SlideShare a Scribd company logo
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
(in hoa, Times New Roman, 14)
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
----------
NGUYỄN MINH THÀNH
(In hoa, cỡ chữ 14, Times New Roman)
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC
ĐƠN VỊ THUỘC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC
DẦU KHÍ VIỆT NAM
(In hoa, cỡ chữ 16, Times New Roman)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
(In hoa, cỡ chữ 14, Times New Roman)
HÀ NỘI, NĂM 2017
(In hoa, cỡ chữ 14, Times New Roman)
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
(in hoa, Times New Roman, 14)
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
----------
NGUYỄN MINH THÀNH
(In hoa, cỡ chữ 14, Times New Roman)
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC
ĐƠN VỊ THUỘC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC
DẦU KHÍ VIỆT NAM
(In hoa, cỡ chữ 16, Times New Roman)
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 62.34.03.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
(In hoa, cỡ chữ 14, Times New Roman)
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS., TS. LƯU ĐỨC TUYÊN
2. TS. VŨ THỊ KIM ANH
HÀ NỘI, NĂM 2017
(In hoa, cỡ chữ 14, Times New Roman)
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được bảo
vệ ở bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận án
Nguyễn Minh Thành
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................I
MỤC LỤC ....................................................................................... II
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................... V
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................... VII
DANH MỤC BIỂU ĐỒ..............................................................VIII
DANH MỤC SƠ ĐỒ .....................................................................IX
MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................... 5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ
TOÁN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP........................................ 20
1.1 Các quan điểm, khái niệm và bản chất của KTQT.........................20
1.1.1 Sự phát triển của các quan điểm về KTQT...........................................20
1.1.2 Khái niệm và bản chất của KTQT ........................................................24
1.2 Vai trò, đối tượng và phương pháp của KTQT...............................26
1.2.1 Vai trò của KTQT.................................................................................26
1.2.2 Đối tượng của KTQT............................................................................29
1.2.3 Phương pháp của KTQT.......................................................................32
1.3 Nội dung KTQT trong mối quan hệ với các chức năng quản lý của
nhà quản trị .........................................................................................34
1.3.1 Các chức năng quản lý của nhà quản trị...............................................34
1.3.2 Nội dung KTQT phục vụ chức năng hoạch định..................................37
1.3.2.1 Nội dung KTQT phục vụ chức năng hoạch định tác nghiệp ...37
1.3.2.2 Nội dung KTQT phục vụ chức năng hoạch định chiến lược ...43
1.3.3 Nội dung KTQT phục vụ chức năng kiểm soát....................................48
1.3.3.1 Nội dung KTQT phục vụ chức năng kiểm soát tác nghiệp ......48
1.3.3.2 Nội dung KTQT phục vụ chức năng kiểm soát chiến lược......49
1.3.4 Nội dung KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả.......................51
1.3.4.1 Nội dung KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả tác
nghiệp.......................................................................................51
1.3.4.2 Nội dung KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả chiến
lược ..........................................................................................54
1.3.5 Nội dung KTQT phục vụ chức năng ra quyết định ..............................58
1.3.5.1 Nội dung KTQT phục vụ chức năng ra quyết định tác nghiệp 60
1.3.5.2 Nội dung KTQT phục vụ chức năng ra quyết định chiến lược 62
iii
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nội dung KTQT doanh nghiệp..........62
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC
ĐƠN VỊ THUỘC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT
NAM................................................................................................ 70
2.1 Tổng quan về PV-Power và các đơn vị thuộc PV-Power................70
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của PV-Power...................................70
2.1.2 Mô hình, cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh điện của PV-
Power ....................................................................................................72
2.1.2.1 Mô hình, cơ cấu tổ chức PV-Power.........................................73
2.1.2.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh điện của PV-Power...............75
2.2 Đặc điểm hoạt động SXKD điện ảnh hưởng tới KTQT tại các đơn vị
thuộc PV-Power ..................................................................................78
2.2.1 Đặc điểm bên trong PV-Power.............................................................79
2.2.1.1 Đặc điểm trong giai đoạn đầu tư nhà máy điện ......................79
2.2.1.2 Đặc điểm trong giai đoạn vận hành nhà máy điện..................79
2.2.2 Đặc điểm bên ngoài PV-Power.............................................................85
2.3 Thực trạng KTQT trong mối quan hệ với các chức năng quản lý của
nhà quản trị tại các đơn vị thuộc PV-Power....................................86
2.3.1 Thực trạng việc thực hiện các chức năng quản lý của nhà quản trị tại PV-
Power ....................................................................................................87
2.3.2 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng hoạch định...............................88
2.3.2.1 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng hoạch định tác nghiệp 88
2.3.2.2 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng hoạch định chiến lược 99
2.3.3 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng kiểm soát .................................99
2.3.3.1 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng kiểm soát tác nghiệp.100
2.3.3.2 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng kiểm soát chiến lược.102
2.3.4 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả ..................104
2.3.4.1 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả tác
nghiệp.....................................................................................104
2.3.4.2 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả chiến
lược ........................................................................................106
2.3.5 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng ra quyết định..........................107
2.4 Đánh giá thực trạng KTQT tại các đơn vị thuộc PV-Power........107
2.4.1 Những kết quả đạt được......................................................................107
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân..........................................................109
2.4.2.1 Những hạn chế .......................................................................109
2.4.2.2 Những nguyên nhân của hạn chế...........................................113
iv
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TẠI CÁC ĐƠN VỊ THUỘC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU
KHÍ VIỆT NAM.......................................................................... 117
3.1 Triển vọng ngành điện Việt Nam và định hướng phát triển của PV-
Power..................................................................................................117
3.1.1 Triển vọng ngành điện Việt Nam .......................................................117
3.1.2 Định hướng phát triển của PV-Power.................................................120
3.2 Yêu cầu hoàn thiện KTQT tại các đơn vị thuộc PV-Power..........121
3.3 Hoàn thiện KTQT trong mối quan hệ với các chức năng quản lý của
nhà quản trị tại các đơn vị thuộc PV-Power..................................122
3.3.1 Hoàn thiện việc thực hiện các chức năng quản lý của nhà quản trị tại PV-
Power ..................................................................................................123
3.3.2 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng hoạch định.............................124
3.3.2.1 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng hoạch định tác nghiệp
................................................................................................124
3.3.2.2 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng hoạch định chiến lược
................................................................................................138
3.3.3 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng kiểm soát ...............................139
3.3.3.1 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng kiểm soát tác nghiệp.139
3.3.3.2 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng kiểm soát chiến lược.147
3.3.4 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả ..................149
3.3.4.1 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả tác
nghiệp.....................................................................................149
3.3.4.2 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả chiến
lược ........................................................................................152
3.3.5 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng ra quyết định .........................155
3.3.5.1 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng ra quyết định tác nghiệp
................................................................................................155
3.3.5.2 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng ra quyết định chiến lược
................................................................................................157
3.4 Lộ trình và điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện ............157
3.4.1 Lộ trình thực hiện các giải pháp hoàn thiện .......................................157
3.4.2 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện.....................................159
KẾT LUẬN .................................................................................. 163
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC
GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..............................XI
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................... XII
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Phần tiếng Việt
BCĐKT Bảng cân đối kế toán
BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BCQT Báo cáo quản trị
BCTC Báo cáo tài chính
CCDC Công cụ dụng cụ
CP Chi phí
CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp
CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPSXC Chi phí sản xuất chung
CTCP Công ty cổ phần
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
KTQT Kế toán quản trị
KTTC Kế toán tài chính
MTV Một thành viên
NXB Nhà xuất bản
SXKD Sản xuất kinh doanh
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ Tài sản cố định
Phần tiếng nước ngoài
ABC Activity Based Cost/Costing
Quản trị chi phí dựa trên hoạt động
ABM Activity Based Management
Hệ thống quản trị dựa trên hoạt động
ACCA Association of Chartered Certified Accountants
Hiệp hội kế toán công chứng Anh Quốc
BSC Balanced ScoreCard
Thẻ điểm cân bằng
CIMA Chartered Institute of Management Accountants
Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh Quốc
CMA Certified Management Accounting
Kế toán quản trị viên hành nghề
CVP Cost – Volumn – Profit
vi
Mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận
EVN Vietnam Electricity
Tập đoàn điện lực Việt Nam
FS Feasibility Study
Báo cáo nghiên cứu khả thi
ICAEW Institute of Chartered Accountants in England and Wales
Viện kế toán công chứng Anh và xứ Wales
IFAC International Federation of Accountants
Liên đoàn kế toán quốc tế
IPP Independent Power Producer
Đơn vị phát điện độc lập
IRR Internal Rate of Return
Tỷ suất sinh lời nội bộ
JIT Just in Time
Phương thức sản xuất tối thiểu hóa hàng tồn kho
NPV Net Present Value
Giá trị hiện tại thuần
O&M Operations and Maintenance
Chi phí vận hành và bảo dưỡng
PPA Power Perchase Agreement
Hợp đồng mua bán điện
PVN PetroVietnam
Tập đoàn dầu khí Việt Nam
PV-Power PetroVietnam Power Corporation
Tổng Công ty điện lực dầu khí Việt Nam
ROI Return on Investment
Lợi nhuận từ khoản đầu tư
SVA/EVA Sharholder or Economic Value Analysis
Phân tích giá trị cổ đông hoặc Phân tích giá trị kinh tế
TQM Total Quality Management
Hệ thống quản trị chất lượng tổng thể
VACPA Vietnam Association of Certified Public Accountants
Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
VBC Volumn Based Cost/Costing
Quản trị chi phí dựa trên khối lượng
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng
TQ.01
Bảng tóm tắt nội dung Phiếu khảo sát số 1 16
Bảng
TQ.02
Bảng tóm tắt nội dung Phiếu khảo sát số 2 17
Bảng 1.1 Các chức năng quản lý của nhà quản trị 35
Bảng 1.2 Nội dung KTQT trong mối quan hệ với chức năng quản lý 36
Bảng 1.3 Đặc điểm của các giai đoạn trong vòng đời sản phẩm 47
Bảng 1.4 Các phương pháp đánh giá hiệu quả trung tâm trách nhiệm 52
Bảng 2.1 Khái quát về các nhà máy điện của PV-Power 75
Bảng 2.2 Kế hoạch sản lượng điện và khối lượng nhiên liệu tiêu thụ
năm 2015 – Nhà máy nhiệt điện Cà Mau 1
96
Bảng 2.3 Kế hoạch doanh thu năm 2015 – Nhà máy nhiệt điện Cà
Mau 1
97
Bảng 2.4 Phân tích chênh lệch giá thành tháng 2/2015 – Nhà máy
điện Cà Mau 1
100
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp chi phí O&M 124
Bảng 3.2 Dự toán khối lượng nhiên liệu cần mua 130
Bảng 3.3 Dự toán phải trả nhà cung cấp 133
Bảng 3.4 Dự toán phải thu tiền bán điện 134
Bảng 3.5 Dự toán cuốn chiếu chi phí Nhà máy Nhiệt điện Cà Mau
1 – giai đoạn từ Quý II/2015 đến hết Quý I/2016
137
Bảng 3.6 Dự toán linh hoạt chi phí sản xuất nhà máy nhiệt điện Cà
Mau – tháng 2/2015
140
Bảng 3.7 Báo cáo phân tích biến động chi phí sản xuất nhà máy
nhiệt điện Cà Mau – tháng 2/2015
146
Bảng 3.8 Lộ trình áp dụng các giải pháp hoàn thiện nội dung KTQT
tại các đơn vị thuộc PV-Power
158
viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ cơ cấu thị trường điện Việt Nam 70
Biểu đồ 2.2 Biểu đồ cơ cấu danh mục nhà máy điện của PV-
Power
71
Biểu đồ 2.3 Biểu đồ cơ cấu nhà máy điện của PV-Power theo
công suất thiết kế
77
Biểu đồ 2.4 Biểu đồ sản lượng điện của PV-Power qua các năm 77
Biểu đồ 2.5 Biểu đồ doanh thu thuần của PV-Power qua các năm 78
Biểu đồ 2.6 Biểu đồ thời hạn hợp đồng PPA giữa PV-Power và
EVN
82
Biểu đồ 3.1 So sánh tốc độ tăng trưởng mức độ tiêu thụ điện của
Việt Nam với một số quốc gia Đông Nam Á
117
Biểu đồ 3.2 Dự báo mức tiêu thụ điện của Việt Nam giai đoạn
2016 – 2025
118
Biểu đồ 3.3 Cơ cấu nhu cầu điện của các đơn vị mua buôn điện
Việt Nam năm 2015
118
Biểu đồ 3.4 Sự thay đổi tỷ trọng các nguồn điện Việt Nam giữa
2015 với 2025
119
Biểu đồ 3.5 Biểu đồ hàm tuyến tính mô tả chi phí hỗn hợp O&M 125
Biểu đồ 3.6 Biểu đồ biến động mức nhiên liệu tồn kho 132
ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu Tên sơ đồ Trang
Sơ đồ
TQ01
Sơ đồ mục tiêu và cách thức tiếp cận luận án 19
Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý của nhà quản trị 35
Sơ đồ 1.2 Kỹ thuật quản trị chi phí kiểu truyền thống 45
Sơ đồ 1.3 Kỹ thuật quản trị chi phí mục tiêu (Target Costing) 46
Sơ đồ 1.4 Ảnh hưởng của các quyết định quản trị lên giá trị cổ đông 56
Sơ đồ 1.5 Các cấp quản trị và loại quyết định phải thực hiện
(Theo quan điểm của luận án)
59
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam 72
Sơ đồ 2.2 Mối quan hệ giữa các đối tượng tập hợp chi phí và luồng
chi phí
90
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ quy trình xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật tại
các đơn vị thuộc PV-Power
93
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ quy trình xây dựng định mức chi phí quản lý tại các
đơn vị thuộc PV-Power
95
Sơ đồ 2.5 Sơ đồ quy trình xây dựng dự toán cho các các đơn vị thuộc
PV-Power
99
Sơ đồ 2.6 Sơ đồ quy trình lập báo cáo phân tích chênh lệch ngắn và
trung hạn tại các đơn vị thuộc PV-Power
102
Sơ đồ 2.7 Sơ đồ quy trình đánh giá hiệu quả các trung tâm lợi nhuận
của PV-Power
106
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ mối quan hệ giữa các loại dự toán của doanh nghiệp 129
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ quy trình lập dự toán kết hợp 136
Sơ đồ 3.3 Phân tích chênh lệch và dự báo hiệu quả dài hạn 148
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Nước ta đang bước vào thời kỳphát triển mới trong bối cảnh thế giới đang có những
thayđổi nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Trong khi đó, nội tại nền kinh tế nước
ta còn nhiều khó khăn, thử thách lớn; lạm phát cao, kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định;
cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư bất hợp lý, kém hiệu quả, chậm điều chỉnh.
Trước bối cảnh đó, Đảng, Nhà nước và Chính phủ luôn xác định “Phát triển
kinh tế nhanh, bền vững gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền
kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh” là những mục
tiêu trọng tâm cần phải đạt được. Trong đó, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mà
trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước là một trong các nhiệm
vụ quan trọng cần phải được thực hiện để đạt được các mục tiêu kể trên.
Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV-Power) là tổng công ty 100%
vốn nhà nước thuộc quản lý của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nên việc tái cơ cấu
PV-Power theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh là nhiệm vụ
chính trị cần phải được tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.
Ngoài ra, quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có
xét đến năm 2030 đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh điện phải nâng
cao sức cạnh tranh trong bối cảnh thị trường điện sẽ vận hành theo cơ chế thị trường.
PV-Power nếu muốn tồn tại và phát triển bền vững cũng không nằm ngoài quy luật
tất yếu của yêu cầu nâng cao sức cạnh tranh. Và một trong những giải pháp để PV-
Power nâng cao sức cạnh tranh đó là nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp của
nhà quản trị các cấp tại PV-Power.
Kế toán quản trị được biết tới như là một trong những công cụ quản lý hữu
hiệu nhất cho các nhà quản trị doanh nghiệp nhằm mục đích đưa ra được những
quyết định chính xác và kịp thời. Tuy nhiên, việc vận dụng KTQT tại các doanh
nghiệp nhà nước nói chung và tại PV-Power nói riêng còn nhiều hạn chế, bất cập.
Nhiều doanh nghiệp chưa coi trọng vai trò của KTQT. Một số đã áp dụng KTQT
2
nhưng chưa biết cách khai thác hết tiềm năng của KTQT trong việc hỗ trợ nhà quản
trị thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý của mình. Dẫn tới việc quản lý các doanh
nghiệp nhà nước còn nhiều yếu kém, thiếu hiệu quả.
Xuất phát từ các lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện
kế toán quản trị tại các đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam”
cho luận án của mình.
Thông qua đề tài, tác giả mong muốn đưa ra được các giải pháp, kiến nghị
nhằm hoàn thiện kế toán quản trị tại các đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực Dầu
khí Việt Nam, góp phần thực hiện công cuộc tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà
nước. Ngoài ra, tác giả cũng mong muốn hệ thống hóa được các lý luận về KTQT
doanh nghiệp và đưa ra được các nội dung chủ yếu của KTQT tại các doanh nghiệp
sản xuất và kinh doanh điện trong bối cảnh thị trường điện cạnh tranh sẽ được áp
dụng trong tương lai không xa tại Việt Nam.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:
Thứ nhất, lịch sử KTQT và những lý luận cơ bản về KTQT được quốc tế và
Việt Nam thừa nhận, trong đó tập trung vào những lý luận về nội dung của KTQT
trong mối quan hệ với các chức năng quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp. Nghiên
cứu đối tượng này nhằm tạo ra cơ sở lý luận về KTQT và các nội dung KTQT để
làm nền tảng cho những nghiên cứu khác trong luận án.
Thứhai, nhân tố ảnhhưởngtớicác nộidung KTQTtại doanhnghiệp. Nghiên
cứu đối tượng này nhằm tạo cơ sở lý luận để tìm hiểu các đặc điểm bên trong và
bên ngoài PV-Power có thể ảnh hưởng tới việc áp dụng các nội KTQT tại PV-
Power.
Thứ ba, đặc điểm bên trong và bên ngoài PV-Power cũng như thực trạng
KTQT tại PV-Power, trong đó tập trung vào thực trạng nội dung của KTQT tại PV-
Power. Nghiên cứu về đối tượng này nhằm đánh giá và chỉ ra những kết quả đã đạt
được và những điểm còn hạn chế của KTQT tại PV-Power.
3
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án được giới hạn như sau:
Thứ nhất, về giới hạn lĩnh vực hoạt động của PV-Power. Hoạt động của
doanh nghiệp thường bao gồm 03 loại: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động
tài chính, hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, do PV-Power là doanh nghiệp 100% vốn
nhànước nằmtrongđề ántái cơ cấu của Chínhphủ và sẽ được tái cơ cấutheo hướng
tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của
đề tài được giới hạn trong phạm vi là “Hoạt động sản xuất kinh doanh điện của PV-
Power”. Hoạt động đầu tư nếu được nghiên cứu trong luận án này sẽ được hiểu là
“Hoạt động đầu tư các nhà máy điện của PV-Power” trong tương lai.
Thứ hai, về giới hạn nội dung. Nghiên cứu về KTQT rất đa dạng, không chỉ
đề cập đến nội dung mà còn đề cập đến tổ chức thực hiện, tổ chức bộ máy KTQT
v.v… Tuy nhiên, do thời gian và giới hạn của một luận án tiến sĩ, tác giả chỉ tập
trung nghiên cứu các “nội dung của KTQT”. Các vấn đề liên quan đến tổ chức thực
hiện và tổ chức bộ máy KTQT nếu được đề cập tới trong luận án này chỉ nhằm để
cung cấp thông tin bổ sung cho việc mô tả toàn diện nhất về thực trạng KTQT tại
PV-Power.
Thứ ba, về giới hạn không gian. Luận án tập trung nghiên cứu các đơn vị có
liên quan trực tiếp tới hoạt động SXKD điện tại PV-Power là: (1) cơ quan Tổng
Công ty PV-Power giữ chức năng quản lý, điều hành tổng thể và (2) 07 đơn vị thuộc
PV-Power trực tiếp tổ chức vận hành các nhà máy điện bao gồm 03 chi nhánh và
04 công ty con (Cụ thể được trình bày trong Chương 2 của luận án).
Thứ tư, về giới hạn thời gian. Luận án chủ yếu nghiên cứu các dữ liệu từ năm
2014 – 2016.
4. Đóng góp của luận án về mặt lý luận và thực tiễn
- Về mặt lý luận:
+ Luậnánhệthốnghóa,làmsángtỏ mộtsốvấn đềvềlýluậncủaKTQT,
đặc biệt là làm rõ các vấn đề theo tiến trình lịch sử. Từ đó cung cấp
4
được cái nhìn có hệ thống theo thời gian và giải thích các vấn đề lý
luận hiện nay của KTQT theo sự phát triển của lịch sử.
+ Luận án chỉ ra những đặc điểm ảnh hưởng tới nội dung KTQT tại
doanh nghiệp SXKD điện và cụ thể hóa một số nội dung phù hợp với
loại doanh nghiệp này.
- Về mặt thực tiễn:
+ Luận án đánh giá được thực trạng KTQT tại PV-Power, trong đó tập
trung vào đánh giá các nội dung của KTQT.
+ Trên cơ sở đánh giá thực trạng, luận án đưa ra những giải pháp để
hoàn thiện KTQT tại PV-Power (trong đó tập trung hoàn thiện các nội
dung KTQT) nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh
cho PV-Power.
5. Kết cấu của luận án
Luận án gồm 164 trang. Ngoài phần mở đầu (04 trang) và kết luận (02 trang), luận
án bao gồm các phần chính sau:
- Phần tổng quan vấn đề nghiên cứu: hệ thống và phân tích các nghiên cứu
trước đó trên thế giới cũng như tại Việt Nam liên quan đến đề tài, chỉ ra
những vấn đề còn tồn tại mà luận án sẽ tập trung giải quyết, xác định mục
tiêu đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu (15 trang).
- Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về KTQT doanh nghiệp (50 trang).
- Chương 2: Thực trạng KTQT tại các đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực
Dầu khí Việt Nam (47 trang).
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện KTQT tại các đơn vị thuộc Tổng công ty
Điện lực Dầu khí Việt Nam (46 trang).
5
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Mục đích của phần tổng quan này nhằm hệ thống và phân tích các nghiên cứu trước
đó trên thế giới cũng như tại Việt Nam liên quan đến đề tài, chỉ ra những vấn đề còn
tồn tại mà luận án sẽ tập trung giải quyết, xác định câu hỏi nghiên cứu và khung
nghiên cứu.
1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Tácgiảtiếnhànhnghiên cứutổng quan theo 03nhómvấnđề,bao gồm: (1) tổngquan
các vấn đề về lý luận chung của KTQT, (2) tổng quan các vấn đề về nội dung của
KTQT, (3) tổng quan các vấn đề về ứng dụng KTQT trong từng lĩnh vực, ngành
nghề.
Thứ nhất, tổng quan các vấn đề về lý luận chung của KTQT.
Các vấn đề lý luận chung của KTQT được hiểu là những vấn đề liên quan đến
các quan điểm về KTQT, các khái niệm và việc đi tìm đâu là bản chất của KTQT,
vai trò, đối tượng và các phương pháp được sử dụng trong KTQT. Trong lịch sử
nghiên cứu KTQT đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về từng vấn đề cụ thể này.
Có thể điểm ra một số công trình nổi bật như sau:
* Về các quan điểm KTQT. Vấn đề nghiên cứu lịch sử và quá trình phát triển
của KTQT đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới
như: Solomons [94]; Chatfield [40]; Chandler [37]; Parker [83]; Johnson & Kaplan
[65]; Hopwood [60]; Hoskin & Macve [61]; Loft [75]; Okano & Suzuki [81]… Theo
đó, với mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử kinh tế xã hội, KTQT cũng đã có những
sự phát triển tương ứng để cung cấp được thông tin thích hợp đáp ứng nhu cầu của
nhà quản trị trong từng giai đoạn. Vì vậy, theo thời gian, các quan điểm về KTQT
của các nhà khoa học cũng có sự thay đổi tương ứng với sự phát triển khách quan của
KTQT. Các nhà khoa học được kể trên đã có những công trình nghiên cứu về lịch sử
KTQT và đưa ra những quan điểm riêng về KTQT (được trình bày cụ thể trong
Chương 1 của luận án).
6
Không tham vọng có thể đưa ra được một quan điểm chung nhất đại diện cho
tất cả quan điểm của các nhà khoa học trước đây về KTQT, Liên đoàn kế toán quốc
tế (IFAC) trong một nghiên cứu năm 1998 đã khái quát lại lịch sử phát triển của
KTQT thế giới theo 4 giai đoạn và mô tả về KTQT trong từng giai đoạn đó như sau:
- Giai đoạn 1 (Trước 1950) – KTQT xác định chi phí và kiểm soát tài chính
(Cost determination and financial control). Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) cho
rằng KTQT trước những năm 1950 là một công cụ đáp ứng các mục đích cơ bản của
đơn vị. Nội dung chủ yếu của KTQT trong thời gian này nhằm xác định chi phí cho
sản phẩm (các chi phí kết tinh vào sản phẩm phục vụ tính giá thành sản phẩm) và
kiểm soát tài chính của quá trình sản xuất. Đặc điểm của quy trình sản xuất giai đoạn
này là: quy trình sản xuất giản đơn; mức độ tự động hóa chưa cao. Chi phí nguyên
vật liệu và chi phí nhân công có thể xác định và tập hợp đơn giản. Vì vậy, nguyên vật
liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp là hai tiêu thức được lựa chọn cho việc phân bổ
chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm. Nội dung kế toán chi phí sản phẩm tập
trung chủ yếu vào lập dự toán và kiểm soát tài chính của quá trình sản xuất chứ chưa
được sử dụng nhiều cho việc ra quyết định. Vì vậy, giai đoạn này, KTQT thường
được đồng nhất với Kế toán chi phí. Các kỹ thuật chủ yếu của KTQT trong giai đoạn
nàybaogồm: (i)nhậndiện(phânloại) chiphí(costdetermination);(ii)xâydựngđịnh
mức chi phí (standard cost); (iii) tập hợp chi phí (tập hợp trực tiếp và phân bổ gián
tiếp–directcost andallocationsofindirectcost);(iv)lậpdựtoán (budgeting)vàkiểm
soát việc thực hiện dự toán (budgeting control); (v) phân tích biến động (variance
analysis); (vi) đo lường hiệu quả dựa trên những thước đo tài chính (performance
evaluation based on financial measures).
- Giai đoạn 2 (1950 - 1965) – KTQT cung cấp thông tin cho lập kế hoạch và
kiểmsoát hoạt động (Information for management planning and control). KTQT giai
đoạn nàytập trung vào mục tiêu lưu trữ thông tin phục vụ cho mục đích lập kế hoạch,
kiểm soát và ra quyết định. Theo công bố của Liên đoàn kế toán quốc tế, KTQT như
một hoạt động quản trị. Các kỹ thuật như phân tích cho việc ra quyết định và kế toán
trách nhiệm được sử dụng. Một số kỹ thuật chủ yếu của KTQT trong thời kỳ này bao
7
gồm: (i) quản trị chi phí kiểu Kaizen; (ii) kế toán trách nhiệm (responsibility
accounting); (iii) lập dự toán với nhiều phương án (Budgeting with “what if
analysis”);(iv)đolườnghiệuquảdựatrênnhữngthướcđophitàichính(performance
evaluation based on non-financial measures); (v) Phân tích dòng tiền chiết khấu
(NPV, IRR), (vi) mô hình CVP… Giai đoạn này, KTQT đã có những điểm khác biệt
cơ bản so với kế toán chi phí đơn thuần, KTQT cung cấp thông tin phục vụ ra quyết
định nhiều hơn.
- Giai đoạn 3 (1965 - 1985) – KTQT cắt giảm những lãng phí trong sử dụng
nguồn lực doanh nghiệp (Reduction waste of resources in business processes). Trong
bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu vào những năm 1970 do sự sụt giảm của giá dầu
dẫn tới các công ty không còn khả năng tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường như
các giai đoạn trước, giá cả nhiều mặt hàng suy giảm. Các công ty phải cạnh tranh
nhau bằng cách tiết giảm tối đa các chi phí để có thể duy trì sản xuất trong khoảng
thờigiannhững năm1980. Kèm theo đólàsự phát triển mạnh mẽ của khoahọc công
nghệ đã ảnh hưởng không nhỏ tới nhiều khía cạnh của các ngành công nghiệp. Theo
học giả Kader & Luther (2006), việc phát triển công nghệ như sử dụng robot, điều
khiển máy tính đã cải thiện chất lượng sản xuất sản phẩm và giảm thiểu chi phí trong
nhiềutrườnghợp.Sựgiatăngviệcsửdụngmáytínhcánhânđãảnhhưởngđếnnguồn
thông tin và dữ liệu cung cấp cho nhà quản trị [69].
Liên đoàn kế toán quốc tế IFAC công bố một số kỹ thuật quản trị và kỹ thuật
sản xuất mới đáp ứng yêu cầu cạnh tranh toàn cầu. Trong thời kỳ này, cùng với việc
xác định và kiểm soát chi phí thì vấn đề tiết kiệm trong việc sử dụng các nguồn lực
của doanh nghiệp được chú trọng. Trong những năm 1980, một số phương pháp kỹ
thuật sử dụng trong kế toán chi phí và KTQT như: (i) quản trị chi phí dựa trên hoạt
động (ABC), (ii) Quản trị chi phí chất lượng (quality costing); (iii) lập dự toán bắt
đầu từ con số 0; (zero based budgeting); (iv) lập dự toán dựa trên hoạt động (activity
based budgeting)...
- Giai đoạn 4 (1985 - nay) – KTQT tạo ra giá trị tối đa thông qua việc sử dụng
hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp (Creation of value through effective
8
resource use). Trong những năm 1990, theo như IFAC và một số học giả như Kader
& Luther [69], Darius Gliaubicas [44], môi trường kinhdoanh toàn cầu có những tiến
bộ nhưng phải đối mặt với tình trạng không chắc chắn, khó dự đoán trong quá trình
sản xuất kinh doanh. Phát triển mạng toàn cầu dẫn đến sự ra đời của thương mại điện
tử,cùngvớisựtiếptụcgiatăngcủacạnhtranhtoàncầu. Nộidungchủyếu của KTQT
giai đoạn này tập trung vào các phương pháp kỹ thuật xem xét việc sử dụng hiệu quả
các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để tạo ra được nhiều giá trị giatăngnhất. Liên
đoàn kế toán quốc tế IFAC năm 1998 công bố một số kỹ thuật nhằm phân tích lợi
nhuận khách hàng (customer profitability analysis), phân tích giá trị cổ đông
(shareholder value analysis), và việc đổi mới về tổ chức bộ máy quản trị trong giai
đoạn này, cụ thể bao gồm: (i) quản trị chi phí mục tiêu (target costing); (ii) đánh giá
điểm chuẩn (benchmarking); (iii) phân tích chuỗi giá trị; (iv) quản trị chi phí vòng
đời sản phẩm (life-cycle costing); thẻ điểm cân bằng (BSC)…
* Về bản chất của KTQT. Các học giả như: Kaplan, Bouquin, R. Kinney & A.
Raiborn, William N. Lanen và cộng sự, Charles T. Horngren và cộng sự… đều đã
đưa ra những khái niệm về KTQT dựa trên quan điểm nhà quản trị (manager) để từ
đó làm rõ bản chất của KTQT [78], [96]. Tuy nhiên, một số hiệp hội nghề quốc tế
như CIMA đưa ra khái niệm KTQT dựa trên quan điểm chủ sở hữu (owner) dẫn tới
bản chất KTQT cũng có thể được hiểu theo phạm vi rộng hơn (được trình bày cụ thể
trong Chương 1 của luận án).
* Về vai trò, đối tượng và phương pháp của KTQT. Các vấn đề lý luận liên
quan đến vai trò, đối tượng và phương pháp KTQT chủ yếu được các nghiên cứu
trong nước đề cập thông qua các giáo trình của các trường đại học và các luận án.
Hầu hết các tài liệu này đều coi KTQT giữ vai trò cung cấp các thông tin chi tiết về
cácđốitượngkếtoánmàKTTCkhôngcungcấpđượcbằngcáchsửdụngcácphương
pháptruyềnthốngcủakếtoán nhưphươngpháptàikhoản,chứngtừ,sổ sách…(được
trình bày cụ thể trong Chương 1 của luận án).
9
Thứ hai, tổng quan các vấn đề về nội dung của KTQT.
Thống kê các nghiên cứu về nội dung của KTQT từ trước tới nay, tác giả nhận
thấy có thể phân chia thành 02 nhóm nghiên cứu chính, cụ thể: (i) các nghiên cứu
toàn diện/tổng thể nội dung KTQT và (ii) các nghiên cứu chi tiết từng nội dung
KTQT.
* Về các nghiên cứu toàn diện/tổng thể nội dung KTQT. Trong lịch sử phát
triển của KTQT, nội dung KTQTthường được các nhà nghiên cứu tiếp cận theo từng
nội dung cụ thể, ví dụ như: Kaplan & Johnson nghiên cứu nội dung thẻ điểm cân
bằng hay Porter nghiên cứu về chuỗi giá trị (value chain) v.v… Các nghiên cứu toàn
diện/tổng thể về nội dung KTQT được một số ít nhà nghiên cứu tổng hợp lại dựa trên
kết quả của những nghiên cứu trước đó như Chapman, Hopwood và Shields [38] với
hệ thống sổ tay về các nghiên cứu KTQT gồm 03 cuốn (Handbook of Management
Accounting Research Vol. 1, 2, 3) hay Abdel-Kader (2011) với cuốn Tổng quan các
nghiên cứu KTQT (Review of Management Accounting Research).
Tại Việt Nam, các nghiên cứu toàn diện về KTQT chưa nhiều. Một số luận án
tiến sĩ đề cập tới các nội dung KTQT mang tính toàn diện như: Phạm Văn Dược [21]
là người đầu tiên tại Việt Nam đề cập được những vấn đề tổng quát nội dung cơ bản
của KTQT trong luận án của mình, một số nội dung cụ thể được đưa ra như: (1) xác
định, tập hợp, phân tích chi phí liên quan đến sản phẩm nhằm mục đích chủ yếu để
tính giá thành sản phẩm; (2) lập dự toán sản xuất, kiểm soát chi phí thực tế và phân
tích biến động.
Giaiđoạnđầukhi KTQT mới xuấthiện tại Việt Namcòn có Nguyễn Việt [16]
đã đề xuất các nội dung liên quan đến kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh và kế
hoạch chiến lược tiếp thị sản phẩm trong luận án của mình.
Trong vài năm trở lại đây, các nghiên cứu mang tính toàn diện về KTQT mới
thực sự bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam và được nhiều tác giả nghiên cứu trong luận
án như: Hoàng Văn Tưởng [7]; NgụyThu Hiền [9]; PhạmThị TuyếtMinh [19]; Trần
Thị Nhung [29]; Nguyễn Bích Hương Thảo [10]; Đỗ Thị Thu Hằng [4]. Các tác giả
này đã làm rõ được một số nội dung cơ bản của Kế toán chi phí và KTQT phục vụ
10
quản lý tác nghiệp trong ngắn và trung hạn. Một số tác giả chỉ ra và làm rõ được
những nội dung còn mới trong các nghiên cứu KTQT tại Việt Nam như các vấn đề
liên quan đến mô hình ABC, tính giá thành mục tiêu (Target Costing).
* Về các nghiên cứu chi tiết từng nội dung KTQT. Hầu hết các nghiên cứu
trong giai đoạn trước đây (trước năm 2000) đều chỉ tập trung vào Kế toán chi phí, cụ
thể là: (i) tập hợp và phân bổ chi phí theo mô hình truyền thống (phân bổ chi phí sản
xuất chung theo tiêu thức khối lượng); (ii) tính toán giá thành sản phẩm (giá thành
sản xuất và giá thành toàn bộ/tiêu thụ của sản phẩm). Một số nghiên cứu vẫn đồng
nhất cách hiểu giữa KTQT và kế toán chi phí là một. Một số tác giả nghiên cứu về
nội dung kế toán chi phí hay KTQT chi phí trong giai đoạn này như: Phạm Tiến Bình
[20]; Đoàn Đình Thiêm [2] đã phân loại chi phí chăn nuôi thành định phí và biến phí
theo tiêu thức mối quan hệ với mức độ hoạt động nhằm phục vụ cho việc hạch toán
chi phí và xác định hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh.
Giai đoạn từ năm 2000 trở lại đây, các nghiên cứu vẫn chủ yếu tập trung vào
nội dung quản trị chi phí nhằm mục tiêu tính giá thành. Tuy nhiên, các nghiên cứu về
nội dung quản trị chi phí đã có sự tăng trưởng mạnh cả về số lượng và chất lượng.
Các nghiên cứu đã tập trung sâu hơn vào việc nhận diện chi phí, các phương pháp
đánh giá sản phẩm làm dở và phương pháp tính giá thành sản phẩm. Ngoài ra, các
phương pháp xây dựng dự toán chi phí sản xuất cũng được nhiều tác giả nghiên cứu
như: Trần Văn Dung [30]; Hồ Văn Nhàn [6]; Nguyễn Quốc Thắng [14]; Vũ Thị Kim
Anh [31]. Nguyễn Thị Ngọc Lan [15]; Phạm Thị Tuyết Minh [19]; Nguyễn Bích
Hương Thảo [10].
Bên cạnh đó, một số tác giả đã nghiên cứu về mô hình/công cụ quản trị chi phí
hiện đại, ví dụ như: Hoàng Văn Tưởng [7], đã đề cập khái quát về kế toán chi phí dựa
trên hoạt động (ABC – Activity Based Costing); Phạm Hồng Hải [17] đã trình bày
và luận giải những vấn đề cơ sở về ABC/M, sự phát triển các lý thuyết về ABC/M,
các ứng dụng của ABC/M vào thực tiễn và xây dựng phương án ứng dụng ABC/M
vào Việt Nam; Nguyễn Hoàn [11], Nguyễn Bích Hương Thảo [10], Đỗ Thị Thu
Hằng [4] đã đề cập tới Kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC), mô hình quản trị
11
chi phí mục tiêu (Target Costing), mô hình quản trị chi phí theo vòng đời sản phẩm
(Life-Cycle Costing) và mô hình quản trị chi phí theo kiểu Kaizen (Kaizen Costing).
Nội dung quản trị các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất được Đỗ Thị Thu
Hằng [4] nghiên cứu trong luận án tiến sĩ của mình với việc quản trị các yếu tố như:
nguyên vật liệu, nhân công và tài sản cố định.
Nội dung kiểm soát chi phí của KTQT được Vũ Thị Kim Anh [31] đề cập tới
thông qua việc phân tích biến động (variance) giữa dự toán chi phí và chi phí thực tế.
Việc nghiên cứu mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận (CVP) cũng
được 1 số tác giả đề cập đến trong các nghiên cứu của mình, như: Hoàng Văn Tưởng
[7]; Nguyễn Hoàn [11]; Vũ Thị Kim Anh [31].
Kế toán trách nhiệm cũng được một số tác giả nghiên cứu như: Hoàng Văn
Tưởng [7]; Nguyễn Hoàn [11]; Vũ Thị Kim Anh [31]; Đỗ Thị Thu Hằng [4].
Ngoài các nghiên cứu về KTQT phổ biến và một số mô hình/công cụ quản trị
chi phí hiện đại như nêu trên thì một số tác giả đã đề cập đến một vài nội dung khác
của KTQT hiện đại như: Phạm Quang [18] đã cho rằng “Quy luật cạnh tranh dẫn đến
mỗi loại sản phẩm, mỗi mặt hàng hoặc một loạihìnhkinhdoanh cụthể của các doanh
nghiệp đều có tính lịch sử, tức là có quá trình phát sinh, phát triển, suy tàn và diệt
vong – đó chính là “chu kỳ sống hay vòng đời của sản phẩm””. Hay Hoàng Văn
Tưởng [7] nhận định “Nhà quản trị ngày càng phải hiểu hơn các công cụ KTQT,
trong khi các chuyên gia KTQT phải am tường về chiến lược kinh doanh, cơ cấu tổ
chức của doanh nghiệp hay những phương pháp quản lý hiện đại như quản trị chất
lượng toàn diện, hệ thống sản xuất tinh gọn hay hệ thống tồn kho kịp thời…”.
Thứ ba, tổng quan các vấn đề về ứng dụng KTQT trong từng lĩnh vực,
ngành nghề.
Kể từ khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng với quốc tế kéo theo tốc độ
phát triển cũng gia tăng, dẫn tới nhiều lĩnh vực ngành nghề cũng có sự tăng trưởng
và mở rộng.Chínhvì vậy, các nghiên cứu KTQT trong cáclĩnh vực ngành nghề cũng
phong phú, đa dạng hơn. Có thể kể đến một số lĩnh vực ngành nghề đã được các tác
12
giả kể trên nghiên cứu như sau: Ngành xây dựng với nghiên cứu của tác giả Hoàng
Văn Tưởng [7], Đỗ Thị Thu Hằng [4]; Ngành sản xuất kẹo bánh với nghiên cứu của
tác giả: Nguyễn Hoàn [11]; Ngành dịch vụ vận tải với nghiên cứu của các tác giả: Vũ
Thị Kim Anh [31], Ngụy Thu Hiền [9]; Ngành dầu khí với nghiên cứu của tác giả:
Lưu Thị Hằng Nga (2004), Trần Hải Long [28]; Ngành nông nghiệp sản xuất giống
cây trồng với nghiên cứu của tác giả: Nguyễn Quốc Thắng [14]; Ngành sản xuất và
chế biến gỗ với nghiên cứu của tác giả: Phạm Hồng Hải [17]…
2. Đánh giá các kết quả nghiên cứu trước đây
Sau gần 30 năm kể từ khi khái niệm KTQT được đề cập tới lần đầu tại Việt Nam, đã
có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Nhìn chung, các nghiên cứu đã làm rõ
được những lý luận cơ bản của KTQT cũng như giải quyết được bài toán KTQT
trong một số ngành nghề, lĩnh vực hoặc doanh nghiệp cụ thể. Tuy nhiên, các nghiên
cứu vẫn còn một số khoảng trống tồn tại chưa được giải quyết như sau:
Thứ nhất, khoảng trống về các vấn đề lý luận chung của KTQT.
* Vềcácquan điểmKTQT. Cácquanđiểmcủacácnhà khoa học mớichỉ miêu
tả về KTQT trong một giai đoạn phát triển, chưa đưa ra được mô tả chung nhất về
KTQT theo tiến trình lịch sử. Nghiên cứu của IFAC (1998) đã đưa ra được những
mô tả về KTQT theo tiến trình lịch sử nhưng chưa làm rõ được nhiệm vụ/chức năng
của KTQT trong mối quan hệ với việc thực hiện các chức năng quản lý của nhà quản
trị [63].
* Về bản chất của KTQT. Chưa có nghiên cứu nào làm rõ sự khác biệt và
thống nhất giữa các khái niệm KTQT được đưa ra dưới quan điểm của nhà quản trị
(manager) với các khái niệm KTQT được đưa ra dưới quan điểm của chủ sở hữu
(owner).
* Về vai trò, đối tượng và phương pháp của KTQT. Các nghiên cứu mới chỉ
đưa ra vai trò, đối tượng và phương pháp của KTQT như những nội dung đã được
thừa nhận mà chưa tiếp cận các vấn đề này theo tiến trình lịch sử của KTQT để có
thể có cái nhìn tổng thể và toàn diện về các vấn đề này.
13
Thứ hai, khoảng trống về nội dung KTQT.
* Về các nghiên cứu toàn diện/tổng thể nội dung KTQT. Việc nghiên cứu toàn
diện các nội dung KTQT mới chỉ được các nghiên cứu tiếp cận theo yếu tố hay các
đối tượng kế toán cụ thể như: nội dung KTQT tiền, hàng tồn kho, nhân công, TSCĐ,
chiphí, giáthành,doanh thu,kết quả hoạtđộng SXKDv.v… Một số nghiên cứu (đặc
biệt là các luận án tiến sĩ trong nước) hay một vài tài liệu khác có đề cập tới các chức
năng quản lý của nhà quản trị trong doanh nghiệp và đã chỉ ra được mối liên hệ giữa
KTQT nói chung với các chức năng quản lý này. Tuynhiên, chưa có nghiên cứu toàn
diện nào về các nội dung KTQT trong mối quan hệ với các chức năng quản lý của
nhà quản trị. Theo đó, chưa có nghiên cứu nào có thể làm rõ bản chất, chức năng hay
vai trò quan trọng nhất của KTQT là công cụ hỗ trợ nhà quản trị thực hiện các chức
năng quản lý của mình.
* Về các nghiên cứu chi tiết từng nội dung KTQT. Vì các nghiên cứu trước
đây chưa hệ thống hóa được các nội dung KTQT một cách toàn diện, tổng thể nên
khi triểnkhaicác nghiên cứu ứngdụng cụ thể tạitừngđơnvị đãbỏ sótnhiềunộidung
chưa được đề cập. Cụ thể là hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung tìm hiểu các nội
dung KTQT liên quan đến chi phí, KTQT phục vụ quản trị tác nghiệp mà chưa có
nhiều nghiên cứu đề cập tới những nội dung mới hiện nay như các nội dung KTQT
phục vụ quản trị chiến lược hay quản trị phát triển bền vững.
Thứ ba, khoảng trống về ứng dụng KTQT trong từng lĩnh vực, ngành
nghề.
Chưa có nghiên cứu nào xác định được đầy đủ nội dung KTQT phù hợp với
doanh nghiệp SXKD điện và cũng chưa có nghiên cứu nào mang tính ứng dụng đề
xuất các giải pháp hoàn thiện KTQT tại PV-Power.
3. Câu hỏi, mục tiêu, phương pháp và khung nghiên cứu của luận
án
3.1 Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên những nghiên cứu về KTQT trước đây trên thế giới và tại Việt Nam,
tác giả đã chỉ ra những tồn tại và khoảng trống về nghiên cứu KTQT cho tới thời
14
điểm hiện tại. Để giải quyết các tồn tại và lấp đầy các khoảng trống nghiên cứu này,
tác giả xác định câu hỏi nghiên cứu cho luận án như sau:
- Thứ nhất, cần hiểu các vấn đề lý luận chung của KTQT trong tiến trình lịch sử
phát triển của KTQT như thế nào?
- Thứ hai, những nội dung cơ bản của KTQT là gì và mối quan hệ của chúng
với các chức năng quản lý của nhà quản trị như thế nào?
- Thứ ba, với đặc điểm của các đơn vị SXKD điện và đặc điểm ngành điện,
những nội dung nào của KTQT có thể áp dụng phù hợp với các đơn vị SXKD
điện?
- Thứ tư, cần hoàn thiện các nội dung KTQT tại PV-Power như thế nào để đáp
ứng yêu cầu quản lý và phù hợp với định hướng/quy hoạch phát triển ngành
điện của Việt Nam cũng như yêu cầu tái cơ cấu DNNN?
3.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Thứ nhất, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận chung về KTQT theo tiến trình lịch
sử của KTQT (Mục tiêu 1).
- Thứ hai, làm rõ các nội dung của KTQT trong mối quan hệ với các cấp quản
lý và các chức năng quản lý của nhà quản trị (Mục tiêu 2).
- Thứ ba, tìm hiểu các đặc điểm bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tới nội dung
KTQT tại doanh nghiệp SXKD điện như PV-Power (Mục tiêu 3).
- Thứ tư, tìm hiểu thực trạng nội dung KTQT tại các đơn vị thuộc PV-Power.
Từ đó có những đánh giá về kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân
của hạn chế (Mục tiêu 4).
- Thứ năm, đề xuất giải pháp hoàn thiện nội dung KTQT tại các đơn vị thuộc
PV-Power theo mối quan hệ với các chức năng quản lý của nhà quản trị các
cấp (Mục tiêu 5).
3.3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu
Tác giả sử dụng triết học Mác – Lênin, cụ thể là sử dụng phép duy vật biện
chứng và phép duy vật lịch sử để làm phương pháp luận cho luận án. Phương pháp
15
luận này là cơ sở, có tác dụng là nền tảng để lựa chọn các phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp luận này cũng là nguyên tắc để tác giả giải quyết các vấn đề đã đặt ra.
Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu. Để đạt được các mục tiêu nghiên
cứu đề ra ở trên, trước tiên, tác giả thu thập các dữ liệu nghiên cứu như sau:
- Thứ nhất, dữ liệu thứ cấp. Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn:
sách, báo, tạp chí, luận án… Các nguồn dữ liệu bao gồm cả nguồn dữ liệu trong nước
và nước ngoài.
Nội dung và mục đích sử dụng các dữ liệu thứ cấp cụ thể như sau: (1) dữ liệu
thứ cấp về lịch sử KTQT thế giới, các quan điểm về KTQT, vai trò, đối tượng và
phương pháp của KTQT để phục vụ nghiên cứu đạt được mục tiêu 1; (2) dữ liệu thứ
cấp về các chức năng quản lý của nhà quản trị và các nội dung KTQT được sử dụng
rộng rãi để phục vụ nghiên cứu đạt được mục tiêu 2; (3) dữ liệu thứ cấp về các nhân
tố ảnh hưởng tới KTQT để làm cơ sở lý luận phục vụ nghiên cứu đạt được mục tiêu
3; (4) dữ liệu thứ cấp là các tài liệu, số liệu về thực trạng KTQTthu thập được tại PV-
Power và các đơn vị trực thuộc để phục vụ nghiên cứu đạt được mục tiêu 4; (5) dữ
liệu thứ cấp về triển vọng phát triển kinh tế và ngành điện Việt Nam để làm căn cứ
nghiên cứu đạt được mục tiêu 5.
-Thứhai,dữliệusơcấp.Đểthuthậpdữliệusơcấp,tácgiảsửdụng02phương
pháp là: phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát và phương pháp phỏng vấn.
+ Với phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát. Có 02 loại phiếu khảo sát
được sử dụng trong luận án, bao gồm: (1) phiếu khảo sát về đặc điểm của PV-Power
ảnh hưởng tới nội dung KTQT tại PV-Power (Phiếu khảo sát số 1) để làm căn cứ
thực tế phục vụ nghiên cứu đạt được mục tiêu 3; (2) phiếu khảo sát về thực trạng
KTQT tại PV-Power (Phiếu khảo sát số 2) để kết hợp với các tài liệu, số liệu về thực
trạng KTQT thu thập được ở trên làm căn cứ thực tế phục vụ nghiên cứu đạt được
mục tiêu 4.
16
Với phiếu khảo sát số 1, tác giả gửi phiếu khảo sát cho nhóm các đối tượng
(nhóm “N1”) bao gồm: thành viên Hội đồng thành viên của PV-Power, thành viên
Ban Tổng giám đốc của PV-Power, trưởng và phó các phòng/ban/bộ phận thuộc cơ
quan Tổng Công ty. Đây đều là những đối tượng có nhiều kinh nghiệm trong quản
lý, vận hành các nhà máy điện cũng như có hiểu biết đầy đủ về thị trường điện và
ngành điện Việt Nam. Ngoài ra, các đối tượng được khảo sát đều là những người làm
việc tại cơ quan Tổng Công ty nên họ sẽ là những người có hiểu biết đầy đủ nhất về
đặc điểm SXKD của các nhà máy điện đang được PV-Power vận hành. Số lượng
phiếu được gửi đi và thu về là 28, trong đó: 05 phiếu của các thành viên Hội đồng
thành viên PV-Power, 05 phiếu của các thành viên Ban Tổng giám đốc và 18 phiếu
của trưởng và phó các phòng/ban/bộ phận thuộc cơ quan Tổng Công ty. Nội dung
phiếu điều tra (Phụ lục 01) chủ yếu như sau:
Bảng TQ.01 – Bảng tóm tắt nội dung Phiếu khảo sát số 1
STT Nội dung Câu hỏi
I Thông tin người được khảo sát
II Thông tin đề tài
III Câu hỏi khảo sát
3.1 Nhóm câu hỏi về đặc điểm bên trong PV-Power
3.1.1 Nhóm câu hỏi về đặc điểm trong giai đoạn đầu tư nhà máy
điện
1 - 4
3.1.2 Nhóm câuhỏi vềđặcđiểmtrong giai đoạn vậnhành nhà máy
điện
5 - 15
3.2 Nhóm câu hỏi về đặc điểm bên ngoài PV-Power 16 - 17
3.3 Nhómcâu hỏi về sự ảnh hưởng của cácđặc điểmđến nhu cầu
thông tin của nhà quản trị tại PV-Power
18 - 24
(Nguồn: Trích từ Phiếu khảo sát số 1)
Với phiếu khảo sát số 2, tác giả gửi phiếu khảo sát cho nhóm các đối tượng
(nhóm “N2”) bao gồm: thành viên Hội đồng thành viên của PV-Power, thành viên
Ban Tổng giám đốc của PV-Power, trưởng và phó các phòng/ban/bộ phận thuộc cơ
17
quan Tổng Công ty, giám đốc các chi nhánh vận hành nhà máy điện, người đại diện
phần vốn tại các công ty con vận hành nhà máy điện, trưởng các phòng/ban/bộ phận
thuộc các chi nhánh và các công ty con vận hành nhà máy điện. Đây là những đối
tượng trực tiếp cung cấp và trực tiếp sử dụng các thông tin KTQT tại PV-Power. Vì
vậy, những đối tượng này có hiểu biết đầy đủ về thực trạng KTQT nói chung và thực
trạng nội dung KTQT nói riêng tại PV-Power. Số lượng phiếu được gửi đi và thu về
là63, trong đó: 05 phiếu của cácthành viên Hội đồng thành viên PV-Power, 05 phiếu
củacácthànhviênBanTổnggiámđốc,18phiếucủatrưởngvàphócácphòng/ban/bộ
phận thuộc cơ quan Tổng Công ty, 03 phiếu của các giám đốc chi nhánh, 04 phiếu
của các người đại diện phần vốn tại công ty con, 28 phiếu của trưởng các
phòng/ban/bộ phận thuộc các chi nhánh và công tycon. Nội dung phiếu điều tra (Phụ
lục 03) chủ yếu như sau:
Bảng TQ.02 – Bảng tóm tắt nội dung Phiếu khảo sát số 2
STT Nội dung Câu hỏi
I Thông tin người được khảo sát
II Thông tin đề tài
III Câu hỏi khảo sát
3.1 Nhóm câu hỏi về việc thực hiện các chức năng quản lý của
nhà quản trị tại PV-Power
3.1.1 Nhóm câu hỏi về phân cấp quản lý tại PV-Power 1 - 2
3.1.2 Nhóm câu hỏi về thực hiện các chức năng quản lý tại PV-
Power
3 - 4
3.2 Nhómcâuhỏivềthựctrạng KTQTtrong mốiquanhệvới các
chức năng quản lý của nhà quản trị tại PV-Power
3.2.1 Nhóm câu hỏi về thực trạng KTQT phục vụ nhà quản trị tác
nghiệp trong ngắn và trung hạn tại PV-Power
(NhómcâuhỏiKHÔNGdànhchoông(bà)làthànhviênHộiđồng
thành viên Tổng Công ty PV-Power).
5 - 27
18
3.2.2 Nhóm câu hỏi về thực trạng KTQT phục vụ nhà quản trị
chiến lược trong dài hạn tại PV-Power
(Nhóm câu hỏi CHỈ dành cho ông (bà) là thành viên Hội đồng
thành viên Tổng Công ty PV-Power).
28 - 40
(Nguồn: Trích từ Phiếu khảo sát số 2)
+ Với phương pháp phỏng vấn. Tác giả cũng tiến hành phỏng vấn nhóm N1
để làmrõ hơn một số vấn đề thực trạng tại PV-Power, đặc biệt là các vấn đề liên quan
đến việc thực hiện các chức năng quản lý của nhà quản trị và trình độ của nhà quản
trị cũng như nhân viên KTQT tại PV-Power.
Bên cạnh đó, tác giả cũng tham khảo ý kiến một số chuyên gia về KTQT bằng
hình thức phỏng vấn về tính khả thi của các giải pháp trong thực tế. Trên cơ sở đó,
tác giả đưa ra các kiến nghị cũng như các điều kiện để nâng cao tính khả thi của các
giải pháp.
* Phương pháp xử lý dữ liệu. Đối với dữ liệu thứ cấp, sau khi thu thập tiến
hành phân loại, sắp xếp các dữ liệu theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng. Đối với
dữ liệu sơ cấp, từ các dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích, tổng hợp chọn lọc
các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học.
Trên cơ sở xử lý ban đầu các dữ liệu thu thập được, tác giả sử dụng phương
pháp định tính làm nền tảng cho các nghiên cứu trong luận án. Quy trình nghiên cứu
được kết hợp giữa diễn giải và quy nạp, tùy từng mục tiêu nghiên cứu cần đạt được.
Một số kỹ thuật cụ thể như kỹ thuật tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh,
phỏng vấn v.v… được tác giả sử dụng linh hoạt trong luận án.
3.4 Khung nghiên cứu
Khung nghiên cứu của luận án được trình bày dưới dạng sơ đồ mục tiêu và
cách thức tiếp cận như sau (Sơ đồ trang sau):
19
Sơ đồ TQ01 – Sơ đồ mục tiêu và cách thức tiếp cận luận án
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
Mục tiêu 1:
- Làm sáng tỏ
các vấn đề lý
luận chung về
KTQT theo
tiến trình lịch
sử của
KTQT.
Nghiên cứu (i)
lịch sử hình
thành và phát
triển KTQT
trên thế giới,
(ii) các vấn đề
lý luận chung
của KTQT.
Nghiên cứu (i) các nhân tố ảnh hưởng
đến KTQT trong DN; (ii) đặc điểm
PV-Power và thị trường điện Việt
Nam.
Thống kê,
mô tả thực
trạng áp
dụng nội
dung KTQT
tại các đơn
vị SXKD
điện thuộc
PV-Power.
Mục tiêu 5:
- Giải pháp hoàn thiện nội dung KTQT tại các đơn
vị SXKD điện thuộc PV-Power.
Nghiên cứu (i) định hướng phát triển kinh tế và quy
hoạch ngành điện Việt Nam và (ii) điều kiện thực hiện
các giải pháp.
Mục tiêu 3:
- Tìm hiểu các đặc điểm bên trong
và bên ngoài ảnh hưởng tới nội
dung KTQT tại doanh nghiệp
SXKD điện như PV-Power.
Mục tiêu 4:
- Đánh giá thực trạng
áp dụng nội dung
KTQT tại các đơn
vị SXKD điện
thuộc PV-Power.
Mục tiêu 2:
- Làm rõ các nội dung
của KTQT trong
mối quan hệ với các
cấp quản lý và các
chức năng quản lý
của nhà quản trị.
Nghiên cứu (i)
các nội dung
cơ bản của
KTQT, (ii) các
chức năng
quản lý của
nhà quản trị.
20
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
DOANH NGHIỆP
1.1 Các quan điểm, khái niệm và bản chất của KTQT
Phần “Tổng quan vấn đề nghiên cứu” của luận án đã trình bày, KTQT có lịch sử phát
triển hàng trăm năm (kể từ đầu thế kỷ XIX cho tới ngày nay) và được IFAC (1998)
hệ thống hóa lại trong 04 giai đoạn [63]:
- Giai đoạn 1 (Trước 1950) – Xác định chi phí và kiểm soát tài chính.
- Giai đoạn 2 (1950 - 1965) – Thông tin cho lập kế hoạch và kiểm soát hoạt
động.
- Giai đoạn 3 (1965 - 1985) – Cắt giảm những lãng phí trong sử dụng nguồn lực
doanh nghiệp.
- Giai đoạn 4 (1985 - nay) – Tạo ra giá trị tối đa thông qua việc sử dụng hiệu
quả các nguồn lực của doanh nghiệp.
Tác giả sửdụng 04 giai đoạn trên theo thống kê của IFAC để hệ thống hóa các
vấn đề lý luận chung về KTQT như: các quan điểm, khái niệm, bản chất, vai trò, đối
tượng và phương pháp của KTQT theo tiến trình lịch sử. Qua đó, có thể có cái nhìn
đầy đủ, chặt chẽ và toàn diện hơn về KTQT.
1.1.1 Sự phát triển của các quan điểm về KTQT
Kế toán chi phí (giai đoạn trước năm 1950). Mặc dù trải qua quá trình phát
triển dài nhưng phải đến những năm 1950 của thế kỷ XX mới có những học giả đầu
tiên nghiên cứu, tổng kết và đưa ra mô tả về KTQT. Vì vậy, trong giai đoạn trước
1950,khôngcóquanđiểmnàovề KTQTđược đưa ra. Tuynhiên,sau này, khinghiên
cứu về lịch sử KTQT, nhiều học giả trên thế giới cũng đã đưa ra những mô tả về Kế
toán chi phí (đượchiểu là KTQTgiai đoạntrước năm1950). Ví dụnhưJohnson [67],
Johnson & Kaplan [65], Parker [82]… cho rằng Kế toán chi phí là việc người làm kế
toán sử dụng các tài khoản kế toán để phản ánh chi phí nguyên liệu, chi phí nhân
công; đồng thời họ dùng các kỹ thuật tập hợp và phân bổ các chi phí chung cho các
đối tượng tính giá thành. Như vậy, các học giả đưa ra quan điểm về Kế toán chi phí
21
tronggiaiđoạnnàylàcông cụ xác địnhgiáthànhsảnphẩmlàmcơsở cung cấpthông
tin lãi/lỗ cho nhà quản trị.
Nếu chỉ xem xét Kế toán chi phí dưới góc độ này sẽ dễ dẫn tới quan điểm cho
rằng Kế toán chi phí là một nội dung của KTTC. Tuy nhiên, khi nghiên cứu toàn bộ
lịch sử phát triển của KTQT, các học giả kể trên đã tìm thấy mối liên hệ giữa Kế toán
chi phí và KTQT. Theo đó, Kế toán chi phí và KTQT có mối liên hệ mật thiết với
nhau. Yêu cầu cơ bản của KTQT là sự tồn tại của hệ thống kế toán chi phí nhằm mục
đích cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, kiểm soát và đưa ra quyết định. Hay
nói cách khác, Kế toán chi phí là nền tảng cơ bản cho KTQT sau này. Chính vì vậy,
Kế toán chi phí sau này vừa được coi là một nội dung của KTTC (khi thông tin về
chi phí được cung cấp ra bên ngoài) đồng thời cũng được coi là nội dung của KTQT
(khi thông tin về chi phí được cung cấp cho các đối tượng bên trong doanh nghiệp).
Kế toán quản trị tác nghiệp 1
(giai đoạn 1950 – 1965). Giai đoạn này ghi
nhận những mô tả về KTQT đầu tiên được đưa ra. Trước tiên phải kể tới học giả
Simon và cộng sự (1954) đã chỉ ra rằng “thông tin KTQT được sử dụng để phục vụ
nhà quản trị thực hiện 03 chức năng: (1) xác định kết quả hoạt động, (2) đánh giá
hiệu quả và (3) giải quyết các vấn đề phát sinh trong điều hành” [92]. Sau đó, học
giả Chatfield [40] đã thống kê về nhu cầu thông tin KTQT của nhà quản trị trong
những năm 1950 và chỉ ra chúng bao gồm “(1) thông tin để tính toán giá thành sản
phẩm, (2) thông tin để đo lường hiệu quả với các mô hình chi phí cận biên”. Năm
1983, học giả Robert Kaplan đã nêu ra quan điểm của mình về kế toán trách nhiệm –
một công cụ phục vụ nhà quản trị để đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức và cá
nhân nhà quản lý, ông cho rằng: “kế toán trách nhiệm xuất hiện lần đầu tại Mỹ vào
những năm 1960 khi mà các công ty của Mỹ phát triển với quy mô toàn cầu và có
nhiều bộ phận hoạt động riêng biệt” [71]. Theo Kaplan, kế toán trách nhiệm giúp
nhà quản trị quản lý, điều hành tốt hơn với các công ty có quy mô lớn.
Như vậy, trong giai đoạn này, các học giả đều cho rằng KTQT đã thực hiện
được vai trò là công cụ hỗ trợ nhà quản trị thực hiện các chức năng quản lý. Tuy
nhiên, cũng theo các học giả nêu trên, thông tin KTQT cung cấp trong giai đoạn này
mới chỉ đáp ứng được nhu cầu quản lý tác nghiệp ngắn hạn của nhà quản trị.
1
Còn được gọi là Kế toán quản trị truyền thống.
22
Cũng trong nghiên cứu năm 1983 của mình, Kaplan đã chỉ ra rằng KTQT tác
nghiệp thiên quá nhiều vào các kỹ thuật tính toán. Và nhà quản trị không thể lúc nào
cũng có thể kiểm soát được sự chính xác của các kỹ thuật tính toán mà người làm
KTQT tác nghiệp thực hiện. Vì vậy, với sự phức tạp trong các kỹ thuật tính toán của
KTQT tác nghiệp có thể dẫn tới nhiều rủi ro cho nhà quản trị khi đưa ra quyết định.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng biến động và phức
tạp, các yếu tố không chắc chắn cũng xuất hiện nhiều hơn khiến cho các phương
pháp/kỹ thuật KTQT tác nghiệp không còn phù hợp bởi chúng tập trung quá nhiều
vào các thông tin tài chính, thông tin định lượng và thông tin quá khứ. Chính vì lý do
này, Kaplan giải thích cho sự ra đời của KTQT chiến lược trong giai đoạn tiếp theo
[71].
Kế toán quản trị chiến lược (giai đoạn 1965 – 1985). Các học giả Hoskin &
Macve (1988) cho rằng trong những năm 1970, các kỹ thuật KTQT chi phí đầu tiên
để hỗ trợ nhà quản trị quản lý chiến lược mới được ra đời [61]. Năm 1987, các học
giả Johnson & Kaplan xác định khái niệm KTQT chiến lược (Strategic Management
Accounting) được xuất hiện lần đầu vào năm 1981 [65]. Lúc này, KTQT chiến lược
nhằm mục đích hỗ trợ nhà quản trị trong việc quản trị các chiến lược của doanh
nghiệp. Năm 1985, học giả Porter nghiên cứu bổ sung thêm các kỹ thuật mới phục vụ
quản trị doanh nghiệp như: (1) mô hình phân tích chuỗi giá trị (value chain) hay (2)
phân tích đối thủ cạnh tranh (competitors’ analysis) [85].
Như vậy, các học giả cho rằng KTQT trong giai đoạn này đã cung cấp thông
tin đáp ứng được nhu cầu quản lý chiến lược trong dài hạn của nhà quản trị. Thông
tin KTQT cung cấp là căn cứ để nhà quản trị đưa ra những quyết định làm gia tăng
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có thể
đến từ (1) dẫn đầu chi phí thấp (low-cost leader) hoặc/và (2) sự khác biệt từ sản phẩm
(differentiation). Dẫn đầu chi phí thấp là việc doanh nghiệp có chi phí SXKD thấp
hơn so với đối thủ cạnh tranh, dẫn tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ cao
hơn so với các đối thủ nếu sản phẩm có cùng giá bán. Ngoài ra, dẫn đầu chi phí thấp
cũng là cơ sở để doanh nghiệp thiết lập những mức giá bán thấp hơn so với đối thủ
cạnh tranh, qua đó doanh nghiệp có thể chiếm lĩnh thị trường ở một phân khúc sản
phẩm nào đó. Sự khác biệt từ sản phẩm là sự khác biệt từđặc tính, tính chất sản phẩm
của doanh nghiệp mà sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh không có. Sự khác biệt
23
này tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp khi khách hàng sẽ ưu tiên dùng sản
phẩm của doanh nghiệp mà không quan tâm nhiều lắm tới giá bán sản phẩm của
doanh nghiệp có cao hơn giá bán của các đối thủ cạnh tranh.
Kếtoánpháttriển bềnvững(giaiđoạn 1985 –nay). Nhiều họcgiảvàtổ chức
nghề nghiệp quan tâm tới Kế toán phát triển bền vững (Sustainability Accounting) 2
như Gray & Collison [53], Elkington [48], Adams và cộng sự [34], Gray và Milne
[54],HenriquesvàRichardson [59], ICAEW[62], ACCAvàFTSE[33],CIMA[41],
IFAC [64]… Họ đều cho rằng các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển bền
vững thì ngoài việc quan tâm tới lợi nhuận của chủ sở hữu còn phải quan tâm tới lợi
ích cộng đồng, tới lợi ích các bên liên quan của doanh nghiệp; cụ thể ở đây là: môi
trường, xã hội và kinh tế. Và nhà quản trị doanh nghiệp cần phải dành ra một phần
nguồn lực của doanh nghiệp để đầu tư cho vấn đề này. Chính vì vậy, KTQT cần phải
cung cấp được thông tin cho nhà quản trị về kế hoạch sử dụng và thực tế sử dụng
các nguồn lực cho các vấn đề nêu trên nhằm mục tiêu phát triển bền vững.
Tóm lại, có nhiều quan điểm về KTQT và chúng biến đổi theo thời gian cho
phù hợp với nhu cầu thông tin của nhà quản trị trong từng giai đoạn lịch sử. Đầu tiên,
KTQT phải đáp ứng nhu cầu của nhà quản trị trong việc xác định lãi/lỗ của doanh
nghiệp. Tiếp theo đó, KTQT cần phải giúp nhà quản trị thực hiện các hoạt động điều
hành mang tính tác nghiệp ngắn hạn. Khi nền kinh tế có sự cạnh tranh quyết liệt giữa
các doanh nghiệp, KTQT cần phải cung cấp thông tin để nhà quản trị có những quyết
định làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong dài hạn. Và đến gần đây,
khi doanh nghiệp đã có thể tồn tại trong nền kinh tế cạnh tranh thì KTQT cần phải
cung cấp được thông tin cho nhà quản trị để đưa ra những quyết định giúp doanh
nghiệp có thể phát triển bền vững. Mặc dù có nhiều quan điểm về KTQT như vậy
nhưng tựu chung lại, các quan điểm đều cho rằng KTQT là công cụ hỗ trợ nhà quản
trịtrongviệcthựchiệncácchứcnăngquảnlý của mình. VàsựpháttriểncủaKTQT
là sự phát triển mang tính bồi đắp, mở rộng chứ không phải sự phát triển mang tính
phủ định, xóa bỏ.
2
Được hiểu như là Kế toán môi trường, Kế toán trách nhiệm xã hội.
24
1.1.2 Khái niệm và bản chất của KTQT
Dựa trên điểm chung của các quan điểm về KTQT như trên, một vài học giả
và tổ chức đã đưa ra những khái niệm riêng về KTQT.
Có thể kể tên một vài học giả nổi tiếng nước ngoài đã đưa ra khái niệm về
KTQT như: Kaplan, Bouquin, R. Kinney & A. Raiborn (2011), William N. Lanen
và cộng sự (2013), Charles T. Horngren và cộng sự (2014)… [78], [96]. Cũng đã có
rất nhiều công trình nghiên cứu về KTQT trong và ngoài nước trích dẫn các khái
niệm này. Tác giả không trích dẫn lại mà tổng hợp nội hàm của các khái niệm như
sau: “KTQT là một bộ phận của hệ thống thông tin phục vụ nhà quản trị trong việc
hoạch định, kiểm soát, đo lường hiệu quả và ra quyết định trong quá trình điều hành
tổ chức. Để cung cấp được các thông tin đáp ứng yêu cầu nhà quản trị, KTQT cũng
phải thực hiện quy trình của kế toán là: thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông
tin”.
Các hiệp hội nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán uy tín trên thế giới cũng đưa
ranhữngkháiniệmcủamìnhđểmôtảcácthuậtngữchínhthứcvềKTQTnhư:CIMA
3
, ACCA 4
, ICAEW 5
. Trong đó, ACCA và ICAEW đưa ra khái niệm về KTQT gần
giống với các học giả nêu trên. Còn CIMA đưa ra khái niệm KTQT như sau: “KTQT
là việc vận dụng các nguyên tắc kế toán và quản trị tài chính để tạo lập, bảo vệ, bảo
tồn và gia tăng giá trị cho chủ sở hữu của các tổ chức vì lợi nhuận hoặc tổ chức phi
lợi nhuận hoạt động trong các lĩnh vực công và lĩnh vực tư”. CIMA có cách tiếp cận
kháiniệmKTQTkhác với các cánhân, tổ chức khác ởchỗ: CIMAcoi KTQTlà công
cụ để làm tăng giá trị cho chủ sở hữu (owners). Còn các cá nhân, tổ chức khác coi
KTQT là công cụ phục vụ nhà quản trị (managers) thực hiện các chức năng quản lý
của mình. Theo quan điểm của tác giả, khi sử dụng lý thuyết người đại diện (agency
theory) để giải thích thì khái niệm KTQT của CIMA và khái niệm KTQT của các cá
nhân, tổ chức khác không có sự khác biệt. Bởi CIMA đứng trên góc độ của chủ sở
hữu (owners) để đưa ra khái niệm KTQT, còn các cá nhân, tổ chức khác đứng trên
góc độ của nhà quản trị (managers) để đưa ra khái niệm KTQT. Mà theo lý thuyết
người đại diện (agency theory), mặc dù chủ sở hữu (owners) và nhà quản trị
(managers) có những lợi ích khác nhau nhưng chủ sở hữu (owners) có thể sử dụng
3
CIMA Official Terminology.
4
ACCA Official Terminology.
5
ICAEW Official Terminology.
25
nhiều công cụ để khiến nhà quản trị (managers) phải hành động nhằm đạt được các
lợi ích mà chủ sở hữu (owners) mong muốn. Và KTQT là một trong những công cụ
đó. Nói ngắn gọn, sử dụng lý thuyết người đại diện (agency theory) để giải thích thì
KTQT được coi là: “công cụ phục vụ nhà quản trị (managers) để thực hiện những
chức năng quản lý của mình nhằm đạt được các mục tiêu của chủ sở hữu (owners)”.
Tác giả cũng nhận thấy nhiều luận án trích dẫn các khái niệm về KTQT của
các trường đại học trong nước như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính,
Đại học Thương mại… Về cơ bản, các trường đại học đều đưa ra các khái niệm
KTQT gần giống với khái niệm của các học giả được kể tên ở trên, cụ thể: các trường
đều coi KTQT là một khoa học và trải qua một quy trình kế toán (thu thập, xử lý,
phân tích và cung cấp thông tin); các trường cũng tiếp cận KTQT từ góc độ của nhà
quản trị (managers) khi cho rằng KTQT là công cụ hỗ trợ nhà quản trị thực hiện các
chức năng quản lý của mình.
Nhìn chung, các khái niệm KTQT được liệt kê ở trên đều đã phản ánh được
điểm chung của các quan điểm về KTQT, đó là: “KTQT là công cụ hỗ trợ nhà quản
trị trong việc thực hiện các chức năng quản lý”. Tuy nhiên, để khái quát lại, tác giả
đưa ra khái niệm riêng về KTQT như sau: “KTQT là một bộ phận của hệ thống
thông tin kế toán, phục vụ nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện các chức năng
quản lý của mình nhằm đạt được các mục tiêu mà chủ sở hữu đặt ra”.
Các học giả nghiên cứu lịch sử KTQT đã đưa ra rất nhiều quan điểm, khái
niệm về KTQT. Tuy nhiên, khi tìm hiểu và tổng hợp lại, tác giả nhận thấy giữa các
quan điểm và khái niệm vẫn tồn tại những điểm chung không đổi. Và có thể coi
những điểm chung không đổi đó như là bản chất của KTQT bởi dù được hiểu dưới
quan điểm hay khái niệm nào thì KTQT đều có những biểu hiện như vậy. Theo quan
điểm tác giả, bản chất (những điểm chung không đổi) của KTQT bao gồm bốn điểm
sau:
Thứ nhất, KTQT là công cụ phục vụ nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện các
chức năng quản lý của mình, bao gồm: (1) chức năng hoạch định, (2) chức năng tổ
chức và kiểmsoát thực hiện (sau đâygọi tắt là “chức năng kiểm soát”), (3) chức năng
đo lường và đánh giá hiệu quả (sau đây gọi tắt là “chức năng đánh giá hiệu quả”) và
(4) chức năng ra quyết định. Ngoại trừ giai đoạn trước năm 1950 mới chỉ coi KTQT
là Kế toán chi phí nhằm mục đích cung cấp thông tin lãi/lỗ cho nhà quản trị, trong
26
các giai đoạn phát triển về sau, KTQT luôn được coi là công cụ hỗ trợ nhà quản trị
thực hiện chức năng quản lý của mình, cụ thể: giai đoạn 1950 – 1965, KTQT là công
cụ hỗ trợ nhà quản trị thực hiện chức năng quản lý tác nghiệp ngắn hạn; giai đoạn
1965 – 1985, KTQT là công cụ hỗ trợ nhà quản trị thực hiện chức năng quản lý chiến
lược dài hạn; giai đoạn 1985 – nay, KTQT là công cụ hỗ trợ nhà quản trị thực hiện
chức năng quản lý phát triển bền vững.
Thứ hai, KTQT mang bản chất của kế toán. KTQT thực hiện quy trình thông
qua các bước: (1) thu thập thông tin đầu vào (dữ liệu – data); (2) xử lý, phân tích
thông tin (dữ liệu – data); (3) cung cấp thông tin đầu ra (information).
Thứba,hệ thốngthôngtin KTQTphùhợpvớinhu cầuthôngtincủa nhàquản
trị trong từng điều kiện lịch sử. Tùy thuộc vào nhu cầu thông tin của nhà quản trị
trongtừnggiaiđoạn mà KTQTcungcấpthôngtinđầu ratương ứng.Cácnộidung/kỹ
thuật cụ thể của KTQT phải phát triển và biến đổi để có thể cung cấp được các thông
tin đầu ra này. Đồng thời, thông tin đầu vào được thu thập, vai trò, đối tượng và
phương pháp của KTQT cũng biến đổi phù hợp với từng nội dung/kỹ thuật KTQT
cụ thể.
Thứ tư, sự phát triển của KTQT mang tính bồi đắp. Sự phát triển hay sự thay
đổi các quan điểm về KTQT không đồng nghĩa với sự phủ nhận, loại bỏ. Có nghĩa là
nội dung KTQT mới không phủ nhận, không thay thế nội dung KTQT cũ. Mà ngược
lại, chúng có sự hỗ trợ nhau để cung cấp được nhiều loại thông tin phong phú, đa
dạng hơn cho các nhà quản trị để thực hiện các chức năng quản lý của mình. Trong
một doanh nghiệp, KTQT vừa có thể đóng vai trò là Kế toán chi phí cũng vừa có thể
là KTQT tác nghiệp, KTQT chiến lược và KTQT phát triển bền vững.
1.2 Vai trò, đối tượng và phương pháp của KTQT
1.2.1 Vai trò của KTQT
Lịch sử phát triển KTQT ghi nhận sự thay đổi tích cực của vai trò KTQT và
người làm KTQT trong doanh nghiệp. Giai đoạn trước 1950, nền kinh tế thế giới
chưa có nhiều sự cạnh tranh, hệ thống quản trị trong doanh nghiệp cũng không được
phân cấp đa dạng và chuyên môn hóa sâu như ngày nay. Tác giả Darius Gliaubicas
trong một công bố của mình vào năm 2012 có tựa đề “Nghiên cứu về sự phát triển
của KTQT trong bối cảnh có những tác động của yếu tố kinh tế” (Nguyên bản bằng
27
Tiếng Anh “The research of Management Accounting Evolution in the Context of
Economic Changes”) đã chỉ ra 04 đặc điểm kinh tế ảnh hưởng tới KTQT trong giai
đoạn này, bao gồm: (1) Vị thế của các công ty phương Tây đã kích thích nhu cầu về
sản phẩm, hàng hóa được sản xuất bởi các công ty này trên toàn cầu; (2) Sự cạnh
tranh yếu ớt của các đối thủ trên thị trường; (3) Ít tập trung vào chất lượng; (4) Sản
xuất hàng loạt với quy mô lớn [44]. Những đặc điểm kinh tế trong giai đoạn này đã
ảnh hưởng tới nhu cầu thông tin của nhà quản trị. Theo đó, nhà quản trị có nhu cầu
thông tin tài chính trong giai đoạn đó thông thường chỉ là chủ sở hữu doanh nghiệp.
Các nhà quản trị cấp dưới chỉ tập trung vào việc tổ chức thực hiện các kế hoạch chứ
chưa chú trọng vào các chức năng quản lý khác. Vì vậy, trong giai đoạn đầu tiên,
KTQT chỉ đóng vai trò cung cấp thông tin về chi phí, giá thành sản phẩm để nhà
quản trị cấp cao nhất của doanh nghiệp xác định lãi/lỗ. Lúc này, người làm KTQT
được hiểu như là các nhân viên kế toán chuyên tập hợp chi phí và tính toán giá thành.
Đếngiaiđoạn1950 –1965,nềnkinhtếthếgiớikhôngcóquánhiềubiếnđộng.
Theo Darius Gliaubicas [44], giai đoạnnày, KTQT vẫn chỉtập trung chủ yếu vào quá
trình sản xuất của doanh nghiệp; thông tin KTQT thu thập, phân tích và cung cấp vẫn
mang tính hướng nội (sử dụng những thông tin sẵn có trong nội bộ doanh nghiệp) mà
chưa hướng tới khách hàng và đối thủ cạnh tranh cũng như các yếu tố khác bên ngoài
doanh nghiệp. Tuy nhiên, KTQT giữ vai trò quan trọng hơn trong việc cung cấp
thông tin phục vụ nhà quản trị hoạch định, kiểm soát, đánh giá hiệu quả và ra quyết
định. Mặc dù mới chỉ dừng lại ở mức quản lý tác nghiệp, nhưng giai đoạn 1950 –
1965 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quan điểm về người làm KTQT.
Quan điểm về người làm KTQT không còn bị giới hạn trong phạm vi phòng kế toán,
mà lúc này người làm KTQT có thể là các nhân viên hoặc nhà quản trị cấp tác nghiệp
của các bộ phận khác như: bộ phận kinh tế, kỹ thuật chuyên xây dựng các định mức
kinh tế, kỹ thuật; bộ phận kế hoạch, tổng hợp chuyên xây dựng các dự toán, kế hoạch
và nhiều bộ phận khác…
Những năm1970, trong bối cảnh suythoái kinh tế toàn cầu do sự sụt giảmcủa
giádầudẫntớicác côngtykhôngcònkhảnăngtiêuthụsảnphẩm, mở rộngthịtrường
như các giai đoạn trước, giá cả nhiều mặt hàng suygiảm. Các công typhải cạnh tranh
nhau bằng cách tiết giảm tối đa các chi phí để có thể duy trì sản xuất trong khoảng
thờigiannhững năm1980. Kèm theo đólàsự phát triển mạnh mẽ của khoahọc công
28
nghệ đã ảnh hưởng không nhỏ tới nhiều khía cạnh của các ngành công nghiệp. Theo
học giả Kader & Luther (2006), việc phát triển công nghệ như sử dụng robot, điều
khiển máy tính đã cải thiện chất lượng sản xuất sản phẩm và giảm thiểu chi phí trong
nhiều trường hợp [69]. Sự gia tăng việc sử dụng máy tính cá nhân đã ảnh hưởng đến
nguồn dữ liệu và thông tin cung cấp cho nhà quản trị. Còn theo Darius Gliaubicas
[44] cho rằng giai đoạn này, sự xuất hiện của các công ty đến từ Nhật Bản đã làm gia
tăng sự cạnh tranh trên thị trường đồng thời làm thay đổi thương mại quốc tế. Các
doanh nghiệp tập trung vào việc phát triển thị trường. Cạnh tranh cũng được gia tăng
bởi sự phát triển của khoa học công nghệ. Các doanh nghiệp vừa tìm cách cắt giảm
chi phí đồng thời tìmcách nâng cao chất lượng (để tăng khả năng cạnh tranh). Những
nhân tố kinh tế này đã dẫn tới sự ra đời của KTQT chiến lược, đồng thời một lần nữa
thay đổi vai trò của KTQT cũng như người làm KTQT trong doanh nghiệp. Theo đó
trong giai đoạn 1965 – 1985, KTQT nói chung được nhìn nhận là một nhân tố làm
gia tăng giá trị của doanh nghiệp. KTQT không chỉ được mong đợi để lập kế hoạch
thực thi các nhiệm vụ ngắn hạn mang tính tác nghiệp mà còn được kỳ vọng tham gia
vào việc hoạch định chiến lược dài hạn và tìm kiếm các cơ hội để thực hiện và kiểm
soát chiến lược đó. KTQT giai đoạn này không chỉ giữ vai trò cung cấp thông tin đáp
ứng nhucầu củanhàquảntrị mà cònlàmviệcbên cạnhcácnhàquảntrịdoanhnghiệp
như một cố vấn, tư vấn và người định hướng hoạt động. Hay nói cách khác, người
làm KTQT có thể tham gia đội ngũ quản trị cấp cao của doanh nghiệp (ICAEW,
2004).
Từnăm1985đếnnay, cùng với sựphát triển của các lý thuyết thực chứng mới
nổiđượcsửdụngtrongnghiêncứu KTQTnhưlýthuyếtvề tínhhợppháp (legitimacy
theory) hay lý thuyết về các bên liên quan (stake-holder theory), nhiều nhà khoa học
đã giải thích cho sự ra đời của Kế toán phát triển bền vững. Sự ra đời của Kế toán
phát triển bền vững cũng đánh dấu một bước tiến mới của vai trò KTQT và người
làm KTQT trong doanh nghiệp. Theo đó, KTQT không chỉ giữ các vai trò như trước
đây mà còn có thêm vai trò cung cấp thông tin không chỉ cho nhà quản trị mà còn
cung cấp thông tin trực tiếp cho chủ sở hữu để nhà quản trị và chủ sở hữu có thể đưa
ra những quyết định giúp cho doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Người làm
KTQT lúc này không chỉ có thể tham gia vào đội ngũ quản trị cấp cao của doanh
nghiệp mà còn có thể là một nhà cố vấn, tưvấn cho chủ sở hữu đưa ra các quyết định.
29
Tóm lại, hiện nay, KTQT ngoài việc giữ các vai trò cơ bản theo quan điểm
truyền thống thì theo quan điểm hiện đại, KTQT tham gia và đóng vai trò nhiều hơn
trong hoạch định, kiểm soát, đánh giá hiệu quả và đưa ra các quyết định chiến lược
để hướng doanhnghiệp tới việc nâng caokhảnăng cạnh tranh và phát triển bền vững.
Tổng hợp lại, KTQT ngày nay có những vai trò cụ thể sau:
Thứ nhất, cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định và lập kế hoạch,
tham gia tích cực với vai trò là một thành phần của đội ngũ quản lý vào quá trình ra
quyết định và lập kế hoạch.
Thứ hai, hỗ trợ nhà quản trị trong việc định hướng và kiểm soát các mặt hoạt
động của doanh nghiệp.
Thứ ba, thúc đẩy các nhà quản trị và nhân viên nhắm vào các mục tiêu của
doanh nghiệp.
Thứ tư, đo lường kết quả của các hoạt động, các đơn vị, các nhà quản trị và
các nhân viên trong tổ chức.
Thứ năm, đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, làm việc cùng các
nhà quản trị để đảm bảo khả năng cạnh tranh lâu dài của doanh nghiệp trong ngành.
Thứ sáu, lập kế hoạch và kiểm soát việc thực hiện các kế hoạch để doanh
nghiệp có thể phát triển bền vững.
1.2.2 Đối tượng của KTQT
Nhìn dưới góc độ lịch sử KTQT, cùng với sự phát triển của các quan điểm,
nội dung hay vai trò của KTQT thì đối tượng của KTQT cũng có sự phát triển theo
hướng mở rộng về phạm vi và đa dạng về nội dung.
Trong các giai đoạn kinh tế chưa có nhiều sự cạnh tranh như giai đoạn trước
1950 và giai đoạn 1950 – 1965, nhà quản trị thường chỉ quan tâm tới các thông tin
định lượng, tài chính, nội bộ bên trong doanh nghiệp. Vì vậy, KTQT trong các giai
đoạn này cũng chỉ tập trung nghiên cứu các đối tượng định lượng, tài chính, nội bộ
bên trong doanh nghiệp. Các đối tượng chủ yếu của KTQT gắn liền với các yếu tố
của BCTC (các đối tượng kế toán nói chung). Vì vậy, cách tiếp cận đối tượng KTQT
theo hướng này được gọi là cách tiếp cận theo quan điểm truyền thống. Theo đó, các
đối tượng của KTQT bao gồm: (1) phản ánh chi tiết các yếu tố sản xuất kinh doanh;
(2) phản ánh, tính toán, phân bổ chi phí, giá thành; (3) phản ánh chi tiết doanh thu và
30
kết quả hoạt động; (4) phản ánh chi tiết công nợ và các khoản phải thu; (5) tài sản và
nguồn vốn nói chung; (6) sự vận động của vốn v.v… Nhìn chung, đối tượng của
KTQT theo quan điểm truyền thống là các đối tượng nằm bên trong doanh nghiệp
(internal), do doanh nghiệp kiểm soát được. Các thông tin KTQT về các đối tượng
này thường có độ tin cậy cao bới chính các tính chất của thông tin mà KTQT cung
cấp: định lượng, tài chính, doanh nghiệp kiểm soát được.
Kểtừkhủnghoảngkinhtếthếgiới1970vàsauđólàvớisựgianhậpthịtrường
một cách mạnh mẽ của các công ty tới từ Nhật Bản, các công ty của Mỹ và Châu Âu
phải đối diện với sự cạnh tranh lớn chưa từng có. Thay vì chỉ quan tâm tới các đối
tượng kế toán bên trong doanh nghiệp, lúc này, đòi hỏi các công ty nếu muốn có sức
cạnh tranh cần phải thay đổi tư duy kinh doanh theo hướng hướng ngoại. Cụ thể là
các công ty đã thay đổi tư duy từ “cung cấp những sản phẩm mình có” sang “cung
cấp những sản phẩm khách hàng cần”. Điều này phát sinh những đối tượng mới đòi
hỏi KTQT phải nghiên cứu để có thể cung cấp được thông tin mà nhà quản trị mong
muốn. Các đối tượng như nhu cầu thị trường, thị hiếu và tâm lý khách hàng bắt đầu
được KTQT quan tâm. Ngoài ra, KTQT cũng không rời xa việc quản trị các nguồn
lực của doanh nghiệp. Trên cơ sở kết hợp giữa nghiên cứu các đối tượng bên ngoài
là thị trường và khách hàng với các đối tượng bên trong là nguồn lực của doanh
nghiệp, KTQT có thể xây dựng những chiến lược dài hạn để doanh nghiệp có thể
“cung cấp những sản phẩm khách hàng cần”. Một đối tượng khác mà KTQT cũng
quan tâmnghiên cứu trong giai đoạn 1965 –1985 là cácđốithủ cạnh tranh của doanh
nghiệp. Nghiên cứu các đối thủ này giúp doanh nghiệp có thể xác định chính xác lợi
thế cạnh tranh hay bất lợi cạnh tranh do chênh lệch chi phí (giá thành) giữa doanh
nghiệp với các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, qua nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh,
doanh nghiệp cũng có thể xác định được tương quan vị trí của doanh nghiệp mình
với các đối thủ trên thị trường, các điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh. Để từ đó có
những chiến lược học hỏi hoặc cải tiến quy trình SXKD của doanh nghiệp mình. Các
thông tin KTQT cung cấp trong giai đoạn này có thể bao gồm cả định lượng và định
tính, cả tài chính và phi tài chính. Thông tin KTQT cũng có độ tin cậy thấp hơn thông
tin ở giai đoạn trước bởi thông tin đa phần là các thông tin tương lai, hướng ngoại tới
những đối tượng mà doanh nghiệp không kiểm soát được.
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT

More Related Content

What's hot

Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định  kết quả kinh doanh Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định  kết quả kinh doanh
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty xi măng, HAY
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty xi măng, HAYLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty xi măng, HAY
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty xi măng, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng, HAY
Luận văn: Phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng, HAYLuận văn: Phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng, HAY
Luận văn: Phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Đặng ...
Đề tài: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Đặng ...Đề tài: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Đặng ...
Đề tài: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Đặng ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOT
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOTĐề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOT
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩmĐề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Chuyên đề lợi nhuận và phân phối lợi nhuận thực trạng và giải pháp nâng cao...
Chuyên đề lợi nhuận và phân phối lợi nhuận   thực trạng và giải pháp nâng cao...Chuyên đề lợi nhuận và phân phối lợi nhuận   thực trạng và giải pháp nâng cao...
Chuyên đề lợi nhuận và phân phối lợi nhuận thực trạng và giải pháp nâng cao...
Bùi Trang
 
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Câu hỏi vấn đáp báo cáo thực tập tốt nghiệp
Câu hỏi vấn đáp báo cáo thực tập tốt nghiệpCâu hỏi vấn đáp báo cáo thực tập tốt nghiệp
Câu hỏi vấn đáp báo cáo thực tập tốt nghiệp
Dương Hà
 
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOTBÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Hệ thống thông tin kế toán tại Công ty kinh doanh D&C - Gửi miễn ph...
Luận văn: Hệ thống thông tin kế toán tại Công ty kinh doanh D&C - Gửi miễn ph...Luận văn: Hệ thống thông tin kế toán tại Công ty kinh doanh D&C - Gửi miễn ph...
Luận văn: Hệ thống thông tin kế toán tại Công ty kinh doanh D&C - Gửi miễn ph...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Kế toán quản trị chi phí công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Kế toán quản trị chi phí công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Luận văn: Kế toán quản trị chi phí công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Kế toán quản trị chi phí công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quản trị chi phí tại Công ty xây dựng giao thông, HAY
Luận văn: Quản trị chi phí tại Công ty xây dựng giao thông, HAYLuận văn: Quản trị chi phí tại Công ty xây dựng giao thông, HAY
Luận văn: Quản trị chi phí tại Công ty xây dựng giao thông, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công tyLuận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOTĐề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Kế toán phải thu khách hàng, phải trả  người bánKế toán phải thu khách hàng, phải trả  người bán
Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Kế toán tài sản cố định tại công ty Toàn Mĩ, HAY
Luận văn: Kế toán tài sản cố định tại công ty Toàn Mĩ, HAYLuận văn: Kế toán tài sản cố định tại công ty Toàn Mĩ, HAY
Luận văn: Kế toán tài sản cố định tại công ty Toàn Mĩ, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoánLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 

What's hot (20)

Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định  kết quả kinh doanh Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định  kết quả kinh doanh
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty xi măng, HAY
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty xi măng, HAYLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty xi măng, HAY
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty xi măng, HAY
 
Luận văn: Phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng, HAY
Luận văn: Phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng, HAYLuận văn: Phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng, HAY
Luận văn: Phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng, HAY
 
Đề tài: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Đặng ...
Đề tài: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Đặng ...Đề tài: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Đặng ...
Đề tài: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Đặng ...
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOT
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOTĐề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOT
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOT
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩmĐề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
 
Chuyên đề lợi nhuận và phân phối lợi nhuận thực trạng và giải pháp nâng cao...
Chuyên đề lợi nhuận và phân phối lợi nhuận   thực trạng và giải pháp nâng cao...Chuyên đề lợi nhuận và phân phối lợi nhuận   thực trạng và giải pháp nâng cao...
Chuyên đề lợi nhuận và phân phối lợi nhuận thực trạng và giải pháp nâng cao...
 
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
 
Câu hỏi vấn đáp báo cáo thực tập tốt nghiệp
Câu hỏi vấn đáp báo cáo thực tập tốt nghiệpCâu hỏi vấn đáp báo cáo thực tập tốt nghiệp
Câu hỏi vấn đáp báo cáo thực tập tốt nghiệp
 
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOTBÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
 
Luận văn: Hệ thống thông tin kế toán tại Công ty kinh doanh D&C - Gửi miễn ph...
Luận văn: Hệ thống thông tin kế toán tại Công ty kinh doanh D&C - Gửi miễn ph...Luận văn: Hệ thống thông tin kế toán tại Công ty kinh doanh D&C - Gửi miễn ph...
Luận văn: Hệ thống thông tin kế toán tại Công ty kinh doanh D&C - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Kế toán quản trị chi phí công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Kế toán quản trị chi phí công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Luận văn: Kế toán quản trị chi phí công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Kế toán quản trị chi phí công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Quản trị chi phí tại Công ty xây dựng giao thông, HAY
Luận văn: Quản trị chi phí tại Công ty xây dựng giao thông, HAYLuận văn: Quản trị chi phí tại Công ty xây dựng giao thông, HAY
Luận văn: Quản trị chi phí tại Công ty xây dựng giao thông, HAY
 
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
 
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công tyLuận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty
 
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOTĐề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
 
Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Kế toán phải thu khách hàng, phải trả  người bánKế toán phải thu khách hàng, phải trả  người bán
Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
 
Luận văn: Kế toán tài sản cố định tại công ty Toàn Mĩ, HAY
Luận văn: Kế toán tài sản cố định tại công ty Toàn Mĩ, HAYLuận văn: Kế toán tài sản cố định tại công ty Toàn Mĩ, HAY
Luận văn: Kế toán tài sản cố định tại công ty Toàn Mĩ, HAY
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoánLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
 

Similar to Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT

Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNTĐề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô QuyềnĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Dgthcv Bctttn Anh Nguyet
Dgthcv Bctttn Anh NguyetDgthcv Bctttn Anh Nguyet
Dgthcv Bctttn Anh Nguyet
Ánh Nguyệt
 
Luận án: Tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất bán...
Luận án: Tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất bán...Luận án: Tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất bán...
Luận án: Tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất bán...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Than
Luận văn: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty ThanLuận văn: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Than
Luận văn: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Than
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ thống kê trong ki...
Đề tài: Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ thống kê trong ki...Đề tài: Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ thống kê trong ki...
Đề tài: Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ thống kê trong ki...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Tổng công ty Hà...
Luận án: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Tổng công ty Hà...Luận án: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Tổng công ty Hà...
Luận án: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Tổng công ty Hà...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích tài chính công ty mẫu chuẩn
Phân tích tài chính công ty mẫu chuẩnPhân tích tài chính công ty mẫu chuẩn
Phân tích tài chính công ty mẫu chuẩn
Vũ Kha
 
Luận án: Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông ti...
Luận án: Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông ti...Luận án: Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông ti...
Luận án: Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông ti...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà ThépĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...
Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...
Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Xây dựng kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất tại Thành phố...
Luận văn: Xây dựng kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất tại Thành phố...Luận văn: Xây dựng kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất tại Thành phố...
Luận văn: Xây dựng kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất tại Thành phố...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
LUẬN VĂN: kế toán quản trị doanh nghiệp sản xuất, HAY!
LUẬN VĂN: kế toán quản trị doanh nghiệp sản xuất, HAY!LUẬN VĂN: kế toán quản trị doanh nghiệp sản xuất, HAY!
LUẬN VĂN: kế toán quản trị doanh nghiệp sản xuất, HAY!
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
 
La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...
La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...
La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...
Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)
 
Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...
Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...
Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thực trạng và giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cơ khí, HAY
Thực trạng và giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cơ khí, HAYThực trạng và giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cơ khí, HAY
Thực trạng và giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cơ khí, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty xây dựng Hoàng Hải Đông, 9đ
Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty xây dựng Hoàng Hải Đông, 9đKế toán doanh thu chi phí tại Công ty xây dựng Hoàng Hải Đông, 9đ
Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty xây dựng Hoàng Hải Đông, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chínhĐề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chính
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phan tich tai_chinh_va_mot_so_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh__z_mae8c_cd8l_201...
Phan tich tai_chinh_va_mot_so_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh__z_mae8c_cd8l_201...Phan tich tai_chinh_va_mot_so_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh__z_mae8c_cd8l_201...
Phan tich tai_chinh_va_mot_so_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh__z_mae8c_cd8l_201...
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 

Similar to Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT (20)

Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNTĐề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô QuyềnĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
 
Dgthcv Bctttn Anh Nguyet
Dgthcv Bctttn Anh NguyetDgthcv Bctttn Anh Nguyet
Dgthcv Bctttn Anh Nguyet
 
Luận án: Tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất bán...
Luận án: Tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất bán...Luận án: Tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất bán...
Luận án: Tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất bán...
 
Luận văn: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Than
Luận văn: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty ThanLuận văn: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Than
Luận văn: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Than
 
Đề tài: Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ thống kê trong ki...
Đề tài: Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ thống kê trong ki...Đề tài: Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ thống kê trong ki...
Đề tài: Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ thống kê trong ki...
 
Luận án: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Tổng công ty Hà...
Luận án: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Tổng công ty Hà...Luận án: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Tổng công ty Hà...
Luận án: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Tổng công ty Hà...
 
Phân tích tài chính công ty mẫu chuẩn
Phân tích tài chính công ty mẫu chuẩnPhân tích tài chính công ty mẫu chuẩn
Phân tích tài chính công ty mẫu chuẩn
 
Luận án: Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông ti...
Luận án: Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông ti...Luận án: Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông ti...
Luận án: Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông ti...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà ThépĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
 
Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...
Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...
Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...
 
Luận văn: Xây dựng kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất tại Thành phố...
Luận văn: Xây dựng kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất tại Thành phố...Luận văn: Xây dựng kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất tại Thành phố...
Luận văn: Xây dựng kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất tại Thành phố...
 
LUẬN VĂN: kế toán quản trị doanh nghiệp sản xuất, HAY!
LUẬN VĂN: kế toán quản trị doanh nghiệp sản xuất, HAY!LUẬN VĂN: kế toán quản trị doanh nghiệp sản xuất, HAY!
LUẬN VĂN: kế toán quản trị doanh nghiệp sản xuất, HAY!
 
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
 
La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...
La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...
La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...
 
Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...
Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...
Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...
 
Thực trạng và giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cơ khí, HAY
Thực trạng và giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cơ khí, HAYThực trạng và giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cơ khí, HAY
Thực trạng và giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cơ khí, HAY
 
Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty xây dựng Hoàng Hải Đông, 9đ
Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty xây dựng Hoàng Hải Đông, 9đKế toán doanh thu chi phí tại Công ty xây dựng Hoàng Hải Đông, 9đ
Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty xây dựng Hoàng Hải Đông, 9đ
 
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chínhĐề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chính
 
Phan tich tai_chinh_va_mot_so_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh__z_mae8c_cd8l_201...
Phan tich tai_chinh_va_mot_so_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh__z_mae8c_cd8l_201...Phan tich tai_chinh_va_mot_so_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh__z_mae8c_cd8l_201...
Phan tich tai_chinh_va_mot_so_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh__z_mae8c_cd8l_201...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
UyenDang34
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (18)

trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 

Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT

  • 1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH (in hoa, Times New Roman, 14) HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ---------- NGUYỄN MINH THÀNH (In hoa, cỡ chữ 14, Times New Roman) HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC ĐƠN VỊ THUỘC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM (In hoa, cỡ chữ 16, Times New Roman) LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ (In hoa, cỡ chữ 14, Times New Roman) HÀ NỘI, NĂM 2017 (In hoa, cỡ chữ 14, Times New Roman)
  • 2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH (in hoa, Times New Roman, 14) HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ---------- NGUYỄN MINH THÀNH (In hoa, cỡ chữ 14, Times New Roman) HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC ĐƠN VỊ THUỘC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM (In hoa, cỡ chữ 16, Times New Roman) CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 62.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ (In hoa, cỡ chữ 14, Times New Roman) NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS., TS. LƯU ĐỨC TUYÊN 2. TS. VŨ THỊ KIM ANH HÀ NỘI, NĂM 2017 (In hoa, cỡ chữ 14, Times New Roman)
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận án Nguyễn Minh Thành
  • 4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................I MỤC LỤC ....................................................................................... II DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................... V DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................... VII DANH MỤC BIỂU ĐỒ..............................................................VIII DANH MỤC SƠ ĐỒ .....................................................................IX MỞ ĐẦU........................................................................................... 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................... 5 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP........................................ 20 1.1 Các quan điểm, khái niệm và bản chất của KTQT.........................20 1.1.1 Sự phát triển của các quan điểm về KTQT...........................................20 1.1.2 Khái niệm và bản chất của KTQT ........................................................24 1.2 Vai trò, đối tượng và phương pháp của KTQT...............................26 1.2.1 Vai trò của KTQT.................................................................................26 1.2.2 Đối tượng của KTQT............................................................................29 1.2.3 Phương pháp của KTQT.......................................................................32 1.3 Nội dung KTQT trong mối quan hệ với các chức năng quản lý của nhà quản trị .........................................................................................34 1.3.1 Các chức năng quản lý của nhà quản trị...............................................34 1.3.2 Nội dung KTQT phục vụ chức năng hoạch định..................................37 1.3.2.1 Nội dung KTQT phục vụ chức năng hoạch định tác nghiệp ...37 1.3.2.2 Nội dung KTQT phục vụ chức năng hoạch định chiến lược ...43 1.3.3 Nội dung KTQT phục vụ chức năng kiểm soát....................................48 1.3.3.1 Nội dung KTQT phục vụ chức năng kiểm soát tác nghiệp ......48 1.3.3.2 Nội dung KTQT phục vụ chức năng kiểm soát chiến lược......49 1.3.4 Nội dung KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả.......................51 1.3.4.1 Nội dung KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả tác nghiệp.......................................................................................51 1.3.4.2 Nội dung KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả chiến lược ..........................................................................................54 1.3.5 Nội dung KTQT phục vụ chức năng ra quyết định ..............................58 1.3.5.1 Nội dung KTQT phục vụ chức năng ra quyết định tác nghiệp 60 1.3.5.2 Nội dung KTQT phục vụ chức năng ra quyết định chiến lược 62
  • 5. iii 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nội dung KTQT doanh nghiệp..........62 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC ĐƠN VỊ THUỘC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM................................................................................................ 70 2.1 Tổng quan về PV-Power và các đơn vị thuộc PV-Power................70 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của PV-Power...................................70 2.1.2 Mô hình, cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh điện của PV- Power ....................................................................................................72 2.1.2.1 Mô hình, cơ cấu tổ chức PV-Power.........................................73 2.1.2.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh điện của PV-Power...............75 2.2 Đặc điểm hoạt động SXKD điện ảnh hưởng tới KTQT tại các đơn vị thuộc PV-Power ..................................................................................78 2.2.1 Đặc điểm bên trong PV-Power.............................................................79 2.2.1.1 Đặc điểm trong giai đoạn đầu tư nhà máy điện ......................79 2.2.1.2 Đặc điểm trong giai đoạn vận hành nhà máy điện..................79 2.2.2 Đặc điểm bên ngoài PV-Power.............................................................85 2.3 Thực trạng KTQT trong mối quan hệ với các chức năng quản lý của nhà quản trị tại các đơn vị thuộc PV-Power....................................86 2.3.1 Thực trạng việc thực hiện các chức năng quản lý của nhà quản trị tại PV- Power ....................................................................................................87 2.3.2 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng hoạch định...............................88 2.3.2.1 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng hoạch định tác nghiệp 88 2.3.2.2 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng hoạch định chiến lược 99 2.3.3 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng kiểm soát .................................99 2.3.3.1 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng kiểm soát tác nghiệp.100 2.3.3.2 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng kiểm soát chiến lược.102 2.3.4 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả ..................104 2.3.4.1 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả tác nghiệp.....................................................................................104 2.3.4.2 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả chiến lược ........................................................................................106 2.3.5 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng ra quyết định..........................107 2.4 Đánh giá thực trạng KTQT tại các đơn vị thuộc PV-Power........107 2.4.1 Những kết quả đạt được......................................................................107 2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân..........................................................109 2.4.2.1 Những hạn chế .......................................................................109 2.4.2.2 Những nguyên nhân của hạn chế...........................................113
  • 6. iv CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC ĐƠN VỊ THUỘC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM.......................................................................... 117 3.1 Triển vọng ngành điện Việt Nam và định hướng phát triển của PV- Power..................................................................................................117 3.1.1 Triển vọng ngành điện Việt Nam .......................................................117 3.1.2 Định hướng phát triển của PV-Power.................................................120 3.2 Yêu cầu hoàn thiện KTQT tại các đơn vị thuộc PV-Power..........121 3.3 Hoàn thiện KTQT trong mối quan hệ với các chức năng quản lý của nhà quản trị tại các đơn vị thuộc PV-Power..................................122 3.3.1 Hoàn thiện việc thực hiện các chức năng quản lý của nhà quản trị tại PV- Power ..................................................................................................123 3.3.2 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng hoạch định.............................124 3.3.2.1 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng hoạch định tác nghiệp ................................................................................................124 3.3.2.2 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng hoạch định chiến lược ................................................................................................138 3.3.3 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng kiểm soát ...............................139 3.3.3.1 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng kiểm soát tác nghiệp.139 3.3.3.2 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng kiểm soát chiến lược.147 3.3.4 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả ..................149 3.3.4.1 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả tác nghiệp.....................................................................................149 3.3.4.2 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả chiến lược ........................................................................................152 3.3.5 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng ra quyết định .........................155 3.3.5.1 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng ra quyết định tác nghiệp ................................................................................................155 3.3.5.2 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng ra quyết định chiến lược ................................................................................................157 3.4 Lộ trình và điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện ............157 3.4.1 Lộ trình thực hiện các giải pháp hoàn thiện .......................................157 3.4.2 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện.....................................159 KẾT LUẬN .................................................................................. 163 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..............................XI DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................... XII
  • 7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Phần tiếng Việt BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCQT Báo cáo quản trị BCTC Báo cáo tài chính CCDC Công cụ dụng cụ CP Chi phí CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPSXC Chi phí sản xuất chung CTCP Công ty cổ phần DNNN Doanh nghiệp nhà nước KTQT Kế toán quản trị KTTC Kế toán tài chính MTV Một thành viên NXB Nhà xuất bản SXKD Sản xuất kinh doanh TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định Phần tiếng nước ngoài ABC Activity Based Cost/Costing Quản trị chi phí dựa trên hoạt động ABM Activity Based Management Hệ thống quản trị dựa trên hoạt động ACCA Association of Chartered Certified Accountants Hiệp hội kế toán công chứng Anh Quốc BSC Balanced ScoreCard Thẻ điểm cân bằng CIMA Chartered Institute of Management Accountants Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh Quốc CMA Certified Management Accounting Kế toán quản trị viên hành nghề CVP Cost – Volumn – Profit
  • 8. vi Mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận EVN Vietnam Electricity Tập đoàn điện lực Việt Nam FS Feasibility Study Báo cáo nghiên cứu khả thi ICAEW Institute of Chartered Accountants in England and Wales Viện kế toán công chứng Anh và xứ Wales IFAC International Federation of Accountants Liên đoàn kế toán quốc tế IPP Independent Power Producer Đơn vị phát điện độc lập IRR Internal Rate of Return Tỷ suất sinh lời nội bộ JIT Just in Time Phương thức sản xuất tối thiểu hóa hàng tồn kho NPV Net Present Value Giá trị hiện tại thuần O&M Operations and Maintenance Chi phí vận hành và bảo dưỡng PPA Power Perchase Agreement Hợp đồng mua bán điện PVN PetroVietnam Tập đoàn dầu khí Việt Nam PV-Power PetroVietnam Power Corporation Tổng Công ty điện lực dầu khí Việt Nam ROI Return on Investment Lợi nhuận từ khoản đầu tư SVA/EVA Sharholder or Economic Value Analysis Phân tích giá trị cổ đông hoặc Phân tích giá trị kinh tế TQM Total Quality Management Hệ thống quản trị chất lượng tổng thể VACPA Vietnam Association of Certified Public Accountants Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam VBC Volumn Based Cost/Costing Quản trị chi phí dựa trên khối lượng
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng TQ.01 Bảng tóm tắt nội dung Phiếu khảo sát số 1 16 Bảng TQ.02 Bảng tóm tắt nội dung Phiếu khảo sát số 2 17 Bảng 1.1 Các chức năng quản lý của nhà quản trị 35 Bảng 1.2 Nội dung KTQT trong mối quan hệ với chức năng quản lý 36 Bảng 1.3 Đặc điểm của các giai đoạn trong vòng đời sản phẩm 47 Bảng 1.4 Các phương pháp đánh giá hiệu quả trung tâm trách nhiệm 52 Bảng 2.1 Khái quát về các nhà máy điện của PV-Power 75 Bảng 2.2 Kế hoạch sản lượng điện và khối lượng nhiên liệu tiêu thụ năm 2015 – Nhà máy nhiệt điện Cà Mau 1 96 Bảng 2.3 Kế hoạch doanh thu năm 2015 – Nhà máy nhiệt điện Cà Mau 1 97 Bảng 2.4 Phân tích chênh lệch giá thành tháng 2/2015 – Nhà máy điện Cà Mau 1 100 Bảng 3.1 Bảng tổng hợp chi phí O&M 124 Bảng 3.2 Dự toán khối lượng nhiên liệu cần mua 130 Bảng 3.3 Dự toán phải trả nhà cung cấp 133 Bảng 3.4 Dự toán phải thu tiền bán điện 134 Bảng 3.5 Dự toán cuốn chiếu chi phí Nhà máy Nhiệt điện Cà Mau 1 – giai đoạn từ Quý II/2015 đến hết Quý I/2016 137 Bảng 3.6 Dự toán linh hoạt chi phí sản xuất nhà máy nhiệt điện Cà Mau – tháng 2/2015 140 Bảng 3.7 Báo cáo phân tích biến động chi phí sản xuất nhà máy nhiệt điện Cà Mau – tháng 2/2015 146 Bảng 3.8 Lộ trình áp dụng các giải pháp hoàn thiện nội dung KTQT tại các đơn vị thuộc PV-Power 158
  • 10. viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1 Biểu đồ cơ cấu thị trường điện Việt Nam 70 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ cơ cấu danh mục nhà máy điện của PV- Power 71 Biểu đồ 2.3 Biểu đồ cơ cấu nhà máy điện của PV-Power theo công suất thiết kế 77 Biểu đồ 2.4 Biểu đồ sản lượng điện của PV-Power qua các năm 77 Biểu đồ 2.5 Biểu đồ doanh thu thuần của PV-Power qua các năm 78 Biểu đồ 2.6 Biểu đồ thời hạn hợp đồng PPA giữa PV-Power và EVN 82 Biểu đồ 3.1 So sánh tốc độ tăng trưởng mức độ tiêu thụ điện của Việt Nam với một số quốc gia Đông Nam Á 117 Biểu đồ 3.2 Dự báo mức tiêu thụ điện của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2025 118 Biểu đồ 3.3 Cơ cấu nhu cầu điện của các đơn vị mua buôn điện Việt Nam năm 2015 118 Biểu đồ 3.4 Sự thay đổi tỷ trọng các nguồn điện Việt Nam giữa 2015 với 2025 119 Biểu đồ 3.5 Biểu đồ hàm tuyến tính mô tả chi phí hỗn hợp O&M 125 Biểu đồ 3.6 Biểu đồ biến động mức nhiên liệu tồn kho 132
  • 11. ix DANH MỤC SƠ ĐỒ Số hiệu Tên sơ đồ Trang Sơ đồ TQ01 Sơ đồ mục tiêu và cách thức tiếp cận luận án 19 Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý của nhà quản trị 35 Sơ đồ 1.2 Kỹ thuật quản trị chi phí kiểu truyền thống 45 Sơ đồ 1.3 Kỹ thuật quản trị chi phí mục tiêu (Target Costing) 46 Sơ đồ 1.4 Ảnh hưởng của các quyết định quản trị lên giá trị cổ đông 56 Sơ đồ 1.5 Các cấp quản trị và loại quyết định phải thực hiện (Theo quan điểm của luận án) 59 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam 72 Sơ đồ 2.2 Mối quan hệ giữa các đối tượng tập hợp chi phí và luồng chi phí 90 Sơ đồ 2.3 Sơ đồ quy trình xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật tại các đơn vị thuộc PV-Power 93 Sơ đồ 2.4 Sơ đồ quy trình xây dựng định mức chi phí quản lý tại các đơn vị thuộc PV-Power 95 Sơ đồ 2.5 Sơ đồ quy trình xây dựng dự toán cho các các đơn vị thuộc PV-Power 99 Sơ đồ 2.6 Sơ đồ quy trình lập báo cáo phân tích chênh lệch ngắn và trung hạn tại các đơn vị thuộc PV-Power 102 Sơ đồ 2.7 Sơ đồ quy trình đánh giá hiệu quả các trung tâm lợi nhuận của PV-Power 106 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ mối quan hệ giữa các loại dự toán của doanh nghiệp 129 Sơ đồ 3.2 Sơ đồ quy trình lập dự toán kết hợp 136 Sơ đồ 3.3 Phân tích chênh lệch và dự báo hiệu quả dài hạn 148
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Nước ta đang bước vào thời kỳphát triển mới trong bối cảnh thế giới đang có những thayđổi nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Trong khi đó, nội tại nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, thử thách lớn; lạm phát cao, kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định; cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư bất hợp lý, kém hiệu quả, chậm điều chỉnh. Trước bối cảnh đó, Đảng, Nhà nước và Chính phủ luôn xác định “Phát triển kinh tế nhanh, bền vững gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh” là những mục tiêu trọng tâm cần phải đạt được. Trong đó, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước là một trong các nhiệm vụ quan trọng cần phải được thực hiện để đạt được các mục tiêu kể trên. Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV-Power) là tổng công ty 100% vốn nhà nước thuộc quản lý của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nên việc tái cơ cấu PV-Power theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh là nhiệm vụ chính trị cần phải được tiếp tục thực hiện trong thời gian tới. Ngoài ra, quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến năm 2030 đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh điện phải nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh thị trường điện sẽ vận hành theo cơ chế thị trường. PV-Power nếu muốn tồn tại và phát triển bền vững cũng không nằm ngoài quy luật tất yếu của yêu cầu nâng cao sức cạnh tranh. Và một trong những giải pháp để PV- Power nâng cao sức cạnh tranh đó là nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp của nhà quản trị các cấp tại PV-Power. Kế toán quản trị được biết tới như là một trong những công cụ quản lý hữu hiệu nhất cho các nhà quản trị doanh nghiệp nhằm mục đích đưa ra được những quyết định chính xác và kịp thời. Tuy nhiên, việc vận dụng KTQT tại các doanh nghiệp nhà nước nói chung và tại PV-Power nói riêng còn nhiều hạn chế, bất cập. Nhiều doanh nghiệp chưa coi trọng vai trò của KTQT. Một số đã áp dụng KTQT
  • 13. 2 nhưng chưa biết cách khai thác hết tiềm năng của KTQT trong việc hỗ trợ nhà quản trị thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý của mình. Dẫn tới việc quản lý các doanh nghiệp nhà nước còn nhiều yếu kém, thiếu hiệu quả. Xuất phát từ các lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện kế toán quản trị tại các đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam” cho luận án của mình. Thông qua đề tài, tác giả mong muốn đưa ra được các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán quản trị tại các đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, góp phần thực hiện công cuộc tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, tác giả cũng mong muốn hệ thống hóa được các lý luận về KTQT doanh nghiệp và đưa ra được các nội dung chủ yếu của KTQT tại các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh điện trong bối cảnh thị trường điện cạnh tranh sẽ được áp dụng trong tương lai không xa tại Việt Nam. 2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Thứ nhất, lịch sử KTQT và những lý luận cơ bản về KTQT được quốc tế và Việt Nam thừa nhận, trong đó tập trung vào những lý luận về nội dung của KTQT trong mối quan hệ với các chức năng quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp. Nghiên cứu đối tượng này nhằm tạo ra cơ sở lý luận về KTQT và các nội dung KTQT để làm nền tảng cho những nghiên cứu khác trong luận án. Thứhai, nhân tố ảnhhưởngtớicác nộidung KTQTtại doanhnghiệp. Nghiên cứu đối tượng này nhằm tạo cơ sở lý luận để tìm hiểu các đặc điểm bên trong và bên ngoài PV-Power có thể ảnh hưởng tới việc áp dụng các nội KTQT tại PV- Power. Thứ ba, đặc điểm bên trong và bên ngoài PV-Power cũng như thực trạng KTQT tại PV-Power, trong đó tập trung vào thực trạng nội dung của KTQT tại PV- Power. Nghiên cứu về đối tượng này nhằm đánh giá và chỉ ra những kết quả đã đạt được và những điểm còn hạn chế của KTQT tại PV-Power.
  • 14. 3 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án được giới hạn như sau: Thứ nhất, về giới hạn lĩnh vực hoạt động của PV-Power. Hoạt động của doanh nghiệp thường bao gồm 03 loại: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, do PV-Power là doanh nghiệp 100% vốn nhànước nằmtrongđề ántái cơ cấu của Chínhphủ và sẽ được tái cơ cấutheo hướng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong phạm vi là “Hoạt động sản xuất kinh doanh điện của PV- Power”. Hoạt động đầu tư nếu được nghiên cứu trong luận án này sẽ được hiểu là “Hoạt động đầu tư các nhà máy điện của PV-Power” trong tương lai. Thứ hai, về giới hạn nội dung. Nghiên cứu về KTQT rất đa dạng, không chỉ đề cập đến nội dung mà còn đề cập đến tổ chức thực hiện, tổ chức bộ máy KTQT v.v… Tuy nhiên, do thời gian và giới hạn của một luận án tiến sĩ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các “nội dung của KTQT”. Các vấn đề liên quan đến tổ chức thực hiện và tổ chức bộ máy KTQT nếu được đề cập tới trong luận án này chỉ nhằm để cung cấp thông tin bổ sung cho việc mô tả toàn diện nhất về thực trạng KTQT tại PV-Power. Thứ ba, về giới hạn không gian. Luận án tập trung nghiên cứu các đơn vị có liên quan trực tiếp tới hoạt động SXKD điện tại PV-Power là: (1) cơ quan Tổng Công ty PV-Power giữ chức năng quản lý, điều hành tổng thể và (2) 07 đơn vị thuộc PV-Power trực tiếp tổ chức vận hành các nhà máy điện bao gồm 03 chi nhánh và 04 công ty con (Cụ thể được trình bày trong Chương 2 của luận án). Thứ tư, về giới hạn thời gian. Luận án chủ yếu nghiên cứu các dữ liệu từ năm 2014 – 2016. 4. Đóng góp của luận án về mặt lý luận và thực tiễn - Về mặt lý luận: + Luậnánhệthốnghóa,làmsángtỏ mộtsốvấn đềvềlýluậncủaKTQT, đặc biệt là làm rõ các vấn đề theo tiến trình lịch sử. Từ đó cung cấp
  • 15. 4 được cái nhìn có hệ thống theo thời gian và giải thích các vấn đề lý luận hiện nay của KTQT theo sự phát triển của lịch sử. + Luận án chỉ ra những đặc điểm ảnh hưởng tới nội dung KTQT tại doanh nghiệp SXKD điện và cụ thể hóa một số nội dung phù hợp với loại doanh nghiệp này. - Về mặt thực tiễn: + Luận án đánh giá được thực trạng KTQT tại PV-Power, trong đó tập trung vào đánh giá các nội dung của KTQT. + Trên cơ sở đánh giá thực trạng, luận án đưa ra những giải pháp để hoàn thiện KTQT tại PV-Power (trong đó tập trung hoàn thiện các nội dung KTQT) nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cho PV-Power. 5. Kết cấu của luận án Luận án gồm 164 trang. Ngoài phần mở đầu (04 trang) và kết luận (02 trang), luận án bao gồm các phần chính sau: - Phần tổng quan vấn đề nghiên cứu: hệ thống và phân tích các nghiên cứu trước đó trên thế giới cũng như tại Việt Nam liên quan đến đề tài, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại mà luận án sẽ tập trung giải quyết, xác định mục tiêu đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu (15 trang). - Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về KTQT doanh nghiệp (50 trang). - Chương 2: Thực trạng KTQT tại các đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (47 trang). - Chương 3: Giải pháp hoàn thiện KTQT tại các đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (46 trang).
  • 16. 5 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Mục đích của phần tổng quan này nhằm hệ thống và phân tích các nghiên cứu trước đó trên thế giới cũng như tại Việt Nam liên quan đến đề tài, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại mà luận án sẽ tập trung giải quyết, xác định câu hỏi nghiên cứu và khung nghiên cứu. 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu Tácgiảtiếnhànhnghiên cứutổng quan theo 03nhómvấnđề,bao gồm: (1) tổngquan các vấn đề về lý luận chung của KTQT, (2) tổng quan các vấn đề về nội dung của KTQT, (3) tổng quan các vấn đề về ứng dụng KTQT trong từng lĩnh vực, ngành nghề. Thứ nhất, tổng quan các vấn đề về lý luận chung của KTQT. Các vấn đề lý luận chung của KTQT được hiểu là những vấn đề liên quan đến các quan điểm về KTQT, các khái niệm và việc đi tìm đâu là bản chất của KTQT, vai trò, đối tượng và các phương pháp được sử dụng trong KTQT. Trong lịch sử nghiên cứu KTQT đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về từng vấn đề cụ thể này. Có thể điểm ra một số công trình nổi bật như sau: * Về các quan điểm KTQT. Vấn đề nghiên cứu lịch sử và quá trình phát triển của KTQT đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới như: Solomons [94]; Chatfield [40]; Chandler [37]; Parker [83]; Johnson & Kaplan [65]; Hopwood [60]; Hoskin & Macve [61]; Loft [75]; Okano & Suzuki [81]… Theo đó, với mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử kinh tế xã hội, KTQT cũng đã có những sự phát triển tương ứng để cung cấp được thông tin thích hợp đáp ứng nhu cầu của nhà quản trị trong từng giai đoạn. Vì vậy, theo thời gian, các quan điểm về KTQT của các nhà khoa học cũng có sự thay đổi tương ứng với sự phát triển khách quan của KTQT. Các nhà khoa học được kể trên đã có những công trình nghiên cứu về lịch sử KTQT và đưa ra những quan điểm riêng về KTQT (được trình bày cụ thể trong Chương 1 của luận án).
  • 17. 6 Không tham vọng có thể đưa ra được một quan điểm chung nhất đại diện cho tất cả quan điểm của các nhà khoa học trước đây về KTQT, Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) trong một nghiên cứu năm 1998 đã khái quát lại lịch sử phát triển của KTQT thế giới theo 4 giai đoạn và mô tả về KTQT trong từng giai đoạn đó như sau: - Giai đoạn 1 (Trước 1950) – KTQT xác định chi phí và kiểm soát tài chính (Cost determination and financial control). Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) cho rằng KTQT trước những năm 1950 là một công cụ đáp ứng các mục đích cơ bản của đơn vị. Nội dung chủ yếu của KTQT trong thời gian này nhằm xác định chi phí cho sản phẩm (các chi phí kết tinh vào sản phẩm phục vụ tính giá thành sản phẩm) và kiểm soát tài chính của quá trình sản xuất. Đặc điểm của quy trình sản xuất giai đoạn này là: quy trình sản xuất giản đơn; mức độ tự động hóa chưa cao. Chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công có thể xác định và tập hợp đơn giản. Vì vậy, nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp là hai tiêu thức được lựa chọn cho việc phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm. Nội dung kế toán chi phí sản phẩm tập trung chủ yếu vào lập dự toán và kiểm soát tài chính của quá trình sản xuất chứ chưa được sử dụng nhiều cho việc ra quyết định. Vì vậy, giai đoạn này, KTQT thường được đồng nhất với Kế toán chi phí. Các kỹ thuật chủ yếu của KTQT trong giai đoạn nàybaogồm: (i)nhậndiện(phânloại) chiphí(costdetermination);(ii)xâydựngđịnh mức chi phí (standard cost); (iii) tập hợp chi phí (tập hợp trực tiếp và phân bổ gián tiếp–directcost andallocationsofindirectcost);(iv)lậpdựtoán (budgeting)vàkiểm soát việc thực hiện dự toán (budgeting control); (v) phân tích biến động (variance analysis); (vi) đo lường hiệu quả dựa trên những thước đo tài chính (performance evaluation based on financial measures). - Giai đoạn 2 (1950 - 1965) – KTQT cung cấp thông tin cho lập kế hoạch và kiểmsoát hoạt động (Information for management planning and control). KTQT giai đoạn nàytập trung vào mục tiêu lưu trữ thông tin phục vụ cho mục đích lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định. Theo công bố của Liên đoàn kế toán quốc tế, KTQT như một hoạt động quản trị. Các kỹ thuật như phân tích cho việc ra quyết định và kế toán trách nhiệm được sử dụng. Một số kỹ thuật chủ yếu của KTQT trong thời kỳ này bao
  • 18. 7 gồm: (i) quản trị chi phí kiểu Kaizen; (ii) kế toán trách nhiệm (responsibility accounting); (iii) lập dự toán với nhiều phương án (Budgeting with “what if analysis”);(iv)đolườnghiệuquảdựatrênnhữngthướcđophitàichính(performance evaluation based on non-financial measures); (v) Phân tích dòng tiền chiết khấu (NPV, IRR), (vi) mô hình CVP… Giai đoạn này, KTQT đã có những điểm khác biệt cơ bản so với kế toán chi phí đơn thuần, KTQT cung cấp thông tin phục vụ ra quyết định nhiều hơn. - Giai đoạn 3 (1965 - 1985) – KTQT cắt giảm những lãng phí trong sử dụng nguồn lực doanh nghiệp (Reduction waste of resources in business processes). Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu vào những năm 1970 do sự sụt giảm của giá dầu dẫn tới các công ty không còn khả năng tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường như các giai đoạn trước, giá cả nhiều mặt hàng suy giảm. Các công ty phải cạnh tranh nhau bằng cách tiết giảm tối đa các chi phí để có thể duy trì sản xuất trong khoảng thờigiannhững năm1980. Kèm theo đólàsự phát triển mạnh mẽ của khoahọc công nghệ đã ảnh hưởng không nhỏ tới nhiều khía cạnh của các ngành công nghiệp. Theo học giả Kader & Luther (2006), việc phát triển công nghệ như sử dụng robot, điều khiển máy tính đã cải thiện chất lượng sản xuất sản phẩm và giảm thiểu chi phí trong nhiềutrườnghợp.Sựgiatăngviệcsửdụngmáytínhcánhânđãảnhhưởngđếnnguồn thông tin và dữ liệu cung cấp cho nhà quản trị [69]. Liên đoàn kế toán quốc tế IFAC công bố một số kỹ thuật quản trị và kỹ thuật sản xuất mới đáp ứng yêu cầu cạnh tranh toàn cầu. Trong thời kỳ này, cùng với việc xác định và kiểm soát chi phí thì vấn đề tiết kiệm trong việc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp được chú trọng. Trong những năm 1980, một số phương pháp kỹ thuật sử dụng trong kế toán chi phí và KTQT như: (i) quản trị chi phí dựa trên hoạt động (ABC), (ii) Quản trị chi phí chất lượng (quality costing); (iii) lập dự toán bắt đầu từ con số 0; (zero based budgeting); (iv) lập dự toán dựa trên hoạt động (activity based budgeting)... - Giai đoạn 4 (1985 - nay) – KTQT tạo ra giá trị tối đa thông qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp (Creation of value through effective
  • 19. 8 resource use). Trong những năm 1990, theo như IFAC và một số học giả như Kader & Luther [69], Darius Gliaubicas [44], môi trường kinhdoanh toàn cầu có những tiến bộ nhưng phải đối mặt với tình trạng không chắc chắn, khó dự đoán trong quá trình sản xuất kinh doanh. Phát triển mạng toàn cầu dẫn đến sự ra đời của thương mại điện tử,cùngvớisựtiếptụcgiatăngcủacạnhtranhtoàncầu. Nộidungchủyếu của KTQT giai đoạn này tập trung vào các phương pháp kỹ thuật xem xét việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để tạo ra được nhiều giá trị giatăngnhất. Liên đoàn kế toán quốc tế IFAC năm 1998 công bố một số kỹ thuật nhằm phân tích lợi nhuận khách hàng (customer profitability analysis), phân tích giá trị cổ đông (shareholder value analysis), và việc đổi mới về tổ chức bộ máy quản trị trong giai đoạn này, cụ thể bao gồm: (i) quản trị chi phí mục tiêu (target costing); (ii) đánh giá điểm chuẩn (benchmarking); (iii) phân tích chuỗi giá trị; (iv) quản trị chi phí vòng đời sản phẩm (life-cycle costing); thẻ điểm cân bằng (BSC)… * Về bản chất của KTQT. Các học giả như: Kaplan, Bouquin, R. Kinney & A. Raiborn, William N. Lanen và cộng sự, Charles T. Horngren và cộng sự… đều đã đưa ra những khái niệm về KTQT dựa trên quan điểm nhà quản trị (manager) để từ đó làm rõ bản chất của KTQT [78], [96]. Tuy nhiên, một số hiệp hội nghề quốc tế như CIMA đưa ra khái niệm KTQT dựa trên quan điểm chủ sở hữu (owner) dẫn tới bản chất KTQT cũng có thể được hiểu theo phạm vi rộng hơn (được trình bày cụ thể trong Chương 1 của luận án). * Về vai trò, đối tượng và phương pháp của KTQT. Các vấn đề lý luận liên quan đến vai trò, đối tượng và phương pháp KTQT chủ yếu được các nghiên cứu trong nước đề cập thông qua các giáo trình của các trường đại học và các luận án. Hầu hết các tài liệu này đều coi KTQT giữ vai trò cung cấp các thông tin chi tiết về cácđốitượngkếtoánmàKTTCkhôngcungcấpđượcbằngcáchsửdụngcácphương pháptruyềnthốngcủakếtoán nhưphươngpháptàikhoản,chứngtừ,sổ sách…(được trình bày cụ thể trong Chương 1 của luận án).
  • 20. 9 Thứ hai, tổng quan các vấn đề về nội dung của KTQT. Thống kê các nghiên cứu về nội dung của KTQT từ trước tới nay, tác giả nhận thấy có thể phân chia thành 02 nhóm nghiên cứu chính, cụ thể: (i) các nghiên cứu toàn diện/tổng thể nội dung KTQT và (ii) các nghiên cứu chi tiết từng nội dung KTQT. * Về các nghiên cứu toàn diện/tổng thể nội dung KTQT. Trong lịch sử phát triển của KTQT, nội dung KTQTthường được các nhà nghiên cứu tiếp cận theo từng nội dung cụ thể, ví dụ như: Kaplan & Johnson nghiên cứu nội dung thẻ điểm cân bằng hay Porter nghiên cứu về chuỗi giá trị (value chain) v.v… Các nghiên cứu toàn diện/tổng thể về nội dung KTQT được một số ít nhà nghiên cứu tổng hợp lại dựa trên kết quả của những nghiên cứu trước đó như Chapman, Hopwood và Shields [38] với hệ thống sổ tay về các nghiên cứu KTQT gồm 03 cuốn (Handbook of Management Accounting Research Vol. 1, 2, 3) hay Abdel-Kader (2011) với cuốn Tổng quan các nghiên cứu KTQT (Review of Management Accounting Research). Tại Việt Nam, các nghiên cứu toàn diện về KTQT chưa nhiều. Một số luận án tiến sĩ đề cập tới các nội dung KTQT mang tính toàn diện như: Phạm Văn Dược [21] là người đầu tiên tại Việt Nam đề cập được những vấn đề tổng quát nội dung cơ bản của KTQT trong luận án của mình, một số nội dung cụ thể được đưa ra như: (1) xác định, tập hợp, phân tích chi phí liên quan đến sản phẩm nhằm mục đích chủ yếu để tính giá thành sản phẩm; (2) lập dự toán sản xuất, kiểm soát chi phí thực tế và phân tích biến động. Giaiđoạnđầukhi KTQT mới xuấthiện tại Việt Namcòn có Nguyễn Việt [16] đã đề xuất các nội dung liên quan đến kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh và kế hoạch chiến lược tiếp thị sản phẩm trong luận án của mình. Trong vài năm trở lại đây, các nghiên cứu mang tính toàn diện về KTQT mới thực sự bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam và được nhiều tác giả nghiên cứu trong luận án như: Hoàng Văn Tưởng [7]; NgụyThu Hiền [9]; PhạmThị TuyếtMinh [19]; Trần Thị Nhung [29]; Nguyễn Bích Hương Thảo [10]; Đỗ Thị Thu Hằng [4]. Các tác giả này đã làm rõ được một số nội dung cơ bản của Kế toán chi phí và KTQT phục vụ
  • 21. 10 quản lý tác nghiệp trong ngắn và trung hạn. Một số tác giả chỉ ra và làm rõ được những nội dung còn mới trong các nghiên cứu KTQT tại Việt Nam như các vấn đề liên quan đến mô hình ABC, tính giá thành mục tiêu (Target Costing). * Về các nghiên cứu chi tiết từng nội dung KTQT. Hầu hết các nghiên cứu trong giai đoạn trước đây (trước năm 2000) đều chỉ tập trung vào Kế toán chi phí, cụ thể là: (i) tập hợp và phân bổ chi phí theo mô hình truyền thống (phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức khối lượng); (ii) tính toán giá thành sản phẩm (giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ/tiêu thụ của sản phẩm). Một số nghiên cứu vẫn đồng nhất cách hiểu giữa KTQT và kế toán chi phí là một. Một số tác giả nghiên cứu về nội dung kế toán chi phí hay KTQT chi phí trong giai đoạn này như: Phạm Tiến Bình [20]; Đoàn Đình Thiêm [2] đã phân loại chi phí chăn nuôi thành định phí và biến phí theo tiêu thức mối quan hệ với mức độ hoạt động nhằm phục vụ cho việc hạch toán chi phí và xác định hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh. Giai đoạn từ năm 2000 trở lại đây, các nghiên cứu vẫn chủ yếu tập trung vào nội dung quản trị chi phí nhằm mục tiêu tính giá thành. Tuy nhiên, các nghiên cứu về nội dung quản trị chi phí đã có sự tăng trưởng mạnh cả về số lượng và chất lượng. Các nghiên cứu đã tập trung sâu hơn vào việc nhận diện chi phí, các phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở và phương pháp tính giá thành sản phẩm. Ngoài ra, các phương pháp xây dựng dự toán chi phí sản xuất cũng được nhiều tác giả nghiên cứu như: Trần Văn Dung [30]; Hồ Văn Nhàn [6]; Nguyễn Quốc Thắng [14]; Vũ Thị Kim Anh [31]. Nguyễn Thị Ngọc Lan [15]; Phạm Thị Tuyết Minh [19]; Nguyễn Bích Hương Thảo [10]. Bên cạnh đó, một số tác giả đã nghiên cứu về mô hình/công cụ quản trị chi phí hiện đại, ví dụ như: Hoàng Văn Tưởng [7], đã đề cập khái quát về kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC – Activity Based Costing); Phạm Hồng Hải [17] đã trình bày và luận giải những vấn đề cơ sở về ABC/M, sự phát triển các lý thuyết về ABC/M, các ứng dụng của ABC/M vào thực tiễn và xây dựng phương án ứng dụng ABC/M vào Việt Nam; Nguyễn Hoàn [11], Nguyễn Bích Hương Thảo [10], Đỗ Thị Thu Hằng [4] đã đề cập tới Kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC), mô hình quản trị
  • 22. 11 chi phí mục tiêu (Target Costing), mô hình quản trị chi phí theo vòng đời sản phẩm (Life-Cycle Costing) và mô hình quản trị chi phí theo kiểu Kaizen (Kaizen Costing). Nội dung quản trị các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất được Đỗ Thị Thu Hằng [4] nghiên cứu trong luận án tiến sĩ của mình với việc quản trị các yếu tố như: nguyên vật liệu, nhân công và tài sản cố định. Nội dung kiểm soát chi phí của KTQT được Vũ Thị Kim Anh [31] đề cập tới thông qua việc phân tích biến động (variance) giữa dự toán chi phí và chi phí thực tế. Việc nghiên cứu mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận (CVP) cũng được 1 số tác giả đề cập đến trong các nghiên cứu của mình, như: Hoàng Văn Tưởng [7]; Nguyễn Hoàn [11]; Vũ Thị Kim Anh [31]. Kế toán trách nhiệm cũng được một số tác giả nghiên cứu như: Hoàng Văn Tưởng [7]; Nguyễn Hoàn [11]; Vũ Thị Kim Anh [31]; Đỗ Thị Thu Hằng [4]. Ngoài các nghiên cứu về KTQT phổ biến và một số mô hình/công cụ quản trị chi phí hiện đại như nêu trên thì một số tác giả đã đề cập đến một vài nội dung khác của KTQT hiện đại như: Phạm Quang [18] đã cho rằng “Quy luật cạnh tranh dẫn đến mỗi loại sản phẩm, mỗi mặt hàng hoặc một loạihìnhkinhdoanh cụthể của các doanh nghiệp đều có tính lịch sử, tức là có quá trình phát sinh, phát triển, suy tàn và diệt vong – đó chính là “chu kỳ sống hay vòng đời của sản phẩm””. Hay Hoàng Văn Tưởng [7] nhận định “Nhà quản trị ngày càng phải hiểu hơn các công cụ KTQT, trong khi các chuyên gia KTQT phải am tường về chiến lược kinh doanh, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp hay những phương pháp quản lý hiện đại như quản trị chất lượng toàn diện, hệ thống sản xuất tinh gọn hay hệ thống tồn kho kịp thời…”. Thứ ba, tổng quan các vấn đề về ứng dụng KTQT trong từng lĩnh vực, ngành nghề. Kể từ khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng với quốc tế kéo theo tốc độ phát triển cũng gia tăng, dẫn tới nhiều lĩnh vực ngành nghề cũng có sự tăng trưởng và mở rộng.Chínhvì vậy, các nghiên cứu KTQT trong cáclĩnh vực ngành nghề cũng phong phú, đa dạng hơn. Có thể kể đến một số lĩnh vực ngành nghề đã được các tác
  • 23. 12 giả kể trên nghiên cứu như sau: Ngành xây dựng với nghiên cứu của tác giả Hoàng Văn Tưởng [7], Đỗ Thị Thu Hằng [4]; Ngành sản xuất kẹo bánh với nghiên cứu của tác giả: Nguyễn Hoàn [11]; Ngành dịch vụ vận tải với nghiên cứu của các tác giả: Vũ Thị Kim Anh [31], Ngụy Thu Hiền [9]; Ngành dầu khí với nghiên cứu của tác giả: Lưu Thị Hằng Nga (2004), Trần Hải Long [28]; Ngành nông nghiệp sản xuất giống cây trồng với nghiên cứu của tác giả: Nguyễn Quốc Thắng [14]; Ngành sản xuất và chế biến gỗ với nghiên cứu của tác giả: Phạm Hồng Hải [17]… 2. Đánh giá các kết quả nghiên cứu trước đây Sau gần 30 năm kể từ khi khái niệm KTQT được đề cập tới lần đầu tại Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Nhìn chung, các nghiên cứu đã làm rõ được những lý luận cơ bản của KTQT cũng như giải quyết được bài toán KTQT trong một số ngành nghề, lĩnh vực hoặc doanh nghiệp cụ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn còn một số khoảng trống tồn tại chưa được giải quyết như sau: Thứ nhất, khoảng trống về các vấn đề lý luận chung của KTQT. * Vềcácquan điểmKTQT. Cácquanđiểmcủacácnhà khoa học mớichỉ miêu tả về KTQT trong một giai đoạn phát triển, chưa đưa ra được mô tả chung nhất về KTQT theo tiến trình lịch sử. Nghiên cứu của IFAC (1998) đã đưa ra được những mô tả về KTQT theo tiến trình lịch sử nhưng chưa làm rõ được nhiệm vụ/chức năng của KTQT trong mối quan hệ với việc thực hiện các chức năng quản lý của nhà quản trị [63]. * Về bản chất của KTQT. Chưa có nghiên cứu nào làm rõ sự khác biệt và thống nhất giữa các khái niệm KTQT được đưa ra dưới quan điểm của nhà quản trị (manager) với các khái niệm KTQT được đưa ra dưới quan điểm của chủ sở hữu (owner). * Về vai trò, đối tượng và phương pháp của KTQT. Các nghiên cứu mới chỉ đưa ra vai trò, đối tượng và phương pháp của KTQT như những nội dung đã được thừa nhận mà chưa tiếp cận các vấn đề này theo tiến trình lịch sử của KTQT để có thể có cái nhìn tổng thể và toàn diện về các vấn đề này.
  • 24. 13 Thứ hai, khoảng trống về nội dung KTQT. * Về các nghiên cứu toàn diện/tổng thể nội dung KTQT. Việc nghiên cứu toàn diện các nội dung KTQT mới chỉ được các nghiên cứu tiếp cận theo yếu tố hay các đối tượng kế toán cụ thể như: nội dung KTQT tiền, hàng tồn kho, nhân công, TSCĐ, chiphí, giáthành,doanh thu,kết quả hoạtđộng SXKDv.v… Một số nghiên cứu (đặc biệt là các luận án tiến sĩ trong nước) hay một vài tài liệu khác có đề cập tới các chức năng quản lý của nhà quản trị trong doanh nghiệp và đã chỉ ra được mối liên hệ giữa KTQT nói chung với các chức năng quản lý này. Tuynhiên, chưa có nghiên cứu toàn diện nào về các nội dung KTQT trong mối quan hệ với các chức năng quản lý của nhà quản trị. Theo đó, chưa có nghiên cứu nào có thể làm rõ bản chất, chức năng hay vai trò quan trọng nhất của KTQT là công cụ hỗ trợ nhà quản trị thực hiện các chức năng quản lý của mình. * Về các nghiên cứu chi tiết từng nội dung KTQT. Vì các nghiên cứu trước đây chưa hệ thống hóa được các nội dung KTQT một cách toàn diện, tổng thể nên khi triểnkhaicác nghiên cứu ứngdụng cụ thể tạitừngđơnvị đãbỏ sótnhiềunộidung chưa được đề cập. Cụ thể là hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung tìm hiểu các nội dung KTQT liên quan đến chi phí, KTQT phục vụ quản trị tác nghiệp mà chưa có nhiều nghiên cứu đề cập tới những nội dung mới hiện nay như các nội dung KTQT phục vụ quản trị chiến lược hay quản trị phát triển bền vững. Thứ ba, khoảng trống về ứng dụng KTQT trong từng lĩnh vực, ngành nghề. Chưa có nghiên cứu nào xác định được đầy đủ nội dung KTQT phù hợp với doanh nghiệp SXKD điện và cũng chưa có nghiên cứu nào mang tính ứng dụng đề xuất các giải pháp hoàn thiện KTQT tại PV-Power. 3. Câu hỏi, mục tiêu, phương pháp và khung nghiên cứu của luận án 3.1 Câu hỏi nghiên cứu Dựa trên những nghiên cứu về KTQT trước đây trên thế giới và tại Việt Nam, tác giả đã chỉ ra những tồn tại và khoảng trống về nghiên cứu KTQT cho tới thời
  • 25. 14 điểm hiện tại. Để giải quyết các tồn tại và lấp đầy các khoảng trống nghiên cứu này, tác giả xác định câu hỏi nghiên cứu cho luận án như sau: - Thứ nhất, cần hiểu các vấn đề lý luận chung của KTQT trong tiến trình lịch sử phát triển của KTQT như thế nào? - Thứ hai, những nội dung cơ bản của KTQT là gì và mối quan hệ của chúng với các chức năng quản lý của nhà quản trị như thế nào? - Thứ ba, với đặc điểm của các đơn vị SXKD điện và đặc điểm ngành điện, những nội dung nào của KTQT có thể áp dụng phù hợp với các đơn vị SXKD điện? - Thứ tư, cần hoàn thiện các nội dung KTQT tại PV-Power như thế nào để đáp ứng yêu cầu quản lý và phù hợp với định hướng/quy hoạch phát triển ngành điện của Việt Nam cũng như yêu cầu tái cơ cấu DNNN? 3.2 Mục tiêu nghiên cứu - Thứ nhất, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận chung về KTQT theo tiến trình lịch sử của KTQT (Mục tiêu 1). - Thứ hai, làm rõ các nội dung của KTQT trong mối quan hệ với các cấp quản lý và các chức năng quản lý của nhà quản trị (Mục tiêu 2). - Thứ ba, tìm hiểu các đặc điểm bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tới nội dung KTQT tại doanh nghiệp SXKD điện như PV-Power (Mục tiêu 3). - Thứ tư, tìm hiểu thực trạng nội dung KTQT tại các đơn vị thuộc PV-Power. Từ đó có những đánh giá về kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế (Mục tiêu 4). - Thứ năm, đề xuất giải pháp hoàn thiện nội dung KTQT tại các đơn vị thuộc PV-Power theo mối quan hệ với các chức năng quản lý của nhà quản trị các cấp (Mục tiêu 5). 3.3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu Tác giả sử dụng triết học Mác – Lênin, cụ thể là sử dụng phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử để làm phương pháp luận cho luận án. Phương pháp
  • 26. 15 luận này là cơ sở, có tác dụng là nền tảng để lựa chọn các phương pháp nghiên cứu. Phương pháp luận này cũng là nguyên tắc để tác giả giải quyết các vấn đề đã đặt ra. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu. Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra ở trên, trước tiên, tác giả thu thập các dữ liệu nghiên cứu như sau: - Thứ nhất, dữ liệu thứ cấp. Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn: sách, báo, tạp chí, luận án… Các nguồn dữ liệu bao gồm cả nguồn dữ liệu trong nước và nước ngoài. Nội dung và mục đích sử dụng các dữ liệu thứ cấp cụ thể như sau: (1) dữ liệu thứ cấp về lịch sử KTQT thế giới, các quan điểm về KTQT, vai trò, đối tượng và phương pháp của KTQT để phục vụ nghiên cứu đạt được mục tiêu 1; (2) dữ liệu thứ cấp về các chức năng quản lý của nhà quản trị và các nội dung KTQT được sử dụng rộng rãi để phục vụ nghiên cứu đạt được mục tiêu 2; (3) dữ liệu thứ cấp về các nhân tố ảnh hưởng tới KTQT để làm cơ sở lý luận phục vụ nghiên cứu đạt được mục tiêu 3; (4) dữ liệu thứ cấp là các tài liệu, số liệu về thực trạng KTQTthu thập được tại PV- Power và các đơn vị trực thuộc để phục vụ nghiên cứu đạt được mục tiêu 4; (5) dữ liệu thứ cấp về triển vọng phát triển kinh tế và ngành điện Việt Nam để làm căn cứ nghiên cứu đạt được mục tiêu 5. -Thứhai,dữliệusơcấp.Đểthuthậpdữliệusơcấp,tácgiảsửdụng02phương pháp là: phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát và phương pháp phỏng vấn. + Với phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát. Có 02 loại phiếu khảo sát được sử dụng trong luận án, bao gồm: (1) phiếu khảo sát về đặc điểm của PV-Power ảnh hưởng tới nội dung KTQT tại PV-Power (Phiếu khảo sát số 1) để làm căn cứ thực tế phục vụ nghiên cứu đạt được mục tiêu 3; (2) phiếu khảo sát về thực trạng KTQT tại PV-Power (Phiếu khảo sát số 2) để kết hợp với các tài liệu, số liệu về thực trạng KTQT thu thập được ở trên làm căn cứ thực tế phục vụ nghiên cứu đạt được mục tiêu 4.
  • 27. 16 Với phiếu khảo sát số 1, tác giả gửi phiếu khảo sát cho nhóm các đối tượng (nhóm “N1”) bao gồm: thành viên Hội đồng thành viên của PV-Power, thành viên Ban Tổng giám đốc của PV-Power, trưởng và phó các phòng/ban/bộ phận thuộc cơ quan Tổng Công ty. Đây đều là những đối tượng có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, vận hành các nhà máy điện cũng như có hiểu biết đầy đủ về thị trường điện và ngành điện Việt Nam. Ngoài ra, các đối tượng được khảo sát đều là những người làm việc tại cơ quan Tổng Công ty nên họ sẽ là những người có hiểu biết đầy đủ nhất về đặc điểm SXKD của các nhà máy điện đang được PV-Power vận hành. Số lượng phiếu được gửi đi và thu về là 28, trong đó: 05 phiếu của các thành viên Hội đồng thành viên PV-Power, 05 phiếu của các thành viên Ban Tổng giám đốc và 18 phiếu của trưởng và phó các phòng/ban/bộ phận thuộc cơ quan Tổng Công ty. Nội dung phiếu điều tra (Phụ lục 01) chủ yếu như sau: Bảng TQ.01 – Bảng tóm tắt nội dung Phiếu khảo sát số 1 STT Nội dung Câu hỏi I Thông tin người được khảo sát II Thông tin đề tài III Câu hỏi khảo sát 3.1 Nhóm câu hỏi về đặc điểm bên trong PV-Power 3.1.1 Nhóm câu hỏi về đặc điểm trong giai đoạn đầu tư nhà máy điện 1 - 4 3.1.2 Nhóm câuhỏi vềđặcđiểmtrong giai đoạn vậnhành nhà máy điện 5 - 15 3.2 Nhóm câu hỏi về đặc điểm bên ngoài PV-Power 16 - 17 3.3 Nhómcâu hỏi về sự ảnh hưởng của cácđặc điểmđến nhu cầu thông tin của nhà quản trị tại PV-Power 18 - 24 (Nguồn: Trích từ Phiếu khảo sát số 1) Với phiếu khảo sát số 2, tác giả gửi phiếu khảo sát cho nhóm các đối tượng (nhóm “N2”) bao gồm: thành viên Hội đồng thành viên của PV-Power, thành viên Ban Tổng giám đốc của PV-Power, trưởng và phó các phòng/ban/bộ phận thuộc cơ
  • 28. 17 quan Tổng Công ty, giám đốc các chi nhánh vận hành nhà máy điện, người đại diện phần vốn tại các công ty con vận hành nhà máy điện, trưởng các phòng/ban/bộ phận thuộc các chi nhánh và các công ty con vận hành nhà máy điện. Đây là những đối tượng trực tiếp cung cấp và trực tiếp sử dụng các thông tin KTQT tại PV-Power. Vì vậy, những đối tượng này có hiểu biết đầy đủ về thực trạng KTQT nói chung và thực trạng nội dung KTQT nói riêng tại PV-Power. Số lượng phiếu được gửi đi và thu về là63, trong đó: 05 phiếu của cácthành viên Hội đồng thành viên PV-Power, 05 phiếu củacácthànhviênBanTổnggiámđốc,18phiếucủatrưởngvàphócácphòng/ban/bộ phận thuộc cơ quan Tổng Công ty, 03 phiếu của các giám đốc chi nhánh, 04 phiếu của các người đại diện phần vốn tại công ty con, 28 phiếu của trưởng các phòng/ban/bộ phận thuộc các chi nhánh và công tycon. Nội dung phiếu điều tra (Phụ lục 03) chủ yếu như sau: Bảng TQ.02 – Bảng tóm tắt nội dung Phiếu khảo sát số 2 STT Nội dung Câu hỏi I Thông tin người được khảo sát II Thông tin đề tài III Câu hỏi khảo sát 3.1 Nhóm câu hỏi về việc thực hiện các chức năng quản lý của nhà quản trị tại PV-Power 3.1.1 Nhóm câu hỏi về phân cấp quản lý tại PV-Power 1 - 2 3.1.2 Nhóm câu hỏi về thực hiện các chức năng quản lý tại PV- Power 3 - 4 3.2 Nhómcâuhỏivềthựctrạng KTQTtrong mốiquanhệvới các chức năng quản lý của nhà quản trị tại PV-Power 3.2.1 Nhóm câu hỏi về thực trạng KTQT phục vụ nhà quản trị tác nghiệp trong ngắn và trung hạn tại PV-Power (NhómcâuhỏiKHÔNGdànhchoông(bà)làthànhviênHộiđồng thành viên Tổng Công ty PV-Power). 5 - 27
  • 29. 18 3.2.2 Nhóm câu hỏi về thực trạng KTQT phục vụ nhà quản trị chiến lược trong dài hạn tại PV-Power (Nhóm câu hỏi CHỈ dành cho ông (bà) là thành viên Hội đồng thành viên Tổng Công ty PV-Power). 28 - 40 (Nguồn: Trích từ Phiếu khảo sát số 2) + Với phương pháp phỏng vấn. Tác giả cũng tiến hành phỏng vấn nhóm N1 để làmrõ hơn một số vấn đề thực trạng tại PV-Power, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các chức năng quản lý của nhà quản trị và trình độ của nhà quản trị cũng như nhân viên KTQT tại PV-Power. Bên cạnh đó, tác giả cũng tham khảo ý kiến một số chuyên gia về KTQT bằng hình thức phỏng vấn về tính khả thi của các giải pháp trong thực tế. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các kiến nghị cũng như các điều kiện để nâng cao tính khả thi của các giải pháp. * Phương pháp xử lý dữ liệu. Đối với dữ liệu thứ cấp, sau khi thu thập tiến hành phân loại, sắp xếp các dữ liệu theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng. Đối với dữ liệu sơ cấp, từ các dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích, tổng hợp chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học. Trên cơ sở xử lý ban đầu các dữ liệu thu thập được, tác giả sử dụng phương pháp định tính làm nền tảng cho các nghiên cứu trong luận án. Quy trình nghiên cứu được kết hợp giữa diễn giải và quy nạp, tùy từng mục tiêu nghiên cứu cần đạt được. Một số kỹ thuật cụ thể như kỹ thuật tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh, phỏng vấn v.v… được tác giả sử dụng linh hoạt trong luận án. 3.4 Khung nghiên cứu Khung nghiên cứu của luận án được trình bày dưới dạng sơ đồ mục tiêu và cách thức tiếp cận như sau (Sơ đồ trang sau):
  • 30. 19 Sơ đồ TQ01 – Sơ đồ mục tiêu và cách thức tiếp cận luận án (Nguồn: Đề xuất của tác giả) Mục tiêu 1: - Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận chung về KTQT theo tiến trình lịch sử của KTQT. Nghiên cứu (i) lịch sử hình thành và phát triển KTQT trên thế giới, (ii) các vấn đề lý luận chung của KTQT. Nghiên cứu (i) các nhân tố ảnh hưởng đến KTQT trong DN; (ii) đặc điểm PV-Power và thị trường điện Việt Nam. Thống kê, mô tả thực trạng áp dụng nội dung KTQT tại các đơn vị SXKD điện thuộc PV-Power. Mục tiêu 5: - Giải pháp hoàn thiện nội dung KTQT tại các đơn vị SXKD điện thuộc PV-Power. Nghiên cứu (i) định hướng phát triển kinh tế và quy hoạch ngành điện Việt Nam và (ii) điều kiện thực hiện các giải pháp. Mục tiêu 3: - Tìm hiểu các đặc điểm bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tới nội dung KTQT tại doanh nghiệp SXKD điện như PV-Power. Mục tiêu 4: - Đánh giá thực trạng áp dụng nội dung KTQT tại các đơn vị SXKD điện thuộc PV-Power. Mục tiêu 2: - Làm rõ các nội dung của KTQT trong mối quan hệ với các cấp quản lý và các chức năng quản lý của nhà quản trị. Nghiên cứu (i) các nội dung cơ bản của KTQT, (ii) các chức năng quản lý của nhà quản trị.
  • 31. 20 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP 1.1 Các quan điểm, khái niệm và bản chất của KTQT Phần “Tổng quan vấn đề nghiên cứu” của luận án đã trình bày, KTQT có lịch sử phát triển hàng trăm năm (kể từ đầu thế kỷ XIX cho tới ngày nay) và được IFAC (1998) hệ thống hóa lại trong 04 giai đoạn [63]: - Giai đoạn 1 (Trước 1950) – Xác định chi phí và kiểm soát tài chính. - Giai đoạn 2 (1950 - 1965) – Thông tin cho lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động. - Giai đoạn 3 (1965 - 1985) – Cắt giảm những lãng phí trong sử dụng nguồn lực doanh nghiệp. - Giai đoạn 4 (1985 - nay) – Tạo ra giá trị tối đa thông qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp. Tác giả sửdụng 04 giai đoạn trên theo thống kê của IFAC để hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về KTQT như: các quan điểm, khái niệm, bản chất, vai trò, đối tượng và phương pháp của KTQT theo tiến trình lịch sử. Qua đó, có thể có cái nhìn đầy đủ, chặt chẽ và toàn diện hơn về KTQT. 1.1.1 Sự phát triển của các quan điểm về KTQT Kế toán chi phí (giai đoạn trước năm 1950). Mặc dù trải qua quá trình phát triển dài nhưng phải đến những năm 1950 của thế kỷ XX mới có những học giả đầu tiên nghiên cứu, tổng kết và đưa ra mô tả về KTQT. Vì vậy, trong giai đoạn trước 1950,khôngcóquanđiểmnàovề KTQTđược đưa ra. Tuynhiên,sau này, khinghiên cứu về lịch sử KTQT, nhiều học giả trên thế giới cũng đã đưa ra những mô tả về Kế toán chi phí (đượchiểu là KTQTgiai đoạntrước năm1950). Ví dụnhưJohnson [67], Johnson & Kaplan [65], Parker [82]… cho rằng Kế toán chi phí là việc người làm kế toán sử dụng các tài khoản kế toán để phản ánh chi phí nguyên liệu, chi phí nhân công; đồng thời họ dùng các kỹ thuật tập hợp và phân bổ các chi phí chung cho các đối tượng tính giá thành. Như vậy, các học giả đưa ra quan điểm về Kế toán chi phí
  • 32. 21 tronggiaiđoạnnàylàcông cụ xác địnhgiáthànhsảnphẩmlàmcơsở cung cấpthông tin lãi/lỗ cho nhà quản trị. Nếu chỉ xem xét Kế toán chi phí dưới góc độ này sẽ dễ dẫn tới quan điểm cho rằng Kế toán chi phí là một nội dung của KTTC. Tuy nhiên, khi nghiên cứu toàn bộ lịch sử phát triển của KTQT, các học giả kể trên đã tìm thấy mối liên hệ giữa Kế toán chi phí và KTQT. Theo đó, Kế toán chi phí và KTQT có mối liên hệ mật thiết với nhau. Yêu cầu cơ bản của KTQT là sự tồn tại của hệ thống kế toán chi phí nhằm mục đích cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, kiểm soát và đưa ra quyết định. Hay nói cách khác, Kế toán chi phí là nền tảng cơ bản cho KTQT sau này. Chính vì vậy, Kế toán chi phí sau này vừa được coi là một nội dung của KTTC (khi thông tin về chi phí được cung cấp ra bên ngoài) đồng thời cũng được coi là nội dung của KTQT (khi thông tin về chi phí được cung cấp cho các đối tượng bên trong doanh nghiệp). Kế toán quản trị tác nghiệp 1 (giai đoạn 1950 – 1965). Giai đoạn này ghi nhận những mô tả về KTQT đầu tiên được đưa ra. Trước tiên phải kể tới học giả Simon và cộng sự (1954) đã chỉ ra rằng “thông tin KTQT được sử dụng để phục vụ nhà quản trị thực hiện 03 chức năng: (1) xác định kết quả hoạt động, (2) đánh giá hiệu quả và (3) giải quyết các vấn đề phát sinh trong điều hành” [92]. Sau đó, học giả Chatfield [40] đã thống kê về nhu cầu thông tin KTQT của nhà quản trị trong những năm 1950 và chỉ ra chúng bao gồm “(1) thông tin để tính toán giá thành sản phẩm, (2) thông tin để đo lường hiệu quả với các mô hình chi phí cận biên”. Năm 1983, học giả Robert Kaplan đã nêu ra quan điểm của mình về kế toán trách nhiệm – một công cụ phục vụ nhà quản trị để đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức và cá nhân nhà quản lý, ông cho rằng: “kế toán trách nhiệm xuất hiện lần đầu tại Mỹ vào những năm 1960 khi mà các công ty của Mỹ phát triển với quy mô toàn cầu và có nhiều bộ phận hoạt động riêng biệt” [71]. Theo Kaplan, kế toán trách nhiệm giúp nhà quản trị quản lý, điều hành tốt hơn với các công ty có quy mô lớn. Như vậy, trong giai đoạn này, các học giả đều cho rằng KTQT đã thực hiện được vai trò là công cụ hỗ trợ nhà quản trị thực hiện các chức năng quản lý. Tuy nhiên, cũng theo các học giả nêu trên, thông tin KTQT cung cấp trong giai đoạn này mới chỉ đáp ứng được nhu cầu quản lý tác nghiệp ngắn hạn của nhà quản trị. 1 Còn được gọi là Kế toán quản trị truyền thống.
  • 33. 22 Cũng trong nghiên cứu năm 1983 của mình, Kaplan đã chỉ ra rằng KTQT tác nghiệp thiên quá nhiều vào các kỹ thuật tính toán. Và nhà quản trị không thể lúc nào cũng có thể kiểm soát được sự chính xác của các kỹ thuật tính toán mà người làm KTQT tác nghiệp thực hiện. Vì vậy, với sự phức tạp trong các kỹ thuật tính toán của KTQT tác nghiệp có thể dẫn tới nhiều rủi ro cho nhà quản trị khi đưa ra quyết định. Bên cạnh đó, trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng biến động và phức tạp, các yếu tố không chắc chắn cũng xuất hiện nhiều hơn khiến cho các phương pháp/kỹ thuật KTQT tác nghiệp không còn phù hợp bởi chúng tập trung quá nhiều vào các thông tin tài chính, thông tin định lượng và thông tin quá khứ. Chính vì lý do này, Kaplan giải thích cho sự ra đời của KTQT chiến lược trong giai đoạn tiếp theo [71]. Kế toán quản trị chiến lược (giai đoạn 1965 – 1985). Các học giả Hoskin & Macve (1988) cho rằng trong những năm 1970, các kỹ thuật KTQT chi phí đầu tiên để hỗ trợ nhà quản trị quản lý chiến lược mới được ra đời [61]. Năm 1987, các học giả Johnson & Kaplan xác định khái niệm KTQT chiến lược (Strategic Management Accounting) được xuất hiện lần đầu vào năm 1981 [65]. Lúc này, KTQT chiến lược nhằm mục đích hỗ trợ nhà quản trị trong việc quản trị các chiến lược của doanh nghiệp. Năm 1985, học giả Porter nghiên cứu bổ sung thêm các kỹ thuật mới phục vụ quản trị doanh nghiệp như: (1) mô hình phân tích chuỗi giá trị (value chain) hay (2) phân tích đối thủ cạnh tranh (competitors’ analysis) [85]. Như vậy, các học giả cho rằng KTQT trong giai đoạn này đã cung cấp thông tin đáp ứng được nhu cầu quản lý chiến lược trong dài hạn của nhà quản trị. Thông tin KTQT cung cấp là căn cứ để nhà quản trị đưa ra những quyết định làm gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có thể đến từ (1) dẫn đầu chi phí thấp (low-cost leader) hoặc/và (2) sự khác biệt từ sản phẩm (differentiation). Dẫn đầu chi phí thấp là việc doanh nghiệp có chi phí SXKD thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh, dẫn tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ cao hơn so với các đối thủ nếu sản phẩm có cùng giá bán. Ngoài ra, dẫn đầu chi phí thấp cũng là cơ sở để doanh nghiệp thiết lập những mức giá bán thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh, qua đó doanh nghiệp có thể chiếm lĩnh thị trường ở một phân khúc sản phẩm nào đó. Sự khác biệt từ sản phẩm là sự khác biệt từđặc tính, tính chất sản phẩm của doanh nghiệp mà sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh không có. Sự khác biệt
  • 34. 23 này tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp khi khách hàng sẽ ưu tiên dùng sản phẩm của doanh nghiệp mà không quan tâm nhiều lắm tới giá bán sản phẩm của doanh nghiệp có cao hơn giá bán của các đối thủ cạnh tranh. Kếtoánpháttriển bềnvững(giaiđoạn 1985 –nay). Nhiều họcgiảvàtổ chức nghề nghiệp quan tâm tới Kế toán phát triển bền vững (Sustainability Accounting) 2 như Gray & Collison [53], Elkington [48], Adams và cộng sự [34], Gray và Milne [54],HenriquesvàRichardson [59], ICAEW[62], ACCAvàFTSE[33],CIMA[41], IFAC [64]… Họ đều cho rằng các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển bền vững thì ngoài việc quan tâm tới lợi nhuận của chủ sở hữu còn phải quan tâm tới lợi ích cộng đồng, tới lợi ích các bên liên quan của doanh nghiệp; cụ thể ở đây là: môi trường, xã hội và kinh tế. Và nhà quản trị doanh nghiệp cần phải dành ra một phần nguồn lực của doanh nghiệp để đầu tư cho vấn đề này. Chính vì vậy, KTQT cần phải cung cấp được thông tin cho nhà quản trị về kế hoạch sử dụng và thực tế sử dụng các nguồn lực cho các vấn đề nêu trên nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Tóm lại, có nhiều quan điểm về KTQT và chúng biến đổi theo thời gian cho phù hợp với nhu cầu thông tin của nhà quản trị trong từng giai đoạn lịch sử. Đầu tiên, KTQT phải đáp ứng nhu cầu của nhà quản trị trong việc xác định lãi/lỗ của doanh nghiệp. Tiếp theo đó, KTQT cần phải giúp nhà quản trị thực hiện các hoạt động điều hành mang tính tác nghiệp ngắn hạn. Khi nền kinh tế có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp, KTQT cần phải cung cấp thông tin để nhà quản trị có những quyết định làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong dài hạn. Và đến gần đây, khi doanh nghiệp đã có thể tồn tại trong nền kinh tế cạnh tranh thì KTQT cần phải cung cấp được thông tin cho nhà quản trị để đưa ra những quyết định giúp doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Mặc dù có nhiều quan điểm về KTQT như vậy nhưng tựu chung lại, các quan điểm đều cho rằng KTQT là công cụ hỗ trợ nhà quản trịtrongviệcthựchiệncácchứcnăngquảnlý của mình. VàsựpháttriểncủaKTQT là sự phát triển mang tính bồi đắp, mở rộng chứ không phải sự phát triển mang tính phủ định, xóa bỏ. 2 Được hiểu như là Kế toán môi trường, Kế toán trách nhiệm xã hội.
  • 35. 24 1.1.2 Khái niệm và bản chất của KTQT Dựa trên điểm chung của các quan điểm về KTQT như trên, một vài học giả và tổ chức đã đưa ra những khái niệm riêng về KTQT. Có thể kể tên một vài học giả nổi tiếng nước ngoài đã đưa ra khái niệm về KTQT như: Kaplan, Bouquin, R. Kinney & A. Raiborn (2011), William N. Lanen và cộng sự (2013), Charles T. Horngren và cộng sự (2014)… [78], [96]. Cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về KTQT trong và ngoài nước trích dẫn các khái niệm này. Tác giả không trích dẫn lại mà tổng hợp nội hàm của các khái niệm như sau: “KTQT là một bộ phận của hệ thống thông tin phục vụ nhà quản trị trong việc hoạch định, kiểm soát, đo lường hiệu quả và ra quyết định trong quá trình điều hành tổ chức. Để cung cấp được các thông tin đáp ứng yêu cầu nhà quản trị, KTQT cũng phải thực hiện quy trình của kế toán là: thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin”. Các hiệp hội nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán uy tín trên thế giới cũng đưa ranhữngkháiniệmcủamìnhđểmôtảcácthuậtngữchínhthứcvềKTQTnhư:CIMA 3 , ACCA 4 , ICAEW 5 . Trong đó, ACCA và ICAEW đưa ra khái niệm về KTQT gần giống với các học giả nêu trên. Còn CIMA đưa ra khái niệm KTQT như sau: “KTQT là việc vận dụng các nguyên tắc kế toán và quản trị tài chính để tạo lập, bảo vệ, bảo tồn và gia tăng giá trị cho chủ sở hữu của các tổ chức vì lợi nhuận hoặc tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong các lĩnh vực công và lĩnh vực tư”. CIMA có cách tiếp cận kháiniệmKTQTkhác với các cánhân, tổ chức khác ởchỗ: CIMAcoi KTQTlà công cụ để làm tăng giá trị cho chủ sở hữu (owners). Còn các cá nhân, tổ chức khác coi KTQT là công cụ phục vụ nhà quản trị (managers) thực hiện các chức năng quản lý của mình. Theo quan điểm của tác giả, khi sử dụng lý thuyết người đại diện (agency theory) để giải thích thì khái niệm KTQT của CIMA và khái niệm KTQT của các cá nhân, tổ chức khác không có sự khác biệt. Bởi CIMA đứng trên góc độ của chủ sở hữu (owners) để đưa ra khái niệm KTQT, còn các cá nhân, tổ chức khác đứng trên góc độ của nhà quản trị (managers) để đưa ra khái niệm KTQT. Mà theo lý thuyết người đại diện (agency theory), mặc dù chủ sở hữu (owners) và nhà quản trị (managers) có những lợi ích khác nhau nhưng chủ sở hữu (owners) có thể sử dụng 3 CIMA Official Terminology. 4 ACCA Official Terminology. 5 ICAEW Official Terminology.
  • 36. 25 nhiều công cụ để khiến nhà quản trị (managers) phải hành động nhằm đạt được các lợi ích mà chủ sở hữu (owners) mong muốn. Và KTQT là một trong những công cụ đó. Nói ngắn gọn, sử dụng lý thuyết người đại diện (agency theory) để giải thích thì KTQT được coi là: “công cụ phục vụ nhà quản trị (managers) để thực hiện những chức năng quản lý của mình nhằm đạt được các mục tiêu của chủ sở hữu (owners)”. Tác giả cũng nhận thấy nhiều luận án trích dẫn các khái niệm về KTQT của các trường đại học trong nước như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính, Đại học Thương mại… Về cơ bản, các trường đại học đều đưa ra các khái niệm KTQT gần giống với khái niệm của các học giả được kể tên ở trên, cụ thể: các trường đều coi KTQT là một khoa học và trải qua một quy trình kế toán (thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin); các trường cũng tiếp cận KTQT từ góc độ của nhà quản trị (managers) khi cho rằng KTQT là công cụ hỗ trợ nhà quản trị thực hiện các chức năng quản lý của mình. Nhìn chung, các khái niệm KTQT được liệt kê ở trên đều đã phản ánh được điểm chung của các quan điểm về KTQT, đó là: “KTQT là công cụ hỗ trợ nhà quản trị trong việc thực hiện các chức năng quản lý”. Tuy nhiên, để khái quát lại, tác giả đưa ra khái niệm riêng về KTQT như sau: “KTQT là một bộ phận của hệ thống thông tin kế toán, phục vụ nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện các chức năng quản lý của mình nhằm đạt được các mục tiêu mà chủ sở hữu đặt ra”. Các học giả nghiên cứu lịch sử KTQT đã đưa ra rất nhiều quan điểm, khái niệm về KTQT. Tuy nhiên, khi tìm hiểu và tổng hợp lại, tác giả nhận thấy giữa các quan điểm và khái niệm vẫn tồn tại những điểm chung không đổi. Và có thể coi những điểm chung không đổi đó như là bản chất của KTQT bởi dù được hiểu dưới quan điểm hay khái niệm nào thì KTQT đều có những biểu hiện như vậy. Theo quan điểm tác giả, bản chất (những điểm chung không đổi) của KTQT bao gồm bốn điểm sau: Thứ nhất, KTQT là công cụ phục vụ nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện các chức năng quản lý của mình, bao gồm: (1) chức năng hoạch định, (2) chức năng tổ chức và kiểmsoát thực hiện (sau đâygọi tắt là “chức năng kiểm soát”), (3) chức năng đo lường và đánh giá hiệu quả (sau đây gọi tắt là “chức năng đánh giá hiệu quả”) và (4) chức năng ra quyết định. Ngoại trừ giai đoạn trước năm 1950 mới chỉ coi KTQT là Kế toán chi phí nhằm mục đích cung cấp thông tin lãi/lỗ cho nhà quản trị, trong
  • 37. 26 các giai đoạn phát triển về sau, KTQT luôn được coi là công cụ hỗ trợ nhà quản trị thực hiện chức năng quản lý của mình, cụ thể: giai đoạn 1950 – 1965, KTQT là công cụ hỗ trợ nhà quản trị thực hiện chức năng quản lý tác nghiệp ngắn hạn; giai đoạn 1965 – 1985, KTQT là công cụ hỗ trợ nhà quản trị thực hiện chức năng quản lý chiến lược dài hạn; giai đoạn 1985 – nay, KTQT là công cụ hỗ trợ nhà quản trị thực hiện chức năng quản lý phát triển bền vững. Thứ hai, KTQT mang bản chất của kế toán. KTQT thực hiện quy trình thông qua các bước: (1) thu thập thông tin đầu vào (dữ liệu – data); (2) xử lý, phân tích thông tin (dữ liệu – data); (3) cung cấp thông tin đầu ra (information). Thứba,hệ thốngthôngtin KTQTphùhợpvớinhu cầuthôngtincủa nhàquản trị trong từng điều kiện lịch sử. Tùy thuộc vào nhu cầu thông tin của nhà quản trị trongtừnggiaiđoạn mà KTQTcungcấpthôngtinđầu ratương ứng.Cácnộidung/kỹ thuật cụ thể của KTQT phải phát triển và biến đổi để có thể cung cấp được các thông tin đầu ra này. Đồng thời, thông tin đầu vào được thu thập, vai trò, đối tượng và phương pháp của KTQT cũng biến đổi phù hợp với từng nội dung/kỹ thuật KTQT cụ thể. Thứ tư, sự phát triển của KTQT mang tính bồi đắp. Sự phát triển hay sự thay đổi các quan điểm về KTQT không đồng nghĩa với sự phủ nhận, loại bỏ. Có nghĩa là nội dung KTQT mới không phủ nhận, không thay thế nội dung KTQT cũ. Mà ngược lại, chúng có sự hỗ trợ nhau để cung cấp được nhiều loại thông tin phong phú, đa dạng hơn cho các nhà quản trị để thực hiện các chức năng quản lý của mình. Trong một doanh nghiệp, KTQT vừa có thể đóng vai trò là Kế toán chi phí cũng vừa có thể là KTQT tác nghiệp, KTQT chiến lược và KTQT phát triển bền vững. 1.2 Vai trò, đối tượng và phương pháp của KTQT 1.2.1 Vai trò của KTQT Lịch sử phát triển KTQT ghi nhận sự thay đổi tích cực của vai trò KTQT và người làm KTQT trong doanh nghiệp. Giai đoạn trước 1950, nền kinh tế thế giới chưa có nhiều sự cạnh tranh, hệ thống quản trị trong doanh nghiệp cũng không được phân cấp đa dạng và chuyên môn hóa sâu như ngày nay. Tác giả Darius Gliaubicas trong một công bố của mình vào năm 2012 có tựa đề “Nghiên cứu về sự phát triển của KTQT trong bối cảnh có những tác động của yếu tố kinh tế” (Nguyên bản bằng
  • 38. 27 Tiếng Anh “The research of Management Accounting Evolution in the Context of Economic Changes”) đã chỉ ra 04 đặc điểm kinh tế ảnh hưởng tới KTQT trong giai đoạn này, bao gồm: (1) Vị thế của các công ty phương Tây đã kích thích nhu cầu về sản phẩm, hàng hóa được sản xuất bởi các công ty này trên toàn cầu; (2) Sự cạnh tranh yếu ớt của các đối thủ trên thị trường; (3) Ít tập trung vào chất lượng; (4) Sản xuất hàng loạt với quy mô lớn [44]. Những đặc điểm kinh tế trong giai đoạn này đã ảnh hưởng tới nhu cầu thông tin của nhà quản trị. Theo đó, nhà quản trị có nhu cầu thông tin tài chính trong giai đoạn đó thông thường chỉ là chủ sở hữu doanh nghiệp. Các nhà quản trị cấp dưới chỉ tập trung vào việc tổ chức thực hiện các kế hoạch chứ chưa chú trọng vào các chức năng quản lý khác. Vì vậy, trong giai đoạn đầu tiên, KTQT chỉ đóng vai trò cung cấp thông tin về chi phí, giá thành sản phẩm để nhà quản trị cấp cao nhất của doanh nghiệp xác định lãi/lỗ. Lúc này, người làm KTQT được hiểu như là các nhân viên kế toán chuyên tập hợp chi phí và tính toán giá thành. Đếngiaiđoạn1950 –1965,nềnkinhtếthếgiớikhôngcóquánhiềubiếnđộng. Theo Darius Gliaubicas [44], giai đoạnnày, KTQT vẫn chỉtập trung chủ yếu vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp; thông tin KTQT thu thập, phân tích và cung cấp vẫn mang tính hướng nội (sử dụng những thông tin sẵn có trong nội bộ doanh nghiệp) mà chưa hướng tới khách hàng và đối thủ cạnh tranh cũng như các yếu tố khác bên ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên, KTQT giữ vai trò quan trọng hơn trong việc cung cấp thông tin phục vụ nhà quản trị hoạch định, kiểm soát, đánh giá hiệu quả và ra quyết định. Mặc dù mới chỉ dừng lại ở mức quản lý tác nghiệp, nhưng giai đoạn 1950 – 1965 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quan điểm về người làm KTQT. Quan điểm về người làm KTQT không còn bị giới hạn trong phạm vi phòng kế toán, mà lúc này người làm KTQT có thể là các nhân viên hoặc nhà quản trị cấp tác nghiệp của các bộ phận khác như: bộ phận kinh tế, kỹ thuật chuyên xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật; bộ phận kế hoạch, tổng hợp chuyên xây dựng các dự toán, kế hoạch và nhiều bộ phận khác… Những năm1970, trong bối cảnh suythoái kinh tế toàn cầu do sự sụt giảmcủa giádầudẫntớicác côngtykhôngcònkhảnăngtiêuthụsảnphẩm, mở rộngthịtrường như các giai đoạn trước, giá cả nhiều mặt hàng suygiảm. Các công typhải cạnh tranh nhau bằng cách tiết giảm tối đa các chi phí để có thể duy trì sản xuất trong khoảng thờigiannhững năm1980. Kèm theo đólàsự phát triển mạnh mẽ của khoahọc công
  • 39. 28 nghệ đã ảnh hưởng không nhỏ tới nhiều khía cạnh của các ngành công nghiệp. Theo học giả Kader & Luther (2006), việc phát triển công nghệ như sử dụng robot, điều khiển máy tính đã cải thiện chất lượng sản xuất sản phẩm và giảm thiểu chi phí trong nhiều trường hợp [69]. Sự gia tăng việc sử dụng máy tính cá nhân đã ảnh hưởng đến nguồn dữ liệu và thông tin cung cấp cho nhà quản trị. Còn theo Darius Gliaubicas [44] cho rằng giai đoạn này, sự xuất hiện của các công ty đến từ Nhật Bản đã làm gia tăng sự cạnh tranh trên thị trường đồng thời làm thay đổi thương mại quốc tế. Các doanh nghiệp tập trung vào việc phát triển thị trường. Cạnh tranh cũng được gia tăng bởi sự phát triển của khoa học công nghệ. Các doanh nghiệp vừa tìm cách cắt giảm chi phí đồng thời tìmcách nâng cao chất lượng (để tăng khả năng cạnh tranh). Những nhân tố kinh tế này đã dẫn tới sự ra đời của KTQT chiến lược, đồng thời một lần nữa thay đổi vai trò của KTQT cũng như người làm KTQT trong doanh nghiệp. Theo đó trong giai đoạn 1965 – 1985, KTQT nói chung được nhìn nhận là một nhân tố làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp. KTQT không chỉ được mong đợi để lập kế hoạch thực thi các nhiệm vụ ngắn hạn mang tính tác nghiệp mà còn được kỳ vọng tham gia vào việc hoạch định chiến lược dài hạn và tìm kiếm các cơ hội để thực hiện và kiểm soát chiến lược đó. KTQT giai đoạn này không chỉ giữ vai trò cung cấp thông tin đáp ứng nhucầu củanhàquảntrị mà cònlàmviệcbên cạnhcácnhàquảntrịdoanhnghiệp như một cố vấn, tư vấn và người định hướng hoạt động. Hay nói cách khác, người làm KTQT có thể tham gia đội ngũ quản trị cấp cao của doanh nghiệp (ICAEW, 2004). Từnăm1985đếnnay, cùng với sựphát triển của các lý thuyết thực chứng mới nổiđượcsửdụngtrongnghiêncứu KTQTnhưlýthuyếtvề tínhhợppháp (legitimacy theory) hay lý thuyết về các bên liên quan (stake-holder theory), nhiều nhà khoa học đã giải thích cho sự ra đời của Kế toán phát triển bền vững. Sự ra đời của Kế toán phát triển bền vững cũng đánh dấu một bước tiến mới của vai trò KTQT và người làm KTQT trong doanh nghiệp. Theo đó, KTQT không chỉ giữ các vai trò như trước đây mà còn có thêm vai trò cung cấp thông tin không chỉ cho nhà quản trị mà còn cung cấp thông tin trực tiếp cho chủ sở hữu để nhà quản trị và chủ sở hữu có thể đưa ra những quyết định giúp cho doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Người làm KTQT lúc này không chỉ có thể tham gia vào đội ngũ quản trị cấp cao của doanh nghiệp mà còn có thể là một nhà cố vấn, tưvấn cho chủ sở hữu đưa ra các quyết định.
  • 40. 29 Tóm lại, hiện nay, KTQT ngoài việc giữ các vai trò cơ bản theo quan điểm truyền thống thì theo quan điểm hiện đại, KTQT tham gia và đóng vai trò nhiều hơn trong hoạch định, kiểm soát, đánh giá hiệu quả và đưa ra các quyết định chiến lược để hướng doanhnghiệp tới việc nâng caokhảnăng cạnh tranh và phát triển bền vững. Tổng hợp lại, KTQT ngày nay có những vai trò cụ thể sau: Thứ nhất, cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định và lập kế hoạch, tham gia tích cực với vai trò là một thành phần của đội ngũ quản lý vào quá trình ra quyết định và lập kế hoạch. Thứ hai, hỗ trợ nhà quản trị trong việc định hướng và kiểm soát các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Thứ ba, thúc đẩy các nhà quản trị và nhân viên nhắm vào các mục tiêu của doanh nghiệp. Thứ tư, đo lường kết quả của các hoạt động, các đơn vị, các nhà quản trị và các nhân viên trong tổ chức. Thứ năm, đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, làm việc cùng các nhà quản trị để đảm bảo khả năng cạnh tranh lâu dài của doanh nghiệp trong ngành. Thứ sáu, lập kế hoạch và kiểm soát việc thực hiện các kế hoạch để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. 1.2.2 Đối tượng của KTQT Nhìn dưới góc độ lịch sử KTQT, cùng với sự phát triển của các quan điểm, nội dung hay vai trò của KTQT thì đối tượng của KTQT cũng có sự phát triển theo hướng mở rộng về phạm vi và đa dạng về nội dung. Trong các giai đoạn kinh tế chưa có nhiều sự cạnh tranh như giai đoạn trước 1950 và giai đoạn 1950 – 1965, nhà quản trị thường chỉ quan tâm tới các thông tin định lượng, tài chính, nội bộ bên trong doanh nghiệp. Vì vậy, KTQT trong các giai đoạn này cũng chỉ tập trung nghiên cứu các đối tượng định lượng, tài chính, nội bộ bên trong doanh nghiệp. Các đối tượng chủ yếu của KTQT gắn liền với các yếu tố của BCTC (các đối tượng kế toán nói chung). Vì vậy, cách tiếp cận đối tượng KTQT theo hướng này được gọi là cách tiếp cận theo quan điểm truyền thống. Theo đó, các đối tượng của KTQT bao gồm: (1) phản ánh chi tiết các yếu tố sản xuất kinh doanh; (2) phản ánh, tính toán, phân bổ chi phí, giá thành; (3) phản ánh chi tiết doanh thu và
  • 41. 30 kết quả hoạt động; (4) phản ánh chi tiết công nợ và các khoản phải thu; (5) tài sản và nguồn vốn nói chung; (6) sự vận động của vốn v.v… Nhìn chung, đối tượng của KTQT theo quan điểm truyền thống là các đối tượng nằm bên trong doanh nghiệp (internal), do doanh nghiệp kiểm soát được. Các thông tin KTQT về các đối tượng này thường có độ tin cậy cao bới chính các tính chất của thông tin mà KTQT cung cấp: định lượng, tài chính, doanh nghiệp kiểm soát được. Kểtừkhủnghoảngkinhtếthếgiới1970vàsauđólàvớisựgianhậpthịtrường một cách mạnh mẽ của các công ty tới từ Nhật Bản, các công ty của Mỹ và Châu Âu phải đối diện với sự cạnh tranh lớn chưa từng có. Thay vì chỉ quan tâm tới các đối tượng kế toán bên trong doanh nghiệp, lúc này, đòi hỏi các công ty nếu muốn có sức cạnh tranh cần phải thay đổi tư duy kinh doanh theo hướng hướng ngoại. Cụ thể là các công ty đã thay đổi tư duy từ “cung cấp những sản phẩm mình có” sang “cung cấp những sản phẩm khách hàng cần”. Điều này phát sinh những đối tượng mới đòi hỏi KTQT phải nghiên cứu để có thể cung cấp được thông tin mà nhà quản trị mong muốn. Các đối tượng như nhu cầu thị trường, thị hiếu và tâm lý khách hàng bắt đầu được KTQT quan tâm. Ngoài ra, KTQT cũng không rời xa việc quản trị các nguồn lực của doanh nghiệp. Trên cơ sở kết hợp giữa nghiên cứu các đối tượng bên ngoài là thị trường và khách hàng với các đối tượng bên trong là nguồn lực của doanh nghiệp, KTQT có thể xây dựng những chiến lược dài hạn để doanh nghiệp có thể “cung cấp những sản phẩm khách hàng cần”. Một đối tượng khác mà KTQT cũng quan tâmnghiên cứu trong giai đoạn 1965 –1985 là cácđốithủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Nghiên cứu các đối thủ này giúp doanh nghiệp có thể xác định chính xác lợi thế cạnh tranh hay bất lợi cạnh tranh do chênh lệch chi phí (giá thành) giữa doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, qua nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cũng có thể xác định được tương quan vị trí của doanh nghiệp mình với các đối thủ trên thị trường, các điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh. Để từ đó có những chiến lược học hỏi hoặc cải tiến quy trình SXKD của doanh nghiệp mình. Các thông tin KTQT cung cấp trong giai đoạn này có thể bao gồm cả định lượng và định tính, cả tài chính và phi tài chính. Thông tin KTQT cũng có độ tin cậy thấp hơn thông tin ở giai đoạn trước bởi thông tin đa phần là các thông tin tương lai, hướng ngoại tới những đối tượng mà doanh nghiệp không kiểm soát được.