SlideShare a Scribd company logo
1 of 166
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN HUỲNH THANH NGHỊ
PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP TRONG
MỐI QUAN HỆ VỚI CẢI CÁCH
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Giảng viên hướng dẫn : GS.TS Mai Hồng Quỳ
PGS.TS Nguyễn Cảnh Hợp
TP. Hồ Chí Minh - 2014
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DN : Doanh nghiệp
ĐKDN : Đăng ký doanh nghiệp
ĐKKD : Đăng ký kinh doanh
Giấy CNĐKDN : Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
GPKD : Giấy phép kinh doanh
HĐND : Hội đồng nhân dân
MTKD : Môi trường kinh doanh
NĐT : Nhà đầu tư
OECD : Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế
PLDN : Pháp luật doanh nghiệp
QLNN : Quản lý nhà nước
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TTHC : Thủ tục hành chính
VAT : Thuế giá trị gia tăng
VCCI : Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
UBND : Ủy ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
WB : Ngân hàng thế giới
WEF : Diễn đàn kinh tế thế giới
WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
MỤC LỤC
TRANG
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương 1 : Tổng quan tình hình nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và lý
thuyết nghiên cứu đề tài
1.1 Bối cảnh và sự cần thiết của việc nghiên cứu thủ tục hành chính đối với
thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu thủ tục hành chính đối với thành lập, tổ
1.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.2.3 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
1.3 Lý thuyết nghiên cứu đề tài và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
1.3.3 Các giả thuyết nghiên cứu
1
9
9
13
13
20
27
29
29
29
30
Chương 2 : Cơ sở lý luận về pháp luật doanh nghiệp, thủ tục hành chính
trong pháp luật doanh nghiệp và cải cách thủ tục hành chính đối với
doanh nghiệp ở Việt Nam
32
2.1 Khái niệm, đặc điểm và những nội dung cơ bản của pháp luật doanh nghiệp 32
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật doanh nghiệp 32
2.1.2. Những nội dung cơ bản của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam 35
2.1. Khái niệm, đặc điểm và nội dung của TTHC đối với doanh nghiệp
2.2.1. Khái niệm TTHC và TTHC đối với doanh nghiệp
2.2.2. Đặc điểm của TTHC đối với doanh nghiệp
2.2.3. Nội dung của TTHC đối với doanh nghiệp
36
36
37
38
2.3. Quy định pháp luật doanh nghiệp về TTHC đối với doanh nghiệp.
2.3.1 Quy định PLDN về thủ tục thành lập doanh nghiệp
2.3.2 Quy định PLDN về thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp
2.3.3. Quy định PLDN về thủ tục giải thể doanh nghiệp
2.4. Các nguyên tắc quy định về TTHC trong PLDN và các tiêu chí đánh giá
mức độ hoàn thiện của quy định PLDN về TTHC đối với doanh nghiệp
40
40
41
42
43
2.4.1. Các nguyên tắc quy định về TTHC trong PLDN
2.4.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của quy định PLDN về TTHC
đối với doanh nghiệp
2.5. Mối quan hệ giữa quy định PLDN về TTHC và cải cách TTHC ở Việt Nam
2.6. Sự cần thiết của cải cách TTHC đối với doanh nghiệp
2.7. Mục tiêu của cải cách TTHC đối với doanh nghiệp ở Việt Nam
43
46
48
49
62
Chương 3 : Đánh giá quy định pháp luật doanh nghiệp về thủ tục thành lập,
tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp ở Việt Nam
67
3.1. Đánh giá quy định PLDN về thủ tục thành lập doanh nghiệp 67
3.1.1 Những kết quả đạt được 67
3.1.2 Những hạn chế của quy định pháp luật doanh nghiệp về thủ tục thành lập
doanh nghiệp
83
3.2. Đánh giá quy định PLDN về thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp
3.2.1 Những kết quả đạt được
3.2.2. Những hạn chế của quy định PLDN về thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp
96
96
99
3.3 Đánh giá quy định pháp luật doanh nghiệp về thủ tục giải thể doanh nghiệp 101
3.3.1 Những kết quả đạt được
3.3.2. Những hạn chế của quy định PLDN về thủ tục giải thể doanh nghiệp
101
104
3.4. Nguyên nhân của những hạn chế của quy định PLDN về thủ tục thành lập,
tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp
106
Chương 4 : Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp về
thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu
cải cách TTHC và hội nhập quốc tế ở Việt Nam
4.1 Những yêu cầu cơ bản cho việc hình thành giải pháp hoàn thiện PLDN đáp
ứng yêu cầu cải cách TTHC và hội nhập quốc tế ở Việt Nam
4.2 Định hướng hoàn thiện PLDN đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC và hội nhập
quốc tế ở Việt Nam
4.3 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu cải cách
TTHC và hội nhập quốc tế ở Việt Nam
4.3.1. Hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp về thủ tục thành lập doanh nghiệp
4.3.2. Hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp về thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp
110
110
116
122
122
143
4.3.3. Hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp về thủ tục giải thể doanh nghiệp
KẾT LUẬN
146
151
TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cải cách TTHC là một trong số giải pháp cơ bản nhất để hoàn thiện môi trường đầu tư,
kinh doanh, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và tăng cường hiệu lực, hiệu
quả QLNN ở Việt Nam thời kỳ hội nhập. Tiến trình cải cách TTHC đó không thể tách rời
với yêu cầu hoàn thiện PLDN vì các quy định PLDN ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cải
cách TTHC và việc thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp. Thực tiễn đã khẳng định
những thành tựu của cải cách TTHC thời gian qua ở Việt Nam có một phần đảm bảo quan
trọng từ sự đổi mới của PLDN. Sự thông thoáng của thủ tục gia nhập thị trường tại Luật DN
1999 và Luật DN 2005 đã góp phần tích cực cải thiện MTKD Việt Nam trên trường quốc tế.
Các báo cáo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) và Tổ
chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) về MTKD, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu
đã có những nhận định tích cực về TTHC đối với doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là
những điểm mới của PLDN về thủ tục thành lập doanh nghiệp đã tạo hành lang pháp lý
thuận lợi cho NĐT gia nhập thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả tích cực trên, MTKD
của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sự ổn định cần thiết để thực sự làm an tâm
NĐT. Thứ hạng của Việt Nam thường không được cao và dễ bị tụt hạng. Việt Nam vừa tăng
10 bậc trong bảng xếp hạng của MTKD toàn cầu năm 2011 (hạng 92) của Ngân hàng thế
giới, liền sau đó bị tụt 6 bậc trong bảng xếp hạng năm 2012 (hạng 98) và tiếp tục bị tụt thêm
1 bậc trong bảng xếp hạng năm 2014 (hạng 99/189 nền kinh tế). Báo cáo về chỉ số năng lực
cạnh tranh toàn cầu năm 2012 của WEF chỉ ra thứ hạng của Việt Nam là 75/144 nền kinh tế
được khảo sát, tụt 10 bậc so với năm 2011, trong số 12 nhóm chỉ tiêu WEF đánh giá, Việt
Nam tụt hạng ở 9 nhóm, không có nhóm nào vượt được hạng 50 và phần lớn cận kề thứ
hạng 100. Nếu như ở báo cáo của WEF năm 2011, Việt Nam được các chuyên gia quốc tế
đánh giá cao ở sự ổn định kinh tế vĩ mô tăng 20 bậc, đến 2012 lại bị tụt tới 41 bậc.
Sự thiếu ổn định và bị đánh giá ở thứ hạng thấp trong xếp hạng về MTKD của Việt
Nam đã phản ánh thực trạng pháp luật đầu tư, kinh doanh còn nhiều vướng mắc, bất cập ảnh
hưởng tiêu cực đến quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đăng ký thành
lập dễ nhưng để chính thức đi vào hoạt động lại gặp nhiều khó khăn. Sự thiếu đồng bộ giữa
TTHC thông thoáng tại Luật DN 2005 và TTHC tại các đạo luật chuyên ngành, đạo luật đầu
tư đã gây nhiều trở ngại cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Tình trạng giấy phép kinh
2
doanh tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau với số lượng lớn, nhiều giấy phép “con” không
cần thiết đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư, kinh doanh, quyền tự do kinh doanh
của doanh nghiệp và hiệu quả cải cách TTHC ở Việt Nam. Trong hoàn cảnh đó, việc nghiên
cứu mối quan hệ giữa PLDN và cải cách TTHC là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu
sắc, phù hợp với yêu cầu đổi mới và hoàn thiện MTKD để đưa ra các giải pháp hoàn thiện
PLDN góp phần tích cực vào cải cách TTHC ở Việt Nam là đề tài nóng bỏng thu hút sự
quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa PLDN và cải cách TTHC cũng
như ý nghĩa lý luận và thực tiễn của vấn đề trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Pháp luật
doanh nghiệp trong mối quan hệ với cải cách cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam” để
làm Luận án tiến sĩ luật học cho mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án nghiên cứu đề tài Pháp luật doanh nghiệp trong mối quan hệ với cải cách thủ
tục hành chính ở Việt Nam nhằm giải quyết ba vấn đề cơ bản sau :
- Thứ nhất, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về PLDN và TTHC như nội dung quy định
PLDN về TTHC, nguyên tắc quy định PLDN về TTHC, các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn
thiện của PLDN về TTHC để bổ sung vào kho tàng lý luận về PLDN và TTHC ở Việt Nam.
Trên cơ sở đó, Luận án sẽ làm rõ mối quan hệ giữa PLDN về TTHC với cải cách TTHC,
đồng thời khẳng định cải cách TTHC đối với doanh nghiệp là giải pháp cơ bản để hoàn thiện
MTKD, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và tăng cường hiệu lực QLNN ở
Việt Nam trong điều kiện hội nhập.
- Thứ hai, đánh giá toàn diện thực trạng PLDN về TTHC, phát hiện được những thành
công và hạn chế của PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp đang
tác động tích cực và tiêu cực đến cải cách TTHC ở Việt Nam.
- Thứ ba, nêu lên các yêu cầu, định hướng hoàn thiện PLDN thúc đẩy cải cách TTHC
và các giải pháp hoàn thiện PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp,
góp phần mang lại sự hiệu quả hơn cho cải cách TTHC ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu đề tài Pháp luật doanh nghiệp trong mối quan hệ với cải cách thủ
tục hành chính ở Việt Nam chủ yếu nghiên cứu quy định tại Luật DN 2005 và các văn bản
thi hành Luật DN 2005 về TTHC đối với doanh nghiệp. PLDN có phạm vi điều chỉnh rộng,
3
tác động đến doanh nghiệp trên nhiều phương diện : thành lập, tổ chức quản trị và hoạt
động. Tuy nhiên, để đảm bảo nội dung chuyên sâu của đề tài nghiên cứu và phù hợp với yêu
cầu cải cách TTHC ở Việt Nam, nội dung nghiên cứu của Luận án được giới hạn ở những
quy định PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp. Luận án không
nghiên cứu PLDN về tổ chức quản trị và hoạt động của doanh nghiệp mà không liên quan
đến TTHC đối với doanh nghiệp.
Luận án không nghiên cứu toàn bộ TTHC đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực thuế, hải
quan, đất đai, lao động, nhà ở,.....tại các văn bản pháp luật chuyên ngành. Ngoài ra, việc tìm
hiểu, phân tích, đánh giá doanh nghiệp ở góc độ kinh tế, không liên quan đến pháp luật điều
chỉnh doanh nghiệp cũng nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của Luận án.
Luận án không nghiên cứu các quy định pháp luật chuyên ngành, pháp luật đầu tư điều
chỉnh việc thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp. Chỉ những doanh nghiệp được
thành lập, tổ chức lại và giải thể theo quy định tại Luật DN 2005 mới là đối tượng được
nghiên cứu trong nội dung Luận án. Việc thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp
trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, y tế, giáo dục…chịu sự
điều chỉnh của các Luật chuyên ngành cũng không thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận án.
Luận án chỉ nghiên cứu quy định PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể đối
với doanh nghiệp – là tổ chức kinh tế thành lập, hoạt động có mục đích lợi nhuận, bao gồm
công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Luận án không
nghiên cứu về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể đối với chủ thể kinh doanh không
được gọi là doanh nghiệp như HTX, liên hiệp HTX và hộ kinh doanh.
4. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu đề tài Pháp luật doanh nghiệp trong mối quan hệ với cải cách thủ
tục hành chính ở Việt Nam có đối tượng nghiên cứu là các quy định PLDN về thủ tục thành
lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp đang tác động đến doanh nghiệp và cải cách TTHC
ở Việt Nam. Việc phân tích, đánh giá thành công và hạn chế của thủ tục thành lập, tổ chức
lại và giải thể doanh nghiệp được Luận án nghiên cứu ở các quy định tại Luật DN các văn
bản thi hành Luật DN.
Về không gian nghiên cứu : Luận án nghiên cứu PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại
và giải thể doanh nghiệp được áp dụng đối với doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo
Luật DN trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam
4
Về thời gian nghiên cứu : Luận án nghiên cứu PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại
và giải thể doanh nghiệp do nhà nước Việt Nam ban hành trong giai đoạn đổi mới và hội
nhập kinh tế quốc tế từ năm 1990 đến nay
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về PLDN và TTHC được quy định trong PLDN, giải quyết được
mối quan hệ giữa quy định PLDN về TTHC với cải cách TTHC ở Việt Nam
- Phân tích được các lý do cơ bản phải tiến hành cải cách TTHC đối với doanh nghiệp
và các mục tiêu cơ bản cần đạt được từ cải cách TTHC đó.
- Làm rõ những mặt tích cực và hạn chế của quy định PLDN về thủ tục thành lập, tổ
chức lại và giải thể doanh nghiệp ảnh hưởng đến cải cách TTHC ở Việt Nam
- Nêu ra các giải pháp khoa học đề xuất với nhà nước hoàn thiện PLDN về thủ tục
thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp phục vụ cho việc đẩy mạnh cải cách TTHC ở
Việt Nam thời gian tới.
6. Điểm mới của Luận án
So với các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố trước đó, Luận án nghiên cứu đề
tài Pháp luật doanh nghiệp trong mối quan hệ với cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam
có một số điểm mới cơ bản sau :
Thứ nhất, Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên giải quyết các vấn đề lý luận cơ
bản về mối quan hệ giữa quy định PLDN với cải cách TTHC ở Việt Nam. Luận án phân tích
các nguyên tắc của quy định PLDN về TTHC, nội dung PLDN về TTHC, các tiêu chí đánh
giá mức độ hoàn thiện của PLDN về TTHC, nêu lên sự cần thiết để Việt Nam tiến hành cải
cách TTHC đối với doanh nghiệp và các mục tiêu đạt được từ cải cách TTHC đó. Đây là
những nội dung quan trọng được Luận án nghiên cứu và chưa được giải quyết ở nhiều công
trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước trước đó.
Thứ hai, Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên đánh giá toàn diện những thành
công và hạn chế của PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp ảnh
hưởng đến cải cách TTHC ở Việt Nam. Đây là vấn đề chưa được giải quyết ở nhiều công
trình nghiên cứu khoa học đi trước, nhất là sau sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành
viên của WTO từ cuối năm 2006 đến nay.
Thứ ba, Luận án là công trình khoa học đầu tiên đánh giá thực trạng pháp luật đăng ký
doanh nghiệp Việt Nam sau 4 năm thực thi Nghị định 43/2010/NĐ-CP với những thành
5
công và hạn chế nhất định của Nghị định 43/2010/NĐ-CP. Luận án nhấn mạnh đến các
vướng mắc pháp lý trong các quy định về đối tượng ĐKDN, tên doanh nghiệp, sự mâu thuẫn
giữa thủ tục ĐKDN và thủ tục đầu tư tại Luật Đầu tư 2005 đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến
hiệu quả cải cách TTHC ở Việt Nam. Đây là những nội dung Luận án nghiên cứu mà chưa
được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu trước đó.
Thứ tư, Luận án nghiên cứu pháp luật về giấy phép kinh doanh ảnh hưởng đến việc
thành lập, hoạt động của doanh nghiệp, cải cách TTHC ở Việt Nam. Từ đó, nêu lên các giải
pháp hoàn thiện pháp luật về giấy phép kinh doanh nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh
của doanh nghiệp, phù hợp với yêu cầu cải cách TTHC ở Việt Nam mà chưa được giải quyết
ở các công trình nghiên cứu đi trước.
Thứ năm, Luận án nêu ra các giải pháp hoàn thiện PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức
lại và giải thể doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC, đảm bảo quyền tự do kinh
doanh của doanh nghiệp ở Việt Nam. Các giải pháp khoa học trên được hình thành sau quá
trình đúc kết thực tiễn thi hành PLDN về TTHC mà chưa được giải quyết ở nhiều công trình
nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước trước đó.
7. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau để tiếp cận với nội dung đề tài :
- Phương pháp phân tích
Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong nội dung Luận án, với mục đích
phân tích nội dung quy định PLDN chứa đựng trong các văn bản QPPL do nhà nước ban
hành để hiểu rõ cụ thể những quy định về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh
nghiệp và cách thức, hiệu quả thực hiện những quy định đó trên thực tế như thế nào. Phương
pháp phân tích còn được Luận án sử dụng để diễn giải, giải thích các luận cứ khoa học, quan
điểm của tác giả đưa ra trong Luận án là có căn cứ, phù hợp và tính khả thi cao.
Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp phân tích còn giúp Luận án kiểm chứng lại các
nguồn tài liệu, thông tin Luận án sử dụng từ các Báo cáo của Ngân hàng thế giới, Diễn đàn
Kinh tế thế giới, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế. Từ đó Luận án phân tích, đánh giá
mức độ phù hợp với các quy định PLDN và thực tiễn thi hành PLDN ở Việt Nam nhằm đảo
bảo độ tin cậy của các số liệu công bố đó.
6
- Phương pháp so sánh
Bên cạnh phương pháp phân tích, Luận án còn sử dụng phương pháp so sánh nhằm
giúp cho độc giả có một cái nhìn toàn diện hơn về những tiến bộ của quy định PLDN về thủ
tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp so với các quy định ban hành trước đó.
Trên cơ sở đó, chỉ ra được những đóng góp tích cục của PLDN đến cải cách TTHC ở Việt
Nam. Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp so sánh rất cần thiết để giúp Luận án tìm hiểu về
những điểm tương đồng và khác biệt giữa PLDN Việt Nam với PLDN một số quốc gia khác
trên thế giới quy định về TTHC đối với doanh nghiệp. Để từ đó, Luận án có thể tiếp thu
những quy định tiến bộ và đề xuất với nhà nước chọn lọc, vận dụng cho việc hoàn thiện quy
định PLDN về TTHC ở Việt Nam. Trong trường hợp này, việc sử dụng phương pháp so
sánh có ý nghĩa quan trọng giúp cho các giải pháp Luận án đưa ra không những phù hợp với
thực tại kinh tế Việt Nam, mà còn phù hợp với các quy định chung của thế giới trong bối
cảnh hội nhập.
- Phương pháp chứng minh
Đây là phương pháp được Luận án sử dụng để làm sáng tỏ các luận cứ khoa học của
công trình nghiên cứu, giải quyết mối liên hệ giữa quy định PLDN về TTHC và thực tiễn thi
hành các quy định đó nhằm phục vụ cho việc đánh giá những thành công và hạn chế của
PLDN tác động đến cải cách TTHC ở Việt Nam thời gian qua.
- Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê được Luận án sử dụng nhằm trình bày các số liệu cụ thể về tình
hình doanh nghiệp, số lượng TTHC, giấy phép kinh doanh đang áp dụng đối với doanh
nghiệp ở Việt Nam và ở một số quốc gia khác trên thế giới. Luận án sử dụng phương pháp
thống kê còn nhằm mục đích hỗ trợ cho việc phân tích, đánh giá mức độ hiệu quả thực thi
quy định PLDN về TTHC đến cải cách TTHC ở Việt Nam.
- Phương pháp hệ thống hóa
Luận án sử dụng phương pháp hệ thống hóa nhằm mục đích trình bày một cách chặt
chẽ, có logich nội dung của Luận án, quy định PLDN về TTHC tại Luật DN và các văn bản
dưới luật thi hành Luật DN. Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp hệ thống hóa còn giúp
Luận án khái quát lại các quan điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu đi trước, trên
cơ sở đó đưa ra các nhận xét, bình luận, tiếp thu có chọn lọc để chuyển hóa vào nội dung của
Luận án, đảm bảo các giải pháp của Luận án có tính kế thừa, hợp lý và tính khoa học cao.
