SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------------------
Lê Quốc Hùng
NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA MỘT SỐ TỔ CHỨC XÃ
HỘI DÂN SỰ TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------
Lê Quốc Hùng
NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA MỘT SỐ TỔ CHỨC XÃ
HỘI DÂN SỰ TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Mã số: 60440301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Nguyễn Thị Hoàng Liên
Hà Nội - 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào trước đây.
Học viên
Lê Quốc Hùng
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong và
ngoài trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Hoàng Liên, giảng viên
Khoa Môi trường – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Bộ môn Quản lý môi
trường - Khoa Môi trường - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia
Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và đóng góp ý kiến giúp cho luận văn tốt
nghiệp của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn
bè đã quan tâm, chia sẻ khó khăn và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Học viên
Lê Quốc Hùng
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài......................................................2
3. Mục tiêu của đề tài.............................................................................................5
4. Ý nghĩa của đề tài ..............................................................................................5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................6
1.1. Tổng quan về các tổ chức xã hội dân sự .......................................................6
1.1.1. Khái niệm về xã hội dân sự........................................................................6
1.1.2. Khái niệm về tổ chức xã hội dân sự ...........................................................8
1.1.3. Đặc trưng của các tổ chức xã hội dân sự....................................................9
1.1.4. Các loại hình tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay.......................11
1.2. Sự hình thành và phát triển của các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh
vực BVMT ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.......................................14
1.2.1. Sự hình thành và phát triển của các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh
vực BVMT ở Việt Nam......................................................................................14
1.2.2. Sự hình thành và phát triển của các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh
vực BVMT ở một số nước trên thế giới.............................................................19
- Tại Trung Quốc ...........................................................................................19
- Tại Mỹ .........................................................................................................20
1.3. Rà soát quy định về sự tham gia của các tổ chức XHDS trong văn bản
quy phạm pháp luật hiện hành ở Việt Nam ......................................................21
1.3.1. Cơ sở pháp lý cho các tổ chức XHDS......................................................21
1.3.2. Quy định về sự tham gia của các tổ chức XHDS trong lĩnh vực BVMT.22
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
...................................................................................................................................28
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................28
2.2. Nội dung nghiên cứu.....................................................................................28
iv
2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................31
3.1. Đánh giá thực trạng tham gia của một số tổ chức XHDS trong lĩnh vực
BVMT ở Việt Nam hiện nay ...............................................................................31
3.1.1. Giới thiệu về các tổ chức ENV, CPSE, VUSTA......................................31
3.1.2. Sự tham gia của ENV, CPSE, VUSTA trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam
hiện nay ..............................................................................................................37
3.1.2.1. Phát hiện, tố giác vi phạm về BVMT ..................................................41
3.1.2.2. Kiểm tra, giám sát môi trường.............................................................43
3.1.2.3. Phản biện xã hội về môi trường...........................................................48
3.1.2.4. Tư vấn, vận động chính sách về môi trường .......................................51
3.1.2.4. Giáo dục - đào tạo, phổ biến, tuyên truyền về BVMT ........................54
3.2. Những thuận lợi và khó khăn của các tổ chức VUSTA, CPSE, ENV khi
hoạt động trong lĩnh vực BVMT tại Việt Nam .................................................59
3.3. Đề xuất những giải pháp phát huy vai trò của các tổ chức VUSTA, CPSE
và ENV trong lĩnh vực BVMT............................................................................66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................72
PHỤ LỤC 1. NHỮNG VĂN BẢN PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
TỔ CHỨC XHDS TẠI VIỆT NAM ......................................................................76
PHỤ LỤC 2. MỘT SỐ TỔ CHỨC XHDS HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .......................................................................................79
PHỤ LỤC 3. BẢNG HỎI PHỎNG VẤN SÂU MỘT SỐ CÁN BỘ CỦA CPSE,
ENV, VUSTA………………………………………………………………….….86
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các tổ chức xã hội dân sự chính ở Việt Nam...........................................12
Bảng 1.2. Năm thành lập của một số tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường giai đoạn 1980-2010...............................................................................17
Bảng 2.1. Danh sách một số cán bộ của ENV, CPSE, VUSTA được phỏng vấn ....29
Bảng 3.1. Trình độ chuyên môn của cán bộ trung tâm CPSE ..................................33
Bảng 3.2. Một số dự án của CPSE về BVMT và liên quan đến BVMT...................34
Bảng 3.3. Các hoạt động chính của tổ chức XHDS trong lĩnh vực BVMT..............37
Bảng 3.4. Hoạt động chính của các tổ chức ENV, CPSE, VUSTA..........................40
Bảng 3.5. Số vụ vi phạm về bảo vệ ĐVHD qua một số năm do ENV tiếp nhận và
lưu trữ hồ sơ ..............................................................................................................43
Bảng 3.6. Hoạt động kiểm tra, giám sát môi trường của ENV, CPSE, VUSTA......45
Bảng 3.7. Hoạt động tư vấn, vận động chính sách môi trường của ENV, CPSE,
VUSTA......................................................................................................................52
Bảng 3.8. Những thuận lợi và khó khăn của các tổ chức ENV, CPSE, VUSTA khi
hoạt động trong lĩnh vực BVMT...............................................................................59
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Ranh giới mờ của Xã hội dân sự.................................................................8
Hình 1.2. Tam giác thể chế cho sự phát triển bền vững..............................................8
Hình 1.3. Mức độ tham gia của cộng đồng trong các dự án phát triển.....................25
Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của ENV...........................................................................31
Hình 3.2. Cơ cấu tổ chức của CPSE .........................................................................32
Hình 3.3. Cơ cấu tổ chức của VUSTA......................................................................36
Hình 3.4. Mô hình hoạt động của mạng lưới tình nguyện viên ENV.......................42
Hình 3.5. Mô hình hoạt động giáo dục, truyền thông về BVMT của các tổ chức
XHDS........................................................................................................................55
Hình 3.6. Hoạt động đào tạo, lồng ghép các kiến thức địa phương vào dự án BVMT
của CPSE...................................................................................................................57
vi
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng Phát triển châu Á
BĐKH Biến đổi khí hậu
BVMT Bảo vệ môi trường
CBO Tổ chức Cơ sở Cộng đồng
CPSE Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Dân số, Xã hội và Môi trường
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
ĐMC Đánh giá môi trường chiến lược
ĐVHD Động vật hoang dã
ENV Trung tâm Giáo dục thiên nhiên
NGO Tổ chức phi chính phủ
VGCL Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
VUFO Liên hiệp Các tổ chức Hữu nghị Việt Nam
VUSTA Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
XHDS Xã hội dân sự
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trên thế giới, hiện nay các tổ chức xã hội dân sự (XHDS) đang ngày càng có
nhiều đóng góp quan trọng vào nỗ lực phát triển bền vững của nhiều quốc gia, đồng
thời giải quyết các vấn đề xã hội mà Nhà nước “không với tới” hoặc hoạt động kém
hiệu quả trong đời sống của cộng đồng dân cư. Ở Việt Nam, tổ chức XHDS bao
gồm những loại hình và tên gọi khác nhau như: hiệp hội, hội, câu lạc bộ, quỹ, trung
tâm, viện, NGOs, uỷ ban, nhóm tình nguyện,... Đây là những tổ chức tự nguyện, tự
quản, dân chủ, công khai của người dân, không vì mục tiêu lợi nhuận, độc lập tương
đối với Nhà nước và thị trường nhằm thoả mãn nhu cầu và lợi ích nhất định của cá
nhân hoặc cộng đồng.
Sự hình thành và phát triển của các tổ chức XHDS là một tất yếu khách quan
gắn liền với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Mỗi tổ
chức XHDS, tuỳ theo mục đích và điều kiện hoạt động cụ thể đều trực tiếp hoặc
gián tiếp tham gia phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở một hoặc một số
lĩnh vực khác nhau, trong khuôn khổ của Hiến pháp và Pháp luật.
Trong thời gian gần đây, rất nhiều tổ chức XHDS đã hình thành và hoạt động
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (BVMT) ở Việt Nam. Họ đã chung sức cùng với
Nhà nước tham gia quá trình giám sát, BVMT. Tuy nhiên, do chưa có một khung
pháp lý đồng bộ và một cơ chế thực thi hiệu quả nên sự tham gia của các tổ chức
XHDS trong công tác BVMT còn nhiều hạn chế. Vì vậy, các tổ chức XHDS ở Việt
Nam hoạt động trong lĩnh vực BVMT chưa thực sự tạo ra được sức mạnh góp phần
hỗ trợ Chính phủ quản lý, bảo vệ, giám sát môi trường; đặc biệt là chưa mang lại
nhiều tác động hiệu quả từ hoạt động vận động chính sách, tư vấn, phản biện xã hội
đối với những chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở cấp trung ương và địa phương
có tác động đến môi trường. Trong khi đó, nhiều vụ vi phạm pháp luật về môi
trường diễn ra hàng ngày và thường xuyên, với cấp độ ngày càng nghiêm trọng hơn.
2
Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội thông qua ngày 23/6/2014 đã có
bước tiến lớn khi dành riêng Chương 15 quy định về trách nhiệm và quyền hạn của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề
nghiệp và cộng đồng dân cư trong công tác BVMT. Nghị định số 19/2015/NĐ-CP
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường dành riêng
Chương 8 quy định về cộng đồng dân cư tham gia BVMT, và Nghị định
18/2015/NĐ-CP quy định các nội dung về tham vấn cộng đồng trong việc lập quy
hoạch, kế hoạch, chiến lược bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường.
Những văn bản pháp luật này mở ra cơ hội để sự tham gia của cộng đồng và các tổ
chức XHDS trong lĩnh vực BVMT được cụ thể hóa bằng hành lang pháp lý.
Hiện nay, một trong những khó khăn của các tổ chức XHDS trong việc bảo
vệ, giám sát môi trường đó là nhận thức của chính quyền, ban, ngành địa phương,
thậm chí của xã hội nói chung, về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của các tổ chức XHDS
còn chưa đầy đủ. Vì chưa có luật về tiếp cận thông tin nên các tổ chức XHDS
không dễ dàng tiếp cận thông tin cần thiết cho hoạt động giám sát, BVMT. Thêm
vào đó, sự liên kết và mối quan hệ tương tác giữa các tổ chức XHDS trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường còn rời rạc, thiếu hệ thống và thiếu cơ chế điều phối, hợp tác nên
hiệu quả thu được còn hạn chế.
Trong bối cảnh trên, việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự tham gia của
một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam”
có ý nghĩa rất cấp thiết, không chỉ cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn, mà còn góp
phần đổi mới nhận thức về sự tham gia của các tổ chức XHDS trong lĩnh vực
BVMT.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về khái niệm, bản chất, đặc điểm và
chức năng của tổ chức XHDS. Các tổ chức này có vai trò đặc biệt quan trọng đối
với quá trình quản lý, phát triển xã hội nói chung và lĩnh vực BVMT nói riêng.
3
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu nước ngoài có những cách tiếp cận và quan điểm lý
luận khác nhau do bối cảnh mối quan hệ Nhà nước - Thị trường - Xã hội khác nhau.
Nghiên cứu “Vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong vấn đề bảo vệ môi
trường” của Anjali Agarwal đã chỉ ra vai trò quan trọng của các tổ chức XHDS đối
với việc giải quyết những vấn đề xã hội mà nhà nước hoạt động kém hiệu quả. Các
tổ chức phi chính phủ đã và đang có những hoạt động nhằm nâng cao nhận thức
BVMT cho cộng đồng, về sự phát triển bền vững, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và
phục hồi hệ sinh thái; tổ chức các khóa đào tạo BVMT; tiến hành nghiên cứu về
môi trường và những vấn đề liên quan đến phát triển [24].
Nghiên cứu “Tăng cường vai trò của các tổ chức XHDS để bảo vệ môi
trường và thúc đẩy phát triển bền vững” của LI Lei cho thấy, các tổ chức XHDS hỗ
trợ nhà nước đạt được những mục tiêu môi trường quốc gia, thúc đẩy hoạt động
giám sát và BVMT của người dân, tham gia BVMT toàn cầu thông qua thông qua
hợp tác với các tổ chức XHDS, chính phủ và tổ chức quốc tế khác [28].
Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của các Chương trình khoa học cấp Nhà
nước KX.04 (2001-2005) do GS. VS. Nguyễn Duy Quý chủ nhiệm [17] và
KX.10.06 (2004-2006) do PGS. TS.Trần Đình Hoan chủ nhiệm [5] đã bước đầu xác
định khái niệm XHDS và cho rằng XHDS không phải là một thực thể do ý định chủ
quan tạo lập ra, mà là sản phẩm của quá trình lịch sử - tự nhiên, chịu sự chi phối, tác
động của những nhân tố khách quan và chủ quan nhất định, nhằm mục đích đáp ứng
những nhu cầu của sự phát triển xã hội. Theo đó, XHDS ở Việt Nam là kết quả tất
yếu của quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội, là một điều kiện đảm bảo cần thiết
để củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN và phát triển dân chủ.
Công trình “Vai trò các tổ chức xã hội đối với phát triển xã hội và quản lý
phát triển xã hội ở nước ta trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và xây dựng
nhà nước pháp quyền XHCN - Cơ sở lý luận và thực tiễn” do TS. Khang Văn Phúc
chủ biên đã phân tích nội hàm khái niệm XHDS, đề cập đến chức năng của các tổ
chức XHDS như: cầu nối, kênh truyền dẫn tiếng nói, nguyện vọng của người dân
4
đến với Nhà nước; tham gia việc hoạch định các chủ trương, chính sách của Nhà
nước, góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý; thực hiện giám sát, phản
biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách của Nhà nước; phát huy nguồn lực và
tính năng động, sáng tạo của các tầng lớp dân cư, tham gia hoạt động cung cấp dịch
vụ công như giáo dục, y tế, văn hoá, khoa học, bảo vệ môi trường [20].
Bài báo “Vai trò và hoạt động của các tổ chức xã hội trong việc giám sát, bảo
vệ môi trường” đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp của TS. Hoàng Văn Nghĩa
đã trình bày những nhận thức chung về tổ chức XHDS, đồng thời chỉ ra rằng việc
bảo vệ và giám sát việc thực thi pháp luật BVMT không chỉ thuộc trách nhiệm của
các cấp chính quyền, mà còn là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân và của toàn xã
hội, trong đó có các tổ chức XHDS. Bài viết phân tích cơ sở lý luận và pháp lý của
các tổ chức XHDS trong việc bảo vệ, giám sát môi trường ở Việt Nam [11].
Nghiên cứu “Vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong phát triển bền
vững” của Vũ Thị Hiền thuộc Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Vùng cao
(CERDA) đã bước đầu phân tích những đóng góp của các tổ chức XHDS trong quá
trình phát triển bền vững ở Việt Nam. Hoạt động của các tổ chức XHDS tại Việt
Nam được đánh giá là có nhiều đóng góp tích cực trong việc liên kết và động viên
các thành viên trong xã hội thực hiện có hiệu quả một số lĩnh vực quan trọng, trong
đó có vấn đề bảo vệ môi trường [7].
Cuốn “Tài liệu đào tạo tập huấn viên về biến đổi khí hậu” được biên soạn
theo kế hoạch thực hiện Dự án “Xây dựng năng lực về biến đổi khí hậu cho các tổ
chức XHDS” do Đại sứ quán Phần Lan tài trợ cho Nhóm làm việc về Biến đổi khí
hậu (CCWWG), Mạng lưới các Tổ chức phi chính phủ Việt Nam và Biến đổi khí
hậu (VNGO&CC) do Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) điều phối
theo sự ủy quyền của hai mạng lưới. Tài liệu này góp phần nâng cao nhận thức và
năng lực cho các tổ chức XHDS trong việc giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí
hậu và lồng ghép nhiệm vụ này vào những chương trình liên quan hiện có hoặc
5
trong tương lai, nhằm đóng góp vào sự phát triển bền vững lâu dài của Việt Nam
[6].
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có một công trình nào đi sâu nghiên
cứu một cách có hệ thống và toàn diện vấn đề sự tham gia của các tổ chức XHDS
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
3. Mục tiêu của đề tài
- Mục tiêu tổng quát
Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của các tổ chức XHDS trong
lĩnh vực BVMT, đồng thời đề xuất một số giải pháp cụ thể cho việc tăng cường sự
tham gia của các tổ chức XHDS trong hoạt động BVMT ở Việt Nam hiện nay.
- Mục tiêu cụ thể
+ Làm sáng tỏ vai trò, chức năng của các tổ chức XHDS trong lĩnh vực BVMT;
+ Đánh giá hiện trạng tham gia của một số tổ chức XHDS trong lĩnh vực BVMT ở
Việt Nam hiện nay;
+ Đề xuất giải pháp tăng cường vai trò và sự tham gia của các tổ chức XHDS trong
lĩnh vực BVMT ở Việt Nam.
4. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của các tổ chức
XHDS đối với việc giám sát, BVMT trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Kết quả nghiên cứu của đề tài
cung cấp luận cứ phục vụ xây dựng, hoàn thiện chính sách, thể chế quản lý các tổ
chức XHDS, qua đó phát huy vai trò của những tổ chức này trong lĩnh vực BVMT,
góp phần phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội.
6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về các tổ chức xã hội dân sự
1.1.1. Khái niệm về xã hội dân sự
"Xã hội dân sự" (civil society) là khái niệm xuất hiện khá sớm ở Châu Âu từ
thế kỷ XVII và sớm nhất ở nước Anh (1594), nó được hiểu là những con người
sống trong cộng đồng. Trong lý thuyết của nhà triết học Scottish (thế kỷ XVIII),
XHDS có nghĩa là xã hội văn minh với một nhà nước không độc đoán. Đến thế kỷ
XIX, Heghen mô tả XHDS như là một phần của đời sống đạo đức, bao gồm ba yếu
tố: gia đình, XHDS và nhà nước, trong đó các cá nhân theo đuổi những lợi ích riêng
trong giới hạn đã được pháp luật thừa nhận. Nhà triết học này nhấn mạnh rằng, một
XHDS tự tổ chức cần phải do nhà nước cân nhắc và đặt trật tự cho nó, nếu không xã
hội đó sẽ trở thành tư lợi và không đóng góp gì cho lợi ích chung [4].
K. Marx đã bàn nhiều về XHDS trong các tác phẩm đầu tay về Hệ tư tưởng
Ðức và vấn đề Do Thái. Cũng như Hegel, ông xem XHDS là một hiện tượng lịch
sử, là kết quả của sự phát triển lịch sử mà không phải là “vật ban tặng” của tự nhiên
và XHDS có tính chất tạm thời [4].
Mặc dù các khái niệm về XHDS có lịch sử phát triển khá lâu dài và phong
phú, tuy nhiên chỉ vào khoảng hai thập kỷ gần đây (sau khi Chiến tranh Lạnh kế
thúc năm 1990, nó mới trở thành trọng tâm được chú ý tại các diễn đàn công luận
quốc tế [21].
Trong xã hội hiện đại, do bối cảnh lịch sử và các mối quan hệ nhà nước - xã
hội khác nhau, có những cách tiếp cận và quan điểm lý luận khác nhau về XHDS.
Theo TS. Irenne Norlund, có ba cách tiếp cận đối với XHDS là: Thuyết tân tự do
cho rằng XHDS tồn tại một cách độc lập, thuộc “khu vực thứ ba”, “khu vực tự
nguyện”, ở đó các công dân tự tổ chức thành nhóm và giải quyết các vấn đề phát
sinh thông qua đối thoại “dân sự” và biện pháp phi bao lực. Vai trò của các tổ chức
này là kiểm soát và làm cân bằng mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường. Theo
mô hình Xã hội tốt lành (Good Society), XHDS là một bộ phận cấu thành xã hội,
7
không hoàn toàn tách biệt với nhà nước, thị trường và gia đình mà nằm ở khu vực
giao nhau của ba bộ phận này; ranh giới của nó cũng không rạch ròi, luôn có sự
tương tác giữa nhà nước, thị trường và các tổ chức XHDS nhằm đem lại sự đồng
thuận tốt lành cho mọi người. Mô hình Hậu hiện đại (Postmodern) xem XHDS
thuộc khu vực thứ ba và đề cao vai trò chia sẻ, thông cảm và liên kết, hợp tác giữa
các bên tham gia đối thoại, thảo luận [20].
Marlies Glasius, David Lewis và Hakan Seckinelgin định nghĩa rằng, XHDS
được lập nên bởi cộng đồng dựa trên cơ sở tự nguyện, nằm ngoài phạm vi nhà
nước; tổ chức và hoạt động của các tổ chức XHDS phụ thuộc vào chế độ chính trị,
cấu trúc của hệ thống quyền lực chính trị của quốc gia và các yếu tố văn hoá, dân
tộc [29].
Theo Gerassimos Fourlanos, XHDS được hiểu là tổng thể các tổ chức, thiết
chế xã hội tự nguyện, không phụ thuộc vào hình thức pháp lý, cùng tự nguyện tham
gia vào các hoạt động vì những giá trị, mục tiêu, lợi ích chung [20].
Theo Liên minh Thế giới vì Sự tham gia của Công dân (CIVICUS), XHDS
là diễn đàn giữa gia đình, nhà nước và thị trường, nơi mà mọi con người bắt tay
nhau để thúc đẩy quyền lợi chung. Theo đó, muốn cải thiện tính hiệu quả của Nhà
nước, cần phải dựa vào sức mạnh tương đối của thị trường và XHDS. Các tổ chức
XHDS có thể vừa là cộng sự vừa là đối thủ cạnh tranh trong việc cung ứng các dịch
vụ công cộng; các tổ chức này có thể gây áp lực có ích đối với chính quyền để cải
thiện việc cung cấp và chất lượng các dịch vụ công cộng.
Ranh giới giữa XHDS, Nhà nước, Thị trường và Gia đình là mờ nhạt (Hình
1.1). Đây là một phần quan trọng của định nghĩa. Trong một số định nghĩa khác,
XHDS được cảm nhận một cách chặt chẽ hơn, đó là các hoạt động “bên ngoài Nhà
nước”. Ở Việt Nam, các nước châu Á khác và ở hầu hết các nước châu Âu, không
thể tách hẳn Nhà nước ra khỏi XHDS ngay cả trong trường hợp có những điểm
chồng chéo, trùng lặp giữa hiệp hội này với hiệp hội khác [13].
8
Hình 1.1. Ranh giới mờ của Xã hội dân sự
Một xã hội muốn đạt mục tiêu phát triển bền vững phải được điều hành trong
một hệ thống thể chế gồm ba “đỉnh” gắn kết chặt chẽ với nhau (Hình 1.2), đó là: thể
chế Nhà nước; thể chế Thị trường; và thể chế XHDS. Trong đó: Thể chế nhà nước
tập trung vào cải tiến chính sách; Thể chế thị trường/doanh nghiệp tập trung vào
công nghệ và các giải pháp kinh tế; và Thể chế XHDS tập trung vào huy động sự
gắn kết của cộng đồng, phát huy sự tham gia của các tổ chức xã hội trong công cuộc
phát triển bền vững.
Hình 1.2. Tam giác thể chế cho sự phát triển bền vững
1.1.2. Khái niệm về tổ chức xã hội dân sự
- Theo định nghĩa của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
Thể chế
Nhà
nước
Thể chế
thị
trường
Thể chế
xã hội
dân sự
Phát triển
bền vững
9
Tổ chức xã hội dân sự (CSO) là tổ chức của những người hoạt động phi nhà
nước không nhằm mục tiêu lợi nhuận cũng như tìm kiếm quyền lực quản lý. Các tổ
chức XHDS đoàn kết mọi người nhằm thúc đẩy các mục tiêu và lợi ích chung. Các
tổ chức này hiện diện trong đời sống công cộng, đại diện thể hiện lợi ích và giá trị
của các thành viên trong tổ chức hoặc của những người khác, và thành lập dựa trên
cơ sở đạo đức, văn hóa, tôn giáo hoặc từ thiện.
Tổ chức XHDS bao gồm các tổ chức phi chính phủ (NGO), hiệp hội nghề
nghiệp, quỹ, viện nghiên cứu độc lập, tổ chức cộng đồng (CBOs), tổ chức tín
ngưỡng, tổ chức nhân dân, phong trào xã hội và công đoàn [10].
1.1.3. Đặc trưng của các tổ chức xã hội dân sự
Các tổ chức xã hội dân sự trên thế giới nói chung có 5 đặc trưng cơ bản sau:
- Là tổ chức “phi nhà nước”, không phải là đảng chính trị, bao gồm các quan hệ và
tổ chức không mang dấu hiệu quyền lực công.
- Là liên kết xã hội hoàn toàn mang tính tự nguyện của các thành viên (công dân).
- Hoạt động không nhằm mục tiêu lợi nhuận (phi lợi ích kinh tế), theo đuổi mục tiêu
phúc lợi cộng đồng và dịch vụ xã hội, trong đó chứa đựng lợi ích của từng người.
- Được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự quản (bao gồm tự quản lý, điều
hành, độc lập về tài chính, không lệ thuộc vào ngân sách của chính phủ hay bất cứ
đảng phái chính trị nào,...).
- Đa dạng về cách thức và hình thức tổ chức, phong phú về nhu cầu và lợi ích, mục
tiêu cụ thể; quan hệ với các cơ quan, tổ chức khác theo chiều ngang, không mang
tính hệ thống theo chiều dọc.
Sự khác nhau trong việc xác định và cách hiểu về tổ chức XHDS ở mỗi quốc
gia đôi khi phụ thuộc vào mức độ biểu hiện của những đặc trưng trên. Chẳng hạn ở
những quốc gia phát triển có truyền thống dân chủ lâu đời như Bắc Âu, một số nước
Tây Âu và Bắc Mỹ, đặc trưng về tính độc lập luôn được tôn trọng, bảo đảm thực thi
10
hiệu quả. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia đang phát triển, đặc trưng này còn tương đối
hạn chế [20].
Trên thực tế, do lịch sử hình thành và phát triển nên nhiều tổ chức XHDS ở
Việt Nam khó đạt được đầy đủ cả 5 tiêu chí này. Ngoài đặc tính chung của tổ chức
XHDS trên thế giới, nhiều tổ chức XHDS ở Việt Nam còn có những đặc điểm riêng
đó là:
- Phần lớn tổ chức XHDS ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm
quyền và tích cực phối hợp hoạt động với Nhà nước.
Trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, nhiều tổ chức được Đảng
Cộng sản vận động, giúp đỡ thành lập và trở thành những tổ chức quần chúng của
Đảng. Ngày nay, khi Đảng trở thành Đảng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, xã hội và là
đảng cầm quyền, các tổ chức XHDS ở Việt Nam hoạt động theo đường lối chính trị
do Đảng Cộng sản đề ra, chịu sự lãnh đạo của Đảng và gắn bó mật thiết với Nhà
nước. Nhiều tổ chức được Nhà nước hỗ trợ về ngân sách, cơ sở vật chất. Vì vậy, tuy
