng
 
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh việnKhảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện
 
Khảo sát sự hài lòng của bệnh nhân về dịch vụ khám chữa bệnh tại phòng khám g...
Khảo sát sự hài lòng của bệnh nhân về dịch vụ khám chữa bệnh tại phòng khám g...Khảo sát sự hài lòng của bệnh nhân về dịch vụ khám chữa bệnh tại phòng khám g...
Khảo sát sự hài lòng của bệnh nhân về dịch vụ khám chữa bệnh tại phòng khám g...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của bệnh nhân đối với dị...
Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của bệnh nhân đối với dị...Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của bệnh nhân đối với dị...
Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của bệnh nhân đối với dị...
 
Báo cáo cải tiến chất lượng sau khảo sát hài lòng người bệnh
Báo cáo cải tiến chất lượng sau khảo sát hài lòng người bệnhBáo cáo cải tiến chất lượng sau khảo sát hài lòng người bệnh
Báo cáo cải tiến chất lượng sau khảo sát hài lòng người bệnh
 
BÁO CÁO CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SAU KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH
BÁO CÁO CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SAU KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH BÁO CÁO CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SAU KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH
BÁO CÁO CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SAU KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH
 
BÁO CÁO CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SAU KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH_10451512092019
BÁO CÁO CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SAU KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH_10451512092019BÁO CÁO CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SAU KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH_10451512092019
BÁO CÁO CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SAU KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH_10451512092019
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
 
Đánh giá kết quả thực tập lâm sàng của học viên điều dưỡng, 9đ
Đánh giá kết quả thực tập lâm sàng của học viên điều dưỡng, 9đĐánh giá kết quả thực tập lâm sàng của học viên điều dưỡng, 9đ
Đánh giá kết quả thực tập lâm sàng của học viên điều dưỡng, 9đ
 
Luận án: Sự hài lòng của người bệnh về dịch vụ khám chữa bệnh - Gửi miễn phí ...
Luận án: Sự hài lòng của người bệnh về dịch vụ khám chữa bệnh - Gửi miễn phí ...Luận án: Sự hài lòng của người bệnh về dịch vụ khám chữa bệnh - Gửi miễn phí ...
Luận án: Sự hài lòng của người bệnh về dịch vụ khám chữa bệnh - Gửi miễn phí ...
 
Đánh giá sự hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện công lập
Đánh giá sự hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện công lậpĐánh giá sự hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện công lập
Đánh giá sự hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện công lập
 
8. p. 289 to 302 quality improvement module vietnamese
8. p. 289 to 302 quality improvement module vietnamese8. p. 289 to 302 quality improvement module vietnamese
8. p. 289 to 302 quality improvement module vietnamese
 
Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te
Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y teMot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te
Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te
 
Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...
Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...
Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...
 
De tai nckh
De tai nckhDe tai nckh
De tai nckh
 
Chất lượng dịch vụ của bệnh viện đa khoa Thủ Đức
Chất lượng dịch vụ của bệnh viện đa khoa Thủ Đức Chất lượng dịch vụ của bệnh viện đa khoa Thủ Đức
Chất lượng dịch vụ của bệnh viện đa khoa Thủ Đức
 
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYTTài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
 
Giải pháp Marketing dịch vụ khám bệnh tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng.doc
Giải pháp Marketing dịch vụ khám bệnh tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng.docGiải pháp Marketing dịch vụ khám bệnh tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng.doc
Giải pháp Marketing dịch vụ khám bệnh tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng.doc
 

