SlideShare a Scribd company logo
1 of 172
Download to read offline
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIÊN
CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KINH TẾ XÃ HỘI
Thế nào là nghiên cứu và nghiên cứu khoa học xã hội?
• Khái niệm: Nghiên cứu có nhiều cách hiểu và khái niệm khác
nhau.
Là một quá trình/ hoạt động sử dụng các PHƯƠNG PHÁP và
KỸ THUẬT để tìm ra BẢN CHẤT của một sự vật/ hiện tượng
...là quá trình “quan sát” sự vật, hiện tượng nhằm phát triển tri
thức mới (...hiểu biết về sự thật ẩn chứa trong các sự vật hiện
tượng)
• Trong nghiên cứu khoa học xã hội, nghiên cứu là quá trình sử
dụng các PPNC KHXH để xây dựng thuật ngữ, lý thuyết nhằm:
i/ Hình thành chủ đề nghiên cứu (xác định vấn đề);
ii/ Giải thích các kết quả tìm ra (Phân tích vấn đề và luận giải
nguyên nhân)
(Bryman, 2008)
Thế nào là nghiên cứu và nghiên cứu khoa học xã hội?
Các đặc tính của nghiên cứu:
• Cấp thiết và phù hợp
• Khách quan, trung thực, chính xác
• Hệ thống, lô gic chặt chẽ
• Kế thừa (khác sao chép) và có thể lặp lại (khác dập khuôn,
máy móc)
• Sáng tạo và phát triển
Thế nào là nghiên cứu và nghiên cứu khoa học xã hội?
• Loại hình nghiên cứu: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng
Nghiên cứu cơ bản/hàn lâm Nghiên cứu ứng dụng
• Mục tiêu: Phát triển lý thuyết
• Kết quả: lý thuyết, mô hình, luận
điểm mới
• Đặc điểm: tổng quát hóa và lâu dài
• Phản biện: Chuyên gia lý thuyết
• Nơi công bố: Tạp chí khoa học
• Mục tiêu: Ứng dụng lý thuyết vào
thực tế
• Kết quả: đưa ra các giải pháp hiệu
quả trên các lý thuyết đã có
• Đặc điểm: phù hợp với không gian,
thời gian cụ thể
• Phản biện: Chuyên gia lý thuyết và
thực tiễn
• Nơi công bố: Tạp chí dành cho các
nhà thực tiễn/ cơ sở; Nơi ứng dụng
1.3
Phương
pháp và
phương
pháp luận
v Phương pháp Nghiên
cứu (research methods):
công cụ, kỹ thuật và quy
trình nhằm thu thập,
phân tích dữ liệu
v Phương pháp luận
Nghiên cứu (research
methodology): lý thuyết
và cách thức thực hiện
nhằm dẫn dắt nghiên cứu
23
Quy trình nghiên cứu
Xác định chủ đề
nghiên cứu
Tổng quan, Mục tiêu,
Câu hỏi NC
Khái niệm/đo lường
và Khung lý thuyết
Thiết kế NC
Thu thập &
Phân tích dữ liệu
Viết báo cáo
27
3.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
§ Nghiên cứu suy diễn
(deductive)
• Lý thuyết àgiả
thuyếtàdữ liệu/kiểm
định à kết luận
§ Nghiên cứu quy nạp
(inductive)
• Dữ liệu/kiểm định
àcách thức à lý thuyết
v Các bộ phận của một cách tiếp
cận nghiên cứu
§ Triết lý tổng quan
§ Thiết kế nghiên cứu
§ Phương pháp nghiên cứu
29
3.2. Hệ thống quy trình
§ Quy trình nghiên cứu
tổng thể
§ Quy trình thực hiện
từng công đoạn
30
Phương pháp
nghiên cứu
Mối quan hệ của phương pháp
nghiên cứu với kết quả nghiên cứu:
Kết quả nghiên cứu phụ thuộc cơ bản
vào phương pháp nghiên cứu
Mức độ chấp nhận kết quả nghiên cứu
phụ thuộc vào mức độ chấp nhận
phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu cần được mô
tả rõ ràng và chi tiết để người đọc có thể
đánh giá độ khách quan và tin cậy
Đạo đức nghiên cứu
Thế nào là đạo đức nghiên cứu?
• “Đạo đức trong nghiên cứu khoa học là những điều đặt ra
khi chúng ta quyết định giữa việc cần thực hiện một hành
động này với những điều khác không chỉ xét trên tính
thích hợp hay hiệu quả mà con bằng việc tham khảo các
tiêu chuẩn đúng hay sai về mặt đạo đức” (J.A. Barnes
1979: 16).
• è các quyết định đạo đức cần dựa trên các nguyên tắc
chứ không dựa vào sự thích hợp
Đạo đức nghiên cứu
Tiêu chuẩn đạo đức cơ bản trong nghiên cứu
Tính cộng đồng, Tính phổ biến, Tính không vị lợi, Tính độc
đáo, Tính hoài nghi
• Tính cộng đồng (communalism) trong nghiên cứu khoa
học đòi hỏi rằng kết quả nghiên cứu là tài sản chung của
toàn thể cộng đồng khoa học. Các thành viên trong cộng
đồng được tự do trao đổi thông tin khoa học nhưng cần tôn
trọng “bản quyền” – không “ăn cắp”.
• Tính phổ biến (Universalism) có nghĩa là tất cả các nhà
nghiên cứu đều có thể đóng góp trí tuệ của mình vào sự
phát triển khoa học, không phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng
hoặc ý thức hệ chính trị.
• Tính không vị lợi (Disinterested humility) là nhà nghiên cứu
không được phép để kết quả nghiên cứu của mình vướng bận
vào những mục đích tín ngưỡng hoặc cá nhân. Nhà nghiên
cứu cần có thái độ mở rộng cho tìm kiếm những giá trị thực
của các sự vật hiện tượng.
• Tính độc đáo (Orginality) có nghĩa những công bố của nhà
nghiên cứu phải mới, đóng góp một điều gì đó vào kho tàng tri
thức và sự hiểu biết chung của chúng ta.
• Tính hoài nghi (Skepticism), ý muốn nói ở đây là hoài nghi về
mặt khoa học, thể hiện ở chỗ nhà nghiên cứu cần đặt ra những
nghi vấn đối với những thông tin được cung cấp bởi người trả
lời hay của một tác giả nào đó. Mọi kết quả được công bố cần
phải được xem xét trước khi chấp nhận, phải được kiểm
chứng bằng các luận cứ.
Đạo đức nghiên cứu
3 nguyên tắc đạo đức cơ bản
- Tôn trọng con người: i/ Tôn trọng quyền tự quyết: Các cá nhân
có quyền quyết định tham gia hoặc không tham gia vào một
nghiên cứu khảo sát. Họ phải được đối xử một cách tôn trọng; ii/
Bảo vệ những người bị hạn chế hoặc giảm sút quyền tự quyết.
- Hướng thiện: Nguyên tắc này được đề ra nhằm hướng tới mục
tiêu đảm bảo nghĩa vụ của mọi nghiên cứu khảo sát là phải tối
đa hoá lợi ích và tối thiểu hoá tác hại. Đây là nguyên tắc nâng
dần đến các chuẩn mực đòi hỏi rằng rủi ro nghiên cứu phải ở
mức hợp lý so với lợi ích mong đợi; thiết kế nghiên cứu phải
hợp lý và người thực hiện nghiên cứu phải có đủ năng lực
chuyên môn để bảo vệ lợi ích của đối tượng nghiên cứu.
- Công bằng: Nguyên tắc Công bằng đề cập đến nghĩa vụ
đạo đức là phải đối xử với mọi đối tượng nghiên cứu một
cách đúng đắn và phù hợp về mặt đạo đức, phải đảm bảo
mỗi cá nhân tham gia vào nghiên cứu phải nhận được tất
cả những gì mà họ có quyền được hưởng. Trong đạo đức
nghiên cứu liên quan đến con người, nguyên tắc này chủ
yếu đề cập tới sự phân chia công bằng, trong đó công
bằng cả thiệt thòi lẫn lợi ích của việc tham gia nghiên cứu
cho mọi đối tượng.
-------------------------------
Đạo đức
trong
nghiên cứu
Một số vấn đề đạo đức trong nghiên cứu:
đạo văn
§ Lấy nghiên cứu của người khác làm
của mình
§ Copy từ, ý tưởng của người khác mà
không trích dẫn phù hợp
§ Cung cấp thông tin trích dẫn không
đúng nguồn
§ Thay đổi từ ngữ nhưng không thay
đổi cấu trúc câu và không trích dẫn
phù hợp
§ Copy nhiều quá từ, ý tưởng (mặc dù
vẫn có trích dẫn)
42
Đạo đức
trong
nghiên cứu
Cách tránh vấn đề đạo đức trong nghiên
cứu?
§ Tuân thủ các hướng dẫn, quy định
về đạo đức nghiên cứu
§ Trong quá trình chuẩn bị: tham
vấn với người hướng dẫn và cần
viết tóm tắt những gì đã biết/hiểu
§ Trong khi viết
• Khi có nghi ngờ, cần trích dẫn
• Đề cập rõ ai nói gì hoặc làm gì
• Viết lại theo ngôn ngữ của bạn
• Cần phân tích và đánh giá
nguồn bạn trích dẫn
43
Tầm quan trọng của
việc trích dẫn tài
liệu
a. Cho thấy sự tôn trọng và ghi nhận
của bạn đối với sản phẩm trí tuệ/tác
phẩm của người khác;
b. Cho thấy bài viết của bạn là đáng tin
cậy vì dựa trên những luận cứ của
những người đi trước;
c. Chứng minh cho giảng viên/người
đọc thấy rằng bạn đã đọc và xem xét
vấn đề dựa trên những tài liệu phù hợp;
44
Tầm quan trọng
của việc trích dẫn
tài liệu
d. Cho phép người đọc có thể xác
nhận tính đúng đắn của những
thông tin mà bạn trích dẫn và đọc
thêm về những vấn đề/luận điểm
cụ thể mà bạn đã nêu ra;
e. Tuân theo những tiêu chuẩn của
việc viết nghiên cứu/hàn lâm;
f. Tránh việc đạo văn.
45
Một số quan niệm sai về NCKH
v Nghiên cứu giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn
§ Vấn đề thực tiễn bạn hiểu đến đâu; Giải pháp của nhà
khoa học không nhất thiết giống nhà quản lý; Không thực
tiễn và sai bản chất của NCKH
§ Vấn đề thực tiễn có tính thời điểm
§ Nghiên cứu khó bao quát hết mọi khía cạnh của vấn đề
v Tầm của nghiên cứu khoa học
§ Phụ thuộc vào tri thức mới
§ Không phục thuộc vào phạm vi hay cấp quản lý, quy mô
mẫu, hay cơ sở nghiên cứu
47
Một số quan niệm sai về NCKH
v Không coi trọng phương pháp nghiên cứu
§ Coi phương pháp tư duy là PPNC, ví dụ “phương pháp
duy vật biện chứng và lịch sử”
§ PPNC không cần trình bày rõ trong nghiên cứu
v Coi quy trình nghiên cứu là quá trình viết báo cáo
§ Coi viết dựa trên đề cương là hoạt động nghiên cứu
48
Chương 2
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
VÀ HÌNH THÀNH MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Hình thành chủ đề nghiên cứu
Là điểm khởi đầu của nghiên
cứu
• Xuất phát từ thực nghiệm (ví dụ như từ
một vấn đề quản lý phát hiện trong quá
trình thực tập) hoặc từ lý thuyết;
• Từ kiến thức của các nhà nghiên cứu về
các hiện tượng;
• Định hướng của các nhà nghiên cứu
Cơ sở hình thành chủ đề nghiên
cứu kinh tế - xã hội:
1. Hình thành
chủ đề nghiên
cứu
1.1 - Đặc điểm của một chủ đề nghiên
cứu tốt
• Phù hợp với yêu cầu đánh giá (chuyên đề
tốt nghiệp, trao học bổng, luận văn, đề tài
khoa học, “đơn đặt hàng nghiên cứu”….);
• Phù hợp với khả năng thực hiện (chuyên
ngành, kiến thức, năng lực, ,… nguồn lực:
thời gian, tài chính,… nguồn số liệu….);
• Gắn với lý thuyết dẫn dắt nghiên cứu; xác
định rõ ràng được mục tiêu và câu hỏi
nghiên cứu; và
• Gắn được với mục tiêu nghề nghiệp (tận
dụng cơ hội này phát huy năng lực chuyên
môn).
1.2 - Tìm kiếm ý tưởng nghiên cứu
Có hai kiểu tư duy hình thành ý tưởng nghiên cứu: Tư duy hợp
lý và Tư duy sáng tạo
• Tư duy hợp lý: Liệt kê các điểm mạnh và sở thích trong
nghiên cứu của bạn; rà soát các vấn đề nghiên cứu quan tâm;
Thảo luận với người hướng dẫn và bạn bè; Tìm kiếm tài liệu
• Tư duy sáng tạo: Lưu trữ các ý tưởng-ghi sổ; Tìm phát hiện
các đề tài nghiên cứu từ rà soát tổng quan nghiên cứu; Vẽ sơ
đồ mô tả mối quan hệ giữa các nghiên cứu; và Suy nghĩ sáng
tạo
1. Hình thành chủ đề nghiên cứu
Tìm kiếm và xác định ý tưởng nghiên cứu
9
Phát hiện vấn
đề/cơ hội quản lý
- Tìm kiếm, phát hiện vấn đề/cơ hội quản lý
- Xác định vấn đề/cơ hội cốt lõi
Câu hỏi
quản lý
Câu hỏi nghiên
cứu
Xác định những hành động quản lý cho vấn
đề/cơ hội cốt lõi
Xác định những hành động có thể giải quyết vấn
đề hoặc đón nhận cơ hội cốt lõi
11
KHÔNG
Câu hỏi quản lý
Tri thức/kiến thức cần có
Xác định khoảng trống tri
thức/kiến thức
Xem xét tính khả thi
Đặt câu hỏi nghiên cứu
CÓ
Câu hỏi quản lýà Câu hỏi nghiên cứu
Các bước tiếp theo:
• Chuyển ý tưởng thành câu hỏi nghiên cứu chung (câu hỏi
nghiên cứu chung này gắn với mục tiêu nghiên cứu chung).
• Chuyển câu hỏi nghiên cứu chung thành câu hỏi nghiên cứu cụ
thể (gắn với mục tiêu nghiên cứu cụ thể)
• Xác định các thuật ngữ hay khái niệm chính trong chủ đề nghiên
cứu
• Rà soát tổng quan nhằm sàng lọc chủ đề
• Điều chỉnh phạm vi, tính rõ ràng, phù hợp của chủ đề nghiên
cứu
1. Hình thành chủ đề nghiên cứu
1.4 - Thế nào là câu hỏi nghiên cứu?
• Là những nghi vấn được đặt ra với sự vật hiện tượng. Giải
đáp được các nghi vấn giúp xác định rõ bản chất của sự
vật hiện tượng là như thế nào.
• Xác định câu hỏi nghiên cứu tức là xác định các đích thông
tin cần đạt được.
• Câu hỏi nghiên cứu giúp hình thành các mục tiêu nghiên
cứu.
1. Hình thành chủ đề nghiên cứu
ĐỀ XUẤT NHỮNG DẠNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU SAU
1. Dự báo một kết quả (Liệu y có xảy ra trong hoàn cảnh a và b?)
2. Giải thích nguyên nhân và kết quả của một hiện tượng (Liệu y có chịu
tác động bởi x hay Liệu y có phải kết quả của x?)
3. Đánh giá một hiện tượng (Liệu y có thể hiện những lợi ích mà người ta
đã khẳng định?)
4. Mô tả một hiện tượng (Y như thế nào hay Y có dạng gì?)
5. Phát triển thực tiễn (Chúng ta có thể cải thiện Y bảng cách nào?)
6. Trao quyền hành động (Chúng ta có thể nâng cao đời sống của những
người mà chúng ta nghiên cứu như thế nào?)
7. So sánh (Liệu a và b có khác nhau về x không?)
vKhi nào cần nghiên cứu?
§ Những vấn đề quản lý chỉ cần kinh nghiệm, linh
cảm, kiến thức à Không cần
§ Vấn đề cần có tri thức mới à cần
15
Câu hỏi quản lý Câu hỏi nghiên cứu
Ví dụ: Có nên cấm giáo viên dạy thêm? Học thêm giúp học sinh phát triển như
thế nào về trí tuệ, cảm xúc, chuẩn
mực giá trị?
Trọng tâm Hướng tới giải quyết vấn đề thực tiễn Hướng tới tri thức mới
Định dạng Quyết định/hành động quản lý Nhân tố/mối quan hệ giữa chúng
Cơ sở Dựa trên thực tiễn và bối cảnh cụ thể Dựa trên khoảng trống tri thức
Đánh giá kết
quả
Câu hỏi có kết quả dựa trên thực tế
vận hành các giải pháp
Câu hỏi có kết quả dựa trên dữ liệu
thu thập được
Câu hỏi quản lýà Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi
quản lýà
Câu hỏi
nghiên
cứu
16
• Làm thế nào để
giảm nghèo ở huyện
A?
Câu hỏi
chung
• Nghèo là thế nào? đo
tình trạng nghèo? Đặc
điểm hộ nghèo ở
huyện A là gì?
• Yếu tố nào tác động
tới tình trạng nghèo ở
huyện A?
• Thực trạng nghèo của
huyện A như thế nào?
• Giải pháp nào thực
hiện nhằm giảm nghèo
cho huyện A?
Câu hỏi
nghiên
cứu cụ
thể
• Có dạng câu hỏi; Có trọng tâm;
• Có cơ sở lý thuyết hoặc thực
tiễn;
• Phạm vi và ý nghĩa rõ ràng;
• Có thể trả lời.
Đặc điểm
của câu
hỏi nghiên
cứu tốt:
• Cụ thể;
• Có thể đo lường;
• Có thể đạt được;
• Thực tế;
• Đúng lúc.
Tiêu chuẩn
của mục
tiêu nghiên
cứu tốt:
2. Tổng quan
nghiên cứu 2.1 – Thế nào là Tổng quan nghiên cứu
Công việc rà soát phân tích các tài liệu,
báo cáo khoa học về các chủ đề/ vấn đề
nghiên cứu theo trục lịch sử
Cung cấp cơ sở nền tảng cho sự hình
thành và phát triển nghiên cứu của bạn.
Không thể tiến hành nghiên cứu khi bạn
không biết người ta đã nghiên cứu những
gì trong chủ đề nghiên cứu của bạn.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.2. Mục tiêu/vai trò của tổng quan nghiên cứu
• Giúp hình thành, điều chỉnh mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu;
• Giúp phát hiện khoảng trống nghiên cứu (điều chưa nghiên
cứu);
• Phát hiện những đề xuất cho nghiên cứu (từ những khiếm
khuyết của nghiên cứu trước);
• Giúp tránh lặp lại các nghiên cứu một cách đơn điệu;
• Tăng cường ý nghĩa cho việc lựa chọn đề tài nghiên cứu;
• Giúp xây dựng khung nghiên cứu;
• Phát hiện các phương pháp, kỹ thuật được sử dụng trong
các nghiên cứu trước để giải quyết cân hỏi nghiên cứu.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.3 - Những nội dung cần tổng quan
• Những gì đã được biết trong chủ đề nghiên cứu
• Khái niệm, lý thuyết nào đã được áp dụng
• Phương pháp nghiên cứu nào được áp dụng trong chủ đề
nghiên cứu
• Có tranh luận/điểm chưa thống nhất trong kết quả nghiên cứu
• Có những câu hỏi nghiên cứu nào chưa được trả lời
• Ai là người đóng góp chính trong lĩnh vực nghiên cứu đó
2. Tổng quan nghiên cứu
2.4 - Các dạng và quy trình tổng quan nghiên cứu
• Tổng quan mô tả: tập hợp và mô tả về luận điểm, kết quả có liên
quan tới chủ đề nghiên cứu,… Kiểu này tỏ ra thích hợp với
trường hợp nội dung nghiên cứu rộng lớn (hơi bao la!). Phương
pháp này có nhiều nhược điểm
• Tổng quan hệ thống: tổng hợp bằng chứng về các nghiên cứu
trước đây dựa trên các câu hỏi nghiên cứu, phương pháp,… để
xác định lựa chọn và nhận xét đánh giá các nghiên cứu liên
quan…. Thường vận dụng trong các nghiên cứu có chủ đề nghiên
cứu hẹp (cụ thể hơn). Phương pháp này có nhiều ưu điểm
2. Tổng quan nghiên cứu
2.5 - Quy trình tổng quan nghiên cứu
• Bước 1: Xác định thông tin cần tìm (dựa vào mục tiêu nghiên cứu,
khái niệm, lý thuyết,…. Trả lời các câu hỏi: Cái gì? Ai? Ở đâu? Khi
nào? Như thế nào?....
• Bước 2: Xác định nguồn thông tin (sơ cấp hay thứ cấp )
• Bước 3: Tiến hành tìm kiếm (Online và offline: chú ý các tính năng
tìm kiếm online….
• Bước 4: Đọc và nhận xét, đánh giá tài liệu [Đánh giá nhanh (tiêu
đề, nguồn gốc, tác giả, tóm tắt); Đánh giá tổng quát (độ tin cậy,
tính phù hợp); lưu trữ tài liệu]
• Bước 5: Tổng hợp và phân tích tài liệu/thông tin (thuật ngữ, khái
niệm, đo lường, luận điểm lý thuyết, phương pháp, kết quả, đề
xuất,…. liên quan tới nghiên cứu) Đã làm tổng quan chỉ có nguồn
thông tin thứ cấp
2. Tổng quan nghiên cứu
2.6 - Viết tổng quan nghiên cứu
Có nhiều cách tiếp cận sắp xếp cấu trúc tổng quan nghiên cứu.
Chẳng hạn, sắp xếp tổng quan theo: thời gian, nơi xuất bản,
chủ đề, phương pháp,…
Tổng quan cần đảm bảo đề cập tới: i/ hiện trạng vấn đề, ii/ lịch
sử phát triển, iii/ phương pháp, iv/ chuẩn mực, các vấn đề tiếp
tục nghiên cứu là gì?
Khi viết tổng quan nghiên cứu cần: sử dụng các dẫn chứng;
các thông tin cần chọn lọc, ít quotation “….”; tóm tắt và tổng
hợp, sử dụng ngôn ngữ của bạn; Tham khảo người hướng dẫn
Trích dẫn
trong Tổng
quan: 3
cách
1. Trích dẫn nguyên văn (quote): sao
chép chính xác từ ngữ, câu, đoạn văn
mà tác giả dùng. Câu trích dẫn nguyên
văn phải được để trong dấu ngoặc kép.
Trường hợp này bắt buộc phải ghi cả
số trang của nguồn trích.
Ví dụ:
... Không như cách chào hỏi mang
tính hình thức của nhiều dân tộc
khác, “người Việt phân biệt kỹ các lời chào
theo quan hệ xã hội và theo sắc thái tình
cảm” (Trần Ngọc Thêm 1998, 67)
Lê Quang Cảnh-Khoa Kế hoạch và Phát triển 25
Trích dẫn
trong Tổng
quan: 3
cách
2. Trích dẫn diễn giải (paraphrase): diễn giải
câu chữ của tác giả khác bằng câu chữ của mình,
sử dụng từ ngữ khác mà không làm khác đi
nghĩa nguyên gốc. Khi trích dẫn kiểu diễn giải
thì không bắt buộc phải ghi số trang. Tuy nhiên
việc ghi số trang là cần thiết, nhất là khi trích
dẫn từ sách hoặc từ một tài liệu dài để người đọc
có thể dễ dàng xác định thông tin mình cần.
Ví dụ từ câu gốc: “người Việt phân biệt kỹ các
lời chào theo quan hệ xã hội và theo sắc thái
tình cảm”
Dẫn giải lại: Người Việt có những cách chào
khác nhau tùy vào mối quan hệ hoặc tình cảm
giữa người chào và người được chào (Trần
Ngọc Thêm 1998, 67)
Lê Quang Cảnh-Khoa Kế hoạch và Phát triển 26
Trích dẫn
trong Tổng
quan: 3
cách
3. Tóm tắt ý tưởng (summarise): Là diễn tả lại
ý tưởng của đoạn văn gốc thành câu ngắn gọn
hơn. Khi tóm tắt ý tưởng của người khác vẫn
phải nêu tên tác giả, nếu không cũng bị xem là
đạo văn. Một số cụm từ thường dùng:
o X phát biểu/nêu rõ rằng…
o X chỉ ra rằng …
o X lưu ý …
o Theo X…
o Tại/ Trong (Trích dẫn tài liệu…) X phát biểu
rằng…
Lê Quang Cảnh-Khoa Kế hoạch và Phát triển 27
3. Sử dụng tài liệu tham khảo
Tại sao phải đặt
vấn đề về tài liệu
tham khảo trong
nghiên cứu? è
Liên quan tới đạo
văn
Tài liệu tham
khảo chỉ bao
gồm công trình
được trích dẫn
và Tất cả các
trích dẫn phải
xuất hiện trong
tài liệu tham khảo
Các hệ thống ghi tài
liệu tham khảo phổ
biến nhất: Hệ thống
Harvard; Hệ thống
Hiệp hội Tâm lý Hoa
kỳ (APA); Hệ thống
Chicago; và Hệ
thống Vancouver
hay Footnote
Các phần mềm
có thể sử dụng
cho Tài liệu tham
khảo: Endnoot,
Reference
Manager, hay
Cited
3 Hình
thức trích
dẫn
1. Trích dẫn trực tiếp là trích dẫn nguyên
văn một phần câu, một câu, một đoạn văn,
hình ảnh, sơ đồ, quy trình,… của bản gốc
vào bài viết. Trích dẫn nguyên văn phải bảo
đảm đúng chính xác từng câu, từng chữ,
từng dấu câu được sử dụng trong bản gốc
được trích dẫn. “Phần trích dẫn được đặt
trong ngoặc kép”, [số TLTK] đặt trong
ngoặc vuông. Không nên dùng quá nhiều
cách trích dẫn này vì bài viết sẽ nặng nề và
đơn điệu.
Lê Quang Cảnh-Khoa Kế hoạch và Phát triển 29
3 Hình
thức trích
dẫn
2. Trích dẫn gián tiếp là sử dụng ý tưởng,
kết quả, hoặc ý của một vấn đề để diễn tả
lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm
bảo đúng nội dung của bản gốc. Đây là
cách trích dẫn được khuyến khích sử dụng
trong nghiên cứu khoa học. Khi trích dẫn
theo cách này cần cẩn trọng và chính xác
để tránh diễn dịch sai, đảm bảo trung thành
với nội dung của bài gốc.
Lê Quang Cảnh-Khoa Kế hoạch và Phát triển 30
3 Hình
thức trích
dẫn
3. Trích dẫn thứ cấp là khi người viết muốn
trích dẫn một thông tin qua trích dẫn trong một
tài liệu của tác giả khác. Ví dụ khi người viết
muốn trích dẫn một thông tin có nguồn gốc từ
tác giả A, nhưng không tìm được trực tiếp bản
gốc tác giả A mà thông qua một tài liệu của tác
giả B. Khi trích dẫn theo cách này không liệt kê
tài liệu trích dẫn của tác giả A trong danh mục
tài liệu tham khảo. Một tài liệu có yêu cầu khoa
học càng cao thì càng hạn chế trích dẫn thứ cấp
mà phải tiếp cận càng nhiều tài liệu gốc càng tốt.
Lê Quang Cảnh-Khoa Kế hoạch và Phát triển 31
LOGO
CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
1. Khái quát về thiết kế nghiên cứu
§ Khái niệm: là một kế hoạch tổng thể về cách thức trả lởi câu hỏi
nghiên cứu, cung cấp khung thu thập và phân tích dữ liệu
• Sự lựa chọn thiết kế nghiên cứu thể hiện ưu tiên tới quá trình nghiên cứu,…
• Bước khởi đầu của nghiên cứu, mô tả phương thức mà nghiên cứu thực hiện
§ Vai trò của thiết kế nghiên cứu
§ Giúp chỉ dẫn nghiên cứu và hoàn thành kế hoạch nghiên cứu
§ Xây dựng nền tảng của toàn bộ nghiên cứu
§ Giúp thực hiện nghiên cứu dễ dàng: có định hướng và hệ thống
v Lưu ý: không phải tất cả các kỹ thuật, phương pháp, lý thuyết về chủ
đề nghiên cứu đều phải bao gồm trong thiết kế mà chỉ lựa chọn những
công cụ, phương pháp hữu ích nhất
1. Khái quát về thiết kế nghiên cứu
vThiết kế nghiên cứu phụ thuộc vào loại
hình nghiên cứu:
§ Nghiên cứu khám phá .
§ Nghiên cứu mô tả: Như thế nào?
§ Nghiên cứu giải thích: Tại sao?
§ Nghiên cứu nhằm xây dựng lý thuyết
§ Nghiên cứu nhằm kiểm chứng lý thuyết
} Một vài lưu ý trong thiết kế nghiên cứu
• TKNC không phải là kế hoạch nghiên cứu chi tiết
• TKNC không phải là phương pháp thu thập bằng chứng
} Cần phải coi trọng bối cảnh nghiên cứu (nguồn lực, năng
lực, khả năng,….)
} Mẫu nghiên cứu
} Nguồn số liệu và số liệu
}
2. Nội dung của thiết kế nghiên cứu
