SlideShare a Scribd company logo
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ VÂN ANH
ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HÀ NỘI - 2019
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ VÂN ANH
ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 62 22 03 15
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS,TS. Trịnh Thị Hồng Hạnh
2. TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án
là trung thực. Những kết luận khoa học của luận
án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Thị Vân Anh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN
7
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 7
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố có
liên quan đến đề tài và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
25
Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005
30
2.1. Những căn cứ để xác định chủ trương phát triển kinh tế công
nghiệp (1997 - 2005)
30
2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển kinh tế
công nghiệp (1997 - 2005)
47
2.3. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo phát triển kinh tế công nghiệp
(1997 - 2005)
55
Chƣơng 3: ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2005 ĐẾN
NĂM 2015
73
3.1. Tình hình mới và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về
đẩy mạnh phát triển kinh tế công nghiệp (2005 - 2015)
73
3.2. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế
công nghiệp (2005 - 2015)
84
Chƣơng 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 120
4.1. Nhận xét quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển
kinh tế công nghiệp (1997 - 2015)
120
4.2. Những kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp (1997 - 2015)
136
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong các ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân, công nghiệp
là ngành sản xuất vật chất quan trọng, là khâu đột phá trong quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực
hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp
hóa là một giai đoạn tất yếu của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển. Đối
với Việt Nam, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, muốn tiến lên chủ nghĩa
xã hội, nhất thiết phải trải qua công nghiệp hóa. Từ Đại hội Đảng lần thứ III
(9/1960), Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung
tâm của cả thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đảng xác định thực chất
của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là "Quyết tâm thực hiện cách mạng kỹ
thuật, thực hiện phân công mới về lao động xã hội là quá trình tích lũy xã hội
chủ nghĩa để không ngừng thực hiện tái sản xuất mở rộng" [62]. Đảng luôn khẳng
định kinh tế công nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Trong những năm đổi mới, đi đôi với tăng trưởng ổn định, nền kinh tế
Việt Nam đã có sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ. Xu hướng của quá trình này
là công nghiệp tăng nhanh gắn liền với sự phát triển các ngành theo hướng đa
dạng hóa, từng bước hình thành một số ngành trọng điểm và mũi nhọn, có tốc
độ phát triển cao, thuận lợi về thị trường, có khả năng xuất khẩu, đem lại giá
trị kinh tế lớn, qua đó góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho
nhân dân v.v... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình phát
triển của công nghiệp Việt Nam cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như trình
độ thấp, chủ yếu phát triển theo chiều rộng, quá nhiều mũi nhọn, phụ thuộc
vào doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. Điều này dẫn đến, sự phát triển
công nghiệp thiếu bền vững, khả năng cạnh tranh của khu vực công nghiệp
còn yếu, trong khi tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp khá cao thì
tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm còn thấp, tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm
chưa cao, hầu hết các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu ở nước ta dưới dạng
nguyên liệu hoặc dưới dạng gia công (giày dép, dệt may), lắp ráp (điện tử, vi
tính), tỷ lệ sản phẩm chế tạo rất thấp, giá trị mới tạo ra trong sản phẩm chiếm
tỷ trọng nhỏ, công nghiệp chế biến phụ thuộc vào nguyên, vật liệu phụ nhập
khẩu với chi phí cao dẫn đến giá cao. Nhiều doanh nghiệp công nghiệp quy
mô nhỏ, chưa chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, chủng loại
sản phẩm chưa phong phú, hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực quản lý,
trình độ khoa học - công nghệ yếu kém… Những bất cập này, ở mức độ nhất
định, đã làm cản trở sự phát triển của công nghiệp Việt Nam.
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi Bắc Bộ, tiếp
giáp với Thủ đô Hà Nội, có lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu thuận lợi, tài nguyên
khoáng sản, tài nguyên rừng phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao
để phát triển một nền kinh tế đa dạng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Công nghiệp Thái Nguyên được hình thành từ những năm đầu thập niên 60
của thế kỷ XX với sự ra đời của hai trung tâm công nghiệp nặng của Việt Nam là
khu gang thép Thái Nguyên (đầu thập kỷ 60) và khu cơ khí Gò Đầm (đầu thập
kỷ 70). Trải qua quá trình hơn 50 năm hình thành và phát triển, đến nay công
nghiệp Thái Nguyên đã có một cơ cấu tương đối đầy đủ với hầu hết các ngành
công nghiệp, trong đó nhiều ngành tương đối phát triển so với các địa phương
khác như công nghiệp cơ khí, luyện kim, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây
dựng, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm v.v... Kinh tế công nghiệp phát triển
đem lại giá trị kinh tế cao; hình thành một số sản phẩm chủ lực và đặc trưng
riêng của tỉnh; giải quyết được việc làm cho lực lượng lao động tại chỗ v.v...,
qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, bên
cạnh những thành tựu đạt được, kinh tế công nghiệp tỉnh Thái Nguyên phát triển
vẫn thiếu bền vững, tốc độ tăng trưởng không ổn định, các cơ sở công nghiệp
chậm đổi mới công nghệ, sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp không cao,
chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu và sản phẩm thô; phân bố các khu công nghiệp
chưa hợp lý, công tác quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn nhiều
bất cập, đội ngũ cán bộ còn bộc lộ nhiều yếu kém v.v... Nhận thức được tầm
quan trọng của kinh tế công nghiệp đối với sự phát triển của tỉnh, thực hiện quan
điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên có những
chủ trương, chính sách và biện pháp kịp thời thúc đẩy phát triển công nghiệp.
Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển
kinh tế công nghiệp trong giai đoạn 1997 đến 2015 nhằm khẳng định sự đúng
đắn, sáng tạo trong chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh; đánh giá
những thành công và hạn chế của quá trình lãnh đạo, chỉ đạo; rút ra một số
kinh nghiệm Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên vận dụng vào lãnh đạo phát triển kinh
tế công nghiệp trong giai đoạn mới. Để có thể góp phần làm sáng tỏ những
điều đó, chúng tôi lựa chọn đề tài "Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát
triển kinh tế công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015" làm luận án tiến sĩ
lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án làm rõ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối
với phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015, đúc kết những
kinh nghiệm có giá trị tham khảo đối với quá trình phát triển kinh tế công
nghiệp ở địa phương trong thời gian tiếp theo.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá những căn cứ để xác định chủ trương lãnh đạo
của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển kinh tế công nghiệp ở Thái
Nguyên từ năm 1997 đến năm 2015;
- Khái quát quan điểm, chủ trương của Đảng; phân tích chủ trương và
sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển kinh tế công nghiệp từ
năm 1997 đến năm 2015;
- Đánh giá những thành công, hạn chế, nguyên nhân; đúc kết những
kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng bộ
tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2015.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động lãnh đạo phát triển kinh
tế công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2015.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Kinh tế công nghiệp bao gồm nhiều nội dung. Trong
phạm vi luận án này, chúng tôi tập trung nghiên cứu chủ trương và quá trình
chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với phát triển kinh tế công nghiệp
trên các vấn đề: (1) quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng - kỹ thuật; (2) phát
triển các ngành công nghiệp có lợi thế như: công nghiệp khai khoáng, công
nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước; (3) phát
triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; (4) quy hoạch, mở rộng các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp; (5) thu hút đầu tư và phát triển nguồn nhân lực cho
công nghiệp trên địa bàn tỉnh; (6) cải cách hành chính, cải thiện môi trường
đầu tư nhằm thu hút nguồn lực trong và ngoài tỉnh; (7) bảo vệ môi trường
trong phát triển công nghiệp.
Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 1997, năm tái lập tỉnh Thái Nguyên,
thời điểm diễn ra Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, đến năm
2015 năm diễn ra Đại hội lần thứ XIX của Đảng bộ tỉnh.
Về không gian: Nghiên cứu phát triển kinh tế công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế công nghiệp.
4.2. Nguồn tài liệu
- Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung và phát triển kinh tế công nghiệp nói riêng.
- Các văn kiện, nghị quyết, quyết định, báo cáo, chương trình hành
động của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.
- Số liệu thống kê của Cục Thống kê, Sở Công - Thương và một số sở,
ban, ngành của tỉnh.
- Các công trình đã xuất bản, đề tài, đề án, bài báo, tạp chí, luận văn,
luận án có liên quan đến đề tài.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên
ngành, trong đó chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc,
đồng thời kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu như thống kê, đối
chiếu, phân tích, so sánh, tổng hợp quá trình phát triển kinh tế công nghiệp ở
Thái Nguyên, cụ thể:
Phương pháp lịch sử được sử dụng để làm rõ quát trình lãnh đạo phát
triển kinh tế công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến
năm 2015 qua hai giai đoạn.
Phương pháp lôgíc được sử dụng nhằm làm rõ mối liên hệ giữa các
chủ trương, biện pháp với quá trình chỉ đạo thực hiện, những kết quả đạt được.
Đánh giá được những ưu điểm, hạn chế và một số kinh nghiệm trong quá
trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp từ
năm 1997 đến năm 2015.
Các phương pháp khác như: phân tích, so sánh, tổng hợp nhằm làm
sáng tỏ hơn những vấn đề mà luận án đặt ra.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Hệ thống hóa quan điểm, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên về phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015.
- Nhận định, đánh giá thành tựu, hạn chế trong hoạt động lãnh đạo
phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997
đến năm 2015.
- Đúc rút kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh
đạo phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015 để có thể vận
dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Góp phần tổng kết sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát
triển kinh tế công nghiệp - một lĩnh vực chủ đạo của nền kinh tế địa phương.
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp thêm luận cứ khoa học cho
việc xác định hệ thống quan điểm, chủ trương và giải pháp lãnh đạo phát triển
kinh tế công nghiệp ở địa phương trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác tuyên
truyền, nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ đổi mới.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận án gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Chương 2. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công
nghiệp từ năm 1997 đến năm 2005.
Chương 3. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo đẩy mạnh phát triển
kinh tế công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015.
Chương 4. Nhận xét và một số kinh nghiệm.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Kinh tế công nghiệp là lĩnh vực quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế
quốc dân, có ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn xã hội. Phát triển
kinh tế công nghiệp là khâu đột phá trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ở Việt Nam hiện nay. Vì thế, lĩnh vực này luôn được Đảng và Nhà nước
xác định là mặt trận hàng đầu, quan trọng nhất trong sự nghiệp đổi mới, đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do vậy, vấn đề này đã thu hút
nhiều nhà khoa học, các cơ quan quan tâm nghiên cứu. Có thể khái quát thành
các nhóm công trình khoa học sau đây.
1.1.1. Nhóm nghiên cứu về phát triển công nghiệp của một số
nƣớc trên thế giới
Quá trình đổi mới toàn diện đất nước đã đạt được những thành tựu cơ
bản trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Hiện nay, Đảng và Nhà nước
đang thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nỗ lực đẩy nhanh tiến trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong quá trình này, rất nhiều yêu
cầu, nhiệm vụ được đặt ra. Do đó, Việt Nam cần xây dựng và thực thi các chủ
trương, chính sách phát triển sản xuất hợp lý cũng như các định hướng đầu tư,
phát triển thương mại vừa phù hợp với những điều kiện cụ thể của đất nước
vừa đáp ứng và hỗ trợ cho các đòi hỏi trong quá trình hợp tác quốc tế và hội
nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong bối cảnh đó, để thực hiện các
nhiệm vụ trên một cách có hiệu quả, bên cạnh việc nghiên cứu lý thuyết kinh
tế của các thị trường hiện đại, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước ngoài thì
việc nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia có nhiều điểm tương đồng với
Việt Nam về kinh tế, văn hóa, địa lý v.v... có những thành công đáng kể trong
quá trình chuyển sang phát triển kinh tế thị trường và thực hiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách
cho Việt Nam trên con đường phát triển đất nước. Do đó, đây cũng là nội
dung được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm.
Trung Quốc là quốc gia láng giềng của Việt Nam. Những bài học kinh
nghiệm trong phát triển kinh tế của Trung Quốc được các nhà nghiên cứu Việt
Nam quan tâm. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Phạm Thái Quốc,
Trung Quốc quá trình công nghiệp hóa trong 20 năm cuối thế kỷ XX [163];
Lê Hữu Tầng, Lưu Hàm Nhạc, Nghiên cứu so sánh đổi mới kinh tế ở Việt
Nam và cải cách kinh tế ở Trung Quốc [173]; Bùi Văn Hưng, Công nghiệp
hóa nông thôn Trung Quốc thời kỳ cải cách và mở cửa [123] v.v... Trên cơ sở
lý luận và thực tiễn về công nghiệp hóa ở Trung Quốc, tác giả Phạm Thái
Quốc đã nghiên cứu thực trạng quá trình công nghiệp hóa ở Trung Quốc từ
năm 1979 đến nay về các khía cạnh: chuyển dịch cơ cấu ngành, nội bộ từng
ngành, các điều kiện kinh tế và hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào
Trung Quốc, chính sách đầu tư và thương mại, vấn đề phát triển nguồn nhân
lực và khoa học kỹ thuật cho công nghiệp hóa. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra
những nhận định, đánh giá về kết quả đạt được, những tồn tại, vấn đề phát
sinh và hướng giải quyết tồn tại đó. Việc nghiên cứu quá trình công nghiệp
hóa ở Trung Quốc đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong
quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quá
trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế công nghiệp Việt Nam
nói riêng chịu sự tác động của Trung Quốc, nhất là sau khi đất nước này gia
nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Vấn đề này được nghiên cứu bởi
tác giả Lê Đăng Minh, Trung Quốc sau gia nhập Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO): Tác động và những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh
một số ngành công nghiệp Việt Nam [142] v.v... Việc Trung Quốc gia nhập
WTO đã có những tác động rất lớn đến sự phát triển của ngành công nghiệp
Việt Nam, cụ thể, về lĩnh vực thu hút vốn đầu tư FDI, chi phí đầu vào của sản
xuất hàng công nghiệp, thị trường xuất khẩu hàng công nghiệp, thị trường nội
địa Việt Nam, vấn đề việc làm của người lao động trong các ngành công
nghiệp v.v... Hơn thế nữa, sự kiện này còn góp phần làm nâng cao năng lực
cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.
Nhật Bản và Việt Nam là hai quốc gia chung dòng văn hóa Á Đông.
Mối quan hệ giao lưu hợp tác giữa hai quốc gia ngày càng phát triển. Do đó,
việc nghiên cứu, tìm hiểu giữa hai quốc gia cũng được các nhà nghiên cứu
chú trọng. Các công trình tiêu biểu như: Goro Ono, Chính sách công nghiệp
cho công cuộc đổi mới một số kinh nghiệm của Nhật Bản [90]; Nhiều tác giả,
Chính sách công nghiệp của Nhật Bản [150]; Hồ Văn Thông, Kinh nghiệm khai
thác các nguồn lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Nhật Bản [179];
Nguyễn Minh Tú, Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Chính sách công nghiệp và các
công cụ chính sách công nghiệp: Kinh nghiệm của Nhật Bản và bài học rút ra
cho công nghiệp hóa của Việt Nam [198]; Kazushi Ohkawa, Hirohisa
Kohama, Kinh nghiệm công nghiệp hóa của Nhật Bản và sự thích dụng của
nó đối với các nền kinh tế đang phát triển [128]. Có thể khẳng định rằng,
chính sách của Nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của bất
kỳ lĩnh vực nào. Chính sách đúng đắn, phù hợp sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh
mẽ và ngược lại. Trong số các công trình nghiên cứu trên, đáng kể phải đề cập
đến công trình Chính sách công nghiệp của Nhật Bản. Cuốn sách này là kết
quả nghiên cứu công phu, nghiêm túc của tập thể tác giả người Nhật Bản. Nền
kinh tế Nhật Bản đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, trong suốt thời gian dài từ khi
kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai cho đến những năm 1980 với ba thời kỳ.
Thời kỳ thứ nhất (1945 - 1960), gồm các giai đoạn tái thiết và tạo đà cho sự
tăng trưởng nhanh. Đây cũng chính là giai đoạn phục hồi nền kinh tế từ khi ra
khỏi chiến tranh và sau đó đã duy trì được mức tăng trưởng xấp xỉ 10%. Thời
kỳ thứ hai là kỷ nguyên tăng trưởng nhanh của những năm 1960 và kéo dài đến
trước cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới lần thứ nhất vào năm 1973 với tốc
độ tăng trưởng chưa từng có trong lịch sử Nhật Bản. Thời kỳ thứ ba được đánh
dấu bằng cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, chấm dứt kỷ nguyên tăng trưởng
nhanh của nền kinh tế Nhật Bản. Những sự bứt phá đi lên thần kì của nền
kinh tế, chính sách tạo động lực cho kinh tế phát triển, việc khắc phục thảm
họa chiến tranh nhanh chóng, các vấn đề phát triển kinh tế công nghiệp v.v…
của Nhật Bản là những kinh nghiệm bổ ích, gợi mở cho Việt Nam trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Sự phát triển nhanh chóng của Hàn Quốc - quốc gia có sự khởi sắc
mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã trở thành hiện tượng tiêu biểu
của các nước phát triển trên thế giới, cũng mang lại những bài học quý giá
cho Việt Nam trên con đường đổi mới, phát triển đất nước. Do đó, có rất
nhiều công trình nghiên cứu về quốc gia này như: Vũ Đăng Hinh, Hàn Quốc
nền công nghiệp trẻ trỗi dậy [95]; Nguyễn Quang Hồng, Quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa của Hàn Quốc trong giai đoạn 1960 - 1995. Kinh nghiệm
và khả năng vận dụng vào Việt Nam [116]; Trịnh Trọng Nghĩa, Chiến lược
mới phát triển công nghiệp Hàn Quốc trong thời gian 2004 - 2020 [149] v.v...
Các giai đoạn phát triển công nghiệp Hàn Quốc với chiến lược được xác định
rõ ràng: ưu tiên phát triển công nghiệp dựa vào thị trường nội địa thông qua
chiến lược thay thế nhập khẩu (giai đoạn 1953 - 1961); quá trình đẩy nhanh
công nghiệp hóa dựa vào thị trường thế giới và liên kết quốc tế (giai đoạn
1962 - 1979); thời kỳ điều chỉnh chiến lược để bước vào giai đoạn phát triển
công nghiệp có kỹ thuật cao (giai đoạn từ 1980 trở đi); chiến lược gia nhập
hàng ngũ các nước tư bản phát triển để hiện đại hóa nền kinh tế - xã hội v.v...
Chiến lược rõ ràng, đúng hướng, phù hợp đã dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ
của công nghiệp Hàn Quốc, tác động đến các lĩnh vực khác, góp phần đưa đất
nước này nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, vươn lên và đứng vào
hàng ngũ các quốc gia phát triển trên thế giới.
Bên cạnh việc nghiên cứu sự phát triển công nghiệp của từng quốc gia,
một số công trình nghiên cứu tổng thể các quốc gia để rút ra những kinh
nghiệm, bài học, đề xuất những sự vận dụng vào quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Việt Nam. Nhờ những kinh nghiệm thành công của các quốc
gia đi trước nên Việt Nam có thể học hỏi, áp dụng và có cơ hội rút ngắn thời
gian thực hiện quá trình này. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này có công
trình của tác giả Trần Thị Tri, Kinh nghiệm công nghiệp hóa của NIEs Đông
Á và sự vận dụng vào Việt Nam [195]. Trong nhiều năm qua, công nghiệp hóa
ở các nước và lãnh thổ công nghiệp mới (NIEs) Đông Á được coi là những
mô hình tương đối thành công. Với xuất phát điểm là các nền kinh tế bị tàn
phá và kiệt quệ sau chiến tranh, vấn đề quan trọng nhất ở các quốc gia này là
tái thiết nền kinh tế. Chính sách công nghiệp ở các quốc gia này, tựu chung lại,
có hai đặc điểm chính; một là, tập trung vào xây dựng cơ sở kinh tế trong
nước; hai là, công nghiệp hóa hướng nội, thay thế nhập khẩu được chuyển
hướng thành công nghiệp hóa hướng ngoại, khuyến khích xuất khẩu. Chỉ
trong vòng trên dưới ba thập kỷ, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Xingapo
từ những nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến
tranh, trình độ công nghiệp hết sức thấp kém, lạc hậu đã nhanh chóng vươn
lên trở thành những con rồng tiêu biểu của khu vực Đông Á.
Tác giả Trần Thị Tri đã nghiên cứu những đặc điểm, bước đi, thành
tựu của công nghiệp hóa ở NIEs Đông Á, rút ra một số bài học trong quá trình
thực hiện cũng như chỉ ra hạn chế trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa ở
các quốc gia này. Nghiên cứu những đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, chỉ ra thuận lợi, khó khăn và cả những thời
cơ, thách thức, những tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và NIEs Đông
Á để đưa ra một số kiến nghị về việc vận dụng kinh nghiệm của các quốc gia
này vào một số công việc chủ yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
Như vậy, những bài học thành công hay hạn chế trong quá trình thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa của một số quốc gia trên thế giới đã được
các nhà nghiên cứu chỉ ra. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, học tập kinh nghiệm là
cần thiết, tránh việc phải mò mẫm, mất thời gian nhưng nếu học hỏi mà thiếu
sáng tạo, áp dụng kinh nghiệm một cách máy móc, nguyên xi thì thời gian còn
kéo dài hơn, thậm chí thất bại. Vấn đề là, chúng ta sẽ có rất nhiều cơ hội do
các nước đi trước tạo ra, nhưng nắm bắt cơ hội thế nào để đẩy nhanh quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta lại đòi hỏi phải có một Nhà nước đủ
năng lực và bản lĩnh.
1.1.2. Nhóm công trình về phát triển kinh tế công nghiệp nói chung
ở Việt Nam
* Các công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế công nghiệp ở
Việt Nam
Trong các ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân thì kinh tế
công nghiệp là lĩnh vực sản xuất mũi nhọn. Công nghiệp phát triển sẽ tạo ra
động lực và có sức lan tỏa to lớn, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, qua đó
góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Sau hơn 30
năm đổi mới, kinh tế công nghiệp Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và
ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất
nước. Việc nghiên cứu về kinh tế công nghiệp đã đạt được những kết quả to
lớn. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế công nghiệp ở cách tiếp
cận, phương pháp, nội dung khác nhau. Tựu chung, có các hướng nghiên cứu
cơ bản sau:
Thứ nhất, các nghiên cứu đề cập đến quá trình hình thành và phát triển
của kinh tế công nghiệp: Hoàng Trung Hải, Đoàn Trọng Truyền, Nguyễn Văn
Kha, 60 năm công nghiệp Việt Nam [93]; Nguyễn Sinh Cúc, Công nghiệp Việt
Nam trong 20 năm thực hiện đường lối đổi mới thành tựu và một số vấn đề
đặt ra [40] v.v...
Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là công trình của Viện Dự báo
chiến lược Khoa học và Công nghệ, Quá trình hình thành, phát triển công
nghiệp Việt Nam [274] đã khái quát quá trình hình thành, phát triển công nghiệp
Việt Nam trải qua ba giai đoạn chính: Giai đoạn trước năm 1945 với đặc điểm
chủ yếu của công nghiệp là nghèo nàn, lạc hậu, chỉ có một số ngành như khai
thác mỏ, cà phê, cao su v.v... với quy mô nhỏ bé, phát triển dè dặt, yếu ớt, phụ
thuộc vào chính quốc; giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1985, thời kỳ này đánh
dấu sự phát triển công nghiệp có chuyển biến hơn nhờ sự giúp đỡ, viện trợ
của các nước xã hội chủ nghĩa. Mặc dù vậy, công nghiệp vẫn bị chi phối bởi
cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, tồn tại cơ cấu bất hợp lý, ưu tiên phát
triển công nghiệp nặng trong điều kiện ngân sách quốc gia hạn hẹp v.v... vì
vậy, hiệu quả kinh tế mang lại thấp, sức cạnh tranh kém; giai đoạn từ năm
1986 đến năm 1996, đây là giai đoạn công nghiệp có sự phát triển mạnh mẽ
nhờ những đột phá trong đường lối đổi mới toàn diện đất nước từ Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986). Việc phân chia các giai đoạn phát triển của
công nghiệp cho thấy những bước phát triển thăng trầm đầy khó khăn của
công nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở những bước đi đó, công trình cũng đã đề
xuất các giải pháp cơ bản để đẩy mạnh phát triển công nghiệp Việt Nam trong
thời gian tới.
Thứ hai, nhóm công trình đề cập đến những chủ trương, đường lối của
Đảng; chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế công nghiệp. Có một số
công trình nghiên cứu như sau: Võ Đại Lược, Chính sách phát triển công
nghiệp của Việt Nam trong quá trình đổi mới [136]; Võ Đại Lược, Chính sách
thương mại, đầu tư và phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực của Việt
Nam [137]; Lê Hồng Yến, Hoàn thiện chính sách và mô hình tổ chức quản lý
nhà nước đối với việc phát triển khu công nghiệp Việt Nam (thông qua thực
tiễn các khu công nghiệp miền Bắc) [277]; Nguyễn Văn Thành, Tác động của
chính sách công nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp công nghiệp [176]; Vũ Thị Tuyết Mai, Chính sách công nghiệp Việt
Nam trong nền kinh tế toàn cầu hóa [139] v.v...
Chính sách phát triển công nghiệp là sự can thiệp trực tiếp hay gián
