SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHÂN TÍCH B/C DỰ ÁN NÂNG CẤP CÔNG TRÌNH
THỦY LỢI HUYỆN TÂN BIÊN, TỈNH TÂY NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LƯU THÁI BÌNH
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11/2022
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LƯU THÁI BÌNH
PHÂN TÍCH B/C DỰ ÁN NÂNG CẤP CÔNG TRÌNH
THUỶ LỢI HUYỆN TÂN BIÊN, TỈNH TÂY NINH
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 8340410
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2022
i
ii
iii
iv
v
vi
vii
viii
LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ & tên: LƯU THÁI BÌNH Giới tính: NAM
Ngày, tháng, năm sinh: 27/08/1983 Nơi sinh: Hòa Thành, Tây
Ninh
Quê quán: Long Chữ, Bến Cầu, Tây Ninh Dân tộc: Kinh
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Trường Ân, Trường Đông, Hòa Thành, Tây
Ninh
Điện thoại cơ quan: 0973959461 Điện thoại nhà riêng: 0973959461
Fax: E-mail: luuthaibinh1981@gmail.com
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Trung học chuyên nghiệp:
Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo: Từ 08/2001 đến 07/2003
Nơi học (trường, thành phố): Trường Trung học KTNV Cao su Bình Phước.
Ngành học: Chế biến mủ cao su
2. Đại học:
Hệ đào tạo: Hệ đào tạo từ xa Thời gian đào tạo: Từ 04/2005 đến 04/2009
Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Bình Dương
Ngành học: Quản trị kinh doanh
Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Tăng cường hoạt động Maketing tại
Công ty TNHH Hoàng Hà.
Ngày & nơi bảo vệ đồ án, khóa luận hoặc thi tốt nghiệp: Tháng 08/2008
Người hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Văn Thi
3. Thạc sĩ:
Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo từ: 2020 - 2022
Nơi học (trường, thành phố): Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
Ngành học: Quản lý kinh tế
ix
Tên luận văn: Phân tích B/C dự án nâng cấp công trình thuỷ lợi huyện Tân Biên,
tỉnh Tây Ninh
Ngày & nơi bảo vệ luận văn: Ngày 21/20/2022 tại Đại học Sư phạm Kỹ thuật
thành phố Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Quốc Khánh
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT
NGHIỆP ĐẠI HỌC
Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm
Ngày 01/10/2010 Công ty TNHH SX cao su Liên Anh Giám đốc nhà máy
Ngày 20/04/2014
đến nay
Doanh nghiệp tư nhân Lưu Thái Bình Giám đốc
x
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Tôi chịu hoàn toàn trách
nhiệm với những nội dung đã trình bày trong luận văn, trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Tp.HCM không liên đới trách nhiệm.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
LƯU THÁI BÌNH
xi
CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Thành phố Hồ Chí Minh với nguồn kiến thức uyên bác, sâu rộng, đặc biệt lòng nhiệt
tình giảng dạy đã giúp tôi tiếp nhận được nhiều kiến thức mới mẻ, thiết thực và bổ
ích.
Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Khánh tận tình giúp
đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Cảm ơn Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Tây Ninh và các Ban, Ngành
tỉnh Tây Ninh, UBND huyện Tân Biên đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện luận
văn.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
LƯU THÁI BÌNH
xii
TÓM TẮT
An ninh lương thực là một trong những vấn đề đang được thế giới đặc biệt
quan tâm khi dân số ngày tăng cao; diện tích canh tác ngày càng thu hẹp do quá trình
đô thị hóa, phát triển giao thông, công nghiệp,… Mặc dù nước ta trở thành nước xuất
khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới tuy nhiên chúng ta vẫn cần nỗ lực hơn nữa để
phát triển bền vững, đảm bảo an ninh lương thực dài hạn.
Mở rộng diện tích đất canh tác là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo
phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó bằng cách đầu tư xây dựng các công trình thủy
lợi cho các khu vực có tiềm năng phát triển nông nghiệp nhưng thiếu nguồn nước.
Dự án “Nâng cấp công trình thuỷ lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh” là một công
trình nâng cấp thủy lợi đáp ứng được mục tiêu mở rộng cung cấp nước tưới cho
1745,7 ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang, khai thác diện tích canh tác trên địa bàn có
tiềm năng về nguồn nước, nguồn đất, nguồn nhân lực. Tuy nhiên, hiện nay dự án vẫn
trong quá trình đề nghị cấp kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước.
Nhằm đánh giá khả năng dự án có thực hiện hay không? Tác giả đi tìm câu trả
lời cho câu hỏi: Xét trên lợi ích từ thu nhập ròng trồng lúa và các loại cây khác mang
lại khi mở rộng được diện tích canh tác so với chi phí đầu tư và vận hành, dự án có
khả thi về mặt tài chính, kinh tế - xã hội, môi trường hay không?
Thực hiện thẩm định qua quá trình thu thập số liệu, đánh giá tính khả thi về
mặt kinh tế và tài chính của dự án, tác giả đi đến kết luận:
Về mặt tài chính, dự án có tính khả thi căn cứ trên quan điểm tổng đầu tư
NPVfTIP = 209.979 triệu đồng và trên quan điểm chủ đầu tư NPVfEIP = 283.160 triệu
đồng.
Về mặt kinh tế xét trên lợi ích từ thu nhập ròng trồng lúa và các loại cây khác
mang lại khi mở rộng được diện tích canh tác so với chi phí đầu tư và vận hành, với
NPV kinh tế đạt 125.069 triệu đồng > 0, suất sinh lợi nội tại kinh tế thực bằng 22%
lớn hơn chi phí vốn kinh tế thực (10%), tỷ suất B/C là 3,9;
xiii
Mặt khác thông qua phân tích cho thấy, dự án ngoài khả thi về mặt tài chính
và kinh tế, dự án còn đem lại nhiều lợi ích trong trách nhiệm đối với xã hội.
Từ những lý do trên, tác giả đưa ra kiến nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Tây Ninh nên bố trí nguồn vốn để dự án có thể được triển khai trong
thời gian sớm nhất nhằm góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo cho người dân
huyện Tân Biên.
xiv
SUMMARY
Food security is a matter of special concern to the world when the population
is increasing day by day; Cultivation area is increasingly shrinking due to
urbanization, industrial development, transportation... Although our country has risen
to be the second largest rice exporter in the world, we still need to make more efforts
to achieve sustainable development goals and ensure long-term food security.
One of the solutions to ensure sustainable agricultural development is to
expand arable land by investing in the construction of irrigation works for areas with
potential for agricultural development but lacking water resources. The project
"Upgrading irrigation works in Tan Bien district, Tay Ninh province" is an irrigation
project that meets the goal of supplying water for irrigation to 1745.7 hectares of
abandoned agricultural land, expanding the cultivated area. The area has potential in
terms of water, land and human resources. However, up to this point, the project is
still in the process of applying for funding from the state budget.
The possibility of the project being implemented or not will be clarified after
the author finds answers to the questions: First, is the project economically viable,
considering the benefits from income what is the net yield from growing rice and
other crops when expanding the cultivated area compared to investment and operating
costs? Second, how will the project create a budget burden if invested?
Through the process of collecting data, assessing the economic feasibility of
the project and evaluating the possibility of funding from the budget, the author
comes to the conclusion:
Through the process of data collection, evaluation of the economic feasibility
of the project and financial evaluation, the author comes to the following conclusions:
Firstly, in terms of finance, the project is feasible, from the point of view of
total investment NPVfTIP = 209,979 million NVD and from the point of view of the
investor NPVfEIP = 283,160 million VND.
xv
Secondly, in terms of economics, considering of the benefits from the net
income of rice and other crops when expanding the cultivated area compared to
investment and operating costs, with an economic NPV of 125,069 million VND >
0, IRRreal is 22% greater than the real economic cost of capital (10%), the B/C ratio
is 3.9;
Third, through the analysis, the project is not only financially and
economically feasible, but also brings many benefits in terms of social responsibility.
From there, the author proposes that the Department of Agriculture and Rural
Development of Tay Ninh province should arrange capital so that the project can be
implemented as soon as possible in order to contribute to job creation, hunger
eradication and poverty alleviation for the local community people in Tan Bien
district.
xvi
MỤC LỤC
Trang tựa Trang
LÝ LỊCH KHOA HỌC viii
LỜI CAM ĐOAN x
CẢM TẠ xi
TÓM TẮT xii
SUMMARY xiv
MỤC LỤC xvi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT xxi
DANH SÁCH CÁC HÌNH xxii
DANH SÁCH CÁC BẢNG xxiii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Các công trình nghiên cứu có liên quan 2
2.1 Trên thế giới 2
2.2 Tại Việt Nam 4
3. Mục tiêu nghiên cứu 5
3.1. Mục tiêu tổng quát 5
3.2 Mục tiêu cụ thể 5
4. Câu hỏi nghiên cứu 5
5. Đối tượng nghiên cứu 6
6. Phạm vi nghiên cứu 6
7. Phương pháp nghiên cứu 6
8. Đóng góp của luận văn 6
9. Kết cấu của luận văn 6
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN NÂNG CẤP CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
HUYỆN TÂN BIÊN, TÂY NINH 8
1.1 Giới thiệu chung về kinh tế - xã hội của huyện Tân Biên, Tây Ninh. 8
xvii
1.1.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh và huyện Tân Biên. 8
1.1.2. Điều kiện tự nhiên tỉnh Tây Ninh và huyện Tân Biên. 9
1.1.3. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh giai đoạn năm
2020 – 2025. 12
1.2 Hiện trạng cung cấp, nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt huyện
Tân Biên, Tây Ninh 13
1.2.1. Nhu cầu nước tỉnh Tây Ninh và huyện Tân Biên 13
1.2.2. Tình hình cung cấp nước 13
1.2.3. Dự báo khả năng cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt
14
1.3 Thông tin về dự án đầu tư nâng cấp công trình thủy lợi Tân Biên 14
1.3.1 Giới thiệu chung về dự án 14
1.3.2 Các cơ sở pháp lý 15
1.3.3 Địa điểm xây dựng và quy mô của dự án. 15
1.3.4 Các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng của dự án. 15
1.3.5 Tổng chi phí xây dựng, nguồn vốn và tiến độ thực hiện dự án. 17
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 17
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ CÔNG TRÌNH
THUỶ LỢI 18
2.1 Khái quát về nông nghiệp và thuỷ lợi 18
2.1.1 Khái quát về nông nghiệp 18
2.1.2 Khái quát về thuỷ lợi 21
2.1.3 Mối quan hệ giữa nông nghiệp và thuỷ lợi 23
2.1.4 Sự cần thiết của thủy lợi 23
2.1.5 Tác động của thuỷ lợi 24
2.2 Nền tảng phát triển dự án thuỷ lợi 25
2.2.1 Căn cứ pháp lý 25
2.2.2 Các loại hình canh tác cây trồng 26
2.2.3 Các phương pháp thủy lợi 27
2.2.4 Các loại hình thủy lợi 28
xviii
2.2.5 Xu hướng phát triển thuỷ lợi 30
2.3 Phát triển dự án thuỷ lợi theo mô hình phân tích lợi ích chi phí 30
2.3.1 Quan điểm đánh giá thuỷ lợi 30
2.3.2 Quan điểm phát triển các dự án thuỷ lợi 31
2.3.3 Nội dung phát triển dự án thuỷ lợi 32
2.3.4 Tác động của các chính sách phát triển nông nghiệp 33
2.3.5 Cơ chế, chính sách cho phát triển dự án thuỷ lợi 33
2.3.6 Quy trình tổ chức đầu tư, vận hành 34
2.3.7 Ứng dụng công nghệ 35
2.4 Xây dựng mô hình phân tích lợi ích - chi phí dự án thuỷ lợi 36
2.4.1 Thiết kế mô hình nghiên cứu 36
2.4.2 Quy trình phân tích lợi ích – chi phí 37
2.4.3 Phương pháp phân tích 38
2.4.4 Khung phân tích 41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 42
Chương 3 PHÂN TÍCH B/C DỰ ÁN ĐẦU TƯ NÂNG CẤP CÔNG TRÌNH THUỶ
LỢI TÂN BÌNH HUYỆN TÂN BIÊN, TÂY NINH VỀ KHÍA CẠNH TÀI CHÍNH
43
3.1. Quan điểm và nguyên tắc phân tích lợi ích chi phí đối với dự án 43
3.1.1 Phân tích tài chính 43
3.1.2 Phân tích kinh tế 43
3.1.3 Phân tích phân phối 43
3.1.4 Nguyên tắc xác định lợi ích của dự án 44
3.2. Nội dung phân tích B/C dự án 45
3.2.1. Nhận dạng vấn đề 45
3.2.2. Xác định các phương án giải quyết 45
3.2.3. Nhận dạng các lợi ích và chi phí 46
3.3. Các lợi ích và chi phí không lượng hóa trong phạm vi luận văn. 49
3.4. Các giả định và thông số mô hình cơ sở của dự án nâng cấp công trình thuỷ
lợi Tân Bình, huyện Tân Biên, Tây Ninh. 49
xix
3.4.1. Thời điểm phân tích, đồng tiền sử dụng. 49
3.4.2. Phạm vi phân tích. 50
3.4.3. Thông số vận hành khai thác của dự án. 51
3.4.4. Doanh thu kinh tế của dự án. 51
3.4.5. Chi phí tài chính của dự án. 51
3.4.6. Khấu hao tài sản. 52
3.4.7. Nguồn vốn đầu tư 52
3.4.8. Chi phí sử dụng vốn. 54
3.4.9. Thuế và ưu đãi 54
3.5. Kết quả phân tích tài chính 54
3.5.1. Kết quả phân tích tài chính trên quan điểm tổng đầu tư. 54
3.5.2 Kết quả phân tích tài chính trên quan điểm chủ đầu tư 57
3.6. Phân tích độ nhạy và rủi ro 58
3.6.1. Phân tích độ nhạy 1 chiều. 58
3.6.2. Phân tích độ nhạy 2 chiều. 59
3.6.3 Phân tích rủi ro 59
3.7. Nhận định 61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 62
Chương 4 PHÂN TÍCH B/C DỰ ÁN ĐẦU TƯ NÂNG CẤP CÔNG TRÌNH THUỶ
LỢI TÂN BÌNH HUYỆN TÂN BIÊN, TÂY NINH VỀ KHÍA CẠNH KINH TẾ XÃ
HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG 63
4.1. Các giả định và thông số mô hình cơ sở 63
4.1.1. Xác định suất chiết khấu kinh tế 63
4.1.2. Thời gian phân tích kinh tế. 63
4.1.3. Xác định phí thưởng ngoại hối. 63
4.2. Xác định hệ số chuyển đổi giá tài chính sang giá kinh tế. 63
4.2.1. Xác định giá kinh tế của dự án 63
4.2.2. Xác định hệ số chuyển đổi của chi phí. 64
4.3. Kết quả phân tích kinh tế của dự án. 65
4.4. Phân tích rủi ro 66
xx
4.4.1 Phân tích mô phỏng Monte Carlo 66
4.4.2 Phân tích phân phối 68
4.5. Đánh giá trách nhiệm xã hội (CSR) 69
4.5.1 Trách nhiệm về môi trường (ESR) 69
4.5.2 Đánh giá trách nhiệm về đạo đức, nhân văn 76
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 77
Chương 5 NHẬN XÉT - KIẾN NGHỊ 78
5.1. Khảo sát ý kiến các bên liên quan 78
5.1.1 Sự thay đổi về chủ trương, chính sách của Nhà nước 78
5.1.2 Những vấn đề thay đổi khác 78
5.2. Kết luận nghiên cứu. 79
5.3. Một số kiến nghị. 80
5.3.1 Sự thay đổi về chủ trương, chính sách của Nhà nước. 80
5.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Tây Ninh và huyện Tân Biên. 80
5.3.3. Kiến nghị đối với Sở Nông nghiệp & PTNT. 81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC 86
Phụ lục I 86
Phụ lục II 86
Phụ lục III 90
Phụ lục IV 94
Phụ lục V 99
xxi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
B/C
CSX
CTTL
ĐBBB
ĐBSCL
GRDP
IIP
IRR
KHCN
KT-XH
NTM
NPV
MTV
QLKT
QPAN
PTNT
PVC
RCC
TTNS
UBND
USD
VietGAP
VSMTNT
WHO
Diễn giải
Lợi ích và chi phí
Chi phí sản xuất kinh tế
Công trình thủy lợi
Đồng bằng Bắc Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
Tổng sản phẩm trên địa bàn
Chỉ số sản xuất công nghiệp
Tỷ lệ chiết khấu (hoàn vốn) nội bộ
Khoa học công nghệ
Kinh tế - Xã hội
Nông thôn mới
Giá trị hiện tại ròng
Một thành viên
Quản lý kinh tế
Quốc phòng an ninh
Phát triển nông thôn
Polyvinyl Clorua
Bê tông đầm lăn
Trung tâm nước sạch
Ủy ban nhân dân
Đơn vị tiền tệ Mỹ
Vietnamese Good Agricultural Practices
Vệ sinh môi trường nông thôn
Tổ chức Y tế thế giới
xxii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ hành chính Tây Ninh 11
Hình 1.2 Bản đồ hành chính huyện Tân Biên 12
Hình 2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý Nhà nước đối với QLKT CTTL 34
Hình 2.2 CBA và quá trình hoạch định chính sách 37
Hình 2.3 Biểu diễn lựa chọn IRR 41
Hình 2.4 Minh họa bằng đồ thị lợi ích của dự án 42
Hình 3.1 Tỷ lệ lạm phát theo năm ở Mỹ từ 1990 đến 2020 50
Hình 3.2. Sơ đồ cấu trúc dự án 53
Hình 3.3 Biểu đồ ngân lưu tài chính 55
Hình 3.4 Hệ số an toàn trả nợ 56
Hình 3.5 Biểu đồ ngân lưu tài chính theo quan điểm chủ đầu tư 57
Hình 3.6 Phân bổ xác suất ngân lưu tài chính theo quan điểm tổng đầu tư -
NPVf
TIP 61
Hình 3.7. Phân bổ xác suất ngân lưu tài chính theo quan điểm chủ đầu tư -
NPV fEIP 61
Hình 4.1 Biến động giá xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2018 – 2021
67
Hình 4.2 Kết quả chạy mô phỏng Monte Carlo 68
xxiii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng hợp các công trình cấp nước do TTNS & VSMTNT quản lý
14
Bảng 1.2 Các quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình thủy lợi 16
Bảng 1.3 Các tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho công trình thủy lợi 16
Bảng 1.4 Tổng chi phí xây dựng 17
Bảng 3.1: Tỷ lệ lạm phát Việt Nam Đồng 50
Bảng 3.2 Bảng kết quả phân tích tài chính theo quan điểm tổng đầu tư 56
Bảng 3.3 Bảng kết quả phân tích tài chính theo quan điểm chủ đầu tư 58
Bảng 3.4 Bảng phân tích độ nhạy 1 chiều của dự án (rủi ro) 58
Bảng 3.5 Phân tích độ nhạy 2 chiều trong thẩm định tính khả thi về mặt kinh
tế của dự án 59
Bảng 4.1 Tỷ lệ Thu nhập ròng/Doanh thu (Đơn vị tính: Triệu VNĐ) 65
Bảng 4.2 Bảng kết quả phân tích kinh tế 65
Bảng 4.3 Phân tích phân phối (Đơn vị tính: Triệu đồng) 68
Bảng 4.4 Các hoạt động và nguồn gây tác động trong giai đoạn chuẩn bị xây
dựng 70
Bảng 4.5 Hệ số phát thải và nồng độ bụi ước tính phát sinh trong quá trình san
lấp 72
Bảng 4.6 Tải lượng ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông đường bộ 73
Bảng 4.7 Nồng độ chất ô nhiễm có trong khí thải phát sinh từ các phương tiện
73
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nhiều thập niên gần đây, thuỷ lợi đã được Đảng và Nhà nước chú trọng
quan tâm. Bên cạnh các công trình mang tầm quốc gia, ở tất cả các địa phương đều
chú trọng phát triển các dự án thuỷ lợi nhằm đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của nông
thôn. Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực, hàng năm vẫn tồn tại nhiều công trình
thuỷ lợi xảy ra các mặt tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, sinh
hoạt đời sống, thậm chí sinh mạng con người. Đáng buồn hơn, một số công trình thuỷ
lợi tuy đã đi vào hoạt động nhưng vẫn gây ra nhiều tranh cãi về lợi ích, chi phí, thiệt
hại, rủi ro tiềm ẩn khó lường về sau như: Phân bổ đất cho công trình thủy lợi chưa
phù hợp, kênh mương ngập úng khi xây dựng hồ chứa, đập dâng lên dẫn đến ảnh
hưởng vi khí hậu khu vực, thay đổi điều kiện sống của người dân, động vật, thực vật
trong khu vực, gây mất cân bằng hệ sinh thái và sức khoẻ cộng đồng; thay đổi nền
địa chất, thuỷ văn tác động tới hệ thống thủy lợi chung, hoặc gây bất lợi đối với môi
trường đất, nước trong khu vực; trực tiếp cũng như gián tiếp làm thay đổi cảnh
quan,…
Tây Ninh có tỷ trọng nông nghiệp tỷ lệ 70%, nguồn nhiệt cao nhất cả nước, có
hai mùa mưa, nắng. Dẫn đến việc, Tây Ninh gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản
xuất nông nghiệp. Đặc biệt, hai xã Tân Bình và xã Hòa Hiệp thuộc huyện Tân Biên,
tỉnh Tây Ninh có đồng bào dân tộc thiểu số chiếm chủ yếu tỷ lệ dân cư, đời sống rất
khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Thu nhập của người dân phụ thuộc vào việc trồng trọt,
chăn nuôi và các sản phẩm làng nghề truyền thống. Thực trạng hiện nay, hệ thống
thủy lợi thường xuyên bị sạt lở, bồi lấp dẫn đến đường xá trên địa bàn không đảm
bảo cấp nước tưới kịp thời theo mùa vụ, giảm năng suất cây trồng, giảm giá trị các
sản phẩm nông nghiệp, giá thành vận chuyển cao, khiến đời sống của người dân gặp
rất nhiều khó khăn.
2
Dự án kênh liên xã Tân Bình và Hòa Hiệp, huyện Tân Biên, được đầu tư xây
dựng vào năm 2005, với nguồn nước được lấy chủ yếu từ kênh Đông, thông qua hệ
thống kênh dẫn được đắp bằng đất, vừa chậm, tỷ lệ thất thoát nước lại cao, tốn kém
chi phí cải tạo sửa chữa hàng năm. Trong khi, nhu cầu nước phải lớn và lưu lượng
nước ổn định đáp ứng yêu cầu phát triển nông thôn mới đang đặt ra. Theo quan điểm
phát triển bền vững, sạch và xanh, tác giả trên cơ sở lý thuyết phân tích lợi ích, chi
phí để đánh giá toàn diện dự án. Đưa ra mục tiêu đánh giá tác động trên nhiều mặt,
liên quan đến nhiều đối tượng, đảm bảo mang lại những lợi ích cân đối, hài hoà cho
xã hội về lâu dài, trong sử dụng nguồn nước. Tác giả quyết định thực hiện đề tài
“Phân tích B/C dự án nâng cấp công trình thuỷ lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh”
làm hướng nghiên cứu chính cho luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế.
2. Các công trình nghiên cứu có liên quan
2.1 Trên thế giới
- Mark W.Rosegrant và Shobha Shetty (1994), với bài viết “Production and
income benefits from improved irrigation efficiency: What is the potential?”, các tác
giả thực hiện ở Philippines, nghiên cứu lợi ích việc cải thiện hiệu quả tưới, tiêu đối
với sản xuất cũng như thu nhập trong các hệ thống tưới, tiêu dựa trên cây lúa, phân
tích bằng phương pháp sử dụng phối hợp kỹ thuật mô phỏng, ước tính mô hình cấu
trúc cho năm hệ thống tưới dẫn dòng. Kết quả cho thấy, hiệu quả tăng lên, tạo ra lợi
ích sản xuất, thu nhập đáng kể. Các tác giả đã chỉ ra việc thiết kế cùng thực thi các
chính sách quản lý tài nguyên nước theo thời gian phù hợp góp phần thu được lợi ích
tiềm năng cao. Nghiên cứu cũng chỉ ra việc cải thiện hiệu quả tưới tiêu ngày càng trở
thành ưu tiên hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách.
- F. Konukcu (2007), với nghiên cứu “Evaluation of Hayrabolu Irrigation
Scheme in Turkey Using Comparetive Performance Indicators”, tác giả thực hiện
nghiên cứu đánh giá hiệu suất chương trình tưới tại Hayrabolu, huyện Thrace, Thổ
Nhĩ Kỳ. Bằng phương pháp sử dụng các chỉ số, so sánh lựa chọn, tác giả phân thành
năm nhóm: kinh tế, nông nghiệp, sử dụng nước, môi trường và hiệu quả vật lý. F.
Konukcu, đánh giá trên các loại tổng giá trị sản xuất khác nhau xác định thấp hơn so
với trung bình quốc gia tương ứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phân phối nước
3
không chặt chẽ có liên quan đến nhu cầu nước của cây trồng. Các chỉ số hoạt động
kinh tế cho thấy, chương trình này đã gặp khó khăn trong việc thu tiền nước. Đối với
hiệu suất vật lý, tác giả đánh giá, tỷ lệ tưới và tính bền vững của đất được tưới tiêu
kém. Theo nghiên cứu về hiệu suất môi trường, không phát hiện thiệt hại nào, như
ngập úng hay nhiễm mặn được phát hiện trong khu vực.
- Caren Joy Mongcopa (2008), với bài “Best practices in irrigation and
drainage learning from successful project: A Case Study from the 2006 Annual
Evaluation Review”, nghiên cứu xác định những lợi ích, các nhu cầu về dịch vụ thủy
lợi. Nghiên cứu về hiệu quả của các phương pháp tiếp cận có sự tham gia của các Dự
án Phát triển Nông thôn.
- Tác giả Massimo Florio (2015), với bài nghiên cứu “The Use of ExPost Cost
– Benefit Analysis to Assess the Long - Term Effects of Major Infrastructure
Projects”. Tác giả tiến hành nghiên cứu về việc ứng dụng phương pháp phân tích lợi
ích – chi phí với mục đích đánh giá hiệu quả dự án, song song kết hợp với đánh giá
phân tích hồi cứu và triển vọng. Tác giả kết luận, trong các khâu thực hiện dự án, có
thể áp dụng phân tích lợi ích – chi phí tại các thời điểm khác nhau, từ đánh giá các
chính sách đến phân bổ nguồn lực rồi tái cấu trúc dự án. Mặt khác, dử dụng phương
pháp CBA tăng khả năng đánh giá tiền và hậu hực hiện dự án.
- Anita Rumeshi Perera (2016), trong luận án “Cost-Benefit Analysis of
Proposed Mini Hydropower Dam in Gatambe, Sri Lanka”, đã thực hiện nghiên cứu
việc xây đập thủy lợi có phù hợp với lưu vực sông Gatambe, sông Mahaweli, bằng
phương pháp phân tích CBA. Trên cơ sở phân loại theo hai chi phí, chi phí trực tiếp
và gián tiếp, trong đó bao gồm: chi phí dự án, tái định cư, môi trường. Tác giả đã
khảo sát 100 mẫu, từ đó ước tính chi phí môi trường; xem xét tác động chung của các
công trình liên quan. Anita Rumeshi Perera rút ra được kết luận: khu vực dự án bị
ảnh hưởng nghiêm trọng từ nhiều tác động của môi trường; chi phí sẽ cao hơn lợi ích
kinh tế thu được từ dự án được chỉ ra từ việc phân tích cho thấy, chính vì vậy từ chối
tiếp tục thực hiện dự án.
- R.J.Oosterbaan (2019), với bài “Effectiveness and Social/Environmental
Impacts of Irrigation Projects: a Criticial Review”, tác giả thực hiện nghiên cứu sự
4
phát triển thủy lợi, lợi ích, chi phí, tác dụng phụ của việc tưới, tiêu, ngập nước và độ
mặn, các vấn đề trong quản lý nước tưới. Ngoài ra, tác giả còn đánh giá tác động của
Dự án Thủy lợi đối với công tác phòng chống bão lụt. Từ đó, tác giả đề xuất một số
giải pháp hàm ý cho quản trị.
2.2 Tại Việt Nam
- Tại tỉnh Sóc Trăng, tác giả Nguyễn Thị Mỹ Linh và cộng sự (2017) tiến hành
nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả vận hành hệ thống công trình thủy lợi trong sản xuất
nông nghiệp tại tỉnh Sóc Trăng”. Sau khi thực hiện nghiên cứu, các tác giả rút ra một
số kết luận như sau: Hệ thống thuỷ lợi góp phần nâng cao ngăn cản tác động phức tạp
của việc xâm nhập mặn, giảm nhiều thiệt hại cho canh tác nông nghiệp. Bên cạnh đó,
nhờ có hệ thống thuỷ lợi, có sự thay đổi lớn với bộ mặt KT-XH. Mặc dù các khía
cạnh KT-XH được cải thiện đáng kể, ngược lại, có chiều hướng suy giảm các tiêu chí
môi trường. Điều này do các công trình thủy lợi làm thay đổi các đặc tính môi trường
tự nhiên, nhất là chất lượng đất, nước. Trong nghiên cứu, các tác giả sử dụng số liệu
thu thập được từ phỏng vấn trực tiếp, sau đó xử lý thống kê mô tả qua phân tích
SWOT và phân tích không gian. Lấy cơ sở khối 8 của bộ “Mười khối tiêu chí đánh
giá quản trị nước”, các tác giả xây dựng bảng khảo sát để thực hiện nghiên cứu.
- Anh Khoa (2018), với bài viết “Đầu tư thủy lợi, tạo động lực mới cho đồng
bằng sông Cửu Long”, tác giả cho rằng quy hoạch, đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ
sản xuất là nhiệm vụ quan trọng. Đây được xem là khâu đột phát cho sản xuất nông
nghiệp phát triển bền vững vùng ĐBSCL. Hiện nay, nhiều công trình thủy lợi lớn tại
vùng đã phát huy hiệu quả, tuy nhiên vốn đầu tư, những bất cập trong quy hoạch, cơ
chế chính sách… còn nhiều việc phải bàn để thủy lợi thật sự là một trong ba khâu đột
phá của ĐBSCL.
- Nguyễn Xuân Thịnh và Trần Chi Trung (2019), với bài viết “Ứng dụng khoa
học công nghệ trong xây dựng hệ thống thuỷ nông phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn”, các tác giả tiến hành phân tích các kết quả, áp dụng khoa học công nghệ
trong lĩnh vực thủy nông, từ đó đưa ra danh mục công nghệ khuyến cáo áp dụng cho
lĩnh vực thủy nông nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần trong xây dựng
nông thôn mới.
5
- Ngô văn Quân và Đỗ Phương Thảo (2019), với bài viết “Nghiên cứu ứng
dụng mạng thần kinh nhân tạo (ANN) trong dự báo lưu lượng nước đến hồ chứa Cửa
Đạt”, hai tác giả khảo sát việc vận hành an toàn hồ chứa, phân phối nước hợp lý cho
các nhu cầu sử dụng nước. Với mục tiêu chính là ứng dụng mạng thần kinh nhân tạo
truyền thẳng nhiều lớp (ANN) bằng việc sử dụng thuật toán lan truyền ngược để dự
