SlideShare a Scribd company logo
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRẦN THÚY PHƯỢNG
LỆ KHẢO THÍ, KHẢO KHÓA DƯỚI THỜI VUA LÊ THÁNH TÔNG
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI - NĂM 2020
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………
BỘ NỘI VỤ
……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRẦN THÚY PHƯỢNG
LỆ KHẢO THÍ, KHẢO KHÓA DƯỚI THỜI VUA LÊ THÁNH TÔNG
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8 34 04 03
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Hòa
HÀ NỘI - NĂM 2020
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả trình bày trong
Luận văn là trung thực và được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc. Những kết quả
nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách chân thực, cẩn trọng,
có trích dẫn nguồn cụ thể trong Luận văn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Tác giả Luận văn
Trần Thúy Phượng
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả nghiên cứu của cá nhân, nhưng tôi không thể hoàn thành nếu
không nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô, các nhà khoa học, các nhà quản lý. Tôi xin chân
thành bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Thu Hòa đã tận tình
chỉ bảo, dạy dỗ và trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện Luận văn. Xin được cảm ơn các anh chị
nhân viên Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia, Thư viện Quốc gia đã luôn nhiệt tình
giúp đỡ, cung cấp tư liệu và các thông tin hữu ích cho việc thực hiện Luận văn.
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Sau Đại học – Học viện Hành chính
Quốc gia đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện để tôi hoàn thiện thủ tục, hồ sơ Luận văn.
Đặc biệt tôi xin cảm ơn gia đình – những người thân đã luôn bên tôi, động viên, khích lệ và là
chỗ dựa vững chắc để tôi cố gắng vươn lên hoàn thành Luận văn.
Xin được chân thành cảm ơn!
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ....................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 9
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 11
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu .................................................................. 14
7. Kết cấu của Luận văn ..................................................................................................... 15
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ QUAN LẠI VÀ LỆ KHẢO
THÍ, KHẢO KHÓA THỜI PHONG KIẾN Ở VIỆT NAM .............................................. 16
1.1. Các khái niệm liên quan ............................................................................................ 16
1.1.1. Khái niệm quan lại .................................................................................................... 16
1.1.2. Khái niệm chế độ quan lại ......................................................................................... 18
1.1.3. Lệ khảo thí, khảo khóa .............................................................................................. 19
1.2. Sơ lược về chế độ quan lại và lệ khảo thí, khảo khóa thời phong kiến ở Việt Nam . 21
1.2.1. Sơ lược về chế độ quan lại ........................................................................................ 21
1.2.1.1.Chế độ tuyển chọn quan lại ...................................................................................... 21
1.2.1.2.Chế độ sử dụng quan lại ........................................................................................... 25
1.2.2. Sơ lược về lệ khảo thí, khảo khóa ............................................................................. 32
1.3. Tính kế thừa có chọn lọc của lịch sử hành chính ...................................................... 36
1.3.1. Quy luật của tính kế thừa lịch sử ............................................................................... 36
1.3.2. Học hỏi và kế thừa có chọn lọc chế độ quan lại trong lịch sử .................................. 38
1.3.2.1.Sự kế thừa chế độ quan lại của các triều đại phong kiến Việt Nam ........................ 38
1.3.2.2.Học hỏi kinh nghiệm chế độ quan lại của các triều đại phong kiến Trung Quốc .... 41
Tiểu kết chương 1:.............................................................................................................. 48
CHƯƠNG 2: LỆ KHẢO THÍ, KHẢO KHÓA DƯỚI THỜI VUA LÊ THÁNH TÔNG
(1460 – 1497)............................................................................................................................ 49
2.1. Bối cảnh lịch sử và sự cần thiết ban hành lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời Lê Thánh
Tông ..................................................................................................................................... 49
2.1.1. Bối cảnh lịch sử thời Lê sơ ....................................................................................... 49
2.1.2. Sự cần thiết ban hành lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời Lê Thánh Tông .................. 52
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
2.1.2.1.Xuất phát từ yêu cầu của cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông .............. 52
2.1.2.2 . Xuất phát từ mục đích cải cách đội ngũ quan lại dưới thời Lê Thánh Tông ........ 58
2.2. Nội dung lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông.................................. 60
2.2.1. Mục đích thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa ............................................................... 60
2.2.1.1. Làm cơ sở để thực hiện các chế độ sử dụng quan lại............................................. 60
2.2.1.2. Nâng cao ý thức đạo đức đội ngũ quan lại triều đình ............................................ 63
2.2.2. Kỳ hạn thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa................................................................... 64
2.2.3. Tiêu chí thực hiện lệ khảo thí, khỏa khóa ................................................................. 66
2.2.4. Đối tượng thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa.............................................................. 68
2.2.5. Trách nhiệm thi hành lệ khảo thí, khảo khóa............................................................ 69
2.2.6. Xử lý kết quả sau khảo thí, khảo khóa...................................................................... 71
2.2.7. Việc thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông ...................... 72
2.3. Đánh giá thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông .................. 76
Tiểu kết chương 2:............................................................................................................. 81
CHƯƠNG 3: NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÁN
BỘ, CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.................................................................. 83
3.1. Công tác đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay ........................................ 83
3.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức và việc đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện
nay ....................................................................................................................................... 83
3.1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức................................................................................. 83
3.1.1.2. Việc đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay......................................... 84
3.1.2. Thực trạng công tác đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay ................... 88
3.1.2.1. Những kết quả đạt được trong công tác đánh giá cán bộ, công chức .................... 88
3.1.2.2. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác đánh giá cán bộ, công chức................. 91
3.2. Những giá trị tham khảo từ lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông ... 101
3.2.1. Coi trọng việc thực hiện đánh giá cán bộ, công chức, coi đó là hoạt động tối cần thiết
để đảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức........................................................... 101
3.2.2. Chú trọng việc xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật đảm bảo
việc đánh giá cán bộ, công chức nghiêm ngặt, chặt chẽ, có hiệu lực hiệu quả................. 102
3.2.3. Xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy thực hiện công tác đánh giá cán bộ, công chức
hoạt động độc lập .............................................................................................................. 104
3.2.4. Coi trọng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, đánh giá ..105
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
3.2.5. Xác định rõ mục tiêu, đối tượng, kỳ hạn và biện pháp thực hiện đánh giá cán bộ,
công chức .......................................................................................................................... 106
3.2.6. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá rõ ràng, cụ thể; dễ đo lường, kiểm chứng.... 108
3.2.7. Xử lý và sử dụng hiệu quả kết quả đánh giá cán bộ, công chức............................. 110
3.3. Một số kiến nghị cho công tác đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay.... 111
3.3.1. Kiến nghị đối với các nghiên cứu tiếp theo ............................................................ 111
3.3.2. Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền .................................... 112
3.3.3. Kiến nghị đối với đơn vị đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ............................ 114
3.3.4. Kiến nghị đối với cán bộ, công chức ...................................................................... 115
Tiểu kết chương 3:........................................................................................................... 117
KẾT LUẬN ...........................................................................................................................118
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ........................................122
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................123
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay……………... 93
Biểu đồ 3.2: Tinh thần và trách nhiệm làm việc của cán bộ, công chức ở Việt Nam
hiện nay……………………………………………………………………………….. 94
Biểu đồ 3.3: Việc đánh giá đạo đức công vụ đối với cán bộ, công chức ở Việt Nam
hiện nay……………………………………………………………………………….. 95
Biểu đồ 3.4: Việc tổ chức các kỳ thi sát hạch năng lực chuyên môn dành cho cán bộ,
công chức ở Việt Nam hiện nay………………………………………………………. 95
Biểu đồ 3.5: Việc đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay…………………. 97
Biểu đồ 3.6: Sự tương đồng giữa việc bố trí công tác và trình độ chuyên môn, năng
lực thực tế của cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay………………………………. 99
Biểu đồ 3.7: Mục đích việc thực hiện đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện
nay…………………………………………………………………………………….. 100
Biểu đồ 3.8: Sự cần thiết phải học hỏi việc đánh giá tinh thần trách nhiệm, sự mẫn cán
dưới thời Lê Thánh Tông vào việc đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay… 109
Biểu đồ 3.9: Sự cần thiết sử dụng kết quả đánh giá cán bộ, công chức làm cơ sở thực
hiện các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay…… 110
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử nước ta phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, theo đó mỗi giai đoạn
tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh lịch sử, chế độ chính trị, điều kiện kinh tế, xã hội khác
nhau mà có cách thức quản lý khác nhau. Cho đến đầu thế kỷ XX, lịch sử hành chính
nước ta đã trải qua 10 cuộc cải cách, đổi mới lớn (theo cuốn Mười cuộc cải cách đổi mới
trong lịch sử Việt Nam của tác giả Văn Tạo). Mỗi cuộc cải cách, đổi mới hướng đến một
mục tiêu cụ thể khác nhau, nhưng đều được thực hiện nhằm cải tổ lại cách thức tổ chức và
hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, giúp việc quản lý đất nước được thực hiện
hiệu quả hơn. Nhiều triều đại phong kiến đã nhận thức được vai trò của đội ngũ quan lại
đối với sự phát triển hưng thịnh của đất nước, do vậy các cuộc cải cách, đổi mới gắn liền
với cách tân chế độ quan lại rất được quan tâm, chú trọng.
Triều Lê sơ (1428-1527) là triều đại được đánh giá có nhiều thành tựu trong quá trình
cách tân và phát triển đất nước nhất, được coi là đỉnh cao phát triển của chế độ phong kiến
Việt Nam. Cải cách hành chính được thực hiện toàn diện, mạnh mẽ và thành công nhất dưới
thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497). Trong suốt 38 năm trị vì đất nước, Lê Thánh Tông đã
sửa sang được nhiều việc chính trị, mở mang sự học hành, chỉnh đốn các việc quân sự, đánh
dẹp các quốc gia mở rộng bờ cõi, khiến cho nước Nam bấy giờ văn minh hơn và lẫy lừng một
phương, kể từ xưa đến nay chưa bao giờ cường thịnh như vậy. Lê Thánh Tông đã tập trung
vào việc xây dựng một nhà nước quân chủ trung ương tập quyền vững chãi, xây dựng và ban
hành Bộ Luật Hồng Đức – bộ luật đầu tiên của Việt Nam có quy định đầy đủ và chặt chẽ hơn
so với Luật lệ của các nước láng giềng thời bấy giờ, đưa Bộ Luật Hồng Đức trở thành khung
pháp lý cho toàn bộ hoạt động của quan lại trong triều cũng như người dân Đại Việt. Bằng
việc kết hợp giữa pháp trị và đức trị, Lê Thánh Tông đã gây dựng và phát triển đội ngũ quan
lại và trọng dụng nhân tài cống hiến cho đất nước, góp phần tạo ra một trật tự quy củ trong
việc quản lý và sử dụng đội ngũ quan lại.
Việc đánh giá nhân tài nói chung và kiểm tra, đánh giá đội ngũ quan lại trong triều nói
riêng là một trong những hoạt động được vua Lê nhận thấy vô cùng quan trọng và cần kíp để
đưa Đại Việt trở nên ngày càng thịnh vượng. Chính vì lẽ đó, trong quá trình thực hiện cải
cách hành chính, Lê Thánh Tông đã thực hiện cải cách toàn diện, đồng bộ trên các
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
2
lĩnh vực, và tập trung nhiều hơn vào cải cách chế độ quan lại, nổi bật lên trong những
chính sách được ban hành và áp dụng đó là lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh
Tông. Thông qua lệ khảo thí, khảo khóa, Lê Thánh Tông muốn đánh giá chính xác năng
lực và phẩm hạnh của đội ngũ quan lại nhằm lựa chọn kẻ sĩ người tài phục vụ cho đất
nước; đồng thời cũng để loại bỏ những người đã làm quan mà không cố gắng nỗ lực hết
mình vì dân vì nước. Bằng việc thể chế hóa các quy định của triều đình, ban hành Bộ Luật
Hồng Đức và các chính sách thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, Lê Thánh Tông đã có
một cường quốc hưng thịnh được các triều đại sau học tập và noi theo. Đó luôn là cơ sở,
là nền tảng, là bài học quý báu để những nhà lãnh đạo hiện nay rút ra bài học trong quá
trình xây dựng, cách tân đổi mới đất nước.
Khổng Tử - nhà tư tưởng lỗi lạc của Trung Quốc thời xưa cho rằng, biết “ôn cố tri
tân” – học hỏi từ lịch sử để mở mang hơn ở hiện tại, thì có thể làm bậc thầy trong thiên
hạ. Nhìn lại và đánh giá những thành tựu và hạn chế đã trải qua trong các giai đoạn lịch
sử, rút ra bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng và phát triển đất nước nói chung, đội
ngũ quan lại nói riêng là một hoạt động có ý nghĩa kế thừa quan trọng khi nghiên cứu về
lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông.
Hiện nay, việc đánh giá cán bộ, công chức ở nước ta được thực hiện đều đặn vào
tháng 12 hàng năm, riêng đối với các cơ sở giáo dục công lập được thực hiện đánh giá công
chức vào thời điểm kết thúc năm học (thường vào ngày 01 tháng 7 hàng năm). Việc đánh giá
cán bộ, công chức nhằm xếp hạng cán bộ, công chức; từ đó tạo cơ sở để bố trí, sử dụng, đào
tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm,
miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác
đối với cán bộ, công chức. Nhận thức được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức
trong việc xây dựng đất nước, Đảng xác định lấy chất lượng, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ
làm căn cứ chủ yếu để đánh giá cán bộ. Sau Đại hội XII của Đảng, ngày 04 tháng 8 năm 2017
Bộ Chính trị đã ban hành hai quy định: Quy định số 89-QĐ/TW, “Quy định khung tiêu chuẩn
chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp”, Quy định
số 90-QĐ/TW, “Quy định tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ diện Ban Chấp
hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý” nhằm định hướng việc đánh giá cán bộ
lãnh đạo, quản lý các cấp. Trên cơ sở đó, Chính phủ cũng ban
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
3
hành hệ thống Nghị định quy định chi tiết hơn về việc đánh giá công chức đang làm việc
trong bộ máy nhà nước. Để thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng đã đề ra, cần
kết hợp giữa tri thức khoa học hành chính hiện đại, học tập kinh nghiệm cải cách hành chính
từ lịch sử nước mình và các quốc gia phát triển trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có điều
kiện hoàn cảnh tương xứng; với tinh hoa truyền thống trong cải cách hành chính của lịch sử
dân tộc, từ đó, xây dựng một nền hành chính vừa hiện đại vừa mang bản sắc riêng.
Đánh giá cán bộ, công chức hiện nay ở nước ta đã đạt được những thành tựu khá tốt,
song cần nhìn lại những quy chuẩn đã được đặt ra dưới thời Lê Thánh Tông để nâng cao hơn
nữa hiệu quả của việc đánh giá. Bằng niềm say mê với lịch sử nước nhà, đặc biệt là lịch sử
cải cách hành chính, với sự quan tâm về việc đánh giá cán bộ, công chức của nước ta hiện
nay, tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời
vua Lê Thánh Tông và bài học kinh nghiệm cho đánh giá cán bộ, công chức ở Việt
Nam hiện nay” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Quản lý công của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Lịch sử hành chính là một trong những đề tài được nhiều nhà khoa học nghiên cứu,
nhằm đúc rút những bài học kinh nghiệm quý giá của ông cha ta trong quá trình cai trị đất
nước. Những bài học này giúp cho việc xây dựng và ban hành hệ thống chính sách, pháp
luật hiện nay được tốt hơn. Có rất nhiều công trình nghiên cứu ở các cấp độ và góc độ
khác nhau về những nội dung liên quan đến đề tài Luận văn. Dưới đây, Luận văn xin giới
thiệu tổng quan một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, từ đó chỉ ra những nội
dung đã được nghiên cứu trong các công trình đó, những nội dung chưa sáng rõ, cụ thể
cần tiếp tục đặt ra để nghiên cứu và đúc rút thành bài học kinh nghiệm có thể vận dụng
nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý cán bộ, công chức; góp phần quản lý và sử
dụng đội ngũ cán bộ, công chức hiệu quả hơn ở Việt Nam hiện nay.
Một là, nhóm các bộ sử ghi chép lịch sử thời Lê
Phan Huy Chú với Lịch triều hiến chương loại chí được coi là một bách khoa toàn thư
về khoa học xã hội của Việt Nam, đó là một tài liệu quý báu cho công tác nghiên cứu và xây
dựng các khoa học xã hội. Lịch triều hiến chương loại chí với 49 quyển chia ra thành
10 bộ môn nghiên cứu khác nhau. Trong tất cả các bộ môn nghiên cứu, Phan Huy Chú tập
trung nghiên cứu các sự kiện từ triều Lê trở về trước, thường chú trọng nghiên cứu đặc biệt
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
4
về triều Lê, còn triều Nguyễn thì ông không nhắc đến. Bộ sách nghiên cứu tường tận và cụ
thể từ tình hình địa lý, lịch sử địa lý; tiểu sử vua chúa, quan lại, nho sĩ, tướng sĩ; đến lịch sử
chế độ quan liêu; lễ nghi triều đình; từ chế độ khoa cử đến chế độ thuế khóa, tài chính; từ tình
hình pháp luật, tổ chức quân sự đến các chính sách và nghi lễ ngoại giao, lịch sử ngoại giao
của triều Lê. Những vấn đề lịch sử liên quan nhà Lê được cuốn sách ghi chép lại một cách
khoa học và chính xác, góp phần tái hiện chân thực lịch sử nước ta đương thời.
Năm 1977, Viện sử học và Nhà xuất bản văn hóa – thông tin cho ra mắt cuốn Lê triều
quan chế do Phạm Văn Liệu dịch và chú giải. Lê triều quan chế viết khá toàn diện và chi tiết
về bộ máy nhà nước và chế độ quan lại dưới thời Hồng Đức (1471 – 1497) đời Lê Thánh
Tông; ngoài ra sách cũng nêu quan chế của các triều trước, như niên hiệu Kiên Trung (1225-
1231) triều Trần Thái Tông, niên hiệu Thuận Thiên (1428-1433) triều Lê Thái Tổ, niên hiệu
Thiệu Bình (1434-1440) triều Lê Thái Tông, và cả niên hiệu Quang Thuận (1460
– 1470) – niên hiệu đất nước trong những năm đầu Lê Thánh Tông trị vì. Cuốn sách được
xác định biên soạn sớm nhất vào khoảng cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, tập trung
nghiên cứu về quan chế ở nước ta thời trung đại và cung cấp nhiều chi tiết mà các cuốn
sách khác từng chép về quan chế thời Lê còn chưa đề cập đến hoặc đề cập đến nhưng
chưa cụ thể, chi tiết.
Năm 1993, NXB Văn hóa Thông tin lần đầu tiên phát hành bộ chính sử Đại Việt sử ký
toàn thư – bộ biên niên sử ghi chép từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879
trước công nguyên đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê và là bộ chính sử Việt
Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, do nhiều đời sử quan trong Sử quán triều
Hậu Lê biên soạn. Bộ sử bắt đầu được Ngô Sĩ Liên – một vị sử quan làm việc trong Sử quán
dưới thời vua Lê Thánh Tông biên soạn dựa trên sự chỉnh lý và bổ sung hai bộ quốc sử Việt
Nam trước đó cùng mang tên Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên. Hoàn thành
vào niên hiệu Hồng Đức thứ 10 (1479), bộ sử mới gồm 15 quyển, ghi lại lịch sử Việt Nam từ
một thời điểm huyền thoại là năm 2879 trước công nguyên đến năm 1427 khi nhà Hậu Lê
được thành lập và mang tên Đại Việt sử ký toàn thư. Sau đó, dù đã hoàn thành, Đại Việt sử ký
toàn thư không được khắc in để ban hành rộng rãi mà tiếp tục được nhiều đời sử quan trong
Quốc sử quán sửa đổi, bổ sung và phát triển thêm. Khoảng niên hiệu Cảnh Trị đời vua Lê
Huyền Tông, chúa Trịnh Tạc hạ lệnh cho một nhóm văn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
5
quan, đứng đầu là Tham tụng Phạm Công Trứ, sửa chữa bộ quốc sử của Ngô Sĩ Liên,
đồng thời sai biên soạn tiếp lịch sử Việt Nam từ năm 1428 đời vua Lê Thái Tổ đến năm
1662 đời vua Lê Thần Tông nhà Hậu Lê. Bộ sử của nhóm Phạm Công Trứ, gồm 23
quyển, được đem khắc in để phát hành nhưng công việc chưa xong, phải bỏ dở. Khoảng
niên hiệu Chính Hòa đời vua Lê Hy Tông, chúa Trịnh Căn lại hạ lệnh cho một nhóm văn
quan, đứng đầu là Tham tụng Lê Hy, tiếp tục khảo đính bộ sử của nhóm Phạm Công Trứ,
đồng thời biên soạn tiếp lịch sử Việt Nam từ năm 1663 đời vua Lê Huyền Tông đến năm
1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê. Bộ quốc sử này lấy tên là Đại Việt sử ký toàn thư,
theo đúng tên mà sử gia Ngô Sĩ Liên cách đó gần hai thế kỷ đã đặt cho bộ sử của ông,
gồm 25 quyển, được khắc in toàn bộ và phát hành thành công vào năm Đinh Sửu, niên
hiệu Chính Hòa năm thứ 18 đời vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697.
Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép những nhân vật và sự kiện lịch sử qua các triều
đại cô đọng và chi tiết. Bộ sử được Ngô Sĩ Liên – quan dưới thời Lê Thánh Tông biên
soạn nên không những ghi chép được những mốc lịch sử quan trọng trong thời Lê mà còn
có sự chính xác, khách quan của một vị sử quan trong Sử quán bấy giờ. Cuốn biên niên sử
vừa có giá trị cho ngành sử học, vừa có giá trị cho các ngành khoa học xã hội khác nữa.
Cho đến nay, khi tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, không học giả nào có thể không nhắc đến
Đại Việt sử ký toàn thư như một di sản lịch sử vẫn còn nguyên vẹn.
Đại Việt thông sử trong Lê Quý Đôn toàn tập là một cuốn sử ghi chép lại lịch sử
thời Lê, còn gọi là Lê triều thông sử. Theo GS. Dương Quảng Hàm, Lê Quý Đôn thật là
một nhà bác học ở đời Lê mạt: một tay ông đã biên tập, trứ thuật rất nhiều sách. Tuy tác
phẩm của ông đã thất lạc ít nhiều, nhưng những bộ còn lưu lại cũng là một cái kho tài liệu
để khảo cứu về lịch sử, địa dư và văn hóa của nước Việt... Cuốn sử được viết trong giai
đoạn Lê Quý Đôn ở nhà dạy học và viết sách, và hoàn thành vào năm 1749 gồm 30
quyển. Tuy nhiên, cho đến hiện nay chỉ còn truyền lại 3 phần với 15 quyển – tức là chỉ
khoảng một nửa. Đại Việt thông sử là bộ sử được viết theo thể kỷ truyện, chỉ có phần Bản
kỷ là chép theo lối biên niên, chép từ thời vua Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi) đến vua Lê Cung
Hoàng. Với lối viết trải theo các mốc thời gian, Lê Quý Đôn đã điểm lại khái quát những
sự kiện lịch sử về chính trị, quân sự, trị quốc,… diễn ra dưới triều Lê, cung cấp cái nhìn
tổng quan về lịch sử triều Lê cho người đọc.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
6
Năm 2011, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản cuốn Lịch sử Việt
Nam – từ nguồn gốc đến năm 1884 do GS. Nguyễn Phan Quang và TS. Võ Xuân Đàn chủ
biên. Cuốn sách trình bày cô đọng, súc tích về lịch sử nước nhà từ nền văn hóa sơ khai,
trải qua cả nghìn năm dựng nước và giữ nước đến những ngày trước cuộc xâm lược của
Thực dân Pháp. Lịch sử nhà Lê được ghi chép lại một cách cẩn thận và cụ thể trong cuốn
sách, từ bối cảnh lịch sử, việc phục hồi và phát triển nền kinh tế đến việc xây dựng và
thực hiện có quy củ, nền nếp các chế độ đối với đất nước. Với gần 500 trang sách ghi
chép lại lịch sử hàng nghìn năm của đất nước, cuốn thông sử đã đưa ra những sự kiện lịch
sử quan trọng, giúp người đọc dễ dàng tiếp cận và nắm bắt thông tin.
Hai là, nhóm các công trình nghiên cứu ngày nay về cải cách hành chính và
chế độ quan lại, chế độ cán bộ, công chức
Trong cuốn Sử học và hiện thực, Tập II: “10 cuộc cải cách đổi mới trong lịch sử
Việt Nam” của GS. Văn Tạo xuất bản năm 2000 có bài: “Cải cách hành chính thời Lê
Thánh Tông - xây dựng một nhà nước phong kiến thịnh trị”. Trong bài viết này tác giả
đánh giá cuộc cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông là một trong ba cuộc cải
cách hành chính nổi bật nhất trong lịch sử hành chính Việt Nam. GS. Văn Tạo phân tích
khá sâu sắc các nguyên nhân dẫn đến cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông
và một số lĩnh vực mà vị vua anh minh này đã thực hiện trong 38 năm trị vì của mình:
phân cấp quản lý đất đai, xây dựng bộ máy hành chính. Song những nội dung cải cách
quan chế chưa được tác giả đi sâu nghiên cứu.
Một công trình nghiên cứu có tầm cỡ về mặt khoa học phải kể đến là cuốn sách “Lê
Thánh Tông (1442 - 1497): Con người và sự nghiệp” bao gồm 33 báo cáo khoa học, trong đó
có nhiều báo cáo liên quan đến việc thực hiện cải cách, đổi mới dưới triều vua Lê Thánh
Tông. Đây là tập hợp các báo cáo khoa học tại cuộc Hội thảo khoa học về con người và sự
nghiệp của vua Lê Thánh Tông nhân dịp kỷ niệm 500 năm ngày mất của ông (năm 1997), do
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phối hợp với Trường Đại học Sư phạm (thuộc
Đại học Quốc gia Hà Nội), Viện Sử học, Viện Triết học, Viện nghiên cứu nhà nước và pháp
luật... tổ chức. Các báo cáo tại Hội thảo đã đưa ra những nhận thức mới, những kiến giải mới
về cuộc đời và sự nghiệp của vị vua anh minh Lê Thánh Tông. Trong đó có các bài viết như:
Chức danh xã trưởng dưới thời Lê Thánh Tông của PGS.TS. Nguyễn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
7
Quang Ngọc; Cải cách hệ thống quan lại địa phương dưới triều Lê Thánh Tông của TS.
Nguyễn Hoàng Anh; Vài nét về sự thay đổi hành chính và tổ chức chính quyền địa
phương dưới triều Lê Thánh Tông của PGS.TS. Nguyễn Đức Nhuệ... Các bài viết này đề
cập đến một số lĩnh vực mà vua Lê Thánh Tông đã tiến hành cải cách trong những năm trị
vì của ông, nổi bật nhất là cải cách tổ chức bộ máy hành chính.
TS. Bùi Huy Khiên với cuốn Những bài học từ hai cuộc cải cách hành chính dưới
triều vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mệnh xuất bản năm 2011. Cuốn sách gồm 3
chương được trình bày rõ ràng và chi tiết. Nội dung của cuốn sách ngoài việc nêu lên tính
tất yếu và khách quan của việc phải thực hiện cải cách hành chính đối với mọi nhà nước,
mọi thời đại; nhận xét, đánh giá một số cuộc cải cách trong lịch sử Việt Nam để tìm ra
những quy luật chung, những thành công cũng như rào cản trong việc thực hiện cải cách;
cuốn sách còn khái quát về hoàn cảnh lịch sử trước cải cách, sau đó tập trung chính vào
nội dung cải cách bộ máy và cải cách quan chế. Thông qua việc nghiên cứu nội dung
chính của 2 cuộc cải cách, cuốn sách đã đưa ra một số bài học kinh nghiệm mang tính
tổng kết nhằm góp phần thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính hiện tại ở nước ta.
Ngoài ra, tác giả Nguyễn Thị Thu Hòa có đề tài nghiên cứu khoa học cấp Khoa, Khoa
Hành chính học – Học viện Hành chính năm 2010 Những bài học quản lý hành chính nhà
nước Việt Nam trong lịch sử; Nguyễn Thanh Lương có bài viết “Từ cuộc cải cách hành chính
của Lê Thánh Tông suy nghĩ về cải cách hành chính nước ta hiện nay” đăng trên Tạp chí
Giáo dục lý luận số 5 - 2008; Nguyễn Hoài Văn với bài “Kinh nghiệm sử dụng người tài, xây
dựng đội ngũ quan lại thời Lê Thánh Tông” đăng trên Tạp chí Lý luận Chính trị số
5 - 2013. Trong những bài viết trên, các tác giả đã đề cập đến lệ khảo thí, khảo khóa được
thực hiện dưới triều Lê Thánh Tông như một quy định bắt buộc nhằm kiểm tra, đánh giá
đội ngũ quan lại đang phục vụ công việc triều chính, tạo cơ sở cho việc thăng, giáng và
thưởng phạt đối với đội ngũ quan lại.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
8
Ba là, nhóm các công trình nghiên cứu trực tiếp về lệ khảo thí, khảo khóa
dưới thời Lê sơ
Có nhiều bài viết đăng trên tạp chí nghiên cứu về việc thực hiện cải cách hành chính
mà trọng tâm là việc thực hiện cải cách chế độ kiểm tra, giám sát đội ngũ quan lại dưới triều
Lê Thánh Tông, như bài Phép khảo khóa của nhà nước phong kiến Đại Việt của tác giả Bùi
Quý Lộ in trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 12 - 1995. Bài viết giới thiệu khái lược về lệ
khảo khóa của các triều đại tiêu biểu như Lê sơ, nhà Nguyễn và ý nghĩa của phép khảo khóa
trong việc xây dựng đội ngũ quan lại. Bài Khảo thí, khảo khóa thời Lê và việc thực hiện đánh
giá năng lực, đạo đức cán bộ, công chức ngày nay của ThS Nguyễn Thị Thu Hòa in trên Tạp
chí Quản lý Nhà nước số 236 - 2015. Bài viết tập trung cung cấp một số thông tin về nội
dung chế độ khảo khóa, khảo thí và đưa ra một số kinh nghiệm tham khảo cho việc thực hiện
đánh giá năng lực, đạo đức cán bộ, công chức ngày nay.
Bài Từ lệ khảo khóa quan lại dưới triều vua Lê Thánh Tông suy nghĩ về công tác
đánh giá cán bộ công chức của TS. Bùi Huy Khiên trong Tạp chí Tổ chức nhà nước số 5 -
2015 và bài Chế độ khảo khóa quan chức của nhà nước phong kiến Hậu Lê của ThS. Vũ
Thị Yến in trong tạp chí Tổ chức nhà nước số 9 - 2017 đều đề cập đến những nội dung
của chế độ khảo khóa và rút ra một số kinh nghiệm cho công tác đánh giá cán bộ, công
chức nước ta hiện nay. Những bài đăng trên đã nghiên cứu khá cụ thể về bối cảnh thực
hiện phép khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông nói riêng và nhà nước phong
kiến nói chung. Qua việc đi sâu nghiên cứu, các tác giả đã liên hệ đến việc đánh giá năng
lực, đạo đức cán bộ, công chức ngày nay nhằm tìm ra phương thức đánh giá cán bộ, công
chức phù hợp nhất.
Như vậy, các cuốn sách, nghiên cứu trên đã tập trung nghiên cứu chuyên sâu về
từng khía cạnh, từng giai đoạn cụ thể trong lịch sử và đã được công bố, có những đóng
góp lớn về học thuật, là nguồn tư liệu quý giá cho những nhà nghiên cứu khác, những
người quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, phần lớn những tài liệu trên chỉ tập trung
nghiên cứu về cải cách tổ chức bộ máy hành chính và chế độ quan lại nói chung, chỉ đề
cập đến một phần nhỏ của lệ khảo thí, khảo khóa chứ chưa đi sâu nghiên cứu về chế độ
này. Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu về lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh
Tông – một đề tài với hướng tiếp cận mới, không trùng lắp với các công trình đã công bố.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
9
Trên cơ sở các nội dung nghiên cứu đã được đề cập tại các công trình nghiên cứu
nói trên về cải cách bộ máy hành chính và chế độ quan lại thời Lê sơ, đề tài: ““Lệ khảo
thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông và bài học kinh nghiệm cho đánh giá cán bộ,
công chức ở Việt Nam hiện nay” sẽ nghiên cứu một số điểm mới chưa được đề cập và đi
sâu nghiên cứu, như: nghiên cứu có hệ thống các vấn đề lý luận về quan lại và chế độ
quan lại thời phong kiến; tái hiện lại một cách có hệ thống, khách quan và chân thực về lệ
khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông; nghiên cứu để nhìn nhận, phân tích,
đánh giá tình hình thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông trong
mối liên hệ chặt chẽ với việc đánh giá cán bộ, công chức ngày nay, gợi mở những giá trị
tham khảo và gắn những giá trị tham khảo đó với hoạt động quản lý và sử dụng đội ngũ
cán bộ, công chức hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu việc xây dựng và thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa dưới
thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị
trong việc xây dựng và thực hiện đánh giá cán bộ, công chức; đáp ứng yêu cầu xây dựng
và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu về lệ khảo thí, khảo khóa, việc đánh giá và sử dụng quan lại (thăng –
giáng, phân công, bố trí công việc) quan lại dưới triều vua Lê Thánh Tông;
- Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa trong mối liên hệ chặt
chẽ với công tác đánh giá cán bộ, công chức hiện nay; đúc rút bài học kinh nghiệm đối với
việc hoàn thiện thể chế đánh giá cán bộ, công chức; góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu của hoạt động quản lý và sử dụng cán bộ, công chức.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu việc thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa đối với đội ngũ
quan lại từ trung ương đến địa phương dưới triều Lê Thánh Tông (1460 – 1497) trong sự
tham chiếu với những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác đánh giá cán bộ, công chức
ở Việt Nam hiện nay.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
10
Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi tài liệu nghiên cứu:


Đề tài Luận văn nghiên cứu về lịch sử hành chính có sử dụng hệ thống các nguồn
tài liệu như sau:
- Các bộ biên niên sử ghi chép lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ theo sự kiện lịch sử,
nhân vật lịch sử, chính sách nhà nước: Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt thông sử,…
- Văn bản pháp luật, quy định, quy chế dưới triều Lê như: Lê Triều hình luật; Lê
triều quan chế;…
- Văn bản pháp luật hiện hành quy định về Cán bộ, Công chức: Luật Cán bộ, Công
chức 2008, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP do Chính Phủ ban hàng ngày 09 tháng 6 năm
2015 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 88/2017/NĐ-
CP do Chính Phủ ban hành ngày 27 tháng 7 năm 2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của chính phủ về đánh giá
và phân loại cán bộ, công chức, viên chức;…
- Luận văn cũng sử dụng các tài liệu thứ cấp – hệ thống tài liệu đã được nghiên cứu
của các tác giả về triều Lê sơ nói chung, Lê Thánh Tông nói riêng, như: Lịch Triều hiến
chương loại chí (Phan Huy Chú), Lê Thánh Tông – Con người và sự nghiệp (Nguyễn Quang
Ngọc); Sử học và hiện thực (Văn Tạo), Những bài học từ hai cuộc cải cách hành chính dưới
triều Vua Lê Thánh Tông và Vua Minh Mệnh (Bùi Huy Khiên)… cùng với những Luận văn,
luận án, đề tài khoa học, bài báo, bài đăng tạp chí và các cuốn sách khác.

Phạm vi nội dung nghiên cứu:


- Khảo thí là khoa thi không theo chính kỳ, không định học vị nhằm tuyển chọn nhân tài
ra làm quan hoặc phân định trình độ của quan lại nói chung. Khảo khóa là kỳ thi được tổ
chức định kì 3 năm, 6 năm, 9 năm dành cho tất cả quan văn, quan võ trong triều nhằm kiểm
tra xem xét đạo đức, tư cách, trình độ, năng lực của đội ngũ quan lại trong triều; trên
cơ sở đó thực hiện việc bố trí, sắp xếp quan lại phù hợp. Luận văn tập trung nghiên cứu lệ
khảo thí, khảo khóa đối với đội ngũ quan lại dưới triều vua Lê Thánh Tông.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
11

Phạm vi thời gian nghiên cứu:


- Thời gian nghiên cứu tập trung từ năm 1460 – 1497 là 38 năm trị vì Đại Việt của Lê
Thánh Tông với Niên hiệu Quang Thuận (1460 – 1469) và niên hiệu Hồng Đức (1470 –
1497)
- Đồng thời, đề tài nghiên cứu về công tác đánh giá cán bộ, công chức hiện nay ở
Việt Nam nhằm liên hệ, so sánh, đối chiếu, rút ra bài học kinh nghiệm.

Phạm vi không gian nghiên cứu:


Luận văn tập trung nghiên cứu lệ khảo thí, khảo khóa từ cấp chính quyền trung ương
đến địa phương trên địa bàn lãnh thổ quốc gia Đại Việt dưới triều vua Lê Thánh Tông.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận:
- Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ
nghĩa Mác – Lênin để nghiên cứu, phản ánh sự kiện lịch sử một cách khách quan, trung thực;
xem xét sự vận động của chúng trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau, trong sự vận
động và phát triển liên tục của lịch sử. Mỗi giai đoạn lịch sử chịu sự ảnh hưởng khác nhau
từ điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nên quá trình nghiên cứu về lệ khảo thí, khảo khóa
dưới thời vua Lê Thánh Tông Luận văn đặt chúng trong bối cảnh lịch sử để xem xét, phân
tích. Bên cạnh đó, Luận văn cũng sử dụng phương pháp logic để luận giải quan hệ biện
chứng giữa những quy định chặt chẽ của pháp luật với việc thực hiện lệ khảo thí, khảo
khóa và hiệu quả của việc áp dụng thông lệ trong quá trình sử dụng, quản lý đội ngũ quan
lại triều Lê Thánh Tông.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đây là một đề tài về lịch sử hành chính nên việc
nghiên cứu các tài liệu lịch sử là vô cùng quan trọng. Song Luận văn không dừng lại ở
việc sử dụng phương pháp mô tả lịch sử mà kết hợp cùng với phương pháp sử liệu học,
thu phập tài liệu nhằm tái tạo lịch sử một cách chân thực nhất.
- Phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, phương pháp logic: Luận văn có sử
dụng phương pháp thống kê các số liệu về chế độ sử dụng quan lại, các số liệu tổng hợp
trên tài liệu sơ cấp và thứ cấp nhằm đánh giá vấn đề nghiên cứu trong tổng quan lịch sử
và theo quy luật phát triển khách quan.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
12
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp
để đưa ra lý luận về tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài và ý nghĩa sâu sắc của việc
nghiên cứu những tài liệu về lệ khảo thí, khảo khóa đối với giai đoạn hiện nay. Đồng thời,
Luận văn cũng phân tích những nội dung liên quan chế độ quan lại nói chung được áp dụng
dưới thời vua Lê Thánh Tông, từ đó làm rõ những thành công và tồn tại hạn chế của việc thực
hiện lệ khảo thí, khảo khóa đương thời nhằm so sánh, tham chiếu lịch sử và sử
dụng tối đa phương pháp này trong việc đưa ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho
việc đánh giá cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay.
Phương pháp tổng hợp còn được sử dụng để tóm lược nội dung, đánh giá tổng
quan nội dung của từng phần, từng chương và kết luận cho toàn Luận văn.
- Phương pháp khảo sát thực tế và xử lý số liệu: Dựa vào mục đích nghiên cứu, thời
gian nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, học viên đã tiến hành phát phiếu điều
tra khảo sát thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức tại các cơ quan nhà nước, nhằm tìm
hiểu về thực trạng công tác đánh giá cán bô, công chức hiện nay.
Về địa bàn khảo sát: Dựa trên địa bàn và tính dễ tiếp cận các đối tượng để lựa
chọn mẫu phiếu, tiến hành thăm dò ý kiến của đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan
hành chính nhà nước các cấp.
Các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương gồm: Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội
vụ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Văn hóa –
thể thao và du lịch,…
Các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh gồm có: Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng
Sơn, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Lạng Sơn, Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn, Sở
Giao thông Vận tải tỉnh Thái Nguyên, Sở Tư pháp tỉnh Hòa Bình.
Cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện gồm có: Ủy ban nhân dân huyện Hữu Lũng
– tỉnh Lạng Sơn, Ủy ban nhân dân huyện Chi Lăng – tỉnh Lạng Sơn, Ủy ban nhân dân huyện
Lạng Giang – tỉnh Bắc Giang, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lạng Giang – tỉnh Bắc
Giang, Phòng Nội vụ huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn, Phòng Văn hóa – Thể thao và du lịch
Thành phố Lạng Sơn – tỉnh Lạng Sơn, Phòng Tài Chính – Kế hoạch Thành phố
Lạng Sơn – tỉnh Lạng Sơn.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
13
Cơ quan hành chính nhà nước cấp xã gồm có: Ủy ban nhân dân xã Sơn Hà – huyện
Hữu Lũng – tỉnh Lạng Sơn, Ủy ban nhân dân xã Mai Pha – Thành phố Lạng Sơn – tỉnh
Lạng Sơn, Ủy ban nhân dân xã Quang Thịnh – huyện Lạng Giang – tỉnh Bắc Giang.
Về đối tượng phát phiếu khảo sát: đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ
quan hành chính nhà nước thuộc địa bàn khảo sát, bao gồm các chuyên viên cao cấp,
chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự và nhân viên hiện đang công tác tại cơ quan thực
hiện điều tra khảo sát.
Về thời gian thực hiện điều tra khảo sát: việc thăm dò ý kiến cán bộ, công chức
được tiến hành từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 02 năm 2020. Thời điểm này các cơ quan
nhà nước mới hoàn thiện viêc thực hiện đánh giá cán bộ, công chức hàng năm; do đó việc
tiếp cận đối tượng thăm dò ý kiến sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Về số lượng phiếu khảo sát: Theo thống kê của Bộ Nội vụ, tổng biên chế công
chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước năm 2019 của các cơ quan, tổ chức hành chính
nhà nước, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, biên chế công chức dự phòng và
biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước là 259.598
biên chế (không bao gồm biên chế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; biên chế công chức
trong các đơn vị sự nghiệp công lập và cán bộ, công chức cấp xã). Trong đó, các cơ quan,
tổ chức hành chính thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập là
105.189 biên chế; các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc cơ quan của Hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện là 151.906 biên chế; các cơ quan đại diện của Việt
Nam ở nước ngoài 1.068 biên chế; các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi
cả nước là 686 biên chế; và 749 biên chế là công chức dự phòng.
Theo Phụ lục 3 về Thống kê số lượng biên chế cán bộ, công chức tại các đơn vị thực
hiện khảo sát, tổng số cán bộ, công chức trong các đơn vị được tiến hành khảo sát là 29.387
biên chế. Tổng số biên chế thuộc các đơn vị thực hiện khảo sát chiếm 11,32% so với tổng
biên chế trong cả nước. Với số phiếu phát ra là 400 phiếu trên tổng số 29.387 tổng biên chế
của các đơn vị thực hiện khảo sát, lượng phiếu khảo sát tương đương với 1,35% tổng số
lượng cán bộ, công chức hành chính hiện nay đang làm việc trong các đơn vị tiến hành
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
14
khảo sát. Trong đó, tổng số phiếu phát ra là 400 phiếu, tổng số phiếu thu về là 387 phiếu,
số phiếu hợp lệ là 382 phiếu, số phiếu không hợp lệ là 5 phiếu.
Về xử lý kết quả khảo sát: Luận văn sử dụng phương pháp thống kê và phần mềm
tin học Microsoft excel để tổng hợp và xử lý kết quả khảo sát. Kết quả khảo sát được tính
theo tỷ lệ phần trăm tổng số phiếu hợp lệ thu về (Phụ lục 1, 2; tr1,4).
- Phương pháp so sánh: Để đánh giá mức độ thành công hay hạn chế của việc thực hiện
lệ khảo thí, khảo khóa dưới triều Lê Thánh Tông, Luận văn sử dụng phương pháp so sánh để
đối chiếu với các triều đại trước và sau đó. Luận văn cũng sử dụng phương pháp so sánh để
tham chiếu lịch sử với hiện tại, so sánh giữa bối cảnh lịch sử, thể chế, mục tiêu và cách thức
thực hiện lệ khảo thí khảo khóa dưới thời Lê Thánh Tông và việc đánh giá cán
bộ, công chức hiện nay. Thông qua đó, Luận văn phân tích những điểm khác biệt để đưa
ra những bài học lịch sử có giá trị vận dụng được trong quá trình thực hiện đánh giá cán
bộ, công chức hiện nay.
- Các phương pháp nghiên cứu khác: Đề tài còn mang tính liên ngành vì có liên quan
đến ngành sử học, hành chính học nên sử dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học,
hành chính học như: phương pháp hành chính so sánh, phương pháp tiếp cận quy phạm
pháp luật,…
6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu
Ý nghĩa lý luận:
- Phân tích và chứng minh về sự cần thiết của mọi nhà nước, mọi thời đại trong việc
đẩy mạnh sự phát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội; trong đó việc xây dựng được đội ngũ
quan lại với hệ thống chính sách hợp lý là một trong những nhiệm vụ thiết yếu. Từ đó lý
giải vì sao các vị vua thời xưa dành sự quan tâm lớn đến việc thể chế hóa quy định nhà
nước, và đưa hoạt động nhà nước vào khuôn khổ pháp luật.
- Đề tài đưa ra một số nhận xét, đánh giá về tác động và hiệu quả của việc áp dụng thực
thi chính sách sử dụng quan lại nói chung, lệ khảo thí, khảo khóa nói riêng trong lịch sử, từ
đó đưa ra sự ảnh hưởng đến đội ngũ quan lại nói riêng và toàn bộ nền hành chính nhà
nước nói chung. Thông qua đó có thể khẳng định rằng, để một quốc gia phát triển cần có
một đội ngũ quan lại có đức có tài, kèm theo đó là chế độ chính sách dành cho quan lại
phải cụ thể, rõ ràng, công khai, minh bạch.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
15
- Nghiên cứu đề tài chỉ rõ sự thành công của quá trình cải cách hành chính thời Lê sơ
nói chung và chính sách đối với chế độ quan lại, đặc biệt là lệ khảo thí, khảo khóa trong việc
sử dụng quan lại dưới thời vua Lê Thánh Tông nói riêng. Từ đó gợi ra những bài học kinh
nghiệm có giá trị tham khảo cho quá trình cải cách hành chính hiện nay nói chung,
đánh giá nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú thêm những kiến thức về
đánh giá đội ngũ quan lại trong lịch sử hành chính nhà nước Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Đưa ra những bài học kinh nghiệm giúp quá trình ban hành chính sách và công tác
quản lý, đánh giá cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay đạt hiệu quả hơn;
- Đề tài nghiên cứu là cơ sở cho quá trình xây dựng, ban hành, thực thi các chính
sách về đánh giá cán bộ, công chức, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức, quản lý hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, lựa chọn được người tài, bố trí sắp xếp
đúng người đúng việc.
7. Kết cấu của Luận văn
Luận văn “Lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời Lê Thánh Tông và bài học kinh
nghiệm cho đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay” được triển khai với bố cục
gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về chế độ quan lại và lệ khảo thí, khảo khóa thời
phong kiến ở Việt Nam
Chương 2: Lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497)
Chương 3: Những bài học kinh nghiệm cho công tác đánh giá cán bộ, công chức ở
Việt Nam hiện nay
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
16
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ QUAN LẠI VÀ LỆ KHẢO THÍ,
KHẢO KHÓA THỜI PHONG KIẾN Ở VIỆT NAM
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm quan lại
Với nhiều tác giả và nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, ở Việt Nam và trên
thế giới hiện nay có nhiều cách giải thích khái niệm “quan lại”.
Ở nước ngoài, nguồn gốc của từ “quan lại” là từ “mandarin” trong tiếng Pháp, từ
nay được vay mượn từ từ “mandarim” trong ngôn ngữ của người Bồ Đào Nha xuất hiện
năm 1581. Theo tiếng Bồ Đào Nha, “quan” dùng để chỉ các viên chức đứng đầu các cấp
hành chính, các cơ quan chức năng trong bộ máy chính quyền ở Mã Lai, Trung Quốc và
Việt Nam từ năm 1514. Theo Từ điển lịch sử của ngôn ngữ Pháp, “mandarim” là biến
dạng của từ “mandar” với nghĩa là “ra lệnh, tống đạt”, gốc chữ Phạn “mantrin” qua trung
gian tiếng Mã Lai “mantari” có nghĩa “cố vấn Nhà nước”. Từ này xuất hiện trong tiếng
Pháp với nghĩa “cố vấn của Vua, của quan thượng thư”; ở châu Á từ đó có ý nghĩa hiện
tại là “viên chức cao cấp” được dùng ở Trung Quốc, Đông Dương hay Triều Tiên từ năm
1604. Như vậy, chỉ những người làm quan mới được gọi là “quan lại” chứ không phải tất
cả những người làm việc trong bộ máy nhà nước phong kiến đều được gọi là “quan lại”.
Ở Việt Nam, theo Sổ tay từ ngữ lịch sử - Quan chế thì “quan” là những người làm
việc trong bộ máy nhà nước phong kiến, thực dân từ cấp trung ương đến cấp địa phương
(trấn – tỉnh – phủ – huyện), có phẩm hàm, tước vị, chức sắc, được tuyển bổ chủ yếu bằng
đường khoa cử hoặc bảo cử [13; tr175]. “Lại” (còn gọi là lại viên, lại sử, lại điển, liên
thuộc, thuộc lại, thư lại, thông lại) là viên chức làm việc trong các cơ quan (nha môn) ở
triều đình hoặc các cấp trấn (nếu ở thời Nguyễn là tỉnh), phủ, huyện; có nhiệm vụ thảo
giấy tờ, thư trái, công văn. Lại có thể chuyển thành quan nếu có công lao và thành tích
làm việc [13; tr130].
Theo Từ điển Tiếng Việt, khái niệm “quan lại” do hai thuật ngữ “quan” và “lại”
hợp thành. “Quan” là viên chức có quyền hành trong bộ máy nhà nước phong kiến, thực
dân [29; tr799]. “Lại” gọi chung là viên chức sơ cấp chuyên làm việc bàn giấy trong bộ
máy nhà nước phong kiến [29; tr689].
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
17
Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, “quan lại” là những người giữ các
chức vụ từ cấp huyện trở lên trong bộ máy nhà nước phong kiến và thuộc địa. Những
người điều hành gọi chung là quan; những người thừa hành gọi chung là lại.
Theo Từ điển Hán Việt, “quan lại” chỉ những kẻ cai trị trong nhà nước phong kiến
nhưng vẫn có sự phân biệt chủ yếu trong bộ máy hành chính giữa “quan” (viên chức chịu
trách nhiệm) với “lại” (kẻ thừa hành).
Có thể thấy rằng, quan niệm chung của nhiều tài liệu, nhiều tác giả cho rằng “quan” là
những người giữ cương vị chỉ huy, điều khiển công việc, trị dân; còn “lại” là những người
thừa hành công việc, giúp quan. Quan do vua tuyển chọn, chỉ định, bổ dụng; là người đứng
đầu trong nha môn; là người quản lý, lãnh đạo. Lại là viên chức thừa hành, là nhân viên dưới
quyền của quan; là người do triều đình hoặc quan lựa chọn, mang tính ổn định để phục vụ
cho công việc vận hành bộ máy hành chính nhà nước phong kiếm. Việc phân biệt “quan”
– “lại” rất quan trọng, có ý nghĩa trong việc thiết lập cơ chế tổ chức và hoạt động của bộ
máy; giới hạn quyền và nghĩa vụ cũng như phạm vi trách nhiệm các đối tượng này.
Khi nhắc đến “quan lại” trong nhà nước phong kiến, các nhà nghiên cứu thường
nhắc đến ba yếu tố: chức quan, phẩm hàm, tước vị. Hàm, phẩm trật, chức, tước để chỉ
chức danh và ngạch bậc của từng chức danh, phân chia cao thấp theo thứ bậc. Chức quan
là chức vụ cụ thể của người làm quan, bao gồm nhiệm vụ của người làm quan phải thi
hành ở cương vị mà mình phụ trách. Ví dụ: chức quan Thượng thư các bộ, Tả Hữu thị
lang các bộ, Đô ngự sử, Hàn lâm Đại học sĩ,… Tước vị là danh hiệu khen thưởng của
triều đình, thường tương đương với từng chức quan, song có khi phẩm tước cao mà chức
lại thấp hoặc ngược lại. Phẩm hàm là cấp bậc cao thấp của quan lại. Phẩm cấp các quan
thường được xếp theo chín bậc từ nhất phẩm đến cửu phẩm; mỗi phẩm lại chia ra làm hai
trật: chánh và tòng, cộng lại thành 18 trật. Hàm thì có hàm Tản quan và Huân hàm. Hàm
Tản quan là loại chức danh cho các quan làm danh hiệu vinh dự, chỉ có hàm, không có
nhiêm vụ hay thực quyền. Các hàm Tản quan cũng có sự phân biệt cao thấp như hàm
“Đại Phu” cao hơn hàm “Lang”, hàm “Thượng tướng quân” cao hơn hàm “Đại tướng
quân”. Huân hàm là danh hiệu vinh dự phong cấp theo công trạng và chỉ phong tặng cho
những công thần như Thượng Trụ Quốc, Chính Trị Thượng Khanh, Thượng Hộ Quân,…
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
18
Tựu chung lại, khái niệm “quan lại” được hiểu như sau: Quan lại là những người
làm việc trong bộ máy nhà nước quân chủ phong kiến, trong đó “quan” là những
người có phẩm hàm, tước vị, chức vụ được tuyển chọn bằng nhiều phương pháp
khác nhau như: khoa cử, tiến cử, tập ấm,…; còn “lại” là những người được tuyển
chọn vào làm công việc cụ thể nào đó trong các nha môn từ triều đình đến cấp huyện
để giúp việc cho quan.
1.1.2. Khái niệm chế độ quan lại
Chế độ quan lại – hay còn gọi là quan chế, là một trong những nội dung thiết yếu
của các triều đại quân chủ phong kiến trong việc kiến tạo bộ máy nhà nước, xây dựng
đường lối, chủ trương, thực hiện chính sách của vua và triều đình. Sổ tay từ ngữ lịch sử -
quan chế định nghĩa: “Quan chế là những quy định về cách tổ chức, nhiệm vụ và quyền
hạn của hệ thống các cơ quan và quan chức từ trung ương đến địa phương của triều đình
phong kiến nói chung” [13; tr175].
Trong Bách khoa toàn thư (mở Wikipedia) thì quan chế là hệ thống định chế pháp luật
được áp dụng dưới thời phong kiến. Còn cuốn Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông đưa ra
khái niệm ngắn gọn “quan chế là chế độ tổ chức quan lại thời phong kiến” [22; tr342].
Như vậy, chế độ quan lại không chỉ là những quy định pháp luật riêng rẽ đối với
quan lại mà còn bao gồm cả việc xây dựng, vận hành theo những quy định chính trị, pháp
luật và đạo đức nhất định; được thể hiện qua những nguyên tắc về tuyển chọn, sử dụng,
đào tạo, quản lý, kiểm tra, sát hạch, chế độ trách nhiệm chính trị, trách nhiệm đạo đức,
chế độ đãi ngộ, chế độ khen thưởng và xử phạt. Cụ thể hơn, chế độ quan lại bao gồm
một quy trình từ tổ chức đến thực hiện các quy định về đào tạo, tuyển chọn, sử dụng
quan lại mà các triều đại phong kiến Việt Nam thực hiện nhằm xây dựng một đội
ngũ quan lại cho bộ máy hành chính nhà nước (trong sử dụng lại có phân công, sắp
xếp bố trí quan lại; luân chuyển, giản thải; kiểm tra, giám sát; chế độ đãi ngộ và
thưởng, phạt quan lại,…) Chế độ quan lại phản ánh trình độ tổ chức, tầm nhìn, sự sáng
tạo, canh tân hay bảo thủ, trì trệ của một chế độ với thời đại mà yêu cầu lịch sử, đất nước
giai đoạn đương thời đặt ra. Khảo thí, khảo khóa là hoạt động nằm trong chế độ quan lại;
là hoạt động kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công vụ của đội ngũ quan lại trong triều.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
19
1.1.3. Lệ khảo thí, khảo khóa
Trong Từ điển Tiếng Việt, “Lệ” được hiểu là điều quy định có từ lâu năm trở thành
nền nếp, mọi người cứ theo thế mà làm; là điều được lặp đi lặp lại nhiều lần, tự nhiên đã
thành thói quen [29; tr562].
Theo cuốn Từ điển từ ngữ lịch sử phổ thông, “Lệ” được hiểu là những quy định có
tính tập thể về một việc gì đó để bắt mọi người thực hiện [22; tr264]. Trong nhà nước
phong kiến, Vua chúa phong kiến chủ yếu ban hành những quy định dưới dạng lệnh, khẩu
lệnh, chiếu chỉ, dụ, lệ,… bắt buộc thực hiện trong toàn bộ vùng lãnh thổ của mình, có tính
chất tương tự như hệ thống pháp luật ngày nay. Như vậy, có thể thấy rằng, trước khi pháp
luật được ban hành thành văn bản, triều đình phong kiến ban hành quy định dưới dạng
lệnh, chiếu chỉ, dụ, lệ,… để đảm bảo tính bắt buộc và thống nhất trong việc thực hiện quy
định chung của nhà nước. Do vậy, “Lệ” dưới thời phong kiến được hiểu tương tự như
“pháp luật” hiện nay.
Theo cuốn Sổ tay từ ngữ lịch sử – Quan chế, “Khảo thí” là khoa thi không theo
chính kỳ, không định học vị nhằm tuyển chọn nhân tài ra làm quan hoặc phân định trình
độ của quan lại nói chung; “khảo khóa” là kỳ thi kiểm tra xem xét đạo đức, tư cách, trình
độ, năng lực của đội ngũ quan lại trong triều [13; tr120].
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, “khảo khóa là hình thức sát hạch định kì các quan
lại về năng lực và phẩm chất trong các vương triều phong kiến Việt Nam” [42; tr493] Thời
hạn khảo khóa thay đổi theo từng triều đại và triều vua (có thể từ 1 đến 15 năm một lần).
Thời Lê – Trịnh phổ biến là ba năm, chia thành hai giai đoạn: sơ khảo (xét công trạng hàng
năm) và thông khảo (sau ba năm). Cấp trên xem xét cấp dưới. Bộ Lại là cơ quan quyết định
kết quả khảo khóa. Trường hợp đặc cách, không cần phải đợi đến niên hạn. Tiêu chuẩn xét
duyệt thường dựa vào việc hoàn thành trách nhiệm (thuế hộ đủ hay thiếu), năng lực cai trị
(việc kiện tụng ít hay nhiều), tín nhiệm của dân chúng (nhân dân yêu mến hay kêu ca), phẩm
chất đạo đức (không mắc lỗi hay mắc lỗi, thanh liêm hay tham nhũng). Thời Lý, xếp các quan
chức thành các hạng: người có văn học, người có nết tốt, người siêng năng. Thời Lê – Trịnh,
chia thành 3 bậc: thượng (tốt), trung (trung bình), hạ (xấu). Căn cứ vào kết quả xếp loại,
quyết định thưởng phạt với các hình thức: thăng chức (từ 1 đến 2 bậc), thưởng tiền, biếm
giảng (từ 1 đến 2 bậc), đổi đến nơi ít việc, buộc về hưu, bãi chức… [42; tr493].
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
20
Theo Đại từ điển tiếng việt, “khảo” là kiểm tra, tra cứu để xem xét [45; tr888];
“khóa” là kì thi, thời gian ấn định cho một nhiệm kỳ công tác, học tập [45; tr907]. Do đó,
khảo khóa quan lại là xem xét, đánh giá toàn bộ hoạt động trong một thời gian nhất định
giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước phong kiến.
Trong Từ điển Hán Nôm, “khảo thí” được hiểu là một tổ chức thi cử để kiểm tra,
đánh giá kiến thức, kỹ năng, năng lực, hay thái độ bằng một quy trình chặt chẽ.
Tóm lại, có thể hiểu rằng, lệ khảo thí, khảo khóa thực chất là việc đánh giá,
xem xét trình độ hiểu biết, quan điểm trị quốc và hiệu quả công việc của quan lại
theo định kì, theo khóa. Trong đó “khảo thí” là khoa thi không theo chính kỳ, không
định học vị nhằm tuyển chọn nhân tài ra làm quan hoặc phân định trình độ của
quan lại nói chung; “khảo khóa” là kỳ thi kiểm tra xem xét đạo đức, tư cách, trình
độ, năng lực của đội ngũ quan lại trong triều [13; tr120].Có thể hiểu một cách đơn giản
nhất, khảo thí là một khoa thi không chi dành cho những người đang làm quan mà còn
dành cho các học sĩ, nhằm mục đích vừa để đánh giá trình độ của quan lại, vừa để lựa
chọn kẻ sĩ làm quan phục vụ triều đình; còn khảo khóa là những kỳ thi được thực hiện
theo kì hạn cụ thể với mục đích chính là sát hạch đội ngũ quan lại đang làm việc trong
triều đình. Thông qua các kỳ khảo thí, khảo khóa sẽ thấy rõ kết quả thực hiện công việc
của quan lại trong thực tế để đánh giá đạo đức, tư cách và trình độ, năng lực của quan lại.
Quan lại là cánh tay nối dài của triều đình đến các địa phương, lựa chọn được người xứng
đáng để nhận trách nhiệm và chịu trách nhiệm với công việc thực hiện cần phải dựa vào
cả trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức. Quá trình làm quan khó tránh khỏi sự thay đổi
về tư duy, nhận thức; đồng thời cũng có nhiều cám dỗ và sự tha hóa; việc đánh giá, xem
xét quan lại định kì là cần thiết. Lệ khảo thí, khảo khóa nhằm đánh giá ưu khuyết điểm,
sai phạm của quan lại; qua đó xác định tài năng và đức độ của quan lại, vừa để làm căn cứ
thưởng – phạt và điều chuyển quan lại; vừa để nhắc nhở quan lại cần phải tận tâm hơn với
trách nhiệm của mình trong thi hành công vụ.
Như vậy, việc thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa trong nhà nước phong kiến cũng
tương tự như hoạt động đánh giá cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay của nước ta.
Nói đến phép khảo khóa, trong Lịch triều hiến chương loại chí – Tập I, Phan Huy
Chú có bình luận: “Giao cho trách nhiệm một địa phương và tính mạng của nhân dân mà
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
21
để mặc cho họ dựa dẫm lui tới, lấy đầy xe mang về, thế thì không để tiếng xấu cho quan
trường mà làm đau khổ cho dân, thì ít cũng thấy vậy. Cho nên chính sách yên dân chẳng
gì hơn việc chấn chỉnh quan trường, tất phải khảo công, để xét rõ người hơn người kém
mà thăng giáng cho rõ ràng thì liêm sỉ riêng đường, chính hóa đi khắp. Việc cốt yếu cho
nước thịnh trị của bậc đế vương, không vượt qua điều ấy được” [3; tr102].
1.2. Sơ lược về chế độ quan lại và lệ khảo thí, khảo khóa thời phong kiến ở
Việt Nam
1.2.1. Sơ lược về chế độ quan lại
1.2.1.1. Chế độ tuyển chọn quan lại
Trong tuyển chọn, các triều đại phong kiến Việt Nam thực hiện nhiều phương pháp
để lựa chọn được quan lại. Các hình thức tuyển chọn quan lại đều được thực hiện công
minh, chính trực nhằm không bỏ sót, không dùng nhầm người. Tùy từng triều đại mà cách
lựa chọn nhân tài mỗi thời một khác. Ngoài chế độ tập ấm có từ thời xưa và chế độ khoa
cử đặt ra từ triều Lý thì các triều Trần, Lê còn có chế độ tiến cử và bảo cử, phàm các quan
to ai cũng phải cử một người có tài đức hoặc người có danh vọng để triều đình bổ dụng.
Chế độ nhiệm tử (tập ấm)
Nhiệm tử (hay còn gọi là tập ấm) là hình thức tuyển chọn quan lại xuất hiện sớm
nhất ở nước ta, trở thành một tập quán chính trị theo kiểu “con vua thì lại làm vua”. Ấm
là phúc đức, ân huệ của cha ông ta để lại [29; tr17]. “Tập ấm là việc gia ân của vua đối
với con cháu của các quan lại có công tích, sau khi chết tùy cào chức tước, phẩm trật của
cha ông mà được cấp bằng ấm sinh, ấm thụ, ấm tôn để đào tạo làm quan, thường là có kỳ
hạn” [13; tr204].
Theo lệ này, con cháu nhờ vào ân trạch của cha ông mà được tuyển bổ vào một chức
quan nào đó. Trường hợp không có con trai thì được phép nhận nuôi một người thân thích
trong họ để cho hưởng tập ấm. Ví dụ, thời Lê sơ, năm 1460 ra sắc chỉ cho các quan trong
ngoài rằng: “Viên nào con đáng được tập ấm mà không có con trai thì cho nuôi con người
thân thích cùng họ, chỉ được 1 người tập ấm” [5; tr391]; năm 1478 định lệ bổ dụng con cháu
quan viên. Phàm cháu trưởng các tước công, hầu, bá, tử, nam và con trưởng quan văn võ nhị,
tam phẩm thì bổ làm tản quan tứ, ngũ, lục, thất, bát, phẩm. Gián hoặc có người ít
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
22
tuổi chăm học thì tuyển vào Sùng văn quán, Lại bộ chọn bổ làm các chức điển nghĩa, tư
huấn [3; tr674].
Các triều Lý, Trần có lệ thừa ấm, hễ con các quan thì lại được bổ làm quan. Ở triều
Lê vẫn có lệ thừa ấm, có khoa nhiệm tử, cốt lấy con các quan mà bổ dụng. Triều Nguyễn
cũng có lệ tập ấm, phàm quan chính nhất phẩm thì còn được tập ấm theo hàng tùng lục,
gọi là ấm thọ, đó là bậc cao nhất; còn bậc thấp nhất thì các quan tùng ngũ được một người
con tập ấm gọi là ấm sinh. Tuy nhiên, phép thế tập ở nước ta không giống như phép thế
tập của quý tộc các nước châu Âu diễn ra trong thời gian dài, vì lệ tập ấm ở nước ta thời
phong kiến chỉ hưởng được một hai đời... Thực tế cho thấy rằng, chế độ tập ấm ở Việt
Nam thời phong kiến chỉ có tính chất như một phần thưởng để động viên quan lại, chứ
không phải nguồn chính để tuyển dụng người vào bộ máy nhà nước.
Chế độ khoa cử (thi cử)
Trong các con đường vào quan trường thời phong kiến thì chế độ khoa cử là chủ yếu
nhất và rộng rãi nhất. Chế độ này bắt đầu được đặt ra từ triều Lý và kéo dài đến khi chế
độ phong kiến suy vong. Thời gian đầu, việc tổ chức các kỳ thi còn chưa ổn định. Thời
nhà Lý khoảng 12 năm mới có một khoa thi được tổ chức. Đến năm Kỷ Hợi (1239) đời
Trần Thái Tông, lệ thi mới được định 7 năm diễn ra một lần. Sang nhà Lê đời vua Thái
Tông đã đổi lại 3 năm một kỳ thi. Khoa cử được chấp nhận và thực hiện suốt cả một thời
kỳ Hậu Lê cho tới cuối thời nhà Nguyễn.
Mỗi khoa thi thời phong kiến gồm 3 cấp là: thi Hương, thi Hội và thi Đình. Thi
Hương là thi ở các địa phương. Thi Hội là về kinh đô. Sau khi đỗ thi Hội thì được vào sân
rồng của vua thi với đề bài có thể do đích thân vua soạn – đây là kỳ thi Đình. Việc tổ chức
các khoa thi thời phong kiến đều nhằm mục đích chung là lựa chọn nhân tài cống hiến
cho sự phát triển của quốc gia; tuy nhiên các khoa thi được thực hiện khác nhau giữa các
vương triều từ thời gian thực hiện, đối tượng thực hiện đến người tổ chức thực hiện các
khoa thi đó. Nhìn chung, nội dung các đề thi thường hỏi về ý nghĩa kinh sách Nho giáo,
thi làm thơ phú, trình bày quan điểm về đạo trị nước… Những người đỗ thi Hội trở lên
được gọi là Tiến sĩ và có thể được bổ dụng các chức quan cao cấp trong triều đình.
Chế độ khoa cử bắt đầu từ năm 1075 đời vua Lý Nhân Tông. Dưới thời Lý, khoa cử
chủ yếu là chế khoa – những khoa thi mở bất thường theo chiếu chỉ của nhà vua (suốt 216
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
23
năm triều Lý chỉ tổ chức có 6 kỳ thi). Đến triều Lê, khoa cử chủ yếu là thường khoa (mở
theo thông lệ). Triều Lê sơ dùng khoa cử với mục đích tuyển chọn đội ngũ quan lại có
đức có tài: “Muốn có được nhân tài, trước hết phải lựa chọn kẻ sĩ, mà phép lựa chọn kẻ sĩ
trước hết phải lấy thi cử làm đầu. Nhà nước ta từ thuở xưa loạn lạc, người anh tài như lá
mùa thu, bậc tuấn kiệt như sao buổi sớm. Thái Tổ buổi đầu dựng nước, mở mang nhà
học, dùng cỗ Thái lao để tế Khổng Tử, rất mực sùng Nho, trọng đạo. Nhưng vì nước mới
dựng nên chưa kịp đặt khoa thi. Trẫm nối theo chí hướng người xưa, lo được nhân tài để
thỏa lòng mong đợi” [5; tr319]. Nhà Lê sơ – triều đại đầu tiên trong lịch sử phong kiến đã
lần lượt ban hành các thể lệ, nguyên tắc về thi cử, trở thành chế độ của Nhà nước: “Nay
định rõ thể lệ khoa thi, kỳ thi: Bắt đầu từ năm Thiệu Bình thứ 5 (1438), thi hương ở các
đạo, năm thứ 6, thi hội ở sảnh đường tại kinh đô. Từ đấy về sau, cứ 3 năm một lần thi lớn,
coi đó làm quy định lâu dài, người nào thi đỗ đều được ban danh hiệu tiến sĩ xuất
thân…” [5; tr319]. Trong suốt 100 năm, với nguyên tắc “hữu giáo vô loài”, triều Lê sơ đã
xây dựng đội ngũ quan lại bằng khoa bảng nổi trội hơn các giai đoạn phong kiến trước và
sau đó, cả về chất lẫn lượng. Thời Lê sơ tổ chức được 31 khoa thi (với 1007 tiến sĩ) trong
tổng số 182 khoa thi (với 2898 tiến sĩ) của cả thời kỳ lịch sử phong kiến.
Khoa cử tiếp tục được thực hiện trong các triều đại về sau, khoa thi cuối cùng diễn
ra ở Bắc Kỳ năm 1915 và Trung Kỳ năm 1918 triều Khải Định nhà Nguyễn. Trong gần
1000 năm chế độ khoa cử phong kiến Việt Nam, đã có hàng ngàn vị Tiến sĩ và 55 Trạng
nguyên được ghi danh, thể hiện rõ ràng con đường khoa cử là con đường rộng rãi để các
sĩ phu bước vào quan trường hành đạo giúp đời.
Chế độ tiến cử - bảo cử
Chế độ tiến cử và bảo cử thực chất tương tự như nhau chỉ khác về hình thức. Tiến
cử là bản thân người tự tiến cử thấy mình có đủ tài năng, đức độ, đáp ứng được yêu cầu
của công việc thì cự tiến cử mình. Triều đình quyết định chọn lấy người tài đức hơn hẳn
mà không cứ vào thân phận. Bảo cử (hay còn gọi là được tiến cử) là một người muốn ra
làm quan cần phải có người khác (có danh vọng, đang làm quan trong triều) giới thiệu và
chịu trách nhiệm đảm bảo về tài đức của người mình tiến cử trước triều đình.
Theo lệ này, những người tài đức có nguyện vọng gánh vác công việc chung sẽ đươc
nhà vua trọng dụng mà không phải trải qua bất cứ kỳ thi hay sát hạch nào. Điều này rất
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
24
quan trọng và có ý nghĩa to lớn nhằm khắc phục kịp thời việc thiếu người làm việc trong
bộ máy nhà nước, nhất là trong giai đoạn mới lập nên triều đại, hay trong những hoàn
cảnh xã hội biến động, còn nhiều rối ren không thể tổ chức khoa cử. Với việc bảo đảm
bằng uy tín và trách nhiệm của người tiến cử, người được tiến cử phải là những người có
tài năng, đức độ thực sự, đã có kinh nghiệm quan trường cũng như khả năng thực tế đáp
ứng được yêu cầu công việc đặt ra.
Trong Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép: “Tiến cử người hiền tài, loại bỏ kẻ bất
tiếu, đó là việc lớn của chính trị. Cho nên, dùng người tài không lưỡng lự, bỏ kẻ gian
không chần chừ… Kể từ nay, các nha môn trong ngoài, nếu có ai liêm khiết, có tài, trung
thực đáng khen thưởng cất nhắc, cùng những kẻ tham lận bỉ ổi, không làm nổi việc, đều
phải xét rõ sự thực, kê tên tâu lên. Ai dám a dua theo nhau, hay vì thù riêng, trao đổi đút
lót, mà xếp đặt không đúng thì sẽ bị trị tội nặng không tha” [5; tr532].
Ngay khi vừa phục hồi nền độc lập cho đất nước, năm 1429, vua Lê Thái Tổ đã
xuống chiếu định rằng các đại thần từ tam phẩm trở lên có bổn phận tiến cử người hiền tài
“hoặc ở trong triều, hoặc ở thôn quê, hoặc đã làm quan, hoặc chưa làm quan…Nếu cử
được người có tài bực trung thì thăng tước hai bậc, nếu cử được người tài đức đều giỏi,
hơn hết mọi người, thì tất được thưởng hậu…” [6; tr72].
Đến thời Lê Thánh Tông, việc tiến cử hay bảo cử được quản lý chặt chẽ bằng luật.
Điều 174 Bộ luật Hồng Đức: “Người bảo cử phải lập hồ sơ về người được bảo cử trình
lên Lại bộ xét. Các quan đứng đầu các nha, môn có chức khuyết, đề cử người mình thấy
xứng đáng với chức đó về Bộ lại. Các quan ở Lại khoa và Ngự sử đài đều ghi chép bản đề
nghị đó, nếu sau này người được đề cử tỏ ra không xứng đáng thì người đề cử sẽ bị trị
tội”. Bộ luật cũng quy định mức hình phạt đối với những ai bảo cử quan lại không xứng
chức: "Những người làm nhiệm vụ cử người mà không cử được người giỏi thì bị biếm
hoặc bị phạt theo luật nặng nhẹ; nếu vì tình riêng hoặc lấy tiền mà bảo cử thì xử tội nặng
thêm hai bậc” [33; tr87].
Từ đời Hồng Đức đến thời Lê Trung Hưng, việc bảo cử được hoàn thiện thêm. Năm
1671, vua Lê Huyền Tông định rằng các quan nhị phẩm có thể tiến cử bốn người, quan từ lục
phẩm đến bát phẩm được tiến cử hai người, tên được kê khai giao cho bộ Lại xét tuyển.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
25
Sang thời Nguyễn, dưới triều Minh Mạng, nhà vua rất chú trọng đến lệ bảo cử, đã ban
hành những qui định cụ thể như: các Thượng thư (chánh nhị phẩm) được tiến cử người giữ
chức Bố chánh (chánh tam phẩm); Tham tri lục bộ và Phó Đô ngự sử (cùng tòng nhị phẩm)
được tiến cử người giữ chức Án sát (chánh tứ phẩm); Thị lang lục bộ (chánh tam phẩm) và ấn
quan tam phẩm được tiến cử người giữ chức Tri phủ (tòng ngũ phẩm), đồng Tri phủ (chánh
lục phẩm)… Nhiều quan lại thuộc diện có quyền tiến cử nhưng ngần ngại, không dám tiến cử
vì sợ nhầm người, sẽ bị khiển phạt. Mặt khác, tiến cử những người bất tài, vô hạnh (không có
đức) cũng sẽ bị trừng phạt. Điều này cũng đã từng xảy ra: năm 1836, khi phủ Hoài Đức
khuyết chức Tri phủ, Tham tri bộ Hộ là Vũ Đức Khuê tiến cử người quen biết là Tri huyện Tô
Ngọc Huyền vào chức này. Khoa đạo thấy Ngọc Huyền không phải là người trong sạch, cẩn
trọng mà Đức Huyền cũng cố tiến cử, bèn hặc tấu vua. Vua Minh Mạng ban chỉ sai Đức Khuê
tâu rõ lại, sau thấy tờ tấu có nhiều chỗ chống chế gượng gạo, không nhận lỗi, liền giao cho bộ
Hình bàn xử. Cuối cùng Đức Khuê đang từ hàm tòng nhị phẩm, bị giáng 3 cấp xuống làm
Lang trung, hàm chánh tứ phẩm [15].
1.2.1.2. Chế độ sử dụng quan lại
Phân công, sắp xếp bố trí quan lại
Trong lịch sử phong kiến nước ta, các vương triều đã đặt ra các chức quan, tuyển
chọn và phân công nhiệm vụ trong triều đình. Mỗi triều đại lại có tổ chức bộ máy triều đình
và địa phương; chức tước, phẩm cấp dành cho quan lại khác nhau. Tuy vậy, các chức quan
chưa thực sự được giao nhiệm vụ rõ ràng cụ thể. Cho đến triều Lê, với cuộc cải cải hành
chính lớn và dụ Hiệu định quan chế của Lê Thánh Tông, ông đã cải cách lại bộ máy chính
quyền trung ương, quy định rõ chức trách của đội ngũ quan lại. Lê Thánh Tông không những
chỉ định rõ những phẩm cấp dành cho quan lại, nhiệm vụ của các tự, các khoa mà ông còn
quy định rõ cơ cấu tổ chức của từng bộ, từng khoa với những chức danh cụ thể. Phan Huy
Chú có bình: “Từ đời Trần trở về trước, chức nào giữ việc gì, không thể khảo cứu rõ được.
Đại khái bộ, viện, sảnh, cục đều có chức việc, nhưng xem ở sử thì sơ lược không đủ căn cứ.
Duy từ đời Lê về sau, mỗi đời có quy tắc đặt thêm, chức ty đều có phân biệt, mới có chứng cứ
để tham khảo” [3: tr573]. Các nhà sử học thường lấy chế độ phân bổ và sắp xếp quan lại triều
Lê như một cơ sở lịch sử để tìm hiểu về việc tổ chức bộ máy quan
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
26
lại trong triều đình thời xưa. “Vậy nay chép từ đời Diên Ninh triều Lê trở xuống, kế đến
chế độ do các đời sửa sang thêm, rồi về trước cũng có thể do đó mà suy” [3; tr573].
Các triều đại phong kiến Việt Nam thường dựa vào tiêu chí dân số để quy định về
số lượng quan lại. Thời vua Lê Thánh Tông quy định: từ 500 hộ trở lên có 5 xã trưởng;
300 hộ có 4 xã trưởng; 100 hộ có 2 xã trưởng, dưới 60 hộ cử 1 xã trưởng. Năm 1839 thời
vua Minh Mạng thứ 20, lấy số lượng và nhu cầu công việc là tiêu chí cơ bản để quyết
định biên chế, phân bổ số quan lại, các chức trách của quan, lại dần được chuyên môn
hóa. Trong chỉ dụ vua Minh Mạng năm 1831 có viết “Bắc thành 11 trấn rất rộng... việc
nhiều, các địa phương ấy các việc quân dân, kiện tụng, tiền lương, thuế khóa, thực là bề
bộn. Cần phải chiểu theo địa hạt chia người coi giữ có chuyên trách”. Nói theo ngôn ngữ
ngày nay thì người xưa đã dựa vào việc để định số lượng người chứ không phải dựa vào
lượng người để định việc, đã áp dụng chế độ “công vụ theo việc làm” [16].
Bên cạnh đó, pháp luật phong kiến Việt Nam còn áp dụng “Luật hồi tỵ” đối với
quan lại bắt đầu từ triều Lê sơ, sau đó triều Nguyễn có thêm những quy định chặt chẽ và
rõ ràng hơn. “Hồi tỵ” nghĩa là tránh ra, hay lánh đi. Theo đó, những người có quan hệ
huyết thống, đồng hương, thầy trò, bạn bè không được cùng làm quan hay làm việc ở một
địa phương, công sở. Nội dung chính của “hồi tỵ” là: quan lại không được lấy vợ, kết làm
thông gia với người ở nơi mình cai quản; không đưa quan lại về quê hương, bản quán
nhậm trị; quan lại không được tậu đất, vườn, ruộng, nhà tại nơi cai quản; quan lại không
được lấy người cùng quê làm người giúp việc; người có quan hệ thầy trò, bạn bè không
được làm việc tại cùng một nơi. Trong Chiếu tháng 9 năm 1488 của Hồng Đức có quy
định việc sắp đặt quan lại tránh quan hệ họ hàng: “Khi xét đặt xã trưởng, hễ là anh em
ruột, con chú bác và bác cháu, cậu cháu với nhau thì chỉ có một người làm xã trưởng,
không được cùng làm để gây mối tệ bè phái hùa nhau”. Những quy định này nhằm tạo
nên một chế độ quan lại liêm chính, không bị chi phối bởi quan hệ họ hàng, dòng tộc, làng
– xã mà làm sai lệch việc công hay tham nhũng.
Thời vua Minh Mạng quy định: quan vào chầu triều mà bàn đến việc có liên quan
đến địa phương mình thì phải tránh mặt. Lại dịch ở tất cả các nha môn, hễ có bố con, anh
em ruột, anh em con chú bác cùng làm phải đổi nơi khác (trừ Thái y viện không hồi tỵ, vì
nghề thuốc nên cha truyền con nối). Lại dịch ở các nha mà người cùng làng cũng phải đổi
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
27
đi nơi khác, lại ở huyện nào thì không được làm ở đấy. Người làm quan không được làm
quan ở chính quán, trú quán, quê vợ, thậm chí nơi lúc nhỏ đi học. Đây chính là chế độ bảo
đảm cho sự khách quan, trung thực trong giải quyết các công việc của nhà nước, tránh
thiên vị, nể nang, hay thù oán, làm mất tính khách quan khi đưa ra các quyết định.
Luân chuyển, giản thải quan lại
Đối với đội ngũ “quan”, nhà nước phong kiến Việt Nam áp dụng chế độ thuyên
chuyển, điều động; nhưng “lại” thì giữ ổn định, áp dụng chế độ "quan khứ nha tồn” –
“quan” thì thực hiện luân chuyển điều động giữa các vùng, còn “nha” (tức “lại”), thì giữ
ổn định tại vùng đó. Để tạo môi trường mới, phát huy được tính năng động, sáng tạo của
người làm quan, đồng thời để tránh những trì trệ, hoặc kéo bè, kéo cánh, phe phái, tham
nhũng, nhà nước phong kiến Việt Nam đã áp dụng chế độ thuyên chuyển các quan.
Nhưng việc thuyên chuyển chỉ thuần túy là thuyên chuyển về không gian, địa điểm làm
quan, mà không chuyển tính chất công việc làm quan, ví dụ quan tri phủ ở phủ này
chuyển đi làm tri phủ ở phủ khác, hoặc làm tri huyện.
Chế độ luân chuyển quan lại, theo sử cũ có từ thời Ngô Quyền. Sau chiến thắng Bạch
Đằng năm 938, Ngô Quyền xưng vương, những quan lại thân cận được phân phong về các
địa phương cai trị. Hoạt động luân chuyển quan lại dưới thời Lý trở nên rõ ràng, diễn ra đa
chiều hơn các thời kỳ trước đó. Việc luân chuyển có thể diễn ra đối với từng vị trí ở trung
ương, có thể là sự điều động từ trung ương xuống địa phương và ngược lại. Các địa phương
quan trọng đều do quan lại cao cấp ở trung ương điều về, sau một khoảng thời gian lại được
điều động về kinh, kèm theo đó thường là sự gia phong chức tước. Hoạt động thăng giáng
diễn ra bình thường, có công được phong, có tội bị giáng, thậm chí bị cách hết mọi chức
tước, nhưng sau đó lại vẫn có thể được phục hồi như cũ. Dưới thời Trần, việc luân chuyển
quan lại diễn ra thường xuyên hơn, được thực hiện bằng các quy định cụ thể của Nhà nước.
Dưới thời Lê Thái Tổ, do không được kế thừa trực tiếp tổ chức bộ máy nhà nước
của triều đại trước, nên ngay sau khi giành được độc lập, công tác xếp đặt quan lại được
tiến hành khẩn trương. Đến thời Lê Thánh Tông, việc luân chuyển quan lại được xác lập
thành một chính sách rõ ràng. Năm Quang Thuận thứ 8 (1467), Lê Thánh Tông quy định
“người nhận chức ở tại nơi biên giới xa phải đủ 9 năm mới được đổi về các huyện dưới
kinh” [5; tr242]. Đến đầu năm sau (1468), thể lệ điều động quan lại giữa các địa phương
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc

More Related Content

Similar to Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc

Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Công Chức Viên Chức Bệnh Viện Mắt Trung...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Công Chức Viên Chức Bệnh Viện Mắt Trung...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Công Chức Viên Chức Bệnh Viện Mắt Trung...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Công Chức Viên Chức Bệnh Viện Mắt Trung...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cổ phần supe phốt phát và h...
Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cổ phần supe phốt phát và h...Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cổ phần supe phốt phát và h...
Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cổ phần supe phốt phát và h...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Xã, Huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa.doc
Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Xã, Huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa.docNâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Xã, Huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa.doc
Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Xã, Huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Chất lượng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Đề tài: Chất lượng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt NamĐề tài: Chất lượng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Đề tài: Chất lượng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hộ...
Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hộ...Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hộ...
Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hộ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Đào Tạo Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội.doc
Đào Tạo Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội.docĐào Tạo Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội.doc
Đào Tạo Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Đánh Giá Thực Trạng Tiếng Ồn Trong Môi Trường Lao Động Tại Công Ty...
Nghiên Cứu Đánh Giá Thực Trạng Tiếng Ồn Trong Môi Trường Lao Động Tại Công Ty...Nghiên Cứu Đánh Giá Thực Trạng Tiếng Ồn Trong Môi Trường Lao Động Tại Công Ty...
Nghiên Cứu Đánh Giá Thực Trạng Tiếng Ồn Trong Môi Trường Lao Động Tại Công Ty...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Chi Kinh Phí Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có...
Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Chi Kinh Phí Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có...Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Chi Kinh Phí Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có...
Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Chi Kinh Phí Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Tnhh Mtv In T...
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Tnhh Mtv In T...Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Tnhh Mtv In T...
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Tnhh Mtv In T...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Văn Hóa Tổ Chức Tại Đài Tiếng Nói Việt Nam.doc
Phát Triển Văn Hóa Tổ Chức Tại Đài Tiếng Nói Việt Nam.docPhát Triển Văn Hóa Tổ Chức Tại Đài Tiếng Nói Việt Nam.doc
Phát Triển Văn Hóa Tổ Chức Tại Đài Tiếng Nói Việt Nam.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Văn Hóa Tổ Chức Tại Đài Tiếng Nói Việt Nam.doc
Phát Triển Văn Hóa Tổ Chức Tại Đài Tiếng Nói Việt Nam.docPhát Triển Văn Hóa Tổ Chức Tại Đài Tiếng Nói Việt Nam.doc
Phát Triển Văn Hóa Tổ Chức Tại Đài Tiếng Nói Việt Nam.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Công Nghệ Đ...
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Công Nghệ Đ...Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Công Nghệ Đ...
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Công Nghệ Đ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Kế Toán Chi Phí, Doanh Thu Và Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phầ...
Kế Toán Chi Phí, Doanh Thu Và Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phầ...Kế Toán Chi Phí, Doanh Thu Và Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phầ...
Kế Toán Chi Phí, Doanh Thu Và Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phầ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOTLuận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chínhLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tạo Động Lực Làm Việc Cho Bác Sĩ Tuyến Huyện Thuộc Sở Y Tế Tỉnh Thừa Thiên Hu...
Tạo Động Lực Làm Việc Cho Bác Sĩ Tuyến Huyện Thuộc Sở Y Tế Tỉnh Thừa Thiên Hu...Tạo Động Lực Làm Việc Cho Bác Sĩ Tuyến Huyện Thuộc Sở Y Tế Tỉnh Thừa Thiên Hu...
Tạo Động Lực Làm Việc Cho Bác Sĩ Tuyến Huyện Thuộc Sở Y Tế Tỉnh Thừa Thiên Hu...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bia Hà Nội
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bia Hà NộiLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bia Hà Nội
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bia Hà Nội
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Văn Thư Lưu Trữ Tại Ủy Ban Nhân Dân Cấp Xã, Huyệ...
Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Văn Thư Lưu Trữ Tại Ủy Ban Nhân Dân Cấp Xã, Huyệ...Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Văn Thư Lưu Trữ Tại Ủy Ban Nhân Dân Cấp Xã, Huyệ...
Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Văn Thư Lưu Trữ Tại Ủy Ban Nhân Dân Cấp Xã, Huyệ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Luận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đLuận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc (20)

Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Công Chức Viên Chức Bệnh Viện Mắt Trung...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Công Chức Viên Chức Bệnh Viện Mắt Trung...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Công Chức Viên Chức Bệnh Viện Mắt Trung...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Công Chức Viên Chức Bệnh Viện Mắt Trung...
 
Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cổ phần supe phốt phát và h...
Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cổ phần supe phốt phát và h...Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cổ phần supe phốt phát và h...
Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cổ phần supe phốt phát và h...
 
Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Xã, Huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa.doc
Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Xã, Huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa.docNâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Xã, Huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa.doc
Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Xã, Huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa.doc
 
Đề tài: Chất lượng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Đề tài: Chất lượng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt NamĐề tài: Chất lượng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Đề tài: Chất lượng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hộ...
Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hộ...Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hộ...
Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hộ...
 
Đào Tạo Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội.doc
Đào Tạo Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội.docĐào Tạo Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội.doc
Đào Tạo Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội.doc
 
Nghiên Cứu Đánh Giá Thực Trạng Tiếng Ồn Trong Môi Trường Lao Động Tại Công Ty...
Nghiên Cứu Đánh Giá Thực Trạng Tiếng Ồn Trong Môi Trường Lao Động Tại Công Ty...Nghiên Cứu Đánh Giá Thực Trạng Tiếng Ồn Trong Môi Trường Lao Động Tại Công Ty...
Nghiên Cứu Đánh Giá Thực Trạng Tiếng Ồn Trong Môi Trường Lao Động Tại Công Ty...
 
Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Chi Kinh Phí Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có...
Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Chi Kinh Phí Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có...Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Chi Kinh Phí Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có...
Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Chi Kinh Phí Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có...
 
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Tnhh Mtv In T...
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Tnhh Mtv In T...Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Tnhh Mtv In T...
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Tnhh Mtv In T...
 
Phát Triển Văn Hóa Tổ Chức Tại Đài Tiếng Nói Việt Nam.doc
Phát Triển Văn Hóa Tổ Chức Tại Đài Tiếng Nói Việt Nam.docPhát Triển Văn Hóa Tổ Chức Tại Đài Tiếng Nói Việt Nam.doc
Phát Triển Văn Hóa Tổ Chức Tại Đài Tiếng Nói Việt Nam.doc
 
Phát Triển Văn Hóa Tổ Chức Tại Đài Tiếng Nói Việt Nam.doc
Phát Triển Văn Hóa Tổ Chức Tại Đài Tiếng Nói Việt Nam.docPhát Triển Văn Hóa Tổ Chức Tại Đài Tiếng Nói Việt Nam.doc
Phát Triển Văn Hóa Tổ Chức Tại Đài Tiếng Nói Việt Nam.doc
 
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Công Nghệ Đ...
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Công Nghệ Đ...Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Công Nghệ Đ...
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Công Nghệ Đ...
 
Kế Toán Chi Phí, Doanh Thu Và Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phầ...
Kế Toán Chi Phí, Doanh Thu Và Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phầ...Kế Toán Chi Phí, Doanh Thu Và Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phầ...
Kế Toán Chi Phí, Doanh Thu Và Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phầ...
 
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
 
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOTLuận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chínhLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
 
Tạo Động Lực Làm Việc Cho Bác Sĩ Tuyến Huyện Thuộc Sở Y Tế Tỉnh Thừa Thiên Hu...
Tạo Động Lực Làm Việc Cho Bác Sĩ Tuyến Huyện Thuộc Sở Y Tế Tỉnh Thừa Thiên Hu...Tạo Động Lực Làm Việc Cho Bác Sĩ Tuyến Huyện Thuộc Sở Y Tế Tỉnh Thừa Thiên Hu...
Tạo Động Lực Làm Việc Cho Bác Sĩ Tuyến Huyện Thuộc Sở Y Tế Tỉnh Thừa Thiên Hu...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bia Hà Nội
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bia Hà NộiLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bia Hà Nội
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bia Hà Nội
 
Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Văn Thư Lưu Trữ Tại Ủy Ban Nhân Dân Cấp Xã, Huyệ...
Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Văn Thư Lưu Trữ Tại Ủy Ban Nhân Dân Cấp Xã, Huyệ...Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Văn Thư Lưu Trữ Tại Ủy Ban Nhân Dân Cấp Xã, Huyệ...
Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Văn Thư Lưu Trữ Tại Ủy Ban Nhân Dân Cấp Xã, Huyệ...
 
Luận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đLuận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đ
 

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149

Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docxĐề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149 (20)

Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
 
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
 
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
 
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
 
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
 
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
 
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
 
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
 
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
 
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docxĐề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
 
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
 
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
 

Recently uploaded

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PhuongMai559533
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 

Recently uploaded (14)

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 

Lệ Khảo Thí, Khảo Khóa Dưới Thời Vua Lê Thánh Tông Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay.doc

  • 1. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THÚY PHƯỢNG LỆ KHẢO THÍ, KHẢO KHÓA DƯỚI THỜI VUA LÊ THÁNH TÔNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2020
  • 2. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THÚY PHƯỢNG LỆ KHẢO THÍ, KHẢO KHÓA DƯỚI THỜI VUA LÊ THÁNH TÔNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Hòa HÀ NỘI - NĂM 2020
  • 3. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả trình bày trong Luận văn là trung thực và được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc. Những kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách chân thực, cẩn trọng, có trích dẫn nguồn cụ thể trong Luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả Luận văn Trần Thúy Phượng
  • 4. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com LỜI CẢM ƠN Luận văn là kết quả nghiên cứu của cá nhân, nhưng tôi không thể hoàn thành nếu không nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô, các nhà khoa học, các nhà quản lý. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Thu Hòa đã tận tình chỉ bảo, dạy dỗ và trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện Luận văn. Xin được cảm ơn các anh chị nhân viên Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia, Thư viện Quốc gia đã luôn nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tư liệu và các thông tin hữu ích cho việc thực hiện Luận văn. Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Sau Đại học – Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện để tôi hoàn thiện thủ tục, hồ sơ Luận văn. Đặc biệt tôi xin cảm ơn gia đình – những người thân đã luôn bên tôi, động viên, khích lệ và là chỗ dựa vững chắc để tôi cố gắng vươn lên hoàn thành Luận văn. Xin được chân thành cảm ơn!
  • 5. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ....................................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 9 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 11 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu .................................................................. 14 7. Kết cấu của Luận văn ..................................................................................................... 15 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ QUAN LẠI VÀ LỆ KHẢO THÍ, KHẢO KHÓA THỜI PHONG KIẾN Ở VIỆT NAM .............................................. 16 1.1. Các khái niệm liên quan ............................................................................................ 16 1.1.1. Khái niệm quan lại .................................................................................................... 16 1.1.2. Khái niệm chế độ quan lại ......................................................................................... 18 1.1.3. Lệ khảo thí, khảo khóa .............................................................................................. 19 1.2. Sơ lược về chế độ quan lại và lệ khảo thí, khảo khóa thời phong kiến ở Việt Nam . 21 1.2.1. Sơ lược về chế độ quan lại ........................................................................................ 21 1.2.1.1.Chế độ tuyển chọn quan lại ...................................................................................... 21 1.2.1.2.Chế độ sử dụng quan lại ........................................................................................... 25 1.2.2. Sơ lược về lệ khảo thí, khảo khóa ............................................................................. 32 1.3. Tính kế thừa có chọn lọc của lịch sử hành chính ...................................................... 36 1.3.1. Quy luật của tính kế thừa lịch sử ............................................................................... 36 1.3.2. Học hỏi và kế thừa có chọn lọc chế độ quan lại trong lịch sử .................................. 38 1.3.2.1.Sự kế thừa chế độ quan lại của các triều đại phong kiến Việt Nam ........................ 38 1.3.2.2.Học hỏi kinh nghiệm chế độ quan lại của các triều đại phong kiến Trung Quốc .... 41 Tiểu kết chương 1:.............................................................................................................. 48 CHƯƠNG 2: LỆ KHẢO THÍ, KHẢO KHÓA DƯỚI THỜI VUA LÊ THÁNH TÔNG (1460 – 1497)............................................................................................................................ 49 2.1. Bối cảnh lịch sử và sự cần thiết ban hành lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời Lê Thánh Tông ..................................................................................................................................... 49 2.1.1. Bối cảnh lịch sử thời Lê sơ ....................................................................................... 49 2.1.2. Sự cần thiết ban hành lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời Lê Thánh Tông .................. 52
  • 6. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com 2.1.2.1.Xuất phát từ yêu cầu của cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông .............. 52 2.1.2.2 . Xuất phát từ mục đích cải cách đội ngũ quan lại dưới thời Lê Thánh Tông ........ 58 2.2. Nội dung lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông.................................. 60 2.2.1. Mục đích thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa ............................................................... 60 2.2.1.1. Làm cơ sở để thực hiện các chế độ sử dụng quan lại............................................. 60 2.2.1.2. Nâng cao ý thức đạo đức đội ngũ quan lại triều đình ............................................ 63 2.2.2. Kỳ hạn thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa................................................................... 64 2.2.3. Tiêu chí thực hiện lệ khảo thí, khỏa khóa ................................................................. 66 2.2.4. Đối tượng thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa.............................................................. 68 2.2.5. Trách nhiệm thi hành lệ khảo thí, khảo khóa............................................................ 69 2.2.6. Xử lý kết quả sau khảo thí, khảo khóa...................................................................... 71 2.2.7. Việc thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông ...................... 72 2.3. Đánh giá thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông .................. 76 Tiểu kết chương 2:............................................................................................................. 81 CHƯƠNG 3: NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.................................................................. 83 3.1. Công tác đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay ........................................ 83 3.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức và việc đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay ....................................................................................................................................... 83 3.1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức................................................................................. 83 3.1.1.2. Việc đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay......................................... 84 3.1.2. Thực trạng công tác đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay ................... 88 3.1.2.1. Những kết quả đạt được trong công tác đánh giá cán bộ, công chức .................... 88 3.1.2.2. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác đánh giá cán bộ, công chức................. 91 3.2. Những giá trị tham khảo từ lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông ... 101 3.2.1. Coi trọng việc thực hiện đánh giá cán bộ, công chức, coi đó là hoạt động tối cần thiết để đảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức........................................................... 101 3.2.2. Chú trọng việc xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật đảm bảo việc đánh giá cán bộ, công chức nghiêm ngặt, chặt chẽ, có hiệu lực hiệu quả................. 102 3.2.3. Xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy thực hiện công tác đánh giá cán bộ, công chức hoạt động độc lập .............................................................................................................. 104 3.2.4. Coi trọng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, đánh giá ..105
  • 7. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com 3.2.5. Xác định rõ mục tiêu, đối tượng, kỳ hạn và biện pháp thực hiện đánh giá cán bộ, công chức .......................................................................................................................... 106 3.2.6. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá rõ ràng, cụ thể; dễ đo lường, kiểm chứng.... 108 3.2.7. Xử lý và sử dụng hiệu quả kết quả đánh giá cán bộ, công chức............................. 110 3.3. Một số kiến nghị cho công tác đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay.... 111 3.3.1. Kiến nghị đối với các nghiên cứu tiếp theo ............................................................ 111 3.3.2. Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền .................................... 112 3.3.3. Kiến nghị đối với đơn vị đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ............................ 114 3.3.4. Kiến nghị đối với cán bộ, công chức ...................................................................... 115 Tiểu kết chương 3:........................................................................................................... 117 KẾT LUẬN ...........................................................................................................................118 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ........................................122 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................123
  • 8. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay……………... 93 Biểu đồ 3.2: Tinh thần và trách nhiệm làm việc của cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay……………………………………………………………………………….. 94 Biểu đồ 3.3: Việc đánh giá đạo đức công vụ đối với cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay……………………………………………………………………………….. 95 Biểu đồ 3.4: Việc tổ chức các kỳ thi sát hạch năng lực chuyên môn dành cho cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay………………………………………………………. 95 Biểu đồ 3.5: Việc đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay…………………. 97 Biểu đồ 3.6: Sự tương đồng giữa việc bố trí công tác và trình độ chuyên môn, năng lực thực tế của cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay………………………………. 99 Biểu đồ 3.7: Mục đích việc thực hiện đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay…………………………………………………………………………………….. 100 Biểu đồ 3.8: Sự cần thiết phải học hỏi việc đánh giá tinh thần trách nhiệm, sự mẫn cán dưới thời Lê Thánh Tông vào việc đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay… 109 Biểu đồ 3.9: Sự cần thiết sử dụng kết quả đánh giá cán bộ, công chức làm cơ sở thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay…… 110
  • 9. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử nước ta phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, theo đó mỗi giai đoạn tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh lịch sử, chế độ chính trị, điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau mà có cách thức quản lý khác nhau. Cho đến đầu thế kỷ XX, lịch sử hành chính nước ta đã trải qua 10 cuộc cải cách, đổi mới lớn (theo cuốn Mười cuộc cải cách đổi mới trong lịch sử Việt Nam của tác giả Văn Tạo). Mỗi cuộc cải cách, đổi mới hướng đến một mục tiêu cụ thể khác nhau, nhưng đều được thực hiện nhằm cải tổ lại cách thức tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, giúp việc quản lý đất nước được thực hiện hiệu quả hơn. Nhiều triều đại phong kiến đã nhận thức được vai trò của đội ngũ quan lại đối với sự phát triển hưng thịnh của đất nước, do vậy các cuộc cải cách, đổi mới gắn liền với cách tân chế độ quan lại rất được quan tâm, chú trọng. Triều Lê sơ (1428-1527) là triều đại được đánh giá có nhiều thành tựu trong quá trình cách tân và phát triển đất nước nhất, được coi là đỉnh cao phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Cải cách hành chính được thực hiện toàn diện, mạnh mẽ và thành công nhất dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497). Trong suốt 38 năm trị vì đất nước, Lê Thánh Tông đã sửa sang được nhiều việc chính trị, mở mang sự học hành, chỉnh đốn các việc quân sự, đánh dẹp các quốc gia mở rộng bờ cõi, khiến cho nước Nam bấy giờ văn minh hơn và lẫy lừng một phương, kể từ xưa đến nay chưa bao giờ cường thịnh như vậy. Lê Thánh Tông đã tập trung vào việc xây dựng một nhà nước quân chủ trung ương tập quyền vững chãi, xây dựng và ban hành Bộ Luật Hồng Đức – bộ luật đầu tiên của Việt Nam có quy định đầy đủ và chặt chẽ hơn so với Luật lệ của các nước láng giềng thời bấy giờ, đưa Bộ Luật Hồng Đức trở thành khung pháp lý cho toàn bộ hoạt động của quan lại trong triều cũng như người dân Đại Việt. Bằng việc kết hợp giữa pháp trị và đức trị, Lê Thánh Tông đã gây dựng và phát triển đội ngũ quan lại và trọng dụng nhân tài cống hiến cho đất nước, góp phần tạo ra một trật tự quy củ trong việc quản lý và sử dụng đội ngũ quan lại. Việc đánh giá nhân tài nói chung và kiểm tra, đánh giá đội ngũ quan lại trong triều nói riêng là một trong những hoạt động được vua Lê nhận thấy vô cùng quan trọng và cần kíp để đưa Đại Việt trở nên ngày càng thịnh vượng. Chính vì lẽ đó, trong quá trình thực hiện cải cách hành chính, Lê Thánh Tông đã thực hiện cải cách toàn diện, đồng bộ trên các
  • 10. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com 2 lĩnh vực, và tập trung nhiều hơn vào cải cách chế độ quan lại, nổi bật lên trong những chính sách được ban hành và áp dụng đó là lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông. Thông qua lệ khảo thí, khảo khóa, Lê Thánh Tông muốn đánh giá chính xác năng lực và phẩm hạnh của đội ngũ quan lại nhằm lựa chọn kẻ sĩ người tài phục vụ cho đất nước; đồng thời cũng để loại bỏ những người đã làm quan mà không cố gắng nỗ lực hết mình vì dân vì nước. Bằng việc thể chế hóa các quy định của triều đình, ban hành Bộ Luật Hồng Đức và các chính sách thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, Lê Thánh Tông đã có một cường quốc hưng thịnh được các triều đại sau học tập và noi theo. Đó luôn là cơ sở, là nền tảng, là bài học quý báu để những nhà lãnh đạo hiện nay rút ra bài học trong quá trình xây dựng, cách tân đổi mới đất nước. Khổng Tử - nhà tư tưởng lỗi lạc của Trung Quốc thời xưa cho rằng, biết “ôn cố tri tân” – học hỏi từ lịch sử để mở mang hơn ở hiện tại, thì có thể làm bậc thầy trong thiên hạ. Nhìn lại và đánh giá những thành tựu và hạn chế đã trải qua trong các giai đoạn lịch sử, rút ra bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng và phát triển đất nước nói chung, đội ngũ quan lại nói riêng là một hoạt động có ý nghĩa kế thừa quan trọng khi nghiên cứu về lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông. Hiện nay, việc đánh giá cán bộ, công chức ở nước ta được thực hiện đều đặn vào tháng 12 hàng năm, riêng đối với các cơ sở giáo dục công lập được thực hiện đánh giá công chức vào thời điểm kết thúc năm học (thường vào ngày 01 tháng 7 hàng năm). Việc đánh giá cán bộ, công chức nhằm xếp hạng cán bộ, công chức; từ đó tạo cơ sở để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức. Nhận thức được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức trong việc xây dựng đất nước, Đảng xác định lấy chất lượng, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm căn cứ chủ yếu để đánh giá cán bộ. Sau Đại hội XII của Đảng, ngày 04 tháng 8 năm 2017 Bộ Chính trị đã ban hành hai quy định: Quy định số 89-QĐ/TW, “Quy định khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp”, Quy định số 90-QĐ/TW, “Quy định tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý” nhằm định hướng việc đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Trên cơ sở đó, Chính phủ cũng ban
  • 11. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com 3 hành hệ thống Nghị định quy định chi tiết hơn về việc đánh giá công chức đang làm việc trong bộ máy nhà nước. Để thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng đã đề ra, cần kết hợp giữa tri thức khoa học hành chính hiện đại, học tập kinh nghiệm cải cách hành chính từ lịch sử nước mình và các quốc gia phát triển trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có điều kiện hoàn cảnh tương xứng; với tinh hoa truyền thống trong cải cách hành chính của lịch sử dân tộc, từ đó, xây dựng một nền hành chính vừa hiện đại vừa mang bản sắc riêng. Đánh giá cán bộ, công chức hiện nay ở nước ta đã đạt được những thành tựu khá tốt, song cần nhìn lại những quy chuẩn đã được đặt ra dưới thời Lê Thánh Tông để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc đánh giá. Bằng niềm say mê với lịch sử nước nhà, đặc biệt là lịch sử cải cách hành chính, với sự quan tâm về việc đánh giá cán bộ, công chức của nước ta hiện nay, tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông và bài học kinh nghiệm cho đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Quản lý công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Lịch sử hành chính là một trong những đề tài được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, nhằm đúc rút những bài học kinh nghiệm quý giá của ông cha ta trong quá trình cai trị đất nước. Những bài học này giúp cho việc xây dựng và ban hành hệ thống chính sách, pháp luật hiện nay được tốt hơn. Có rất nhiều công trình nghiên cứu ở các cấp độ và góc độ khác nhau về những nội dung liên quan đến đề tài Luận văn. Dưới đây, Luận văn xin giới thiệu tổng quan một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, từ đó chỉ ra những nội dung đã được nghiên cứu trong các công trình đó, những nội dung chưa sáng rõ, cụ thể cần tiếp tục đặt ra để nghiên cứu và đúc rút thành bài học kinh nghiệm có thể vận dụng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý cán bộ, công chức; góp phần quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức hiệu quả hơn ở Việt Nam hiện nay. Một là, nhóm các bộ sử ghi chép lịch sử thời Lê Phan Huy Chú với Lịch triều hiến chương loại chí được coi là một bách khoa toàn thư về khoa học xã hội của Việt Nam, đó là một tài liệu quý báu cho công tác nghiên cứu và xây dựng các khoa học xã hội. Lịch triều hiến chương loại chí với 49 quyển chia ra thành 10 bộ môn nghiên cứu khác nhau. Trong tất cả các bộ môn nghiên cứu, Phan Huy Chú tập trung nghiên cứu các sự kiện từ triều Lê trở về trước, thường chú trọng nghiên cứu đặc biệt
  • 12. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com 4 về triều Lê, còn triều Nguyễn thì ông không nhắc đến. Bộ sách nghiên cứu tường tận và cụ thể từ tình hình địa lý, lịch sử địa lý; tiểu sử vua chúa, quan lại, nho sĩ, tướng sĩ; đến lịch sử chế độ quan liêu; lễ nghi triều đình; từ chế độ khoa cử đến chế độ thuế khóa, tài chính; từ tình hình pháp luật, tổ chức quân sự đến các chính sách và nghi lễ ngoại giao, lịch sử ngoại giao của triều Lê. Những vấn đề lịch sử liên quan nhà Lê được cuốn sách ghi chép lại một cách khoa học và chính xác, góp phần tái hiện chân thực lịch sử nước ta đương thời. Năm 1977, Viện sử học và Nhà xuất bản văn hóa – thông tin cho ra mắt cuốn Lê triều quan chế do Phạm Văn Liệu dịch và chú giải. Lê triều quan chế viết khá toàn diện và chi tiết về bộ máy nhà nước và chế độ quan lại dưới thời Hồng Đức (1471 – 1497) đời Lê Thánh Tông; ngoài ra sách cũng nêu quan chế của các triều trước, như niên hiệu Kiên Trung (1225- 1231) triều Trần Thái Tông, niên hiệu Thuận Thiên (1428-1433) triều Lê Thái Tổ, niên hiệu Thiệu Bình (1434-1440) triều Lê Thái Tông, và cả niên hiệu Quang Thuận (1460 – 1470) – niên hiệu đất nước trong những năm đầu Lê Thánh Tông trị vì. Cuốn sách được xác định biên soạn sớm nhất vào khoảng cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, tập trung nghiên cứu về quan chế ở nước ta thời trung đại và cung cấp nhiều chi tiết mà các cuốn sách khác từng chép về quan chế thời Lê còn chưa đề cập đến hoặc đề cập đến nhưng chưa cụ thể, chi tiết. Năm 1993, NXB Văn hóa Thông tin lần đầu tiên phát hành bộ chính sử Đại Việt sử ký toàn thư – bộ biên niên sử ghi chép từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 trước công nguyên đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê và là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, do nhiều đời sử quan trong Sử quán triều Hậu Lê biên soạn. Bộ sử bắt đầu được Ngô Sĩ Liên – một vị sử quan làm việc trong Sử quán dưới thời vua Lê Thánh Tông biên soạn dựa trên sự chỉnh lý và bổ sung hai bộ quốc sử Việt Nam trước đó cùng mang tên Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên. Hoàn thành vào niên hiệu Hồng Đức thứ 10 (1479), bộ sử mới gồm 15 quyển, ghi lại lịch sử Việt Nam từ một thời điểm huyền thoại là năm 2879 trước công nguyên đến năm 1427 khi nhà Hậu Lê được thành lập và mang tên Đại Việt sử ký toàn thư. Sau đó, dù đã hoàn thành, Đại Việt sử ký toàn thư không được khắc in để ban hành rộng rãi mà tiếp tục được nhiều đời sử quan trong Quốc sử quán sửa đổi, bổ sung và phát triển thêm. Khoảng niên hiệu Cảnh Trị đời vua Lê Huyền Tông, chúa Trịnh Tạc hạ lệnh cho một nhóm văn
  • 13. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com 5 quan, đứng đầu là Tham tụng Phạm Công Trứ, sửa chữa bộ quốc sử của Ngô Sĩ Liên, đồng thời sai biên soạn tiếp lịch sử Việt Nam từ năm 1428 đời vua Lê Thái Tổ đến năm 1662 đời vua Lê Thần Tông nhà Hậu Lê. Bộ sử của nhóm Phạm Công Trứ, gồm 23 quyển, được đem khắc in để phát hành nhưng công việc chưa xong, phải bỏ dở. Khoảng niên hiệu Chính Hòa đời vua Lê Hy Tông, chúa Trịnh Căn lại hạ lệnh cho một nhóm văn quan, đứng đầu là Tham tụng Lê Hy, tiếp tục khảo đính bộ sử của nhóm Phạm Công Trứ, đồng thời biên soạn tiếp lịch sử Việt Nam từ năm 1663 đời vua Lê Huyền Tông đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê. Bộ quốc sử này lấy tên là Đại Việt sử ký toàn thư, theo đúng tên mà sử gia Ngô Sĩ Liên cách đó gần hai thế kỷ đã đặt cho bộ sử của ông, gồm 25 quyển, được khắc in toàn bộ và phát hành thành công vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hòa năm thứ 18 đời vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697. Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép những nhân vật và sự kiện lịch sử qua các triều đại cô đọng và chi tiết. Bộ sử được Ngô Sĩ Liên – quan dưới thời Lê Thánh Tông biên soạn nên không những ghi chép được những mốc lịch sử quan trọng trong thời Lê mà còn có sự chính xác, khách quan của một vị sử quan trong Sử quán bấy giờ. Cuốn biên niên sử vừa có giá trị cho ngành sử học, vừa có giá trị cho các ngành khoa học xã hội khác nữa. Cho đến nay, khi tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, không học giả nào có thể không nhắc đến Đại Việt sử ký toàn thư như một di sản lịch sử vẫn còn nguyên vẹn. Đại Việt thông sử trong Lê Quý Đôn toàn tập là một cuốn sử ghi chép lại lịch sử thời Lê, còn gọi là Lê triều thông sử. Theo GS. Dương Quảng Hàm, Lê Quý Đôn thật là một nhà bác học ở đời Lê mạt: một tay ông đã biên tập, trứ thuật rất nhiều sách. Tuy tác phẩm của ông đã thất lạc ít nhiều, nhưng những bộ còn lưu lại cũng là một cái kho tài liệu để khảo cứu về lịch sử, địa dư và văn hóa của nước Việt... Cuốn sử được viết trong giai đoạn Lê Quý Đôn ở nhà dạy học và viết sách, và hoàn thành vào năm 1749 gồm 30 quyển. Tuy nhiên, cho đến hiện nay chỉ còn truyền lại 3 phần với 15 quyển – tức là chỉ khoảng một nửa. Đại Việt thông sử là bộ sử được viết theo thể kỷ truyện, chỉ có phần Bản kỷ là chép theo lối biên niên, chép từ thời vua Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi) đến vua Lê Cung Hoàng. Với lối viết trải theo các mốc thời gian, Lê Quý Đôn đã điểm lại khái quát những sự kiện lịch sử về chính trị, quân sự, trị quốc,… diễn ra dưới triều Lê, cung cấp cái nhìn tổng quan về lịch sử triều Lê cho người đọc.
  • 14. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com 6 Năm 2011, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản cuốn Lịch sử Việt Nam – từ nguồn gốc đến năm 1884 do GS. Nguyễn Phan Quang và TS. Võ Xuân Đàn chủ biên. Cuốn sách trình bày cô đọng, súc tích về lịch sử nước nhà từ nền văn hóa sơ khai, trải qua cả nghìn năm dựng nước và giữ nước đến những ngày trước cuộc xâm lược của Thực dân Pháp. Lịch sử nhà Lê được ghi chép lại một cách cẩn thận và cụ thể trong cuốn sách, từ bối cảnh lịch sử, việc phục hồi và phát triển nền kinh tế đến việc xây dựng và thực hiện có quy củ, nền nếp các chế độ đối với đất nước. Với gần 500 trang sách ghi chép lại lịch sử hàng nghìn năm của đất nước, cuốn thông sử đã đưa ra những sự kiện lịch sử quan trọng, giúp người đọc dễ dàng tiếp cận và nắm bắt thông tin. Hai là, nhóm các công trình nghiên cứu ngày nay về cải cách hành chính và chế độ quan lại, chế độ cán bộ, công chức Trong cuốn Sử học và hiện thực, Tập II: “10 cuộc cải cách đổi mới trong lịch sử Việt Nam” của GS. Văn Tạo xuất bản năm 2000 có bài: “Cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông - xây dựng một nhà nước phong kiến thịnh trị”. Trong bài viết này tác giả đánh giá cuộc cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông là một trong ba cuộc cải cách hành chính nổi bật nhất trong lịch sử hành chính Việt Nam. GS. Văn Tạo phân tích khá sâu sắc các nguyên nhân dẫn đến cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông và một số lĩnh vực mà vị vua anh minh này đã thực hiện trong 38 năm trị vì của mình: phân cấp quản lý đất đai, xây dựng bộ máy hành chính. Song những nội dung cải cách quan chế chưa được tác giả đi sâu nghiên cứu. Một công trình nghiên cứu có tầm cỡ về mặt khoa học phải kể đến là cuốn sách “Lê Thánh Tông (1442 - 1497): Con người và sự nghiệp” bao gồm 33 báo cáo khoa học, trong đó có nhiều báo cáo liên quan đến việc thực hiện cải cách, đổi mới dưới triều vua Lê Thánh Tông. Đây là tập hợp các báo cáo khoa học tại cuộc Hội thảo khoa học về con người và sự nghiệp của vua Lê Thánh Tông nhân dịp kỷ niệm 500 năm ngày mất của ông (năm 1997), do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phối hợp với Trường Đại học Sư phạm (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), Viện Sử học, Viện Triết học, Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật... tổ chức. Các báo cáo tại Hội thảo đã đưa ra những nhận thức mới, những kiến giải mới về cuộc đời và sự nghiệp của vị vua anh minh Lê Thánh Tông. Trong đó có các bài viết như: Chức danh xã trưởng dưới thời Lê Thánh Tông của PGS.TS. Nguyễn
  • 15. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com 7 Quang Ngọc; Cải cách hệ thống quan lại địa phương dưới triều Lê Thánh Tông của TS. Nguyễn Hoàng Anh; Vài nét về sự thay đổi hành chính và tổ chức chính quyền địa phương dưới triều Lê Thánh Tông của PGS.TS. Nguyễn Đức Nhuệ... Các bài viết này đề cập đến một số lĩnh vực mà vua Lê Thánh Tông đã tiến hành cải cách trong những năm trị vì của ông, nổi bật nhất là cải cách tổ chức bộ máy hành chính. TS. Bùi Huy Khiên với cuốn Những bài học từ hai cuộc cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mệnh xuất bản năm 2011. Cuốn sách gồm 3 chương được trình bày rõ ràng và chi tiết. Nội dung của cuốn sách ngoài việc nêu lên tính tất yếu và khách quan của việc phải thực hiện cải cách hành chính đối với mọi nhà nước, mọi thời đại; nhận xét, đánh giá một số cuộc cải cách trong lịch sử Việt Nam để tìm ra những quy luật chung, những thành công cũng như rào cản trong việc thực hiện cải cách; cuốn sách còn khái quát về hoàn cảnh lịch sử trước cải cách, sau đó tập trung chính vào nội dung cải cách bộ máy và cải cách quan chế. Thông qua việc nghiên cứu nội dung chính của 2 cuộc cải cách, cuốn sách đã đưa ra một số bài học kinh nghiệm mang tính tổng kết nhằm góp phần thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính hiện tại ở nước ta. Ngoài ra, tác giả Nguyễn Thị Thu Hòa có đề tài nghiên cứu khoa học cấp Khoa, Khoa Hành chính học – Học viện Hành chính năm 2010 Những bài học quản lý hành chính nhà nước Việt Nam trong lịch sử; Nguyễn Thanh Lương có bài viết “Từ cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông suy nghĩ về cải cách hành chính nước ta hiện nay” đăng trên Tạp chí Giáo dục lý luận số 5 - 2008; Nguyễn Hoài Văn với bài “Kinh nghiệm sử dụng người tài, xây dựng đội ngũ quan lại thời Lê Thánh Tông” đăng trên Tạp chí Lý luận Chính trị số 5 - 2013. Trong những bài viết trên, các tác giả đã đề cập đến lệ khảo thí, khảo khóa được thực hiện dưới triều Lê Thánh Tông như một quy định bắt buộc nhằm kiểm tra, đánh giá đội ngũ quan lại đang phục vụ công việc triều chính, tạo cơ sở cho việc thăng, giáng và thưởng phạt đối với đội ngũ quan lại.
  • 16. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com 8 Ba là, nhóm các công trình nghiên cứu trực tiếp về lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời Lê sơ Có nhiều bài viết đăng trên tạp chí nghiên cứu về việc thực hiện cải cách hành chính mà trọng tâm là việc thực hiện cải cách chế độ kiểm tra, giám sát đội ngũ quan lại dưới triều Lê Thánh Tông, như bài Phép khảo khóa của nhà nước phong kiến Đại Việt của tác giả Bùi Quý Lộ in trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 12 - 1995. Bài viết giới thiệu khái lược về lệ khảo khóa của các triều đại tiêu biểu như Lê sơ, nhà Nguyễn và ý nghĩa của phép khảo khóa trong việc xây dựng đội ngũ quan lại. Bài Khảo thí, khảo khóa thời Lê và việc thực hiện đánh giá năng lực, đạo đức cán bộ, công chức ngày nay của ThS Nguyễn Thị Thu Hòa in trên Tạp chí Quản lý Nhà nước số 236 - 2015. Bài viết tập trung cung cấp một số thông tin về nội dung chế độ khảo khóa, khảo thí và đưa ra một số kinh nghiệm tham khảo cho việc thực hiện đánh giá năng lực, đạo đức cán bộ, công chức ngày nay. Bài Từ lệ khảo khóa quan lại dưới triều vua Lê Thánh Tông suy nghĩ về công tác đánh giá cán bộ công chức của TS. Bùi Huy Khiên trong Tạp chí Tổ chức nhà nước số 5 - 2015 và bài Chế độ khảo khóa quan chức của nhà nước phong kiến Hậu Lê của ThS. Vũ Thị Yến in trong tạp chí Tổ chức nhà nước số 9 - 2017 đều đề cập đến những nội dung của chế độ khảo khóa và rút ra một số kinh nghiệm cho công tác đánh giá cán bộ, công chức nước ta hiện nay. Những bài đăng trên đã nghiên cứu khá cụ thể về bối cảnh thực hiện phép khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông nói riêng và nhà nước phong kiến nói chung. Qua việc đi sâu nghiên cứu, các tác giả đã liên hệ đến việc đánh giá năng lực, đạo đức cán bộ, công chức ngày nay nhằm tìm ra phương thức đánh giá cán bộ, công chức phù hợp nhất. Như vậy, các cuốn sách, nghiên cứu trên đã tập trung nghiên cứu chuyên sâu về từng khía cạnh, từng giai đoạn cụ thể trong lịch sử và đã được công bố, có những đóng góp lớn về học thuật, là nguồn tư liệu quý giá cho những nhà nghiên cứu khác, những người quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, phần lớn những tài liệu trên chỉ tập trung nghiên cứu về cải cách tổ chức bộ máy hành chính và chế độ quan lại nói chung, chỉ đề cập đến một phần nhỏ của lệ khảo thí, khảo khóa chứ chưa đi sâu nghiên cứu về chế độ này. Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu về lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông – một đề tài với hướng tiếp cận mới, không trùng lắp với các công trình đã công bố.
  • 17. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com 9 Trên cơ sở các nội dung nghiên cứu đã được đề cập tại các công trình nghiên cứu nói trên về cải cách bộ máy hành chính và chế độ quan lại thời Lê sơ, đề tài: ““Lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông và bài học kinh nghiệm cho đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay” sẽ nghiên cứu một số điểm mới chưa được đề cập và đi sâu nghiên cứu, như: nghiên cứu có hệ thống các vấn đề lý luận về quan lại và chế độ quan lại thời phong kiến; tái hiện lại một cách có hệ thống, khách quan và chân thực về lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông; nghiên cứu để nhìn nhận, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông trong mối liên hệ chặt chẽ với việc đánh giá cán bộ, công chức ngày nay, gợi mở những giá trị tham khảo và gắn những giá trị tham khảo đó với hoạt động quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu việc xây dựng và thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị trong việc xây dựng và thực hiện đánh giá cán bộ, công chức; đáp ứng yêu cầu xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu về lệ khảo thí, khảo khóa, việc đánh giá và sử dụng quan lại (thăng – giáng, phân công, bố trí công việc) quan lại dưới triều vua Lê Thánh Tông; - Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa trong mối liên hệ chặt chẽ với công tác đánh giá cán bộ, công chức hiện nay; đúc rút bài học kinh nghiệm đối với việc hoàn thiện thể chế đánh giá cán bộ, công chức; góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu của hoạt động quản lý và sử dụng cán bộ, công chức. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu việc thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa đối với đội ngũ quan lại từ trung ương đến địa phương dưới triều Lê Thánh Tông (1460 – 1497) trong sự tham chiếu với những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay.
  • 18. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com 10 Phạm vi nghiên cứu:  Phạm vi tài liệu nghiên cứu:   Đề tài Luận văn nghiên cứu về lịch sử hành chính có sử dụng hệ thống các nguồn tài liệu như sau: - Các bộ biên niên sử ghi chép lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ theo sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, chính sách nhà nước: Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt thông sử,… - Văn bản pháp luật, quy định, quy chế dưới triều Lê như: Lê Triều hình luật; Lê triều quan chế;… - Văn bản pháp luật hiện hành quy định về Cán bộ, Công chức: Luật Cán bộ, Công chức 2008, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP do Chính Phủ ban hàng ngày 09 tháng 6 năm 2015 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 88/2017/NĐ- CP do Chính Phủ ban hành ngày 27 tháng 7 năm 2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức;… - Luận văn cũng sử dụng các tài liệu thứ cấp – hệ thống tài liệu đã được nghiên cứu của các tác giả về triều Lê sơ nói chung, Lê Thánh Tông nói riêng, như: Lịch Triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú), Lê Thánh Tông – Con người và sự nghiệp (Nguyễn Quang Ngọc); Sử học và hiện thực (Văn Tạo), Những bài học từ hai cuộc cải cách hành chính dưới triều Vua Lê Thánh Tông và Vua Minh Mệnh (Bùi Huy Khiên)… cùng với những Luận văn, luận án, đề tài khoa học, bài báo, bài đăng tạp chí và các cuốn sách khác.  Phạm vi nội dung nghiên cứu:   - Khảo thí là khoa thi không theo chính kỳ, không định học vị nhằm tuyển chọn nhân tài ra làm quan hoặc phân định trình độ của quan lại nói chung. Khảo khóa là kỳ thi được tổ chức định kì 3 năm, 6 năm, 9 năm dành cho tất cả quan văn, quan võ trong triều nhằm kiểm tra xem xét đạo đức, tư cách, trình độ, năng lực của đội ngũ quan lại trong triều; trên cơ sở đó thực hiện việc bố trí, sắp xếp quan lại phù hợp. Luận văn tập trung nghiên cứu lệ khảo thí, khảo khóa đối với đội ngũ quan lại dưới triều vua Lê Thánh Tông.
  • 19. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com 11  Phạm vi thời gian nghiên cứu:   - Thời gian nghiên cứu tập trung từ năm 1460 – 1497 là 38 năm trị vì Đại Việt của Lê Thánh Tông với Niên hiệu Quang Thuận (1460 – 1469) và niên hiệu Hồng Đức (1470 – 1497) - Đồng thời, đề tài nghiên cứu về công tác đánh giá cán bộ, công chức hiện nay ở Việt Nam nhằm liên hệ, so sánh, đối chiếu, rút ra bài học kinh nghiệm.  Phạm vi không gian nghiên cứu:   Luận văn tập trung nghiên cứu lệ khảo thí, khảo khóa từ cấp chính quyền trung ương đến địa phương trên địa bàn lãnh thổ quốc gia Đại Việt dưới triều vua Lê Thánh Tông. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: - Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin để nghiên cứu, phản ánh sự kiện lịch sử một cách khách quan, trung thực; xem xét sự vận động của chúng trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau, trong sự vận động và phát triển liên tục của lịch sử. Mỗi giai đoạn lịch sử chịu sự ảnh hưởng khác nhau từ điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nên quá trình nghiên cứu về lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông Luận văn đặt chúng trong bối cảnh lịch sử để xem xét, phân tích. Bên cạnh đó, Luận văn cũng sử dụng phương pháp logic để luận giải quan hệ biện chứng giữa những quy định chặt chẽ của pháp luật với việc thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa và hiệu quả của việc áp dụng thông lệ trong quá trình sử dụng, quản lý đội ngũ quan lại triều Lê Thánh Tông. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đây là một đề tài về lịch sử hành chính nên việc nghiên cứu các tài liệu lịch sử là vô cùng quan trọng. Song Luận văn không dừng lại ở việc sử dụng phương pháp mô tả lịch sử mà kết hợp cùng với phương pháp sử liệu học, thu phập tài liệu nhằm tái tạo lịch sử một cách chân thực nhất. - Phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, phương pháp logic: Luận văn có sử dụng phương pháp thống kê các số liệu về chế độ sử dụng quan lại, các số liệu tổng hợp trên tài liệu sơ cấp và thứ cấp nhằm đánh giá vấn đề nghiên cứu trong tổng quan lịch sử và theo quy luật phát triển khách quan.
  • 20. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com 12 - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để đưa ra lý luận về tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài và ý nghĩa sâu sắc của việc nghiên cứu những tài liệu về lệ khảo thí, khảo khóa đối với giai đoạn hiện nay. Đồng thời, Luận văn cũng phân tích những nội dung liên quan chế độ quan lại nói chung được áp dụng dưới thời vua Lê Thánh Tông, từ đó làm rõ những thành công và tồn tại hạn chế của việc thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa đương thời nhằm so sánh, tham chiếu lịch sử và sử dụng tối đa phương pháp này trong việc đưa ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho việc đánh giá cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay. Phương pháp tổng hợp còn được sử dụng để tóm lược nội dung, đánh giá tổng quan nội dung của từng phần, từng chương và kết luận cho toàn Luận văn. - Phương pháp khảo sát thực tế và xử lý số liệu: Dựa vào mục đích nghiên cứu, thời gian nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, học viên đã tiến hành phát phiếu điều tra khảo sát thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức tại các cơ quan nhà nước, nhằm tìm hiểu về thực trạng công tác đánh giá cán bô, công chức hiện nay. Về địa bàn khảo sát: Dựa trên địa bàn và tính dễ tiếp cận các đối tượng để lựa chọn mẫu phiếu, tiến hành thăm dò ý kiến của đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương gồm: Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch,… Các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh gồm có: Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Lạng Sơn, Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thái Nguyên, Sở Tư pháp tỉnh Hòa Bình. Cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện gồm có: Ủy ban nhân dân huyện Hữu Lũng – tỉnh Lạng Sơn, Ủy ban nhân dân huyện Chi Lăng – tỉnh Lạng Sơn, Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang – tỉnh Bắc Giang, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lạng Giang – tỉnh Bắc Giang, Phòng Nội vụ huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn, Phòng Văn hóa – Thể thao và du lịch Thành phố Lạng Sơn – tỉnh Lạng Sơn, Phòng Tài Chính – Kế hoạch Thành phố Lạng Sơn – tỉnh Lạng Sơn.
  • 21. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com 13 Cơ quan hành chính nhà nước cấp xã gồm có: Ủy ban nhân dân xã Sơn Hà – huyện Hữu Lũng – tỉnh Lạng Sơn, Ủy ban nhân dân xã Mai Pha – Thành phố Lạng Sơn – tỉnh Lạng Sơn, Ủy ban nhân dân xã Quang Thịnh – huyện Lạng Giang – tỉnh Bắc Giang. Về đối tượng phát phiếu khảo sát: đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước thuộc địa bàn khảo sát, bao gồm các chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự và nhân viên hiện đang công tác tại cơ quan thực hiện điều tra khảo sát. Về thời gian thực hiện điều tra khảo sát: việc thăm dò ý kiến cán bộ, công chức được tiến hành từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 02 năm 2020. Thời điểm này các cơ quan nhà nước mới hoàn thiện viêc thực hiện đánh giá cán bộ, công chức hàng năm; do đó việc tiếp cận đối tượng thăm dò ý kiến sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Về số lượng phiếu khảo sát: Theo thống kê của Bộ Nội vụ, tổng biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước năm 2019 của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, biên chế công chức dự phòng và biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước là 259.598 biên chế (không bao gồm biên chế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; biên chế công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và cán bộ, công chức cấp xã). Trong đó, các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập là 105.189 biên chế; các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện là 151.906 biên chế; các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài 1.068 biên chế; các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước là 686 biên chế; và 749 biên chế là công chức dự phòng. Theo Phụ lục 3 về Thống kê số lượng biên chế cán bộ, công chức tại các đơn vị thực hiện khảo sát, tổng số cán bộ, công chức trong các đơn vị được tiến hành khảo sát là 29.387 biên chế. Tổng số biên chế thuộc các đơn vị thực hiện khảo sát chiếm 11,32% so với tổng biên chế trong cả nước. Với số phiếu phát ra là 400 phiếu trên tổng số 29.387 tổng biên chế của các đơn vị thực hiện khảo sát, lượng phiếu khảo sát tương đương với 1,35% tổng số lượng cán bộ, công chức hành chính hiện nay đang làm việc trong các đơn vị tiến hành
  • 22. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com 14 khảo sát. Trong đó, tổng số phiếu phát ra là 400 phiếu, tổng số phiếu thu về là 387 phiếu, số phiếu hợp lệ là 382 phiếu, số phiếu không hợp lệ là 5 phiếu. Về xử lý kết quả khảo sát: Luận văn sử dụng phương pháp thống kê và phần mềm tin học Microsoft excel để tổng hợp và xử lý kết quả khảo sát. Kết quả khảo sát được tính theo tỷ lệ phần trăm tổng số phiếu hợp lệ thu về (Phụ lục 1, 2; tr1,4). - Phương pháp so sánh: Để đánh giá mức độ thành công hay hạn chế của việc thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa dưới triều Lê Thánh Tông, Luận văn sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu với các triều đại trước và sau đó. Luận văn cũng sử dụng phương pháp so sánh để tham chiếu lịch sử với hiện tại, so sánh giữa bối cảnh lịch sử, thể chế, mục tiêu và cách thức thực hiện lệ khảo thí khảo khóa dưới thời Lê Thánh Tông và việc đánh giá cán bộ, công chức hiện nay. Thông qua đó, Luận văn phân tích những điểm khác biệt để đưa ra những bài học lịch sử có giá trị vận dụng được trong quá trình thực hiện đánh giá cán bộ, công chức hiện nay. - Các phương pháp nghiên cứu khác: Đề tài còn mang tính liên ngành vì có liên quan đến ngành sử học, hành chính học nên sử dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học, hành chính học như: phương pháp hành chính so sánh, phương pháp tiếp cận quy phạm pháp luật,… 6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu Ý nghĩa lý luận: - Phân tích và chứng minh về sự cần thiết của mọi nhà nước, mọi thời đại trong việc đẩy mạnh sự phát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội; trong đó việc xây dựng được đội ngũ quan lại với hệ thống chính sách hợp lý là một trong những nhiệm vụ thiết yếu. Từ đó lý giải vì sao các vị vua thời xưa dành sự quan tâm lớn đến việc thể chế hóa quy định nhà nước, và đưa hoạt động nhà nước vào khuôn khổ pháp luật. - Đề tài đưa ra một số nhận xét, đánh giá về tác động và hiệu quả của việc áp dụng thực thi chính sách sử dụng quan lại nói chung, lệ khảo thí, khảo khóa nói riêng trong lịch sử, từ đó đưa ra sự ảnh hưởng đến đội ngũ quan lại nói riêng và toàn bộ nền hành chính nhà nước nói chung. Thông qua đó có thể khẳng định rằng, để một quốc gia phát triển cần có một đội ngũ quan lại có đức có tài, kèm theo đó là chế độ chính sách dành cho quan lại phải cụ thể, rõ ràng, công khai, minh bạch.
  • 23. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com 15 - Nghiên cứu đề tài chỉ rõ sự thành công của quá trình cải cách hành chính thời Lê sơ nói chung và chính sách đối với chế độ quan lại, đặc biệt là lệ khảo thí, khảo khóa trong việc sử dụng quan lại dưới thời vua Lê Thánh Tông nói riêng. Từ đó gợi ra những bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho quá trình cải cách hành chính hiện nay nói chung, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng. - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú thêm những kiến thức về đánh giá đội ngũ quan lại trong lịch sử hành chính nhà nước Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn: - Đưa ra những bài học kinh nghiệm giúp quá trình ban hành chính sách và công tác quản lý, đánh giá cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay đạt hiệu quả hơn; - Đề tài nghiên cứu là cơ sở cho quá trình xây dựng, ban hành, thực thi các chính sách về đánh giá cán bộ, công chức, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, quản lý hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, lựa chọn được người tài, bố trí sắp xếp đúng người đúng việc. 7. Kết cấu của Luận văn Luận văn “Lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời Lê Thánh Tông và bài học kinh nghiệm cho đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay” được triển khai với bố cục gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về chế độ quan lại và lệ khảo thí, khảo khóa thời phong kiến ở Việt Nam Chương 2: Lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) Chương 3: Những bài học kinh nghiệm cho công tác đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay
  • 24. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com 16 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ QUAN LẠI VÀ LỆ KHẢO THÍ, KHẢO KHÓA THỜI PHONG KIẾN Ở VIỆT NAM 1.1. Các khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm quan lại Với nhiều tác giả và nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay có nhiều cách giải thích khái niệm “quan lại”. Ở nước ngoài, nguồn gốc của từ “quan lại” là từ “mandarin” trong tiếng Pháp, từ nay được vay mượn từ từ “mandarim” trong ngôn ngữ của người Bồ Đào Nha xuất hiện năm 1581. Theo tiếng Bồ Đào Nha, “quan” dùng để chỉ các viên chức đứng đầu các cấp hành chính, các cơ quan chức năng trong bộ máy chính quyền ở Mã Lai, Trung Quốc và Việt Nam từ năm 1514. Theo Từ điển lịch sử của ngôn ngữ Pháp, “mandarim” là biến dạng của từ “mandar” với nghĩa là “ra lệnh, tống đạt”, gốc chữ Phạn “mantrin” qua trung gian tiếng Mã Lai “mantari” có nghĩa “cố vấn Nhà nước”. Từ này xuất hiện trong tiếng Pháp với nghĩa “cố vấn của Vua, của quan thượng thư”; ở châu Á từ đó có ý nghĩa hiện tại là “viên chức cao cấp” được dùng ở Trung Quốc, Đông Dương hay Triều Tiên từ năm 1604. Như vậy, chỉ những người làm quan mới được gọi là “quan lại” chứ không phải tất cả những người làm việc trong bộ máy nhà nước phong kiến đều được gọi là “quan lại”. Ở Việt Nam, theo Sổ tay từ ngữ lịch sử - Quan chế thì “quan” là những người làm việc trong bộ máy nhà nước phong kiến, thực dân từ cấp trung ương đến cấp địa phương (trấn – tỉnh – phủ – huyện), có phẩm hàm, tước vị, chức sắc, được tuyển bổ chủ yếu bằng đường khoa cử hoặc bảo cử [13; tr175]. “Lại” (còn gọi là lại viên, lại sử, lại điển, liên thuộc, thuộc lại, thư lại, thông lại) là viên chức làm việc trong các cơ quan (nha môn) ở triều đình hoặc các cấp trấn (nếu ở thời Nguyễn là tỉnh), phủ, huyện; có nhiệm vụ thảo giấy tờ, thư trái, công văn. Lại có thể chuyển thành quan nếu có công lao và thành tích làm việc [13; tr130]. Theo Từ điển Tiếng Việt, khái niệm “quan lại” do hai thuật ngữ “quan” và “lại” hợp thành. “Quan” là viên chức có quyền hành trong bộ máy nhà nước phong kiến, thực dân [29; tr799]. “Lại” gọi chung là viên chức sơ cấp chuyên làm việc bàn giấy trong bộ máy nhà nước phong kiến [29; tr689].
  • 25. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com 17 Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, “quan lại” là những người giữ các chức vụ từ cấp huyện trở lên trong bộ máy nhà nước phong kiến và thuộc địa. Những người điều hành gọi chung là quan; những người thừa hành gọi chung là lại. Theo Từ điển Hán Việt, “quan lại” chỉ những kẻ cai trị trong nhà nước phong kiến nhưng vẫn có sự phân biệt chủ yếu trong bộ máy hành chính giữa “quan” (viên chức chịu trách nhiệm) với “lại” (kẻ thừa hành). Có thể thấy rằng, quan niệm chung của nhiều tài liệu, nhiều tác giả cho rằng “quan” là những người giữ cương vị chỉ huy, điều khiển công việc, trị dân; còn “lại” là những người thừa hành công việc, giúp quan. Quan do vua tuyển chọn, chỉ định, bổ dụng; là người đứng đầu trong nha môn; là người quản lý, lãnh đạo. Lại là viên chức thừa hành, là nhân viên dưới quyền của quan; là người do triều đình hoặc quan lựa chọn, mang tính ổn định để phục vụ cho công việc vận hành bộ máy hành chính nhà nước phong kiếm. Việc phân biệt “quan” – “lại” rất quan trọng, có ý nghĩa trong việc thiết lập cơ chế tổ chức và hoạt động của bộ máy; giới hạn quyền và nghĩa vụ cũng như phạm vi trách nhiệm các đối tượng này. Khi nhắc đến “quan lại” trong nhà nước phong kiến, các nhà nghiên cứu thường nhắc đến ba yếu tố: chức quan, phẩm hàm, tước vị. Hàm, phẩm trật, chức, tước để chỉ chức danh và ngạch bậc của từng chức danh, phân chia cao thấp theo thứ bậc. Chức quan là chức vụ cụ thể của người làm quan, bao gồm nhiệm vụ của người làm quan phải thi hành ở cương vị mà mình phụ trách. Ví dụ: chức quan Thượng thư các bộ, Tả Hữu thị lang các bộ, Đô ngự sử, Hàn lâm Đại học sĩ,… Tước vị là danh hiệu khen thưởng của triều đình, thường tương đương với từng chức quan, song có khi phẩm tước cao mà chức lại thấp hoặc ngược lại. Phẩm hàm là cấp bậc cao thấp của quan lại. Phẩm cấp các quan thường được xếp theo chín bậc từ nhất phẩm đến cửu phẩm; mỗi phẩm lại chia ra làm hai trật: chánh và tòng, cộng lại thành 18 trật. Hàm thì có hàm Tản quan và Huân hàm. Hàm Tản quan là loại chức danh cho các quan làm danh hiệu vinh dự, chỉ có hàm, không có nhiêm vụ hay thực quyền. Các hàm Tản quan cũng có sự phân biệt cao thấp như hàm “Đại Phu” cao hơn hàm “Lang”, hàm “Thượng tướng quân” cao hơn hàm “Đại tướng quân”. Huân hàm là danh hiệu vinh dự phong cấp theo công trạng và chỉ phong tặng cho những công thần như Thượng Trụ Quốc, Chính Trị Thượng Khanh, Thượng Hộ Quân,…
  • 26. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com 18 Tựu chung lại, khái niệm “quan lại” được hiểu như sau: Quan lại là những người làm việc trong bộ máy nhà nước quân chủ phong kiến, trong đó “quan” là những người có phẩm hàm, tước vị, chức vụ được tuyển chọn bằng nhiều phương pháp khác nhau như: khoa cử, tiến cử, tập ấm,…; còn “lại” là những người được tuyển chọn vào làm công việc cụ thể nào đó trong các nha môn từ triều đình đến cấp huyện để giúp việc cho quan. 1.1.2. Khái niệm chế độ quan lại Chế độ quan lại – hay còn gọi là quan chế, là một trong những nội dung thiết yếu của các triều đại quân chủ phong kiến trong việc kiến tạo bộ máy nhà nước, xây dựng đường lối, chủ trương, thực hiện chính sách của vua và triều đình. Sổ tay từ ngữ lịch sử - quan chế định nghĩa: “Quan chế là những quy định về cách tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của hệ thống các cơ quan và quan chức từ trung ương đến địa phương của triều đình phong kiến nói chung” [13; tr175]. Trong Bách khoa toàn thư (mở Wikipedia) thì quan chế là hệ thống định chế pháp luật được áp dụng dưới thời phong kiến. Còn cuốn Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông đưa ra khái niệm ngắn gọn “quan chế là chế độ tổ chức quan lại thời phong kiến” [22; tr342]. Như vậy, chế độ quan lại không chỉ là những quy định pháp luật riêng rẽ đối với quan lại mà còn bao gồm cả việc xây dựng, vận hành theo những quy định chính trị, pháp luật và đạo đức nhất định; được thể hiện qua những nguyên tắc về tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, quản lý, kiểm tra, sát hạch, chế độ trách nhiệm chính trị, trách nhiệm đạo đức, chế độ đãi ngộ, chế độ khen thưởng và xử phạt. Cụ thể hơn, chế độ quan lại bao gồm một quy trình từ tổ chức đến thực hiện các quy định về đào tạo, tuyển chọn, sử dụng quan lại mà các triều đại phong kiến Việt Nam thực hiện nhằm xây dựng một đội ngũ quan lại cho bộ máy hành chính nhà nước (trong sử dụng lại có phân công, sắp xếp bố trí quan lại; luân chuyển, giản thải; kiểm tra, giám sát; chế độ đãi ngộ và thưởng, phạt quan lại,…) Chế độ quan lại phản ánh trình độ tổ chức, tầm nhìn, sự sáng tạo, canh tân hay bảo thủ, trì trệ của một chế độ với thời đại mà yêu cầu lịch sử, đất nước giai đoạn đương thời đặt ra. Khảo thí, khảo khóa là hoạt động nằm trong chế độ quan lại; là hoạt động kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công vụ của đội ngũ quan lại trong triều.
  • 27. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com 19 1.1.3. Lệ khảo thí, khảo khóa Trong Từ điển Tiếng Việt, “Lệ” được hiểu là điều quy định có từ lâu năm trở thành nền nếp, mọi người cứ theo thế mà làm; là điều được lặp đi lặp lại nhiều lần, tự nhiên đã thành thói quen [29; tr562]. Theo cuốn Từ điển từ ngữ lịch sử phổ thông, “Lệ” được hiểu là những quy định có tính tập thể về một việc gì đó để bắt mọi người thực hiện [22; tr264]. Trong nhà nước phong kiến, Vua chúa phong kiến chủ yếu ban hành những quy định dưới dạng lệnh, khẩu lệnh, chiếu chỉ, dụ, lệ,… bắt buộc thực hiện trong toàn bộ vùng lãnh thổ của mình, có tính chất tương tự như hệ thống pháp luật ngày nay. Như vậy, có thể thấy rằng, trước khi pháp luật được ban hành thành văn bản, triều đình phong kiến ban hành quy định dưới dạng lệnh, chiếu chỉ, dụ, lệ,… để đảm bảo tính bắt buộc và thống nhất trong việc thực hiện quy định chung của nhà nước. Do vậy, “Lệ” dưới thời phong kiến được hiểu tương tự như “pháp luật” hiện nay. Theo cuốn Sổ tay từ ngữ lịch sử – Quan chế, “Khảo thí” là khoa thi không theo chính kỳ, không định học vị nhằm tuyển chọn nhân tài ra làm quan hoặc phân định trình độ của quan lại nói chung; “khảo khóa” là kỳ thi kiểm tra xem xét đạo đức, tư cách, trình độ, năng lực của đội ngũ quan lại trong triều [13; tr120]. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, “khảo khóa là hình thức sát hạch định kì các quan lại về năng lực và phẩm chất trong các vương triều phong kiến Việt Nam” [42; tr493] Thời hạn khảo khóa thay đổi theo từng triều đại và triều vua (có thể từ 1 đến 15 năm một lần). Thời Lê – Trịnh phổ biến là ba năm, chia thành hai giai đoạn: sơ khảo (xét công trạng hàng năm) và thông khảo (sau ba năm). Cấp trên xem xét cấp dưới. Bộ Lại là cơ quan quyết định kết quả khảo khóa. Trường hợp đặc cách, không cần phải đợi đến niên hạn. Tiêu chuẩn xét duyệt thường dựa vào việc hoàn thành trách nhiệm (thuế hộ đủ hay thiếu), năng lực cai trị (việc kiện tụng ít hay nhiều), tín nhiệm của dân chúng (nhân dân yêu mến hay kêu ca), phẩm chất đạo đức (không mắc lỗi hay mắc lỗi, thanh liêm hay tham nhũng). Thời Lý, xếp các quan chức thành các hạng: người có văn học, người có nết tốt, người siêng năng. Thời Lê – Trịnh, chia thành 3 bậc: thượng (tốt), trung (trung bình), hạ (xấu). Căn cứ vào kết quả xếp loại, quyết định thưởng phạt với các hình thức: thăng chức (từ 1 đến 2 bậc), thưởng tiền, biếm giảng (từ 1 đến 2 bậc), đổi đến nơi ít việc, buộc về hưu, bãi chức… [42; tr493].
  • 28. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com 20 Theo Đại từ điển tiếng việt, “khảo” là kiểm tra, tra cứu để xem xét [45; tr888]; “khóa” là kì thi, thời gian ấn định cho một nhiệm kỳ công tác, học tập [45; tr907]. Do đó, khảo khóa quan lại là xem xét, đánh giá toàn bộ hoạt động trong một thời gian nhất định giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước phong kiến. Trong Từ điển Hán Nôm, “khảo thí” được hiểu là một tổ chức thi cử để kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng, năng lực, hay thái độ bằng một quy trình chặt chẽ. Tóm lại, có thể hiểu rằng, lệ khảo thí, khảo khóa thực chất là việc đánh giá, xem xét trình độ hiểu biết, quan điểm trị quốc và hiệu quả công việc của quan lại theo định kì, theo khóa. Trong đó “khảo thí” là khoa thi không theo chính kỳ, không định học vị nhằm tuyển chọn nhân tài ra làm quan hoặc phân định trình độ của quan lại nói chung; “khảo khóa” là kỳ thi kiểm tra xem xét đạo đức, tư cách, trình độ, năng lực của đội ngũ quan lại trong triều [13; tr120].Có thể hiểu một cách đơn giản nhất, khảo thí là một khoa thi không chi dành cho những người đang làm quan mà còn dành cho các học sĩ, nhằm mục đích vừa để đánh giá trình độ của quan lại, vừa để lựa chọn kẻ sĩ làm quan phục vụ triều đình; còn khảo khóa là những kỳ thi được thực hiện theo kì hạn cụ thể với mục đích chính là sát hạch đội ngũ quan lại đang làm việc trong triều đình. Thông qua các kỳ khảo thí, khảo khóa sẽ thấy rõ kết quả thực hiện công việc của quan lại trong thực tế để đánh giá đạo đức, tư cách và trình độ, năng lực của quan lại. Quan lại là cánh tay nối dài của triều đình đến các địa phương, lựa chọn được người xứng đáng để nhận trách nhiệm và chịu trách nhiệm với công việc thực hiện cần phải dựa vào cả trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức. Quá trình làm quan khó tránh khỏi sự thay đổi về tư duy, nhận thức; đồng thời cũng có nhiều cám dỗ và sự tha hóa; việc đánh giá, xem xét quan lại định kì là cần thiết. Lệ khảo thí, khảo khóa nhằm đánh giá ưu khuyết điểm, sai phạm của quan lại; qua đó xác định tài năng và đức độ của quan lại, vừa để làm căn cứ thưởng – phạt và điều chuyển quan lại; vừa để nhắc nhở quan lại cần phải tận tâm hơn với trách nhiệm của mình trong thi hành công vụ. Như vậy, việc thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa trong nhà nước phong kiến cũng tương tự như hoạt động đánh giá cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay của nước ta. Nói đến phép khảo khóa, trong Lịch triều hiến chương loại chí – Tập I, Phan Huy Chú có bình luận: “Giao cho trách nhiệm một địa phương và tính mạng của nhân dân mà
  • 29. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com 21 để mặc cho họ dựa dẫm lui tới, lấy đầy xe mang về, thế thì không để tiếng xấu cho quan trường mà làm đau khổ cho dân, thì ít cũng thấy vậy. Cho nên chính sách yên dân chẳng gì hơn việc chấn chỉnh quan trường, tất phải khảo công, để xét rõ người hơn người kém mà thăng giáng cho rõ ràng thì liêm sỉ riêng đường, chính hóa đi khắp. Việc cốt yếu cho nước thịnh trị của bậc đế vương, không vượt qua điều ấy được” [3; tr102]. 1.2. Sơ lược về chế độ quan lại và lệ khảo thí, khảo khóa thời phong kiến ở Việt Nam 1.2.1. Sơ lược về chế độ quan lại 1.2.1.1. Chế độ tuyển chọn quan lại Trong tuyển chọn, các triều đại phong kiến Việt Nam thực hiện nhiều phương pháp để lựa chọn được quan lại. Các hình thức tuyển chọn quan lại đều được thực hiện công minh, chính trực nhằm không bỏ sót, không dùng nhầm người. Tùy từng triều đại mà cách lựa chọn nhân tài mỗi thời một khác. Ngoài chế độ tập ấm có từ thời xưa và chế độ khoa cử đặt ra từ triều Lý thì các triều Trần, Lê còn có chế độ tiến cử và bảo cử, phàm các quan to ai cũng phải cử một người có tài đức hoặc người có danh vọng để triều đình bổ dụng. Chế độ nhiệm tử (tập ấm) Nhiệm tử (hay còn gọi là tập ấm) là hình thức tuyển chọn quan lại xuất hiện sớm nhất ở nước ta, trở thành một tập quán chính trị theo kiểu “con vua thì lại làm vua”. Ấm là phúc đức, ân huệ của cha ông ta để lại [29; tr17]. “Tập ấm là việc gia ân của vua đối với con cháu của các quan lại có công tích, sau khi chết tùy cào chức tước, phẩm trật của cha ông mà được cấp bằng ấm sinh, ấm thụ, ấm tôn để đào tạo làm quan, thường là có kỳ hạn” [13; tr204]. Theo lệ này, con cháu nhờ vào ân trạch của cha ông mà được tuyển bổ vào một chức quan nào đó. Trường hợp không có con trai thì được phép nhận nuôi một người thân thích trong họ để cho hưởng tập ấm. Ví dụ, thời Lê sơ, năm 1460 ra sắc chỉ cho các quan trong ngoài rằng: “Viên nào con đáng được tập ấm mà không có con trai thì cho nuôi con người thân thích cùng họ, chỉ được 1 người tập ấm” [5; tr391]; năm 1478 định lệ bổ dụng con cháu quan viên. Phàm cháu trưởng các tước công, hầu, bá, tử, nam và con trưởng quan văn võ nhị, tam phẩm thì bổ làm tản quan tứ, ngũ, lục, thất, bát, phẩm. Gián hoặc có người ít
  • 30. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com 22 tuổi chăm học thì tuyển vào Sùng văn quán, Lại bộ chọn bổ làm các chức điển nghĩa, tư huấn [3; tr674]. Các triều Lý, Trần có lệ thừa ấm, hễ con các quan thì lại được bổ làm quan. Ở triều Lê vẫn có lệ thừa ấm, có khoa nhiệm tử, cốt lấy con các quan mà bổ dụng. Triều Nguyễn cũng có lệ tập ấm, phàm quan chính nhất phẩm thì còn được tập ấm theo hàng tùng lục, gọi là ấm thọ, đó là bậc cao nhất; còn bậc thấp nhất thì các quan tùng ngũ được một người con tập ấm gọi là ấm sinh. Tuy nhiên, phép thế tập ở nước ta không giống như phép thế tập của quý tộc các nước châu Âu diễn ra trong thời gian dài, vì lệ tập ấm ở nước ta thời phong kiến chỉ hưởng được một hai đời... Thực tế cho thấy rằng, chế độ tập ấm ở Việt Nam thời phong kiến chỉ có tính chất như một phần thưởng để động viên quan lại, chứ không phải nguồn chính để tuyển dụng người vào bộ máy nhà nước. Chế độ khoa cử (thi cử) Trong các con đường vào quan trường thời phong kiến thì chế độ khoa cử là chủ yếu nhất và rộng rãi nhất. Chế độ này bắt đầu được đặt ra từ triều Lý và kéo dài đến khi chế độ phong kiến suy vong. Thời gian đầu, việc tổ chức các kỳ thi còn chưa ổn định. Thời nhà Lý khoảng 12 năm mới có một khoa thi được tổ chức. Đến năm Kỷ Hợi (1239) đời Trần Thái Tông, lệ thi mới được định 7 năm diễn ra một lần. Sang nhà Lê đời vua Thái Tông đã đổi lại 3 năm một kỳ thi. Khoa cử được chấp nhận và thực hiện suốt cả một thời kỳ Hậu Lê cho tới cuối thời nhà Nguyễn. Mỗi khoa thi thời phong kiến gồm 3 cấp là: thi Hương, thi Hội và thi Đình. Thi Hương là thi ở các địa phương. Thi Hội là về kinh đô. Sau khi đỗ thi Hội thì được vào sân rồng của vua thi với đề bài có thể do đích thân vua soạn – đây là kỳ thi Đình. Việc tổ chức các khoa thi thời phong kiến đều nhằm mục đích chung là lựa chọn nhân tài cống hiến cho sự phát triển của quốc gia; tuy nhiên các khoa thi được thực hiện khác nhau giữa các vương triều từ thời gian thực hiện, đối tượng thực hiện đến người tổ chức thực hiện các khoa thi đó. Nhìn chung, nội dung các đề thi thường hỏi về ý nghĩa kinh sách Nho giáo, thi làm thơ phú, trình bày quan điểm về đạo trị nước… Những người đỗ thi Hội trở lên được gọi là Tiến sĩ và có thể được bổ dụng các chức quan cao cấp trong triều đình. Chế độ khoa cử bắt đầu từ năm 1075 đời vua Lý Nhân Tông. Dưới thời Lý, khoa cử chủ yếu là chế khoa – những khoa thi mở bất thường theo chiếu chỉ của nhà vua (suốt 216
  • 31. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com 23 năm triều Lý chỉ tổ chức có 6 kỳ thi). Đến triều Lê, khoa cử chủ yếu là thường khoa (mở theo thông lệ). Triều Lê sơ dùng khoa cử với mục đích tuyển chọn đội ngũ quan lại có đức có tài: “Muốn có được nhân tài, trước hết phải lựa chọn kẻ sĩ, mà phép lựa chọn kẻ sĩ trước hết phải lấy thi cử làm đầu. Nhà nước ta từ thuở xưa loạn lạc, người anh tài như lá mùa thu, bậc tuấn kiệt như sao buổi sớm. Thái Tổ buổi đầu dựng nước, mở mang nhà học, dùng cỗ Thái lao để tế Khổng Tử, rất mực sùng Nho, trọng đạo. Nhưng vì nước mới dựng nên chưa kịp đặt khoa thi. Trẫm nối theo chí hướng người xưa, lo được nhân tài để thỏa lòng mong đợi” [5; tr319]. Nhà Lê sơ – triều đại đầu tiên trong lịch sử phong kiến đã lần lượt ban hành các thể lệ, nguyên tắc về thi cử, trở thành chế độ của Nhà nước: “Nay định rõ thể lệ khoa thi, kỳ thi: Bắt đầu từ năm Thiệu Bình thứ 5 (1438), thi hương ở các đạo, năm thứ 6, thi hội ở sảnh đường tại kinh đô. Từ đấy về sau, cứ 3 năm một lần thi lớn, coi đó làm quy định lâu dài, người nào thi đỗ đều được ban danh hiệu tiến sĩ xuất thân…” [5; tr319]. Trong suốt 100 năm, với nguyên tắc “hữu giáo vô loài”, triều Lê sơ đã xây dựng đội ngũ quan lại bằng khoa bảng nổi trội hơn các giai đoạn phong kiến trước và sau đó, cả về chất lẫn lượng. Thời Lê sơ tổ chức được 31 khoa thi (với 1007 tiến sĩ) trong tổng số 182 khoa thi (với 2898 tiến sĩ) của cả thời kỳ lịch sử phong kiến. Khoa cử tiếp tục được thực hiện trong các triều đại về sau, khoa thi cuối cùng diễn ra ở Bắc Kỳ năm 1915 và Trung Kỳ năm 1918 triều Khải Định nhà Nguyễn. Trong gần 1000 năm chế độ khoa cử phong kiến Việt Nam, đã có hàng ngàn vị Tiến sĩ và 55 Trạng nguyên được ghi danh, thể hiện rõ ràng con đường khoa cử là con đường rộng rãi để các sĩ phu bước vào quan trường hành đạo giúp đời. Chế độ tiến cử - bảo cử Chế độ tiến cử và bảo cử thực chất tương tự như nhau chỉ khác về hình thức. Tiến cử là bản thân người tự tiến cử thấy mình có đủ tài năng, đức độ, đáp ứng được yêu cầu của công việc thì cự tiến cử mình. Triều đình quyết định chọn lấy người tài đức hơn hẳn mà không cứ vào thân phận. Bảo cử (hay còn gọi là được tiến cử) là một người muốn ra làm quan cần phải có người khác (có danh vọng, đang làm quan trong triều) giới thiệu và chịu trách nhiệm đảm bảo về tài đức của người mình tiến cử trước triều đình. Theo lệ này, những người tài đức có nguyện vọng gánh vác công việc chung sẽ đươc nhà vua trọng dụng mà không phải trải qua bất cứ kỳ thi hay sát hạch nào. Điều này rất
  • 32. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com 24 quan trọng và có ý nghĩa to lớn nhằm khắc phục kịp thời việc thiếu người làm việc trong bộ máy nhà nước, nhất là trong giai đoạn mới lập nên triều đại, hay trong những hoàn cảnh xã hội biến động, còn nhiều rối ren không thể tổ chức khoa cử. Với việc bảo đảm bằng uy tín và trách nhiệm của người tiến cử, người được tiến cử phải là những người có tài năng, đức độ thực sự, đã có kinh nghiệm quan trường cũng như khả năng thực tế đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra. Trong Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép: “Tiến cử người hiền tài, loại bỏ kẻ bất tiếu, đó là việc lớn của chính trị. Cho nên, dùng người tài không lưỡng lự, bỏ kẻ gian không chần chừ… Kể từ nay, các nha môn trong ngoài, nếu có ai liêm khiết, có tài, trung thực đáng khen thưởng cất nhắc, cùng những kẻ tham lận bỉ ổi, không làm nổi việc, đều phải xét rõ sự thực, kê tên tâu lên. Ai dám a dua theo nhau, hay vì thù riêng, trao đổi đút lót, mà xếp đặt không đúng thì sẽ bị trị tội nặng không tha” [5; tr532]. Ngay khi vừa phục hồi nền độc lập cho đất nước, năm 1429, vua Lê Thái Tổ đã xuống chiếu định rằng các đại thần từ tam phẩm trở lên có bổn phận tiến cử người hiền tài “hoặc ở trong triều, hoặc ở thôn quê, hoặc đã làm quan, hoặc chưa làm quan…Nếu cử được người có tài bực trung thì thăng tước hai bậc, nếu cử được người tài đức đều giỏi, hơn hết mọi người, thì tất được thưởng hậu…” [6; tr72]. Đến thời Lê Thánh Tông, việc tiến cử hay bảo cử được quản lý chặt chẽ bằng luật. Điều 174 Bộ luật Hồng Đức: “Người bảo cử phải lập hồ sơ về người được bảo cử trình lên Lại bộ xét. Các quan đứng đầu các nha, môn có chức khuyết, đề cử người mình thấy xứng đáng với chức đó về Bộ lại. Các quan ở Lại khoa và Ngự sử đài đều ghi chép bản đề nghị đó, nếu sau này người được đề cử tỏ ra không xứng đáng thì người đề cử sẽ bị trị tội”. Bộ luật cũng quy định mức hình phạt đối với những ai bảo cử quan lại không xứng chức: "Những người làm nhiệm vụ cử người mà không cử được người giỏi thì bị biếm hoặc bị phạt theo luật nặng nhẹ; nếu vì tình riêng hoặc lấy tiền mà bảo cử thì xử tội nặng thêm hai bậc” [33; tr87]. Từ đời Hồng Đức đến thời Lê Trung Hưng, việc bảo cử được hoàn thiện thêm. Năm 1671, vua Lê Huyền Tông định rằng các quan nhị phẩm có thể tiến cử bốn người, quan từ lục phẩm đến bát phẩm được tiến cử hai người, tên được kê khai giao cho bộ Lại xét tuyển.
  • 33. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com 25 Sang thời Nguyễn, dưới triều Minh Mạng, nhà vua rất chú trọng đến lệ bảo cử, đã ban hành những qui định cụ thể như: các Thượng thư (chánh nhị phẩm) được tiến cử người giữ chức Bố chánh (chánh tam phẩm); Tham tri lục bộ và Phó Đô ngự sử (cùng tòng nhị phẩm) được tiến cử người giữ chức Án sát (chánh tứ phẩm); Thị lang lục bộ (chánh tam phẩm) và ấn quan tam phẩm được tiến cử người giữ chức Tri phủ (tòng ngũ phẩm), đồng Tri phủ (chánh lục phẩm)… Nhiều quan lại thuộc diện có quyền tiến cử nhưng ngần ngại, không dám tiến cử vì sợ nhầm người, sẽ bị khiển phạt. Mặt khác, tiến cử những người bất tài, vô hạnh (không có đức) cũng sẽ bị trừng phạt. Điều này cũng đã từng xảy ra: năm 1836, khi phủ Hoài Đức khuyết chức Tri phủ, Tham tri bộ Hộ là Vũ Đức Khuê tiến cử người quen biết là Tri huyện Tô Ngọc Huyền vào chức này. Khoa đạo thấy Ngọc Huyền không phải là người trong sạch, cẩn trọng mà Đức Huyền cũng cố tiến cử, bèn hặc tấu vua. Vua Minh Mạng ban chỉ sai Đức Khuê tâu rõ lại, sau thấy tờ tấu có nhiều chỗ chống chế gượng gạo, không nhận lỗi, liền giao cho bộ Hình bàn xử. Cuối cùng Đức Khuê đang từ hàm tòng nhị phẩm, bị giáng 3 cấp xuống làm Lang trung, hàm chánh tứ phẩm [15]. 1.2.1.2. Chế độ sử dụng quan lại Phân công, sắp xếp bố trí quan lại Trong lịch sử phong kiến nước ta, các vương triều đã đặt ra các chức quan, tuyển chọn và phân công nhiệm vụ trong triều đình. Mỗi triều đại lại có tổ chức bộ máy triều đình và địa phương; chức tước, phẩm cấp dành cho quan lại khác nhau. Tuy vậy, các chức quan chưa thực sự được giao nhiệm vụ rõ ràng cụ thể. Cho đến triều Lê, với cuộc cải cải hành chính lớn và dụ Hiệu định quan chế của Lê Thánh Tông, ông đã cải cách lại bộ máy chính quyền trung ương, quy định rõ chức trách của đội ngũ quan lại. Lê Thánh Tông không những chỉ định rõ những phẩm cấp dành cho quan lại, nhiệm vụ của các tự, các khoa mà ông còn quy định rõ cơ cấu tổ chức của từng bộ, từng khoa với những chức danh cụ thể. Phan Huy Chú có bình: “Từ đời Trần trở về trước, chức nào giữ việc gì, không thể khảo cứu rõ được. Đại khái bộ, viện, sảnh, cục đều có chức việc, nhưng xem ở sử thì sơ lược không đủ căn cứ. Duy từ đời Lê về sau, mỗi đời có quy tắc đặt thêm, chức ty đều có phân biệt, mới có chứng cứ để tham khảo” [3: tr573]. Các nhà sử học thường lấy chế độ phân bổ và sắp xếp quan lại triều Lê như một cơ sở lịch sử để tìm hiểu về việc tổ chức bộ máy quan
  • 34. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com 26 lại trong triều đình thời xưa. “Vậy nay chép từ đời Diên Ninh triều Lê trở xuống, kế đến chế độ do các đời sửa sang thêm, rồi về trước cũng có thể do đó mà suy” [3; tr573]. Các triều đại phong kiến Việt Nam thường dựa vào tiêu chí dân số để quy định về số lượng quan lại. Thời vua Lê Thánh Tông quy định: từ 500 hộ trở lên có 5 xã trưởng; 300 hộ có 4 xã trưởng; 100 hộ có 2 xã trưởng, dưới 60 hộ cử 1 xã trưởng. Năm 1839 thời vua Minh Mạng thứ 20, lấy số lượng và nhu cầu công việc là tiêu chí cơ bản để quyết định biên chế, phân bổ số quan lại, các chức trách của quan, lại dần được chuyên môn hóa. Trong chỉ dụ vua Minh Mạng năm 1831 có viết “Bắc thành 11 trấn rất rộng... việc nhiều, các địa phương ấy các việc quân dân, kiện tụng, tiền lương, thuế khóa, thực là bề bộn. Cần phải chiểu theo địa hạt chia người coi giữ có chuyên trách”. Nói theo ngôn ngữ ngày nay thì người xưa đã dựa vào việc để định số lượng người chứ không phải dựa vào lượng người để định việc, đã áp dụng chế độ “công vụ theo việc làm” [16]. Bên cạnh đó, pháp luật phong kiến Việt Nam còn áp dụng “Luật hồi tỵ” đối với quan lại bắt đầu từ triều Lê sơ, sau đó triều Nguyễn có thêm những quy định chặt chẽ và rõ ràng hơn. “Hồi tỵ” nghĩa là tránh ra, hay lánh đi. Theo đó, những người có quan hệ huyết thống, đồng hương, thầy trò, bạn bè không được cùng làm quan hay làm việc ở một địa phương, công sở. Nội dung chính của “hồi tỵ” là: quan lại không được lấy vợ, kết làm thông gia với người ở nơi mình cai quản; không đưa quan lại về quê hương, bản quán nhậm trị; quan lại không được tậu đất, vườn, ruộng, nhà tại nơi cai quản; quan lại không được lấy người cùng quê làm người giúp việc; người có quan hệ thầy trò, bạn bè không được làm việc tại cùng một nơi. Trong Chiếu tháng 9 năm 1488 của Hồng Đức có quy định việc sắp đặt quan lại tránh quan hệ họ hàng: “Khi xét đặt xã trưởng, hễ là anh em ruột, con chú bác và bác cháu, cậu cháu với nhau thì chỉ có một người làm xã trưởng, không được cùng làm để gây mối tệ bè phái hùa nhau”. Những quy định này nhằm tạo nên một chế độ quan lại liêm chính, không bị chi phối bởi quan hệ họ hàng, dòng tộc, làng – xã mà làm sai lệch việc công hay tham nhũng. Thời vua Minh Mạng quy định: quan vào chầu triều mà bàn đến việc có liên quan đến địa phương mình thì phải tránh mặt. Lại dịch ở tất cả các nha môn, hễ có bố con, anh em ruột, anh em con chú bác cùng làm phải đổi nơi khác (trừ Thái y viện không hồi tỵ, vì nghề thuốc nên cha truyền con nối). Lại dịch ở các nha mà người cùng làng cũng phải đổi
  • 35. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại sividoc.com 27 đi nơi khác, lại ở huyện nào thì không được làm ở đấy. Người làm quan không được làm quan ở chính quán, trú quán, quê vợ, thậm chí nơi lúc nhỏ đi học. Đây chính là chế độ bảo đảm cho sự khách quan, trung thực trong giải quyết các công việc của nhà nước, tránh thiên vị, nể nang, hay thù oán, làm mất tính khách quan khi đưa ra các quyết định. Luân chuyển, giản thải quan lại Đối với đội ngũ “quan”, nhà nước phong kiến Việt Nam áp dụng chế độ thuyên chuyển, điều động; nhưng “lại” thì giữ ổn định, áp dụng chế độ "quan khứ nha tồn” – “quan” thì thực hiện luân chuyển điều động giữa các vùng, còn “nha” (tức “lại”), thì giữ ổn định tại vùng đó. Để tạo môi trường mới, phát huy được tính năng động, sáng tạo của người làm quan, đồng thời để tránh những trì trệ, hoặc kéo bè, kéo cánh, phe phái, tham nhũng, nhà nước phong kiến Việt Nam đã áp dụng chế độ thuyên chuyển các quan. Nhưng việc thuyên chuyển chỉ thuần túy là thuyên chuyển về không gian, địa điểm làm quan, mà không chuyển tính chất công việc làm quan, ví dụ quan tri phủ ở phủ này chuyển đi làm tri phủ ở phủ khác, hoặc làm tri huyện. Chế độ luân chuyển quan lại, theo sử cũ có từ thời Ngô Quyền. Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền xưng vương, những quan lại thân cận được phân phong về các địa phương cai trị. Hoạt động luân chuyển quan lại dưới thời Lý trở nên rõ ràng, diễn ra đa chiều hơn các thời kỳ trước đó. Việc luân chuyển có thể diễn ra đối với từng vị trí ở trung ương, có thể là sự điều động từ trung ương xuống địa phương và ngược lại. Các địa phương quan trọng đều do quan lại cao cấp ở trung ương điều về, sau một khoảng thời gian lại được điều động về kinh, kèm theo đó thường là sự gia phong chức tước. Hoạt động thăng giáng diễn ra bình thường, có công được phong, có tội bị giáng, thậm chí bị cách hết mọi chức tước, nhưng sau đó lại vẫn có thể được phục hồi như cũ. Dưới thời Trần, việc luân chuyển quan lại diễn ra thường xuyên hơn, được thực hiện bằng các quy định cụ thể của Nhà nước. Dưới thời Lê Thái Tổ, do không được kế thừa trực tiếp tổ chức bộ máy nhà nước của triều đại trước, nên ngay sau khi giành được độc lập, công tác xếp đặt quan lại được tiến hành khẩn trương. Đến thời Lê Thánh Tông, việc luân chuyển quan lại được xác lập thành một chính sách rõ ràng. Năm Quang Thuận thứ 8 (1467), Lê Thánh Tông quy định “người nhận chức ở tại nơi biên giới xa phải đủ 9 năm mới được đổi về các huyện dưới kinh” [5; tr242]. Đến đầu năm sau (1468), thể lệ điều động quan lại giữa các địa phương