[Spring 2018] Hospital Administration - BÀI 5 quản lý công tác chuyên môn BV.pdf

  • 1. QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN TS.BSCK2. NGUYỄN TRUNG HÒA BÀI 5
  • 2. Sau khi học xong bài học này, sinh viên sẽ có khả năng: 1. Nêu được khái niệm về quản lý công tác chuyên môn bệnh viện. 2. Trình bày được các nội dung quản lý công tác chuyên môn bệnh viện. 3. Trình bày được phương pháp quản lý công tác chuyên môn bệnh viện. 4. Nêu được việc kiểm tra công tác chuyên môn bệnh viện. MỤC TIÊU
  • 3. 1.1. Tại sao phải quản lý công tác chuyên môn bệnh viện? I. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN Chất lượng Công bằng Hiệu quả Mục tiêu của bệnh viện Phải quản lý công tác chuyên môn bệnh viện vì
  • 4. Vai trò của quản lý công tác chuyên môn trong bệnh viện? - Công tác chuyên môn là nhiệm vụ trọng tâm của bệnh viện Có vai trò rất quan trọng Vì vậy, quản lý công tác chuyên môn bệnh viện chính là quản lý chất lượng chăm sóc người bệnh 1.2. Khái niệm về quản lý công tác chuyên môn bệnh viện Là sử dụng mọi nguồn lực của bệnh viện để thực hiện tốt hoạt động khám chữa bệnh, chẩn đoán (lâm sàng, cận lâm sàng), kê đơn, điều trị và chăm sóc người bệnh với chất lượng cao nhất, đảm bảo công bằng trong khám, chữa bệnh
  • 5. 1.3. Công bằng trong CSSKND nói chung và trong khám chữa bệnh nói riêng là: - Mọi người đều được chăm sóc sức khỏe, được khám, chữa bệnh theo nhu cầu cơ bản thiết yếu, đảm bảo tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng dễ dàng. - Một số nhóm người có thể được hưởng nhiều dịch vụ hơn theo yêu cầu phù hợp với mức cống hiến, đóng góp hoặc chi trả nhiều hơn. - Nhà nước có vai trò ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đảm bảo công bằng qua các chính sách xã hội. - Giám đốc bệnh viện cũng có vai trò quan trọng trong việc đề ran giải pháp để thực hiện công bằng cho mỗi người bệnh ở bệnh viện trong chẩn đoán, điều trị, sử dụng các dịch vụ kỹ thuật.
  • 6. 1.4. Khái niệm về chất lượng chăm sóc sức khỏe Tuỳ từng trường hợp, mỗi người sẽ hiểu khái niệm về chất lượng một cách khác nhau tuỳ thuộc vào việc họ đại diện cho ai trong hệ thống y tế. - Chất lượng từ góc độ của người bệnh hay khách hàng - liên quan đến loại hình chăm sóc và tính hiệu quả của nó, có thể chú trọng hơn vào tính tiện ích như thái độ thân thiện, được đối xử tôn trọng, sự thoải mái, sự sạch sẽ và sự sẵn có của nhiều dịch vụ phù hợp với túi tiền. - Nếu nhìn từ góc độ nhân viên y tế hoặc cơ sở y tế lại sẽ quan tâm nhiều hơn đến quy trình khoa học của chăm sóc y tế, khả năng chẩn đoán và điều trị một ca bệnh mà ít để ý đến tính tiện lợi và càng ít tập trung vào khía cạnh “chăm sóc”.
  • 7. 1.4. Khái niệm về chất lượng chăm sóc sức khỏe - Nhà quản lý: Là sự tiếp cận, hiệu lực, tính phù hợp, khả năng có thể chấp nhận được và hiệu quả trong cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Chi phí là yếu tố quan trọng đối với nhà quản lý. Vì vậy, khi phải định nghĩa chất lượng là gì, cần phải tính đến quan điểm khác nhau của từng đối tượng. Nếu dựa trên các quy trình, nhiệm vụ và kỳ vọng về kết quả thực hiện thì: “Chất lượng không có một cách ngẫu nhiên mà là kết quả của ý định quyết đoán, nỗ lực nghiêm túc, hướng đi thông minh và sự thực thi khéo léo”.
  • 8. 1.4. Khái niệm về chất lượng chăm sóc sức khỏe - Chất lượng không xảy ra một cách tình cờ mà đòi hỏi phải được lập kế hoạch, được nhắm tới và phấn đấu để thực hiện. Lập kế hoạch là việc làm quan trọng để có được chất lượng. Xác định được đúng mục tiêu, mục đích đúng đắn và các tiêu chí phù hợp là những điều cần thiết để có được chất lượng. Lập kế hoạch cần phải đi kèm với sự toàn tâm, sự cống hiến để thực hiện kế hoạch và đạt được các mục tiêu đặt ra. Song tất cả những điều này sẽ không trọn vẹn nếu không xem xét các khả năng và chiến lược khác nhau để lựa chọn và làm theo.
  • 9. 1.4. Khái niệm về chất lượng chăm sóc sức khỏe - Đặt ra các ưu tiên và xác định được chiến lược quan trọng nhất là một nhiệm vụ cần phải được hoàn thành để đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Hành động này phải được thực hiện với sự chính xác và với các kỹ năng cần thiết để triển khai công việc một cách đúng đắn và có hiệu quả. Dựa trên các nguyên tắc cơ bản của công tác lãnh đạo và quản lý thì: “Chất lượng là làm việc đúng đắn ngay từ lần đầu tiên và làm điều đó tốt hơn trong những lần tiếp theo”
  • 10. 1.4. Khái niệm về chất lượng chăm sóc sức khỏe - Người ta thường kỳ vọng người lãnh đạo phải làm việc đúng đắn ngay từ lần đầu tiên còn nhà quản lý phải làm tốt và làm đúng điều đúng đắn đó. Ví dụ: người ta muốn một bác sĩ phải làm việc tốt, cung cấp chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh bằng cách đặt ra các câu hỏi phù hợp, tiến hành những tìm hiểu cần thiết và thực hiện đúng quy trình. Song làm như vậy thôi là chưa đủ nếu không đi kèm với việc là phải làm tất cả những điều đó đúng cách ngay từ nỗ lực đầu tiên. Nếu quá trình đó lặp lại thì nhà cung cấp dịch vụ trở nên có kinh nghiệm hơn và do đó sẽ ngày càng trở nên hiệu suất, hiệu quả hơn, tức là cải thiện chất lượng thường xuyên.
  • 11. 1.4. Khái niệm về chất lượng chăm sóc sức khỏe - Chất lượng là sự cải thiện gia tăng Gia tăng có nghĩa là hệ thống có thể trả lời khẳng định 2 câu hỏi: “Hôm nay bạn có tốt hơn hôm qua không? Và… Liệu ngày mai bạn có tốt hơn hôm nay không?” Muốn trả lời chính xác thì phải đo lường một cách chính xác mức độ thực hiện nhiệm vụ của một ai đó trước đây, hiện nay và tương lai. Vì vậy, đo lường mức độ thực hiện nhiệm vụ rất quan trọng trong chất lượng và khả năng xác định được biện pháp và cách thức để đo lường mức độ thực hiện đó một cách đầy đủ và phù hợp
  • 12. 1.4. Khái niệm về chất lượng chăm sóc sức khỏe - Cần có một hệ thống thu thập số liệu, phân tích số liệu và báo cáo số liệu, tất cả đều liên quan đến mức độ thực hiện nhiệm vụ của hệ thống đó. Quy trình này cần phải liên kết với hệ thống thường xuyên giám sát kết quả thực hiện và thường xuyên nâng cấp khả năng thực hiện của nó. Với những tiến bộ rất nhanh của công nghệ y tế, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cần phải được cập nhật với các thông tin y học hiện hành và nhờ vậy bảo đảm cho các dịch vụ y tế được cung ứng thường xuyên nâng cấp hoạt động của mình.
  • 13. 1.4. Khái niệm về chất lượng chăm sóc sức khỏe - Những quan điểm sai lầm về chất lượng + Chất lượng là thứ xa xỉ: Một sản phẩm có chất lượng là một sản phẩm đáng tin cậy, tiện dụng không gây rắc rối và tiết kiệm. Vì thế trong một tổ chức, một vật hoặc một sản phẩm dù không hào nhoáng hoặc xa xỉ vẫn là một sản phẩm có chất lượng. + Chất lượng là vô hình và không thể đo lường được: Chất lượng có thể đo lường được nếu các tiêu chuẩn và chỉ số liên quan có thể xác định và theo dõi được. Tổ chức, sản phẩm có sự tuân thủ cao về tiêu chuẩn được coi là tổ chức, sản phẩm có chất lượng.
  • 14. 1.4. Khái niệm về chất lượng chăm sóc sức khỏe - Những quan điểm sai lầm về chất lượng + Chất lượng là tốn kém: Chất lượng có thể tốn kém hơn khi ta xây dựng cơ sở hạ tầng để hỗ trợ nó nhưng khi đã triển khai thì chi phí sẽ không tăng mà còn giảm dần trong khi mức độ chất lượng lại tăng dần. Chất lượng làm giảm hoặc loại bỏ sự lãng phí, sự trùng lặp và sự lặp đi lặp lại công việc ban đầu. + Sai sót do lỗi cá nhân: Lỗi hệ thống thường nhiều hơn lỗi do con người. Đã có các nghiên cứu trên thực tế phỏng đoán rằng 80-85% sai lầm là lỗi hệ thống chứ không phải lỗi của con người.
  • 15. 1.4. Khái niệm về chất lượng chăm sóc sức khỏe - Những quan điểm sai lầm về chất lượng + Làm chất lượng là do phòng quản lý chất lượng: Các phòng quản lý chất lượng cần phải được gắn kết vào các tổ chức. Các phòng này sẽ chỉ chịu trách nhiệm trong việc điều phối, hướng dẫn và thúc đẩy các nỗ lực nâng cao chất lượng, nhưng không nên là một chủ thể duy nhất thực hiện cải tiến chất lượng.
  • 16. 1.5. Chiều hướng và các đặc tính của chất lượng trong chăm sóc y tế - Trong báo cáo của Viện Y khoa Hoa Kỳ năm 2001 đã xác định, chất lượng trong chăm sóc y tế là « An toàn, hiệu quả, người bệnh là trung tâm, đúng thời gian, hiệu năng và công bằng ».(Crossing the Quality Chasm: A New Health System for the 21st Century, 2001). - Tổ chức Y tế Thế giới cũng xác định, chiều hướng chất lượng trong y tế bao gồm (Performance Assessment Tool for Quality Improvement in Hospital, 2007): “An toàn, Người bệnh làm trung tâm, Chăm sóc lâm sàng hiệu quả, Hiệu suất, Hướng về nhân viên, Điều hành hiệu quả”.
  • 17. 1.5. Chiều hướng và các đặc tính của chất lượng trong chăm sóc y tế - Tính an toàn và khả năng tiếp cận Không ai chấp nhận việc cung cấp hoặc tiếp nhận sự chăm sóc trong một môi trường không an toàn hoặc bị cho là không an toàn. Từ khía cạnh quản lý rủi ro, nhiệm vụ của thầy thuốc là bảo đảm môi trường an toàn cho người bệnh của mình Chăm sóc dễ tiếp cận có nghĩa là sẵn có, chấp nhận được và người sử dụng đủ khả năng chi trả. Tính dễ tiếp cận bao gồm cả dễ tiếp cận về thực thể, về mặt tài chính cũng như về tinh thần.
  • 18. 1.5. Chiều hướng và các đặc tính của chất lượng trong chăm sóc y tế - Hiệu quả, hiệu năng và năng lực kỹ thuật Cung ứng những dịch vụ phù hợp và cần thiết. Loại bỏ sự lãng phí, lặp lại hoặc trùng lặp. Việc lạm dụng kỹ thuật, thuốc, xét nghiệm cần phải được hạn chế và loại bỏ Việc cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả theo cách thức hiệu năng đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao của các thầy thuốc biết áp dụng nguyên tắc “Làm đúng ngay từ lần đầu và làm tốt hơn trong những lần tiếp theo ’’. Trong chất lượng y tế, cơ sở y tế và các thầy thuốc cần phải được đào tạo và tập huấn tốt để cập nhật những kiến thức y khoa nhằm đáp ứng đòi hỏi và kỳ vọng của người bệnh
  • 19. 1.5. Chiều hướng và các đặc tính của chất lượng trong chăm sóc y tế - Quan hệ giữa người với người, tính liên tục và sự tiện nghi Tương tác cá nhân rất quan trọng trong cung ứng chăm sóc y tế có chất lượng. Quan hệ giữa người với người vì thế đóng một vai trò rất lớn trong việc hình thành các quy trình chăm sóc và bảo đảm kết quả tích cực cho người bệnh. Một vấn đề khác liên quan đến chất lượng là chăm sóc y tế phải được cung ứng liên tục. Điều đó có nghĩa là chăm sóc cần phải được bắt đầu, được thực hiện, được đánh giá, cải thiện và liên tục theo dõi kể cả khi người bệnh đã được điều trị khỏi bệnh Cuối cùng, khách hàng luôn luôn sẽ hài lòng hơn nếu dịch vụ chăm sóc được cung ứng trong một môi trường chấp nhận được về đạo đức.
  • 20. 2.1. Xây dựng kế hoạch phát triển chuyên môn bệnh viện- Căn cứ vào: 2.1.1. Mô hình bệnh tật Các số liệu thống kê, nghiên cứu cho thấy cơ cấu giữa 3 nhóm bệnh lây nhiễm, không lây nhiễm, và tai nạn, thương tích đã có sự thay đổi nhanh chóng trong vòng hơn 30 năm trở lại đây với sự gia tăng nhanh tỷ trọng của các bệnh không lây nhiễm (BKLN). Tình trạng này cùng với tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm vẫn đang ở mức cao tạo nên gánh nặng bệnh tật kép. 1976 đến 2012, trong số bệnh nhân nhập viện hằng năm, tỷ lệ nhóm các bệnh lây nhiễm giảm từ 55,5% xuống còn 22,9% trong khi tỷ lệ của các BKLN tăng tương ứng từ 42,6% lên 66,3% và nhóm các bệnh do tai nạn, ngộ độc, chấn thương, tai nạn vẫn tiếp tục duy trì ở tỷ lệ trên 10%. II. NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN
  • 21. 2.1. Xây dựng kế hoạch phát triển chuyên môn bệnh viện- Căn cứ vào: 2.1.2. Tình hình bệnh tật và tử vong ở Việt Nam Trong năm 2012, BKLN chiếm 72,9% trong tổng số 520 000 trường hợp tử vong. Tỷ suất tử vong chuẩn hoá theo tuổi của BKLN là 435/100 000 dân, lần lượt gấp 4,5 và 7,4 lần so với bệnh lây nhiễm và tai nạn thương tích. BKLN cũng chiếm 59,7% tổng số năm sống mất đi do tử vong sớm Trong số 20 nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật lớn nhất, năm 1990 chỉ có 9 BKLN, đến năm 2010 đã có đến 15 BKLN, đặc biệt cả 5 bệnh gây gánh nặng lớn nhất đều là BKLN. Các BKLN cũng chiếm phần lớn trong số các nguyên nhân tử vong hay gặp nhất ở hầu hết các nhóm tuổi năm 2012 II. NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN
  • 22. Tình hình bệnh tật và tử vong ở Việt Nam Bệnh lý đường tiêu hoá Bệnh lý hô hấp Đái tháo đường Bệnh lý thần kinh Bệnh tim mạch U ác tính Tai nạn, chấn thương Nhiễm khuẩn đường hô hấp Nhiễm trùng, ký sinh trùng Dị tật bẩm sinh Bệnh lý chu sinh II. NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN
  • 23. Tình hình bệnh tật và tử vong ở Việt Nam Bệnh lý đường tiêu hoá Bệnh lý hô hấp Đái tháo đường Bệnh lý thần kinh Bệnh tim mạch U ác tính Tai nạn, chấn thương Nhiễm khuẩn đường hô hấp Nhiễm trùng, ký sinh trùng Dị tật bẩm sinh Bệnh lý chu sinh II. NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN Trong giai đoạn từ 2000 – 2012, tỷ suất tử vong do các BKLN tăng gấp gần 6 lần, từ 73,9 trường hợp/100 000 dân lên 417,4/100 000 dân
  • 24. 2.1. Xây dựng kế hoạch phát triển chuyên môn bệnh viện- Căn cứ vào: 2.1.3. Nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân Tỷ lệ khám, chữa bệnh của người dân trong 1 năm đã tăng từ 34,2% (năm 2008) lên 40,9% (2010) và 39,2% (2012), trong đó tỷ lệ người KCB ngoại trú tăng từ 31,0% (2008) lên 37,1% (2010) và 36,0% (2012). Tỷ lệ điều trị nội trú cũng tăng từ 6,5% (2008) lên 8,1% (2010) và 7,3% (2012). Tỷ lệ KCB năm 2012 có sự chênh lệch nhưng không đáng kể khi so sánh giữa khu vực thành thị và nông thôn với 40,2% ở khu vực thành thị và 38,7% ở khu vực nông thôn. Tuy vậy, khi so sánh giữa các vùng kinh tế xã hội, có sự chênh lệch rõ rệt, thấp nhất là vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và cao nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. II. NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN
  • 25. 2.1. Xây dựng kế hoạch phát triển chuyên môn bệnh viện- Căn cứ vào: 2.1.3. Nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân Mặc dù có sự chênh lệch nhưng tỷ lệ khám, chữa bệnh đều có sự cải thiện ở tất cả các vùng, đặc biệt ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long với mức tăng từ 5 – 10% khi so sánh giữa năm 2008 và 2012. Nếu so sánh giữa các nhóm thu nhập thì nhìn chung, chỉ có sự chênh lệch đáng kể giữa nhóm 5 và nhóm 1 (với tỷ lệ là 42,9% và 35,5% năm 2012), còn lại các nhóm 2,3,4 là tương đương). So sánh giữa hai giới thì nữ luôn có tỷ lệ KCB cao hơn nam giới (43,6% so với 34,6% năm 2012) II. NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN
  • 26. 2.1. Xây dựng kế hoạch phát triển chuyên môn bệnh viện- Căn cứ vào: 2.1.4. Nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân tại BV: Từ báo cáo kết quả KCB và chăm sóc người bệnh từ các năm liền kề tại BV - Số khám ngoại trú - Số điều trị nội trú - Số thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh - Số trường hợp thủ thuật, phẩu thuật - Mô hình bệnh tật - ….. II. NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN
  • 27. 2.1.5. Căn cứ vào trình độ cán bộ, năng lực kỹ thuật và khả năng hợp tác với tuyến trên 2.1.6. Căn cứ vào trang thiết bị hiện có và khả năng kỹ thuật của cán bộ để đầu tư trang thiết bị mới. Cử CB đi học II. NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN
  • 28. 2.2. Xác định mũi nhọn về kỹ thuật của BV - Chuyên khoa nào? - Kỹ thuật nào? - Căn cứ vào điều gì? - Đối tượng đích? - ……. II. NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN
  • 29. 2.3. Quản lý các hoạt động về chuyên môn 2.3.1. Quản lý công tác khám bệnh - Tổ chức tiếp đón - Tổ chức phòng khám theo dây chuyền thích hợp - Tổ chức phòng cấp cứu tại khoa khám bệnh - Lãnh đạo BV thường xuyên quan sát - Thường xuyên trao đổi trong khoa, bình đơn thuốc II. NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN
  • 30. 2.3. Quản lý các hoạt động về chuyên môn 2.3.2. Quản lý công tác điều trị - Vai trò trưởng khoa điều trị - Quản lý điều trị nội trú, trọng tâm là: + Chẩn đoán sớm + Điều trị kịp thời (theo phác đồ) + Thực hiện các kỹ thuật (thủ thuật, phẩu thuật) + Hội chẩn Người quản lý cần quan tâm : Ngày điều trị trung bình; Giá thành đơn thuốc; Hiệu quả sử dụng các kỹ thuật, trang thiết bị II. NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN
  • 31. 2.3. Quản lý các hoạt động về chuyên môn 2.3.3. Quản lý công tác chăm sóc người bệnh - Sự hài lòng của BN - Người quản lý quan tâm công tác y tá, điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân - Giao nhiệm vụ y tá trưởng - Thường xuyên trao đổi thầy thuốc, y tá về tâm lý BN, cách ứng xử với BN và người nhà II. NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN
  • 32. 2.3. Quản lý các hoạt động về chuyên môn 2.3.4. Thực hiện công khai đối với người bệnh về: - Thuốc, giá tiền - Các XN, chẩn đoán hình ảnh - Về các thủ thuật, phẩu thuật 2.3.5. Giải quyết các rủi ro II. NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN
  • 33. 2.4. Điều kiện để chăm sóc sức khỏe người bệnh có chất lượng là: - Năng lực CBYT BV phải tốt - Cơ sở vật chất hạ tầng đảm bảo - Trang thiết bị hiện đại phù hợp - Tổ chức BV phù hợp II. NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN
  • 34. 2.5. Nội dung chăm sóc sức khỏe người bệnh có chất lượng là: - Các phương pháp chẩn đoán bệnh đúng - Kỹ thuật điều trị an toàn phù hợp - Chăm sóc điều dưỡng toàn diện II. NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN
  • 35. 3.1. Quản lý theo mục tiêu - Kết quả thực hiện các chỉ tiêu do ngành, BV đề ra hàng năm - Chỉ số đánh giá chất lượng bệnh viện: . Khám bệnh, điều trị, . Công suất sử dụng giường bệnh, ngày điều trị trung bình . Tỷ lệ tử vong . Tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân và người nhà; thời gian chờ đợi của người bệnh . Chỉ định thủ thuật, phẩu thuật và điều trị đúng phương pháp, quy trình . An toàn điều trị, sử dụng an toàn và hợp lý thuốc . Chăm sóc toàn diện . Đội ngũ cán bộ y tế Cần kiểm tra, giám sát, đánh giá định kỳ III. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN
  • 36. 3.2. Quản lý theo quy trình – quy chế III. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN
  • 37. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.1. Đại cương các quy chế bệnh viện Tại quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/09/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hanh “Quy chế bệnh viện” gồm 153 quỵ chế và quy định cho toàn ngành thực hiện. Quy chế bệnh viện có ý nghĩa và lầm quan trọng như sau: 4.1.1. Quy chế tổ chức bệnh viện (14 quy chế) 4.1.2. Quy chế nhiệm vụ quyền hạn chức trách cá nhân (76 quy chế) 4.1.3. Quy chế quản lý bệnh viện (gồm 21 quy chế) 4.1.4. Quy chế chuyên môn (14 quy chế) 4.1.5. Quy chế công tác một số khoa (gồm 28 quy chế)
  • 38. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2. Quy chế chuyên môn 4.2.1. Quy chế thường trực Quy định chung: + Trực ngơài giờ hành chính và ngày nghỉ đảm bảo 24/24 giờ, + Danh sách trực được ký duyệt trước 1 tuần và treo đúng nơi quy định. + Các phương tiện trực phải đầy đủ như thuốc, trang thiết bị vận chuyển, cấp cứu + Nơi trực phải có biển chỉ, đèn sáng, số điện thoại cần thiết. + Người trực phải có mặt đầy đủ đúng giờ, bàn giao ca, không được bỏ trực. + Không phân công bác sỹ đang tập sự trực chính.
  • 39. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.1 Quy chế thường trực Quy định cụ thể: + Tổ chức thường trực gồm trực lãnh đạo, trực LS, trực CLS, trực hành chính, bảo vệ... + Trực lãnh đạo: Do GĐ, phó GĐ, trưởng và phó trưởng khoa phòng đảm nhận; có trách nhiệm kiểm tra đôn đốc việc thường trực BV, giải quyết các việc bất thường và báo cáo lên trên việc vượt quá quyền hạn của mình giải quyết. + Trực lâm sàng: Các bác sỹ phiên trực có nhiệm vụ tiếp nhận người bệnh cấp cứu, theo dõi và xử trí người bệnh được bàn giao, thăm người bệnh nặng (chăm sóc cấp I) 2 giờ một lần rồi ghi hồ sơ bệnh án. Y tá có nhiệm vụ thực hiện y lệnh chăm sóc và điều tri, đôn đốc người bệnh thực hiện quy chế và y lệnh; bảo quản tủ thuốc, hồ sơ, tài sản; theo dõi người bệnh chặt chẽ và ghi chép đủ vào bệnh án. Ngày hôm sau, kíp trực phải ghi chép vào sổ giao ban và báo cáo toàn bộ tình hình trực và bàn giao lại cho kíp trực sau.
  • 40. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.2. Quy chế cấp cứu Quy đinh chung: + Là nhiệm vụ rất quan trọng. + Tổ chức cấp cứu trong mọi trường hợp: Trong và ngoài bệnh viện. + Tập trung và ưu tiên mọi phương tiện và nhân lực tốt nhất cho cấp cứu. + Đảm bảo 24/ 24 giờ. Quy định cụ thể: + Người bệnh cấp cứu vào bất kỳ khoa nào cũng phải được đón tiếp ngay. + Bác sỹ, y tá thực hiện khám, lấy mạch, đo huyết áp ngay...Mời chuyên khoa hồi sức khi cần. Xét thấy không đủ khả năng cấp cứu thì chuyển ngay. + Xin hội chẩn khi cần.
