SlideShare a Scribd company logo
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TP.HCM
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
  
BÁO CÁO NGHIỆM THU
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO
MÁY GỌT VỎ NÂU CƠM DỪA
Chủ nhiệm đề tài:
- KS. LÊ NHỨT THỐNG
- ThS. TRẦN ĐỨC ĐẠT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 12/2013
ii
TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Việc tìm kiếm một giải pháp tách vỏ nâu dừa bằng một thiết bị cơ khí luôn là
một mong ước từ trước đến nay của những nhà sản xuất cũng như của những người
lao động nhằm giảm sức lao động và đảm bảo vệ sinh trong công nghiệp chế biến
dừa.
Để tìm ra phương pháp hợp lý giải quyết vấn đề đặt ra, chúng tôi đã khảo sát,
điều tra thực trạng và tìm hiểu kỷ lưỡng các phương pháp khác nhau đang ứng dụng
trên thế giới phối hợp với việc quan sát các thao tác thực tế của người lao động.
Việc này đã giúp ích cho chúng tôi trong sự chọn lựa được nguyên lý cắt thích hợp
cho việc nghiên cứu thiết kế một máy gọt vỏ nâu với chất lượng tốt nhất.
Việc nghiên cứu và chế tạo thành công một thiết bị gọt vỏ nâu cơm dừa đã mở
ra một hướng tích cực trong việc cơ khí hóa từng phần các công đoạn mà hiện nay
vẫn còn thực hiện bằng thủ công. Máy đã được chế tạo hoàn chỉnh và đáp ứng được
nhu cầu thực tế ngày càng cao của các thiết bị trong dây chuyền chế biến các sản
phẩm từ cơm dừa nhằm nâng cao năng suất, giảm nhẹ sức lao động và giảm hao hụt
so với việc cắt bằng tay.
Máy có năng suất trên 100 kg/ca, sử dụng 2 động cơ riêng biệt với tổng công
suất 3 mã lực và có thể điều chỉnh độc lập thông qua các bộ biến tần tạo điều kiện
tốt nhất cho việc gọt vỏ nâu của nhiều chủng loại cơm dừa khác nhau.
iii
SUMMARY OF RESEARCH CONTENT
The search for a solution to peel brown coconut shell with a mechanical
equipment is always a constant expectation of the producers as well as workers to
reduce labor and ensure hygiene in coconut processing industry.
In order to find a reasonable method which can solve the problem, we
surveyed the situation and thoroughly investigate diverse methods that were applied
worldwide in collaboration with the actual observation of the worker manipulation.
These works helped us to choose the proper cutting principle in the study of a
peeling machine with best quality.
The research and successfully fabricated a brown coconut meat peeling
machine has opened a positive direction in the partial mechanization of processes
that currently still done manually. Machine has been manufacturing complete and
meets the actual needs in machanization of the coconut processing line in order to
improve productivity, mitigate labor and reduce losses compared with cutting by
hand.
It has a capacity of 100 kg/shift, using two separate motors with a total
capacity of 3 Hp and can be adjusted independently via the inverter to create the
best conditions for many different types of coconut.
iv
BÁO CÁO NGHIỆM THU
Tên đề tài: Nghiên cứu thiết kế máy gọt vỏ nâu cơm dừa
Chủ nhiệm đề tài: KS. Lê Nhất Thống và ThS. Trần Đức Đạt
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ
(Sở Khoa học và Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh)
Thời gian thực hiện đề tài: tháng 12/2012 đến 12/2013
Kinh phí đƣợc duyệt: 420 triệu đồng
Kinh phí đã cấp: 380 triệu
- 230 triệu đồng theo TB số: 179/TB-SKHCN ngày 11/12/2012
- 150 triệu đồng theo TB số: 145/TB-SKHCN ngày 16/08/2013
Mục tiêu:
a. Mục tiêu cụ thể:
Thiết kế chế tạo máy gọt vỏ nâu cơm dừa công suất khoảng 60 70kg/giờ.
b. Mục tiêu tổng quát:
- Cơ giới hóa công đoạn gọt vỏ nâu cơm dừa nhằm để khắc phục khâu gọt vỏ
nâu bằng phương pháp thủ công đã tồn tại lâu đời, năng suất thấp
- Góp phần trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành chế biến dừa
của Việt Nam
- Tăng năng suất, giảm tỷ lệ hao hụt, giảm chi phí giá thành sản xuất, tăng hiệu
quả kinh tế, an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.
- Giảm bớt lao động, sử dụng lao động không cần có kỹ năng tay nghề, chỉ sử
dụng công nhân lao động phổ thông nhất là trong giai đoạn hiện nay ở vùng nông
thôn rất khan hiếm nguồn lao động.
Nội dung:
Những nội dung thực hiện (đối chiếu với hợp đồng đã ký):
TT Công việc dự kiến Công việc đã thực hiện
1 Nội dung 1
Điều tra thực trạng sơ chế Cơm dừa tại
địa bàn tỉnh Bến tre
Hoàn thành việc điều tra thực tế
việc sơ chế cơm dừa tại Bến Tre
v
2 Nội dung 2
2.1 Công việc 1: Thực nghiệm để xác định
một số thông số cơ bản của cơm dừa
Đã đo lấy một số thông số cơ bản
của dừa
2.2 Công việc 2: Thực nghiệm một số
nguyên lý cắt gọt để xác định nguyên lý
làm việc của máy gọt vỏ nâu cơm dừa
Đã tiến hành nghiên cứu các mô
hình thử nghiệm để chọn nguyên lý
cắt cho máy gọt vỏ nâu
2.3 Công việc 3: Tính toán thiết kế máy gọt
vỏ nâu
Đã tính toán, thiết kế và hoàn chỉnh
bộ bản vẽ lắp và bản vẽ chi tiết
2.4 Công việc 4: Xây dựng quy trình công
nghệ chế tạo: bộ phận ép giữ cơm dừa/
dao gọt/ khung máy.
Đã xây dựng hoàn chỉnh bộ quy
trình công nghệ gia công các chi
tiết chính của máy
2.5 Công việc 5: Gia công chi tiết máy gọt
vỏ nâu
Đã gia công xong các chi tiết máy
của máy gọt vỏ nâu
2.6 Công việc 6: Xây dựng quy trình công
nghệ lắp ráp máy gọt vỏ nâu
Đã xây dựng hoàn chỉnh quy trình
công nghệ lắp ráp hoàn chỉnh máy
gọt vỏ nâu
2.7 Công việc 7: Chạy rà và thử nghiệm sơ
bộ
Đã chạy rà và hiệu chỉnh sơ bộ các
cơ cấu máy để xác định các chỉ tiêu
kinh tế kỹ thuật
2.8 Công việc 8: Thử nghiệm xác định các
chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
Đã tiến hành thử nghiệm xác định
các chỉ tiêu kỹ thuật và so sánh với
các chỉ tiêu của đề tài
2.9 Công việc 9: Chế tạo hoàn chỉnh máy Đã hoàn chỉnh lại máy sau khi đã
thử nghiệm hoàn tất
2.10 Công việc 10: Lắp đặt và chuyển giao
cho cơ sở sử dụng
Đã nghiệm thu, bàn giao cho cơ sở
sử dụng và tiếp tục theo dõi cải tiến
thêm cho phù hợp thực tế
vi
MỤC LỤC
Trang
Tóm tắt nội dung nghiên cứu
Báo cáo nghiệm thu
ii
iv
Mục lục vi
Danh sách các chữ viết tắt viii
Danh sách hình ix
Danh sách bảng x
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1-4
CHƢƠNG II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5-47
2.1. Nội dung 1: Điều tra thực trạng sơ chế Cơm dừa tại địa bàn
tỉnh Bến tre
6
2.2
2.2.1
Nội dung 2:
Công việc 1: Bằng phương pháp thực nghiệm ta xác định
được một số thông số cơ bản của cơm dừa
6-47
7-14
2.2.2 Công việc 2: Nghiên cứu một số nguyên lý cắt gọt để chọn
nguyên lý làm việc của máy gọt vỏ nâu cơm dừa.
14-19
2.2.3
2.2.4
2.2.5
2.2.6
2.2.7
2.2.8
2.2.9
2.2.10
Công việc 3: Thiết kế máy gọt vỏ nâu cơm dừa
Công việc 4: Xây dựng quy trình công nghệ chế tạo một số chi
tiết chính của máy
Công việc 5: Gia công chi tiết máy gọt vỏ nâu
Công việc 6: Xây dựng quy trình lắp ráp máy
Công việc 7: Chạy rà thử nghiệm sơ bộ
Công việc 8: Thử nghiệm xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
Công việc 9: Chế tạo hoàn chỉnh máy
Công việc 10: Lắp đặt và chuyển giao cho cơ sở sử dụng
19-34
34
35-36
36
39-40
40-45
46
47
vii
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 48
3.1. Nội dung 1: 48
3.2.
3.3.
Nội dung 2:
Nhận xét và đánh giá kết quả đạt đƣợc
48-55
55
4.1.
4.2.
CHƢƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị
56
56-57
57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
58
59
viii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG VIẾT
TB Thông báo
S.KHCN Sở Khoa học và công nghệ Tp.HCM
HACCP Phân tích mối nguy và điểm soát tới hạn trong hệ thống
quản lý an toàn thực phẩm (Hazard Analysis and Critical
Control Points)
KHCN Khoa học và công nghệ
HS Độ cứng theo thang đo Shore
Ømax Đường kính lớn nhất của quả dừa
H Chiều cao của quả dừa
FAO Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (Food and
Agriculture Organization)
ix
DANH SÁCH HÌNH
SỐ TÊN HÌNH ẢNH TRANG
1 Công nhân gọt vỏ nâu bằng dao bào 2 lưỡi 2
2 Vỏ nâu được gọt bằng dao bào 2 lưỡi 3
3 Đo độ cứng ở vị trí mặt ngoài vỏ nâu 8
4 Đo độ cứng ở lớp giữa vỏ nâu – cơm dừa 8
5 Đo độ cứng trên cơm dừa 8
6 Hình quả dừa (đã bóc vỏ) 9
7 Đo kích thước đường kính lớn nhất của quả dừa 10
8 Đo chiều cao quả dừa 10
9 Hình dạng trái dừa gần giống hình ellip 12
10 Hình dạng miếng cơm dừa gần giống hình ellip 12
11 Biên dạng miếng cơm dừa 13
12 Đo chiều dày của miếng cơm dừa 13
13 Mặt cắt miếng cơm dừa 14
14 Đo bề dày lớp vỏ nâu 14
15 Công nhân gọt vỏ nâu thủ công 15
16 Hình phương án 1 16
17 Hình phương án 2 17
18 Hình phương án 3 18
19 Sơ đồ động học 19
20 Kết cấu máy gọt vỏ nâu 20
21 Hình dáng dao cắt gọt vỏ nâu 32
22 Sơ đồ mạch điện 33
23 Hình chụp chi tiết chính và máy 35
24 Chạy rà thử nghiệm sơ bộ 40
25 Hình thử nghiệm máy 43
26 Hình thiết bị sau khi lắp đặt hoàn chỉnh 46
27 Thiết bị hoàn chỉnh 54
x
DANH SÁCH BẢNG
SỐ TÊN BẢNG SỐ LIỆU TRANG
1 Bảng số liệu độ cứng cơm dừa 7
2 Bảng số liệu kích thước quả dừa 10
3 Bảng thông số động cơ điện của nhà sản xuất 25
4 Thông số truyền từ động cơ I 25
5 Thông số truyền từ động cơ II 25
6 Bảng kê chi tiết 37
7 Bảng ghi chép số liệu 44
8 Bảng so sánh kết quả 45
9 Bảng kết quả 53
1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Cây dừa phát triển tốt ở vùng xích đạo và chỉ có dừa ở nơi ấy cho giá trị
thương mại cao, nước ta nằm trong vùng khí hậu thích hợp cho việc trồng và phát
triển cây dừa. Theo thống kê năm 2010, cả nước ta có khoảng 200.000 ha dừa. Dừa
có mặt từ Bắc chí Nam, nhiều nhất là đồng bằng sông Cửu Long với trên 70% diện
tích, kế đến là các tỉnh Nam Trung bộ từ Đà Nẵng trở vào. Dừa không chỉ sống ở
đồng bằng, mà cả miền trung du, đồi núi chập chùng cũng có dáng đứng của dừa.
Dừa sống sung túc những vùng nước ngọt, phù sa quanh năm tươi mát, dừa vẫn
sống tốt cùng nước lợ, thậm chí còn tạo thêm nét duyên dáng cho bãi biển Quảng
Ninh, Quảng Bình, Bình Định, Phú Yên, Nha Trang, Bình Thuận, Vũng Tàu… Ở
đâu và bất kỳ hoàn cảnh nào, dừa cũng “đem lại mọi thứ cần thiết cho đời” bởi tất
cả các thành phần của nó như thân, lá, quả... đều có thể sử dụng phục vụ đời sống
con người.
Bến Tre là một trong những tỉnh có diện tích trồng dừa cao nhất Việt Nam, tập
trung nhiều ở các huyện Giồng Trôm (14.109 hecta), Mỏ Cày Nam (13.200 hecta),
(14.109 hecta), Mỏ Cày Bắc (7.610 hecta), Châu Thành (5.000 hecta)... với tổng
diện tích trồng hiện nay khoảng 50.000 hecta với sản lượng thu hoạch 420 triệu trái
và có xu hướng ngày càng phát triển ổn định như định hướng của tỉnh là đến năm
2015 diện tích trồng dừa đạt 53.500 hecta và tổng lượng 494 triệu trái [1]. Mặc dù
dừa mang tiếng là “Cây trồng nhà nghèo” nhưng đã từ lâu dừa cũng đã là nguồn
sống cho biết bao nông dân, trong đó khoảng 70% nhân dân Bến Tre luôn gắn bó
với cây dừa, cây dừa đã trở thành cây truyền thống, cây “đặc trưng” có vị trí quan
trọng trong đời sống kinh tế -xã hội của tỉnh.
Nhưng thời gian qua, phần lớn chỉ khai thác sản phẩm thô, bán trái nên phụ
thuộc nhiều vào những đơn vị thu mua như vừa qua đã xuất hiện hiện tượng rớt giá
gây khó khăn cho đời sống người trồng dừa. Nhằm nâng cao giá trị, ngành công
nghiệp chế biến các sản phẩm thực phẩm từ dừa như cơm dừa nạo sấy, bột sữa dừa,
nước cốt dừa ở Việt Nam đang bắt đầu phát triển mạnh ở các tỉnh đồng bằng sông
Cửu long và xuất khẩu. Nguyên liệu chủ yếu dùng để chế biến các sản phẩm xuất
khẩu trên là thịt quả dừa khô sau khi được gọt sạch vỏ nâu.
2
Những năm gần đây, ngành Công nghiệp chế biến sản phẩm từ dừa ở Việt
Nam đã phát triển mạnh, nhất là tại địa bàn tỉnh Bến Tre, công nghệ và máy móc
thiết bị phục vụ cho chế biến các sản phẩm dừa cũng không ngừng cải tiến nhằm để
thay thế các công đoạn chế biến thủ công. Công nghệ và máy móc thiết bị chế biến
một phần du nhập từ bên ngoài theo các dự án đầu tư hoặc liên doanh với nước
ngoài nhưng chủ yếu là các công nghệ, máy móc chính cho công đoạn thành phẩm
sau cùng như: nghiền, sấy cơm dừa, sấy phun bột sữa dừa… còn lại một phần thiết
bị phụ trợ do kết quả các đề tài, dự án khoa học mang lại. Phần còn lại rất lớn là các
máy móc thiết bị, công cụ phục vụ cho công đoạn sơ chế ban đầu như: máy tách vỏ
dừa, máy tước chỉ sơ dừa, máy ép mụn dừa, máy tách gáo dừa được thiết kế gia
công chế tạo bởi các cơ sở cơ khí trong tỉnh Bến Tre và Tp. HCM. Một số cơ sở sản
xuất chế biến đã mạnh dạn đặt hàng hoặc nhờ hỗ trợ từ các đơn vị cơ khí để cơ giới
hoá các công đoạn sản xuất của mình.
Hiện nay, riêng công đoạn gọt vỏ nâu cơm dừa sau khi được miếng cơm dừa
khô được tách ra khỏi gáo cứng để phục vụ cho ngành chế biến các sản phẩm từ dừa
hiện nay vẫn làm thủ công bằng một dụng cụ gọt là dao bào hai lưỡi, người công
nhân cầm dao bào 2 lưỡi gọt chung quanh miếng cơm dừa để bóc tách liên kết giữa
lớp vỏ nâu và thịt dừa. Phương pháp gọt vỏ này đòi hỏi người công nhân phải có sự
khéo tay và thuần thục, không phải ai cũng làm được. Tùy theo tay nghề công nhân,
mà tỷ lệ vỏ nâu được gọt bỏ còn bám dính cơm dừa khoảng 13%-15%, năng suất
gọt được trung bình khoảng 300kg cơm dừa trong thời gian khoảng 11 đến 12 tiếng,
tiền công khoảng 240 đồng/kg.
Hình 1: Công nhân gọt vỏ nâu bằng dao bào 2 lưỡi
3
Hình 2: Vỏ nâu được gọt bằng dao bào 2 lưỡi
Với cách làm thủ công như trên, qua khảo sát ta nhận thấy có một số nhược
điểm như sau:
- Năng suất thấp: với công nhân có tay nghề chỉ gọt được khoảng
30kg/giờ, tỷ lệ hao hụt khoảng 13%, nếu công nhân không có tay nghề tỷ lệ hao hụt
sẽ lớn hơn 15% do lớp vỏ nâu bị gọt quá dầy, lấn quá sâu vào phần thịt dừa, đưa
đến phần chi phí giá thành cao mang lại hiệu quả kinh tế thấp cho nhà sản xuất, rất
khó cạnh tranh trong thời điểm giá nguyên liệu tăng cao.
- Do các dụng cụ gá đặt miếng cơm dừa khi gọt không đạt vệ sinh và công
nhân luôn tiếp xúc bằng tay với nguyên liệu nên sản phẩm không đạt theo tiêu
chuẩn qui định về nguồn nguyên liệu đầu vào của hệ thống quản lý chất lượng
HACCP.
- Cần phải sử dụng công nhân có tay nghề trong khi điều kiện hiện nay
nguồn lao động có kỹ năng tay nghề cao ở vùng nông thôn rất khan hiếm.
Và cũng vì thế đã nhiều năm qua, do quá bị lệ thuộc vào tay nghề của công
nhân nên nhiều đơn vị sơ chế cơm dừa trắng để cung cấp cho các nhà máy chế biến
rất là bức xúc, đã nhiều lần đặt vấn đề với các cơ quan hữu trách về việc cơ giới hoá
khâu gọt vỏ nâu.
Việc nghiên cứu thiết kế chế tạo một máy gọt vỏ nâu cơm dừa được các cơ
quan chức năng tỉnh Bến Tre đặt ra rất lâu và cũng là mong muốn của những người
làm nghề sơ chế dừa ở Bến Tre và các tỉnh khác nhưng cho đến nay vẫn chưa có
một máy gọt vỏ nâu cơm dừa nào ra đời ở Bến Tre cũng như ở các nơi khác trong
nước.
4
Các cơ quan chức năng cũng đã gợi ý, đặt hàng các nhà khoa học, các đơn vị
nghiên cứu trong nước để nghiên cứu chế tạo một máy gọt vỏ nâu cơm dừa, nhưng
cho tới nay vẫn chưa thấy máy nào ra đời, hoặc thông tin chính thống về máy gọt vỏ
nâu này.
Do đó việc thiết kế chế tạo máy gọt vỏ nâu cơm dừa là cấp thiết nhằm những
lý do thực tiễn như sau:
- Cơ giới hóa công đoạn gọt vỏ nâu cơm dừa nhằm để khắc phục khâu gọt
vỏ nâu bằng phương pháp thủ công đã tồn tại lâu đời, năng suất thấp.
- Góp phần trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành chế biến
dừa của Việt Nam.
- Phù hợp với điều kiện sản xuất nhỏ lẻ ở nông thôn Việt Nam.
- Tăng năng suất, giảm tỷ lệ hao hụt, giảm chi phí giá thành sản xuất, tăng
hiệu quả kinh tế, tăng tính cạnh tranh.
- Giảm bớt lao động, sử dụng lao động không cần có kỹ năng tay nghề, có
thể sử dụng công nhân lao động phổ thông nhất là trong giai đoạn hiện nay ở vùng
nông thôn rất khan hiếm nguồn lao động.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phù hợp yêu cầu quy định về nguyên
liệu đầu vào của hệ thống quản lý chất lượng HACCP.
5
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở quan sát những động tác của người công nhân dùng dao bào hai
lưỡi vừa gọt vừa xoay lưỡi dao chung quanh profile bên ngoài của miếng cơm dừa,
nhóm nghiên cứu đề tài đã nghiên cứu ứng dụng nguyên lý thiết kế máy gọt vỏ nâu
như sau: dao cắt quay tròn tại vị trí cố định trên bộ phận gá dao có profile gần giống
như profile của miếng cơm dừa, miếng cơm dừa được trục gá hình cầu quay tròn
(có tâm quay thẳng góc với tâm quay của dao cắt) đưa vào vùng cắt của dao, dao sẽ
cắt từng lát vỏ nâu trên suốt chiều dài bên profile có lớp vỏ nâu của miếng cơm dừa.
Có thể điều chỉnh độ dày lớp cắt cho phù hợp.
Đây là tính mới, độc đáo, sáng tạo của đề tài, vì hiện nay ở Việt Nam chưa có
nơi nào nghiên cứu và thiết kế máy gọt vỏ nâu cơm dừa, và cũng chưa có máy nào
của nước ngoài được nhập về, hoặc có những thông tin tài liệu kỹ thuật về máy gọt
vỏ nâu.
Phương pháp nghiên cứu và tiếp cận vấn đề:
- Đo đạc một số thông số cơ bản về quả dừa.
- Quan sát những động tác của người công nhân khi cầm dao bào hai lưỡi
vừa gọt vừa chuyển động lưỡi dao di chuyển theo hình dáng bên ngoài của miếng
cơm dừa để thiết kế nguyên lý làm việc của máy.
- Thực nghiệm một số nguyên lý cắt gọt đã có được do tự nghiên cứu thực
tế, qua thông tin, qua tài liệu chuyên môn để chọn nguyên lý khả thi nhất.
- Chọn phương án thiết kế máy phù hợp nhất (nguyên lý cắt gọt, năng suất
máy, khối lượng máy, công suất động cơ sử dụng, dạng sản phẩm, dạng vỏ nâu sau
khi được gọt …).
- Thiết kế, gia công chi tiết, lắp ráp máy.
- Thử nghiệm và hoàn chỉnh thiết kế.
Cách tiếp cận:
Để có cơ sở và số liệu cần thiết phục vụ cho thiết kế máy trước hết phải nắm
được:
- Các thông tin cơ bản về thực trạng hoạt động sơ chế dừa trên địa bàn tỉnh
Bến Tre.
6
- Sản lượng dừa tiêu thụ mỗi ngày cho ngành cơm dừa nạo sấy tại tỉnh Bến
Tre, sự phân bố các cơ sở sơ chế cơm dừa trên địa bàn tỉnh, các điều kiện hạ tầng
thực tế như giao thông, điện, mặt bằng ở các cơ sở sơ chế cơm dừa, các nhu cầu về
công suất hàng ngày của từng cơ sở, dạng vỏ nâu thu hồi và mục đích sử dụng vỏ
nâu phổ biến hiện nay và các yếu tố liên quan khác…
- Nghiên cứu một số thông số cơ bản thuộc về bản chất của quả dừa như:
sự đa dạng của kích thước và hình dáng miếng cơm dừa, độ dầy của cơm dừa, độ
tuổi già của quả dừa, bề dày và độ cứng của lớp vỏ nâu.
- Tham khảo một số thông tin về máy gọt vỏ nâu trên internet để tìm
những ưu và khuyết điểm bổ trợ cho công tác nghiên cứu, tìm nguyên lý phù hợp
với điều kiện sản xuất hiện nay của nước ta.
2.1. Nội dung 1: Điều tra thực trạng sơ chế Cơm dừa tại địa bàn tỉnh Bến Tre và
Xây dựng đề cương đề tài nghiên cứu khoa học để thông qua Hội đồng Khoa học
công nghệ và
Đã xây dựng đề cương nghiên cứu trong đó có phần tổng quan, điều tra thực
trạng sơ chế cơm dừa tại địa bàn tỉnh Bến Tre. Trong đó có sử dụng nhiều bài báo
cáo thực trạng tại địa phương của Trung tâm thông tin KHCN và các số liệu từ Sở
Công Thương, Sở Nông nghiệp-phát triển nông thôn của tỉnh Bến Tre.
Trong tháng 3 và tháng 4, đã tiến hành tham quan làm việc với các cơ sở sản
xuất cơm dừa nạo sấy: BTCO, Lương Quới, Phú Hưng tại Bến Tre. Trong thời gian
làm việc tại cơ sở đã tìm hiểu quy trình sản xuất cơm dừa sấy thủ công, tiến hành
chụp hình tại chổ các thao tác bóc vỏ nâu bằng tay, tiến hành khảo sát và đo thực tế
kích thước hình học của quả dừa để xác định một số thông số cơ bản của cơm dừa
đang sản xuất tại địa phương. Từ đó xây dựng được thuyết minh đề tài đầy đủ hơn
để làm cơ sở nghiên cứu chế tạo một máy gọt vỏ nâu cơm dừa phù hợp với phương
thức sản xuất tại địa phương.
2.2. Nội dung 2: Thực nghiệm để xác định một số thông số cơ bản của cơm dừa/
Nghiên cứu một số nguyên lý cắt gọt để chọn nguyên lý làm việc của máy/ Tính
toán, thiết kế kết cấu máy/ Lập quy trình gia công và quy trình lắp ráp máy.
Để xác định các thông số cơ bản của dừa, chúng tôi đã dùng các dụng cụ đo
thích hợp như: thước kẹp (đo kích thước, hình dạng, bề dày cơm dừa....), máy đo độ
7
cứng cầm tay (nhằm xác định độ mềm dẻo của cơm dừa...), cân (đo trọng lượng để
so sánh)...
Sau đây là một số kết quả ghi nhận thông qua việc đo thực tế:
2.2.1. Công việc 1: Bằng phương pháp thực nghiệm ta xác định được một số thông
số cơ bản của cơm dừa như sau:
2.2.1.1. Đo độ cứng cơm dừa:
Đã tiến hành đo độ cứng cơm dừa và lớp vỏ nâu bằng dụng cụ đo độ cứng
cầm tay theo thang đo độ cứng Shore trên 10 miếng cơm dừa của một loạt trái dừa
đang được chế biến.
Kế quả độ cứng của cơm dừa khá thấp và phụ thuộc nhiều vào vị trí đo. Nếu
đo từ bên ngoài (cả vỏ nâu) thì độ cứng dao động trong khoảng 15-20 HS, còn độ
cứng của riêng thịt cơm dừa thì gần như không đáng kể (phụ thuộc vào thời gian
khai thác) chỉ từ 3 đến 6 HS.
Bảng 1
Stt Miếng
Độ cứng (HS)
Ghi chú
Cả vỏ nâu Cơm dừa
1 Trái thứ 1: miếng số 1 20 4
2 Trái thứ 1: miếng số 2 18 4
3 Trái thứ 1: miếng số 3 18 3
4 Trái thứ 2: miếng số 1 18 5
5 Trái thứ 2: miếng số 2 15 5
6 Trái thứ 2: miếng số 3 18 4
7 Trái thứ 3: miếng số 1 19 5
8 Trái thứ 3: miếng số 2 19 3
9 Trái thứ 3: miếng số 3 16 6
10 Trái thứ 3: miếng số 4 18 6
Với độ cứng không lớn như kết quả đo thì để cắt hoặc tách miếng cơm dừa,
lực cắt cần thiết không cần quá lớn. Bằng một thử nghiệm thủ công đơn giản bằng
cách dùng 1 dao và ấn vào miếng cơm dừa thì chỉ cần một lực không lớn hơn 60N
là đủ tách (cắt rời) miếng cơm dừa ra thành từng mảnh nhỏ.
8
Hình 3: Đo độ cứng ở vị trí mặt ngoài vỏ nâu
Lấy một miếng cơm dừa đã tách khỏi gáo cứng, dùng đồng hồ đo độ cứng
HS, ấn đầu kim nhọn của đồng hồ thẳng góc vào mặt ngoài vỏ nâu, chỉ số được thể
hiện trên đồng hồ là 20HS
Hình 4: Đo độ cứng vị trí giữa lớp vỏ nâu và cơm dừa
Tương tự ấn đầu kim nhọn của đồng hồ vào mặt cạnh miếng cơm dừa ở vị
trí gần sát lớp vỏ nâu, chỉ số thể hiện trên đồng hồ là 15HS
Hình 5: Đo độ cứng vị trí bên trong thịt cơm dừa
9
Ấn đầu kim nhọn của đồng hồ vào thẳng góc với mặt trong miếng cơm dừa,
chỉ số thể hiện trên đồng hồ là độ cứng của cơm dừa theo thang đo HS (độ cứng
Shore)
2.2.1.2. Đo kích thƣớc quả dừa:
Kích thước trái dừa không đều, nó có hình dáng của một quả hạch. Trọng
lượng trái dừa phân bố tương đối giữa các thành phần như sau:
- Vỏ # 35%
- Gáo # 12%
- Cơm dừa # 28%
- Nước # 25%
Sản phẩm từ dừa là các thực phẩm có hương vị thiên nhiên hấp dẫn. Thành
phần và chất lượng từ cơm dừa tươi được phân tích và nghiên cứu rất nhiều với các
công trình trong và ngoài nước, nằm trong khoảng giá trị như sau: Nước: 44– 52%,
Protein: 3-4,6%, Chất béo: 34-41%, Cacbohydrat: 9-13%, Xơ: 2,3-3,6%.
Hình dáng quả dừa rất đa dạng, quả lớn nhỏ tùy theo giống dừa, tùy theo
tháng tuổi được thu hoạch. Dùng thước kẹp đo đường kính và chiều cao của quả
dừa.
Hình 6: Quả dừa (đã bóc vỏ)
10
Hình 7: Đo kích thước đường kính lớn nhất của quả dừa
Hình 8: Đo chiều cao quả dừa
Khảo sát các loại dừa trồng tại huyện Giồng Trôm và huyện Mỏ Cày Bắc,
nơi có diện tích trồng dừa nhiều nhất tại Bến Tre ta nhận thấy kích thước quả dừa
(gáo dừa) thường dao động không nhiều.
Sau đây là bảng số liệu được ghi nhận khi đo một số mẫu quả dừa:
Bảng 2
Stt Quả dừa
Kích thước (mm)
Ghi chú
Ømax H
1 Quả 1 (dừa tại Giồng Trôm) 130 120
2 Quả 2 132 118
3 Quả 3 130 118
4 Quả 4 136 122
5 Quả 5 132 125
11
6 Quả 6 129 119
7 Quả 7 125 122
8 Quả 8 127 120
9 Quả 9 131 118
10 Quả 10 134 122
11 Quả 1 (dừa tại Mỏ Cày Bắc) 129 120
12 Quả 2 132 116
13 Quả 3 133 117
14 Quả 4 130 122
15 Quả 5 128 122
16 Quả 6 129 120
17 Quả 7 132 124
18 Quả 8 128 120
Qua kết quả đo trên ta nhận thấy, kích thước quả dừa (gáo dừa) tại hai khu vực
này dao động không nhiều. Đường kính lớn nhất từ 125mm – 136mm và chiều cao
dao động từ 116mm-125mm.
Bằng một phép toán bình quân đơn giản, ta có thể xác định kích thước bình
quân của loạt trái dừa khảo sát với kết quả: đường kính lớn nhất là 130mm và chiều
cao bình quân là 120mm. Các số liệu trên có thể dùng làm cơ sở ban đầu trong quá
trình thiết kế.
2.2.1.3. Hình dạng và bề dày miếng cơm dừa:
Hình dáng cơm dừa gần như là hình dạng của gáo dừa do cơm dừa áp dính
chặt vào gáo dừa qua 1 lớp vỏ nâu (vỏ lụa) rất mỏng. Tùy thuộc vào vị trí mà bề dày
của miếng cơm dừa có thể khác nhau.
12
Hình 9: Hình dạng quả dừa gần giống hình ellip
Hình 10: Hình dáng miếng cơm dừa gần giống hình ellip
13
Hình 11: Biên dạng của miếng cơm dừa
Qua nghiên cứu thực tế thì lượng cơm dừa chiếm một tỷ lệ khoảng 28% và
gáo dừa chiếm 12% trọng lượng toàn thể của quả dừa vì vậy khi quả dừa lớn (hay
có trọng lượng lớn) thì gáo dừa cũng sẽ tăng kích thước theo và gần như bề dày của
miếng cơm dừa thay đổi không nhiều.
Thực tế đo đạc và ghi nhận tại Bến Tre thì đa số các miếng dừa được đo thì
chiều dày dao động từ 12mm – 13,5mm. Ta có thể dùng kích thước chiều dày bình
quân là 13mm dùng để thiết kế hệ thống cắt gọt vỏ nâu của máy.
Hình 12: Đo chiều dày của cơm dừa
14
2.2.1.4. Đo chiều dày lớp vỏ nâu:
Việc xác định chiều dày của lớp vỏ nâu rất khó khăn do chiều dày lớp vỏ
lụa này rất mỏng và mềm nên việc xác định cần thực hiện cẩn thận thông qua việc
phóng đại kích thước của nó và dùng thước đo có độ chính xác 1/20mm.
Cắt miếng cơm dừa ra từng lát mỏng, dùng thước kẹp 1/20 thông qua kính