báo lưu lượng nước đến hồ chứa Cửa Đạt trước 3 ngày, trên cơ sở phân tích, đánh giá
hai kịch bản: (1) Dự báo lưu lượng đến hồ chỉ xét đến yếu tố lưu lượng dòng chảy;
(2) Dự báo lưu lượng đến hồ xét trên hai yếu tố lưu lượng dòng chảy và yếu tố lượng
mưa. Qua nghiên cứu cho thấy, kịch bản (2) cho độ chính xác cao hơn.
- Trương Đức Toàn và Nguyễn Tuấn Anh (2020), trong bài viết “Đánh giá dự
án đầu tư xây dựng mở rộng kênh Tân Thành – Lò Gốm giai đoạn 2”, hai tác giả
nghiên cứu với mục tiêu chính là xem xét các kết quả đạt được của dự án, sau khi
hoàn thành so với các mục tiêu đã đề ra trong giai đoạn lập và phê duyệt dự án.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu nhằm đề xuất các hàm ý chính sách về thay đổi điều kiện,
cơ chế, chính sách, mô hình, chiến lược, phương thức quản lý để phân bổ các nguồn
lực hiệu quả góp phần xác định giá phân phối nước thấp, công bằng và thúc đẩy kinh
tế - xã hội phát triển bền vững, ổn định và lâu dài.
3.2 Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu có các mục tiêu cụ thể sau:
- Phân tích cơ sở lý luận chung trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội
của nâng cấp công trình thuỷ lợi.
- Phân tích lợi ích, chi phí của dự án nâng cấp công trình thuỷ lợi về mặt tài
chính.
- Phân tích lợi ích, chi phí của dự án nâng cấp công trình thuỷ lợi về kinh tế -
xã hội và môi trường.
- Đề xuất những giải pháp để hỗ trợ việc triển khai dự án đầu tư nâng cấp công
trình thuỷ lợi đi vào khả thi.
4. Câu hỏi nghiên cứu
6
Một là, UBND tỉnh Tây Ninh có nên đầu tư hay không đầu tư đối với Dự án
nâng cấp hệ thống thủy lợi tại hai xã Tân Bình, Hòa Hiệp, huyện Tân Biên, tỉnh Tây
Ninh?
Hai là, nâng cấp công trình thủy lợi này sẽ tạo ra những ngoại tác gì cho từng
nhóm đối tượng liên quan?
Ba là, Nhà nước cần đề ra chính sách hỗ trợ việc thực hiện Dự án nâng cấp
thủy lợi tại hai xã Tân Bình và xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh hay
không?
5. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tất cả những lợi ích, chi phí có liên quan đến dự án.
Khách thể nghiên cứu là những hộ nông dân sử dụng nước với mục đích tưới tiêu sản
xuất nông nghiệp.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: phạm vi liên quan đến nâng cấp công trình thuỷ lợi.
- Về thời gian: Thời điểm hiện nay dự án kênh liên xã Tân Bình và Hòa Hiệp,
huyện Tân Biên vẫn đang trong giai đoạn được UBND huyện Tân Biên xem xét giải
ngân vốn đầu tư.
- Về không gian: huyện Tân Biên.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận, phương pháp logic, biện chứng;
- Phương pháp xử lý dữ liệu;
+ Sơ cấp từ phỏng vấn, thu thập trực tiếp từ thực tế;
+ Thứ cấp từ các báo cáo đã được xử lý.
- Phương pháp nghiên cứu chuyên biệt, phân tích B/C.
8. Đóng góp của luận văn
- Khái quát hoá cơ sở lý luận về đầu tư, nâng cấp công trình thuỷ lợi.
- Xác định tính khả thi về mặt tài chính;
- Xác định tính khả thi về mặt kinh tế xã hội;
- Xác định tính khả thi về mặt môi trường.
9. Kết cấu của luận văn
7
Nội dung luận văn gồm 5 chương:
Chương I. Tổng quan về dự án đầu tư công trình thủy lợi huyện Tân Biên Tây
Ninh.
Chương II. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương III. Phân tích B/C dự án đầu tư nâng cấp công trình thuỷ lợi Tân Bình,
huyện Tân Biên, Tây Ninh về khía cạnh tài chính.
Chương IV. Phân tích B/C dự án đầu tư nâng cấp công trình thuỷ lợi Tân Bình,
huyện Tân Biên, Tây Ninh về khía cạnh kinh tế xã hội và môi trường.
Chương V. Nhận xét - Kiến nghị
8
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN NÂNG CẤP CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
HUYỆN TÂN BIÊN, TÂY NINH
1.1 Giới thiệu chung về kinh tế - xã hội của huyện Tân Biên, Tây Ninh.
1.1.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh và huyện Tân Biên.
Hiện trạng kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh
Trong năm 2020, Tây Ninh có tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 3,98%
so với năm 2019, thấp hơn so với kế hoạch (+8,0%) và thấp hơn nhiều so mức tăng
những năm gần đây (2019 tăng 9,01%; 2018 tăng 7,85%); vốn đầu tư phát triển tăng
thấp so với cùng kỳ (+1,62%), nhưng vốn đầu tư thuộc khu vực NSNN tăng mạnh
(+67,65%); chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 7,3%; tổng mức bán lẻ hàng hóa
và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 1,99%; thu ngân sách nhà nước tăng
4,65%; thu hút đầu tư nước ngoài đạt 613,53 triệu USD (-21,07%); có 700 doanh
nghiệp được thành lập mới trong năm (+6,38%); Giá cả hàng hoá duy trì ổn định, chỉ
số giá tiêu dùng bình quân năm tăng 1,84% so với cùng kỳ; đời sống nhân dân được
nhà nước quan tâm hỗ trợ gặp khó khăn do đại dịch covid-19.... Về quy mô và cơ cấu,
tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2020 theo giá thực tế, ước đạt 87.908 tỷ đồng;
với cơ cấu: khu vực nông-lâm-thủy sản chiếm 21,50% (năm trước là 21,11%); khu
vực công nghiệp-xây dựng chiếm 43,59% (năm trước là 42,65%); khu vực dịch vụ
chiếm 29,97% (năm trước là 31,26%).
Năm 2020, tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn gặp những
khó khăn về giá cả, thị trường tiêu thụ, tình hình thời tiết thay đổi do ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu, nắng nóng gay gắt, nhiệt độ luôn ở cấp cao, cấp cực kỳ nguy hiểm,
mưa không theo quy luật, số cơn mưa và lượng mưa ít hơn năm trước, tình hình sâu
bệnh nhất là dịch khảm lá mì chưa có thuốc đặc trị tác động đến sản xuất nông, lâm
nghiệp và thủy sản.
Nhìn chung, trong năm 2020 tình hình kinh tế - xã hội Tây Ninh có sự tăng
trưởng tuy nhiên tỉ lệ tăng trưởng thấp hơn so với đề ra cũng như so với cùng kỳ.
9
Ngoài nguyên nhân do chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch covid-19, còn xuất phát từ
tình hình thời tiết thay đổi bởi ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu, nhiệt độ luôn ở cấp
cao, nắng nóng gay gắt, mưa không theo quy luật, số cơn mưa và lượng mưa ít hơn
năm trước, tình hình sâu bệnh cũng gây ra tỉ lệ tăng trưởng chưa cao.
Hiện trạng kinh tế - xã hội huyện Tân Biên
Huyện Tân Biên có 10 xã, thị trấn. Trong đó có 3 xã biên giới tiếp giáp với 8
xã thuộc 4 huyện, 3 tỉnh của Vương quốc Campuchia bằng 92,5km đường biên giới.
Có 2 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu quốc gia, 1 cửa khẩu phụ thuộc địa bàn huyện. Vị
trí địa lý tạo điều kiện khiến Tân Biên có địa chính trị, địa kinh tế đặc thù. Trong 6
tháng đầu năm 2020, UBND huyện có nền kinh tế - xã hội phát triển ổn định. Tổng
giá trị sản xuất một số ngành chủ yếu trên địa bàn ước đạt trên 4,7 tỷ đồng, tăng
10,99% so với cùng kỳ năm 2019.
Diện tích cây trồng hàng năm hơn 17.200 ha, tăng hơn 10% so với cùng kỳ,
có 461 ha cây ăn quả và cây trồng khác được chứng nhận VietGAP; giá trị công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt trên 1.800 tỷ đồng, bằng 99% cùng kỳ; thương mại
dịch vụ hơn 740 tỷ đồng, tăng 14,43%; thu ngân sách nhà nước trên 78 tỷ đồng, đạt
55,76% so với dự toán. Tính tới thời điểm hiện tại, có 6/9 xã của huyện Tân Biên
được công nhận đạt chuẩn NTM (trong đó có 3 xã biên giới. Kết cấu hạ tầng thương
mại được đầu tư, nâng cấp cải tạo hoặc xây mới, đặc biệt chú trọng là hạ tầng phục
vụ thương mại biên mậu, tạo điều kiện gắn kết giữa sản xuất với tiêu thụ, thúc đẩy
hoạt động thương mại biên mậu phát triển. Toàn huyện có 203 doanh nghiệp, 10 HTX
nông nghiệp và gần 5.700 hộ kinh doanh đang hoạt động. Về phát triển giao thông có
128 công trình (với chiều dài trên 242 km) cũng như rất nhiều công trình hạ tầng khác
đã hoàn thành phục vụ phát triển đô thị, xây dựng NTM. Huyện Tân Biên từng bước
thông suốt các tuyến giao thông chính, đường liên xã và giao thông nông thôn, nội
đồng, thuỷ lợi… góp phần phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và dân sinh.
Tính đến 6 tháng đầu năm 2020, tình hình KT-XH huyện Tân Biên vẫn tiếp
tục tăng trưởng tốt.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên tỉnh Tây Ninh và huyện Tân Biên.
Điều kiện tự nhiên tỉnh Tây Ninh
10
Tây Ninh là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có diện tích trải dài từ tọa độ
từ 10°57’08’’ đến tọa độ 11°46’36’’ vĩ độ Bắc và từ tọa độ 105°48’43” đến
106°22’48’’ kinh độ Đông. Phía Tây, Tây Bắc giáp Campuchia, phía Đông giáp hai
tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, Long An.
Tây Ninh ở vị trí cầu nối giữa thành phố Hồ Chí Minh với thủ đô Phnôm Pênh của
Campuchia, vì thế Tây Ninh được xem là một trong những tỉnh nằm trong vùng trọng
điểm kinh tế khu vực phía Nam. Khí hậu Tây Ninh chia làm 2 mùa tương phản rõ rệt,
mùa mưa và mùa nắng. Mùa nắng từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, còn
mùa mưa kéo dài từ tháng 5 năm trước đến tháng 11 năm sau. Chế độ bức xạ dồi dào.
Nhiệt độ cao và ổn định, nhiệt độ trung bình năm là 27,40°C. Mỗi ngày trung bình có
đến 6 giờ nắng. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.800 – 2.200 mm, độ ẩm trung
bình vào khoảng 70 - 80%. Tây Ninh chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chủ yếu là gió
Tây – Tây Nam vào mùa mưa và gió Bắc – Đông Bắc vào mùa khô. Tây Ninh là tỉnh
có địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ với ĐB SCL, nên vừa mang
đặc điểm của cao nguyên, vừa có sắc thái và dáng dấp của vùng đồng bằng. Trên địa
bàn, nổi bật lên là ngọn núi Bà Đen – ngọn núi cao nhất Nam Bộ (986 m). Nhìn
chung, địa hình Tây Ninh có nhiều thuận lợi cho nông nghiệp, công nghiệp và xây
dựng phát triển toàn diện. Có 05 loại đất chính với tổng diện tích 402.817 ha, trong
đó: đất xám; đất phèn; đất đỏ vàng; đất phù sa; đất than bùn chôn vùi. Hệ thống kênh
rạch với chiều dài 617 km chủ yếu dựa vào 2 sông chính là sông Sài Gòn và sông
Vàm Cỏ Đông. Không những vậy, kể đến thủy lợi của Tây Ninh còn có hồ Dầu Tiếng
với dung tích 1,45 tỷ m3
với 1.053 tuyến kênh, tổng chiều dài 1.000 km. Ngoài ra,
trên địa bàn tạo thành một mạng lưới thuỷ văn, phân bố tương đối đồng đều với nhiều
suối, kênh rạch, đạt mật độ 0,314 km/km2
. Nguồn nước ngầm của Tây Ninh khá
phong phú, được phân bố rộng khắp trong tỉnh. Vào mùa khô, vẫn có thể khai thác
đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất nông, công nghiệp.
Với điều kiện thuận lợi trên, hệ thống thủy lợi đang phát huy hiệu quả giúp địa
phương cân bằng sinh thái, cấp nước phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, nuôi trồng
thuỷ sản, sinh hoạt, sản xuất công nghiệp.
11
Nguồn: Địa lý Tây Ninh
Hình 1.1 Bản đồ hành chính Tây Ninh
Điều kiện tự nhiên huyện Tân Biên
Là một huyện nằm ở phía bắc tỉnh Tây Ninh. Phía tây và bắc huyện Tân Biên
giáp Vương quốc Campuchia, phía nam giáp Tp. Tây Ninh và huyện Châu Thành,
phía đông giáp huyện Tân Châu. Tân Biên là huyện có chung đường biên giới với
Vương quốc Campuchia, chiều dài khoảng 92,5 km. Thuộc địa bàn huyện có một số
tuyến đường chiến lược trọng điểm như: QL 22B; tỉnh lộ 783, 791, 795, 788 (chạy
qua khu căn cứ di tích lịch sử Trung ương Cục miền nam của huyện); có 3/10 xã là
xã biên giới (Tân Lập, Tân Bình, Hòa Hiệp). Tân Biên đặc biệt có vị trí chiến lược
quan trọng về chính trị, đối ngoại, kinh tế, QPAN.
Huyện Tân Biên có 18 hệ thống cấp nước, công suất từ 100-150 m3
/ngày đêm,
tổng công suất hoạt động: 2.528 m3
/ngày đêm cung cấp nước cho 5.691 hộ. Phần lớn
hệ thống cấp nước không đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân,
phát triển thương mại, công nghiệp, dịch vụ, du lịch. Đặc trưng của địa hình huyện
Tân Biên là địa hình gò đồi, bình nguyên, địa hình có độ cao từ 20-50m. Riêng các
xã ở phía Nam huyện gồm 04 xã (Trà Vong, Mỏ Công, Tân Phong, Thạnh Tây) và
12
thị trấn Tân Biên nằm trên khu vực núi đất Tân Phong – Tân Biên, địa hình dốc thoải,
có sự chênh lệch cao: từ 10-15m, độ dốc 2-30
và nguồn nước dưới đất có chất lượng
nước tương đối tốt nhưng là vùng nghèo nước (hệ số dẫn nước Km< 200m2
/ngày)
đến trung bình, lưu lượng từ 100-200m3
/ngày, chủ yếu khai thác nhỏ, lẻ, giếng đào
nên gặp khó khăn trong nguồn nước cấp với quy mô tập trung, liên vùng.
Ngoài ra, các hệ thống cấp nước được xây dựng với quy mô cục bộ cho từng
nhóm dân cư, công suất nhỏ chưa có kết nối mạng và tính liên kết vùng; giải pháp
cấp nước chủ yếu dựa vào nguồn nước dưới đất, trong khi nguồn nước mặt dồi dào
là lợi thế nhưng chưa được khai thác hiệu quả trong lĩnh vực cấp nước sinh hoạt; chưa
có các giải pháp đối phó vấn đề suy kiệt, ô nhiễm nguồn nước ngầm trong tương lai.
Nguồn: Địa lý Tây Ninh
Hình 1.2 Bản đồ hành chính huyện Tân Biên
1.1.3. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh giai đoạn
năm 2020 – 2025.
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh
Tại kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh 5 năm1
(2021 – 2025),
định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh được xác định một số nội
dung chính sau: Chú trọng tăng trưởng kinh tế bền vững trong tình hình mới với động
lực mới; tập trung vào phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, kết nối liên vùng, gắn
1
Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của HĐND tỉnh Tây Ninh về kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh 5 năm 2021 – 2025
13
với hành lang đô thị - công nghiệp; xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, hiệu
quả, minh bạch và bình đẳng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp phát triển mạnh,
thu hút vốn đầu tư; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế và GRDP bình quân đầu
người cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Bên cạnh đó, phải chú trọng
bảo vệ môi trường; kết hợp giữa phát triển KT-XH bền vững, đẩy mạnh công tác đối
ngoại với đảm bảo QPAN, trật tự ATXH trong tình hình mới.
1.2 Hiện trạng cung cấp, nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt
huyện Tân Biên, Tây Ninh
1.2.1. Nhu cầu nước tỉnh Tây Ninh và huyện Tân Biên
Trong những năm qua, sự phát triển nông nghiệp của tỉnh luôn gắn liền với
phát triển của ngành thủy lợi.
Kết quả tính toán cân bằng nước hiện trạng đến năm 2020, tổng lượng nước
thiếu theo lý thuyết là 1 tỷ 578 triệu mét khối, lượng nước thiếu thực tế là 2 tỷ 075
triệu mét khối (chiếm 68% tổng nhu cầu). Dự báo đến năm 2030, tổng lượng nước
thiếu theo lý thuyết là 1 tỷ 783 triệu mét khối, lượng nước thiếu thực tế là 2 tỷ 395
triệu mét khối (chiếm 68% tổng nhu cầu).
1.2.2. Tình hình cung cấp nước
Trong năm 2020, trên toàn tỉnh công tác tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông
nghiệp ước đạt 148.215 ha, bằng 99,38% so cùng kỳ (năm 2019: 149.145,16 ha). Số
hộ dân sử dụng nước sạch khu vực nông thôn khoảng 19.000 hộ dân. Ước cuối năm
2020, tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đạt 99,2%, tỷ lệ dân cư
nông thôn sử dụng nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế đạt 62%, tại các xã nông
thôn mới đạt 65%.
Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng nước của người dân ngày càng tăng, đồng thời
hệ thống mạng lưới chưa được đầu tư xây dựng đúng mức, chủ yếu cấp nước tại trung
tâm xã hoặc cụm dân cư nhỏ nên hạn chế trong việc phát triển mạng lưới đường ống
và nâng cấp công suất. Ngoài các công trình cấp nước nông thôn, còn có 17.212 nguồn
cấp nước nhỏ lẻ. Trong đó, có 16.795 nguồn hợp vệ sinh cấp nước cho khoảng 63.961
người.
14
Bảng 1.1: Tổng hợp các công trình cấp nước do TTNS & VSMTNT quản lý
* Nguồn: Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Tây Ninh
1.2.3. Dự báo khả năng cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh
hoạt
Theo Niên giám thống kê năm 2015, toàn huyện Tân Biên có 97.771 người.
Dự kiến đến năm 2030, có 03 đô thị loại IV, trong đó 02/3 đô thị có chức năng là
Trung tâm kinh tế, 28 thương mại và dịch vụ, với tổng dân số: 110.000 người (dân số
thành thị: 84.000 người; dân số nông thôn: 26.000 người).
Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Tân Biên có 18 hệ thống cấp nước, công suất
thiết kế từ 100-150 mét khối/ngày.đêm, tổng công suất hoạt động: 2.528 mét
khối/ngày.đêm cung cấp nước cho 5.691 hộ, tương ứng 23.043 người (Nguồn: Trung
tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn).
Do đó, số dân có nhu cầu sử dụng nước ngoài giới hạn cấp nước của 18 hệ
thống cấp nước và được giới hạn bởi địa giới hành chính xã: Trà Vong, Tân Phong,
Mỏ Công, Thị trấn Tân Biên, Thạnh Tây, Tân Bình, Thạnh Bình thuộc huyện Tân
Biên, tỉnh Tây Ninh là 86.957 người (110.000 người -23.043 người).
1.3 Thông tin về dự án đầu tư nâng cấp công trình thủy lợi Tân Biên
1.3.1 Giới thiệu chung về dự án
- Tên dự án: Nâng cấp kênh liên xã Tân Bình và Hòa Hiệp, huyện Tân Biên.
15
- Chủ đầu tư.
+ Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh là chủ đầu tư và giao quyền cho ban quản lý
dự án huyện Tân Biên lập đề cương và thực hiện các dự án.
+ Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng huyện Tân Biên, là một ban được
thành lập để quản lý các dự án đầu tư trên địa bàn huyện và có chức năng thực hiện
các nhiệm vụ, nghiệp vụ chuyên môn quản lý các dự án đầu tư như lên kế hoạch thực
hiện, kiểm tra, giám sát… các nhà đầu tư và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Uỷ ban nhân
dân huyện Tân Biên.
- Mục đích xây dựng công trình: Dự án được xây dựng để cung cấp nước cho
ruộng lúa 02 xã Tân Bình và Hòa Hiệp. Nâng cao năng suất sản xuất cho ruộng lúa.
- Phạm vi xây dựng công trình: Thượng nguồn dự án lấy nước từ kênh vượt
sông Vàm Cỏ Đồng để cung cấp nước cho ruộng lúa 2 xã.
1.3.2 Các cơ sở pháp lý
- Thông tư số 40/2011/TT-BNNPTNT ngày 27/5/2011 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT quy định năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia quản lý khai thác công
trình thủy lợi.
- Luật Thủy lợi năm 2017.
- Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/05/2018 Nghị định của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.
- Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ ban hành quy
định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
- Quyết định số 33/QĐ-TTg 07 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ
quyết định phê duyệt Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045.
1.3.3 Địa điểm xây dựng và quy mô của dự án.
Dự án được xây dựng tại 02 xã là xã Tân Bình và Hòa Hiệp thuộc huyện Tân
Biên, tỉnh Tây Ninh.
1.3.4 Các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng của dự án.
Để thực hiện tốt dự án, một
- Quy chuẩn kỹ thuật:
16
Bảng 1.2 Các quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình thủy lợi
Ký hiệu Tên tiêu chuẩn
QCVN 18-2014-BXD
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn trong xây
dựng
QCVN 16-2014-BXD
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng
hóa vật liệu xây dựng
QCVN 04-05-2012-BNNPTNT
Công trình thủy lợi - các quy định chủ yếu về
thiết kế
QCVN 04-04-2012-BNNPTNT
Công trình thủy lợi - khoan nổ mìn đào đá - yêu
cầu kỹ thuật
QCVN 04-02:2010-BNNPTNT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thành phần, nội
dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi
công công trình thuỷ lợi
QCVN 04-01-2010-BNNPTNT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thành phần, nội
dung lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư và báo cáo
kinh tế kỹ thuật các dự án thuỷ lợi
QP. TL-C-5-75
Quy phạm thiết kế tầng lọc ngược công trình
thủy công
QP.TL.C-1-78
Quy phạm tải trọng và lực tác dụng lên công
trình thuỷ lợi
Bảng 1.3 Các tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho công trình thủy lợi
Ký hiệu Tên tiêu chuẩn
SL/T 246–1999
Quy phạm quản lý kỹ thuật công trình tưới và tiêu nước SL/T 246 –
1999 (Tài liệu dịch từ Tiêu chuẩn của Trung Quốc, sử dụng tham
khảo trong ngành)
17
SL/T4-1999
Quy phạm kỹ thuật công trình tiêu thoát nước đồng ruộng SL/T4 -
1999 (Tài liệu dịch từ Tiêu chuẩn của Trung Quốc, sử dụng tham
khảo trong ngành)
SL 230-1998
Quy trình tu bổ bảo dưỡng đập bê tông SL 230 – 98 (Tài liệu dịch từ
Tiêu chuẩn của Trung Quốc, sử dụng tham khảo trong ngành)
SL 207-1998
Quy phạm kỹ thuật tưới tiết kiệm nước SL 207- 98 (Tài liệu dịch từ
Tiêu chuẩn của Trung Quốc, sử dụng tham khảo trong ngành)
- Ngoài ra, TCVN: Có 294 tiêu chuẩn
1.3.5 Tổng chi phí xây dựng, nguồn vốn và tiến độ thực hiện dự án.
- Tổng chi phí xây dựng
Bảng 1.4 Tổng chi phí xây dựng
TT Khoản mục chi phí Tổng vốn (VND)
01 Chi phí xây dựng công trình 37.341.981.000
02 Chi phí quản lý dự án 646.897.000
03 Chi phí tư vấn xây dựng 3.798.556.000
04 Chi phí khác 808.080.000
05 Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng 1.007.440.000
06 Chi phí dự phòng 600.000.000
Tổng mức đầu tư của dự án 44.202.954.000
- Tổng vốn đầu tư của dự án là 44,2 tỷ VND, gồm vốn vay ODA 36,2 tỷ VND
và vốn đối ứng trong nước 8 tỷ.
- Tiến độ dự án: Chủ đầu tư dự kiến tiến độ xây lắp và thời gian đưa công trình
vào vận hành tạm tính thời gian xây dựng dự án là 2 năm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Luận văn đã trình bày tổng quan về bối cảnh kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh
và huyện Tân Biên; hiện trạng cung cấp, nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp và
sinh hoạt huyện Tân Biên, Tây Ninh, thông tin về dự án đầu tư nâng cấp công trình
thủy lợi Tân Biên.
18
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ
CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI
2.1 Khái quát về nông nghiệp và thuỷ lợi
2.1.1 Khái quát về nông nghiệp
- Khái niệm nông nghiệp
Nông nghiệp, nông thôn là hệ thống ngành và lĩnh vực có nhiều đặc điểm mang
tính đặc thù, gắn liền với các vấn đề trong hoạt động kinh tế, xã hội như lao động việc
làm, dân số, đói nghèo, kế hoạch hóa gia đình, thuần phong mỹ tục, nếp sống, mối
quan hệ giữa nông nghiệp, nông dân, nông thôn...
Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp. Theo
nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất, dựa vào quy luật sinh trưởng của cây
trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm,… Đây là ngành sản
xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, như đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,… do
đó năng suất rất thấp, trong khi việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ gặp rất
nhiều khó khăn.
Theo Vault (2021), nông nghiệp là khoa học trồng trọt thực vật, động vật và
các dạng sống khác để lấy thực phẩm, chất xơ và nhiên liệu. Ngành nông nghiệp, bao
gồm các doanh nghiệp trồng trọt, chăn nuôi cá và động vật, khai thác gỗ. Ở các nước
phát triển nông nghiệp là một ngành công nghiệp lớn.
- Đặc trưng của nông nghiệp
Nông nghiệp có lịch sử phát triển lâu đời, chịu ảnh hưởng nhiều bởi nền văn
hóa, biến đổi khí hậu và công nghệ nhưng tất cả các loại hình canh tác vẫn dựa trên
các phương pháp duy trì môi trường thuận lợi cho việc nuôi các loài gắn liền với
nước. Về cây trồng, đất phải được duy trì với hệ thống tưới tiêu; để chăn nuôi gia súc,
cần phải trồng được cỏ. Sự đổi mới hiện đại trong ngành nông nghiệp đầu tiên là cuộc
Cách mạng Xanh, bắt đầu vào nửa sau của thế kỷ 20, nhằm cứu thế giới khỏi nạn đói
19
thông qua các sáng kiến liên quan đến đổi mới hệ thống tưới tiêu, sản xuất cây trồng
năng suất cao và các chiến lược quản lý tốt hơn.
- Tầm quan trọng của nông nghiệp
Theo Worldbank (2020), nông nghiệp có thể giúp giảm nghèo, nâng cao thu
nhập và cải thiện an ninh lương thực. Phát triển nông nghiệp là một trong những công
cụ mạnh mẽ nhất để chấm dứt tình trạng nghèo cùng cực, thúc đẩy thịnh vượng chung
và nuôi sống loại người. Tăng trưởng trong ngành nông nghiệp có hiệu quả gấp 2 đến
4 lần trong việc nâng cao thu nhập của những người nghèo nhất so với các lĩnh vực
khác. Nông nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế hiện
đang chiếm 4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, ở một số nước đang phát
triển, nó có thể chiếm hơn 25% GDP.
- Khó khăn, thách thức
Năng suất nông nghiệp hiện nay đã tăng lên rất nhiều do những cải tiến trong
chăn nuôi, hóa chất và công nghệ. Tuy nhiên, một số biện pháp này có thể gây ra thiệt
hại cho môi trường và các nguy cơ sức khỏe cho con người. Điều này khiến nông
nghiệp phải đối mặt với thách thức khó khăn trong việc tồn tại và phát triển cho phù
hợp với những thay đổi nhanh trong công nghệ thiết bị và nghiên cứu, như công nghệ
sinh học, thực hiện các quy định bằng các chính sách nghiêm ngặt để đảm bảo đưa
thực phẩm lành mạnh lên bàn ăn của người tiêu dùng.
Nông nghiệp hiện vẫn gắn liền với vai trò của người nông dân nhưng sử dụng
nhiều lao động hơn, bao gồm lao động nông trại, bác sĩ thú y, nhà khoa học, nhân
viên bán hàng và quản lý đất.
Bất chấp tất cả những tiến bộ đạt được, nông nghiệp vẫn là một ngành nguy
hiểm đối với người lao động do tai nạn trong vận hành máy, bệnh tật và dị tật bẩm
sinh do tiếp xúc với thuốc trừ sâu và phân bón. Bên cạnh đó suy thoái kinh tế và hạn
hán, biến đổi khí hậu nghiêm trọng liên tục cũng ảnh hưởng không nhỏ.
Tăng trưởng dựa vào nông nghiệp hiện đang gặp rủi ro: Biến đổi khí hậu có
thể làm giảm năng suất cây trồng, đặc biệt là ở những khu vực mất an ninh lương
thực. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất là nguyên nhân gây ra khoảng
25% lượng phát thải khí nhà kính.
20
Hệ thống lương thực hiện nay cũng đe dọa sức khỏe của con người và hành
tinh: nông nghiệp chiếm 70% lượng nước sử dụng và tạo ra mức độ ô nhiễm và chất
thải không bền vững. 1/3 lượng thực phẩm được sản xuất trên toàn cầu bị thất thoát
hoặc lãng phí.
Ngoài ra, rủi ro liên quan đến chế độ ăn nghèo nàn, ăn không đủ hoặc ăn sai
loại thực phẩm hoặc thực phẩm không an toàn, cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng
đầu trên toàn thế giới.
- Xu hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai
Theo Worldbank (2020), nông nghiệp thế giới đang hướng đến hai chủ đề
chính: công nghệ mới và các giải pháp cho khí hậu đang thay đổi nhằm đáp ứng mong
mỏi của nông dân để tăng lợi nhuận nhưng vẫn bảo tồn được đất đai của họ.
- Tăng cường sử dụng hình ảnh từ trên không, qua công nghệ chụp ảnh vệ tinh
và Drone, cho phép xem các biến thể cây trồng và các vấn đề khó phát hiện từ mặt
đất. Ý nghĩa càng cao khi kết hợp dữ liệu này với công nghệ Agtech chính xác.
- Tập trung vào quản lý nước, bằng công nghệ để đối phó với tình trạng thời
tiết cực đoan, như mưa lớn và hạn hán, đang gia tăng, gây thiệt hại cho nhà cửa và
cả đất nông nghiệp và mùa màng.
- Nông nghiệp tái sinh, áp dụng các phương pháp canh tác nông nghiệp tái sinh
làm tăng khả năng hấp thụ cacbon trong đất, góp phần làm tăng sức khỏe và độ phì
nhiêu của đất.
- Ứng dụng Nitơ chính xác, bằng các công nghệ như hệ thống cảm biến cây
trồng GreenSeeker® và hệ thống kiểm soát đầu vào Field-IQ ™. Nông dân có thể
đáp ứng nhu cầu nitơ của cây trồng mà không cần cung cấp quá nhiều phân bón, giúp
giảm chi phí và tăng lợi nhuận.
