SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THỊ NGUYỆT ÁNH
GIÁM ĐỊNH TƢ PHÁP TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
(TRÊN CƠ SỞ SỐ LIỆU THỰC TIỄN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THỊ NGUYỆT ÁNH
GIÁM ĐỊNH TƢ PHÁP TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
(TRÊN CƠ SỞ SỐ LIỆU THỰC TIỄN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC CHÍ
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các
môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định
của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Lê Thị Nguyệt Ánh
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ ngữ viết tắt
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁM ĐỊNH TƢ PHÁP
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ....................................................................6
1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại giám định tƣ pháp trong tố tụng
hình sự ...........................................................................................................6
1.1.1. Khái niệm giám định tư pháp trong tố tụng hình sự ......................................6
1.1.2. Đặc điểm của giám định tư pháp trong tố tụng hình sự.................................8
1.1.3. Phân loại giám định tư pháp trong tố tụng hình sự........................................9
1.2. Vai trò, ý nghĩa của giám định tƣ pháp trong tố tụng hình sự ..............15
1.2.1. Vai trò của giám định tư pháp......................................................................15
1.2.2. Ý nghĩa của giám định tư pháp ....................................................................25
1.3. Đối tƣợng, nội dung và thủ tục giám định tƣ pháp trong tố tụng
hình sự .........................................................................................................28
1.3.1. Đối tượng .....................................................................................................28
1.3.2. Nội dung.......................................................................................................30
1.3.3. Thủ tục..........................................................................................................31
1.4. Giám định tƣ pháp trong Luật TTHS một số nƣớc................................32
1.4.1. Về khái niệm và chủ thể trưng cầu giám định .............................................33
1.4.2. Về người giám định......................................................................................34
1.4.3. Về cơ cấu các tổ chức giám định .................................................................37
1.4.4. Về việc sử dụng, đánh giá kết luận giám định .............................................37
1.4.5. Về chi phí giám định....................................................................................38
1.4.6. Về công tác quản lý......................................................................................39
Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIÁM ĐỊNH
TƢ PHÁP TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ...............................................41
2.1. Pháp luật Việt Nam từ 1945 đến trƣớc 2003 về giám định tƣ pháp
trong tố tụng hình sự..................................................................................41
2.2. Pháp luật Việt Nam hiện hành về giám định tƣ pháp trong tố tụng
hình sự .........................................................................................................44
2.2.1. Đối tượng của giám định tư pháp.................................................................44
2.2.2. Trình tự, thủ tục giám định tư pháp .............................................................46
2.2.3. Thẩm quyền giám định tư pháp ...................................................................62
2.2.4. Trách nhiệm pháp lý.....................................................................................71
Chƣơng 3: THỰC TIỄN GIÁM ĐỊNH TƢ PHÁP VÀ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT GIÁM ĐỊNH TƢ PHÁP TRONG TỐ
TỤNG HÌNH SỰ ........................................................................................78
3.1. Thực tiễn giám định tƣ pháp trong tố tụng hình sự trên địa bàn
thành phố Hà Nội .......................................................................................78
3.1.1. Những kết quả đạt được ...............................................................................78
3.1.2. Một số bất cập trong hoạt động giám định tư pháp .....................................81
3.1.3. Nguyên nhân của những bất cập .................................................................84
3.2. Cơ sở và yêu cầu của hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao
chất lƣợng công tác giám định tƣ pháp trong quá trình giải quyết vụ
án hình sự.....................................................................................................90
3.2.1. Cơ sở và yêu cầu về mặt lập pháp................................................................90
3.2.2. Cơ sở và yêu cầu về mặt thực tiễn ...............................................................90
3.3. Hoàn thiện pháp luật về giám định tƣ pháp trong tố tụng hình sự.......91
3.3.1. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự ...........................................................91
3.3.2. Hoàn thiện về luật giám định tư pháp ..........................................................96
3.4. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác giám định tƣ pháp
trong tố tụng hình sự..................................................................................97
3.4.1. Nâng cao nhận thức và năng lực của các chủ thể về giám định tư pháp
trong tố tụng hình sự ....................................................................................97
3.4.2. Củng cố và xây dựng đội ngũ giám định viên tư pháp đủ về số lượng,
chắc về nghiệp vụ.........................................................................................99
3.4.3. Tăng cường đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ giám định tư
pháp cho các tổ chức giám định...................................................................99
3.4.4. Hoàn thiện bộ máy tổ chức giám định tư pháp trong tố tụng hình sự........100
3.4.5. Thực hiện xã hội hóa giám định tư pháp trong một số lĩnh vực giám định..........101
3.4.6. Mở rộng hợp tác quốc tế trong giám định tư pháp trong tố tụng hình sự ........103
KẾT LUẬN............................................................................................................105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................107
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
BLHS Bộ luật hình sự
BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự
CQĐT Cơ quan điều tra
CQTHTT Cơ quan tiến hành tố tụng
GĐTP Giám định tư pháp
GĐV Giám định viên
KLGĐ Kết luận giám định
NLTNHS Năng lực trách nhiệm hình sự
NTHTT Người tiến hành tố tụng
TCGĐ Trưng cầu giám định
TNHS Trách nhiệm hình sự
TTHS Tố tụng hình sự
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 3.1: Bảng thống kê số lượng GĐVTP và GĐVTP
theo vụ việc 79
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm gần đây, công tác bổ trợ tư pháp ngày càng được Đảng và
Nhà nước quan tâm, nâng cao về chất lượng, hiệu quả, góp phần không nhỏ trong lĩnh
vực tố tụng hình sự. Nắm vững được tầm quan trọng của công tác bổ trợ tư pháp như
vậy, một trong những phương hướng và mục tiêu cải cách tư pháp mà Bộ chính trị đặt
ra tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược Cải cách tư pháp đến
năm 2020, đó là: “Tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp hợp lý,
khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc; trong đó,
xác định tòa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm; xã hội hóa mạnh
mẽ hoạt động bổ trợ tư pháp” [2].
Trong những công tác bổ trợ tư pháp, gồm: công tác luật sư, tư vấn pháp
luật, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại thì
giám định tư pháp là một trong những công tác quan trọng và thường xuyên phải
thực hiện trong quá trình giải quyết các vụán hình sự nói chung. Hầu hết các tội
phạm được quy định trong các chương của Bộ luật hình sự đều phải thực hiện công
tác giám định, như: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe thì giám định nguyên
nhân tử vong, tỷ lệ thương tích; các tội xâm phạm sở hữu thì định giá tài sản; các tội
xâm phạm quản lý kinh tế thì giám định hậu quả thiệt hại; các tội phạm về ma túy
thì giám định trọng lượng chất ma túy…
Nhiều vụ án hình sự nếu không có sự hỗ trợ chặt chẽ của công tác giám định
tư pháp có thể dẫn đến việc bế tắc, không xử lý được bị can như các vụ án kinh tế
cần giám định thiệt hại vật chất, những vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe cần
giám định cơ chế hình thành dấu vết, tỉ lệ thương tật, nguyên nhân bị tử vong, giám
định năng lực trách nhiệm hình sự để xác định bị can…
Như vậy cho thấy, giám định tư pháp đóng vai trò rất lớn trong tố tụng hình sự
đặc biệt là trong giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, mặc dù
công tác giám định tư pháp đã được quan tâm cả về chủ trương lẫn cơ sở vật chất, được
nâng cao về phương tiện khoa học công nghệ hiện đại, nhưng trên địa bàn thành phố
Hà Nội công tác giám định vẫn còn tồn tại những bất cập, khó khăn như sau:
2
Dù công tác giám định được đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, tuy nhiên việc
đầu tư về kinh phí cho các địa phương không đồng đều, dẫn đến việc có địa phương
được áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại, nhưng cũng có địa phương còn phải
sử dụng các máy móc có công nghệ lạc hậu, nên chưa đáp ứng được yêu cầu của
tình hình. Hay trường hợp đối tượng phạm tội Cố ý gây thương tích, theo quy định
tại Điều 104 Bộ luật hình sự và Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự về trường hợp
khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại thì ngoài đơn yêu cầu của bị hại, Cơ quan điều
tra phải căn cứ vào kết luận tỷ lệ thương tích của bị hại mới quyết định việc khởi tố
vụ án hay không. Tuy nhiên, có trường hợp bị hại không muốn đi giám định, hoặc
đi giám định chậm, thời gian giám định kéo dài…trong khi đó kẻ phạm tội ở bên
ngoài vẫn hung hãn, côn đồ, thậm chí còn đe dọa gây hoang mang lo lắng cho người
bị hại, nhưng không thể khởi tố vụ án kịp thời được vì chưa có kết quả giám định.
Ngoài ra, đối với các vụ án ma túy, hiện nay các cơ quan giám định chưa tách được
hàm lượng ma túy có trong số ma túy đưa giám định, dẫn đến việc khó xử lý đối với
các trường hợp đối tượng mua bán thuốc tân dược có chứa chất ma túy như: thuốc
Delcogen, Tiffy, Panadol… Đây là các loại thuốc tân dược thông dụng, có hàm
lượng ma túy rất nhỏ mục đích để chữa bệnh, được bán tràn lan trên thị trường
thuốc nên các đối tượng lợi dụng cơ chế này để mua hàng thùng về trưng cất, pha
chế thành chất ma túy tổng hợp.
Bên cạnh đó còn có một số trường hợp chất lượng giám định chưa đảm bảo,
kết luận còn chung chung, không rõ ràng, không trả lời cụ thể, kết luận lại ghi “chỉ
có giá trị tham khảo”, không khẳng định rõ đúng sai và có dấu hiện né tránh trách
nhiệm khiến cho các cơ quan tiến hành tố tụng khó khăn trong quá trình giải quyết
vụ án. Đặc biệt là cùng một nội dung giám định nhưng các cơ quan giám định lại có
kết quả khác nhau dẫn đến vụ án phải kéo dài…
Trước tình hình nêu trên , để công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ngày
càng nâng cao về chất lượng cũng như hiệu quả, nhằm đáp ứng được yêu cầu cải
cách tư pháp thì việc chọn đề tài “Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự (trên
cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)” để nghiên cứu là một yêu c ầu
cấp thiết và quan trọng trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay.
3
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trước yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm,mục đích của đề
tài là nghiên cứu các quy định của pháp luật về giám định tư pháp trong tố tụng hình
sự Việt Nam.Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tại thành phố Hà Nội, chỉ ra những
điểm hạn chế, bất cập còn tồn tại trong quy định của pháp luật thực định, từ đó đề ra
các giải pháp hữu nhằm nâng cao hiệu quả giám định tư pháp trong tố tụng hình sự.
Để đạt được mục đích trên, đề tài cần giải quyết được các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống những vấn đề về lý luận, quy
định của pháp luật về hoạt động giám định tư pháp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình hoạt động giám định tư pháp trong
các vụ án hình sự xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đề xuất những giải pháp khả thi, phù hợp để hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả hoạt động giám định tư pháp.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có kết hợp với những bất cập
từ những quy định của pháp luật và thực tiễn các vụ án hình sự trên địa bàn thành
phố Hà Nội, luận văn sẽ đề ra được những giải pháp để sửa đổi các quy định của
pháp luật về giám định trong TTHS cho phù hợp với tình hình thực tiễn tội phạm
trong giai đoạn hiện nay.
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Về đề tài giám định tư pháp trong tố tụng hình sự là một lĩnh vực mới, chưa có
nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học.Luận văn phản ánh thực trạng sinh
động về giám định tư pháp trong 5 năm (từ 2010 – 2014). Từ đó tác giả tìm ra những
hạn chế, bất cập của hoạt động này trong quy định của pháp luật tố tụng hình sự.Cuối
cùng luận văn sẽ trình bày những kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện vấn đề này.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa về mặt khoa học pháp lý, góp phần
hoàn thiện những quy định pháp luật còn bất cập và chưa hoàn thiện về giám định
tư pháp nói riêng và các hoạt động bổ trợ tư pháp trong tố tụng hình sự nói chung.
4
Đề tài có giá tr ị đối với cán bộ làm công tác thực tiễn, trong lĩnh vực chống
tội phạm trong các cơ quan tư pháp ... Đồng thời còn là tài liệu rất bổ ích cho đội
ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu tội phạm học, cán bộ làm công tác nghiên cứu,
giảng dạy tư pháp hình sự.
4. Nội dung, địa điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nội dung nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật về giám định tư pháp qua
đó tập trung làm sáng tỏ về thực tiễn hoạt động giám định xảy ra trên đi ̣a bàn thành
phố Hà N ội. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao chất
lượng công tác giám định, từ đó đề ra các giải pháp hữu hiệu phục vụ công cuộc đấu
tranh nhằm hạn chế và đẩy lùi tình hình tội pha ̣m trên thành phố Hà Nội.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài luận văn là phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng mác-
xít, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nhà
nước pháp quyền, về chính sách tố tụng hình sự, về vấn đề cải cách tư pháp,
cũng như thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như lịch sử pháp
luật, lý luận về nhà nước và pháp luật, xã hội học pháp luật, luật hình sự, luật tố
tụng hình sự và triết học, những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên
cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà khoa học
luật hình sự và tố tụng hình sự.
Luận văn sử dụng một số phương pháp tiếp cận cụ thể để làm sáng tỏ về mặt
khoa học từng vấn đề tương ứng, đó là các phương pháp nghiên cứu như: lịch sử, so
sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê; nghiên cứu hồ sơ vụ án, báo cáo tổng kết, báo
cáo chuyên đề của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội. Ngoài ra, tác giả cũng
tiếp thu có chọn lọc kết quả của các công trình đã công bố; các đánh giá, tổng kết
của cơ quan chuyên môn và các chuyên gia về những vấn đề có liên quan đến công
tác giám định tư pháp.
5
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về giám định tư pháp trong tố tụng hình sự
Chương 2: Qui định của pháp luật Việt Nam về giám định tư pháp trong tố
tụng hình sự
Chương 3: Thực tiễn và giải pháp hoàn thiện pháp luật về giám định tư pháp
trong tố tụng hình sự
6
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁM ĐỊNH TƢ PHÁP
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại của giám định tƣ pháp
1.1.1. Khái niệm của giám định tư pháp trong tố tụng hình sự
GĐTP là một hoạt động bổ trợ tư pháp, là công cụ quan trọng, phục vụ đắc
lực cho các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng khi
giải quyết một số vụ án cụ thể để làm rõ các tình tiết có liên quan đến chuyên môn,
khoa học kỹ thuật. Hoạt động GĐTP ra đời và hoạt động hiệu quả đã đóng góp
không nhỏ vào việc giải quyết các vụ án hình sự được nhanh chóng, chính xác,
khách quan và đúng pháp luật. Ngược lại, nếu hoạt động GĐTP không có hiệu quả
thì việc giải quyết vụ án khó có thể chính xác và công bằng.
Theo từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ“giám định” là “việc xem xét và kết luận
về một sự vật, hiện tượng mà cơ quan nhà nước cần tìm hiểu và xác định” [33]. Từ
điển Bách Khoa Việt Nam cũng có cách định nghĩa tương tự về nghĩa của từ giám
định trong ngành luật là “kiểm tra và kết luận về một hiện tượng hoặc một vấn đề
mà cơ quan nhà nước cần tìm hiểu và xác định” [34].
Như vậy,“giám định” là việc sử dụng những kiến thức, phương tiện kỹ thuật,
kinh nghiệm thực tiễn để nghiên cứu, xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận về một sự
vật, hiện tượng, từ đó giúp cho con người có những nhận thức khách quan để giải
quyết một vấn đề nào đó.
GĐTP là việc kiểm tra, xem xét và đi đến kết luận về một vấn đề nào đó theo
yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nhằm đảm bảo cho việc xét xử và giải quyết các
tranh chấp của cơ quan này.
Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vấn đề luật pháp mà cụ thể là các
vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh thương mại…nếu
phát sinh những vấn đề vướng mắc liên quan đến kiến thức thuộc các lĩnh vực
chuyên môn thì các cơ quan THTT sẽ nhờ những cá nhân, tổ chức hoạt động trong
7
lĩnh vực chuyên môn xem xét, đánh giá và kết luận khách quan những vấn đề đó để
phục vụ cho việc giải quyết vụ án.
Pháp lệnh GĐTP năm 2004 là văn bản có tính pháp lý, hệ thống gần như
hoàn chỉnh ở nước ta về hoạt động GĐTP đã đưa ra khái niệm tại Điều 1 như sau:
Giám định tư pháp là việc sử dụng kiến thức, phương tiện,
phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn
những vấn đề có liên quan đến vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự
do người giám định tư pháp thực hiện theo trưng cầu của cơ quan tiến
hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhằm phục vụ cho việc giải quyết
các vụ án [31].
Luật Giám định tư pháp năm 2012 đã thay thế cho Pháp lệnh giám định tư
pháp năm 2004 có đổi mới, mở rộng một số điều luật. Theo đó khái niệm GĐTP cơ
bản được giữ nguyên một số phần, bổ sung thêm chủ thể thực hiện giám định là
“người giám định tư pháp” và mở rộng quyền yêu cầu giám định.
Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến
thức,phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận
về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy
tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành
chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố
tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của
Luật này [19].
Hiện nay các nước trên thế giới đều có những quan niệm về GĐTP nói chung
và GĐTP trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Ở nước ta, theo luật hiện hành chỉ có khái
niệm GĐTP về những vấn đề có liên quan đến việc giải quyết vụ án hành chính, dân
sự và hình sự nhưng không quy định GĐTP trong tố tụng hình sự là gì.
Trong khoa học pháp lý hiện nay ở Việt Nam, có một số quan điểm về giám
định tư pháp trong tố tụng hình sự như sau:
Quan điểm thứ nhất, giám định tư pháp trong tố tụng hình sự là việc nghiên
cứu các vật chứng, chứng từ, tử thi, tình trạng sức khỏe và đặc điểm thể chất của
8
người sống có ý nghĩa đối với vụ án, do người có hiểu biết chuyên môn tiến hành
theo yêu cầu của cơ quan điều tra bằng quyết định trưng cầu giám định.
Khái niệm này đã cụ thể hóa các hoạt động giám định trong tố tụng hình sự
nhưng phạm vi chủ thể của khái niệm này quá hẹp vì giám định tư pháp trong tố
tụng hình sự không chỉ được tiến hành theo yêu cầu của cơ quan điều tra mà còn
theo yêu cầu của những người tiến hành tố tụng khác nữa (Viện kiểm sát, Tòa án,
Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển…)
Quan điểm thứ hai cho rằng, trong tố tụng hình sự giám định là việc nghiên
cứu, phân tích, xét nghiệm do các nhà khoa học, kĩ thuật và chuyên môn khác tiến
hành theo yêu cầu của cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án về những vấn đề
có liên quan đến vụ án hình sự. (Nguyễn Mạnh Hùng, Thuật ngữ pháp lý 2011). So
với quan điểm thứ nhất, quan điểm này phù hợp hơn với các quy định của BLTTHS
năm 2003 xét về mặt chủ thể có thẩm quyền trưng cầu giám định. Tuy nhiên khái
niệm này cũng chưa bao quát hết nội hàm các quy định của pháp luật tố tụng về chủ
thể có thẩm quyền trưng cầu giám định cũng như những nội dung khác liên quan
đến GĐTP trong TTHS.
Có thể nhận thấy, GĐTP trong tố tụng hình sự là hoạt động xuất hiện trong quá
trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.GĐTP chỉ được tiến hành khi được TCGĐ
theo quy định của pháp luật TTHS. Nói cách khác, chỉ có hoạt động giám định tiến
hành theo trưng cầu của CQTHTT và NTHTT theo quy định của pháp luật nhằm phục
vụ cho việc giải quyết vụ án hình sự thì mới là GĐTP trong tố tụng hình sự.
GĐTP là công việc đòi hỏi người làm công tác này là những giám định viên
tư pháp có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có kiến thức về pháp luật, phẩm chất
chính trị, có hiểu biết về các lĩnh vực khoa học khác nhau để đáp ứng đòi hỏi ngày
càng cao của các CQTHTT trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án nói
chung và các vụ án hình sự nói riêng.
Đối với các vụ án hình sự, giám định viên sẽ làm công tác chuyên môn và
đưa ra kết luận về các vấn đề đã được trưng cầu giám định như: nguyên nhân cái
chết, mức độ thương tích, công cụ gây thương tích, thành phần, tính năng các mẫu
9
vật, tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo. Kết quả của công tác này thể hiện bằng
bản kết luận giám định.Đây chính là một tài liệu, chứng cứ khoa học để các cơ quan
tố tụng giải quyết được vụ án.Đồng thời, bản KLGĐ còn là tài liệu khoa học bổ ích
cho những nghiên cứu về pháp y học, y học, điều tra hình sự, tội phạm học và
những ngành khoa học liên quan khác.
Từ những phân tích trên, có thể hiểu “Giám định tư pháp trong tố tụng hình
sự là việc người giám định tư pháp, người có kiến thức chuyên môn trong những
lĩnh vực khác nhau, sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ
thuật nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt
động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự theo quyết định trưng cầu của
cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, các cơ quan khác được thực
hiện một số hoạt động tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo
quy định của pháp luật.
Tóm lại, GĐTP là một biện pháp bổ trợ vô cùng cần thiết và hữu hiệu trong
hoạt động tố tụng hình sự. Hiểu và nắm rõ được bản chất cũng như vai trò của
GĐTP sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết các vụ án hình sự và phòng ngừa
tội phạm nói chung.
1.1.2. Đặc điểm của giám định tư pháp trong tố tụng hình sự
GĐTP trong TTHS là hoạt động của cơ quan chuyên môn nhằm đưa ra kết
luận có tính chất khoa học về các vấn đề có liên quan đến vụ án hình sự, phục vụ
cho quá trình giải quyết vụ án hình sự. Hoạt động này được tiến hành bởi các cơ
quan chuyên môn theo trình tự, thủ tục, thời hạn do BLTTHS quy định. Các cơ
quan chuyên môn sẽ sử dụng tri thức khoa học để nghiên cứu, kết luận các vấn đề
cần giám định nhằm xác lập, thu thập, củng cố, kiểm tra và đánh giá các tài liệu,
chứng cứ phục vụ cho khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Từ
những phân tích trên có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của GĐTP trong TTHS
như sau:
Thứ nhất đây là hoạt động được thực hiện theo một quy trình bơi quy định
của BLTTHS do cơ quan, người có thẩm quyền trưng cầu trong quá trình giải quyết
vụ án hình sự hoặc người có yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật.
10
Hoạt động giám định phải được thực hiện theo một quy trình do pháp luật tố
tụng hình sự quy định hết sức chặt chẽ về thủ tục, thời hạn, hình thức, chủ thể trưng
cầu giám định, người có quyền yêu cầu giám định, trường hợp giám định...Các thủ
tục này được quy định trong BLTTHS và trong Luật Giám định tư pháp.
Thứ hai đây là hoạt động không mang tính hành chính, mệnh lệnh – phục
tùng mà mang tính khoa học, chất lượng, giá trị của kết luận giám định không phụ
thuộc vào cấp hành chính mà phụ thuộc vào trình độ, năng lực và uy tín của tổ
chức, người giám định.
GĐTP là hoạt động mang tính khoa học, chuyên môn cao. Tính chuyên môn
khoa học trong quá trình thực hiện giám định thể hiện ở việc người thực hiện giám
định hoàn toàn độc lập và chủ động lựa chọn phương pháp giám định phù hợp và tự
chịu trách nhiệm về KLGĐ mà không bị ràng buộc, áp đặt bởi các cơ quan chủ
quản. Kết quả giám định và giá trị sử dụng của chúng cũng không phụ thuộc vào
cấp hành chính hay lần giám định mà phụ thuộc vào năng lực chuyên môn của tổ
chức giám định, người giám định và phương pháp khoa học được áp dụng.
Thứ ba các kết quả giám định đưa ra phải dựa trên các căn cứ khoa học, có
độ tin cậy cao nhưng vẫn bị thay thế bằng các kết quả giám định khác.
Hoạt động GĐTP trong TTHS được thực hiện trên cơ sở các phương pháp
khoa học, trình tự thủ tục tiến hành giám định cũng trên cơ sở khoa học nên kết quả
giám định được đưa ra cũng phải dựa trên các căn cứ khoa học đã được thừa nhận.
Tuy nhiên không phải tất cả các kết luận giám định đều là bất di bất dịch mà kết
luận giám đinh vẫn được bổ sung hoặc thay thế bởi các kết quả giám định khác.
Luật Giám định tư pháp quy định trong trường hợp cơ quan THTT không đồng ý
với kết luận giám định thì phải nêu rõ lý do, nếu kết luận giám định chưa rõ hoặc
chưa đầy đủ thì phải giám định bổ sung hoặc giám định lại theo thủ tục đã quy định.
Có thể nói với những đặc điểm trên, kết quả giám định luôn được các
CQTHTT coi là một nguồn chứng cứ đặc biệt quan trọng và hữu ích trong việc giải
quyết vụ án hình sự. Nguồn chứng cứ này vừa khách quan của vụ án đồng thời đảm
bảo tính hợp pháp của hoạt động chứng minh. Đây là cơ sở, căn cứ để định tội danh
và áp dụng khung hình phạt đối với người phạm tội.
11
1.1.3. Phân loại
1.1.3.1. Căn cứ vào quy định của pháp luật về sự cần thiết phải xác định các
sự kiện trong vụ án: Giám định bắt buộc và giám định khi xét thấy cần thiết
Giám định bắt buộc là trường hợp khi xuất hiện một hoặc một số tình tiết
liên quan đến vụ án mà luật TTHS đã quy định thì CQTHTT bắt buộc phải TCGĐ,
nếu không trưng cầu là vi phạm thủ tục tố tụng hình sự. Đó là các trường hợp quy
định tại khoản 3 điều 155 BLTTHS 2003.
Giám định khi xét thấy cần thiết: là trường hợp khi xuất hiện những tính tiết
nhất định trong vụ án, tuy luật không quy định bắt buộc phải giám định nhưng cơ
quan THTT nhận thấy việc giám định là rất cần thiết để giải quyết vụ án một cách
chính xác và TCGĐ thì giám định viên sẽ tiến hành việc giám định. Đó là các
trường hợp:
+ Cần có KLGĐ làm căn cứ để quyết định tiến hành một hoặc một số hoạt
động tố tụng hình sự.
+ Cần có KLGĐ để có chứng cứ nhằm củng cố, hỗ trợ cho các chứng cứ
khác phục vụ cho việc xử lý vụ án.
+ Cần có KLGĐ để làm căn cứ xây dựng giả thuyết điều tra.
1.1.3.2. Căn cứ vào tình huống và kết quả giám định: giám định lần đầu,
giám định bổ sung, giám định lại
Giám định lần đầu là việc tiến hành giám định lần đầu tiên đối với một vấn
đề nào đó của vụ án cần được làm rõ theo quyết định TCGĐ của cơ quan điều tra
hoặc tòa án.
Giám định bổ sung là giám định tiếp theo lần giám định trước nhằm bổ sung
KLGĐ trước đó hoặc khi phát sinh những vấn đề mới liên quan đến các tình tiết đã
được kết luận trước đó. Ngoài ra, giám định bổ sung còn được trưng cầu trong
trường hợp khi ra quyết định TCGĐ lần trước đó, Điều tra viên không đưa ra hết
những câu hỏi đối với giám định viên. Giám định bổ sung có thể do người trước đó
tiến hành hoặc do người giám định khác tiến hành.
Giám định lại là việc giám định được tiến hành theo yêu cầu của cơ quan
12
THTT trong trường hợp có căn cứ xác thực nghi ngờ KLGĐ không đảm bảo tính
khách quan hoặc có mâu thuẫn với các KLGĐ khác.
Nội dung giám định lại là toàn bộ những yêu cầu giám định lần trước và
người giám định trước đó không được tiến hành việc giám định lại mà phải do
người giám định khác tiến hành.
1.1.3.3. Căn cứ vào số lượng, thành phần người tham gia giám định: giám
định cá nhân, giám định tập thể
Giám định cá nhân là việc giám định do một người tiến hành độc lập giải
quyết toàn bộ yêu cầu giám định theo quyết định trưng cầu của CQTHTT.
Giám định tập thể là việc nhiều người cùng một lĩnh vực chuyên môn hoặc ở
nhiều lĩnh vực chuyên môn cùng tiến hành giám định một vấn đề nào đó.
Giám định tập thể được CQTHTT trưng cầu trong trường hợp sau:
+ Yêu cầu giám định đòi hỏi nhiều người giám định ở các lĩnh vực chuyên
môn khác nhau giải quyết.
+ Khối lượng tài liệu, vật chứng, mẫu vật lớn cần có kết luận kịp thời cho
công tác điều tra vụ án hình sự.
+ Vấn đề giám định rất phức tạp, đòi hỏi kết luận giám định của một tập thể
người giám định để đảm bảo tính chính xác, tin cậy.
+ Cần giám định lại một yêu cầu giám định do một GĐV cao cấp hoặc một
tập thể GĐV đã tiến hành giám định.
1.1.3.4. Căn cứ vào vấn đề cần giám định liên quan tới một hoặc nhiều lĩnh
vực khoa học: giám định chuyên khoa, giám định tổng hợp.
Giám định chuyên khoa là việc một hoặc nhiều người giám định của một
chuyên khoa đảm nhiệm việc giám định.
Giám định tổng hợp là việc nhiều người giám định thuộc nhiều chuyên khoa
đảm nhiệm việc giám định.Việc giám định tổng hợp được tiến hành bằng nhiều
phương pháp thuộc các chuyên khoa khác nhau trên cùng một đối tượng giám định
hoặc trên nhiều đối tượng giám định có liên quan với nhau để cùng giải quyết một
yêu cầu giám định cụ thể.
13
1.1.3.5. Căn cứ vào lĩnh vực chuyên môn giám định
Giám định pháp y là việc sử dụng những kiến thức, phương pháp khoa học
kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về phương diện y học những vấn đề có liên quan đến
sự kiện chết người, thương tích...theo văn bản trưng cầu của CQTHTT nhằm phục
vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Hoạt động GĐTP trong lĩnh vực pháp y nhằm mục đích nghiên cứu ứng
dụng hầu hết tất cả những khoa học kỹ thuật vào việc xác định mức độ tổn hại sức
khỏe, phẩm giá con người, nguyên nhân tử vong bởi những hành vi xâm hại đến
thân thể khi CQTHTT yêu cầu giám định làm căn cứ cho việc khởi tố vụ án, xác
định tội danh, định khung hình phạt…Do vậy đối tượng của giám định pháp y là
những thương tích trên cơ thể sống; tử thi; dấu vết, tang vật như: tóc, lông, máu,
tinh dịch, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu; vật gây thương tích như bom, mìn, súng,
đạn, vật sắc nhọn, vật sắc, vật tày; trên hồ sơ, tài liệu.
Thông qua việc giám định này, CQTHTT sẽ xác định được công cụ gây
thương tích, số lượng người có mặt tại hiện trường…để từ đó có cơ sở để thực hiện
các bước tiếp theo của quá trình tố tụng như khởi tố vụ án, khởi tố bị can, xác định
tội danh, định khung hình phạt…
Giám định pháp y tâm thần: là một bộ phận của tâm thần học, phát triển cùng
với sự phát triển chung của ngành tâm thần học. Giám định pháp y tâm thần là việc
sử dụng kiến thức trong lĩnh vực y học tâm thần để xem xét những vấn đề có liên
quan đến cá nhân như vấn đề về sức khỏe tâm thần, xác định chính xác những đối
tượng bị nghi rối loạn tâm thần có bị bệnh tâm thần hay không, mức độ nặng nhẹ, từ
đó xác định năng lực trách nhiệm hành vi phạm pháp.
Mục đích của giám định pháp y tâm thần nhằm giám định tình trạng sức
khỏe- sức khỏe tâm thần của bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng. Giám
định khả năng chịu trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự dựa trên 2 tiêu chuẩn:
+ Tiêu chuẩn y học: đó là vấn đề chuẩn đoán bệnh (họ bị bệnh gì? mức độ
nặng, nhẹ?)
+Tiêu chuẩn pháp luật: xem xét khả năng nhận thức hành vi (có, hạn chế hay
14
mất khả năng nhận thức), xem xét khả năng kiềm chế hành vi. Nên đối tượng của
giám định pháp y tâm thần là trạng thái tâm thần và hồ sơ tài liệu của con người.
Giám định kỹ thuật hình sự: là việc sử dụng những kiến thức, phương pháp
khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn trong khoa học hình sự để xác định hoặc
truy nguyên các hiện tượng vật chất như con người, sự vật, hiện tượng…có liên
quan đến vụ án hình sự.
Hoạt động giám định trong lĩnh vực này thực hiện các nhiệm vụ truy nguyên
nhằm làm sáng tỏ một vụ việc có tính hình sự với mục đích xác định và chứng minh
sự đồng nhất của các hiện tượng vật chất đang có liên quan đến vụ việc với những
hình thức vật chất đã được xác định, thu thập trong quá trình điều tra.
Đối tượng của hoạt động giám định kỹ thuật hình sự là: các loại dấu vết (dấu
vết súng, đạn, dấu vết vân, máu…), chất ma túy, chữ ký, chữ viết, tài liệu, các chất
hóa học, chất độc, gen…
Giám định xây dựng: là hoạt động của cá nhân, tổ chức có năng lực giám
định sử dụng những kiến thức, phương pháp khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ để kết
luận về chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng những vấn đề cú liên quan đến vụ án,
đặc biệt là những vụ án về xây dựng.
Giám định môi trường: đánh giá nguồn tác động và đánh giá mức độ ảnh
hưởng của các hoạt động và các yếu tố đến môi trường.
Giám định trong lĩnh vực môi trường: bao gồm các hoạt động lấy mẫu và
phân tích môi trường, không khí, nước, đất. Hoạt động này đã góp phần trong công
tác xác định mức độ vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ môi
trường, từ đó đưa các biện pháp xử lý hành chính, hình sự nhằm tăng cường hiệu
lực pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường
Giám định văn hóa: việc sử dụng những kiến thức, phương pháp khoa học kỹ
thuật, nghiệp vụ chuyên ngành để giám định các loại hình tác phẩm văn học- nghệ
thuật và văn hóa phẩm, đưa ra kết luận về chuyên ngành văn hóa có liên quan đến
vụ án do người GĐTP thực hiện.
Giám định văn hóa nhằm phục vụ cho việc xem xét, phân tích các tác phẩm
15
văn học, nghệ thuật, văn hóa phẩm có mang nội dung đồi trụy, phản động, chống
phá Đảng và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phù hợp với thuần
phong mỹ tục hay không? Có phải là di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, là nguyên bản,
nguyên gốc hay bản sao, đồ giả? Trên cơ sở đó đưa ra những kết luận về chuyên
môn theo trưng cầu của cơ quan THTT, phục vụ đắc lực cho công tác điều tra tội
phạm về văn hóa.
Đối tượng của giám định văn hóa là: sách, báo, tạp chí, tài liệu văn bản được
đánh máy, sao chép dưới mọi hình thức, bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ thiết kế. Giám định
các loại tranh, tác phẩm mỹ thuật các thể loại như đồ họa, khắc kẽm, khắc gỗ, sơn
khắc, sơn dầu, sơn mài, khảm trai…Giám định phim ảnh, băng đĩa ghi âm, ghi hình,
ghi mã số, giám định đồ thủ công các thể loại và chất liệu…
Giám định giao thông công chính: do GĐV có đủ năng lực cũng như điều
kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật tiến hành để kết luận về những vấn đề về chuyên ngành
giao thông công chính có liên quan đến vụ án như việc giám định chất lượng công
trình cầu đường, giám định tính chất an toàn giao thông, giám định chất lượng
phương tiện giao thông, giám định chất lượng cây xanh trồng trên hè phố…
Đối tượng của hoạt động giám định này là: hạ tầng giao thông đường bộ, đường
thủy, đường không, đường sắt, cầu cống, bến phà, nhà ga. Giám định hạ tầng kỹ thuật
đô thị như vỉa hè, đường đô thị, hệ thống cấp thoát nước, công viên, cây xanh.
Như vậy tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, những căn cứ phân loại khác
nhau mà GĐTP được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Việc phân loại này có ý
nghĩa trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động GĐTP, xác định trách nhiệm
của các ngành, các cấp, cơ quan chủ quản. Hơn nữa, việc phân loại này cũng giúp
CQTHTT lựa chọn cá nhân, cơ quan, tổ chức phù hợp để TCGĐ.
1.2. Vai trò, ý nghĩa của giám định tƣ pháp trong tố tụng hình sự
1.2.1. Vai trò của giám định tư pháp
Trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa trên tất cả các lĩnh vực như hiện nay, đời
sống của người dân cũng được nâng cao, trình độ dân trí cũng ngày một phát
triển.Bên cạnh những mặt tích cực của quá trình đó mang lại thì tình hình tội phạm,
16
tệ nạn xã hội ngày một gia tăng và diễn biến phức tạp hơn trước. Để giúp các
CQTHTT thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, GĐTP mặc dù là hoạt động
bổ trợ nhưng lại góp phần không nhỏ vào hoạt động TTHS nói chung và quá trình
giải quyết vụ án hình sự nói riêng.
Những phân tích dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của hoạt
động trong tố tụng hình sự.
1.2.1.1. Góp phần xác định sự thật khách quan của vụ án
 Góp phần xác định dấu hiệu của tội phạm
Dấu hiệu của tội phạm là sự tiếp nhận ban đầu, có ý nghĩa quan trọng trong
việc xác định một hành vi xảy ra trên thực tế có phải là tội phạm hay không, là căn
cứ để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định không
khởi tố vụ án hình sự (Điều 63 BLTTHS 2003).
Trong quá trình giải quyết vụ án, khi chưa xác định được dấu hiệu tội phạm thì
mọi việc tiến hành các hoạt động điều tra, áp dụng các biện pháp cưỡng chế, ngăn
chặn, đối với người bị nghi là thực hiện tội phạm đều có thể dẫn đến oan sai, vi phạm
quyền dân chủ của công dân, làm giảm lòng tin của nhân dân vào pháp luật. Vì vậy
việc xác định dấu hiệu tội phạm là một nhiệm vụ quan trọng của CQĐT, đó là cơ sở để
cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trong quá trình THTT. Theo điều 100 BLTTHS
2003 “chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm”. Như vậy,
dấu hiệu tội phạm chính là căn cứ để khởi tố vụ án hình sự.
Trong nhiều trường hợp việc xác định dấu hiệu tội phạm đòi hỏi phải có sự
đánh giá khách quan, khoa học từ những nhà chuyên môn có kiến thức nghiệp vụ và
kinh nghiệm.Và GĐTP là một trong những công cụ hữu hiệu được CQĐT sử dụng
để hỗ trợ xác định dấu vết tội phạm.
Ví dụ: CQĐT nhận được tin báo từ nhân dân có một xác chết trôi sông.
Nhiệm vụ của các cơ quan chức năng ở đây là tổ chức khám nghiệm hiện trường,
khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân cái chết. Nếu có căn cứ xác định nạn
nhân chết đuối bình thường thì cơ quan tố tụng sẽ tìm và trao trả nạn nhân cho gia
đình theo quy định. Nếu quá trình khám nghiệm tử thi, tìm dấu vết phát hiện có dấu
17
hiệu thương tích hoặc nạn nhân chết trước khi rơi xuống nước, tức là có dấu hiệu
của tội phạm, CQĐT sẽ khởi tố hình sự vụ án và truy tìm, điều tra thủ phạm.
KLGĐ sẽ tìm ra nguyên nhân, nguồn gốc của sự việc, giải thích những hiện
tượng đã xảy trong thực tế như: KLGĐ về nguyên nhân chết người, nguyên nhân
cháy… Đây là cơ sở để CQĐT xác định vụ việc xảy ra có dấu hiệu tội phạm hay
không, từ đó đưa ra những quyết định tố tụng cần thiết.
Đối với những vụ việc có liên quan đến ma túy, chất độc, chất phóng xạ, tiền
giả hay buôn lậu… chỉ có thể xác định dấu hiệu tội phạm thông qua việc xác minh
nguồn gốc, xuất xứ, thành phần hóa học, chất lượng vật phẩm.
Tương tự với các vụ việc cố ý gây thương tích, tai nạn giao thông… cần phải
xác định mức độ tổn hại sức khỏe để có căn cứ khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can.
Nếu tỉ lệ thương tật dưới 11% đối với những vụ việc có tính hình sự nhưng không
có những tình tiết ở vào 10 điểm từ a đến k điều 104 BLHS, hoặc những trường hợp
tai nạn giao thông mà tỷ lệ thương tật dưới 31% sẽ không có quyết định khởi tố vụ
án hình sự. Hay giám định xác định giá trị tài sản bị thiệt hại do hành vi nguy hiểm
cho xã hội gây ra đã đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa (như một
số tội phạm tham nhũng: điều 278, 279, 280 BLHS) là căn cứ pháp lý để cơ quan có
thẩm quyền quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Với tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm thì việc
xác định đó có phải là một trong những loài động vật nằm trong danh mục những
loài quý hiếm cần được bảo vệ hay không là rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định
đến việc khởi tố vụ án hình sự.
Nếu có dấu hiệu tội phạm thì CQĐT khởi tố vụ án để tiến hành điều tra làm
sáng tỏ vụ án. Ngược lại, nếu không có dấu hiệu tội phạm thì sẽ không giải quyết
theo trình tự tố tụng hình sự, như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức cho cơ
quan THTT. Trong quá trình giải quyết vụ án nếu CQĐT đã ra quyết định khởi tố
vụ án mà phát hiện sự việc không có dấu hiệu tội phạm thì ra quyết định đình chỉ
quyết định khởi tố vụ án, đình chỉ điều tra hoặc quyết định tố tụng khác.
Tóm lại, khởi tố hay không khởi tố một vụ án hình sự liên quan đến nhân
18
thân và cuộc đời của mỗi con người. Vì thế nên pháp luật càng phải công minh để
phát hiện chính xác tội phạm và không làm oan người vô tội.GĐTP chính là một
trong những công cụ đắc lực như thế.
Góp phần xác định thủ phạm của vụ án
Trong hoạt động tố tụng hình sự, mục đích cuối cùng là tìm ra thủ phạm. Tuy
nhiên mỗi một vụ án là một câu chuyện khác nhau, việc tìm ra thủ phạm và chứng
minh được hành vi phạm tội đó chưa bao giờ là một nhiệm vụ đơn giản, bởi những
tên tội phạm luôn tìm cách che giấu hành vi, thủ đoạn của mình bằng nhiều mánh
khóe khác nhau như: xóa dấu vết, dựng hiện trường giả, tạo bằng chứng ngoại phạm
hoặc lẩn trốn pháp luật. Nhiệm vụ của các điều tra viên và các giám định viên tư
pháp là phải vạch trần ra những sự thật đó bằng nghiệp vụ của mình.
Trong quá trình thực hiện tội phạm, những dấu vết có nguồn gốc từ thủ phạm
dù cố ý hay vô ý bao giờ cũng để lại trên hiện trường, trên nạn nhân và những đối
tượng tác động khác của tội phạm, trên công cụ, phương tiện phạm tội. Do đó việc
tìm ra những dấu vết của thủ phạm có ý nghĩa lớn trong quá trình giải quyết vụ án.
Thông qua việc GĐTP, CQĐT có thể xác định được những đặc điểm của
hung thủ như chiều cao, cân nặng, vóc dáng, dị tật cơ thể, có bị thương không, bị
thương ở đâu, nhóm máu, đường vân như thế nào…Từ đó, bước đầu phác thảo được
chân dung kẻ phạm tội, khoanh vùng được đối tượng tình nghi để có hướng điều tra
hợp lý, chính xác. Kết quả giám định lông, tóc, máu, tinh dịch, chất bài tiết, nước
bọt, vết răng để lại trên hiện trường đem lại kết quả với độ tin cậy cao, là bằng
chứng không thể chối cãi của người thực hiện hành vi phạm tội.
Cũng không ít trường hợp, KLGĐ với sự chính xác và khách quan của nó đã
chứng minh một người không phải là thủ phạm của vụ án đó nên GĐTP còn giúp
minh oan cho người vô tội.
Công việc truy tìm thủ phạm rất gian nan và vất vả và bản KLGĐ được coi là
chứng cứ khách quan nhất giúp CQĐT xác định thủ phạm.
1.2.1.2. Hỗ trợ các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án
 Góp phần xác định năng lực chịu trách nhiệm hình sự của người thực
19
hiện tội phạm, năng lực nhận thức và khả năng khai báo đúng đắn của người bị hại,
người làm chứng
Chủ thể của tội phạm chỉ có thể là người có NLTNHS, đó là điều kiện cần thiết
để xác định người đó có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, pháp luật
không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người không có khả năng nhận thức
được hành vi của mình hay nói chung là không có lỗi. Người có NLTNHS theo pháp
luật Việt Nam là người đã đạt độ tuổi chịu TNHS (16 tuổi với mọi tội phạm, từ 14 đến
chưa đủ 16 tuổi với tội rất nghiêm trọng do cố ý và tội đặc biệt nghiêm trọng – Điều 12
BLHS) và không thuộc trường hợp không có NLTNHS (Điều 13 BLHS).
Do đó trong những vụ án mà việc xác định tuổi của bị can có ý nghĩa quyết
định đến việc truy cứu TNHS và không có tài liệu khẳng định tuổi hay có sự nghi
ngờ về tính xác thực của tài liệu đó thì CQĐT phải TCGĐ để xác định tuổi thực của
người đó.
Việc xác định độ tuổi chủ yếu dựa vào kết quả giám định răng và xương. Ví
dụ xác định tuổi qua xương trẻ nhỏ và thiếu niên chủ yếu dựa vào các yếu tố thể
hiện sự phát triển cơ thể như: chiều cao cơ thể, cân nặng, sự cốt hóa xương, sự xuất
hiện và rụng răng sữa, mọc răng khôn, độ mòn của răng. Xác định tuổi qua xương
người trưởng thành dựa vào sự cốt hóa các sụn tiếp, mức độ liền của các đầu xương
vào thân xương, của các khớp xương sọ, các đốt xương ức, dựa vào sự biến đổi của
các đầu xương sườn, tủy xương và sự biến đổi của răng. Việc xác định tuổi của
người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không chỉ giúp CQĐT có cơ sở xác
định NLTNHS của người đó mà còn xác định giải quyết vụ việc theo trình tự thủ
tục nào: thủ tục tố tụng hình sự bình thường hay thủ tục đặc biệt đối với người chưa
thành niên [1].
Còn về NLTNHS, theo điều 13 BLHS “người ở trong tình trạng không có
NLTNHS là người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận
thức hoặc khả năng điều khiển hành vi”. Như vậy, việc xác định tình trạng tâm thần
của bị can trong trường hợp có sự nghi ngờ về NLTNHS của họ là cần thiết và có
tính bắt buộc để xác định người đó có phải chịu trách nhiệm về hành vi nguy hiểm
20
mà họ đã thực hiện hay không. Người bị bệnh tâm thần vì không nhận thức được tác
hại hay không kiềm chế bởi các rối loạn tâm thần chi phối, do đó được miễn hoàn
toàn hay giảm một phần NLTNHS về hành vi phạm pháp của mình. Căn cứ vào hồ
sơ điều tra về nhân thân của bị can, các GĐV pháp y tâm thần xác định được bị can
có bị bệnh hay không? Bệnh gì?Mức độ nặng hay nhẹ? Còn hay mất hay giảm khả
năng nhận thức và kiềm chế hành vi? [1].
Hiện nay có nhiều người phạm tội đã lợi dụng điểm này, có những hành vi ngây
ngô, giả điên để trốn tránh TNHS. Vì vậy GĐTP cần phải chú ý thực hiện tốt chức
năng để đảm bảo để sự công minh, công bằng của mỗi công dân trước pháp luật.
Lời khai của người làm chứng, người bị hại là một trong những nguồn chứng
cứ quan trọng để xác định sự thật vụ án.Chỉ sử dụng những lời khai của họ để
chứng minh nếu đảm bảo tính chính xác và khách quan. Việc giám định để xác định
tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong trường hợp có sự
nghi ngờ về năng lực nhận thức và khai báo đúng đắn các tình tiết của vụ án có ý
nghĩa trong việc giúp CQĐT trong việc đánh giá chứng cứ. Ngoài ra kết quả giám
định còn có ý nghĩa trong việc xác định tư cách tố tụng của họ. Điểm b, khoản 2
điều 55 BLTTHS “người do có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có
khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án hoặc không có khả năng khai
báo” [18, Điều 55] thì không được làm chứng. Nếu là người bị hại thì cần phải có
đại diện hợp pháp tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho họ.
 Góp phần xác định công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn phạm tội
Công cụ, phương tiện, thủ đoạn phạm tội luôn phản ánh mức độ, tính chất
nguy hiểm của hành vi phạm tội. Tội phạm mà chúng thực hiện càng nghiêm trọng,
nguy hiểm bao nhiêu thì công cụ, phương tiện phạm tội càng được chuẩn bị kỹ
lưỡng và thủ đoạn phạm tội càng tinh vi xảo quyệt bấy nhiêu.
Phương tiện phạm tội là những đối tượng được chủ thể của tội phạm sử dụng
để thực hiện hành vi phạm tội của mình. Công cụ phạm tội là dạng cụ thể của
phương tiện phạm tội ví dụ như dao để đâm, kéo để cắt, súng, cuốc, chúng có thể là
bất cứ vật gì, có khi được chuẩn bị trước mà cũng có khi chúng được tận dụng tại
21
hiện trường.
GĐTP là công cụ sắc bén giúp CQĐT xác định công cụ phạm tội là vật gì.
Đặc điểm, hình dáng, kích thước, chức năng, vật tìm được tại hiện trường có phải là
công cụ gây án hay không.Bởi mỗi loại công cụ, phương tiện phạm tội khác nhau
thì dấu vết mà nó để lại trên vật tác động hoặc tại hiện trường cũng sẽ không giống
nhau.Ví dụ tổn thương do vật nhọn gây ra có thể có lỗ vào, rãnh thương và lỗ ra; vết
thương có thể hình khe hoặc không có hình nhất định, vết thương thường sâu. Vết
đâm bởi vật có cạnh thì vết thương trên da có thể có các tia, số tia tương ứng với số
cạnh của vật. Hay các vết thương do vật liệu. vũ khí nổ gây ra thường không có
hình thù nhất định, bờ mép vết thương có thể gọn hoặc nham nhở, thường thấy các
vết thương không xuyên thấu; các tạng đặc như lách, thận, gan có thể bị vỡ, dập
rách và chảy máu phổi, tụy…[1].
Xác định công cụ, phương tiện phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc
định tội, định khung hình phạt bởi một số tội phạm phương tiện phạm tội bắt buộc
phải được thực hiện bằng phương tiện nhất định như điều 289 BLHS quy định
phương tiện phạm tội là những giá trị vật chất. Tính chất của phương tiện phạm tội
trong một số trường hợp có thể làm thay đổi một cách đáng kể mức độ tính nguy
hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội ví dụ như hành vi cướp tài sản bằng cách
dùng vũ khí để đe dọa người bị tấn công, hoặc dùng chất cháy,chất nổ để hủy hoại
tài sản của người khác. Đây là những phương tiện mang tính hủy hoại hàng loạt,
nhanh chóng gây hậu quả nguy hại cho đối tượng bị tác động.
Phương pháp, thủ đoạn phạm tội là cách thức thực hiện hành vi phạm tội,
trong đó có cách thức sử dụng phương tiện, ví dụ giết chết nạn nhân rồi chặt làm
nhiều khúc, tẩm xăng đốt tài sản của người khác... Tính chất của thủ đoạn phạm tội
luôn là yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội vì vậy nó
được coi là tình tiết cần được xem xét khi định tội danh, định khung hình phạt, xác
định tình tiết tăng nặng giảm nhẹ TNHS.
Ví dụ: đối với vụ án về chiếm đoạt tài sản tùy vào cách thức thực hiện tội
phạm của người đó là lén lút, dùng thủ đoạn gian dối hay dùng vũ lực thì người đó
22
sẽ phạm các tội khác nhau. Hay khoản 2 Điều 133 BLHS về tội Cướp tài sản quy
định một trong những tình tiết định khung tăng nặng TNHS là thủ đoạn nguy hiểm.
Để việc xác định, phương thức, thủ đoạn phạm tội được đầy đủ, chính xác giúp
CQĐT xác lập, củng cố chứng cứ, đáp ứng tốt yêu cầu điều tra, xử lý tội phạm, thì
GĐTP chính là một trong những công cụ sắc bén nhất được CQĐT sử dụng trong
các vụ án hình sự.
Tóm lại, công cụ, phương tiện và cách thức sử dụng những công cụ phương
tiện đó cho ta thấy được tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội. Do đó, công
việc tìm ra chúng có ý nghĩa rất lớn, giúp cơ quan bảo vệ pháp luật giải quyết vụ án
một cách thấu tình đạt lý nhất.
Góp phần xác định thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc, diễn biến hành vi
phạm tội
Một vai trò quan trọng khác của GĐTP là KLGĐ có thể xác định thời gian, địa
điểm xảy ra vụ việc – một trong những vấn đề cần chứng minh trong quá trình điều tra
vụ án hình sự (Khoản 1 Điều 63 BLTTHS 2003). Bất cứ một vụ việc phạm tội nào thì
đều có không gian và thời gian nhất định mà ở đó có thể khai thác được thông tin, dấu
vết về vụ việc đã diễn ra. Việc có được chính xác những thông tin này là cơ sở quan
trọng để tái hiện lại toàn bộ sự thật vụ án. Trên thực tế, tội phạm thường có xu hướng
che giấu, thay đổi thời gian, hiện trường vụ án nên sự giúp đỡ của các GĐV tư pháp
cùng các máy móc thiết bị chuyên môn giám định là rất cần thiết.
GĐTP về thời gian xảy ra vụ án phần lớn để xác định thời gian nạn nhân tử
vong. Dựa vào những biến đổi của tử thi, cùng các dấu vết khác trên cơ thể, các GĐV
có thể đưa ra kết luận về khoảng thời gian mà nạn nhân tử vong: cách đó mấy giờ, mấy
ngày, mấy tháng hay mấy năm. Xác định được thời gian xảy ra vụ việc sẽ giúp ích cho
CQĐT xây dựng được phương hướng điều tra, khai thác những thông tin có giá trị để
giải quyết vụ án và để đấu tranh với đối tượng tình nghi hoặc bị can sau này.
GĐTP dựa vào dấu vết của nạn nhân, những dấu vết tại hiện trường để kết
luận về địa điểm phát hiện vụ án có phải hiện trường xảy ra vụ án hay không. Đồng
thời KLGĐ còn là một trong những căn cứ quan trọng giúp CQĐT tái hiện lại diễn
23
biến hành vi phạm tội, cách thức hung thủ gây án...Qua đó giúp cho việc giải quyết
vụ án được đúng hướng, nhanh chóng xác định và chứng minh được thủ phạm.
 Góp phần xác định mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra
Bất cứ tội phạm nào cũng có thể gây ra thiệt hại cho quan hệ xã hội: độc lập chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn
hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm, quyền sở hữu tài sản, các
quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân...được pháp luật hình sự bảo vệ.
Thiệt hại do tội phạm gây ra có thể là thiệt hại về thể chất bao gồm thiệt hại
về tính mạng trong nhóm tội giết người, thiệt hại về sức khỏe như tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.Thiệt hại về tinh thần đó
là thiệt hại gây ra cho danh dự, nhân phẩm, tự do của con người như tội làm nhục
người khác. Thiệt hại về vật chất như tài sản bị phá hủy (Điều 231), tài sản bị chiếm
đoạt (từ Điều 133 đến Điều 140 BLHS).
GĐTP nhằm xác định thiệt hại về vật chất, về thể chất do hành vi nguy hiểm
cho xã hội gây ra, là căn cứ để cơ quan THTT ra quyết định tố tụng như tạm giữ,
tạm giam, định tội, lượng hình phạt hoặc quyết định mức bồi thường thiệt hại. Với
việc xem xét, phân tích, kiểm tra những dấu vết do hành vi phạm tội để lại trên cơ
thể con người để đưa ra những kết luận về tình trạng sức khỏe bị hại.Và dựa trên
quy định của pháp luật về tỉ lệ thương tật để xác định có đủ cơ sở để khởi tố hay
không, khung, khoản truy cứu TNHS.
Trong những vụ án mà có nhiều người cùng gây ra thiệt hại thì GĐTP còn có
thể xác định chính xác mức độ gây thiệt hại do hành vi phạm tội của từng người gây
nên. Những kết quả này có ý nghĩa rất lớn góp phần vào việc xác định vị trí, vai trò
của những người đồng phạm trong vụ án và có ý nghĩa trong việc quyết định hình
phạt sau này.
Thiệt hại do tội phạm gây ra phản ánh được phần nào tính chất nguy hiểm
của hành vi phạm tội, mức độ thiệt hại thường tỷ lệ thuận với tính chất nguy hiểm
của hành vi phạm tội. Do đó xác định thiệt hại là một trong những cơ sở để CQĐT
định tội, định khung hình phạt.
24
 Góp phần xác định nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm
GĐTP còn đóng góp vai trò của mình đối với hoạt động TTHS trong việc
xác định nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm. Việc xác định nguyên nhân dẫn
đến hành vi phạm tội là cơ sở để CQĐT định hướng và đề ra chiến thuật điều tra
phù hợp, nhanh chóng tìm ra thủ phạm.
Thông thường mỗi vụ việc phạm tội xảy ra đều xuất phát từ những nguyên
nhân nhất định như ghen ghét, thù hằn, tham lam, mê tín dị đoan hoặc do mâu thuẫn
tình cảm, hoặc trả thù. Ví dụ: trong một vụ án mạng mà KLGĐ cho thấy nạn nhân
chết do bị đầu độc hay KLGĐ về nguyên nhân đám cháy là có người đốt, rất có thể
hành vi phạm tội thực hiện do thù tức cá nhân, như vậy hung thủ có thể là người có
thù oán hay xích mích với nạn nhân.
Từ những kết quả giám định, CQĐT có thể nắm bắt được nguyên nhân và điều
kiện phạm tội, từ đó đề ra biện pháp phòng chống tội phạm. Ví dụ như qua KLGĐ về
hướng đột nhập của hung thủ trong những vụ trộm cắp, cướp cho thấy hung thủ
thường vào nhà từ lối cửa sổ, cửa ra vào trên sân thượng. Có thể thấy, cửa sổ, sân
thượng là những vị trí thường được trang bị không chắc chắn, dễ cạy phá.Chính vì thế
cần giáo dục, tuyên truyền để người dân cảnh giác những vị trí này.Hoặc nhiều vụ án
mạng, nạn nhân bị giết một cách dã man bởi những đối tượng vị thành niên cho thấy
xu hướng bạo lực ngày càng gia tăng đối với giới trẻ. Nguyên nhân của tình trạng này
có thể do tác động của phim ảnh và các trò chơi bạo lực. Từ đây, các cơ quan chức
năng phối hợp với các bộ, ngành liên quan tăng cường kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ
game, internet; đồng thời tích cực tuyên truyền để các gia đình và nhà trường phối
hợp quản lý con cái và giới trẻ hiện nay [1].
Trên đây là những đánh giá, phân tích về vai trò của công tác GĐTP đối với
các vụ án hình sự. Qua đó có thể thấy được phần nào tầm quan trọng không thể
thiếu của GĐTP đối với hoạt động TTHS nói chung. Những điều này đã thực sự
khẳng định GĐTP là công cụ hữu hiệu giúp cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án
một cách nhanh chóng, chính xác, khách quan, góp phần không nhỏ vào công tác
đấu tranh và phòng ngừa tội phạm.
25
1.2.2. Ý nghĩa của giám định tư pháp
1.2.2.1. Ý nghĩa của giám định tư pháp trong việc bảo vệ pháp chế XHCN
GĐTP không thể thiếu trong bất cứ một nền tư pháp nào.Công tác này đã
phục vụ đắc lực cho hoạt động tố tụng hình sự, giúp cơ quan điều tra, truy tố, xét xử
giải quyết các vụ án đúng người, đúng tội, khách quan và tuân thủ pháp luật, góp
phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể, cá nhân. Qua đó bảo đảm được
nền pháp chế xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.
Như đã phân tích ở phần vai trò của GĐTP bên trên, để giải quyết được một
vụ án hình sự cần trải qua rất nhiều hoạt động khác nhau của quá trình điều tra, truy
tố, xét xử. Để kết tội chính xác một con người là không hề đơn giản. GĐTP thông
qua bản KLGĐ được thực hiện bởi các GĐV có chuyên môn, nghiệp vụ là một
nguồn chứng cứ quý báu để xác định thủ phạm, hành vi phạm tội, công cụ phương
tiện gây án, khả năng nhận thức hành vi phạm tội thậm chí cả hoàn cảnh, điều kiện
dẫn đến việc phạm tội đó. Những kết luận này là cơ sở để CQTHTT giải quyết vụ
án chính xác, khách quan trên cơ sở của khoa học và pháp luật, giúp cho công lý
được thực thi, công bằng cho người bị hại, pháp luật được đảm bảo tính răn đe, tính
nghiêm minh và nền pháp chế XHCN được giữ vững.
Nếu như lời khai của người phạm tội, người bị hại, người làm chứng là
những phản ánh tinh thần phụ thuộc vào ý thức chủ quan của mỗi người, do đó mà
lời khai chưa được kiểm tra, đối chiếu với những tình tiết sự kiện chứng cứ khác thì
không thể khẳng định đó là chứng cứ. Còn KLGĐ nếu được thực hiện trên nguyên
tắc “tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn, trung thực, chính xác,
khách quan” thì luôn có giá trị chứng minh đúng đắn, mang tính khách quan và
khoa học, bổ sung cho việc thu thập các chứng cứ khác liên quan đến vụ án.
Giám định tư pháp còn mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hướng hoạt động
tố tụng theo cơ chế minh bạch, đúng người đúng tội, phụng sự công lý. Giám định
tư pháp là một kênh quan trọng đánh giá trình độ phát triển pháp luật và mức độ dân
chủ của một quốc gia.
26
1.2.2.2. Ý nghĩa của giám định tư pháp trong việc bảo vệ bị can, bị cáo
Hoạt động GĐTP giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo
– nhóm đối tượng chịu sự tác động tiêu cực của các quy phạm pháp luật hình sự.
Bảo vệ quyền của nhóm đối tượng này cũng là đồng thời GĐTP bảo vệ quyền
con người nói chung.
Theo BLTTHS 2003 đã nêu rõ: “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án
kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” [18, Điều 9]. Chính vì thế nên đối
tượng dù đang bị tình nghi, bị tạm giữ, tạm giam nhưng cơ quan có thẩm quyền
chưa chứng minh được hành vi phạm tội cũng như chưa đưa ra xét xử công khai,
minh bạch thì chưa thể coi là tội phạm. Và dù trong hoàn cảnh nào, họ vẫn được
đảm bảo những quyền của bị can, bị cáo nhất định. Cho nên ngoài nhiệm vụ chứng
minh tội phạm, GĐTP còn là công cụ để minh oan cho người vô tội.
Các KLGĐ là một nguồn chứng cứ khách quan trong vụ án hình sự. Những
chứng cứ này có thể không chỉ xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội
mà còn là bằng chứng gỡ tội của những người vô tội. Những vết răng cắn tưởng
chừng như vô tình, những dấu vân tay mờ ảo mà mắt thường không nhìn thấy,
những sợi tóc tưởng như vô tri nhưng bằng những kiến thức, khoa học kỹ thuật và
kinh nghiệm thực tế của người làm giám định, tất cả đều trở lên có ý nghĩa, tất cả
đều nói lên “sự thật” của vụ án.
1.2.2.3. Ý nghĩa của giám định tư pháp trong việc trong việc phòng ngừa tội phạm
Thông qua quá trình giám định, người giám định có thể phát hiện những
nguyên nhân, điều kiện thực hiện tội phạm, những sơ hở, thiếu sót của cơ quan, tổ
chức, cá nhân và thủ đoạn hoạt động của kẻ phạm tội. Công tác giám định chothấy
những vấn đề gì nổi cộm thông qua thông tin đại chúng tuyên truyền phương thức,
thủ đoạn gây án, những quan niệm,tập tục sai trái dẫn đến nguy hại đến tính mạng,
tài sản.Là nguồn thông tin quan trọng để phục vụ cho công tác phòng ngừa và đấu
tranh chống tội phạm của các cơ quan THTT.
Ví dụ qua quá trình giám định sự thật, giả của những tờ tiền giả hoặc giấy tờ
chứng minh quyền sở hữu tài sản trong những vụ lừa đảo hay giám định hàng hóa giả
27
trong các vụ buôn lậu, các GDV có thể thấy được cách thức làm hàng giả, giấy tờ giả,
chữ kí giả của những kẻ phạm tội. Từ đó, các cơ quan có thẩm quyền phổ biến những
thủ đoạn, cách thức phạm tội của bọn tội phạm để người dân nâng cao cảnh giác và
giúp cơ quan THTT trong việc phát giác các hành vi phạm tội tương tự.
Trong những vụ tai nạn giao thông thảm khốc, qua việc tiến hành giám định,
các GĐV có thể biết được nguyên nhân vụ tai nạn do sự bất cẩn của lái xe hoặc do
lỗi phương tiện không đảm bảo kỹ thuật hoặc phương tiện quá hạn không được
phép lưu hành…Từ việc tìm ra nguyên nhân giúp các tổ chức, cá nhân rút kinh
nghiệm nhằm phòng tránh những tai nạn, rủi ro tương tự.
1.2.2.4. Ý nghĩa của giám định tư pháp đối với những người THTT
GĐTP còn có ý nghĩa trong việc đảm bảo được sự công khai, minh bạch khi
giải quyết vụ án của những người tham gia tố tụng, ngăn chặn sự tác động của ý
thức chủ quan vào quá trình giải quyết vụ án.
Đặc tính quan trọng nhất của các KLGĐ là việc một nhóm chủ thể khác
thực hiện mà không phải người trong các cơ quan THTT đó là các GĐV tư pháp.
Hơn nữa, việc giám định này dựa trên cơ sở của máy móc kĩ thuật, của các thành
tựu nghiên cứu trên các lĩnh vực chuyên môn như khoa học kĩ thuật hình sự, khoa
học pháp y hay dựa trên chính kinh nghiệm nghề nghiệp chuyên môn của các
GĐV. Đội ngũ này làm việc độc lập với nhóm những người tham gia tố tụng, chỉ
dựa trên mẫu vật thu thập được hoặc trên các quyết định trưng cầu giám định từ
các cơ quan THTT. Điều này cho thấy các KLGĐ luôn có tính chính xác, tính
khách quan và tính khoa học.
Pháp luật cũng quy định các KLGĐ là một trong bốn nguồn chứng cứ quan
trọng phục vụ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (Điều 64 BLTTHS 2003).
Chính vì thế nên những người THTT sẽ phải sử dụng triệt để những nguồn chứng
cứ này trong quá trình giải quyết vụ án mà lại không tác động dù là tiêu cực hay tích
cực đến vụ án. Quá trình này vừa ngăn chặn sự ảnh hưởng của ý thức chủ quan lên
các giai đoạn của việc giải quyết vụ án vừa đảm bảo an toàn cho những người
THTT trong việc tránh những nhận định, đánh giá sai lầm, cảm tính dẫn đến oan
sai, bỏ lọt tội phạm.
28
1.3. Đối tƣợng, nội dung và thủ tục giám định tƣ pháp trong tố tụng
hình sự
1.3.1. Đối tượng
Là một hoạt động quan trọng của TTHS, GĐTP có đối tượng là những vấn
đề cần phải làm rõ trong quá trình chứng minh vụ án của CQTHTT. Tuy nhiên, việc
xác định đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự lại phụ thuộc vào quy định của
pháp luật từng quốc gia.
Từ pháp luật thực định, chúng ta có thể chia đối tượng của GĐTP gồm ba
nhóm chính:
1. Nhóm vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi
hành án hình sự.
2. Nhóm vấn đề có liên quan đến giải quyết việc dân sự (giám định ADN, di
chúc, hợp đồng...) trong vụ án hình sự và vụ án dân sự.
3. Nhóm vấn đề có liên quan đến vụ án hành chính (các quyết định cấp nhà,
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy ủy quyền, Bằng cấp...)
Trong ba nhóm đối tượng trên, giám định tư pháp trong TTHS tập trung
nghiên cứu và làm rõ về nhóm thứ nhất, đó là nhóm đối tượng giám định liên quan
đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Về phương diện thực tiễn, có thể nói đối tượng giám định trong TTHS rất
phong phú, đa dạng và không thể liệt kê đầy đủ được vì mỗi vụ án , mỗi loại tội
phạm sẽ có những vấn đề cần giám định khác nhau , như: nếu vụ án ma túy thì đối
tượng sẽ là “chất ma túy”; nếu vụ án là tai nạn giao thông thì đối tượng giám định là
dấu vết; vụ án giết người sẽ giám định tử thi ... Hoặc cùng là một loại tội , nhưng
không phải các đối tượng giám định trong loại tội đó đều giống nhau . Cụ thể: cùng
là vụ án giết người, nhưng nếu nguyên nhân chết do bị bắn thì cần giám định súng
đạn; nếu chết do bị đâm thì cần giám định dao, kiếm; nếu chết do bi ̣đầu độc , cần
giám định thuốc độc...
Bên ca ̣nh đó , đối tượng giám đi ̣nh cũng có thể là đồ vâ ̣t , tài liệu, nhưng cũng
có thể là con người; có thể là hữu hình nhưng cũng có thể là vô hình (giám định tâm
29
thần, giám định âm thanh). Do vậy, khi nghiên cứu đối tượng giámđịnhtrong tố tụng
hình sự, chúng ta không xác định đối tượng cụ thể của hoạt động giám định, mà
chúng ta chia thành các nhóm đối tượng giám định để phân biệt. Có thể chia các
nhóm đối tượng giám định trong tố tụng hình sự như sau:
- Nhóm giám định pháp y: Các đối tượng giám định như: giám định tử thi;
giám định các vấn đề có liên quan đến việc xâm hại tính mạng, sức khoẻ, nhân
phẩm con người, các vụ án mạng, đánh người bị thương, xâm hại tình dục, loạn
luân, giao cấu với trẻ em... (các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể người có liên quan
đến vụ án như máu, dấu vân tay, tóc,da, gàu, các loại lông...)
- Nhóm giám định pháp y tâm thần: Đối tượng giám định là năng lực trách
nhiệm hình sự, khả năng nhận thức.
- Nhóm giám định kỹ thuật hình sự: Đối tượng giám định như: Dấu vết
phương tiện giao thông; giám định cháy, nổ; giám định dấu vết cơ học; giám định
dấu vết súng đạn; giám định hoá học pháp lý; giám định dấu vết vân tay, vân chân;
giám định tài liệu (chữ kí, chữ viết, hình dấu, in ấn phẩm); giám định âm thanh…
- Nhóm giám định các chuyên ngành khác, như: tài chính, ngân hàng, xây
dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả…
Với bốn nhóm đối tượng giám đi ̣nh nêu trên , chúng ta có thể k hái quát được
tương đối đầy đủ các vấn đề cần giám đi ̣nh trong thựctiễn giải quyết án hình sự. Nói
cách khác, có thể khẳng định rằng , các vấn đề cần phải giám định trong TTHS đều
nằm trong bốn nhóm đối tượng trên . Điều này có thể khẳng định bởi trên thực tiễn ,
trong ba nhóm đối tượng giám đi ̣nh tư pháp nói chung thì nhóm đối tượng giám
đi ̣nh liên quan đến vụán hình sự là lớn nhất , bao trùm nhiều lĩnh vực nhất, thâ ̣m chí
nhóm đối tượng giám định trong vụ việc dân sự và vụ án hành chính cũng có thể trở
thành đối tượng giám định của vụ án hình sự khi cần thiết . Ví dụ như giám định
ADN xác đi ̣nh huyết thống thường áp dụng trong những vụán dân sự , tuy nhiên
trong vụán giết người mà na ̣n nhân bi ̣chết mất xác nhiều ngày , không thể nhâ ̣n
dạng (như vụThẩm mỹ viện Cát Tường) thì việc giám định ADN để xác định huyết
thống là bắt buộc thực hiê ̣n.
Tóm lại, có thể khái quát đối tượng giám đi ̣nh trong tố tụng hình sự là những
30
vấn đề liên quan đến giải quyết vụ án hình sự được giám đi ̣nh nhằm làm rõ sự thâ ̣t
khách quan, giúp các cơ quan tố tụng giải quyết vụ án chính xác, đầy đủ .
1.3.2. Nội dung
Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự Việt Nam hình thành và phát triển
gắn liền với 3 lĩnh vực: Giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần và giám định
kỹ thuật hình sự. Để tìm hiểu nội dung của hoạt động giám định tư pháp trong các
vụ án hình sự ta có thể tìm hiểu nội dung của việc giám định trên 3 lĩnh vực trên.
Giám định pháp y: Pháp y là một môn khoa học ứng dụng những lý luận và
kĩ thuật của y học, sinh vật học và các ngành khoa học tự nhiên khác để nghiên cứu
và phục vụ đáp ứng đòi hỏi của pháp luật. Nội dung của giám định pháp y để phục
vụ cho việc giải quyết vụ án mà cơ quan THTT trưng cầu gồm các nội dung sau:
- Giám định và giám định lại tổn hại sức khỏe do chấn thương và nguyên
nhân khác.
- Giám định tình trạng sức khỏe các đối tượng phục vụ cho quá trình điều
tra, truy tố, xét xử, chấp hành án và thi hành án.
- Giám định sự xâm phạm thân thể phục vụ tố tụng và xác định giới tính
hoặc các giám định khác khi có yêu cầu.
- Giám định và giám định lại tử thi, giám định hài cốt và giám định hung khí
- Giám định và giám định lại trên hồ sơ do cơ quan tố tụng trưng cầu và các
tổ chức, cá nhân yêu cầu.
- Giám định hóa pháp gồm: độc chất, ma túy, nồng độ rượu, tân dược và các
loại thực phẩm nghi ngờ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của con người.
Giám định pháp y tâm thần: Pháp y tâm thần là một phân môn của Tâm thần
học, có nhiệm vụ bổ trợ hoạt động tư pháp. Sản phẩm của nó giúp các cơ quan tiến
hành tố tụng giải quyết những vấn đề liên quan giữa Pháp luật và Y học, đặc biệt là
Tâm thần học.
Giám định pháp y tâm thần gắn liền với việc xác định trách nhiệm hình sự
của một người. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi họ không bị tâm
thần hoặc mắc các chứng bệnh khác mà làm mất khả năng nhận thức và khả năng
31
điều khiển hành vi trong thời điểm họ thực hiện hành vi phạm tội.
Hoạt động của chuyên ngành Pháp y tâm thần là việc giám định viên dùng
kiến thức của mình kết luận xác định rõ đối tượng có rối loạn tâm thần không, các
rối loạn đó có tác động đến hành vi của họ không, tác động trong thời điểm nào, ở
mức độ nào...để giúp các cơ quan tố tụng giải quyết vụ án được chính xác, công
bằng, đúng pháp luật. Ngoài ra, pháp y tâm thần còn đề xuất biện pháp y tế và giúp
các cơ quan pháp luật quản lý, điều trị các đối tượng phạm tội có rối loạn tâm thần
nhằm đảm bảo quyền được chữa bệnh của họ cũng như bảo đảm ngăn ngừa hành vi
tái phạm tội của họ trong khi họ có rối loạn tâm thần.
Giám định kỹ thuật hình sự: Giám định kỹ thuật hình sự là một lĩnh vực giám
định tư pháp đồng thời là biện pháp khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ của ngành Công
an, do giám định viên tư pháp về Kỹ thuật hình sự thực hiện tại Cơ quan giám định
kỹ thuật hình sự, hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án, dựa trên cơ sở kiến thức
chuyên môn về Kỹ thuật hình sự và các ngành khoa học khác có liên quan, sử dụng
các phương tiện giám định chuyên dụng và các phương pháp giám định phù hợp, để
nghiên cứu, xem xét và đưa ra kết luận có tính khoa học trả lời các yêu cầu giám
định, phục vụ công tác đấu tranh và phòng ngừa tội phạm [17].
Tại Điều 3, Thông tư số 33/2014/TT-BCA ngày 5/8/2014 của Bộ trưởng Bộ
Công an“Quy định về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định
viên kỹ thuật hình sự” quy định về giám định viên kỹ thuật hình sự. Tương ứng với
quy định này, hiện tại có 10 lĩnh vực giám định kỹ thuật hình sự được triển khai,
gồm Giám định dấu vết đường vân; Giám định tài liệu; Giám định dấu vết cơ học;
Giám định súng, đạn; Giám định hóa học; Giám định sinh học; Giám định cháy, nổ;
Giám định kỹ thuật; Giám định âm thanh; Giám định kỹ thuật số và điện tử. Đây là
những nội dung mà cơ quan THTT sẽ trưng cầu giám định kỹ thuật hình sự khi có
các vấn đề cần giám định liên quan đến việc giải quyết vụ án hình sự.
1.3.3. Thủ tục
Giám định tư pháp được tiến hành dựa trên quyết định trưng cầu giám
định của CQTHTT, NTHTT. Tức là khi có căn cứ cần phải giám định một đối
32
tượng nào đó để phục vụ cho việc giải quyết vụ án, phải có quyết định trưng cầu
giám định. Quyết định trưng cầu giám định phải do những người có thẩm quyền
hoặc theo quy định của pháp luật tiến hành. Trong quyết định trưng cầu giám
định phải nêu rõ yêu cầu giám định vấn đề gì, họ tên người được trưng cầu hoặc
tên cơ quan người được trưng cầu giám định, quyền và nghĩa vụ của người giám
định theo quy định của pháp luật.
Sau khi được CQTHTT gửi quyết định trưng cầu giám định thì tổ chức giám
định, người giám định có trách nhiệm tiếp nhận và thực hiện giám định. Sau một
khoảng thời hạn nhất định, người làm công tác giám định bằng công tác nghiệp vụ
của mình phải có kết quả giám định được thể hiện bằng bản kết luận giám định. Đây
là một nguồn chứng cứ quan trọng đối với những người tham gia tố tụng trong việc
giải quyết vụ án hình sự.
Để làm sáng tỏ hoặc bổ sung nội dung kết luận giám định, Cơ quan điều tra có
thể hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết và có thể quyết định giám định
bổ sung hoặc giám định lại. Trong trường hợp cần giám định bổ sung hoặc giám định lại
thì phải do giám định viên khác tiến hành và theo thủ tục chung [14, tr.350].
Sau khi tiến hành giám định, nếu bị can yêu cầu thì được thông báo về nội
dung kết luận. Bị can được trình bày những ý kiến của mình về kết luận giám định,
yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại. Những điều này được ghi vào biên
bản. Trong trường hợp Cơ quan điều tra không chấp nhận yêu cầu của bị can thì
phải nêu rõ lý do và báo cho bị can biết. Kết luận giám định sẽ được đưa vào hồ sơ
vụ án hình sự và được sử dụng tại phiên tòa xét xử vụ án.
1.4. Giám định tƣ pháp trong Luật TTHS một số nƣớc
GĐTP là một công tác quan trọng, đã được các nước trên thế giới quan tâm,
đề cao và đưa vào phục vụ cho việc giải quyết các vụ án hình sự, dân sự từ rất lâu.
Để có cái nhìn đa chiều và rút ra được những kinh nghiệm trong việc xây dựng và
áp dụng pháp luật trong lĩnh vực TTHS ở Việt Nam thì việc nghiên cứu các quy
định về GĐTP ở các nước trên thế giới là vô cùng cần thiết. Luận văn này sẽ tìm
hiểu pháp luật về GĐTP trên một số mặt mà Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm ở
33
các nước như: Cộng hoà liên bang Đức, Cộng hoà Pháp, Vương quốc Thụy Điển,
Nhật Bản, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và một số nước khác.
1.4.1. Về khái niệm và chủ thể trưng cầu giám định
Nhìn chung của các nước nêu trên đều có quan niệm GĐTP là việc giám định
được thực hiện bởi nhà chuyên môn (người am hiểu, tinh thông về lĩnh vực cần giám
định) để làm sáng tỏ vấn đề có liên quan, theo trưng cầu của cơ quan điều tra, truy tố và
xét xử hoặc cả theo yêu cầu của người tham gia tố tụng (nước theo cơ chế tranh tụng)
đến vụ án dưới góc độ chuyên môn nhằm phục vụ cho việc giải quyết vụ án.
Chẳng hạn như Pháp có quy định: việc giám định được thực hiện chỉ theo
trưng cầu của thẩm phán (có thẩm phán điều tra, thẩm phán xét xử và thẩm phán thi
hành án) thì được coi là giám định tư pháp, mà không có chủ thể tố tụng nào khác.
Vương quốc Thụy Điển lại không căn cứ vào chủ thể trưng cầu, yêu cầu
giám định bởi tổ chức, cá nhân nào mà quan trọng là việc giám định đó có được
đánh giá và sử dụng làm căn cứ cho việc giải quyết vụ án hay không, nếu kết luận
giám định nào phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án và được Hội đồng xét xử
chấp nhận làm căn cứ để giải quyết vụ án thì được coi là giám định tư pháp. Trong
trường hợp kết luận giám định do người tham gia tố tụng tự mình yêu cầu và được
chấp nhận làm căn cứ cho việc xét xử vụ án thì sẽ được Nhà nước hoàn trả chi phí
cho việc thực hiện vụ việc giám định đó.
Theo quy định của pháp luật một số nước, chỉ có cơ quan tiến hành tố tụng
(cơ quan điều tra, truy tố và xét xử) mới có quyền trưng cầu giám định tư pháp cả
trong tố tụng hình sự và tố tụng dân sự. Thông thường, trong án hình sự thì việc
trưng cầu giám định chủ yếu do cơ quan điều tra thực hiện, còn trong tố tụng dân sự
thì các bên có quyền tự do lựa chọn giám định viên và có thể yêu cầu Toà án đứng
ra trưng cầu giám định hoặc tự họ thoả thuận với nhau về việc mời tổ chức, cá nhân
nào đó thực hiện giám định.
Tuy nhiên, Đức, Thụy Điển, Trung Quốc thì cho phép người tham gia tố tụng
(cả trong tố tụng hình sự và tố tụng dân sự) có quyền tự mình yêu cầu các tổ chức
giám định pháp y, kỹ thuật hình sự cũng như tổ chức, cá nhân chuyên môn bất kỳ
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT

More Related Content

What's hot

Luận văn: Thực hành quyền công tố đối với các tội xâm phạm sở hữu
Luận văn: Thực hành quyền công tố đối với các tội xâm phạm sở hữuLuận văn: Thực hành quyền công tố đối với các tội xâm phạm sở hữu
Luận văn: Thực hành quyền công tố đối với các tội xâm phạm sở hữu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hỏi cung bị can trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Hỏi cung bị can trong luật tố tụng hình sự Việt NamLuận văn: Hỏi cung bị can trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Hỏi cung bị can trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sự
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sựLuận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sự
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAYLuận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOTLuận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOT
Luận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOTLuận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOT
Luận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay, HAYLuận văn: Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Xác định cha, mẹ, con theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Xác định cha, mẹ, con theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Xác định cha, mẹ, con theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Xác định cha, mẹ, con theo pháp luật Việt Nam, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOTLuận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đLuận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Bảo đảm quyền của bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án
Luận án: Bảo đảm quyền của bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ ánLuận án: Bảo đảm quyền của bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án
Luận án: Bảo đảm quyền của bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOTLuận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thi hành án phạt tù ở Việt Nam - vấn đề lý luận, thực tiễn
Luận văn: Thi hành án phạt tù ở Việt Nam - vấn đề lý luận, thực tiễnLuận văn: Thi hành án phạt tù ở Việt Nam - vấn đề lý luận, thực tiễn
Luận văn: Thi hành án phạt tù ở Việt Nam - vấn đề lý luận, thực tiễn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự, HAY
Luận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự, HAYLuận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự, HAY
Luận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênBáo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sựLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng NaiLuận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận văn: Thực hành quyền công tố đối với các tội xâm phạm sở hữu
Luận văn: Thực hành quyền công tố đối với các tội xâm phạm sở hữuLuận văn: Thực hành quyền công tố đối với các tội xâm phạm sở hữu
Luận văn: Thực hành quyền công tố đối với các tội xâm phạm sở hữu
 
Luận văn: Hỏi cung bị can trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Hỏi cung bị can trong luật tố tụng hình sự Việt NamLuận văn: Hỏi cung bị can trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Hỏi cung bị can trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
 
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sự
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sựLuận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sự
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sự
 
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAYLuận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
 
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOTLuận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
 
Luận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOT
Luận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOTLuận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOT
Luận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOT
 
Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay, HAYLuận văn: Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Luận văn: Xác định cha, mẹ, con theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Xác định cha, mẹ, con theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Xác định cha, mẹ, con theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Xác định cha, mẹ, con theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOTLuận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đLuận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
 
Luận án: Bảo đảm quyền của bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án
Luận án: Bảo đảm quyền của bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ ánLuận án: Bảo đảm quyền của bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án
Luận án: Bảo đảm quyền của bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án
 
Luận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOTLuận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Thi hành án phạt tù ở Việt Nam - vấn đề lý luận, thực tiễn
Luận văn: Thi hành án phạt tù ở Việt Nam - vấn đề lý luận, thực tiễnLuận văn: Thi hành án phạt tù ở Việt Nam - vấn đề lý luận, thực tiễn
Luận văn: Thi hành án phạt tù ở Việt Nam - vấn đề lý luận, thực tiễn
 
Luận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự, HAY
Luận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự, HAYLuận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự, HAY
Luận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự, HAY
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênBáo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sựLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
 
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng NaiLuận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
 

Similar to Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT

Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOTLuận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sựLuận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docxHỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docxHỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Chứng minh trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Chứng minh trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, HAYLuận văn: Chứng minh trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Chứng minh trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Vai trò của Viện kiểm sát trong ngăn chặn giai đoạn điều tra, HOT
Vai trò của Viện kiểm sát trong ngăn chặn giai đoạn điều tra, HOTVai trò của Viện kiểm sát trong ngăn chặn giai đoạn điều tra, HOT
Vai trò của Viện kiểm sát trong ngăn chặn giai đoạn điều tra, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tranh tụng tại phiên tòa trong xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Tranh tụng tại phiên tòa trong xét xử vụ án hình sự, HOTLuận văn: Tranh tụng tại phiên tòa trong xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Tranh tụng tại phiên tòa trong xét xử vụ án hình sự, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật, HOT
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật, HOTLuận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật, HOT
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật tố tụng
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật tố tụng Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật tố tụng
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật tố tụng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụng
Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụngNgười tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụng
Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân, HAY
Đề tài: Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân, HAYĐề tài: Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân, HAY
Đề tài: Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HOTLuận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HAYĐề tài: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn thạc sĩ: Kiểm sát hoạt động điều tra, HOT
Luận văn thạc sĩ: Kiểm sát hoạt động điều tra, HOTLuận văn thạc sĩ: Kiểm sát hoạt động điều tra, HOT
Luận văn thạc sĩ: Kiểm sát hoạt động điều tra, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Kiểm sát hoạt động điều tra - lí luận và thực tiễn, HOT
Luận văn: Kiểm sát hoạt động điều tra - lí luận và thực tiễn, HOTLuận văn: Kiểm sát hoạt động điều tra - lí luận và thực tiễn, HOT
Luận văn: Kiểm sát hoạt động điều tra - lí luận và thực tiễn, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sựLuận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Sự độc lập của thẩm phán, HAY, HOT
Luận văn: Sự độc lập của thẩm phán, HAY, HOTLuận văn: Sự độc lập của thẩm phán, HAY, HOT
Luận văn: Sự độc lập của thẩm phán, HAY, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, HOT
Luận văn: Kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, HOTLuận văn: Kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, HOT
Luận văn: Kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người, HOT
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người, HOTĐề tài: Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người, HOT
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT (20)

Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOTLuận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
 
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sựLuận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
 
Luận văn: Đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự, HOT
 
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docxHỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
 
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docxHỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
 
Luận văn: Chứng minh trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Chứng minh trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, HAYLuận văn: Chứng minh trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Chứng minh trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, HAY
 
Vai trò của Viện kiểm sát trong ngăn chặn giai đoạn điều tra, HOT
Vai trò của Viện kiểm sát trong ngăn chặn giai đoạn điều tra, HOTVai trò của Viện kiểm sát trong ngăn chặn giai đoạn điều tra, HOT
Vai trò của Viện kiểm sát trong ngăn chặn giai đoạn điều tra, HOT
 
Luận văn: Tranh tụng tại phiên tòa trong xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Tranh tụng tại phiên tòa trong xét xử vụ án hình sự, HOTLuận văn: Tranh tụng tại phiên tòa trong xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Tranh tụng tại phiên tòa trong xét xử vụ án hình sự, HOT
 
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật, HOT
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật, HOTLuận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật, HOT
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật, HOT
 
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật tố tụng
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật tố tụng Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật tố tụng
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật tố tụng
 
Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụng
Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụngNgười tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụng
Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụng
 
Đề tài: Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân, HAY
Đề tài: Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân, HAYĐề tài: Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân, HAY
Đề tài: Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân, HAY
 
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HOTLuận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HOT
 
Đề tài: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HAYĐề tài: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn thạc sĩ: Kiểm sát hoạt động điều tra, HOT
Luận văn thạc sĩ: Kiểm sát hoạt động điều tra, HOTLuận văn thạc sĩ: Kiểm sát hoạt động điều tra, HOT
Luận văn thạc sĩ: Kiểm sát hoạt động điều tra, HOT
 
Luận văn: Kiểm sát hoạt động điều tra - lí luận và thực tiễn, HOT
Luận văn: Kiểm sát hoạt động điều tra - lí luận và thực tiễn, HOTLuận văn: Kiểm sát hoạt động điều tra - lí luận và thực tiễn, HOT
Luận văn: Kiểm sát hoạt động điều tra - lí luận và thực tiễn, HOT
 
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sựLuận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự
 
Luận văn: Sự độc lập của thẩm phán, HAY, HOT
Luận văn: Sự độc lập của thẩm phán, HAY, HOTLuận văn: Sự độc lập của thẩm phán, HAY, HOT
Luận văn: Sự độc lập của thẩm phán, HAY, HOT
 
Luận văn: Kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, HOT
Luận văn: Kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, HOTLuận văn: Kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, HOT
Luận văn: Kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, HOT
 
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người, HOT
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người, HOTĐề tài: Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người, HOT
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (11)

GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 

Luận văn: Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ NGUYỆT ÁNH GIÁM ĐỊNH TƢ PHÁP TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ (TRÊN CƠ SỞ SỐ LIỆU THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ NGUYỆT ÁNH GIÁM ĐỊNH TƢ PHÁP TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ (TRÊN CƠ SỞ SỐ LIỆU THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI) Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC CHÍ HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Lê Thị Nguyệt Ánh
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ ngữ viết tắt Danh mục bảng MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁM ĐỊNH TƢ PHÁP TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ....................................................................6 1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại giám định tƣ pháp trong tố tụng hình sự ...........................................................................................................6 1.1.1. Khái niệm giám định tư pháp trong tố tụng hình sự ......................................6 1.1.2. Đặc điểm của giám định tư pháp trong tố tụng hình sự.................................8 1.1.3. Phân loại giám định tư pháp trong tố tụng hình sự........................................9 1.2. Vai trò, ý nghĩa của giám định tƣ pháp trong tố tụng hình sự ..............15 1.2.1. Vai trò của giám định tư pháp......................................................................15 1.2.2. Ý nghĩa của giám định tư pháp ....................................................................25 1.3. Đối tƣợng, nội dung và thủ tục giám định tƣ pháp trong tố tụng hình sự .........................................................................................................28 1.3.1. Đối tượng .....................................................................................................28 1.3.2. Nội dung.......................................................................................................30 1.3.3. Thủ tục..........................................................................................................31 1.4. Giám định tƣ pháp trong Luật TTHS một số nƣớc................................32 1.4.1. Về khái niệm và chủ thể trưng cầu giám định .............................................33 1.4.2. Về người giám định......................................................................................34 1.4.3. Về cơ cấu các tổ chức giám định .................................................................37 1.4.4. Về việc sử dụng, đánh giá kết luận giám định .............................................37 1.4.5. Về chi phí giám định....................................................................................38
  • 5. 1.4.6. Về công tác quản lý......................................................................................39 Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIÁM ĐỊNH TƢ PHÁP TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ...............................................41 2.1. Pháp luật Việt Nam từ 1945 đến trƣớc 2003 về giám định tƣ pháp trong tố tụng hình sự..................................................................................41 2.2. Pháp luật Việt Nam hiện hành về giám định tƣ pháp trong tố tụng hình sự .........................................................................................................44 2.2.1. Đối tượng của giám định tư pháp.................................................................44 2.2.2. Trình tự, thủ tục giám định tư pháp .............................................................46 2.2.3. Thẩm quyền giám định tư pháp ...................................................................62 2.2.4. Trách nhiệm pháp lý.....................................................................................71 Chƣơng 3: THỰC TIỄN GIÁM ĐỊNH TƢ PHÁP VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT GIÁM ĐỊNH TƢ PHÁP TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ ........................................................................................78 3.1. Thực tiễn giám định tƣ pháp trong tố tụng hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội .......................................................................................78 3.1.1. Những kết quả đạt được ...............................................................................78 3.1.2. Một số bất cập trong hoạt động giám định tư pháp .....................................81 3.1.3. Nguyên nhân của những bất cập .................................................................84 3.2. Cơ sở và yêu cầu của hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác giám định tƣ pháp trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.....................................................................................................90 3.2.1. Cơ sở và yêu cầu về mặt lập pháp................................................................90 3.2.2. Cơ sở và yêu cầu về mặt thực tiễn ...............................................................90 3.3. Hoàn thiện pháp luật về giám định tƣ pháp trong tố tụng hình sự.......91 3.3.1. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự ...........................................................91 3.3.2. Hoàn thiện về luật giám định tư pháp ..........................................................96 3.4. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác giám định tƣ pháp trong tố tụng hình sự..................................................................................97
  • 6. 3.4.1. Nâng cao nhận thức và năng lực của các chủ thể về giám định tư pháp trong tố tụng hình sự ....................................................................................97 3.4.2. Củng cố và xây dựng đội ngũ giám định viên tư pháp đủ về số lượng, chắc về nghiệp vụ.........................................................................................99 3.4.3. Tăng cường đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ giám định tư pháp cho các tổ chức giám định...................................................................99 3.4.4. Hoàn thiện bộ máy tổ chức giám định tư pháp trong tố tụng hình sự........100 3.4.5. Thực hiện xã hội hóa giám định tư pháp trong một số lĩnh vực giám định..........101 3.4.6. Mở rộng hợp tác quốc tế trong giám định tư pháp trong tố tụng hình sự ........103 KẾT LUẬN............................................................................................................105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................107
  • 7. DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật hình sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự CQĐT Cơ quan điều tra CQTHTT Cơ quan tiến hành tố tụng GĐTP Giám định tư pháp GĐV Giám định viên KLGĐ Kết luận giám định NLTNHS Năng lực trách nhiệm hình sự NTHTT Người tiến hành tố tụng TCGĐ Trưng cầu giám định TNHS Trách nhiệm hình sự TTHS Tố tụng hình sự
  • 8. DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 3.1: Bảng thống kê số lượng GĐVTP và GĐVTP theo vụ việc 79
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong những năm gần đây, công tác bổ trợ tư pháp ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm, nâng cao về chất lượng, hiệu quả, góp phần không nhỏ trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Nắm vững được tầm quan trọng của công tác bổ trợ tư pháp như vậy, một trong những phương hướng và mục tiêu cải cách tư pháp mà Bộ chính trị đặt ra tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020, đó là: “Tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc; trong đó, xác định tòa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm; xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động bổ trợ tư pháp” [2]. Trong những công tác bổ trợ tư pháp, gồm: công tác luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại thì giám định tư pháp là một trong những công tác quan trọng và thường xuyên phải thực hiện trong quá trình giải quyết các vụán hình sự nói chung. Hầu hết các tội phạm được quy định trong các chương của Bộ luật hình sự đều phải thực hiện công tác giám định, như: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe thì giám định nguyên nhân tử vong, tỷ lệ thương tích; các tội xâm phạm sở hữu thì định giá tài sản; các tội xâm phạm quản lý kinh tế thì giám định hậu quả thiệt hại; các tội phạm về ma túy thì giám định trọng lượng chất ma túy… Nhiều vụ án hình sự nếu không có sự hỗ trợ chặt chẽ của công tác giám định tư pháp có thể dẫn đến việc bế tắc, không xử lý được bị can như các vụ án kinh tế cần giám định thiệt hại vật chất, những vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe cần giám định cơ chế hình thành dấu vết, tỉ lệ thương tật, nguyên nhân bị tử vong, giám định năng lực trách nhiệm hình sự để xác định bị can… Như vậy cho thấy, giám định tư pháp đóng vai trò rất lớn trong tố tụng hình sự đặc biệt là trong giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, mặc dù công tác giám định tư pháp đã được quan tâm cả về chủ trương lẫn cơ sở vật chất, được nâng cao về phương tiện khoa học công nghệ hiện đại, nhưng trên địa bàn thành phố Hà Nội công tác giám định vẫn còn tồn tại những bất cập, khó khăn như sau:
  • 10. 2 Dù công tác giám định được đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, tuy nhiên việc đầu tư về kinh phí cho các địa phương không đồng đều, dẫn đến việc có địa phương được áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại, nhưng cũng có địa phương còn phải sử dụng các máy móc có công nghệ lạc hậu, nên chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình. Hay trường hợp đối tượng phạm tội Cố ý gây thương tích, theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự và Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự về trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại thì ngoài đơn yêu cầu của bị hại, Cơ quan điều tra phải căn cứ vào kết luận tỷ lệ thương tích của bị hại mới quyết định việc khởi tố vụ án hay không. Tuy nhiên, có trường hợp bị hại không muốn đi giám định, hoặc đi giám định chậm, thời gian giám định kéo dài…trong khi đó kẻ phạm tội ở bên ngoài vẫn hung hãn, côn đồ, thậm chí còn đe dọa gây hoang mang lo lắng cho người bị hại, nhưng không thể khởi tố vụ án kịp thời được vì chưa có kết quả giám định. Ngoài ra, đối với các vụ án ma túy, hiện nay các cơ quan giám định chưa tách được hàm lượng ma túy có trong số ma túy đưa giám định, dẫn đến việc khó xử lý đối với các trường hợp đối tượng mua bán thuốc tân dược có chứa chất ma túy như: thuốc Delcogen, Tiffy, Panadol… Đây là các loại thuốc tân dược thông dụng, có hàm lượng ma túy rất nhỏ mục đích để chữa bệnh, được bán tràn lan trên thị trường thuốc nên các đối tượng lợi dụng cơ chế này để mua hàng thùng về trưng cất, pha chế thành chất ma túy tổng hợp. Bên cạnh đó còn có một số trường hợp chất lượng giám định chưa đảm bảo, kết luận còn chung chung, không rõ ràng, không trả lời cụ thể, kết luận lại ghi “chỉ có giá trị tham khảo”, không khẳng định rõ đúng sai và có dấu hiện né tránh trách nhiệm khiến cho các cơ quan tiến hành tố tụng khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án. Đặc biệt là cùng một nội dung giám định nhưng các cơ quan giám định lại có kết quả khác nhau dẫn đến vụ án phải kéo dài… Trước tình hình nêu trên , để công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ngày càng nâng cao về chất lượng cũng như hiệu quả, nhằm đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp thì việc chọn đề tài “Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)” để nghiên cứu là một yêu c ầu cấp thiết và quan trọng trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay.
  • 11. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Trước yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm,mục đích của đề tài là nghiên cứu các quy định của pháp luật về giám định tư pháp trong tố tụng hình sự Việt Nam.Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tại thành phố Hà Nội, chỉ ra những điểm hạn chế, bất cập còn tồn tại trong quy định của pháp luật thực định, từ đó đề ra các giải pháp hữu nhằm nâng cao hiệu quả giám định tư pháp trong tố tụng hình sự. Để đạt được mục đích trên, đề tài cần giải quyết được các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống những vấn đề về lý luận, quy định của pháp luật về hoạt động giám định tư pháp. - Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình hoạt động giám định tư pháp trong các vụ án hình sự xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Đề xuất những giải pháp khả thi, phù hợp để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp. 2.2. Mục tiêu cụ thể Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có kết hợp với những bất cập từ những quy định của pháp luật và thực tiễn các vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận văn sẽ đề ra được những giải pháp để sửa đổi các quy định của pháp luật về giám định trong TTHS cho phù hợp với tình hình thực tiễn tội phạm trong giai đoạn hiện nay. 3. Tính mới và những đóng góp của đề tài Về đề tài giám định tư pháp trong tố tụng hình sự là một lĩnh vực mới, chưa có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học.Luận văn phản ánh thực trạng sinh động về giám định tư pháp trong 5 năm (từ 2010 – 2014). Từ đó tác giả tìm ra những hạn chế, bất cập của hoạt động này trong quy định của pháp luật tố tụng hình sự.Cuối cùng luận văn sẽ trình bày những kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện vấn đề này. Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa về mặt khoa học pháp lý, góp phần hoàn thiện những quy định pháp luật còn bất cập và chưa hoàn thiện về giám định tư pháp nói riêng và các hoạt động bổ trợ tư pháp trong tố tụng hình sự nói chung.
  • 12. 4 Đề tài có giá tr ị đối với cán bộ làm công tác thực tiễn, trong lĩnh vực chống tội phạm trong các cơ quan tư pháp ... Đồng thời còn là tài liệu rất bổ ích cho đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu tội phạm học, cán bộ làm công tác nghiên cứu, giảng dạy tư pháp hình sự. 4. Nội dung, địa điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nội dung nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật về giám định tư pháp qua đó tập trung làm sáng tỏ về thực tiễn hoạt động giám định xảy ra trên đi ̣a bàn thành phố Hà N ội. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng công tác giám định, từ đó đề ra các giải pháp hữu hiệu phục vụ công cuộc đấu tranh nhằm hạn chế và đẩy lùi tình hình tội pha ̣m trên thành phố Hà Nội. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài luận văn là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng mác- xít, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nhà nước pháp quyền, về chính sách tố tụng hình sự, về vấn đề cải cách tư pháp, cũng như thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như lịch sử pháp luật, lý luận về nhà nước và pháp luật, xã hội học pháp luật, luật hình sự, luật tố tụng hình sự và triết học, những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà khoa học luật hình sự và tố tụng hình sự. Luận văn sử dụng một số phương pháp tiếp cận cụ thể để làm sáng tỏ về mặt khoa học từng vấn đề tương ứng, đó là các phương pháp nghiên cứu như: lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê; nghiên cứu hồ sơ vụ án, báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội. Ngoài ra, tác giả cũng tiếp thu có chọn lọc kết quả của các công trình đã công bố; các đánh giá, tổng kết của cơ quan chuyên môn và các chuyên gia về những vấn đề có liên quan đến công tác giám định tư pháp.
  • 13. 5 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về giám định tư pháp trong tố tụng hình sự Chương 2: Qui định của pháp luật Việt Nam về giám định tư pháp trong tố tụng hình sự Chương 3: Thực tiễn và giải pháp hoàn thiện pháp luật về giám định tư pháp trong tố tụng hình sự
  • 14. 6 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁM ĐỊNH TƢ PHÁP TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại của giám định tƣ pháp 1.1.1. Khái niệm của giám định tư pháp trong tố tụng hình sự GĐTP là một hoạt động bổ trợ tư pháp, là công cụ quan trọng, phục vụ đắc lực cho các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết một số vụ án cụ thể để làm rõ các tình tiết có liên quan đến chuyên môn, khoa học kỹ thuật. Hoạt động GĐTP ra đời và hoạt động hiệu quả đã đóng góp không nhỏ vào việc giải quyết các vụ án hình sự được nhanh chóng, chính xác, khách quan và đúng pháp luật. Ngược lại, nếu hoạt động GĐTP không có hiệu quả thì việc giải quyết vụ án khó có thể chính xác và công bằng. Theo từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ“giám định” là “việc xem xét và kết luận về một sự vật, hiện tượng mà cơ quan nhà nước cần tìm hiểu và xác định” [33]. Từ điển Bách Khoa Việt Nam cũng có cách định nghĩa tương tự về nghĩa của từ giám định trong ngành luật là “kiểm tra và kết luận về một hiện tượng hoặc một vấn đề mà cơ quan nhà nước cần tìm hiểu và xác định” [34]. Như vậy,“giám định” là việc sử dụng những kiến thức, phương tiện kỹ thuật, kinh nghiệm thực tiễn để nghiên cứu, xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận về một sự vật, hiện tượng, từ đó giúp cho con người có những nhận thức khách quan để giải quyết một vấn đề nào đó. GĐTP là việc kiểm tra, xem xét và đi đến kết luận về một vấn đề nào đó theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nhằm đảm bảo cho việc xét xử và giải quyết các tranh chấp của cơ quan này. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vấn đề luật pháp mà cụ thể là các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh thương mại…nếu phát sinh những vấn đề vướng mắc liên quan đến kiến thức thuộc các lĩnh vực chuyên môn thì các cơ quan THTT sẽ nhờ những cá nhân, tổ chức hoạt động trong
  • 15. 7 lĩnh vực chuyên môn xem xét, đánh giá và kết luận khách quan những vấn đề đó để phục vụ cho việc giải quyết vụ án. Pháp lệnh GĐTP năm 2004 là văn bản có tính pháp lý, hệ thống gần như hoàn chỉnh ở nước ta về hoạt động GĐTP đã đưa ra khái niệm tại Điều 1 như sau: Giám định tư pháp là việc sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự do người giám định tư pháp thực hiện theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhằm phục vụ cho việc giải quyết các vụ án [31]. Luật Giám định tư pháp năm 2012 đã thay thế cho Pháp lệnh giám định tư pháp năm 2004 có đổi mới, mở rộng một số điều luật. Theo đó khái niệm GĐTP cơ bản được giữ nguyên một số phần, bổ sung thêm chủ thể thực hiện giám định là “người giám định tư pháp” và mở rộng quyền yêu cầu giám định. Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức,phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này [19]. Hiện nay các nước trên thế giới đều có những quan niệm về GĐTP nói chung và GĐTP trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Ở nước ta, theo luật hiện hành chỉ có khái niệm GĐTP về những vấn đề có liên quan đến việc giải quyết vụ án hành chính, dân sự và hình sự nhưng không quy định GĐTP trong tố tụng hình sự là gì. Trong khoa học pháp lý hiện nay ở Việt Nam, có một số quan điểm về giám định tư pháp trong tố tụng hình sự như sau: Quan điểm thứ nhất, giám định tư pháp trong tố tụng hình sự là việc nghiên cứu các vật chứng, chứng từ, tử thi, tình trạng sức khỏe và đặc điểm thể chất của
  • 16. 8 người sống có ý nghĩa đối với vụ án, do người có hiểu biết chuyên môn tiến hành theo yêu cầu của cơ quan điều tra bằng quyết định trưng cầu giám định. Khái niệm này đã cụ thể hóa các hoạt động giám định trong tố tụng hình sự nhưng phạm vi chủ thể của khái niệm này quá hẹp vì giám định tư pháp trong tố tụng hình sự không chỉ được tiến hành theo yêu cầu của cơ quan điều tra mà còn theo yêu cầu của những người tiến hành tố tụng khác nữa (Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển…) Quan điểm thứ hai cho rằng, trong tố tụng hình sự giám định là việc nghiên cứu, phân tích, xét nghiệm do các nhà khoa học, kĩ thuật và chuyên môn khác tiến hành theo yêu cầu của cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án về những vấn đề có liên quan đến vụ án hình sự. (Nguyễn Mạnh Hùng, Thuật ngữ pháp lý 2011). So với quan điểm thứ nhất, quan điểm này phù hợp hơn với các quy định của BLTTHS năm 2003 xét về mặt chủ thể có thẩm quyền trưng cầu giám định. Tuy nhiên khái niệm này cũng chưa bao quát hết nội hàm các quy định của pháp luật tố tụng về chủ thể có thẩm quyền trưng cầu giám định cũng như những nội dung khác liên quan đến GĐTP trong TTHS. Có thể nhận thấy, GĐTP trong tố tụng hình sự là hoạt động xuất hiện trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.GĐTP chỉ được tiến hành khi được TCGĐ theo quy định của pháp luật TTHS. Nói cách khác, chỉ có hoạt động giám định tiến hành theo trưng cầu của CQTHTT và NTHTT theo quy định của pháp luật nhằm phục vụ cho việc giải quyết vụ án hình sự thì mới là GĐTP trong tố tụng hình sự. GĐTP là công việc đòi hỏi người làm công tác này là những giám định viên tư pháp có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có kiến thức về pháp luật, phẩm chất chính trị, có hiểu biết về các lĩnh vực khoa học khác nhau để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của các CQTHTT trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án nói chung và các vụ án hình sự nói riêng. Đối với các vụ án hình sự, giám định viên sẽ làm công tác chuyên môn và đưa ra kết luận về các vấn đề đã được trưng cầu giám định như: nguyên nhân cái chết, mức độ thương tích, công cụ gây thương tích, thành phần, tính năng các mẫu
  • 17. 9 vật, tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo. Kết quả của công tác này thể hiện bằng bản kết luận giám định.Đây chính là một tài liệu, chứng cứ khoa học để các cơ quan tố tụng giải quyết được vụ án.Đồng thời, bản KLGĐ còn là tài liệu khoa học bổ ích cho những nghiên cứu về pháp y học, y học, điều tra hình sự, tội phạm học và những ngành khoa học liên quan khác. Từ những phân tích trên, có thể hiểu “Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự là việc người giám định tư pháp, người có kiến thức chuyên môn trong những lĩnh vực khác nhau, sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự theo quyết định trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, các cơ quan khác được thực hiện một số hoạt động tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật. Tóm lại, GĐTP là một biện pháp bổ trợ vô cùng cần thiết và hữu hiệu trong hoạt động tố tụng hình sự. Hiểu và nắm rõ được bản chất cũng như vai trò của GĐTP sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết các vụ án hình sự và phòng ngừa tội phạm nói chung. 1.1.2. Đặc điểm của giám định tư pháp trong tố tụng hình sự GĐTP trong TTHS là hoạt động của cơ quan chuyên môn nhằm đưa ra kết luận có tính chất khoa học về các vấn đề có liên quan đến vụ án hình sự, phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án hình sự. Hoạt động này được tiến hành bởi các cơ quan chuyên môn theo trình tự, thủ tục, thời hạn do BLTTHS quy định. Các cơ quan chuyên môn sẽ sử dụng tri thức khoa học để nghiên cứu, kết luận các vấn đề cần giám định nhằm xác lập, thu thập, củng cố, kiểm tra và đánh giá các tài liệu, chứng cứ phục vụ cho khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Từ những phân tích trên có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của GĐTP trong TTHS như sau: Thứ nhất đây là hoạt động được thực hiện theo một quy trình bơi quy định của BLTTHS do cơ quan, người có thẩm quyền trưng cầu trong quá trình giải quyết vụ án hình sự hoặc người có yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật.
  • 18. 10 Hoạt động giám định phải được thực hiện theo một quy trình do pháp luật tố tụng hình sự quy định hết sức chặt chẽ về thủ tục, thời hạn, hình thức, chủ thể trưng cầu giám định, người có quyền yêu cầu giám định, trường hợp giám định...Các thủ tục này được quy định trong BLTTHS và trong Luật Giám định tư pháp. Thứ hai đây là hoạt động không mang tính hành chính, mệnh lệnh – phục tùng mà mang tính khoa học, chất lượng, giá trị của kết luận giám định không phụ thuộc vào cấp hành chính mà phụ thuộc vào trình độ, năng lực và uy tín của tổ chức, người giám định. GĐTP là hoạt động mang tính khoa học, chuyên môn cao. Tính chuyên môn khoa học trong quá trình thực hiện giám định thể hiện ở việc người thực hiện giám định hoàn toàn độc lập và chủ động lựa chọn phương pháp giám định phù hợp và tự chịu trách nhiệm về KLGĐ mà không bị ràng buộc, áp đặt bởi các cơ quan chủ quản. Kết quả giám định và giá trị sử dụng của chúng cũng không phụ thuộc vào cấp hành chính hay lần giám định mà phụ thuộc vào năng lực chuyên môn của tổ chức giám định, người giám định và phương pháp khoa học được áp dụng. Thứ ba các kết quả giám định đưa ra phải dựa trên các căn cứ khoa học, có độ tin cậy cao nhưng vẫn bị thay thế bằng các kết quả giám định khác. Hoạt động GĐTP trong TTHS được thực hiện trên cơ sở các phương pháp khoa học, trình tự thủ tục tiến hành giám định cũng trên cơ sở khoa học nên kết quả giám định được đưa ra cũng phải dựa trên các căn cứ khoa học đã được thừa nhận. Tuy nhiên không phải tất cả các kết luận giám định đều là bất di bất dịch mà kết luận giám đinh vẫn được bổ sung hoặc thay thế bởi các kết quả giám định khác. Luật Giám định tư pháp quy định trong trường hợp cơ quan THTT không đồng ý với kết luận giám định thì phải nêu rõ lý do, nếu kết luận giám định chưa rõ hoặc chưa đầy đủ thì phải giám định bổ sung hoặc giám định lại theo thủ tục đã quy định. Có thể nói với những đặc điểm trên, kết quả giám định luôn được các CQTHTT coi là một nguồn chứng cứ đặc biệt quan trọng và hữu ích trong việc giải quyết vụ án hình sự. Nguồn chứng cứ này vừa khách quan của vụ án đồng thời đảm bảo tính hợp pháp của hoạt động chứng minh. Đây là cơ sở, căn cứ để định tội danh và áp dụng khung hình phạt đối với người phạm tội.
  • 19. 11 1.1.3. Phân loại 1.1.3.1. Căn cứ vào quy định của pháp luật về sự cần thiết phải xác định các sự kiện trong vụ án: Giám định bắt buộc và giám định khi xét thấy cần thiết Giám định bắt buộc là trường hợp khi xuất hiện một hoặc một số tình tiết liên quan đến vụ án mà luật TTHS đã quy định thì CQTHTT bắt buộc phải TCGĐ, nếu không trưng cầu là vi phạm thủ tục tố tụng hình sự. Đó là các trường hợp quy định tại khoản 3 điều 155 BLTTHS 2003. Giám định khi xét thấy cần thiết: là trường hợp khi xuất hiện những tính tiết nhất định trong vụ án, tuy luật không quy định bắt buộc phải giám định nhưng cơ quan THTT nhận thấy việc giám định là rất cần thiết để giải quyết vụ án một cách chính xác và TCGĐ thì giám định viên sẽ tiến hành việc giám định. Đó là các trường hợp: + Cần có KLGĐ làm căn cứ để quyết định tiến hành một hoặc một số hoạt động tố tụng hình sự. + Cần có KLGĐ để có chứng cứ nhằm củng cố, hỗ trợ cho các chứng cứ khác phục vụ cho việc xử lý vụ án. + Cần có KLGĐ để làm căn cứ xây dựng giả thuyết điều tra. 1.1.3.2. Căn cứ vào tình huống và kết quả giám định: giám định lần đầu, giám định bổ sung, giám định lại Giám định lần đầu là việc tiến hành giám định lần đầu tiên đối với một vấn đề nào đó của vụ án cần được làm rõ theo quyết định TCGĐ của cơ quan điều tra hoặc tòa án. Giám định bổ sung là giám định tiếp theo lần giám định trước nhằm bổ sung KLGĐ trước đó hoặc khi phát sinh những vấn đề mới liên quan đến các tình tiết đã được kết luận trước đó. Ngoài ra, giám định bổ sung còn được trưng cầu trong trường hợp khi ra quyết định TCGĐ lần trước đó, Điều tra viên không đưa ra hết những câu hỏi đối với giám định viên. Giám định bổ sung có thể do người trước đó tiến hành hoặc do người giám định khác tiến hành. Giám định lại là việc giám định được tiến hành theo yêu cầu của cơ quan
  • 20. 12 THTT trong trường hợp có căn cứ xác thực nghi ngờ KLGĐ không đảm bảo tính khách quan hoặc có mâu thuẫn với các KLGĐ khác. Nội dung giám định lại là toàn bộ những yêu cầu giám định lần trước và người giám định trước đó không được tiến hành việc giám định lại mà phải do người giám định khác tiến hành. 1.1.3.3. Căn cứ vào số lượng, thành phần người tham gia giám định: giám định cá nhân, giám định tập thể Giám định cá nhân là việc giám định do một người tiến hành độc lập giải quyết toàn bộ yêu cầu giám định theo quyết định trưng cầu của CQTHTT. Giám định tập thể là việc nhiều người cùng một lĩnh vực chuyên môn hoặc ở nhiều lĩnh vực chuyên môn cùng tiến hành giám định một vấn đề nào đó. Giám định tập thể được CQTHTT trưng cầu trong trường hợp sau: + Yêu cầu giám định đòi hỏi nhiều người giám định ở các lĩnh vực chuyên môn khác nhau giải quyết. + Khối lượng tài liệu, vật chứng, mẫu vật lớn cần có kết luận kịp thời cho công tác điều tra vụ án hình sự. + Vấn đề giám định rất phức tạp, đòi hỏi kết luận giám định của một tập thể người giám định để đảm bảo tính chính xác, tin cậy. + Cần giám định lại một yêu cầu giám định do một GĐV cao cấp hoặc một tập thể GĐV đã tiến hành giám định. 1.1.3.4. Căn cứ vào vấn đề cần giám định liên quan tới một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học: giám định chuyên khoa, giám định tổng hợp. Giám định chuyên khoa là việc một hoặc nhiều người giám định của một chuyên khoa đảm nhiệm việc giám định. Giám định tổng hợp là việc nhiều người giám định thuộc nhiều chuyên khoa đảm nhiệm việc giám định.Việc giám định tổng hợp được tiến hành bằng nhiều phương pháp thuộc các chuyên khoa khác nhau trên cùng một đối tượng giám định hoặc trên nhiều đối tượng giám định có liên quan với nhau để cùng giải quyết một yêu cầu giám định cụ thể.
  • 21. 13 1.1.3.5. Căn cứ vào lĩnh vực chuyên môn giám định Giám định pháp y là việc sử dụng những kiến thức, phương pháp khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về phương diện y học những vấn đề có liên quan đến sự kiện chết người, thương tích...theo văn bản trưng cầu của CQTHTT nhằm phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử. Hoạt động GĐTP trong lĩnh vực pháp y nhằm mục đích nghiên cứu ứng dụng hầu hết tất cả những khoa học kỹ thuật vào việc xác định mức độ tổn hại sức khỏe, phẩm giá con người, nguyên nhân tử vong bởi những hành vi xâm hại đến thân thể khi CQTHTT yêu cầu giám định làm căn cứ cho việc khởi tố vụ án, xác định tội danh, định khung hình phạt…Do vậy đối tượng của giám định pháp y là những thương tích trên cơ thể sống; tử thi; dấu vết, tang vật như: tóc, lông, máu, tinh dịch, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu; vật gây thương tích như bom, mìn, súng, đạn, vật sắc nhọn, vật sắc, vật tày; trên hồ sơ, tài liệu. Thông qua việc giám định này, CQTHTT sẽ xác định được công cụ gây thương tích, số lượng người có mặt tại hiện trường…để từ đó có cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo của quá trình tố tụng như khởi tố vụ án, khởi tố bị can, xác định tội danh, định khung hình phạt… Giám định pháp y tâm thần: là một bộ phận của tâm thần học, phát triển cùng với sự phát triển chung của ngành tâm thần học. Giám định pháp y tâm thần là việc sử dụng kiến thức trong lĩnh vực y học tâm thần để xem xét những vấn đề có liên quan đến cá nhân như vấn đề về sức khỏe tâm thần, xác định chính xác những đối tượng bị nghi rối loạn tâm thần có bị bệnh tâm thần hay không, mức độ nặng nhẹ, từ đó xác định năng lực trách nhiệm hành vi phạm pháp. Mục đích của giám định pháp y tâm thần nhằm giám định tình trạng sức khỏe- sức khỏe tâm thần của bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng. Giám định khả năng chịu trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự dựa trên 2 tiêu chuẩn: + Tiêu chuẩn y học: đó là vấn đề chuẩn đoán bệnh (họ bị bệnh gì? mức độ nặng, nhẹ?) +Tiêu chuẩn pháp luật: xem xét khả năng nhận thức hành vi (có, hạn chế hay
  • 22. 14 mất khả năng nhận thức), xem xét khả năng kiềm chế hành vi. Nên đối tượng của giám định pháp y tâm thần là trạng thái tâm thần và hồ sơ tài liệu của con người. Giám định kỹ thuật hình sự: là việc sử dụng những kiến thức, phương pháp khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn trong khoa học hình sự để xác định hoặc truy nguyên các hiện tượng vật chất như con người, sự vật, hiện tượng…có liên quan đến vụ án hình sự. Hoạt động giám định trong lĩnh vực này thực hiện các nhiệm vụ truy nguyên nhằm làm sáng tỏ một vụ việc có tính hình sự với mục đích xác định và chứng minh sự đồng nhất của các hiện tượng vật chất đang có liên quan đến vụ việc với những hình thức vật chất đã được xác định, thu thập trong quá trình điều tra. Đối tượng của hoạt động giám định kỹ thuật hình sự là: các loại dấu vết (dấu vết súng, đạn, dấu vết vân, máu…), chất ma túy, chữ ký, chữ viết, tài liệu, các chất hóa học, chất độc, gen… Giám định xây dựng: là hoạt động của cá nhân, tổ chức có năng lực giám định sử dụng những kiến thức, phương pháp khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng những vấn đề cú liên quan đến vụ án, đặc biệt là những vụ án về xây dựng. Giám định môi trường: đánh giá nguồn tác động và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các hoạt động và các yếu tố đến môi trường. Giám định trong lĩnh vực môi trường: bao gồm các hoạt động lấy mẫu và phân tích môi trường, không khí, nước, đất. Hoạt động này đã góp phần trong công tác xác định mức độ vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ môi trường, từ đó đưa các biện pháp xử lý hành chính, hình sự nhằm tăng cường hiệu lực pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường Giám định văn hóa: việc sử dụng những kiến thức, phương pháp khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên ngành để giám định các loại hình tác phẩm văn học- nghệ thuật và văn hóa phẩm, đưa ra kết luận về chuyên ngành văn hóa có liên quan đến vụ án do người GĐTP thực hiện. Giám định văn hóa nhằm phục vụ cho việc xem xét, phân tích các tác phẩm
  • 23. 15 văn học, nghệ thuật, văn hóa phẩm có mang nội dung đồi trụy, phản động, chống phá Đảng và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phù hợp với thuần phong mỹ tục hay không? Có phải là di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, là nguyên bản, nguyên gốc hay bản sao, đồ giả? Trên cơ sở đó đưa ra những kết luận về chuyên môn theo trưng cầu của cơ quan THTT, phục vụ đắc lực cho công tác điều tra tội phạm về văn hóa. Đối tượng của giám định văn hóa là: sách, báo, tạp chí, tài liệu văn bản được đánh máy, sao chép dưới mọi hình thức, bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ thiết kế. Giám định các loại tranh, tác phẩm mỹ thuật các thể loại như đồ họa, khắc kẽm, khắc gỗ, sơn khắc, sơn dầu, sơn mài, khảm trai…Giám định phim ảnh, băng đĩa ghi âm, ghi hình, ghi mã số, giám định đồ thủ công các thể loại và chất liệu… Giám định giao thông công chính: do GĐV có đủ năng lực cũng như điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật tiến hành để kết luận về những vấn đề về chuyên ngành giao thông công chính có liên quan đến vụ án như việc giám định chất lượng công trình cầu đường, giám định tính chất an toàn giao thông, giám định chất lượng phương tiện giao thông, giám định chất lượng cây xanh trồng trên hè phố… Đối tượng của hoạt động giám định này là: hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy, đường không, đường sắt, cầu cống, bến phà, nhà ga. Giám định hạ tầng kỹ thuật đô thị như vỉa hè, đường đô thị, hệ thống cấp thoát nước, công viên, cây xanh. Như vậy tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, những căn cứ phân loại khác nhau mà GĐTP được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Việc phân loại này có ý nghĩa trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động GĐTP, xác định trách nhiệm của các ngành, các cấp, cơ quan chủ quản. Hơn nữa, việc phân loại này cũng giúp CQTHTT lựa chọn cá nhân, cơ quan, tổ chức phù hợp để TCGĐ. 1.2. Vai trò, ý nghĩa của giám định tƣ pháp trong tố tụng hình sự 1.2.1. Vai trò của giám định tư pháp Trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa trên tất cả các lĩnh vực như hiện nay, đời sống của người dân cũng được nâng cao, trình độ dân trí cũng ngày một phát triển.Bên cạnh những mặt tích cực của quá trình đó mang lại thì tình hình tội phạm,
  • 24. 16 tệ nạn xã hội ngày một gia tăng và diễn biến phức tạp hơn trước. Để giúp các CQTHTT thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, GĐTP mặc dù là hoạt động bổ trợ nhưng lại góp phần không nhỏ vào hoạt động TTHS nói chung và quá trình giải quyết vụ án hình sự nói riêng. Những phân tích dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của hoạt động trong tố tụng hình sự. 1.2.1.1. Góp phần xác định sự thật khách quan của vụ án  Góp phần xác định dấu hiệu của tội phạm Dấu hiệu của tội phạm là sự tiếp nhận ban đầu, có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định một hành vi xảy ra trên thực tế có phải là tội phạm hay không, là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự (Điều 63 BLTTHS 2003). Trong quá trình giải quyết vụ án, khi chưa xác định được dấu hiệu tội phạm thì mọi việc tiến hành các hoạt động điều tra, áp dụng các biện pháp cưỡng chế, ngăn chặn, đối với người bị nghi là thực hiện tội phạm đều có thể dẫn đến oan sai, vi phạm quyền dân chủ của công dân, làm giảm lòng tin của nhân dân vào pháp luật. Vì vậy việc xác định dấu hiệu tội phạm là một nhiệm vụ quan trọng của CQĐT, đó là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trong quá trình THTT. Theo điều 100 BLTTHS 2003 “chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm”. Như vậy, dấu hiệu tội phạm chính là căn cứ để khởi tố vụ án hình sự. Trong nhiều trường hợp việc xác định dấu hiệu tội phạm đòi hỏi phải có sự đánh giá khách quan, khoa học từ những nhà chuyên môn có kiến thức nghiệp vụ và kinh nghiệm.Và GĐTP là một trong những công cụ hữu hiệu được CQĐT sử dụng để hỗ trợ xác định dấu vết tội phạm. Ví dụ: CQĐT nhận được tin báo từ nhân dân có một xác chết trôi sông. Nhiệm vụ của các cơ quan chức năng ở đây là tổ chức khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân cái chết. Nếu có căn cứ xác định nạn nhân chết đuối bình thường thì cơ quan tố tụng sẽ tìm và trao trả nạn nhân cho gia đình theo quy định. Nếu quá trình khám nghiệm tử thi, tìm dấu vết phát hiện có dấu
  • 25. 17 hiệu thương tích hoặc nạn nhân chết trước khi rơi xuống nước, tức là có dấu hiệu của tội phạm, CQĐT sẽ khởi tố hình sự vụ án và truy tìm, điều tra thủ phạm. KLGĐ sẽ tìm ra nguyên nhân, nguồn gốc của sự việc, giải thích những hiện tượng đã xảy trong thực tế như: KLGĐ về nguyên nhân chết người, nguyên nhân cháy… Đây là cơ sở để CQĐT xác định vụ việc xảy ra có dấu hiệu tội phạm hay không, từ đó đưa ra những quyết định tố tụng cần thiết. Đối với những vụ việc có liên quan đến ma túy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả hay buôn lậu… chỉ có thể xác định dấu hiệu tội phạm thông qua việc xác minh nguồn gốc, xuất xứ, thành phần hóa học, chất lượng vật phẩm. Tương tự với các vụ việc cố ý gây thương tích, tai nạn giao thông… cần phải xác định mức độ tổn hại sức khỏe để có căn cứ khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can. Nếu tỉ lệ thương tật dưới 11% đối với những vụ việc có tính hình sự nhưng không có những tình tiết ở vào 10 điểm từ a đến k điều 104 BLHS, hoặc những trường hợp tai nạn giao thông mà tỷ lệ thương tật dưới 31% sẽ không có quyết định khởi tố vụ án hình sự. Hay giám định xác định giá trị tài sản bị thiệt hại do hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra đã đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa (như một số tội phạm tham nhũng: điều 278, 279, 280 BLHS) là căn cứ pháp lý để cơ quan có thẩm quyền quyết định khởi tố vụ án hình sự. Với tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm thì việc xác định đó có phải là một trong những loài động vật nằm trong danh mục những loài quý hiếm cần được bảo vệ hay không là rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc khởi tố vụ án hình sự. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì CQĐT khởi tố vụ án để tiến hành điều tra làm sáng tỏ vụ án. Ngược lại, nếu không có dấu hiệu tội phạm thì sẽ không giải quyết theo trình tự tố tụng hình sự, như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức cho cơ quan THTT. Trong quá trình giải quyết vụ án nếu CQĐT đã ra quyết định khởi tố vụ án mà phát hiện sự việc không có dấu hiệu tội phạm thì ra quyết định đình chỉ quyết định khởi tố vụ án, đình chỉ điều tra hoặc quyết định tố tụng khác. Tóm lại, khởi tố hay không khởi tố một vụ án hình sự liên quan đến nhân
  • 26. 18 thân và cuộc đời của mỗi con người. Vì thế nên pháp luật càng phải công minh để phát hiện chính xác tội phạm và không làm oan người vô tội.GĐTP chính là một trong những công cụ đắc lực như thế. Góp phần xác định thủ phạm của vụ án Trong hoạt động tố tụng hình sự, mục đích cuối cùng là tìm ra thủ phạm. Tuy nhiên mỗi một vụ án là một câu chuyện khác nhau, việc tìm ra thủ phạm và chứng minh được hành vi phạm tội đó chưa bao giờ là một nhiệm vụ đơn giản, bởi những tên tội phạm luôn tìm cách che giấu hành vi, thủ đoạn của mình bằng nhiều mánh khóe khác nhau như: xóa dấu vết, dựng hiện trường giả, tạo bằng chứng ngoại phạm hoặc lẩn trốn pháp luật. Nhiệm vụ của các điều tra viên và các giám định viên tư pháp là phải vạch trần ra những sự thật đó bằng nghiệp vụ của mình. Trong quá trình thực hiện tội phạm, những dấu vết có nguồn gốc từ thủ phạm dù cố ý hay vô ý bao giờ cũng để lại trên hiện trường, trên nạn nhân và những đối tượng tác động khác của tội phạm, trên công cụ, phương tiện phạm tội. Do đó việc tìm ra những dấu vết của thủ phạm có ý nghĩa lớn trong quá trình giải quyết vụ án. Thông qua việc GĐTP, CQĐT có thể xác định được những đặc điểm của hung thủ như chiều cao, cân nặng, vóc dáng, dị tật cơ thể, có bị thương không, bị thương ở đâu, nhóm máu, đường vân như thế nào…Từ đó, bước đầu phác thảo được chân dung kẻ phạm tội, khoanh vùng được đối tượng tình nghi để có hướng điều tra hợp lý, chính xác. Kết quả giám định lông, tóc, máu, tinh dịch, chất bài tiết, nước bọt, vết răng để lại trên hiện trường đem lại kết quả với độ tin cậy cao, là bằng chứng không thể chối cãi của người thực hiện hành vi phạm tội. Cũng không ít trường hợp, KLGĐ với sự chính xác và khách quan của nó đã chứng minh một người không phải là thủ phạm của vụ án đó nên GĐTP còn giúp minh oan cho người vô tội. Công việc truy tìm thủ phạm rất gian nan và vất vả và bản KLGĐ được coi là chứng cứ khách quan nhất giúp CQĐT xác định thủ phạm. 1.2.1.2. Hỗ trợ các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án  Góp phần xác định năng lực chịu trách nhiệm hình sự của người thực
  • 27. 19 hiện tội phạm, năng lực nhận thức và khả năng khai báo đúng đắn của người bị hại, người làm chứng Chủ thể của tội phạm chỉ có thể là người có NLTNHS, đó là điều kiện cần thiết để xác định người đó có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, pháp luật không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người không có khả năng nhận thức được hành vi của mình hay nói chung là không có lỗi. Người có NLTNHS theo pháp luật Việt Nam là người đã đạt độ tuổi chịu TNHS (16 tuổi với mọi tội phạm, từ 14 đến chưa đủ 16 tuổi với tội rất nghiêm trọng do cố ý và tội đặc biệt nghiêm trọng – Điều 12 BLHS) và không thuộc trường hợp không có NLTNHS (Điều 13 BLHS). Do đó trong những vụ án mà việc xác định tuổi của bị can có ý nghĩa quyết định đến việc truy cứu TNHS và không có tài liệu khẳng định tuổi hay có sự nghi ngờ về tính xác thực của tài liệu đó thì CQĐT phải TCGĐ để xác định tuổi thực của người đó. Việc xác định độ tuổi chủ yếu dựa vào kết quả giám định răng và xương. Ví dụ xác định tuổi qua xương trẻ nhỏ và thiếu niên chủ yếu dựa vào các yếu tố thể hiện sự phát triển cơ thể như: chiều cao cơ thể, cân nặng, sự cốt hóa xương, sự xuất hiện và rụng răng sữa, mọc răng khôn, độ mòn của răng. Xác định tuổi qua xương người trưởng thành dựa vào sự cốt hóa các sụn tiếp, mức độ liền của các đầu xương vào thân xương, của các khớp xương sọ, các đốt xương ức, dựa vào sự biến đổi của các đầu xương sườn, tủy xương và sự biến đổi của răng. Việc xác định tuổi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không chỉ giúp CQĐT có cơ sở xác định NLTNHS của người đó mà còn xác định giải quyết vụ việc theo trình tự thủ tục nào: thủ tục tố tụng hình sự bình thường hay thủ tục đặc biệt đối với người chưa thành niên [1]. Còn về NLTNHS, theo điều 13 BLHS “người ở trong tình trạng không có NLTNHS là người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi”. Như vậy, việc xác định tình trạng tâm thần của bị can trong trường hợp có sự nghi ngờ về NLTNHS của họ là cần thiết và có tính bắt buộc để xác định người đó có phải chịu trách nhiệm về hành vi nguy hiểm
  • 28. 20 mà họ đã thực hiện hay không. Người bị bệnh tâm thần vì không nhận thức được tác hại hay không kiềm chế bởi các rối loạn tâm thần chi phối, do đó được miễn hoàn toàn hay giảm một phần NLTNHS về hành vi phạm pháp của mình. Căn cứ vào hồ sơ điều tra về nhân thân của bị can, các GĐV pháp y tâm thần xác định được bị can có bị bệnh hay không? Bệnh gì?Mức độ nặng hay nhẹ? Còn hay mất hay giảm khả năng nhận thức và kiềm chế hành vi? [1]. Hiện nay có nhiều người phạm tội đã lợi dụng điểm này, có những hành vi ngây ngô, giả điên để trốn tránh TNHS. Vì vậy GĐTP cần phải chú ý thực hiện tốt chức năng để đảm bảo để sự công minh, công bằng của mỗi công dân trước pháp luật. Lời khai của người làm chứng, người bị hại là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng để xác định sự thật vụ án.Chỉ sử dụng những lời khai của họ để chứng minh nếu đảm bảo tính chính xác và khách quan. Việc giám định để xác định tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực nhận thức và khai báo đúng đắn các tình tiết của vụ án có ý nghĩa trong việc giúp CQĐT trong việc đánh giá chứng cứ. Ngoài ra kết quả giám định còn có ý nghĩa trong việc xác định tư cách tố tụng của họ. Điểm b, khoản 2 điều 55 BLTTHS “người do có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án hoặc không có khả năng khai báo” [18, Điều 55] thì không được làm chứng. Nếu là người bị hại thì cần phải có đại diện hợp pháp tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho họ.  Góp phần xác định công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn phạm tội Công cụ, phương tiện, thủ đoạn phạm tội luôn phản ánh mức độ, tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội. Tội phạm mà chúng thực hiện càng nghiêm trọng, nguy hiểm bao nhiêu thì công cụ, phương tiện phạm tội càng được chuẩn bị kỹ lưỡng và thủ đoạn phạm tội càng tinh vi xảo quyệt bấy nhiêu. Phương tiện phạm tội là những đối tượng được chủ thể của tội phạm sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội của mình. Công cụ phạm tội là dạng cụ thể của phương tiện phạm tội ví dụ như dao để đâm, kéo để cắt, súng, cuốc, chúng có thể là bất cứ vật gì, có khi được chuẩn bị trước mà cũng có khi chúng được tận dụng tại
  • 29. 21 hiện trường. GĐTP là công cụ sắc bén giúp CQĐT xác định công cụ phạm tội là vật gì. Đặc điểm, hình dáng, kích thước, chức năng, vật tìm được tại hiện trường có phải là công cụ gây án hay không.Bởi mỗi loại công cụ, phương tiện phạm tội khác nhau thì dấu vết mà nó để lại trên vật tác động hoặc tại hiện trường cũng sẽ không giống nhau.Ví dụ tổn thương do vật nhọn gây ra có thể có lỗ vào, rãnh thương và lỗ ra; vết thương có thể hình khe hoặc không có hình nhất định, vết thương thường sâu. Vết đâm bởi vật có cạnh thì vết thương trên da có thể có các tia, số tia tương ứng với số cạnh của vật. Hay các vết thương do vật liệu. vũ khí nổ gây ra thường không có hình thù nhất định, bờ mép vết thương có thể gọn hoặc nham nhở, thường thấy các vết thương không xuyên thấu; các tạng đặc như lách, thận, gan có thể bị vỡ, dập rách và chảy máu phổi, tụy…[1]. Xác định công cụ, phương tiện phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội, định khung hình phạt bởi một số tội phạm phương tiện phạm tội bắt buộc phải được thực hiện bằng phương tiện nhất định như điều 289 BLHS quy định phương tiện phạm tội là những giá trị vật chất. Tính chất của phương tiện phạm tội trong một số trường hợp có thể làm thay đổi một cách đáng kể mức độ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội ví dụ như hành vi cướp tài sản bằng cách dùng vũ khí để đe dọa người bị tấn công, hoặc dùng chất cháy,chất nổ để hủy hoại tài sản của người khác. Đây là những phương tiện mang tính hủy hoại hàng loạt, nhanh chóng gây hậu quả nguy hại cho đối tượng bị tác động. Phương pháp, thủ đoạn phạm tội là cách thức thực hiện hành vi phạm tội, trong đó có cách thức sử dụng phương tiện, ví dụ giết chết nạn nhân rồi chặt làm nhiều khúc, tẩm xăng đốt tài sản của người khác... Tính chất của thủ đoạn phạm tội luôn là yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội vì vậy nó được coi là tình tiết cần được xem xét khi định tội danh, định khung hình phạt, xác định tình tiết tăng nặng giảm nhẹ TNHS. Ví dụ: đối với vụ án về chiếm đoạt tài sản tùy vào cách thức thực hiện tội phạm của người đó là lén lút, dùng thủ đoạn gian dối hay dùng vũ lực thì người đó
  • 30. 22 sẽ phạm các tội khác nhau. Hay khoản 2 Điều 133 BLHS về tội Cướp tài sản quy định một trong những tình tiết định khung tăng nặng TNHS là thủ đoạn nguy hiểm. Để việc xác định, phương thức, thủ đoạn phạm tội được đầy đủ, chính xác giúp CQĐT xác lập, củng cố chứng cứ, đáp ứng tốt yêu cầu điều tra, xử lý tội phạm, thì GĐTP chính là một trong những công cụ sắc bén nhất được CQĐT sử dụng trong các vụ án hình sự. Tóm lại, công cụ, phương tiện và cách thức sử dụng những công cụ phương tiện đó cho ta thấy được tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội. Do đó, công việc tìm ra chúng có ý nghĩa rất lớn, giúp cơ quan bảo vệ pháp luật giải quyết vụ án một cách thấu tình đạt lý nhất. Góp phần xác định thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc, diễn biến hành vi phạm tội Một vai trò quan trọng khác của GĐTP là KLGĐ có thể xác định thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc – một trong những vấn đề cần chứng minh trong quá trình điều tra vụ án hình sự (Khoản 1 Điều 63 BLTTHS 2003). Bất cứ một vụ việc phạm tội nào thì đều có không gian và thời gian nhất định mà ở đó có thể khai thác được thông tin, dấu vết về vụ việc đã diễn ra. Việc có được chính xác những thông tin này là cơ sở quan trọng để tái hiện lại toàn bộ sự thật vụ án. Trên thực tế, tội phạm thường có xu hướng che giấu, thay đổi thời gian, hiện trường vụ án nên sự giúp đỡ của các GĐV tư pháp cùng các máy móc thiết bị chuyên môn giám định là rất cần thiết. GĐTP về thời gian xảy ra vụ án phần lớn để xác định thời gian nạn nhân tử vong. Dựa vào những biến đổi của tử thi, cùng các dấu vết khác trên cơ thể, các GĐV có thể đưa ra kết luận về khoảng thời gian mà nạn nhân tử vong: cách đó mấy giờ, mấy ngày, mấy tháng hay mấy năm. Xác định được thời gian xảy ra vụ việc sẽ giúp ích cho CQĐT xây dựng được phương hướng điều tra, khai thác những thông tin có giá trị để giải quyết vụ án và để đấu tranh với đối tượng tình nghi hoặc bị can sau này. GĐTP dựa vào dấu vết của nạn nhân, những dấu vết tại hiện trường để kết luận về địa điểm phát hiện vụ án có phải hiện trường xảy ra vụ án hay không. Đồng thời KLGĐ còn là một trong những căn cứ quan trọng giúp CQĐT tái hiện lại diễn
  • 31. 23 biến hành vi phạm tội, cách thức hung thủ gây án...Qua đó giúp cho việc giải quyết vụ án được đúng hướng, nhanh chóng xác định và chứng minh được thủ phạm.  Góp phần xác định mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra Bất cứ tội phạm nào cũng có thể gây ra thiệt hại cho quan hệ xã hội: độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm, quyền sở hữu tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân...được pháp luật hình sự bảo vệ. Thiệt hại do tội phạm gây ra có thể là thiệt hại về thể chất bao gồm thiệt hại về tính mạng trong nhóm tội giết người, thiệt hại về sức khỏe như tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.Thiệt hại về tinh thần đó là thiệt hại gây ra cho danh dự, nhân phẩm, tự do của con người như tội làm nhục người khác. Thiệt hại về vật chất như tài sản bị phá hủy (Điều 231), tài sản bị chiếm đoạt (từ Điều 133 đến Điều 140 BLHS). GĐTP nhằm xác định thiệt hại về vật chất, về thể chất do hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra, là căn cứ để cơ quan THTT ra quyết định tố tụng như tạm giữ, tạm giam, định tội, lượng hình phạt hoặc quyết định mức bồi thường thiệt hại. Với việc xem xét, phân tích, kiểm tra những dấu vết do hành vi phạm tội để lại trên cơ thể con người để đưa ra những kết luận về tình trạng sức khỏe bị hại.Và dựa trên quy định của pháp luật về tỉ lệ thương tật để xác định có đủ cơ sở để khởi tố hay không, khung, khoản truy cứu TNHS. Trong những vụ án mà có nhiều người cùng gây ra thiệt hại thì GĐTP còn có thể xác định chính xác mức độ gây thiệt hại do hành vi phạm tội của từng người gây nên. Những kết quả này có ý nghĩa rất lớn góp phần vào việc xác định vị trí, vai trò của những người đồng phạm trong vụ án và có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt sau này. Thiệt hại do tội phạm gây ra phản ánh được phần nào tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội, mức độ thiệt hại thường tỷ lệ thuận với tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội. Do đó xác định thiệt hại là một trong những cơ sở để CQĐT định tội, định khung hình phạt.
  • 32. 24  Góp phần xác định nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm GĐTP còn đóng góp vai trò của mình đối với hoạt động TTHS trong việc xác định nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm. Việc xác định nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội là cơ sở để CQĐT định hướng và đề ra chiến thuật điều tra phù hợp, nhanh chóng tìm ra thủ phạm. Thông thường mỗi vụ việc phạm tội xảy ra đều xuất phát từ những nguyên nhân nhất định như ghen ghét, thù hằn, tham lam, mê tín dị đoan hoặc do mâu thuẫn tình cảm, hoặc trả thù. Ví dụ: trong một vụ án mạng mà KLGĐ cho thấy nạn nhân chết do bị đầu độc hay KLGĐ về nguyên nhân đám cháy là có người đốt, rất có thể hành vi phạm tội thực hiện do thù tức cá nhân, như vậy hung thủ có thể là người có thù oán hay xích mích với nạn nhân. Từ những kết quả giám định, CQĐT có thể nắm bắt được nguyên nhân và điều kiện phạm tội, từ đó đề ra biện pháp phòng chống tội phạm. Ví dụ như qua KLGĐ về hướng đột nhập của hung thủ trong những vụ trộm cắp, cướp cho thấy hung thủ thường vào nhà từ lối cửa sổ, cửa ra vào trên sân thượng. Có thể thấy, cửa sổ, sân thượng là những vị trí thường được trang bị không chắc chắn, dễ cạy phá.Chính vì thế cần giáo dục, tuyên truyền để người dân cảnh giác những vị trí này.Hoặc nhiều vụ án mạng, nạn nhân bị giết một cách dã man bởi những đối tượng vị thành niên cho thấy xu hướng bạo lực ngày càng gia tăng đối với giới trẻ. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do tác động của phim ảnh và các trò chơi bạo lực. Từ đây, các cơ quan chức năng phối hợp với các bộ, ngành liên quan tăng cường kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ game, internet; đồng thời tích cực tuyên truyền để các gia đình và nhà trường phối hợp quản lý con cái và giới trẻ hiện nay [1]. Trên đây là những đánh giá, phân tích về vai trò của công tác GĐTP đối với các vụ án hình sự. Qua đó có thể thấy được phần nào tầm quan trọng không thể thiếu của GĐTP đối với hoạt động TTHS nói chung. Những điều này đã thực sự khẳng định GĐTP là công cụ hữu hiệu giúp cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, chính xác, khách quan, góp phần không nhỏ vào công tác đấu tranh và phòng ngừa tội phạm.
  • 33. 25 1.2.2. Ý nghĩa của giám định tư pháp 1.2.2.1. Ý nghĩa của giám định tư pháp trong việc bảo vệ pháp chế XHCN GĐTP không thể thiếu trong bất cứ một nền tư pháp nào.Công tác này đã phục vụ đắc lực cho hoạt động tố tụng hình sự, giúp cơ quan điều tra, truy tố, xét xử giải quyết các vụ án đúng người, đúng tội, khách quan và tuân thủ pháp luật, góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể, cá nhân. Qua đó bảo đảm được nền pháp chế xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Như đã phân tích ở phần vai trò của GĐTP bên trên, để giải quyết được một vụ án hình sự cần trải qua rất nhiều hoạt động khác nhau của quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Để kết tội chính xác một con người là không hề đơn giản. GĐTP thông qua bản KLGĐ được thực hiện bởi các GĐV có chuyên môn, nghiệp vụ là một nguồn chứng cứ quý báu để xác định thủ phạm, hành vi phạm tội, công cụ phương tiện gây án, khả năng nhận thức hành vi phạm tội thậm chí cả hoàn cảnh, điều kiện dẫn đến việc phạm tội đó. Những kết luận này là cơ sở để CQTHTT giải quyết vụ án chính xác, khách quan trên cơ sở của khoa học và pháp luật, giúp cho công lý được thực thi, công bằng cho người bị hại, pháp luật được đảm bảo tính răn đe, tính nghiêm minh và nền pháp chế XHCN được giữ vững. Nếu như lời khai của người phạm tội, người bị hại, người làm chứng là những phản ánh tinh thần phụ thuộc vào ý thức chủ quan của mỗi người, do đó mà lời khai chưa được kiểm tra, đối chiếu với những tình tiết sự kiện chứng cứ khác thì không thể khẳng định đó là chứng cứ. Còn KLGĐ nếu được thực hiện trên nguyên tắc “tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn, trung thực, chính xác, khách quan” thì luôn có giá trị chứng minh đúng đắn, mang tính khách quan và khoa học, bổ sung cho việc thu thập các chứng cứ khác liên quan đến vụ án. Giám định tư pháp còn mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hướng hoạt động tố tụng theo cơ chế minh bạch, đúng người đúng tội, phụng sự công lý. Giám định tư pháp là một kênh quan trọng đánh giá trình độ phát triển pháp luật và mức độ dân chủ của một quốc gia.
  • 34. 26 1.2.2.2. Ý nghĩa của giám định tư pháp trong việc bảo vệ bị can, bị cáo Hoạt động GĐTP giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo – nhóm đối tượng chịu sự tác động tiêu cực của các quy phạm pháp luật hình sự. Bảo vệ quyền của nhóm đối tượng này cũng là đồng thời GĐTP bảo vệ quyền con người nói chung. Theo BLTTHS 2003 đã nêu rõ: “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” [18, Điều 9]. Chính vì thế nên đối tượng dù đang bị tình nghi, bị tạm giữ, tạm giam nhưng cơ quan có thẩm quyền chưa chứng minh được hành vi phạm tội cũng như chưa đưa ra xét xử công khai, minh bạch thì chưa thể coi là tội phạm. Và dù trong hoàn cảnh nào, họ vẫn được đảm bảo những quyền của bị can, bị cáo nhất định. Cho nên ngoài nhiệm vụ chứng minh tội phạm, GĐTP còn là công cụ để minh oan cho người vô tội. Các KLGĐ là một nguồn chứng cứ khách quan trong vụ án hình sự. Những chứng cứ này có thể không chỉ xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội mà còn là bằng chứng gỡ tội của những người vô tội. Những vết răng cắn tưởng chừng như vô tình, những dấu vân tay mờ ảo mà mắt thường không nhìn thấy, những sợi tóc tưởng như vô tri nhưng bằng những kiến thức, khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế của người làm giám định, tất cả đều trở lên có ý nghĩa, tất cả đều nói lên “sự thật” của vụ án. 1.2.2.3. Ý nghĩa của giám định tư pháp trong việc trong việc phòng ngừa tội phạm Thông qua quá trình giám định, người giám định có thể phát hiện những nguyên nhân, điều kiện thực hiện tội phạm, những sơ hở, thiếu sót của cơ quan, tổ chức, cá nhân và thủ đoạn hoạt động của kẻ phạm tội. Công tác giám định chothấy những vấn đề gì nổi cộm thông qua thông tin đại chúng tuyên truyền phương thức, thủ đoạn gây án, những quan niệm,tập tục sai trái dẫn đến nguy hại đến tính mạng, tài sản.Là nguồn thông tin quan trọng để phục vụ cho công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm của các cơ quan THTT. Ví dụ qua quá trình giám định sự thật, giả của những tờ tiền giả hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản trong những vụ lừa đảo hay giám định hàng hóa giả
  • 35. 27 trong các vụ buôn lậu, các GDV có thể thấy được cách thức làm hàng giả, giấy tờ giả, chữ kí giả của những kẻ phạm tội. Từ đó, các cơ quan có thẩm quyền phổ biến những thủ đoạn, cách thức phạm tội của bọn tội phạm để người dân nâng cao cảnh giác và giúp cơ quan THTT trong việc phát giác các hành vi phạm tội tương tự. Trong những vụ tai nạn giao thông thảm khốc, qua việc tiến hành giám định, các GĐV có thể biết được nguyên nhân vụ tai nạn do sự bất cẩn của lái xe hoặc do lỗi phương tiện không đảm bảo kỹ thuật hoặc phương tiện quá hạn không được phép lưu hành…Từ việc tìm ra nguyên nhân giúp các tổ chức, cá nhân rút kinh nghiệm nhằm phòng tránh những tai nạn, rủi ro tương tự. 1.2.2.4. Ý nghĩa của giám định tư pháp đối với những người THTT GĐTP còn có ý nghĩa trong việc đảm bảo được sự công khai, minh bạch khi giải quyết vụ án của những người tham gia tố tụng, ngăn chặn sự tác động của ý thức chủ quan vào quá trình giải quyết vụ án. Đặc tính quan trọng nhất của các KLGĐ là việc một nhóm chủ thể khác thực hiện mà không phải người trong các cơ quan THTT đó là các GĐV tư pháp. Hơn nữa, việc giám định này dựa trên cơ sở của máy móc kĩ thuật, của các thành tựu nghiên cứu trên các lĩnh vực chuyên môn như khoa học kĩ thuật hình sự, khoa học pháp y hay dựa trên chính kinh nghiệm nghề nghiệp chuyên môn của các GĐV. Đội ngũ này làm việc độc lập với nhóm những người tham gia tố tụng, chỉ dựa trên mẫu vật thu thập được hoặc trên các quyết định trưng cầu giám định từ các cơ quan THTT. Điều này cho thấy các KLGĐ luôn có tính chính xác, tính khách quan và tính khoa học. Pháp luật cũng quy định các KLGĐ là một trong bốn nguồn chứng cứ quan trọng phục vụ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (Điều 64 BLTTHS 2003). Chính vì thế nên những người THTT sẽ phải sử dụng triệt để những nguồn chứng cứ này trong quá trình giải quyết vụ án mà lại không tác động dù là tiêu cực hay tích cực đến vụ án. Quá trình này vừa ngăn chặn sự ảnh hưởng của ý thức chủ quan lên các giai đoạn của việc giải quyết vụ án vừa đảm bảo an toàn cho những người THTT trong việc tránh những nhận định, đánh giá sai lầm, cảm tính dẫn đến oan sai, bỏ lọt tội phạm.
  • 36. 28 1.3. Đối tƣợng, nội dung và thủ tục giám định tƣ pháp trong tố tụng hình sự 1.3.1. Đối tượng Là một hoạt động quan trọng của TTHS, GĐTP có đối tượng là những vấn đề cần phải làm rõ trong quá trình chứng minh vụ án của CQTHTT. Tuy nhiên, việc xác định đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự lại phụ thuộc vào quy định của pháp luật từng quốc gia. Từ pháp luật thực định, chúng ta có thể chia đối tượng của GĐTP gồm ba nhóm chính: 1. Nhóm vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. 2. Nhóm vấn đề có liên quan đến giải quyết việc dân sự (giám định ADN, di chúc, hợp đồng...) trong vụ án hình sự và vụ án dân sự. 3. Nhóm vấn đề có liên quan đến vụ án hành chính (các quyết định cấp nhà, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy ủy quyền, Bằng cấp...) Trong ba nhóm đối tượng trên, giám định tư pháp trong TTHS tập trung nghiên cứu và làm rõ về nhóm thứ nhất, đó là nhóm đối tượng giám định liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Về phương diện thực tiễn, có thể nói đối tượng giám định trong TTHS rất phong phú, đa dạng và không thể liệt kê đầy đủ được vì mỗi vụ án , mỗi loại tội phạm sẽ có những vấn đề cần giám định khác nhau , như: nếu vụ án ma túy thì đối tượng sẽ là “chất ma túy”; nếu vụ án là tai nạn giao thông thì đối tượng giám định là dấu vết; vụ án giết người sẽ giám định tử thi ... Hoặc cùng là một loại tội , nhưng không phải các đối tượng giám định trong loại tội đó đều giống nhau . Cụ thể: cùng là vụ án giết người, nhưng nếu nguyên nhân chết do bị bắn thì cần giám định súng đạn; nếu chết do bị đâm thì cần giám định dao, kiếm; nếu chết do bi ̣đầu độc , cần giám định thuốc độc... Bên ca ̣nh đó , đối tượng giám đi ̣nh cũng có thể là đồ vâ ̣t , tài liệu, nhưng cũng có thể là con người; có thể là hữu hình nhưng cũng có thể là vô hình (giám định tâm
  • 37. 29 thần, giám định âm thanh). Do vậy, khi nghiên cứu đối tượng giámđịnhtrong tố tụng hình sự, chúng ta không xác định đối tượng cụ thể của hoạt động giám định, mà chúng ta chia thành các nhóm đối tượng giám định để phân biệt. Có thể chia các nhóm đối tượng giám định trong tố tụng hình sự như sau: - Nhóm giám định pháp y: Các đối tượng giám định như: giám định tử thi; giám định các vấn đề có liên quan đến việc xâm hại tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm con người, các vụ án mạng, đánh người bị thương, xâm hại tình dục, loạn luân, giao cấu với trẻ em... (các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể người có liên quan đến vụ án như máu, dấu vân tay, tóc,da, gàu, các loại lông...) - Nhóm giám định pháp y tâm thần: Đối tượng giám định là năng lực trách nhiệm hình sự, khả năng nhận thức. - Nhóm giám định kỹ thuật hình sự: Đối tượng giám định như: Dấu vết phương tiện giao thông; giám định cháy, nổ; giám định dấu vết cơ học; giám định dấu vết súng đạn; giám định hoá học pháp lý; giám định dấu vết vân tay, vân chân; giám định tài liệu (chữ kí, chữ viết, hình dấu, in ấn phẩm); giám định âm thanh… - Nhóm giám định các chuyên ngành khác, như: tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả… Với bốn nhóm đối tượng giám đi ̣nh nêu trên , chúng ta có thể k hái quát được tương đối đầy đủ các vấn đề cần giám đi ̣nh trong thựctiễn giải quyết án hình sự. Nói cách khác, có thể khẳng định rằng , các vấn đề cần phải giám định trong TTHS đều nằm trong bốn nhóm đối tượng trên . Điều này có thể khẳng định bởi trên thực tiễn , trong ba nhóm đối tượng giám đi ̣nh tư pháp nói chung thì nhóm đối tượng giám đi ̣nh liên quan đến vụán hình sự là lớn nhất , bao trùm nhiều lĩnh vực nhất, thâ ̣m chí nhóm đối tượng giám định trong vụ việc dân sự và vụ án hành chính cũng có thể trở thành đối tượng giám định của vụ án hình sự khi cần thiết . Ví dụ như giám định ADN xác đi ̣nh huyết thống thường áp dụng trong những vụán dân sự , tuy nhiên trong vụán giết người mà na ̣n nhân bi ̣chết mất xác nhiều ngày , không thể nhâ ̣n dạng (như vụThẩm mỹ viện Cát Tường) thì việc giám định ADN để xác định huyết thống là bắt buộc thực hiê ̣n. Tóm lại, có thể khái quát đối tượng giám đi ̣nh trong tố tụng hình sự là những
  • 38. 30 vấn đề liên quan đến giải quyết vụ án hình sự được giám đi ̣nh nhằm làm rõ sự thâ ̣t khách quan, giúp các cơ quan tố tụng giải quyết vụ án chính xác, đầy đủ . 1.3.2. Nội dung Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự Việt Nam hình thành và phát triển gắn liền với 3 lĩnh vực: Giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần và giám định kỹ thuật hình sự. Để tìm hiểu nội dung của hoạt động giám định tư pháp trong các vụ án hình sự ta có thể tìm hiểu nội dung của việc giám định trên 3 lĩnh vực trên. Giám định pháp y: Pháp y là một môn khoa học ứng dụng những lý luận và kĩ thuật của y học, sinh vật học và các ngành khoa học tự nhiên khác để nghiên cứu và phục vụ đáp ứng đòi hỏi của pháp luật. Nội dung của giám định pháp y để phục vụ cho việc giải quyết vụ án mà cơ quan THTT trưng cầu gồm các nội dung sau: - Giám định và giám định lại tổn hại sức khỏe do chấn thương và nguyên nhân khác. - Giám định tình trạng sức khỏe các đối tượng phục vụ cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử, chấp hành án và thi hành án. - Giám định sự xâm phạm thân thể phục vụ tố tụng và xác định giới tính hoặc các giám định khác khi có yêu cầu. - Giám định và giám định lại tử thi, giám định hài cốt và giám định hung khí - Giám định và giám định lại trên hồ sơ do cơ quan tố tụng trưng cầu và các tổ chức, cá nhân yêu cầu. - Giám định hóa pháp gồm: độc chất, ma túy, nồng độ rượu, tân dược và các loại thực phẩm nghi ngờ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của con người. Giám định pháp y tâm thần: Pháp y tâm thần là một phân môn của Tâm thần học, có nhiệm vụ bổ trợ hoạt động tư pháp. Sản phẩm của nó giúp các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết những vấn đề liên quan giữa Pháp luật và Y học, đặc biệt là Tâm thần học. Giám định pháp y tâm thần gắn liền với việc xác định trách nhiệm hình sự của một người. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi họ không bị tâm thần hoặc mắc các chứng bệnh khác mà làm mất khả năng nhận thức và khả năng
  • 39. 31 điều khiển hành vi trong thời điểm họ thực hiện hành vi phạm tội. Hoạt động của chuyên ngành Pháp y tâm thần là việc giám định viên dùng kiến thức của mình kết luận xác định rõ đối tượng có rối loạn tâm thần không, các rối loạn đó có tác động đến hành vi của họ không, tác động trong thời điểm nào, ở mức độ nào...để giúp các cơ quan tố tụng giải quyết vụ án được chính xác, công bằng, đúng pháp luật. Ngoài ra, pháp y tâm thần còn đề xuất biện pháp y tế và giúp các cơ quan pháp luật quản lý, điều trị các đối tượng phạm tội có rối loạn tâm thần nhằm đảm bảo quyền được chữa bệnh của họ cũng như bảo đảm ngăn ngừa hành vi tái phạm tội của họ trong khi họ có rối loạn tâm thần. Giám định kỹ thuật hình sự: Giám định kỹ thuật hình sự là một lĩnh vực giám định tư pháp đồng thời là biện pháp khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ của ngành Công an, do giám định viên tư pháp về Kỹ thuật hình sự thực hiện tại Cơ quan giám định kỹ thuật hình sự, hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án, dựa trên cơ sở kiến thức chuyên môn về Kỹ thuật hình sự và các ngành khoa học khác có liên quan, sử dụng các phương tiện giám định chuyên dụng và các phương pháp giám định phù hợp, để nghiên cứu, xem xét và đưa ra kết luận có tính khoa học trả lời các yêu cầu giám định, phục vụ công tác đấu tranh và phòng ngừa tội phạm [17]. Tại Điều 3, Thông tư số 33/2014/TT-BCA ngày 5/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an“Quy định về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự” quy định về giám định viên kỹ thuật hình sự. Tương ứng với quy định này, hiện tại có 10 lĩnh vực giám định kỹ thuật hình sự được triển khai, gồm Giám định dấu vết đường vân; Giám định tài liệu; Giám định dấu vết cơ học; Giám định súng, đạn; Giám định hóa học; Giám định sinh học; Giám định cháy, nổ; Giám định kỹ thuật; Giám định âm thanh; Giám định kỹ thuật số và điện tử. Đây là những nội dung mà cơ quan THTT sẽ trưng cầu giám định kỹ thuật hình sự khi có các vấn đề cần giám định liên quan đến việc giải quyết vụ án hình sự. 1.3.3. Thủ tục Giám định tư pháp được tiến hành dựa trên quyết định trưng cầu giám định của CQTHTT, NTHTT. Tức là khi có căn cứ cần phải giám định một đối
  • 40. 32 tượng nào đó để phục vụ cho việc giải quyết vụ án, phải có quyết định trưng cầu giám định. Quyết định trưng cầu giám định phải do những người có thẩm quyền hoặc theo quy định của pháp luật tiến hành. Trong quyết định trưng cầu giám định phải nêu rõ yêu cầu giám định vấn đề gì, họ tên người được trưng cầu hoặc tên cơ quan người được trưng cầu giám định, quyền và nghĩa vụ của người giám định theo quy định của pháp luật. Sau khi được CQTHTT gửi quyết định trưng cầu giám định thì tổ chức giám định, người giám định có trách nhiệm tiếp nhận và thực hiện giám định. Sau một khoảng thời hạn nhất định, người làm công tác giám định bằng công tác nghiệp vụ của mình phải có kết quả giám định được thể hiện bằng bản kết luận giám định. Đây là một nguồn chứng cứ quan trọng đối với những người tham gia tố tụng trong việc giải quyết vụ án hình sự. Để làm sáng tỏ hoặc bổ sung nội dung kết luận giám định, Cơ quan điều tra có thể hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết và có thể quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại. Trong trường hợp cần giám định bổ sung hoặc giám định lại thì phải do giám định viên khác tiến hành và theo thủ tục chung [14, tr.350]. Sau khi tiến hành giám định, nếu bị can yêu cầu thì được thông báo về nội dung kết luận. Bị can được trình bày những ý kiến của mình về kết luận giám định, yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại. Những điều này được ghi vào biên bản. Trong trường hợp Cơ quan điều tra không chấp nhận yêu cầu của bị can thì phải nêu rõ lý do và báo cho bị can biết. Kết luận giám định sẽ được đưa vào hồ sơ vụ án hình sự và được sử dụng tại phiên tòa xét xử vụ án. 1.4. Giám định tƣ pháp trong Luật TTHS một số nƣớc GĐTP là một công tác quan trọng, đã được các nước trên thế giới quan tâm, đề cao và đưa vào phục vụ cho việc giải quyết các vụ án hình sự, dân sự từ rất lâu. Để có cái nhìn đa chiều và rút ra được những kinh nghiệm trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật trong lĩnh vực TTHS ở Việt Nam thì việc nghiên cứu các quy định về GĐTP ở các nước trên thế giới là vô cùng cần thiết. Luận văn này sẽ tìm hiểu pháp luật về GĐTP trên một số mặt mà Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm ở
  • 41. 33 các nước như: Cộng hoà liên bang Đức, Cộng hoà Pháp, Vương quốc Thụy Điển, Nhật Bản, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và một số nước khác. 1.4.1. Về khái niệm và chủ thể trưng cầu giám định Nhìn chung của các nước nêu trên đều có quan niệm GĐTP là việc giám định được thực hiện bởi nhà chuyên môn (người am hiểu, tinh thông về lĩnh vực cần giám định) để làm sáng tỏ vấn đề có liên quan, theo trưng cầu của cơ quan điều tra, truy tố và xét xử hoặc cả theo yêu cầu của người tham gia tố tụng (nước theo cơ chế tranh tụng) đến vụ án dưới góc độ chuyên môn nhằm phục vụ cho việc giải quyết vụ án. Chẳng hạn như Pháp có quy định: việc giám định được thực hiện chỉ theo trưng cầu của thẩm phán (có thẩm phán điều tra, thẩm phán xét xử và thẩm phán thi hành án) thì được coi là giám định tư pháp, mà không có chủ thể tố tụng nào khác. Vương quốc Thụy Điển lại không căn cứ vào chủ thể trưng cầu, yêu cầu giám định bởi tổ chức, cá nhân nào mà quan trọng là việc giám định đó có được đánh giá và sử dụng làm căn cứ cho việc giải quyết vụ án hay không, nếu kết luận giám định nào phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án và được Hội đồng xét xử chấp nhận làm căn cứ để giải quyết vụ án thì được coi là giám định tư pháp. Trong trường hợp kết luận giám định do người tham gia tố tụng tự mình yêu cầu và được chấp nhận làm căn cứ cho việc xét xử vụ án thì sẽ được Nhà nước hoàn trả chi phí cho việc thực hiện vụ việc giám định đó. Theo quy định của pháp luật một số nước, chỉ có cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, truy tố và xét xử) mới có quyền trưng cầu giám định tư pháp cả trong tố tụng hình sự và tố tụng dân sự. Thông thường, trong án hình sự thì việc trưng cầu giám định chủ yếu do cơ quan điều tra thực hiện, còn trong tố tụng dân sự thì các bên có quyền tự do lựa chọn giám định viên và có thể yêu cầu Toà án đứng ra trưng cầu giám định hoặc tự họ thoả thuận với nhau về việc mời tổ chức, cá nhân nào đó thực hiện giám định. Tuy nhiên, Đức, Thụy Điển, Trung Quốc thì cho phép người tham gia tố tụng (cả trong tố tụng hình sự và tố tụng dân sự) có quyền tự mình yêu cầu các tổ chức giám định pháp y, kỹ thuật hình sự cũng như tổ chức, cá nhân chuyên môn bất kỳ