tiếp của Chính phủ hướng vào những ngành nhất định để đạt được mục tiêu
đề ra. Mục tiêu này có thể là tăng trưởng, xây dựng năng lực cạnh tranh, tạo
công ăn việc làm. Do đó, chính sách phát triển công nghiệp đề cập đến quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới. Mỗi giai đoạn
phát triển của đất nước, của công nghiệp tương ứng với chính sách cũng phải
thay đổi. Chính sách và cách tiếp cận cũ không còn phù hợp với thời kỳ mới
mà đang kìm hãm năng lực cạnh tranh, cản trở sự phát triển của ngành công
nghiệp. Tựu chung, chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam bao gồm ba
nhóm chính sách lớn: Một là, môi trường kinh doanh; hai là, phát triển năng
lực phổ quát; ba là, phát triển công nghiệp theo ngành và tác động trực tiếp
vào một số ngành công nghiệp. Chính sách phù hợp đã tạo động lực cho quá
trình phát triển công nghiệp nhanh, mạnh và bền vững. Những nhóm chính
sách này giúp định hướng phát triển ngành công nghiệp Việt Nam.
Thứ ba, một số công trình đưa ra những giải pháp, dự báo về xu hướng
và triển vọng phát triển của kinh tế công nghiệp Việt Nam trong tương lai. Về
vấn đề này có các công trình: Phạm Xuân Nam, Quá trình phát triển công
nghiệp ở Việt Nam, triển vọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [144],
Hoàng Kim Huyền, Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa
doanh nghiệp nhà nước trong công nghiệp Việt Nam [127]; Nguyễn Công
Nhự, Dự đoán tình hình phát triển công nghiệp Việt Nam: Lý thuyết, triển
vọng và giải pháp [152]; Bùi Xuân Khu, Công nghiệp Việt Nam - Mục tiêu
phát triển đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 [130]; Đỗ Văn Chiến,
Công nghiệp Việt Nam tiềm năng: Tiềm năng và cơ hội đầu tư [19] v.v... Tất
cả các ngành kinh tế đều cần có những dự báo, dự đoán về xu hướng và triển
vọng phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Dự báo này giúp các ngành
định hướng về xu hướng phát triển trong tương lai. Trong số các công trình
trên, đáng chú ý là công trình của tác giả Nguyễn Công Nhự. Tác giả, trên cơ
sở đánh giá tình hình, bối cảnh mới của thế giới và trong nước, từ thực trạng
sự phát triển và khả năng vận động của công nghiệp ở thời điểm hiện tại để
đưa ra những dự báo thống kê về một số chỉ tiêu phát triển chủ yếu của công
nghiệp Việt Nam giai đoạn 2003 - 2006; đưa ra mục tiêu, quan điểm và giải
pháp phát triển công nghiệp Việt Nam trong tương lai.
Thứ tư, các nghiên cứu về phát triển công nghiệp theo hướng bền
vững. Phát triển bền vững nền kinh tế là quan điểm được Đảng nêu ra từ Văn
kiện Đại hội Đảng lần thứ VI (1986). Tuy nhiên, quan điểm này được thể hiện
tập trung và xuyên suốt nhất trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI (2011)
trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội v.v... Phát triển
nhanh và bền vững có mối quan hệ mật thiết với nhau "Phát triển bền vững là
cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển
bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong
quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội" [79, tr. 99]. Chủ
trương này của Đảng vừa thể hiện được quan điểm của thế giới về phát triển
bền vững vừa phù hợp với khả năng, điều kiện và đặc điểm của Việt Nam
trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế. Đối với kinh tế công nghiệp, quan
điểm phát triển nhanh và bền vững càng có ý nghĩa và cấp bách.
Về hướng nghiên cứu này, có các công trình như: Nguyễn Thị Hường,
Phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam: thành tựu, hạn chế và một số đề
xuất chính sách [125], Phan Huy Đường, Tô Hiến Thà, Phát triển công
nghiệp theo hướng bền vững: khung khổ lý luận và thực tiễn Việt Nam [86];
Đỗ Thắng Hải, Lộ trình và giải pháp phát triển bền vững công nghiệp Việt
Nam [92] v.v... Các công trình nghiên cứu trên đã có những nhận định khách
quan về thành tựu cũng như hạn chế trong quá trình phát triển công nghiệp
cần khắc phục theo quan điểm phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, các công
trình cũng nêu ra một số khuyến nghị, giải pháp nhằm phát triển công nghiệp
Việt Nam theo hướng bền vững trong tương lai.
Tác giả Đỗ Thắng Hải trong bài viết Lộ trình và giải pháp phát triển
bền vững công nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu và chỉ ra một số bài học từ
việc phát triển ngành công nghiệp Việt Nam trong hơn 30 năm; những thành
tựu đạt được cũng như hạn chế, tồn tại. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đưa ra một
số gợi ý về chính sách, cơ chế cần triển khai để đạt được mục tiêu phát triển
bền vững như trong lĩnh vực chế biến, đầu tư, thị trường, liên kết các ngành
kinh tế v.v... Tác giả cũng đưa ra hướng đi trong thời gian tới của công nghiệp
Việt Nam là tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là nhóm sản
phẩm cơ khí, hóa chất, điện tử viễn thông, đồng thời tham gia mạng lưới sản
xuất toàn cầu. Tăng cường phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông
thôn; công nghiệp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, chú trọng phát
triển công nghiệp phục vụ an ninh, quốc phòng. Từng bước phát triển công
nghiệp vật liệu mới và công nghiệp môi trường. Tăng cường phát triển các
ngành công nghiệp theo hướng kết hợp mô hình liên kết ngang và liên kết
dọc. Điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp, bảo đảm phù hợp giữa các
vùng trên toàn quốc, giải quyết tình trạng mật độ công nghiệp cao ở một số
khu vực, bảo đảm cân đối và hài hòa giữa các vùng và địa phương.
Thứ năm, các nghiên cứu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công
nghiệp hóa là chặng đường tất yếu nhằm chuyển biến từ một nền kinh tế nông
nghiệp tự cung, tự cấp, khép kín với lao động thủ công là chủ yếu sang nền
kinh tế công nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay, bối cảnh thế giới và trong
nước đặt ra yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải gắn với phát triển
kinh tế tri thức. Đây là xu thế chung của thế giới, khu vực, là kết quả tất yếu
trong sự phát triển của các quốc gia.
Về nội dung này, có rất nhiều công trình nghiên cứu như Đỗ Đình
Giao, Suy nghĩ về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, một số vấn đề lý
luận và thực tiễn [88]; Nguyễn Trọng Chuẩn, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn [38]; Nguyễn Xuân Dũng, Một số định
hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam giai đoạn 2001 -
2010 [52]; Trần Đình Thiên, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam: phác
thảo lộ trình [177]; Đỗ Hoài Nam, Một số vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở Việt Nam [146]; Nguyễn Bích, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự
phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam [4]; Nguyễn Pháp, Bước khởi đầu
hiện đại hóa nền công nghiệp Việt Nam [155].
Nghiên cứu về công nghiệp hóa có luận án của tác giả Nguyễn Thanh
Tùng, Quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về công nghiệp hóa
đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1960-1996) [202]. Tác giả đã
làm rõ quá trình nhận thức và lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa của Đảng
Cộng sản Việt Nam về công nghiệp hóa từ năm 1960 đến năm 1996. Qua thực
tiễn vận động phát triển với những thành tựu và hạn chế, công trình này đã rút
ra những nội dung có ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quá trình công nghiệp
hóa; làm rõ tính cấp thiết và tính đúng đắn của chiến lược công nghiệp hóa,
hiện đại hóa của Đảng như là điều kiện tiên quyết để thực hiện mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trên cơ sở đó, công
trình này cũng rút ra những kinh nghiệm bước đầu từ quá trình công nghiệp
hóa đất nước.
Thứ sáu, các nghiên cứu đề cập đến những vấn đề cụ thể của ngành
công nghiệp. Đó là các vấn đề về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp
trong cơ cấu kinh tế Việt Nam hiện nay; chiến lược phát triển công nghiệp
gắn với sự phát triển bền vững của nền kinh tế; sự phát triển của các thành
phần kinh tế; vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh tế; vấn đề
hội nhập và sức cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam trong xu thế toàn cầu
hóa v.v... Những công trình tiêu biểu như: Ngô Đình Giao, Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân [87]; Nguyễn Thị
Hường, Phương hướng và biện pháp chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp
của nước ngoài vào phát triển công nghiệp Việt Nam [124]; Trần Xuân Kiên,
Chiến lược huy động và sử dụng vốn trong nước cho phát triển nền công
nghiệp Việt Nam [131]; Trần Văn Phùng, Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội
của các khu công nghiệp Việt Nam [158]; Lê Thanh Hà, Phát triển nguồn
nhân lực công nghiệp Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và vai trò của Công đoàn [91]; Nguyễn Thị Cẩm Vân, Các mô
hình phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước [271]; Nguyễn Thị Hường, Phát triển bền vững công
nghiệp Việt Nam: thành tựu, hạn chế và một số đề xuất chính sách [125] v.v...
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã khái quát khá toàn diện về
công nghiệp Việt Nam, những điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, yếu tố
cho phát triển ngành công nghiệp; sự tác động của bối cảnh thế giới, khu vực,
trong nước tới chính sách, xu hướng phát triển của ngành; quá trình hình thành
và phát triển qua các giai đoạn cụ thể; chính sách, vai trò của nó đối với sự phát
triển của ngành; thực trạng phát triển với những đánh giá khách quan về thành
tựu cũng như hạn chế; trên cơ sở đó đưa ra dự báo xu hướng phát triển; những
phương hướng, quan điểm và giải pháp để phát triển công nghiệp trong tương lai.
* Nhóm công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế công nghiệp ở
các địa phương
Những chủ trương, chính sách về phát triển công nghiệp của Đảng và
Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng các địa phương trên
cả nước khi lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Mỗi địa phương, do đặc thù của từng
tỉnh, với những ưu thế riêng đã lãnh đạo phát triển công nghiệp và đạt được
kết quả to lớn. Kinh tế công nghiệp thực sự đã mang lại tác động to lớn đến
kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng trưởng GDP, qua đó góp phần nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở các địa phương. Đó là những bài
học kinh nghiệm quý giá cho các địa phương khác học tập và có những điều
chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Do đó, việc nghiên cứu và chỉ ra những kết
quả đạt được cũng như những thiếu sót trong quá trình lãnh đạo phát triển
kinh tế công nghiệp của các địa phương là rất cần thiết để chúng tôi học tập,
rút kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài luận án.
Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang tiếp tục thực hiện đổi mới phục
vụ yêu cầu, sự nghiệp phát triển của thành phố nói riêng và cả nước nói chung.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm hàng đầu của cả nước
về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học - công nghệ; do đó, có rất
nhiều các công trình nghiên cứu tổng kết những thành tựu cũng như chỉ ra
khuyết điểm, hạn chế về phát triển công nghiệp ở thành phố. Có thể kể đến
những công trình tiêu biểu sau: Huỳnh Tư, Những chặng đường của tiểu, thủ
công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh [199]; Nguyễn Thái An, 100 năm phát
triển công nghiệp Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh [1]; Huỳnh Văn Tưởng,
Cơ cấu ngành công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh [204]; Nguyễn Quyết
Chiến, Những giải pháp nhằm phát triển các khu chế xuất và khu công nghiệp
tại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 [18]; Phan Quốc Tấn, Giải pháp
hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
phát triển đến năm 2020 [172]; Hoàng Công Dũng, Nghiên cứu tổ chức lãnh
thổ công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh [53] v.v...
Sau 20 năm chia tách (1997 - 2017), Bình Dương đã trở thành tỉnh
công nghiệp. Với sự nhạy bén và sáng tạo trong lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng
bộ tỉnh, Bình Dương đã có sự bứt phá ngoạn mục và nổi lên như một điểm
sáng, một điển hình về trung tâm công nghiệp của Việt Nam. Những nghiên
cứu về kinh tế công nghiệp tỉnh Bình Dương nhằm chỉ ra những ưu điểm
cũng như những hạn chế để khắc phục cung cấp thêm cơ sở, kinh nghiệm cho
các cấp lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên trong quá trình lãnh đạo. Luận văn của tác
giả Nguyễn Thị Nga, Sự phát triển của công nghiệp Bình Dương trong thời kỳ
đổi mới từ 1986 đến 2003 [147]; Luận văn của tác giả Đỗ Minh Tứ, Đảng bộ
tỉnh Bình Dương lãnh đạo phát triển công nghiệp giai đoạn 1997 - 2007
[200] đã phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, qua đó làm rõ những
lợi thế của Bình Dương trong việc phát triển công nghiệp, đồng thời đánh giá
thực trạng công nghiệp tỉnh Sông Bé giai đoạn 1986 -1996 để làm cơ sở so
sánh. Trên cơ sở những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát
triển công nghiệp, luận văn phân tích các chủ trương, chính sách phát triển
công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Bình Dương từ 1997 đến 2007. Luận văn đã
làm rõ những thành tựu và hạn chế của công nghiệp Bình Dương từ 1997 đến
2007, qua đó tổng kết những kinh nghiệm, đưa ra những kiến nghị, giúp cho
Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Bình Dương có những chủ trương, chính sách
nhằm phát triển công nghiệp tỉnh nhà mạnh mẽ và bền vững trong những năm
tiếp theo. Tuy nhiên, luận văn chỉ dừng lại năm 2007, còn lại giai đoạn theo
Chương trình công nghiệp phát triển nhanh gắn với bền vững (2006 - 2010)
và các chiến lược phát triển sau này thì luận văn chưa đề cập tới.
Luận án của tác giả Nguyễn Văn Linh, Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh
đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015 [133] đã nghiên cứu
công phu, hệ thống về chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương
về phát triển kinh tế công nghiệp trong giai đoạn gần 20 năm. Trên cơ sở đó,
tác giả cũng đưa ra nhận xét về thành tựu, hạn chế cũng như rút ra một số
kinh nghiệm về quá trình Đảng bộ tỉnh lãnh đạo phát triển kinh tế công
nghiệp. Đó là tư liệu để Đảng bộ tỉnh có thêm căn cứ để ban hành chủ trương
trong giai đoạn mới, xứng đáng là tỉnh công nghiệp hàng đầu trong vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam.
Đà Nẵng là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục khoa
học và công nghệ lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, là địa phương
tiêu biểu của cả nước trong quá trình phát triển, đổi mới. Vấn đề đặt ra: Làm thế
nào để Đà Nẵng phát triển tương xứng với tiềm năng? Vì thế, vấn đề này đã thu
hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các công trình tiêu biểu như: Lê Hữu
Đốc, Công nghiệp thành phố Đà Nẵng, thực trạng và giải pháp phát triển [81];
Bùi Đức Hùng, Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển công nghiệp trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng [119]; Dương Anh Hoàng, Phát triển nguồn nhân
lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đà Nẵng [98]; Vương Phương
Hoa, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành
phố Đà Nẵng [96]; Nguyễn Cao Luận, Phát triển các khu công nghiệp theo
hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng [135] v.v... Các công trình nghiên cứu
trên đã làm rõ những kinh nghiệm phát triển công nghiệp trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của các mô hình phát triển; phân tích đặc
điểm tự nhiên và những điều kiện để phát triển công nghiệp ở Đà Nẵng, thực
trạng phát triển và và những thành tựu đạt được, hạn chế trong quá trình lãnh
đạo, chỉ đạo, thực hiện; đề xuất những phương hướng, giải pháp phát triển
công nghiệp thành phố Đà Nẵng hướng tới mục tiêu phát triển công nghiệp
theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng
lực cạnh tranh, hướng đến tăng tưởng xanh, bền vững của thành phố.
Với vị trí là vệ tinh của Thủ đô Hà Nội, là tỉnh có diện tích nhỏ nhất
so với cả nước, Bắc Ninh đã có những khởi sắc trong phát triển kinh tế công
nghiệp. Trong hơn 20 năm (từ khi tái lập tỉnh 1997), công nghiệp Bắc Ninh đã
đạt được thành tựu to lớn, đóng góp quan trọng vào những thành tựu phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là điều kiện để giúp Bắc Ninh vươn lên trở
thành một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư. Về vấn
đề này có công trình của tác giả Bùi Đình Tiệp, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh
đạo phát triển công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010 [180]; Nguyễn Thị
Như, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển thủ công nghiệp từ năm
1997 đến năm 2012 [151]. Các công trình đã nghiên cứu chủ trương và sự chỉ
đạo của Đảng bộ tỉnh về phát triển thủ công nghiệp qua các văn kiện, nghị
quyết của Đảng bộ tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh; đúc rút những bài học kinh
nghiệm cho giai đoạn tiếp theo.
Các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ các địa phương
trên cả nước đánh giá quá trình Đảng bộ tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh
tế công nghiệp dưới nhiều góc độ khác nhau. Đây là nguồn tư liệu có thể tham
khảo về phương pháp, nội dung để nghiên cứu luận án.
1.1.3. Nhóm nghiên cứu về phát triển kinh tế công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là tỉnh miền núi và trung du vùng Đông Bắc của Việt
Nam. Những thành tựu quan trọng mà Thái Nguyên đã đạt được trong phát
triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế công nghiệp nói riêng thu hút sự
quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học. Về vấn đề phát triển công nghiệp
ở Thái Nguyên, có các nội dung nghiên cứu cụ thể như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu phát triển kinh tế công nghiệp trong sự phát
triển bền vững nền kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên.
Về vấn đề này có hai công trình tiêu biểu sau: Nguyễn Hải Bắc,
Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên [3]; Phan Mạnh Cường, Phát triển bền vững các khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên [51]. Các tác giả đã phân tích cơ sở lý luận và
thực tiễn về phát triển bền vững công nghiệp, các khu công nghiệp, thực
trạng phát triển bền vững công nghiệp, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên; xây dựng hệ thống các tiêu chí để đánh giá phát triển bền vững
công nghiệp trên vùng lãnh thổ; trên cơ sở đó đưa ra phương hướng và giải
pháp tiếp tục phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Luận án cũng nghiên cứu,
tổng kết kinh nghiệm quốc tế về phát triển công nghiệp để áp dụng vào thực
tế Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá thực trạng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
trong giai đoạn 2001 - 2008, tác giả đã đề xuất các giải pháp về chính sách
phát triển bền vững công nghiệp đến năm 2020 và có tính đến năm 2050.
Thứ hai, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Tiêu biểu cho xu hướng này, có các công trình nghiên cứu tiêu biểu
sau: Phan Ngọc Mai Phương, Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Thái
Nguyên theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa [159]; Ngô Xuân Tình,
Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh
Thái Nguyên [181]; Nguyễn Văn Sơn, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái
Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững [169]; Đinh Bộ Sơn, Những giải
pháp chính nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thái Nguyên [170]. Các công trình này đã đề
cấp đến cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nghiên cứu
và đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên. Điều này có
ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định chính sách, định hướng chiến lược
trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thứ ba, về sự phát triển ngành công nghiệp Thái Nguyên, có bài viết
của tác giả Phạm Thu Hoài, Vấn đề phát triển các khu, cụm công nghiệp tại
Thái Nguyên [97]. Theo thống kê, tính đến thời điểm năm 2015, tỉnh Thái
Nguyên có 32 cụm công nghiệp trong đó có 19 cụm công nghiệp đã có doanh
nghiệp đầu tư với tổng diện tích quy hoạch là 1.170 ha. Nhiều cụm công
nghiệp phát triển mạnh, đóng góp giá trị sản xuất lớn đã đem lại hiệu quả xã
hội tốt, tạo việc làm cho người lao động v.v... Tuy nhiên, bên cạnh những kết
quả đã đạt được, việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu, cụm công nghiệp,
giải phóng mặt bằng trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc
thi công hệ thống thoát nước; hệ thống điện chiếu sáng; đường giao thông nội
bộ trong các cụm công nghiệp.
Thứ tư, nghiên cứu sự tác động của các yếu tố đến sự phát triển kinh
tế công nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Có một số bài viết như sau: Phạm Văn
Hùng, Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút vốn đầu tư của doanh
nghiệp vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên [121]; Nguyễn Thị Thúy
Vân, Nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới công nghiệp
hóa tại tỉnh Thái Nguyên [272] v.v... Tỉnh Thái Nguyên xác định rõ vai trò
của công tác đối ngoại, nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đối với sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Sự tác động của đầu tư nước ngoài
tới sự phát triển công nghiệp ở Thái Nguyên trên một số yếu tố sau: Thứ nhất,
giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất khẩu hàng năm đều đạt và vượt, góp
phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên; thứ hai, tạo ra
nhiều việc làm cho lao động tại chỗ và một số địa phương lân cận; thứ ba,
góp phần chuyển dịch xu hướng phát triển nội ngành, từ công nghiệp có giá
trị sản xuất chủ yếu đến từ luyện kim, khai khoáng đã chuyển dịch sang công
nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ.
Thứ năm, nghiên cứu những giải pháp cho phát triển kinh tế công
nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Triệu Văn Huấn, Giải pháp phát triển các khu công
nghiệp ở Thái Nguyên [118]; Đinh Trọng Ân, Một số giải pháp phát triển công
nghiệp tỉnh Thái Nguyên [2]; Phạm Thị Thanh Mai, Để thu hút vốn đầu tư vào
các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên [140]. Kinh tế công nghiệp đã góp
phần vào việc ổn định tình hình kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công tác xóa đói
giảm nghèo, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển kết cấu hạ
tầng v.v... Vì vai trò và tầm quan trọng của nó nên nhiều giải pháp, kiến nghị
đã được đưa ra về chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển công nghiệp; cải
cách thể chế, cải cách hành chính, nâng cao năng lực và hiệu lực của bộ máy
quản lý; phát triển kết cấu hạ tầng - kỹ thuật; đào tạo và sử dụng lao động;
tăng cường đầu tư nguồn vốn cũng như cải thiện môi trường đầu tư thu hút
nhà đầu tư trong và ngoài nước v.v...
Thứ sáu, nghiên cứu phát triển kinh tế công nghiệp dựa trên những lợi
thế của tỉnh Thái Nguyên. Có các công trình sau: Phạm Thị Lý, Những vấn đề
kinh tế phát triển cây chè ở Thái Nguyên [138], đã làm sáng tỏ cơ sở khoa học
của những vấn đề kinh tế trong phát triển chè. Đề xuất những giải pháp kinh
tế - kỹ thuật khả thi cho việc phát triển chè Thái Nguyên; Đỗ Thị Thúy
Phương, Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chè ở tỉnh Thái
Nguyên [160] đã đưa ra một số vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp chè.
Thứ bảy, nghiên cứu kinh tế công nghiệp trong mối tương quan với
các ngành, lĩnh vực khác. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau:
Phạm Xuân Đương, Quản lý nhà nước về đô thị hóa trong tiến trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh Thái Nguyên
[85]; Bùi Thanh Tùng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
ở Thái Nguyên (giai đoạn 1997 - 2007) [203]; Hoàng Thị Mỹ Hạnh, Quá trình
chuyển biến kinh tế tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010 [94]; Nguyễn
Tiến Long, Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của tỉnh Thái Nguyên [134]; Lê Thị Yến, Tác động của đầu tư phát
triển khu công nghiệp đến sinh kế người dân tại tỉnh Thái Nguyên [278] v.v...
Công nghiệp hay các ngành kinh tế khác như nông nghiệp, dịch vụ có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của nền kinh tế là cơ sở tạo nên
sự liên kết giữa các ngành thành một thể thống nhất. Mối liên kết nội bộ
ngành và giữa các ngành ngày càng được tăng cường trong bối cảnh mới, nhất
là quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế diễn ra. Trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cả nước cũng như các địa phương, các
ngành kinh tế có mối quan hệ mật thiết. Do đó, nghiên cứu kinh tế công
nghiệp còn được xem xét ở mối tương quan với các ngành kinh tế khác.
Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã khái quát tương đối toàn
diện sự phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên về quá trình hình thành
phát triển, những thành tựu, đóng góp của ngành đối với kinh tế - xã hội
chung, những tác động của các yếu tố đến sự phát triển công nghiệp v.v... Ở
một số công trình dựa trên sự phân tích những thuận lợi và khó khăn của tỉnh
đã đưa ra mô hình kinh tế công nghiệp phù hợp với điều kiện thực tiễn của
tỉnh. Đồng thời, đề xuất những giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế công
nghiệp Thái Nguyên trong thời kỳ đổi mới.
1.2. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ
CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP
TRUNG GIẢI QUYẾT
1.2.1. Khái quát kết quả các công trình đã công bố có liên quan
đến đề tài luận án
Các công trình nghiên cứu nêu trên đề cập đến vấn đề phát triển công
nghiệp trên những góc độ, khía cạnh khác nhau, góp phần làm sáng tỏ nhiều
vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế công nghiệp trên những nội
dung cơ bản sau:
Thứ nhất, về tư liệu. Các công trình khoa học nghiên cứu về những vấn
đề liên quan đến phát triển kinh tế công nghiệp rất phong phú và đa dạng. Các
công trình đó đã làm rõ được những ưu thế, thành tựu đạt được cũng như những
khó khăn, yếu kém trong phát triển kinh tế nói chung và kinh tế công nghiệp tỉnh
Thái Nguyên nói riêng. Nguồn tư liệu này giúp nghiên cứu sinh có cơ sở, căn cứ
để làm rõ về tính cấp thiết cũng như nội dung triển khai trong đề tài luận án.
Thứ hai, về cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu. Kinh tế công nghiệp
là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều góc độ lịch sử, kinh tế,
chính trị v.v... với nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau trên phạm vi cả
nước, ở nhiều địa phương. Điểm chung thống nhất ở các công trình này, mặc
dù với nhiều các tiếp cận khác nhau, nhưng đều khẳng định vị trí, vai trò, tầm