- Chia sẻ thông tin kỹ thuật số, chuyển đổi từ trò chuyện trực tiếp sang các
cuộc họp trực tuyến. Nông dân có thể chia sẻ dữ liệu, ký giấy tờ và nhận tư vấn kỹ
thuật số, giúp họ tiết kiệm thời gian và tiền bạc, qua đó cho phép tăng cường giao tiếp
với các nhà cung cấp thiết bị, cố vấn cây trồng và các chuyên gia khác.
- Dữ liệu thời tiết được bản địa hóa, sử dụng các cảm biến tại hiện trường cho
phép đọc tức thời và chính xác về gió, lượng mưa và nhiệt độ. Khi kết hợp với phần
21
mềm quản lý dữ liệu, dữ liệu thời tiết chính xác giúp thông báo các cửa sổ phun, tưới
và thu hoạch.
- Dự đoán chính xác về lợi nhuận, Công nghệ blockchain mới sẽ cho phép dự
đoán nhanh chóng và chính xác sản lượng trước khi thu hoạch, giúp nông dân tìm
được người mua, loại bỏ lãng phí thực phẩm và tăng lợi nhuận. Công nghệ theo dõi
năng suất sẽ giúp cung cấp thông tin về việc chọn giống và năng suất của năm sau.
- Đầu tư vào trang trại trong nhà, hiện có hàng trăm công ty khởi nghiệp nông
nghiệp đang đổ tiền vào canh tác nhà kính, trên cơ sở tận dụng cảm biến và văn hóa
bảo vệ để sản xuất rau trong không gian nhỏ gần các khu đô thị.
- Lập bản đồ hiện trường, lập bản đồ thực địa cho phép nông dân gieo trồng,
phun thuốc và thu hoạch chính xác hơn.
- Tích hợp dữ liệu, thông tin về sản lượng, chi phí đầu vào, loại đất và điều
kiện thời tiết,... Phần mềm quản lý dữ liệu cho phép nông dân đưa ra quyết định, sử
dụng trong thời gian thực để thực hiện các điều chỉnh, như thay đổi độ sâu cây trồng
dựa trên độ ẩm có sẵn.
- Xu thế hợp nhất trong ngành kéo theo sự biến mất của các trang trại nhỏ hơn,
dự kiến sẽ tiếp tục đến giữa những năm 2020, cùng với việc áp dụng các công nghệ
thúc đẩy năng suất.
- Tập trung tăng tốc vào nông nghiệp tái sinh, hồi phục, thêm nhiều cải tiến
mới, giáo dục bổ sung, áp dụng quy trình công nghệ, nhấn mạnh đất (Luke Samuel,
2021).
- Xu hướng số hóa megatrends, IoT và tính bền vững. Các giải pháp số hóa để
quản lý vườn cây ăn quả, giám sát và ước tính sản lượng, nền tảng quản lý trang trại,
IoTs, máy thông minh, quản lý nước, bao bì, sản phẩm sản xuất thực vật thân thiện
với môi trường, Robotics (Pixofarm, 2020).
2.1.2 Khái quát về thuỷ lợi
Theo Encyclopedia Britannica (2019) định nghĩa thủy lợi (Irrigation,
Hydraulic Work) là những hoạt động cung cấp, nguồn nước nhân tạo, cho nông
nghiệp.
22
Pháp luật Việt Nam xác định2
: Tổng hợp các giải pháp về tích trữ, điều chuyền,
phân phối,….nước phục vụ nông nghiệp cũng như các ngành khác được gọi là thủy
lợi.
Theo LearnZ (2020), Thủy lợi là hệ thống tưới nhân tạo quy mô lớn phục vụ
cho các vùng đất không có đủ nước do mưa, cho phép nông dân có thể sử dụng nước
vào những thời điểm quan trọng để phát triển cây trồng và cho ra những vụ mùa chất
lượng. Nguồn nước tưới có thể lấy từ sông hoặc nước ngầm ở gần, hoặc đến từ các
ao chứa được tạo ra để trữ lưu lượng nước sông hoặc nước trong mùa mưa.
Như vậy, Thủy lợi là quá trình tưới nước cho cây trồng, bằng cách sử dụng
nước được cung cấp thông qua các đường ống, vòi phun nước, kênh mương, vòi phun,
máy bơm và các tính năng nhân tạo khác, thay vì hoàn toàn dựa vào lượng mưa. Đây
là phương pháp tưới nước tiên tiến và là kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu về nước, đồng
thời hỗ trợ cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và
tăng trưởng, đạt năng suất cao bằng cách cho phép sự xâm nhập của rễ trên ruộng
khô. Theo truyền thống, nước để Thủy lợi có thể lấy từ các đập, hồ, sông, giếng, ao,
hồ chứa, kênh mương hoặc giếng ống, cùng nhiều nguồn khác. Tuy nhiên, thời gian,
lượng nước cần, tỷ lệ và tần suất tưới phụ thuộc vào một số yếu tố. Một số trong số
đó bao gồm loại cây trồng, loại đất và mùa vụ.
- Phân loại công trình thuỷ lợi
Hệ thống thủy lợi hiện đại sử dụng các hồ chứa, bể chứa và giếng để cung cấp
nước cho cây trồng. Các hồ chứa bao gồm các tầng chứa nước, các lưu vực tích tụ
băng tuyết, các hồ và các lưu vực được tạo ra bởi các con đập. Các kênh hoặc đường
ống dẫn nước từ các hồ chứa đến các cánh đồng. Các kênh và đường ống, cũng giống
như các hệ thống dẫn nước của người La Mã cổ đại, thường dựa vào lực hấp dẫn.
Máy bơm cũng có thể chuyển nước từ hồ chứa đến ruộng. Theo quy định tại Khoản
2 Điều 16 Luật Thủy lợi, các công trình thủy lợi được phân loại cụ thể như sau: Đập,
hồ chứa nước quan trọng đặc biệt; Đập, hồ chứa nước lớn; Đập, hồ chứa nước vừa;
2
Khoản 1, Điều 2 Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017
23
Trạm bơm; Cống; Hệ thống dẫn, chuyển nước; Đường ống; Bờ bao thủy lợi; Hệ thống
công trình thủy lợi.
2.1.3 Mối quan hệ giữa nông nghiệp và thuỷ lợi
Thủy lợi hay hệ thống công trình tưới tiêu là quá trình công nghệ sử dụng
lượng nước có kiểm soát đưa vào đất để hỗ trợ sản xuất cây trồng. Thủy lợi giúp phát
triển cây trồng, duy trì cảnh quan và cải tạo đất bị xáo trộn ở các khu vực khô hạn và
trong thời gian có lượng mưa thấp hơn trung bình, ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại,
bảo vệ sương giá và ngăn chặn sự cố kết của đất. Hệ thống thủy lợi cũng được sử
dụng để làm mát gia súc, xử lý nước thải, ngăn chặn bụi và khai thác mỏ. Thủy lợi
thường được kết hợp với việc thoát nước trong thực hiện các nghiên cứu, là việc loại
bỏ nước bề mặt và nước dưới bề mặt khỏi một vị trí nhất định. Ngược lại, nông nghiệp
chỉ phụ thuộc dựa vào lượng mưa trực tiếp được gọi là nông nghiệp nhờ mưa (FAO,
2020).
2.1.4 Sự cần thiết của thủy lợi
Để nuôi con người, thế giới cần rất nhiều nước. Ở hầu hết các quốc gia, việc
tưới nước cho đất sử dụng nhiều nước hơn bất kỳ mục đích nào khác. Trên toàn cầu,
70% lượng nước lấy từ hệ thống sông, hồ và nước ngầm là để tưới tiêu cho cây trồng,
cũng như thức ăn và nước uống cho động vật. Nước rất cần thiết cho người nông dân
để sản xuất nhiều mặt hàng thực phẩm hàng ngày. Sự sẵn có, giá cả và chủng loại
thực phẩm, đặc biệt là trái cây và rau quả, tất cả đều liên quan đến việc tưới tiêu. Thủy
lợi nên tối ưu vì ngay cả việc tưới quá mức cũng có thể làm hỏng sản lượng cây trồng.
Sự cần thiết của thủy lợi thể hiện cụ thể trên các khía cạnh:
- Bù đắp khi không có mưa, Thủy lợi bắt đầu khi không có đủ lượng mưa hoặc
khi không chắc chắn về thời điểm mưa sẽ rơi. Nếu không có mưa hoặc nước tưới thay
thế, cây trồng bị ảnh hưởng bất lợi, có thể dẫn đến thiếu lương thực hoặc mất mùa /
cây trồng.
- Tăng diện tích đất có thể canh tác hoặc sản xuất nông nghiệp, Một số khu
vực trên thế giới khô hạn, tự nhiên. Thủy lợi đã có nhiệm vụ biến những vùng đất này
thành những vùng đất có thể trồng trọt được.
24
- Giúp đáp ứng nhu cầu thực phẩm, việc mở rộng diện tích đất được tưới đã
khiến các hệ sinh thái sa mạc, mang lại lợi thế kinh tế cho một khu vực hoặc quốc gia
áp dụng các phương pháp thủy lợi thích hợp.
- Tăng năng suất, tưới tiêu có thể được áp dụng bất cứ lúc nào, ngay cả khi có
đủ lượng mưa để thúc đẩy năng suất cây trồng. Năng suất cây trồng trên đất được
tưới cao hơn ở những vùng không được tưới, chủ yếu dựa vào lượng mưa.
- Cho phép trồng nhiều loại cây cùng một lúc, yêu cầu về nước của cây trồng
khác nhau và việc tưới quá mức sẽ làm hỏng sản lượng cây trồng. Hệ thống Thủy lợi
tối ưu giúp có thể trồng nhiều loại cây trồng cùng một lúc ở hầu hết các khu vực của
đất nước.
- Hiệu quả cao, hệ thống thủy lợi được thiết kế tốt có thể cung cấp ngay cả
những vùng đất khó tiếp cận bằng cách sử dụng các phương pháp tưới tiêu hiệu quả
như tưới nhỏ giọt.
- Hệ thống tưới có thể được thiết lập theo cách mà chúng tưới nước hiệu quả
như vào sáng sớm hoặc vào ban đêm khi lượng bốc hơi thấp. Điều này không chỉ giúp
tiết kiệm lượng nước sử dụng mà còn tối đa hóa độ ẩm cần thiết cho cây trồng, hoa
hoặc thậm chí là chính đất.
- Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, việc thủy lợi đảm bảo sản xuất lương thực
vẫn tiếp tục, bất kể mùa vụ hay điều kiện khí hậu. Điều này có nghĩa là có thu nhập
và việc làm liên tục, do đó giảm nghèo. Sự gia tăng đáng kể thu nhập đạt được thông
qua thủy lợi có nghĩa là nền kinh tế có thể tiếp tục phát triển. Điều này cũng đạt được
nhờ xuất khẩu thực phẩm sang các khu vực hoặc quốc gia khác.
2.1.5 Tác động của thuỷ lợi
Thủy lợi có tác động hai chiều lên nhiều lĩnh vực trong đời sống. Thủy lợi đem
lại nhiều tác động tích cực như giúp chủ động được trong điều chỉnh phân bổ nguồn
nước hỗ trợ công tác cải tạo đất, gia tăng diện tích canh tác, cải thiện khả năng tăng
vụ sản xuất; Thủy lợi là biện pháp cải thiện tình trạng hạn hán kéo dài, giảm thiểu
hiện tượng mất mùa, giải pháp hữu hiệu góp phần tăng vụ, tăng hệ số quay vòng sử
dụng đất; Giúp tăng độ phủ xanh đồi trọc; phòng chống hiện tượng sa mạc hoá; tạo
điều kiện chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp; tăng giá trị tổng sản lượng
25
của địa phương; Cải thiện thu nhập, điều kiện sống của người dân; thúc đẩy sự phát
triển của các ngành khác như công nghiệp, thuỷ sản, du lịch...; mở ra nhiều cơ hội
việc làm, giải quyết nhiều vấn đề xã hội; ổn định về kinh tế, chính trị trong cả nước.
Tóm lại, hệ thống thuỷ lợi có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống.
Nhưng, thủy lợi cũng đem lại những tác động tiêu cực đến đời sống nếu không được
quan tâm, xây dựng đúng. Tồn tại song song với những lợi ích tích cực còn không ít
những ảnh hưởng tiêu cực nếu không có hệ thống thủy lợi phù hợp: Diện tích đất bị
thu hẹp bởi sự chiếm chỗ của công trình thủy lợi, kênh mương; ngập úng vì xây dựng
hồ chứa, đập khi mực nước dâng lên. Khí hậu khu vực bị ảnh hưởng làm thay đổi
điều kiện sống của con người, động thực vật trong vùng, xuất hiện các loài côn trùng,
thực vật lạ, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và cân bằng hệ sinh thái. Các yếu đố
địa chính, thủy lợi thay đổi tác động tới thượng lưu, hạ lưu, hệ thống sông. Ảnh hưởng
tới văn hóa, phong tục trong vùng; biến đổi cảnh quan khu vực.
2.2 Nền tảng phát triển dự án thuỷ lợi
2.2.1 Căn cứ pháp lý
Các nguyên tắc xác định trong hoạt động thủy lợi được căn cứ Luật Thủy lợi
số 08/2017/QH14; Nghị định quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội
đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước (Nghị định số 77/2018/NĐ-CP3
); Nghị định quy
định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch
vụ công ích thủy lợi (Nghị định 96/2018/NĐ-CP4
); Nghị định về quản lý an toàn đập,
hồ chứa nước (Nghị định 114/2018/NĐ-CP5
);
Phát triển thủy lợi cần phù hợp với nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên
nước; kết hợp theo đơn vị hành chính, thống nhất theo lưu vực sông, hệ thống công
trình thủy lợi, với mục đích phục vụ đa mục tiêu; bảo đảm lợi ích quốc gia, QPAN;
BVMT, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước và
phát triển KT-XH bền vững;
3
Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ, Nghị định quy định hỗ
trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
4
Nghị định số 96/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2018 của Chính phủ, Nghị định quy định chi
tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.
5
Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/09/2018 của Chính phủ Nghị định quản lý an toàn đập, hồ
chứa nước.
26
Phát triển thủy lợi với mục đích chủ động tạo nguồn nước, điều hòa, tích trữ,
phân phối, chuyển, cấp, tưới, tiêu, thoát nước giữa các mùa, các vùng; bảo đảm nhu
cầu trong sản xuất, sinh hoạt;
Phát triển thủy lợi với nguyên tắc sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, an toàn,
đúng mục đích; bảo đảm số lượng và chất lượng nước trong các công trình; bảo đảm
cân bằng giữa quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
Để thủy lợi phát triển thủy lợi bền vững cần huy động sự tham gia của toàn
dân. Các tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ từ thủy lợi phải trả tiền theo
quy định của pháp luật;
Cần có những biện pháp bảo đảm an toàn tài sản, tính mạng trước những ảnh
hưởng tiêu cực trong quá trình khai thác, xây dựng công trình thủy lợi.
Các chính sách trong hoạt động thủy lợi gồm có:
Một là, cần ưu tiên đầu tư xây dựng những công trình thủy lợi quan trọng đặc
biệt, công trình thủy lợi lớn, công trình thủy lợi thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu
số, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, miền núi, hải đảo, vùng bị ảnh hưởng
lớn của biến đổi khí hậu, vùng khan hiếm nước.
Hai là, có chính sách ưu đãi thuế trong đầu tư xây dựng, nâng cấp quản lý,
khai thác công trình thủy lợi…
Ba là, đa dạng hóa các hình thức đầu tư; khuyến khích, tạo điều kiện để tổ
chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
Bốn là, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho người trực tiếp hoặc
tham gia hoạt động thủy lợi; khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân nghiên
cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ trong hoạt động thủy
lợi, quản lý thủy lợi.
2.2.2 Các loại hình canh tác cây trồng
Theo Centers for desease control và prevention (2020), Nông nghiệp có hai
cách chính sử dụng nước để canh tác cây trồng:
- Canh tác bằng nước mưa là ứng dụng tự nhiên của nước vào đất thông qua
lượng mưa trực tiếp. Dựa vào lượng mưa ít có khả năng gây ô nhiễm thực phẩm
27
nhưng dễ dẫn đến tình trạng thiếu nước khi lượng mưa giảm. Mặt khác, các ứng dụng
nhân tạo của nước làm tăng nguy cơ ô nhiễm.
- Canh tác bằng ứng dụng nước nhân tạo vào đất thông qua các hệ thống ống,
máy bơm và vòi phun khác nhau, thường được sử dụng ở những khu vực có lượng
mưa không đều hoặc thời gian khô hạn hoặc hạn hán. Có nhiều loại hệ thống tưới để
nước được cung cấp đồng nhất cho toàn bộ cánh đồng. Nước tưới có thể lấy từ nước
ngầm, qua suối hoặc giếng, nước bề mặt, qua sông, hồ, hồ chứa, hoặc thậm chí từ các
nguồn khác, chẳng hạn như nước thải đã qua xử lý hoặc nước đã khử muối. Điều
quan trọng là nông dân phải bảo vệ nguồn nước nông nghiệp để giảm thiểu nguy cơ
ô nhiễm. Như với bất kỳ loại bỏ nước ngầm nào, người sử dụng nước tưới cần phải
cẩn thận trong việc không bơm nước ngầm ra khỏi tầng chứa nước nhanh hơn so với
việc nó đang được nạp lại.
2.2.3 Các phương pháp thủy lợi
Nông dân đã sử dụng các phương pháp khác nhau để phun tưới cho các cánh
đồng trong hàng trăm nghìn năm. Tưới nước là tưới cây trồng bằng cách dẫn nước từ
các đường ống, kênh mương, vòi phun nước hoặc các phương tiện nhân tạo khác,
thay vì chỉ dựa vào lượng mưa. Thủy lợi giúp cải thiện sự phát triển và chất lượng
của cây trồng. Bằng cách cho phép nông dân trồng trọt theo lịch trình nhất quán, việc
Thủy lợi cũng tạo ra nguồn cung cấp lương thực đáng tin cậy hơn. Các nền văn minh
cổ đại ở nhiều nơi trên thế giới đã thực hành thủy lợi. Trên thực tế, nền văn minh có
lẽ sẽ không thể tồn tại nếu không có một số hình thức Thủy lợi. Hình thức thủy lợi
sớm nhất có lẽ liên quan đến việc người dân mang những xô nước từ giếng hoặc sông
để đổ lên cây trồng của họ. Khi các kỹ thuật tốt hơn phát triển, các xã hội ở Ai Cập
và Trung Quốc đã xây dựng các kênh thủy lợi, đập, đê và các cơ sở lưu trữ nước. La
Mã cổ đại đã xây dựng các công trình được gọi là hệ thống dẫn nước để dẫn nước từ
băng tuyết trên dãy Alps đến các thành phố và thị trấn ở các thung lũng bên dưới.
Nước này được sử dụng để uống, giặt giũ và Thủy lợi (Morgan Stanley, 2020)
Theo LearnZ (2020), về cơ bản tưới tiêu có hai dạng chính: Tưới vi lượng là
việc sử dụng một lượng nhỏ nước thường xuyên trực tiếp trên và dưới bề mặt của đất,
dưới dạng những giọt rời rạc, những giọt liên tục qua các thiết bị phát nước. Tưới lưu
28
vực là, nước được theo đất đai được chia thành các lưu vực, có thiết kế đơn giản hơn
so với thiết kế rãnh và viền. Cụ thể:
- Tưới thủ công, nước được phân phối trên khắp đất thông qua lao động thủ
công và bình tưới. Đây là một phương pháp tưới nước cổ xưa nhưng vẫn được sử
dụng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Phương pháp này rẻ nhưng sử dụng rất
nhiều lao động và hiệu quả kém do lượng nước phân phối không đồng đều. Ngoài ra,
khả năng mất nước rất cao.
- Hệ thống phun nước, máy bơm được kết nối với các đường ống tạo ra áp suất
và nước được phun qua các vòi phun, tưới nước lên cây trồng như những giọt mưa,
giúp phân phối nước đồng đều. Phương pháp này hoạt động hiệu quả và phục vụ tốt
nhất ở những khu vực không có nước. Các vòi phun nước có thể được đặt cố định,
tạm thời hoặc có thể được gắn trên một bệ có thể di chuyển được. Ở Libya và Ả Rập
Xê-út, tưới phun mưa cho đến nay chiếm ưu thế với tỷ lệ là 100% và 64%.
2.2.4 Các loại hình thủy lợi
Thủy lợi là đặc điểm trung tâm của nông nghiệp trong hơn 5.000 năm và là
sản phẩm của nhiều nền văn hóa. Nước là một yếu tố cần thiết để tồn tại. Cây trồng
cần nước để sinh trưởng và phát triển. Thủy lợi là quá trình cung cấp nước cho đất
một cách đều đặn bằng các kênh mương và các phương pháp nhân tạo khác, nhằm
tăng cường sự phát triển nông nghiệp và duy trì cảnh quan trong thời kỳ lượng mưa
trung bình ít hơn. Nghiên cứu thủy lợi chính là nghiên cứu quá trình cung cấp nước
cho cây trồng và các công nghệ ứng dụng sao cho khoa học nhất
Theo LearnZ (2020), thủy lợi có các loại hình tưới tiêu sau:
- Tưới mặt, phổ biến vì chỉ sử dụng trọng lực để phân phối nước trên ruộng
bằng cách đi theo đường viền của đất, nước sẽ chảy xuống dốc từ khu vực có độ cao
lớn hơn, đến nơi có tất cả các loại cây trồng. Tuy nhiên, không thích hợp đối với các
loại đất có nhiều cát với độ thẩm thấu cao, vì nó có thể dẫn đến việc phân phối nước
không kiểm soát, cuối cùng dẫn đến lũ lụt và xói mòn đất. Ngoài ra, nó chỉ có thể
hoạt động ở những khu vực có nguồn cung cấp nước không giới hạn.
- Thủy lợi cục bộ, nước được phân phối dưới áp suất thấp đến từng cây trồng,
thông qua mạng lưới đường ống. Mục đích của kiểu tưới này là chỉ làm ướt một khu
29
vực nhỏ, điển hình là vùng rễ của cây. Nước được bón thường xuyên và với lượng
nhỏ ở dưới hoặc trên bề mặt đất. Các thiết bị ứng dụng gồm vòi phun, ống đục lỗ,
ống nhỏ, vòi phun và lỗ thoát gắn với bộ điều chỉnh áp suất và lưu lượng, đường dây
chính, đường bên, hệ thống lọc và bộ phân phối. Hệ thống này được xem là có hiệu
quả cao, lên đến 90%, do thuộc tính tiết kiệm nước cao.
- Tưới nhỏ giọt, là một dạng phụ của hệ thống tưới cục bộ, trong đó các giọt
nước được phân phối trực tiếp đến hoặc gần rễ cây với tốc độ dòng chảy rất thấp. Đây
là một kiểu tưới hiệu quả vì nó giảm thiểu sự bay hơi và nước chảy tràn, phù hợp với
mọi loại địa hình và thổ nhưỡng và hoàn hảo cho những khu vực có lượng nước hạn
chế hoặc chi phí nước cao. Áp suất cần thiết khi tưới nhỏ giọt là từ 0,7 đến 1,4 kg/cm2
(10 và 20 psi).
- Tưới phun sương, vòi phun nước được sử dụng để tưới theo cách mô phỏng
lượng mưa tự nhiên. Hệ thống được vận hành theo cách đảm bảo nước được cung cấp
đồng nhất. Các vòi phun hoặc súng phun cao áp trên không được sử dụng để phân
phối nước từ vị trí trung tâm trên đồng ruộng, thường bằng cách bơm. Các vòi phun
nước cũng có thể được gắn vào các bệ chuyển động.
- Thủy lợi dưới bề mặt, nước được đưa trực tiếp xuống mặt đất thông qua mao
dẫn để giảm sự trôi dạt trong không khí và giảm bớt dòng chảy. Bằng cách này, mực
nước ngầm được nâng lên giúp cây trồng dễ dàng tiếp cận với nguồn nước cần thiết.
Sử dụng các đường ống hoặc ống chôn hoặc băng nhỏ giọt để cung cấp cho nhu cầu
nước của cây trồng. Ưu điểm là tiết kiệm nước do bốc hơi và cải thiện năng suất cây
trồng bằng cách giảm thiểu sự xuất hiện của bệnh tật và cỏ dại.
- Tưới lụt, hay tưới ngập úng, là loại hình tưới mà điều kiện đất bị ngập lụt
được cố ý tạo ra, do đó làm cho đất hoàn toàn bão hòa. Sau quá trình này, lượng mưa
tự nhiên là đủ cho sự trưởng thành của cây trồng.
- Thủy lợi lâu năm, nước tưới được chuyển hướng từ sông vào kênh chính
thông qua việc xây dựng đập dẫn dòng, được gọi là tưới trực tiếp, vì nước sẽ trực tiếp
đến cây trồng. Nếu một con đập được xây dựng và nước được thu thập và lưu trữ,
điều này được gọi là Thủy lợi. Tưới trực tiếp là hình thức tưới cây lâu năm đơn giản
và tiết kiệm nhất.
30
2.2.5 Xu hướng phát triển thuỷ lợi
Trong thế kỷ XX, lượng đất được tưới trên thế giới đã tăng gấp đôi. Ước tính
khoảng 18% diện tích đất trồng trọt trên thế giới hiện được Thủy lợi. Sự mở rộng này
chủ yếu diễn ra ở Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ. Ngay cả các hệ sinh thái sa mạc
như ở Jordan cũng sử dụng hệ thống Thủy lợi. Jordan sử dụng nhiều kỹ thuật Thủy
lợi bằng nước ngầm từ giếng và các tầng chứa nước.
Để giúp đáp ứng nhu cầu lương thực của thế giới, có thể cần nhiều đất canh
tác hơn và nhiều hệ thống Thủy lợi hơn. Nhiều chuyên gia lo ngại rằng việc mở rộng
sử dụng hệ thống Thủy lợi ở một số khu vực sẽ làm cạn kiệt các tầng chứa nước, làm
giảm lượng nước ngọt có sẵn để uống và vệ sinh.
Biển Aral, ở Trung Á, hầu như đã bị cạn kiệt bởi hệ thống thủy lợi. Năm 1918,
chính phủ Liên Xô quyết định rằng hai con sông đổ ra biển Aral, Amu Darya và Syr
Darya, sẽ được chuyển hướng để tưới cho cây bông, dưa và cam quýt ở các sa mạc
của Kazakhstan và Uzbekistan. Các kênh đào được xây dựng kém và phần lớn nước
đã bị lãng phí. Trước khi nền nông nghiệp quy mô lớn được giới thiệu vào những
năm 1940, biển Aral có diện tích 68.000 km vuông (26.255 dặm vuông). Ngày nay,
Biển Aral là ba hồ riêng biệt, với tổng diện tích ít hơn 17.000 km vuông (3.861 dặm
vuông).
Hệ sinh thái biển Aral gần như đã bị loại bỏ. Các khu vực thủy sản từng phát
triển mạnh đã bị phá hủy. Những con tàu đánh cá khổng lồ giờ đây nằm bỏ hoang
giữa sa mạc mặn mòi.
Kazakhstan và Uzbekistan đang làm việc với các tổ chức môi trường để bảo
tồn những gì còn lại của Biển Aral trong khi vẫn cho phép nông dân Thủy lợi cho cây
trồng của họ. Ví dụ, Kazakhstan đã xây dựng một con đập để giữ nước ở Biển Bắc
Aral, một trong ba hồ hiện nay ở khu vực này. Cá đang từ từ trở lại. Các kênh Thủy
lợi được cải thiện từ Amu Darya và Syr Darya cũng làm giảm lượng nước thất thoát
cho nông nghiệp.
2.3 Phát triển dự án thuỷ lợi theo mô hình phân tích lợi ích chi phí
2.3.1 Quan điểm đánh giá thuỷ lợi
31
Thực hiện thẩm định đánh giá công trình thủy lợi được thông qua việc phân
tích lợi ích – chi phí của một dự án. Phân tích CBA căn cứ từ việc xác định các yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận hay loại bỏ dự án của một dự án. Trong đó,
các yếu tố lợi ích được xác định dựa trên tác động của chúng đến mục tiêu của dự án.
Dự án được chấp nhận trên quan điểm của tổng thể luôn là điều kiện cơ bản để đảm
bảo nguồn lực sử dụng cho dự án nhận được kết quả tốt nhất (Lyn Squire et al, 1994).
Chi phí xác định dựa trên chi phí cơ hội. Phân tích lợi ích - chi phí của dự án trên hai
phương diện kinh tế, phương diện tài chính. Về hình thức, phân tích kinh tế hay tài
chính đều đánh giá từ lợi nhuận của đầu tư. Theo tác giả Lyn Squire et al (1994), sự
khác biệt giữa lợi ích ròng kinh tế với lợi ích ròng tài chính là giá phản ánh được tính
toán thông qua hệ số chuyển đổi từ giá tài chính sang giá kinh tế. Phân tích tài chính
xác định lợi ích ròng dự án bằng tiền tích góp được từ việc đầu tư dự án. Trong khi
phân tích kinh tế xem lợi ích ròng tạo ra từ dự án là hiệu quả mang lại cho toàn bộ
nền kinh tế.
- Phân tích tài chính trên quan điểm của tổng đầu tư và quan điểm của chủ đầu
tư. Phân tích tài chính để ước lượng lợi ích tài chính ròng mà dự án mang lại, thông
qua việc xem xét các khoản thu, khoản chi của dự án trong suốt vòng đời dự án.
2.3.2 Quan điểm phát triển các dự án thuỷ lợi
Dựa trên Quyết định 33/QĐ-TTg 2020 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến
lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, Tổng cục Thủy lợi đã ban hành Định hướng
Chiến lược Phát triển thủy lợi Việt Nam với 5 quan điểm như sau:
- Một là, phát triển thuỷ lợi cần đáp ứng và phù hợp với các mục tiêu phát triển
KT-XH và môi trường;
- Hai là, nâng cao bảo đảm an toàn phòng chống thiên tai (Bão, lụt, lũ, lũ quét,
hạn hán, úng ngập, xâm nhập mặn, sạt lở đất...).
- Ba là, cần đảm bảo các yêu cầu trước mắt, không mâu thuẫn với yêu cầu phát
triển trong tương lai, thích ứng, giảm thiểu các tác động tiêu cực biến đổi khí hậu,
nước biển dâng trong quản lý, khai thác sử dụng và phát triển nguồn nước.
- Bốn là, tập trung chú trọng phát triển thuỷ lợi cho miền núi, biên giới, vùng
sâu vùng xa, hải đảo, đặc biệt là những vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước; gắn
32
với các chính sách xã hội, phục vụ phát triển KT-XH, từng bước giải quyết nước sinh
hoạt cho nhân dân, góp phần thực hiện thành công chương trình xóa đói giảm nghèo,
định canh, định cư và bảo đảm AN-QP.
- Năm là, đặc điểm về nguồn nước của Việt Nam là ngày càng cạn kiệt và suy
thoái về chất lượng, nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, tác động của biến đổi khí
hậu đến nguồn nước ngày càng mạnh mẽ sử dụng, cần lưu ý đặc điểm này trong hoạt
động quản lý và phát triển nguồn nước.
2.3.3 Nội dung phát triển dự án thuỷ lợi
Nội dung phát triển dự án thủy lợi xác định theo hướng phát triển, hướng cân
đối, hướng lợi ích và hướng hiệu quả cần sắp xếp không gian theo nhiều chiều hướng
khác nhau. Tương tự, mỗi hướng mục tiêu cần có sự phân bổ nguồn lực thủy lợi khác
nhau, nội dung chi tiết như sau:
❖ Trong xác định theo phương hướng phát triển, cần phân bổ nguồn lực thủy lợi
theo tính liên kết. Xem xét khía cạnh điều kiện tự nhiên; nghiên cứu điều kiện KT-
XH; nguồn nước; nguồn lực; nghiên cứu hiện trạng; kết quả thực hiện từ các thời kỳ
trước. Đề xuất các xu thế phát triển, đề xuất kịch bản phát triển thủy lợi trong bối
cảnh khí hậu thay đổi bất thường; các tiến bộ KH-CN; Thực hiện nghiên cứu về liên
kết ngành, vùng miền; sự phát triển của KT-XH và BVMT;
❖ Trong quy hoạch thủy lợi lưu vực sông liên tỉnh, xác định theo phương hướng
cân đối, cần phân bổ nguồn lực thủy lợi theo tính xã hội. Nghiên cứu xây dựng phương
án thủy lợi bảo đảm phân phối, điều hòa nguồn nước, hạn chế các thiên tai liên quan
đến nước; Xây dựng các biện pháp, dự án sắp xếp theo thứ tự; Định hướng quy hoạch
quỹ đất phục vụ xây dựng mới, nâng cấp cải tạo công trình thủy lợi.
❖ Trong quy hoạch thủy lợi của hệ thống công trình thủy lợi liên quan từ 02 tỉnh
trở lên, xác định theo phương hướng lợi ích, không gian và phân bổ nguồn lực thủy
lợi theo tính kinh tế.
❖ Đối với mục tiêu phát triển thủy lợi trên phạm vi hệ thống công trình thủy lợi,
xác định theo phương hướng hiệu quả, cần sắp xếp không gian cũng như phân bổ
nguồn lực thủy lợi theo tính tài chính. Tiến hành khảo sát, phân tích, tính toán và xây
dựng phương án thủy lợi theo các kịch bản phát triển; đề ra giải pháp thủy lợi cho
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf
Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf

More Related Content

Similar to Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf

[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...
[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...
[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...
NuioKila
 
Quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai. HAY
Quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai. HAYQuản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai. HAY
Quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai. HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Sách Nh...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Sách Nh...Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Sách Nh...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Sách Nh...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAYĐề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý về thu ngân sách huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về thu ngân sách huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng NamLuận văn: Quản lý về thu ngân sách huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về thu ngân sách huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...
Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...
Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đChính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
LV: công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng hệ thống điện
LV: công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng hệ thống điệnLV: công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng hệ thống điện
LV: công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng hệ thống điện
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đLuận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Hàng Hoá
Luận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Hàng HoáLuận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Hàng Hoá
Luận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Hàng Hoá
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...
Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...
Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Quản lý nhà nước về đầu tư công thành phố Hà Nội
Quản lý nhà nước về đầu tư công thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước về đầu tư công thành phố Hà Nội
Quản lý nhà nước về đầu tư công thành phố Hà Nội
luanvantrust
 
Quản lý nhà nước về đầu tư công thành phố Hà Nội
Quản lý nhà nước về đầu tư công thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước về đầu tư công thành phố Hà Nội
Quản lý nhà nước về đầu tư công thành phố Hà Nội
luanvantrust
 
Luận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão
Luận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An LãoLuận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão
Luận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Bài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdf
Bài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdfBài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdf
Bài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdf
AnhHong215504
 
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho ngành giáo dục ở huyện Hòa An
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho ngành giáo dục ở huyện Hòa AnĐề tài: Quản lý chi ngân sách cho ngành giáo dục ở huyện Hòa An
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho ngành giáo dục ở huyện Hòa An
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đ
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đLuận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đ
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAYLuận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phước, tỉnh Bình ĐịnhC.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phước, tỉnh Bình ĐịnhC.docLuận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phước, tỉnh Bình ĐịnhC.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phước, tỉnh Bình ĐịnhC.doc
sividocz
 
Quản lý nhà nước về đấu thầu trong xây dựng bằng vốn ngân sách
Quản lý nhà nước về đấu thầu trong xây dựng bằng vốn ngân sách Quản lý nhà nước về đấu thầu trong xây dựng bằng vốn ngân sách
Quản lý nhà nước về đấu thầu trong xây dựng bằng vốn ngân sách
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf (20)

[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...
[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...
[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...
 
Quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai. HAY
Quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai. HAYQuản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai. HAY
Quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai. HAY
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Sách Nh...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Sách Nh...Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Sách Nh...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Sách Nh...
 
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAYĐề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
 
Luận văn: Quản lý về thu ngân sách huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về thu ngân sách huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng NamLuận văn: Quản lý về thu ngân sách huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về thu ngân sách huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
 
Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...
Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...
Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...
 
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đChính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
 
LV: công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng hệ thống điện
LV: công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng hệ thống điệnLV: công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng hệ thống điện
LV: công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng hệ thống điện
 
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đLuận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
 
Luận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Hàng Hoá
Luận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Hàng HoáLuận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Hàng Hoá
Luận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Hàng Hoá
 
Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...
Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...
Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...
 
Quản lý nhà nước về đầu tư công thành phố Hà Nội
Quản lý nhà nước về đầu tư công thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước về đầu tư công thành phố Hà Nội
Quản lý nhà nước về đầu tư công thành phố Hà Nội
 
Quản lý nhà nước về đầu tư công thành phố Hà Nội
Quản lý nhà nước về đầu tư công thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước về đầu tư công thành phố Hà Nội
Quản lý nhà nước về đầu tư công thành phố Hà Nội
 
Luận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão
Luận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An LãoLuận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão
Luận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão
 
Bài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdf
Bài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdfBài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdf
Bài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdf
 
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho ngành giáo dục ở huyện Hòa An
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho ngành giáo dục ở huyện Hòa AnĐề tài: Quản lý chi ngân sách cho ngành giáo dục ở huyện Hòa An
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho ngành giáo dục ở huyện Hòa An
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đ
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đLuận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đ
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đ
 
Luận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAYLuận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAY
 
Luận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phước, tỉnh Bình ĐịnhC.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phước, tỉnh Bình ĐịnhC.docLuận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phước, tỉnh Bình ĐịnhC.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phước, tỉnh Bình ĐịnhC.doc
 
Quản lý nhà nước về đấu thầu trong xây dựng bằng vốn ngân sách
Quản lý nhà nước về đấu thầu trong xây dựng bằng vốn ngân sách Quản lý nhà nước về đấu thầu trong xây dựng bằng vốn ngân sách
Quản lý nhà nước về đấu thầu trong xây dựng bằng vốn ngân sách
 

More from Man_Ebook

Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Man_Ebook
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
Man_Ebook
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
Man_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
Man_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Man_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 

Recently uploaded

PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PhuongMai559533
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tếchương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
Qucbo964093
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 

Recently uploaded (13)

PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tếchương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 