các tổ chức XHDS ra đời nhằm thực hiện yêu cầu lợi ích của các thành viên, hội
viên, song ở Việt Nam những yêu cầu lợi ích đó chỉ có thể được thực hiện khi
chúng được phản ánh trong đường lối chính trị của Đảng, chính sách của Nhà nước,
tức là có sự thống nhất cao giữa lợi ích của Đảng, Nhà nước và lợi ích của các thành
viên, hội viên trong tổ chức. Người dân tự nguyện tham gia tổ chức XHDS vì họ
thừa nhận tôn chỉ, mục đích của tổ chức đó, cũng đồng thời thừa nhận mục tiêu
chính trị của Đảng lãnh đạo.
- Phần lớn các tổ chức XHDS ở Việt Nam đều tham gia Mặt trận tổ quốc Việt Nam,
một liên minh chính trị - xã hội rộng lớn có hệ thống tổ chức từ Trung ương đến cấp
cơ sở, hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, thống nhất và phối hợp hành
động.
- Một số tổ chức XHDS được Nhà nước hỗ trợ gần như hoàn toàn kinh phí hoạt
động, trụ sở làm việc, biên chế cán bộ chuyên trách.
11
Những đặc điểm mang tính lịch sử nói trên của các tổ chức XHDS ở Việt
Nam, một mặt tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, đồng thuận xã hội,
góp phần tạo nên những thắng lợi trong kháng chiến giải phóng dân tộc và là động
lực phát triển đất nước. Tuy nhiên, trong những bối cảnh nhất định, các đặc điểm
này làm phát sinh một số vấn đề sau:
- Tính độc lập của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam chưa cao.
Chính do đặc điểm ra đời như đã nêu trên, các tổ chức XHDS ở Việt Nam
còn thiếu chủ động, lúng túng trong tìm kiếm các nội dung và phương thức hoạt
động, còn chưa chú ý đúng mức các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng
của hội viên, còn xem nhẹ chức năng giám sát, phản biện xã hội đối với các chủ
trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy tầm ảnh hưởng của
các tổ chức XHDS trong cộng đồng, giới, nhóm hoặc nghề nghiệp chuyên môn của
mình còn hạn hẹp.
- Tính hành chính hóa trong mô hình tổ chức và hoạt động thể hiện khá rõ và chậm
được khắc phục. Tổ chức hệ thống các cấp và tổ chức bộ máy lãnh đạo, điều hành
rập khuôn theo tổ chức hành chính nhà nước; nội dung hoạt động thường trông chờ
vào chỉ đạo, giao việc của các cơ quan nhà nước, hoặc chỉ thị của cấp trên, thiếu
năng động, sáng tạo; kinh phí hoạt động dựa nhiều vào sự hỗ trợ kinh phí từ phía
nhà nước; đội ngũ cán bộ chủ chốt của các tổ chức XHDS thường là các cán bộ,
công chức nhà nước nghỉ hưu trong cơ quan đảng, nhà nước. Do đó trong phong
cách hoạt động chưa chú trọng sử dụng phương thức vận động, thuyết phục hội viên
là phương thức hoạt động chủ yếu phổ biến của các tổ chức XHDS [20].
1.1.4. Các loại hình tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay, các tổ chức XHDS ở Việt Nam rất phong phú, đa dạng. Chúng
khác nhau về quy mô, cơ cấu tổ chức và được gọi với nhiều tên khác nhau như Liên
hiệp hội, Hiệp hội, Câu lạc bộ, Quỹ, Viện, Trung tâm, Ủy ban và cả Nhóm tình
nguyện [20].
12
Mặc dù tổ chức XHDS mới thu hút được sự quan tâm của xã hội trong những
năm gần đây, nhưng đã có minh chứng cho rằng các tổ chức XHDS ở Việt Nam bắt
nguồn sâu xa trong cấu trúc làng xã của xã hội truyền thống. Do vậy, khu vực
XHDS ở Việt Nam không chỉ bao gồm các NGO, mà còn có cả các tổ chức quần
chúng, các tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức tại cộng đồng, quỹ từ thiện và trung
tâm hỗ trợ.
Một trong số những nỗ lực mang tính hệ thống nhằm phác họa XHDS tại
Việt Nam do Liên minh toàn cầu vì sự tham gia của công dân (CIVICUS) thiết lập
vào năm 2005-2006 [2]. Với cách tiếp cận bao rộng và toàn diện, bao gồm cả các tổ
chức quần chúng có quan hệ với Đảng - Nhà nước, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức
bảo trợ, nhóm nghiên cứu Chỉ số Xã hội Dân sự Việt Nam đã đưa ra một cách phân
loại dành cho các tổ chức XHDS ở Việt Nam như sau:
Bảng 1.1. Các tổ chức xã hội dân sự chính ở Việt Nam [2]
Nhóm Các tổ chức trong
nhóm
Quan hệ với
Nhà nước
Định nghĩa của
Việt Nam
Tổ chức quần
chúng
• Hội Phụ nữ
• Hội Nông dân
• Đoàn Thanh niên
• Hội Cựu chiến binh
• Tổ chức của người lao
động (Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam)
Mặt trận Tổ quốc Các tổ chức
chính trị-xã hội
Các hiệp hội nghề
nghiệp và tổ chức
bảo trợ
• Các tổ chức bảo trợ
như Chữ Thập đỏ,
VUSTA, VUAL, Liên
minh các Hợp tác xã,…
• Các hiệp hội nghề
• Mặt trận Tổ
quốc
• Đăng ký với
một tổ chức bảo
trợ, các tổ chức
cấp trung ương
• Các hiệp hội
nghề nghiệp xã
hội
• Các hiệp hội
xã hội và nghề
nghiệp; đôi khi
13
nghiệp hoặc tỉnh/ thành
phố
trực thuộc các
NGO.
Các NGO Việt
Nam
• Từ thiện
• Nghiên cứu
• Tư vấn
• Giáo dục
• Y tế
VUSTA, các bộ
ngành, Ủy ban
nhân dân tỉnh/
thành phố hoặc
quận/huyện
Các tổ chức xã
hội, NGO
Các tổ chức dựa
vào cộng đồng
(CBO)
• Các tổ chức cung cấp
dịch vụ và làm dự án
phát triển hoặc hướng
đến sinh kế
• Các tổ chức dựa vào
tín ngưỡng
• Các nhóm dân cư
• Các gia tộc
• Các nhóm nghỉ ngơi
giải trí
• Các nhóm sáng kiến
• Quan hệ gián
tiếp với các tổ
chức khác hoặc
Bộ luật Dân sự
• Nhiều tổ chức
không đăng ký
• Các nhóm hợp
tác nông thôn
• Các tổ chức
dựa trên tín
ngưỡng
• Các nhóm dân
cư
• Các gia tộc
Định nghĩa của CIVICUS tương đối khác với các định nghĩa trước đó khi
đưa tổ chức quần chúng là một trong những thành phần của XHDS ở Việt Nam.
Hiện tượng trên xuất phát từ quan điểm cho rằng các tổ chức quần chúng là một
phần của tổ chức Đảng, do lãnh đạo của các tổ chức này thường là nhân sự của
Đảng hoặc các cơ quan nhà nước [26]. Thậm chí trong giai đoạn giữa những năm
90 của thế kỷ trước, có ý kiến cho rằng Việt Nam không có XHDS, cho dù có một
vài tổ chức có tiềm năng là tổ chức XHDS [31]. Trong Luận văn này sử dụng cách
phân loại, định nghĩa của CIVICUS như là phương tiện cho những lập luận và phân
tích khác.
14
1.2. Sự hình thành và phát triển của các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh
vực BVMT ở Việt Nam và một số nước trên thế giới
1.2.1. Sự hình thành và phát triển của các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh
vực BVMT ở Việt Nam
Những năm gần đây, các tổ chức XHDS tại Việt Nam đang ngày càng có
nhiều đóng góp tích cực hơn trong lĩnh vực BVMT, góp phần giúp đất nước thực
hiện những mục tiêu quốc gia hướng tới sự phát triển bền vững. Vai trò của các tổ
chức XHDS trong lĩnh vực BVMT dần được Chính phủ và xã hội công nhận.
Quá trình hình thành và phát triển của các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh
vực BVMT ở Việt Nam gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của các tổ chức
XHDS nói chung. Có thể chia làm 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Gắn liền với xã hội truyền thống
Lịch sử hàng nghìn năm của Việt Nam đã tồn tại các tổ chức liên kết, tự
nguyện có tính chất tự quản cộng đồng của người dân nhằm mục đích giúp đỡ lẫn
nhau, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ tâm tư, tình cảm, bảo vệ lợi ích của người dân,
đáp ứng các yêu cầu khác nhau của đời sống xã hội. Hiện nay, hình thức tổ chức xã
hội truyền thống này vẫn còn tồn tại ở một số vùng nông thôn, làng xã như: loại
hình tổ chức dựa trên huyết thống (gia tộc), theo nguồn gốc và địa bàn cư trú (đồng
hương, xóm, làng), theo nghề nghiệp (phường, hội, chẳng hạn: phường gốm,
phường mộc, phường chèo, phường tuồng, phường Quan họ,...) theo sở thích, thú
vui, như: hội văn phả (các nhà Nho trong làng không ra làm quan), hội bô lão (các
cụ ở trong làng), hội đồng môn (cùng học), hội đồng niên (cùng tuổi), hội tổ tôm,...
Các tổ chức nói trên chính là những hình thức sơ khai của các tổ chức XHDS
ở Việt Nam. Chúng có 2 đặc điểm nổi bật sau: (1) Mang tính tự nguyện, tự giác:
Các phường, hội do từng nhóm người lập ra, tự giác thực hiện vì mục đích chung
của nhóm người đó; (2) Mang tính ràng buộc: Tuy không có hình thức pháp luật
hay cơ quan hành chính, tổ chức nào kiểm tra, giám sát, nhưng các tổ chức xã hội
15
mang tính ràng buộc cao. Nguyên nhân không chỉ vì tính tự nguyện mà còn do
người dân thân quen nhau, tin nhau từ tấm bé, sống trong hàng loạt mối quan hệ của
cộng đồng làng xã. Mọi hành vi bỏ hay phản lại phường, hội đều bị lên án gay gắt
và người vi phạm sẽ bị cộng đồng tẩy chay bằng nhiều biện pháp. Ở giai đoạn này
chưa xuất hiện các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực BVMT.
- Giai đoạn 2: Thời kỳ trước đổi mới
Trước năm 1986, các tổ chức XHDS ở Việt Nam chủ yếu bao gồm các tổ
chức quần chúng có liên kết ở cấp cơ sở rất mạnh và đông hội viên, thường được
gọi là tổ chức chính trị - xã hội như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và Đoàn thanh niên.
Đây là những tổ chức được thành lập vào những năm 1930, gắn bó mật thiết với
Đảng, kết nối với Nhà nước từ trung ương đến cấp làng xã.
Đầu thập niên 80, có 3 hiệp hội nghề nghiệp đã được thành lập để thúc đẩy
sự giao lưu giữa những người quan tâm tới các lĩnh vực khoa học, văn hóa và đoàn
kết bao gồm: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA); Liên
hiệp Văn học và Nghệ thuật Việt Nam (VWAA) và Liên hiệp các Hiệp hội Hòa
bình, Hữu nghị và Đoàn kết Việt Nam (VUPSFO và sau này gọi là VUFO). Hiện
nay, VUSTA và rất nhiều tổ chức thành viên đã tư vấn, đóng góp nhiều ý kiến cho
các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực BVMT; tham gia
các hoạt động góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, cải thiện môi
trường; giáo dục, tuyên tryền nâng cao nhận thức của người dân, xây dựng phong
trào quần chúng bảo vệ thiên nhiên và môi trường.
Trong cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp trước thời kỳ đổi mới, các quan hệ
kinh tế - xã hội mang nặng tính hành chính và nhà nước hóa, quyền tự do kinh
doanh, sự đa đạng của các hình thức sở hữu và quan hệ thị trường bị hạn chế; quyền
dân chủ của người dân chưa được đảm bảo; các tổ chức XHDS nói chung và các tổ
chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực BVMT nói riêng chưa có điều kiện hình
thành và phát triển.
- Giai đoạn 3: Thời kỳ sau khi đổi mới đến nay
16
Công cuộc đổi mới ở Việt Nam chính thức được thực hiện vào năm 1986,
khi đất nước bắt đầu chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, khuyến khích kinh tế
hộ gia đình, mở cửa cho thành phần tư nhân, đầu tư nước ngoài.
Nhận thức được vị trí, vai trò của các tổ chức quần chúng, các hội trong sự
nghiệp đổi mới, Nghị quyết số 8B-NQ/HNTW (khóa VI) của Đảng đã nêu ra chủ
trương: “Trong giai đoạn mới cần thành lập các hội đáp ứng nhu cầu chính đáng về
nghề nghiệp và đời sống nhân dân hoạt động theo hướng ích nước, lợi nhà, tương
thân, tương ái. Các tổ chức hội quần chúng được thành lập theo nguyên tắc tự
nguyện, tự quản và tự trang trải về tài chính trong khuôn khổ pháp luật”. Nghị định
35/HDBT ban hành ngày 28/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng, về việc thành lập các
tổ chức khoa học và công nghệ phi lợi nhuận là văn bản pháp lý đầu tiên xác định
quyền của cá nhân, tổ chức XHDS và tổ chức kinh tế trong việc tổ chức và thực
hiện các hoạt động khoa học công nghệ kể từ sau thời kỳ đổi mới.
Do đó, các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực BVMT bắt đầu hình
thành và phát triển từ nửa đầu thập niên 1990 và phát triển mạnh mẽ nhất từ năm
2000 đến nay, bao gồm chủ yếu là các hiệp hội, hội, NGOs, tổ chức tự nguyện,….
Những tổ chức này thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải về tài
chính, phi lợi nhuận; trình độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp ngày càng tăng
lên.
Căn cứ vào cuốn “Danh tập một số tổ chức hội, liên hiệp hội, và phi chính
phủ Việt Nam” do Quỹ Châu Á và Viện Nghiên cứu Xã hội xuất bản năm 2011 và
lĩnh vực hoạt động của các tổ chức nói trên [16], có thể thống kê được một số tổ
chức XHDS tham gia hoạt động trong lĩnh vực BVMT tại Việt Nam trong phần Phụ
lục 2. Các tổ chức XHDS này có phạm vi hoạt động rộng khắp cả nước; tham gia
nhiều dự án, đóng góp tích cực vào hoạt động BVMT. Đa số các tổ chức đều tham
gia hoạt động trong mạng lưới của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
(VUSTA).
17
Bảng 1.2. Năm thành lập của một số tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường giai đoạn 1980-2010 (dựa trên 75 tổ chức trong Phụ lục 2)
Giai đoạn 1981-
1985
1986-
1990
1991-
1995
1996-
2000
2001-
2005
2006-
2010
Số lượng tổ
chức thành
lập
2 2 11 9 24 27
Theo thống kê của Ban Điều phối vận động nhân dân (PACCOM), năm 2009
các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước giải ngân viện trợ trị giá 271,5 triệu
USD, trong đó có 14% để giải quyết các vấn đề về tài nguyên và môi trường.
 Bối cảnh và vấn đề đặt ra cho các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực
BVMT tại Việt Nam giai đoạn hiện nay
Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch
hóa tập trung sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thu hút các dự án đầu tư, đã tạo ra ngày
càng nhiều việc làm cho người lao động, nhờ đó kinh tế tăng trưởng, đời sống vật
chất và tinh thần của người dân được nâng cao, nhưng cũng kéo theo đó là sự xuống
cấp nghiêm trọng của môi trường. Vì vậy, vấn đề BVMT không chỉ thách thức đối
với Việt Nam mà còn đối với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, nhất là
những nước đang phát triển.
Yêu cầu đặt ra là Nhà nước cần phải huy động được mọi nguồn lực của xã
hội cho quá trình phát triển bền vững. Chính vì vậy, Nhà nước đã đề ra chủ trương
“xã hội hoá” bao gồm cả lĩnh vực BVMT nhằm huy động các nguồn lực từ các
thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các tổ chức XHDS và cộng đồng tham gia các
hoạt động BVMT.
Chủ trương xã hội hóa trong BVMT được cụ thể hóa thông qua một số văn
bản pháp luật như: Nghị quyết 41/NQ-TW (ngày 15/11/2004) của Bộ Chính trị đã
nêu cần xác định rõ trách nhiệm BVMT của Nhà nước, cá nhân, tổ chức và cộng
18
đồng. Luật bảo vệ môi trường 2014 đã khẳng định BVMT là sự nghiệp của toàn xã
hội, là quyền và trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân. Nhà nước khuyến khích, tạo
điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia
hoạt động BVMT. Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 nêu rõ: “BVMT là trách nhiệm của toàn xã hội, là nghĩa vụ của mọi người
dân; phải được thực hiện thống nhất trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm của các Bộ,
ngành, phân cấp cụ thể giữa Trung ương và địa phương; kết hợp phát huy vai trò
của cộng đồng, các tổ chức quần chúng và hợp tác với các nước trong khu vực và
trên thế giới”.
Khái niệm “xã hội hóa” mà chúng ta thường dùng hiện nay thực chất là một
thuật ngữ mang tính quy ước, dùng để chỉ một cách làm, cách thực hiện chủ trương
của nhà nước trong nhiều lĩnh vực trong đó có BVMT, bằng con đường huy động
tổng lực của toàn xã hội hay một số cộng đồng, trên một lãnh thổ hay một vùng,
liên vùng nhằm phát huy tiềm năng của toàn xã hội. Xã hội hóa về bản chất là thực
hiện quyền dân chủ, những hoạt động dân chủ trong quá trình xây dựng và thực thi
chính sách, pháp luật một cách công bằng [8]. Xã hội hóa trong BVMT là sự phân
quyền hạn và trách nhiệm từ Trung ương xuống địa phương, là sự huy động sự tham
gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức phi chính
phủ, các tổ chức quần chúng, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và
người dân vào hoạt động BVMT.
Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về “phát triển xã hội” ở Copenhaghen
(Đan Mạch) tháng 3/1995 và các hội nghị sau đó khẳng định một vấn đề có tính
nguyên lý của thời đại là các chính sách xã hội phải gắn bó trong một cơ chế: kết
hợp thể chế Nhà nước, thể chế công dân, thể chế thị trường; các thể chế đó được
thực thi trên cơ sở quyền tiếp cận của công dân, quyền tiếp cận luật pháp và quyền
được tham gia; và tất cả các quyền đó được thực thi trên nguyên tắc: dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra đã được xác định trong cương lĩnh của Nhà nước về
quản lý đất nước theo cơ chế nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý.
19
Trước tình hình mới, các tổ chức XHDS đóng vai trò là một kênh và cầu nối
quan trọng giữa Nhà nước, khu vực tư nhân và người dân. Các tổ chức XHDS cần
phải tham gia hoạt động hiệu quả hơn, giúp cơ quan Nhà nước tăng cường năng lực
xây dựng và thực thi pháp luật về BVMT, bảo đảm quyền tham gia của người dân
vào hoạt động BVMT.
1.2.2. Sự hình thành và phát triển của các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh
vực BVMT ở một số nước trên thế giới
 Tại Trung Quốc
Sau năm 1949, cùng với việc thiết lập thể chế chính trị - kinh tế tập trung cao
độ, Trung Quốc đã hình thành nên một nhà nước toàn năng, khống chế và lũng đoạn
toàn diện mọi nguồn lực xã hội, nhà nước bao trọn xã hội, bao trọn tư hữu, và do
đó, về cơ bản XHDS không còn không gian phát triển. Từ năm 1978, cùng với việc
thực hiện chính sách cải cách, mở cửa, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu tạo
không gian rộng rãi cho sự phát triển của các tổ chức XHDS. Các tổ chức XHDS
chỉ cần không vi phạm pháp luật sẽ được đăng ký thành lập. Chính vì thế, giai đoạn
này các tổ chức XHDS ở Trung Quốc phát triển tương đối nhanh về mặt số lượng
[20].
Lịch sử phát triển của các NGO về môi trường ở Trung Quốc tuy không dài
nhưng đã trải qua nhiều thách thức, khó khăn. Nhiều tổ chức NGO phải đối mặt với
trở ngại về thể chế trong quá trình phát triển, gặp khó khăn trong việc đăng ký, tài
chính và năng lực hoạt động [27]. Các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực
BVMT ở Trung Quốc phải đăng ký thành lập và hoạt động theo Quy định đăng ký
và quản lý của các tổ chức xã hội, ban hành năm 1998.
Kể từ đầu những năm 1990, số lượng các tổ chức XHDS ở Trung Quốc tăng
lên nhanh chóng. Đến cuối tháng 10 năm 2008, Trung Quốc có 3.600 tổ chức
XHDS hoạt động trong lĩnh vực BVMT, bao gồm: những tổ chức được Chính phủ
hỗ trợ, NGOs, hội và hiệp hội bảo vệ môi trường của sinh viên, các tổ chức XHDS
quốc tế có trụ sở tại Trung Quốc [28].
20
Các tổ chức XHDS ở Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc nâng
cao nhận thức của người dân về môi trường, hỗ trợ Nhà nước hoạch định chính
sách, tăng cường thực thi pháp luật về BVMT, tố giác những cơ sở hoạt động kinh
doanh trái phép, thúc đẩy giải quyết tranh chấp môi trường, có quan hệ đối tác với
NGO quốc tế và các nhà tài trợ nước ngoài, thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện
trách nhiệm xã hội của công ty để mở rộng nguồn tài trợ [27].
NGO đi tiên phong trong lĩnh vực BVMT ở Trung Quốc là “Friends of
Nature-Bạn của Tự nhiên” thành lập năm 1994. Đây là tổ chức có nền tảng của một
tổ chức NGO hiện đại, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Trung Quốc. Kể từ
đó, Chính phủ Trung Quốc đã tạo điều kiện và khuyến kích thành lập các NGO hoạt
động trong lĩnh vực BVMT, chẳng hạn như Ngôi làng toàn cầu Bắc Kinh, Tình
nguyện viên vì Trái Đất xanh, Lưu vực xanh,…. Nhiều nhóm học sinh tham gia bảo
vệ môi trường và "Câu lạc bộ xanh" được thành lập ở các trường đại học trên khắp
cả nước. Không giống như mối quan hệ giữa chính phủ và NGO hoạt động trong
lĩnh vực BVMT ở các nước phương Tây như Mỹ, NGO ở Trung Quốc có một cách
tiếp cận ít đối đầu [25].
Kể từ năm 2006, Liên đoàn Môi trường Trung Quốc (ACEF) đã tổ chức
thành công 7 Hội nghị thường niên của các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực
BVMT ở Trung Quốc về phát triển bền vững. Khoảng 450 tổ chức XHDS tham gia
hội nghị đã gặp gỡ, chia sẻ thông tin, thảo luận, hợp tác với nhau để có nhiều đóng
góp tích cực hơn trong hoạt động BVMT [28].
 Tại Mỹ
Sự nổi lên của phong trào BVMT ở Mỹ bắt đầu vào năm 1962, khi tác phẩm
Mùa xuân thầm lặng (Silent Spring) của Rachel Carson được xuất bản. Silent
Spring cảnh báo cho công chúng về khả năng thuốc trừ sâu có thể tích lũy trong
chuỗi thức ăn, gây ra những tổn hại môi trường lâu dài và nghiêm trọng.
Năm 1967, Quỹ Bảo vệ môi trường được thành lập bởi một nhóm các nhà
khoa học. Họ vận động cấm sử dụng thuốc trừ sâu DDT. Một nhóm khác là Hội
21
đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên (NRDC) hình thành với nỗ lực yêu cầu Ủy
ban Năng lượng Liên bang phải để ý đến vấn đề môi trường khi xem xét một dự án
điện có thể phá hủy danh lam thắng cảnh và lịch sử của sông Hudson. Vào thời
điểm này, không có cơ quan Liên bang nào quan tâm đến vấn đề BVMT. Kể từ đó
có nhiều tổ chức hoạt động BVMT được thành lập mới, vận động Chính phủ giải
quyết tốt hơn những vấn đề BVMT. Trong khoảng thời gian từ năm 1970 – 1976,
Quốc hội Mỹ ban hành hàng loạt các bộ Luật về vấn đề môi trường như: Đạo luật
không khí sạch, Đạo luật nước sạch, nước uống an toàn, Đạo luật Bảo tồn thiên
nhiên và Phục hồi, Đạo luật kiểm soát chất độc…[27].
Vào những năm 1960, có khoảng 150.000 người đã đóng góp ngân sách cho
những tổ chức NGO hoạt động ở Mỹ trong lĩnh vực BVMT. Tổng ngân sách hàng
năm của những tổ chức này lên đến gần 20 triệu USD. Đến cuối những năm 1980,
khoảng 8 triệu người Mỹ đã đóng góp cho 100 NGO hoạt động BVMT của quốc gia
hơn 500 triệu USD. Sự gia tăng số lượng của các NGO Mỹ hoạt động BVMT được
thúc đẩy một phần bởi các quỹ tài trợ. Quỹ tài trợ Ford (Ford Foundation) cung cấp
nhiều khoản kinh phí quan trọng để hình thành những tổ chức BVMT mới. Những
thành công sớm của phong trào BVMT ở Mỹ đã thu hút thêm nhiều hội viên, thúc
đẩy các nhà doanh nghiệp tham gia BVMT [30].
1.3. Rà soát quy định về sự tham gia của các tổ chức XHDS trong văn bản quy
phạm pháp luật hiện hành ở Việt Nam
1.3.1. Cơ sở pháp lý cho các tổ chức XHDS
Địa vị pháp lý của tổ chức XHDS đã sớm được xác lập bằng các nguyên tắc
hiến định và luật định. Thực tế ngay từ Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, Hiến pháp 1946, quyền lập hội đã được ghi nhận. Sắc lệnh số
102/SL-L004 ngày 20 tháng 5 năm 1957 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa quy định về quyền lập hội của công dân. Trong Hiến pháp Việt Nam năm
2013, điều thứ 25 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí,
22
tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp
luật quy định”. Vì vậy, quyền lập hội là một quyền cơ bản của công dân.
Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng có những điều khoản liên quan đến hình thức
và cơ chế hoạt động của hội. Nghị định 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003
của Chính phủ đã quy định chi tiết về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, theo đó có
những quy định về chức năng, vai trò, thẩm quyền của hội. Nghị định này đã được
sửa đổi, bổ sung và thay thế bằng Nghị định 45/2010/NĐ - CP có hiệu lực từ
1/7/2010 theo đó xác lập quyền tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu và
giám định xã hội, cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực của hội.
Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định hội có
tính chất đặc thù tiếp tục củng cố địa vị pháp lý của các tổ chức XHDS thông qua
quy định về chức năng và đặc trưng của tổ chức xã hội đặc thù, với tư cách là một
hình thức của tổ chức xã hội nói chung. Tổng hợp tương đối đầy đủ các văn bản
pháp lý đối với tổ chức XHDS tại Việt Nam có trong phần Phụ lục 1.
Như vậy, địa vị pháp lý của tổ chức XHDS bắt nguồn từ địa vị pháp lý của
công dân được xác định bằng những nguyên tắc hiến định và luật định. Đặc biệt
nguyên tắc này là sự cụ thể hóa hóa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra/giám sát” của Đảng và Nhà nước [22]. Sự ra đời các tổ chức XHDS là vô
cùng cần thiết và là kênh thông tin tất yếu, là yêu cầu chính đáng của nhân dân
trong việc thực hiện quyền lực của mình vốn không thể và không bao giờ ủy thác
được hết vào các cơ quan công quyền đại diện cho mình.
1.3.2. Quy định về sự tham gia của các tổ chức XHDS trong lĩnh vực BVMT
Đại hội XI của Đảng (năm 2011) khẳng định “phát triển bền vững là cơ sở để
phát triển nhanh”, là “yêu cầu xuyên suốt” của Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội
2011-2020, trong đó BVMT là mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng. Đại hội XI nhấn
mạnh quan điểm cốt lõi của Đảng và Nhà nước Việt Nam: “BVMT là trách nhiệm
của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và của mọi công dân”. Không có sự lãnh đạo
kiên quyết của Đảng, sự quản lý chặt chẽ của nhà nước và sự tham gia tích cực thật
23
sự của nhân dân, không thể bảo vệ được môi trường. Cùng với việc hoàn thiện hệ
thống pháp luật, hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về BVMT, cần xây dựng các cơ
chế, chính sách và giải pháp cần thiết để đẩy mạnh xã hội hóa công tác BVMT, huy
động sức mạnh tổng hợp của cộng đồng, các tổ chức xã hội trong BVMT.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 chỉ có 01 điều quy định về trách nhiệm của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên (Điều 124), trong đó quy
định các tổ chức này có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các thành viên tham gia
BVMT, giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và trách nhiệm của
các cơ quan quản lý nhà nước là tạo điều kiện cho các hoạt động trên. Ngoài ra,
Điều 105 quy định về thực hiện dân chủ cơ sở về BVMT, trong đó có trách nhiệm
phổ biến thông tin môi trường của các cơ quan liên quan, tổ chức đối thoại.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã tích hợp các nội dung trên, mở rộng đối
tượng và nội dung về trách nhiệm, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các
tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đặc biệt là cộng đồng
dân cư tại 01 chương riêng (Chương XV). Theo các quy định này, các tổ chức nói
trên và cộng đồng dân cư có trách nhiệm và quyền hạn rộng hơn, góp phần quan
trọng vào việc xã hội hóa công tác BVMT và vai trò của người dân trong BVMT
được phát huy tốt hơn.
 Quy định về quyền tiếp cận thông tin môi trường của tổ chức XHDS (Dân
biết)
Quyền tiếp cận thông tin được cụ thể hóa trong những quy định của Luật
BVMT 2014 về nghĩa vụ công khai thông tin và quyền yêu cầu cung cấp thông tin
của các bên liên quan như cơ quan quản lý các cấp, doanh nghiệp, người dân, các tổ
chức xã hội. Điều 145 của Luật BVMT 2014 quy định về quyền của tổ chức chính
trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp: “Được cung cấp và yêu cầu cung cấp thông tin về
BVMT theo quy định của pháp luật”. Điều 146 quy định về quyền đại diện cộng
đồng dân cư trên địa bàn chịu tác động môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ có quyền yêu cầu chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cung cấp thông
