SlideShare a Scribd company logo
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ HIỀN
THỰCTIỄNÁPDỤNGINCOTERMSTRONGHỢPĐỒNG
MUABÁNHÀNGHÓAQUỐCTẾTẠIVIỆTNAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI – 2014
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ HIỀN
THỰCTIỄNÁPDỤNGINCOTERMSTRONGHỢPĐỒNG
MUABÁNHÀNGHÓAQUỐCTẾTẠIVIỆTNAM
Chuyên ngành : Quốc tế
Mã số : 60 38 01 08
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nông Quốc Bình
Hà Nội – 2014
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh
toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Học viên: Nguyễn Thị Hiền
4
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tăt
Mở đầu: ....................................................................................................................1
Chương 1 – Những vấn đề lý luận chung về Incoterms và hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế ...................................................................................... 5
1. Khái niệm cơ bản về Incoterms .................................................................... 5
1.1 Khái niệm về Incoterms .............................................................................. 5
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Incoterms....................................... 7
1.3 Đặc điểm và giá trị pháp lý của Incoterms ............................................... 16
2. Một số vấn đề cơ bản về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ................. 17
2.1 Khái niệm về HĐMBHHQT..................................................................... 17
2.2 Đặc điểm và nội dung cơ bản của HĐMBHHQT..................................... 23
3. Vai trò của Incoterms đối với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế hiện
nay ................................................................................................................... 25
3.1Vai trò của Incoterms đối với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế ........ 25
3.2Vai trò của Incoterms đối với HĐMBHHQT ............................................ 27
Chương 2 – Các quy định của Incoterms 2010 và việc áp dụng trong hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế .................................................................. 29
1. Những quy định của Incoterms .................................................................. 29
1.1 Cấu trúc của Incoterms.............................................................................. 29
1.2 Những quy định của Incoterms 2010………………………………….... 33
1.1.2 Các điều kiện áp dụng cho một hoặc nhiều phương thức vận tải .......... 33
5
1.2.2 Các điều kiện áp dụng cho phương thức vận tải đường biển, đường thuỷ
nội địa............................................................................................................. 39
2. Một số vấn đề lưu ý khi áp dụng Incoterms trong HĐMBHHQT.............. 43
Chương 3 – Thực tiễn áp dụng Incoterms trong hợp đồng mua bán hàng
hoá quốc tế tại Việt Nam và một số kiến nghị ............................................ 45
1. Vấn đề áp dụng Incoterms tại Việt Nam.................................................... 45
1.1 Thực tiễn việc lựa chọn và áp dụng các điều khoản của Incoterms trong
HĐMBHHQT của Việt Nam .......................................................................... 45
1.2 Những yếu tố tác động đến lựa chọn áp dụng các điều kiện thương mại
theo Incoterms tại Việt Nam ........................................................................... 48
1.3 Năng lực của các ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ ........................... 48
1.4 Hạ tầng cơ sở giao thông vận tải............................................................... 56
1.5 Năng lực của doanh nghiệp....................................................................... 56
2. Đánh giá về sự phù hợp của Incoterms với tình hình hoạt động mua bán
hàng hóa quốc tế hiện nay............................................................................... 59
3. Một số đề xuất kiến nghị trong việc áp dụng Incoterms trong hoạt động
MBHHQT........................................................................................................ 60
3.1 Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước......................................................... 60
3.1.1 Nâng cấp và phát triển hệ thống giao thông .......................................... 60
3.1.2 Nâng cao năng lực ngành hàng hải và khả năng cạnh tranh của hãng vận
tải trong nước .................................................................................................. 61
3.1.3 Phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ .................................... 62
3.1.4 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống Luật Hàng hải chặt chẽ và đồng bộ . 63
3.1.5Tổ chức hội thảo, đào tạo nghiệp vụ để hỗ trợ doanh nghiệp................. 64
6
3.2 Các giải pháp đối với doanh nghiệp.......................................................... 64
3.2.1 Tìm hiểu và dẫn chiếu Incoterms vào Hợp đồng................................... 64
3.2.2 Sử dụng linh hoạt và hợp lý các điều khoản của Incoterms .................. 66
3.2.3 Thay đổi thói quen của doanh nghiệp.................................................... 69
3.2.4 Đào tào nguồn nhân lực đủ chuyên môn nghiệp vụ............................... 70
3.2.5 Ứng dụng Incoterms 2010 cho cả vận tải nội địa .................................. 70
Kết luận.......................................................................................................... 72
Danh mục tài liệu tham khảo....................................................................... 74
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CFR Cost and freight Tiền hàng và cước phí
CIF Cost insurance and freight Tiền hàng, phí bảo hiểm
và cước phí
CPT Carriage Paid to Cước phí trả tới
CIP Carriage and Insurance Paid
to
Cước phí và bảo hiểm trả
tới
7
DAT Delivered at terminal Giao hàng tại bến
DAP Delivered at place Giao hàng tại nơi đến
DDP Delivered duty paid Giao hàng đã thông quan
nhập khẩu
EXW Exwork Giao tại xưởng
FCA Free carrier Giao cho người chuyển
chở
FAS Free alongside ship Giao dọc mạn tàu
FOB Free on board Giao hàng trên tàu
ICC International Chamber of
Commerce
Phòng Thương mại quốc
tế
Incoterms International Commerce
Terms
Điều kiện thương mại
quốc tế
HĐMBHHQT Hợp đồng mua bán hàng
hoá quốc tế
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nền kinh tế toàn cầu đã mở ra cơ hội to lớn để các doanh nghiệp tiếp
cận tới các thị trường khắp nơi trên thế giới. Hàng hóa được trao đổi, thông
thương ở nhiều nước với số lượng ngày càng lớn, phong phú và đa dạng trên
mọi lĩnh vực, chủng loại. Trong thương mại quốc tế, một vấn đề rất quan
trọng đó là việc xây dựng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa các doanh
nghiệp ở các quốc gia khác nhau trên thế giới. Nhằm đáp ứng đòi hỏi thực
8
tiễn của hoạt động thương mại quốc tế, Phòng Thương mại quốc tế - ICC đã
soạn thảo ra những quy tắc về điều kiện thương mại trong nước và quốc tế
được gọi là Incoterms. Kể từ khi Incoterms được ban hành năm 1936, các
chuẩn mực về hợp đồng này thường xuyên được cập nhật để bắt kịp với nhịp
độ phát triển của hoạt động thương mại quốc tế. Incoterms đã trải qua các lần
sửa đổi, bổ sung vào các năm: 1953 (2 lần), 1980, 1990, 2000 và 2010.
Incoterms 2010 được soạn thảo và ban hành, bắt đầu có hiệu lực kể từ
01/01/2011 thực sự là những chuẩn mực phù hợp với tình hình phát triển của
thương mại quốc tế hiện nay.
Đối với doanh nghiệp trên thế giới nói chung và các doanh nghiệp của
Việt Nam nói riêng hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đang ngày
càng phát triển, mở rộng hơn về quy mô và tầm vóc. Tuy nhiên, càng phát
triển và càng hoạt động sâu trong hoạt động giao thương quốc tế thì càng nảy
sinh nhiều vấn đề vướng mắc, tranh chấp trong hoạt động thương mại quốc tế.
Các điều kiện thương mại quốc tế Incoterms thực sự là văn bản cần thiết và
hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp. Việc am hiểu và thực hiện hiệu quả các
điều khoản Thương mại quốc tế – Incoterm của ICC sẽ thuận lợi hơn nhiều
cho các doanh nghiệp. Với mục đích nhằm tìm hiểu một cách đầy đủ nhất các
quy định của Incoterms và thực tiễn việc áp dụng tại Việt Nam hiện nay là lý
do để tác giả lựa chọn đề tài “Thực tiễn áp dụng Incoterms trong Hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam”.
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là trình bày những vấn đề cơ bản về lý luận
trong các quy định trong Incoterms và Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Trên cơ sở đó, nghiên cứu tình hình thực tiễn áp dụng Incoterm trong hoạt
động mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam. Từ đó, kiến nghị và đề xuất
một số phương hướng phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng
9
Incoterms trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp
Việt Nam; có lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam và hạn chế tối đa những rủi
ro pháp lý có thể xảy ra.
Để thực hiện được mục đích này, nhiệm vụ nghiên cứu của tác giả đối
với đề tài này là:
- Tìm hiểu những vấn đề lý luận về Incotersms và Hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế: Khái niệm, ý nghĩa, vai trò, giá trị pháp lý của Incoterms và
khái niệm, nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
- Phân tích các quy định trong Incoterms phiên bản mới nhất 2010 về
điều khoản, phương thức giao nhận hàng hóa và các vấn đề vận dụng
Incoterms trong thực tiễn hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam.
Phân tích các yếu tố tác động đến việc lựa chọn điều kiện Incoterms của các
doanh nghiệp trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
- Các vấn đề thực tiễn áp dụng Incoterms trong hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế tại Việt Nam; đưa ra một số các minh họa cụ thể để làm rõ hơn về
thực tiễn áp dụng Incoterms 2010 vào hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại
Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số phương hướng nhằm nâng
cao hiệu quả áp dụng Incoterms trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế
của các doanh nghiệp Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn này nghiên cứu các điều kiện cơ sở giao hàng của Incoterms,
trong đó tập trung vào các quy định cơ bản của Incoterms 2010 và việc áp
dụng các quy định này trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Bên
cạnh đó, tác giả tìm hiểu vấn đề thực tiễn khi các doanh nghiệp vận dụng các
điều kiện của Incoterms nói chung và Incoterms 2010 nói riêng vào trong hoạt
động mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam.
10
4. Phạm vi nghiên cứu
Incoterms được ICC ban hành năm 1936 và sửa đổi bổ sung vào các
năm 1953, 1967, 1980, 1990, 2000 và gần đây nhất là năm 2010 có hiệu
lực từ 01/01/2011. Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ tập trung phân
tích các khía cạnh pháp lý cơ bản nhất của Incoterms 2010, hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế , đồng thời phân tích thực trạng áp dụng Incoterms
2010 thông qua phân tích các yếu tố tác động đến việc áp dụng Incoterms
trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ những nội dung cơ bản đã đặt ra của luận văn, trong quá
trình nghiên cứu, tác giả dự kiến sử dụng các phương pháp sau: phương
pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn;
phương pháp so sánh.
4. Kết cấu của Luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung đề tài nghiên cứu có 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về Incoterms và Hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế
Chương này trình bày những vấn đề lý luận chung về Incoterms bao
gồm khái niệm Incoterms, quá trình hình thành và phát triển của Incoterms;
Vấn đề cơ bản về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc bao gồm khái niệm
hợp đồng mua bán hàng hóa, phân tích vai trò của Incoterms đối với hoạt
động mua bán hàng hóa quốc tế.
Chương 2. Các quy định của Incoterms 2010 và việc áp dụng trong
Hợp đồng mua bán quốc tế
Chương này phân tích cấu trúc của Incoterms nói chung và tập trung đi
sâu vào phân tích các quy định của Incoterms 2010. Căn cứ trên điều kiện của
11
Incoterms để phân tích làm rõ một số vấn đề pháp lý khi áp dụng trong hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Chương 3. Thực tiễn áp dụng Incoterms tại Việt Nam và một số đề
xuất kiến nghị
Chương này tác giả liên hệ với thực tiễn để có cái nhìn tổng quan về
việc áp dụng các điều kiện của Incoterms trong hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế. Thông qua đó tác giả có một số nhận định, đánh giá về vai trò của
Incoterms, các yếu tố tác động đến việc lựa chọn điều khoản Incoterms. Cuối
cùng là đưa ra một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả áp dụng Incoterms tại
Việt Nam.
Tác giả rất mong nhận được sự góp ý quý báu từ các thầy, cô trong
khoa Luật và các bạn đọc để hoàn thiện hơn những kiến thức trong Luận văn
này.
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ INCOTERMS VÀ
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
1. Các khái niệm cơ bản về Incoterms
1.1 Khái niệm Incoterms
Về nguồn gốc, Incoterms được xem là mô ̣t tâ ̣p quán quốc tế về thương ma ̣i
và là một nguồn để điều chỉn h Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế . Đối với
khái niệm về tập quán thương mại , Luâ ̣t Thương ma ̣i Viê ̣t Nam 2005 đi ̣nh
nghĩa: “Tập quá n thương mại là thói quen được thừ a nhận rộng rãi trong
12
hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại , có
nội dung rõ rà ng được cá c bên thừ a nhận để xá c đi ̣nh quyền và nghĩa vụ của
các bên trong hoạt động thương mại” [15]. Theo đó, nô ̣i hàm của Tâ ̣p quán
thương ma ̣i gồm:
- Thói quen - Luâ ̣t Thương ma ̣i Viê ̣t Nam 2005 đi ̣nh nghĩa: “Thói quen
trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ rà ng được hình
thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được cá c bên
mặc nhiên thừ a nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp
đồng thương mại” [15].
- Tính phổ biến, được thừ a nhâ ̣n rô ̣ng rãi
- Tính phạm vi: theo lãnh thổ hoặc lĩnh vực thương mại.
- Nội dung rõ ràng.
Giáo trình Luật Thương mại quốc tế [11] đi ̣nh nghĩa : “Tập quá n
thương mại quốc tế là những quy tắc ứ ng xử lâu đờ i được hình thà nh trong
thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế . Tập quá n thương mại quốc tế không
có giá trị như một quy phạm pháp luật, tập quá n thương mại quốc tế chỉ được
công nhận trong những trườ ng hợp cụ thể nhất đi ̣nh:
- Thứ nhất, hê ̣thống pháp luâ ̣t quốc gia được áp dụng cho hợp đồng cho
phép áp dụng tập quán thương mại quốc tế.
- Thứ hai, các bên trong hợp đồ ng có thoả thuâ ̣n về viê ̣c áp dụng tâ ̣p
quán quốc tế và ghi nhận trong hợp đồng.
Các tập quán được hình thành lâu đời trong các quan hệ thương mại
quốc tế sẽ trở thành nguồn luâ ̣t điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quố c
tế khi được các chủ thể tham gia chấp nhâ ̣n . Do vâ ̣y, có thể thấy rằng pháp
luâ ̣t Viê ̣t Nam cũng như các nước đều thừ a nhâ ̣n viê ̣c áp dụng tâ ̣p quán tế
trong hoa ̣t động thương ma ̣i quốc tế.
13
Về thuật ngữ “Incoterms”, đây là từ được viết tắt từ Tiếng Anh là
“International Commercial Terms” (được hiểu là các điều kiện thương mại
quốc tế). Thực chất, đây là tập hợp một số các tập quán thương mại quốc tế do
Phòng Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC)
soạn thảo và ban hành.
Trong hoạt động thương mại quốc tế có sự tham gia của các thương
nhân từ các quốc gia khác nhau trên thế giới cho nên cần có những quy tắc
nhất định để điều chỉnh mối quan hệ phức tạp này. Viê ̣c các bên cùng thừ a
nhâ ̣n một quy tắc xử sự chung để điều chỉnh quyền và nghĩa vụcủa các bên là
hết sứ c cần thiết . Trên cơ sở đó, Incoterms phản ánh thực tiễn hoạt động
thương mại hiện tại và cung cấp cho các bên các lựa chọn và định ra nghĩa vụ
giữa người bán và người mua về các vấn đề vận chuyển, giao nhận hàng hoá,
phân chia chi phí, rủi ro… Trên thực tế, các điều kiện thương mại được xem
là một trong những bộ phận hết sức quan trọng của hợp đồng thương mại
quốc tế vì chúng định ra nghĩa vụ của các bên trong việc chuyên chở hàng hoá
từ người bán đến người mua, việc thông quan xuất nhập khẩu và việc phân
chia chi phí, rủi ro của các bên. Mục đích của Incoterms là phản ánh thực tiễn
thương mại hiện hành và cung cấp cho các bên sự lựa chọn giữa: i) Nghĩa vụ
tối thiểu của người bán là chuẩn bị sẵn sàng cho người mua tại cơ sở của
người bán; ii) Tăng nghĩa vụ của người bán chuyển giao hàng hoá để vận tải
hay cho người vận tải được người mua chỉ định (FCA, FAS, FOB) hay cho
người vận tải được người bán chỉ định và trả cước phí CFR, CPT) cùng với
bảo hiểm rủi ro trong quá trình vận tải (CIF, CIP); iii) Nghĩa vụ lớn nhất của
người bán là giao hàng đến điểm đích (DAF, DES, DEQ, DDU, DDP).
Incoterms tạo điều kiện cho các bên thoả thuận cách hiểu thông dụng nhất và
tránh hiểu nhầm những thuật ngữ quan trọng vì trong bối cảnh thực tiễn
14
thương mại thường phức tạp các bên có thể hiểu và lựa chọn không đúng điều
kiện cần áp dụng vào quan hệ hợp đồng cụ thể.
Theo đó, có thể nêu một cách khái quát Incoterms là tâ ̣p quán thương
mại quốc tế chứa đựng các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử
dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Incoterms
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu, các nước trên thế giới mở rộng
quan hệ hợp tác giao lưu về mọi mặt đặc biệt trong lĩnh vực thương mại.
Cùng với sự phát triển chung của thế giới, thương mại quốc tế ngày càng
phát triển lớn mạnh. Trước kia, các thương nhân phải tự mang hàng hóa từ
nơi này đến nơi khác, mất hàng tháng để thực hiện các giao dịch mua bán,
lợi nhuận thu được nhiều nhưng rủi ro cũng không ít. Ngày nay, nhờ sự phát
triển của các phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc, sự hình thành
các khối nước thương mại chung, các trung gian thương mại, tài chính… thì
người mua và người bán không cần gặp nhau trực tiếp mà vẫn mua bán được
hàng hóa, dịch vụ. Chính sự phát triển này đòi hỏi phải có những quy tắc
được thừa nhận rộng rãi để điều chỉnh những quan hệ ngày càng phức tạp
trong thương mại quốc tế. Chính vì vậy là vào những năm 20 của thế kỷ XX,
Phòng Thương mại quốc tế đã tiến hành khảo sát thực tế và thấy rằng hoạt
động thương mại giữa các thương nhân ở các nước luôn phát sinh những
mâu thuẫn bất đồng do cách giải thích và áp dụng tập quán thương mại khác
nhau cũng có những khác biệt nhất định. Để khắc phục thực trạng này, giúp
các thương nhân có thể áp dụng thống nhất một số điều kiện trong quan hệ
thương mại nhằm hạn chế các tranh chấp cho thể xảy ra và hỗ trợ tối đa hoạt
động thương mại giữa các quốc gia, Phòng thương mại quốc tế thành lập
Ban nghiên cứu tập quán thương mại quốc tế gồm các thành viên từ nhiều
quốc gia khác nhau với những kiến thức uyên thâm tiến hành tập hợp, soạn
15
thảo và ban hành “Các quy tắc chính thức để giải thích các điều kiện thương
mại” viết ngắn gọn là Các điều kiện thương mại quốc tế và mã hoá là
Incoterms. Incoterms được công bố lần đầu tiên vào năm 1936 với các điều
kiện thương mại chủ yếu áp dụng cho hoạt động vận tải hàng hoá quốc tế về
đường biển. Tính đến nay, Incoterms đã trải qua 7 lần sửa đổi bổ sung, cụ
thể như sau:
Lần sửa đổi đầu tiên được thực hiện vào năm 1953. Incoterms 1953 có
09 điều kiện thương mại được giới thiệu chuyên sâu hơn bản Incoterms 1936
nhưng về cơ bản vẫn theo trình tự nghĩa vụ tối thiểu của người bán và người
mua.
Lần sửa đổi thứ hai được thực hiện vào năm 1967. Bản Incoterms năm
1967 này có 11 điều kiện thương mại bổ sung thêm 02 điều kiện so với
Incoterms 1953.
Lần sửa đổi thứ ba là vào năm 1976 và cho ra đời bản Incoterms mới
với 12 điều kiện thương mại. Điểm mới ở đây là từ chỗ các bản Incoterms
trước chỉ tập trung áp dụng đối với vận tải đường biển hoặc đường hàng
không chỉ nhằm phục vụ cho quân đội trong chiến tranh thì nay đã chú trọng
tới việc bổ sung điều kiện thương mại dành cho vận tải hàng hoá bằng đường
hàng không dân dụng.
Lần sửa đổi thứ tư là vào năm 1980 bổ sung thêm 2 điều kiện thương
mại mới là CIP – cước phí và bảo hiểm trả tới địa điểm đích quy định và CPT
– cước phí trả tới đi ̣a điểm đích quy đi ̣nh.
Lần sửa đổi thứ năm là vào năm 1990 trong điều kiện trao đổi dữ liệu
tin học và thư tín điện tử trong lập chứng từ hàng hoá được sử dụng phổ biến
trong hoạt động thương mại quốc tế. Bản Incoterms 1990 chỉ gồm 13 điều
kiện thương mại (ít hơn 1 điều kiện so với bản Incoterms 1980) và được chia
thành 4 nhóm E, F, C, D (viết tắt theo các chữ cái đầu tiên của các điều kiện
16
thương mại – Tiếng Anh). Incoterms phiên bản 1990 bổ sung thêm điều kiê ̣n
DDU – Giao hàng ta ̣i đích chưa nộp thuế.
Lần sửa đổi thứ sáu là vào năm 2000, bản sửa đổi này vẫn giữ nguyên
13 điều kiện thương mại nhưng sử a đổi nô ̣i dung của 3 điều kiê ̣n: FCA, FAS
và DEQ . Incoterms 2000 đã tạo ra bước phát triển quan trọng, làm cho
Incoterms ngày càng hoàn thiện và phù hợp với sự phát triển nhanh chóng, đa
dạng của thương mại quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực thủ tục hải quan và
thông tin liên lạc điện tử cũng như những thay đổi về tập quán vận tải quốc tế.
Lần sửa đổi gần đây nhất là Incoterms 2010. Phiên bản Incoterms năm
2010 đã điều chỉnh, rút gọn hơn so với phiên bản Incoterms 2000, chỉ còn 11
điều kiện thương mại chia thành 2 nhóm riêng biệt là: Các điều kiện áp dụng
cho mọi phương thức vận tải và các điều kiện áp dụng cho vận tải đường biển
và đường thủy nội địa. Ngày nay, môi trường kinh doanh toàn cầu, tập quán
thương mại quốc tế, vận tải, công nghệ thông tin, vấn đề an ninh… đã có
nhiều thay đổi, cụ thể như sự phát triển và mở rộng của các khu vực tự do
thuế quan, sự gia tăng của việc sử dụng các phương tiện liên lạc điện tử,
chứng từ điện tử, những mối quan tâm về an ninh hàng hóa sau sự kiện 11/9
tại Mỹ… Với mục tiêu là luôn luôn ban hành những điều khoản thương mại
quốc tế phù hợp với tập quán thương mại và trình độ phát triển về thương mại
cho nên ICC đã xây soạn thảo Incoterms 2010 cập nhật và gom những điều
kiện “giao hàng tại nơi đến”, giảm số điều kiện thương mại từ 13 xuống còn
11, trình bày nội dung một cách đơn giản và rõ ràng.
Mặc dù các phiên bản Incoterms là không phủ nhận lẫn nhau và sự cập
nhật thường xuyên chính là để bắt kịp với nhịp độ phát triển của thương mại
quốc tế. Tuy vậy, tùy thuộc vào thói quen giao dịch mua bán, tập quán của
từng vùng, địa điểm giao dịch mà người ta có thể chọn phiên nào để áp dụng.
Cho đến này thì hầu như các phiên bản cũ ít được sử dụng mà chỉ sử dụng các
17
phiên bản 2000 và mới đây nhất là 2010. Chính vì vậy việc hiểu rõ chi tiết
từng phiên bản để xem xét, đánh giá và lựa chọn áp dụng là hết sức cần thiết.
Sau đây là bảng thống kê một số điểm thay đổi trong một số phiên bản của
Incoterms:
Bảng 1 - Tóm tắt một số thay đổi trong một số phiên bản Incoterms
Tên phiên bản Nội dung ban hành/ sửa đổi
Incoterms 1936
Ban hành với 07 điều kiện giao hàng:
· EXW: (Ex Works) – Giao tại xưởng
· FCA: (Free Carrier) – Giao cho người chuyên chở
· FOT/FOR: (Free on Rail/Free on Truck) – Giao lên tàu
hỏa
· FAS: (Free Alongside Ship) - Giao dọc mạn tàu
· FOB: (Free On Board) – Giao lên tàu
· C&F: (Cost and Freight) – Tiền hàng và cước phí
· CIF: (Cost, Insurance, Freight) – Tiền hàng, bảo hiểm
và cước phí
Incoterms 1936 chủ yếu giải thích những điều kiện sử
dụng phương thức vận tải đường bộ và đường thuỷ. Trên
thực tế, Incoterms 1936 không được các nhà kinh doanh
thừa nhận và sử dụng rộng rãi vì không giải thích hết
được những tập quán thương mại quan trọng.
Incoterms 1953
Ban hành với 09 điều kiện giao hàng:
· 07 điều kiện giao hàng tương tự như Incoterms 1936
· Bổ sung thêm 02 điều kiện: DES: (Delivered Ex Ship)
18
– Giao tại tàu; DEQ (Delivered Ex Quay) – Giao trên
cầu cảng, sử dụng cho phương thức vận tải đường biển
và đường thủy nội bộ.
Incoterms 1953
(sửa đổi lần 1 vào
năm 1967)
Incoterms 1953 trong lần sửa đổi thứ nhất đã thay đổi
như sau:
· 09 điều kiện giao hàng tương tự như Incoterms 1953
· Bổ sung thêm 02 điều kiện: DAF (Delivered: At
Frontier) – Giao tại biên giới; DDP (Delivered Duty
Paid) – Giao hàng đã nộp thuế), sử dụng cho mọi
phương thức vận tải, kể cả vận tải kết hợp nhiều phương
thức vận tải khác nhau.
Incoterms 1953
(sửa đổi lần 2 vào
năm 1976)
Incoterms 1953 trong lần sửa đổi thứ hai đã thay đổi như sau:
· 11 điều kiện giao hàng tương tự như Incoterms 1953
(sửa đổi lần 1)
· Bổ sung thêm 01 điều kiện: FOA (FOB Airport) – Giao
lên máy bay, để giải quyết các vấn đề giao hàng tại sân bay.
Incoterms 1980
Ban hành với 14 điều kiện giao hàng:
· 12 điều kiện giao hàng tương tự như Incoterms 1953
(sửa đổi lần 2)
· Bổ sung thêm 02 điều kiện CIP (Carriage and
Insurance Paid to) - Cước phí và bảo hiểm trả tới địa
điểm đích quy định và CPT (Carriage Paid to) – Cước
phí trả tới địa điểm đích quy định, nhằm thay thế cho
CIF và CFR khi không chuyên chở hàng hoá bằng
đường biển.
19
Incoterms 1990
Ban hành với 13 điều kiện giao hàng. So với Incoterms
1980, có những thay đổi như sau:
· Bỏ 2 điều kiện FOA và FOT, vì bản chất của chúng
giống FCA.
· Bổ sung điều kiện DDU (Delivered Duty Unpaid) –
Giao hàng tại đích chưa nộp thuế.
Incoterms 2000
Incoterms 2000 giữ nguyên 13 điều kiện như Incoterms 1990
nhưng sửa đổi nội dung 3 điều kiện FCA, FAS và DEQ.
Incoterms 2010
Incoterms 2010 gồm 11 điều kiện, trong đó:
· Thay thế 04 điều kiện DAF, DES, DEQ, DDU trong
Incoterms 2000 bằng 02 điều kiện mới có thể sử dụng cho
mọi phương thức vận tải là DAT (: Delivered At
Terminal) – Giao hàng tại bến và DAP (Delivered At
Place) – Giao tại nơi đến
Incoterms 2000 và 2010 là hai phiên bản mới nhất và được sử dụng
rộng rãi, phổ biến trong hoạt động thương mại quốc tế hiện nay. Nhận biết
điểm khác của 2 phiên bản qua việc so sánh giữa phiên bản của Incoterms
2000 và Incoterms 2010, có một số điểm mới cơ bản như sau:
Thứ nhất, một trong những sửa đổi quan trọng trong phiên
bản Incoterms 2010 là bỏ 4 điều khoản (DAF, DES, DEQ và DDU) và đưa
vào 2 điều khoản mới (DAP – Delivered at Place và DAT – Delivered at
Terminal). Sự thay đổi này bắt nguồn từ xu hướng vận chuyển hàng hóa bằng
container ngày càng chiếm tỷ trọng quan trọng trong giao thương và dường
như các nhà soạn thảo quy tắc cũng lo lắng với tình trạng các bên giao dịch
thường chọn “nhầm” điều khoản hoặc lẫn lộn các điều khoản, dẫn đến các
20
hợp đồng có nội dung mẫu thuẫn hoặc không rõ ràng, gây khó khăn cho quá
trình thực hiện.
Điều kiện DAT của Incoterms 2010 áp dụng khi hàng hóa được giao
vào quyền định đoạt của người mua tại ga hoặc trạm xác định tại cảng
hoặc tại điểm đích chưa được dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải đến.
Điều khoản DAT của Incoterm 2010 thay thế cho điều khoản DEQ trước
đó của Incoterms 2000 vốn chỉ phù hợp cho hàng nguyên liệu. Incoterms
2000 không có giải pháp thỏa đáng cho các điều khoản “D” đối với
trường hợp hàng hóa được giao mà chưa dỡ xuống khỏi phương tiện vận
tải đến tại ga hoặc trạm. Điều khoản mới DAT của Incoterm 2010
(Delivered at Terminal) đã giải quyết được vấn đề này và bao gồm tất cả
các trường hợp trước đó được qui định bởi điều khoản DEQ. “Trạm xác
định” trong điều khoản DAT có thể là cầu cảng tại cảng dỡ hoặc trạm
container tại cảng dỡ.
Điều kiện DAP trong Incoterms 2010 bao gồm tất cả các trường hợp
người bán giao hàng cho người mua trên phương tiện vận tải đến mà chưa
dỡ hàng xuống, là những trường hợp trước đó được qui định bởi các điều
khoản DAF, DES cũng như tất cả các trường hợp giao hàng tại cơ sở của
người mua hay điểm đích nào khác tại nước của người mua mà trước đó
được qui định bởi điều khoản DDU. Đối với điều khoản DAP, “phương
tiện vận tải đến” cũng có thể là một con tàu, và “điểm đích xác định” có
thể là cảng dỡ.
Thứ hai, 11 điều khoản được chia làm 2 loại điều khoản thay vì 04
loại như Incoterms 2000:
- Giao hàng bằng bất kỳ phương thức vận tải nào (vận tải biển,
đường bộ, hàng không, đường sắt, đa phương thức) – EXW, FCA, CPT,
CIP, DAP, DAT và DDP; và
21
- Giao hàng bằng vận tải đường biển/ đường thủy nội địa – FAS,
FOB, CFR và CIF.
Thứ ba, Incoterms 2010 chính thức thừa nhận rằng những qui tắc
này có thể sử dụng cả trong thương mại quốc tế và thương mại nội địa
(nếu phù hợp).
Thứ tư, nêu rõ tham chiếu đến việc sử dụng "các phương tiện ghi
chép điện tử có giá trị tương đương với việc trao đổi thông tin bằng giấy",
nếu như các bên đồng ý như vậy, hoặc đó là tập quán thương mại. Điều
này phản ánh sự thừa nhận của ICC về tầm quan trọng ngày càng tăng và
tính chắc chắn về hợp đồng (nhờ tốc độ chuyển thông tin nhanh chóng)
mà giao tiếp bằng điện tử mang lại và đảm bảo sự phù hợp của Incoterms
2010 trong tương lai khi các phương tiện, thủ tục điện tử phát triển.
Thứ năm, Incoterms 2010 là phiên bản điều kiện thương mại đầu
tiên kể từ khi các điều kiện bảo hiểm hàng hóa được sửa đổi và đã tính
đến những sự thay đổi của các điều kiện này.
Thứ sáu, phân bổ các nghĩa vụ tương ứng của các bên trong việc
cung cấp hoặc hỗ trợ để lấy được các chứng từ và thông tin cần thiết
nhằm thông quan liên quan đến an ninh. Các phiên bản Incoterms trước
đây không yêu cầu chi tiết về mức độ hợp tác như vậy.
Thứ bảy, trách nhiệm đối với các khoản phí xếp hàng tại ga/trạm được
phân bổ rõ ràng. Trong trường hợp người bán phải thuê và thanh toán cho
việc vận chuyển hàng hóa đến một điểm đích nhất định (CIP, CPT, CFR, CIF,
DAT, DAP và DDP), có thể các chi phí bốc xếp hàng hóa đã được chuyển
sang cho người mua thông qua giá cả của hàng hóa. Tuy nhiên, từ trước đến
nay, trong một số trường hợp, người mua vẫn có thể phải thanh toán khoản
này cho nhà ga (tức là chịu phí hai lần). Incoterms 2010 đã cố gắng khắc phục
tình trạng này bằng cách làm rõ ai sẽ chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí
22
ở ga/trạm. Tuy nhiên, vẫn cần có thời gian để xác định để xem liệu qui định
của Incoterms có chấm dứt được tình trạng người mua phải chịu phí hai lần
như trước nữa hay không.
Thứ tám, trong quá trình mua bán hàng hóa hiện nay, thường có trường
hợp hàng hóa được bán tiếp một vài lần trong quá trình vận chuyển (tức là
bán dây chuyền, hay bán hàng trong quá trình vận chuyển). Trong trường hợp
như vậy, người bán ở giữa dây chuyền không phải là người gửi hàng đi, vì
hàng đã được gửi đi bởi người bán ở đầu dây chuyền. Do đó, nghĩa vụ của
người bán ở giữa dây chuyền là mua hàng hóa mà đã được gửi đi. Incoterms
2010 làm rõ điều này bằng cách cho thêm cụm từ “nghĩa vụ mua hàng hóa đã
được gửi đi” như một nghĩa vụ thay thế cho nghĩa vụ gửi hàng. Điều này phù
hợp với các trường hợp FAS, FOB, CFR và CIF vì về nguyên tắc nó chỉ có
thể được thực hiện khi sử dụng vận đơn hay một chứng từ sở hữu có tính chất
tương đương.
Thứ chín, trong Incoterms 2010, các điều khoản FOB, CFR và CIF của
Incoterms đều bỏ phần nói đến lan can tàu như là điểm giao hàng, thay vào đó
là nói đến hàng được giao “on board” (xếp lên tàu/ lên boong).
Thứ mười, Incoterms 2010 sử dụng cụm từ “đã được đóng gói”. Từ này
được sử dụng cho các mục đích khác nhau: (1) Đóng gói hàng hóa theo yêu
cầu trong hợp đồng mua bán; (2) đóng gói hàng hóa sao cho phù hợp với việc
vận chuyển (3) việc xếp hàng đã đóng gói trong container hay các phương
tiện vận tải khác. Trong Incoterms 2010, đóng gói có cả hai nghĩa thứ nhất và
thứ hai nêu trên. Incoterms 2010 không đề cập đến nghĩa vụ của các bên trong
việc xếp hàng vào container và do đó các bên liên quan phải thống nhất cụ thể
về vấn đề này trong hợp đồng mua bán. Incoterms 2000 không có qui định rõ
ràng về vấn đề này.
23
Chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2011, Incoterms 2010 được
giới thương mại quốc tế đánh giá là một trong những điểm mốc quan trọng,
một trong những quy tắc cập nhật nhất, đáp ứng được tốc độ phát triển của
thương mại quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam khi ký hợp đồng mua bán
với các đối tác nước ngoài hoặc trong nước cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng
đồng thời tham khảo ý kiến tư vấn của ngân hàng phục vụ để lựa cho ̣n điều
kiê ̣n Incoterms phù hợp đảm bảo hiểu đúng và có những ứng xử thích hợp
khi có tranh chấp xảy ra.
1.3 Đặc điểm và giá trị pháp lý Incortems
Incoterms là tập quán thương ma ̣i quốc tế hình thành từ rất sớm, được
các quốc gia trên thế giới thừa nhận và áp dụng thường xuyên , phổ biến
trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế . Incoterms là tập hợp các điều
kiện làm cơ sở để giao hàng, do đó Incoterms có một số đặc điểm đặc trưng
như sau:
Thứ nhất, Incoterms là tập quán quốc tế không mang tính bắt buộc do
Incoterms là điều kiện thương mại quốc tế được sử dụng rộng rãi và thông
dụng trên thế giới do Phòng thương mại quốc tế – một tổ chức phi chính phủ
soạn thảo và ban hành. Cho nên chỉ khi nào các bên tham gia hợp đồng quy
định sử dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì nó mới trở thành điều
kiện bắt buộc, rằng buộc các bên tham gia hợp đồng.
Thứ hai, các phiên bản của Incoterms đều có giá trị áp dụng như nhau,
phiên bản trước không bị phủ nhận bởi phiên bản sau cho nên các bên tự do
lựa chọn các phiên bản để áp dụng.
Thứ ba, Incoterms chỉ sử dụng đối với việc mua bán hàng hóa hữu
hình bởi nó liên quan trực tiếp đến việc vận tải và giao nhận – những nghiệp
vụ chỉ có đối với hàng hóa vật chất mà không có thể có được ở các sản phẩm
trí tuệ, cung ứng dịch vụ….
24
Thứ tư, Incoterms không giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thực
hiện hợp đồng. Bởi Incoterm chỉ là một trong các điều khoản của Hợp đồng
điều chỉnh về các vấn đề bao gồm: địa điểm giao nhận hàng hóa; xác định
thời điểm dịch chuyển rủi ro hàng hóa từ người bán đến người mua chứ
không xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa cũng như hậu quả
pháp lý của việc vi phạm hợp đồng; và chi phí vận chuyển.
Thứ năm, Incoterms chỉ có giá trị pháp lý điều chỉnh các vấn đề về
quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng trong trường hợp các bên
thoả thuận áp dụng Incoterms trong quá trình giao kết hợp đồng. Nguyên tắc
này được ghi nhận trong Incoterms 2010 “Nếu bạn muốn áp dụng các quy tắc
Incoterms 2010 vào hợp đồng mua bán hàng hoá thì phải làm rõ điều đó
trong hợp đồng…”. Việc dẫn chiếu này sẽ làm cho Incoterms trở thành cơ sở
pháp lý bắt buộc đối với các bên để thực hiện các nghĩa vụ như đã thỏa thuận
trong hợp đồng cũng như để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên
trong quá trình thực hiện hợp đồng.
2. Một số vấn đề pháp lý cơ bản về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
2.1 Khái niệm về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Trong thực tiễn, hoạt động thương mại quốc tế vô cùng phong phú, có
rất nhiều loại hợp đồng được ký kết, trong đó hợp đồng mua bán hàng hóa là
phổ biến nhất. Tuy nhiên, bởi xuất phát từ tính chất hoạt động này là quan hệ
thương mại có tính quốc tế (có yếu tố nước ngoài) cho nên tùy thuộc vào pháp
luật của mỗi quốc gia, của các Điều ước quốc tế khác nhau thì khái niệm về
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng được hiểu theo những cách không
thống nhất với nhau. Mă ̣c dù vâ ̣y , nhưng hầu hết các nước trên thế giới đều
thống nhất quan điểm cho rằng hợp đồng mua bán hàng hoá quố c tế xuất phát
từ một hợp đồng mua bán hàng hoá thông thường nên đều phải có những đă ̣c
trưng chung của hợp đồng . Sau đây, tác giả phân tích khái niệm hợp đồng
25
mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định tại một số Điều ước quốc tế và quy
định pháp luật Việt Nam để làm rõ hơn khái niệm này.
 Hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của các Điều ước quốc tế
Theo Công ước Lahay 1964 về mua bán quốc tế những bất động sản
hữu hình thì “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán
hàng hoá được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác
nhau và hàng hoá trong hợp đồng được dịch chuyển qua biên giới, hoặc việc
ký kết hợp đồng được diễn ra ở các nước khác nhau”[5]. Theo Công ước này
hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại
nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau trong trường hợp có thêm một
số các điều kiện phụ như sau:
(1) Hợp đồng liên quan đến vật mà trong thời gian ký kết hợp đồng vật
đó được chuyên chở hoặc phải được chuyên chở từ lãnh thổ của quốc gia này
đến lãnh thổ của quốc gia khác;
(2) Hành vi chào hàng và hành vi chấp nhận chào hàng được thực hiện
trên lãnh thổ của quốc gia khác nhau;
(3) Khi việc giao hàng phải được thực hiện trên lãnh thổ của quốc gia
khác không phải nơi thực hiện những hành vi chào hàng và chấp nhận chào
hàng;
Như vậy, Công ước Lahaye năm 1964 đã sử dụng tiêu chuẩn trụ sở
thương mại để định nghĩa hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Nếu các bên
giao kết không có trụ sở thương mại thì dựa vào nơi cư trú thường xuyên của
họ. Yếu tố quốc tịch của các bên không có ý nghĩa trong việc xác định yếu tố
nước ngoài của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
26
Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
1980 cũng không định nghĩa thế nào hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tuy
nhiên Điều 1 Công ước quy định rằng:
(1) Công ước này áp dụng đối với những hợp đồng mua bán hàng hoá
được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại đặt ở những nước khác nhau:
(i) khi các quốc gia này là quốc gia thành viên công ước hoặc (ii) khi theo các
quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật cả các nước thành viên
này;
(2) Sự kiện các bên có trụ sở thương mại tại tất các các quốc gia khác
nhau không được tính đến nếu sự kiện này không xuất phát từ hợp đồng,
các mối quan hệ đã hình thành hoặc vào thời điểm ký hợp đồng giữa các
bên hoặc là từ việc trao đổi thông tin giữa các bên;
(3) Quốc tịch của các bên, quy chế dân sự hoặc thương mại của họ,
tính chất dân sự thương mại của hợp đồng không được xét tới khi xác định
phạm vi áp dụng công ước này” [6].
Như vậy, cả hai công ước Lahay 1964 và Công ước Viên 1980 đều
lấy yếu tố trụ sở thương mại của các bên chủ thể làm tiêu chí quan trọng để
xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tiếp tục làm
rõ hơn vấn đề này, Điều 10 Công ước quy định, nếu một bên có hơn một
trụ sở thương mại trở lên thì trụ sở thương mại của họ sẽ là trụ sở nào có
mối liên hệ chặt chẽ nhất với hợp đồng và đối với việc thực hiện hợp đồng
đó, có tính đến những tình huống mà các bên đều biết hoặc đều dự đoán
được vào bất kỳ lúc nào hoặc vào thời điểm hợp đồng. Trong trường hợp
các bên trong hợp đồng không có trụ sở thương mại thì lấy nơi cư trú
thường xuyên của họ làm căn cứ xác định.
Bộ nguyên tắc UNIDROIT (Viê ̣n thống nhất về tư pháp quốc tế ) về
hợp đồng thương mại quốc tế 2004 (viết tắt là “PICC”) [3] không đưa ra
27
quy định trực tiếp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhưng phần bình
luận về lời mở đầu IPCC đã chỉ rõ rằng tính chất quốc tế của một hợp đồng
có thể được xác định bởi nhiều cách: Pháp luật quốc gia và pháp luật quốc
tế đã và đang đưa ra nhiều giải pháp để xác định tính chất quốc tế của hợp
đồng như dựa vào trụ sở hay nơi thường trú của các bên tại quốc gia khác
nhau áp dụng những tiêu chí mang tính thống nhất tổng quát như hợp đồng
có “mối liên hệ mật thiết với hơn một quốc gia”, hợp đồng “đòi hỏi có sự
lựa chọn giữa pháp luật của các quốc gia khác nhau”, hợp đồng “có sự ảnh
hưởng đến các lợi ích trong thương mại quốc tế”. PICC không nhấn mạnh
bất cứ tiêu chí nào trong số các tiêu chí trên, tuy nhiên quan niệm về tính
quốc tế của hợp đồng cần được giải thích theo nghĩa rộng nhất.
 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếtheo quy định của pháp luật Việt Nam
Tại Việt Nam, khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được biết
đến với nhiều tên gọi khác nhau qua các thời kỳ như: hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế, Hợp đồng xuất nhập khẩu, Hợp đồng ngoại thương. Theo đó, quy
định Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán có ba tính
chất sau:
Thứ nhất, chủ thể ký kết của loại hợp đồng này là những pháp nhân có
quốc tịch khác nhau;
Thứ hai, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng được dịch chuyển từ biên
giới của quốc gia này sang biên giới của quốc gia khác;
Thứ ba, đồng tiền thanh toán trong hợp đồng là ngoại tệ đối với một
bên hoặc cả hai bên ký hợp đồng.
Về khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam, tác giả
tìm hiểu và so sánh một số văn bản pháp luật từ trước đến nay (kể cả những
văn bản đã hết hiệu lực thi hành) để làm rõ hơn về khái niệm này. Trước thời
28
điểm ban hành Luâ ̣t Thương ma ̣i 1997 thì khái niệm "hợp đồng mua bán hàng
hoá ngoại thương” được ghi nhận trong Quy chế tạm thời 4794/TN-XNK [19]
về viê ̣c hướng dẫn ký kết hợp đồng mua bán ngoa ̣i thương do BộThương
nghiê ̣p ban hành ngày 31/7/1991: “Hợp đồng mua bá n ngoại thương là hợp
đồng mua bá n có tính chất quốc tế” . Trong Luật Thương mại 1997 thì có tên
gọi là “Hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài”. Điều 80
của Luật Thương mại 1997 quy định “Hợp đồng mua bán hàng hóa với
thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa một
bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài”[14].
Như vậy, tiêu chí để xác định yếu tố nước ngoài cho hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế chỉ là yếu tố quốc tịch của các bên là chủ thể hợp đồng. Với cách
hiểu này thì một loạt các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khác sẽ không
thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại 1997 như hợp đồng mua bán
hàng hóa giữa các thương nhân Việt Nam với nhau những việc ký kết được
tiến hành tại nước ngoài, hợp đồng mua bán giữa thương nhân nước ngoài với
nhau ở Việt Nam… Như vậy, đối với loại Hợp đồng có yếu tố nước ngoài
khác (như thương nhân nước ngoài ở Việt Nam, thương nhân Việt Nam ở
nước ngoài) thì sẽ được điều chỉnh như thế nào thì Luật Thương mại 1997
vẫn chưa làm rõ. Đây là vấn đề gây khó khăn đối với việc áp dụng pháp luật
để giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp đồng vào thời điểm đó.
Hiện nay, Luật Thương mại 2005 và Nghị định 12/2006/NĐ-CP của
Chính phủ ban hành quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động
mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá
cảnh hàng hóa với nước ngoài thì không có khái niệm cụ thể về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế mà chỉ đưa ra khái niệm về mua bán hàng hoá quốc
tế. Theo đó, hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các
29
hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và
chuyển khẩu, cụ thể như sau [15]:
“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt
Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là
khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” (khoản 1 Điều 28);
“Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt
Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam
được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” (khoản 2
Điều 28);
“Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước
ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là
khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ
tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra
khỏi Việt Nam” (khoản 1 Điều 29);
“Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước
ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được
coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất
khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào
Việt Nam” (khoản 2 Điều 29);
“Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ
để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm
thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt
Nam” (khoản 1 Điều 30).
Như vậy, theo quy định của Luật Thương mại 2005 thì tiêu chí để xác
định yếu tố nước ngoài của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chỉ là việc
hàng hóa là đối tượng của hợp đồng phải được giao qua biên giới. Với những
30
loại hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà hàng hóa không có sự dịch
chuyển qua biên giới thì rõ ràng sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật
Thương mại 2005.
2.2 Đặc điểm và nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế
So với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế có những đặc điểm sau đây:
- Về chủ thể: chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là người
bán và người mua, có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau.
- Về đối tượng của hợp đồng: Là các loại hàng hóa có thể được dịch
chuyển qua biên giới của các quốc gia, từ nước của người bán sang nước của
người mua. Như vậy, đối tượng hợp đồng phải là hàng hóa xác định, có thể
dịch chuyển qua biên giới;
- Nơi ký kết hợp đồng: Việc ký kết hợp đồng diễn ra ở nước ngoài đối
với một trong các bên [7, tr201].;
- Về đồng tiền thanh toán: Tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ
hoặc có thể là ngoại tệ đối với các bên. (Ví dụ: Hợp đồng được giao kết giữa
người bán Việt Nam và người mua Mỹ, hai bên thoả thuận sử dụng đồng đôla
làm đồng tiền thanh toán. Lúc này, đồng đôla là ngoại tệ đối với phía người
bán Việt Nam nhưng lại là nội tệ đối với người mua Mỹ). Tuy nhiên, cũng có
trường hợp đồng tiền thanh toán đều là nội tệ của cả hai bên, như trường hợp
các doanh nghiệp thuộc các nước trong cộng đồng châu Âu sử dụng đồng
euro làm đồng tiền chung.
- Về ngôn ngữ của hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
thường được ký kết bằng tiếng nước ngoài, trong đó phần lớn là được ký bằng
31
tiếng Anh. Điều này đòi hỏi các bên khi tham gia hoạt động mua bán hàng
hóa quốc phải giỏi ngoại ngữ.
- Về cơ quan giải quyết tranh chấp: tranh chấp phát sinh từ việc giao
kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là toà án hoặc
trọng tài (có thể tại nước ngoài). Và một lần nữa, vấn đề ngoại ngữ lại được
đặt ra nếu muốn chủ động tranh tụng tại tòa án hoặc trọng tài nước ngoài.
- Về luật điều chỉnh hợp đồng (luật áp dụng cho hợp đồng): luật áp
dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế mang tính chất đa dạng và
phức tạp. Điều này có nghĩa là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể
phải chịu sự điều chỉnh không phải chỉ của luật pháp nước đó mà cả của luật
nước ngoài (luật nước người bán, luật nước người mua hoặc luật của bất kỳ
một nước thứ ba nào), thậm chí phải chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế,
tập quán thương mại quốc tế hoặc cả án lệ (tiền lệ pháp) để điều chỉnh hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Theo nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế, trong mua bán hàng hóa
quốc tế, các bên có quyền tự do thoả thuận chọn nguồn luật áp dụng cho quan
hệ hợp đồng của mình. Nguồn luật đó có thể là luật quốc gia, điều ước quốc tế
về thương mại hoặc tập quán thương mại quốc tế và thậm chí cả các án lệ
(tiền lệ xét xử).
Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là tổng thể các điều
khoản nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong hợp đồng.
Nội dung của hợp đồng được xem là hợp pháp khi tuân thủ theo quy định
pháp luật hiện hành của các bên. Pháp luật ở mỗi quốc gia có quy định khác
nhau đối với nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên
thông thường nội dung của hợp đồng bao gồm những điều khoản cơ bản chủ
yếu sau: Tên hàng; Số lượng và cách xác định; Quy cách, phẩm chất và cách
xác định; Thời hạn và địa điểm giao hàng; Giá cả; Điều kiện thanh toán; Điều
32
kiện bao bì ký mã hiệu; Kiểm tra, giám định hàng hoá xuất nhập khẩu; Trách
nhiệm do vi phạm hợp đồng; Trọng tài; Điều kiện bất khả kháng; Những quy
định khác.
Xét về pháp luật thực định Việt Nam, Luật Thương mại 2005 và các
văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định chuyên biệt nào về nội dung
của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, vì thế việc xác định vấn đề này sẽ
dựa trên quy định chung về nội dung của hợp đồng dân sự trong Bộ luật Dân
sự Việt Nam 2005, theo đó thì nội dung của một hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế có thể hàm chứa các điều khoản về: 1. Đối tượng của hợp đồng là tài
sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm; 2. Số lượng, chất
lượng; 3. Giá, phương thức thanh toán; 4. Thời hạn, địa điểm, phương thức
thực hiện hợp đồng; 5. Quyền, nghĩa vụ của các bên; 6. Trách nhiệm do vi
phạm hợp đồng; 7. Phạt vi phạm hợp đồng; 8. Các nội dung khác (Điều 402
Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005). Các nội dung này chỉ mang tính chất gợi mở
chứ không phải bắt buộc cho các bên chủ thể, nghĩa là pháp luật Việt Nam
không ấn định các điều khoản chủ yếu mà để cho các bên tham gia quan hệ
hợp đồng có quyền tự do thoả thuận. Nội dung của hợp đồng sẽ được coi là
hợp pháp nếu như không vi phạm các điều cấm của pháp luật và đạo đức xã
hội (Điều 4 và Điều 122 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005) [1].
3. Vai trò của Incoterms trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế
hiện nay
3.1 Vai trò của Incoterms đối với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế
Incoterms là một bộ các quy tắc nhằm hệ thống hóa các tập quán
thương mại được áp dụng phổ biến bởi các doanh nghiệp trên thế giới. Do các
tập quán này đã xuất hiện và tồn tại trong quá trình phát triển của thương mại
thế giới, nhưng trước đây chưa được biết đến theo một trật tự khoa học và
logic nào. Sau khi Incoterms ra đời là tập hợp những tập quán đã được thực
33
hiện và kiểm nghiệm trong thực tiễn, với mục đích giúp cho mọi doanh
nghiệp trên thế giới hiểu rõ và sử dụng một cách dễ ràng không mất nhiều
thời gian để tìm hiểu các luật lệ, tập quán thương mại riêng biệt của các đối
tác nước ngoài.
Incoterms là một ngôn ngữ quốc tế trong giao nhận và vận chuyển hàng
hóa quốc tế. Incoterms đã chỉ ra các điều kiện thương mại cụ thể theo đó trách
nhiệm giao nhận và vận chuyển được phân định rõ ràng giữa người bán và
người mua trong quan hệ mua bán.
Incoterms là phương tiện góp phần thúc đấy nhanh tiến trình đàm phán
ký hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Bởi nó là tập hợp chuẩn mực thống
nhất các tập quán thông dụng có liên quan đến nghĩa vụ của các bên trong
mua bán quốc tế cho nên khi xác định Incoterms nào và điều kiện thương mại
nào sẽ được áp dụng, các bên có thể hình dung những nghĩa vụ cơ bản mà
mình phải thực hiện, việc này thúc đẩy tốc độ giao dịch đàm phán và đơn giản
hóa nội dung của hợp đồng mà vẫn đảm bảo tính chặt chẽ, đầy đủ và mang
tính pháp lý cao. Từ đó, giúp các bên nhanh chóng đạt được thoả thuận thống
nhất tiến tới ký kết hợp đồng mua bán.
Incoterms có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống điều chỉnh quan
hệ thương mại quốc tế. Bởi Incoterms là những quy tắc chính thức của Phòng
thương mại quốc tế về giải thích các điều kiện thương mại, tạo điều kiện cho
giao dịch thương mại quốc tế diễn ra một cách trôi chảy. Việc dẫn chiếu đến
Incoterms trong hợp đồng mua bán hàng hoá sẽ phân định rõ ràng nghĩa vụ
tương ứng của các bên và làm giảm nguy cơ rắc rối về mặt pháp lý. Trên cơ
sở các quy tắc đã được hệ thống hoá và giải thích một cách thống nhất các
thương nhân có thể hiểu rõ và áp dụng một cách dễ dàng, linh hoạt.
3.2 Vai trò của Incoterms đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
34
Như đã phân tích ở các phần trên, Incoterms được các bên lựa chọn là
một trong điều khoản về điều kiện giao nhận hàng hoá, phân chia chi phí, rủi
ro, mua bảo hiểm hàng hoá… Khi đã được các bên lựa chọn và ghi nhận trong
Hợp đồng, Incoterm - với tư cách là một điều khoản trong hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế thì Incoterms sẽ đóng vai trò như sau:
Thứ nhất, Incoterms sẽ là cơ sở quan trọng để tính giá cả hàng hóa khi
các bên lựa chọn sử dụng điều khoản của Incoterms trong Hợp đồng mua bán.