2.1. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.3. Lý thuyết và Khung lý thuyết
2.4. Dữ liệu
• Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu kinh tế-xã hội
• Phương pháp thu thập dữ liệu
• Phương pháp xử lý dữ liệu (chương 4-5)
2.5. Phương pháp nghiên cứu
• Giới thiệu các phương pháp nghiên cứu
• Lựa chọn phương pháp nghiên cứu
2.1. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
vĐặc điểm của câu hỏi nghiên cứu:
§ Có hướng đích
§ Có cơ sở lý thuyết hoặc thực tiễn
§ Phạm vi và ý nghĩa rõ ràng
§ Có thể trả lời
vĐặc điểm của mục tiêu nghiên cứu: SMART
§ Cụ thể (Specific);
§ Có thể đo lường (Measurable);
§ Có thể đạt được (Attainable);
§ Thực tế (Realistic);
§ Đúng lúc (Timely).
2.1. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Một số quan niệm sai khi đặt câu hỏi nghiên cứu
vLẫn lộn câu hỏi nghiên cứu và câu hỏi thực tiễn
vSử dụng câu hỏi vạn năng
§ Dạng câu hỏi này thiếu cụ thể, không giúp định hướng
nghiên cứu
§ Dựa trên giả định có thể phân tích tìm được nguyên nhân
(kiểu khám bệnh)
vCâu hỏi nghiên cứu thiếu cơ sở
§ Không dựa trên tổng quan, sẽ có thể trùng lặp
§ Không dựa trên lý thuyết, khó xác định/kiểm định
§ Không dựa trên bối cảnh, không khả thi
2.1. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Lỗi thường gặp khi xác định câu hỏi nghiên cứu
vCâu hỏi nghiên cứu nhiều và vụn vặt
vThiếu các câu hỏi nghiên cứu chính
vThiếu gắn kết câu hỏi nghiên cứu với tri thức cần có
vCâu hỏi nghiên cứu chưa rõ ràng dẫn tới mục tiêu
không rõ ràng
vĐặt câu hỏi nghiên cứu trùng lặp
2.1. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
3 gạch đầu dòng vạn năng
vHệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về …
vPhân tích thực trạng về … (chỉ ra hạn chế và các
nguyên nhân)…
vĐề xuất các giải pháp về …
Có gì
không ổn ?
2.1. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Trình bày Mục tiêu nghiên cứu
vPhải gắn với mục tiêu tìm ra tri thức mới để cung cấp cho
nhà quản lý ra quyết định và giải quyết vấn đề đặt ra
vChỉ rõ cái đích tri thức cần thu được sau khi nghiên cứu
vPhải có giới hạn phạm vi nghiên cứu phù hợp với thời
gian và nguồn lực để đảm bảo tính khả thi trong khuôn khổ
một nghiên cứu (chuyên đề tốt nghiệp)
vMục tiêu nghiên cứu (tìm ra thông tin để hỗ trợ việc ra
quyết định) khác mục tiêu quản lý (là ra quyết định giải
quyết vấn đề thực tiễn).
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
vĐối tượng nghiên cứu
vKhách thể nghiên cứu
vPhạm vi nghiên cứu:
§ Phạm vi không gian
§ Phạm vi thời gian
§ Phạm vi nội dung
Ví dụ:
§ Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng sách lậu
của sinh viên ĐH KTQD
§ Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cty ABC
2.3. Lý thuyết và khung lý thuyết
} Lý thuyết
} Giải thích các hiện tượng quan sát;
} Thể hiện mối quan hệ bản chất, lặp lại (tính quy luật)
} Có được từ các chuyên ngành chuyên môn
} Vai trò của lý thuyết
} Xác định cơ sở định hướng nghiên cứu;
} Có một cái nhìn hệ thống, thông qua đó tìm hiểu thực trạng;
} Xác định các nhân tố/ lĩnh vực cần thu thập thông tin;
} Xác định nội dung nghiên cứu thông qua mối quan hệ cần phân tích
} Hình thức thể hiện
} Trình bày dưới dạng diễn giải;
} Dưới dạng hình vẽ;
} Dưới dạng công thức toán học
2.3. Lý thuyết và khung lý thuyết
vKhung lý thuyết: Khung lý thuyết cụ thể hóa lý
thuyết; có thể bao gồm một hoặc nhiều lý thuyết
vCác bước xây dựng khung lý thuyết:
} Lựa chọn lý thuyết phù hợp với nghiên cứu;
} Xác định câu hỏi nghiên cứu dựa vào lý thuyết làm cơ sở;
} Xác định và định nghĩa rõ các bộ phận/nhân tố;
} Xác định mối quan hệ giả thuyết của các nhân tố
2.4. Dữ liệu
v Dữ liệu là những thu nhận được khi quan sát hay đo lường những
thuộc tính của sự vật hiện tượng hay mô tả về sự vật hiện tượng đó.
v Dữ liệu trong nghiên cứu có nhiều dạng, chia thành hai nhóm chính:
§ Số liệu: chuỗi thời gian, số liệu chéo và số liệu mảng
§ Các dạng dữ liệu khác: âm thanh, hình ảnh, ngôn ngữ, ghi chép,
video, ...
v Các nguồn dữ liệu: nguồn thứ cấp và nguồn sơ cấp
v Phương pháp thu thập dữ liệu: phụ thuộc vào loại dữ liệu cần thu thập
§ Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Phỏng vấn, thảo luận nhóm,
tình huống, và khảo sát
§ Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: có hay không? Nằm ở đâu?
Tiếp cận nó thế nào?
2.4. Dữ liệu
Số liệu
vChuỗi thời gian: Chuỗi thời gian là tập hợp các giá trị của
một sự vật hiện tượng, biến ngẫu nhiên hay một chỉ tiêu
thống kê, được sắp xếp theo thứ tự thời gian
vDãy số liệu chéo: Dãy số liệu chéo là dãy số liệu được thu
thập từ các đối tượng tương đương tại một thời điểm nhất
định
vSố liệu mảng: là số liệu bao gồm quan sát chéo được thu
thập theo thứ tự thời gian
Yêu cầu số liệu
v Đảm bảo chính xác và tin cậy
v Đầy đủ
v Thích hợp
v Thống nhất
v Cập nhật
2.4. Dữ liệu
3. Tính khả thi của một thiết kế nghiên cứu
Những yếu tố tác động tới tính khả thi của một nghiên cứu
vThời gian nghiên cứu
vCác nguồn lực cho nghiên cứu
vCác rủi ro và giả định trong nghiên cứu
LOGO
CHƯƠNG 5
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
1
 Khái niệm
 Là giải thích hiện tượng kinh tế-xã hội bằng số liệu thu
thập và sử dụng các phương pháp phân tích thống kê và
kinh tế lượng
 Áp dụng
 Trả lời cho các câu hỏi số lượng
 Đo lường tương quan giữa các biến
 Kiểm định các giả thuyết
4
1. Giới thiệu về nghiên cứu định lượng
❖Áp dụng cho các câu hỏi nghiên cứu nào?
▪ Câu hỏi yêu cần câu trả lời số lượng
▪ Câu hỏi liên quan tới sự thay đổi về số lượng
▪ Đo lường tác động và giải thích sự thay đổi của các biến
▪ Kiểm định các giả thuyết
→2 câu hỏi đầu thuộc nhóm lượng hóa biến kinh tế xã hội
→Hoặc mối quan hệ giữa các biến
→Câu hỏi sau thuộc nhóm kiểm định
1. Giới thiệu về nghiên cứu định lượng
6
Yêu cầu của nghiên cứu định lượng
❖Các biến được đo lường rõ ràng và cụ thể
❖Có khả năng thu thập đủ số liệu cần thiết để phân tích
❖Có cơ sở lý thuyết hoặc thực nghiệm đã kiểm nghiệm
❖Cơ sở xây dựng giả thuyết để kiểm định
1. Giới thiệu về nghiên cứu định lượng
7
Các bước trong nghiên cứu định lượng
1. Xác định mô hình nghiên cứu và mối quan hệ của các nhân
tố trong đó
2. Xác định biến số (cho các nhân tố)
3. Xác định thang đo cho các biến số
4. Xác định nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập
5. Xây dựng công cụ thu thập (bảng hỏi)
6. Xác định phương pháp phân tích dữ liệu (các công cụ
thống kê)
1. Giới thiệu về nghiên cứu định lượng
8
❖Thu thập dữ liệu định lượng thứ cấp: chương 3
❖Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp:
▪ Dữ liệu sơ cấp
• Thu thập lần đầu phục vụ trong phạm vi của nghiên cứu đó
• Sử dụng nó rất linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu
• Thu thập tốn kém thời gian và tiền
▪ Xây dựng và kiểm định thang đo
▪ Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Khảo sát
2. Thu thập dữ liệu định lượng
Xây dựng và kiểm định thang đo
 Nhân tố và biến số
 Nhân tố thể hiện một khái niệm có tính lý thuyết và tổng hợp hơn
 Biến số là đại lượng có thể đo lường – biến đổi theo các quan sát,
là biểu hiện đại diện của nhân tố lý thuyết
 Xác định thang đo cho biến số
 Mọi biến số phải được đo lường và mã hóa bằng những con số
 Chuyển hóa các khái niệm thành các yếu tố có thể đo lường được
 Thang đo cho biến số
 Tìm những biểu hiện của biến số – đo lường những biểu hiện đó – dùng chúng làm
thang đo cho biến số (khách quan)
 Phát triển danh mục các câu hỏi để làm thang đo (chủ quan) 9
2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
Các dạng thang đo sử dụng trong nghiên cứu định lượng
 Thang đo định danh (nominal scale)
 Thang đo thứ bậc (ordinal scale): đo lường các mức độ theo
một trật tự nhưng không nhất thiết là cùng khoảng cách
tương đồng
 Thang đo khoảng (interval scale): đo số lượng với khoảng
cách tương đồng nhau không có gốc 0
 Thang đo tỷ lệ: (ratio scale) có gốc từ 0 (không có), là thang
đo chứa nhiều thông tin nhất
10
2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
 Yêu cầu về thang đo cho biến số
 Tiêu chí, thang đo phải sát với bản chất của biến số (nhân tố)
 Ví dụ: uy tín được đo bằng vị trí quản lý
 Thang đo phải có độ tin cậy cao (sai số cho phép)
 Cơ sở xác định thang đo
 Lý thuyết và các nghiên cứu trước
 Thực tiễn của đối tượng nghiên cứu: Dữ liệu sẵn có
 Nghiên cứu định tính trước
 Sự sáng tạo của nhà nghiên cứu
11
2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
Khảo sát
 Khảo sát là phương pháp thu thập dữ liệu, dùng bảng hỏi để thu thập
dữ liệu phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu
 Khảo sát thường được sử dụng để thu thập dữ khi:
 Thông tin nằm rải rác các đối tượng
 Dữ liệu có sự khác biệt giữa các đối tượng
 Dữ liệu thu thập từ đối tượng là có thể tin cậy được
 Dữ liệu thu thập trên diện rộng
 Các yếu tố chính của thiết kế khảo sát
 Mẫu khảo sát
 Phiếu câu hỏi
 Phương pháp thu thập dữ liệu 12
2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
13
Bảng hỏi
❖Là công cụ thu thập dữ liệu trong khảo sát, là một
công cụ nghiên cứu
❖Không có dữ liệu thì không có dẫn chứng tốt.
❖Không có dẫn chứng tốt thì không thể kết luận chắc
chắn.
❖Khả năng thiết kế bảng hỏi không thể học được
trong sách vở. Không có gì thay thế được kinh
nghiệm/trải nghiệm cá nhân
❖Phiếu câu hỏi phải cho người trả lời cảm giác an
toàn khi trả lời
2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
Quy
trình
xây
dựng
bảng
hỏi
14
Xác định thông tin cần thu thập
Xác định phương pháp thu thập
Xác định nội dung từng phần - câu hỏi
Xác định hình thức và ngôn từ từng câu
Sắp xếp câu hỏi theo từng phần phù hợp
Quyết định hình thức phiếu câu hỏi
Khảo sát thử
Hoàn thiện phiếu câu hỏi
2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
15
Nền móng để thiết kế bảng hỏi
❖Mục đích nghiên cứu/ câu hỏi nghiên cứu
❖Khung/mô hình nghiên cứu (các biến cần đo lường)
❖Những thông tin cần tìm kiếm
❖Đối tượng khảo sát (số nhóm, đặc tính…)
❖Phương pháp khảo sát (gửi thư, trực tiếp: tự ghi hay
phỏng vấn ghi, online …v.v.)
2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
16
Xác định nội dung từng câu hỏi
❖Câu hỏi cần đảm bảo cung cấp đủ thông tin cho vấn đề thu
thập
▪ Ví dụ: Sự tham gia lao động (có làm việc không? Làm bao nhiêu
giờ/ngày, ngày/tuần)
❖Câu hỏi không nhất thiết hỏi thẳng vào các vấn đề/thông tin
cần thu thập
▪ Ví dụ hỏi có yêu tổ quốc không?
▪ Ví dụ: anh đã bao giờ tham nhũng chưa?
❖Có thể trả lời được và sẵn sàng trả lời
▪ Ví dụ: hỏi chi tiêu, thu nhập trong tháng qua
2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
Các dạng câu hỏi thường sử dụng
❖Câu hỏi mở
▪ Ví dụ: Kể tên những chi phí anh/chị phải trả
❖Câu hỏi đóng: cung cấp lựa chọn trả lời
▪ Hai thái cực (ví dụ: Có, Không)
▪ Nhiều lựa chọn: Nhiều hơn hai thái cực
❖Các câu hỏi theo thang điểm (bản chất là câu hỏi
đóng)
2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
Nội dung câu hỏi thường sử dụng
❖Câu hỏi về thông tin khách quan
▪ Anh/chị có cháu nào đang học tiểu học không?
❖Câu hỏi về hành vi
▪ Anh/chị có thường xuyên kiểm tra bài học của cháu
không?
❖Câu hỏi về thái độ/ đánh giá
▪ Anh/chị cho biết mức độ đồng ý về các nhận định sau:
"...Lớp học đáp ứng tốt nhu cầu của tôi"
2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
19
Hình thức của bảng hỏi
❖Mở đầu/giới thiệu
▪ Mục đích (chung chung), yêu cầu, việc bảo mật, địa chỉ liên hệ
❖Phần nội dung chính
▪ Sắp xếp câu hỏi theo từng cụm liên quan đến từng loại giả thuyết
hay nội dung nghiên cứu
▪ Dễ trước, khó sau; Chung trước, riêng sau; Đơn giản trước, phức
tạp sau
❖Phần kết luận
2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
20
Lưu ý về bảng hỏi
❖ Mỗi câu hỏi chỉ hỏi một ý-ngắn gọn
▪ Vốn sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm không?
❖ Ngôn từ dễ hiểu - ngôn từ của người trả lời
▪ Logistic của chương trình có tốt không?
▪ Vụ này, năng suất lúa nhà anh có cao không?
❖ Câu hỏi mọi người đều hiểu theo một nghĩa
▪ Anh bị thương ở đâu?
❖ Câu hỏi có mục tiêu rõ ràng nhưng không định hướng trả lời
▪ Bạn có cho rằng phải cấm thuốc hút thuốc lá không?
❖ Các phương án trả lời phải bao quát hết được các khả năng/tình huống
xảy ra và các lựa chọn phải phân biệt được
2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
Mẫu
❖Việc thu thập dữ liệu toàn bộ tổng thể là không khả thi: tổng
thể quá lớn, không thể tiếp cận, không đủ nguồn lực (tiền và
thời gian)
❖Dữ liệu từ tổng thể không thể hiện được sự tốt hơn vượt trội
so với số liệu chọn mẫu
❖Một mẫu nghiên cứu được lựa chọn cẩn thận sẽ có thể giúp
đại diện cho tổng thể nghiên cứu.
▪ Mẫu nghiên cứu cần phản ánh được đặc điểm của tổng thể
▪ Mẫu nghiên cứu cần đại diện được cho tổng thể
2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
Yếu tố ảnh hưởng tới tính đại diện của mẫu
❖ Thủ tục/phương pháp chọn mẫu
❖ Quy mô mẫu
❖ Sự tham gia trả lời/tỷ lệ phản hồi (respondent rate)
❖ Sai số chọn mẫu
▪ Quan sát được: do người phỏng vấn, người trả lời, công
cụ, phương pháp
▪ Không quan sát được: không trả lời
2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
Mẫu phi xác
suất
Mẫu xác
suất/ngẫu
nhiên
Mẫu
thuận
tiện
Mẫu
chủ
đích
Hạn
ngạch
Đơn
giản
Hệ
thống
Phân
tầng
Nhóm/
cụm
Quả
bóng
tuyết
Nhiều
giai
đoạn
2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
Phương pháp chọn mẫu
25
Mẫu xác suất Mẫu phi xác suất
Ưu Tính đại diện cao
Khái quát hóa cho tổng thể
Tiết kiệm thời gian, chi phí
Nhược Tốn thời gian, chi phí Tính đại diện thấp
Thiếu tin cậy khi suy diễn
cho tổng thể
Áp dụng Nghiên cứu mô tả
Tương quan hay nhân quả
Nghiên cứu khám phá
Nghiên cứu thăm dò
Thử nghiệm
2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
Phương pháp chọn mẫu
26
Khung chọn mẫu
❖Tiêu chí để lựa chọn các phần tử vào mẫu khảo sát
▪ Danh sách các đối tượng nằm trong tổng thể
▪ Đặc điểm/thông tin cơ bản của đối tượng sử dụng cho chọn mẫu
❖Ví dụ:
▪ Doanh nghiệp: Quy mô, sở hữu, ngành nghề,….
▪ Cá nhân: Giới tính, dân tộc, nơi sinh sống,…
▪ Chọn huyện: Dân số, thu nhập, sản xuất công nghiệp, đô thị hóa,…
2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
27
Quy mô mẫu
❖ Mỗi dạng thiết kế nghiên cứu yêu cầu quy mô mẫu nghiên cứu khác
nhau
❖ Trong kinh tế quy mô mẫu nghiên cứu phụ thuộc
▪ Quy mô tổng thể
▪ Độ tin cậy (95%)
▪ Sai số chọn mẫu (5%)
❖ Trong thống kê mô tả, nếu hiện tượng được phân bố theo quy luật
chuẩn, mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên thì quy mô mỗi nhóm khi phân
tổ tối thiểu phải từ 30 quan sát trở lên là đảm bảo độ tin cậy 95%
❖ Xem thêm https://www.surveymonkey.com/mp/sample-size-
calculator/
2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
28
❖Khảo sát thử
▪ Kiểm tra xem người hỏi có dễ hỏi không?
▪ Người được khảo sát có dễ hiểu và dễ trả lời không?
▪ Nội dung thông tin có phù hợp với mục tiêu nghiên cứu
không?
▪ Mẫu khảo sát có phù hợp không?
❖Điều chỉnh bảng hỏi
▪ Dựa vào ghi nhận khi thực hiện thu thập thử;
▪ Dựa vào kết quả tổng hợp, xử lý thử
2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
29
❖Có nhiều hình thức tiến hành
▪ Trực tuyến
▪ Phát phiếu hỏi
▪ Phỏng vấn trực tiếp
❖Lưu ý khi khảo sát online
▪ Sàng lọc đúng đối tượng khảo sát
▪ Nhắc nhở trả lời phiếu khảo sát
❖Kiểm tra chất lượng trả lời
▪ Online
▪ Offline
2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
3. Phân tích dữ liệu định lượng
❖ Phân tích dữ liệu định lượng là quá trình
• Xử lý và phân tích các số liệu thu thập được
• Phục vụ cho các nghiên cứu định lượng
• Kết quả có thể hỗ trợ/bổ trợ cho phân tích định tính
❖ Để làm gì
• Trả lời cho các câu hỏi số lượng
• Đo lường tương quan giữa các biến
• Kiểm định các giả thuyết
❖ Quy trình phân tích
• Chuẩn bị và kiểm tra dữ liệu
• Phân tích dữ liệu
• Trình bày kết quả phân tích
30
3.1 Chuẩn bị và kiểm tra dữ liệu
 Các loại dữ liệu sử dụng cho phân tích định lượng
 Số liệu và dữ liệu được mã hóa theo các thang đo định lượng
 Mã hóa dữ liệu
 Với các dữ liệu không phải ở dạng số, cần được mã hóa
 Chuẩn bị mã (ví dụ: giới tính nam =1 , nữ =2,….)
 Lưu lại các mã để sử dụng về sau
 Nhập dữ liệu
 Nhập dữ liệu theo mã đã quy định
 Kiểm tra dữ liệu đã nhập
 Mục tiêu để tăng độ chính xác và trung thực của nhập dữ liệu
 Tiến hành: kiểm tra độc lập hoặc
 Khẳng định file số liệu sử dụng cho phân tích 31
3.2 Phân tích số liệu
Các phương pháp:
 Phân tích khám phá
 Kiểm định độ tin cậy của thang đo
 Phân tích nhân tố khám phá
 Phân tích thống kê mô tả
 Phân tích tương quan và hồi quy
32
3.2.1 Phân tích khám phá
 Sử dụng khi phát triển thang đo mới
 Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s alpha)
 Tương quan biến – tổng (Corrected Item – Total Correlation) > 0,3
 0,6 < Cronbach’s alpha < 0,95
 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor
Analysis)
 Xác định các tiêu chí đo lường biến/nhân tố
 Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) > 0,5
 Kiểm định Bartlett: Sig. < 0,05
 Các tiêu chí cần có hệ số tải (factor loading) > 0,5
33
3.2.2 Phân tích thống kê mô tả
 Mô tả các chỉ tiêu cơ bản của biến số hay chỉ tiêu thống kê
 Cung cấp hiểu biết cơ bản về biến số hay chỉ tiêu thống kê
 Phân tích thống kê mô tả cơ bản
 Số quan sát, giá trị đại diện, độ biến thiên
 Mô tả biến động theo thời gian
 Mô tả biến động theo không gian
 Phân tích sự khác biệt
34
3.2.2 Phân tích thống kê mô tả
Phân tích xu thế (theo thời gian)
 Cho biết được sự vận động của đối tượng/biến theo thời
gian
 Có thể tính tốc độ tăng trưởng nhanh hay chậm, xu thế
vận động
 Để phục vụ cho
 Tính toán sự thay đổi và tốc độ thay đổi theo thời gian
 Cho phép so sánh tốc độ/sự thay đổi theo thời gian
 So sánh thực hiện kế hoạch
 Phát hiện xu thế vận động và dự báo
37
3.2.2 Phân tích thống kê mô tả
Phân tích sự khác biệt
 So sánh giữa các nhóm: tương đồng và khác biệt
 Cung cấp thêm các thông tin cho các nhận định trong nghiên
cứu
 Các cách cơ bản
 So sánh các biến hoặc các nhóm (so sánh giá trị cụ thể, so sánh tỷ lệ,
so sánh xu thế, so sánh tổng số, so sánh phân bố, thể hiện quan hệ
giữa các biến,…)
 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm
 Independent Sample T-Test: 2 nhóm
 One-way ANOVA: > 2 nhóm 40
3.2.3 Phân tích tương quan và Hồi quy
 Tương quan giữa các biến (Correlation)
 Thể hiện sự liên hệ thống kê giữa các biến / chỉ tiêu thống kê
 Ma trận tương quan Pearson
 Đồ thị scatter
 Hồi quy (Regression)
 Chỉ định mô hình hồi quy
 Thực hiện hồi quy
 Luận giải/thảo luận kết quả hồi quy
41
3.2.3 Phân tích Tương quan và Hồi quy
 Đối tượng nghiên cứu luôn có mối quan hệ với các biến hay chỉ tiêu
kinh tế xã hội khác.
 Ví dụ: giữa thời gian học và kết quả thi hết môn
 Tác động: KQT = 4 + 2,5*TGH -0,3*TGH2 42
Sinh viên Thời gian học Kết quả thi
1 2.0 7.8
2 2.5 8.4
3 3.0 8.8
4 4.0 9.2
5 3.5 9.1
6 1.0 6.2
7 2.0 7.8
8 4.5 9.2
9 5.0 9.0
10 6.0 8.2
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
0 2 4 6 8
LOGO
CHƯƠNG 6
TRÌNH BÀY BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
1
1. Khái quát báo cáo nghiên cứu
❖Ý nghĩa của báo cáo nghiên cứu: truyền tải thông điệp và
kết quả của nghiên cứu
❖Chuẩn bị viết báo cáo nghiên cứu: (trang bên)
3
1. Khái quát báo cáo nghiên cứu
Chuẩn bị viết báo cáo nghiên cứu
❖ Tạo thời gian cho bài viết của bạn
❖ Viết khi tâm trí bạn tươi mới, thoải mái
❖ Tìm một nơi viết lách quen thuộc
❖ Đặt mục tiêu và đạt được chúng
❖ Sử dụng phần mềm xử lý văn bản thay vì viết tay
❖ Lập một kế hoạch cụ thể để viết từng phần
❖ Kết thúc mỗi buổi viết với cảm hứng cao để có động lực tiếp tục buổi
sau (tránh việc bỏ dở giữa chừng 1 phân đoạn phức tạp)
❖ Mời bạn bè đọc bài viết của bạn 4
2. Cấu trúc thông dụng của báo cáo
 Tính cấp thiết
 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
 Tài liệu tham khảo
 Phụ lục (nếu có)
5
3. Những quan tâm trong trình bày báo cáo nghiên cứu
❖Sắp xếp nội dung báo cáo nghiên cứu
▪ Theo mạch câu truyện
▪ Theo logic trình bày/quy trình
❖Văn phong trong báo cáo nghiên cứu
▪ Không phải tác phẩm văn học
▪ Không phải báo cáo quản lý
❖Hướng dẫn khoa học trong nghiên cứu: Rất quan
trọng
❖Đối tượng truyền tải báo cáo nghiên cứu
3. Những quan tâm trong trình bày báo cáo nghiên cứu
Văn phong trong báo cáo nghiên cứu
❖ Rõ ràng và đơn giản
▪ Viết những câu đơn giản
▪ Tránh sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên môn
▪ Cẩn thận khi sử dụng quá nhiều trích dẫn từ các tài liệu
▪ Kiểm tra chính tả và ngữ pháp
▪ Tránh các lỗi ngữ pháp phổ biến (đặc biệt khi viết ngoại ngữ)
❖ Lưu ý cách gọi, xưng hô trong bài viết
❖ Duy trì tính ẩn danh bằng cách sử dụng bút danh cho người được
phỏng vấn, tổ chức, …
❖ Cần liên tục đọc lại và chỉnh sửa bài viết thay vì chỉ viết 1 lần.
4. Trình bày báo cáo nghiên cứu
 Tuân theo quy định của đơn vị tiếp nhận báo cáo (Trường)
 Các nội dung lưu ý
 Trình bày tiêu đề
 Trình bày văn bản
 Trình bày Bảng và Hình
 Trích dẫn
 Tài liệu tham khảo
8
4. Trình bày báo cáo nghiên cứu
Trình bày tiêu đề (gợi ý)
Các đề mục cùng cấp dùng chung 1 format, cách lề đều nhau
Ghi tối đa 4 số trên đề mục
Chương 1 – Tên chương
1.1. TÊN ĐỀ MỤC
1.1.1. Tên đề mục
1.1.1.1. Tên đề mục
a. Tên đề mục
- Ý chính
9
Trình bày văn bản
(theo hướng dẫn viết Chuyên đề thực tập của ĐH KTQD)
❖Font chữ: Times New Roman; cỡ chữ 13; kiểu gõ Unicode
❖Cách dòng 1,3
❖Cách lề: trên 3,5cm; dưới 3,0cm; trái 3,5cm; phải 2,0cm
❖Văn bản căn lề hai bên, đầu dòng lùi vào 1 tab
❖Số trang: đánh ở giữa, trên đầu mỗi trang
❖Header / Footer
10
4. Trình bày báo cáo nghiên cứu
Trình bày bảng
- Phía trên: Thứ tự bảng; tên bảng (nội dung và thời gian)
- Đơn vị tính
- Nội dung: Chữ căn trái-giữa; Số căn phải-giữa
- Dùng thống nhất ký hiệu dấu (.) và (,)
- Cuối bảng có Nguồn
Chú ý:
- Không cắt bảng sang 2 trang
- Không ghi đơn vị tính đi kèm theo với số liệu
11
4. Trình bày báo cáo nghiên cứu
4. Trình bày báo cáo nghiên cứu
Phân tích bảng
▪ Xu thế theo thời gian (của từng nguồn)
▪ Phân tích theo cơ cấu của nguồn
▪ Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu: tốc độ chuyển dịch
▪ Chú ý:
▪ Số liệu trong Bảng chứa đựng thông tin gì
▪ Cung cấp thêm dữ liệu để giải thích thông tin phát hiện từ
số liệu đã cho
▪ Ngụ ý của thông tin được phát hiện 16
Sử dụng Bảng khi nào?
▪ Có nhiều số liệu
▪ Bảng 3 chiều hoặc đa chiều
▪ Bảng chứa các thông tin về tác động, ảnh hưởng,
tương quan, tham số ước lượng,…
▪ Chứa đựng thông tin về kiểm định
17
4. Trình bày báo cáo nghiên cứu
Trình bày Hình
- Thống nhất tên gọi “Hình” (không Biểu đồ, Đồ thị,
Sơ đồ, Hình vẽ, …)
- Đặt tiêu đề Hình ở dưới
- Ghi chú các ký hiệu, chú thích
- Nguồn
Chú ý:
- Sử dụng màu – Format đen trắng (in màu?)
- Chú thích, ký hiệu, số liệu trong đồ thị rõ ràng
18
4. Trình bày báo cáo nghiên cứu
Sử dụng Bảng và Hình
BẢNG HÌNH
29
Nhiều dữ liệu
Số liệu đa chiều (ba chiều+)
Mô tả mối tương quan, tác động, hồi quy
Kết quả kiểm định
Phân tích biến theo thời gian
Phân tích cơ cấu
Mô tả quy trình, khung nghiên cứu
Phân tích sử dụng đồ thị
√
√
√
√
√
√
√
√
4. Trình bày báo cáo nghiên cứu
Lưu ý chung:
▪ Cần trình bày Bảng và Hình thống nhất
▪ Chỉ nên dùng Hình (không dùng Hình vẽ, Sơ đồ, Biểu đồ,
Đồ thị…)
▪ Số liệu trong bảng cần đơn giản (số liệu nghiên cứu không
phải kế toán)
▪ Không lặp lại thông tin (đã Bảng thì thôi Hình)
▪ Khi phân tích thì KHÔNG liệt kê lại số liệu mà chú ý đến
thông tin rút ra từ dữ liệu ấy
▪ Chú ý các yêu cầu trích dẫn và tài liệu tham khảo 35
4. Trình bày báo cáo nghiên cứu
THU THẬP DỮ LIỆU SƠ CẤP
Lớp hướng dẫn kinh nghiệm NCKH - 2020
Phần 1: Dữ liệu sơ cấp và các phương pháp
thu thập dữ liệu sơ cấp
• Dữ liệu sơ cấp là gì ?
• Trường hợp sử dụng dữ liệu sơ cấp
• Các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
DỮ LIỆU SƠ CẤP?
• Là dữ liệu không có sẵn mà được các cá nhân, tổ chức
nghiên cứu chủ động thu thập, xử lý, phân tích nhằm mục
đích khoa học hoặc phục vụ quản lý.
Sử dụng dữ liệu sơ cấp trong NCKH
Về cơ bản, dữ liệu sơ cấp thường phù hợp với các đề tài NCKH có đặc
điểm sau:
• Nghiên cứu thăm dò, phân tích (dư luận, thái độ, quan điểm, hành vi
của các đối tượng...)
• Nghiên cứu đánh giá bản chất hiện tượng hoặc nghiên mối liên hệ
giữa các hiện tượng dựa vào kết quả của một khảo sát (chọn mẫu)
• Nghiên cứu một số vấn đề mới nảy sinh, giải thích những khái niệm mới
• Nghiên cứu mà cần phải kết hợp cả dữ liệu thứ cấp và sơ cấp
CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU SƠ CẤP
• Phương pháp quan sát
• Phương pháp phỏng vấn (phát bảng hỏi, phỏng vấn sâu và phỏng vấn nhóm)
• Phương pháp thực nghiệm
A. Phương pháp quan sát
• Khái niệm:
Quan sát là quá trình ghi nhận lại các thông tin có liên quan đến đối
tượng nghiên cứu bằng tri giác (tiếp nhận trực tiếp) của con người
hoặc dưới sự hỗ trợ của máy móc...
• Tại sao dùng phương pháp quan sát:
Có những thông tin mang tính miêu tả, đánh giá hiện trạng, phân
tích hành vi, phong cách...mà các phương pháp thu thập khác khó
có thể thay thế được pp quan sát.
VD: quan sát hành vi khách hàng tại 1 siêu thị,quan sát môi trường,
quan sát mật độ, quan sát mô tả bề ngoài...
Một số trường hợp cụ thể vận dụng phương pháp quan sát
• Nghiên cứu miêu tả bề ngoài hiện tượng với quy mô không lớn
• Đánh giá lại tính chính xác của các thông tin thu thập được từ
các phương pháp khác
• Nghiên cứu thăm dò khi chưa có khái niệm rõ ràng về vấn đề
nghiên cứu hoặc thăm dò để làm căn cứ đưa ra các ý tưởng,
các giả thuyết nghiên cứu cho các nghiên cứu định lượng.
• Kết hợp với các phương pháp phỏng vấn khác
Ưu điểm
• Mô tả cụ thể, khách quan, chân thực về hiện tượng
• Ít gây phản ứng, các tương tác tâm lý từ phía đối tượng quan sát
hơn so với phỏng vấn (nếu bố trí trong bối cảnh hoàn toàn tự
nhiên)
• Vận dụng tốt hơn trong trường hợp các phương pháp khác
không thể áp dụng (quan sát hành vi, thái độ của trẻ nhỏ...)
• Tiết kiệm thời gian, chi phí...
Nhược điểm
• Không thể kiểm soát được các yếu tố ngẫu nhiên ảnh hưởng
đến kết quả quan sát
• Một số thông tin thu thập được khó lượng hóa (thậm chí không
lượng hóa được)
• Có những nội dung trong nghiên cứu không thể thực hiện bằng
phương pháp quan sát
Các bước tiến hành quan sát
Bước 4
Bước 3
Bước 2
Bước 1
Chuẩn bị các tài liệu, công cụ,
thiết bị kĩ thuật hỗ trợ
Lựa chọn phương thức quan sát
(dựa vào mục tiêu đã định)
Xác định cách thức tiếp cận,
thời gian, địa điểm qsat
Xác định mục tiêu,
khách thể, đối tượng,
quan sát
Bước 7
Bước 6
Bước 5
Tổng hợp kết quả quan sát
Kiểm tra, đánh giá kết quả quan sát
Tiến hành quan sát theo kế hoạch
nội dung
Phỏng vấn
• Phỏng vấn là một phương pháp thu thập thông tin sơ cấp bằng
cách tiếp xúc (trực tiếp hoặc gián tiếp) với các đối tương khảo
sát để khai thác, thu thập các thông tin phục vụ cho nghiên cứu.
Các loại phỏng vấn
Tùy theo cách tiếp cận với đối tượng điều tra mà phỏng vấn sẽ có
những hình thức biểu hiện khác nhau.
• Phỏng vấn viết (tiếp xúc gián tiếp)
• Phỏng vấn trực diện (tiếp xúc trực tiếp)
• Phỏng vấn qua điện thoại (tiếp xúc trực tiếp)
(1) PHỎNG VẤN VIẾT (ANKET)
• Là phương pháp phỏng vấn thông
qua bảng hỏi được xây dựng sẵn, với
bảng hỏi này người trả lời chỉ cần điền
thông tin theo nội dung hỏi.
• Một số lưu ý:
+ Phải tạo được bảng hỏi hấp dẫn
+ Ngắn gọn
+ Phải tạo ra các điều kiện thuận lợi cho người trả lời hồi đáp
Ưu điểm và nhược điểm
ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM
PHỎNG
VẤN
VIẾT
(TỰ
ĐIỀN)
➢ Dễ tổ chức
➢ Không cần gặp gỡ trực tiếp, sự hiện diện của
người trả lời
➢ Thuận lợi hơn khi điều tra những vấn đề nhạy
cảm (dựa vào nguyên tắc khuyết danh)
➢ Nhanh chóng, tiết kiệm
➢ Có thể tiến hành đồng thời ở nhiều người cùng
1 lúc
➢ Không phải tất cả các đối tượng đều phù
hợp với việc thu thập thông tin bằng bảng
hỏi (VD: người có trình độ thấp, không biết
đọc, không biết viết…)
➢ Cần phải đầu tư thiết kế bảng hỏi chặt chẽ,
chi tiết
➢ Khó kiểm soát sai lệch thông tin
➢ Người trả lời thường không hứng thú,
không động lực để hoàn thành trọn vẹn
bảng hỏi (thường trả lời ko đúng, ko đầy
đủ…)
Thực hiện phát bảng hỏi
• Theo cách phân phát: Phát tại chỗ, phát hẹn ngày thu; gửi qua bưu
điện; công bố bảng hỏi trên báo, web, Online, mạng xã hội.
• Theo địa điểm phát: Phát tại nơi ở; phát tại nơi làm việc – học tập;
phát ở các tổ chức xã hội, đoàn thể; phát cho các cử tọa có cùng mục
đích.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ trả lời
• Vấn đề nghiên cứu (có thu hút sự quan tâm, có nhạy cảm?…)
• Hình thức (bố cục, thiết kế) bảng hỏi
• Dung lượng, nội dung hỏi
• Người trả lời (không hợp tác?…)
• Phương pháp phân phát bảng hỏi
• Bối cảnh phân phát bảng hỏi
(2) PHỎNG VẤN TRỰC DIỆN
• Phỏng vấn trực diện là phỏng vấn được thực hiện với sự tiếp xúc trực
tiếp giữa điều tra viên và người trả lời; qua đó điều tra viên sẽ trực
tiếp điều tiết cuộc phỏng vấn để thu thập thông tin cần thiết.
• Tính chất của 1 cuộc phỏng vấn trực diện:
+ Tính một chiều
+ Tính quy định (bắt buộc)
+ Tính giả định
Ưu điểm và nhược điểm
ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM
PHỎNG
VẤN
TRỰC
DIỆN
• Có thể quan sát, nắm bắt dáng vẻ
bề ngoài, cử chỉ, thái độ của đối
tượng phỏng vấn
• Có thể kiểm soát được các sai lệch,
mâu thuẫn trong câu trả lời
• Có thể linh hoạt mở rộng nội dung
điều tra
• Tỷ lệ trả lời cao hơn
• Phù hợp với những vấn đề nghiên
cứu phức tạp, nghiên cứu định
tính
• Tốn kém
• Phải lên kế hoạch, tổ chức và
thực hiện rất chi tiết, nhiều
khâu, nhiều công đoạn…
• Tiếp xúc đối tượng điều tra đôi
khi gặp khó khăn
• Cần có những điều tra viên
vững chuyên môn, có kĩ năng và
kinh nghiệm, nhạy bén…
• Bối cảnh phỏng vấ cần chuẩn bị
kĩ lưỡng
• Đối với những vấn đề tế nhị,
nhạy cảm có thể không thu
được câu trả lời chính xác.
Các loại phỏng vấn trực diện
• Theo đối tượng phỏng vấn
+ Phỏng vấn cá nhân
+ Phỏng vấn nhóm
• Theo mức độ chặt chẽ
+ Phỏng vấn tiêu chuẩn
+ Phỏng vấn bán tiêu chuẩn
+ Phỏng vấn phi tiêu chuẩn
Các bước chuẩn bị cho 1 cuộc phỏng vấn trực diện
• Lên kế hoạch chi tiết cho cuộc phỏng vấn
• Xây dựng bảng hỏi, Kịch bản cho phỏng vấn
• Làm bản hướng dẫn phỏng vấn (trình tự nội dung, lưu ý các tình
huống và cách xử lý…)
• Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, phương tiện
• Tập huấn phỏng vấn
• Liên hệ và bố trí cuộc phỏng vấn
• Tiến hành hành phỏng vấn
Trong quá trình phỏng vấn
• Nội dung phỏng vấn
• Người trả lời
• Khung cảnh phỏng vấn
• Người phỏng vấn (hình thức, tác phong, thái độ, xử lý tình huống…)
Một vài lưu ý
• Ghi nhớ nguyên tăc: 3 Không – 5 Biết
+ Không biểu thị thái độ, ý kiến cá nhân về vấn đề phỏng vấn
+ Không bình luận về câu trả lời
+ Không gợi ý, tạo tranh luận trong phỏng vấn (đặc biệt trong pv nhóm ĐTV
không nên tham gia vào tranh luận, hãy hiểu vai trò của mình là gì?)
+ Biết truyền đạt dễ hiểu, lôi cuốn
+ Biết lắng nghe
+ Biết im lặng
+ Biết quan sát
+ Biết kiên nhẫn
PHẦN 2: XÂY DỰNG BẢNG HỎI TRONG THU THẬP
DỮ LIỆU SƠ CẤP
• Bảng hỏi là gì?
• Cơ sở để xây dựng bảng hỏi
• Câu hỏi và thang đo
• Bố cục bảng hỏi
• Nguyên tắc thiết kế bảng hỏi
• Một số sai lầm thực tế thường gặp
Bảng hỏi là gì ?
Bảng hỏi là tập hợp các câu hỏi/
chỉ báo được vạch ra và sắp xếp
hệ thống để hỏi người trả lời
nhằm cung cấp dữ liệu cho việc
kiểm định các giả thuyết hoặc làm
rõ 1 vấn đề cần nghiên cứu nào
đó.
=> Bảng hỏi là 1 công cụ khảo sát
để lấy dữ liệu trong NCKH
Cơ sở để xây dựng 1 bảng hỏi ?
Phương pháp thu
thập thông tin
Đặc điểm của
hiện tượng và đối
tượng nghiên cứu
Chúng ta sẽ hỏi cái
gì ?
Câu hỏi nghiên cứu/
giả thuyết nghiên cứu
Liệt kê các thông
tin cần thu thập
Chúng ta sẽ hỏi
như thế nào ?
Ví dụ với vấn đề nghiên cứu: Tác động của hoạt động
ngoại khóa đến kỹ năng mềm của sinh viên KTQD?
• Câu hỏi nghiên cứu? (Hoạt động ngoại khóa có tác động đến kỹ năng mềm cuả
sinh viên không?
• Các gỉa thuyết nghiên cứu:
• + Sinh viên có tham gia hoạt động ngoại khóa sẽ có kỹ năng mềm tốt hơn
• + Sinh viên có thời gian tham gia ngoại khóa nhiều hơn thì có kỹ năng mềm tốt
hơn
• + Sinh viên càng tham gia nhiều loại hình hoạt động ngoại khóa càng có kỹ năng
mềm tốt hơn
• …..
Cây thông tin
Thông tin về
kỹ năng mềm
Thông tin về tình
hình hoạt động
ngoại khóa
Thông tin cá
nhân của sinh
viên
Biến số/
chỉ báo để
đo kỹ năng
mềm
Loại hình
tham gia
Khóa
Thông tin để giải quyết
vấn đề nghiên cứu
Mức độ
tham gia
(tần suất,
thời gian)
Ngành
Giới
tính
Điều
kiện
gia
đình
Tình trạng
tham gia
(chưa, đã,
đang…)
Quy trình chung của thiết kế bảng hỏi ?
• Thiết kế bảng hỏi không phải đơn giản là việc bắt tay vào đặt các câu hỏi mà là
một giai đoạn nghiên cứu quan trọng, ở đó người nghiên cứu phải phân tích kỹ
lưỡng vấn đề nghiên cứu, đặc điểm đối tượng khảo sát và phương pháp phân
tích để xây dựng 1 bảng hỏi nội dung hợp lý, có bố cục chặt chẽ.
Phân tích vấn
đề nghiên cứu
Phân tích vấn
đề dữ liệu
Lập danh sách
các biến
(thông tin)
Đặt câu hỏi,
xây dựng bảng
hỏi
Thử bảng hỏi
và điều chỉnh
Yêu cầu chung của 1 bảng hỏi
+ Đảm bảo nội dung thông tin cần thu thập đúng với mục đích
+ Phải đảm bảo tính hệ thống, và logic
+ Trình bày thẩm mỹ (cỡ chữ, phông chữ, bố cục phù hợp…) hấp dẫn
người trả lời
+ Độ dài vừa phải, hợp lý (tùy thuộc vào tính chất, quy mô của điều
tra, đối tượng điều tra…)
+ Câu hỏi rõ ràng, rõ nghĩa, sử dụng ngôn ngữ phù hợp …
Câu hỏi và thang đo
• Các loại câu hỏi
• Sử dụng thang đo
• Bố cục bảng hỏi
• Những nguyên tắc trong đặt câu hỏi và thiết kế bảng hỏi
CÁC LOẠI CÂU HỎI
Câu hỏi mở và câu hỏi đóng
 Câu hỏi mở là câu hỏi không có, không yêu cầu đáp án rõ ràng và để cho người trả
lời tự dư duy và tự do trả lời theo quan điểm cá nhân.
- Ví dụ: “Theo bạn, sinh viên cần làm gì để cải thiện kỹ năng mềm ?”
Theo bạn, yếu tố nào ảnh hưởng đến việc chọn ngành ở bậc đại học?
• Câu hỏi đóng là câu hỏi có đưa ra các phương án trả lời trước, để cho người trả lời
chọn lựa.
Ví dụ 1: Hôm nay bạn có khỏe không? Có Không
Ví dụ 2: Bạn có đồng tình với ý kiến: “Hiện nay, đa số sinh viên không chủ động tham
gia các hoạt động ngoại khóa”?
Đồng tình
Không đồng tình
39
Câu hỏi đóng
Với nghiên cứu định lượng, câu hỏi đóng thường tốt hơn câu
hỏi mở, vì:
• Dễ trả lời
• Thuận lợi hơn cho quá trình Mã hóa và nhập dữ liệu
• Tỷ lệ trả lời cao, hiệu quả với những vấn đề nhạy cảm
• Thuận lợi cho người nghiên cứu khi cần phân nhóm người trả lời
• Lựa chọn trả lời đã được chuẩn hóa và có thể so sánh
41
Câu hỏi đóng
• Hạn chế:
• Không thể bao quát hết các phương án trả lời có thể (toàn
diện)
• Không khai thác được thông tin sâu
• Các câu trả lời có thể dẫn dắt người được phỏng vấn, gò ép
đối tượng trả lời theo lập luận chủ quan
• Không thu được cách giải thích khác nhau về câu hỏi
42
Câu hỏi mở
• Các câu hỏi mở hữu ích vì
• Có thể giúp tìm hiểu vấn đề một cách đầy đủ nhất
• Không gò ép, có thể phát huy sự sáng tạo
• Tốt khi tìm kiếm lời giải thích, những quan điểm mới cho các câu trả lời
• Câu hỏi mở thường hạn chế vì
• Khó mã hóa
• Khó phân tích và tổng hợp
• Đối tượng trả lời thường ngại, không trả lời
44
Các loại thang đo
• Thang đo định danh
Ví dụ: Giới tính (nam, nữ); Quê quán …
Thang đo thứ bậc
Ví dụ:
- Học lực: yếu -> trung bình -> khá -> giỏi
- Rất không hài lòng -> rất hài lòng
Thang đo khoảng, tỷ lệ
Ví dụ: tuổi, chiều cao, điểm trung bình, số giờ tham gia hoạt động ngoại khóa…
Một số trường hợp sử dụng thang đo
Câu hỏi sử dụng thang đo khoảng Câu hỏi sử dụng thang đo thứ bậc
Chi tiêu trong một tháng của bạn
trung bình khoảng: …………………..
Triệu đồng
Xin bạn cho biết mức chi hàng
tháng của bạn (chọn 1 đáp án)?
1. Dưới 2 triệu đồng
2. Từ 2 đến dưới 3 triệu đồng
3. Từ 3 đến dưới 5 triệu đồng
4. Từ 5 triệu đ trở lên đồng
Bố cục chung của 1 bảng hỏi
• Tên bảng hỏi
• Phần mở đầu (thư giải thích, thư ngỏ)
• Các hướng dẫn cơ bản để hoàn thành bảng hỏi, hướng dẫn cách trả lời
(nếu cần)
• Hệ thống các câu hỏi
• Lời cảm ơn
• Phần quản lý (nếu cần có)
Những nguyên tắc trong thiết kế bảng hỏi
Thứ nhất, bảng hỏi phải gợi ý và duy trì sự quan tâm, nhiệt tình trả lời
của người được hỏi, cụ thể:
Một vài lưu ý:
+ Đặt câu hỏi đầu tiên: là vấn đề quan trọng có tác dụng khởi động sự quan tâm, nếu
không tốt sẽ làm giảm nhiệt tình trả lời
+ Các câu hỏi khó về các vấn đề nhạy cảm, riêng tư nên xếp vào gần cuối
+ Các câu hỏi đơn điệu nên đặt xen kẽ với các câu hỏi khác để tránh nhàm chán.
Những nguyên tắc trong thiết kế bảng hỏi
Thứ hai, cần quan tâm tới cảm xúc, thái độ của người trả lời
Một vài lưu ý:
+ Bảng hỏi nên thiết kế các câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp, hiện thực đến trừu
tượng
+ Hạn chế bắt đầu bằng các câu hỏi về cá nhân
+ Nếu đối tượng được hỏi phải liên tiếp rơi vào tình huống “ không biết”, “ không có
câu trả lời”... có thể sẽ tạo nên cảm giác bức xúc, không muốn trả lời tiếp. Vì vậy nên
xen kẽ các loại câu hỏi dễ - khó, đơn giản - phức tạp,…
+ Bảng hỏi không nên quá dài (phải quan tâm đến sức chịu đựng tâm lý của người trả
lời)
Những nguyên tắc trong thiết kế bảng hỏi
• Thứ ba, các câu hỏi đặt ra phải rõ ràng, đủ ý, đảm bảo người trả lời
hiểu câu hỏi, biết cách trả lời.
• Ví dụ:
Bad question Good question
Bạn nghĩ sao về việc sinh viên cần đi làm
thêm để có kinh nghiệm thực tế ?
……
Bạn có đồng tình với ý kiến: sinh viên cần đi
làm thêm để tích lũy kinh nghiệm làm việc?
1. Có
2. Không
3. Ý kiến khác…
Những nguyên tắc trong thiết kế bảng hỏi
• Thứ tư, các câu hỏi cần bố trí theo độ tập trung tư tưởng tăng dần, nhưng về
cuối lại giảm dần.
• Ví dụ:
• 1. Anh/chị đã nghe tới khái niệm “ kỹ năng sống” bao giờ chưa? >> suy nghĩ ít
• 2. Anh/chị hiểu “kỹ năng sống” gồm những kỹ năng nào sau đây ? >> suy nghĩ và cân nhắc
• 2. Xin anh/chị hãy sắp xếp mức độ quan trọng của từng kỹ năng sau đây đối với công việc của
mình? (1 là ít quan trọng nhất -> 7 là quan trọng nhất) >>> suy nghĩ, cân nhắc, đánh giá
• 3. Kỹ năng sống tốt sẽ giúp ích gì cho anh/chị trong môi trường làm việc? (lựa chọn các đáp án)
>>> tư duy
• 4. Theo anh/ chị kỹ năng sống cần rèn luyện như thế nào ? >>> tư duy cao hơn
Những nguyên tắc trong thiết kế bảng hỏi
• Thứ năm, phải có dẫn dắt chuyển đề tài một cách hợp lý, logic.
• Ví dụ:
…
• Sau đây xin anh/chị cho biết đôi điều về các hoạt động ngoại khóa của
mình:
• 1.
• 2.
Những nguyên tắc trong thiết kế bảng hỏi
• Thứ sáu, hình thức bảng hỏi có ảnh hưởng đến sự nhiệt tình, cuốn
hút đối tượng những yêu cầu thẩm mỹ trong điều kiện, giới hạn
cho phép.
Những sai lầm thường gặp khi thiết kế bảng hỏi
• Thiết kế bảng hỏi trước khi xác định đúng vấn đề nghiên cứu, mục đích
nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu (sai lầm nghiêm trọng nhất)
• Không phân tích kỹ đặc điểm đối tượng phỏng vấn và vấn đề nghiên cứu
• Bảng hỏi quá dài (do tham vọng của người nghiên cứu)
• Các câu hỏi không rõ nghĩa khiến người trả lời không hiểu hoặc mỗi người
hiểu theo 1 nghĩa khác nhau
• Sắp xếp câu hỏi không logic, đặt câu hỏi quá khó đối với đối tượng trả lời
• Văn phong không khoa học, không trang trọng
• Không có hướng dẫn trả lời, khiến người trả lời khó khăn trong việc trả lời
• Không cân nhắc, thận trọng khi hỏi về những vấn đề nhạy cảm
• Lựa chọn dạng câu hỏi/ dạng đáp án trả lời không phù hợp dẫn đến khó
tổng hợp hoặc không thể tổng hợp
THU THẬP DỮ LIỆU THỨ CẤP
Lớp hướng dẫn kinh nghiệm NCKH - 2019
1. Dữ liệu thứ cấp
• Dữ liệu thứ cấp là gì?
• Đặc điểm của dữ liệu thứ cấp
• Ưu điểm
• Nhược điểm
Dữ liệu thứ cấp
• Là các dữ liệu đã có sẵn, do một hoặc nhiều cá nhân/ tổ chức
đã thu thập (thậm chí đã tổng hợp) để phục vụ cho các mục
đích nghiên cứu của họ. Khi sử dụng các dữ liệu này, người
nghiên cứu phải chú ý đến tính chính xác của nó và có trích
dẫn nguồn gốc rõ ràng.
Đặc điểm của dữ liệu thứ cấp
• Có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau
• Nguồn khá phong phú và đa dạng
• Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu ở các nguồn dữ liệu thứ cấp cũng
khác nhau
• Người sử dụng không chủ động kiểm soát được tính chính xác của
các dữ liệu hay các kết quả tổng hợp, báo cáo từ tài liệu thứ cấp.
Ưu điểm
• Tiết kiệm chi phí, thời gian
• Thông tin đa dạng, nhiều lĩnh vực; cho phép nghiên cứu các
hiện tượng trong quá khứ và hiện tại (tính liên tục)
• Phạm vi nghiên cứu lớn (quốc gia, vùng,…)
Nhược điểm
• Ít được phân chia, tổng hợp theo các tiêu chí mà nhà nghiên cứu
mong muốn (các dữ liệu có thể phù hợp cho mục tiêu nghiên cứu
này nhưng lại không phù hợp trong trường hợp khác)
• Thông tin dễ bị thiên lệch, chịu ảnh hưởng bởi quan điểm cá
nhân/tổ chức sản xuất và chịu trách nhiệm về dữ liệu đó.
• Việc thu thập, tổng hợp các dữ liệu thứ cấp có thể gặp khó khăn
(về tiếp cận, về phương pháp khai thác, tổng hợp)
• Tính không đầy đủ của nguồn dữ liệu này cũng là 1 hạn chế
2. Các dạng tồn tại của tài liệu thứ cấp
• Tài liệu thứ cấp dùng cho NCKH có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, rất
phong phú, đa dạng. Trong NCKH có thể tạm chia các nguồn tài liệu này thành
3 loại chủ yếu như sau:
+ Tài liệu để đọc: sách, báo, kỉ yếu hội thảo, số liệu niên giám, báo cáo tổng kết,
các đề tài NCKH trước đó
+ Phương tiên nghe, nhìn: băng ghi âm, tư liệu phát thanh, truyền hình, phim,
ảnh, các tài liệu thu được qua các băng hình…
+ Các datasets (bộ dữ liệu thô) của các cuộc điều tra (với phạm vi và mục đích
phù hợp)
Lưu ý: đối với các loại tài liệu khác nhau yêu cầu các phương pháp tiếp cận
khác nhau.
3. Trình tự các bước thu thập dữ liệu thứ cấp
Tiếp cận dữ liệu, tổng hợp và
hệ thống thành cơ sở dữ liệu cho
nghiên cứu của mình
Tìm hiểu về nguồn gốc của các
dữ liệu đó để chuẩn bị tiếp cận
(xác định nó ở đâu?)
Liệt kê DS các dữ liệu thứ cấp cần
thu thập (các dữ liệu đó là gì?)
Xác định mục đích, cân nhắc
sử dụng nguồn dữ liệu phù
hợp với thiết kế nghiên cứu
Bước 4
Bước 3
Bước 2
Bước 1
Việc chọn sử dụng
nguồn dữ liệu ở đâu,
dạng dữ liệu như thế
nào hay các dữ liệu gì
phụ thuộc vào: vấn đề
và thiết kế nghiên cứu
4. Một số nguồn cung cấp dữ liệu thứ cấp
• Các báo cáo tổng hợp hoặc bộ dữ liệu điều tra của Tổng cục Thống kê
(GSO) và cơ quan thống kê các Bộ, ngành, Địa phương
+ Tổng điều tra dân số và nhà ở
+ Điều tra mức sống dân cư
+ Tổng điều tra các DN
+ Tổng điều tra Nông nghiệp và Nông thôn Việt Nam
…
• Cơ quan thống kê của các tổ chức hoạt động LHQ: WB, FA0, ILO, UNDP,
WH0, WTO, OECD, ADB…
• Báo cáo định kì của các cơ sở, đơn vị sản xuất kinh doanh….
Một số nguồn thông tin khác
• https://comtrade.un.org/data/
• World Bank
• Bộ kế hoạch và đầu tư
• WEF (World Economic Forum)
• http://www.wto.org
• FAO
• UNICEF
6. Một số khó khăn trong thu thập DLTC
• Không có dữ liệu thứ cấp về vấn đề mà nghiên cứu đang cần giải
quyết
• Không biết nguồn dữ liệu đó ở đâu
• Tiếp cận được dữ liệu nhưng dữ liệu không đầy đủ, không kết nối,
không đồng bộ
• Liệt kê thiếu dẫn đến bỏ sót dữ liệu cần thu thập
• Tiếp cận được các bộ dữ liệu lớn nhưng gặp khó khăn về sử dụng các
công cụ xử lý dữ liệu (các phần mềm) để chiết xuất các thông tin phục
vụ cho nghiên cứu.
• Có dữ liệu nhưng phải bỏ kinh phí (ngoài khả năng) để có thể khai
thác, sử dụng nó.

More Related Content

Similar to PPNC Slide - National Economics University.pdf

Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcTài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcDương Nphs
 
Slides_bai_ging_Phng_phap_nghien_cu.pptx
Slides_bai_ging_Phng_phap_nghien_cu.pptxSlides_bai_ging_Phng_phap_nghien_cu.pptx
Slides_bai_ging_Phng_phap_nghien_cu.pptxKhoiNguyen84233
 
Chương ii.đai cuong ve nckh
Chương ii.đai cuong ve nckhChương ii.đai cuong ve nckh
Chương ii.đai cuong ve nckhbesstuan
 
Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên vấn đề nghiên cứu ...
Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên   vấn đề nghiên cứu ...Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên   vấn đề nghiên cứu ...
Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên vấn đề nghiên cứu ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
PPNCKH 2022.pdf
PPNCKH 2022.pdfPPNCKH 2022.pdf
PPNCKH 2022.pdfAnnaV25
 
Slide bài giảng - PP NC Định tính trong Kế Toán.pdf
Slide bài giảng - PP NC Định tính trong Kế Toán.pdfSlide bài giảng - PP NC Định tính trong Kế Toán.pdf
Slide bài giảng - PP NC Định tính trong Kế Toán.pdfNgaNga71
 
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học nataliej4
 
Phương pháp nghiên cứu kinh doanh
Phương pháp nghiên cứu kinh doanhPhương pháp nghiên cứu kinh doanh
Phương pháp nghiên cứu kinh doanhQuách Đại Dương
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học - Business Research Methods - Lê Văn Huy - Le...
Phương pháp nghiên cứu khoa học - Business Research Methods - Lê Văn Huy - Le...Phương pháp nghiên cứu khoa học - Business Research Methods - Lê Văn Huy - Le...
Phương pháp nghiên cứu khoa học - Business Research Methods - Lê Văn Huy - Le...LE Van Huy
 
Chương iv. phuong phap khoa hoc. ppt
Chương iv. phuong phap khoa hoc. pptChương iv. phuong phap khoa hoc. ppt
Chương iv. phuong phap khoa hoc. pptbesstuan
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Một số vấn đề về đạo đức trong nghiên cứu CTXH
Một số vấn đề về đạo đức trong nghiên cứu CTXHMột số vấn đề về đạo đức trong nghiên cứu CTXH
Một số vấn đề về đạo đức trong nghiên cứu CTXHphongnq
 
Thực hiện và viết báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
Thực hiện và viết báo cáo kết quả nghiên cứu khoa họcThực hiện và viết báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
Thực hiện và viết báo cáo kết quả nghiên cứu khoa họcHo Chi Minh University of Pedagogy
 
Dai cuong NCKHYH.ppt
Dai cuong NCKHYH.pptDai cuong NCKHYH.ppt
Dai cuong NCKHYH.pptDinh43
 
Các phương pháp nghiên cứu khoa học và cách làm đề cương NCKH
Các phương pháp nghiên cứu khoa học và cách làm đề cương NCKHCác phương pháp nghiên cứu khoa học và cách làm đề cương NCKH
Các phương pháp nghiên cứu khoa học và cách làm đề cương NCKHNguynThyHuynTrn
 
Các viết báo cáo một báo cáo khoa học
Các viết báo cáo một báo cáo khoa họcCác viết báo cáo một báo cáo khoa học
Các viết báo cáo một báo cáo khoa họcSoM
 

Similar to PPNC Slide - National Economics University.pdf (20)

Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcTài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.docx
 
Slides_bai_ging_Phng_phap_nghien_cu.pptx
Slides_bai_ging_Phng_phap_nghien_cu.pptxSlides_bai_ging_Phng_phap_nghien_cu.pptx
Slides_bai_ging_Phng_phap_nghien_cu.pptx
 
Chương ii.đai cuong ve nckh
Chương ii.đai cuong ve nckhChương ii.đai cuong ve nckh
Chương ii.đai cuong ve nckh
 
Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên vấn đề nghiên cứu ...
Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên   vấn đề nghiên cứu ...Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên   vấn đề nghiên cứu ...
Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên vấn đề nghiên cứu ...
 
PPNCKH 2022.pdf
PPNCKH 2022.pdfPPNCKH 2022.pdf
PPNCKH 2022.pdf
 
Slide bài giảng - PP NC Định tính trong Kế Toán.pdf
Slide bài giảng - PP NC Định tính trong Kế Toán.pdfSlide bài giảng - PP NC Định tính trong Kế Toán.pdf
Slide bài giảng - PP NC Định tính trong Kế Toán.pdf
 
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
 
Phương pháp nghiên cứu kinh doanh
Phương pháp nghiên cứu kinh doanhPhương pháp nghiên cứu kinh doanh
Phương pháp nghiên cứu kinh doanh
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học - Business Research Methods - Lê Văn Huy - Le...
Phương pháp nghiên cứu khoa học - Business Research Methods - Lê Văn Huy - Le...Phương pháp nghiên cứu khoa học - Business Research Methods - Lê Văn Huy - Le...
Phương pháp nghiên cứu khoa học - Business Research Methods - Lê Văn Huy - Le...
 
Chương iv. phuong phap khoa hoc. ppt
Chương iv. phuong phap khoa hoc. pptChương iv. phuong phap khoa hoc. ppt
Chương iv. phuong phap khoa hoc. ppt
 
Các bước làm bài Nghiên cứu Khoa học
Các bước làm bài Nghiên cứu Khoa họcCác bước làm bài Nghiên cứu Khoa học
Các bước làm bài Nghiên cứu Khoa học
 
10 bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học hay.docx
10 bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học hay.docx10 bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học hay.docx
10 bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học hay.docx
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Noi dung nckh
Noi dung nckhNoi dung nckh
Noi dung nckh
 
Một số vấn đề về đạo đức trong nghiên cứu CTXH
Một số vấn đề về đạo đức trong nghiên cứu CTXHMột số vấn đề về đạo đức trong nghiên cứu CTXH
Một số vấn đề về đạo đức trong nghiên cứu CTXH
 
Thực hiện và viết báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
Thực hiện và viết báo cáo kết quả nghiên cứu khoa họcThực hiện và viết báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
Thực hiện và viết báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
 
Dai cuong NCKHYH.ppt
Dai cuong NCKHYH.pptDai cuong NCKHYH.ppt
Dai cuong NCKHYH.ppt
 
Các phương pháp nghiên cứu khoa học và cách làm đề cương NCKH
Các phương pháp nghiên cứu khoa học và cách làm đề cương NCKHCác phương pháp nghiên cứu khoa học và cách làm đề cương NCKH
Các phương pháp nghiên cứu khoa học và cách làm đề cương NCKH
 
Các viết báo cáo một báo cáo khoa học
Các viết báo cáo một báo cáo khoa họcCác viết báo cáo một báo cáo khoa học
Các viết báo cáo một báo cáo khoa học
 

PPNC Slide - National Economics University.pdf

  • 1. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ XÃ HỘI
  • 2. Thế nào là nghiên cứu và nghiên cứu khoa học xã hội? • Khái niệm: Nghiên cứu có nhiều cách hiểu và khái niệm khác nhau. Là một quá trình/ hoạt động sử dụng các PHƯƠNG PHÁP và KỸ THUẬT để tìm ra BẢN CHẤT của một sự vật/ hiện tượng ...là quá trình “quan sát” sự vật, hiện tượng nhằm phát triển tri thức mới (...hiểu biết về sự thật ẩn chứa trong các sự vật hiện tượng) • Trong nghiên cứu khoa học xã hội, nghiên cứu là quá trình sử dụng các PPNC KHXH để xây dựng thuật ngữ, lý thuyết nhằm: i/ Hình thành chủ đề nghiên cứu (xác định vấn đề); ii/ Giải thích các kết quả tìm ra (Phân tích vấn đề và luận giải nguyên nhân) (Bryman, 2008)
  • 3. Thế nào là nghiên cứu và nghiên cứu khoa học xã hội? Các đặc tính của nghiên cứu: • Cấp thiết và phù hợp • Khách quan, trung thực, chính xác • Hệ thống, lô gic chặt chẽ • Kế thừa (khác sao chép) và có thể lặp lại (khác dập khuôn, máy móc) • Sáng tạo và phát triển
  • 4. Thế nào là nghiên cứu và nghiên cứu khoa học xã hội? • Loại hình nghiên cứu: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng Nghiên cứu cơ bản/hàn lâm Nghiên cứu ứng dụng • Mục tiêu: Phát triển lý thuyết • Kết quả: lý thuyết, mô hình, luận điểm mới • Đặc điểm: tổng quát hóa và lâu dài • Phản biện: Chuyên gia lý thuyết • Nơi công bố: Tạp chí khoa học • Mục tiêu: Ứng dụng lý thuyết vào thực tế • Kết quả: đưa ra các giải pháp hiệu quả trên các lý thuyết đã có • Đặc điểm: phù hợp với không gian, thời gian cụ thể • Phản biện: Chuyên gia lý thuyết và thực tiễn • Nơi công bố: Tạp chí dành cho các nhà thực tiễn/ cơ sở; Nơi ứng dụng
  • 5. 1.3 Phương pháp và phương pháp luận v Phương pháp Nghiên cứu (research methods): công cụ, kỹ thuật và quy trình nhằm thu thập, phân tích dữ liệu v Phương pháp luận Nghiên cứu (research methodology): lý thuyết và cách thức thực hiện nhằm dẫn dắt nghiên cứu 23
  • 6. Quy trình nghiên cứu Xác định chủ đề nghiên cứu Tổng quan, Mục tiêu, Câu hỏi NC Khái niệm/đo lường và Khung lý thuyết Thiết kế NC Thu thập & Phân tích dữ liệu Viết báo cáo 27
  • 7. 3.1. Cách tiếp cận nghiên cứu § Nghiên cứu suy diễn (deductive) • Lý thuyết àgiả thuyếtàdữ liệu/kiểm định à kết luận § Nghiên cứu quy nạp (inductive) • Dữ liệu/kiểm định àcách thức à lý thuyết v Các bộ phận của một cách tiếp cận nghiên cứu § Triết lý tổng quan § Thiết kế nghiên cứu § Phương pháp nghiên cứu 29
  • 8. 3.2. Hệ thống quy trình § Quy trình nghiên cứu tổng thể § Quy trình thực hiện từng công đoạn 30
  • 9. Phương pháp nghiên cứu Mối quan hệ của phương pháp nghiên cứu với kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu phụ thuộc cơ bản vào phương pháp nghiên cứu Mức độ chấp nhận kết quả nghiên cứu phụ thuộc vào mức độ chấp nhận phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu cần được mô tả rõ ràng và chi tiết để người đọc có thể đánh giá độ khách quan và tin cậy
  • 10. Đạo đức nghiên cứu Thế nào là đạo đức nghiên cứu? • “Đạo đức trong nghiên cứu khoa học là những điều đặt ra khi chúng ta quyết định giữa việc cần thực hiện một hành động này với những điều khác không chỉ xét trên tính thích hợp hay hiệu quả mà con bằng việc tham khảo các tiêu chuẩn đúng hay sai về mặt đạo đức” (J.A. Barnes 1979: 16). • è các quyết định đạo đức cần dựa trên các nguyên tắc chứ không dựa vào sự thích hợp
  • 11. Đạo đức nghiên cứu Tiêu chuẩn đạo đức cơ bản trong nghiên cứu Tính cộng đồng, Tính phổ biến, Tính không vị lợi, Tính độc đáo, Tính hoài nghi • Tính cộng đồng (communalism) trong nghiên cứu khoa học đòi hỏi rằng kết quả nghiên cứu là tài sản chung của toàn thể cộng đồng khoa học. Các thành viên trong cộng đồng được tự do trao đổi thông tin khoa học nhưng cần tôn trọng “bản quyền” – không “ăn cắp”. • Tính phổ biến (Universalism) có nghĩa là tất cả các nhà nghiên cứu đều có thể đóng góp trí tuệ của mình vào sự phát triển khoa học, không phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng hoặc ý thức hệ chính trị.
  • 12. • Tính không vị lợi (Disinterested humility) là nhà nghiên cứu không được phép để kết quả nghiên cứu của mình vướng bận vào những mục đích tín ngưỡng hoặc cá nhân. Nhà nghiên cứu cần có thái độ mở rộng cho tìm kiếm những giá trị thực của các sự vật hiện tượng. • Tính độc đáo (Orginality) có nghĩa những công bố của nhà nghiên cứu phải mới, đóng góp một điều gì đó vào kho tàng tri thức và sự hiểu biết chung của chúng ta. • Tính hoài nghi (Skepticism), ý muốn nói ở đây là hoài nghi về mặt khoa học, thể hiện ở chỗ nhà nghiên cứu cần đặt ra những nghi vấn đối với những thông tin được cung cấp bởi người trả lời hay của một tác giả nào đó. Mọi kết quả được công bố cần phải được xem xét trước khi chấp nhận, phải được kiểm chứng bằng các luận cứ.
  • 13. Đạo đức nghiên cứu 3 nguyên tắc đạo đức cơ bản - Tôn trọng con người: i/ Tôn trọng quyền tự quyết: Các cá nhân có quyền quyết định tham gia hoặc không tham gia vào một nghiên cứu khảo sát. Họ phải được đối xử một cách tôn trọng; ii/ Bảo vệ những người bị hạn chế hoặc giảm sút quyền tự quyết. - Hướng thiện: Nguyên tắc này được đề ra nhằm hướng tới mục tiêu đảm bảo nghĩa vụ của mọi nghiên cứu khảo sát là phải tối đa hoá lợi ích và tối thiểu hoá tác hại. Đây là nguyên tắc nâng dần đến các chuẩn mực đòi hỏi rằng rủi ro nghiên cứu phải ở mức hợp lý so với lợi ích mong đợi; thiết kế nghiên cứu phải hợp lý và người thực hiện nghiên cứu phải có đủ năng lực chuyên môn để bảo vệ lợi ích của đối tượng nghiên cứu.
  • 14. - Công bằng: Nguyên tắc Công bằng đề cập đến nghĩa vụ đạo đức là phải đối xử với mọi đối tượng nghiên cứu một cách đúng đắn và phù hợp về mặt đạo đức, phải đảm bảo mỗi cá nhân tham gia vào nghiên cứu phải nhận được tất cả những gì mà họ có quyền được hưởng. Trong đạo đức nghiên cứu liên quan đến con người, nguyên tắc này chủ yếu đề cập tới sự phân chia công bằng, trong đó công bằng cả thiệt thòi lẫn lợi ích của việc tham gia nghiên cứu cho mọi đối tượng. -------------------------------
  • 15. Đạo đức trong nghiên cứu Một số vấn đề đạo đức trong nghiên cứu: đạo văn § Lấy nghiên cứu của người khác làm của mình § Copy từ, ý tưởng của người khác mà không trích dẫn phù hợp § Cung cấp thông tin trích dẫn không đúng nguồn § Thay đổi từ ngữ nhưng không thay đổi cấu trúc câu và không trích dẫn phù hợp § Copy nhiều quá từ, ý tưởng (mặc dù vẫn có trích dẫn) 42
  • 16. Đạo đức trong nghiên cứu Cách tránh vấn đề đạo đức trong nghiên cứu? § Tuân thủ các hướng dẫn, quy định về đạo đức nghiên cứu § Trong quá trình chuẩn bị: tham vấn với người hướng dẫn và cần viết tóm tắt những gì đã biết/hiểu § Trong khi viết • Khi có nghi ngờ, cần trích dẫn • Đề cập rõ ai nói gì hoặc làm gì • Viết lại theo ngôn ngữ của bạn • Cần phân tích và đánh giá nguồn bạn trích dẫn 43
  • 17. Tầm quan trọng của việc trích dẫn tài liệu a. Cho thấy sự tôn trọng và ghi nhận của bạn đối với sản phẩm trí tuệ/tác phẩm của người khác; b. Cho thấy bài viết của bạn là đáng tin cậy vì dựa trên những luận cứ của những người đi trước; c. Chứng minh cho giảng viên/người đọc thấy rằng bạn đã đọc và xem xét vấn đề dựa trên những tài liệu phù hợp; 44
  • 18. Tầm quan trọng của việc trích dẫn tài liệu d. Cho phép người đọc có thể xác nhận tính đúng đắn của những thông tin mà bạn trích dẫn và đọc thêm về những vấn đề/luận điểm cụ thể mà bạn đã nêu ra; e. Tuân theo những tiêu chuẩn của việc viết nghiên cứu/hàn lâm; f. Tránh việc đạo văn. 45
  • 19. Một số quan niệm sai về NCKH v Nghiên cứu giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn § Vấn đề thực tiễn bạn hiểu đến đâu; Giải pháp của nhà khoa học không nhất thiết giống nhà quản lý; Không thực tiễn và sai bản chất của NCKH § Vấn đề thực tiễn có tính thời điểm § Nghiên cứu khó bao quát hết mọi khía cạnh của vấn đề v Tầm của nghiên cứu khoa học § Phụ thuộc vào tri thức mới § Không phục thuộc vào phạm vi hay cấp quản lý, quy mô mẫu, hay cơ sở nghiên cứu 47
  • 20. Một số quan niệm sai về NCKH v Không coi trọng phương pháp nghiên cứu § Coi phương pháp tư duy là PPNC, ví dụ “phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử” § PPNC không cần trình bày rõ trong nghiên cứu v Coi quy trình nghiên cứu là quá trình viết báo cáo § Coi viết dựa trên đề cương là hoạt động nghiên cứu 48
  • 21. Chương 2 XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ VÀ HÌNH THÀNH MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
  • 22. 1. Hình thành chủ đề nghiên cứu Là điểm khởi đầu của nghiên cứu • Xuất phát từ thực nghiệm (ví dụ như từ một vấn đề quản lý phát hiện trong quá trình thực tập) hoặc từ lý thuyết; • Từ kiến thức của các nhà nghiên cứu về các hiện tượng; • Định hướng của các nhà nghiên cứu Cơ sở hình thành chủ đề nghiên cứu kinh tế - xã hội:
  • 23. 1. Hình thành chủ đề nghiên cứu 1.1 - Đặc điểm của một chủ đề nghiên cứu tốt • Phù hợp với yêu cầu đánh giá (chuyên đề tốt nghiệp, trao học bổng, luận văn, đề tài khoa học, “đơn đặt hàng nghiên cứu”….); • Phù hợp với khả năng thực hiện (chuyên ngành, kiến thức, năng lực, ,… nguồn lực: thời gian, tài chính,… nguồn số liệu….); • Gắn với lý thuyết dẫn dắt nghiên cứu; xác định rõ ràng được mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu; và • Gắn được với mục tiêu nghề nghiệp (tận dụng cơ hội này phát huy năng lực chuyên môn).
  • 24. 1.2 - Tìm kiếm ý tưởng nghiên cứu Có hai kiểu tư duy hình thành ý tưởng nghiên cứu: Tư duy hợp lý và Tư duy sáng tạo • Tư duy hợp lý: Liệt kê các điểm mạnh và sở thích trong nghiên cứu của bạn; rà soát các vấn đề nghiên cứu quan tâm; Thảo luận với người hướng dẫn và bạn bè; Tìm kiếm tài liệu • Tư duy sáng tạo: Lưu trữ các ý tưởng-ghi sổ; Tìm phát hiện các đề tài nghiên cứu từ rà soát tổng quan nghiên cứu; Vẽ sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các nghiên cứu; và Suy nghĩ sáng tạo 1. Hình thành chủ đề nghiên cứu
  • 25. Tìm kiếm và xác định ý tưởng nghiên cứu 9 Phát hiện vấn đề/cơ hội quản lý - Tìm kiếm, phát hiện vấn đề/cơ hội quản lý - Xác định vấn đề/cơ hội cốt lõi Câu hỏi quản lý Câu hỏi nghiên cứu Xác định những hành động quản lý cho vấn đề/cơ hội cốt lõi Xác định những hành động có thể giải quyết vấn đề hoặc đón nhận cơ hội cốt lõi
  • 26. 11 KHÔNG Câu hỏi quản lý Tri thức/kiến thức cần có Xác định khoảng trống tri thức/kiến thức Xem xét tính khả thi Đặt câu hỏi nghiên cứu CÓ Câu hỏi quản lýà Câu hỏi nghiên cứu
  • 27. Các bước tiếp theo: • Chuyển ý tưởng thành câu hỏi nghiên cứu chung (câu hỏi nghiên cứu chung này gắn với mục tiêu nghiên cứu chung). • Chuyển câu hỏi nghiên cứu chung thành câu hỏi nghiên cứu cụ thể (gắn với mục tiêu nghiên cứu cụ thể) • Xác định các thuật ngữ hay khái niệm chính trong chủ đề nghiên cứu • Rà soát tổng quan nhằm sàng lọc chủ đề • Điều chỉnh phạm vi, tính rõ ràng, phù hợp của chủ đề nghiên cứu 1. Hình thành chủ đề nghiên cứu
  • 28. 1.4 - Thế nào là câu hỏi nghiên cứu? • Là những nghi vấn được đặt ra với sự vật hiện tượng. Giải đáp được các nghi vấn giúp xác định rõ bản chất của sự vật hiện tượng là như thế nào. • Xác định câu hỏi nghiên cứu tức là xác định các đích thông tin cần đạt được. • Câu hỏi nghiên cứu giúp hình thành các mục tiêu nghiên cứu. 1. Hình thành chủ đề nghiên cứu
  • 29. ĐỀ XUẤT NHỮNG DẠNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU SAU 1. Dự báo một kết quả (Liệu y có xảy ra trong hoàn cảnh a và b?) 2. Giải thích nguyên nhân và kết quả của một hiện tượng (Liệu y có chịu tác động bởi x hay Liệu y có phải kết quả của x?) 3. Đánh giá một hiện tượng (Liệu y có thể hiện những lợi ích mà người ta đã khẳng định?) 4. Mô tả một hiện tượng (Y như thế nào hay Y có dạng gì?) 5. Phát triển thực tiễn (Chúng ta có thể cải thiện Y bảng cách nào?) 6. Trao quyền hành động (Chúng ta có thể nâng cao đời sống của những người mà chúng ta nghiên cứu như thế nào?) 7. So sánh (Liệu a và b có khác nhau về x không?)
  • 30. vKhi nào cần nghiên cứu? § Những vấn đề quản lý chỉ cần kinh nghiệm, linh cảm, kiến thức à Không cần § Vấn đề cần có tri thức mới à cần 15 Câu hỏi quản lý Câu hỏi nghiên cứu Ví dụ: Có nên cấm giáo viên dạy thêm? Học thêm giúp học sinh phát triển như thế nào về trí tuệ, cảm xúc, chuẩn mực giá trị? Trọng tâm Hướng tới giải quyết vấn đề thực tiễn Hướng tới tri thức mới Định dạng Quyết định/hành động quản lý Nhân tố/mối quan hệ giữa chúng Cơ sở Dựa trên thực tiễn và bối cảnh cụ thể Dựa trên khoảng trống tri thức Đánh giá kết quả Câu hỏi có kết quả dựa trên thực tế vận hành các giải pháp Câu hỏi có kết quả dựa trên dữ liệu thu thập được Câu hỏi quản lýà Câu hỏi nghiên cứu
  • 31. Câu hỏi quản lýà Câu hỏi nghiên cứu 16 • Làm thế nào để giảm nghèo ở huyện A? Câu hỏi chung • Nghèo là thế nào? đo tình trạng nghèo? Đặc điểm hộ nghèo ở huyện A là gì? • Yếu tố nào tác động tới tình trạng nghèo ở huyện A? • Thực trạng nghèo của huyện A như thế nào? • Giải pháp nào thực hiện nhằm giảm nghèo cho huyện A? Câu hỏi nghiên cứu cụ thể
  • 32. • Có dạng câu hỏi; Có trọng tâm; • Có cơ sở lý thuyết hoặc thực tiễn; • Phạm vi và ý nghĩa rõ ràng; • Có thể trả lời. Đặc điểm của câu hỏi nghiên cứu tốt: • Cụ thể; • Có thể đo lường; • Có thể đạt được; • Thực tế; • Đúng lúc. Tiêu chuẩn của mục tiêu nghiên cứu tốt:
  • 33. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1 – Thế nào là Tổng quan nghiên cứu Công việc rà soát phân tích các tài liệu, báo cáo khoa học về các chủ đề/ vấn đề nghiên cứu theo trục lịch sử Cung cấp cơ sở nền tảng cho sự hình thành và phát triển nghiên cứu của bạn. Không thể tiến hành nghiên cứu khi bạn không biết người ta đã nghiên cứu những gì trong chủ đề nghiên cứu của bạn.
  • 34. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.2. Mục tiêu/vai trò của tổng quan nghiên cứu • Giúp hình thành, điều chỉnh mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu; • Giúp phát hiện khoảng trống nghiên cứu (điều chưa nghiên cứu); • Phát hiện những đề xuất cho nghiên cứu (từ những khiếm khuyết của nghiên cứu trước); • Giúp tránh lặp lại các nghiên cứu một cách đơn điệu; • Tăng cường ý nghĩa cho việc lựa chọn đề tài nghiên cứu; • Giúp xây dựng khung nghiên cứu; • Phát hiện các phương pháp, kỹ thuật được sử dụng trong các nghiên cứu trước để giải quyết cân hỏi nghiên cứu.
  • 35. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.3 - Những nội dung cần tổng quan • Những gì đã được biết trong chủ đề nghiên cứu • Khái niệm, lý thuyết nào đã được áp dụng • Phương pháp nghiên cứu nào được áp dụng trong chủ đề nghiên cứu • Có tranh luận/điểm chưa thống nhất trong kết quả nghiên cứu • Có những câu hỏi nghiên cứu nào chưa được trả lời • Ai là người đóng góp chính trong lĩnh vực nghiên cứu đó
  • 36. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.4 - Các dạng và quy trình tổng quan nghiên cứu • Tổng quan mô tả: tập hợp và mô tả về luận điểm, kết quả có liên quan tới chủ đề nghiên cứu,… Kiểu này tỏ ra thích hợp với trường hợp nội dung nghiên cứu rộng lớn (hơi bao la!). Phương pháp này có nhiều nhược điểm • Tổng quan hệ thống: tổng hợp bằng chứng về các nghiên cứu trước đây dựa trên các câu hỏi nghiên cứu, phương pháp,… để xác định lựa chọn và nhận xét đánh giá các nghiên cứu liên quan…. Thường vận dụng trong các nghiên cứu có chủ đề nghiên cứu hẹp (cụ thể hơn). Phương pháp này có nhiều ưu điểm
  • 37. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.5 - Quy trình tổng quan nghiên cứu • Bước 1: Xác định thông tin cần tìm (dựa vào mục tiêu nghiên cứu, khái niệm, lý thuyết,…. Trả lời các câu hỏi: Cái gì? Ai? Ở đâu? Khi nào? Như thế nào?.... • Bước 2: Xác định nguồn thông tin (sơ cấp hay thứ cấp ) • Bước 3: Tiến hành tìm kiếm (Online và offline: chú ý các tính năng tìm kiếm online…. • Bước 4: Đọc và nhận xét, đánh giá tài liệu [Đánh giá nhanh (tiêu đề, nguồn gốc, tác giả, tóm tắt); Đánh giá tổng quát (độ tin cậy, tính phù hợp); lưu trữ tài liệu] • Bước 5: Tổng hợp và phân tích tài liệu/thông tin (thuật ngữ, khái niệm, đo lường, luận điểm lý thuyết, phương pháp, kết quả, đề xuất,…. liên quan tới nghiên cứu) Đã làm tổng quan chỉ có nguồn thông tin thứ cấp
  • 38. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.6 - Viết tổng quan nghiên cứu Có nhiều cách tiếp cận sắp xếp cấu trúc tổng quan nghiên cứu. Chẳng hạn, sắp xếp tổng quan theo: thời gian, nơi xuất bản, chủ đề, phương pháp,… Tổng quan cần đảm bảo đề cập tới: i/ hiện trạng vấn đề, ii/ lịch sử phát triển, iii/ phương pháp, iv/ chuẩn mực, các vấn đề tiếp tục nghiên cứu là gì? Khi viết tổng quan nghiên cứu cần: sử dụng các dẫn chứng; các thông tin cần chọn lọc, ít quotation “….”; tóm tắt và tổng hợp, sử dụng ngôn ngữ của bạn; Tham khảo người hướng dẫn
  • 39. Trích dẫn trong Tổng quan: 3 cách 1. Trích dẫn nguyên văn (quote): sao chép chính xác từ ngữ, câu, đoạn văn mà tác giả dùng. Câu trích dẫn nguyên văn phải được để trong dấu ngoặc kép. Trường hợp này bắt buộc phải ghi cả số trang của nguồn trích. Ví dụ: ... Không như cách chào hỏi mang tính hình thức của nhiều dân tộc khác, “người Việt phân biệt kỹ các lời chào theo quan hệ xã hội và theo sắc thái tình cảm” (Trần Ngọc Thêm 1998, 67) Lê Quang Cảnh-Khoa Kế hoạch và Phát triển 25
  • 40. Trích dẫn trong Tổng quan: 3 cách 2. Trích dẫn diễn giải (paraphrase): diễn giải câu chữ của tác giả khác bằng câu chữ của mình, sử dụng từ ngữ khác mà không làm khác đi nghĩa nguyên gốc. Khi trích dẫn kiểu diễn giải thì không bắt buộc phải ghi số trang. Tuy nhiên việc ghi số trang là cần thiết, nhất là khi trích dẫn từ sách hoặc từ một tài liệu dài để người đọc có thể dễ dàng xác định thông tin mình cần. Ví dụ từ câu gốc: “người Việt phân biệt kỹ các lời chào theo quan hệ xã hội và theo sắc thái tình cảm” Dẫn giải lại: Người Việt có những cách chào khác nhau tùy vào mối quan hệ hoặc tình cảm giữa người chào và người được chào (Trần Ngọc Thêm 1998, 67) Lê Quang Cảnh-Khoa Kế hoạch và Phát triển 26
  • 41. Trích dẫn trong Tổng quan: 3 cách 3. Tóm tắt ý tưởng (summarise): Là diễn tả lại ý tưởng của đoạn văn gốc thành câu ngắn gọn hơn. Khi tóm tắt ý tưởng của người khác vẫn phải nêu tên tác giả, nếu không cũng bị xem là đạo văn. Một số cụm từ thường dùng: o X phát biểu/nêu rõ rằng… o X chỉ ra rằng … o X lưu ý … o Theo X… o Tại/ Trong (Trích dẫn tài liệu…) X phát biểu rằng… Lê Quang Cảnh-Khoa Kế hoạch và Phát triển 27
  • 42. 3. Sử dụng tài liệu tham khảo Tại sao phải đặt vấn đề về tài liệu tham khảo trong nghiên cứu? è Liên quan tới đạo văn Tài liệu tham khảo chỉ bao gồm công trình được trích dẫn và Tất cả các trích dẫn phải xuất hiện trong tài liệu tham khảo Các hệ thống ghi tài liệu tham khảo phổ biến nhất: Hệ thống Harvard; Hệ thống Hiệp hội Tâm lý Hoa kỳ (APA); Hệ thống Chicago; và Hệ thống Vancouver hay Footnote Các phần mềm có thể sử dụng cho Tài liệu tham khảo: Endnoot, Reference Manager, hay Cited
  • 43. 3 Hình thức trích dẫn 1. Trích dẫn trực tiếp là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình,… của bản gốc vào bài viết. Trích dẫn nguyên văn phải bảo đảm đúng chính xác từng câu, từng chữ, từng dấu câu được sử dụng trong bản gốc được trích dẫn. “Phần trích dẫn được đặt trong ngoặc kép”, [số TLTK] đặt trong ngoặc vuông. Không nên dùng quá nhiều cách trích dẫn này vì bài viết sẽ nặng nề và đơn điệu. Lê Quang Cảnh-Khoa Kế hoạch và Phát triển 29
  • 44. 3 Hình thức trích dẫn 2. Trích dẫn gián tiếp là sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc ý của một vấn đề để diễn tả lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm bảo đúng nội dung của bản gốc. Đây là cách trích dẫn được khuyến khích sử dụng trong nghiên cứu khoa học. Khi trích dẫn theo cách này cần cẩn trọng và chính xác để tránh diễn dịch sai, đảm bảo trung thành với nội dung của bài gốc. Lê Quang Cảnh-Khoa Kế hoạch và Phát triển 30
  • 45. 3 Hình thức trích dẫn 3. Trích dẫn thứ cấp là khi người viết muốn trích dẫn một thông tin qua trích dẫn trong một tài liệu của tác giả khác. Ví dụ khi người viết muốn trích dẫn một thông tin có nguồn gốc từ tác giả A, nhưng không tìm được trực tiếp bản gốc tác giả A mà thông qua một tài liệu của tác giả B. Khi trích dẫn theo cách này không liệt kê tài liệu trích dẫn của tác giả A trong danh mục tài liệu tham khảo. Một tài liệu có yêu cầu khoa học càng cao thì càng hạn chế trích dẫn thứ cấp mà phải tiếp cận càng nhiều tài liệu gốc càng tốt. Lê Quang Cảnh-Khoa Kế hoạch và Phát triển 31
  • 47. 1. Khái quát về thiết kế nghiên cứu § Khái niệm: là một kế hoạch tổng thể về cách thức trả lởi câu hỏi nghiên cứu, cung cấp khung thu thập và phân tích dữ liệu • Sự lựa chọn thiết kế nghiên cứu thể hiện ưu tiên tới quá trình nghiên cứu,… • Bước khởi đầu của nghiên cứu, mô tả phương thức mà nghiên cứu thực hiện § Vai trò của thiết kế nghiên cứu § Giúp chỉ dẫn nghiên cứu và hoàn thành kế hoạch nghiên cứu § Xây dựng nền tảng của toàn bộ nghiên cứu § Giúp thực hiện nghiên cứu dễ dàng: có định hướng và hệ thống v Lưu ý: không phải tất cả các kỹ thuật, phương pháp, lý thuyết về chủ đề nghiên cứu đều phải bao gồm trong thiết kế mà chỉ lựa chọn những công cụ, phương pháp hữu ích nhất
  • 48. 1. Khái quát về thiết kế nghiên cứu vThiết kế nghiên cứu phụ thuộc vào loại hình nghiên cứu: § Nghiên cứu khám phá . § Nghiên cứu mô tả: Như thế nào? § Nghiên cứu giải thích: Tại sao? § Nghiên cứu nhằm xây dựng lý thuyết § Nghiên cứu nhằm kiểm chứng lý thuyết
  • 49. } Một vài lưu ý trong thiết kế nghiên cứu • TKNC không phải là kế hoạch nghiên cứu chi tiết • TKNC không phải là phương pháp thu thập bằng chứng } Cần phải coi trọng bối cảnh nghiên cứu (nguồn lực, năng lực, khả năng,….) } Mẫu nghiên cứu } Nguồn số liệu và số liệu }
