SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
ĐINH THỊ THANH HÀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI HUYỆN TAM DƯ NG T NH V NH H C
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. HẠM KIM GIAO
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa sử dụng để bảo vệ luận văn của một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Vĩnh Phúc, ngày 10 tháng 11 năm 2016
Tác giả
Đinh Thị Thanh Hà
LỜI CẢM N
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm tạo điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ của nhiều cơ quan, đơn vị và cá nhân đã giúp tôi thực hiện
hoàn thành đề tài này.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo PGS.TS Phạm Kim Giao –
thầy đã luôn quan tâm và dành nhiều thời gian hướng dẫn tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện;
lãnh đạo, cán bộ, công chức phòng Nông nghiệp và PTNT, các phòng, ban, cơ quan,
đơn vị thuộc huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc; Đảng ủy, UBND các xã và nhân
dân trên địa bàn huyện Tam Dương đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ
tôi trong quá trình điều tra, khảo sát, thu thập thông tin phục vụ cho quá trình
nghiên cứu thực hiện đề tài này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, công chức Văn
phòng Điều phối Chương trình XD NTM tỉnh Vĩnh Phúc đã luôn nhiệt tình tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn quan tâm,
chia sẻ, động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và thực hiện đề tài này.
Trong quá trình thực hiện đề tài mặc dù đã hết sức cố gắng, tuy nhiên không
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự quan tâm góp ý của các thầy,
cô và các bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Vĩnh Phúc, ngày 10 tháng 11 năm 2016
Tác giả
Đinh Thị Thanh Hà
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Số thứ tự Từ viết tắt Nghĩa cụ thể
1 BCĐ BCĐ
2 BQL Ban Quản lý
3 MTQG Mục tiêu quốc gia
4 XD Xây dựng
5 NTM Nông thôn mới
6 KT-XH Kinh tế - Xã hội
7 CNH Công nghiệp hóa
8 HĐH Hiện đại hóa
9 PTNT Phát triển nông thôn
10 UBND Ủy ban Nhân dân
DANH MỤC BẢNG
Tên bảng Trang
Bảng 2.1. Dân số và lao động huyện Tam Dương năm 2010, 2014 37
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất huyện Tam Dương giai đoạn 2010-2014 41
Bảng 2.3. Cơ cấu giá trị sản xuất huyện Tam Dương giai đoạn 2010-2014 42
Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả thành lập BCĐ và Tổ giúp việc BCĐ huyện 47
Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả thành lập BCĐ, BQL, Tổ giúp việc BCĐ xã
xây dựng NTM
49
Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả thành lập Ban phát triển thôn 50
Bảng 2.7. Số lượng, chất lượng cán bộ, công chức 52
Bảng 2.8. Kết quả rà soát đánh giá thực trạng nông thôn trên địa bàn huyện
(Tính đến tháng 12/2011)
57
Bảng 2.9. Sự phân công, phối hợp của các phòng, ban, ngành, cơ quan, đơn
vị trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện
62
Bảng 2.10. So sánh tiêu chí đạt được khi bắt đầu xây dựng NTM và kết quả
tính đến tháng 6 năm 2015
68
Bảng 2.11. Cơ cấu giá trị sản xuất của huyện giai đoạn 2010-2014 72
Bảng 2.12. Thu nhập của người dân trên địa bàn huyện giai đoạn 2010-
2014
73
DANH MỤC HÌNH
Tên Hình Trang
Hình 2.1. Vị trí huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc 33
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Trang
Lời cam đoan
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Mục lục
Mở đầu
Chương 1: C S KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI
1.1. Một số khái niệm liên quan 10
1.2. Quản lý nhà nước về xây dựng Nông thôn mới 14
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng Nông thôn
mới
18
1.4. Kinh nghiệm Quản lý nhà nước về xây dựng Nông thôn mới 21
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỀ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN TAM DƯ NG, TỈNH VĨNH PHÚC
2.1. Giới thiệu tổng quát về huyện Tam Dương 32
2.2. Tổng quan một số chính sách về xây dựng nông thôn mới đang thực
hiện trên địa bàn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc
45
2.3. Thực trạng Quản lý nhà nước về xây dựng NTM ở huyện Tam Dương 46
2.4. Đánh giá chung 66
2.5. Đánh giá tác động của chương trình xây dựng Nông thôn mới tại
huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc
71
Chương 3: PHƯ NG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ XD NTM TẠI HUYỆN TAM DƯ NG, TỈNH VĨNH PHÚC
3.1. Quan điểm và mục tiêu quản lý nhà nước về xây dựng Nông thôn mới
của huyện Tam Dương
77
3.2. Một số giải pháp QLNN về xây dựng Nông thôn mới ở huyện Tam
Dương
80
3.3.Kết luận và Kiến nghị 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 99
7
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông thôn nước ta có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, là tiền đề quan trọng để phát triển KTXH bền vững, ổn
định chính trị, bảo đảm An ninh - Quốc phòng. Chính sách phát triển Nông nghiệp
luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm chú trọng ban hành để tạo điều kiện thuận
lợi, thúc đẩy kinh tế, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nông dân.
Trong những năm qua, Vĩnh Phúc luôn quan tâm đặc biệt đến nông nghiệp,
nông dân, nông thôn. Tỉnh đã sớm ban hành nhiều chính sách về phát triển nông
nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
tỉnh lần thứ XIII nhiệm kỳ 2001-2005 đã đề ra 10 chương trình KTXH, trong đó có
4 chương trình liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông thôn, Nghị quyết 10-
NQ/TU ngày 01/11/2002 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XIII) về chuyển
dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27/12/2006 của
Ban chấp hành đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về phát triển nông nghiệp, nông thôn nâng
cao đời sống nông dân giai đoạn 2006–2010, định hướng đến năm 2020.
Thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh luôn được xác định
là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Nông nghiệp và PTNT Vĩnh
Phúc, phấn đấu đến 2020 có 100 số xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn NTM và tỉnh
Vĩnh Phúc là tỉnh đạt chuẩn NTM.
Huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, qua 5 năm thực hiện xây dựng NTM đã
đạt được những kết quả đáng khích lệ: Bộ mặt nông thôn của huyện đã có nhiều đổi
mới, 05/12 xã đã đạt tiêu chuẩn xã NTM; cơ sở hạ tầng thiết yếu được quan tâm đầu
tư xây dựng; cứng hóa 100 đường liên xã; phổ cập giáo dục ở cấp trung học cơ
sở, 85 số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; thu nhập bình quân đầu
người trên địa bàn huyện đạt 23 triệu đồng/người/năm, t lệ hộ nghèo giảm xuống
còn 3,52%. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình triển
khai XD NTM tại huyện Tam Dương vẫn còn những hạn chế như: tiến độ xây dựng
8
NTM còn chậm, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch chậm, cơ sở hạ tầng còn
chưa đồng bộ, đời sống của người dân nông thôn ở một số nơi còn khó khăn, giải
quyết việc làm chưa thực sự bền vững, môi trường nông thôn tại một số nơi chưa
đảm bảo, sự trông chờ lại của một bộ phận cán bộ cơ sở, dân cư khá lớn, vẫn tồn
tại quan niệm “xin – cho”...
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý
nhà nước về xây dựng NTM t i huy n Ta Dư ng t nh Vĩnh h c làm đề
tài luận văn Thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Đề tài nghiên cứu về quản lý nhà nước về xây dựng NTM đã được đề cập từ
thể chế, chính sách, thực tiễn quản lý và bài học kinh nghiệm. Trong đó có thể kể
đến một số nghiên cứu tiêu biểu:
- “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới – quá khứ và
hiện tại” của tác giả Nguyễn Văn Bích, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm
2000. Cuốn sách này tác giả đã phân tích những thay đổi cơ bản trong cơ cấu kinh
tế nông nghiệp và đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn Việt Nam sau hơn hai
mươi năm đổi mới;
- “Xây dựng NTM những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Vũ Văn
Phúc chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2012. Công trình là tập hợp
các bài viết của các nhà khoa học, lãnh đạo các cơ quan trung ương, địa phương,
các ngành, các cấp về XD NTM, thực tiễn và kết quả bước dầu trong XD NTM ở
một số địa phương, đặc biệt là một số địa phương làm thí điểm XD NTM.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 M c đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tiến hành thực hiện đánh giá thực trạng quản
lý nhà nước và tổ chức thực hiện chương trình Mục tiêu Quốc gia XD NTM, từ đó
đề xuất một số giải pháp chủ yếu nh m nâng cao hiệu quả công tác QLNN về XD
NTM tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
9
3.2. Nhiệm v nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Trình bày những vấn đề lý luận chung về xây dựng NTM;
- Đánh giá thực trạng tình hình XD NTM tại huyện Tam Dương;
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, đề xuất một số giải
pháp chủ yếu nh m nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về XD NTM ở
huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Việc triển khai các chính sách về XD NTM và hiệu quả của nó trong thực
tiễn ở huyện Tam Dương (tỉnh Vĩnh Phúc).
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát việc XD NTM tại huyện Tam
Dương (tỉnh Vĩnh Phúc) giai đoạn 2011-2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: Điều tra,
khảo sát thu thập số liệu; Xử lý và phân tích số liệu; Phương pháp so sánh; Phương
pháp thống kê …nh m làm sáng tỏ vấn đề và trình bày luận văn một cách khoa học.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ những khía cạnh lý luận trong quá trình XD NTM
và hiệu quả của nó trong thực tiễn; đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của
công tác QLNN trong quá trình thực hiện Chương trình MTQG XD NTM tại huyện
Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu
tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu và làm tài liệu tham khảo để tuyên truyền
trong quá trình XD NTM trong thời gian tiếp theo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn có 3 chương chính:
Chư ng 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về xây dựng Nông thôn mới.
10
Chư ng 2: Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng Nông thôn mới tại
Huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc.
Chư ng 3: Phương hướng và một số giải pháp quản lý nhà nước về xây
dựng Nông thôn mới tại huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc.
11
Chư ng 1
C SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1. Một số khái niệm liên quan
1 1 1 Một số khái niệm
1.1.1.1. Nông thôn
Khái niệm “Nông thôn” thường đồng nghĩa với làng, xóm, thôn…Trong tâm
thức người Việt, đó là một môi trường kinh tế sản xuất với nghề trồng lúa nước cổ
truyền, không gian sinh tồn, không gian xã hội và cảnh quan văn hoá xây đắp nên
nền tảng tinh thần, tạo thành lối sống, cốt cách và bản lĩnh của người Việt. Nông
thôn được xác định là tổng hợp của các làng, nói cách khác thì Làng Việt là đơn vị
cơ bản của nông thôn Việt Nam.
Theo truyền thống và thực tế hiện nay, Nông thôn là nơi sinh sống của những
người chủ yếu sống b ng nghề nông, đất đai là tư liệu sản xuất chính, một số ít sống
b ng nghề nghiệp phi nông nghiệp, phương thức sản xuất nhỏ lẻ và có đặc thù cơ
bản là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao trong
cơ cấu kinh tế của khu vực nông thôn.
Nông thôn đa dạng về điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái bao gồm tài
nguyên đất, nước, khoáng sản, động thực vật... Cư dân nông thôn có mối quan hệ về
gia tộc, gia đình khá chặt chẽ. Ngoài ra nông thôn còn là nơi lưu giữ và bảo tồn di
sản văn hóa của Quốc gia, của dân tộc như các phong t c tập quán cổ truyền về đời
sống, sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề truyền thống, các lễ hội, các di tích
lịch sử, văn hóa, các danh lam thắng cảnh.
Hiện nay, vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về nông thôn. Khi nói đến
khái niệm về nông thôn, người ta thường so sánh nông thôn với thành thị. Có nhiều
chỉ tiêu so sánh như dùng chỉ tiêu mật độ dân số, số lượng dân cư, mức độ phát triển
cơ sở hạ tầng, chỉ tiêu phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp, phát triển ngành
nghề kinh tế …
Theo Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông
12
nghiệp và Phát triển nông thôn v/v hướng dẫn Bộ tiêu chí Quốc gia về XD NTM thì
“nông thôn là phần lãnh thổ được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã”.
Theo TS. Mai Thanh Cúc và cộng sự (2005) cho r ng“nông thôn là vùng
sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân Tập hợp cư dân này
tham gia vào hoạt động kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường trong một thể chế
nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác” [8, tr.11].
Ta có thể thấy khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, thay đổi theo
thời gian và theo tiến trình phát triển Kinh tế - Xã hội. Như vậy, nông thôn là vùng
sinh sống của các cộng đồng dân cư, trong đó đa số là nông dân. Tập hợp cư dân
này cùng tham gia vào hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong một
thể chế chính trị nhất định và mang tính cộng đồng cao.
1.1.1.2. Nông thôn mới
Hiện cũng chưa có một khái niệm đầy đủ về NTM, đã có một số diễn giải và
phân tích về khái niệm thế nào là NTM, như theo ông Hồ Xuân Hùng “NTM trước
tiên nó phải là nông thôn, không phải là thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố và khác
với nông thôn truyền thống hiện nay, có thể khái quát gọn theo năm nội dung cơ
bản sau: (i) làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; (ii) sản xuất phải phát
triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hoá; (iii) đời sống về vật chất và tinh thần
của dân nông thôn ngày càng được nâng cao; (iv) bản sắc văn hoá dân tộc được
giữ gìn và phát triển; (v) xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ”. [10, tr.2].
Theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung
ương Đảng (khóa X) đưa ra mục tiêu: “XD NTM có kết cấu hạ tầng KT-XHhiện đại,
cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát
triển nhanh công nghiệp, dịch v , đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định,
giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được
bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng
cường”.
Như vậy, có thể hiểu NTM là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá,
tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa
13
nông thôn và thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên
tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ NTM. NTM có kinh tế
phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát
triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và
đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được
bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo an ninh chính trị
và trật tự xã hội.
1.1.1.3. Xây dựng Nông thôn mới
XD NTM là cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng
xây dựng làng, xã của mình khang trang, sạch đẹp; sản xuất phát triển toàn diện
(nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) và đời sống của người dân được nâng cao; nếp
sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập và đời sống
vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
XD NTM là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống
chính trị, là nguyện vọng thiết tha bao đời của giai cấp nông dân, đồng thời là quy
luật tất yếu của sự nghiệp phát triển đất nước. NTM không chỉ là vấn đề kinh tế - xã
hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.
XD NTM vừa là mục tiêu, yêu cầu của sự phát triển bền vững, vừa là nhiệm
vụ cấp bách, vừa là chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt trong sự nghiệp cách
mạng mang tính nhân văn sâu sắc.
XD NTM giúp cho nông dân có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào
tương lai và trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn
phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.
1.1.2. Nguyên tắc Xây dựng Nông thôn mới
Nội dung XD NTM hướng tới thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia được quy định
tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009, Quyết định 342/QĐ-TTg ngày
20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
XD NTM theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư
địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy
14
chuẩn xã đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn. Các hoạt động cụ thể
do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ
chức thực hiện.
Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu
quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển
khai ở nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế,
chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; huy động
đóng góp của các tầng lớp dân cư.
Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy hoạch và
cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch (trên cơ sở các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ
thuật do các Bộ chuyên ngành ban hành)
Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy Đảng, chính
quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ
chức thực hiện; hình thành cuộc vận động “Toàn dân XD NTM” do Mặt trận Tổ
quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân
phát huy vai trò chủ thể trong việc XD NTM.
1.1.3 Các bước thực hiện
Theo Thông tư số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
thì XD NTM có 7 bước, gồm:
Bước 1: Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện;
Bước 2: Tổ chức thông tin, tuyên truyền về thực hiện Chương trình xây dựng
NTM (được thực hiện trong suốt quá trình triển khai thực hiện);
Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộ tiêu
chí quốc gia NTM;
Bước 4: Xây dựng quy hoạch NTM của xã;
Bước 5: Lập, phê duyệt đề án XD NTM của xã;
Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án;
15
Bước 7: Giám sát, đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện chương trình.
1.2. Quản lý nhà nước về xây dựng Nông thôn mới
1 2 1 Xây dựng Nông thôn mới và vai trò của mô hình Nông thôn mới trong
phát triển KTXH
1 2 1 1 Về xây dựng Nông thôn mới
Việc xây dựng NTM nh m phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế của quê
hương, đất nước trong giai đoạn mới. Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới
dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được
nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với
tiềm năng và lợi thế: Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh
thấp, chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế.
Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông,
thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước … còn yếu kém, môi trường ngày càng ô
nhiễm. Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, t lệ hộ nghèo
cao, chênh lệnh giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn, phát sinh nhiều vấn
đề xã hội bức xúc. Không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp và nông
thôn còn lạc hậu và đời sống nhân dân còn thấp và “XD NTM là một trong những
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp CNH, HĐH quê hương, đất nước;
đồng thời góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân
sinh sống ở địa bàn nông thôn”.
Vì vậy, ta có thể hiểu XD NTM là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để
cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình
khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch
vụ); có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu
nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
1.2.1.2. Vai trò của mô hình NTM trong phát triển KTXH
- Về kinh tế: Nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, hướng đến thị trường