Phân tích B-C dự án nâng cấp công trình thủy lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH B/C DỰ ÁN NÂNG CẤP CÔNG TRÌNH THỦY LỢI HUYỆN TÂN BIÊN, TỈNH TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LƯU THÁI BÌNH NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11/2022
  • 2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LƯU THÁI BÌNH PHÂN TÍCH B/C DỰ ÁN NÂNG CẤP CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI HUYỆN TÂN BIÊN, TỈNH TÂY NINH NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 8340410 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2022
  • 3. i
  • 4. ii
  • 5. iii
  • 6. iv
  • 7. v
  • 8. vi
  • 9. vii
  • 10. viii LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC Họ & tên: LƯU THÁI BÌNH Giới tính: NAM Ngày, tháng, năm sinh: 27/08/1983 Nơi sinh: Hòa Thành, Tây Ninh Quê quán: Long Chữ, Bến Cầu, Tây Ninh Dân tộc: Kinh Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Trường Ân, Trường Đông, Hòa Thành, Tây Ninh Điện thoại cơ quan: 0973959461 Điện thoại nhà riêng: 0973959461 Fax: E-mail: luuthaibinh1981@gmail.com II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Trung học chuyên nghiệp: Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo: Từ 08/2001 đến 07/2003 Nơi học (trường, thành phố): Trường Trung học KTNV Cao su Bình Phước. Ngành học: Chế biến mủ cao su 2. Đại học: Hệ đào tạo: Hệ đào tạo từ xa Thời gian đào tạo: Từ 04/2005 đến 04/2009 Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Bình Dương Ngành học: Quản trị kinh doanh Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Tăng cường hoạt động Maketing tại Công ty TNHH Hoàng Hà. Ngày & nơi bảo vệ đồ án, khóa luận hoặc thi tốt nghiệp: Tháng 08/2008 Người hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Văn Thi 3. Thạc sĩ: Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo từ: 2020 - 2022 Nơi học (trường, thành phố): Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh Ngành học: Quản lý kinh tế
  • 11. ix Tên luận văn: Phân tích B/C dự án nâng cấp công trình thuỷ lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh Ngày & nơi bảo vệ luận văn: Ngày 21/20/2022 tại Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Quốc Khánh III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm Ngày 01/10/2010 Công ty TNHH SX cao su Liên Anh Giám đốc nhà máy Ngày 20/04/2014 đến nay Doanh nghiệp tư nhân Lưu Thái Bình Giám đốc
  • 12. x LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm với những nội dung đã trình bày trong luận văn, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM không liên đới trách nhiệm. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022 (Ký tên và ghi rõ họ tên) LƯU THÁI BÌNH
  • 13. xi CẢM TẠ Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh với nguồn kiến thức uyên bác, sâu rộng, đặc biệt lòng nhiệt tình giảng dạy đã giúp tôi tiếp nhận được nhiều kiến thức mới mẻ, thiết thực và bổ ích. Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Khánh tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Cảm ơn Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Tây Ninh và các Ban, Ngành tỉnh Tây Ninh, UBND huyện Tân Biên đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện luận văn. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022 (Ký tên và ghi rõ họ tên) LƯU THÁI BÌNH
  • 14. xii TÓM TẮT An ninh lương thực là một trong những vấn đề đang được thế giới đặc biệt quan tâm khi dân số ngày tăng cao; diện tích canh tác ngày càng thu hẹp do quá trình đô thị hóa, phát triển giao thông, công nghiệp,… Mặc dù nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới tuy nhiên chúng ta vẫn cần nỗ lực hơn nữa để phát triển bền vững, đảm bảo an ninh lương thực dài hạn. Mở rộng diện tích đất canh tác là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó bằng cách đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi cho các khu vực có tiềm năng phát triển nông nghiệp nhưng thiếu nguồn nước. Dự án “Nâng cấp công trình thuỷ lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh” là một công trình nâng cấp thủy lợi đáp ứng được mục tiêu mở rộng cung cấp nước tưới cho 1745,7 ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang, khai thác diện tích canh tác trên địa bàn có tiềm năng về nguồn nước, nguồn đất, nguồn nhân lực. Tuy nhiên, hiện nay dự án vẫn trong quá trình đề nghị cấp kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước. Nhằm đánh giá khả năng dự án có thực hiện hay không? Tác giả đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Xét trên lợi ích từ thu nhập ròng trồng lúa và các loại cây khác mang lại khi mở rộng được diện tích canh tác so với chi phí đầu tư và vận hành, dự án có khả thi về mặt tài chính, kinh tế - xã hội, môi trường hay không? Thực hiện thẩm định qua quá trình thu thập số liệu, đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế và tài chính của dự án, tác giả đi đến kết luận: Về mặt tài chính, dự án có tính khả thi căn cứ trên quan điểm tổng đầu tư NPVfTIP = 209.979 triệu đồng và trên quan điểm chủ đầu tư NPVfEIP = 283.160 triệu đồng. Về mặt kinh tế xét trên lợi ích từ thu nhập ròng trồng lúa và các loại cây khác mang lại khi mở rộng được diện tích canh tác so với chi phí đầu tư và vận hành, với NPV kinh tế đạt 125.069 triệu đồng > 0, suất sinh lợi nội tại kinh tế thực bằng 22% lớn hơn chi phí vốn kinh tế thực (10%), tỷ suất B/C là 3,9;
  • 15. xiii Mặt khác thông qua phân tích cho thấy, dự án ngoài khả thi về mặt tài chính và kinh tế, dự án còn đem lại nhiều lợi ích trong trách nhiệm đối với xã hội. Từ những lý do trên, tác giả đưa ra kiến nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh nên bố trí nguồn vốn để dự án có thể được triển khai trong thời gian sớm nhất nhằm góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo cho người dân huyện Tân Biên.
  • 16. xiv SUMMARY Food security is a matter of special concern to the world when the population is increasing day by day; Cultivation area is increasingly shrinking due to urbanization, industrial development, transportation... Although our country has risen to be the second largest rice exporter in the world, we still need to make more efforts to achieve sustainable development goals and ensure long-term food security. One of the solutions to ensure sustainable agricultural development is to expand arable land by investing in the construction of irrigation works for areas with potential for agricultural development but lacking water resources. The project "Upgrading irrigation works in Tan Bien district, Tay Ninh province" is an irrigation project that meets the goal of supplying water for irrigation to 1745.7 hectares of abandoned agricultural land, expanding the cultivated area. The area has potential in terms of water, land and human resources. However, up to this point, the project is still in the process of applying for funding from the state budget. The possibility of the project being implemented or not will be clarified after the author finds answers to the questions: First, is the project economically viable, considering the benefits from income what is the net yield from growing rice and other crops when expanding the cultivated area compared to investment and operating costs? Second, how will the project create a budget burden if invested? Through the process of collecting data, assessing the economic feasibility of the project and evaluating the possibility of funding from the budget, the author comes to the conclusion: Through the process of data collection, evaluation of the economic feasibility of the project and financial evaluation, the author comes to the following conclusions: Firstly, in terms of finance, the project is feasible, from the point of view of total investment NPVfTIP = 209,979 million NVD and from the point of view of the investor NPVfEIP = 283,160 million VND.
  • 17. xv Secondly, in terms of economics, considering of the benefits from the net income of rice and other crops when expanding the cultivated area compared to investment and operating costs, with an economic NPV of 125,069 million VND > 0, IRRreal is 22% greater than the real economic cost of capital (10%), the B/C ratio is 3.9; Third, through the analysis, the project is not only financially and economically feasible, but also brings many benefits in terms of social responsibility. From there, the author proposes that the Department of Agriculture and Rural Development of Tay Ninh province should arrange capital so that the project can be implemented as soon as possible in order to contribute to job creation, hunger eradication and poverty alleviation for the local community people in Tan Bien district.
  • 18. xvi MỤC LỤC Trang tựa Trang LÝ LỊCH KHOA HỌC viii LỜI CAM ĐOAN x CẢM TẠ xi TÓM TẮT xii SUMMARY xiv MỤC LỤC xvi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT xxi DANH SÁCH CÁC HÌNH xxii DANH SÁCH CÁC BẢNG xxiii PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Các công trình nghiên cứu có liên quan 2 2.1 Trên thế giới 2 2.2 Tại Việt Nam 4 3. Mục tiêu nghiên cứu 5 3.1. Mục tiêu tổng quát 5 3.2 Mục tiêu cụ thể 5 4. Câu hỏi nghiên cứu 5 5. Đối tượng nghiên cứu 6 6. Phạm vi nghiên cứu 6 7. Phương pháp nghiên cứu 6 8. Đóng góp của luận văn 6 9. Kết cấu của luận văn 6 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN NÂNG CẤP CÔNG TRÌNH THỦY LỢI HUYỆN TÂN BIÊN, TÂY NINH 8 1.1 Giới thiệu chung về kinh tế - xã hội của huyện Tân Biên, Tây Ninh. 8
  • 19. xvii 1.1.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh và huyện Tân Biên. 8 1.1.2. Điều kiện tự nhiên tỉnh Tây Ninh và huyện Tân Biên. 9 1.1.3. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh giai đoạn năm 2020 – 2025. 12 1.2 Hiện trạng cung cấp, nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt huyện Tân Biên, Tây Ninh 13 1.2.1. Nhu cầu nước tỉnh Tây Ninh và huyện Tân Biên 13 1.2.2. Tình hình cung cấp nước 13 1.2.3. Dự báo khả năng cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt 14 1.3 Thông tin về dự án đầu tư nâng cấp công trình thủy lợi Tân Biên 14 1.3.1 Giới thiệu chung về dự án 14 1.3.2 Các cơ sở pháp lý 15 1.3.3 Địa điểm xây dựng và quy mô của dự án. 15 1.3.4 Các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng của dự án. 15 1.3.5 Tổng chi phí xây dựng, nguồn vốn và tiến độ thực hiện dự án. 17 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 17 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI 18 2.1 Khái quát về nông nghiệp và thuỷ lợi 18 2.1.1 Khái quát về nông nghiệp 18 2.1.2 Khái quát về thuỷ lợi 21 2.1.3 Mối quan hệ giữa nông nghiệp và thuỷ lợi 23 2.1.4 Sự cần thiết của thủy lợi 23 2.1.5 Tác động của thuỷ lợi 24 2.2 Nền tảng phát triển dự án thuỷ lợi 25 2.2.1 Căn cứ pháp lý 25 2.2.2 Các loại hình canh tác cây trồng 26 2.2.3 Các phương pháp thủy lợi 27 2.2.4 Các loại hình thủy lợi 28
  • 20. xviii 2.2.5 Xu hướng phát triển thuỷ lợi 30 2.3 Phát triển dự án thuỷ lợi theo mô hình phân tích lợi ích chi phí 30 2.3.1 Quan điểm đánh giá thuỷ lợi 30 2.3.2 Quan điểm phát triển các dự án thuỷ lợi 31 2.3.3 Nội dung phát triển dự án thuỷ lợi 32 2.3.4 Tác động của các chính sách phát triển nông nghiệp 33 2.3.5 Cơ chế, chính sách cho phát triển dự án thuỷ lợi 33 2.3.6 Quy trình tổ chức đầu tư, vận hành 34 2.3.7 Ứng dụng công nghệ 35 2.4 Xây dựng mô hình phân tích lợi ích - chi phí dự án thuỷ lợi 36 2.4.1 Thiết kế mô hình nghiên cứu 36 2.4.2 Quy trình phân tích lợi ích – chi phí 37 2.4.3 Phương pháp phân tích 38 2.4.4 Khung phân tích 41 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 42 Chương 3 PHÂN TÍCH B/C DỰ ÁN ĐẦU TƯ NÂNG CẤP CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI TÂN BÌNH HUYỆN TÂN BIÊN, TÂY NINH VỀ KHÍA CẠNH TÀI CHÍNH 43 3.1. Quan điểm và nguyên tắc phân tích lợi ích chi phí đối với dự án 43 3.1.1 Phân tích tài chính 43 3.1.2 Phân tích kinh tế 43 3.1.3 Phân tích phân phối 43 3.1.4 Nguyên tắc xác định lợi ích của dự án 44 3.2. Nội dung phân tích B/C dự án 45 3.2.1. Nhận dạng vấn đề 45 3.2.2. Xác định các phương án giải quyết 45 3.2.3. Nhận dạng các lợi ích và chi phí 46 3.3. Các lợi ích và chi phí không lượng hóa trong phạm vi luận văn. 49 3.4. Các giả định và thông số mô hình cơ sở của dự án nâng cấp công trình thuỷ lợi Tân Bình, huyện Tân Biên, Tây Ninh. 49
  • 21. xix 3.4.1. Thời điểm phân tích, đồng tiền sử dụng. 49 3.4.2. Phạm vi phân tích. 50 3.4.3. Thông số vận hành khai thác của dự án. 51 3.4.4. Doanh thu kinh tế của dự án. 51 3.4.5. Chi phí tài chính của dự án. 51 3.4.6. Khấu hao tài sản. 52 3.4.7. Nguồn vốn đầu tư 52 3.4.8. Chi phí sử dụng vốn. 54 3.4.9. Thuế và ưu đãi 54 3.5. Kết quả phân tích tài chính 54 3.5.1. Kết quả phân tích tài chính trên quan điểm tổng đầu tư. 54 3.5.2 Kết quả phân tích tài chính trên quan điểm chủ đầu tư 57 3.6. Phân tích độ nhạy và rủi ro 58 3.6.1. Phân tích độ nhạy 1 chiều. 58 3.6.2. Phân tích độ nhạy 2 chiều. 59 3.6.3 Phân tích rủi ro 59 3.7. Nhận định 61 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 62 Chương 4 PHÂN TÍCH B/C DỰ ÁN ĐẦU TƯ NÂNG CẤP CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI TÂN BÌNH HUYỆN TÂN BIÊN, TÂY NINH VỀ KHÍA CẠNH KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG 63 4.1. Các giả định và thông số mô hình cơ sở 63 4.1.1. Xác định suất chiết khấu kinh tế 63 4.1.2. Thời gian phân tích kinh tế. 63 4.1.3. Xác định phí thưởng ngoại hối. 63 4.2. Xác định hệ số chuyển đổi giá tài chính sang giá kinh tế. 63 4.2.1. Xác định giá kinh tế của dự án 63 4.2.2. Xác định hệ số chuyển đổi của chi phí. 64 4.3. Kết quả phân tích kinh tế của dự án. 65 4.4. Phân tích rủi ro 66
  • 22. xx 4.4.1 Phân tích mô phỏng Monte Carlo 66 4.4.2 Phân tích phân phối 68 4.5. Đánh giá trách nhiệm xã hội (CSR) 69 4.5.1 Trách nhiệm về môi trường (ESR) 69 4.5.2 Đánh giá trách nhiệm về đạo đức, nhân văn 76 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 77 Chương 5 NHẬN XÉT - KIẾN NGHỊ 78 5.1. Khảo sát ý kiến các bên liên quan 78 5.1.1 Sự thay đổi về chủ trương, chính sách của Nhà nước 78 5.1.2 Những vấn đề thay đổi khác 78 5.2. Kết luận nghiên cứu. 79 5.3. Một số kiến nghị. 80 5.3.1 Sự thay đổi về chủ trương, chính sách của Nhà nước. 80 5.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Tây Ninh và huyện Tân Biên. 80 5.3.3. Kiến nghị đối với Sở Nông nghiệp & PTNT. 81 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 PHỤ LỤC 86 Phụ lục I 86 Phụ lục II 86 Phụ lục III 90 Phụ lục IV 94 Phụ lục V 99
  • 23. xxi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt B/C CSX CTTL ĐBBB ĐBSCL GRDP IIP IRR KHCN KT-XH NTM NPV MTV QLKT QPAN PTNT PVC RCC TTNS UBND USD VietGAP VSMTNT WHO Diễn giải Lợi ích và chi phí Chi phí sản xuất kinh tế Công trình thủy lợi Đồng bằng Bắc Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Tổng sản phẩm trên địa bàn Chỉ số sản xuất công nghiệp Tỷ lệ chiết khấu (hoàn vốn) nội bộ Khoa học công nghệ Kinh tế - Xã hội Nông thôn mới Giá trị hiện tại ròng Một thành viên Quản lý kinh tế Quốc phòng an ninh Phát triển nông thôn Polyvinyl Clorua Bê tông đầm lăn Trung tâm nước sạch Ủy ban nhân dân Đơn vị tiền tệ Mỹ Vietnamese Good Agricultural Practices Vệ sinh môi trường nông thôn Tổ chức Y tế thế giới
  • 24. xxii DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 1.1 Bản đồ hành chính Tây Ninh 11 Hình 1.2 Bản đồ hành chính huyện Tân Biên 12 Hình 2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý Nhà nước đối với QLKT CTTL 34 Hình 2.2 CBA và quá trình hoạch định chính sách 37 Hình 2.3 Biểu diễn lựa chọn IRR 41 Hình 2.4 Minh họa bằng đồ thị lợi ích của dự án 42 Hình 3.1 Tỷ lệ lạm phát theo năm ở Mỹ từ 1990 đến 2020 50 Hình 3.2. Sơ đồ cấu trúc dự án 53 Hình 3.3 Biểu đồ ngân lưu tài chính 55 Hình 3.4 Hệ số an toàn trả nợ 56 Hình 3.5 Biểu đồ ngân lưu tài chính theo quan điểm chủ đầu tư 57 Hình 3.6 Phân bổ xác suất ngân lưu tài chính theo quan điểm tổng đầu tư - NPVf TIP 61 Hình 3.7. Phân bổ xác suất ngân lưu tài chính theo quan điểm chủ đầu tư - NPV fEIP 61 Hình 4.1 Biến động giá xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2018 – 2021 67 Hình 4.2 Kết quả chạy mô phỏng Monte Carlo 68
  • 25. xxiii DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tổng hợp các công trình cấp nước do TTNS & VSMTNT quản lý 14 Bảng 1.2 Các quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình thủy lợi 16 Bảng 1.3 Các tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho công trình thủy lợi 16 Bảng 1.4 Tổng chi phí xây dựng 17 Bảng 3.1: Tỷ lệ lạm phát Việt Nam Đồng 50 Bảng 3.2 Bảng kết quả phân tích tài chính theo quan điểm tổng đầu tư 56 Bảng 3.3 Bảng kết quả phân tích tài chính theo quan điểm chủ đầu tư 58 Bảng 3.4 Bảng phân tích độ nhạy 1 chiều của dự án (rủi ro) 58 Bảng 3.5 Phân tích độ nhạy 2 chiều trong thẩm định tính khả thi về mặt kinh tế của dự án 59 Bảng 4.1 Tỷ lệ Thu nhập ròng/Doanh thu (Đơn vị tính: Triệu VNĐ) 65 Bảng 4.2 Bảng kết quả phân tích kinh tế 65 Bảng 4.3 Phân tích phân phối (Đơn vị tính: Triệu đồng) 68 Bảng 4.4 Các hoạt động và nguồn gây tác động trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng 70 Bảng 4.5 Hệ số phát thải và nồng độ bụi ước tính phát sinh trong quá trình san lấp 72 Bảng 4.6 Tải lượng ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông đường bộ 73 Bảng 4.7 Nồng độ chất ô nhiễm có trong khí thải phát sinh từ các phương tiện 73
  • 26. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong nhiều thập niên gần đây, thuỷ lợi đã được Đảng và Nhà nước chú trọng quan tâm. Bên cạnh các công trình mang tầm quốc gia, ở tất cả các địa phương đều chú trọng phát triển các dự án thuỷ lợi nhằm đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của nông thôn. Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực, hàng năm vẫn tồn tại nhiều công trình thuỷ lợi xảy ra các mặt tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt đời sống, thậm chí sinh mạng con người. Đáng buồn hơn, một số công trình thuỷ lợi tuy đã đi vào hoạt động nhưng vẫn gây ra nhiều tranh cãi về lợi ích, chi phí, thiệt hại, rủi ro tiềm ẩn khó lường về sau như: Phân bổ đất cho công trình thủy lợi chưa phù hợp, kênh mương ngập úng khi xây dựng hồ chứa, đập dâng lên dẫn đến ảnh hưởng vi khí hậu khu vực, thay đổi điều kiện sống của người dân, động vật, thực vật trong khu vực, gây mất cân bằng hệ sinh thái và sức khoẻ cộng đồng; thay đổi nền địa chất, thuỷ văn tác động tới hệ thống thủy lợi chung, hoặc gây bất lợi đối với môi trường đất, nước trong khu vực; trực tiếp cũng như gián tiếp làm thay đổi cảnh quan,… Tây Ninh có tỷ trọng nông nghiệp tỷ lệ 70%, nguồn nhiệt cao nhất cả nước, có hai mùa mưa, nắng. Dẫn đến việc, Tây Ninh gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, hai xã Tân Bình và xã Hòa Hiệp thuộc huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh có đồng bào dân tộc thiểu số chiếm chủ yếu tỷ lệ dân cư, đời sống rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Thu nhập của người dân phụ thuộc vào việc trồng trọt, chăn nuôi và các sản phẩm làng nghề truyền thống. Thực trạng hiện nay, hệ thống thủy lợi thường xuyên bị sạt lở, bồi lấp dẫn đến đường xá trên địa bàn không đảm bảo cấp nước tưới kịp thời theo mùa vụ, giảm năng suất cây trồng, giảm giá trị các sản phẩm nông nghiệp, giá thành vận chuyển cao, khiến đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn.
  • 27. 2 Dự án kênh liên xã Tân Bình và Hòa Hiệp, huyện Tân Biên, được đầu tư xây dựng vào năm 2005, với nguồn nước được lấy chủ yếu từ kênh Đông, thông qua hệ thống kênh dẫn được đắp bằng đất, vừa chậm, tỷ lệ thất thoát nước lại cao, tốn kém chi phí cải tạo sửa chữa hàng năm. Trong khi, nhu cầu nước phải lớn và lưu lượng nước ổn định đáp ứng yêu cầu phát triển nông thôn mới đang đặt ra. Theo quan điểm phát triển bền vững, sạch và xanh, tác giả trên cơ sở lý thuyết phân tích lợi ích, chi phí để đánh giá toàn diện dự án. Đưa ra mục tiêu đánh giá tác động trên nhiều mặt, liên quan đến nhiều đối tượng, đảm bảo mang lại những lợi ích cân đối, hài hoà cho xã hội về lâu dài, trong sử dụng nguồn nước. Tác giả quyết định thực hiện đề tài “Phân tích B/C dự án nâng cấp công trình thuỷ lợi huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh” làm hướng nghiên cứu chính cho luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế. 2. Các công trình nghiên cứu có liên quan 2.1 Trên thế giới - Mark W.Rosegrant và Shobha Shetty (1994), với bài viết “Production and income benefits from improved irrigation efficiency: What is the potential?”, các tác giả thực hiện ở Philippines, nghiên cứu lợi ích việc cải thiện hiệu quả tưới, tiêu đối với sản xuất cũng như thu nhập trong các hệ thống tưới, tiêu dựa trên cây lúa, phân tích bằng phương pháp sử dụng phối hợp kỹ thuật mô phỏng, ước tính mô hình cấu trúc cho năm hệ thống tưới dẫn dòng. Kết quả cho thấy, hiệu quả tăng lên, tạo ra lợi ích sản xuất, thu nhập đáng kể. Các tác giả đã chỉ ra việc thiết kế cùng thực thi các chính sách quản lý tài nguyên nước theo thời gian phù hợp góp phần thu được lợi ích tiềm năng cao. Nghiên cứu cũng chỉ ra việc cải thiện hiệu quả tưới tiêu ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách. - F. Konukcu (2007), với nghiên cứu “Evaluation of Hayrabolu Irrigation Scheme in Turkey Using Comparetive Performance Indicators”, tác giả thực hiện nghiên cứu đánh giá hiệu suất chương trình tưới tại Hayrabolu, huyện Thrace, Thổ Nhĩ Kỳ. Bằng phương pháp sử dụng các chỉ số, so sánh lựa chọn, tác giả phân thành năm nhóm: kinh tế, nông nghiệp, sử dụng nước, môi trường và hiệu quả vật lý. F. Konukcu, đánh giá trên các loại tổng giá trị sản xuất khác nhau xác định thấp hơn so với trung bình quốc gia tương ứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phân phối nước
  • 28. 3 không chặt chẽ có liên quan đến nhu cầu nước của cây trồng. Các chỉ số hoạt động kinh tế cho thấy, chương trình này đã gặp khó khăn trong việc thu tiền nước. Đối với hiệu suất vật lý, tác giả đánh giá, tỷ lệ tưới và tính bền vững của đất được tưới tiêu kém. Theo nghiên cứu về hiệu suất môi trường, không phát hiện thiệt hại nào, như ngập úng hay nhiễm mặn được phát hiện trong khu vực. - Caren Joy Mongcopa (2008), với bài “Best practices in irrigation and drainage learning from successful project: A Case Study from the 2006 Annual Evaluation Review”, nghiên cứu xác định những lợi ích, các nhu cầu về dịch vụ thủy lợi. Nghiên cứu về hiệu quả của các phương pháp tiếp cận có sự tham gia của các Dự án Phát triển Nông thôn. - Tác giả Massimo Florio (2015), với bài nghiên cứu “The Use of ExPost Cost – Benefit Analysis to Assess the Long - Term Effects of Major Infrastructure Projects”. Tác giả tiến hành nghiên cứu về việc ứng dụng phương pháp phân tích lợi ích – chi phí với mục đích đánh giá hiệu quả dự án, song song kết hợp với đánh giá phân tích hồi cứu và triển vọng. Tác giả kết luận, trong các khâu thực hiện dự án, có thể áp dụng phân tích lợi ích – chi phí tại các thời điểm khác nhau, từ đánh giá các chính sách đến phân bổ nguồn lực rồi tái cấu trúc dự án. Mặt khác, dử dụng phương pháp CBA tăng khả năng đánh giá tiền và hậu hực hiện dự án. - Anita Rumeshi Perera (2016), trong luận án “Cost-Benefit Analysis of Proposed Mini Hydropower Dam in Gatambe, Sri Lanka”, đã thực hiện nghiên cứu việc xây đập thủy lợi có phù hợp với lưu vực sông Gatambe, sông Mahaweli, bằng phương pháp phân tích CBA. Trên cơ sở phân loại theo hai chi phí, chi phí trực tiếp và gián tiếp, trong đó bao gồm: chi phí dự án, tái định cư, môi trường. Tác giả đã khảo sát 100 mẫu, từ đó ước tính chi phí môi trường; xem xét tác động chung của các công trình liên quan. Anita Rumeshi Perera rút ra được kết luận: khu vực dự án bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ nhiều tác động của môi trường; chi phí sẽ cao hơn lợi ích kinh tế thu được từ dự án được chỉ ra từ việc phân tích cho thấy, chính vì vậy từ chối tiếp tục thực hiện dự án. - R.J.Oosterbaan (2019), với bài “Effectiveness and Social/Environmental Impacts of Irrigation Projects: a Criticial Review”, tác giả thực hiện nghiên cứu sự
  • 29. 4 phát triển thủy lợi, lợi ích, chi phí, tác dụng phụ của việc tưới, tiêu, ngập nước và độ mặn, các vấn đề trong quản lý nước tưới. Ngoài ra, tác giả còn đánh giá tác động của Dự án Thủy lợi đối với công tác phòng chống bão lụt. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp hàm ý cho quản trị. 2.2 Tại Việt Nam - Tại tỉnh Sóc Trăng, tác giả Nguyễn Thị Mỹ Linh và cộng sự (2017) tiến hành nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả vận hành hệ thống công trình thủy lợi trong sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Sóc Trăng”. Sau khi thực hiện nghiên cứu, các tác giả rút ra một số kết luận như sau: Hệ thống thuỷ lợi góp phần nâng cao ngăn cản tác động phức tạp của việc xâm nhập mặn, giảm nhiều thiệt hại cho canh tác nông nghiệp. Bên cạnh đó, nhờ có hệ thống thuỷ lợi, có sự thay đổi lớn với bộ mặt KT-XH. Mặc dù các khía cạnh KT-XH được cải thiện đáng kể, ngược lại, có chiều hướng suy giảm các tiêu chí môi trường. Điều này do các công trình thủy lợi làm thay đổi các đặc tính môi trường tự nhiên, nhất là chất lượng đất, nước. Trong nghiên cứu, các tác giả sử dụng số liệu thu thập được từ phỏng vấn trực tiếp, sau đó xử lý thống kê mô tả qua phân tích SWOT và phân tích không gian. Lấy cơ sở khối 8 của bộ “Mười khối tiêu chí đánh giá quản trị nước”, các tác giả xây dựng bảng khảo sát để thực hiện nghiên cứu. - Anh Khoa (2018), với bài viết “Đầu tư thủy lợi, tạo động lực mới cho đồng bằng sông Cửu Long”, tác giả cho rằng quy hoạch, đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất là nhiệm vụ quan trọng. Đây được xem là khâu đột phát cho sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững vùng ĐBSCL. Hiện nay, nhiều công trình thủy lợi lớn tại vùng đã phát huy hiệu quả, tuy nhiên vốn đầu tư, những bất cập trong quy hoạch, cơ chế chính sách… còn nhiều việc phải bàn để thủy lợi thật sự là một trong ba khâu đột phá của ĐBSCL. - Nguyễn Xuân Thịnh và Trần Chi Trung (2019), với bài viết “Ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng hệ thống thuỷ nông phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”, các tác giả tiến hành phân tích các kết quả, áp dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực thủy nông, từ đó đưa ra danh mục công nghệ khuyến cáo áp dụng cho lĩnh vực thủy nông nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần trong xây dựng nông thôn mới.
  • 30. 5 - Ngô văn Quân và Đỗ Phương Thảo (2019), với bài viết “Nghiên cứu ứng dụng mạng thần kinh nhân tạo (ANN) trong dự báo lưu lượng nước đến hồ chứa Cửa Đạt”, hai tác giả khảo sát việc vận hành an toàn hồ chứa, phân phối nước hợp lý cho các nhu cầu sử dụng nước. Với mục tiêu chính là ứng dụng mạng thần kinh nhân tạo truyền thẳng nhiều lớp (ANN) bằng việc sử dụng thuật toán lan truyền ngược để dự báo lưu lượng nước đến hồ chứa Cửa Đạt trước 3 ngày, trên cơ sở phân tích, đánh giá hai kịch bản: (1) Dự báo lưu lượng đến hồ chỉ xét đến yếu tố lưu lượng dòng chảy; (2) Dự báo lưu lượng đến hồ xét trên hai yếu tố lưu lượng dòng chảy và yếu tố lượng mưa. Qua nghiên cứu cho thấy, kịch bản (2) cho độ chính xác cao hơn. - Trương Đức Toàn và Nguyễn Tuấn Anh (2020), trong bài viết “Đánh giá dự án đầu tư xây dựng mở rộng kênh Tân Thành – Lò Gốm giai đoạn 2”, hai tác giả nghiên cứu với mục tiêu chính là xem xét các kết quả đạt được của dự án, sau khi hoàn thành so với các mục tiêu đã đề ra trong giai đoạn lập và phê duyệt dự án. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu nghiên cứu nhằm đề xuất các hàm ý chính sách về thay đổi điều kiện, cơ chế, chính sách, mô hình, chiến lược, phương thức quản lý để phân bổ các nguồn lực hiệu quả góp phần xác định giá phân phối nước thấp, công bằng và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững, ổn định và lâu dài. 3.2 Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu có các mục tiêu cụ thể sau: - Phân tích cơ sở lý luận chung trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nâng cấp công trình thuỷ lợi. - Phân tích lợi ích, chi phí của dự án nâng cấp công trình thuỷ lợi về mặt tài chính. - Phân tích lợi ích, chi phí của dự án nâng cấp công trình thuỷ lợi về kinh tế - xã hội và môi trường. - Đề xuất những giải pháp để hỗ trợ việc triển khai dự án đầu tư nâng cấp công trình thuỷ lợi đi vào khả thi. 4. Câu hỏi nghiên cứu
  • 31. 6 Một là, UBND tỉnh Tây Ninh có nên đầu tư hay không đầu tư đối với Dự án nâng cấp hệ thống thủy lợi tại hai xã Tân Bình, Hòa Hiệp, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh? Hai là, nâng cấp công trình thủy lợi này sẽ tạo ra những ngoại tác gì cho từng nhóm đối tượng liên quan? Ba là, Nhà nước cần đề ra chính sách hỗ trợ việc thực hiện Dự án nâng cấp thủy lợi tại hai xã Tân Bình và xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh hay không? 5. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tất cả những lợi ích, chi phí có liên quan đến dự án. Khách thể nghiên cứu là những hộ nông dân sử dụng nước với mục đích tưới tiêu sản xuất nông nghiệp. 6. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: phạm vi liên quan đến nâng cấp công trình thuỷ lợi. - Về thời gian: Thời điểm hiện nay dự án kênh liên xã Tân Bình và Hòa Hiệp, huyện Tân Biên vẫn đang trong giai đoạn được UBND huyện Tân Biên xem xét giải ngân vốn đầu tư. - Về không gian: huyện Tân Biên. 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận, phương pháp logic, biện chứng; - Phương pháp xử lý dữ liệu; + Sơ cấp từ phỏng vấn, thu thập trực tiếp từ thực tế; + Thứ cấp từ các báo cáo đã được xử lý. - Phương pháp nghiên cứu chuyên biệt, phân tích B/C. 8. Đóng góp của luận văn - Khái quát hoá cơ sở lý luận về đầu tư, nâng cấp công trình thuỷ lợi. - Xác định tính khả thi về mặt tài chính; - Xác định tính khả thi về mặt kinh tế xã hội; - Xác định tính khả thi về mặt môi trường. 9. Kết cấu của luận văn
  • 32. 7 Nội dung luận văn gồm 5 chương: Chương I. Tổng quan về dự án đầu tư công trình thủy lợi huyện Tân Biên Tây Ninh. Chương II. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương III. Phân tích B/C dự án đầu tư nâng cấp công trình thuỷ lợi Tân Bình, huyện Tân Biên, Tây Ninh về khía cạnh tài chính. Chương IV. Phân tích B/C dự án đầu tư nâng cấp công trình thuỷ lợi Tân Bình, huyện Tân Biên, Tây Ninh về khía cạnh kinh tế xã hội và môi trường. Chương V. Nhận xét - Kiến nghị
  • 33. 8 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN NÂNG CẤP CÔNG TRÌNH THỦY LỢI HUYỆN TÂN BIÊN, TÂY NINH 1.1 Giới thiệu chung về kinh tế - xã hội của huyện Tân Biên, Tây Ninh. 1.1.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh và huyện Tân Biên. Hiện trạng kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh Trong năm 2020, Tây Ninh có tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 3,98% so với năm 2019, thấp hơn so với kế hoạch (+8,0%) và thấp hơn nhiều so mức tăng những năm gần đây (2019 tăng 9,01%; 2018 tăng 7,85%); vốn đầu tư phát triển tăng thấp so với cùng kỳ (+1,62%), nhưng vốn đầu tư thuộc khu vực NSNN tăng mạnh (+67,65%); chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 7,3%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 1,99%; thu ngân sách nhà nước tăng 4,65%; thu hút đầu tư nước ngoài đạt 613,53 triệu USD (-21,07%); có 700 doanh nghiệp được thành lập mới trong năm (+6,38%); Giá cả hàng hoá duy trì ổn định, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm tăng 1,84% so với cùng kỳ; đời sống nhân dân được nhà nước quan tâm hỗ trợ gặp khó khăn do đại dịch covid-19.... Về quy mô và cơ cấu, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2020 theo giá thực tế, ước đạt 87.908 tỷ đồng; với cơ cấu: khu vực nông-lâm-thủy sản chiếm 21,50% (năm trước là 21,11%); khu vực công nghiệp-xây dựng chiếm 43,59% (năm trước là 42,65%); khu vực dịch vụ chiếm 29,97% (năm trước là 31,26%). Năm 2020, tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn gặp những khó khăn về giá cả, thị trường tiêu thụ, tình hình thời tiết thay đổi do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nắng nóng gay gắt, nhiệt độ luôn ở cấp cao, cấp cực kỳ nguy hiểm, mưa không theo quy luật, số cơn mưa và lượng mưa ít hơn năm trước, tình hình sâu bệnh nhất là dịch khảm lá mì chưa có thuốc đặc trị tác động đến sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Nhìn chung, trong năm 2020 tình hình kinh tế - xã hội Tây Ninh có sự tăng trưởng tuy nhiên tỉ lệ tăng trưởng thấp hơn so với đề ra cũng như so với cùng kỳ.
  • 34. 9 Ngoài nguyên nhân do chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch covid-19, còn xuất phát từ tình hình thời tiết thay đổi bởi ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu, nhiệt độ luôn ở cấp cao, nắng nóng gay gắt, mưa không theo quy luật, số cơn mưa và lượng mưa ít hơn năm trước, tình hình sâu bệnh cũng gây ra tỉ lệ tăng trưởng chưa cao. Hiện trạng kinh tế - xã hội huyện Tân Biên Huyện Tân Biên có 10 xã, thị trấn. Trong đó có 3 xã biên giới tiếp giáp với 8 xã thuộc 4 huyện, 3 tỉnh của Vương quốc Campuchia bằng 92,5km đường biên giới. Có 2 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu quốc gia, 1 cửa khẩu phụ thuộc địa bàn huyện. Vị trí địa lý tạo điều kiện khiến Tân Biên có địa chính trị, địa kinh tế đặc thù. Trong 6 tháng đầu năm 2020, UBND huyện có nền kinh tế - xã hội phát triển ổn định. Tổng giá trị sản xuất một số ngành chủ yếu trên địa bàn ước đạt trên 4,7 tỷ đồng, tăng 10,99% so với cùng kỳ năm 2019. Diện tích cây trồng hàng năm hơn 17.200 ha, tăng hơn 10% so với cùng kỳ, có 461 ha cây ăn quả và cây trồng khác được chứng nhận VietGAP; giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt trên 1.800 tỷ đồng, bằng 99% cùng kỳ; thương mại dịch vụ hơn 740 tỷ đồng, tăng 14,43%; thu ngân sách nhà nước trên 78 tỷ đồng, đạt 55,76% so với dự toán. Tính tới thời điểm hiện tại, có 6/9 xã của huyện Tân Biên được công nhận đạt chuẩn NTM (trong đó có 3 xã biên giới. Kết cấu hạ tầng thương mại được đầu tư, nâng cấp cải tạo hoặc xây mới, đặc biệt chú trọng là hạ tầng phục vụ thương mại biên mậu, tạo điều kiện gắn kết giữa sản xuất với tiêu thụ, thúc đẩy hoạt động thương mại biên mậu phát triển. Toàn huyện có 203 doanh nghiệp, 10 HTX nông nghiệp và gần 5.700 hộ kinh doanh đang hoạt động. Về phát triển giao thông có 128 công trình (với chiều dài trên 242 km) cũng như rất nhiều công trình hạ tầng khác đã hoàn thành phục vụ phát triển đô thị, xây dựng NTM. Huyện Tân Biên từng bước thông suốt các tuyến giao thông chính, đường liên xã và giao thông nông thôn, nội đồng, thuỷ lợi… góp phần phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và dân sinh. Tính đến 6 tháng đầu năm 2020, tình hình KT-XH huyện Tân Biên vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt. 1.1.2. Điều kiện tự nhiên tỉnh Tây Ninh và huyện Tân Biên. Điều kiện tự nhiên tỉnh Tây Ninh
  • 35. 10 Tây Ninh là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có diện tích trải dài từ tọa độ từ 10°57’08’’ đến tọa độ 11°46’36’’ vĩ độ Bắc và từ tọa độ 105°48’43” đến 106°22’48’’ kinh độ Đông. Phía Tây, Tây Bắc giáp Campuchia, phía Đông giáp hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, Long An. Tây Ninh ở vị trí cầu nối giữa thành phố Hồ Chí Minh với thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia, vì thế Tây Ninh được xem là một trong những tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế khu vực phía Nam. Khí hậu Tây Ninh chia làm 2 mùa tương phản rõ rệt, mùa mưa và mùa nắng. Mùa nắng từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, còn mùa mưa kéo dài từ tháng 5 năm trước đến tháng 11 năm sau. Chế độ bức xạ dồi dào. Nhiệt độ cao và ổn định, nhiệt độ trung bình năm là 27,40°C. Mỗi ngày trung bình có đến 6 giờ nắng. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.800 – 2.200 mm, độ ẩm trung bình vào khoảng 70 - 80%. Tây Ninh chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chủ yếu là gió Tây – Tây Nam vào mùa mưa và gió Bắc – Đông Bắc vào mùa khô. Tây Ninh là tỉnh có địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ với ĐB SCL, nên vừa mang đặc điểm của cao nguyên, vừa có sắc thái và dáng dấp của vùng đồng bằng. Trên địa bàn, nổi bật lên là ngọn núi Bà Đen – ngọn núi cao nhất Nam Bộ (986 m). Nhìn chung, địa hình Tây Ninh có nhiều thuận lợi cho nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng phát triển toàn diện. Có 05 loại đất chính với tổng diện tích 402.817 ha, trong đó: đất xám; đất phèn; đất đỏ vàng; đất phù sa; đất than bùn chôn vùi. Hệ thống kênh rạch với chiều dài 617 km chủ yếu dựa vào 2 sông chính là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Không những vậy, kể đến thủy lợi của Tây Ninh còn có hồ Dầu Tiếng với dung tích 1,45 tỷ m3 với 1.053 tuyến kênh, tổng chiều dài 1.000 km. Ngoài ra, trên địa bàn tạo thành một mạng lưới thuỷ văn, phân bố tương đối đồng đều với nhiều suối, kênh rạch, đạt mật độ 0,314 km/km2 . Nguồn nước ngầm của Tây Ninh khá phong phú, được phân bố rộng khắp trong tỉnh. Vào mùa khô, vẫn có thể khai thác đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất nông, công nghiệp. Với điều kiện thuận lợi trên, hệ thống thủy lợi đang phát huy hiệu quả giúp địa phương cân bằng sinh thái, cấp nước phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt, sản xuất công nghiệp.
  • 36. 11 Nguồn: Địa lý Tây Ninh Hình 1.1 Bản đồ hành chính Tây Ninh Điều kiện tự nhiên huyện Tân Biên Là một huyện nằm ở phía bắc tỉnh Tây Ninh. Phía tây và bắc huyện Tân Biên giáp Vương quốc Campuchia, phía nam giáp Tp. Tây Ninh và huyện Châu Thành, phía đông giáp huyện Tân Châu. Tân Biên là huyện có chung đường biên giới với Vương quốc Campuchia, chiều dài khoảng 92,5 km. Thuộc địa bàn huyện có một số tuyến đường chiến lược trọng điểm như: QL 22B; tỉnh lộ 783, 791, 795, 788 (chạy qua khu căn cứ di tích lịch sử Trung ương Cục miền nam của huyện); có 3/10 xã là xã biên giới (Tân Lập, Tân Bình, Hòa Hiệp). Tân Biên đặc biệt có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, đối ngoại, kinh tế, QPAN. Huyện Tân Biên có 18 hệ thống cấp nước, công suất từ 100-150 m3 /ngày đêm, tổng công suất hoạt động: 2.528 m3 /ngày đêm cung cấp nước cho 5.691 hộ. Phần lớn hệ thống cấp nước không đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân, phát triển thương mại, công nghiệp, dịch vụ, du lịch. Đặc trưng của địa hình huyện Tân Biên là địa hình gò đồi, bình nguyên, địa hình có độ cao từ 20-50m. Riêng các xã ở phía Nam huyện gồm 04 xã (Trà Vong, Mỏ Công, Tân Phong, Thạnh Tây) và
  • 37. 12 thị trấn Tân Biên nằm trên khu vực núi đất Tân Phong – Tân Biên, địa hình dốc thoải, có sự chênh lệch cao: từ 10-15m, độ dốc 2-30 và nguồn nước dưới đất có chất lượng nước tương đối tốt nhưng là vùng nghèo nước (hệ số dẫn nước Km< 200m2 /ngày) đến trung bình, lưu lượng từ 100-200m3 /ngày, chủ yếu khai thác nhỏ, lẻ, giếng đào nên gặp khó khăn trong nguồn nước cấp với quy mô tập trung, liên vùng. Ngoài ra, các hệ thống cấp nước được xây dựng với quy mô cục bộ cho từng nhóm dân cư, công suất nhỏ chưa có kết nối mạng và tính liên kết vùng; giải pháp cấp nước chủ yếu dựa vào nguồn nước dưới đất, trong khi nguồn nước mặt dồi dào là lợi thế nhưng chưa được khai thác hiệu quả trong lĩnh vực cấp nước sinh hoạt; chưa có các giải pháp đối phó vấn đề suy kiệt, ô nhiễm nguồn nước ngầm trong tương lai. Nguồn: Địa lý Tây Ninh Hình 1.2 Bản đồ hành chính huyện Tân Biên 1.1.3. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh giai đoạn năm 2020 – 2025. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh Tại kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh 5 năm1 (2021 – 2025), định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh được xác định một số nội dung chính sau: Chú trọng tăng trưởng kinh tế bền vững trong tình hình mới với động lực mới; tập trung vào phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, kết nối liên vùng, gắn 1 Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của HĐND tỉnh Tây Ninh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh 5 năm 2021 – 2025
  • 38. 13 với hành lang đô thị - công nghiệp; xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, hiệu quả, minh bạch và bình đẳng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp phát triển mạnh, thu hút vốn đầu tư; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế và GRDP bình quân đầu người cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Bên cạnh đó, phải chú trọng bảo vệ môi trường; kết hợp giữa phát triển KT-XH bền vững, đẩy mạnh công tác đối ngoại với đảm bảo QPAN, trật tự ATXH trong tình hình mới. 1.2 Hiện trạng cung cấp, nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt huyện Tân Biên, Tây Ninh 1.2.1. Nhu cầu nước tỉnh Tây Ninh và huyện Tân Biên Trong những năm qua, sự phát triển nông nghiệp của tỉnh luôn gắn liền với phát triển của ngành thủy lợi. Kết quả tính toán cân bằng nước hiện trạng đến năm 2020, tổng lượng nước thiếu theo lý thuyết là 1 tỷ 578 triệu mét khối, lượng nước thiếu thực tế là 2 tỷ 075 triệu mét khối (chiếm 68% tổng nhu cầu). Dự báo đến năm 2030, tổng lượng nước thiếu theo lý thuyết là 1 tỷ 783 triệu mét khối, lượng nước thiếu thực tế là 2 tỷ 395 triệu mét khối (chiếm 68% tổng nhu cầu). 1.2.2. Tình hình cung cấp nước Trong năm 2020, trên toàn tỉnh công tác tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp ước đạt 148.215 ha, bằng 99,38% so cùng kỳ (năm 2019: 149.145,16 ha). Số hộ dân sử dụng nước sạch khu vực nông thôn khoảng 19.000 hộ dân. Ước cuối năm 2020, tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đạt 99,2%, tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế đạt 62%, tại các xã nông thôn mới đạt 65%. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng nước của người dân ngày càng tăng, đồng thời hệ thống mạng lưới chưa được đầu tư xây dựng đúng mức, chủ yếu cấp nước tại trung tâm xã hoặc cụm dân cư nhỏ nên hạn chế trong việc phát triển mạng lưới đường ống và nâng cấp công suất. Ngoài các công trình cấp nước nông thôn, còn có 17.212 nguồn cấp nước nhỏ lẻ. Trong đó, có 16.795 nguồn hợp vệ sinh cấp nước cho khoảng 63.961 người.
  • 39. 14 Bảng 1.1: Tổng hợp các công trình cấp nước do TTNS & VSMTNT quản lý * Nguồn: Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Tây Ninh 1.2.3. Dự báo khả năng cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt Theo Niên giám thống kê năm 2015, toàn huyện Tân Biên có 97.771 người. Dự kiến đến năm 2030, có 03 đô thị loại IV, trong đó 02/3 đô thị có chức năng là Trung tâm kinh tế, 28 thương mại và dịch vụ, với tổng dân số: 110.000 người (dân số thành thị: 84.000 người; dân số nông thôn: 26.000 người). Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Tân Biên có 18 hệ thống cấp nước, công suất thiết kế từ 100-150 mét khối/ngày.đêm, tổng công suất hoạt động: 2.528 mét khối/ngày.đêm cung cấp nước cho 5.691 hộ, tương ứng 23.043 người (Nguồn: Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn). Do đó, số dân có nhu cầu sử dụng nước ngoài giới hạn cấp nước của 18 hệ thống cấp nước và được giới hạn bởi địa giới hành chính xã: Trà Vong, Tân Phong, Mỏ Công, Thị trấn Tân Biên, Thạnh Tây, Tân Bình, Thạnh Bình thuộc huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh là 86.957 người (110.000 người -23.043 người). 1.3 Thông tin về dự án đầu tư nâng cấp công trình thủy lợi Tân Biên 1.3.1 Giới thiệu chung về dự án - Tên dự án: Nâng cấp kênh liên xã Tân Bình và Hòa Hiệp, huyện Tân Biên.
  • 40. 15 - Chủ đầu tư. + Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh là chủ đầu tư và giao quyền cho ban quản lý dự án huyện Tân Biên lập đề cương và thực hiện các dự án. + Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng huyện Tân Biên, là một ban được thành lập để quản lý các dự án đầu tư trên địa bàn huyện và có chức năng thực hiện các nhiệm vụ, nghiệp vụ chuyên môn quản lý các dự án đầu tư như lên kế hoạch thực hiện, kiểm tra, giám sát… các nhà đầu tư và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Uỷ ban nhân dân huyện Tân Biên. - Mục đích xây dựng công trình: Dự án được xây dựng để cung cấp nước cho ruộng lúa 02 xã Tân Bình và Hòa Hiệp. Nâng cao năng suất sản xuất cho ruộng lúa. - Phạm vi xây dựng công trình: Thượng nguồn dự án lấy nước từ kênh vượt sông Vàm Cỏ Đồng để cung cấp nước cho ruộng lúa 2 xã. 1.3.2 Các cơ sở pháp lý - Thông tư số 40/2011/TT-BNNPTNT ngày 27/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia quản lý khai thác công trình thủy lợi. - Luật Thủy lợi năm 2017. - Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/05/2018 Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi. - Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ ban hành quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. - Quyết định số 33/QĐ-TTg 07 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 1.3.3 Địa điểm xây dựng và quy mô của dự án. Dự án được xây dựng tại 02 xã là xã Tân Bình và Hòa Hiệp thuộc huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. 1.3.4 Các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng của dự án. Để thực hiện tốt dự án, một - Quy chuẩn kỹ thuật:
  • 41. 16 Bảng 1.2 Các quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình thủy lợi Ký hiệu Tên tiêu chuẩn QCVN 18-2014-BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn trong xây dựng QCVN 16-2014-BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng QCVN 04-05-2012-BNNPTNT Công trình thủy lợi - các quy định chủ yếu về thiết kế QCVN 04-04-2012-BNNPTNT Công trình thủy lợi - khoan nổ mìn đào đá - yêu cầu kỹ thuật QCVN 04-02:2010-BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thành phần, nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công công trình thuỷ lợi QCVN 04-01-2010-BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thành phần, nội dung lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư và báo cáo kinh tế kỹ thuật các dự án thuỷ lợi QP. TL-C-5-75 Quy phạm thiết kế tầng lọc ngược công trình thủy công QP.TL.C-1-78 Quy phạm tải trọng và lực tác dụng lên công trình thuỷ lợi Bảng 1.3 Các tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho công trình thủy lợi Ký hiệu Tên tiêu chuẩn SL/T 246–1999 Quy phạm quản lý kỹ thuật công trình tưới và tiêu nước SL/T 246 – 1999 (Tài liệu dịch từ Tiêu chuẩn của Trung Quốc, sử dụng tham khảo trong ngành)
  • 42. 17 SL/T4-1999 Quy phạm kỹ thuật công trình tiêu thoát nước đồng ruộng SL/T4 - 1999 (Tài liệu dịch từ Tiêu chuẩn của Trung Quốc, sử dụng tham khảo trong ngành) SL 230-1998 Quy trình tu bổ bảo dưỡng đập bê tông SL 230 – 98 (Tài liệu dịch từ Tiêu chuẩn của Trung Quốc, sử dụng tham khảo trong ngành) SL 207-1998 Quy phạm kỹ thuật tưới tiết kiệm nước SL 207- 98 (Tài liệu dịch từ Tiêu chuẩn của Trung Quốc, sử dụng tham khảo trong ngành) - Ngoài ra, TCVN: Có 294 tiêu chuẩn 1.3.5 Tổng chi phí xây dựng, nguồn vốn và tiến độ thực hiện dự án. - Tổng chi phí xây dựng Bảng 1.4 Tổng chi phí xây dựng TT Khoản mục chi phí Tổng vốn (VND) 01 Chi phí xây dựng công trình 37.341.981.000 02 Chi phí quản lý dự án 646.897.000 03 Chi phí tư vấn xây dựng 3.798.556.000 04 Chi phí khác 808.080.000 05 Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng 1.007.440.000 06 Chi phí dự phòng 600.000.000 Tổng mức đầu tư của dự án 44.202.954.000 - Tổng vốn đầu tư của dự án là 44,2 tỷ VND, gồm vốn vay ODA 36,2 tỷ VND và vốn đối ứng trong nước 8 tỷ. - Tiến độ dự án: Chủ đầu tư dự kiến tiến độ xây lắp và thời gian đưa công trình vào vận hành tạm tính thời gian xây dựng dự án là 2 năm. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Luận văn đã trình bày tổng quan về bối cảnh kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh và huyện Tân Biên; hiện trạng cung cấp, nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt huyện Tân Biên, Tây Ninh, thông tin về dự án đầu tư nâng cấp công trình thủy lợi Tân Biên.
  • 43. 18 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI 2.1 Khái quát về nông nghiệp và thuỷ lợi 2.1.1 Khái quát về nông nghiệp - Khái niệm nông nghiệp Nông nghiệp, nông thôn là hệ thống ngành và lĩnh vực có nhiều đặc điểm mang tính đặc thù, gắn liền với các vấn đề trong hoạt động kinh tế, xã hội như lao động việc làm, dân số, đói nghèo, kế hoạch hóa gia đình, thuần phong mỹ tục, nếp sống, mối quan hệ giữa nông nghiệp, nông dân, nông thôn... Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp. Theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất, dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm,… Đây là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, như đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,… do đó năng suất rất thấp, trong khi việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ gặp rất nhiều khó khăn. Theo Vault (2021), nông nghiệp là khoa học trồng trọt thực vật, động vật và các dạng sống khác để lấy thực phẩm, chất xơ và nhiên liệu. Ngành nông nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp trồng trọt, chăn nuôi cá và động vật, khai thác gỗ. Ở các nước phát triển nông nghiệp là một ngành công nghiệp lớn. - Đặc trưng của nông nghiệp Nông nghiệp có lịch sử phát triển lâu đời, chịu ảnh hưởng nhiều bởi nền văn hóa, biến đổi khí hậu và công nghệ nhưng tất cả các loại hình canh tác vẫn dựa trên các phương pháp duy trì môi trường thuận lợi cho việc nuôi các loài gắn liền với nước. Về cây trồng, đất phải được duy trì với hệ thống tưới tiêu; để chăn nuôi gia súc, cần phải trồng được cỏ. Sự đổi mới hiện đại trong ngành nông nghiệp đầu tiên là cuộc Cách mạng Xanh, bắt đầu vào nửa sau của thế kỷ 20, nhằm cứu thế giới khỏi nạn đói
  • 44. 19 thông qua các sáng kiến liên quan đến đổi mới hệ thống tưới tiêu, sản xuất cây trồng năng suất cao và các chiến lược quản lý tốt hơn. - Tầm quan trọng của nông nghiệp Theo Worldbank (2020), nông nghiệp có thể giúp giảm nghèo, nâng cao thu nhập và cải thiện an ninh lương thực. Phát triển nông nghiệp là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất để chấm dứt tình trạng nghèo cùng cực, thúc đẩy thịnh vượng chung và nuôi sống loại người. Tăng trưởng trong ngành nông nghiệp có hiệu quả gấp 2 đến 4 lần trong việc nâng cao thu nhập của những người nghèo nhất so với các lĩnh vực khác. Nông nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế hiện đang chiếm 4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, ở một số nước đang phát triển, nó có thể chiếm hơn 25% GDP. - Khó khăn, thách thức Năng suất nông nghiệp hiện nay đã tăng lên rất nhiều do những cải tiến trong chăn nuôi, hóa chất và công nghệ. Tuy nhiên, một số biện pháp này có thể gây ra thiệt hại cho môi trường và các nguy cơ sức khỏe cho con người. Điều này khiến nông nghiệp phải đối mặt với thách thức khó khăn trong việc tồn tại và phát triển cho phù hợp với những thay đổi nhanh trong công nghệ thiết bị và nghiên cứu, như công nghệ sinh học, thực hiện các quy định bằng các chính sách nghiêm ngặt để đảm bảo đưa thực phẩm lành mạnh lên bàn ăn của người tiêu dùng. Nông nghiệp hiện vẫn gắn liền với vai trò của người nông dân nhưng sử dụng nhiều lao động hơn, bao gồm lao động nông trại, bác sĩ thú y, nhà khoa học, nhân viên bán hàng và quản lý đất. Bất chấp tất cả những tiến bộ đạt được, nông nghiệp vẫn là một ngành nguy hiểm đối với người lao động do tai nạn trong vận hành máy, bệnh tật và dị tật bẩm sinh do tiếp xúc với thuốc trừ sâu và phân bón. Bên cạnh đó suy thoái kinh tế và hạn hán, biến đổi khí hậu nghiêm trọng liên tục cũng ảnh hưởng không nhỏ. Tăng trưởng dựa vào nông nghiệp hiện đang gặp rủi ro: Biến đổi khí hậu có thể làm giảm năng suất cây trồng, đặc biệt là ở những khu vực mất an ninh lương thực. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất là nguyên nhân gây ra khoảng 25% lượng phát thải khí nhà kính.
  • 45. 20 Hệ thống lương thực hiện nay cũng đe dọa sức khỏe của con người và hành tinh: nông nghiệp chiếm 70% lượng nước sử dụng và tạo ra mức độ ô nhiễm và chất thải không bền vững. 1/3 lượng thực phẩm được sản xuất trên toàn cầu bị thất thoát hoặc lãng phí. Ngoài ra, rủi ro liên quan đến chế độ ăn nghèo nàn, ăn không đủ hoặc ăn sai loại thực phẩm hoặc thực phẩm không an toàn, cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. - Xu hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai Theo Worldbank (2020), nông nghiệp thế giới đang hướng đến hai chủ đề chính: công nghệ mới và các giải pháp cho khí hậu đang thay đổi nhằm đáp ứng mong mỏi của nông dân để tăng lợi nhuận nhưng vẫn bảo tồn được đất đai của họ. - Tăng cường sử dụng hình ảnh từ trên không, qua công nghệ chụp ảnh vệ tinh và Drone, cho phép xem các biến thể cây trồng và các vấn đề khó phát hiện từ mặt đất. Ý nghĩa càng cao khi kết hợp dữ liệu này với công nghệ Agtech chính xác. - Tập trung vào quản lý nước, bằng công nghệ để đối phó với tình trạng thời tiết cực đoan, như mưa lớn và hạn hán, đang gia tăng, gây thiệt hại cho nhà cửa và cả đất nông nghiệp và mùa màng. - Nông nghiệp tái sinh, áp dụng các phương pháp canh tác nông nghiệp tái sinh làm tăng khả năng hấp thụ cacbon trong đất, góp phần làm tăng sức khỏe và độ phì nhiêu của đất. - Ứng dụng Nitơ chính xác, bằng các công nghệ như hệ thống cảm biến cây trồng GreenSeeker® và hệ thống kiểm soát đầu vào Field-IQ ™. Nông dân có thể đáp ứng nhu cầu nitơ của cây trồng mà không cần cung cấp quá nhiều phân bón, giúp giảm chi phí và tăng lợi nhuận. - Chia sẻ thông tin kỹ thuật số, chuyển đổi từ trò chuyện trực tiếp sang các cuộc họp trực tuyến. Nông dân có thể chia sẻ dữ liệu, ký giấy tờ và nhận tư vấn kỹ thuật số, giúp họ tiết kiệm thời gian và tiền bạc, qua đó cho phép tăng cường giao tiếp với các nhà cung cấp thiết bị, cố vấn cây trồng và các chuyên gia khác. - Dữ liệu thời tiết được bản địa hóa, sử dụng các cảm biến tại hiện trường cho phép đọc tức thời và chính xác về gió, lượng mưa và nhiệt độ. Khi kết hợp với phần
  • 46. 21 mềm quản lý dữ liệu, dữ liệu thời tiết chính xác giúp thông báo các cửa sổ phun, tưới và thu hoạch. - Dự đoán chính xác về lợi nhuận, Công nghệ blockchain mới sẽ cho phép dự đoán nhanh chóng và chính xác sản lượng trước khi thu hoạch, giúp nông dân tìm được người mua, loại bỏ lãng phí thực phẩm và tăng lợi nhuận. Công nghệ theo dõi năng suất sẽ giúp cung cấp thông tin về việc chọn giống và năng suất của năm sau. - Đầu tư vào trang trại trong nhà, hiện có hàng trăm công ty khởi nghiệp nông nghiệp đang đổ tiền vào canh tác nhà kính, trên cơ sở tận dụng cảm biến và văn hóa bảo vệ để sản xuất rau trong không gian nhỏ gần các khu đô thị. - Lập bản đồ hiện trường, lập bản đồ thực địa cho phép nông dân gieo trồng, phun thuốc và thu hoạch chính xác hơn. - Tích hợp dữ liệu, thông tin về sản lượng, chi phí đầu vào, loại đất và điều kiện thời tiết,... Phần mềm quản lý dữ liệu cho phép nông dân đưa ra quyết định, sử dụng trong thời gian thực để thực hiện các điều chỉnh, như thay đổi độ sâu cây trồng dựa trên độ ẩm có sẵn. - Xu thế hợp nhất trong ngành kéo theo sự biến mất của các trang trại nhỏ hơn, dự kiến sẽ tiếp tục đến giữa những năm 2020, cùng với việc áp dụng các công nghệ thúc đẩy năng suất. - Tập trung tăng tốc vào nông nghiệp tái sinh, hồi phục, thêm nhiều cải tiến mới, giáo dục bổ sung, áp dụng quy trình công nghệ, nhấn mạnh đất (Luke Samuel, 2021). - Xu hướng số hóa megatrends, IoT và tính bền vững. Các giải pháp số hóa để quản lý vườn cây ăn quả, giám sát và ước tính sản lượng, nền tảng quản lý trang trại, IoTs, máy thông minh, quản lý nước, bao bì, sản phẩm sản xuất thực vật thân thiện với môi trường, Robotics (Pixofarm, 2020). 2.1.2 Khái quát về thuỷ lợi Theo Encyclopedia Britannica (2019) định nghĩa thủy lợi (Irrigation, Hydraulic Work) là những hoạt động cung cấp, nguồn nước nhân tạo, cho nông nghiệp.
  • 47. 22 Pháp luật Việt Nam xác định2 : Tổng hợp các giải pháp về tích trữ, điều chuyền, phân phối,….nước phục vụ nông nghiệp cũng như các ngành khác được gọi là thủy lợi. Theo LearnZ (2020), Thủy lợi là hệ thống tưới nhân tạo quy mô lớn phục vụ cho các vùng đất không có đủ nước do mưa, cho phép nông dân có thể sử dụng nước vào những thời điểm quan trọng để phát triển cây trồng và cho ra những vụ mùa chất lượng. Nguồn nước tưới có thể lấy từ sông hoặc nước ngầm ở gần, hoặc đến từ các ao chứa được tạo ra để trữ lưu lượng nước sông hoặc nước trong mùa mưa. Như vậy, Thủy lợi là quá trình tưới nước cho cây trồng, bằng cách sử dụng nước được cung cấp thông qua các đường ống, vòi phun nước, kênh mương, vòi phun, máy bơm và các tính năng nhân tạo khác, thay vì hoàn toàn dựa vào lượng mưa. Đây là phương pháp tưới nước tiên tiến và là kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu về nước, đồng thời hỗ trợ cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng, đạt năng suất cao bằng cách cho phép sự xâm nhập của rễ trên ruộng khô. Theo truyền thống, nước để Thủy lợi có thể lấy từ các đập, hồ, sông, giếng, ao, hồ chứa, kênh mương hoặc giếng ống, cùng nhiều nguồn khác. Tuy nhiên, thời gian, lượng nước cần, tỷ lệ và tần suất tưới phụ thuộc vào một số yếu tố. Một số trong số đó bao gồm loại cây trồng, loại đất và mùa vụ. - Phân loại công trình thuỷ lợi Hệ thống thủy lợi hiện đại sử dụng các hồ chứa, bể chứa và giếng để cung cấp nước cho cây trồng. Các hồ chứa bao gồm các tầng chứa nước, các lưu vực tích tụ băng tuyết, các hồ và các lưu vực được tạo ra bởi các con đập. Các kênh hoặc đường ống dẫn nước từ các hồ chứa đến các cánh đồng. Các kênh và đường ống, cũng giống như các hệ thống dẫn nước của người La Mã cổ đại, thường dựa vào lực hấp dẫn. Máy bơm cũng có thể chuyển nước từ hồ chứa đến ruộng. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật Thủy lợi, các công trình thủy lợi được phân loại cụ thể như sau: Đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt; Đập, hồ chứa nước lớn; Đập, hồ chứa nước vừa; 2 Khoản 1, Điều 2 Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017
  • 48. 23 Trạm bơm; Cống; Hệ thống dẫn, chuyển nước; Đường ống; Bờ bao thủy lợi; Hệ thống công trình thủy lợi. 2.1.3 Mối quan hệ giữa nông nghiệp và thuỷ lợi Thủy lợi hay hệ thống công trình tưới tiêu là quá trình công nghệ sử dụng lượng nước có kiểm soát đưa vào đất để hỗ trợ sản xuất cây trồng. Thủy lợi giúp phát triển cây trồng, duy trì cảnh quan và cải tạo đất bị xáo trộn ở các khu vực khô hạn và trong thời gian có lượng mưa thấp hơn trung bình, ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại, bảo vệ sương giá và ngăn chặn sự cố kết của đất. Hệ thống thủy lợi cũng được sử dụng để làm mát gia súc, xử lý nước thải, ngăn chặn bụi và khai thác mỏ. Thủy lợi thường được kết hợp với việc thoát nước trong thực hiện các nghiên cứu, là việc loại bỏ nước bề mặt và nước dưới bề mặt khỏi một vị trí nhất định. Ngược lại, nông nghiệp chỉ phụ thuộc dựa vào lượng mưa trực tiếp được gọi là nông nghiệp nhờ mưa (FAO, 2020). 2.1.4 Sự cần thiết của thủy lợi Để nuôi con người, thế giới cần rất nhiều nước. Ở hầu hết các quốc gia, việc tưới nước cho đất sử dụng nhiều nước hơn bất kỳ mục đích nào khác. Trên toàn cầu, 70% lượng nước lấy từ hệ thống sông, hồ và nước ngầm là để tưới tiêu cho cây trồng, cũng như thức ăn và nước uống cho động vật. Nước rất cần thiết cho người nông dân để sản xuất nhiều mặt hàng thực phẩm hàng ngày. Sự sẵn có, giá cả và chủng loại thực phẩm, đặc biệt là trái cây và rau quả, tất cả đều liên quan đến việc tưới tiêu. Thủy lợi nên tối ưu vì ngay cả việc tưới quá mức cũng có thể làm hỏng sản lượng cây trồng. Sự cần thiết của thủy lợi thể hiện cụ thể trên các khía cạnh: - Bù đắp khi không có mưa, Thủy lợi bắt đầu khi không có đủ lượng mưa hoặc khi không chắc chắn về thời điểm mưa sẽ rơi. Nếu không có mưa hoặc nước tưới thay thế, cây trồng bị ảnh hưởng bất lợi, có thể dẫn đến thiếu lương thực hoặc mất mùa / cây trồng. - Tăng diện tích đất có thể canh tác hoặc sản xuất nông nghiệp, Một số khu vực trên thế giới khô hạn, tự nhiên. Thủy lợi đã có nhiệm vụ biến những vùng đất này thành những vùng đất có thể trồng trọt được.
  • 49. 24 - Giúp đáp ứng nhu cầu thực phẩm, việc mở rộng diện tích đất được tưới đã khiến các hệ sinh thái sa mạc, mang lại lợi thế kinh tế cho một khu vực hoặc quốc gia áp dụng các phương pháp thủy lợi thích hợp. - Tăng năng suất, tưới tiêu có thể được áp dụng bất cứ lúc nào, ngay cả khi có đủ lượng mưa để thúc đẩy năng suất cây trồng. Năng suất cây trồng trên đất được tưới cao hơn ở những vùng không được tưới, chủ yếu dựa vào lượng mưa. - Cho phép trồng nhiều loại cây cùng một lúc, yêu cầu về nước của cây trồng khác nhau và việc tưới quá mức sẽ làm hỏng sản lượng cây trồng. Hệ thống Thủy lợi tối ưu giúp có thể trồng nhiều loại cây trồng cùng một lúc ở hầu hết các khu vực của đất nước. - Hiệu quả cao, hệ thống thủy lợi được thiết kế tốt có thể cung cấp ngay cả những vùng đất khó tiếp cận bằng cách sử dụng các phương pháp tưới tiêu hiệu quả như tưới nhỏ giọt. - Hệ thống tưới có thể được thiết lập theo cách mà chúng tưới nước hiệu quả như vào sáng sớm hoặc vào ban đêm khi lượng bốc hơi thấp. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm lượng nước sử dụng mà còn tối đa hóa độ ẩm cần thiết cho cây trồng, hoa hoặc thậm chí là chính đất. - Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, việc thủy lợi đảm bảo sản xuất lương thực vẫn tiếp tục, bất kể mùa vụ hay điều kiện khí hậu. Điều này có nghĩa là có thu nhập và việc làm liên tục, do đó giảm nghèo. Sự gia tăng đáng kể thu nhập đạt được thông qua thủy lợi có nghĩa là nền kinh tế có thể tiếp tục phát triển. Điều này cũng đạt được nhờ xuất khẩu thực phẩm sang các khu vực hoặc quốc gia khác. 2.1.5 Tác động của thuỷ lợi Thủy lợi có tác động hai chiều lên nhiều lĩnh vực trong đời sống. Thủy lợi đem lại nhiều tác động tích cực như giúp chủ động được trong điều chỉnh phân bổ nguồn nước hỗ trợ công tác cải tạo đất, gia tăng diện tích canh tác, cải thiện khả năng tăng vụ sản xuất; Thủy lợi là biện pháp cải thiện tình trạng hạn hán kéo dài, giảm thiểu hiện tượng mất mùa, giải pháp hữu hiệu góp phần tăng vụ, tăng hệ số quay vòng sử dụng đất; Giúp tăng độ phủ xanh đồi trọc; phòng chống hiện tượng sa mạc hoá; tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp; tăng giá trị tổng sản lượng
  • 50. 25 của địa phương; Cải thiện thu nhập, điều kiện sống của người dân; thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác như công nghiệp, thuỷ sản, du lịch...; mở ra nhiều cơ hội việc làm, giải quyết nhiều vấn đề xã hội; ổn định về kinh tế, chính trị trong cả nước. Tóm lại, hệ thống thuỷ lợi có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Nhưng, thủy lợi cũng đem lại những tác động tiêu cực đến đời sống nếu không được quan tâm, xây dựng đúng. Tồn tại song song với những lợi ích tích cực còn không ít những ảnh hưởng tiêu cực nếu không có hệ thống thủy lợi phù hợp: Diện tích đất bị thu hẹp bởi sự chiếm chỗ của công trình thủy lợi, kênh mương; ngập úng vì xây dựng hồ chứa, đập khi mực nước dâng lên. Khí hậu khu vực bị ảnh hưởng làm thay đổi điều kiện sống của con người, động thực vật trong vùng, xuất hiện các loài côn trùng, thực vật lạ, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và cân bằng hệ sinh thái. Các yếu đố địa chính, thủy lợi thay đổi tác động tới thượng lưu, hạ lưu, hệ thống sông. Ảnh hưởng tới văn hóa, phong tục trong vùng; biến đổi cảnh quan khu vực. 2.2 Nền tảng phát triển dự án thuỷ lợi 2.2.1 Căn cứ pháp lý Các nguyên tắc xác định trong hoạt động thủy lợi được căn cứ Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14; Nghị định quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước (Nghị định số 77/2018/NĐ-CP3 ); Nghị định quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi (Nghị định 96/2018/NĐ-CP4 ); Nghị định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước (Nghị định 114/2018/NĐ-CP5 ); Phát triển thủy lợi cần phù hợp với nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước; kết hợp theo đơn vị hành chính, thống nhất theo lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi, với mục đích phục vụ đa mục tiêu; bảo đảm lợi ích quốc gia, QPAN; BVMT, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước và phát triển KT-XH bền vững; 3 Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ, Nghị định quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. 4 Nghị định số 96/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2018 của Chính phủ, Nghị định quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi. 5 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/09/2018 của Chính phủ Nghị định quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
  • 51. 26 Phát triển thủy lợi với mục đích chủ động tạo nguồn nước, điều hòa, tích trữ, phân phối, chuyển, cấp, tưới, tiêu, thoát nước giữa các mùa, các vùng; bảo đảm nhu cầu trong sản xuất, sinh hoạt; Phát triển thủy lợi với nguyên tắc sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, an toàn, đúng mục đích; bảo đảm số lượng và chất lượng nước trong các công trình; bảo đảm cân bằng giữa quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Để thủy lợi phát triển thủy lợi bền vững cần huy động sự tham gia của toàn dân. Các tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ từ thủy lợi phải trả tiền theo quy định của pháp luật; Cần có những biện pháp bảo đảm an toàn tài sản, tính mạng trước những ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình khai thác, xây dựng công trình thủy lợi. Các chính sách trong hoạt động thủy lợi gồm có: Một là, cần ưu tiên đầu tư xây dựng những công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn, công trình thủy lợi thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, miền núi, hải đảo, vùng bị ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu, vùng khan hiếm nước. Hai là, có chính sách ưu đãi thuế trong đầu tư xây dựng, nâng cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi… Ba là, đa dạng hóa các hình thức đầu tư; khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Bốn là, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho người trực tiếp hoặc tham gia hoạt động thủy lợi; khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ trong hoạt động thủy lợi, quản lý thủy lợi. 2.2.2 Các loại hình canh tác cây trồng Theo Centers for desease control và prevention (2020), Nông nghiệp có hai cách chính sử dụng nước để canh tác cây trồng: - Canh tác bằng nước mưa là ứng dụng tự nhiên của nước vào đất thông qua lượng mưa trực tiếp. Dựa vào lượng mưa ít có khả năng gây ô nhiễm thực phẩm
  • 52. 27 nhưng dễ dẫn đến tình trạng thiếu nước khi lượng mưa giảm. Mặt khác, các ứng dụng nhân tạo của nước làm tăng nguy cơ ô nhiễm. - Canh tác bằng ứng dụng nước nhân tạo vào đất thông qua các hệ thống ống, máy bơm và vòi phun khác nhau, thường được sử dụng ở những khu vực có lượng mưa không đều hoặc thời gian khô hạn hoặc hạn hán. Có nhiều loại hệ thống tưới để nước được cung cấp đồng nhất cho toàn bộ cánh đồng. Nước tưới có thể lấy từ nước ngầm, qua suối hoặc giếng, nước bề mặt, qua sông, hồ, hồ chứa, hoặc thậm chí từ các nguồn khác, chẳng hạn như nước thải đã qua xử lý hoặc nước đã khử muối. Điều quan trọng là nông dân phải bảo vệ nguồn nước nông nghiệp để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm. Như với bất kỳ loại bỏ nước ngầm nào, người sử dụng nước tưới cần phải cẩn thận trong việc không bơm nước ngầm ra khỏi tầng chứa nước nhanh hơn so với việc nó đang được nạp lại. 2.2.3 Các phương pháp thủy lợi Nông dân đã sử dụng các phương pháp khác nhau để phun tưới cho các cánh đồng trong hàng trăm nghìn năm. Tưới nước là tưới cây trồng bằng cách dẫn nước từ các đường ống, kênh mương, vòi phun nước hoặc các phương tiện nhân tạo khác, thay vì chỉ dựa vào lượng mưa. Thủy lợi giúp cải thiện sự phát triển và chất lượng của cây trồng. Bằng cách cho phép nông dân trồng trọt theo lịch trình nhất quán, việc Thủy lợi cũng tạo ra nguồn cung cấp lương thực đáng tin cậy hơn. Các nền văn minh cổ đại ở nhiều nơi trên thế giới đã thực hành thủy lợi. Trên thực tế, nền văn minh có lẽ sẽ không thể tồn tại nếu không có một số hình thức Thủy lợi. Hình thức thủy lợi sớm nhất có lẽ liên quan đến việc người dân mang những xô nước từ giếng hoặc sông để đổ lên cây trồng của họ. Khi các kỹ thuật tốt hơn phát triển, các xã hội ở Ai Cập và Trung Quốc đã xây dựng các kênh thủy lợi, đập, đê và các cơ sở lưu trữ nước. La Mã cổ đại đã xây dựng các công trình được gọi là hệ thống dẫn nước để dẫn nước từ băng tuyết trên dãy Alps đến các thành phố và thị trấn ở các thung lũng bên dưới. Nước này được sử dụng để uống, giặt giũ và Thủy lợi (Morgan Stanley, 2020) Theo LearnZ (2020), về cơ bản tưới tiêu có hai dạng chính: Tưới vi lượng là việc sử dụng một lượng nhỏ nước thường xuyên trực tiếp trên và dưới bề mặt của đất, dưới dạng những giọt rời rạc, những giọt liên tục qua các thiết bị phát nước. Tưới lưu
  • 53. 28 vực là, nước được theo đất đai được chia thành các lưu vực, có thiết kế đơn giản hơn so với thiết kế rãnh và viền. Cụ thể: - Tưới thủ công, nước được phân phối trên khắp đất thông qua lao động thủ công và bình tưới. Đây là một phương pháp tưới nước cổ xưa nhưng vẫn được sử dụng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Phương pháp này rẻ nhưng sử dụng rất nhiều lao động và hiệu quả kém do lượng nước phân phối không đồng đều. Ngoài ra, khả năng mất nước rất cao. - Hệ thống phun nước, máy bơm được kết nối với các đường ống tạo ra áp suất và nước được phun qua các vòi phun, tưới nước lên cây trồng như những giọt mưa, giúp phân phối nước đồng đều. Phương pháp này hoạt động hiệu quả và phục vụ tốt nhất ở những khu vực không có nước. Các vòi phun nước có thể được đặt cố định, tạm thời hoặc có thể được gắn trên một bệ có thể di chuyển được. Ở Libya và Ả Rập Xê-út, tưới phun mưa cho đến nay chiếm ưu thế với tỷ lệ là 100% và 64%. 2.2.4 Các loại hình thủy lợi Thủy lợi là đặc điểm trung tâm của nông nghiệp trong hơn 5.000 năm và là sản phẩm của nhiều nền văn hóa. Nước là một yếu tố cần thiết để tồn tại. Cây trồng cần nước để sinh trưởng và phát triển. Thủy lợi là quá trình cung cấp nước cho đất một cách đều đặn bằng các kênh mương và các phương pháp nhân tạo khác, nhằm tăng cường sự phát triển nông nghiệp và duy trì cảnh quan trong thời kỳ lượng mưa trung bình ít hơn. Nghiên cứu thủy lợi chính là nghiên cứu quá trình cung cấp nước cho cây trồng và các công nghệ ứng dụng sao cho khoa học nhất Theo LearnZ (2020), thủy lợi có các loại hình tưới tiêu sau: - Tưới mặt, phổ biến vì chỉ sử dụng trọng lực để phân phối nước trên ruộng bằng cách đi theo đường viền của đất, nước sẽ chảy xuống dốc từ khu vực có độ cao lớn hơn, đến nơi có tất cả các loại cây trồng. Tuy nhiên, không thích hợp đối với các loại đất có nhiều cát với độ thẩm thấu cao, vì nó có thể dẫn đến việc phân phối nước không kiểm soát, cuối cùng dẫn đến lũ lụt và xói mòn đất. Ngoài ra, nó chỉ có thể hoạt động ở những khu vực có nguồn cung cấp nước không giới hạn. - Thủy lợi cục bộ, nước được phân phối dưới áp suất thấp đến từng cây trồng, thông qua mạng lưới đường ống. Mục đích của kiểu tưới này là chỉ làm ướt một khu
  • 54. 29 vực nhỏ, điển hình là vùng rễ của cây. Nước được bón thường xuyên và với lượng nhỏ ở dưới hoặc trên bề mặt đất. Các thiết bị ứng dụng gồm vòi phun, ống đục lỗ, ống nhỏ, vòi phun và lỗ thoát gắn với bộ điều chỉnh áp suất và lưu lượng, đường dây chính, đường bên, hệ thống lọc và bộ phân phối. Hệ thống này được xem là có hiệu quả cao, lên đến 90%, do thuộc tính tiết kiệm nước cao. - Tưới nhỏ giọt, là một dạng phụ của hệ thống tưới cục bộ, trong đó các giọt nước được phân phối trực tiếp đến hoặc gần rễ cây với tốc độ dòng chảy rất thấp. Đây là một kiểu tưới hiệu quả vì nó giảm thiểu sự bay hơi và nước chảy tràn, phù hợp với mọi loại địa hình và thổ nhưỡng và hoàn hảo cho những khu vực có lượng nước hạn chế hoặc chi phí nước cao. Áp suất cần thiết khi tưới nhỏ giọt là từ 0,7 đến 1,4 kg/cm2 (10 và 20 psi). - Tưới phun sương, vòi phun nước được sử dụng để tưới theo cách mô phỏng lượng mưa tự nhiên. Hệ thống được vận hành theo cách đảm bảo nước được cung cấp đồng nhất. Các vòi phun hoặc súng phun cao áp trên không được sử dụng để phân phối nước từ vị trí trung tâm trên đồng ruộng, thường bằng cách bơm. Các vòi phun nước cũng có thể được gắn vào các bệ chuyển động. - Thủy lợi dưới bề mặt, nước được đưa trực tiếp xuống mặt đất thông qua mao dẫn để giảm sự trôi dạt trong không khí và giảm bớt dòng chảy. Bằng cách này, mực nước ngầm được nâng lên giúp cây trồng dễ dàng tiếp cận với nguồn nước cần thiết. Sử dụng các đường ống hoặc ống chôn hoặc băng nhỏ giọt để cung cấp cho nhu cầu nước của cây trồng. Ưu điểm là tiết kiệm nước do bốc hơi và cải thiện năng suất cây trồng bằng cách giảm thiểu sự xuất hiện của bệnh tật và cỏ dại. - Tưới lụt, hay tưới ngập úng, là loại hình tưới mà điều kiện đất bị ngập lụt được cố ý tạo ra, do đó làm cho đất hoàn toàn bão hòa. Sau quá trình này, lượng mưa tự nhiên là đủ cho sự trưởng thành của cây trồng. - Thủy lợi lâu năm, nước tưới được chuyển hướng từ sông vào kênh chính thông qua việc xây dựng đập dẫn dòng, được gọi là tưới trực tiếp, vì nước sẽ trực tiếp đến cây trồng. Nếu một con đập được xây dựng và nước được thu thập và lưu trữ, điều này được gọi là Thủy lợi. Tưới trực tiếp là hình thức tưới cây lâu năm đơn giản và tiết kiệm nhất.
  • 55. 30 2.2.5 Xu hướng phát triển thuỷ lợi Trong thế kỷ XX, lượng đất được tưới trên thế giới đã tăng gấp đôi. Ước tính khoảng 18% diện tích đất trồng trọt trên thế giới hiện được Thủy lợi. Sự mở rộng này chủ yếu diễn ra ở Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ. Ngay cả các hệ sinh thái sa mạc như ở Jordan cũng sử dụng hệ thống Thủy lợi. Jordan sử dụng nhiều kỹ thuật Thủy lợi bằng nước ngầm từ giếng và các tầng chứa nước. Để giúp đáp ứng nhu cầu lương thực của thế giới, có thể cần nhiều đất canh tác hơn và nhiều hệ thống Thủy lợi hơn. Nhiều chuyên gia lo ngại rằng việc mở rộng sử dụng hệ thống Thủy lợi ở một số khu vực sẽ làm cạn kiệt các tầng chứa nước, làm giảm lượng nước ngọt có sẵn để uống và vệ sinh. Biển Aral, ở Trung Á, hầu như đã bị cạn kiệt bởi hệ thống thủy lợi. Năm 1918, chính phủ Liên Xô quyết định rằng hai con sông đổ ra biển Aral, Amu Darya và Syr Darya, sẽ được chuyển hướng để tưới cho cây bông, dưa và cam quýt ở các sa mạc của Kazakhstan và Uzbekistan. Các kênh đào được xây dựng kém và phần lớn nước đã bị lãng phí. Trước khi nền nông nghiệp quy mô lớn được giới thiệu vào những năm 1940, biển Aral có diện tích 68.000 km vuông (26.255 dặm vuông). Ngày nay, Biển Aral là ba hồ riêng biệt, với tổng diện tích ít hơn 17.000 km vuông (3.861 dặm vuông). Hệ sinh thái biển Aral gần như đã bị loại bỏ. Các khu vực thủy sản từng phát triển mạnh đã bị phá hủy. Những con tàu đánh cá khổng lồ giờ đây nằm bỏ hoang giữa sa mạc mặn mòi. Kazakhstan và Uzbekistan đang làm việc với các tổ chức môi trường để bảo tồn những gì còn lại của Biển Aral trong khi vẫn cho phép nông dân Thủy lợi cho cây trồng của họ. Ví dụ, Kazakhstan đã xây dựng một con đập để giữ nước ở Biển Bắc Aral, một trong ba hồ hiện nay ở khu vực này. Cá đang từ từ trở lại. Các kênh Thủy lợi được cải thiện từ Amu Darya và Syr Darya cũng làm giảm lượng nước thất thoát cho nông nghiệp. 2.3 Phát triển dự án thuỷ lợi theo mô hình phân tích lợi ích chi phí 2.3.1 Quan điểm đánh giá thuỷ lợi
  • 56. 31 Thực hiện thẩm định đánh giá công trình thủy lợi được thông qua việc phân tích lợi ích – chi phí của một dự án. Phân tích CBA căn cứ từ việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận hay loại bỏ dự án của một dự án. Trong đó, các yếu tố lợi ích được xác định dựa trên tác động của chúng đến mục tiêu của dự án. Dự án được chấp nhận trên quan điểm của tổng thể luôn là điều kiện cơ bản để đảm bảo nguồn lực sử dụng cho dự án nhận được kết quả tốt nhất (Lyn Squire et al, 1994). Chi phí xác định dựa trên chi phí cơ hội. Phân tích lợi ích - chi phí của dự án trên hai phương diện kinh tế, phương diện tài chính. Về hình thức, phân tích kinh tế hay tài chính đều đánh giá từ lợi nhuận của đầu tư. Theo tác giả Lyn Squire et al (1994), sự khác biệt giữa lợi ích ròng kinh tế với lợi ích ròng tài chính là giá phản ánh được tính toán thông qua hệ số chuyển đổi từ giá tài chính sang giá kinh tế. Phân tích tài chính xác định lợi ích ròng dự án bằng tiền tích góp được từ việc đầu tư dự án. Trong khi phân tích kinh tế xem lợi ích ròng tạo ra từ dự án là hiệu quả mang lại cho toàn bộ nền kinh tế. - Phân tích tài chính trên quan điểm của tổng đầu tư và quan điểm của chủ đầu tư. Phân tích tài chính để ước lượng lợi ích tài chính ròng mà dự án mang lại, thông qua việc xem xét các khoản thu, khoản chi của dự án trong suốt vòng đời dự án. 2.3.2 Quan điểm phát triển các dự án thuỷ lợi Dựa trên Quyết định 33/QĐ-TTg 2020 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, Tổng cục Thủy lợi đã ban hành Định hướng Chiến lược Phát triển thủy lợi Việt Nam với 5 quan điểm như sau: - Một là, phát triển thuỷ lợi cần đáp ứng và phù hợp với các mục tiêu phát triển KT-XH và môi trường; - Hai là, nâng cao bảo đảm an toàn phòng chống thiên tai (Bão, lụt, lũ, lũ quét, hạn hán, úng ngập, xâm nhập mặn, sạt lở đất...). - Ba là, cần đảm bảo các yêu cầu trước mắt, không mâu thuẫn với yêu cầu phát triển trong tương lai, thích ứng, giảm thiểu các tác động tiêu cực biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong quản lý, khai thác sử dụng và phát triển nguồn nước. - Bốn là, tập trung chú trọng phát triển thuỷ lợi cho miền núi, biên giới, vùng sâu vùng xa, hải đảo, đặc biệt là những vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước; gắn
  • 57. 32 với các chính sách xã hội, phục vụ phát triển KT-XH, từng bước giải quyết nước sinh hoạt cho nhân dân, góp phần thực hiện thành công chương trình xóa đói giảm nghèo, định canh, định cư và bảo đảm AN-QP. - Năm là, đặc điểm về nguồn nước của Việt Nam là ngày càng cạn kiệt và suy thoái về chất lượng, nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn nước ngày càng mạnh mẽ sử dụng, cần lưu ý đặc điểm này trong hoạt động quản lý và phát triển nguồn nước. 2.3.3 Nội dung phát triển dự án thuỷ lợi Nội dung phát triển dự án thủy lợi xác định theo hướng phát triển, hướng cân đối, hướng lợi ích và hướng hiệu quả cần sắp xếp không gian theo nhiều chiều hướng khác nhau. Tương tự, mỗi hướng mục tiêu cần có sự phân bổ nguồn lực thủy lợi khác nhau, nội dung chi tiết như sau: ❖ Trong xác định theo phương hướng phát triển, cần phân bổ nguồn lực thủy lợi theo tính liên kết. Xem xét khía cạnh điều kiện tự nhiên; nghiên cứu điều kiện KT- XH; nguồn nước; nguồn lực; nghiên cứu hiện trạng; kết quả thực hiện từ các thời kỳ trước. Đề xuất các xu thế phát triển, đề xuất kịch bản phát triển thủy lợi trong bối cảnh khí hậu thay đổi bất thường; các tiến bộ KH-CN; Thực hiện nghiên cứu về liên kết ngành, vùng miền; sự phát triển của KT-XH và BVMT; ❖ Trong quy hoạch thủy lợi lưu vực sông liên tỉnh, xác định theo phương hướng cân đối, cần phân bổ nguồn lực thủy lợi theo tính xã hội. Nghiên cứu xây dựng phương án thủy lợi bảo đảm phân phối, điều hòa nguồn nước, hạn chế các thiên tai liên quan đến nước; Xây dựng các biện pháp, dự án sắp xếp theo thứ tự; Định hướng quy hoạch quỹ đất phục vụ xây dựng mới, nâng cấp cải tạo công trình thủy lợi. ❖ Trong quy hoạch thủy lợi của hệ thống công trình thủy lợi liên quan từ 02 tỉnh trở lên, xác định theo phương hướng lợi ích, không gian và phân bổ nguồn lực thủy lợi theo tính kinh tế. ❖ Đối với mục tiêu phát triển thủy lợi trên phạm vi hệ thống công trình thủy lợi, xác định theo phương hướng hiệu quả, cần sắp xếp không gian cũng như phân bổ nguồn lực thủy lợi theo tính tài chính. Tiến hành khảo sát, phân tích, tính toán và xây dựng phương án thủy lợi theo các kịch bản phát triển; đề ra giải pháp thủy lợi cho