Sở dĩ điều kiện Incoterms được các bên lựa chọn sẽ là một trong những cơ sở
quan trọng để xác định giá cả trong mua bán hàng hóa quốc tế, vì nó quy định
nghĩa vụ quan trọng nhất về giao nhận hàng hoá, vận tải hàng hóa, các chi phí
cơ bản, giá trị hàng hóa, thủ tục và thuế xuất khẩu, nhập khẩu, chi phí vận tải,
bảo hiểm hàng hóa. Trên cơ sở điều kiện nào sẽ được lựa chọn các bên sẽ tính
toán chi phí đối với các thủ tục, thuế… từ đó xác định giá cả hàng hóa để
thống nhất đàm phán và ký kết hợp đồng.
Thứ hai, Incoterms là căn cứ pháp lý để xác định trách nhiệm trong
việc giao nhận hàng hóa và thực hiện việc liên quan đến khiếu nại và giải
quyết tranh chấp về giao nhận hàng hóa nếu có giữa người bán và người mua
trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Thứ ba, Incoterms là căn cứ xác định thời điểm chuyển đổi rủi ro đối
với hàng hóa trong Hợp đồng mua bán. Trên thực tế, khi thực hiện các hợp
đồng mua bán thì vấn đề xác định thời điểm chuyển đổi rủi ro đối với hàng
hóa rất quan trọng. Bởi nó xác định ai chịu trách nhiệm về rủi ro mất mát, hư
hại hàng hóa cũng như chi phí đối với tổn thất liên quan đến hàng hóa. Khi
các bên lựa chọn điều kiện Incoterms cụ thể, rõ ràng trong Hợp đồng sẽ là căn
cứ pháp lý quan trọng để xác định trách nhiệm của các bên khi xảy ra vấn đề
rủi ro đối với hàng hóa.
35
Do vậy, với sự tập hợp sẵn những điều kiện thương mại chuẩn mực và
thống nhất trong đó xác định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên trong
hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế được coi là phương tiện quan trọng để
đẩy nhanh tiến độ đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và
góp phần thúc đẩy sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế.
36
Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA INCOTERMS 2010 VÀ VIỆC ÁP
DỤNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ TẠI
VIỆT NAM
1. Những quy định của Incoterms 2010
1.1 Cấu trúc của Incoterms 2010
Incoterms trải qua nhiều sửa đổi bổ sung và hiện có phiên bản mới nhất
là Incoterms 2010. Trong khuôn khổ luận văn này tác giả sẽ phân tích các quy
định của Incoterms dựa trên phiên bản mới nhất là Incoterms 2010. Incoterms
2010 có 11 điều kiện và chia thành 2 nhóm điều kiện được tóm tắt sơ lược
theo bảng tóm tắt sau:
Bảng 2.1 – Tóm tắt tên các điều kiện của Incoterms 2010
Nhóm điều kiện dành cho
mọi phương tiện vận tải
EXW Exwork (Giao hàng tại xưởng)
FCA Free carrier (Giao hàng cho người
chuyên chở)
CPT Carriage Paid to (Cước phí trả tới)
CIP Carriage and Insurance Paid to
(Cước phí và phí bảo hiểm trả tới)
DAT Delivered at terminal (Giao hàng
tại bến)
DAP Delivered at place (Giao hàng tại
nơi đến)
DDP Delivered duty paid (Giao hàng đã
thông quan nhập khẩu)
Nhóm điều kiện dành cho FAS Free alongside ship (Giao hàng
37
phương thức vận tải đường
biển và đường thủy nội địa
dọc mạn tàu)
FOB Free on board (Giao hàng trên tàu)
CFR Cost and feirght (Tiền hàng cước
phí)
CIF Cost insurance and freight (Tiền
hàng, phí bảo hiểm và cước phí
Incoterms 2010 có 11 điều kiện thương mại được chia làm 2 nhóm như
bảng tóm tắt đã nêu ở trên gồm: (1) Nhóm điều kiện dành cho mọi phương
tiện vận tải và (2) Nhóm điều kiện dành cho phương thức vận tải đường biển
và đường thủy nội địa. Nhóm thứ nhất gồm 7 điều kiện có thể sử dụng mà
không phụ thuộc vào phương thức vận tải lựa chọn và cũng không phụ thuộc
vào việc sử dụng một hay nhiều phương thức vận tải; Nhóm thứ hai gồm 4
điều kiện dành cho phương thức vận tải đường biển và đường thủy nội địa.
Khi các bên lựa chọn các điều kiện Incoterms thì phải xác định được sự phù
hợp với hàng hóa, phương tiện vận tải và quan trọng hơn cả là phải xem các
bên có ý định đặt ra cho người mua hoặc người bán các nghĩa vụ bổ sung, ví
dụ như nghĩa vụ tổ chức vận tải và mua bảo hiểm. Tuy nhiên, cho dù chọn
điều kiện Incoterms nào, các bên cần phải hiểu rằng việc giải thích hợp đồng
còn chi phối mạnh mẽ hơn tập quán riêng của từng cảng hoặc từng địa
phương có liên quan [18].
Incoterms 2010 có hướng dẫn sử dụng cụ thể cho mỗi điều kiện giao
hàng trước khi quy định nghĩa vụ của người bán và người mua. Hướng dẫn sử
dụng giải thích những vấn đề cơ bản của mỗi điều kiện Incoterms, chẳng hạn
như: khi nào thì nên sử dụng điều kiện này, khi nào rủi ro được được chuyển
giao và chi phí được phân chia giữa người mua và người bán như thế nào.
Tuy nhiên, Hướng dẫn sử dụng không phải là một bộ phận của các điều kiện
38
Incoterms mà nhằm giúp người sử dụng lựa chọn một cách chính xác và hiệu
quả điều kiện thích hợp cho từng giao dịch cụ thể.
Cấu trúc của Incoterms được chia thành 2 phần A và B tương ứng với
nghĩa vụ của người bán và người mua. Nghĩa vụ của người bán được quy định
từ A1 đến A10, nghĩa vụ của người mua được quy định từ B1 đến B10. Nghĩa
vụ của các bên tương xứng với nhau một các rõ ràng và cụ thể. Cấu trúc của
mỗi điều kiện Incoterms được khái quát tại Bảng sau:
Bảng 2.2 – Cấu trúc của Incoterms
BÊN BÁN BÊN MUA
A1 Nghĩa vụ chung của người
bán
B1 Nghĩa vụ chung của người
mua
A2 Giấy phép và các thủ tục B2 Giấy phép và các thủ tục
A3 Các Hợp đồng vận tải và
bảo hiểm
B3 Các Hợp đồng vận tải và bảo
hiểm
A4 Giao hàng B4 Giao hàng
A5 Di chuyển rủi ro B5 Di chuyển rủi ro
A6 Phân chia chi phí B6 Phân chia chi phí
A7 Thông báo cho người mua B7 Thông báo cho người bán
A8 Bằng chứng và việc giao
hàng
B8 Bằng chứng và việc giao
hàng
A9 Kiểm tra – Bao bì – Ký hiệu B9 Kiểm tra – Bao bì – Ký hiệu
A10 Các nghĩa vụ khác B10 Các nghĩa vụ khác
Các điều khoản nghĩa vụ trong Incoterms đều có giá trị pháp lý như
nhau. Một số nghĩa vụ chính của các bên được thể hiện như sau:
39
Bảng 2.3 – Nghĩa vụ của các bên trong Incoterms 2010
Tuy nhiên, xét về mức độ quan trọng để làm nổi bật tính chất của các
điều kiê ̣n và phân biê ̣t điều kiê ̣n này với điều kiê ̣n khá c, các cặp nghĩa vụ sau
đây thường được xem xét:
A2-B2: Quy đi ̣nh về nghĩa vụđối với các thủ tục liên quan đến hàng
hoá như thông quan, kiểm di ̣ch...
A3-B3: Những quy đi ̣nh liên quan đến quyền thuê vâ ̣n tải và mua bảo hiểm
A4-B4: Những quy đi ̣nh liên quan đến nghĩa vụ giao nhâ ̣n hàng hoá ,
xếp dỡ hàng hoá
40
A5-B5: Di chuyển rủi ro
A6-B6: Phân chia chi phí
Các cặp nghĩa vụ còn lại thông thường đều dễ thực hiện và tương đối rõ
ràng về nghĩa vụ của người bán và người mua.
1.2 Các quy định của Incoterms 2010
1.2.1 Các điều kiện áp dụng cho một hoặc nhiều phương thức vận tải
Nhóm này gồm 7 điều kiện bao gồm: EXW, FCA, CPT, CIP, DAT,
DAP, DDP có thể được sử dụng mà không phụ thuộc vào phương thức vận tải
lựa chọn và cũng không phụ thuộc vào việc sử dụng một hay nhiều phương
thức vận tải.
1.2.1.1 EXW - Exwork (tên địa điểm giao hàng)
Điều kiện EXW – dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “Giao tại xưởng”:
người bán giao hàng khi đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại
cở sở của người bán hoặc tại một địa điểm chỉ định (ví dụ xưởng, nhà máy,
kho, v.v…). Người bán không cần xếp hàng lên phương tiện tiếp nhận cũng
như không cần làm thủ tục thông quan xuất khẩu (nếu có).
Theo điều kiện này thì các bên cần xác định rõ địa điểm tại nơi giao
hàng chỉ định vì chi phí và rủi ro đến điểm đó do người bán chịu. Người mua
chịu toàn bộ chi phí và rủi ro liên quan đến việc nhận hàng từ điểm quy định,
nếu có, tại nơi giao hàng chỉ định.
Điều kiện EXW là điều kiện mà nghĩa vụ của người bán là ít nhất. Điều
kiện này nên được áp dụng cẩn trọng với một số lưu ý sau:
(i) Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc xếp hàng, mặc
dù trên thực tế người bán có điều kiện hơn để thực hiện công việc này. Nếu
người bán xếp hàng thì người bán làm việc đó với rủi ro và chi phí do người
41
mua chịu. Trường hợp người bán có điều kiện hơn trong việc xếp hàng thì
điều kiện FCA, theo đó người bán xếp hàng và chịu tất cả rủi ro và chi phí, sẽ
thích hợp hơn.
(ii) Một người mua mua từ một người bán theo điều kiện EXW để xuất
khẩu cần biết rằng người bán chỉ có nghĩa vụ hỗ trợ người mua khi người mua
yêu cầu để thực hiện xuất khẩu chứ người bán không có nghĩa vụ làm thủ tục
hải quan. Do đó, người mua không nên sử dụng điều kiện EXW nếu họ không
thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm thủ tục thông quan xuất khẩu.
(iii) Người mua có nghĩa vụ rất hạn chế trong việc cung cấp thông tin
cho người bán liên quan đến xuất khẩu hàng hóa. Tuy vậy, người bán có thể
cần một số thông tin, chẳng hạn để tính thuế hoặc báo cáo [18, tr15].
1.2.1.2 FCA - Free carrier (tên địa điểm giao hàng)
Điều kiện FCA - “Giao cho người chuyên chở” có nghĩa là người bán
giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định,
tại cở sở của người bán hoặc tại địa điểm chỉ định khác. Các bên cần phải quy
định rõ địa điểm tại nơi được chọn để giao hàng, vì rủi ro được chuyển cho
người mua tại địa điểm đó.
Nếu các bên định giao hàng tại cơ sở của người bán thì nên quy định
địa chỉ cơ sở của người bán là nơi giao hàng. Nếu các bên có ý định giao hàng
tại một địa điểm khác thì các bên phải chỉ ra địa điểm giao hàng khác đó.
Điều kiện FCA đòi hỏi người bán phải thông quan xuất khẩu, nếu có.
Tuy vậy, người bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu, trả thuế nhập
khẩu hoặc trả chi phí làm thủ tục thông quan nhập khẩu [18, tr23].
1.2.1.3 CPT - Carriage Paid to (nơi đến quy định)
Điều kiê ̣n CPT dịch ra tiếng Việt là “Cước phí trả tới” có nghĩa là
người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người
42
bán chỉ định tại một nơi thỏa thuận (nếu điểm đó đã được các bên thỏa thuận)
và người bán phải ký hợp đồng và trả chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng
hóa tới địa điểm đến được chỉ định.
Điều kiện này có điểm lưu ý, vì rủi ro và chi phí được chuyển giao tại
hai điểm khác nhau. Các bên nên quy định rõ trong hợp đồng về địa điểm giao
hàng tại đó rủi ro được chuyển cho người mua, và địa điểm đến được chỉ định
mà người bán phải thuê phương tiện vận tải để chở hàng đến. Nếu nhiều
người chuyên chở tham gia vận tải hàng hóa đến nơi quy định và các bên
không có thỏa thuận về điểm giao hàng cụ thể thì rủi ro được chuyển khi hàng
hóa đã được giao cho người chuyển chở đầu tiên tại địa điểm hoàn toàn do
người bán lựa chọn và người mua không có quyền gì về việc này. Nếu các
bên trong hợp đồng muốn rủi ro được chuyển tại một thời điểm muộn hơn (ví
dụ như tại cảng biển hoặc tại sân bay), thì họ phải quy định cụ thể trong hợp
đồng mua bán.
Các bên cũng nên quy định rõ địa điểm tại nơi đến được chỉ định, vì
các chi phí đến điểm đó là do người bán chịu. Người bán phải ký hợp đồng
vận tải phù hợp với địa điểm này. Nếu người bán phải trả thêm chi phí theo
hợp đồng vận tải liên quan đến việc dỡ hàng tại điểm đến quy định thì người
bán sẽ không có quyền đòi hỏi người mua bồi hoàn những chi phí đó trừ khi
có thỏa thuận khác giữa hai bên.
Điều kiện CPT yêu cầu người bán phải thông quan xuất khẩu (nếu có).
Tuy vậy, người bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu, trả bất kỳ
khoản thuế nhập khẩu hoặc thực hiện bất kỳ thủ tục thông quan nhập khẩu
nào [18, tr31].
1.2.1.4 CIP - Carriage and Insurance Paid to (nơi đến quy định)
Điều kiện CIP di ̣ch ra tiếng Viê ̣t là “Cước phí và bảo hiểm trả tới” có
nghĩa là người bán giao hàng hóa cho người chuyên chở hoặc người khác do
43
người bán chỉ định tại địa điểm đã thỏa thuận (nếu địa điểm đã được thỏa
thuận giữa các bên), ngoài ra người bán phải trả chi phí vận tải cần thiết để
đưa hàng hóa tới nơi đến quy định.
Người bán cũng phải ký hợp đồng bảo hiểm cho những rủi ro của
người mua về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa trong quá trình vận tải.
Người mua cần lưu ý rằng theo điều kiện CIP người bán chỉ phải mua bảo
hiểm với phạm vi tối thiểu. Nếu người mua muốn được bảo hiểm với phạm vi
lớn hơn, người mua cần thỏa thuận rõ ràng với người bán ghi nhâ ̣n cụthể
trong hợp đồng mua bán hoặc tự mình mua bảo hiểm bổ sung.
Người chuyên chở là bất kỳ người nào mà theo một hợp đồng vận tải
cam kết tự mình thực hiện hoặc đảm trách việc chuyên chở bằng đường sắt,
đường bộ, hàng không, đường biển, đường thủy nội địa hoặc kết hợp các
phương thức vận tải đó. Nếu có những người chuyên chở kế tiếp được sử
dụng để vận chuyển hàng hóa tới nơi thỏa thuận thì rủi ro chuyển giao khi
hàng hóa đã được giao cho người chuyên chở đầu tiên. Khi sử dụng các điều
kiện này, người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi giao hàng hóa cho
người chuyên chở chứ không phải khi hàng hóa được vận chuyển tới điểm
đến quy định.
Điều kiện này có hai điểm tới hạn: rủi ro và chi phí được chuyển giao
tại hai địa điểm khác nhau. Các bên sẽ phải xác định rõ điểm giao hàng, nơi
rủi ro được chuyển sang cho người mua và điểm đến quy định, nơi người bán
phải ký hợp đồng vận tải. Nếu nhiều người vận tải được sử dụng cho việc vận
chuyển hàng hóa đến nơi quy định và các bên không có thỏa thuận về điểm
giao hàng cụ thể thì rủi ro được chuyển khi hàng hóa đã được chuyển giao
cho người chuyên chở đầu tiên tại địa điểm hoàn toàn do người bán lựa chọn
và người mua không có quyền gì về việc này. Nếu các bên muốn rủi ro được
chuyển tại một thời điểm sau đó (ví dụ như tại cảng biển hoặc tại sân bay), thì
44
họ cần phải quy định cụ thể trong hợp đồng. Điều kiện này đòi hỏi người bán
phải thông quan xuất khẩu cho hàng hóa. Điều kiê ̣n này sử dụng cho mọi
phương tiê ̣n vâ ̣n tải, kể cả vâ ̣n tải đa phương thứ c [18, tr39].
1.2.1.5 DAT – Delivered at terminal (nơi đến quy định)
Điều kiê ̣n DAT di ̣ch ra tiếng Viê ̣t là “Giao tại bến” có nghĩa là người
bán giao hàng, khi hàng hóa sau khi đã dỡ khỏi phương tiện vận tải, được đặt
dưới sự định đoạt của người mua tại một bến chỉ định, tại cảng hoặc tại nơi
đến chỉ định. “Bến” (terminal) bao gồm bất kỳ nơi nào, dù có mái che hay
không có mái che, như cầu cảng, kho, bãi container hoặc ga đường bộ, đường
sắt hoặc hàng không. Người bán chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan để đưa
hàng hóa đến địa điểm đó. Người bán được khuyên nên ký hợp đồng vận tải
đến đúng địa điểm đó.
Các bên nên quy định càng rõ càng tốt về bến và, nếu có thể, một điểm
cụ thể tại bến hoặc tại cảng hoặc nơi đến thỏa thuận vì người bán chịu rủi ro
đưa hàng hóa đến địa điểm đó. Người bán được khuyên nên ký hợp động vận
tải đến đúng địa điểm đó. Hơn nữa, nếu các bên muốn người bán chịu rủi ro
và chi phí vận chuyển và dỡ hàng từ bên đến một địa điểm khác thì nên sử
dụng điều kiện DAP hoặc DDP.
Điều kiện DAT yêu cầu người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu
hàng hóa, nếu cần. Tuy vậy, người bán không có nghĩa vụ làm thủ tục nhập
khẩu hay trả bất kỳ khoản thuế nhập khẩu nào hay tiến hành các thủ tục thông
quan nhập khẩu.
1.2.1.6 DAP – Delivered at place (nơi đến quy định)
Điều kiê ̣n DAP di ̣ch ra tiếng Viê ̣t là “Giao hàng tại nơi đến” có nghĩa
là người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của
người mua trên phương tiện vận tải, sẵn sàng dỡ tại nơi đến chỉ định. Người
45
bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến nơi đến chỉ định. Người
bán có trách nhiệm bốc dỡ hàng hoá tại phương tiện vận tải .
Các bên khi ký kết hợp đồng nên quy định rõ về địa điểm cụ thể tại
nơi đến thỏa thuận vì người bán chịu mọi rủi ro tới địa điểm đó. Người bán
được khuyên nên ký hợp đồng vận tải đến đúng địa điểm đó. Nếu người bán,
theo hợp đồng vận tải phải trả chi phí dỡ hàng ở nơi đến thì người bán không
có quyền đòi lại khoản phí này từ người mua, trừ khi có thỏa thuận khác
giữa hai bên.
Điều kiện DAP yêu cầu người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu,
nếu có. Tuy vậy, người bán không có nghĩa vụ làm thủ tục thông quan nhập
khẩu, trả thuế nhập khẩu hoặc làm các thủ tục thông quan nhập khẩu. Nếu
các bên muốn người bán làm thủ tục thông quan nhập khẩu, trả thuế và chi
phí liên quan đến nhập khẩu thì nên sử dụng điều kiện DDP.
1.2.1.7 DDP – Delivered duty paid (nơi đến quy định)
Điều kiê ̣n DDP di ̣ch ra tiếng Viê ̣t là “Giao hàng đã thông quan nhập
khẩu” có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền
định đoạt của người mua, đã thông quan nhập khẩu, trên phương tiện vận tải
chở đến và đã sẵn sàng để dỡ hàng tại nơi đến quy định. Người mua có trách
nhiê ̣m bốc dỡ hàng hoá khỏi phương tiê ̣n vâ ̣n tải . Người bán chịu mọi chi
phí và rủi ro liên quan để đưa hàng hóa tới nơi đến và có nghĩa vụ thông
quan cho hàng hóa, không chỉ thông quan xuất khẩu mà còn thông quan
nhập khẩu, trả các khoản thuế, phí và thực hiện các thủ tục cho thông quan
xuất và nhập khẩu. Điều kiện DDP thể hiện nghĩa vụ tối đa của người bán.
Đi ̣a điểm giao hàng là một “nơi đến” được chỉ định trong hợp đồng ,
có thể là địa điểm bất kỳ , cầu cảng, bãi container . Do vâ ̣y, các bên nên quy
định càng rõ càng tốt về địa điểm giao hàng cụ thể tại nơi đến thỏa thuận vì
người bán chịu mọi chi phí và rủi ro đưa hàng hóa tới địa điểm đó. Nếu
46
người bán,theo quy định của hợp đồng vận tải, phải trả chi phí dỡ hàng ở nơi
đến thì người bán không được đòi lại khoản phí này từ người mua, trừ khi có
thỏa thuận khác giữa hai bên.
Các bên không nên sử dụng điều kiện DDP nếu người bán không thể
trực tiếp hay gián tiếp làm thủ tục nhập khẩu.
Nếu các bên muốn người mua chịu mọi rủi ro và chi phí thông quan
nhập khẩu thì nên sử dụng điều kiện DAP.
Mọi khoản thuế giá trị gia tăng (VAT) hay các loại thuế khác phải nộp
khi nhập khẩu do người bán chịu, trừ phi có thỏa thuận khác một cách rõ
ràng trong hợp đồng mua bán.
1.2.2 Các điều kiện áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa
Nhóm này bao gồm điều kiện FAS, FPB, CFR, CIF do địa điểm giao
hàng và nơi hàng hóa được chở tới người mua đều là cảng biển, vì thế chúng
được xếp vào các điều kiện “Đường biển và đường thủy nội địa”.
1.2.2.1 FAS – Free alongside ship (tên cảng xếp hàng quy định)
Điều kiê ̣n FAS di ̣ch ra tiếng Viê ̣t là “Giao dọc mạn tàu” có nghĩa là người
bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dọc mạn con tàu do người mua chỉ định
(ví dụ đặt trên cầu cảng hoặc trên xà lan) tại cảng giao hàng đã chỉ định. Mọi
Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng hóa được
đặt dọc mạn tàu, và người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm này trở đi.
Các bên nên quy định càng rõ càng tốt về địa điểm xếp hàng tại cảng
giao hàng chỉ định, vì mọi chi phí và rủi ro về hàng hóa tới địa điểm đó do
người bán chịu và các chi phí này và chi phí làm hàng có thể thay đổi tùy tập
quán từng cảng.
Người bán, hoặc phải đặt hàng hóa dọc mạn tàu hoặc mua sẵn hàng hóa
đã được giao như vậy. Từ “mua sẵn” ở đây áp dụng cho việc bán hàng nhiều
47
lần trong quá trình vận chuyển (bán hàng theo lô) rất phổ biến trong mua bán
hàng nguyên liệu. Khi hàng được đóng trong container, thông thường người
bán phải giao hàng cho người chuyên chở tại bến, chứ không giao dọc mạn
tàu. Trong trường hợp này, điều kiện FAS là không phù hợp, mà nên sử dụng
điều kiện FCA.
Điều kiện FAS yêu cầu người bán phải làm thủ tục thông quan xuất
khẩu (nếu có). Tuy vậy, người bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu,
trả các khoản thuế nhập khẩu hoặc làm thủ tục thông quan nhập khẩu.
1.2.2.2 FOB – Free on board (tên cảng giao hàng)
Điều kiê ̣n FOB di ̣ch ra tiếng Viê ̣t là “Giao hàng trên tàu” có nghĩa là
người bán giao hàng lên con tàu do người mua chỉ định tại cảng xếp hàng chỉ
định hoặc mua được hàng hóa đã sẵn sàng để giao như vậy. Rủi ro về mất mát
hoặc hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng hóa được xếp lên tàu, và
người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm này trở đi.
Người bán phải giao hàng lên tàu hoặc mua sẵn hàng hóa đã được giao
như vậy. Việc dẫn chiếu từ “mua sẵn” ở đây áp dụng cho việc bán hàng nhiều
lần trong quá trình vận chuyển (bán hàng theo lô) rất phổ biến trong mua bán
hàng nguyên liệu.
Điều kiện FOB có thể không phù hợp khi hàng hóa được giao cho
người chuyên chở trước khi được xếp lên tàu, ví dụ hàng hóa trong container
thường được giao tại các bến bãi (terminal). Trong trường hợp này nên sử
dụng điều kiện FCA.
Điều kiện FOB yêu cầu, người bán phải làm thủ tục thông quan xuất
khẩu (nếu có). Tuy vậy, người bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu,
trả các khoản thuế nhập khẩu hoặc làm thủ tục thông quan nhập khẩu.
1.2.2.3 CFR – Cost & Freight (cảng đến quy định)
48
Điều kiê ̣n CFR dịch ra tiếng Việt là “Tiền hàng và cước phí” có nghĩa
là người bán phải giao hàng lên tàu hoặc mua hàng để giao hàng như vậy. Rủi
ro về mất mát hay hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng được giao lên
tàu. Người bán phải ký hợp đồng và trả các chi phí và cước phí cần thiết để
đưa hàng hóa đến cảng đến quy định.
Khi sử dụng các điều kiện này, người bán hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng khi người bán giao hàng cho người chuyên chở theo cách thức được quy
định cụ thể trong mỗi điều kiện, chứ không phải hàng tới nơi đến.
Điều kiện này có hai điểm tới hạn, vì rủi ro di chuyển và chi phí được
phân chia ở các địa điểm khác nhau. Trong khi hợp đồng luôn chỉ rõ cảng đến
thì nó có thể lại không chỉ rõ cảng xếp hàng – là nơi mà rủi ro di chuyển sang
người mua. Nếu cảng gửi hàng có ý nghĩa đặc biệt đối với người mua, thì các
bên quy định trong hợp đồng càng cụ thể càng tốt.
Các bên xác định càng cụ thể càng tốt địa điểm đến đã thỏa thuận, vì
các chi phí cho đến địa điểm đó do người bán chịu. Người bán nên ký các hợp
đồng vận tải đến đúng địa điểm này. Nếu theo hợp đồng chuyên chở, người
bán phải trả các chi phí liên quan đến việc dỡ hàng tại địa điểm chỉ định ở
cảng đến, thì người bán không có quyền đòi lại chi phí đó từ người mua trừ
phi hai bên có thỏa thuận khác.
Người bán phải, hoặc giao hàng lên tàu, hoặc mua hàng đã giao để vận
chuyển hàng đến cảng đến. Ngoài ra, người bán phải ký hợp đồng vận chuyển
hàng hóa hoặc “mua” một hợp đồng như vậy. Từ “mua” ở đây áp dụng cho
việc bán hàng nhiều lần trong quá trình vận chuyển (bán hàng theo lô) rất phổ
biến trong mua bán hàng nguyên liệu.
CFR không phù hợp khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở
trước khi hàng được giao lên tàu, ví dụ hàng đóng trong container, mà thường
là giao hàng tại bến, bãi. Trong trường hợp này nên sử dụng điều kiện CPT.
49
CFR đòi hỏi người bán thông quan xuất khẩu cho hàng hóa (nếu có). Tuy
vậy, người bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu, trả bất kỳ loại thuế
nhập khẩu nào hay tiến hành bất kỳ một thủ tục hải quan nhập khẩu nào.
1.2.2.4 CIF – Cost, Insurance and Freight (cảng đến quy định)
Điều kiê ̣n CIF di ̣ch ra tiếng Viê ̣t là “Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước
phí” có nghĩa là người bán phải giao hàng lên tàu hoặc mua hàng đã giao như
vậy. Rủi ro về mất mát hay hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng được
giao lên tàu. Người bán phải ký hợp đồng và trả các chi phí và cước phí cần
thiết để đưa hàng hóa đến cảng đến quy định.
Người bán cũng ký hợp đồng bảo hiểm để bảo hiểm những rủi ro của
người mua về mất mát hoặc thiệt hại của hàng hóa trong quá trình vận
chuyển. Người mua nên lưu ý rằng theo điều kiện CIF, người bán chỉ phải
mua bảo hiểm theo điều kiện tối thiểu. Nếu người mua muốn được bảo hiểm
ở mức độ cao hơn, thì người mua phải thỏa thuận rõ ràng với người bán hoặc
tự mua bảo hiểm bổ sung. Khi sử dụng các điều kiện CPT, CIP, CFR và CIF,
người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi người bán giao hàng cho người
chuyên chở theo cách thức được quy định cụ thể trong mỗi điều kiện, chứ
không phải khi hàng tới nơi đến.
Điều kiện này có hai điểm tới hạn, vì rủi ro di chuyển và chi phí được
phân chia ở các địa điểm khác nhau. Trong khi hợp đồng luôn chỉ rõ cảng đến
thì nó có thể lại không chỉ rõ cảng xếp hàng – là nơi mà rủi ro di chuyển sang
người mua. Nếu cảng gửi hàng có ý nghĩa đặc biệt đối với người mua, thì các
bên quy định trong hợp đồng càng cụ thể càng tốt.
Các bên xác định càng cụ thể càng tốt địa điểm đến đã thỏa thuận, vì
các chi phí cho đến địa điểm đó do người bán chịu. Người bán nên ký các hợp
đồng vận tải đến đúng địa điểm này. Nếu theo hợp đồng chuyên chở, người
bán phải trả các chi phí liên quan đến việc dỡ hàng tại địa điểm chỉ định ở
50
cảng đến, thì người bán không có quyền đòi lại chi phí đó từ người mua trừ
phi hai bên có thỏa thuận khác.
Người bán phải, hoặc giao hàng lên tàu, hoặc mua hàng đã giao để vận
chuyển hàng đến cảng đến. Ngoài ra, người bán phải ký hợp đồng vận chuyển
hàng hóa hoặc “mua” một hợp đồng như vậy. Từ “mua” ở đây áp dụng cho
việc bán hàng nhiều lần trong quá trình vận chuyển (bán hàng theo lô) rất phổ
biến trong mua bán hàng nguyên liệu.
CIF không phù hợp khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở
trước khi hàng được giao lên tàu, ví dụ hàng đóng trong container, mà thường
là giao hàng tại bến bãi. Trong trường hợp này, nên sử dụng điều kiện CIP.
CIF đòi hỏi người bán thông quan xuất khẩu cho hàng hóa (nếu có). Tuy vậy,
người bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khâu, trả bất kỳ loại thuế nhập
khẩu nào hay tiến hành bất kỳ một thủ tục hải quan nhập khẩu nào.
2. Một số vấn đề lưu ý khi áp dụng Incoterms trong HĐMBHHQT
Như đã phân tích về một số đặc điểm của Incoterms ở các mục trên cho
nên khi các bên lựa chọn áp dụng Incoterms cần lưu ý một số điểm sau:
Thứ nhất, Incoterms là tập quán thương mại quốc tế, không có tính chất
bắt buộc. Chỉ khi nào các bên tham gia hợp đồng quy định sử dụng điều kiện
của Incoterms trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì nó mới trở thành điều
kiện bắt buộc, ràng buộc nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia hợp
đồng.
Thứ hai, các phiên bản ra đời sau không phủ nhận tính hiệu lực của các
phiên bản trước. Chính vì vậy, mà khi sử dụng thì cần phải ghi rõ áp dụng
Incoterms phiên bản nào để đối chiếu, để xác định trách nhiệm của các bên.
Thứ ba, Incoterms chỉ giải thích những vấn đề chung nhất có liên quan
đến việc giao hàng, như việc bên nào có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY

More Related Content

What's hot

Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAYĐề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Dam phan kinh doanh quoc te.hv
Dam phan kinh doanh quoc te.hvDam phan kinh doanh quoc te.hv
Dam phan kinh doanh quoc te.hvvuthanhtien
 
Môn thi Phần bài tập Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ N...
Môn thi Phần bài tập Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ N...Môn thi Phần bài tập Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ N...
Môn thi Phần bài tập Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ N...
CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biểnĐề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
BÀI TIỂU LUẬN VỀ INCOTERMS
BÀI TIỂU LUẬN VỀ INCOTERMS BÀI TIỂU LUẬN VỀ INCOTERMS
BÀI TIỂU LUẬN VỀ INCOTERMS
Tran Thu
 
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   TS. BÙI QUANG  XUÂNBÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   TS. BÙI QUANG  XUÂN
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
Minh Chanh
 
90 câu trắc nghiệm môn kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương (đã chỉnh sửa)
90 câu trắc nghiệm môn kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương (đã chỉnh sửa)90 câu trắc nghiệm môn kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương (đã chỉnh sửa)
90 câu trắc nghiệm môn kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương (đã chỉnh sửa)
Trần Vỹ Thông
 
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
Bùi Quang Xuân
 
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdf
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdfGiáo trình thanh toán quốc tế.pdf
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdf
Man_Ebook
 
Bảng so sánh giữa các nguồn luật điều chỉnh giới hạn của người chuyên chở tro...
Bảng so sánh giữa các nguồn luật điều chỉnh giới hạn của người chuyên chở tro...Bảng so sánh giữa các nguồn luật điều chỉnh giới hạn của người chuyên chở tro...
Bảng so sánh giữa các nguồn luật điều chỉnh giới hạn của người chuyên chở tro...Chi Chank
 
Trắc nghiêm Thanh toán quốc tế
Trắc nghiêm Thanh toán quốc tếTrắc nghiêm Thanh toán quốc tế
Trắc nghiêm Thanh toán quốc tếKim Trương
 
Chủ đề 3 mô hình chuỗi cung ứng của nike
Chủ đề 3 mô hình chuỗi cung ứng của nikeChủ đề 3 mô hình chuỗi cung ứng của nike
Chủ đề 3 mô hình chuỗi cung ứng của nike
Thanh Hoa
 
Đề tài: Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, HAYĐề tài: Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
120 Câu hỏi về Thủ tục hải quan và Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu - nh...
120 Câu hỏi về Thủ tục hải quan và Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu - nh...120 Câu hỏi về Thủ tục hải quan và Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu - nh...
120 Câu hỏi về Thủ tục hải quan và Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu - nh...
CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
URC 522 - QUY TẮC THỐNG NHẤT VỀ NHỜ THU
URC 522 - QUY TẮC THỐNG NHẤT VỀ NHỜ THUURC 522 - QUY TẮC THỐNG NHẤT VỀ NHỜ THU
URC 522 - QUY TẮC THỐNG NHẤT VỀ NHỜ THU
Trung Tâm Kiến Tập
 
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng final
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng finalđề Cương quản trị chuỗi cung ứng final
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng final
Trần Trung
 
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệpQuản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
BÀI MẪU tiểu luận môn về incoterms , HAY
BÀI MẪU tiểu luận môn về incoterms , HAYBÀI MẪU tiểu luận môn về incoterms , HAY
BÀI MẪU tiểu luận môn về incoterms , HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tếBài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tế
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giảiBài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Ketoantaichinh.net
 

What's hot (20)

Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAYĐề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
 
Dam phan kinh doanh quoc te.hv
Dam phan kinh doanh quoc te.hvDam phan kinh doanh quoc te.hv
Dam phan kinh doanh quoc te.hv
 
Môn thi Phần bài tập Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ N...
Môn thi Phần bài tập Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ N...Môn thi Phần bài tập Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ N...
Môn thi Phần bài tập Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ N...
 
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biểnĐề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
 
BÀI TIỂU LUẬN VỀ INCOTERMS
BÀI TIỂU LUẬN VỀ INCOTERMS BÀI TIỂU LUẬN VỀ INCOTERMS
BÀI TIỂU LUẬN VỀ INCOTERMS
 
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   TS. BÙI QUANG  XUÂNBÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   TS. BÙI QUANG  XUÂN
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
 
90 câu trắc nghiệm môn kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương (đã chỉnh sửa)
90 câu trắc nghiệm môn kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương (đã chỉnh sửa)90 câu trắc nghiệm môn kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương (đã chỉnh sửa)
90 câu trắc nghiệm môn kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương (đã chỉnh sửa)
 
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdf
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdfGiáo trình thanh toán quốc tế.pdf
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdf
 
Bảng so sánh giữa các nguồn luật điều chỉnh giới hạn của người chuyên chở tro...
Bảng so sánh giữa các nguồn luật điều chỉnh giới hạn của người chuyên chở tro...Bảng so sánh giữa các nguồn luật điều chỉnh giới hạn của người chuyên chở tro...
Bảng so sánh giữa các nguồn luật điều chỉnh giới hạn của người chuyên chở tro...
 
Trắc nghiêm Thanh toán quốc tế
Trắc nghiêm Thanh toán quốc tếTrắc nghiêm Thanh toán quốc tế
Trắc nghiêm Thanh toán quốc tế
 
Chủ đề 3 mô hình chuỗi cung ứng của nike
Chủ đề 3 mô hình chuỗi cung ứng của nikeChủ đề 3 mô hình chuỗi cung ứng của nike
Chủ đề 3 mô hình chuỗi cung ứng của nike
 
Đề tài: Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, HAYĐề tài: Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, HAY
 
120 Câu hỏi về Thủ tục hải quan và Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu - nh...
120 Câu hỏi về Thủ tục hải quan và Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu - nh...120 Câu hỏi về Thủ tục hải quan và Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu - nh...
120 Câu hỏi về Thủ tục hải quan và Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu - nh...
 
URC 522 - QUY TẮC THỐNG NHẤT VỀ NHỜ THU
URC 522 - QUY TẮC THỐNG NHẤT VỀ NHỜ THUURC 522 - QUY TẮC THỐNG NHẤT VỀ NHỜ THU
URC 522 - QUY TẮC THỐNG NHẤT VỀ NHỜ THU
 
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng final
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng finalđề Cương quản trị chuỗi cung ứng final
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng final
 
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệpQuản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
 
BÀI MẪU tiểu luận môn về incoterms , HAY
BÀI MẪU tiểu luận môn về incoterms , HAYBÀI MẪU tiểu luận môn về incoterms , HAY
BÀI MẪU tiểu luận môn về incoterms , HAY
 
Bài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tếBài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tế
 
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giảiBài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
 

Similar to Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY

Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóaTrường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAY
Đề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAYĐề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAY
Đề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóaLuận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTO
Vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTOVai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTO
Vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTO
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing tại hãng tàu Regional Container Line ở ...
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing tại hãng tàu Regional Container Line ở ...Một số giải pháp hoàn thiện Marketing tại hãng tàu Regional Container Line ở ...
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing tại hãng tàu Regional Container Line ở ...
HanaTiti
 
Bài mẫu Luận văn Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
TL Quản trị học - Nội dung chống phá giá trong WTO
TL Quản trị học - Nội dung chống phá giá trong WTOTL Quản trị học - Nội dung chống phá giá trong WTO
TL Quản trị học - Nội dung chống phá giá trong WTO
Han Nguyen
 
Luận văn cao học giải pháp erp cho doanh nghiệp ngành may việt nam
Luận văn cao học giải pháp erp cho doanh nghiệp ngành may việt namLuận văn cao học giải pháp erp cho doanh nghiệp ngành may việt nam
Luận văn cao học giải pháp erp cho doanh nghiệp ngành may việt nam
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải
Đề tài: Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giảiĐề tài: Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải
Đề tài: Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...
Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...
Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Điều khoản giao dịch chung
Điều khoản giao dịch chungĐiều khoản giao dịch chung
Điều khoản giao dịch chungHangle89
 
Khoá Luận Giải Quyết Xung Đột Pháp Luật Về Đấu Thầu Tại Việt Nam Trong Quá Tr...
Khoá Luận Giải Quyết Xung Đột Pháp Luật Về Đấu Thầu Tại Việt Nam Trong Quá Tr...Khoá Luận Giải Quyết Xung Đột Pháp Luật Về Đấu Thầu Tại Việt Nam Trong Quá Tr...
Khoá Luận Giải Quyết Xung Đột Pháp Luật Về Đấu Thầu Tại Việt Nam Trong Quá Tr...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAYLuận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAYĐề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật
Luận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luậtLuận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật
Luận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại ứng dụng trong ngành t...
Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại ứng dụng trong ngành t...Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại ứng dụng trong ngành t...
Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại ứng dụng trong ngành t...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đLuận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY (20)

Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
 
Trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóaTrường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa
 
Đề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAY
Đề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAYĐề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAY
Đề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAY
 
Luận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóaLuận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTO
Vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTOVai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTO
Vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTO
 
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing tại hãng tàu Regional Container Line ở ...
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing tại hãng tàu Regional Container Line ở ...Một số giải pháp hoàn thiện Marketing tại hãng tàu Regional Container Line ở ...
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing tại hãng tàu Regional Container Line ở ...
 
Bài mẫu Luận văn Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9 ĐIỂM
 
TL Quản trị học - Nội dung chống phá giá trong WTO
TL Quản trị học - Nội dung chống phá giá trong WTOTL Quản trị học - Nội dung chống phá giá trong WTO
TL Quản trị học - Nội dung chống phá giá trong WTO
 
Luận văn cao học giải pháp erp cho doanh nghiệp ngành may việt nam
Luận văn cao học giải pháp erp cho doanh nghiệp ngành may việt namLuận văn cao học giải pháp erp cho doanh nghiệp ngành may việt nam
Luận văn cao học giải pháp erp cho doanh nghiệp ngành may việt nam
 
Đề tài: Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải
Đề tài: Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giảiĐề tài: Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải
Đề tài: Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải
 
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...
 
Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...
Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...
Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...
 
Điều khoản giao dịch chung
Điều khoản giao dịch chungĐiều khoản giao dịch chung
Điều khoản giao dịch chung
 
Khoá Luận Giải Quyết Xung Đột Pháp Luật Về Đấu Thầu Tại Việt Nam Trong Quá Tr...
Khoá Luận Giải Quyết Xung Đột Pháp Luật Về Đấu Thầu Tại Việt Nam Trong Quá Tr...Khoá Luận Giải Quyết Xung Đột Pháp Luật Về Đấu Thầu Tại Việt Nam Trong Quá Tr...
Khoá Luận Giải Quyết Xung Đột Pháp Luật Về Đấu Thầu Tại Việt Nam Trong Quá Tr...
 
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAYLuận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAYĐề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
 
Luận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật
Luận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luậtLuận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật
Luận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật
 
Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại ứng dụng trong ngành t...
Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại ứng dụng trong ngành t...Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại ứng dụng trong ngành t...
Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại ứng dụng trong ngành t...
 
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đLuận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 

Recently uploaded (11)

BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 

Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY

  • 1. 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HIỀN THỰCTIỄNÁPDỤNGINCOTERMSTRONGHỢPĐỒNG MUABÁNHÀNGHÓAQUỐCTẾTẠIVIỆTNAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2014
  • 2. 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HIỀN THỰCTIỄNÁPDỤNGINCOTERMSTRONGHỢPĐỒNG MUABÁNHÀNGHÓAQUỐCTẾTẠIVIỆTNAM Chuyên ngành : Quốc tế Mã số : 60 38 01 08 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nông Quốc Bình Hà Nội – 2014
  • 3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Học viên: Nguyễn Thị Hiền
  • 4. 4 MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tăt Mở đầu: ....................................................................................................................1 Chương 1 – Những vấn đề lý luận chung về Incoterms và hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế ...................................................................................... 5 1. Khái niệm cơ bản về Incoterms .................................................................... 5 1.1 Khái niệm về Incoterms .............................................................................. 5 1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Incoterms....................................... 7 1.3 Đặc điểm và giá trị pháp lý của Incoterms ............................................... 16 2. Một số vấn đề cơ bản về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ................. 17 2.1 Khái niệm về HĐMBHHQT..................................................................... 17 2.2 Đặc điểm và nội dung cơ bản của HĐMBHHQT..................................... 23 3. Vai trò của Incoterms đối với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế hiện nay ................................................................................................................... 25 3.1Vai trò của Incoterms đối với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế ........ 25 3.2Vai trò của Incoterms đối với HĐMBHHQT ............................................ 27 Chương 2 – Các quy định của Incoterms 2010 và việc áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế .................................................................. 29 1. Những quy định của Incoterms .................................................................. 29 1.1 Cấu trúc của Incoterms.............................................................................. 29 1.2 Những quy định của Incoterms 2010………………………………….... 33 1.1.2 Các điều kiện áp dụng cho một hoặc nhiều phương thức vận tải .......... 33
  • 5. 5 1.2.2 Các điều kiện áp dụng cho phương thức vận tải đường biển, đường thuỷ nội địa............................................................................................................. 39 2. Một số vấn đề lưu ý khi áp dụng Incoterms trong HĐMBHHQT.............. 43 Chương 3 – Thực tiễn áp dụng Incoterms trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Việt Nam và một số kiến nghị ............................................ 45 1. Vấn đề áp dụng Incoterms tại Việt Nam.................................................... 45 1.1 Thực tiễn việc lựa chọn và áp dụng các điều khoản của Incoterms trong HĐMBHHQT của Việt Nam .......................................................................... 45 1.2 Những yếu tố tác động đến lựa chọn áp dụng các điều kiện thương mại theo Incoterms tại Việt Nam ........................................................................... 48 1.3 Năng lực của các ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ ........................... 48 1.4 Hạ tầng cơ sở giao thông vận tải............................................................... 56 1.5 Năng lực của doanh nghiệp....................................................................... 56 2. Đánh giá về sự phù hợp của Incoterms với tình hình hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế hiện nay............................................................................... 59 3. Một số đề xuất kiến nghị trong việc áp dụng Incoterms trong hoạt động MBHHQT........................................................................................................ 60 3.1 Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước......................................................... 60 3.1.1 Nâng cấp và phát triển hệ thống giao thông .......................................... 60 3.1.2 Nâng cao năng lực ngành hàng hải và khả năng cạnh tranh của hãng vận tải trong nước .................................................................................................. 61 3.1.3 Phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ .................................... 62 3.1.4 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống Luật Hàng hải chặt chẽ và đồng bộ . 63 3.1.5Tổ chức hội thảo, đào tạo nghiệp vụ để hỗ trợ doanh nghiệp................. 64
  • 6. 6 3.2 Các giải pháp đối với doanh nghiệp.......................................................... 64 3.2.1 Tìm hiểu và dẫn chiếu Incoterms vào Hợp đồng................................... 64 3.2.2 Sử dụng linh hoạt và hợp lý các điều khoản của Incoterms .................. 66 3.2.3 Thay đổi thói quen của doanh nghiệp.................................................... 69 3.2.4 Đào tào nguồn nhân lực đủ chuyên môn nghiệp vụ............................... 70 3.2.5 Ứng dụng Incoterms 2010 cho cả vận tải nội địa .................................. 70 Kết luận.......................................................................................................... 72 Danh mục tài liệu tham khảo....................................................................... 74 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CFR Cost and freight Tiền hàng và cước phí CIF Cost insurance and freight Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí CPT Carriage Paid to Cước phí trả tới CIP Carriage and Insurance Paid to Cước phí và bảo hiểm trả tới
  • 7. 7 DAT Delivered at terminal Giao hàng tại bến DAP Delivered at place Giao hàng tại nơi đến DDP Delivered duty paid Giao hàng đã thông quan nhập khẩu EXW Exwork Giao tại xưởng FCA Free carrier Giao cho người chuyển chở FAS Free alongside ship Giao dọc mạn tàu FOB Free on board Giao hàng trên tàu ICC International Chamber of Commerce Phòng Thương mại quốc tế Incoterms International Commerce Terms Điều kiện thương mại quốc tế HĐMBHHQT Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Nền kinh tế toàn cầu đã mở ra cơ hội to lớn để các doanh nghiệp tiếp cận tới các thị trường khắp nơi trên thế giới. Hàng hóa được trao đổi, thông thương ở nhiều nước với số lượng ngày càng lớn, phong phú và đa dạng trên mọi lĩnh vực, chủng loại. Trong thương mại quốc tế, một vấn đề rất quan trọng đó là việc xây dựng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau trên thế giới. Nhằm đáp ứng đòi hỏi thực
  • 8. 8 tiễn của hoạt động thương mại quốc tế, Phòng Thương mại quốc tế - ICC đã soạn thảo ra những quy tắc về điều kiện thương mại trong nước và quốc tế được gọi là Incoterms. Kể từ khi Incoterms được ban hành năm 1936, các chuẩn mực về hợp đồng này thường xuyên được cập nhật để bắt kịp với nhịp độ phát triển của hoạt động thương mại quốc tế. Incoterms đã trải qua các lần sửa đổi, bổ sung vào các năm: 1953 (2 lần), 1980, 1990, 2000 và 2010. Incoterms 2010 được soạn thảo và ban hành, bắt đầu có hiệu lực kể từ 01/01/2011 thực sự là những chuẩn mực phù hợp với tình hình phát triển của thương mại quốc tế hiện nay. Đối với doanh nghiệp trên thế giới nói chung và các doanh nghiệp của Việt Nam nói riêng hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đang ngày càng phát triển, mở rộng hơn về quy mô và tầm vóc. Tuy nhiên, càng phát triển và càng hoạt động sâu trong hoạt động giao thương quốc tế thì càng nảy sinh nhiều vấn đề vướng mắc, tranh chấp trong hoạt động thương mại quốc tế. Các điều kiện thương mại quốc tế Incoterms thực sự là văn bản cần thiết và hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp. Việc am hiểu và thực hiện hiệu quả các điều khoản Thương mại quốc tế – Incoterm của ICC sẽ thuận lợi hơn nhiều cho các doanh nghiệp. Với mục đích nhằm tìm hiểu một cách đầy đủ nhất các quy định của Incoterms và thực tiễn việc áp dụng tại Việt Nam hiện nay là lý do để tác giả lựa chọn đề tài “Thực tiễn áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam”. 2. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn là trình bày những vấn đề cơ bản về lý luận trong các quy định trong Incoterms và Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Trên cơ sở đó, nghiên cứu tình hình thực tiễn áp dụng Incoterm trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam. Từ đó, kiến nghị và đề xuất một số phương hướng phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng
  • 9. 9 Incoterms trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam; có lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam và hạn chế tối đa những rủi ro pháp lý có thể xảy ra. Để thực hiện được mục đích này, nhiệm vụ nghiên cứu của tác giả đối với đề tài này là: - Tìm hiểu những vấn đề lý luận về Incotersms và Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Khái niệm, ý nghĩa, vai trò, giá trị pháp lý của Incoterms và khái niệm, nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. - Phân tích các quy định trong Incoterms phiên bản mới nhất 2010 về điều khoản, phương thức giao nhận hàng hóa và các vấn đề vận dụng Incoterms trong thực tiễn hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam. Phân tích các yếu tố tác động đến việc lựa chọn điều kiện Incoterms của các doanh nghiệp trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. - Các vấn đề thực tiễn áp dụng Incoterms trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam; đưa ra một số các minh họa cụ thể để làm rõ hơn về thực tiễn áp dụng Incoterms 2010 vào hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng Incoterms trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu Luận văn này nghiên cứu các điều kiện cơ sở giao hàng của Incoterms, trong đó tập trung vào các quy định cơ bản của Incoterms 2010 và việc áp dụng các quy định này trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Bên cạnh đó, tác giả tìm hiểu vấn đề thực tiễn khi các doanh nghiệp vận dụng các điều kiện của Incoterms nói chung và Incoterms 2010 nói riêng vào trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam.
  • 10. 10 4. Phạm vi nghiên cứu Incoterms được ICC ban hành năm 1936 và sửa đổi bổ sung vào các năm 1953, 1967, 1980, 1990, 2000 và gần đây nhất là năm 2010 có hiệu lực từ 01/01/2011. Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ tập trung phân tích các khía cạnh pháp lý cơ bản nhất của Incoterms 2010, hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế , đồng thời phân tích thực trạng áp dụng Incoterms 2010 thông qua phân tích các yếu tố tác động đến việc áp dụng Incoterms trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. 5. Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ những nội dung cơ bản đã đặt ra của luận văn, trong quá trình nghiên cứu, tác giả dự kiến sử dụng các phương pháp sau: phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; phương pháp so sánh. 4. Kết cấu của Luận văn Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung đề tài nghiên cứu có 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về Incoterms và Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Chương này trình bày những vấn đề lý luận chung về Incoterms bao gồm khái niệm Incoterms, quá trình hình thành và phát triển của Incoterms; Vấn đề cơ bản về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc bao gồm khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa, phân tích vai trò của Incoterms đối với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Chương 2. Các quy định của Incoterms 2010 và việc áp dụng trong Hợp đồng mua bán quốc tế Chương này phân tích cấu trúc của Incoterms nói chung và tập trung đi sâu vào phân tích các quy định của Incoterms 2010. Căn cứ trên điều kiện của
  • 11. 11 Incoterms để phân tích làm rõ một số vấn đề pháp lý khi áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Chương 3. Thực tiễn áp dụng Incoterms tại Việt Nam và một số đề xuất kiến nghị Chương này tác giả liên hệ với thực tiễn để có cái nhìn tổng quan về việc áp dụng các điều kiện của Incoterms trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Thông qua đó tác giả có một số nhận định, đánh giá về vai trò của Incoterms, các yếu tố tác động đến việc lựa chọn điều khoản Incoterms. Cuối cùng là đưa ra một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả áp dụng Incoterms tại Việt Nam. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý quý báu từ các thầy, cô trong khoa Luật và các bạn đọc để hoàn thiện hơn những kiến thức trong Luận văn này. Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ INCOTERMS VÀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 1. Các khái niệm cơ bản về Incoterms 1.1 Khái niệm Incoterms Về nguồn gốc, Incoterms được xem là mô ̣t tâ ̣p quán quốc tế về thương ma ̣i và là một nguồn để điều chỉn h Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế . Đối với khái niệm về tập quán thương mại , Luâ ̣t Thương ma ̣i Viê ̣t Nam 2005 đi ̣nh nghĩa: “Tập quá n thương mại là thói quen được thừ a nhận rộng rãi trong
  • 12. 12 hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại , có nội dung rõ rà ng được cá c bên thừ a nhận để xá c đi ̣nh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại” [15]. Theo đó, nô ̣i hàm của Tâ ̣p quán thương ma ̣i gồm: - Thói quen - Luâ ̣t Thương ma ̣i Viê ̣t Nam 2005 đi ̣nh nghĩa: “Thói quen trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ rà ng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được cá c bên mặc nhiên thừ a nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại” [15]. - Tính phổ biến, được thừ a nhâ ̣n rô ̣ng rãi - Tính phạm vi: theo lãnh thổ hoặc lĩnh vực thương mại. - Nội dung rõ ràng. Giáo trình Luật Thương mại quốc tế [11] đi ̣nh nghĩa : “Tập quá n thương mại quốc tế là những quy tắc ứ ng xử lâu đờ i được hình thà nh trong thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế . Tập quá n thương mại quốc tế không có giá trị như một quy phạm pháp luật, tập quá n thương mại quốc tế chỉ được công nhận trong những trườ ng hợp cụ thể nhất đi ̣nh: - Thứ nhất, hê ̣thống pháp luâ ̣t quốc gia được áp dụng cho hợp đồng cho phép áp dụng tập quán thương mại quốc tế. - Thứ hai, các bên trong hợp đồ ng có thoả thuâ ̣n về viê ̣c áp dụng tâ ̣p quán quốc tế và ghi nhận trong hợp đồng. Các tập quán được hình thành lâu đời trong các quan hệ thương mại quốc tế sẽ trở thành nguồn luâ ̣t điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quố c tế khi được các chủ thể tham gia chấp nhâ ̣n . Do vâ ̣y, có thể thấy rằng pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam cũng như các nước đều thừ a nhâ ̣n viê ̣c áp dụng tâ ̣p quán tế trong hoa ̣t động thương ma ̣i quốc tế.
  • 13. 13 Về thuật ngữ “Incoterms”, đây là từ được viết tắt từ Tiếng Anh là “International Commercial Terms” (được hiểu là các điều kiện thương mại quốc tế). Thực chất, đây là tập hợp một số các tập quán thương mại quốc tế do Phòng Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC) soạn thảo và ban hành. Trong hoạt động thương mại quốc tế có sự tham gia của các thương nhân từ các quốc gia khác nhau trên thế giới cho nên cần có những quy tắc nhất định để điều chỉnh mối quan hệ phức tạp này. Viê ̣c các bên cùng thừ a nhâ ̣n một quy tắc xử sự chung để điều chỉnh quyền và nghĩa vụcủa các bên là hết sứ c cần thiết . Trên cơ sở đó, Incoterms phản ánh thực tiễn hoạt động thương mại hiện tại và cung cấp cho các bên các lựa chọn và định ra nghĩa vụ giữa người bán và người mua về các vấn đề vận chuyển, giao nhận hàng hoá, phân chia chi phí, rủi ro… Trên thực tế, các điều kiện thương mại được xem là một trong những bộ phận hết sức quan trọng của hợp đồng thương mại quốc tế vì chúng định ra nghĩa vụ của các bên trong việc chuyên chở hàng hoá từ người bán đến người mua, việc thông quan xuất nhập khẩu và việc phân chia chi phí, rủi ro của các bên. Mục đích của Incoterms là phản ánh thực tiễn thương mại hiện hành và cung cấp cho các bên sự lựa chọn giữa: i) Nghĩa vụ tối thiểu của người bán là chuẩn bị sẵn sàng cho người mua tại cơ sở của người bán; ii) Tăng nghĩa vụ của người bán chuyển giao hàng hoá để vận tải hay cho người vận tải được người mua chỉ định (FCA, FAS, FOB) hay cho người vận tải được người bán chỉ định và trả cước phí CFR, CPT) cùng với bảo hiểm rủi ro trong quá trình vận tải (CIF, CIP); iii) Nghĩa vụ lớn nhất của người bán là giao hàng đến điểm đích (DAF, DES, DEQ, DDU, DDP). Incoterms tạo điều kiện cho các bên thoả thuận cách hiểu thông dụng nhất và tránh hiểu nhầm những thuật ngữ quan trọng vì trong bối cảnh thực tiễn
  • 14. 14 thương mại thường phức tạp các bên có thể hiểu và lựa chọn không đúng điều kiện cần áp dụng vào quan hệ hợp đồng cụ thể. Theo đó, có thể nêu một cách khái quát Incoterms là tâ ̣p quán thương mại quốc tế chứa đựng các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. 1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Incoterms Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu, các nước trên thế giới mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu về mọi mặt đặc biệt trong lĩnh vực thương mại. Cùng với sự phát triển chung của thế giới, thương mại quốc tế ngày càng phát triển lớn mạnh. Trước kia, các thương nhân phải tự mang hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, mất hàng tháng để thực hiện các giao dịch mua bán, lợi nhuận thu được nhiều nhưng rủi ro cũng không ít. Ngày nay, nhờ sự phát triển của các phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc, sự hình thành các khối nước thương mại chung, các trung gian thương mại, tài chính… thì người mua và người bán không cần gặp nhau trực tiếp mà vẫn mua bán được hàng hóa, dịch vụ. Chính sự phát triển này đòi hỏi phải có những quy tắc được thừa nhận rộng rãi để điều chỉnh những quan hệ ngày càng phức tạp trong thương mại quốc tế. Chính vì vậy là vào những năm 20 của thế kỷ XX, Phòng Thương mại quốc tế đã tiến hành khảo sát thực tế và thấy rằng hoạt động thương mại giữa các thương nhân ở các nước luôn phát sinh những mâu thuẫn bất đồng do cách giải thích và áp dụng tập quán thương mại khác nhau cũng có những khác biệt nhất định. Để khắc phục thực trạng này, giúp các thương nhân có thể áp dụng thống nhất một số điều kiện trong quan hệ thương mại nhằm hạn chế các tranh chấp cho thể xảy ra và hỗ trợ tối đa hoạt động thương mại giữa các quốc gia, Phòng thương mại quốc tế thành lập Ban nghiên cứu tập quán thương mại quốc tế gồm các thành viên từ nhiều quốc gia khác nhau với những kiến thức uyên thâm tiến hành tập hợp, soạn
  • 15. 15 thảo và ban hành “Các quy tắc chính thức để giải thích các điều kiện thương mại” viết ngắn gọn là Các điều kiện thương mại quốc tế và mã hoá là Incoterms. Incoterms được công bố lần đầu tiên vào năm 1936 với các điều kiện thương mại chủ yếu áp dụng cho hoạt động vận tải hàng hoá quốc tế về đường biển. Tính đến nay, Incoterms đã trải qua 7 lần sửa đổi bổ sung, cụ thể như sau: Lần sửa đổi đầu tiên được thực hiện vào năm 1953. Incoterms 1953 có 09 điều kiện thương mại được giới thiệu chuyên sâu hơn bản Incoterms 1936 nhưng về cơ bản vẫn theo trình tự nghĩa vụ tối thiểu của người bán và người mua. Lần sửa đổi thứ hai được thực hiện vào năm 1967. Bản Incoterms năm 1967 này có 11 điều kiện thương mại bổ sung thêm 02 điều kiện so với Incoterms 1953. Lần sửa đổi thứ ba là vào năm 1976 và cho ra đời bản Incoterms mới với 12 điều kiện thương mại. Điểm mới ở đây là từ chỗ các bản Incoterms trước chỉ tập trung áp dụng đối với vận tải đường biển hoặc đường hàng không chỉ nhằm phục vụ cho quân đội trong chiến tranh thì nay đã chú trọng tới việc bổ sung điều kiện thương mại dành cho vận tải hàng hoá bằng đường hàng không dân dụng. Lần sửa đổi thứ tư là vào năm 1980 bổ sung thêm 2 điều kiện thương mại mới là CIP – cước phí và bảo hiểm trả tới địa điểm đích quy định và CPT – cước phí trả tới đi ̣a điểm đích quy đi ̣nh. Lần sửa đổi thứ năm là vào năm 1990 trong điều kiện trao đổi dữ liệu tin học và thư tín điện tử trong lập chứng từ hàng hoá được sử dụng phổ biến trong hoạt động thương mại quốc tế. Bản Incoterms 1990 chỉ gồm 13 điều kiện thương mại (ít hơn 1 điều kiện so với bản Incoterms 1980) và được chia thành 4 nhóm E, F, C, D (viết tắt theo các chữ cái đầu tiên của các điều kiện
  • 16. 16 thương mại – Tiếng Anh). Incoterms phiên bản 1990 bổ sung thêm điều kiê ̣n DDU – Giao hàng ta ̣i đích chưa nộp thuế. Lần sửa đổi thứ sáu là vào năm 2000, bản sửa đổi này vẫn giữ nguyên 13 điều kiện thương mại nhưng sử a đổi nô ̣i dung của 3 điều kiê ̣n: FCA, FAS và DEQ . Incoterms 2000 đã tạo ra bước phát triển quan trọng, làm cho Incoterms ngày càng hoàn thiện và phù hợp với sự phát triển nhanh chóng, đa dạng của thương mại quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực thủ tục hải quan và thông tin liên lạc điện tử cũng như những thay đổi về tập quán vận tải quốc tế. Lần sửa đổi gần đây nhất là Incoterms 2010. Phiên bản Incoterms năm 2010 đã điều chỉnh, rút gọn hơn so với phiên bản Incoterms 2000, chỉ còn 11 điều kiện thương mại chia thành 2 nhóm riêng biệt là: Các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải và các điều kiện áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa. Ngày nay, môi trường kinh doanh toàn cầu, tập quán thương mại quốc tế, vận tải, công nghệ thông tin, vấn đề an ninh… đã có nhiều thay đổi, cụ thể như sự phát triển và mở rộng của các khu vực tự do thuế quan, sự gia tăng của việc sử dụng các phương tiện liên lạc điện tử, chứng từ điện tử, những mối quan tâm về an ninh hàng hóa sau sự kiện 11/9 tại Mỹ… Với mục tiêu là luôn luôn ban hành những điều khoản thương mại quốc tế phù hợp với tập quán thương mại và trình độ phát triển về thương mại cho nên ICC đã xây soạn thảo Incoterms 2010 cập nhật và gom những điều kiện “giao hàng tại nơi đến”, giảm số điều kiện thương mại từ 13 xuống còn 11, trình bày nội dung một cách đơn giản và rõ ràng. Mặc dù các phiên bản Incoterms là không phủ nhận lẫn nhau và sự cập nhật thường xuyên chính là để bắt kịp với nhịp độ phát triển của thương mại quốc tế. Tuy vậy, tùy thuộc vào thói quen giao dịch mua bán, tập quán của từng vùng, địa điểm giao dịch mà người ta có thể chọn phiên nào để áp dụng. Cho đến này thì hầu như các phiên bản cũ ít được sử dụng mà chỉ sử dụng các
  • 17. 17 phiên bản 2000 và mới đây nhất là 2010. Chính vì vậy việc hiểu rõ chi tiết từng phiên bản để xem xét, đánh giá và lựa chọn áp dụng là hết sức cần thiết. Sau đây là bảng thống kê một số điểm thay đổi trong một số phiên bản của Incoterms: Bảng 1 - Tóm tắt một số thay đổi trong một số phiên bản Incoterms Tên phiên bản Nội dung ban hành/ sửa đổi Incoterms 1936 Ban hành với 07 điều kiện giao hàng: · EXW: (Ex Works) – Giao tại xưởng · FCA: (Free Carrier) – Giao cho người chuyên chở · FOT/FOR: (Free on Rail/Free on Truck) – Giao lên tàu hỏa · FAS: (Free Alongside Ship) - Giao dọc mạn tàu · FOB: (Free On Board) – Giao lên tàu · C&F: (Cost and Freight) – Tiền hàng và cước phí · CIF: (Cost, Insurance, Freight) – Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí Incoterms 1936 chủ yếu giải thích những điều kiện sử dụng phương thức vận tải đường bộ và đường thuỷ. Trên thực tế, Incoterms 1936 không được các nhà kinh doanh thừa nhận và sử dụng rộng rãi vì không giải thích hết được những tập quán thương mại quan trọng. Incoterms 1953 Ban hành với 09 điều kiện giao hàng: · 07 điều kiện giao hàng tương tự như Incoterms 1936 · Bổ sung thêm 02 điều kiện: DES: (Delivered Ex Ship)
  • 18. 18 – Giao tại tàu; DEQ (Delivered Ex Quay) – Giao trên cầu cảng, sử dụng cho phương thức vận tải đường biển và đường thủy nội bộ. Incoterms 1953 (sửa đổi lần 1 vào năm 1967) Incoterms 1953 trong lần sửa đổi thứ nhất đã thay đổi như sau: · 09 điều kiện giao hàng tương tự như Incoterms 1953 · Bổ sung thêm 02 điều kiện: DAF (Delivered: At Frontier) – Giao tại biên giới; DDP (Delivered Duty Paid) – Giao hàng đã nộp thuế), sử dụng cho mọi phương thức vận tải, kể cả vận tải kết hợp nhiều phương thức vận tải khác nhau. Incoterms 1953 (sửa đổi lần 2 vào năm 1976) Incoterms 1953 trong lần sửa đổi thứ hai đã thay đổi như sau: · 11 điều kiện giao hàng tương tự như Incoterms 1953 (sửa đổi lần 1) · Bổ sung thêm 01 điều kiện: FOA (FOB Airport) – Giao lên máy bay, để giải quyết các vấn đề giao hàng tại sân bay. Incoterms 1980 Ban hành với 14 điều kiện giao hàng: · 12 điều kiện giao hàng tương tự như Incoterms 1953 (sửa đổi lần 2) · Bổ sung thêm 02 điều kiện CIP (Carriage and Insurance Paid to) - Cước phí và bảo hiểm trả tới địa điểm đích quy định và CPT (Carriage Paid to) – Cước phí trả tới địa điểm đích quy định, nhằm thay thế cho CIF và CFR khi không chuyên chở hàng hoá bằng đường biển.
  • 19. 19 Incoterms 1990 Ban hành với 13 điều kiện giao hàng. So với Incoterms 1980, có những thay đổi như sau: · Bỏ 2 điều kiện FOA và FOT, vì bản chất của chúng giống FCA. · Bổ sung điều kiện DDU (Delivered Duty Unpaid) – Giao hàng tại đích chưa nộp thuế. Incoterms 2000 Incoterms 2000 giữ nguyên 13 điều kiện như Incoterms 1990 nhưng sửa đổi nội dung 3 điều kiện FCA, FAS và DEQ. Incoterms 2010 Incoterms 2010 gồm 11 điều kiện, trong đó: · Thay thế 04 điều kiện DAF, DES, DEQ, DDU trong Incoterms 2000 bằng 02 điều kiện mới có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải là DAT (: Delivered At Terminal) – Giao hàng tại bến và DAP (Delivered At Place) – Giao tại nơi đến Incoterms 2000 và 2010 là hai phiên bản mới nhất và được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong hoạt động thương mại quốc tế hiện nay. Nhận biết điểm khác của 2 phiên bản qua việc so sánh giữa phiên bản của Incoterms 2000 và Incoterms 2010, có một số điểm mới cơ bản như sau: Thứ nhất, một trong những sửa đổi quan trọng trong phiên bản Incoterms 2010 là bỏ 4 điều khoản (DAF, DES, DEQ và DDU) và đưa vào 2 điều khoản mới (DAP – Delivered at Place và DAT – Delivered at Terminal). Sự thay đổi này bắt nguồn từ xu hướng vận chuyển hàng hóa bằng container ngày càng chiếm tỷ trọng quan trọng trong giao thương và dường như các nhà soạn thảo quy tắc cũng lo lắng với tình trạng các bên giao dịch thường chọn “nhầm” điều khoản hoặc lẫn lộn các điều khoản, dẫn đến các
  • 20. 20 hợp đồng có nội dung mẫu thuẫn hoặc không rõ ràng, gây khó khăn cho quá trình thực hiện. Điều kiện DAT của Incoterms 2010 áp dụng khi hàng hóa được giao vào quyền định đoạt của người mua tại ga hoặc trạm xác định tại cảng hoặc tại điểm đích chưa được dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải đến. Điều khoản DAT của Incoterm 2010 thay thế cho điều khoản DEQ trước đó của Incoterms 2000 vốn chỉ phù hợp cho hàng nguyên liệu. Incoterms 2000 không có giải pháp thỏa đáng cho các điều khoản “D” đối với trường hợp hàng hóa được giao mà chưa dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải đến tại ga hoặc trạm. Điều khoản mới DAT của Incoterm 2010 (Delivered at Terminal) đã giải quyết được vấn đề này và bao gồm tất cả các trường hợp trước đó được qui định bởi điều khoản DEQ. “Trạm xác định” trong điều khoản DAT có thể là cầu cảng tại cảng dỡ hoặc trạm container tại cảng dỡ. Điều kiện DAP trong Incoterms 2010 bao gồm tất cả các trường hợp người bán giao hàng cho người mua trên phương tiện vận tải đến mà chưa dỡ hàng xuống, là những trường hợp trước đó được qui định bởi các điều khoản DAF, DES cũng như tất cả các trường hợp giao hàng tại cơ sở của người mua hay điểm đích nào khác tại nước của người mua mà trước đó được qui định bởi điều khoản DDU. Đối với điều khoản DAP, “phương tiện vận tải đến” cũng có thể là một con tàu, và “điểm đích xác định” có thể là cảng dỡ. Thứ hai, 11 điều khoản được chia làm 2 loại điều khoản thay vì 04 loại như Incoterms 2000: - Giao hàng bằng bất kỳ phương thức vận tải nào (vận tải biển, đường bộ, hàng không, đường sắt, đa phương thức) – EXW, FCA, CPT, CIP, DAP, DAT và DDP; và
  • 21. 21 - Giao hàng bằng vận tải đường biển/ đường thủy nội địa – FAS, FOB, CFR và CIF. Thứ ba, Incoterms 2010 chính thức thừa nhận rằng những qui tắc này có thể sử dụng cả trong thương mại quốc tế và thương mại nội địa (nếu phù hợp). Thứ tư, nêu rõ tham chiếu đến việc sử dụng "các phương tiện ghi chép điện tử có giá trị tương đương với việc trao đổi thông tin bằng giấy", nếu như các bên đồng ý như vậy, hoặc đó là tập quán thương mại. Điều này phản ánh sự thừa nhận của ICC về tầm quan trọng ngày càng tăng và tính chắc chắn về hợp đồng (nhờ tốc độ chuyển thông tin nhanh chóng) mà giao tiếp bằng điện tử mang lại và đảm bảo sự phù hợp của Incoterms 2010 trong tương lai khi các phương tiện, thủ tục điện tử phát triển. Thứ năm, Incoterms 2010 là phiên bản điều kiện thương mại đầu tiên kể từ khi các điều kiện bảo hiểm hàng hóa được sửa đổi và đã tính đến những sự thay đổi của các điều kiện này. Thứ sáu, phân bổ các nghĩa vụ tương ứng của các bên trong việc cung cấp hoặc hỗ trợ để lấy được các chứng từ và thông tin cần thiết nhằm thông quan liên quan đến an ninh. Các phiên bản Incoterms trước đây không yêu cầu chi tiết về mức độ hợp tác như vậy. Thứ bảy, trách nhiệm đối với các khoản phí xếp hàng tại ga/trạm được phân bổ rõ ràng. Trong trường hợp người bán phải thuê và thanh toán cho việc vận chuyển hàng hóa đến một điểm đích nhất định (CIP, CPT, CFR, CIF, DAT, DAP và DDP), có thể các chi phí bốc xếp hàng hóa đã được chuyển sang cho người mua thông qua giá cả của hàng hóa. Tuy nhiên, từ trước đến nay, trong một số trường hợp, người mua vẫn có thể phải thanh toán khoản này cho nhà ga (tức là chịu phí hai lần). Incoterms 2010 đã cố gắng khắc phục tình trạng này bằng cách làm rõ ai sẽ chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí
  • 22. 22 ở ga/trạm. Tuy nhiên, vẫn cần có thời gian để xác định để xem liệu qui định của Incoterms có chấm dứt được tình trạng người mua phải chịu phí hai lần như trước nữa hay không. Thứ tám, trong quá trình mua bán hàng hóa hiện nay, thường có trường hợp hàng hóa được bán tiếp một vài lần trong quá trình vận chuyển (tức là bán dây chuyền, hay bán hàng trong quá trình vận chuyển). Trong trường hợp như vậy, người bán ở giữa dây chuyền không phải là người gửi hàng đi, vì hàng đã được gửi đi bởi người bán ở đầu dây chuyền. Do đó, nghĩa vụ của người bán ở giữa dây chuyền là mua hàng hóa mà đã được gửi đi. Incoterms 2010 làm rõ điều này bằng cách cho thêm cụm từ “nghĩa vụ mua hàng hóa đã được gửi đi” như một nghĩa vụ thay thế cho nghĩa vụ gửi hàng. Điều này phù hợp với các trường hợp FAS, FOB, CFR và CIF vì về nguyên tắc nó chỉ có thể được thực hiện khi sử dụng vận đơn hay một chứng từ sở hữu có tính chất tương đương. Thứ chín, trong Incoterms 2010, các điều khoản FOB, CFR và CIF của Incoterms đều bỏ phần nói đến lan can tàu như là điểm giao hàng, thay vào đó là nói đến hàng được giao “on board” (xếp lên tàu/ lên boong). Thứ mười, Incoterms 2010 sử dụng cụm từ “đã được đóng gói”. Từ này được sử dụng cho các mục đích khác nhau: (1) Đóng gói hàng hóa theo yêu cầu trong hợp đồng mua bán; (2) đóng gói hàng hóa sao cho phù hợp với việc vận chuyển (3) việc xếp hàng đã đóng gói trong container hay các phương tiện vận tải khác. Trong Incoterms 2010, đóng gói có cả hai nghĩa thứ nhất và thứ hai nêu trên. Incoterms 2010 không đề cập đến nghĩa vụ của các bên trong việc xếp hàng vào container và do đó các bên liên quan phải thống nhất cụ thể về vấn đề này trong hợp đồng mua bán. Incoterms 2000 không có qui định rõ ràng về vấn đề này.
  • 23. 23 Chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2011, Incoterms 2010 được giới thương mại quốc tế đánh giá là một trong những điểm mốc quan trọng, một trong những quy tắc cập nhật nhất, đáp ứng được tốc độ phát triển của thương mại quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam khi ký hợp đồng mua bán với các đối tác nước ngoài hoặc trong nước cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng đồng thời tham khảo ý kiến tư vấn của ngân hàng phục vụ để lựa cho ̣n điều kiê ̣n Incoterms phù hợp đảm bảo hiểu đúng và có những ứng xử thích hợp khi có tranh chấp xảy ra. 1.3 Đặc điểm và giá trị pháp lý Incortems Incoterms là tập quán thương ma ̣i quốc tế hình thành từ rất sớm, được các quốc gia trên thế giới thừa nhận và áp dụng thường xuyên , phổ biến trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế . Incoterms là tập hợp các điều kiện làm cơ sở để giao hàng, do đó Incoterms có một số đặc điểm đặc trưng như sau: Thứ nhất, Incoterms là tập quán quốc tế không mang tính bắt buộc do Incoterms là điều kiện thương mại quốc tế được sử dụng rộng rãi và thông dụng trên thế giới do Phòng thương mại quốc tế – một tổ chức phi chính phủ soạn thảo và ban hành. Cho nên chỉ khi nào các bên tham gia hợp đồng quy định sử dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì nó mới trở thành điều kiện bắt buộc, rằng buộc các bên tham gia hợp đồng. Thứ hai, các phiên bản của Incoterms đều có giá trị áp dụng như nhau, phiên bản trước không bị phủ nhận bởi phiên bản sau cho nên các bên tự do lựa chọn các phiên bản để áp dụng. Thứ ba, Incoterms chỉ sử dụng đối với việc mua bán hàng hóa hữu hình bởi nó liên quan trực tiếp đến việc vận tải và giao nhận – những nghiệp vụ chỉ có đối với hàng hóa vật chất mà không có thể có được ở các sản phẩm trí tuệ, cung ứng dịch vụ….
  • 24. 24 Thứ tư, Incoterms không giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thực hiện hợp đồng. Bởi Incoterm chỉ là một trong các điều khoản của Hợp đồng điều chỉnh về các vấn đề bao gồm: địa điểm giao nhận hàng hóa; xác định thời điểm dịch chuyển rủi ro hàng hóa từ người bán đến người mua chứ không xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa cũng như hậu quả pháp lý của việc vi phạm hợp đồng; và chi phí vận chuyển. Thứ năm, Incoterms chỉ có giá trị pháp lý điều chỉnh các vấn đề về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng trong trường hợp các bên thoả thuận áp dụng Incoterms trong quá trình giao kết hợp đồng. Nguyên tắc này được ghi nhận trong Incoterms 2010 “Nếu bạn muốn áp dụng các quy tắc Incoterms 2010 vào hợp đồng mua bán hàng hoá thì phải làm rõ điều đó trong hợp đồng…”. Việc dẫn chiếu này sẽ làm cho Incoterms trở thành cơ sở pháp lý bắt buộc đối với các bên để thực hiện các nghĩa vụ như đã thỏa thuận trong hợp đồng cũng như để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. 2. Một số vấn đề pháp lý cơ bản về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 2.1 Khái niệm về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Trong thực tiễn, hoạt động thương mại quốc tế vô cùng phong phú, có rất nhiều loại hợp đồng được ký kết, trong đó hợp đồng mua bán hàng hóa là phổ biến nhất. Tuy nhiên, bởi xuất phát từ tính chất hoạt động này là quan hệ thương mại có tính quốc tế (có yếu tố nước ngoài) cho nên tùy thuộc vào pháp luật của mỗi quốc gia, của các Điều ước quốc tế khác nhau thì khái niệm về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng được hiểu theo những cách không thống nhất với nhau. Mă ̣c dù vâ ̣y , nhưng hầu hết các nước trên thế giới đều thống nhất quan điểm cho rằng hợp đồng mua bán hàng hoá quố c tế xuất phát từ một hợp đồng mua bán hàng hoá thông thường nên đều phải có những đă ̣c trưng chung của hợp đồng . Sau đây, tác giả phân tích khái niệm hợp đồng
  • 25. 25 mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định tại một số Điều ước quốc tế và quy định pháp luật Việt Nam để làm rõ hơn khái niệm này.  Hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của các Điều ước quốc tế Theo Công ước Lahay 1964 về mua bán quốc tế những bất động sản hữu hình thì “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau và hàng hoá trong hợp đồng được dịch chuyển qua biên giới, hoặc việc ký kết hợp đồng được diễn ra ở các nước khác nhau”[5]. Theo Công ước này hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau trong trường hợp có thêm một số các điều kiện phụ như sau: (1) Hợp đồng liên quan đến vật mà trong thời gian ký kết hợp đồng vật đó được chuyên chở hoặc phải được chuyên chở từ lãnh thổ của quốc gia này đến lãnh thổ của quốc gia khác; (2) Hành vi chào hàng và hành vi chấp nhận chào hàng được thực hiện trên lãnh thổ của quốc gia khác nhau; (3) Khi việc giao hàng phải được thực hiện trên lãnh thổ của quốc gia khác không phải nơi thực hiện những hành vi chào hàng và chấp nhận chào hàng; Như vậy, Công ước Lahaye năm 1964 đã sử dụng tiêu chuẩn trụ sở thương mại để định nghĩa hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Nếu các bên giao kết không có trụ sở thương mại thì dựa vào nơi cư trú thường xuyên của họ. Yếu tố quốc tịch của các bên không có ý nghĩa trong việc xác định yếu tố nước ngoài của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
  • 26. 26 Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 1980 cũng không định nghĩa thế nào hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tuy nhiên Điều 1 Công ước quy định rằng: (1) Công ước này áp dụng đối với những hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại đặt ở những nước khác nhau: (i) khi các quốc gia này là quốc gia thành viên công ước hoặc (ii) khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật cả các nước thành viên này; (2) Sự kiện các bên có trụ sở thương mại tại tất các các quốc gia khác nhau không được tính đến nếu sự kiện này không xuất phát từ hợp đồng, các mối quan hệ đã hình thành hoặc vào thời điểm ký hợp đồng giữa các bên hoặc là từ việc trao đổi thông tin giữa các bên; (3) Quốc tịch của các bên, quy chế dân sự hoặc thương mại của họ, tính chất dân sự thương mại của hợp đồng không được xét tới khi xác định phạm vi áp dụng công ước này” [6]. Như vậy, cả hai công ước Lahay 1964 và Công ước Viên 1980 đều lấy yếu tố trụ sở thương mại của các bên chủ thể làm tiêu chí quan trọng để xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tiếp tục làm rõ hơn vấn đề này, Điều 10 Công ước quy định, nếu một bên có hơn một trụ sở thương mại trở lên thì trụ sở thương mại của họ sẽ là trụ sở nào có mối liên hệ chặt chẽ nhất với hợp đồng và đối với việc thực hiện hợp đồng đó, có tính đến những tình huống mà các bên đều biết hoặc đều dự đoán được vào bất kỳ lúc nào hoặc vào thời điểm hợp đồng. Trong trường hợp các bên trong hợp đồng không có trụ sở thương mại thì lấy nơi cư trú thường xuyên của họ làm căn cứ xác định. Bộ nguyên tắc UNIDROIT (Viê ̣n thống nhất về tư pháp quốc tế ) về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 (viết tắt là “PICC”) [3] không đưa ra
  • 27. 27 quy định trực tiếp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhưng phần bình luận về lời mở đầu IPCC đã chỉ rõ rằng tính chất quốc tế của một hợp đồng có thể được xác định bởi nhiều cách: Pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế đã và đang đưa ra nhiều giải pháp để xác định tính chất quốc tế của hợp đồng như dựa vào trụ sở hay nơi thường trú của các bên tại quốc gia khác nhau áp dụng những tiêu chí mang tính thống nhất tổng quát như hợp đồng có “mối liên hệ mật thiết với hơn một quốc gia”, hợp đồng “đòi hỏi có sự lựa chọn giữa pháp luật của các quốc gia khác nhau”, hợp đồng “có sự ảnh hưởng đến các lợi ích trong thương mại quốc tế”. PICC không nhấn mạnh bất cứ tiêu chí nào trong số các tiêu chí trên, tuy nhiên quan niệm về tính quốc tế của hợp đồng cần được giải thích theo nghĩa rộng nhất.  Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếtheo quy định của pháp luật Việt Nam Tại Việt Nam, khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau qua các thời kỳ như: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Hợp đồng xuất nhập khẩu, Hợp đồng ngoại thương. Theo đó, quy định Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán có ba tính chất sau: Thứ nhất, chủ thể ký kết của loại hợp đồng này là những pháp nhân có quốc tịch khác nhau; Thứ hai, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng được dịch chuyển từ biên giới của quốc gia này sang biên giới của quốc gia khác; Thứ ba, đồng tiền thanh toán trong hợp đồng là ngoại tệ đối với một bên hoặc cả hai bên ký hợp đồng. Về khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam, tác giả tìm hiểu và so sánh một số văn bản pháp luật từ trước đến nay (kể cả những văn bản đã hết hiệu lực thi hành) để làm rõ hơn về khái niệm này. Trước thời
  • 28. 28 điểm ban hành Luâ ̣t Thương ma ̣i 1997 thì khái niệm "hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương” được ghi nhận trong Quy chế tạm thời 4794/TN-XNK [19] về viê ̣c hướng dẫn ký kết hợp đồng mua bán ngoa ̣i thương do BộThương nghiê ̣p ban hành ngày 31/7/1991: “Hợp đồng mua bá n ngoại thương là hợp đồng mua bá n có tính chất quốc tế” . Trong Luật Thương mại 1997 thì có tên gọi là “Hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài”. Điều 80 của Luật Thương mại 1997 quy định “Hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài”[14]. Như vậy, tiêu chí để xác định yếu tố nước ngoài cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chỉ là yếu tố quốc tịch của các bên là chủ thể hợp đồng. Với cách hiểu này thì một loạt các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khác sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại 1997 như hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các thương nhân Việt Nam với nhau những việc ký kết được tiến hành tại nước ngoài, hợp đồng mua bán giữa thương nhân nước ngoài với nhau ở Việt Nam… Như vậy, đối với loại Hợp đồng có yếu tố nước ngoài khác (như thương nhân nước ngoài ở Việt Nam, thương nhân Việt Nam ở nước ngoài) thì sẽ được điều chỉnh như thế nào thì Luật Thương mại 1997 vẫn chưa làm rõ. Đây là vấn đề gây khó khăn đối với việc áp dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp đồng vào thời điểm đó. Hiện nay, Luật Thương mại 2005 và Nghị định 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài thì không có khái niệm cụ thể về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà chỉ đưa ra khái niệm về mua bán hàng hoá quốc tế. Theo đó, hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các
  • 29. 29 hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu, cụ thể như sau [15]: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” (khoản 1 Điều 28); “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” (khoản 2 Điều 28); “Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam” (khoản 1 Điều 29); “Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam” (khoản 2 Điều 29); “Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam” (khoản 1 Điều 30). Như vậy, theo quy định của Luật Thương mại 2005 thì tiêu chí để xác định yếu tố nước ngoài của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chỉ là việc hàng hóa là đối tượng của hợp đồng phải được giao qua biên giới. Với những
  • 30. 30 loại hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà hàng hóa không có sự dịch chuyển qua biên giới thì rõ ràng sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại 2005. 2.2 Đặc điểm và nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế So với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có những đặc điểm sau đây: - Về chủ thể: chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là người bán và người mua, có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau. - Về đối tượng của hợp đồng: Là các loại hàng hóa có thể được dịch chuyển qua biên giới của các quốc gia, từ nước của người bán sang nước của người mua. Như vậy, đối tượng hợp đồng phải là hàng hóa xác định, có thể dịch chuyển qua biên giới; - Nơi ký kết hợp đồng: Việc ký kết hợp đồng diễn ra ở nước ngoài đối với một trong các bên [7, tr201].; - Về đồng tiền thanh toán: Tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ hoặc có thể là ngoại tệ đối với các bên. (Ví dụ: Hợp đồng được giao kết giữa người bán Việt Nam và người mua Mỹ, hai bên thoả thuận sử dụng đồng đôla làm đồng tiền thanh toán. Lúc này, đồng đôla là ngoại tệ đối với phía người bán Việt Nam nhưng lại là nội tệ đối với người mua Mỹ). Tuy nhiên, cũng có trường hợp đồng tiền thanh toán đều là nội tệ của cả hai bên, như trường hợp các doanh nghiệp thuộc các nước trong cộng đồng châu Âu sử dụng đồng euro làm đồng tiền chung. - Về ngôn ngữ của hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được ký kết bằng tiếng nước ngoài, trong đó phần lớn là được ký bằng
  • 31. 31 tiếng Anh. Điều này đòi hỏi các bên khi tham gia hoạt động mua bán hàng hóa quốc phải giỏi ngoại ngữ. - Về cơ quan giải quyết tranh chấp: tranh chấp phát sinh từ việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là toà án hoặc trọng tài (có thể tại nước ngoài). Và một lần nữa, vấn đề ngoại ngữ lại được đặt ra nếu muốn chủ động tranh tụng tại tòa án hoặc trọng tài nước ngoài. - Về luật điều chỉnh hợp đồng (luật áp dụng cho hợp đồng): luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế mang tính chất đa dạng và phức tạp. Điều này có nghĩa là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể phải chịu sự điều chỉnh không phải chỉ của luật pháp nước đó mà cả của luật nước ngoài (luật nước người bán, luật nước người mua hoặc luật của bất kỳ một nước thứ ba nào), thậm chí phải chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc cả án lệ (tiền lệ pháp) để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Theo nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế, trong mua bán hàng hóa quốc tế, các bên có quyền tự do thoả thuận chọn nguồn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng của mình. Nguồn luật đó có thể là luật quốc gia, điều ước quốc tế về thương mại hoặc tập quán thương mại quốc tế và thậm chí cả các án lệ (tiền lệ xét xử). Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là tổng thể các điều khoản nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong hợp đồng. Nội dung của hợp đồng được xem là hợp pháp khi tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành của các bên. Pháp luật ở mỗi quốc gia có quy định khác nhau đối với nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên thông thường nội dung của hợp đồng bao gồm những điều khoản cơ bản chủ yếu sau: Tên hàng; Số lượng và cách xác định; Quy cách, phẩm chất và cách xác định; Thời hạn và địa điểm giao hàng; Giá cả; Điều kiện thanh toán; Điều
  • 32. 32 kiện bao bì ký mã hiệu; Kiểm tra, giám định hàng hoá xuất nhập khẩu; Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; Trọng tài; Điều kiện bất khả kháng; Những quy định khác. Xét về pháp luật thực định Việt Nam, Luật Thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định chuyên biệt nào về nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, vì thế việc xác định vấn đề này sẽ dựa trên quy định chung về nội dung của hợp đồng dân sự trong Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005, theo đó thì nội dung của một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể hàm chứa các điều khoản về: 1. Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm; 2. Số lượng, chất lượng; 3. Giá, phương thức thanh toán; 4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; 5. Quyền, nghĩa vụ của các bên; 6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; 7. Phạt vi phạm hợp đồng; 8. Các nội dung khác (Điều 402 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005). Các nội dung này chỉ mang tính chất gợi mở chứ không phải bắt buộc cho các bên chủ thể, nghĩa là pháp luật Việt Nam không ấn định các điều khoản chủ yếu mà để cho các bên tham gia quan hệ hợp đồng có quyền tự do thoả thuận. Nội dung của hợp đồng sẽ được coi là hợp pháp nếu như không vi phạm các điều cấm của pháp luật và đạo đức xã hội (Điều 4 và Điều 122 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005) [1]. 3. Vai trò của Incoterms trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế hiện nay 3.1 Vai trò của Incoterms đối với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế Incoterms là một bộ các quy tắc nhằm hệ thống hóa các tập quán thương mại được áp dụng phổ biến bởi các doanh nghiệp trên thế giới. Do các tập quán này đã xuất hiện và tồn tại trong quá trình phát triển của thương mại thế giới, nhưng trước đây chưa được biết đến theo một trật tự khoa học và logic nào. Sau khi Incoterms ra đời là tập hợp những tập quán đã được thực
  • 33. 33 hiện và kiểm nghiệm trong thực tiễn, với mục đích giúp cho mọi doanh nghiệp trên thế giới hiểu rõ và sử dụng một cách dễ ràng không mất nhiều thời gian để tìm hiểu các luật lệ, tập quán thương mại riêng biệt của các đối tác nước ngoài. Incoterms là một ngôn ngữ quốc tế trong giao nhận và vận chuyển hàng hóa quốc tế. Incoterms đã chỉ ra các điều kiện thương mại cụ thể theo đó trách nhiệm giao nhận và vận chuyển được phân định rõ ràng giữa người bán và người mua trong quan hệ mua bán. Incoterms là phương tiện góp phần thúc đấy nhanh tiến trình đàm phán ký hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Bởi nó là tập hợp chuẩn mực thống nhất các tập quán thông dụng có liên quan đến nghĩa vụ của các bên trong mua bán quốc tế cho nên khi xác định Incoterms nào và điều kiện thương mại nào sẽ được áp dụng, các bên có thể hình dung những nghĩa vụ cơ bản mà mình phải thực hiện, việc này thúc đẩy tốc độ giao dịch đàm phán và đơn giản hóa nội dung của hợp đồng mà vẫn đảm bảo tính chặt chẽ, đầy đủ và mang tính pháp lý cao. Từ đó, giúp các bên nhanh chóng đạt được thoả thuận thống nhất tiến tới ký kết hợp đồng mua bán. Incoterms có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế. Bởi Incoterms là những quy tắc chính thức của Phòng thương mại quốc tế về giải thích các điều kiện thương mại, tạo điều kiện cho giao dịch thương mại quốc tế diễn ra một cách trôi chảy. Việc dẫn chiếu đến Incoterms trong hợp đồng mua bán hàng hoá sẽ phân định rõ ràng nghĩa vụ tương ứng của các bên và làm giảm nguy cơ rắc rối về mặt pháp lý. Trên cơ sở các quy tắc đã được hệ thống hoá và giải thích một cách thống nhất các thương nhân có thể hiểu rõ và áp dụng một cách dễ dàng, linh hoạt. 3.2 Vai trò của Incoterms đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
  • 34. 34 Như đã phân tích ở các phần trên, Incoterms được các bên lựa chọn là một trong điều khoản về điều kiện giao nhận hàng hoá, phân chia chi phí, rủi ro, mua bảo hiểm hàng hoá… Khi đã được các bên lựa chọn và ghi nhận trong Hợp đồng, Incoterm - với tư cách là một điều khoản trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì Incoterms sẽ đóng vai trò như sau: Thứ nhất, Incoterms sẽ là cơ sở quan trọng để tính giá cả hàng hóa khi các bên lựa chọn sử dụng điều khoản của Incoterms trong Hợp đồng mua bán. Sở dĩ điều kiện Incoterms được các bên lựa chọn sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để xác định giá cả trong mua bán hàng hóa quốc tế, vì nó quy định nghĩa vụ quan trọng nhất về giao nhận hàng hoá, vận tải hàng hóa, các chi phí cơ bản, giá trị hàng hóa, thủ tục và thuế xuất khẩu, nhập khẩu, chi phí vận tải, bảo hiểm hàng hóa. Trên cơ sở điều kiện nào sẽ được lựa chọn các bên sẽ tính toán chi phí đối với các thủ tục, thuế… từ đó xác định giá cả hàng hóa để thống nhất đàm phán và ký kết hợp đồng. Thứ hai, Incoterms là căn cứ pháp lý để xác định trách nhiệm trong việc giao nhận hàng hóa và thực hiện việc liên quan đến khiếu nại và giải quyết tranh chấp về giao nhận hàng hóa nếu có giữa người bán và người mua trong quá trình thực hiện hợp đồng. Thứ ba, Incoterms là căn cứ xác định thời điểm chuyển đổi rủi ro đối với hàng hóa trong Hợp đồng mua bán. Trên thực tế, khi thực hiện các hợp đồng mua bán thì vấn đề xác định thời điểm chuyển đổi rủi ro đối với hàng hóa rất quan trọng. Bởi nó xác định ai chịu trách nhiệm về rủi ro mất mát, hư hại hàng hóa cũng như chi phí đối với tổn thất liên quan đến hàng hóa. Khi các bên lựa chọn điều kiện Incoterms cụ thể, rõ ràng trong Hợp đồng sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để xác định trách nhiệm của các bên khi xảy ra vấn đề rủi ro đối với hàng hóa.
  • 35. 35 Do vậy, với sự tập hợp sẵn những điều kiện thương mại chuẩn mực và thống nhất trong đó xác định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế được coi là phương tiện quan trọng để đẩy nhanh tiến độ đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và góp phần thúc đẩy sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế.
  • 36. 36 Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA INCOTERMS 2010 VÀ VIỆC ÁP DỤNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM 1. Những quy định của Incoterms 2010 1.1 Cấu trúc của Incoterms 2010 Incoterms trải qua nhiều sửa đổi bổ sung và hiện có phiên bản mới nhất là Incoterms 2010. Trong khuôn khổ luận văn này tác giả sẽ phân tích các quy định của Incoterms dựa trên phiên bản mới nhất là Incoterms 2010. Incoterms 2010 có 11 điều kiện và chia thành 2 nhóm điều kiện được tóm tắt sơ lược theo bảng tóm tắt sau: Bảng 2.1 – Tóm tắt tên các điều kiện của Incoterms 2010 Nhóm điều kiện dành cho mọi phương tiện vận tải EXW Exwork (Giao hàng tại xưởng) FCA Free carrier (Giao hàng cho người chuyên chở) CPT Carriage Paid to (Cước phí trả tới) CIP Carriage and Insurance Paid to (Cước phí và phí bảo hiểm trả tới) DAT Delivered at terminal (Giao hàng tại bến) DAP Delivered at place (Giao hàng tại nơi đến) DDP Delivered duty paid (Giao hàng đã thông quan nhập khẩu) Nhóm điều kiện dành cho FAS Free alongside ship (Giao hàng
  • 37. 37 phương thức vận tải đường biển và đường thủy nội địa dọc mạn tàu) FOB Free on board (Giao hàng trên tàu) CFR Cost and feirght (Tiền hàng cước phí) CIF Cost insurance and freight (Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí Incoterms 2010 có 11 điều kiện thương mại được chia làm 2 nhóm như bảng tóm tắt đã nêu ở trên gồm: (1) Nhóm điều kiện dành cho mọi phương tiện vận tải và (2) Nhóm điều kiện dành cho phương thức vận tải đường biển và đường thủy nội địa. Nhóm thứ nhất gồm 7 điều kiện có thể sử dụng mà không phụ thuộc vào phương thức vận tải lựa chọn và cũng không phụ thuộc vào việc sử dụng một hay nhiều phương thức vận tải; Nhóm thứ hai gồm 4 điều kiện dành cho phương thức vận tải đường biển và đường thủy nội địa. Khi các bên lựa chọn các điều kiện Incoterms thì phải xác định được sự phù hợp với hàng hóa, phương tiện vận tải và quan trọng hơn cả là phải xem các bên có ý định đặt ra cho người mua hoặc người bán các nghĩa vụ bổ sung, ví dụ như nghĩa vụ tổ chức vận tải và mua bảo hiểm. Tuy nhiên, cho dù chọn điều kiện Incoterms nào, các bên cần phải hiểu rằng việc giải thích hợp đồng còn chi phối mạnh mẽ hơn tập quán riêng của từng cảng hoặc từng địa phương có liên quan [18]. Incoterms 2010 có hướng dẫn sử dụng cụ thể cho mỗi điều kiện giao hàng trước khi quy định nghĩa vụ của người bán và người mua. Hướng dẫn sử dụng giải thích những vấn đề cơ bản của mỗi điều kiện Incoterms, chẳng hạn như: khi nào thì nên sử dụng điều kiện này, khi nào rủi ro được được chuyển giao và chi phí được phân chia giữa người mua và người bán như thế nào. Tuy nhiên, Hướng dẫn sử dụng không phải là một bộ phận của các điều kiện
  • 38. 38 Incoterms mà nhằm giúp người sử dụng lựa chọn một cách chính xác và hiệu quả điều kiện thích hợp cho từng giao dịch cụ thể. Cấu trúc của Incoterms được chia thành 2 phần A và B tương ứng với nghĩa vụ của người bán và người mua. Nghĩa vụ của người bán được quy định từ A1 đến A10, nghĩa vụ của người mua được quy định từ B1 đến B10. Nghĩa vụ của các bên tương xứng với nhau một các rõ ràng và cụ thể. Cấu trúc của mỗi điều kiện Incoterms được khái quát tại Bảng sau: Bảng 2.2 – Cấu trúc của Incoterms BÊN BÁN BÊN MUA A1 Nghĩa vụ chung của người bán B1 Nghĩa vụ chung của người mua A2 Giấy phép và các thủ tục B2 Giấy phép và các thủ tục A3 Các Hợp đồng vận tải và bảo hiểm B3 Các Hợp đồng vận tải và bảo hiểm A4 Giao hàng B4 Giao hàng A5 Di chuyển rủi ro B5 Di chuyển rủi ro A6 Phân chia chi phí B6 Phân chia chi phí A7 Thông báo cho người mua B7 Thông báo cho người bán A8 Bằng chứng và việc giao hàng B8 Bằng chứng và việc giao hàng A9 Kiểm tra – Bao bì – Ký hiệu B9 Kiểm tra – Bao bì – Ký hiệu A10 Các nghĩa vụ khác B10 Các nghĩa vụ khác Các điều khoản nghĩa vụ trong Incoterms đều có giá trị pháp lý như nhau. Một số nghĩa vụ chính của các bên được thể hiện như sau:
  • 39. 39 Bảng 2.3 – Nghĩa vụ của các bên trong Incoterms 2010 Tuy nhiên, xét về mức độ quan trọng để làm nổi bật tính chất của các điều kiê ̣n và phân biê ̣t điều kiê ̣n này với điều kiê ̣n khá c, các cặp nghĩa vụ sau đây thường được xem xét: A2-B2: Quy đi ̣nh về nghĩa vụđối với các thủ tục liên quan đến hàng hoá như thông quan, kiểm di ̣ch... A3-B3: Những quy đi ̣nh liên quan đến quyền thuê vâ ̣n tải và mua bảo hiểm A4-B4: Những quy đi ̣nh liên quan đến nghĩa vụ giao nhâ ̣n hàng hoá , xếp dỡ hàng hoá
  • 40. 40 A5-B5: Di chuyển rủi ro A6-B6: Phân chia chi phí Các cặp nghĩa vụ còn lại thông thường đều dễ thực hiện và tương đối rõ ràng về nghĩa vụ của người bán và người mua. 1.2 Các quy định của Incoterms 2010 1.2.1 Các điều kiện áp dụng cho một hoặc nhiều phương thức vận tải Nhóm này gồm 7 điều kiện bao gồm: EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP có thể được sử dụng mà không phụ thuộc vào phương thức vận tải lựa chọn và cũng không phụ thuộc vào việc sử dụng một hay nhiều phương thức vận tải. 1.2.1.1 EXW - Exwork (tên địa điểm giao hàng) Điều kiện EXW – dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “Giao tại xưởng”: người bán giao hàng khi đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại cở sở của người bán hoặc tại một địa điểm chỉ định (ví dụ xưởng, nhà máy, kho, v.v…). Người bán không cần xếp hàng lên phương tiện tiếp nhận cũng như không cần làm thủ tục thông quan xuất khẩu (nếu có). Theo điều kiện này thì các bên cần xác định rõ địa điểm tại nơi giao hàng chỉ định vì chi phí và rủi ro đến điểm đó do người bán chịu. Người mua chịu toàn bộ chi phí và rủi ro liên quan đến việc nhận hàng từ điểm quy định, nếu có, tại nơi giao hàng chỉ định. Điều kiện EXW là điều kiện mà nghĩa vụ của người bán là ít nhất. Điều kiện này nên được áp dụng cẩn trọng với một số lưu ý sau: (i) Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc xếp hàng, mặc dù trên thực tế người bán có điều kiện hơn để thực hiện công việc này. Nếu người bán xếp hàng thì người bán làm việc đó với rủi ro và chi phí do người
  • 41. 41 mua chịu. Trường hợp người bán có điều kiện hơn trong việc xếp hàng thì điều kiện FCA, theo đó người bán xếp hàng và chịu tất cả rủi ro và chi phí, sẽ thích hợp hơn. (ii) Một người mua mua từ một người bán theo điều kiện EXW để xuất khẩu cần biết rằng người bán chỉ có nghĩa vụ hỗ trợ người mua khi người mua yêu cầu để thực hiện xuất khẩu chứ người bán không có nghĩa vụ làm thủ tục hải quan. Do đó, người mua không nên sử dụng điều kiện EXW nếu họ không thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm thủ tục thông quan xuất khẩu. (iii) Người mua có nghĩa vụ rất hạn chế trong việc cung cấp thông tin cho người bán liên quan đến xuất khẩu hàng hóa. Tuy vậy, người bán có thể cần một số thông tin, chẳng hạn để tính thuế hoặc báo cáo [18, tr15]. 1.2.1.2 FCA - Free carrier (tên địa điểm giao hàng) Điều kiện FCA - “Giao cho người chuyên chở” có nghĩa là người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định, tại cở sở của người bán hoặc tại địa điểm chỉ định khác. Các bên cần phải quy định rõ địa điểm tại nơi được chọn để giao hàng, vì rủi ro được chuyển cho người mua tại địa điểm đó. Nếu các bên định giao hàng tại cơ sở của người bán thì nên quy định địa chỉ cơ sở của người bán là nơi giao hàng. Nếu các bên có ý định giao hàng tại một địa điểm khác thì các bên phải chỉ ra địa điểm giao hàng khác đó. Điều kiện FCA đòi hỏi người bán phải thông quan xuất khẩu, nếu có. Tuy vậy, người bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu, trả thuế nhập khẩu hoặc trả chi phí làm thủ tục thông quan nhập khẩu [18, tr23]. 1.2.1.3 CPT - Carriage Paid to (nơi đến quy định) Điều kiê ̣n CPT dịch ra tiếng Việt là “Cước phí trả tới” có nghĩa là người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người
  • 42. 42 bán chỉ định tại một nơi thỏa thuận (nếu điểm đó đã được các bên thỏa thuận) và người bán phải ký hợp đồng và trả chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa tới địa điểm đến được chỉ định. Điều kiện này có điểm lưu ý, vì rủi ro và chi phí được chuyển giao tại hai điểm khác nhau. Các bên nên quy định rõ trong hợp đồng về địa điểm giao hàng tại đó rủi ro được chuyển cho người mua, và địa điểm đến được chỉ định mà người bán phải thuê phương tiện vận tải để chở hàng đến. Nếu nhiều người chuyên chở tham gia vận tải hàng hóa đến nơi quy định và các bên không có thỏa thuận về điểm giao hàng cụ thể thì rủi ro được chuyển khi hàng hóa đã được giao cho người chuyển chở đầu tiên tại địa điểm hoàn toàn do người bán lựa chọn và người mua không có quyền gì về việc này. Nếu các bên trong hợp đồng muốn rủi ro được chuyển tại một thời điểm muộn hơn (ví dụ như tại cảng biển hoặc tại sân bay), thì họ phải quy định cụ thể trong hợp đồng mua bán. Các bên cũng nên quy định rõ địa điểm tại nơi đến được chỉ định, vì các chi phí đến điểm đó là do người bán chịu. Người bán phải ký hợp đồng vận tải phù hợp với địa điểm này. Nếu người bán phải trả thêm chi phí theo hợp đồng vận tải liên quan đến việc dỡ hàng tại điểm đến quy định thì người bán sẽ không có quyền đòi hỏi người mua bồi hoàn những chi phí đó trừ khi có thỏa thuận khác giữa hai bên. Điều kiện CPT yêu cầu người bán phải thông quan xuất khẩu (nếu có). Tuy vậy, người bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu, trả bất kỳ khoản thuế nhập khẩu hoặc thực hiện bất kỳ thủ tục thông quan nhập khẩu nào [18, tr31]. 1.2.1.4 CIP - Carriage and Insurance Paid to (nơi đến quy định) Điều kiện CIP di ̣ch ra tiếng Viê ̣t là “Cước phí và bảo hiểm trả tới” có nghĩa là người bán giao hàng hóa cho người chuyên chở hoặc người khác do
  • 43. 43 người bán chỉ định tại địa điểm đã thỏa thuận (nếu địa điểm đã được thỏa thuận giữa các bên), ngoài ra người bán phải trả chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa tới nơi đến quy định. Người bán cũng phải ký hợp đồng bảo hiểm cho những rủi ro của người mua về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa trong quá trình vận tải. Người mua cần lưu ý rằng theo điều kiện CIP người bán chỉ phải mua bảo hiểm với phạm vi tối thiểu. Nếu người mua muốn được bảo hiểm với phạm vi lớn hơn, người mua cần thỏa thuận rõ ràng với người bán ghi nhâ ̣n cụthể trong hợp đồng mua bán hoặc tự mình mua bảo hiểm bổ sung. Người chuyên chở là bất kỳ người nào mà theo một hợp đồng vận tải cam kết tự mình thực hiện hoặc đảm trách việc chuyên chở bằng đường sắt, đường bộ, hàng không, đường biển, đường thủy nội địa hoặc kết hợp các phương thức vận tải đó. Nếu có những người chuyên chở kế tiếp được sử dụng để vận chuyển hàng hóa tới nơi thỏa thuận thì rủi ro chuyển giao khi hàng hóa đã được giao cho người chuyên chở đầu tiên. Khi sử dụng các điều kiện này, người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi giao hàng hóa cho người chuyên chở chứ không phải khi hàng hóa được vận chuyển tới điểm đến quy định. Điều kiện này có hai điểm tới hạn: rủi ro và chi phí được chuyển giao tại hai địa điểm khác nhau. Các bên sẽ phải xác định rõ điểm giao hàng, nơi rủi ro được chuyển sang cho người mua và điểm đến quy định, nơi người bán phải ký hợp đồng vận tải. Nếu nhiều người vận tải được sử dụng cho việc vận chuyển hàng hóa đến nơi quy định và các bên không có thỏa thuận về điểm giao hàng cụ thể thì rủi ro được chuyển khi hàng hóa đã được chuyển giao cho người chuyên chở đầu tiên tại địa điểm hoàn toàn do người bán lựa chọn và người mua không có quyền gì về việc này. Nếu các bên muốn rủi ro được chuyển tại một thời điểm sau đó (ví dụ như tại cảng biển hoặc tại sân bay), thì
  • 44. 44 họ cần phải quy định cụ thể trong hợp đồng. Điều kiện này đòi hỏi người bán phải thông quan xuất khẩu cho hàng hóa. Điều kiê ̣n này sử dụng cho mọi phương tiê ̣n vâ ̣n tải, kể cả vâ ̣n tải đa phương thứ c [18, tr39]. 1.2.1.5 DAT – Delivered at terminal (nơi đến quy định) Điều kiê ̣n DAT di ̣ch ra tiếng Viê ̣t là “Giao tại bến” có nghĩa là người bán giao hàng, khi hàng hóa sau khi đã dỡ khỏi phương tiện vận tải, được đặt dưới sự định đoạt của người mua tại một bến chỉ định, tại cảng hoặc tại nơi đến chỉ định. “Bến” (terminal) bao gồm bất kỳ nơi nào, dù có mái che hay không có mái che, như cầu cảng, kho, bãi container hoặc ga đường bộ, đường sắt hoặc hàng không. Người bán chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến địa điểm đó. Người bán được khuyên nên ký hợp đồng vận tải đến đúng địa điểm đó. Các bên nên quy định càng rõ càng tốt về bến và, nếu có thể, một điểm cụ thể tại bến hoặc tại cảng hoặc nơi đến thỏa thuận vì người bán chịu rủi ro đưa hàng hóa đến địa điểm đó. Người bán được khuyên nên ký hợp động vận tải đến đúng địa điểm đó. Hơn nữa, nếu các bên muốn người bán chịu rủi ro và chi phí vận chuyển và dỡ hàng từ bên đến một địa điểm khác thì nên sử dụng điều kiện DAP hoặc DDP. Điều kiện DAT yêu cầu người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu hàng hóa, nếu cần. Tuy vậy, người bán không có nghĩa vụ làm thủ tục nhập khẩu hay trả bất kỳ khoản thuế nhập khẩu nào hay tiến hành các thủ tục thông quan nhập khẩu. 1.2.1.6 DAP – Delivered at place (nơi đến quy định) Điều kiê ̣n DAP di ̣ch ra tiếng Viê ̣t là “Giao hàng tại nơi đến” có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải, sẵn sàng dỡ tại nơi đến chỉ định. Người
  • 45. 45 bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến nơi đến chỉ định. Người bán có trách nhiệm bốc dỡ hàng hoá tại phương tiện vận tải . Các bên khi ký kết hợp đồng nên quy định rõ về địa điểm cụ thể tại nơi đến thỏa thuận vì người bán chịu mọi rủi ro tới địa điểm đó. Người bán được khuyên nên ký hợp đồng vận tải đến đúng địa điểm đó. Nếu người bán, theo hợp đồng vận tải phải trả chi phí dỡ hàng ở nơi đến thì người bán không có quyền đòi lại khoản phí này từ người mua, trừ khi có thỏa thuận khác giữa hai bên. Điều kiện DAP yêu cầu người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu, nếu có. Tuy vậy, người bán không có nghĩa vụ làm thủ tục thông quan nhập khẩu, trả thuế nhập khẩu hoặc làm các thủ tục thông quan nhập khẩu. Nếu các bên muốn người bán làm thủ tục thông quan nhập khẩu, trả thuế và chi phí liên quan đến nhập khẩu thì nên sử dụng điều kiện DDP. 1.2.1.7 DDP – Delivered duty paid (nơi đến quy định) Điều kiê ̣n DDP di ̣ch ra tiếng Viê ̣t là “Giao hàng đã thông quan nhập khẩu” có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua, đã thông quan nhập khẩu, trên phương tiện vận tải chở đến và đã sẵn sàng để dỡ hàng tại nơi đến quy định. Người mua có trách nhiê ̣m bốc dỡ hàng hoá khỏi phương tiê ̣n vâ ̣n tải . Người bán chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan để đưa hàng hóa tới nơi đến và có nghĩa vụ thông quan cho hàng hóa, không chỉ thông quan xuất khẩu mà còn thông quan nhập khẩu, trả các khoản thuế, phí và thực hiện các thủ tục cho thông quan xuất và nhập khẩu. Điều kiện DDP thể hiện nghĩa vụ tối đa của người bán. Đi ̣a điểm giao hàng là một “nơi đến” được chỉ định trong hợp đồng , có thể là địa điểm bất kỳ , cầu cảng, bãi container . Do vâ ̣y, các bên nên quy định càng rõ càng tốt về địa điểm giao hàng cụ thể tại nơi đến thỏa thuận vì người bán chịu mọi chi phí và rủi ro đưa hàng hóa tới địa điểm đó. Nếu
  • 46. 46 người bán,theo quy định của hợp đồng vận tải, phải trả chi phí dỡ hàng ở nơi đến thì người bán không được đòi lại khoản phí này từ người mua, trừ khi có thỏa thuận khác giữa hai bên. Các bên không nên sử dụng điều kiện DDP nếu người bán không thể trực tiếp hay gián tiếp làm thủ tục nhập khẩu. Nếu các bên muốn người mua chịu mọi rủi ro và chi phí thông quan nhập khẩu thì nên sử dụng điều kiện DAP. Mọi khoản thuế giá trị gia tăng (VAT) hay các loại thuế khác phải nộp khi nhập khẩu do người bán chịu, trừ phi có thỏa thuận khác một cách rõ ràng trong hợp đồng mua bán. 1.2.2 Các điều kiện áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa Nhóm này bao gồm điều kiện FAS, FPB, CFR, CIF do địa điểm giao hàng và nơi hàng hóa được chở tới người mua đều là cảng biển, vì thế chúng được xếp vào các điều kiện “Đường biển và đường thủy nội địa”. 1.2.2.1 FAS – Free alongside ship (tên cảng xếp hàng quy định) Điều kiê ̣n FAS di ̣ch ra tiếng Viê ̣t là “Giao dọc mạn tàu” có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dọc mạn con tàu do người mua chỉ định (ví dụ đặt trên cầu cảng hoặc trên xà lan) tại cảng giao hàng đã chỉ định. Mọi Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng hóa được đặt dọc mạn tàu, và người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm này trở đi. Các bên nên quy định càng rõ càng tốt về địa điểm xếp hàng tại cảng giao hàng chỉ định, vì mọi chi phí và rủi ro về hàng hóa tới địa điểm đó do người bán chịu và các chi phí này và chi phí làm hàng có thể thay đổi tùy tập quán từng cảng. Người bán, hoặc phải đặt hàng hóa dọc mạn tàu hoặc mua sẵn hàng hóa đã được giao như vậy. Từ “mua sẵn” ở đây áp dụng cho việc bán hàng nhiều
  • 47. 47 lần trong quá trình vận chuyển (bán hàng theo lô) rất phổ biến trong mua bán hàng nguyên liệu. Khi hàng được đóng trong container, thông thường người bán phải giao hàng cho người chuyên chở tại bến, chứ không giao dọc mạn tàu. Trong trường hợp này, điều kiện FAS là không phù hợp, mà nên sử dụng điều kiện FCA. Điều kiện FAS yêu cầu người bán phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu (nếu có). Tuy vậy, người bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu, trả các khoản thuế nhập khẩu hoặc làm thủ tục thông quan nhập khẩu. 1.2.2.2 FOB – Free on board (tên cảng giao hàng) Điều kiê ̣n FOB di ̣ch ra tiếng Viê ̣t là “Giao hàng trên tàu” có nghĩa là người bán giao hàng lên con tàu do người mua chỉ định tại cảng xếp hàng chỉ định hoặc mua được hàng hóa đã sẵn sàng để giao như vậy. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng hóa được xếp lên tàu, và người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm này trở đi. Người bán phải giao hàng lên tàu hoặc mua sẵn hàng hóa đã được giao như vậy. Việc dẫn chiếu từ “mua sẵn” ở đây áp dụng cho việc bán hàng nhiều lần trong quá trình vận chuyển (bán hàng theo lô) rất phổ biến trong mua bán hàng nguyên liệu. Điều kiện FOB có thể không phù hợp khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở trước khi được xếp lên tàu, ví dụ hàng hóa trong container thường được giao tại các bến bãi (terminal). Trong trường hợp này nên sử dụng điều kiện FCA. Điều kiện FOB yêu cầu, người bán phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu (nếu có). Tuy vậy, người bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu, trả các khoản thuế nhập khẩu hoặc làm thủ tục thông quan nhập khẩu. 1.2.2.3 CFR – Cost & Freight (cảng đến quy định)
  • 48. 48 Điều kiê ̣n CFR dịch ra tiếng Việt là “Tiền hàng và cước phí” có nghĩa là người bán phải giao hàng lên tàu hoặc mua hàng để giao hàng như vậy. Rủi ro về mất mát hay hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng được giao lên tàu. Người bán phải ký hợp đồng và trả các chi phí và cước phí cần thiết để đưa hàng hóa đến cảng đến quy định. Khi sử dụng các điều kiện này, người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi người bán giao hàng cho người chuyên chở theo cách thức được quy định cụ thể trong mỗi điều kiện, chứ không phải hàng tới nơi đến. Điều kiện này có hai điểm tới hạn, vì rủi ro di chuyển và chi phí được phân chia ở các địa điểm khác nhau. Trong khi hợp đồng luôn chỉ rõ cảng đến thì nó có thể lại không chỉ rõ cảng xếp hàng – là nơi mà rủi ro di chuyển sang người mua. Nếu cảng gửi hàng có ý nghĩa đặc biệt đối với người mua, thì các bên quy định trong hợp đồng càng cụ thể càng tốt. Các bên xác định càng cụ thể càng tốt địa điểm đến đã thỏa thuận, vì các chi phí cho đến địa điểm đó do người bán chịu. Người bán nên ký các hợp đồng vận tải đến đúng địa điểm này. Nếu theo hợp đồng chuyên chở, người bán phải trả các chi phí liên quan đến việc dỡ hàng tại địa điểm chỉ định ở cảng đến, thì người bán không có quyền đòi lại chi phí đó từ người mua trừ phi hai bên có thỏa thuận khác. Người bán phải, hoặc giao hàng lên tàu, hoặc mua hàng đã giao để vận chuyển hàng đến cảng đến. Ngoài ra, người bán phải ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa hoặc “mua” một hợp đồng như vậy. Từ “mua” ở đây áp dụng cho việc bán hàng nhiều lần trong quá trình vận chuyển (bán hàng theo lô) rất phổ biến trong mua bán hàng nguyên liệu. CFR không phù hợp khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở trước khi hàng được giao lên tàu, ví dụ hàng đóng trong container, mà thường là giao hàng tại bến, bãi. Trong trường hợp này nên sử dụng điều kiện CPT.
  • 49. 49 CFR đòi hỏi người bán thông quan xuất khẩu cho hàng hóa (nếu có). Tuy vậy, người bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu, trả bất kỳ loại thuế nhập khẩu nào hay tiến hành bất kỳ một thủ tục hải quan nhập khẩu nào. 1.2.2.4 CIF – Cost, Insurance and Freight (cảng đến quy định) Điều kiê ̣n CIF di ̣ch ra tiếng Viê ̣t là “Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí” có nghĩa là người bán phải giao hàng lên tàu hoặc mua hàng đã giao như vậy. Rủi ro về mất mát hay hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng được giao lên tàu. Người bán phải ký hợp đồng và trả các chi phí và cước phí cần thiết để đưa hàng hóa đến cảng đến quy định. Người bán cũng ký hợp đồng bảo hiểm để bảo hiểm những rủi ro của người mua về mất mát hoặc thiệt hại của hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Người mua nên lưu ý rằng theo điều kiện CIF, người bán chỉ phải mua bảo hiểm theo điều kiện tối thiểu. Nếu người mua muốn được bảo hiểm ở mức độ cao hơn, thì người mua phải thỏa thuận rõ ràng với người bán hoặc tự mua bảo hiểm bổ sung. Khi sử dụng các điều kiện CPT, CIP, CFR và CIF, người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi người bán giao hàng cho người chuyên chở theo cách thức được quy định cụ thể trong mỗi điều kiện, chứ không phải khi hàng tới nơi đến. Điều kiện này có hai điểm tới hạn, vì rủi ro di chuyển và chi phí được phân chia ở các địa điểm khác nhau. Trong khi hợp đồng luôn chỉ rõ cảng đến thì nó có thể lại không chỉ rõ cảng xếp hàng – là nơi mà rủi ro di chuyển sang người mua. Nếu cảng gửi hàng có ý nghĩa đặc biệt đối với người mua, thì các bên quy định trong hợp đồng càng cụ thể càng tốt. Các bên xác định càng cụ thể càng tốt địa điểm đến đã thỏa thuận, vì các chi phí cho đến địa điểm đó do người bán chịu. Người bán nên ký các hợp đồng vận tải đến đúng địa điểm này. Nếu theo hợp đồng chuyên chở, người bán phải trả các chi phí liên quan đến việc dỡ hàng tại địa điểm chỉ định ở
  • 50. 50 cảng đến, thì người bán không có quyền đòi lại chi phí đó từ người mua trừ phi hai bên có thỏa thuận khác. Người bán phải, hoặc giao hàng lên tàu, hoặc mua hàng đã giao để vận chuyển hàng đến cảng đến. Ngoài ra, người bán phải ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa hoặc “mua” một hợp đồng như vậy. Từ “mua” ở đây áp dụng cho việc bán hàng nhiều lần trong quá trình vận chuyển (bán hàng theo lô) rất phổ biến trong mua bán hàng nguyên liệu. CIF không phù hợp khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở trước khi hàng được giao lên tàu, ví dụ hàng đóng trong container, mà thường là giao hàng tại bến bãi. Trong trường hợp này, nên sử dụng điều kiện CIP. CIF đòi hỏi người bán thông quan xuất khẩu cho hàng hóa (nếu có). Tuy vậy, người bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khâu, trả bất kỳ loại thuế nhập khẩu nào hay tiến hành bất kỳ một thủ tục hải quan nhập khẩu nào. 2. Một số vấn đề lưu ý khi áp dụng Incoterms trong HĐMBHHQT Như đã phân tích về một số đặc điểm của Incoterms ở các mục trên cho nên khi các bên lựa chọn áp dụng Incoterms cần lưu ý một số điểm sau: Thứ nhất, Incoterms là tập quán thương mại quốc tế, không có tính chất bắt buộc. Chỉ khi nào các bên tham gia hợp đồng quy định sử dụng điều kiện của Incoterms trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì nó mới trở thành điều kiện bắt buộc, ràng buộc nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng. Thứ hai, các phiên bản ra đời sau không phủ nhận tính hiệu lực của các phiên bản trước. Chính vì vậy, mà khi sử dụng thì cần phải ghi rõ áp dụng Incoterms phiên bản nào để đối chiếu, để xác định trách nhiệm của các bên. Thứ ba, Incoterms chỉ giải thích những vấn đề chung nhất có liên quan đến việc giao hàng, như việc bên nào có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải