SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
Download to read offline
Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
Tai-lieu-giao-duc-dia-phuong-TPDN-lop 7 21
Bài tập hóa học (Trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Nguyễn Khuyến,
Thành phố Hồ Chí Minh)
Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
Tai-lieu-giao-duc-dia-phuong-TPDN-lop 7 21
Bài tập hóa học (Trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Nguyễn Khuyến,
Thành phố Hồ Chí Minh)
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
TÀILIỆU
TÀILIỆUGIÁODỤCĐỊAPHƯƠNG
GIÁODỤCĐỊAPHƯƠNG
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LÊ THỊ BÍCH THUẬN (Tổng Chủ biên)
NGUYỄN MINH HÙNG – PHẠM THỊ TRINH (đồng Chủ biên)
HUỲNH THỊ HƯƠNG LAN – VÕ VĂN MINH – DƯƠNG THỊ OANH – MAI THỊ PHƯƠNG
LƯU ANH RÔ – LÊ VĂN SỨC – HUỲNH ĐÌNH QUỐC THIỆN – NGUYỄN HOÀI THU – BÙI VĂN TIẾNG
LÊ NGUYỄN SƠN TRÀ – NGUYỄN THỊ TRANG – NGUYỄN MINH TUẤN – HÀ VỸ
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Lớp
Lớp 7
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
3
LỜI NÓI ĐẦU
LỜI NÓI ĐẦU
Các em học sinh thân mến!
Các em đang sinh sống và học tập tại thành phố Đà Nẵng –
một trong những trung tâm chính trị – kinh tế – văn hoá của khu vực
miền Trung và Tây Nguyên.
Để giúp các em hiểu rõ hơn về thành phố Đà Nẵng, Tài liệu
giáo dục địa phương thành phố Đà Nẵng lớp 7 được biên soạn nhằm
cung cấp cho các em những hiểu biết cơ bản về lịch sử, địa lí, văn hoá,
kinh tế, môi trường,... của thành phố Đà Nẵng. Tài liệu gồm 6 chủ đề,
mỗi chủ đề được xây dựng theo cấu trúc thống nhất và đảm bảo
tính lô-gic giữa các hoạt động Mở đầu – Kiến thức mới – Luyện tập –
Vận dụng. Với cấu trúc này, các em sẽ thực hiện các hoạt động dưới
sự hướng dẫn của giáo viên và hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Từ
đó, các em có thêm cơ hội hiểu biết đúng về những giá trị đặc trưng
của vùng đất này, có niềm tự hào và ý thức trách nhiệm trong việc
bảo tồn và phát huy những giá trị đó.
Hi vọng tài liệu này sẽ mang lại cho các em những kiến thức
bổ ích và những trải nghiệm thú vị.
NHÓM TÁC GIẢ
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
4
Kí hiệu và hướng dẫn sử dụng tài liệu
MỞ ĐẦU
Giới thiệu một số nội dung liên quan đến
chủ đề, định hướng việc tổ chức các hoạt
động học tập.
KIẾN THỨC MỚI
Giải thích, cung cấp thông tin liên quan
đến nội dung chủ đề.
LUYỆN TẬP
Từ kiến thức, học sinh được rèn luyện
và phát triển các kĩ năng phù hợp với nội
dung chủ đề.
VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào
thực tiễn phù hợp với nội dung chủ đề.
MỞ ĐẦU
MỞ ĐẦU
KIẾN THỨC MỚI
KIẾN THỨC MỚI
LUYỆN TẬP
LUYỆN TẬP
VẬN DỤNG
VẬN DỤNG
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
5
LỊCH SỬ ĐÀ NẴNG TỪ THẾ KỈ X
LỊCH SỬ ĐÀ NẴNG TỪ THẾ KỈ X
ĐẾN THẾ KỈ XVI
ĐẾN THẾ KỈ XVI –
– ĐỊA GIỚI VÀTÊN GỌI
ĐỊA GIỚI VÀTÊN GỌI
Từ thế kỉ X, người Việt giành được độc lập, tự chủ. Đến đầu thế kỉ XIV, Đà Nẵng
trở thành một bộ phận của lãnh thổ Đại Việt. Từ đó, người dân nơi đây đã cộng cư,
cùng nhau khai hoang, lập làng.
– Trình bày được về địa giới và tên gọi của thành phố Đà Nẵng từ thế kỉ X đến
thế kỉ XVI;
– Tóm tắt được quá trình khai hoang, lập làng ở Đà Nẵng từ thế kỉ X – XVI;
– Tự hào về quá trình mở mang bờ cõi về phương Nam; khai hoang, lập làng
để có một Đà Nẵng ngày nay.
Mục tiêu:
MỞ ĐẦU
MỞ ĐẦU
Lịch sử vùng đất Đà Nẵng trong giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI diễn ra
như thế nào?
Năm 1306, vua Chăm-pa là Jaya Sinhavarman III (người Việt gọi là Chế Mân)
đã lấy châu Ô và châu Lí (châu Rí)(1)
để làm sính lễ xin cưới Công chúa Huyền Trân
của Đại Việt.
KIẾN THỨC MỚI
KIẾN THỨC MỚI
1. Địa giới Đà Nẵng từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI và tên gọi Đà Nẵng
a) Địa giới Đà Nẵng từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI
(1) Châu Ô và châu Lí tương đương vùng đất từ Triệu Phong – Quảng Trị đến Điện Bàn – Quảng Nam
ngày nay.
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
6
Châu Ô và châu Lí sau đó được vua
Trần Anh Tông đổi tên thành Thuận Châu
và Hoá Châu. Đà Nẵng lúc bấy giờ là vùng
ven biển thuộc Hoá Châu.
Năm 1471, dưới thời vua Lê Thánh
Tông, lãnh thổ Đại Việt được mở rộng
đến Phú Yên. Vua Lê Thánh Tông lập
thêm đạo thừa tuyên Quảng Nam là
đạo thừa tuyên thứ 13 của cả nước.
Từ đây, vùng đất Đà Nẵng thuộc huyện
Điện Bàn được phát triển trong điều kiện
hoà bình, ổn định. Tuy nhiên, từ thời điểm
này cho đến đầu thế kỉ XVII, huyện Điện
Bàn vẫn còn thuộc phủ Triệu Phong, đạo
thừa tuyên Thuận Hoá(2)
.
(2) Đạo thừa tuyên là đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh. Thừa tuyên Thuận Hoá có hai phủ là Tân
Bình và Triệu Phong. Phủ Triệu Phong (từ Quảng Trị đến bắc Quảng Nam) gồm 6 huyện: Kim Trà, Đan
Điền, Hải Lăng, Tư Vinh, Vũ Xương và Điện Bàn.
Hình 1.1. Lược đồ nước Đại Việt thời Lê Thánh Tông
Hình 1.2. Sách Ô Châu cận lục
của Tiến sĩ Dương Văn An (bản dịch)
Tên gọi Đà Nẵng có từ rất sớm và được giữ
cho đến tận bây giờ. Tên gọi Đà Nẵng xuất
hiện lần đầu tiên trong sách "Ô Châu cận lục"
của Tiến sĩ Dương Văn An soạn năm 1553 khi
nhắc đến "một đền nữa ở cửa biển Đà Nẵng,
Quảng Nam".
Tên gọi Đà Nẵng bắt nguồn từ gốc tiếng
Chăm-pa, từ Danak mà ra: "Đa" là sông, "nak"
là lớn; Danak nghĩa là "sông lớn", tức sông
Hàn (Đà Nẵng). Hay trong chữ Hán, chữ "Đà"
là sông nhánh, chữ "Nẵng" nghĩa là xưa kia,
ngày xưa, Đà Nẵng có nghĩa là "ngày xưa là
nhánh sông". Tourane lại là tên gọi Đà Nẵng
thời thuộc Pháp, phổ biến nhất trong những
năm 1888 đến năm 1945.
b) Tên gọi Đà Nẵng
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
7
Đến đầu thế kỉ XIV, sau khi trở thành một bộ phận lãnh thổ Đại Việt, cư dân
ở Đà Nẵng bắt đầu khai hoang, lập làng. Từ năm 1471 về sau, quá trình khai
hoang, lập làng được đẩy mạnh. Vùng đất Đà Nẵng được mở mang, khai phá.
Cộng đồng cư dân ở Đà Nẵng đã chung sống ổn định, đoàn kết.
Nhiều làng xã được thành lập và tổ chức quy củ tạo nên diện mạo của Đà Nẵng.
Đà Nẵng bước đầu phát triển với định hình rõ nét làng xã tiêu biểu của vùng
sông nước, cửa biển như Nại Hiên, Mỹ Khê; làng có truyền thống sản xuất nông
nghiệp như Đà Sơn, Thạc Gián, Liên Trì; làng ngay từ đầu đã có hoạt động buôn
bán, trao đổi như: Hải Châu, khu An Thị làng An Hải. Các hoạt động thương nghiệp
đã tác động trực tiếp và nhanh chóng đến các làng xã Đà Nẵng, mà trước hết là
các làng ven sông biển như Nại Hiên, An Hải, Mỹ Khê,… góp phần phá vỡ trật
tự làng xã nông nghiệp truyền thống, thúc đẩy quá trình đô thị hoá để phố cảng
Đà Nẵng sớm ra đời và phát triển.
Tóm lại, hoạt động kinh tế chính của Đà Nẵng thời kì này là nông nghiệp, thủ
công nghiệp, ngư nghiệp. Ngoài ra, thương nghiệp được khuyến khích phát triển,
thuyền buôn nước ngoài được tới buôn bán.
2. Quá trình khai hoang, lập làng ở Đà Nẵng từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XVI
1. Nêu những mốc thời gian đánh dấu sự thay đổi địa giới hành chính Đà Nẵng
từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI.
2. Tên gọi Đà Nẵng bắt nguồn từ đâu và có ý nghĩa gì?
Hình 1.3. Đình Xuân Thiều, phường Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu
Trình bày quá trình khai hoang, lập làng ở Đà Nẵng từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XVI.
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
8
LUYỆN TẬP
LUYỆN TẬP
1. Ghi vắn tắt vào bảng bên dưới về thời gian, tên gọi và ý nghĩa của tên gọi Đà Nẵng
từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI.
VẬN DỤNG
VẬN DỤNG
1. Em hãy tìm hiểu một làng được thành lập trong giai đoạn từ thế kỉ XV đến
thế kỉ XVI ở Đà Nẵng theo gợi ý:
– Tên làng; – Nguồn gốc cư dân;
– Địa bàn; – Các hoạt động kinh tế chính.
– Thời gian lập làng;
2. Em hãy tìm hiểu thông tin, hình ảnh về những nhân vật, di tích lịch sử – văn hoá
liên quan đến giai đoạn lịch sử Đà Nẵng từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI.
Thời gian Tên gọi Ý nghĩa
? ? ?
2. Trình bày những nét chính về đời sống cư dân Đà Nẵng từ sau năm 1471 đến
thế kỉ XVI.
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
9
DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬTTHỂ
DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬTTHỂ
Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
MỞ ĐẦU
MỞ ĐẦU
– Liệt kê được các di sản văn hóa phi vật thể của thành phố Đà Nẵng;
– Mô tả được những nét chính về nội dung và giá trị một số di sản văn hoá
phi vật thể của thành phố Đà Nẵng;
– Học sinh có những việc làm thiết thực để bảo tồn, phát huy những giá trị
của di sản văn hoá phi vật thể hiện nay.
Mục tiêu:
Quan sát các bức ảnh sau và trả lời câu hỏi:
Đây là những lễ hội hoặc hoạt động văn hoá truyền thống nào ở Đà Nẵng?
Hình 2.1. Hình 2.2.
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
10
KIẾN THỨC MỚI
KIẾN THỨC MỚI
Hình 2.3. Hình 2.4.
Kể tên những lễ hội, hoạt động văn hoá truyền thống khác ở Đà Nẵng mà em biết.
Thành phố Đà Nẵng trẻ trung, năng động trong phát triển kinh tế nhưng vẫn
luôn bảo tồn những giá trị văn hoá vốn có từ xưa đến nay.
Tính đến năm 2021, thành phố Đà Nẵng có 6 di sản văn hoá phi vật thể
thuộc danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia: Nghề điêu khắc đá mĩ
nghệ Non Nước, Nghệ thuật Tuồng xứ Quảng, Lễ hội Cầu ngư, Nghệ thuật Bài
chòi, Nghề làm nước mắm Nam Ô và Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn. Đặc
biệt, năm 2017, Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam được UNESCO ghi
danh vào Danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
1. Khái quát về các di sản phi vật thể ở thành phố Đà Nẵng
2. Một số di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu ở thành phố Đà Nẵng
a) Nghề điêu khắc đá mĩ nghệ Non Nước: là một trong những nghề lâu đời
nhất ở Đà Nẵng. Nghề được hình thành vào khoảng thế kỉ XVII, do một số lưu
dân Đại Việt di cư vào Đà Nẵng khởi dựng dưới chân núi Non Nước, nay thuộc
phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn.
Ban đầu, nghề điêu khắc đá được coi là nghề phụ, làm ra các sản phẩm đơn
giản để phục vụ nhu cầu trong gia đình. Về sau, nghề càng được mở mang,
chế tác những sản phẩm với kĩ thuật tinh xảo, phục vụ đời sống sinh hoạt và
tín ngưỡng của người dân.
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
11
b) Nghệ thuật Tuồng xứ Quảng ở Đà Nẵng
Nghệ thuật Tuồng xứ Quảng là di sản văn hoá phi vật thể ở Quảng Nam, Đà Nẵng,
có thể đã xuất hiện và phát triển từ đầu thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XVIII.
Một vở tuồng được diễn trước công chúng là sự kết hợp của nhiều yếu tố
nghệ thuật như: kịch bản, âm nhạc, múa, nghệ thuật hoá trang, phục trang,…
mang những giá trị đặc sắc. Sân khấu tuồng mang tính ước lệ, tượng trưng.
Có khi một khoảng đất rộng, một sân đình, bến thuyền, bãi chợ,... được trải vài
chiếc chiếu là có thể diễn tuồng.
Hiện nay, làng nghề điêu khắc đá Non Nước đã có hơn 500 cơ sở sản xuất.
Các sản phẩm đá Non Nước đa dạng về hình dáng, kích cỡ, màu sắc, chủng
loại. Hằng năm, nơi đây sản xuất được khoảng hơn 80 000 sản phẩm đá mĩ
nghệ. Nghề điêu khắc đá mĩ nghệ Non Nước không chỉ chứa đựng những giá
trị to lớn về lịch sử, văn hoá mà còn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao
đời sống kinh tế – xã hội của người dân. Năm 2014, nghề điêu khắc đá mĩ nghệ
Non Nước được đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Hình 2.5. Nghề điêu khắc đá mĩ nghệ Non Nước
Trình bày những nét chính về Nghề điêu khắc đá mĩ nghệ Non Nước.
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
12
c) Nghệ thuật hô/ hát Bài chòi dân gian ở thành phố Đà Nẵng
Cách tổ chức hội bài chòi ở mỗi địa phương có những điểm riêng, nhưng
cũng có những điểm chung giống nhau, từ cách dựng chòi, con bài, anh Hiệu,
trang phục, âm nhạc, hô con bài, làn điệu, cách chia bài, trao thưởng, cây nêu,
nhà hội, treo cờ, trống chiêng, ngày tổ chức, ngày chấm dứt cuộc chơi,… Bài
chòi mang đậm tính giáo dục, hướng con người đến những giá trị, chuẩn mực
đạo đức cao đẹp.
Bài chòi vừa là loại hình nghệ thuật diễn xướng mang tính ngẫu hứng, kết
hợp âm nhạc, thơ ca, diễn xuất,… vừa là trò chơi dân gian vui nhộn, trí tuệ.
Nghệ thuật hô/ hát bài chòi dân gian ở Đà Nẵng thể hiện đậm nét cốt cách, đặc
trưng văn hoá của cư dân địa phương, lưu giữ phương ngữ, phong tục, tập
quán, ca dao, hò, vè,… thông qua các câu hô/ hát.
Hiện nay, các nghệ nhân Tuồng ở Đà Nẵng vẫn thường xuyên biểu diễn,
nghiên cứu, truyền dạy nghệ thuật Tuồng để gìn giữ, phát huy những giá trị
văn hoá cổ truyền. Năm 2015, Nghệ thuật Tuồng xứ Quảng ở Đà Nẵng được
đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Hình 2.6. Một buổi biểu diễn Nghệ thuật Tuồng xứ Quảng ở Đà Nẵng
Trình bày những nét chính về Nghệ thuật Tuồng xứ Quảng ở Đà Nẵng.
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
13
Năm 2016, Nghệ thuật hô/ hát Bài chòi dân gian ở Đà Nẵng được đưa vào
danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Đến năm 2017, Nghệ thuật Bài chòi
Trung Bộ Việt Nam được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hoá phi
vật thể đại diện của nhân loại.
Hình 2.7. Hát Bài chòi tại Lễ hội đình Tuý Loan, huyện Hoà Vang
d) Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn
Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn còn có tên gọi khác là Lễ hội Quán Âm
19/2, được tổ chức hằng năm tại chùa Quán Thế Âm (quận Ngũ Hành Sơn) và
các địa điểm liên quan khác tại Di tích quốc gia đặc biệt – Di tích Danh thắng
Ngũ Hành Sơn. Đây là lễ hội dân gian truyền thống mang đậm yếu tố Phật giáo,
gắn liền với đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng địa phương.
Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn được tổ chức vào ngày 17, 18 và 19
tháng 2 (âm lịch) hằng năm, trong đó ngày 19 là ngày lễ chính thức. Lễ hội gồm
phần lễ và phần hội. Phần lễ là các nghi lễ Phật giáo và nghi lễ truyền thống
của địa phương. Phần hội là những sinh hoạt văn hoá truyền thống mang đậm
tính nhân văn, bản sắc văn hoá dân tộc.
Trình bày những nét chính về Nghệ thuật Bài chòi ở Đà Nẵng.
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
14
Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn được đưa vào Danh mục di sản văn hoá
phi vật thể quốc gia vào năm 2021.
Hình 2.8. Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn
LUYỆN TẬP
LUYỆN TẬP
1. Lập bảng tóm tắt một số di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu ở thành phố Đà Nẵng
theo gợi ý:
Tên di sản Lịch sử
hình thành
Hoạt động/ giá trị
tiêu biểu
Năm công nhận di sản
phi vật thể quốc gia
Nghề điêu khắc đá
mĩ nghệ Non Nước
? ? ?
Nghệ thuật tuồng xứ
Quảng ở Đà Nẵng
? ? ?
Nghệ thuật hô/ hát
bài chòi dân gian ở
thành phố Đà Nẵng
x ? ?
Lễ hội Quán Thế Âm
Ngũ Hành Sơn
x ? ?
Trình bày những nét chính về Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn.
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
15
2. Viết bài giới thiệu về một di sản văn hoá phi vật thể ở thành phố Đà Nẵng mà
em biết theo gợi ý: tên di sản, địa bàn, lịch sử hình thành, giá trị tiêu biểu, năm
công nhận di sản (nếu có).
Lựa chọn một loại hình nghệ thuật truyền thống (Bài chòi, Tuồng, Hò khoan,…)
để đóng vai và trình diễn cá nhân hoặc theo nhóm.
VẬN DỤNG
VẬN DỤNG
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
16
TÀI NGUYÊN ĐẤTVÀ RỪNG
TÀI NGUYÊN ĐẤTVÀ RỪNG
CỦATHÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
CỦATHÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
– Trình bày được đặc điểm đất và rừng của thành phố Đà Nẵng;
– Nêu được vai trò của đất và rừng đối với tự nhiên, kinh tế – xã hội của
thành phố;
– Biết cách tìm hiểu tự nhiên qua các tư liệu và tham quan địa phương;
– Có ý thức và thực hiện được các hoạt động phù hợp bảo vệ tài nguyên
đất và rừng của thành phố.
Mục tiêu:
MỞ ĐẦU
MỞ ĐẦU
Các hình ảnh trên đề cập đến những hoạt động sản xuất nào? Loại tài nguyên
