SlideShare a Scribd company logo
1 of 15
CHÀO THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI
BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM 4
HP: Kinh tế chính trị Mác-Lênin
Giảng viên: Nguyễn Văn Thắng
Thành viên nhóm
Phạm Đình Huấn
Trịnh Quốc Hùng
Hồ Thanh Hương
Thái Thị Hường
Nguyễn Quang Huy
Đặng Hoàng Linh
Lâm Như Huỳnh
Lưu Nhã Linh
Nguyễn Tấn Lộc
Nguyễn Đông Luân
Bùi Nguyễn Anh Khoa
Nguyễn Kiều Trúc Lam
Thái Thị Hồng Lam
Lê Thị Thùy Linh
Lương Thị Thùy Linh
Bùi Thị Khánh Linh
Chủ đề 21
Tìm hiểu về nguyên nhân hình thành
độc quyền và độc quyền nhà nước
Độc quyền: Là hiện tượng trên thị trường chỉ có một doanh nghiệp hoặc một
nhóm doanh nghiệp câu kết với nhau chiếm vị trí độc tôn trong việc cung cấp
sản phẩm nhất định nào đó, cho phép họ kiểm soát trọn vẹn giá cả sản phẩm
để thu lợi nhuận tối đa và ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh khác thâm nhập
thị trường.
Khái Niệm
Nguyên nhân xuất hiện độc quyền
Một là
+ Sự phát triển của lực lượng sản xuất thúc đẩy các tổ chức độc quyền. Sự phát triển của
lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật, đòi hỏi các doanh nghiệp
phải ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh.
+ Những thành tựu khoa học kỹ thuật mới xuất hiện này, một mặt làm xuất hiện những
ngành sản xuất mới đòi hỏi các doanh nghiệp phải có quy mô lớn; mặt khác thúc đẩy tăng
năng suất lao động, tăng khả năng tích lũy, tích tụ và tập trung sản xuất, thúc đẩy phát
triển sản xuất quy mô lớn.
Nguyên nhân xuất hiện độc quyền
Hai là
+ Do sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp
+ Cạnh tranh gay gắt làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản hàng loạt, còn các doanh nghiệp
lớn tồn tại được, nhưng cũng đã bị suy yếu, để tiếp tục phát triển họ phải tăng cường tích tụ, tập trung
sản xuất, liên kết với nhau thành các doanh nghiệp với quy mô ngày càng to lớn hơn.
+ Quá trình cạnh tranh sẽ làm cho những doanh nghiệp nào kém hiệu quả, có những quyết định kinh
doanh sai lầm sẽ bị những doanh nghiệp khác làm ăn hiệu quả hơn thôn tính, chiếm lĩnh thị phần và sẽ bị
đào thải ra khỏi cuộc chơi.
Nguyên nhân xuất hiện độc quyền
Ba là
+ Do khủng hoảng sự phát triển của hệ thống tín dụng
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế 1873 trong toàn thế giới tư bản chủ nghĩa làm phá sản doanh
nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp lớn còn tồn tại dẫn tới hình thành các doanh nghiệp độc
quyển.
+ Sự phát triển của hệ thống tín dụng khiến tư bản chủ nghĩa trở thành đòn bẫy mạnh mẽ thúc
đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền để cho sự ra đời
của các tổ chức độc quyển.
Độc quyền nhà nước
Độc quyền nhà nước: Là các hoạt động thương mại chỉ do cơ quan nhà nước có quyền thực
hiện hoặc các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao thực hiện.
Nguyên nhân hình thành Độc quyền nhà nước
Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến quy mô của nền kinh tế ngày càng lớn,
tính chất xã hội hóa của nền kinh tế ngày càng cao đòi hỏi có sự điều tiết xã hội đối với sản xuất
và phân phối, một kế hoạch hoá tập trung từ một trung tâm.
Nhà nước phải dùng các công cụ khác nhau để can thiệp, điều tiết nền kinh tế như các công cụ
về tài chính - tiền tệ, kế hoạch hóa, phát triển các xí nghiệp quốc doanh..
Nguyên nhân hình thành Độc quyền nhà nước
Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mà các
tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh vì đầu tư lớn, thu
hồi vốn chậm và ít lợi nhuận, nhất là các ngành thuộc kết cấu hạ tầng như năng lượng, giao
thông vận tải, giáo dục, nghiên cứu khoa học cơ bản...
Nhà nước tư sản trong khi đảm nhiệm kinh doanh những ngành đó, tạo điều kiện cho các tổ
chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác
Nguyên nhân hình thành Độc quyền nhà nước
Ba là, sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô
sản và nhân dân lao động.
Nhà nước phải giải quyết những mâu thuẫn đó bằng các hình thức khác nhau như trợ cấp thất nghiệp, điều
tiết thu nhập quốc dân, phát triển phúc lợi xã hội..
Nguyên nhân hình thành Độc quyền nhà nước
Bốn là, sự tích tụ và tập trung tư bản cao dẫn đến mâu thuẫn giữa các tổ chức độc quyền với nhau, mâu
thuẫn giữa tư bản độc quyền với các tổ chức kinh doanh vừa và nhỏ…trở nên gay gắt cần có sự điều tiết,
can thiệp của nhà nước bằng các hình thức khác nhau như nghiêm cấm một số hình thức độc quyền, ra luật
chống độc quyền để hạn chế sự chi phối hay quy mô của các độc quyền, hạn chế sự lũng đoạn nền kinh tế
của các tổ chức độc quyền…
Nguyên nhân hình thành Độc quyền nhà nước
Năm là, cùng với xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liên minh độc quyền quốc tế
vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích với các đối thủ trên thị trường thế giới. Tình
hình đó đòi hỏi phải có sự điều tiết các quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế của nhà nước.
#
• Dưới đây là một số ví dụ về độc quyền và độc quyền nhà nước trong kinh tế chính trị Mác-
Lênin
1. Độc quyền về sản xuất
- Trong Mác-Lênin, ý tưởng về độc quyền sản xuất là trung tâm của quan điểm kinh tế chính trị.
Theo Mác-Lênin, các phương tiện sản xuất (như đất đai, máy móc, và tư liệu sản xuất) nên thuộc
quyền sở hữu chung của toàn bộ xã hội. Như vậy, độc quyền nhà nước đối với các nguồn lực này
sẽ đảm bảo rằng quyền kiểm soát và quản lý nền kinh tế thuộc về nhà nước hoặc xã hội, chứ
không phụ thuộc vào các cá nhân hay nhóm cá nhân.
2. Độc quyền nhà nước về thương mại
- Trong Mác-Lênin, một số ngành kinh tế cơ bản và lớn có thể được tập trung dưới sự quản lý
của nhà nước. Điều này có thể áp dụng trong lĩnh vực thương mại, nơi nhà nước kiểm soát và
quản lý các hoạt động thương mại quốc gia. Qua đó, nhà nước có khả năng điều chỉnh giá cả, quy
định nguồn cung và tiếp thị hàng hóa theo mục tiêu chính trị và kinh tế của một nền kinh tế xã hội
chủ nghĩa.
3. Độc quyền nhà nước về dịch vụ công
- Mác-Lênin khẳng định rằng một số lĩnh vực nhất định, như y tế, giáo dục và giao thông công
cộng, nên được nhà nước đảm nhận hoặc kiểm soát độc quyền. Điều này nhằm đảm bảo rằng dịch
vụ này sẽ được cung cấp một cách công bằng và phục vụ lợi ích chung của toàn bộ xã hội, thay vì
chỉ phục vụ cho lợi ích của các cá nhân hay tư nhân.
CREDITS: This presentation template was created by Slidesgo, including
icons by Flaticon and infographics & images by Freepik
THANKS!
Please
keep
this
slide
for
attribution

More Related Content

Similar to Nhóm 4- Kinh tế chính trị.pptx

Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Cat Love
 
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vcoi Vit
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Cat Love
 

Similar to Nhóm 4- Kinh tế chính trị.pptx (20)

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Chương VI
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Chương VINhững nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Chương VI
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Chương VI
 
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
 
BTL kinh tế chinh trị.pdf
BTL kinh tế chinh trị.pdfBTL kinh tế chinh trị.pdf
BTL kinh tế chinh trị.pdf
 
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nayPhân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
 
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
 
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
 
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
 
Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
 
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
 
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
 
Luận Văn Kinh Tế Chính Trị - Vai Trò Quản Lý Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Việc ...
Luận Văn Kinh Tế Chính Trị - Vai Trò Quản Lý Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Việc ...Luận Văn Kinh Tế Chính Trị - Vai Trò Quản Lý Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Việc ...
Luận Văn Kinh Tế Chính Trị - Vai Trò Quản Lý Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Việc ...
 
chương 4.pptx
chương 4.pptxchương 4.pptx
chương 4.pptx
 
Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩ...
Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩ...Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩ...
Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩ...
 
Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...
Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...
Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...
 
CHƯƠNG4
CHƯƠNG4CHƯƠNG4
CHƯƠNG4
 
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
 
Chương 4. Kinh tế Chính Trị
Chương 4.  Kinh tế Chính TrịChương 4.  Kinh tế Chính Trị
Chương 4. Kinh tế Chính Trị
 

Nhóm 4- Kinh tế chính trị.pptx

  • 1. CHÀO THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM 4 HP: Kinh tế chính trị Mác-Lênin Giảng viên: Nguyễn Văn Thắng
  • 2. Thành viên nhóm Phạm Đình Huấn Trịnh Quốc Hùng Hồ Thanh Hương Thái Thị Hường Nguyễn Quang Huy Đặng Hoàng Linh Lâm Như Huỳnh Lưu Nhã Linh Nguyễn Tấn Lộc Nguyễn Đông Luân Bùi Nguyễn Anh Khoa Nguyễn Kiều Trúc Lam Thái Thị Hồng Lam Lê Thị Thùy Linh Lương Thị Thùy Linh Bùi Thị Khánh Linh
  • 3. Chủ đề 21 Tìm hiểu về nguyên nhân hình thành độc quyền và độc quyền nhà nước
  • 4. Độc quyền: Là hiện tượng trên thị trường chỉ có một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp câu kết với nhau chiếm vị trí độc tôn trong việc cung cấp sản phẩm nhất định nào đó, cho phép họ kiểm soát trọn vẹn giá cả sản phẩm để thu lợi nhuận tối đa và ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh khác thâm nhập thị trường. Khái Niệm
  • 5. Nguyên nhân xuất hiện độc quyền Một là + Sự phát triển của lực lượng sản xuất thúc đẩy các tổ chức độc quyền. Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật, đòi hỏi các doanh nghiệp phải ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh. + Những thành tựu khoa học kỹ thuật mới xuất hiện này, một mặt làm xuất hiện những ngành sản xuất mới đòi hỏi các doanh nghiệp phải có quy mô lớn; mặt khác thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng khả năng tích lũy, tích tụ và tập trung sản xuất, thúc đẩy phát triển sản xuất quy mô lớn.
  • 6. Nguyên nhân xuất hiện độc quyền Hai là + Do sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp + Cạnh tranh gay gắt làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản hàng loạt, còn các doanh nghiệp lớn tồn tại được, nhưng cũng đã bị suy yếu, để tiếp tục phát triển họ phải tăng cường tích tụ, tập trung sản xuất, liên kết với nhau thành các doanh nghiệp với quy mô ngày càng to lớn hơn. + Quá trình cạnh tranh sẽ làm cho những doanh nghiệp nào kém hiệu quả, có những quyết định kinh doanh sai lầm sẽ bị những doanh nghiệp khác làm ăn hiệu quả hơn thôn tính, chiếm lĩnh thị phần và sẽ bị đào thải ra khỏi cuộc chơi.
  • 7. Nguyên nhân xuất hiện độc quyền Ba là + Do khủng hoảng sự phát triển của hệ thống tín dụng + Cuộc khủng hoảng kinh tế 1873 trong toàn thế giới tư bản chủ nghĩa làm phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp lớn còn tồn tại dẫn tới hình thành các doanh nghiệp độc quyển. + Sự phát triển của hệ thống tín dụng khiến tư bản chủ nghĩa trở thành đòn bẫy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền để cho sự ra đời của các tổ chức độc quyển.
  • 8. Độc quyền nhà nước Độc quyền nhà nước: Là các hoạt động thương mại chỉ do cơ quan nhà nước có quyền thực hiện hoặc các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao thực hiện.
  • 9. Nguyên nhân hình thành Độc quyền nhà nước Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến quy mô của nền kinh tế ngày càng lớn, tính chất xã hội hóa của nền kinh tế ngày càng cao đòi hỏi có sự điều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối, một kế hoạch hoá tập trung từ một trung tâm. Nhà nước phải dùng các công cụ khác nhau để can thiệp, điều tiết nền kinh tế như các công cụ về tài chính - tiền tệ, kế hoạch hóa, phát triển các xí nghiệp quốc doanh..
  • 10. Nguyên nhân hình thành Độc quyền nhà nước Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh vì đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận, nhất là các ngành thuộc kết cấu hạ tầng như năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục, nghiên cứu khoa học cơ bản... Nhà nước tư sản trong khi đảm nhiệm kinh doanh những ngành đó, tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác
  • 11. Nguyên nhân hình thành Độc quyền nhà nước Ba là, sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Nhà nước phải giải quyết những mâu thuẫn đó bằng các hình thức khác nhau như trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, phát triển phúc lợi xã hội..
  • 12. Nguyên nhân hình thành Độc quyền nhà nước Bốn là, sự tích tụ và tập trung tư bản cao dẫn đến mâu thuẫn giữa các tổ chức độc quyền với nhau, mâu thuẫn giữa tư bản độc quyền với các tổ chức kinh doanh vừa và nhỏ…trở nên gay gắt cần có sự điều tiết, can thiệp của nhà nước bằng các hình thức khác nhau như nghiêm cấm một số hình thức độc quyền, ra luật chống độc quyền để hạn chế sự chi phối hay quy mô của các độc quyền, hạn chế sự lũng đoạn nền kinh tế của các tổ chức độc quyền…
  • 13. Nguyên nhân hình thành Độc quyền nhà nước Năm là, cùng với xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích với các đối thủ trên thị trường thế giới. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự điều tiết các quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế của nhà nước.
  • 14. # • Dưới đây là một số ví dụ về độc quyền và độc quyền nhà nước trong kinh tế chính trị Mác- Lênin 1. Độc quyền về sản xuất - Trong Mác-Lênin, ý tưởng về độc quyền sản xuất là trung tâm của quan điểm kinh tế chính trị. Theo Mác-Lênin, các phương tiện sản xuất (như đất đai, máy móc, và tư liệu sản xuất) nên thuộc quyền sở hữu chung của toàn bộ xã hội. Như vậy, độc quyền nhà nước đối với các nguồn lực này sẽ đảm bảo rằng quyền kiểm soát và quản lý nền kinh tế thuộc về nhà nước hoặc xã hội, chứ không phụ thuộc vào các cá nhân hay nhóm cá nhân. 2. Độc quyền nhà nước về thương mại - Trong Mác-Lênin, một số ngành kinh tế cơ bản và lớn có thể được tập trung dưới sự quản lý của nhà nước. Điều này có thể áp dụng trong lĩnh vực thương mại, nơi nhà nước kiểm soát và quản lý các hoạt động thương mại quốc gia. Qua đó, nhà nước có khả năng điều chỉnh giá cả, quy định nguồn cung và tiếp thị hàng hóa theo mục tiêu chính trị và kinh tế của một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. 3. Độc quyền nhà nước về dịch vụ công - Mác-Lênin khẳng định rằng một số lĩnh vực nhất định, như y tế, giáo dục và giao thông công cộng, nên được nhà nước đảm nhận hoặc kiểm soát độc quyền. Điều này nhằm đảm bảo rằng dịch vụ này sẽ được cung cấp một cách công bằng và phục vụ lợi ích chung của toàn bộ xã hội, thay vì chỉ phục vụ cho lợi ích của các cá nhân hay tư nhân.
  • 15. CREDITS: This presentation template was created by Slidesgo, including icons by Flaticon and infographics & images by Freepik THANKS! Please keep this slide for attribution