và giao lưu, hội nhập. Để đạt được điều đó, kết cấu hạ tầng của nông thôn phải hiện
đại, tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất giao lưu buôn bán. Thúc đẩy nông nghiệp,
16
nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi người tham gia vào thị trường, hạn
chế rủi ro cho nông dân, điều chỉnh, giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo, chênh lệch
về mức sống giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. Hình thức sở hữu đa dạng,
trong đó chú ý xây dựng mới các hợp tác xã theo mô hình kinh doanh đa ngành. Hỗ
trợ các hợp tác xã ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với các phương án
sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề ở nông thôn.
- Về chính trị: Phát huy dân chủ với tinh thần thượng tôn pháp luật, gắn lệ
làng, hương ước với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp
lý, tôn trọng k cương phép nước, phát huy tính tự chủ của làng xã. Phát huy tối đa
quy chế dân chủ ở cơ sở, tôn trọng hoạt động của các đoàn thể, các tổ chức hiệp hội
vì lợi ích cộng đồng, nh m huy động tổng lực vào xây dựng NTM.
- Về văn hóa xã hội: Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, giúp nhau
xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
- Về con người: Xây dựng hình mẫu người nông dân sản xuất hàng hóa khá
giả, giàu có, kết tinh các tư cách: công dân, thể nhân, dân của làng, người con của
các dòng họ, gia đình.
- Về môi trường: Xây dựng, củng cố, bảo vệ môi trường, sinh thái. Bảo vệ
rừng đầu nguồn, chống ô nhiễm nguồn nước, môi trường không khí và chất thải từ
các KCN để nông thôn phát triển bền vững. Các nội dung trên trong cấu trúc mô
hình NTM có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức
điều hành quá trình hoạch định và thực thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế tạo
hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện, động viên tinh
thần. Nhân dân tự nguyện tham gia, chủ động trong thực thi chính sách. Trên tinh
thần đó, các chính sách KTXH sẽ tạo hiệu ứng tổng thể nh m xây dựng mô hình
NTM.
1 2 2 Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng Nông thôn mới
1 2 2 1 Quản lý nhà nước về xây dựng Nông thôn mới
Quản lý nhà nước về XD NTM là hoạt động tổ chức, điều hành của cơ quan
nhà nước từ trung ương đến địa phương nh m thực hiện mục tiêu XD NTM; là tập
17
hợp tất cả các hoạt động của các cơ quan nhà nước tác động vào khu vực nông
nghiệp, nông dân và nông thôn nh m hướng đến sự phát triển bền vững của nền
kinh tế và dảm bảo cho cuộc sống của người dân ngày càng tốt đẹp hơn.
Công tác quản lý nhà nước trong quá trình XD NTM phải xác định là nhiệm
vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò
chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực
hiện. Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân
dân phát huy vai trò chủ thể trong XD NTM cùng tham gia chung sức thực hiện từ
khâu lập đề án, quy hoạch, kiểm tra, giám sát đến triển khai, tham gia và hưởng thụ.
Để thực hiện được mục tiêu trên đòi hỏi phải kiên trì, trong thời gian dài với
sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, phát huy cao độ vai trò của người
dân và các cấp chính quyền địa phương, nhất là cấp xã thôn. Hệ thống chính trị ở cơ
sở phải thường xuyên được củng cố, hiệu quả hoạt động ngày càng được nâng lên;
thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, sức mạnh tổng hợp của quần chúng ngày càng
phát huy, an ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững ổn định.
1 2 2 2 Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng Nông thôn mới
XD NTM không phải là đề án đầu tư của Nhà nước mà là việc người dân cần
làm để cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần. Chính vì vậy xét trên
khía cạnh tổng thể, quản lý nhà nước trong XD NTM tập trung vào một số nội dung
sau:
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về XD NTM: Được thực hiện theo
Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 do Bộ Nội vụ và
Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và
nhiệm vụ quản lý nhà nước của UBND cấp xã về nông nghiệp & PTNT. Theo đó,
chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan chuyên môn được quy định rõ trong việc
phối hợp xây dựng NTM. Thành lập BCĐ XD NTM ở cấp địa phương để tuyên
truyền quản lý cũng như chỉ đạo hướng dẫn việc thực hiện chương trình. Mỗi huyện
18
đều thành lập Văn phòng điều phối XD NTM để quản lý chuyên biệt về XD NTM
trên từng địa bàn.
- Quy hoạch, thực hiện quy hoạch và ban hành các văn bản hướng dẫn triển
khai: Quy hoạch là bố trí, sắp xếp địa điểm, diện tích sử dụng các khu chức năng
trên địa bàn xã: khu phát triển dân cư; hạ tầng KTXH, các khu sản xuất nông
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ … theo chuẩn NTM theo Thông tư hướng
dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Để có mô hình NTM mang tính kế thừa
và bổ sung, phát triển mới theo hướng CNH, HĐH, vấn đề quy hoạch được đặt lên
hàng đầu, trở thành tiêu chí đầu tiên. Nếu quy hoạch không đi trước một bước và
không có chất lượng thì XD NTM sẽ gặp khó khăn và không đi đến đích, từ đó vấn
đề quy hoạch NTM là khâu quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong vấn đề XD
NTM. Tiêu chí quy hoạch thể hiện tính hợp lý trong sắp xếp, bố trí các khu vực
nông thôn, dảm bảo kết cấu hạ tầng nông thôn được bền vững. Việc quy hoạch bao
gồm: quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông
nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, quy hoạch phát
triển hạ tầng KTXH, môi trường; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các
khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.
- Công tác triền khai và tổ chức thực hiện: Triền khai và tổ chức thực hiện
XD NTM là hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia ban
hành theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng
dân cư, nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chinh
sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do
chính cộng đồng dân cư ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực
hiện.
- Quản lý và sử dụng các nguồn lực: Nguồn lực thực hiện XD NTM được
hiểu là các hình thức vốn tự nhiên, vật chất, b ng tiền vốn, nhân lực, vật lực mà xã
hội có được từ các nguồn khác nhau như: ngân sách trung ương và địa phương, đầu
tư của tổ chức và cá nhân trong cộng đồng. Vì vậy huy động các nguồn lực là giải
19
pháp để khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực cho xây dựng NTM
một cách có lợi nhất cho nhân dân và địa phương.
- Công tác quản lý về phát triển kinh tế: Đây là mục tiêu cơ bản trong XD
NTM. Kinh tế phát triển sẽ giúp người dân có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn,
Quản lý về phát triển kinh tế bao gồm: thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây
dựng mô hình sản xuất mới hiệu quả, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho
người dân …
- Công tác quản lý việc phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu: Hạ tầng KTXH là
các công trình được xây dựng để phục vụ cộng đồng có ý nghĩa kinh tế và xã hội
nh m nâng cao đời sống cộng đồng của địa phương. Phát triển hạ tầng KTXH nông
thôn có vai trò quan trọng trong phát triển KTXH ở nông thôn bởi khi một khu vực
nông thôn có phát triển về hạ tầng kinh tế như có nhiều khu sản xuất tập trung,
đường giao thông thuận tiện cho thông thương, có các cơ sở y tế, văn hóa, giáo dục
… thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế cũng như nâng cao chất lượng
cuộc sống cho người dân.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát: Thông qua thanh tra, kiểm tra, giám
sát việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước, uốn nắn các sai lầm, lệch lạc,
đồng thời tổng kết các kinh nghiệm hay, cách làm mới trong XD NTM để triển
khai, áp dụng rộng rãi trong thực tiễn XD NTM.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về XD Nông thôn mới
1 3 1 Cơ chế, chính sách của Nhà nước
Với vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông thôn trong sự nghiệp CNH,
HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng ban
hành và đổi mới nhiều chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông thôn trên tất cả
các khâu từ sản xuất, tiêu thụ, quy hoạch, hỗ trợ vốn… để tạo điều kiện thuận lợi,
thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn từng bước nâng cao chất lượng
cuộc sống của nông dân.
Cụ thể hóa các chủ trương của Đảng b ng các cơ chế, chính sách cụ thể của
Nhà nước trong XD NTM như là các chính sách về đất đai, chính sách về vốn,
20
chính sách về thuế, chính sách về đào tạo nghề, việc làm, chính sách thu hút doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp…
Để thực hiện thành công chương trình XD NTM Nhà nước ban hành các
chính sách phải đồng bộ, chặt chẽ, cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn cũng như
tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân và người dân được tiếp cận và hưởng lợi từ
các chính sách trong quá trình tham gia XD NTM.
1 3 2 Đội ng cán bộ làm công tác xây dựng NTM các cấp
Với quan điểm con người vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của
cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho r ng, một khi đã có đường lối cách mạng đúng
thì cán bộ là khâu quyết định “Muốn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt
hay kém”, “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, cán bộ là những người đem chính
sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng
thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ để hiểu rõ để
đặt chính sách cho đúng.
Không chỉ vậy, số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ cũng ảnh hưởng rất lớn đến
sự thành công của chương trình XD NTM bởi công tác này liên quan đến nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội, thời gian thực hiện dài, tính chất công việc phức tạp đòi hỏi
người cán bộ phải có trình độ, năng lực, thực sự tâm huyết với công việc. Do vậy, để
xây dựng được đội ngũ cán bộ có chuyên môn, năng lực, tâm huyết với công tác
XD NTM thì cần phải luôn quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ,
năng lực, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ ở các cấp, các
ngành để tham gia công tác XD NTM.
1 3 3 Nhận thức của người dân
Với vai trò chủ thể trong XD NTM, sự tham gia của người dân có ý nghĩa
quyết định đến sự thành công của chương trình XD NTM, phát huy quyền làm chủ
của nhân dân với phương châm thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám
sát, và dân th hưởng”. Không thể có NTM nếu không đặt cao vai trò chủ thể của
người dân và người dân không nhiệt tình, tâm huyết cùng với Đảng và Nhà nước
trong XD NTM.
21
Vì vậy, các cấp chính quyền, các ngành phải luôn quan tâm thực hiện tốt
công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của chương trình XD
NTM, thực hiện kiên trì, thường xuyên, liên tục và b ng nhiều phương pháp nh m
nâng cao nhận thức, vận động, tạo động lực thúc đẩy người dân tích cực tham gia
XD NTM.
1 3 Ngu n vốn thực hiện chương trình
XD NTM là thực hiện xây dựng nông thôn theo 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí
quốc gia về NTM, trong đó có nhiều nội dung đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn để
thực hiện như vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, chỉnh trang
khu dân cư…. Vì vậy, để thực hiện thành công chương trình XD NTM thì cần phải
huy động đủ vốn để phục vụ cho tổ chức thực hiện chương trình.
Theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ,
vốn và nguồn vốn thực hiện chương trình NTM, gồm: ngân sách chiếm t trọng lớn
nhất (khoảng 40 ), tiếp đến là vốn tín dụng (khoảng 30 ), vốn từ các doanh
nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác (khoảng 20 ) và huy động đóng góp
của cộng đồng dân cư (khoảng 10%).
Ngoài nguồn vốn từ ngân sách và từ đóng góp của nhân dân thì nguồn vốn
đầu tư từ các doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Thực trạng hiện nay do sản xuất
nông nghiệp có nhiều rủi ro, đầu tư lớn mà hiệu quả thất nên các doanh nghiệp ít
quan tâm đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, do vậy để đảm bảo có đủ
nguồn lực XD NTM Chính phủ cần phải có chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư
vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Bên cạnh việc huy động các vốn thì việc quản lý nguồn vốn cũng hết sức
quan trọng để đảm bảo cho việc sử dụng hiệu quả vốn phục vụ cho chương trình
XD NTM.
1 3 5 Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
Kết cấu hạ tầng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển KT-XH
của một quốc gia, hay một địa phương, tạo động lực cho sự phát triển. Hệ thống kết
cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao
22
năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.
Ngược lại, một hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển là một trở lực lớn đối với sự
phát triển. Vì vậy, kết cấu hạ tầng KT-XH có vai trò quan trọng ảnh hưởng lớn đến
sự thành công trong chương trình XD NTM.
1 3 6 Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến XD NTM bởi các nhân
tố như điều kiện về đất đai, thời tiết, khí hậu, nguồn nước, tài nguyên rừng, biển,
khoáng sản … Những yếu tố này ảnh tác động cả tiêu cực lẫn tích cực đến XD
NTM. Điều kiện tự nhiên tác động tích cực khi nó là nguồn lực cho phát triển kinh
tế xã hội như đất đai màu mỡ, tài nguyên nước phong phú thuận lợi phát triển sản
xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), tài nguyên rừng, khoáng sản phong phú
thuận lợi cho phát triển du lịch, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp… Bên cạnh đó thì khí
hậu, thời tiết bất thường ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, đời sống
người dân và phát triển kinh tế xã hội như hạn hán, bão, lụt…
1.4. Kinh nghiệm Quản lý nhà nước về xây dựng Nông thôn mới
1 1 Kinh nghiệm Quản lý nhà nước về xây dựng NTM ở một số nước trên
thế giới
1.4.1.1. Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia n m tại Đông Á, diện tích tự nhiên 9.596.961 km ,
dân số 1.350.695.000 người (2012), mật độ dân số 144 người/km (2012), GDP
bình quân đầu người 12.893 USD (2014). Sau 30 năm đổi mới Trung Quốc đã có
những bước phát triển vượt bậc. Nông nghiệp nông thôn Trung Quốc cũng đã có
những bước phát triển mạnh mẽ b ng chính sách Tam nông.
Xuất phát từ một nước nông nghiệp, đại bộ phận người lao động tại Trung
Quốc sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên cải cách kinh tế ở nông thôn là một
khâu đột phá quan trọng trong cuộc cải cách kinh tế ở Trung Quốc. Từ đầu những
năm 80 của thế k 20, Trung Quốc đã chọn hướng phát triển mô hình NTM đặc biệt
tại các vùng ven đô với tên gọi “Đô thị làng quê”. B ng cách phát huy nội lực để cải
tạo hạ tầng sống và hạ tầng sản xuất ở nông thôn hướng đến gắn kết và trở thành
23
một bộ phận hữu cơ với đô thị, mô hình này thực sự hữu hiệu tại các làng ven đô và
cũng có thể là một bài học tốt cho trường hợp ở Việt Nam.
Trung Quốc đã giành được những thành tựu to lớn và toàn diện: an ninh
lương thực cho hơn 1,3 tỉ dân được bảo đảm; sản lượng lương thực tăng từ 304,7
triệu tấn năm 1978 lên 501,5 triệu tấn năm 2007; số người nghèo đói nông thôn
giảm từ 250 triệu người năm 1978 xuống 14,9 triệu người năm 2007; đời sống của
cư dân nông thôn được cải thiện rõ rệt, thu nhập của nông dân cũng tăng từ 133,6
NDT năm 1978 lên lên 4761 NDT năm 2008. Cải cách nông thôn đã góp phần to
lớn, tạo cơ sở cho tiến trình xây dựng nông thôn xã hội chủ nghĩa giai đoạn mới tiếp
tục đạt được những thành tựu mới.
Từ quá trình cải cách và phát triển nông thôn ở Trung Quốc có thể rút
ra một số bài học kinh nghiệm đáng chú ý như sau:
- Một là, không ngừng nâng cao nhận thức về vấn đề nông nghiệp, nông
thôn và nông dân, đặc biệt là vấn đề nông dân, đặt vấn đề phát triển nông nghiệp,
nông thôn, nông dân trong quy hoạch tổng thể quốc gia về phát triển kinh tế - xã
hội. Thường xuyên rà soát các chính sách, quán triệt thực hiện nghiêm túc các biện
pháp, quyết không buông lỏng giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông
dân.
- Hai là, phối hợp các nguồn lực giải phóng và phát triển sức sản xuất nông
thôn, thực hiện chế độ khoán, thúc đẩy ngành nghề hóa nông nghiệp để giải phóng và
phát triển sức sản xuất xã hội. Phát huy ưu thế của mỗi địa phương, kết hợp nguồn
lực vùng miền, gắn phát triển KT-XHnông thôn với tiến trình xây dựng hiện đại hoá
đất nước.
- Ba là, phối hợp công nghiệp - nông nghiệp, thành thị - nông thôn, giải
quyết và xoá bỏ dần sự phân cách giữa thành thị và nông thôn, xây dựng mối quan
hệ hài hòa giữa công nghiệp và nông nghiệp, chú trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
gắn với tiến bộ xã hội. Chế định các chính sách phát triển hài hoà, phối hợp giữa
thành thị và nông thôn, công nghiệp và nông nghiệp; xoá bỏ các chính sách kỳ thị
nông dân, nông thôn.
24
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, Trung Quốc tập trung giải quyết
các vấn đề xã hội cơ bản như xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm; đẩy mạnh
giáo dục nông thôn, thực hiện giáo dục nghĩa vụ 9 năm, coi đẩy mạnh giáo dục là
khâu quan trọng trong nâng cao tố chất cư dân, chuyển dịch lao động; đẩy mạnh
ứng dụng các thành quả khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, cải tạo giống cây trồng,
vật nuôi, phổ biến tri thức kỹ thuật và thông tin thị trường cho nông dân. Đặc biệt là
tìm mọi cách nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn, giải quyết lao động dôi dư ở
nông thôn.
- Bốn là, giải quyết kịp thời những khúc mắc của nông dân, xây dựng
người nông dân kiểu mới. Phát huy vai trò tích cực của chính quyền các cấp địa
phương trong đẩy mạnh phát triển KT-XHnông thôn. Quy phạm và phát huy vai trò
của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội. Đồng thời, phát huy truyền thống văn hoá
tốt đẹp trong xây dựng thôn làng giàu mạnh và văn minh. Chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế, tiếp thu các thành quả của văn minh nhân loại. Nắm vững và ứng phó kịp
thời với những biến động thị trường nông sản quốc tế.
1.4 1 2 Hàn Quốc
Hàn Quốc là một quốc gia thuộc Đông Á, n m ở nửa phía nam của bán đảo
Triều Tiên, diện tích tự nhiên 100.140 km2, dân số 48,860 triệu người, (2012) mật
độ dân số 500 người/km . Từ những năm 1950, Hàn Quốc là một trong các quốc gia
nghèo nhất trên thế giới. Tuy nhiên, từ xuất phát điểm cực thấp trong đống tro tàn
của cuộc chiến tranh Triều Tiên, Hàn Quốc đã vươn lên mạnh mẽ về kinh tế, hiện
nay, Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ ba Châu Á và thứ 13 trên thế giới, tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người là 24.329 USD (2013). Nói đến thành
công của Hàn Quốc không chỉ các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ mà có sự đóng góp
quan trọng của nông nghiệp mà phải kể đến đó là phong trào Saemaul hay phong
trào Làng mới.
Cuối thập niên 60 thế k XX, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc chỉ
có 85 USD; phần lớn người dân không đủ ăn; 80 dân nông thôn không có điện
25
thắp sáng và phải dùng đèn dầu, sống trong những căn nhà lợp b ng lá. Là nước
nông nghiệp trong khi lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thường xuyên.
Phong trào Làng mới (SU) ra đời với 3 tiêu chí: cần cù (chăm chỉ), tự lực
vượt khó, và, hợp tác (hiệp lực cộng đồng). Năm 1970, sau những dự án thí điểm
đầu tư cho nông thôn có hiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức phát động
phong trào SU và được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ. Họ thi đua cải tạo nhà mái
lá b ng mái ngói, đường giao thông trong làng, xã được mở rộng, nâng cấp; các
công trình phúc lợi công cộng được đầu tư xây dựng. Phương thức canh tác được
đổi mới, chẳng hạn, áp dụng canh tác tổng hợp với nhiều mặt hàng mũi nhọn như