  • 50. 2. Nội dung của thiết kế nghiên cứu 2.1. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.3. Lý thuyết và Khung lý thuyết 2.4. Dữ liệu • Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu kinh tế-xã hội • Phương pháp thu thập dữ liệu • Phương pháp xử lý dữ liệu (chương 4-5) 2.5. Phương pháp nghiên cứu • Giới thiệu các phương pháp nghiên cứu • Lựa chọn phương pháp nghiên cứu
  • 51. 2.1. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu vĐặc điểm của câu hỏi nghiên cứu: § Có hướng đích § Có cơ sở lý thuyết hoặc thực tiễn § Phạm vi và ý nghĩa rõ ràng § Có thể trả lời vĐặc điểm của mục tiêu nghiên cứu: SMART § Cụ thể (Specific); § Có thể đo lường (Measurable); § Có thể đạt được (Attainable); § Thực tế (Realistic); § Đúng lúc (Timely).
  • 52. 2.1. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Một số quan niệm sai khi đặt câu hỏi nghiên cứu vLẫn lộn câu hỏi nghiên cứu và câu hỏi thực tiễn vSử dụng câu hỏi vạn năng § Dạng câu hỏi này thiếu cụ thể, không giúp định hướng nghiên cứu § Dựa trên giả định có thể phân tích tìm được nguyên nhân (kiểu khám bệnh) vCâu hỏi nghiên cứu thiếu cơ sở § Không dựa trên tổng quan, sẽ có thể trùng lặp § Không dựa trên lý thuyết, khó xác định/kiểm định § Không dựa trên bối cảnh, không khả thi
  • 53. 2.1. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Lỗi thường gặp khi xác định câu hỏi nghiên cứu vCâu hỏi nghiên cứu nhiều và vụn vặt vThiếu các câu hỏi nghiên cứu chính vThiếu gắn kết câu hỏi nghiên cứu với tri thức cần có vCâu hỏi nghiên cứu chưa rõ ràng dẫn tới mục tiêu không rõ ràng vĐặt câu hỏi nghiên cứu trùng lặp
  • 54. 2.1. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 3 gạch đầu dòng vạn năng vHệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về … vPhân tích thực trạng về … (chỉ ra hạn chế và các nguyên nhân)… vĐề xuất các giải pháp về … Có gì không ổn ?
  • 55. 2.1. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Trình bày Mục tiêu nghiên cứu vPhải gắn với mục tiêu tìm ra tri thức mới để cung cấp cho nhà quản lý ra quyết định và giải quyết vấn đề đặt ra vChỉ rõ cái đích tri thức cần thu được sau khi nghiên cứu vPhải có giới hạn phạm vi nghiên cứu phù hợp với thời gian và nguồn lực để đảm bảo tính khả thi trong khuôn khổ một nghiên cứu (chuyên đề tốt nghiệp) vMục tiêu nghiên cứu (tìm ra thông tin để hỗ trợ việc ra quyết định) khác mục tiêu quản lý (là ra quyết định giải quyết vấn đề thực tiễn).
  • 56. 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu vĐối tượng nghiên cứu vKhách thể nghiên cứu vPhạm vi nghiên cứu: § Phạm vi không gian § Phạm vi thời gian § Phạm vi nội dung Ví dụ: § Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng sách lậu của sinh viên ĐH KTQD § Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cty ABC
  • 57. 2.3. Lý thuyết và khung lý thuyết } Lý thuyết } Giải thích các hiện tượng quan sát; } Thể hiện mối quan hệ bản chất, lặp lại (tính quy luật) } Có được từ các chuyên ngành chuyên môn } Vai trò của lý thuyết } Xác định cơ sở định hướng nghiên cứu; } Có một cái nhìn hệ thống, thông qua đó tìm hiểu thực trạng; } Xác định các nhân tố/ lĩnh vực cần thu thập thông tin; } Xác định nội dung nghiên cứu thông qua mối quan hệ cần phân tích } Hình thức thể hiện } Trình bày dưới dạng diễn giải; } Dưới dạng hình vẽ; } Dưới dạng công thức toán học
  • 58. 2.3. Lý thuyết và khung lý thuyết vKhung lý thuyết: Khung lý thuyết cụ thể hóa lý thuyết; có thể bao gồm một hoặc nhiều lý thuyết vCác bước xây dựng khung lý thuyết: } Lựa chọn lý thuyết phù hợp với nghiên cứu; } Xác định câu hỏi nghiên cứu dựa vào lý thuyết làm cơ sở; } Xác định và định nghĩa rõ các bộ phận/nhân tố; } Xác định mối quan hệ giả thuyết của các nhân tố
  • 59. 2.4. Dữ liệu v Dữ liệu là những thu nhận được khi quan sát hay đo lường những thuộc tính của sự vật hiện tượng hay mô tả về sự vật hiện tượng đó. v Dữ liệu trong nghiên cứu có nhiều dạng, chia thành hai nhóm chính: § Số liệu: chuỗi thời gian, số liệu chéo và số liệu mảng § Các dạng dữ liệu khác: âm thanh, hình ảnh, ngôn ngữ, ghi chép, video, ... v Các nguồn dữ liệu: nguồn thứ cấp và nguồn sơ cấp v Phương pháp thu thập dữ liệu: phụ thuộc vào loại dữ liệu cần thu thập § Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Phỏng vấn, thảo luận nhóm, tình huống, và khảo sát § Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: có hay không? Nằm ở đâu? Tiếp cận nó thế nào?
  • 60. 2.4. Dữ liệu Số liệu vChuỗi thời gian: Chuỗi thời gian là tập hợp các giá trị của một sự vật hiện tượng, biến ngẫu nhiên hay một chỉ tiêu thống kê, được sắp xếp theo thứ tự thời gian vDãy số liệu chéo: Dãy số liệu chéo là dãy số liệu được thu thập từ các đối tượng tương đương tại một thời điểm nhất định vSố liệu mảng: là số liệu bao gồm quan sát chéo được thu thập theo thứ tự thời gian
  • 61. Yêu cầu số liệu v Đảm bảo chính xác và tin cậy v Đầy đủ v Thích hợp v Thống nhất v Cập nhật 2.4. Dữ liệu
  • 62. 3. Tính khả thi của một thiết kế nghiên cứu Những yếu tố tác động tới tính khả thi của một nghiên cứu vThời gian nghiên cứu vCác nguồn lực cho nghiên cứu vCác rủi ro và giả định trong nghiên cứu
  • 63. LOGO CHƯƠNG 5 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG 1
  • 64.  Khái niệm  Là giải thích hiện tượng kinh tế-xã hội bằng số liệu thu thập và sử dụng các phương pháp phân tích thống kê và kinh tế lượng  Áp dụng  Trả lời cho các câu hỏi số lượng  Đo lường tương quan giữa các biến  Kiểm định các giả thuyết 4 1. Giới thiệu về nghiên cứu định lượng
  • 65. ❖Áp dụng cho các câu hỏi nghiên cứu nào? ▪ Câu hỏi yêu cần câu trả lời số lượng ▪ Câu hỏi liên quan tới sự thay đổi về số lượng ▪ Đo lường tác động và giải thích sự thay đổi của các biến ▪ Kiểm định các giả thuyết →2 câu hỏi đầu thuộc nhóm lượng hóa biến kinh tế xã hội →Hoặc mối quan hệ giữa các biến →Câu hỏi sau thuộc nhóm kiểm định 1. Giới thiệu về nghiên cứu định lượng
  • 66. 6 Yêu cầu của nghiên cứu định lượng ❖Các biến được đo lường rõ ràng và cụ thể ❖Có khả năng thu thập đủ số liệu cần thiết để phân tích ❖Có cơ sở lý thuyết hoặc thực nghiệm đã kiểm nghiệm ❖Cơ sở xây dựng giả thuyết để kiểm định 1. Giới thiệu về nghiên cứu định lượng
  • 67. 7 Các bước trong nghiên cứu định lượng 1. Xác định mô hình nghiên cứu và mối quan hệ của các nhân tố trong đó 2. Xác định biến số (cho các nhân tố) 3. Xác định thang đo cho các biến số 4. Xác định nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập 5. Xây dựng công cụ thu thập (bảng hỏi) 6. Xác định phương pháp phân tích dữ liệu (các công cụ thống kê) 1. Giới thiệu về nghiên cứu định lượng
  • 68. 8 ❖Thu thập dữ liệu định lượng thứ cấp: chương 3 ❖Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp: ▪ Dữ liệu sơ cấp • Thu thập lần đầu phục vụ trong phạm vi của nghiên cứu đó • Sử dụng nó rất linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu • Thu thập tốn kém thời gian và tiền ▪ Xây dựng và kiểm định thang đo ▪ Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Khảo sát 2. Thu thập dữ liệu định lượng
  • 69. Xây dựng và kiểm định thang đo  Nhân tố và biến số  Nhân tố thể hiện một khái niệm có tính lý thuyết và tổng hợp hơn  Biến số là đại lượng có thể đo lường – biến đổi theo các quan sát, là biểu hiện đại diện của nhân tố lý thuyết  Xác định thang đo cho biến số  Mọi biến số phải được đo lường và mã hóa bằng những con số  Chuyển hóa các khái niệm thành các yếu tố có thể đo lường được  Thang đo cho biến số  Tìm những biểu hiện của biến số – đo lường những biểu hiện đó – dùng chúng làm thang đo cho biến số (khách quan)  Phát triển danh mục các câu hỏi để làm thang đo (chủ quan) 9 2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
  • 70. Các dạng thang đo sử dụng trong nghiên cứu định lượng  Thang đo định danh (nominal scale)  Thang đo thứ bậc (ordinal scale): đo lường các mức độ theo một trật tự nhưng không nhất thiết là cùng khoảng cách tương đồng  Thang đo khoảng (interval scale): đo số lượng với khoảng cách tương đồng nhau không có gốc 0  Thang đo tỷ lệ: (ratio scale) có gốc từ 0 (không có), là thang đo chứa nhiều thông tin nhất 10 2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
  • 71.  Yêu cầu về thang đo cho biến số  Tiêu chí, thang đo phải sát với bản chất của biến số (nhân tố)  Ví dụ: uy tín được đo bằng vị trí quản lý  Thang đo phải có độ tin cậy cao (sai số cho phép)  Cơ sở xác định thang đo  Lý thuyết và các nghiên cứu trước  Thực tiễn của đối tượng nghiên cứu: Dữ liệu sẵn có  Nghiên cứu định tính trước  Sự sáng tạo của nhà nghiên cứu 11 2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
  • 72. Khảo sát  Khảo sát là phương pháp thu thập dữ liệu, dùng bảng hỏi để thu thập dữ liệu phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu  Khảo sát thường được sử dụng để thu thập dữ khi:  Thông tin nằm rải rác các đối tượng  Dữ liệu có sự khác biệt giữa các đối tượng  Dữ liệu thu thập từ đối tượng là có thể tin cậy được  Dữ liệu thu thập trên diện rộng  Các yếu tố chính của thiết kế khảo sát  Mẫu khảo sát  Phiếu câu hỏi  Phương pháp thu thập dữ liệu 12 2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
  • 73. 13 Bảng hỏi ❖Là công cụ thu thập dữ liệu trong khảo sát, là một công cụ nghiên cứu ❖Không có dữ liệu thì không có dẫn chứng tốt. ❖Không có dẫn chứng tốt thì không thể kết luận chắc chắn. ❖Khả năng thiết kế bảng hỏi không thể học được trong sách vở. Không có gì thay thế được kinh nghiệm/trải nghiệm cá nhân ❖Phiếu câu hỏi phải cho người trả lời cảm giác an toàn khi trả lời 2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
  • 74. Quy trình xây dựng bảng hỏi 14 Xác định thông tin cần thu thập Xác định phương pháp thu thập Xác định nội dung từng phần - câu hỏi Xác định hình thức và ngôn từ từng câu Sắp xếp câu hỏi theo từng phần phù hợp Quyết định hình thức phiếu câu hỏi Khảo sát thử Hoàn thiện phiếu câu hỏi 2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
  • 75. 15 Nền móng để thiết kế bảng hỏi ❖Mục đích nghiên cứu/ câu hỏi nghiên cứu ❖Khung/mô hình nghiên cứu (các biến cần đo lường) ❖Những thông tin cần tìm kiếm ❖Đối tượng khảo sát (số nhóm, đặc tính…) ❖Phương pháp khảo sát (gửi thư, trực tiếp: tự ghi hay phỏng vấn ghi, online …v.v.) 2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
  • 76. 16 Xác định nội dung từng câu hỏi ❖Câu hỏi cần đảm bảo cung cấp đủ thông tin cho vấn đề thu thập ▪ Ví dụ: Sự tham gia lao động (có làm việc không? Làm bao nhiêu giờ/ngày, ngày/tuần) ❖Câu hỏi không nhất thiết hỏi thẳng vào các vấn đề/thông tin cần thu thập ▪ Ví dụ hỏi có yêu tổ quốc không? ▪ Ví dụ: anh đã bao giờ tham nhũng chưa? ❖Có thể trả lời được và sẵn sàng trả lời ▪ Ví dụ: hỏi chi tiêu, thu nhập trong tháng qua 2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
  • 77. Các dạng câu hỏi thường sử dụng ❖Câu hỏi mở ▪ Ví dụ: Kể tên những chi phí anh/chị phải trả ❖Câu hỏi đóng: cung cấp lựa chọn trả lời ▪ Hai thái cực (ví dụ: Có, Không) ▪ Nhiều lựa chọn: Nhiều hơn hai thái cực ❖Các câu hỏi theo thang điểm (bản chất là câu hỏi đóng) 2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
  • 78. Nội dung câu hỏi thường sử dụng ❖Câu hỏi về thông tin khách quan ▪ Anh/chị có cháu nào đang học tiểu học không? ❖Câu hỏi về hành vi ▪ Anh/chị có thường xuyên kiểm tra bài học của cháu không? ❖Câu hỏi về thái độ/ đánh giá ▪ Anh/chị cho biết mức độ đồng ý về các nhận định sau: "...Lớp học đáp ứng tốt nhu cầu của tôi" 2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
  • 79. 19 Hình thức của bảng hỏi ❖Mở đầu/giới thiệu ▪ Mục đích (chung chung), yêu cầu, việc bảo mật, địa chỉ liên hệ ❖Phần nội dung chính ▪ Sắp xếp câu hỏi theo từng cụm liên quan đến từng loại giả thuyết hay nội dung nghiên cứu ▪ Dễ trước, khó sau; Chung trước, riêng sau; Đơn giản trước, phức tạp sau ❖Phần kết luận 2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
  • 80. 20 Lưu ý về bảng hỏi ❖ Mỗi câu hỏi chỉ hỏi một ý-ngắn gọn ▪ Vốn sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm không? ❖ Ngôn từ dễ hiểu - ngôn từ của người trả lời ▪ Logistic của chương trình có tốt không? ▪ Vụ này, năng suất lúa nhà anh có cao không? ❖ Câu hỏi mọi người đều hiểu theo một nghĩa ▪ Anh bị thương ở đâu? ❖ Câu hỏi có mục tiêu rõ ràng nhưng không định hướng trả lời ▪ Bạn có cho rằng phải cấm thuốc hút thuốc lá không? ❖ Các phương án trả lời phải bao quát hết được các khả năng/tình huống xảy ra và các lựa chọn phải phân biệt được 2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
  • 81. Mẫu ❖Việc thu thập dữ liệu toàn bộ tổng thể là không khả thi: tổng thể quá lớn, không thể tiếp cận, không đủ nguồn lực (tiền và thời gian) ❖Dữ liệu từ tổng thể không thể hiện được sự tốt hơn vượt trội so với số liệu chọn mẫu ❖Một mẫu nghiên cứu được lựa chọn cẩn thận sẽ có thể giúp đại diện cho tổng thể nghiên cứu. ▪ Mẫu nghiên cứu cần phản ánh được đặc điểm của tổng thể ▪ Mẫu nghiên cứu cần đại diện được cho tổng thể 2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
  • 82. Yếu tố ảnh hưởng tới tính đại diện của mẫu ❖ Thủ tục/phương pháp chọn mẫu ❖ Quy mô mẫu ❖ Sự tham gia trả lời/tỷ lệ phản hồi (respondent rate) ❖ Sai số chọn mẫu ▪ Quan sát được: do người phỏng vấn, người trả lời, công cụ, phương pháp ▪ Không quan sát được: không trả lời 2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
  • 83. Mẫu phi xác suất Mẫu xác suất/ngẫu nhiên Mẫu thuận tiện Mẫu chủ đích Hạn ngạch Đơn giản Hệ thống Phân tầng Nhóm/ cụm Quả bóng tuyết Nhiều giai đoạn 2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp Phương pháp chọn mẫu
  • 84. 25 Mẫu xác suất Mẫu phi xác suất Ưu Tính đại diện cao Khái quát hóa cho tổng thể Tiết kiệm thời gian, chi phí Nhược Tốn thời gian, chi phí Tính đại diện thấp Thiếu tin cậy khi suy diễn cho tổng thể Áp dụng Nghiên cứu mô tả Tương quan hay nhân quả Nghiên cứu khám phá Nghiên cứu thăm dò Thử nghiệm 2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp Phương pháp chọn mẫu
  • 85. 26 Khung chọn mẫu ❖Tiêu chí để lựa chọn các phần tử vào mẫu khảo sát ▪ Danh sách các đối tượng nằm trong tổng thể ▪ Đặc điểm/thông tin cơ bản của đối tượng sử dụng cho chọn mẫu ❖Ví dụ: ▪ Doanh nghiệp: Quy mô, sở hữu, ngành nghề,…. ▪ Cá nhân: Giới tính, dân tộc, nơi sinh sống,… ▪ Chọn huyện: Dân số, thu nhập, sản xuất công nghiệp, đô thị hóa,… 2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
  • 86. 27 Quy mô mẫu ❖ Mỗi dạng thiết kế nghiên cứu yêu cầu quy mô mẫu nghiên cứu khác nhau ❖ Trong kinh tế quy mô mẫu nghiên cứu phụ thuộc ▪ Quy mô tổng thể ▪ Độ tin cậy (95%) ▪ Sai số chọn mẫu (5%) ❖ Trong thống kê mô tả, nếu hiện tượng được phân bố theo quy luật chuẩn, mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên thì quy mô mỗi nhóm khi phân tổ tối thiểu phải từ 30 quan sát trở lên là đảm bảo độ tin cậy 95% ❖ Xem thêm https://www.surveymonkey.com/mp/sample-size- calculator/ 2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
  • 87. 28 ❖Khảo sát thử ▪ Kiểm tra xem người hỏi có dễ hỏi không? ▪ Người được khảo sát có dễ hiểu và dễ trả lời không? ▪ Nội dung thông tin có phù hợp với mục tiêu nghiên cứu không? ▪ Mẫu khảo sát có phù hợp không? ❖Điều chỉnh bảng hỏi ▪ Dựa vào ghi nhận khi thực hiện thu thập thử; ▪ Dựa vào kết quả tổng hợp, xử lý thử 2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
  • 88. 29 ❖Có nhiều hình thức tiến hành ▪ Trực tuyến ▪ Phát phiếu hỏi ▪ Phỏng vấn trực tiếp ❖Lưu ý khi khảo sát online ▪ Sàng lọc đúng đối tượng khảo sát ▪ Nhắc nhở trả lời phiếu khảo sát ❖Kiểm tra chất lượng trả lời ▪ Online ▪ Offline 2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
  • 89. 3. Phân tích dữ liệu định lượng ❖ Phân tích dữ liệu định lượng là quá trình • Xử lý và phân tích các số liệu thu thập được • Phục vụ cho các nghiên cứu định lượng • Kết quả có thể hỗ trợ/bổ trợ cho phân tích định tính ❖ Để làm gì • Trả lời cho các câu hỏi số lượng • Đo lường tương quan giữa các biến • Kiểm định các giả thuyết ❖ Quy trình phân tích • Chuẩn bị và kiểm tra dữ liệu • Phân tích dữ liệu • Trình bày kết quả phân tích 30
  • 90. 3.1 Chuẩn bị và kiểm tra dữ liệu  Các loại dữ liệu sử dụng cho phân tích định lượng  Số liệu và dữ liệu được mã hóa theo các thang đo định lượng  Mã hóa dữ liệu  Với các dữ liệu không phải ở dạng số, cần được mã hóa  Chuẩn bị mã (ví dụ: giới tính nam =1 , nữ =2,….)  Lưu lại các mã để sử dụng về sau  Nhập dữ liệu  Nhập dữ liệu theo mã đã quy định  Kiểm tra dữ liệu đã nhập  Mục tiêu để tăng độ chính xác và trung thực của nhập dữ liệu  Tiến hành: kiểm tra độc lập hoặc  Khẳng định file số liệu sử dụng cho phân tích 31
  • 91. 3.2 Phân tích số liệu Các phương pháp:  Phân tích khám phá  Kiểm định độ tin cậy của thang đo  Phân tích nhân tố khám phá  Phân tích thống kê mô tả  Phân tích tương quan và hồi quy 32
  • 92. 3.2.1 Phân tích khám phá  Sử dụng khi phát triển thang đo mới  Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s alpha)  Tương quan biến – tổng (Corrected Item – Total Correlation) > 0,3  0,6 < Cronbach’s alpha < 0,95  Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)  Xác định các tiêu chí đo lường biến/nhân tố  Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) > 0,5  Kiểm định Bartlett: Sig. < 0,05  Các tiêu chí cần có hệ số tải (factor loading) > 0,5 33
  • 93. 3.2.2 Phân tích thống kê mô tả  Mô tả các chỉ tiêu cơ bản của biến số hay chỉ tiêu thống kê  Cung cấp hiểu biết cơ bản về biến số hay chỉ tiêu thống kê  Phân tích thống kê mô tả cơ bản  Số quan sát, giá trị đại diện, độ biến thiên  Mô tả biến động theo thời gian  Mô tả biến động theo không gian  Phân tích sự khác biệt 34
  • 94. 3.2.2 Phân tích thống kê mô tả Phân tích xu thế (theo thời gian)  Cho biết được sự vận động của đối tượng/biến theo thời gian  Có thể tính tốc độ tăng trưởng nhanh hay chậm, xu thế vận động  Để phục vụ cho  Tính toán sự thay đổi và tốc độ thay đổi theo thời gian  Cho phép so sánh tốc độ/sự thay đổi theo thời gian  So sánh thực hiện kế hoạch  Phát hiện xu thế vận động và dự báo 37
  • 95. 3.2.2 Phân tích thống kê mô tả Phân tích sự khác biệt  So sánh giữa các nhóm: tương đồng và khác biệt  Cung cấp thêm các thông tin cho các nhận định trong nghiên cứu  Các cách cơ bản  So sánh các biến hoặc các nhóm (so sánh giá trị cụ thể, so sánh tỷ lệ, so sánh xu thế, so sánh tổng số, so sánh phân bố, thể hiện quan hệ giữa các biến,…)  Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm  Independent Sample T-Test: 2 nhóm  One-way ANOVA: > 2 nhóm 40
  • 96. 3.2.3 Phân tích tương quan và Hồi quy  Tương quan giữa các biến (Correlation)  Thể hiện sự liên hệ thống kê giữa các biến / chỉ tiêu thống kê  Ma trận tương quan Pearson  Đồ thị scatter  Hồi quy (Regression)  Chỉ định mô hình hồi quy  Thực hiện hồi quy  Luận giải/thảo luận kết quả hồi quy 41
  • 97. 3.2.3 Phân tích Tương quan và Hồi quy  Đối tượng nghiên cứu luôn có mối quan hệ với các biến hay chỉ tiêu kinh tế xã hội khác.  Ví dụ: giữa thời gian học và kết quả thi hết môn  Tác động: KQT = 4 + 2,5*TGH -0,3*TGH2 42 Sinh viên Thời gian học Kết quả thi 1 2.0 7.8 2 2.5 8.4 3 3.0 8.8 4 4.0 9.2 5 3.5 9.1 6 1.0 6.2 7 2.0 7.8 8 4.5 9.2 9 5.0 9.0 10 6.0 8.2 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0 2 4 6 8
  • 98. LOGO CHƯƠNG 6 TRÌNH BÀY BÁO CÁO NGHIÊN CỨU 1
  • 99. 1. Khái quát báo cáo nghiên cứu ❖Ý nghĩa của báo cáo nghiên cứu: truyền tải thông điệp và kết quả của nghiên cứu ❖Chuẩn bị viết báo cáo nghiên cứu: (trang bên) 3
  • 100. 1. Khái quát báo cáo nghiên cứu Chuẩn bị viết báo cáo nghiên cứu ❖ Tạo thời gian cho bài viết của bạn ❖ Viết khi tâm trí bạn tươi mới, thoải mái ❖ Tìm một nơi viết lách quen thuộc ❖ Đặt mục tiêu và đạt được chúng ❖ Sử dụng phần mềm xử lý văn bản thay vì viết tay ❖ Lập một kế hoạch cụ thể để viết từng phần ❖ Kết thúc mỗi buổi viết với cảm hứng cao để có động lực tiếp tục buổi sau (tránh việc bỏ dở giữa chừng 1 phân đoạn phức tạp) ❖ Mời bạn bè đọc bài viết của bạn 4
  • 101. 2. Cấu trúc thông dụng của báo cáo  Tính cấp thiết  Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu  Kết quả nghiên cứu và thảo luận  Tài liệu tham khảo  Phụ lục (nếu có) 5
  • 102. 3. Những quan tâm trong trình bày báo cáo nghiên cứu ❖Sắp xếp nội dung báo cáo nghiên cứu ▪ Theo mạch câu truyện ▪ Theo logic trình bày/quy trình ❖Văn phong trong báo cáo nghiên cứu ▪ Không phải tác phẩm văn học ▪ Không phải báo cáo quản lý ❖Hướng dẫn khoa học trong nghiên cứu: Rất quan trọng ❖Đối tượng truyền tải báo cáo nghiên cứu
  • 103. 3. Những quan tâm trong trình bày báo cáo nghiên cứu Văn phong trong báo cáo nghiên cứu ❖ Rõ ràng và đơn giản ▪ Viết những câu đơn giản ▪ Tránh sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên môn ▪ Cẩn thận khi sử dụng quá nhiều trích dẫn từ các tài liệu ▪ Kiểm tra chính tả và ngữ pháp ▪ Tránh các lỗi ngữ pháp phổ biến (đặc biệt khi viết ngoại ngữ) ❖ Lưu ý cách gọi, xưng hô trong bài viết ❖ Duy trì tính ẩn danh bằng cách sử dụng bút danh cho người được phỏng vấn, tổ chức, … ❖ Cần liên tục đọc lại và chỉnh sửa bài viết thay vì chỉ viết 1 lần.
  • 104. 4. Trình bày báo cáo nghiên cứu  Tuân theo quy định của đơn vị tiếp nhận báo cáo (Trường)  Các nội dung lưu ý  Trình bày tiêu đề  Trình bày văn bản  Trình bày Bảng và Hình  Trích dẫn  Tài liệu tham khảo 8
  • 105. 4. Trình bày báo cáo nghiên cứu Trình bày tiêu đề (gợi ý) Các đề mục cùng cấp dùng chung 1 format, cách lề đều nhau Ghi tối đa 4 số trên đề mục Chương 1 – Tên chương 1.1. TÊN ĐỀ MỤC 1.1.1. Tên đề mục 1.1.1.1. Tên đề mục a. Tên đề mục - Ý chính 9
  • 106. Trình bày văn bản (theo hướng dẫn viết Chuyên đề thực tập của ĐH KTQD) ❖Font chữ: Times New Roman; cỡ chữ 13; kiểu gõ Unicode ❖Cách dòng 1,3 ❖Cách lề: trên 3,5cm; dưới 3,0cm; trái 3,5cm; phải 2,0cm ❖Văn bản căn lề hai bên, đầu dòng lùi vào 1 tab ❖Số trang: đánh ở giữa, trên đầu mỗi trang ❖Header / Footer 10 4. Trình bày báo cáo nghiên cứu