lúp có độ phóng đại 10:1 ta đo được bề dày của lớp vỏ nâu dao động trong khoảng
từ 0,3mm đến 0,5 mm tùy theo độ chín già của dừa (thông thường khai thác tốt nhất
ở tháng 11-12) và tùy thuộc vào từng miền trồng dừa.
Hình 13: Mặt cắt của miếng cơm dừa
Hình 14: Đo bề dày lớp vỏ nâu
2.2.2. Công việc 2: Nghiên cứu một số nguyên lý cắt gọt để chọn nguyên lý làm
việc của máy gọt vỏ nâu cơm dừa.
15
Hình 15: Công nhân gọt vỏ nâu thủ công
Hiện nay tại tỉnh Bến tre công đoạn sơ chế gọt vỏ nâu cơm dừa để phục vụ
cho ngành chế biến cơm dừa nạo sấy, nước cốt dừa đóng lon, bột sữa dừa vẫn làm
thủ công bằng một công cụ là dao bào hai lưỡi. Sau khi miếng cơm dừa được tách ra
khỏi gáo, người công nhân cầm dao bào 2 lưỡi gọt chung quanh miếng cơm dừa để
bóc tách liên kết giữa lớp vỏ nâu và thịt dừa. Phương pháp gọt vỏ này đòi hỏi người
công nhân phải có sự khéo tay và thuần thục, không phải ai cũng làm được. Với một
công nhân tay nghề thuần thục thì sau khi gọt xong tỷ lệ vỏ nâu được gọt bỏ thấp
nhất khoảng 13%, và năng suất gọt được khoảng 300kg cơm dừa trong thời gian
khoảng 11 đến 12 tiếng
Một điều đáng quan tâm nhất trong khâu này là người công nhân phải khéo
tay, nếu không tỷ lệ hao hụt sẽ tăng cao. Do đó, nếu thiết kế chế tạo được máy gọt
vỏ nâu thì có thể giải quyết được những vấn đề sau:
- Có thể sẽ làm giảm được tỷ lệ hao hụt so với gọt thủ công
- Công nhân vận hành máy không cần phải có tay nghề, chỉ có động tác
đơn giản là nạp miếng cơm dừa vào máy và máy sẽ tự gọt.
- Tăng năng suất
16
Nghiên cứu một số phƣơng án gọt vỏ nâu:
2.2.2.1. Phƣơng án 1:
Hình 16: Phương án gọt vỏ nâu 1
Nguyên lý hoạt động:
Miếng cơm dừa được đặt trên một bàn máy quay tròn, Kéo trục (6) di
chuyển lên trên, đặt miếng cơm dừa (5) trên bàn máy (8), thả trục (6) xuống, dưới
tác dụng của lực nén lò xo, miếng cơm dừa (5) sẽ được cố định giữa nắp chặn (7) và
bàn máy (8). Dao được gắn trên trục (1) được cố định bởi vít (2). Dưới tác dụng của
lực F tấm chặn và dao lúc nào cũng ép sát vào miếng cơm dừa.
Khi làm việc bàn máy (8) vừa chuyển động quay tròn vừa chuyển động tịnh
tiến. Do dao lúc nào củng ép sát vào miếng cơm dừa nên vỏ nâu sẽ được gọt theo
dạng khoanh tròn. Khi dao gọt gần tới nắp chặn (7) thì dừng lại, kéo trục (6) lên để
lấy miếng cơm dừa ra khỏi bàn máy (8).
17
Phương án này có những khuyết điểm:
- Chỉ gọt được những miếng cơm dừa còn nguyên nữa trái.
- Không gọt được phần tiếp giáp giữa nắp chặn.
- Không gọt được phần vỏ nâu gần sát bàn máy.
2.2.2.2. Phƣơng án 2:
Theo mô hình máy gọt vỏ nâu của Malaysia:
Hình 17: Phương án gọt vỏ nâu 2
Nguyên lý hoạt động:
Máy gồm có trục lớn (1) và trục nhỏ (2) quay ngược chiều nhau, đặt miếng
cơm dừa được cắt nhỏ theo chiều dọc của trái dừa vào giữa 2 trục, phần vỏ nâu
hướng theo trục nhỏ. Miếng cơm dừa được kéo vào bên trong, bên dưới trục nhỏ có
lắp dao để gọt vỏ nâu. Phần cơm dừa sau khi gọt xong sẽ được trục (1) kéo ra ngoài,
phần vỏ nâu sẽ được trục nhỏ đưa ra bên ngoài theo hướng khác.
Với phương án này có những khuyết điểm:
- Cơm dừa khi bóc vỏ cứng phải còn nguyên trái, sau đó phải có công
đoạn cắt miếng cơm dừa thành những miếng nhỏ theo chiều dọc miếng cơm dừa.
18
- Không gọt được những miếng cơm dừa bị bể vụn.
- Năng suất thấp.
- Tỷ lệ hao hụt cao vì lớp cơm dừa được gọt rất dày.
2.2.2.3. Phƣơng án 3:
Dựa theo nguyên máy gọt vỏ nâu của Malaysia, nhóm nguyên cứu thiết kế
phương án gọt vỏ nâu thao nguyên lý như hình vẽ sau:
Hình 18: Phương án gọt vỏ nâu 3
Nguyên lý hoạt động:
Khi hoạt động, miếng cơm dừa được đặt vào trục 1, khi trục (1) quay sẽ
mang miếng cơm dừa vào trong khe hở giữa trục (1) và trục mang mâm gá dao quay
tròn (5), nhờ vào những gai nhọn trên trục (1) giữ cho miếng cơm dừa không bị
trượt khi di chuyển vào bên trong khe hở giữa trục (1) và trục (5) lớp vỏ nâu được
gọt sạch nhờ vào hệ thống dao được gắn bên dưới trục (5) có chuyển động tương
đối theo hình dáng của miếng cơm dừa, có thể gọt được các miếng cơm dừa có hình
dang bất kỳ, có kích thước và độ dày khác nhau nhờ vào chuyển động tịnh tiến của
trục (5) qua tác động của lò xo (6)
Phương án này có những ưu điểm:
- Gọt được các miếng cơm dừa có độ dày khác nhau
19
- Gọt được những miếng cơm dừa bị vở vụn
- Vận hành đơn giản, không cần kỷ năng tay nghề
- Năng suất cao.
Trên đây là 3 phương án gọt vỏ nâu cơm dừa mà nhóm nghiên cứu đưa ra.
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã thực hiện mô hình 3 phương
án trên, và chọn lựa được phương án 3 có tính tối ưu nhất để thực hiện đề tài.
Phương án trên dựa trên cơ sở quan sát những động tác của người công nhân
dùng dao bào hai lưỡi vừa gọt vừa xoay lưỡi dao chung quanh profile bên ngoài của
miếng cơm dừa, nhóm nghiên cứu đề tài đã nghiên cứu ứng dụng nguyên lý thiết kế
máy gọt vỏ nâu như sau: dao cắt quay tròn tại vị trí cố định trên bộ phận gá dao có
profile gần giống như profile của miếng cơm dừa, miếng cơm dừa được trục gá hình
cầu quay tròn (có tâm quay thẳng góc với tâm quay của dao cắt) đưa vào vùng cắt
của dao, dao sẽ cắt từng lát vỏ nâu trên suốt chiều dài bên profile có lớp vỏ nâu của
miếng cơm dừa. Có thể điều chỉnh độ dày lớp cắt cho phù hợp.
Đây là tính mới, độc đáo, sáng tạo của đề tài, vì hiện nay ở Việt Nam chưa có
nơi nào nghiên cứu và thiết kế máy gọt vỏ nâu cơm dừa, và cũng chưa có máy nào
của nước ngoài được nhập về, hoặc có những thông tin tài liệu kỹ thuật về máy gọt
vỏ nâu.
2.2.3. Công việc 3: Thiết kế máy gọt vỏ nâu cơm dừa
2.2.3.1. Nguyên lý làm việc:
Hình 19: Sơ đồ khối của máy gọt vỏ nâu cơm dừa
20
Hình 20: Kết cấu máy gọt vỏ nâu
1 – Động cơ giảm tốc II 2-9 – Bộ truyền xích 10-11 – Khung máy
12,13 – Thanh chỉnh ngang 14 – Máng hứng sản phẩm 15,16 – Lò xo chỉnh ngang
17 – Cụm quả cầu gai 18-19 – Giá chỉnh ngang 20-22 – Chỏm cầu gá dao
23 – Trục truyền dao 24 – Động cơ I 25-26 – Bộ truyền đai
27 – Giá đỡ động cơ I 28 – Giá đỡ ổ trục chính
Động cơ I có tốc độ quay 1440v/ph truyền chuyển động qua bộ truyền động
đai (26) tạo momen xoắn lên trục truyền dao (23) quay → Cụm chỏm cầu dao cắt
(20,21,22) quay → Dao cắt gọt vỏ cơm dừa. Cùng lúc đó, động cơ giảm tốc II (i =
30) gắn bánh xích Z26 (2) truyền động qua dây xích (3) truyền tới dĩa xích Z34 (9)
tạo momen xoắn lên trục cầu gai (17) đưa cơm dừa vào chỏm cầu có gắn lưỡi dao
(20,22) tiến hành quá trình cắt gọt lớp vỏ nâu cơm dừa. Dao quay tốc độ cao và
21
vuông góc với chiều quay của cầu gai làm miếng cơm dừa được gọt sạch theo
nguyên tắc bao hình, sau đó tiếp tục được cuộn tới cung gạt sản phẩm và rơi vào
máng hứng sản phẩm (14) đặt ở phía dưới. Phần vỏ nâu sẽ được hứng bằng một
máng bố trí bên dưới của máy.
Ƣu, nhƣợc điểm:
- Ưu điểm:
 Tạo ra thành phẩm miếng dừa sạch vỏ nâu nhanh chóng và tỷ lệ hao
hụt thấp do chiều dày lớp vỏ nâu được gọt mỏng hơn nhiều lần so với thủ công gọt
dừa bằng tay.
 Dễ vận hành, dễ sử dụng.
 Làm việc ổn định tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công…
 Có thể cải tiến nâng cao năng suất…
- Nhược điểm:
 Khó áp dụng tự động hóa do kích thước và hình dạng miếng cơm
dừa không đều.
2.2.3.2 Tính toán công suất và chọn động cơ:
 Lực đầu vào cầu gai:
- Dựa vào phương án thiết kế và bản vẽ bằng phần mềm solidworks ta
tính được khối lượng quả cầu gai giữ cơm dừa tác dụng lên trục là
N1=11,52 kg = N1=115,2N
Ngoài ra trọng lượng của bánh xích Z34 và một phần của trọng lượng dây
xích cũng có tác động lên gối đỡ. Giả định rằng trọng lượng này có thể dự tính
trọng lượng này khoảng 30% trọng lượng quả cầu hay N2=30% x 115,2 = 34,56N.
- Theo tính toán thực nghiệm khối lượng phôi cơm dừa tối đa là:
N3 = γV = - ) = 1,3715 kg = 13,715 N
Với: r1 = 100 mm là bán kính cầu gai giữ cơm dừa
r2 = 120 mm là bán kính chỏm cầu dao cắt
γ=1.063 kg/ là khối lượng riêng của phôi cơm dừa
Ta có lực pháp tuyến tỉnh tác động lên cặp ổ lăn là:
22
N=N1+N2+N3= 115,2+34,56+13,715 ≈ 163,5 N
Chọn v1 = 0,2 m/s là vận tốc dài của cầu gai giữ cơm dừa để tính toán.
Hiệu suất của toàn bộ hệ thống (công thức 2.9 [4]):
η = ηol.ηx.ηbr = 0,992
x0,96×0,98 = 0,922
tra bảng 2.3 [4] với
ηol hiệu suất một cặp ổ lăn
ηx hiệu suất bộ truyền xích
ηbr hiệu suất bộ truyền bánh răng trụ của hộp số
Từ 2.8, 2.10, 2.11 [4], ta có công suất cần thiết nhằm thắng lực cản do
trọng lượng các chi tiết:
P1 = = 0,036 kw
- Xác định lực ma sát:
Lực ma sát có thể xác định bằng công thức:
Fms= f . N
Với: N là lực nén lên lò xo
f là hệ số ma sát giữa cơm dừa và kim loại, có thể chọn f=
0,07 để tính toán (theo www.tribology_abc.com, số liệu
thực nghiệm ma sát giữa chất dẻo và kim loại là 0,04 đến
0,1.
Để tính được lực nén tác dụng lên lò xo, ta cần xác định độ cứng
của lò xo và khoảng nén của lò xo.
- Độ cứng lò xo k có thể xác định theo công thức:
k =
G = 0,81x1011
(N/m2
) là Mô đun đàn hồi trượt của lò xo
d =8mm= 8x10-3
m là đường kính dây quấn
D=59,6mm=59,6x10-3
m là đường kính trung bình của lò xo
nlv=9 là số vòng làm việc của lò xo
23
- Trong quá trình làm việc biên độ dao động của lò xo thay đổi
theo bề dày của miếng cơm dừa, độ cân chỉnh khe hở ban đầu của quả
cầu gai và lòng trong của chỏm cầu gắn dao cắt và đảm bảo có lực ép
liên tục trên miếng cơm dừa. Ta có thể chọn số liệu ban đầu khoảng
nén của lo xo x≈10mm trong khi hoạt động. Ta có lực nén tác dụng lên
lò xo:
N= k.x= 21.200 x 10x10-3
= 212 N
Như vậy, ta có thể xác định lực ma sát:
Fms= f.N= 0,07 x 212 x 2= 29,68N
Công suất cần thiết để thắng được lực ma sát là:
Từ 2.8, 2.10, 2.11 [4], ta có công suất cần thiết nhằm thắng lực
cản do ma sát giữa miếng cơm dừa và lòng trong của bán cầu gắn dao cắt:
P2 =
Với v2 là vận tốc dài của bán cầu gắn dao cắt:
v2= π.D.n/1000/60= 13,6 m/s
P2 = = 0,438 kw
Tổng công suất cần thiết để quay trục gá quả cầu là:
PII = P1 + P2 = 0,036+ 0,438 = 0,474 kw (≈ 0,65 Hp)
Để hệ thống hoạt động được an toàn, ta chọn mô tơ dẫn động quả cầu
gai giữ miếng cơm dừa có công suất 1 Hp, có phối hợp thêm bộ inverter điều chỉnh
tốc độ.
 Lực đầu vào chỏm cầu dao cắt vỏ nâu cơm dừa
Theo thiết kế dao cắt vỏ nâu cơm dừa có bề rộng là 10 mm, bán kính
cầu gai giữ cơm dừa r=100mm vậy chu vi vòng quay của phôi cơm dừa
CV1=2× ×r=628mm
Nhằm giảm tiêu hao nguyên liệu, ta chọn độ chồng bước cắt là 0.5mm
như vậy mỗi lần dao cắt được bề rộng 9.5 mm
24
Với chu vi bước tiến của phôi như trên, cầu gai giữ cơm dừa đưa phôi
quay được một vòng thì dao cắt yêu cầu tối thiểu phải quay được 628/9,5= 67 vòng
Trên cơ sở đó ta chọn bộ truyền đai thang thích hợp truyền chuyển
động từ mô tơ I đến trục chính có gắn bán cầu gắn dao với số vòng quay dao cắt
chọn ban đầu là 1200 v/ph.
Lực cắt tách vỏ nâu của miếng cơm dừa N1=60 N (qua thực nghiệm),
Dựa vào phương án thiết kế và bản vẽ bằng phần mềm solidwork ta tính
được khối lượng trục quay dao cắt là: N2= 3,24 kg = 32,4 N
Tổng lực tác dụng lên hệ trục là N= N1 + N2= 60+32,4 = 92,4 N
Chu vi của chỏm cầu gắn dao cắt gọt: CV2=2× ×r= 618,4mm
Vận tốc v2 được xác định:
v2 = = = 13,6 m s
Theo (2.11) [4] ta có: (sửa lại công thức)
PI =
Trong đó η = ηd x ηol = 0,94 0,995 = 0,935
ηđ =0,94 – Hiệu suất bộ truyền đai
ηol = 0,995 – Hiệu suất của 1 cặp ổ lăn
PI = = 1,344 kw (≈ 1,79 Hp)
Để hệ thống truyền động dao cắt hoạt động tốt, ta chọn mô tơ dẫn động
bán cầu gai mang dao cắt gọt có công suất 2 Hp, có phối hợp thêm bộ inverter điều
chỉnh tốc độ.
 Chọn kiểu động cơ:
- Động cơ I: Công suất cần thiết PI= 1,344 kw, ta chọn động cơ có
công suất 1,5 kw (2Hp) với số vòng quay 1.425 v/ph
- Động cơ II: Công suất cần thiết PII= 0,474 kw, ta chọn động cơ có
công suất 0,75 kw (1Hp) với số vòng quay 705 v/ph, hệ số giảm tốc
30.
25
Bảng 3
Kiểu động
cơ
Công suất Vận tốc
quay η
%
cos
Ф
Khối
lượng
kw Mã
lực
50
hz
60
hz
K112L4 1,5 2 1425 1710 79,0 0,8 2,3 5,9 24
4A90LA8Y3 0,75 1 705 - 0,68 0,62 1,7 1,6 17
Bảng thông số được sử dụng để tính toán:
Bảng 4
Thông số cần thiết Động cơ I Trục I
Công suất (kw) 1,5 1,344
Tỉ số truyền 1,2
Số vòng quay nđcI=1425 nI=1187,5
Bảng 5
Thông số cần thiết Động cơ II Trục II
Công suất (kw) 0,75 0.474
Tỉ số truyền 30 x 1,3
Số vòng quay nđcII=705 nII=18,07
Số vòng quay trục I (trục gắn bán cầu gá dao cắt gọt) là nI=1187,5 và số
vòng quay của trục II (trục gắn quả cầu gai) là nII=18,07 là số vòng quay ban đầu
theo tính toán lý thuyết khi chưa qua điều chỉnh của inventor.
Trong quá trình vận hành, các thông số trên sẽ tiếp tục điều chỉnh cho phù
hợp với điều kiện thực tế của nguyên liệu.
Xác định năng suất sơ bộ của máy theo thiết kế:
26
Giả định mỗi vòng quay của quả cầu gai sẽ gọt được 2 miếng cơm dừa với
kích thước chiều dài trung bình là 150mm và bề ngang trung bình là 50mm (mỗi
quả cắt thành 6 miếng).
Tốc độ quay của quả cầu ban đầu là 18vòng/phút nên trong 1 phút số
miếng cơm dừa sẽ được cắt: 2 x 18 = 36 miếng /phút
Trọng lượng cơm dừa chiếm 28% trọng lượng quả dừa nên bình quân 1
trái dừa sẽ có khoảng 0,225 kg cơm dừa nên trọng lượng bình quân 1 miếng cơm
dừa tương ứng: 0,225kg : 6 = 0,0375kg
Năng suất lý thuyết có thể xác định:
N= 0,0375kg x 36 x 60 = 81kg/giờ (so với dự kiến 60-70 kg/giờ)
Tùy theo tình hình thực tế năng suất có thể gia giảm tùy thuộc vào chủng
loại, tuổi dừa cũng như thời gian thao tác của người công nhân. Để có thể điều
chỉnh các chế độ hoạt động của máy, bố trí thêm 1 Inverter để điều chỉnh được tốc
độ cho từng loạt sản phẩm theo điều kiện thực tế.
Căn cứ vào sơ đồ khối, ta có thể chọn sơ bộ các thông số để làm cơ sở thiết
kế và tính toán các bộ truyền động như sau:
- Uh = 30 hệ số giảm tốc của động cơ II
- Uđ = 1,2 tỉ số bộ truyền đai thang, D1= 87mm (puly gắn vào đầu
trục mô tơ I, D2= 107mm (puly gắn vào đầu trục chính)
- Ux = 1,3 tỉ số truyền xích, chọn Z1= 26 (đĩa xích gắn đầu trục mô tơ
II), Z2= 34 (đĩa xích gắn đầu trục gắn quả cầu gai)
2.2.3.3 Tính toán bộ truyền đai :
Thiết kế bộ truyền đai thang với công suất động cơ điện N= 1,5kw, số vòng
quay của trục dẫn n0= 1425 vòng/phút, trục bị dẫn nI= 1187,5vòng/phút tải trọng
ổn định làm việc 2 ca.
Chọn loại đai: Vận tốc đai v=5,53>5m/s có thể dùng đai loại A (bảng 5.13
trang 93 [3])
- Tiết diện đai: a x h (mm), tra bảng 5-11 trang 92 [3]: a=13, =11, h=8
- Diện tích tiết diện đai: F=81 mm2
27
Xác định đường kính bánh đai nhỏ: tra bảng 5-14 trang 93 [3] ta chọn
được D1=90 mm.
Kiểm nghiệm vận tốc đai:
Áp dụng 5.18 trang 93 [3]:
V = = = 6,705 m/s
V=6,705 < Vmax = (30÷35) m/s (thỏa điều kiện)
Xác định đường kính D2 của bánh lớn
D2 = (1 – 0,02)90= 105,84 mm
Theo bảng 5-15 trang 93 [3] và do thuận tiện trong việc chế tạo và tính
toán tỉ số truyền chọn D2=120 mm.
Số vòng quay thực của trục I là:
nI= (1 – 0,02).1425 = (1-0,02).1425 = 1187,5 vòng/phút
i = = 1,2
Khoảng cách trục thỏa mãn điều kiện:
0,05.(D1 + D2) +h ≤ A≤ 2.(D1 + D2)
0,5(90+105,84)+8 ≤ A≤ 2.(90+105,84)
97,92 ≤ A≤ 391,68 . Ta chọn A = 300mm
Chiều dài L đai theo khoảng cách trục A sơ bộ:
L= 2A + (D1+ D2) + = 907,8 mm
Lấy L theo tiêu chuẩn của bảng 5-12 trang 92 [3] hoặc bảng 4.23 trang
65 sách thiết kế chi tiết máy ta chọn L= 950 mm
Kiểm nghiệm số vòng chạy u trong 1 giây
u = = = 7,06 umax =10
Xác định chính xác khoảng cách trục A theo chiều dài đai đã lấy theo tiêu
chuẩn công thức 5-2 trang 83 [3], ta có:
28
A=
A=
= 320,99 321mm
Khoảng cách nhỏ nhất cần thiết để mắc đai (phần 6 trang 100 [3]):
Amin =A - 0,015L= 321 – 0,015x950 = 306,75 mm
Khoảng cách lớn nhất cần thiết để tạo lực căng:
Amax = A + 0,032L= 321 + 0,032*950 = 351,4 mm
 Tính góc ôm 1 :
1 = 1800
– 570
=175,410
, góc ôm thỏa điều kiện 1 120 0
 Xác định số đai cần thiết :
Ta có công thức:
Z
Trong đó:
 F là diện tích tiết diện đai trong bảng 5-11[3]: F=81mm2
 Vận tốc đai v =6,705 m/s
 N =1,5 công suất lên trục đai dẫn (công suất trên trục động
cơ)
 [ p]o
=1,51(+12%)=1,69N/mm2
ứng suất có ích cho phép
(tra bảng 5-17 [3])
 = 0,7: hệ số xét đến ảnh hưởng của chế độ tải trọng (tra
bảng 5-6 trang 89 [3])
 =0,94: hệ số xét đến ảnh hưởng của góc ôm (tra bảng 5.7
trang 90 [3])
 =1: hệ số xét đến ảnh hưởng của vận tốc (tra bảng 5-8
trang 90 [3])
29
Z = 1,21
ta chọn số đai Z=1
Xác định các kích thước chủ yếu của bánh đai.
Ta tra bảng 10-3 [3], ta được: t = 16 ; s = 8,5 ; h0 = 3,5
Chiều rộng bánh đai:
B =(Z – 1).t + 2s = ( 1 – 1).16 + 2.8,5 = 17 mm
Tính lực căng ban đầu và lực tác dụng lên trục:
 Lực căng ban đầu với mỗi đai :
S0 = 0
. F = 1,2. 81 = 97,2 N
trong đó:
- 0
là ứng suất căng ban đầu
- F : diện tích tiết diện đai.
Lực tác dụng lên trục:
R = 3. . Z . = 3 . 97,2 . 1 . = 62,3276 N
2.2.3.4 Tính toán bộ truyền xích:
Chọn loại xích ống con lăn vì rẻ hơn xích răng và yêu cầu bộ truyền không
phải làm việc êm, không ồn.
Định số răng đĩa xích:
chọn Z1 = 26 ; Z2 = 34 (công thức 6-5 trang 105 [3])
i = = 1,307
Định bước xích (t):
Tra bảng 6-4 trang106 [3] ta chọn được xích ống con lăn 1 dãy có bước
t = 12,7 mm, f = 50,3 mm2
Tra bảng 6-1 trang 103 [3] ta tìm được kích thước chủ yếu của xích:
- Tải trọng phá hủy: Q = 18000 N
- Khối lượng 1 m xích: q = 0,71 kg
Định khoảng cách trục A và số mắc xích X.
30
Chọn sơ bộ khoảng cách trục A
Amin= ( 30 50 )t = ( 30 50).12,7 = 381 635
ta chọn giá trị trung bình A = 580 nằm trong phạm vi cho phép
Tính số mắt xích theo A sơ bộ (công thức 6-4 trang 102 [3]):
X + = + +
= 136.374
Ta chọn X=136
Kiểm nghiệm số lần va đập trong 1 giây :
u = = [ u ] (công thức 6-16 trang 108 [3]).
U = = 0,2995<[ u ]=60 (bảng 6-7 trang 109 [3]) điều kiện
được thõa mãn
Tính chính xác khoảng cách trục A theo số mắt xích .
A = [X – + ]
A = [ 136 – + ]
A = [ 136 -30+ 105,9387 ] = 672,9
Chọn A = 670 mm
Tính đường kính vòng chia của đĩa xích :
dc = (công thức 6-1 trang 102 [3])
- Đĩa dẫn: dc1 = = 105,36 mm
- Đĩa bị dẫn: dc2 = = 137,64 mm
Tính lực tác dụng lên trục bị dẫn (công thức 6-17 trang 109 [3]):
31
Rx = Kt. P = = = 122,8638 N
trong đó: Kt là hệ số xét đến tác dụng của trọng lượng xích lên trục
phụ thuộc độ nghiêng của bộ truyền
N là công suất danh nghĩa của động cơ
32
2.2.3.5 Thiết kế dao gọt vỏ nâu:
Quá trình cắt (gọt) lớp vỏ nâu về cơ bản là quá trình tách lớp vỏ nâu và
phần thịt của cơm dừa, nhưng thông thường là sự phá hủy mối liên kết giữa các
phần vật liệu của cơm dừa do lớp vỏ nâu sau khi tách ra thường còn dính một phần
mỏng của cơm dừa. Quá trình cắt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hình dáng hình
học của dao cắt (độ sắc, góc mài, chày dày dao, góc cắt...), đặc tính của vật liệu cắt
cũng như chế độ động học của bộ phận cắt...
Vật liệu: Có thể dùng thép gió hoặc inox
Dao được thiết kế với dạng nêm phẳng, góc cắt tạo thành bởi mặt vát
nghiêng (góc mài) σ=180
-250
và được bố trí sao cho lưỡi cắt tiếp tuyến với mặt
cong phía trong của chỏm cầu gắn dao cắt và hoạt động theo phương pháp cắt thái
có trượt (vt ≠ 0). Độ sắc của lưỡi dao được đo bằng bề dày y của cạnh sắc lưỡi dao,
yêu cầu độ sắc y luôn duy trì 20 ÷ 40 µm, về mặt lý thuyết thì nếu y ≥ 100 µm thì
việc cắt sẽ khó khăn nên cần phải mài lại. Chú ý khi mài lại cần sử dụng loại đá mài
mềm, có hạt mịn ký hiệu 180-220 nhằm giảm độ nhấp nhô trên bề mặt lưỡi cắt.
Hình 21: Hình dáng dao cắt gọt vỏ nâu
33
Để điều chỉnh bề dày lớp vỏ nâu tách ra khỏi miếng cơm dừa, ta chỉnh
khe hở δ của lưỡi dao so với mặt cầu bên trong của chỏm cầu. Khi δ càng nhỏ thì
chiều dày lớp cắt sẽ càng bé tuy nhiên nếu khe hở quá bé dễ dẫn đến lực ma sát tăng
cao không tốt cho quá trình cắt. Cần phải nghiên cứu phối hợp thêm với góc cắt thái
α (góc tạo thành giữa góc mài σ và góc nghiêng đặt dao β) nhằm đảm bảo áp suất
cắt bé nhất và điều kiện thoát vỏ nâu thuận tiện nhất.
Chuyển động tương đối của quá trình cắt được tạo thành bởi sự phối
hợp giữa chuyển động quay tròn dao cắt gắn trên chỏm cầu gá dao cắt và chuyển
động quay tròn của quả cầu gai đưa miếng cơm dừa vào vùng cắt gọt. Đây là một
quá trình khá phức tạp phối hợp hai chuyển động trên sẽ tạo thành các vết cắt đồng
đều và liên tục chiếm toàn bộ bề mặt của miếng cơm dừa.
2.2.3.6 Sơ đồ mạch điện
Hình 22: Sơ đồ mạch điện
Thao tác vận hành thiết bị:
Bƣớc 1: Bật CB để có dòng điện chạy qua mạch điều khiển, đèn báo nguồn có
điện và kim đồng hồ volve kế báo 220V AC
Bƣớc 2: Nhấn nút ON motor (I) khởi động từ M1 có điện, motor (I) hoạt động
khi công tắc tại biến tần đóng lại và vận tốc motor (I) thay đổi tùy theo
sự điều chỉnh nút vặn tại vị trí biến tần
34
Bƣớc 3: Nhấn nút ON motor (II) khởi động từ M2 có điện, motor (II)
hoạt động khi công tắc tại biến tần đóng lại và vận tốc motor (II)
thay đổi tùy theo sự điều chỉnh nút vặn tại vị trí biến tần
Trong qúa trình chạy máy nếu có sự cố thì nhấn nút Stop để máy ngừng
hoạt động
Bộ bản vẽ tổng thể máy và bản vẽ chi tiết (Phụ lục số 1)
2.2.4 Công việc 4: Xây dựng quy trình công nghệ chế tạo một số chi tiết chính
(Phụ lục số 2)
35
2.2.5 Công việc 5:
Khung máy Ổ đỡ
Cụm quả cầu gai Cụm chõm cầu gá dao cắt
Tấm dẫn tay trượt Vòng gạt cơm dừa
Tấm che trước Thanh gá cơ cấu chỉnh ngang
36
Bánh xích Z34 Ổ bi UCT 308
Cụm quả cầu gai Hệ thống xích truyền động
Hệ thống truyền động nhìn phía sau
Hệ thống điện điều khiển
Hình 23: Hình chụp chi tiết chính và máy
2.2.6 Công việc 6: Xây dựng quy trình lắp ráp máy (Phụ lục số 2)
37
BẢNG KÊ CHI TIẾT
Bảng 6
Stt Ký hiệu Tên gọi Slg Vật liệu Ghi chú
1 GVN2-02 Mô tơ II 01 - 1 HP, i=1/30
2 GVN2-04 Bánh xích Z=26 01 Thép C50 Gắn vào Mô tơ II
3 GVN2-07 Dây xích 01 Thép C50
4 GVN2-05 Lò xo Ø2 - 250 01 Thép lò xo
5 GVN2-01 Đế mô tơ II 01 CT3
6 GVN2-03 Thanh tăng giảm xích 02 CT3
7 GVN2-16 Thanh gá điều chỉnh 01 CT3
8 GVN2-06 Bánh xích căng Z= 18 02 Thép C50
9 GVN2-08 Bánh xích Z=34 01 Thép C50 Gắn vào trục quả cầu
10 GVN3-01 Khung máy 01 SUS 304
11 GVN3-02 Cụm bánh xe 04 -
12 GVN1-01 Thanh chỉnh ngang 01 SUS 304
13 GVN1-02 Bulong chỉnh 02 Thép C50
14 GVN3-03 Máng hứng sản phẩm 01 SUS 304
15 GVN1-03 Lò xo nén Ø8 - 228 02 Thép lò xo
16 GVN1-04 Ổ bi UCT 308 02 -
17 GVN2-09-01 Quả cầu giữ miếng dừa 01 SUS 304
18 GVN2-09-02 Trục gắn quả cầu 01 Thép C45
19 GVN1-05 Thanh gá chỉnh ngang 04 SUS 304
20 GVN2-11 Cụm chỏm cầu gá dao cắt 01 SUS 304 Ghép với chụp gá dao
21 GVN1-06 Thanh chỉnh đứng 02 Thép C45
22 GVN2-12 Trục gá chỏm cầu lõm 01 Thép C45
23 GVN2-13 Thân ổ đỡ 01 CT3
24 GVN2-14 Môtơ I 01 - 2HP, 1.440 v/ph
25 GVN2-15 Puly 1 01 Gang xám Gắn vào trục môtơ I
26 GVN2-17 Dây đai A37 01 Cao su-vải
27 GVN3-01-05 Thanh đứng, sau 02 CT3
28 GVN2-18 Tấm đỡ ổ trục 02 CT3
29 GVN2-23 Puly II 01 Gang xám Gắn vào trục chính
30 GVN3-01-13 Thanh ngang trên mô tơ I 01 CT3
31 GVN3-01-14 Thanh ngang dưới mô tơ I 01 CT3
32 GVN3-01-04 Thanh ngang, trên 02 CT3
33 GVN3-01-03 Thanh dọc, trên 02 CT3
34 GVN3-01-02 Thanh ngang, dưới 02 CT3
35 GVN3-01-11 Tấm đỡ ổ trục chính 02 CT3
36 GVN3-01-07 Thanh đứng, đỡ mô tơ I 04 CT3
37 GVN3-01-10 Thanh ngang đỡ ổ trục 02 CT3
38 GVN1-07 Giá thanh chỉnh ngang 02 CT3
39 GVN3-01-17 Tấm che phải, trên 01 SUS 203
40 GVN3-01-16 Tấm che xích 01 SUS 203
41 GVN3-01-18 Tấm che phải, dưới 01 SUS 203
42 GVN3-01-19 Tấm che trước, trên 01 SUS 203
43 GVN3-01-20 Tấm che trước, dưới 01 SUS 203
38
44 GVN3-01-23 Tấm chỉnh ngang, trái 02 SUS 203
45 GVN3-01-24 Tấm chỉnh ngang, phải 02 SUS 203
46 GVN2-09-02 Trục gắn quả cầu 01 C35
47 GVN3-01-15 Tấm che trái 01 SUS 203
48 GVN3-01-22 Tấm che trên 01 SUS 203
49 GVN3-01-21 Tấm che sau 01 SUS 203
50 GVN3-04 Nhãn hàng hóa 01 SUS 304
51 GVN3-01-25 Tấm che đáy 01 SUS 203
52 GVN3-01-08 Thanh đỡ mô tơ 1 01 CT3
53 GVN3-01-09 Thanh đỡ mô tơ 2 01 CT3
54 GVN3-01-12 Thanh đứng đỡ ổ đỡ 02 CT3
55 GVN3-01-06 Thanh đứng, trước 02 CT3
56 GVN3-01-26 Thanh đứng, đỡ mô tơ II 04 CT3
57 GVN3-01-01 Thanh dọc, dưới 02 CT3
58 GVN2-19 Khớp nối Ø25 01 CT3
59 GVN2-20 Vòng bạc đỡ 02 Teflon
60 GVN2-21 Tấm gá dao cắt 01 C45
61 GVN2-22 Dao cắt 01 SUS 304
62 GVN2-11-01 Chỏm cầu gá dao cắt 01 SUS 304
63 GVN2-11-02 Chụp gá dao 01 SUS 304
64 GVN2-09 Cụm quả cầu gai 01 SUS 304
65 GVN1-09 Tay trượt 02 C45
66 GVN2-10 Hộp điện điều khiển 01 -
67 GVN1-08 Tấm dẫn tay trượt 02 CT3
1. Cụm điều chỉnh: GVN1-xx
2. Cụm truyền động: GVN2-xx
3. Cụm khung máy: GVN3-xx
39
2.2.7 Công việc 7: Chạy rà thử nghiệm sơ bộ
Mục tiêu của việc chạy rà nhằm đảm bảo các cơ phận của máy hoạt động trơn
tru. Các nhóm chi tiết máy không va chạm nhau, tra mỡ vào bộ truyền xích theo chế
độ vận hành trong thời gian đầu tiên mới được đưa vào sử dụng.
Đồng thời sẽ tiến hành cân chỉnh sơ bộ các bộ truyền động đai, truyền động xích
đạt theo độ căng ban đầu.
Thời gian chạy rà ban đầu khoảng 10 phút.
Tiếp theo sẽ cho tiến hành gọt thử và cân chỉnh lại các bộ phận nhằm đảm bảo
lớp vỏ nâu được cắt mỏng nhất tùy theo loại cơm dừa.
40
Hình 24: Chạy rà thử nghiệm sơ bộ
2.2.8 Công việc 8: Thử nghiệm xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
Mục tiêu của thử nghiệm là xác định các thông số thực tế nhằm xem xét, đánh
giá sự phù hợp của các đặc tính kỹ thuật thiết bị (cơ cấu, kích thước cơ bản, khối
lượng, vật liệu chế tạo, trang thiết bị, tài liệu...) với các chỉ tiêu đã đăng ký của đề tài.
Và phải được ghi nhận đầy đủ thông qua các biên bản ghi chép trước khi xử lý số liệu
chính thức của thiết bị.
Sau khi lắp hoàn chỉnh và chạy rà, ta tiến hành kiểm tra lại một lần nữa trước
khi tiến hành xác định các thông số của thiết bị.
Máy được thử nghiệm tại phòng thử nghiệm của cơ sở sản xuất Thống Nhứt
trong điều kiện bình thường.
 Các yêu cầu trước khi tiến hành thử nghiệm:
41
Máy phải được đặt trên nền bằng phẳng, cứng vững ở nơi thoáng mát thuận tiện
cho việc thử nghiệm về các điều kiện ánh sáng, độ ẩm, đủ không gian hoạt động, an
toàn.... Tuân thủ theo quy định vận hành của thiết bị. Trước khi tiến hành thử nghiệm
chính thức phải cho máy hoạt động không tải và thử nghiệm với năng suất , tải trọng
cao nhất nhằm đảm bảo chắc chắn rằng máy làm việc ổn định, có thể hoạt động đạt
các chỉ tiêu đã đăng ký.
Vật liệu thử nghiệm phải được lấy từ lô sản xuất gần nhất, có số lượng đủ lớn và
kích thước phù hợp. Lấy lượng mẫu đại diện bằng tay để xác định chất lượng và đặc
điểm ổn định của vật liệu đầu vào.
 Công tác chuẩn bị cho việc chạy thử nghiệm:
- Chuẩn bị đủ số lượng cơm dừa vừa tách ra khỏi gáo dừa khoảng 30 kg.
Rửa sạch và cân chia thành 3 đợt thử.
- Chuẩn bị các dụng cụ đo cần thiết: Cân đồng hồ 20kg / Đồng hồ đo thời
gian / Thước kẹp số / Đồng hồ kẹp đo điện đa năng / Thước dây
 Phương pháp lấy số liệu:
- Cho máy khởi động và chạy không tải 5 phút để ổn định hệ thống.
- Tiến hành chuẩn bị lấy số liệu theo nhiều đợt thử nghiệm. Các công
đoạn sẽ tiến hanh tuần tự như sau: Cân trọng lượng ban đầu/ Cân trọng lượng cơm dừa
sau khi gọt và trọng lượng lớp vỏ nâu gọt bằng cân đồng hồ/ Xác định thời gian gọt
bằng đồng hồ bấm tay/ Lấy chỉ số điện để xác định lượng tiêu hao điện thông qua
đồng hồ kẹp đa năng / Đo chiều dày lớp vỏ nâu sau khi tách ra khỏi miếng cơm dừa
bằng thước kẹp đồng hồ kỹ thuật số / → Sau đó tính bình quân các số liệu để xác
định các thông số cơ bản của máy.
 Dụng cụ lấy số liệu:
- Cân đồng hồ loại 20kg
- Đồng hồ bấm thời gian
- Đồng hồ kẹp đo điện vạn năng
- Thước kẹp số
- Khay chứa cơm dừa, vỏ nâu....
42
43
Hình 25: Hình thử nghiệm máy
44
Bảng ghi chép số liệu khi tiến hành thử máy:
Bảng 7
TT Hạng mục
Đợt thử nghiệm Trung
bình1 2 3
1 Trọng lượng đầu vào, kg 7,0 7,0 6,5 6,83
2 Trọng lượng đầu ra, kg 6,5 6,45 6,1 6,35
3 Trọng lượng vỏ bị gọt, kg 0,50 0,55 0,40 0,48
4 Diện tích gọt sạch, % 92- 95 92- 95 92-95 -
5 Thời gian chạy máy, phút 02:44:71
≈2,745
02:24:75
≈2,413
02:32:95
≈2,549
02:34:14
≈2,569
6 Cường độ dòng điện, A 1,8-4,4 1,8-4,8 1,8-5,1 -
7 Bề dày vỏ nâu bị gọt, mm 0,5-0,7 0,42-0,72 0,50-0,72 0,56
8 Độ rung của máy, mm ≈ 0 ≈ 0 ≈ 0 rất bé
Xác định năng suất tối đa của thiết bị:
NSmax = (6,83x60)x80% / 2,569 = 127,61 kg/giờ
Với 80% là tỷ lệ thời gian thực tế cắt gọt
Nếu tính thành phẩm thì năng suất tối đa:
NSmax =(6,35x60)x80% / 2,569 = 108,65 kg/giờ
Xác định tỷ lệ hao hụt:
I hh = (0,48 / 6,83) = 7,03%
Xác định công suất tối đa:
Pmax = UI cosφ = 220 x 5,1 x 1 = 1.122w= 1,122 kw (≈ 1,526 hp)
Điện năng tiêu thụ trong 1 ca 8 tiếng:
W = 1,122 kw x 8 ≈ 9 kwh
45
Bảng so sánh các chỉ tiêu đăng ký (Sản phẩm 1):
Bảng 8
TT Tên sản phẩm S.lg Chỉ tiêu kinh tế - kỹ
thuật
Kết quả thực
hiện
1 Máy gọt vỏ nâu cơm dừa 01 - Năng suất:
đạt 60 đến 70kg/giờ
- Tỷ lệ hao hụt:
≤ 12 %
- Kích thước dự kiến:
1100 x 700 x 900
- Công suất động cơ:
3HP
> 100 kg/giờ
7-8 %
1000x700x900
- 2 động cơ:
2HP/1HP
2 Bộ bản vẽ thiết kế cơ khí và tài
liệu kỹ thuật
01 Theo tiêu chuẩn vẽ cơ
khí
Bộ bản vẽ kỹ thuật
đúng tiêu chuẩn
3 Bộ quy trình công nghệ: chế
tạo bộ phận ép giữ cơm dừa để
thực hiện cắt gọt/ chế tạo dao
gọt/ chế tạo khung máy/ lắp
ráp máy gọt vỏ nâu cơm dừa.
01 Theo tiêu chuẩn kỹ
thuật và lắp ráp
Bộ quy trình công
nghệ đúng tiêu
chuẩn
Tất cả các thông số đều đạt các chỉ tiêu kỹ thuật đã đăng ký của đề tài
Một số các thông số khác có thể so sánh thêm:
 Bề dày của vỏ nâu gọt trung bình 0,56mm (nhỏ nhất 0,4mm, lớn nhất
0,72mm) so với phương pháp gọt tay thì bề dày thấp nhất trên 1,2mm.
 Diện tích bề mặt được gọt sạch đa số 92-95%, một số gọt sạch 100% trừ
một số cơm dừa quá già và hình dạng quá dị dạng. So với gọt bằng tay
để gọt sạch hết lớp vỏ gọt thường phải gọt khá sâu, tiêu hao cơm dừa.
Sản phẩm 2:
Sau khi hoàn thành các nội dung đăng ký đã gửi bài báo giới thiệu sản phẩm
“Máy gọt vỏ nâu dừa” đến Tạp chí Trung tâm khoa học công nghệ của thành phố Hồ
Chí Minh và đang biên tập để in trong số đầu năm 2014.
46
2.2.9 Công việc 9: Chế tạo hoàn chỉnh máy
Việc hoàn chỉnh máy được thực hiện sau công đoạn chạy rà và thử nghiệm lấy
các thông số của máy.
Sau đây là hình ảnh của máy sau khi lắp hoàn chỉnh:
47
Hình 26: Hình thiết bị sau khi lắp đặt hoàn chỉnh
2.2.10 Công việc 10: Lắp đặt và chuyển giao cho cơ sở sử dụng
Sau khi hoàn thiện máy sẽ được chuyển giao cho cở sở sử dụng để tiếp tục theo
dõi và cải tiến khi cần thiết trước khi sản xuất với số lượng vừa thăm dò thị trường dù
hiện nay đang có nhu cầu sử dụng.
Để tăng cường tính an toàn trong sử dụng, chúng tôi cũng đã thiết kế các bộ
phận bao che máy. Trong đó không gian cắt cũng được chú ý đặc biệt với bộ phận che
vừa đủ cho người công nhân thao tác. Hình dạng và kích thước của các miếng cơm
dừa rất đa dạng, lớn nhỏ không đều gần như rất khó ứng dụng cấp phôi tự động nên
hiện nay vẫn phải cấp phôi bằng tay nên bộ phận che cũng đã thiết kế vừa đủ không
gian khi thao tác nhằm đề phòng tai nạn xãy ra.
Trước khi vận hành, người công nhân cũng được hướng dẫn thao tác và các
điểm mất an toàn của hệ thống để người công nhân chú ý và áp dụng.
48
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nội dung 1:
Đã tiến hành điều tra thực trạng sơ chế Cơm dừa tại địa bàn tỉnh Bến Tre và xây
dựng đề cương đề tài nghiên cứu khoa học để thông qua Hội đồng Khoa học công
nghệ. Trong đó thu thập đầy đủ các số liệu, thực trạng tình trạng sơ chế cơm dừa trong
tỉnh Bến tre thông qua các nội dung báo cáo của Trung tâm thông tin KHCN của sở
KHCN Bến Tre, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp của tỉnh Bến Tre và từ tham quan
thực tế tại các cơ sở sản xuất trong tỉnh như: BTCO, Lương Quới, Phú Hưng,... Trong
thời gian khảo sát cũng đã tìm hiểu thực trạng các thiết bị đang sử dụng, chụp hình và
tìm hiểu những ưu khuyết điểm trong công nghệ chế biến dừa tại từng cơ sở.
Một số thiết bị trong dây chuyền hoặc cần cải tiến thêm hoặc cần phải nghiên
cứu để chế tạo bao gồm: máy gọt vỏ nâu cơm dừa, máy sấy tầng sôi, hệ thống xử lý
nước rửa trong dây chuyền sản xuất.... Đây cũng là cơ sở để tiếp tục đầu tư nghiên cứu
nhằm cơ khí hóa và hoàn thiện các dây chuyển sản xuất hiện nay.
Nhất là những khó khăn hiện nay trong việc sản xuất cơm dừa nạo sấy cần đạt
chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP cả về vệ sinh và chất lượng hàng hóa.
Đánh giá phần thực hiện khảo sát và xây dựng đề cương đạt theo yêu cầu, có thể
sử dụng làm cơ sở cho việc nghiên cứu, chế tạo những thiết bị cần thiết trong quy
trình sản xuất cơm dừa nạo sấy đạt theo tiêu chuẩn.
Riêng công đoạn gọt vỏ cơm dừa thì hiện nay vẫn còn làm thủ công, chưa có
thiết bị nào đưa vào sử dụng. Chúng tôi cũng đã tiến hành chụp hình tại chổ các thao
tác bóc vỏ nâu bằng tay, tiến hành khảo sát và đo thực tế kích thước hình học của quả
dừa để xác định một số thông số cơ bản của cơm dừa đang sản xuất tại địa phương. Từ
đó xác định và chọn lựa được các thông số cơ bản cần thiết ban đầu để làm cơ sở
nghiên cứu chế tạo một máy gọt vỏ nâu cơm dừa phù hợp với phương thức sản xuất
tại địa phương.
3.2. Nội dung 2:
Một số thực nghiệm để xác định một số thông số cơ bản của cơm dừa: Chúng tôi
đã tiến hành khảo sát và làm thực nghiệm trên một số mẫu dừa để chọn lựa các thông
49
số đầu vào trong quá trình tính toán và thiết kế thiết bị. Trong quá trình thử nghiệm
thực tế, chúng tôi cũng đã hoàn chỉnh dần các thông số của thiết bị phù hợp với điều
kiện thực tế.
Trong nội dung 2, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện tất cả 10 nội
dung công việc như đã trình bày ở Chương II, bao gồm:
Công việc 1: Thực nghiệm xác định một số thông số cơ bản của cơm dừa
Đã tiến hành các công đoạn: Đo độ cứng cơm dừa, đo kích thước quả dừa, xác
định hình dạng và bề dày miếng cơm dừa, đo bề dày của lớp vỏ nâu.
Qua kết quả đo đạc thực tế, chúng tôi cũng đã chọn lựa được các thông số ban
đầu để tiến hành thiết kế sơ bộ các cơ cấu của thiết bị và từ các thiết kế ban đầu sẽ có
điều chỉnh thích hợp trong quá trình vận hành nhằm đạt chất lượng tốt nhất theo yêu
cầu của đề tài.
Công việc 2: Nghiên cứu một số nguyên lý cắt gọt để xác định nguyên lý làm
việc của máy gọt vỏ nâu cơm dừa.
Căn cứ vào các tài liệu chúng tôi ghi nhận được trên internet như: Coconuts
peeling machine WMV, Skin Peeling coconut machine, Coconut paring machine,... và
thông qua việc tham quan thực tế từ các cơ sở chế biến cơm dừa của các nước trước
đây, chúng tôi đã xác định có một số nguyên lý đang sử dụng như:
- Nguyên lý 1 (Hình 16): Đặt miếng cơm dừa cắt phân nữa trên một bàn
xoay cố định bằng nắp chận phía trên, dao được áp sát vào miếng cơm dừa qua lực ép
lò xo. Khi bàn xoay quay tròn và tịnh tiến lên xuống sẽ cắt vỏ nâu ra khỏi miếng cơm
dừa theo dạng khoanh tròn. Phương án này còn tồn tại một số khuyết điểm cơ bản
như: Chỉ gọt được những miếng cơm dừa còn nguyên nữa trái, không gọt được phần
tiếp giáp giữa nắp chặn, không gọt được phần vỏ nâu gần sát bàn máy và nhất là góc
dao thay đổi nên sẽ xãy ra một số trường hợp kẹt dao)
- Nguyên lý 2 (Hình 17): Nguyên lý này sử dụng 2 trục quay song song
nhau, một trục nhỏ có hình dạng lồi (convex drum) còn trục lớn có dạng lõm (concave
drum). Miếng dừa phải được cắt nhỏ theo chiều dọc của trái dừa và khi đưa vào giữa
hai trục sẽ được kéo xuống phía dưới. Phía dưới có bố trí 1 lưỡi dao hướng tiếp tiếp
với vòng tròn quay của trục nhỏ. Vỏ nâu sẽ được gọt khi miếng cơm vừa ra khỏi trục.
50
Khuyết điểm của phương án này là: Cơm dừa sau khi bóc vỏ cứng phải còn nguyên
trái, sau đó phải có công đoạn cắt miếng cơm dừa thành những miếng nhỏ theo chiều
dọc miếng cơm dừa, không gọt được những miếng cơm dừa bị bể vụn, năng suất thấp
nhưng tỷ lệ hao hụt cao vì lớp cơm dừa được gọt rất dày.
- Nguyên lý 3 (Hình 18): Nguyên lý này dựa theo kết cấu của một máy
Malaysia mà chúng tôi thấy được có dịp tham quan tại Malaysia. Việc cắt gọt thực
hiện theo phương pháp bao hình với chuyển động cắt phối hợp giữa chuyển động quay
tròn của dao cắt và chuyển động quay tròn của miếng cơm dừa áp sát quả cầu nhờ
những gai nhọn. Miếng cơm dừa được đưa vào khu vực cắt gọt bằng các gai của quả
cầu và áp khít vào mâm gá dao quay cũng có dạng bán cầu. Do độ mềm dẻo của
miếng cơm dừa nên miếng cơm dừa biến đổi theo đường cong của bán cầu và được
cắt gọt bằng dao gắn trên bán cầu. Chiều dày của lớp cắt được điều chỉnh qua khe hở
của dao và bán cầu. Để độ dày lớp cắt ổn định, một cơ cấu điều chỉnh tịnh tiến liên tục
bù trừ bằng lò xo đưa quả cầu ra vào tùy theo bề dày của miếng cơm dừa. Phương án
này có ưu điểm như sau: Gọt được các miếng cơm dừa có độ dày khác nhau, không
kén miếng cơm dừa dù bị vở vụn, vận hành đơn giản, không cần kỷ năng tay nghề,
năng suất cao và đồng thời giảm tối đa hao hụt do lớp vỏ nâu cắt ra khá mỏng.
Từ những phương án đã nêu ra, chúng tôi nhận thấy phương án 3 phù hợp
nhất với yêu cầu đặt ra của đề tài do các ưu điểm đã kể ra như trên nên đã chọn lựa
phương án này.
Về thực tế thì khi so sánh với phương pháp thủ công hiện nay thì các chuyển
động của thiết bị cũng tương tự như những động tác của người công nhân dùng dao
bào hai lưỡi vừa gọt vừa xoay lưỡi dao chung quanh profile bên ngoài của miếng cơm
dừa hình thành ra một chuỗi mặt cắt phức hợp liền lạc với nhau được gọi là phương
pháp bao hình.
Đây là tính mới, độc đáo, sáng tạo của đề tài, vì hiện nay ở Việt Nam chưa có
nơi nào nghiên cứu và thiết kế máy gọt vỏ nâu cơm dừa, và cũng chưa có máy nào của
nước ngoài được nhập về, hoặc có những thông tin tài liệu kỹ thuật về máy gọt vỏ nâu
này.
51
Công việc 3: Thiết kế máy gọt vỏ nâu cơm dừa.
Sau khi chọn được các thông số ban đầu của thiết bị thông qua một số việc đo
đạc các quả dừa và tiến hành thực nghiệm từ công việc 1, chúng tôi đã đưa ra sơ đồ
truyền động chung và tiến hành tính toán thiết kế từng cụm công tác, lên bản vẽ gia
công chi tiết.
Về mặt cơ bản chúng tôi cũng đã phân tích lực, thiết kế, bố trí và tính toán
xong các cụm máy như cụm truyền động đai, cụm truyền động xích, thiết kế các trục
dẫn,...
Về phần truyền động, chúng tôi cũng đã tiến hành tách 2 chuyển động: chuyển
động quay của quả cầu gai cấp cơm dừa và chuyển động quay của chỏm cầu gắn dao
cắt bằng 2 động cơ riêng biệt và bố trí thêm các inverter điều khiển tốc độ độc lập
giữa 2 chuyển động trên. Việc này đã tạo điều kiện tốt nhất trong việc điều chỉnh tốc
độ tương đối của 2 chuyển động phối hợp phù hợp với các loại cơm dừa khác nhau về
độ dày, độ cứng, cũng như tính "già" của từng lô cơm dừa.
Bằng phần mềm Solidwork theo kết cấu không gian 3D, chúng tôi cũng đã lên
kết cấu và tính toán từng cơ phận của máy và xuất bản vẽ dạng 2D để làm tài liệu chế
tạo.
Trong quá trình lên bản vẽ, chúng tôi cố gắng thể hiện đầy đủ tất cả các chi
tiết của máy với 01 bản vẽ lắp và 04 bản vẽ các cụm dạng 3D, 01 bản vẽ lắp dạng 2D,
52 bản vẽ chi tiết (cả khổ giấy A3 và A4).
Công việc 4: Xây dựng tiến trình công nghệ gia công một số chi tiết chính
Để chuẩn bị sẳn sàng và tạo điều kiện tốt nhất cho công tác chuẩn bị (phôi
liệu, thiết bị, dụng cụ, nhân sự, ....), chúng tôi cũng đã xây dựng các tiến trình công
nghệ gia công chuẩn cho các chi tiết chính như: quả cầu gai giữ cơm dừa, ổ trục chính,
trục gá bán cầu lõm, các loại bánh xích, khung máy, ...
Các tiến trình công nghệ này phục vụ cho công việc gia công thử nghiệm các
chi tiết và đã được bổ sung, hoàn chỉnh sau khi hoàn tất việc thử nghiệm sau cùng. Bộ
bản vẽ chính thức cũng như tiến trình công nghệ gia công đã được hoàn chỉnh, bổ
sung thêm khi có thể chọn lựa được các công nghệ mới thay thế khi cần sản xuất hàng
loạt, như:
52
- Phôi quả cầu gai giữ cơm dừa hiện nay vẫn làm thủ công, vẽ và khai
triển từng múi sau đó cắt thành từng mảnh và hàn ghép với nhau. Tốn nhiều công sức
nhưng độ chính xác thấp, lượng dư cắt gọt lớn. Khi nhu cầu cần nhiều, có thể triển
khai khuôn dập hoặc ép tạo nên nữa bán cầu thô hoặc có thể dùng công nghệ đúc
khuôn mẫu chảy để tạo phôi thô cả quả cầu đạt độ chính xác cao hơn đồng thời giảm
tiêu hao nguyên vật liệu.
Công việc 5: Gia công chi tiết máy gọt vỏ nâu
Tất cả các chi tiết của máy được gia công trên các máy công cụ vạn năng hiện
có ở xưỡng, trong đó nhiều chi tiết khá phức tạp như: quả cầu gai giữ cơm dừa, trục
đỡ bán cầu, vòng chận miếng cơm dừa, bán cầu gá dao cắt ... phải tiến hành gia công
và sửa đổi nhiều lần mới đạt được kết quả như mong muốn.
Hiện nay đã gia công tất cả các chi tiết của máy, đã sơn lót và lắp ráp hoàn
chỉnh. Sau khi chạy rà không tải thử máy và hiệu chỉnh đã hoàn tất việc lấy các số liệu
để xác định chất lượng cũng như năng suất của máy. Máy đã được sơn lại hoàn tất, có
thể tham khảo thêm các hình ảnh kèm theo thuyết minh.
Công việc 6: Xây dựng quy trình lắp ráp hoàn chỉnh máy
Sau khi đã tiến hành gia công tất cả các chi tiết cần thiết của máy, để có thể dễ
dàng trong việc lắp ráp chúng tôi đã xây dựng một quy trình lắp ráp chuẩn để công
nhân có thể chuẩn bị đầy đủ đồ nghề, cũng như chuẩn bị đúng các thứ tự cần thiết khi
lắp ráp để tránh phài tháo đi tháo lại nhiều lần.
Trong đó chú ý các các tiêu chuẩn kiểm tra cần thiết khi lắp ráp nhằm đảm
bảo chất lượng máy làm việc tốt nhất. Quy trình này sẽ tiếp tục hiệu chỉnh cho phù
hợp trong quá trình lắp ráp và là chuẩn cho việc lắp ráp hàng loạt về sau.
Công việc 7: Chạy rà và thử nghiệm sơ bộ
Công đoạn chạy rà, hiệu chỉnh máy trước khi thử nghiệm hoặc đưa ra sử dụng
là một công đọan rất quan trọng nhằm đảm bảo máy hoạt động ổn định. Đã tiến hành
cân chỉnh các bộ truyền đai, bộ truyền xích đạt theo tiêu chuẩn cho phép.
Cân chỉnh lại độ ép của lò xo, độ ngang của quả cầu gai và độ cân khe hở hai
phía của cụm cắt. Thời gian chạy rà ban đầu khoảng 10 phút.
53
Trong quá trình này cũng cân chỉnh độ ló ra của dao phía trong chỏm cầu
nhằm đảm bảo bề dày lớp vỏ nâu cắt gọt mỏng nhất mà vẫn đạt được các chi tiêu khác
về năng suất, tỷ lệ bề mặt được gọt sạch.
Công việc 8: Thử nghiệm xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
Sau khi chạy rà và cân chỉnh ban đầu, việc thử nghiệm bắt đầu nhằm xác định
các chỉ tiêu kỹ thuật của máy. Các dụng cụ lấy số liệu cũng đã được chuẩn bị đầy đủ
bao gồm: Cân đồng hồ loại 20kg, đồng hồ bấm thời gian, đồng hồ kẹp đo điện vạn
năng, thước kẹp số, khay chứa cơm dừa, vỏ nâu....
Máy được thử nghiệm thành 3 đợt với trọng lượng từng đợt khác nhau, sau đó
lấy số liệu trung bình của các lần thử.
Các số liệu cũng đã được ghi chép cẩn thận bao gồm: trọng lượng cơm dừa
(đầu vào), trọng lượng cơm dừa đã gọt (đầu ra thành phẩm), trọng lượng vỏ nâu, bề
dày phần vỏ nâu bị gọt, thời gian chạy máy, cường độ dòng điện tổng....
Sau khi tính toán kết quả ta có số liệu so sánh với số liệu đăng ký như sau:
Bảng so sánh các chỉ tiêu đăng ký (Sản phẩm 1):
Bảng 9
Tên sản phẩm S.lg Chỉ tiêu kỹ thuật Kết quả thực hiện
Máy gọt vỏ nâu
cơm dừa
01 - Năng suất:
đạt 60 đến 70kg/giờ
- Tỷ lệ hao hụt:
≤ 12 %
- Kích thước dự kiến:
1100 x 700 x 900
- Công suất động cơ:
3HP
> 100 kg/giờ
7-8 %
1000x700x900
- 2 động cơ: 2HP/1HP
Tất cả các thông số đều đạt các chỉ tiêu kỹ thuật đã đăng ký của đề tài
Một số các thông số khác có thể so sánh thêm:
 Bề dày của vỏ nâu gọt trung bình 0,56mm (nhỏ nhất 0,4mm, lớn nhất
0,72mm) so với phương pháp gọt tay thì bề dày thấp nhất trên 1,2mm.
54
 Diện tích bề mặt được gọt sạch đa số 92-95%, một số gọt sạch 100% trừ
một số cơm dừa quá già và hình dạng quá dị dạng. So với gọt bằng tay
để gọt sạch hết lớp vỏ gọt thường phải gọt khá sâu, tiêu hao cơm dừa.
Công việc 9: Chế tạo hoàn chỉnh máy
Sau khi đã tiến hành thử nghiệm và hiệu chỉnh máy, chúng tôi đã hoàn thiện
được một máy và có thể bàn giao ngay cho cơ sở đưa vào sản xuất.
Hình 27: Thiết bị hoàn chỉnh
Công việc 10: Lắp đặt và chuyển giao cho cơ sở sử dụng
Sau khi hoàn thiện máy sẽ được chuyển giao cho cở sở sử dụng để tiếp tục theo
dõi và cải tiến khi cần thiết trước khi sản xuất với số lượng vừa thăm dò thị trường dù
hiện nay nhu cầu sử dụng rất cao.
Một số hiệu quả so với lao động phổ thông dự kiến:
Căn cứ vào các số liệu đã ghi nhận được qua việc thử nghiệm thiết bị, ta có thể
so sánh được một số hiệu quả so với lao động phổ thông như hiện nay:
- Năng suất đạt tối thiểu : 100kg/giờ tương đương 800kg/ca (8 tiếng) so với hiện
nay một người có thể gọt được 30 kg/giờ tương đương 240kg/ca (8 tiếng).
Năng suất tăng bình quân 3,3 lần
- Hao hụt chỉ khoảng 7-8% so với 13-15% nếu gọt vỏ bằng thủ công.
55
- Tiền công: Lao động phổ thông là 300đ/kg tương đương 72.000đồng/ca
Với 800kg thì tiền công sẽ tương ứng: 240.000 đồng
- Chi phí năng lượng cho thiết bị: 9 x 2.000= 18.000 đồng
- Chí phí tiền công (1 người): 100.000 đồng/ca
Như vậy tương ứng với 1 ca làm việc thì riêng phần chi phí sẽ giảm
được: 240.000 – 18.000 – 100.000 = 122.000 đồng
Một số lợi ích khác như giảm tiêu hao nguyên vật liệu từ 13-15% xuống
còn khoảng 7-8% cũng là lợi điểm lớn nhất khi áp dụng thiết bị vào sản xuất.
3.3. Nhận xét và đánh giá kết quả đạt đƣợc:
So với các nội dung đã đăng ký của đề tài, đánh giá công việc đã được triển khai
và hoàn thành tốt, đạt yêu cầu đề ra. Cụ thể:
- Về số lượng: Hoàn thành tất cả các yêu cầu đề ra từ việc khảo sát, điều tra
thực trạng sản xuất cơm dừa tại Bến Tre. Đã nghiên cứu tìm hiểu các phương pháp
khác nhau để chọn lựa nguyên lý cắt thích hợp cho máy gọt vỏ nâu, từ đó tính toán,
thiết kế và chế tạo cơ bản các bộ phận cần thiết để chuẩn bị cho việc thử nghiệm xác
định chất lượng và năng suất như yêu cầu của đề tài.
- Về chất lượng: Đánh giá chung công việc tiến hành tương đối thuận lợi do
các cơ sở hiện nay đang có nhu cầu sử dụng thiết bị nên đã dễ dàng cho việc khảo sát
cũng như nhận được nhiều đóng góp về kết cấu. Đã thực hiện hoàn tất các nội dung
theo đúng chất lượng yêu cầu và đã triển khai chạy rà, thử nghiệm xác định sơ bộ và
lấy được các số liệu khi tiến hành thử nghiệm chính thức để có thể so sánh với các chỉ
tiêu kinh tế kỹ thuật đã đăng ký trong đề tài.
- Về tiến độ thực hiện:
Đã thực hiện đúng theo yêu cầu, tất cả hoàn thành trong tháng 11. Các tài
liệu, hồ sơ báo cáo, bản vẽ.... đã chuẩn bị hoàn chỉnh để báo cáo trong tháng 12 nhu
hợp đồng quy định. Sau khi nghiệm thu tại cơ sở tại Trung tâm vào tháng 11, chúng
tôi cũng đã hoàn chỉnh thêm theo một số ý kiến đóng góp của hội đồng nhằm hoàn
thiện thêm thiết bị trước khi nghiệm thu chính thức trong tháng 12.
56
CHƢƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận:
Do dừa được phân bố rất rộng rãi nhiều nơi trên thế giới, có đến 80 giống dừa
được ghi nhận trong các tài liệu [1], [2], chưa kể nhiều loại trung gian, lai giống với
nhau nên kích thước, đặc điểm của chúng cũng không giống nhau. Đề tài nghiên cứu
này chỉ giới hạn trong các loại dừa trồng phổ biến ở Việt nam mà đặc trưng là ở Bến
Tre như các giống Ta xanh, Dâu xanh là những giống dừa có năng suất cao, chất
lượng phù hợp thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
Việc chọn lựa có giới hạn khu vực giúp chúng tôi xác định một số thông số cơ
bản của dừa như kích thước vật lý của quả dừa, độ cứng, bề dày cơm dừa... tạo cơ sở
ban đầu để thiết kế thử nghiệm.
Qua thực tế thực hiện việc nghiên cứu và chế tạo, một số thông số ban đầu chưa
có tài liệu tham khảo nên chúng tôi phải tiến hành một số thử nghiệm thực tế để chọn
thông số ban đầu để tính toán từ đó kiểm nghiệm lại các kết quả. Một khó khăn khác
là hiện nay, chưa có nước nào hoàn thiện được máy gọt vỏ nâu cơm dừa để tham khảo
và đánh giá.
Chúng tôi cũng đã nghiên cứu nhiều tài liệu khác nhau trên mạng internet cũng
như tài liệu của tổ chức FAO trên thế giới để chọn lựa phương pháp gọt vỏ nâu hợp lý
và tiết kiệm phần cơm dừa nhất. Cũng đã tiến hành chế tạo thử nghiệm để tìm ra
những thông số thực tế từ đó đặt giả thiết trong quá trình thiết kế.
Từ đó chúng tôi cũng đã thiết kế sơ bộ và hoàn tất việc gia công một số chi tiết
chính trước khi thử nghiệm chọn công nghệ và các chế độ thích hợp như tốc độ quay
của chi tiết giữ cơm dừa, tốc độ quay của dao cắt nhằm tạo được quỹ đạo bao hình
trùm lên toàn bộ diện tích của miếng cơm dừa cần gọt, từ đó giải quyết được độ sót
của vỏ nâu (trừ một số trường hợp do thiên nhiên, miếng cơm dừa bị khuyết tật sâu
bên trong).
Chúng tôi cũng đã tiến hành cắt gọt thử nhiều lần để xác định sự đúng đắn của
nguyên lý mà chúng tôi đã chọn và hoàn thiện thêm phần thiết kế còn đang dỡ dang
của giai đoạn trước, cũng như xác định được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của thiết bị.
57
Kết quả, chúng tôi cũng đã hoàn thành và chế tạo thành công một máy gọt vỏ
nâu cơm dừa đạt các thông số kỹ thuật đã đăng ký như đã báo cáo trong mục 2.2.8. Và
hiện nay đã gửi bài báo giới thiệu sản phẩm “Máy gọt vỏ nâu dừa” đến Tạp chí
Trung tâm khoa học công nghệ của thành phố Hồ Chí Minh và đang biên tập để in
trong số đầu năm 2014.
4.2. Kiến nghị
Kiến nghị Hội đồng xem xét đóng góp những phần việc đã làm, đóng góp ý kiến
các vấn đề còn tồn tại và thông qua các phần việc để hoàn chỉnh thêm các nội dung
báo cáo nghiệm thu.
58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phan Thị Thu Sương, Cây dừa Bến Tre, thực trạng và những định hướng
phát triển bền vững, Trong: Chuyên đề nâng cao giá trị cây dừa, Tạp chí Thông
tin số 01-2012, 2-4
[2] Brian E. Grimwood-F.Ashman-D.A.Dendy-C.G Jarman-E.C.S Little- W.H
Timmins, Tài liệu của FAO “Sản phẩm của cây dừa-Gia công chế biến ở các
nước đang phát triển”, NXB ĐH-GDCN 1990 dịch.
[3] TS Nguyễn Trọng Hiệp-Nguyễn Văn Lẫm, Thiết kế chi tiết máy, NXB Giáo
dục, 2003
[4] Trịnh Chất-Lê Văn Uyển, Hệ dẫn động cơ khí- Cơ sở tính toán thiết kế động
học, NXB Giáo Dục, tái bản lần 2 năm 2001
[5] Giáo trình thiết kế đồ án môn học chi tiết máy – ĐH Thủy sản Nha Trang,
NXB Nông Nghiệp Tp.HCM 1995
[6] PGS-TS Đặng Văn Đào-Hồ Viết Bình-Trần Thế San, Giáo trình vẽ kỹ thật
cơ khí tập 2, NXB Giáo dục
[7] GS.TSKH Đỗ Sanh- GS.TS Nguyễn văn Đình-PGS.TS Nguyễn Nhật Lệ, Cơ
học tập 1, NXB Giáo dục, 2006
[8] Th.S Lê Khánh Điền, Vẽ kỹ thuật cơ khí, NXB ĐH Quốc gia TP.HCM,
2011
[9] Ninh Đức Tốn, Sổ tay dung sai lắp ghép, NXB Giáo Dục Việt nam
[10] GS.TS Trần Văn Địch, Sổ tay gia công cơ, NXB KHKT Hà Nội 2007
[11] TS Lại Khắc Liễm, Giáo trình cơ học máy, NXB ĐHQG Tp.HCM, 2001
[12] TS Nguyễn Như Nam, TS Trần Thị Thanh, Máy gia công cơ học Nông
sản-Thực phẩm, NXB Giáo dục, 2000
59
PHỤ LỤC
1. Phụ lục số 1: Bộ bản vẽ tổng thể và bản vẽ chi tiết
2. Phụ lục số 2: Bộ quy trình công nghệ gia công và lắp ráp máy

More Related Content

What's hot

Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcTư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcAnh Dũng Phan
 
Đồ Án Sấy Cà Phê Nhân Bằng Thiết Bị Sấy Thùng Quay Năng Suất 2000 Kg Khô.H (K...
Đồ Án Sấy Cà Phê Nhân Bằng Thiết Bị Sấy Thùng Quay Năng Suất 2000 Kg Khô.H (K...Đồ Án Sấy Cà Phê Nhân Bằng Thiết Bị Sấy Thùng Quay Năng Suất 2000 Kg Khô.H (K...
Đồ Án Sấy Cà Phê Nhân Bằng Thiết Bị Sấy Thùng Quay Năng Suất 2000 Kg Khô.H (K...
nataliej4
 
Đề tài: Chế tạo máy tách vỏ, tước chỉ xơ dừa suông liên hoàn
Đề tài: Chế tạo máy tách vỏ, tước chỉ xơ dừa suông liên hoànĐề tài: Chế tạo máy tách vỏ, tước chỉ xơ dừa suông liên hoàn
Đề tài: Chế tạo máy tách vỏ, tước chỉ xơ dừa suông liên hoàn
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Bai dich sach power pneumatics 2
Bai dich sach power pneumatics 2Bai dich sach power pneumatics 2
Bai dich sach power pneumatics 2
Vũ Đức Ngọc Duy
 
Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quả
Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quảCông nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quả
Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quả
ebookbkmt
 
Say ca phe_nhan_1000_kg_khoh_voi_thiet_bi_say_ham_0ue_agxm_dvm_20130415090544...
Say ca phe_nhan_1000_kg_khoh_voi_thiet_bi_say_ham_0ue_agxm_dvm_20130415090544...Say ca phe_nhan_1000_kg_khoh_voi_thiet_bi_say_ham_0ue_agxm_dvm_20130415090544...
Say ca phe_nhan_1000_kg_khoh_voi_thiet_bi_say_ham_0ue_agxm_dvm_20130415090544...quocanhsmith
 
đồ áN thang máy 4 tầng dùng s7300
đồ áN thang máy 4 tầng dùng s7300đồ áN thang máy 4 tầng dùng s7300
đồ áN thang máy 4 tầng dùng s7300
Lê Gia
 
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế máy ép nhựa 250 tấn, HAY!
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế máy ép nhựa 250 tấn, HAY!Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế máy ép nhựa 250 tấn, HAY!
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế máy ép nhựa 250 tấn, HAY!
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
canhpham123
 
2. bai tap ve ky thuat
2. bai tap ve ky thuat2. bai tap ve ky thuat
2. bai tap ve ky thuat
ĐAN ÂU DƯƠNG
 
Giáo trình Kỹ thuật Robot.pdf
Giáo trình Kỹ thuật Robot.pdfGiáo trình Kỹ thuật Robot.pdf
Giáo trình Kỹ thuật Robot.pdf
Man_Ebook
 
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài tập mẫu C và C++ có giải
Bài tập mẫu C và C++ có giảiBài tập mẫu C và C++ có giải
Bài tập mẫu C và C++ có giải
Trung Thanh Nguyen
 
Tư tưởng Hồ Chí minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.pptx
Tư tưởng Hồ Chí minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.pptxTư tưởng Hồ Chí minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.pptx
Tư tưởng Hồ Chí minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.pptx
ThanhTho943314
 
Trắc nghiệm Tư tưởng HCM
Trắc nghiệm Tư tưởng HCMTrắc nghiệm Tư tưởng HCM
Trắc nghiệm Tư tưởng HCM
Ngananh Saodem
 
[ĐAMH] Thiết kế máy ép củi trấu
[ĐAMH] Thiết kế máy ép củi trấu[ĐAMH] Thiết kế máy ép củi trấu
[ĐAMH] Thiết kế máy ép củi trấu
Pham Hoang
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
Ngan Ha Le Hoang
 
Hướng dan su dung packet tracer
Hướng dan su dung packet tracerHướng dan su dung packet tracer
Hướng dan su dung packet tracerDuc Nguyen
 
thiếtt bị đo màu
thiếtt bị đo màuthiếtt bị đo màu
thiếtt bị đo màu
trietav
 
Thiết kế nhà máy bia năng suất 15 triệu lít/năm
Thiết kế nhà máy bia năng suất 15 triệu lít/nămThiết kế nhà máy bia năng suất 15 triệu lít/năm
Thiết kế nhà máy bia năng suất 15 triệu lít/năm
Man_Ebook
 

What's hot (20)

Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcTư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
 
Đồ Án Sấy Cà Phê Nhân Bằng Thiết Bị Sấy Thùng Quay Năng Suất 2000 Kg Khô.H (K...
Đồ Án Sấy Cà Phê Nhân Bằng Thiết Bị Sấy Thùng Quay Năng Suất 2000 Kg Khô.H (K...Đồ Án Sấy Cà Phê Nhân Bằng Thiết Bị Sấy Thùng Quay Năng Suất 2000 Kg Khô.H (K...
Đồ Án Sấy Cà Phê Nhân Bằng Thiết Bị Sấy Thùng Quay Năng Suất 2000 Kg Khô.H (K...
 
Đề tài: Chế tạo máy tách vỏ, tước chỉ xơ dừa suông liên hoàn
Đề tài: Chế tạo máy tách vỏ, tước chỉ xơ dừa suông liên hoànĐề tài: Chế tạo máy tách vỏ, tước chỉ xơ dừa suông liên hoàn
Đề tài: Chế tạo máy tách vỏ, tước chỉ xơ dừa suông liên hoàn
 
Bai dich sach power pneumatics 2
Bai dich sach power pneumatics 2Bai dich sach power pneumatics 2
Bai dich sach power pneumatics 2
 
Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quả
Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quảCông nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quả
Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quả
 
Say ca phe_nhan_1000_kg_khoh_voi_thiet_bi_say_ham_0ue_agxm_dvm_20130415090544...
Say ca phe_nhan_1000_kg_khoh_voi_thiet_bi_say_ham_0ue_agxm_dvm_20130415090544...Say ca phe_nhan_1000_kg_khoh_voi_thiet_bi_say_ham_0ue_agxm_dvm_20130415090544...
Say ca phe_nhan_1000_kg_khoh_voi_thiet_bi_say_ham_0ue_agxm_dvm_20130415090544...
 
đồ áN thang máy 4 tầng dùng s7300
đồ áN thang máy 4 tầng dùng s7300đồ áN thang máy 4 tầng dùng s7300
đồ áN thang máy 4 tầng dùng s7300
 
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế máy ép nhựa 250 tấn, HAY!
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế máy ép nhựa 250 tấn, HAY!Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế máy ép nhựa 250 tấn, HAY!
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế máy ép nhựa 250 tấn, HAY!
 