  • 41. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.2. Quy chế cấp cứu Quy định cụ thể: + Bệnh viện phải tổ chức buồng cấp cứu tại khoa khám bệnh, khoa hồi sức cấp cứu trong BV, khoa lâm sàng có bệnh nhân nặng thường xuyên phải có buồng cấp cứu. + Buồng, khoa cấp cứu phải có biển báo, đèn sáng, đường đi thuận tiện, máy phát điện dự trữ, nước đầy đủ, đủ các danh mục và cơ số thuốc theo quy định, các phác đồ cấp cứu, phương tiện cấp cứu như ô-xy, bóng bóp, nội khí quản... + Cấp cứu ngoài viện: Bệnh viện luôn sẵn sàng có một đội cấp cứu ngoại viện với đầy đủ nhân lực, cơ số thuốc, trang thiết bị. Khi có tin báo cấp cứa phải hỏi rõ địa điểm, số lượng người bị thường, tình trạng hiện tại, rồi lên đường cấp cứu ngay. Đội cấp cứu phải có máy điện thoại di động, bản đồ khu vực. Khi quá khả năng cấp cứu của đội phải điện ngay cho giám đốc bệnh viện và cấp cứu 115 để hỗ trợ.
  • 42. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.3. Quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị Quy định chung: + Là quy chế quan trọng: chẩn đoán sai sẽ không chữa được bệnh và gây biến chứng nặng + Hồ sơ bệnh án là tài liệu khoa học và tài liệu pháp y, đảm bảo tính khách quan, thận trọng chính xác và khoa học. + Khi khám bệnh phải kết hợp chặt chẽ các yếu tố triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh, yếu tố gia đình và xã hội.
  • 43. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.3. Quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị Quy định cụ thể: + Khám bệnh: Với người bệnh mới đến, cần nghiên cứu kỹ các tài liệu có liên quan như bệnh án của tuyến dưới kết hợp khám kỹ, khám toàn diện, với người bệnh nội trú cần nghiên cứu kỹ bệnh án, quá trình diễn biến của bệnh. + Chẩn đoán: Ghi chép đây đủ vào bệnh án, phân tích kỹ các thông tin từ người bệnh để đưa ra chẩn đoán. Nếu cần, có thể làm thêm các xét nghiệm và mời hội chẩn. Y tá (điền dưỡng) phải giúp bác sỹ khi khám và chẩn đoán bệnh như chuẩn bị dụng cụ, đưa đi làm xét nghiệm, theo dõi người bênh...
  • 44. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.3. Quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị Quy định cụ thể: + Làm hồ sơ bệnh án: Bác sỹ điều trị có nhiệm vụ làm bệnh án. Với người bệnh cấp cứu phải hoàn chỉnh bệnh án với đủ xét nghiệm trước 24 giờ, người không CC trước 36 giờ. Phải ghi đây đủ các mục trong bệnh án và đúng quy định, không tẩy xoá hay làm nhòe. Ghi đúng danh pháp thuốc theo quy định, thuốc độc A, B, thuốc gây nghiện, kháng sinh phải đánh số. Sau 15 ngày điều trị phải tóm tắt bệnh án theo mẫu. Chỉ định rõ chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, hộ lý.,, sắp xếp các giấy tờ theo quy định; Các giấy tờ trên phải đóng dấu giáp lai, đặt trong bìa cứng. Không cho người bệnh và người nhà xem bệnh án. Phải có sự đồng ý cua trưởng khoa sinh viên mới được xem bệnh án, xem tại chỗ và bàn giao cho điều dưỡng quản ]ý.
  • 45. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.3. Quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị Quy định cụ thể: + Kê đơn: Bác sỹ được giao nhiệm vụ mới đựợc kê đơn và chịu trách nhiệm với đơn thuốc. Kê đơn thuốc độc, nghiện, thuốc quý hiếm phải do giám đốc hay trưởng khoa duyệt. Ghi đầy đủ các mục trong đơn, ghi rõ ràng, không viết tắt và tẩy xóa, không viết bằng mực đỏ. Đơn còn thừa phải gạch chéo. Đơn thuốc độc phải đóng dấu bệnh viện.
  • 46. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.4. Quy chế vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện Quy định chung: Mọi cán bộ nhân viên phải có trách nhiệm niềm nở đón tiếp người bệnh từ khoa khám bệnh và ở mọi khoa, tạo điều kiện cho người bệnh yên tâm và tin tưởng. Quy định cụ thể: + Vào viện: BS khoa khám bệnh có trách nhiệm thăm khám, cho làm XN, chẩn đoán, làm hồ sơ bênh án và kê đơn điều tri. Điều duỡng có trách nhiệm đón tiếp người bệnh, làm thủ tục vào viện và thông báo cho thân nhận người bệnh. Chuyển ngườị bệnh vào khoa điều trị bằng các phương tiện quy định không để người bệnh tự vào. Tại khoa điều trị phải có sự bàn giao người bệnh cho điều dưỡng trưởng khoa. Điều dưỡng đưa người bệnh tới giường bệnh hướng dẫn các nội quy, lấy mạch, huyết áp, nhiệt độ và mời BS khám. BS phải thăm khám ngay, ghi vào hồ sơ, làm xét nghiệm bổ sung và ra y lệnh
  • 47. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.4. Quy chế vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện Quy định cụ thể: + Chuyển khoa: Tổ chức hội chẩn trong khoa và liên khoa để quyết đinh chuyển khoa. Giải thích lý do chuyển khoạ cho người bệnh. ĐD làm nhiệm vụ chuyển người bệnh kèm theo HSBA. Chuyển trong giờ hành chính, trừ cấp cứu. Khoa mới tiếp nhận người bệnh phải khám ngay. + Chuyển viện: khi quá khả năng điều trị của BV, đã có kết quả hôi chẩn theo quy định. Thủ tục: Giải thích lý do chuyển viện cho người bệnh, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp phải liên hệ trước (trừ cấp cứu), có BATT nói rõ chẩn đoán, thuốc và xét nghiêm đã dùng, điều dưỡng phải đi kèm để bàn giao, nếu bệnh cấp cứu phải có bác sỹ đi kèm. + Ra viện: BS có nhiệm vụ đánh giá tình trạng SK của BN thông báo về kết quả điều trị. ĐD làm thủ tục ra viện, dặn dò BN. Nộp HSBA cho phòng KHTH.
  • 48. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.5. Quy chế sử dụng thuốc Quy định chung: Đảm bảo an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế, thực hiện đúng quy chế cấp phát, bảo quản, sử dụng và thanh toán tài chính. Quy định cụ thể: + Chỉ định sử dụng và đường dùng thuốc cho người bệnh: Y lệnh dùng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào BA. Sử dụng thuốc phù hợp với bệnh lý, có mục đích, có kết quả cao nhất và ít tốn kém. Không sử đụng đồng thời các loại thuốc tương kỵ. Giải thích rõ cho người bệnh cách dùng thuốc. Tiêm thuốc vào mạch máu phải có mặt bác sỹ điều trị cấm tiêm tĩnh mạch thuốc có dầu, nhũ tương và làm tan máụ.
  • 49. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.5. Quy chế sử dụng thuốc Quy định cụ thể: + Lãnh và phát thuốc: Điều dưỡng hành chính của khoa có trách nhiệm tổng hợp thuốc. Phiếu lãnh thuốc phải rõ ràng và có chữ ký của trưởng khoa (thuốc độc A-B, gây nghiện có phiếu ký riêng). Nhận thuốc phải kiểm tra số và chất lượng, hàm lượng, hạn đùng, nhãn mác... + Bảo quản thuốc: Bảo quản theo đúng quy định, nghiêm cấm cho vay, + Mất hay làm hỏng thuốc phải xử lý theo chế độ bồi thường. + Theo dõi BN sau dùng thuốc: chặt chẽ và xử lý kịp thời các biến chứng sau dùng thuốc.
  • 50. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.5. Quy chế sử dụng thuốc Quy định cụ thể: + Chống nhầm lẫn thuốc: Đơn thuốc viết rõ ràng, dùng chữ Việt Nam, La Tinh hoặc tên biệt dược. Ghi theo thứ tự thuốc tiêm, viên, nước rồi đến phương pháp điều trị khác. Phải đánh số cho thuốc độc, gây nghiện và kháng sinh. ĐD phải đảm bảo thuốc đến BN, công khai thuốc hàng ngày, khi gặp thuốc mới phải hỏi lại cẩn thận trước khi phát. Thực hiện 3 kiểm tra: Hỏi tên BN, tên thuốc, liều dùng; 5 đối chiếu: Số giường, nhãn thuốc, đường dùng, chất lượng thuốc, thời gian dùng. Bàn giao cụ thể và cẩn thận thụốc cho kíp sau.
  • 51. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.6. Quy chế quản lý buồng bệnh, buồng thủ thuật Quy đinh chung: Bao gồm: Quản lý hoạt động chuyên môn, người bệnh, nhân lực và tài sản. Quy định cụ thể: + Trách nhiệm của các thành viên trong khoa: Trưởng khoa chỉ đạo mọi hoạt động của khoa. Bác sỹ điều trị thực hiện khám, chẩn đoán và điều trị người bệnh được phân công, tham gia công tác quản lý được phân công. Y tá trưởng khoa thực hiện CSBN toàn diện, quản lý y tá, hộ lý, quản lý tài sản. Y tá chăm sóc toàn diện: chăm sóc BN và quản lý buồng bệnh khi được phân công Hộ lý thực hiện vệ sinh và chăm sóc người bệnh theo quy định.
  • 52. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.6. Quy chế quản lý buồng bệnh, buồng thủ thuật + Trưởng khoa có trách nhiệm quản lý chuyên môn: Đảm bảo đủ thuốc, dụng cụ cấp cứu, phác đồ cấp cứu. Đảm bảo buồng bệnh trật tự, vệ sinh, không lạnh về mùa đông và nóng về mùa hè. Phòng hành chính khoa phải có bảng tổng hợp hàng ngày về tình hình nhân lực, thuốc và người bệnh; bảng phân công trực hàng ngày, bảng chấm công, quy định về y đức... Tổ chức phòng TTGDSK Quản lý người bệnh: Nắm được số lượng BN hàng ngày, tổ chức xin ý kiến đóng góp của BN, phổ biến nội quy buồng bệnh cho mọi BN, theo dõi bệnh và điều trị BN toàn diện. Quản lý nhân lực, tài sản: Lập bảng phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên, bảng phân trực, theo dõi ngày công. Quản lý vật tư thiết bị theo quy chế.
  • 53. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.7. Quy chế giải quyết người bệnh tử vong Quy định chung: Người bệnh tử vong là người bênh chết sịnh học, các thủ tục phải được thực hiện khẩn trương, nghiêm túc vầ trân trọng. Quy định cụ thể: + Giải quyết thi thể BN tử tong: ĐD phải thực hiện công tác vệ sinh thi thể BN. Trưởng khoa hay BS điều trị báo cho khoa giải phẫụ bệnh. Nhà đại thể phải trạng nghiêm, an tọàn, vệ sinh và đủ ánh sáng. Lưu giữ lâu hơn 24 gỉờ phải có nhà lạnh. Tẩy uế sạch nơi người bệnh tử vong nằm. + Giải quyết tư trang của BN tử vong: Nếu có người nhà thì trực tiếp ký nhận tư trang. Nếu không có người nhà thì điều dưỡng thu thập, thống kê và lập biên bản rồi lưu giữ tại kho và giao cho gia đình sau.
  • 54. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.7. Quy chế giải quyết người bệnh tử vong Quy định cụ thể: + Hồ sơ tử vong: Bác sỹ điều trị hay trực phải hoàn thiện hồ sơ, ghi rõ ngày, giờ, diễn biến bệnh, cách xử lý, phút tử vong... rồi lưu theo quy chế. + Kiểm điểm tử vong: Bác sỹ trưởng khoa có nhiệm vụ tiến hành kiểm điểm tử vong các khâu như tiếp đón, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc không quá 15 ngày sau tử vong. Bác sỹ trực hay điều trị có trách nhiệm viết kiểm điểm tử vong theo mẫu quy định. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm chủ trì kiểm điểm tử vong liên khoa hay toàn viện.
  • 55. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.8. Quy chế hội chẩn - QUY ĐỊNH CHUNG: 1.Hội chẩn là hình thức tập trung tài năng trí tuệ của thầy thuốc để cứu chữa người bệnh kịp thời, trong những trường hợp: - Khó chẩn đoán và điều trị. - Tiên lượng dè dặt. - Cấp cứu - Chỉ định phẫu thuật. 2. Hội chẩn phải được chuẩn bị chu đáo và đảm bảo các thủ tục qui định
  • 56. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.8. Quy chế hội chẩn QUY ĐỊNH CỤ THỂ: 1. Khi cần hội chẩn: a. Các trường hợp khó chẩn đoán xác định nguyên nhân bệnh. b. Các trường hợp cấp cứu. c. Các trường hợp người bệnh có chỉ định phẫu thuật. d. Các trường hợp người bệnh đã được chẩn đoán xác định, sau 3 ngày điều trị trong khoa không biến chuyển bác sĩ điều trị có trách nhiệm mời bác sĩ trưởng khoa thăm lại người bệnh và cho ý kiến hướng dẫn điều trị tiếp.
  • 57. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.8. Quy chế hội chẩn Hình thức hội chẩn: a. Hội chẩn khoa: - Người đề xuất: Bác sĩ điều trị người bệnh. - Người chủ trì: Bác sĩ trưởng khoa. - Thành phần dự: Các bác sĩ điều trị trong khoa, y tá (điều dưỡng) trưởng khoa. - Thư ký: Do trưởng khoa chỉ định. - Tiến hành trong trường hợp: Khi việc chẩn đoán xác đinh nguyên nhân bệnh chưa được rõ ràng, tiên lượng còn dè dặt.
  • 58. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.8. Quy chế hội chẩn Hình thức hội chẩn: b. Hội chẩn liên khoa: - Người đề xuất: Bác sĩ điều trị người bệnh đề nghị và trưởng khoa đồng ý. - Người chủ trì: Bác sĩ trưởng khoa có người bệnh. - Thành phần dự: + Các bác sĩ điều trị và y tá (điều dưỡng) trưởng khoa. + Bác sĩ trưởng khoa có liên quan và mời chuyên gia. - Thư ký: Do trưởng khoa có người bệnh chỉ định. - Tiến hành trong trường hợp: Người bệnh mắc thêm một bệnh thuộc chuyên khoa
  • 59. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.8. Quy chế hội chẩn Hình thức hội chẩn: c. Hội chẩn toàn bệnh viện: - Người đề xuất: Bác sĩ trưởng khoa có người bệnh. - Người chủ trì: Giám đốc bệnh viện. - Thành phần dự: Các bác sĩ trưởng khoa, phó trưởng khoa, trưởng phòng y tá (điều dưỡng), y tá (điều dưỡng) trưởng khoa có liên quan và các chuyên gia. - Thư ký: Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp. - Tiến hành trong trường hợp: Người bệnh mắc bệnh nặng liên quan đến nhiều chuyên khoa khó chẩn đoán và điều trị chưa có hiệu quả.
  • 60. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.8. Quy chế hội chẩn Hình thức hội chẩn: d. Hội chẩn liên bệnh viện: - Người đề xuất: Bác sĩ trưởng khoa có người bệnh đề nghị, GĐBV đồng ý. - Người chủ trì: Giám đốc bệnh viện. - Thành phần dự. + Các bác sĩ, trưởng khoa, phó trưởng khoa, bác sĩ có người bệnh và trưởng phòng y tá (điều dưỡng), y tá (điều dưỡng) trưởng khoa có người bệnh. + Các chuyên gia, giáo sư được mời. - Thư ký: Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp - Tiến hành trong trường hợp: Người bệnh mắc bệnh nặng, hiếm gặp,
  • 61. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.8. Quy chế hội chẩn Trình tự và nội dung hội chẩn: a. Bác sĩ điều trị có trách nhiệm; - Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bệnh án, các kết quả cận lâm sàng, các phương tiện thăm khám người bệnh. - Chuẩn bị người bệnh, thông báo thời gian và nội dung hội chẩn. Tuỳ tình trạng người bệnh mà tổ chức hội chẩn lại giường hoặc tại buồng riêng cho phù hợp. b. Người được mời tham gia hội chẩn phải có trình độ chuyên môn tốt, có tinh thần trách nhiệm, trường hợp mà đích danh mà không tham gia được phải cử người có trình độ tương đương đi thay phải được nghiên cứu hồ sơ bệnh
  • 62. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.8. Quy chế hội chẩn Trình tự và nội dung hội chẩn: c. Người chủ trì hội chẩn có trách nhiệm: - Giới thiệu thành phấn người tham dự, báo cáo tóm tắt quá trình điều trị, chăm sóc và yêu cầu hội chẩn. - Kết luận rõ ràng từng vấn đề để ghi vào biên bản. Khi kết thúc phải đọc lại thông qua biên bản hội chẩn và từng thành viên kí, ghi rõ họ tên và chức danh. d. Thư ký có trách nhiệm: - Ghi chép đầy đủ các ý kiến của từng người vào sổ biên bản - Căn cứ vào kết luận ghi trong sổ biên bản hội chẩn, trích lập phiếu "biên bản hội chẩn" đính vào hồ sơ bệnh án; phiếu biên bản hội chẩn này
  • 63. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.8. Quy chế hội chẩn Trình tự và nội dung hội chẩn: e. Trường hợp có ý kiến chưa thống nhất thư ký phải ghi lại và báo cáo giám đốc bệnh viện giải quyết. g. Hội chẩn cấp cứu phải được thực hiện ngay trong giờ hành chính cũng như trong phiên thường trực, tuỳ tình trạng bệnh mà có hình thức hội chẩn thích hợp. h. Khi người bệnh có chỉ định phẫu thuật phải được hội chẩn để xác định. Hội chẩn phải có đầy đủ các phẫu thuật viên, bác sĩ gây mê hồi sức, bác sĩ điều trị khoa ngoại và y tá (điều dưỡng) trưởng khoa ngoại và y tá (điều dưỡng) trưởng khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức.
  • 64. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.8. Quy chế công tác chăm sóc toàn diện QUY ĐỊNH CHUNG: 1. Chăm sóc người bệnh toàn diện là sự theo dõi, chăm sóc điều trị của bác sĩ và y tá (điều dưỡng) nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của người bệnh cả về thân thể và tinh thần trong thế gian nằm điều trị tại bệnh viện; không áp dụng hình thức phân công theo công việc. 2. Các bệnh viện phải thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện.
  • 65. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.8. Quy chế công tác chăm sóc toàn diện QUY ĐỊNH CỤ THỂ: 1. Chăm sóc người bệnh toàn diện: a. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm bố trí đủ nhân lực y tá (điều dưỡng) chăm sóc người bệnh theo quy định, đầu tư đủ thiết bị và dụng cụ phục vụ chăm sóc. b.Mỗi người bệnh phải được một bác sĩ và một y tá (điều dưỡng) chịu trách nhiệm cụ thể về điều trị và chăm sóc toàn diện. c. Y tá (điều dưỡng) có trách nhiệm: - Thực hiện đúng y lệnh, đúng quy định kĩ thuật bệnh viện. - Theo dõi sát người bệnh, ghi chép đầy đủ, chính xác, trung thực các diễn biến, các nội dung chăm sóc vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc; khi phát hiện các dấu hiệu bất thường phải báo cáo bác sĩ để xử trí kịp thời. d. Người bệnh được bác sĩ. y tá (điều dưỡng) phổ biến kiến thức y học phổ thông và hướng dẫn phương pháp tự chăm sóc.
  • 66. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.8. Quy chế công tác chăm sóc toàn diện Phân cấp chăm sóc: a. Chăm sóc cấp một: - Yêu cầu phải có sự theo dõi, chăm sóc hoàn toàn và liên tục của y tá (điều dưỡng) - Đối tượng gồm những người bệnh nặng, nguy kịch, hôn mê, suy hô hấp, suy tuần hoàn, phải nằm bất động và một số yêu cầu đặc biệt của chuyên khoa. - Nội dung chăm sóc: + Theo đợt và ghi chép vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc các chỉ số sinh tồn, tình trạng và các diễn biến, của người bệnh theo chỉ định của bác sĩ. + Chăm sóc người bệnh hoàn toàn về ăn uống, vệ sinh thân thể, đại tiện, tiểu tiện, thay đổi tư thế, thay quần áo, vải trải giường, chăn màn, giường, chiếu, vận động trị liệu, an ủi động viên gia đình người bệnh yên tâm điều trị qua cơn bệnh hiểm
  • 67. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.8. Quy chế công tác chăm sóc toàn diện Phân cấp chăm sóc: b. Chăm sóc cấp hai: - Yêu cầu phải có sự hỗ trợ cộng tác của người bệnh. - Đối tượng gồm những người bệnh không nguy kịch, thay đổi tư thế và hoạt động còn hạn chế, có chỉ định truyền dịch, truyền máu; phải theo dõi chức năng hô hấp, tuần hoàn và phục hồi chức năng. - Nội dung chăm sóc: + Theo dõi và ghi chép vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc các chỉ số sinh tồn theo chỉ định của bác sĩ điều trị. + Chăm sóc, hỗ trợ người bệnh về vệ sinh cá nhân, đại tiện, tiểu tiện, tập vận động' tìm hiểu hoàn cảnh, động viên, an ủ, giáo dục sức khoẻ khuyến khích người bệnh cùng phối hợp điều trị để sức khoẻ chóng phục hồi.
  • 68. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.8. Quy chế công tác chăm sóc toàn diện Phân cấp chăm sóc: c. Chăm sóc cấp ba: - Yêu cầu người bệnh tự chăm sóc là chính. - Đối tượng gồm những người bệnh nhẹ, tự vận động tự phục vụ. - Nội dung chăm sóc: + Theo dõi và ghi chép vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc các chỉ số sinh tồn theo chỉ định của bác sĩ điều trị. + Hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc và tập luyện, tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, tìm hiểu hoàn cảnh, động viên, an ủi, khuyến khích người bệnh tập luyện và phối hợp điều trị.
  • 69. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.8. Quy chế công tác chăm sóc toàn diện Trách nhiệm trong chăm sóc người bệnh toàn diện: a. Bác sĩ điều trị: - Ghi y lệnh vào hồ sơ bệnh án cụ thể về điều trị, nội dung theo dõi, phân cấp chăm sóc, chế độ dinh dưỡng. - Giải thích, hướng dẫn chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, động viên, an ủi người bệnh và gia đình người bệnh an tâm điều trị. - Theo dõi diễn biến tình trạng của người bệnh, đôn đốc kiểm ra, giám sát y tá (điều dưỡng) chăm sóc thực hiện y lệnh
  • 70. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.8. Quy chế công tác chăm sóc toàn diện Trách nhiệm trong chăm sóc người bệnh toàn diện: b. Y tá (điều dưỡng) trưởng khoa: - Phân công. giám sát y tá (điều dưỡng) và hộ lí thực hiện việc theo dõi, chăm sóc người bệnh theo phân cấp chăm sóc. - Thông báo chăm sóc người bệnh cấp một trên bảng tổng hợp hàng ngày - Tổ chức sinh hoạt hàng tuần với người bệnh hoặc gia đình người bệnh; giải quyết những ý kiến đóng góp trong công tác chăm sóc và báo cáo cấp trên giải quyết những nội dung góp ý không thuộc phạm vi trách nhiệm giải quyết. - Tham gia chăm sóc người bệnh.
  • 71. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.8. Quy chế công tác chăm sóc toàn diện Trách nhiệm trong chăm sóc người bệnh toàn diện: c. Y tá (điều dưỡng) chăm sóc: - Thực hiện nghiêm chỉnh y lệnh của bác sĩ điều trị. - Phát hiện những diễn biến bất thường và báo cáo bác sĩ điều trị để xử lí kịp thời. - Ghi phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc theo đúng mẫu quy định. - Giáo dục kiến thức y học phổ thông, phương pháp tự chăm sóc và động viên an ủi người bệnh và gia đình người bệnh. d. Hộ lí: - Thực hiện vệ sinh, thu dọn buồng bệnh, cọ rửa, tẩy uế dụng cụ đựng
  • 72. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.8. Quy chế công tác chăm sóc toàn diện Trách nhiệm trong chăm sóc người bệnh toàn diện: e. Người bệnh và gia đình người bệnh: - Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy bệnh viện và quy định quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh và gia đình người bệnh để với bệnh viện. - Gia đình người bệnh chỉ được tham gia chăm sóc khi bác sĩ điều trị cho phép và sinh hoạt thông thường và động viên an ủi người bệnh. Người nhà người bệnh không được thực hiện các kĩ thuật chuyên môn. - Tham gia hội đồng người bệnh theo quy định.
  • 73. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.9. Quy chế chống nhiễn khuẩn bệnh viện QUY ĐỊNH CHUNG: 1. Công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện là việc thực hiện đúng quy định kĩ thuật bệnh viện về vô khuẩn, khử khuẩn, tiệt khuẩn; bao gồm các dụng cụ y tế, vệ sinh ngoại cảnh, vệ sinh khoa, phòng, vệ sinh cá nhân và vệ sinh an toàn thực phẩm. 2. Các điều kiện để thực hiện công tác chống nhiễm khuẩn bao gồm: Nước sạch, dụng cụ, phương tiện, hoá chất khử khuẩn
  • 74. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.9. Quy chế chống nhiễn khuẩn bệnh viện QUY ĐỊNH CỤ THỂ: 1. Kĩ thuật vô khuẩn: a. Dụng cụ, bông, gạc, thuốc sử dụng trong kỹ thuật vô khuẩn phải được tiệt khuẩn. b. Dụng cụ y tế nhiễm khuẩn sau khi dùng xong phải được ngâm vào dung dịch tẩy uế trước khi loại bỏ hoặc xử lí để dùng lại. Dụng cụ, dây truyền dịch, dây truyền máu, kim luồn mạch máu. Ống thông (catheter) mạch máu, bơm tiêm nhựa được sử dụng một lần. Những dụng cụ được phép dùng lại phải cọ rửa đúng quy định trước khi khử khuẩn, tiệt khuẩn.
  • 75. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.9. Quy chế chống nhiễn khuẩn bệnh viện QUY ĐỊNH CỤ THỂ: 1. Kĩ thuật vô khuẩn: c. Khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ, vật dụng bằng sức nóng hoặc hoá chất phải bảo đảm đúng quy định, đủ thời gian, đúng nhiệt độ hoặc đúng nồng độ. d. Dụng cụ, vật dụng sau khi khử khuẩn, tiệt khuẩn phụ được bảo quản trong hộp kín, phải thực hiện đúng quy định kĩ thuật bệnh viện về vô khuẩn. e. Trước khi tiến hành các phẫu thuật, thủ thuật vô khuẩn, người thực hiện kỹ thuật phải thực hiện đúng quy định kỹ thuật bệnh viện về vô khuẩn. g. Kỹ thuật vô khuẩn phụ được tiến hành trong điều kiện vô khuẩn và đúng quy định kĩ thuật bệnh viện
  • 76. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.9. Quy chế chống nhiễn khuẩn bệnh viện 2. Trật tự vệ sinh ngoại cảnh: a. Phải có hàng rào xung quanh bệnh viện, cổng ra vào, buồng thường trực, sơ đồ chỉ dẫn, mũi tên chỉ đường đến các khoa, phòng. b. Đường đi phải sạch, bằng phẳng bảo đảm an toàn khi vận chuyển người bệnh. c. Có vườn hoa cây cảnh, cây xanh bóng mát, không trồng cây ăn quả. d. Quần áo đồ vải phải phơi tập trung tại khu vực quy định. e. Có nơi để xe tập trung cho các thành viên trong bệnh viện, học viện, người bệnh và gia đình người bệnh. Không để hành quán rải rác trong bệnh viện. g. Có nơi tập trung chất thải rắn trong toàn bệnh viện, có đủ thùng chứa rác có nắp đậy ở nơi công cộng và trên đường đi. Chất thải được thu gom và xử lí đóng quy chế xử lí chất thải.
  • 77. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.9. Quy chế chống nhiễn khuẩn bệnh viện 3. Trật tự, vệ sinh khoa và buồng bệnh: a. Vệ sinh buồng bệnh: - Các khoa phải được cung cấp đủ điện, nước, ủng, găng tay vệ sinh, chổi, xô, chậu, xà phòng, dung dịch khử khuẩn… có nơi rửa tay và có đủ phương tiện rửa tay. - Mỗi khoa có một buồng để cọ rửa dụng cụ, có đủ giá kệ để bảo quản dụng cụ vệ sinh và đồ vải chờ mang giặt. - Các thiết bị, dụng cụ y tế trong buồng bệnh được bố trí, sắp xếp thuận tiện cho việc phục vụ bệnh viện và vệ sinh tẩy uế. - Có đủ thùng rác có nắp đậy, để trên hành lang, nơi thuận tiện, đủ để dễ sử dụng cho người bệnh và các thành viên trong khoa.
  • 78. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.9. Quy chế chống nhiễn khuẩn bệnh viện b. Vệ sinh các buồng thủ thuật, phẫu thuật và các buồng khác: - Trần, tường, bệ cửa, cánh cửa các khoa, buồng bệnh phải luôn sạch, không có mạng nhện. - Nền các buồng bệnh được lát gạch men hoặc vật liệu tương đương bảo đảm nhẵn, khô, không thấm nước, luôn sạch. -Tường các buồng phẫu thuật, buồng thủ thuật, buồng hậu phẫu, buồng đẻ, buồng trẻ sơ sinh, buồng chăm sóc đặc biệt, buồng xét nghiệm, buồng tiêm được lát gạch men kính toàn bộ đến sát trần nhà. - Khoa, buồng bệnh bảo đảm luôn sạch, đẹp, ngăn nắp; dụng cụ vệ sinh được dùng riêng cho từng khu vực; buồng phẫu thuật được vệ sinh tầy uế sau một cuộc phẫu thuật theo đúng quy chế công tác khoa phẫu thuật-gây mê hồi sức.
  • 79. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.9. Quy chế chống nhiễn khuẩn bệnh viện b. Vệ sinh các buồng thủ thuật, phẫu thuật và các buồng khác:. - Thực hiện lau ẩm bằng dung dịch xà phòng, dung dịch khử khuẩn theo quy định kĩ thuật bệnh viện: nền nhà, tường nhà, bàn ghế, giường tủ, cọc truyền, xe tiêm, xe đẩy, cáng đẩy, thiết bị y tế và thiết bị thông thường có trong các buồng bệnh. - Buồng bệnh, buồng thủ thuật phải tổng vệ sinh một tuần một lần - Bệnh viện phải tổ chức giặt là tập trung nhưng phải giặt riêng: + Quần áo các thành viên trong bệnh viện. + Quần áo đồ vải người bệnh. + Quần áo đồ vải của khoa truyền nhiễm. - Buồng vệ sinh, buồng tắm bảo đảm sạch, không tắc, không mùi hôi,
  • 80. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.9. Quy chế chống nhiễn khuẩn bệnh viện c. Vệ sinh người bệnh: - Người bệnh phải được mặc quần áo bệnh viện theo quy chế tranh phục y tế và bảo đảm vệ sinh cá nhân. - Trước khi phẫu thuật người bệnh phải được vệ sinh thân thể theo quy đinh. - Người bệnh phải được sử dụng đồ dùng cá nhân riêng. - Khi người bệnh chuyển khoa, chuyển viện, ra viện đặc biệt đối với người bệnh truyền nhiễm phải thực hiện ngay vệ sinh tẩy uế buồng bệnh, đồ dùng cá nhân. - Khi người bệnh tử vong thi thể của người bệnh phải được vận chuyển và bảo quản theo quy chế giải quyết người bệnh tử vong và luật bảo vệ sức khoẻ
  • 81. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.9. Quy chế chống nhiễn khuẩn bệnh viện c. Vệ sinh người bệnh: - Trường hợp người nhà được phép ở lại để phối hợp cùng chăm sóc phục vụ người bệnh phải thực hiện nội quy, giữ gìn vệ sinh và mặc quần áo bệnh viện. d. Vệ sinh cá nhân: - Các thành viên trong bệnh viện phải bảo đảm vệ sinh cá nhân, móng tay cắt ngắn, mặc quần áo công tác, đội mũ y tế theo quy chế trang phục y tế. - Gương mẫu vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung, nơi làm việc vệ sinh ngăn nắp.
  • 82. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.9. Quy chế chống nhiễn khuẩn bệnh viện Tổ chức thực hiện: a. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm: - Tổ chức và chỉ đạo công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện. - Bảo đảm trang bị các phương tiện làm việc. - Có kế hoạch tổ chức kiểm tra công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện. b Trưởng khoa, trưởng phòng có trách nhiệm: - Đôn đốc các thành viên trong khoa, phòng thực hiện QC chống nhiễm khuẩn BV - Hàng ngày phải kiểm tra giám sát công tác vệ sinh, sạch đẹp bệnh viện, vệ sinh vô khuẩn ở các khoa, buồng bệnh trong phạm vi phụ trách.
  • 83. IV. CÁC QUY CHẾ TRONG BỆNH VIỆN 4.2.9. Quy chế chống nhiễn khuẩn bệnh viện Tổ chức thực hiện: - Kết hợp giữa các khoa chống nhiễm khuẩn, khoa vi sinh định kì hoặc đột xuất lấy mẫu kiểm tra vi khuẩn về môi trường, buồng phẫu thuật, buồng thủ thuật bàn tay phẫu thuật viên, viên chức y tế làm thủ thuật và y dụng cụ đã tiệt khuẩn. - Kết hợp giữa các khoa chống nhiễm khuẩn, khoa vi sinh, khoa dinh dưỡng thực hiện định kì hoặc đột xuất kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định kĩ thuật bệnh viện về dinh dưỡng. - Thực hiện báo cáo theo quy định về kết quả thực hiện chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
  • 84. V. KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN 5.1. Phòng kế hoạch tổng hợp 5.2. Trưởng khoa 5.3. Ban lãnh đạo bệnh viện
  • 85. CHÚC CÁC BẠN SINH VIÊN THÀNH CÔNG