7
Hướng tiếp cận nghiên cứu của Luận án
- Trân trọng các kết quả nghiên cứu trong các công trình khoa học trong nước trước
đó liên quan đến đề tài của Luận án, Luận án sẽ kế thừa có chọn lọc các quan điểm khoa học
phù hợp với thực tiễn Việt Nam, với mục tiêu nghiên cứu của Luận án, lấy đó làm cơ sở
phân tích, đánh giá vận dụng thành các giải pháp hoàn thiện PLDN về TTHC phục vụ cho
cải cách TTHC ở Việt Nam.
- Nghiên cứu quy định PLDN về TTHC ở các nước ảnh hưởng đến môi trường đầu tư,
kinh doanh, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và chọn lọc quy định PLDN phù hợp với
Việt Nam để có thể áp dụng ở Việt Nam trong thời gian tới.
- Luận án sử dụng các giá trị công trình nghiên cứu khoa học của nước ngoài, số liệu
thống kê do các tổ chức có uy tín trên thế giới, ở Việt Nam công bố trên các phương tiện
thông tin đại chúng để phân tích, bình luận, so sánh giữa quá khứ và hiện tại, giữa Việt Nam
và các nước nhằm làm nổi bật những ưu điểm và hạn chế của quy định PLDN về TTHC ở
Việt Nam. Mặt khác, các giải pháp, ý kiến của các nhà khoa học nước ngoài liên quan đến
cải cách TTHC, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, mở rộng quyền tự do kinh doanh
của doanh nghiệp cũng là thông tin, nguồn tài liệu quý báu để Luận án chọn lọc, tiếp thu và
đề xuất với nhà nước Việt Nam hoàn thiện PLDN đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Ở Việt Nam, đây là đề tài nghiên cứu khoa học đầu tiên về mối quan hệ giữa PLDN với
cải cách TTHC. Nghiên cứu đề tài này, Luận án sẽ cung cấp một dung lượng đáng kể thông
tin có giá trị về cơ sở lý luận của quy định PLDN về TTHC, trở thành tài liệu tham khảo cho
việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn Luật Kinh tế, Luật Thương mại, Luật Doanh
nghiệp và Luật Hành chính ở Việt Nam. Ngoài ra, việc đánh giá toàn diện PLDN về thủ tục
thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp với những thành công và hạn chế nhất định
tác động đến cải cách TTHC, từ đó nêu ra các giải pháp hoàn thiện PLDN về TTHC có ý
nghĩa thực tiễn sâu sắc giúp cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam tham khảo để
đưa ra các quyết sách hoàn thiện PLDN phục vụ cho cải cách TTHC và nâng cao hiệu quả
QLNN đối với doanh nghiệp ở Việt Nam.
8
9. Kết cấu của Luận án.
Ngoài phần Lời nói đầu, Tài liệu tham khảo, Kết luận và Chương 1 của Luận án dành
để trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, nội dung của Luận án được
chia thành các Chương sau :
- Chương 2 của Luận án trình bày những vấn đề lý luận chung về PLDN và TTHC
được quy định trong PLDN, các nguyên tắc đặt ra cho quy định PLDN về TTHC và sự cần
thiết của cải cách TTHC đối với doanh nghiệp. Trong đó, Luận án nêu lên những ảnh hưởng
của PLDN về TTHC đến cải cách TTHC và các mục tiêu cơ bản cần đạt được của cải cách
TTHC đối với doanh nghiệp ở Việt Nam.
- Chương 3 của Luận án phân tích, đánh giá thực trạng PLDN về TTHC ảnh hưởng đến
cải cách TTHC ở Việt Nam. Những kết quả đạt được của PLDN về thủ tục thành lập, tổ
chức lại và giải thể doanh nghiệp được Luận án làm sáng tỏ với các số liệu thực tế chứng
minh và phân tích quy định pháp lý cụ thể. Bên cạnh đó, Luận án cũng chỉ ra những hạn chế
của PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp cũng như nguyên nhân
của những hạn chế đó để làm cơ sở giúp Luận án nêu ra các giải pháp hoàn thiện PLDN đáp
ứng yêu cầu cải cách TTHC và hội nhập quốc tế ở Việt Nam.
- Chương 4 của Luận án nêu lên các yêu cầu và định hướng cho việc hoàn thiện PLDN
đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC và hội nhập quốc tế ở Việt Nam. Luận án đề xuất nhiều giải
pháp khoa học hoàn thiện quy định PLDN về TTHC trong các lĩnh vực thành lập, tổ chức lại
và giải thể doanh nghiệp.
9
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CÂU HỎI NGHIÊN
CỨU VÀ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Bối cảnh và sự cần thiết của việc nghiên cứu thủ tục hành chính đối với thành
lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp
Cải cách thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp là giải pháp quan trọng
để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đảm bảo sự tự do kinh tế, tự do kinh doanh cho
doanh nghiệp đã có từ lâu trong chính sách của các quốc gia và các học thuyết kinh tế. Cuộc
đại suy thoái kinh tế 1929 – 1933 đã chứng minh sự thắng thế của mô hình kinh tế theo học
thuyết Keynes – trường phái trọng cầu, với sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước vào thị
trường để hạn chế các khuyết tật thị trường từ hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc khủng
hoảng dầu lửa 1973 kéo theo sự đình trệ kinh tế ở thập niên 1970 do sự trì trệ, kém hiệu quả
của hệ thống bộ máy nhà nước ngày càng cồng kềnh làm cho học thuyết của Keynes bị lu
mờ, dẫn đến sự ra đời và hưng thịnh của các học thuyết kinh tế mới – chủ nghĩa tự do mới
(newclassical), xuất phát từ lý thuyết kinh tế laissez-faire (tự do kinh doanh) của Milton
Friedman. Các trào lưu kinh tế học trọng cung, chủ nghĩa trọng tiến, kinh tế thị trường xã hội
Đức, trường phái REM hay mô hình kinh tế tư bản tự do Anglo-Saxon (học thuyết Reegan –
Thatcher) phát triển mạnh trong thập niên 80 của thế kỷ XX. Đặc trưng cơ bản của các trào
lưu này là đề cao tự do hóa kinh tế, giảm sự can thiệp của nhà nước xuống mức thấp nhất,
loại bỏ mọi giám sát cho giới doanh thương, cải cách hành chính, đẩy mạnh tư hữu hóa khu
vực kinh tế công và khôi phục vai trò thống trị của thị trường.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã đặt ra yêu cầu cấp thiết để thế giới đánh giá
lại mối quan hệ giữa tự do kinh tế, tự do kinh doanh của doanh nghiệp với vai trò quản lý
kinh tế của nhà nước. Đối phó với khủng hoảng kinh tế này, các quốc gia thường đưa ra hai
giải pháp quan trọng song song nhau :
Một là, có sự can thiệp của nhà nước bằng cách sử dụng biện pháp tài chính cần thiết
để giải cứu doanh nghiệp và nền kinh tế. Hoa Kỳ có gói cứu trợ hơn 1.000 tỷ USD hỗ trợ
doanh nghiệp và nền kinh tế trong năm 2008 và 2009. Liên minh Châu Âu (EU) có gói cứu
trợ kinh tế cho 27 quốc gia thành viên khoảng 750 tỷ euro.1
Nhật Bản cũng có gói cứu trợ
1
Nguồn : Có thể truy cập tại www.vfinance.vn/m33/sm37/n35814 , thứ ba ngày 11/05/2010
10
kinh tế rất lớn lên đến 5.050 tỷ JPY (tương đương 1.186.390 tỷ VND).2
Song, biện pháp giải
cứu này không phải quốc gia nào cũng có điều kiện thuận lợi để thực hiện mà phụ thuộc vào
tiềm lực tài chính của quốc gia đó, hơn nữa, khoản tài chính giải cứu thường rất lớn. Theo
ước tính, để ngăn chặn tác động của khủng hoảng kinh tế, các quốc gia phải cam kết chi số
tiền khổng lồ khoảng 3.200 tỷ USD.3
Điều đó gây bất lợi cho các quốc gia, nhất là trong bối
cảnh nợ công của nhiều quốc gia đang ở mức cao báo động như hiện nay.
Hai là, tiến hành các cải cách thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp
nhằm rút ngắn quy trình làm thủ tục, cắt giảm chi phí tài chính, bỏ bớt giấy tờ và các điều
kiện kinh doanh không cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp gia nhập, rút lui khỏi thị trường
hoặc tái cấu trúc doanh nghiệp được thuận lợi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc
làm cho xã hội. Nói cách khác, các quốc gia phải tiến hành cải cách thể chế MTKD trong
lĩnh vực thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền tự do kinh
doanh và tăng cường hiệu lực QLNN đối với doanh nghiệp. Giải pháp này không tiêu tốn
nhiều nguồn lực tài chính của các quốc gia, nhưng đòi hỏi sự kịp thời, khoa học trong chính
sách, tạo cơ chế thoáng cho doanh nghiệp thành lập, hoạt động trong nền kinh tế.
Trong bối cảnh đó, cải cách TTHC đối với doanh nghiệp ở các quốc gia không ngừng
được đẩy mạnh. Năm 2010, theo thống kê của WB, đã có 216 cải cách thể chế MTKD ở 174
nền kinh tế, có 41 quốc gia cải cách thủ tục thành lập doanh nghiệp.4
Năm 2011, 125 nền
kinh tế đã thực hiện 245 cải cách thể chế MTKD, tăng 13% so với năm 2011, có 53 quốc gia
cải cách thủ tục thành lập doanh nghiệp.5
Indonesia áp dụng thủ tục thành lập doanh nghiệp
mới cho phép NĐT có thể được cấp cùng lúc giấy chứng nhận ĐKKD và giấy phép kinh
doanh. Malaysia thực thi thủ tục hợp nhất công ty, thủ tục đăng ký lao động, thủ tục thuế tại
một đầu mối. Một số nước Châu Phi như Liberia và Mali đã áp dụng thủ tục thành lập doanh
nghiệp theo cơ chế “một cửa” để cấp ĐKKD cho doanh nghiệp dễ dàng hơn.
Năm 2012, 108 nền kinh tế thực hiện 201 cải cách thể chế MTKD, có 36 quốc gia cải
cách thủ tục thành lập doanh nghiệp. Năm 2013 có 238 cải cách thể chế MTKD ở 114 nền
kinh tế, tăng 18% so với năm 2013. Nga, Philippines, Ukcraine, Rwanda, Kosovo,
2
Nguồn : Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27/10/2010, trang 16.
3
Xem : Nguyễn Minh Quang và Đoàn Xuân Thuỷ (đồng chủ biên) : “Chính sách ứng phó với khủng hoảng kinh tế của
Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2010, trang 27.
4
Nguồn : www.doingbusiness.org, 2011
5
Nguồn : www.doingbusiness, 2013
11
Guatemala, Burundi là những nền kinh tế cải cách bậc nhất, có 51 quốc gia cải cách thủ tục
thành lập doanh nghiệp.6
Ở thủ tục đóng cửa doanh nghiệp (closing a business), trong giai đoạn 2009 - 2013 đã
có 92 cải cách ở 62 nền kinh tế. Năm 2013, có 12 cải cách thủ tục đóng cửa doanh nghiệp ở
Italia, Israel, Philippines, Rwanda, Ukraine,…7
Trong vòng 7 năm, các nước Nam Á đã rút
ngắn thời gian giải quyết đóng cửa doanh nghiệp từ 4.2 năm vào thời điểm năm 2006 xuống
chỉ còn 3.4 năm vào thời điểm năm 2012. Các nước Mỹ Latin và Caribe rút ngắn từ 3.5 năm
xuống còn 3.2 năm, chi phí đóng cửa doanh nghiệp giảm từ 17% xuống còn 16%.
Tóm lại, hoạt động cải cách thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp trên
thế giới thời gian qua có một số điểm đáng chú ý sau :
- Thứ nhất, các cải cách thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp được
tiến hành với hai nội dung chính : giảm bớt số lượng thủ tục và rút ngắn thời gian giải quyết
thủ tục thành lập và giải thể doanh nghiệp cho NĐT. Các cải cách đó được các quốc gia tiến
hành chủ yếu trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp với các chương trình cải cách thủ tục
ĐKDN (ĐKKD), cấp phép kinh doanh và đăng ký thuế, đảm bảo cho doanh nghiệp phát huy
được quyền tự do kinh doanh của họ trong điều kiện kinh tế thị trường và chủ thể thụ hưởng
kết quả tích cực từ những cải cách đó là doanh nghiệp,
- Thứ hai, các quốc gia sử dụng biện pháp cải cách thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải
thể doanh nghiệp như một giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu lực QLNN, thể hiện chức
năng của nhà nước điều tiết nền kinh tế, can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp khi cần
thiết nhằm hạn chế các khuyết tật thị trường từ hoạt động của doanh nghiệp, tránh các đỗ vỡ
kinh tế gây hậu quả xấu cho xã hội.
- Thứ ba, cải cách thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp ở nhiều nền
kinh tế nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh để trong thu
hút đầu tư. Các cải cách đó dù được tiến hành với nhiều cách thức, phương pháp khác nhau
nhưng gắn kết chặt chẽ với yêu cầu hoàn thiện quy định pháp luật về thủ tục thành lập, tổ
chức lại và giải thể doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, cải cách thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp là chính
sách lớn của nhà nước Việt Nam trong thời kỳ đổi mới kinh tế và hội nhập. Từ giữa năm
6
Nguồn : www.doingbusiness, 2014
7
Nguồn : www.doingbusiness, 2014
12
2006, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về cải cách TTHC trong ba lĩnh vực này nhờ
quy định tiến bộ tại Luật DN 2005, Nghị định 43/2010/NĐ-CP và Nghị định 102/2010/NĐ-
CP. Việt Nam đã hợp nhất thủ tục ĐKKD với đăng ký thuế thành thủ tục ĐKDN theo
phương thức “2 trong 1”, giúp việc thành lập doanh nghiệp được nhanh chóng hơn. Thời hạn
ĐKDN, tổ chức lại doanh nghiệp được rút ngắn chỉ còn 5 ngày. Việc chuyển đổi doanh
nghiệp được mở rộng đến doanh nghiệp tư nhân. Các giấy tờ trong hồ sơ tổ chức lại, giải thể
doanh nghiệp được lược bớt, phù hợp hơn đã có tác động tích cực thúc đẩy quá trình tái cấu
trúc nền kinh tế.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả tích cực trên, thủ tục thành lập và giải thể doanh nghiệp ở
Việt Nam so với mặt bằng chung của thế giới vẫn còn khoảng cách khá xa. Thứ hạng của
Việt Nam trên trường quốc tế ở các tiêu chí này thường thấp và thiếu ổn định. Thủ tục
ĐKDN tuy dễ nhưng TTHC khác đi kèm lại phức tạp, ảnh hưởng bất lợi đến việc thành lập
doanh nghiệp của NĐT. Các quy định về điều kiện kinh doanh và GPKD có chiều hướng bị
siết chặt, gây trở ngại lớn cho doanh nghiệp thành lập và hoạt động.
Từ thực tiễn trên đã đặt ra nhiều vấn đề lý luận cho khoa học pháp lý phải giải quyết để
hoàn thiện PLDN đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC ở Việt Nam, đó là :
- Cần thiết phải đánh giá lại toàn diện những mặt tích cực và hạn chế của các quy định
PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp, để có giải pháp hoàn thiện
giúp đẩy nhanh, có hiệu quả cải cách TTHC ở Việt Nam.
- Nhiều quy định về điều kiện kinh doanh và GPKD vẫn còn cản trở quá trình thành
lập và hoạt động của doanh nghiệp. Để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp
và đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC, cần có giải pháp đề xuất loại bỏ những điều kiện kinh
doanh và GPKD không còn phù hợp đó, tạo sự thông thoáng cho MTKD.
- Cần đánh giá lại đối tượng doanh nghiệp được áp dụng thủ tục tổ chức lại doanh
nghiệp trong quy định PLDN hiện hành nhằm tạo điều kiện cho các loại hình doanh nghiệp
có cơ hội bình đẳng với nhau trong quá trình tổ chức lại doanh nghiệp.
- Việc áp dụng quy định mới về ĐKDN tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP đã có tác động
tích cực nhất định đến cải cách TTHC. Thực tế đó đặt ra yêu cầu cần thiết phải luật hóa quy
định thủ tục ĐKDN áp dụng cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong thời gian
tới ở Việt Nam.
13
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thủ tục hành chính đối với thành lập, tổ chúc
lại và giải thể doanh nghiệp.
1.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
Trước và sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, đã có nhiều
công trình nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng MTKD, thực trạng PLDN và QLNN
liên quan đến thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp. Luận án xin điểm qua
một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau :
Báo cáo “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2012 của Việt Nam : Đánh giá chất
lượng điều hành kinh tế để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp” do Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID/VNCI) phối
hợp tiến hành. Báo cáo khảo sát trên 8.053 doanh nghiệp ở 63 tỉnh, thành của Việt Nam về
chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đo lường 9 lĩnh vực điều hành kinh tế tác động đến
sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và kết quả được công bố vào tháng 03 năm 2012.
Một địa phương sẽ được coi là thực hiện tốt tất cả 9 chỉ số thành phần nếu có : (1) Chi phí
gia nhập thị trường thấp, (2) Tiếp cận đất đai dễ dàng, (3) MTKD minh bạch và thông tin
kinh doanh công khai, (4) Chi phí không chính thức thấp, (5) Thời gian thanh tra, kiểm tra
và thực hiện các quy định TTHC nhanh chóng, (6) Lãnh đạo chính quyền tỉnh năng động,
sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp, (7) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát
triển, chất lượng cao, (8) Chính sách đào tạo lao động tốt, (9) Thủ tục giải quyết tranh chấp
công bằng, hiệu quả. Trong Báo cáo 2012, Đồng Tháp, An Giang và Lào Cai là 3 địa
phương đứng đầu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam. Kết quả khảo sát chỉ rõ trong
năm 2012 các địa phương ở Việt Nam đã có những cải cách quan trọng như : Rút ngắn thời
gian cấp ĐKDN và GPKD, giảm thời gian thực hiện TTHC, tăng cường công tác cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất và giảm chi phí không chính thức khi giải quyết TTHC cho
doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát, doanh nghiệp đánh giá còn một số hạn chế
như : niềm tin và mức độ sử dụng các thiết chế pháp lý của tỉnh cũng như tính năng động và
thái độ của lãnh đạo tỉnh đối với khối kinh tế tư nhân bị giảm sút, mức độ sử dụng dịch vụ
hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh bị giảm so với năm 2011. Nhìn chung, Báo cáo về năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh do USAID và VCCI tiến hành có một phần nội dung đánh giá về thực
trạng TTHC, chính sách của các địa phương đối với doanh nghiệp, chưa đi sâu phân tích,
14
đánh giá thực trạng quy định PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh
nghiệp ở Việt Nam
Báo cáo đánh giá “Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam
(PAPI) 2012 : Đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân” do Trung tâm Nghiên cứu
phát triển và hỗ trợ cộng đồng (CECODES), Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu
khoa học Mặt trận tổ quốc Việt Nam (VFF-CRT) và Chương trình Phát triển của Liên hiệp
quốc (UNDP) phối hợp tiến hành. Báo cáo tiến hành khảo sát trên 13.747 người dân ở 63
tỉnh, thành của Việt Nam và công bố kết quả vào tháng 05 năm 2013. Chỉ số PAPI của Việt
Nam là công cụ mang tính tiên phong trong việc tiếp thu ý kiến phản hồi của người dân về
hiệu quả công tác điều hành, quản lý và cung cấp dịch vụ công của khu vực nhà nước ở 6
trục nội dung : tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch; kiểm soát tham
nhũng trong lĩnh vực công; TTHC công; trách nhiệm giải trình với người dân và cung ứng
dịch vụ công. Theo kết quả đánh giá của PAPI 2012, có 4 trục nội dung có mức tăng nhẹ là :
kiểm soát tham nhũng, công khai minh bạch, cung ứng dịch vụ công và trách nhiệm giải
trình với người dân. Đánh giá của chỉ số PAPI 2012 cho thấy tham nhũng vặt và hối lộ ở
nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế và có chiều hướng gia tăng gây lo ngại cho doanh nghiệp và
người dân. Ở thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tăng lên 32% so với 21% của
năm 2011, 17% người dân được hỏi trả lời có chung chi để được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, chi phí phi chính thức cho một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 123.000
đồng và ở một trường hợp điển hình có thể lên đến 104 triệu đồng. Năm 2012, có 8 địa
phương đạt từ 40 điểm trở lên so với 3 của năm 2011 (Đà Nẳng, Quảng Bình, Quảng Trị,
Bình Định, Bà Rịa – Vũng Tàu, Nam Định, Long An, Thái Bình). Ba tỉnh đứng đầu của chỉ
số PAPI 2012 là Quảng Bình, Thái Bình và Bình Định và ba tỉnh đứng cuối là Khánh Hòa,
Kiên Giang, Bạc Liêu, Thành phố Hồ Chí Minh đứng giữa bảng xếp hạng. Trong 4 loại
TTHC công được đo lường (thủ tục công chứng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
cấp phép xây dựng và TTHC ở cấp xã, phường) thủ tục cấp giấy chúng nhận quyền sử dụng
đất được người dân đánh giá còn nhiều phức tạp và có điểm số thấp nhất. Báo cáo đánh giá
PAPI 2012 dựa trên khuôn khổ pháp luật Việt Nam và phù hợp với bối cảnh kinh tế của Việt
Nam có ý nghĩa lớn giúp cho nhà nước Việt Nam tham khảo để có những giải pháp hoàn
thiện hoạt động QLNN, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công, phòng chống tham
nhũng và đẩy mạnh các chương trình cải cách TTHC hiệu quả hơn ở Việt Nam.
15
Cuốn sách "Báo cáo đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam : Kết quả điều tra
doanh nghiệp nhỏ và vừa 2011" do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM)
phối hợp với Khoa Kinh tế Đại học Copenhaghen Đan Mạch (DoE), Viện Khoa học Lao
động và Xã hội (ILSSA) và Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển thế giới thuộc Trường Đại
học Liên hiệp quốc (UNU-WIDER) tiến hành, được Nhà xuất bảo Lao động – Xã hội phát
hành năm 2012. Báo cáo dựa trên mẫu khảo sát ở 2.449 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên 10
tỉnh, thành ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 6 – tháng 8 năm 2011. Kết quả khảo
sát công bố vào tháng 11 năm 2012 đã nêu lên những mặt tích cực và hạn chế của môi
trường đầu tư, kinh doanh đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.
Bên cạnh chịu sự tác động bất lợi bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu (61,2% doanh nghiệp
khảo sát trả lời có), doanh nghiệp Việt Nam còn chịu nhiều gánh nặng về TTHC và thuế. Sự
phức tạp và thiếu minh bạch của TTHC ở Việt Nam khiến nhiều doanh nghiệp phải chi các
khoản phi chính thức để đối phó với TTHC trong các lĩnh vực cấp phép kinh doanh, thuế và
dịch vụ công khác. Báo cáo bày tỏ sự quan ngại về tình hình tham nhũng đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam có chiều hướng gia tăng, gây bất lợi cho việc thành lập và
hoạt động của doanh nghiệp. Nhìn chung, Báo cáo trên của CIEM – DoE – ILSSA – UNU-
WIDER giúp độc giả có cái nhìn tổng quan về đặc điểm MTKD ở Việt Nam ảnh hưởng đến
doanh nghiệp nhỏ và vừa dưới góc độ điều tra xã hội học, việc nghiên cứu quy định pháp
luật về TTHC đối với doanh nghiệp chưa được tìm thấy trong công trình nghiên cứu này.
Báo cáo tổng hợp “Rà soát pháp luật kinh doanh” do Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với dự án USAID (hỗ trợ thi hành pháp luật về hội nhập
kinh tế của Hoa Kỳ) thực hiện. Kết quả được công bố vào tháng 11 năm 2011 ở Việt Nam.
Báo cáo được đưa ra dựa trên cơ sở rà soát, đánh giá 16 đạo luật và các văn bản hướng dẫn
của Chính phủ có quy định liên quan, tác động nhiều nhất và có nhiều vướng mắc đối với
hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay, trong đó có Luật DN 2005,
Luật Đầu tư, Luật Thương mại,….Đánh giá hiệu quả thực thi pháp luật về TTHC đối với
doanh nghiệp, Báo cáo đã chỉ ra những mặt tích cực của Luật DN 2005 với những quy định
thông thoáng về thủ tục thành lập đã đảm bảo yêu cầu hội nhập, quyền tự do kinh doanh của
doanh nghiệp và hiệu lực QLNN. Tuy nhiên, Luật DN 2005 cũng còn những hạn chế nhất
định như quy định về thủ tục buộc doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở
chính với cơ quan ĐKKD trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
16
ĐKDN; thủ tục thông báo cho cơ quan ĐKKD việc thành viên thay đổi, loại tài sản góp vốn
đã cam kết, thủ tục thông báo cho cơ quan ĐKKD về việc hình thành cổ đông lớn tại công ty
cổ phần…Theo Báo cáo, những thủ tục trên là hoạt động quản lý nội bộ của doanh nghiệp,
thể hiện sự can thiệp quá mức cần thiết của cơ quan nhà nước vào hoạt động của doanh
nghiệp, làm tăng gánh nặng chi phí TTHC cho doanh nghiệp. Ngoài ra, sự thiếu thống nhất,
bất hợp lý giữa các quy định tại Luật DN 2005 và Luật Đầu tư, Luật chuyên ngành về thủ
tục thành lập, cấp phép đầu tư cũng được Báo cáo chỉ ra để giúp độc giả có cái nhìn toàn
diện hơn về mức độ hiệu quả của Luật DN 2005 qua hơn 5 năm thi hành ở Việt Nam.
Cuốn sách “Tự do kinh doanh và vấn đề bảo đảm quyền con người tại Việt Nam” do
GS.TS Mai Hồng Quỳ chủ biên, được Nhà xuất bản Lao động phát hành năm 2012. Bên
cạnh khái quát lại quá trình phát triển của PLDN Việt Nam trong việc thừa nhận và đảm bảo
quyền tự do kinh doanh cho công dân, nội dung cuốn sách còn phân tích thực trạng PLDN
ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của công dân. Những mặt tích cực của quy định
PLDN về thủ tục ĐKDN, chủ thể tham gia doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh, cũng
như những hạn chế của quy định PLDN về thành lập doanh nghiệp và hậu kiểm doanh
nghiệp được phân tích, đánh giá sinh động trong công trình nghiên cứu. Để củng cố và mở
rộng quyền tự do kinh doanh, tác giả cho rằng nhà nước có nghĩa vụ phải tạo môi trường
pháp lý thuận lợi cho cá nhân thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình. Những văn bản
pháp luật trái với nguyên tắc tự do kinh doanh, cản trở quyền tự do kinh doanh của công dân
đều phải được xem xét sửa đổi hay bãi bỏ. Ngoài ra, cần tiếp tục cải cách TTHC để cải thiện
môi trường đầu tư, kinh doanh, bảo đảm quyền tự do kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia để phát triển nền kinh tế nhanh và bền vững là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm của Chính phủ.
Cuốn sách “Hoàn thiện thể chế về môi trường kinh doanh của Việt Nam” do PGS.TS
Lê Danh Vĩnh chủ biên, được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành năm 2009, có nội
dung luận bàn khá nhiều về TTHC đối với doanh nghiệp ở Việt Nam. Thông qua sự phân
tích, đánh giá thực trạng MTKD dựa trên các số liệu thống kê của Diễn đàn kinh tế thế giới,
Ngân hàng thế giới và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tác giả đã chỉ ra những
tồn tại, hạn chế của MTKD ở Việt Nam trên nhiều phương diện khác nhau : từ những vướng
mắc, bất cập trong các quy định PLDN, pháp luật đầu tư, pháp luật lao động, pháp luật đất
đai, pháp luật tài chính đang tác động đến doanh nghiệp cho đến sự yếu kém của hoạt động
17
quản lý QLNN đối với doanh nghiệp, chính sách thu hút đầu tư vẫn còn nhiều điểm chưa
hợp lý. Đặc biệt, TTHC trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp, cấp phép đầu tư, xuất nhập
khẩu hàng hóa của doanh nghiệp dù được cải thiện nhưng vẫn còn phức tạp. Và để khắc
phục các tồn tại, hạn chế đó, cần tiếp tục cải cách TTHC đối với doanh nghiệp trên một số
lĩnh vực quan trọng như thành lập, giải thể doanh nghiệp, đăng ký tài sản và quyền sở hữu
tài sản, thủ tục đóng thuế và thủ tục hải quan. Đối với thủ tục cấp phép kinh doanh, cần thay
đổi căn bản nhận thức về vấn đề cấp phép theo nghĩa cấp phép là để được đăng ký hoạt
động, chứ không phải cơ chế “xin – cho”. Ngoài ra, cần bãi bỏ thủ tục, giấy tờ không thực sự
cần thiết nhằm rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động cấp phép
Cũng lấy nguồn cảm hứng từ việc gia nhập WTO tạo động lực thúc đẩy các chương
trình cải cách trong nước, cuốn sách “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa trong điều kiện Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới” do
TS. Nguyễn Văn Hậu và TS. Nguyễn Thị Thu Hà đồng chủ biên, được Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia phát hành năm 2009 lại đánh giá về MTKD ở góc độ khác. Đánh giá thực trạng
thể chế về doanh nghiệp tư nhân, theo các tác giả, thể chế nhà nước đã tạo môi trường pháp
lý thuận lợi hơn để doanh nghiệp tư nhân phát triển : Thủ tục xuất nhập khẩu ngày càng
thông thoáng, doanh nghiệp được quyền trực tiếp xuất khẩu những mặt hàng không cấm
hoặc không hạn chế số lượng. Việc rà soát các GPKD và điều kiện kinh doanh đối với
những ngành nghề có điều kiện….đang được tiếp tục. Các TTHC trực tiếp liên quan đến
doanh nghiệp như thủ tục hoàn thuế, hải quan, đất đai, xây dựng, công chứng,…ngày càng
được hoàn thiện theo hướng tập trung, đơn giản hóa, công khai, minh bạch. Tuy nhiên, vẫn
còn những quy định phân biệt đối xử chưa bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh
nghiệp nhà nước; TTHC còn rườm rà, phức tạp gây phiền hà cho doanh nghiệp; tính minh
bạch, công khai của các quy định pháp luật và các chế độ, chính sách còn thấp càng làm cho
các TTHC trở thành nỗi sợ hãi của người dân và doanh nghiệp. Để khắc phục những hạn chế
đó, cần phải công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý, tiếp tục cải cách việc
soạn thảo và ban hành văn bản pháp luật (cấp phép, đầu tư, thương mại, sở hữu trí tuệ) theo
hướng tinh giản, thực tiễn, đồng bộ, chuẩn mực có sự tham gia ý kiến rộng rãi của doanh
nghiệp, tiếp tục rà soát các GPKD hiện hành và điều kiện kinh doanh đối với những ngành
có điều kiện, tăng cường năng lực cho cơ quan ĐKKD.
18
Bài báo khoa học “Tự do kinh doanh : Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của PGS.TS.
Bùi Xuân Hải đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số ra tháng 05 năm 2011. Trong
công trình nghiên cứu này, tác giả đã phân tích, đánh giá về thực trạng một số quy định
PLDN tác động đến việc thành lập, hoạt động của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam.
Những tồn tại, hạn chế của các quy định PLDN như nhiều quy định còn chung chung, các
quy định về điều kiện kinh doanh và GPKD vẫn còn bất hợp lý, gây trở ngại cho việc gia
nhập thị trường của doanh nghiệp. Bằng sự phân tích kết hợp với các dẫn chứng thực tế
mang tính khoa học cao, tác giả đã giúp cho người đọc có một cái nhìn tổng quan về mối
quan hệ giữa quy định PLDN với việc đảm bảo và thực thi quyền tự do kinh doanh cho
doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập ở Việt Nam.
Bài báo khoa học “Một năm thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư : Mặt được,
chưa được và việc cần làm” của Thạc sĩ Nguyễn Đình Cung đăng trên Tạp chí Quản lý kinh
tế số ra tháng 08 năm 2007. Đánh giá sơ lược về tình hình thi hành Luật DN 2005 và Luật
Đầu tư 2005, tác giả nhấn mạnh đến nỗ lực của nhiều địa phương như Hà Nội, Sóc Trăng,
Bắc Ninh, Lâm Đồng, Bình Định, Hải Phòng đã thực hiện cơ chế một cửa liên thông “3
trong 1” trong ĐKKD, tạo thuận lợi và rút ngắn được thời gian và chi phí gia nhập thị trường
cho doanh nghiệp, đồng thời công tác rà soát các quy định về điều kiện kinh doanh và bãi
bỏ, kiến nghị bãi bỏ các loại GPKD không phù hợp cũng đạt được những tiến bộ nhất định.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả trên, tác giã đã chỉ ra 14 vướng mắc phát sinh trong quá trình
thi hành Luật DN và 07 vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành Luật Đầu tư như xác
nhận vốn pháp định cho doanh nghiệp, sự thiếu tương thích giữa Luật DN và Luật chuyên
ngành, hồ sơ giải thể doanh nghiệp chưa hợp lý, quy định về chuyển đổi doanh nghiệp còn
nhiều hạn chế. Trên cơ sở đó, tác giả đã nêu 05 giải pháp hoàn thiện PLDN và pháp luật đầu
tư nhằm thực hiện có hiệu quả hơn hai đạo luật quan trọng này ở Việt Nam.
Những điểm chung của các công trình nghiên cứu khoa học trong nước :
Dù thời gian, không gian nghiên cứu của các tác giả về tình hình ban hành và thực thi
PLDN, pháp luật đầu tư liên quan đến TTHC đối với doanh nghiệp ở Việt Nam không giống
nhau. Các đánh giá thực trạng thi hành PLDN, thực trạng cải cách TTHC và các giải pháp đề
xuất của các tác giả vẫn còn nhiều điểm khác biệt do góc nhìn của các tác giả và hướng giải
quyết vấn đề còn khác nhau. Tuy nhiên, có thể tìm thấy trong nội dung các công trình nghiên
cứu trong nước liên quan đến đề tài của Luận án một số điểm thống nhất chung sau :
19
- Thứ nhất, thừa nhận các quy định về TTHC đối với doanh nghiệp có ảnh hưởng
quan trọng đến quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quả cải cách TTHC ở Việt
Nam, chi phối quá trình thành lập, hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt, mức độ thông
thoáng của các quy định về thành lập doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của
chính sách thu hút đầu tư, mở cửa thị trường của Việt Nam.
- Thứ hai, hoàn thiện MTKD thông qua các chương trình cải cách TTHC là yêu cầu
cần thiết để Việt Nam gia tăng sức mạnh cạnh tranh cho nền kinh tế và quá trình hoàn thiện
đó phải gắn với việc hoàn thiện quy định pháp luật về TTHC đối với doanh nghiệp
- Thứ ba, năng lực và hiệu quả hoạt động QLNN đối với doanh nghiệp ở Việt Nam
được tăng cường đáng kể nhờ những thay đổi tích cực trong các quy định về TTHC tại Luật
DN 1999 và Luật DN 2005. Phương thức QLNN đối với doanh nghiệp chú trọng công tác
hậu kiểm hơn tiền kiểm, phù hợp với xu thế chung của thế giới và yêu cầu quản lý doanh
nghiệp trong tình hình mới.
- Thứ tư, nhiều đổi mới của PLDN về TTHC đã được ban hành và việc thực thi đạt
nhiều kết quả tích cực, giúp tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và mở rộng quyền tự do
kinh doanh cho doanh nghiệp. Song, nhiều quy định PLDN còn vướng mắc, bật cập ảnh
hưởng bất lợi đến MTKD và quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Biểu hiện rõ nhất là
sự thiếu thống nhất, đồng bộ giữa các văn bản pháp luật và số lượng GPKD vẫn còn nhiều,
phức tạp, cản trở cải cách TTHC và gây khó cho doanh nghiệp thành lập, hoạt động.
- Thứ năm, đã nêu ra nhiều giải pháp về mặt pháp lý, kinh tế, tài chính, nhân lực, cơ
sở vật chất kỹ thuật để cải thiện MTKD, góp phần đảm bảo tốt hơn quyền tự do kinh doanh
của doanh nghiệp. Các giải pháp đưa ra ít nhiều liên quan mật thiết đến việc hoàn thiện
PLDN, pháp luật đầu tư, pháp luật chuyên ngành về TTHC đối với doanh nghiệp. Các tác
giả có sự tán thành chung là phải tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật không phù hợp,
loại bỏ những TTHC đang gây cản trở cho việc thành lập, hoạt động của doanh nghiệp. Nhà
nước phải đẩy mạnh công tác rà soát các quy định về điều kiện kinh doanh, cấp phép kinh
doanh, xem đó là hoạt động quan trọng để cải thiện MTKD cho doanh nghiệp.
Những vấn đề còn bỏ ngỏ của các công trình nghiên cứu khoa học trong nước :
- Thứ nhất, chưa làm rõ nội hàm của quy định PLDN về TTHC và những ảnh hưởng
của PLDN về TTHC đến cải cách TTHC trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam.
20
- Thứ hai, chưa nghiên cứu trực tiếp các quy định PLDN trong mối quan hệ với cải
cách TTHC ở Việt Nam. Cách tiếp cận của các công trình nghiên cứu trong nước sử dụng
một phần quy định PLDN về TTHC để chứng minh cho nội dung nghiên cứu về những
thành công và hạn chế của PLDN trong việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh
nghiệp hoặc để đánh giá thực trạng MTKD, thực trạng QLNN đối với doanh nghiệp.
- Thứ ba, các giải pháp hoàn thiện PLDN phục vụ cho cải cách TTHC ở Việt Nam chưa
được hệ thống hóa đầy đủ. Các đề xuất cải cách TTHC đối với doanh nghiệp (nếu có)
thường được dàn trải trên nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế như hải quan, đất đai, lao
động, cấp phép thành lập, cấp phép đầu tư,..... Việc đi sâu nghiên cứu nêu ra giải pháp toàn
diện để hoàn thiện PLDN về TTHC chưa được đặt ra.
- Thứ tư, chưa đánh giá đầy đủ thực trạng ĐKDN tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP ở Việt
Nam. Hầu hết phân tích, đánh giá TTHC đối với doanh nghiệp được quy định tại Luật DN
1999 và Luật DN 2005 trước thời điểm tháng 06/2010. Trong khi đó, ít tìm thấy sự phân
tích, đánh giá thực trạng ĐKDN tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP từ thời điểm tháng 06/2010
về sau và những tiến bộ của Nghị định 102/2010/NĐ-CP, các nghị quyết của Chính phủ ban
hành trong năm 2010 quy định về thủ tục giải thể và tổ chức lại doanh nghiệp.
- Thứ năm, những tiến bộ và hạn chế của quy định PLDN về thủ tục giải thể và tổ chức
lại doanh nghiệp ít được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu hoặc nếu có chỉ được đề
cập với dung lượng khá khiêm tốn, chưa phản ánh đầy đủ thực trạng thủ tục tổ chức lại và
giải thể doanh nghiệp ở Việt Nam
1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới, nghiên cứu về TTHC đối với doanh nghiệp tại một quốc gia, vùng lãnh
thổ hoặc tại một khu vực nhất định nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện MTKD thu hút đầu
tư là đề tài có sức hấp dẫn lớn các nhà nghiên cứu. Những tiến bộ và hạn chế của TTHC tác
động đến doanh nghiệp và MTKD đã được các nhà khoa học, các tổ chức quốc tế tập trung
phân tích, đánh giá trên nhiều góc độ khác nhau, ở phương diện kinh tế, quản trị và luật
pháp, có thể nêu một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau :
Cuốn sách “Doing Business 2013 : Smarter regulations for small and medium size
enterprises” do Ngân hàng thế giới phát hành vào tháng 10 năm 2012. Bằng các khảo sát, đo
lường, thống kê với nhiều biểu đồ, bảng biểu minh chứng cho nhận định đưa ra, Ngân hàng
thế giới đã xếp hạng MTKD của 185 nền kinh tế trên thế giới ở 10 tiêu chí quan trọng.
21
Trong đó có nhiều tiêu chí về TTHC đối với doanh nghiệp như thủ tục thành lập, thủ tục nộp
thuế, thủ tục ngoại thương, thủ tục cấp phép xây dựng, thủ tục cấp điện năng và thủ tục đăng
ký tài sản của doanh nghiệp. Trong Báo cáo 2013, Ngân hàng thế giới tỏ ra quan ngại đối
với các quy định pháp luật về đăng ký tài sản và bảo vệ nhà đầu tư tại các quốc gia Trung
Đông và Bắc Phi – nơi có truyền thống hoạt động kinh tế của Chính phủ chi phối nền kinh tế
và thứ hạng trung bình của các quốc gia thuộc 2 khu vực này khá thấp là 97. Báo cáo này đã
phân tích về thứ hạng của Việt Nam ở 10 tiêu chí. Năm 2013, Việt Nam xếp hạng chung là
99/185 nền kinh tế. Riêng tiêu chí thành lập doanh nghiệp, Việt Nam xếp hạng 108/185 nền
kinh tế. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, NĐT ở Việt Nam phải trải qua đến 10 thủ
tục, mất khoảng 34 ngày để thành lập và đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động. Cũng ở tiêu chí
này, các quốc gia được đánh giá có số lượng thủ tục ít nhất và thời hạn thành lập doanh
nghiệp ngắn nhất là Newzealand - nhà đầu tư chỉ trải qua 1 thủ tục và mất 1 ngày để thành
lập doanh nghiệp, Australia là 2 thủ tục mất 2 ngày, Canada là 1 thủ tục mất 5 ngày. Ngược
lại, các quốc gia có số lượng thủ tục nhiều như Argentina (14 thủ tục), Philippines (16 thủ
tục), Brunei (15 thủ tục, mất đến 101 ngày để thành lập doanh nghiệp). Kết quả xếp hạng về
MTKD tại 185 nền kinh tế năm 2013 của Ngân hàng thế giới dù còn nhiều tranh luận, song
phần nào giúp cho các quốc gia đánh giá lại quy định PLDN về TTHC để có những điều
chỉnh kịp thời cải thiện MTKD cho doanh nghiệp.
Nhìn chung, Báo cáo đánh giá về MTKD toàn cầu 2013 của Ngân hàng thế giới chủ
yếu được khảo sát, tổng hợp bằng phương pháp trực quan dựa trên thực tế thi hành TTHC và
sự tiên liệu về hiệu quả thực thi pháp luật ở các quốc gia khảo sát. Việc đi sâu phân tích quy
định PLDN về TTHC đối với doanh nghiệp để phát hiện những ưu điểm và hạn chế của
chúng hoặc nêu ra những khuyến nghị thay đổi quy định PLDN cũng chưa được đặt ra.
Báo cáo “The Global Competitiveness Report : 2012 – 2013” do Diễn đàn Kinh tế thế
giới (WEF) tiến hành, khảo sát trên 144 nền kinh tế dựa trên bộ 12 tiêu chí (hạng mục trụ
cột) được chia thành 3 nhóm gồm : các yếu tố cơ bản, thúc đẩy hiệu quả và sự đổi mới của
nền kinh tế. Ở bộ chỉ tiêu các yếu tố cơ bản gồm có các yếu tố về thể chế/tổ chức, cơ sở hạ
tầng, môi trường kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục cơ bản. Trong Báo cáo 2012 của WEF, điểm
mạnh đáng kể nhất của kinh tế Việt Nam là thị trường lao động (hạng 51), quy mô thị trường
lớn (hạng 32) và hoạt động chăm sóc sức khỏe cũng như giáo dục cơ bản được đánh giá ở
mức thỏa đáng (hạng 64). Tuy nhiên, Việt Nam xếp hạng thấp nhất về môi trường kinh tế vĩ
22
mô, đứng ở vị trí thứ 106. Xếp hạng chung của Việt Nam ở cả nhóm các yếu tố cơ bản là
hạng 91. Trong phần nhận xét chi tiết về Việt Nam, Báo của WEF lưu ý : trong hai lần xếp
hạng gần nhất, Việt Nam đã tụt tổng cộng 16 bậc và hiện là nước có thứ hạng thấp thứ hai
trong số 8 thành viên ASEAN được khảo sát. Việt Nam đã để mất điểm tại 9 trong tổng số
12 hạng mục trụ cột của Báo cáo. Tất cả các hạng mục trụ cột của Việt Nam đều bị xếp hạng
dưới 50 và rất nhiều tiêu chí gần sát hạng 100. Theo WEF, nền kinh tế Việt Nam vẫn mong
manh và rất dễ biến động. Việt Nam đã tụt 41 bậc trong bộ tiêu chí về môi trường kinh tế vĩ
mô, xuống hạng 106 sau khi đã tăng 20 bậc trong lần xếp hạng trước. Cơ sở hạ tầng (xếp
hạng 95/114) của Việt Nam hiện đã bị quá tải do kinh tế tăng trưởng nhanh và sẽ tiếp tục là
thách thức lớn trong thời gian tới bất chấp đã được cải thiện trong vài năm gần đây. Ngoài
ra, mức độ tôn trọng đối với bản quyền và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chưa đầy đủ, chỉ được
ở các mức xếp hạng 113 và 123. Báo cáo đánh giá các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam
vẫn kém về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm giải trình đặc biệt yếu.
Báo cáo đánh giá về tình hình đơn giản hóa TTHC ở Việt Nam do Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế Châu Âu (OECD) công bố năm 2011 dưới dạng tài liệu văn bản, có tiêu
đề “Administrative simplification in Vietnam : Supporting the competitiveness of the
Vietnamese economy”. Trong Báo cáo này, OECD đánh giá cao kết quả giai đoạn 1 của Đề
án 30 về đơn giản hóa một bước TTHC ban hành kèm theo Quyết định 30/2007/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ đã đem lại cho doanh nghệp, cá nhân, tổ chức ở Việt Nam một MTKD
thuận lợi hơn để phát triển. Theo OECD, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống pháp luật của
mình nhằm tạo MTKD tốt hơn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việt Nam có những nhân
tố quan trọng đảm bảo cho sự thành công của công cuộc cải cách TTHC theo Đề án 30 là :
có sự quyết tâm của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam (Thủ tướng Chính phủ); có cách
tiếp cận toàn diện, phù hợp khi mà lần đầu tiên các TTHC của các cơ quan nhà nước được
tập hợp lại có hệ thống qua cơ sở dữ liệu quốc gia và được công bố rộng rãi trên internet cho
doanh nghiệp; có mục tiêu cụ thể cắt giảm 30% chi phí tuân thủ TTHC hiện hành; có sự
minh bạch và sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư trong việc phản hồi, đóng góp ý kiến
cho việc cải cách TTHC trên thực tế. Ngoài ra, để đẩy mạnh cải cách TTHC, Việt Nam cần
có chiến lược cải cách tổng thể TTHC; xây dựng bộ máy đủ năng lực thực thi TTHC; tăng
cường đối thoại với người dân và doanh nghiệp; cải thiện phương thức, điều kiện để người
dân và doanh nghiệp góp ý kiến vào các quy định về TTHC.
23
Cuốc sách “Reducing administrative barriers to invesment : Lesson learned” của các
tác giả Scott Jacobs và Jacqueline Coolidge, xuất bản 2006. Trong công trình nghiên cứu
này, các tác giả đã đánh giá cao vai trò của TTHC ảnh hưởng đến MTKD và hoạt động thu
hút đầu tư tại các quốc gia. Sự yếu kém của pháp luật về TTHC sẽ làm mất nhiều thời gian
tuân thủ TTHC, tăng chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp, gia tăng sự thiếu ổn định, rủi ro,
tham nhũng và làm suy yếu cạnh tranh của nền kinh tế. Ngược lại, TTHC phù hợp với doanh
nghiệp sẽ tạo nền tảng cho nhà nước có cơ chế quản trị tốt nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Chính sách của chính phủ có tốt đi chăng nữa để thu hút đầu tư nhưng quá trình thực
thi chính sách đó có thể đi chệch hướng nếu TTHC còn phiền hà, không rõ ràng và khó dự
báo đối với doanh nghiệp. Các tác giả dẫn chứng sự thành công của cải cải cách TTHC ở
Thổ Nhĩ Kỳ, Latvia, Hà Lan, Hoa kỳ đã giúp giảm gánh nặng TTHC cho doanh nghiệp và
tăng cường thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài cho nền kinh tế. Có một số liệu đáng để
Chính phủ các nước tham khảo từ khảo sát ở 32 quốc gia tại Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á và
Châu Phi do FIAS (The Foreign Investment Advisory Service) tiến hành là chỉ cần giảm
10% chi phí tuân thủ TTHC cho doanh nghiệp, các quốc gia có thể tăng thu hút dòng vốn
đầu tư nước ngoài lên đến 5%. Trên cơ sở đó, các tác giả kêu gọi các quốc gia tiếp tục đẩy
mạnh chương trình cải cách TTHC, cải cách hệ thống pháp luật kinh doanh, đầu tư nhằm
tăng tính cạnh tranh cho nền kinh tế và tạo MTKD thông thoáng cho doanh nghiệp.
Cuốn sách “Understanding Company Law” của các tác giả Phillip Lipton, Abe
Herzberg và Michelle Welsh, được Nhà xuất bản Thomson Reuters phát hành năm 2012.
Dựa trên nền tảng Luật Công ty 2001 của Australia, các tác giả đã dành một phần nội dung
để phân tích về thủ tục thành lập công ty tại Australia. Theo đó, các công ty thành lập tại
Australia đều phải làm thủ tục ĐKKD tại Ủy Ban Đầu tư và Chứng Khoán Australia (ASIC)
bằng hình thức qua mạng nhằm mục đích xác lập tư cách pháp lý cho công ty và phải trả lệ
phí ĐKKD cho ASIC. Khi ĐKKD, các công ty phải đăng ký với nhà nước những nội dung
cơ bản như : Loại hình công ty, tên công ty, tên và địa chỉ của thành viên, địa chỉ văn phòng
đăng ký và thời gian mở cửa hoạt động, địa chỉ nơi hoạt động kinh doanh chính,....Điều lưu
ý là ở Australia, rất chú trọng đến vấn đề đặt tên công ty phù hợp với quy định tại Luật Công
ty 2001. NĐT có thể đăng ký lưu giữ tên doanh nghiệp trước tại ASIC trong thời hạn 2
tháng, và có thể gia hạn thêm 2 tháng theo yêu cầu của NĐT. Sau khi nhận được hồ sơ của
NĐT, ASIC sẽ cấp cho công ty đăng ký một ACN (Australian Company Number), một Giấy
24
chứng nhận công nhận tên công ty, ACN và loại hình công ty theo quy định tại Điều 118 (1)
Luật Công ty 2001. Nhìn chung, nội dung chủ yếu của cuốn sách này cung cấp các thông tin
về thành lập, quản trị và hoạt động của công ty, ít đi sâu phân tích, đánh giá những quy định
pháp luật về TTHC đối với công ty tại Australia hoặc so sánh với quy định tương đồng tại
các quốc gia khác. Những mặt tích cực hoặc hạn chế của quy định pháp luật về thành lập
công ty tại Australia cũng không được tìm thấy trong nội dung của cuốn sách.
Bài báo khoa học “Institutions matter : The case of Viet Nam” của Thi Bich Tran, R.
Quentin Grafton và Tom Kompas công bố trên tạp chí Journal of Socio – Economics số 38,
năm 2009. Nội dung bài báo trình bày các khảo sát, điều tra về cải cách thể chế và những tác
động của cải cách đó đến doanh nghiệp Việt Nam. Các tác giả đánh giá cao việc ban hành
Luật DN 1999 đã cắt giảm đáng kể chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp, nhiều rào cản
trong thủ tục thành lập doanh nghiệp đã được tháo gỡ. Thời gian thành lập doanh nghiệp kể
từ khi áp dụng Luật DN 1999 đã giảm từ 90 ngày xuống còn 07 ngày, chi phí thành lập từ 10
triệu đồng giảm xuống chỉ còn 500.000 đồng. Ngoài ra, thái độ quan liêu đối với doanh
nghiệp ở Việt Nam đã giảm hẳn nhờ việc xác định rõ ràng hơn chức năng của các cơ quan
công quyền tại Luật DN 1999. Bên cạnh những thành công của cải cách thể chế trong lĩnh
vực thành lập doanh nghiệp, đất đai, thuế, thực thi hợp đồng, bảo vệ tài sản của nhà đầu tư,
các tác giả chỉ ra tồn tại của MTKD ở Việt Nam là việc thực thi pháp luật chưa thống nhất
giữa quy định của trung ương và địa phương, với nguyên nhân được giải thích là do sự khác
biệt về địa lý, lịch sử và sự phức tạp của hệ thống pháp luật Việt Nam.
Nhìn chung, nội dung bài báo trên là bức tranh thu nhỏ về những thành tựu và hạn chế
của MTKD ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2006. Việc đánh giá PLDN về TTHC vẫn còn
khiêm tốn, chưa đi sâu phân tích thực trạng TTHC đối với doanh nghiệp trong PLDN Việt
Nam giai đoạn từ giữa năm 2006 đến nay.
Bài báo khoa học “Licensing regimes East and West” của hai tác giả Anthony Ogus
and Qing Zhang, đăng trên tạp chí International Review of Law and Economics số 25, năm
2005. Bài báo phân tích, đánh giá về vai trò của GPKD trong hoạt động QLNN đối với
doanh nghiệp. Các tác giả đã so sánh cách thức áp dụng GPKD tại các nước đang phát triển -
tiêu biểu là Trung Quốc với các nước công nghiệp phát triển - tiêu biểu là Hoa Kỳ. Theo các
tác giả, ở những nền kinh tế chuyển đổi như Trung Quốc thường có số lượng lớn GPKD
trong nền kinh tế và gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hơn là ở các
25
nước có nền công nghiệp phát triển cao như Hoa Kỳ. Chức năng và mục đích cấp GPKD
cũng có sự khác biệt lớn. Ở các nước đang phát triển, chức năng quan trọng của GPKD là để
chính phủ kiểm soát hoạt động ngoại thương ở cả hai phương diện xuất khẩu và nhập khẩu.
GPKD được cấp nhằm giới hạn sự nhập khẩu hàng hóa cho mục đích kinh tế hay phi kinh tế
đi chăng nữa. Ở các nước công nghiệp phát triển sử dụng GPKD trong lĩnh vực xuất khẩu để
kiểm soát việc mua bán vũ khí và một số sản phẩm công nghệ cao nhằm bảo đảm dự trữ
hàng hóa trong nước. Trong khi đó, ở các nước đang phát triển, GPKD xuất khẩu hàng hóa
được sử dụng nhằm ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt thực phẩm hoặc nhu yếu phẩm cần thiết
khác, bảo vệ sản xuất công nghiệp trong nước và ngăn ngừa tình trạng cạn kiệt nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Theo quan điểm của các tác giả :
- GPKD là công cụ pháp lý để nhà nước quản lý doanh nghiệp, là TTHC quan trọng
doanh nghiệp có thể trải qua trong quá trình thành lập, hoạt động. Số lượng GPKD phù hợp
sẽ giúp nhà nước giảm chi phí quản lý hành chính và giúp doanh nghiệp tăng nguồn lợi tức.
- So với các nước công nghiệp phát triển, việc sử dụng GPKD ở các nước đang phát
triển có tính rộng rãi hơn ở cả hai phương diện phạm vi và mức độ thường xuyên áp dụng
- Có sự khác biệt lớn về cơ chế cấp phép cho một số ngành nghề đặc thù của doanh
nghiệp ở các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển.
Những điểm chung của các công trình nghiên cứu khoa học ngoài nước :
- Thứ nhất, khẳng định các quy định pháp luật về TTHC đối với doanh nghiệp có ảnh
hưởng nhất định đến hoạt động QLNN và MTKD của một quốc gia. TTHC đơn giản, ít tốn
kém sẽ thúc đẩy doanh nghiệp thành lập nhiều, kinh tế tăng trưởng. Ngược lại, TTHC phức
tạp, tốn kém nhiều cho NĐT sẽ cản trở hoạt động thu hút đầu tư.
- Thứ hai, ở các nước khác nhau, cách tiếp cận quy định về TTHC đối với doanh
nghiệp cũng có sự khác nhau. Tùy bối cảnh tình hình, trình độ phát triển kinh tế của mỗi
quốc gia, các quy định về thủ tục thành lập và giải thể doanh nghiệp có sự đơn giản hoặc
phức tạp khác nhau.
- Thứ ba, đánh giá cao quy định thủ tục thành lập doanh nghiệp, đó là TTHC phản ánh
mức độ thông thoáng của MTKD đối với doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập.
- Thứ tư, có sự phân tích, so sánh TTHC đối với doanh nghiệp ở các quốc gia khác
nhau trên thế giới, từ đó rút ra kết luận : việc đánh giá MTKD, năng lực cạnh tranh của một
quốc gia có thể căn cứ trên số lượng TTHC và chi phí tài chính doanh nghiệp bỏ ra cho
26
TTHC đó để xác định thứ hạng MTKD và năng lực cạnh tranh của các quốc gia. Đó cũng là
tiêu chí quan trọng để doanh nghiệp tham khảo trước khi quyết định bỏ vốn đầu tư thành lập
doanh nghiệp ở một quốc gia nhất định
- Thứ năm, cải cách thủ tục thành lập và giải thể doanh nghiệp ở các quốc gia được tiến
hành trong thời gian qua đều đem lại những thành công nhất định, tạo sức bật cho nền kinh
tế trong thu hút đầu tư, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp
- Thứ sáu, các giải pháp, khuyến nghị đưa ra đều nhấn mạnh yêu cầu cải cách TTHC
đối với doanh nghiệp nhằm hòan thiện MTKD, hạn chế tham nhũng và đảm bảo sự tôn trọng
quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.
Những vấn đề còn bỏ ngỏ trong các công trình nghiên cứu khoa học ngoài nước :
- Thứ nhất, chưa đi sâu phân tích quy định về TTHC đối với doanh nghiệp trong PLDN
các nước. Số liệu trình bày trong các báo cáo, bài báo khoa học, cuốn sách của các tác giả
chủ yếu dựa trên tình hình thực tế thi hành PLDN, pháp luật đầu tư. Việc đi sâu phân tích,
đánh giá quy định PLDN về TTHC vẫn còn khiêm tốn trong các công trình nghiên cứu.
- Thứ hai, chưa làm rõ những TTHC nào được quy định trong PLDN đang trực tiếp
điều chỉnh doanh nghiệp và vai trò của quy định về TTHC đó có ảnh hưởng như thế nào đến
cải cách TTHC ở các quốc gia.
- Thứ ba, các nhận định, báo cáo đánh giá, phân tích thực trạng TTHC của các tác giả
dễ bị lạc hậu do Chính phủ các nước không ngừng hoàn thiện pháp luật về TTHC đối với
doanh nghiệp thời gian qua.
- Thứ tư, chưa làm rõ quy định PLDN về TTHC có mang tính thống nhất áp dụng cho
tất cả doanh nghiệp trong nền kinh tế không. Những vướng mắc phát sinh mà doanh nghiệp
và công tác QLNN gặp phải trong quá trình thực thi PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại
và giải thể doanh nghiệp chưa được làm rõ trong các công trình nghiên cứu.
- Thứ năm, nếu để hoàn thiện quy định PLDN phục vụ cho việc đẩy mạnh cải cách
TTHC cần loại bỏ những thủ tục cụ thể nào : thủ tục khắc dấu doanh nghiệp có cần thiết duy
trì hay không ở một số nền kinh tế trên thế giới. Có cần quy định thủ tục ĐKDN thống nhất
cho doanh nghiệp mọi thành phần kinh tế không. Ngành nghề nào không cần thiết phải có
GPKD, mối quan hệ giữa cơ quan ĐKKD với cơ quan thuế trong quá trình giải quyết giải
thể cho doanh nghiệp chưa được nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ trong các công trình
nghiên cứu ngoài nước.
27
1.2.3 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước nêu trên, có thể rút ra một số nhận
xét chung về tình hình nghiên cứu như sau :
- Dù có những sự khác biệt nhất định về kinh tế, chính trị, quan điểm pháp lý ở các
quốc gia, song việc nghiên cứu đề tài có nội dung luận bàn về PLDN và vấn đề cải cách
TTHC đối với doanh nghiệp đã được các nhà khoa học, các tổ chức phi chính phủ có uy tín
cao khảo sát, đánh giá, một cách nghiêm túc và có giá trị khoa học cao. Các công trình
nghiên cứu đều có điểm thống nhất chung ở chỗ : thừa nhận vai trò của các quy định pháp
luật về TTHC đối với doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến môi trường đầu tư, kinh doanh,
đến hiệu quả của chính sách thu hút đầu tư của một quốc gia, hiệu quả cải cách TTHC và
quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Các chương trình cải cách TTHC đối với doanh
nghiệp dù có khác nhau về cách thức tiến hành nhưng đều hướng đến đảm bảo cho việc
thành lập và hoạt động của doanh nghiệp ngày càng thuận lợi và ít tốn kém hơn
- Hầu hết công trình nghiên cứu đều xác định các quy định pháp luật về TTHC đối với
doanh nghiệp luôn có mặt tích cực và hạn chế tác động đến MTKD, quyền tự do kinh doanh
của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đưa ra các giải pháp để hoàn thiện MTKD, hoạt động
QLNN đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp ở mỗi công trình nghiên cứu đều
có cách nhìn nhận khác nhau, chưa thống nhất phụ thuộc vào tình hình chính trị, kinh tế cụ
thể của từng quốc gia và góc nhìn của các tác giả cũng có sự khác biệt khá lớn.
- Việc hoàn thiện quy định pháp luật về TTHC đối với doanh nghiệp được các tác giả
nêu ra theo hai xu hướng : Dưới góc độ QLNN, cần hoàn thiện quy định về TTHC nhằm
đảm bảo tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLNN và chức năng điều tiết của nhà nước đối với
doanh nghiệp. Đặc biệt, sau sự kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu, người ta lại đòi hỏi sự can
thiệp mạnh mẽ hơn của nhà nước để hạn chế các khuyết tật thị trường phát sinh từ hoạt động
của doanh nghiệp. Dưới góc độ bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, các tác giả đề xuất việc
hoàn thiện quy định về TTHC nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp theo
đúng nguyên tắc “được kinh doanh trong các ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Cần tiếp
tục rà soát, loại bỏ các GPKD và điều kiện kinh doanh không còn phù hợp, tiếp tục đơn giản
hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp, tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong thực hiện
TTHC là nội dung được đề cập nhiều trong các công trình nghiên cứu. Thế nhưng, các giải
28
pháp để hoàn thiện quy định PLDN về TTHC chưa được hệ thống hóa một cách đầy đủ và
còn mang tính chung chung.
- Các công trình nghiên cứu về cải cách TTHC ở Việt Nam chủ yếu nghiên cứu quy
định pháp luật về TTHC trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chưa đi sâu nghiên cứu quy định
PLDN về TTHC đối với doanh nghiệp. Hơn nữa, thời gian nghiên cứu khá lâu không còn
phù hợp với bối cảnh tình hình thực tế hiện nay. Đặc biệt, từ giữa năm 2010, sự ra đời của
Nghị định 43/2010/NĐ-CP, Nghị định 102/2010/NĐ-CP và các nghị quyết của Chính phủ về
phê duyệt phương án đơn giản hóa TTHC trên các lĩnh vực QLNN thì nhiều đề xuất hoàn
thiện, phân tích thực trạng TTHC đối với doanh nghiệp trong các văn bản pháp luật trước
đây đã trở nên lạc hậu
- Chưa có công trình nghiên cứu ở cấp độ Luận án tiến sĩ về mối quan hệ giữa PLDN
và cải cách TTHC ở Việt Nam. Việc đề cập đến TTHC đối với doanh nghiệp thường được
các tác giả sử dụng để đánh giá MTKD tại một quốc gia, hiệu quả hoạt động QLNN và chính
sách của nhà nước về đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện
kinh tế thị trường. Việc đi sâu, phân tích, đánh giá và hệ thống hóa một cách đầy đủ những
tiến bộ và hạn chế của PLDN về TTHC ảnh hưởng đến cải cách TTHC ở Việt Nam chưa
được tìm thấy trong các công trình nghiên cứu trong nước lẫn ngoài nước thời gian qua.
Những vấn đề còn bỏ ngõ trong các công trình nghiên cứu nêu trên :
- Chưa hệ thống hóa một cách đầy đủ các quy định PLDN về TTHC đối với doanh
nghiệp ở Việt Nam cũng như ở các quốc gia khác trên thế giới.
- Chưa phân tích đầy đủ những ảnh hưởng trực tiếp của quy định PLDN về TTHC đến
cải cách TTHC ở Việt Nam thời gian qua.
- Chưa đánh giá toàn diện thực trạng PLDN về TTHC ở Việt Nam để thấy được mức
độ hiệu quả của PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp.
- Chưa đánh giá thực trạng pháp luật về GPKD với những mặt tích cực và hạn chế của
chúng ảnh hưởng đến cải cách TTHC ở Việt Nam.
- Chưa làm rõ thực trạng quy định pháp luật về ứng dụng công nghệ thông tin trong
thủ tục ĐKDN, cấp phép kinh doanh, giải thể doanh nghiệp cũng như mối quan hệ giữa cơ
quan ĐKKD với cơ quan cấp phép kinh doanh, cơ quan thuế vẫn còn bỏ ngỏ
29
1.3. Lý thuyết nghiên cứu đề tài và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài
Luận án nghiên cứu đề tài PLDN trong mối quan hệ với cải cách TTHC ở Việt Nam sử
dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về nhà nước và pháp luật để làm kim chỉ nam cho việc phân tích, trình bày nội dung
của Luận án. Bên cạnh đó, Luận án còn dựa trên quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản
Việt Nam về cải cách TTHC, hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế trong điều kiện hội nhập,
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
Các quy định pháp luật liên quan đến thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh
nghiệp được quy định trong các văn bản QPPL ở Việt Nam và một số quốc gia khác trên thế
giới cũng là nguồn lý thuyết quan trọng cho việc nghiên cứu của Luận án.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu Pháp luật doanh nghiệp trong mối quan hệ với cải cách thủ tục hành
chính ở Việt Nam được tiến hành dựa trên những câu hỏi nghiên cứu chính sau:
- Thứ nhất, PLDN có những quy định gì về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể
doanh nghiệp ? Để đánh giá mức độ hoàn thiện của PLDN về TTHC thì phải dựa trên những
nguyên tắc và tiêu chí nào do nhà nước Việt Nam quy định ? Các quy định PLDN về TTHC
có mối quan hệ như thế nào đến cải cách TTHC ? Cải cách TTHC đối với doanh nghiệp đem
lại lợi ích gì cho MTKD, doanh nghiệp và QLNN ở Việt Nam ?
- Thứ hai, PLDN đã có những đóng góp gì vào hiệu quả chung của cải cách TTHC ?
Bên cạnh thành công, PLDN có những hạn chế gì ảnh hưởng đến cải cách TTHC ở Việt
Nam thời gian qua ?
- Thứ ba, để đẩy mạnh có hiệu quả cải cách TTHC, cần hoàn thiện quy định PLDN về
thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp ở những nội dung nào ? Việt Nam có
cần quy định thủ tục ĐKDN cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế không ? Làm
thế nào để kết nối thủ tục ĐKDN và thủ tục cấp phép kinh doanh được thông suốt hơn so với
hiện tại ? Cần loại bỏ những quy định về điều kiện kinh doanh nào không phù hợp để cho
thủ tục thành lập doanh nghiệp có hiệu quả hơn ? Để đẩy nhanh tiến độ giải thể doanh
nghiệp, xử lý được các vướng mắc phát sinh trong thủ tục giải thể doanh nghiệp, có cần thiết
phải quy định thời hạn cụ thể và trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc phối hợp với cơ
quan ĐKKD để xác nhận quyết toán thuế cho doanh nghiệp không ?
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh
phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh

More Related Content

What's hot

What's hot (16)

Quản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOT
Quản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOTQuản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOT
Quản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOT
 
Luận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAY
Luận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAYLuận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAY
Luận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAY
 
Luận văn: Đăng ký, sử dụng tên doanh nghiệp theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Đăng ký, sử dụng tên doanh nghiệp theo pháp luật, 9đLuận văn: Đăng ký, sử dụng tên doanh nghiệp theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Đăng ký, sử dụng tên doanh nghiệp theo pháp luật, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệpLuận văn: Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp
 
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAYĐề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
 
Luân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAY
Luân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAYLuân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAY
Luân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà NộiLuận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
 
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...
 
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nướcLuận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nước
 
Luận văn: Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam, HAY
 
Thủ tục thành lập doanh nghiệp trong ngành, nghề kinh doanh, HAY
Thủ tục thành lập doanh nghiệp trong ngành, nghề kinh doanh, HAYThủ tục thành lập doanh nghiệp trong ngành, nghề kinh doanh, HAY
Thủ tục thành lập doanh nghiệp trong ngành, nghề kinh doanh, HAY
 
Đăng ký thành lập doanh nghiệp theo pháp luật tại Đăk Lăk, HAY
Đăng ký thành lập doanh nghiệp theo pháp luật tại Đăk Lăk, HAYĐăng ký thành lập doanh nghiệp theo pháp luật tại Đăk Lăk, HAY
Đăng ký thành lập doanh nghiệp theo pháp luật tại Đăk Lăk, HAY
 
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt NamLuận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
 
Đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 9đ
Đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 9đĐăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 9đ
Đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 9đ
 
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Phục hồi doanh nghiệp theo Luật Phá sản 2014, HAY
Luận văn: Phục hồi doanh nghiệp theo Luật Phá sản 2014, HAYLuận văn: Phục hồi doanh nghiệp theo Luật Phá sản 2014, HAY
Luận văn: Phục hồi doanh nghiệp theo Luật Phá sản 2014, HAY
 

Similar to phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh

Similar to phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh (20)

Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Trình Tự, Thủ Tục Thành Lập Doanh Nghiệp
Luận Văn Thạc Sĩ Trình Tự, Thủ Tục Thành Lập Doanh NghiệpLuận Văn Thạc Sĩ Trình Tự, Thủ Tục Thành Lập Doanh Nghiệp
Luận Văn Thạc Sĩ Trình Tự, Thủ Tục Thành Lập Doanh Nghiệp
 
Hoạt động về tư vấn hoàn thành doanh nghiệp tại văn phòng luật sư ...
Hoạt động về tư vấn hoàn thành doanh nghiệp tại văn phòng luật sư  ...Hoạt động về tư vấn hoàn thành doanh nghiệp tại văn phòng luật sư  ...
Hoạt động về tư vấn hoàn thành doanh nghiệp tại văn phòng luật sư ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Tổ chức và hoạt động của công ty hợp danh theo luật doanh nghiệp
Tổ chức và hoạt động của công ty hợp danh theo luật doanh nghiệpTổ chức và hoạt động của công ty hợp danh theo luật doanh nghiệp
Tổ chức và hoạt động của công ty hợp danh theo luật doanh nghiệp
 
Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOTChế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
 
Chấm dứt doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay.pdf
Chấm dứt doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay.pdfChấm dứt doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay.pdf
Chấm dứt doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay.pdf
 
Luận văn: Chấm dứt Doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Chấm dứt Doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Chấm dứt Doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Chấm dứt Doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Pháp luật kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, HAY
Luận văn: Pháp luật kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, HAYLuận văn: Pháp luật kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, HAY
Luận văn: Pháp luật kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, HAY
 
Luận án: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận án: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận án: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận án: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Pháp luật về cơ cấu tổ chức công ty tnhh MTV theo luật DN 2020
Pháp luật về cơ cấu tổ chức công ty tnhh MTV theo luật DN 2020Pháp luật về cơ cấu tổ chức công ty tnhh MTV theo luật DN 2020
Pháp luật về cơ cấu tổ chức công ty tnhh MTV theo luật DN 2020
 
Khóa Luận Pháp Luật Về Đăng Ký Kinh Doanh Và Thực Tiễn Tại Hải Phòng.doc
Khóa Luận Pháp Luật Về Đăng Ký Kinh Doanh Và Thực Tiễn Tại Hải Phòng.docKhóa Luận Pháp Luật Về Đăng Ký Kinh Doanh Và Thực Tiễn Tại Hải Phòng.doc
Khóa Luận Pháp Luật Về Đăng Ký Kinh Doanh Và Thực Tiễn Tại Hải Phòng.doc
 
Báo cáo Pháp Luật Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty TNHH Thành Viên Trở Lên.docx
Báo cáo Pháp Luật Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty TNHH Thành Viên Trở Lên.docxBáo cáo Pháp Luật Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty TNHH Thành Viên Trở Lên.docx
Báo cáo Pháp Luật Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty TNHH Thành Viên Trở Lên.docx
 
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp, HAYLuận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qu...
 
Khóa luận: Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp, 9 ĐIỂMKhóa luận: Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
 
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây Dựng
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây DựngBáo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây Dựng
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây Dựng
 
Luận văn: Thủ tục phục hồi trong pháp luật phá sản ở Việt Nam
Luận văn: Thủ tục phục hồi trong pháp luật phá sản ở Việt NamLuận văn: Thủ tục phục hồi trong pháp luật phá sản ở Việt Nam
Luận văn: Thủ tục phục hồi trong pháp luật phá sản ở Việt Nam
 
Luận án: Pháp luật về quản trị doanh nghiệp nhà nước hiện nay
Luận án: Pháp luật về quản trị doanh nghiệp nhà nước hiện nayLuận án: Pháp luật về quản trị doanh nghiệp nhà nước hiện nay
Luận án: Pháp luật về quản trị doanh nghiệp nhà nước hiện nay
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOTLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

phap luat doanh nghiep trong quan he cai cach thu tuc hanh chinh

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN HUỲNH THANH NGHỊ PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Giảng viên hướng dẫn : GS.TS Mai Hồng Quỳ PGS.TS Nguyễn Cảnh Hợp TP. Hồ Chí Minh - 2014
  • 2. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DN : Doanh nghiệp ĐKDN : Đăng ký doanh nghiệp ĐKKD : Đăng ký kinh doanh Giấy CNĐKDN : Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp GPKD : Giấy phép kinh doanh HĐND : Hội đồng nhân dân MTKD : Môi trường kinh doanh NĐT : Nhà đầu tư OECD : Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế PLDN : Pháp luật doanh nghiệp QLNN : Quản lý nhà nước TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TTHC : Thủ tục hành chính VAT : Thuế giá trị gia tăng VCCI : Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa WB : Ngân hàng thế giới WEF : Diễn đàn kinh tế thế giới WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
  • 3. MỤC LỤC TRANG PHẦN MỞ ĐẦU Chương 1 : Tổng quan tình hình nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và lý thuyết nghiên cứu đề tài 1.1 Bối cảnh và sự cần thiết của việc nghiên cứu thủ tục hành chính đối với thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu thủ tục hành chính đối với thành lập, tổ 1.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước 1.2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước 1.2.3 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu 1.3 Lý thuyết nghiên cứu đề tài và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 1.3.3 Các giả thuyết nghiên cứu 1 9 9 13 13 20 27 29 29 29 30 Chương 2 : Cơ sở lý luận về pháp luật doanh nghiệp, thủ tục hành chính trong pháp luật doanh nghiệp và cải cách thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp ở Việt Nam 32 2.1 Khái niệm, đặc điểm và những nội dung cơ bản của pháp luật doanh nghiệp 32 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật doanh nghiệp 32 2.1.2. Những nội dung cơ bản của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam 35 2.1. Khái niệm, đặc điểm và nội dung của TTHC đối với doanh nghiệp 2.2.1. Khái niệm TTHC và TTHC đối với doanh nghiệp 2.2.2. Đặc điểm của TTHC đối với doanh nghiệp 2.2.3. Nội dung của TTHC đối với doanh nghiệp 36 36 37 38 2.3. Quy định pháp luật doanh nghiệp về TTHC đối với doanh nghiệp. 2.3.1 Quy định PLDN về thủ tục thành lập doanh nghiệp 2.3.2 Quy định PLDN về thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp 2.3.3. Quy định PLDN về thủ tục giải thể doanh nghiệp 2.4. Các nguyên tắc quy định về TTHC trong PLDN và các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của quy định PLDN về TTHC đối với doanh nghiệp 40 40 41 42 43
  • 4. 2.4.1. Các nguyên tắc quy định về TTHC trong PLDN 2.4.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của quy định PLDN về TTHC đối với doanh nghiệp 2.5. Mối quan hệ giữa quy định PLDN về TTHC và cải cách TTHC ở Việt Nam 2.6. Sự cần thiết của cải cách TTHC đối với doanh nghiệp 2.7. Mục tiêu của cải cách TTHC đối với doanh nghiệp ở Việt Nam 43 46 48 49 62 Chương 3 : Đánh giá quy định pháp luật doanh nghiệp về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp ở Việt Nam 67 3.1. Đánh giá quy định PLDN về thủ tục thành lập doanh nghiệp 67 3.1.1 Những kết quả đạt được 67 3.1.2 Những hạn chế của quy định pháp luật doanh nghiệp về thủ tục thành lập doanh nghiệp 83 3.2. Đánh giá quy định PLDN về thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp 3.2.1 Những kết quả đạt được 3.2.2. Những hạn chế của quy định PLDN về thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp 96 96 99 3.3 Đánh giá quy định pháp luật doanh nghiệp về thủ tục giải thể doanh nghiệp 101 3.3.1 Những kết quả đạt được 3.3.2. Những hạn chế của quy định PLDN về thủ tục giải thể doanh nghiệp 101 104 3.4. Nguyên nhân của những hạn chế của quy định PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp 106 Chương 4 : Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC và hội nhập quốc tế ở Việt Nam 4.1 Những yêu cầu cơ bản cho việc hình thành giải pháp hoàn thiện PLDN đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC và hội nhập quốc tế ở Việt Nam 4.2 Định hướng hoàn thiện PLDN đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC và hội nhập quốc tế ở Việt Nam 4.3 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC và hội nhập quốc tế ở Việt Nam 4.3.1. Hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp về thủ tục thành lập doanh nghiệp 4.3.2. Hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp về thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp 110 110 116 122 122 143
  • 5. 4.3.3. Hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp về thủ tục giải thể doanh nghiệp KẾT LUẬN 146 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
  • 6. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cải cách TTHC là một trong số giải pháp cơ bản nhất để hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLNN ở Việt Nam thời kỳ hội nhập. Tiến trình cải cách TTHC đó không thể tách rời với yêu cầu hoàn thiện PLDN vì các quy định PLDN ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cải cách TTHC và việc thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp. Thực tiễn đã khẳng định những thành tựu của cải cách TTHC thời gian qua ở Việt Nam có một phần đảm bảo quan trọng từ sự đổi mới của PLDN. Sự thông thoáng của thủ tục gia nhập thị trường tại Luật DN 1999 và Luật DN 2005 đã góp phần tích cực cải thiện MTKD Việt Nam trên trường quốc tế. Các báo cáo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) về MTKD, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu đã có những nhận định tích cực về TTHC đối với doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là những điểm mới của PLDN về thủ tục thành lập doanh nghiệp đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho NĐT gia nhập thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả tích cực trên, MTKD của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sự ổn định cần thiết để thực sự làm an tâm NĐT. Thứ hạng của Việt Nam thường không được cao và dễ bị tụt hạng. Việt Nam vừa tăng 10 bậc trong bảng xếp hạng của MTKD toàn cầu năm 2011 (hạng 92) của Ngân hàng thế giới, liền sau đó bị tụt 6 bậc trong bảng xếp hạng năm 2012 (hạng 98) và tiếp tục bị tụt thêm 1 bậc trong bảng xếp hạng năm 2014 (hạng 99/189 nền kinh tế). Báo cáo về chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2012 của WEF chỉ ra thứ hạng của Việt Nam là 75/144 nền kinh tế được khảo sát, tụt 10 bậc so với năm 2011, trong số 12 nhóm chỉ tiêu WEF đánh giá, Việt Nam tụt hạng ở 9 nhóm, không có nhóm nào vượt được hạng 50 và phần lớn cận kề thứ hạng 100. Nếu như ở báo cáo của WEF năm 2011, Việt Nam được các chuyên gia quốc tế đánh giá cao ở sự ổn định kinh tế vĩ mô tăng 20 bậc, đến 2012 lại bị tụt tới 41 bậc. Sự thiếu ổn định và bị đánh giá ở thứ hạng thấp trong xếp hạng về MTKD của Việt Nam đã phản ánh thực trạng pháp luật đầu tư, kinh doanh còn nhiều vướng mắc, bất cập ảnh hưởng tiêu cực đến quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đăng ký thành lập dễ nhưng để chính thức đi vào hoạt động lại gặp nhiều khó khăn. Sự thiếu đồng bộ giữa TTHC thông thoáng tại Luật DN 2005 và TTHC tại các đạo luật chuyên ngành, đạo luật đầu tư đã gây nhiều trở ngại cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Tình trạng giấy phép kinh
  • 7. 2 doanh tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau với số lượng lớn, nhiều giấy phép “con” không cần thiết đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư, kinh doanh, quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quả cải cách TTHC ở Việt Nam. Trong hoàn cảnh đó, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa PLDN và cải cách TTHC là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, phù hợp với yêu cầu đổi mới và hoàn thiện MTKD để đưa ra các giải pháp hoàn thiện PLDN góp phần tích cực vào cải cách TTHC ở Việt Nam là đề tài nóng bỏng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước. Nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa PLDN và cải cách TTHC cũng như ý nghĩa lý luận và thực tiễn của vấn đề trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Pháp luật doanh nghiệp trong mối quan hệ với cải cách cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam” để làm Luận án tiến sĩ luật học cho mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận án nghiên cứu đề tài Pháp luật doanh nghiệp trong mối quan hệ với cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam nhằm giải quyết ba vấn đề cơ bản sau : - Thứ nhất, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về PLDN và TTHC như nội dung quy định PLDN về TTHC, nguyên tắc quy định PLDN về TTHC, các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của PLDN về TTHC để bổ sung vào kho tàng lý luận về PLDN và TTHC ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, Luận án sẽ làm rõ mối quan hệ giữa PLDN về TTHC với cải cách TTHC, đồng thời khẳng định cải cách TTHC đối với doanh nghiệp là giải pháp cơ bản để hoàn thiện MTKD, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và tăng cường hiệu lực QLNN ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập. - Thứ hai, đánh giá toàn diện thực trạng PLDN về TTHC, phát hiện được những thành công và hạn chế của PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp đang tác động tích cực và tiêu cực đến cải cách TTHC ở Việt Nam. - Thứ ba, nêu lên các yêu cầu, định hướng hoàn thiện PLDN thúc đẩy cải cách TTHC và các giải pháp hoàn thiện PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp, góp phần mang lại sự hiệu quả hơn cho cải cách TTHC ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu đề tài Pháp luật doanh nghiệp trong mối quan hệ với cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam chủ yếu nghiên cứu quy định tại Luật DN 2005 và các văn bản thi hành Luật DN 2005 về TTHC đối với doanh nghiệp. PLDN có phạm vi điều chỉnh rộng,
  • 8. 3 tác động đến doanh nghiệp trên nhiều phương diện : thành lập, tổ chức quản trị và hoạt động. Tuy nhiên, để đảm bảo nội dung chuyên sâu của đề tài nghiên cứu và phù hợp với yêu cầu cải cách TTHC ở Việt Nam, nội dung nghiên cứu của Luận án được giới hạn ở những quy định PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp. Luận án không nghiên cứu PLDN về tổ chức quản trị và hoạt động của doanh nghiệp mà không liên quan đến TTHC đối với doanh nghiệp. Luận án không nghiên cứu toàn bộ TTHC đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực thuế, hải quan, đất đai, lao động, nhà ở,.....tại các văn bản pháp luật chuyên ngành. Ngoài ra, việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá doanh nghiệp ở góc độ kinh tế, không liên quan đến pháp luật điều chỉnh doanh nghiệp cũng nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của Luận án. Luận án không nghiên cứu các quy định pháp luật chuyên ngành, pháp luật đầu tư điều chỉnh việc thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp. Chỉ những doanh nghiệp được thành lập, tổ chức lại và giải thể theo quy định tại Luật DN 2005 mới là đối tượng được nghiên cứu trong nội dung Luận án. Việc thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, y tế, giáo dục…chịu sự điều chỉnh của các Luật chuyên ngành cũng không thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận án. Luận án chỉ nghiên cứu quy định PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể đối với doanh nghiệp – là tổ chức kinh tế thành lập, hoạt động có mục đích lợi nhuận, bao gồm công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Luận án không nghiên cứu về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể đối với chủ thể kinh doanh không được gọi là doanh nghiệp như HTX, liên hiệp HTX và hộ kinh doanh. 4. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu đề tài Pháp luật doanh nghiệp trong mối quan hệ với cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam có đối tượng nghiên cứu là các quy định PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp đang tác động đến doanh nghiệp và cải cách TTHC ở Việt Nam. Việc phân tích, đánh giá thành công và hạn chế của thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp được Luận án nghiên cứu ở các quy định tại Luật DN các văn bản thi hành Luật DN. Về không gian nghiên cứu : Luận án nghiên cứu PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp được áp dụng đối với doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật DN trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam
  • 9. 4 Về thời gian nghiên cứu : Luận án nghiên cứu PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp do nhà nước Việt Nam ban hành trong giai đoạn đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 1990 đến nay 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận về PLDN và TTHC được quy định trong PLDN, giải quyết được mối quan hệ giữa quy định PLDN về TTHC với cải cách TTHC ở Việt Nam - Phân tích được các lý do cơ bản phải tiến hành cải cách TTHC đối với doanh nghiệp và các mục tiêu cơ bản cần đạt được từ cải cách TTHC đó. - Làm rõ những mặt tích cực và hạn chế của quy định PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp ảnh hưởng đến cải cách TTHC ở Việt Nam - Nêu ra các giải pháp khoa học đề xuất với nhà nước hoàn thiện PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp phục vụ cho việc đẩy mạnh cải cách TTHC ở Việt Nam thời gian tới. 6. Điểm mới của Luận án So với các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố trước đó, Luận án nghiên cứu đề tài Pháp luật doanh nghiệp trong mối quan hệ với cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam có một số điểm mới cơ bản sau : Thứ nhất, Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên giải quyết các vấn đề lý luận cơ bản về mối quan hệ giữa quy định PLDN với cải cách TTHC ở Việt Nam. Luận án phân tích các nguyên tắc của quy định PLDN về TTHC, nội dung PLDN về TTHC, các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của PLDN về TTHC, nêu lên sự cần thiết để Việt Nam tiến hành cải cách TTHC đối với doanh nghiệp và các mục tiêu đạt được từ cải cách TTHC đó. Đây là những nội dung quan trọng được Luận án nghiên cứu và chưa được giải quyết ở nhiều công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước trước đó. Thứ hai, Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên đánh giá toàn diện những thành công và hạn chế của PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp ảnh hưởng đến cải cách TTHC ở Việt Nam. Đây là vấn đề chưa được giải quyết ở nhiều công trình nghiên cứu khoa học đi trước, nhất là sau sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO từ cuối năm 2006 đến nay. Thứ ba, Luận án là công trình khoa học đầu tiên đánh giá thực trạng pháp luật đăng ký doanh nghiệp Việt Nam sau 4 năm thực thi Nghị định 43/2010/NĐ-CP với những thành
  • 10. 5 công và hạn chế nhất định của Nghị định 43/2010/NĐ-CP. Luận án nhấn mạnh đến các vướng mắc pháp lý trong các quy định về đối tượng ĐKDN, tên doanh nghiệp, sự mâu thuẫn giữa thủ tục ĐKDN và thủ tục đầu tư tại Luật Đầu tư 2005 đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả cải cách TTHC ở Việt Nam. Đây là những nội dung Luận án nghiên cứu mà chưa được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu trước đó. Thứ tư, Luận án nghiên cứu pháp luật về giấy phép kinh doanh ảnh hưởng đến việc thành lập, hoạt động của doanh nghiệp, cải cách TTHC ở Việt Nam. Từ đó, nêu lên các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giấy phép kinh doanh nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với yêu cầu cải cách TTHC ở Việt Nam mà chưa được giải quyết ở các công trình nghiên cứu đi trước. Thứ năm, Luận án nêu ra các giải pháp hoàn thiện PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp ở Việt Nam. Các giải pháp khoa học trên được hình thành sau quá trình đúc kết thực tiễn thi hành PLDN về TTHC mà chưa được giải quyết ở nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước trước đó. 7. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau để tiếp cận với nội dung đề tài : - Phương pháp phân tích Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong nội dung Luận án, với mục đích phân tích nội dung quy định PLDN chứa đựng trong các văn bản QPPL do nhà nước ban hành để hiểu rõ cụ thể những quy định về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp và cách thức, hiệu quả thực hiện những quy định đó trên thực tế như thế nào. Phương pháp phân tích còn được Luận án sử dụng để diễn giải, giải thích các luận cứ khoa học, quan điểm của tác giả đưa ra trong Luận án là có căn cứ, phù hợp và tính khả thi cao. Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp phân tích còn giúp Luận án kiểm chứng lại các nguồn tài liệu, thông tin Luận án sử dụng từ các Báo cáo của Ngân hàng thế giới, Diễn đàn Kinh tế thế giới, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế. Từ đó Luận án phân tích, đánh giá mức độ phù hợp với các quy định PLDN và thực tiễn thi hành PLDN ở Việt Nam nhằm đảo bảo độ tin cậy của các số liệu công bố đó.
  • 11. 6 - Phương pháp so sánh Bên cạnh phương pháp phân tích, Luận án còn sử dụng phương pháp so sánh nhằm giúp cho độc giả có một cái nhìn toàn diện hơn về những tiến bộ của quy định PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp so với các quy định ban hành trước đó. Trên cơ sở đó, chỉ ra được những đóng góp tích cục của PLDN đến cải cách TTHC ở Việt Nam. Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp so sánh rất cần thiết để giúp Luận án tìm hiểu về những điểm tương đồng và khác biệt giữa PLDN Việt Nam với PLDN một số quốc gia khác trên thế giới quy định về TTHC đối với doanh nghiệp. Để từ đó, Luận án có thể tiếp thu những quy định tiến bộ và đề xuất với nhà nước chọn lọc, vận dụng cho việc hoàn thiện quy định PLDN về TTHC ở Việt Nam. Trong trường hợp này, việc sử dụng phương pháp so sánh có ý nghĩa quan trọng giúp cho các giải pháp Luận án đưa ra không những phù hợp với thực tại kinh tế Việt Nam, mà còn phù hợp với các quy định chung của thế giới trong bối cảnh hội nhập. - Phương pháp chứng minh Đây là phương pháp được Luận án sử dụng để làm sáng tỏ các luận cứ khoa học của công trình nghiên cứu, giải quyết mối liên hệ giữa quy định PLDN về TTHC và thực tiễn thi hành các quy định đó nhằm phục vụ cho việc đánh giá những thành công và hạn chế của PLDN tác động đến cải cách TTHC ở Việt Nam thời gian qua. - Phương pháp thống kê Phương pháp thống kê được Luận án sử dụng nhằm trình bày các số liệu cụ thể về tình hình doanh nghiệp, số lượng TTHC, giấy phép kinh doanh đang áp dụng đối với doanh nghiệp ở Việt Nam và ở một số quốc gia khác trên thế giới. Luận án sử dụng phương pháp thống kê còn nhằm mục đích hỗ trợ cho việc phân tích, đánh giá mức độ hiệu quả thực thi quy định PLDN về TTHC đến cải cách TTHC ở Việt Nam. - Phương pháp hệ thống hóa Luận án sử dụng phương pháp hệ thống hóa nhằm mục đích trình bày một cách chặt chẽ, có logich nội dung của Luận án, quy định PLDN về TTHC tại Luật DN và các văn bản dưới luật thi hành Luật DN. Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp hệ thống hóa còn giúp Luận án khái quát lại các quan điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu đi trước, trên cơ sở đó đưa ra các nhận xét, bình luận, tiếp thu có chọn lọc để chuyển hóa vào nội dung của Luận án, đảm bảo các giải pháp của Luận án có tính kế thừa, hợp lý và tính khoa học cao.
  • 12. 7 Hướng tiếp cận nghiên cứu của Luận án - Trân trọng các kết quả nghiên cứu trong các công trình khoa học trong nước trước đó liên quan đến đề tài của Luận án, Luận án sẽ kế thừa có chọn lọc các quan điểm khoa học phù hợp với thực tiễn Việt Nam, với mục tiêu nghiên cứu của Luận án, lấy đó làm cơ sở phân tích, đánh giá vận dụng thành các giải pháp hoàn thiện PLDN về TTHC phục vụ cho cải cách TTHC ở Việt Nam. - Nghiên cứu quy định PLDN về TTHC ở các nước ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và chọn lọc quy định PLDN phù hợp với Việt Nam để có thể áp dụng ở Việt Nam trong thời gian tới. - Luận án sử dụng các giá trị công trình nghiên cứu khoa học của nước ngoài, số liệu thống kê do các tổ chức có uy tín trên thế giới, ở Việt Nam công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để phân tích, bình luận, so sánh giữa quá khứ và hiện tại, giữa Việt Nam và các nước nhằm làm nổi bật những ưu điểm và hạn chế của quy định PLDN về TTHC ở Việt Nam. Mặt khác, các giải pháp, ý kiến của các nhà khoa học nước ngoài liên quan đến cải cách TTHC, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, mở rộng quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp cũng là thông tin, nguồn tài liệu quý báu để Luận án chọn lọc, tiếp thu và đề xuất với nhà nước Việt Nam hoàn thiện PLDN đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Ở Việt Nam, đây là đề tài nghiên cứu khoa học đầu tiên về mối quan hệ giữa PLDN với cải cách TTHC. Nghiên cứu đề tài này, Luận án sẽ cung cấp một dung lượng đáng kể thông tin có giá trị về cơ sở lý luận của quy định PLDN về TTHC, trở thành tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn Luật Kinh tế, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp và Luật Hành chính ở Việt Nam. Ngoài ra, việc đánh giá toàn diện PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp với những thành công và hạn chế nhất định tác động đến cải cách TTHC, từ đó nêu ra các giải pháp hoàn thiện PLDN về TTHC có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc giúp cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam tham khảo để đưa ra các quyết sách hoàn thiện PLDN phục vụ cho cải cách TTHC và nâng cao hiệu quả QLNN đối với doanh nghiệp ở Việt Nam.
  • 13. 8 9. Kết cấu của Luận án. Ngoài phần Lời nói đầu, Tài liệu tham khảo, Kết luận và Chương 1 của Luận án dành để trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, nội dung của Luận án được chia thành các Chương sau : - Chương 2 của Luận án trình bày những vấn đề lý luận chung về PLDN và TTHC được quy định trong PLDN, các nguyên tắc đặt ra cho quy định PLDN về TTHC và sự cần thiết của cải cách TTHC đối với doanh nghiệp. Trong đó, Luận án nêu lên những ảnh hưởng của PLDN về TTHC đến cải cách TTHC và các mục tiêu cơ bản cần đạt được của cải cách TTHC đối với doanh nghiệp ở Việt Nam. - Chương 3 của Luận án phân tích, đánh giá thực trạng PLDN về TTHC ảnh hưởng đến cải cách TTHC ở Việt Nam. Những kết quả đạt được của PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp được Luận án làm sáng tỏ với các số liệu thực tế chứng minh và phân tích quy định pháp lý cụ thể. Bên cạnh đó, Luận án cũng chỉ ra những hạn chế của PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó để làm cơ sở giúp Luận án nêu ra các giải pháp hoàn thiện PLDN đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC và hội nhập quốc tế ở Việt Nam. - Chương 4 của Luận án nêu lên các yêu cầu và định hướng cho việc hoàn thiện PLDN đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC và hội nhập quốc tế ở Việt Nam. Luận án đề xuất nhiều giải pháp khoa học hoàn thiện quy định PLDN về TTHC trong các lĩnh vực thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp.
  • 14. 9 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Bối cảnh và sự cần thiết của việc nghiên cứu thủ tục hành chính đối với thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp Cải cách thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp là giải pháp quan trọng để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đảm bảo sự tự do kinh tế, tự do kinh doanh cho doanh nghiệp đã có từ lâu trong chính sách của các quốc gia và các học thuyết kinh tế. Cuộc đại suy thoái kinh tế 1929 – 1933 đã chứng minh sự thắng thế của mô hình kinh tế theo học thuyết Keynes – trường phái trọng cầu, với sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước vào thị trường để hạn chế các khuyết tật thị trường từ hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc khủng hoảng dầu lửa 1973 kéo theo sự đình trệ kinh tế ở thập niên 1970 do sự trì trệ, kém hiệu quả của hệ thống bộ máy nhà nước ngày càng cồng kềnh làm cho học thuyết của Keynes bị lu mờ, dẫn đến sự ra đời và hưng thịnh của các học thuyết kinh tế mới – chủ nghĩa tự do mới (newclassical), xuất phát từ lý thuyết kinh tế laissez-faire (tự do kinh doanh) của Milton Friedman. Các trào lưu kinh tế học trọng cung, chủ nghĩa trọng tiến, kinh tế thị trường xã hội Đức, trường phái REM hay mô hình kinh tế tư bản tự do Anglo-Saxon (học thuyết Reegan – Thatcher) phát triển mạnh trong thập niên 80 của thế kỷ XX. Đặc trưng cơ bản của các trào lưu này là đề cao tự do hóa kinh tế, giảm sự can thiệp của nhà nước xuống mức thấp nhất, loại bỏ mọi giám sát cho giới doanh thương, cải cách hành chính, đẩy mạnh tư hữu hóa khu vực kinh tế công và khôi phục vai trò thống trị của thị trường. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã đặt ra yêu cầu cấp thiết để thế giới đánh giá lại mối quan hệ giữa tự do kinh tế, tự do kinh doanh của doanh nghiệp với vai trò quản lý kinh tế của nhà nước. Đối phó với khủng hoảng kinh tế này, các quốc gia thường đưa ra hai giải pháp quan trọng song song nhau : Một là, có sự can thiệp của nhà nước bằng cách sử dụng biện pháp tài chính cần thiết để giải cứu doanh nghiệp và nền kinh tế. Hoa Kỳ có gói cứu trợ hơn 1.000 tỷ USD hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế trong năm 2008 và 2009. Liên minh Châu Âu (EU) có gói cứu trợ kinh tế cho 27 quốc gia thành viên khoảng 750 tỷ euro.1 Nhật Bản cũng có gói cứu trợ 1 Nguồn : Có thể truy cập tại www.vfinance.vn/m33/sm37/n35814 , thứ ba ngày 11/05/2010
  • 15. 10 kinh tế rất lớn lên đến 5.050 tỷ JPY (tương đương 1.186.390 tỷ VND).2 Song, biện pháp giải cứu này không phải quốc gia nào cũng có điều kiện thuận lợi để thực hiện mà phụ thuộc vào tiềm lực tài chính của quốc gia đó, hơn nữa, khoản tài chính giải cứu thường rất lớn. Theo ước tính, để ngăn chặn tác động của khủng hoảng kinh tế, các quốc gia phải cam kết chi số tiền khổng lồ khoảng 3.200 tỷ USD.3 Điều đó gây bất lợi cho các quốc gia, nhất là trong bối cảnh nợ công của nhiều quốc gia đang ở mức cao báo động như hiện nay. Hai là, tiến hành các cải cách thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp nhằm rút ngắn quy trình làm thủ tục, cắt giảm chi phí tài chính, bỏ bớt giấy tờ và các điều kiện kinh doanh không cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp gia nhập, rút lui khỏi thị trường hoặc tái cấu trúc doanh nghiệp được thuận lợi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho xã hội. Nói cách khác, các quốc gia phải tiến hành cải cách thể chế MTKD trong lĩnh vực thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh và tăng cường hiệu lực QLNN đối với doanh nghiệp. Giải pháp này không tiêu tốn nhiều nguồn lực tài chính của các quốc gia, nhưng đòi hỏi sự kịp thời, khoa học trong chính sách, tạo cơ chế thoáng cho doanh nghiệp thành lập, hoạt động trong nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, cải cách TTHC đối với doanh nghiệp ở các quốc gia không ngừng được đẩy mạnh. Năm 2010, theo thống kê của WB, đã có 216 cải cách thể chế MTKD ở 174 nền kinh tế, có 41 quốc gia cải cách thủ tục thành lập doanh nghiệp.4 Năm 2011, 125 nền kinh tế đã thực hiện 245 cải cách thể chế MTKD, tăng 13% so với năm 2011, có 53 quốc gia cải cách thủ tục thành lập doanh nghiệp.5 Indonesia áp dụng thủ tục thành lập doanh nghiệp mới cho phép NĐT có thể được cấp cùng lúc giấy chứng nhận ĐKKD và giấy phép kinh doanh. Malaysia thực thi thủ tục hợp nhất công ty, thủ tục đăng ký lao động, thủ tục thuế tại một đầu mối. Một số nước Châu Phi như Liberia và Mali đã áp dụng thủ tục thành lập doanh nghiệp theo cơ chế “một cửa” để cấp ĐKKD cho doanh nghiệp dễ dàng hơn. Năm 2012, 108 nền kinh tế thực hiện 201 cải cách thể chế MTKD, có 36 quốc gia cải cách thủ tục thành lập doanh nghiệp. Năm 2013 có 238 cải cách thể chế MTKD ở 114 nền kinh tế, tăng 18% so với năm 2013. Nga, Philippines, Ukcraine, Rwanda, Kosovo, 2 Nguồn : Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27/10/2010, trang 16. 3 Xem : Nguyễn Minh Quang và Đoàn Xuân Thuỷ (đồng chủ biên) : “Chính sách ứng phó với khủng hoảng kinh tế của Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2010, trang 27. 4 Nguồn : www.doingbusiness.org, 2011 5 Nguồn : www.doingbusiness, 2013
  • 16. 11 Guatemala, Burundi là những nền kinh tế cải cách bậc nhất, có 51 quốc gia cải cách thủ tục thành lập doanh nghiệp.6 Ở thủ tục đóng cửa doanh nghiệp (closing a business), trong giai đoạn 2009 - 2013 đã có 92 cải cách ở 62 nền kinh tế. Năm 2013, có 12 cải cách thủ tục đóng cửa doanh nghiệp ở Italia, Israel, Philippines, Rwanda, Ukraine,…7 Trong vòng 7 năm, các nước Nam Á đã rút ngắn thời gian giải quyết đóng cửa doanh nghiệp từ 4.2 năm vào thời điểm năm 2006 xuống chỉ còn 3.4 năm vào thời điểm năm 2012. Các nước Mỹ Latin và Caribe rút ngắn từ 3.5 năm xuống còn 3.2 năm, chi phí đóng cửa doanh nghiệp giảm từ 17% xuống còn 16%. Tóm lại, hoạt động cải cách thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp trên thế giới thời gian qua có một số điểm đáng chú ý sau : - Thứ nhất, các cải cách thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp được tiến hành với hai nội dung chính : giảm bớt số lượng thủ tục và rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục thành lập và giải thể doanh nghiệp cho NĐT. Các cải cách đó được các quốc gia tiến hành chủ yếu trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp với các chương trình cải cách thủ tục ĐKDN (ĐKKD), cấp phép kinh doanh và đăng ký thuế, đảm bảo cho doanh nghiệp phát huy được quyền tự do kinh doanh của họ trong điều kiện kinh tế thị trường và chủ thể thụ hưởng kết quả tích cực từ những cải cách đó là doanh nghiệp, - Thứ hai, các quốc gia sử dụng biện pháp cải cách thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp như một giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu lực QLNN, thể hiện chức năng của nhà nước điều tiết nền kinh tế, can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp khi cần thiết nhằm hạn chế các khuyết tật thị trường từ hoạt động của doanh nghiệp, tránh các đỗ vỡ kinh tế gây hậu quả xấu cho xã hội. - Thứ ba, cải cách thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp ở nhiều nền kinh tế nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh để trong thu hút đầu tư. Các cải cách đó dù được tiến hành với nhiều cách thức, phương pháp khác nhau nhưng gắn kết chặt chẽ với yêu cầu hoàn thiện quy định pháp luật về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp. Ở Việt Nam, cải cách thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp là chính sách lớn của nhà nước Việt Nam trong thời kỳ đổi mới kinh tế và hội nhập. Từ giữa năm 6 Nguồn : www.doingbusiness, 2014 7 Nguồn : www.doingbusiness, 2014
  • 17. 12 2006, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về cải cách TTHC trong ba lĩnh vực này nhờ quy định tiến bộ tại Luật DN 2005, Nghị định 43/2010/NĐ-CP và Nghị định 102/2010/NĐ- CP. Việt Nam đã hợp nhất thủ tục ĐKKD với đăng ký thuế thành thủ tục ĐKDN theo phương thức “2 trong 1”, giúp việc thành lập doanh nghiệp được nhanh chóng hơn. Thời hạn ĐKDN, tổ chức lại doanh nghiệp được rút ngắn chỉ còn 5 ngày. Việc chuyển đổi doanh nghiệp được mở rộng đến doanh nghiệp tư nhân. Các giấy tờ trong hồ sơ tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp được lược bớt, phù hợp hơn đã có tác động tích cực thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả tích cực trên, thủ tục thành lập và giải thể doanh nghiệp ở Việt Nam so với mặt bằng chung của thế giới vẫn còn khoảng cách khá xa. Thứ hạng của Việt Nam trên trường quốc tế ở các tiêu chí này thường thấp và thiếu ổn định. Thủ tục ĐKDN tuy dễ nhưng TTHC khác đi kèm lại phức tạp, ảnh hưởng bất lợi đến việc thành lập doanh nghiệp của NĐT. Các quy định về điều kiện kinh doanh và GPKD có chiều hướng bị siết chặt, gây trở ngại lớn cho doanh nghiệp thành lập và hoạt động. Từ thực tiễn trên đã đặt ra nhiều vấn đề lý luận cho khoa học pháp lý phải giải quyết để hoàn thiện PLDN đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC ở Việt Nam, đó là : - Cần thiết phải đánh giá lại toàn diện những mặt tích cực và hạn chế của các quy định PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp, để có giải pháp hoàn thiện giúp đẩy nhanh, có hiệu quả cải cách TTHC ở Việt Nam. - Nhiều quy định về điều kiện kinh doanh và GPKD vẫn còn cản trở quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. Để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC, cần có giải pháp đề xuất loại bỏ những điều kiện kinh doanh và GPKD không còn phù hợp đó, tạo sự thông thoáng cho MTKD. - Cần đánh giá lại đối tượng doanh nghiệp được áp dụng thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp trong quy định PLDN hiện hành nhằm tạo điều kiện cho các loại hình doanh nghiệp có cơ hội bình đẳng với nhau trong quá trình tổ chức lại doanh nghiệp. - Việc áp dụng quy định mới về ĐKDN tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP đã có tác động tích cực nhất định đến cải cách TTHC. Thực tế đó đặt ra yêu cầu cần thiết phải luật hóa quy định thủ tục ĐKDN áp dụng cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong thời gian tới ở Việt Nam.
  • 18. 13 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thủ tục hành chính đối với thành lập, tổ chúc lại và giải thể doanh nghiệp. 1.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước Trước và sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, đã có nhiều công trình nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng MTKD, thực trạng PLDN và QLNN liên quan đến thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp. Luận án xin điểm qua một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau : Báo cáo “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2012 của Việt Nam : Đánh giá chất lượng điều hành kinh tế để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID/VNCI) phối hợp tiến hành. Báo cáo khảo sát trên 8.053 doanh nghiệp ở 63 tỉnh, thành của Việt Nam về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đo lường 9 lĩnh vực điều hành kinh tế tác động đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và kết quả được công bố vào tháng 03 năm 2012. Một địa phương sẽ được coi là thực hiện tốt tất cả 9 chỉ số thành phần nếu có : (1) Chi phí gia nhập thị trường thấp, (2) Tiếp cận đất đai dễ dàng, (3) MTKD minh bạch và thông tin kinh doanh công khai, (4) Chi phí không chính thức thấp, (5) Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định TTHC nhanh chóng, (6) Lãnh đạo chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp, (7) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao, (8) Chính sách đào tạo lao động tốt, (9) Thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả. Trong Báo cáo 2012, Đồng Tháp, An Giang và Lào Cai là 3 địa phương đứng đầu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam. Kết quả khảo sát chỉ rõ trong năm 2012 các địa phương ở Việt Nam đã có những cải cách quan trọng như : Rút ngắn thời gian cấp ĐKDN và GPKD, giảm thời gian thực hiện TTHC, tăng cường công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giảm chi phí không chính thức khi giải quyết TTHC cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát, doanh nghiệp đánh giá còn một số hạn chế như : niềm tin và mức độ sử dụng các thiết chế pháp lý của tỉnh cũng như tính năng động và thái độ của lãnh đạo tỉnh đối với khối kinh tế tư nhân bị giảm sút, mức độ sử dụng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh bị giảm so với năm 2011. Nhìn chung, Báo cáo về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do USAID và VCCI tiến hành có một phần nội dung đánh giá về thực trạng TTHC, chính sách của các địa phương đối với doanh nghiệp, chưa đi sâu phân tích,
  • 19. 14 đánh giá thực trạng quy định PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp ở Việt Nam Báo cáo đánh giá “Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2012 : Đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân” do Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng (CECODES), Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận tổ quốc Việt Nam (VFF-CRT) và Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) phối hợp tiến hành. Báo cáo tiến hành khảo sát trên 13.747 người dân ở 63 tỉnh, thành của Việt Nam và công bố kết quả vào tháng 05 năm 2013. Chỉ số PAPI của Việt Nam là công cụ mang tính tiên phong trong việc tiếp thu ý kiến phản hồi của người dân về hiệu quả công tác điều hành, quản lý và cung cấp dịch vụ công của khu vực nhà nước ở 6 trục nội dung : tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch; kiểm soát tham nhũng trong lĩnh vực công; TTHC công; trách nhiệm giải trình với người dân và cung ứng dịch vụ công. Theo kết quả đánh giá của PAPI 2012, có 4 trục nội dung có mức tăng nhẹ là : kiểm soát tham nhũng, công khai minh bạch, cung ứng dịch vụ công và trách nhiệm giải trình với người dân. Đánh giá của chỉ số PAPI 2012 cho thấy tham nhũng vặt và hối lộ ở nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế và có chiều hướng gia tăng gây lo ngại cho doanh nghiệp và người dân. Ở thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tăng lên 32% so với 21% của năm 2011, 17% người dân được hỏi trả lời có chung chi để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chi phí phi chính thức cho một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 123.000 đồng và ở một trường hợp điển hình có thể lên đến 104 triệu đồng. Năm 2012, có 8 địa phương đạt từ 40 điểm trở lên so với 3 của năm 2011 (Đà Nẳng, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Bà Rịa – Vũng Tàu, Nam Định, Long An, Thái Bình). Ba tỉnh đứng đầu của chỉ số PAPI 2012 là Quảng Bình, Thái Bình và Bình Định và ba tỉnh đứng cuối là Khánh Hòa, Kiên Giang, Bạc Liêu, Thành phố Hồ Chí Minh đứng giữa bảng xếp hạng. Trong 4 loại TTHC công được đo lường (thủ tục công chứng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng và TTHC ở cấp xã, phường) thủ tục cấp giấy chúng nhận quyền sử dụng đất được người dân đánh giá còn nhiều phức tạp và có điểm số thấp nhất. Báo cáo đánh giá PAPI 2012 dựa trên khuôn khổ pháp luật Việt Nam và phù hợp với bối cảnh kinh tế của Việt Nam có ý nghĩa lớn giúp cho nhà nước Việt Nam tham khảo để có những giải pháp hoàn thiện hoạt động QLNN, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công, phòng chống tham nhũng và đẩy mạnh các chương trình cải cách TTHC hiệu quả hơn ở Việt Nam.
  • 20. 15 Cuốn sách "Báo cáo đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam : Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa 2011" do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) phối hợp với Khoa Kinh tế Đại học Copenhaghen Đan Mạch (DoE), Viện Khoa học Lao động và Xã hội (ILSSA) và Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển thế giới thuộc Trường Đại học Liên hiệp quốc (UNU-WIDER) tiến hành, được Nhà xuất bảo Lao động – Xã hội phát hành năm 2012. Báo cáo dựa trên mẫu khảo sát ở 2.449 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên 10 tỉnh, thành ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 6 – tháng 8 năm 2011. Kết quả khảo sát công bố vào tháng 11 năm 2012 đã nêu lên những mặt tích cực và hạn chế của môi trường đầu tư, kinh doanh đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Bên cạnh chịu sự tác động bất lợi bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu (61,2% doanh nghiệp khảo sát trả lời có), doanh nghiệp Việt Nam còn chịu nhiều gánh nặng về TTHC và thuế. Sự phức tạp và thiếu minh bạch của TTHC ở Việt Nam khiến nhiều doanh nghiệp phải chi các khoản phi chính thức để đối phó với TTHC trong các lĩnh vực cấp phép kinh doanh, thuế và dịch vụ công khác. Báo cáo bày tỏ sự quan ngại về tình hình tham nhũng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam có chiều hướng gia tăng, gây bất lợi cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. Nhìn chung, Báo cáo trên của CIEM – DoE – ILSSA – UNU- WIDER giúp độc giả có cái nhìn tổng quan về đặc điểm MTKD ở Việt Nam ảnh hưởng đến doanh nghiệp nhỏ và vừa dưới góc độ điều tra xã hội học, việc nghiên cứu quy định pháp luật về TTHC đối với doanh nghiệp chưa được tìm thấy trong công trình nghiên cứu này. Báo cáo tổng hợp “Rà soát pháp luật kinh doanh” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với dự án USAID (hỗ trợ thi hành pháp luật về hội nhập kinh tế của Hoa Kỳ) thực hiện. Kết quả được công bố vào tháng 11 năm 2011 ở Việt Nam. Báo cáo được đưa ra dựa trên cơ sở rà soát, đánh giá 16 đạo luật và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ có quy định liên quan, tác động nhiều nhất và có nhiều vướng mắc đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay, trong đó có Luật DN 2005, Luật Đầu tư, Luật Thương mại,….Đánh giá hiệu quả thực thi pháp luật về TTHC đối với doanh nghiệp, Báo cáo đã chỉ ra những mặt tích cực của Luật DN 2005 với những quy định thông thoáng về thủ tục thành lập đã đảm bảo yêu cầu hội nhập, quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu lực QLNN. Tuy nhiên, Luật DN 2005 cũng còn những hạn chế nhất định như quy định về thủ tục buộc doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan ĐKKD trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
  • 21. 16 ĐKDN; thủ tục thông báo cho cơ quan ĐKKD việc thành viên thay đổi, loại tài sản góp vốn đã cam kết, thủ tục thông báo cho cơ quan ĐKKD về việc hình thành cổ đông lớn tại công ty cổ phần…Theo Báo cáo, những thủ tục trên là hoạt động quản lý nội bộ của doanh nghiệp, thể hiện sự can thiệp quá mức cần thiết của cơ quan nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp, làm tăng gánh nặng chi phí TTHC cho doanh nghiệp. Ngoài ra, sự thiếu thống nhất, bất hợp lý giữa các quy định tại Luật DN 2005 và Luật Đầu tư, Luật chuyên ngành về thủ tục thành lập, cấp phép đầu tư cũng được Báo cáo chỉ ra để giúp độc giả có cái nhìn toàn diện hơn về mức độ hiệu quả của Luật DN 2005 qua hơn 5 năm thi hành ở Việt Nam. Cuốn sách “Tự do kinh doanh và vấn đề bảo đảm quyền con người tại Việt Nam” do GS.TS Mai Hồng Quỳ chủ biên, được Nhà xuất bản Lao động phát hành năm 2012. Bên cạnh khái quát lại quá trình phát triển của PLDN Việt Nam trong việc thừa nhận và đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho công dân, nội dung cuốn sách còn phân tích thực trạng PLDN ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của công dân. Những mặt tích cực của quy định PLDN về thủ tục ĐKDN, chủ thể tham gia doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh, cũng như những hạn chế của quy định PLDN về thành lập doanh nghiệp và hậu kiểm doanh nghiệp được phân tích, đánh giá sinh động trong công trình nghiên cứu. Để củng cố và mở rộng quyền tự do kinh doanh, tác giả cho rằng nhà nước có nghĩa vụ phải tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho cá nhân thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình. Những văn bản pháp luật trái với nguyên tắc tự do kinh doanh, cản trở quyền tự do kinh doanh của công dân đều phải được xem xét sửa đổi hay bãi bỏ. Ngoài ra, cần tiếp tục cải cách TTHC để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, bảo đảm quyền tự do kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia để phát triển nền kinh tế nhanh và bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ. Cuốn sách “Hoàn thiện thể chế về môi trường kinh doanh của Việt Nam” do PGS.TS Lê Danh Vĩnh chủ biên, được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành năm 2009, có nội dung luận bàn khá nhiều về TTHC đối với doanh nghiệp ở Việt Nam. Thông qua sự phân tích, đánh giá thực trạng MTKD dựa trên các số liệu thống kê của Diễn đàn kinh tế thế giới, Ngân hàng thế giới và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tác giả đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế của MTKD ở Việt Nam trên nhiều phương diện khác nhau : từ những vướng mắc, bất cập trong các quy định PLDN, pháp luật đầu tư, pháp luật lao động, pháp luật đất đai, pháp luật tài chính đang tác động đến doanh nghiệp cho đến sự yếu kém của hoạt động
  • 22. 17 quản lý QLNN đối với doanh nghiệp, chính sách thu hút đầu tư vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý. Đặc biệt, TTHC trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp, cấp phép đầu tư, xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp dù được cải thiện nhưng vẫn còn phức tạp. Và để khắc phục các tồn tại, hạn chế đó, cần tiếp tục cải cách TTHC đối với doanh nghiệp trên một số lĩnh vực quan trọng như thành lập, giải thể doanh nghiệp, đăng ký tài sản và quyền sở hữu tài sản, thủ tục đóng thuế và thủ tục hải quan. Đối với thủ tục cấp phép kinh doanh, cần thay đổi căn bản nhận thức về vấn đề cấp phép theo nghĩa cấp phép là để được đăng ký hoạt động, chứ không phải cơ chế “xin – cho”. Ngoài ra, cần bãi bỏ thủ tục, giấy tờ không thực sự cần thiết nhằm rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cấp phép Cũng lấy nguồn cảm hứng từ việc gia nhập WTO tạo động lực thúc đẩy các chương trình cải cách trong nước, cuốn sách “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới” do TS. Nguyễn Văn Hậu và TS. Nguyễn Thị Thu Hà đồng chủ biên, được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành năm 2009 lại đánh giá về MTKD ở góc độ khác. Đánh giá thực trạng thể chế về doanh nghiệp tư nhân, theo các tác giả, thể chế nhà nước đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi hơn để doanh nghiệp tư nhân phát triển : Thủ tục xuất nhập khẩu ngày càng thông thoáng, doanh nghiệp được quyền trực tiếp xuất khẩu những mặt hàng không cấm hoặc không hạn chế số lượng. Việc rà soát các GPKD và điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề có điều kiện….đang được tiếp tục. Các TTHC trực tiếp liên quan đến doanh nghiệp như thủ tục hoàn thuế, hải quan, đất đai, xây dựng, công chứng,…ngày càng được hoàn thiện theo hướng tập trung, đơn giản hóa, công khai, minh bạch. Tuy nhiên, vẫn còn những quy định phân biệt đối xử chưa bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước; TTHC còn rườm rà, phức tạp gây phiền hà cho doanh nghiệp; tính minh bạch, công khai của các quy định pháp luật và các chế độ, chính sách còn thấp càng làm cho các TTHC trở thành nỗi sợ hãi của người dân và doanh nghiệp. Để khắc phục những hạn chế đó, cần phải công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý, tiếp tục cải cách việc soạn thảo và ban hành văn bản pháp luật (cấp phép, đầu tư, thương mại, sở hữu trí tuệ) theo hướng tinh giản, thực tiễn, đồng bộ, chuẩn mực có sự tham gia ý kiến rộng rãi của doanh nghiệp, tiếp tục rà soát các GPKD hiện hành và điều kiện kinh doanh đối với những ngành có điều kiện, tăng cường năng lực cho cơ quan ĐKKD.
  • 23. 18 Bài báo khoa học “Tự do kinh doanh : Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của PGS.TS. Bùi Xuân Hải đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số ra tháng 05 năm 2011. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã phân tích, đánh giá về thực trạng một số quy định PLDN tác động đến việc thành lập, hoạt động của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam. Những tồn tại, hạn chế của các quy định PLDN như nhiều quy định còn chung chung, các quy định về điều kiện kinh doanh và GPKD vẫn còn bất hợp lý, gây trở ngại cho việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp. Bằng sự phân tích kết hợp với các dẫn chứng thực tế mang tính khoa học cao, tác giả đã giúp cho người đọc có một cái nhìn tổng quan về mối quan hệ giữa quy định PLDN với việc đảm bảo và thực thi quyền tự do kinh doanh cho doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập ở Việt Nam. Bài báo khoa học “Một năm thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư : Mặt được, chưa được và việc cần làm” của Thạc sĩ Nguyễn Đình Cung đăng trên Tạp chí Quản lý kinh tế số ra tháng 08 năm 2007. Đánh giá sơ lược về tình hình thi hành Luật DN 2005 và Luật Đầu tư 2005, tác giả nhấn mạnh đến nỗ lực của nhiều địa phương như Hà Nội, Sóc Trăng, Bắc Ninh, Lâm Đồng, Bình Định, Hải Phòng đã thực hiện cơ chế một cửa liên thông “3 trong 1” trong ĐKKD, tạo thuận lợi và rút ngắn được thời gian và chi phí gia nhập thị trường cho doanh nghiệp, đồng thời công tác rà soát các quy định về điều kiện kinh doanh và bãi bỏ, kiến nghị bãi bỏ các loại GPKD không phù hợp cũng đạt được những tiến bộ nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả trên, tác giã đã chỉ ra 14 vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành Luật DN và 07 vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành Luật Đầu tư như xác nhận vốn pháp định cho doanh nghiệp, sự thiếu tương thích giữa Luật DN và Luật chuyên ngành, hồ sơ giải thể doanh nghiệp chưa hợp lý, quy định về chuyển đổi doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Trên cơ sở đó, tác giả đã nêu 05 giải pháp hoàn thiện PLDN và pháp luật đầu tư nhằm thực hiện có hiệu quả hơn hai đạo luật quan trọng này ở Việt Nam. Những điểm chung của các công trình nghiên cứu khoa học trong nước : Dù thời gian, không gian nghiên cứu của các tác giả về tình hình ban hành và thực thi PLDN, pháp luật đầu tư liên quan đến TTHC đối với doanh nghiệp ở Việt Nam không giống nhau. Các đánh giá thực trạng thi hành PLDN, thực trạng cải cách TTHC và các giải pháp đề xuất của các tác giả vẫn còn nhiều điểm khác biệt do góc nhìn của các tác giả và hướng giải quyết vấn đề còn khác nhau. Tuy nhiên, có thể tìm thấy trong nội dung các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài của Luận án một số điểm thống nhất chung sau :
  • 24. 19 - Thứ nhất, thừa nhận các quy định về TTHC đối với doanh nghiệp có ảnh hưởng quan trọng đến quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quả cải cách TTHC ở Việt Nam, chi phối quá trình thành lập, hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt, mức độ thông thoáng của các quy định về thành lập doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của chính sách thu hút đầu tư, mở cửa thị trường của Việt Nam. - Thứ hai, hoàn thiện MTKD thông qua các chương trình cải cách TTHC là yêu cầu cần thiết để Việt Nam gia tăng sức mạnh cạnh tranh cho nền kinh tế và quá trình hoàn thiện đó phải gắn với việc hoàn thiện quy định pháp luật về TTHC đối với doanh nghiệp - Thứ ba, năng lực và hiệu quả hoạt động QLNN đối với doanh nghiệp ở Việt Nam được tăng cường đáng kể nhờ những thay đổi tích cực trong các quy định về TTHC tại Luật DN 1999 và Luật DN 2005. Phương thức QLNN đối với doanh nghiệp chú trọng công tác hậu kiểm hơn tiền kiểm, phù hợp với xu thế chung của thế giới và yêu cầu quản lý doanh nghiệp trong tình hình mới. - Thứ tư, nhiều đổi mới của PLDN về TTHC đã được ban hành và việc thực thi đạt nhiều kết quả tích cực, giúp tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và mở rộng quyền tự do kinh doanh cho doanh nghiệp. Song, nhiều quy định PLDN còn vướng mắc, bật cập ảnh hưởng bất lợi đến MTKD và quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Biểu hiện rõ nhất là sự thiếu thống nhất, đồng bộ giữa các văn bản pháp luật và số lượng GPKD vẫn còn nhiều, phức tạp, cản trở cải cách TTHC và gây khó cho doanh nghiệp thành lập, hoạt động. - Thứ năm, đã nêu ra nhiều giải pháp về mặt pháp lý, kinh tế, tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật để cải thiện MTKD, góp phần đảm bảo tốt hơn quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Các giải pháp đưa ra ít nhiều liên quan mật thiết đến việc hoàn thiện PLDN, pháp luật đầu tư, pháp luật chuyên ngành về TTHC đối với doanh nghiệp. Các tác giả có sự tán thành chung là phải tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật không phù hợp, loại bỏ những TTHC đang gây cản trở cho việc thành lập, hoạt động của doanh nghiệp. Nhà nước phải đẩy mạnh công tác rà soát các quy định về điều kiện kinh doanh, cấp phép kinh doanh, xem đó là hoạt động quan trọng để cải thiện MTKD cho doanh nghiệp. Những vấn đề còn bỏ ngỏ của các công trình nghiên cứu khoa học trong nước : - Thứ nhất, chưa làm rõ nội hàm của quy định PLDN về TTHC và những ảnh hưởng của PLDN về TTHC đến cải cách TTHC trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam.
  • 25. 20 - Thứ hai, chưa nghiên cứu trực tiếp các quy định PLDN trong mối quan hệ với cải cách TTHC ở Việt Nam. Cách tiếp cận của các công trình nghiên cứu trong nước sử dụng một phần quy định PLDN về TTHC để chứng minh cho nội dung nghiên cứu về những thành công và hạn chế của PLDN trong việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp hoặc để đánh giá thực trạng MTKD, thực trạng QLNN đối với doanh nghiệp. - Thứ ba, các giải pháp hoàn thiện PLDN phục vụ cho cải cách TTHC ở Việt Nam chưa được hệ thống hóa đầy đủ. Các đề xuất cải cách TTHC đối với doanh nghiệp (nếu có) thường được dàn trải trên nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế như hải quan, đất đai, lao động, cấp phép thành lập, cấp phép đầu tư,..... Việc đi sâu nghiên cứu nêu ra giải pháp toàn diện để hoàn thiện PLDN về TTHC chưa được đặt ra. - Thứ tư, chưa đánh giá đầy đủ thực trạng ĐKDN tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP ở Việt Nam. Hầu hết phân tích, đánh giá TTHC đối với doanh nghiệp được quy định tại Luật DN 1999 và Luật DN 2005 trước thời điểm tháng 06/2010. Trong khi đó, ít tìm thấy sự phân tích, đánh giá thực trạng ĐKDN tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP từ thời điểm tháng 06/2010 về sau và những tiến bộ của Nghị định 102/2010/NĐ-CP, các nghị quyết của Chính phủ ban hành trong năm 2010 quy định về thủ tục giải thể và tổ chức lại doanh nghiệp. - Thứ năm, những tiến bộ và hạn chế của quy định PLDN về thủ tục giải thể và tổ chức lại doanh nghiệp ít được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu hoặc nếu có chỉ được đề cập với dung lượng khá khiêm tốn, chưa phản ánh đầy đủ thực trạng thủ tục tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp ở Việt Nam 1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước Trên thế giới, nghiên cứu về TTHC đối với doanh nghiệp tại một quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc tại một khu vực nhất định nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện MTKD thu hút đầu tư là đề tài có sức hấp dẫn lớn các nhà nghiên cứu. Những tiến bộ và hạn chế của TTHC tác động đến doanh nghiệp và MTKD đã được các nhà khoa học, các tổ chức quốc tế tập trung phân tích, đánh giá trên nhiều góc độ khác nhau, ở phương diện kinh tế, quản trị và luật pháp, có thể nêu một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau : Cuốn sách “Doing Business 2013 : Smarter regulations for small and medium size enterprises” do Ngân hàng thế giới phát hành vào tháng 10 năm 2012. Bằng các khảo sát, đo lường, thống kê với nhiều biểu đồ, bảng biểu minh chứng cho nhận định đưa ra, Ngân hàng thế giới đã xếp hạng MTKD của 185 nền kinh tế trên thế giới ở 10 tiêu chí quan trọng.
  • 26. 21 Trong đó có nhiều tiêu chí về TTHC đối với doanh nghiệp như thủ tục thành lập, thủ tục nộp thuế, thủ tục ngoại thương, thủ tục cấp phép xây dựng, thủ tục cấp điện năng và thủ tục đăng ký tài sản của doanh nghiệp. Trong Báo cáo 2013, Ngân hàng thế giới tỏ ra quan ngại đối với các quy định pháp luật về đăng ký tài sản và bảo vệ nhà đầu tư tại các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi – nơi có truyền thống hoạt động kinh tế của Chính phủ chi phối nền kinh tế và thứ hạng trung bình của các quốc gia thuộc 2 khu vực này khá thấp là 97. Báo cáo này đã phân tích về thứ hạng của Việt Nam ở 10 tiêu chí. Năm 2013, Việt Nam xếp hạng chung là 99/185 nền kinh tế. Riêng tiêu chí thành lập doanh nghiệp, Việt Nam xếp hạng 108/185 nền kinh tế. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, NĐT ở Việt Nam phải trải qua đến 10 thủ tục, mất khoảng 34 ngày để thành lập và đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động. Cũng ở tiêu chí này, các quốc gia được đánh giá có số lượng thủ tục ít nhất và thời hạn thành lập doanh nghiệp ngắn nhất là Newzealand - nhà đầu tư chỉ trải qua 1 thủ tục và mất 1 ngày để thành lập doanh nghiệp, Australia là 2 thủ tục mất 2 ngày, Canada là 1 thủ tục mất 5 ngày. Ngược lại, các quốc gia có số lượng thủ tục nhiều như Argentina (14 thủ tục), Philippines (16 thủ tục), Brunei (15 thủ tục, mất đến 101 ngày để thành lập doanh nghiệp). Kết quả xếp hạng về MTKD tại 185 nền kinh tế năm 2013 của Ngân hàng thế giới dù còn nhiều tranh luận, song phần nào giúp cho các quốc gia đánh giá lại quy định PLDN về TTHC để có những điều chỉnh kịp thời cải thiện MTKD cho doanh nghiệp. Nhìn chung, Báo cáo đánh giá về MTKD toàn cầu 2013 của Ngân hàng thế giới chủ yếu được khảo sát, tổng hợp bằng phương pháp trực quan dựa trên thực tế thi hành TTHC và sự tiên liệu về hiệu quả thực thi pháp luật ở các quốc gia khảo sát. Việc đi sâu phân tích quy định PLDN về TTHC đối với doanh nghiệp để phát hiện những ưu điểm và hạn chế của chúng hoặc nêu ra những khuyến nghị thay đổi quy định PLDN cũng chưa được đặt ra. Báo cáo “The Global Competitiveness Report : 2012 – 2013” do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tiến hành, khảo sát trên 144 nền kinh tế dựa trên bộ 12 tiêu chí (hạng mục trụ cột) được chia thành 3 nhóm gồm : các yếu tố cơ bản, thúc đẩy hiệu quả và sự đổi mới của nền kinh tế. Ở bộ chỉ tiêu các yếu tố cơ bản gồm có các yếu tố về thể chế/tổ chức, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục cơ bản. Trong Báo cáo 2012 của WEF, điểm mạnh đáng kể nhất của kinh tế Việt Nam là thị trường lao động (hạng 51), quy mô thị trường lớn (hạng 32) và hoạt động chăm sóc sức khỏe cũng như giáo dục cơ bản được đánh giá ở mức thỏa đáng (hạng 64). Tuy nhiên, Việt Nam xếp hạng thấp nhất về môi trường kinh tế vĩ
  • 27. 22 mô, đứng ở vị trí thứ 106. Xếp hạng chung của Việt Nam ở cả nhóm các yếu tố cơ bản là hạng 91. Trong phần nhận xét chi tiết về Việt Nam, Báo của WEF lưu ý : trong hai lần xếp hạng gần nhất, Việt Nam đã tụt tổng cộng 16 bậc và hiện là nước có thứ hạng thấp thứ hai trong số 8 thành viên ASEAN được khảo sát. Việt Nam đã để mất điểm tại 9 trong tổng số 12 hạng mục trụ cột của Báo cáo. Tất cả các hạng mục trụ cột của Việt Nam đều bị xếp hạng dưới 50 và rất nhiều tiêu chí gần sát hạng 100. Theo WEF, nền kinh tế Việt Nam vẫn mong manh và rất dễ biến động. Việt Nam đã tụt 41 bậc trong bộ tiêu chí về môi trường kinh tế vĩ mô, xuống hạng 106 sau khi đã tăng 20 bậc trong lần xếp hạng trước. Cơ sở hạ tầng (xếp hạng 95/114) của Việt Nam hiện đã bị quá tải do kinh tế tăng trưởng nhanh và sẽ tiếp tục là thách thức lớn trong thời gian tới bất chấp đã được cải thiện trong vài năm gần đây. Ngoài ra, mức độ tôn trọng đối với bản quyền và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chưa đầy đủ, chỉ được ở các mức xếp hạng 113 và 123. Báo cáo đánh giá các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam vẫn kém về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm giải trình đặc biệt yếu. Báo cáo đánh giá về tình hình đơn giản hóa TTHC ở Việt Nam do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Châu Âu (OECD) công bố năm 2011 dưới dạng tài liệu văn bản, có tiêu đề “Administrative simplification in Vietnam : Supporting the competitiveness of the Vietnamese economy”. Trong Báo cáo này, OECD đánh giá cao kết quả giai đoạn 1 của Đề án 30 về đơn giản hóa một bước TTHC ban hành kèm theo Quyết định 30/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã đem lại cho doanh nghệp, cá nhân, tổ chức ở Việt Nam một MTKD thuận lợi hơn để phát triển. Theo OECD, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình nhằm tạo MTKD tốt hơn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việt Nam có những nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự thành công của công cuộc cải cách TTHC theo Đề án 30 là : có sự quyết tâm của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam (Thủ tướng Chính phủ); có cách tiếp cận toàn diện, phù hợp khi mà lần đầu tiên các TTHC của các cơ quan nhà nước được tập hợp lại có hệ thống qua cơ sở dữ liệu quốc gia và được công bố rộng rãi trên internet cho doanh nghiệp; có mục tiêu cụ thể cắt giảm 30% chi phí tuân thủ TTHC hiện hành; có sự minh bạch và sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư trong việc phản hồi, đóng góp ý kiến cho việc cải cách TTHC trên thực tế. Ngoài ra, để đẩy mạnh cải cách TTHC, Việt Nam cần có chiến lược cải cách tổng thể TTHC; xây dựng bộ máy đủ năng lực thực thi TTHC; tăng cường đối thoại với người dân và doanh nghiệp; cải thiện phương thức, điều kiện để người dân và doanh nghiệp góp ý kiến vào các quy định về TTHC.
  • 28. 23 Cuốc sách “Reducing administrative barriers to invesment : Lesson learned” của các tác giả Scott Jacobs và Jacqueline Coolidge, xuất bản 2006. Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả đã đánh giá cao vai trò của TTHC ảnh hưởng đến MTKD và hoạt động thu hút đầu tư tại các quốc gia. Sự yếu kém của pháp luật về TTHC sẽ làm mất nhiều thời gian tuân thủ TTHC, tăng chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp, gia tăng sự thiếu ổn định, rủi ro, tham nhũng và làm suy yếu cạnh tranh của nền kinh tế. Ngược lại, TTHC phù hợp với doanh nghiệp sẽ tạo nền tảng cho nhà nước có cơ chế quản trị tốt nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính sách của chính phủ có tốt đi chăng nữa để thu hút đầu tư nhưng quá trình thực thi chính sách đó có thể đi chệch hướng nếu TTHC còn phiền hà, không rõ ràng và khó dự báo đối với doanh nghiệp. Các tác giả dẫn chứng sự thành công của cải cải cách TTHC ở Thổ Nhĩ Kỳ, Latvia, Hà Lan, Hoa kỳ đã giúp giảm gánh nặng TTHC cho doanh nghiệp và tăng cường thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài cho nền kinh tế. Có một số liệu đáng để Chính phủ các nước tham khảo từ khảo sát ở 32 quốc gia tại Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á và Châu Phi do FIAS (The Foreign Investment Advisory Service) tiến hành là chỉ cần giảm 10% chi phí tuân thủ TTHC cho doanh nghiệp, các quốc gia có thể tăng thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài lên đến 5%. Trên cơ sở đó, các tác giả kêu gọi các quốc gia tiếp tục đẩy mạnh chương trình cải cách TTHC, cải cách hệ thống pháp luật kinh doanh, đầu tư nhằm tăng tính cạnh tranh cho nền kinh tế và tạo MTKD thông thoáng cho doanh nghiệp. Cuốn sách “Understanding Company Law” của các tác giả Phillip Lipton, Abe Herzberg và Michelle Welsh, được Nhà xuất bản Thomson Reuters phát hành năm 2012. Dựa trên nền tảng Luật Công ty 2001 của Australia, các tác giả đã dành một phần nội dung để phân tích về thủ tục thành lập công ty tại Australia. Theo đó, các công ty thành lập tại Australia đều phải làm thủ tục ĐKKD tại Ủy Ban Đầu tư và Chứng Khoán Australia (ASIC) bằng hình thức qua mạng nhằm mục đích xác lập tư cách pháp lý cho công ty và phải trả lệ phí ĐKKD cho ASIC. Khi ĐKKD, các công ty phải đăng ký với nhà nước những nội dung cơ bản như : Loại hình công ty, tên công ty, tên và địa chỉ của thành viên, địa chỉ văn phòng đăng ký và thời gian mở cửa hoạt động, địa chỉ nơi hoạt động kinh doanh chính,....Điều lưu ý là ở Australia, rất chú trọng đến vấn đề đặt tên công ty phù hợp với quy định tại Luật Công ty 2001. NĐT có thể đăng ký lưu giữ tên doanh nghiệp trước tại ASIC trong thời hạn 2 tháng, và có thể gia hạn thêm 2 tháng theo yêu cầu của NĐT. Sau khi nhận được hồ sơ của NĐT, ASIC sẽ cấp cho công ty đăng ký một ACN (Australian Company Number), một Giấy
  • 29. 24 chứng nhận công nhận tên công ty, ACN và loại hình công ty theo quy định tại Điều 118 (1) Luật Công ty 2001. Nhìn chung, nội dung chủ yếu của cuốn sách này cung cấp các thông tin về thành lập, quản trị và hoạt động của công ty, ít đi sâu phân tích, đánh giá những quy định pháp luật về TTHC đối với công ty tại Australia hoặc so sánh với quy định tương đồng tại các quốc gia khác. Những mặt tích cực hoặc hạn chế của quy định pháp luật về thành lập công ty tại Australia cũng không được tìm thấy trong nội dung của cuốn sách. Bài báo khoa học “Institutions matter : The case of Viet Nam” của Thi Bich Tran, R. Quentin Grafton và Tom Kompas công bố trên tạp chí Journal of Socio – Economics số 38, năm 2009. Nội dung bài báo trình bày các khảo sát, điều tra về cải cách thể chế và những tác động của cải cách đó đến doanh nghiệp Việt Nam. Các tác giả đánh giá cao việc ban hành Luật DN 1999 đã cắt giảm đáng kể chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp, nhiều rào cản trong thủ tục thành lập doanh nghiệp đã được tháo gỡ. Thời gian thành lập doanh nghiệp kể từ khi áp dụng Luật DN 1999 đã giảm từ 90 ngày xuống còn 07 ngày, chi phí thành lập từ 10 triệu đồng giảm xuống chỉ còn 500.000 đồng. Ngoài ra, thái độ quan liêu đối với doanh nghiệp ở Việt Nam đã giảm hẳn nhờ việc xác định rõ ràng hơn chức năng của các cơ quan công quyền tại Luật DN 1999. Bên cạnh những thành công của cải cách thể chế trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp, đất đai, thuế, thực thi hợp đồng, bảo vệ tài sản của nhà đầu tư, các tác giả chỉ ra tồn tại của MTKD ở Việt Nam là việc thực thi pháp luật chưa thống nhất giữa quy định của trung ương và địa phương, với nguyên nhân được giải thích là do sự khác biệt về địa lý, lịch sử và sự phức tạp của hệ thống pháp luật Việt Nam. Nhìn chung, nội dung bài báo trên là bức tranh thu nhỏ về những thành tựu và hạn chế của MTKD ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2006. Việc đánh giá PLDN về TTHC vẫn còn khiêm tốn, chưa đi sâu phân tích thực trạng TTHC đối với doanh nghiệp trong PLDN Việt Nam giai đoạn từ giữa năm 2006 đến nay. Bài báo khoa học “Licensing regimes East and West” của hai tác giả Anthony Ogus and Qing Zhang, đăng trên tạp chí International Review of Law and Economics số 25, năm 2005. Bài báo phân tích, đánh giá về vai trò của GPKD trong hoạt động QLNN đối với doanh nghiệp. Các tác giả đã so sánh cách thức áp dụng GPKD tại các nước đang phát triển - tiêu biểu là Trung Quốc với các nước công nghiệp phát triển - tiêu biểu là Hoa Kỳ. Theo các tác giả, ở những nền kinh tế chuyển đổi như Trung Quốc thường có số lượng lớn GPKD trong nền kinh tế và gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hơn là ở các
  • 30. 25 nước có nền công nghiệp phát triển cao như Hoa Kỳ. Chức năng và mục đích cấp GPKD cũng có sự khác biệt lớn. Ở các nước đang phát triển, chức năng quan trọng của GPKD là để chính phủ kiểm soát hoạt động ngoại thương ở cả hai phương diện xuất khẩu và nhập khẩu. GPKD được cấp nhằm giới hạn sự nhập khẩu hàng hóa cho mục đích kinh tế hay phi kinh tế đi chăng nữa. Ở các nước công nghiệp phát triển sử dụng GPKD trong lĩnh vực xuất khẩu để kiểm soát việc mua bán vũ khí và một số sản phẩm công nghệ cao nhằm bảo đảm dự trữ hàng hóa trong nước. Trong khi đó, ở các nước đang phát triển, GPKD xuất khẩu hàng hóa được sử dụng nhằm ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt thực phẩm hoặc nhu yếu phẩm cần thiết khác, bảo vệ sản xuất công nghiệp trong nước và ngăn ngừa tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Theo quan điểm của các tác giả : - GPKD là công cụ pháp lý để nhà nước quản lý doanh nghiệp, là TTHC quan trọng doanh nghiệp có thể trải qua trong quá trình thành lập, hoạt động. Số lượng GPKD phù hợp sẽ giúp nhà nước giảm chi phí quản lý hành chính và giúp doanh nghiệp tăng nguồn lợi tức. - So với các nước công nghiệp phát triển, việc sử dụng GPKD ở các nước đang phát triển có tính rộng rãi hơn ở cả hai phương diện phạm vi và mức độ thường xuyên áp dụng - Có sự khác biệt lớn về cơ chế cấp phép cho một số ngành nghề đặc thù của doanh nghiệp ở các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển. Những điểm chung của các công trình nghiên cứu khoa học ngoài nước : - Thứ nhất, khẳng định các quy định pháp luật về TTHC đối với doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động QLNN và MTKD của một quốc gia. TTHC đơn giản, ít tốn kém sẽ thúc đẩy doanh nghiệp thành lập nhiều, kinh tế tăng trưởng. Ngược lại, TTHC phức tạp, tốn kém nhiều cho NĐT sẽ cản trở hoạt động thu hút đầu tư. - Thứ hai, ở các nước khác nhau, cách tiếp cận quy định về TTHC đối với doanh nghiệp cũng có sự khác nhau. Tùy bối cảnh tình hình, trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, các quy định về thủ tục thành lập và giải thể doanh nghiệp có sự đơn giản hoặc phức tạp khác nhau. - Thứ ba, đánh giá cao quy định thủ tục thành lập doanh nghiệp, đó là TTHC phản ánh mức độ thông thoáng của MTKD đối với doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập. - Thứ tư, có sự phân tích, so sánh TTHC đối với doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau trên thế giới, từ đó rút ra kết luận : việc đánh giá MTKD, năng lực cạnh tranh của một quốc gia có thể căn cứ trên số lượng TTHC và chi phí tài chính doanh nghiệp bỏ ra cho
  • 31. 26 TTHC đó để xác định thứ hạng MTKD và năng lực cạnh tranh của các quốc gia. Đó cũng là tiêu chí quan trọng để doanh nghiệp tham khảo trước khi quyết định bỏ vốn đầu tư thành lập doanh nghiệp ở một quốc gia nhất định - Thứ năm, cải cách thủ tục thành lập và giải thể doanh nghiệp ở các quốc gia được tiến hành trong thời gian qua đều đem lại những thành công nhất định, tạo sức bật cho nền kinh tế trong thu hút đầu tư, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp - Thứ sáu, các giải pháp, khuyến nghị đưa ra đều nhấn mạnh yêu cầu cải cách TTHC đối với doanh nghiệp nhằm hòan thiện MTKD, hạn chế tham nhũng và đảm bảo sự tôn trọng quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Những vấn đề còn bỏ ngỏ trong các công trình nghiên cứu khoa học ngoài nước : - Thứ nhất, chưa đi sâu phân tích quy định về TTHC đối với doanh nghiệp trong PLDN các nước. Số liệu trình bày trong các báo cáo, bài báo khoa học, cuốn sách của các tác giả chủ yếu dựa trên tình hình thực tế thi hành PLDN, pháp luật đầu tư. Việc đi sâu phân tích, đánh giá quy định PLDN về TTHC vẫn còn khiêm tốn trong các công trình nghiên cứu. - Thứ hai, chưa làm rõ những TTHC nào được quy định trong PLDN đang trực tiếp điều chỉnh doanh nghiệp và vai trò của quy định về TTHC đó có ảnh hưởng như thế nào đến cải cách TTHC ở các quốc gia. - Thứ ba, các nhận định, báo cáo đánh giá, phân tích thực trạng TTHC của các tác giả dễ bị lạc hậu do Chính phủ các nước không ngừng hoàn thiện pháp luật về TTHC đối với doanh nghiệp thời gian qua. - Thứ tư, chưa làm rõ quy định PLDN về TTHC có mang tính thống nhất áp dụng cho tất cả doanh nghiệp trong nền kinh tế không. Những vướng mắc phát sinh mà doanh nghiệp và công tác QLNN gặp phải trong quá trình thực thi PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp chưa được làm rõ trong các công trình nghiên cứu. - Thứ năm, nếu để hoàn thiện quy định PLDN phục vụ cho việc đẩy mạnh cải cách TTHC cần loại bỏ những thủ tục cụ thể nào : thủ tục khắc dấu doanh nghiệp có cần thiết duy trì hay không ở một số nền kinh tế trên thế giới. Có cần quy định thủ tục ĐKDN thống nhất cho doanh nghiệp mọi thành phần kinh tế không. Ngành nghề nào không cần thiết phải có GPKD, mối quan hệ giữa cơ quan ĐKKD với cơ quan thuế trong quá trình giải quyết giải thể cho doanh nghiệp chưa được nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ trong các công trình nghiên cứu ngoài nước.
  • 32. 27 1.2.3 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu Trên cơ sở kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét chung về tình hình nghiên cứu như sau : - Dù có những sự khác biệt nhất định về kinh tế, chính trị, quan điểm pháp lý ở các quốc gia, song việc nghiên cứu đề tài có nội dung luận bàn về PLDN và vấn đề cải cách TTHC đối với doanh nghiệp đã được các nhà khoa học, các tổ chức phi chính phủ có uy tín cao khảo sát, đánh giá, một cách nghiêm túc và có giá trị khoa học cao. Các công trình nghiên cứu đều có điểm thống nhất chung ở chỗ : thừa nhận vai trò của các quy định pháp luật về TTHC đối với doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến môi trường đầu tư, kinh doanh, đến hiệu quả của chính sách thu hút đầu tư của một quốc gia, hiệu quả cải cách TTHC và quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Các chương trình cải cách TTHC đối với doanh nghiệp dù có khác nhau về cách thức tiến hành nhưng đều hướng đến đảm bảo cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp ngày càng thuận lợi và ít tốn kém hơn - Hầu hết công trình nghiên cứu đều xác định các quy định pháp luật về TTHC đối với doanh nghiệp luôn có mặt tích cực và hạn chế tác động đến MTKD, quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đưa ra các giải pháp để hoàn thiện MTKD, hoạt động QLNN đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp ở mỗi công trình nghiên cứu đều có cách nhìn nhận khác nhau, chưa thống nhất phụ thuộc vào tình hình chính trị, kinh tế cụ thể của từng quốc gia và góc nhìn của các tác giả cũng có sự khác biệt khá lớn. - Việc hoàn thiện quy định pháp luật về TTHC đối với doanh nghiệp được các tác giả nêu ra theo hai xu hướng : Dưới góc độ QLNN, cần hoàn thiện quy định về TTHC nhằm đảm bảo tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLNN và chức năng điều tiết của nhà nước đối với doanh nghiệp. Đặc biệt, sau sự kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu, người ta lại đòi hỏi sự can thiệp mạnh mẽ hơn của nhà nước để hạn chế các khuyết tật thị trường phát sinh từ hoạt động của doanh nghiệp. Dưới góc độ bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, các tác giả đề xuất việc hoàn thiện quy định về TTHC nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp theo đúng nguyên tắc “được kinh doanh trong các ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Cần tiếp tục rà soát, loại bỏ các GPKD và điều kiện kinh doanh không còn phù hợp, tiếp tục đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp, tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong thực hiện TTHC là nội dung được đề cập nhiều trong các công trình nghiên cứu. Thế nhưng, các giải
  • 33. 28 pháp để hoàn thiện quy định PLDN về TTHC chưa được hệ thống hóa một cách đầy đủ và còn mang tính chung chung. - Các công trình nghiên cứu về cải cách TTHC ở Việt Nam chủ yếu nghiên cứu quy định pháp luật về TTHC trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chưa đi sâu nghiên cứu quy định PLDN về TTHC đối với doanh nghiệp. Hơn nữa, thời gian nghiên cứu khá lâu không còn phù hợp với bối cảnh tình hình thực tế hiện nay. Đặc biệt, từ giữa năm 2010, sự ra đời của Nghị định 43/2010/NĐ-CP, Nghị định 102/2010/NĐ-CP và các nghị quyết của Chính phủ về phê duyệt phương án đơn giản hóa TTHC trên các lĩnh vực QLNN thì nhiều đề xuất hoàn thiện, phân tích thực trạng TTHC đối với doanh nghiệp trong các văn bản pháp luật trước đây đã trở nên lạc hậu - Chưa có công trình nghiên cứu ở cấp độ Luận án tiến sĩ về mối quan hệ giữa PLDN và cải cách TTHC ở Việt Nam. Việc đề cập đến TTHC đối với doanh nghiệp thường được các tác giả sử dụng để đánh giá MTKD tại một quốc gia, hiệu quả hoạt động QLNN và chính sách của nhà nước về đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường. Việc đi sâu, phân tích, đánh giá và hệ thống hóa một cách đầy đủ những tiến bộ và hạn chế của PLDN về TTHC ảnh hưởng đến cải cách TTHC ở Việt Nam chưa được tìm thấy trong các công trình nghiên cứu trong nước lẫn ngoài nước thời gian qua. Những vấn đề còn bỏ ngõ trong các công trình nghiên cứu nêu trên : - Chưa hệ thống hóa một cách đầy đủ các quy định PLDN về TTHC đối với doanh nghiệp ở Việt Nam cũng như ở các quốc gia khác trên thế giới. - Chưa phân tích đầy đủ những ảnh hưởng trực tiếp của quy định PLDN về TTHC đến cải cách TTHC ở Việt Nam thời gian qua. - Chưa đánh giá toàn diện thực trạng PLDN về TTHC ở Việt Nam để thấy được mức độ hiệu quả của PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp. - Chưa đánh giá thực trạng pháp luật về GPKD với những mặt tích cực và hạn chế của chúng ảnh hưởng đến cải cách TTHC ở Việt Nam. - Chưa làm rõ thực trạng quy định pháp luật về ứng dụng công nghệ thông tin trong thủ tục ĐKDN, cấp phép kinh doanh, giải thể doanh nghiệp cũng như mối quan hệ giữa cơ quan ĐKKD với cơ quan cấp phép kinh doanh, cơ quan thuế vẫn còn bỏ ngỏ
  • 34. 29 1.3. Lý thuyết nghiên cứu đề tài và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài Luận án nghiên cứu đề tài PLDN trong mối quan hệ với cải cách TTHC ở Việt Nam sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật để làm kim chỉ nam cho việc phân tích, trình bày nội dung của Luận án. Bên cạnh đó, Luận án còn dựa trên quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách TTHC, hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế trong điều kiện hội nhập, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Các quy định pháp luật liên quan đến thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp được quy định trong các văn bản QPPL ở Việt Nam và một số quốc gia khác trên thế giới cũng là nguồn lý thuyết quan trọng cho việc nghiên cứu của Luận án. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu Pháp luật doanh nghiệp trong mối quan hệ với cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam được tiến hành dựa trên những câu hỏi nghiên cứu chính sau: - Thứ nhất, PLDN có những quy định gì về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp ? Để đánh giá mức độ hoàn thiện của PLDN về TTHC thì phải dựa trên những nguyên tắc và tiêu chí nào do nhà nước Việt Nam quy định ? Các quy định PLDN về TTHC có mối quan hệ như thế nào đến cải cách TTHC ? Cải cách TTHC đối với doanh nghiệp đem lại lợi ích gì cho MTKD, doanh nghiệp và QLNN ở Việt Nam ? - Thứ hai, PLDN đã có những đóng góp gì vào hiệu quả chung của cải cách TTHC ? Bên cạnh thành công, PLDN có những hạn chế gì ảnh hưởng đến cải cách TTHC ở Việt Nam thời gian qua ? - Thứ ba, để đẩy mạnh có hiệu quả cải cách TTHC, cần hoàn thiện quy định PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp ở những nội dung nào ? Việt Nam có cần quy định thủ tục ĐKDN cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế không ? Làm thế nào để kết nối thủ tục ĐKDN và thủ tục cấp phép kinh doanh được thông suốt hơn so với hiện tại ? Cần loại bỏ những quy định về điều kiện kinh doanh nào không phù hợp để cho thủ tục thành lập doanh nghiệp có hiệu quả hơn ? Để đẩy nhanh tiến độ giải thể doanh nghiệp, xử lý được các vướng mắc phát sinh trong thủ tục giải thể doanh nghiệp, có cần thiết phải quy định thời hạn cụ thể và trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc phối hợp với cơ quan ĐKKD để xác nhận quyết toán thuế cho doanh nghiệp không ?