thiên nhiên nào đang được khai thác?
Hình 3.1. Cánh đồng lúa chín ở xã Hoà Bắc,
huyện Hoà Vang
Hình 3.3. Rừng cây ở bán đảo Sơn Trà
Hình 3.2. Bưởi da xanh xã Hoà Ninh, huyện Hoà Vang
Hình 3.4. Đồi chè Phú Thượng, xã Hoà Sơn,
huyện Hoà Vang
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
17
KIẾN THỨC MỚI
KIẾN THỨC MỚI
Thành phố Đà Nẵng có tài nguyên đất rất
đa dạng. Đất gồm nhiều loại khác nhau như
đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng, đất phù sa, cồn
cát, đất cát ven biển và một số loại đất xấu,
nghèo dinh dưỡng như đất mặn, đất phèn, đất
xám bạc màu, đất đen, đất xói mòn trơ sỏi đá.
1. Tài nguyên đất
Hình 3.5. Vùng rau ở phường Mỹ An,
quận Ngũ Hành Sơn
a) Đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng
Phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi huyện Hoà Vang và quận Sơn Trà. Đây là
những vùng rừng phát triển, trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và chăn
nuôi gia súc lớn. Do có kết cấu vững chắc nên vùng đất này thuận lợi cho việc
bố trí các cơ sở, công trình hạ tầng kĩ thuật.
Hình 3.6. Bản đồ phân loại đất ở thành phố Đà Nẵng
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
18
b) Đất phù sa
Ở đồng bằng, ven các sông Tuý Loan,
sông Cu Đê, thích hợp cho thâm canh
lúa, trồng rau và hoa quả. Hiện nay,
một phần diện tích đã được chuyển
thành đất ở và đất chuyên dùng do quá
trình đô thị hoá.
Hình 3.7. Đồng lúa ở xã Hoà Tiến, huyện Hoà Vang
c) Đất cồn cát và đất cát biển
Phân bố ở ven biển, cửa sông, tập
trung chủ yếu ở các quận Liên Chiểu,
Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn. Phần lớn
diện tích là rừng phòng hộ, còn lại
được khai thác để xây dựng các công
trình công nghiệp, du lịch,… phục vụ
mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của
thành phố.
d) Đất mặn, đất phèn
Hình thành ở các vùng đất trũng,
tập trung ở ven biển hoặc cửa sông,
phân bố chủ yếu ở các xã Hoà Xuân,
Hoà Quý. Hiện nay, đang được cải
tạo đưa vào sản xuất nông nghiệp,
diện tích khai thác không đáng kể.
Hình 3.8. Bờ cát ven biển Xuân Thiều
Hình 3.9. Vùng đất mặn tại quận Cẩm Lệ
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
19
– Kể tên các loại đất của thành phố Đà Nẵng.
– Lấy ví dụ chứng minh vai trò của tài nguyên đất đối với sự phát triển kinh tế và
đời sống con người.
– Nhận xét sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất của thành phố năm 2000 và năm 2019.
(1) Nguồn: Địa lí các tỉnh, thành phố Việt Nam, tập IV. GS.TS. Lê Thông (Chủ biên), năm 2005.
(2) Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, năm 2019.
Hình 3.10. Cơ cấu sử dụng đất của Đà Nẵng năm 2000 và năm 2019
Năm 2000 (1)
Năm 2019 (2)
Ngoài việc phân loại đất theo nguồn gốc hình thành, phân loại đất còn chia
theo mục đích sử dụng. Hiện nay, việc phân loại này đang có sự thay đổi theo
nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của thành phố.
a) Khái quát chung
Thành phố Đà Nẵng giàu tài nguyên rừng với hệ sinh thái rừng đa dạng.
Rừng có nhiều loài động vật, thực vật phong phú, quý hiếm. Động vật có: Voọc
chà vá chân nâu, khỉ, chim trĩ sao, gà lôi lam màu trắng,… Thực vật có: gỗ
hương, sến, trắc, kim giao, gụ,...
Rừng tập trung chủ yếu ở phía tây và tây bắc (Phần lớn ở phía tây bắc huyện
Hoà Vang, một số ít ở quận Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn).
2. Tài nguyên rừng
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
20
Bảng 4.1. Diện tích rừng và trữ lượng gỗ của Đà Nẵng, năm 2016
(1) Nguồn : Tổng cục thống kê https://www.gso.gov.vn/
Rừng tự nhiên
Diện tích (ha) 43 722,1
Trữ lượng gỗ (nghìn m3
) 8 908,9
Rừng trồng
Diện tích (ha) 12 568
Sản lượng gỗ (nghìn m3
) 1 010,7
Hình 3.11. Những cánh rừng nguyên sinh
ở bán đảo Sơn Trà
Em có biết
Với diện tích rừng và đất lâm nghiệp chỉ bằng 0,01% của cả nước
nhưng Sơn Trà lưu trữ số loài thực vật bậc cao chiếm 9,7% so với cả
nước (theo GreenViet và Viện Sinh thái học miền Nam). Được bao bọc
xung quanh bởi biển và phần còn lại gắn với một đô thị hiện đại, Sơn Trà
ngày nay được xem là một hệ sinh thái tự nhiên độc lập còn tương đối
hoang sơ của Việt Nam. Hệ sinh thái này đang chứa đựng một kho tàng
tri thức về các quy luật vận động và phát triển của tự nhiên, những giá trị
nhân văn sâu sắc gắn với cộng đồng bản địa.
Năm 2022(1)
, tổng diện tích rừng là 63 300 ha, rừng tự nhiên có diện tích lớn
43 200 ha, rừng trồng diện tích 20 100 ha.
Hình 3.12. Rừng Bà Nà, huyện Hoà Vang
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
21
b) Phân loại rừng
Rừng được chia làm 3 loại: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.
Hình 3.13. Rừng Sơn Trà – lá phổi xanh
của thành phố Đà Nẵng
Rừng đặc dụng có tác dụng đặc
biệt trong việc bảo tồn thiên nhiên,
bảo tồn nguồn gen động thực vật
rừng, phục vụ công tác nghiên cứu
khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn
hoá và danh lam thắng cảnh. Rừng
đặc dụng bao gồm các vườn quốc
gia, khu bảo tồn thiên nhiên, văn hoá
– lịch sử và môi trường như: Khu bảo
tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa,
Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà,
Khu văn hoá – lịch sử – môi trường
Nam Hải Vân,…
Rừng phòng hộ có tác dụng bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn,
hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng phòng
hộ chia thành: (1) rừng đầu nguồn, (2) rừng chống cát bay, (3) rừng chắn sóng
ven biển.
Hình 3.14. Rừng ở xã Hoà Bắc, huyện Hoà Vang
Rừng sản xuất gồm các loại rừng sử
dụng để sản xuất kinh doanh gỗ, lâm
đặc sản, động vật rừng và kết hợp bảo
vệ môi trường sinh thái (tập trung ở
Hoà Vang).
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
22
c) Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà
Diện tích là 3 871 ha(3)
. Đây là khu bảo tồn thiên nhiên vừa có hệ sinh thái đất
ướt ven biển vừa có thảm rừng nhiệt đới mưa ẩm nguyên sinh.
Hệ thực vật ở Sơn Trà có khoảng 289 loài(4)
. Trong đó có 64 loài gỗ lớn,
107 loài cây thuốc, ngoài ra còn có các loài cây khác cho lá, sợi,... Nguồn gen
thực vật nhiệt đới của Sơn Trà rất đa dạng, phong phú với số lượng cá thể lớn
có khả năng cung cấp giống cây bản địa phục vụ trồng rừng như: chò chai,
dẻ cau, dầu lá bóng,...
Hệ động vật ở rừng Sơn Trà cũng khá phong phú, gồm khoảng 100 loài,
trong đó có những loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ.
Đáng chú ý nhất là loài Voọc chà vá chân nâu – một loài linh trưởng đặc hữu của
rừng Việt Nam và Lào.
(3) Nguồn: Quyết định Số: 3410/QĐ-UBND của UBND thành phố về phê duyệt Đề án bảo tồn đa dạng sinh học
thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
(4) Nguồn: Địa chí Quảng Nam – Đà Nẵng.
Hình 3.15. Voọc chà vá chân nâu
ở Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà
Mặt khác, Sơn Trà còn là một trong những nguồn cung cấp nước ngọt cho
thành phố và là nơi có nhiều cảnh đẹp, di tích lịch sử nên rất có giá trị về
du lịch; có ý nghĩa quan trọng đối với thành phố về mặt phòng hộ và môi trường.
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
23
d) Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững của thành phố Đà Nẵng
– Trình bày đặc điểm của tài nguyên rừng ở thành phố Đà Nẵng.
– Lấy ví dụ cụ thể để chứng minh nhận định: Rừng của thành phố có ý nghĩa rất
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
24
LUYỆN TẬP
LUYỆN TẬP
Lựa chọn các thông tin phù hợp về tác động của con người đến tài nguyên đất
và rừng ở thành phố Đà Nẵng. Bổ sung thêm các tác động khác.
Bảng thông tin về tác động của con người lên tài nguyên đất và rừng
1. Thay đổi cơ cấu giống, cơ cấu cây
trồng, cải tạo đồng ruộng, khai thác
hiệu quả tiềm năng đất đai.
8. Ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ
thuật, phát triển mô hình sản xuất
nông nghiệp hữu cơ.
2. Xả rác bừa bãi. 9. Trồng rừng.
3. Chưa xử lí các chất thải nguy hại,
chất thải công nghiệp và sinh hoạt.
10. Canh tác quá mức làm cho đất bị
thoái hoá.
4. Canh tác không đúng kĩ thuật làm
cho đất bị bạc màu.
11. Chặt, phá rừng, săn bắt động vật
quý hiếm.
5. Phát triển du lịch.
12. Sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ
thực vật.
6. Hình thành các khu bảo tồn
thiên nhiên.
13. Khai thác rừng không đúng
quy định.
7. Trồng cây công nghiệp, cây dược
liệu, cây ăn quả, cây lương thực.
14. Tuyên truyền bảo vệ tài nguyên
đất, rừng.
Các tác động khác…
Sắp xếp các thông tin đã lựa chọn theo từng nhóm: tác động tích cực và tác
động tiêu cực.
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
25
Thiết kế khẩu hiệu để tuyên truyền người dân bảo vệ và sử dụng hợp lí
tài nguyên đất và rừng.
VẬN DỤNG
VẬN DỤNG
1. Liệt kê các hình thức tuyên truyền bảo vệ rừng của thành phố Đà Nẵng.
2. Lên kế hoạch tham quan trải nghiệm hoặc xây dựng dự án tìm hiểu về một
trong các địa điểm sau: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa, Khu bảo
tồn thiên nhiên bán đảo Sơn Trà hoặc Khu văn hoá – lịch sử – môi trường
Nam Hải Vân.
Thiết kế
khẩu hiệu
Hình thức
tuyên truyền
?
?
?
?
?
KẾ HOẠCH THAM QUAN
– Mục đích;
– Thời gian;
– Địa điểm;
– Nội dung tìm hiểu;
– Hình thức (tham quan, phỏng vấn, thu thập tư liệu,...);
– Người tham gia;
– Phân công thực hiện;
– Sản phẩm;
– Yêu cầu cần hỗ trợ;
– Chia sẻ kết quả của chuyến tham quan trải nghiệm.
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
26
ĐẶC SẢN ẨM THỰC
ĐẶC SẢN ẨM THỰC
CỦATHÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
CỦATHÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
MỞ ĐẦU
MỞ ĐẦU
– Kể tên được một số món ăn đặc sản nổi tiếng của thành phố Đà Nẵng;
– Trình bày được nguồn gốc, đặc trưng, ý nghĩa của một số món đặc sản nổi
tiếng của thành phố Đà Nẵng;
– Tuyên truyền, quảng bá được đặc sản ẩm thực của thành phố Đà Nẵng
đến người thân, bạn bè, du khách trong và ngoài nước.
Mục tiêu:
Tìm hiểu thông tin sau:
Hình 4.1. Nước mắm Nam Ô Hình 4.2. Bánh Khô mè
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
27
– Cho biết những đặc sản ẩm thực trên có ở địa phương nào.
– Liệt kê một số món ăn đặc sản khác của thành phố Đà Nẵng mà em biết.
– Giới thiệu với bạn về một món đặc sản ẩm thực của thành phố Đà Nẵng
mà em đã từng thưởng thức.
Hình 4.3. Rong biển Hình 4.4. Bánh tráng cuốn thịt heo
KIẾN THỨC MỚI
KIẾN THỨC MỚI
Nam Ô là làng cổ thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, cách trung
tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 10 km về phía tây bắc. Nơi đây nổi tiếng với đặc
sản gỏi cá Nam Ô. Du khách không thể bỏ qua món gỏi cá khi đến nơi này.
Nguyên liệu để chế biến gỏi cá Nam Ô là những con cá trích còn tươi sống
được đánh bắt bởi ngư dân làng chài Nam Ô. Cá trích được đánh bắt vào buổi
sáng sớm nên được gọi là cá trích mai, tươi ngon và có vị ngọt.
Gỏi cá Nam Ô gồm hai loại: gỏi khô và gỏi ướt. Cách chế biến của hai loại gỏi
này có nhiều điểm tương đồng, chỉ khác nhau ở công đoạn cuối.
1. Gỏi cá Nam Ô
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
28
Để làm gỏi cá khô, người ta lấy cá trích làm sạch, lóc thành từng lát mỏng.
Khi rửa cá, bỏ thêm chút muối và dấm vào nước để át bớt mùi tanh; rửa đến
khi nước trong; để cá thật ráo; ướp cá ngập trong các loại gia vị như tỏi băm
nhuyễn, gừng đập nhỏ, ớt, chanh, giấm gạo,… từ 10 đến 15 phút rồi vớt cá
để ráo; tiếp tục trộn đều với hỗn hợp bánh tráng, đậu phộng, mè rang giã nhỏ.
Hỗn hợp này giúp cho cá trở nên khô ráo, tăng vị béo, thơm.
Để làm gỏi ướt, người ta lấy cá ép xong cắt thành những miếng dài, ướp
ngập trong các loại gia vị như trên. Cá sống sau khi được làm chín bằng gia vị
sẽ được trộn với đậu phộng, mè rang.
Hình 4.5. Gỏi ướt và gỏi khô
Nước chấm cho món gỏi cá Nam Ô cũng khá đơn giản, được pha chế từ
nước mắm Nam Ô với một ít nước dùng, ớt bột, bột bắp hoặc bột năng và đậu
phộng giã nhuyễn. Nước chấm thơm ngon và hơi ngậy làm tăng hương vị của
cá. Trước khi ăn, bỏ thêm mè rang, đậu phộng giã nhỏ trộn vào nước chấm để
kích thích vị ngon của gỏi.
Gỏi cá Nam Ô ăn kèm với lá xoài non, lá đinh lăng non, lá ổi, đọt sim, lá trâm,
bông trang trộn cùng với xà lách, rau thơm, diếp cá, hoa chuối, dưa leo, xoài,
chuối chát,…
– Em đã được thưởng thức món gỏi cá trích chưa? Nếu rồi, em hãy kể với bạn
về hương vị của món ăn đó.
– Kể tên một số địa chỉ bán gỏi cá trích ngon tại Đà Nẵng mà em biết.
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
29
Làng Nam Ô xưa nổi tiếng với nghề đi biển và làm nước mắm. Ngoài hai
nghề chính này, vào khoảng tháng 10, sau những đợt mưa kéo dài, rong biển
bắt đầu mọc trên các rạn đá, người dân nơi đây lại vào mùa hái rong.
Rong biển còn được người dân Nam Ô gọi là mứt biển. Rong biển thường
mọc ở dưới các rạn san hô nằm sâu ở đáy biển hay trên các rạn đá. Ở làng
Nam Ô, mứt biển bám chặt vào các rạn đá, phủ một lớp đen bóng như chiếc
áo lông thú mềm mượt, óng ánh. Rau mứt tươi có màu xanh đen, khi phơi
khô có màu nâu sẫm.
Người đi hái "lộc biển" cần đủ chăm chỉ và kiên trì. Công việc bắt đầu từ
3 - 4 giờ sáng, đây là thời điểm thích hợp để người dân ra các bãi đá hái rong
biển. Dụng cụ hái rong biển khá đơn giản, thường dùng miếng kim loại cán
mỏng, hình tròn, nhỏ vừa bằng lòng bàn tay để cạo rong biển ra khỏi đá.
Rong biển là một loại thức ăn phổ biến của người dân miền Trung xứ biển.
Vào thời nhà Nguyễn, rong biển là một trong những món ngon được chọn để
dâng lên vua. Ngày nay, trong số các đặc sản, rong biển Nam Ô vẫn luôn hấp dẫn
du khách.
Rong biển nấu canh với các loại thịt, cá. Đặc biệt, rau mứt nấu với tôm
tươi, cá mờm, cá khoai rất hợp, có mùi vị đặc trưng, ăn rất ngon và bổ.
2. Rong biển Nam Ô
Em đã được thưởng thức món ăn nào làm từ rong biển Nam Ô chưa? Nếu có,
em hãy kể với bạn về món ăn đó.
LUYỆN TẬP
LUYỆN TẬP
1. Giới thiệu với bạ̣n về một món đặc sản ẩm thực của thành phố Đà Nẵng mà̀ em
đã từ̀ng thưởng thức.
2. Em hãy giới thiệu với bạ̣n về cách thưởng thức món gỏi khô và gỏi ướt của món
gỏi cá trích.
VẬN DỤNG
VẬN DỤNG
Tập làm hướng dẫn viên du lịch: Em chuẩn bị
bài thuyết trình để giới thiệu đặc sản ẩm thực của
Đà Nẵng với khách du lịch đến thăm thành phố.
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
30
HOẠT ĐỘNG ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA
HOẠT ĐỘNG ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA
MỞ ĐẦU
MỞ ĐẦU
– Liệt kê được một số hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở thành phố Đà Nẵng;
– Nêu được ý nghĩa của hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở thành phố;
– Thực hiện được việc làm cụ thể, phù hợp để thể hiện trách nhiệm đền ơn đáp
nghĩa, góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn của
dân tộc, góp phần tuyên truyền cho người thân và cộng đồng.
Mục tiêu:
Hãy đọc các thông tin về hoạt động đền ơn đáp nghĩa dưới đây:
Đoàn Thanh niên xã Hoà Tiến (huyện Hoà Vang) đã phát động và duy trì
thường xuyên phong trào "Người con hiếu thảo". Đoàn Thanh niên đã nhận
chăm sóc, phụng dưỡng cho 05 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 14 vợ liệt sĩ và 01 hộ
thương binh neo đơn tại xã bằng những công việc thiết thực như: giặt quần áo,
quét dọn nhà cửa, lau dọn bàn thờ, phát quang vườn tược, thu hoạch mùa vụ,...
Không chỉ hoạt động định kì mỗi tháng một lần, những trường hợp ốm đau đột xuất
đều được các chi đoàn thay phiên nhau chăm sóc. (Nguồn: Báo Đà Nẵng online
https://baodanang.vn/channel/5399/201805/nguoi-con-hieu-thao-2597560/)
Hình 5.1. Đoàn Thanh niên xã Hoà Tiến thăm hỏi, tặng quà người có công với cách mạng
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
31
Hình 5.2. Thanh niên xã Hoà Tiến giúp gia đình mẹ Lê Thị Sẻ thu hoạch đậu phộng
Hình 5.3. Chi đoàn An Trạch dọn dẹp nhà cửa tại nhà của vợ liệt sĩ
Dựa vào các thông tin và hình ảnh, em hãy liệt kê các hoạt động của
phong trào “Người con hiếu thảo” của Đoàn Thanh niên xã Hoà Tiến,
huyện Hoà Vang.
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
32
KIẾN THỨC MỚI
KIẾN THỨC MỚI
Hình 5.4. Lãnh đạo thành phố thăm và tặng quà
gia đình Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Thị Tám, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
Song song với việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách chung
của cả nước theo “Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng”, thành phố
Đà Nẵng đã ban hành một số chính sách riêng nhằm nâng cao mức sống cho
người có công trên địa bàn thành phố và thực hiện nhiều hoạt động đền ơn
đáp nghĩa. Cụ thể như sau:
Phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc thương binh, gia đình
liệt sĩ,… Đến năm 2020, thành phố Đà Nẵng có 3 374 Bà mẹ Việt Nam anh hùng,
trong đó có 124 mẹ còn sống; có hơn 110 000 lượt đối tượng được xác nhận
theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng (trong đó:
17 765 liệt sĩ; 8 062 thương, bệnh binh; hơn 20 000 đối tượng hưởng trợ cấp
thường xuyên,…) với kinh phí chi trả hằng năm hơn 380 tỉ đồng.
Thành phố tổ chức việc tặng sổ tiết kiệm, cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí;
chăm sóc, khám chữa bệnh, dưỡng bệnh miễn phí,… cho các đối tượng chính
sách. Nhiều cơ quan, đơn vị đã tổ chức thăm khám sức khoẻ, cấp thuốc điều trị,
chữa bệnh cho các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các thương binh, bệnh binh trên
địa bàn thành phố. Việc vận động Quỹ đền ơn đáp nghĩa được hưởng ứng rộng rãi
trong cán bộ, nhân dân, mỗi năm vận động được trên 4 tỉ đồng.
1. Một số hoạt động đền ơn đáp nghĩa của thành phố Đà Nẵng
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
33
Đà Nẵng thực hiện việc đào tạo nghề miễn phí cho con em hộ nghèo của người
có công; giải quyết việc làm, ưu tiên cho vay vốn, hỗ trợ sinh kế cho các gia đình
người có công; hỗ trợ đồ dùng học tập, học bổng đột xuất, học bổng dài hạn cho
học sinh, sinh viên là con em các gia đình chính sách khó khăn, hộ nghèo.
Hình 5.6. Thăm khám, phát thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách
tại phường Hoà Thuận Đông, quận Hải Châu
Hình 5.5. Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Đà Nẵng tổ chức trao học bổng cho sinh viên con hộ nghèo vượt khó
học giỏi năm học 2021- 2022
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
34
Hình 5.8. Các cụ được chăm sóc chu đáo tại Trung tâm phụng dưỡng
người có công với cách mạng thành phố Đà Nẵng
Hình 5.7. Lễ trao nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng tại thôn Đông Sơn, xã Hoà Ninh,
huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng đã thực hiện tốt chính sách nhà ở cho người có công:
Tặng nhà tình nghĩa; hỗ trợ tiền sử dụng đất và kinh phí sửa chữa nhà ở; miễn,
giảm tiền sử dụng đất; bố trí đất và chung cư cho gia đình chính sách có khó khăn
về nhà ở, đất ở,… Từ năm 2014 đến năm 2020, thành phố đã hỗ trợ 9 021 ngôi
nhà (xây mới 2 123 nhà, sửa chữa 6 898 ngôi nhà) cho các đối tượng chính sách.
Tổ chức công tác điều
dưỡng cho người có công
với cách mạng, hỗ trợ kinh
phí tổ chức cho đối tượng
người có công với cách
mạng đi điều dưỡng ở địa
phương khác ngoài thành
phố. Trung tâm phụng
dưỡng người có công với
cách mạng ở Đà Nẵng là
nơi phụng dưỡng các Bà
mẹ Việt Nam anh hùng, các
bậc lão thành cách mạng,
“cán bộ tiền khởi nghĩa”, thương bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sĩ có công
cách mạng. Trung tâm đã xây dựng không gian xanh - sạch - đẹp và chất lượng
phục vụ ngày càng tốt hơn, đem lại cuộc sống đầm ấm và thoải mái cho các cụ.
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
35
Thành phố đã tổ chức tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ vào các nghĩa trang liệt sĩ;
tu sửa, nâng cấp các nghĩa trang, mộ liệt sĩ trên địa bàn. Thành phố đã hoàn thành
nâng cấp 9 400 ngôi mộ từ đá mài sang đá granite tự nhiên và thực hiện việc
điều chỉnh thông tin trên bia mộ theo quy định. Nhiều nghĩa trang được tôn tạo
khang trang.
Hằng năm, vào các ngày lễ, Tết, ngày Thương binh, liệt sĩ (27/7), thành phố
Đà Nẵng tổ chức nhiều hoạt động: Lễ dâng hương và thắp nến tri ân các anh
hùng liệt sĩ tại các nghĩa trang liệt sĩ; gặp gỡ, thăm hỏi, động viên, tặng quà các
gia đình chính sách; tuyên dương những người có công với cách mạng... Đặc
biệt, hoạt động dâng hương ngày mồng 1, ngày rằm hằng tháng, lễ thắp nến tri
ân, việc chăm sóc nghĩa trang dịp lễ, Tết trở thành nghĩa cử tri ân sâu sắc của
hội viên Cựu chiến binh và đoàn viên thanh niên thành phố.
Hình 5.9. Lễ truy điệu, an táng 14 hài cốt Liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Đà Nẵng
Hình 5.10. Lễ dâng hương và thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ
tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
36
– Liệt kê các hoạt động đền ơn đáp nghĩa của thành phố Đà Nẵng.
– Tại địa phương nơi em đang sinh sống, có các hoạt động đền ơn đáp
nghĩa nào?
Hoạt động đền ơn đáp nghĩa trước hết là sự giúp đỡ thiết thực về vật chất
nhằm đảm bảo các đối tượng chính sách có được mức sống bằng hoặc cao
hơn mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú. Cho nên thành phố Đà
Nẵng không chỉ thực hiện đầy đủ các chính sách chung của cả nước mà còn
sử dụng nguồn lực tài chính từ ngân sách và huy động nguồn lực tài chính từ
các nguồn xã hội hóa để thực hiện tốt hơn mục tiêu này. Hoạt động đền ơn đáp
nghĩa còn nhằm xoa dịu nỗi đau mất mát. Vì thế, nhiều phong trào, chẳng hạn
phong trào “Người con hiếu thảo” của Đoàn Thanh niên xã Hoà Tiến, huyện
Hoà Vang, hay các hoạt động dâng hương và thắp nến tri ân các anh hùng liệt
sĩ tại các nghĩa trang liệt sĩ; gặp gỡ, thăm hỏi, động viên, tặng quà các gia đình
chính sách, tuyên dương những người có công với cách mạng, biểu dương và
tôn vinh những điển hình thương binh, gia đình liệt sĩ vượt khó vươn lên trong
cuộc sống,… đã góp phần làm ấm lòng các gia đình chính sách và người có
công; đồng thời qua đó còn giáo dục truyền thống, khơi dậy tinh thần yêu nước,
niềm tự hào và lòng biết ơn của thế hệ trẻ đối với người đi trước.
2. Ý nghĩa của các hoạt động đền ơn đáp nghĩa
– Nêu ý nghĩa của các hoạt động đền ơn đáp nghĩa trên địa bàn thành phố.
– Chia sẻ cảm nghĩ của em về truyền thống "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và
"Uống nước nhớ nguồn" của người dân Đà Nẵng.
LUYỆN TẬP
LUYỆN TẬP
1. Liệt kê các hoạt động đền ơn đáp nghĩa trong nhà trường nơi em đang học.
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
37
Hoạt động
đền ơn đáp nghĩa
trong nhà trường
Sinh hoạt ngoại khoá
về chủ đề
"Đền ơn đáp nghĩa"
2. Quan sát các hình ảnh:
– Xác định tên các hoạt động trong mỗi hình ảnh;
– Chia sẻ cảm nghĩ của em về hoạt động mà các bạn đang thực hiện.
Hình 5.11. Hình 5.12.
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
38
Hình 5.13. Hình 5.14.
VẬN DỤNG
VẬN DỤNG
1. Kể và nêu cảm nhận về một số hoạt động đền ơn đáp nghĩa mà em đã được
tham gia.
2. Viết một đoạn văn (7 - 10 câu) về việc em đã vận động người thân và cộng đồng
tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa tại địa phương.
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
39
BẢO VỆ CẢNH QUAN, MÔI TRƯỜNG
BẢO VỆ CẢNH QUAN, MÔI TRƯỜNG
– Nêu được một số phong trào, hoạt động của thành phố Đà Nẵng góp phần
bảo vệ cảnh quan, môi trường;
– Thực hiện được những việc làm cụ thể để bảo vệ cảnh quan, môi trường
ở địa phương;
– Tuyên truyền cho bạn bè, người thân cùng tham gia bảo vệ cảnh quan, môi
trường ở địa phương.
Quan sát hình ảnh sau và cho biết: Các hoạt động trong từng hình ảnh có ý nghĩa
như thế nào đối với cảnh quan, môi trường của thành phố.
Mục tiêu:
MỞ ĐẦU
MỞ ĐẦU
Hình 6.1. Hội Phụ nữ tổ chức cắt tỉa,
chăm sóc tuyến đường hoa liên thôn, xã
Hình 6.2. Trồng cây xanh trên các tuyến đường
Hình 6.3. Thu gom rác thải ở bán đảo Sơn Trà Hình 6.4. Học sinh phân loại rác tại trường học
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
40
KIẾN THỨC MỚI
KIẾN THỨC MỚI
Ngày 17 tháng 12 năm 2014, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quyết
định số 9083/QĐ-UBND về việc ban hành bộ tiêu chuẩn và quy trình xét chọn,
công nhận "Trường học xanh" đối với các trường tiểu học trên địa bàn thành
phố. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được lồng ghép trong đề án
"Xây dựng Đà Nẵng – thành phố môi trường". Hưởng ứng phong trào này, các
trường đã triển khai thực hiện nhiều hoạt động như: Hưởng ứng Chiến dịch làm
cho thế giới sạch hơn; ra quân tổng dọn vệ sinh môi trường trong dịp Tết; xây
dựng trường, lớp xanh – sạch – đẹp,... Bên cạnh đó, các trường thực hiện dạy
tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục môi trường trong các môn học, giờ hoạt
động ngoại khoá, sinh hoạt chủ đề, chủ điểm,...
Phong trào xây dựng "Trường học xanh" đã lan toả thông điệp bảo vệ cảnh
quan môi trường trong các trường học. Các trường có nhiều chuyển biến tích cực
về không gian xanh, thân thiện với môi trường, bảo đảm sức khoẻ và nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Mô hình được triển khai ở cấp tiểu
học nhưng các cấp THCS và THPT cũng hưởng ứng tích cực và lan toả "lối
sống xanh" trong giáo viên và học sinh.
Đề án "Xây dựng Đà Nẵng – thành phố môi trường" được toàn thể người dân
Đà Nẵng hưởng ứng tích cực thông qua các mô hình, cuộc thi, phong trào, hoạt
động thiết thực như: "Trường học xanh", "Ngày Chủ Nhật xanh – sạch – đẹp",
“Góc xanh thanh niên”,…
1. Phong trào "Trường học xanh"
Một số phong trào và hoạt động của thành phố Đà Nẵng nhằm bảo vệ
cảnh quan, môi trường
– Nêu một số hoạt động ở lớp và trường em góp phần bảo vệ cảnh quan
môi trường.
– Theo em, những hành vi nào của học sinh làm ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh
quan môi trường cần phê phán? Liên hệ thực tế đến lớp và trường em.
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
41
Ngày 20 tháng 10 năm 2004, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Chỉ thị số
19/2004/CT-UB về việc xây dựng phong trào "Ngày Chủ Nhật xanh – sạch – đẹp"
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, nhằm nâng cao nhận thức chấp hành pháp
luật và ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng.
Hằng tháng, thành phố chọn một quận, huyện làm nơi ra quân tham gia
"Ngày Chủ Nhật xanh – sạch – đẹp". Các đơn vị xây dựng kế hoạch tuyên
truyền và tham gia ra quân thực hiện.
Hưởng ứng phong trào "Ngày Chủ Nhật xanh – sạch – đẹp", cộng đồng
dân cư trên địa bàn cùng lực lượng chức năng đồng loạt thu dọn rác trên
đường phố và bãi biển, thực hiện phân loại rác tại nguồn,... Từ đó, nhiều
vấn đề môi trường bức xúc đã được giải quyết; một số địa phương có mô
hình bảo vệ môi trường hiệu quả gắn với các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
Nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho đoàn viên, thanh niên và
người dân trên địa bàn thành phố, Thành Đoàn Đà Nẵng đã phát động mô hình
"Góc xanh thanh niên", với mục tiêu cải tạo các khu đất trống, các điểm ô nhiễm
2. Phong trào "Ngày Chủ nhật xanh – sạch – đẹp"
3. Mô hình “Góc xanh thanh niên”
Hình 6.5. Tuổi trẻ thành phố trong lễ ra quân “Ngày Chủ Nhật xanh – sạch – đẹp”
– Em và gia đình đã tham gia phong trào “Ngày Chủ Nhật xanh – sạch – đẹp”
như thế nào?
– Hãy mô tả các hoạt động phong trào “Ngày Chủ Nhật xanh – sạch – đẹp”
ở nơi em ở.
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
42
môi trường, điểm tập kết rác không đúng nơi quy định trở thành điểm sinh
hoạt cộng đồng thân thiện với môi trường. Mô hình này đã được thực hiện ở
nhiều địa phương thông qua các hoạt động như xây dựng thành vườn hoa, vườn
cây cảnh, cây xanh phủ bóng mát; xây dựng khu vui chơi cho trẻ em, khu tập thể
dục,… "Góc xanh thanh niên" đã có tác động tích cực đối với đoàn viên, thanh niên
trong toàn thành phố; phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của cán bộ đoàn,
đoàn viên, thanh thiếu nhi trong các hoạt động bảo vệ cảnh quan môi trường.
Ngoài ra, thành phố đã tổ chức nhiều cuộc thi nhằm xây dựng cảnh quan
và bảo vệ môi trường từ thành phố đến nông thôn như: "Em viết về Đà Nẵng –
Thành phố môi trường" dành cho cấp THCS và cấp THPT, "Sáng kiến ứng dụng
giải quyết các vấn đề về môi trường",…
Cuộc thi "Sáng kiến ứng dụng giải quyết các vấn đề về môi trường" đề ra
được ý tưởng, mô hình, giải pháp thiết thực tạo sự quan tâm trong cộng đồng
về bảo vệ, phát triển môi trường bền vững. Cuộc thi giúp nâng cao nhận thức
về vai trò của việc bảo vệ môi trường đối với chất lượng cuộc sống từ trong
học đường.
Hình 6.6. Mô hình “Siêu thị đổi rác thải nhựa lấy quà” ở phường Chính Gián, quận Thanh Khê
Từ mô hình “Góc xanh thanh niên”, em hãy lập kế hoạch truyền thông cho
bạn bè, người thân tham gia thực hiện ở nơi em ở.
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
43
Hình 6.7. Mô hình bảo vệ môi trường của học sinh thành phố
LUYỆN TẬP
LUYỆN TẬP
Đà Nẵng đã vinh dự trở thành Thành phố xanh quốc gia của Việt Nam
năm 2018. Đây là một danh hiệu xứng đáng cho những chính sách và sáng kiến
mà chính quyền thành phố và người dân đang thực hiện để trở thành một
đô thị phát triển xanh và bền vững đi đầu trong cả nước. Danh hiệu này cũng
cho phép Đà Nẵng (cùng 21 thành phố khác trên thế giới) tiếp tục tham gia
vòng bình chọn cuối cùng của cuộc thi Thành phố xanh quốc tế để chọn ra
một thành phố xuất sắc đạt giải Thành phố xanh toàn cầu.
(Theo danang.gov.vn)
Em có biết
Liệt kê một số việc làm của em góp phần bảo vệ cảnh quan, môi trường nơi
mình sinh sống.
1. Liệt kê một số hoạt động của thành phố Đà Nẵng góp phần bảo vệ cảnh quan,
môi trường mà em biết.
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
44
2. Nêu những việc làm giảm thiểu rác thải ra môi trường theo sơ đồ gợi ý sau:
3. Thảo luận để xác định những việc nên làm và không nên làm nhằm bảo vệ
cảnh quan, môi trường của thành phố Đà Nẵng theo gợi ý:
Cảnh quan môi trường Những việc nên làm
Những việc không
nên làm
Trường học ? ?
Khu vườn ? ?
Khu phố ? ?
Biển và bãi biển ? ?
Công viên ? ?
? ? ?
? ? ?
Tái chế các
sản phẩm từ
nhựa đã qua
sử dụng
Tiết kiệm
giấy
Hoạt động làm
giảm thiểu rác
ra môi trường
?
?
?
?
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
45
VẬN DỤNG
VẬN DỤNG
1. Thảo luận xây dựng dự án "Ngôi trường xanh" theo các gợi ý:
– Vẽ sơ đồ hệ thống cây xanh ở sân trường, vườn trường và các tiểu cảnh ở
khuôn viên trường;
– Lập kế hoạch thực hiện các biện pháp bảo vệ cảnh quan môi trường trong nhà
trường.
2. Lập kế hoạch và thực hiện "Tuyên truyền về bảo vệ cảnh quan, môi trường"
theo gợi ý ở bảng dưới đây:
TT
Hoạt động
tuyên truyền
Thời gian
thực hiện
Địa điểm
thực hiện
Người
thực hiện
Đánh giá
kết quả
1
Ví dụ:
Vẽ tranh về
chủ đề "Bảo
vệ môi trường
biển Đà Nẵng"
? ? ? ?
2 ? ? ? ? ?
... ? ? ? ? ?
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
46
MỤC LỤC
Chủ đề Nội dung Trang
1
Lịch sử Đà Nẵng từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI – Địa giới
và tên gọi
5
2 Di sản văn hoá phi vật thể ở thành phố Đà Nẵng 9
3 Tài nguyên đất và rừng của thành phố Đà Nẵng 16
4 Đặc sản ẩm thực của thành phố Đà Nẵng 27
5 Hoạt động đền ơn đáp nghĩa 31
6 Bảo vệ cảnh quan, môi trường 40
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
DANH SÁCH HÌNH ẢNH SỬ DỤNG TRONG TÀI LIỆU
Hình Trang Nguồn
H1.1 – H1.2 6
Ban biên soạn
H1.3 7
H2.1 – H2.2 9
H2.3 – H2.4 10
H2.5 11
H2.6 12
H2.7 13
H2.8 14
H3.1 – H3.4 16
H3.5 – H3.7 17
H3.8 – H3.10 18
H3.11 19
H3.12 – H3.13 20
H3.14 – H3.15 21
H3.16 22
Hình Trang Nguồn
H4.1 – H4.2 26
Ban biên soạn
H4.3 – H4.4 27
H4.5 28
H5.1 30
H5.2 – H5.3 31
H5.4 32
H5.5 – H5.6 33
H5.7 – H5.8 34
H5.9 – H5.10 35
H5.11 – H5.12 37
H5.13 – H5.14 38
H6.1 – H6.4 39
H6.5 41
H6.6 42
H6.7 43
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
49
TÀILIỆU
TÀILIỆUGIÁODỤCĐỊAPHƯƠNG
GIÁODỤCĐỊAPHƯƠNG
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Lớp
Lớp 7
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839
Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com)
lOMoARcPSD|25954839

More Related Content

Similar to sách GDĐP 7.pdf

VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới) VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới) Hiền Hoàng
 
Địa điểm du lịch ở Quan Lạn
Địa điểm du lịch ở Quan LạnĐịa điểm du lịch ở Quan Lạn
Địa điểm du lịch ở Quan LạnEverest Travel
 
Bài thuyết trình về cảnh đẹp.pptx
Bài thuyết trình về cảnh đẹp.pptxBài thuyết trình về cảnh đẹp.pptx
Bài thuyết trình về cảnh đẹp.pptxHUYphm25567
 
GDĐP LOP 6 (ban day mau).pdf
GDĐP LOP 6 (ban day mau).pdfGDĐP LOP 6 (ban day mau).pdf
GDĐP LOP 6 (ban day mau).pdfhoangdungvms
 
bctntlvn (18).pdf
bctntlvn (18).pdfbctntlvn (18).pdf
bctntlvn (18).pdfLuanvan84
 
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4Cậu Ấm
 
Giáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.com
Giáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.comGiáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.com
Giáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Những điều cần biết khi đi xuất khẩu lao động Đài Loan
Những điều cần biết khi đi xuất khẩu lao động Đài LoanNhững điều cần biết khi đi xuất khẩu lao động Đài Loan
Những điều cần biết khi đi xuất khẩu lao động Đài LoanHTriNcNgoi
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CẢ NĂM 2024 - SÁCH KẾT NỐI TRI...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CẢ NĂM 2024 - SÁCH KẾT NỐI TRI...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CẢ NĂM 2024 - SÁCH KẾT NỐI TRI...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CẢ NĂM 2024 - SÁCH KẾT NỐI TRI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chính sách phát triển thủy quân của chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ xvixviii
Chính sách phát triển thủy quân của chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ xvixviiiChính sách phát triển thủy quân của chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ xvixviii
Chính sách phát triển thủy quân của chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ xvixviiihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...Minh Chanh
 
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019hieupham236
 
bithuyttrnhvcnhp-230323150803-3b3ccfd0 (1).pptx
bithuyttrnhvcnhp-230323150803-3b3ccfd0 (1).pptxbithuyttrnhvcnhp-230323150803-3b3ccfd0 (1).pptx
bithuyttrnhvcnhp-230323150803-3b3ccfd0 (1).pptxThangNguen
 
Luận Văn Tốt Nghiệp Bảo Tàng Sinh Vật Biển.doc
Luận Văn Tốt Nghiệp Bảo Tàng Sinh Vật Biển.docLuận Văn Tốt Nghiệp Bảo Tàng Sinh Vật Biển.doc
Luận Văn Tốt Nghiệp Bảo Tàng Sinh Vật Biển.docsividocz
 
Chuyên đê dạy học theo chủ đề tích hợp tên dự án chiếu dời đô (thiên đô chiếu)
Chuyên đê dạy học theo chủ đề tích hợp tên dự án  chiếu dời đô (thiên đô chiếu)Chuyên đê dạy học theo chủ đề tích hợp tên dự án  chiếu dời đô (thiên đô chiếu)
Chuyên đê dạy học theo chủ đề tích hợp tên dự án chiếu dời đô (thiên đô chiếu)jackjohn45
 
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ CỦA TP ĐÀ NẴNG.pdf
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ CỦA TP ĐÀ NẴNG.pdfQUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ CỦA TP ĐÀ NẴNG.pdf
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ CỦA TP ĐÀ NẴNG.pdfLamPhng40
 

Similar to sách GDĐP 7.pdf (20)

VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới) VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
 
Địa điểm du lịch ở Quan Lạn
Địa điểm du lịch ở Quan LạnĐịa điểm du lịch ở Quan Lạn
Địa điểm du lịch ở Quan Lạn
 
Bài thuyết trình về cảnh đẹp.pptx
Bài thuyết trình về cảnh đẹp.pptxBài thuyết trình về cảnh đẹp.pptx
Bài thuyết trình về cảnh đẹp.pptx
 
GDĐP LOP 6 (ban day mau).pdf
GDĐP LOP 6 (ban day mau).pdfGDĐP LOP 6 (ban day mau).pdf
GDĐP LOP 6 (ban day mau).pdf
 
bctntlvn (18).pdf
bctntlvn (18).pdfbctntlvn (18).pdf
bctntlvn (18).pdf
 
Trung Tâm Văn Hóa Huyện An Lão.doc
Trung Tâm Văn Hóa Huyện An Lão.docTrung Tâm Văn Hóa Huyện An Lão.doc
Trung Tâm Văn Hóa Huyện An Lão.doc
 
Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng Trị
Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng TrịTài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng Trị
Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng Trị
 
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
 
Giáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.com
Giáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.comGiáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.com
Giáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.com
 
Những điều cần biết khi đi xuất khẩu lao động Đài Loan
Những điều cần biết khi đi xuất khẩu lao động Đài LoanNhững điều cần biết khi đi xuất khẩu lao động Đài Loan
Những điều cần biết khi đi xuất khẩu lao động Đài Loan
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CẢ NĂM 2024 - SÁCH KẾT NỐI TRI...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CẢ NĂM 2024 - SÁCH KẾT NỐI TRI...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CẢ NĂM 2024 - SÁCH KẾT NỐI TRI...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CẢ NĂM 2024 - SÁCH KẾT NỐI TRI...
 
Chính sách phát triển thủy quân của chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ xvixviii
Chính sách phát triển thủy quân của chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ xvixviiiChính sách phát triển thủy quân của chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ xvixviii
Chính sách phát triển thủy quân của chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ xvixviii
 
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
 
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
 
bithuyttrnhvcnhp-230323150803-3b3ccfd0 (1).pptx
bithuyttrnhvcnhp-230323150803-3b3ccfd0 (1).pptxbithuyttrnhvcnhp-230323150803-3b3ccfd0 (1).pptx
bithuyttrnhvcnhp-230323150803-3b3ccfd0 (1).pptx
 
Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.doc
Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.docThực hiện chính sách phát triển du lịch biển từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.doc
Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.doc
 
Giới thiệu tổng quan đà nẵng quảng trị
Giới thiệu tổng quan đà nẵng quảng trịGiới thiệu tổng quan đà nẵng quảng trị
Giới thiệu tổng quan đà nẵng quảng trị
 
Luận Văn Tốt Nghiệp Bảo Tàng Sinh Vật Biển.doc
Luận Văn Tốt Nghiệp Bảo Tàng Sinh Vật Biển.docLuận Văn Tốt Nghiệp Bảo Tàng Sinh Vật Biển.doc
Luận Văn Tốt Nghiệp Bảo Tàng Sinh Vật Biển.doc
 
Chuyên đê dạy học theo chủ đề tích hợp tên dự án chiếu dời đô (thiên đô chiếu)
Chuyên đê dạy học theo chủ đề tích hợp tên dự án  chiếu dời đô (thiên đô chiếu)Chuyên đê dạy học theo chủ đề tích hợp tên dự án  chiếu dời đô (thiên đô chiếu)
Chuyên đê dạy học theo chủ đề tích hợp tên dự án chiếu dời đô (thiên đô chiếu)
 
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ CỦA TP ĐÀ NẴNG.pdf
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ CỦA TP ĐÀ NẴNG.pdfQUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ CỦA TP ĐÀ NẴNG.pdf
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ CỦA TP ĐÀ NẴNG.pdf
 

sách GDĐP 7.pdf

  • 1. Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university Tai-lieu-giao-duc-dia-phuong-TPDN-lop 7 21 Bài tập hóa học (Trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Nguyễn Khuyến, Thành phố Hồ Chí Minh) Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university Tai-lieu-giao-duc-dia-phuong-TPDN-lop 7 21 Bài tập hóa học (Trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Nguyễn Khuyến, Thành phố Hồ Chí Minh) Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 2. TÀILIỆU TÀILIỆUGIÁODỤCĐỊAPHƯƠNG GIÁODỤCĐỊAPHƯƠNG UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÊ THỊ BÍCH THUẬN (Tổng Chủ biên) NGUYỄN MINH HÙNG – PHẠM THỊ TRINH (đồng Chủ biên) HUỲNH THỊ HƯƠNG LAN – VÕ VĂN MINH – DƯƠNG THỊ OANH – MAI THỊ PHƯƠNG LƯU ANH RÔ – LÊ VĂN SỨC – HUỲNH ĐÌNH QUỐC THIỆN – NGUYỄN HOÀI THU – BÙI VĂN TIẾNG LÊ NGUYỄN SƠN TRÀ – NGUYỄN THỊ TRANG – NGUYỄN MINH TUẤN – HÀ VỸ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Lớp Lớp 7 Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 3. Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 4. 3 LỜI NÓI ĐẦU LỜI NÓI ĐẦU Các em học sinh thân mến! Các em đang sinh sống và học tập tại thành phố Đà Nẵng – một trong những trung tâm chính trị – kinh tế – văn hoá của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Để giúp các em hiểu rõ hơn về thành phố Đà Nẵng, Tài liệu giáo dục địa phương thành phố Đà Nẵng lớp 7 được biên soạn nhằm cung cấp cho các em những hiểu biết cơ bản về lịch sử, địa lí, văn hoá, kinh tế, môi trường,... của thành phố Đà Nẵng. Tài liệu gồm 6 chủ đề, mỗi chủ đề được xây dựng theo cấu trúc thống nhất và đảm bảo tính lô-gic giữa các hoạt động Mở đầu – Kiến thức mới – Luyện tập – Vận dụng. Với cấu trúc này, các em sẽ thực hiện các hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên và hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Từ đó, các em có thêm cơ hội hiểu biết đúng về những giá trị đặc trưng của vùng đất này, có niềm tự hào và ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị đó. Hi vọng tài liệu này sẽ mang lại cho các em những kiến thức bổ ích và những trải nghiệm thú vị. NHÓM TÁC GIẢ Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 5. 4 Kí hiệu và hướng dẫn sử dụng tài liệu MỞ ĐẦU Giới thiệu một số nội dung liên quan đến chủ đề, định hướng việc tổ chức các hoạt động học tập. KIẾN THỨC MỚI Giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến nội dung chủ đề. LUYỆN TẬP Từ kiến thức, học sinh được rèn luyện và phát triển các kĩ năng phù hợp với nội dung chủ đề. VẬN DỤNG Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn phù hợp với nội dung chủ đề. MỞ ĐẦU MỞ ĐẦU KIẾN THỨC MỚI KIẾN THỨC MỚI LUYỆN TẬP LUYỆN TẬP VẬN DỤNG VẬN DỤNG Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 6. 5 LỊCH SỬ ĐÀ NẴNG TỪ THẾ KỈ X LỊCH SỬ ĐÀ NẴNG TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVI – – ĐỊA GIỚI VÀTÊN GỌI ĐỊA GIỚI VÀTÊN GỌI Từ thế kỉ X, người Việt giành được độc lập, tự chủ. Đến đầu thế kỉ XIV, Đà Nẵng trở thành một bộ phận của lãnh thổ Đại Việt. Từ đó, người dân nơi đây đã cộng cư, cùng nhau khai hoang, lập làng. – Trình bày được về địa giới và tên gọi của thành phố Đà Nẵng từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI; – Tóm tắt được quá trình khai hoang, lập làng ở Đà Nẵng từ thế kỉ X – XVI; – Tự hào về quá trình mở mang bờ cõi về phương Nam; khai hoang, lập làng để có một Đà Nẵng ngày nay. Mục tiêu: MỞ ĐẦU MỞ ĐẦU Lịch sử vùng đất Đà Nẵng trong giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI diễn ra như thế nào? Năm 1306, vua Chăm-pa là Jaya Sinhavarman III (người Việt gọi là Chế Mân) đã lấy châu Ô và châu Lí (châu Rí)(1) để làm sính lễ xin cưới Công chúa Huyền Trân của Đại Việt. KIẾN THỨC MỚI KIẾN THỨC MỚI 1. Địa giới Đà Nẵng từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI và tên gọi Đà Nẵng a) Địa giới Đà Nẵng từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI (1) Châu Ô và châu Lí tương đương vùng đất từ Triệu Phong – Quảng Trị đến Điện Bàn – Quảng Nam ngày nay. Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 7. 6 Châu Ô và châu Lí sau đó được vua Trần Anh Tông đổi tên thành Thuận Châu và Hoá Châu. Đà Nẵng lúc bấy giờ là vùng ven biển thuộc Hoá Châu. Năm 1471, dưới thời vua Lê Thánh Tông, lãnh thổ Đại Việt được mở rộng đến Phú Yên. Vua Lê Thánh Tông lập thêm đạo thừa tuyên Quảng Nam là đạo thừa tuyên thứ 13 của cả nước. Từ đây, vùng đất Đà Nẵng thuộc huyện Điện Bàn được phát triển trong điều kiện hoà bình, ổn định. Tuy nhiên, từ thời điểm này cho đến đầu thế kỉ XVII, huyện Điện Bàn vẫn còn thuộc phủ Triệu Phong, đạo thừa tuyên Thuận Hoá(2) . (2) Đạo thừa tuyên là đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh. Thừa tuyên Thuận Hoá có hai phủ là Tân Bình và Triệu Phong. Phủ Triệu Phong (từ Quảng Trị đến bắc Quảng Nam) gồm 6 huyện: Kim Trà, Đan Điền, Hải Lăng, Tư Vinh, Vũ Xương và Điện Bàn. Hình 1.1. Lược đồ nước Đại Việt thời Lê Thánh Tông Hình 1.2. Sách Ô Châu cận lục của Tiến sĩ Dương Văn An (bản dịch) Tên gọi Đà Nẵng có từ rất sớm và được giữ cho đến tận bây giờ. Tên gọi Đà Nẵng xuất hiện lần đầu tiên trong sách "Ô Châu cận lục" của Tiến sĩ Dương Văn An soạn năm 1553 khi nhắc đến "một đền nữa ở cửa biển Đà Nẵng, Quảng Nam". Tên gọi Đà Nẵng bắt nguồn từ gốc tiếng Chăm-pa, từ Danak mà ra: "Đa" là sông, "nak" là lớn; Danak nghĩa là "sông lớn", tức sông Hàn (Đà Nẵng). Hay trong chữ Hán, chữ "Đà" là sông nhánh, chữ "Nẵng" nghĩa là xưa kia, ngày xưa, Đà Nẵng có nghĩa là "ngày xưa là nhánh sông". Tourane lại là tên gọi Đà Nẵng thời thuộc Pháp, phổ biến nhất trong những năm 1888 đến năm 1945. b) Tên gọi Đà Nẵng Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 8. 7 Đến đầu thế kỉ XIV, sau khi trở thành một bộ phận lãnh thổ Đại Việt, cư dân ở Đà Nẵng bắt đầu khai hoang, lập làng. Từ năm 1471 về sau, quá trình khai hoang, lập làng được đẩy mạnh. Vùng đất Đà Nẵng được mở mang, khai phá. Cộng đồng cư dân ở Đà Nẵng đã chung sống ổn định, đoàn kết. Nhiều làng xã được thành lập và tổ chức quy củ tạo nên diện mạo của Đà Nẵng. Đà Nẵng bước đầu phát triển với định hình rõ nét làng xã tiêu biểu của vùng sông nước, cửa biển như Nại Hiên, Mỹ Khê; làng có truyền thống sản xuất nông nghiệp như Đà Sơn, Thạc Gián, Liên Trì; làng ngay từ đầu đã có hoạt động buôn bán, trao đổi như: Hải Châu, khu An Thị làng An Hải. Các hoạt động thương nghiệp đã tác động trực tiếp và nhanh chóng đến các làng xã Đà Nẵng, mà trước hết là các làng ven sông biển như Nại Hiên, An Hải, Mỹ Khê,… góp phần phá vỡ trật tự làng xã nông nghiệp truyền thống, thúc đẩy quá trình đô thị hoá để phố cảng Đà Nẵng sớm ra đời và phát triển. Tóm lại, hoạt động kinh tế chính của Đà Nẵng thời kì này là nông nghiệp, thủ công nghiệp, ngư nghiệp. Ngoài ra, thương nghiệp được khuyến khích phát triển, thuyền buôn nước ngoài được tới buôn bán. 2. Quá trình khai hoang, lập làng ở Đà Nẵng từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XVI 1. Nêu những mốc thời gian đánh dấu sự thay đổi địa giới hành chính Đà Nẵng từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI. 2. Tên gọi Đà Nẵng bắt nguồn từ đâu và có ý nghĩa gì? Hình 1.3. Đình Xuân Thiều, phường Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu Trình bày quá trình khai hoang, lập làng ở Đà Nẵng từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XVI. Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 9. 8 LUYỆN TẬP LUYỆN TẬP 1. Ghi vắn tắt vào bảng bên dưới về thời gian, tên gọi và ý nghĩa của tên gọi Đà Nẵng từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI. VẬN DỤNG VẬN DỤNG 1. Em hãy tìm hiểu một làng được thành lập trong giai đoạn từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI ở Đà Nẵng theo gợi ý: – Tên làng; – Nguồn gốc cư dân; – Địa bàn; – Các hoạt động kinh tế chính. – Thời gian lập làng; 2. Em hãy tìm hiểu thông tin, hình ảnh về những nhân vật, di tích lịch sử – văn hoá liên quan đến giai đoạn lịch sử Đà Nẵng từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI. Thời gian Tên gọi Ý nghĩa ? ? ? 2. Trình bày những nét chính về đời sống cư dân Đà Nẵng từ sau năm 1471 đến thế kỉ XVI. Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 10. 9 DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬTTHỂ DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬTTHỂ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG MỞ ĐẦU MỞ ĐẦU – Liệt kê được các di sản văn hóa phi vật thể của thành phố Đà Nẵng; – Mô tả được những nét chính về nội dung và giá trị một số di sản văn hoá phi vật thể của thành phố Đà Nẵng; – Học sinh có những việc làm thiết thực để bảo tồn, phát huy những giá trị của di sản văn hoá phi vật thể hiện nay. Mục tiêu: Quan sát các bức ảnh sau và trả lời câu hỏi: Đây là những lễ hội hoặc hoạt động văn hoá truyền thống nào ở Đà Nẵng? Hình 2.1. Hình 2.2. Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 11. 10 KIẾN THỨC MỚI KIẾN THỨC MỚI Hình 2.3. Hình 2.4. Kể tên những lễ hội, hoạt động văn hoá truyền thống khác ở Đà Nẵng mà em biết. Thành phố Đà Nẵng trẻ trung, năng động trong phát triển kinh tế nhưng vẫn luôn bảo tồn những giá trị văn hoá vốn có từ xưa đến nay. Tính đến năm 2021, thành phố Đà Nẵng có 6 di sản văn hoá phi vật thể thuộc danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia: Nghề điêu khắc đá mĩ nghệ Non Nước, Nghệ thuật Tuồng xứ Quảng, Lễ hội Cầu ngư, Nghệ thuật Bài chòi, Nghề làm nước mắm Nam Ô và Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn. Đặc biệt, năm 2017, Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. 1. Khái quát về các di sản phi vật thể ở thành phố Đà Nẵng 2. Một số di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu ở thành phố Đà Nẵng a) Nghề điêu khắc đá mĩ nghệ Non Nước: là một trong những nghề lâu đời nhất ở Đà Nẵng. Nghề được hình thành vào khoảng thế kỉ XVII, do một số lưu dân Đại Việt di cư vào Đà Nẵng khởi dựng dưới chân núi Non Nước, nay thuộc phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn. Ban đầu, nghề điêu khắc đá được coi là nghề phụ, làm ra các sản phẩm đơn giản để phục vụ nhu cầu trong gia đình. Về sau, nghề càng được mở mang, chế tác những sản phẩm với kĩ thuật tinh xảo, phục vụ đời sống sinh hoạt và tín ngưỡng của người dân. Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 12. 11 b) Nghệ thuật Tuồng xứ Quảng ở Đà Nẵng Nghệ thuật Tuồng xứ Quảng là di sản văn hoá phi vật thể ở Quảng Nam, Đà Nẵng, có thể đã xuất hiện và phát triển từ đầu thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XVIII. Một vở tuồng được diễn trước công chúng là sự kết hợp của nhiều yếu tố nghệ thuật như: kịch bản, âm nhạc, múa, nghệ thuật hoá trang, phục trang,… mang những giá trị đặc sắc. Sân khấu tuồng mang tính ước lệ, tượng trưng. Có khi một khoảng đất rộng, một sân đình, bến thuyền, bãi chợ,... được trải vài chiếc chiếu là có thể diễn tuồng. Hiện nay, làng nghề điêu khắc đá Non Nước đã có hơn 500 cơ sở sản xuất. Các sản phẩm đá Non Nước đa dạng về hình dáng, kích cỡ, màu sắc, chủng loại. Hằng năm, nơi đây sản xuất được khoảng hơn 80 000 sản phẩm đá mĩ nghệ. Nghề điêu khắc đá mĩ nghệ Non Nước không chỉ chứa đựng những giá trị to lớn về lịch sử, văn hoá mà còn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống kinh tế – xã hội của người dân. Năm 2014, nghề điêu khắc đá mĩ nghệ Non Nước được đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Hình 2.5. Nghề điêu khắc đá mĩ nghệ Non Nước Trình bày những nét chính về Nghề điêu khắc đá mĩ nghệ Non Nước. Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 13. 12 c) Nghệ thuật hô/ hát Bài chòi dân gian ở thành phố Đà Nẵng Cách tổ chức hội bài chòi ở mỗi địa phương có những điểm riêng, nhưng cũng có những điểm chung giống nhau, từ cách dựng chòi, con bài, anh Hiệu, trang phục, âm nhạc, hô con bài, làn điệu, cách chia bài, trao thưởng, cây nêu, nhà hội, treo cờ, trống chiêng, ngày tổ chức, ngày chấm dứt cuộc chơi,… Bài chòi mang đậm tính giáo dục, hướng con người đến những giá trị, chuẩn mực đạo đức cao đẹp. Bài chòi vừa là loại hình nghệ thuật diễn xướng mang tính ngẫu hứng, kết hợp âm nhạc, thơ ca, diễn xuất,… vừa là trò chơi dân gian vui nhộn, trí tuệ. Nghệ thuật hô/ hát bài chòi dân gian ở Đà Nẵng thể hiện đậm nét cốt cách, đặc trưng văn hoá của cư dân địa phương, lưu giữ phương ngữ, phong tục, tập quán, ca dao, hò, vè,… thông qua các câu hô/ hát. Hiện nay, các nghệ nhân Tuồng ở Đà Nẵng vẫn thường xuyên biểu diễn, nghiên cứu, truyền dạy nghệ thuật Tuồng để gìn giữ, phát huy những giá trị văn hoá cổ truyền. Năm 2015, Nghệ thuật Tuồng xứ Quảng ở Đà Nẵng được đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Hình 2.6. Một buổi biểu diễn Nghệ thuật Tuồng xứ Quảng ở Đà Nẵng Trình bày những nét chính về Nghệ thuật Tuồng xứ Quảng ở Đà Nẵng. Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 14. 13 Năm 2016, Nghệ thuật hô/ hát Bài chòi dân gian ở Đà Nẵng được đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Đến năm 2017, Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Hình 2.7. Hát Bài chòi tại Lễ hội đình Tuý Loan, huyện Hoà Vang d) Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn còn có tên gọi khác là Lễ hội Quán Âm 19/2, được tổ chức hằng năm tại chùa Quán Thế Âm (quận Ngũ Hành Sơn) và các địa điểm liên quan khác tại Di tích quốc gia đặc biệt – Di tích Danh thắng Ngũ Hành Sơn. Đây là lễ hội dân gian truyền thống mang đậm yếu tố Phật giáo, gắn liền với đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng địa phương. Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn được tổ chức vào ngày 17, 18 và 19 tháng 2 (âm lịch) hằng năm, trong đó ngày 19 là ngày lễ chính thức. Lễ hội gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ là các nghi lễ Phật giáo và nghi lễ truyền thống của địa phương. Phần hội là những sinh hoạt văn hoá truyền thống mang đậm tính nhân văn, bản sắc văn hoá dân tộc. Trình bày những nét chính về Nghệ thuật Bài chòi ở Đà Nẵng. Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 15. 14 Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn được đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia vào năm 2021. Hình 2.8. Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn LUYỆN TẬP LUYỆN TẬP 1. Lập bảng tóm tắt một số di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu ở thành phố Đà Nẵng theo gợi ý: Tên di sản Lịch sử hình thành Hoạt động/ giá trị tiêu biểu Năm công nhận di sản phi vật thể quốc gia Nghề điêu khắc đá mĩ nghệ Non Nước ? ? ? Nghệ thuật tuồng xứ Quảng ở Đà Nẵng ? ? ? Nghệ thuật hô/ hát bài chòi dân gian ở thành phố Đà Nẵng x ? ? Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn x ? ? Trình bày những nét chính về Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn. Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 16. 15 2. Viết bài giới thiệu về một di sản văn hoá phi vật thể ở thành phố Đà Nẵng mà em biết theo gợi ý: tên di sản, địa bàn, lịch sử hình thành, giá trị tiêu biểu, năm công nhận di sản (nếu có). Lựa chọn một loại hình nghệ thuật truyền thống (Bài chòi, Tuồng, Hò khoan,…) để đóng vai và trình diễn cá nhân hoặc theo nhóm. VẬN DỤNG VẬN DỤNG Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 17. 16 TÀI NGUYÊN ĐẤTVÀ RỪNG TÀI NGUYÊN ĐẤTVÀ RỪNG CỦATHÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CỦATHÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG – Trình bày được đặc điểm đất và rừng của thành phố Đà Nẵng; – Nêu được vai trò của đất và rừng đối với tự nhiên, kinh tế – xã hội của thành phố; – Biết cách tìm hiểu tự nhiên qua các tư liệu và tham quan địa phương; – Có ý thức và thực hiện được các hoạt động phù hợp bảo vệ tài nguyên đất và rừng của thành phố. Mục tiêu: MỞ ĐẦU MỞ ĐẦU Các hình ảnh trên đề cập đến những hoạt động sản xuất nào? Loại tài nguyên thiên nhiên nào đang được khai thác? Hình 3.1. Cánh đồng lúa chín ở xã Hoà Bắc, huyện Hoà Vang Hình 3.3. Rừng cây ở bán đảo Sơn Trà Hình 3.2. Bưởi da xanh xã Hoà Ninh, huyện Hoà Vang Hình 3.4. Đồi chè Phú Thượng, xã Hoà Sơn, huyện Hoà Vang Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 18. 17 KIẾN THỨC MỚI KIẾN THỨC MỚI Thành phố Đà Nẵng có tài nguyên đất rất đa dạng. Đất gồm nhiều loại khác nhau như đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng, đất phù sa, cồn cát, đất cát ven biển và một số loại đất xấu, nghèo dinh dưỡng như đất mặn, đất phèn, đất xám bạc màu, đất đen, đất xói mòn trơ sỏi đá. 1. Tài nguyên đất Hình 3.5. Vùng rau ở phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn a) Đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng Phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi huyện Hoà Vang và quận Sơn Trà. Đây là những vùng rừng phát triển, trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc lớn. Do có kết cấu vững chắc nên vùng đất này thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở, công trình hạ tầng kĩ thuật. Hình 3.6. Bản đồ phân loại đất ở thành phố Đà Nẵng Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 19. 18 b) Đất phù sa Ở đồng bằng, ven các sông Tuý Loan, sông Cu Đê, thích hợp cho thâm canh lúa, trồng rau và hoa quả. Hiện nay, một phần diện tích đã được chuyển thành đất ở và đất chuyên dùng do quá trình đô thị hoá. Hình 3.7. Đồng lúa ở xã Hoà Tiến, huyện Hoà Vang c) Đất cồn cát và đất cát biển Phân bố ở ven biển, cửa sông, tập trung chủ yếu ở các quận Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn. Phần lớn diện tích là rừng phòng hộ, còn lại được khai thác để xây dựng các công trình công nghiệp, du lịch,… phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của thành phố. d) Đất mặn, đất phèn Hình thành ở các vùng đất trũng, tập trung ở ven biển hoặc cửa sông, phân bố chủ yếu ở các xã Hoà Xuân, Hoà Quý. Hiện nay, đang được cải tạo đưa vào sản xuất nông nghiệp, diện tích khai thác không đáng kể. Hình 3.8. Bờ cát ven biển Xuân Thiều Hình 3.9. Vùng đất mặn tại quận Cẩm Lệ Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 20. 19 – Kể tên các loại đất của thành phố Đà Nẵng. – Lấy ví dụ chứng minh vai trò của tài nguyên đất đối với sự phát triển kinh tế và đời sống con người. – Nhận xét sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất của thành phố năm 2000 và năm 2019. (1) Nguồn: Địa lí các tỉnh, thành phố Việt Nam, tập IV. GS.TS. Lê Thông (Chủ biên), năm 2005. (2) Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, năm 2019. Hình 3.10. Cơ cấu sử dụng đất của Đà Nẵng năm 2000 và năm 2019 Năm 2000 (1) Năm 2019 (2) Ngoài việc phân loại đất theo nguồn gốc hình thành, phân loại đất còn chia theo mục đích sử dụng. Hiện nay, việc phân loại này đang có sự thay đổi theo nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của thành phố. a) Khái quát chung Thành phố Đà Nẵng giàu tài nguyên rừng với hệ sinh thái rừng đa dạng. Rừng có nhiều loài động vật, thực vật phong phú, quý hiếm. Động vật có: Voọc chà vá chân nâu, khỉ, chim trĩ sao, gà lôi lam màu trắng,… Thực vật có: gỗ hương, sến, trắc, kim giao, gụ,... Rừng tập trung chủ yếu ở phía tây và tây bắc (Phần lớn ở phía tây bắc huyện Hoà Vang, một số ít ở quận Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn). 2. Tài nguyên rừng Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 21. 20 Bảng 4.1. Diện tích rừng và trữ lượng gỗ của Đà Nẵng, năm 2016 (1) Nguồn : Tổng cục thống kê https://www.gso.gov.vn/ Rừng tự nhiên Diện tích (ha) 43 722,1 Trữ lượng gỗ (nghìn m3 ) 8 908,9 Rừng trồng Diện tích (ha) 12 568 Sản lượng gỗ (nghìn m3 ) 1 010,7 Hình 3.11. Những cánh rừng nguyên sinh ở bán đảo Sơn Trà Em có biết Với diện tích rừng và đất lâm nghiệp chỉ bằng 0,01% của cả nước nhưng Sơn Trà lưu trữ số loài thực vật bậc cao chiếm 9,7% so với cả nước (theo GreenViet và Viện Sinh thái học miền Nam). Được bao bọc xung quanh bởi biển và phần còn lại gắn với một đô thị hiện đại, Sơn Trà ngày nay được xem là một hệ sinh thái tự nhiên độc lập còn tương đối hoang sơ của Việt Nam. Hệ sinh thái này đang chứa đựng một kho tàng tri thức về các quy luật vận động và phát triển của tự nhiên, những giá trị nhân văn sâu sắc gắn với cộng đồng bản địa. Năm 2022(1) , tổng diện tích rừng là 63 300 ha, rừng tự nhiên có diện tích lớn 43 200 ha, rừng trồng diện tích 20 100 ha. Hình 3.12. Rừng Bà Nà, huyện Hoà Vang Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 22. 21 b) Phân loại rừng Rừng được chia làm 3 loại: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Hình 3.13. Rừng Sơn Trà – lá phổi xanh của thành phố Đà Nẵng Rừng đặc dụng có tác dụng đặc biệt trong việc bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn nguồn gen động thực vật rừng, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh. Rừng đặc dụng bao gồm các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, văn hoá – lịch sử và môi trường như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, Khu văn hoá – lịch sử – môi trường Nam Hải Vân,… Rừng phòng hộ có tác dụng bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng phòng hộ chia thành: (1) rừng đầu nguồn, (2) rừng chống cát bay, (3) rừng chắn sóng ven biển. Hình 3.14. Rừng ở xã Hoà Bắc, huyện Hoà Vang Rừng sản xuất gồm các loại rừng sử dụng để sản xuất kinh doanh gỗ, lâm đặc sản, động vật rừng và kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái (tập trung ở Hoà Vang). Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 23. 22 c) Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà Diện tích là 3 871 ha(3) . Đây là khu bảo tồn thiên nhiên vừa có hệ sinh thái đất ướt ven biển vừa có thảm rừng nhiệt đới mưa ẩm nguyên sinh. Hệ thực vật ở Sơn Trà có khoảng 289 loài(4) . Trong đó có 64 loài gỗ lớn, 107 loài cây thuốc, ngoài ra còn có các loài cây khác cho lá, sợi,... Nguồn gen thực vật nhiệt đới của Sơn Trà rất đa dạng, phong phú với số lượng cá thể lớn có khả năng cung cấp giống cây bản địa phục vụ trồng rừng như: chò chai, dẻ cau, dầu lá bóng,... Hệ động vật ở rừng Sơn Trà cũng khá phong phú, gồm khoảng 100 loài, trong đó có những loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ. Đáng chú ý nhất là loài Voọc chà vá chân nâu – một loài linh trưởng đặc hữu của rừng Việt Nam và Lào. (3) Nguồn: Quyết định Số: 3410/QĐ-UBND của UBND thành phố về phê duyệt Đề án bảo tồn đa dạng sinh học thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. (4) Nguồn: Địa chí Quảng Nam – Đà Nẵng. Hình 3.15. Voọc chà vá chân nâu ở Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà Mặt khác, Sơn Trà còn là một trong những nguồn cung cấp nước ngọt cho thành phố và là nơi có nhiều cảnh đẹp, di tích lịch sử nên rất có giá trị về du lịch; có ý nghĩa quan trọng đối với thành phố về mặt phòng hộ và môi trường. Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 24. 23 d) Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững của thành phố Đà Nẵng – Trình bày đặc điểm của tài nguyên rừng ở thành phố Đà Nẵng. – Lấy ví dụ cụ thể để chứng minh nhận định: Rừng của thành phố có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 25. 24 LUYỆN TẬP LUYỆN TẬP Lựa chọn các thông tin phù hợp về tác động của con người đến tài nguyên đất và rừng ở thành phố Đà Nẵng. Bổ sung thêm các tác động khác. Bảng thông tin về tác động của con người lên tài nguyên đất và rừng 1. Thay đổi cơ cấu giống, cơ cấu cây trồng, cải tạo đồng ruộng, khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai. 8. Ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. 2. Xả rác bừa bãi. 9. Trồng rừng. 3. Chưa xử lí các chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp và sinh hoạt. 10. Canh tác quá mức làm cho đất bị thoái hoá. 4. Canh tác không đúng kĩ thuật làm cho đất bị bạc màu. 11. Chặt, phá rừng, săn bắt động vật quý hiếm. 5. Phát triển du lịch. 12. Sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật. 6. Hình thành các khu bảo tồn thiên nhiên. 13. Khai thác rừng không đúng quy định. 7. Trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, cây ăn quả, cây lương thực. 14. Tuyên truyền bảo vệ tài nguyên đất, rừng. Các tác động khác… Sắp xếp các thông tin đã lựa chọn theo từng nhóm: tác động tích cực và tác động tiêu cực. Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 26. 25 Thiết kế khẩu hiệu để tuyên truyền người dân bảo vệ và sử dụng hợp lí tài nguyên đất và rừng. VẬN DỤNG VẬN DỤNG 1. Liệt kê các hình thức tuyên truyền bảo vệ rừng của thành phố Đà Nẵng. 2. Lên kế hoạch tham quan trải nghiệm hoặc xây dựng dự án tìm hiểu về một trong các địa điểm sau: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa, Khu bảo tồn thiên nhiên bán đảo Sơn Trà hoặc Khu văn hoá – lịch sử – môi trường Nam Hải Vân. Thiết kế khẩu hiệu Hình thức tuyên truyền ? ? ? ? ? KẾ HOẠCH THAM QUAN – Mục đích; – Thời gian; – Địa điểm; – Nội dung tìm hiểu; – Hình thức (tham quan, phỏng vấn, thu thập tư liệu,...); – Người tham gia; – Phân công thực hiện; – Sản phẩm; – Yêu cầu cần hỗ trợ; – Chia sẻ kết quả của chuyến tham quan trải nghiệm. Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 27. 26 ĐẶC SẢN ẨM THỰC ĐẶC SẢN ẨM THỰC CỦATHÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CỦATHÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG MỞ ĐẦU MỞ ĐẦU – Kể tên được một số món ăn đặc sản nổi tiếng của thành phố Đà Nẵng; – Trình bày được nguồn gốc, đặc trưng, ý nghĩa của một số món đặc sản nổi tiếng của thành phố Đà Nẵng; – Tuyên truyền, quảng bá được đặc sản ẩm thực của thành phố Đà Nẵng đến người thân, bạn bè, du khách trong và ngoài nước. Mục tiêu: Tìm hiểu thông tin sau: Hình 4.1. Nước mắm Nam Ô Hình 4.2. Bánh Khô mè Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 28. 27 – Cho biết những đặc sản ẩm thực trên có ở địa phương nào. – Liệt kê một số món ăn đặc sản khác của thành phố Đà Nẵng mà em biết. – Giới thiệu với bạn về một món đặc sản ẩm thực của thành phố Đà Nẵng mà em đã từng thưởng thức. Hình 4.3. Rong biển Hình 4.4. Bánh tráng cuốn thịt heo KIẾN THỨC MỚI KIẾN THỨC MỚI Nam Ô là làng cổ thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 10 km về phía tây bắc. Nơi đây nổi tiếng với đặc sản gỏi cá Nam Ô. Du khách không thể bỏ qua món gỏi cá khi đến nơi này. Nguyên liệu để chế biến gỏi cá Nam Ô là những con cá trích còn tươi sống được đánh bắt bởi ngư dân làng chài Nam Ô. Cá trích được đánh bắt vào buổi sáng sớm nên được gọi là cá trích mai, tươi ngon và có vị ngọt. Gỏi cá Nam Ô gồm hai loại: gỏi khô và gỏi ướt. Cách chế biến của hai loại gỏi này có nhiều điểm tương đồng, chỉ khác nhau ở công đoạn cuối. 1. Gỏi cá Nam Ô Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 29. 28 Để làm gỏi cá khô, người ta lấy cá trích làm sạch, lóc thành từng lát mỏng. Khi rửa cá, bỏ thêm chút muối và dấm vào nước để át bớt mùi tanh; rửa đến khi nước trong; để cá thật ráo; ướp cá ngập trong các loại gia vị như tỏi băm nhuyễn, gừng đập nhỏ, ớt, chanh, giấm gạo,… từ 10 đến 15 phút rồi vớt cá để ráo; tiếp tục trộn đều với hỗn hợp bánh tráng, đậu phộng, mè rang giã nhỏ. Hỗn hợp này giúp cho cá trở nên khô ráo, tăng vị béo, thơm. Để làm gỏi ướt, người ta lấy cá ép xong cắt thành những miếng dài, ướp ngập trong các loại gia vị như trên. Cá sống sau khi được làm chín bằng gia vị sẽ được trộn với đậu phộng, mè rang. Hình 4.5. Gỏi ướt và gỏi khô Nước chấm cho món gỏi cá Nam Ô cũng khá đơn giản, được pha chế từ nước mắm Nam Ô với một ít nước dùng, ớt bột, bột bắp hoặc bột năng và đậu phộng giã nhuyễn. Nước chấm thơm ngon và hơi ngậy làm tăng hương vị của cá. Trước khi ăn, bỏ thêm mè rang, đậu phộng giã nhỏ trộn vào nước chấm để kích thích vị ngon của gỏi. Gỏi cá Nam Ô ăn kèm với lá xoài non, lá đinh lăng non, lá ổi, đọt sim, lá trâm, bông trang trộn cùng với xà lách, rau thơm, diếp cá, hoa chuối, dưa leo, xoài, chuối chát,… – Em đã được thưởng thức món gỏi cá trích chưa? Nếu rồi, em hãy kể với bạn về hương vị của món ăn đó. – Kể tên một số địa chỉ bán gỏi cá trích ngon tại Đà Nẵng mà em biết. Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 30. 29 Làng Nam Ô xưa nổi tiếng với nghề đi biển và làm nước mắm. Ngoài hai nghề chính này, vào khoảng tháng 10, sau những đợt mưa kéo dài, rong biển bắt đầu mọc trên các rạn đá, người dân nơi đây lại vào mùa hái rong. Rong biển còn được người dân Nam Ô gọi là mứt biển. Rong biển thường mọc ở dưới các rạn san hô nằm sâu ở đáy biển hay trên các rạn đá. Ở làng Nam Ô, mứt biển bám chặt vào các rạn đá, phủ một lớp đen bóng như chiếc áo lông thú mềm mượt, óng ánh. Rau mứt tươi có màu xanh đen, khi phơi khô có màu nâu sẫm. Người đi hái "lộc biển" cần đủ chăm chỉ và kiên trì. Công việc bắt đầu từ 3 - 4 giờ sáng, đây là thời điểm thích hợp để người dân ra các bãi đá hái rong biển. Dụng cụ hái rong biển khá đơn giản, thường dùng miếng kim loại cán mỏng, hình tròn, nhỏ vừa bằng lòng bàn tay để cạo rong biển ra khỏi đá. Rong biển là một loại thức ăn phổ biến của người dân miền Trung xứ biển. Vào thời nhà Nguyễn, rong biển là một trong những món ngon được chọn để dâng lên vua. Ngày nay, trong số các đặc sản, rong biển Nam Ô vẫn luôn hấp dẫn du khách. Rong biển nấu canh với các loại thịt, cá. Đặc biệt, rau mứt nấu với tôm tươi, cá mờm, cá khoai rất hợp, có mùi vị đặc trưng, ăn rất ngon và bổ. 2. Rong biển Nam Ô Em đã được thưởng thức món ăn nào làm từ rong biển Nam Ô chưa? Nếu có, em hãy kể với bạn về món ăn đó. LUYỆN TẬP LUYỆN TẬP 1. Giới thiệu với bạ̣n về một món đặc sản ẩm thực của thành phố Đà Nẵng mà̀ em đã từ̀ng thưởng thức. 2. Em hãy giới thiệu với bạ̣n về cách thưởng thức món gỏi khô và gỏi ướt của món gỏi cá trích. VẬN DỤNG VẬN DỤNG Tập làm hướng dẫn viên du lịch: Em chuẩn bị bài thuyết trình để giới thiệu đặc sản ẩm thực của Đà Nẵng với khách du lịch đến thăm thành phố. Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 31. 30 HOẠT ĐỘNG ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA HOẠT ĐỘNG ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA MỞ ĐẦU MỞ ĐẦU – Liệt kê được một số hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở thành phố Đà Nẵng; – Nêu được ý nghĩa của hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở thành phố; – Thực hiện được việc làm cụ thể, phù hợp để thể hiện trách nhiệm đền ơn đáp nghĩa, góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc, góp phần tuyên truyền cho người thân và cộng đồng. Mục tiêu: Hãy đọc các thông tin về hoạt động đền ơn đáp nghĩa dưới đây: Đoàn Thanh niên xã Hoà Tiến (huyện Hoà Vang) đã phát động và duy trì thường xuyên phong trào "Người con hiếu thảo". Đoàn Thanh niên đã nhận chăm sóc, phụng dưỡng cho 05 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 14 vợ liệt sĩ và 01 hộ thương binh neo đơn tại xã bằng những công việc thiết thực như: giặt quần áo, quét dọn nhà cửa, lau dọn bàn thờ, phát quang vườn tược, thu hoạch mùa vụ,... Không chỉ hoạt động định kì mỗi tháng một lần, những trường hợp ốm đau đột xuất đều được các chi đoàn thay phiên nhau chăm sóc. (Nguồn: Báo Đà Nẵng online https://baodanang.vn/channel/5399/201805/nguoi-con-hieu-thao-2597560/) Hình 5.1. Đoàn Thanh niên xã Hoà Tiến thăm hỏi, tặng quà người có công với cách mạng Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 32. 31 Hình 5.2. Thanh niên xã Hoà Tiến giúp gia đình mẹ Lê Thị Sẻ thu hoạch đậu phộng Hình 5.3. Chi đoàn An Trạch dọn dẹp nhà cửa tại nhà của vợ liệt sĩ Dựa vào các thông tin và hình ảnh, em hãy liệt kê các hoạt động của phong trào “Người con hiếu thảo” của Đoàn Thanh niên xã Hoà Tiến, huyện Hoà Vang. Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 33. 32 KIẾN THỨC MỚI KIẾN THỨC MỚI Hình 5.4. Lãnh đạo thành phố thăm và tặng quà gia đình Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Thị Tám, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng Song song với việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách chung của cả nước theo “Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng”, thành phố Đà Nẵng đã ban hành một số chính sách riêng nhằm nâng cao mức sống cho người có công trên địa bàn thành phố và thực hiện nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Cụ thể như sau: Phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ,… Đến năm 2020, thành phố Đà Nẵng có 3 374 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, trong đó có 124 mẹ còn sống; có hơn 110 000 lượt đối tượng được xác nhận theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng (trong đó: 17 765 liệt sĩ; 8 062 thương, bệnh binh; hơn 20 000 đối tượng hưởng trợ cấp thường xuyên,…) với kinh phí chi trả hằng năm hơn 380 tỉ đồng. Thành phố tổ chức việc tặng sổ tiết kiệm, cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; chăm sóc, khám chữa bệnh, dưỡng bệnh miễn phí,… cho các đối tượng chính sách. Nhiều cơ quan, đơn vị đã tổ chức thăm khám sức khoẻ, cấp thuốc điều trị, chữa bệnh cho các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các thương binh, bệnh binh trên địa bàn thành phố. Việc vận động Quỹ đền ơn đáp nghĩa được hưởng ứng rộng rãi trong cán bộ, nhân dân, mỗi năm vận động được trên 4 tỉ đồng. 1. Một số hoạt động đền ơn đáp nghĩa của thành phố Đà Nẵng Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 34. 33 Đà Nẵng thực hiện việc đào tạo nghề miễn phí cho con em hộ nghèo của người có công; giải quyết việc làm, ưu tiên cho vay vốn, hỗ trợ sinh kế cho các gia đình người có công; hỗ trợ đồ dùng học tập, học bổng đột xuất, học bổng dài hạn cho học sinh, sinh viên là con em các gia đình chính sách khó khăn, hộ nghèo. Hình 5.6. Thăm khám, phát thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách tại phường Hoà Thuận Đông, quận Hải Châu Hình 5.5. Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Đà Nẵng tổ chức trao học bổng cho sinh viên con hộ nghèo vượt khó học giỏi năm học 2021- 2022 Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 35. 34 Hình 5.8. Các cụ được chăm sóc chu đáo tại Trung tâm phụng dưỡng người có công với cách mạng thành phố Đà Nẵng Hình 5.7. Lễ trao nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng tại thôn Đông Sơn, xã Hoà Ninh, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng đã thực hiện tốt chính sách nhà ở cho người có công: Tặng nhà tình nghĩa; hỗ trợ tiền sử dụng đất và kinh phí sửa chữa nhà ở; miễn, giảm tiền sử dụng đất; bố trí đất và chung cư cho gia đình chính sách có khó khăn về nhà ở, đất ở,… Từ năm 2014 đến năm 2020, thành phố đã hỗ trợ 9 021 ngôi nhà (xây mới 2 123 nhà, sửa chữa 6 898 ngôi nhà) cho các đối tượng chính sách. Tổ chức công tác điều dưỡng cho người có công với cách mạng, hỗ trợ kinh phí tổ chức cho đối tượng người có công với cách mạng đi điều dưỡng ở địa phương khác ngoài thành phố. Trung tâm phụng dưỡng người có công với cách mạng ở Đà Nẵng là nơi phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các bậc lão thành cách mạng, “cán bộ tiền khởi nghĩa”, thương bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sĩ có công cách mạng. Trung tâm đã xây dựng không gian xanh - sạch - đẹp và chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn, đem lại cuộc sống đầm ấm và thoải mái cho các cụ. Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 36. 35 Thành phố đã tổ chức tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ vào các nghĩa trang liệt sĩ; tu sửa, nâng cấp các nghĩa trang, mộ liệt sĩ trên địa bàn. Thành phố đã hoàn thành nâng cấp 9 400 ngôi mộ từ đá mài sang đá granite tự nhiên và thực hiện việc điều chỉnh thông tin trên bia mộ theo quy định. Nhiều nghĩa trang được tôn tạo khang trang. Hằng năm, vào các ngày lễ, Tết, ngày Thương binh, liệt sĩ (27/7), thành phố Đà Nẵng tổ chức nhiều hoạt động: Lễ dâng hương và thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại các nghĩa trang liệt sĩ; gặp gỡ, thăm hỏi, động viên, tặng quà các gia đình chính sách; tuyên dương những người có công với cách mạng... Đặc biệt, hoạt động dâng hương ngày mồng 1, ngày rằm hằng tháng, lễ thắp nến tri ân, việc chăm sóc nghĩa trang dịp lễ, Tết trở thành nghĩa cử tri ân sâu sắc của hội viên Cựu chiến binh và đoàn viên thanh niên thành phố. Hình 5.9. Lễ truy điệu, an táng 14 hài cốt Liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Đà Nẵng Hình 5.10. Lễ dâng hương và thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 37. 36 – Liệt kê các hoạt động đền ơn đáp nghĩa của thành phố Đà Nẵng. – Tại địa phương nơi em đang sinh sống, có các hoạt động đền ơn đáp nghĩa nào? Hoạt động đền ơn đáp nghĩa trước hết là sự giúp đỡ thiết thực về vật chất nhằm đảm bảo các đối tượng chính sách có được mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú. Cho nên thành phố Đà Nẵng không chỉ thực hiện đầy đủ các chính sách chung của cả nước mà còn sử dụng nguồn lực tài chính từ ngân sách và huy động nguồn lực tài chính từ các nguồn xã hội hóa để thực hiện tốt hơn mục tiêu này. Hoạt động đền ơn đáp nghĩa còn nhằm xoa dịu nỗi đau mất mát. Vì thế, nhiều phong trào, chẳng hạn phong trào “Người con hiếu thảo” của Đoàn Thanh niên xã Hoà Tiến, huyện Hoà Vang, hay các hoạt động dâng hương và thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại các nghĩa trang liệt sĩ; gặp gỡ, thăm hỏi, động viên, tặng quà các gia đình chính sách, tuyên dương những người có công với cách mạng, biểu dương và tôn vinh những điển hình thương binh, gia đình liệt sĩ vượt khó vươn lên trong cuộc sống,… đã góp phần làm ấm lòng các gia đình chính sách và người có công; đồng thời qua đó còn giáo dục truyền thống, khơi dậy tinh thần yêu nước, niềm tự hào và lòng biết ơn của thế hệ trẻ đối với người đi trước. 2. Ý nghĩa của các hoạt động đền ơn đáp nghĩa – Nêu ý nghĩa của các hoạt động đền ơn đáp nghĩa trên địa bàn thành phố. – Chia sẻ cảm nghĩ của em về truyền thống "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và "Uống nước nhớ nguồn" của người dân Đà Nẵng. LUYỆN TẬP LUYỆN TẬP 1. Liệt kê các hoạt động đền ơn đáp nghĩa trong nhà trường nơi em đang học. Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 38. 37 Hoạt động đền ơn đáp nghĩa trong nhà trường Sinh hoạt ngoại khoá về chủ đề "Đền ơn đáp nghĩa" 2. Quan sát các hình ảnh: – Xác định tên các hoạt động trong mỗi hình ảnh; – Chia sẻ cảm nghĩ của em về hoạt động mà các bạn đang thực hiện. Hình 5.11. Hình 5.12. Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 39. 38 Hình 5.13. Hình 5.14. VẬN DỤNG VẬN DỤNG 1. Kể và nêu cảm nhận về một số hoạt động đền ơn đáp nghĩa mà em đã được tham gia. 2. Viết một đoạn văn (7 - 10 câu) về việc em đã vận động người thân và cộng đồng tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa tại địa phương. Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 40. 39 BẢO VỆ CẢNH QUAN, MÔI TRƯỜNG BẢO VỆ CẢNH QUAN, MÔI TRƯỜNG – Nêu được một số phong trào, hoạt động của thành phố Đà Nẵng góp phần bảo vệ cảnh quan, môi trường; – Thực hiện được những việc làm cụ thể để bảo vệ cảnh quan, môi trường ở địa phương; – Tuyên truyền cho bạn bè, người thân cùng tham gia bảo vệ cảnh quan, môi trường ở địa phương. Quan sát hình ảnh sau và cho biết: Các hoạt động trong từng hình ảnh có ý nghĩa như thế nào đối với cảnh quan, môi trường của thành phố. Mục tiêu: MỞ ĐẦU MỞ ĐẦU Hình 6.1. Hội Phụ nữ tổ chức cắt tỉa, chăm sóc tuyến đường hoa liên thôn, xã Hình 6.2. Trồng cây xanh trên các tuyến đường Hình 6.3. Thu gom rác thải ở bán đảo Sơn Trà Hình 6.4. Học sinh phân loại rác tại trường học Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 41. 40 KIẾN THỨC MỚI KIẾN THỨC MỚI Ngày 17 tháng 12 năm 2014, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quyết định số 9083/QĐ-UBND về việc ban hành bộ tiêu chuẩn và quy trình xét chọn, công nhận "Trường học xanh" đối với các trường tiểu học trên địa bàn thành phố. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được lồng ghép trong đề án "Xây dựng Đà Nẵng – thành phố môi trường". Hưởng ứng phong trào này, các trường đã triển khai thực hiện nhiều hoạt động như: Hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn; ra quân tổng dọn vệ sinh môi trường trong dịp Tết; xây dựng trường, lớp xanh – sạch – đẹp,... Bên cạnh đó, các trường thực hiện dạy tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục môi trường trong các môn học, giờ hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt chủ đề, chủ điểm,... Phong trào xây dựng "Trường học xanh" đã lan toả thông điệp bảo vệ cảnh quan môi trường trong các trường học. Các trường có nhiều chuyển biến tích cực về không gian xanh, thân thiện với môi trường, bảo đảm sức khoẻ và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Mô hình được triển khai ở cấp tiểu học nhưng các cấp THCS và THPT cũng hưởng ứng tích cực và lan toả "lối sống xanh" trong giáo viên và học sinh. Đề án "Xây dựng Đà Nẵng – thành phố môi trường" được toàn thể người dân Đà Nẵng hưởng ứng tích cực thông qua các mô hình, cuộc thi, phong trào, hoạt động thiết thực như: "Trường học xanh", "Ngày Chủ Nhật xanh – sạch – đẹp", “Góc xanh thanh niên”,… 1. Phong trào "Trường học xanh" Một số phong trào và hoạt động của thành phố Đà Nẵng nhằm bảo vệ cảnh quan, môi trường – Nêu một số hoạt động ở lớp và trường em góp phần bảo vệ cảnh quan môi trường. – Theo em, những hành vi nào của học sinh làm ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan môi trường cần phê phán? Liên hệ thực tế đến lớp và trường em. Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 42. 41 Ngày 20 tháng 10 năm 2004, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Chỉ thị số 19/2004/CT-UB về việc xây dựng phong trào "Ngày Chủ Nhật xanh – sạch – đẹp" trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, nhằm nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật và ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng. Hằng tháng, thành phố chọn một quận, huyện làm nơi ra quân tham gia "Ngày Chủ Nhật xanh – sạch – đẹp". Các đơn vị xây dựng kế hoạch tuyên truyền và tham gia ra quân thực hiện. Hưởng ứng phong trào "Ngày Chủ Nhật xanh – sạch – đẹp", cộng đồng dân cư trên địa bàn cùng lực lượng chức năng đồng loạt thu dọn rác trên đường phố và bãi biển, thực hiện phân loại rác tại nguồn,... Từ đó, nhiều vấn đề môi trường bức xúc đã được giải quyết; một số địa phương có mô hình bảo vệ môi trường hiệu quả gắn với các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho đoàn viên, thanh niên và người dân trên địa bàn thành phố, Thành Đoàn Đà Nẵng đã phát động mô hình "Góc xanh thanh niên", với mục tiêu cải tạo các khu đất trống, các điểm ô nhiễm 2. Phong trào "Ngày Chủ nhật xanh – sạch – đẹp" 3. Mô hình “Góc xanh thanh niên” Hình 6.5. Tuổi trẻ thành phố trong lễ ra quân “Ngày Chủ Nhật xanh – sạch – đẹp” – Em và gia đình đã tham gia phong trào “Ngày Chủ Nhật xanh – sạch – đẹp” như thế nào? – Hãy mô tả các hoạt động phong trào “Ngày Chủ Nhật xanh – sạch – đẹp” ở nơi em ở. Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 43. 42 môi trường, điểm tập kết rác không đúng nơi quy định trở thành điểm sinh hoạt cộng đồng thân thiện với môi trường. Mô hình này đã được thực hiện ở nhiều địa phương thông qua các hoạt động như xây dựng thành vườn hoa, vườn cây cảnh, cây xanh phủ bóng mát; xây dựng khu vui chơi cho trẻ em, khu tập thể dục,… "Góc xanh thanh niên" đã có tác động tích cực đối với đoàn viên, thanh niên trong toàn thành phố; phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh thiếu nhi trong các hoạt động bảo vệ cảnh quan môi trường. Ngoài ra, thành phố đã tổ chức nhiều cuộc thi nhằm xây dựng cảnh quan và bảo vệ môi trường từ thành phố đến nông thôn như: "Em viết về Đà Nẵng – Thành phố môi trường" dành cho cấp THCS và cấp THPT, "Sáng kiến ứng dụng giải quyết các vấn đề về môi trường",… Cuộc thi "Sáng kiến ứng dụng giải quyết các vấn đề về môi trường" đề ra được ý tưởng, mô hình, giải pháp thiết thực tạo sự quan tâm trong cộng đồng về bảo vệ, phát triển môi trường bền vững. Cuộc thi giúp nâng cao nhận thức về vai trò của việc bảo vệ môi trường đối với chất lượng cuộc sống từ trong học đường. Hình 6.6. Mô hình “Siêu thị đổi rác thải nhựa lấy quà” ở phường Chính Gián, quận Thanh Khê Từ mô hình “Góc xanh thanh niên”, em hãy lập kế hoạch truyền thông cho bạn bè, người thân tham gia thực hiện ở nơi em ở. Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 44. 43 Hình 6.7. Mô hình bảo vệ môi trường của học sinh thành phố LUYỆN TẬP LUYỆN TẬP Đà Nẵng đã vinh dự trở thành Thành phố xanh quốc gia của Việt Nam năm 2018. Đây là một danh hiệu xứng đáng cho những chính sách và sáng kiến mà chính quyền thành phố và người dân đang thực hiện để trở thành một đô thị phát triển xanh và bền vững đi đầu trong cả nước. Danh hiệu này cũng cho phép Đà Nẵng (cùng 21 thành phố khác trên thế giới) tiếp tục tham gia vòng bình chọn cuối cùng của cuộc thi Thành phố xanh quốc tế để chọn ra một thành phố xuất sắc đạt giải Thành phố xanh toàn cầu. (Theo danang.gov.vn) Em có biết Liệt kê một số việc làm của em góp phần bảo vệ cảnh quan, môi trường nơi mình sinh sống. 1. Liệt kê một số hoạt động của thành phố Đà Nẵng góp phần bảo vệ cảnh quan, môi trường mà em biết. Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 45. 44 2. Nêu những việc làm giảm thiểu rác thải ra môi trường theo sơ đồ gợi ý sau: 3. Thảo luận để xác định những việc nên làm và không nên làm nhằm bảo vệ cảnh quan, môi trường của thành phố Đà Nẵng theo gợi ý: Cảnh quan môi trường Những việc nên làm Những việc không nên làm Trường học ? ? Khu vườn ? ? Khu phố ? ? Biển và bãi biển ? ? Công viên ? ? ? ? ? ? ? ? Tái chế các sản phẩm từ nhựa đã qua sử dụng Tiết kiệm giấy Hoạt động làm giảm thiểu rác ra môi trường ? ? ? ? Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 46. 45 VẬN DỤNG VẬN DỤNG 1. Thảo luận xây dựng dự án "Ngôi trường xanh" theo các gợi ý: – Vẽ sơ đồ hệ thống cây xanh ở sân trường, vườn trường và các tiểu cảnh ở khuôn viên trường; – Lập kế hoạch thực hiện các biện pháp bảo vệ cảnh quan môi trường trong nhà trường. 2. Lập kế hoạch và thực hiện "Tuyên truyền về bảo vệ cảnh quan, môi trường" theo gợi ý ở bảng dưới đây: TT Hoạt động tuyên truyền Thời gian thực hiện Địa điểm thực hiện Người thực hiện Đánh giá kết quả 1 Ví dụ: Vẽ tranh về chủ đề "Bảo vệ môi trường biển Đà Nẵng" ? ? ? ? 2 ? ? ? ? ? ... ? ? ? ? ? Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 47. 46 MỤC LỤC Chủ đề Nội dung Trang 1 Lịch sử Đà Nẵng từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI – Địa giới và tên gọi 5 2 Di sản văn hoá phi vật thể ở thành phố Đà Nẵng 9 3 Tài nguyên đất và rừng của thành phố Đà Nẵng 16 4 Đặc sản ẩm thực của thành phố Đà Nẵng 27 5 Hoạt động đền ơn đáp nghĩa 31 6 Bảo vệ cảnh quan, môi trường 40 Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 48. DANH SÁCH HÌNH ẢNH SỬ DỤNG TRONG TÀI LIỆU Hình Trang Nguồn H1.1 – H1.2 6 Ban biên soạn H1.3 7 H2.1 – H2.2 9 H2.3 – H2.4 10 H2.5 11 H2.6 12 H2.7 13 H2.8 14 H3.1 – H3.4 16 H3.5 – H3.7 17 H3.8 – H3.10 18 H3.11 19 H3.12 – H3.13 20 H3.14 – H3.15 21 H3.16 22 Hình Trang Nguồn H4.1 – H4.2 26 Ban biên soạn H4.3 – H4.4 27 H4.5 28 H5.1 30 H5.2 – H5.3 31 H5.4 32 H5.5 – H5.6 33 H5.7 – H5.8 34 H5.9 – H5.10 35 H5.11 – H5.12 37 H5.13 – H5.14 38 H6.1 – H6.4 39 H6.5 41 H6.6 42 H6.7 43 Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 49. 49 TÀILIỆU TÀILIỆUGIÁODỤCĐỊAPHƯƠNG GIÁODỤCĐỊAPHƯƠNG UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Lớp Lớp 7 Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839
  • 50. Downloaded by My Van Nguyen (ntmyvan@gmail.com) lOMoARcPSD|25954839