SlideShare a Scribd company logo
1 of 70
Download to read offline
SỔ TAY HƯỚNG DẪN

ĐÁNH GIÁ TÂM LÝ XÃ HỘI TRẺ EM VÀ CỘNG ĐỒNG
              _____________________________________________________________________________________


              TRONG NHỮNG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP




   Dịch từ nguyên bản tiếng Anh:

   Handbook on

   Psychosocial Assessment
   of Children and Communities in Emergencies




                                    Tháng 9 năm 2006
Thông tin liên hệ
Văn phòng Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc
Đông Á và khu vực Thái Bình Dương
19 đường Phra Atit, Băng Cốc, Thái Lan
ĐT: (662) 356 9499
Fax: (662) 280 3536
E-mail: eapro@unicef.org
Website: www.unicef.org

Mạng lưới hỗ trợ tâm lý xã hội trong thảm họa khu vực
Trung tâm nguồn lực Hỗ trợ tâm lý xã hội và Quyền trẻ em
Quezon, Philippines
ĐT: (632) 435 6890
E-mail: pstcrrc@gmail.com
Website: www.psychosocialnetwork.org
Người dịch:

Đỗ Thị Hạnh Trang
Công Ngọc Long

Bộ môn Quản lí thảm họa
Đại học Y tế công cộng

Người hiệu đính:

Hà Văn Như
Bộ môn Quản lí thảm họa
Đại học Y tế công cộng

Bạch Lan Phương
Trung tâm thông tin thư viện
Đại học Y tế công cộng




Tài liệu dịch được hoàn thành với sự hỗ trợ kinh phí của Tổ Chức Y tế Thế Giới
(WHO)
LỜI CẢM ƠN


Nhóm kĩ thuật xây dựng Hướng dẫn đánh giá tâm lý học xã hội:
Elizabeth De Castro, Đại học quốc gia Philippines, trung tâm nghiên cứu hoạt động lồng
ghép và phát triển, chương trình tâm lý học xã hội Trauma và quyền con người (UP CIDS
PST); Agnes Camacho, UP CIDS PST; Faye Balanon, UP CIDS PST; M arco Puzon,
UP CIDS PST; Dolly Manzano, UP CIDS PST; Reiko Nishijima, UNICEF EAPRO;
Cindy Dubble, UNICEF Sri Lanka/IRC.

Hội thảo hướng dẫn đánh giá tâm lý học xã hội (Bangkok, Thailand, 26-29 April 2005,
do trụ sở UNICEF khu vực Đông Á và Thái Bình Dương tổ chức):They Chanto,
Cambokids, Cambodia; Kristi Poerwandari, Pulih Foundation, Indonesia; Brenda A.
Escalante, trung tâm phục hồi chức năng Balay Inc, Philippines; Srivieng Pairojkul, Đại
học Khon Kaen, Thái Lan.

Các thành viên của UNICEF: Azwar Hamid, UNICEF Banda Aceh, Inđônêsia; Junko
Miayahara, UNICEF Malaysia; Anne Claire Dufay, UNICEF Myanmar; Cindy Dubble,
UNICEF Sri Lanka/IRC; Kitiya Pornsadja, UNICEF Thái Lan; Brigette de Lay, UNICEF
Thái Lan; Elsa Laurin, UNICEF Thái Lan; Reiko Nishijima, UNICEF EAPRO; Sawon
Hong, UNICEF EAPRO; Chiharu Kondo, UNICEF EAPRO;

UP CID PST: Elizabeth De Castro; Agnes Camacho; Faye Balanon; Marco Puzon; Dolly
Manzano

Người điều khiển hội thảo: Ernesto Cloma, Philippine Educational Theater Association
(PETA), Philippines

Hội thảo huy động năng lực trong hỗ trợ về tâm lý xã hội trong các tình huống khẩn
cấp tại khu vực Đông Á- Thái Bình Dương (Tagaytay, Philippines, 1- 5 tháng 8 năm
2004, do Mạng lưới hỗ trợ về tâm lý xã hội trong tình huống khẩn cấp tại khu vực
(REPSN): Geoff Guest, Salem at Petford, Australia,; ung Bunthan, The Cambodian
Leagues Cambokinds, Cambodia; Zhang Qui Ling, Institute of Developmental
Psychology, Beijing Normal University, China; Zhening Liu, Second Xiangya Hospital,
China; Efigenia Da Silva Soares, Rehabilitacao Mental Labarik Timor, East Timor;
Maria Magdalena Novelitasari, Fokupers, East Timor; Bace pattiselanno, Maluku
Psychosocial Network, Indonesia; Kristi Poerwandari, PULIH Foundation, Indonesia;
Ariuntungalag Tsend, Equal Step Centre, Mongolia; Ulzitungalag Khuajin, Mongolian
State University of Education, Mongolia; Charissa Mia D. Salud, Balik Kalipay,
Philippines; Cristina V. Lomoljo, Balay Integrated Rehabilitiation Center for Total
Human Development, Philippines; Esperancita Hupida, Nagdillab Foundation,
Philippines; Lorena B. Dela Cruz, Balay Rehabilitation Center Inc., Philippines; Jesus
Far, Plan Philippines, Philippines; Marcela Donaal, Plan Philippines International
(Pangasinan), Philippines; Merlie B. Mendoza, Tabang Mindanaw, Philippines; Rizalina
B. Agbon, Kids for Peace Foundation, Inc., Philippines; ALexander Takarau Dawia,
Bougainville and Solomons Trauma Association, Solomon Island; Sekolasika Satui,
Ethnic Communities Council of Qeensland, Solomon Island; Delilah Borja, Consortium-
Thailand, Thailand; Saengduan Khongwiwattanakul, Catholic Office for Emergency
Relief and Refugees (COERR), Thailand; Annerita Joku-Howard, GDM/DAIKONIA
Foundations, Papua New Guinea; Greg Poulgrain, GDM/DAIKONIA Foundations,
Papua New Guinea; Phan Xuan Thao, ESTHER/PAC ( Provincial Aids Committee),
Vietnam; Vu Nhi Cong, The Street Educators Club, Vietnam

Các thành viên của UNICEF: Mamanda Melville, UNICEF Indonesia; Chantal Dorf,
UNICEF EAPRO Consultant; Harold Randall, UNICEF China; Jean-Luc Bories;
UNICEF EAPRO; Reiko Nishijima, UNICEF EAPRO; Leon Dominator Fajardo,
UNICEF Philippines; Arslan Rinchin, UNICEF Mongolia.

Người điều khiển hội thảo: Emesto Cloma, PETA, Philippines; Les Spencre, UNI-Inma,
Australia

Mạng lưới thư kí hỗ trợ tâm lí xã hội khẩn cấp khu vực: Elizabeth De Casto, UP CIDS
PST; Agnes Camacho, UP CIDS PST; Faye Balanon, UP CIDS PST; Omna C. Jalmaani,
UP CIDS PST; Vanessa Ventura, UP CIDS PST; Dolly Manzano, UP CIDS PST, Dione
Rabago, UP CIDS PST.


Nghiên cứu và xuất bản cuốn sách này được hoàn thành nhờ sự hỗ trợ kinh phí từ
Chính phủ Anh và Bắc Ailen.




Cuốn sổ tay hướng dẫn này dựa trên nghiên cứu do Mạng lưới hỗ trợ tâm lý xã hội
trong tình huống khẩn cấp của khu vực thực hiện và không phản ánh chính sách
của UNICEF
LỜI NÓI ĐẦU
Tháng tám năm 2001, văn phòng Quỹ nhi đồng liên hợp quốc khu vực Đông Á và Thái
Bình Dương(EAPRO) đã bắt đầu đề nghị các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức dựa vào
cộng đồng và các cá nhân trong khu vực sử dụng phương pháp tiếp cận với địa phương
trong khi cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tâm lý xã hội.Hoạt động này nhằm kết nối và tăng
cường sự hỗ trợ cho những nạn nhân của thảm họa và giải quyết những cản trở trong việc
hỗ trợ tâm lý xã hội do văn hoá địa phương, niềm tin, phong tục tập quán và các yếu tố
tâm lý xã hội địa phương gây ra.Kết quả là mạng lưới hỗ trợ tâm lý xã hội khu vực cho
thảm hoạ (REPSN, cho khu vực Đông Á và Thái Bình Dương) đã được thành lập.


Mạng lưới này khuyến khích cách tiếp cận tâm lý xã hội nhận biết và tăng cường khả
năng phục hồi của cộng đồng trong thảm hoạ dựa trên mô hình bệnh lý học và chấn
thương khi cung cấp các hỗ trợ. Do đó, mạng lưới này đã xây dựng cơ sở dữ liệu về các
nguồn lực trong khu vực có thể sử dụng khi xảy ra thảm hoạ, để cung cấp sự hỗ trợ thích
hợp với văn hoá địa phương-lý tưởng là trong các tổ chức hoặc các cá nhân trong phạm
vi quốc gia hoặc khu vực, và nếu cần cho các nước khác, các nền văn hoá và các bối cảnh
khác nhau trên thế giới.


Cuốn sách này phản ánh cách tiếp cận nhấn mạnh vào tăng cường sức mạnh và khả năng
tự phục hồi của cộng đồng trong các tình trạng khẩn cấp. Để hoàn thành cuốn sách này,
nhiều hội thảo đã được tổ chức cũng như những tham khảo ý kiến của các tổ chức phi
chính phủ hoạt động ở cấp cơ sở và các cán bộ của Quỹ nhi đồng liên hợp quốc, những
người tham gia vào hoạt động hỗ trợ trong các thảm hoạ trên thế giới. Để có tính thực tế
cao, cuốn sách được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm khi thành công cũng như thất
bại trong thực tế. Một số hoạt động tư vấn nhằm mục đích làm cho cuốn sách trở nên hữu
ích đối với tất cả những người sử dụng, trong các công việc thực tế.


Năm 2004, bản thảo đầu tiên đã được thử nghiệm với một số người được chọn ở Pikit,
tỉnh Cotabato miền nam Midanao-Philippines, một khu vực thường xuyên chịu ảnh
hưởng bởi xung đột vũ trang và là nơi cộng đồng đã thể hiện một sức chịu đựng đáng kể.
Cuộc thử nghiệm đã được hoàn thành sau một quá trình đánh giá thực sự (trong tình
huống tình trạng khẩn cấp kéo dài (mãn tính). Mục tiêu của thử nghiệm là kiểm tra hiệu
lực của các phương pháp trong việc thiết lập một mạng lưới hoạt động hiệu quả và phù
hợp cũng như cung cấp những hướng dẫn đầy đủ để tổng hợp dữ liệu. Cuốn sách đã được
sửa đổi dựa trên những kinh nghiệm của cuộc thử nghiệm và sau đó nó đã được gửi tới
các tổ chức phi chính phủ cũng như các cán bộ của Unicef trong khu vực để phê chuẩn.


Thảm họa sóng thần năm 2005 đã làm tăng thêm nhu cầu cấp bách về một tài liệu hướng
dẫn đánh giá tâm lý xã hội, và bản thảo cuối cùng đã nhanh chóng được hoàn thiện để
xuất bản. Cuốn sách này dành cho nhiều đối tượng từ các tổ chức phi chính phủ, các tổ
chức hàn lâm tới các cán bộ của Unicef và các tổ chức khác hoạt động trong lĩnh vực
phục hồi cùng với cộng đồng.


Đặc tính của một đánh giá là thường xuyên đi kèm với các hoạt động hỗ trợ và có thể
được thực hiện bởi một nhóm khác. Mặc dù cuốn sách này tập trung vào đánh giá ban
đầu được triển khai ngay sau những thảm hoạ tự nhiên hoặc những cuộc xung đột vũ
trang, đánh giá nhất thiết là một quá trình tiếp diễn và cần được tổ chức nhiều lần trong
một tình huống thảm hoạ.


Điều quan trọng nhất là việc đánh giá vừa là một quá trình vừa là một công cụ nhằm đáp
ứng nhu cầu khẩn cấp và dài hạn của cộng đồng. Đánh giá được thực hiện chỉ nhằm thu
thập thông tin để đáp ứng nhu cầu của các nhà tài trợ là rất phổ biến. Khi các dữ liệu đã
được kiểm tra và báo cáo đánh giá đã được hoàn thành, báo cáo được xếp đống.Phần
quan trọng của chia sẻ thông tin và sử dụng kết quả đánh giá để đáp ứng những nhu
cầu khẩn cấp về lập kế hoạch cho việc đáp ứng nhu cầu tâm lý xã hội phù hợp chưa
được chú ý đúng mực.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... iv
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... vi
GIỚI THIỆU ............................................................................................................ 1
HƯỚNG DẪN VỀ NGUYÊN TẮC VÀ ĐẠO ĐỨC.............................................. 4
TẠI SAO LẠI TIẾN HÀNH VIỆC ĐÁNH GIÁ?................................................. 13
AI LÀ NGƯỜI TIẾN HÀNH ĐÁNH GIÁ?.......................................................... 15
KHI NÀO CẦN ĐÁNH GIÁ?............................................................................... 18
CẦN ĐÁNH GIÁ NHỮNG GÌ?............................................................................ 21
  GIAI ĐOẠN 1: Sự sống sót, bảo vệ và thông tin .............................................. 21
    Thông tin về bối cảnh của thảm hoạ............................................................... 21
    Những nhu cầu sống cơ bản ........................................................................... 21
    An ninh và sự bảo vệ nhóm người có nguy cơ cao ........................................ 22
    Sự cung cấp các thông tin chính xác .............................................................. 23
  GIAI ĐOẠN 2: Trở lại cuộc sống bình thường ................................................. 24
    Quay trở lại cuộc sống gia đình và cộng đồng: .............................................. 24
    Quay trở lại trường học và vui chơi: .............................................................. 24
    Thông lệ văn hoá và tín ngưỡng:.................................................................... 25
    Những khía cạnh văn hoá liên quan đến hệ thống hỗ trợ:.............................. 25
    Phục hồi và xây dựng lại nhà cửa, cơ sở hạ tầng: .......................................... 26
    Phục hồi kinh tế và hỗ trợ nghề nghiệp:......................................................... 26
  GIAI ĐOẠN 3: Sức khoẻ cộng đồng bền vững ................................................. 27
    Tăng cường và mở rộng các dịch vụ và các hoạt động sẵn có của cộng đồng27
    Các cách tiếp cận chính qua các dịch vụ của chính phủ................................. 28
    Tạo ra môi trường và điều kiện sống tốt: ....................................................... 28
MỘT ĐÁNH GIÁ NÊN ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO? ....................... 29
    1. Sự phối hợp................................................................................................. 29
    2. Định hướng ................................................................................................. 31
    a. Các nguyên tắc và khung mẫu: ................................................................... 31
    b. Bối cảnh văn hóa xã hội ở vùng xảy ra thảm hoạ....................................... 32
    c. Chính quyền và các tổ chức........................................................................ 33
    d. Những hướng dẫn đối với cộng đồng......................................................... 34
    3. Những mối liên hệ ...................................................................................... 35
    a. Liên hệ với các tổ chức và người lãnh đạo địa phương.............................. 35
    b. Liên hệ với những người có khả năng chăm sóc cộng đồng tại địa phương
    ........................................................................................................................ 36
    4. Thu thập số liệu .......................................................................................... 37
    5. Hướng dẫn chung về cách ghi chép............................................................ 41
    6. Lấy phản hồi từ quá trình đánh giá, phương pháp đánh giá và các phương
    pháp tiếp cận của đội làm công tác đánh giá .................................................. 41
MÔ HÌNH HỖ TRỢ VỀ TÂM LÝ XÃ HỘI......................................................... 44
SỬ DỤNG ĐÁNH GIÁ ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC KHUYẾN NGHỊ VỀ.............. 47
HỖ TRỢ TÂM LÝ XÃ HỘI TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP ................... 47
1. Những gợi ý cho phát triền những kiến nghị.............................................. 47
2. Chiến lược cho sức khoẻ tâm lí xã hội ....................................................... 49
3. Vận động sự tham gia của hệ thống chăm sóc trẻ sẵn có ........................... 55
4. Sự chuẩn bị và các biện pháp phòng chống................................................ 58
5. Bảo vệ môi trường ...................................................................................... 59
GIỚI THIỆU


Chúng ta đang sống cùng với nguy cơ thảm họa, bao gồm những thảm hoạ thiên nhiên
như thay đổi thời tiết, núi lửa, động đất và sóng thần…và những tai nạn trong công
nghiệp cũng như tai nạn giao thông. Bên cạnh đó, các cuộc xung đột vũ trang và chủ
nghĩa khủng bố lan tràn đang đe doạ cộng đồng thế giới. Tình trạng khẩn cấp là những
tình huống mà trong đó tính mạng và đời sống của con người bị đe doạ tới mức cần có
những hành động đặc biệt để đảm bảo tính mạng và đời sống của con người.1


Những hậu quả về vật chất của thảm hoạ là rất rõ ràng: tử vong, tàn tật, di dân và nhiều
thiệt hại khác. Tuy nhiên, những hậu quả tâm lý xã hội là ít rõ ràng hơn. Trong khi có thể
phát hiện được những phản ứng cảm xúc tức thì của các nạn nhân đối với các thảm họa,
việc xác định được hậu quả lâu dài về tinh thần khó khăn hơn rất nhiều.


Những hỗ trợ tâm lý xã hội cho cộng đồng và các cá nhân giúp họ vượt qua những tổn
thương tâm lý để phục hồi trạng thái khoẻ mạnh như trước thảm hoạ. Có ý kiến cho rằng
sự hỗ trợ là cần thiết cho mọi cộng đồng bị thảm họa tác động nhưng cần quan tâm tới
bản chất của thảm hoạ. Đặc biệt ở nơi các tổ chức quốc tế cung cấp các dịch vụ, một câu
hỏi luôn được đặt ra: “Có phải chúng ta đang cố gắng áp đặt những cách cung cấp dịch
vụ y sinh học và lâm sàng một cách chung chung thay vì quan tâm đến các phương pháp
phục hồi đặc thù của riêng từng địa phương?” Việc đánh giá thực trạng trước, trong và
sau thảm hoạ là quan trọng nhằm phát hiện và khuyến khích các đáp ứng với tâm lý xã
hội phù hợp với văn hóa địa phương, những nhu cầu của trẻ em cũng như của các gia
đình trong cộng đồng chịu tác động của thảm họa.


Việc cứu chữa và phục hồi cho các cá nhân và gia đình họ là cần thiết giải quyết nhu cầu
cho việc phục hồi và tái thiết cộng đồng tốt hơn. Để giải quyết những hậu quả tâm lý xã
hội sau một thảm hoạ là rất khó khăn, nguyên tắc cơ bản là khuyến khích quá trình phục
hồi ở mọi cấp độ, sự tham gia đầy đủ của cộng đồng trong đánh giá tình hình tại những
khu vực bị ảnh hưởng và trong việc đưa ra các khuyến nghị về hỗ trợ tâm lý xã hội.1

1
    UNICEF (2001) Technical Notes: Special Consideration for Programming in Unstable Situations.

                                                                                                   1
Tự giúp đỡ và giúp đỡ lẫn nhau về tâm lý xã hội, đặc biệt đối với trẻ em và gia đình họ là
nội dung cơ bản của cuốn sách này. Nguyên lý cơ bản trong xây dựng và sử dụng cuốn
sách này là tầm quan trọng của sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức địa phương cũng
như các tổ chức dựa vào cộng đồng trong đánh giá sự thoải mái về tâm lý xã hội. Trong
các tình huống khác nhau, sự phối hợp này đòi hỏi nhiều thời gian và năng lượng trên
thực địa cùng với những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa.


Tài liệu này dành cho mọi cơ quan, tổ chức và cơ sở hàn lâm đang thực hiện phục hồi.
Tài liệu này tập trung vào đánh giá thực hiện ngay sau khi một thảm hoạ xảy ra hoặc sau
một cuộc xung đột vũ trang. Trong những tình huống đó, các cơ quan có trách nhiệm đáp
ứng với tình trạng khẩn cấp thành lập một nhóm đánh giá gồm từ năm đến tám thành
viên. Nhóm này sẽ tới vùng bị thảm họa để xác định nhu cầu của cộng đồng sau thảm
họa. Cuốn sách này hướng các hoạt động của nhóm đánh giá thảm hoạ vào việc xác định
nhu cầu tâm lý xã hội cũng như thể chất của trẻ em, gia đình và cộng đồng.


Một trong những điểm quan trọng hơn mà cuốn sách nhấn mạnh là nhằm tránh sự chồng
chéo trong hoạt động đánh giá thảm hoạ giữa các tổ chức khác nhau. Để đạt được điều
này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhóm tiến hành đánh giá tâm lý xã hội.
Nếu chưa có tổ chức nào chịu trách nhiệm điều phối hoạt động đáp ứng, nhóm đánh giá
tác động tâm lý xã hội cần cộng tác với một đối tác địa phương tại nơi chịu tác động của
thảm họa. Cuốn sách này không có những hướng dẫn cụ thể làm thế nào để có được sự
phối hợp đó nhưng có nêu ra những nhu cầu chuẩn bị cho một đội hình đánh giá và
những gì cần tập trung trong đánh giá, bao gồm những vấn đề nhạy cảm và những vấn đề
cần biết trước.


Bên cạnh việc cung cấp các nguồn lực, cuốn sách hướng tới những mục tiêu sau:
         Được sử dụng như một công cụ phục vụ quá trình đánh giá sự thoải mái về tâm
         lý xã hội của trẻ em và gia đình trong thảm hoạ.
         Được sử dụng như một công cụ để đưa ra những khuyến nghị và các chiến lược
         dựa trên khung về sự thoải mái về tâm lý xã hội, và



                                                                                        2
Nâng cấp các nguyên lý, đạo đức và kỹ thuật hỗ trợ cho cách tiếp cận dựa vào
cộng đồng-được xây dựng dựa trên khả năng tự phục hồi của trẻ em, gia đình và
cộng đồng.




                                                                           3
HƯỚNG DẪN VỀ NGUYÊN TẮC VÀ ĐẠO ĐỨC


Phát hiện những thế mạnh và khả năng phục hồi của một cộng đồng trong tình huống
khẩn cấp, đặc biệt là khi việc đó liên quan tới bảo vệ trẻ em là một thách thức lớn. Một
đội đánh giá cần phải tuân theo một số nguyên tắc và đạo đức nhất định. Những nguyên
tắc này sẽ hướng dẫn cách thức mà các thành viên đội đánh giá tiếp xúc với trẻ em và
cộng đồng trong từng giai đoạn của quá trình đánh giá và bảo đảm các hoạt động sau đó.
Những quy tắc này dựa vào Tuyên ngôn toàn cầu về nhân quyền và Công ước của Liên
Hợp Quốc về quyền trẻ em. Những kinh nghiệm trong việc tiến hành đánh giá những nhu
cầu về tâm lý xã hội và xây dựng chương trình làm tăng cường tầm quan trọng của những
yếu tố sau:


1. Sự lồng ghép của các cách tiếp cận về tâm lý xã hội đối với những nỗ lực hoà bình
và phát triển (cách tiếp cận tổng thể):


Các quá trình và hoạt động trong đánh giá cũng như việc đề ra kế hoạch sau đó cần phải
có một cách tiếp cận lồng ghép với sức khoẻ tâm lý xã hội. Điều này có nghĩa là cần nhận
thức rằng các giải pháp can thiệp tâm lý xã hội không được thực hiện tác rời mà phải
được gắn kết với những cuộc điều tra cá nhân và xã hội để đạt được sự trung thực và
công bằng. Xây dựng lại những cộng đồng bị thiên tai tàn phá và kết nối trở lại mọi
người với các nguồn sống không thể tách rời khỏi quá trình phục hồi về tâm sinh lý xã
hội và quá trình hồi phục. Mục đích cuối cùng của quá trình đánh giá và các hoạt động
thành công là đóng góp vào sự mưu cầu hoà bình, công bằng xã hội và sự tôn trọng nhân
quyền của cộng đồng đó.


Trong quá trình đánh giá cần phải:
       Hỏi cộng đồng để xác định những lĩnh vực hay những vấn đề cần có sự can thiệp
       ngay lập tức.
       Hỏi về nguyên nhân tiềm ẩn của xung đột và căng thẳng ở mức độ cá nhân và xã
       hội.
       Hỏi cộng đồng về những sự hỗ trợ cần thiết để theo đuổi hòa bình và phát triển.


                                                                                         4
2. Tôn trọng truyền thống văn hoá (cách tiếp cận bối cảnh)


Đội đánh giá cần tìm hiểu để biết được những truyền thống văn hoá và thông lệ của cộng
đồng. Sự tôn trọng và đánh giá cao sự khác biệt cũng như việc tìm ra những điểm tương
đồng giữa văn hóa của các thành viên và văn hoá của cộng đồng bị ảnh hưởng là rất cần
thiết trong việc thiết lập và duy trì mối liên hệ với cộng đồng. Những từ đáng chú ý ở đây
là “môi trường”, “văn hóa” và “quan niệm”


Trong quá trình đáng giá cần:
   -   Biết cách đặt câu hỏi một cách lịch sự.
   -   Tôn trọng thứ bậc trong xã hội nhưng không được để điều đó làm ảnh hưởng đến
       nhu cầu bảo vệ sự bí mật và quyền riêng tư của cá nhân tham gia vào quá trình
       đánh giá.
   -   Tôn trọng cách ăn mặc và ăn uống.



Ví dụ về những nhạy cảm văn hoá

       Khách tới nhà của những người Yakan ở Philippines không được đi lại tự do từ nơi
       này đến nơi khác (Ví dụ: Từ vườn ra cửa trước và từ cửa trước vào nhà) khi khi chưa
       có lời mời của gia chủ.
       Dùng ngón trỏ để chỉ vào người hay vật nào đó bị coi là bất lịch sự ở Malayxia và
       Indonexia. Ở đây họ dùng ngón cái để chỉ.
       Đối với người Lào, cách ăn uống lịch sự bao gồm việc đậy nắp nồi cơm sau một bữa
       ăn.
       Ở những vùng bảo tồn Tamil và cộng đồng ở Srilaka, việc tiếp xúc về mặt thân thể
       giữa nam và nữ ở nơi công cộng không được chấp nhận.




3. Công bằng và không phân biệt chủng tộc
Đội đánh giá phải đảm bảo rằng việc chọn lựa những người tham gia (người lớn hay trẻ
em) và các quá trình cũng như các phương pháp phải đảm bảo nguyên tắc chính xác

                                                                                        5
(serve to correct, not reinforce, patterns of exclusion)2 không nói quá hay nói giảm. Điều
này yêu cầu phải chú ý đến các rào cản về kinh tế xã hội bao gồm sự phân biệt về giới,
tuổi cũng như chú ý đến sự khác biệt về dân tộc và tôn giáo trong khu vực đánh giá.


Trong quá trình đánh giá cần:
        Cố gắng để có được cân bằng về giới khi lựa chọn người tham gia
        Cố gắng để có những thành viên thuộc nhiều dân tộc và nhiều nhóm tôn giáo
        trong mỗi quá trình và hoạt động đánh giá.


4. Bảo vệ lợi ích của trẻ em


Khi thu thập thông tin về những vấn đề nhạy cảm, chẳng hạn như ảnh hưởng của xung
đột vũ trang hay thảm họa đối với trẻ em, đội đánh giá phải chú ý đến mối nguy hại tiềm
tàng có thể xảy ra cho những người tham gia. Các phương pháp và hoạt động như thăm
hộ gia đinh và phỏng vấn cần được chuẩn bị chu đáo để tránh gợi lại những nỗi đau về
tinh thần hoặc làm họ cảm thấy xấu hổ trước mặt mọi người (re-activate emotional pain
and grief and/or humiliate the participant in the eyes of others)3. Những người tham gia
phải được thông báo trước là họ có thể từ chối trả lời bất cứ câu hỏi nào vì bất cứ lí do
nào và sẽ không có bất cứ tác động xấu đối với bản thân họ. Trong trường hợp một người
tham gia nào đó có phản ứng không tốt về tâm lý đối với việc phỏng vấn hay các phương
pháp đánh giá khác, đội đánh giá có nhiệm vụ tìm kiếm sự hỗ trợ cho người đó4. Trước
khi đánh giá, những thành viên trong đội phải xác định được những dịch vụ hỗ trợ sẵn có
ngay trong hoặc gần khu dân cư đó. Đội đánh giá cũng có nhiệm vụ bảo vệ bất cứ trẻ em
nào nếu họ nhận được thông tin về những nguy hại tới trẻ em.5


Trong quá trình đánh giá:
        Tìm ra những người trong cộng đồng có khả năng hỗ trợ cho những trẻ em và cha
        mẹ có nhu cầu được quan tâm đặc biệt.
2
  Ibid
3
  UNICEF, Guidelines for undertaking an assessment of the situation of children affected by armed conflict
and unstable environment, (Child Protection: New York Section: New York, November 2000) Draft 02,
p.7.
4
  Ibid
5
  National Children’s Bureau, Guidelines for Research, www.ncb.org.uk/resguide.htm

                                                                                                         6
Bảo đảm sự an toàn và an ninh cho những người tham gia cũng như những thành
        viên của đội làm công tác đánh giá.
        Không gây nên nỗi đau buồn cho đối tượng tham gia đánh giá. Nếu tình huống
        này xảy ra, phải tìm cách giải quyết.


5. Tôn trọng trẻ em và quan điểm của trẻ em


Hầu hết việc đánh giá về tình huống, các vấn đề và nhu cầu của trẻ em đều được thực
hiện qua việc phỏng vấn người lớn chứ không phải là phỏng vấn trẻ em. Nhưng những
nghiên cứu đã cho thấy rằng sau những tình huống khẩn cấp, bố mẹ, giáo viên và những
người lớn khác không hiểu được những phản ứng của trẻ nhỏ đối với những tình huống
bất lợi/có hại. Sự nhận thức cũng như hiểu biết về những gì đã trải qua của trẻ em không
giống với những gì mà người lớn nhận thấy. Vì vậy việc cần thiết là phải lắng nghe ý
kiến trẻ em về những gì chúng đã trải qua sau một thảm họa hay xung đột. Tuy vậy, ý
kiến của trẻ em cũng như của bất kỳ bên liên quan nào khác phải được đánh giá như một
quan điểm và phải được phiên giải dựa trên kinh nghiệm, mối quan tâm và khả năng của
họ.6


Trong quá trình đánh giá, cần thực hiện:
        Để trẻ em tham gia vào tất cả các giai đoạn.
        Luôn luôn tôn trọng nhân cách và phẩm giá của trẻ em.
        Không được nuông chiều trẻ một cách không hợp lý.
        Cho phép chúng tự bày tỏ.
        Áp dụng các phương pháp đánh giá có thể giúp cho trẻ bày tỏ quan điểm và kể lại
        những gì đã trải qua.
        Tin tưởng vào khả năng trẻ diễn đạt quan điểm và ý kiến. Công nhận kĩ năng phản
        ứng và các phương pháp tự thân hay có sự giúp đỡ của người khác.
6. Tôn trọng khả năng và thế mạnh của cộng đồng



6
 UNICEF Evaluation office, Children Participating in Research, Monitoring, and Evaluation (M&E) –
Ethics and Your Responsibilities as a Manager, Evaluation Technical Notes, No. 1 (UNICEF, April 2002),
p.5.

                                                                                                     7
Những người ngoài cuộc thường cho rằng trẻ em và cộng đồng trong trường hợp có xung
đột và thiên tai là những nạn nhân thụ động, khó cứu giúp, yếu đuối và dễ bị tổn thương.
Nhưng thực tế thì không đơn giản như vậy: cộng đồng ấy lại có thể rất chủ động và có
khả năng tự hồi phục, họ có thể tìm cách tự bảo vệ và tự giúp chính bản thân mình trong
những lúc gặp khó khăn. Người dân trong vùng bị thảm họa, đặc biệt là trẻ em thường
được xem là những nạn nhân bị chấn thương về mặt tâm lý chứ không phải là những
người có thể đảm bảo trách nhiệm đối với bản thân họ và có thể là cho cả những người
khác nữa. Thách thức đối với đội đánh giá đó là việc phải nhận ra được và tôn trọng khả
năng cũng như những thế mạnh của cộng đồng đó và quyết định xem nên sử dụng những
khả năng ấy như thế nào để có thể giúp đỡ và bảo vệ hơn nữa quyền lợi của trẻ em. Nếu
cần thiết, đội đánh giá cũng phải thông báo cho cộng đồng đó về quyền trẻ em và sức
mạnh cũng như khả năng tự phục hồi của chúng, chứ không phải coi trẻ em là những nạn
nhân thụ động.


Trong quá trình đánh giá, cần chú ý:
       Huy động cả cộng đồng đặc biệt là những người đứng đầu tôn giáo, giáo viên và
       những người chăm sóc ban đầu trong mọi giai đoạn của cuộc đánh giá.
       Tin tưởng vào năng lực của cộng đồng đó và khả năng giúp đỡ trẻ em của họ.
       Luôn nhắc nhở với họ rằng trẻ em không phải lúc nào cũng là những nạn nhân bị
       tổn thương về tâm lý mà chúng còn có nhiều kĩ năng có giá trị để đối phó với tình
       huống khẩn cấp.


7. Thông báo về sự đồng thuận


Phải có sự đồng ý của cộng đồng trước khi tiến hành một cuộc đánh giá. Khi trẻ em là đối
tượng của quá trình đánh giá thì phải có sự đồng ý của cha mẹ hay những người giám hộ
trước khi bắt đầu bất cứ một cuộc thảo luận nào với chúng. Trước hết, đội đánh giá cần
phải giải thích cho cha mẹ hoặc người giám hộ biết họ là ai, đánh giá về vấn đề gì, họ
đang tìm kiếm thông tin nào, các phương pháp nào sẽ được sử dụng, thông tin sau khi thu
thập được sẽ được sử dụng như thế nào và ảnh hưởng có thể xảy ra đối với trẻ khi tham
gia đánh giá. Người lớn có thể được hỏi bất kỳ điều gì họ thắc mắc.



                                                                                      8
Đội đánh giá phải sử dụng ngôn ngữ phù hợp để cung cấp cho trẻ em biết trước những
thông tin trên đây để chúng quyết định có sẵn lòng tham gia hay không.


Vào thời điểm thích hợp, đội đánh giá trình bày mục đích của họ đối với cộng đồng và
những người lãnh đạo cộng đồng để đảm bảo nhận được sự hợp tác.


Đội đánh giá cũng cần phải nhấn mạnh với những thành phần tham gia, đặc biệt là trẻ
em, rằng họ có thể không tham gia quá trình đánh giá này vào bất cứ lúc nào và họ sẽ
không bị bất cứ ảnh hưởng xấu nào nếu từ chối tham gia. Đây là điểm đặc biệt quan trọng
trong trường hợp có họ phải phụ thuộc như khi họ không có nơi ăn chốn ở và phải sống
nhờ vào cứu hộ.


Trong quá trình đánh giá:
       Khi có trẻ em tham gia cần giải thích rõ bản chất và mục tiêu của việc đánh giá
       cho bố mẹ hay người giám hộ của trẻ và phải được cho phép nói chuyện trực tiếp
       với trẻ.
       Giải thích rõ về dự án cho đứa trẻ sao cho chúng có thể hiểu thật rõ.
       Phải được đứa trẻ cho phép nói chuyện.
       Thông báo cho đối tượng tham gia rằng chúng có thể đồng ý hoặc từ chối tham
       gia vào nghiên cứu mà sẽ không gặp phải bất kì một ảnh hưởng xấu nào.


8. Bảo vệ các cá nhân khỏi nguy cơ bị lạm dụng


Những thành viên của đội đánh giá có nhiệm vụ phải tạo ra và duy trì được một môi
trường có thể ngăn chặn việc lạm dụng và bóc lột, và họ có trách nhiệm quan trọng là
phải hỗ trợ, duy trì và củng cố môi trường đó. Bất kì một hình thức bóc lột hay lạm dụng
nào của thành viên đội đánh giá đều ảnh hưởng xấu đến công tác đánh giá và đều vi phạm
hợp đồng hay điều khoản thoả thuận. Việc trao đổi tiền bạc, nghề nghiệp, hàng hóa hay
dịch vụ để quan hệ tình dục bao gồm việc thoả mãn tình dục hay các dạng khác của hành
vi thoái hoá, làm nhục hoặc bóc lột đều bị cấm. Không được quan hệ tình dục với trẻ em
dưới 18 tuổi.



                                                                                      9
Trong quá trình đánh giá:
         Không được để lộ thông tin về trẻ em tham gia quá trình đánh giá .
         Cẩn thận với những người được phép đi kèm với bất kì thành viên nào của đội
         đánh giá về nhiệm vụ đánh giá và mục đích của họ.


9. Các yếu tố cá nhân và sự bảo mật thông tin


Tránh tình huống cưỡng ép các cá nhân cung cấp những thông tin mà họ không muốn
cung cấp. Quyền bảo mật và cuộc sống riêng tư của họ cần được tôn trọng trong mọi tình
huống.


Bên cạnh đó, đối với những người cung cấp thông tin cũng cần phải được đảm bảo về
thân thể, sự thanh thản trong tâm hồn và nhân phẩm. Đặc biệt trong những khu vực xảy
ra xung đột, những người cung cấp các thông tin nhạy cảm sẽ ở vào tình thế rất nguy
hiểm và có thể bị báo thù hoặc trừng phạt bởi những nhóm có vũ trang trong cộng đồng
xảy ra xung đột đó. Vì vậy việc bảo đảm bí mật danh tính những người tham gia cung cấp
thông tin cho quá trình đánh giá là hết sức quan trọng.


Trong quá trình đánh giá:
         Không được cố tình khai thác những thông tin mà người cung cấp thông tin không
         muốn trả lời.
         Không được hỏi những câu hỏi làm người được hỏi cảm thấy bị xúc phạm.
         Không được chụp ảnh hay ghi hình những người cung cấp thông tin nếu không
         được họ cho phép.
         Không được ghi lại tên. Có thể sử dụng bí danh của người lớn hoặc trẻ em trong
         báo cáo nếu họ cho phép.
         Bảo quản dữ liệu trong khu vực an toàn
         Trong quá trình làm các bài tập nhóm, cần đảm bảo những người tham gia tôn
         trọng tính riêng tư của những người khác.
         Không được kể với bất kì một người cung cấp thông tin nào khác về một cuộc
         phỏng vấn cụ thể nào. Điều này thể hiện sự không đảm bảo tính bảo mật của các
         thông tin cá nhân.

                                                                                    10
Hiểu biết rõ về những người phiên dịch, cố gắng tìm kiếm những người khách
       quan và đáng tin cậy nhất.


10. Quyền sở hữu


Trẻ em và cộng đồng phải được thông báo về kết quả đánh giá. Trẻ em có thể biểu thị ý
tưởng của chúng qua các hình vẽ hoặc biểu đồ và chúng có quyền sở hữu những dữ liệu
đánh giá đó. Điều này có nghĩa là chúng có quyền biết về những tài liệu mà chúng tạo ra
sẽ được sử dụng như thế nào.


Trong quá trình đánh giá:
       Cần được sự cho phép dụng tranh hay các công cụ đánh giá khác và giải thích về
       việc chúng sẽ được sử dụng ra sao.
       Hỏi xem trẻ hay đối tượng là người lớn có muốn một bản sao của bản đánh giá
       cuối cùng hay không và ghi lại cách thức gửi bản báo cáo đó đến cho họ.


11. Làm rõ về kỳ vọng và kết quả đánh giá đối với cộng đồng


Những thành viên của cộng đồng bị ảnh hưởng đều muốn biết việc tham gia vào quá trình
đánh giá có thể mang lại lợi ích gì cho bản thân họ. Đơn giản là không nên hứa hẹn bất
cứ điều gì không thể thực hiện được và hãy thực hiện điều đã hứa. Rất nhiều người sống
trong những khu vực có xung đột hay trong những trại tị nạn đều phải sống trong những
điều kiện hết sức khó khăn và thiếu thốn. Ngay từ lúc bắt đầu, đội đánh giá phải đảm bảo
rằng trẻ em,cha mẹ, gia đình và cộng đồng hiểu được họ sẽ làm gì khi tham gia vào điều
tra này. Mặc dù các thành viên của đội có thể nghe được những câu chuyện đau thương
và có lẽ cũng muốn được giúp đỡ nhưng đừng hứa rằng việc đánh giá sẽ cải thiện tình
hình của họ. Những kiến nghị của bản đánh giá có thể dẫn tới sự trợ giúp hay sự thay đổi
về chính sách nhưng trên thực tế chúng sẽ không thể có tác động ngay lập tức, điều đó có
nghĩa là cuộc sống của đứa trẻ và cộng đồng bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang hay
thiên tai có thể sẽ không thay đổi gì cả .


Trong quá trình đánh giá:

                                                                                     11
Giải thích mục tiêu và mục đích của việc đánh giá, điều gì có thể và không thể đạt
được.
Giải thích quá trình đánh giá này sẽ mang lại hay không mang lại lợi ích gì cho
những người tham gia.
Thực hiện những việc đã hứa với trẻ nhỏ, người lớn và cộng đồng




                                                                               12
TẠI SAO LẠI TIẾN HÀNH VIỆC ĐÁNH GIÁ?


Đánh giá là một quá trình thu thập thông tin. Giai đoạn ngay sau thảm hoạ hay sau một sự
kiện có ý nghĩa quan trọng trong một cuộc xung đột đang diễn ra thì thông tin cần thiết là
những thông tin về mức độ tổn thất đối với cuộc sống, tài sản và môi trường. Ví dụ,
thông tin cần thiết về số người (bao gồm trẻ em, phụ nữ và nam giới) bị ảnh hưởng,
những nhóm người cần có sự quan tâm đặc biệt và những hư hại về cơ sở hạ tầng. Biết
được những gì mà trẻ em đã trải qua cũng sẽ có thể giúp cho việc kiến nghị các biện pháp
bảo đảm sự sống, sự an toàn và thông tin.


Bản đánh giá phải cho biết được những ảnh hưởng của thiên tai và xung đột đối với sức
khoẻ tâm lý xã hội của trẻ em và cộng đồng. Công việc này bao gồm cả việc phải chú ý
đến những thay đổi và ảnh hưởng đến:
       Khả năng của gia đình và cộng đồng trong việc bảo vệ trẻ em - việc trải qua thiên
       tai có làm mất đi hay làm tăng khả năng ấy cho các bậc phụ huynh, nhân viên
       chăm sóc sức khỏe, giáo viên, cảnh sát, nhân viên xã hội và những người khác
       (những người tiếp xúc với trẻ em) hay không?
       Kiến thức, kĩ năng sống và sự tham gia của trẻ - có thông tin chính xác, thích hợp,
       vừa đủ và dễ tiếp cận nào có thể giúp cho trẻ tìm cách tự giúp chính bản thân và
       những người khác trong cộng đồng hay không?
       Thái độ, truyền thống, phong tục, cách cư xử, các mối quan hệ và các thông lệ -
       kinh nghiệm trải qua xung đột hay thiên tai có giúp đem lại những thái độ và cách
       thức làm việc nào có thể khiến cho việc hồi phục nhanh chóng hay không hay
       chúng lại gây hại nhiều hơn?. Ví dụ, khi đối mặt với thảm họa, có những thông lệ
       hay việc làm nào không tôn trọng phong tục của cộng đồng đó như việc nhận
       dạng, động chạm hay xử lý các xác chết hay không?
       Thể chế và cam kết của chính phủ cần tuân thủ - có biện pháp nào được thực thi
       trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ trẻ em và quyền của chúng hay không? Có
       các biện pháp bảo vệ nào không?
       Khả năng phục hồi và ổn định - thảm họa đó có làm ảnh hưởng đến khả năng
       phục hồi của cộng đồng hay không? Việc này bao gồm việc đánh giá ảnh hưởng


                                                                                       13
về cách thức xử lí và phục hồi của cộng đồng, sự tương trợ giữa các nhóm người
       trong cộng đồng (ví dụ như các tổ chức phụ nữ hay nhà thờ) cũng như các dịch
       vụ, biện pháp chăm sóc và hỗ trợ cơ bản.
Việc đánh giá cũng là một quá trình hỗ trợ. Nó phải tạo điều kiện cho cộng đồng đánh giá
được nhu cầu, mong muốn và giá trị của họ sau khi thảm hoạ xảy ra. Nó cũng tạo điều
kiện cho các thành viên trong cộng đồng hiểu được tình huống của họ để có thể có những
quyết định hành động đúng đắn trong tương lai gần cũng như trong tương lai xa. Do vậy,
việc đánh giá phải được tiến hành theo phương pháp hợp tác. Nói cách khác, đánh giá
cần:
       Là công việc mang tính hợp tác giữa những người lớn (phụ nữ và nam giới) và trẻ
       em (con trai và con gái) trong cộng đồng và giữa cộng đồng với các cơ quan bên
       ngoài khác, từ lập kế hoạch cho việc tiến hành các bước cụ thể đến khi phổ biến
       và sử dụng các kết quả của việc đánh giá đó.
       Nhấn mạnh các cấp độ tham gia khác nhau của các bên liên quan, đặc biệt là trẻ
       em, tuỳ thuộc vào khả năng, sự sẵn sàng của chúng và mức độ, chất lượng tham
       gia mà chúng muốn.
       Là quá trình học tập theo cá nhân và theo nhóm qua đó người lớn và trẻ em đều
       nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của mình, nhận thức được về thực tế xã
       hội trong mối quan hệ với tình huống cụ thể của họ hiện nay và về những việc họ
       có thể làm để cải thiện được tình huống của mình.
       Là một quá trình linh hoạt và luôn biến đổi không ngừng, phù hợp và đáp ứng với
       nhu cầu và tình huống lúc khẩn cấp của cộng đồng và những người trong cộng
       đồng đó cũng như các thành viên trong đội làm công tác đánh giá.
       Là quá trình trao quyền giúp cho trẻ em, gia đình và cộng đồng cảm thấy có thêm
       cam kết và quyền sở hữu quá trình đánh giá, những phát hiện trong đánh giá cũng
       như với bất cứ hoạt động nào đó tiếp theo đánh giá.


Đánh giá là để hành động. Chìa khoá của việc đánh giá là cùng lúc tìm ra được giải pháp
cho các vấn đề và các kiến nghị. Cộng đồng cần tìm ra các giải phán cho các vấn đề đã
tìm ra trong quá trình đánh giá và tìm ra các phương pháp nâng cao sức khoẻ tâm lý xã
hội cho cả trẻ em và người lớn. Đánh giá cũng cần tìm kiếm sự cộng tác và phối kết hợp
trong cộng đồng, các đối tác và với các cơ quan bên ngoài khác.

                                                                                     14
AI LÀ NGƯỜI TIẾN HÀNH ĐÁNH GIÁ?


Để lập một đội đánh giá, đầu tiên phải kiểm tra xem có ai hay tổ chức nào ở cộng đồng bị
ảnh hưởng có thể làm đối tác trong khu vực đó hay không. Sau đó phải xác định xem
nhóm đó có khả năng hướng dẫn một đánh giá có sự tham gia về để đánh giá sức khoẻ
tâm lý xã hội của trẻ em và cộng đồng trong tình huống khẩn cấp hay không. Những cá
nhân hay tổ chức địa phương này cần phải thành thạo công việc đánh giá, tự tin và được
cộng đồng tin tưởng. Nhóm đánh giá cần phải bao gồm các cá nhân từ những vùng khác
nhau của đất nước, có kinh nghiệm làm việc tại khu vực bị ảnh hưởng và/hoặc có những
kiến thức về lịch sử, văn hoá và thông lệ của khu vực bị ảnh hưởng đó. Trong một số
trường hợp, nếu có thêm sự trợ giúp quốc tế trong quá trình đánh giá sẽ là rất cần thiết và
hữu ích.


Ban đầu là phải đánh giá tình hình: cộng đồng bị ảnh hưởng này có yêu cầu giúp đỡ hay
không? Ở đó có các cơ quan chính phủ hay các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc
tế đang tiến hành đáp ứng với tình huống khẩn cấp hay không? Nếu có, cần tìm ra những
đánh giá nào đang được tiến hành và đang được lên kế hoạch. Nếu không có công tác
đánh giá nào như vậy thì khi lập nên một đội đánh giá sẽ không gây ra mâu thuẫn. Nếu
như có công tác đánh giá đang được tiến hành thì cần xác định xem công tác đó có cần
hợp tác hay không hoặc phân chia vùng nếu có thể và sau đó thì các kết quả sẽ được chia
sẻ giữa các nhóm.


Nếu không có nhóm địa phương nào có thể tiến hành hay tham gia vào quá trình đánh giá
thì một công việc quan trọng đối với đội đánh giá mà không phải là người trong vùng đó
là cần tìm ra được một tổ chức hay một người nào đó, ít nhất có thể là người cung cấp tin
tức chính, có thể cho biết các thông tin đáng giá và giúp đỡ cho việc tiếp cận của đội với
khu vực.


Một đội đánh giá thường có từ 5-8 người. Sau đây là một số gợi ý hữu ích cần cân nhắc
khi thành lập một đội (một người có thể thoả mãn hơn một điều kiện)




                                                                                        15
Phải có ít nhất một người có kinh nghiêm làm công tác đánh giá để hỗ trợ về mặt
       tâm lý xã hội trong các trường hợp khẩn cấp, tập trung vào các vấn đề sức khoẻ
       hơn là tính dễ bị tổn thương.
       Phải có ít nhất 1 người có kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch có sự tham gia.
       Phải có ít nhất 1 người nói được ngôn ngữ bản xứ
       Phải chú ý đến sự cân bằng về giới, tuổi, dân tộc cũng như tránh bất cứ sự phân
       biệt chủng tộc nào.
       Những người hỗ trợ khác (ví dụ những người liên lạc từ các nhóm ngôn ngữ dân
       tộc trong khu vực bị ảnh hưởng, các thông dịch viên và lái xe) cũng phải được coi
       như một bộ phận của đội đánh giá.


Bất cứ ai tham gia vào quá trình đánh giá cũng cần phải hiểu rõ nhiệm vụ và trách nhiệm
của họ, phải đồng ý với mục tiêu đánh giá và tuân theo những quy tắc và đạo đức trong
quyển sổ tay này. Họ phải có sự nhạy cảm, sự tôn trọng và khả năng liên kết tốt với trẻ
em cũng như người lớn ở bất cứ cộng đồng nào.


Công việc đánh giá không phải là một quá trình nhanh chóng, do đó đội đánh giá phải
chuẩn bị dành thời gian với cộng đồng để có được lòng tin từ họ. Các thành viên trong
đội phải cam kết tiến hành công tác đánh giá mà không gây tổn hại đến sức khoẻ của trẻ
em và cộng đồng.


Chuẩn bị cho những trường hợp hiếm khi xảy ra như khi đội làm công tác đánh giá bị
buộc phải ra khỏi khu vực bị ảnh hưởng trước khi hoàn thành công việc. Ví dụ: một đội
đánh giá trong một cuộc xung đột vũ trang ở Philippines phải ra khỏi khu vực làm việc
chỉ sau hai ngày. Để chuẩn bị, phải cung cấp tài liệu như cuốn hướng dẫn kèm với quyển
sổ tay này và chỉ dẫn tường tận cho đội đánh giá dự trữ về quá trình và quy tắc trước khi
thực sự bắt đầu tiến hành một công tác đánh giá nào.




                                                                                        16
www.psychosocialnetwork.org
Mạng lưới hỗ trợ tâm lý xã hội trường hợp khẩn cấp trong khu vực (RESPN)
duy trì một cơ sở dữ liệu về các tổ chức và cá nhân (chỉ vùng Đông Á và Thái Bình
Dương). Mạng lưới đã tham gia vào việc hỗ trợ tâm lý xã hội cho trẻ em và cộng
đồng trong trường hợp khẩn cấp. Các cộng đồng và các tổ chức phi chính phủ trong
khu vực nếu cần đến những cộng sự ở nước ngoài khi tiến hành công tác đáng giá có
thể tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu và liên hệ với thư ký RESPN để biết thêm thông tin.




                                                                                       17
KHI NÀO CẦN ĐÁNH GIÁ?


Việc đánh giá về sức khoẻ tâm lý xã hội của trẻ em và cộng đồng trong tình huống khẩn
cấp có thể được tiến hành ngay sau khi có thiên tai, hay sau một sự kiện trọng đại của
một cuộc xung đột đang diễn ra và sẽ được cập nhật ngay khi tình huống đó có chuyển
biến. Tuy vậy, trọng tâm và viễn cảnh xuyên suốt công tác đánh giá cũng tuỳ thuộc vào
từng giai đoạn của tình huống khẩn cấp đó (xem biểu đồ các giai đoạn ở trang sau).


Ngay sau tình huống khẩn cấp, công tác đánh giá tập trung vào nhu cầu sống, bảo vệ,
thông tin và đánh giá về các phản ứng có thể là quan trọng nhất. Khi tình hình trở nên ổn
định hơn thì người ta cần đến các thông tin nhằm phục hồi trạng thái bình thường trong
cuộc sống và môi trường của các thành viên trong cộng đồng. Khi cộng đồng đã hồi phục
sau thảm hoạ, thì lại cần thiết phải có việc đánh giá để thông báo kế hoạch cung cấp các
dịch vụ xã hội mang tính lâu dài.


Mặc dù các giai đoạn nêu ra trong bảng sau rất hữu ích trong việc hướng dẫn công tác
đánh giá và lập kế hoạch đang diễn ra. Tuy vậy trên thực tế thường có sự đan xen và mối
quan hệ chặt chẽ giữa các giai đoạn và các phản ứng tâm lý xã hội với nhau. Khi đánh giá
một tình huống khẩn cấp, điều quan trọng là phải lên kế hoạch cho tất cả các giai đoạn để
đảm bảo rằng những nhu cầu trong hiện tại và tương lai đều được chú ý đến.


Dù tình huống khẩn cấp đang ở trong giai đoạn nào thì việc đánh giá luôn cần tuân theo
các quy định và nguyên tắc đạo đức được đề cập đến trong quyển sổ tay này và phải xem
xét một cách thận trọng đến tình huống cũng như cảm nhận của cộng đồng. Trong tất cả
các quá trình đánh giá cũng như thực hiện kế hoạch, phải lưu ý một điều quan trọng là
các thông lệ trong khu vực vẫn cần phải được đảm bảo tôn trọng và phát huy.


Bảng các giai đoạn sau chỉ rõ một khía cạnh vô cùng quan trọng của việc cần thiết phải
nhấn mạnh sự liên kết và hợp tác chặt chẽ giữa công tác cứu trợ, các hoạt động giúp hồi
phục với sức khoẻ tâm lý của trẻ em và phụ nữ. Các dự án nhằm đảm bảo cho sự sống
nếu không được lên kế hoạch và quản lí tốt (bao gồm cả những can thiệp tức thì về tâm lí


                                                                                      18
xã hội như tư vấn về tổn thương hay phỏng vấn) có thể gây ra ảnh hưởng không tốt đến
trẻ em và phụ nữ. Tuy vậy, đôi khi nhiều hoạt động giúp tăng cường sức khoẻ tâm lí xã
hội lại mau chóng bị bỏ qua để tiến hành các dự án viện trợ và giúp đỡ sự sống.


Do đó, điều quan trọng là những người lập kế hoạch hay thực hiện các công tác hỗ trợ về
tâm lý xã hội cần tránh làm việc một cách biệt lập với các cơ quan viện trợ khác, thay vào
đó phải hợp tác một cách chặt chẽ với họ trong mọi hoạt động. Điều này chủ yếu là để
nhằm đảm bảo rằng các hoạt động viện trợ đều được lên kế hoạch một cách chu đáo và
có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động hỗ trợ về tâm lí xã hội đang được thực hiện hoặc
sẽ được thực hiện trong tương lai. Đồng thời, việc hợp tác sẽ đem lại hiệu quả cao nhất
cho các hoạt động viện trợ, hỗ trợ sự sống và hỗ trợ về tâm lí xã hội trong việc chữa trị và
chăm sóc sức khoẻ cơ bản của trẻ em và phụ nữ.




                                                                                         19
Các giai đoạn trong đánh giá và hỗ trợ tâm lý xã hội trong các tình huống khẩn
cấp7
                                                                    Đảm bảo rằng những người bị ảnh hưởng có nơi
                                                                    cư trú khẩn cấp, được chăm sóc y tế, có thức ăn,
                                  Nơi cư trú                        nước và đảm bảo vệ sinh
   GIAI ĐOẠN 1
                                  Thức ăn và nước uống              Bảo vệ người dân khỏi bị tổn hại thêm nữa vì họ
Có cần đáp ứng                                                      dễ bị lạm dụng hay bóc lột bởi những người lợi
những nhu cầu                     An ninh và bảo vệ                 dụng tình hình hỗn độn
sống sót và bảo vệ
                                  Sức khỏe và vệ sinh               Tạo ra những không gian thân thiện với trẻ em tại
của người dân
                                                                    những khu vực bị ảnh hưởng và trong các trại
không?                                                              lưu trú

                                                                    Đăng ký và bảo vệ những trẻ em không nơi
                                                                    nương tựa và những nhóm có nguy cơ.



                                                                    Cung cấp những thông tin phù hợp về những gì
                                                                    đã xảy ra
 Người dân có được                Về những gì đã xảy ra
 cung cấp những                   Về sự an toàn của gia             Giúp đoàn tụ các gia đình và giúp mọi người liên
                                                                    hệ với họ hàng và bạn bè
 thông tin đúng đắn               đình và bạn bè
                                                                    Phổ biến những thông tin chính xác về các dịch
 và chính xác                     Về việc tiếp cận các              vụ hỗ trợ hiện có
 không?                           nguồn lực
                                                                    Huy động những nhà lãnh đạo địa phương thu
                                                                    thập thông tin và tổ chức các hoạt động đáp ứng
                                                                    khẩn cấp




   GIAI ĐOẠN 2
                                  Quay trở lại làm việc             Tổ chức các hoạt động thường ngày phù hợp với
                                  hay đến trường                    từng lứa tuổi cho người dân và trẻ em vẫn đang
Người ta có đang                                                    sống trong các khu trại.
tạo ra một môi                    Bắt đầu xây dựng lại
trường mà trong                   nhà cửa và cơ sở hạ               Sử dụng các dịch vụ cộng đồng hiện có và chuyên
đó người dân có                   tầng                              môn để lập kế hoạch và thực hiện viện tái thiết
thể trở lại trạng                 Các hoạt động văn hóa             Huy động những nhà lãnh đạo tôn giáo và cộng
thái hoạt động bình               và tôn giáo                       đồng để tiến hành các nghi lễ và nghi thức phù
                                                                    hợp.
thường hàng ngày                  Hỗ trợ về sinh kế
không?                                                              Tiếp cận các dịch vụ chuyên môn có thể hỗ trợ
                                                                    thiết lập lại cuộc sống và phục hồi nền kinh tế.



                                                                     Xây dựng năng lực của những nhà cung cấp dịch
                                   Đẩy mạnh và mở rộng               vụ vì sự phát triển bền vững
                                   các dịch vụ và hoạt
                                   động cộng đồng hiện               Lập mạng lưới và kết hợp các hoạt động về tâm lý
   GIAI ĐOẠN 3                     có                                xã hội
Duy trì cuộc sống                  Lồng ghép các cách              Tiếp cận các dịch vụ bổ sung giúp những người
bền vững của cộng                  tiếp cận thuộc về tâm lý        có nhu cầu đặc biệt tìm đến những nơi có thể đáp
đồng.                              xã hội thông qua các            ứng
                                   dịch vụ của chính phủ
                                                                   Vận động chính quyền địa phương và trung ương
                                   ở địa phương và trung           để nâng cao sức khỏe và hạnh phúc của cộng
7
                                   ương                            đồng
  Dựa trên the Framework of the Psychosocial Well-being Working Group of the Consortium of
Humanitarian Agencies in Srrilanka

                                                                                                      20
CẦN ĐÁNH GIÁ NHỮNG GÌ?


Những gợi ý và câu hỏi đặt ra sau đây có thể được sử dụng để hướng dẫn công tác đánh
giá trong cả 3 giai đoạn của phản ứng về tâm lý xã hội trong trường hợp khẩn cấp. Cần
lưu ý rằng những gì được liệt kê sau không phải là hoàn chỉnh hay cho thấy hết mọi khía
cạnh của công tác đánh giá, vì từ các câu hỏi chung sẽ tự phát sinh các chi tiết và sắc thái
khác nhau trong quá trình phỏng vấn, tư vấn, các hoạt động nhóm và có thể dẫn đến các
câu hỏi cụ thể khác.



GIAI ĐOẠN 1: Sự sống sót, bảo vệ và thông tin

Thông tin về bối cảnh của thảm hoạ
       Mô tả bản chất của tình huống khẩn cấp
       Mô tả hoàn cảnh xảy ra tình huống khẩn cấp (môi trường chính trị và xã hội)
       Chỉ rõ vị trí địa lí và môi trường của khu vực bị ảnh hưởng – bản chất của địa
       hình và đời sống thực vật.
       Trước khi thảm hoạ xảy ra thì cuộc sống như thế nào?
       Những thay đổi nào xảy ra sau tình huống khẩn cấp và có ảnh hưởng như thế nào
       đối với sức khoẻ cá nhân và cộng đồng?
       Vấn đề nào góp phần gây ra sự chia rẽ trong khu vực có tình huống khẩn cấp?
       trong khu vực lớn hơn? Điều gì dự kiến sẽ mang lại sự phát triển trong khu vực
       này (nếu có)?
       Sự dịch chuyển dân cư có phải là hậu quả của tình huống khẩn cấp hay không?
       tình huống ấy có thể xảy ra không? Sự dịch chuyển này hay sự dịch chuyển trong
       tương lai có những ảnh hưởng như thế nào đối với sức khoẻ?
       Quyền nào của con người đã và đang bị xâm phạm? các hoạt động địa phương
       nào hỗ trợ quyền con người?
       Tình huống an ninh như thế nào? Loại hình và mức độ của bạo động đang diễn ra
       trong khu vực, nếu có?


Những nhu cầu sống cơ bản


                                                                                         21
Thu thập thông tin về sự lưu hành của bệnh tật, tỉ lệ tử vong và nguyên nhân của
      chúng (tuổi tác và giới tính).
      Ở đó có trung tâm chăm sóc sức khoẻ, bệnh viện hay những tiện nghi về y tế hay
      không?
      Ở đó có những người chữa bệnh theo cách thức truyền thống hay tình nguyện viên
      chăm sóc sức khoẻ cộng đồng hay không?
      Có phương tiện nào hỗ trợ cho việc tiếp cận khu vực không (hàng không, cảng,
      sông, đường bộ, đường sắt)? Chi tiết về tình huống giao thông, nhiên liệu, thông
      tin liên lạc và công tác hậu cần cho chăm sóc sức khoẻ trong khu vực bị ảnh
      hưởng.
      Thời tiết có ảnh hưởng như thế nào đến người dân?
      Nguồn cung cấp và chất lượng nước?
      Chi tiết về an ninh, bản chất, lượng và sự duy trì của nguồn thức ăn, sự phân phối
      thức ăn hiên tại và lượng thức ăn cần thiết trong tương lai cũng như sự sẵn có của
      nó.
      Có sẵn chỗ ở không và chất lượng của nơi ở đó như thế nào?
      Quần áo và chỗ ngủ có sẵn không và chất lượng ra sao?
      Đánh giá về điều kiện vệ sinh.
      Tiêm chủng có được mở rộng không?
      Chỉ ra xem có hay có thể xảy ra các bệnh truyền nhiễm hay không.


An ninh và sự bảo vệ nhóm người có nguy cơ cao
      Nếu có thể, ước tính xem số dân bị ảnh hưởng theo độ tuổi, giới tính và các chỉ số
      nguy hiểm theo từng mục sau:
            o Người đánh giá và/hoặc những người vô gia cư trong khu vực
            o Cha/ mẹ ở một mình
            o Trẻ mồ côi, trẻ em không có sự chăm sóc của người lớn và trẻ em vô gia
               cư
            o Trẻ em/ vị thành niên gánh vác công việc gia đình
            o Trẻ em là quân nhân giải ngũ hay đào ngũ, lính cũ, quân nhân đang phục
               vụ , lính đánh thuê
            o Những người goá chồng hay góa vợ

                                                                                     22
o Người tàn tật hay hạn chế phát triển
          o Người già
          o Người bị bệnh kinh niên: sống cùng gia đình hay trong các viện hay ở nơi
               nào khác
          o Phụ nữ bị hãm hiếp hay nạn nhân của bạo lực tình dục
          o Những người sống sót sau khi bị tra tấn
          o Các nhóm người khác đang gặp khó khăn trong khu vực
      Đưa ra bức tranh toàn cảnh về những nhóm người đang có nhu cầu đặc biệt về hỗ
      trợ tâm lý xã hội, ví dụ:
          o trẻ mồ côi hay không có người lớn chăm sóc
          o những người không có khả năng tự chăm sóc
          o phụ nữ bị xâm hại tình dục
          o trẻ em là lính được giải ngũ hay đào ngũ
      Trẻ em có chỗ an toàn để chơi hay không?
      Có ai trong cộng đồng có thể lo liệu các hoạt động cho trẻ như giáo dục không
      chính thức, vui chơi giải trí không?


Sự cung cấp các thông tin chính xác
      Có người đứng đầu địa phương hay các tổ chức thu thập thông tin và thông báo về
      những gì đang diễn ra không?
      Hệ thống thông tin nào đang hoạt động?
      Các sự việc được giải thích cho trẻ như thế nào?
      Trẻ có được tiếp cận với những thông tin chính xác không?
      Thông tin về tình hình an ninh, sự xâm phạm về quyền con người hay các vấn đề
      khác liên quan tới an toàn và an ninh có cập nhật không?
      Các gợi ý và hướng dẫn có được trẻ em và các nhóm đang gặp khó khăn chấp
      nhận không?
      Có những hướng dẫn hay quá trình nào giúp đoàn tụ gia đình không?
      Có hệ thống thông tin/ liên lạc nào giúp người dân tiếp cận với các dịch vụ
      không?




                                                                                  23
GIAI ĐOẠN 2: Trở lại cuộc sống bình thường


Quay trở lại cuộc sống gia đình và cộng đồng:
      Các gia đình có sống cùng nhau không?
      Người dân trong các khu vực di dời có đủ tự do cá nhân không?
      Những biện pháp nào có thể được tiến hành để cải thiện điều kiện sống của trẻ em
      và gia đình của chúng?
      Các bậc cha mẹ phải đối mặt với những tình huống khó khăn và sự căng thẳng gì
      mà có thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ? cũng như việc họ chăm sóc cho
      trẻ em như thế nào?
      Có cơ hội nào cho các bậc cha mẹ có thể thảo luận và tìm sự hỗ trợ để vượt qua
      những khó khăn căng thẳng mà họ và con cái họ phải đương đầu không?
      Công tác tái định cư và các tổ chức xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến trẻ em?
      Phải làm gì để các gia đình sống ổn định và chăm sóc bảo vệ cho con cái họ? Cần
      phải làm gì nữa?
      Nhu cầu đặc biệt của trẻ không có sự chăm sóc của cha mẹ, những người sống lâu
      trong trại và trẻ có nguy cơ được đáp ứng ra sao?
      Cơ chế phản ứng bình thường của cộng đồng trong những tình huống khẩn cấp và
      nâng cao sức khoẻ là gì? Chúng có thể được tăng cường ra sao?


Quay trở lại trường học và vui chơi:
      Có những biện pháp giáo dục và các hoạt động nào khác để trẻ em có thể tham gia
      nhằm hồi phục sức khoẻ và tái lập cuộc sống thường nhật hay không?.
      Chỉ ra bất kỳ một hoạt động giáo dục chính thức hay không chính thức nào giữa:
          o Những người bị ảnh hưởng
          o Những người tị nạn
          o Các cộng đồng trong khu vực bị di dời
          o Các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi chiến tranh
      Nếu có các hoạt động giáo dục đang được tiến hành thì chúng có phù hợp hay
      không?
      Nếu không có hoạt động giáo dục nào đang được tiến hành, chúng sẽ được tiến
      hành ra sao?

                                                                                    24
Có giáo viên trong khu vực cộng đồng bị ảnh hưởng không? Nếu có họ có thể hỗ
      trợ công tác giáo dục và các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em như thế nào?
      Có sự đào tạo hay hỗ trợ nào cho giáo viên không?.
      Chương trình giảng dạy có còn phù hợp với nhu cầu của trẻ sau khi xảy ra thảm
      họa hay không?
      Có bao nhiêu trường học cần phải được xây dựng lại và phục hồi?
      Phải cần đến những tài liệu giảng dạy nào?
      Có các hoạt động giải trí nào cho trẻ em và thanh niên không?


Thông lệ văn hoá và tín ngưỡng:
      Những người bị ảnh hưởng và cộng đồng theo tín ngưỡng nào?
      Những người giảng đạo, những người chữa bệnh bằng phương pháp truyền thống,
      người có quyền lực và những nhà chức trách có vai trò thế nào trong khu vực?
      Có những truyền thống, nghi thức, các mối quan hệ xã hội hay những điều cấm kị
      nào trong các trường hợp cụ thể như tang ma, tưởng niệm, chôn cất, báo thù, hãm
      hiếp hay không?.
      Người dân có phản ứng như thế nào trước sự chết chóc, công việc chôn cất, sự
      mất đi người thân và những mất mát khác? Họ có thể tự bảo đảm sức khoẻ của
      mình trong những hoàn cảnh ấy như thế nào?.
      Vào hoàn cảnh hiện tại, trong những tình huống nào mà người ta không thực hiện
      những truyền thống và nghi lễ?. (VD:trẻ em sinh ra ngoài giá thú, những người
      đang mất tích, những người không được chôn cất theo nghi thức truyền thống).
      Và có thể làm gì trong những tình huống đó, nếu có?
      Mô tả cộng đồng trước, trong và sau khi xảy ra tình huống khẩn cấp, về khả năng
      phục hồi, khả năng, thế mạnh và các nguồn lực. Chỉ ra cảm nhận về nền văn hoá,
      tiềm năng, lối sống, các tổ chức chính trị, xã hội, tôn giáo của cộng đồng bị ảnh
      hưởng bởi thảm hoạ.
      Cách hiểu truyền thống về nguồn gốc của những thiên tai là gì? (do chúa, số
      mệnh, trời phạt...)


Những khía cạnh văn hoá liên quan đến hệ thống hỗ trợ:



                                                                                         25
Trong những điều kiện nào thì có thể diễn tả cảm xúc một cách công khai như xấu
      hổ, tội lỗi, sợ hãi và bực bội? Những cảm xúc đa dạng được thể hiện và mô tả như
      thế nào?.
      Những cảm xúc được biểu lộ ra có phù hợp với văn hoá không? Cảm giác và các
      vấn đề thực tế được đem ra thảo luận khi có mặt các thành viên trong gia đình có
      gây ra vấn đề gì không?
      Người ta mong chờ gì về mặt văn hóa khi sử dụng các phương pháp ẩn dụ, tưởng
      tượng, truyền thuyết và kể chuyện nhằm thực hiện công việc giúp đỡ?.
      Người ta mong chờ gì vào những cách chữa bệnh hay các nghi thức theo phương
      pháp truyền thống và vào vai trò của các cách tiếp cận phương tây?.
      Người dân hiểu thế nào về các khái niệm: sức khoẻ, sự căng thẳng và bệnh tật?


Phục hồi và xây dựng lại nhà cửa, cơ sở hạ tầng:
      Thành viên của cộng đồng đã làm gì để khôi phục hay xây dựng tạm thời nhà cửa
      và cơ sở hạ tầng như trường học, nhà thờ, đền, đường xá, cầu cống...?
      Đã có cam kết nào cho những kế hoạch xây dựng thay thế các khu nhà trong
      tương lai chưa?.
      Người dân có được những thông tin chính xác về các dịch vụ giúp phục hồi và
      xây dựng lại ở địa phương và trong nước không?.
      Khi khôi phục và xây dựng lại thì cần đến những nguồn lực bên ngoài nào?
      Có các cơ chế phối kết hợp nào nhằm bảo đảm cho tất cả các thành viên trong
      cộng đồng tiếp cận một cách công bằng với những dịch vụ giúp hồi phục và xây
      dựng?.


Phục hồi kinh tế và hỗ trợ nghề nghiệp:
      Các cư dân bị ảnh hưởng có mức độ thu nhập như thế nào?
      Mọi người có cùng nhu cầu về kinh tế không?
      Có sự phân chia nào bất hợp lí về các nguồn lực và lợi ích giữa các nhóm dân tộc,
      chính trị hay các nhóm khác không?.
      Có những loại hình sản xuất và nguồn lực nào ở gia đình, cộng đồng, quận huyện,
      nơi cư trú tạm thời và ở mức độ khu vực hay trong nước?. Chúng được sử dụng
      như thế nào để cải thiện tình hình?.

                                                                                      26
Trước khi thảm hoạ xảy ra thì cộng đồng có cơ cấu kinh tế nào?. Bây giờ họ có cơ
      cấu nào?
      Thảm hoạ có ảnh hưởng như thế nào đến các hoạt động sử dụng lao động và tạo
      ra nguồn thu?. Thảm hoạ có làm tăng tình huống thất nghiệp không? Những
      người trẻ tuổi có bị ảnh hưởng không?
      Những vấn đề này sẽ được cải thiện ra sao?
      Trong cộng đồng mà những nạn nhân của thảm hoạ sinh sống có những tiêu
      chuẩn về kinh tế nào? Các cư dân đó có có gây ảnh hưởng gì đến nền kinh tế của
      cộng đồng hay không, nếu có thì theo cách nào?


GIAI ĐOẠN 3: Sức khoẻ cộng đồng bền vững


Tăng cường và mở rộng các dịch vụ và các hoạt động sẵn có của cộng đồng:
      Các cơ cấu xã hội chính thức và không chính thức đã được khôi phục hay chưa?
      Nếu không, các cơ cấu gia đình và xã hội trong cộng đồng sẽ được củng cố bằng
      cách nào?
      Các nhóm trong cộng đồng có khả năng đẩy mạnh và phát huy sức khoẻ hay
      không?
      Có mạng lưới bảo vệ trẻ em trong khu vực hay không? Có nỗ lực nào để phát huy
      quyền trẻ em không?
      Có hệ thống nào để trợ giúp những trẻ em có nhu cầu về các dịch vụ và hỗ trợ đặc
      biệt không?
      Có các hoạt động nào để nâng cao sức khoẻ cho tất cả các thành viên trong cộng
      đồng không (ví dụ: có những dịch vụ và hoạt động cụ thể cho các nhóm tuổi và
      giới không?)
      Phụ nữ, thanh niên và trẻ em có tích cực tham gia vào cuộc sống và hoạt động
      cộng đồng không?
      Thanh niên và trẻ em có tham gia vào các hoạt động giáo dục và giải trí không?
      Cộng đồng có tiếp cận được với các dịch vụ sức khoẻ không?
      Có những dịch vụ y tế cho những người có nhu cầu về các dịch vụ đặc biệt
      không?



                                                                                       27
Các cách tiếp cận chính qua các dịch vụ của chính phủ:
           Các cơ quan về giáo dục, sức khoẻ và phúc lợi xã hội có kết hợp các cách tiếp cận
           truyền thống và địa phương về tâm lý xã hội với các hoạt động về sức khoẻ hay
           không?
           Có hệ thống thực thi công lý nào có thể hiệu quả bảo vệ cho trẻ em và phát huy
           quyền của chúng không?
           Trong luật/qui định truyền thống cũng như pháp chế của địa phương và quốc gia
           có bao hàm quan điểm về bảo vệ và sức khỏe trẻ em không?
           Các giáo viên, nhân viên y tế và các nhân viên tham gia quá trình đánh giá ... có
           được đào tạo để đánh giá và nâng cao sức khoẻ cộng đồng hay không?


Tạo ra môi trường và điều kiện sống tốt8:
           Cần đến những hoạt động nào để giúp hồi phục sức khoẻ có liên quan tới môi
           trường sống?
           Xung đột hay tai hoạ có những ảnh hưởng gì đến môi trường xã hội và tự nhiên?.
           Hoạt động nào cần thiết để mang lại sức khoẻ có liên quan tới môi trường?
           Có hoạt động nào đã được tiến hành để bảo vệ môi trường sống đó?
           Nếu xung đột đang tiếp diễn, thì ở đó có những “nơi bảo vệ hoà bình”, “khu vực
           vì con người” hay “cửa sổ hoà bình” hay không? Nếu không thì có khả năng nào
           để thiết lập hay không?
           Đánh giá sự đoàn kết và nguồn gốc của sự rạn nứt và xung đột trong hoặc giữa
           các cộng đồng, các dân tộc.
           Những căng thẳng nào đang diễn ra giữa các dân tộc trên lĩnh vực văn hoá, chính
           trị?
           Có những vấn đề cụ thể chưa được giải quyết nào gây ảnh hưởng đến nhiều người
           và các nhóm không? Những vấn đề này đã được giải quyết ra sao và chúng có thể
           được giải quyết trong tương lai hay không?
           Đã có những nỗ lực nào nhằm xây dựng hoà bình và giải quyết xung đột hay
           chưa?



8
    Môi trường ở đây bao gồm cả môi trường tự nhiên và xã hội

                                                                                         28
MỘT ĐÁNH GIÁ NÊN ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?


1. Sự phối hợp


Trong tình huống thảm hoạ, một điều tối quan trọng đối với các cơ quan hoặc các nhóm
đánh giá là tránh tiến hành những cuộc phỏng vấn giống nhau trên các đối tượng trẻ em
và người lớn bị ảnh hưởng. Như vậy, một cuộc đánh giá phải được lập kế hoạch trong
khuôn khổ phối hợp sâu rộng giữa các tổ chức nhằm tránh việc các tổ chức khác lặp lại
quá trình đánh giá tương tự.                                  Những điều cần tránh
                                                          Trong thảm hoạ sóng thần ở Thái
Thiếu sự phối hợp sẽ dẫn đến không chỉ sự chồng chéo      Lan, đã có 19 nhóm đánh giá khác
các hoạt động mà còn tạo ra những mâu thuẫn trong         nhau cùng tiến hành tại một bệnh
cộng đồng do sự cạnh tranh giữa các tổ chức khác          viện. Kinh nghiệm này đã được đúc
nhau, tạo ra sự phụ thuộc giữa mọi người trong cộng       kết qua ý kiến đóng góp của những
đồng và thường coi nhẹ các hệ thống, nguồn lực và khả     nạn nhân của thảm hoạ ở Sri Lanka
năng sẵn có tại địa phương.                               sau khi phải trải qua rất nhiều cuộc
                                                          đánh giá khác nhau.Họ đã rất mệt
Vấn đề chính trong quá trình phối hợp là ai sẽ là người   mỏi khi phải trả lời quá nhiều câu
chịu trách nhiệm?                                         hỏi và đã có thái độ phản cảm đối
                                                          với những nhóm đánh giá đến trên
Cần phải nỗ lực rất nhiều để có được sự phối hợp của      những chiếc xe có máy lạnh và rời
Chính phủ. Bởi lẽ Chính phủ với những nguồn lực, khả      đi ngay lập tức sau khi có được
năng tiếp cận và ảnh hưởng to lớn chính là sự lựa chọn    những câu trả lời.
hợp lý nhất. Sự phối hợp của Chính phủ là hết sức quan
trọng, đặc biệt trong những thảm hoạ có qui mô rộng lớn thì Chính phủ nước đó phải có
trách nhiệm cứu trợ, khôi phục, và thành lập cơ chế hợp tác quốc gia, thường phối hợp
với những cơ quan đầu não trong hệ thống Liên Hợp Quốc.


Trách nhiệm đối với các thảm hoạ nhỏ hoặc trung bình thuộc về các chính quyền địa
phương, những chính quyền này thường phối hợp với các NGO (tổ chức phi chính phủ)
hoặc những tổ chức tôn giáo là những tổ chức có độ tin cậy và có khả năng tiếp cận tốt


                                                                                      29
với cộng đồng (mặc dù trong trường hợp có xảy ra xung đột vũ trang do nguyên nhân tôn
giáo thì lựa chọn thứ hai không phù hợp).


Những bên liên quan trong quá trình phối hợp cần được cung cấp thông tin đầy đủ về kế
hoạch điều phối các đánh giá. Và kết quả thu được phải được chia sẻ với những cơ quan
hoặc tổ chức có chức năng lập những kế hoạch tương tự. Sự thông tin đầy đủ giữa các
bên liên quan sẽ giúp tránh được sự lặp lại các đánh giá về cùng một chủ đề, trên cùng
một địa điểm hoặc cùng một mục tiêu.

                                                     Một tình huống hoàn hảo
Được thông tin đầy đủ từ phía chính quyền    Vào đầu tháng 12-2004, một trận lũ quét
cũng như các tổ chức, các bên liên quan,     và lở đất đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến 3
đội đánh giá có thể tổng hợp thông tin và    tỉnh vùng Đông Luzon-Philippines, cuốn đi
đưa ra quyết định có tiếp tục tiến hành      hàng nghìn cư dân. Là một tổ chức có liên
đánh giá đó hay không.                       quan, UNICEF Philippines nắm rõ thông
                                             tin về các NGO sẵn sàng tham gia vào quá
Trong tình huống không có được sự phối       trình đánh giá và hỗ trợ thảm hoạ. UNICEF
hợp như mong đợi, nhóm đánh giá phải         Philippines đã tổ chức một cuộc hội thảo và
đảm bảo không có ảnh hưởng xấu đến           phân vùng hoạt động cụ thể cho từng tổ
cộng đồng khi tiến hành lặp lại một đánh     chức. Dựa vào quá trình đánh giá hoàn hảo,
giá của một tổ chức khác. Tốt nhất là đội    những kết quả đã được trình bày với các cơ
đánh giá đầu tiên nên thu thập càng nhiều    quan liên quan, nhờ đó đã giảm được áp
thông tin càng tốt từ phía các tổ chức địa   lực bởi các nghiên cứu trùng lặp lên cộng
phương, các nguồn thông tin thứ cấp và       đồng vừa chịu ảnh hưởng của thảm họa.
những người cung cấp thông tin then chốt.
Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn cho chúng ta cái nhìn khái quát về
bối cảnh hiện tại. Thu thập thông tin cũng là cách hữu hiệu để liên hệ với các tổ chức
đang hoạt động trên địa bàn.


Đội đánh giá có thể tiếp cận với lãnh đạo chính quyền hoặc địa phương để khẳng định
thông tin từ những nguồn thứ cấp. Khoảng trống trong dữ liệu thứ cấp nhờ đó có thể được
bù đắp nhờ thảo luận nhóm trọng tâm có sự tham gia của cộng đồng.



                                                                                     30
Khi một đánh giá được thực hiện, các kết quả tìm được phải được chia sẻ với những cơ
quan, tổ chức có liên quan cũng như cộng đồng chịu thiệt hại và phải được thực hiện
thông qua sự phối hợp giữa các bên liên quan, tránh việc thu thập lại các thông tin đã có
từ những đánh giá trước đó.


2. Định hướng


Trước khi đến vùng xảy ra thảm hoạ, nhóm đánh giá phải có những định hướng cụ thể,
bao gồm những nội dung sau:


a. Các nguyên tắc và khung mẫu:


Bất kỳ cá nhân nào tham gia vào quá trình đánh giá cũng đều phải hiểu và tuân thủ những
nguyên tắc đánh giá, những quá trình, những bước khác nhau của đánh giá cũng như các
phương pháp liên quan sẽ được sử dụng. Điều này áp dụng không những cho thành viên
của nhóm đánh giá mà còn đối với những cá nhân trong các tổ chức địa phương hoặc
những người tình nguyện - những người sẽ trực tiếp hỗ trợ nhóm đánh giá với tư cách
người phỏng vấn, người hỗ trợ, người hướng dẫn, phiên dịch…Do đó việc thảo luận về
cách tiếp cận tâm lý xã hội nhằm nâng cao khả năng hồi phục của cộng đồng cần phải
được tiến hành trước khi xuống thực địa.


               Nếu nhóm đánh giá không đến từ vùng xảy ra thảm họa
Sự chấp nhận của cộng đồng nơi xảy ra thảm hoạ đối với nhóm đánh giá phụ thuộc nhiều
vào uy tín của tổ chức địa phương mà nhóm đánh giá chọn làm đối tác. Tính hợp pháp và
sự được ủng hộ bởi cộng đồng của một tổ chức phụ thuộc vào mục đích chính trị, những
yếu tố liên quan đến tôn giáo hoặc đơn thuần là cảm nhận của cộng đồng về sự chân
thành, những mục đích và chất lượng của những hỗ trợ mà tổ chức đó thể hiện. Do đó,
cần chú trọng đến việc lựa chọn đối tác địa phương trong giai đoạn đầu của đánh giá.


Việc xây dựng đội hình làm việc được khuyến cáo thực hiện trước khi tiến hành những
hoạt động đánh giá. Một nhóm mà hiểu và chấp nhận những ưu điểm cũng như khuyết



                                                                                       31
điểm của các thành viên thì sẽ làm việc rất tốt bên nhau bởi lẽ họ có thể lập kế hoạch và
tìm cách bổ khuyết cho nhau để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.


b. Bối cảnh văn hóa xã hội ở vùng xảy ra thảm hoạ


Việc nắm bắt thông tin về bối cảnh văn hoá xã hội ở vùng xảy ra thảm hoạ cũng rất quan
trọng. Nhóm đánh giá có thể là người trong nước nhưng như vậy cũng không thể đảm bảo
được rằng họ có cùng một bối cảnh văn hoá xã hội cũng như tôn giáo, tín ngưỡng với
cộng đồng địa phương. Và nếu như một vài thành viên hoặc cả nhóm đánh giá đều là
người nước ngoài thì dường như họ không có điểm chung nào với cộng đồng nơi xảy ra
thảm hoạ.


Trong lĩnh vực này, cần định hướng như sau:
       Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng ngôn ngữ và cử chỉ để thể hiện sự
       tôn trọng đối với người cao tuổi và những người có tầm ảnh hưởng lớn với cả
       cộng đồng; cách tốt nhất là sử dụng cách thể hiện thông thường của cộng đồng đó
       khi nói chuyện hoặc thu hút sự chú ý của họ, đôi khi việc phải nhớ những tên gọi
       hay âm tiết lạ gây ra những khó khăn không nhỏ đối với nhóm đánh giá.
       Nhấn mạnh đến những nghi thức trong cộng đồng, phép xã giao, nguyên tắc và
       những điều cấm kỵ; hiểu biết về những điều trên sẽ giúp ích rất nhiều cho việc
       tiếp cận, giao tiếp với cộng đồng, với các lứa tuổi, giới tính, dân tộc khác nhau.
       Một nhóm làm việc phải luôn chú ý quan sát để tìm ra những qui luật đó, những
       trường hợp tỏ ra thiếu chú ý hoặc làm trái với những nguyên tắc của địa phương
       cần được nhắc nhở để chấn chỉnh ngay lập tức. Thí dụ, một điều rất quan trọng
       đối với những người làm đánh giá đó là phải hiểu được cách chào hỏi hay giới
       thiệu của người địa phương hoặc những hoạt động hay thói quen nào được chấp
       nhận và ngược lại, chẳng hạn như đi dạo một mình hoặc uống rượu, hút thuốc
       lá…


Sẽ rất khôn ngoan nếu như nhóm đánh giá biết chú ý đến hành động cũng như lời nói của
mình để không kích động đến cộng đồng địa phương cũng như không bị kích động bởi
người bản xứ. Chuẩn bị sống và hoà nhập vào cộng đồng trong thời gian đánh giá có

                                                                                      32
nghĩa là đội đánh giá phải tự ý thức được giới hạn của mình và chú ý tới chúng. Những
thói quen của người dân địa phương có thể tác động đến một số thành viên nhóm và
ngược lại một số hành vi của nhóm có thể gây kích động đối với người dân. Ví dụ như
việc một số thành viên đội đánh giá có thể sử dụng nước hoa gây khó chịu cho người địa
phương, hoặc nói to có thể bị coi như thô lỗ hay kiêu ngạo. Điều quan trọng đối với nhóm
đánh giá là phải biết chấp nhận và tuân theo phong tục và văn hoá của nhiều địa phương
khác nhau.


                             Chuẩn bị cho quá trình đánh giá
Những thành viên của nhóm đánh giá là yếu tố quyết định cho thành công của nhiệm vụ
đánh giá. Quan trọng là mỗi thành viên phải có sự chuẩn bị kỹ về thể chất, tâm lý và cảm
xúc trước khi thực hiện nhiệm vụ đánh giá trong tình huống khẩn cấp. Thậm chí ngay cả
đối với các thành viên nhóm đến từ phía cộng đồng chịu ảnh hưởng của thảm hoạ cũng
cần thiết phải có sự chuẩn bị tương tự. Trong suốt quá trình đánh giá, mỗi thành viên
trong nhóm trước tiên nên:
       Thành thật về sự hạn chế, động cơ cá nhân cũng như những cản trở có thể (nỗi sợ
       những điều không rõ ràng, bị áp lực phải thực hiện một công việc bởi vì nó là một
       phần của nghề nghiệp, vì muốn tìm kiếm cơ hội phát triển cho bản thân…) Hiểu
       được những giới hạn của bản thân và không tự vượt quá giới hạn đó.
       Nhận thức được rằng sợ hãi là một phản ứng thông thường của mỗi cá nhân tuy
       rằng họ thường không hay đề cập đến nó.
       Nhận thức về những gì các đồng nghiệp của mình cảm nhận và phản ứng trước
       tình huống thảm hoạ hoặc trước những thói quen của cộng đồng.
       Chấp nhận những cảm xúc cá nhân đối với cộng đồng chịu ảnh hưởng và với hoàn
       cảnh xảy ra thảm hoạ, dù là tích cực hay tiêu cực (ví dụ như cảm thấy thương
       tiếc…hay nản chí trước bối cảnh thảm hoạ)
 Những thành viên nhóm đánh giá phải có kế hoạch cụ thể trước khi xuống thực địa dù có
thể nó sẽ phải được hiệu chỉnh khi xuống đến thực địa.


c. Chính quyền và các tổ chức




                                                                                     33
So Tay Danh Gia Tam ly xa hoi tre em va cong dong trong nhung tinh huong khan cap (2006)
So Tay Danh Gia Tam ly xa hoi tre em va cong dong trong nhung tinh huong khan cap (2006)
So Tay Danh Gia Tam ly xa hoi tre em va cong dong trong nhung tinh huong khan cap (2006)
So Tay Danh Gia Tam ly xa hoi tre em va cong dong trong nhung tinh huong khan cap (2006)
So Tay Danh Gia Tam ly xa hoi tre em va cong dong trong nhung tinh huong khan cap (2006)
So Tay Danh Gia Tam ly xa hoi tre em va cong dong trong nhung tinh huong khan cap (2006)
So Tay Danh Gia Tam ly xa hoi tre em va cong dong trong nhung tinh huong khan cap (2006)
So Tay Danh Gia Tam ly xa hoi tre em va cong dong trong nhung tinh huong khan cap (2006)
So Tay Danh Gia Tam ly xa hoi tre em va cong dong trong nhung tinh huong khan cap (2006)
So Tay Danh Gia Tam ly xa hoi tre em va cong dong trong nhung tinh huong khan cap (2006)
So Tay Danh Gia Tam ly xa hoi tre em va cong dong trong nhung tinh huong khan cap (2006)
So Tay Danh Gia Tam ly xa hoi tre em va cong dong trong nhung tinh huong khan cap (2006)
So Tay Danh Gia Tam ly xa hoi tre em va cong dong trong nhung tinh huong khan cap (2006)
So Tay Danh Gia Tam ly xa hoi tre em va cong dong trong nhung tinh huong khan cap (2006)
So Tay Danh Gia Tam ly xa hoi tre em va cong dong trong nhung tinh huong khan cap (2006)
So Tay Danh Gia Tam ly xa hoi tre em va cong dong trong nhung tinh huong khan cap (2006)
So Tay Danh Gia Tam ly xa hoi tre em va cong dong trong nhung tinh huong khan cap (2006)
So Tay Danh Gia Tam ly xa hoi tre em va cong dong trong nhung tinh huong khan cap (2006)
So Tay Danh Gia Tam ly xa hoi tre em va cong dong trong nhung tinh huong khan cap (2006)
So Tay Danh Gia Tam ly xa hoi tre em va cong dong trong nhung tinh huong khan cap (2006)
So Tay Danh Gia Tam ly xa hoi tre em va cong dong trong nhung tinh huong khan cap (2006)
So Tay Danh Gia Tam ly xa hoi tre em va cong dong trong nhung tinh huong khan cap (2006)
So Tay Danh Gia Tam ly xa hoi tre em va cong dong trong nhung tinh huong khan cap (2006)
So Tay Danh Gia Tam ly xa hoi tre em va cong dong trong nhung tinh huong khan cap (2006)
So Tay Danh Gia Tam ly xa hoi tre em va cong dong trong nhung tinh huong khan cap (2006)
So Tay Danh Gia Tam ly xa hoi tre em va cong dong trong nhung tinh huong khan cap (2006)
So Tay Danh Gia Tam ly xa hoi tre em va cong dong trong nhung tinh huong khan cap (2006)
So Tay Danh Gia Tam ly xa hoi tre em va cong dong trong nhung tinh huong khan cap (2006)

More Related Content

What's hot

Súc đạo luân hồi kí cảnh tỉnh đệ tử bạch dương
Súc đạo luân hồi kí   cảnh tỉnh đệ tử bạch dươngSúc đạo luân hồi kí   cảnh tỉnh đệ tử bạch dương
Súc đạo luân hồi kí cảnh tỉnh đệ tử bạch dươngHoàng Lý Quốc
 
đàO viên minh thánh kinh sự ứng nghiệm do đọc tụng
đàO viên minh thánh kinh   sự ứng nghiệm do đọc tụngđàO viên minh thánh kinh   sự ứng nghiệm do đọc tụng
đàO viên minh thánh kinh sự ứng nghiệm do đọc tụngHoàng Lý Quốc
 
Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)
Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)
Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)Hoàng Lý Quốc
 
Tu vi tuong phap
Tu vi tuong phapTu vi tuong phap
Tu vi tuong phaptruonglamtx
 
Sự đặc thù của long thiên biểu
Sự đặc thù của long thiên biểuSự đặc thù của long thiên biểu
Sự đặc thù của long thiên biểuHoàng Lý Quốc
 
đạI đạo kiến văn lục
đạI đạo kiến văn lụcđạI đạo kiến văn lục
đạI đạo kiến văn lụcHoàng Lý Quốc
 
Phong thủy và Nhân tướng học trong tuyển dụng
Phong thủy và Nhân tướng học trong tuyển dụngPhong thủy và Nhân tướng học trong tuyển dụng
Phong thủy và Nhân tướng học trong tuyển dụngMywork.vn
 
Giới thiệu tập thơ Đông Y
Giới thiệu tập thơ Đông YGiới thiệu tập thơ Đông Y
Giới thiệu tập thơ Đông YThi đàn Việt Nam
 
Quá trình cầu đạo của hiên viên hoàng đế
Quá trình cầu đạo của hiên viên hoàng đếQuá trình cầu đạo của hiên viên hoàng đế
Quá trình cầu đạo của hiên viên hoàng đếHoàng Lý Quốc
 
Thái thượng thanh tĩnh kinh
Thái thượng thanh tĩnh kinhThái thượng thanh tĩnh kinh
Thái thượng thanh tĩnh kinhHoàng Lý Quốc
 

What's hot (15)

Súc đạo luân hồi kí cảnh tỉnh đệ tử bạch dương
Súc đạo luân hồi kí   cảnh tỉnh đệ tử bạch dươngSúc đạo luân hồi kí   cảnh tỉnh đệ tử bạch dương
Súc đạo luân hồi kí cảnh tỉnh đệ tử bạch dương
 
Trung dung 中庸
Trung dung    中庸Trung dung    中庸
Trung dung 中庸
 
đàO viên minh thánh kinh sự ứng nghiệm do đọc tụng
đàO viên minh thánh kinh   sự ứng nghiệm do đọc tụngđàO viên minh thánh kinh   sự ứng nghiệm do đọc tụng
đàO viên minh thánh kinh sự ứng nghiệm do đọc tụng
 
Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)
Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)
Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)
 
Tu vi tuong phap
Tu vi tuong phapTu vi tuong phap
Tu vi tuong phap
 
Sự đặc thù của long thiên biểu
Sự đặc thù của long thiên biểuSự đặc thù của long thiên biểu
Sự đặc thù của long thiên biểu
 
đạI đạo kiến văn lục
đạI đạo kiến văn lụcđạI đạo kiến văn lục
đạI đạo kiến văn lục
 
Phong thủy và Nhân tướng học trong tuyển dụng
Phong thủy và Nhân tướng học trong tuyển dụngPhong thủy và Nhân tướng học trong tuyển dụng
Phong thủy và Nhân tướng học trong tuyển dụng
 
Giới thiệu tập thơ Đông Y
Giới thiệu tập thơ Đông YGiới thiệu tập thơ Đông Y
Giới thiệu tập thơ Đông Y
 
Quá trình cầu đạo của hiên viên hoàng đế
Quá trình cầu đạo của hiên viên hoàng đếQuá trình cầu đạo của hiên viên hoàng đế
Quá trình cầu đạo của hiên viên hoàng đế
 
Giới thiệu
Giới thiệuGiới thiệu
Giới thiệu
 
Thái thượng thanh tĩnh kinh
Thái thượng thanh tĩnh kinhThái thượng thanh tĩnh kinh
Thái thượng thanh tĩnh kinh
 
Hoc lam nguoi
Hoc lam nguoiHoc lam nguoi
Hoc lam nguoi
 
Tam bảo tâm pháp
Tam bảo tâm phápTam bảo tâm pháp
Tam bảo tâm pháp
 
Thiên đàng du kí
Thiên đàng du kíThiên đàng du kí
Thiên đàng du kí
 

Similar to So Tay Danh Gia Tam ly xa hoi tre em va cong dong trong nhung tinh huong khan cap (2006)

SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCSSKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCSnataliej4
 
Nao pha thai
Nao pha thaiNao pha thai
Nao pha thaiforeman
 
Cong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre emCong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre emforeman
 
Van Kieu Ethnic Groups
Van Kieu Ethnic GroupsVan Kieu Ethnic Groups
Van Kieu Ethnic Groupsbaointer
 
Hỗ trợ phát trien của LHQ cho VN
Hỗ trợ phát trien của LHQ cho VNHỗ trợ phát trien của LHQ cho VN
Hỗ trợ phát trien của LHQ cho VNforeman
 
Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Sức khoẻ sinh sản vị thành niênSức khoẻ sinh sản vị thành niên
Sức khoẻ sinh sản vị thành niênbongbien
 
Suc khoe tam than
Suc khoe tam thanSuc khoe tam than
Suc khoe tam thanforeman
 
Dân chủ tham gia tại VN
Dân chủ tham gia tại VNDân chủ tham gia tại VN
Dân chủ tham gia tại VNforeman
 
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non nataliej4
 
Thiet Ke Du An Co Su Tham Gia
Thiet Ke Du An Co Su Tham GiaThiet Ke Du An Co Su Tham Gia
Thiet Ke Du An Co Su Tham Giaforeman
 
báo cáo thực tập tại bưu điện hải phòng
báo cáo thực tập tại bưu điện hải phòngbáo cáo thực tập tại bưu điện hải phòng
báo cáo thực tập tại bưu điện hải phòngnataliej4
 
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dienBo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dienforeman
 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH nataliej4
 
CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky
CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa KyCTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky
CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Kyforeman
 
Lo au va tram cam
Lo au va tram camLo au va tram cam
Lo au va tram camforeman
 
Chế dộ dinh dưỡng dể cham soc rang miệng cho be
Chế dộ dinh dưỡng dể cham soc rang miệng cho beChế dộ dinh dưỡng dể cham soc rang miệng cho be
Chế dộ dinh dưỡng dể cham soc rang miệng cho begiaychobe60
 

Similar to So Tay Danh Gia Tam ly xa hoi tre em va cong dong trong nhung tinh huong khan cap (2006) (20)

SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCSSKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
 
Nao pha thai
Nao pha thaiNao pha thai
Nao pha thai
 
Cong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre emCong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre em
 
Tham Dinh Du An 1
Tham Dinh Du An 1Tham Dinh Du An 1
Tham Dinh Du An 1
 
Van Kieu Ethnic Groups
Van Kieu Ethnic GroupsVan Kieu Ethnic Groups
Van Kieu Ethnic Groups
 
Tri Ok
Tri OkTri Ok
Tri Ok
 
Hỗ trợ phát trien của LHQ cho VN
Hỗ trợ phát trien của LHQ cho VNHỗ trợ phát trien của LHQ cho VN
Hỗ trợ phát trien của LHQ cho VN
 
Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Sức khoẻ sinh sản vị thành niênSức khoẻ sinh sản vị thành niên
Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
 
Suc khoe tam than
Suc khoe tam thanSuc khoe tam than
Suc khoe tam than
 
Dân chủ tham gia tại VN
Dân chủ tham gia tại VNDân chủ tham gia tại VN
Dân chủ tham gia tại VN
 
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
 
K Dai Trang Ok
K Dai Trang OkK Dai Trang Ok
K Dai Trang Ok
 
Phoi Thai
Phoi ThaiPhoi Thai
Phoi Thai
 
Thiet Ke Du An Co Su Tham Gia
Thiet Ke Du An Co Su Tham GiaThiet Ke Du An Co Su Tham Gia
Thiet Ke Du An Co Su Tham Gia
 
báo cáo thực tập tại bưu điện hải phòng
báo cáo thực tập tại bưu điện hải phòngbáo cáo thực tập tại bưu điện hải phòng
báo cáo thực tập tại bưu điện hải phòng
 
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dienBo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
 
CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky
CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa KyCTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky
CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky
 
Lo au va tram cam
Lo au va tram camLo au va tram cam
Lo au va tram cam
 
Chế dộ dinh dưỡng dể cham soc rang miệng cho be
Chế dộ dinh dưỡng dể cham soc rang miệng cho beChế dộ dinh dưỡng dể cham soc rang miệng cho be
Chế dộ dinh dưỡng dể cham soc rang miệng cho be
 

More from foreman

Chuyenxecuocdoi
ChuyenxecuocdoiChuyenxecuocdoi
Chuyenxecuocdoiforeman
 
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004foreman
 
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004foreman
 
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...foreman
 
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sachHuong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sachforeman
 
Bai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songBai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songforeman
 
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongNhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongforeman
 
Hoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than UnescoHoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than Unescoforeman
 
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc StressCau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc Stressforeman
 
Learn to live
Learn to liveLearn to live
Learn to liveforeman
 
Games used in workshop and in community
Games used in workshop and in communityGames used in workshop and in community
Games used in workshop and in communityforeman
 
Development Communication Sourcebook
Development Communication SourcebookDevelopment Communication Sourcebook
Development Communication Sourcebookforeman
 
Participatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy DesignParticipatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy Designforeman
 
Empowering communities
Empowering communitiesEmpowering communities
Empowering communitiesforeman
 
Ctxh nhap mon
Ctxh nhap monCtxh nhap mon
Ctxh nhap monforeman
 
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong DongKy Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong Dongforeman
 
Ky Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet TrinhKy Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet Trinhforeman
 
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi GianKy Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi Gianforeman
 
Ky Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong LuongKy Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong Luongforeman
 

More from foreman (20)

Chuyenxecuocdoi
ChuyenxecuocdoiChuyenxecuocdoi
Chuyenxecuocdoi
 
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
 
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
 
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
 
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sachHuong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
 
Suy Gam
Suy GamSuy Gam
Suy Gam
 
Bai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songBai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc song
 
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongNhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
 
Hoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than UnescoHoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than Unesco
 
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc StressCau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
 
Learn to live
Learn to liveLearn to live
Learn to live
 
Games used in workshop and in community
Games used in workshop and in communityGames used in workshop and in community
Games used in workshop and in community
 
Development Communication Sourcebook
Development Communication SourcebookDevelopment Communication Sourcebook
Development Communication Sourcebook
 
Participatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy DesignParticipatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy Design
 
Empowering communities
Empowering communitiesEmpowering communities
Empowering communities
 
Ctxh nhap mon
Ctxh nhap monCtxh nhap mon
Ctxh nhap mon
 
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong DongKy Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
 
Ky Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet TrinhKy Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet Trinh
 
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi GianKy Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
 
Ky Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong LuongKy Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong Luong
 

So Tay Danh Gia Tam ly xa hoi tre em va cong dong trong nhung tinh huong khan cap (2006)

  • 1. SỔ TAY HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ TÂM LÝ XÃ HỘI TRẺ EM VÀ CỘNG ĐỒNG _____________________________________________________________________________________ TRONG NHỮNG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP Dịch từ nguyên bản tiếng Anh: Handbook on Psychosocial Assessment of Children and Communities in Emergencies Tháng 9 năm 2006
  • 2. Thông tin liên hệ Văn phòng Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc Đông Á và khu vực Thái Bình Dương 19 đường Phra Atit, Băng Cốc, Thái Lan ĐT: (662) 356 9499 Fax: (662) 280 3536 E-mail: eapro@unicef.org Website: www.unicef.org Mạng lưới hỗ trợ tâm lý xã hội trong thảm họa khu vực Trung tâm nguồn lực Hỗ trợ tâm lý xã hội và Quyền trẻ em Quezon, Philippines ĐT: (632) 435 6890 E-mail: pstcrrc@gmail.com Website: www.psychosocialnetwork.org
  • 3. Người dịch: Đỗ Thị Hạnh Trang Công Ngọc Long Bộ môn Quản lí thảm họa Đại học Y tế công cộng Người hiệu đính: Hà Văn Như Bộ môn Quản lí thảm họa Đại học Y tế công cộng Bạch Lan Phương Trung tâm thông tin thư viện Đại học Y tế công cộng Tài liệu dịch được hoàn thành với sự hỗ trợ kinh phí của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO)
  • 4. LỜI CẢM ƠN Nhóm kĩ thuật xây dựng Hướng dẫn đánh giá tâm lý học xã hội: Elizabeth De Castro, Đại học quốc gia Philippines, trung tâm nghiên cứu hoạt động lồng ghép và phát triển, chương trình tâm lý học xã hội Trauma và quyền con người (UP CIDS PST); Agnes Camacho, UP CIDS PST; Faye Balanon, UP CIDS PST; M arco Puzon, UP CIDS PST; Dolly Manzano, UP CIDS PST; Reiko Nishijima, UNICEF EAPRO; Cindy Dubble, UNICEF Sri Lanka/IRC. Hội thảo hướng dẫn đánh giá tâm lý học xã hội (Bangkok, Thailand, 26-29 April 2005, do trụ sở UNICEF khu vực Đông Á và Thái Bình Dương tổ chức):They Chanto, Cambokids, Cambodia; Kristi Poerwandari, Pulih Foundation, Indonesia; Brenda A. Escalante, trung tâm phục hồi chức năng Balay Inc, Philippines; Srivieng Pairojkul, Đại học Khon Kaen, Thái Lan. Các thành viên của UNICEF: Azwar Hamid, UNICEF Banda Aceh, Inđônêsia; Junko Miayahara, UNICEF Malaysia; Anne Claire Dufay, UNICEF Myanmar; Cindy Dubble, UNICEF Sri Lanka/IRC; Kitiya Pornsadja, UNICEF Thái Lan; Brigette de Lay, UNICEF Thái Lan; Elsa Laurin, UNICEF Thái Lan; Reiko Nishijima, UNICEF EAPRO; Sawon Hong, UNICEF EAPRO; Chiharu Kondo, UNICEF EAPRO; UP CID PST: Elizabeth De Castro; Agnes Camacho; Faye Balanon; Marco Puzon; Dolly Manzano Người điều khiển hội thảo: Ernesto Cloma, Philippine Educational Theater Association (PETA), Philippines Hội thảo huy động năng lực trong hỗ trợ về tâm lý xã hội trong các tình huống khẩn cấp tại khu vực Đông Á- Thái Bình Dương (Tagaytay, Philippines, 1- 5 tháng 8 năm 2004, do Mạng lưới hỗ trợ về tâm lý xã hội trong tình huống khẩn cấp tại khu vực (REPSN): Geoff Guest, Salem at Petford, Australia,; ung Bunthan, The Cambodian Leagues Cambokinds, Cambodia; Zhang Qui Ling, Institute of Developmental Psychology, Beijing Normal University, China; Zhening Liu, Second Xiangya Hospital, China; Efigenia Da Silva Soares, Rehabilitacao Mental Labarik Timor, East Timor; Maria Magdalena Novelitasari, Fokupers, East Timor; Bace pattiselanno, Maluku Psychosocial Network, Indonesia; Kristi Poerwandari, PULIH Foundation, Indonesia; Ariuntungalag Tsend, Equal Step Centre, Mongolia; Ulzitungalag Khuajin, Mongolian State University of Education, Mongolia; Charissa Mia D. Salud, Balik Kalipay, Philippines; Cristina V. Lomoljo, Balay Integrated Rehabilitiation Center for Total Human Development, Philippines; Esperancita Hupida, Nagdillab Foundation, Philippines; Lorena B. Dela Cruz, Balay Rehabilitation Center Inc., Philippines; Jesus Far, Plan Philippines, Philippines; Marcela Donaal, Plan Philippines International (Pangasinan), Philippines; Merlie B. Mendoza, Tabang Mindanaw, Philippines; Rizalina B. Agbon, Kids for Peace Foundation, Inc., Philippines; ALexander Takarau Dawia, Bougainville and Solomons Trauma Association, Solomon Island; Sekolasika Satui,
  • 5. Ethnic Communities Council of Qeensland, Solomon Island; Delilah Borja, Consortium- Thailand, Thailand; Saengduan Khongwiwattanakul, Catholic Office for Emergency Relief and Refugees (COERR), Thailand; Annerita Joku-Howard, GDM/DAIKONIA Foundations, Papua New Guinea; Greg Poulgrain, GDM/DAIKONIA Foundations, Papua New Guinea; Phan Xuan Thao, ESTHER/PAC ( Provincial Aids Committee), Vietnam; Vu Nhi Cong, The Street Educators Club, Vietnam Các thành viên của UNICEF: Mamanda Melville, UNICEF Indonesia; Chantal Dorf, UNICEF EAPRO Consultant; Harold Randall, UNICEF China; Jean-Luc Bories; UNICEF EAPRO; Reiko Nishijima, UNICEF EAPRO; Leon Dominator Fajardo, UNICEF Philippines; Arslan Rinchin, UNICEF Mongolia. Người điều khiển hội thảo: Emesto Cloma, PETA, Philippines; Les Spencre, UNI-Inma, Australia Mạng lưới thư kí hỗ trợ tâm lí xã hội khẩn cấp khu vực: Elizabeth De Casto, UP CIDS PST; Agnes Camacho, UP CIDS PST; Faye Balanon, UP CIDS PST; Omna C. Jalmaani, UP CIDS PST; Vanessa Ventura, UP CIDS PST; Dolly Manzano, UP CIDS PST, Dione Rabago, UP CIDS PST. Nghiên cứu và xuất bản cuốn sách này được hoàn thành nhờ sự hỗ trợ kinh phí từ Chính phủ Anh và Bắc Ailen. Cuốn sổ tay hướng dẫn này dựa trên nghiên cứu do Mạng lưới hỗ trợ tâm lý xã hội trong tình huống khẩn cấp của khu vực thực hiện và không phản ánh chính sách của UNICEF
  • 6. LỜI NÓI ĐẦU Tháng tám năm 2001, văn phòng Quỹ nhi đồng liên hợp quốc khu vực Đông Á và Thái Bình Dương(EAPRO) đã bắt đầu đề nghị các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức dựa vào cộng đồng và các cá nhân trong khu vực sử dụng phương pháp tiếp cận với địa phương trong khi cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tâm lý xã hội.Hoạt động này nhằm kết nối và tăng cường sự hỗ trợ cho những nạn nhân của thảm họa và giải quyết những cản trở trong việc hỗ trợ tâm lý xã hội do văn hoá địa phương, niềm tin, phong tục tập quán và các yếu tố tâm lý xã hội địa phương gây ra.Kết quả là mạng lưới hỗ trợ tâm lý xã hội khu vực cho thảm hoạ (REPSN, cho khu vực Đông Á và Thái Bình Dương) đã được thành lập. Mạng lưới này khuyến khích cách tiếp cận tâm lý xã hội nhận biết và tăng cường khả năng phục hồi của cộng đồng trong thảm hoạ dựa trên mô hình bệnh lý học và chấn thương khi cung cấp các hỗ trợ. Do đó, mạng lưới này đã xây dựng cơ sở dữ liệu về các nguồn lực trong khu vực có thể sử dụng khi xảy ra thảm hoạ, để cung cấp sự hỗ trợ thích hợp với văn hoá địa phương-lý tưởng là trong các tổ chức hoặc các cá nhân trong phạm vi quốc gia hoặc khu vực, và nếu cần cho các nước khác, các nền văn hoá và các bối cảnh khác nhau trên thế giới. Cuốn sách này phản ánh cách tiếp cận nhấn mạnh vào tăng cường sức mạnh và khả năng tự phục hồi của cộng đồng trong các tình trạng khẩn cấp. Để hoàn thành cuốn sách này, nhiều hội thảo đã được tổ chức cũng như những tham khảo ý kiến của các tổ chức phi chính phủ hoạt động ở cấp cơ sở và các cán bộ của Quỹ nhi đồng liên hợp quốc, những người tham gia vào hoạt động hỗ trợ trong các thảm hoạ trên thế giới. Để có tính thực tế cao, cuốn sách được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm khi thành công cũng như thất bại trong thực tế. Một số hoạt động tư vấn nhằm mục đích làm cho cuốn sách trở nên hữu ích đối với tất cả những người sử dụng, trong các công việc thực tế. Năm 2004, bản thảo đầu tiên đã được thử nghiệm với một số người được chọn ở Pikit, tỉnh Cotabato miền nam Midanao-Philippines, một khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang và là nơi cộng đồng đã thể hiện một sức chịu đựng đáng kể. Cuộc thử nghiệm đã được hoàn thành sau một quá trình đánh giá thực sự (trong tình
  • 7. huống tình trạng khẩn cấp kéo dài (mãn tính). Mục tiêu của thử nghiệm là kiểm tra hiệu lực của các phương pháp trong việc thiết lập một mạng lưới hoạt động hiệu quả và phù hợp cũng như cung cấp những hướng dẫn đầy đủ để tổng hợp dữ liệu. Cuốn sách đã được sửa đổi dựa trên những kinh nghiệm của cuộc thử nghiệm và sau đó nó đã được gửi tới các tổ chức phi chính phủ cũng như các cán bộ của Unicef trong khu vực để phê chuẩn. Thảm họa sóng thần năm 2005 đã làm tăng thêm nhu cầu cấp bách về một tài liệu hướng dẫn đánh giá tâm lý xã hội, và bản thảo cuối cùng đã nhanh chóng được hoàn thiện để xuất bản. Cuốn sách này dành cho nhiều đối tượng từ các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức hàn lâm tới các cán bộ của Unicef và các tổ chức khác hoạt động trong lĩnh vực phục hồi cùng với cộng đồng. Đặc tính của một đánh giá là thường xuyên đi kèm với các hoạt động hỗ trợ và có thể được thực hiện bởi một nhóm khác. Mặc dù cuốn sách này tập trung vào đánh giá ban đầu được triển khai ngay sau những thảm hoạ tự nhiên hoặc những cuộc xung đột vũ trang, đánh giá nhất thiết là một quá trình tiếp diễn và cần được tổ chức nhiều lần trong một tình huống thảm hoạ. Điều quan trọng nhất là việc đánh giá vừa là một quá trình vừa là một công cụ nhằm đáp ứng nhu cầu khẩn cấp và dài hạn của cộng đồng. Đánh giá được thực hiện chỉ nhằm thu thập thông tin để đáp ứng nhu cầu của các nhà tài trợ là rất phổ biến. Khi các dữ liệu đã được kiểm tra và báo cáo đánh giá đã được hoàn thành, báo cáo được xếp đống.Phần quan trọng của chia sẻ thông tin và sử dụng kết quả đánh giá để đáp ứng những nhu cầu khẩn cấp về lập kế hoạch cho việc đáp ứng nhu cầu tâm lý xã hội phù hợp chưa được chú ý đúng mực.
  • 8. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... iv LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... vi GIỚI THIỆU ............................................................................................................ 1 HƯỚNG DẪN VỀ NGUYÊN TẮC VÀ ĐẠO ĐỨC.............................................. 4 TẠI SAO LẠI TIẾN HÀNH VIỆC ĐÁNH GIÁ?................................................. 13 AI LÀ NGƯỜI TIẾN HÀNH ĐÁNH GIÁ?.......................................................... 15 KHI NÀO CẦN ĐÁNH GIÁ?............................................................................... 18 CẦN ĐÁNH GIÁ NHỮNG GÌ?............................................................................ 21 GIAI ĐOẠN 1: Sự sống sót, bảo vệ và thông tin .............................................. 21 Thông tin về bối cảnh của thảm hoạ............................................................... 21 Những nhu cầu sống cơ bản ........................................................................... 21 An ninh và sự bảo vệ nhóm người có nguy cơ cao ........................................ 22 Sự cung cấp các thông tin chính xác .............................................................. 23 GIAI ĐOẠN 2: Trở lại cuộc sống bình thường ................................................. 24 Quay trở lại cuộc sống gia đình và cộng đồng: .............................................. 24 Quay trở lại trường học và vui chơi: .............................................................. 24 Thông lệ văn hoá và tín ngưỡng:.................................................................... 25 Những khía cạnh văn hoá liên quan đến hệ thống hỗ trợ:.............................. 25 Phục hồi và xây dựng lại nhà cửa, cơ sở hạ tầng: .......................................... 26 Phục hồi kinh tế và hỗ trợ nghề nghiệp:......................................................... 26 GIAI ĐOẠN 3: Sức khoẻ cộng đồng bền vững ................................................. 27 Tăng cường và mở rộng các dịch vụ và các hoạt động sẵn có của cộng đồng27 Các cách tiếp cận chính qua các dịch vụ của chính phủ................................. 28 Tạo ra môi trường và điều kiện sống tốt: ....................................................... 28 MỘT ĐÁNH GIÁ NÊN ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO? ....................... 29 1. Sự phối hợp................................................................................................. 29 2. Định hướng ................................................................................................. 31 a. Các nguyên tắc và khung mẫu: ................................................................... 31 b. Bối cảnh văn hóa xã hội ở vùng xảy ra thảm hoạ....................................... 32 c. Chính quyền và các tổ chức........................................................................ 33 d. Những hướng dẫn đối với cộng đồng......................................................... 34 3. Những mối liên hệ ...................................................................................... 35 a. Liên hệ với các tổ chức và người lãnh đạo địa phương.............................. 35 b. Liên hệ với những người có khả năng chăm sóc cộng đồng tại địa phương ........................................................................................................................ 36 4. Thu thập số liệu .......................................................................................... 37 5. Hướng dẫn chung về cách ghi chép............................................................ 41 6. Lấy phản hồi từ quá trình đánh giá, phương pháp đánh giá và các phương pháp tiếp cận của đội làm công tác đánh giá .................................................. 41 MÔ HÌNH HỖ TRỢ VỀ TÂM LÝ XÃ HỘI......................................................... 44 SỬ DỤNG ĐÁNH GIÁ ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC KHUYẾN NGHỊ VỀ.............. 47 HỖ TRỢ TÂM LÝ XÃ HỘI TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP ................... 47
  • 9. 1. Những gợi ý cho phát triền những kiến nghị.............................................. 47 2. Chiến lược cho sức khoẻ tâm lí xã hội ....................................................... 49 3. Vận động sự tham gia của hệ thống chăm sóc trẻ sẵn có ........................... 55 4. Sự chuẩn bị và các biện pháp phòng chống................................................ 58 5. Bảo vệ môi trường ...................................................................................... 59
  • 10. GIỚI THIỆU Chúng ta đang sống cùng với nguy cơ thảm họa, bao gồm những thảm hoạ thiên nhiên như thay đổi thời tiết, núi lửa, động đất và sóng thần…và những tai nạn trong công nghiệp cũng như tai nạn giao thông. Bên cạnh đó, các cuộc xung đột vũ trang và chủ nghĩa khủng bố lan tràn đang đe doạ cộng đồng thế giới. Tình trạng khẩn cấp là những tình huống mà trong đó tính mạng và đời sống của con người bị đe doạ tới mức cần có những hành động đặc biệt để đảm bảo tính mạng và đời sống của con người.1 Những hậu quả về vật chất của thảm hoạ là rất rõ ràng: tử vong, tàn tật, di dân và nhiều thiệt hại khác. Tuy nhiên, những hậu quả tâm lý xã hội là ít rõ ràng hơn. Trong khi có thể phát hiện được những phản ứng cảm xúc tức thì của các nạn nhân đối với các thảm họa, việc xác định được hậu quả lâu dài về tinh thần khó khăn hơn rất nhiều. Những hỗ trợ tâm lý xã hội cho cộng đồng và các cá nhân giúp họ vượt qua những tổn thương tâm lý để phục hồi trạng thái khoẻ mạnh như trước thảm hoạ. Có ý kiến cho rằng sự hỗ trợ là cần thiết cho mọi cộng đồng bị thảm họa tác động nhưng cần quan tâm tới bản chất của thảm hoạ. Đặc biệt ở nơi các tổ chức quốc tế cung cấp các dịch vụ, một câu hỏi luôn được đặt ra: “Có phải chúng ta đang cố gắng áp đặt những cách cung cấp dịch vụ y sinh học và lâm sàng một cách chung chung thay vì quan tâm đến các phương pháp phục hồi đặc thù của riêng từng địa phương?” Việc đánh giá thực trạng trước, trong và sau thảm hoạ là quan trọng nhằm phát hiện và khuyến khích các đáp ứng với tâm lý xã hội phù hợp với văn hóa địa phương, những nhu cầu của trẻ em cũng như của các gia đình trong cộng đồng chịu tác động của thảm họa. Việc cứu chữa và phục hồi cho các cá nhân và gia đình họ là cần thiết giải quyết nhu cầu cho việc phục hồi và tái thiết cộng đồng tốt hơn. Để giải quyết những hậu quả tâm lý xã hội sau một thảm hoạ là rất khó khăn, nguyên tắc cơ bản là khuyến khích quá trình phục hồi ở mọi cấp độ, sự tham gia đầy đủ của cộng đồng trong đánh giá tình hình tại những khu vực bị ảnh hưởng và trong việc đưa ra các khuyến nghị về hỗ trợ tâm lý xã hội.1 1 UNICEF (2001) Technical Notes: Special Consideration for Programming in Unstable Situations. 1
  • 11. Tự giúp đỡ và giúp đỡ lẫn nhau về tâm lý xã hội, đặc biệt đối với trẻ em và gia đình họ là nội dung cơ bản của cuốn sách này. Nguyên lý cơ bản trong xây dựng và sử dụng cuốn sách này là tầm quan trọng của sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức địa phương cũng như các tổ chức dựa vào cộng đồng trong đánh giá sự thoải mái về tâm lý xã hội. Trong các tình huống khác nhau, sự phối hợp này đòi hỏi nhiều thời gian và năng lượng trên thực địa cùng với những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa. Tài liệu này dành cho mọi cơ quan, tổ chức và cơ sở hàn lâm đang thực hiện phục hồi. Tài liệu này tập trung vào đánh giá thực hiện ngay sau khi một thảm hoạ xảy ra hoặc sau một cuộc xung đột vũ trang. Trong những tình huống đó, các cơ quan có trách nhiệm đáp ứng với tình trạng khẩn cấp thành lập một nhóm đánh giá gồm từ năm đến tám thành viên. Nhóm này sẽ tới vùng bị thảm họa để xác định nhu cầu của cộng đồng sau thảm họa. Cuốn sách này hướng các hoạt động của nhóm đánh giá thảm hoạ vào việc xác định nhu cầu tâm lý xã hội cũng như thể chất của trẻ em, gia đình và cộng đồng. Một trong những điểm quan trọng hơn mà cuốn sách nhấn mạnh là nhằm tránh sự chồng chéo trong hoạt động đánh giá thảm hoạ giữa các tổ chức khác nhau. Để đạt được điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhóm tiến hành đánh giá tâm lý xã hội. Nếu chưa có tổ chức nào chịu trách nhiệm điều phối hoạt động đáp ứng, nhóm đánh giá tác động tâm lý xã hội cần cộng tác với một đối tác địa phương tại nơi chịu tác động của thảm họa. Cuốn sách này không có những hướng dẫn cụ thể làm thế nào để có được sự phối hợp đó nhưng có nêu ra những nhu cầu chuẩn bị cho một đội hình đánh giá và những gì cần tập trung trong đánh giá, bao gồm những vấn đề nhạy cảm và những vấn đề cần biết trước. Bên cạnh việc cung cấp các nguồn lực, cuốn sách hướng tới những mục tiêu sau: Được sử dụng như một công cụ phục vụ quá trình đánh giá sự thoải mái về tâm lý xã hội của trẻ em và gia đình trong thảm hoạ. Được sử dụng như một công cụ để đưa ra những khuyến nghị và các chiến lược dựa trên khung về sự thoải mái về tâm lý xã hội, và 2
  • 12. Nâng cấp các nguyên lý, đạo đức và kỹ thuật hỗ trợ cho cách tiếp cận dựa vào cộng đồng-được xây dựng dựa trên khả năng tự phục hồi của trẻ em, gia đình và cộng đồng. 3
  • 13. HƯỚNG DẪN VỀ NGUYÊN TẮC VÀ ĐẠO ĐỨC Phát hiện những thế mạnh và khả năng phục hồi của một cộng đồng trong tình huống khẩn cấp, đặc biệt là khi việc đó liên quan tới bảo vệ trẻ em là một thách thức lớn. Một đội đánh giá cần phải tuân theo một số nguyên tắc và đạo đức nhất định. Những nguyên tắc này sẽ hướng dẫn cách thức mà các thành viên đội đánh giá tiếp xúc với trẻ em và cộng đồng trong từng giai đoạn của quá trình đánh giá và bảo đảm các hoạt động sau đó. Những quy tắc này dựa vào Tuyên ngôn toàn cầu về nhân quyền và Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em. Những kinh nghiệm trong việc tiến hành đánh giá những nhu cầu về tâm lý xã hội và xây dựng chương trình làm tăng cường tầm quan trọng của những yếu tố sau: 1. Sự lồng ghép của các cách tiếp cận về tâm lý xã hội đối với những nỗ lực hoà bình và phát triển (cách tiếp cận tổng thể): Các quá trình và hoạt động trong đánh giá cũng như việc đề ra kế hoạch sau đó cần phải có một cách tiếp cận lồng ghép với sức khoẻ tâm lý xã hội. Điều này có nghĩa là cần nhận thức rằng các giải pháp can thiệp tâm lý xã hội không được thực hiện tác rời mà phải được gắn kết với những cuộc điều tra cá nhân và xã hội để đạt được sự trung thực và công bằng. Xây dựng lại những cộng đồng bị thiên tai tàn phá và kết nối trở lại mọi người với các nguồn sống không thể tách rời khỏi quá trình phục hồi về tâm sinh lý xã hội và quá trình hồi phục. Mục đích cuối cùng của quá trình đánh giá và các hoạt động thành công là đóng góp vào sự mưu cầu hoà bình, công bằng xã hội và sự tôn trọng nhân quyền của cộng đồng đó. Trong quá trình đánh giá cần phải: Hỏi cộng đồng để xác định những lĩnh vực hay những vấn đề cần có sự can thiệp ngay lập tức. Hỏi về nguyên nhân tiềm ẩn của xung đột và căng thẳng ở mức độ cá nhân và xã hội. Hỏi cộng đồng về những sự hỗ trợ cần thiết để theo đuổi hòa bình và phát triển. 4
  • 14. 2. Tôn trọng truyền thống văn hoá (cách tiếp cận bối cảnh) Đội đánh giá cần tìm hiểu để biết được những truyền thống văn hoá và thông lệ của cộng đồng. Sự tôn trọng và đánh giá cao sự khác biệt cũng như việc tìm ra những điểm tương đồng giữa văn hóa của các thành viên và văn hoá của cộng đồng bị ảnh hưởng là rất cần thiết trong việc thiết lập và duy trì mối liên hệ với cộng đồng. Những từ đáng chú ý ở đây là “môi trường”, “văn hóa” và “quan niệm” Trong quá trình đáng giá cần: - Biết cách đặt câu hỏi một cách lịch sự. - Tôn trọng thứ bậc trong xã hội nhưng không được để điều đó làm ảnh hưởng đến nhu cầu bảo vệ sự bí mật và quyền riêng tư của cá nhân tham gia vào quá trình đánh giá. - Tôn trọng cách ăn mặc và ăn uống. Ví dụ về những nhạy cảm văn hoá Khách tới nhà của những người Yakan ở Philippines không được đi lại tự do từ nơi này đến nơi khác (Ví dụ: Từ vườn ra cửa trước và từ cửa trước vào nhà) khi khi chưa có lời mời của gia chủ. Dùng ngón trỏ để chỉ vào người hay vật nào đó bị coi là bất lịch sự ở Malayxia và Indonexia. Ở đây họ dùng ngón cái để chỉ. Đối với người Lào, cách ăn uống lịch sự bao gồm việc đậy nắp nồi cơm sau một bữa ăn. Ở những vùng bảo tồn Tamil và cộng đồng ở Srilaka, việc tiếp xúc về mặt thân thể giữa nam và nữ ở nơi công cộng không được chấp nhận. 3. Công bằng và không phân biệt chủng tộc Đội đánh giá phải đảm bảo rằng việc chọn lựa những người tham gia (người lớn hay trẻ em) và các quá trình cũng như các phương pháp phải đảm bảo nguyên tắc chính xác 5
  • 15. (serve to correct, not reinforce, patterns of exclusion)2 không nói quá hay nói giảm. Điều này yêu cầu phải chú ý đến các rào cản về kinh tế xã hội bao gồm sự phân biệt về giới, tuổi cũng như chú ý đến sự khác biệt về dân tộc và tôn giáo trong khu vực đánh giá. Trong quá trình đánh giá cần: Cố gắng để có được cân bằng về giới khi lựa chọn người tham gia Cố gắng để có những thành viên thuộc nhiều dân tộc và nhiều nhóm tôn giáo trong mỗi quá trình và hoạt động đánh giá. 4. Bảo vệ lợi ích của trẻ em Khi thu thập thông tin về những vấn đề nhạy cảm, chẳng hạn như ảnh hưởng của xung đột vũ trang hay thảm họa đối với trẻ em, đội đánh giá phải chú ý đến mối nguy hại tiềm tàng có thể xảy ra cho những người tham gia. Các phương pháp và hoạt động như thăm hộ gia đinh và phỏng vấn cần được chuẩn bị chu đáo để tránh gợi lại những nỗi đau về tinh thần hoặc làm họ cảm thấy xấu hổ trước mặt mọi người (re-activate emotional pain and grief and/or humiliate the participant in the eyes of others)3. Những người tham gia phải được thông báo trước là họ có thể từ chối trả lời bất cứ câu hỏi nào vì bất cứ lí do nào và sẽ không có bất cứ tác động xấu đối với bản thân họ. Trong trường hợp một người tham gia nào đó có phản ứng không tốt về tâm lý đối với việc phỏng vấn hay các phương pháp đánh giá khác, đội đánh giá có nhiệm vụ tìm kiếm sự hỗ trợ cho người đó4. Trước khi đánh giá, những thành viên trong đội phải xác định được những dịch vụ hỗ trợ sẵn có ngay trong hoặc gần khu dân cư đó. Đội đánh giá cũng có nhiệm vụ bảo vệ bất cứ trẻ em nào nếu họ nhận được thông tin về những nguy hại tới trẻ em.5 Trong quá trình đánh giá: Tìm ra những người trong cộng đồng có khả năng hỗ trợ cho những trẻ em và cha mẹ có nhu cầu được quan tâm đặc biệt. 2 Ibid 3 UNICEF, Guidelines for undertaking an assessment of the situation of children affected by armed conflict and unstable environment, (Child Protection: New York Section: New York, November 2000) Draft 02, p.7. 4 Ibid 5 National Children’s Bureau, Guidelines for Research, www.ncb.org.uk/resguide.htm 6
  • 16. Bảo đảm sự an toàn và an ninh cho những người tham gia cũng như những thành viên của đội làm công tác đánh giá. Không gây nên nỗi đau buồn cho đối tượng tham gia đánh giá. Nếu tình huống này xảy ra, phải tìm cách giải quyết. 5. Tôn trọng trẻ em và quan điểm của trẻ em Hầu hết việc đánh giá về tình huống, các vấn đề và nhu cầu của trẻ em đều được thực hiện qua việc phỏng vấn người lớn chứ không phải là phỏng vấn trẻ em. Nhưng những nghiên cứu đã cho thấy rằng sau những tình huống khẩn cấp, bố mẹ, giáo viên và những người lớn khác không hiểu được những phản ứng của trẻ nhỏ đối với những tình huống bất lợi/có hại. Sự nhận thức cũng như hiểu biết về những gì đã trải qua của trẻ em không giống với những gì mà người lớn nhận thấy. Vì vậy việc cần thiết là phải lắng nghe ý kiến trẻ em về những gì chúng đã trải qua sau một thảm họa hay xung đột. Tuy vậy, ý kiến của trẻ em cũng như của bất kỳ bên liên quan nào khác phải được đánh giá như một quan điểm và phải được phiên giải dựa trên kinh nghiệm, mối quan tâm và khả năng của họ.6 Trong quá trình đánh giá, cần thực hiện: Để trẻ em tham gia vào tất cả các giai đoạn. Luôn luôn tôn trọng nhân cách và phẩm giá của trẻ em. Không được nuông chiều trẻ một cách không hợp lý. Cho phép chúng tự bày tỏ. Áp dụng các phương pháp đánh giá có thể giúp cho trẻ bày tỏ quan điểm và kể lại những gì đã trải qua. Tin tưởng vào khả năng trẻ diễn đạt quan điểm và ý kiến. Công nhận kĩ năng phản ứng và các phương pháp tự thân hay có sự giúp đỡ của người khác. 6. Tôn trọng khả năng và thế mạnh của cộng đồng 6 UNICEF Evaluation office, Children Participating in Research, Monitoring, and Evaluation (M&E) – Ethics and Your Responsibilities as a Manager, Evaluation Technical Notes, No. 1 (UNICEF, April 2002), p.5. 7
  • 17. Những người ngoài cuộc thường cho rằng trẻ em và cộng đồng trong trường hợp có xung đột và thiên tai là những nạn nhân thụ động, khó cứu giúp, yếu đuối và dễ bị tổn thương. Nhưng thực tế thì không đơn giản như vậy: cộng đồng ấy lại có thể rất chủ động và có khả năng tự hồi phục, họ có thể tìm cách tự bảo vệ và tự giúp chính bản thân mình trong những lúc gặp khó khăn. Người dân trong vùng bị thảm họa, đặc biệt là trẻ em thường được xem là những nạn nhân bị chấn thương về mặt tâm lý chứ không phải là những người có thể đảm bảo trách nhiệm đối với bản thân họ và có thể là cho cả những người khác nữa. Thách thức đối với đội đánh giá đó là việc phải nhận ra được và tôn trọng khả năng cũng như những thế mạnh của cộng đồng đó và quyết định xem nên sử dụng những khả năng ấy như thế nào để có thể giúp đỡ và bảo vệ hơn nữa quyền lợi của trẻ em. Nếu cần thiết, đội đánh giá cũng phải thông báo cho cộng đồng đó về quyền trẻ em và sức mạnh cũng như khả năng tự phục hồi của chúng, chứ không phải coi trẻ em là những nạn nhân thụ động. Trong quá trình đánh giá, cần chú ý: Huy động cả cộng đồng đặc biệt là những người đứng đầu tôn giáo, giáo viên và những người chăm sóc ban đầu trong mọi giai đoạn của cuộc đánh giá. Tin tưởng vào năng lực của cộng đồng đó và khả năng giúp đỡ trẻ em của họ. Luôn nhắc nhở với họ rằng trẻ em không phải lúc nào cũng là những nạn nhân bị tổn thương về tâm lý mà chúng còn có nhiều kĩ năng có giá trị để đối phó với tình huống khẩn cấp. 7. Thông báo về sự đồng thuận Phải có sự đồng ý của cộng đồng trước khi tiến hành một cuộc đánh giá. Khi trẻ em là đối tượng của quá trình đánh giá thì phải có sự đồng ý của cha mẹ hay những người giám hộ trước khi bắt đầu bất cứ một cuộc thảo luận nào với chúng. Trước hết, đội đánh giá cần phải giải thích cho cha mẹ hoặc người giám hộ biết họ là ai, đánh giá về vấn đề gì, họ đang tìm kiếm thông tin nào, các phương pháp nào sẽ được sử dụng, thông tin sau khi thu thập được sẽ được sử dụng như thế nào và ảnh hưởng có thể xảy ra đối với trẻ khi tham gia đánh giá. Người lớn có thể được hỏi bất kỳ điều gì họ thắc mắc. 8
  • 18. Đội đánh giá phải sử dụng ngôn ngữ phù hợp để cung cấp cho trẻ em biết trước những thông tin trên đây để chúng quyết định có sẵn lòng tham gia hay không. Vào thời điểm thích hợp, đội đánh giá trình bày mục đích của họ đối với cộng đồng và những người lãnh đạo cộng đồng để đảm bảo nhận được sự hợp tác. Đội đánh giá cũng cần phải nhấn mạnh với những thành phần tham gia, đặc biệt là trẻ em, rằng họ có thể không tham gia quá trình đánh giá này vào bất cứ lúc nào và họ sẽ không bị bất cứ ảnh hưởng xấu nào nếu từ chối tham gia. Đây là điểm đặc biệt quan trọng trong trường hợp có họ phải phụ thuộc như khi họ không có nơi ăn chốn ở và phải sống nhờ vào cứu hộ. Trong quá trình đánh giá: Khi có trẻ em tham gia cần giải thích rõ bản chất và mục tiêu của việc đánh giá cho bố mẹ hay người giám hộ của trẻ và phải được cho phép nói chuyện trực tiếp với trẻ. Giải thích rõ về dự án cho đứa trẻ sao cho chúng có thể hiểu thật rõ. Phải được đứa trẻ cho phép nói chuyện. Thông báo cho đối tượng tham gia rằng chúng có thể đồng ý hoặc từ chối tham gia vào nghiên cứu mà sẽ không gặp phải bất kì một ảnh hưởng xấu nào. 8. Bảo vệ các cá nhân khỏi nguy cơ bị lạm dụng Những thành viên của đội đánh giá có nhiệm vụ phải tạo ra và duy trì được một môi trường có thể ngăn chặn việc lạm dụng và bóc lột, và họ có trách nhiệm quan trọng là phải hỗ trợ, duy trì và củng cố môi trường đó. Bất kì một hình thức bóc lột hay lạm dụng nào của thành viên đội đánh giá đều ảnh hưởng xấu đến công tác đánh giá và đều vi phạm hợp đồng hay điều khoản thoả thuận. Việc trao đổi tiền bạc, nghề nghiệp, hàng hóa hay dịch vụ để quan hệ tình dục bao gồm việc thoả mãn tình dục hay các dạng khác của hành vi thoái hoá, làm nhục hoặc bóc lột đều bị cấm. Không được quan hệ tình dục với trẻ em dưới 18 tuổi. 9
  • 19. Trong quá trình đánh giá: Không được để lộ thông tin về trẻ em tham gia quá trình đánh giá . Cẩn thận với những người được phép đi kèm với bất kì thành viên nào của đội đánh giá về nhiệm vụ đánh giá và mục đích của họ. 9. Các yếu tố cá nhân và sự bảo mật thông tin Tránh tình huống cưỡng ép các cá nhân cung cấp những thông tin mà họ không muốn cung cấp. Quyền bảo mật và cuộc sống riêng tư của họ cần được tôn trọng trong mọi tình huống. Bên cạnh đó, đối với những người cung cấp thông tin cũng cần phải được đảm bảo về thân thể, sự thanh thản trong tâm hồn và nhân phẩm. Đặc biệt trong những khu vực xảy ra xung đột, những người cung cấp các thông tin nhạy cảm sẽ ở vào tình thế rất nguy hiểm và có thể bị báo thù hoặc trừng phạt bởi những nhóm có vũ trang trong cộng đồng xảy ra xung đột đó. Vì vậy việc bảo đảm bí mật danh tính những người tham gia cung cấp thông tin cho quá trình đánh giá là hết sức quan trọng. Trong quá trình đánh giá: Không được cố tình khai thác những thông tin mà người cung cấp thông tin không muốn trả lời. Không được hỏi những câu hỏi làm người được hỏi cảm thấy bị xúc phạm. Không được chụp ảnh hay ghi hình những người cung cấp thông tin nếu không được họ cho phép. Không được ghi lại tên. Có thể sử dụng bí danh của người lớn hoặc trẻ em trong báo cáo nếu họ cho phép. Bảo quản dữ liệu trong khu vực an toàn Trong quá trình làm các bài tập nhóm, cần đảm bảo những người tham gia tôn trọng tính riêng tư của những người khác. Không được kể với bất kì một người cung cấp thông tin nào khác về một cuộc phỏng vấn cụ thể nào. Điều này thể hiện sự không đảm bảo tính bảo mật của các thông tin cá nhân. 10
  • 20. Hiểu biết rõ về những người phiên dịch, cố gắng tìm kiếm những người khách quan và đáng tin cậy nhất. 10. Quyền sở hữu Trẻ em và cộng đồng phải được thông báo về kết quả đánh giá. Trẻ em có thể biểu thị ý tưởng của chúng qua các hình vẽ hoặc biểu đồ và chúng có quyền sở hữu những dữ liệu đánh giá đó. Điều này có nghĩa là chúng có quyền biết về những tài liệu mà chúng tạo ra sẽ được sử dụng như thế nào. Trong quá trình đánh giá: Cần được sự cho phép dụng tranh hay các công cụ đánh giá khác và giải thích về việc chúng sẽ được sử dụng ra sao. Hỏi xem trẻ hay đối tượng là người lớn có muốn một bản sao của bản đánh giá cuối cùng hay không và ghi lại cách thức gửi bản báo cáo đó đến cho họ. 11. Làm rõ về kỳ vọng và kết quả đánh giá đối với cộng đồng Những thành viên của cộng đồng bị ảnh hưởng đều muốn biết việc tham gia vào quá trình đánh giá có thể mang lại lợi ích gì cho bản thân họ. Đơn giản là không nên hứa hẹn bất cứ điều gì không thể thực hiện được và hãy thực hiện điều đã hứa. Rất nhiều người sống trong những khu vực có xung đột hay trong những trại tị nạn đều phải sống trong những điều kiện hết sức khó khăn và thiếu thốn. Ngay từ lúc bắt đầu, đội đánh giá phải đảm bảo rằng trẻ em,cha mẹ, gia đình và cộng đồng hiểu được họ sẽ làm gì khi tham gia vào điều tra này. Mặc dù các thành viên của đội có thể nghe được những câu chuyện đau thương và có lẽ cũng muốn được giúp đỡ nhưng đừng hứa rằng việc đánh giá sẽ cải thiện tình hình của họ. Những kiến nghị của bản đánh giá có thể dẫn tới sự trợ giúp hay sự thay đổi về chính sách nhưng trên thực tế chúng sẽ không thể có tác động ngay lập tức, điều đó có nghĩa là cuộc sống của đứa trẻ và cộng đồng bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang hay thiên tai có thể sẽ không thay đổi gì cả . Trong quá trình đánh giá: 11
  • 21. Giải thích mục tiêu và mục đích của việc đánh giá, điều gì có thể và không thể đạt được. Giải thích quá trình đánh giá này sẽ mang lại hay không mang lại lợi ích gì cho những người tham gia. Thực hiện những việc đã hứa với trẻ nhỏ, người lớn và cộng đồng 12
  • 22. TẠI SAO LẠI TIẾN HÀNH VIỆC ĐÁNH GIÁ? Đánh giá là một quá trình thu thập thông tin. Giai đoạn ngay sau thảm hoạ hay sau một sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong một cuộc xung đột đang diễn ra thì thông tin cần thiết là những thông tin về mức độ tổn thất đối với cuộc sống, tài sản và môi trường. Ví dụ, thông tin cần thiết về số người (bao gồm trẻ em, phụ nữ và nam giới) bị ảnh hưởng, những nhóm người cần có sự quan tâm đặc biệt và những hư hại về cơ sở hạ tầng. Biết được những gì mà trẻ em đã trải qua cũng sẽ có thể giúp cho việc kiến nghị các biện pháp bảo đảm sự sống, sự an toàn và thông tin. Bản đánh giá phải cho biết được những ảnh hưởng của thiên tai và xung đột đối với sức khoẻ tâm lý xã hội của trẻ em và cộng đồng. Công việc này bao gồm cả việc phải chú ý đến những thay đổi và ảnh hưởng đến: Khả năng của gia đình và cộng đồng trong việc bảo vệ trẻ em - việc trải qua thiên tai có làm mất đi hay làm tăng khả năng ấy cho các bậc phụ huynh, nhân viên chăm sóc sức khỏe, giáo viên, cảnh sát, nhân viên xã hội và những người khác (những người tiếp xúc với trẻ em) hay không? Kiến thức, kĩ năng sống và sự tham gia của trẻ - có thông tin chính xác, thích hợp, vừa đủ và dễ tiếp cận nào có thể giúp cho trẻ tìm cách tự giúp chính bản thân và những người khác trong cộng đồng hay không? Thái độ, truyền thống, phong tục, cách cư xử, các mối quan hệ và các thông lệ - kinh nghiệm trải qua xung đột hay thiên tai có giúp đem lại những thái độ và cách thức làm việc nào có thể khiến cho việc hồi phục nhanh chóng hay không hay chúng lại gây hại nhiều hơn?. Ví dụ, khi đối mặt với thảm họa, có những thông lệ hay việc làm nào không tôn trọng phong tục của cộng đồng đó như việc nhận dạng, động chạm hay xử lý các xác chết hay không? Thể chế và cam kết của chính phủ cần tuân thủ - có biện pháp nào được thực thi trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ trẻ em và quyền của chúng hay không? Có các biện pháp bảo vệ nào không? Khả năng phục hồi và ổn định - thảm họa đó có làm ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của cộng đồng hay không? Việc này bao gồm việc đánh giá ảnh hưởng 13
  • 23. về cách thức xử lí và phục hồi của cộng đồng, sự tương trợ giữa các nhóm người trong cộng đồng (ví dụ như các tổ chức phụ nữ hay nhà thờ) cũng như các dịch vụ, biện pháp chăm sóc và hỗ trợ cơ bản. Việc đánh giá cũng là một quá trình hỗ trợ. Nó phải tạo điều kiện cho cộng đồng đánh giá được nhu cầu, mong muốn và giá trị của họ sau khi thảm hoạ xảy ra. Nó cũng tạo điều kiện cho các thành viên trong cộng đồng hiểu được tình huống của họ để có thể có những quyết định hành động đúng đắn trong tương lai gần cũng như trong tương lai xa. Do vậy, việc đánh giá phải được tiến hành theo phương pháp hợp tác. Nói cách khác, đánh giá cần: Là công việc mang tính hợp tác giữa những người lớn (phụ nữ và nam giới) và trẻ em (con trai và con gái) trong cộng đồng và giữa cộng đồng với các cơ quan bên ngoài khác, từ lập kế hoạch cho việc tiến hành các bước cụ thể đến khi phổ biến và sử dụng các kết quả của việc đánh giá đó. Nhấn mạnh các cấp độ tham gia khác nhau của các bên liên quan, đặc biệt là trẻ em, tuỳ thuộc vào khả năng, sự sẵn sàng của chúng và mức độ, chất lượng tham gia mà chúng muốn. Là quá trình học tập theo cá nhân và theo nhóm qua đó người lớn và trẻ em đều nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của mình, nhận thức được về thực tế xã hội trong mối quan hệ với tình huống cụ thể của họ hiện nay và về những việc họ có thể làm để cải thiện được tình huống của mình. Là một quá trình linh hoạt và luôn biến đổi không ngừng, phù hợp và đáp ứng với nhu cầu và tình huống lúc khẩn cấp của cộng đồng và những người trong cộng đồng đó cũng như các thành viên trong đội làm công tác đánh giá. Là quá trình trao quyền giúp cho trẻ em, gia đình và cộng đồng cảm thấy có thêm cam kết và quyền sở hữu quá trình đánh giá, những phát hiện trong đánh giá cũng như với bất cứ hoạt động nào đó tiếp theo đánh giá. Đánh giá là để hành động. Chìa khoá của việc đánh giá là cùng lúc tìm ra được giải pháp cho các vấn đề và các kiến nghị. Cộng đồng cần tìm ra các giải phán cho các vấn đề đã tìm ra trong quá trình đánh giá và tìm ra các phương pháp nâng cao sức khoẻ tâm lý xã hội cho cả trẻ em và người lớn. Đánh giá cũng cần tìm kiếm sự cộng tác và phối kết hợp trong cộng đồng, các đối tác và với các cơ quan bên ngoài khác. 14
  • 24. AI LÀ NGƯỜI TIẾN HÀNH ĐÁNH GIÁ? Để lập một đội đánh giá, đầu tiên phải kiểm tra xem có ai hay tổ chức nào ở cộng đồng bị ảnh hưởng có thể làm đối tác trong khu vực đó hay không. Sau đó phải xác định xem nhóm đó có khả năng hướng dẫn một đánh giá có sự tham gia về để đánh giá sức khoẻ tâm lý xã hội của trẻ em và cộng đồng trong tình huống khẩn cấp hay không. Những cá nhân hay tổ chức địa phương này cần phải thành thạo công việc đánh giá, tự tin và được cộng đồng tin tưởng. Nhóm đánh giá cần phải bao gồm các cá nhân từ những vùng khác nhau của đất nước, có kinh nghiệm làm việc tại khu vực bị ảnh hưởng và/hoặc có những kiến thức về lịch sử, văn hoá và thông lệ của khu vực bị ảnh hưởng đó. Trong một số trường hợp, nếu có thêm sự trợ giúp quốc tế trong quá trình đánh giá sẽ là rất cần thiết và hữu ích. Ban đầu là phải đánh giá tình hình: cộng đồng bị ảnh hưởng này có yêu cầu giúp đỡ hay không? Ở đó có các cơ quan chính phủ hay các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế đang tiến hành đáp ứng với tình huống khẩn cấp hay không? Nếu có, cần tìm ra những đánh giá nào đang được tiến hành và đang được lên kế hoạch. Nếu không có công tác đánh giá nào như vậy thì khi lập nên một đội đánh giá sẽ không gây ra mâu thuẫn. Nếu như có công tác đánh giá đang được tiến hành thì cần xác định xem công tác đó có cần hợp tác hay không hoặc phân chia vùng nếu có thể và sau đó thì các kết quả sẽ được chia sẻ giữa các nhóm. Nếu không có nhóm địa phương nào có thể tiến hành hay tham gia vào quá trình đánh giá thì một công việc quan trọng đối với đội đánh giá mà không phải là người trong vùng đó là cần tìm ra được một tổ chức hay một người nào đó, ít nhất có thể là người cung cấp tin tức chính, có thể cho biết các thông tin đáng giá và giúp đỡ cho việc tiếp cận của đội với khu vực. Một đội đánh giá thường có từ 5-8 người. Sau đây là một số gợi ý hữu ích cần cân nhắc khi thành lập một đội (một người có thể thoả mãn hơn một điều kiện) 15
  • 25. Phải có ít nhất một người có kinh nghiêm làm công tác đánh giá để hỗ trợ về mặt tâm lý xã hội trong các trường hợp khẩn cấp, tập trung vào các vấn đề sức khoẻ hơn là tính dễ bị tổn thương. Phải có ít nhất 1 người có kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch có sự tham gia. Phải có ít nhất 1 người nói được ngôn ngữ bản xứ Phải chú ý đến sự cân bằng về giới, tuổi, dân tộc cũng như tránh bất cứ sự phân biệt chủng tộc nào. Những người hỗ trợ khác (ví dụ những người liên lạc từ các nhóm ngôn ngữ dân tộc trong khu vực bị ảnh hưởng, các thông dịch viên và lái xe) cũng phải được coi như một bộ phận của đội đánh giá. Bất cứ ai tham gia vào quá trình đánh giá cũng cần phải hiểu rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của họ, phải đồng ý với mục tiêu đánh giá và tuân theo những quy tắc và đạo đức trong quyển sổ tay này. Họ phải có sự nhạy cảm, sự tôn trọng và khả năng liên kết tốt với trẻ em cũng như người lớn ở bất cứ cộng đồng nào. Công việc đánh giá không phải là một quá trình nhanh chóng, do đó đội đánh giá phải chuẩn bị dành thời gian với cộng đồng để có được lòng tin từ họ. Các thành viên trong đội phải cam kết tiến hành công tác đánh giá mà không gây tổn hại đến sức khoẻ của trẻ em và cộng đồng. Chuẩn bị cho những trường hợp hiếm khi xảy ra như khi đội làm công tác đánh giá bị buộc phải ra khỏi khu vực bị ảnh hưởng trước khi hoàn thành công việc. Ví dụ: một đội đánh giá trong một cuộc xung đột vũ trang ở Philippines phải ra khỏi khu vực làm việc chỉ sau hai ngày. Để chuẩn bị, phải cung cấp tài liệu như cuốn hướng dẫn kèm với quyển sổ tay này và chỉ dẫn tường tận cho đội đánh giá dự trữ về quá trình và quy tắc trước khi thực sự bắt đầu tiến hành một công tác đánh giá nào. 16
  • 26. www.psychosocialnetwork.org Mạng lưới hỗ trợ tâm lý xã hội trường hợp khẩn cấp trong khu vực (RESPN) duy trì một cơ sở dữ liệu về các tổ chức và cá nhân (chỉ vùng Đông Á và Thái Bình Dương). Mạng lưới đã tham gia vào việc hỗ trợ tâm lý xã hội cho trẻ em và cộng đồng trong trường hợp khẩn cấp. Các cộng đồng và các tổ chức phi chính phủ trong khu vực nếu cần đến những cộng sự ở nước ngoài khi tiến hành công tác đáng giá có thể tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu và liên hệ với thư ký RESPN để biết thêm thông tin. 17
  • 27. KHI NÀO CẦN ĐÁNH GIÁ? Việc đánh giá về sức khoẻ tâm lý xã hội của trẻ em và cộng đồng trong tình huống khẩn cấp có thể được tiến hành ngay sau khi có thiên tai, hay sau một sự kiện trọng đại của một cuộc xung đột đang diễn ra và sẽ được cập nhật ngay khi tình huống đó có chuyển biến. Tuy vậy, trọng tâm và viễn cảnh xuyên suốt công tác đánh giá cũng tuỳ thuộc vào từng giai đoạn của tình huống khẩn cấp đó (xem biểu đồ các giai đoạn ở trang sau). Ngay sau tình huống khẩn cấp, công tác đánh giá tập trung vào nhu cầu sống, bảo vệ, thông tin và đánh giá về các phản ứng có thể là quan trọng nhất. Khi tình hình trở nên ổn định hơn thì người ta cần đến các thông tin nhằm phục hồi trạng thái bình thường trong cuộc sống và môi trường của các thành viên trong cộng đồng. Khi cộng đồng đã hồi phục sau thảm hoạ, thì lại cần thiết phải có việc đánh giá để thông báo kế hoạch cung cấp các dịch vụ xã hội mang tính lâu dài. Mặc dù các giai đoạn nêu ra trong bảng sau rất hữu ích trong việc hướng dẫn công tác đánh giá và lập kế hoạch đang diễn ra. Tuy vậy trên thực tế thường có sự đan xen và mối quan hệ chặt chẽ giữa các giai đoạn và các phản ứng tâm lý xã hội với nhau. Khi đánh giá một tình huống khẩn cấp, điều quan trọng là phải lên kế hoạch cho tất cả các giai đoạn để đảm bảo rằng những nhu cầu trong hiện tại và tương lai đều được chú ý đến. Dù tình huống khẩn cấp đang ở trong giai đoạn nào thì việc đánh giá luôn cần tuân theo các quy định và nguyên tắc đạo đức được đề cập đến trong quyển sổ tay này và phải xem xét một cách thận trọng đến tình huống cũng như cảm nhận của cộng đồng. Trong tất cả các quá trình đánh giá cũng như thực hiện kế hoạch, phải lưu ý một điều quan trọng là các thông lệ trong khu vực vẫn cần phải được đảm bảo tôn trọng và phát huy. Bảng các giai đoạn sau chỉ rõ một khía cạnh vô cùng quan trọng của việc cần thiết phải nhấn mạnh sự liên kết và hợp tác chặt chẽ giữa công tác cứu trợ, các hoạt động giúp hồi phục với sức khoẻ tâm lý của trẻ em và phụ nữ. Các dự án nhằm đảm bảo cho sự sống nếu không được lên kế hoạch và quản lí tốt (bao gồm cả những can thiệp tức thì về tâm lí 18
  • 28. xã hội như tư vấn về tổn thương hay phỏng vấn) có thể gây ra ảnh hưởng không tốt đến trẻ em và phụ nữ. Tuy vậy, đôi khi nhiều hoạt động giúp tăng cường sức khoẻ tâm lí xã hội lại mau chóng bị bỏ qua để tiến hành các dự án viện trợ và giúp đỡ sự sống. Do đó, điều quan trọng là những người lập kế hoạch hay thực hiện các công tác hỗ trợ về tâm lý xã hội cần tránh làm việc một cách biệt lập với các cơ quan viện trợ khác, thay vào đó phải hợp tác một cách chặt chẽ với họ trong mọi hoạt động. Điều này chủ yếu là để nhằm đảm bảo rằng các hoạt động viện trợ đều được lên kế hoạch một cách chu đáo và có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động hỗ trợ về tâm lí xã hội đang được thực hiện hoặc sẽ được thực hiện trong tương lai. Đồng thời, việc hợp tác sẽ đem lại hiệu quả cao nhất cho các hoạt động viện trợ, hỗ trợ sự sống và hỗ trợ về tâm lí xã hội trong việc chữa trị và chăm sóc sức khoẻ cơ bản của trẻ em và phụ nữ. 19
  • 29. Các giai đoạn trong đánh giá và hỗ trợ tâm lý xã hội trong các tình huống khẩn cấp7 Đảm bảo rằng những người bị ảnh hưởng có nơi cư trú khẩn cấp, được chăm sóc y tế, có thức ăn, Nơi cư trú nước và đảm bảo vệ sinh GIAI ĐOẠN 1 Thức ăn và nước uống Bảo vệ người dân khỏi bị tổn hại thêm nữa vì họ Có cần đáp ứng dễ bị lạm dụng hay bóc lột bởi những người lợi những nhu cầu An ninh và bảo vệ dụng tình hình hỗn độn sống sót và bảo vệ Sức khỏe và vệ sinh Tạo ra những không gian thân thiện với trẻ em tại của người dân những khu vực bị ảnh hưởng và trong các trại không? lưu trú Đăng ký và bảo vệ những trẻ em không nơi nương tựa và những nhóm có nguy cơ. Cung cấp những thông tin phù hợp về những gì đã xảy ra Người dân có được Về những gì đã xảy ra cung cấp những Về sự an toàn của gia Giúp đoàn tụ các gia đình và giúp mọi người liên hệ với họ hàng và bạn bè thông tin đúng đắn đình và bạn bè Phổ biến những thông tin chính xác về các dịch và chính xác Về việc tiếp cận các vụ hỗ trợ hiện có không? nguồn lực Huy động những nhà lãnh đạo địa phương thu thập thông tin và tổ chức các hoạt động đáp ứng khẩn cấp GIAI ĐOẠN 2 Quay trở lại làm việc Tổ chức các hoạt động thường ngày phù hợp với hay đến trường từng lứa tuổi cho người dân và trẻ em vẫn đang Người ta có đang sống trong các khu trại. tạo ra một môi Bắt đầu xây dựng lại trường mà trong nhà cửa và cơ sở hạ Sử dụng các dịch vụ cộng đồng hiện có và chuyên đó người dân có tầng môn để lập kế hoạch và thực hiện viện tái thiết thể trở lại trạng Các hoạt động văn hóa Huy động những nhà lãnh đạo tôn giáo và cộng thái hoạt động bình và tôn giáo đồng để tiến hành các nghi lễ và nghi thức phù hợp. thường hàng ngày Hỗ trợ về sinh kế không? Tiếp cận các dịch vụ chuyên môn có thể hỗ trợ thiết lập lại cuộc sống và phục hồi nền kinh tế. Xây dựng năng lực của những nhà cung cấp dịch Đẩy mạnh và mở rộng vụ vì sự phát triển bền vững các dịch vụ và hoạt động cộng đồng hiện Lập mạng lưới và kết hợp các hoạt động về tâm lý GIAI ĐOẠN 3 có xã hội Duy trì cuộc sống Lồng ghép các cách Tiếp cận các dịch vụ bổ sung giúp những người bền vững của cộng tiếp cận thuộc về tâm lý có nhu cầu đặc biệt tìm đến những nơi có thể đáp đồng. xã hội thông qua các ứng dịch vụ của chính phủ Vận động chính quyền địa phương và trung ương ở địa phương và trung để nâng cao sức khỏe và hạnh phúc của cộng 7 ương đồng Dựa trên the Framework of the Psychosocial Well-being Working Group of the Consortium of Humanitarian Agencies in Srrilanka 20
  • 30. CẦN ĐÁNH GIÁ NHỮNG GÌ? Những gợi ý và câu hỏi đặt ra sau đây có thể được sử dụng để hướng dẫn công tác đánh giá trong cả 3 giai đoạn của phản ứng về tâm lý xã hội trong trường hợp khẩn cấp. Cần lưu ý rằng những gì được liệt kê sau không phải là hoàn chỉnh hay cho thấy hết mọi khía cạnh của công tác đánh giá, vì từ các câu hỏi chung sẽ tự phát sinh các chi tiết và sắc thái khác nhau trong quá trình phỏng vấn, tư vấn, các hoạt động nhóm và có thể dẫn đến các câu hỏi cụ thể khác. GIAI ĐOẠN 1: Sự sống sót, bảo vệ và thông tin Thông tin về bối cảnh của thảm hoạ Mô tả bản chất của tình huống khẩn cấp Mô tả hoàn cảnh xảy ra tình huống khẩn cấp (môi trường chính trị và xã hội) Chỉ rõ vị trí địa lí và môi trường của khu vực bị ảnh hưởng – bản chất của địa hình và đời sống thực vật. Trước khi thảm hoạ xảy ra thì cuộc sống như thế nào? Những thay đổi nào xảy ra sau tình huống khẩn cấp và có ảnh hưởng như thế nào đối với sức khoẻ cá nhân và cộng đồng? Vấn đề nào góp phần gây ra sự chia rẽ trong khu vực có tình huống khẩn cấp? trong khu vực lớn hơn? Điều gì dự kiến sẽ mang lại sự phát triển trong khu vực này (nếu có)? Sự dịch chuyển dân cư có phải là hậu quả của tình huống khẩn cấp hay không? tình huống ấy có thể xảy ra không? Sự dịch chuyển này hay sự dịch chuyển trong tương lai có những ảnh hưởng như thế nào đối với sức khoẻ? Quyền nào của con người đã và đang bị xâm phạm? các hoạt động địa phương nào hỗ trợ quyền con người? Tình huống an ninh như thế nào? Loại hình và mức độ của bạo động đang diễn ra trong khu vực, nếu có? Những nhu cầu sống cơ bản 21
  • 31. Thu thập thông tin về sự lưu hành của bệnh tật, tỉ lệ tử vong và nguyên nhân của chúng (tuổi tác và giới tính). Ở đó có trung tâm chăm sóc sức khoẻ, bệnh viện hay những tiện nghi về y tế hay không? Ở đó có những người chữa bệnh theo cách thức truyền thống hay tình nguyện viên chăm sóc sức khoẻ cộng đồng hay không? Có phương tiện nào hỗ trợ cho việc tiếp cận khu vực không (hàng không, cảng, sông, đường bộ, đường sắt)? Chi tiết về tình huống giao thông, nhiên liệu, thông tin liên lạc và công tác hậu cần cho chăm sóc sức khoẻ trong khu vực bị ảnh hưởng. Thời tiết có ảnh hưởng như thế nào đến người dân? Nguồn cung cấp và chất lượng nước? Chi tiết về an ninh, bản chất, lượng và sự duy trì của nguồn thức ăn, sự phân phối thức ăn hiên tại và lượng thức ăn cần thiết trong tương lai cũng như sự sẵn có của nó. Có sẵn chỗ ở không và chất lượng của nơi ở đó như thế nào? Quần áo và chỗ ngủ có sẵn không và chất lượng ra sao? Đánh giá về điều kiện vệ sinh. Tiêm chủng có được mở rộng không? Chỉ ra xem có hay có thể xảy ra các bệnh truyền nhiễm hay không. An ninh và sự bảo vệ nhóm người có nguy cơ cao Nếu có thể, ước tính xem số dân bị ảnh hưởng theo độ tuổi, giới tính và các chỉ số nguy hiểm theo từng mục sau: o Người đánh giá và/hoặc những người vô gia cư trong khu vực o Cha/ mẹ ở một mình o Trẻ mồ côi, trẻ em không có sự chăm sóc của người lớn và trẻ em vô gia cư o Trẻ em/ vị thành niên gánh vác công việc gia đình o Trẻ em là quân nhân giải ngũ hay đào ngũ, lính cũ, quân nhân đang phục vụ , lính đánh thuê o Những người goá chồng hay góa vợ 22
  • 32. o Người tàn tật hay hạn chế phát triển o Người già o Người bị bệnh kinh niên: sống cùng gia đình hay trong các viện hay ở nơi nào khác o Phụ nữ bị hãm hiếp hay nạn nhân của bạo lực tình dục o Những người sống sót sau khi bị tra tấn o Các nhóm người khác đang gặp khó khăn trong khu vực Đưa ra bức tranh toàn cảnh về những nhóm người đang có nhu cầu đặc biệt về hỗ trợ tâm lý xã hội, ví dụ: o trẻ mồ côi hay không có người lớn chăm sóc o những người không có khả năng tự chăm sóc o phụ nữ bị xâm hại tình dục o trẻ em là lính được giải ngũ hay đào ngũ Trẻ em có chỗ an toàn để chơi hay không? Có ai trong cộng đồng có thể lo liệu các hoạt động cho trẻ như giáo dục không chính thức, vui chơi giải trí không? Sự cung cấp các thông tin chính xác Có người đứng đầu địa phương hay các tổ chức thu thập thông tin và thông báo về những gì đang diễn ra không? Hệ thống thông tin nào đang hoạt động? Các sự việc được giải thích cho trẻ như thế nào? Trẻ có được tiếp cận với những thông tin chính xác không? Thông tin về tình hình an ninh, sự xâm phạm về quyền con người hay các vấn đề khác liên quan tới an toàn và an ninh có cập nhật không? Các gợi ý và hướng dẫn có được trẻ em và các nhóm đang gặp khó khăn chấp nhận không? Có những hướng dẫn hay quá trình nào giúp đoàn tụ gia đình không? Có hệ thống thông tin/ liên lạc nào giúp người dân tiếp cận với các dịch vụ không? 23
  • 33. GIAI ĐOẠN 2: Trở lại cuộc sống bình thường Quay trở lại cuộc sống gia đình và cộng đồng: Các gia đình có sống cùng nhau không? Người dân trong các khu vực di dời có đủ tự do cá nhân không? Những biện pháp nào có thể được tiến hành để cải thiện điều kiện sống của trẻ em và gia đình của chúng? Các bậc cha mẹ phải đối mặt với những tình huống khó khăn và sự căng thẳng gì mà có thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ? cũng như việc họ chăm sóc cho trẻ em như thế nào? Có cơ hội nào cho các bậc cha mẹ có thể thảo luận và tìm sự hỗ trợ để vượt qua những khó khăn căng thẳng mà họ và con cái họ phải đương đầu không? Công tác tái định cư và các tổ chức xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến trẻ em? Phải làm gì để các gia đình sống ổn định và chăm sóc bảo vệ cho con cái họ? Cần phải làm gì nữa? Nhu cầu đặc biệt của trẻ không có sự chăm sóc của cha mẹ, những người sống lâu trong trại và trẻ có nguy cơ được đáp ứng ra sao? Cơ chế phản ứng bình thường của cộng đồng trong những tình huống khẩn cấp và nâng cao sức khoẻ là gì? Chúng có thể được tăng cường ra sao? Quay trở lại trường học và vui chơi: Có những biện pháp giáo dục và các hoạt động nào khác để trẻ em có thể tham gia nhằm hồi phục sức khoẻ và tái lập cuộc sống thường nhật hay không?. Chỉ ra bất kỳ một hoạt động giáo dục chính thức hay không chính thức nào giữa: o Những người bị ảnh hưởng o Những người tị nạn o Các cộng đồng trong khu vực bị di dời o Các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi chiến tranh Nếu có các hoạt động giáo dục đang được tiến hành thì chúng có phù hợp hay không? Nếu không có hoạt động giáo dục nào đang được tiến hành, chúng sẽ được tiến hành ra sao? 24
  • 34. Có giáo viên trong khu vực cộng đồng bị ảnh hưởng không? Nếu có họ có thể hỗ trợ công tác giáo dục và các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em như thế nào? Có sự đào tạo hay hỗ trợ nào cho giáo viên không?. Chương trình giảng dạy có còn phù hợp với nhu cầu của trẻ sau khi xảy ra thảm họa hay không? Có bao nhiêu trường học cần phải được xây dựng lại và phục hồi? Phải cần đến những tài liệu giảng dạy nào? Có các hoạt động giải trí nào cho trẻ em và thanh niên không? Thông lệ văn hoá và tín ngưỡng: Những người bị ảnh hưởng và cộng đồng theo tín ngưỡng nào? Những người giảng đạo, những người chữa bệnh bằng phương pháp truyền thống, người có quyền lực và những nhà chức trách có vai trò thế nào trong khu vực? Có những truyền thống, nghi thức, các mối quan hệ xã hội hay những điều cấm kị nào trong các trường hợp cụ thể như tang ma, tưởng niệm, chôn cất, báo thù, hãm hiếp hay không?. Người dân có phản ứng như thế nào trước sự chết chóc, công việc chôn cất, sự mất đi người thân và những mất mát khác? Họ có thể tự bảo đảm sức khoẻ của mình trong những hoàn cảnh ấy như thế nào?. Vào hoàn cảnh hiện tại, trong những tình huống nào mà người ta không thực hiện những truyền thống và nghi lễ?. (VD:trẻ em sinh ra ngoài giá thú, những người đang mất tích, những người không được chôn cất theo nghi thức truyền thống). Và có thể làm gì trong những tình huống đó, nếu có? Mô tả cộng đồng trước, trong và sau khi xảy ra tình huống khẩn cấp, về khả năng phục hồi, khả năng, thế mạnh và các nguồn lực. Chỉ ra cảm nhận về nền văn hoá, tiềm năng, lối sống, các tổ chức chính trị, xã hội, tôn giáo của cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thảm hoạ. Cách hiểu truyền thống về nguồn gốc của những thiên tai là gì? (do chúa, số mệnh, trời phạt...) Những khía cạnh văn hoá liên quan đến hệ thống hỗ trợ: 25
  • 35. Trong những điều kiện nào thì có thể diễn tả cảm xúc một cách công khai như xấu hổ, tội lỗi, sợ hãi và bực bội? Những cảm xúc đa dạng được thể hiện và mô tả như thế nào?. Những cảm xúc được biểu lộ ra có phù hợp với văn hoá không? Cảm giác và các vấn đề thực tế được đem ra thảo luận khi có mặt các thành viên trong gia đình có gây ra vấn đề gì không? Người ta mong chờ gì về mặt văn hóa khi sử dụng các phương pháp ẩn dụ, tưởng tượng, truyền thuyết và kể chuyện nhằm thực hiện công việc giúp đỡ?. Người ta mong chờ gì vào những cách chữa bệnh hay các nghi thức theo phương pháp truyền thống và vào vai trò của các cách tiếp cận phương tây?. Người dân hiểu thế nào về các khái niệm: sức khoẻ, sự căng thẳng và bệnh tật? Phục hồi và xây dựng lại nhà cửa, cơ sở hạ tầng: Thành viên của cộng đồng đã làm gì để khôi phục hay xây dựng tạm thời nhà cửa và cơ sở hạ tầng như trường học, nhà thờ, đền, đường xá, cầu cống...? Đã có cam kết nào cho những kế hoạch xây dựng thay thế các khu nhà trong tương lai chưa?. Người dân có được những thông tin chính xác về các dịch vụ giúp phục hồi và xây dựng lại ở địa phương và trong nước không?. Khi khôi phục và xây dựng lại thì cần đến những nguồn lực bên ngoài nào? Có các cơ chế phối kết hợp nào nhằm bảo đảm cho tất cả các thành viên trong cộng đồng tiếp cận một cách công bằng với những dịch vụ giúp hồi phục và xây dựng?. Phục hồi kinh tế và hỗ trợ nghề nghiệp: Các cư dân bị ảnh hưởng có mức độ thu nhập như thế nào? Mọi người có cùng nhu cầu về kinh tế không? Có sự phân chia nào bất hợp lí về các nguồn lực và lợi ích giữa các nhóm dân tộc, chính trị hay các nhóm khác không?. Có những loại hình sản xuất và nguồn lực nào ở gia đình, cộng đồng, quận huyện, nơi cư trú tạm thời và ở mức độ khu vực hay trong nước?. Chúng được sử dụng như thế nào để cải thiện tình hình?. 26
  • 36. Trước khi thảm hoạ xảy ra thì cộng đồng có cơ cấu kinh tế nào?. Bây giờ họ có cơ cấu nào? Thảm hoạ có ảnh hưởng như thế nào đến các hoạt động sử dụng lao động và tạo ra nguồn thu?. Thảm hoạ có làm tăng tình huống thất nghiệp không? Những người trẻ tuổi có bị ảnh hưởng không? Những vấn đề này sẽ được cải thiện ra sao? Trong cộng đồng mà những nạn nhân của thảm hoạ sinh sống có những tiêu chuẩn về kinh tế nào? Các cư dân đó có có gây ảnh hưởng gì đến nền kinh tế của cộng đồng hay không, nếu có thì theo cách nào? GIAI ĐOẠN 3: Sức khoẻ cộng đồng bền vững Tăng cường và mở rộng các dịch vụ và các hoạt động sẵn có của cộng đồng: Các cơ cấu xã hội chính thức và không chính thức đã được khôi phục hay chưa? Nếu không, các cơ cấu gia đình và xã hội trong cộng đồng sẽ được củng cố bằng cách nào? Các nhóm trong cộng đồng có khả năng đẩy mạnh và phát huy sức khoẻ hay không? Có mạng lưới bảo vệ trẻ em trong khu vực hay không? Có nỗ lực nào để phát huy quyền trẻ em không? Có hệ thống nào để trợ giúp những trẻ em có nhu cầu về các dịch vụ và hỗ trợ đặc biệt không? Có các hoạt động nào để nâng cao sức khoẻ cho tất cả các thành viên trong cộng đồng không (ví dụ: có những dịch vụ và hoạt động cụ thể cho các nhóm tuổi và giới không?) Phụ nữ, thanh niên và trẻ em có tích cực tham gia vào cuộc sống và hoạt động cộng đồng không? Thanh niên và trẻ em có tham gia vào các hoạt động giáo dục và giải trí không? Cộng đồng có tiếp cận được với các dịch vụ sức khoẻ không? Có những dịch vụ y tế cho những người có nhu cầu về các dịch vụ đặc biệt không? 27
  • 37. Các cách tiếp cận chính qua các dịch vụ của chính phủ: Các cơ quan về giáo dục, sức khoẻ và phúc lợi xã hội có kết hợp các cách tiếp cận truyền thống và địa phương về tâm lý xã hội với các hoạt động về sức khoẻ hay không? Có hệ thống thực thi công lý nào có thể hiệu quả bảo vệ cho trẻ em và phát huy quyền của chúng không? Trong luật/qui định truyền thống cũng như pháp chế của địa phương và quốc gia có bao hàm quan điểm về bảo vệ và sức khỏe trẻ em không? Các giáo viên, nhân viên y tế và các nhân viên tham gia quá trình đánh giá ... có được đào tạo để đánh giá và nâng cao sức khoẻ cộng đồng hay không? Tạo ra môi trường và điều kiện sống tốt8: Cần đến những hoạt động nào để giúp hồi phục sức khoẻ có liên quan tới môi trường sống? Xung đột hay tai hoạ có những ảnh hưởng gì đến môi trường xã hội và tự nhiên?. Hoạt động nào cần thiết để mang lại sức khoẻ có liên quan tới môi trường? Có hoạt động nào đã được tiến hành để bảo vệ môi trường sống đó? Nếu xung đột đang tiếp diễn, thì ở đó có những “nơi bảo vệ hoà bình”, “khu vực vì con người” hay “cửa sổ hoà bình” hay không? Nếu không thì có khả năng nào để thiết lập hay không? Đánh giá sự đoàn kết và nguồn gốc của sự rạn nứt và xung đột trong hoặc giữa các cộng đồng, các dân tộc. Những căng thẳng nào đang diễn ra giữa các dân tộc trên lĩnh vực văn hoá, chính trị? Có những vấn đề cụ thể chưa được giải quyết nào gây ảnh hưởng đến nhiều người và các nhóm không? Những vấn đề này đã được giải quyết ra sao và chúng có thể được giải quyết trong tương lai hay không? Đã có những nỗ lực nào nhằm xây dựng hoà bình và giải quyết xung đột hay chưa? 8 Môi trường ở đây bao gồm cả môi trường tự nhiên và xã hội 28
  • 38. MỘT ĐÁNH GIÁ NÊN ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO? 1. Sự phối hợp Trong tình huống thảm hoạ, một điều tối quan trọng đối với các cơ quan hoặc các nhóm đánh giá là tránh tiến hành những cuộc phỏng vấn giống nhau trên các đối tượng trẻ em và người lớn bị ảnh hưởng. Như vậy, một cuộc đánh giá phải được lập kế hoạch trong khuôn khổ phối hợp sâu rộng giữa các tổ chức nhằm tránh việc các tổ chức khác lặp lại quá trình đánh giá tương tự. Những điều cần tránh Trong thảm hoạ sóng thần ở Thái Thiếu sự phối hợp sẽ dẫn đến không chỉ sự chồng chéo Lan, đã có 19 nhóm đánh giá khác các hoạt động mà còn tạo ra những mâu thuẫn trong nhau cùng tiến hành tại một bệnh cộng đồng do sự cạnh tranh giữa các tổ chức khác viện. Kinh nghiệm này đã được đúc nhau, tạo ra sự phụ thuộc giữa mọi người trong cộng kết qua ý kiến đóng góp của những đồng và thường coi nhẹ các hệ thống, nguồn lực và khả nạn nhân của thảm hoạ ở Sri Lanka năng sẵn có tại địa phương. sau khi phải trải qua rất nhiều cuộc đánh giá khác nhau.Họ đã rất mệt Vấn đề chính trong quá trình phối hợp là ai sẽ là người mỏi khi phải trả lời quá nhiều câu chịu trách nhiệm? hỏi và đã có thái độ phản cảm đối với những nhóm đánh giá đến trên Cần phải nỗ lực rất nhiều để có được sự phối hợp của những chiếc xe có máy lạnh và rời Chính phủ. Bởi lẽ Chính phủ với những nguồn lực, khả đi ngay lập tức sau khi có được năng tiếp cận và ảnh hưởng to lớn chính là sự lựa chọn những câu trả lời. hợp lý nhất. Sự phối hợp của Chính phủ là hết sức quan trọng, đặc biệt trong những thảm hoạ có qui mô rộng lớn thì Chính phủ nước đó phải có trách nhiệm cứu trợ, khôi phục, và thành lập cơ chế hợp tác quốc gia, thường phối hợp với những cơ quan đầu não trong hệ thống Liên Hợp Quốc. Trách nhiệm đối với các thảm hoạ nhỏ hoặc trung bình thuộc về các chính quyền địa phương, những chính quyền này thường phối hợp với các NGO (tổ chức phi chính phủ) hoặc những tổ chức tôn giáo là những tổ chức có độ tin cậy và có khả năng tiếp cận tốt 29
  • 39. với cộng đồng (mặc dù trong trường hợp có xảy ra xung đột vũ trang do nguyên nhân tôn giáo thì lựa chọn thứ hai không phù hợp). Những bên liên quan trong quá trình phối hợp cần được cung cấp thông tin đầy đủ về kế hoạch điều phối các đánh giá. Và kết quả thu được phải được chia sẻ với những cơ quan hoặc tổ chức có chức năng lập những kế hoạch tương tự. Sự thông tin đầy đủ giữa các bên liên quan sẽ giúp tránh được sự lặp lại các đánh giá về cùng một chủ đề, trên cùng một địa điểm hoặc cùng một mục tiêu. Một tình huống hoàn hảo Được thông tin đầy đủ từ phía chính quyền Vào đầu tháng 12-2004, một trận lũ quét cũng như các tổ chức, các bên liên quan, và lở đất đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến 3 đội đánh giá có thể tổng hợp thông tin và tỉnh vùng Đông Luzon-Philippines, cuốn đi đưa ra quyết định có tiếp tục tiến hành hàng nghìn cư dân. Là một tổ chức có liên đánh giá đó hay không. quan, UNICEF Philippines nắm rõ thông tin về các NGO sẵn sàng tham gia vào quá Trong tình huống không có được sự phối trình đánh giá và hỗ trợ thảm hoạ. UNICEF hợp như mong đợi, nhóm đánh giá phải Philippines đã tổ chức một cuộc hội thảo và đảm bảo không có ảnh hưởng xấu đến phân vùng hoạt động cụ thể cho từng tổ cộng đồng khi tiến hành lặp lại một đánh chức. Dựa vào quá trình đánh giá hoàn hảo, giá của một tổ chức khác. Tốt nhất là đội những kết quả đã được trình bày với các cơ đánh giá đầu tiên nên thu thập càng nhiều quan liên quan, nhờ đó đã giảm được áp thông tin càng tốt từ phía các tổ chức địa lực bởi các nghiên cứu trùng lặp lên cộng phương, các nguồn thông tin thứ cấp và đồng vừa chịu ảnh hưởng của thảm họa. những người cung cấp thông tin then chốt. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn cho chúng ta cái nhìn khái quát về bối cảnh hiện tại. Thu thập thông tin cũng là cách hữu hiệu để liên hệ với các tổ chức đang hoạt động trên địa bàn. Đội đánh giá có thể tiếp cận với lãnh đạo chính quyền hoặc địa phương để khẳng định thông tin từ những nguồn thứ cấp. Khoảng trống trong dữ liệu thứ cấp nhờ đó có thể được bù đắp nhờ thảo luận nhóm trọng tâm có sự tham gia của cộng đồng. 30
  • 40. Khi một đánh giá được thực hiện, các kết quả tìm được phải được chia sẻ với những cơ quan, tổ chức có liên quan cũng như cộng đồng chịu thiệt hại và phải được thực hiện thông qua sự phối hợp giữa các bên liên quan, tránh việc thu thập lại các thông tin đã có từ những đánh giá trước đó. 2. Định hướng Trước khi đến vùng xảy ra thảm hoạ, nhóm đánh giá phải có những định hướng cụ thể, bao gồm những nội dung sau: a. Các nguyên tắc và khung mẫu: Bất kỳ cá nhân nào tham gia vào quá trình đánh giá cũng đều phải hiểu và tuân thủ những nguyên tắc đánh giá, những quá trình, những bước khác nhau của đánh giá cũng như các phương pháp liên quan sẽ được sử dụng. Điều này áp dụng không những cho thành viên của nhóm đánh giá mà còn đối với những cá nhân trong các tổ chức địa phương hoặc những người tình nguyện - những người sẽ trực tiếp hỗ trợ nhóm đánh giá với tư cách người phỏng vấn, người hỗ trợ, người hướng dẫn, phiên dịch…Do đó việc thảo luận về cách tiếp cận tâm lý xã hội nhằm nâng cao khả năng hồi phục của cộng đồng cần phải được tiến hành trước khi xuống thực địa. Nếu nhóm đánh giá không đến từ vùng xảy ra thảm họa Sự chấp nhận của cộng đồng nơi xảy ra thảm hoạ đối với nhóm đánh giá phụ thuộc nhiều vào uy tín của tổ chức địa phương mà nhóm đánh giá chọn làm đối tác. Tính hợp pháp và sự được ủng hộ bởi cộng đồng của một tổ chức phụ thuộc vào mục đích chính trị, những yếu tố liên quan đến tôn giáo hoặc đơn thuần là cảm nhận của cộng đồng về sự chân thành, những mục đích và chất lượng của những hỗ trợ mà tổ chức đó thể hiện. Do đó, cần chú trọng đến việc lựa chọn đối tác địa phương trong giai đoạn đầu của đánh giá. Việc xây dựng đội hình làm việc được khuyến cáo thực hiện trước khi tiến hành những hoạt động đánh giá. Một nhóm mà hiểu và chấp nhận những ưu điểm cũng như khuyết 31
  • 41. điểm của các thành viên thì sẽ làm việc rất tốt bên nhau bởi lẽ họ có thể lập kế hoạch và tìm cách bổ khuyết cho nhau để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. b. Bối cảnh văn hóa xã hội ở vùng xảy ra thảm hoạ Việc nắm bắt thông tin về bối cảnh văn hoá xã hội ở vùng xảy ra thảm hoạ cũng rất quan trọng. Nhóm đánh giá có thể là người trong nước nhưng như vậy cũng không thể đảm bảo được rằng họ có cùng một bối cảnh văn hoá xã hội cũng như tôn giáo, tín ngưỡng với cộng đồng địa phương. Và nếu như một vài thành viên hoặc cả nhóm đánh giá đều là người nước ngoài thì dường như họ không có điểm chung nào với cộng đồng nơi xảy ra thảm hoạ. Trong lĩnh vực này, cần định hướng như sau: Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng ngôn ngữ và cử chỉ để thể hiện sự tôn trọng đối với người cao tuổi và những người có tầm ảnh hưởng lớn với cả cộng đồng; cách tốt nhất là sử dụng cách thể hiện thông thường của cộng đồng đó khi nói chuyện hoặc thu hút sự chú ý của họ, đôi khi việc phải nhớ những tên gọi hay âm tiết lạ gây ra những khó khăn không nhỏ đối với nhóm đánh giá. Nhấn mạnh đến những nghi thức trong cộng đồng, phép xã giao, nguyên tắc và những điều cấm kỵ; hiểu biết về những điều trên sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tiếp cận, giao tiếp với cộng đồng, với các lứa tuổi, giới tính, dân tộc khác nhau. Một nhóm làm việc phải luôn chú ý quan sát để tìm ra những qui luật đó, những trường hợp tỏ ra thiếu chú ý hoặc làm trái với những nguyên tắc của địa phương cần được nhắc nhở để chấn chỉnh ngay lập tức. Thí dụ, một điều rất quan trọng đối với những người làm đánh giá đó là phải hiểu được cách chào hỏi hay giới thiệu của người địa phương hoặc những hoạt động hay thói quen nào được chấp nhận và ngược lại, chẳng hạn như đi dạo một mình hoặc uống rượu, hút thuốc lá… Sẽ rất khôn ngoan nếu như nhóm đánh giá biết chú ý đến hành động cũng như lời nói của mình để không kích động đến cộng đồng địa phương cũng như không bị kích động bởi người bản xứ. Chuẩn bị sống và hoà nhập vào cộng đồng trong thời gian đánh giá có 32
  • 42. nghĩa là đội đánh giá phải tự ý thức được giới hạn của mình và chú ý tới chúng. Những thói quen của người dân địa phương có thể tác động đến một số thành viên nhóm và ngược lại một số hành vi của nhóm có thể gây kích động đối với người dân. Ví dụ như việc một số thành viên đội đánh giá có thể sử dụng nước hoa gây khó chịu cho người địa phương, hoặc nói to có thể bị coi như thô lỗ hay kiêu ngạo. Điều quan trọng đối với nhóm đánh giá là phải biết chấp nhận và tuân theo phong tục và văn hoá của nhiều địa phương khác nhau. Chuẩn bị cho quá trình đánh giá Những thành viên của nhóm đánh giá là yếu tố quyết định cho thành công của nhiệm vụ đánh giá. Quan trọng là mỗi thành viên phải có sự chuẩn bị kỹ về thể chất, tâm lý và cảm xúc trước khi thực hiện nhiệm vụ đánh giá trong tình huống khẩn cấp. Thậm chí ngay cả đối với các thành viên nhóm đến từ phía cộng đồng chịu ảnh hưởng của thảm hoạ cũng cần thiết phải có sự chuẩn bị tương tự. Trong suốt quá trình đánh giá, mỗi thành viên trong nhóm trước tiên nên: Thành thật về sự hạn chế, động cơ cá nhân cũng như những cản trở có thể (nỗi sợ những điều không rõ ràng, bị áp lực phải thực hiện một công việc bởi vì nó là một phần của nghề nghiệp, vì muốn tìm kiếm cơ hội phát triển cho bản thân…) Hiểu được những giới hạn của bản thân và không tự vượt quá giới hạn đó. Nhận thức được rằng sợ hãi là một phản ứng thông thường của mỗi cá nhân tuy rằng họ thường không hay đề cập đến nó. Nhận thức về những gì các đồng nghiệp của mình cảm nhận và phản ứng trước tình huống thảm hoạ hoặc trước những thói quen của cộng đồng. Chấp nhận những cảm xúc cá nhân đối với cộng đồng chịu ảnh hưởng và với hoàn cảnh xảy ra thảm hoạ, dù là tích cực hay tiêu cực (ví dụ như cảm thấy thương tiếc…hay nản chí trước bối cảnh thảm hoạ) Những thành viên nhóm đánh giá phải có kế hoạch cụ thể trước khi xuống thực địa dù có thể nó sẽ phải được hiệu chỉnh khi xuống đến thực địa. c. Chính quyền và các tổ chức 33