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
 
2. bai tap ve ky thuat
2. bai tap ve ky thuat2. bai tap ve ky thuat
2. bai tap ve ky thuat
 
Giáo trình Kỹ thuật Robot.pdf
Giáo trình Kỹ thuật Robot.pdfGiáo trình Kỹ thuật Robot.pdf
Giáo trình Kỹ thuật Robot.pdf
 
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
 
Bài tập mẫu C và C++ có giải
Bài tập mẫu C và C++ có giảiBài tập mẫu C và C++ có giải
Bài tập mẫu C và C++ có giải
 
Tư tưởng Hồ Chí minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.pptx
Tư tưởng Hồ Chí minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.pptxTư tưởng Hồ Chí minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.pptx
Tư tưởng Hồ Chí minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.pptx
 
Trắc nghiệm Tư tưởng HCM
Trắc nghiệm Tư tưởng HCMTrắc nghiệm Tư tưởng HCM
Trắc nghiệm Tư tưởng HCM
 
[ĐAMH] Thiết kế máy ép củi trấu
[ĐAMH] Thiết kế máy ép củi trấu[ĐAMH] Thiết kế máy ép củi trấu
[ĐAMH] Thiết kế máy ép củi trấu
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
 
Hướng dan su dung packet tracer
Hướng dan su dung packet tracerHướng dan su dung packet tracer
Hướng dan su dung packet tracer
 
thiếtt bị đo màu
thiếtt bị đo màuthiếtt bị đo màu
thiếtt bị đo màu
 
Thiết kế nhà máy bia năng suất 15 triệu lít/năm
Thiết kế nhà máy bia năng suất 15 triệu lít/nămThiết kế nhà máy bia năng suất 15 triệu lít/năm
Thiết kế nhà máy bia năng suất 15 triệu lít/năm
 

Similar to Luận văn: Nghiên cứu thiết kế máy gọt vỏ nâu cơm dừa, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Thiết kế chế tạo máy tách vỏ tước chỉ xơ dừa suông liên hoàn
Thiết kế chế tạo máy tách vỏ tước chỉ xơ dừa suông liên hoànThiết kế chế tạo máy tách vỏ tước chỉ xơ dừa suông liên hoàn
Thiết kế chế tạo máy tách vỏ tước chỉ xơ dừa suông liên hoàn
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thiết kế chế tạo máy tách vỏ tước chỉ xơ dừa suông liên hoàn
Thiết kế chế tạo máy tách vỏ tước chỉ xơ dừa suông liên hoànThiết kế chế tạo máy tách vỏ tước chỉ xơ dừa suông liên hoàn
Thiết kế chế tạo máy tách vỏ tước chỉ xơ dừa suông liên hoàn
https://www.facebook.com/garmentspace
 
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MÁY CẮT, BĂM CHUỐI LIÊN HỢP
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MÁY CẮT, BĂM CHUỐI LIÊN HỢPNGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MÁY CẮT, BĂM CHUỐI LIÊN HỢP
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MÁY CẮT, BĂM CHUỐI LIÊN HỢP
Minh Đức Nguyễn
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Chương Trình Điều Khiển Giám Sát Công Đoạn Đóng Bao Và Xu...
Nghiên Cứu Xây Dựng Chương Trình Điều Khiển Giám Sát Công Đoạn Đóng Bao Và Xu...Nghiên Cứu Xây Dựng Chương Trình Điều Khiển Giám Sát Công Đoạn Đóng Bao Và Xu...
Nghiên Cứu Xây Dựng Chương Trình Điều Khiển Giám Sát Công Đoạn Đóng Bao Và Xu...
nataliej4
 
Nghiên cứu - thiết kế - chế tạo máy bóc vỏ tôm tự động.pdf
Nghiên cứu - thiết kế - chế tạo máy bóc vỏ tôm tự động.pdfNghiên cứu - thiết kế - chế tạo máy bóc vỏ tôm tự động.pdf
Nghiên cứu - thiết kế - chế tạo máy bóc vỏ tôm tự động.pdf
Man_Ebook
 
Báo cáo đồ án máy cắt cuốn bánh dâu
Báo cáo đồ án máy cắt cuốn bánh dâu   Báo cáo đồ án máy cắt cuốn bánh dâu
Báo cáo đồ án máy cắt cuốn bánh dâu
TrungVo73
 
Bài giảng Công Nghệ Chế Tạo Máy 1 - TNUT - k50
Bài giảng Công Nghệ Chế Tạo Máy 1 - TNUT - k50Bài giảng Công Nghệ Chế Tạo Máy 1 - TNUT - k50
Bài giảng Công Nghệ Chế Tạo Máy 1 - TNUT - k50
Minh Đức Nguyễn
 
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docxDỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đồ án Công nghệ chế tạo máy - Nguyễn Tiến Giàu
Đồ án Công nghệ chế tạo máy - Nguyễn Tiến GiàuĐồ án Công nghệ chế tạo máy - Nguyễn Tiến Giàu
Đồ án Công nghệ chế tạo máy - Nguyễn Tiến Giàu
Madyson Christiansen
 
nông nghiệp công nghệ cao kết hợp
nông nghiệp công nghệ cao kết hợpnông nghiệp công nghệ cao kết hợp
nông nghiệp công nghệ cao kết hợp
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thiết kế và chế tạo máy tách vỏ hạt sen.pdf
Thiết kế và chế tạo máy tách vỏ hạt sen.pdfThiết kế và chế tạo máy tách vỏ hạt sen.pdf
Thiết kế và chế tạo máy tách vỏ hạt sen.pdf
Man_Ebook
 
Dây chuyền sản xuất nước dứa cô đặc.
Dây chuyền sản xuất nước dứa cô đặc.Dây chuyền sản xuất nước dứa cô đặc.
Dây chuyền sản xuất nước dứa cô đặc.
thietbivpm
 
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAODỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thiết kế vườn cây thông minh - Farmbot.pdf
Thiết kế vườn cây thông minh - Farmbot.pdfThiết kế vườn cây thông minh - Farmbot.pdf
Thiết kế vườn cây thông minh - Farmbot.pdf
Man_Ebook
 
Đề tài: Thiết bị khuấy trộn dung dịch bôi trơn tưới nguội, HAY
Đề tài: Thiết bị khuấy trộn dung dịch bôi trơn tưới nguội, HAYĐề tài: Thiết bị khuấy trộn dung dịch bôi trơn tưới nguội, HAY
Đề tài: Thiết bị khuấy trộn dung dịch bôi trơn tưới nguội, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thiết bị khuấy trộn dung dịch bôi trơn tưới nguội Caltex Aquatex
Thiết bị khuấy trộn dung dịch bôi trơn tưới nguội Caltex AquatexThiết bị khuấy trộn dung dịch bôi trơn tưới nguội Caltex Aquatex
Thiết bị khuấy trộn dung dịch bôi trơn tưới nguội Caltex Aquatex
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxTHuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Luận văn: Hiệu quả tái sử dụng nước thải rửa lọc nhà máy nước
Luận văn: Hiệu quả tái sử dụng nước thải rửa lọc nhà máy nướcLuận văn: Hiệu quả tái sử dụng nước thải rửa lọc nhà máy nước
Luận văn: Hiệu quả tái sử dụng nước thải rửa lọc nhà máy nước
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Mô hình giám sát và điều khiển mô hình trồng nấm rơm
Đề tài: Mô hình giám sát và điều khiển mô hình trồng nấm rơmĐề tài: Mô hình giám sát và điều khiển mô hình trồng nấm rơm
Đề tài: Mô hình giám sát và điều khiển mô hình trồng nấm rơm
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận văn: Nghiên cứu thiết kế máy gọt vỏ nâu cơm dừa, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Thiết kế chế tạo máy tách vỏ tước chỉ xơ dừa suông liên hoàn
Thiết kế chế tạo máy tách vỏ tước chỉ xơ dừa suông liên hoànThiết kế chế tạo máy tách vỏ tước chỉ xơ dừa suông liên hoàn
Thiết kế chế tạo máy tách vỏ tước chỉ xơ dừa suông liên hoàn
 
Thiết kế chế tạo máy tách vỏ tước chỉ xơ dừa suông liên hoàn
Thiết kế chế tạo máy tách vỏ tước chỉ xơ dừa suông liên hoànThiết kế chế tạo máy tách vỏ tước chỉ xơ dừa suông liên hoàn
Thiết kế chế tạo máy tách vỏ tước chỉ xơ dừa suông liên hoàn
 
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MÁY CẮT, BĂM CHUỐI LIÊN HỢP
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MÁY CẮT, BĂM CHUỐI LIÊN HỢPNGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MÁY CẮT, BĂM CHUỐI LIÊN HỢP
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MÁY CẮT, BĂM CHUỐI LIÊN HỢP
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Chương Trình Điều Khiển Giám Sát Công Đoạn Đóng Bao Và Xu...
Nghiên Cứu Xây Dựng Chương Trình Điều Khiển Giám Sát Công Đoạn Đóng Bao Và Xu...Nghiên Cứu Xây Dựng Chương Trình Điều Khiển Giám Sát Công Đoạn Đóng Bao Và Xu...
Nghiên Cứu Xây Dựng Chương Trình Điều Khiển Giám Sát Công Đoạn Đóng Bao Và Xu...
 
Nghiên cứu - thiết kế - chế tạo máy bóc vỏ tôm tự động.pdf
Nghiên cứu - thiết kế - chế tạo máy bóc vỏ tôm tự động.pdfNghiên cứu - thiết kế - chế tạo máy bóc vỏ tôm tự động.pdf
Nghiên cứu - thiết kế - chế tạo máy bóc vỏ tôm tự động.pdf
 
Báo cáo đồ án máy cắt cuốn bánh dâu
Báo cáo đồ án máy cắt cuốn bánh dâu   Báo cáo đồ án máy cắt cuốn bánh dâu
Báo cáo đồ án máy cắt cuốn bánh dâu
 
Bài giảng Công Nghệ Chế Tạo Máy 1 - TNUT - k50
Bài giảng Công Nghệ Chế Tạo Máy 1 - TNUT - k50Bài giảng Công Nghệ Chế Tạo Máy 1 - TNUT - k50
Bài giảng Công Nghệ Chế Tạo Máy 1 - TNUT - k50
 
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docxDỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
 
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
 
Đồ án Công nghệ chế tạo máy - Nguyễn Tiến Giàu
Đồ án Công nghệ chế tạo máy - Nguyễn Tiến GiàuĐồ án Công nghệ chế tạo máy - Nguyễn Tiến Giàu
Đồ án Công nghệ chế tạo máy - Nguyễn Tiến Giàu
 
nông nghiệp công nghệ cao kết hợp
nông nghiệp công nghệ cao kết hợpnông nghiệp công nghệ cao kết hợp
nông nghiệp công nghệ cao kết hợp
 
Thiết kế và chế tạo máy tách vỏ hạt sen.pdf
Thiết kế và chế tạo máy tách vỏ hạt sen.pdfThiết kế và chế tạo máy tách vỏ hạt sen.pdf
Thiết kế và chế tạo máy tách vỏ hạt sen.pdf
 
Dây chuyền sản xuất nước dứa cô đặc.
Dây chuyền sản xuất nước dứa cô đặc.Dây chuyền sản xuất nước dứa cô đặc.
Dây chuyền sản xuất nước dứa cô đặc.
 
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAODỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO
 
Thiết kế vườn cây thông minh - Farmbot.pdf
Thiết kế vườn cây thông minh - Farmbot.pdfThiết kế vườn cây thông minh - Farmbot.pdf
Thiết kế vườn cây thông minh - Farmbot.pdf
 
Đề tài: Thiết bị khuấy trộn dung dịch bôi trơn tưới nguội, HAY
Đề tài: Thiết bị khuấy trộn dung dịch bôi trơn tưới nguội, HAYĐề tài: Thiết bị khuấy trộn dung dịch bôi trơn tưới nguội, HAY
Đề tài: Thiết bị khuấy trộn dung dịch bôi trơn tưới nguội, HAY
 
Thiết bị khuấy trộn dung dịch bôi trơn tưới nguội Caltex Aquatex
Thiết bị khuấy trộn dung dịch bôi trơn tưới nguội Caltex AquatexThiết bị khuấy trộn dung dịch bôi trơn tưới nguội Caltex Aquatex
Thiết bị khuấy trộn dung dịch bôi trơn tưới nguội Caltex Aquatex
 
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxTHuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
 
Luận văn: Hiệu quả tái sử dụng nước thải rửa lọc nhà máy nước
Luận văn: Hiệu quả tái sử dụng nước thải rửa lọc nhà máy nướcLuận văn: Hiệu quả tái sử dụng nước thải rửa lọc nhà máy nước
Luận văn: Hiệu quả tái sử dụng nước thải rửa lọc nhà máy nước
 
Đề tài: Mô hình giám sát và điều khiển mô hình trồng nấm rơm
Đề tài: Mô hình giám sát và điều khiển mô hình trồng nấm rơmĐề tài: Mô hình giám sát và điều khiển mô hình trồng nấm rơm
Đề tài: Mô hình giám sát và điều khiển mô hình trồng nấm rơm
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
UyenDang34
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 

Recently uploaded (18)

trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 

Luận văn: Nghiên cứu thiết kế máy gọt vỏ nâu cơm dừa, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TP.HCM TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ    BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY GỌT VỎ NÂU CƠM DỪA Chủ nhiệm đề tài: - KS. LÊ NHỨT THỐNG - ThS. TRẦN ĐỨC ĐẠT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 12/2013
  • 2. ii TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Việc tìm kiếm một giải pháp tách vỏ nâu dừa bằng một thiết bị cơ khí luôn là một mong ước từ trước đến nay của những nhà sản xuất cũng như của những người lao động nhằm giảm sức lao động và đảm bảo vệ sinh trong công nghiệp chế biến dừa. Để tìm ra phương pháp hợp lý giải quyết vấn đề đặt ra, chúng tôi đã khảo sát, điều tra thực trạng và tìm hiểu kỷ lưỡng các phương pháp khác nhau đang ứng dụng trên thế giới phối hợp với việc quan sát các thao tác thực tế của người lao động. Việc này đã giúp ích cho chúng tôi trong sự chọn lựa được nguyên lý cắt thích hợp cho việc nghiên cứu thiết kế một máy gọt vỏ nâu với chất lượng tốt nhất. Việc nghiên cứu và chế tạo thành công một thiết bị gọt vỏ nâu cơm dừa đã mở ra một hướng tích cực trong việc cơ khí hóa từng phần các công đoạn mà hiện nay vẫn còn thực hiện bằng thủ công. Máy đã được chế tạo hoàn chỉnh và đáp ứng được nhu cầu thực tế ngày càng cao của các thiết bị trong dây chuyền chế biến các sản phẩm từ cơm dừa nhằm nâng cao năng suất, giảm nhẹ sức lao động và giảm hao hụt so với việc cắt bằng tay. Máy có năng suất trên 100 kg/ca, sử dụng 2 động cơ riêng biệt với tổng công suất 3 mã lực và có thể điều chỉnh độc lập thông qua các bộ biến tần tạo điều kiện tốt nhất cho việc gọt vỏ nâu của nhiều chủng loại cơm dừa khác nhau.
  • 3. iii SUMMARY OF RESEARCH CONTENT The search for a solution to peel brown coconut shell with a mechanical equipment is always a constant expectation of the producers as well as workers to reduce labor and ensure hygiene in coconut processing industry. In order to find a reasonable method which can solve the problem, we surveyed the situation and thoroughly investigate diverse methods that were applied worldwide in collaboration with the actual observation of the worker manipulation. These works helped us to choose the proper cutting principle in the study of a peeling machine with best quality. The research and successfully fabricated a brown coconut meat peeling machine has opened a positive direction in the partial mechanization of processes that currently still done manually. Machine has been manufacturing complete and meets the actual needs in machanization of the coconut processing line in order to improve productivity, mitigate labor and reduce losses compared with cutting by hand. It has a capacity of 100 kg/shift, using two separate motors with a total capacity of 3 Hp and can be adjusted independently via the inverter to create the best conditions for many different types of coconut.
  • 4. iv BÁO CÁO NGHIỆM THU Tên đề tài: Nghiên cứu thiết kế máy gọt vỏ nâu cơm dừa Chủ nhiệm đề tài: KS. Lê Nhất Thống và ThS. Trần Đức Đạt Cơ quan chủ trì: Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh) Thời gian thực hiện đề tài: tháng 12/2012 đến 12/2013 Kinh phí đƣợc duyệt: 420 triệu đồng Kinh phí đã cấp: 380 triệu - 230 triệu đồng theo TB số: 179/TB-SKHCN ngày 11/12/2012 - 150 triệu đồng theo TB số: 145/TB-SKHCN ngày 16/08/2013 Mục tiêu: a. Mục tiêu cụ thể: Thiết kế chế tạo máy gọt vỏ nâu cơm dừa công suất khoảng 60 70kg/giờ. b. Mục tiêu tổng quát: - Cơ giới hóa công đoạn gọt vỏ nâu cơm dừa nhằm để khắc phục khâu gọt vỏ nâu bằng phương pháp thủ công đã tồn tại lâu đời, năng suất thấp - Góp phần trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành chế biến dừa của Việt Nam - Tăng năng suất, giảm tỷ lệ hao hụt, giảm chi phí giá thành sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế, an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. - Giảm bớt lao động, sử dụng lao động không cần có kỹ năng tay nghề, chỉ sử dụng công nhân lao động phổ thông nhất là trong giai đoạn hiện nay ở vùng nông thôn rất khan hiếm nguồn lao động. Nội dung: Những nội dung thực hiện (đối chiếu với hợp đồng đã ký): TT Công việc dự kiến Công việc đã thực hiện 1 Nội dung 1 Điều tra thực trạng sơ chế Cơm dừa tại địa bàn tỉnh Bến tre Hoàn thành việc điều tra thực tế việc sơ chế cơm dừa tại Bến Tre
  • 5. v 2 Nội dung 2 2.1 Công việc 1: Thực nghiệm để xác định một số thông số cơ bản của cơm dừa Đã đo lấy một số thông số cơ bản của dừa 2.2 Công việc 2: Thực nghiệm một số nguyên lý cắt gọt để xác định nguyên lý làm việc của máy gọt vỏ nâu cơm dừa Đã tiến hành nghiên cứu các mô hình thử nghiệm để chọn nguyên lý cắt cho máy gọt vỏ nâu 2.3 Công việc 3: Tính toán thiết kế máy gọt vỏ nâu Đã tính toán, thiết kế và hoàn chỉnh bộ bản vẽ lắp và bản vẽ chi tiết 2.4 Công việc 4: Xây dựng quy trình công nghệ chế tạo: bộ phận ép giữ cơm dừa/ dao gọt/ khung máy. Đã xây dựng hoàn chỉnh bộ quy trình công nghệ gia công các chi tiết chính của máy 2.5 Công việc 5: Gia công chi tiết máy gọt vỏ nâu Đã gia công xong các chi tiết máy của máy gọt vỏ nâu 2.6 Công việc 6: Xây dựng quy trình công nghệ lắp ráp máy gọt vỏ nâu Đã xây dựng hoàn chỉnh quy trình công nghệ lắp ráp hoàn chỉnh máy gọt vỏ nâu 2.7 Công việc 7: Chạy rà và thử nghiệm sơ bộ Đã chạy rà và hiệu chỉnh sơ bộ các cơ cấu máy để xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật 2.8 Công việc 8: Thử nghiệm xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật Đã tiến hành thử nghiệm xác định các chỉ tiêu kỹ thuật và so sánh với các chỉ tiêu của đề tài 2.9 Công việc 9: Chế tạo hoàn chỉnh máy Đã hoàn chỉnh lại máy sau khi đã thử nghiệm hoàn tất 2.10 Công việc 10: Lắp đặt và chuyển giao cho cơ sở sử dụng Đã nghiệm thu, bàn giao cho cơ sở sử dụng và tiếp tục theo dõi cải tiến thêm cho phù hợp thực tế
  • 6. vi MỤC LỤC Trang Tóm tắt nội dung nghiên cứu Báo cáo nghiệm thu ii iv Mục lục vi Danh sách các chữ viết tắt viii Danh sách hình ix Danh sách bảng x CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1-4 CHƢƠNG II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5-47 2.1. Nội dung 1: Điều tra thực trạng sơ chế Cơm dừa tại địa bàn tỉnh Bến tre 6 2.2 2.2.1 Nội dung 2: Công việc 1: Bằng phương pháp thực nghiệm ta xác định được một số thông số cơ bản của cơm dừa 6-47 7-14 2.2.2 Công việc 2: Nghiên cứu một số nguyên lý cắt gọt để chọn nguyên lý làm việc của máy gọt vỏ nâu cơm dừa. 14-19 2.2.3 2.2.4 2.2.5 2.2.6 2.2.7 2.2.8 2.2.9 2.2.10 Công việc 3: Thiết kế máy gọt vỏ nâu cơm dừa Công việc 4: Xây dựng quy trình công nghệ chế tạo một số chi tiết chính của máy Công việc 5: Gia công chi tiết máy gọt vỏ nâu Công việc 6: Xây dựng quy trình lắp ráp máy Công việc 7: Chạy rà thử nghiệm sơ bộ Công việc 8: Thử nghiệm xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật Công việc 9: Chế tạo hoàn chỉnh máy Công việc 10: Lắp đặt và chuyển giao cho cơ sở sử dụng 19-34 34 35-36 36 39-40 40-45 46 47
  • 7. vii CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 48 3.1. Nội dung 1: 48 3.2. 3.3. Nội dung 2: Nhận xét và đánh giá kết quả đạt đƣợc 48-55 55 4.1. 4.2. CHƢƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận Kiến nghị 56 56-57 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 58 59
  • 8. viii DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG VIẾT TB Thông báo S.KHCN Sở Khoa học và công nghệ Tp.HCM HACCP Phân tích mối nguy và điểm soát tới hạn trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (Hazard Analysis and Critical Control Points) KHCN Khoa học và công nghệ HS Độ cứng theo thang đo Shore Ømax Đường kính lớn nhất của quả dừa H Chiều cao của quả dừa FAO Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (Food and Agriculture Organization)
  • 9. ix DANH SÁCH HÌNH SỐ TÊN HÌNH ẢNH TRANG 1 Công nhân gọt vỏ nâu bằng dao bào 2 lưỡi 2 2 Vỏ nâu được gọt bằng dao bào 2 lưỡi 3 3 Đo độ cứng ở vị trí mặt ngoài vỏ nâu 8 4 Đo độ cứng ở lớp giữa vỏ nâu – cơm dừa 8 5 Đo độ cứng trên cơm dừa 8 6 Hình quả dừa (đã bóc vỏ) 9 7 Đo kích thước đường kính lớn nhất của quả dừa 10 8 Đo chiều cao quả dừa 10 9 Hình dạng trái dừa gần giống hình ellip 12 10 Hình dạng miếng cơm dừa gần giống hình ellip 12 11 Biên dạng miếng cơm dừa 13 12 Đo chiều dày của miếng cơm dừa 13 13 Mặt cắt miếng cơm dừa 14 14 Đo bề dày lớp vỏ nâu 14 15 Công nhân gọt vỏ nâu thủ công 15 16 Hình phương án 1 16 17 Hình phương án 2 17 18 Hình phương án 3 18 19 Sơ đồ động học 19 20 Kết cấu máy gọt vỏ nâu 20 21 Hình dáng dao cắt gọt vỏ nâu 32 22 Sơ đồ mạch điện 33 23 Hình chụp chi tiết chính và máy 35 24 Chạy rà thử nghiệm sơ bộ 40 25 Hình thử nghiệm máy 43 26 Hình thiết bị sau khi lắp đặt hoàn chỉnh 46 27 Thiết bị hoàn chỉnh 54
  • 10. x DANH SÁCH BẢNG SỐ TÊN BẢNG SỐ LIỆU TRANG 1 Bảng số liệu độ cứng cơm dừa 7 2 Bảng số liệu kích thước quả dừa 10 3 Bảng thông số động cơ điện của nhà sản xuất 25 4 Thông số truyền từ động cơ I 25 5 Thông số truyền từ động cơ II 25 6 Bảng kê chi tiết 37 7 Bảng ghi chép số liệu 44 8 Bảng so sánh kết quả 45 9 Bảng kết quả 53
  • 11. 1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU Cây dừa phát triển tốt ở vùng xích đạo và chỉ có dừa ở nơi ấy cho giá trị thương mại cao, nước ta nằm trong vùng khí hậu thích hợp cho việc trồng và phát triển cây dừa. Theo thống kê năm 2010, cả nước ta có khoảng 200.000 ha dừa. Dừa có mặt từ Bắc chí Nam, nhiều nhất là đồng bằng sông Cửu Long với trên 70% diện tích, kế đến là các tỉnh Nam Trung bộ từ Đà Nẵng trở vào. Dừa không chỉ sống ở đồng bằng, mà cả miền trung du, đồi núi chập chùng cũng có dáng đứng của dừa. Dừa sống sung túc những vùng nước ngọt, phù sa quanh năm tươi mát, dừa vẫn sống tốt cùng nước lợ, thậm chí còn tạo thêm nét duyên dáng cho bãi biển Quảng Ninh, Quảng Bình, Bình Định, Phú Yên, Nha Trang, Bình Thuận, Vũng Tàu… Ở đâu và bất kỳ hoàn cảnh nào, dừa cũng “đem lại mọi thứ cần thiết cho đời” bởi tất cả các thành phần của nó như thân, lá, quả... đều có thể sử dụng phục vụ đời sống con người. Bến Tre là một trong những tỉnh có diện tích trồng dừa cao nhất Việt Nam, tập trung nhiều ở các huyện Giồng Trôm (14.109 hecta), Mỏ Cày Nam (13.200 hecta), (14.109 hecta), Mỏ Cày Bắc (7.610 hecta), Châu Thành (5.000 hecta)... với tổng diện tích trồng hiện nay khoảng 50.000 hecta với sản lượng thu hoạch 420 triệu trái và có xu hướng ngày càng phát triển ổn định như định hướng của tỉnh là đến năm 2015 diện tích trồng dừa đạt 53.500 hecta và tổng lượng 494 triệu trái [1]. Mặc dù dừa mang tiếng là “Cây trồng nhà nghèo” nhưng đã từ lâu dừa cũng đã là nguồn sống cho biết bao nông dân, trong đó khoảng 70% nhân dân Bến Tre luôn gắn bó với cây dừa, cây dừa đã trở thành cây truyền thống, cây “đặc trưng” có vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế -xã hội của tỉnh. Nhưng thời gian qua, phần lớn chỉ khai thác sản phẩm thô, bán trái nên phụ thuộc nhiều vào những đơn vị thu mua như vừa qua đã xuất hiện hiện tượng rớt giá gây khó khăn cho đời sống người trồng dừa. Nhằm nâng cao giá trị, ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm thực phẩm từ dừa như cơm dừa nạo sấy, bột sữa dừa, nước cốt dừa ở Việt Nam đang bắt đầu phát triển mạnh ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu long và xuất khẩu. Nguyên liệu chủ yếu dùng để chế biến các sản phẩm xuất khẩu trên là thịt quả dừa khô sau khi được gọt sạch vỏ nâu.
  • 12. 2 Những năm gần đây, ngành Công nghiệp chế biến sản phẩm từ dừa ở Việt Nam đã phát triển mạnh, nhất là tại địa bàn tỉnh Bến Tre, công nghệ và máy móc thiết bị phục vụ cho chế biến các sản phẩm dừa cũng không ngừng cải tiến nhằm để thay thế các công đoạn chế biến thủ công. Công nghệ và máy móc thiết bị chế biến một phần du nhập từ bên ngoài theo các dự án đầu tư hoặc liên doanh với nước ngoài nhưng chủ yếu là các công nghệ, máy móc chính cho công đoạn thành phẩm sau cùng như: nghiền, sấy cơm dừa, sấy phun bột sữa dừa… còn lại một phần thiết bị phụ trợ do kết quả các đề tài, dự án khoa học mang lại. Phần còn lại rất lớn là các máy móc thiết bị, công cụ phục vụ cho công đoạn sơ chế ban đầu như: máy tách vỏ dừa, máy tước chỉ sơ dừa, máy ép mụn dừa, máy tách gáo dừa được thiết kế gia công chế tạo bởi các cơ sở cơ khí trong tỉnh Bến Tre và Tp. HCM. Một số cơ sở sản xuất chế biến đã mạnh dạn đặt hàng hoặc nhờ hỗ trợ từ các đơn vị cơ khí để cơ giới hoá các công đoạn sản xuất của mình. Hiện nay, riêng công đoạn gọt vỏ nâu cơm dừa sau khi được miếng cơm dừa khô được tách ra khỏi gáo cứng để phục vụ cho ngành chế biến các sản phẩm từ dừa hiện nay vẫn làm thủ công bằng một dụng cụ gọt là dao bào hai lưỡi, người công nhân cầm dao bào 2 lưỡi gọt chung quanh miếng cơm dừa để bóc tách liên kết giữa lớp vỏ nâu và thịt dừa. Phương pháp gọt vỏ này đòi hỏi người công nhân phải có sự khéo tay và thuần thục, không phải ai cũng làm được. Tùy theo tay nghề công nhân, mà tỷ lệ vỏ nâu được gọt bỏ còn bám dính cơm dừa khoảng 13%-15%, năng suất gọt được trung bình khoảng 300kg cơm dừa trong thời gian khoảng 11 đến 12 tiếng, tiền công khoảng 240 đồng/kg. Hình 1: Công nhân gọt vỏ nâu bằng dao bào 2 lưỡi
  • 13. 3 Hình 2: Vỏ nâu được gọt bằng dao bào 2 lưỡi Với cách làm thủ công như trên, qua khảo sát ta nhận thấy có một số nhược điểm như sau: - Năng suất thấp: với công nhân có tay nghề chỉ gọt được khoảng 30kg/giờ, tỷ lệ hao hụt khoảng 13%, nếu công nhân không có tay nghề tỷ lệ hao hụt sẽ lớn hơn 15% do lớp vỏ nâu bị gọt quá dầy, lấn quá sâu vào phần thịt dừa, đưa đến phần chi phí giá thành cao mang lại hiệu quả kinh tế thấp cho nhà sản xuất, rất khó cạnh tranh trong thời điểm giá nguyên liệu tăng cao. - Do các dụng cụ gá đặt miếng cơm dừa khi gọt không đạt vệ sinh và công nhân luôn tiếp xúc bằng tay với nguyên liệu nên sản phẩm không đạt theo tiêu chuẩn qui định về nguồn nguyên liệu đầu vào của hệ thống quản lý chất lượng HACCP. - Cần phải sử dụng công nhân có tay nghề trong khi điều kiện hiện nay nguồn lao động có kỹ năng tay nghề cao ở vùng nông thôn rất khan hiếm. Và cũng vì thế đã nhiều năm qua, do quá bị lệ thuộc vào tay nghề của công nhân nên nhiều đơn vị sơ chế cơm dừa trắng để cung cấp cho các nhà máy chế biến rất là bức xúc, đã nhiều lần đặt vấn đề với các cơ quan hữu trách về việc cơ giới hoá khâu gọt vỏ nâu. Việc nghiên cứu thiết kế chế tạo một máy gọt vỏ nâu cơm dừa được các cơ quan chức năng tỉnh Bến Tre đặt ra rất lâu và cũng là mong muốn của những người làm nghề sơ chế dừa ở Bến Tre và các tỉnh khác nhưng cho đến nay vẫn chưa có một máy gọt vỏ nâu cơm dừa nào ra đời ở Bến Tre cũng như ở các nơi khác trong nước.
  • 14. 4 Các cơ quan chức năng cũng đã gợi ý, đặt hàng các nhà khoa học, các đơn vị nghiên cứu trong nước để nghiên cứu chế tạo một máy gọt vỏ nâu cơm dừa, nhưng cho tới nay vẫn chưa thấy máy nào ra đời, hoặc thông tin chính thống về máy gọt vỏ nâu này. Do đó việc thiết kế chế tạo máy gọt vỏ nâu cơm dừa là cấp thiết nhằm những lý do thực tiễn như sau: - Cơ giới hóa công đoạn gọt vỏ nâu cơm dừa nhằm để khắc phục khâu gọt vỏ nâu bằng phương pháp thủ công đã tồn tại lâu đời, năng suất thấp. - Góp phần trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành chế biến dừa của Việt Nam. - Phù hợp với điều kiện sản xuất nhỏ lẻ ở nông thôn Việt Nam. - Tăng năng suất, giảm tỷ lệ hao hụt, giảm chi phí giá thành sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế, tăng tính cạnh tranh. - Giảm bớt lao động, sử dụng lao động không cần có kỹ năng tay nghề, có thể sử dụng công nhân lao động phổ thông nhất là trong giai đoạn hiện nay ở vùng nông thôn rất khan hiếm nguồn lao động. - Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phù hợp yêu cầu quy định về nguyên liệu đầu vào của hệ thống quản lý chất lượng HACCP.
  • 15. 5 CHƢƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Trên cơ sở quan sát những động tác của người công nhân dùng dao bào hai lưỡi vừa gọt vừa xoay lưỡi dao chung quanh profile bên ngoài của miếng cơm dừa, nhóm nghiên cứu đề tài đã nghiên cứu ứng dụng nguyên lý thiết kế máy gọt vỏ nâu như sau: dao cắt quay tròn tại vị trí cố định trên bộ phận gá dao có profile gần giống như profile của miếng cơm dừa, miếng cơm dừa được trục gá hình cầu quay tròn (có tâm quay thẳng góc với tâm quay của dao cắt) đưa vào vùng cắt của dao, dao sẽ cắt từng lát vỏ nâu trên suốt chiều dài bên profile có lớp vỏ nâu của miếng cơm dừa. Có thể điều chỉnh độ dày lớp cắt cho phù hợp. Đây là tính mới, độc đáo, sáng tạo của đề tài, vì hiện nay ở Việt Nam chưa có nơi nào nghiên cứu và thiết kế máy gọt vỏ nâu cơm dừa, và cũng chưa có máy nào của nước ngoài được nhập về, hoặc có những thông tin tài liệu kỹ thuật về máy gọt vỏ nâu. Phương pháp nghiên cứu và tiếp cận vấn đề: - Đo đạc một số thông số cơ bản về quả dừa. - Quan sát những động tác của người công nhân khi cầm dao bào hai lưỡi vừa gọt vừa chuyển động lưỡi dao di chuyển theo hình dáng bên ngoài của miếng cơm dừa để thiết kế nguyên lý làm việc của máy. - Thực nghiệm một số nguyên lý cắt gọt đã có được do tự nghiên cứu thực tế, qua thông tin, qua tài liệu chuyên môn để chọn nguyên lý khả thi nhất. - Chọn phương án thiết kế máy phù hợp nhất (nguyên lý cắt gọt, năng suất máy, khối lượng máy, công suất động cơ sử dụng, dạng sản phẩm, dạng vỏ nâu sau khi được gọt …). - Thiết kế, gia công chi tiết, lắp ráp máy. - Thử nghiệm và hoàn chỉnh thiết kế. Cách tiếp cận: Để có cơ sở và số liệu cần thiết phục vụ cho thiết kế máy trước hết phải nắm được: - Các thông tin cơ bản về thực trạng hoạt động sơ chế dừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
  • 16. 6 - Sản lượng dừa tiêu thụ mỗi ngày cho ngành cơm dừa nạo sấy tại tỉnh Bến Tre, sự phân bố các cơ sở sơ chế cơm dừa trên địa bàn tỉnh, các điều kiện hạ tầng thực tế như giao thông, điện, mặt bằng ở các cơ sở sơ chế cơm dừa, các nhu cầu về công suất hàng ngày của từng cơ sở, dạng vỏ nâu thu hồi và mục đích sử dụng vỏ nâu phổ biến hiện nay và các yếu tố liên quan khác… - Nghiên cứu một số thông số cơ bản thuộc về bản chất của quả dừa như: sự đa dạng của kích thước và hình dáng miếng cơm dừa, độ dầy của cơm dừa, độ tuổi già của quả dừa, bề dày và độ cứng của lớp vỏ nâu. - Tham khảo một số thông tin về máy gọt vỏ nâu trên internet để tìm những ưu và khuyết điểm bổ trợ cho công tác nghiên cứu, tìm nguyên lý phù hợp với điều kiện sản xuất hiện nay của nước ta. 2.1. Nội dung 1: Điều tra thực trạng sơ chế Cơm dừa tại địa bàn tỉnh Bến Tre và Xây dựng đề cương đề tài nghiên cứu khoa học để thông qua Hội đồng Khoa học công nghệ và Đã xây dựng đề cương nghiên cứu trong đó có phần tổng quan, điều tra thực trạng sơ chế cơm dừa tại địa bàn tỉnh Bến Tre. Trong đó có sử dụng nhiều bài báo cáo thực trạng tại địa phương của Trung tâm thông tin KHCN và các số liệu từ Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp-phát triển nông thôn của tỉnh Bến Tre. Trong tháng 3 và tháng 4, đã tiến hành tham quan làm việc với các cơ sở sản xuất cơm dừa nạo sấy: BTCO, Lương Quới, Phú Hưng tại Bến Tre. Trong thời gian làm việc tại cơ sở đã tìm hiểu quy trình sản xuất cơm dừa sấy thủ công, tiến hành chụp hình tại chổ các thao tác bóc vỏ nâu bằng tay, tiến hành khảo sát và đo thực tế kích thước hình học của quả dừa để xác định một số thông số cơ bản của cơm dừa đang sản xuất tại địa phương. Từ đó xây dựng được thuyết minh đề tài đầy đủ hơn để làm cơ sở nghiên cứu chế tạo một máy gọt vỏ nâu cơm dừa phù hợp với phương thức sản xuất tại địa phương. 2.2. Nội dung 2: Thực nghiệm để xác định một số thông số cơ bản của cơm dừa/ Nghiên cứu một số nguyên lý cắt gọt để chọn nguyên lý làm việc của máy/ Tính toán, thiết kế kết cấu máy/ Lập quy trình gia công và quy trình lắp ráp máy. Để xác định các thông số cơ bản của dừa, chúng tôi đã dùng các dụng cụ đo thích hợp như: thước kẹp (đo kích thước, hình dạng, bề dày cơm dừa....), máy đo độ
  • 17. 7 cứng cầm tay (nhằm xác định độ mềm dẻo của cơm dừa...), cân (đo trọng lượng để so sánh)... Sau đây là một số kết quả ghi nhận thông qua việc đo thực tế: 2.2.1. Công việc 1: Bằng phương pháp thực nghiệm ta xác định được một số thông số cơ bản của cơm dừa như sau: 2.2.1.1. Đo độ cứng cơm dừa: Đã tiến hành đo độ cứng cơm dừa và lớp vỏ nâu bằng dụng cụ đo độ cứng cầm tay theo thang đo độ cứng Shore trên 10 miếng cơm dừa của một loạt trái dừa đang được chế biến. Kế quả độ cứng của cơm dừa khá thấp và phụ thuộc nhiều vào vị trí đo. Nếu đo từ bên ngoài (cả vỏ nâu) thì độ cứng dao động trong khoảng 15-20 HS, còn độ cứng của riêng thịt cơm dừa thì gần như không đáng kể (phụ thuộc vào thời gian khai thác) chỉ từ 3 đến 6 HS. Bảng 1 Stt Miếng Độ cứng (HS) Ghi chú Cả vỏ nâu Cơm dừa 1 Trái thứ 1: miếng số 1 20 4 2 Trái thứ 1: miếng số 2 18 4 3 Trái thứ 1: miếng số 3 18 3 4 Trái thứ 2: miếng số 1 18 5 5 Trái thứ 2: miếng số 2 15 5 6 Trái thứ 2: miếng số 3 18 4 7 Trái thứ 3: miếng số 1 19 5 8 Trái thứ 3: miếng số 2 19 3 9 Trái thứ 3: miếng số 3 16 6 10 Trái thứ 3: miếng số 4 18 6 Với độ cứng không lớn như kết quả đo thì để cắt hoặc tách miếng cơm dừa, lực cắt cần thiết không cần quá lớn. Bằng một thử nghiệm thủ công đơn giản bằng cách dùng 1 dao và ấn vào miếng cơm dừa thì chỉ cần một lực không lớn hơn 60N là đủ tách (cắt rời) miếng cơm dừa ra thành từng mảnh nhỏ.
  • 18. 8 Hình 3: Đo độ cứng ở vị trí mặt ngoài vỏ nâu Lấy một miếng cơm dừa đã tách khỏi gáo cứng, dùng đồng hồ đo độ cứng HS, ấn đầu kim nhọn của đồng hồ thẳng góc vào mặt ngoài vỏ nâu, chỉ số được thể hiện trên đồng hồ là 20HS Hình 4: Đo độ cứng vị trí giữa lớp vỏ nâu và cơm dừa Tương tự ấn đầu kim nhọn của đồng hồ vào mặt cạnh miếng cơm dừa ở vị trí gần sát lớp vỏ nâu, chỉ số thể hiện trên đồng hồ là 15HS Hình 5: Đo độ cứng vị trí bên trong thịt cơm dừa
  • 19. 9 Ấn đầu kim nhọn của đồng hồ vào thẳng góc với mặt trong miếng cơm dừa, chỉ số thể hiện trên đồng hồ là độ cứng của cơm dừa theo thang đo HS (độ cứng Shore) 2.2.1.2. Đo kích thƣớc quả dừa: Kích thước trái dừa không đều, nó có hình dáng của một quả hạch. Trọng lượng trái dừa phân bố tương đối giữa các thành phần như sau: - Vỏ # 35% - Gáo # 12% - Cơm dừa # 28% - Nước # 25% Sản phẩm từ dừa là các thực phẩm có hương vị thiên nhiên hấp dẫn. Thành phần và chất lượng từ cơm dừa tươi được phân tích và nghiên cứu rất nhiều với các công trình trong và ngoài nước, nằm trong khoảng giá trị như sau: Nước: 44– 52%, Protein: 3-4,6%, Chất béo: 34-41%, Cacbohydrat: 9-13%, Xơ: 2,3-3,6%. Hình dáng quả dừa rất đa dạng, quả lớn nhỏ tùy theo giống dừa, tùy theo tháng tuổi được thu hoạch. Dùng thước kẹp đo đường kính và chiều cao của quả dừa. Hình 6: Quả dừa (đã bóc vỏ)
  • 20. 10 Hình 7: Đo kích thước đường kính lớn nhất của quả dừa Hình 8: Đo chiều cao quả dừa Khảo sát các loại dừa trồng tại huyện Giồng Trôm và huyện Mỏ Cày Bắc, nơi có diện tích trồng dừa nhiều nhất tại Bến Tre ta nhận thấy kích thước quả dừa (gáo dừa) thường dao động không nhiều. Sau đây là bảng số liệu được ghi nhận khi đo một số mẫu quả dừa: Bảng 2 Stt Quả dừa Kích thước (mm) Ghi chú Ømax H 1 Quả 1 (dừa tại Giồng Trôm) 130 120 2 Quả 2 132 118 3 Quả 3 130 118 4 Quả 4 136 122 5 Quả 5 132 125
  • 21. 11 6 Quả 6 129 119 7 Quả 7 125 122 8 Quả 8 127 120 9 Quả 9 131 118 10 Quả 10 134 122 11 Quả 1 (dừa tại Mỏ Cày Bắc) 129 120 12 Quả 2 132 116 13 Quả 3 133 117 14 Quả 4 130 122 15 Quả 5 128 122 16 Quả 6 129 120 17 Quả 7 132 124 18 Quả 8 128 120 Qua kết quả đo trên ta nhận thấy, kích thước quả dừa (gáo dừa) tại hai khu vực này dao động không nhiều. Đường kính lớn nhất từ 125mm – 136mm và chiều cao dao động từ 116mm-125mm. Bằng một phép toán bình quân đơn giản, ta có thể xác định kích thước bình quân của loạt trái dừa khảo sát với kết quả: đường kính lớn nhất là 130mm và chiều cao bình quân là 120mm. Các số liệu trên có thể dùng làm cơ sở ban đầu trong quá trình thiết kế. 2.2.1.3. Hình dạng và bề dày miếng cơm dừa: Hình dáng cơm dừa gần như là hình dạng của gáo dừa do cơm dừa áp dính chặt vào gáo dừa qua 1 lớp vỏ nâu (vỏ lụa) rất mỏng. Tùy thuộc vào vị trí mà bề dày của miếng cơm dừa có thể khác nhau.
  • 22. 12 Hình 9: Hình dạng quả dừa gần giống hình ellip Hình 10: Hình dáng miếng cơm dừa gần giống hình ellip
  • 23. 13 Hình 11: Biên dạng của miếng cơm dừa Qua nghiên cứu thực tế thì lượng cơm dừa chiếm một tỷ lệ khoảng 28% và gáo dừa chiếm 12% trọng lượng toàn thể của quả dừa vì vậy khi quả dừa lớn (hay có trọng lượng lớn) thì gáo dừa cũng sẽ tăng kích thước theo và gần như bề dày của miếng cơm dừa thay đổi không nhiều. Thực tế đo đạc và ghi nhận tại Bến Tre thì đa số các miếng dừa được đo thì chiều dày dao động từ 12mm – 13,5mm. Ta có thể dùng kích thước chiều dày bình quân là 13mm dùng để thiết kế hệ thống cắt gọt vỏ nâu của máy. Hình 12: Đo chiều dày của cơm dừa
  • 24. 14 2.2.1.4. Đo chiều dày lớp vỏ nâu: Việc xác định chiều dày của lớp vỏ nâu rất khó khăn do chiều dày lớp vỏ lụa này rất mỏng và mềm nên việc xác định cần thực hiện cẩn thận thông qua việc phóng đại kích thước của nó và dùng thước đo có độ chính xác 1/20mm. Cắt miếng cơm dừa ra từng lát mỏng, dùng thước kẹp 1/20 thông qua kính lúp có độ phóng đại 10:1 ta đo được bề dày của lớp vỏ nâu dao động trong khoảng từ 0,3mm đến 0,5 mm tùy theo độ chín già của dừa (thông thường khai thác tốt nhất ở tháng 11-12) và tùy thuộc vào từng miền trồng dừa. Hình 13: Mặt cắt của miếng cơm dừa Hình 14: Đo bề dày lớp vỏ nâu 2.2.2. Công việc 2: Nghiên cứu một số nguyên lý cắt gọt để chọn nguyên lý làm việc của máy gọt vỏ nâu cơm dừa.
  • 25. 15 Hình 15: Công nhân gọt vỏ nâu thủ công Hiện nay tại tỉnh Bến tre công đoạn sơ chế gọt vỏ nâu cơm dừa để phục vụ cho ngành chế biến cơm dừa nạo sấy, nước cốt dừa đóng lon, bột sữa dừa vẫn làm thủ công bằng một công cụ là dao bào hai lưỡi. Sau khi miếng cơm dừa được tách ra khỏi gáo, người công nhân cầm dao bào 2 lưỡi gọt chung quanh miếng cơm dừa để bóc tách liên kết giữa lớp vỏ nâu và thịt dừa. Phương pháp gọt vỏ này đòi hỏi người công nhân phải có sự khéo tay và thuần thục, không phải ai cũng làm được. Với một công nhân tay nghề thuần thục thì sau khi gọt xong tỷ lệ vỏ nâu được gọt bỏ thấp nhất khoảng 13%, và năng suất gọt được khoảng 300kg cơm dừa trong thời gian khoảng 11 đến 12 tiếng Một điều đáng quan tâm nhất trong khâu này là người công nhân phải khéo tay, nếu không tỷ lệ hao hụt sẽ tăng cao. Do đó, nếu thiết kế chế tạo được máy gọt vỏ nâu thì có thể giải quyết được những vấn đề sau: - Có thể sẽ làm giảm được tỷ lệ hao hụt so với gọt thủ công - Công nhân vận hành máy không cần phải có tay nghề, chỉ có động tác đơn giản là nạp miếng cơm dừa vào máy và máy sẽ tự gọt. - Tăng năng suất
  • 26. 16 Nghiên cứu một số phƣơng án gọt vỏ nâu: 2.2.2.1. Phƣơng án 1: Hình 16: Phương án gọt vỏ nâu 1 Nguyên lý hoạt động: Miếng cơm dừa được đặt trên một bàn máy quay tròn, Kéo trục (6) di chuyển lên trên, đặt miếng cơm dừa (5) trên bàn máy (8), thả trục (6) xuống, dưới tác dụng của lực nén lò xo, miếng cơm dừa (5) sẽ được cố định giữa nắp chặn (7) và bàn máy (8). Dao được gắn trên trục (1) được cố định bởi vít (2). Dưới tác dụng của lực F tấm chặn và dao lúc nào cũng ép sát vào miếng cơm dừa. Khi làm việc bàn máy (8) vừa chuyển động quay tròn vừa chuyển động tịnh tiến. Do dao lúc nào củng ép sát vào miếng cơm dừa nên vỏ nâu sẽ được gọt theo dạng khoanh tròn. Khi dao gọt gần tới nắp chặn (7) thì dừng lại, kéo trục (6) lên để lấy miếng cơm dừa ra khỏi bàn máy (8).
  • 27. 17 Phương án này có những khuyết điểm: - Chỉ gọt được những miếng cơm dừa còn nguyên nữa trái. - Không gọt được phần tiếp giáp giữa nắp chặn. - Không gọt được phần vỏ nâu gần sát bàn máy. 2.2.2.2. Phƣơng án 2: Theo mô hình máy gọt vỏ nâu của Malaysia: Hình 17: Phương án gọt vỏ nâu 2 Nguyên lý hoạt động: Máy gồm có trục lớn (1) và trục nhỏ (2) quay ngược chiều nhau, đặt miếng cơm dừa được cắt nhỏ theo chiều dọc của trái dừa vào giữa 2 trục, phần vỏ nâu hướng theo trục nhỏ. Miếng cơm dừa được kéo vào bên trong, bên dưới trục nhỏ có lắp dao để gọt vỏ nâu. Phần cơm dừa sau khi gọt xong sẽ được trục (1) kéo ra ngoài, phần vỏ nâu sẽ được trục nhỏ đưa ra bên ngoài theo hướng khác. Với phương án này có những khuyết điểm: - Cơm dừa khi bóc vỏ cứng phải còn nguyên trái, sau đó phải có công đoạn cắt miếng cơm dừa thành những miếng nhỏ theo chiều dọc miếng cơm dừa.
  • 28. 18 - Không gọt được những miếng cơm dừa bị bể vụn. - Năng suất thấp. - Tỷ lệ hao hụt cao vì lớp cơm dừa được gọt rất dày. 2.2.2.3. Phƣơng án 3: Dựa theo nguyên máy gọt vỏ nâu của Malaysia, nhóm nguyên cứu thiết kế phương án gọt vỏ nâu thao nguyên lý như hình vẽ sau: Hình 18: Phương án gọt vỏ nâu 3 Nguyên lý hoạt động: Khi hoạt động, miếng cơm dừa được đặt vào trục 1, khi trục (1) quay sẽ mang miếng cơm dừa vào trong khe hở giữa trục (1) và trục mang mâm gá dao quay tròn (5), nhờ vào những gai nhọn trên trục (1) giữ cho miếng cơm dừa không bị trượt khi di chuyển vào bên trong khe hở giữa trục (1) và trục (5) lớp vỏ nâu được gọt sạch nhờ vào hệ thống dao được gắn bên dưới trục (5) có chuyển động tương đối theo hình dáng của miếng cơm dừa, có thể gọt được các miếng cơm dừa có hình dang bất kỳ, có kích thước và độ dày khác nhau nhờ vào chuyển động tịnh tiến của trục (5) qua tác động của lò xo (6) Phương án này có những ưu điểm: - Gọt được các miếng cơm dừa có độ dày khác nhau
  • 29. 19 - Gọt được những miếng cơm dừa bị vở vụn - Vận hành đơn giản, không cần kỷ năng tay nghề - Năng suất cao. Trên đây là 3 phương án gọt vỏ nâu cơm dừa mà nhóm nghiên cứu đưa ra. Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã thực hiện mô hình 3 phương án trên, và chọn lựa được phương án 3 có tính tối ưu nhất để thực hiện đề tài. Phương án trên dựa trên cơ sở quan sát những động tác của người công nhân dùng dao bào hai lưỡi vừa gọt vừa xoay lưỡi dao chung quanh profile bên ngoài của miếng cơm dừa, nhóm nghiên cứu đề tài đã nghiên cứu ứng dụng nguyên lý thiết kế máy gọt vỏ nâu như sau: dao cắt quay tròn tại vị trí cố định trên bộ phận gá dao có profile gần giống như profile của miếng cơm dừa, miếng cơm dừa được trục gá hình cầu quay tròn (có tâm quay thẳng góc với tâm quay của dao cắt) đưa vào vùng cắt của dao, dao sẽ cắt từng lát vỏ nâu trên suốt chiều dài bên profile có lớp vỏ nâu của miếng cơm dừa. Có thể điều chỉnh độ dày lớp cắt cho phù hợp. Đây là tính mới, độc đáo, sáng tạo của đề tài, vì hiện nay ở Việt Nam chưa có nơi nào nghiên cứu và thiết kế máy gọt vỏ nâu cơm dừa, và cũng chưa có máy nào của nước ngoài được nhập về, hoặc có những thông tin tài liệu kỹ thuật về máy gọt vỏ nâu. 2.2.3. Công việc 3: Thiết kế máy gọt vỏ nâu cơm dừa 2.2.3.1. Nguyên lý làm việc: Hình 19: Sơ đồ khối của máy gọt vỏ nâu cơm dừa
  • 30. 20 Hình 20: Kết cấu máy gọt vỏ nâu 1 – Động cơ giảm tốc II 2-9 – Bộ truyền xích 10-11 – Khung máy 12,13 – Thanh chỉnh ngang 14 – Máng hứng sản phẩm 15,16 – Lò xo chỉnh ngang 17 – Cụm quả cầu gai 18-19 – Giá chỉnh ngang 20-22 – Chỏm cầu gá dao 23 – Trục truyền dao 24 – Động cơ I 25-26 – Bộ truyền đai 27 – Giá đỡ động cơ I 28 – Giá đỡ ổ trục chính Động cơ I có tốc độ quay 1440v/ph truyền chuyển động qua bộ truyền động đai (26) tạo momen xoắn lên trục truyền dao (23) quay → Cụm chỏm cầu dao cắt (20,21,22) quay → Dao cắt gọt vỏ cơm dừa. Cùng lúc đó, động cơ giảm tốc II (i = 30) gắn bánh xích Z26 (2) truyền động qua dây xích (3) truyền tới dĩa xích Z34 (9) tạo momen xoắn lên trục cầu gai (17) đưa cơm dừa vào chỏm cầu có gắn lưỡi dao (20,22) tiến hành quá trình cắt gọt lớp vỏ nâu cơm dừa. Dao quay tốc độ cao và
  • 31. 21 vuông góc với chiều quay của cầu gai làm miếng cơm dừa được gọt sạch theo nguyên tắc bao hình, sau đó tiếp tục được cuộn tới cung gạt sản phẩm và rơi vào máng hứng sản phẩm (14) đặt ở phía dưới. Phần vỏ nâu sẽ được hứng bằng một máng bố trí bên dưới của máy. Ƣu, nhƣợc điểm: - Ưu điểm:  Tạo ra thành phẩm miếng dừa sạch vỏ nâu nhanh chóng và tỷ lệ hao hụt thấp do chiều dày lớp vỏ nâu được gọt mỏng hơn nhiều lần so với thủ công gọt dừa bằng tay.  Dễ vận hành, dễ sử dụng.  Làm việc ổn định tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công…  Có thể cải tiến nâng cao năng suất… - Nhược điểm:  Khó áp dụng tự động hóa do kích thước và hình dạng miếng cơm dừa không đều. 2.2.3.2 Tính toán công suất và chọn động cơ:  Lực đầu vào cầu gai: - Dựa vào phương án thiết kế và bản vẽ bằng phần mềm solidworks ta tính được khối lượng quả cầu gai giữ cơm dừa tác dụng lên trục là N1=11,52 kg = N1=115,2N Ngoài ra trọng lượng của bánh xích Z34 và một phần của trọng lượng dây xích cũng có tác động lên gối đỡ. Giả định rằng trọng lượng này có thể dự tính trọng lượng này khoảng 30% trọng lượng quả cầu hay N2=30% x 115,2 = 34,56N. - Theo tính toán thực nghiệm khối lượng phôi cơm dừa tối đa là: N3 = γV = - ) = 1,3715 kg = 13,715 N Với: r1 = 100 mm là bán kính cầu gai giữ cơm dừa r2 = 120 mm là bán kính chỏm cầu dao cắt γ=1.063 kg/ là khối lượng riêng của phôi cơm dừa Ta có lực pháp tuyến tỉnh tác động lên cặp ổ lăn là:
  • 32. 22 N=N1+N2+N3= 115,2+34,56+13,715 ≈ 163,5 N Chọn v1 = 0,2 m/s là vận tốc dài của cầu gai giữ cơm dừa để tính toán. Hiệu suất của toàn bộ hệ thống (công thức 2.9 [4]): η = ηol.ηx.ηbr = 0,992 x0,96×0,98 = 0,922 tra bảng 2.3 [4] với ηol hiệu suất một cặp ổ lăn ηx hiệu suất bộ truyền xích ηbr hiệu suất bộ truyền bánh răng trụ của hộp số Từ 2.8, 2.10, 2.11 [4], ta có công suất cần thiết nhằm thắng lực cản do trọng lượng các chi tiết: P1 = = 0,036 kw - Xác định lực ma sát: Lực ma sát có thể xác định bằng công thức: Fms= f . N Với: N là lực nén lên lò xo f là hệ số ma sát giữa cơm dừa và kim loại, có thể chọn f= 0,07 để tính toán (theo www.tribology_abc.com, số liệu thực nghiệm ma sát giữa chất dẻo và kim loại là 0,04 đến 0,1. Để tính được lực nén tác dụng lên lò xo, ta cần xác định độ cứng của lò xo và khoảng nén của lò xo. - Độ cứng lò xo k có thể xác định theo công thức: k = G = 0,81x1011 (N/m2 ) là Mô đun đàn hồi trượt của lò xo d =8mm= 8x10-3 m là đường kính dây quấn D=59,6mm=59,6x10-3 m là đường kính trung bình của lò xo nlv=9 là số vòng làm việc của lò xo
  • 33. 23 - Trong quá trình làm việc biên độ dao động của lò xo thay đổi theo bề dày của miếng cơm dừa, độ cân chỉnh khe hở ban đầu của quả cầu gai và lòng trong của chỏm cầu gắn dao cắt và đảm bảo có lực ép liên tục trên miếng cơm dừa. Ta có thể chọn số liệu ban đầu khoảng nén của lo xo x≈10mm trong khi hoạt động. Ta có lực nén tác dụng lên lò xo: N= k.x= 21.200 x 10x10-3 = 212 N Như vậy, ta có thể xác định lực ma sát: Fms= f.N= 0,07 x 212 x 2= 29,68N Công suất cần thiết để thắng được lực ma sát là: Từ 2.8, 2.10, 2.11 [4], ta có công suất cần thiết nhằm thắng lực cản do ma sát giữa miếng cơm dừa và lòng trong của bán cầu gắn dao cắt: P2 = Với v2 là vận tốc dài của bán cầu gắn dao cắt: v2= π.D.n/1000/60= 13,6 m/s P2 = = 0,438 kw Tổng công suất cần thiết để quay trục gá quả cầu là: PII = P1 + P2 = 0,036+ 0,438 = 0,474 kw (≈ 0,65 Hp) Để hệ thống hoạt động được an toàn, ta chọn mô tơ dẫn động quả cầu gai giữ miếng cơm dừa có công suất 1 Hp, có phối hợp thêm bộ inverter điều chỉnh tốc độ.  Lực đầu vào chỏm cầu dao cắt vỏ nâu cơm dừa Theo thiết kế dao cắt vỏ nâu cơm dừa có bề rộng là 10 mm, bán kính cầu gai giữ cơm dừa r=100mm vậy chu vi vòng quay của phôi cơm dừa CV1=2× ×r=628mm Nhằm giảm tiêu hao nguyên liệu, ta chọn độ chồng bước cắt là 0.5mm như vậy mỗi lần dao cắt được bề rộng 9.5 mm
  • 34. 24 Với chu vi bước tiến của phôi như trên, cầu gai giữ cơm dừa đưa phôi quay được một vòng thì dao cắt yêu cầu tối thiểu phải quay được 628/9,5= 67 vòng Trên cơ sở đó ta chọn bộ truyền đai thang thích hợp truyền chuyển động từ mô tơ I đến trục chính có gắn bán cầu gắn dao với số vòng quay dao cắt chọn ban đầu là 1200 v/ph. Lực cắt tách vỏ nâu của miếng cơm dừa N1=60 N (qua thực nghiệm), Dựa vào phương án thiết kế và bản vẽ bằng phần mềm solidwork ta tính được khối lượng trục quay dao cắt là: N2= 3,24 kg = 32,4 N Tổng lực tác dụng lên hệ trục là N= N1 + N2= 60+32,4 = 92,4 N Chu vi của chỏm cầu gắn dao cắt gọt: CV2=2× ×r= 618,4mm Vận tốc v2 được xác định: v2 = = = 13,6 m s Theo (2.11) [4] ta có: (sửa lại công thức) PI = Trong đó η = ηd x ηol = 0,94 0,995 = 0,935 ηđ =0,94 – Hiệu suất bộ truyền đai ηol = 0,995 – Hiệu suất của 1 cặp ổ lăn PI = = 1,344 kw (≈ 1,79 Hp) Để hệ thống truyền động dao cắt hoạt động tốt, ta chọn mô tơ dẫn động bán cầu gai mang dao cắt gọt có công suất 2 Hp, có phối hợp thêm bộ inverter điều chỉnh tốc độ.  Chọn kiểu động cơ: - Động cơ I: Công suất cần thiết PI= 1,344 kw, ta chọn động cơ có công suất 1,5 kw (2Hp) với số vòng quay 1.425 v/ph - Động cơ II: Công suất cần thiết PII= 0,474 kw, ta chọn động cơ có công suất 0,75 kw (1Hp) với số vòng quay 705 v/ph, hệ số giảm tốc 30.
  • 35. 25 Bảng 3 Kiểu động cơ Công suất Vận tốc quay η % cos Ф Khối lượng kw Mã lực 50 hz 60 hz K112L4 1,5 2 1425 1710 79,0 0,8 2,3 5,9 24 4A90LA8Y3 0,75 1 705 - 0,68 0,62 1,7 1,6 17 Bảng thông số được sử dụng để tính toán: Bảng 4 Thông số cần thiết Động cơ I Trục I Công suất (kw) 1,5 1,344 Tỉ số truyền 1,2 Số vòng quay nđcI=1425 nI=1187,5 Bảng 5 Thông số cần thiết Động cơ II Trục II Công suất (kw) 0,75 0.474 Tỉ số truyền 30 x 1,3 Số vòng quay nđcII=705 nII=18,07 Số vòng quay trục I (trục gắn bán cầu gá dao cắt gọt) là nI=1187,5 và số vòng quay của trục II (trục gắn quả cầu gai) là nII=18,07 là số vòng quay ban đầu theo tính toán lý thuyết khi chưa qua điều chỉnh của inventor. Trong quá trình vận hành, các thông số trên sẽ tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế của nguyên liệu. Xác định năng suất sơ bộ của máy theo thiết kế:
  • 36. 26 Giả định mỗi vòng quay của quả cầu gai sẽ gọt được 2 miếng cơm dừa với kích thước chiều dài trung bình là 150mm và bề ngang trung bình là 50mm (mỗi quả cắt thành 6 miếng). Tốc độ quay của quả cầu ban đầu là 18vòng/phút nên trong 1 phút số miếng cơm dừa sẽ được cắt: 2 x 18 = 36 miếng /phút Trọng lượng cơm dừa chiếm 28% trọng lượng quả dừa nên bình quân 1 trái dừa sẽ có khoảng 0,225 kg cơm dừa nên trọng lượng bình quân 1 miếng cơm dừa tương ứng: 0,225kg : 6 = 0,0375kg Năng suất lý thuyết có thể xác định: N= 0,0375kg x 36 x 60 = 81kg/giờ (so với dự kiến 60-70 kg/giờ) Tùy theo tình hình thực tế năng suất có thể gia giảm tùy thuộc vào chủng loại, tuổi dừa cũng như thời gian thao tác của người công nhân. Để có thể điều chỉnh các chế độ hoạt động của máy, bố trí thêm 1 Inverter để điều chỉnh được tốc độ cho từng loạt sản phẩm theo điều kiện thực tế. Căn cứ vào sơ đồ khối, ta có thể chọn sơ bộ các thông số để làm cơ sở thiết kế và tính toán các bộ truyền động như sau: - Uh = 30 hệ số giảm tốc của động cơ II - Uđ = 1,2 tỉ số bộ truyền đai thang, D1= 87mm (puly gắn vào đầu trục mô tơ I, D2= 107mm (puly gắn vào đầu trục chính) - Ux = 1,3 tỉ số truyền xích, chọn Z1= 26 (đĩa xích gắn đầu trục mô tơ II), Z2= 34 (đĩa xích gắn đầu trục gắn quả cầu gai) 2.2.3.3 Tính toán bộ truyền đai : Thiết kế bộ truyền đai thang với công suất động cơ điện N= 1,5kw, số vòng quay của trục dẫn n0= 1425 vòng/phút, trục bị dẫn nI= 1187,5vòng/phút tải trọng ổn định làm việc 2 ca. Chọn loại đai: Vận tốc đai v=5,53>5m/s có thể dùng đai loại A (bảng 5.13 trang 93 [3]) - Tiết diện đai: a x h (mm), tra bảng 5-11 trang 92 [3]: a=13, =11, h=8 - Diện tích tiết diện đai: F=81 mm2
  • 37. 27 Xác định đường kính bánh đai nhỏ: tra bảng 5-14 trang 93 [3] ta chọn được D1=90 mm. Kiểm nghiệm vận tốc đai: Áp dụng 5.18 trang 93 [3]: V = = = 6,705 m/s V=6,705 < Vmax = (30÷35) m/s (thỏa điều kiện) Xác định đường kính D2 của bánh lớn D2 = (1 – 0,02)90= 105,84 mm Theo bảng 5-15 trang 93 [3] và do thuận tiện trong việc chế tạo và tính toán tỉ số truyền chọn D2=120 mm. Số vòng quay thực của trục I là: nI= (1 – 0,02).1425 = (1-0,02).1425 = 1187,5 vòng/phút i = = 1,2 Khoảng cách trục thỏa mãn điều kiện: 0,05.(D1 + D2) +h ≤ A≤ 2.(D1 + D2) 0,5(90+105,84)+8 ≤ A≤ 2.(90+105,84) 97,92 ≤ A≤ 391,68 . Ta chọn A = 300mm Chiều dài L đai theo khoảng cách trục A sơ bộ: L= 2A + (D1+ D2) + = 907,8 mm Lấy L theo tiêu chuẩn của bảng 5-12 trang 92 [3] hoặc bảng 4.23 trang 65 sách thiết kế chi tiết máy ta chọn L= 950 mm Kiểm nghiệm số vòng chạy u trong 1 giây u = = = 7,06 umax =10 Xác định chính xác khoảng cách trục A theo chiều dài đai đã lấy theo tiêu chuẩn công thức 5-2 trang 83 [3], ta có:
  • 38. 28 A= A= = 320,99 321mm Khoảng cách nhỏ nhất cần thiết để mắc đai (phần 6 trang 100 [3]): Amin =A - 0,015L= 321 – 0,015x950 = 306,75 mm Khoảng cách lớn nhất cần thiết để tạo lực căng: Amax = A + 0,032L= 321 + 0,032*950 = 351,4 mm  Tính góc ôm 1 : 1 = 1800 – 570 =175,410 , góc ôm thỏa điều kiện 1 120 0  Xác định số đai cần thiết : Ta có công thức: Z Trong đó:  F là diện tích tiết diện đai trong bảng 5-11[3]: F=81mm2  Vận tốc đai v =6,705 m/s  N =1,5 công suất lên trục đai dẫn (công suất trên trục động cơ)  [ p]o =1,51(+12%)=1,69N/mm2 ứng suất có ích cho phép (tra bảng 5-17 [3])  = 0,7: hệ số xét đến ảnh hưởng của chế độ tải trọng (tra bảng 5-6 trang 89 [3])  =0,94: hệ số xét đến ảnh hưởng của góc ôm (tra bảng 5.7 trang 90 [3])  =1: hệ số xét đến ảnh hưởng của vận tốc (tra bảng 5-8 trang 90 [3])
  • 39. 29 Z = 1,21 ta chọn số đai Z=1 Xác định các kích thước chủ yếu của bánh đai. Ta tra bảng 10-3 [3], ta được: t = 16 ; s = 8,5 ; h0 = 3,5 Chiều rộng bánh đai: B =(Z – 1).t + 2s = ( 1 – 1).16 + 2.8,5 = 17 mm Tính lực căng ban đầu và lực tác dụng lên trục:  Lực căng ban đầu với mỗi đai : S0 = 0 . F = 1,2. 81 = 97,2 N trong đó: - 0 là ứng suất căng ban đầu - F : diện tích tiết diện đai. Lực tác dụng lên trục: R = 3. . Z . = 3 . 97,2 . 1 . = 62,3276 N 2.2.3.4 Tính toán bộ truyền xích: Chọn loại xích ống con lăn vì rẻ hơn xích răng và yêu cầu bộ truyền không phải làm việc êm, không ồn. Định số răng đĩa xích: chọn Z1 = 26 ; Z2 = 34 (công thức 6-5 trang 105 [3]) i = = 1,307 Định bước xích (t): Tra bảng 6-4 trang106 [3] ta chọn được xích ống con lăn 1 dãy có bước t = 12,7 mm, f = 50,3 mm2 Tra bảng 6-1 trang 103 [3] ta tìm được kích thước chủ yếu của xích: - Tải trọng phá hủy: Q = 18000 N - Khối lượng 1 m xích: q = 0,71 kg Định khoảng cách trục A và số mắc xích X.
  • 40. 30 Chọn sơ bộ khoảng cách trục A Amin= ( 30 50 )t = ( 30 50).12,7 = 381 635 ta chọn giá trị trung bình A = 580 nằm trong phạm vi cho phép Tính số mắt xích theo A sơ bộ (công thức 6-4 trang 102 [3]): X + = + + = 136.374 Ta chọn X=136 Kiểm nghiệm số lần va đập trong 1 giây : u = = [ u ] (công thức 6-16 trang 108 [3]). U = = 0,2995<[ u ]=60 (bảng 6-7 trang 109 [3]) điều kiện được thõa mãn Tính chính xác khoảng cách trục A theo số mắt xích . A = [X – + ] A = [ 136 – + ] A = [ 136 -30+ 105,9387 ] = 672,9 Chọn A = 670 mm Tính đường kính vòng chia của đĩa xích : dc = (công thức 6-1 trang 102 [3]) - Đĩa dẫn: dc1 = = 105,36 mm - Đĩa bị dẫn: dc2 = = 137,64 mm Tính lực tác dụng lên trục bị dẫn (công thức 6-17 trang 109 [3]):
  • 41. 31 Rx = Kt. P = = = 122,8638 N trong đó: Kt là hệ số xét đến tác dụng của trọng lượng xích lên trục phụ thuộc độ nghiêng của bộ truyền N là công suất danh nghĩa của động cơ
  • 42. 32 2.2.3.5 Thiết kế dao gọt vỏ nâu: Quá trình cắt (gọt) lớp vỏ nâu về cơ bản là quá trình tách lớp vỏ nâu và phần thịt của cơm dừa, nhưng thông thường là sự phá hủy mối liên kết giữa các phần vật liệu của cơm dừa do lớp vỏ nâu sau khi tách ra thường còn dính một phần mỏng của cơm dừa. Quá trình cắt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hình dáng hình học của dao cắt (độ sắc, góc mài, chày dày dao, góc cắt...), đặc tính của vật liệu cắt cũng như chế độ động học của bộ phận cắt... Vật liệu: Có thể dùng thép gió hoặc inox Dao được thiết kế với dạng nêm phẳng, góc cắt tạo thành bởi mặt vát nghiêng (góc mài) σ=180 -250 và được bố trí sao cho lưỡi cắt tiếp tuyến với mặt cong phía trong của chỏm cầu gắn dao cắt và hoạt động theo phương pháp cắt thái có trượt (vt ≠ 0). Độ sắc của lưỡi dao được đo bằng bề dày y của cạnh sắc lưỡi dao, yêu cầu độ sắc y luôn duy trì 20 ÷ 40 µm, về mặt lý thuyết thì nếu y ≥ 100 µm thì việc cắt sẽ khó khăn nên cần phải mài lại. Chú ý khi mài lại cần sử dụng loại đá mài mềm, có hạt mịn ký hiệu 180-220 nhằm giảm độ nhấp nhô trên bề mặt lưỡi cắt. Hình 21: Hình dáng dao cắt gọt vỏ nâu
  • 43. 33 Để điều chỉnh bề dày lớp vỏ nâu tách ra khỏi miếng cơm dừa, ta chỉnh khe hở δ của lưỡi dao so với mặt cầu bên trong của chỏm cầu. Khi δ càng nhỏ thì chiều dày lớp cắt sẽ càng bé tuy nhiên nếu khe hở quá bé dễ dẫn đến lực ma sát tăng cao không tốt cho quá trình cắt. Cần phải nghiên cứu phối hợp thêm với góc cắt thái α (góc tạo thành giữa góc mài σ và góc nghiêng đặt dao β) nhằm đảm bảo áp suất cắt bé nhất và điều kiện thoát vỏ nâu thuận tiện nhất. Chuyển động tương đối của quá trình cắt được tạo thành bởi sự phối hợp giữa chuyển động quay tròn dao cắt gắn trên chỏm cầu gá dao cắt và chuyển động quay tròn của quả cầu gai đưa miếng cơm dừa vào vùng cắt gọt. Đây là một quá trình khá phức tạp phối hợp hai chuyển động trên sẽ tạo thành các vết cắt đồng đều và liên tục chiếm toàn bộ bề mặt của miếng cơm dừa. 2.2.3.6 Sơ đồ mạch điện Hình 22: Sơ đồ mạch điện Thao tác vận hành thiết bị: Bƣớc 1: Bật CB để có dòng điện chạy qua mạch điều khiển, đèn báo nguồn có điện và kim đồng hồ volve kế báo 220V AC Bƣớc 2: Nhấn nút ON motor (I) khởi động từ M1 có điện, motor (I) hoạt động khi công tắc tại biến tần đóng lại và vận tốc motor (I) thay đổi tùy theo sự điều chỉnh nút vặn tại vị trí biến tần
  • 44. 34 Bƣớc 3: Nhấn nút ON motor (II) khởi động từ M2 có điện, motor (II) hoạt động khi công tắc tại biến tần đóng lại và vận tốc motor (II) thay đổi tùy theo sự điều chỉnh nút vặn tại vị trí biến tần Trong qúa trình chạy máy nếu có sự cố thì nhấn nút Stop để máy ngừng hoạt động Bộ bản vẽ tổng thể máy và bản vẽ chi tiết (Phụ lục số 1) 2.2.4 Công việc 4: Xây dựng quy trình công nghệ chế tạo một số chi tiết chính (Phụ lục số 2)
  • 45. 35 2.2.5 Công việc 5: Khung máy Ổ đỡ Cụm quả cầu gai Cụm chõm cầu gá dao cắt Tấm dẫn tay trượt Vòng gạt cơm dừa Tấm che trước Thanh gá cơ cấu chỉnh ngang
  • 46. 36 Bánh xích Z34 Ổ bi UCT 308 Cụm quả cầu gai Hệ thống xích truyền động Hệ thống truyền động nhìn phía sau Hệ thống điện điều khiển Hình 23: Hình chụp chi tiết chính và máy 2.2.6 Công việc 6: Xây dựng quy trình lắp ráp máy (Phụ lục số 2)
  • 47. 37 BẢNG KÊ CHI TIẾT Bảng 6 Stt Ký hiệu Tên gọi Slg Vật liệu Ghi chú 1 GVN2-02 Mô tơ II 01 - 1 HP, i=1/30 2 GVN2-04 Bánh xích Z=26 01 Thép C50 Gắn vào Mô tơ II 3 GVN2-07 Dây xích 01 Thép C50 4 GVN2-05 Lò xo Ø2 - 250 01 Thép lò xo 5 GVN2-01 Đế mô tơ II 01 CT3 6 GVN2-03 Thanh tăng giảm xích 02 CT3 7 GVN2-16 Thanh gá điều chỉnh 01 CT3 8 GVN2-06 Bánh xích căng Z= 18 02 Thép C50 9 GVN2-08 Bánh xích Z=34 01 Thép C50 Gắn vào trục quả cầu 10 GVN3-01 Khung máy 01 SUS 304 11 GVN3-02 Cụm bánh xe 04 - 12 GVN1-01 Thanh chỉnh ngang 01 SUS 304 13 GVN1-02 Bulong chỉnh 02 Thép C50 14 GVN3-03 Máng hứng sản phẩm 01 SUS 304 15 GVN1-03 Lò xo nén Ø8 - 228 02 Thép lò xo 16 GVN1-04 Ổ bi UCT 308 02 - 17 GVN2-09-01 Quả cầu giữ miếng dừa 01 SUS 304 18 GVN2-09-02 Trục gắn quả cầu 01 Thép C45 19 GVN1-05 Thanh gá chỉnh ngang 04 SUS 304 20 GVN2-11 Cụm chỏm cầu gá dao cắt 01 SUS 304 Ghép với chụp gá dao 21 GVN1-06 Thanh chỉnh đứng 02 Thép C45 22 GVN2-12 Trục gá chỏm cầu lõm 01 Thép C45 23 GVN2-13 Thân ổ đỡ 01 CT3 24 GVN2-14 Môtơ I 01 - 2HP, 1.440 v/ph 25 GVN2-15 Puly 1 01 Gang xám Gắn vào trục môtơ I 26 GVN2-17 Dây đai A37 01 Cao su-vải 27 GVN3-01-05 Thanh đứng, sau 02 CT3 28 GVN2-18 Tấm đỡ ổ trục 02 CT3 29 GVN2-23 Puly II 01 Gang xám Gắn vào trục chính 30 GVN3-01-13 Thanh ngang trên mô tơ I 01 CT3 31 GVN3-01-14 Thanh ngang dưới mô tơ I 01 CT3 32 GVN3-01-04 Thanh ngang, trên 02 CT3 33 GVN3-01-03 Thanh dọc, trên 02 CT3 34 GVN3-01-02 Thanh ngang, dưới 02 CT3 35 GVN3-01-11 Tấm đỡ ổ trục chính 02 CT3 36 GVN3-01-07 Thanh đứng, đỡ mô tơ I 04 CT3 37 GVN3-01-10 Thanh ngang đỡ ổ trục 02 CT3 38 GVN1-07 Giá thanh chỉnh ngang 02 CT3 39 GVN3-01-17 Tấm che phải, trên 01 SUS 203 40 GVN3-01-16 Tấm che xích 01 SUS 203 41 GVN3-01-18 Tấm che phải, dưới 01 SUS 203 42 GVN3-01-19 Tấm che trước, trên 01 SUS 203 43 GVN3-01-20 Tấm che trước, dưới 01 SUS 203
  • 48. 38 44 GVN3-01-23 Tấm chỉnh ngang, trái 02 SUS 203 45 GVN3-01-24 Tấm chỉnh ngang, phải 02 SUS 203 46 GVN2-09-02 Trục gắn quả cầu 01 C35 47 GVN3-01-15 Tấm che trái 01 SUS 203 48 GVN3-01-22 Tấm che trên 01 SUS 203 49 GVN3-01-21 Tấm che sau 01 SUS 203 50 GVN3-04 Nhãn hàng hóa 01 SUS 304 51 GVN3-01-25 Tấm che đáy 01 SUS 203 52 GVN3-01-08 Thanh đỡ mô tơ 1 01 CT3 53 GVN3-01-09 Thanh đỡ mô tơ 2 01 CT3 54 GVN3-01-12 Thanh đứng đỡ ổ đỡ 02 CT3 55 GVN3-01-06 Thanh đứng, trước 02 CT3 56 GVN3-01-26 Thanh đứng, đỡ mô tơ II 04 CT3 57 GVN3-01-01 Thanh dọc, dưới 02 CT3 58 GVN2-19 Khớp nối Ø25 01 CT3 59 GVN2-20 Vòng bạc đỡ 02 Teflon 60 GVN2-21 Tấm gá dao cắt 01 C45 61 GVN2-22 Dao cắt 01 SUS 304 62 GVN2-11-01 Chỏm cầu gá dao cắt 01 SUS 304 63 GVN2-11-02 Chụp gá dao 01 SUS 304 64 GVN2-09 Cụm quả cầu gai 01 SUS 304 65 GVN1-09 Tay trượt 02 C45 66 GVN2-10 Hộp điện điều khiển 01 - 67 GVN1-08 Tấm dẫn tay trượt 02 CT3 1. Cụm điều chỉnh: GVN1-xx 2. Cụm truyền động: GVN2-xx 3. Cụm khung máy: GVN3-xx
  • 49. 39 2.2.7 Công việc 7: Chạy rà thử nghiệm sơ bộ Mục tiêu của việc chạy rà nhằm đảm bảo các cơ phận của máy hoạt động trơn tru. Các nhóm chi tiết máy không va chạm nhau, tra mỡ vào bộ truyền xích theo chế độ vận hành trong thời gian đầu tiên mới được đưa vào sử dụng. Đồng thời sẽ tiến hành cân chỉnh sơ bộ các bộ truyền động đai, truyền động xích đạt theo độ căng ban đầu. Thời gian chạy rà ban đầu khoảng 10 phút. Tiếp theo sẽ cho tiến hành gọt thử và cân chỉnh lại các bộ phận nhằm đảm bảo lớp vỏ nâu được cắt mỏng nhất tùy theo loại cơm dừa.
  • 50. 40 Hình 24: Chạy rà thử nghiệm sơ bộ 2.2.8 Công việc 8: Thử nghiệm xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật Mục tiêu của thử nghiệm là xác định các thông số thực tế nhằm xem xét, đánh giá sự phù hợp của các đặc tính kỹ thuật thiết bị (cơ cấu, kích thước cơ bản, khối lượng, vật liệu chế tạo, trang thiết bị, tài liệu...) với các chỉ tiêu đã đăng ký của đề tài. Và phải được ghi nhận đầy đủ thông qua các biên bản ghi chép trước khi xử lý số liệu chính thức của thiết bị. Sau khi lắp hoàn chỉnh và chạy rà, ta tiến hành kiểm tra lại một lần nữa trước khi tiến hành xác định các thông số của thiết bị. Máy được thử nghiệm tại phòng thử nghiệm của cơ sở sản xuất Thống Nhứt trong điều kiện bình thường.  Các yêu cầu trước khi tiến hành thử nghiệm:
  • 51. 41 Máy phải được đặt trên nền bằng phẳng, cứng vững ở nơi thoáng mát thuận tiện cho việc thử nghiệm về các điều kiện ánh sáng, độ ẩm, đủ không gian hoạt động, an toàn.... Tuân thủ theo quy định vận hành của thiết bị. Trước khi tiến hành thử nghiệm chính thức phải cho máy hoạt động không tải và thử nghiệm với năng suất , tải trọng cao nhất nhằm đảm bảo chắc chắn rằng máy làm việc ổn định, có thể hoạt động đạt các chỉ tiêu đã đăng ký. Vật liệu thử nghiệm phải được lấy từ lô sản xuất gần nhất, có số lượng đủ lớn và kích thước phù hợp. Lấy lượng mẫu đại diện bằng tay để xác định chất lượng và đặc điểm ổn định của vật liệu đầu vào.  Công tác chuẩn bị cho việc chạy thử nghiệm: - Chuẩn bị đủ số lượng cơm dừa vừa tách ra khỏi gáo dừa khoảng 30 kg. Rửa sạch và cân chia thành 3 đợt thử. - Chuẩn bị các dụng cụ đo cần thiết: Cân đồng hồ 20kg / Đồng hồ đo thời gian / Thước kẹp số / Đồng hồ kẹp đo điện đa năng / Thước dây  Phương pháp lấy số liệu: - Cho máy khởi động và chạy không tải 5 phút để ổn định hệ thống. - Tiến hành chuẩn bị lấy số liệu theo nhiều đợt thử nghiệm. Các công đoạn sẽ tiến hanh tuần tự như sau: Cân trọng lượng ban đầu/ Cân trọng lượng cơm dừa sau khi gọt và trọng lượng lớp vỏ nâu gọt bằng cân đồng hồ/ Xác định thời gian gọt bằng đồng hồ bấm tay/ Lấy chỉ số điện để xác định lượng tiêu hao điện thông qua đồng hồ kẹp đa năng / Đo chiều dày lớp vỏ nâu sau khi tách ra khỏi miếng cơm dừa bằng thước kẹp đồng hồ kỹ thuật số / → Sau đó tính bình quân các số liệu để xác định các thông số cơ bản của máy.  Dụng cụ lấy số liệu: - Cân đồng hồ loại 20kg - Đồng hồ bấm thời gian - Đồng hồ kẹp đo điện vạn năng - Thước kẹp số - Khay chứa cơm dừa, vỏ nâu....
  • 52. 42
  • 53. 43 Hình 25: Hình thử nghiệm máy
  • 54. 44 Bảng ghi chép số liệu khi tiến hành thử máy: Bảng 7 TT Hạng mục Đợt thử nghiệm Trung bình1 2 3 1 Trọng lượng đầu vào, kg 7,0 7,0 6,5 6,83 2 Trọng lượng đầu ra, kg 6,5 6,45 6,1 6,35 3 Trọng lượng vỏ bị gọt, kg 0,50 0,55 0,40 0,48 4 Diện tích gọt sạch, % 92- 95 92- 95 92-95 - 5 Thời gian chạy máy, phút 02:44:71 ≈2,745 02:24:75 ≈2,413 02:32:95 ≈2,549 02:34:14 ≈2,569 6 Cường độ dòng điện, A 1,8-4,4 1,8-4,8 1,8-5,1 - 7 Bề dày vỏ nâu bị gọt, mm 0,5-0,7 0,42-0,72 0,50-0,72 0,56 8 Độ rung của máy, mm ≈ 0 ≈ 0 ≈ 0 rất bé Xác định năng suất tối đa của thiết bị: NSmax = (6,83x60)x80% / 2,569 = 127,61 kg/giờ Với 80% là tỷ lệ thời gian thực tế cắt gọt Nếu tính thành phẩm thì năng suất tối đa: NSmax =(6,35x60)x80% / 2,569 = 108,65 kg/giờ Xác định tỷ lệ hao hụt: I hh = (0,48 / 6,83) = 7,03% Xác định công suất tối đa: Pmax = UI cosφ = 220 x 5,1 x 1 = 1.122w= 1,122 kw (≈ 1,526 hp) Điện năng tiêu thụ trong 1 ca 8 tiếng: W = 1,122 kw x 8 ≈ 9 kwh
  • 55. 45 Bảng so sánh các chỉ tiêu đăng ký (Sản phẩm 1): Bảng 8 TT Tên sản phẩm S.lg Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật Kết quả thực hiện 1 Máy gọt vỏ nâu cơm dừa 01 - Năng suất: đạt 60 đến 70kg/giờ - Tỷ lệ hao hụt: ≤ 12 % - Kích thước dự kiến: 1100 x 700 x 900 - Công suất động cơ: 3HP > 100 kg/giờ 7-8 % 1000x700x900 - 2 động cơ: 2HP/1HP 2 Bộ bản vẽ thiết kế cơ khí và tài liệu kỹ thuật 01 Theo tiêu chuẩn vẽ cơ khí Bộ bản vẽ kỹ thuật đúng tiêu chuẩn 3 Bộ quy trình công nghệ: chế tạo bộ phận ép giữ cơm dừa để thực hiện cắt gọt/ chế tạo dao gọt/ chế tạo khung máy/ lắp ráp máy gọt vỏ nâu cơm dừa. 01 Theo tiêu chuẩn kỹ thuật và lắp ráp Bộ quy trình công nghệ đúng tiêu chuẩn Tất cả các thông số đều đạt các chỉ tiêu kỹ thuật đã đăng ký của đề tài Một số các thông số khác có thể so sánh thêm:  Bề dày của vỏ nâu gọt trung bình 0,56mm (nhỏ nhất 0,4mm, lớn nhất 0,72mm) so với phương pháp gọt tay thì bề dày thấp nhất trên 1,2mm.  Diện tích bề mặt được gọt sạch đa số 92-95%, một số gọt sạch 100% trừ một số cơm dừa quá già và hình dạng quá dị dạng. So với gọt bằng tay để gọt sạch hết lớp vỏ gọt thường phải gọt khá sâu, tiêu hao cơm dừa. Sản phẩm 2: Sau khi hoàn thành các nội dung đăng ký đã gửi bài báo giới thiệu sản phẩm “Máy gọt vỏ nâu dừa” đến Tạp chí Trung tâm khoa học công nghệ của thành phố Hồ Chí Minh và đang biên tập để in trong số đầu năm 2014.
  • 56. 46 2.2.9 Công việc 9: Chế tạo hoàn chỉnh máy Việc hoàn chỉnh máy được thực hiện sau công đoạn chạy rà và thử nghiệm lấy các thông số của máy. Sau đây là hình ảnh của máy sau khi lắp hoàn chỉnh:
  • 57. 47 Hình 26: Hình thiết bị sau khi lắp đặt hoàn chỉnh 2.2.10 Công việc 10: Lắp đặt và chuyển giao cho cơ sở sử dụng Sau khi hoàn thiện máy sẽ được chuyển giao cho cở sở sử dụng để tiếp tục theo dõi và cải tiến khi cần thiết trước khi sản xuất với số lượng vừa thăm dò thị trường dù hiện nay đang có nhu cầu sử dụng. Để tăng cường tính an toàn trong sử dụng, chúng tôi cũng đã thiết kế các bộ phận bao che máy. Trong đó không gian cắt cũng được chú ý đặc biệt với bộ phận che vừa đủ cho người công nhân thao tác. Hình dạng và kích thước của các miếng cơm dừa rất đa dạng, lớn nhỏ không đều gần như rất khó ứng dụng cấp phôi tự động nên hiện nay vẫn phải cấp phôi bằng tay nên bộ phận che cũng đã thiết kế vừa đủ không gian khi thao tác nhằm đề phòng tai nạn xãy ra. Trước khi vận hành, người công nhân cũng được hướng dẫn thao tác và các điểm mất an toàn của hệ thống để người công nhân chú ý và áp dụng.
  • 58. 48 CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nội dung 1: Đã tiến hành điều tra thực trạng sơ chế Cơm dừa tại địa bàn tỉnh Bến Tre và xây dựng đề cương đề tài nghiên cứu khoa học để thông qua Hội đồng Khoa học công nghệ. Trong đó thu thập đầy đủ các số liệu, thực trạng tình trạng sơ chế cơm dừa trong tỉnh Bến tre thông qua các nội dung báo cáo của Trung tâm thông tin KHCN của sở KHCN Bến Tre, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp của tỉnh Bến Tre và từ tham quan thực tế tại các cơ sở sản xuất trong tỉnh như: BTCO, Lương Quới, Phú Hưng,... Trong thời gian khảo sát cũng đã tìm hiểu thực trạng các thiết bị đang sử dụng, chụp hình và tìm hiểu những ưu khuyết điểm trong công nghệ chế biến dừa tại từng cơ sở. Một số thiết bị trong dây chuyền hoặc cần cải tiến thêm hoặc cần phải nghiên cứu để chế tạo bao gồm: máy gọt vỏ nâu cơm dừa, máy sấy tầng sôi, hệ thống xử lý nước rửa trong dây chuyền sản xuất.... Đây cũng là cơ sở để tiếp tục đầu tư nghiên cứu nhằm cơ khí hóa và hoàn thiện các dây chuyển sản xuất hiện nay. Nhất là những khó khăn hiện nay trong việc sản xuất cơm dừa nạo sấy cần đạt chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP cả về vệ sinh và chất lượng hàng hóa. Đánh giá phần thực hiện khảo sát và xây dựng đề cương đạt theo yêu cầu, có thể sử dụng làm cơ sở cho việc nghiên cứu, chế tạo những thiết bị cần thiết trong quy trình sản xuất cơm dừa nạo sấy đạt theo tiêu chuẩn. Riêng công đoạn gọt vỏ cơm dừa thì hiện nay vẫn còn làm thủ công, chưa có thiết bị nào đưa vào sử dụng. Chúng tôi cũng đã tiến hành chụp hình tại chổ các thao tác bóc vỏ nâu bằng tay, tiến hành khảo sát và đo thực tế kích thước hình học của quả dừa để xác định một số thông số cơ bản của cơm dừa đang sản xuất tại địa phương. Từ đó xác định và chọn lựa được các thông số cơ bản cần thiết ban đầu để làm cơ sở nghiên cứu chế tạo một máy gọt vỏ nâu cơm dừa phù hợp với phương thức sản xuất tại địa phương. 3.2. Nội dung 2: Một số thực nghiệm để xác định một số thông số cơ bản của cơm dừa: Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và làm thực nghiệm trên một số mẫu dừa để chọn lựa các thông
  • 59. 49 số đầu vào trong quá trình tính toán và thiết kế thiết bị. Trong quá trình thử nghiệm thực tế, chúng tôi cũng đã hoàn chỉnh dần các thông số của thiết bị phù hợp với điều kiện thực tế. Trong nội dung 2, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện tất cả 10 nội dung công việc như đã trình bày ở Chương II, bao gồm: Công việc 1: Thực nghiệm xác định một số thông số cơ bản của cơm dừa Đã tiến hành các công đoạn: Đo độ cứng cơm dừa, đo kích thước quả dừa, xác định hình dạng và bề dày miếng cơm dừa, đo bề dày của lớp vỏ nâu. Qua kết quả đo đạc thực tế, chúng tôi cũng đã chọn lựa được các thông số ban đầu để tiến hành thiết kế sơ bộ các cơ cấu của thiết bị và từ các thiết kế ban đầu sẽ có điều chỉnh thích hợp trong quá trình vận hành nhằm đạt chất lượng tốt nhất theo yêu cầu của đề tài. Công việc 2: Nghiên cứu một số nguyên lý cắt gọt để xác định nguyên lý làm việc của máy gọt vỏ nâu cơm dừa. Căn cứ vào các tài liệu chúng tôi ghi nhận được trên internet như: Coconuts peeling machine WMV, Skin Peeling coconut machine, Coconut paring machine,... và thông qua việc tham quan thực tế từ các cơ sở chế biến cơm dừa của các nước trước đây, chúng tôi đã xác định có một số nguyên lý đang sử dụng như: - Nguyên lý 1 (Hình 16): Đặt miếng cơm dừa cắt phân nữa trên một bàn xoay cố định bằng nắp chận phía trên, dao được áp sát vào miếng cơm dừa qua lực ép lò xo. Khi bàn xoay quay tròn và tịnh tiến lên xuống sẽ cắt vỏ nâu ra khỏi miếng cơm dừa theo dạng khoanh tròn. Phương án này còn tồn tại một số khuyết điểm cơ bản như: Chỉ gọt được những miếng cơm dừa còn nguyên nữa trái, không gọt được phần tiếp giáp giữa nắp chặn, không gọt được phần vỏ nâu gần sát bàn máy và nhất là góc dao thay đổi nên sẽ xãy ra một số trường hợp kẹt dao) - Nguyên lý 2 (Hình 17): Nguyên lý này sử dụng 2 trục quay song song nhau, một trục nhỏ có hình dạng lồi (convex drum) còn trục lớn có dạng lõm (concave drum). Miếng dừa phải được cắt nhỏ theo chiều dọc của trái dừa và khi đưa vào giữa hai trục sẽ được kéo xuống phía dưới. Phía dưới có bố trí 1 lưỡi dao hướng tiếp tiếp với vòng tròn quay của trục nhỏ. Vỏ nâu sẽ được gọt khi miếng cơm vừa ra khỏi trục.
  • 60. 50 Khuyết điểm của phương án này là: Cơm dừa sau khi bóc vỏ cứng phải còn nguyên trái, sau đó phải có công đoạn cắt miếng cơm dừa thành những miếng nhỏ theo chiều dọc miếng cơm dừa, không gọt được những miếng cơm dừa bị bể vụn, năng suất thấp nhưng tỷ lệ hao hụt cao vì lớp cơm dừa được gọt rất dày. - Nguyên lý 3 (Hình 18): Nguyên lý này dựa theo kết cấu của một máy Malaysia mà chúng tôi thấy được có dịp tham quan tại Malaysia. Việc cắt gọt thực hiện theo phương pháp bao hình với chuyển động cắt phối hợp giữa chuyển động quay tròn của dao cắt và chuyển động quay tròn của miếng cơm dừa áp sát quả cầu nhờ những gai nhọn. Miếng cơm dừa được đưa vào khu vực cắt gọt bằng các gai của quả cầu và áp khít vào mâm gá dao quay cũng có dạng bán cầu. Do độ mềm dẻo của miếng cơm dừa nên miếng cơm dừa biến đổi theo đường cong của bán cầu và được cắt gọt bằng dao gắn trên bán cầu. Chiều dày của lớp cắt được điều chỉnh qua khe hở của dao và bán cầu. Để độ dày lớp cắt ổn định, một cơ cấu điều chỉnh tịnh tiến liên tục bù trừ bằng lò xo đưa quả cầu ra vào tùy theo bề dày của miếng cơm dừa. Phương án này có ưu điểm như sau: Gọt được các miếng cơm dừa có độ dày khác nhau, không kén miếng cơm dừa dù bị vở vụn, vận hành đơn giản, không cần kỷ năng tay nghề, năng suất cao và đồng thời giảm tối đa hao hụt do lớp vỏ nâu cắt ra khá mỏng. Từ những phương án đã nêu ra, chúng tôi nhận thấy phương án 3 phù hợp nhất với yêu cầu đặt ra của đề tài do các ưu điểm đã kể ra như trên nên đã chọn lựa phương án này. Về thực tế thì khi so sánh với phương pháp thủ công hiện nay thì các chuyển động của thiết bị cũng tương tự như những động tác của người công nhân dùng dao bào hai lưỡi vừa gọt vừa xoay lưỡi dao chung quanh profile bên ngoài của miếng cơm dừa hình thành ra một chuỗi mặt cắt phức hợp liền lạc với nhau được gọi là phương pháp bao hình. Đây là tính mới, độc đáo, sáng tạo của đề tài, vì hiện nay ở Việt Nam chưa có nơi nào nghiên cứu và thiết kế máy gọt vỏ nâu cơm dừa, và cũng chưa có máy nào của nước ngoài được nhập về, hoặc có những thông tin tài liệu kỹ thuật về máy gọt vỏ nâu này.
  • 61. 51 Công việc 3: Thiết kế máy gọt vỏ nâu cơm dừa. Sau khi chọn được các thông số ban đầu của thiết bị thông qua một số việc đo đạc các quả dừa và tiến hành thực nghiệm từ công việc 1, chúng tôi đã đưa ra sơ đồ truyền động chung và tiến hành tính toán thiết kế từng cụm công tác, lên bản vẽ gia công chi tiết. Về mặt cơ bản chúng tôi cũng đã phân tích lực, thiết kế, bố trí và tính toán xong các cụm máy như cụm truyền động đai, cụm truyền động xích, thiết kế các trục dẫn,... Về phần truyền động, chúng tôi cũng đã tiến hành tách 2 chuyển động: chuyển động quay của quả cầu gai cấp cơm dừa và chuyển động quay của chỏm cầu gắn dao cắt bằng 2 động cơ riêng biệt và bố trí thêm các inverter điều khiển tốc độ độc lập giữa 2 chuyển động trên. Việc này đã tạo điều kiện tốt nhất trong việc điều chỉnh tốc độ tương đối của 2 chuyển động phối hợp phù hợp với các loại cơm dừa khác nhau về độ dày, độ cứng, cũng như tính "già" của từng lô cơm dừa. Bằng phần mềm Solidwork theo kết cấu không gian 3D, chúng tôi cũng đã lên kết cấu và tính toán từng cơ phận của máy và xuất bản vẽ dạng 2D để làm tài liệu chế tạo. Trong quá trình lên bản vẽ, chúng tôi cố gắng thể hiện đầy đủ tất cả các chi tiết của máy với 01 bản vẽ lắp và 04 bản vẽ các cụm dạng 3D, 01 bản vẽ lắp dạng 2D, 52 bản vẽ chi tiết (cả khổ giấy A3 và A4). Công việc 4: Xây dựng tiến trình công nghệ gia công một số chi tiết chính Để chuẩn bị sẳn sàng và tạo điều kiện tốt nhất cho công tác chuẩn bị (phôi liệu, thiết bị, dụng cụ, nhân sự, ....), chúng tôi cũng đã xây dựng các tiến trình công nghệ gia công chuẩn cho các chi tiết chính như: quả cầu gai giữ cơm dừa, ổ trục chính, trục gá bán cầu lõm, các loại bánh xích, khung máy, ... Các tiến trình công nghệ này phục vụ cho công việc gia công thử nghiệm các chi tiết và đã được bổ sung, hoàn chỉnh sau khi hoàn tất việc thử nghiệm sau cùng. Bộ bản vẽ chính thức cũng như tiến trình công nghệ gia công đã được hoàn chỉnh, bổ sung thêm khi có thể chọn lựa được các công nghệ mới thay thế khi cần sản xuất hàng loạt, như:
  • 62. 52 - Phôi quả cầu gai giữ cơm dừa hiện nay vẫn làm thủ công, vẽ và khai triển từng múi sau đó cắt thành từng mảnh và hàn ghép với nhau. Tốn nhiều công sức nhưng độ chính xác thấp, lượng dư cắt gọt lớn. Khi nhu cầu cần nhiều, có thể triển khai khuôn dập hoặc ép tạo nên nữa bán cầu thô hoặc có thể dùng công nghệ đúc khuôn mẫu chảy để tạo phôi thô cả quả cầu đạt độ chính xác cao hơn đồng thời giảm tiêu hao nguyên vật liệu. Công việc 5: Gia công chi tiết máy gọt vỏ nâu Tất cả các chi tiết của máy được gia công trên các máy công cụ vạn năng hiện có ở xưỡng, trong đó nhiều chi tiết khá phức tạp như: quả cầu gai giữ cơm dừa, trục đỡ bán cầu, vòng chận miếng cơm dừa, bán cầu gá dao cắt ... phải tiến hành gia công và sửa đổi nhiều lần mới đạt được kết quả như mong muốn. Hiện nay đã gia công tất cả các chi tiết của máy, đã sơn lót và lắp ráp hoàn chỉnh. Sau khi chạy rà không tải thử máy và hiệu chỉnh đã hoàn tất việc lấy các số liệu để xác định chất lượng cũng như năng suất của máy. Máy đã được sơn lại hoàn tất, có thể tham khảo thêm các hình ảnh kèm theo thuyết minh. Công việc 6: Xây dựng quy trình lắp ráp hoàn chỉnh máy Sau khi đã tiến hành gia công tất cả các chi tiết cần thiết của máy, để có thể dễ dàng trong việc lắp ráp chúng tôi đã xây dựng một quy trình lắp ráp chuẩn để công nhân có thể chuẩn bị đầy đủ đồ nghề, cũng như chuẩn bị đúng các thứ tự cần thiết khi lắp ráp để tránh phài tháo đi tháo lại nhiều lần. Trong đó chú ý các các tiêu chuẩn kiểm tra cần thiết khi lắp ráp nhằm đảm bảo chất lượng máy làm việc tốt nhất. Quy trình này sẽ tiếp tục hiệu chỉnh cho phù hợp trong quá trình lắp ráp và là chuẩn cho việc lắp ráp hàng loạt về sau. Công việc 7: Chạy rà và thử nghiệm sơ bộ Công đoạn chạy rà, hiệu chỉnh máy trước khi thử nghiệm hoặc đưa ra sử dụng là một công đọan rất quan trọng nhằm đảm bảo máy hoạt động ổn định. Đã tiến hành cân chỉnh các bộ truyền đai, bộ truyền xích đạt theo tiêu chuẩn cho phép. Cân chỉnh lại độ ép của lò xo, độ ngang của quả cầu gai và độ cân khe hở hai phía của cụm cắt. Thời gian chạy rà ban đầu khoảng 10 phút.
  • 63. 53 Trong quá trình này cũng cân chỉnh độ ló ra của dao phía trong chỏm cầu nhằm đảm bảo bề dày lớp vỏ nâu cắt gọt mỏng nhất mà vẫn đạt được các chi tiêu khác về năng suất, tỷ lệ bề mặt được gọt sạch. Công việc 8: Thử nghiệm xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật Sau khi chạy rà và cân chỉnh ban đầu, việc thử nghiệm bắt đầu nhằm xác định các chỉ tiêu kỹ thuật của máy. Các dụng cụ lấy số liệu cũng đã được chuẩn bị đầy đủ bao gồm: Cân đồng hồ loại 20kg, đồng hồ bấm thời gian, đồng hồ kẹp đo điện vạn năng, thước kẹp số, khay chứa cơm dừa, vỏ nâu.... Máy được thử nghiệm thành 3 đợt với trọng lượng từng đợt khác nhau, sau đó lấy số liệu trung bình của các lần thử. Các số liệu cũng đã được ghi chép cẩn thận bao gồm: trọng lượng cơm dừa (đầu vào), trọng lượng cơm dừa đã gọt (đầu ra thành phẩm), trọng lượng vỏ nâu, bề dày phần vỏ nâu bị gọt, thời gian chạy máy, cường độ dòng điện tổng.... Sau khi tính toán kết quả ta có số liệu so sánh với số liệu đăng ký như sau: Bảng so sánh các chỉ tiêu đăng ký (Sản phẩm 1): Bảng 9 Tên sản phẩm S.lg Chỉ tiêu kỹ thuật Kết quả thực hiện Máy gọt vỏ nâu cơm dừa 01 - Năng suất: đạt 60 đến 70kg/giờ - Tỷ lệ hao hụt: ≤ 12 % - Kích thước dự kiến: 1100 x 700 x 900 - Công suất động cơ: 3HP > 100 kg/giờ 7-8 % 1000x700x900 - 2 động cơ: 2HP/1HP Tất cả các thông số đều đạt các chỉ tiêu kỹ thuật đã đăng ký của đề tài Một số các thông số khác có thể so sánh thêm:  Bề dày của vỏ nâu gọt trung bình 0,56mm (nhỏ nhất 0,4mm, lớn nhất 0,72mm) so với phương pháp gọt tay thì bề dày thấp nhất trên 1,2mm.
  • 64. 54  Diện tích bề mặt được gọt sạch đa số 92-95%, một số gọt sạch 100% trừ một số cơm dừa quá già và hình dạng quá dị dạng. So với gọt bằng tay để gọt sạch hết lớp vỏ gọt thường phải gọt khá sâu, tiêu hao cơm dừa. Công việc 9: Chế tạo hoàn chỉnh máy Sau khi đã tiến hành thử nghiệm và hiệu chỉnh máy, chúng tôi đã hoàn thiện được một máy và có thể bàn giao ngay cho cơ sở đưa vào sản xuất. Hình 27: Thiết bị hoàn chỉnh Công việc 10: Lắp đặt và chuyển giao cho cơ sở sử dụng Sau khi hoàn thiện máy sẽ được chuyển giao cho cở sở sử dụng để tiếp tục theo dõi và cải tiến khi cần thiết trước khi sản xuất với số lượng vừa thăm dò thị trường dù hiện nay nhu cầu sử dụng rất cao. Một số hiệu quả so với lao động phổ thông dự kiến: Căn cứ vào các số liệu đã ghi nhận được qua việc thử nghiệm thiết bị, ta có thể so sánh được một số hiệu quả so với lao động phổ thông như hiện nay: - Năng suất đạt tối thiểu : 100kg/giờ tương đương 800kg/ca (8 tiếng) so với hiện nay một người có thể gọt được 30 kg/giờ tương đương 240kg/ca (8 tiếng). Năng suất tăng bình quân 3,3 lần - Hao hụt chỉ khoảng 7-8% so với 13-15% nếu gọt vỏ bằng thủ công.
  • 65. 55 - Tiền công: Lao động phổ thông là 300đ/kg tương đương 72.000đồng/ca Với 800kg thì tiền công sẽ tương ứng: 240.000 đồng - Chi phí năng lượng cho thiết bị: 9 x 2.000= 18.000 đồng - Chí phí tiền công (1 người): 100.000 đồng/ca Như vậy tương ứng với 1 ca làm việc thì riêng phần chi phí sẽ giảm được: 240.000 – 18.000 – 100.000 = 122.000 đồng Một số lợi ích khác như giảm tiêu hao nguyên vật liệu từ 13-15% xuống còn khoảng 7-8% cũng là lợi điểm lớn nhất khi áp dụng thiết bị vào sản xuất. 3.3. Nhận xét và đánh giá kết quả đạt đƣợc: So với các nội dung đã đăng ký của đề tài, đánh giá công việc đã được triển khai và hoàn thành tốt, đạt yêu cầu đề ra. Cụ thể: - Về số lượng: Hoàn thành tất cả các yêu cầu đề ra từ việc khảo sát, điều tra thực trạng sản xuất cơm dừa tại Bến Tre. Đã nghiên cứu tìm hiểu các phương pháp khác nhau để chọn lựa nguyên lý cắt thích hợp cho máy gọt vỏ nâu, từ đó tính toán, thiết kế và chế tạo cơ bản các bộ phận cần thiết để chuẩn bị cho việc thử nghiệm xác định chất lượng và năng suất như yêu cầu của đề tài. - Về chất lượng: Đánh giá chung công việc tiến hành tương đối thuận lợi do các cơ sở hiện nay đang có nhu cầu sử dụng thiết bị nên đã dễ dàng cho việc khảo sát cũng như nhận được nhiều đóng góp về kết cấu. Đã thực hiện hoàn tất các nội dung theo đúng chất lượng yêu cầu và đã triển khai chạy rà, thử nghiệm xác định sơ bộ và lấy được các số liệu khi tiến hành thử nghiệm chính thức để có thể so sánh với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã đăng ký trong đề tài. - Về tiến độ thực hiện: Đã thực hiện đúng theo yêu cầu, tất cả hoàn thành trong tháng 11. Các tài liệu, hồ sơ báo cáo, bản vẽ.... đã chuẩn bị hoàn chỉnh để báo cáo trong tháng 12 nhu hợp đồng quy định. Sau khi nghiệm thu tại cơ sở tại Trung tâm vào tháng 11, chúng tôi cũng đã hoàn chỉnh thêm theo một số ý kiến đóng góp của hội đồng nhằm hoàn thiện thêm thiết bị trước khi nghiệm thu chính thức trong tháng 12.
  • 66. 56 CHƢƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận: Do dừa được phân bố rất rộng rãi nhiều nơi trên thế giới, có đến 80 giống dừa được ghi nhận trong các tài liệu [1], [2], chưa kể nhiều loại trung gian, lai giống với nhau nên kích thước, đặc điểm của chúng cũng không giống nhau. Đề tài nghiên cứu này chỉ giới hạn trong các loại dừa trồng phổ biến ở Việt nam mà đặc trưng là ở Bến Tre như các giống Ta xanh, Dâu xanh là những giống dừa có năng suất cao, chất lượng phù hợp thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Việc chọn lựa có giới hạn khu vực giúp chúng tôi xác định một số thông số cơ bản của dừa như kích thước vật lý của quả dừa, độ cứng, bề dày cơm dừa... tạo cơ sở ban đầu để thiết kế thử nghiệm. Qua thực tế thực hiện việc nghiên cứu và chế tạo, một số thông số ban đầu chưa có tài liệu tham khảo nên chúng tôi phải tiến hành một số thử nghiệm thực tế để chọn thông số ban đầu để tính toán từ đó kiểm nghiệm lại các kết quả. Một khó khăn khác là hiện nay, chưa có nước nào hoàn thiện được máy gọt vỏ nâu cơm dừa để tham khảo và đánh giá. Chúng tôi cũng đã nghiên cứu nhiều tài liệu khác nhau trên mạng internet cũng như tài liệu của tổ chức FAO trên thế giới để chọn lựa phương pháp gọt vỏ nâu hợp lý và tiết kiệm phần cơm dừa nhất. Cũng đã tiến hành chế tạo thử nghiệm để tìm ra những thông số thực tế từ đó đặt giả thiết trong quá trình thiết kế. Từ đó chúng tôi cũng đã thiết kế sơ bộ và hoàn tất việc gia công một số chi tiết chính trước khi thử nghiệm chọn công nghệ và các chế độ thích hợp như tốc độ quay của chi tiết giữ cơm dừa, tốc độ quay của dao cắt nhằm tạo được quỹ đạo bao hình trùm lên toàn bộ diện tích của miếng cơm dừa cần gọt, từ đó giải quyết được độ sót của vỏ nâu (trừ một số trường hợp do thiên nhiên, miếng cơm dừa bị khuyết tật sâu bên trong). Chúng tôi cũng đã tiến hành cắt gọt thử nhiều lần để xác định sự đúng đắn của nguyên lý mà chúng tôi đã chọn và hoàn thiện thêm phần thiết kế còn đang dỡ dang của giai đoạn trước, cũng như xác định được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của thiết bị.
  • 67. 57 Kết quả, chúng tôi cũng đã hoàn thành và chế tạo thành công một máy gọt vỏ nâu cơm dừa đạt các thông số kỹ thuật đã đăng ký như đã báo cáo trong mục 2.2.8. Và hiện nay đã gửi bài báo giới thiệu sản phẩm “Máy gọt vỏ nâu dừa” đến Tạp chí Trung tâm khoa học công nghệ của thành phố Hồ Chí Minh và đang biên tập để in trong số đầu năm 2014. 4.2. Kiến nghị Kiến nghị Hội đồng xem xét đóng góp những phần việc đã làm, đóng góp ý kiến các vấn đề còn tồn tại và thông qua các phần việc để hoàn chỉnh thêm các nội dung báo cáo nghiệm thu.
  • 68. 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phan Thị Thu Sương, Cây dừa Bến Tre, thực trạng và những định hướng phát triển bền vững, Trong: Chuyên đề nâng cao giá trị cây dừa, Tạp chí Thông tin số 01-2012, 2-4 [2] Brian E. Grimwood-F.Ashman-D.A.Dendy-C.G Jarman-E.C.S Little- W.H Timmins, Tài liệu của FAO “Sản phẩm của cây dừa-Gia công chế biến ở các nước đang phát triển”, NXB ĐH-GDCN 1990 dịch. [3] TS Nguyễn Trọng Hiệp-Nguyễn Văn Lẫm, Thiết kế chi tiết máy, NXB Giáo dục, 2003 [4] Trịnh Chất-Lê Văn Uyển, Hệ dẫn động cơ khí- Cơ sở tính toán thiết kế động học, NXB Giáo Dục, tái bản lần 2 năm 2001 [5] Giáo trình thiết kế đồ án môn học chi tiết máy – ĐH Thủy sản Nha Trang, NXB Nông Nghiệp Tp.HCM 1995 [6] PGS-TS Đặng Văn Đào-Hồ Viết Bình-Trần Thế San, Giáo trình vẽ kỹ thật cơ khí tập 2, NXB Giáo dục [7] GS.TSKH Đỗ Sanh- GS.TS Nguyễn văn Đình-PGS.TS Nguyễn Nhật Lệ, Cơ học tập 1, NXB Giáo dục, 2006 [8] Th.S Lê Khánh Điền, Vẽ kỹ thuật cơ khí, NXB ĐH Quốc gia TP.HCM, 2011 [9] Ninh Đức Tốn, Sổ tay dung sai lắp ghép, NXB Giáo Dục Việt nam [10] GS.TS Trần Văn Địch, Sổ tay gia công cơ, NXB KHKT Hà Nội 2007 [11] TS Lại Khắc Liễm, Giáo trình cơ học máy, NXB ĐHQG Tp.HCM, 2001 [12] TS Nguyễn Như Nam, TS Trần Thị Thanh, Máy gia công cơ học Nông sản-Thực phẩm, NXB Giáo dục, 2000
  • 69. 59 PHỤ LỤC 1. Phụ lục số 1: Bộ bản vẽ tổng thể và bản vẽ chi tiết 2. Phụ lục số 2: Bộ quy trình công nghệ gia công và lắp ráp máy