24
tin về BVMT thông qua đối thoại trực tiếp hoặc bằng văn bản; tổ chức tìm hiểu thực
tế về công tác BVMT của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thu thập, cung cấp
thông tin cho cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin cung cấp và
có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cung cấp kết quả thanh tra,
kiểm tra, xử lý đối với cơ sở.
Phạm trù cộng đồng khá rộng, gồm nhiều cấp, trong đó cấp trực tiếp nhất là
người dân chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một dự án cụ thể. Cấp thứ hai
là cộng đồng dân cư (tổ, thôn, xóm, cao hơn là làng bản), và tiếp theo là các tổ chức
có tư cách pháp nhân nhưng không trực tiếp liên quan đến hoạt động dự án (NGO,
tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, chuyên gia, thông tấn báo chí).
Đây là những đối tượng mà Luật BVMT 2014 nhìn nhận vai trò trong ngữ cảnh làm
thế nào để tăng cường sự tham gia của cộng đồng, hay còn gọi là các bên liên quan
[1].
Theo Điều 131 Luật BVMT 2014, có 5 nhóm thông tin môi trường phải được
công khai bao gồm: (1) Báo cáo ĐMC, ĐTM và kế hoạch BVMT; (2) Thông tin về
nguồn thải, chất thải, xử lý chất thải; (3) Khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái
ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi
trường; (4) Các báo cáo về môi trường; và (5) Kết quả thanh tra, kiểm tra về
BVMT. Tuy nhiên nếu “các thông tin quy định tại khoản này mà thuộc danh mục bí
mật nhà nước thì không được công khai”.
 Quy định của pháp luật về sự tham gia của tổ chức XHDS trong hoạt động
xây dựng chủ trương, chính sách, kế hoạch và các quy định về BVMT (Dân bàn)
Luật BVMT 2014 quy định: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện tư vấn,
phản biện, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BVMT theo quy định
của pháp luật. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia BVMT.
Tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp có quyền được tham vấn đối
với dự án có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tư vấn, phản
25
biện về BVMT với cơ quan quản lý nhà nước và chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ có liên quan theo quy định của pháp luật.
Đại diện cộng đồng dân cư có quyền tham gia đánh giá kết quả BVMT của
cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền và lợi
ích của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật.
Theo Tài liệu hướng dẫn ĐTM của Chương trình Môi trường của Liên Hợp
quốc [32], sự tham gia của cộng đồng và công chúng nói chung trong các dự án
được phân chia thành 4 cấp độ như sau: (1) Thông báo: một chiều thông tin từ
người đề xuất tới cộng đồng, (2) Tham vấn: hai chiều thông tin giữa người đề xuất
và cộng đồng với cơ hội cho cộng đồng bày tỏ quan điểm về đề xuất, (3) Tham gia:
sự trao đổi tương tác giữa người đề xuất và cộng đồng bao gồm chia sẻ phân tích và
thiết lập chương trình làm việc, tăng cường hiểu biết và những điểm thỏa thuận
được về đề xuất và tác động của nó, (4) Đàm phán: thảo luận trực tiếp giữa người
đề xuất và các bên chủ chốt liên quan nhằm xây dựng sự đồng thuận và hướng tới
giải pháp các bên có thể chấp nhận, ví dụ gói giảm thiểu tác động và các biện pháp
bồi thường.
Hình 1.3. Mức độ tham gia của cộng đồng trong các dự án phát triển
Nếu so sánh với biểu đồ về mức độ tham gia của người dân (Hình 1) với các
văn bản hướng dẫn Luật BVMT 2005, sự tham gia của cộng đồng trong quá trình
thực hiện ĐTM ở Việt Nam mới chỉ vừa bước qua giai đoạn sơ khai nhất là Thông
26
báo để bước sang giai đoạn Tham vấn. Tuy nhiên, tham vấn mới chỉ dừng lại ở lấy
ý kiến cộng đồng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án đề xuất thay vì công khai rộng
rãi cho mọi đối tượng quan tâm có thể đóng góp ý kiến. Như vậy, cả đối tượng được
tham vấn và hình thức trao đổi thông tin đều rất hạn chế, tính tương tác hai chiều
giữa đơn vị thực hiện tham vấn và đối tượng được tham vấn thấp.
Để rút bớt khoảng cách giữa thực tiễn áp dụng trong nước và chuẩn mực
quốc tế, Luật BVMT 2014 đã có những bước tiến bộ nhất định khi mở rộng đối
tượng tham vấn không chỉ bao gồm cộng đồng mà còn các cơ quan, tổ chức chịu tác
động trực tiếp bởi dự án. Bên cạnh đó, vai trò của cộng đồng và Mặt trận tổ quốc,
các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp trong phản biện và giám sát các
vấn đề môi trường của dự án cũng được tăng cường. Để cụ thể hóa những nguyên
tắc và quy định chung trong Luật BVMT 2014 về sự tham gia của cộng đồng và các
tổ chức xã hội, Nghị định 18/2015/NĐ-CP hướng dẫn về tham vấn trong quá trình
lập ĐTM và Nghị định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn sự tham gia, giám sát trong
công tác BVMT đã được ban hành [15].
 Quy định của pháp luật về sự tham gia của tổ chức XHDS vào hoạt động
BVMT (Dân làm)
Điều 43, Hiến pháp 2013 quy định: Mọi người có quyền được sống trong
môi trường trong lành và có nghĩa vụ BVMT. Điều 4, Luật BVMT 2014 quy định:
BVMT là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá
nhân. Như vậy, mọi chủ thể trong xã hội phải có nghĩa vụ BVMT, trong đó có tổ
chức XHDS.
Biểu hiện sự tham gia (thực hiện nghĩa vụ BVMT) của tổ chức xã hội và
cộng đồng dân cư được thực hiện dưới các hình thức như thành lập tổ chức tự quản
về BVMT. Tổ chức tự quản về BVMT có trách nhiệm xây dựng và thực hiện hương
ước về BVMT; tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ hủ tục, thói quen mất vệ
sinh, có hại cho sức khỏe và môi trường.
27
Một trong những nội dung hoàn toàn mới của Luật BVMT 2014 là tổ chức
chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp có quyền kiến nghị cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật về BVMT và đại diện cộng đồng dân
cư có quyền tham gia đánh giá kết quả BVMT của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ; thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư theo
quy định của pháp luật [14].
Như vậy, Luật BVMT 2014 đã quy định tương đối đầy đủ về sự tham gia của
các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và cộng đồng dân cư trong
BVMT.
 Quy định của pháp luật về sự tham gia của tổ chức XHDS trong hoạt động
giám sát, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật BVMT (Dân kiểm tra)
Tổ chức tự quản về BVMT có quyền tham gia giám sát việc thực hiện pháp
luật về BVMT của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn.
Tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp có quyền tham gia hoạt động
kiểm tra về BVMT tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền
xử lý hành vi vi phạm pháp luật về BVMT.
28
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các hoạt động BVMT của 3 tổ chức XHDS
bao gồm: Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Trung
tâm Nghiên cứu và Phát triển Dân số, Xã hội và Môi trường (CPSE) và Trung tâm
giáo dục thiên nhiên (ENV). Trong đó:
- VUSTA là tổ chức bảo trợ của 140 hội thành viên, và 119 tổ chức khoa học
– công nghệ ngoài Nhà nước. VUSTA tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học
và công nghệ; điều hoà, phối hợp hoạt động của các hội thành viên trong nhiều lĩnh
vực, trong đó có hoạt động BVMT.
- CPSE là một tổ chức phi chính phủ (NGO) chuyên thực hiện những dự án
nghiên cứu, phát triển bền vững và BVMT cho đồng bào dân tộc thiểu số, người
nghèo vùng trung du, miền núi phía Bắc.
- ENV là tổ chức xã hội hoạt động chuyên sâu về lĩnh vực bảo tồn thiên
nhiên và bảo vệ các loài động vật hoang dã.
Mặc dù VUSTA, CPSE, ENV có mục tiêu, phương thức hoạt động khác
nhau, tuy nhiên những tổ chức này đã thể hiện vai trò, chức năng chính của các tổ
chức XHDS khi hoạt động trong lĩnh vực BVMT đó là: (1) Phát hiện, tố giác vi
phạm về BVMT, (2) Phản biện xã hội về môi trường, (3) Tư vấn, vận động chính
sách về môi trường, (4) Kiểm tra, giám sát môi trường, (5) Giáo dục, phổ biến,
tuyên truyền về BVMT.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Sự tham gia của một số tổ chức XHDS trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam,
cụ thể là 3 tổ chức VUSTA, CPSE và ENV.
- Những thuận lợi và khó khăn của các tổ chức VUSTA, CPSE, ENV khi
hoạt động trong lĩnh vực BVMT tại Việt Nam.
29
- Đề xuất những giải pháp phát huy vai trò của các tổ chức VUSTA, CPSE
và ENV trong lĩnh vực BVMT.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu
Thu thập, tổng quan tài liệu, kế thừa kết quả liên quan đến vấn đề cần nghiên
cứu dựa trên những báo cáo khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu, ấn phẩm,
báo cáo dự án về BVMT do VUSTA, CPSE, ENV cung cấp.
- Phương pháp phỏng vấn sâu
Tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu một số cán bộ của các tổ chức CPSE,
ENV, VUSTA để thu thập thêm thông tin. Các câu hỏi phỏng vấn bao gồm những
nội dung được liệt kê trong Phụ lục 3.
Bảng 2.1. Danh sách một số cán bộ của ENV, CPSE, VUSTA được phỏng vấn
STT Họ và tên Chức danh Tổ chức Thời gian
phỏng vấn
1 Đặng Nghĩa Phấn Giám đốc CPSE Tháng 4/2015
2 Đặng Minh Ngọc Điều phối viên dự án CPSE Tháng 4/2015
3 Nguyễn Thị Thúy Kế toán CPSE Tháng 4/2015
4 Vũ Thị Quyên Giám đốc ENV Tháng 5/2015
5 Bùi Thị Hà Phó giám đốc ENV Tháng 5/2015
6 Ninh Phương Thảo Điều phối viên mạng
lưới tình nguyện viên
ENV Tháng 5/2015
7 Phạm Văn Tân Phó Chủ tịch kiêm
Tổng Thư ký
VUSTA Tháng 5/2015
- Phương pháp phân tích tổng hợp
Dựa trên những thông tin thu được và tham vấn ý kiến của một số chuyên
gia, tác giả tiến hành phân tích sự tham gia của các tổ chức VUSTA, CPSE, ENV
trong lĩnh vực BVMT thông qua 5 hoạt động chính: (1) Phát hiện, tố giác, (2) Phản
30
biện xã hội về môi trường, (3) Tư vấn, vận động chính sách, (4) Kiểm tra, giám sát,
(5) Giáo dục, phổ biến, tuyên truyền. Qua đó tìm ra những thuận lợi và khó khăn, đề
xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của những tổ chức này trong lĩnh vực
BVMT tại Việt Nam thời gian tới. Thao tác tính toán và xử lý số liệu, vẽ biểu đồ
được thực hiện bằng phần mềm Microsoft Excel 2007.
31
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá thực trạng tham gia của một số tổ chức XHDS trong lĩnh vực
BVMT ở Việt Nam hiện nay
3.1.1. Giới thiệu về các tổ chức ENV, CPSE, VUSTA
3.1.1.1. Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV)
Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (Education for Nature - ENV) là tổ chức xã
hội được thành lập từ năm 2002 với 30 nhân viên, và có trụ sở tại phòng 1701, Tòa
17T5, Đường Hoàng Đạo Thúy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Mục tiêu của ENV là bảo
vệ đa dạng sinh học thông qua việc hỗ trợ các cơ quan chức năng tăng cường thể
chế, chính sách và thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD), giáo
dục nâng cao nhận thức, khuyến khích cộng đồng cùng tham gia bảo vệ ĐVHD.
Cơ cấu tổ chức của ENV theo mô hình có phòng ban, bao gồm Ban giám
đốc, dưới là các phòng hành chính kế toán, phòng quản lý chương trình dự án và 3
phòng chức năng (phòng giáo dục môi trường, phòng bảo vệ ĐVHD, phòng tư vấn
và vận động chính sách). Mỗi phòng, ban, bộ phận được bố trí sắp xếp từ 2-10 cán
bộ tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận được giao.
Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của ENV
Ban giám đốc
Phòng
hành
chính kế
toán
Phòng
giáo dục
môi
trường
Phòng
quản lý
chương
trình dự
án
Phòng
Bảo vệ
ĐVHD
Phòng tư
vấn, vận
động
chính
sách
32
3.1.1.2. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Dân số, Xã hội và Môi trường
(CPSE)
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Dân số, Xã hội và Môi trường (tên tiếng
Anh: Research and Development Center for Population, Social and Environmental
Affairs, tên viết tắt: CPSE) là một NGO được thành lập theo Quyết định số
1112/TC-LHH ngày 16/11/2000 của Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt
Nam (VUSTA). Giấy phép hoạt động số A - 472 ngày 12/01/2006 do Bộ Khoa học
và Công nghệ cấp. Trụ sở của CPSE tại số 9 phố Nguyễn Đình Chiểu, Quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội.
 Cơ cấu tổ chức
Khác với ENV, mô hình hoạt động của CPSE chưa phân hóa rõ rệt thành các
phòng ban khác nhau và phân định thành nhiều chức năng riêng rẽ. Cơ cấu tổ chức
bao gồm: Ban giám đốc (giám đốc và phó giám đốc), bên dưới là các cán bộ chuyên
môn theo dõi phụ trách từng lĩnh vực. Với mô hình này một cán bộ có thể đảm
nhiệm nhiều chức năng khác nhau.
Hình 3.2. Cơ cấu tổ chức của CPSE
 Nguồn nhân lực của CPSE
CPSE có 12 thành viên làm việc chính thức với trình độ đại học và sau đại
học ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có 3 chuyên viên về Lâm nghiệp (2 tiến sĩ,
1 thạc sĩ), 2 chuyên viên về dân tộc học (1 nghiên cứu sinh, 1 thạc sĩ), 1 cử nhân xã
hội học, 2 thạc sĩ làm chuyên viên về môi trường, 2 chuyên viên về nông nghiệp (1
Ban giám đốc
Cán bộ hành
chính, kế
toán
Cán bộ
nghiên cứu
Cán bộ
truyền thông
và đào tạo
Cán bộ
chương
trình, dự án
33
thạc sĩ chăn nuôi, 1 kỹ sư trồng trọt), 2 chuyên viên về y tế cộng đồng. CPSE có 15
cộng tác viên của nhiều cơ quan có trình độ đại học và sau đại học làm chuyên gia
cho các lĩnh vực có liên quan của dự án.
Bảng 3.1. Trình độ chuyên môn của cán bộ trung tâm CPSE
Tổng số Trình độ chuyên môn
12 Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng/trung
cấp
2 (16,67%) 6 (50%) 2 (16,67%) 2 (16,67%)
 Lĩnh vực hoạt động
Lĩnh vực hoạt động của CPSE khá đa dạng, bao gồm dân số (nghiên cứu về
dân số, lực lượng lao động, sức khỏe), xã hội (Luật, giới tính, bình đẳng giới), môi
trường (nghiên cứu, triển khai công nghệ xử lý môi trường và phát triển bền vững).
Trong lĩnh vực BVMT tại Việt Nam, hình thức hoạt động chủ yếu của CPSE
là tư vấn, thực hiện các chương trình, dự án xây dựng mô hình kết hợp BVMT với
xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ rừng, canh tác nông nghiệp bền vững, tạo sinh kế ổn
định cho người dân. Đối tượng hưởng lợi chủ yếu từ dự án BVMT của CPSE là
đồng bào dân tộc thiểu số (người Mông, Dao, Tày…) và người nghèo ở trung du,
miền núi phía Bắc. Thu nhập chính của người dân ở vùng dự án chủ yếu dựa vào
khai thác tài nguyên rừng và trồng ngô, cấy lúa một vụ trên ruộng bậc thang, sườn
núi dốc. Trồng trọt dựa vào nguồn nước trời, tập quán canh tác lạc hậu nên thu nhập
bấp bệnh. Nhiều năm gặp thời tiết xấu, ảnh hưởng của biến đối khí hậu, gieo trồng
chậm thời vụ nên năng suất thấp, hay bị mất mùa. Bên cạnh đó, cộng đồng chưa có
ý thức BVMT, bảo vệ đa dạng sinh học và do khai thác tài nguyên quá mức nên
rừng cũng như đất canh tác ngày càng nghèo kiệt. Vai trò của CPSE trong dự án là
cầu nối giữa các nhà tài trợ và cộng đồng địa phương. Bảng 3.2 là một số dự án của
CPSE về BVMT và liên quan đến BVMT được thực hiện trong khoảng thời gian từ
năm 2000 đến nay.
34
Bảng 3.2. Một số dự án của CPSE về BVMT và liên quan đến BVMT
Thời gian Tên dự án Cơ quan
tài trợ
2000-2005 Nghiên cứu mối quan hệ giữa du canh, du cư và môi
trường, kiến nghị các biện pháp phát triển bền vững
cho đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi
VUSTA
2001-2003 Hỗ trợ các nhóm nông dân nòng cốt trong làng của
người H’Mông, xã Mường Mùn, huyện Tuần Giáo,
tỉnh Lai Châu phát triển bền vững
ICCO-Hà
Lan
2006-2007 Nâng cao nhận thức về thực hiện bảo vệ môi trường
của cộng đồng dân tộc Dao ở vùng sâu xa huyện Sơn
Động, Bắc Giang
VUSTA
2006-2008 Pháp luật và sinh kế cho người H’Mông ở Lào Cai VUSTA
2007-2008 Bảo vệ nguồn nước ngầm có sự tham gia của cộng
đồng thôn Tạ Xá, xã Đại Thắng, huyện Phú Xuyên,
tỉnh Hà Tây
Quỹ Môi
trường
Sida (SEF)
2008-2009 Hỗ trợ người H’Mông định canh định cư, bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững tại thôn Suối Đồng, xã
Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
VUSTA
2010-2011 Hỗ trợ dân tộc bản địa xây dựng mô hình bảo vệ môi
trường vùng thung lũng và vùng đồi núi trọc phía trên
các ngòi, khe và các suối lớn ở các tỉnh phía Bắc.
VUSTA
2013-2015 Điều tra các tác động môi trường và kinh tế xã hội của
chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế lâm nghiệp ở khu
vực miền núi phía Bắc (Tuyên Quang, Bắc Kạn, Sơn
La, Điện Biên)
VUSTA
35
2015-2017 Hỗ trợ Kỹ thuật cho dự án “Khuyến khích người dân
tham gia cải thiện quản trị rừng và giảm nghèo Việt
nam (PFG)” tại huyện Chợ đồn, tỉnh Bắc Cạn
ActionAid
Quốc tế tại
Việt Nam
(AAV)
3.1.1.3. Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA)
Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) được thành lập
theo Quyết định số 121/HĐBT ngày 29/7/1983 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính phủ) nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Có thể xem VUSTA là tổ
chức bảo trợ lớn nhất hoạt động trong lĩnh vực khoa học – công nghệ ở Việt Nam
hiện nay. VUSTA tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ ở trong
nước, người Việt Nam ở nước ngoài, đại diện; bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp
của các hội thành viên trong cả nước; phản ánh nguyện vọng và ý kiến đóng góp
của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ.
Khi thành lập VUSTA chỉ có 15 hội thành viên. Đến nay, con số đó đã lên
đến 140 hội thành viên, trong đó có 63 liên hiệp hội tỉnh, thành phố và 77 hội ngành
toàn quốc. Ngoài ra, trong hệ thống của Liên hiệp Hội Việt Nam còn có hơn 500
đơn vị nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo; 192 tờ báo, tạp chí,
bản tin, đặc san, trang tin, báo điện tử. Các hội thành viên hoạt động theo điều lệ
hoặc quy chế của hội mình, có quyền tự chủ, tự quản rộng rãi trong mọi hoạt động,
nhưng phải tôn trọng điều lệ của VUSTA và chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của Hội
đồng Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam.
36
Hình 3.3. Cơ cấu tổ chức của VUSTA
VUSTA thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây: (1) Củng cố, phát triển tổ
chức và đẩy mạnh hoạt động của các hội thành viên, (2) Tham gia thực hiện xã hội
hoá hoạt động khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân
Đại hội đại biểu toàn quốc
Hội đồng Trung ương
Đoàn chủ tịch Ủy ban Kiểm tra
Hội ngành toàn quốc Cơ quan Liên hiệp
hội Việt Nam
Liên hiệp hội
tỉnh, thành phố
Tạp chí khoa học &
tổ quốc
Báo đất việt
Báo khoa học đời
sống
Nhà xuất bản tri
thức
Quỹ hỗ trợ sáng tạo
kỹ thuật Việt Nam
Các tổ chức khoa
học, công nghệ trực
thuộc
Văn phòng
Ban tổ chức - cán bộ
Ban thông tin và phổ biến
kiến thức
Ban Khoa học, Công nghệ
và Môi trường
Ban kế hoạch – tài chính
Ban hợp tác quốc tế
Ban tư vấn, phản biện và
giám định xã hội
Văn phòng đại diện phía
nam
37
dân, phát triển cộng đồng, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, (3) Phát triển
công tác vận động trí thức khoa học và công nghệ, (4) Tăng cường hợp tác với các
hội, các tổ chức phi chính phủ của các nước, tham gia các tổ chức khoa học và công
nghệ của khu vực và quốc tế.
Trong lĩnh vực BVMT, VUSTA đã triển khai 85 dự án BVMT từ năm 2004
đến 2014. Trung bình mỗi năm có 8,5 dự án với kinh phí 3,4 tỷ đồng/năm. Các dự
án tập trung vào việc hỗ trợ xây dựng các mô hình vệ sinh, BVMT tại cộng đồng
(27 dự án); điều tra đánh giá tác động môi trường (33 dự án); tuyên truyền, nâng
cao nhận thức về BVMT (16 dự án); hoạt động nghiên cứu khác, tư vấn phản biện
và giám định xã hội (9 dự án) [23]. Các dự án đã tập hợp đông đảo các nhà khoa
học có chuyên môn sâu trong từng lĩnh vực, giải quyết nhiều vấn đề môi trường
trong đó nổi bật nhất là việc chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ môi
trường vào thực tiễn, thể hiện qua hàng loạt các mô hình BVMT hiệu quả tại cộng
đồng. Các hoạt động điều tra cơ bản môi trường và tư vấn phản biện đã cung cấp
các cơ sở khoa học có giá trị cho việc hoạch định chính sách, pháp luật về môi
trường.
3.1.2. Sự tham gia của ENV, CPSE, VUSTA trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam
hiện nay
BVMT không chỉ là trách nhiệm của các cấp chính quyền mà còn là quyền
và nghĩa vụ của mọi công dân và toàn xã hội, trong đó có các tổ chức XHDS. Các tổ
chức XHDS Việt Nam hiện nay tuy có nhiều loại hình tổ chức và tham gia vào lĩnh
vực BVMT dưới nhiều hình thức khác nhau, bằng nhiều con đường khác nhau,
nhưng đều hoạt động trong 5 nội dung chính như sau: (1) Phát hiện, tố giác vi phạm
về BVMT, (2) Phản biện xã hội về môi trường, (3) Tư vấn, vận động chính sách về
môi trường, (4) Kiểm tra, giám sát môi trường, (5) Đào tạo, phổ biến, tuyên truyền
về BVMT.
Bảng 3.3. Các hoạt động chính của tổ chức XHDS trong lĩnh vực BVMT
38
STT Các hoạt động Nội dung
1 Phát hiện, tố
giác
- Với tư cách là những cộng đồng tự quản ở địa phương
mà thành viên đều là lực lượng nhân dân, các tổ chức
XHDS đóng một vai trò quan trọng trong việc phát
hiện, tố giác những sai phạm trong việc thực thi pháp
luật về BVMT.
- Các tổ chức XHDS cũng hoàn toàn có quyền tố giác
những vi phạm về BVMT do những tổ chức sản xuất,
kinh doanh gây ra. Cùng với vai trò tố giác của các tổ
chức XHDS là vai trò hành động tập thể để cải thiện
tình hình, chẳng hạn việc đệ đơn kiện tập thể, thay mặt
cho một nhóm xã hội (chẳng hạn như phụ nữ, trẻ em,
người già) hay một cộng đồng, dân cư lên chính quyền
địa phương hoặc tòa án về những vi phạm nghiêm trọng
đối với môi trường.
2 Kiểm tra, giám
sát
- Trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay có hai
loại giám sát là giám sát mang tính quyền lực nhà nước
(Quốc hội, Hội đồng nhân dân) và giám sát xã hội mang
tính quyền lực nhân dân (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức kinh tế, phương tiện thông tin đại chúng
và các cá nhân, cộng đồng).
- Dựa trên khía cạnh giám sát xã hội của cộng đồng, có
thể hiểu giám sát xã hội về BVMT là việc xem xét,
đánh giá hiệu quả và năng lực thực hiện công tác
BVMT của chính quyền các cấp cũng như của tổ chức
XHDS, cá nhân tại địa phương trong cả nước, từ đó có
những khuyến nghị và triển khai biện pháp can thiệp kịp
thời để tăng cường hiệu quả BVMT.
39
3 Phản biện xã
hội về môi
trường
- Phản biện xã hội về môi trường có thể được xem là
một dạng của hoạt động phản biện xã hội với đối tượng
tập trung vào các vấn đề liên quan đến môi trường của
một chính sách, dự án, chương trình, kế hoạch, đề án
(gọi chung là đề án về môi trường). Trong bối cảnh
ngày càng gia tăng các xung đột về môi trường thì vai
trò của phản biện chính sách môi trường càng quan
trọng và cần được thúc đẩy. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa
có quy định cụ thể về loại hình phản biện này.
- Hoạt động phản biện xã hội có một đặc trưng cơ bản,
đó là một hoạt động khoa học thực sự. Vì vậy, đòi hỏi tổ
chức phản biện phải có các hội viên với trình độ chuyên
môn, nghề nghiệp nhất định thì mới có thể nghiên cứu,
xem xét, đánh giá, tổng hợp và đề xuất, kiến nghị những
nội dung cần thiết. Các tổ chức XHDS có quyền thực
hiện hoạt động phản biện xã hội, nhưng kết quả và mức
độ đóng góp cho xã hội lại khác nhau, chủ yếu phụ
thuộc vào năng lực chuyên môn của các hội viên tập
hợp trong tổ chức.
4 Tư vấn, vận
động chính
sách
- Vai trò tư vấn, khuyến nghị của các tổ chức XHDS
được xác lập trong các quy định tại Mục d, Điều 150
của Luật BVMT 2014. Theo đó các tổ chức, cá nhân
đều được khuyến khích thúc đẩy phát triển dịch vụ
BVMT với chức năng bao gồm tư vấn, đào tạo, cung
cấp thông tin về môi trường.
- Thông qua các tổ chức XHDS, người dân có thể bày tỏ
trực tiếp sự đóng góp ý kiến của mình vào việc đưa ra
những quyết định chính trị, chính sách và chương trình,
kế hoạch về BVMT ở địa phương và cấp quốc gia.
40
5 Đào tạo, phổ
biến, tuyên
truyền
- Luật BVMT 2014 quy định Nhà nước phải ưu tiên đào
tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường; khuyến khích
mọi tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục về môi trường
và đào tạo nguồn nhân lực BVMT. Phổ biến, giáo dục
pháp luật về BVMT phải được thực hiện thường xuyên
và rộng rãi. Chương trình chính khóa của các cấp học
phổ thông phải có nội dung giáo dục về môi trường.
- Vai trò và nhiệm vụ giáo dục, phổ biến của các tổ
chức XHDS trong lĩnh vực BVMT còn được tái khẳng
định trong những điều lệ về hội của những tổ chức này.
Rất nhiều tổ chức XHDS đã thực thi tốt sứ mệnh phổ
biến, tuyên truyền về hoạt động BVMT giúp nâng cao
nhận thức, thay đổi hành vi BVMT của cộng đồng. Đây
chính là bài học kinh nghiệm mà các tổ chức XHDS
mới thành lập có thể học hỏi.
Tùy thuộc vào loại hình tổ chức, mục tiêu và lĩnh vực BVMT mà mỗi tổ
chức XHDS có thế mạnh ở một hoặc nhiều hoạt động đã đề cập ở trên. Cụ thể đối
với 3 tổ chức tiến hành nghiên cứu bao gồm ENV, CPSE, VUSTA thì hoạt động
chính của các tổ chức này như sau:
Bảng 3.4. Hoạt động chính của các tổ chức ENV, CPSE, VUSTA
STT Hoạt động ENV CPSE VUSTA
1 Phát hiện, tố giác vi phạm về BVMT 
2 Kiểm tra, giám sát môi trường   
3 Phản biện xã hội về môi trường 
4 Tư vấn, vận động chính sách về môi trường   
5 Đào tạo, phổ biến, tuyên truyền về BVMT   
41
3.1.2.1. Phát hiện, tố giác vi phạm về BVMT
Trong 3 tổ chức ENV, CPSE, VUSTA thì chỉ có tổ chức ENV tham gia các
hoạt động phát hiện, tố giác vi phạm về BVMT. Năm 2005, ENV thành lập Phòng
Bảo vệ Động vật hoang dã (WCU) nhằm tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia
của cộng đồng vào việc ngăn chặn tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD)
trái phép, đồng thời hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc thực thi pháp luật bảo
vệ ĐVHD đang bị đe dọa. ENV thực hiện vai trò phát hiện, tố giác vi phạm về bảo
vệ ĐVHD thông qua mạng lưới các tình nguyện viên.
Tính đến tháng 5/2015, WCU quản lý mạng lưới tình nguyện viên bảo vệ
ĐVHD lên tới hơn 5.200 thành viên tại 33 tỉnh thành trên cả nước, với sự có mặt
của 13 câu lạc bộ ở 13 tỉnh, thành phố lớn: Thái Nguyên, Hải Phòng, Hà Nội, Hà
Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng,
Bình Dương, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh. Các tình nguyện viên đăng ký tham
gia mạng lưới bảo vệ ĐVHD sẽ được: (1) Tập huấn kiến thức và kỹ năng bảo vệ
ĐVHD, (2) Tập huấn kỹ năng truyền thông và quan hệ công chúng, (3) Rèn luyện
khả năng lãnh đạo và làm việc nhóm, (4) Tham gia triển lãm bảo vệ ĐVHD, (5)
Được hướng dẫn về phương pháp khảo sát các vi phạm về ĐVHD. Mô hình hoạt
động của mạng lưới tình nguyện viên về bảo vệ ĐVHD có thể được diễn tả qua sơ
đồ sau (Hình 3.4).
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường
Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường

More Related Content

What's hot

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Vinaph...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Vinaph...Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Vinaph...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Vinaph...
nataliej4
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ứng dụng kĩ thuật “dạy học theo góc” vào việc dạy đọc - hiểu, 9đ
Ứng dụng kĩ thuật “dạy học theo góc” vào việc dạy đọc - hiểu, 9đỨng dụng kĩ thuật “dạy học theo góc” vào việc dạy đọc - hiểu, 9đ
Ứng dụng kĩ thuật “dạy học theo góc” vào việc dạy đọc - hiểu, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAYLuận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuếLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thuật toán giảm bậc mô hình và ứng dụng cho bài toán điều khiển
Thuật toán giảm bậc mô hình và ứng dụng cho bài toán điều khiểnThuật toán giảm bậc mô hình và ứng dụng cho bài toán điều khiển
Thuật toán giảm bậc mô hình và ứng dụng cho bài toán điều khiển
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tảiLa01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...
Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...
Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...
BeriDang
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cf
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cfNGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cf
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cf
nataliej4
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty xây dựng, HAY
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty xây dựng, HAYLuận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty xây dựng, HAY
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty xây dựng, HAY
Dịch Vụ viết thuê trọn gói. ZALO/TELE 0973287149
 
ĐÓNG GÓP CỦA VỐN XÃ HỘI VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT...
 ĐÓNG GÓP CỦA VỐN XÃ HỘI VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT... ĐÓNG GÓP CỦA VỐN XÃ HỘI VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT...
ĐÓNG GÓP CỦA VỐN XÃ HỘI VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT...
anh hieu
 
La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch t...
La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch  t...La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch  t...
La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch t...
Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)
 
Luận văn: Phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự, 9đ
Luận văn: Phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự, 9đLuận văn: Phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự, 9đ
Luận văn: Phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC
Tín Nguyễn-Trương
 
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học ...
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học ...Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học ...
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tư
Nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tưNâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tư
Nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tư
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (16)

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Vinaph...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Vinaph...Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Vinaph...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Vinaph...
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...
 
Ứng dụng kĩ thuật “dạy học theo góc” vào việc dạy đọc - hiểu, 9đ
Ứng dụng kĩ thuật “dạy học theo góc” vào việc dạy đọc - hiểu, 9đỨng dụng kĩ thuật “dạy học theo góc” vào việc dạy đọc - hiểu, 9đ
Ứng dụng kĩ thuật “dạy học theo góc” vào việc dạy đọc - hiểu, 9đ
 
Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAYLuận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuếLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
 
Thuật toán giảm bậc mô hình và ứng dụng cho bài toán điều khiển
Thuật toán giảm bậc mô hình và ứng dụng cho bài toán điều khiểnThuật toán giảm bậc mô hình và ứng dụng cho bài toán điều khiển
Thuật toán giảm bậc mô hình và ứng dụng cho bài toán điều khiển
 
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tảiLa01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
 
Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...
Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...
Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cf
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cfNGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cf
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cf
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty xây dựng, HAY
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty xây dựng, HAYLuận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty xây dựng, HAY
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty xây dựng, HAY
 
ĐÓNG GÓP CỦA VỐN XÃ HỘI VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT...
 ĐÓNG GÓP CỦA VỐN XÃ HỘI VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT... ĐÓNG GÓP CỦA VỐN XÃ HỘI VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT...
ĐÓNG GÓP CỦA VỐN XÃ HỘI VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT...
 
La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch t...
La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch  t...La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch  t...
La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch t...
 
Luận văn: Phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự, 9đ
Luận văn: Phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự, 9đLuận văn: Phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự, 9đ
Luận văn: Phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự, 9đ
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC
 
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học ...
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học ...Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học ...
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học ...
 
Nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tư
Nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tưNâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tư
Nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tư
 

Similar to Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường

CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdf
CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdfCHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdf
CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdf
NuioKila
 
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của công ty hàng không việt nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của công ty hàng không việt nam, 9 ĐIỂMLuận văn: Năng lực cạnh tranh của công ty hàng không việt nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của công ty hàng không việt nam, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 203...
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 203...Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 203...
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 203...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 2030
Đề tài: Phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 2030Đề tài: Phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 2030
Đề tài: Phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 2030
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Ảnh hưởng của xung đột giữa vai trò công việc và vai trò gia đình đ...
Luận văn: Ảnh hưởng của xung đột giữa vai trò công việc và vai trò gia đình đ...Luận văn: Ảnh hưởng của xung đột giữa vai trò công việc và vai trò gia đình đ...
Luận văn: Ảnh hưởng của xung đột giữa vai trò công việc và vai trò gia đình đ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Đánh giá sự hài lòng của nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối các nhãn hàn...
Đánh giá sự hài lòng của nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối các nhãn hàn...Đánh giá sự hài lòng của nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối các nhãn hàn...
Đánh giá sự hài lòng của nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối các nhãn hàn...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAYPhát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung học phổ thông Bấ...
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung học phổ thông Bấ...Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung học phổ thông Bấ...
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung học phổ thông Bấ...
NuioKila
 
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-giao-duc-dao-duc-cho-hoc-sinh-truong-trung-hoc-p...
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-giao-duc-dao-duc-cho-hoc-sinh-truong-trung-hoc-p...[123doc] - quan-ly-hoat-dong-giao-duc-dao-duc-cho-hoc-sinh-truong-trung-hoc-p...
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-giao-duc-dao-duc-cho-hoc-sinh-truong-trung-hoc-p...
NuioKila
 
Luận Văn Tạo Động lực lao động Qua Đãi ngộ Tài chính Công
Luận Văn Tạo Động lực lao động Qua Đãi ngộ Tài chính CôngLuận Văn Tạo Động lực lao động Qua Đãi ngộ Tài chính Công
Luận Văn Tạo Động lực lao động Qua Đãi ngộ Tài chính Công
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân đội Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân đội
hieu anh
 
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồngLuận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Sử dụng viên chức và người lao động tại Cơ sở Sơn Tây Trường Đại họ...
Luận văn: Sử dụng viên chức và người lao động tại Cơ sở Sơn Tây Trường Đại họ...Luận văn: Sử dụng viên chức và người lao động tại Cơ sở Sơn Tây Trường Đại họ...
Luận văn: Sử dụng viên chức và người lao động tại Cơ sở Sơn Tây Trường Đại họ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông, 9 ĐIỂMLuận văn: Tạo động lực lao động tại Khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Áp dụng mô hình nông nghiệp không chất thải, HAY
Luận văn: Áp dụng mô hình nông nghiệp không chất thải, HAYLuận văn: Áp dụng mô hình nông nghiệp không chất thải, HAY
Luận văn: Áp dụng mô hình nông nghiệp không chất thải, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Quản lí nhà nước về đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông
Luận văn: Quản lí nhà nước về đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thôngLuận văn: Quản lí nhà nước về đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông
Luận văn: Quản lí nhà nước về đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lí đội ngũ giáo viên THPT công lập tỉnh Bắc Ninh - Gửi miễn ph...
Luận văn: Quản lí đội ngũ giáo viên THPT công lập tỉnh Bắc Ninh - Gửi miễn ph...Luận văn: Quản lí đội ngũ giáo viên THPT công lập tỉnh Bắc Ninh - Gửi miễn ph...
Luận văn: Quản lí đội ngũ giáo viên THPT công lập tỉnh Bắc Ninh - Gửi miễn ph...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường (20)

CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdf
CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdfCHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdf
CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdf
 
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của công ty hàng không việt nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của công ty hàng không việt nam, 9 ĐIỂMLuận văn: Năng lực cạnh tranh của công ty hàng không việt nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của công ty hàng không việt nam, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 203...
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 203...Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 203...
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 203...
 
Đề tài: Phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 2030
Đề tài: Phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 2030Đề tài: Phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 2030
Đề tài: Phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 2030
 
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
 
Luận văn: Ảnh hưởng của xung đột giữa vai trò công việc và vai trò gia đình đ...
Luận văn: Ảnh hưởng của xung đột giữa vai trò công việc và vai trò gia đình đ...Luận văn: Ảnh hưởng của xung đột giữa vai trò công việc và vai trò gia đình đ...
Luận văn: Ảnh hưởng của xung đột giữa vai trò công việc và vai trò gia đình đ...
 
Đánh giá sự hài lòng của nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối các nhãn hàn...
Đánh giá sự hài lòng của nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối các nhãn hàn...Đánh giá sự hài lòng của nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối các nhãn hàn...
Đánh giá sự hài lòng của nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối các nhãn hàn...
 
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAYPhát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
 
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung học phổ thông Bấ...
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung học phổ thông Bấ...Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung học phổ thông Bấ...
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung học phổ thông Bấ...
 
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-giao-duc-dao-duc-cho-hoc-sinh-truong-trung-hoc-p...
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-giao-duc-dao-duc-cho-hoc-sinh-truong-trung-hoc-p...[123doc] - quan-ly-hoat-dong-giao-duc-dao-duc-cho-hoc-sinh-truong-trung-hoc-p...
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-giao-duc-dao-duc-cho-hoc-sinh-truong-trung-hoc-p...
 
Luận Văn Tạo Động lực lao động Qua Đãi ngộ Tài chính Công
Luận Văn Tạo Động lực lao động Qua Đãi ngộ Tài chính CôngLuận Văn Tạo Động lực lao động Qua Đãi ngộ Tài chính Công
Luận Văn Tạo Động lực lao động Qua Đãi ngộ Tài chính Công
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
 
Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân đội Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân đội
 
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồngLuận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
 
Luận văn: Sử dụng viên chức và người lao động tại Cơ sở Sơn Tây Trường Đại họ...
Luận văn: Sử dụng viên chức và người lao động tại Cơ sở Sơn Tây Trường Đại họ...Luận văn: Sử dụng viên chức và người lao động tại Cơ sở Sơn Tây Trường Đại họ...
Luận văn: Sử dụng viên chức và người lao động tại Cơ sở Sơn Tây Trường Đại họ...
 
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông, 9 ĐIỂMLuận văn: Tạo động lực lao động tại Khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Áp dụng mô hình nông nghiệp không chất thải, HAY
Luận văn: Áp dụng mô hình nông nghiệp không chất thải, HAYLuận văn: Áp dụng mô hình nông nghiệp không chất thải, HAY
Luận văn: Áp dụng mô hình nông nghiệp không chất thải, HAY
 
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
 
Luận văn: Quản lí nhà nước về đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông
Luận văn: Quản lí nhà nước về đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thôngLuận văn: Quản lí nhà nước về đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông
Luận văn: Quản lí nhà nước về đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông
 
Luận văn: Quản lí đội ngũ giáo viên THPT công lập tỉnh Bắc Ninh - Gửi miễn ph...
Luận văn: Quản lí đội ngũ giáo viên THPT công lập tỉnh Bắc Ninh - Gửi miễn ph...Luận văn: Quản lí đội ngũ giáo viên THPT công lập tỉnh Bắc Ninh - Gửi miễn ph...
Luận văn: Quản lí đội ngũ giáo viên THPT công lập tỉnh Bắc Ninh - Gửi miễn ph...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (10)

Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 

Luận văn: Sự tham gia của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ---------------------------------- Lê Quốc Hùng NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA MỘT SỐ TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Lê Quốc Hùng NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA MỘT SỐ TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Mã số: 60440301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Nguyễn Thị Hoàng Liên Hà Nội - 2015
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. Học viên Lê Quốc Hùng
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Hoàng Liên, giảng viên Khoa Môi trường – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Bộ môn Quản lý môi trường - Khoa Môi trường - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và đóng góp ý kiến giúp cho luận văn tốt nghiệp của tôi được hoàn chỉnh hơn. Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn bè đã quan tâm, chia sẻ khó khăn và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 12 năm 2015 Học viên Lê Quốc Hùng
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài......................................................2 3. Mục tiêu của đề tài.............................................................................................5 4. Ý nghĩa của đề tài ..............................................................................................5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................6 1.1. Tổng quan về các tổ chức xã hội dân sự .......................................................6 1.1.1. Khái niệm về xã hội dân sự........................................................................6 1.1.2. Khái niệm về tổ chức xã hội dân sự ...........................................................8 1.1.3. Đặc trưng của các tổ chức xã hội dân sự....................................................9 1.1.4. Các loại hình tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay.......................11 1.2. Sự hình thành và phát triển của các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.......................................14 1.2.1. Sự hình thành và phát triển của các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam......................................................................................14 1.2.2. Sự hình thành và phát triển của các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực BVMT ở một số nước trên thế giới.............................................................19 - Tại Trung Quốc ...........................................................................................19 - Tại Mỹ .........................................................................................................20 1.3. Rà soát quy định về sự tham gia của các tổ chức XHDS trong văn bản quy phạm pháp luật hiện hành ở Việt Nam ......................................................21 1.3.1. Cơ sở pháp lý cho các tổ chức XHDS......................................................21 1.3.2. Quy định về sự tham gia của các tổ chức XHDS trong lĩnh vực BVMT.22 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................................................................28 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................28 2.2. Nội dung nghiên cứu.....................................................................................28
  • 6. iv 2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................29 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................31 3.1. Đánh giá thực trạng tham gia của một số tổ chức XHDS trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam hiện nay ...............................................................................31 3.1.1. Giới thiệu về các tổ chức ENV, CPSE, VUSTA......................................31 3.1.2. Sự tham gia của ENV, CPSE, VUSTA trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam hiện nay ..............................................................................................................37 3.1.2.1. Phát hiện, tố giác vi phạm về BVMT ..................................................41 3.1.2.2. Kiểm tra, giám sát môi trường.............................................................43 3.1.2.3. Phản biện xã hội về môi trường...........................................................48 3.1.2.4. Tư vấn, vận động chính sách về môi trường .......................................51 3.1.2.4. Giáo dục - đào tạo, phổ biến, tuyên truyền về BVMT ........................54 3.2. Những thuận lợi và khó khăn của các tổ chức VUSTA, CPSE, ENV khi hoạt động trong lĩnh vực BVMT tại Việt Nam .................................................59 3.3. Đề xuất những giải pháp phát huy vai trò của các tổ chức VUSTA, CPSE và ENV trong lĩnh vực BVMT............................................................................66 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................72 PHỤ LỤC 1. NHỮNG VĂN BẢN PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC XHDS TẠI VIỆT NAM ......................................................................76 PHỤ LỤC 2. MỘT SỐ TỔ CHỨC XHDS HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .......................................................................................79 PHỤ LỤC 3. BẢNG HỎI PHỎNG VẤN SÂU MỘT SỐ CÁN BỘ CỦA CPSE, ENV, VUSTA………………………………………………………………….….86
  • 7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các tổ chức xã hội dân sự chính ở Việt Nam...........................................12 Bảng 1.2. Năm thành lập của một số tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường giai đoạn 1980-2010...............................................................................17 Bảng 2.1. Danh sách một số cán bộ của ENV, CPSE, VUSTA được phỏng vấn ....29 Bảng 3.1. Trình độ chuyên môn của cán bộ trung tâm CPSE ..................................33 Bảng 3.2. Một số dự án của CPSE về BVMT và liên quan đến BVMT...................34 Bảng 3.3. Các hoạt động chính của tổ chức XHDS trong lĩnh vực BVMT..............37 Bảng 3.4. Hoạt động chính của các tổ chức ENV, CPSE, VUSTA..........................40 Bảng 3.5. Số vụ vi phạm về bảo vệ ĐVHD qua một số năm do ENV tiếp nhận và lưu trữ hồ sơ ..............................................................................................................43 Bảng 3.6. Hoạt động kiểm tra, giám sát môi trường của ENV, CPSE, VUSTA......45 Bảng 3.7. Hoạt động tư vấn, vận động chính sách môi trường của ENV, CPSE, VUSTA......................................................................................................................52 Bảng 3.8. Những thuận lợi và khó khăn của các tổ chức ENV, CPSE, VUSTA khi hoạt động trong lĩnh vực BVMT...............................................................................59 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Ranh giới mờ của Xã hội dân sự.................................................................8 Hình 1.2. Tam giác thể chế cho sự phát triển bền vững..............................................8 Hình 1.3. Mức độ tham gia của cộng đồng trong các dự án phát triển.....................25 Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của ENV...........................................................................31 Hình 3.2. Cơ cấu tổ chức của CPSE .........................................................................32 Hình 3.3. Cơ cấu tổ chức của VUSTA......................................................................36 Hình 3.4. Mô hình hoạt động của mạng lưới tình nguyện viên ENV.......................42 Hình 3.5. Mô hình hoạt động giáo dục, truyền thông về BVMT của các tổ chức XHDS........................................................................................................................55 Hình 3.6. Hoạt động đào tạo, lồng ghép các kiến thức địa phương vào dự án BVMT của CPSE...................................................................................................................57
  • 8. vi CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng Phát triển châu Á BĐKH Biến đổi khí hậu BVMT Bảo vệ môi trường CBO Tổ chức Cơ sở Cộng đồng CPSE Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Dân số, Xã hội và Môi trường ĐTM Đánh giá tác động môi trường ĐMC Đánh giá môi trường chiến lược ĐVHD Động vật hoang dã ENV Trung tâm Giáo dục thiên nhiên NGO Tổ chức phi chính phủ VGCL Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam VUFO Liên hiệp Các tổ chức Hữu nghị Việt Nam VUSTA Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam XHDS Xã hội dân sự
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trên thế giới, hiện nay các tổ chức xã hội dân sự (XHDS) đang ngày càng có nhiều đóng góp quan trọng vào nỗ lực phát triển bền vững của nhiều quốc gia, đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội mà Nhà nước “không với tới” hoặc hoạt động kém hiệu quả trong đời sống của cộng đồng dân cư. Ở Việt Nam, tổ chức XHDS bao gồm những loại hình và tên gọi khác nhau như: hiệp hội, hội, câu lạc bộ, quỹ, trung tâm, viện, NGOs, uỷ ban, nhóm tình nguyện,... Đây là những tổ chức tự nguyện, tự quản, dân chủ, công khai của người dân, không vì mục tiêu lợi nhuận, độc lập tương đối với Nhà nước và thị trường nhằm thoả mãn nhu cầu và lợi ích nhất định của cá nhân hoặc cộng đồng. Sự hình thành và phát triển của các tổ chức XHDS là một tất yếu khách quan gắn liền với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Mỗi tổ chức XHDS, tuỳ theo mục đích và điều kiện hoạt động cụ thể đều trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở một hoặc một số lĩnh vực khác nhau, trong khuôn khổ của Hiến pháp và Pháp luật. Trong thời gian gần đây, rất nhiều tổ chức XHDS đã hình thành và hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (BVMT) ở Việt Nam. Họ đã chung sức cùng với Nhà nước tham gia quá trình giám sát, BVMT. Tuy nhiên, do chưa có một khung pháp lý đồng bộ và một cơ chế thực thi hiệu quả nên sự tham gia của các tổ chức XHDS trong công tác BVMT còn nhiều hạn chế. Vì vậy, các tổ chức XHDS ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực BVMT chưa thực sự tạo ra được sức mạnh góp phần hỗ trợ Chính phủ quản lý, bảo vệ, giám sát môi trường; đặc biệt là chưa mang lại nhiều tác động hiệu quả từ hoạt động vận động chính sách, tư vấn, phản biện xã hội đối với những chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở cấp trung ương và địa phương có tác động đến môi trường. Trong khi đó, nhiều vụ vi phạm pháp luật về môi trường diễn ra hàng ngày và thường xuyên, với cấp độ ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • 10. 2 Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội thông qua ngày 23/6/2014 đã có bước tiến lớn khi dành riêng Chương 15 quy định về trách nhiệm và quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và cộng đồng dân cư trong công tác BVMT. Nghị định số 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường dành riêng Chương 8 quy định về cộng đồng dân cư tham gia BVMT, và Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định các nội dung về tham vấn cộng đồng trong việc lập quy hoạch, kế hoạch, chiến lược bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường. Những văn bản pháp luật này mở ra cơ hội để sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức XHDS trong lĩnh vực BVMT được cụ thể hóa bằng hành lang pháp lý. Hiện nay, một trong những khó khăn của các tổ chức XHDS trong việc bảo vệ, giám sát môi trường đó là nhận thức của chính quyền, ban, ngành địa phương, thậm chí của xã hội nói chung, về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của các tổ chức XHDS còn chưa đầy đủ. Vì chưa có luật về tiếp cận thông tin nên các tổ chức XHDS không dễ dàng tiếp cận thông tin cần thiết cho hoạt động giám sát, BVMT. Thêm vào đó, sự liên kết và mối quan hệ tương tác giữa các tổ chức XHDS trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn rời rạc, thiếu hệ thống và thiếu cơ chế điều phối, hợp tác nên hiệu quả thu được còn hạn chế. Trong bối cảnh trên, việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam” có ý nghĩa rất cấp thiết, không chỉ cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn, mà còn góp phần đổi mới nhận thức về sự tham gia của các tổ chức XHDS trong lĩnh vực BVMT. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về khái niệm, bản chất, đặc điểm và chức năng của tổ chức XHDS. Các tổ chức này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình quản lý, phát triển xã hội nói chung và lĩnh vực BVMT nói riêng.
  • 11. 3 Nhìn chung, các nhà nghiên cứu nước ngoài có những cách tiếp cận và quan điểm lý luận khác nhau do bối cảnh mối quan hệ Nhà nước - Thị trường - Xã hội khác nhau. Nghiên cứu “Vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong vấn đề bảo vệ môi trường” của Anjali Agarwal đã chỉ ra vai trò quan trọng của các tổ chức XHDS đối với việc giải quyết những vấn đề xã hội mà nhà nước hoạt động kém hiệu quả. Các tổ chức phi chính phủ đã và đang có những hoạt động nhằm nâng cao nhận thức BVMT cho cộng đồng, về sự phát triển bền vững, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phục hồi hệ sinh thái; tổ chức các khóa đào tạo BVMT; tiến hành nghiên cứu về môi trường và những vấn đề liên quan đến phát triển [24]. Nghiên cứu “Tăng cường vai trò của các tổ chức XHDS để bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững” của LI Lei cho thấy, các tổ chức XHDS hỗ trợ nhà nước đạt được những mục tiêu môi trường quốc gia, thúc đẩy hoạt động giám sát và BVMT của người dân, tham gia BVMT toàn cầu thông qua thông qua hợp tác với các tổ chức XHDS, chính phủ và tổ chức quốc tế khác [28]. Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của các Chương trình khoa học cấp Nhà nước KX.04 (2001-2005) do GS. VS. Nguyễn Duy Quý chủ nhiệm [17] và KX.10.06 (2004-2006) do PGS. TS.Trần Đình Hoan chủ nhiệm [5] đã bước đầu xác định khái niệm XHDS và cho rằng XHDS không phải là một thực thể do ý định chủ quan tạo lập ra, mà là sản phẩm của quá trình lịch sử - tự nhiên, chịu sự chi phối, tác động của những nhân tố khách quan và chủ quan nhất định, nhằm mục đích đáp ứng những nhu cầu của sự phát triển xã hội. Theo đó, XHDS ở Việt Nam là kết quả tất yếu của quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội, là một điều kiện đảm bảo cần thiết để củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN và phát triển dân chủ. Công trình “Vai trò các tổ chức xã hội đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN - Cơ sở lý luận và thực tiễn” do TS. Khang Văn Phúc chủ biên đã phân tích nội hàm khái niệm XHDS, đề cập đến chức năng của các tổ chức XHDS như: cầu nối, kênh truyền dẫn tiếng nói, nguyện vọng của người dân
  • 12. 4 đến với Nhà nước; tham gia việc hoạch định các chủ trương, chính sách của Nhà nước, góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý; thực hiện giám sát, phản biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách của Nhà nước; phát huy nguồn lực và tính năng động, sáng tạo của các tầng lớp dân cư, tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ công như giáo dục, y tế, văn hoá, khoa học, bảo vệ môi trường [20]. Bài báo “Vai trò và hoạt động của các tổ chức xã hội trong việc giám sát, bảo vệ môi trường” đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp của TS. Hoàng Văn Nghĩa đã trình bày những nhận thức chung về tổ chức XHDS, đồng thời chỉ ra rằng việc bảo vệ và giám sát việc thực thi pháp luật BVMT không chỉ thuộc trách nhiệm của các cấp chính quyền, mà còn là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân và của toàn xã hội, trong đó có các tổ chức XHDS. Bài viết phân tích cơ sở lý luận và pháp lý của các tổ chức XHDS trong việc bảo vệ, giám sát môi trường ở Việt Nam [11]. Nghiên cứu “Vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong phát triển bền vững” của Vũ Thị Hiền thuộc Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Vùng cao (CERDA) đã bước đầu phân tích những đóng góp của các tổ chức XHDS trong quá trình phát triển bền vững ở Việt Nam. Hoạt động của các tổ chức XHDS tại Việt Nam được đánh giá là có nhiều đóng góp tích cực trong việc liên kết và động viên các thành viên trong xã hội thực hiện có hiệu quả một số lĩnh vực quan trọng, trong đó có vấn đề bảo vệ môi trường [7]. Cuốn “Tài liệu đào tạo tập huấn viên về biến đổi khí hậu” được biên soạn theo kế hoạch thực hiện Dự án “Xây dựng năng lực về biến đổi khí hậu cho các tổ chức XHDS” do Đại sứ quán Phần Lan tài trợ cho Nhóm làm việc về Biến đổi khí hậu (CCWWG), Mạng lưới các Tổ chức phi chính phủ Việt Nam và Biến đổi khí hậu (VNGO&CC) do Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) điều phối theo sự ủy quyền của hai mạng lưới. Tài liệu này góp phần nâng cao nhận thức và năng lực cho các tổ chức XHDS trong việc giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu và lồng ghép nhiệm vụ này vào những chương trình liên quan hiện có hoặc
  • 13. 5 trong tương lai, nhằm đóng góp vào sự phát triển bền vững lâu dài của Việt Nam [6]. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện vấn đề sự tham gia của các tổ chức XHDS trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 3. Mục tiêu của đề tài - Mục tiêu tổng quát Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của các tổ chức XHDS trong lĩnh vực BVMT, đồng thời đề xuất một số giải pháp cụ thể cho việc tăng cường sự tham gia của các tổ chức XHDS trong hoạt động BVMT ở Việt Nam hiện nay. - Mục tiêu cụ thể + Làm sáng tỏ vai trò, chức năng của các tổ chức XHDS trong lĩnh vực BVMT; + Đánh giá hiện trạng tham gia của một số tổ chức XHDS trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam hiện nay; + Đề xuất giải pháp tăng cường vai trò và sự tham gia của các tổ chức XHDS trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam. 4. Ý nghĩa của đề tài Đề tài góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của các tổ chức XHDS đối với việc giám sát, BVMT trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp luận cứ phục vụ xây dựng, hoàn thiện chính sách, thể chế quản lý các tổ chức XHDS, qua đó phát huy vai trò của những tổ chức này trong lĩnh vực BVMT, góp phần phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội.
  • 14. 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về các tổ chức xã hội dân sự 1.1.1. Khái niệm về xã hội dân sự "Xã hội dân sự" (civil society) là khái niệm xuất hiện khá sớm ở Châu Âu từ thế kỷ XVII và sớm nhất ở nước Anh (1594), nó được hiểu là những con người sống trong cộng đồng. Trong lý thuyết của nhà triết học Scottish (thế kỷ XVIII), XHDS có nghĩa là xã hội văn minh với một nhà nước không độc đoán. Đến thế kỷ XIX, Heghen mô tả XHDS như là một phần của đời sống đạo đức, bao gồm ba yếu tố: gia đình, XHDS và nhà nước, trong đó các cá nhân theo đuổi những lợi ích riêng trong giới hạn đã được pháp luật thừa nhận. Nhà triết học này nhấn mạnh rằng, một XHDS tự tổ chức cần phải do nhà nước cân nhắc và đặt trật tự cho nó, nếu không xã hội đó sẽ trở thành tư lợi và không đóng góp gì cho lợi ích chung [4]. K. Marx đã bàn nhiều về XHDS trong các tác phẩm đầu tay về Hệ tư tưởng Ðức và vấn đề Do Thái. Cũng như Hegel, ông xem XHDS là một hiện tượng lịch sử, là kết quả của sự phát triển lịch sử mà không phải là “vật ban tặng” của tự nhiên và XHDS có tính chất tạm thời [4]. Mặc dù các khái niệm về XHDS có lịch sử phát triển khá lâu dài và phong phú, tuy nhiên chỉ vào khoảng hai thập kỷ gần đây (sau khi Chiến tranh Lạnh kế thúc năm 1990, nó mới trở thành trọng tâm được chú ý tại các diễn đàn công luận quốc tế [21]. Trong xã hội hiện đại, do bối cảnh lịch sử và các mối quan hệ nhà nước - xã hội khác nhau, có những cách tiếp cận và quan điểm lý luận khác nhau về XHDS. Theo TS. Irenne Norlund, có ba cách tiếp cận đối với XHDS là: Thuyết tân tự do cho rằng XHDS tồn tại một cách độc lập, thuộc “khu vực thứ ba”, “khu vực tự nguyện”, ở đó các công dân tự tổ chức thành nhóm và giải quyết các vấn đề phát sinh thông qua đối thoại “dân sự” và biện pháp phi bao lực. Vai trò của các tổ chức này là kiểm soát và làm cân bằng mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường. Theo mô hình Xã hội tốt lành (Good Society), XHDS là một bộ phận cấu thành xã hội,
  • 15. 7 không hoàn toàn tách biệt với nhà nước, thị trường và gia đình mà nằm ở khu vực giao nhau của ba bộ phận này; ranh giới của nó cũng không rạch ròi, luôn có sự tương tác giữa nhà nước, thị trường và các tổ chức XHDS nhằm đem lại sự đồng thuận tốt lành cho mọi người. Mô hình Hậu hiện đại (Postmodern) xem XHDS thuộc khu vực thứ ba và đề cao vai trò chia sẻ, thông cảm và liên kết, hợp tác giữa các bên tham gia đối thoại, thảo luận [20]. Marlies Glasius, David Lewis và Hakan Seckinelgin định nghĩa rằng, XHDS được lập nên bởi cộng đồng dựa trên cơ sở tự nguyện, nằm ngoài phạm vi nhà nước; tổ chức và hoạt động của các tổ chức XHDS phụ thuộc vào chế độ chính trị, cấu trúc của hệ thống quyền lực chính trị của quốc gia và các yếu tố văn hoá, dân tộc [29]. Theo Gerassimos Fourlanos, XHDS được hiểu là tổng thể các tổ chức, thiết chế xã hội tự nguyện, không phụ thuộc vào hình thức pháp lý, cùng tự nguyện tham gia vào các hoạt động vì những giá trị, mục tiêu, lợi ích chung [20]. Theo Liên minh Thế giới vì Sự tham gia của Công dân (CIVICUS), XHDS là diễn đàn giữa gia đình, nhà nước và thị trường, nơi mà mọi con người bắt tay nhau để thúc đẩy quyền lợi chung. Theo đó, muốn cải thiện tính hiệu quả của Nhà nước, cần phải dựa vào sức mạnh tương đối của thị trường và XHDS. Các tổ chức XHDS có thể vừa là cộng sự vừa là đối thủ cạnh tranh trong việc cung ứng các dịch vụ công cộng; các tổ chức này có thể gây áp lực có ích đối với chính quyền để cải thiện việc cung cấp và chất lượng các dịch vụ công cộng. Ranh giới giữa XHDS, Nhà nước, Thị trường và Gia đình là mờ nhạt (Hình 1.1). Đây là một phần quan trọng của định nghĩa. Trong một số định nghĩa khác, XHDS được cảm nhận một cách chặt chẽ hơn, đó là các hoạt động “bên ngoài Nhà nước”. Ở Việt Nam, các nước châu Á khác và ở hầu hết các nước châu Âu, không thể tách hẳn Nhà nước ra khỏi XHDS ngay cả trong trường hợp có những điểm chồng chéo, trùng lặp giữa hiệp hội này với hiệp hội khác [13].
  • 16. 8 Hình 1.1. Ranh giới mờ của Xã hội dân sự Một xã hội muốn đạt mục tiêu phát triển bền vững phải được điều hành trong một hệ thống thể chế gồm ba “đỉnh” gắn kết chặt chẽ với nhau (Hình 1.2), đó là: thể chế Nhà nước; thể chế Thị trường; và thể chế XHDS. Trong đó: Thể chế nhà nước tập trung vào cải tiến chính sách; Thể chế thị trường/doanh nghiệp tập trung vào công nghệ và các giải pháp kinh tế; và Thể chế XHDS tập trung vào huy động sự gắn kết của cộng đồng, phát huy sự tham gia của các tổ chức xã hội trong công cuộc phát triển bền vững. Hình 1.2. Tam giác thể chế cho sự phát triển bền vững 1.1.2. Khái niệm về tổ chức xã hội dân sự - Theo định nghĩa của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) Thể chế Nhà nước Thể chế thị trường Thể chế xã hội dân sự Phát triển bền vững
  • 17. 9 Tổ chức xã hội dân sự (CSO) là tổ chức của những người hoạt động phi nhà nước không nhằm mục tiêu lợi nhuận cũng như tìm kiếm quyền lực quản lý. Các tổ chức XHDS đoàn kết mọi người nhằm thúc đẩy các mục tiêu và lợi ích chung. Các tổ chức này hiện diện trong đời sống công cộng, đại diện thể hiện lợi ích và giá trị của các thành viên trong tổ chức hoặc của những người khác, và thành lập dựa trên cơ sở đạo đức, văn hóa, tôn giáo hoặc từ thiện. Tổ chức XHDS bao gồm các tổ chức phi chính phủ (NGO), hiệp hội nghề nghiệp, quỹ, viện nghiên cứu độc lập, tổ chức cộng đồng (CBOs), tổ chức tín ngưỡng, tổ chức nhân dân, phong trào xã hội và công đoàn [10]. 1.1.3. Đặc trưng của các tổ chức xã hội dân sự Các tổ chức xã hội dân sự trên thế giới nói chung có 5 đặc trưng cơ bản sau: - Là tổ chức “phi nhà nước”, không phải là đảng chính trị, bao gồm các quan hệ và tổ chức không mang dấu hiệu quyền lực công. - Là liên kết xã hội hoàn toàn mang tính tự nguyện của các thành viên (công dân). - Hoạt động không nhằm mục tiêu lợi nhuận (phi lợi ích kinh tế), theo đuổi mục tiêu phúc lợi cộng đồng và dịch vụ xã hội, trong đó chứa đựng lợi ích của từng người. - Được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự quản (bao gồm tự quản lý, điều hành, độc lập về tài chính, không lệ thuộc vào ngân sách của chính phủ hay bất cứ đảng phái chính trị nào,...). - Đa dạng về cách thức và hình thức tổ chức, phong phú về nhu cầu và lợi ích, mục tiêu cụ thể; quan hệ với các cơ quan, tổ chức khác theo chiều ngang, không mang tính hệ thống theo chiều dọc. Sự khác nhau trong việc xác định và cách hiểu về tổ chức XHDS ở mỗi quốc gia đôi khi phụ thuộc vào mức độ biểu hiện của những đặc trưng trên. Chẳng hạn ở những quốc gia phát triển có truyền thống dân chủ lâu đời như Bắc Âu, một số nước Tây Âu và Bắc Mỹ, đặc trưng về tính độc lập luôn được tôn trọng, bảo đảm thực thi
  • 18. 10 hiệu quả. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia đang phát triển, đặc trưng này còn tương đối hạn chế [20]. Trên thực tế, do lịch sử hình thành và phát triển nên nhiều tổ chức XHDS ở Việt Nam khó đạt được đầy đủ cả 5 tiêu chí này. Ngoài đặc tính chung của tổ chức XHDS trên thế giới, nhiều tổ chức XHDS ở Việt Nam còn có những đặc điểm riêng đó là: - Phần lớn tổ chức XHDS ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền và tích cực phối hợp hoạt động với Nhà nước. Trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, nhiều tổ chức được Đảng Cộng sản vận động, giúp đỡ thành lập và trở thành những tổ chức quần chúng của Đảng. Ngày nay, khi Đảng trở thành Đảng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, xã hội và là đảng cầm quyền, các tổ chức XHDS ở Việt Nam hoạt động theo đường lối chính trị do Đảng Cộng sản đề ra, chịu sự lãnh đạo của Đảng và gắn bó mật thiết với Nhà nước. Nhiều tổ chức được Nhà nước hỗ trợ về ngân sách, cơ sở vật chất. Vì vậy, tuy các tổ chức XHDS ra đời nhằm thực hiện yêu cầu lợi ích của các thành viên, hội viên, song ở Việt Nam những yêu cầu lợi ích đó chỉ có thể được thực hiện khi chúng được phản ánh trong đường lối chính trị của Đảng, chính sách của Nhà nước, tức là có sự thống nhất cao giữa lợi ích của Đảng, Nhà nước và lợi ích của các thành viên, hội viên trong tổ chức. Người dân tự nguyện tham gia tổ chức XHDS vì họ thừa nhận tôn chỉ, mục đích của tổ chức đó, cũng đồng thời thừa nhận mục tiêu chính trị của Đảng lãnh đạo. - Phần lớn các tổ chức XHDS ở Việt Nam đều tham gia Mặt trận tổ quốc Việt Nam, một liên minh chính trị - xã hội rộng lớn có hệ thống tổ chức từ Trung ương đến cấp cơ sở, hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, thống nhất và phối hợp hành động. - Một số tổ chức XHDS được Nhà nước hỗ trợ gần như hoàn toàn kinh phí hoạt động, trụ sở làm việc, biên chế cán bộ chuyên trách.
  • 19. 11 Những đặc điểm mang tính lịch sử nói trên của các tổ chức XHDS ở Việt Nam, một mặt tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, đồng thuận xã hội, góp phần tạo nên những thắng lợi trong kháng chiến giải phóng dân tộc và là động lực phát triển đất nước. Tuy nhiên, trong những bối cảnh nhất định, các đặc điểm này làm phát sinh một số vấn đề sau: - Tính độc lập của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam chưa cao. Chính do đặc điểm ra đời như đã nêu trên, các tổ chức XHDS ở Việt Nam còn thiếu chủ động, lúng túng trong tìm kiếm các nội dung và phương thức hoạt động, còn chưa chú ý đúng mức các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hội viên, còn xem nhẹ chức năng giám sát, phản biện xã hội đối với các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy tầm ảnh hưởng của các tổ chức XHDS trong cộng đồng, giới, nhóm hoặc nghề nghiệp chuyên môn của mình còn hạn hẹp. - Tính hành chính hóa trong mô hình tổ chức và hoạt động thể hiện khá rõ và chậm được khắc phục. Tổ chức hệ thống các cấp và tổ chức bộ máy lãnh đạo, điều hành rập khuôn theo tổ chức hành chính nhà nước; nội dung hoạt động thường trông chờ vào chỉ đạo, giao việc của các cơ quan nhà nước, hoặc chỉ thị của cấp trên, thiếu năng động, sáng tạo; kinh phí hoạt động dựa nhiều vào sự hỗ trợ kinh phí từ phía nhà nước; đội ngũ cán bộ chủ chốt của các tổ chức XHDS thường là các cán bộ, công chức nhà nước nghỉ hưu trong cơ quan đảng, nhà nước. Do đó trong phong cách hoạt động chưa chú trọng sử dụng phương thức vận động, thuyết phục hội viên là phương thức hoạt động chủ yếu phổ biến của các tổ chức XHDS [20]. 1.1.4. Các loại hình tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay Hiện nay, các tổ chức XHDS ở Việt Nam rất phong phú, đa dạng. Chúng khác nhau về quy mô, cơ cấu tổ chức và được gọi với nhiều tên khác nhau như Liên hiệp hội, Hiệp hội, Câu lạc bộ, Quỹ, Viện, Trung tâm, Ủy ban và cả Nhóm tình nguyện [20].
  • 20. 12 Mặc dù tổ chức XHDS mới thu hút được sự quan tâm của xã hội trong những năm gần đây, nhưng đã có minh chứng cho rằng các tổ chức XHDS ở Việt Nam bắt nguồn sâu xa trong cấu trúc làng xã của xã hội truyền thống. Do vậy, khu vực XHDS ở Việt Nam không chỉ bao gồm các NGO, mà còn có cả các tổ chức quần chúng, các tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức tại cộng đồng, quỹ từ thiện và trung tâm hỗ trợ. Một trong số những nỗ lực mang tính hệ thống nhằm phác họa XHDS tại Việt Nam do Liên minh toàn cầu vì sự tham gia của công dân (CIVICUS) thiết lập vào năm 2005-2006 [2]. Với cách tiếp cận bao rộng và toàn diện, bao gồm cả các tổ chức quần chúng có quan hệ với Đảng - Nhà nước, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức bảo trợ, nhóm nghiên cứu Chỉ số Xã hội Dân sự Việt Nam đã đưa ra một cách phân loại dành cho các tổ chức XHDS ở Việt Nam như sau: Bảng 1.1. Các tổ chức xã hội dân sự chính ở Việt Nam [2] Nhóm Các tổ chức trong nhóm Quan hệ với Nhà nước Định nghĩa của Việt Nam Tổ chức quần chúng • Hội Phụ nữ • Hội Nông dân • Đoàn Thanh niên • Hội Cựu chiến binh • Tổ chức của người lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) Mặt trận Tổ quốc Các tổ chức chính trị-xã hội Các hiệp hội nghề nghiệp và tổ chức bảo trợ • Các tổ chức bảo trợ như Chữ Thập đỏ, VUSTA, VUAL, Liên minh các Hợp tác xã,… • Các hiệp hội nghề • Mặt trận Tổ quốc • Đăng ký với một tổ chức bảo trợ, các tổ chức cấp trung ương • Các hiệp hội nghề nghiệp xã hội • Các hiệp hội xã hội và nghề nghiệp; đôi khi
  • 21. 13 nghiệp hoặc tỉnh/ thành phố trực thuộc các NGO. Các NGO Việt Nam • Từ thiện • Nghiên cứu • Tư vấn • Giáo dục • Y tế VUSTA, các bộ ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố hoặc quận/huyện Các tổ chức xã hội, NGO Các tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO) • Các tổ chức cung cấp dịch vụ và làm dự án phát triển hoặc hướng đến sinh kế • Các tổ chức dựa vào tín ngưỡng • Các nhóm dân cư • Các gia tộc • Các nhóm nghỉ ngơi giải trí • Các nhóm sáng kiến • Quan hệ gián tiếp với các tổ chức khác hoặc Bộ luật Dân sự • Nhiều tổ chức không đăng ký • Các nhóm hợp tác nông thôn • Các tổ chức dựa trên tín ngưỡng • Các nhóm dân cư • Các gia tộc Định nghĩa của CIVICUS tương đối khác với các định nghĩa trước đó khi đưa tổ chức quần chúng là một trong những thành phần của XHDS ở Việt Nam. Hiện tượng trên xuất phát từ quan điểm cho rằng các tổ chức quần chúng là một phần của tổ chức Đảng, do lãnh đạo của các tổ chức này thường là nhân sự của Đảng hoặc các cơ quan nhà nước [26]. Thậm chí trong giai đoạn giữa những năm 90 của thế kỷ trước, có ý kiến cho rằng Việt Nam không có XHDS, cho dù có một vài tổ chức có tiềm năng là tổ chức XHDS [31]. Trong Luận văn này sử dụng cách phân loại, định nghĩa của CIVICUS như là phương tiện cho những lập luận và phân tích khác.
  • 22. 14 1.2. Sự hình thành và phát triển của các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam và một số nước trên thế giới 1.2.1. Sự hình thành và phát triển của các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam Những năm gần đây, các tổ chức XHDS tại Việt Nam đang ngày càng có nhiều đóng góp tích cực hơn trong lĩnh vực BVMT, góp phần giúp đất nước thực hiện những mục tiêu quốc gia hướng tới sự phát triển bền vững. Vai trò của các tổ chức XHDS trong lĩnh vực BVMT dần được Chính phủ và xã hội công nhận. Quá trình hình thành và phát triển của các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của các tổ chức XHDS nói chung. Có thể chia làm 3 giai đoạn như sau: - Giai đoạn 1: Gắn liền với xã hội truyền thống Lịch sử hàng nghìn năm của Việt Nam đã tồn tại các tổ chức liên kết, tự nguyện có tính chất tự quản cộng đồng của người dân nhằm mục đích giúp đỡ lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ tâm tư, tình cảm, bảo vệ lợi ích của người dân, đáp ứng các yêu cầu khác nhau của đời sống xã hội. Hiện nay, hình thức tổ chức xã hội truyền thống này vẫn còn tồn tại ở một số vùng nông thôn, làng xã như: loại hình tổ chức dựa trên huyết thống (gia tộc), theo nguồn gốc và địa bàn cư trú (đồng hương, xóm, làng), theo nghề nghiệp (phường, hội, chẳng hạn: phường gốm, phường mộc, phường chèo, phường tuồng, phường Quan họ,...) theo sở thích, thú vui, như: hội văn phả (các nhà Nho trong làng không ra làm quan), hội bô lão (các cụ ở trong làng), hội đồng môn (cùng học), hội đồng niên (cùng tuổi), hội tổ tôm,... Các tổ chức nói trên chính là những hình thức sơ khai của các tổ chức XHDS ở Việt Nam. Chúng có 2 đặc điểm nổi bật sau: (1) Mang tính tự nguyện, tự giác: Các phường, hội do từng nhóm người lập ra, tự giác thực hiện vì mục đích chung của nhóm người đó; (2) Mang tính ràng buộc: Tuy không có hình thức pháp luật hay cơ quan hành chính, tổ chức nào kiểm tra, giám sát, nhưng các tổ chức xã hội
  • 23. 15 mang tính ràng buộc cao. Nguyên nhân không chỉ vì tính tự nguyện mà còn do người dân thân quen nhau, tin nhau từ tấm bé, sống trong hàng loạt mối quan hệ của cộng đồng làng xã. Mọi hành vi bỏ hay phản lại phường, hội đều bị lên án gay gắt và người vi phạm sẽ bị cộng đồng tẩy chay bằng nhiều biện pháp. Ở giai đoạn này chưa xuất hiện các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực BVMT. - Giai đoạn 2: Thời kỳ trước đổi mới Trước năm 1986, các tổ chức XHDS ở Việt Nam chủ yếu bao gồm các tổ chức quần chúng có liên kết ở cấp cơ sở rất mạnh và đông hội viên, thường được gọi là tổ chức chính trị - xã hội như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và Đoàn thanh niên. Đây là những tổ chức được thành lập vào những năm 1930, gắn bó mật thiết với Đảng, kết nối với Nhà nước từ trung ương đến cấp làng xã. Đầu thập niên 80, có 3 hiệp hội nghề nghiệp đã được thành lập để thúc đẩy sự giao lưu giữa những người quan tâm tới các lĩnh vực khoa học, văn hóa và đoàn kết bao gồm: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA); Liên hiệp Văn học và Nghệ thuật Việt Nam (VWAA) và Liên hiệp các Hiệp hội Hòa bình, Hữu nghị và Đoàn kết Việt Nam (VUPSFO và sau này gọi là VUFO). Hiện nay, VUSTA và rất nhiều tổ chức thành viên đã tư vấn, đóng góp nhiều ý kiến cho các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực BVMT; tham gia các hoạt động góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, cải thiện môi trường; giáo dục, tuyên tryền nâng cao nhận thức của người dân, xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ thiên nhiên và môi trường. Trong cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp trước thời kỳ đổi mới, các quan hệ kinh tế - xã hội mang nặng tính hành chính và nhà nước hóa, quyền tự do kinh doanh, sự đa đạng của các hình thức sở hữu và quan hệ thị trường bị hạn chế; quyền dân chủ của người dân chưa được đảm bảo; các tổ chức XHDS nói chung và các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực BVMT nói riêng chưa có điều kiện hình thành và phát triển. - Giai đoạn 3: Thời kỳ sau khi đổi mới đến nay
  • 24. 16 Công cuộc đổi mới ở Việt Nam chính thức được thực hiện vào năm 1986, khi đất nước bắt đầu chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, khuyến khích kinh tế hộ gia đình, mở cửa cho thành phần tư nhân, đầu tư nước ngoài. Nhận thức được vị trí, vai trò của các tổ chức quần chúng, các hội trong sự nghiệp đổi mới, Nghị quyết số 8B-NQ/HNTW (khóa VI) của Đảng đã nêu ra chủ trương: “Trong giai đoạn mới cần thành lập các hội đáp ứng nhu cầu chính đáng về nghề nghiệp và đời sống nhân dân hoạt động theo hướng ích nước, lợi nhà, tương thân, tương ái. Các tổ chức hội quần chúng được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản và tự trang trải về tài chính trong khuôn khổ pháp luật”. Nghị định 35/HDBT ban hành ngày 28/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng, về việc thành lập các tổ chức khoa học và công nghệ phi lợi nhuận là văn bản pháp lý đầu tiên xác định quyền của cá nhân, tổ chức XHDS và tổ chức kinh tế trong việc tổ chức và thực hiện các hoạt động khoa học công nghệ kể từ sau thời kỳ đổi mới. Do đó, các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực BVMT bắt đầu hình thành và phát triển từ nửa đầu thập niên 1990 và phát triển mạnh mẽ nhất từ năm 2000 đến nay, bao gồm chủ yếu là các hiệp hội, hội, NGOs, tổ chức tự nguyện,…. Những tổ chức này thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải về tài chính, phi lợi nhuận; trình độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp ngày càng tăng lên. Căn cứ vào cuốn “Danh tập một số tổ chức hội, liên hiệp hội, và phi chính phủ Việt Nam” do Quỹ Châu Á và Viện Nghiên cứu Xã hội xuất bản năm 2011 và lĩnh vực hoạt động của các tổ chức nói trên [16], có thể thống kê được một số tổ chức XHDS tham gia hoạt động trong lĩnh vực BVMT tại Việt Nam trong phần Phụ lục 2. Các tổ chức XHDS này có phạm vi hoạt động rộng khắp cả nước; tham gia nhiều dự án, đóng góp tích cực vào hoạt động BVMT. Đa số các tổ chức đều tham gia hoạt động trong mạng lưới của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA).
  • 25. 17 Bảng 1.2. Năm thành lập của một số tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường giai đoạn 1980-2010 (dựa trên 75 tổ chức trong Phụ lục 2) Giai đoạn 1981- 1985 1986- 1990 1991- 1995 1996- 2000 2001- 2005 2006- 2010 Số lượng tổ chức thành lập 2 2 11 9 24 27 Theo thống kê của Ban Điều phối vận động nhân dân (PACCOM), năm 2009 các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước giải ngân viện trợ trị giá 271,5 triệu USD, trong đó có 14% để giải quyết các vấn đề về tài nguyên và môi trường.  Bối cảnh và vấn đề đặt ra cho các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực BVMT tại Việt Nam giai đoạn hiện nay Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thu hút các dự án đầu tư, đã tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho người lao động, nhờ đó kinh tế tăng trưởng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, nhưng cũng kéo theo đó là sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trường. Vì vậy, vấn đề BVMT không chỉ thách thức đối với Việt Nam mà còn đối với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, nhất là những nước đang phát triển. Yêu cầu đặt ra là Nhà nước cần phải huy động được mọi nguồn lực của xã hội cho quá trình phát triển bền vững. Chính vì vậy, Nhà nước đã đề ra chủ trương “xã hội hoá” bao gồm cả lĩnh vực BVMT nhằm huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các tổ chức XHDS và cộng đồng tham gia các hoạt động BVMT. Chủ trương xã hội hóa trong BVMT được cụ thể hóa thông qua một số văn bản pháp luật như: Nghị quyết 41/NQ-TW (ngày 15/11/2004) của Bộ Chính trị đã nêu cần xác định rõ trách nhiệm BVMT của Nhà nước, cá nhân, tổ chức và cộng
  • 26. 18 đồng. Luật bảo vệ môi trường 2014 đã khẳng định BVMT là sự nghiệp của toàn xã hội, là quyền và trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động BVMT. Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nêu rõ: “BVMT là trách nhiệm của toàn xã hội, là nghĩa vụ của mọi người dân; phải được thực hiện thống nhất trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, phân cấp cụ thể giữa Trung ương và địa phương; kết hợp phát huy vai trò của cộng đồng, các tổ chức quần chúng và hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới”. Khái niệm “xã hội hóa” mà chúng ta thường dùng hiện nay thực chất là một thuật ngữ mang tính quy ước, dùng để chỉ một cách làm, cách thực hiện chủ trương của nhà nước trong nhiều lĩnh vực trong đó có BVMT, bằng con đường huy động tổng lực của toàn xã hội hay một số cộng đồng, trên một lãnh thổ hay một vùng, liên vùng nhằm phát huy tiềm năng của toàn xã hội. Xã hội hóa về bản chất là thực hiện quyền dân chủ, những hoạt động dân chủ trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật một cách công bằng [8]. Xã hội hóa trong BVMT là sự phân quyền hạn và trách nhiệm từ Trung ương xuống địa phương, là sự huy động sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quần chúng, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và người dân vào hoạt động BVMT. Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về “phát triển xã hội” ở Copenhaghen (Đan Mạch) tháng 3/1995 và các hội nghị sau đó khẳng định một vấn đề có tính nguyên lý của thời đại là các chính sách xã hội phải gắn bó trong một cơ chế: kết hợp thể chế Nhà nước, thể chế công dân, thể chế thị trường; các thể chế đó được thực thi trên cơ sở quyền tiếp cận của công dân, quyền tiếp cận luật pháp và quyền được tham gia; và tất cả các quyền đó được thực thi trên nguyên tắc: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra đã được xác định trong cương lĩnh của Nhà nước về quản lý đất nước theo cơ chế nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý.
  • 27. 19 Trước tình hình mới, các tổ chức XHDS đóng vai trò là một kênh và cầu nối quan trọng giữa Nhà nước, khu vực tư nhân và người dân. Các tổ chức XHDS cần phải tham gia hoạt động hiệu quả hơn, giúp cơ quan Nhà nước tăng cường năng lực xây dựng và thực thi pháp luật về BVMT, bảo đảm quyền tham gia của người dân vào hoạt động BVMT. 1.2.2. Sự hình thành và phát triển của các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực BVMT ở một số nước trên thế giới  Tại Trung Quốc Sau năm 1949, cùng với việc thiết lập thể chế chính trị - kinh tế tập trung cao độ, Trung Quốc đã hình thành nên một nhà nước toàn năng, khống chế và lũng đoạn toàn diện mọi nguồn lực xã hội, nhà nước bao trọn xã hội, bao trọn tư hữu, và do đó, về cơ bản XHDS không còn không gian phát triển. Từ năm 1978, cùng với việc thực hiện chính sách cải cách, mở cửa, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu tạo không gian rộng rãi cho sự phát triển của các tổ chức XHDS. Các tổ chức XHDS chỉ cần không vi phạm pháp luật sẽ được đăng ký thành lập. Chính vì thế, giai đoạn này các tổ chức XHDS ở Trung Quốc phát triển tương đối nhanh về mặt số lượng [20]. Lịch sử phát triển của các NGO về môi trường ở Trung Quốc tuy không dài nhưng đã trải qua nhiều thách thức, khó khăn. Nhiều tổ chức NGO phải đối mặt với trở ngại về thể chế trong quá trình phát triển, gặp khó khăn trong việc đăng ký, tài chính và năng lực hoạt động [27]. Các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực BVMT ở Trung Quốc phải đăng ký thành lập và hoạt động theo Quy định đăng ký và quản lý của các tổ chức xã hội, ban hành năm 1998. Kể từ đầu những năm 1990, số lượng các tổ chức XHDS ở Trung Quốc tăng lên nhanh chóng. Đến cuối tháng 10 năm 2008, Trung Quốc có 3.600 tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực BVMT, bao gồm: những tổ chức được Chính phủ hỗ trợ, NGOs, hội và hiệp hội bảo vệ môi trường của sinh viên, các tổ chức XHDS quốc tế có trụ sở tại Trung Quốc [28].
  • 28. 20 Các tổ chức XHDS ở Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dân về môi trường, hỗ trợ Nhà nước hoạch định chính sách, tăng cường thực thi pháp luật về BVMT, tố giác những cơ sở hoạt động kinh doanh trái phép, thúc đẩy giải quyết tranh chấp môi trường, có quan hệ đối tác với NGO quốc tế và các nhà tài trợ nước ngoài, thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty để mở rộng nguồn tài trợ [27]. NGO đi tiên phong trong lĩnh vực BVMT ở Trung Quốc là “Friends of Nature-Bạn của Tự nhiên” thành lập năm 1994. Đây là tổ chức có nền tảng của một tổ chức NGO hiện đại, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Trung Quốc. Kể từ đó, Chính phủ Trung Quốc đã tạo điều kiện và khuyến kích thành lập các NGO hoạt động trong lĩnh vực BVMT, chẳng hạn như Ngôi làng toàn cầu Bắc Kinh, Tình nguyện viên vì Trái Đất xanh, Lưu vực xanh,…. Nhiều nhóm học sinh tham gia bảo vệ môi trường và "Câu lạc bộ xanh" được thành lập ở các trường đại học trên khắp cả nước. Không giống như mối quan hệ giữa chính phủ và NGO hoạt động trong lĩnh vực BVMT ở các nước phương Tây như Mỹ, NGO ở Trung Quốc có một cách tiếp cận ít đối đầu [25]. Kể từ năm 2006, Liên đoàn Môi trường Trung Quốc (ACEF) đã tổ chức thành công 7 Hội nghị thường niên của các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực BVMT ở Trung Quốc về phát triển bền vững. Khoảng 450 tổ chức XHDS tham gia hội nghị đã gặp gỡ, chia sẻ thông tin, thảo luận, hợp tác với nhau để có nhiều đóng góp tích cực hơn trong hoạt động BVMT [28].  Tại Mỹ Sự nổi lên của phong trào BVMT ở Mỹ bắt đầu vào năm 1962, khi tác phẩm Mùa xuân thầm lặng (Silent Spring) của Rachel Carson được xuất bản. Silent Spring cảnh báo cho công chúng về khả năng thuốc trừ sâu có thể tích lũy trong chuỗi thức ăn, gây ra những tổn hại môi trường lâu dài và nghiêm trọng. Năm 1967, Quỹ Bảo vệ môi trường được thành lập bởi một nhóm các nhà khoa học. Họ vận động cấm sử dụng thuốc trừ sâu DDT. Một nhóm khác là Hội
  • 29. 21 đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên (NRDC) hình thành với nỗ lực yêu cầu Ủy ban Năng lượng Liên bang phải để ý đến vấn đề môi trường khi xem xét một dự án điện có thể phá hủy danh lam thắng cảnh và lịch sử của sông Hudson. Vào thời điểm này, không có cơ quan Liên bang nào quan tâm đến vấn đề BVMT. Kể từ đó có nhiều tổ chức hoạt động BVMT được thành lập mới, vận động Chính phủ giải quyết tốt hơn những vấn đề BVMT. Trong khoảng thời gian từ năm 1970 – 1976, Quốc hội Mỹ ban hành hàng loạt các bộ Luật về vấn đề môi trường như: Đạo luật không khí sạch, Đạo luật nước sạch, nước uống an toàn, Đạo luật Bảo tồn thiên nhiên và Phục hồi, Đạo luật kiểm soát chất độc…[27]. Vào những năm 1960, có khoảng 150.000 người đã đóng góp ngân sách cho những tổ chức NGO hoạt động ở Mỹ trong lĩnh vực BVMT. Tổng ngân sách hàng năm của những tổ chức này lên đến gần 20 triệu USD. Đến cuối những năm 1980, khoảng 8 triệu người Mỹ đã đóng góp cho 100 NGO hoạt động BVMT của quốc gia hơn 500 triệu USD. Sự gia tăng số lượng của các NGO Mỹ hoạt động BVMT được thúc đẩy một phần bởi các quỹ tài trợ. Quỹ tài trợ Ford (Ford Foundation) cung cấp nhiều khoản kinh phí quan trọng để hình thành những tổ chức BVMT mới. Những thành công sớm của phong trào BVMT ở Mỹ đã thu hút thêm nhiều hội viên, thúc đẩy các nhà doanh nghiệp tham gia BVMT [30]. 1.3. Rà soát quy định về sự tham gia của các tổ chức XHDS trong văn bản quy phạm pháp luật hiện hành ở Việt Nam 1.3.1. Cơ sở pháp lý cho các tổ chức XHDS Địa vị pháp lý của tổ chức XHDS đã sớm được xác lập bằng các nguyên tắc hiến định và luật định. Thực tế ngay từ Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hiến pháp 1946, quyền lập hội đã được ghi nhận. Sắc lệnh số 102/SL-L004 ngày 20 tháng 5 năm 1957 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quy định về quyền lập hội của công dân. Trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013, điều thứ 25 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí,
  • 30. 22 tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Vì vậy, quyền lập hội là một quyền cơ bản của công dân. Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng có những điều khoản liên quan đến hình thức và cơ chế hoạt động của hội. Nghị định 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ đã quy định chi tiết về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, theo đó có những quy định về chức năng, vai trò, thẩm quyền của hội. Nghị định này đã được sửa đổi, bổ sung và thay thế bằng Nghị định 45/2010/NĐ - CP có hiệu lực từ 1/7/2010 theo đó xác lập quyền tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu và giám định xã hội, cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực của hội. Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định hội có tính chất đặc thù tiếp tục củng cố địa vị pháp lý của các tổ chức XHDS thông qua quy định về chức năng và đặc trưng của tổ chức xã hội đặc thù, với tư cách là một hình thức của tổ chức xã hội nói chung. Tổng hợp tương đối đầy đủ các văn bản pháp lý đối với tổ chức XHDS tại Việt Nam có trong phần Phụ lục 1. Như vậy, địa vị pháp lý của tổ chức XHDS bắt nguồn từ địa vị pháp lý của công dân được xác định bằng những nguyên tắc hiến định và luật định. Đặc biệt nguyên tắc này là sự cụ thể hóa hóa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra/giám sát” của Đảng và Nhà nước [22]. Sự ra đời các tổ chức XHDS là vô cùng cần thiết và là kênh thông tin tất yếu, là yêu cầu chính đáng của nhân dân trong việc thực hiện quyền lực của mình vốn không thể và không bao giờ ủy thác được hết vào các cơ quan công quyền đại diện cho mình. 1.3.2. Quy định về sự tham gia của các tổ chức XHDS trong lĩnh vực BVMT Đại hội XI của Đảng (năm 2011) khẳng định “phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh”, là “yêu cầu xuyên suốt” của Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020, trong đó BVMT là mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng. Đại hội XI nhấn mạnh quan điểm cốt lõi của Đảng và Nhà nước Việt Nam: “BVMT là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và của mọi công dân”. Không có sự lãnh đạo kiên quyết của Đảng, sự quản lý chặt chẽ của nhà nước và sự tham gia tích cực thật
  • 31. 23 sự của nhân dân, không thể bảo vệ được môi trường. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về BVMT, cần xây dựng các cơ chế, chính sách và giải pháp cần thiết để đẩy mạnh xã hội hóa công tác BVMT, huy động sức mạnh tổng hợp của cộng đồng, các tổ chức xã hội trong BVMT. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 chỉ có 01 điều quy định về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên (Điều 124), trong đó quy định các tổ chức này có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các thành viên tham gia BVMT, giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước là tạo điều kiện cho các hoạt động trên. Ngoài ra, Điều 105 quy định về thực hiện dân chủ cơ sở về BVMT, trong đó có trách nhiệm phổ biến thông tin môi trường của các cơ quan liên quan, tổ chức đối thoại. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã tích hợp các nội dung trên, mở rộng đối tượng và nội dung về trách nhiệm, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đặc biệt là cộng đồng dân cư tại 01 chương riêng (Chương XV). Theo các quy định này, các tổ chức nói trên và cộng đồng dân cư có trách nhiệm và quyền hạn rộng hơn, góp phần quan trọng vào việc xã hội hóa công tác BVMT và vai trò của người dân trong BVMT được phát huy tốt hơn.  Quy định về quyền tiếp cận thông tin môi trường của tổ chức XHDS (Dân biết) Quyền tiếp cận thông tin được cụ thể hóa trong những quy định của Luật BVMT 2014 về nghĩa vụ công khai thông tin và quyền yêu cầu cung cấp thông tin của các bên liên quan như cơ quan quản lý các cấp, doanh nghiệp, người dân, các tổ chức xã hội. Điều 145 của Luật BVMT 2014 quy định về quyền của tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp: “Được cung cấp và yêu cầu cung cấp thông tin về BVMT theo quy định của pháp luật”. Điều 146 quy định về quyền đại diện cộng đồng dân cư trên địa bàn chịu tác động môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quyền yêu cầu chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cung cấp thông
  • 32. 24 tin về BVMT thông qua đối thoại trực tiếp hoặc bằng văn bản; tổ chức tìm hiểu thực tế về công tác BVMT của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thu thập, cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin cung cấp và có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cung cấp kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với cơ sở. Phạm trù cộng đồng khá rộng, gồm nhiều cấp, trong đó cấp trực tiếp nhất là người dân chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một dự án cụ thể. Cấp thứ hai là cộng đồng dân cư (tổ, thôn, xóm, cao hơn là làng bản), và tiếp theo là các tổ chức có tư cách pháp nhân nhưng không trực tiếp liên quan đến hoạt động dự án (NGO, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, chuyên gia, thông tấn báo chí). Đây là những đối tượng mà Luật BVMT 2014 nhìn nhận vai trò trong ngữ cảnh làm thế nào để tăng cường sự tham gia của cộng đồng, hay còn gọi là các bên liên quan [1]. Theo Điều 131 Luật BVMT 2014, có 5 nhóm thông tin môi trường phải được công khai bao gồm: (1) Báo cáo ĐMC, ĐTM và kế hoạch BVMT; (2) Thông tin về nguồn thải, chất thải, xử lý chất thải; (3) Khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; (4) Các báo cáo về môi trường; và (5) Kết quả thanh tra, kiểm tra về BVMT. Tuy nhiên nếu “các thông tin quy định tại khoản này mà thuộc danh mục bí mật nhà nước thì không được công khai”.  Quy định của pháp luật về sự tham gia của tổ chức XHDS trong hoạt động xây dựng chủ trương, chính sách, kế hoạch và các quy định về BVMT (Dân bàn) Luật BVMT 2014 quy định: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện tư vấn, phản biện, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BVMT theo quy định của pháp luật. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia BVMT. Tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp có quyền được tham vấn đối với dự án có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tư vấn, phản
  • 33. 25 biện về BVMT với cơ quan quản lý nhà nước và chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan theo quy định của pháp luật. Đại diện cộng đồng dân cư có quyền tham gia đánh giá kết quả BVMT của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật. Theo Tài liệu hướng dẫn ĐTM của Chương trình Môi trường của Liên Hợp quốc [32], sự tham gia của cộng đồng và công chúng nói chung trong các dự án được phân chia thành 4 cấp độ như sau: (1) Thông báo: một chiều thông tin từ người đề xuất tới cộng đồng, (2) Tham vấn: hai chiều thông tin giữa người đề xuất và cộng đồng với cơ hội cho cộng đồng bày tỏ quan điểm về đề xuất, (3) Tham gia: sự trao đổi tương tác giữa người đề xuất và cộng đồng bao gồm chia sẻ phân tích và thiết lập chương trình làm việc, tăng cường hiểu biết và những điểm thỏa thuận được về đề xuất và tác động của nó, (4) Đàm phán: thảo luận trực tiếp giữa người đề xuất và các bên chủ chốt liên quan nhằm xây dựng sự đồng thuận và hướng tới giải pháp các bên có thể chấp nhận, ví dụ gói giảm thiểu tác động và các biện pháp bồi thường. Hình 1.3. Mức độ tham gia của cộng đồng trong các dự án phát triển Nếu so sánh với biểu đồ về mức độ tham gia của người dân (Hình 1) với các văn bản hướng dẫn Luật BVMT 2005, sự tham gia của cộng đồng trong quá trình thực hiện ĐTM ở Việt Nam mới chỉ vừa bước qua giai đoạn sơ khai nhất là Thông
  • 34. 26 báo để bước sang giai đoạn Tham vấn. Tuy nhiên, tham vấn mới chỉ dừng lại ở lấy ý kiến cộng đồng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án đề xuất thay vì công khai rộng rãi cho mọi đối tượng quan tâm có thể đóng góp ý kiến. Như vậy, cả đối tượng được tham vấn và hình thức trao đổi thông tin đều rất hạn chế, tính tương tác hai chiều giữa đơn vị thực hiện tham vấn và đối tượng được tham vấn thấp. Để rút bớt khoảng cách giữa thực tiễn áp dụng trong nước và chuẩn mực quốc tế, Luật BVMT 2014 đã có những bước tiến bộ nhất định khi mở rộng đối tượng tham vấn không chỉ bao gồm cộng đồng mà còn các cơ quan, tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án. Bên cạnh đó, vai trò của cộng đồng và Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp trong phản biện và giám sát các vấn đề môi trường của dự án cũng được tăng cường. Để cụ thể hóa những nguyên tắc và quy định chung trong Luật BVMT 2014 về sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức xã hội, Nghị định 18/2015/NĐ-CP hướng dẫn về tham vấn trong quá trình lập ĐTM và Nghị định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn sự tham gia, giám sát trong công tác BVMT đã được ban hành [15].  Quy định của pháp luật về sự tham gia của tổ chức XHDS vào hoạt động BVMT (Dân làm) Điều 43, Hiến pháp 2013 quy định: Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ BVMT. Điều 4, Luật BVMT 2014 quy định: BVMT là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Như vậy, mọi chủ thể trong xã hội phải có nghĩa vụ BVMT, trong đó có tổ chức XHDS. Biểu hiện sự tham gia (thực hiện nghĩa vụ BVMT) của tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư được thực hiện dưới các hình thức như thành lập tổ chức tự quản về BVMT. Tổ chức tự quản về BVMT có trách nhiệm xây dựng và thực hiện hương ước về BVMT; tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ hủ tục, thói quen mất vệ sinh, có hại cho sức khỏe và môi trường.
  • 35. 27 Một trong những nội dung hoàn toàn mới của Luật BVMT 2014 là tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp có quyền kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật về BVMT và đại diện cộng đồng dân cư có quyền tham gia đánh giá kết quả BVMT của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật [14]. Như vậy, Luật BVMT 2014 đã quy định tương đối đầy đủ về sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và cộng đồng dân cư trong BVMT.  Quy định của pháp luật về sự tham gia của tổ chức XHDS trong hoạt động giám sát, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật BVMT (Dân kiểm tra) Tổ chức tự quản về BVMT có quyền tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về BVMT của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn. Tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp có quyền tham gia hoạt động kiểm tra về BVMT tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật về BVMT.
  • 36. 28 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các hoạt động BVMT của 3 tổ chức XHDS bao gồm: Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Dân số, Xã hội và Môi trường (CPSE) và Trung tâm giáo dục thiên nhiên (ENV). Trong đó: - VUSTA là tổ chức bảo trợ của 140 hội thành viên, và 119 tổ chức khoa học – công nghệ ngoài Nhà nước. VUSTA tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ; điều hoà, phối hợp hoạt động của các hội thành viên trong nhiều lĩnh vực, trong đó có hoạt động BVMT. - CPSE là một tổ chức phi chính phủ (NGO) chuyên thực hiện những dự án nghiên cứu, phát triển bền vững và BVMT cho đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo vùng trung du, miền núi phía Bắc. - ENV là tổ chức xã hội hoạt động chuyên sâu về lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ các loài động vật hoang dã. Mặc dù VUSTA, CPSE, ENV có mục tiêu, phương thức hoạt động khác nhau, tuy nhiên những tổ chức này đã thể hiện vai trò, chức năng chính của các tổ chức XHDS khi hoạt động trong lĩnh vực BVMT đó là: (1) Phát hiện, tố giác vi phạm về BVMT, (2) Phản biện xã hội về môi trường, (3) Tư vấn, vận động chính sách về môi trường, (4) Kiểm tra, giám sát môi trường, (5) Giáo dục, phổ biến, tuyên truyền về BVMT. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Sự tham gia của một số tổ chức XHDS trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam, cụ thể là 3 tổ chức VUSTA, CPSE và ENV. - Những thuận lợi và khó khăn của các tổ chức VUSTA, CPSE, ENV khi hoạt động trong lĩnh vực BVMT tại Việt Nam.
  • 37. 29 - Đề xuất những giải pháp phát huy vai trò của các tổ chức VUSTA, CPSE và ENV trong lĩnh vực BVMT. 2.3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập tài liệu Thu thập, tổng quan tài liệu, kế thừa kết quả liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu dựa trên những báo cáo khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu, ấn phẩm, báo cáo dự án về BVMT do VUSTA, CPSE, ENV cung cấp. - Phương pháp phỏng vấn sâu Tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu một số cán bộ của các tổ chức CPSE, ENV, VUSTA để thu thập thêm thông tin. Các câu hỏi phỏng vấn bao gồm những nội dung được liệt kê trong Phụ lục 3. Bảng 2.1. Danh sách một số cán bộ của ENV, CPSE, VUSTA được phỏng vấn STT Họ và tên Chức danh Tổ chức Thời gian phỏng vấn 1 Đặng Nghĩa Phấn Giám đốc CPSE Tháng 4/2015 2 Đặng Minh Ngọc Điều phối viên dự án CPSE Tháng 4/2015 3 Nguyễn Thị Thúy Kế toán CPSE Tháng 4/2015 4 Vũ Thị Quyên Giám đốc ENV Tháng 5/2015 5 Bùi Thị Hà Phó giám đốc ENV Tháng 5/2015 6 Ninh Phương Thảo Điều phối viên mạng lưới tình nguyện viên ENV Tháng 5/2015 7 Phạm Văn Tân Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VUSTA Tháng 5/2015 - Phương pháp phân tích tổng hợp Dựa trên những thông tin thu được và tham vấn ý kiến của một số chuyên gia, tác giả tiến hành phân tích sự tham gia của các tổ chức VUSTA, CPSE, ENV trong lĩnh vực BVMT thông qua 5 hoạt động chính: (1) Phát hiện, tố giác, (2) Phản
  • 38. 30 biện xã hội về môi trường, (3) Tư vấn, vận động chính sách, (4) Kiểm tra, giám sát, (5) Giáo dục, phổ biến, tuyên truyền. Qua đó tìm ra những thuận lợi và khó khăn, đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của những tổ chức này trong lĩnh vực BVMT tại Việt Nam thời gian tới. Thao tác tính toán và xử lý số liệu, vẽ biểu đồ được thực hiện bằng phần mềm Microsoft Excel 2007.
  • 39. 31 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá thực trạng tham gia của một số tổ chức XHDS trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam hiện nay 3.1.1. Giới thiệu về các tổ chức ENV, CPSE, VUSTA 3.1.1.1. Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (Education for Nature - ENV) là tổ chức xã hội được thành lập từ năm 2002 với 30 nhân viên, và có trụ sở tại phòng 1701, Tòa 17T5, Đường Hoàng Đạo Thúy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Mục tiêu của ENV là bảo vệ đa dạng sinh học thông qua việc hỗ trợ các cơ quan chức năng tăng cường thể chế, chính sách và thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD), giáo dục nâng cao nhận thức, khuyến khích cộng đồng cùng tham gia bảo vệ ĐVHD. Cơ cấu tổ chức của ENV theo mô hình có phòng ban, bao gồm Ban giám đốc, dưới là các phòng hành chính kế toán, phòng quản lý chương trình dự án và 3 phòng chức năng (phòng giáo dục môi trường, phòng bảo vệ ĐVHD, phòng tư vấn và vận động chính sách). Mỗi phòng, ban, bộ phận được bố trí sắp xếp từ 2-10 cán bộ tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận được giao. Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của ENV Ban giám đốc Phòng hành chính kế toán Phòng giáo dục môi trường Phòng quản lý chương trình dự án Phòng Bảo vệ ĐVHD Phòng tư vấn, vận động chính sách
  • 40. 32 3.1.1.2. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Dân số, Xã hội và Môi trường (CPSE) Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Dân số, Xã hội và Môi trường (tên tiếng Anh: Research and Development Center for Population, Social and Environmental Affairs, tên viết tắt: CPSE) là một NGO được thành lập theo Quyết định số 1112/TC-LHH ngày 16/11/2000 của Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). Giấy phép hoạt động số A - 472 ngày 12/01/2006 do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp. Trụ sở của CPSE tại số 9 phố Nguyễn Đình Chiểu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.  Cơ cấu tổ chức Khác với ENV, mô hình hoạt động của CPSE chưa phân hóa rõ rệt thành các phòng ban khác nhau và phân định thành nhiều chức năng riêng rẽ. Cơ cấu tổ chức bao gồm: Ban giám đốc (giám đốc và phó giám đốc), bên dưới là các cán bộ chuyên môn theo dõi phụ trách từng lĩnh vực. Với mô hình này một cán bộ có thể đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau. Hình 3.2. Cơ cấu tổ chức của CPSE  Nguồn nhân lực của CPSE CPSE có 12 thành viên làm việc chính thức với trình độ đại học và sau đại học ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có 3 chuyên viên về Lâm nghiệp (2 tiến sĩ, 1 thạc sĩ), 2 chuyên viên về dân tộc học (1 nghiên cứu sinh, 1 thạc sĩ), 1 cử nhân xã hội học, 2 thạc sĩ làm chuyên viên về môi trường, 2 chuyên viên về nông nghiệp (1 Ban giám đốc Cán bộ hành chính, kế toán Cán bộ nghiên cứu Cán bộ truyền thông và đào tạo Cán bộ chương trình, dự án
  • 41. 33 thạc sĩ chăn nuôi, 1 kỹ sư trồng trọt), 2 chuyên viên về y tế cộng đồng. CPSE có 15 cộng tác viên của nhiều cơ quan có trình độ đại học và sau đại học làm chuyên gia cho các lĩnh vực có liên quan của dự án. Bảng 3.1. Trình độ chuyên môn của cán bộ trung tâm CPSE Tổng số Trình độ chuyên môn 12 Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng/trung cấp 2 (16,67%) 6 (50%) 2 (16,67%) 2 (16,67%)  Lĩnh vực hoạt động Lĩnh vực hoạt động của CPSE khá đa dạng, bao gồm dân số (nghiên cứu về dân số, lực lượng lao động, sức khỏe), xã hội (Luật, giới tính, bình đẳng giới), môi trường (nghiên cứu, triển khai công nghệ xử lý môi trường và phát triển bền vững). Trong lĩnh vực BVMT tại Việt Nam, hình thức hoạt động chủ yếu của CPSE là tư vấn, thực hiện các chương trình, dự án xây dựng mô hình kết hợp BVMT với xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ rừng, canh tác nông nghiệp bền vững, tạo sinh kế ổn định cho người dân. Đối tượng hưởng lợi chủ yếu từ dự án BVMT của CPSE là đồng bào dân tộc thiểu số (người Mông, Dao, Tày…) và người nghèo ở trung du, miền núi phía Bắc. Thu nhập chính của người dân ở vùng dự án chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng và trồng ngô, cấy lúa một vụ trên ruộng bậc thang, sườn núi dốc. Trồng trọt dựa vào nguồn nước trời, tập quán canh tác lạc hậu nên thu nhập bấp bệnh. Nhiều năm gặp thời tiết xấu, ảnh hưởng của biến đối khí hậu, gieo trồng chậm thời vụ nên năng suất thấp, hay bị mất mùa. Bên cạnh đó, cộng đồng chưa có ý thức BVMT, bảo vệ đa dạng sinh học và do khai thác tài nguyên quá mức nên rừng cũng như đất canh tác ngày càng nghèo kiệt. Vai trò của CPSE trong dự án là cầu nối giữa các nhà tài trợ và cộng đồng địa phương. Bảng 3.2 là một số dự án của CPSE về BVMT và liên quan đến BVMT được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay.
  • 42. 34 Bảng 3.2. Một số dự án của CPSE về BVMT và liên quan đến BVMT Thời gian Tên dự án Cơ quan tài trợ 2000-2005 Nghiên cứu mối quan hệ giữa du canh, du cư và môi trường, kiến nghị các biện pháp phát triển bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi VUSTA 2001-2003 Hỗ trợ các nhóm nông dân nòng cốt trong làng của người H’Mông, xã Mường Mùn, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu phát triển bền vững ICCO-Hà Lan 2006-2007 Nâng cao nhận thức về thực hiện bảo vệ môi trường của cộng đồng dân tộc Dao ở vùng sâu xa huyện Sơn Động, Bắc Giang VUSTA 2006-2008 Pháp luật và sinh kế cho người H’Mông ở Lào Cai VUSTA 2007-2008 Bảo vệ nguồn nước ngầm có sự tham gia của cộng đồng thôn Tạ Xá, xã Đại Thắng, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây Quỹ Môi trường Sida (SEF) 2008-2009 Hỗ trợ người H’Mông định canh định cư, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững tại thôn Suối Đồng, xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang VUSTA 2010-2011 Hỗ trợ dân tộc bản địa xây dựng mô hình bảo vệ môi trường vùng thung lũng và vùng đồi núi trọc phía trên các ngòi, khe và các suối lớn ở các tỉnh phía Bắc. VUSTA 2013-2015 Điều tra các tác động môi trường và kinh tế xã hội của chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế lâm nghiệp ở khu vực miền núi phía Bắc (Tuyên Quang, Bắc Kạn, Sơn La, Điện Biên) VUSTA
  • 43. 35 2015-2017 Hỗ trợ Kỹ thuật cho dự án “Khuyến khích người dân tham gia cải thiện quản trị rừng và giảm nghèo Việt nam (PFG)” tại huyện Chợ đồn, tỉnh Bắc Cạn ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) 3.1.1.3. Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) được thành lập theo Quyết định số 121/HĐBT ngày 29/7/1983 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Có thể xem VUSTA là tổ chức bảo trợ lớn nhất hoạt động trong lĩnh vực khoa học – công nghệ ở Việt Nam hiện nay. VUSTA tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ ở trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài, đại diện; bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các hội thành viên trong cả nước; phản ánh nguyện vọng và ý kiến đóng góp của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ. Khi thành lập VUSTA chỉ có 15 hội thành viên. Đến nay, con số đó đã lên đến 140 hội thành viên, trong đó có 63 liên hiệp hội tỉnh, thành phố và 77 hội ngành toàn quốc. Ngoài ra, trong hệ thống của Liên hiệp Hội Việt Nam còn có hơn 500 đơn vị nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo; 192 tờ báo, tạp chí, bản tin, đặc san, trang tin, báo điện tử. Các hội thành viên hoạt động theo điều lệ hoặc quy chế của hội mình, có quyền tự chủ, tự quản rộng rãi trong mọi hoạt động, nhưng phải tôn trọng điều lệ của VUSTA và chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của Hội đồng Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam.
  • 44. 36 Hình 3.3. Cơ cấu tổ chức của VUSTA VUSTA thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây: (1) Củng cố, phát triển tổ chức và đẩy mạnh hoạt động của các hội thành viên, (2) Tham gia thực hiện xã hội hoá hoạt động khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân Đại hội đại biểu toàn quốc Hội đồng Trung ương Đoàn chủ tịch Ủy ban Kiểm tra Hội ngành toàn quốc Cơ quan Liên hiệp hội Việt Nam Liên hiệp hội tỉnh, thành phố Tạp chí khoa học & tổ quốc Báo đất việt Báo khoa học đời sống Nhà xuất bản tri thức Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam Các tổ chức khoa học, công nghệ trực thuộc Văn phòng Ban tổ chức - cán bộ Ban thông tin và phổ biến kiến thức Ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Ban kế hoạch – tài chính Ban hợp tác quốc tế Ban tư vấn, phản biện và giám định xã hội Văn phòng đại diện phía nam
  • 45. 37 dân, phát triển cộng đồng, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, (3) Phát triển công tác vận động trí thức khoa học và công nghệ, (4) Tăng cường hợp tác với các hội, các tổ chức phi chính phủ của các nước, tham gia các tổ chức khoa học và công nghệ của khu vực và quốc tế. Trong lĩnh vực BVMT, VUSTA đã triển khai 85 dự án BVMT từ năm 2004 đến 2014. Trung bình mỗi năm có 8,5 dự án với kinh phí 3,4 tỷ đồng/năm. Các dự án tập trung vào việc hỗ trợ xây dựng các mô hình vệ sinh, BVMT tại cộng đồng (27 dự án); điều tra đánh giá tác động môi trường (33 dự án); tuyên truyền, nâng cao nhận thức về BVMT (16 dự án); hoạt động nghiên cứu khác, tư vấn phản biện và giám định xã hội (9 dự án) [23]. Các dự án đã tập hợp đông đảo các nhà khoa học có chuyên môn sâu trong từng lĩnh vực, giải quyết nhiều vấn đề môi trường trong đó nổi bật nhất là việc chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ môi trường vào thực tiễn, thể hiện qua hàng loạt các mô hình BVMT hiệu quả tại cộng đồng. Các hoạt động điều tra cơ bản môi trường và tư vấn phản biện đã cung cấp các cơ sở khoa học có giá trị cho việc hoạch định chính sách, pháp luật về môi trường. 3.1.2. Sự tham gia của ENV, CPSE, VUSTA trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam hiện nay BVMT không chỉ là trách nhiệm của các cấp chính quyền mà còn là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân và toàn xã hội, trong đó có các tổ chức XHDS. Các tổ chức XHDS Việt Nam hiện nay tuy có nhiều loại hình tổ chức và tham gia vào lĩnh vực BVMT dưới nhiều hình thức khác nhau, bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng đều hoạt động trong 5 nội dung chính như sau: (1) Phát hiện, tố giác vi phạm về BVMT, (2) Phản biện xã hội về môi trường, (3) Tư vấn, vận động chính sách về môi trường, (4) Kiểm tra, giám sát môi trường, (5) Đào tạo, phổ biến, tuyên truyền về BVMT. Bảng 3.3. Các hoạt động chính của tổ chức XHDS trong lĩnh vực BVMT
  • 46. 38 STT Các hoạt động Nội dung 1 Phát hiện, tố giác - Với tư cách là những cộng đồng tự quản ở địa phương mà thành viên đều là lực lượng nhân dân, các tổ chức XHDS đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện, tố giác những sai phạm trong việc thực thi pháp luật về BVMT. - Các tổ chức XHDS cũng hoàn toàn có quyền tố giác những vi phạm về BVMT do những tổ chức sản xuất, kinh doanh gây ra. Cùng với vai trò tố giác của các tổ chức XHDS là vai trò hành động tập thể để cải thiện tình hình, chẳng hạn việc đệ đơn kiện tập thể, thay mặt cho một nhóm xã hội (chẳng hạn như phụ nữ, trẻ em, người già) hay một cộng đồng, dân cư lên chính quyền địa phương hoặc tòa án về những vi phạm nghiêm trọng đối với môi trường. 2 Kiểm tra, giám sát - Trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay có hai loại giám sát là giám sát mang tính quyền lực nhà nước (Quốc hội, Hội đồng nhân dân) và giám sát xã hội mang tính quyền lực nhân dân (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, phương tiện thông tin đại chúng và các cá nhân, cộng đồng). - Dựa trên khía cạnh giám sát xã hội của cộng đồng, có thể hiểu giám sát xã hội về BVMT là việc xem xét, đánh giá hiệu quả và năng lực thực hiện công tác BVMT của chính quyền các cấp cũng như của tổ chức XHDS, cá nhân tại địa phương trong cả nước, từ đó có những khuyến nghị và triển khai biện pháp can thiệp kịp thời để tăng cường hiệu quả BVMT.
  • 47. 39 3 Phản biện xã hội về môi trường - Phản biện xã hội về môi trường có thể được xem là một dạng của hoạt động phản biện xã hội với đối tượng tập trung vào các vấn đề liên quan đến môi trường của một chính sách, dự án, chương trình, kế hoạch, đề án (gọi chung là đề án về môi trường). Trong bối cảnh ngày càng gia tăng các xung đột về môi trường thì vai trò của phản biện chính sách môi trường càng quan trọng và cần được thúc đẩy. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có quy định cụ thể về loại hình phản biện này. - Hoạt động phản biện xã hội có một đặc trưng cơ bản, đó là một hoạt động khoa học thực sự. Vì vậy, đòi hỏi tổ chức phản biện phải có các hội viên với trình độ chuyên môn, nghề nghiệp nhất định thì mới có thể nghiên cứu, xem xét, đánh giá, tổng hợp và đề xuất, kiến nghị những nội dung cần thiết. Các tổ chức XHDS có quyền thực hiện hoạt động phản biện xã hội, nhưng kết quả và mức độ đóng góp cho xã hội lại khác nhau, chủ yếu phụ thuộc vào năng lực chuyên môn của các hội viên tập hợp trong tổ chức. 4 Tư vấn, vận động chính sách - Vai trò tư vấn, khuyến nghị của các tổ chức XHDS được xác lập trong các quy định tại Mục d, Điều 150 của Luật BVMT 2014. Theo đó các tổ chức, cá nhân đều được khuyến khích thúc đẩy phát triển dịch vụ BVMT với chức năng bao gồm tư vấn, đào tạo, cung cấp thông tin về môi trường. - Thông qua các tổ chức XHDS, người dân có thể bày tỏ trực tiếp sự đóng góp ý kiến của mình vào việc đưa ra những quyết định chính trị, chính sách và chương trình, kế hoạch về BVMT ở địa phương và cấp quốc gia.
  • 48. 40 5 Đào tạo, phổ biến, tuyên truyền - Luật BVMT 2014 quy định Nhà nước phải ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường; khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục về môi trường và đào tạo nguồn nhân lực BVMT. Phổ biến, giáo dục pháp luật về BVMT phải được thực hiện thường xuyên và rộng rãi. Chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông phải có nội dung giáo dục về môi trường. - Vai trò và nhiệm vụ giáo dục, phổ biến của các tổ chức XHDS trong lĩnh vực BVMT còn được tái khẳng định trong những điều lệ về hội của những tổ chức này. Rất nhiều tổ chức XHDS đã thực thi tốt sứ mệnh phổ biến, tuyên truyền về hoạt động BVMT giúp nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi BVMT của cộng đồng. Đây chính là bài học kinh nghiệm mà các tổ chức XHDS mới thành lập có thể học hỏi. Tùy thuộc vào loại hình tổ chức, mục tiêu và lĩnh vực BVMT mà mỗi tổ chức XHDS có thế mạnh ở một hoặc nhiều hoạt động đã đề cập ở trên. Cụ thể đối với 3 tổ chức tiến hành nghiên cứu bao gồm ENV, CPSE, VUSTA thì hoạt động chính của các tổ chức này như sau: Bảng 3.4. Hoạt động chính của các tổ chức ENV, CPSE, VUSTA STT Hoạt động ENV CPSE VUSTA 1 Phát hiện, tố giác vi phạm về BVMT  2 Kiểm tra, giám sát môi trường    3 Phản biện xã hội về môi trường  4 Tư vấn, vận động chính sách về môi trường    5 Đào tạo, phổ biến, tuyên truyền về BVMT   
  • 49. 41 3.1.2.1. Phát hiện, tố giác vi phạm về BVMT Trong 3 tổ chức ENV, CPSE, VUSTA thì chỉ có tổ chức ENV tham gia các hoạt động phát hiện, tố giác vi phạm về BVMT. Năm 2005, ENV thành lập Phòng Bảo vệ Động vật hoang dã (WCU) nhằm tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào việc ngăn chặn tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, đồng thời hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc thực thi pháp luật bảo vệ ĐVHD đang bị đe dọa. ENV thực hiện vai trò phát hiện, tố giác vi phạm về bảo vệ ĐVHD thông qua mạng lưới các tình nguyện viên. Tính đến tháng 5/2015, WCU quản lý mạng lưới tình nguyện viên bảo vệ ĐVHD lên tới hơn 5.200 thành viên tại 33 tỉnh thành trên cả nước, với sự có mặt của 13 câu lạc bộ ở 13 tỉnh, thành phố lớn: Thái Nguyên, Hải Phòng, Hà Nội, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh. Các tình nguyện viên đăng ký tham gia mạng lưới bảo vệ ĐVHD sẽ được: (1) Tập huấn kiến thức và kỹ năng bảo vệ ĐVHD, (2) Tập huấn kỹ năng truyền thông và quan hệ công chúng, (3) Rèn luyện khả năng lãnh đạo và làm việc nhóm, (4) Tham gia triển lãm bảo vệ ĐVHD, (5) Được hướng dẫn về phương pháp khảo sát các vi phạm về ĐVHD. Mô hình hoạt động của mạng lưới tình nguyện viên về bảo vệ ĐVHD có thể được diễn tả qua sơ đồ sau (Hình 3.4).