  • 107. Trình bày bảng - Phía trên: Thứ tự bảng; tên bảng (nội dung và thời gian) - Đơn vị tính - Nội dung: Chữ căn trái-giữa; Số căn phải-giữa - Dùng thống nhất ký hiệu dấu (.) và (,) - Cuối bảng có Nguồn Chú ý: - Không cắt bảng sang 2 trang - Không ghi đơn vị tính đi kèm theo với số liệu 11 4. Trình bày báo cáo nghiên cứu
  • 108. 4. Trình bày báo cáo nghiên cứu Phân tích bảng ▪ Xu thế theo thời gian (của từng nguồn) ▪ Phân tích theo cơ cấu của nguồn ▪ Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu: tốc độ chuyển dịch ▪ Chú ý: ▪ Số liệu trong Bảng chứa đựng thông tin gì ▪ Cung cấp thêm dữ liệu để giải thích thông tin phát hiện từ số liệu đã cho ▪ Ngụ ý của thông tin được phát hiện 16
  • 109. Sử dụng Bảng khi nào? ▪ Có nhiều số liệu ▪ Bảng 3 chiều hoặc đa chiều ▪ Bảng chứa các thông tin về tác động, ảnh hưởng, tương quan, tham số ước lượng,… ▪ Chứa đựng thông tin về kiểm định 17 4. Trình bày báo cáo nghiên cứu
  • 110. Trình bày Hình - Thống nhất tên gọi “Hình” (không Biểu đồ, Đồ thị, Sơ đồ, Hình vẽ, …) - Đặt tiêu đề Hình ở dưới - Ghi chú các ký hiệu, chú thích - Nguồn Chú ý: - Sử dụng màu – Format đen trắng (in màu?) - Chú thích, ký hiệu, số liệu trong đồ thị rõ ràng 18 4. Trình bày báo cáo nghiên cứu
  • 111. Sử dụng Bảng và Hình BẢNG HÌNH 29 Nhiều dữ liệu Số liệu đa chiều (ba chiều+) Mô tả mối tương quan, tác động, hồi quy Kết quả kiểm định Phân tích biến theo thời gian Phân tích cơ cấu Mô tả quy trình, khung nghiên cứu Phân tích sử dụng đồ thị √ √ √ √ √ √ √ √ 4. Trình bày báo cáo nghiên cứu
  • 112. Lưu ý chung: ▪ Cần trình bày Bảng và Hình thống nhất ▪ Chỉ nên dùng Hình (không dùng Hình vẽ, Sơ đồ, Biểu đồ, Đồ thị…) ▪ Số liệu trong bảng cần đơn giản (số liệu nghiên cứu không phải kế toán) ▪ Không lặp lại thông tin (đã Bảng thì thôi Hình) ▪ Khi phân tích thì KHÔNG liệt kê lại số liệu mà chú ý đến thông tin rút ra từ dữ liệu ấy ▪ Chú ý các yêu cầu trích dẫn và tài liệu tham khảo 35 4. Trình bày báo cáo nghiên cứu
  • 113. THU THẬP DỮ LIỆU SƠ CẤP Lớp hướng dẫn kinh nghiệm NCKH - 2020
  • 114. Phần 1: Dữ liệu sơ cấp và các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp • Dữ liệu sơ cấp là gì ? • Trường hợp sử dụng dữ liệu sơ cấp • Các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
  • 115. DỮ LIỆU SƠ CẤP? • Là dữ liệu không có sẵn mà được các cá nhân, tổ chức nghiên cứu chủ động thu thập, xử lý, phân tích nhằm mục đích khoa học hoặc phục vụ quản lý.
  • 116. Sử dụng dữ liệu sơ cấp trong NCKH Về cơ bản, dữ liệu sơ cấp thường phù hợp với các đề tài NCKH có đặc điểm sau: • Nghiên cứu thăm dò, phân tích (dư luận, thái độ, quan điểm, hành vi của các đối tượng...) • Nghiên cứu đánh giá bản chất hiện tượng hoặc nghiên mối liên hệ giữa các hiện tượng dựa vào kết quả của một khảo sát (chọn mẫu) • Nghiên cứu một số vấn đề mới nảy sinh, giải thích những khái niệm mới • Nghiên cứu mà cần phải kết hợp cả dữ liệu thứ cấp và sơ cấp
  • 117. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU SƠ CẤP • Phương pháp quan sát • Phương pháp phỏng vấn (phát bảng hỏi, phỏng vấn sâu và phỏng vấn nhóm) • Phương pháp thực nghiệm
  • 118. A. Phương pháp quan sát • Khái niệm: Quan sát là quá trình ghi nhận lại các thông tin có liên quan đến đối tượng nghiên cứu bằng tri giác (tiếp nhận trực tiếp) của con người hoặc dưới sự hỗ trợ của máy móc... • Tại sao dùng phương pháp quan sát: Có những thông tin mang tính miêu tả, đánh giá hiện trạng, phân tích hành vi, phong cách...mà các phương pháp thu thập khác khó có thể thay thế được pp quan sát. VD: quan sát hành vi khách hàng tại 1 siêu thị,quan sát môi trường, quan sát mật độ, quan sát mô tả bề ngoài...
  • 119. Một số trường hợp cụ thể vận dụng phương pháp quan sát • Nghiên cứu miêu tả bề ngoài hiện tượng với quy mô không lớn • Đánh giá lại tính chính xác của các thông tin thu thập được từ các phương pháp khác • Nghiên cứu thăm dò khi chưa có khái niệm rõ ràng về vấn đề nghiên cứu hoặc thăm dò để làm căn cứ đưa ra các ý tưởng, các giả thuyết nghiên cứu cho các nghiên cứu định lượng. • Kết hợp với các phương pháp phỏng vấn khác
  • 120. Ưu điểm • Mô tả cụ thể, khách quan, chân thực về hiện tượng • Ít gây phản ứng, các tương tác tâm lý từ phía đối tượng quan sát hơn so với phỏng vấn (nếu bố trí trong bối cảnh hoàn toàn tự nhiên) • Vận dụng tốt hơn trong trường hợp các phương pháp khác không thể áp dụng (quan sát hành vi, thái độ của trẻ nhỏ...) • Tiết kiệm thời gian, chi phí...
  • 121. Nhược điểm • Không thể kiểm soát được các yếu tố ngẫu nhiên ảnh hưởng đến kết quả quan sát • Một số thông tin thu thập được khó lượng hóa (thậm chí không lượng hóa được) • Có những nội dung trong nghiên cứu không thể thực hiện bằng phương pháp quan sát
  • 122. Các bước tiến hành quan sát Bước 4 Bước 3 Bước 2 Bước 1 Chuẩn bị các tài liệu, công cụ, thiết bị kĩ thuật hỗ trợ Lựa chọn phương thức quan sát (dựa vào mục tiêu đã định) Xác định cách thức tiếp cận, thời gian, địa điểm qsat Xác định mục tiêu, khách thể, đối tượng, quan sát Bước 7 Bước 6 Bước 5 Tổng hợp kết quả quan sát Kiểm tra, đánh giá kết quả quan sát Tiến hành quan sát theo kế hoạch nội dung
  • 123. Phỏng vấn • Phỏng vấn là một phương pháp thu thập thông tin sơ cấp bằng cách tiếp xúc (trực tiếp hoặc gián tiếp) với các đối tương khảo sát để khai thác, thu thập các thông tin phục vụ cho nghiên cứu.
  • 124. Các loại phỏng vấn Tùy theo cách tiếp cận với đối tượng điều tra mà phỏng vấn sẽ có những hình thức biểu hiện khác nhau. • Phỏng vấn viết (tiếp xúc gián tiếp) • Phỏng vấn trực diện (tiếp xúc trực tiếp) • Phỏng vấn qua điện thoại (tiếp xúc trực tiếp)
  • 125. (1) PHỎNG VẤN VIẾT (ANKET) • Là phương pháp phỏng vấn thông qua bảng hỏi được xây dựng sẵn, với bảng hỏi này người trả lời chỉ cần điền thông tin theo nội dung hỏi. • Một số lưu ý: + Phải tạo được bảng hỏi hấp dẫn + Ngắn gọn + Phải tạo ra các điều kiện thuận lợi cho người trả lời hồi đáp
  • 126. Ưu điểm và nhược điểm ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM PHỎNG VẤN VIẾT (TỰ ĐIỀN) ➢ Dễ tổ chức ➢ Không cần gặp gỡ trực tiếp, sự hiện diện của người trả lời ➢ Thuận lợi hơn khi điều tra những vấn đề nhạy cảm (dựa vào nguyên tắc khuyết danh) ➢ Nhanh chóng, tiết kiệm ➢ Có thể tiến hành đồng thời ở nhiều người cùng 1 lúc ➢ Không phải tất cả các đối tượng đều phù hợp với việc thu thập thông tin bằng bảng hỏi (VD: người có trình độ thấp, không biết đọc, không biết viết…) ➢ Cần phải đầu tư thiết kế bảng hỏi chặt chẽ, chi tiết ➢ Khó kiểm soát sai lệch thông tin ➢ Người trả lời thường không hứng thú, không động lực để hoàn thành trọn vẹn bảng hỏi (thường trả lời ko đúng, ko đầy đủ…)
  • 127. Thực hiện phát bảng hỏi • Theo cách phân phát: Phát tại chỗ, phát hẹn ngày thu; gửi qua bưu điện; công bố bảng hỏi trên báo, web, Online, mạng xã hội. • Theo địa điểm phát: Phát tại nơi ở; phát tại nơi làm việc – học tập; phát ở các tổ chức xã hội, đoàn thể; phát cho các cử tọa có cùng mục đích.
  • 128. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ trả lời • Vấn đề nghiên cứu (có thu hút sự quan tâm, có nhạy cảm?…) • Hình thức (bố cục, thiết kế) bảng hỏi • Dung lượng, nội dung hỏi • Người trả lời (không hợp tác?…) • Phương pháp phân phát bảng hỏi • Bối cảnh phân phát bảng hỏi
  • 129. (2) PHỎNG VẤN TRỰC DIỆN • Phỏng vấn trực diện là phỏng vấn được thực hiện với sự tiếp xúc trực tiếp giữa điều tra viên và người trả lời; qua đó điều tra viên sẽ trực tiếp điều tiết cuộc phỏng vấn để thu thập thông tin cần thiết. • Tính chất của 1 cuộc phỏng vấn trực diện: + Tính một chiều + Tính quy định (bắt buộc) + Tính giả định
  • 130. Ưu điểm và nhược điểm ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM PHỎNG VẤN TRỰC DIỆN • Có thể quan sát, nắm bắt dáng vẻ bề ngoài, cử chỉ, thái độ của đối tượng phỏng vấn • Có thể kiểm soát được các sai lệch, mâu thuẫn trong câu trả lời • Có thể linh hoạt mở rộng nội dung điều tra • Tỷ lệ trả lời cao hơn • Phù hợp với những vấn đề nghiên cứu phức tạp, nghiên cứu định tính • Tốn kém • Phải lên kế hoạch, tổ chức và thực hiện rất chi tiết, nhiều khâu, nhiều công đoạn… • Tiếp xúc đối tượng điều tra đôi khi gặp khó khăn • Cần có những điều tra viên vững chuyên môn, có kĩ năng và kinh nghiệm, nhạy bén… • Bối cảnh phỏng vấ cần chuẩn bị kĩ lưỡng • Đối với những vấn đề tế nhị, nhạy cảm có thể không thu được câu trả lời chính xác.
  • 131. Các loại phỏng vấn trực diện • Theo đối tượng phỏng vấn + Phỏng vấn cá nhân + Phỏng vấn nhóm • Theo mức độ chặt chẽ + Phỏng vấn tiêu chuẩn + Phỏng vấn bán tiêu chuẩn + Phỏng vấn phi tiêu chuẩn
  • 132. Các bước chuẩn bị cho 1 cuộc phỏng vấn trực diện • Lên kế hoạch chi tiết cho cuộc phỏng vấn • Xây dựng bảng hỏi, Kịch bản cho phỏng vấn • Làm bản hướng dẫn phỏng vấn (trình tự nội dung, lưu ý các tình huống và cách xử lý…) • Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, phương tiện • Tập huấn phỏng vấn • Liên hệ và bố trí cuộc phỏng vấn • Tiến hành hành phỏng vấn
  • 133. Trong quá trình phỏng vấn • Nội dung phỏng vấn • Người trả lời • Khung cảnh phỏng vấn • Người phỏng vấn (hình thức, tác phong, thái độ, xử lý tình huống…)
  • 134. Một vài lưu ý • Ghi nhớ nguyên tăc: 3 Không – 5 Biết + Không biểu thị thái độ, ý kiến cá nhân về vấn đề phỏng vấn + Không bình luận về câu trả lời + Không gợi ý, tạo tranh luận trong phỏng vấn (đặc biệt trong pv nhóm ĐTV không nên tham gia vào tranh luận, hãy hiểu vai trò của mình là gì?) + Biết truyền đạt dễ hiểu, lôi cuốn + Biết lắng nghe + Biết im lặng + Biết quan sát + Biết kiên nhẫn
  • 135. PHẦN 2: XÂY DỰNG BẢNG HỎI TRONG THU THẬP DỮ LIỆU SƠ CẤP • Bảng hỏi là gì? • Cơ sở để xây dựng bảng hỏi • Câu hỏi và thang đo • Bố cục bảng hỏi • Nguyên tắc thiết kế bảng hỏi • Một số sai lầm thực tế thường gặp
  • 136. Bảng hỏi là gì ? Bảng hỏi là tập hợp các câu hỏi/ chỉ báo được vạch ra và sắp xếp hệ thống để hỏi người trả lời nhằm cung cấp dữ liệu cho việc kiểm định các giả thuyết hoặc làm rõ 1 vấn đề cần nghiên cứu nào đó. => Bảng hỏi là 1 công cụ khảo sát để lấy dữ liệu trong NCKH
  • 137. Cơ sở để xây dựng 1 bảng hỏi ? Phương pháp thu thập thông tin Đặc điểm của hiện tượng và đối tượng nghiên cứu Chúng ta sẽ hỏi cái gì ? Câu hỏi nghiên cứu/ giả thuyết nghiên cứu Liệt kê các thông tin cần thu thập Chúng ta sẽ hỏi như thế nào ?
  • 138. Ví dụ với vấn đề nghiên cứu: Tác động của hoạt động ngoại khóa đến kỹ năng mềm của sinh viên KTQD? • Câu hỏi nghiên cứu? (Hoạt động ngoại khóa có tác động đến kỹ năng mềm cuả sinh viên không? • Các gỉa thuyết nghiên cứu: • + Sinh viên có tham gia hoạt động ngoại khóa sẽ có kỹ năng mềm tốt hơn • + Sinh viên có thời gian tham gia ngoại khóa nhiều hơn thì có kỹ năng mềm tốt hơn • + Sinh viên càng tham gia nhiều loại hình hoạt động ngoại khóa càng có kỹ năng mềm tốt hơn • …..
  • 139. Cây thông tin Thông tin về kỹ năng mềm Thông tin về tình hình hoạt động ngoại khóa Thông tin cá nhân của sinh viên Biến số/ chỉ báo để đo kỹ năng mềm Loại hình tham gia Khóa Thông tin để giải quyết vấn đề nghiên cứu Mức độ tham gia (tần suất, thời gian) Ngành Giới tính Điều kiện gia đình Tình trạng tham gia (chưa, đã, đang…)
  • 140. Quy trình chung của thiết kế bảng hỏi ? • Thiết kế bảng hỏi không phải đơn giản là việc bắt tay vào đặt các câu hỏi mà là một giai đoạn nghiên cứu quan trọng, ở đó người nghiên cứu phải phân tích kỹ lưỡng vấn đề nghiên cứu, đặc điểm đối tượng khảo sát và phương pháp phân tích để xây dựng 1 bảng hỏi nội dung hợp lý, có bố cục chặt chẽ. Phân tích vấn đề nghiên cứu Phân tích vấn đề dữ liệu Lập danh sách các biến (thông tin) Đặt câu hỏi, xây dựng bảng hỏi Thử bảng hỏi và điều chỉnh
  • 141. Yêu cầu chung của 1 bảng hỏi + Đảm bảo nội dung thông tin cần thu thập đúng với mục đích + Phải đảm bảo tính hệ thống, và logic + Trình bày thẩm mỹ (cỡ chữ, phông chữ, bố cục phù hợp…) hấp dẫn người trả lời + Độ dài vừa phải, hợp lý (tùy thuộc vào tính chất, quy mô của điều tra, đối tượng điều tra…) + Câu hỏi rõ ràng, rõ nghĩa, sử dụng ngôn ngữ phù hợp …
  • 142. Câu hỏi và thang đo • Các loại câu hỏi • Sử dụng thang đo • Bố cục bảng hỏi • Những nguyên tắc trong đặt câu hỏi và thiết kế bảng hỏi
  • 144.
  • 145.
  • 146.
  • 147.
  • 148. Câu hỏi mở và câu hỏi đóng  Câu hỏi mở là câu hỏi không có, không yêu cầu đáp án rõ ràng và để cho người trả lời tự dư duy và tự do trả lời theo quan điểm cá nhân. - Ví dụ: “Theo bạn, sinh viên cần làm gì để cải thiện kỹ năng mềm ?” Theo bạn, yếu tố nào ảnh hưởng đến việc chọn ngành ở bậc đại học? • Câu hỏi đóng là câu hỏi có đưa ra các phương án trả lời trước, để cho người trả lời chọn lựa. Ví dụ 1: Hôm nay bạn có khỏe không? Có Không Ví dụ 2: Bạn có đồng tình với ý kiến: “Hiện nay, đa số sinh viên không chủ động tham gia các hoạt động ngoại khóa”? Đồng tình Không đồng tình 39
  • 149. Câu hỏi đóng Với nghiên cứu định lượng, câu hỏi đóng thường tốt hơn câu hỏi mở, vì: • Dễ trả lời • Thuận lợi hơn cho quá trình Mã hóa và nhập dữ liệu • Tỷ lệ trả lời cao, hiệu quả với những vấn đề nhạy cảm • Thuận lợi cho người nghiên cứu khi cần phân nhóm người trả lời • Lựa chọn trả lời đã được chuẩn hóa và có thể so sánh 41
  • 150. Câu hỏi đóng • Hạn chế: • Không thể bao quát hết các phương án trả lời có thể (toàn diện) • Không khai thác được thông tin sâu • Các câu trả lời có thể dẫn dắt người được phỏng vấn, gò ép đối tượng trả lời theo lập luận chủ quan • Không thu được cách giải thích khác nhau về câu hỏi 42
  • 151. Câu hỏi mở • Các câu hỏi mở hữu ích vì • Có thể giúp tìm hiểu vấn đề một cách đầy đủ nhất • Không gò ép, có thể phát huy sự sáng tạo • Tốt khi tìm kiếm lời giải thích, những quan điểm mới cho các câu trả lời • Câu hỏi mở thường hạn chế vì • Khó mã hóa • Khó phân tích và tổng hợp • Đối tượng trả lời thường ngại, không trả lời 44
  • 152. Các loại thang đo • Thang đo định danh Ví dụ: Giới tính (nam, nữ); Quê quán … Thang đo thứ bậc Ví dụ: - Học lực: yếu -> trung bình -> khá -> giỏi - Rất không hài lòng -> rất hài lòng Thang đo khoảng, tỷ lệ Ví dụ: tuổi, chiều cao, điểm trung bình, số giờ tham gia hoạt động ngoại khóa…
  • 153. Một số trường hợp sử dụng thang đo Câu hỏi sử dụng thang đo khoảng Câu hỏi sử dụng thang đo thứ bậc Chi tiêu trong một tháng của bạn trung bình khoảng: ………………….. Triệu đồng Xin bạn cho biết mức chi hàng tháng của bạn (chọn 1 đáp án)? 1. Dưới 2 triệu đồng 2. Từ 2 đến dưới 3 triệu đồng 3. Từ 3 đến dưới 5 triệu đồng 4. Từ 5 triệu đ trở lên đồng
  • 154. Bố cục chung của 1 bảng hỏi • Tên bảng hỏi • Phần mở đầu (thư giải thích, thư ngỏ) • Các hướng dẫn cơ bản để hoàn thành bảng hỏi, hướng dẫn cách trả lời (nếu cần) • Hệ thống các câu hỏi • Lời cảm ơn • Phần quản lý (nếu cần có)
  • 155. Những nguyên tắc trong thiết kế bảng hỏi Thứ nhất, bảng hỏi phải gợi ý và duy trì sự quan tâm, nhiệt tình trả lời của người được hỏi, cụ thể: Một vài lưu ý: + Đặt câu hỏi đầu tiên: là vấn đề quan trọng có tác dụng khởi động sự quan tâm, nếu không tốt sẽ làm giảm nhiệt tình trả lời + Các câu hỏi khó về các vấn đề nhạy cảm, riêng tư nên xếp vào gần cuối + Các câu hỏi đơn điệu nên đặt xen kẽ với các câu hỏi khác để tránh nhàm chán.
  • 156. Những nguyên tắc trong thiết kế bảng hỏi Thứ hai, cần quan tâm tới cảm xúc, thái độ của người trả lời Một vài lưu ý: + Bảng hỏi nên thiết kế các câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp, hiện thực đến trừu tượng + Hạn chế bắt đầu bằng các câu hỏi về cá nhân + Nếu đối tượng được hỏi phải liên tiếp rơi vào tình huống “ không biết”, “ không có câu trả lời”... có thể sẽ tạo nên cảm giác bức xúc, không muốn trả lời tiếp. Vì vậy nên xen kẽ các loại câu hỏi dễ - khó, đơn giản - phức tạp,… + Bảng hỏi không nên quá dài (phải quan tâm đến sức chịu đựng tâm lý của người trả lời)
  • 157. Những nguyên tắc trong thiết kế bảng hỏi • Thứ ba, các câu hỏi đặt ra phải rõ ràng, đủ ý, đảm bảo người trả lời hiểu câu hỏi, biết cách trả lời. • Ví dụ: Bad question Good question Bạn nghĩ sao về việc sinh viên cần đi làm thêm để có kinh nghiệm thực tế ? …… Bạn có đồng tình với ý kiến: sinh viên cần đi làm thêm để tích lũy kinh nghiệm làm việc? 1. Có 2. Không 3. Ý kiến khác…
  • 158. Những nguyên tắc trong thiết kế bảng hỏi • Thứ tư, các câu hỏi cần bố trí theo độ tập trung tư tưởng tăng dần, nhưng về cuối lại giảm dần. • Ví dụ: • 1. Anh/chị đã nghe tới khái niệm “ kỹ năng sống” bao giờ chưa? >> suy nghĩ ít • 2. Anh/chị hiểu “kỹ năng sống” gồm những kỹ năng nào sau đây ? >> suy nghĩ và cân nhắc • 2. Xin anh/chị hãy sắp xếp mức độ quan trọng của từng kỹ năng sau đây đối với công việc của mình? (1 là ít quan trọng nhất -> 7 là quan trọng nhất) >>> suy nghĩ, cân nhắc, đánh giá • 3. Kỹ năng sống tốt sẽ giúp ích gì cho anh/chị trong môi trường làm việc? (lựa chọn các đáp án) >>> tư duy • 4. Theo anh/ chị kỹ năng sống cần rèn luyện như thế nào ? >>> tư duy cao hơn
  • 159. Những nguyên tắc trong thiết kế bảng hỏi • Thứ năm, phải có dẫn dắt chuyển đề tài một cách hợp lý, logic. • Ví dụ: … • Sau đây xin anh/chị cho biết đôi điều về các hoạt động ngoại khóa của mình: • 1. • 2.
  • 160. Những nguyên tắc trong thiết kế bảng hỏi • Thứ sáu, hình thức bảng hỏi có ảnh hưởng đến sự nhiệt tình, cuốn hút đối tượng những yêu cầu thẩm mỹ trong điều kiện, giới hạn cho phép.
  • 161. Những sai lầm thường gặp khi thiết kế bảng hỏi • Thiết kế bảng hỏi trước khi xác định đúng vấn đề nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu (sai lầm nghiêm trọng nhất) • Không phân tích kỹ đặc điểm đối tượng phỏng vấn và vấn đề nghiên cứu • Bảng hỏi quá dài (do tham vọng của người nghiên cứu) • Các câu hỏi không rõ nghĩa khiến người trả lời không hiểu hoặc mỗi người hiểu theo 1 nghĩa khác nhau • Sắp xếp câu hỏi không logic, đặt câu hỏi quá khó đối với đối tượng trả lời • Văn phong không khoa học, không trang trọng • Không có hướng dẫn trả lời, khiến người trả lời khó khăn trong việc trả lời • Không cân nhắc, thận trọng khi hỏi về những vấn đề nhạy cảm • Lựa chọn dạng câu hỏi/ dạng đáp án trả lời không phù hợp dẫn đến khó tổng hợp hoặc không thể tổng hợp
  • 162. THU THẬP DỮ LIỆU THỨ CẤP Lớp hướng dẫn kinh nghiệm NCKH - 2019
  • 163. 1. Dữ liệu thứ cấp • Dữ liệu thứ cấp là gì? • Đặc điểm của dữ liệu thứ cấp • Ưu điểm • Nhược điểm
  • 164. Dữ liệu thứ cấp • Là các dữ liệu đã có sẵn, do một hoặc nhiều cá nhân/ tổ chức đã thu thập (thậm chí đã tổng hợp) để phục vụ cho các mục đích nghiên cứu của họ. Khi sử dụng các dữ liệu này, người nghiên cứu phải chú ý đến tính chính xác của nó và có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng.
  • 165. Đặc điểm của dữ liệu thứ cấp • Có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau • Nguồn khá phong phú và đa dạng • Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu ở các nguồn dữ liệu thứ cấp cũng khác nhau • Người sử dụng không chủ động kiểm soát được tính chính xác của các dữ liệu hay các kết quả tổng hợp, báo cáo từ tài liệu thứ cấp.
  • 166. Ưu điểm • Tiết kiệm chi phí, thời gian • Thông tin đa dạng, nhiều lĩnh vực; cho phép nghiên cứu các hiện tượng trong quá khứ và hiện tại (tính liên tục) • Phạm vi nghiên cứu lớn (quốc gia, vùng,…)
  • 167. Nhược điểm • Ít được phân chia, tổng hợp theo các tiêu chí mà nhà nghiên cứu mong muốn (các dữ liệu có thể phù hợp cho mục tiêu nghiên cứu này nhưng lại không phù hợp trong trường hợp khác) • Thông tin dễ bị thiên lệch, chịu ảnh hưởng bởi quan điểm cá nhân/tổ chức sản xuất và chịu trách nhiệm về dữ liệu đó. • Việc thu thập, tổng hợp các dữ liệu thứ cấp có thể gặp khó khăn (về tiếp cận, về phương pháp khai thác, tổng hợp) • Tính không đầy đủ của nguồn dữ liệu này cũng là 1 hạn chế
  • 168. 2. Các dạng tồn tại của tài liệu thứ cấp • Tài liệu thứ cấp dùng cho NCKH có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, rất phong phú, đa dạng. Trong NCKH có thể tạm chia các nguồn tài liệu này thành 3 loại chủ yếu như sau: + Tài liệu để đọc: sách, báo, kỉ yếu hội thảo, số liệu niên giám, báo cáo tổng kết, các đề tài NCKH trước đó + Phương tiên nghe, nhìn: băng ghi âm, tư liệu phát thanh, truyền hình, phim, ảnh, các tài liệu thu được qua các băng hình… + Các datasets (bộ dữ liệu thô) của các cuộc điều tra (với phạm vi và mục đích phù hợp) Lưu ý: đối với các loại tài liệu khác nhau yêu cầu các phương pháp tiếp cận khác nhau.
  • 169. 3. Trình tự các bước thu thập dữ liệu thứ cấp Tiếp cận dữ liệu, tổng hợp và hệ thống thành cơ sở dữ liệu cho nghiên cứu của mình Tìm hiểu về nguồn gốc của các dữ liệu đó để chuẩn bị tiếp cận (xác định nó ở đâu?) Liệt kê DS các dữ liệu thứ cấp cần thu thập (các dữ liệu đó là gì?) Xác định mục đích, cân nhắc sử dụng nguồn dữ liệu phù hợp với thiết kế nghiên cứu Bước 4 Bước 3 Bước 2 Bước 1 Việc chọn sử dụng nguồn dữ liệu ở đâu, dạng dữ liệu như thế nào hay các dữ liệu gì phụ thuộc vào: vấn đề và thiết kế nghiên cứu
  • 170. 4. Một số nguồn cung cấp dữ liệu thứ cấp • Các báo cáo tổng hợp hoặc bộ dữ liệu điều tra của Tổng cục Thống kê (GSO) và cơ quan thống kê các Bộ, ngành, Địa phương + Tổng điều tra dân số và nhà ở + Điều tra mức sống dân cư + Tổng điều tra các DN + Tổng điều tra Nông nghiệp và Nông thôn Việt Nam … • Cơ quan thống kê của các tổ chức hoạt động LHQ: WB, FA0, ILO, UNDP, WH0, WTO, OECD, ADB… • Báo cáo định kì của các cơ sở, đơn vị sản xuất kinh doanh….
  • 171. Một số nguồn thông tin khác • https://comtrade.un.org/data/ • World Bank • Bộ kế hoạch và đầu tư • WEF (World Economic Forum) • http://www.wto.org • FAO • UNICEF
  • 172. 6. Một số khó khăn trong thu thập DLTC • Không có dữ liệu thứ cấp về vấn đề mà nghiên cứu đang cần giải quyết • Không biết nguồn dữ liệu đó ở đâu • Tiếp cận được dữ liệu nhưng dữ liệu không đầy đủ, không kết nối, không đồng bộ • Liệt kê thiếu dẫn đến bỏ sót dữ liệu cần thu thập • Tiếp cận được các bộ dữ liệu lớn nhưng gặp khó khăn về sử dụng các công cụ xử lý dữ liệu (các phần mềm) để chiết xuất các thông tin phục vụ cho nghiên cứu. • Có dữ liệu nhưng phải bỏ kinh phí (ngoài khả năng) để có thể khai thác, sử dụng nó.