nấm và cây thuốc lá để tăng giá trị xuất khẩu. Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ
xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn, tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho nông
dân.
Bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu. Chỉ sau 8
năm, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản được hoàn thành. Nhờ
phát triển giao thông nông thôn nên các hộ có điều kiện mua sắm phương tiện sản
xuất. Từ đó, tạo phong trào cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng công
nghệ cao, giống mới lai tạo đột biến, công nghệ nhà lưới, nhà kính trồng rau, hoa
quả đã thúc đẩy năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng nhanh. Năm 1979,
Hàn Quốc đã có 98 số làng tự chủ về kinh tế. Phong trào SU của Hàn Quốc đã
biến đổi cộng đồng vùng nông thôn cũ thành cộng đồng NTM ngày một đẹp hơn và
giàu hơn. Khu vực nông thôn trở thành xã hội năng động có khả năng tự tích lũy, tự
đầu tư và tự phát triển. Phong trào SU, với mức đầu tư không lớn, đã góp phần đưa
Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở nên giàu có.
Từ kết quả đạt được của phong trào àng mới Saemaul) của àn Quốc
có thể tổng kết thành 6 bài học lớn như sau:
Thứ nhất, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông
thôn - phương châm là nhân dân quyết định và làm mọi việc, “nhà nước bỏ ra 1 vật
tư, nhân dân bỏ ra 5-10 công sức và tiền của”. Dân quyết định loại công trình, dự án
nào cần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết định thiết kế và chỉ đạo thi
26
công, nghiệm thu công trình. Sự trợ giúp này chính là chất xúc tác thúc đẩy phong
trào NTM, dân làng tự quyết định mức đóng góp đất, ngày công cho các dự án.
Thứ hai, phát triển sản xuất để tăng thu nhập. Khi kết cấu hạ tầng phục vụ
sản xuất được xây dựng, các cơ quan, đơn vị chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giống
mới, khoa học công nghệ giúp nông dân tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, xây
dựng vùng chuyên canh hàng hóa. Chính phủ xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn
để chế biến và tiêu thụ nông sản cũng như có chính sách tín dụng nông thôn, cho
vay thúc đẩy sản xuất.
Thứ ba, đào tạo cán bộ phục vụ phát triển nông thôn Hàn Quốc, xác định
nhân tố quan trọng nhất để phát triển phong trào Làng mới (SU) là đội ngũ cán bộ
cơ sở theo tinh thần tự nguyện và do dân bầu. Hàn Quốc đã xây dựng 3 trung tâm
đào tạo quốc gia và mạng lưới trường nghiệp vụ của các ngành ở địa phương. Nhà
nước đài thọ, mở các lớp học trong thời gian từ 1-2 tuần để trang bị đủ kiến thức
thiết thực như kỹ năng lãnh đạo cơ bản, quản lý dự án, phát triển cộng đồng.
Thứ tư, phát huy dân chủ để phát triển nông thôn. Hàn Quốc thành lập hội
đồng phát triển xã, quyết định sử dụng trợ giúp của chính phủ trên cơ sở công khai,
dân chủ, bàn bạc để triển khai các dự án theo mức độ cần thiết của địa phương.
Thành công ở Hàn Quốc là xã hội hóa các nguồn hỗ trợ để dân tự quyết định lựa
chọn dự án, phương thức đóng góp, giám sát công trình.
Thứ năm, phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng, Hàn Quốc đã
thiết lập lại các HTX kiểu mới phục vụ trực tiếp nhu cầu của dân, cán bộ HTX do
dân bầu chọn. Phong trào SU là bước ngoặt đối với sự phát triển của HTX, hoạt
động đa dạng, hiệu quả trong dịch vụ tín dụng, cung cấp đầu vào cho sản xuất, tiếp
thị nông sản, bảo hiểm nông thôn và các dịch vụ khác.
Thứ sáu, phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường b ng sức mạnh toàn
dân. Chính phủ quy hoạch, xác định chủng loại cây rừng phù hợp, hỗ trợ giống, tập
huấn kỹ thuật chăm sóc vườn ươm và trồng rừng để hướng dẫn và yêu cầu tất cả
chủ đất trên vùng núi trọc đều phải trồng rừng, bảo vệ rừng.
27
1.4.2. Kinh nghiệm Quản lý nhà nước về xây dựng NTM ở một số địa
phương trong nước
1.4.2.1. Xây dựng Nông thôn mới t nh Thái Bình
Triển khai chương trình xây dựng NTM, những năm qua, Thái Bình đã tích
cực huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình này. Điểm đáng chú ý, khi
triển khai chương trình, địa phương đã coi thúc đẩy sản xuất phát triển là bước đột
phá.
Thực tiễn cho thấy, chương trình xây dựng NTM ở Thái Bình đã thực sự trở
thành phong trào thi đua rộng khắp trong toàn tỉnh và đã đạt nhiều kết quả rất tích
cực. Đến hết năm 2014, có 85 xã (32,2 ) đạt chuẩn NTM (14 xã năm 2013, 71 xã
năm 2014), vượt chỉ tiêu và hoàn thành sớm trước 1 năm xây dựng NTM giai đoạn
2011 - 2015. Dự kiến đến cuối năm 2015, Thái Bình có 135 xã (51,1 ) đạt chuẩn
NTM; 129 xã đạt từ 13 - 18 tiêu chí. Mục tiêu của Thái Bình đang đặt ra là phấn
đấu đến năm 2020 Thái Bình cơ bản trở thành tỉnh có nền nông nghiệp, công nghiệp
hiện đại.
Tính đến hết tháng 12/2014, toàn tỉnh đã có 100 số xã được phê duyệt quy
hoạch chung xây dựng NTM, quy hoạch chi tiết hệ thống thủy lợi, giao thông nội
đồng và quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã; 100 các xã đã hoàn thành lập đề án
xây dựng NTM và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; 99,6 số xã hoàn thành
dồn điền, đổi thửa (bình quân mỗi hộ 1,79 thửa ruộng, giảm 1,88 thửa). Hình thành
nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn với 143 cánh đồng mẫu trên
diện tích 6.072 ha, trong đó có 115 cánh đồng mẫu có ký kết hợp đồng bao tiêu sản
phẩm với các doanh nghiệp với diện tích 4.808 ha. Toàn tỉnh đã có 99 xã tiến hành
quy hoạch 137 khu chăn nuôi tập trung với tổng diện tích 1.964 ha. Địa phương
cũng đã xây dựng được 690 trang trại chăn nuôi, trong đó có 69 trang trại chăn nuôi
quy mô lớn (tăng 37 trang trại so với năm 2010).
Để thúc đẩy sản xuất, các địa phương trong tỉnh đã tích cực cơ giới hóa sản
xuất. Toàn tỉnh đã thực hiện hỗ trợ cho 1.086 máy gặt đập liên hoàn, 630 máy làm
đất đa năng, 29 máy cấy, 1.650 công cụ sạ hàng và 20 kho lạnh, với tổng số tiền đã
28
hỗ trợ trên 153 t đồng, thực hiện cơ giới hóa 100 khâu làm đất, 50 khâu thu
hoạch và đang tích cực đẩy mạnh cơ giới hóa trong khâu gieo cấy. Hệ thống bờ
vùng, bờ thửa, kênh mương, đường giao thông nội đồng, giao thông nông thôn, lưới
điện, trạm bơm, cống đập, chợ, trường học, nhà văn hóa, khu thể thao, trạm y tế,
trạm cấp nước sạch, bãi xử lý rác thải... được tập trung đầu tư xây dựng theo Bộ tiêu
chí quốc gia về NTM.
nhiều xã, nhân dân đã góp hàng vạn ngày công, hàng chục t đồng, tự
nguyện hiến hàng chục ha đất nông nghiệp, hàng nghìn mét vuông đất thổ cư, tự
phá dỡ hàng nghìn mét tường cổng, dậu, hàng trăm mét vuông công trình phụ và
nhà ở để mở rộng đường trục thôn, đường trong khu dân cư và xây dựng kênh
mương, đường giao thông nội đồng.
Phong trào chung tay, góp sức xây dựng NTM đã và đang lôi cuốn đông đảo
các tầng lớp nhân dân trong và ngoài địa phương tham gia, ủng hộ. Tuỳ theo tình
hình, đặc điểm của từng địa phương, khu dân cư mà nhân dân có những cách làm
sáng tạo. Trong thôn, trong xã thì không vượt quá sức dân; ngoài xã thì không phân
biệt người giàu hay nghèo, người góp nhiều hay góp ít; tất cả toàn dân đoàn kết
chung tay xây dựng NTM.
Có thể thấy, cùng với nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và các Chương trình
mục tiêu của Trung ương, Thái Bình đã huy động các nguồn khác hợp pháp để xây
dựng NTM, tổng nguồn lực huy động để xây dựng NTM trong năm 2014 (bao gồm
cả b ng tiền, ngày công, hiến đất, tài sản, hiện vật quy ra tiền) là 6.323 t đồng
chiếm 83,6 so với tổng nguồn lực trong 5 năm từ 2010 - 2014.
Những kết quả trên cho thấy, xây dựng NTM đã trở thành phong trào sâu
rộng, sôi nổi, hiệu quả đều khắp trong toàn tỉnh, huy động tốt nội lực và sức sáng
tạo trong nhân dân. Trong 4 năm đã huy động gần 8.000 t đồng, nhân dân các địa
phương tự nguyện hiến gần 2.000 ha đất để xây dựng kết cấu hạ tầng NTM. Kết cấu
hạ tầng KT-XHtiếp tục được quan tâm đầu tư; một số công trình, dự án trọng điểm
đã hoàn thành đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả cao.
1.4.2.2. Xây dựng Nông thôn mới ở huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng
29
Là huyện nông thôn duy nhất nhưng Hòa Vang chiếm tới hơn 70 diện tích
và hơn 20 dân số của TP Đà Nẵng, có 4/11 xã là xã miền núi nên việc xây dựng
nông thôn mới không dễ dàng như các địa phương khác.
Từ nhiều năm nay lãnh đạo TP Đà Nẵng thực sự muốn có sự đổi thay, đánh
thức tiềm năng ở vùng đất cách mạng Hòa Vang. Song, TP Đà Nẵng còn phải tập
trung nguồn lực cần đầu tư phát triển trước tiên là công nghiệp, du lịch, dịch vụ mới
tạo ra nguồn thu lớn; sau đó, mới có thể tính đến chuyện phát triển vùng nông
thôn. Chính vì vậy, xây dựng nông thôn mới được tiến hành cũng đúng lúc nguồn
lực thành phố đã có sự tích lũy cần thiết nên có thể ban hành một số cơ chế, chính
sách hỗ trợ đầu tư như: Ngân sách thành phố hỗ trợ 80 , ngân sách huyện hỗ trợ
20 để đầu tư xây dựng đường thôn xóm, kiệt, hẻm và giao thông trục chính nội
đồng; ngân sách thành phố hỗ trợ không quá 500 triệu đồng/công trình/thôn để xây
dựng mới nhà văn hóa; ngân sách thành phố hỗ trợ 50 chi phí mua con giống lần
đầu... Qua 5 năm (2011-2015), thành phố đã huy động 2.411 t đồng để đầu tư xây
dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, thành phố cũng tổ chức đào tạo, tập huấn cho
cán bộ thực hiện xây dựng nông thôn mới; ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi đối
với các đối tượng thu hút nguồn nhân lực để bố trí công tác tại các xã thuộc huyện
Hòa Vang...
Các Sở, ngành tùy theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình đều tích cực
tham gia giúp người dân xây dựng nông thôn mới. Trong đó, đóng góp của Bộ
CHQS TP Đà Nẵng rất đáng kể khi đã huy động 4.272 lượt cán bộ, chiến sĩ với
37.295 ngày công, xây dựng được 32.728m đường bê tông, nạo vét 1.320m kênh
mương... Riêng trong 2 năm (2014-2015), thực hiện chủ trương của Bộ tư lệnh
Quân khu 5 về chọn mô hình điểm tham gia xây dựng nông thôn mới, Bộ CHQS TP
Đà Nẵng đã đăng ký với UBND huyện Hòa Vang chọn xã miền núi Hòa Bắc hoàn
thành thêm 3 tiêu chí nông thôn mới: Tiêu chí giao thông, tiêu chí nhà ở, tiêu chí hộ
nghèo và giúp địa phương tiếp tục giữ vững 2 tiêu chí: Tiêu chí hệ thống tổ chức
chính trị; tiêu chí an ninh, trật tự xã hội. Qua việc tham gia xây dựng nông thôn
30
mới, hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân ngày càng được tô thắm, tăng
thêm tình cảm quân dân gắn bó.
Bên cạnh huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc giúp dân xây dựng nông
thôn mới hiệu quả, chính sự chủ động của người dân huyện Hòa Vang đã giúp bộ
mặt vùng quê cách mạng đổi thay. Người dân Hòa Vang ý thức xây dựng nông thôn
mới là “cơ hội vàng” để cuộc sống của gia đình và làng xóm tốt đẹp hơn nên không
ngần ngại hiến đất làm đường, đóng góp ngày công, tiền mặt...
Tùy theo khả năng, điều kiện của từng gia đình, các hộ dân và cá nhân đã
chủ động tìm ra ngành, nghề phù hợp tăng thu nhập, góp phần xây dựng nông thôn
mới. Người dân sau khi đã chủ động tìm ra mô hình sản xuất phù hợp, chính quyền
xã tiếp tục song hành với người dân trong quá trình sản xuất. Hiện nay trên địa bàn
xã Hòa Phong có mô hình trang trại nuôi vịt trời, nuôi gà Ai Cập kết hợp với du lịch
sinh thái được thành phố đánh giá cao”.
Không chỉ có tổ chức sản xuất, để đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới
sớm hơn so với dự kiến, bài học kinh nghiệm của TP Đà Nẵng là phải đặt người dân
là chủ thể, biết khơi gợi sức dân dựa trên sự minh bạch trong thực hiện chủ trương,
chính sách.
1.4 3 Một số kinh nghiệm rút ra cho xây dựng Nông thôn mới đối với huyện
Tam ương, t nh Vĩnh Phúc
Một là, Cần làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức
trong cán bộ, Đảng viên và cộng đồng dân cư về vai trò, ý nghĩa của chương trình
xây dựng NTM. Đây là chương trình phát triển KTXH tổng thể, toàn diện, lâu dài
trong nông thôn đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Cách thức, phương
pháp tuyên truyền cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ để người dân hiểu và nhận thức
đúng và đầy đủ về trách nhiệm, vai trò chủ thể của mình. Qua đó tạo sự đồng thuận
cao trong xã hội, phát huy trí tuệ và sức mạnh tổng hợp của nhân dân, huy động hợp
lý các nguồn lực trong dân và cộng đồng để xây dựng NTM.
Hai là, Cần phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM với
phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân th hưởng". Người
31
dân phải biết, được bàn bạc ngay từ bước lập quy hoạch, đề án, được quyết định việc
gì làm trước, việc gì làm sau, mức đóng góp, được kiểm tra, giám sát trong việc thực
hiện và thụ hưởng thành quả mà họ đã bỏ công, góp sức. Mọi huy động đóng góp
của dân phải được bàn bạc, công khai, dân chủ, đồng thuận cao trong cộng đồng
dân cư để nhân dân hiến kế, đề xuất cách thức thực hiện, khi nhân dân thấy được
kết quả, lợi ích thiết thực, từ đó tăng thêm lòng tin, đồng lòng, đồng thuận, đồng
hành của nhân dân trong quá trình thực hiện dựng NTM.
Ba là, Phải coi trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt ở
các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Xây dựng NTM là chính sách, chương trình
phát triển KT-XHtổng hợp, công tác xây dựng NTM liên quan đến nhiều cấp, nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của
người dân đặc biệt là nông dân, do đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức làm công
tác xây dựng NTM ở địa phương phải có trình độ, năng lực, tâm huyết với công
việc. Do vậy, các cấp chính quyền phải thường xuyên quan tâm đến công tác xây
dựng và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện
phẩm chất đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, công chức làm NTM, đặc biệt ở
cấp cơ sở.
Bốn là, Phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, vai trò lãnh đạo
của người đứng đầu, đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở, phát huy vai trò tiên phong,
gương mẫu của người cán bộ, đảng viên; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính
trị, xã hội, đoàn thể tại địa phương để huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống
chính trị tham gia vào xây dựng NTM. Thực hiện phân công, phân cấp, giao nhiệm
vụ cụ thể các cơ quan, đơn vị, cá nhân tham gia xây dựng NTM. Thường xuyên đôn
đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá rút kinh nghiệm cũng như nhân rộng các mô hình
điểm, cách làm hay, sáng tạo về xây dựng NTM.
Năm là, Xây dựng NTM cấp xã phải có những cách làm chủ động, sáng tạo,
phù hợp với điều kiện và đặc điểm từng địa phương. Nội dung xây dựng NTM dựa
theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM để định hướng hành động và là thước đo để đánh
giá kết quả. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thì các địa phương phải căn cứ vào
32
đặc điểm, lợi thế và nhu cầu thiết thực của người dân để lựa chọn nội dung thực
hiện cho phù hợp. Do đó trong quá trình tổ chức thực hiện phải tạo điều kiện để mỗi
địa phương tự chủ trong việc xác định nhu cầu thiết thực và phân bổ các nguồn lực
cũng tập trung ưu tiên hơn cho các nhu cầu thiết thực này.
Sáu là, Phải có chính sách và giải pháp phù hợp để huy động nhiều nguồn
lực cho xây dựng NTM theo phương châm “Huy động ngu n lực từ cộng đ ng là
quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ
ngân sách nhà nước là cần thiết”. Để có đủ nguồn vốn để thực hiện chương trình
các cấp chính quyền cần phải có cơ chế, chính sách phù hợp để huy động tối đa các
nguồn vốn phục vụ xây dựng NTM của địa phương. Thực hiện công khai, minh
bạch trong sử dụng các nguồn lực phục vụ xây dựng NTM tại các địa phương.
Ngoài ra cần phải có cơ chế khuyến khích động viên, khen thưởng kịp thời, xứng
đáng cho các tập thể, cá nhân tích cực tham gia đóng góp xây dựng NTM.
33
Chư ng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI HUYỆN TAM DƯ NG T NH V NH H C
2.1. Giới thiệu tổng quát về huyện Tam Dương
Ngày 01/9/1998, huyện Tam Dương được thành lập trên cơ sở tách huyện
Tam Đảo thành 2 huyện Tam Dương và Bình Xuyên (theo Nghị định số
36/1998/NĐ-CP ngày 09/6/1998 của Chính phủ).
Huyện Tam Dương là 01 trong 09 đơn vị hành chính cấp huyện (huyện/
thành phố/ thị xã) của tỉnh Vĩnh Phúc.
2 1 1 Đ c điểm tự nhiên
2 1 1 1 Vị trí địa lý, cơ cấu hành chính và địa hình
a) Vị trí địa lý và cơ cấu hành chính
Tam Dương là huyện n m ở khu vực trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc, giáp ranh với
Thành phố Vĩnh Yên (trung tâm chính trị KT-XH của tỉnh), đồng thời cũng tiếp
giáp với huyện Tam Đảo; gần kề với nhiều trung tâm phát triển; khu công nghiệp
(KCN), cụm công nghiệp (CCN) và khu nghỉ mát.
 Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo, huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô;
 Phía Nam giáp Thành phố Vĩnh Yên và huyện Yên Lạc;
 Phía Đông giáp huyện Bình xuyên;
 Phía Tây giáp huyện Lập Thạch và Vĩnh Tường.
Tam Dương có tổng diện tích tự nhiên là 108,214 km2
, là địa thế chuyển tiếp
giữa đồng b ng trung du và miền núi; n m trên trục phát triển quan trọng, kết nối
huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) - huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) - Việt Trì (Phú
Thọ) - Vĩnh Yên và Phúc Yên (Vĩnh Phúc) - thủ đô Hà Nội và là địa phương có
nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.
Sau nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính đến nay, huyện Tam Dương có
tổng số 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc (gồm 12 xã và 1 thị trấn): thị trấn
34
Hợp Hòa; các xã Đ ng Tĩnh, Hoàng Hoa, Hướng Đạo, An Hòa, Đạo Tú, Kim Long,
uy Phiên, Hoàng Đan, Thanh Vân, Hợp Thịnh, Vân Hội, Hoàng Lâu.
Hình 2.1. Vị trí huy n Ta Dư ng, t nh Vĩnh h c
Trên địa bàn huyện Tam Dương, có hệ thống các đường quốc lộ, đường tỉnh
lộ (quốc lộ 2, 2B, 2C và tỉnh lộ 310, 305, 316, 306) và tuyến đường sắt Hà Nội -
Lào Cai chạy qua. Có tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai. Các tuyến quốc lộ và
tỉnh lộ đều đang được cải tạo, nâng cấp. Đặc biệt trục giao thông đối ngoại cao tốc
Hà Nội - Lao Cai có 2 nút giao thông đấu nối với quốc lộ 2B và 2C tại địa bàn
huyện là nút Kim Long và Đạo Tú tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho giao lưu kinh tế từ
địa bàn Tam Dương đi các địa phương trong nước và quốc tế b ng đường bộ. Hệ
thống giao thông đối ngoại, đối nội được xây dựng và hoàn thành trong thời kỳ quy
hoạch tạo cho Tam Dương có lợi thế đặc biệt là huyện ở vùng trung du nhưng có
mật độ giao thông phát triển cao hơn nhiều địa phương khác của tỉnh.
35
Những đặc điểm về vị trí địa lý nêu trên, đã tạo ra những lợi thế đặc biệt cho
phát triển KT-XH của huyện Tam Dương.
 Với vùng địa hình trung du chuyển tiếp tự nhiên miền núi tới đồng b ng, sản
xuất nông nghiệp của Tam Dương có thể phát triển mạnh cây ăn quả, chăn nuôi
gia cầm, gia súc, thu sản.
 Với thuận lợi về đầu mối giao thông đối ngoại và quỹ đất gò đồi trung du,
Tam Dương có thể xây dựng các KCN, CCN tập trung thu hút các nhà đầu tư phát
triển công nghiệp cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm,
phát triển tiểu thủ công nghiệp làng nghề để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
huyện theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.
b) Địa hình
Huyện Tam Dương cũng như toàn tỉnh Vĩnh Phúc là vùng chuyển tiếp giữa
vùng gò đồi trung du với đồng b ng châu thổ sông Hồng, địa hình thấp dần từ Tây
Bắc xuống Đông Nam. Toàn huyện được chia ra làm ba vùng chính, gồm:
- Vùng núi g m các xã: Đồng Tĩnh, Hoàng Hoa và Hướng Đạo, chiếm 28,3
diện tích tự nhiên. Địa hình chủ yếu là gò đồi, trên địa bàn khu vực có nhiều hồ đập
nhỏ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội còn thiếu, nhất là hệ thống đường giao thông nội bộ
chưa được đầu tư để tạo thuận lợi cho kinh tế phát triển.
- Vùng trung du g m 06 xã và 01 thị trấn: Hợp Hoà, An Hoà, Đạo Tú, Kim
Long, Duy Phiên, Hoàng Đan và Thanh Vân, chiếm 57,78 diện tích tự nhiên toàn
huyện. Đất đai và điều kiện tự nhiên khác tương đối thuận lợi cho phát triển sản
xuất, có nguồn nước tưới tự chảy, trữ lượng khoáng sản tuy không lớn, có hệ thống
giao thông thuận lợi, hội tụ tương đối đủ các điều kiện để phát triển sản xuất nông
nghiệp hàng hóa như cây công nghiệp, cây thực phẩm, chăn nuôi gia cầm, gia súc,
lợn và hình thành các CCN – TTCN tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế huyện phát triển.
- Vùng đ ng bằng g m các xã: Hợp Thịnh, Vân Hội và Hoàng Lâu, chiếm
13,94 diện tích tự nhiên toàn huyện; đất đai b ng phẳng, giao thông thuận lợi (có
đường quốc lộ và các tỉnh lộ chạy qua) phù hợp cho phát triển các loại cây trồng
ngắn ngày có hiệu quả và giá trị kinh tế cao như rau sạch, cây vụ đông, chăn nuôi,
36
nuôi trồng thu sản và công nghiệp, dịch vụ. Hiện tại trên địa bàn khu vực này đã
có một CCN tập trung (CCN Hợp Thịnh) với tổng diện tích 20 ha, đã thu hút được
35 doanh nghiệp đầu tư với tổng số vốn là 225 t đồng.
2 1 1 2 Tài nguyên, khoáng sản
a) Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Tam Dương theo kết quả thống kê 2014 là
10.821,44 ha, trong đó đất nông nghiệp: 7.074,75 ha (chiếm 65,4 ); đất lâm nghiệp:
1.395,72 ha (chiếm 12,9 ); đất chuyên dùng: 1.816,59 ha (chiếm 16,8 ); đất ở:
1.564,46 ha (chiếm 14,5 ) và còn lại đất chưa sử dụng là 39,31 ha (chiếm 0,4 ) .
Đất canh tác của huyện có độ màu mỡ kém, đất phù sa phân bố chủ yếu ở xã
Hợp Thịnh và các xã có địa hình thấp trũng, thích hợp cho trồng lúa, rau và cây
thực phẩm. Vùng đồi trung du gồm các loại đất xám feralít xen kẽ đất cát, phù hợp
cho trồng các loại cây ăn quả. Bình quân diện tích đất nông nghiệp năm 2014 đạt
730 m2
/người thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh (844 m2
/người).
Nhìn chung, đất đai huyện Tam Dương đã được sử dụng đúng mục đích, tuy
nhiên quá trình khai thác, sử dụng hiệu quả chưa cao. Đất nông nghiệp được sử
dụng theo hướng thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao hệ số
quay vòng đất.
b) Tài nguyên nước
Chế độ thu văn của Tam Dương chịu ảnh hưởng chính của sông Phó Đáy
với hệ thống hồ đập thu lợi tích nước khá lớn và các dòng sông suối nhỏ chảy từ
khu vực chân núi Tam Đảo chi phối.
- Ngu n nước m t: khá dồi dào, chủ yếu từ sông Phó Đáy và hệ thống các ao,
hồ đập thu lợi, thuận lợi cho nhu cầu cấp nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
Tuy vậy do địa hình huyện Tam Dương tương đối phức tạp, vấn đề giữ nước đảm
bảo tưới tiêu chủ động cho sản xuất nông nghiệp và thu sản của huyện vẫn gặp khó
khăn nhất là những năm thời tiết có biến động thất thường về lượng mưa.
- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm (chưa có khảo sát để đánh giá về trữ lượng
cụ thể). Nguồn nước ngầm gần mặt đất do dân tự khoan, đào giếng khai thác có chất
37
lượng khá tốt, trữ lượng ổn định phục vụ trực tiếp cho nhu cầu nước sinh hoạt của
dân cư các xã trong huyện.
c) Tài nguyên rừng
Tính đến năm 2014, toàn huyện có 1.395,72 ha đất lâm nghiệp và 100 diện
tích là rừng sản xuất, huyện không có rừng phòng hộ đầu nguồn vì n m ở khu vực
trung du và một số xã giáp khu vực rừng phòng hộ đã chia tách về thuộc huyện
Tam Đảo.
d) Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn huyện Tam Dương, cát và sỏi có trữ lượng lớn nhưng mới chỉ
khai thác thủ công là chủ yếu, chưa có khai thác theo quy mô công nghiệp. Khoáng
sản kim loại gồm có quặng đồng, thiếc, sắt rải rác không nhiều và chưa được thăm
dò để đánh giá chính xác trữ lượng. Khoáng sản phi kim loại có cao lanh, đất sét đồi
với trữ lượng khá lớn có thể khai thác phát triển sản xuất gạch ốp lát cao cấp ở quy
mô công nghiệp. Ngoài ra huyện có nguồn tài nguyên than bùn tại khu vực xã
Hoàng Lâu, Hoàng Đan nhưng chưa được khảo sát đánh giá chính xác về trữ lượng
khai thác công nghiệp.
2 1 2 Đ c điểm kinh tế - xã hội
2 1 2 1 Tình hình dân số và lao động của huyện
Dân số trung bình huyện Tam Dương năm 2014 là 103.423 người, trong đó
dân cư chủ yếu sinh sống ở khu vực nông thôn khoảng 93.100 người (chiếm 90 ),
dân số thành thị 10.323 người (chiếm khoảng 10 ).
Mật độ dân số bình quân là 956 người/km2
(trong khi đó năm 2010 mới 918
người/ km2
). Dân số trong độ tuổi lao động là 64.122 người (chiếm hơn 62 dân
số). Tốc độ tăng dân số tự nhiên là 2,16 .
Lao động nông nghiệp của huyện 37.284 người (chiếm 72,5 ), lao động phi
nông nghiệp 14.142 người (chiếm 27,5 ) trong tổng số lao động trong nền kinh tế.
Nguồn nhân lực của Tam Dương tương đối dồi dào, tuy nhiên trình độ dân trí và năng
lực tiếp thu kiến thức công nghệ mới còn hạn chế lao động qua đào tạo chiếm khoảng
40 . Cơ cấu lao động khu vực nông nghiệp chiếm t lệ lớn, thời gian sử dụng lao động
38
trong khu vực nông nghiệp, NTM chỉ đạt 70 quỹ thời gian. Cơ hội tìm kiếm việc làm
mới cho lao động nông thôn trong thời gian nông nhàn còn nhiều khó khăn.
Bảng 2.1. Dân số và lao động huy n Ta Dư ng nă 2010 2014
Ch tiêu ĐVT
Nă 2010 Nă 2014
Số
lượng
Tỷ l
%
Số
lượng
Tỷ l
%
Dân số trung bình Người 96.142 100 103.423 100
- ân số thành thị Người 9.501 9,9 10.323 10
- ân số nông thôn Người 86.641 90,1 93.100 90
Mật độ dân số Người/km2
918 956
Tốc độ tăng tự nhiên % 1,2 2,16
Dân số trong độ tuổi lao động Người 57.685 60,0 64.122 62,0
Lao động trong nền kinh tế quốc dân Người 45.907 79,6 51.426 80,2
- Lao động nông nghiệp Người 34.007 74,1 37.284 72,5
- Lao động phi nông nghiệp Người 11.900 25,9 14.142 27,5
Lao động qua đào tạo % 32 40
[6]
Số lượng lao động làm việc tại các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm t lệ
thấp, trong khi lao động thuộc khu vực nông lâm nghiệp và thu sản chiếm t trọng
lớn. Khả năng thu hút lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp
còn thấp do các hoạt động khu vực phi nông nghiệp còn hạn hẹp. Mặt khác, lao
động có tay nghề, có kỹ năng, được đào tạo trong các trường nghề lại không có
nguyện vọng về làm việc tại các doanh nghiệp công nghiệp dịch vụ trên địa bàn
huyện Tam Dương.
Trong thời gian tới huyện cần có các giải pháp để đẩy mạnh phát triển kinh
tế, tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi lao động nông nghiệp sang các
ngành kinh tế khác như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; đào tạo bồi
dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của huyện.
2 1 2 2 Tình hình cơ sở hạ tầng
a) Giao thông
39
Huyện Tam Dương có hệ thống giao thông thuận lợi, có tuyến đường quốc lộ
2, 2B, 2C, cao tốc, đường sắt Hà Nội-Lào Cai chạy qua.
Trong những năm qua, ngoài việc nâng cấp, mở rộng các tuyến quốc lộ 2,
2B, 2C, đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai do Trung ương đầu tư quản lý đi qua địa
bàn huyện, các tuyến đường bộ do Tỉnh đầu tư quản lý như Đường Hợp Châu -
Đồng Tĩnh, Tỉnh lộ 309, 310, 305 đang tiếp tục được thực hiện đầu tư xây dựng và
hoàn thành từng phần việc.
Phong trào “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã có tác động mạnh trong việc
cải thiện chất lượng đường giao thông nông thôn. Nhiều tuyến, đoạn đường nông
thôn đã được bê tông cứng hoá, lát gạch, kết hợp với hệ thống cống rãnh thoát nước.
Đến nay, 100 số xã có đường ô tô đến tận các trung tâm xã và trung tâm thôn. Các
tuyến đường liên xã được huyện đầu tư quản lý quy hoạch và triển khai xây dựng,
nâng cấp, cải tạo tạo thuận lợi để phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.
b) Mạng lưới điện
Trên địa bàn huyện, lưới điện truyền tải quốc gia đã đáp ứng được nhu cầu
sử dụng điện sản xuất và dân sinh. Các trạm biến áp, đường điện tới trung tâm
huyện lỵ, các xã đã được đầu tư phát triển b ng nguồn vốn JBIC, REII; 100 số xã
có lưới điện quốc gia, 100 số hộ dân sử dụng điện.
c) Thông tin liên lạc viễn thông:
Cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông xây dựng, lan toả khắp
trên địa bàn. 100 các xã đã được xây dựng trạm bưu điện tại nhà văn hoá xã và
các thị tứ, trên 100 các hộ có phương tiện nghe nhìn.
d) Hệ thống cấp, thoát nước, môi trường:
Hệ thống cấp nước sạch hiện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân
và cho sản xuất công nghiệp. Đến nay t lệ sử dụng nước sạch, sử dụng nước hợp vệ
sinh thông qua các giếng khoan, giếng lọc đã tăng lên 80 số hộ dân. Dự kiến đến hết
2020, trên địa bàn huyện có hệ thống cấp nước sạch và t lệ sử dụng nước sạch sẽ được
tăng lên trên 90 .
40
Thoát nước: Trên địa bàn huyện đối với các khu dân cư nông thôn sinh sống
tập trung đã có hệ thống rãnh thoát nước. Một số cụm công nghiệp và khu vực thị
trấn đã xây dựng hệ thống thoát nước sinh hoạt và sản xuất, hệ thống thu gom rác
thải, trên địa bàn huyện có 2 cơ sở xử lý rác thải tập trung.
Môi trường: Với đặc thù huyện có địa hình của 3 vùng sinh thái khác nhau
đó là vùng giáp núi Tam Đảo bao gồm các xã gần khu vực của vườn quốc gia Tam
Đảo ít chịu tác động của quá trình phát triển công nghiệp nên vẫn giữ được trạng
thái tự nhiên. Vùng các xã thuộc địa bàn vùng trung du đất đai đã được khai thác
cho phát triển nông, lâm nghiệp, thu sản. Quá trình sử dụng chưa hợp lý đã tác
động đến môi trường đất mặt, làm rửa trôi, làm bạc màu tầng đất mặt trong quá
trình khai thác. Vùng các xã ở khu vực địa hình đồng b ng và vùng trũng dân cư tập
trung, đất đai được khai thác với cường độ cao, môi trường, nguồn nước không khí,
bị ảnh hưởng xấu một phần.
2 1 2 3 Y tế, giáo d c và văn hóa, thể thao
a) Y tế
Mạng lưới y tế của huyện được củng cố và phát triển, làm tốt công tác y tế
dự phòng, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, thực hiện việc tiêm chủng mở rộng đạt
kết quả cao, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo, nâng cao chất lượng
và hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở trong việc khám chữa bệnh cho
nhân dân; công tác phòng chống dịch bệnh lây nhiễm đạt kết quả tốt. Đến năm 2014
có 100 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, Tam Dương là một trong những
huyện đứng đầu trong tỉnh Vĩnh Phúc hoàn thành chương trình chuẩn quốc gia về y
tế xã, bình quân 2,2 bác sỹ/1 vạn dân (mục tiêu đại hội là 2,9 bác sỹ/1vạn dân).
b) Giáo d c
Hệ thống giáo dục quốc dân được củng cố và phát triển, quy mô phát triển đi
vào ổn định. Toàn huyện có 16 trường mầm non, 17 trường tiểu học, 14 trường
THCS, 03 trường THPT, 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 01 trung tâm hướng
nghiệp, 01 trung tâm bồi dưỡng chính trị đã đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của
nhân dân trên địa bàn. Toàn huyện đã có 32/51 trường đạt chuẩn quốc gia (07/16
41
trường mầm non, 15/17 trường tiểu học và 09/14 trường THCS và 01/03 trường
PTTH). Cơ sở vật chất cho giáo dục của toàn huyện có 147 phòng học của 14
trường THCS và 184 phòng học của 17 trường tiểu học có phòng học 02 tầng
kiên cố.
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong các trường học cơ bản
đủ về số lượng, cơ cấu giáo viên trong ngành tương đối đồng bộ. T lệ cán bộ, giáo
viên đạt chuẩn và trên chuẩn ở mầm non là 75 , trên chuẩn 0,5 ; Tiểu học 98 ,
trên chuẩn là 257 ; THCS 98 , trên chuẩn là 32 ; THPT 100 , trên chuẩn 7,5 .
Công tác xã hội hoá giáo dục được coi trọng, 100 các xã, thị trấn đã thành lập
được trung tâm học tập cộng đồng đi vào hoạt động có hiệu quả. Duy trì và nâng
cao chất lượng dạy bổ túc văn hoá và dạy nghề cho học sinh tại Trung tâm Giáo dục
thường xuyên.
c) Văn hóa, thể thao
Hoạt động văn hoá và thể thao trên địa bàn huyện được duy trì và tăng
cường. Nhiều lễ hội, văn hoá nghệ thuật dân gian được khơi dậy bảo tồn và phát
triển. Tính đến năm 2014 toàn huyện có 85 gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn
hoá, 94/134 thôn đạt thôn văn hóa, chiếm t lệ 71 thôn đạt thôn văn hoá; 95 đơn
vị đạt danh hiệu văn hoá; có 134/134 thôn xây dựng được hương ước; có 95/134
thôn có nhà văn hoá và 13 nhà văn hoá xã kiêm hội trường, 94 đơn vị đạt tiêu
chuẩn văn hoá.
Phong trào thể dục thể thao rèn luyện thân thể thường xuyên diễn ra rộng khắp
ở các xã, cơ quan trường học. T lệ người dân thường xuyên luyện tập thể dục thể
thao là 30 , huyện có 13/13 xã, thị trấn có sân vận động, 36 sân bóng đá, 65 sân
bóng chuyền, 100 trường học có sân chơi, bãi tập, 13 câu lạc bộ TDTT. Huyện
thường xuyên tổ chức các giải thể thao.
Đài truyền thanh cơ sở được quan tâm chú trọng đầu tư, nâng cấp 100 các
xã, thị trấn trong huyện có đài truyền thanh (trong đó 07 xã có đài FM, còn lại là
các đài hữu tuyến) phục vụ tốt công tác tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật
42
Nhà nước và quy định của địa phương, đáp ứng nhu cầu thông tin đến nhân dân
trong huyện.
2 1 3 Kết quả phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện
Thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH hội năm 2014, trong bối cảnh tiếp tục
đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: tốc độ phục hồi tăng trưởng kinh tế sau suy
thoái chậm, số lượng doanh nghiệp hoạt động cầm chừng hoặc ngừng hoạt động
tăng, nguồn lực đầu tư cho đầu tư phát triển hạn chế, … đã ảnh hưởng không nhỏ
tới sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn. Song do được sự quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo quyết liện của cấp ủy, lãnh đạo các cấp nên kết quả thực hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện năm 2014 đã có 10/11 chỉ tiêu đạt và
vượt kế hoạch đã đề ra, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 13,5 , vượt 0,5 kế
hoạch, trong đó ngành nông, lâm, thủy sản tăng 4,0 , công nghiệp-xây dựng tăng
16,3 , thương mại - dịch vụ tăng 20,1 so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả phát triển kinh tế từng ngành: Kết quả sản xuất ngành nông lâm thủy
sản năm 2014 đạt 1.324.000 triệu đồng tăng 04 ; công nghiệp-xây dựng đạt
2.714.768 triệu đồng, tăng 16,3 ; thương mại-dịch vụ đạt 994.273 triệu đồng, tăng
20,1 so với cùng kỳ năm 2013. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn từ
ngân sách nhà nước năm 2014 thực hiện đạt 142.320 triệu đồng; thu Ngân sách Nhà
nước năm 2014 đạt 592.047 triệu đồng, b ng 168 dự toán tỉnh giao; chi ngân sách
địa phương 534.216 triệu đồng, b ng 164 so với kế hoạch tỉnh giao.
Giá trị sản xuất huyện Tam Dương giai đoạn 2010-2014 tăng trưởng ổn định,
chi tiết tại bảng sau:
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất huy n Ta Dư ng giai đo n 2010-2014
Đơn vị tính: Triệu đ ng
Ch tiêu
Giá trị sản xuất giai đo n 2010-2014
2010 2011 2012 2013 2014
Tổng 3.074.619 3.668.730 3.952.066 4.447.137 5.033.031
Nông lâm thủy sản 1.118.284 1.268.209 1.243.093 1.285.534 1.324.000
Công nghiệp - xây dựng 1.420.110 1.785.625 2.021.943 2.333.732 2.714.758
43
Thương mại - dịch vụ 536.225 614.896 687.030 827.871 994.273
(Ngu n: Chi c c Thống kê huyện Tam ương, năm 2015)
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tăng dần t trọng ngành công nghiệp-
xây dựng, ngành thương mại-dịch vụ, giảm dần t trọng ngành nông lâm thủy sản.
Trong 3 nhóm ngành kinh tế thì nhóm ngành nông lâm thủy sản giảm mạnh nhất từ
36,4 năm 2010 giảm xuống còn 26,3 năm 2014, giảm 10,1 ; trong khi nhóm
ngành công nghiệp-xây dựng tăng 7,8 từ 46,2 năm 2010 lên 53,9 năm 2014;
nhóm ngành thương mại-du lịch tăng chậm 2,3 từ 17,4 năm 2010 tăng lên
19,8 năm 2014.
Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tam Dương giai đoạn 2010-
2014 cụ thể tại bảng sau:
Bảng 2.3. C cấu giá trị sản xuất huy n Ta Dư ng giai đo n 2010-2014
Đơn vị tính: %
Ch tiêu
C cấu kinh tế giai đo n 2010-2014
2010 2011 2012 2013 2014
Nông lâm thủy sản 36,4 34,6 31,5 28,9 26,3
Công nghiệp - xây dựng 46,2 48,7 51,2 52,5 53,9
Thương mại - dịch vụ 17,4 16,8 17,4 18,6 19,8
(Ngu n: Chi c c Thống kê huyện Tam ương, năm 2015)
Mặc dù cơ cấu kinh tế của huyện trong giai đoạn 2010-2014 đã chuyển dịch
theo theo đúng hướng, nhưng tốc độ chuyển dịch chậm chưa đạt so với mục tiêu
đến năm 2015 theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện đã được
UBND tỉnh phê duyệt (Quyết định số 4003/QĐ-UBND ngày 30/12/2010) thì nhóm
ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 50 , thương mại-dịch vụ 35 , nông lâm thủy
sản 15 .
Lĩnh vực văn hóa xã hội có những kết quả đáng khích lệ với cơ sở vật chất
trường lớp học được đầu tư xây dựng đưa số phòng học kiên cố ở các bậc học lên
605/650 phòng trên địa bàn, đạt 93 ; t lệ học sinh đạt giải trong các kỳ thi cấp
44
tỉnh, quốc gia tăng về số lượng và chất lượng; nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất; số trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng được tiêm chủng luôn
đạt trên 98 ; t lệ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn huyện được khống chế (còn
khoảng 2,16 ); chính sách an sinh xã hội được đảm bảo thực hiện đầy đủ và kịp
thời, năm 2014 đã giải quyết việc làm cho 3.014 lao động, vượt 15,9 so với kế
hoạch, giảm nghèo được đẩy mạnh, đưa t lệ hộ nghèo giảm xuống 3,52 , vượt
1,48 so với kế hoạch.
Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh b ng nhiều biện pháp đồng bộ
nh m tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, nâng cao chỉ số năng lực
cạnh tranh CPI, thu hút đầu tư trên địa bàn huyện như xây dựng cổng thông tin điện
tử huyện, thường xuyên rà soát hệ thống văn bản quy phạm phát luật, thủ tục hành
chính đơn giản hóa hoặc bãi bỏ các các thủ tục hành chính không còn phù hợp; xây
dựng bộ phận một cửa liên thông hiện đại, xây dựng và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới. Thực hiện tốt công tác
phòng, chống tham nhũng, xây dựng chính quyền vững mạnh, an ninh trật tự an
toàn xã hội được đảm bảo.
Phát huy kết quả đạt được trong năm 2014, bước sang năm 2015 tình hình
tinh tế - xã hội của huyện phát triển khá toàn diện. Kết quả 6 tháng đầu năm tổng
giá trị sản xuất (theo giá cố định năm 2010) ước đạt 2.569.497 triệu đồng, tăng
12,4 so với cùng kỳ năm 2014, trong đó: ngành nông, lâm nghiệp và thu sản ước
đạt 840.269 triệu đồng, tăng 5,6 ; ngành công nghiệp, xây dựng ước đạt 1.217.822
triệu đồng, tăng 15,9 ; ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 511.406 triệu đồng,
tăng 16,4 . An sinh xã hội được quan tâm, chỉ đạo, đạt kết quả tích cực; các lĩnh
vực văn hoá, xã hội được duy trì phát triển. An ninh, quốc phòng được giữ vững, xây
dựng chính quyền vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
45
2 1 Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến quá trình phát triển Kinh tế
- Xã hội của huyện
2 1 1 Thuận lợi
Huyện n m ở khu vực có khí hậu, địa hình, đất đai thuận lợi cho phát triển
trồng trọt, chăn nuôi gia cầm, gia súc.
Với vị trí địa lý thuận lợi, nhiều trục giao thông quan trọng thuận lợi cho
giao lưu, hội nhập trong vùng, quốc tế như: đường sắt Hà Nội-Lào Cai, đường cao
tốc xuyên Á, quốc lộ 2, 2B, 2C, các tỉnh lộ 305, 306, 316, 302. Đồ án quy hoạch
phát triển đô thị Vĩnh Phúc xác định diện tích mở rộng đô thị sang địa bàn huyện
Tam Dương khoảng 40,5km có hai tuyến vành đai 1,2 của đô thị Vĩnh Phúc đều
chạy qua địa bàn huyện Tam Dương. Các tuyến đường giao thông trên đang được
triển khai xây dựng, cải tạo, nâng cấp tạo.
Với địa giới hành chính hiện tại, huyện Tam Dương có thể chuyển một phần
diện tích đất sản xuất nông lâm nghiệp kém hiệu quả sang xây dựng các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp tập trung để thu hút mạnh mẽ đầu tư phát triển công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ trong thời kỳ quy hoạch 2011-2020 và
2021-2030.
Trên địa bàn huyện hiện có 2 trường Đại học Dầu khí và Đại học Trưng
Vương đang đi vào hoạt động đào tạo, mở ra triển vọng thu hút phát triển các hoạt
động dịch vụ phục vụ sinh viên, tạo việc làm, thu nhập cho lao động trên địa bàn
huyện. Đồng thời tạo cơ hội để đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp trên địa bàn
huyện Tam Dương trong những năm tới.
- Một thuận lợi khác có vai trò đặc biệt quan trọng, đó là Đảng bộ, chính
quyền huyện Tam Dương có quyết tâm cao trong việc tổ chức chỉ đạo huy động các
nguồn lực phát triển KTXH trên địa bàn huyện. Sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ của
Tỉnh ủy, HĐND, UBND, các sở, ban, ngành tỉnh Vĩnh Phúc đối với Huyện.
2.1.4.2. Khó khăn
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc

More Related Content

What's hot

Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú ThọĐề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội
Đề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà NộiĐề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội
Đề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập: chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Khánh
Báo cáo thực tập: chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Bình KhánhBáo cáo thực tập: chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Khánh
Báo cáo thực tập: chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Khánh
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênĐề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đLuận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánh
Báo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánhBáo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánh
Báo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánh
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi
Luận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ ChiLuận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi
Luận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà Tiên
Đề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà TiênĐề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà Tiên
Đề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà Tiên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt NamLuận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí ...Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyệnĐề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOTĐề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núiLuận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAY
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAYĐề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAY
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh HóaLuận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng Ngãi
Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng NgãiQuản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng Ngãi
Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng Ngãi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

What's hot (20)

Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú ThọĐề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
 
Đề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội
Đề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà NộiĐề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội
Đề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội
 
Báo cáo thực tập: chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Khánh
Báo cáo thực tập: chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Bình KhánhBáo cáo thực tập: chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Khánh
Báo cáo thực tập: chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Khánh
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênĐề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
 
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đLuận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
 
Báo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánh
Báo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánhBáo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánh
Báo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánh
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi
Luận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ ChiLuận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi
Luận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
 
Đề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà Tiên
Đề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà TiênĐề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà Tiên
Đề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà Tiên
 
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt NamLuận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí ...Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí ...
 
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyệnĐề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện
 
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOTĐề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
 
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núiLuận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
 
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAY
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAYĐề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAY
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAY
 
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh HóaLuận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng Ngãi
Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng NgãiQuản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng Ngãi
Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng Ngãi
 

Similar to Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc

Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mớiLuận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại ...
Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại ...Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại ...
Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại ...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện M'Drắk, 9đ
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện M'Drắk, 9đLuận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện M'Drắk, 9đ
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện M'Drắk, 9đ
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Quảng Ninh, HAYĐề tài: Chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Quảng Ninh, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xãLuận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng NamLuận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAYLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
LA01.038_Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ...
LA01.038_Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ...LA01.038_Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ...
LA01.038_Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ...
Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)
 
Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOTĐề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Nghiên cứu vấn đề xây dựng nông thôn mới ở huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.doc
Nghiên cứu vấn đề xây dựng nông thôn mới ở huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.docNghiên cứu vấn đề xây dựng nông thôn mới ở huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.doc
Nghiên cứu vấn đề xây dựng nông thôn mới ở huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đLuận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng NamCải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng NamCải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Đồng Nai, HOT
Đề tài: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Đồng Nai, HOTĐề tài: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Đồng Nai, HOT
Đề tài: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Đồng Nai, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng NaiPhát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mớiLuận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạchlv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Luận văn: Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc KạnLuận văn: Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Luận văn: Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc (20)

Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mớiLuận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
 
Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại ...
Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại ...Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại ...
Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại ...
 
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện M'Drắk, 9đ
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện M'Drắk, 9đLuận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện M'Drắk, 9đ
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện M'Drắk, 9đ
 
Đề tài: Chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Quảng Ninh, HAYĐề tài: Chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Quảng Ninh, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xãLuận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã
 
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng NamLuận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAYLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
 
LA01.038_Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ...
LA01.038_Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ...LA01.038_Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ...
LA01.038_Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ...
 
Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOTĐề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
 
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
 
Nghiên cứu vấn đề xây dựng nông thôn mới ở huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.doc
Nghiên cứu vấn đề xây dựng nông thôn mới ở huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.docNghiên cứu vấn đề xây dựng nông thôn mới ở huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.doc
Nghiên cứu vấn đề xây dựng nông thôn mới ở huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.doc
 
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đLuận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
 
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng NamCải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
 
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng NamCải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
 
Đề tài: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Đồng Nai, HOT
Đề tài: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Đồng Nai, HOTĐề tài: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Đồng Nai, HOT
Đề tài: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Đồng Nai, HOT
 
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng NaiPhát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
 
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mớiLuận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
 
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạchlv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
 
Luận văn: Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Luận văn: Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc KạnLuận văn: Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Luận văn: Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (10)

Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 

Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐINH THỊ THANH HÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN TAM DƯ NG T NH V NH H C LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. HẠM KIM GIAO HÀ NỘI - 2017
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ luận văn của một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Vĩnh Phúc, ngày 10 tháng 11 năm 2016 Tác giả Đinh Thị Thanh Hà
  • 3. LỜI CẢM N Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ của nhiều cơ quan, đơn vị và cá nhân đã giúp tôi thực hiện hoàn thành đề tài này. Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo PGS.TS Phạm Kim Giao – thầy đã luôn quan tâm và dành nhiều thời gian hướng dẫn tôi thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện; lãnh đạo, cán bộ, công chức phòng Nông nghiệp và PTNT, các phòng, ban, cơ quan, đơn vị thuộc huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc; Đảng ủy, UBND các xã và nhân dân trên địa bàn huyện Tam Dương đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, khảo sát, thu thập thông tin phục vụ cho quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, công chức Văn phòng Điều phối Chương trình XD NTM tỉnh Vĩnh Phúc đã luôn nhiệt tình tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn quan tâm, chia sẻ, động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Trong quá trình thực hiện đề tài mặc dù đã hết sức cố gắng, tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự quan tâm góp ý của các thầy, cô và các bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Vĩnh Phúc, ngày 10 tháng 11 năm 2016 Tác giả
  • 4. Đinh Thị Thanh Hà DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Số thứ tự Từ viết tắt Nghĩa cụ thể 1 BCĐ BCĐ 2 BQL Ban Quản lý 3 MTQG Mục tiêu quốc gia 4 XD Xây dựng 5 NTM Nông thôn mới 6 KT-XH Kinh tế - Xã hội 7 CNH Công nghiệp hóa 8 HĐH Hiện đại hóa 9 PTNT Phát triển nông thôn 10 UBND Ủy ban Nhân dân
  • 5. DANH MỤC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 2.1. Dân số và lao động huyện Tam Dương năm 2010, 2014 37 Bảng 2.2. Giá trị sản xuất huyện Tam Dương giai đoạn 2010-2014 41 Bảng 2.3. Cơ cấu giá trị sản xuất huyện Tam Dương giai đoạn 2010-2014 42 Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả thành lập BCĐ và Tổ giúp việc BCĐ huyện 47 Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả thành lập BCĐ, BQL, Tổ giúp việc BCĐ xã xây dựng NTM 49 Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả thành lập Ban phát triển thôn 50 Bảng 2.7. Số lượng, chất lượng cán bộ, công chức 52 Bảng 2.8. Kết quả rà soát đánh giá thực trạng nông thôn trên địa bàn huyện (Tính đến tháng 12/2011) 57 Bảng 2.9. Sự phân công, phối hợp của các phòng, ban, ngành, cơ quan, đơn vị trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện 62 Bảng 2.10. So sánh tiêu chí đạt được khi bắt đầu xây dựng NTM và kết quả tính đến tháng 6 năm 2015 68 Bảng 2.11. Cơ cấu giá trị sản xuất của huyện giai đoạn 2010-2014 72 Bảng 2.12. Thu nhập của người dân trên địa bàn huyện giai đoạn 2010- 2014 73 DANH MỤC HÌNH Tên Hình Trang Hình 2.1. Vị trí huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc 33
  • 6. MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Lời cam đoan Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Mục lục Mở đầu Chương 1: C S KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Một số khái niệm liên quan 10 1.2. Quản lý nhà nước về xây dựng Nông thôn mới 14 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng Nông thôn mới 18 1.4. Kinh nghiệm Quản lý nhà nước về xây dựng Nông thôn mới 21 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN TAM DƯ NG, TỈNH VĨNH PHÚC 2.1. Giới thiệu tổng quát về huyện Tam Dương 32 2.2. Tổng quan một số chính sách về xây dựng nông thôn mới đang thực hiện trên địa bàn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc 45 2.3. Thực trạng Quản lý nhà nước về xây dựng NTM ở huyện Tam Dương 46 2.4. Đánh giá chung 66 2.5. Đánh giá tác động của chương trình xây dựng Nông thôn mới tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc 71 Chương 3: PHƯ NG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XD NTM TẠI HUYỆN TAM DƯ NG, TỈNH VĨNH PHÚC 3.1. Quan điểm và mục tiêu quản lý nhà nước về xây dựng Nông thôn mới của huyện Tam Dương 77 3.2. Một số giải pháp QLNN về xây dựng Nông thôn mới ở huyện Tam Dương 80 3.3.Kết luận và Kiến nghị 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC 99
  • 7. 7 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông thôn nước ta có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là tiền đề quan trọng để phát triển KTXH bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm An ninh - Quốc phòng. Chính sách phát triển Nông nghiệp luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm chú trọng ban hành để tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy kinh tế, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nông dân. Trong những năm qua, Vĩnh Phúc luôn quan tâm đặc biệt đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tỉnh đã sớm ban hành nhiều chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII nhiệm kỳ 2001-2005 đã đề ra 10 chương trình KTXH, trong đó có 4 chương trình liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông thôn, Nghị quyết 10- NQ/TU ngày 01/11/2002 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XIII) về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27/12/2006 của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về phát triển nông nghiệp, nông thôn nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006–2010, định hướng đến năm 2020. Thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Phúc, phấn đấu đến 2020 có 100 số xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn NTM và tỉnh Vĩnh Phúc là tỉnh đạt chuẩn NTM. Huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, qua 5 năm thực hiện xây dựng NTM đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: Bộ mặt nông thôn của huyện đã có nhiều đổi mới, 05/12 xã đã đạt tiêu chuẩn xã NTM; cơ sở hạ tầng thiết yếu được quan tâm đầu tư xây dựng; cứng hóa 100 đường liên xã; phổ cập giáo dục ở cấp trung học cơ sở, 85 số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt 23 triệu đồng/người/năm, t lệ hộ nghèo giảm xuống còn 3,52%. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình triển khai XD NTM tại huyện Tam Dương vẫn còn những hạn chế như: tiến độ xây dựng
  • 8. 8 NTM còn chậm, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch chậm, cơ sở hạ tầng còn chưa đồng bộ, đời sống của người dân nông thôn ở một số nơi còn khó khăn, giải quyết việc làm chưa thực sự bền vững, môi trường nông thôn tại một số nơi chưa đảm bảo, sự trông chờ lại của một bộ phận cán bộ cơ sở, dân cư khá lớn, vẫn tồn tại quan niệm “xin – cho”... Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước về xây dựng NTM t i huy n Ta Dư ng t nh Vĩnh h c làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Đề tài nghiên cứu về quản lý nhà nước về xây dựng NTM đã được đề cập từ thể chế, chính sách, thực tiễn quản lý và bài học kinh nghiệm. Trong đó có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu: - “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới – quá khứ và hiện tại” của tác giả Nguyễn Văn Bích, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2000. Cuốn sách này tác giả đã phân tích những thay đổi cơ bản trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp và đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn Việt Nam sau hơn hai mươi năm đổi mới; - “Xây dựng NTM những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Vũ Văn Phúc chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2012. Công trình là tập hợp các bài viết của các nhà khoa học, lãnh đạo các cơ quan trung ương, địa phương, các ngành, các cấp về XD NTM, thực tiễn và kết quả bước dầu trong XD NTM ở một số địa phương, đặc biệt là một số địa phương làm thí điểm XD NTM. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 M c đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tiến hành thực hiện đánh giá thực trạng quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện chương trình Mục tiêu Quốc gia XD NTM, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nh m nâng cao hiệu quả công tác QLNN về XD NTM tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
  • 9. 9 3.2. Nhiệm v nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: - Trình bày những vấn đề lý luận chung về xây dựng NTM; - Đánh giá thực trạng tình hình XD NTM tại huyện Tam Dương; - Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nh m nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về XD NTM ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Việc triển khai các chính sách về XD NTM và hiệu quả của nó trong thực tiễn ở huyện Tam Dương (tỉnh Vĩnh Phúc). 4.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát việc XD NTM tại huyện Tam Dương (tỉnh Vĩnh Phúc) giai đoạn 2011-2015. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: Điều tra, khảo sát thu thập số liệu; Xử lý và phân tích số liệu; Phương pháp so sánh; Phương pháp thống kê …nh m làm sáng tỏ vấn đề và trình bày luận văn một cách khoa học. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn góp phần làm rõ những khía cạnh lý luận trong quá trình XD NTM và hiệu quả của nó trong thực tiễn; đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác QLNN trong quá trình thực hiện Chương trình MTQG XD NTM tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu và làm tài liệu tham khảo để tuyên truyền trong quá trình XD NTM trong thời gian tiếp theo. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn có 3 chương chính: Chư ng 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về xây dựng Nông thôn mới.
  • 10. 10 Chư ng 2: Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng Nông thôn mới tại Huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc. Chư ng 3: Phương hướng và một số giải pháp quản lý nhà nước về xây dựng Nông thôn mới tại huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc.
  • 11. 11 Chư ng 1 C SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Một số khái niệm liên quan 1 1 1 Một số khái niệm 1.1.1.1. Nông thôn Khái niệm “Nông thôn” thường đồng nghĩa với làng, xóm, thôn…Trong tâm thức người Việt, đó là một môi trường kinh tế sản xuất với nghề trồng lúa nước cổ truyền, không gian sinh tồn, không gian xã hội và cảnh quan văn hoá xây đắp nên nền tảng tinh thần, tạo thành lối sống, cốt cách và bản lĩnh của người Việt. Nông thôn được xác định là tổng hợp của các làng, nói cách khác thì Làng Việt là đơn vị cơ bản của nông thôn Việt Nam. Theo truyền thống và thực tế hiện nay, Nông thôn là nơi sinh sống của những người chủ yếu sống b ng nghề nông, đất đai là tư liệu sản xuất chính, một số ít sống b ng nghề nghiệp phi nông nghiệp, phương thức sản xuất nhỏ lẻ và có đặc thù cơ bản là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu kinh tế của khu vực nông thôn. Nông thôn đa dạng về điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái bao gồm tài nguyên đất, nước, khoáng sản, động thực vật... Cư dân nông thôn có mối quan hệ về gia tộc, gia đình khá chặt chẽ. Ngoài ra nông thôn còn là nơi lưu giữ và bảo tồn di sản văn hóa của Quốc gia, của dân tộc như các phong t c tập quán cổ truyền về đời sống, sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề truyền thống, các lễ hội, các di tích lịch sử, văn hóa, các danh lam thắng cảnh. Hiện nay, vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về nông thôn. Khi nói đến khái niệm về nông thôn, người ta thường so sánh nông thôn với thành thị. Có nhiều chỉ tiêu so sánh như dùng chỉ tiêu mật độ dân số, số lượng dân cư, mức độ phát triển cơ sở hạ tầng, chỉ tiêu phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp, phát triển ngành nghề kinh tế … Theo Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông
  • 12. 12 nghiệp và Phát triển nông thôn v/v hướng dẫn Bộ tiêu chí Quốc gia về XD NTM thì “nông thôn là phần lãnh thổ được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã”. Theo TS. Mai Thanh Cúc và cộng sự (2005) cho r ng“nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân Tập hợp cư dân này tham gia vào hoạt động kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường trong một thể chế nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác” [8, tr.11]. Ta có thể thấy khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển Kinh tế - Xã hội. Như vậy, nông thôn là vùng sinh sống của các cộng đồng dân cư, trong đó đa số là nông dân. Tập hợp cư dân này cùng tham gia vào hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và mang tính cộng đồng cao. 1.1.1.2. Nông thôn mới Hiện cũng chưa có một khái niệm đầy đủ về NTM, đã có một số diễn giải và phân tích về khái niệm thế nào là NTM, như theo ông Hồ Xuân Hùng “NTM trước tiên nó phải là nông thôn, không phải là thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay, có thể khái quát gọn theo năm nội dung cơ bản sau: (i) làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; (ii) sản xuất phải phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hoá; (iii) đời sống về vật chất và tinh thần của dân nông thôn ngày càng được nâng cao; (iv) bản sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn và phát triển; (v) xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ”. [10, tr.2]. Theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đưa ra mục tiêu: “XD NTM có kết cấu hạ tầng KT-XHhiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch v , đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”. Như vậy, có thể hiểu NTM là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa
  • 13. 13 nông thôn và thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ NTM. NTM có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội. 1.1.1.3. Xây dựng Nông thôn mới XD NTM là cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng làng, xã của mình khang trang, sạch đẹp; sản xuất phát triển toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) và đời sống của người dân được nâng cao; nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. XD NTM là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, là nguyện vọng thiết tha bao đời của giai cấp nông dân, đồng thời là quy luật tất yếu của sự nghiệp phát triển đất nước. NTM không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. XD NTM vừa là mục tiêu, yêu cầu của sự phát triển bền vững, vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt trong sự nghiệp cách mạng mang tính nhân văn sâu sắc. XD NTM giúp cho nông dân có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tương lai và trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh. 1.1.2. Nguyên tắc Xây dựng Nông thôn mới Nội dung XD NTM hướng tới thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia được quy định tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009, Quyết định 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ. XD NTM theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy
  • 14. 14 chuẩn xã đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện. Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai ở nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư. Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy hoạch và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch (trên cơ sở các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật do các Bộ chuyên ngành ban hành) Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện; hình thành cuộc vận động “Toàn dân XD NTM” do Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc XD NTM. 1.1.3 Các bước thực hiện Theo Thông tư số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thì XD NTM có 7 bước, gồm: Bước 1: Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện; Bước 2: Tổ chức thông tin, tuyên truyền về thực hiện Chương trình xây dựng NTM (được thực hiện trong suốt quá trình triển khai thực hiện); Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia NTM; Bước 4: Xây dựng quy hoạch NTM của xã; Bước 5: Lập, phê duyệt đề án XD NTM của xã; Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án;
  • 15. 15 Bước 7: Giám sát, đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện chương trình. 1.2. Quản lý nhà nước về xây dựng Nông thôn mới 1 2 1 Xây dựng Nông thôn mới và vai trò của mô hình Nông thôn mới trong phát triển KTXH 1 2 1 1 Về xây dựng Nông thôn mới Việc xây dựng NTM nh m phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế của quê hương, đất nước trong giai đoạn mới. Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế: Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước … còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm. Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, t lệ hộ nghèo cao, chênh lệnh giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp và nông thôn còn lạc hậu và đời sống nhân dân còn thấp và “XD NTM là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp CNH, HĐH quê hương, đất nước; đồng thời góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân sinh sống ở địa bàn nông thôn”. Vì vậy, ta có thể hiểu XD NTM là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. 1.2.1.2. Vai trò của mô hình NTM trong phát triển KTXH - Về kinh tế: Nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, hướng đến thị trường và giao lưu, hội nhập. Để đạt được điều đó, kết cấu hạ tầng của nông thôn phải hiện đại, tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất giao lưu buôn bán. Thúc đẩy nông nghiệp,
  • 16. 16 nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi người tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, điều chỉnh, giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. Hình thức sở hữu đa dạng, trong đó chú ý xây dựng mới các hợp tác xã theo mô hình kinh doanh đa ngành. Hỗ trợ các hợp tác xã ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với các phương án sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề ở nông thôn. - Về chính trị: Phát huy dân chủ với tinh thần thượng tôn pháp luật, gắn lệ làng, hương ước với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp lý, tôn trọng k cương phép nước, phát huy tính tự chủ của làng xã. Phát huy tối đa quy chế dân chủ ở cơ sở, tôn trọng hoạt động của các đoàn thể, các tổ chức hiệp hội vì lợi ích cộng đồng, nh m huy động tổng lực vào xây dựng NTM. - Về văn hóa xã hội: Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. - Về con người: Xây dựng hình mẫu người nông dân sản xuất hàng hóa khá giả, giàu có, kết tinh các tư cách: công dân, thể nhân, dân của làng, người con của các dòng họ, gia đình. - Về môi trường: Xây dựng, củng cố, bảo vệ môi trường, sinh thái. Bảo vệ rừng đầu nguồn, chống ô nhiễm nguồn nước, môi trường không khí và chất thải từ các KCN để nông thôn phát triển bền vững. Các nội dung trên trong cấu trúc mô hình NTM có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều hành quá trình hoạch định và thực thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện, động viên tinh thần. Nhân dân tự nguyện tham gia, chủ động trong thực thi chính sách. Trên tinh thần đó, các chính sách KTXH sẽ tạo hiệu ứng tổng thể nh m xây dựng mô hình NTM. 1 2 2 Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng Nông thôn mới 1 2 2 1 Quản lý nhà nước về xây dựng Nông thôn mới Quản lý nhà nước về XD NTM là hoạt động tổ chức, điều hành của cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương nh m thực hiện mục tiêu XD NTM; là tập
  • 17. 17 hợp tất cả các hoạt động của các cơ quan nhà nước tác động vào khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn nh m hướng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế và dảm bảo cho cuộc sống của người dân ngày càng tốt đẹp hơn. Công tác quản lý nhà nước trong quá trình XD NTM phải xác định là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong XD NTM cùng tham gia chung sức thực hiện từ khâu lập đề án, quy hoạch, kiểm tra, giám sát đến triển khai, tham gia và hưởng thụ. Để thực hiện được mục tiêu trên đòi hỏi phải kiên trì, trong thời gian dài với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, phát huy cao độ vai trò của người dân và các cấp chính quyền địa phương, nhất là cấp xã thôn. Hệ thống chính trị ở cơ sở phải thường xuyên được củng cố, hiệu quả hoạt động ngày càng được nâng lên; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, sức mạnh tổng hợp của quần chúng ngày càng phát huy, an ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững ổn định. 1 2 2 2 Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng Nông thôn mới XD NTM không phải là đề án đầu tư của Nhà nước mà là việc người dân cần làm để cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần. Chính vì vậy xét trên khía cạnh tổng thể, quản lý nhà nước trong XD NTM tập trung vào một số nội dung sau: - Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về XD NTM: Được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 do Bộ Nội vụ và Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của UBND cấp xã về nông nghiệp & PTNT. Theo đó, chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan chuyên môn được quy định rõ trong việc phối hợp xây dựng NTM. Thành lập BCĐ XD NTM ở cấp địa phương để tuyên truyền quản lý cũng như chỉ đạo hướng dẫn việc thực hiện chương trình. Mỗi huyện
  • 18. 18 đều thành lập Văn phòng điều phối XD NTM để quản lý chuyên biệt về XD NTM trên từng địa bàn. - Quy hoạch, thực hiện quy hoạch và ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai: Quy hoạch là bố trí, sắp xếp địa điểm, diện tích sử dụng các khu chức năng trên địa bàn xã: khu phát triển dân cư; hạ tầng KTXH, các khu sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ … theo chuẩn NTM theo Thông tư hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Để có mô hình NTM mang tính kế thừa và bổ sung, phát triển mới theo hướng CNH, HĐH, vấn đề quy hoạch được đặt lên hàng đầu, trở thành tiêu chí đầu tiên. Nếu quy hoạch không đi trước một bước và không có chất lượng thì XD NTM sẽ gặp khó khăn và không đi đến đích, từ đó vấn đề quy hoạch NTM là khâu quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong vấn đề XD NTM. Tiêu chí quy hoạch thể hiện tính hợp lý trong sắp xếp, bố trí các khu vực nông thôn, dảm bảo kết cấu hạ tầng nông thôn được bền vững. Việc quy hoạch bao gồm: quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, quy hoạch phát triển hạ tầng KTXH, môi trường; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã. - Công tác triền khai và tổ chức thực hiện: Triền khai và tổ chức thực hiện XD NTM là hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia ban hành theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư, nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chinh sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng dân cư ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện. - Quản lý và sử dụng các nguồn lực: Nguồn lực thực hiện XD NTM được hiểu là các hình thức vốn tự nhiên, vật chất, b ng tiền vốn, nhân lực, vật lực mà xã hội có được từ các nguồn khác nhau như: ngân sách trung ương và địa phương, đầu tư của tổ chức và cá nhân trong cộng đồng. Vì vậy huy động các nguồn lực là giải
  • 19. 19 pháp để khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực cho xây dựng NTM một cách có lợi nhất cho nhân dân và địa phương. - Công tác quản lý về phát triển kinh tế: Đây là mục tiêu cơ bản trong XD NTM. Kinh tế phát triển sẽ giúp người dân có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, Quản lý về phát triển kinh tế bao gồm: thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng mô hình sản xuất mới hiệu quả, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân … - Công tác quản lý việc phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu: Hạ tầng KTXH là các công trình được xây dựng để phục vụ cộng đồng có ý nghĩa kinh tế và xã hội nh m nâng cao đời sống cộng đồng của địa phương. Phát triển hạ tầng KTXH nông thôn có vai trò quan trọng trong phát triển KTXH ở nông thôn bởi khi một khu vực nông thôn có phát triển về hạ tầng kinh tế như có nhiều khu sản xuất tập trung, đường giao thông thuận tiện cho thông thương, có các cơ sở y tế, văn hóa, giáo dục … thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. - Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát: Thông qua thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước, uốn nắn các sai lầm, lệch lạc, đồng thời tổng kết các kinh nghiệm hay, cách làm mới trong XD NTM để triển khai, áp dụng rộng rãi trong thực tiễn XD NTM. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về XD Nông thôn mới 1 3 1 Cơ chế, chính sách của Nhà nước Với vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông thôn trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng ban hành và đổi mới nhiều chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông thôn trên tất cả các khâu từ sản xuất, tiêu thụ, quy hoạch, hỗ trợ vốn… để tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nông dân. Cụ thể hóa các chủ trương của Đảng b ng các cơ chế, chính sách cụ thể của Nhà nước trong XD NTM như là các chính sách về đất đai, chính sách về vốn,
  • 20. 20 chính sách về thuế, chính sách về đào tạo nghề, việc làm, chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp… Để thực hiện thành công chương trình XD NTM Nhà nước ban hành các chính sách phải đồng bộ, chặt chẽ, cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn cũng như tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân và người dân được tiếp cận và hưởng lợi từ các chính sách trong quá trình tham gia XD NTM. 1 3 2 Đội ng cán bộ làm công tác xây dựng NTM các cấp Với quan điểm con người vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho r ng, một khi đã có đường lối cách mạng đúng thì cán bộ là khâu quyết định “Muốn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ để hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng. Không chỉ vậy, số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của chương trình XD NTM bởi công tác này liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, thời gian thực hiện dài, tính chất công việc phức tạp đòi hỏi người cán bộ phải có trình độ, năng lực, thực sự tâm huyết với công việc. Do vậy, để xây dựng được đội ngũ cán bộ có chuyên môn, năng lực, tâm huyết với công tác XD NTM thì cần phải luôn quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ ở các cấp, các ngành để tham gia công tác XD NTM. 1 3 3 Nhận thức của người dân Với vai trò chủ thể trong XD NTM, sự tham gia của người dân có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của chương trình XD NTM, phát huy quyền làm chủ của nhân dân với phương châm thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, và dân th hưởng”. Không thể có NTM nếu không đặt cao vai trò chủ thể của người dân và người dân không nhiệt tình, tâm huyết cùng với Đảng và Nhà nước trong XD NTM.
  • 21. 21 Vì vậy, các cấp chính quyền, các ngành phải luôn quan tâm thực hiện tốt công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của chương trình XD NTM, thực hiện kiên trì, thường xuyên, liên tục và b ng nhiều phương pháp nh m nâng cao nhận thức, vận động, tạo động lực thúc đẩy người dân tích cực tham gia XD NTM. 1 3 Ngu n vốn thực hiện chương trình XD NTM là thực hiện xây dựng nông thôn theo 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, trong đó có nhiều nội dung đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn để thực hiện như vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, chỉnh trang khu dân cư…. Vì vậy, để thực hiện thành công chương trình XD NTM thì cần phải huy động đủ vốn để phục vụ cho tổ chức thực hiện chương trình. Theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ, vốn và nguồn vốn thực hiện chương trình NTM, gồm: ngân sách chiếm t trọng lớn nhất (khoảng 40 ), tiếp đến là vốn tín dụng (khoảng 30 ), vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác (khoảng 20 ) và huy động đóng góp của cộng đồng dân cư (khoảng 10%). Ngoài nguồn vốn từ ngân sách và từ đóng góp của nhân dân thì nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Thực trạng hiện nay do sản xuất nông nghiệp có nhiều rủi ro, đầu tư lớn mà hiệu quả thất nên các doanh nghiệp ít quan tâm đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, do vậy để đảm bảo có đủ nguồn lực XD NTM Chính phủ cần phải có chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh việc huy động các vốn thì việc quản lý nguồn vốn cũng hết sức quan trọng để đảm bảo cho việc sử dụng hiệu quả vốn phục vụ cho chương trình XD NTM. 1 3 5 Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội Kết cấu hạ tầng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của một quốc gia, hay một địa phương, tạo động lực cho sự phát triển. Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao
  • 22. 22 năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Ngược lại, một hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển là một trở lực lớn đối với sự phát triển. Vì vậy, kết cấu hạ tầng KT-XH có vai trò quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự thành công trong chương trình XD NTM. 1 3 6 Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến XD NTM bởi các nhân tố như điều kiện về đất đai, thời tiết, khí hậu, nguồn nước, tài nguyên rừng, biển, khoáng sản … Những yếu tố này ảnh tác động cả tiêu cực lẫn tích cực đến XD NTM. Điều kiện tự nhiên tác động tích cực khi nó là nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội như đất đai màu mỡ, tài nguyên nước phong phú thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), tài nguyên rừng, khoáng sản phong phú thuận lợi cho phát triển du lịch, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp… Bên cạnh đó thì khí hậu, thời tiết bất thường ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, đời sống người dân và phát triển kinh tế xã hội như hạn hán, bão, lụt… 1.4. Kinh nghiệm Quản lý nhà nước về xây dựng Nông thôn mới 1 1 Kinh nghiệm Quản lý nhà nước về xây dựng NTM ở một số nước trên thế giới 1.4.1.1. Trung Quốc Trung Quốc là quốc gia n m tại Đông Á, diện tích tự nhiên 9.596.961 km , dân số 1.350.695.000 người (2012), mật độ dân số 144 người/km (2012), GDP bình quân đầu người 12.893 USD (2014). Sau 30 năm đổi mới Trung Quốc đã có những bước phát triển vượt bậc. Nông nghiệp nông thôn Trung Quốc cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ b ng chính sách Tam nông. Xuất phát từ một nước nông nghiệp, đại bộ phận người lao động tại Trung Quốc sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên cải cách kinh tế ở nông thôn là một khâu đột phá quan trọng trong cuộc cải cách kinh tế ở Trung Quốc. Từ đầu những năm 80 của thế k 20, Trung Quốc đã chọn hướng phát triển mô hình NTM đặc biệt tại các vùng ven đô với tên gọi “Đô thị làng quê”. B ng cách phát huy nội lực để cải tạo hạ tầng sống và hạ tầng sản xuất ở nông thôn hướng đến gắn kết và trở thành
  • 23. 23 một bộ phận hữu cơ với đô thị, mô hình này thực sự hữu hiệu tại các làng ven đô và cũng có thể là một bài học tốt cho trường hợp ở Việt Nam. Trung Quốc đã giành được những thành tựu to lớn và toàn diện: an ninh lương thực cho hơn 1,3 tỉ dân được bảo đảm; sản lượng lương thực tăng từ 304,7 triệu tấn năm 1978 lên 501,5 triệu tấn năm 2007; số người nghèo đói nông thôn giảm từ 250 triệu người năm 1978 xuống 14,9 triệu người năm 2007; đời sống của cư dân nông thôn được cải thiện rõ rệt, thu nhập của nông dân cũng tăng từ 133,6 NDT năm 1978 lên lên 4761 NDT năm 2008. Cải cách nông thôn đã góp phần to lớn, tạo cơ sở cho tiến trình xây dựng nông thôn xã hội chủ nghĩa giai đoạn mới tiếp tục đạt được những thành tựu mới. Từ quá trình cải cách và phát triển nông thôn ở Trung Quốc có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đáng chú ý như sau: - Một là, không ngừng nâng cao nhận thức về vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân, đặc biệt là vấn đề nông dân, đặt vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quy hoạch tổng thể quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội. Thường xuyên rà soát các chính sách, quán triệt thực hiện nghiêm túc các biện pháp, quyết không buông lỏng giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. - Hai là, phối hợp các nguồn lực giải phóng và phát triển sức sản xuất nông thôn, thực hiện chế độ khoán, thúc đẩy ngành nghề hóa nông nghiệp để giải phóng và phát triển sức sản xuất xã hội. Phát huy ưu thế của mỗi địa phương, kết hợp nguồn lực vùng miền, gắn phát triển KT-XHnông thôn với tiến trình xây dựng hiện đại hoá đất nước. - Ba là, phối hợp công nghiệp - nông nghiệp, thành thị - nông thôn, giải quyết và xoá bỏ dần sự phân cách giữa thành thị và nông thôn, xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa công nghiệp và nông nghiệp, chú trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ xã hội. Chế định các chính sách phát triển hài hoà, phối hợp giữa thành thị và nông thôn, công nghiệp và nông nghiệp; xoá bỏ các chính sách kỳ thị nông dân, nông thôn.
  • 24. 24 Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, Trung Quốc tập trung giải quyết các vấn đề xã hội cơ bản như xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm; đẩy mạnh giáo dục nông thôn, thực hiện giáo dục nghĩa vụ 9 năm, coi đẩy mạnh giáo dục là khâu quan trọng trong nâng cao tố chất cư dân, chuyển dịch lao động; đẩy mạnh ứng dụng các thành quả khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, cải tạo giống cây trồng, vật nuôi, phổ biến tri thức kỹ thuật và thông tin thị trường cho nông dân. Đặc biệt là tìm mọi cách nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn, giải quyết lao động dôi dư ở nông thôn. - Bốn là, giải quyết kịp thời những khúc mắc của nông dân, xây dựng người nông dân kiểu mới. Phát huy vai trò tích cực của chính quyền các cấp địa phương trong đẩy mạnh phát triển KT-XHnông thôn. Quy phạm và phát huy vai trò của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội. Đồng thời, phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp trong xây dựng thôn làng giàu mạnh và văn minh. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp thu các thành quả của văn minh nhân loại. Nắm vững và ứng phó kịp thời với những biến động thị trường nông sản quốc tế. 1.4 1 2 Hàn Quốc Hàn Quốc là một quốc gia thuộc Đông Á, n m ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên, diện tích tự nhiên 100.140 km2, dân số 48,860 triệu người, (2012) mật độ dân số 500 người/km . Từ những năm 1950, Hàn Quốc là một trong các quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Tuy nhiên, từ xuất phát điểm cực thấp trong đống tro tàn của cuộc chiến tranh Triều Tiên, Hàn Quốc đã vươn lên mạnh mẽ về kinh tế, hiện nay, Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ ba Châu Á và thứ 13 trên thế giới, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người là 24.329 USD (2013). Nói đến thành công của Hàn Quốc không chỉ các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ mà có sự đóng góp quan trọng của nông nghiệp mà phải kể đến đó là phong trào Saemaul hay phong trào Làng mới. Cuối thập niên 60 thế k XX, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc chỉ có 85 USD; phần lớn người dân không đủ ăn; 80 dân nông thôn không có điện
  • 25. 25 thắp sáng và phải dùng đèn dầu, sống trong những căn nhà lợp b ng lá. Là nước nông nghiệp trong khi lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thường xuyên. Phong trào Làng mới (SU) ra đời với 3 tiêu chí: cần cù (chăm chỉ), tự lực vượt khó, và, hợp tác (hiệp lực cộng đồng). Năm 1970, sau những dự án thí điểm đầu tư cho nông thôn có hiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức phát động phong trào SU và được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ. Họ thi đua cải tạo nhà mái lá b ng mái ngói, đường giao thông trong làng, xã được mở rộng, nâng cấp; các công trình phúc lợi công cộng được đầu tư xây dựng. Phương thức canh tác được đổi mới, chẳng hạn, áp dụng canh tác tổng hợp với nhiều mặt hàng mũi nhọn như nấm và cây thuốc lá để tăng giá trị xuất khẩu. Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn, tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho nông dân. Bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu. Chỉ sau 8 năm, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản được hoàn thành. Nhờ phát triển giao thông nông thôn nên các hộ có điều kiện mua sắm phương tiện sản xuất. Từ đó, tạo phong trào cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng công nghệ cao, giống mới lai tạo đột biến, công nghệ nhà lưới, nhà kính trồng rau, hoa quả đã thúc đẩy năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng nhanh. Năm 1979, Hàn Quốc đã có 98 số làng tự chủ về kinh tế. Phong trào SU của Hàn Quốc đã biến đổi cộng đồng vùng nông thôn cũ thành cộng đồng NTM ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Khu vực nông thôn trở thành xã hội năng động có khả năng tự tích lũy, tự đầu tư và tự phát triển. Phong trào SU, với mức đầu tư không lớn, đã góp phần đưa Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở nên giàu có. Từ kết quả đạt được của phong trào àng mới Saemaul) của àn Quốc có thể tổng kết thành 6 bài học lớn như sau: Thứ nhất, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn - phương châm là nhân dân quyết định và làm mọi việc, “nhà nước bỏ ra 1 vật tư, nhân dân bỏ ra 5-10 công sức và tiền của”. Dân quyết định loại công trình, dự án nào cần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết định thiết kế và chỉ đạo thi
  • 26. 26 công, nghiệm thu công trình. Sự trợ giúp này chính là chất xúc tác thúc đẩy phong trào NTM, dân làng tự quyết định mức đóng góp đất, ngày công cho các dự án. Thứ hai, phát triển sản xuất để tăng thu nhập. Khi kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất được xây dựng, các cơ quan, đơn vị chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giống mới, khoa học công nghệ giúp nông dân tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, xây dựng vùng chuyên canh hàng hóa. Chính phủ xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn để chế biến và tiêu thụ nông sản cũng như có chính sách tín dụng nông thôn, cho vay thúc đẩy sản xuất. Thứ ba, đào tạo cán bộ phục vụ phát triển nông thôn Hàn Quốc, xác định nhân tố quan trọng nhất để phát triển phong trào Làng mới (SU) là đội ngũ cán bộ cơ sở theo tinh thần tự nguyện và do dân bầu. Hàn Quốc đã xây dựng 3 trung tâm đào tạo quốc gia và mạng lưới trường nghiệp vụ của các ngành ở địa phương. Nhà nước đài thọ, mở các lớp học trong thời gian từ 1-2 tuần để trang bị đủ kiến thức thiết thực như kỹ năng lãnh đạo cơ bản, quản lý dự án, phát triển cộng đồng. Thứ tư, phát huy dân chủ để phát triển nông thôn. Hàn Quốc thành lập hội đồng phát triển xã, quyết định sử dụng trợ giúp của chính phủ trên cơ sở công khai, dân chủ, bàn bạc để triển khai các dự án theo mức độ cần thiết của địa phương. Thành công ở Hàn Quốc là xã hội hóa các nguồn hỗ trợ để dân tự quyết định lựa chọn dự án, phương thức đóng góp, giám sát công trình. Thứ năm, phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng, Hàn Quốc đã thiết lập lại các HTX kiểu mới phục vụ trực tiếp nhu cầu của dân, cán bộ HTX do dân bầu chọn. Phong trào SU là bước ngoặt đối với sự phát triển của HTX, hoạt động đa dạng, hiệu quả trong dịch vụ tín dụng, cung cấp đầu vào cho sản xuất, tiếp thị nông sản, bảo hiểm nông thôn và các dịch vụ khác. Thứ sáu, phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường b ng sức mạnh toàn dân. Chính phủ quy hoạch, xác định chủng loại cây rừng phù hợp, hỗ trợ giống, tập huấn kỹ thuật chăm sóc vườn ươm và trồng rừng để hướng dẫn và yêu cầu tất cả chủ đất trên vùng núi trọc đều phải trồng rừng, bảo vệ rừng.
  • 27. 27 1.4.2. Kinh nghiệm Quản lý nhà nước về xây dựng NTM ở một số địa phương trong nước 1.4.2.1. Xây dựng Nông thôn mới t nh Thái Bình Triển khai chương trình xây dựng NTM, những năm qua, Thái Bình đã tích cực huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình này. Điểm đáng chú ý, khi triển khai chương trình, địa phương đã coi thúc đẩy sản xuất phát triển là bước đột phá. Thực tiễn cho thấy, chương trình xây dựng NTM ở Thái Bình đã thực sự trở thành phong trào thi đua rộng khắp trong toàn tỉnh và đã đạt nhiều kết quả rất tích cực. Đến hết năm 2014, có 85 xã (32,2 ) đạt chuẩn NTM (14 xã năm 2013, 71 xã năm 2014), vượt chỉ tiêu và hoàn thành sớm trước 1 năm xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015. Dự kiến đến cuối năm 2015, Thái Bình có 135 xã (51,1 ) đạt chuẩn NTM; 129 xã đạt từ 13 - 18 tiêu chí. Mục tiêu của Thái Bình đang đặt ra là phấn đấu đến năm 2020 Thái Bình cơ bản trở thành tỉnh có nền nông nghiệp, công nghiệp hiện đại. Tính đến hết tháng 12/2014, toàn tỉnh đã có 100 số xã được phê duyệt quy hoạch chung xây dựng NTM, quy hoạch chi tiết hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng và quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã; 100 các xã đã hoàn thành lập đề án xây dựng NTM và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; 99,6 số xã hoàn thành dồn điền, đổi thửa (bình quân mỗi hộ 1,79 thửa ruộng, giảm 1,88 thửa). Hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn với 143 cánh đồng mẫu trên diện tích 6.072 ha, trong đó có 115 cánh đồng mẫu có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp với diện tích 4.808 ha. Toàn tỉnh đã có 99 xã tiến hành quy hoạch 137 khu chăn nuôi tập trung với tổng diện tích 1.964 ha. Địa phương cũng đã xây dựng được 690 trang trại chăn nuôi, trong đó có 69 trang trại chăn nuôi quy mô lớn (tăng 37 trang trại so với năm 2010). Để thúc đẩy sản xuất, các địa phương trong tỉnh đã tích cực cơ giới hóa sản xuất. Toàn tỉnh đã thực hiện hỗ trợ cho 1.086 máy gặt đập liên hoàn, 630 máy làm đất đa năng, 29 máy cấy, 1.650 công cụ sạ hàng và 20 kho lạnh, với tổng số tiền đã
  • 28. 28 hỗ trợ trên 153 t đồng, thực hiện cơ giới hóa 100 khâu làm đất, 50 khâu thu hoạch và đang tích cực đẩy mạnh cơ giới hóa trong khâu gieo cấy. Hệ thống bờ vùng, bờ thửa, kênh mương, đường giao thông nội đồng, giao thông nông thôn, lưới điện, trạm bơm, cống đập, chợ, trường học, nhà văn hóa, khu thể thao, trạm y tế, trạm cấp nước sạch, bãi xử lý rác thải... được tập trung đầu tư xây dựng theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM. nhiều xã, nhân dân đã góp hàng vạn ngày công, hàng chục t đồng, tự nguyện hiến hàng chục ha đất nông nghiệp, hàng nghìn mét vuông đất thổ cư, tự phá dỡ hàng nghìn mét tường cổng, dậu, hàng trăm mét vuông công trình phụ và nhà ở để mở rộng đường trục thôn, đường trong khu dân cư và xây dựng kênh mương, đường giao thông nội đồng. Phong trào chung tay, góp sức xây dựng NTM đã và đang lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân trong và ngoài địa phương tham gia, ủng hộ. Tuỳ theo tình hình, đặc điểm của từng địa phương, khu dân cư mà nhân dân có những cách làm sáng tạo. Trong thôn, trong xã thì không vượt quá sức dân; ngoài xã thì không phân biệt người giàu hay nghèo, người góp nhiều hay góp ít; tất cả toàn dân đoàn kết chung tay xây dựng NTM. Có thể thấy, cùng với nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và các Chương trình mục tiêu của Trung ương, Thái Bình đã huy động các nguồn khác hợp pháp để xây dựng NTM, tổng nguồn lực huy động để xây dựng NTM trong năm 2014 (bao gồm cả b ng tiền, ngày công, hiến đất, tài sản, hiện vật quy ra tiền) là 6.323 t đồng chiếm 83,6 so với tổng nguồn lực trong 5 năm từ 2010 - 2014. Những kết quả trên cho thấy, xây dựng NTM đã trở thành phong trào sâu rộng, sôi nổi, hiệu quả đều khắp trong toàn tỉnh, huy động tốt nội lực và sức sáng tạo trong nhân dân. Trong 4 năm đã huy động gần 8.000 t đồng, nhân dân các địa phương tự nguyện hiến gần 2.000 ha đất để xây dựng kết cấu hạ tầng NTM. Kết cấu hạ tầng KT-XHtiếp tục được quan tâm đầu tư; một số công trình, dự án trọng điểm đã hoàn thành đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả cao. 1.4.2.2. Xây dựng Nông thôn mới ở huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng
  • 29. 29 Là huyện nông thôn duy nhất nhưng Hòa Vang chiếm tới hơn 70 diện tích và hơn 20 dân số của TP Đà Nẵng, có 4/11 xã là xã miền núi nên việc xây dựng nông thôn mới không dễ dàng như các địa phương khác. Từ nhiều năm nay lãnh đạo TP Đà Nẵng thực sự muốn có sự đổi thay, đánh thức tiềm năng ở vùng đất cách mạng Hòa Vang. Song, TP Đà Nẵng còn phải tập trung nguồn lực cần đầu tư phát triển trước tiên là công nghiệp, du lịch, dịch vụ mới tạo ra nguồn thu lớn; sau đó, mới có thể tính đến chuyện phát triển vùng nông thôn. Chính vì vậy, xây dựng nông thôn mới được tiến hành cũng đúng lúc nguồn lực thành phố đã có sự tích lũy cần thiết nên có thể ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư như: Ngân sách thành phố hỗ trợ 80 , ngân sách huyện hỗ trợ 20 để đầu tư xây dựng đường thôn xóm, kiệt, hẻm và giao thông trục chính nội đồng; ngân sách thành phố hỗ trợ không quá 500 triệu đồng/công trình/thôn để xây dựng mới nhà văn hóa; ngân sách thành phố hỗ trợ 50 chi phí mua con giống lần đầu... Qua 5 năm (2011-2015), thành phố đã huy động 2.411 t đồng để đầu tư xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, thành phố cũng tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ thực hiện xây dựng nông thôn mới; ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi đối với các đối tượng thu hút nguồn nhân lực để bố trí công tác tại các xã thuộc huyện Hòa Vang... Các Sở, ngành tùy theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình đều tích cực tham gia giúp người dân xây dựng nông thôn mới. Trong đó, đóng góp của Bộ CHQS TP Đà Nẵng rất đáng kể khi đã huy động 4.272 lượt cán bộ, chiến sĩ với 37.295 ngày công, xây dựng được 32.728m đường bê tông, nạo vét 1.320m kênh mương... Riêng trong 2 năm (2014-2015), thực hiện chủ trương của Bộ tư lệnh Quân khu 5 về chọn mô hình điểm tham gia xây dựng nông thôn mới, Bộ CHQS TP Đà Nẵng đã đăng ký với UBND huyện Hòa Vang chọn xã miền núi Hòa Bắc hoàn thành thêm 3 tiêu chí nông thôn mới: Tiêu chí giao thông, tiêu chí nhà ở, tiêu chí hộ nghèo và giúp địa phương tiếp tục giữ vững 2 tiêu chí: Tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị; tiêu chí an ninh, trật tự xã hội. Qua việc tham gia xây dựng nông thôn
  • 30. 30 mới, hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân ngày càng được tô thắm, tăng thêm tình cảm quân dân gắn bó. Bên cạnh huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc giúp dân xây dựng nông thôn mới hiệu quả, chính sự chủ động của người dân huyện Hòa Vang đã giúp bộ mặt vùng quê cách mạng đổi thay. Người dân Hòa Vang ý thức xây dựng nông thôn mới là “cơ hội vàng” để cuộc sống của gia đình và làng xóm tốt đẹp hơn nên không ngần ngại hiến đất làm đường, đóng góp ngày công, tiền mặt... Tùy theo khả năng, điều kiện của từng gia đình, các hộ dân và cá nhân đã chủ động tìm ra ngành, nghề phù hợp tăng thu nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới. Người dân sau khi đã chủ động tìm ra mô hình sản xuất phù hợp, chính quyền xã tiếp tục song hành với người dân trong quá trình sản xuất. Hiện nay trên địa bàn xã Hòa Phong có mô hình trang trại nuôi vịt trời, nuôi gà Ai Cập kết hợp với du lịch sinh thái được thành phố đánh giá cao”. Không chỉ có tổ chức sản xuất, để đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới sớm hơn so với dự kiến, bài học kinh nghiệm của TP Đà Nẵng là phải đặt người dân là chủ thể, biết khơi gợi sức dân dựa trên sự minh bạch trong thực hiện chủ trương, chính sách. 1.4 3 Một số kinh nghiệm rút ra cho xây dựng Nông thôn mới đối với huyện Tam ương, t nh Vĩnh Phúc Một là, Cần làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức trong cán bộ, Đảng viên và cộng đồng dân cư về vai trò, ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM. Đây là chương trình phát triển KTXH tổng thể, toàn diện, lâu dài trong nông thôn đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Cách thức, phương pháp tuyên truyền cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ để người dân hiểu và nhận thức đúng và đầy đủ về trách nhiệm, vai trò chủ thể của mình. Qua đó tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, phát huy trí tuệ và sức mạnh tổng hợp của nhân dân, huy động hợp lý các nguồn lực trong dân và cộng đồng để xây dựng NTM. Hai là, Cần phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân th hưởng". Người
  • 31. 31 dân phải biết, được bàn bạc ngay từ bước lập quy hoạch, đề án, được quyết định việc gì làm trước, việc gì làm sau, mức đóng góp, được kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện và thụ hưởng thành quả mà họ đã bỏ công, góp sức. Mọi huy động đóng góp của dân phải được bàn bạc, công khai, dân chủ, đồng thuận cao trong cộng đồng dân cư để nhân dân hiến kế, đề xuất cách thức thực hiện, khi nhân dân thấy được kết quả, lợi ích thiết thực, từ đó tăng thêm lòng tin, đồng lòng, đồng thuận, đồng hành của nhân dân trong quá trình thực hiện dựng NTM. Ba là, Phải coi trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Xây dựng NTM là chính sách, chương trình phát triển KT-XHtổng hợp, công tác xây dựng NTM liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân đặc biệt là nông dân, do đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng NTM ở địa phương phải có trình độ, năng lực, tâm huyết với công việc. Do vậy, các cấp chính quyền phải thường xuyên quan tâm đến công tác xây dựng và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, công chức làm NTM, đặc biệt ở cấp cơ sở. Bốn là, Phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, vai trò lãnh đạo của người đứng đầu, đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của người cán bộ, đảng viên; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể tại địa phương để huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị tham gia vào xây dựng NTM. Thực hiện phân công, phân cấp, giao nhiệm vụ cụ thể các cơ quan, đơn vị, cá nhân tham gia xây dựng NTM. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá rút kinh nghiệm cũng như nhân rộng các mô hình điểm, cách làm hay, sáng tạo về xây dựng NTM. Năm là, Xây dựng NTM cấp xã phải có những cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm từng địa phương. Nội dung xây dựng NTM dựa theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM để định hướng hành động và là thước đo để đánh giá kết quả. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thì các địa phương phải căn cứ vào
  • 32. 32 đặc điểm, lợi thế và nhu cầu thiết thực của người dân để lựa chọn nội dung thực hiện cho phù hợp. Do đó trong quá trình tổ chức thực hiện phải tạo điều kiện để mỗi địa phương tự chủ trong việc xác định nhu cầu thiết thực và phân bổ các nguồn lực cũng tập trung ưu tiên hơn cho các nhu cầu thiết thực này. Sáu là, Phải có chính sách và giải pháp phù hợp để huy động nhiều nguồn lực cho xây dựng NTM theo phương châm “Huy động ngu n lực từ cộng đ ng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết”. Để có đủ nguồn vốn để thực hiện chương trình các cấp chính quyền cần phải có cơ chế, chính sách phù hợp để huy động tối đa các nguồn vốn phục vụ xây dựng NTM của địa phương. Thực hiện công khai, minh bạch trong sử dụng các nguồn lực phục vụ xây dựng NTM tại các địa phương. Ngoài ra cần phải có cơ chế khuyến khích động viên, khen thưởng kịp thời, xứng đáng cho các tập thể, cá nhân tích cực tham gia đóng góp xây dựng NTM.
  • 33. 33 Chư ng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN TAM DƯ NG T NH V NH H C 2.1. Giới thiệu tổng quát về huyện Tam Dương Ngày 01/9/1998, huyện Tam Dương được thành lập trên cơ sở tách huyện Tam Đảo thành 2 huyện Tam Dương và Bình Xuyên (theo Nghị định số 36/1998/NĐ-CP ngày 09/6/1998 của Chính phủ). Huyện Tam Dương là 01 trong 09 đơn vị hành chính cấp huyện (huyện/ thành phố/ thị xã) của tỉnh Vĩnh Phúc. 2 1 1 Đ c điểm tự nhiên 2 1 1 1 Vị trí địa lý, cơ cấu hành chính và địa hình a) Vị trí địa lý và cơ cấu hành chính Tam Dương là huyện n m ở khu vực trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc, giáp ranh với Thành phố Vĩnh Yên (trung tâm chính trị KT-XH của tỉnh), đồng thời cũng tiếp giáp với huyện Tam Đảo; gần kề với nhiều trung tâm phát triển; khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) và khu nghỉ mát.  Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo, huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô;  Phía Nam giáp Thành phố Vĩnh Yên và huyện Yên Lạc;  Phía Đông giáp huyện Bình xuyên;  Phía Tây giáp huyện Lập Thạch và Vĩnh Tường. Tam Dương có tổng diện tích tự nhiên là 108,214 km2 , là địa thế chuyển tiếp giữa đồng b ng trung du và miền núi; n m trên trục phát triển quan trọng, kết nối huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) - huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) - Việt Trì (Phú Thọ) - Vĩnh Yên và Phúc Yên (Vĩnh Phúc) - thủ đô Hà Nội và là địa phương có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Sau nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính đến nay, huyện Tam Dương có tổng số 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc (gồm 12 xã và 1 thị trấn): thị trấn
  • 34. 34 Hợp Hòa; các xã Đ ng Tĩnh, Hoàng Hoa, Hướng Đạo, An Hòa, Đạo Tú, Kim Long, uy Phiên, Hoàng Đan, Thanh Vân, Hợp Thịnh, Vân Hội, Hoàng Lâu. Hình 2.1. Vị trí huy n Ta Dư ng, t nh Vĩnh h c Trên địa bàn huyện Tam Dương, có hệ thống các đường quốc lộ, đường tỉnh lộ (quốc lộ 2, 2B, 2C và tỉnh lộ 310, 305, 316, 306) và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua. Có tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai. Các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ đều đang được cải tạo, nâng cấp. Đặc biệt trục giao thông đối ngoại cao tốc Hà Nội - Lao Cai có 2 nút giao thông đấu nối với quốc lộ 2B và 2C tại địa bàn huyện là nút Kim Long và Đạo Tú tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho giao lưu kinh tế từ địa bàn Tam Dương đi các địa phương trong nước và quốc tế b ng đường bộ. Hệ thống giao thông đối ngoại, đối nội được xây dựng và hoàn thành trong thời kỳ quy hoạch tạo cho Tam Dương có lợi thế đặc biệt là huyện ở vùng trung du nhưng có mật độ giao thông phát triển cao hơn nhiều địa phương khác của tỉnh.
  • 35. 35 Những đặc điểm về vị trí địa lý nêu trên, đã tạo ra những lợi thế đặc biệt cho phát triển KT-XH của huyện Tam Dương.  Với vùng địa hình trung du chuyển tiếp tự nhiên miền núi tới đồng b ng, sản xuất nông nghiệp của Tam Dương có thể phát triển mạnh cây ăn quả, chăn nuôi gia cầm, gia súc, thu sản.  Với thuận lợi về đầu mối giao thông đối ngoại và quỹ đất gò đồi trung du, Tam Dương có thể xây dựng các KCN, CCN tập trung thu hút các nhà đầu tư phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, phát triển tiểu thủ công nghiệp làng nghề để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. b) Địa hình Huyện Tam Dương cũng như toàn tỉnh Vĩnh Phúc là vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với đồng b ng châu thổ sông Hồng, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Toàn huyện được chia ra làm ba vùng chính, gồm: - Vùng núi g m các xã: Đồng Tĩnh, Hoàng Hoa và Hướng Đạo, chiếm 28,3 diện tích tự nhiên. Địa hình chủ yếu là gò đồi, trên địa bàn khu vực có nhiều hồ đập nhỏ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội còn thiếu, nhất là hệ thống đường giao thông nội bộ chưa được đầu tư để tạo thuận lợi cho kinh tế phát triển. - Vùng trung du g m 06 xã và 01 thị trấn: Hợp Hoà, An Hoà, Đạo Tú, Kim Long, Duy Phiên, Hoàng Đan và Thanh Vân, chiếm 57,78 diện tích tự nhiên toàn huyện. Đất đai và điều kiện tự nhiên khác tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất, có nguồn nước tưới tự chảy, trữ lượng khoáng sản tuy không lớn, có hệ thống giao thông thuận lợi, hội tụ tương đối đủ các điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa như cây công nghiệp, cây thực phẩm, chăn nuôi gia cầm, gia súc, lợn và hình thành các CCN – TTCN tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế huyện phát triển. - Vùng đ ng bằng g m các xã: Hợp Thịnh, Vân Hội và Hoàng Lâu, chiếm 13,94 diện tích tự nhiên toàn huyện; đất đai b ng phẳng, giao thông thuận lợi (có đường quốc lộ và các tỉnh lộ chạy qua) phù hợp cho phát triển các loại cây trồng ngắn ngày có hiệu quả và giá trị kinh tế cao như rau sạch, cây vụ đông, chăn nuôi,
  • 36. 36 nuôi trồng thu sản và công nghiệp, dịch vụ. Hiện tại trên địa bàn khu vực này đã có một CCN tập trung (CCN Hợp Thịnh) với tổng diện tích 20 ha, đã thu hút được 35 doanh nghiệp đầu tư với tổng số vốn là 225 t đồng. 2 1 1 2 Tài nguyên, khoáng sản a) Tài nguyên đất Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Tam Dương theo kết quả thống kê 2014 là 10.821,44 ha, trong đó đất nông nghiệp: 7.074,75 ha (chiếm 65,4 ); đất lâm nghiệp: 1.395,72 ha (chiếm 12,9 ); đất chuyên dùng: 1.816,59 ha (chiếm 16,8 ); đất ở: 1.564,46 ha (chiếm 14,5 ) và còn lại đất chưa sử dụng là 39,31 ha (chiếm 0,4 ) . Đất canh tác của huyện có độ màu mỡ kém, đất phù sa phân bố chủ yếu ở xã Hợp Thịnh và các xã có địa hình thấp trũng, thích hợp cho trồng lúa, rau và cây thực phẩm. Vùng đồi trung du gồm các loại đất xám feralít xen kẽ đất cát, phù hợp cho trồng các loại cây ăn quả. Bình quân diện tích đất nông nghiệp năm 2014 đạt 730 m2 /người thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh (844 m2 /người). Nhìn chung, đất đai huyện Tam Dương đã được sử dụng đúng mục đích, tuy nhiên quá trình khai thác, sử dụng hiệu quả chưa cao. Đất nông nghiệp được sử dụng theo hướng thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao hệ số quay vòng đất. b) Tài nguyên nước Chế độ thu văn của Tam Dương chịu ảnh hưởng chính của sông Phó Đáy với hệ thống hồ đập thu lợi tích nước khá lớn và các dòng sông suối nhỏ chảy từ khu vực chân núi Tam Đảo chi phối. - Ngu n nước m t: khá dồi dào, chủ yếu từ sông Phó Đáy và hệ thống các ao, hồ đập thu lợi, thuận lợi cho nhu cầu cấp nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy do địa hình huyện Tam Dương tương đối phức tạp, vấn đề giữ nước đảm bảo tưới tiêu chủ động cho sản xuất nông nghiệp và thu sản của huyện vẫn gặp khó khăn nhất là những năm thời tiết có biến động thất thường về lượng mưa. - Nước ngầm: Nguồn nước ngầm (chưa có khảo sát để đánh giá về trữ lượng cụ thể). Nguồn nước ngầm gần mặt đất do dân tự khoan, đào giếng khai thác có chất
  • 37. 37 lượng khá tốt, trữ lượng ổn định phục vụ trực tiếp cho nhu cầu nước sinh hoạt của dân cư các xã trong huyện. c) Tài nguyên rừng Tính đến năm 2014, toàn huyện có 1.395,72 ha đất lâm nghiệp và 100 diện tích là rừng sản xuất, huyện không có rừng phòng hộ đầu nguồn vì n m ở khu vực trung du và một số xã giáp khu vực rừng phòng hộ đã chia tách về thuộc huyện Tam Đảo. d) Tài nguyên khoáng sản Trên địa bàn huyện Tam Dương, cát và sỏi có trữ lượng lớn nhưng mới chỉ khai thác thủ công là chủ yếu, chưa có khai thác theo quy mô công nghiệp. Khoáng sản kim loại gồm có quặng đồng, thiếc, sắt rải rác không nhiều và chưa được thăm dò để đánh giá chính xác trữ lượng. Khoáng sản phi kim loại có cao lanh, đất sét đồi với trữ lượng khá lớn có thể khai thác phát triển sản xuất gạch ốp lát cao cấp ở quy mô công nghiệp. Ngoài ra huyện có nguồn tài nguyên than bùn tại khu vực xã Hoàng Lâu, Hoàng Đan nhưng chưa được khảo sát đánh giá chính xác về trữ lượng khai thác công nghiệp. 2 1 2 Đ c điểm kinh tế - xã hội 2 1 2 1 Tình hình dân số và lao động của huyện Dân số trung bình huyện Tam Dương năm 2014 là 103.423 người, trong đó dân cư chủ yếu sinh sống ở khu vực nông thôn khoảng 93.100 người (chiếm 90 ), dân số thành thị 10.323 người (chiếm khoảng 10 ). Mật độ dân số bình quân là 956 người/km2 (trong khi đó năm 2010 mới 918 người/ km2 ). Dân số trong độ tuổi lao động là 64.122 người (chiếm hơn 62 dân số). Tốc độ tăng dân số tự nhiên là 2,16 . Lao động nông nghiệp của huyện 37.284 người (chiếm 72,5 ), lao động phi nông nghiệp 14.142 người (chiếm 27,5 ) trong tổng số lao động trong nền kinh tế. Nguồn nhân lực của Tam Dương tương đối dồi dào, tuy nhiên trình độ dân trí và năng lực tiếp thu kiến thức công nghệ mới còn hạn chế lao động qua đào tạo chiếm khoảng 40 . Cơ cấu lao động khu vực nông nghiệp chiếm t lệ lớn, thời gian sử dụng lao động
  • 38. 38 trong khu vực nông nghiệp, NTM chỉ đạt 70 quỹ thời gian. Cơ hội tìm kiếm việc làm mới cho lao động nông thôn trong thời gian nông nhàn còn nhiều khó khăn. Bảng 2.1. Dân số và lao động huy n Ta Dư ng nă 2010 2014 Ch tiêu ĐVT Nă 2010 Nă 2014 Số lượng Tỷ l % Số lượng Tỷ l % Dân số trung bình Người 96.142 100 103.423 100 - ân số thành thị Người 9.501 9,9 10.323 10 - ân số nông thôn Người 86.641 90,1 93.100 90 Mật độ dân số Người/km2 918 956 Tốc độ tăng tự nhiên % 1,2 2,16 Dân số trong độ tuổi lao động Người 57.685 60,0 64.122 62,0 Lao động trong nền kinh tế quốc dân Người 45.907 79,6 51.426 80,2 - Lao động nông nghiệp Người 34.007 74,1 37.284 72,5 - Lao động phi nông nghiệp Người 11.900 25,9 14.142 27,5 Lao động qua đào tạo % 32 40 [6] Số lượng lao động làm việc tại các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm t lệ thấp, trong khi lao động thuộc khu vực nông lâm nghiệp và thu sản chiếm t trọng lớn. Khả năng thu hút lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp còn thấp do các hoạt động khu vực phi nông nghiệp còn hạn hẹp. Mặt khác, lao động có tay nghề, có kỹ năng, được đào tạo trong các trường nghề lại không có nguyện vọng về làm việc tại các doanh nghiệp công nghiệp dịch vụ trên địa bàn huyện Tam Dương. Trong thời gian tới huyện cần có các giải pháp để đẩy mạnh phát triển kinh tế, tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi lao động nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của huyện. 2 1 2 2 Tình hình cơ sở hạ tầng a) Giao thông
  • 39. 39 Huyện Tam Dương có hệ thống giao thông thuận lợi, có tuyến đường quốc lộ 2, 2B, 2C, cao tốc, đường sắt Hà Nội-Lào Cai chạy qua. Trong những năm qua, ngoài việc nâng cấp, mở rộng các tuyến quốc lộ 2, 2B, 2C, đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai do Trung ương đầu tư quản lý đi qua địa bàn huyện, các tuyến đường bộ do Tỉnh đầu tư quản lý như Đường Hợp Châu - Đồng Tĩnh, Tỉnh lộ 309, 310, 305 đang tiếp tục được thực hiện đầu tư xây dựng và hoàn thành từng phần việc. Phong trào “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã có tác động mạnh trong việc cải thiện chất lượng đường giao thông nông thôn. Nhiều tuyến, đoạn đường nông thôn đã được bê tông cứng hoá, lát gạch, kết hợp với hệ thống cống rãnh thoát nước. Đến nay, 100 số xã có đường ô tô đến tận các trung tâm xã và trung tâm thôn. Các tuyến đường liên xã được huyện đầu tư quản lý quy hoạch và triển khai xây dựng, nâng cấp, cải tạo tạo thuận lợi để phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. b) Mạng lưới điện Trên địa bàn huyện, lưới điện truyền tải quốc gia đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện sản xuất và dân sinh. Các trạm biến áp, đường điện tới trung tâm huyện lỵ, các xã đã được đầu tư phát triển b ng nguồn vốn JBIC, REII; 100 số xã có lưới điện quốc gia, 100 số hộ dân sử dụng điện. c) Thông tin liên lạc viễn thông: Cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông xây dựng, lan toả khắp trên địa bàn. 100 các xã đã được xây dựng trạm bưu điện tại nhà văn hoá xã và các thị tứ, trên 100 các hộ có phương tiện nghe nhìn. d) Hệ thống cấp, thoát nước, môi trường: Hệ thống cấp nước sạch hiện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân và cho sản xuất công nghiệp. Đến nay t lệ sử dụng nước sạch, sử dụng nước hợp vệ sinh thông qua các giếng khoan, giếng lọc đã tăng lên 80 số hộ dân. Dự kiến đến hết 2020, trên địa bàn huyện có hệ thống cấp nước sạch và t lệ sử dụng nước sạch sẽ được tăng lên trên 90 .
  • 40. 40 Thoát nước: Trên địa bàn huyện đối với các khu dân cư nông thôn sinh sống tập trung đã có hệ thống rãnh thoát nước. Một số cụm công nghiệp và khu vực thị trấn đã xây dựng hệ thống thoát nước sinh hoạt và sản xuất, hệ thống thu gom rác thải, trên địa bàn huyện có 2 cơ sở xử lý rác thải tập trung. Môi trường: Với đặc thù huyện có địa hình của 3 vùng sinh thái khác nhau đó là vùng giáp núi Tam Đảo bao gồm các xã gần khu vực của vườn quốc gia Tam Đảo ít chịu tác động của quá trình phát triển công nghiệp nên vẫn giữ được trạng thái tự nhiên. Vùng các xã thuộc địa bàn vùng trung du đất đai đã được khai thác cho phát triển nông, lâm nghiệp, thu sản. Quá trình sử dụng chưa hợp lý đã tác động đến môi trường đất mặt, làm rửa trôi, làm bạc màu tầng đất mặt trong quá trình khai thác. Vùng các xã ở khu vực địa hình đồng b ng và vùng trũng dân cư tập trung, đất đai được khai thác với cường độ cao, môi trường, nguồn nước không khí, bị ảnh hưởng xấu một phần. 2 1 2 3 Y tế, giáo d c và văn hóa, thể thao a) Y tế Mạng lưới y tế của huyện được củng cố và phát triển, làm tốt công tác y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, thực hiện việc tiêm chủng mở rộng đạt kết quả cao, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở trong việc khám chữa bệnh cho nhân dân; công tác phòng chống dịch bệnh lây nhiễm đạt kết quả tốt. Đến năm 2014 có 100 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, Tam Dương là một trong những huyện đứng đầu trong tỉnh Vĩnh Phúc hoàn thành chương trình chuẩn quốc gia về y tế xã, bình quân 2,2 bác sỹ/1 vạn dân (mục tiêu đại hội là 2,9 bác sỹ/1vạn dân). b) Giáo d c Hệ thống giáo dục quốc dân được củng cố và phát triển, quy mô phát triển đi vào ổn định. Toàn huyện có 16 trường mầm non, 17 trường tiểu học, 14 trường THCS, 03 trường THPT, 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 01 trung tâm hướng nghiệp, 01 trung tâm bồi dưỡng chính trị đã đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của nhân dân trên địa bàn. Toàn huyện đã có 32/51 trường đạt chuẩn quốc gia (07/16
  • 41. 41 trường mầm non, 15/17 trường tiểu học và 09/14 trường THCS và 01/03 trường PTTH). Cơ sở vật chất cho giáo dục của toàn huyện có 147 phòng học của 14 trường THCS và 184 phòng học của 17 trường tiểu học có phòng học 02 tầng kiên cố. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong các trường học cơ bản đủ về số lượng, cơ cấu giáo viên trong ngành tương đối đồng bộ. T lệ cán bộ, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ở mầm non là 75 , trên chuẩn 0,5 ; Tiểu học 98 , trên chuẩn là 257 ; THCS 98 , trên chuẩn là 32 ; THPT 100 , trên chuẩn 7,5 . Công tác xã hội hoá giáo dục được coi trọng, 100 các xã, thị trấn đã thành lập được trung tâm học tập cộng đồng đi vào hoạt động có hiệu quả. Duy trì và nâng cao chất lượng dạy bổ túc văn hoá và dạy nghề cho học sinh tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên. c) Văn hóa, thể thao Hoạt động văn hoá và thể thao trên địa bàn huyện được duy trì và tăng cường. Nhiều lễ hội, văn hoá nghệ thuật dân gian được khơi dậy bảo tồn và phát triển. Tính đến năm 2014 toàn huyện có 85 gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 94/134 thôn đạt thôn văn hóa, chiếm t lệ 71 thôn đạt thôn văn hoá; 95 đơn vị đạt danh hiệu văn hoá; có 134/134 thôn xây dựng được hương ước; có 95/134 thôn có nhà văn hoá và 13 nhà văn hoá xã kiêm hội trường, 94 đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hoá. Phong trào thể dục thể thao rèn luyện thân thể thường xuyên diễn ra rộng khắp ở các xã, cơ quan trường học. T lệ người dân thường xuyên luyện tập thể dục thể thao là 30 , huyện có 13/13 xã, thị trấn có sân vận động, 36 sân bóng đá, 65 sân bóng chuyền, 100 trường học có sân chơi, bãi tập, 13 câu lạc bộ TDTT. Huyện thường xuyên tổ chức các giải thể thao. Đài truyền thanh cơ sở được quan tâm chú trọng đầu tư, nâng cấp 100 các xã, thị trấn trong huyện có đài truyền thanh (trong đó 07 xã có đài FM, còn lại là các đài hữu tuyến) phục vụ tốt công tác tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật
  • 42. 42 Nhà nước và quy định của địa phương, đáp ứng nhu cầu thông tin đến nhân dân trong huyện. 2 1 3 Kết quả phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện Thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH hội năm 2014, trong bối cảnh tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: tốc độ phục hồi tăng trưởng kinh tế sau suy thoái chậm, số lượng doanh nghiệp hoạt động cầm chừng hoặc ngừng hoạt động tăng, nguồn lực đầu tư cho đầu tư phát triển hạn chế, … đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn. Song do được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liện của cấp ủy, lãnh đạo các cấp nên kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện năm 2014 đã có 10/11 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đã đề ra, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 13,5 , vượt 0,5 kế hoạch, trong đó ngành nông, lâm, thủy sản tăng 4,0 , công nghiệp-xây dựng tăng 16,3 , thương mại - dịch vụ tăng 20,1 so với cùng kỳ năm trước. Kết quả phát triển kinh tế từng ngành: Kết quả sản xuất ngành nông lâm thủy sản năm 2014 đạt 1.324.000 triệu đồng tăng 04 ; công nghiệp-xây dựng đạt 2.714.768 triệu đồng, tăng 16,3 ; thương mại-dịch vụ đạt 994.273 triệu đồng, tăng 20,1 so với cùng kỳ năm 2013. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn từ ngân sách nhà nước năm 2014 thực hiện đạt 142.320 triệu đồng; thu Ngân sách Nhà nước năm 2014 đạt 592.047 triệu đồng, b ng 168 dự toán tỉnh giao; chi ngân sách địa phương 534.216 triệu đồng, b ng 164 so với kế hoạch tỉnh giao. Giá trị sản xuất huyện Tam Dương giai đoạn 2010-2014 tăng trưởng ổn định, chi tiết tại bảng sau: Bảng 2.2. Giá trị sản xuất huy n Ta Dư ng giai đo n 2010-2014 Đơn vị tính: Triệu đ ng Ch tiêu Giá trị sản xuất giai đo n 2010-2014 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng 3.074.619 3.668.730 3.952.066 4.447.137 5.033.031 Nông lâm thủy sản 1.118.284 1.268.209 1.243.093 1.285.534 1.324.000 Công nghiệp - xây dựng 1.420.110 1.785.625 2.021.943 2.333.732 2.714.758
  • 43. 43 Thương mại - dịch vụ 536.225 614.896 687.030 827.871 994.273 (Ngu n: Chi c c Thống kê huyện Tam ương, năm 2015) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tăng dần t trọng ngành công nghiệp- xây dựng, ngành thương mại-dịch vụ, giảm dần t trọng ngành nông lâm thủy sản. Trong 3 nhóm ngành kinh tế thì nhóm ngành nông lâm thủy sản giảm mạnh nhất từ 36,4 năm 2010 giảm xuống còn 26,3 năm 2014, giảm 10,1 ; trong khi nhóm ngành công nghiệp-xây dựng tăng 7,8 từ 46,2 năm 2010 lên 53,9 năm 2014; nhóm ngành thương mại-du lịch tăng chậm 2,3 từ 17,4 năm 2010 tăng lên 19,8 năm 2014. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tam Dương giai đoạn 2010- 2014 cụ thể tại bảng sau: Bảng 2.3. C cấu giá trị sản xuất huy n Ta Dư ng giai đo n 2010-2014 Đơn vị tính: % Ch tiêu C cấu kinh tế giai đo n 2010-2014 2010 2011 2012 2013 2014 Nông lâm thủy sản 36,4 34,6 31,5 28,9 26,3 Công nghiệp - xây dựng 46,2 48,7 51,2 52,5 53,9 Thương mại - dịch vụ 17,4 16,8 17,4 18,6 19,8 (Ngu n: Chi c c Thống kê huyện Tam ương, năm 2015) Mặc dù cơ cấu kinh tế của huyện trong giai đoạn 2010-2014 đã chuyển dịch theo theo đúng hướng, nhưng tốc độ chuyển dịch chậm chưa đạt so với mục tiêu đến năm 2015 theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện đã được UBND tỉnh phê duyệt (Quyết định số 4003/QĐ-UBND ngày 30/12/2010) thì nhóm ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 50 , thương mại-dịch vụ 35 , nông lâm thủy sản 15 . Lĩnh vực văn hóa xã hội có những kết quả đáng khích lệ với cơ sở vật chất trường lớp học được đầu tư xây dựng đưa số phòng học kiên cố ở các bậc học lên 605/650 phòng trên địa bàn, đạt 93 ; t lệ học sinh đạt giải trong các kỳ thi cấp
  • 44. 44 tỉnh, quốc gia tăng về số lượng và chất lượng; nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; số trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng được tiêm chủng luôn đạt trên 98 ; t lệ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn huyện được khống chế (còn khoảng 2,16 ); chính sách an sinh xã hội được đảm bảo thực hiện đầy đủ và kịp thời, năm 2014 đã giải quyết việc làm cho 3.014 lao động, vượt 15,9 so với kế hoạch, giảm nghèo được đẩy mạnh, đưa t lệ hộ nghèo giảm xuống 3,52 , vượt 1,48 so với kế hoạch. Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh b ng nhiều biện pháp đồng bộ nh m tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh CPI, thu hút đầu tư trên địa bàn huyện như xây dựng cổng thông tin điện tử huyện, thường xuyên rà soát hệ thống văn bản quy phạm phát luật, thủ tục hành chính đơn giản hóa hoặc bãi bỏ các các thủ tục hành chính không còn phù hợp; xây dựng bộ phận một cửa liên thông hiện đại, xây dựng và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới. Thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng, xây dựng chính quyền vững mạnh, an ninh trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Phát huy kết quả đạt được trong năm 2014, bước sang năm 2015 tình hình tinh tế - xã hội của huyện phát triển khá toàn diện. Kết quả 6 tháng đầu năm tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định năm 2010) ước đạt 2.569.497 triệu đồng, tăng 12,4 so với cùng kỳ năm 2014, trong đó: ngành nông, lâm nghiệp và thu sản ước đạt 840.269 triệu đồng, tăng 5,6 ; ngành công nghiệp, xây dựng ước đạt 1.217.822 triệu đồng, tăng 15,9 ; ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 511.406 triệu đồng, tăng 16,4 . An sinh xã hội được quan tâm, chỉ đạo, đạt kết quả tích cực; các lĩnh vực văn hoá, xã hội được duy trì phát triển. An ninh, quốc phòng được giữ vững, xây dựng chính quyền vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
  • 45. 45 2 1 Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến quá trình phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện 2 1 1 Thuận lợi Huyện n m ở khu vực có khí hậu, địa hình, đất đai thuận lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi gia cầm, gia súc. Với vị trí địa lý thuận lợi, nhiều trục giao thông quan trọng thuận lợi cho giao lưu, hội nhập trong vùng, quốc tế như: đường sắt Hà Nội-Lào Cai, đường cao tốc xuyên Á, quốc lộ 2, 2B, 2C, các tỉnh lộ 305, 306, 316, 302. Đồ án quy hoạch phát triển đô thị Vĩnh Phúc xác định diện tích mở rộng đô thị sang địa bàn huyện Tam Dương khoảng 40,5km có hai tuyến vành đai 1,2 của đô thị Vĩnh Phúc đều chạy qua địa bàn huyện Tam Dương. Các tuyến đường giao thông trên đang được triển khai xây dựng, cải tạo, nâng cấp tạo. Với địa giới hành chính hiện tại, huyện Tam Dương có thể chuyển một phần diện tích đất sản xuất nông lâm nghiệp kém hiệu quả sang xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung để thu hút mạnh mẽ đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ trong thời kỳ quy hoạch 2011-2020 và 2021-2030. Trên địa bàn huyện hiện có 2 trường Đại học Dầu khí và Đại học Trưng Vương đang đi vào hoạt động đào tạo, mở ra triển vọng thu hút phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ sinh viên, tạo việc làm, thu nhập cho lao động trên địa bàn huyện. Đồng thời tạo cơ hội để đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tam Dương trong những năm tới. - Một thuận lợi khác có vai trò đặc biệt quan trọng, đó là Đảng bộ, chính quyền huyện Tam Dương có quyết tâm cao trong việc tổ chức chỉ đạo huy động các nguồn lực phát triển KTXH trên địa bàn huyện. Sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, các sở, ban, ngành tỉnh Vĩnh Phúc đối với Huyện. 2.1.4.2. Khó khăn