quan trọng của ngành kinh tế công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội ở các địa phương cũng như trên phạm vi cả nước.
Thứ ba, về nội dung. Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập được
một số nội dung cơ bản sau:
Một là, các công trình nghiên cứu đã đề cập về quá trình hình thành,
phát triển của kinh tế công nghiệp Việt Nam nói chung, dù tiếp cận ở nhiều
góc độ, phạm vi khác nhau nhưng đều khẳng định yêu cầu khách quan và vai
trò quan trọng của kinh tế công nghiệp trong mối tương quan với các ngành
kinh tế khác.
Hai là, những kinh nghiệm quản lý phát triển kinh tế công nghiệp của
một số quốc gia trên thế giới là bài học quý giá cho Việt Nam nói chung và
Thái Nguyên nói riêng. Những công trình đó đã nghiên cứu những thành công
cũng như thất bại, thách thức, chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến thực trạng
đó, phương hướng, biện pháp mà các quốc gia đó đã khắc phục để đạt được
thành công. Việt Nam là nước đi sau, có thể tận dụng và học hỏi những bài
học thành công của các quốc gia để vừa phát triển công nghiệp hóa, hiện đại
hóa vừa có thể rút ngắn thời gian thực hiện.
Ba là, ở phạm vi các địa phương trên cả nước, vai trò trụ cột của kinh
tế công nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng được đề cập.
Kinh tế công nghiệp là ngành kinh tế cơ sở, nền tảng để phát triển các ngành
kinh tế khác. Vì thế, các địa phương, tùy vào thế mạnh của mình, lựa chọn và
xác định hướng phát triển công nghiệp gắn với bền vững và bảo vệ môi
trường. Kinh nghiệm của các tỉnh cũng giúp cho Thái Nguyên có thêm bài
học để phát triển kinh tế công nghiệp dựa trên thế mạnh cũng như phù hợp
với xu thế chung của thế giới.
Bốn là, có thể khẳng định rằng, vấn đề kinh tế công nghiệp ở Thái
Nguyên chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức. Các công trình
nghiên cứu, ở các góc độ khác nhau đã đề cập đến quá trình phát triển, thành
tựu, hạn chế cần khắc phục; sự tác động, vai trò, đóng góp của ngành kinh tế
này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đề xuất giải pháp để phát
triển công nghiệp trong thời gian tiếp theo. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa
có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1997 đến năm
2015. Chính vì thế, vấn đề này cần được quan tâm nghiên cứu một cách hệ
thống, toàn diện.
Năm là, những kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan đến
đề tài là khá toàn diện và sâu sắc. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu
tương đối phong phú và đa dạng, đã đề cập đến phát triển kinh tế công nghiệp
chung của cả nước, một số lĩnh vực của kinh tế công nghiệp hay kinh tế công
nghiệp ở một số địa phương tiêu biểu, trong đó đã có tiếp cận về kinh tế công
nghiệp ở Thái Nguyên. Ở góc độ lịch sử, có rất ít công trình, hơn nữa, trong
phạm vi hẹp vẫn chưa có cái nhìn tổng thể về quá trình Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp giai đoạn từ năm 1997 đến
2015, cũng như chưa chỉ ra những đặc thù của Thái Nguyên so với các địa
phương khác.
Tựu chung, những kết quả nghiên cứu trên là rất cần thiết và đáng trân
trọng, cung cấp những tài liệu nghiên cứu, tham khảo và phương pháp tiếp
cận đối tượng nghiên cứu, đồng thời cũng gợi mở những yêu cầu mới đối với
quá trình nghiên cứu luận án.
1.2.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
Trên cơ sở phân tích, tổng hợp có hệ thống thành tựu các công trình
nghiên cứu có liên quan và mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận án
sẽ tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau đây:
Một là, phân tích, đánh giá để làm sáng tỏ những yếu tố tác động đến
quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên từ năm 1997 đến năm 2015.
Hai là, hệ thống hóa đường lối của Đảng về phát triển kinh tế công
nghiệp, chủ trương của tỉnh Thái Nguyên, quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế
công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2015 trên
các nội dung (1) quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng - kỹ thuật; (2) phát triển
các ngành công nghiệp có lợi thế; (3) phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng
nghề; (4) quy hoạch, mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; (5) thu
hút đầu tư và phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
(6) cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút nguồn lực
trong và ngoài tỉnh; (7) bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp. Trên
cơ sở đó làm nổi bật tính tích cực, chủ động, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên trong lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp của địa phương.
Ba là, nhận xét quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, kết quả trong hoạt động
lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm
1997 đến năm 2015, trên cơ sở đó rút ra kinh nghiệm chủ yếu nhằm góp phần
cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện chủ trương, chính sách
để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế công nghiệp của Thái Nguyên trong
giai đoạn tiếp theo.
Tiểu kết chƣơng 1
Tiếp cận tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài đi từ cái
chung đến cái riêng, từ thực tiễn phát triển công nghiệp đến các công trình
nghiên cứu trong và ngoài nước, trong đó có cập nhật những công trình khoa
học được công bố mới gần đây để có những phân tích, đánh giá khách quan,
trung thực. Nhìn chung, các công trình, đề tài của các tác giả nghiên cứu ở
nhiều góc độ khác nhau về một số nội dung cơ bản của luận án như: vai trò
của kinh tế công nghiệp, cơ sở hình thành cũng như sự phát triển của kinh tế
công nghiệp Việt Nam qua các giai đoạn với đặc trưng tiêu biểu của từng giai
đoạn, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quá trình phát triển công nghiệp
Việt Nam; kinh nghiệm trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở một số quốc gia trên thế giới; kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh trong quá
trình lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp ở một số địa phương tiêu biểu
trong nước; Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo quá trình phát triển kinh tế
công nghiệp trên địa bàn tỉnh; những kết quả đạt được cũng như hạn chế của
sự phát triển kinh tế công nghiệp Thái Nguyên; đánh giá, nhận xét về quá
trình lãnh đạo, chỉ đạo và rút ra bài học kinh nghiệm để xây dựng chủ trương,
hoàn thiện chính sách phát triển trong giai đoạn mới. Những nghiên cứu trên
là nguồn tư liệu quan trọng giúp chúng tôi định hướng về phương pháp, mục
tiêu, nội dung, nhiệm vụ cần giải quyết trong quá trình thực hiện nghiên cứu
luận án.
Chƣơng 2
ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005
2.1. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHỦ TRƢƠNG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ CÔNG NGHIỆP (1997 - 2005)
2.1.1. Vai trò của kinh tế công nghiệp đối với sự phát triển của
đất nước
Công nghiệp
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, công nghiệp là ngành kinh tế quốc
dân quan trọng nhất, có ảnh hưởng quyết định đến trình độ phát triển lực lượng
sản xuất và năng suất lao động xã hội. Công nghiệp gồm 2 nhóm, nhóm A là
ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất (công nghiệp nặng), và nhóm B là ngành
sản xuất tư liệu tiêu dùng (công nghiệp nhẹ) [115, tr. 586].
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa công nghiệp như sau "công nghiệp là
ngành chủ đạo của nền kinh tế quốc dân hiện đại, bao gồm các xí nghiệp khai
thác và chế biến nguyên vật liệu và nhiên liệu, chế tạo công cụ lao động, khai
thác rừng, sông, biển, chế biến sản phẩm các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngư nghiệp" [276, tr. 202].
Định nghĩa trên đã làm rõ công nghiệp là gì, vai trò của công nghiệp
đến nền kinh tế - xã hội.
Kinh tế công nghiệp
Kinh tế công nghiệp là ngành kinh tế cơ bản, nền tảng của nền kinh tế
quốc dân. "Kinh tế công nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất của nền sản
xuất xã hội, có nhiệm vụ tạo ra hàng hóa, sản phẩm cho xã hội, tạo ra các sản
phẩm là tư liệu sản xuất và các sản phẩm tiêu dùng [115, tr. 585].
Vai trò của kinh tế công nghiệp
Từ khái niệm kinh tế công nghiệp, có thể thấy, kinh tế công nghiệp có
vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cụ thể:
Thứ nhất, kinh tế công nghiệp là ngành kinh tế nền tảng, cơ sở của
một quốc gia. Kinh tế công nghiệp là ngành duy nhất sản xuất công cụ lao
động, công cụ sản xuất cho tất cả các ngành kinh tế khác. Sự phát triển của
kinh tế công nghiệp quyết định đến trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,
năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. Do đó, ngành này có vai trò quyết
định đến sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân khác. Vì vậy, kinh tế
công nghiệp phát triển sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, qua đó tác động đến
các ngành kinh tế khác.
Thứ hai, kinh tế công nghiệp sản xuất ra hàng tiêu dùng. Đây là nhu
cầu thiết yếu của con người, đáp ứng nhu cầu sinh tồn và phát triển của xã hội
loài người. Với việc cung cấp sản phẩm tiêu dùng, phục vụ đời sống sinh
hoạt, sự phát triển của kinh tế công nghiệp sẽ góp phần cải thiện đời sống vật
chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
Thứ ba, kinh tế công nghiệp phát triển tạo ra nhiều việc làm, góp phần
làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội. Điều này đặc biệt quan trọng đối với
Việt Nam khi lực lượng lao động đông và nguồn cung lao động dồi dào. Với
xu hướng phát triển kinh tế công nghiệp hiện nay, các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp đang dịch chuyển dần từ thành phố lớn về vùng lân cận, ven đô,
vùng đồng bằng. Điều này đã giải quyết rất tốt nhu cầu việc làm tại chỗ, thúc
đẩy sự phát triển kinh tế địa phương, giảm bớt gánh nặng cũng như tệ nạn xã
hội ở các thành phố lớn khi dòng người nhập cư ngày càng đông.
Thứ tư, kinh tế công nghiệp có ảnh hưởng đến quan hệ sản xuất trong
xã hội. Kinh tế công nghiệp là ngành đại diện cho phương thức sản xuất với
dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại, mỗi người lao động đảm nhiệm một vị
trí công việc, một công đoạn trong quá trình sản xuất. Vì thế, để đáp ứng cho
sự phát triển kinh tế công nghiệp, quan hệ sản xuất cũng phải biến đổi theo,
hiện đại hơn, tiến bộ hơn. Kinh tế công nghiệp làm thay đổi quan hệ sản xuất
trong nội bộ ngành và giữa các ngành trong xã hội.
Thứ năm, kinh tế công nghiệp phát triển còn tạo ra động lực lan tỏa,
khơi dậy tiềm năng của những vùng nông thôn lạc hậu thành khu công
nghiệp, cụm công nghiệp phát triển năng động, góp phần thu hẹp khoảng cách
vùng miền. Hơn nữa, phát triển công nghiệp vùng nông thôn còn góp phần
giải quyết lao động tại chỗ, giảm gánh nặng dân tự do ở những thành phố lớn,
nâng cao đời sống của nhân dân trong khu vực.
Như vậy, kinh tế công nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo, có vai trò
quyết định trong sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong giai đoạn hiện
nay, Việt Nam đang trên con đường thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Việc phát triển kinh tế công nghiệp đã tạo ra động lực lan tỏa, thúc
đẩy kinh tế phát triển, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Vì
vậy, có thể khẳng định rằng, kinh tế công nghiệp được coi là cơ sở, nền tảng
để phát triển tất cả các lĩnh vực kinh tế khác trong cả nước.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến phát triển
kinh tế công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Thái Nguyên là tỉnh miền núi, nằm trong vùng kinh tế trung du và
miền núi Đông Bắc, có diện tích tự nhiên 3.526,64km2
được tách ra từ tỉnh
Bắc Thái (01/1997). Thái Nguyên ở vị trí trung tâm vùng Việt Bắc, phía Bắc
giáp tỉnh Bắc Kạn, phía Nam giáp thành phố Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh
Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên
Quang. Nằm ở phía bắc của Thủ đô Hà Nội, cửa ngõ phía Bắc của vùng đồng
bằng Bắc Bộ, Thái Nguyên là đầu mối giao lưu kinh tế giữa miền xuôi với các
tỉnh phía Bắc và Trung Quốc. Vì thế, Thái Nguyên có vị trí địa lý và điều kiện
giao thông thuận lợi cho việc tạo ra các mối liên kết, giao lưu kinh tế - xã hội,
văn hóa với các địa phương khác.
Sự giao lưu kinh tế được thực hiện thông qua hệ thống giao thông đường
bộ, đường thủy, đường sắt. Về đường bộ, đường quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Bắc
Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên, trở thành cửa ngõ phía Nam
nối tỉnh với thủ đô Hà Nội, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các tỉnh, thành
khác trên cả nước, đồng thời còn là cửa ngõ phía Bắc lên các tỉnh Bắc Kạn, Cao
Bằng và thông sang biên giới Trung Quốc. Đường Quốc lộ 37 và 1B cùng với hệ
thống tỉnh lộ là huyết mạch giao thông quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh
khác. Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều, Lưu Xá - Kép - Đông Triều nối với
khu công nghiệp Sông Công, khu Gang thép Thái Nguyên và thành phố Thái
Nguyên, đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho Thái Nguyên trở thành trung
tâm kinh tế quan trọng của vùng miền Bắc Bộ, nhất là từ khi tuyến đường cao
tốc Thái Nguyên - Hà Nội hoàn thành. Về giao thông đường sông, hai con sông
là sông Cầu và sông Công trở thành tuyến giao thông đường thủy giúp tỉnh
thông thương thuận lợi với các tỉnh khác như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội.
Với vị trí tiếp giáp Thủ đô Hà Nội và cách sân bay Nội Bài khoảng
hơn 50km nên Thái Nguyên có lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội nói
chung và kinh tế công nghiệp nói riêng. Thái Nguyên vừa là vệ tinh của Hà
Nội, vừa là cửa ngõ để các quốc gia khác đến sản xuất, kinh doanh.
Năm 1997 là năm đánh dấu việc tái lập tỉnh Thái Nguyên, bao gồm 9
đơn vị hành chính, 7 huyện, 1 thành phố và 1 thị xã với 177 xã, phường, thị
trấn trong đó có 16 xã vùng cao, 110 xã, thị trấn miền núi chiếm 71,18%. Vì
thế, sau khi tách tỉnh, Thái Nguyên vẫn là một tỉnh miền núi. Mặc dù, cơ sở
hạ tầng đã được xây dựng và khắc phục song vẫn còn chưa đáp ứng yêu cầu
phát triển. Đặc điểm này sẽ phần nào ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã
hội nói chung và kinh tế công nghiệp nói riêng.
* Điều kiện tự nhiên
Nhìn bao quát tổng thể địa hình tỉnh Thái Nguyên như lòng chảo
nghiêng từ phía Tây Bắc dần về phía Đông - Đông Nam, ba mặt được che
chắn bởi hệ thống núi cao. Thái Nguyên nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới
gió mùa với hai mùa tương đối rõ rệt (có khác biệt nhỏ giữa miền Bắc và
miền Nam), mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau. Theo số liệu của Tổng cục khí hậu thủy văn, lượng mưa
trung bình hàng năm dao động từ 1.500 đến 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8
và thấp nhất vào tháng 1. Tổng số giờ nắng trong năm khoảng từ 1.300 đến
1.750 giờ và phân phối đều cho các tháng trong năm. Là một tỉnh có lượng
mưa khá lớn, tổng lượng nước mưa tự nhiên của tỉnh lên tới 6.4 tỷ m3
/năm.
Với điều kiện địa hình và vị trí địa lý, Thái Nguyên là tỉnh ít chịu ảnh hưởng
trực tiếp của các cơn bão lớn. Do đó, về cơ bản, với điều kiện đó giúp Thái
Nguyên thuận lợi trong sản xuất và các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, lượng
mưa phân bố không đều theo thời gian và không gian, cùng với kết cấu địa
hình trung du và miền núi là chủ yếu nên đã gây ra những trận lũ lớn.
Về tài nguyên nước, nguồn nước ngọt của tỉnh chủ yếu do hệ thống
sông ngòi cung cấp là sông Cầu và sông Công. Sông Công có lưu vực
951km2, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hóa chảy theo chân núi
Tam Đảo, là nơi có lượng mưa nhiều nhất của tỉnh Thái Nguyên. Dòng sông
được ngăn lại ở Đại Từ tạo thành hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng
25km2
, với sức chứa lên tới 210 triệu m3
nước. Các con sông chảy qua địa bàn
tỉnh đủ cung cấp lượng nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Ngoài ra, Thái Nguyên còn nhiều sông nhỏ khác thuộc hệ thống sông
Kỳ Cùng và sông Lô. Bên cạnh đó, tỉnh Thái Nguyên còn có trữ lượng nước
ngầm khá lớn, khoảng 3 tỷ m3
, nhưng hiện nay việc khai thác sử dụng còn hạn
chế. Về cơ bản, điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn của Thái Nguyên tương
đối thuận lợi để có thể phát triển nền kinh tế - xã hội với cơ cấu đa dạng,
nhiều ngành nghề. Tuy nhiên, vào mùa mưa, lượng mưa tập trung lớn trong
khoảng thời gian ngắn nên dẫn tới hiện tượng sạt lở đất, lũ quét ở một số triền
đồi núi và lũ lụt ở khu vực dọc theo lưu vực sông Cầu và sông Công.
Với 354.110 ha đất tự nhiên, tỉnh Thái Nguyên chiếm 2,2% tổng số
diện tích tự nhiên của 16 tỉnh miền núi và trung du. Đặc điểm tài nguyên đất
của Thái Nguyên là đất nông nghiệp ít (chỉ chiếm 23% diện tích tự nhiên)
nhưng lại thuộc đất bạc màu, có tới trên 20% là đất cải tạo. Diện tích đất núi
rừng lớn (chiếm 53,12%) nhưng tới 80% là đất dốc, độ xói mòn lớn, cần tăng
cường độ che phủ của rừng để giữ nguồn nước và bảo vệ đất. Thái Nguyên có
nhiều dãy núi cao; bao gồm: Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn. Các dãy núi cao
này đã che chắn gió, cộng với địa hình đồi núi đan xen nên Thái Nguyên ít
chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa Đông Bắc.
Về tài nguyên khoáng sản, tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng lớn với
nhiều loại khoáng sản khác nhau. Kết quả điều tra của Liên đoàn Địa chất
Đông Bắc đã phát hiện được 257 mỏ và 140 điểm quặng (87 mỏ nhỏ, 10 mỏ
vừa và 18 mỏ lớn); hiện có 34 loại hình khoáng sản, phân bố tập trung ở Đại
Từ, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Lương, gồm các nhóm chính sau:
Nhóm nguyên liệu cháy, gồm than mỡ, than đá với trữ lượng lớn. Thái
Nguyên là tỉnh có trữ lượng than lớn thứ hai cả nước sau tỉnh Quảng Ninh, đủ
đáp ứng nhu cầu cho sản xuất nhiệt điện và các nhu cầu khác.
Nhóm khoáng sản kim loại, như sắt, mangan, titan, chì, kẽm, đồng,
niken, nhôm, vonfram, altimoan, thủy ngân, vàng. Thái Nguyên với trữ lượng
lớn khoáng sản, phong phú về chủng loại, nên có điều kiện để phát triển các
ngành công nghiệp khai thác khoáng sản.
Nhóm khoáng sản phi kim loại, photphorit chiếm trữ lượng lớn nhất,
khoảng 60.000 tấn, ngoài ra còn nhiều loại khác như photphorit, barit, pyrite,
grapharit, trong đó với. Bên cạnh đó, Thái Nguyên còn có đất sét làm gạch
ngói, cát sỏi, đá carbonnat.
Nhìn chung, Thái Nguyên là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát
triển kinh tế - xã hội với cơ cấu ngành đa dạng, phong phú công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ v.v... Đối với kinh tế công nghiệp, vị trí địa lý, nguồn tài
nguyên rất phong phú về khoáng sản như quặng sắt, than; khí hậu, sông ngòi,
đất đai thuộc vùng trung du miền núi có nhiều tiềm năng cho phát triển nhưng
chưa được khai thác hoặc khai thác chưa tương xứng với tiềm năng.
Đặc điểm kinh tế - xã hội
Do tác động của các chính sách kinh tế và cơ chế quản lý mới, từ năm
1991 nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên đã phát triển tương đối ổn định với cơ
cấu đa dạng và nhiều lĩnh vực có tốc độ phát triển cao, đời sống nhân dân
không ngừng được cải thiện cả về vật chất và văn hóa tinh thần. Đặc biệt, tỉnh
Thái Nguyên đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2004.
Những thành công này là kết quả sự cố gắng của toàn Đảng bộ, chính quyền
và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh nhằm xây dựng nền tảng cơ bản để thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Là một trung tâm y tế của vùng trung du Bắc Bộ, Thái Nguyên có hệ
thống y tế với trang thiết bị đầy đủ đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh tại chỗ
(01 bệnh viện đa khoa trung ương, 9 bệnh viện cấp tỉnh và 14 trung tâm y tế
cấp huyện). Đội ngũ bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế nhìn chung tận tâm, nhiệt
tình, về cơ bản đã khám chữa bệnh được đa số bệnh nhân. Tuy nhiên, do trang
thiết bị còn chưa hiện đại, trình độ chuyên môn của đội ngũ bác sĩ có những
hạn chế nhất định nên vẫn còn một bộ phận nhỏ bệnh nhân phải chuyển tuyến
trung ương để điều trị. Thái Nguyên còn nổi tiếng với những địa danh du lịch
lịch sử, sinh thái - danh thắng nhưng chủ yếu chưa được đầu tư khai thác
xứng tầm như: Hồ Núi Cốc, hang Thần Sa, hồ thủy lợi Văn Lăng v.v... Nếu
được khai thác tương xứng thì những địa danh này sẽ trở thành một quần thể
các địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước muốn khám phá di
tích hoang sơ, tự nhiên.
Thái Nguyên là một trong những địa phương tập trung khu công
nghiệp lớn và lâu đời nhất của cả nước, bao gồm: Khu Gang thép, nhà máy
Diezen Sông Công, khu công nghiệp Sông Công, v.v...
Là tỉnh có dân số và lực lượng lao động tương đối đông đảo với trình
độ dân trí khá. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh có truyền thống cách mạng,
cần cù, sáng tạo, đoàn kết. Lao động của tỉnh Thái Nguyên hàng năm đều tăng,
trong đó, số người trong độ tuổi lao động có việc làm có quy mô và tốc độ
tăng cao hơn số người từ đủ 15 tuổi trở lên. Tổng số lao động ở Thái Nguyên
năm 1996 là 37.908 người (tổng dân số 1.040.123 người), trong đó nam
chiếm 62,5%, nữ chiếm 37,5% và tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp cao
nhất là 71,5% [41, tr. 16-17]. Lực lượng lao động dồi dào đảm bảo nguồn cung
lao động cho ngành kinh tế công nghiệp.
Đánh giá tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế công nghiệp ở Thái Nguyên
Với những điều kiện về tự nhiên và kinh tế - xã hội, Thái Nguyên có
những tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế công nghiệp như:
Thứ nhất, Thái Nguyên có vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển
kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng do gần hệ thống giao
thông chính: đường cao tốc, đường sắt, sân bay, cảng sông v.v... Thái Nguyên
nằm tiếp giáp Hà Nội - trung tâm kinh tế văn hóa, chính trị lớn, trung tâm
khoa học, công nghệ cao của cả nước, gần các địa phương phát triển nhanh,
năng động, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh,
Hưng Yên, Hải Phòng). Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ
môi trường thế kỷ XXI, tỉnh Thái Nguyên được xác định là trung tâm kinh tế,
chính trị xã hội, giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ của vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Thứ hai, là tỉnh có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên quý so với
nhiều địa phương khác trong vùng và cả nước cho phép Thái Nguyên có
nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp luyện kim, cơ khí, sản xuất
vật liệu xây dựng, chế biến nông sản v.v... Thái Nguyên cũng là địa phương
cung cấp nhiều nguồn khoáng sản quan trọng phục vụ ngành luyện kim và vật
liệu xây dựng của vùng trung du miền núi Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông
Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các thành phố lớn, các khu công
nghiệp lớn trong nước, nhất là ở miền Bắc. Trong tương lai, Thái Nguyên
đóng vai trò là một trong những trung tâm vật liệu xây dựng của cả nước.
Trong chiến lược phát triển quốc gia, tỉnh Thái Nguyên được xác định là một
trong tâm kinh tế của vùng, là địa phương đi đầu trong phát triển vùng Trung
du miền núi Bắc Bộ, nhất là về công nghiệp.
Thứ ba, Thái Nguyên là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu
khoa học - công nghệ lớn thứ ba cả nước. Trên địa bàn tỉnh có Đại học Thái
Nguyên trong đó có 7 trường đại học thành viên và một số đơn vị trực thuộc.
Thái Nguyên còn có 18 trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, dạy
nghề. Đội ngũ các nhà nghiên cứu, giảng viên ở các cơ sở đào tạo này khá
đông đảo, trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình, say mê nghiên cứu khoa học.
Kết quả nghiên cứu của họ đã được ứng dụng vào sản xuất, thương mại. Bên
cạnh đó, hiện nay, tổng số sinh viên, học sinh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
khoảng trên 150.000 người. Với hệ thống các cơ sở đào tạo đó, Thái Nguyên
là một trong những trung tâm đào tạo nguồn lực rất quan trọng, tạo ra nhiều
thành tựu trong trong nghiên cứu khoa học, sẵn sàng phục vụ cho quá trình
phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh.
Có thể thấy, Thái Nguyên có đầy đủ những điều kiện về vị trí địa lý,
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội để phát triển kinh tế công nghiệp với cơ
cấu ngành nghề đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, để Thái Nguyên có thể phát
triển tương xứng với những tiềm năng sẵn có cũng như khắc phục khó khăn,
hạn chế của tỉnh, đặt ra yêu cầu đối với lãnh đạo và nhân dân tỉnh Thái
Nguyên phải sáng suốt, nhạy bén và đoàn kết, nỗ lực hơn nữa, vượt qua khó
khăn, khẳng định vị thế là trung tâm kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, y tế,
văn hóa của khu vực trung du miền núi phía Bắc.
Những khó khăn tác động đến phát triển kinh tế công nghiệp ở Thái Nguyên
Thứ nhất, Thái Nguyên là một tỉnh nghèo, có nguồn thu ngân sách
thấp, thu chưa đủ chi, hàng năm phải nhận trợ cấp ngân sách từ trung ương,
khả năng tích lũy của nền kinh tế còn hạn chế nên nguồn vốn ngân sách nhà
nước đầu tư phát triển kinh tế công nghiệp cũng như đầu tư cho phát triển cơ
sở hạ tầng, xây dựng và phát triển đồng bộ các khu công nghiệp có nhiều hạn
chế, phụ thuộc chủ yếu vào sự hỗ trợ của ngân sách trung ương, trong khi đầu
tư cho công nghiệp đòi hỏi vốn lớn, rủi ro cao và chậm thu hồi vốn. Đây là
một trong những khó khăn rất lớn đối với tỉnh.
Thứ hai, kinh tế công nghiệp Thái Nguyên là ngành có thế mạnh và
phần lớn tập trung vào những ngành công nghiệp như khai thác khoáng sản,
luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện v.v... Đây đều là những
ngành sử dụng tài nguyên, sử dụng nhiều năng lượng, vốn đầu tư nhiều và có
tác động rất lớn đến môi trường, đe dọa đến sự phát triển bền vững của địa
phương cũng như khu vực lân cận.
Thứ ba, quá trình thực hiện và điều chỉnh phân bố công nghiệp của
Thái Nguyên (trong đó chủ yếu là các cơ sở công nghiệp của Trung ương) có
nhiều khó khăn do yếu tố lịch sử của các cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Luận án: Thị trường sức lao động ở khu vực ĐB sông Cửu Long
Luận án: Thị trường sức lao động ở khu vực ĐB sông Cửu LongLuận án: Thị trường sức lao động ở khu vực ĐB sông Cửu Long
Luận án: Thị trường sức lao động ở khu vực ĐB sông Cửu Long
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lựcLuận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực từ năm 2000...
Đề tài: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực từ năm 2000...Đề tài: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực từ năm 2000...
Đề tài: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực từ năm 2000...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...
Royal Scent
 
Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp tỉnh Bắc NinhThu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai trò của nhà nước đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta
Vai trò của nhà nước đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước taVai trò của nhà nước đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta
Vai trò của nhà nước đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước taVcoi Vit
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Xây dựng công chức quản lý về kinh tế tỉnh Quảng Nam
Luận án: Xây dựng công chức quản lý về kinh tế tỉnh Quảng NamLuận án: Xây dựng công chức quản lý về kinh tế tỉnh Quảng Nam
Luận án: Xây dựng công chức quản lý về kinh tế tỉnh Quảng Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Ý thức công dân với việc xây dựng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, HAY - Gửi miễn p...
Ý thức công dân với việc xây dựng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, HAY - Gửi miễn p...Ý thức công dân với việc xây dựng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, HAY - Gửi miễn p...
Ý thức công dân với việc xây dựng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, HAY - Gửi miễn p...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
nataliej4
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà NẵngLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà Nẵng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Chính sách phát triển kinh tế ngành nông nghiệp tại thị xã Điện Bàn
Chính sách phát triển kinh tế ngành nông nghiệp tại thị xã Điện BànChính sách phát triển kinh tế ngành nông nghiệp tại thị xã Điện Bàn
Chính sách phát triển kinh tế ngành nông nghiệp tại thị xã Điện Bàn
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, 9đ
Luận văn: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, 9đLuận văn: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, 9đ
Luận văn: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, 9đ
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...
Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...
Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...
nataliej4
 
