SlideShare a Scribd company logo
VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1
PECC1
Thuyết Minh BCNCKT
C6-6.4 - 1/38
6.4 PHẦN ĐIỆN
6.4.1. Tổng quan
Trong phần này sẽ đề cập đến các thiết bị chính trong nhà máy như máy phát, máy
biến áp tăng áp, các máy biến áp tự dùng, sân phân phối cao áp, máy cắt… và các
hệ thống khác phục vụ cho quá trình vận hành của nhà máy. Các thông số sau đây
sẽ được chuẩn xác lại trong quá trình lập báo cáo thiết kế kỹ thuật.
6.4.2. Phần điện trong nhà máy
6.4.2.1. Các thiết bị điện chính
6.4.2.2.5. Máy phát điện
Hệ thống máy phát chính của Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 bao gồm 2 máy
phát có công suất đầu ra là 600MW. Tổ máy phát điện phải duy trì vận hành trong
dải điện áp và tần số phù hợp với Qui định về đấu nối vào hệ thống điện Việt Nam.
Tại các cực của máy phát và tại điểm trung tính được trang bị các máy biến dòng
điện và chống sét van để phục vụ cho việc đo lường và bảo vệ. Các cuộn dây của
máy phát điện nối hình sao, trung tính của máy phát nối đất trực tiếp thông qua một
cuộn trở kháng cao để hạn chế dòng thứ tự không khi xảy ra sự cố trong hệ thống.
Đầu ra của máy phát là gồm hệ thống ống dẫn dòng nối với máy biến áp máy phát.
Tất cả các thiết bị điện đều được bảo vệ một cách phù hợp nhờ các rơle và các thiết
bị bảo vệ khác để phòng tránh sự hỏng hóc thiết bị và gây nguy hiểm cho người vận
hành. Bảo vệ và điều khiển công suất máy phát phải tuân theo thông tư 12/2010/TT-
BCT. Rôto máy phát sẽ được nối trực tiếp với trục tua bin hơi và có các đặc tính kỹ
thuật như sau:
Đặc tính máy phát:
- Kiểu Kiểu trục ngang, loại ba pha, kết hợp
với thiết bị hoà đồng bộ với từ trường
quay, rôto máy phát kiểu hình trụ và
máy phát được bao che hoàn toàn.
- Công suất làm việc định mức: 600MW
- Hệ số công suất: 0,85 - 0,90
- Điện áp đầu cực định mức: 21kV - lựa chọn để tính toán - sẽ được
hiệu chỉnh theo điện áp thực của nhà
sản xuất. Khi đó, các tính toán thiết kế
hệ thống tự dùng dựa trên cấp điện áp
này sẽ được thay đổi tương ứng.
- Vận tốc rôto: 3000v/p
- Tần số : 50Hz
- Làm mát rôto và lõi sắt: Hyđrô trực tiếp (H2)
VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1
PECC1
Thuyết Minh BCNCKT
C6-6.4 - 2/38
- Làm mát phần dẫn điện cuộn dây stato: Hyđrô trực tiếp hoặc nước
- Tỷ số ngắn mạch: Không nhỏ hơn 0,4
- Mức cách điện: Cấp F (Rotor và cuộn dây Stator)
- Hệ thống kích thích: Kiểu tĩnh với thiết bị tự động điều
chỉnh điện áp (AVR)
a) Hệ thống kích thích.
Hệ thống kích thích máy phát là kiểu tĩnh và cấp điện trực tiếp tới từ trường rotor
máy phát. Nguồn điện cấp cho hệ thống kích thích lấy từ máy biến áp kích thích. Hệ
thống kích thích tiến hành mồi từ ban đầu cho máy phát bằng cách sử dụng nguồn
một chiều 220VDC từ phòng ắc quy hoặc từ hệ thống 400VAC để tạo từ trường ban
đầu.
b) Máy biến áp kích thích
Máy biến áp kích thích là kiểu khô, loại ba pha, được lắp đặt trong nhà và được nối
tới phía máy phát của máy cắt đầu cực máy phát (GCB) thông qua hệ thống thanh
cái pha điện áp máy phát (PIB).
c) Thiết bị tự động điều chỉnh điện áp (AVR)
Việc điều chỉnh điện áp được thực hiện thông qua thiết bị tự động điều chỉnh điện
áp. Hai bộ tự động điều chỉnh điện áp với bộ ổn định điện sẽ được trang bị cho máy
phát. Việc điều khiển điện áp bằng tay sẽ được thực hiện từ phòng điều khiển hay
điều khiển tại chỗ. Khi có sự cố của hai bộ điều chỉnh tự động, chế độ bằng tay sẽ
được thực hiện và máy phát vẫn được duy trì ở chế độ vận hành. Nguồn điện cấp
cho thiết bị tự động điều chỉnh điện áp được lấy từ máy biến áp kích thích.
Thiết bị tự động điều chỉnh điện áp sẽ bao gồm các chức năng sau:
- Giới hạn quá mức kích thích (OEL)
- Giới hạn dưới mức kích thích (UEL)
- Bù dòng ngược (CCC)
- Chức năng tự động điều khiển liên tục (AFU)
- Giới hạn điện áp/tần số (V/F)
- Hệ thống bảo vệ AVR
- Hệ thống giám sát và điều khiển AVR
d) Thiết bị ổn định hệ thống điện (PSS)
Thiết bị ổn định hệ thống điện được sử dụng để tăng giới hạn ổn định động của hệ
thống điện khi máy phát hòa đồng bộ đang vận hành song song với máy phát khác
VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1
PECC1
Thuyết Minh BCNCKT
C6-6.4 - 3/38
trong hệ thống này. Thiết bị ổn định hệ thống điện có thể loại trừ ảnh hưởng do sự
bất ổn định của hệ thống khi có sự cố của hệ thống kích thích tĩnh.
e) Cung cấp khí Hydro
Khí Hyđrô sẽ được cung cấp từ trạm điều chế Hyđrô. Khí Hyđrô được cấp tới máy
phát từ một ống phun thông qua hệ thống van giảm áp.
Trạm điều chế Hyđrô này sẽ được đặt ngoài trời và cách xa phòng điều khiển trung
tâm, sân phân phối và khu vực văn phòng nơi có đông người làm việc.
f) Hệ thống dầu chèn
Một hệ thống dầu chèn sẽ được lắp đặt để ngăn chặn khí hyđrô rò rỉ ra khỏi vỏ máy
phát. Hệ thống này gồm hai bơm dầu chèn, một dẫn động bằng động cơ xoay chiều
và cái còn lại dẫn động bằng động cơ một chiều, tự động vận hành khi có sự cố
nguồn xoay chiều.
g) Hệ thống làm mát Hyđrô
Một hệ thống làm mát khí Hyđrô sẽ được lắp đặt để duy trì nhiệt độ khí hyđrô trong
phạm vi quy định vận hành. Ngoài ra, lượng khí Hyđrô trong nước làm mát cũng sẽ
được kiểm soát trong quá trình vận hành.
h) Giám sát điều kiện vận hành.
Máy phát điện của nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 được trang bị các hệ thống
giám sát điều kiện vận hành. Hệ thống giám sát này sẽ theo dõi quá trình hoạt động
của các thiết bị và bao gồm các chức năng sau:
 Giám sát nối đất - một thiết bị giám sát liên tục toàn bộ hệ thống nối đất tại một
điểm.
 Giám sát điểm đọng sương của khí Hyđrô.
 Giám sát điều kiện vận hành của máy phát - một thiết bị lấy mẫu khí hyđrô để
phát hiện các tạp chất và bụi phát sinh do bị ô nhiễm và hoặc hiện tượng quá
nhiệt của lõi máy phát và các bộ phận khác của máy phát.
 Các đầu đo độ rung cuộn dây.
 Thiết bị ghi sự cố điện tử - ghi lại các sự cố thoáng qua về các thông số điện
năng.
Các tín hiệu cảnh báo sẽ được truyền từ hệ thống giám sát tới hệ thống giám sát và
điều khiển tích hợp (ICMS Integrated Control & Monitoring System) trong phòng
điều khiển trung tâm.
6.4.2.2.6. Máy biến áp tăng áp
Máy biến áp máy phát được đấu nối theo sơ đồ khối máy phát - máy biến áp, do đó
công suất của máy biến áp máy phát phải đảm bảo truyền tải toàn bộ công suất của
máy phát (đã trừ đi phần tự dùng) lên hệ thống. Máy biến áp máy phát là loại máy
biến áp ba (3) pha và có các thông số, đặc tính kỹ thuật như sau:
- Tiêu chuẩn: IEC 60076
VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1
PECC1
Thuyết Minh BCNCKT
C6-6.4 - 4/38
- Kiểu: Ngoài trời loại 3 pha 2 cuộn dây
- Số lượng 02
- Điện áp: + Cao áp đấu nối lưới: 500kV
+ Hạ áp: theo điện áp máy phát
Máy biến áp được trang bị bộ tự động điều chỉnh điện áp dưới tải (OLTC):
- Dải điều chỉnh: +15% với 1,5%/1 bước điều chỉnh ở phía cao áp
- Công suất: 750MVA
- Tần số: 50Hz
- Kiểu làm mát: OFAF/ONAF/ONAN
- Tổ đấu dây: YNd11
Ngoài ra, máy biến áp máy phát (máy biến áp tăng áp) sẽ được trang bị các máy
biến dòng cao áp và các chống sét van ở cả 2 phía của máy biến áp. Trung tính phía
cao áp của máy biến áp phải được nối đất trực tiếp. Máy biến áp còn được trang bị
các quạt thông gió trên các cánh tản nhiệt và toàn bộ máy biến áp sẽ được đặt trên
bệ móng bằng bê tông có hố thu dầu ở dưới.
6.4.2.2.7. Máy biến áp tự dùng tổ máy
Với sơ đồ khối tuabin – máy phát – máy biến áp, các máy biến áp tự dùng tổ máy sẽ
sử dụng điện năng ngay tại đầu cực máy phát cấp ngược trở lại cho các phụ tại tự
dùng trong nhà máy, đồng thời sử dụng để khởi động tổ máy. Dự án Nhà máy Nhiệt
Điện Quỳnh Lập 1 sẽ sử dụng hai (02) máy biến áp tự dùng tổ máy cho mỗi tổ máy
phát, mỗi máy biến áp tự dùng có công suất đủ để cấp điện tự dùng cho tổ máy hoạt
động phát điện tối đa và có chức năng dự phòng cho tổ máy còn lại. Máy biến áp tự
dùng tổ máy là loại máy biến áp đầy dầu ba pha và có các thông số, đặc tính kỹ
thuật như sau:
- Tiêu chuẩn: IEC 60076
- Loại máy biến áp: Đặt ngoài trời, 3 pha 3 cuộn dây
- Số lượng: 04
- Làm mát: ONAF/ONAN
- Điện áp sơ cấp: Theo điện áp máy phát
- Điện áp thứ cấp: 10,5kV
- Công suất: 64/32/32 MVA (ONAN)
VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1
PECC1
Thuyết Minh BCNCKT
C6-6.4 - 5/38
80/40/40 MVA (ONAF)
- Tổ đấu dây Dyn11yn11
- Trung tính hạ áp: Trung tính nối đất qua trở kháng
6.4.2.2.8. Các máy biến áp tự dùng khác
Các phụ tải tự dùng có công suất nhỏ hơn 200kW của nhà máy sẽ vận hành ở cấp
điện áp 0,4kV. Điện được cấp từ các máy biến áp tự dùng 10/0,4kV nối từ hệ thống
thanh cái tự dùng 10kV của nhà máy tới các thanh cái tự dùng 0,4kV. Các máy biến
áp 10kV/0,4kV là kiểu khô, loại ba pha 2 cuộn dây, có vỏ bảo vệ. Các thông số kỹ
thuật của máy biến áp như sau:
- Loại máy biến áp: Đặt trong nhà, 3 pha 2 cuộn dây
- Làm mát: AN
- Điện áp sơ cấp: 10,5kV
- Điện áp thứ cấp: 400V
- Công suất: Phụ thuộc vào phụ tải
- Trung tính hạ áp: Trung tính nối đất trực tiếp
- Cấp cách điện: F
6.4.2.2. Các thiết bị điện khác
6.4.2.5.5. Hệ thống thanh cái
Hệ thống thanh cái trong nhà máy sẽ bao gồm hệ thống thanh cái ở các cấp điện áp
sau:
- Hệ thống thanh cái 500kV
- Hệ thống thanh cái đầu cực máy phát (21kV)
- Hệ thống thanh cái 10kV
- Hệ thống thanh cái 400 V
a) Hệ thống thanh cái 500kV
Xem phần sân phân phối cao áp 500kV.
b) Hệ thống ống dẫn dòng đầu cực máy phát (PIB)
Đấu nối giữa máy phát và má biến áp máy phát sẽ được thực hiện thông qua hệ
thống ống dẫn dòng, cách điện bằng không khí, làm mát tự nhiên và chống hơi ẩm
bằng cách cấp không khí khô tại áp suất thấp.
Các ống dẫn dòng có thể là đồng, nhôm hoặc hợp kim nhôm đúc liền khối, đồng bộ
với các sứ đỡ cách điện và vỏ bảo vệ bằng kim loại. Trong bất kỳ một phần nào của
ống dẫn dòng hoặc bộ phận bao che, độ tăng nhiệt độ lớn nhất sẽ không quá 50OC
VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1
PECC1
Thuyết Minh BCNCKT
C6-6.4 - 6/38
so với nhiệt độ môi trường. Tất cả thanh dẫn, bao gồm cả thanh dẫn trung tính được
yêu cầu cách điện chịu được điện áp xung dòng sét theo IEC-60071.
Công suất và các đặc tính:
Ống dẫn dòng giữa máy phát và máy biến áp máy phát được yêu cầu có dòng làm
việc là 22000A, dòng cắt ngắn mạch là 110kA/3s.
Thanh cái rẽ nhánh giữa ống dẫn dòng và máy biến áp tổ máy được yêu cầu có dòng
làm việc là 6000A.
c) Hệ thống thanh cái 10kV
Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 có sáu (06) thanh cái tự dùng 10kV, hai (02)
thanh cái tự dùng cho mỗi tổ máy và hai (02) thanh cái tự dùng nhà máy được cấp
điện trực tiếp từ đầu ra cuộn hạ áp các máy biến áp tự dùng tổ máy.
Các yêu cầu chính đối với hệ thống thanh cái 10kV:
Loại thanh cái đồng cứng (1 thanh - 1 pha)
Dòng điện định mức lớn nhất: 3000 A
d) Hệ thống thanh cái 400V
Với hệ thống thanh cái 400V thì các yêu cầu chính bao gồm :
Các thanh cái 400V chính sẽ được lắp đặt với khoảng 20% ngăn dự phòng.
Hệ thống thanh cái 400V chính sẽ được nối từ các máy biến áp 10/0,4kV,cấu tạo
bằng thanh cái đồng cứng mạ thiếc.
Từ các điều kiện trên thì hệ thống thanh cái có các số liệu như sau:
Loại thanh cái đồng cứng (1 thanh - 1 pha)
Dòng điện định mức : 4000A
6.4.2.5.6. Hệ thống máy cắt và dao cách ly
Thiết bị phân phối của Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 bao gồm thiết bị phân
phối trong nhà và thiết bị phân phối ngoài trời. Thiết bị phân phối ngoài trời là các
thiết bị như thanh cái cao áp, máy cắt cao áp, dao cách ly, chống sét van ... ở điện áp
500kV. Thiết bị phân phối trong nhà bao gồm hệ thống thanh cái, máy cắt hợp bộ
và các thiết bị đi kèm ở điện áp máy phát, điện áp tự dùng 10kV và điện áp tự dùng
400V. Để tính toán lựa chọn được thiết bị ở các cấp điện áp cần phải tính toán được
dòng làm việc cưỡng bức tại các thanh cái ở các cấp điện áp. Dòng điện cưỡng bức
được tính theo công thức:
Ilvcb = 1,05 x Ilvbt
Trong đó : Ilvcb dòng điện làm việc cưỡng bức
Ilvbt dòng điện làm việc bình thường
Tại điện áp 21kV (điện áp đầu cực máy phát), dòng điện làm việc bình thường bằng
:
VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1
PECC1
Thuyết Minh BCNCKT
C6-6.4 - 7/38
Dòng điện làm việc cưỡng bức bằng Ilvcb = 1,05x19,04 = 20,38 (kA).
Tại điện áp 10kV, dòng điện làm việc bình thường bằng:
Dòng điện làm việc cưỡng bức sẽ bằng Ilvcb = 1,05x2,31 = 2,43 (kA).
Tại điện áp 0,4kV, dòng điện làm việc bình thường bằng:
Dòng điện làm việc cưỡng bức bằng Ilvcb = 1,05x3,61 = 3,79 (kA).
Từ các giá trị dòng điện cưỡng bức tính toán được ở các cấp điện áp được áp dụng
để lựa chọn các thiết bị phân phối mà điển hình là các máy cắt, thanh góp. Hệ thống
máy cắt trong Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 bao gồm hệ thống máy cắt cao áp
500kV, hệ thống máy cắt đầu cực máy phát 21kV, hệ thống máy cắt trung áp 10kV
và hạ áp 0,4kV. Các máy cắt này đảm nhận nhiệm vụ phân phối điện bên trong nhà
máy và từ nhà máy tới hệ thống điện quốc gia, ngoài ra các máy cắt này sẽ kết hợp
với hệ thống rơle bảo vệ để cách ly kịp thời các thiết bị điện trong nhà máy khi có
sự cố xảy.
a). Máy cắt đầu cực máy phát
Hệ thống máy cắt đầu cực máy phát bao gồm một máy cắt khí SF6 đồng bộ với dao
cách ly cùng với hệ thống dao nối đất.
Máy cắt đầu cực máy phát sẽ có khả năng cách ly hoàn toàn máy phát khỏi lưới
điện khi có sự cố trên lưới truyền tải hoặc khi có sự cố bên trong nội tại nhà máy.
Các khả năng sự cố:
 Sự cố trong máy phát hoặc giữa máy phát và máy cắt mạch máy phát.
 Sự cố trong máy biến áp máy phát hoặc giữa máy biến áo máy phát và máy cắt
mạch máy phát.
 Sự cố tại sân phân phối cao áp 500kV.
 Sự cố trong máy biến áp tự dùng tổ máy (21/10,5/10,5kV).
Dòng làm việc cưỡng bức ở khu vực điện áp máy phát được lấy bằng 1,05 lần dòng
làm việc bình thường của một máy phát điện. Với các điều kiện trên thì máy cắt đầu
cực máy phát được chọn với các thông số như sau:
- Kiểu: Kín đặt trong nhà
- Điện áp: Theo điện áp máy phát
)(04,19
321
705
3
kA
.U
S
I
dm
MF
lvbt 
2,31
310
40
3 .U
S
I
dm
HMBA
lvbt 
)(61,3
34,0
5,2
3
kA
.U
S
I
dm
MBA
lvbt 
(kA)
VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1
PECC1
Thuyết Minh BCNCKT
C6-6.4 - 8/38
- Số cực: 03
- Tần số: 50Hz
- Dòng làm việc định mức: 22000A
- Dòng cắt ngắn mạch định mức: 110kA/3s
- Điện áp điều khiển: 220VDC
- Cấp cách điện: F
Trong máy cắt có lắp đặt các biến dòng điện để phục vụ cho việc bảo vệ, các máy
cắt có thể sử dụng loại dập hồ quang bằng khí SF6. Trên máy cắt có lắp đặt các
đồng hồ đo đếm các trị số làm việc của máy cắt để thuận tiện cho người vận hành.
Các máy cắt còn có khả năng được điều khiển từ xa và đưa các tín hiệu vận hành về
phòng điều khiển trung tâm.
b). Máy cắt trung áp 10kV
Hệ thống máy cắt tự dùng 10kV của nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 được đặt
trong gian phân phối 10kV của nhà máy là loại hợp bộ được dùng để phân phối và
bảo vệ hệ thống tự dùng của toàn nhà máy cũng như của tổ máy. Các máy cắt 10kV
tuân theo tiêu chuẩn IEC đang hiện hành như IEC 60056, IEC 60470, IEC60282.1,
IEC 60420, IEC 60298, IEC 60529… và có các thông số kỹ thuật như sau:
- Kiểu: Trong nhà
- Điện áp: 10,5kV
- Tần số: 3 pha – 50Hz
- Dòng làm việc định mức: 630A – 3600A (theo phụ tải)
- Dòng cắt ngắn mạch định mức: 40kA/1s
- Điện áp điều khiển: 220VDC hoặc 230VAC
- Thời gian đóng cắt: 20-100ms
Các máy cắt 10kV kiểu kín, vỏ bao che bằng kim loại, có khả năng tự dập hồ quang,
các máy cắt có thể sử dụng loại dập hồ quang bằng khí SF6 hoặc loại chân không.
Trường hợp sử dụng công nghệ chân không, máy cắt sẽ được bổ sung chống sét van
để bảo vệ thiết bị khỏi điện áp phục hồi cao áp. Các máy cắt được bố trí kiểu ngang
có thể rút ra được, các cơ cấu vận hành của máy cắt được điều khiển bằng điện.
Trong máy cắt có lắp đặt các biến dòng điện để phục vụ cho việc đo lường bảo vệ
cũng như có lắp đặt các đồng hồ đo đếm về các trị số làm việc của máy cắt để thuận
tiện cho người vận hành.
c). Máy cắt hạ áp 400V
VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1
PECC1
Thuyết Minh BCNCKT
C6-6.4 - 9/38
Máy cắt hạ áp là loại đồng bộ hoàn toàn và có lớp bao che bằng kim loại, sử dụng
công nghệ máy cắt không khí. Các máy cắt hạ áp đặt trong gian phân phối 400V của
Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 dùng để cung cấp điện cho các phụ tải tự dùng
có công suất nhỏ hơn 200kW trong nhà máy. Các máy cắt này tuân theo tiêu chuẩn
IEC đang hiện hành và có các thông số kỹ thuật như sau :
- Kiểu: Kiểu kín đặt trong nhà
- Điện áp: 400VAC
- Tần số: 3 pha – 50Hz
- Dòng làm việc định mức: Phù hợp từng mạch phụ tải
- Loại dập hồ quang: Không khí
- Điện áp điều khiển: 220VDC hoặc 230VAC
- Cấp cách điện: F
6.4.2.5.7. Hệ thống tủ bảng phân phối
a). Tủ bảng phân phối 10kV
Các máy cắt 10kV là loại kiểu kín, có vỏ bao che bằng kim loại và có khả năng tự
dập hồ quang. Các máy cắt và các thiết bị đóng cắt (bao gồm cả cầu chì đóng cắt)
được bố trí kiểu ngang có thể rút ra được và các cơ cấu vận hành của máy cắt được
điều khiển bằng điện. Các máy cắt 10kV sử dụng công nghệ dập hồ quang là chân
không hoặc khí SF6, đây là hai kiểu thông dụng được sử dụng hiện nay trong các dự
án điện năng.
Các tủ bảng phân phối phải lắp đặt khóa liên động đóng cắt nhằm chống lại các thao
tác đẩy vào rút ra khi máy cắt đóng. Các khóa liên động điện hoặc cơ khí có nhiệm
vụ chống lại việc vận hành máy cắt khi máy cắt chưa mở hoặc đóng hoàn toàn.
Khóa liên động có nhiệm vụ ngăn ngừa thao tác điều khiển máy cắt từ bảng phân
phối khi máy cắt ở vị trí kiểm tra.
Máy cắt phải được trang bị các rơ le trung gian, các rơ le phụ, các tiếp điểm và cầu
dao đồng bộ. Mỗi máy cắt và thiết bị đóng cắt phải có một thiết bị đếm số lần vận
hành kiểu cơ khí.
Các thanh cái của hệ thống phân phối là thanh đồng cứng có độ dẫn điện cao được
bố trí theo chiều dài của hệ thống phân phối.
Toàn bộ bề mặt chỗ đấu nối của thanh cái với các đấu nối rẽ nhánh sẽ được mạ thiếc
hoặc bạc và được bắt bu lông. Các chi tiết của bu lông phải được gia công bằng máy
và dùng nguyên liệu là thép không gỉ, đồng, thiếc, mangan hoặc phốt pho.
Nếu hệ thống phân phối được vận chuyển và lắp đặt theo từng phân đoạn thì phần
nắp mở ra của các ngăn bố trí thanh cái phải được bao che tạm thời nhằm ngăn chặn
vật lạ xâm nhập và bảo vệ thanh cái khỏi các va chạm cơ khí.
VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1
PECC1
Thuyết Minh BCNCKT
C6-6.4 - 10/38
Hệ thống phân phối phải được che phủ bằng một lớp thép tấm dầy tối thiểu 3mm.
Tại những nơi có gắn các thiết bị lên trên mặt bảng phân phối, độ dầy của tấm kim
loại phải đảm bảo chịu được các rung động có ảnh hưởng đến việc vận hành chính
xác của thiết bị.
Mỗi chi tiết mang điện của thiết bị như máy cắt, các tiếp điểm, cầu chì, dao cách ly,
thanh cái, máy biến dòng, các chi tiết đấu nối và các điểm nối phải có khả năng chịu
được dòng điện định mức liên tục theo thông số thiết kế và trong bất cứ trường hợp
nào cũng không được phép tăng nhiệt độ quá mức cho phép.
Hệ thống phân phối phải có cấp bảo vệ tùy theo vị trí của tủ bảng (IP theo IEC
60529):
IP 42 (phòng thiết bị đóng cắt điện có điều hòa không khí)
IP 54 (phòng thiết bị đóng cắt điện chỉ có thông gió)
IP 55 (Các vị trí khác)
IP 56 (không khí chứa đầy bụi)
Các tủ bảng phân phối phải có một tấm chắn tương thích ở mặt trước của bảng để
thuận tiện cho việc dịch chuyển máy cắt.
Các tủ bảng phân phối phải có các ngăn riêng cho các chi tiết sau:
- Hệ thống thanh cái.
- Các máy cắt hoặc các thiết bị đóng cắt.
- Ngăn điều khiển bao gồm: thiết bị giám sát và điều khiển, điểm đấu nối cáp
điều khiển, cầu chì hoặc áp tô mát của hệ thống điều khiển, các đấu nối tới máy
biến dòng điện, rơ le bảo vệ và các rơ le phụ khác.
- Các máy biến điện áp thanh cái.
- Các đấu nối với máy biến dòng điện, máy biến điện áp và đầu nối với cáp lực.
- Không được lắp đặt trong cùng một ngăn với ngăn đặt hệ thống thanh cái chính
các thiết bị sau: Các bộ gia nhiệt và thanh cái cấp điện điều khiển hoặc dây dẫn
điện mềm.
Mỗi thanh cái phải có một dao nối đất.
Mỗi mạch phụ tải phải có một dao nối đất. Dao nối đất có liên động cơ khí với dao
cách ly liền kề và được khoá liên động với bất kỳ dao cách ly nào ở xa.
b). Tủ bảng phân phối 0,4kV
Các tủ bảng phân phối sẽ có các ngăn riêng biệt theo mẫu 4 được qui định trong
IEC 60439.1. Các tủ xoay chiều là kiểu có thể rút ra được và các tủ một chiều là
kiểu đặt cố định.
Các thiết bị phụ kiện đấu nối vào tủ phân phối phải được thiết kế phù hợp với hệ
thống cáp. Hệ thống đường dẫn cáp sẽ ưu tiên đi từ phía đáy tủ, tại các sàn tầng 1 sẽ
xây dựng các hào dẫn cáp khi có yêu cầu đấu nối cáp từ phía đáy tủ.
VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1
PECC1
Thuyết Minh BCNCKT
C6-6.4 - 11/38
Mỗi chi tiết mang điện của thiết bị bao gồm các máy cắt, tiếp điểm, cầu dao cách ly,
cầu chì, thanh cái, máy biến dòng điện, các đấu nối và điểm nối phải có khả năng
chịu được dòng định mức liên tục theo các thông số thiết kế qui định, trong bất cứ
trường hợp nào nhiệt độ của các thiết bị cũng không được phép vượt quá mức giới
hạn cho phép.
Các tủ bảng phân phối sẽ có bảo vệ theo cấp (IP theo IEC 60529) phụ thuộc vào vị
trí đặt tủ.
Các thanh cái của hệ thống phân phối là thanh cái đồng cứng có độ dẫn điện cao
được bố trí theo chiều dài của hệ thống phân phối và toàn bộ các đoạn thanh dẫn
đấu nối từ thanh cái tới các thiết bị phải bằng đồng.
Hệ thống thanh cái chính và tất cả các đấu nối cùng với các cách điện đỡ thanh cái
phải có khả năng chịu được việc tăng ứng suất nhiệt và cơ khí được sinh ra bởi dòng
sự cố cực đại lớn nhất trong vòng 1 giây.
Toàn bộ bề mặt chỗ đấu nối của thanh cái với các đấu nối rẽ nhánh sẽ được mạ thiếc
hoặc bạc và được bắt bu lông.
Hệ thống phân phối ngoài trời phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Mái của mỗi tủ phân phối ngoài trời phải rộng hơn về mỗi phía là 50mm so với
vỏ của tủ phân phối. Với các tủ phân phối như thế, mái của tủ sẽ rộng hơn
50mm so với phía có các mặt không lắp cửa mở, ở phía mặt có lắp cửa, mái của
tủ sẽ rộng hơn tối thiểu là 450mm hoặc bằng độ rộng của cánh cửa lớn nhất.
Các tủ đặt ngoài trời phải có cấp bảo vệ IP65. Trong mỗi tủ phải lắp đặt các bộ
sấy phù hợp với môi trường khí hậu nóng ẩm. Cáp đi vào tủ sẽ ưu tiên đi từ phía
đáy tủ đi lên ngăn đấu nối.
- Mái che tủ phân phối phải có một ống máng dẫn nước hoặc các thiết bị khác
phải được phê chuẩn nhằm ngăn ngừa nước từ trên mái chảy xuống nhân viên
đang làm việc với thiết bị tải tủ phân phối.
- Mái của tủ phân phối ngoài trời phải được tháo lắp dễ dàng trong mọi trường
hợp (tức là không bắt bu lông, đinh vít hoặc không có đường dẫn cáp vào) và
trừ khi có các yêu cầu đăc biệt khác thì độ dốc của mái không vượt quá 5O.
6.4.2.5.8. Hệ thống động cơ trong nhà máy
Tất cả các động cơ trong nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 sẽ được lựa chọn có công
suất phù hợp với quy mô và tuổi thọ thiết kế của nhà máy. Các động cơ từ 0,75 kW
tới 200 kW sẽ được cấp điện bằng điện áp 400V. Các động cơ này có cấp cách điện
loại F, các động cơ từ 20 kW trở lên phải có bộ sấy được cấp bằng nguồn 230VAC
để chống hiện tượng đọng nước bên trong động cơ .
Các động cơ trên 200 kW sẽ dùng điện áp 10kV và có khả năng vận hành mà không
cần một sự tác động đặc biệt nào khi điện áp giảm xuống còn 80% điện áp định mức
hoặc khi hệ thống bị nhiễu loạn trong khoảng 15 giây. Tất cả các động cơ loại này
sẽ được trang bị các bộ sấy được cấp từ nguồn 230VAC.
Các động cơ dưới 0,75 kW là loại 1 pha và được cấp từ nguồn 230VAC và không
cần các bộ sấy. Động cơ một chiều hoạt động bằng nguồn 220VDC được cấp từ
nguồn một chiều trong nhà máy.
VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1
PECC1
Thuyết Minh BCNCKT
C6-6.4 - 12/38
Các động cơ hạ áp là động cơ điện kiểu quay, phù hợp với việc vận hành ở điện áp
xoay chiều 400V, 3 pha, 50Hz hoặc 220V một chiều.
Các động cơ cao áp là động cơ điện kiểu quay, phù hợp với việc vận hành ở dòng 3
pha, 50Hz, điện áp 10kV.
Động cơ phải phù hợp với việc vận hành liên tục tại công suất lớn nhất.
6.4.2.5.9. Hệ thống điện một chiều
Hệ thống điện một chiều của nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 sẽ được cấp từ hệ
thống ắc quy trong nhà máy với điện áp là 220VDC. Để đảm bảo liên tục cấp điện
trong quá trình vận hành, nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 sẽ có một hệ thống cấp
điện một chiều dùng chung cho cả hai tổ máy bao gồm hai (2) bộ ắc quy có công
suất 2x100% và hai (2) bộ nạp ắc quy công suất 2x100%.
Mỗi bộ ắc quy công suất 100% phải có khả năng cung cấp điện liên tục cho hệ
thống phụ tải một chiều ở trạng thái phóng nạp song song.
Độ tin cậy tối thiểu có thể chấp nhận được phải đáp ứng được toàn bộ các nhu cầu
vận hành của hệ thống khi một bộ ắc quy ngừng hoạt động. Các bộ ắc quy phải có
công suất đảm bảo một bộ ắc quy có thể cấp điện vận hành liên tục cho các phụ tải
sự cố của tổ máy với thời gian ít nhất là 60 phút trong trường hợp mất toàn bộ các
nguồn điện xoay chiều.
Hệ thống điện một chiều 220V phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Cung cấp điện một chiều cho việc dừng an toàn các thiết bị phụ tua bin và lò
hơi như là các bơm dầu bôi trơn... trong trường hợp mất tức thời toàn bộ các
nguồn cung cấp điện xoay chiều.
- Cung cấp điện một chiều cho các thiết bị điều khiển trong bộ chuyển đổi
DC/DC (Ví dụ từ 220/24 VDC- nếu như có theo yêu cầu) tuỳ thuộc vào tiêu
chuẩn của nhà sản xuất về cung cấp nguồn điện áp điều khiển.
- Cung cấp điện một chiều cho việc điều khiển các máy cắt hợp bộ trong nhà máy
ngoại trừ khu vực xa nhà máy chính vì đã có các bộ ắc quy riêng tại chỗ.
- Cung cấp điện một chiều cho hệ thống UPS cung cấp điện xoay chiều liên tục.
- Cung cấp điện một chiều cho việc bảo vệ máy phát.
- Cung cấp điện một chiều cho việc bảo vệ biến áp.
- Cung cấp điện một chiều cho việc tăng từ trường máy phát.
- Máy cắt của hệ thống điện một chiều là tổ hợp giữa cầu dao và cầu chì (CFS
units) với buồng dập hồ quang và khả năng cắt được phụ tải nhằm mục đích vận
hành đơn giản và đạt độ tin cậy cao.
Công nghệ ắc quy được sử dụng là ắc quy axit chì có van điều chỉnh (VRLA).
Công nghệ VRLA được lựa chọn sau khi so sánh với loại hở với các ưu điểm sau:
 Số chân cực nhỏ hơn.
 Không có yêu cầu đặc biệt theo các tiêu chuẩn quốc tế (Ví dụ như AS 3011.2 và
AS 2676.2 vấn đề về an toàn của mắt)
VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1
PECC1
Thuyết Minh BCNCKT
C6-6.4 - 13/38
 Không cần ngừng việc phóng nạp song song, đồng mức.
 Quy trình bảo dưỡng đơn giản đối với công nhân nhà máy, theo đó làm giảm
bớt thời gian bảo dưỡng.
Với các ưu điểm trên, công nghệ ắc quy axit - chì có van điều chỉnh (VLRA) tuân
theo tiêu chuẩn IEC 60896 - 1 được sử dụng cho Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập
1.
Bộ nạp ắc quy
Bộ nạp ắc quy phải là loại có điện áp không đổi tuân theo tiêu chuẩn AS 4044-1992.
Bộ nạp ắc quy phải phù hợp với việc vận hành song song ở chế độ bình thường và
vận hành đơn lẻ khi bộ khác được tháo ra. Chất lượng điện áp đầu ra của các bộ ắc
quy đảm bảo cho các phụ tải vận hành ổn định.
6.4.2.5.10. Hệ thống UPS
Hệ thống UPS được đặt trong gian nhà máy chính của nhà máy nhiệt điện Quỳnh
Lập 1. Hệ cấp nguồn AC cho các tải quan trọng phải được cấp từ hai hệ thống UPS
khác nhau, một chạy và một dự phòng nóng (hoặc cả hai cùng chạy cấp nguồn cho
các tải đòi hỏi hai nguồn cấp AC) do đó sẽ bao gồm hai bộ ắc quy, hai bộ chỉnh lưu
cho máy nạp, hai bộ đổi điện tĩnh, công tắc đổi nguồn chính và một máy biến áp
điều chỉnh điện áp. Hệ thống UPS duy trì sự liên tục của nguồn xoay chiều đối với
các chức năng điều khiển và chỉ thị chủ yếu của nhà máy, các phụ tải chủ yếu của
UPS bao gồm:
- Hệ thống điều khiển và đo lường của nhà máy.
- Chiếu sáng sự cố 230VAC.
- Chiếu sáng phòng điều khiển trung tâm.
- Hệ thống điều khiển, vòi dầu và điều khiển ngọn lửa buồng đốt.
- Các mạch máy tính điều khiển.
- Tủ báo cháy.
Ngoài ra hệ thống UPS còn cung cấp điện sự cố cho hệ thống điều khiển này khi
nguồn xoay chiều của nhà máy và hệ thống đều bị sự cố mất điện. Vì phạm vi yêu
cầu với hệ thống UPS rất rộng, nên công suất của từng phần tử phải được xem xét
cẩn thận. Điều đó đặc biệt cần thiết để quyết định những phụ tải nào thực sự cần
được cấp điện từ hệ thống UPS và những phụ tải nào có thể chịu đựng sự gián đoạn
cấp điện. Hệ thống UPS sẽ cấp điện tới tủ điện 230VAC của các phụ tải quan trọng.
Hệ thống UPS xoay chiều 230V phải bao gồm 2 bộ nghịch lưu/ công tắc tĩnh, được
đấu nối ở chế độ dự phòng song song, thông thường chúng chia sẻ phụ tải. Khi một
bộ bị sự cố, nó sẽ được ngắt ra một cách tự động và bộ còn lại sẽ gánh toàn bộ phụ
tải.
Hệ thống này cho phép bất cứ một bộ nào cũng có thể được ngắt ra để bảo dưỡng và
bộ còn lại vẫn tiếp tục cung cấp điện cho các phụ tải.
6.4.2.5.11. Hệ thống cáp trong nhà máy
VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1
PECC1
Thuyết Minh BCNCKT
C6-6.4 - 14/38
Hệ thống cáp trong nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 sẽ cho phép đấu nối điện từ hệ
thống cung cấp tới các thiết bị điện. Các loại cáp khác nhau sẽ được bố trí riêng biệt
trong quá trình vận hành để thuận tiện cho quá trình lắp đặt sửa chữa, bảo dưỡng và
tránh tình trạng sự cố lan tràn. Khoảng cách tối thiểu cho mỗi loại cáp tuân theo tiêu
chuẩn Việt Nam hiện hành và tiêu chuẩn IEC có liên quan
Các tiêu chuẩn liên quan:
IEC 60228 Dây dẫn của cáp bọc
IEC 60502 Cáp lực cách điện điện đặc với điện áp từ 1 đến 30kV
IEC 60614 Đặc tính kỹ thuật ống luồn dây cho việc lắp đặt.
IEC 61238-1 Đấu nối cơ khí cáp lực với thanh dẫn đồng, nhôm - Phương
thức kiểm tra và các yêu cầu.
ISO 834 Kiểm tra chống cháy - các phần tử trong kết cấu xây dựng
IEC 60304-1
TCVN 263-2000
Mầu sắc tiêu chuẩn cho việc lắp đặt cáp và dây dẫn
Tiêu chuẩn lắp đặt cáp điện
Các loại cáp trong nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 sẽ bao gồm :
- Cáp cao thế : 12/20kV
- Cáp hạ thế : 0,6/1kV
- Cáp điều khiển : 0,6/1kV
- Cáp đo lường : 0,6/1kV
- Cáp bù nhiệt độ : 0,6/1kV
Trong đó:
a). Cáp lực trung áp - Cáp lực cách điện XLPE.
Hệ thống 10kV phải sử dụng cáp cách điện XLPE. Việc đặt cáp phải tuân theo các
điều kiện sau:
Cáp được sản xuất theo tiêu chuẩn IEC 60502, có kết cấu như sau (từ trong ra
ngoài), lõi dẫn điện bằng đồng bện, lớp cách điện XLPE, lớp bọc cách điện bán dẫn
phản nhiệt có thể gỡ bỏ bằng tay, màn chắn bằng dây đồng cuốn, lớp bọc bảo vệ
bằng PVC, giáp cáp và lớp bọc ngoài cùng bằng PVC màu đen.
Sự liên kết giữa lớp cách điện bán dẫn và lớp cách điện phải được thiết kế để có thể
gỡ ra bằng tay mà không cần các yêu cầu khác (không cần gia nhiệt).
Lớp màn chắn bằng dây đồng phải có kích cỡ mảnh phù hợp với kích thước của
cáp. Đối với cáp cao áp ba (3) lõi, mỗi lõi phải có lớp màn chắn riêng.
b). Cáp lực hạ áp - Cáp lực cách điện XLPE/PVC
Cáp lực hạ áp phải tuân thủ các yêu cầu sau :
VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1
PECC1
Thuyết Minh BCNCKT
C6-6.4 - 15/38
Cáp được sử dụng cho hệ thống 400/230V xoay chiều và hệ thống một chiều. Cáp
bọc cách điện XLPE/PVC phải được chế tạo phù hợp với tiêu chuẩn IEC 60502,
bao gồm các lớp (từ trong ra ngoài), phần dẫn điện bằng đồng bện, cách điện
PVC/XLPE có cấp điện áp 0,6/1kV, lớp cách điện XLPE màu đen tách riêng cho
các phần dẫn điện, lớp bảo vệ bằng sợi nhôm hoặc sợi thép mạ kẽm và lớp vỏ ngoài
cùng bằng PVC màu đen.
Các lõi cáp và các dây nối đất được định mầu theo các tiêu chuẩn hiện hành của
Việt Nam, ví dụ: đỏ, vàng, xanh và đen theo các pha và dây trung tính.
c). Cáp điều khiển
Cáp điều khiển phải tuân thủ các yêu cầu sau :
Cáp phải được sản xuất theo tiêu chuẩn IEC 60502, bao gồm các lớp (từ trong ra
ngoài), phần dẫn điện bằng đồng bện, cách điện PVC có cấp điện áp 0,6/1kV, lớp
bọc bằng PVC màu đen tách riêng cho các phần dẫn điện, lớp bảo vệ bằng sợi thép
mạ kẽm và lớp vỏ ngoài cùng bằng PVC màu đen.
Cáp phải có màn chắn bằng nhôm/polyester dát mỏng có độ xếp chồng lên nhau
khoảng 25% (1/4 vòng) kết hợp với dây rút (dây nối đất) bằng đồng tráng thiếc
7/0,3. Với hệ thống kiểu rơle/tiếp điểm vận hành ở điện áp 230V xoay chiều hoặc
một chiều, cáp không cần màn chắn.
Tối thiểu bốn (4) lõi hoặc 10% tổng số lõi cáp (có thể nhiều hơn) của sợi cáp phải
được sử dụng làm dự phòng. Điều này không áp dụng với cáp hai lõi.
Tiết diện cáp dùng cho các hệ thống rơ le/tiếp điểm phải được tính toán để đáp ứng
yêu cầu độ sụt áp áp lớn nhất là 5%.
Tiết điện dây dẫn nhỏ nhất cho cáp điều khiển một sợi đặc sẽ là 0,5mm2.
d). Cáp đo lường
Cáp đo lường sẽ bằng dây dẫn điện bằng đồng bện với cách điện PVC, có lớp bọc
và có một lớp vỏ PVC đen, một lớp bảo vệ bằng sợi thép tráng kẽm và lớp vỏ ngoài
cùng bằng PVC đen. Các lõi cáp được định dạng theo kiểu vòng xoắn hoặc cáp bện
ba lõi phụ thuộc vào ứng dụng của nó.
Cáp phải có một lớp bao che toàn bộ. Để chống lại sự nhiễu điện áp, giữa các lõi
của loại cáp bện ba lõi cũng phải có lớp bảo vệ. Các lớp bảo vệ phải bằng
nhôm/pôliexte dát mỏng kết hợp với dây rút bằng đồng tráng thiếc 7/0,3.
Mỗi nhóm cáp xoắn hoặc cáp bện ba lõi phải theo quy phạm về mầu và đánh số đã
quy định.
Tiết diện nhỏ nhất của phần dẫn điện phải là 1,5mm2 đối với cáp xoắn hoặc cáp ba
lõi và bằng 0,5mm2 đối với cáp nhiều lõi khác. Đối với mạch thiết bị đo nhiệt độ
bằng điện trở (resistance temperature device - RTD) tiết diện phải đảm bảo tối thiểu
tổn thất điện áp dọc theo sợi cáp đảm bảo độ chính xác của thiết bị RTD.
Tối thiểu hai (2) lõi hoặc 10% tổng số lõi cáp của sợi cáp phải được sử dụng làm dự
phòng. Điều này không áp dụng với cáp lõi đơn.
e). Cáp thông tin liên lạc
VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1
PECC1
Thuyết Minh BCNCKT
C6-6.4 - 16/38
Cáp đồng trục
Cáp đồng trục giữa thiết bị sân phân phối và phòng thiết bị thông tin (ngoài trời)
phải có đặc tính:
Dây dẫn bằng đồng tráng thiếc 7/0,4mm, trở kháng 75+3, điện môi polyethylen
đặc, lưới bảo vệ bằng sợi đồng, bọc PVC, một lớp bảo vệ bọc kim loại bằng sợi thép
mạ kẽm và lớp vỏ ngoài cùng bằng PVC.
Lớp vỏ bọc kim loại phải bao gồm sợi thép bện mạ kẽm 0,5mm (hệ số bao phủ
94%).
Đường kính lớn nhất của cáp đồng trục là 14,6mm (14,3mm danh định)
Cáp đồng trục trong phạm vi phòng thiết bị thông tin (trong nhà) phải có các đặc
tính:
Dây dẫn bằng đồng tráng thiếc 7/0,2mm, trở kháng 75+3, điện môi polyethylen
đặc, lưới bảo vệ bằng sợi đồng và lớp vỏ ngoài cùng bằng PVC.
Cáp điện thoại
Cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Cáp trong nhà phải là loại có dây dẫn điện bằng đồng 1/0,5mm, cách điện PVC và
lớp vỏ ngoài cùng bằng PVC. Đối với các sợi cáp có nhiều hơn 6 lõi, một sợi dây
dùng để bóc lớp cách điện phải được đặt dưới lớp vỏ bọc.
Cáp ngoài trời phải là loại có dây dẫn bằng đồng cứng 1/0,64mm, cách điện bằng
polyethylene, lớp bọc, vỏ bọc bằng polyethylene, lớp kim loại bảo vệ bằng sợi thép
mạ kẽm hoặc nhôm và lớp vỏ ngoài cùng bằng PVC đen.
Các dây dẫn cách điện được bện xoắn thành hai (2) dây vào một cặp và đặt trong
các lớp đồng tâm. Các cặp xoắn vẫn sẽ giữ được trạng thái xoắn khi lớp vỏ bọc bị
bóc ra. Cứ mười (10) cặp phải được ghép thành một nhóm đồng nhất phù hợp với
mầu tiêu chuẩn qui định trong IEC 60304-1
Lớp bọc phải bằng tấm nhôm/polyester dát mỏng kết hợp với dây đồng tráng thiếc
1/0,5mm.
Cách điện dây dẫn được định mầu phù hợp với các mầu tiêu chuẩn qui định trong
IEC 60304-1
Hệ thống tuyến cáp
Việc lắp đặt cáp thực hiện từng tuyến riêng trên mặt đất, trên giá cáp và máng cáp.
Cáp đi ngầm đi trong mương cáp,ống luồn cáp không được đặt trực tiếp xuống đất.
- Cáp cao thế đi riêng tuyến
- Các ống luồn cáp qua khu vực có chất thải phải được bịt kín ở hai đầu để tránh
bị chất bẩn xâm nhập.
- Cáp nối được đặt trên giá đỡ cáp, cáp ở ngoài nhà phải đi trong hộp và có nắp
để chống tia cực tím của mặt trời.
6.4.2.3. Sơ đồ điện tự dùng và thiết bị
VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1
PECC1
Thuyết Minh BCNCKT
C6-6.4 - 17/38
Hệ thống tự dùng của nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 sẽ bao gồm 02 cấp điện áp
là 10kV và 0,4kV, các phụ tải tự dùng bao gồm phụ tải tự dùng của các tổ máy phục
vụ cho việc vận hành như hệ thống cấp than và nhiên liệu, các máy nghiền, hệ thống
nước làm mát v.v... và các phụ tải tự dùng chung cho toàn nhà máy phục vụ công
tác quản lý và vận hành nhà máy nói chung. Điện cho hệ thống tự dùng được lấy từ
đầu cực máy phát thông qua các máy biến áp tự dùng tổ máy cấp tới hệ thống thanh
cái tự dùng 10kV của tổ máy. Để đảm bảo cấp điện một cách an toàn và liên tục cho
nhà máy, mỗi cuộn hạ áp của máy biến áp tự dùng tổ máy sẽ đấu nối để cấp điện
tới các thanh cái tự dùng.
Việc bố trí sơ đồ điện tự dùng như trên đảm bảo các máy biến áp tự dùng tổ máy
đều có thể cấp điện liên tục cho các phụ tải dùng chung đấu nối tại thanh cái tự
dùng nhà máy.
Thanh cái tự dùng của tổ máy, nhà máy được làm bằng đồng mạ thiếc có dòng làm
việc định mức đảm bảo cấp điện an toàn và liên tục cho các phụ tải tự dùng trong
điều kiện hai tổ máy phát 100% công suất, đồng thời có khả năng chịu được dòng
điện lớn nhất khi xảy ra sự cố trên hệ thống thanh cái này. Điện năng cấp từ thanh
cái tự dùng tới phụ tải thông qua các máy cắt trung áp 10kV.
Để cấp điện tới các phụ tải tự dùng khác, sử dụng các máy biến áp 10/0,4kV cấp
điện hạ áp từ hệ thống thanh cái tự dùng 10kV tới hệ thống thanh cái tự dùng
0,4kV. Từ các thanh cái này điện năng cấp tới các phụ tải sẽ thông qua các máy cắt
hạ áp.
6.4.2.4. Máy phát diezel
Máy phát diezel là loại tự khởi động không yêu cầu nguồn điện bên ngoài để khởi
động. Máy phát diezel có công suất đủ để cung cấp điện nhằm việc dừng an toàn
nhà máy và tổ máy tuabin-lò hơi và các thiết bị của hệ thống phụ trợ có liên quan
với mức độ dự phòng tối thiểu là 10%. Các phụ tải được cấp điện bởi máy phát
diezel trong điều kiện sự cố là các phụ tải quan trọng, bao gồm tối thiểu các phụ tải
sau đây:
- Động cơ vần trục tuabin.
- Bơm dầu bôi trơn cho hệ thống trục tuabin.
- Bơm dầu chèn hydro xoay chiều.
- Bộ trích hơi của bể dầu tuabin xoay chiều.
- Quạt thổi lửa xoay chiều.
- Các bơm dầu cho các quạt lò hơi.
- Các bộ nạp ắc quy.
- Các thiết bị phụ máy phát diezel.
- Chiếu sáng phòng điều khiển nhà máy (qua các bộ nạp ắc quy/UPS).
- Chiếu sáng phòng điều khiển sân phân phối (qua các bộ nạp ắc quy/UPS).
- Chiếu sáng ống khói bao gồm đèn báo không và hệ thống đèn khẩn cấp bên
trong ống khói (qua các bộ nạp ắc quy/UPS).
VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1
PECC1
Thuyết Minh BCNCKT
C6-6.4 - 18/38
- Hệ thống than, thải tro xỉ và các hệ thống khác.
- Chiếu sáng khẩn cấp (qua các bộ nạp ắc quy/UPS).
- Các thang máy và thiết bị nâng
Máy phát diesel phải được giám sát và điều khiển từ xa (từ phòng điều khiển trung
tâm).
Các thông số chính của bộ máy phát diesel khẩn cấp:
- Công suất định mức : 1500kVA (Sẽ chuẩn xác trong giai đoạn sau)
- Điện áp định mức : 400V
- Tốc độ định mức : 1500 v/p
- Số lượng : 02
- Cấp bảo vệ : IP22
- Cấp cách điện : F
- Cấp cách điện khi vận hành : B
- Khả năng vận hành ắc quy : 12 lần liên tiếp
- Khả năng bể dầu ngày : 8 giờ với tải đầy
6.4.2.5. Hệ thống chiếu sáng
6.4.2.7.5. Yêu cầu về chiếu sáng
Hệ thống chiếu sáng trong nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 sẽ được thiết kế để đảm
bảo yêu cầu chiếu sáng liên tục trong nhà máy chính, các khu vực kho bãi, khu vực
hành chính và dọc đường đi lại.
Hệ thống chiếu sáng của nhà máy sẽ bao gồm hai phần là chiếu sáng làm việc và
chiếu sáng sự cố. Độ sáng của hệ thống sẽ được tính toán cho phù hợp với từng khu
vực khác nhau trong nhà máy. Việc chiếu sáng sẽ tuân theo các tiêu chuẩn về chiếu
sáng hiện hành của Việt Nam và trên thế giới.
6.4.2.7.6. Nguồn điện chiếu sáng
Hệ thống chiếu sáng toàn nhà máy dùng nguồn xoay chiều 230V. Chiếu sáng sự cố
bằng nguồn điện xoay chiều 230V từ UPS khi mất nguồn điện áp xoay chiều. Tại
các vị trí cần chiếu sáng cục bộ cho sửa chữa, để đảm bảo an toàn dùng nguồn 12V
DC và 36V DC.
6.4.2.7.7. Thiết bị dùng cho hệ thống chiếu sáng
Chiếu sáng toàn bộ phía bên ngoài nhà máy tại các khu vực như sân phân phối, các
khu vực kho bãi, đường đi lại dùng đèn hơi cao áp Natri.
Chiếu sáng trong nhà máy gồm có: gian máy, gian sản xuất, phòng làm việc, nhà
điều khiển, nhà vận hành,… dùng đèn huỳnh quang, đèn halogen và các đèn tiết
kiệm năng lượng khác như Compact, LED… Đối với các khu vực nhiều bụi và có
tính cháy nổ cao như trạm Hydrô , khu vực dầu nhiên liệu, khu vực chứa hoá chất
….sẽ sử dụng các loại đèn chống bụi, chống nổ đảm bảo yêu cầu theo quy phạm
cho vận hành.
VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1
PECC1
Thuyết Minh BCNCKT
C6-6.4 - 19/38
Việc bố trí đèn chiếu sáng phải đảm bảo có cường độ sáng, góc chiếu hợp lý và đạt
yêu cầu về thẩm mỹ, hài hoà với cảnh quan khu vực.
Hệ thống chiếu sáng sự cố sẽ được lắp đặt tại các vị trí quan trọng của nhà máy như
phòng điều khiển trung tâm, buồng phân phối, hệ thống đi lại trong nhà máy chính,
thang máy và các khu vực khác phục vụ cho quá trình khắc phục sự cố trong nhà
máy.
Chiếu sáng lối thoát và chiếu sáng sự cố được lắp đặt tuân theo các yêu cầu của các
tiêu chuẩn IEC phù hợp (với bộ ắc quy cùng bộ nạp điện và được nối tới nguồn
UPS).
Mỗi nguồn chiếu sáng sự cố phải có hai bóng đèn ống và được nối tới thanh cái
230V của hệ thống UPS. Trong trường hợp nguồn này bị sự cố thì một ống đèn sẽ
được duy trì nguồn sáng bằng ắc quy phía trong. Đèn chiếu sáng sự cố phải đảm
bảo chiếu sáng liên tục trong khoảng thời gian tối thiểu là 90 phút.
Các bảng điện chiếu sáng được lắp đặt tại các phòng thường trực vận hành, trên
bảng có lắp đặt các áp tô mát 10A. Ngoài ra, trên bảng còn lắp đặt dự phòng khoảng
20% số lượng áp tô mát dự phòng, các bảng điện chiếu sáng được cấp từ các máy
biến áp tự dùng 400/230VAC.
6.4.2.7.8. Phương thức điều khiển
Phương thức điều khiển hệ thống chiếu sáng được áp dụng như sau:
- Chiếu sáng trong nhà: Được điều khiển tại chỗ.
- Chiếu sáng ngoài trời: Được điều khiển từ xa, tủ chiếu sáng đặt trong phòng
thường trực vận hành. Ngoài ra, hệ thống chiếu sáng ngoài trời còn được điều
khiển bằng rơle thời gian kết hợp với tế bào quang điện và lắp đặt trong các tủ
điện ngoài trời.
- Chiếu sáng sự cố: Được điều khiển tự động đóng điện khi mất nguồn xoay
chiều cung cấp cho hệ thống chiếu sáng.
- Chiếu sáng thoát hiểm: Dùng đèn kết hợp với các bộ ắc qui tự nạp và có khả
năng hoạt động 6 giờ liên tục.
Tất cả hệ thống chiếu sáng được lắp đặt phải phù hợp với vận hành trong môi
trường nhiệt đới và dùng loại kín để tránh côn trùng xâm nhập. Ở các buồng có các
thiết bị điều khiển, hệ thống chiếu sáng đặc biệt được lắp đặt để làm giảm lượng
nhiệt do hệ thống ánh sáng phát ra và cũng phải có các thiết bị bảo vệ tránh côn
trùng làm hỏng thiết bị điều khiển. Các loại đèn cũng như các thiết bị điện khác của
hệ thống chiếu sáng sẽ có cấp bảo vệ IP 56 đối với các thiết bị lắp đặt trong nhà và
IP 65 khi lắp đặt ngoài trời.
6.4.2.6. Hệ thống nối đất, chống sét
Hệ thống nối đất của Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 sẽ được thiết kế dựa trên cơ
sở phân tích các số liệu về điện trở suất của đất tại khu vực của nhà máy. Hệ thống
nối đất của nhà máy sẽ bao gồm hệ thống nối đất làm việc, nối đất chống sét đánh
trực tiếp, nối đất an toàn và hệ thống bảo vệ catốt. Điện trở nối đất của hệ thống
lưới nối đất chung toàn nhà máy phải nhỏ hơn hoặc bằng 0,5.
VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1
PECC1
Thuyết Minh BCNCKT
C6-6.4 - 20/38
Hệ thống bảo vệ chống sét đánh trực tiếp chủ yếu được thực hiện bằng các kim thu
sét và dây chống sét, toàn bộ hệ thống sẽ được nối tới hệ thống lưới nối đất của nhà
máy. Điện trở nối đất của hệ thống chống sét phải đảm bảo nhỏ hơn hoặc bằng 10
theo tiêu chuẩn chống sét của Việt Nam.
Hệ thống nối đất an toàn của nhà máy đảm bảo cho người vận hành tránh khỏi các
loại điện áp nguy hiểm như điện áp bước và điện áp tiếp xúc khi vận hành nhà máy.
Bên cạnh đó tất cả các kết cấu bằng thép của các công trình trong nhà máy cũng đều
được nối đất.
Hệ thống nối đất làm việc nối tới điểm trung tính của các thiết bị có trung tính nối
đất để đảm bảo chế độ làm việc của các thiết bị này. Tất cả các điểm trung tính của
các thiết bị sẽ được nối tới hệ thống nối đất nhà máy tại hai điểm.
Hệ thống bảo vệ ca-tốt bằng dòng điện điều khiển tự động hoàn toàn cho từng khu
vực được bảo vệ sẽ bao gồm các thiết bị sau :
- Các a-nốt, các điện cực điều khiển, các điểm thử nghiệm tham chiếu với tất cả
các giá đỡ và mặt bích cách điện cần thiết.
- Tủ điều khiển, các bộ nắn dòng biến áp, các bộ điều khiển, đo lường và báo
động.
- Cáp đấu nối giữa tủ điều khiển, các bộ nắn dòng máy biến áp và a-nốt, các điện
cực điều khiển, các điểm tham chiếu và các điện cực tham chiếu cố định.
- Các a-nốt phụ trợ với các hộp đấu nối, các trụ thử nghiệm và các cáp nối ở các
vị trí thích hợp.
- Các thiết bị thử nghiệm di động bao gồm các bán pin và amper kế/vôn kế điện
trở cao.
Mọi bộ phận của đường ống chôn dưới đất hoặc các kết cấu sắt khác sẽ được bảo vệ
ca-tốt bên ngoài bằng một hệ thống độc lập.
6.4.2.7. Hệ thống đo lường và bảo vệ điện
6.4.2.7.1. Tổng quan
Hệ thống đo lường và bảo vệ điện được thiết kế để hỗ trợ cho người vận hành vận
hành nhà máy một cách an toàn, tin cậy và kinh tế. Sự điều khiển thống nhất tất cả
các đối tượng trong nhà máy sẽ được thực hiện nhờ sử dụng một hệ thống điều
khiển phân phối DCS (Distributed Control System).Các thao tác của hệ thống đo
lường và điều khiển được thực hiện từ phòng điều khiển trung tâm. Đối tượng của
hệ thống đo lường và bảo vệ trong nhà máy bao gồm các máy phát, các máy biến áp
tăng áp, các máy biến áp tự dùng tổ máy, các máy biến áp kích thích và hệ thống tự
dùng xoay chiều 10kV và 400V. Hệ thống tự dùng xoay chiều bao gồm hệ thống
thanh cái và các mạch đi tới các phụ tải.
Các sơ đồ bảo vệ và đo lường được thiết kế sao cho chế độ hoạt động nhanh gọn,
chính xác và tin cậy. Hệ thống này có khả năng cách ly bất kỳ một phần tử nào của
hệ thống bị hỏng hóc mà không làm ảnh hưởng đến việc vận hành của các phần tử
khác, đồng thời sẽ đáp ứng được tất cả các yêu cầu của các tiêu chuẩn hiện hành .
Các phần tử chính như máy phát, máy biến áp tăng áp, máy biến áp tự dùng sẽ được
VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1
PECC1
Thuyết Minh BCNCKT
C6-6.4 - 21/38
bảo vệ bằng hệ thống 2 rơ le số tổ hợp trong đó rơle làm nhiệm vụ dự phòng sẽ có
tính năng và nguyên lý làm việc hoặc nhà sản xuất khác với rơle bảo vệ chính. Mỗi
rơle số tổ hợp sẽ bao gồm tối thiểu không hạn chế các chức năng bảo vệ chính cho
các thiết bị và hệ thống như sau:
6.4.2.7.2. Sơ đồ bảo vệ của máy phát
- Bảo vệ so lệch 3 pha của máy phát.
- Bảo vệ khoảng cách.
- Bảo vệ chống chạm đất 100% cuộn dây stator máy phát.
- Bảo vệ pha thứ tự ngược.
- Sự cố từ trường của máy phát.
- Mất nguồn kích thích.
- Bảo vệ công suất ngược.
- Bảo vệ chống trượt cực từ (theo thông tư số 12/2010/TT-BCT)
Ngoài ra, máy phát sẽ được trang bị một hệ thống giám sát phóng điện cục bộ, giám
sát liên tục máy phát trong quá trình làm việc để kịp thời phát hiện và đưa ra các
biện pháp cảnh báo, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại và giảm thiểu thời gian ngừng
máy phát.
6.4.2.7.3. Sơ đồ bảo vệ của máy biến áp tăng áp
- Bảo vệ so lệch 3 pha máy biến áp tăng áp.
- Bảo vệ so lệch dòng thứ tự không.
- Bảo vệ bằng Rơle hơi.
- Bảo vệ khoảng cách.
- Bảo vệ quá dòng có thời gian.
- Bảo vệ quá áp đầu điều áp.
- Bảo vệ quá nhiệt độ dầu và cuộn dây.
6.4.2.7.4. Sơ đồ bảo vệ của máy biến áp tự dùng tổ máy
- Bảo vệ so lệch 3 pha;
- Bảo vệ quá dòng và sự cố chạm đất;
- Bảo vệ bằng Rơle hơi;
- Bảo vệ quá tải máy biến áp;
- Bảo vệ quá áp đầu điều áp;
- Bảo vệ quá nhiệt độ dầu và cuộn dây.
Bảo vệ so lệch của máy phát, máy biến áp tăng áp, máy biến áp tự dùng tổ máy sẽ
được lấy tín hiệu từ các biến dòng sao cho có thể tạo ra được vùng bảo vệ giao
nhau, đảm bảo loại trừ tất cả các sự cố trên các phần tử trong thời gian ngắn nhất.
Các chức năng bảo vệ của từng phần tử sẽ có thời gian tác động được phối hợp với
VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1
PECC1
Thuyết Minh BCNCKT
C6-6.4 - 22/38
các chức năng bảo vệ của các phần tử lân cận để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
6.4.2.7.5. Sơ đồ bảo vệ hệ thống phân phối và thanh cái 10kV
Các yêu cầu bảo vệ của hệ thống 10kV như sau:
- Bảo vệ quá dòng 3 pha và Bảo vệ chạm đất:
Được lắp đặt tại các lộ đến thanh cái 10kV sau máy biến áp tự dùng tổ máy và trên
các mạch cấp tới phụ tải hoặc tới máy biến áp cấp điện cho các hệ thống phụ trợ
khác. Bảo vệ quá dòng 3 pha và bảo vệ chạm đất trên các mạch đến tương ứng sẽ
được kết hợp với bảo vệ quá dòng 3 pha đặt tại phía cao áp của máy biến áp tự dùng
tổ máy và các bảo vệ chạm đất trung điểm của các máy biến áp. Ngoài ra, các bảo
vệ này phải có khả năng phối hợp với các bảo vệ được lắp đặt tại mạch phụ tải và
trên các máy biến áp khô 10/0,4kV.
Tại máy cắt nối giữa các phân đoạn cũng lắp đặt các bảo vệ quá dòng 3 pha và bảo
vệ chạm đất. Tại máy cắt này phải đảm bảo khi có sự cố tại hệ thống 10kV thì các
máy cắt nối tác động trước rồi mới cắt các máy cắt đầu vào sau. Ngoài ra, các bảo
vệ quá dòng và chạm đất của máy cắt nối còn phải được kết hợp với các bảo vệ tại
đầu ra của hệ thống 10kV.
- Bảo vệ thanh cái và bảo vệ chống hư hỏng máy cắt:
Bảo vệ này được lắp đặt các tín hiệu kết hợp với các mạch đầu vào và đầu ra thanh
cái. Ngoài ra, mỗi thanh cái 10kV được lắp đặt bảo vệ điện áp thấp để bảo vệ cho
các động cơ khi khởi động.
6.4.2.7.6. Sơ đồ bảo vệ hệ thống phân phối và thanh cái 400V
Các yêu cầu bảo vệ của hệ thống 400V như sau:
- Các máy biến áp tự dùng 10/0,4kV được lắp các thiết bị phát hiện ra sự phát
nóng của cuộn dây và đưa ra tín hiệu cảnh báo cho người vận hành. Trung tính
của các cuộn dây hạ áp sẽ được lắp đặt bảo vệ chống chạm đất, bảo vệ này phối
hợp với các bảo vệ trên mạch cấp tới các phụ tải.
- Đầu vào hệ thống 400V cấp từ các máy biến áp 10/0,4kV tới thanh cái tương
ứng được lắp đặt bảo vệ quá dòng 3 pha và bảo vệ chống chạm đất. Bảo vệ quá
dòng 3 pha được phối hợp với các bảo vệ quá dòng 3 pha phía 10kV của các
máy biến áp, bảo vệ chạm đất sẽ được phối hợp với bảo vệ chạm đất trung điểm
của máy biến áp. Ngoài ra, cả hai bảo vệ này được kết hợp với các bảo vệ đặt
tại mạch cấp tới các phụ tải.
- Các máy cắt nối giữa các thanh cái 400V được lắp đặt bảo vệ quá dòng 3 pha và
bảo vệ chống chạm đất. Việc lắp đặt các bảo vệ này cũng phải đảm bảo khi xảy
ra sự cố thì cắt các máy cắt này trước rồi mới các máy cắt đầu vào thanh cái.
Ngoài ra, bảo vệ quá dòng 3 pha và bảo vệ chống chạm đất được kết hợp với
các bảo vệ khác trên mạch cấp tới các phụ tải. Trên các mạch này được lắp bảo
vệ quá dòng 3 pha và bảo vệ chạm đất. Các bảo vệ này sẽ được phối hợp với
các bảo vệ lắp tại các phụ tải.
VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1
PECC1
Thuyết Minh BCNCKT
C6-6.4 - 23/38
- Các thanh cái 400V được lắp đặt bảo vệ điện áp thấp. Khi phát hiện ra điện áp
thấp, nó đưa tín hiệu tới cắt máy cắt nguồn đang cấp và tự động đóng nguồn
khác vào để đảm bảo cấp điện một cách liên tục.
Các mạch cấp tới các phụ tải không quan trọng cũng được lắp đặt bảo vệ điện áp
thấp.
Cần thiết phải bảo vệ thanh cái 400V khỏi các sóng đa hài bậc cao khi có các bộ
điều tốc động cơ.
6.4.2.7.7. Bảo vệ động cơ trong nhà máy
Các động cơ điện của nhà máy sẽ được lắp đặt bảo vệ chống sự cố ngắn mạch, phát
nóng quá tải và được tính toán theo các số liệu sau:
- Các thông số về động cơ như kiểu loại động cơ, điện áp, công suất, hệ số sử
dụng, khả năng phát nhiệt trong quá trình khởi động, trong khi chạy và khi
ngừng hoạt động,
- Độ lớn của dòng khởi động và thời gian khởi động,
- Đặc tính vật lý của phụ tải,
- Độ lớn của điện áp khi cắt, điện áp lúc ban đầu và điện áp lặp lại do cắt và sự
xuất hiện các sóng đa hài bậc cao khi động cơ được cấp điện từ các bộ điều tốc.
- Khả năng làm việc tin cậy của động cơ.
Các động cơ điện của nhà máy tối thiểu được bảo vệ như sau:
- Với các động cơ 10kV lớn hơn 1000kW được lắp bảo vệ so lệch 3 pha động cơ
và các bảo vệ khác như bảo vệ quá tải nhiệt, quá dòng liên tục, bảo vệ cân bằng
pha, sự cố chạm đất và ngừng động cơ.
- Các động cơ 10kV khác sẽ được lắp bảo vệ phát nóng quá tải, quá dòng liên
tục, bảo vệ cân bằng pha, sự cố chạm đất và ngừng động cơ.
- Động cơ 400V lớn hơn 100kW bao gồm bảo vệ phát nóng quá tải, quá dòng
liên tục, bảo vệ cân bằng pha, sự cố chạm đất và ngừng động cơ.
- Các động cơ 400V khác được lắp cầu chì trên mỗi pha của mạch cấp tới động
cơ, các phần tử như rơ le nhiệt và rơ le chống chạm đất được đặt thành một khối
liền trong bộ khởi động từ của động cơ.
6.4.3. Đấu nối nhà máy với hệ thống điện Quốc gia
Theo tổng sơ đồ lưới điện Việt Nam cũng như các tính toán chế độ lưới điện, và
theo quyết định số 6949/QĐ-BCT ngày 30/12/2010 về việc phê duyệt “Quy hoạch
đấu nối các trung tâm điện lực vào hệ thống điện quốc gia” của Bộ Công Thương,
NMNĐ Quỳnh Lập I được đấu nối với Hệ thống điện Quốc gia như sau:
- Xây dựng đường dây 500kV mạch kép NĐ Quỳnh Lập 1 – NĐ Nam Định dài
khoảng 147km tiết diện khoảng 2400mm2 (đồng bộ với NĐ Quỳnh Lập 1).
- Xây dựng đường dây 500kV mạch kép NĐ Quỳnh Lập 1 – NĐ Vũng Áng 3 dài
khoảng 220km tiết diện khoảng 2400mm2 (đồng bộ với NĐ Vũng Áng 3).
- Đấu nối với NMNĐ Quỳnh Lập 2 qua máy biến áp liên lạc 500/220kV.
VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1
PECC1
Thuyết Minh BCNCKT
C6-6.4 - 24/38
6.4.4. Sân phân phối nhà máy:
6.4.4.1 Quy mô đấu nối sân phân phối:
Theo tổng sơ đồ lưới điện Việt Nam cũng như các tính toán chế độ lưới điện, đấu
nối sân phân phối 500kV thuộc NMNĐ Quỳnh Lập I với lưới điện khu vực và theo
quyết định số 6949/QĐ-BCT ngày 30/12/2010 về việc phê duyệt “Quy hoạch đấu
nối các trung tâm điện lực vào hệ thống điện quốc gia” của Bộ Công Thương như
sau:
- 2 lộ đường dây 500kV đi sân phân phối 500kV NMNĐ Thanh Hóa.
- 2 lộ đường dây 500kV đi sân phân phối 500kV NMNĐ Vũng Áng 3.
- 2 lộ 500kV đi máy biến áp máy phát NMNĐ Quỳnh Lập I.
- 1 lộ 500kV đi máy biến áp liên lạc 220/500kV NMNĐ Quỳnh Lập II.
6.4.4.2 Các giải pháp kỹ thuật chính phần điện sân phân phối:
6.4.4.2.1 Sơ đồ điện chính của sân phân phối:
Sân phân phối 500kV của NMNĐ Quỳnh Lập I sẽ vận hành theo sơ đồ 3/2 máy cắt
phù hợp với sơ đồ của dự án “Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập I” đã được Bộ Công
Thương phê duyệt theo Quyết định số 6949 ngày 30/12/2010.
Sân phân phối 500kV NMNĐ Quỳnh Lập 1 có qui mô gồm 4 ngăn lộ đường dây, 3
ngăn lộ máy biến áp và 1 ngăn lộ dự phòng:
- 2 ngăn lộ đường dây 500kV đi SPP 500kV NMNĐ Nam Định.
- 2 ngăn lộ đường dây 500kV đi SPP 500kV NMNĐ Vũng Áng 3.
- 2 ngăn lộ 500kV đi máy biến áp nâng của NMNĐ Quỳnh Lập I.
- 1 lộ 500kV đi máy biến áp liên lạc 220/500kV NMNĐ Quỳnh Lập II.
- 1 lộ 500kV dự phòng.
Trong giai đoạn trước mắt, sẽ lắp đặt các thiết bị cho 2 ngăn lộ đường dây đi Trạm
biến áp 500kV Thanh Hóa, 2 ngăn lộ đường dây đi NMNĐ Vũng Áng 3 và 2 ngăn
lộ máy biến áp nâng của NMNĐ Quỳnh Lập 1. Do vậy, trong giai đoạn này sẽ lắp 4
diameter gồm: 2 diameter có 2 ngăn đóng cắt và 2 diameter có 3 ngăn đóng cắt.
Các thiết bị đóng cắt chính phía 500kV được lắp đặt trong giai đoạn này bao gồm:
máy cắt, dao cách ly, biến dòng điện, biến điện áp, chống sét van, sứ đứng, kháng
điện…
6.4.4.2.2 Mặt bằng bố trí thiết b:
 Tổng quan về mặt bằng sân phân phối:
Việc bố trí các thiết bị trong mặt bằng sân phân phối dự trên cơ sở thuận lợi cho
việc đấu nối xuất tuyến các đường dây trước mắt cũng như sau này. Các thiết bị
được bố trí trên cơ sở tuân thủ các tiêu chuẩn Việt Nam, qui phạm trang bị điện và
một số tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận theo qui định của Tập đoàn Điện Lực
Việt Nam và Tổng Công ty Truyền tải Điện Quốc gia. Việc bố trí mặt bằng cũng
VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1
PECC1
Thuyết Minh BCNCKT
C6-6.4 - 25/38
dựa trên việc tham khảo các thiết bị hiện đang sử dụng cho các trạm biến áp tại Việt
Nam và đảm bảo mỹ quan cho trạm.
 Giải pháp mặt bằng sân phân phối:
Sân phân phối 500kV NMNĐ Quỳnh Lập I được thiết kế kiểu nửa ngoài trời, nửa
trong nhà. Thiết bị đóng cắt 500kV và máy biến áp lực được đặt ngoài trời. Hệ
thống máy tính, thiết bị điều khiển, bảo vệ, hệ thống tủ tự dùng và viễn thông đặt
trong nhà.
a) Phần ngoài trời:
- Các thiết bị 500kV lắp đặt mới trong giai đoạn này của dự án như máy cắt, dao
cách ly, biến dòng điện, biến điện áp và máy biến áp liên lạc sẽ được lắp đặp tại
vị trí dự kiến phù hợp với sơ đồ 3/2 máy cắt.
- Kháng điện bù ngang của các đường dây được dự kiến bố trí tại nơi có các xuất
tuyến đường dây 500kV.
b) Phần trong nhà:
- Các thiết bị điều khiển bằng máy tính, hệ thống điện tự dùng hạ áp và hệ thống
viễn thông sẽ được bố trí trong nhà điều khiển trung tâm của sân phân phối.
- Nhà đặt tủ điều khiển - bảo vệ 500kV được bố trí tại sân phân phối 500kV. Các
tủ điều khiển bảo vệ 500kV sẽ được bố trí trong các nhà điều khiển - bảo vệ.
6.4.4.2.3 Hệ thống điện tự dùng sân phân phối:
 Nguồn điện xoay chiều 380/220V:
Nguồn điện tự dùng của sân phân phối được cấp từ các máy biến áp tự dùng
10/0,4kV thông qua hệ thống cáp lực từ hệ thống tự dùng của nhà máy cấp đến.
Nguồn điện tự dùng xoay chiều 380/220V được cấp từ các máy biến áp tự dùng
thông qua đường cáp (3x(1x500)+1x300)mm2 vào các tủ xoay chiều.
Trong tủ xoay chiều có lắp hệ thống tự động đóng nguồn dự phòng đảm bảo cấp
điện cho các thiết bị được liên tục từ một trong 2 máy biến áp tự dùng. Hệ thống
điện tự dùng xoay chiều được bảo vệ bằng các áp tô mát đặt trong tủ xoay chiều.
Tủ điện xoay chiều được đặt trong phòng tự dùng AC/DC.
 Nguồn điện một chiều 220V:
Nguồn điện tự dùng một chiều 220V được cấp từ tủ xoay chiều thông qua 2 bộ nắn
điện đến các tủ một chiều và 2 hệ thống ắc qui có dung lượng 300Ah/bộ.
Bình thường các thiết bị được cấp nguồn từ các áp tô mát của tủ một chiều lấy điện
trực tiếp từ tủ xoay chiều thông qua các bộ nắn điện. Khi có sự cố ở nguồn xoay
chiều thì các thiết bị sẽ được cấp điện một chiều từ bộ ắc qui. Tủ điện một chiều và
bộ nạp được đặt trong phòng tự dùng AC/DC, ắc qui được đặt trong phòng ắc qui.
6.4.4.2.4 Giải pháp bảo vệ chống sét, nối đất, chiếu sáng, điều hòa
 Hệ thống chống sét đánh thẳng:
Để bảo vệ chống sét đánh thẳng vào trạm dùng dây thu sét loại ACSR-95/19 bắt
VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1
PECC1
Thuyết Minh BCNCKT
C6-6.4 - 26/38
trên các đỉnh cột trạm ở độ cao 35m trong sân phân phối 500kV.
Việc bố trí hệ thống dây thu sét trong đề án đã đảm bảo chống sét đánh thẳng trực
tiếp vào các thiết bị.
Toàn bộ thiết bị và các kết cấu xây dựng của trạm đều nằm trong vùng bảo vệ của
hệ thống dây thu sét. Hệ thống dây thu sét bổ sung này đều được nối với hệ thống
nối đất chung của sân phân phối.
 Hệ thống chống quá điện áp:
Để bảo vệ chống sóng quá điện áp lan truyền từ đường dây vào sân phân phối, tại
tất cả các đầu ra đường dây 500kV.
 Hệ thống nối đất:
Lưới nối đất gồm dây rải bằng cáp đồng Cu-120 mm2 rải theo diện tích trạm thành
các ô lưới 6x6m, liên kết với lưới có các cọc tiếp địa thép mạ đồng tròn 22 dài
3m. Lưới nối đất được chôn ở độ sâu 0,8m, đầu trên của cọc ở độ sâu 0,7 m. Liên
kết giữa lưới với lưới và lưới với cọc tiếp địa bằng hàn nổ. Lưới nối đất được tính
toán đảm bảo điện trở nối đất toàn sân phân phối đáp ứng qui phạm và các yêu cầu
kỹ thuật.
Nối đất các thiết bị: Toàn bộ vỏ thiết bị và các phần kết cấu thép của trạm được tới
hệ thống nối đất của trạm bằng cáp đồng bện Cu-150 mm2.
 Chiếu sáng trong sân phân phối:
Chiếu sáng sân phân phối gồm chiếu sáng ngoài trời và chiếu sáng trong nhà.
Nguồn chiếu sáng là nguồn xoay chiều 380/220V được cấp từ bảng điện chiếu sáng
trong phòng điều khiển.
a) Chiếu sáng ngoài trời:
- Dùng hệ thống đèn pha lắp trên cột thu sét độc lập. Trong sân phân phối 500kV
bố trí 8 cột chiếu sáng. Hệ thống chiếu sáng với các giàn đèn lắp ở độ cao 20m,
mỗi cột chiếu sáng được bố trí từ 6 đến 9 đèn pha công suất 400W với góc
chiếu và cường độ được tính toán, thiết kế đảm bảo chiếu sáng cho các thiết bị
trong hàng rào sân phân phối theo yêu cầu.
- Chiếu sáng hàng rào: Hệ thống đèn compact công suất 15W trọn bộ với cột,
Các cột đèn chiếu sáng được bố trí sát hàng rào trạm với khoảng cách giữa các
đèn khoảng từ 20m ÷ 25m.
b) Chiếu sáng trong nhà:
Chiếu sáng trong nhà được tính toán thiết kế tuỳ theo chức năng từng phòng để
chọn mức độ chiếu sáng phù hợp theo tiêu chuẩn chiếu sáng. Chiếu sáng trong nhà
có 2 hệ thống: chiếu sáng làm việc và chiếu sáng sự cố.
- Chiếu sáng làm việc: được cấp từ hệ thống điện tự dùng 380/220V xoay chiều
cấp từ tủ điện AC/DC tới các tủ điện chiếu sáng của các nhà chức năng.
- Chiếu sáng sự cố: được cấp điện từ hệ thống điện tự dùng 220V một chiều và sẽ
được tự động đưa vào khi mất nguồn xoay chiều.
VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1
PECC1
Thuyết Minh BCNCKT
C6-6.4 - 27/38
Hệ thống chiếu sáng đã được thiết kế phù hợp theo chức năng từng phòng, sử dụng
các loại bóng như huỳnh quang, compact hoặc đèn phòng nổ.
i. Hệ thống chiếu sáng nhà điều khiển trung tâm:
Nguồn cấp cho hệ thống chiếu sáng nhà điều khiển gồm: nguồn xoay chiều
380/220V và nguồn 1 chiều DC-220V.
- Nguồn xoay chiều 380/220V: dùng cho hệ thống chiếu sáng làm việc. Nguồn
xoay chiều được cấp từ tủ tự dùng xoay chiều 380/220 V AC qua 1 áp tô mát 3
pha đến bảng điện chiếu sáng treo trên tường phòng điều khiển từ bảng điện
chiếu sáng cấp cho các phòng qua các áp tô mát phân phối.
- Nguồn 1 chiều dùng cho hệ thống chiếu sáng sự cố. Nguồn này được cấp từ tủ
tự dùng 1 chiều DC-220V qua 1 áp tô mát 2 pha đến bảng chiếu sáng sự cố
220V DC treo trên tường phòng điều khiển từ bảng chiếu sáng sự cố cấp trực
tiếp cho các phòng. Điện chiếu sáng sự cố chỉ cấp cho các phòng điều khiển, ác
quy, thông tin.
Đèn dùng cho các phòng như sau:
- Phòng ắc quy: Dùng đèn cầu bóng tròn loại compact với công suất 11W có
trang bị phòng nổ.
- Phòng trưởng trạm: dùng 2 bộ đèn nê ông treo sát trần. Mỗi bộ đèn gồm 4 đèn
nê ông có công suất 4x40W.
- Phòng kỹ thuật, phòng họp, phòng làm việc, phòng AC/DC: dùng 4 bộ đèn nê
ông treo sát trần. Mỗi bộ đèn gồm 4 đèn nê ông có công suất 4x40W.
- Phòng điều khiển: dùng 6 bộ đèn nê ông treo sát trần. Mỗi bộ đèn gồm 4 đèn nê
ông có công suất 4x40W.
- Đèn chiếu sáng hành lang sử dụng các đèn cầu bóng tròn loại compact với công
suất 9W.
ii. Hệ thống chiếu sáng nhà điều khiển bảo vệ:
- Nguồn cấp điện cho nhà điều khiển bảo vệ được lấy từ tủ điện xoay chiều
380/220V AC bằng áp tô mát 20A.
- Chiếu sáng nhà điều khiển bảo vệ bằng 3 bộ đèn nê ông loại 2 bóng.
 Điều hòa thông gió:
Tuỳ theo chức năng các phòng, hệ thống điều hoà, thông gió được trang bị nhằm
đảm bảo điều kiện làm việc cho người vận hành và trang thiết bị của từng phòng.
- Nhà điều khiển: Các phòng được trang bị hệ thống điều hoà như sau:
+ Phòng điều khiển được trang bị 2 điều hoà loại tủ đứng với công suất
48000BTU cho mỗi tủ.
+ Phòng thông tin, Phòng AC/DC, phòng kỹ thuật: được trang bị 2 điều hòa
36000BTU.
+ Phòng làm việc được trang bị 1 điều hoà 1 chiều loại 2 cục treo trên tường
với công suất 18000BTU.
VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1
PECC1
Thuyết Minh BCNCKT
C6-6.4 - 28/38
+ Phòng ác quy trang bị quạt hút dẫn không khí độc ra ngoài nhà…
- Nhà điều khiển bảo vệ sân phân phối:
+ Nhà điều khiển bảo vệ sẽ được trang bị 2 điều hoà 2 cục 1 chiều với công
suất 18000BTU.
6.4.4.2.5 Các giải pháp kỹ thuật chính phần điều khiển bảo vệ:
Là một phần trong công trình Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1, sân phân phối
500kV được trang bị các thiết bị điều khiển và rơ le bảo vệ phù hợp với hệ thống
điều khiển và bảo vệ của nhà máy. Các thiết bị này được thiết kế tuân thủ theo các
tiêu chuẩn Việt nam, các quy định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đồng thời phù
hợp với một số tiêu chuẩn quốc tế thông dụng.
 Phạm vi trang bị thiết bị điều khiển và bảo vệ:
Phù hợp với sơ đồ điện chính (bản vẽ số: 31.2010-Đ-03) đề án này xem xét trang bị
các thiết bị điều khiển và bảo vệ cho SPP 500kV Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1
như sau:
- Thiết bị điều khiển bảo vệ cho 02 đường dây 500kV đi Thanh Hóa B11, B21.
- Thiết bị điều khiển bảo vệ cho 02 đường dây 500kV đi Vũng Áng B31, B41.
- Thiết bị điều khiển bảo vệ cho 02 ngăn kháng điện 500kV.
- Thiết bị điều khiển bảo vệ cho 02 ngăn xuất tuyến đấu nối đến 02 máy biến áp
tăng áp B22, B32.
- Thiết bị điều khiển bảo vệ cho 10 module máy cắt 500kV đấu nối theo sơ đồ
3/2.
- Thiết bị bảo vệ cho thanh cái 500kV và các đoạn thanh dẫn 500kV.
- Thiết bị đo đếm điện năng phục vụ mua bán điện.
 Thiết bị điều khiển:
Việc điều khiển và giám sát đối với sân phân phối 500kV Nhà máy nhiệt điện
Quỳnh Lập 1 sẽ được thực hiện ở 4 mức:
- Tại Trung tâm điều độ HTĐ Quốc gia và Trung tâm điều độ HTĐ Miền Bắc.
- Tại phòng điều khiển trung tâm của nhà máy điện Quỳnh Lập 1.
- Tại phòng điều khiển của sân phân phối 500kV (bao gồm 2 nơi):
 Từ trạm thao tác của hệ thống điều khiển máy tính.
 Từ các tủ điều khiển dự phòng.
- Tại thiết bị đóng cắt (máy cắt, dao cách ly...)
Để thực hiện các chức năng điều khiển và giám sát cho các thiết bị của sân phân
phối 500kV, 02 tủ điều khiển và giám sát LCU sẽ được trang bị. Tủ sẽ bao gồm các
bộ I/O, bộ xử lý trung tâm, phần mềm, các Switch kết nối, phụ kiện,…đủ để điều
khiển và giám sát cho các thiết bị của sân phân phối 500kV bao gồm 04 ngăn đường
dây 500kV, 2 ngăn kháng điện 500kV, 02 ngăn xuất tuyến nối đến các máy biến áp
VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1
PECC1
Thuyết Minh BCNCKT
C6-6.4 - 29/38
tăng áp, 10 module máy cắt 500kV đấu theo sơ đồ 3/2, 02 thanh cái 500kV, (còn dự
phòng cho các ngăn tương lai theo sơ đồ điện chính) …Các thiết bị trong tủ LCU
phải được hỗ trợ các giao thức để kết nối lên hệ thống điều khiển và giám sát ICMS
của nhà máy.
Hệ thống điều khiển máy tính cho sân phân phối 500kV được thiết kế tích hợp với
hệ thống điều khiển và giám sát của nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 (giải pháp sẽ
được trình bầy trong phần nhà máy). Từ phòng điều khiển trung tâm của sân phân
phối, các chức năng chính của hệ thống điều khiển máy tính đối với sân phân phối
500kV bao gồm:
- Đóng/ cắt máy cắt, dao cách ly, dao nối đất có động cơ có kết hợp các điều kiện
hoà đồng bộ và khoá liên động thao tác;
- Chỉ thị trạng thái máy cắt, dao cách ly, dao nối đất.
- Đo lường các thông số chính: A, V, W, VAR, Wh, VARh của đường dây
500kV, kháng điện 500kV và ngăn xuất tuyến 500kV đi đến các MBA tăng áp.
- Lưu giữ và xử lý thông tin, ghi sự cố
Thủ tục truyền tin trong nội bộ sân phân phối:
- Các bộ LCU được đấu nối trực tiếp lên mạng LAN theo thủ tục truyền tin phù
hợp với hệ thống điều khiển của nhà máy.
- IEC 61850, IEC 60870-5-103, Modbus,... : giữa các bộ LCU và các bộ rơle, các
đồng hồ đo đếm, một số rơ le có yêu cầu đặc biệt ví dụ như tương thích với đầu
đối diện.
Thông qua các đường truyền thông tin và Gateway đặt tại nhà điều khiển của nhà
máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 cho phép thực hiện các chức năng SCADA đối với sân
phân phối 500kV từ Trung tâm điều độ HTĐ Quốc gia và Trung tâm điều độ HTĐ
Miền Bắc bao gồm các chức năng:
- Đóng/ cắt máy cắt, dao cách ly, dao nối đất điều khiển bằng mô tơ…
- Chỉ thị trạng thái máy cắt, dao cách ly, dao nối đất…
- Cảnh báo, báo động bảo vệ làm việc, hư hỏng bảo vệ, sự cố cấp nguồn AC,
DC…
- Đo lường các thông số chính: A, V, W, VAR của các đường dây 500kV , kháng
điện 500kV và các ngăn xuất tuyến 500kV đi đến các MBA tăng áp.
Để dự phòng cho hệ thống máy tính, các tủ điều khiển truyền thống có thể hiện sơ
đồ nổi cho các ngăn 500kV và 02 cột hòa đồng bộ sẽ được trang bị cho sân phân
phối.
Mặt trước các tủ điều khiển dự phòng có lắp các thiết bị kèm theo sơ đồ nổi để thực
hiện các chức năng sau:
- Điều khiển đóng cắt và chỉ thị vị trí các máy cắt, các dao cách ly có điều khiển
động cơ điện.
- Chỉ thị vị trí dao nối đất.
VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1
PECC1
Thuyết Minh BCNCKT
C6-6.4 - 30/38
- Thông báo các tình trạng sự cố bằng ánh sáng và âm thanh.
 Thiết bị phục vụ mua bán điện năng:
Để phục vụ việc mua bán điện năng giữa nhà máy và EVN, đề án sẽ xem xét trang
bị: 01 Máy tính PC thu thập dữ liệu đo đếm kèm phần mềm, 01 tủ máy đếm điện
năng (gồm 02 công tơ đo đếm cấp chính xác 0.2, 06 công tơ đo đếm cấp chính xác
0.5), hộp đấu dây CT, VT và các phụ kiện, các bộ chuyển đổi giao thức
RS485/RS232, RS485/Ethernet,… Từ máy tính thu thập dữ liệu đo đếm tại nhà máy
hoặc các bộ máy đếm, số liệu của các bộ máy đếm sẽ được gửi tới trung tâm thông
tin của EVN. Hệ thống đo đếm phục vụ mua bán điện bao gồm:
- Hệ thống đo đếm chính được đặt tại 02 điểm:
 01 điểm tại phía cao áp của MBA tăng áp GT2-1 (ngăn B32).
 01 điểm tại phía cao áp của MBA tăng áp GT2-2 (ngăn B22).
- Hệ thống đo đếm dự phòng 1 được đặt tại 02 điểm liền kề với điểm đo đếm của
hệ thống đo đếm chính.
- Hệ thống đo đếm dự phòng 2 được đặt tại 04 điểm: 04 đường dây 500kV đi
Thanh Hóa (ngăn B11, B21, B31 và B41).
 Thiết bị rơ le bảo vệ:
Phù hợp với Quy định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, để bảo vệ cho các phần tử
của sân phân phối 500kV các rơ le được trang bị sẽ thuộc thế hệ rơ le số, có bộ vi sử
lý, có khả năng giao tiếp với hệ thống máy tính điều khiển và hệ thống SCADA với
giải pháp chính sẽ được xem xét áp dụng như sau:
a) 04 đường dây 500kV:
Mỗi đường dây 500kV được trang bị 03 mạch bảo vệ. Trong đó, 02 bảo vệ so lệch
dòng điện (87L) và 01 bảo vệ khoảng cách (F21) là các bảo vệ chính. Các bảo vệ
quá dòng và quá dòng có hướng (50/51, 50/51N, 67/67N), bảo vệ quá áp/kém áp
(27/59)… sẽ là các bảo vệ dự phòng. Chức năng đóng lặp (79) cũng sẽ được trang
bị. Ngoài ra hệ thống định vị điểm sự cố cũng được trang bị cho mỗi ngăn đường
dây.
Các bộ rơ le so lệch sẽ được trang bị phù hợp với đầu đối diện. Giao tiếp giữa các
thiết bị bảo vệ ở 2 đầu đường dây được thực hiện thông qua kênh thông tin quang.
Cụ thể như sau:
- Việc trao đổi tín hiệu bảo vệ của mạch 1,2 (Bảo vệ so lệch đường dây, bảo vệ
chống chạm đất có hướng và tín hiệu cắt liên động với đầu đối diện) được thực
hiện thong qua bộ chuyển đổi quang điện O/E có đầu ra 2Mbs và thiết bị truyền
dẫn STM.
- Việc trao đổi tín hiệu bảo vệ của mạch 3 (bảo vệ khoảng cách, bảo vệ chống
chạm đất có hướng và tín hiệu cắt liên động với đầu đối diện) được thực hiện
thông qua bộ Teleprotection và thiết bị truyền dẫn STM.
b) 02 kháng điện 500kV:
VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1
PECC1
Thuyết Minh BCNCKT
C6-6.4 - 31/38
Mỗi kháng điện 500kV được trang bị 02 mạch bảo vệ. Trong đó, bảo vệ so lệch
kháng điện (87R,64) là các bảo vệ chính. Các bảo vệ quá dòng 50/51, 50/51N, … sẽ
là các bảo vệ dự phòng.
Các bảo vệ đi kèm kháng điện như hơi, nhiệt độ dầu, nhiệt độ cuộn dây... sẽ được
đấu nối vào các mạch đi cắt và báo tín hiệu của 2 mạch bảo vệ.
c) 02 ngăn xuất tuyến 500kV nối tới các máy biến áp tăng áp:
Mỗi ngăn xuất tuyến 500kV nối tới các máy biến áp tăng áp được trang bị bảo vệ
quá dòng và quá dòng có hướng (50/51, 50/51N, 67/67N), bảo vệ quá áp/kém áp
(27/59).
d) 10 module máy cắt 500kV:
Mỗi module được trang bị 02 bảo vệ chống hư hỏng máy cắt kèm tự động đóng lặp
lại có kiểm tra đồng bộ. Riêng ngăn máy cắt B20-3, B30-3 không có chức năng
đóng lặp lại.
e) Thiết bị bảo vệ thanh cái 500kV:
Mỗi thanh cái 500kV sẽ được trang bị một bộ bảo vệ thanh cái là loại trở kháng
thấp (87B), cấu hình phân phối hoặc tập trung.
f) Các đoạn thanh dẫn 500kV:
Mỗi đoạn thanh dẫn sẽ được trang bị 1 bộ bảo vệ so lệch đoạn thanh dẫn (87S) loại
trở kháng thấp.
 Bố trí các thiết bị điều khiển và rơ le bảo vệ:
Các thiết bị điều khiển bảo vệ và đo lường được bố trí tại các tủ điều khiển bảo vệ
đặt trong các nhà Bay Housing:
- Nhà ĐKBV1 : bao gồm thiết bị điều khiển bảo vệ ngăn đường dây B11,
B21,ngăn xuất tuyến máy biến áp tăng áp B22, các ngăn máy cắt B20-1, B20-
2,B20-3, B10-1, B10-2 , thiệt bị hòa đồng bộ SYN-1 và tủ LCU1, thiết bị bảo
vệ thanh cái 500kV. Các tủ điều khiển dự phòng đều có vị trí dự phòng để lắp
đặt thiết bị cho ngăn máy cắt 500kVB10-3, ngăn xuất tuyến MBA 500kV B12
và 02 ngăn kháng điện.
- Nhà ĐKBV2 : bao gồm thiết bị điều khiển bảo vệ ngăn đường dây và kháng
điện B31, B41,ngăn xuất tuyến máy biến áp tăng áp B32, các ngăn máy cắt
B30-1, B30-2,B30-3, B40-1, B40-2, thiết bị hòa đồng bộ SYN-2 và tủ LCU2.
Các tủ điều khiển dự phòng đều có vị trí dự phòng để lắp đặt thiết bị cho ngăn
máy cắt 500kVB40-3.
- Tủ công tơ đo đếm và các thiết bị phục vụ truyền dữ liệu đo đếm điện năng
(máy tính, Router, Switch,…) và hệ thống điều khiển máy tính của sân phận
phối ( trình bầy trong phần nhà máy) được bố trí tại nhà điều khiển trung tâm
của sân phân phối.
6.4.4.2.6 Các giải pháp kỹ thuật phần thông tin:
 Yêu cầu đối với hệ thống viễn thông
VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1
PECC1
Thuyết Minh BCNCKT
C6-6.4 - 32/38
a) Cung cấp kênh thông tin cho rơle bảo vệ các đường dây 500kV
Cung cấp kênh thông tin phục vụ hệ thống Rơle bảo vệ 04 ĐZ-500kV (02 đường
dây Quỳnh Lập 1-Thanh Hóa, 02 đường dây Quỳnh Lập 1-Vũng Áng 3). Tín hiệu
bảo vệ cần trao đổi cho mỗi đường dây gồm:
- Mạch bảo vệ 1: Bảo vệ so lệch dòng điện, bảo vệ chống chạm đất có hướng và
cắt liên động (3 tín hiệu).
- Mạch bảo vệ 2: Bảo vệ so lệch dòng điện, bảo vệ chống chạm đất có hướng và
cắt liên động (3 tín hiệu).
- Mạch bảo vệ 3: Bảo vệ khoảng cách, bảo vệ chống chạm đất có hướng và cắt
liên động (3 tín hiệu).
b) Kênh thông tin cho điều khiển - điều độ
NMNĐ Quỳnh Lập 1 được trang bị hệ thống điều khiển bằng máy tính 1+1 đặt tại
Nhà ĐKTT NMNĐ Quỳnh Lập 1 và theo điều 7 của quy định “Xây dựng và Quản
lý vận hành thiết bị SCADA của trạm biến áp và nhà máy điện, mã số QĐ 09-04
(ban hành kèm theo quyết định số 1208/QĐ-EVN, ngày 29-7-2008) của Tập đoàn
Điện lực Việt Nam, NMNĐ Quỳnh Lập 1 (Các tổ máy vận hành và SPP-500kV) sẽ
được điều khiển và giám sát bởi Trung tâm điều độ HTĐ Quốc gia A0 và Trung tâm
điều độ HTĐ miền Bắc A1..
Trung tâm điều độ HTĐ A0, A1 hiện tại có 02 hệ thống SCADA: Hệ thống hiện có
đặt tại tòa nhà 18 Trần Nguyên Hãn - Hà Nội và hệ thống mới đặt tại tòa tháp đôi
EVN 11 Cửa Bắc, Hà Nội.
Vì vậy, hệ thống thông tin cần phải đảm bảo các kênh truyền cung cấp các dịch vụ
sau:
- Cung cấp kênh điện thoại Hot-line giữa NMNĐ Quỳnh Lập 1 và Trung tâm
điều độ HTĐ Quốc gia A0, Trung tâm điều độ HTĐ miền Bắc A1 (tại 18 Trần
Nguyên Hãn và 11 Cửa Bắc).
- Cung cấp kênh truyền số liệu phục vụ hệ thống SCADA/EMS: Cung cấp kênh
thông tin để thực hiện các chức năng SCADA của NMNĐ Quỳnh Lập 1 từ
trung tâm điều độ HTĐ Quốc gia A0 và Trung tâm điều độ HTĐ miền Bắc A1
(tại 18 Trần Nguyên Hãn và 11 Cửa Bắc).
c) Kết nối tổng đài PABX tại NMNĐ Quỳnh Lập 1 với các tổng đài ngành Điện
Thiết lập đường trung kế E1 đấu nối tổng đài tại NMNĐ Quỳnh Lập 1 với tổng đài
Flexicom 6000 hiện có tại Phòng máy Viễn thông 18 Trần Nguyên Hãn và tổng đài
tại TBA-500kV Thanh Hóa để phục vụ các liên lạc thoại, fax, dữ liệu giữa các thuê
bao trong ngành Điện với nhau và với các thuê bao khác thông qua quay số tự động.
Thiết lập các đường trung kế CO đấu nối tổng đài đặt tại NMNĐ Quỳnh Lập 1 với
tổng đài của các nhà kinh doanh dịch vụ viễn thông công cộng để hòa mạng thuê
bao tại NMNĐ Quỳnh Lập 1 với mạng viễn thông công cộng.
d) Phục vụ hệ thống đo đếm điện năng
Ql1 p1-t1-c6-6.4 phan dien
Ql1 p1-t1-c6-6.4 phan dien
Ql1 p1-t1-c6-6.4 phan dien
Ql1 p1-t1-c6-6.4 phan dien
Ql1 p1-t1-c6-6.4 phan dien
Ql1 p1-t1-c6-6.4 phan dien

More Related Content

What's hot

Session2 lam mat_tu_xa_may_phat_dien
Session2 lam mat_tu_xa_may_phat_dienSession2 lam mat_tu_xa_may_phat_dien
Session2 lam mat_tu_xa_may_phat_dienTrần Thanh Hảo
 
thuyet trinh he thong dhkk vibank
thuyet trinh he thong dhkk vibankthuyet trinh he thong dhkk vibank
thuyet trinh he thong dhkk vibank
tue.accordion
 
Tài Liệu Vận Hành HT Rơle Bảo Vệ Trạm 500KV
Tài Liệu Vận Hành HT Rơle Bảo Vệ Trạm 500KV Tài Liệu Vận Hành HT Rơle Bảo Vệ Trạm 500KV
Tài Liệu Vận Hành HT Rơle Bảo Vệ Trạm 500KV
nataliej4
 
Bộ điều khiển pid mờ cho hệ thống điều tốc nhà máy thủy điện
Bộ điều khiển pid mờ cho hệ thống điều tốc nhà máy thủy điệnBộ điều khiển pid mờ cho hệ thống điều tốc nhà máy thủy điện
Bộ điều khiển pid mờ cho hệ thống điều tốc nhà máy thủy điện
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thực hiện bộ chuyển nguồn tự động ATS bằng PLC S7-400, HAY
Đề tài: Thực hiện bộ chuyển nguồn tự động ATS bằng PLC S7-400, HAYĐề tài: Thực hiện bộ chuyển nguồn tự động ATS bằng PLC S7-400, HAY
Đề tài: Thực hiện bộ chuyển nguồn tự động ATS bằng PLC S7-400, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA TỤ BÙ HẠ THẾ
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA TỤ BÙ HẠ THẾ QUY TRÌNH VẬN HÀNH, KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA TỤ BÙ HẠ THẾ
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA TỤ BÙ HẠ THẾ
nataliej4
 
Quitrinhlapdat cauhinh-chinhtuyenviba tn18-09-2006
Quitrinhlapdat cauhinh-chinhtuyenviba tn18-09-2006Quitrinhlapdat cauhinh-chinhtuyenviba tn18-09-2006
Quitrinhlapdat cauhinh-chinhtuyenviba tn18-09-2006
vanliemtb
 
Hd nhanh cau hinh ip 20 g-1+0_itc-mbf
Hd nhanh cau hinh ip 20 g-1+0_itc-mbfHd nhanh cau hinh ip 20 g-1+0_itc-mbf
Hd nhanh cau hinh ip 20 g-1+0_itc-mbf
hienlv
 
Thuyetminh bms ket noi voi he thong hvac
Thuyetminh bms ket noi voi he thong hvacThuyetminh bms ket noi voi he thong hvac
Thuyetminh bms ket noi voi he thong hvac
tiger1202
 
GIỚI THIỆU PHẦN CỨNG CẤU THÀNH HỆ THỐNG BMS
GIỚI THIỆU PHẦN CỨNG CẤU THÀNH HỆ THỐNG BMSGIỚI THIỆU PHẦN CỨNG CẤU THÀNH HỆ THỐNG BMS
GIỚI THIỆU PHẦN CỨNG CẤU THÀNH HỆ THỐNG BMS
PMC WEB
 
điều khiển tốc độ động cơ 1 chiều sử dụng PID
điều khiển tốc độ động cơ 1 chiều sử dụng PIDđiều khiển tốc độ động cơ 1 chiều sử dụng PID
điều khiển tốc độ động cơ 1 chiều sử dụng PID
tài liệu cơ điện tử
 
De thi vi tbp 2014
De thi vi tbp 2014De thi vi tbp 2014
De thi vi tbp 2014
Nguyen Huong
 
123thue nồi nấu nguyên tắc và cơ cấu làm việc
123thue nồi nấu nguyên tắc và cơ cấu làm việc123thue nồi nấu nguyên tắc và cơ cấu làm việc
123thue nồi nấu nguyên tắc và cơ cấu làm việc
123thue
 
Quy trinh lap dat tram bts 3900 huawei
Quy trinh lap dat tram bts 3900 huaweiQuy trinh lap dat tram bts 3900 huawei
Quy trinh lap dat tram bts 3900 huawei
Bang Nguyen Van
 
Quy trình thí nghiệm máy biến áp lực
Quy trình thí nghiệm máy biến áp lựcQuy trình thí nghiệm máy biến áp lực
Quy trình thí nghiệm máy biến áp lực
jackjohn45
 
Tmkt pccc eden a 9 5-2012
Tmkt pccc eden a 9 5-2012Tmkt pccc eden a 9 5-2012
Tmkt pccc eden a 9 5-2012
Huyền Vân
 
Altivar 31 vietnamese_final_3755
Altivar 31 vietnamese_final_3755Altivar 31 vietnamese_final_3755
Altivar 31 vietnamese_final_3755dangthimyhoa
 

What's hot (19)

Session2 lam mat_tu_xa_may_phat_dien
Session2 lam mat_tu_xa_may_phat_dienSession2 lam mat_tu_xa_may_phat_dien
Session2 lam mat_tu_xa_may_phat_dien
 
thuyet trinh he thong dhkk vibank
thuyet trinh he thong dhkk vibankthuyet trinh he thong dhkk vibank
thuyet trinh he thong dhkk vibank
 
Tài Liệu Vận Hành HT Rơle Bảo Vệ Trạm 500KV
Tài Liệu Vận Hành HT Rơle Bảo Vệ Trạm 500KV Tài Liệu Vận Hành HT Rơle Bảo Vệ Trạm 500KV
Tài Liệu Vận Hành HT Rơle Bảo Vệ Trạm 500KV
 
Bộ điều khiển pid mờ cho hệ thống điều tốc nhà máy thủy điện
Bộ điều khiển pid mờ cho hệ thống điều tốc nhà máy thủy điệnBộ điều khiển pid mờ cho hệ thống điều tốc nhà máy thủy điện
Bộ điều khiển pid mờ cho hệ thống điều tốc nhà máy thủy điện
 
Đề tài: Thực hiện bộ chuyển nguồn tự động ATS bằng PLC S7-400, HAY
Đề tài: Thực hiện bộ chuyển nguồn tự động ATS bằng PLC S7-400, HAYĐề tài: Thực hiện bộ chuyển nguồn tự động ATS bằng PLC S7-400, HAY
Đề tài: Thực hiện bộ chuyển nguồn tự động ATS bằng PLC S7-400, HAY
 
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA TỤ BÙ HẠ THẾ
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA TỤ BÙ HẠ THẾ QUY TRÌNH VẬN HÀNH, KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA TỤ BÙ HẠ THẾ
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA TỤ BÙ HẠ THẾ
 
Quitrinhlapdat cauhinh-chinhtuyenviba tn18-09-2006
Quitrinhlapdat cauhinh-chinhtuyenviba tn18-09-2006Quitrinhlapdat cauhinh-chinhtuyenviba tn18-09-2006
Quitrinhlapdat cauhinh-chinhtuyenviba tn18-09-2006
 
Hd nhanh cau hinh ip 20 g-1+0_itc-mbf
Hd nhanh cau hinh ip 20 g-1+0_itc-mbfHd nhanh cau hinh ip 20 g-1+0_itc-mbf
Hd nhanh cau hinh ip 20 g-1+0_itc-mbf
 
Thuyetminh bms ket noi voi he thong hvac
Thuyetminh bms ket noi voi he thong hvacThuyetminh bms ket noi voi he thong hvac
Thuyetminh bms ket noi voi he thong hvac
 
GIỚI THIỆU PHẦN CỨNG CẤU THÀNH HỆ THỐNG BMS
GIỚI THIỆU PHẦN CỨNG CẤU THÀNH HỆ THỐNG BMSGIỚI THIỆU PHẦN CỨNG CẤU THÀNH HỆ THỐNG BMS
GIỚI THIỆU PHẦN CỨNG CẤU THÀNH HỆ THỐNG BMS
 
điều khiển tốc độ động cơ 1 chiều sử dụng PID
điều khiển tốc độ động cơ 1 chiều sử dụng PIDđiều khiển tốc độ động cơ 1 chiều sử dụng PID
điều khiển tốc độ động cơ 1 chiều sử dụng PID
 
De thi vi tbp 2014
De thi vi tbp 2014De thi vi tbp 2014
De thi vi tbp 2014
 
123thue nồi nấu nguyên tắc và cơ cấu làm việc
123thue nồi nấu nguyên tắc và cơ cấu làm việc123thue nồi nấu nguyên tắc và cơ cấu làm việc
123thue nồi nấu nguyên tắc và cơ cấu làm việc
 
Quy trinh lap dat tram bts 3900 huawei
Quy trinh lap dat tram bts 3900 huaweiQuy trinh lap dat tram bts 3900 huawei
Quy trinh lap dat tram bts 3900 huawei
 
Tài liệu gsm bts 3900
Tài liệu gsm bts 3900Tài liệu gsm bts 3900
Tài liệu gsm bts 3900
 
Quy trình thí nghiệm máy biến áp lực
Quy trình thí nghiệm máy biến áp lựcQuy trình thí nghiệm máy biến áp lực
Quy trình thí nghiệm máy biến áp lực
 
Tmkt pccc eden a 9 5-2012
Tmkt pccc eden a 9 5-2012Tmkt pccc eden a 9 5-2012
Tmkt pccc eden a 9 5-2012
 
Altivar 31 vietnamese_final_3755
Altivar 31 vietnamese_final_3755Altivar 31 vietnamese_final_3755
Altivar 31 vietnamese_final_3755
 
Tai lieu bts3900
Tai lieu bts3900Tai lieu bts3900
Tai lieu bts3900
 

Similar to Ql1 p1-t1-c6-6.4 phan dien

Ql1 p1-t1-c6-6.5-he thong do luong dieu khien
Ql1 p1-t1-c6-6.5-he thong do luong dieu khienQl1 p1-t1-c6-6.5-he thong do luong dieu khien
Ql1 p1-t1-c6-6.5-he thong do luong dieu khien
Son Nguyen
 
BÁO CÁO LẦN 1.pptx
BÁO CÁO LẦN 1.pptxBÁO CÁO LẦN 1.pptx
BÁO CÁO LẦN 1.pptx
Phùng Hiệu
 
Trạm biến áp và tụ bù cho đường dây cáp cao thế 66kv, 230kv, 110kv
Trạm biến áp và tụ bù cho đường dây cáp cao thế 66kv, 230kv, 110kvTrạm biến áp và tụ bù cho đường dây cáp cao thế 66kv, 230kv, 110kv
Trạm biến áp và tụ bù cho đường dây cáp cao thế 66kv, 230kv, 110kv
sutviet
 
[10] test bench setup for active voltage conditioner in low voltage
[10] test bench setup for active voltage conditioner in low voltage[10] test bench setup for active voltage conditioner in low voltage
[10] test bench setup for active voltage conditioner in low voltage
Ngoc Dinh
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các hệ thống điều khiển trạm biến áp
Các hệ thống điều khiển trạm biến ápCác hệ thống điều khiển trạm biến áp
Các hệ thống điều khiển trạm biến áp
nataliej4
 
Biến tần là gì?
Biến tần là gì?Biến tần là gì?
Biến tần là gì?
Beeteco
 
Biến tần là gì?
Biến tần là gì?Biến tần là gì?
Biến tần là gì?
CTY TNHH HẠO PHƯƠNG
 
Báo cáo thực tập kỹ thuật
Báo cáo thực tập kỹ thuậtBáo cáo thực tập kỹ thuật
Báo cáo thực tập kỹ thuậtHoang Anh Vi
 
Ql1 p1-t1-c6-6.3.14-he thong cung cap hydro v5
Ql1 p1-t1-c6-6.3.14-he thong cung cap hydro v5Ql1 p1-t1-c6-6.3.14-he thong cung cap hydro v5
Ql1 p1-t1-c6-6.3.14-he thong cung cap hydro v5
Son Nguyen
 
Mang truyen thong siemen
Mang truyen thong siemenMang truyen thong siemen
Mang truyen thong siemennewmon1
 
Nghiên cứu ứng dụng mạng mờ nơ ron để xây dựng thuật toán điều khiển hệ điều ...
Nghiên cứu ứng dụng mạng mờ nơ ron để xây dựng thuật toán điều khiển hệ điều ...Nghiên cứu ứng dụng mạng mờ nơ ron để xây dựng thuật toán điều khiển hệ điều ...
Nghiên cứu ứng dụng mạng mờ nơ ron để xây dựng thuật toán điều khiển hệ điều ...
Man_Ebook
 
TDHQTCN DTASEJRKGLSERKG;LELJGOWJERGKMKWRKJ.docx
TDHQTCN DTASEJRKGLSERKG;LELJGOWJERGKMKWRKJ.docxTDHQTCN DTASEJRKGLSERKG;LELJGOWJERGKMKWRKJ.docx
TDHQTCN DTASEJRKGLSERKG;LELJGOWJERGKMKWRKJ.docx
kaiseki588
 
Vprs 4175 e hướng dẫn vận hành(1)-dongah
Vprs 4175 e hướng dẫn vận hành(1)-dongahVprs 4175 e hướng dẫn vận hành(1)-dongah
Vprs 4175 e hướng dẫn vận hành(1)-dongah
Thành Trung Đặng
 
Đề tài: Trang bị điện hệ thống điều tiết nước hồ chứa Hà Động, HOT
Đề tài: Trang bị điện hệ thống điều tiết nước hồ chứa Hà Động, HOTĐề tài: Trang bị điện hệ thống điều tiết nước hồ chứa Hà Động, HOT
Đề tài: Trang bị điện hệ thống điều tiết nước hồ chứa Hà Động, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Điều khiển ổn định áp suất máy nén khí, HAY
Đề tài: Điều khiển ổn định áp suất máy nén khí, HAYĐề tài: Điều khiển ổn định áp suất máy nén khí, HAY
Đề tài: Điều khiển ổn định áp suất máy nén khí, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thong tu 32
Thong tu 32Thong tu 32
Thong tu 32
Nguyen Thu Phan
 
Tổng quan về truyền động điện một chiều - Thiết kế bộ điều khiển động cơ một ...
Tổng quan về truyền động điện một chiều - Thiết kế bộ điều khiển động cơ một ...Tổng quan về truyền động điện một chiều - Thiết kế bộ điều khiển động cơ một ...
Tổng quan về truyền động điện một chiều - Thiết kế bộ điều khiển động cơ một ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Cchchntbtheotiuchunquct
CchchntbtheotiuchunquctCchchntbtheotiuchunquct
Cchchntbtheotiuchunquctmaianhbao_6519
 

Similar to Ql1 p1-t1-c6-6.4 phan dien (20)

Ql1 p1-t1-c6-6.5-he thong do luong dieu khien
Ql1 p1-t1-c6-6.5-he thong do luong dieu khienQl1 p1-t1-c6-6.5-he thong do luong dieu khien
Ql1 p1-t1-c6-6.5-he thong do luong dieu khien
 
BÁO CÁO LẦN 1.pptx
BÁO CÁO LẦN 1.pptxBÁO CÁO LẦN 1.pptx
BÁO CÁO LẦN 1.pptx
 
Trạm biến áp và tụ bù cho đường dây cáp cao thế 66kv, 230kv, 110kv
Trạm biến áp và tụ bù cho đường dây cáp cao thế 66kv, 230kv, 110kvTrạm biến áp và tụ bù cho đường dây cáp cao thế 66kv, 230kv, 110kv
Trạm biến áp và tụ bù cho đường dây cáp cao thế 66kv, 230kv, 110kv
 
Thiet bi phu 4
Thiet bi phu 4Thiet bi phu 4
Thiet bi phu 4
 
[10] test bench setup for active voltage conditioner in low voltage
[10] test bench setup for active voltage conditioner in low voltage[10] test bench setup for active voltage conditioner in low voltage
[10] test bench setup for active voltage conditioner in low voltage
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
 
Các hệ thống điều khiển trạm biến áp
Các hệ thống điều khiển trạm biến ápCác hệ thống điều khiển trạm biến áp
Các hệ thống điều khiển trạm biến áp
 
Biến tần là gì?
Biến tần là gì?Biến tần là gì?
Biến tần là gì?
 
Biến tần là gì?
Biến tần là gì?Biến tần là gì?
Biến tần là gì?
 
Báo cáo thực tập kỹ thuật
Báo cáo thực tập kỹ thuậtBáo cáo thực tập kỹ thuật
Báo cáo thực tập kỹ thuật
 
Ql1 p1-t1-c6-6.3.14-he thong cung cap hydro v5
Ql1 p1-t1-c6-6.3.14-he thong cung cap hydro v5Ql1 p1-t1-c6-6.3.14-he thong cung cap hydro v5
Ql1 p1-t1-c6-6.3.14-he thong cung cap hydro v5
 
Mang truyen thong siemen
Mang truyen thong siemenMang truyen thong siemen
Mang truyen thong siemen
 
Nghiên cứu ứng dụng mạng mờ nơ ron để xây dựng thuật toán điều khiển hệ điều ...
Nghiên cứu ứng dụng mạng mờ nơ ron để xây dựng thuật toán điều khiển hệ điều ...Nghiên cứu ứng dụng mạng mờ nơ ron để xây dựng thuật toán điều khiển hệ điều ...
Nghiên cứu ứng dụng mạng mờ nơ ron để xây dựng thuật toán điều khiển hệ điều ...
 
TDHQTCN DTASEJRKGLSERKG;LELJGOWJERGKMKWRKJ.docx
TDHQTCN DTASEJRKGLSERKG;LELJGOWJERGKMKWRKJ.docxTDHQTCN DTASEJRKGLSERKG;LELJGOWJERGKMKWRKJ.docx
TDHQTCN DTASEJRKGLSERKG;LELJGOWJERGKMKWRKJ.docx
 
Vprs 4175 e hướng dẫn vận hành(1)-dongah
Vprs 4175 e hướng dẫn vận hành(1)-dongahVprs 4175 e hướng dẫn vận hành(1)-dongah
Vprs 4175 e hướng dẫn vận hành(1)-dongah
 
Đề tài: Trang bị điện hệ thống điều tiết nước hồ chứa Hà Động, HOT
Đề tài: Trang bị điện hệ thống điều tiết nước hồ chứa Hà Động, HOTĐề tài: Trang bị điện hệ thống điều tiết nước hồ chứa Hà Động, HOT
Đề tài: Trang bị điện hệ thống điều tiết nước hồ chứa Hà Động, HOT
 
Đề tài: Điều khiển ổn định áp suất máy nén khí, HAY
Đề tài: Điều khiển ổn định áp suất máy nén khí, HAYĐề tài: Điều khiển ổn định áp suất máy nén khí, HAY
Đề tài: Điều khiển ổn định áp suất máy nén khí, HAY
 
Thong tu 32
Thong tu 32Thong tu 32
Thong tu 32
 
Tổng quan về truyền động điện một chiều - Thiết kế bộ điều khiển động cơ một ...
Tổng quan về truyền động điện một chiều - Thiết kế bộ điều khiển động cơ một ...Tổng quan về truyền động điện một chiều - Thiết kế bộ điều khiển động cơ một ...
Tổng quan về truyền động điện một chiều - Thiết kế bộ điều khiển động cơ một ...
 
Cchchntbtheotiuchunquct
CchchntbtheotiuchunquctCchchntbtheotiuchunquct
Cchchntbtheotiuchunquct
 

More from Son Nguyen

Ql1 p1-t1-c10 quan ly van hanh nha may
Ql1 p1-t1-c10 quan ly van hanh nha mayQl1 p1-t1-c10 quan ly van hanh nha may
Ql1 p1-t1-c10 quan ly van hanh nha may
Son Nguyen
 
Ql1 p1-t1-c9-danh gia tac dong moi truong- bcnckt
Ql1 p1-t1-c9-danh gia tac dong moi truong- bcncktQl1 p1-t1-c9-danh gia tac dong moi truong- bcnckt
Ql1 p1-t1-c9-danh gia tac dong moi truong- bcnckt
Son Nguyen
 
Ql1 p1-t1-c8 - den bu & tai dinh cu
Ql1 p1-t1-c8 - den bu & tai dinh cuQl1 p1-t1-c8 - den bu & tai dinh cu
Ql1 p1-t1-c8 - den bu & tai dinh cu
Son Nguyen
 
Ql1 p1-t1-c7-to chuc thi cong va tien do thi cong phu luc tien do quynh lap 1
Ql1 p1-t1-c7-to chuc thi cong va tien do thi cong phu luc tien do quynh lap 1Ql1 p1-t1-c7-to chuc thi cong va tien do thi cong phu luc tien do quynh lap 1
Ql1 p1-t1-c7-to chuc thi cong va tien do thi cong phu luc tien do quynh lap 1
Son Nguyen
 
Ql1 p1-t1-c7-to chuc thi cong va tien do thi cong du an
Ql1 p1-t1-c7-to chuc thi cong va tien do thi cong du anQl1 p1-t1-c7-to chuc thi cong va tien do thi cong du an
Ql1 p1-t1-c7-to chuc thi cong va tien do thi cong du an
Son Nguyen
 
Ql1 p1-t1-c6-6.7-phan xay dung
Ql1 p1-t1-c6-6.7-phan xay dungQl1 p1-t1-c6-6.7-phan xay dung
Ql1 p1-t1-c6-6.7-phan xay dung
Son Nguyen
 
Ql1 p1-t1-c6-6.3.19-thiet bi nang
Ql1 p1-t1-c6-6.3.19-thiet bi nangQl1 p1-t1-c6-6.3.19-thiet bi nang
Ql1 p1-t1-c6-6.3.19-thiet bi nang
Son Nguyen
 
Ql1 p1-t1-c6-6.3.15 he thong cap co2
Ql1 p1-t1-c6-6.3.15 he thong cap co2Ql1 p1-t1-c6-6.3.15 he thong cap co2
Ql1 p1-t1-c6-6.3.15 he thong cap co2
Son Nguyen
 
Ql1 p1-t1-c6-6.3.11-he thong xu ly nuoc v5
Ql1 p1-t1-c6-6.3.11-he thong xu ly nuoc v5Ql1 p1-t1-c6-6.3.11-he thong xu ly nuoc v5
Ql1 p1-t1-c6-6.3.11-he thong xu ly nuoc v5
Son Nguyen
 
Ql1 p1-t1-c6-6.3.10 he thong nuoc lam mat thiet bi phu
Ql1 p1-t1-c6-6.3.10 he thong nuoc lam mat thiet bi phuQl1 p1-t1-c6-6.3.10 he thong nuoc lam mat thiet bi phu
Ql1 p1-t1-c6-6.3.10 he thong nuoc lam mat thiet bi phu
Son Nguyen
 
Ql1 p1-t1-c6-6.3.7-he thong nox
Ql1 p1-t1-c6-6.3.7-he thong noxQl1 p1-t1-c6-6.3.7-he thong nox
Ql1 p1-t1-c6-6.3.7-he thong nox
Son Nguyen
 
Ql1 p1-t1-c6-6.3.6-he thong fgd
Ql1 p1-t1-c6-6.3.6-he thong fgdQl1 p1-t1-c6-6.3.6-he thong fgd
Ql1 p1-t1-c6-6.3.6-he thong fgd
Son Nguyen
 
Ql1 p1-t1-c6-6.3.4-he thong dau nhien lieu
Ql1 p1-t1-c6-6.3.4-he thong dau nhien lieuQl1 p1-t1-c6-6.3.4-he thong dau nhien lieu
Ql1 p1-t1-c6-6.3.4-he thong dau nhien lieu
Son Nguyen
 
Ql1 p1-t1-c6-6.3.3-he thong cung cap than
Ql1 p1-t1-c6-6.3.3-he thong cung cap thanQl1 p1-t1-c6-6.3.3-he thong cung cap than
Ql1 p1-t1-c6-6.3.3-he thong cung cap than
Son Nguyen
 
Ql1 p1-t1-c6-6.3.2-tua bin va thiet bi phu ver1
Ql1 p1-t1-c6-6.3.2-tua bin va thiet bi phu ver1Ql1 p1-t1-c6-6.3.2-tua bin va thiet bi phu ver1
Ql1 p1-t1-c6-6.3.2-tua bin va thiet bi phu ver1
Son Nguyen
 
Ql1 p1-t1-c6-6.3.1- he thong lo hoi va cac thiet bi phu tro v5
Ql1 p1-t1-c6-6.3.1- he thong lo hoi va cac thiet bi phu tro v5Ql1 p1-t1-c6-6.3.1- he thong lo hoi va cac thiet bi phu tro v5
Ql1 p1-t1-c6-6.3.1- he thong lo hoi va cac thiet bi phu tro v5
Son Nguyen
 
Ql1 p1-t1-c4-cung cap nhien lieu va da voi
Ql1 p1-t1-c4-cung cap nhien lieu va da voiQl1 p1-t1-c4-cung cap nhien lieu va da voi
Ql1 p1-t1-c4-cung cap nhien lieu va da voi
Son Nguyen
 
Ql1 p1-t1-c3 - dia diem xay dung va nhu cau su dung dat
Ql1 p1-t1-c3 - dia diem xay dung va nhu cau su dung datQl1 p1-t1-c3 - dia diem xay dung va nhu cau su dung dat
Ql1 p1-t1-c3 - dia diem xay dung va nhu cau su dung dat
Son Nguyen
 
Ql1 p1-t1-c2-su can thiet dau tu
Ql1 p1-t1-c2-su can thiet dau tuQl1 p1-t1-c2-su can thiet dau tu
Ql1 p1-t1-c2-su can thiet dau tu
Son Nguyen
 
Ql1 p1-t1-c6-6.3.5-he thong esp
Ql1 p1-t1-c6-6.3.5-he thong espQl1 p1-t1-c6-6.3.5-he thong esp
Ql1 p1-t1-c6-6.3.5-he thong esp
Son Nguyen
 

More from Son Nguyen (20)

Ql1 p1-t1-c10 quan ly van hanh nha may
Ql1 p1-t1-c10 quan ly van hanh nha mayQl1 p1-t1-c10 quan ly van hanh nha may
Ql1 p1-t1-c10 quan ly van hanh nha may
 
Ql1 p1-t1-c9-danh gia tac dong moi truong- bcnckt
Ql1 p1-t1-c9-danh gia tac dong moi truong- bcncktQl1 p1-t1-c9-danh gia tac dong moi truong- bcnckt
Ql1 p1-t1-c9-danh gia tac dong moi truong- bcnckt
 
Ql1 p1-t1-c8 - den bu & tai dinh cu
Ql1 p1-t1-c8 - den bu & tai dinh cuQl1 p1-t1-c8 - den bu & tai dinh cu
Ql1 p1-t1-c8 - den bu & tai dinh cu
 
Ql1 p1-t1-c7-to chuc thi cong va tien do thi cong phu luc tien do quynh lap 1
Ql1 p1-t1-c7-to chuc thi cong va tien do thi cong phu luc tien do quynh lap 1Ql1 p1-t1-c7-to chuc thi cong va tien do thi cong phu luc tien do quynh lap 1
Ql1 p1-t1-c7-to chuc thi cong va tien do thi cong phu luc tien do quynh lap 1
 
Ql1 p1-t1-c7-to chuc thi cong va tien do thi cong du an
Ql1 p1-t1-c7-to chuc thi cong va tien do thi cong du anQl1 p1-t1-c7-to chuc thi cong va tien do thi cong du an
Ql1 p1-t1-c7-to chuc thi cong va tien do thi cong du an
 
Ql1 p1-t1-c6-6.7-phan xay dung
Ql1 p1-t1-c6-6.7-phan xay dungQl1 p1-t1-c6-6.7-phan xay dung
Ql1 p1-t1-c6-6.7-phan xay dung
 
Ql1 p1-t1-c6-6.3.19-thiet bi nang
Ql1 p1-t1-c6-6.3.19-thiet bi nangQl1 p1-t1-c6-6.3.19-thiet bi nang
Ql1 p1-t1-c6-6.3.19-thiet bi nang
 
Ql1 p1-t1-c6-6.3.15 he thong cap co2
Ql1 p1-t1-c6-6.3.15 he thong cap co2Ql1 p1-t1-c6-6.3.15 he thong cap co2
Ql1 p1-t1-c6-6.3.15 he thong cap co2
 
Ql1 p1-t1-c6-6.3.11-he thong xu ly nuoc v5
Ql1 p1-t1-c6-6.3.11-he thong xu ly nuoc v5Ql1 p1-t1-c6-6.3.11-he thong xu ly nuoc v5
Ql1 p1-t1-c6-6.3.11-he thong xu ly nuoc v5
 
Ql1 p1-t1-c6-6.3.10 he thong nuoc lam mat thiet bi phu
Ql1 p1-t1-c6-6.3.10 he thong nuoc lam mat thiet bi phuQl1 p1-t1-c6-6.3.10 he thong nuoc lam mat thiet bi phu
Ql1 p1-t1-c6-6.3.10 he thong nuoc lam mat thiet bi phu
 
Ql1 p1-t1-c6-6.3.7-he thong nox
Ql1 p1-t1-c6-6.3.7-he thong noxQl1 p1-t1-c6-6.3.7-he thong nox
Ql1 p1-t1-c6-6.3.7-he thong nox
 
Ql1 p1-t1-c6-6.3.6-he thong fgd
Ql1 p1-t1-c6-6.3.6-he thong fgdQl1 p1-t1-c6-6.3.6-he thong fgd
Ql1 p1-t1-c6-6.3.6-he thong fgd
 
Ql1 p1-t1-c6-6.3.4-he thong dau nhien lieu
Ql1 p1-t1-c6-6.3.4-he thong dau nhien lieuQl1 p1-t1-c6-6.3.4-he thong dau nhien lieu
Ql1 p1-t1-c6-6.3.4-he thong dau nhien lieu
 
Ql1 p1-t1-c6-6.3.3-he thong cung cap than
Ql1 p1-t1-c6-6.3.3-he thong cung cap thanQl1 p1-t1-c6-6.3.3-he thong cung cap than
Ql1 p1-t1-c6-6.3.3-he thong cung cap than
 
Ql1 p1-t1-c6-6.3.2-tua bin va thiet bi phu ver1
Ql1 p1-t1-c6-6.3.2-tua bin va thiet bi phu ver1Ql1 p1-t1-c6-6.3.2-tua bin va thiet bi phu ver1
Ql1 p1-t1-c6-6.3.2-tua bin va thiet bi phu ver1
 
Ql1 p1-t1-c6-6.3.1- he thong lo hoi va cac thiet bi phu tro v5
Ql1 p1-t1-c6-6.3.1- he thong lo hoi va cac thiet bi phu tro v5Ql1 p1-t1-c6-6.3.1- he thong lo hoi va cac thiet bi phu tro v5
Ql1 p1-t1-c6-6.3.1- he thong lo hoi va cac thiet bi phu tro v5
 
Ql1 p1-t1-c4-cung cap nhien lieu va da voi
Ql1 p1-t1-c4-cung cap nhien lieu va da voiQl1 p1-t1-c4-cung cap nhien lieu va da voi
Ql1 p1-t1-c4-cung cap nhien lieu va da voi
 
Ql1 p1-t1-c3 - dia diem xay dung va nhu cau su dung dat
Ql1 p1-t1-c3 - dia diem xay dung va nhu cau su dung datQl1 p1-t1-c3 - dia diem xay dung va nhu cau su dung dat
Ql1 p1-t1-c3 - dia diem xay dung va nhu cau su dung dat
 
Ql1 p1-t1-c2-su can thiet dau tu
Ql1 p1-t1-c2-su can thiet dau tuQl1 p1-t1-c2-su can thiet dau tu
Ql1 p1-t1-c2-su can thiet dau tu
 
Ql1 p1-t1-c6-6.3.5-he thong esp
Ql1 p1-t1-c6-6.3.5-he thong espQl1 p1-t1-c6-6.3.5-he thong esp
Ql1 p1-t1-c6-6.3.5-he thong esp
 

Ql1 p1-t1-c6-6.4 phan dien

  • 1. VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 PECC1 Thuyết Minh BCNCKT C6-6.4 - 1/38 6.4 PHẦN ĐIỆN 6.4.1. Tổng quan Trong phần này sẽ đề cập đến các thiết bị chính trong nhà máy như máy phát, máy biến áp tăng áp, các máy biến áp tự dùng, sân phân phối cao áp, máy cắt… và các hệ thống khác phục vụ cho quá trình vận hành của nhà máy. Các thông số sau đây sẽ được chuẩn xác lại trong quá trình lập báo cáo thiết kế kỹ thuật. 6.4.2. Phần điện trong nhà máy 6.4.2.1. Các thiết bị điện chính 6.4.2.2.5. Máy phát điện Hệ thống máy phát chính của Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 bao gồm 2 máy phát có công suất đầu ra là 600MW. Tổ máy phát điện phải duy trì vận hành trong dải điện áp và tần số phù hợp với Qui định về đấu nối vào hệ thống điện Việt Nam. Tại các cực của máy phát và tại điểm trung tính được trang bị các máy biến dòng điện và chống sét van để phục vụ cho việc đo lường và bảo vệ. Các cuộn dây của máy phát điện nối hình sao, trung tính của máy phát nối đất trực tiếp thông qua một cuộn trở kháng cao để hạn chế dòng thứ tự không khi xảy ra sự cố trong hệ thống. Đầu ra của máy phát là gồm hệ thống ống dẫn dòng nối với máy biến áp máy phát. Tất cả các thiết bị điện đều được bảo vệ một cách phù hợp nhờ các rơle và các thiết bị bảo vệ khác để phòng tránh sự hỏng hóc thiết bị và gây nguy hiểm cho người vận hành. Bảo vệ và điều khiển công suất máy phát phải tuân theo thông tư 12/2010/TT- BCT. Rôto máy phát sẽ được nối trực tiếp với trục tua bin hơi và có các đặc tính kỹ thuật như sau: Đặc tính máy phát: - Kiểu Kiểu trục ngang, loại ba pha, kết hợp với thiết bị hoà đồng bộ với từ trường quay, rôto máy phát kiểu hình trụ và máy phát được bao che hoàn toàn. - Công suất làm việc định mức: 600MW - Hệ số công suất: 0,85 - 0,90 - Điện áp đầu cực định mức: 21kV - lựa chọn để tính toán - sẽ được hiệu chỉnh theo điện áp thực của nhà sản xuất. Khi đó, các tính toán thiết kế hệ thống tự dùng dựa trên cấp điện áp này sẽ được thay đổi tương ứng. - Vận tốc rôto: 3000v/p - Tần số : 50Hz - Làm mát rôto và lõi sắt: Hyđrô trực tiếp (H2)
  • 2. VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 PECC1 Thuyết Minh BCNCKT C6-6.4 - 2/38 - Làm mát phần dẫn điện cuộn dây stato: Hyđrô trực tiếp hoặc nước - Tỷ số ngắn mạch: Không nhỏ hơn 0,4 - Mức cách điện: Cấp F (Rotor và cuộn dây Stator) - Hệ thống kích thích: Kiểu tĩnh với thiết bị tự động điều chỉnh điện áp (AVR) a) Hệ thống kích thích. Hệ thống kích thích máy phát là kiểu tĩnh và cấp điện trực tiếp tới từ trường rotor máy phát. Nguồn điện cấp cho hệ thống kích thích lấy từ máy biến áp kích thích. Hệ thống kích thích tiến hành mồi từ ban đầu cho máy phát bằng cách sử dụng nguồn một chiều 220VDC từ phòng ắc quy hoặc từ hệ thống 400VAC để tạo từ trường ban đầu. b) Máy biến áp kích thích Máy biến áp kích thích là kiểu khô, loại ba pha, được lắp đặt trong nhà và được nối tới phía máy phát của máy cắt đầu cực máy phát (GCB) thông qua hệ thống thanh cái pha điện áp máy phát (PIB). c) Thiết bị tự động điều chỉnh điện áp (AVR) Việc điều chỉnh điện áp được thực hiện thông qua thiết bị tự động điều chỉnh điện áp. Hai bộ tự động điều chỉnh điện áp với bộ ổn định điện sẽ được trang bị cho máy phát. Việc điều khiển điện áp bằng tay sẽ được thực hiện từ phòng điều khiển hay điều khiển tại chỗ. Khi có sự cố của hai bộ điều chỉnh tự động, chế độ bằng tay sẽ được thực hiện và máy phát vẫn được duy trì ở chế độ vận hành. Nguồn điện cấp cho thiết bị tự động điều chỉnh điện áp được lấy từ máy biến áp kích thích. Thiết bị tự động điều chỉnh điện áp sẽ bao gồm các chức năng sau: - Giới hạn quá mức kích thích (OEL) - Giới hạn dưới mức kích thích (UEL) - Bù dòng ngược (CCC) - Chức năng tự động điều khiển liên tục (AFU) - Giới hạn điện áp/tần số (V/F) - Hệ thống bảo vệ AVR - Hệ thống giám sát và điều khiển AVR d) Thiết bị ổn định hệ thống điện (PSS) Thiết bị ổn định hệ thống điện được sử dụng để tăng giới hạn ổn định động của hệ thống điện khi máy phát hòa đồng bộ đang vận hành song song với máy phát khác
  • 3. VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 PECC1 Thuyết Minh BCNCKT C6-6.4 - 3/38 trong hệ thống này. Thiết bị ổn định hệ thống điện có thể loại trừ ảnh hưởng do sự bất ổn định của hệ thống khi có sự cố của hệ thống kích thích tĩnh. e) Cung cấp khí Hydro Khí Hyđrô sẽ được cung cấp từ trạm điều chế Hyđrô. Khí Hyđrô được cấp tới máy phát từ một ống phun thông qua hệ thống van giảm áp. Trạm điều chế Hyđrô này sẽ được đặt ngoài trời và cách xa phòng điều khiển trung tâm, sân phân phối và khu vực văn phòng nơi có đông người làm việc. f) Hệ thống dầu chèn Một hệ thống dầu chèn sẽ được lắp đặt để ngăn chặn khí hyđrô rò rỉ ra khỏi vỏ máy phát. Hệ thống này gồm hai bơm dầu chèn, một dẫn động bằng động cơ xoay chiều và cái còn lại dẫn động bằng động cơ một chiều, tự động vận hành khi có sự cố nguồn xoay chiều. g) Hệ thống làm mát Hyđrô Một hệ thống làm mát khí Hyđrô sẽ được lắp đặt để duy trì nhiệt độ khí hyđrô trong phạm vi quy định vận hành. Ngoài ra, lượng khí Hyđrô trong nước làm mát cũng sẽ được kiểm soát trong quá trình vận hành. h) Giám sát điều kiện vận hành. Máy phát điện của nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 được trang bị các hệ thống giám sát điều kiện vận hành. Hệ thống giám sát này sẽ theo dõi quá trình hoạt động của các thiết bị và bao gồm các chức năng sau:  Giám sát nối đất - một thiết bị giám sát liên tục toàn bộ hệ thống nối đất tại một điểm.  Giám sát điểm đọng sương của khí Hyđrô.  Giám sát điều kiện vận hành của máy phát - một thiết bị lấy mẫu khí hyđrô để phát hiện các tạp chất và bụi phát sinh do bị ô nhiễm và hoặc hiện tượng quá nhiệt của lõi máy phát và các bộ phận khác của máy phát.  Các đầu đo độ rung cuộn dây.  Thiết bị ghi sự cố điện tử - ghi lại các sự cố thoáng qua về các thông số điện năng. Các tín hiệu cảnh báo sẽ được truyền từ hệ thống giám sát tới hệ thống giám sát và điều khiển tích hợp (ICMS Integrated Control & Monitoring System) trong phòng điều khiển trung tâm. 6.4.2.2.6. Máy biến áp tăng áp Máy biến áp máy phát được đấu nối theo sơ đồ khối máy phát - máy biến áp, do đó công suất của máy biến áp máy phát phải đảm bảo truyền tải toàn bộ công suất của máy phát (đã trừ đi phần tự dùng) lên hệ thống. Máy biến áp máy phát là loại máy biến áp ba (3) pha và có các thông số, đặc tính kỹ thuật như sau: - Tiêu chuẩn: IEC 60076
  • 4. VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 PECC1 Thuyết Minh BCNCKT C6-6.4 - 4/38 - Kiểu: Ngoài trời loại 3 pha 2 cuộn dây - Số lượng 02 - Điện áp: + Cao áp đấu nối lưới: 500kV + Hạ áp: theo điện áp máy phát Máy biến áp được trang bị bộ tự động điều chỉnh điện áp dưới tải (OLTC): - Dải điều chỉnh: +15% với 1,5%/1 bước điều chỉnh ở phía cao áp - Công suất: 750MVA - Tần số: 50Hz - Kiểu làm mát: OFAF/ONAF/ONAN - Tổ đấu dây: YNd11 Ngoài ra, máy biến áp máy phát (máy biến áp tăng áp) sẽ được trang bị các máy biến dòng cao áp và các chống sét van ở cả 2 phía của máy biến áp. Trung tính phía cao áp của máy biến áp phải được nối đất trực tiếp. Máy biến áp còn được trang bị các quạt thông gió trên các cánh tản nhiệt và toàn bộ máy biến áp sẽ được đặt trên bệ móng bằng bê tông có hố thu dầu ở dưới. 6.4.2.2.7. Máy biến áp tự dùng tổ máy Với sơ đồ khối tuabin – máy phát – máy biến áp, các máy biến áp tự dùng tổ máy sẽ sử dụng điện năng ngay tại đầu cực máy phát cấp ngược trở lại cho các phụ tại tự dùng trong nhà máy, đồng thời sử dụng để khởi động tổ máy. Dự án Nhà máy Nhiệt Điện Quỳnh Lập 1 sẽ sử dụng hai (02) máy biến áp tự dùng tổ máy cho mỗi tổ máy phát, mỗi máy biến áp tự dùng có công suất đủ để cấp điện tự dùng cho tổ máy hoạt động phát điện tối đa và có chức năng dự phòng cho tổ máy còn lại. Máy biến áp tự dùng tổ máy là loại máy biến áp đầy dầu ba pha và có các thông số, đặc tính kỹ thuật như sau: - Tiêu chuẩn: IEC 60076 - Loại máy biến áp: Đặt ngoài trời, 3 pha 3 cuộn dây - Số lượng: 04 - Làm mát: ONAF/ONAN - Điện áp sơ cấp: Theo điện áp máy phát - Điện áp thứ cấp: 10,5kV - Công suất: 64/32/32 MVA (ONAN)
  • 5. VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 PECC1 Thuyết Minh BCNCKT C6-6.4 - 5/38 80/40/40 MVA (ONAF) - Tổ đấu dây Dyn11yn11 - Trung tính hạ áp: Trung tính nối đất qua trở kháng 6.4.2.2.8. Các máy biến áp tự dùng khác Các phụ tải tự dùng có công suất nhỏ hơn 200kW của nhà máy sẽ vận hành ở cấp điện áp 0,4kV. Điện được cấp từ các máy biến áp tự dùng 10/0,4kV nối từ hệ thống thanh cái tự dùng 10kV của nhà máy tới các thanh cái tự dùng 0,4kV. Các máy biến áp 10kV/0,4kV là kiểu khô, loại ba pha 2 cuộn dây, có vỏ bảo vệ. Các thông số kỹ thuật của máy biến áp như sau: - Loại máy biến áp: Đặt trong nhà, 3 pha 2 cuộn dây - Làm mát: AN - Điện áp sơ cấp: 10,5kV - Điện áp thứ cấp: 400V - Công suất: Phụ thuộc vào phụ tải - Trung tính hạ áp: Trung tính nối đất trực tiếp - Cấp cách điện: F 6.4.2.2. Các thiết bị điện khác 6.4.2.5.5. Hệ thống thanh cái Hệ thống thanh cái trong nhà máy sẽ bao gồm hệ thống thanh cái ở các cấp điện áp sau: - Hệ thống thanh cái 500kV - Hệ thống thanh cái đầu cực máy phát (21kV) - Hệ thống thanh cái 10kV - Hệ thống thanh cái 400 V a) Hệ thống thanh cái 500kV Xem phần sân phân phối cao áp 500kV. b) Hệ thống ống dẫn dòng đầu cực máy phát (PIB) Đấu nối giữa máy phát và má biến áp máy phát sẽ được thực hiện thông qua hệ thống ống dẫn dòng, cách điện bằng không khí, làm mát tự nhiên và chống hơi ẩm bằng cách cấp không khí khô tại áp suất thấp. Các ống dẫn dòng có thể là đồng, nhôm hoặc hợp kim nhôm đúc liền khối, đồng bộ với các sứ đỡ cách điện và vỏ bảo vệ bằng kim loại. Trong bất kỳ một phần nào của ống dẫn dòng hoặc bộ phận bao che, độ tăng nhiệt độ lớn nhất sẽ không quá 50OC
  • 6. VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 PECC1 Thuyết Minh BCNCKT C6-6.4 - 6/38 so với nhiệt độ môi trường. Tất cả thanh dẫn, bao gồm cả thanh dẫn trung tính được yêu cầu cách điện chịu được điện áp xung dòng sét theo IEC-60071. Công suất và các đặc tính: Ống dẫn dòng giữa máy phát và máy biến áp máy phát được yêu cầu có dòng làm việc là 22000A, dòng cắt ngắn mạch là 110kA/3s. Thanh cái rẽ nhánh giữa ống dẫn dòng và máy biến áp tổ máy được yêu cầu có dòng làm việc là 6000A. c) Hệ thống thanh cái 10kV Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 có sáu (06) thanh cái tự dùng 10kV, hai (02) thanh cái tự dùng cho mỗi tổ máy và hai (02) thanh cái tự dùng nhà máy được cấp điện trực tiếp từ đầu ra cuộn hạ áp các máy biến áp tự dùng tổ máy. Các yêu cầu chính đối với hệ thống thanh cái 10kV: Loại thanh cái đồng cứng (1 thanh - 1 pha) Dòng điện định mức lớn nhất: 3000 A d) Hệ thống thanh cái 400V Với hệ thống thanh cái 400V thì các yêu cầu chính bao gồm : Các thanh cái 400V chính sẽ được lắp đặt với khoảng 20% ngăn dự phòng. Hệ thống thanh cái 400V chính sẽ được nối từ các máy biến áp 10/0,4kV,cấu tạo bằng thanh cái đồng cứng mạ thiếc. Từ các điều kiện trên thì hệ thống thanh cái có các số liệu như sau: Loại thanh cái đồng cứng (1 thanh - 1 pha) Dòng điện định mức : 4000A 6.4.2.5.6. Hệ thống máy cắt và dao cách ly Thiết bị phân phối của Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 bao gồm thiết bị phân phối trong nhà và thiết bị phân phối ngoài trời. Thiết bị phân phối ngoài trời là các thiết bị như thanh cái cao áp, máy cắt cao áp, dao cách ly, chống sét van ... ở điện áp 500kV. Thiết bị phân phối trong nhà bao gồm hệ thống thanh cái, máy cắt hợp bộ và các thiết bị đi kèm ở điện áp máy phát, điện áp tự dùng 10kV và điện áp tự dùng 400V. Để tính toán lựa chọn được thiết bị ở các cấp điện áp cần phải tính toán được dòng làm việc cưỡng bức tại các thanh cái ở các cấp điện áp. Dòng điện cưỡng bức được tính theo công thức: Ilvcb = 1,05 x Ilvbt Trong đó : Ilvcb dòng điện làm việc cưỡng bức Ilvbt dòng điện làm việc bình thường Tại điện áp 21kV (điện áp đầu cực máy phát), dòng điện làm việc bình thường bằng :
  • 7. VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 PECC1 Thuyết Minh BCNCKT C6-6.4 - 7/38 Dòng điện làm việc cưỡng bức bằng Ilvcb = 1,05x19,04 = 20,38 (kA). Tại điện áp 10kV, dòng điện làm việc bình thường bằng: Dòng điện làm việc cưỡng bức sẽ bằng Ilvcb = 1,05x2,31 = 2,43 (kA). Tại điện áp 0,4kV, dòng điện làm việc bình thường bằng: Dòng điện làm việc cưỡng bức bằng Ilvcb = 1,05x3,61 = 3,79 (kA). Từ các giá trị dòng điện cưỡng bức tính toán được ở các cấp điện áp được áp dụng để lựa chọn các thiết bị phân phối mà điển hình là các máy cắt, thanh góp. Hệ thống máy cắt trong Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 bao gồm hệ thống máy cắt cao áp 500kV, hệ thống máy cắt đầu cực máy phát 21kV, hệ thống máy cắt trung áp 10kV và hạ áp 0,4kV. Các máy cắt này đảm nhận nhiệm vụ phân phối điện bên trong nhà máy và từ nhà máy tới hệ thống điện quốc gia, ngoài ra các máy cắt này sẽ kết hợp với hệ thống rơle bảo vệ để cách ly kịp thời các thiết bị điện trong nhà máy khi có sự cố xảy. a). Máy cắt đầu cực máy phát Hệ thống máy cắt đầu cực máy phát bao gồm một máy cắt khí SF6 đồng bộ với dao cách ly cùng với hệ thống dao nối đất. Máy cắt đầu cực máy phát sẽ có khả năng cách ly hoàn toàn máy phát khỏi lưới điện khi có sự cố trên lưới truyền tải hoặc khi có sự cố bên trong nội tại nhà máy. Các khả năng sự cố:  Sự cố trong máy phát hoặc giữa máy phát và máy cắt mạch máy phát.  Sự cố trong máy biến áp máy phát hoặc giữa máy biến áo máy phát và máy cắt mạch máy phát.  Sự cố tại sân phân phối cao áp 500kV.  Sự cố trong máy biến áp tự dùng tổ máy (21/10,5/10,5kV). Dòng làm việc cưỡng bức ở khu vực điện áp máy phát được lấy bằng 1,05 lần dòng làm việc bình thường của một máy phát điện. Với các điều kiện trên thì máy cắt đầu cực máy phát được chọn với các thông số như sau: - Kiểu: Kín đặt trong nhà - Điện áp: Theo điện áp máy phát )(04,19 321 705 3 kA .U S I dm MF lvbt  2,31 310 40 3 .U S I dm HMBA lvbt  )(61,3 34,0 5,2 3 kA .U S I dm MBA lvbt  (kA)
  • 8. VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 PECC1 Thuyết Minh BCNCKT C6-6.4 - 8/38 - Số cực: 03 - Tần số: 50Hz - Dòng làm việc định mức: 22000A - Dòng cắt ngắn mạch định mức: 110kA/3s - Điện áp điều khiển: 220VDC - Cấp cách điện: F Trong máy cắt có lắp đặt các biến dòng điện để phục vụ cho việc bảo vệ, các máy cắt có thể sử dụng loại dập hồ quang bằng khí SF6. Trên máy cắt có lắp đặt các đồng hồ đo đếm các trị số làm việc của máy cắt để thuận tiện cho người vận hành. Các máy cắt còn có khả năng được điều khiển từ xa và đưa các tín hiệu vận hành về phòng điều khiển trung tâm. b). Máy cắt trung áp 10kV Hệ thống máy cắt tự dùng 10kV của nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 được đặt trong gian phân phối 10kV của nhà máy là loại hợp bộ được dùng để phân phối và bảo vệ hệ thống tự dùng của toàn nhà máy cũng như của tổ máy. Các máy cắt 10kV tuân theo tiêu chuẩn IEC đang hiện hành như IEC 60056, IEC 60470, IEC60282.1, IEC 60420, IEC 60298, IEC 60529… và có các thông số kỹ thuật như sau: - Kiểu: Trong nhà - Điện áp: 10,5kV - Tần số: 3 pha – 50Hz - Dòng làm việc định mức: 630A – 3600A (theo phụ tải) - Dòng cắt ngắn mạch định mức: 40kA/1s - Điện áp điều khiển: 220VDC hoặc 230VAC - Thời gian đóng cắt: 20-100ms Các máy cắt 10kV kiểu kín, vỏ bao che bằng kim loại, có khả năng tự dập hồ quang, các máy cắt có thể sử dụng loại dập hồ quang bằng khí SF6 hoặc loại chân không. Trường hợp sử dụng công nghệ chân không, máy cắt sẽ được bổ sung chống sét van để bảo vệ thiết bị khỏi điện áp phục hồi cao áp. Các máy cắt được bố trí kiểu ngang có thể rút ra được, các cơ cấu vận hành của máy cắt được điều khiển bằng điện. Trong máy cắt có lắp đặt các biến dòng điện để phục vụ cho việc đo lường bảo vệ cũng như có lắp đặt các đồng hồ đo đếm về các trị số làm việc của máy cắt để thuận tiện cho người vận hành. c). Máy cắt hạ áp 400V
  • 9. VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 PECC1 Thuyết Minh BCNCKT C6-6.4 - 9/38 Máy cắt hạ áp là loại đồng bộ hoàn toàn và có lớp bao che bằng kim loại, sử dụng công nghệ máy cắt không khí. Các máy cắt hạ áp đặt trong gian phân phối 400V của Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 dùng để cung cấp điện cho các phụ tải tự dùng có công suất nhỏ hơn 200kW trong nhà máy. Các máy cắt này tuân theo tiêu chuẩn IEC đang hiện hành và có các thông số kỹ thuật như sau : - Kiểu: Kiểu kín đặt trong nhà - Điện áp: 400VAC - Tần số: 3 pha – 50Hz - Dòng làm việc định mức: Phù hợp từng mạch phụ tải - Loại dập hồ quang: Không khí - Điện áp điều khiển: 220VDC hoặc 230VAC - Cấp cách điện: F 6.4.2.5.7. Hệ thống tủ bảng phân phối a). Tủ bảng phân phối 10kV Các máy cắt 10kV là loại kiểu kín, có vỏ bao che bằng kim loại và có khả năng tự dập hồ quang. Các máy cắt và các thiết bị đóng cắt (bao gồm cả cầu chì đóng cắt) được bố trí kiểu ngang có thể rút ra được và các cơ cấu vận hành của máy cắt được điều khiển bằng điện. Các máy cắt 10kV sử dụng công nghệ dập hồ quang là chân không hoặc khí SF6, đây là hai kiểu thông dụng được sử dụng hiện nay trong các dự án điện năng. Các tủ bảng phân phối phải lắp đặt khóa liên động đóng cắt nhằm chống lại các thao tác đẩy vào rút ra khi máy cắt đóng. Các khóa liên động điện hoặc cơ khí có nhiệm vụ chống lại việc vận hành máy cắt khi máy cắt chưa mở hoặc đóng hoàn toàn. Khóa liên động có nhiệm vụ ngăn ngừa thao tác điều khiển máy cắt từ bảng phân phối khi máy cắt ở vị trí kiểm tra. Máy cắt phải được trang bị các rơ le trung gian, các rơ le phụ, các tiếp điểm và cầu dao đồng bộ. Mỗi máy cắt và thiết bị đóng cắt phải có một thiết bị đếm số lần vận hành kiểu cơ khí. Các thanh cái của hệ thống phân phối là thanh đồng cứng có độ dẫn điện cao được bố trí theo chiều dài của hệ thống phân phối. Toàn bộ bề mặt chỗ đấu nối của thanh cái với các đấu nối rẽ nhánh sẽ được mạ thiếc hoặc bạc và được bắt bu lông. Các chi tiết của bu lông phải được gia công bằng máy và dùng nguyên liệu là thép không gỉ, đồng, thiếc, mangan hoặc phốt pho. Nếu hệ thống phân phối được vận chuyển và lắp đặt theo từng phân đoạn thì phần nắp mở ra của các ngăn bố trí thanh cái phải được bao che tạm thời nhằm ngăn chặn vật lạ xâm nhập và bảo vệ thanh cái khỏi các va chạm cơ khí.
  • 10. VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 PECC1 Thuyết Minh BCNCKT C6-6.4 - 10/38 Hệ thống phân phối phải được che phủ bằng một lớp thép tấm dầy tối thiểu 3mm. Tại những nơi có gắn các thiết bị lên trên mặt bảng phân phối, độ dầy của tấm kim loại phải đảm bảo chịu được các rung động có ảnh hưởng đến việc vận hành chính xác của thiết bị. Mỗi chi tiết mang điện của thiết bị như máy cắt, các tiếp điểm, cầu chì, dao cách ly, thanh cái, máy biến dòng, các chi tiết đấu nối và các điểm nối phải có khả năng chịu được dòng điện định mức liên tục theo thông số thiết kế và trong bất cứ trường hợp nào cũng không được phép tăng nhiệt độ quá mức cho phép. Hệ thống phân phối phải có cấp bảo vệ tùy theo vị trí của tủ bảng (IP theo IEC 60529): IP 42 (phòng thiết bị đóng cắt điện có điều hòa không khí) IP 54 (phòng thiết bị đóng cắt điện chỉ có thông gió) IP 55 (Các vị trí khác) IP 56 (không khí chứa đầy bụi) Các tủ bảng phân phối phải có một tấm chắn tương thích ở mặt trước của bảng để thuận tiện cho việc dịch chuyển máy cắt. Các tủ bảng phân phối phải có các ngăn riêng cho các chi tiết sau: - Hệ thống thanh cái. - Các máy cắt hoặc các thiết bị đóng cắt. - Ngăn điều khiển bao gồm: thiết bị giám sát và điều khiển, điểm đấu nối cáp điều khiển, cầu chì hoặc áp tô mát của hệ thống điều khiển, các đấu nối tới máy biến dòng điện, rơ le bảo vệ và các rơ le phụ khác. - Các máy biến điện áp thanh cái. - Các đấu nối với máy biến dòng điện, máy biến điện áp và đầu nối với cáp lực. - Không được lắp đặt trong cùng một ngăn với ngăn đặt hệ thống thanh cái chính các thiết bị sau: Các bộ gia nhiệt và thanh cái cấp điện điều khiển hoặc dây dẫn điện mềm. Mỗi thanh cái phải có một dao nối đất. Mỗi mạch phụ tải phải có một dao nối đất. Dao nối đất có liên động cơ khí với dao cách ly liền kề và được khoá liên động với bất kỳ dao cách ly nào ở xa. b). Tủ bảng phân phối 0,4kV Các tủ bảng phân phối sẽ có các ngăn riêng biệt theo mẫu 4 được qui định trong IEC 60439.1. Các tủ xoay chiều là kiểu có thể rút ra được và các tủ một chiều là kiểu đặt cố định. Các thiết bị phụ kiện đấu nối vào tủ phân phối phải được thiết kế phù hợp với hệ thống cáp. Hệ thống đường dẫn cáp sẽ ưu tiên đi từ phía đáy tủ, tại các sàn tầng 1 sẽ xây dựng các hào dẫn cáp khi có yêu cầu đấu nối cáp từ phía đáy tủ.
  • 11. VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 PECC1 Thuyết Minh BCNCKT C6-6.4 - 11/38 Mỗi chi tiết mang điện của thiết bị bao gồm các máy cắt, tiếp điểm, cầu dao cách ly, cầu chì, thanh cái, máy biến dòng điện, các đấu nối và điểm nối phải có khả năng chịu được dòng định mức liên tục theo các thông số thiết kế qui định, trong bất cứ trường hợp nào nhiệt độ của các thiết bị cũng không được phép vượt quá mức giới hạn cho phép. Các tủ bảng phân phối sẽ có bảo vệ theo cấp (IP theo IEC 60529) phụ thuộc vào vị trí đặt tủ. Các thanh cái của hệ thống phân phối là thanh cái đồng cứng có độ dẫn điện cao được bố trí theo chiều dài của hệ thống phân phối và toàn bộ các đoạn thanh dẫn đấu nối từ thanh cái tới các thiết bị phải bằng đồng. Hệ thống thanh cái chính và tất cả các đấu nối cùng với các cách điện đỡ thanh cái phải có khả năng chịu được việc tăng ứng suất nhiệt và cơ khí được sinh ra bởi dòng sự cố cực đại lớn nhất trong vòng 1 giây. Toàn bộ bề mặt chỗ đấu nối của thanh cái với các đấu nối rẽ nhánh sẽ được mạ thiếc hoặc bạc và được bắt bu lông. Hệ thống phân phối ngoài trời phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Mái của mỗi tủ phân phối ngoài trời phải rộng hơn về mỗi phía là 50mm so với vỏ của tủ phân phối. Với các tủ phân phối như thế, mái của tủ sẽ rộng hơn 50mm so với phía có các mặt không lắp cửa mở, ở phía mặt có lắp cửa, mái của tủ sẽ rộng hơn tối thiểu là 450mm hoặc bằng độ rộng của cánh cửa lớn nhất. Các tủ đặt ngoài trời phải có cấp bảo vệ IP65. Trong mỗi tủ phải lắp đặt các bộ sấy phù hợp với môi trường khí hậu nóng ẩm. Cáp đi vào tủ sẽ ưu tiên đi từ phía đáy tủ đi lên ngăn đấu nối. - Mái che tủ phân phối phải có một ống máng dẫn nước hoặc các thiết bị khác phải được phê chuẩn nhằm ngăn ngừa nước từ trên mái chảy xuống nhân viên đang làm việc với thiết bị tải tủ phân phối. - Mái của tủ phân phối ngoài trời phải được tháo lắp dễ dàng trong mọi trường hợp (tức là không bắt bu lông, đinh vít hoặc không có đường dẫn cáp vào) và trừ khi có các yêu cầu đăc biệt khác thì độ dốc của mái không vượt quá 5O. 6.4.2.5.8. Hệ thống động cơ trong nhà máy Tất cả các động cơ trong nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 sẽ được lựa chọn có công suất phù hợp với quy mô và tuổi thọ thiết kế của nhà máy. Các động cơ từ 0,75 kW tới 200 kW sẽ được cấp điện bằng điện áp 400V. Các động cơ này có cấp cách điện loại F, các động cơ từ 20 kW trở lên phải có bộ sấy được cấp bằng nguồn 230VAC để chống hiện tượng đọng nước bên trong động cơ . Các động cơ trên 200 kW sẽ dùng điện áp 10kV và có khả năng vận hành mà không cần một sự tác động đặc biệt nào khi điện áp giảm xuống còn 80% điện áp định mức hoặc khi hệ thống bị nhiễu loạn trong khoảng 15 giây. Tất cả các động cơ loại này sẽ được trang bị các bộ sấy được cấp từ nguồn 230VAC. Các động cơ dưới 0,75 kW là loại 1 pha và được cấp từ nguồn 230VAC và không cần các bộ sấy. Động cơ một chiều hoạt động bằng nguồn 220VDC được cấp từ nguồn một chiều trong nhà máy.
  • 12. VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 PECC1 Thuyết Minh BCNCKT C6-6.4 - 12/38 Các động cơ hạ áp là động cơ điện kiểu quay, phù hợp với việc vận hành ở điện áp xoay chiều 400V, 3 pha, 50Hz hoặc 220V một chiều. Các động cơ cao áp là động cơ điện kiểu quay, phù hợp với việc vận hành ở dòng 3 pha, 50Hz, điện áp 10kV. Động cơ phải phù hợp với việc vận hành liên tục tại công suất lớn nhất. 6.4.2.5.9. Hệ thống điện một chiều Hệ thống điện một chiều của nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 sẽ được cấp từ hệ thống ắc quy trong nhà máy với điện áp là 220VDC. Để đảm bảo liên tục cấp điện trong quá trình vận hành, nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 sẽ có một hệ thống cấp điện một chiều dùng chung cho cả hai tổ máy bao gồm hai (2) bộ ắc quy có công suất 2x100% và hai (2) bộ nạp ắc quy công suất 2x100%. Mỗi bộ ắc quy công suất 100% phải có khả năng cung cấp điện liên tục cho hệ thống phụ tải một chiều ở trạng thái phóng nạp song song. Độ tin cậy tối thiểu có thể chấp nhận được phải đáp ứng được toàn bộ các nhu cầu vận hành của hệ thống khi một bộ ắc quy ngừng hoạt động. Các bộ ắc quy phải có công suất đảm bảo một bộ ắc quy có thể cấp điện vận hành liên tục cho các phụ tải sự cố của tổ máy với thời gian ít nhất là 60 phút trong trường hợp mất toàn bộ các nguồn điện xoay chiều. Hệ thống điện một chiều 220V phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: - Cung cấp điện một chiều cho việc dừng an toàn các thiết bị phụ tua bin và lò hơi như là các bơm dầu bôi trơn... trong trường hợp mất tức thời toàn bộ các nguồn cung cấp điện xoay chiều. - Cung cấp điện một chiều cho các thiết bị điều khiển trong bộ chuyển đổi DC/DC (Ví dụ từ 220/24 VDC- nếu như có theo yêu cầu) tuỳ thuộc vào tiêu chuẩn của nhà sản xuất về cung cấp nguồn điện áp điều khiển. - Cung cấp điện một chiều cho việc điều khiển các máy cắt hợp bộ trong nhà máy ngoại trừ khu vực xa nhà máy chính vì đã có các bộ ắc quy riêng tại chỗ. - Cung cấp điện một chiều cho hệ thống UPS cung cấp điện xoay chiều liên tục. - Cung cấp điện một chiều cho việc bảo vệ máy phát. - Cung cấp điện một chiều cho việc bảo vệ biến áp. - Cung cấp điện một chiều cho việc tăng từ trường máy phát. - Máy cắt của hệ thống điện một chiều là tổ hợp giữa cầu dao và cầu chì (CFS units) với buồng dập hồ quang và khả năng cắt được phụ tải nhằm mục đích vận hành đơn giản và đạt độ tin cậy cao. Công nghệ ắc quy được sử dụng là ắc quy axit chì có van điều chỉnh (VRLA). Công nghệ VRLA được lựa chọn sau khi so sánh với loại hở với các ưu điểm sau:  Số chân cực nhỏ hơn.  Không có yêu cầu đặc biệt theo các tiêu chuẩn quốc tế (Ví dụ như AS 3011.2 và AS 2676.2 vấn đề về an toàn của mắt)
  • 13. VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 PECC1 Thuyết Minh BCNCKT C6-6.4 - 13/38  Không cần ngừng việc phóng nạp song song, đồng mức.  Quy trình bảo dưỡng đơn giản đối với công nhân nhà máy, theo đó làm giảm bớt thời gian bảo dưỡng. Với các ưu điểm trên, công nghệ ắc quy axit - chì có van điều chỉnh (VLRA) tuân theo tiêu chuẩn IEC 60896 - 1 được sử dụng cho Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1. Bộ nạp ắc quy Bộ nạp ắc quy phải là loại có điện áp không đổi tuân theo tiêu chuẩn AS 4044-1992. Bộ nạp ắc quy phải phù hợp với việc vận hành song song ở chế độ bình thường và vận hành đơn lẻ khi bộ khác được tháo ra. Chất lượng điện áp đầu ra của các bộ ắc quy đảm bảo cho các phụ tải vận hành ổn định. 6.4.2.5.10. Hệ thống UPS Hệ thống UPS được đặt trong gian nhà máy chính của nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1. Hệ cấp nguồn AC cho các tải quan trọng phải được cấp từ hai hệ thống UPS khác nhau, một chạy và một dự phòng nóng (hoặc cả hai cùng chạy cấp nguồn cho các tải đòi hỏi hai nguồn cấp AC) do đó sẽ bao gồm hai bộ ắc quy, hai bộ chỉnh lưu cho máy nạp, hai bộ đổi điện tĩnh, công tắc đổi nguồn chính và một máy biến áp điều chỉnh điện áp. Hệ thống UPS duy trì sự liên tục của nguồn xoay chiều đối với các chức năng điều khiển và chỉ thị chủ yếu của nhà máy, các phụ tải chủ yếu của UPS bao gồm: - Hệ thống điều khiển và đo lường của nhà máy. - Chiếu sáng sự cố 230VAC. - Chiếu sáng phòng điều khiển trung tâm. - Hệ thống điều khiển, vòi dầu và điều khiển ngọn lửa buồng đốt. - Các mạch máy tính điều khiển. - Tủ báo cháy. Ngoài ra hệ thống UPS còn cung cấp điện sự cố cho hệ thống điều khiển này khi nguồn xoay chiều của nhà máy và hệ thống đều bị sự cố mất điện. Vì phạm vi yêu cầu với hệ thống UPS rất rộng, nên công suất của từng phần tử phải được xem xét cẩn thận. Điều đó đặc biệt cần thiết để quyết định những phụ tải nào thực sự cần được cấp điện từ hệ thống UPS và những phụ tải nào có thể chịu đựng sự gián đoạn cấp điện. Hệ thống UPS sẽ cấp điện tới tủ điện 230VAC của các phụ tải quan trọng. Hệ thống UPS xoay chiều 230V phải bao gồm 2 bộ nghịch lưu/ công tắc tĩnh, được đấu nối ở chế độ dự phòng song song, thông thường chúng chia sẻ phụ tải. Khi một bộ bị sự cố, nó sẽ được ngắt ra một cách tự động và bộ còn lại sẽ gánh toàn bộ phụ tải. Hệ thống này cho phép bất cứ một bộ nào cũng có thể được ngắt ra để bảo dưỡng và bộ còn lại vẫn tiếp tục cung cấp điện cho các phụ tải. 6.4.2.5.11. Hệ thống cáp trong nhà máy
  • 14. VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 PECC1 Thuyết Minh BCNCKT C6-6.4 - 14/38 Hệ thống cáp trong nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 sẽ cho phép đấu nối điện từ hệ thống cung cấp tới các thiết bị điện. Các loại cáp khác nhau sẽ được bố trí riêng biệt trong quá trình vận hành để thuận tiện cho quá trình lắp đặt sửa chữa, bảo dưỡng và tránh tình trạng sự cố lan tràn. Khoảng cách tối thiểu cho mỗi loại cáp tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành và tiêu chuẩn IEC có liên quan Các tiêu chuẩn liên quan: IEC 60228 Dây dẫn của cáp bọc IEC 60502 Cáp lực cách điện điện đặc với điện áp từ 1 đến 30kV IEC 60614 Đặc tính kỹ thuật ống luồn dây cho việc lắp đặt. IEC 61238-1 Đấu nối cơ khí cáp lực với thanh dẫn đồng, nhôm - Phương thức kiểm tra và các yêu cầu. ISO 834 Kiểm tra chống cháy - các phần tử trong kết cấu xây dựng IEC 60304-1 TCVN 263-2000 Mầu sắc tiêu chuẩn cho việc lắp đặt cáp và dây dẫn Tiêu chuẩn lắp đặt cáp điện Các loại cáp trong nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 sẽ bao gồm : - Cáp cao thế : 12/20kV - Cáp hạ thế : 0,6/1kV - Cáp điều khiển : 0,6/1kV - Cáp đo lường : 0,6/1kV - Cáp bù nhiệt độ : 0,6/1kV Trong đó: a). Cáp lực trung áp - Cáp lực cách điện XLPE. Hệ thống 10kV phải sử dụng cáp cách điện XLPE. Việc đặt cáp phải tuân theo các điều kiện sau: Cáp được sản xuất theo tiêu chuẩn IEC 60502, có kết cấu như sau (từ trong ra ngoài), lõi dẫn điện bằng đồng bện, lớp cách điện XLPE, lớp bọc cách điện bán dẫn phản nhiệt có thể gỡ bỏ bằng tay, màn chắn bằng dây đồng cuốn, lớp bọc bảo vệ bằng PVC, giáp cáp và lớp bọc ngoài cùng bằng PVC màu đen. Sự liên kết giữa lớp cách điện bán dẫn và lớp cách điện phải được thiết kế để có thể gỡ ra bằng tay mà không cần các yêu cầu khác (không cần gia nhiệt). Lớp màn chắn bằng dây đồng phải có kích cỡ mảnh phù hợp với kích thước của cáp. Đối với cáp cao áp ba (3) lõi, mỗi lõi phải có lớp màn chắn riêng. b). Cáp lực hạ áp - Cáp lực cách điện XLPE/PVC Cáp lực hạ áp phải tuân thủ các yêu cầu sau :
  • 15. VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 PECC1 Thuyết Minh BCNCKT C6-6.4 - 15/38 Cáp được sử dụng cho hệ thống 400/230V xoay chiều và hệ thống một chiều. Cáp bọc cách điện XLPE/PVC phải được chế tạo phù hợp với tiêu chuẩn IEC 60502, bao gồm các lớp (từ trong ra ngoài), phần dẫn điện bằng đồng bện, cách điện PVC/XLPE có cấp điện áp 0,6/1kV, lớp cách điện XLPE màu đen tách riêng cho các phần dẫn điện, lớp bảo vệ bằng sợi nhôm hoặc sợi thép mạ kẽm và lớp vỏ ngoài cùng bằng PVC màu đen. Các lõi cáp và các dây nối đất được định mầu theo các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam, ví dụ: đỏ, vàng, xanh và đen theo các pha và dây trung tính. c). Cáp điều khiển Cáp điều khiển phải tuân thủ các yêu cầu sau : Cáp phải được sản xuất theo tiêu chuẩn IEC 60502, bao gồm các lớp (từ trong ra ngoài), phần dẫn điện bằng đồng bện, cách điện PVC có cấp điện áp 0,6/1kV, lớp bọc bằng PVC màu đen tách riêng cho các phần dẫn điện, lớp bảo vệ bằng sợi thép mạ kẽm và lớp vỏ ngoài cùng bằng PVC màu đen. Cáp phải có màn chắn bằng nhôm/polyester dát mỏng có độ xếp chồng lên nhau khoảng 25% (1/4 vòng) kết hợp với dây rút (dây nối đất) bằng đồng tráng thiếc 7/0,3. Với hệ thống kiểu rơle/tiếp điểm vận hành ở điện áp 230V xoay chiều hoặc một chiều, cáp không cần màn chắn. Tối thiểu bốn (4) lõi hoặc 10% tổng số lõi cáp (có thể nhiều hơn) của sợi cáp phải được sử dụng làm dự phòng. Điều này không áp dụng với cáp hai lõi. Tiết diện cáp dùng cho các hệ thống rơ le/tiếp điểm phải được tính toán để đáp ứng yêu cầu độ sụt áp áp lớn nhất là 5%. Tiết điện dây dẫn nhỏ nhất cho cáp điều khiển một sợi đặc sẽ là 0,5mm2. d). Cáp đo lường Cáp đo lường sẽ bằng dây dẫn điện bằng đồng bện với cách điện PVC, có lớp bọc và có một lớp vỏ PVC đen, một lớp bảo vệ bằng sợi thép tráng kẽm và lớp vỏ ngoài cùng bằng PVC đen. Các lõi cáp được định dạng theo kiểu vòng xoắn hoặc cáp bện ba lõi phụ thuộc vào ứng dụng của nó. Cáp phải có một lớp bao che toàn bộ. Để chống lại sự nhiễu điện áp, giữa các lõi của loại cáp bện ba lõi cũng phải có lớp bảo vệ. Các lớp bảo vệ phải bằng nhôm/pôliexte dát mỏng kết hợp với dây rút bằng đồng tráng thiếc 7/0,3. Mỗi nhóm cáp xoắn hoặc cáp bện ba lõi phải theo quy phạm về mầu và đánh số đã quy định. Tiết diện nhỏ nhất của phần dẫn điện phải là 1,5mm2 đối với cáp xoắn hoặc cáp ba lõi và bằng 0,5mm2 đối với cáp nhiều lõi khác. Đối với mạch thiết bị đo nhiệt độ bằng điện trở (resistance temperature device - RTD) tiết diện phải đảm bảo tối thiểu tổn thất điện áp dọc theo sợi cáp đảm bảo độ chính xác của thiết bị RTD. Tối thiểu hai (2) lõi hoặc 10% tổng số lõi cáp của sợi cáp phải được sử dụng làm dự phòng. Điều này không áp dụng với cáp lõi đơn. e). Cáp thông tin liên lạc
  • 16. VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 PECC1 Thuyết Minh BCNCKT C6-6.4 - 16/38 Cáp đồng trục Cáp đồng trục giữa thiết bị sân phân phối và phòng thiết bị thông tin (ngoài trời) phải có đặc tính: Dây dẫn bằng đồng tráng thiếc 7/0,4mm, trở kháng 75+3, điện môi polyethylen đặc, lưới bảo vệ bằng sợi đồng, bọc PVC, một lớp bảo vệ bọc kim loại bằng sợi thép mạ kẽm và lớp vỏ ngoài cùng bằng PVC. Lớp vỏ bọc kim loại phải bao gồm sợi thép bện mạ kẽm 0,5mm (hệ số bao phủ 94%). Đường kính lớn nhất của cáp đồng trục là 14,6mm (14,3mm danh định) Cáp đồng trục trong phạm vi phòng thiết bị thông tin (trong nhà) phải có các đặc tính: Dây dẫn bằng đồng tráng thiếc 7/0,2mm, trở kháng 75+3, điện môi polyethylen đặc, lưới bảo vệ bằng sợi đồng và lớp vỏ ngoài cùng bằng PVC. Cáp điện thoại Cần phải đáp ứng các yêu cầu sau: Cáp trong nhà phải là loại có dây dẫn điện bằng đồng 1/0,5mm, cách điện PVC và lớp vỏ ngoài cùng bằng PVC. Đối với các sợi cáp có nhiều hơn 6 lõi, một sợi dây dùng để bóc lớp cách điện phải được đặt dưới lớp vỏ bọc. Cáp ngoài trời phải là loại có dây dẫn bằng đồng cứng 1/0,64mm, cách điện bằng polyethylene, lớp bọc, vỏ bọc bằng polyethylene, lớp kim loại bảo vệ bằng sợi thép mạ kẽm hoặc nhôm và lớp vỏ ngoài cùng bằng PVC đen. Các dây dẫn cách điện được bện xoắn thành hai (2) dây vào một cặp và đặt trong các lớp đồng tâm. Các cặp xoắn vẫn sẽ giữ được trạng thái xoắn khi lớp vỏ bọc bị bóc ra. Cứ mười (10) cặp phải được ghép thành một nhóm đồng nhất phù hợp với mầu tiêu chuẩn qui định trong IEC 60304-1 Lớp bọc phải bằng tấm nhôm/polyester dát mỏng kết hợp với dây đồng tráng thiếc 1/0,5mm. Cách điện dây dẫn được định mầu phù hợp với các mầu tiêu chuẩn qui định trong IEC 60304-1 Hệ thống tuyến cáp Việc lắp đặt cáp thực hiện từng tuyến riêng trên mặt đất, trên giá cáp và máng cáp. Cáp đi ngầm đi trong mương cáp,ống luồn cáp không được đặt trực tiếp xuống đất. - Cáp cao thế đi riêng tuyến - Các ống luồn cáp qua khu vực có chất thải phải được bịt kín ở hai đầu để tránh bị chất bẩn xâm nhập. - Cáp nối được đặt trên giá đỡ cáp, cáp ở ngoài nhà phải đi trong hộp và có nắp để chống tia cực tím của mặt trời. 6.4.2.3. Sơ đồ điện tự dùng và thiết bị
  • 17. VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 PECC1 Thuyết Minh BCNCKT C6-6.4 - 17/38 Hệ thống tự dùng của nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 sẽ bao gồm 02 cấp điện áp là 10kV và 0,4kV, các phụ tải tự dùng bao gồm phụ tải tự dùng của các tổ máy phục vụ cho việc vận hành như hệ thống cấp than và nhiên liệu, các máy nghiền, hệ thống nước làm mát v.v... và các phụ tải tự dùng chung cho toàn nhà máy phục vụ công tác quản lý và vận hành nhà máy nói chung. Điện cho hệ thống tự dùng được lấy từ đầu cực máy phát thông qua các máy biến áp tự dùng tổ máy cấp tới hệ thống thanh cái tự dùng 10kV của tổ máy. Để đảm bảo cấp điện một cách an toàn và liên tục cho nhà máy, mỗi cuộn hạ áp của máy biến áp tự dùng tổ máy sẽ đấu nối để cấp điện tới các thanh cái tự dùng. Việc bố trí sơ đồ điện tự dùng như trên đảm bảo các máy biến áp tự dùng tổ máy đều có thể cấp điện liên tục cho các phụ tải dùng chung đấu nối tại thanh cái tự dùng nhà máy. Thanh cái tự dùng của tổ máy, nhà máy được làm bằng đồng mạ thiếc có dòng làm việc định mức đảm bảo cấp điện an toàn và liên tục cho các phụ tải tự dùng trong điều kiện hai tổ máy phát 100% công suất, đồng thời có khả năng chịu được dòng điện lớn nhất khi xảy ra sự cố trên hệ thống thanh cái này. Điện năng cấp từ thanh cái tự dùng tới phụ tải thông qua các máy cắt trung áp 10kV. Để cấp điện tới các phụ tải tự dùng khác, sử dụng các máy biến áp 10/0,4kV cấp điện hạ áp từ hệ thống thanh cái tự dùng 10kV tới hệ thống thanh cái tự dùng 0,4kV. Từ các thanh cái này điện năng cấp tới các phụ tải sẽ thông qua các máy cắt hạ áp. 6.4.2.4. Máy phát diezel Máy phát diezel là loại tự khởi động không yêu cầu nguồn điện bên ngoài để khởi động. Máy phát diezel có công suất đủ để cung cấp điện nhằm việc dừng an toàn nhà máy và tổ máy tuabin-lò hơi và các thiết bị của hệ thống phụ trợ có liên quan với mức độ dự phòng tối thiểu là 10%. Các phụ tải được cấp điện bởi máy phát diezel trong điều kiện sự cố là các phụ tải quan trọng, bao gồm tối thiểu các phụ tải sau đây: - Động cơ vần trục tuabin. - Bơm dầu bôi trơn cho hệ thống trục tuabin. - Bơm dầu chèn hydro xoay chiều. - Bộ trích hơi của bể dầu tuabin xoay chiều. - Quạt thổi lửa xoay chiều. - Các bơm dầu cho các quạt lò hơi. - Các bộ nạp ắc quy. - Các thiết bị phụ máy phát diezel. - Chiếu sáng phòng điều khiển nhà máy (qua các bộ nạp ắc quy/UPS). - Chiếu sáng phòng điều khiển sân phân phối (qua các bộ nạp ắc quy/UPS). - Chiếu sáng ống khói bao gồm đèn báo không và hệ thống đèn khẩn cấp bên trong ống khói (qua các bộ nạp ắc quy/UPS).
  • 18. VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 PECC1 Thuyết Minh BCNCKT C6-6.4 - 18/38 - Hệ thống than, thải tro xỉ và các hệ thống khác. - Chiếu sáng khẩn cấp (qua các bộ nạp ắc quy/UPS). - Các thang máy và thiết bị nâng Máy phát diesel phải được giám sát và điều khiển từ xa (từ phòng điều khiển trung tâm). Các thông số chính của bộ máy phát diesel khẩn cấp: - Công suất định mức : 1500kVA (Sẽ chuẩn xác trong giai đoạn sau) - Điện áp định mức : 400V - Tốc độ định mức : 1500 v/p - Số lượng : 02 - Cấp bảo vệ : IP22 - Cấp cách điện : F - Cấp cách điện khi vận hành : B - Khả năng vận hành ắc quy : 12 lần liên tiếp - Khả năng bể dầu ngày : 8 giờ với tải đầy 6.4.2.5. Hệ thống chiếu sáng 6.4.2.7.5. Yêu cầu về chiếu sáng Hệ thống chiếu sáng trong nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 sẽ được thiết kế để đảm bảo yêu cầu chiếu sáng liên tục trong nhà máy chính, các khu vực kho bãi, khu vực hành chính và dọc đường đi lại. Hệ thống chiếu sáng của nhà máy sẽ bao gồm hai phần là chiếu sáng làm việc và chiếu sáng sự cố. Độ sáng của hệ thống sẽ được tính toán cho phù hợp với từng khu vực khác nhau trong nhà máy. Việc chiếu sáng sẽ tuân theo các tiêu chuẩn về chiếu sáng hiện hành của Việt Nam và trên thế giới. 6.4.2.7.6. Nguồn điện chiếu sáng Hệ thống chiếu sáng toàn nhà máy dùng nguồn xoay chiều 230V. Chiếu sáng sự cố bằng nguồn điện xoay chiều 230V từ UPS khi mất nguồn điện áp xoay chiều. Tại các vị trí cần chiếu sáng cục bộ cho sửa chữa, để đảm bảo an toàn dùng nguồn 12V DC và 36V DC. 6.4.2.7.7. Thiết bị dùng cho hệ thống chiếu sáng Chiếu sáng toàn bộ phía bên ngoài nhà máy tại các khu vực như sân phân phối, các khu vực kho bãi, đường đi lại dùng đèn hơi cao áp Natri. Chiếu sáng trong nhà máy gồm có: gian máy, gian sản xuất, phòng làm việc, nhà điều khiển, nhà vận hành,… dùng đèn huỳnh quang, đèn halogen và các đèn tiết kiệm năng lượng khác như Compact, LED… Đối với các khu vực nhiều bụi và có tính cháy nổ cao như trạm Hydrô , khu vực dầu nhiên liệu, khu vực chứa hoá chất ….sẽ sử dụng các loại đèn chống bụi, chống nổ đảm bảo yêu cầu theo quy phạm cho vận hành.
  • 19. VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 PECC1 Thuyết Minh BCNCKT C6-6.4 - 19/38 Việc bố trí đèn chiếu sáng phải đảm bảo có cường độ sáng, góc chiếu hợp lý và đạt yêu cầu về thẩm mỹ, hài hoà với cảnh quan khu vực. Hệ thống chiếu sáng sự cố sẽ được lắp đặt tại các vị trí quan trọng của nhà máy như phòng điều khiển trung tâm, buồng phân phối, hệ thống đi lại trong nhà máy chính, thang máy và các khu vực khác phục vụ cho quá trình khắc phục sự cố trong nhà máy. Chiếu sáng lối thoát và chiếu sáng sự cố được lắp đặt tuân theo các yêu cầu của các tiêu chuẩn IEC phù hợp (với bộ ắc quy cùng bộ nạp điện và được nối tới nguồn UPS). Mỗi nguồn chiếu sáng sự cố phải có hai bóng đèn ống và được nối tới thanh cái 230V của hệ thống UPS. Trong trường hợp nguồn này bị sự cố thì một ống đèn sẽ được duy trì nguồn sáng bằng ắc quy phía trong. Đèn chiếu sáng sự cố phải đảm bảo chiếu sáng liên tục trong khoảng thời gian tối thiểu là 90 phút. Các bảng điện chiếu sáng được lắp đặt tại các phòng thường trực vận hành, trên bảng có lắp đặt các áp tô mát 10A. Ngoài ra, trên bảng còn lắp đặt dự phòng khoảng 20% số lượng áp tô mát dự phòng, các bảng điện chiếu sáng được cấp từ các máy biến áp tự dùng 400/230VAC. 6.4.2.7.8. Phương thức điều khiển Phương thức điều khiển hệ thống chiếu sáng được áp dụng như sau: - Chiếu sáng trong nhà: Được điều khiển tại chỗ. - Chiếu sáng ngoài trời: Được điều khiển từ xa, tủ chiếu sáng đặt trong phòng thường trực vận hành. Ngoài ra, hệ thống chiếu sáng ngoài trời còn được điều khiển bằng rơle thời gian kết hợp với tế bào quang điện và lắp đặt trong các tủ điện ngoài trời. - Chiếu sáng sự cố: Được điều khiển tự động đóng điện khi mất nguồn xoay chiều cung cấp cho hệ thống chiếu sáng. - Chiếu sáng thoát hiểm: Dùng đèn kết hợp với các bộ ắc qui tự nạp và có khả năng hoạt động 6 giờ liên tục. Tất cả hệ thống chiếu sáng được lắp đặt phải phù hợp với vận hành trong môi trường nhiệt đới và dùng loại kín để tránh côn trùng xâm nhập. Ở các buồng có các thiết bị điều khiển, hệ thống chiếu sáng đặc biệt được lắp đặt để làm giảm lượng nhiệt do hệ thống ánh sáng phát ra và cũng phải có các thiết bị bảo vệ tránh côn trùng làm hỏng thiết bị điều khiển. Các loại đèn cũng như các thiết bị điện khác của hệ thống chiếu sáng sẽ có cấp bảo vệ IP 56 đối với các thiết bị lắp đặt trong nhà và IP 65 khi lắp đặt ngoài trời. 6.4.2.6. Hệ thống nối đất, chống sét Hệ thống nối đất của Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 sẽ được thiết kế dựa trên cơ sở phân tích các số liệu về điện trở suất của đất tại khu vực của nhà máy. Hệ thống nối đất của nhà máy sẽ bao gồm hệ thống nối đất làm việc, nối đất chống sét đánh trực tiếp, nối đất an toàn và hệ thống bảo vệ catốt. Điện trở nối đất của hệ thống lưới nối đất chung toàn nhà máy phải nhỏ hơn hoặc bằng 0,5.
  • 20. VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 PECC1 Thuyết Minh BCNCKT C6-6.4 - 20/38 Hệ thống bảo vệ chống sét đánh trực tiếp chủ yếu được thực hiện bằng các kim thu sét và dây chống sét, toàn bộ hệ thống sẽ được nối tới hệ thống lưới nối đất của nhà máy. Điện trở nối đất của hệ thống chống sét phải đảm bảo nhỏ hơn hoặc bằng 10 theo tiêu chuẩn chống sét của Việt Nam. Hệ thống nối đất an toàn của nhà máy đảm bảo cho người vận hành tránh khỏi các loại điện áp nguy hiểm như điện áp bước và điện áp tiếp xúc khi vận hành nhà máy. Bên cạnh đó tất cả các kết cấu bằng thép của các công trình trong nhà máy cũng đều được nối đất. Hệ thống nối đất làm việc nối tới điểm trung tính của các thiết bị có trung tính nối đất để đảm bảo chế độ làm việc của các thiết bị này. Tất cả các điểm trung tính của các thiết bị sẽ được nối tới hệ thống nối đất nhà máy tại hai điểm. Hệ thống bảo vệ ca-tốt bằng dòng điện điều khiển tự động hoàn toàn cho từng khu vực được bảo vệ sẽ bao gồm các thiết bị sau : - Các a-nốt, các điện cực điều khiển, các điểm thử nghiệm tham chiếu với tất cả các giá đỡ và mặt bích cách điện cần thiết. - Tủ điều khiển, các bộ nắn dòng biến áp, các bộ điều khiển, đo lường và báo động. - Cáp đấu nối giữa tủ điều khiển, các bộ nắn dòng máy biến áp và a-nốt, các điện cực điều khiển, các điểm tham chiếu và các điện cực tham chiếu cố định. - Các a-nốt phụ trợ với các hộp đấu nối, các trụ thử nghiệm và các cáp nối ở các vị trí thích hợp. - Các thiết bị thử nghiệm di động bao gồm các bán pin và amper kế/vôn kế điện trở cao. Mọi bộ phận của đường ống chôn dưới đất hoặc các kết cấu sắt khác sẽ được bảo vệ ca-tốt bên ngoài bằng một hệ thống độc lập. 6.4.2.7. Hệ thống đo lường và bảo vệ điện 6.4.2.7.1. Tổng quan Hệ thống đo lường và bảo vệ điện được thiết kế để hỗ trợ cho người vận hành vận hành nhà máy một cách an toàn, tin cậy và kinh tế. Sự điều khiển thống nhất tất cả các đối tượng trong nhà máy sẽ được thực hiện nhờ sử dụng một hệ thống điều khiển phân phối DCS (Distributed Control System).Các thao tác của hệ thống đo lường và điều khiển được thực hiện từ phòng điều khiển trung tâm. Đối tượng của hệ thống đo lường và bảo vệ trong nhà máy bao gồm các máy phát, các máy biến áp tăng áp, các máy biến áp tự dùng tổ máy, các máy biến áp kích thích và hệ thống tự dùng xoay chiều 10kV và 400V. Hệ thống tự dùng xoay chiều bao gồm hệ thống thanh cái và các mạch đi tới các phụ tải. Các sơ đồ bảo vệ và đo lường được thiết kế sao cho chế độ hoạt động nhanh gọn, chính xác và tin cậy. Hệ thống này có khả năng cách ly bất kỳ một phần tử nào của hệ thống bị hỏng hóc mà không làm ảnh hưởng đến việc vận hành của các phần tử khác, đồng thời sẽ đáp ứng được tất cả các yêu cầu của các tiêu chuẩn hiện hành . Các phần tử chính như máy phát, máy biến áp tăng áp, máy biến áp tự dùng sẽ được
  • 21. VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 PECC1 Thuyết Minh BCNCKT C6-6.4 - 21/38 bảo vệ bằng hệ thống 2 rơ le số tổ hợp trong đó rơle làm nhiệm vụ dự phòng sẽ có tính năng và nguyên lý làm việc hoặc nhà sản xuất khác với rơle bảo vệ chính. Mỗi rơle số tổ hợp sẽ bao gồm tối thiểu không hạn chế các chức năng bảo vệ chính cho các thiết bị và hệ thống như sau: 6.4.2.7.2. Sơ đồ bảo vệ của máy phát - Bảo vệ so lệch 3 pha của máy phát. - Bảo vệ khoảng cách. - Bảo vệ chống chạm đất 100% cuộn dây stator máy phát. - Bảo vệ pha thứ tự ngược. - Sự cố từ trường của máy phát. - Mất nguồn kích thích. - Bảo vệ công suất ngược. - Bảo vệ chống trượt cực từ (theo thông tư số 12/2010/TT-BCT) Ngoài ra, máy phát sẽ được trang bị một hệ thống giám sát phóng điện cục bộ, giám sát liên tục máy phát trong quá trình làm việc để kịp thời phát hiện và đưa ra các biện pháp cảnh báo, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại và giảm thiểu thời gian ngừng máy phát. 6.4.2.7.3. Sơ đồ bảo vệ của máy biến áp tăng áp - Bảo vệ so lệch 3 pha máy biến áp tăng áp. - Bảo vệ so lệch dòng thứ tự không. - Bảo vệ bằng Rơle hơi. - Bảo vệ khoảng cách. - Bảo vệ quá dòng có thời gian. - Bảo vệ quá áp đầu điều áp. - Bảo vệ quá nhiệt độ dầu và cuộn dây. 6.4.2.7.4. Sơ đồ bảo vệ của máy biến áp tự dùng tổ máy - Bảo vệ so lệch 3 pha; - Bảo vệ quá dòng và sự cố chạm đất; - Bảo vệ bằng Rơle hơi; - Bảo vệ quá tải máy biến áp; - Bảo vệ quá áp đầu điều áp; - Bảo vệ quá nhiệt độ dầu và cuộn dây. Bảo vệ so lệch của máy phát, máy biến áp tăng áp, máy biến áp tự dùng tổ máy sẽ được lấy tín hiệu từ các biến dòng sao cho có thể tạo ra được vùng bảo vệ giao nhau, đảm bảo loại trừ tất cả các sự cố trên các phần tử trong thời gian ngắn nhất. Các chức năng bảo vệ của từng phần tử sẽ có thời gian tác động được phối hợp với
  • 22. VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 PECC1 Thuyết Minh BCNCKT C6-6.4 - 22/38 các chức năng bảo vệ của các phần tử lân cận để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. 6.4.2.7.5. Sơ đồ bảo vệ hệ thống phân phối và thanh cái 10kV Các yêu cầu bảo vệ của hệ thống 10kV như sau: - Bảo vệ quá dòng 3 pha và Bảo vệ chạm đất: Được lắp đặt tại các lộ đến thanh cái 10kV sau máy biến áp tự dùng tổ máy và trên các mạch cấp tới phụ tải hoặc tới máy biến áp cấp điện cho các hệ thống phụ trợ khác. Bảo vệ quá dòng 3 pha và bảo vệ chạm đất trên các mạch đến tương ứng sẽ được kết hợp với bảo vệ quá dòng 3 pha đặt tại phía cao áp của máy biến áp tự dùng tổ máy và các bảo vệ chạm đất trung điểm của các máy biến áp. Ngoài ra, các bảo vệ này phải có khả năng phối hợp với các bảo vệ được lắp đặt tại mạch phụ tải và trên các máy biến áp khô 10/0,4kV. Tại máy cắt nối giữa các phân đoạn cũng lắp đặt các bảo vệ quá dòng 3 pha và bảo vệ chạm đất. Tại máy cắt này phải đảm bảo khi có sự cố tại hệ thống 10kV thì các máy cắt nối tác động trước rồi mới cắt các máy cắt đầu vào sau. Ngoài ra, các bảo vệ quá dòng và chạm đất của máy cắt nối còn phải được kết hợp với các bảo vệ tại đầu ra của hệ thống 10kV. - Bảo vệ thanh cái và bảo vệ chống hư hỏng máy cắt: Bảo vệ này được lắp đặt các tín hiệu kết hợp với các mạch đầu vào và đầu ra thanh cái. Ngoài ra, mỗi thanh cái 10kV được lắp đặt bảo vệ điện áp thấp để bảo vệ cho các động cơ khi khởi động. 6.4.2.7.6. Sơ đồ bảo vệ hệ thống phân phối và thanh cái 400V Các yêu cầu bảo vệ của hệ thống 400V như sau: - Các máy biến áp tự dùng 10/0,4kV được lắp các thiết bị phát hiện ra sự phát nóng của cuộn dây và đưa ra tín hiệu cảnh báo cho người vận hành. Trung tính của các cuộn dây hạ áp sẽ được lắp đặt bảo vệ chống chạm đất, bảo vệ này phối hợp với các bảo vệ trên mạch cấp tới các phụ tải. - Đầu vào hệ thống 400V cấp từ các máy biến áp 10/0,4kV tới thanh cái tương ứng được lắp đặt bảo vệ quá dòng 3 pha và bảo vệ chống chạm đất. Bảo vệ quá dòng 3 pha được phối hợp với các bảo vệ quá dòng 3 pha phía 10kV của các máy biến áp, bảo vệ chạm đất sẽ được phối hợp với bảo vệ chạm đất trung điểm của máy biến áp. Ngoài ra, cả hai bảo vệ này được kết hợp với các bảo vệ đặt tại mạch cấp tới các phụ tải. - Các máy cắt nối giữa các thanh cái 400V được lắp đặt bảo vệ quá dòng 3 pha và bảo vệ chống chạm đất. Việc lắp đặt các bảo vệ này cũng phải đảm bảo khi xảy ra sự cố thì cắt các máy cắt này trước rồi mới các máy cắt đầu vào thanh cái. Ngoài ra, bảo vệ quá dòng 3 pha và bảo vệ chống chạm đất được kết hợp với các bảo vệ khác trên mạch cấp tới các phụ tải. Trên các mạch này được lắp bảo vệ quá dòng 3 pha và bảo vệ chạm đất. Các bảo vệ này sẽ được phối hợp với các bảo vệ lắp tại các phụ tải.
  • 23. VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 PECC1 Thuyết Minh BCNCKT C6-6.4 - 23/38 - Các thanh cái 400V được lắp đặt bảo vệ điện áp thấp. Khi phát hiện ra điện áp thấp, nó đưa tín hiệu tới cắt máy cắt nguồn đang cấp và tự động đóng nguồn khác vào để đảm bảo cấp điện một cách liên tục. Các mạch cấp tới các phụ tải không quan trọng cũng được lắp đặt bảo vệ điện áp thấp. Cần thiết phải bảo vệ thanh cái 400V khỏi các sóng đa hài bậc cao khi có các bộ điều tốc động cơ. 6.4.2.7.7. Bảo vệ động cơ trong nhà máy Các động cơ điện của nhà máy sẽ được lắp đặt bảo vệ chống sự cố ngắn mạch, phát nóng quá tải và được tính toán theo các số liệu sau: - Các thông số về động cơ như kiểu loại động cơ, điện áp, công suất, hệ số sử dụng, khả năng phát nhiệt trong quá trình khởi động, trong khi chạy và khi ngừng hoạt động, - Độ lớn của dòng khởi động và thời gian khởi động, - Đặc tính vật lý của phụ tải, - Độ lớn của điện áp khi cắt, điện áp lúc ban đầu và điện áp lặp lại do cắt và sự xuất hiện các sóng đa hài bậc cao khi động cơ được cấp điện từ các bộ điều tốc. - Khả năng làm việc tin cậy của động cơ. Các động cơ điện của nhà máy tối thiểu được bảo vệ như sau: - Với các động cơ 10kV lớn hơn 1000kW được lắp bảo vệ so lệch 3 pha động cơ và các bảo vệ khác như bảo vệ quá tải nhiệt, quá dòng liên tục, bảo vệ cân bằng pha, sự cố chạm đất và ngừng động cơ. - Các động cơ 10kV khác sẽ được lắp bảo vệ phát nóng quá tải, quá dòng liên tục, bảo vệ cân bằng pha, sự cố chạm đất và ngừng động cơ. - Động cơ 400V lớn hơn 100kW bao gồm bảo vệ phát nóng quá tải, quá dòng liên tục, bảo vệ cân bằng pha, sự cố chạm đất và ngừng động cơ. - Các động cơ 400V khác được lắp cầu chì trên mỗi pha của mạch cấp tới động cơ, các phần tử như rơ le nhiệt và rơ le chống chạm đất được đặt thành một khối liền trong bộ khởi động từ của động cơ. 6.4.3. Đấu nối nhà máy với hệ thống điện Quốc gia Theo tổng sơ đồ lưới điện Việt Nam cũng như các tính toán chế độ lưới điện, và theo quyết định số 6949/QĐ-BCT ngày 30/12/2010 về việc phê duyệt “Quy hoạch đấu nối các trung tâm điện lực vào hệ thống điện quốc gia” của Bộ Công Thương, NMNĐ Quỳnh Lập I được đấu nối với Hệ thống điện Quốc gia như sau: - Xây dựng đường dây 500kV mạch kép NĐ Quỳnh Lập 1 – NĐ Nam Định dài khoảng 147km tiết diện khoảng 2400mm2 (đồng bộ với NĐ Quỳnh Lập 1). - Xây dựng đường dây 500kV mạch kép NĐ Quỳnh Lập 1 – NĐ Vũng Áng 3 dài khoảng 220km tiết diện khoảng 2400mm2 (đồng bộ với NĐ Vũng Áng 3). - Đấu nối với NMNĐ Quỳnh Lập 2 qua máy biến áp liên lạc 500/220kV.
  • 24. VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 PECC1 Thuyết Minh BCNCKT C6-6.4 - 24/38 6.4.4. Sân phân phối nhà máy: 6.4.4.1 Quy mô đấu nối sân phân phối: Theo tổng sơ đồ lưới điện Việt Nam cũng như các tính toán chế độ lưới điện, đấu nối sân phân phối 500kV thuộc NMNĐ Quỳnh Lập I với lưới điện khu vực và theo quyết định số 6949/QĐ-BCT ngày 30/12/2010 về việc phê duyệt “Quy hoạch đấu nối các trung tâm điện lực vào hệ thống điện quốc gia” của Bộ Công Thương như sau: - 2 lộ đường dây 500kV đi sân phân phối 500kV NMNĐ Thanh Hóa. - 2 lộ đường dây 500kV đi sân phân phối 500kV NMNĐ Vũng Áng 3. - 2 lộ 500kV đi máy biến áp máy phát NMNĐ Quỳnh Lập I. - 1 lộ 500kV đi máy biến áp liên lạc 220/500kV NMNĐ Quỳnh Lập II. 6.4.4.2 Các giải pháp kỹ thuật chính phần điện sân phân phối: 6.4.4.2.1 Sơ đồ điện chính của sân phân phối: Sân phân phối 500kV của NMNĐ Quỳnh Lập I sẽ vận hành theo sơ đồ 3/2 máy cắt phù hợp với sơ đồ của dự án “Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập I” đã được Bộ Công Thương phê duyệt theo Quyết định số 6949 ngày 30/12/2010. Sân phân phối 500kV NMNĐ Quỳnh Lập 1 có qui mô gồm 4 ngăn lộ đường dây, 3 ngăn lộ máy biến áp và 1 ngăn lộ dự phòng: - 2 ngăn lộ đường dây 500kV đi SPP 500kV NMNĐ Nam Định. - 2 ngăn lộ đường dây 500kV đi SPP 500kV NMNĐ Vũng Áng 3. - 2 ngăn lộ 500kV đi máy biến áp nâng của NMNĐ Quỳnh Lập I. - 1 lộ 500kV đi máy biến áp liên lạc 220/500kV NMNĐ Quỳnh Lập II. - 1 lộ 500kV dự phòng. Trong giai đoạn trước mắt, sẽ lắp đặt các thiết bị cho 2 ngăn lộ đường dây đi Trạm biến áp 500kV Thanh Hóa, 2 ngăn lộ đường dây đi NMNĐ Vũng Áng 3 và 2 ngăn lộ máy biến áp nâng của NMNĐ Quỳnh Lập 1. Do vậy, trong giai đoạn này sẽ lắp 4 diameter gồm: 2 diameter có 2 ngăn đóng cắt và 2 diameter có 3 ngăn đóng cắt. Các thiết bị đóng cắt chính phía 500kV được lắp đặt trong giai đoạn này bao gồm: máy cắt, dao cách ly, biến dòng điện, biến điện áp, chống sét van, sứ đứng, kháng điện… 6.4.4.2.2 Mặt bằng bố trí thiết b:  Tổng quan về mặt bằng sân phân phối: Việc bố trí các thiết bị trong mặt bằng sân phân phối dự trên cơ sở thuận lợi cho việc đấu nối xuất tuyến các đường dây trước mắt cũng như sau này. Các thiết bị được bố trí trên cơ sở tuân thủ các tiêu chuẩn Việt Nam, qui phạm trang bị điện và một số tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận theo qui định của Tập đoàn Điện Lực Việt Nam và Tổng Công ty Truyền tải Điện Quốc gia. Việc bố trí mặt bằng cũng
  • 25. VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 PECC1 Thuyết Minh BCNCKT C6-6.4 - 25/38 dựa trên việc tham khảo các thiết bị hiện đang sử dụng cho các trạm biến áp tại Việt Nam và đảm bảo mỹ quan cho trạm.  Giải pháp mặt bằng sân phân phối: Sân phân phối 500kV NMNĐ Quỳnh Lập I được thiết kế kiểu nửa ngoài trời, nửa trong nhà. Thiết bị đóng cắt 500kV và máy biến áp lực được đặt ngoài trời. Hệ thống máy tính, thiết bị điều khiển, bảo vệ, hệ thống tủ tự dùng và viễn thông đặt trong nhà. a) Phần ngoài trời: - Các thiết bị 500kV lắp đặt mới trong giai đoạn này của dự án như máy cắt, dao cách ly, biến dòng điện, biến điện áp và máy biến áp liên lạc sẽ được lắp đặp tại vị trí dự kiến phù hợp với sơ đồ 3/2 máy cắt. - Kháng điện bù ngang của các đường dây được dự kiến bố trí tại nơi có các xuất tuyến đường dây 500kV. b) Phần trong nhà: - Các thiết bị điều khiển bằng máy tính, hệ thống điện tự dùng hạ áp và hệ thống viễn thông sẽ được bố trí trong nhà điều khiển trung tâm của sân phân phối. - Nhà đặt tủ điều khiển - bảo vệ 500kV được bố trí tại sân phân phối 500kV. Các tủ điều khiển bảo vệ 500kV sẽ được bố trí trong các nhà điều khiển - bảo vệ. 6.4.4.2.3 Hệ thống điện tự dùng sân phân phối:  Nguồn điện xoay chiều 380/220V: Nguồn điện tự dùng của sân phân phối được cấp từ các máy biến áp tự dùng 10/0,4kV thông qua hệ thống cáp lực từ hệ thống tự dùng của nhà máy cấp đến. Nguồn điện tự dùng xoay chiều 380/220V được cấp từ các máy biến áp tự dùng thông qua đường cáp (3x(1x500)+1x300)mm2 vào các tủ xoay chiều. Trong tủ xoay chiều có lắp hệ thống tự động đóng nguồn dự phòng đảm bảo cấp điện cho các thiết bị được liên tục từ một trong 2 máy biến áp tự dùng. Hệ thống điện tự dùng xoay chiều được bảo vệ bằng các áp tô mát đặt trong tủ xoay chiều. Tủ điện xoay chiều được đặt trong phòng tự dùng AC/DC.  Nguồn điện một chiều 220V: Nguồn điện tự dùng một chiều 220V được cấp từ tủ xoay chiều thông qua 2 bộ nắn điện đến các tủ một chiều và 2 hệ thống ắc qui có dung lượng 300Ah/bộ. Bình thường các thiết bị được cấp nguồn từ các áp tô mát của tủ một chiều lấy điện trực tiếp từ tủ xoay chiều thông qua các bộ nắn điện. Khi có sự cố ở nguồn xoay chiều thì các thiết bị sẽ được cấp điện một chiều từ bộ ắc qui. Tủ điện một chiều và bộ nạp được đặt trong phòng tự dùng AC/DC, ắc qui được đặt trong phòng ắc qui. 6.4.4.2.4 Giải pháp bảo vệ chống sét, nối đất, chiếu sáng, điều hòa  Hệ thống chống sét đánh thẳng: Để bảo vệ chống sét đánh thẳng vào trạm dùng dây thu sét loại ACSR-95/19 bắt
  • 26. VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 PECC1 Thuyết Minh BCNCKT C6-6.4 - 26/38 trên các đỉnh cột trạm ở độ cao 35m trong sân phân phối 500kV. Việc bố trí hệ thống dây thu sét trong đề án đã đảm bảo chống sét đánh thẳng trực tiếp vào các thiết bị. Toàn bộ thiết bị và các kết cấu xây dựng của trạm đều nằm trong vùng bảo vệ của hệ thống dây thu sét. Hệ thống dây thu sét bổ sung này đều được nối với hệ thống nối đất chung của sân phân phối.  Hệ thống chống quá điện áp: Để bảo vệ chống sóng quá điện áp lan truyền từ đường dây vào sân phân phối, tại tất cả các đầu ra đường dây 500kV.  Hệ thống nối đất: Lưới nối đất gồm dây rải bằng cáp đồng Cu-120 mm2 rải theo diện tích trạm thành các ô lưới 6x6m, liên kết với lưới có các cọc tiếp địa thép mạ đồng tròn 22 dài 3m. Lưới nối đất được chôn ở độ sâu 0,8m, đầu trên của cọc ở độ sâu 0,7 m. Liên kết giữa lưới với lưới và lưới với cọc tiếp địa bằng hàn nổ. Lưới nối đất được tính toán đảm bảo điện trở nối đất toàn sân phân phối đáp ứng qui phạm và các yêu cầu kỹ thuật. Nối đất các thiết bị: Toàn bộ vỏ thiết bị và các phần kết cấu thép của trạm được tới hệ thống nối đất của trạm bằng cáp đồng bện Cu-150 mm2.  Chiếu sáng trong sân phân phối: Chiếu sáng sân phân phối gồm chiếu sáng ngoài trời và chiếu sáng trong nhà. Nguồn chiếu sáng là nguồn xoay chiều 380/220V được cấp từ bảng điện chiếu sáng trong phòng điều khiển. a) Chiếu sáng ngoài trời: - Dùng hệ thống đèn pha lắp trên cột thu sét độc lập. Trong sân phân phối 500kV bố trí 8 cột chiếu sáng. Hệ thống chiếu sáng với các giàn đèn lắp ở độ cao 20m, mỗi cột chiếu sáng được bố trí từ 6 đến 9 đèn pha công suất 400W với góc chiếu và cường độ được tính toán, thiết kế đảm bảo chiếu sáng cho các thiết bị trong hàng rào sân phân phối theo yêu cầu. - Chiếu sáng hàng rào: Hệ thống đèn compact công suất 15W trọn bộ với cột, Các cột đèn chiếu sáng được bố trí sát hàng rào trạm với khoảng cách giữa các đèn khoảng từ 20m ÷ 25m. b) Chiếu sáng trong nhà: Chiếu sáng trong nhà được tính toán thiết kế tuỳ theo chức năng từng phòng để chọn mức độ chiếu sáng phù hợp theo tiêu chuẩn chiếu sáng. Chiếu sáng trong nhà có 2 hệ thống: chiếu sáng làm việc và chiếu sáng sự cố. - Chiếu sáng làm việc: được cấp từ hệ thống điện tự dùng 380/220V xoay chiều cấp từ tủ điện AC/DC tới các tủ điện chiếu sáng của các nhà chức năng. - Chiếu sáng sự cố: được cấp điện từ hệ thống điện tự dùng 220V một chiều và sẽ được tự động đưa vào khi mất nguồn xoay chiều.
  • 27. VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 PECC1 Thuyết Minh BCNCKT C6-6.4 - 27/38 Hệ thống chiếu sáng đã được thiết kế phù hợp theo chức năng từng phòng, sử dụng các loại bóng như huỳnh quang, compact hoặc đèn phòng nổ. i. Hệ thống chiếu sáng nhà điều khiển trung tâm: Nguồn cấp cho hệ thống chiếu sáng nhà điều khiển gồm: nguồn xoay chiều 380/220V và nguồn 1 chiều DC-220V. - Nguồn xoay chiều 380/220V: dùng cho hệ thống chiếu sáng làm việc. Nguồn xoay chiều được cấp từ tủ tự dùng xoay chiều 380/220 V AC qua 1 áp tô mát 3 pha đến bảng điện chiếu sáng treo trên tường phòng điều khiển từ bảng điện chiếu sáng cấp cho các phòng qua các áp tô mát phân phối. - Nguồn 1 chiều dùng cho hệ thống chiếu sáng sự cố. Nguồn này được cấp từ tủ tự dùng 1 chiều DC-220V qua 1 áp tô mát 2 pha đến bảng chiếu sáng sự cố 220V DC treo trên tường phòng điều khiển từ bảng chiếu sáng sự cố cấp trực tiếp cho các phòng. Điện chiếu sáng sự cố chỉ cấp cho các phòng điều khiển, ác quy, thông tin. Đèn dùng cho các phòng như sau: - Phòng ắc quy: Dùng đèn cầu bóng tròn loại compact với công suất 11W có trang bị phòng nổ. - Phòng trưởng trạm: dùng 2 bộ đèn nê ông treo sát trần. Mỗi bộ đèn gồm 4 đèn nê ông có công suất 4x40W. - Phòng kỹ thuật, phòng họp, phòng làm việc, phòng AC/DC: dùng 4 bộ đèn nê ông treo sát trần. Mỗi bộ đèn gồm 4 đèn nê ông có công suất 4x40W. - Phòng điều khiển: dùng 6 bộ đèn nê ông treo sát trần. Mỗi bộ đèn gồm 4 đèn nê ông có công suất 4x40W. - Đèn chiếu sáng hành lang sử dụng các đèn cầu bóng tròn loại compact với công suất 9W. ii. Hệ thống chiếu sáng nhà điều khiển bảo vệ: - Nguồn cấp điện cho nhà điều khiển bảo vệ được lấy từ tủ điện xoay chiều 380/220V AC bằng áp tô mát 20A. - Chiếu sáng nhà điều khiển bảo vệ bằng 3 bộ đèn nê ông loại 2 bóng.  Điều hòa thông gió: Tuỳ theo chức năng các phòng, hệ thống điều hoà, thông gió được trang bị nhằm đảm bảo điều kiện làm việc cho người vận hành và trang thiết bị của từng phòng. - Nhà điều khiển: Các phòng được trang bị hệ thống điều hoà như sau: + Phòng điều khiển được trang bị 2 điều hoà loại tủ đứng với công suất 48000BTU cho mỗi tủ. + Phòng thông tin, Phòng AC/DC, phòng kỹ thuật: được trang bị 2 điều hòa 36000BTU. + Phòng làm việc được trang bị 1 điều hoà 1 chiều loại 2 cục treo trên tường với công suất 18000BTU.
  • 28. VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 PECC1 Thuyết Minh BCNCKT C6-6.4 - 28/38 + Phòng ác quy trang bị quạt hút dẫn không khí độc ra ngoài nhà… - Nhà điều khiển bảo vệ sân phân phối: + Nhà điều khiển bảo vệ sẽ được trang bị 2 điều hoà 2 cục 1 chiều với công suất 18000BTU. 6.4.4.2.5 Các giải pháp kỹ thuật chính phần điều khiển bảo vệ: Là một phần trong công trình Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1, sân phân phối 500kV được trang bị các thiết bị điều khiển và rơ le bảo vệ phù hợp với hệ thống điều khiển và bảo vệ của nhà máy. Các thiết bị này được thiết kế tuân thủ theo các tiêu chuẩn Việt nam, các quy định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đồng thời phù hợp với một số tiêu chuẩn quốc tế thông dụng.  Phạm vi trang bị thiết bị điều khiển và bảo vệ: Phù hợp với sơ đồ điện chính (bản vẽ số: 31.2010-Đ-03) đề án này xem xét trang bị các thiết bị điều khiển và bảo vệ cho SPP 500kV Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 như sau: - Thiết bị điều khiển bảo vệ cho 02 đường dây 500kV đi Thanh Hóa B11, B21. - Thiết bị điều khiển bảo vệ cho 02 đường dây 500kV đi Vũng Áng B31, B41. - Thiết bị điều khiển bảo vệ cho 02 ngăn kháng điện 500kV. - Thiết bị điều khiển bảo vệ cho 02 ngăn xuất tuyến đấu nối đến 02 máy biến áp tăng áp B22, B32. - Thiết bị điều khiển bảo vệ cho 10 module máy cắt 500kV đấu nối theo sơ đồ 3/2. - Thiết bị bảo vệ cho thanh cái 500kV và các đoạn thanh dẫn 500kV. - Thiết bị đo đếm điện năng phục vụ mua bán điện.  Thiết bị điều khiển: Việc điều khiển và giám sát đối với sân phân phối 500kV Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 sẽ được thực hiện ở 4 mức: - Tại Trung tâm điều độ HTĐ Quốc gia và Trung tâm điều độ HTĐ Miền Bắc. - Tại phòng điều khiển trung tâm của nhà máy điện Quỳnh Lập 1. - Tại phòng điều khiển của sân phân phối 500kV (bao gồm 2 nơi):  Từ trạm thao tác của hệ thống điều khiển máy tính.  Từ các tủ điều khiển dự phòng. - Tại thiết bị đóng cắt (máy cắt, dao cách ly...) Để thực hiện các chức năng điều khiển và giám sát cho các thiết bị của sân phân phối 500kV, 02 tủ điều khiển và giám sát LCU sẽ được trang bị. Tủ sẽ bao gồm các bộ I/O, bộ xử lý trung tâm, phần mềm, các Switch kết nối, phụ kiện,…đủ để điều khiển và giám sát cho các thiết bị của sân phân phối 500kV bao gồm 04 ngăn đường dây 500kV, 2 ngăn kháng điện 500kV, 02 ngăn xuất tuyến nối đến các máy biến áp
  • 29. VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 PECC1 Thuyết Minh BCNCKT C6-6.4 - 29/38 tăng áp, 10 module máy cắt 500kV đấu theo sơ đồ 3/2, 02 thanh cái 500kV, (còn dự phòng cho các ngăn tương lai theo sơ đồ điện chính) …Các thiết bị trong tủ LCU phải được hỗ trợ các giao thức để kết nối lên hệ thống điều khiển và giám sát ICMS của nhà máy. Hệ thống điều khiển máy tính cho sân phân phối 500kV được thiết kế tích hợp với hệ thống điều khiển và giám sát của nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 (giải pháp sẽ được trình bầy trong phần nhà máy). Từ phòng điều khiển trung tâm của sân phân phối, các chức năng chính của hệ thống điều khiển máy tính đối với sân phân phối 500kV bao gồm: - Đóng/ cắt máy cắt, dao cách ly, dao nối đất có động cơ có kết hợp các điều kiện hoà đồng bộ và khoá liên động thao tác; - Chỉ thị trạng thái máy cắt, dao cách ly, dao nối đất. - Đo lường các thông số chính: A, V, W, VAR, Wh, VARh của đường dây 500kV, kháng điện 500kV và ngăn xuất tuyến 500kV đi đến các MBA tăng áp. - Lưu giữ và xử lý thông tin, ghi sự cố Thủ tục truyền tin trong nội bộ sân phân phối: - Các bộ LCU được đấu nối trực tiếp lên mạng LAN theo thủ tục truyền tin phù hợp với hệ thống điều khiển của nhà máy. - IEC 61850, IEC 60870-5-103, Modbus,... : giữa các bộ LCU và các bộ rơle, các đồng hồ đo đếm, một số rơ le có yêu cầu đặc biệt ví dụ như tương thích với đầu đối diện. Thông qua các đường truyền thông tin và Gateway đặt tại nhà điều khiển của nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 cho phép thực hiện các chức năng SCADA đối với sân phân phối 500kV từ Trung tâm điều độ HTĐ Quốc gia và Trung tâm điều độ HTĐ Miền Bắc bao gồm các chức năng: - Đóng/ cắt máy cắt, dao cách ly, dao nối đất điều khiển bằng mô tơ… - Chỉ thị trạng thái máy cắt, dao cách ly, dao nối đất… - Cảnh báo, báo động bảo vệ làm việc, hư hỏng bảo vệ, sự cố cấp nguồn AC, DC… - Đo lường các thông số chính: A, V, W, VAR của các đường dây 500kV , kháng điện 500kV và các ngăn xuất tuyến 500kV đi đến các MBA tăng áp. Để dự phòng cho hệ thống máy tính, các tủ điều khiển truyền thống có thể hiện sơ đồ nổi cho các ngăn 500kV và 02 cột hòa đồng bộ sẽ được trang bị cho sân phân phối. Mặt trước các tủ điều khiển dự phòng có lắp các thiết bị kèm theo sơ đồ nổi để thực hiện các chức năng sau: - Điều khiển đóng cắt và chỉ thị vị trí các máy cắt, các dao cách ly có điều khiển động cơ điện. - Chỉ thị vị trí dao nối đất.
  • 30. VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 PECC1 Thuyết Minh BCNCKT C6-6.4 - 30/38 - Thông báo các tình trạng sự cố bằng ánh sáng và âm thanh.  Thiết bị phục vụ mua bán điện năng: Để phục vụ việc mua bán điện năng giữa nhà máy và EVN, đề án sẽ xem xét trang bị: 01 Máy tính PC thu thập dữ liệu đo đếm kèm phần mềm, 01 tủ máy đếm điện năng (gồm 02 công tơ đo đếm cấp chính xác 0.2, 06 công tơ đo đếm cấp chính xác 0.5), hộp đấu dây CT, VT và các phụ kiện, các bộ chuyển đổi giao thức RS485/RS232, RS485/Ethernet,… Từ máy tính thu thập dữ liệu đo đếm tại nhà máy hoặc các bộ máy đếm, số liệu của các bộ máy đếm sẽ được gửi tới trung tâm thông tin của EVN. Hệ thống đo đếm phục vụ mua bán điện bao gồm: - Hệ thống đo đếm chính được đặt tại 02 điểm:  01 điểm tại phía cao áp của MBA tăng áp GT2-1 (ngăn B32).  01 điểm tại phía cao áp của MBA tăng áp GT2-2 (ngăn B22). - Hệ thống đo đếm dự phòng 1 được đặt tại 02 điểm liền kề với điểm đo đếm của hệ thống đo đếm chính. - Hệ thống đo đếm dự phòng 2 được đặt tại 04 điểm: 04 đường dây 500kV đi Thanh Hóa (ngăn B11, B21, B31 và B41).  Thiết bị rơ le bảo vệ: Phù hợp với Quy định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, để bảo vệ cho các phần tử của sân phân phối 500kV các rơ le được trang bị sẽ thuộc thế hệ rơ le số, có bộ vi sử lý, có khả năng giao tiếp với hệ thống máy tính điều khiển và hệ thống SCADA với giải pháp chính sẽ được xem xét áp dụng như sau: a) 04 đường dây 500kV: Mỗi đường dây 500kV được trang bị 03 mạch bảo vệ. Trong đó, 02 bảo vệ so lệch dòng điện (87L) và 01 bảo vệ khoảng cách (F21) là các bảo vệ chính. Các bảo vệ quá dòng và quá dòng có hướng (50/51, 50/51N, 67/67N), bảo vệ quá áp/kém áp (27/59)… sẽ là các bảo vệ dự phòng. Chức năng đóng lặp (79) cũng sẽ được trang bị. Ngoài ra hệ thống định vị điểm sự cố cũng được trang bị cho mỗi ngăn đường dây. Các bộ rơ le so lệch sẽ được trang bị phù hợp với đầu đối diện. Giao tiếp giữa các thiết bị bảo vệ ở 2 đầu đường dây được thực hiện thông qua kênh thông tin quang. Cụ thể như sau: - Việc trao đổi tín hiệu bảo vệ của mạch 1,2 (Bảo vệ so lệch đường dây, bảo vệ chống chạm đất có hướng và tín hiệu cắt liên động với đầu đối diện) được thực hiện thong qua bộ chuyển đổi quang điện O/E có đầu ra 2Mbs và thiết bị truyền dẫn STM. - Việc trao đổi tín hiệu bảo vệ của mạch 3 (bảo vệ khoảng cách, bảo vệ chống chạm đất có hướng và tín hiệu cắt liên động với đầu đối diện) được thực hiện thông qua bộ Teleprotection và thiết bị truyền dẫn STM. b) 02 kháng điện 500kV:
  • 31. VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 PECC1 Thuyết Minh BCNCKT C6-6.4 - 31/38 Mỗi kháng điện 500kV được trang bị 02 mạch bảo vệ. Trong đó, bảo vệ so lệch kháng điện (87R,64) là các bảo vệ chính. Các bảo vệ quá dòng 50/51, 50/51N, … sẽ là các bảo vệ dự phòng. Các bảo vệ đi kèm kháng điện như hơi, nhiệt độ dầu, nhiệt độ cuộn dây... sẽ được đấu nối vào các mạch đi cắt và báo tín hiệu của 2 mạch bảo vệ. c) 02 ngăn xuất tuyến 500kV nối tới các máy biến áp tăng áp: Mỗi ngăn xuất tuyến 500kV nối tới các máy biến áp tăng áp được trang bị bảo vệ quá dòng và quá dòng có hướng (50/51, 50/51N, 67/67N), bảo vệ quá áp/kém áp (27/59). d) 10 module máy cắt 500kV: Mỗi module được trang bị 02 bảo vệ chống hư hỏng máy cắt kèm tự động đóng lặp lại có kiểm tra đồng bộ. Riêng ngăn máy cắt B20-3, B30-3 không có chức năng đóng lặp lại. e) Thiết bị bảo vệ thanh cái 500kV: Mỗi thanh cái 500kV sẽ được trang bị một bộ bảo vệ thanh cái là loại trở kháng thấp (87B), cấu hình phân phối hoặc tập trung. f) Các đoạn thanh dẫn 500kV: Mỗi đoạn thanh dẫn sẽ được trang bị 1 bộ bảo vệ so lệch đoạn thanh dẫn (87S) loại trở kháng thấp.  Bố trí các thiết bị điều khiển và rơ le bảo vệ: Các thiết bị điều khiển bảo vệ và đo lường được bố trí tại các tủ điều khiển bảo vệ đặt trong các nhà Bay Housing: - Nhà ĐKBV1 : bao gồm thiết bị điều khiển bảo vệ ngăn đường dây B11, B21,ngăn xuất tuyến máy biến áp tăng áp B22, các ngăn máy cắt B20-1, B20- 2,B20-3, B10-1, B10-2 , thiệt bị hòa đồng bộ SYN-1 và tủ LCU1, thiết bị bảo vệ thanh cái 500kV. Các tủ điều khiển dự phòng đều có vị trí dự phòng để lắp đặt thiết bị cho ngăn máy cắt 500kVB10-3, ngăn xuất tuyến MBA 500kV B12 và 02 ngăn kháng điện. - Nhà ĐKBV2 : bao gồm thiết bị điều khiển bảo vệ ngăn đường dây và kháng điện B31, B41,ngăn xuất tuyến máy biến áp tăng áp B32, các ngăn máy cắt B30-1, B30-2,B30-3, B40-1, B40-2, thiết bị hòa đồng bộ SYN-2 và tủ LCU2. Các tủ điều khiển dự phòng đều có vị trí dự phòng để lắp đặt thiết bị cho ngăn máy cắt 500kVB40-3. - Tủ công tơ đo đếm và các thiết bị phục vụ truyền dữ liệu đo đếm điện năng (máy tính, Router, Switch,…) và hệ thống điều khiển máy tính của sân phận phối ( trình bầy trong phần nhà máy) được bố trí tại nhà điều khiển trung tâm của sân phân phối. 6.4.4.2.6 Các giải pháp kỹ thuật phần thông tin:  Yêu cầu đối với hệ thống viễn thông
  • 32. VINACOMIN-Tổng Công ty Điện Lực TKV Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 PECC1 Thuyết Minh BCNCKT C6-6.4 - 32/38 a) Cung cấp kênh thông tin cho rơle bảo vệ các đường dây 500kV Cung cấp kênh thông tin phục vụ hệ thống Rơle bảo vệ 04 ĐZ-500kV (02 đường dây Quỳnh Lập 1-Thanh Hóa, 02 đường dây Quỳnh Lập 1-Vũng Áng 3). Tín hiệu bảo vệ cần trao đổi cho mỗi đường dây gồm: - Mạch bảo vệ 1: Bảo vệ so lệch dòng điện, bảo vệ chống chạm đất có hướng và cắt liên động (3 tín hiệu). - Mạch bảo vệ 2: Bảo vệ so lệch dòng điện, bảo vệ chống chạm đất có hướng và cắt liên động (3 tín hiệu). - Mạch bảo vệ 3: Bảo vệ khoảng cách, bảo vệ chống chạm đất có hướng và cắt liên động (3 tín hiệu). b) Kênh thông tin cho điều khiển - điều độ NMNĐ Quỳnh Lập 1 được trang bị hệ thống điều khiển bằng máy tính 1+1 đặt tại Nhà ĐKTT NMNĐ Quỳnh Lập 1 và theo điều 7 của quy định “Xây dựng và Quản lý vận hành thiết bị SCADA của trạm biến áp và nhà máy điện, mã số QĐ 09-04 (ban hành kèm theo quyết định số 1208/QĐ-EVN, ngày 29-7-2008) của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, NMNĐ Quỳnh Lập 1 (Các tổ máy vận hành và SPP-500kV) sẽ được điều khiển và giám sát bởi Trung tâm điều độ HTĐ Quốc gia A0 và Trung tâm điều độ HTĐ miền Bắc A1.. Trung tâm điều độ HTĐ A0, A1 hiện tại có 02 hệ thống SCADA: Hệ thống hiện có đặt tại tòa nhà 18 Trần Nguyên Hãn - Hà Nội và hệ thống mới đặt tại tòa tháp đôi EVN 11 Cửa Bắc, Hà Nội. Vì vậy, hệ thống thông tin cần phải đảm bảo các kênh truyền cung cấp các dịch vụ sau: - Cung cấp kênh điện thoại Hot-line giữa NMNĐ Quỳnh Lập 1 và Trung tâm điều độ HTĐ Quốc gia A0, Trung tâm điều độ HTĐ miền Bắc A1 (tại 18 Trần Nguyên Hãn và 11 Cửa Bắc). - Cung cấp kênh truyền số liệu phục vụ hệ thống SCADA/EMS: Cung cấp kênh thông tin để thực hiện các chức năng SCADA của NMNĐ Quỳnh Lập 1 từ trung tâm điều độ HTĐ Quốc gia A0 và Trung tâm điều độ HTĐ miền Bắc A1 (tại 18 Trần Nguyên Hãn và 11 Cửa Bắc). c) Kết nối tổng đài PABX tại NMNĐ Quỳnh Lập 1 với các tổng đài ngành Điện Thiết lập đường trung kế E1 đấu nối tổng đài tại NMNĐ Quỳnh Lập 1 với tổng đài Flexicom 6000 hiện có tại Phòng máy Viễn thông 18 Trần Nguyên Hãn và tổng đài tại TBA-500kV Thanh Hóa để phục vụ các liên lạc thoại, fax, dữ liệu giữa các thuê bao trong ngành Điện với nhau và với các thuê bao khác thông qua quay số tự động. Thiết lập các đường trung kế CO đấu nối tổng đài đặt tại NMNĐ Quỳnh Lập 1 với tổng đài của các nhà kinh doanh dịch vụ viễn thông công cộng để hòa mạng thuê bao tại NMNĐ Quỳnh Lập 1 với mạng viễn thông công cộng. d) Phục vụ hệ thống đo đếm điện năng