Luận án: Giáo dục đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ Hậu cần - Gửi miễn phí...
Luận án: Giáo dục đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ Hậu cần - Gửi miễn phí...Luận án: Giáo dục đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ Hậu cần - Gửi miễn phí...
Luận án: Giáo dục đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ Hậu cần - Gửi miễn phí...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kinh tế trước đổi mới
Kinh tế trước đổi mớiKinh tế trước đổi mới
Kinh tế trước đổi mớiTru Gia
 
Luận án: Đảng bộ lãnh đạo vận động người Việt Nam ở nước ngoài
Luận án: Đảng bộ lãnh đạo vận động người Việt Nam ở nước ngoàiLuận án: Đảng bộ lãnh đạo vận động người Việt Nam ở nước ngoài
Luận án: Đảng bộ lãnh đạo vận động người Việt Nam ở nước ngoài
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Luận án: Thị trường sức lao động ở khu vực ĐB sông Cửu Long
Luận án: Thị trường sức lao động ở khu vực ĐB sông Cửu LongLuận án: Thị trường sức lao động ở khu vực ĐB sông Cửu Long
Luận án: Thị trường sức lao động ở khu vực ĐB sông Cửu Long
 
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lựcLuận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
 
Đề tài: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực từ năm 2000...
Đề tài: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực từ năm 2000...Đề tài: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực từ năm 2000...
Đề tài: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực từ năm 2000...
 
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...
 
Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp tỉnh Bắc NinhThu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
 
Vai trò của nhà nước đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta
Vai trò của nhà nước đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước taVai trò của nhà nước đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta
Vai trò của nhà nước đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
 
La0032
La0032La0032
La0032
 
Luận án: Xây dựng công chức quản lý về kinh tế tỉnh Quảng Nam
Luận án: Xây dựng công chức quản lý về kinh tế tỉnh Quảng NamLuận án: Xây dựng công chức quản lý về kinh tế tỉnh Quảng Nam
Luận án: Xây dựng công chức quản lý về kinh tế tỉnh Quảng Nam
 
Ý thức công dân với việc xây dựng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, HAY - Gửi miễn p...
Ý thức công dân với việc xây dựng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, HAY - Gửi miễn p...Ý thức công dân với việc xây dựng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, HAY - Gửi miễn p...
Ý thức công dân với việc xây dựng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, HAY - Gửi miễn p...
 
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà NẵngLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà Nẵng
 
Chính sách phát triển kinh tế ngành nông nghiệp tại thị xã Điện Bàn
Chính sách phát triển kinh tế ngành nông nghiệp tại thị xã Điện BànChính sách phát triển kinh tế ngành nông nghiệp tại thị xã Điện Bàn
Chính sách phát triển kinh tế ngành nông nghiệp tại thị xã Điện Bàn
 
Luận văn: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, 9đ
Luận văn: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, 9đLuận văn: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, 9đ
Luận văn: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, 9đ
 
Luận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...
Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...
Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...
 
Luận án: Giáo dục đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ Hậu cần - Gửi miễn phí...
Luận án: Giáo dục đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ Hậu cần - Gửi miễn phí...Luận án: Giáo dục đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ Hậu cần - Gửi miễn phí...
Luận án: Giáo dục đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ Hậu cần - Gửi miễn phí...
 
Kinh tế trước đổi mới
Kinh tế trước đổi mớiKinh tế trước đổi mới
Kinh tế trước đổi mới
 
4
44
4
 
Luận án: Đảng bộ lãnh đạo vận động người Việt Nam ở nước ngoài
Luận án: Đảng bộ lãnh đạo vận động người Việt Nam ở nước ngoàiLuận án: Đảng bộ lãnh đạo vận động người Việt Nam ở nước ngoài
Luận án: Đảng bộ lãnh đạo vận động người Việt Nam ở nước ngoài
 

Similar to Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệpLuận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tỉnh Thái NguyênLuận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAMCÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM
thaoptneu
 
Luận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.doc
Luận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.docLuận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.doc
Luận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.doc
sividocz
 
Luận văn: Phát triển công nghiệp bền vững tại thị xã Điện Bàn, 9đ
Luận văn: Phát triển công nghiệp bền vững tại thị xã Điện Bàn, 9đLuận văn: Phát triển công nghiệp bền vững tại thị xã Điện Bàn, 9đ
Luận văn: Phát triển công nghiệp bền vững tại thị xã Điện Bàn, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAY
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAYLuận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAY
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Duong loi
Duong loiDuong loi
Duong loiLam Lam
 
Duong loi dang
Duong loi dangDuong loi dang
Duong loi dang
Vo Linh Truong
 
Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...
Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...
Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏĐề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bài mẫu Tiểu luận Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc, HAY
Bài mẫu Tiểu luận Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc, HAYBài mẫu Tiểu luận Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc, HAY
Bài mẫu Tiểu luận Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Luận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt NamLuận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Luận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAYLuận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAYĐề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Chiến lược thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp dệt may
Luận văn: Chiến lược thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp dệt mayLuận văn: Chiến lược thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp dệt may
Luận văn: Chiến lược thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp dệt may
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Gợi Ý 555+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Phát Triển Kinh Tế Siêu Đa Dạng & C...
Gợi Ý 555+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Phát Triển Kinh Tế Siêu Đa Dạng & C...Gợi Ý 555+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Phát Triển Kinh Tế Siêu Đa Dạng & C...
Gợi Ý 555+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Phát Triển Kinh Tế Siêu Đa Dạng & C...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Nhân lực của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, HAY
Luận án: Nhân lực của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, HAYLuận án: Nhân lực của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, HAY
Luận án: Nhân lực của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuy...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuy...Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuy...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuy...
Man_Ebook
 
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phốLuận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệpLuận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
 
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tỉnh Thái NguyênLuận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
 
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAMCÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM
 
Luận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.doc
Luận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.docLuận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.doc
Luận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.doc
 
Luận văn: Phát triển công nghiệp bền vững tại thị xã Điện Bàn, 9đ
Luận văn: Phát triển công nghiệp bền vững tại thị xã Điện Bàn, 9đLuận văn: Phát triển công nghiệp bền vững tại thị xã Điện Bàn, 9đ
Luận văn: Phát triển công nghiệp bền vững tại thị xã Điện Bàn, 9đ
 
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAY
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAYLuận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAY
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAY
 
Duong loi
Duong loiDuong loi
Duong loi
 
Duong loi dang
Duong loi dangDuong loi dang
Duong loi dang
 
Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...
Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...
Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...
 
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏĐề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
 
Bài mẫu Tiểu luận Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc, HAY
Bài mẫu Tiểu luận Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc, HAYBài mẫu Tiểu luận Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc, HAY
Bài mẫu Tiểu luận Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc, HAY
 
Luận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Luận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt NamLuận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Luận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
 
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAYLuận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAYĐề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
 
Luận văn: Chiến lược thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp dệt may
Luận văn: Chiến lược thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp dệt mayLuận văn: Chiến lược thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp dệt may
Luận văn: Chiến lược thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp dệt may
 
Gợi Ý 555+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Phát Triển Kinh Tế Siêu Đa Dạng & C...
Gợi Ý 555+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Phát Triển Kinh Tế Siêu Đa Dạng & C...Gợi Ý 555+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Phát Triển Kinh Tế Siêu Đa Dạng & C...
Gợi Ý 555+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Phát Triển Kinh Tế Siêu Đa Dạng & C...
 
Luận án: Nhân lực của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, HAY
Luận án: Nhân lực của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, HAYLuận án: Nhân lực của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, HAY
Luận án: Nhân lực của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, HAY
 
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuy...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuy...Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuy...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuy...
 
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phốLuận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
 
Luận văn: Phát triển khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 

Recently uploaded (12)

Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 

Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ VÂN ANH ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2019
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ VÂN ANH ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 62 22 03 15 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS,TS. Trịnh Thị Hồng Hạnh 2. TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Vân Anh
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 7 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố có liên quan đến đề tài và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 25 Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005 30 2.1. Những căn cứ để xác định chủ trương phát triển kinh tế công nghiệp (1997 - 2005) 30 2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển kinh tế công nghiệp (1997 - 2005) 47 2.3. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo phát triển kinh tế công nghiệp (1997 - 2005) 55 Chƣơng 3: ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 73 3.1. Tình hình mới và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về đẩy mạnh phát triển kinh tế công nghiệp (2005 - 2015) 73 3.2. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế công nghiệp (2005 - 2015) 84 Chƣơng 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 120 4.1. Nhận xét quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp (1997 - 2015) 120 4.2. Những kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp (1997 - 2015) 136 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC
  • 5. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong các ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân, công nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng, là khâu đột phá trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa là một giai đoạn tất yếu của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển. Đối với Việt Nam, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội, nhất thiết phải trải qua công nghiệp hóa. Từ Đại hội Đảng lần thứ III (9/1960), Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đảng xác định thực chất của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là "Quyết tâm thực hiện cách mạng kỹ thuật, thực hiện phân công mới về lao động xã hội là quá trình tích lũy xã hội chủ nghĩa để không ngừng thực hiện tái sản xuất mở rộng" [62]. Đảng luôn khẳng định kinh tế công nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong những năm đổi mới, đi đôi với tăng trưởng ổn định, nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ. Xu hướng của quá trình này là công nghiệp tăng nhanh gắn liền với sự phát triển các ngành theo hướng đa dạng hóa, từng bước hình thành một số ngành trọng điểm và mũi nhọn, có tốc độ phát triển cao, thuận lợi về thị trường, có khả năng xuất khẩu, đem lại giá trị kinh tế lớn, qua đó góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân v.v... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình phát triển của công nghiệp Việt Nam cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như trình độ thấp, chủ yếu phát triển theo chiều rộng, quá nhiều mũi nhọn, phụ thuộc vào doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. Điều này dẫn đến, sự phát triển công nghiệp thiếu bền vững, khả năng cạnh tranh của khu vực công nghiệp còn yếu, trong khi tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp khá cao thì tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm còn thấp, tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm
  • 6. chưa cao, hầu hết các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu ở nước ta dưới dạng nguyên liệu hoặc dưới dạng gia công (giày dép, dệt may), lắp ráp (điện tử, vi tính), tỷ lệ sản phẩm chế tạo rất thấp, giá trị mới tạo ra trong sản phẩm chiếm tỷ trọng nhỏ, công nghiệp chế biến phụ thuộc vào nguyên, vật liệu phụ nhập khẩu với chi phí cao dẫn đến giá cao. Nhiều doanh nghiệp công nghiệp quy mô nhỏ, chưa chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, chủng loại sản phẩm chưa phong phú, hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực quản lý, trình độ khoa học - công nghệ yếu kém… Những bất cập này, ở mức độ nhất định, đã làm cản trở sự phát triển của công nghiệp Việt Nam. Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi Bắc Bộ, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, có lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu thuận lợi, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao để phát triển một nền kinh tế đa dạng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp Thái Nguyên được hình thành từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XX với sự ra đời của hai trung tâm công nghiệp nặng của Việt Nam là khu gang thép Thái Nguyên (đầu thập kỷ 60) và khu cơ khí Gò Đầm (đầu thập kỷ 70). Trải qua quá trình hơn 50 năm hình thành và phát triển, đến nay công nghiệp Thái Nguyên đã có một cơ cấu tương đối đầy đủ với hầu hết các ngành công nghiệp, trong đó nhiều ngành tương đối phát triển so với các địa phương khác như công nghiệp cơ khí, luyện kim, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm v.v... Kinh tế công nghiệp phát triển đem lại giá trị kinh tế cao; hình thành một số sản phẩm chủ lực và đặc trưng riêng của tỉnh; giải quyết được việc làm cho lực lượng lao động tại chỗ v.v..., qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, kinh tế công nghiệp tỉnh Thái Nguyên phát triển vẫn thiếu bền vững, tốc độ tăng trưởng không ổn định, các cơ sở công nghiệp chậm đổi mới công nghệ, sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp không cao, chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu và sản phẩm thô; phân bố các khu công nghiệp chưa hợp lý, công tác quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn nhiều
  • 7. bất cập, đội ngũ cán bộ còn bộc lộ nhiều yếu kém v.v... Nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế công nghiệp đối với sự phát triển của tỉnh, thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên có những chủ trương, chính sách và biện pháp kịp thời thúc đẩy phát triển công nghiệp. Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp trong giai đoạn 1997 đến 2015 nhằm khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo trong chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh; đánh giá những thành công và hạn chế của quá trình lãnh đạo, chỉ đạo; rút ra một số kinh nghiệm Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên vận dụng vào lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp trong giai đoạn mới. Để có thể góp phần làm sáng tỏ những điều đó, chúng tôi lựa chọn đề tài "Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015" làm luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án làm rõ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015, đúc kết những kinh nghiệm có giá trị tham khảo đối với quá trình phát triển kinh tế công nghiệp ở địa phương trong thời gian tiếp theo. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích, đánh giá những căn cứ để xác định chủ trương lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển kinh tế công nghiệp ở Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2015; - Khái quát quan điểm, chủ trương của Đảng; phân tích chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015; - Đánh giá những thành công, hạn chế, nguyên nhân; đúc kết những kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2015.
  • 8. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2015. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Kinh tế công nghiệp bao gồm nhiều nội dung. Trong phạm vi luận án này, chúng tôi tập trung nghiên cứu chủ trương và quá trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với phát triển kinh tế công nghiệp trên các vấn đề: (1) quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng - kỹ thuật; (2) phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế như: công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước; (3) phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; (4) quy hoạch, mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; (5) thu hút đầu tư và phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp trên địa bàn tỉnh; (6) cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút nguồn lực trong và ngoài tỉnh; (7) bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp. Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 1997, năm tái lập tỉnh Thái Nguyên, thời điểm diễn ra Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, đến năm 2015 năm diễn ra Đại hội lần thứ XIX của Đảng bộ tỉnh. Về không gian: Nghiên cứu phát triển kinh tế công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế công nghiệp. 4.2. Nguồn tài liệu - Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung và phát triển kinh tế công nghiệp nói riêng.
  • 9. - Các văn kiện, nghị quyết, quyết định, báo cáo, chương trình hành động của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên. - Số liệu thống kê của Cục Thống kê, Sở Công - Thương và một số sở, ban, ngành của tỉnh. - Các công trình đã xuất bản, đề tài, đề án, bài báo, tạp chí, luận văn, luận án có liên quan đến đề tài. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành, trong đó chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc, đồng thời kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu như thống kê, đối chiếu, phân tích, so sánh, tổng hợp quá trình phát triển kinh tế công nghiệp ở Thái Nguyên, cụ thể: Phương pháp lịch sử được sử dụng để làm rõ quát trình lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2015 qua hai giai đoạn. Phương pháp lôgíc được sử dụng nhằm làm rõ mối liên hệ giữa các chủ trương, biện pháp với quá trình chỉ đạo thực hiện, những kết quả đạt được. Đánh giá được những ưu điểm, hạn chế và một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015. Các phương pháp khác như: phân tích, so sánh, tổng hợp nhằm làm sáng tỏ hơn những vấn đề mà luận án đặt ra. 5. Những đóng góp mới của luận án - Hệ thống hóa quan điểm, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015. - Nhận định, đánh giá thành tựu, hạn chế trong hoạt động lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2015.
  • 10. - Đúc rút kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015 để có thể vận dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Góp phần tổng kết sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển kinh tế công nghiệp - một lĩnh vực chủ đạo của nền kinh tế địa phương. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp thêm luận cứ khoa học cho việc xác định hệ thống quan điểm, chủ trương và giải pháp lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp ở địa phương trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác tuyên truyền, nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ đổi mới. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2005. Chương 3. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015. Chương 4. Nhận xét và một số kinh nghiệm.
  • 11. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Kinh tế công nghiệp là lĩnh vực quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế quốc dân, có ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn xã hội. Phát triển kinh tế công nghiệp là khâu đột phá trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Vì thế, lĩnh vực này luôn được Đảng và Nhà nước xác định là mặt trận hàng đầu, quan trọng nhất trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do vậy, vấn đề này đã thu hút nhiều nhà khoa học, các cơ quan quan tâm nghiên cứu. Có thể khái quát thành các nhóm công trình khoa học sau đây. 1.1.1. Nhóm nghiên cứu về phát triển công nghiệp của một số nƣớc trên thế giới Quá trình đổi mới toàn diện đất nước đã đạt được những thành tựu cơ bản trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Hiện nay, Đảng và Nhà nước đang thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nỗ lực đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong quá trình này, rất nhiều yêu cầu, nhiệm vụ được đặt ra. Do đó, Việt Nam cần xây dựng và thực thi các chủ trương, chính sách phát triển sản xuất hợp lý cũng như các định hướng đầu tư, phát triển thương mại vừa phù hợp với những điều kiện cụ thể của đất nước vừa đáp ứng và hỗ trợ cho các đòi hỏi trong quá trình hợp tác quốc tế và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong bối cảnh đó, để thực hiện các nhiệm vụ trên một cách có hiệu quả, bên cạnh việc nghiên cứu lý thuyết kinh tế của các thị trường hiện đại, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước ngoài thì việc nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về kinh tế, văn hóa, địa lý v.v... có những thành công đáng kể trong quá trình chuyển sang phát triển kinh tế thị trường và thực hiện công nghiệp
  • 12. hóa, hiện đại hóa đất nước là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách cho Việt Nam trên con đường phát triển đất nước. Do đó, đây cũng là nội dung được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Trung Quốc là quốc gia láng giềng của Việt Nam. Những bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế của Trung Quốc được các nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Phạm Thái Quốc, Trung Quốc quá trình công nghiệp hóa trong 20 năm cuối thế kỷ XX [163]; Lê Hữu Tầng, Lưu Hàm Nhạc, Nghiên cứu so sánh đổi mới kinh tế ở Việt Nam và cải cách kinh tế ở Trung Quốc [173]; Bùi Văn Hưng, Công nghiệp hóa nông thôn Trung Quốc thời kỳ cải cách và mở cửa [123] v.v... Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về công nghiệp hóa ở Trung Quốc, tác giả Phạm Thái Quốc đã nghiên cứu thực trạng quá trình công nghiệp hóa ở Trung Quốc từ năm 1979 đến nay về các khía cạnh: chuyển dịch cơ cấu ngành, nội bộ từng ngành, các điều kiện kinh tế và hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc, chính sách đầu tư và thương mại, vấn đề phát triển nguồn nhân lực và khoa học kỹ thuật cho công nghiệp hóa. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những nhận định, đánh giá về kết quả đạt được, những tồn tại, vấn đề phát sinh và hướng giải quyết tồn tại đó. Việc nghiên cứu quá trình công nghiệp hóa ở Trung Quốc đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế công nghiệp Việt Nam nói riêng chịu sự tác động của Trung Quốc, nhất là sau khi đất nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Vấn đề này được nghiên cứu bởi tác giả Lê Đăng Minh, Trung Quốc sau gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): Tác động và những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh một số ngành công nghiệp Việt Nam [142] v.v... Việc Trung Quốc gia nhập WTO đã có những tác động rất lớn đến sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam, cụ thể, về lĩnh vực thu hút vốn đầu tư FDI, chi phí đầu vào của sản xuất hàng công nghiệp, thị trường xuất khẩu hàng công nghiệp, thị trường nội
  • 13. địa Việt Nam, vấn đề việc làm của người lao động trong các ngành công nghiệp v.v... Hơn thế nữa, sự kiện này còn góp phần làm nâng cao năng lực cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế. Nhật Bản và Việt Nam là hai quốc gia chung dòng văn hóa Á Đông. Mối quan hệ giao lưu hợp tác giữa hai quốc gia ngày càng phát triển. Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu giữa hai quốc gia cũng được các nhà nghiên cứu chú trọng. Các công trình tiêu biểu như: Goro Ono, Chính sách công nghiệp cho công cuộc đổi mới một số kinh nghiệm của Nhật Bản [90]; Nhiều tác giả, Chính sách công nghiệp của Nhật Bản [150]; Hồ Văn Thông, Kinh nghiệm khai thác các nguồn lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Nhật Bản [179]; Nguyễn Minh Tú, Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Chính sách công nghiệp và các công cụ chính sách công nghiệp: Kinh nghiệm của Nhật Bản và bài học rút ra cho công nghiệp hóa của Việt Nam [198]; Kazushi Ohkawa, Hirohisa Kohama, Kinh nghiệm công nghiệp hóa của Nhật Bản và sự thích dụng của nó đối với các nền kinh tế đang phát triển [128]. Có thể khẳng định rằng, chính sách của Nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của bất kỳ lĩnh vực nào. Chính sách đúng đắn, phù hợp sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và ngược lại. Trong số các công trình nghiên cứu trên, đáng kể phải đề cập đến công trình Chính sách công nghiệp của Nhật Bản. Cuốn sách này là kết quả nghiên cứu công phu, nghiêm túc của tập thể tác giả người Nhật Bản. Nền kinh tế Nhật Bản đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, trong suốt thời gian dài từ khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai cho đến những năm 1980 với ba thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất (1945 - 1960), gồm các giai đoạn tái thiết và tạo đà cho sự tăng trưởng nhanh. Đây cũng chính là giai đoạn phục hồi nền kinh tế từ khi ra khỏi chiến tranh và sau đó đã duy trì được mức tăng trưởng xấp xỉ 10%. Thời kỳ thứ hai là kỷ nguyên tăng trưởng nhanh của những năm 1960 và kéo dài đến trước cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới lần thứ nhất vào năm 1973 với tốc độ tăng trưởng chưa từng có trong lịch sử Nhật Bản. Thời kỳ thứ ba được đánh dấu bằng cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, chấm dứt kỷ nguyên tăng trưởng
  • 14. nhanh của nền kinh tế Nhật Bản. Những sự bứt phá đi lên thần kì của nền kinh tế, chính sách tạo động lực cho kinh tế phát triển, việc khắc phục thảm họa chiến tranh nhanh chóng, các vấn đề phát triển kinh tế công nghiệp v.v… của Nhật Bản là những kinh nghiệm bổ ích, gợi mở cho Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển nhanh chóng của Hàn Quốc - quốc gia có sự khởi sắc mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã trở thành hiện tượng tiêu biểu của các nước phát triển trên thế giới, cũng mang lại những bài học quý giá cho Việt Nam trên con đường đổi mới, phát triển đất nước. Do đó, có rất nhiều công trình nghiên cứu về quốc gia này như: Vũ Đăng Hinh, Hàn Quốc nền công nghiệp trẻ trỗi dậy [95]; Nguyễn Quang Hồng, Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Hàn Quốc trong giai đoạn 1960 - 1995. Kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam [116]; Trịnh Trọng Nghĩa, Chiến lược mới phát triển công nghiệp Hàn Quốc trong thời gian 2004 - 2020 [149] v.v... Các giai đoạn phát triển công nghiệp Hàn Quốc với chiến lược được xác định rõ ràng: ưu tiên phát triển công nghiệp dựa vào thị trường nội địa thông qua chiến lược thay thế nhập khẩu (giai đoạn 1953 - 1961); quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa dựa vào thị trường thế giới và liên kết quốc tế (giai đoạn 1962 - 1979); thời kỳ điều chỉnh chiến lược để bước vào giai đoạn phát triển công nghiệp có kỹ thuật cao (giai đoạn từ 1980 trở đi); chiến lược gia nhập hàng ngũ các nước tư bản phát triển để hiện đại hóa nền kinh tế - xã hội v.v... Chiến lược rõ ràng, đúng hướng, phù hợp đã dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp Hàn Quốc, tác động đến các lĩnh vực khác, góp phần đưa đất nước này nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, vươn lên và đứng vào hàng ngũ các quốc gia phát triển trên thế giới. Bên cạnh việc nghiên cứu sự phát triển công nghiệp của từng quốc gia, một số công trình nghiên cứu tổng thể các quốc gia để rút ra những kinh nghiệm, bài học, đề xuất những sự vận dụng vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Nhờ những kinh nghiệm thành công của các quốc
  • 15. gia đi trước nên Việt Nam có thể học hỏi, áp dụng và có cơ hội rút ngắn thời gian thực hiện quá trình này. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này có công trình của tác giả Trần Thị Tri, Kinh nghiệm công nghiệp hóa của NIEs Đông Á và sự vận dụng vào Việt Nam [195]. Trong nhiều năm qua, công nghiệp hóa ở các nước và lãnh thổ công nghiệp mới (NIEs) Đông Á được coi là những mô hình tương đối thành công. Với xuất phát điểm là các nền kinh tế bị tàn phá và kiệt quệ sau chiến tranh, vấn đề quan trọng nhất ở các quốc gia này là tái thiết nền kinh tế. Chính sách công nghiệp ở các quốc gia này, tựu chung lại, có hai đặc điểm chính; một là, tập trung vào xây dựng cơ sở kinh tế trong nước; hai là, công nghiệp hóa hướng nội, thay thế nhập khẩu được chuyển hướng thành công nghiệp hóa hướng ngoại, khuyến khích xuất khẩu. Chỉ trong vòng trên dưới ba thập kỷ, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Xingapo từ những nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh, trình độ công nghiệp hết sức thấp kém, lạc hậu đã nhanh chóng vươn lên trở thành những con rồng tiêu biểu của khu vực Đông Á. Tác giả Trần Thị Tri đã nghiên cứu những đặc điểm, bước đi, thành tựu của công nghiệp hóa ở NIEs Đông Á, rút ra một số bài học trong quá trình thực hiện cũng như chỉ ra hạn chế trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa ở các quốc gia này. Nghiên cứu những đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, chỉ ra thuận lợi, khó khăn và cả những thời cơ, thách thức, những tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và NIEs Đông Á để đưa ra một số kiến nghị về việc vận dụng kinh nghiệm của các quốc gia này vào một số công việc chủ yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Như vậy, những bài học thành công hay hạn chế trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa của một số quốc gia trên thế giới đã được các nhà nghiên cứu chỉ ra. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, học tập kinh nghiệm là cần thiết, tránh việc phải mò mẫm, mất thời gian nhưng nếu học hỏi mà thiếu sáng tạo, áp dụng kinh nghiệm một cách máy móc, nguyên xi thì thời gian còn kéo dài hơn, thậm chí thất bại. Vấn đề là, chúng ta sẽ có rất nhiều cơ hội do
  • 16. các nước đi trước tạo ra, nhưng nắm bắt cơ hội thế nào để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta lại đòi hỏi phải có một Nhà nước đủ năng lực và bản lĩnh. 1.1.2. Nhóm công trình về phát triển kinh tế công nghiệp nói chung ở Việt Nam * Các công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế công nghiệp ở Việt Nam Trong các ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân thì kinh tế công nghiệp là lĩnh vực sản xuất mũi nhọn. Công nghiệp phát triển sẽ tạo ra động lực và có sức lan tỏa to lớn, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, qua đó góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Sau hơn 30 năm đổi mới, kinh tế công nghiệp Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Việc nghiên cứu về kinh tế công nghiệp đã đạt được những kết quả to lớn. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế công nghiệp ở cách tiếp cận, phương pháp, nội dung khác nhau. Tựu chung, có các hướng nghiên cứu cơ bản sau: Thứ nhất, các nghiên cứu đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của kinh tế công nghiệp: Hoàng Trung Hải, Đoàn Trọng Truyền, Nguyễn Văn Kha, 60 năm công nghiệp Việt Nam [93]; Nguyễn Sinh Cúc, Công nghiệp Việt Nam trong 20 năm thực hiện đường lối đổi mới thành tựu và một số vấn đề đặt ra [40] v.v... Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là công trình của Viện Dự báo chiến lược Khoa học và Công nghệ, Quá trình hình thành, phát triển công nghiệp Việt Nam [274] đã khái quát quá trình hình thành, phát triển công nghiệp Việt Nam trải qua ba giai đoạn chính: Giai đoạn trước năm 1945 với đặc điểm chủ yếu của công nghiệp là nghèo nàn, lạc hậu, chỉ có một số ngành như khai thác mỏ, cà phê, cao su v.v... với quy mô nhỏ bé, phát triển dè dặt, yếu ớt, phụ thuộc vào chính quốc; giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1985, thời kỳ này đánh
  • 17. dấu sự phát triển công nghiệp có chuyển biến hơn nhờ sự giúp đỡ, viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa. Mặc dù vậy, công nghiệp vẫn bị chi phối bởi cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, tồn tại cơ cấu bất hợp lý, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trong điều kiện ngân sách quốc gia hạn hẹp v.v... vì vậy, hiệu quả kinh tế mang lại thấp, sức cạnh tranh kém; giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1996, đây là giai đoạn công nghiệp có sự phát triển mạnh mẽ nhờ những đột phá trong đường lối đổi mới toàn diện đất nước từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986). Việc phân chia các giai đoạn phát triển của công nghiệp cho thấy những bước phát triển thăng trầm đầy khó khăn của công nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở những bước đi đó, công trình cũng đã đề xuất các giải pháp cơ bản để đẩy mạnh phát triển công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. Thứ hai, nhóm công trình đề cập đến những chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế công nghiệp. Có một số công trình nghiên cứu như sau: Võ Đại Lược, Chính sách phát triển công nghiệp của Việt Nam trong quá trình đổi mới [136]; Võ Đại Lược, Chính sách thương mại, đầu tư và phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam [137]; Lê Hồng Yến, Hoàn thiện chính sách và mô hình tổ chức quản lý nhà nước đối với việc phát triển khu công nghiệp Việt Nam (thông qua thực tiễn các khu công nghiệp miền Bắc) [277]; Nguyễn Văn Thành, Tác động của chính sách công nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp [176]; Vũ Thị Tuyết Mai, Chính sách công nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu hóa [139] v.v... Chính sách phát triển công nghiệp là sự can thiệp trực tiếp hay gián tiếp của Chính phủ hướng vào những ngành nhất định để đạt được mục tiêu đề ra. Mục tiêu này có thể là tăng trưởng, xây dựng năng lực cạnh tranh, tạo công ăn việc làm. Do đó, chính sách phát triển công nghiệp đề cập đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới. Mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, của công nghiệp tương ứng với chính sách cũng phải
  • 18. thay đổi. Chính sách và cách tiếp cận cũ không còn phù hợp với thời kỳ mới mà đang kìm hãm năng lực cạnh tranh, cản trở sự phát triển của ngành công nghiệp. Tựu chung, chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam bao gồm ba nhóm chính sách lớn: Một là, môi trường kinh doanh; hai là, phát triển năng lực phổ quát; ba là, phát triển công nghiệp theo ngành và tác động trực tiếp vào một số ngành công nghiệp. Chính sách phù hợp đã tạo động lực cho quá trình phát triển công nghiệp nhanh, mạnh và bền vững. Những nhóm chính sách này giúp định hướng phát triển ngành công nghiệp Việt Nam. Thứ ba, một số công trình đưa ra những giải pháp, dự báo về xu hướng và triển vọng phát triển của kinh tế công nghiệp Việt Nam trong tương lai. Về vấn đề này có các công trình: Phạm Xuân Nam, Quá trình phát triển công nghiệp ở Việt Nam, triển vọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [144], Hoàng Kim Huyền, Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong công nghiệp Việt Nam [127]; Nguyễn Công Nhự, Dự đoán tình hình phát triển công nghiệp Việt Nam: Lý thuyết, triển vọng và giải pháp [152]; Bùi Xuân Khu, Công nghiệp Việt Nam - Mục tiêu phát triển đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 [130]; Đỗ Văn Chiến, Công nghiệp Việt Nam tiềm năng: Tiềm năng và cơ hội đầu tư [19] v.v... Tất cả các ngành kinh tế đều cần có những dự báo, dự đoán về xu hướng và triển vọng phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Dự báo này giúp các ngành định hướng về xu hướng phát triển trong tương lai. Trong số các công trình trên, đáng chú ý là công trình của tác giả Nguyễn Công Nhự. Tác giả, trên cơ sở đánh giá tình hình, bối cảnh mới của thế giới và trong nước, từ thực trạng sự phát triển và khả năng vận động của công nghiệp ở thời điểm hiện tại để đưa ra những dự báo thống kê về một số chỉ tiêu phát triển chủ yếu của công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2003 - 2006; đưa ra mục tiêu, quan điểm và giải pháp phát triển công nghiệp Việt Nam trong tương lai. Thứ tư, các nghiên cứu về phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Phát triển bền vững nền kinh tế là quan điểm được Đảng nêu ra từ Văn
  • 19. kiện Đại hội Đảng lần thứ VI (1986). Tuy nhiên, quan điểm này được thể hiện tập trung và xuyên suốt nhất trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội v.v... Phát triển nhanh và bền vững có mối quan hệ mật thiết với nhau "Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội" [79, tr. 99]. Chủ trương này của Đảng vừa thể hiện được quan điểm của thế giới về phát triển bền vững vừa phù hợp với khả năng, điều kiện và đặc điểm của Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế. Đối với kinh tế công nghiệp, quan điểm phát triển nhanh và bền vững càng có ý nghĩa và cấp bách. Về hướng nghiên cứu này, có các công trình như: Nguyễn Thị Hường, Phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam: thành tựu, hạn chế và một số đề xuất chính sách [125], Phan Huy Đường, Tô Hiến Thà, Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững: khung khổ lý luận và thực tiễn Việt Nam [86]; Đỗ Thắng Hải, Lộ trình và giải pháp phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam [92] v.v... Các công trình nghiên cứu trên đã có những nhận định khách quan về thành tựu cũng như hạn chế trong quá trình phát triển công nghiệp cần khắc phục theo quan điểm phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, các công trình cũng nêu ra một số khuyến nghị, giải pháp nhằm phát triển công nghiệp Việt Nam theo hướng bền vững trong tương lai. Tác giả Đỗ Thắng Hải trong bài viết Lộ trình và giải pháp phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu và chỉ ra một số bài học từ việc phát triển ngành công nghiệp Việt Nam trong hơn 30 năm; những thành tựu đạt được cũng như hạn chế, tồn tại. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đưa ra một số gợi ý về chính sách, cơ chế cần triển khai để đạt được mục tiêu phát triển bền vững như trong lĩnh vực chế biến, đầu tư, thị trường, liên kết các ngành kinh tế v.v... Tác giả cũng đưa ra hướng đi trong thời gian tới của công nghiệp Việt Nam là tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là nhóm sản
  • 20. phẩm cơ khí, hóa chất, điện tử viễn thông, đồng thời tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu. Tăng cường phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ an ninh, quốc phòng. Từng bước phát triển công nghiệp vật liệu mới và công nghiệp môi trường. Tăng cường phát triển các ngành công nghiệp theo hướng kết hợp mô hình liên kết ngang và liên kết dọc. Điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp, bảo đảm phù hợp giữa các vùng trên toàn quốc, giải quyết tình trạng mật độ công nghiệp cao ở một số khu vực, bảo đảm cân đối và hài hòa giữa các vùng và địa phương. Thứ năm, các nghiên cứu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp hóa là chặng đường tất yếu nhằm chuyển biến từ một nền kinh tế nông nghiệp tự cung, tự cấp, khép kín với lao động thủ công là chủ yếu sang nền kinh tế công nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay, bối cảnh thế giới và trong nước đặt ra yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải gắn với phát triển kinh tế tri thức. Đây là xu thế chung của thế giới, khu vực, là kết quả tất yếu trong sự phát triển của các quốc gia. Về nội dung này, có rất nhiều công trình nghiên cứu như Đỗ Đình Giao, Suy nghĩ về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, một số vấn đề lý luận và thực tiễn [88]; Nguyễn Trọng Chuẩn, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn [38]; Nguyễn Xuân Dũng, Một số định hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 [52]; Trần Đình Thiên, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam: phác thảo lộ trình [177]; Đỗ Hoài Nam, Một số vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam [146]; Nguyễn Bích, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam [4]; Nguyễn Pháp, Bước khởi đầu hiện đại hóa nền công nghiệp Việt Nam [155]. Nghiên cứu về công nghiệp hóa có luận án của tác giả Nguyễn Thanh Tùng, Quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về công nghiệp hóa đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1960-1996) [202]. Tác giả đã
  • 21. làm rõ quá trình nhận thức và lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam về công nghiệp hóa từ năm 1960 đến năm 1996. Qua thực tiễn vận động phát triển với những thành tựu và hạn chế, công trình này đã rút ra những nội dung có ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quá trình công nghiệp hóa; làm rõ tính cấp thiết và tính đúng đắn của chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng như là điều kiện tiên quyết để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trên cơ sở đó, công trình này cũng rút ra những kinh nghiệm bước đầu từ quá trình công nghiệp hóa đất nước. Thứ sáu, các nghiên cứu đề cập đến những vấn đề cụ thể của ngành công nghiệp. Đó là các vấn đề về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp trong cơ cấu kinh tế Việt Nam hiện nay; chiến lược phát triển công nghiệp gắn với sự phát triển bền vững của nền kinh tế; sự phát triển của các thành phần kinh tế; vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh tế; vấn đề hội nhập và sức cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa v.v... Những công trình tiêu biểu như: Ngô Đình Giao, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân [87]; Nguyễn Thị Hường, Phương hướng và biện pháp chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào phát triển công nghiệp Việt Nam [124]; Trần Xuân Kiên, Chiến lược huy động và sử dụng vốn trong nước cho phát triển nền công nghiệp Việt Nam [131]; Trần Văn Phùng, Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các khu công nghiệp Việt Nam [158]; Lê Thanh Hà, Phát triển nguồn nhân lực công nghiệp Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và vai trò của Công đoàn [91]; Nguyễn Thị Cẩm Vân, Các mô hình phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [271]; Nguyễn Thị Hường, Phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam: thành tựu, hạn chế và một số đề xuất chính sách [125] v.v... Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã khái quát khá toàn diện về công nghiệp Việt Nam, những điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, yếu tố
  • 22. cho phát triển ngành công nghiệp; sự tác động của bối cảnh thế giới, khu vực, trong nước tới chính sách, xu hướng phát triển của ngành; quá trình hình thành và phát triển qua các giai đoạn cụ thể; chính sách, vai trò của nó đối với sự phát triển của ngành; thực trạng phát triển với những đánh giá khách quan về thành tựu cũng như hạn chế; trên cơ sở đó đưa ra dự báo xu hướng phát triển; những phương hướng, quan điểm và giải pháp để phát triển công nghiệp trong tương lai. * Nhóm công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế công nghiệp ở các địa phương Những chủ trương, chính sách về phát triển công nghiệp của Đảng và Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng các địa phương trên cả nước khi lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Mỗi địa phương, do đặc thù của từng tỉnh, với những ưu thế riêng đã lãnh đạo phát triển công nghiệp và đạt được kết quả to lớn. Kinh tế công nghiệp thực sự đã mang lại tác động to lớn đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng trưởng GDP, qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở các địa phương. Đó là những bài học kinh nghiệm quý giá cho các địa phương khác học tập và có những điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Do đó, việc nghiên cứu và chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những thiếu sót trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp của các địa phương là rất cần thiết để chúng tôi học tập, rút kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài luận án. Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang tiếp tục thực hiện đổi mới phục vụ yêu cầu, sự nghiệp phát triển của thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm hàng đầu của cả nước về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học - công nghệ; do đó, có rất nhiều các công trình nghiên cứu tổng kết những thành tựu cũng như chỉ ra khuyết điểm, hạn chế về phát triển công nghiệp ở thành phố. Có thể kể đến những công trình tiêu biểu sau: Huỳnh Tư, Những chặng đường của tiểu, thủ công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh [199]; Nguyễn Thái An, 100 năm phát triển công nghiệp Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh [1]; Huỳnh Văn Tưởng,
  • 23. Cơ cấu ngành công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh [204]; Nguyễn Quyết Chiến, Những giải pháp nhằm phát triển các khu chế xuất và khu công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 [18]; Phan Quốc Tấn, Giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh phát triển đến năm 2020 [172]; Hoàng Công Dũng, Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh [53] v.v... Sau 20 năm chia tách (1997 - 2017), Bình Dương đã trở thành tỉnh công nghiệp. Với sự nhạy bén và sáng tạo trong lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, Bình Dương đã có sự bứt phá ngoạn mục và nổi lên như một điểm sáng, một điển hình về trung tâm công nghiệp của Việt Nam. Những nghiên cứu về kinh tế công nghiệp tỉnh Bình Dương nhằm chỉ ra những ưu điểm cũng như những hạn chế để khắc phục cung cấp thêm cơ sở, kinh nghiệm cho các cấp lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên trong quá trình lãnh đạo. Luận văn của tác giả Nguyễn Thị Nga, Sự phát triển của công nghiệp Bình Dương trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2003 [147]; Luận văn của tác giả Đỗ Minh Tứ, Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo phát triển công nghiệp giai đoạn 1997 - 2007 [200] đã phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, qua đó làm rõ những lợi thế của Bình Dương trong việc phát triển công nghiệp, đồng thời đánh giá thực trạng công nghiệp tỉnh Sông Bé giai đoạn 1986 -1996 để làm cơ sở so sánh. Trên cơ sở những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp, luận văn phân tích các chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Bình Dương từ 1997 đến 2007. Luận văn đã làm rõ những thành tựu và hạn chế của công nghiệp Bình Dương từ 1997 đến 2007, qua đó tổng kết những kinh nghiệm, đưa ra những kiến nghị, giúp cho Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Bình Dương có những chủ trương, chính sách nhằm phát triển công nghiệp tỉnh nhà mạnh mẽ và bền vững trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, luận văn chỉ dừng lại năm 2007, còn lại giai đoạn theo Chương trình công nghiệp phát triển nhanh gắn với bền vững (2006 - 2010) và các chiến lược phát triển sau này thì luận văn chưa đề cập tới.
  • 24. Luận án của tác giả Nguyễn Văn Linh, Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015 [133] đã nghiên cứu công phu, hệ thống về chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương về phát triển kinh tế công nghiệp trong giai đoạn gần 20 năm. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đưa ra nhận xét về thành tựu, hạn chế cũng như rút ra một số kinh nghiệm về quá trình Đảng bộ tỉnh lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp. Đó là tư liệu để Đảng bộ tỉnh có thêm căn cứ để ban hành chủ trương trong giai đoạn mới, xứng đáng là tỉnh công nghiệp hàng đầu trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đà Nẵng là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục khoa học và công nghệ lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, là địa phương tiêu biểu của cả nước trong quá trình phát triển, đổi mới. Vấn đề đặt ra: Làm thế nào để Đà Nẵng phát triển tương xứng với tiềm năng? Vì thế, vấn đề này đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các công trình tiêu biểu như: Lê Hữu Đốc, Công nghiệp thành phố Đà Nẵng, thực trạng và giải pháp phát triển [81]; Bùi Đức Hùng, Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng [119]; Dương Anh Hoàng, Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đà Nẵng [98]; Vương Phương Hoa, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng [96]; Nguyễn Cao Luận, Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng [135] v.v... Các công trình nghiên cứu trên đã làm rõ những kinh nghiệm phát triển công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của các mô hình phát triển; phân tích đặc điểm tự nhiên và những điều kiện để phát triển công nghiệp ở Đà Nẵng, thực trạng phát triển và và những thành tựu đạt được, hạn chế trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện; đề xuất những phương hướng, giải pháp phát triển công nghiệp thành phố Đà Nẵng hướng tới mục tiêu phát triển công nghiệp theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, hướng đến tăng tưởng xanh, bền vững của thành phố.
  • 25. Với vị trí là vệ tinh của Thủ đô Hà Nội, là tỉnh có diện tích nhỏ nhất so với cả nước, Bắc Ninh đã có những khởi sắc trong phát triển kinh tế công nghiệp. Trong hơn 20 năm (từ khi tái lập tỉnh 1997), công nghiệp Bắc Ninh đã đạt được thành tựu to lớn, đóng góp quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là điều kiện để giúp Bắc Ninh vươn lên trở thành một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư. Về vấn đề này có công trình của tác giả Bùi Đình Tiệp, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010 [180]; Nguyễn Thị Như, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển thủ công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2012 [151]. Các công trình đã nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh về phát triển thủ công nghiệp qua các văn kiện, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh; đúc rút những bài học kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo. Các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ các địa phương trên cả nước đánh giá quá trình Đảng bộ tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế công nghiệp dưới nhiều góc độ khác nhau. Đây là nguồn tư liệu có thể tham khảo về phương pháp, nội dung để nghiên cứu luận án. 1.1.3. Nhóm nghiên cứu về phát triển kinh tế công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên là tỉnh miền núi và trung du vùng Đông Bắc của Việt Nam. Những thành tựu quan trọng mà Thái Nguyên đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế công nghiệp nói riêng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học. Về vấn đề phát triển công nghiệp ở Thái Nguyên, có các nội dung nghiên cứu cụ thể như sau: Thứ nhất, nghiên cứu phát triển kinh tế công nghiệp trong sự phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên. Về vấn đề này có hai công trình tiêu biểu sau: Nguyễn Hải Bắc, Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên [3]; Phan Mạnh Cường, Phát triển bền vững các khu công nghiệp
  • 26. trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên [51]. Các tác giả đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững công nghiệp, các khu công nghiệp, thực trạng phát triển bền vững công nghiệp, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; xây dựng hệ thống các tiêu chí để đánh giá phát triển bền vững công nghiệp trên vùng lãnh thổ; trên cơ sở đó đưa ra phương hướng và giải pháp tiếp tục phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Luận án cũng nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm quốc tế về phát triển công nghiệp để áp dụng vào thực tế Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá thực trạng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2001 - 2008, tác giả đã đề xuất các giải pháp về chính sách phát triển bền vững công nghiệp đến năm 2020 và có tính đến năm 2050. Thứ hai, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tiêu biểu cho xu hướng này, có các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: Phan Ngọc Mai Phương, Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Thái Nguyên theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa [159]; Ngô Xuân Tình, Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thái Nguyên [181]; Nguyễn Văn Sơn, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững [169]; Đinh Bộ Sơn, Những giải pháp chính nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thái Nguyên [170]. Các công trình này đã đề cấp đến cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nghiên cứu và đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định chính sách, định hướng chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thứ ba, về sự phát triển ngành công nghiệp Thái Nguyên, có bài viết của tác giả Phạm Thu Hoài, Vấn đề phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Thái Nguyên [97]. Theo thống kê, tính đến thời điểm năm 2015, tỉnh Thái
  • 27. Nguyên có 32 cụm công nghiệp trong đó có 19 cụm công nghiệp đã có doanh nghiệp đầu tư với tổng diện tích quy hoạch là 1.170 ha. Nhiều cụm công nghiệp phát triển mạnh, đóng góp giá trị sản xuất lớn đã đem lại hiệu quả xã hội tốt, tạo việc làm cho người lao động v.v... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu, cụm công nghiệp, giải phóng mặt bằng trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc thi công hệ thống thoát nước; hệ thống điện chiếu sáng; đường giao thông nội bộ trong các cụm công nghiệp. Thứ tư, nghiên cứu sự tác động của các yếu tố đến sự phát triển kinh tế công nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Có một số bài viết như sau: Phạm Văn Hùng, Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên [121]; Nguyễn Thị Thúy Vân, Nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới công nghiệp hóa tại tỉnh Thái Nguyên [272] v.v... Tỉnh Thái Nguyên xác định rõ vai trò của công tác đối ngoại, nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Sự tác động của đầu tư nước ngoài tới sự phát triển công nghiệp ở Thái Nguyên trên một số yếu tố sau: Thứ nhất, giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất khẩu hàng năm đều đạt và vượt, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên; thứ hai, tạo ra nhiều việc làm cho lao động tại chỗ và một số địa phương lân cận; thứ ba, góp phần chuyển dịch xu hướng phát triển nội ngành, từ công nghiệp có giá trị sản xuất chủ yếu đến từ luyện kim, khai khoáng đã chuyển dịch sang công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ. Thứ năm, nghiên cứu những giải pháp cho phát triển kinh tế công nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Triệu Văn Huấn, Giải pháp phát triển các khu công nghiệp ở Thái Nguyên [118]; Đinh Trọng Ân, Một số giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên [2]; Phạm Thị Thanh Mai, Để thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên [140]. Kinh tế công nghiệp đã góp phần vào việc ổn định tình hình kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công tác xóa đói
  • 28. giảm nghèo, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển kết cấu hạ tầng v.v... Vì vai trò và tầm quan trọng của nó nên nhiều giải pháp, kiến nghị đã được đưa ra về chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển công nghiệp; cải cách thể chế, cải cách hành chính, nâng cao năng lực và hiệu lực của bộ máy quản lý; phát triển kết cấu hạ tầng - kỹ thuật; đào tạo và sử dụng lao động; tăng cường đầu tư nguồn vốn cũng như cải thiện môi trường đầu tư thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước v.v... Thứ sáu, nghiên cứu phát triển kinh tế công nghiệp dựa trên những lợi thế của tỉnh Thái Nguyên. Có các công trình sau: Phạm Thị Lý, Những vấn đề kinh tế phát triển cây chè ở Thái Nguyên [138], đã làm sáng tỏ cơ sở khoa học của những vấn đề kinh tế trong phát triển chè. Đề xuất những giải pháp kinh tế - kỹ thuật khả thi cho việc phát triển chè Thái Nguyên; Đỗ Thị Thúy Phương, Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chè ở tỉnh Thái Nguyên [160] đã đưa ra một số vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chè. Thứ bảy, nghiên cứu kinh tế công nghiệp trong mối tương quan với các ngành, lĩnh vực khác. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau: Phạm Xuân Đương, Quản lý nhà nước về đô thị hóa trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh Thái Nguyên [85]; Bùi Thanh Tùng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Thái Nguyên (giai đoạn 1997 - 2007) [203]; Hoàng Thị Mỹ Hạnh, Quá trình chuyển biến kinh tế tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010 [94]; Nguyễn Tiến Long, Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên [134]; Lê Thị Yến, Tác động của đầu tư phát triển khu công nghiệp đến sinh kế người dân tại tỉnh Thái Nguyên [278] v.v... Công nghiệp hay các ngành kinh tế khác như nông nghiệp, dịch vụ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của nền kinh tế là cơ sở tạo nên sự liên kết giữa các ngành thành một thể thống nhất. Mối liên kết nội bộ ngành và giữa các ngành ngày càng được tăng cường trong bối cảnh mới, nhất
  • 29. là quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế diễn ra. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cả nước cũng như các địa phương, các ngành kinh tế có mối quan hệ mật thiết. Do đó, nghiên cứu kinh tế công nghiệp còn được xem xét ở mối tương quan với các ngành kinh tế khác. Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã khái quát tương đối toàn diện sự phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên về quá trình hình thành phát triển, những thành tựu, đóng góp của ngành đối với kinh tế - xã hội chung, những tác động của các yếu tố đến sự phát triển công nghiệp v.v... Ở một số công trình dựa trên sự phân tích những thuận lợi và khó khăn của tỉnh đã đưa ra mô hình kinh tế công nghiệp phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh. Đồng thời, đề xuất những giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế công nghiệp Thái Nguyên trong thời kỳ đổi mới. 1.2. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT 1.2.1. Khái quát kết quả các công trình đã công bố có liên quan đến đề tài luận án Các công trình nghiên cứu nêu trên đề cập đến vấn đề phát triển công nghiệp trên những góc độ, khía cạnh khác nhau, góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế công nghiệp trên những nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, về tư liệu. Các công trình khoa học nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế công nghiệp rất phong phú và đa dạng. Các công trình đó đã làm rõ được những ưu thế, thành tựu đạt được cũng như những khó khăn, yếu kém trong phát triển kinh tế nói chung và kinh tế công nghiệp tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Nguồn tư liệu này giúp nghiên cứu sinh có cơ sở, căn cứ để làm rõ về tính cấp thiết cũng như nội dung triển khai trong đề tài luận án. Thứ hai, về cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu. Kinh tế công nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều góc độ lịch sử, kinh tế,
  • 30. chính trị v.v... với nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau trên phạm vi cả nước, ở nhiều địa phương. Điểm chung thống nhất ở các công trình này, mặc dù với nhiều các tiếp cận khác nhau, nhưng đều khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ngành kinh tế công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương cũng như trên phạm vi cả nước. Thứ ba, về nội dung. Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập được một số nội dung cơ bản sau: Một là, các công trình nghiên cứu đã đề cập về quá trình hình thành, phát triển của kinh tế công nghiệp Việt Nam nói chung, dù tiếp cận ở nhiều góc độ, phạm vi khác nhau nhưng đều khẳng định yêu cầu khách quan và vai trò quan trọng của kinh tế công nghiệp trong mối tương quan với các ngành kinh tế khác. Hai là, những kinh nghiệm quản lý phát triển kinh tế công nghiệp của một số quốc gia trên thế giới là bài học quý giá cho Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng. Những công trình đó đã nghiên cứu những thành công cũng như thất bại, thách thức, chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó, phương hướng, biện pháp mà các quốc gia đó đã khắc phục để đạt được thành công. Việt Nam là nước đi sau, có thể tận dụng và học hỏi những bài học thành công của các quốc gia để vừa phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa vừa có thể rút ngắn thời gian thực hiện. Ba là, ở phạm vi các địa phương trên cả nước, vai trò trụ cột của kinh tế công nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng được đề cập. Kinh tế công nghiệp là ngành kinh tế cơ sở, nền tảng để phát triển các ngành kinh tế khác. Vì thế, các địa phương, tùy vào thế mạnh của mình, lựa chọn và xác định hướng phát triển công nghiệp gắn với bền vững và bảo vệ môi trường. Kinh nghiệm của các tỉnh cũng giúp cho Thái Nguyên có thêm bài học để phát triển kinh tế công nghiệp dựa trên thế mạnh cũng như phù hợp với xu thế chung của thế giới. Bốn là, có thể khẳng định rằng, vấn đề kinh tế công nghiệp ở Thái Nguyên chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức. Các công trình
  • 31. nghiên cứu, ở các góc độ khác nhau đã đề cập đến quá trình phát triển, thành tựu, hạn chế cần khắc phục; sự tác động, vai trò, đóng góp của ngành kinh tế này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đề xuất giải pháp để phát triển công nghiệp trong thời gian tiếp theo. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015. Chính vì thế, vấn đề này cần được quan tâm nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện. Năm là, những kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan đến đề tài là khá toàn diện và sâu sắc. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu tương đối phong phú và đa dạng, đã đề cập đến phát triển kinh tế công nghiệp chung của cả nước, một số lĩnh vực của kinh tế công nghiệp hay kinh tế công nghiệp ở một số địa phương tiêu biểu, trong đó đã có tiếp cận về kinh tế công nghiệp ở Thái Nguyên. Ở góc độ lịch sử, có rất ít công trình, hơn nữa, trong phạm vi hẹp vẫn chưa có cái nhìn tổng thể về quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp giai đoạn từ năm 1997 đến 2015, cũng như chưa chỉ ra những đặc thù của Thái Nguyên so với các địa phương khác. Tựu chung, những kết quả nghiên cứu trên là rất cần thiết và đáng trân trọng, cung cấp những tài liệu nghiên cứu, tham khảo và phương pháp tiếp cận đối tượng nghiên cứu, đồng thời cũng gợi mở những yêu cầu mới đối với quá trình nghiên cứu luận án. 1.2.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết Trên cơ sở phân tích, tổng hợp có hệ thống thành tựu các công trình nghiên cứu có liên quan và mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận án sẽ tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau đây: Một là, phân tích, đánh giá để làm sáng tỏ những yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2015.
  • 32. Hai là, hệ thống hóa đường lối của Đảng về phát triển kinh tế công nghiệp, chủ trương của tỉnh Thái Nguyên, quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2015 trên các nội dung (1) quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng - kỹ thuật; (2) phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế; (3) phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; (4) quy hoạch, mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; (5) thu hút đầu tư và phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp trên địa bàn tỉnh; (6) cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút nguồn lực trong và ngoài tỉnh; (7) bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp. Trên cơ sở đó làm nổi bật tính tích cực, chủ động, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp của địa phương. Ba là, nhận xét quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, kết quả trong hoạt động lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2015, trên cơ sở đó rút ra kinh nghiệm chủ yếu nhằm góp phần cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện chủ trương, chính sách để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế công nghiệp của Thái Nguyên trong giai đoạn tiếp theo. Tiểu kết chƣơng 1 Tiếp cận tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài đi từ cái chung đến cái riêng, từ thực tiễn phát triển công nghiệp đến các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, trong đó có cập nhật những công trình khoa học được công bố mới gần đây để có những phân tích, đánh giá khách quan, trung thực. Nhìn chung, các công trình, đề tài của các tác giả nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau về một số nội dung cơ bản của luận án như: vai trò của kinh tế công nghiệp, cơ sở hình thành cũng như sự phát triển của kinh tế công nghiệp Việt Nam qua các giai đoạn với đặc trưng tiêu biểu của từng giai đoạn, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quá trình phát triển công nghiệp Việt Nam; kinh nghiệm trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một số quốc gia trên thế giới; kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh trong quá
  • 33. trình lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp ở một số địa phương tiêu biểu trong nước; Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo quá trình phát triển kinh tế công nghiệp trên địa bàn tỉnh; những kết quả đạt được cũng như hạn chế của sự phát triển kinh tế công nghiệp Thái Nguyên; đánh giá, nhận xét về quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và rút ra bài học kinh nghiệm để xây dựng chủ trương, hoàn thiện chính sách phát triển trong giai đoạn mới. Những nghiên cứu trên là nguồn tư liệu quan trọng giúp chúng tôi định hướng về phương pháp, mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ cần giải quyết trong quá trình thực hiện nghiên cứu luận án.
  • 34. Chƣơng 2 ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005 2.1. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHỦ TRƢƠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP (1997 - 2005) 2.1.1. Vai trò của kinh tế công nghiệp đối với sự phát triển của đất nước Công nghiệp Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, công nghiệp là ngành kinh tế quốc dân quan trọng nhất, có ảnh hưởng quyết định đến trình độ phát triển lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội. Công nghiệp gồm 2 nhóm, nhóm A là ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất (công nghiệp nặng), và nhóm B là ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng (công nghiệp nhẹ) [115, tr. 586]. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa công nghiệp như sau "công nghiệp là ngành chủ đạo của nền kinh tế quốc dân hiện đại, bao gồm các xí nghiệp khai thác và chế biến nguyên vật liệu và nhiên liệu, chế tạo công cụ lao động, khai thác rừng, sông, biển, chế biến sản phẩm các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp" [276, tr. 202]. Định nghĩa trên đã làm rõ công nghiệp là gì, vai trò của công nghiệp đến nền kinh tế - xã hội. Kinh tế công nghiệp Kinh tế công nghiệp là ngành kinh tế cơ bản, nền tảng của nền kinh tế quốc dân. "Kinh tế công nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất của nền sản xuất xã hội, có nhiệm vụ tạo ra hàng hóa, sản phẩm cho xã hội, tạo ra các sản phẩm là tư liệu sản xuất và các sản phẩm tiêu dùng [115, tr. 585]. Vai trò của kinh tế công nghiệp Từ khái niệm kinh tế công nghiệp, có thể thấy, kinh tế công nghiệp có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cụ thể:
  • 35. Thứ nhất, kinh tế công nghiệp là ngành kinh tế nền tảng, cơ sở của một quốc gia. Kinh tế công nghiệp là ngành duy nhất sản xuất công cụ lao động, công cụ sản xuất cho tất cả các ngành kinh tế khác. Sự phát triển của kinh tế công nghiệp quyết định đến trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. Do đó, ngành này có vai trò quyết định đến sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân khác. Vì vậy, kinh tế công nghiệp phát triển sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, qua đó tác động đến các ngành kinh tế khác. Thứ hai, kinh tế công nghiệp sản xuất ra hàng tiêu dùng. Đây là nhu cầu thiết yếu của con người, đáp ứng nhu cầu sinh tồn và phát triển của xã hội loài người. Với việc cung cấp sản phẩm tiêu dùng, phục vụ đời sống sinh hoạt, sự phát triển của kinh tế công nghiệp sẽ góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người. Thứ ba, kinh tế công nghiệp phát triển tạo ra nhiều việc làm, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội. Điều này đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam khi lực lượng lao động đông và nguồn cung lao động dồi dào. Với xu hướng phát triển kinh tế công nghiệp hiện nay, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang dịch chuyển dần từ thành phố lớn về vùng lân cận, ven đô, vùng đồng bằng. Điều này đã giải quyết rất tốt nhu cầu việc làm tại chỗ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương, giảm bớt gánh nặng cũng như tệ nạn xã hội ở các thành phố lớn khi dòng người nhập cư ngày càng đông. Thứ tư, kinh tế công nghiệp có ảnh hưởng đến quan hệ sản xuất trong xã hội. Kinh tế công nghiệp là ngành đại diện cho phương thức sản xuất với dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại, mỗi người lao động đảm nhiệm một vị trí công việc, một công đoạn trong quá trình sản xuất. Vì thế, để đáp ứng cho sự phát triển kinh tế công nghiệp, quan hệ sản xuất cũng phải biến đổi theo, hiện đại hơn, tiến bộ hơn. Kinh tế công nghiệp làm thay đổi quan hệ sản xuất trong nội bộ ngành và giữa các ngành trong xã hội. Thứ năm, kinh tế công nghiệp phát triển còn tạo ra động lực lan tỏa, khơi dậy tiềm năng của những vùng nông thôn lạc hậu thành khu công
  • 36. nghiệp, cụm công nghiệp phát triển năng động, góp phần thu hẹp khoảng cách vùng miền. Hơn nữa, phát triển công nghiệp vùng nông thôn còn góp phần giải quyết lao động tại chỗ, giảm gánh nặng dân tự do ở những thành phố lớn, nâng cao đời sống của nhân dân trong khu vực. Như vậy, kinh tế công nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo, có vai trò quyết định trong sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang trên con đường thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc phát triển kinh tế công nghiệp đã tạo ra động lực lan tỏa, thúc đẩy kinh tế phát triển, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, kinh tế công nghiệp được coi là cơ sở, nền tảng để phát triển tất cả các lĩnh vực kinh tế khác trong cả nước. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến phát triển kinh tế công nghiệp tỉnh Thái Nguyên Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Thái Nguyên là tỉnh miền núi, nằm trong vùng kinh tế trung du và miền núi Đông Bắc, có diện tích tự nhiên 3.526,64km2 được tách ra từ tỉnh Bắc Thái (01/1997). Thái Nguyên ở vị trí trung tâm vùng Việt Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía Nam giáp thành phố Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang. Nằm ở phía bắc của Thủ đô Hà Nội, cửa ngõ phía Bắc của vùng đồng bằng Bắc Bộ, Thái Nguyên là đầu mối giao lưu kinh tế giữa miền xuôi với các tỉnh phía Bắc và Trung Quốc. Vì thế, Thái Nguyên có vị trí địa lý và điều kiện giao thông thuận lợi cho việc tạo ra các mối liên kết, giao lưu kinh tế - xã hội, văn hóa với các địa phương khác. Sự giao lưu kinh tế được thực hiện thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt. Về đường bộ, đường quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên, trở thành cửa ngõ phía Nam nối tỉnh với thủ đô Hà Nội, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các tỉnh, thành khác trên cả nước, đồng thời còn là cửa ngõ phía Bắc lên các tỉnh Bắc Kạn, Cao
  • 37. Bằng và thông sang biên giới Trung Quốc. Đường Quốc lộ 37 và 1B cùng với hệ thống tỉnh lộ là huyết mạch giao thông quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh khác. Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều, Lưu Xá - Kép - Đông Triều nối với khu công nghiệp Sông Công, khu Gang thép Thái Nguyên và thành phố Thái Nguyên, đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của vùng miền Bắc Bộ, nhất là từ khi tuyến đường cao tốc Thái Nguyên - Hà Nội hoàn thành. Về giao thông đường sông, hai con sông là sông Cầu và sông Công trở thành tuyến giao thông đường thủy giúp tỉnh thông thương thuận lợi với các tỉnh khác như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội. Với vị trí tiếp giáp Thủ đô Hà Nội và cách sân bay Nội Bài khoảng hơn 50km nên Thái Nguyên có lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế công nghiệp nói riêng. Thái Nguyên vừa là vệ tinh của Hà Nội, vừa là cửa ngõ để các quốc gia khác đến sản xuất, kinh doanh. Năm 1997 là năm đánh dấu việc tái lập tỉnh Thái Nguyên, bao gồm 9 đơn vị hành chính, 7 huyện, 1 thành phố và 1 thị xã với 177 xã, phường, thị trấn trong đó có 16 xã vùng cao, 110 xã, thị trấn miền núi chiếm 71,18%. Vì thế, sau khi tách tỉnh, Thái Nguyên vẫn là một tỉnh miền núi. Mặc dù, cơ sở hạ tầng đã được xây dựng và khắc phục song vẫn còn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Đặc điểm này sẽ phần nào ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế công nghiệp nói riêng. * Điều kiện tự nhiên Nhìn bao quát tổng thể địa hình tỉnh Thái Nguyên như lòng chảo nghiêng từ phía Tây Bắc dần về phía Đông - Đông Nam, ba mặt được che chắn bởi hệ thống núi cao. Thái Nguyên nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa tương đối rõ rệt (có khác biệt nhỏ giữa miền Bắc và miền Nam), mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Theo số liệu của Tổng cục khí hậu thủy văn, lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 1.500 đến 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Tổng số giờ nắng trong năm khoảng từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối đều cho các tháng trong năm. Là một tỉnh có lượng
  • 38. mưa khá lớn, tổng lượng nước mưa tự nhiên của tỉnh lên tới 6.4 tỷ m3 /năm. Với điều kiện địa hình và vị trí địa lý, Thái Nguyên là tỉnh ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của các cơn bão lớn. Do đó, về cơ bản, với điều kiện đó giúp Thái Nguyên thuận lợi trong sản xuất và các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều theo thời gian và không gian, cùng với kết cấu địa hình trung du và miền núi là chủ yếu nên đã gây ra những trận lũ lớn. Về tài nguyên nước, nguồn nước ngọt của tỉnh chủ yếu do hệ thống sông ngòi cung cấp là sông Cầu và sông Công. Sông Công có lưu vực 951km2, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hóa chảy theo chân núi Tam Đảo, là nơi có lượng mưa nhiều nhất của tỉnh Thái Nguyên. Dòng sông được ngăn lại ở Đại Từ tạo thành hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25km2 , với sức chứa lên tới 210 triệu m3 nước. Các con sông chảy qua địa bàn tỉnh đủ cung cấp lượng nước cho sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra, Thái Nguyên còn nhiều sông nhỏ khác thuộc hệ thống sông Kỳ Cùng và sông Lô. Bên cạnh đó, tỉnh Thái Nguyên còn có trữ lượng nước ngầm khá lớn, khoảng 3 tỷ m3 , nhưng hiện nay việc khai thác sử dụng còn hạn chế. Về cơ bản, điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn của Thái Nguyên tương đối thuận lợi để có thể phát triển nền kinh tế - xã hội với cơ cấu đa dạng, nhiều ngành nghề. Tuy nhiên, vào mùa mưa, lượng mưa tập trung lớn trong khoảng thời gian ngắn nên dẫn tới hiện tượng sạt lở đất, lũ quét ở một số triền đồi núi và lũ lụt ở khu vực dọc theo lưu vực sông Cầu và sông Công. Với 354.110 ha đất tự nhiên, tỉnh Thái Nguyên chiếm 2,2% tổng số diện tích tự nhiên của 16 tỉnh miền núi và trung du. Đặc điểm tài nguyên đất của Thái Nguyên là đất nông nghiệp ít (chỉ chiếm 23% diện tích tự nhiên) nhưng lại thuộc đất bạc màu, có tới trên 20% là đất cải tạo. Diện tích đất núi rừng lớn (chiếm 53,12%) nhưng tới 80% là đất dốc, độ xói mòn lớn, cần tăng cường độ che phủ của rừng để giữ nguồn nước và bảo vệ đất. Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao; bao gồm: Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn. Các dãy núi cao này đã che chắn gió, cộng với địa hình đồi núi đan xen nên Thái Nguyên ít chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa Đông Bắc.
  • 39. Về tài nguyên khoáng sản, tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng lớn với nhiều loại khoáng sản khác nhau. Kết quả điều tra của Liên đoàn Địa chất Đông Bắc đã phát hiện được 257 mỏ và 140 điểm quặng (87 mỏ nhỏ, 10 mỏ vừa và 18 mỏ lớn); hiện có 34 loại hình khoáng sản, phân bố tập trung ở Đại Từ, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Lương, gồm các nhóm chính sau: Nhóm nguyên liệu cháy, gồm than mỡ, than đá với trữ lượng lớn. Thái Nguyên là tỉnh có trữ lượng than lớn thứ hai cả nước sau tỉnh Quảng Ninh, đủ đáp ứng nhu cầu cho sản xuất nhiệt điện và các nhu cầu khác. Nhóm khoáng sản kim loại, như sắt, mangan, titan, chì, kẽm, đồng, niken, nhôm, vonfram, altimoan, thủy ngân, vàng. Thái Nguyên với trữ lượng lớn khoáng sản, phong phú về chủng loại, nên có điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản. Nhóm khoáng sản phi kim loại, photphorit chiếm trữ lượng lớn nhất, khoảng 60.000 tấn, ngoài ra còn nhiều loại khác như photphorit, barit, pyrite, grapharit, trong đó với. Bên cạnh đó, Thái Nguyên còn có đất sét làm gạch ngói, cát sỏi, đá carbonnat. Nhìn chung, Thái Nguyên là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội với cơ cấu ngành đa dạng, phong phú công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ v.v... Đối với kinh tế công nghiệp, vị trí địa lý, nguồn tài nguyên rất phong phú về khoáng sản như quặng sắt, than; khí hậu, sông ngòi, đất đai thuộc vùng trung du miền núi có nhiều tiềm năng cho phát triển nhưng chưa được khai thác hoặc khai thác chưa tương xứng với tiềm năng. Đặc điểm kinh tế - xã hội Do tác động của các chính sách kinh tế và cơ chế quản lý mới, từ năm 1991 nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên đã phát triển tương đối ổn định với cơ cấu đa dạng và nhiều lĩnh vực có tốc độ phát triển cao, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện cả về vật chất và văn hóa tinh thần. Đặc biệt, tỉnh Thái Nguyên đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2004. Những thành công này là kết quả sự cố gắng của toàn Đảng bộ, chính quyền
  • 40. và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh nhằm xây dựng nền tảng cơ bản để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một trung tâm y tế của vùng trung du Bắc Bộ, Thái Nguyên có hệ thống y tế với trang thiết bị đầy đủ đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh tại chỗ (01 bệnh viện đa khoa trung ương, 9 bệnh viện cấp tỉnh và 14 trung tâm y tế cấp huyện). Đội ngũ bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế nhìn chung tận tâm, nhiệt tình, về cơ bản đã khám chữa bệnh được đa số bệnh nhân. Tuy nhiên, do trang thiết bị còn chưa hiện đại, trình độ chuyên môn của đội ngũ bác sĩ có những hạn chế nhất định nên vẫn còn một bộ phận nhỏ bệnh nhân phải chuyển tuyến trung ương để điều trị. Thái Nguyên còn nổi tiếng với những địa danh du lịch lịch sử, sinh thái - danh thắng nhưng chủ yếu chưa được đầu tư khai thác xứng tầm như: Hồ Núi Cốc, hang Thần Sa, hồ thủy lợi Văn Lăng v.v... Nếu được khai thác tương xứng thì những địa danh này sẽ trở thành một quần thể các địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước muốn khám phá di tích hoang sơ, tự nhiên. Thái Nguyên là một trong những địa phương tập trung khu công nghiệp lớn và lâu đời nhất của cả nước, bao gồm: Khu Gang thép, nhà máy Diezen Sông Công, khu công nghiệp Sông Công, v.v... Là tỉnh có dân số và lực lượng lao động tương đối đông đảo với trình độ dân trí khá. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh có truyền thống cách mạng, cần cù, sáng tạo, đoàn kết. Lao động của tỉnh Thái Nguyên hàng năm đều tăng, trong đó, số người trong độ tuổi lao động có việc làm có quy mô và tốc độ tăng cao hơn số người từ đủ 15 tuổi trở lên. Tổng số lao động ở Thái Nguyên năm 1996 là 37.908 người (tổng dân số 1.040.123 người), trong đó nam chiếm 62,5%, nữ chiếm 37,5% và tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp cao nhất là 71,5% [41, tr. 16-17]. Lực lượng lao động dồi dào đảm bảo nguồn cung lao động cho ngành kinh tế công nghiệp. Đánh giá tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế công nghiệp ở Thái Nguyên Với những điều kiện về tự nhiên và kinh tế - xã hội, Thái Nguyên có những tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế công nghiệp như:
  • 41. Thứ nhất, Thái Nguyên có vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng do gần hệ thống giao thông chính: đường cao tốc, đường sắt, sân bay, cảng sông v.v... Thái Nguyên nằm tiếp giáp Hà Nội - trung tâm kinh tế văn hóa, chính trị lớn, trung tâm khoa học, công nghệ cao của cả nước, gần các địa phương phát triển nhanh, năng động, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng). Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường thế kỷ XXI, tỉnh Thái Nguyên được xác định là trung tâm kinh tế, chính trị xã hội, giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của vùng trung du và miền núi phía Bắc. Thứ hai, là tỉnh có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên quý so với nhiều địa phương khác trong vùng và cả nước cho phép Thái Nguyên có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp luyện kim, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản v.v... Thái Nguyên cũng là địa phương cung cấp nhiều nguồn khoáng sản quan trọng phục vụ ngành luyện kim và vật liệu xây dựng của vùng trung du miền núi Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các thành phố lớn, các khu công nghiệp lớn trong nước, nhất là ở miền Bắc. Trong tương lai, Thái Nguyên đóng vai trò là một trong những trung tâm vật liệu xây dựng của cả nước. Trong chiến lược phát triển quốc gia, tỉnh Thái Nguyên được xác định là một trong tâm kinh tế của vùng, là địa phương đi đầu trong phát triển vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, nhất là về công nghiệp. Thứ ba, Thái Nguyên là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học - công nghệ lớn thứ ba cả nước. Trên địa bàn tỉnh có Đại học Thái Nguyên trong đó có 7 trường đại học thành viên và một số đơn vị trực thuộc. Thái Nguyên còn có 18 trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, dạy nghề. Đội ngũ các nhà nghiên cứu, giảng viên ở các cơ sở đào tạo này khá đông đảo, trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình, say mê nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu của họ đã được ứng dụng vào sản xuất, thương mại. Bên cạnh đó, hiện nay, tổng số sinh viên, học sinh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
  • 42. khoảng trên 150.000 người. Với hệ thống các cơ sở đào tạo đó, Thái Nguyên là một trong những trung tâm đào tạo nguồn lực rất quan trọng, tạo ra nhiều thành tựu trong trong nghiên cứu khoa học, sẵn sàng phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh. Có thể thấy, Thái Nguyên có đầy đủ những điều kiện về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội để phát triển kinh tế công nghiệp với cơ cấu ngành nghề đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, để Thái Nguyên có thể phát triển tương xứng với những tiềm năng sẵn có cũng như khắc phục khó khăn, hạn chế của tỉnh, đặt ra yêu cầu đối với lãnh đạo và nhân dân tỉnh Thái Nguyên phải sáng suốt, nhạy bén và đoàn kết, nỗ lực hơn nữa, vượt qua khó khăn, khẳng định vị thế là trung tâm kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa của khu vực trung du miền núi phía Bắc. Những khó khăn tác động đến phát triển kinh tế công nghiệp ở Thái Nguyên Thứ nhất, Thái Nguyên là một tỉnh nghèo, có nguồn thu ngân sách thấp, thu chưa đủ chi, hàng năm phải nhận trợ cấp ngân sách từ trung ương, khả năng tích lũy của nền kinh tế còn hạn chế nên nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư phát triển kinh tế công nghiệp cũng như đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng và phát triển đồng bộ các khu công nghiệp có nhiều hạn chế, phụ thuộc chủ yếu vào sự hỗ trợ của ngân sách trung ương, trong khi đầu tư cho công nghiệp đòi hỏi vốn lớn, rủi ro cao và chậm thu hồi vốn. Đây là một trong những khó khăn rất lớn đối với tỉnh. Thứ hai, kinh tế công nghiệp Thái Nguyên là ngành có thế mạnh và phần lớn tập trung vào những ngành công nghiệp như khai thác khoáng sản, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện v.v... Đây đều là những ngành sử dụng tài nguyên, sử dụng nhiều năng lượng, vốn đầu tư nhiều và có tác động rất lớn đến môi trường, đe dọa đến sự phát triển bền vững của địa phương cũng như khu vực lân cận. Thứ ba, quá trình thực hiện và điều chỉnh phân bố công nghiệp của Thái Nguyên (trong đó chủ yếu là các cơ sở công nghiệp của Trung ương) có nhiều khó khăn do yếu tố lịch sử của các cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô