SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
– – –– – –
LÝ CÔNG DUY ANH
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA TRASTUZUMAB
VỚI CHỨC NĂNG CƠ TIM Ở BỆNH NHÂN UNG
THƯ TUYẾN VÚ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2020 -2021
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CẦN THƠ, 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
– – –– – –
LÝ CÔNG DUY ANH
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA TRASTUZUMAB
VỚI CHỨC NĂNG CƠ TIM Ở BỆNH NHÂN UNG
THƯ TUYẾN VÚ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2020 -2021
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: Dược lý - Dược lâm sàng
Mã số: 8720205
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.BS BÙI ĐẶNG MINH TRÍ
CẦN THƠ, 2021
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn này, với đề tựa là “Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức
năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất – TP.HCM”,
do học viên Lý Công Duy Anh thực hiện theo sự hướng dẫn của TS. Bùi Đặng
Minh Trí. Luận văn đã đư ợc báo cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông
qua ngày tháng năm 2021
Ủy viên
(Ký tên)
---------
Phản biện 1
(Ký tên)
---------
Người hướng dẫn khoa học
(Ký tên)
TS. Bùi Đặng Minh Trí
Ủy viên - Thư ký
(Ký tên)
----------
Phản biện 2
(Ký tên)
----------
Chủ tịch Hội đồng
(Ký tên)
----------
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài luận văn thạc sĩ này, tôi xin bày tỏ sự cảm kích tới
cố vấn của tôi, Tiến sĩ Bác sĩ Bùi Đặng Minh Trí - Người đã định hướng, trực tiếp
dẫn dắt và cố vấn cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu khoa
học. Xin chân thành cảm ơn những bài giảng của thầy đã giúp cho tôi mở mang
thêm nhiều kiến thức hữu ích về kiến thức bệnh học nói chung và đề tài này nói
riêng. Đồng thời, thầy cũng là người luôn cho tôi những lời khuyên vô cùng quý
giá về cả kiến thức chuyên môn cũng như định hướng phát triển sự nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại Học Tây Đô –
Khoa Sau đại học và Ban Giám đốc, Bệnh viện Thống Nhất đã cho phép, tạo điều
kiện thuận lợi nhất để tôi được học tập và hoàn thành luận văn. Những giảng viên
trực tiếp và gián tiếp đã truyền đạt cho tôi những kiến thức về y, dược học thực
chứng, những kinh nghiệm lâm sàng và kỹ năng mềm cho nhà nghiên cứu bằng
các hội thảo thực sư hay và ý nghĩa.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự nhiệt tình của của các thầy cô giáo Bộ môn
Dược lâm sàng, trường Đại học Tây Đô đã chia sẻ, giải đáp các vướng mắc của
tôi trong quá trình làm luận văn đã hỗ trợ tối đa cho tôi trong quá trình nghiên
cứu, tìm hiểu sâu hơn về đề tài và sửa luận văn. Giúp cho quá trình hoàn thành
luận văn được nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Tôi xin cảm ơn, bạn bè đồng nghiệp tại đơn vị đã giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Sau cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ, người thân và bạn bè đã luôn
bên cạnh ủng hộ, động viên tôi trong cuộc sống cũng như trong thời gian hoàn
thành luận văn thạc sĩ.
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2021
Học viên
Lý Công Duy Anh
ii
TÓM TẮT
Mục tiêu: “Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở
bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất – TP.HCM”.
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu trên 48 bệnh nhân (BN)
ung thư tuyến vú đã được điều trị với trastuzumab tại bệnh viện Thống Nhất –
TP.HCM.
Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân có suy tim theo tiêu chuẩn chẩn đoán
Frammingham là 4,17%. Tỷ lệ bệnh nhân không có biểu hiện suy tim theo tiêu
chuẩn chẩn đoán Frammingham là 95,83%. Theo mức độ thay đổi EF, tỷ lệ bệnh
nhân có giảm EF > 10% sau điều trị là 43,75%. Với có 9 bệnh nhân có EF< 53%,
chiếm 18,75%. Tỷ lệ bệnh nhân phải ngừng điều trị do độc tính tại tim trong quá
trình điều trị với trastuzumab là 12,5% với 6,25% ngừng hoàn toàn và 6,25% bệnh
nhân ngừng tạm thời.
Kết luận: tỷ lệ bệnh nhân suy tim có tỷ lệ nhỏ, tỷ lệ EF < 53% chiếm tỷ lệ
thấp. Tỷ lệ ngừng điều trị do độc tính tại tim trong quá trình điều trị với
trastuzumab có tỷ lệ thấp.
Từ khóa: ung thư vú, chức năng cơ tim, trastuzumab.
iii
ABSTRACT
EFFECTS OF TRASTUZUMAB ON MYOCARDIAL FUNCTION
ON BREAST CANCER PATIENTS
Objective: To investigate the effect of trastuzumab on myocardial function
on breast cancer patients at Thong Nhat hospital.
Subjects and methods: a retrospective study on 48 patients with breast
cancer treated with trastuzumab at Thong Nhat hospital.
Results: Percentage of patients with heart failure according to the
Frammingham diagnostic criteria was 4.17%. The proportion of patients with no
symptoms of heart failure according to Frammingham diagnostic criteria was
95.83%. According to the degree of EF change, the proportion of patients with
decreased EF > 10% after treatment was 43.75%. With 9 patients with EF < 53%,
accounting for 18.75%. The proportion of patients who had to discontinue therapy
due to cardiotoxicity during treatment with trastuzumab was 12.5%, with 6.25%
stopping completely and 6.25% of patients stopping temporarily.
Conclusion: the rate of patients with heart failure was little, the proportion
of EF <53% was low. The proportion of patients who had to discontinue therapy
due to cardiotoxicity during treatment with trastuzumab was low.
Keywords: Breast cancer, myocardial function, trastuzumab.
iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2021
Học viên
Lý Công Duy Anh
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................I
TÓM TẮT ...........................................................................................................II
ABSTRACT ...................................................................................................... III
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................IV
MỤC LỤC........................................................................................................... V
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. X
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN................................................................................ 3
1.1. KHÁI NIỆM UNG THƯ VÚ.................................................................... 3
1.2. NGUYÊN NHÂN VÀ CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÚ............................ 3
1.2.1 Nguyên nhân ........................................................................................ 3
1.2.2. Chẩn đoán lâm sàng ung thư vú:......................................................... 3
1.2.3. Cận lâm sàng....................................................................................... 4
1.3. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN VÚ ....................................................... 12
1.3.1. Nguyên tắc điều trị............................................................................ 12
1.3.2. Các phương pháp điều trị UTV theo giai đoạn:................................ 12
1.4. GIỚI THIỆU VỀ NĂNG LỰC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TẠI BỆNH
VIỆN THỐNG NHẤT................................................................................... 16
1.4.1. Lịch sử hình thành............................................................................. 16
1.4.2. Thế mạnh và định hướng phát triển.................................................. 17
1.5. TRASTUZUMAB TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÍCH UNG THƯ VÚ........... 17
1.5.1. Vai trò của trastuzumab trong điều trị đích ung thư vú.................... 17
1.5.2. Ảnh hưởng của trastuzumab đối với cơ thể và chức năng cơ tim .... 18
1.5.3. Các phương pháp đánh giá chức năng thất trái................................. 20
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 22
2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU.............. 22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 22
vi
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................... 22
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ........................................................ 22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................... 23
2.2.2. Cỡ mẫu, chọn mẫu nghiên cứu ......................................................... 23
2.3. NỘI DUNG VÀ CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................... 23
2.3.1. Mục tiêu 1: mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân
ung thư tuyến vú được điều trị bằng trastuzumab ...................................... 23
2.3.2. Mục tiêu 2: khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng thất
trái ở bệnh nhân ung thư tuyến vú .............................................................. 25
2.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN ................. 25
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin........................................................ 25
2.4.2. Phương pháp đánh giá thông tin: ...................................................... 28
2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU..................................................................................... 31
2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU..................................................................... 31
2.7. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU........................................................................... 32
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ ................................................................................... 33
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN UNG
THƯ TUYẾN VÚ ĐIỀU TRỊ TRASTUZUMAB........................................ 33
3.2. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TRASTUZUMAB VỚI CHỨC
NĂNG TIM .................................................................................................... 39
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN.................................................................................. 42
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN UNG
THƯ VÚ ĐIỀU TRỊ VỚI TRASTUZUMAB TẠI BỆNH VIỆN THỐNG
NHẤT ............................................................................................................. 42
4.1.1. Tuổi và tiền sử gia đình..................................................................... 42
4.1.2. Triệu chứng lâm sàng........................................................................ 45
4.2. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TRASTUZUMAB ĐỐI VỚI CHỨC
NĂNG THẤT TRÁI...................................................................................... 53
vii
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 73
KIẾN NGHỊ....................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 76
PHỤ LỤC 1......................................................................................................... X
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1. Phân độ mô học theo Blom-Richardson 27
Bảng 2. 2. Nhóm giai đoạn ung thư vú 27
Bảng 3. 1. Đặc điểm vể tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu 33
Bảng 3. 2. Đặc điểm một số yếu tố nguy cơ tim mạch 35
Bảng 3. 3. Triệu chứng thực thể 36
Bảng 3. 4. Đặc điểm tổn thương trên siêu âm 36
Bảng 3. 5. Đặc điểm chẩn đoán bằng tế bào học 37
Bảng 3. 6. Đặc điểm độ mô học 37
Bảng 3. 7. Đặc điểm về thể mô bệnh học 37
Bảng 3. 8. Đặc điểm về thụ thể nội tiết 37
Bảng 3. 9. Đặc điểm giai đoạn tnm 38
Bảng 3. 10. Đặc điểm về phương pháp điều trị trước đó 38
Bảng 3. 11. Các thay đổi trên lâm sàng 39
Bảng 3. 12. Đặc điểm thay đổi ef sau điều trị 39
Bảng 3. 13. Tỷ lệ bệnh nhân ngừng điều trị với trastuzumab do độc tính
40
Bảng 3. 14. So sánh tỷ lệ một số yếu tố nguy cơ theo mức độ giảm ef 40
Bảng 3. 15. Mối liên quan giữa tình trạng di căn với giai đoạn bệnh 40
Bảng 3. 16. Mối liên quan với tuổi 41
Bảng 3. 17. Mối liên quan với xạ trị ngực trái trước đó 41
Bảng 3. 18. Mối liên quan với điều trị anthracyclin trước đó 41
ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1. Đặc điểm về tuổi đối tượng nghiên cứu 33
Biểu đồ 3. 2. Đặc điểm về tình trạng kinh nguyệt khi phát hiện bệnh 34
Biểu đồ 3. 3. Đặc điểm về tiền sử gia đình có người ung thư vú hoặc ung
thư buồng trứng 34
Biểu đồ 3. 4. Đặc điểm về triệu chứng cơ năng 35
Biểu đồ 3. 5. Tỷ lệ bệnh nhân suy tim chẩn đoán theo Frammingham 39
x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Phần
viết tắt
Tiếng Anh Tiếng Việt
AJCC American Joint Committee on
Cancer
Ủy ban Liên hiệp Hoa Kỳ về
phân giai đoạn ung thư
ASE American Society of
Echocardiography
Hiệp hội siêu âm tim hoa kỳ
CA Carcinoma antigen Kháng nguyên ung thư biểu mô
CEA Carcinoembryonic Antigen Kháng nguyên
Carcinoembryonic
CHF Congestive heart failure Suy tim sung huyết
CO Cardiac output Cung lượng tim
CT Computed tomography scan Chụp cắt lớp vi tính
DC Dendritic cells Tế bào đuôi gai
EAE European Association of
Echocardiography
Hiệp hội siêu âm tim Châu Âu
EF Ejection Fraction Phân suất tống máu
ER Estrogen Receptor Thụ thể estrogen
FDA Food and Drug Administration Cục quản lý dược và thực phẩm
Hoa Kỳ
FNA Fine needle aspiration Chọc hút bằng kim nhỏ
GLS Global longitudinal strain
IORT Intraoperative Radiation
Therapy
Xạ trị trong phẫu thuật
HER-2 Human Epidemal growth factor
Receptor 2
Thụ thể biểu bì 2
LV Left ventricle Tâm thất trái
xi
LVEF Left Ventricular Ejection
Fraction
Phân suất tống máu tâm thất trái
MRI Metastatic – Free Interval Khoảng thời gian không di căn
NCCN National Comprehensive
Cancer Network
Mạng lưới ung thư quốc gia Mỹ
PET-CT Position Emission Tomography Chụp cắt lớp vi tính phát xạ hạt
PET/MRI Positron emission tomography
and magnetic resonance
imaging
Chụp cắt lớp bằng bức xạ
positron và Chụp cộng hưởng từ
PR Progesteron Receptor Thụ thể progesteron
RT-PCR Reverse transcription –
Polymerase chain reaction
Chuỗi phản ứng phiên mã
ngược
VMAT Volumetric Modulated Arc
Therapy
Xạ trị điều biến thể tích
TDI Tissue Doppler imaging Siêu âm doppler mô cơ tim
TNM Tumor – Node – Metastasis Khối u – Hạch vùng – Di căn
WHO World Health Oraganisation Tổ chức y tế thế giới
FAC 5-FU, Adriamycin,
Cyclophosphamide
Thuốc 5-FU, adriamycin,
cyclophosphamide
AC Ariamycin và
Cyclophosphamide
Thuốc adriamycin và
cyclophosphamide
EC Epirubicin
and Cyclophosphamide
Thuốc epirubicin
và cyclophosphamide
TA Docetaxel and Adriamycin Thuốc docetaxel và adriamycin
TE Docetaxel and Epirubicin Thuốc docetaxel và epirubicin
BN Bệnh nhân
CLVT Cắt lớp vi tính
xii
CNTT Chức năng tâm thu
CNTTr Chức năng tâm trương
GĐ Giai đoạn
GPB Giải phẫu bệnh
HMMD Hoá mô miễn dịch
pN Hạch vùng theo giải phẫu bệnh
sau mổ
SAT Siêu âm tim
IVRT Thời gian giãn đồng thể tích
TRV Vận tốc tối đa dòng hở ba lá
UTV Ung thư vú
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư vú (UTV) là loại ung thư thường gặp và là nguyên nhân gây tử
vong hàng thứ 2 do ung thư ở phụ nữ trên toàn thế giới sau ung thư phổi. Hàng
năm, khoảng một nửa triệu ca tử vong do UTV gây ra, là một vấn đề sức khỏe
cộng đồng lớn, tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của hàng triệu bệnh
nhân và gia đình của họ trên toàn thế giới, kinh tế gánh nặng, hệ thống chăm sóc
sức khỏe và toàn xã hội. Mỗi năm nước ta có khoảng hơn 15.230 phụ nữ mới mắc
và hơn 6.100 người tử vong do UTV. Ung thư vú nam chiếm khoảng 1% các
trường hợp UTV. Tỷ lệ sống 5 năm của bệnh nhân UTV ngày càng được cải thiện.
Thống kê tại Hoa kỳ năm 2001-2002: giai đoạn 0: 100%; giai đoạn I: 88%; giai
đoạn II: 74-81%; giai đoạn III: 41-67%; giai đoạn IV: 15%. Đến năm 2012, tỷ lệ
này là: giai đoạn 0 và I: 100%; giai đoạn II: 93%; giai đoạn III: 72%; giai đoạn
IV: 22%. Những cải thiện này đến từ sự tiến bộ của các phương pháp điều trị (Bộ
Y Tế,2020).
Các yếu tố tiên lượng quan trọng bao gồm: kích thước u nguyên phát, số
lượng hạch di căn, thể mô bệnh học, độ mô học, tình trạng thụ thể nội tiết, tình
trạng thụ thể yếu tố phát triển biểu bì người số 2 (human epidermal growth factor
receptor-HER2), tuổi (Bộ Y Tế,2020).
Trong điều trị ung thư vú, đối với hầu hết các trường hợp, điều trị cần phối
hợp đa phương pháp, bao gồm phẫu thuật, xạ trị, và điều trị hệ thống. Việc sử
dụng phương pháp, thuốc với thời điểm và liều lượng cần được cá thể hóa theo
từng người bệnh. Nhờ có các tiến bộ trong nghiên cứu phân tử về biến đổi ác tính
và phát triển của các tế bào ung thư đã mở ra một phương pháp mới đó là điều trị
đích với các thuốc nhằm tác động trực tiếp vào các thay đổi này. Đối với UTV,
ứng dụng điều trị đích đầu tiên với các thuốc kháng thể đơn dòng trastuzumab
kháng Her 2 neu ở những bệnh nhân có bộc lộ quá mức Her 2 neu. Các chế độ
điều trị ung thư vú chứa trastuzumab đã cải thiện đáng kể khả năng sống sót cả ở
giai đoạn đầu và giai đoạn di căn. Tuy nhiên, với những tín hiệu ban đầu của
2
nhiễm độc tim, một mối quan tâm phổ biến tồn tại về nguy cơ nhiễm độc tim,
được định nghĩa là sự suy giảm phân suất tống máu tâm thất trái (LVEF) cả không
triệu chứng và có triệu chứng. Trong một số thử nghiệm lớn, tỷ lệ suy giảm LVEF
đáng kể dao động từ 7,1% đến 18,6%, trong khi tỷ lệ suy tim NYHA độ III hoặc
IV dao động từ 0,4% đến 4,1% (Bộ Y Tế, 2020), (Nguyễn Bá Đức, 2013), (Trần
Văn Thuấn, 2014). Tại Việt Nam hiện còn chưa có nhiều những nghiên cứu về
vấn đề này. Chính vì những lý do trên, đề tài tiến hành nghiên cứu “Khảo sát ảnh
hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú
tại bệnh viện Thống Nhất” với mục tiêu:
Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư tuyến vú
được điều trị bằng trastuzumab.
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung
thư tuyến vú.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. KHÁI NIỆM UNG THƯ VÚ
Ung thư vú là ung thư biểu mô tuyến vú, tổn thương là khối u ác tính
nguyên phát tại vú, có thể ở bất kỳ vị trí nào trong tuyến vú; khối u có thể xâm
lấn di căn đến các vị trí khác trong cơ thể, thường gặp ở xương, gan, phổi và não
(Nguyễn Thị Mai Lan, 2020).
1.2. NGUYÊN NHÂN VÀ CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÚ
1.2.1 Nguyên nhân
Trong các yếu tố nguy cơ mắc bệnh, nổi bật là tiền sử gia đình có người
mắc UTV, đặc biệt có từ 2 người mắc trở lên ở lứa tuổi trẻ. Người ta cũng tìm
thấy sự liên quan giữa đột biến gen BRCA1 và BRCA2 với UTV, ung thư buồng
trứng và một số ung thư khác. Một số yếu tố khác bao gồm: có kinh lần đầu sớm,
mãn kinh muộn, phụ nữ độc thân, không sinh con, không cho con bú, sinh con
đầu lòng muộn. Béo phì, chế độ ăn giàu chất béo, sử dụng rượu cũng góp phần
tăng nguy cơ bị bệnh. Viêm vú trong khi sinh đẻ và một số bệnh vú lành tính cũng
là các yếu tố tăng nguy cơ mắc UTV. Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng tăng.
Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện ở những người rất trẻ (Bộ Y Tế, 2020).
1.2.2. Chẩn đoán lâm sàng ung thư vú:
- Hỏi bệnh:
+ Quá trình phát hiện u vú, hạch nách, hạch thượng đòn, chảy dịch núm vú,
các phương pháp can thiệp trước đó.
+ Một số bệnh nhân có các triệu chứng cơ năng: cảm giác đau nhẹ như kiến
cắn trong vú, giai đoạn muộn có thể căng tức khó chịu, đau do u xâm lấn,
chảy dịch hôi, chảy máu…
+ Khai thác tiền sử:
• Tiền sử bản thân: bệnh vú trước đây, các bệnh lý nội khoa, ngoại khoa…,
tiền sử sản, phụ khoa, tình trạng kinh nguyệt hiện tại.
4
• Tiền sử gia đình, đặc biệt tiền sử ung thư vú, buồng trứng.
- Khám thực thể:
+ Khám vú hai bên, hạch vùng (nách, thượng đòn).
+ Khám các cơ quan, bộ phận khác
+ Khám toàn thân, lưu ý các triệu chứng, dấu hiệu di căn xa (đau đầu, đau
xương, khó thở v.v.).
- Đánh giá toàn trạng (chỉ số hoạt động cơ thể) (Bộ Y Tế,2020).
1.2.3. Cận lâm sàng
a. Siêu âm tuyến vú
Siêu âm vú không có giá trị trong việc sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú
nhưng có giá trị phát hiện các tổn thương nằm sâu, không sờ nắn được khi thăm
khám. Siêu âm có khả năng mô tả các đặc tính tổn thương đã phát hiện trên nhũ
ảnh hoặc tổn thương sờ thấy trên lâm sàng. Siêu âm xác định được khối u là đặc
hay nang, vách nang dày hay mỏng, có chồi sùi trên vách nang hay không, có vách
ngăn hay không. Siêu âm tuyến vú không được sử dụng thường xuyên trong tầm
soát ung thư vú vì không phát hiện được dấu hiệu sớm nhất của ung thư vú như
các nốt vi vôi hóa và siêu âm phụ thuộc vào chủ quan của người đọc (Piccart-
Gebhart, M. J., 2005).
Siêu âm vú và hạch vùng: siêu âm thông thường hoặc siêu âm 3D, siêu âm
đàn hồi, siêu âm quét thể tích vú tự động (automated volume breast scanner-
AVBS) để có kết quả chính xác hơn (Bộ Y Tế, 2020).
b. X quang tuyến vú (nhũ ảnh)
Hình ảnh tổn thương có thể gặp trên phim chụp vú bao gồm: tổn thương
hình khối, calci hóa, sự bất đối xứng của cấu trúc tuyến và các mô xung quanh.
Dấu hiệu tổn thương trên X quang tuyến vú rất đa dạng và có những giá trị khác
nhau. Trong đó tổn thương khu trú, bờ không rõ và nốt vôi hóa là các dấu hiệu có
giá trị gợi ý tổn thương ác tính. X quang tuyến vú là phương tiện để tầm soát và
5
chẩn đoán ung thư vú và có thể phát hiện 80%-90% ung thư vú không triệu chứng
(Piccart-Gebhart, M. J., 2005).
Các NC đã chứng minh rằng chụp X quang tuyến vú làm giảm từ 15% đến
26% tỉ lệ tử vong do ung thư vú. Hình ảnh nghĩ đến ác tính thường là tổn thương
dạng nốt, tăng đậm độ, dạng hình sao, vi vôi hóa, hoặc thay đổi cấu trúc tuyến vú
(Slamon, D., Eiermann, W., 2011).
Chụp X-quang tuyến vú (mammography): chụp vú 2 bên, mỗi bên ít nhất 2
tư thế. Trường hợp mật độ mô vú đậm hoặc khó chẩn đoán, có thể cần chụp tuyến
vú số hóa có tiêm thuốc cản quang (contrast-enhanced digital mammography),
chụp 3D (breast tomosynthesis), chụp ống dẫn sữa cản quang (galactography).
Những phụ nữ đã phẫu thuật thẩm mỹ đặt túi ngực, chụp X-quang vú có thể gây
biến dạng, dò, vỡ túi. Do vậy, cần thay chụp X-quang vú bằng chụp cộng hưởng
từ (MRI) tuyến vú kết hợp siêu âm vú (Bộ Y Tế, 2020).
c. Tế bào học
Tế bào học: Chọc hút bằng kim nhỏ (fine needle aspiration – FNA) khối u,
hạch, các tổn thương nghi ngờ. Đối với các trường hợp khó xác định tổn thương,
cần chọc hút tế bào dưới hướng dẫn của chẩn đoán hình ảnh. Tế bào học có thể
làm với dịch tiết núm vú, dịch các màng (Bộ Y Tế, 2020).
d. Mô bệnh học
Có nhiều phương pháp lấy mẫu mô xét nghiệm mô bệnh học như sinh thiết
lõi, sinh thiết mở bằng phẫu thuật, sinh thiết bằng kim lớn dưới hướng dẫn của
siêu âm hoặc nhũ ảnh nhằm định vị chính xác vị trí của khối u và hạch khi tiến
hành thủ thuật lấy mẫu mô. Sinh thiết mở là phương pháp tin cậy do mẫu mô được
lấy chính xác bởi phẫu thuật viên, kích cỡ đủ lớn để đánh giá đầy đủ về mô bệnh
học và đạt đến rìa phẫu thuật âm tính tế bào ung thư trong trường hợp kết quả trả
lời là ung thư. Trong một phân tích dựa trên hơn 20 NC đã được công bố, các tác
giả đã chứng minh độ nhạy của FNA từ 35% đến 95% thấp hơn so với độ nhạy
của sinh thiết lõi (85%-100%) và độ đặc hiệu của FNA (48%-100%) cũng thấp
6
hơn so với độ đặc hiệu của sinh thiết lõi (86%-100%) [38]. Những chứng cứ trên
cho thấy sinh thiết có vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán xác định ung thư vú.
Mô bệnh học là nền tảng trong chẩn đoán xác định ung thư vú, giúp điều trị và
tiên lượng. Phân loại ung thư biểu mô tuyến vú của Tổ chức Y tế Thế giới 2003,
mã ICD-10/C (International Classification of Diseases-10/ Code) phân ra 2 loại
lớn: ung thư không xâm nhập (tại chỗ) và ung thư xâm nhập (Nguyễn Thị Mai
Lan, 2020).
e. Hóa mô miễn dịch
Mẫu mô bệnh lý thu được từ sinh thiết sẽ được phân tích sâu hơn để xác
định loại mô bệnh học, thụ thể nội tiết ER và PR, thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu
bì người loại 2 (Her-2) và chỉ số tăng sinh tế bào Ki-67 (Harris, L., 2007).
- Protein Ki-67: Ki-67 là dấu ấn tăng sinh tế bào, là yếu tố tiên lượng độc
lập. Ki-67 cũng được báo cáo là có liên quan đáp ứng lâm sàng với hóa trị. Ý
nghĩa của Ki-67 khác nhau tùy theo ngưỡng sử dụng và có giá trị để theo dõi ung
thư vú tái phát và dự báo thời gian sống không bệnh (Harris, L., 2007).
- Thụ thể ER và PR: ER: một nhóm các protein được tìm thấy trong các tế
bào, được kích hoạt bởi hormon estrogen làm cho tế bào biểu mô tuyến vú kích
thích tăng trưởng. Các protein thụ thể hóc môn steroid trong tế bào gồm estrogen
và progesterone được xem như là những yếu tố tiên lượng và hướng dẫn cho điều
trị nội tiết. Bệnh nhân có ER(+) hoặc PR(+) hoặc cả hai dương tính sẽ đáp ứng tốt
với điều trị nội tiết, thời gian sống thêm không bệnh, sống thêm toàn bộ và sống
thêm sau tái phát lâu hơn nhóm bệnh nhân có thụ thể nội tiết (-) (Harris, L., 2007).
- Yếu tố Her-2: Her-2 là một tiền gen nằm trên nhiễm sắc thể 17, có vai trò
là yếu tố phát triển biểu bì, chiếm khoảng 1/3 số trường hợp ung thư biểu mô
tuyến vú. Sự bộc lộ quá mức Her-2 liên quan đến tăng tỷ lệ tái bệnh, giảm tỷ lệ
sống thêm không bệnh và tỷ lệ sống thêm toàn bộ ở BN ung thư vú có hạch nách
dương tính. Nếu Her-2 dương tính, tiên đoán đáp ứng với thuốc điều trị đích kháng
Her-2 (Harris, L., 2007).
7
f. Độ ác tính mô bệnh học
Dựa trên tiêu chuẩn của Scarff-Blom-Richardson. Phân độ này dựa
vào ba yếu tố: Sự hình thành các ống nhỏ, mức đa hình thái nhân và hoạt
động nhân chia. Mỗi yếu tố được cho từ 1 đến 3 điểm. Độ mô học được xếp là
tổng số điểm của ba yếu tố cộng lại (Elston, E. W., 1993). Phân loại như sau:
Độ I: biệt hóa rõ (3-5 điểm)
Độ II: biệt hóa vừa (6-7 điểm)
Độ III: biệt hóa kém (8-9 điểm)
Các chất chỉ điểm sinh hóa ung thư vú
Chất chỉ điểm ung thư vú được sử dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng
hiện nay là CA 15.3 và CEA vì có giá trị trong theo dõi đáp ứng với điều trị, giúp
phát hiện sớm tái bệnh, tiến triển DC cũng như phản ánh gánh nặng tổng thể ung
thư vú trên bệnh nhân. Tuy nhiên, các chất chỉ điểm này có độ nhạy và độ đặc
hiệu không cao nên chỉ giúp nghi ngờ tái bệnh ung thư vú. Do đó, khuyến cáo chỉ
nên đo các chất chỉ điểm này trong huyết thanh để theo dõi đáp ứng điều trị ở BN
ung thư vú DC trong trường hợp thiếu các phương pháp đánh giá DC khác như
chẩn đoán hình ảnh (Phùng Thị Huyền, 2016).
1.2.4. Chẩn đoán xác định ung thư tuyến vú
Chẩn đoán sớm bệnh ung thư vú nói riêng và một số bệnh ung thư khác,
thì sàng lọc là một trong những biện pháp thực sự có hiệu quả, được thực hiện
theo một mạng lưới từ tuyến y tế cơ sở. Ở Việt Nam, sàng lọc ung thư vú còn
là Chương trình phòng chống ung thư quốc gia, nhằm mục đích phát hiện
sớm, chẩn đoán sớm giai đoạn bệnh, đem lại hiệu quả điều trị cao nhất.
Trên thực tế lâm sàng, đối với những trường hợp sờ thấy u, UTV thường
được chẩn đoán dựa vào bộ 3 kinh điển: lâm sàng, tế bào học và chụp tuyến vú.
Với những tổn thương không sờ thấy trên lâm sàng có thể áp dụng một
số phương pháp khác như định vị kim dây, sinh thiết định vị, sinh thiết dưới
hướng dẫn của siêu âm để thực hiện sinh thiết kim, sinh thiết mở... được áp
8
dụng tùy theo từng trường hợp và hoàn cảnh cụ thể. Chẩn đoán xác định UTV
nhất thiết phải có sự khẳng định của tế bào học và/hoặc giải phẫu bệnh học (Phùng
Thị Huyền, 2016).
Những trường hợp ung thư vú DC do rất khó tiếp cận lấy mẫu mô nên
khuyến cáo hiện nay không bắt buộc phải xét nghiệm GPB trên mẫu mô DC mà
có thể dựa vào các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, X quang, CT,
MRI và/hoặc PET CT. Tuy nhiên, nếu có thể lấy được mẫu bệnh phẩm vị trí DC
thì ngoài mô bệnh học chẩn đoán DC chúng ta có thể xét nghiệm HMMD để xác
định lại các phân nhóm bệnh lý giúp tiên lượng và có cơ hội điều trị cá nhân hóa
hiệu quả hơn (Phùng Thị Huyền, 2016).
1.2.5. Chẩn đoán giai đoạn
Theo phân loại TNM lần thứ 8 của UICC (Union International Contre le
Cancer) và AJCC (American Joint Committee on Cancer) năm 2017. Trong đó,
cTNM (xếp giai đoạn lâm sàng ban đầu) và pTNM (sau khi có mô bệnh học) có
chung đặc điểm của T và M, chỉ khác về đặc điểm giữa cN và pN. Sử dụng tiền
tố yc để xếp giai đoạn khi kết thúc điều trị tân bổ trợ và tiền tố yp sau khi có mô
bệnh học ở các bệnh nhân này (Bộ Y Tế, 2020).
Bảng 1.1. xếp loại giai đoạn TNM ung thư vú (Bộ Y Tế, 2020).
(U nguyên phát)
Tx: Không xác định được u nguyên phát.
T0: Không có dấu hiệu u nguyên phát.
Tis:
Ung thư biểu mô tại chỗ: ung thư biểu mô ống tại chỗ; ung thư
biểu T mô tiểu thuỳ tại chỗ hoặc bệnh Paget của núm vú
nhưngkhông có u.
T1: U có đường kính ≤ 2 cm.
T1 mic: U có đường kính ≤ 0,1 cm.
T1a: 0,1 cm < U có đường kính ≤ 0,5 cm.
T1b: 0,5 cm < U có đường kính ≤ 1 cm
9
T1c: 1 cm < U có đường kính ≤ 2 cm.
T2: 2 < đường kính u ≤ 5 cm.
T3: U có đường kính > 5 cm.
T4:
U với mọi kích thước nhưng xâm lấn trực tiếp tới thành ngực
hoặc da (thành ngực bao gồm xương sườn, cơ liên sườn, cơ răng
trước, không tính cơ ngực lớn).
T4a: U xâm lấn tới thành ngực.
T4b:
Thâm nhiễm sần da cam, loét da vú hoặc có nhiều u nhỏ dạng vệ
tinh ở vú cùng bên.
T4c: Bao gồm cả T4a và T4b.
T4d: UTV dạng viêm.
N (Hạch vùng theo lâm sàng)
Nx: Không xác định được hạch vùng.
N0: Không di căn hạch vùng.
N1: Di căn hạch nách cùng bên di động.
N2a:
Di căn hạch nách cùng bên nhưng hạch dính vào nhau hoặc dính
vào mô xung quanh.
N2b:
Lâm sàng có di căn hạch vú trong cùng bên nhưng không có di
căn hạch nách.
N3a: Di căn hạch hạ đòn cùng bên.
N3b: Di căn hạch nách cùng với hạch vú trong cùng bên.
N3c: Di căn hạch thượng đòn cùng bên.
pN (Hạch vùng theo giải phẫu bệnh sau mổ)
Phân loại này dựa trên phẫu tích hạch nách kèm theo hay không kèm
theo phẫu tích hạch cửa. Phân loại này chỉ dựa trên phẫu tích hạch cửa mà
không kèm theo phẫu tích hạch nách thì phải được ghi rõ.
pNX: Không thể đánh giá được hạch bạch huyết vùng
10
pN0(mol-)
Không có di căn hạch trên mô bệnh học và xét nghiệm phân tử
(theo phương pháp transcriptase polymerase
pN0:
Không có di căn hạch vùng; không cần xét nghiệm bổ sung đối
với tế bào u được phân lập.
pN0(i-):
Không có di căn hạch trên mô bệnh học, hóa mô miễn
dịch âm tính.
pN0(i+):
Không có di căn hạch trên mô bệnh học nhưng hóa mô miễn
dịch dương tính; không thấy có các cụm tế bào có đường kính
>0,2mm.
pN0(mol-):
Không có di căn hạch trên mô bệnh học và xét nghiệm
phân tử (theo phương pháp transcriptase polymerase chain
reaction- RT-PCR) âm tính.
pN0(mol+):
Không có di căn hạch trên mô bệnh học, nhưng xét
nghiệm phân tử (theo phương pháp RT-PCR) dương tính.
pN1:
Di căn tới 1-3 hạch nách cùng bên và/hoặc hạch vú trong ở mức
vi thể được phát hiện bằng phẫu tích hạch cửa song không rõ rệt
trên lâm sàng.
pN1mi: Di căn vi thể (< 0,2mm; không có hạch nào >2,0mm).
pN1a: Di căn tới 1-3 hạch nách
pN1b:
Di căn vi thể tới hạch vú trong với tổn thương vi thể được phát
hiện bằng phẫu tích hạch cửa song không biểu hiện rõ về
phương diện lâm sàng.
pN1c:
Di căn tới 1-3 hạch nách cùng bên và với hạch vú trong với tổn
thương vi thể được phát hiện nhờ phẫu tích hạch nách kèm theo
hay không kèm theo phẫu tích hạch cửa song không biểu hiện rõ
về phương diện lâm sàng.
pN2:
Di căn tới 4-9 hạch nách hoặc hạch vú trong được biểu
hiện rõ trên lâm sàng song không có hạch nách.
11
pN2a: Di căn tới 4-9 hạch nách
pN2b:
Lâm sàng có di căn hạch vú trong cùng bên nhưng không có di
căn hạch nách.
pN3:
Di căn tới ≥10 hạch nách, hoặc tới hạch hạ đòn, hoặc hạch vú
trong cùng bên rõ trên lâm sàng đi kèm với một hay nhiều hạch
nách dương tính; hoặc di căn > 3 hạch nách kèm theo di căn
hạch vú trong phát hiện bằng sinh thiết hạch cửa.
pN3a:
Di căn tới ≥ 10 hạch nách (ít nhất phải có một u > 2,0mm), hay
di căn tới hạch hạ đòn.
pN3b:
Di căn tới hạch vú trong cùng bên được thấy rõ trên
lâm sàng đi kèm với một hoặc nhiều hạch nách dương
tính; hoặc di căn > 3 hạch nách kèm theo di căn hạch
vú trong phát hiện bằng sinh thiết hạch cửa song không
biểu hiện rõ về lâm sàng.
pN3c: Di căn tới một hay nhiều hạch thượng đòn cùng bên
M (Di căn xa)
Mx: Không xác định được di căn xa ở thời điểm chẩn đoán.
M0: Không di căn xa.
M1: Di căn xa.
Giai đoạn:
Giai đoạn 0:
Tis N0 M0.
Giai đoạn I: T1 N0
M0 (bao gồm cả
T1mic).
Giai đoạn
IIA:
T0,1 N1
M0; T2 N0 M0 (bao
gồm cả T1mic)
Giai đoạn
IIB:
T2 N1
M0; T3 N0 M0 (bao
gồm cả T1mic)
12
Giai đoạn
IIIA:
T0,1,2 N2
M0; T3 N1,2 M0 (bao
gồm cả T1mic)
Giai đoạn
IIIB:
T4 N0,1,2 M0
Giai đoạn
IIIC:
mọi T N3 M0
Giai đoạn
IV:
mọi T mọi N M1
1.3. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN VÚ
1.3.1. Nguyên tắc điều trị
Điều trị UTV phụ thuộc giai đoạn bệnh lúc chẩn đoán, đặc điểm bệnh học
khối u (thể mô bệnh học, độ mô học, tình trạng thụ thể nội tiết, HER2, chỉ số tăng
sinh khối u, các đột biến gen, các yếu tố nguy cơ về gen...), tốc độ phát triển trên
lâm sàng của bệnh, sự ưa thích của bệnh nhân và các bệnh kèm theo.
Đối với hầu hết các trường hợp, điều trị cần phối hợp đa phương pháp, bao
gồm phẫu thuật, xạ trị, và điều trị hệ thống. Việc sử dụng phương pháp, thuốc với
thời điểm và liều lượng cần được cá thể hóa theo từng người bệnh. Các phương
pháp được lựa chọn sao cho kết quả điều trị cao nhất mà độc tính, tác dụng không
mong muốn cấp và mãn thấp nhất, đảm bảo chất lượng sống tốt nhất. Đồng thời,
cần quan tâm đến các vấn đề khác: thẩm mỹ, tâm lý, khả năng quay lại công việc,
đời sống tình dục, sinh đẻ ( Bộ Y Tế, 2020).
1.3.2. Các phương pháp điều trị UTV theo giai đoạn:
a. Điều trị ung thư vú giai đoạn 0 (ung thư biểu mô thể ống tại chỗ).
- Phẫu thuật cắt rộng u (bảo tồn) nếu bệnh nhân không có chống chỉ định.
Sau mổ cần chụp lại X-quang tuyến vú và đặt bệnh phẩm lên máy chụp X-quang
kiểm tra cũng như phân tích mô bệnh học để đảm bảo lấy bỏ hoàn toàn tổn thương
cũng như bờ diện cắt với khoảng cách âm tính an toàn (tối thiểu 2mm đối với
UTBM thể ống tại chỗ). Có thể phải mổ cắt lại nếu chưa đạt yêu cầu.
13
- Nếu bệnh nhân có chống chỉ định bảo tồn, hoặc khối u lan rộng (từ hai
góc một phần tư trở lên), việc cắt rộng u không đảm bảo diện cắt âm tính, hoặc
bệnh nhân không muốn bảo tồn, nên phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú. Có thể phẫu
thuật tái tạo tuyến vú ngay hoặc trì hoãn nếu bệnh nhân có nhu cầu tái tạo.
- Đối với hạch nách, nếu bệnh nhân chỉ có tổn thƣơng nội ống đơn thuần
thì không cần thiết phải vét hạch nách. Tuy nhiên, có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân có
ung thư xâm nhập. Do vậy, có thể cần sinh thiết hạch cửa đối với một số trường
hợp nghi ngờ có ung thư xâm nhập. Khi có ung thư xâm nhập hoặc hạch dương
tính, cần điều trị theo giai đoạn tương ứng.
- Xạ trị toàn bộ vú sau mổ (có hoặc không tăng cƣờng liều vào diện u) các
trường hợp có nguy cơ tái phát cao (khối u sờ thấy trên lâm sàng, kích thước lớn,
độ ác tính cao, diện cắt sát hoặc còn tế bào u, tuổi <50) nhằm giảm nguy cơ tái
phát. Có thể xạ trị một phần tuyến vú với các trường hợp có nguy cơ thấp hơn
(bệnh phát hiện qua sàng lọc, độ ác tính thấp hoặc trung bình, khối u ≤ 2,5cm và
bờ diện cắt >3mm). Các trường hợp nguy cơ rất thấp, có thể bỏ qua xạ trị.
- Đối với bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt rộng u và xạ trị, điều trị nội tiết bổ trợ
giảm được nguy cơ tái phát vú cùng bên ở các trường hợp ER dương tính.
Tamoxifen được sử dụng đối với phụ nữ chưa mãn kinh và mãn kinh, thuốc ức
chế aromatase (aromatase inhibitor- AI) chỉ sử dụng đối với phụ nữ đã mãn kinh
(đặc biệt dưới 60 tuổi và lo ngại tắc mạch huyết khối), thời gian là 5 năm. Với
bệnh nhân có ER âm tính, người ta chưa rõ lợi ích của điều trị nội tiết (Bộ Y Tế,
2020).
b. Điều trị ung thư vú giai đoạn I, II và T3N1M0
- Phẫu thuật bảo tồn (cắt rộng u và vét hạch nách) nếu không có chống chỉ
định và bệnh nhân có nhu cầu. Cần kiểm tra diện cắt khi phẫu thuật bảo tồn. Nếu
diện cắt dương tính, cần cắt lại. Đặt clip giường u để lập kế hoạch xạ trị chính xác.
Chống chỉ định tuyệt đối phẫu thuật bảo tồn trong các trường hợp UTV đa ổ,
UTV trong 6 tháng đầu thời kỳ mang thai, có hình ảnh vi canxi hóa lan tỏa trên
14
phim chụp x-quang vú, đã được xạ trị vào ngực/diện vú trước đó hoặc diện cắt
dương tính dai dẳng mặc dù đã cắt lại. Chống chỉ định tương đối phẫu thuật bảo
tồn ở các trường hợp u lớn (so với kích thước vú), bệnh nhân có tiền sử bệnh hệ
thống, u nằm dưới núm vú.
- Phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú và vét hạch nách (cắt tuyến vú triệt căn biến
đổi), một số trường hợp có thể cắt tuyến vú tiết kiệm da (skin-sparing
mastectomy), cắt tuyến vú có bảo tồn núm vú (nipple sparing mastectomy) nếu
không có chống chỉ định.
- Vét hạch nách là thủ thuật thường quy. Đối với các trường hợp không thấy
di căn hạch nách trên lâm sàng, chỉ cần vét chặng I và II. Những trường hợp khi
vét thấy di căn hạch ở chặng I và II nên vét tiếp ở chặng III.
- Các trường hợp N0 trên lâm sàng có thể sinh thiết hạch cửa (hạch gác).
Nếu trên lâm sàng nghi ngờ hạch dương tính cần chọc hút kim nhỏ hoặc sinh thiết
kim, nếu hạch âm tính mới sinh thiết hạch cửa. Hạch cửa có thể được phát hiện
bằng phương pháp nhuộm màu (bằng xanh methylene hoặc isosulfan) hoặc đồng
vị phóng xạ 99mTc hoặc kết hợp cả nhuộm màu và đồng vị phóng xạ. Khi tìm
được hạch cửa, tiến hành sinh thiết hạch này. Nếu hạch âm tính khi sinh thết tức
thì, có thể không cần vét hạch nách. Nếu hạch cửa dương tính sẽ vét hạch nách
thường quy.
- Đối với các trường hợp được phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú có thể xem xét
phẫu thuật tái tạo tuyến vú nếu bệnh nhân có nhu cầu và về mặt ung thư học không
có chống chỉ định. Có thể sử dụng các chất liệu ngoại lai hoặc các vạt da cơ tự
thân hoặc kết hợp cả hai. Tái tạo tuyến vú có thể tiến hành ngay trong khi cắt
tuyến vú hoặc vào thời điểm nào đó sau khi hoàn thành điều trị. Người ta có thể
đặt túi giãn mô trước, sau đó mới đặt mô vú nhân tạo. Các trường hợp đủ điều
kiện có thể cắt tuyến vú tiết kiệm da, tạo hình ngay hoặc cấy túi giãn mô tạm trước
xạ trị. Một số trường hợp phẫu thuật bảo tồn, mô vú bị khuyết, có thể lấp chỗ
khuyết bằng vạt da (có mô mỡ dày và mạch nuôi).
15
- Ngoài ra, người ta cũng cần phẫu thuật sửa vú đối bên để cho cân đối với
bên vú bị bệnh được phẫu thuật. Các trường hợp đã được tạo hình bằng vạt tự thân
có thể cần phẫu thuật sửa lại tại vú được tạo hình và tại nơi lấy vạt da cơ.
- Phẫu thuật tái tạo vú tức thì, tái tạo quầng vú và núm vú hoặc xăm quầng
vú cũng được tiến hành để đạt sự hoàn mỹ (Bộ Y Tế, 2020).
c. Điều trị tân bổ trợ
- Với các trường hợp bệnh có thể mổ đƣợc khi mới chẩn đoán, đủ tiêu
chuẩn bảo tồn vú và bệnh nhân có nhu cầu bảo tồn ngoại trừ vấn đề u lớn cần điều
trị toàn thân trước mổ với các phác đồ hóa trị nhƣ điều trị bổ trợ. Nếu có thể, nên
đánh dấu (bằng clip) ranh giới u trước khi điều trị dưới hướng dẫn của chụp X-
quang tuyến vú hoặc siêu âm tuyến vú.
- Nếu khối u đáp ứng với hoá trị, xem xét điều trị bảo tồn khi đủ tiêu chuẩn.
Việc sinh thiết hạch cửa cũng đƣợc đặt ra khi hạch âm tính cả trước và sau điều
trị tân bổ trợ (cN0 và ycN0). Các trường hợp ban đầu hạch dương tính (≥cN1)
nhưng chuyển sang âm tính sau điều trị tân bổ trợ (ycN0), chỉ sinh thiết hạch cửa
ở một số trường hợp rất chọn lọc.
- Nếu sau hoá trị, khối u không đáp ứng hoặc bệnh tiến triển, cần phẫu thuật
cắt bỏ tuyến vú, vét hạch nách.
- Bệnh nhân có HER2 dương tính, nên kết hợp hóa trị với trastuzumab trước
mổ. Nếu có điều kiện cân nhắc kết hợp trastuzumab và pertuzumab với các trường
hợp khối u >2cm hoặc hạch dương tính. Không dùng đồng thời thuốc kháng
HER2 với anthracyclin. Sau mổ, tiếp tục sử dụng kháng HER2 bổ trợ (như
trình bày trong mục hóa trị bổ trợ).
- Điều trị nội tiết tân bổ trợ đơn thuần hoặc kết hợp điều trị đích chỉ dành
cho một số ít trường hợp không thể hóa trị, thể lòng ống nguy cơ thấp.
- Bệnh nhân có thai không được sử dụng hóa trị trong quý đầu (3 tháng đầu)
nếu giữ thai, chỉ hóa trị từ quý thứ hai trở đi với các thuốc ít gây hại thai nhi như
16
doxorubicin, cyclophosphamide, 5 fluorouracil, taxane... Các thuốc kháng HER2
và điều trị nội tiết chống chỉ định trong suốt thời kỳ mang thai (Bộ Y Tế, 2020).
d. Điều trị đích trong ung thư vú
Nhờ có các tiến bộ trong nghiên cứu phân tử về biến đổi ác tính và phát
triển của các tế bào ung thư đã mở ra một phương pháp mới đó là điều trị đích
với các thuốc nhằm tác động trực tiếp vào các thay đổi này. Đối với UTV,
ứng dụng điều trị đích đầu tiên với các thuốc kháng thể đơn dòng trastuzumab
kháng Her 2 neu ở những bệnh nhân có bộc lộ quá mức Her 2 neu, thuốc
kháng sinh mạch được sử dụng nhưng kém phổ biến hơn đó là bevacizumab.
Ngoài ra còn một số thuốc điều trị đích mới tác động đến con đường dẫn
truyền tín hiệu tế bào, tác động đến các thụ thể đích không phải tyrosine
kinase, tác động đến cơ chế sửa chữa AND, chết theo chương trình…
Sau khi phẫu thuật, điều trị bổ trợ toàn thân cần được xem xét. Quyết định
điều trị dựa trên cân nhắc giữa lợi ích giảm được nguy cơ tái phát, di căn với nguy
cơ về độc tính của từng phương pháp điều trị. Hội nghị đồng thuận St. Gallen
2015 đã đề xuất chỉ định điều trị bổ trợ hệ thống theo các thể bệnh học một cách
khái quát. Bên cạnh thể bệnh học, việc cân nhắc điều trị cần dựa vào giai
đoạn u, hạch sau mổ cùng các yếu tố nguy cơ, thể trạng chung, bệnh kèm theo
và sự lựa chọn của bệnh nhân (Bộ Y Tế, 2020).
1.4. GIỚI THIỆU VỀ NĂNG LỰC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN
THỐNG NHẤT
1.4.1. Lịch sử hình thành
- Khoa Ung Bướu chính thức được thành lập theo quyết định số 2258/QĐ-
BVTN ngày 30/12/2011 của Bệnh viện Thống Nhất và có hiệu lực từ ngày
01/01/2012.
- Khi thành lập khoa Ung bướu, số giường bệnh là 40 giường. Nhân sự gồm
25 viên chức với 07 bác sĩ, 17 điều dưỡng, 01 hộ lý trong có 14 nhân viên biên
17
chế và 11 nhân viên hợp đồng. Hiện tại khoa có 65 giường bệnh nội trú, 02 phòng
điều trị trong ngày.
1.4.2. Thế mạnh và định hướng phát triển
- Chẩn đoán và làm các thủ thuật chẩn đoán cho tất cả các bệnh ung thư
phổi, gan, đại trực tràng với sinh thiết xuyên thành ngực, sinh thiết lõi gan, sinh
thiết lõi các u vú . . .
- Điều trị hầu hết các bệnh ung thư thường gặp: Ung thư phổi, ung thư
đường tiêu hoá như dạ dày, thực quản, đại trực tràng, ung thư gan tuỵ , ung thư
vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đầu mặt cổ, … các bệnh máu ác tính như
lymphôm không Hodgkin, . . . theo phát đồ cập nhật mới nhất của thế giới và Bộ
y tế cho bệnh nhân điều trị nội trú và bệnh nhân điều trị trong ngày.
- Thực hiện hóa trị liệu trong ngày một cách thường quy và số lượng bệnh
nhân đến điều trị trong ngày ngày càng tăng.
- Luôn cập nhật kiến thức mới, kỹ thuật mới, ứng dụng thành tựu khoa học
của thế giới trong chăm sóc và điều trị bệnh nhân ung thư.
- Tích cực đào tạo liên tục cho các nhân viên của khoa.
- Đào tạo và hướng dẫn nhân viên mới làm tốt công việc của khoa, của đơn
vị.
- Tham gia hướng dẫn sinh viên y khoa thực tập tại khoa.
- Liên tục thực hiện nghiên cứu khoa học tại khoa.
- Thường xuyên hợp tác Quốc tế trong việc tham gia nghiên cứu khoa học.
- Định hướng phát triển phấn đấu trở thành trung tâm ung bướu hàng đầu
trong lĩnh vực chuyên môn điều trị ung thư (hoá trị ung thư, chăm sóc giảm nhẹ .
. .)
1.5. TRASTUZUMAB TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÍCH UNG THƯ VÚ
1.5.1. Vai trò của trastuzumab trong điều trị đích ung thư vú
- Trastuzumab là chất ức chế HER2 đầu tiên được FDA Hoa Kỳ phê duyệt
vào năm 1998 để điều trị HER2 dương tính ở bệnh nhân ung thư vú. Pertuzumab
18
đã được phê duyệt vào năm 2012. Chúng gắn với các bộ phận khác nhau của
HER2. Protein HER2 đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của tế bào
ung thư. Trastuzumab là một loại kháng thể đặc biệt, tấn công vào tế bào ung thư
có HER2 dương tính. Khi bám vào protein HER2, trastuzumab có thể làm chậm
hoặc làm ngưng sự phát triển của các tế bào ung thư này (Schott, A. 2015), (Phùng
Thị Huyền, 2016).
- Vai trò của trastuzumab trong điều trị bổ trợ ung thư vú có Her 2 neu
dương tính. Trastuzumab được chỉ định trong điều trị bổ trợ cho các bệnh nhân
UTV có Her 2 neu dương tính, trastuzumab có thể phối hợp với phác đồ có
anthracyclin hoặc không anthracyclin. Phối hợp trastuzumab với một số
thuốc điều trị đích khác đã có trong một số thử nghiệm lâm sàng nhưng cho
đến hiện tại chưa có thuốc điều trị đích nào khác phối hợp với trastuzumab đem
lại kết quả vượt trội so với trastuzumab đơn thuần. Pertuzumab được NCCN
khuyến cáo trong phác đồ điều trị bổ trợ kết hợp với hóa chất + trastuzumab (4-
6 đợt) mặc dù cho đến nay chưa có kết quả thử nghiệm lâm sàng khẳng định
vai trò của pertuzumab trong điều trị bổ trợ được báo cáo (Schott, A. 2015),
(Phùng Thị Huyền, 2016).
- Vai trò của trastuzumab trong điều trị ung thư vú di căn có Her 2 neu
dương tính Bệnh nhân UTV di căn có Her 2 neu dương tính khuyến cáo dùng liệu
pháp hướng Her 2 neu như một phần của điều trị, phần lớn là kết hợp với
hóa trị. Tuy nhiên những bệnh nhân có TTNT dương tính có thể kết hợp
với điều trị nội tiết, đặc biệt nếu bệnh tiến triển chậm hoặc không có triệu chứng,
hoặc không có di căn tạng (Schott, A. 2015), (Phùng Thị Huyền, 2016).
1.5.2. Ảnh hưởng của trastuzumab đối với cơ thể và chức năng cơ tim
- Trong thử nghiệm đăng ký quan trọng của trastuzumab trong ung thư vú
di căn, có một tỷ lệ mắc CHF cao bất ngờ. Điều này thể hiện rõ nhất khi
trastuzumab được dùng đồng thời với doxorubicin. Mối quan tâm về sự an toàn
của tim đã ảnh hưởng đến việc thiết kế các thử nghiệm đánh giá trastuzumab trong
19
ung thư vú giai đoạn đầu. Trong bốn trong số năm nghiên cứu, trastuzumab theo
sau việc sử dụng anthracyclin và theo dõi chức năng tim trong tương lai được đưa
vào tất cả các thử nghiệm. Tỷ lệ suy tim giảm đã được thấy trong các thử nghiệm
bổ trợ (sau phẫu thuật) này, so với kinh nghiệm trong bối cảnh di căn (Seidman,
A., 2002), (Nguyễn Bá Đức, 2013) (Phùng Thị Huyền, 2016).
- Andrew Seidman (2002) trong nghiên cứu của mình cho thấy: Bệnh nhân
được điều trị bằng trastuzumab có nguy cơ bị suy chức năng tim cao hơn những
bệnh nhân không được điều trị bằng thuốc này. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở những
bệnh nhân dùng đồng thời trastuzumab và anthracyclin cộng với
cyclophosphamide (27%). Nguy cơ thấp hơn đáng kể ở những bệnh nhân dùng
paclitaxel và trastuzumab (13%) hoặc trastuzumab đơn thuần (3% đến 7%); tuy
nhiên, hầu hết những bệnh nhân này đã được điều trị bằng anthracyclin trước đó.
Suy chức năng tim được ghi nhận ở 8% bệnh nhân dùng anthracyclin cộng với
cyclophosphamide và 1% chỉ dùng paclitaxel. Hầu hết bệnh nhân điều trị bằng
trastuzumab phát triển CD đều có triệu chứng (75%), và hầu hết được cải thiện
khi điều trị tiêu chuẩn cho suy tim sung huyết (79%) (Seidman, A., 2002).
- Trong một nghiên cứu của Somaira Nowsheen (2018): Bảy phụ nữ (35%)
có phân suất tống máu (LVEF) thấp tại thời điểm trước điều trị đã giảm ≥10%
phân suất tống máu, trong khi 179 (43,9%) những người có LVEF bình thường
trước khi bắt đầu trastuzumab giảm giảm ≥10% LVEF (P = NS). Suy tim có triệu
chứng phát triển thường xuyên hơn ở những bệnh nhân có LVEF ban đầu giảm so
với bình thường (25% so với 4,2%, P <0,05). Sau khi điều chỉnh theo tuổi của
bệnh nhân và giai đoạn bệnh ung thư vú, tỷ lệ sống trên 5 năm kể từ thời điểm
chẩn đoán được phát hiện là thấp hơn ở những bệnh nhân có LVEF ban đầu giảm
so với những bệnh nhân có LVEF ban đầu bình thường (P <0,001); Tỷ lệ điều
chỉnh của bệnh nhân sống sót sau 5 năm đối với những người có LVEF thấp lúc
ban đầu là 79% và những người có LVEF bình thường là 93% (Nowsheen, S.,
2018).
20
- Một số yếu tố chẳng hạn như được trị liệu với anthracyclin trước đây, sử
dụng thuốc điều trị tăng huyết áp, từng xạ trị ngực trái, phân suất tống máu thất
trái (LVEF) thấp và tuổi bệnh nhân lớn được biết là làm tăng nguy cơ ngộ độc tim
do trastuzumab (Phùng Thị Huyền, 2016).
1.5.3. Các phương pháp đánh giá chức năng thất trái
- Hiện tại có nhiều kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn được sử
dụng để đánh giá phân số tống máu thất trái và vận động vùng cơ tim như siêu âm
tim (lúc nghỉ và gắng sức), chụp cắt lớp vi tính, chụp xạ hình cơ tim, chụp buồng
thất trái bằng phóng xạ, chụp cộng hưởng từ tim (Đỗ Phương Anh, 2014).
- Trong đó, siêu âm tim được chọn là phương pháp thường quy để đánh giá
chức năng thất trái. Siêu âm tim ngoài vai trò cung cấp những thông tin về hình
thể của tim như kích thước các buồng tim, chiều dày thành thất, tình trạng của các
van tim..., còn cho chúng ta biết những thông tin về chức năng của tim, như chức
năng nhĩ trái, nhĩ phải, thất trái, thất phải (Đỗ Phương Anh, 2014).
- Siêu âm tim là nền tảng trong việc đánh giá hình ảnh tim của bệnh nhân
để chuẩn bị, trong và sau khi điều trị ung thư, vì tính khả dụng rộng rãi, tính lặp
lại dễ dàng, tính linh hoạt, ít tiếp xúc với bức xạ và an toàn ở bệnh nhân đồng thời
bị thận dịch bệnh. Ngoài việc đánh giá LV và thất phải (RV) kích thước, chức
năng tâm thu và tâm trương khi nghỉ và trong khi căng thẳng, siêu âm tim cũng
cho phép đánh giá toàn diện van tim, động mạch chủ và màng ngoài tim (Đỗ
Phương Anh, 2014).
- Thông số được sử dụng phổ biến nhất để giám sát chức năng thất trái với
siêu âm tim là LVEF. Tính toán chính xác của LVEF nên được thực hiện bằng
phương pháp tốt nhất hiện có trong một phòng thí nghiệm siêu âm tim. Sự nhất
quán đối với phương pháp được sử dụng để xác định LVEF nên được duy trì bất
cứ khi nào có thể trong điều trị và theo dõi sau điều trị. Quan trọng là kỹ thuật số
hình ảnh thu được để tính LVEF trên siêu âm tim theo dõi nên được so sánh trực
21
quan với những cái trước để giảm thiểu sự biến đổi của người đọc (Đỗ Phương
Anh, 2014).
- Trong hầu hết các thử nghiệm, sự suy giảm LVEF không có triệu chứng
đáng kể được xác định là sự giảm LVEF tuyệt đối ≥ 10% xuống dưới giới hạn
dưới của mức bình thường hoặc ≥ 16% so với giá trị ban đầu.
- Trong đánh giá chức năng tâm trương thất trái, cần thực hiện phân độ chức
năng tâm trương và cung cấp áp suất làm đầy thất trái ước tính (bằng cách sử dụng
tỷ lệ E/e’) theo các khuyến nghị chung của ASE và EAE về chức năng tâm trương
thất trái. Mặc dù vậy, việc sử dụng tỷ lệ E / e’ vẫn còn là vấn đề tranh cãi trong
ung thư học, vì sự dao động vận tốc E và e’ ở những bệnh nhân này có thể là hậu
quả của việc thay đổi tình trạng dòng chảy do tác dụng phụ liên quan đến hóa trị
liệu (buồn nôn, nôn và tiêu chảy) so với kết quả của sự thay đổi thực sự trong hoạt
động của LV tâm trương.
22
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các hồ sơ bệnh án của BN ung thư tuyến vú đã
được điều trị với ít nhất một liệu trình trastuzumab.
- Có Her2 dương tính trong thời gian nghiên cứu tại bệnh viện Thống Nhất.
- Các hồ sơ bệnh nhân đã được ít nhất 1 lần siêu âm tim trước khi điều trị
bằng trastuzumab và có LVEF>53.
- Hồ sơ BN có dùng thuốc khác phối hợp với trastuzumab theo hướng dẫn
của Bộ Y Tế, tuy nhiên để đảm bảo khảo sát được chính xác chỉ lựa chọn hồ sơ
bệnh án dùng trastuzumab đơn trị liệu.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Hồ sơ bệnh án có ghi nhận các loại ung thư khác.
+ Bệnh nhân không có đầy đủ hồ sơ bệnh án.
+ Hồ sơ BN đang sử dụng thuốc đã được chứng minh có ảnh hưởng chức
năng cơ tim (anthracyclin).
+ Hồ sơ UTV của BN ở giai đoạn muộn, tái phát di căn.
+ Hồ sơ UTV ở phụ nữ có thai.
+ Hồ sơ của BN đang được xạ trị.
+ Hồ sơ của BN có tiền sử tim mạch đáng kể như nhồi máu cơ tim gần đây,
CHF, đau thắt ngực, loạn nhịp tim đáng kể hoặc bệnh hệ thống dẫn truyền, tăng
huyết áp không kiểm soát được, phì đại LV, hoặc bệnh van tim đáng kể.
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Lấy số liệu nghiên cứu được thực hiện từ 01/2020 đến 01/2021 tại bệnh
viện Thống Nhất, địa chỉ: 1 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Tân Bình, Thành phố Hồ
Chí Minh.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu hồi cứu: lựa chọn hồ sơ bệnh án đủ tiêu chí lựa chọn, không
vi phạm tiêu chuẩn loại trừ, đối chiếu với kết quả siêu âm tim của bệnh nhân trước
và khi điều trị trastuzumab để đánh giá thay đổi chức năng tim. Phân tích một số
yếu tố liên quan.
2.2.2. Cỡ mẫu, chọn mẫu nghiên cứu
- Áp dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ. Tất cả các hồ sơ bệnh án của
BN đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn và không vi phạm tiêu chuẩn loại trừ được đưa
vào nghiên cứu. Thực tế có 48 bệnh án đủ chỉ tiêu nghiên cứu.
2.3. NỘI DUNG VÀ CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU
2.3.1. Mục tiêu 1: mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh
nhân ung thư tuyến vú được điều trị bằng trastuzumab
a. Đặc điểm lâm sàng ung thư tuyến vú
- Tuổi: Tính theo năm, được phân chia thành các nhóm:
+ <45 tuổi
+ 45-70 tuổi
+ >70 tuổi
+ Tính tỷ lệ bệnh nhân theo nhóm tuổi.
+ Tính tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu.
- Giới tính: xác định tỷ lệ bệnh nhân theo giới tính.
- Tình trạng mãn kinh khi phát hiện bệnh: đã mãn kinh, chưa mãn kinh.
Tính tỷ lệ bệnh nhân theo đặc điểm kinh nguyệt.
- Tiền sử gia đình có người ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng: Có,
không. Tính tỷ lệ bệnh nhân theo đặc điểm tiền sử.
- Triệu chứng: đau: có hay không. Tính tỷ lệ bệnh nhân theo đặc điểm triệu
chứng đau.
- Đặc điểm khối u:
+ Vị trí khối u.
24
+ Kích thước khối u.
+ Chảy dịch núm vú.
+ Tính lỷ lệ phần trăm theo các đặc điểm.
- Đánh giá các yếu tố nguy cơ:
+ Tăng huyết áp.
+ Tiểu đường.
+ Rối loạn lipid máu.
+ BMI.
+ Tính tỉ lệ phần trăm theo các yếu tố.
- Phương pháp điều trị đã áp dụng:
+ Xạ trị.
+ Hóa trị.
+ Tính tỷ lệ bệnh nhân theo phương pháp điều trị.
b. Đặc điểm cận lâm sàng ung thư tuyến vú:
- Siêu âm:
Đặc điểm ung thư vú trên siêu âm được đánh giá ở các khía cạnh: Dạng tổn
thương, ranh giới, độ hồi âm, cấu trúc và tính xâm lấn. Tính tỷ lệ bệnh nhân theo
các đặc điểm tương ứng.
- Kết luận chẩn đoán theo tế bào học: Ung thư, không phải ung thư. Tính tỷ
lệ.
- Đặc điểm độ mô học:
Bao gồm độ 1, độ 2, độ 3 và các trường hợp không được xếp loại. Tính tỷ
lệ bệnh nhân theo các độ mô học.
- Đặc điểm thể mô bệnh học:
Tính tỷ lệ bệnh nhân theo độ mô học, bao gồm các thể: thể tủy, thể nhầy,
thể thùy, thể ống xâm nhập, thể hỗn hợp.
- Đặc điểm về thụ thể nội tiết: Dương tính hoặc âm tính đối với 1 loại thụ
thể hoặc cả 2 thụ thể. Tính tỷ lệ bệnh nhân theo kết quả âm tính hoặc dương tính.
25
- Đặc điểm giai đoạn TNM:
Bao gồm các giai đoạn I, II, III, IV. Tính tỷ lệ bệnh nhân theo giai đoạn
bệnh.
2.3.2. Mục tiêu 2: khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng
thất trái ở bệnh nhân ung thư tuyến vú
a. Lâm sàng:
- Thay đổi mạch, huyết áp trước và sau điều trị.
- Tỷ lệ bệnh nhân suy tim, chẩn đoán theo Framingham.
b. Cận lâm sàng:
- Siêu âm:
+ Đánh giá sự thay đổi chức năng tâm thu thất trái:
. Thông qua phương pháp Simpson điều chỉnh dựa vào siêu âm 2D tính thể
tích cuối tâm thu, cuối tâm trương và EF thất trái.
. Tính tỷ lệ bệnh nhân theo từng mức độ giảm phân suất tống máu thất trái
(EF): giảm dưới 5%, giảm 5- 10%; giảm trên 10%.
- Tỷ lệ bệnh nhân phải ngừng điều trị do độc tính tim mạch trong quá trình
điều trị.
- Đánh giá mối liên hệ giữa chức năng thất trái sau điều trị đối với một số
yếu tố:
+ Độ tuổi.
+ Bệnh mắc kèm.
+ Giai đoạn bệnh.
+ Tình trạng mãn kinh.
+ Hóa trị trước đó có chứa anthracyclin.
+ Xạ trị trước ở bên trái của ngực
2.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin
26
- Tiến hành lựa chọn các hồ sơ bệnh án, đối chiếu các tiêu chuẩn lựa chọn,
tiêu chuẩn loại trừ. Sau đó khai thác các thông tin tương ứng phù hợp thông qua
thăm khám và khai thác hồ sơ bệnh án. Tiến hành siêu âm tim cho đối tượng
nghiên cứu, so sánh sự thay đổi chức năng tim trước và sau điều trị trastuzumab.
- Nhịp tim: được đo khi bệnh nhân nghỉ ngơi, không vận động. Đếm nhịp
tim trước mỗi chu kỳ điều trị hoặc khi bệnh nhân có dấu hiệu bất thường như hồi
hộp, đánh trống ngực, khó thở… Nhịp tim nhanh được ghi nhận khi bệnh nhân có
nhịp nhanh xoang trên 100 lần/phút, không ghi nhận các bất thường tim mạch
khác kèm theo, không sốt, đặc biệt bệnh nhân có nhịp tim bình thường ở các chu
kỳ điều trị trước.
- Huyết áp: bệnh nhân được đo theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng
huyết áp của Bộ y tế năm 2010:
+ Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5 – 10 phút trước khi đo huyết áp.
2. Không dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc, rượu bia) trước đó 2 giờ.
+ Tư thế đo chuẩn: người được đo huyết áp ngồi ghế tựa, cánh tay duỗi
thẳng trên bàn, nếp khuỷu ngang mức với tim. Ngoài ra, có thể đo ở các tư thế
nằm, đứng. Đối với người cao tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường, nên đo thêm
huyết áp tư thế đứng nhằm xác định có hạ huyết áp tư thế hay không.
+ Sử dụng huyết áp kế thủy ngân, huyết áp kế đồng hồ hoặc huyết áp kế
điện tử (loại đo ở cánh tay). Các thiết bị đo cần được kiểm chuẩn định kỳ. Bề dài
bao đo (nằm trong băng quấn) tối thiểu bằng 80% chu vi cánh tay, bề rộng tối
thiểu bằng 40% chu vi cánh tay. Quấn băng quấn đủ chặt, bờ dưới của bao đo ở
trên nếp lằn khuỷu 2cm. Đặt máy ở vị trí để đảm bảo máy hoặc mốc 0 của thang
đo ngang mức với tim.
- Độ mô học của khối u: được xác định dựa trên tiêu chuẩn của Scarff-
Blom-Richardson (Elston, E. W., 1993). Phân độ này dựa vào ba yếu tố: Sự hình
thành các ống nhỏ, mức đa hình thái nhân và hoạt động nhân chia. Mỗi yếu tố
27
được cho từ 1 đến 3 điểm. Độ mô học được xếp là tổng số điểm của ba yếu tố
cộng lại. Phân loại như sau:
Bảng 2. 1. Phân độ mô học theo Blom-Richardson (Elston, E. W., 1993).
Độ biệt hóa Điểm
Độ I: biệt hóa rõ 3-5
Độ II: biệt hóa vừa 6-7
Độ III: biệt hóa kém 8-9
- Giai đoạn bệnh: được xác định theo bảng nhóm giai đoạn như sau:
Bảng 2. 2. Nhóm giai đoạn ung thư vú (Bộ Y Tế, 2020).
Giai đoạn T N M
0 Tis N0 M0
IA T1 N0 M0
IB
T0
T1
N1mi
N1mi
M0
M0
IIA
T0
T1
T2
N1
N1
N0
M0
M0
M0
IIB
T2
T3
N1
N0
M0
M0
IIIA
T0
T1
T2
T3
T3
N2
N2
N2
N1
N2
M0
M0
M0
M0
M0
IIIB
T4
T4
T4
N0
N1
N2
M0
M0
M0
IIIC Bất kỳ T N3 M0
IV Bất kỳ T Bất kỳ N M1
28
2.4.2. Phương pháp đánh giá thông tin:
a. Đánh giá lâm sàng:
Đánh giá bệnh nhân có suy tim theo chẩn đoán Frammingham. Tiêu chuẩn
chẩn đoán suy tim theo Frammingham:
- Tiêu chuẩn chính:
+ Cơn khó thở kịch phát về đêm hoặc khó thở phải ngồi.
+ Tĩnh mạch cổ nổi.
+ Ran ở phổi.
+ Giãn các buồng tim.
+ Phù phổi cấp.
+ Tiếng T3.
+ Áp lực tĩnh mạch hệ thống > 16cmH2O.
+ Thời gian tuần hoàn > 25 giây.
+ Phản hồi gan – tĩnh mạch cổ dương tính.
- Tiêu chuẩn phụ:
+ Phù cổ chân.
+ Ho về đêm.
+ Khó thở khi gắng sức.
+ Gan to.
+ Tràn dịch màng phổi.
+ Dung tích sống giảm 1/3 so với chỉ số tối đa.
+ Nhịp tim nhanh (> 120 chu kì/phút).
- Tiêu chuẩn chính hoặc phụ: Giảm 4,5 kg/ 5 ngày điều trị suy tim.
- Chẩn đoán xác định suy tim: 2 tiêu chuẩn chính hoặc 1 tiêu chuẩn chính
kèm 2 tiêu chuẩn phụ.
b. Phương pháp siêu âm- doppler tim:
- Địa điểm: Phòng thăm dò siêu âm tim, khoa C9 - Bệnh viện Thống Nhất.
29
- Phương tiện: sử dụng máy siêu âm Doppler mầu Phillips ie33 đặt tại khoa
C9 - Bệnh viện Thống Nhất. Máy siêu âm - Doppler này có đầy đủ các chức năng
thăm dò siêu âm TM, 2D, Doppler xung, Doppler liên tục, siêu âm Doppler mầu,
siêu âm Doppler mô cơ tim.
- Thực hiện:
+ Bệnh nhân được giải thích về mục đích của siêu âm tim.
+ Tư thế bệnh nhân: nghiêng trái 90° so với mặt giường khi thăm dò các
mặt cắt cạnh ức trái, nghiêng trái 30°-40° khi thăm dò các mặt cắt ở mỏm tim. Hai
tay để cao lên phía đầu để làm rộng thêm các khoang liên sườn. Các điện cực điện
tâm đồ từ bệnh nhân được nối với máy siêu âm để ghi đồng thời điện tâm đồ trên
màn hình máy siêu âm.
+ Vị trí đầu dò: cạnh ức trái, mỏm tim, dưới mũi ức để thăm dò các mặtcắt
cơ bản (cạnh ức trục dài, cạnh ức trục ngắn, bốn buồng ở mỏm, hai buồng ở mỏm,
năm buồng từ mỏm).
- Các thông số siêu âm tim được đo đạc và tính toán:
+ Các thông số siêu âm tim được đo đạc và tính toán theo đúng hướng
dẫn của Hội siêu âm Hoa Kỳ.
+ Thăm dò siêu âm 2D:
+ Thông qua các mặt cắt trục dài cạnh ức trái và trục ngắn, mặt cắt 4
buồng tim và mặt cắt 2 buồng tim từ vị trí mỏm tim theo khuyến cáo của Hội siêu
âm tim Hoa kỳ.
+ Quan sát hình thái, cấu trúc của các buồng tim, các van tim.
Đo vận tốc sóng E, A qua van hai lá, DT (thời gian dốc giảm tốc sóng
A), IVRT (thời gian giãn đồng thể tích).
+ Đo thể tích thất trái cuối tâm thu (Vs) và cuối tâm trương (Vd), phân
số tống máu EF (theo phương pháp Simpson) trên mặt cắt 2 buồng tim và 4 buồng
tim.
- Cách tiến hành đo thể tích thất trái trên siêu âm 2D:
30
+ Chọn hình ảnh tim tương ứng với thời điểm cuối tâm trương (tương
ứng với sóng Q trên điện tâm đồ) để đo thể tích cuối tâm trương, chọn hình
ảnh tim tương ứng với với thời điểm cuối tâm thu (tương ứng với thời điểm kết
thúc sóng T trên ĐTĐ) để đo thể tích cuối tâm thu.
+ Đo kích thước trục dài của buồng thất trái, vẽ đường viền nội mạc thất
trái, máy tự động tính và cho ra kết quả thể tích thất trái theo phương pháp
Simpson.
- Trên siêu âm Doppler:
+ Các thông số CNTTr trên siêu âm tim Doppler: E, A, tỷ số E/A, TRV:
vận tốc tối đa dòng hở ba lá.
+ Trên siêu âm tim Doppler mô cơ tim (cửa sổ ở vách vòng van hai lá):
E’, A’, tỷ lệ áp lực dòng đổ đầy thất trái E/E’.
c. Đánh giá phân suất tống máu:
- LVEF trước điều trị nghĩa là LVEF được ghi lại trong siêu âm tim cuối
cùng trước khi dùng liều liệu pháp trastuzumab đầu tiên. Theo Đồng thuận của
Hiệp hội Siêu âm tim Hoa Kỳ (ASE), đánh giá LVEF như sau:
- LVEF ≥53% là được xác định là bình thường
- LVEF giảm ít nhất 10% xuống một giá trị <53% với liệu pháp phản ánh
liên quan đến hóa trị liệu rối loạn chức năng tim (CRTD).
- Tuy nhiên, như định nghĩa này không áp dụng cho những bệnh nhân có
LVEF giảm (<53%) lúc ban đầu, LVEF giảm ≥10% (với bất kỳ giá trị nào) được
coi là thay đổi đáng kể chức năng tim.
- Theo sự đồng thuận của ASE tuyên bố, khả năng hồi phục của rối loạn
chức năng tim được định nghĩa trong liên quan đến LVEF ban đầu:
+ Cải thiện trong vòng 5 phần trăm so với giá trị ban đầu được coi là
giảm chức năng tim có thể đảo ngược.
31
+ Cải thiện ≥10 điểm phần trăm từ giá trị sau điều trị nhưng còn > 5 điểm
phần trăm dưới mức ban đầu được coi là suy giảm chức năng tim có thể đảo ngược
một phần.
+ Cải thiện <10 điểm phần trăm từ giá trị sau điều trị nhưng còn > 5 điểm
phần trăm dưới mức ban đầu được coi là suy chức năng tim không thể đảo ngược.
d. Đánh giá bệnh nhân ngừng điều trị do độc tính:
Ngừng sớm của liệu pháp trastuzumab được định nghĩa là ngừng sử dụng
trastuzumab trước thời hạn dự định, tức là 1 năm trong trường hợp của bệnh giai
đoạn 1 đến 3. Ngừng sử dụng trastuzumab có thể phân loại thành:
- Ngừng vĩnh viễn.
- Chỉ trong một khoảng thời gian mà liệu pháp được tiếp tục và hoàn thành
theo kế hoạch (tạm ngừng).
2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Tất cả các biến liên tục được biểu thị dưới dạng giá trị trung bình ± SD và
các biến phân loại dưới dạng phần trăm.
- Phân tích một số mối liên hệ giữa các biến phân loại được thực hiện bằng
cách sử dụng phép phân tích Chi bình phương.
- Dữ liệu được phân tích bằng SPSS phiên bản 22 và được coi là có ý nghĩa
nếu p <0,05.
2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu này được sự đồng ý và chấp thuận của tất cả các đối tượng
tham gia nghiên cứu.
- Các thông tin cá nhân được đảm bảo bí mật và chỉ phục vụ cho đối tượng
nghiên cứu.
- Tất cả bệnh nhân trước khi tham gia nghiên cứu được giải thích rõ ràng
về các hoạt động cần thực hiện trong quá trình nghiên cứu.
32
2.7. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
Nhập dữ liệu vào SPSS 22.0 và xử lý dữ liệu
Dựa vào kết quả, phân tích bàn luận dựa vào hai
mục tiêu ban đầu đặt ra.
Thu thập thông tin khảo sát từ hồ sơ bệnh án
Nhập dữ liệu vào Excell 2019
Bệnh án của bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện Thống Nhất
TP.HCM từ 01/2020-01/2021
Dựa theo tiêu chuẩn lựa chọn, chọn những bệnh án UTV
có Her 2 dương tính và điều trị bằng trastuzumab
Dựa theo tiêu chuẩn loại trừ: Có loại ung thư khác, BN không có đầy đủ
hồ sơ bệnh án, BN đang sử dụng thuốc đã được chứng minh có ảnh hưởng
chức năng cơ tim (anthracyclin), UTV giai đoạn muộn, tái phát di căn, phụ
nữ có thai, BN đang được xạ trị và dùng các loại thuốc khác để diều trị
UTV, BN có tiền sử tim mạch
Cỡ mẫu = 48 bệnh án
Phần mềm quản lý bệnh viện Thống
Nhất
33
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN UNG THƯ
TUYẾN VÚ ĐIỀU TRỊ TRASTUZUMAB
Bảng 3. 1. Đặc điểm vể tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu
Tuổi Giới tính
X±SD Min - Max Nam Nữ
48,4 ± 3,4 28-75 0 48 (100%)
Nhận xét: Tất cả đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu này là nữ giới. Đối
tượng nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 48,4, với tuổi nhỏ nhất là 28, tuổi lớn
nhất là 75.
Biểu đồ 3. 1. Đặc điểm về tuổi đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: Nhóm tuổi 45-60 chiếm tỷ lệ lớn nhất với 47,92%. Nhóm tuổi <
45 chiếm tỷ lệ thấp nhất với 25%.
25
47.92
27.08
0
10
20
30
40
50
60
<45 45-60 >60
Tỷ
lệ
%
nhóm tuổi
34
Biểu đồ 3. 2. Đặc điểm về tình trạng kinh nguyệt khi phát hiện bệnh
Nhận xét: Trong số bệnh nhân nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân đã mãn kinh là
54,17% lơn hơn tỷ lệ bệnh nhân chưa mãn kinh (45,83%).
Biểu đồ 3. 3. Đặc điểm về tiền sử gia đình có người ung thư vú hoặc ung
thư buồng trứng
Nhận xét: Trong số bệnh nhân nghiên cứu, có 3 trường hợp (6,25%) bệnh
nhân có tiền sử gia đình mắc UTV. Còn lại các bệnh nhân không có tiền sử gia
đình ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng.
54.17
45.83
Đã mãn kinh Chưa mãn kinh
6.25
93.75
Có Không
35
Bảng 3. 2. Đặc điểm một số yếu tố nguy cơ tim mạch
Các yếu tố nguy cơ tim
mạch
Số lượng Tỷ lệ (%)
Đái tháo đường 4 8,33
Tăng huyết áp 13 27,08
Rối loạn lipid máu 10 20,83
BMI >25 4 8,33
Nhận xét: Trong số đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân có tăng huyết áp
lớn nhất, với 27,08%. Có 8,33% bệnh nhân mắc đái tháo đường kèm theo. Tỷ lệ
bệnh nhân có rối loạn lipid máu là 20,83%.
Biểu đồ 3. 4. Đặc điểm về triệu chứng cơ năng
Nhận xét:Trong số các lý do khiến bệnh nhân vào viện, tỷ lệ bệnh nhân tự
khám thấy khối u chiếm tỷ lệ cao nhất với 64,58%. Có 12,50% bệnh nhân có triệu
chứng đau, 10,42% bệnh nhân có chảy dịch núm vú. Các biến đổi khác ở vú chiếm
6,25%.
12.5
10.42
64.58
6.25
12.5
0
10
20
30
40
50
60
70
Đau tuyến vú Chảy dịch núm
vú
Tự khám thấy
khối u
Biến đổi khác ở
vú
Tình cờ phát
hiện
36
Bảng 3. 3. Triệu chứng thực thể
Triệu chứng thực thể Số lượng Tỷ lệ (%)
Vị trí khối u
Một phần tư trên trong 8 16,67
Một phần tư trên ngoài 28 58,33
Một phần tư dưới trong 1 2,08
Một phần tư dưới ngoài 6 12,50
Khác 5 10,42
Kích thước (cm)
X ± SD 2,78 ± 1,32
Min 1,33
Max 7,65
Nhận xét: Vị trí khối u tại một phần tư trên ngoài chiếm tỷ lệ lớn nhất với
58,33%. Vị trí khối u chiếm tỷ lệ thấp nhất là một phần tư dưới trong với 2,08%.
- Kích thước trung bình các khối u là 2,78 ± 1,32 (cm), với kích thước lớn
nhất ghi nhận là 7,65 cm.
Bảng 3. 4. Đặc điểm tổn thương trên siêu âm
Đặc điểm tổn thương trên siêu âm Số lượng Tỷ lệ (%)
Dạng tổn thương Khu trú 37 77,08
Lan tỏa 11 22,92
Ranh giới Rõ 16 33,33
Không rõ 32 66,67
Độ hồi âm Giảm âm 46 95,83
Đồng âm 2 4,17
Cấu trúc Đặc 45 93,75
Hỗn hợp 3 6,25
Xâm lấn Không 27 56,25
Có 21 43,75
Nhận xét: Dạng tổn thương chủ yếu phát hiện trên siêu âm là khu trú với
trên 77,08% với đặc điểm ranh giới không rõ (66,67%) là chủ yếu và có tính xâm
37
lấn chiếm 43,75%. Các tổn thương chủ yếu ở dạng giảm âm (95,83%) và có cấu
trúc đặc (93,75%).
Bảng 3. 5. Đặc điểm chẩn đoán bằng tế bào học
Kết quả tế bào học Số lượng Tỷ lệ (%)
Kết luận ung thư 44 91,67
Kết luận không phải ung thư 4 8,33
Nhận xét: Kết quả xét nghiệm tế bào học phù hợp với kết quả chẩn đoán
mô bệnh học chiếm 91,67% (44/48 bệnh nhân).
Bảng 3. 6. Đặc điểm độ mô học
Độ mô học Số lượng Tỷ lệ (%)
Độ 1 4 8,33
Độ 2 22 45,83
Độ 3 14 29,17
Không xếp loại 8 16,67
Tổng 48 100,00
Nhận xét: Độ mô học chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các đối tượng nghiên
cứu là độ 2 với 45,83%. Độ 1 chiếm tỷ lệ thấp nhất với 8,33%. Tỷ lệ bệnh nhân
không được xếp loại độ mô học là 16,67%.
Bảng 3. 7. Đặc điểm về thể mô bệnh học
Thể mô bệnh học Số lượng Tỷ lệ (%)
Thể ống xâm nhập 35 72,92
Thể thùy 6 12,50
Thể hỗn hợp ống/ thùy 4 8,33
Thể tủy 3 6,25
Thể nhầy 0 0,00
Tổng 48 100,00
Nhận xét: Trong các đối tượng nghiên cứu, thể mô bệnh học chiếm tỷ lệ
cao nhất là thể ống xâm nhập (79,92%), thể tủy và thể nhầy chiếm tỷ lệ thấp nhất
với 6,25% và 0%.
Bảng 3. 8. Đặc điểm về thụ thể nội tiết
Tình trạng thụ thể nội tiết Số lượng Tỷ lệ (%)
38
Dương tính 12 25,00
Âm tính 36 75,00
Tổng 48 100,00
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có thụ thể nội tiết âm tính (cả ER và PR đều âm
tính) cao, chiếm 75,00%. Có 8 bệnh nhân có ER, PR đều dương tính, 2 bệnh nhân
có ER dương tính, PR âm tính, 2 bệnh nhân có ER âm tính, PR dương tính.
Bảng 3. 9. Đặc điểm giai đoạn TNM
Giai đoạn Số lượng Tỷ lệ (%)
Giai đoạn I 12 25,00
Giai đoạn II 19 39,58
Giai đoạn III 12 25,00
Giai đoạn IV 5 10,42
Tổng 48 100,00
Nhận xét: Trong số các đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ đối tượng ung thư vú
giai đoạn II chiếm tỷ lệ cao nhất với 39,58%. Tỷ lệ bệnh nhân ung thư vú giai
đoạn VI chiếm tỷ lệ thấp nhất với 10,42%.
Bảng 3. 10. Đặc điểm về phương pháp điều trị trước đó
Điều trị trước đó Số lượng Tỷ lệ (%)
Xạ trị vùng ngực
Có 34 70,83
Không 14 29,17
Xạ trị bên ngực trái 23 47,92
Đã điều trị với anthracyclin
Có 35 72,92
Không 13 27,08
Nhận xét: Trong số bệnh nhân nghiên cứu, có 70,83% bệnh nhân từng được
xạ trị vùng ngực với 47,92% bệnh nhân có xạ trị bên ngực trái.
Tỷ lệ bệnh nhân có điều trị với anthracyclin trước đây là 72,92%. Còn lại
là bệnh nhân chưa từng điều trị với anthracyclin.
39
3.2. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TRASTUZUMAB VỚI CHỨC NĂNG
TIM
Bảng 3. 11. Các thay đổi trên lâm sàng
Đặc điểm lâm sàng Trước điều trị Sau điều trị p
Nhịp tim 71,49 ± 11,45 78,81 ± 12,14 < 0,05
Huyết áp trung bình 94,44 ± 10,25 94,84 ± 11,34 > 0,05
Nhận xét: Nhịp tim của bệnh nhân sau điều trị với trastuzumab tăng lên có
ý nghĩa thống kê so với trước điều trị. Huyết áp trung bình thay đổi không có ý
nghĩa giữa trước và sau điều trị.
Biểu đồ 3. 5. Tỷ lệ bệnh nhân suy tim chẩn đoán theo Frammingham
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có suy tim theo tiêu chuẩn chẩn đoán
Frammingham là 4,17% (2/48). Tỷ lệ bệnh nhân không có biểu hiện suy tim theo
tiêu chuẩn chẩn đoán Frammingham là 95,83%.
Bảng 3. 12. Đặc điểm thay đổi EF sau điều trị
Số lượng Tỷ lệ (%)
<5% 15 31,25
5-10 12 25,00
>10% LVEF>=53% 12 25,00
4.17
95.83
Có Không
40
LVEF<53% 9 18,75
Nhận xét: Theo mức độ thay đổi EF, tỷ lệ bệnh nhân có giảm EF > 10% sau
điều trị là 43,75% (21/48 bệnh nhân). Trong 21 bệnh nhân đó, có 9 bệnh nhân có
EF< 53%, chiếm 18,75% trong 48 bệnh nhân tham gia nghiên cứu.
Tỷ lệ bệnh nhân có EF giảm dưới 5% là 31,25%.
Bảng 3. 13. Tỷ lệ bệnh nhân ngừng điều trị với trastuzumab do độc tính
Tỷ lệ bệnh nhân ngừng điều trị Số lượng Tỷ lệ (%)
Ngừng hoàn toàn 3 6,25
Ngừng tạm thời 3 6,25
Tiếp tục liệu pháp 4 8,33
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân phải ngừng điều trị do độc tính tại tim trong quá
trình điều trị với trastuzumab là 12,5% với 6,25% (3/48) ngừng hoàn toàn và
6,25% bệnh nhân ngừng tạm thời.
Bảng 3. 14. So sánh tỷ lệ một số yếu tố nguy cơ theo mức độ giảm EF
EF giảm > 10% EF giảm ≤ 10%
Đái tháo đường 3 1
Tăng huyết áp 5 8
Rối loạn lipid máu 5 5
BMI >25 3 1
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường trong nhóm có EF giảm > 10
khác biệt không đáng kể so với nhóm có EF giảm ≤ 10%.
Tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp trong hai nhóm mức độ giảm EF khác biệt
không đáng kể.
Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn lipid máu và BMI >25 trong hai nhóm mức độ
giảm EF khác nhau không đáng kể.
Bảng 3. 15. Mối liên quan giữa tình trạng di căn với giai đoạn bệnh
EF giảm > 10% EF giảm ≤ 10%
Chưa di căn 18 25 p>0,05
Đã di căn 3 2
41
Nhận xét: Không có mối liên quan giữa tình trạng di căn đối với mức độ
giảm phân suất tống máu EF.
Bảng 3. 16. Mối liên quan với tuổi
Nhóm tuổi EF giảm > 10% EF giảm ≤ 10% p
< 45 6 28,57 5 29,41
p>0,05
45-70 8 38,10 8 47,06
>70 6 28,57 4 23,53
Nhận xét: Không có mối liên quan giữa tuổi và mức độ giảm phân suất tống
máu EF.
Bảng 3. 17. Mối liên quan với xạ trị ngực trái trước đó
Xạ trị ngực trái EF giảm > 10% EF giảm ≤ 10% p
Có 14 9 p<0,05
Không 2 9
Nhận xét:Có mối liên quan giữa việc từng xạ trị ngực trái đối với mức độ
giảm EF.
Bảng 3. 18. Mối liên quan với điều trị anthracyclin trước đó
Điều trị với
anthracyclin trước đó
EF giảm > 10% EF giảm ≤ 10% Tổng
Có 12 23 p>0,05
Không 9 4
Nhận xét: Không có mối liên quan giữa việc điều trị anthracyclin trước đó
với mức độ giảm EF.
42
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN UNG THƯ
VÚ ĐIỀU TRỊ VỚI TRASTUZUMAB TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
4.1.1. Tuổi và tiền sử gia đình
Trong nhiều nghiên cứu bệnh nhân UTV dưới 40 tuổi có nguy cơ tái phát,
tử vong cao hơn so với nhóm tuổi trên 40. Các chỉ định hóa chất bổ trợ, điều trị
nội tiết thường cân nhắc đến yếu tố tuổi, các mốc lứa tuổi được cân nhắc là dưới
40 hoặc dưới 35 theo các nghiên cứu khác nhau. Như vậy, có thể thấy, tuổi là một
yếu tố quan trọng trong nghiên cứu ung thư vú, đó có thể là yếu tố tiên lượng độc
lập đối với ung thư vú. Trong nghiên cứu của tác giả Phùng Thị Huyền đã ghi
nhận tuổi có ảnh hưởng đến kết quả sống thêm (Phùng Thị Huyền, 2016). Gần
đây, nghiên cứu của Phạm Hồng Khoa, Bệnh cho thấy ung thư vú ngày càng có
xu hướng trẻ hóa ở nước ta. Nghiên cứu của tác giả về độ tuổi của bệnh nhân
ngoài việc góp thêm những số liệu về đặc điểm bệnh học của ung thư vú còn bao
gồm một vấn đề khác nữa, đó là ý nghĩa thực tiễn của độ tuổi sàng lọc cho những
phụ nữ trẻ để phát hiện sớm ung thư vú, đồng thời ứng dụng phương pháp sinh
thiết hạch cửa trong điều trị cho những bệnh nhân giai đoạn sớm để tránh việc vét
hạch nách không cần thiết, giảm thiểu các di chứng và xóa bỏ mặc cảm sẽ giúp
họ có cái nhìn tích cực hơn về bệnh tật cũng như đời sống xã hội, đem lại cho
người bệnh chất lượng sống tốt hơn với thời gian sống dài hơn với các nhu cầu
cao hơn ở những phụ nữ trẻ. Trong nghiên cứu này, đề tài đánh giá đặc điểm về
tuổi của đối tượng nghiên cứu (Phạm Hồng Khoa, 2017).
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Độ tuổi trung bình của bệnh nhân trong
nghiên cứu của đề tài này là 48,4 tuổi, thấp nhất là 28 tuổi, cao nhất là 75 tuổi.
Kết quả về tuổi trung bình của đề tài khá tương đồng với các nghiên cứu trong
nước đã công bố. Trong nghiên cứu Phùng Thị Huyền đánh giá kết quả hóa trị bổ
trợ phác đồ 4AC+4T kết hợp trastuzumab trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II,
43
III có Her 2 neu dương tính, có 1 bệnh nhân trẻ 27 tuổi, độ tuổi trung bình là 49
(Phùng Thị Huyền, 2016). Theo tác giả Đỗ Thị Kim Anh nghiên cứu điều trị hóa
chất bổ trợ 4AC-4T trên 54 bệnh nhân UTV giai đoạn II, III không kể tình trạng
Her 2 neu cho thấy tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là 45,7 tuổi (Đỗ Thị
Kim Anh, 2008).
Trong số đối tượng nghiên cứu, nhóm tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất là nhóm
tuổi 45-60 chiếm tỷ lệ lớn nhất với 47,92%, sau đó là nhóm tuổi >60 tuổi
(27,08%). Nhóm tuổi dưới 45 chiếm tỷ lệ thấp nhất (25,00%). Kết quả này khá
tương đồng với kết quả của một số tác giả trong nước. Trong nghiên cứu của
Phùng Thị Huyền ghi nhận khoảng tuổi hay gặp nhất từ 51 đến 60 tuổi chiếm tỷ
lệ 46% (Phùng Thị Huyền, 2016). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Lan về tỷ lệ
mới mắc ung thư vú giai đoạn 2014 đến 2016 cho thấy: trong 3 năm từ 2014-2016,
phân bố mới mắc ung thư vú ở nhóm tuổi từ 50-59 là cao nhất (30,1%), tiếp theo
là nhóm 40-49 tuổi (24,8%), và nhóm 60-69 tuổi (21,8%). Nhóm bệnh nhân tuổi
20- 30 và ≥ 80 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất (1,7%). Trong giai đoạn này, tỉ suất mắc
mới thô tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi từ 40-79. Trong đó, cao nhất ở nhóm tuổi
60-69, với tỉ suất thô là 197,9/100.000 nữ. Xu hướng phân bố này cũng tương
đồng ở mỗi năm 2014, 2015 và 2016 (Nguyễn Thị Mai Lan, 2020). Như vậy, các
nghiên cứu có kết quả phù hợp với nhau. Tuổi cao là yếu tố nguy cơ của ung thư
vú. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Lan cho thấy, tỉ suất mắc ung thư vú
bắt đầu tăng nhanh từ lứa tuổi 40. Dưới 40 tuổi, tỉ suất mắc chuẩn giai đoạn 2014-
2016 là 4,0/100.000 nữ, nhưng đã tăng gần gấp 2 lần, khi ở tuổi 40 đến 49 là
8,3/100.000 nữ. Tuổi mắc ung thư vú tập trung từ 40 đến 69 tuổi, sau đó giảm dần
đến lứa tuổi 80 giảm xuống tỉ suất mắc chuẩn là 0,3/100.000 nữ (Nguyễn Thị Mai
Lan, 2020). Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với ghi nhận y văn cũng như
so với các nước trên thế giới. Các nghiên cứu trên thế giới đều ghi nhận phụ nữ
tăng nguy cơ mắc ung thư vú từ 40 tuổi. Cũng trong nghiên cứu của tác giả Mai
Lan, có 473 ca ung thư vú mới mắc ở độ tuổi dưới 40 chiếm 13,5%. Độ tuổi dưới
44
45 trong nghiên cứu của đề tài là 25,00%. Có thể thấy, đây cũng là con số ghi
nhận đáng lo ngại rằng, liệu ung thư vú ở tuổi trẻ càng ngày càng tăng. Theo báo
cáo của tác giả Phạm Xuân Dũng, tại Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận ung thư
vú dưới 40 tuổi tăng dần theo từng năm (Phạm Xuân Dũng, 2017). Đây cũng là
nhận định của tác giả Phạm Hồng Khoa (Phạm Hồng Khoa, 2017) .
Tiền sử sản khoa là một trong những yếu tố nguy cơ của ung thư vú. Cụ
thể, có kinh sớm là yếu tố nguy cơ cao gây ung thư vú. Phụ
nữ có kinh sau 15 tuổi nguy cơ ung thư vú có thụ thể nội tiết dương tính thấp
hơn so với phụ nữ có kinh trước 13 tuổi. Phụ nữ có kinh sau 15 tuổi cũng
giảm được 16% nguy cơ ung thư vú có thụ thể nội tiết âm tính. Một nghiên
cứu cho thấy cứ có kinh muộn mỗi 2 năm thì giảm được 10% nguy cơ ung thư
vú. Tuy nhiên, mãn kinh muộn cũng là yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Nguy cơ
tăng 1,03% cho mỗi năm chậm mãn kinh, tương
đương với việc sử dụng nội tiết hormon mãn kinh. Ngoài ra, nguy cơ
mắc ung thư vú cũng cao hơn ở phụ nữ có tuổi mang thai đầu tiên muộn. Đề tài
đánh giá tỷ lệ bệnh nhân đã mãn kinh trong nghiên cứu này. Trong số bệnh nhân
nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân đã mãn kinh là 54,17% lơn hơn tỷ lệ bệnh nhân chưa
mãn kinh (45,83%) (Phùng Thị Huyền, 2016). Tác giả Somaira Nowsheen trong
một nghiên cứu tương tự, đã cho thấy tỷ lệ phụ nữ mãn kinh tương tự kết quả của
đề tài (Nowsheen, S., 2018). Nghiên cứu của Joanna Huszno ghi nhận 74% bệnh
nhân nghiên cứu đã mãn kinh (Huszno, J., 2013). Như vậy, các nghiên cứu đều
thấy rằng tỷ lệ bệnh nhân đã mãn kinh nhiều hơn tỷ lệ bệnh nhân còn kinh nguyệt.
Ngoài hai đặc điểm trên, trong nghiên cứu này, đề tài khảo sát tỷ lệ bệnh
nhân có tiền sử gia đình có người bị ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng. Theo
đó, trong số bệnh nhân nghiên cứu, có 3 trường hợp (6,25%) bệnh nhân có tiền sử
gia đình mắc UTV. Còn lại các bệnh nhân không có tiền sử gia đình ung thư vú
hoặc ung thư buồng trứng. Tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử gia đình khá phù hợp với
kết quả trong nghiên cứu của Phùng Thị Huyền (Phùng Thị Huyền, 2016). Theo
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf

More Related Content

Similar to Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf

Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
ssuser499fca
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩ
ssuser499fca
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp vi phẫu thắt giãn tĩnh mạch tinh tron...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp vi phẫu thắt giãn tĩnh mạch tinh tron...Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp vi phẫu thắt giãn tĩnh mạch tinh tron...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp vi phẫu thắt giãn tĩnh mạch tinh tron...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Phương pháp vi phẫu thắt giãn tĩnh mạch tinh trong điều trị vô sinh nam
Phương pháp vi phẫu thắt giãn tĩnh mạch tinh trong điều trị vô sinh namPhương pháp vi phẫu thắt giãn tĩnh mạch tinh trong điều trị vô sinh nam
Phương pháp vi phẫu thắt giãn tĩnh mạch tinh trong điều trị vô sinh nam
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và định lượng nồng độ EBV-...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và định lượng nồng độ EBV-...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và định lượng nồng độ EBV-...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và định lượng nồng độ EBV-...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Định lượng nồng độ EBV-DNA huyết tương trong ung thư Vòm Mũi Họng
Định lượng nồng độ EBV-DNA huyết tương trong ung thư Vòm Mũi HọngĐịnh lượng nồng độ EBV-DNA huyết tương trong ung thư Vòm Mũi Họng
Định lượng nồng độ EBV-DNA huyết tương trong ung thư Vòm Mũi Họng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng cấp tính do chấn thương sọ não
đáNh giá kết quả phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng cấp tính do chấn thương sọ nãođáNh giá kết quả phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng cấp tính do chấn thương sọ não
đáNh giá kết quả phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng cấp tính do chấn thương sọ não
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu lâm sàng, tổn thương não và các yếu tố liên quan đến động kinh cục...
Nghiên cứu lâm sàng, tổn thương não và các yếu tố liên quan đến động kinh cục...Nghiên cứu lâm sàng, tổn thương não và các yếu tố liên quan đến động kinh cục...
Nghiên cứu lâm sàng, tổn thương não và các yếu tố liên quan đến động kinh cục...
anh hieu
 
Luận văn: Nghiên cứu giải phẫu và đối chiếu trong phẫu thuật nội soi tái tạo ...
Luận văn: Nghiên cứu giải phẫu và đối chiếu trong phẫu thuật nội soi tái tạo ...Luận văn: Nghiên cứu giải phẫu và đối chiếu trong phẫu thuật nội soi tái tạo ...
Luận văn: Nghiên cứu giải phẫu và đối chiếu trong phẫu thuật nội soi tái tạo ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Nghiên cứu giải phẫu và đối chiếu trong phẫu thuật nội soi tái tạo dâ...
Đề tài: Nghiên cứu giải phẫu và đối chiếu trong phẫu thuật nội soi tái tạo dâ...Đề tài: Nghiên cứu giải phẫu và đối chiếu trong phẫu thuật nội soi tái tạo dâ...
Đề tài: Nghiên cứu giải phẫu và đối chiếu trong phẫu thuật nội soi tái tạo dâ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án: Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối
Luận án: Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gốiLuận án: Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối
Luận án: Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...
Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...
Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án: Nghiên cứu kết quả sàng lọc phát hiện ung thư phổi ở đối tượng trên ...
Luận án: Nghiên cứu kết quả sàng lọc phát hiện ung thư phổi ở đối tượng trên ...Luận án: Nghiên cứu kết quả sàng lọc phát hiện ung thư phổi ở đối tượng trên ...
Luận án: Nghiên cứu kết quả sàng lọc phát hiện ung thư phổi ở đối tượng trên ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận án: Điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày giai đoạn tiến triển ...
 Luận án: Điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày giai đoạn tiến triển ... Luận án: Điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày giai đoạn tiến triển ...
Luận án: Điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày giai đoạn tiến triển ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày giai đ...
Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày giai đ...Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày giai đ...
Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày giai đ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận án: Điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày, HAY
Luận án: Điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày, HAYLuận án: Điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày, HAY
Luận án: Điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày
Luận án: Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dàyLuận án: Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày
Luận án: Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày giai đ...
Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày giai đ...Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày giai đ...
Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày giai đ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và kết quả phẫu thuật Glenn hai hướng tro...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và kết quả phẫu thuật Glenn hai hướng tro...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và kết quả phẫu thuật Glenn hai hướng tro...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và kết quả phẫu thuật Glenn hai hướng tro...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Phẫu thuật Glenn hai hướng trong điều trị các bệnh tim bẩm sinh
Phẫu thuật Glenn hai hướng trong điều trị các bệnh tim bẩm sinhPhẫu thuật Glenn hai hướng trong điều trị các bệnh tim bẩm sinh
Phẫu thuật Glenn hai hướng trong điều trị các bệnh tim bẩm sinh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf (20)

Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩ
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp vi phẫu thắt giãn tĩnh mạch tinh tron...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp vi phẫu thắt giãn tĩnh mạch tinh tron...Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp vi phẫu thắt giãn tĩnh mạch tinh tron...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp vi phẫu thắt giãn tĩnh mạch tinh tron...
 
Phương pháp vi phẫu thắt giãn tĩnh mạch tinh trong điều trị vô sinh nam
Phương pháp vi phẫu thắt giãn tĩnh mạch tinh trong điều trị vô sinh namPhương pháp vi phẫu thắt giãn tĩnh mạch tinh trong điều trị vô sinh nam
Phương pháp vi phẫu thắt giãn tĩnh mạch tinh trong điều trị vô sinh nam
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và định lượng nồng độ EBV-...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và định lượng nồng độ EBV-...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và định lượng nồng độ EBV-...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và định lượng nồng độ EBV-...
 
Định lượng nồng độ EBV-DNA huyết tương trong ung thư Vòm Mũi Họng
Định lượng nồng độ EBV-DNA huyết tương trong ung thư Vòm Mũi HọngĐịnh lượng nồng độ EBV-DNA huyết tương trong ung thư Vòm Mũi Họng
Định lượng nồng độ EBV-DNA huyết tương trong ung thư Vòm Mũi Họng
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng cấp tính do chấn thương sọ não
đáNh giá kết quả phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng cấp tính do chấn thương sọ nãođáNh giá kết quả phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng cấp tính do chấn thương sọ não
đáNh giá kết quả phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng cấp tính do chấn thương sọ não
 
Nghiên cứu lâm sàng, tổn thương não và các yếu tố liên quan đến động kinh cục...
Nghiên cứu lâm sàng, tổn thương não và các yếu tố liên quan đến động kinh cục...Nghiên cứu lâm sàng, tổn thương não và các yếu tố liên quan đến động kinh cục...
Nghiên cứu lâm sàng, tổn thương não và các yếu tố liên quan đến động kinh cục...
 
Luận văn: Nghiên cứu giải phẫu và đối chiếu trong phẫu thuật nội soi tái tạo ...
Luận văn: Nghiên cứu giải phẫu và đối chiếu trong phẫu thuật nội soi tái tạo ...Luận văn: Nghiên cứu giải phẫu và đối chiếu trong phẫu thuật nội soi tái tạo ...
Luận văn: Nghiên cứu giải phẫu và đối chiếu trong phẫu thuật nội soi tái tạo ...
 
Đề tài: Nghiên cứu giải phẫu và đối chiếu trong phẫu thuật nội soi tái tạo dâ...
Đề tài: Nghiên cứu giải phẫu và đối chiếu trong phẫu thuật nội soi tái tạo dâ...Đề tài: Nghiên cứu giải phẫu và đối chiếu trong phẫu thuật nội soi tái tạo dâ...
Đề tài: Nghiên cứu giải phẫu và đối chiếu trong phẫu thuật nội soi tái tạo dâ...
 
Luận án: Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối
Luận án: Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gốiLuận án: Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối
Luận án: Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối
 
Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...
Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...
Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...
 
Luận án: Nghiên cứu kết quả sàng lọc phát hiện ung thư phổi ở đối tượng trên ...
Luận án: Nghiên cứu kết quả sàng lọc phát hiện ung thư phổi ở đối tượng trên ...Luận án: Nghiên cứu kết quả sàng lọc phát hiện ung thư phổi ở đối tượng trên ...
Luận án: Nghiên cứu kết quả sàng lọc phát hiện ung thư phổi ở đối tượng trên ...
 
Luận án: Điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày giai đoạn tiến triển ...
 Luận án: Điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày giai đoạn tiến triển ... Luận án: Điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày giai đoạn tiến triển ...
Luận án: Điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày giai đoạn tiến triển ...
 
Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày giai đ...
Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày giai đ...Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày giai đ...
Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày giai đ...
 
Luận án: Điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày, HAY
Luận án: Điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày, HAYLuận án: Điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày, HAY
Luận án: Điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày, HAY
 
Luận án: Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày
Luận án: Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dàyLuận án: Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày
Luận án: Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày
 
Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày giai đ...
Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày giai đ...Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày giai đ...
Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến phần xa dạ dày giai đ...
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và kết quả phẫu thuật Glenn hai hướng tro...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và kết quả phẫu thuật Glenn hai hướng tro...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và kết quả phẫu thuật Glenn hai hướng tro...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và kết quả phẫu thuật Glenn hai hướng tro...
 
Phẫu thuật Glenn hai hướng trong điều trị các bệnh tim bẩm sinh
Phẫu thuật Glenn hai hướng trong điều trị các bệnh tim bẩm sinhPhẫu thuật Glenn hai hướng trong điều trị các bệnh tim bẩm sinh
Phẫu thuật Glenn hai hướng trong điều trị các bệnh tim bẩm sinh
 

More from Man_Ebook

Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Man_Ebook
 
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTETL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
Man_Ebook
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Man_Ebook
 
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdfTRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
Man_Ebook
 
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Man_Ebook
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
Man_Ebook
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
Man_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
Man_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Man_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
 
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTETL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
 
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdfTRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
 
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 

Recently uploaded

BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
HiYnThTh
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
duyanh05052004
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
thanhluan21
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 

Recently uploaded (16)

BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 

Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2021.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ – – –– – – LÝ CÔNG DUY ANH KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA TRASTUZUMAB VỚI CHỨC NĂNG CƠ TIM Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN VÚ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2020 -2021 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC CẦN THƠ, 2021
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ – – –– – – LÝ CÔNG DUY ANH KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA TRASTUZUMAB VỚI CHỨC NĂNG CƠ TIM Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN VÚ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2020 -2021 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Chuyên ngành: Dược lý - Dược lâm sàng Mã số: 8720205 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.BS BÙI ĐẶNG MINH TRÍ CẦN THƠ, 2021
  • 3. CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG Luận văn này, với đề tựa là “Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất – TP.HCM”, do học viên Lý Công Duy Anh thực hiện theo sự hướng dẫn của TS. Bùi Đặng Minh Trí. Luận văn đã đư ợc báo cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày tháng năm 2021 Ủy viên (Ký tên) --------- Phản biện 1 (Ký tên) --------- Người hướng dẫn khoa học (Ký tên) TS. Bùi Đặng Minh Trí Ủy viên - Thư ký (Ký tên) ---------- Phản biện 2 (Ký tên) ---------- Chủ tịch Hội đồng (Ký tên) ----------
  • 4. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được bài luận văn thạc sĩ này, tôi xin bày tỏ sự cảm kích tới cố vấn của tôi, Tiến sĩ Bác sĩ Bùi Đặng Minh Trí - Người đã định hướng, trực tiếp dẫn dắt và cố vấn cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Xin chân thành cảm ơn những bài giảng của thầy đã giúp cho tôi mở mang thêm nhiều kiến thức hữu ích về kiến thức bệnh học nói chung và đề tài này nói riêng. Đồng thời, thầy cũng là người luôn cho tôi những lời khuyên vô cùng quý giá về cả kiến thức chuyên môn cũng như định hướng phát triển sự nghiệp. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại Học Tây Đô – Khoa Sau đại học và Ban Giám đốc, Bệnh viện Thống Nhất đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi được học tập và hoàn thành luận văn. Những giảng viên trực tiếp và gián tiếp đã truyền đạt cho tôi những kiến thức về y, dược học thực chứng, những kinh nghiệm lâm sàng và kỹ năng mềm cho nhà nghiên cứu bằng các hội thảo thực sư hay và ý nghĩa. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự nhiệt tình của của các thầy cô giáo Bộ môn Dược lâm sàng, trường Đại học Tây Đô đã chia sẻ, giải đáp các vướng mắc của tôi trong quá trình làm luận văn đã hỗ trợ tối đa cho tôi trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về đề tài và sửa luận văn. Giúp cho quá trình hoàn thành luận văn được nhanh chóng và hiệu quả nhất. Tôi xin cảm ơn, bạn bè đồng nghiệp tại đơn vị đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Sau cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ, người thân và bạn bè đã luôn bên cạnh ủng hộ, động viên tôi trong cuộc sống cũng như trong thời gian hoàn thành luận văn thạc sĩ. Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người! Cần Thơ, ngày tháng năm 2021 Học viên Lý Công Duy Anh
  • 5. ii TÓM TẮT Mục tiêu: “Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất – TP.HCM”. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu trên 48 bệnh nhân (BN) ung thư tuyến vú đã được điều trị với trastuzumab tại bệnh viện Thống Nhất – TP.HCM. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân có suy tim theo tiêu chuẩn chẩn đoán Frammingham là 4,17%. Tỷ lệ bệnh nhân không có biểu hiện suy tim theo tiêu chuẩn chẩn đoán Frammingham là 95,83%. Theo mức độ thay đổi EF, tỷ lệ bệnh nhân có giảm EF > 10% sau điều trị là 43,75%. Với có 9 bệnh nhân có EF< 53%, chiếm 18,75%. Tỷ lệ bệnh nhân phải ngừng điều trị do độc tính tại tim trong quá trình điều trị với trastuzumab là 12,5% với 6,25% ngừng hoàn toàn và 6,25% bệnh nhân ngừng tạm thời. Kết luận: tỷ lệ bệnh nhân suy tim có tỷ lệ nhỏ, tỷ lệ EF < 53% chiếm tỷ lệ thấp. Tỷ lệ ngừng điều trị do độc tính tại tim trong quá trình điều trị với trastuzumab có tỷ lệ thấp. Từ khóa: ung thư vú, chức năng cơ tim, trastuzumab.
  • 6. iii ABSTRACT EFFECTS OF TRASTUZUMAB ON MYOCARDIAL FUNCTION ON BREAST CANCER PATIENTS Objective: To investigate the effect of trastuzumab on myocardial function on breast cancer patients at Thong Nhat hospital. Subjects and methods: a retrospective study on 48 patients with breast cancer treated with trastuzumab at Thong Nhat hospital. Results: Percentage of patients with heart failure according to the Frammingham diagnostic criteria was 4.17%. The proportion of patients with no symptoms of heart failure according to Frammingham diagnostic criteria was 95.83%. According to the degree of EF change, the proportion of patients with decreased EF > 10% after treatment was 43.75%. With 9 patients with EF < 53%, accounting for 18.75%. The proportion of patients who had to discontinue therapy due to cardiotoxicity during treatment with trastuzumab was 12.5%, with 6.25% stopping completely and 6.25% of patients stopping temporarily. Conclusion: the rate of patients with heart failure was little, the proportion of EF <53% was low. The proportion of patients who had to discontinue therapy due to cardiotoxicity during treatment with trastuzumab was low. Keywords: Breast cancer, myocardial function, trastuzumab.
  • 7. iv LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Cần Thơ, ngày tháng năm 2021 Học viên Lý Công Duy Anh
  • 8. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................I TÓM TẮT ...........................................................................................................II ABSTRACT ...................................................................................................... III LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................IV MỤC LỤC........................................................................................................... V DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. X ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN................................................................................ 3 1.1. KHÁI NIỆM UNG THƯ VÚ.................................................................... 3 1.2. NGUYÊN NHÂN VÀ CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÚ............................ 3 1.2.1 Nguyên nhân ........................................................................................ 3 1.2.2. Chẩn đoán lâm sàng ung thư vú:......................................................... 3 1.2.3. Cận lâm sàng....................................................................................... 4 1.3. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN VÚ ....................................................... 12 1.3.1. Nguyên tắc điều trị............................................................................ 12 1.3.2. Các phương pháp điều trị UTV theo giai đoạn:................................ 12 1.4. GIỚI THIỆU VỀ NĂNG LỰC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT................................................................................... 16 1.4.1. Lịch sử hình thành............................................................................. 16 1.4.2. Thế mạnh và định hướng phát triển.................................................. 17 1.5. TRASTUZUMAB TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÍCH UNG THƯ VÚ........... 17 1.5.1. Vai trò của trastuzumab trong điều trị đích ung thư vú.................... 17 1.5.2. Ảnh hưởng của trastuzumab đối với cơ thể và chức năng cơ tim .... 18 1.5.3. Các phương pháp đánh giá chức năng thất trái................................. 20 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 22 2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU.............. 22 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 22
  • 9. vi 2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................... 22 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ........................................................ 22 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................... 23 2.2.2. Cỡ mẫu, chọn mẫu nghiên cứu ......................................................... 23 2.3. NỘI DUNG VÀ CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................... 23 2.3.1. Mục tiêu 1: mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư tuyến vú được điều trị bằng trastuzumab ...................................... 23 2.3.2. Mục tiêu 2: khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng thất trái ở bệnh nhân ung thư tuyến vú .............................................................. 25 2.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN ................. 25 2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin........................................................ 25 2.4.2. Phương pháp đánh giá thông tin: ...................................................... 28 2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU..................................................................................... 31 2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU..................................................................... 31 2.7. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU........................................................................... 32 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ ................................................................................... 33 3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN VÚ ĐIỀU TRỊ TRASTUZUMAB........................................ 33 3.2. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TRASTUZUMAB VỚI CHỨC NĂNG TIM .................................................................................................... 39 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN.................................................................................. 42 4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ ĐIỀU TRỊ VỚI TRASTUZUMAB TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT ............................................................................................................. 42 4.1.1. Tuổi và tiền sử gia đình..................................................................... 42 4.1.2. Triệu chứng lâm sàng........................................................................ 45 4.2. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TRASTUZUMAB ĐỐI VỚI CHỨC NĂNG THẤT TRÁI...................................................................................... 53
  • 10. vii KẾT LUẬN ........................................................................................................ 73 KIẾN NGHỊ....................................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 76 PHỤ LỤC 1......................................................................................................... X
  • 11. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1. Phân độ mô học theo Blom-Richardson 27 Bảng 2. 2. Nhóm giai đoạn ung thư vú 27 Bảng 3. 1. Đặc điểm vể tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu 33 Bảng 3. 2. Đặc điểm một số yếu tố nguy cơ tim mạch 35 Bảng 3. 3. Triệu chứng thực thể 36 Bảng 3. 4. Đặc điểm tổn thương trên siêu âm 36 Bảng 3. 5. Đặc điểm chẩn đoán bằng tế bào học 37 Bảng 3. 6. Đặc điểm độ mô học 37 Bảng 3. 7. Đặc điểm về thể mô bệnh học 37 Bảng 3. 8. Đặc điểm về thụ thể nội tiết 37 Bảng 3. 9. Đặc điểm giai đoạn tnm 38 Bảng 3. 10. Đặc điểm về phương pháp điều trị trước đó 38 Bảng 3. 11. Các thay đổi trên lâm sàng 39 Bảng 3. 12. Đặc điểm thay đổi ef sau điều trị 39 Bảng 3. 13. Tỷ lệ bệnh nhân ngừng điều trị với trastuzumab do độc tính 40 Bảng 3. 14. So sánh tỷ lệ một số yếu tố nguy cơ theo mức độ giảm ef 40 Bảng 3. 15. Mối liên quan giữa tình trạng di căn với giai đoạn bệnh 40 Bảng 3. 16. Mối liên quan với tuổi 41 Bảng 3. 17. Mối liên quan với xạ trị ngực trái trước đó 41 Bảng 3. 18. Mối liên quan với điều trị anthracyclin trước đó 41
  • 12. ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3. 1. Đặc điểm về tuổi đối tượng nghiên cứu 33 Biểu đồ 3. 2. Đặc điểm về tình trạng kinh nguyệt khi phát hiện bệnh 34 Biểu đồ 3. 3. Đặc điểm về tiền sử gia đình có người ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng 34 Biểu đồ 3. 4. Đặc điểm về triệu chứng cơ năng 35 Biểu đồ 3. 5. Tỷ lệ bệnh nhân suy tim chẩn đoán theo Frammingham 39
  • 13. x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Phần viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AJCC American Joint Committee on Cancer Ủy ban Liên hiệp Hoa Kỳ về phân giai đoạn ung thư ASE American Society of Echocardiography Hiệp hội siêu âm tim hoa kỳ CA Carcinoma antigen Kháng nguyên ung thư biểu mô CEA Carcinoembryonic Antigen Kháng nguyên Carcinoembryonic CHF Congestive heart failure Suy tim sung huyết CO Cardiac output Cung lượng tim CT Computed tomography scan Chụp cắt lớp vi tính DC Dendritic cells Tế bào đuôi gai EAE European Association of Echocardiography Hiệp hội siêu âm tim Châu Âu EF Ejection Fraction Phân suất tống máu ER Estrogen Receptor Thụ thể estrogen FDA Food and Drug Administration Cục quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ FNA Fine needle aspiration Chọc hút bằng kim nhỏ GLS Global longitudinal strain IORT Intraoperative Radiation Therapy Xạ trị trong phẫu thuật HER-2 Human Epidemal growth factor Receptor 2 Thụ thể biểu bì 2 LV Left ventricle Tâm thất trái
  • 14. xi LVEF Left Ventricular Ejection Fraction Phân suất tống máu tâm thất trái MRI Metastatic – Free Interval Khoảng thời gian không di căn NCCN National Comprehensive Cancer Network Mạng lưới ung thư quốc gia Mỹ PET-CT Position Emission Tomography Chụp cắt lớp vi tính phát xạ hạt PET/MRI Positron emission tomography and magnetic resonance imaging Chụp cắt lớp bằng bức xạ positron và Chụp cộng hưởng từ PR Progesteron Receptor Thụ thể progesteron RT-PCR Reverse transcription – Polymerase chain reaction Chuỗi phản ứng phiên mã ngược VMAT Volumetric Modulated Arc Therapy Xạ trị điều biến thể tích TDI Tissue Doppler imaging Siêu âm doppler mô cơ tim TNM Tumor – Node – Metastasis Khối u – Hạch vùng – Di căn WHO World Health Oraganisation Tổ chức y tế thế giới FAC 5-FU, Adriamycin, Cyclophosphamide Thuốc 5-FU, adriamycin, cyclophosphamide AC Ariamycin và Cyclophosphamide Thuốc adriamycin và cyclophosphamide EC Epirubicin and Cyclophosphamide Thuốc epirubicin và cyclophosphamide TA Docetaxel and Adriamycin Thuốc docetaxel và adriamycin TE Docetaxel and Epirubicin Thuốc docetaxel và epirubicin BN Bệnh nhân CLVT Cắt lớp vi tính
  • 15. xii CNTT Chức năng tâm thu CNTTr Chức năng tâm trương GĐ Giai đoạn GPB Giải phẫu bệnh HMMD Hoá mô miễn dịch pN Hạch vùng theo giải phẫu bệnh sau mổ SAT Siêu âm tim IVRT Thời gian giãn đồng thể tích TRV Vận tốc tối đa dòng hở ba lá UTV Ung thư vú
  • 16. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư vú (UTV) là loại ung thư thường gặp và là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 2 do ung thư ở phụ nữ trên toàn thế giới sau ung thư phổi. Hàng năm, khoảng một nửa triệu ca tử vong do UTV gây ra, là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn, tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của hàng triệu bệnh nhân và gia đình của họ trên toàn thế giới, kinh tế gánh nặng, hệ thống chăm sóc sức khỏe và toàn xã hội. Mỗi năm nước ta có khoảng hơn 15.230 phụ nữ mới mắc và hơn 6.100 người tử vong do UTV. Ung thư vú nam chiếm khoảng 1% các trường hợp UTV. Tỷ lệ sống 5 năm của bệnh nhân UTV ngày càng được cải thiện. Thống kê tại Hoa kỳ năm 2001-2002: giai đoạn 0: 100%; giai đoạn I: 88%; giai đoạn II: 74-81%; giai đoạn III: 41-67%; giai đoạn IV: 15%. Đến năm 2012, tỷ lệ này là: giai đoạn 0 và I: 100%; giai đoạn II: 93%; giai đoạn III: 72%; giai đoạn IV: 22%. Những cải thiện này đến từ sự tiến bộ của các phương pháp điều trị (Bộ Y Tế,2020). Các yếu tố tiên lượng quan trọng bao gồm: kích thước u nguyên phát, số lượng hạch di căn, thể mô bệnh học, độ mô học, tình trạng thụ thể nội tiết, tình trạng thụ thể yếu tố phát triển biểu bì người số 2 (human epidermal growth factor receptor-HER2), tuổi (Bộ Y Tế,2020). Trong điều trị ung thư vú, đối với hầu hết các trường hợp, điều trị cần phối hợp đa phương pháp, bao gồm phẫu thuật, xạ trị, và điều trị hệ thống. Việc sử dụng phương pháp, thuốc với thời điểm và liều lượng cần được cá thể hóa theo từng người bệnh. Nhờ có các tiến bộ trong nghiên cứu phân tử về biến đổi ác tính và phát triển của các tế bào ung thư đã mở ra một phương pháp mới đó là điều trị đích với các thuốc nhằm tác động trực tiếp vào các thay đổi này. Đối với UTV, ứng dụng điều trị đích đầu tiên với các thuốc kháng thể đơn dòng trastuzumab kháng Her 2 neu ở những bệnh nhân có bộc lộ quá mức Her 2 neu. Các chế độ điều trị ung thư vú chứa trastuzumab đã cải thiện đáng kể khả năng sống sót cả ở giai đoạn đầu và giai đoạn di căn. Tuy nhiên, với những tín hiệu ban đầu của
  • 17. 2 nhiễm độc tim, một mối quan tâm phổ biến tồn tại về nguy cơ nhiễm độc tim, được định nghĩa là sự suy giảm phân suất tống máu tâm thất trái (LVEF) cả không triệu chứng và có triệu chứng. Trong một số thử nghiệm lớn, tỷ lệ suy giảm LVEF đáng kể dao động từ 7,1% đến 18,6%, trong khi tỷ lệ suy tim NYHA độ III hoặc IV dao động từ 0,4% đến 4,1% (Bộ Y Tế, 2020), (Nguyễn Bá Đức, 2013), (Trần Văn Thuấn, 2014). Tại Việt Nam hiện còn chưa có nhiều những nghiên cứu về vấn đề này. Chính vì những lý do trên, đề tài tiến hành nghiên cứu “Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú tại bệnh viện Thống Nhất” với mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư tuyến vú được điều trị bằng trastuzumab. Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư tuyến vú.
  • 18. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. KHÁI NIỆM UNG THƯ VÚ Ung thư vú là ung thư biểu mô tuyến vú, tổn thương là khối u ác tính nguyên phát tại vú, có thể ở bất kỳ vị trí nào trong tuyến vú; khối u có thể xâm lấn di căn đến các vị trí khác trong cơ thể, thường gặp ở xương, gan, phổi và não (Nguyễn Thị Mai Lan, 2020). 1.2. NGUYÊN NHÂN VÀ CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÚ 1.2.1 Nguyên nhân Trong các yếu tố nguy cơ mắc bệnh, nổi bật là tiền sử gia đình có người mắc UTV, đặc biệt có từ 2 người mắc trở lên ở lứa tuổi trẻ. Người ta cũng tìm thấy sự liên quan giữa đột biến gen BRCA1 và BRCA2 với UTV, ung thư buồng trứng và một số ung thư khác. Một số yếu tố khác bao gồm: có kinh lần đầu sớm, mãn kinh muộn, phụ nữ độc thân, không sinh con, không cho con bú, sinh con đầu lòng muộn. Béo phì, chế độ ăn giàu chất béo, sử dụng rượu cũng góp phần tăng nguy cơ bị bệnh. Viêm vú trong khi sinh đẻ và một số bệnh vú lành tính cũng là các yếu tố tăng nguy cơ mắc UTV. Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng tăng. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện ở những người rất trẻ (Bộ Y Tế, 2020). 1.2.2. Chẩn đoán lâm sàng ung thư vú: - Hỏi bệnh: + Quá trình phát hiện u vú, hạch nách, hạch thượng đòn, chảy dịch núm vú, các phương pháp can thiệp trước đó. + Một số bệnh nhân có các triệu chứng cơ năng: cảm giác đau nhẹ như kiến cắn trong vú, giai đoạn muộn có thể căng tức khó chịu, đau do u xâm lấn, chảy dịch hôi, chảy máu… + Khai thác tiền sử: • Tiền sử bản thân: bệnh vú trước đây, các bệnh lý nội khoa, ngoại khoa…, tiền sử sản, phụ khoa, tình trạng kinh nguyệt hiện tại.
  • 19. 4 • Tiền sử gia đình, đặc biệt tiền sử ung thư vú, buồng trứng. - Khám thực thể: + Khám vú hai bên, hạch vùng (nách, thượng đòn). + Khám các cơ quan, bộ phận khác + Khám toàn thân, lưu ý các triệu chứng, dấu hiệu di căn xa (đau đầu, đau xương, khó thở v.v.). - Đánh giá toàn trạng (chỉ số hoạt động cơ thể) (Bộ Y Tế,2020). 1.2.3. Cận lâm sàng a. Siêu âm tuyến vú Siêu âm vú không có giá trị trong việc sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú nhưng có giá trị phát hiện các tổn thương nằm sâu, không sờ nắn được khi thăm khám. Siêu âm có khả năng mô tả các đặc tính tổn thương đã phát hiện trên nhũ ảnh hoặc tổn thương sờ thấy trên lâm sàng. Siêu âm xác định được khối u là đặc hay nang, vách nang dày hay mỏng, có chồi sùi trên vách nang hay không, có vách ngăn hay không. Siêu âm tuyến vú không được sử dụng thường xuyên trong tầm soát ung thư vú vì không phát hiện được dấu hiệu sớm nhất của ung thư vú như các nốt vi vôi hóa và siêu âm phụ thuộc vào chủ quan của người đọc (Piccart- Gebhart, M. J., 2005). Siêu âm vú và hạch vùng: siêu âm thông thường hoặc siêu âm 3D, siêu âm đàn hồi, siêu âm quét thể tích vú tự động (automated volume breast scanner- AVBS) để có kết quả chính xác hơn (Bộ Y Tế, 2020). b. X quang tuyến vú (nhũ ảnh) Hình ảnh tổn thương có thể gặp trên phim chụp vú bao gồm: tổn thương hình khối, calci hóa, sự bất đối xứng của cấu trúc tuyến và các mô xung quanh. Dấu hiệu tổn thương trên X quang tuyến vú rất đa dạng và có những giá trị khác nhau. Trong đó tổn thương khu trú, bờ không rõ và nốt vôi hóa là các dấu hiệu có giá trị gợi ý tổn thương ác tính. X quang tuyến vú là phương tiện để tầm soát và
  • 20. 5 chẩn đoán ung thư vú và có thể phát hiện 80%-90% ung thư vú không triệu chứng (Piccart-Gebhart, M. J., 2005). Các NC đã chứng minh rằng chụp X quang tuyến vú làm giảm từ 15% đến 26% tỉ lệ tử vong do ung thư vú. Hình ảnh nghĩ đến ác tính thường là tổn thương dạng nốt, tăng đậm độ, dạng hình sao, vi vôi hóa, hoặc thay đổi cấu trúc tuyến vú (Slamon, D., Eiermann, W., 2011). Chụp X-quang tuyến vú (mammography): chụp vú 2 bên, mỗi bên ít nhất 2 tư thế. Trường hợp mật độ mô vú đậm hoặc khó chẩn đoán, có thể cần chụp tuyến vú số hóa có tiêm thuốc cản quang (contrast-enhanced digital mammography), chụp 3D (breast tomosynthesis), chụp ống dẫn sữa cản quang (galactography). Những phụ nữ đã phẫu thuật thẩm mỹ đặt túi ngực, chụp X-quang vú có thể gây biến dạng, dò, vỡ túi. Do vậy, cần thay chụp X-quang vú bằng chụp cộng hưởng từ (MRI) tuyến vú kết hợp siêu âm vú (Bộ Y Tế, 2020). c. Tế bào học Tế bào học: Chọc hút bằng kim nhỏ (fine needle aspiration – FNA) khối u, hạch, các tổn thương nghi ngờ. Đối với các trường hợp khó xác định tổn thương, cần chọc hút tế bào dưới hướng dẫn của chẩn đoán hình ảnh. Tế bào học có thể làm với dịch tiết núm vú, dịch các màng (Bộ Y Tế, 2020). d. Mô bệnh học Có nhiều phương pháp lấy mẫu mô xét nghiệm mô bệnh học như sinh thiết lõi, sinh thiết mở bằng phẫu thuật, sinh thiết bằng kim lớn dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc nhũ ảnh nhằm định vị chính xác vị trí của khối u và hạch khi tiến hành thủ thuật lấy mẫu mô. Sinh thiết mở là phương pháp tin cậy do mẫu mô được lấy chính xác bởi phẫu thuật viên, kích cỡ đủ lớn để đánh giá đầy đủ về mô bệnh học và đạt đến rìa phẫu thuật âm tính tế bào ung thư trong trường hợp kết quả trả lời là ung thư. Trong một phân tích dựa trên hơn 20 NC đã được công bố, các tác giả đã chứng minh độ nhạy của FNA từ 35% đến 95% thấp hơn so với độ nhạy của sinh thiết lõi (85%-100%) và độ đặc hiệu của FNA (48%-100%) cũng thấp
  • 21. 6 hơn so với độ đặc hiệu của sinh thiết lõi (86%-100%) [38]. Những chứng cứ trên cho thấy sinh thiết có vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán xác định ung thư vú. Mô bệnh học là nền tảng trong chẩn đoán xác định ung thư vú, giúp điều trị và tiên lượng. Phân loại ung thư biểu mô tuyến vú của Tổ chức Y tế Thế giới 2003, mã ICD-10/C (International Classification of Diseases-10/ Code) phân ra 2 loại lớn: ung thư không xâm nhập (tại chỗ) và ung thư xâm nhập (Nguyễn Thị Mai Lan, 2020). e. Hóa mô miễn dịch Mẫu mô bệnh lý thu được từ sinh thiết sẽ được phân tích sâu hơn để xác định loại mô bệnh học, thụ thể nội tiết ER và PR, thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì người loại 2 (Her-2) và chỉ số tăng sinh tế bào Ki-67 (Harris, L., 2007). - Protein Ki-67: Ki-67 là dấu ấn tăng sinh tế bào, là yếu tố tiên lượng độc lập. Ki-67 cũng được báo cáo là có liên quan đáp ứng lâm sàng với hóa trị. Ý nghĩa của Ki-67 khác nhau tùy theo ngưỡng sử dụng và có giá trị để theo dõi ung thư vú tái phát và dự báo thời gian sống không bệnh (Harris, L., 2007). - Thụ thể ER và PR: ER: một nhóm các protein được tìm thấy trong các tế bào, được kích hoạt bởi hormon estrogen làm cho tế bào biểu mô tuyến vú kích thích tăng trưởng. Các protein thụ thể hóc môn steroid trong tế bào gồm estrogen và progesterone được xem như là những yếu tố tiên lượng và hướng dẫn cho điều trị nội tiết. Bệnh nhân có ER(+) hoặc PR(+) hoặc cả hai dương tính sẽ đáp ứng tốt với điều trị nội tiết, thời gian sống thêm không bệnh, sống thêm toàn bộ và sống thêm sau tái phát lâu hơn nhóm bệnh nhân có thụ thể nội tiết (-) (Harris, L., 2007). - Yếu tố Her-2: Her-2 là một tiền gen nằm trên nhiễm sắc thể 17, có vai trò là yếu tố phát triển biểu bì, chiếm khoảng 1/3 số trường hợp ung thư biểu mô tuyến vú. Sự bộc lộ quá mức Her-2 liên quan đến tăng tỷ lệ tái bệnh, giảm tỷ lệ sống thêm không bệnh và tỷ lệ sống thêm toàn bộ ở BN ung thư vú có hạch nách dương tính. Nếu Her-2 dương tính, tiên đoán đáp ứng với thuốc điều trị đích kháng Her-2 (Harris, L., 2007).
  • 22. 7 f. Độ ác tính mô bệnh học Dựa trên tiêu chuẩn của Scarff-Blom-Richardson. Phân độ này dựa vào ba yếu tố: Sự hình thành các ống nhỏ, mức đa hình thái nhân và hoạt động nhân chia. Mỗi yếu tố được cho từ 1 đến 3 điểm. Độ mô học được xếp là tổng số điểm của ba yếu tố cộng lại (Elston, E. W., 1993). Phân loại như sau: Độ I: biệt hóa rõ (3-5 điểm) Độ II: biệt hóa vừa (6-7 điểm) Độ III: biệt hóa kém (8-9 điểm) Các chất chỉ điểm sinh hóa ung thư vú Chất chỉ điểm ung thư vú được sử dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng hiện nay là CA 15.3 và CEA vì có giá trị trong theo dõi đáp ứng với điều trị, giúp phát hiện sớm tái bệnh, tiến triển DC cũng như phản ánh gánh nặng tổng thể ung thư vú trên bệnh nhân. Tuy nhiên, các chất chỉ điểm này có độ nhạy và độ đặc hiệu không cao nên chỉ giúp nghi ngờ tái bệnh ung thư vú. Do đó, khuyến cáo chỉ nên đo các chất chỉ điểm này trong huyết thanh để theo dõi đáp ứng điều trị ở BN ung thư vú DC trong trường hợp thiếu các phương pháp đánh giá DC khác như chẩn đoán hình ảnh (Phùng Thị Huyền, 2016). 1.2.4. Chẩn đoán xác định ung thư tuyến vú Chẩn đoán sớm bệnh ung thư vú nói riêng và một số bệnh ung thư khác, thì sàng lọc là một trong những biện pháp thực sự có hiệu quả, được thực hiện theo một mạng lưới từ tuyến y tế cơ sở. Ở Việt Nam, sàng lọc ung thư vú còn là Chương trình phòng chống ung thư quốc gia, nhằm mục đích phát hiện sớm, chẩn đoán sớm giai đoạn bệnh, đem lại hiệu quả điều trị cao nhất. Trên thực tế lâm sàng, đối với những trường hợp sờ thấy u, UTV thường được chẩn đoán dựa vào bộ 3 kinh điển: lâm sàng, tế bào học và chụp tuyến vú. Với những tổn thương không sờ thấy trên lâm sàng có thể áp dụng một số phương pháp khác như định vị kim dây, sinh thiết định vị, sinh thiết dưới hướng dẫn của siêu âm để thực hiện sinh thiết kim, sinh thiết mở... được áp
  • 23. 8 dụng tùy theo từng trường hợp và hoàn cảnh cụ thể. Chẩn đoán xác định UTV nhất thiết phải có sự khẳng định của tế bào học và/hoặc giải phẫu bệnh học (Phùng Thị Huyền, 2016). Những trường hợp ung thư vú DC do rất khó tiếp cận lấy mẫu mô nên khuyến cáo hiện nay không bắt buộc phải xét nghiệm GPB trên mẫu mô DC mà có thể dựa vào các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, X quang, CT, MRI và/hoặc PET CT. Tuy nhiên, nếu có thể lấy được mẫu bệnh phẩm vị trí DC thì ngoài mô bệnh học chẩn đoán DC chúng ta có thể xét nghiệm HMMD để xác định lại các phân nhóm bệnh lý giúp tiên lượng và có cơ hội điều trị cá nhân hóa hiệu quả hơn (Phùng Thị Huyền, 2016). 1.2.5. Chẩn đoán giai đoạn Theo phân loại TNM lần thứ 8 của UICC (Union International Contre le Cancer) và AJCC (American Joint Committee on Cancer) năm 2017. Trong đó, cTNM (xếp giai đoạn lâm sàng ban đầu) và pTNM (sau khi có mô bệnh học) có chung đặc điểm của T và M, chỉ khác về đặc điểm giữa cN và pN. Sử dụng tiền tố yc để xếp giai đoạn khi kết thúc điều trị tân bổ trợ và tiền tố yp sau khi có mô bệnh học ở các bệnh nhân này (Bộ Y Tế, 2020). Bảng 1.1. xếp loại giai đoạn TNM ung thư vú (Bộ Y Tế, 2020). (U nguyên phát) Tx: Không xác định được u nguyên phát. T0: Không có dấu hiệu u nguyên phát. Tis: Ung thư biểu mô tại chỗ: ung thư biểu mô ống tại chỗ; ung thư biểu T mô tiểu thuỳ tại chỗ hoặc bệnh Paget của núm vú nhưngkhông có u. T1: U có đường kính ≤ 2 cm. T1 mic: U có đường kính ≤ 0,1 cm. T1a: 0,1 cm < U có đường kính ≤ 0,5 cm. T1b: 0,5 cm < U có đường kính ≤ 1 cm
  • 24. 9 T1c: 1 cm < U có đường kính ≤ 2 cm. T2: 2 < đường kính u ≤ 5 cm. T3: U có đường kính > 5 cm. T4: U với mọi kích thước nhưng xâm lấn trực tiếp tới thành ngực hoặc da (thành ngực bao gồm xương sườn, cơ liên sườn, cơ răng trước, không tính cơ ngực lớn). T4a: U xâm lấn tới thành ngực. T4b: Thâm nhiễm sần da cam, loét da vú hoặc có nhiều u nhỏ dạng vệ tinh ở vú cùng bên. T4c: Bao gồm cả T4a và T4b. T4d: UTV dạng viêm. N (Hạch vùng theo lâm sàng) Nx: Không xác định được hạch vùng. N0: Không di căn hạch vùng. N1: Di căn hạch nách cùng bên di động. N2a: Di căn hạch nách cùng bên nhưng hạch dính vào nhau hoặc dính vào mô xung quanh. N2b: Lâm sàng có di căn hạch vú trong cùng bên nhưng không có di căn hạch nách. N3a: Di căn hạch hạ đòn cùng bên. N3b: Di căn hạch nách cùng với hạch vú trong cùng bên. N3c: Di căn hạch thượng đòn cùng bên. pN (Hạch vùng theo giải phẫu bệnh sau mổ) Phân loại này dựa trên phẫu tích hạch nách kèm theo hay không kèm theo phẫu tích hạch cửa. Phân loại này chỉ dựa trên phẫu tích hạch cửa mà không kèm theo phẫu tích hạch nách thì phải được ghi rõ. pNX: Không thể đánh giá được hạch bạch huyết vùng
  • 25. 10 pN0(mol-) Không có di căn hạch trên mô bệnh học và xét nghiệm phân tử (theo phương pháp transcriptase polymerase pN0: Không có di căn hạch vùng; không cần xét nghiệm bổ sung đối với tế bào u được phân lập. pN0(i-): Không có di căn hạch trên mô bệnh học, hóa mô miễn dịch âm tính. pN0(i+): Không có di căn hạch trên mô bệnh học nhưng hóa mô miễn dịch dương tính; không thấy có các cụm tế bào có đường kính >0,2mm. pN0(mol-): Không có di căn hạch trên mô bệnh học và xét nghiệm phân tử (theo phương pháp transcriptase polymerase chain reaction- RT-PCR) âm tính. pN0(mol+): Không có di căn hạch trên mô bệnh học, nhưng xét nghiệm phân tử (theo phương pháp RT-PCR) dương tính. pN1: Di căn tới 1-3 hạch nách cùng bên và/hoặc hạch vú trong ở mức vi thể được phát hiện bằng phẫu tích hạch cửa song không rõ rệt trên lâm sàng. pN1mi: Di căn vi thể (< 0,2mm; không có hạch nào >2,0mm). pN1a: Di căn tới 1-3 hạch nách pN1b: Di căn vi thể tới hạch vú trong với tổn thương vi thể được phát hiện bằng phẫu tích hạch cửa song không biểu hiện rõ về phương diện lâm sàng. pN1c: Di căn tới 1-3 hạch nách cùng bên và với hạch vú trong với tổn thương vi thể được phát hiện nhờ phẫu tích hạch nách kèm theo hay không kèm theo phẫu tích hạch cửa song không biểu hiện rõ về phương diện lâm sàng. pN2: Di căn tới 4-9 hạch nách hoặc hạch vú trong được biểu hiện rõ trên lâm sàng song không có hạch nách.
  • 26. 11 pN2a: Di căn tới 4-9 hạch nách pN2b: Lâm sàng có di căn hạch vú trong cùng bên nhưng không có di căn hạch nách. pN3: Di căn tới ≥10 hạch nách, hoặc tới hạch hạ đòn, hoặc hạch vú trong cùng bên rõ trên lâm sàng đi kèm với một hay nhiều hạch nách dương tính; hoặc di căn > 3 hạch nách kèm theo di căn hạch vú trong phát hiện bằng sinh thiết hạch cửa. pN3a: Di căn tới ≥ 10 hạch nách (ít nhất phải có một u > 2,0mm), hay di căn tới hạch hạ đòn. pN3b: Di căn tới hạch vú trong cùng bên được thấy rõ trên lâm sàng đi kèm với một hoặc nhiều hạch nách dương tính; hoặc di căn > 3 hạch nách kèm theo di căn hạch vú trong phát hiện bằng sinh thiết hạch cửa song không biểu hiện rõ về lâm sàng. pN3c: Di căn tới một hay nhiều hạch thượng đòn cùng bên M (Di căn xa) Mx: Không xác định được di căn xa ở thời điểm chẩn đoán. M0: Không di căn xa. M1: Di căn xa. Giai đoạn: Giai đoạn 0: Tis N0 M0. Giai đoạn I: T1 N0 M0 (bao gồm cả T1mic). Giai đoạn IIA: T0,1 N1 M0; T2 N0 M0 (bao gồm cả T1mic) Giai đoạn IIB: T2 N1 M0; T3 N0 M0 (bao gồm cả T1mic)
  • 27. 12 Giai đoạn IIIA: T0,1,2 N2 M0; T3 N1,2 M0 (bao gồm cả T1mic) Giai đoạn IIIB: T4 N0,1,2 M0 Giai đoạn IIIC: mọi T N3 M0 Giai đoạn IV: mọi T mọi N M1 1.3. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN VÚ 1.3.1. Nguyên tắc điều trị Điều trị UTV phụ thuộc giai đoạn bệnh lúc chẩn đoán, đặc điểm bệnh học khối u (thể mô bệnh học, độ mô học, tình trạng thụ thể nội tiết, HER2, chỉ số tăng sinh khối u, các đột biến gen, các yếu tố nguy cơ về gen...), tốc độ phát triển trên lâm sàng của bệnh, sự ưa thích của bệnh nhân và các bệnh kèm theo. Đối với hầu hết các trường hợp, điều trị cần phối hợp đa phương pháp, bao gồm phẫu thuật, xạ trị, và điều trị hệ thống. Việc sử dụng phương pháp, thuốc với thời điểm và liều lượng cần được cá thể hóa theo từng người bệnh. Các phương pháp được lựa chọn sao cho kết quả điều trị cao nhất mà độc tính, tác dụng không mong muốn cấp và mãn thấp nhất, đảm bảo chất lượng sống tốt nhất. Đồng thời, cần quan tâm đến các vấn đề khác: thẩm mỹ, tâm lý, khả năng quay lại công việc, đời sống tình dục, sinh đẻ ( Bộ Y Tế, 2020). 1.3.2. Các phương pháp điều trị UTV theo giai đoạn: a. Điều trị ung thư vú giai đoạn 0 (ung thư biểu mô thể ống tại chỗ). - Phẫu thuật cắt rộng u (bảo tồn) nếu bệnh nhân không có chống chỉ định. Sau mổ cần chụp lại X-quang tuyến vú và đặt bệnh phẩm lên máy chụp X-quang kiểm tra cũng như phân tích mô bệnh học để đảm bảo lấy bỏ hoàn toàn tổn thương cũng như bờ diện cắt với khoảng cách âm tính an toàn (tối thiểu 2mm đối với UTBM thể ống tại chỗ). Có thể phải mổ cắt lại nếu chưa đạt yêu cầu.
  • 28. 13 - Nếu bệnh nhân có chống chỉ định bảo tồn, hoặc khối u lan rộng (từ hai góc một phần tư trở lên), việc cắt rộng u không đảm bảo diện cắt âm tính, hoặc bệnh nhân không muốn bảo tồn, nên phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú. Có thể phẫu thuật tái tạo tuyến vú ngay hoặc trì hoãn nếu bệnh nhân có nhu cầu tái tạo. - Đối với hạch nách, nếu bệnh nhân chỉ có tổn thƣơng nội ống đơn thuần thì không cần thiết phải vét hạch nách. Tuy nhiên, có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân có ung thư xâm nhập. Do vậy, có thể cần sinh thiết hạch cửa đối với một số trường hợp nghi ngờ có ung thư xâm nhập. Khi có ung thư xâm nhập hoặc hạch dương tính, cần điều trị theo giai đoạn tương ứng. - Xạ trị toàn bộ vú sau mổ (có hoặc không tăng cƣờng liều vào diện u) các trường hợp có nguy cơ tái phát cao (khối u sờ thấy trên lâm sàng, kích thước lớn, độ ác tính cao, diện cắt sát hoặc còn tế bào u, tuổi <50) nhằm giảm nguy cơ tái phát. Có thể xạ trị một phần tuyến vú với các trường hợp có nguy cơ thấp hơn (bệnh phát hiện qua sàng lọc, độ ác tính thấp hoặc trung bình, khối u ≤ 2,5cm và bờ diện cắt >3mm). Các trường hợp nguy cơ rất thấp, có thể bỏ qua xạ trị. - Đối với bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt rộng u và xạ trị, điều trị nội tiết bổ trợ giảm được nguy cơ tái phát vú cùng bên ở các trường hợp ER dương tính. Tamoxifen được sử dụng đối với phụ nữ chưa mãn kinh và mãn kinh, thuốc ức chế aromatase (aromatase inhibitor- AI) chỉ sử dụng đối với phụ nữ đã mãn kinh (đặc biệt dưới 60 tuổi và lo ngại tắc mạch huyết khối), thời gian là 5 năm. Với bệnh nhân có ER âm tính, người ta chưa rõ lợi ích của điều trị nội tiết (Bộ Y Tế, 2020). b. Điều trị ung thư vú giai đoạn I, II và T3N1M0 - Phẫu thuật bảo tồn (cắt rộng u và vét hạch nách) nếu không có chống chỉ định và bệnh nhân có nhu cầu. Cần kiểm tra diện cắt khi phẫu thuật bảo tồn. Nếu diện cắt dương tính, cần cắt lại. Đặt clip giường u để lập kế hoạch xạ trị chính xác. Chống chỉ định tuyệt đối phẫu thuật bảo tồn trong các trường hợp UTV đa ổ, UTV trong 6 tháng đầu thời kỳ mang thai, có hình ảnh vi canxi hóa lan tỏa trên
  • 29. 14 phim chụp x-quang vú, đã được xạ trị vào ngực/diện vú trước đó hoặc diện cắt dương tính dai dẳng mặc dù đã cắt lại. Chống chỉ định tương đối phẫu thuật bảo tồn ở các trường hợp u lớn (so với kích thước vú), bệnh nhân có tiền sử bệnh hệ thống, u nằm dưới núm vú. - Phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú và vét hạch nách (cắt tuyến vú triệt căn biến đổi), một số trường hợp có thể cắt tuyến vú tiết kiệm da (skin-sparing mastectomy), cắt tuyến vú có bảo tồn núm vú (nipple sparing mastectomy) nếu không có chống chỉ định. - Vét hạch nách là thủ thuật thường quy. Đối với các trường hợp không thấy di căn hạch nách trên lâm sàng, chỉ cần vét chặng I và II. Những trường hợp khi vét thấy di căn hạch ở chặng I và II nên vét tiếp ở chặng III. - Các trường hợp N0 trên lâm sàng có thể sinh thiết hạch cửa (hạch gác). Nếu trên lâm sàng nghi ngờ hạch dương tính cần chọc hút kim nhỏ hoặc sinh thiết kim, nếu hạch âm tính mới sinh thiết hạch cửa. Hạch cửa có thể được phát hiện bằng phương pháp nhuộm màu (bằng xanh methylene hoặc isosulfan) hoặc đồng vị phóng xạ 99mTc hoặc kết hợp cả nhuộm màu và đồng vị phóng xạ. Khi tìm được hạch cửa, tiến hành sinh thiết hạch này. Nếu hạch âm tính khi sinh thết tức thì, có thể không cần vét hạch nách. Nếu hạch cửa dương tính sẽ vét hạch nách thường quy. - Đối với các trường hợp được phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú có thể xem xét phẫu thuật tái tạo tuyến vú nếu bệnh nhân có nhu cầu và về mặt ung thư học không có chống chỉ định. Có thể sử dụng các chất liệu ngoại lai hoặc các vạt da cơ tự thân hoặc kết hợp cả hai. Tái tạo tuyến vú có thể tiến hành ngay trong khi cắt tuyến vú hoặc vào thời điểm nào đó sau khi hoàn thành điều trị. Người ta có thể đặt túi giãn mô trước, sau đó mới đặt mô vú nhân tạo. Các trường hợp đủ điều kiện có thể cắt tuyến vú tiết kiệm da, tạo hình ngay hoặc cấy túi giãn mô tạm trước xạ trị. Một số trường hợp phẫu thuật bảo tồn, mô vú bị khuyết, có thể lấp chỗ khuyết bằng vạt da (có mô mỡ dày và mạch nuôi).
  • 30. 15 - Ngoài ra, người ta cũng cần phẫu thuật sửa vú đối bên để cho cân đối với bên vú bị bệnh được phẫu thuật. Các trường hợp đã được tạo hình bằng vạt tự thân có thể cần phẫu thuật sửa lại tại vú được tạo hình và tại nơi lấy vạt da cơ. - Phẫu thuật tái tạo vú tức thì, tái tạo quầng vú và núm vú hoặc xăm quầng vú cũng được tiến hành để đạt sự hoàn mỹ (Bộ Y Tế, 2020). c. Điều trị tân bổ trợ - Với các trường hợp bệnh có thể mổ đƣợc khi mới chẩn đoán, đủ tiêu chuẩn bảo tồn vú và bệnh nhân có nhu cầu bảo tồn ngoại trừ vấn đề u lớn cần điều trị toàn thân trước mổ với các phác đồ hóa trị nhƣ điều trị bổ trợ. Nếu có thể, nên đánh dấu (bằng clip) ranh giới u trước khi điều trị dưới hướng dẫn của chụp X- quang tuyến vú hoặc siêu âm tuyến vú. - Nếu khối u đáp ứng với hoá trị, xem xét điều trị bảo tồn khi đủ tiêu chuẩn. Việc sinh thiết hạch cửa cũng đƣợc đặt ra khi hạch âm tính cả trước và sau điều trị tân bổ trợ (cN0 và ycN0). Các trường hợp ban đầu hạch dương tính (≥cN1) nhưng chuyển sang âm tính sau điều trị tân bổ trợ (ycN0), chỉ sinh thiết hạch cửa ở một số trường hợp rất chọn lọc. - Nếu sau hoá trị, khối u không đáp ứng hoặc bệnh tiến triển, cần phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú, vét hạch nách. - Bệnh nhân có HER2 dương tính, nên kết hợp hóa trị với trastuzumab trước mổ. Nếu có điều kiện cân nhắc kết hợp trastuzumab và pertuzumab với các trường hợp khối u >2cm hoặc hạch dương tính. Không dùng đồng thời thuốc kháng HER2 với anthracyclin. Sau mổ, tiếp tục sử dụng kháng HER2 bổ trợ (như trình bày trong mục hóa trị bổ trợ). - Điều trị nội tiết tân bổ trợ đơn thuần hoặc kết hợp điều trị đích chỉ dành cho một số ít trường hợp không thể hóa trị, thể lòng ống nguy cơ thấp. - Bệnh nhân có thai không được sử dụng hóa trị trong quý đầu (3 tháng đầu) nếu giữ thai, chỉ hóa trị từ quý thứ hai trở đi với các thuốc ít gây hại thai nhi như
  • 31. 16 doxorubicin, cyclophosphamide, 5 fluorouracil, taxane... Các thuốc kháng HER2 và điều trị nội tiết chống chỉ định trong suốt thời kỳ mang thai (Bộ Y Tế, 2020). d. Điều trị đích trong ung thư vú Nhờ có các tiến bộ trong nghiên cứu phân tử về biến đổi ác tính và phát triển của các tế bào ung thư đã mở ra một phương pháp mới đó là điều trị đích với các thuốc nhằm tác động trực tiếp vào các thay đổi này. Đối với UTV, ứng dụng điều trị đích đầu tiên với các thuốc kháng thể đơn dòng trastuzumab kháng Her 2 neu ở những bệnh nhân có bộc lộ quá mức Her 2 neu, thuốc kháng sinh mạch được sử dụng nhưng kém phổ biến hơn đó là bevacizumab. Ngoài ra còn một số thuốc điều trị đích mới tác động đến con đường dẫn truyền tín hiệu tế bào, tác động đến các thụ thể đích không phải tyrosine kinase, tác động đến cơ chế sửa chữa AND, chết theo chương trình… Sau khi phẫu thuật, điều trị bổ trợ toàn thân cần được xem xét. Quyết định điều trị dựa trên cân nhắc giữa lợi ích giảm được nguy cơ tái phát, di căn với nguy cơ về độc tính của từng phương pháp điều trị. Hội nghị đồng thuận St. Gallen 2015 đã đề xuất chỉ định điều trị bổ trợ hệ thống theo các thể bệnh học một cách khái quát. Bên cạnh thể bệnh học, việc cân nhắc điều trị cần dựa vào giai đoạn u, hạch sau mổ cùng các yếu tố nguy cơ, thể trạng chung, bệnh kèm theo và sự lựa chọn của bệnh nhân (Bộ Y Tế, 2020). 1.4. GIỚI THIỆU VỀ NĂNG LỰC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT 1.4.1. Lịch sử hình thành - Khoa Ung Bướu chính thức được thành lập theo quyết định số 2258/QĐ- BVTN ngày 30/12/2011 của Bệnh viện Thống Nhất và có hiệu lực từ ngày 01/01/2012. - Khi thành lập khoa Ung bướu, số giường bệnh là 40 giường. Nhân sự gồm 25 viên chức với 07 bác sĩ, 17 điều dưỡng, 01 hộ lý trong có 14 nhân viên biên
  • 32. 17 chế và 11 nhân viên hợp đồng. Hiện tại khoa có 65 giường bệnh nội trú, 02 phòng điều trị trong ngày. 1.4.2. Thế mạnh và định hướng phát triển - Chẩn đoán và làm các thủ thuật chẩn đoán cho tất cả các bệnh ung thư phổi, gan, đại trực tràng với sinh thiết xuyên thành ngực, sinh thiết lõi gan, sinh thiết lõi các u vú . . . - Điều trị hầu hết các bệnh ung thư thường gặp: Ung thư phổi, ung thư đường tiêu hoá như dạ dày, thực quản, đại trực tràng, ung thư gan tuỵ , ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đầu mặt cổ, … các bệnh máu ác tính như lymphôm không Hodgkin, . . . theo phát đồ cập nhật mới nhất của thế giới và Bộ y tế cho bệnh nhân điều trị nội trú và bệnh nhân điều trị trong ngày. - Thực hiện hóa trị liệu trong ngày một cách thường quy và số lượng bệnh nhân đến điều trị trong ngày ngày càng tăng. - Luôn cập nhật kiến thức mới, kỹ thuật mới, ứng dụng thành tựu khoa học của thế giới trong chăm sóc và điều trị bệnh nhân ung thư. - Tích cực đào tạo liên tục cho các nhân viên của khoa. - Đào tạo và hướng dẫn nhân viên mới làm tốt công việc của khoa, của đơn vị. - Tham gia hướng dẫn sinh viên y khoa thực tập tại khoa. - Liên tục thực hiện nghiên cứu khoa học tại khoa. - Thường xuyên hợp tác Quốc tế trong việc tham gia nghiên cứu khoa học. - Định hướng phát triển phấn đấu trở thành trung tâm ung bướu hàng đầu trong lĩnh vực chuyên môn điều trị ung thư (hoá trị ung thư, chăm sóc giảm nhẹ . . .) 1.5. TRASTUZUMAB TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÍCH UNG THƯ VÚ 1.5.1. Vai trò của trastuzumab trong điều trị đích ung thư vú - Trastuzumab là chất ức chế HER2 đầu tiên được FDA Hoa Kỳ phê duyệt vào năm 1998 để điều trị HER2 dương tính ở bệnh nhân ung thư vú. Pertuzumab
  • 33. 18 đã được phê duyệt vào năm 2012. Chúng gắn với các bộ phận khác nhau của HER2. Protein HER2 đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư. Trastuzumab là một loại kháng thể đặc biệt, tấn công vào tế bào ung thư có HER2 dương tính. Khi bám vào protein HER2, trastuzumab có thể làm chậm hoặc làm ngưng sự phát triển của các tế bào ung thư này (Schott, A. 2015), (Phùng Thị Huyền, 2016). - Vai trò của trastuzumab trong điều trị bổ trợ ung thư vú có Her 2 neu dương tính. Trastuzumab được chỉ định trong điều trị bổ trợ cho các bệnh nhân UTV có Her 2 neu dương tính, trastuzumab có thể phối hợp với phác đồ có anthracyclin hoặc không anthracyclin. Phối hợp trastuzumab với một số thuốc điều trị đích khác đã có trong một số thử nghiệm lâm sàng nhưng cho đến hiện tại chưa có thuốc điều trị đích nào khác phối hợp với trastuzumab đem lại kết quả vượt trội so với trastuzumab đơn thuần. Pertuzumab được NCCN khuyến cáo trong phác đồ điều trị bổ trợ kết hợp với hóa chất + trastuzumab (4- 6 đợt) mặc dù cho đến nay chưa có kết quả thử nghiệm lâm sàng khẳng định vai trò của pertuzumab trong điều trị bổ trợ được báo cáo (Schott, A. 2015), (Phùng Thị Huyền, 2016). - Vai trò của trastuzumab trong điều trị ung thư vú di căn có Her 2 neu dương tính Bệnh nhân UTV di căn có Her 2 neu dương tính khuyến cáo dùng liệu pháp hướng Her 2 neu như một phần của điều trị, phần lớn là kết hợp với hóa trị. Tuy nhiên những bệnh nhân có TTNT dương tính có thể kết hợp với điều trị nội tiết, đặc biệt nếu bệnh tiến triển chậm hoặc không có triệu chứng, hoặc không có di căn tạng (Schott, A. 2015), (Phùng Thị Huyền, 2016). 1.5.2. Ảnh hưởng của trastuzumab đối với cơ thể và chức năng cơ tim - Trong thử nghiệm đăng ký quan trọng của trastuzumab trong ung thư vú di căn, có một tỷ lệ mắc CHF cao bất ngờ. Điều này thể hiện rõ nhất khi trastuzumab được dùng đồng thời với doxorubicin. Mối quan tâm về sự an toàn của tim đã ảnh hưởng đến việc thiết kế các thử nghiệm đánh giá trastuzumab trong
  • 34. 19 ung thư vú giai đoạn đầu. Trong bốn trong số năm nghiên cứu, trastuzumab theo sau việc sử dụng anthracyclin và theo dõi chức năng tim trong tương lai được đưa vào tất cả các thử nghiệm. Tỷ lệ suy tim giảm đã được thấy trong các thử nghiệm bổ trợ (sau phẫu thuật) này, so với kinh nghiệm trong bối cảnh di căn (Seidman, A., 2002), (Nguyễn Bá Đức, 2013) (Phùng Thị Huyền, 2016). - Andrew Seidman (2002) trong nghiên cứu của mình cho thấy: Bệnh nhân được điều trị bằng trastuzumab có nguy cơ bị suy chức năng tim cao hơn những bệnh nhân không được điều trị bằng thuốc này. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở những bệnh nhân dùng đồng thời trastuzumab và anthracyclin cộng với cyclophosphamide (27%). Nguy cơ thấp hơn đáng kể ở những bệnh nhân dùng paclitaxel và trastuzumab (13%) hoặc trastuzumab đơn thuần (3% đến 7%); tuy nhiên, hầu hết những bệnh nhân này đã được điều trị bằng anthracyclin trước đó. Suy chức năng tim được ghi nhận ở 8% bệnh nhân dùng anthracyclin cộng với cyclophosphamide và 1% chỉ dùng paclitaxel. Hầu hết bệnh nhân điều trị bằng trastuzumab phát triển CD đều có triệu chứng (75%), và hầu hết được cải thiện khi điều trị tiêu chuẩn cho suy tim sung huyết (79%) (Seidman, A., 2002). - Trong một nghiên cứu của Somaira Nowsheen (2018): Bảy phụ nữ (35%) có phân suất tống máu (LVEF) thấp tại thời điểm trước điều trị đã giảm ≥10% phân suất tống máu, trong khi 179 (43,9%) những người có LVEF bình thường trước khi bắt đầu trastuzumab giảm giảm ≥10% LVEF (P = NS). Suy tim có triệu chứng phát triển thường xuyên hơn ở những bệnh nhân có LVEF ban đầu giảm so với bình thường (25% so với 4,2%, P <0,05). Sau khi điều chỉnh theo tuổi của bệnh nhân và giai đoạn bệnh ung thư vú, tỷ lệ sống trên 5 năm kể từ thời điểm chẩn đoán được phát hiện là thấp hơn ở những bệnh nhân có LVEF ban đầu giảm so với những bệnh nhân có LVEF ban đầu bình thường (P <0,001); Tỷ lệ điều chỉnh của bệnh nhân sống sót sau 5 năm đối với những người có LVEF thấp lúc ban đầu là 79% và những người có LVEF bình thường là 93% (Nowsheen, S., 2018).
  • 35. 20 - Một số yếu tố chẳng hạn như được trị liệu với anthracyclin trước đây, sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp, từng xạ trị ngực trái, phân suất tống máu thất trái (LVEF) thấp và tuổi bệnh nhân lớn được biết là làm tăng nguy cơ ngộ độc tim do trastuzumab (Phùng Thị Huyền, 2016). 1.5.3. Các phương pháp đánh giá chức năng thất trái - Hiện tại có nhiều kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn được sử dụng để đánh giá phân số tống máu thất trái và vận động vùng cơ tim như siêu âm tim (lúc nghỉ và gắng sức), chụp cắt lớp vi tính, chụp xạ hình cơ tim, chụp buồng thất trái bằng phóng xạ, chụp cộng hưởng từ tim (Đỗ Phương Anh, 2014). - Trong đó, siêu âm tim được chọn là phương pháp thường quy để đánh giá chức năng thất trái. Siêu âm tim ngoài vai trò cung cấp những thông tin về hình thể của tim như kích thước các buồng tim, chiều dày thành thất, tình trạng của các van tim..., còn cho chúng ta biết những thông tin về chức năng của tim, như chức năng nhĩ trái, nhĩ phải, thất trái, thất phải (Đỗ Phương Anh, 2014). - Siêu âm tim là nền tảng trong việc đánh giá hình ảnh tim của bệnh nhân để chuẩn bị, trong và sau khi điều trị ung thư, vì tính khả dụng rộng rãi, tính lặp lại dễ dàng, tính linh hoạt, ít tiếp xúc với bức xạ và an toàn ở bệnh nhân đồng thời bị thận dịch bệnh. Ngoài việc đánh giá LV và thất phải (RV) kích thước, chức năng tâm thu và tâm trương khi nghỉ và trong khi căng thẳng, siêu âm tim cũng cho phép đánh giá toàn diện van tim, động mạch chủ và màng ngoài tim (Đỗ Phương Anh, 2014). - Thông số được sử dụng phổ biến nhất để giám sát chức năng thất trái với siêu âm tim là LVEF. Tính toán chính xác của LVEF nên được thực hiện bằng phương pháp tốt nhất hiện có trong một phòng thí nghiệm siêu âm tim. Sự nhất quán đối với phương pháp được sử dụng để xác định LVEF nên được duy trì bất cứ khi nào có thể trong điều trị và theo dõi sau điều trị. Quan trọng là kỹ thuật số hình ảnh thu được để tính LVEF trên siêu âm tim theo dõi nên được so sánh trực
  • 36. 21 quan với những cái trước để giảm thiểu sự biến đổi của người đọc (Đỗ Phương Anh, 2014). - Trong hầu hết các thử nghiệm, sự suy giảm LVEF không có triệu chứng đáng kể được xác định là sự giảm LVEF tuyệt đối ≥ 10% xuống dưới giới hạn dưới của mức bình thường hoặc ≥ 16% so với giá trị ban đầu. - Trong đánh giá chức năng tâm trương thất trái, cần thực hiện phân độ chức năng tâm trương và cung cấp áp suất làm đầy thất trái ước tính (bằng cách sử dụng tỷ lệ E/e’) theo các khuyến nghị chung của ASE và EAE về chức năng tâm trương thất trái. Mặc dù vậy, việc sử dụng tỷ lệ E / e’ vẫn còn là vấn đề tranh cãi trong ung thư học, vì sự dao động vận tốc E và e’ ở những bệnh nhân này có thể là hậu quả của việc thay đổi tình trạng dòng chảy do tác dụng phụ liên quan đến hóa trị liệu (buồn nôn, nôn và tiêu chảy) so với kết quả của sự thay đổi thực sự trong hoạt động của LV tâm trương.
  • 37. 22 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là các hồ sơ bệnh án của BN ung thư tuyến vú đã được điều trị với ít nhất một liệu trình trastuzumab. - Có Her2 dương tính trong thời gian nghiên cứu tại bệnh viện Thống Nhất. - Các hồ sơ bệnh nhân đã được ít nhất 1 lần siêu âm tim trước khi điều trị bằng trastuzumab và có LVEF>53. - Hồ sơ BN có dùng thuốc khác phối hợp với trastuzumab theo hướng dẫn của Bộ Y Tế, tuy nhiên để đảm bảo khảo sát được chính xác chỉ lựa chọn hồ sơ bệnh án dùng trastuzumab đơn trị liệu. - Tiêu chuẩn loại trừ: + Hồ sơ bệnh án có ghi nhận các loại ung thư khác. + Bệnh nhân không có đầy đủ hồ sơ bệnh án. + Hồ sơ BN đang sử dụng thuốc đã được chứng minh có ảnh hưởng chức năng cơ tim (anthracyclin). + Hồ sơ UTV của BN ở giai đoạn muộn, tái phát di căn. + Hồ sơ UTV ở phụ nữ có thai. + Hồ sơ của BN đang được xạ trị. + Hồ sơ của BN có tiền sử tim mạch đáng kể như nhồi máu cơ tim gần đây, CHF, đau thắt ngực, loạn nhịp tim đáng kể hoặc bệnh hệ thống dẫn truyền, tăng huyết áp không kiểm soát được, phì đại LV, hoặc bệnh van tim đáng kể. 2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Lấy số liệu nghiên cứu được thực hiện từ 01/2020 đến 01/2021 tại bệnh viện Thống Nhất, địa chỉ: 1 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
  • 38. 23 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu - Nghiên cứu hồi cứu: lựa chọn hồ sơ bệnh án đủ tiêu chí lựa chọn, không vi phạm tiêu chuẩn loại trừ, đối chiếu với kết quả siêu âm tim của bệnh nhân trước và khi điều trị trastuzumab để đánh giá thay đổi chức năng tim. Phân tích một số yếu tố liên quan. 2.2.2. Cỡ mẫu, chọn mẫu nghiên cứu - Áp dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ. Tất cả các hồ sơ bệnh án của BN đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn và không vi phạm tiêu chuẩn loại trừ được đưa vào nghiên cứu. Thực tế có 48 bệnh án đủ chỉ tiêu nghiên cứu. 2.3. NỘI DUNG VÀ CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU 2.3.1. Mục tiêu 1: mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư tuyến vú được điều trị bằng trastuzumab a. Đặc điểm lâm sàng ung thư tuyến vú - Tuổi: Tính theo năm, được phân chia thành các nhóm: + <45 tuổi + 45-70 tuổi + >70 tuổi + Tính tỷ lệ bệnh nhân theo nhóm tuổi. + Tính tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu. - Giới tính: xác định tỷ lệ bệnh nhân theo giới tính. - Tình trạng mãn kinh khi phát hiện bệnh: đã mãn kinh, chưa mãn kinh. Tính tỷ lệ bệnh nhân theo đặc điểm kinh nguyệt. - Tiền sử gia đình có người ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng: Có, không. Tính tỷ lệ bệnh nhân theo đặc điểm tiền sử. - Triệu chứng: đau: có hay không. Tính tỷ lệ bệnh nhân theo đặc điểm triệu chứng đau. - Đặc điểm khối u: + Vị trí khối u.
  • 39. 24 + Kích thước khối u. + Chảy dịch núm vú. + Tính lỷ lệ phần trăm theo các đặc điểm. - Đánh giá các yếu tố nguy cơ: + Tăng huyết áp. + Tiểu đường. + Rối loạn lipid máu. + BMI. + Tính tỉ lệ phần trăm theo các yếu tố. - Phương pháp điều trị đã áp dụng: + Xạ trị. + Hóa trị. + Tính tỷ lệ bệnh nhân theo phương pháp điều trị. b. Đặc điểm cận lâm sàng ung thư tuyến vú: - Siêu âm: Đặc điểm ung thư vú trên siêu âm được đánh giá ở các khía cạnh: Dạng tổn thương, ranh giới, độ hồi âm, cấu trúc và tính xâm lấn. Tính tỷ lệ bệnh nhân theo các đặc điểm tương ứng. - Kết luận chẩn đoán theo tế bào học: Ung thư, không phải ung thư. Tính tỷ lệ. - Đặc điểm độ mô học: Bao gồm độ 1, độ 2, độ 3 và các trường hợp không được xếp loại. Tính tỷ lệ bệnh nhân theo các độ mô học. - Đặc điểm thể mô bệnh học: Tính tỷ lệ bệnh nhân theo độ mô học, bao gồm các thể: thể tủy, thể nhầy, thể thùy, thể ống xâm nhập, thể hỗn hợp. - Đặc điểm về thụ thể nội tiết: Dương tính hoặc âm tính đối với 1 loại thụ thể hoặc cả 2 thụ thể. Tính tỷ lệ bệnh nhân theo kết quả âm tính hoặc dương tính.
  • 40. 25 - Đặc điểm giai đoạn TNM: Bao gồm các giai đoạn I, II, III, IV. Tính tỷ lệ bệnh nhân theo giai đoạn bệnh. 2.3.2. Mục tiêu 2: khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng thất trái ở bệnh nhân ung thư tuyến vú a. Lâm sàng: - Thay đổi mạch, huyết áp trước và sau điều trị. - Tỷ lệ bệnh nhân suy tim, chẩn đoán theo Framingham. b. Cận lâm sàng: - Siêu âm: + Đánh giá sự thay đổi chức năng tâm thu thất trái: . Thông qua phương pháp Simpson điều chỉnh dựa vào siêu âm 2D tính thể tích cuối tâm thu, cuối tâm trương và EF thất trái. . Tính tỷ lệ bệnh nhân theo từng mức độ giảm phân suất tống máu thất trái (EF): giảm dưới 5%, giảm 5- 10%; giảm trên 10%. - Tỷ lệ bệnh nhân phải ngừng điều trị do độc tính tim mạch trong quá trình điều trị. - Đánh giá mối liên hệ giữa chức năng thất trái sau điều trị đối với một số yếu tố: + Độ tuổi. + Bệnh mắc kèm. + Giai đoạn bệnh. + Tình trạng mãn kinh. + Hóa trị trước đó có chứa anthracyclin. + Xạ trị trước ở bên trái của ngực 2.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN 2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin
  • 41. 26 - Tiến hành lựa chọn các hồ sơ bệnh án, đối chiếu các tiêu chuẩn lựa chọn, tiêu chuẩn loại trừ. Sau đó khai thác các thông tin tương ứng phù hợp thông qua thăm khám và khai thác hồ sơ bệnh án. Tiến hành siêu âm tim cho đối tượng nghiên cứu, so sánh sự thay đổi chức năng tim trước và sau điều trị trastuzumab. - Nhịp tim: được đo khi bệnh nhân nghỉ ngơi, không vận động. Đếm nhịp tim trước mỗi chu kỳ điều trị hoặc khi bệnh nhân có dấu hiệu bất thường như hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở… Nhịp tim nhanh được ghi nhận khi bệnh nhân có nhịp nhanh xoang trên 100 lần/phút, không ghi nhận các bất thường tim mạch khác kèm theo, không sốt, đặc biệt bệnh nhân có nhịp tim bình thường ở các chu kỳ điều trị trước. - Huyết áp: bệnh nhân được đo theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp của Bộ y tế năm 2010: + Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5 – 10 phút trước khi đo huyết áp. 2. Không dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc, rượu bia) trước đó 2 giờ. + Tư thế đo chuẩn: người được đo huyết áp ngồi ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu ngang mức với tim. Ngoài ra, có thể đo ở các tư thế nằm, đứng. Đối với người cao tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường, nên đo thêm huyết áp tư thế đứng nhằm xác định có hạ huyết áp tư thế hay không. + Sử dụng huyết áp kế thủy ngân, huyết áp kế đồng hồ hoặc huyết áp kế điện tử (loại đo ở cánh tay). Các thiết bị đo cần được kiểm chuẩn định kỳ. Bề dài bao đo (nằm trong băng quấn) tối thiểu bằng 80% chu vi cánh tay, bề rộng tối thiểu bằng 40% chu vi cánh tay. Quấn băng quấn đủ chặt, bờ dưới của bao đo ở trên nếp lằn khuỷu 2cm. Đặt máy ở vị trí để đảm bảo máy hoặc mốc 0 của thang đo ngang mức với tim. - Độ mô học của khối u: được xác định dựa trên tiêu chuẩn của Scarff- Blom-Richardson (Elston, E. W., 1993). Phân độ này dựa vào ba yếu tố: Sự hình thành các ống nhỏ, mức đa hình thái nhân và hoạt động nhân chia. Mỗi yếu tố
  • 42. 27 được cho từ 1 đến 3 điểm. Độ mô học được xếp là tổng số điểm của ba yếu tố cộng lại. Phân loại như sau: Bảng 2. 1. Phân độ mô học theo Blom-Richardson (Elston, E. W., 1993). Độ biệt hóa Điểm Độ I: biệt hóa rõ 3-5 Độ II: biệt hóa vừa 6-7 Độ III: biệt hóa kém 8-9 - Giai đoạn bệnh: được xác định theo bảng nhóm giai đoạn như sau: Bảng 2. 2. Nhóm giai đoạn ung thư vú (Bộ Y Tế, 2020). Giai đoạn T N M 0 Tis N0 M0 IA T1 N0 M0 IB T0 T1 N1mi N1mi M0 M0 IIA T0 T1 T2 N1 N1 N0 M0 M0 M0 IIB T2 T3 N1 N0 M0 M0 IIIA T0 T1 T2 T3 T3 N2 N2 N2 N1 N2 M0 M0 M0 M0 M0 IIIB T4 T4 T4 N0 N1 N2 M0 M0 M0 IIIC Bất kỳ T N3 M0 IV Bất kỳ T Bất kỳ N M1
  • 43. 28 2.4.2. Phương pháp đánh giá thông tin: a. Đánh giá lâm sàng: Đánh giá bệnh nhân có suy tim theo chẩn đoán Frammingham. Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim theo Frammingham: - Tiêu chuẩn chính: + Cơn khó thở kịch phát về đêm hoặc khó thở phải ngồi. + Tĩnh mạch cổ nổi. + Ran ở phổi. + Giãn các buồng tim. + Phù phổi cấp. + Tiếng T3. + Áp lực tĩnh mạch hệ thống > 16cmH2O. + Thời gian tuần hoàn > 25 giây. + Phản hồi gan – tĩnh mạch cổ dương tính. - Tiêu chuẩn phụ: + Phù cổ chân. + Ho về đêm. + Khó thở khi gắng sức. + Gan to. + Tràn dịch màng phổi. + Dung tích sống giảm 1/3 so với chỉ số tối đa. + Nhịp tim nhanh (> 120 chu kì/phút). - Tiêu chuẩn chính hoặc phụ: Giảm 4,5 kg/ 5 ngày điều trị suy tim. - Chẩn đoán xác định suy tim: 2 tiêu chuẩn chính hoặc 1 tiêu chuẩn chính kèm 2 tiêu chuẩn phụ. b. Phương pháp siêu âm- doppler tim: - Địa điểm: Phòng thăm dò siêu âm tim, khoa C9 - Bệnh viện Thống Nhất.
  • 44. 29 - Phương tiện: sử dụng máy siêu âm Doppler mầu Phillips ie33 đặt tại khoa C9 - Bệnh viện Thống Nhất. Máy siêu âm - Doppler này có đầy đủ các chức năng thăm dò siêu âm TM, 2D, Doppler xung, Doppler liên tục, siêu âm Doppler mầu, siêu âm Doppler mô cơ tim. - Thực hiện: + Bệnh nhân được giải thích về mục đích của siêu âm tim. + Tư thế bệnh nhân: nghiêng trái 90° so với mặt giường khi thăm dò các mặt cắt cạnh ức trái, nghiêng trái 30°-40° khi thăm dò các mặt cắt ở mỏm tim. Hai tay để cao lên phía đầu để làm rộng thêm các khoang liên sườn. Các điện cực điện tâm đồ từ bệnh nhân được nối với máy siêu âm để ghi đồng thời điện tâm đồ trên màn hình máy siêu âm. + Vị trí đầu dò: cạnh ức trái, mỏm tim, dưới mũi ức để thăm dò các mặtcắt cơ bản (cạnh ức trục dài, cạnh ức trục ngắn, bốn buồng ở mỏm, hai buồng ở mỏm, năm buồng từ mỏm). - Các thông số siêu âm tim được đo đạc và tính toán: + Các thông số siêu âm tim được đo đạc và tính toán theo đúng hướng dẫn của Hội siêu âm Hoa Kỳ. + Thăm dò siêu âm 2D: + Thông qua các mặt cắt trục dài cạnh ức trái và trục ngắn, mặt cắt 4 buồng tim và mặt cắt 2 buồng tim từ vị trí mỏm tim theo khuyến cáo của Hội siêu âm tim Hoa kỳ. + Quan sát hình thái, cấu trúc của các buồng tim, các van tim. Đo vận tốc sóng E, A qua van hai lá, DT (thời gian dốc giảm tốc sóng A), IVRT (thời gian giãn đồng thể tích). + Đo thể tích thất trái cuối tâm thu (Vs) và cuối tâm trương (Vd), phân số tống máu EF (theo phương pháp Simpson) trên mặt cắt 2 buồng tim và 4 buồng tim. - Cách tiến hành đo thể tích thất trái trên siêu âm 2D:
  • 45. 30 + Chọn hình ảnh tim tương ứng với thời điểm cuối tâm trương (tương ứng với sóng Q trên điện tâm đồ) để đo thể tích cuối tâm trương, chọn hình ảnh tim tương ứng với với thời điểm cuối tâm thu (tương ứng với thời điểm kết thúc sóng T trên ĐTĐ) để đo thể tích cuối tâm thu. + Đo kích thước trục dài của buồng thất trái, vẽ đường viền nội mạc thất trái, máy tự động tính và cho ra kết quả thể tích thất trái theo phương pháp Simpson. - Trên siêu âm Doppler: + Các thông số CNTTr trên siêu âm tim Doppler: E, A, tỷ số E/A, TRV: vận tốc tối đa dòng hở ba lá. + Trên siêu âm tim Doppler mô cơ tim (cửa sổ ở vách vòng van hai lá): E’, A’, tỷ lệ áp lực dòng đổ đầy thất trái E/E’. c. Đánh giá phân suất tống máu: - LVEF trước điều trị nghĩa là LVEF được ghi lại trong siêu âm tim cuối cùng trước khi dùng liều liệu pháp trastuzumab đầu tiên. Theo Đồng thuận của Hiệp hội Siêu âm tim Hoa Kỳ (ASE), đánh giá LVEF như sau: - LVEF ≥53% là được xác định là bình thường - LVEF giảm ít nhất 10% xuống một giá trị <53% với liệu pháp phản ánh liên quan đến hóa trị liệu rối loạn chức năng tim (CRTD). - Tuy nhiên, như định nghĩa này không áp dụng cho những bệnh nhân có LVEF giảm (<53%) lúc ban đầu, LVEF giảm ≥10% (với bất kỳ giá trị nào) được coi là thay đổi đáng kể chức năng tim. - Theo sự đồng thuận của ASE tuyên bố, khả năng hồi phục của rối loạn chức năng tim được định nghĩa trong liên quan đến LVEF ban đầu: + Cải thiện trong vòng 5 phần trăm so với giá trị ban đầu được coi là giảm chức năng tim có thể đảo ngược.
  • 46. 31 + Cải thiện ≥10 điểm phần trăm từ giá trị sau điều trị nhưng còn > 5 điểm phần trăm dưới mức ban đầu được coi là suy giảm chức năng tim có thể đảo ngược một phần. + Cải thiện <10 điểm phần trăm từ giá trị sau điều trị nhưng còn > 5 điểm phần trăm dưới mức ban đầu được coi là suy chức năng tim không thể đảo ngược. d. Đánh giá bệnh nhân ngừng điều trị do độc tính: Ngừng sớm của liệu pháp trastuzumab được định nghĩa là ngừng sử dụng trastuzumab trước thời hạn dự định, tức là 1 năm trong trường hợp của bệnh giai đoạn 1 đến 3. Ngừng sử dụng trastuzumab có thể phân loại thành: - Ngừng vĩnh viễn. - Chỉ trong một khoảng thời gian mà liệu pháp được tiếp tục và hoàn thành theo kế hoạch (tạm ngừng). 2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU - Tất cả các biến liên tục được biểu thị dưới dạng giá trị trung bình ± SD và các biến phân loại dưới dạng phần trăm. - Phân tích một số mối liên hệ giữa các biến phân loại được thực hiện bằng cách sử dụng phép phân tích Chi bình phương. - Dữ liệu được phân tích bằng SPSS phiên bản 22 và được coi là có ý nghĩa nếu p <0,05. 2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu này được sự đồng ý và chấp thuận của tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu. - Các thông tin cá nhân được đảm bảo bí mật và chỉ phục vụ cho đối tượng nghiên cứu. - Tất cả bệnh nhân trước khi tham gia nghiên cứu được giải thích rõ ràng về các hoạt động cần thực hiện trong quá trình nghiên cứu.
  • 47. 32 2.7. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU Nhập dữ liệu vào SPSS 22.0 và xử lý dữ liệu Dựa vào kết quả, phân tích bàn luận dựa vào hai mục tiêu ban đầu đặt ra. Thu thập thông tin khảo sát từ hồ sơ bệnh án Nhập dữ liệu vào Excell 2019 Bệnh án của bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện Thống Nhất TP.HCM từ 01/2020-01/2021 Dựa theo tiêu chuẩn lựa chọn, chọn những bệnh án UTV có Her 2 dương tính và điều trị bằng trastuzumab Dựa theo tiêu chuẩn loại trừ: Có loại ung thư khác, BN không có đầy đủ hồ sơ bệnh án, BN đang sử dụng thuốc đã được chứng minh có ảnh hưởng chức năng cơ tim (anthracyclin), UTV giai đoạn muộn, tái phát di căn, phụ nữ có thai, BN đang được xạ trị và dùng các loại thuốc khác để diều trị UTV, BN có tiền sử tim mạch Cỡ mẫu = 48 bệnh án Phần mềm quản lý bệnh viện Thống Nhất
  • 48. 33 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ 3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN VÚ ĐIỀU TRỊ TRASTUZUMAB Bảng 3. 1. Đặc điểm vể tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu Tuổi Giới tính X±SD Min - Max Nam Nữ 48,4 ± 3,4 28-75 0 48 (100%) Nhận xét: Tất cả đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu này là nữ giới. Đối tượng nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 48,4, với tuổi nhỏ nhất là 28, tuổi lớn nhất là 75. Biểu đồ 3. 1. Đặc điểm về tuổi đối tượng nghiên cứu Nhận xét: Nhóm tuổi 45-60 chiếm tỷ lệ lớn nhất với 47,92%. Nhóm tuổi < 45 chiếm tỷ lệ thấp nhất với 25%. 25 47.92 27.08 0 10 20 30 40 50 60 <45 45-60 >60 Tỷ lệ % nhóm tuổi
  • 49. 34 Biểu đồ 3. 2. Đặc điểm về tình trạng kinh nguyệt khi phát hiện bệnh Nhận xét: Trong số bệnh nhân nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân đã mãn kinh là 54,17% lơn hơn tỷ lệ bệnh nhân chưa mãn kinh (45,83%). Biểu đồ 3. 3. Đặc điểm về tiền sử gia đình có người ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng Nhận xét: Trong số bệnh nhân nghiên cứu, có 3 trường hợp (6,25%) bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc UTV. Còn lại các bệnh nhân không có tiền sử gia đình ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng. 54.17 45.83 Đã mãn kinh Chưa mãn kinh 6.25 93.75 Có Không
  • 50. 35 Bảng 3. 2. Đặc điểm một số yếu tố nguy cơ tim mạch Các yếu tố nguy cơ tim mạch Số lượng Tỷ lệ (%) Đái tháo đường 4 8,33 Tăng huyết áp 13 27,08 Rối loạn lipid máu 10 20,83 BMI >25 4 8,33 Nhận xét: Trong số đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân có tăng huyết áp lớn nhất, với 27,08%. Có 8,33% bệnh nhân mắc đái tháo đường kèm theo. Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn lipid máu là 20,83%. Biểu đồ 3. 4. Đặc điểm về triệu chứng cơ năng Nhận xét:Trong số các lý do khiến bệnh nhân vào viện, tỷ lệ bệnh nhân tự khám thấy khối u chiếm tỷ lệ cao nhất với 64,58%. Có 12,50% bệnh nhân có triệu chứng đau, 10,42% bệnh nhân có chảy dịch núm vú. Các biến đổi khác ở vú chiếm 6,25%. 12.5 10.42 64.58 6.25 12.5 0 10 20 30 40 50 60 70 Đau tuyến vú Chảy dịch núm vú Tự khám thấy khối u Biến đổi khác ở vú Tình cờ phát hiện
  • 51. 36 Bảng 3. 3. Triệu chứng thực thể Triệu chứng thực thể Số lượng Tỷ lệ (%) Vị trí khối u Một phần tư trên trong 8 16,67 Một phần tư trên ngoài 28 58,33 Một phần tư dưới trong 1 2,08 Một phần tư dưới ngoài 6 12,50 Khác 5 10,42 Kích thước (cm) X ± SD 2,78 ± 1,32 Min 1,33 Max 7,65 Nhận xét: Vị trí khối u tại một phần tư trên ngoài chiếm tỷ lệ lớn nhất với 58,33%. Vị trí khối u chiếm tỷ lệ thấp nhất là một phần tư dưới trong với 2,08%. - Kích thước trung bình các khối u là 2,78 ± 1,32 (cm), với kích thước lớn nhất ghi nhận là 7,65 cm. Bảng 3. 4. Đặc điểm tổn thương trên siêu âm Đặc điểm tổn thương trên siêu âm Số lượng Tỷ lệ (%) Dạng tổn thương Khu trú 37 77,08 Lan tỏa 11 22,92 Ranh giới Rõ 16 33,33 Không rõ 32 66,67 Độ hồi âm Giảm âm 46 95,83 Đồng âm 2 4,17 Cấu trúc Đặc 45 93,75 Hỗn hợp 3 6,25 Xâm lấn Không 27 56,25 Có 21 43,75 Nhận xét: Dạng tổn thương chủ yếu phát hiện trên siêu âm là khu trú với trên 77,08% với đặc điểm ranh giới không rõ (66,67%) là chủ yếu và có tính xâm
  • 52. 37 lấn chiếm 43,75%. Các tổn thương chủ yếu ở dạng giảm âm (95,83%) và có cấu trúc đặc (93,75%). Bảng 3. 5. Đặc điểm chẩn đoán bằng tế bào học Kết quả tế bào học Số lượng Tỷ lệ (%) Kết luận ung thư 44 91,67 Kết luận không phải ung thư 4 8,33 Nhận xét: Kết quả xét nghiệm tế bào học phù hợp với kết quả chẩn đoán mô bệnh học chiếm 91,67% (44/48 bệnh nhân). Bảng 3. 6. Đặc điểm độ mô học Độ mô học Số lượng Tỷ lệ (%) Độ 1 4 8,33 Độ 2 22 45,83 Độ 3 14 29,17 Không xếp loại 8 16,67 Tổng 48 100,00 Nhận xét: Độ mô học chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các đối tượng nghiên cứu là độ 2 với 45,83%. Độ 1 chiếm tỷ lệ thấp nhất với 8,33%. Tỷ lệ bệnh nhân không được xếp loại độ mô học là 16,67%. Bảng 3. 7. Đặc điểm về thể mô bệnh học Thể mô bệnh học Số lượng Tỷ lệ (%) Thể ống xâm nhập 35 72,92 Thể thùy 6 12,50 Thể hỗn hợp ống/ thùy 4 8,33 Thể tủy 3 6,25 Thể nhầy 0 0,00 Tổng 48 100,00 Nhận xét: Trong các đối tượng nghiên cứu, thể mô bệnh học chiếm tỷ lệ cao nhất là thể ống xâm nhập (79,92%), thể tủy và thể nhầy chiếm tỷ lệ thấp nhất với 6,25% và 0%. Bảng 3. 8. Đặc điểm về thụ thể nội tiết Tình trạng thụ thể nội tiết Số lượng Tỷ lệ (%)
  • 53. 38 Dương tính 12 25,00 Âm tính 36 75,00 Tổng 48 100,00 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có thụ thể nội tiết âm tính (cả ER và PR đều âm tính) cao, chiếm 75,00%. Có 8 bệnh nhân có ER, PR đều dương tính, 2 bệnh nhân có ER dương tính, PR âm tính, 2 bệnh nhân có ER âm tính, PR dương tính. Bảng 3. 9. Đặc điểm giai đoạn TNM Giai đoạn Số lượng Tỷ lệ (%) Giai đoạn I 12 25,00 Giai đoạn II 19 39,58 Giai đoạn III 12 25,00 Giai đoạn IV 5 10,42 Tổng 48 100,00 Nhận xét: Trong số các đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ đối tượng ung thư vú giai đoạn II chiếm tỷ lệ cao nhất với 39,58%. Tỷ lệ bệnh nhân ung thư vú giai đoạn VI chiếm tỷ lệ thấp nhất với 10,42%. Bảng 3. 10. Đặc điểm về phương pháp điều trị trước đó Điều trị trước đó Số lượng Tỷ lệ (%) Xạ trị vùng ngực Có 34 70,83 Không 14 29,17 Xạ trị bên ngực trái 23 47,92 Đã điều trị với anthracyclin Có 35 72,92 Không 13 27,08 Nhận xét: Trong số bệnh nhân nghiên cứu, có 70,83% bệnh nhân từng được xạ trị vùng ngực với 47,92% bệnh nhân có xạ trị bên ngực trái. Tỷ lệ bệnh nhân có điều trị với anthracyclin trước đây là 72,92%. Còn lại là bệnh nhân chưa từng điều trị với anthracyclin.
  • 54. 39 3.2. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TRASTUZUMAB VỚI CHỨC NĂNG TIM Bảng 3. 11. Các thay đổi trên lâm sàng Đặc điểm lâm sàng Trước điều trị Sau điều trị p Nhịp tim 71,49 ± 11,45 78,81 ± 12,14 < 0,05 Huyết áp trung bình 94,44 ± 10,25 94,84 ± 11,34 > 0,05 Nhận xét: Nhịp tim của bệnh nhân sau điều trị với trastuzumab tăng lên có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị. Huyết áp trung bình thay đổi không có ý nghĩa giữa trước và sau điều trị. Biểu đồ 3. 5. Tỷ lệ bệnh nhân suy tim chẩn đoán theo Frammingham Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có suy tim theo tiêu chuẩn chẩn đoán Frammingham là 4,17% (2/48). Tỷ lệ bệnh nhân không có biểu hiện suy tim theo tiêu chuẩn chẩn đoán Frammingham là 95,83%. Bảng 3. 12. Đặc điểm thay đổi EF sau điều trị Số lượng Tỷ lệ (%) <5% 15 31,25 5-10 12 25,00 >10% LVEF>=53% 12 25,00 4.17 95.83 Có Không
  • 55. 40 LVEF<53% 9 18,75 Nhận xét: Theo mức độ thay đổi EF, tỷ lệ bệnh nhân có giảm EF > 10% sau điều trị là 43,75% (21/48 bệnh nhân). Trong 21 bệnh nhân đó, có 9 bệnh nhân có EF< 53%, chiếm 18,75% trong 48 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Tỷ lệ bệnh nhân có EF giảm dưới 5% là 31,25%. Bảng 3. 13. Tỷ lệ bệnh nhân ngừng điều trị với trastuzumab do độc tính Tỷ lệ bệnh nhân ngừng điều trị Số lượng Tỷ lệ (%) Ngừng hoàn toàn 3 6,25 Ngừng tạm thời 3 6,25 Tiếp tục liệu pháp 4 8,33 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân phải ngừng điều trị do độc tính tại tim trong quá trình điều trị với trastuzumab là 12,5% với 6,25% (3/48) ngừng hoàn toàn và 6,25% bệnh nhân ngừng tạm thời. Bảng 3. 14. So sánh tỷ lệ một số yếu tố nguy cơ theo mức độ giảm EF EF giảm > 10% EF giảm ≤ 10% Đái tháo đường 3 1 Tăng huyết áp 5 8 Rối loạn lipid máu 5 5 BMI >25 3 1 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường trong nhóm có EF giảm > 10 khác biệt không đáng kể so với nhóm có EF giảm ≤ 10%. Tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp trong hai nhóm mức độ giảm EF khác biệt không đáng kể. Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn lipid máu và BMI >25 trong hai nhóm mức độ giảm EF khác nhau không đáng kể. Bảng 3. 15. Mối liên quan giữa tình trạng di căn với giai đoạn bệnh EF giảm > 10% EF giảm ≤ 10% Chưa di căn 18 25 p>0,05 Đã di căn 3 2
  • 56. 41 Nhận xét: Không có mối liên quan giữa tình trạng di căn đối với mức độ giảm phân suất tống máu EF. Bảng 3. 16. Mối liên quan với tuổi Nhóm tuổi EF giảm > 10% EF giảm ≤ 10% p < 45 6 28,57 5 29,41 p>0,05 45-70 8 38,10 8 47,06 >70 6 28,57 4 23,53 Nhận xét: Không có mối liên quan giữa tuổi và mức độ giảm phân suất tống máu EF. Bảng 3. 17. Mối liên quan với xạ trị ngực trái trước đó Xạ trị ngực trái EF giảm > 10% EF giảm ≤ 10% p Có 14 9 p<0,05 Không 2 9 Nhận xét:Có mối liên quan giữa việc từng xạ trị ngực trái đối với mức độ giảm EF. Bảng 3. 18. Mối liên quan với điều trị anthracyclin trước đó Điều trị với anthracyclin trước đó EF giảm > 10% EF giảm ≤ 10% Tổng Có 12 23 p>0,05 Không 9 4 Nhận xét: Không có mối liên quan giữa việc điều trị anthracyclin trước đó với mức độ giảm EF.
  • 57. 42 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ ĐIỀU TRỊ VỚI TRASTUZUMAB TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT 4.1.1. Tuổi và tiền sử gia đình Trong nhiều nghiên cứu bệnh nhân UTV dưới 40 tuổi có nguy cơ tái phát, tử vong cao hơn so với nhóm tuổi trên 40. Các chỉ định hóa chất bổ trợ, điều trị nội tiết thường cân nhắc đến yếu tố tuổi, các mốc lứa tuổi được cân nhắc là dưới 40 hoặc dưới 35 theo các nghiên cứu khác nhau. Như vậy, có thể thấy, tuổi là một yếu tố quan trọng trong nghiên cứu ung thư vú, đó có thể là yếu tố tiên lượng độc lập đối với ung thư vú. Trong nghiên cứu của tác giả Phùng Thị Huyền đã ghi nhận tuổi có ảnh hưởng đến kết quả sống thêm (Phùng Thị Huyền, 2016). Gần đây, nghiên cứu của Phạm Hồng Khoa, Bệnh cho thấy ung thư vú ngày càng có xu hướng trẻ hóa ở nước ta. Nghiên cứu của tác giả về độ tuổi của bệnh nhân ngoài việc góp thêm những số liệu về đặc điểm bệnh học của ung thư vú còn bao gồm một vấn đề khác nữa, đó là ý nghĩa thực tiễn của độ tuổi sàng lọc cho những phụ nữ trẻ để phát hiện sớm ung thư vú, đồng thời ứng dụng phương pháp sinh thiết hạch cửa trong điều trị cho những bệnh nhân giai đoạn sớm để tránh việc vét hạch nách không cần thiết, giảm thiểu các di chứng và xóa bỏ mặc cảm sẽ giúp họ có cái nhìn tích cực hơn về bệnh tật cũng như đời sống xã hội, đem lại cho người bệnh chất lượng sống tốt hơn với thời gian sống dài hơn với các nhu cầu cao hơn ở những phụ nữ trẻ. Trong nghiên cứu này, đề tài đánh giá đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu (Phạm Hồng Khoa, 2017). Kết quả nghiên cứu cho thấy: Độ tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu của đề tài này là 48,4 tuổi, thấp nhất là 28 tuổi, cao nhất là 75 tuổi. Kết quả về tuổi trung bình của đề tài khá tương đồng với các nghiên cứu trong nước đã công bố. Trong nghiên cứu Phùng Thị Huyền đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ 4AC+4T kết hợp trastuzumab trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II,
  • 58. 43 III có Her 2 neu dương tính, có 1 bệnh nhân trẻ 27 tuổi, độ tuổi trung bình là 49 (Phùng Thị Huyền, 2016). Theo tác giả Đỗ Thị Kim Anh nghiên cứu điều trị hóa chất bổ trợ 4AC-4T trên 54 bệnh nhân UTV giai đoạn II, III không kể tình trạng Her 2 neu cho thấy tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là 45,7 tuổi (Đỗ Thị Kim Anh, 2008). Trong số đối tượng nghiên cứu, nhóm tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất là nhóm tuổi 45-60 chiếm tỷ lệ lớn nhất với 47,92%, sau đó là nhóm tuổi >60 tuổi (27,08%). Nhóm tuổi dưới 45 chiếm tỷ lệ thấp nhất (25,00%). Kết quả này khá tương đồng với kết quả của một số tác giả trong nước. Trong nghiên cứu của Phùng Thị Huyền ghi nhận khoảng tuổi hay gặp nhất từ 51 đến 60 tuổi chiếm tỷ lệ 46% (Phùng Thị Huyền, 2016). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Lan về tỷ lệ mới mắc ung thư vú giai đoạn 2014 đến 2016 cho thấy: trong 3 năm từ 2014-2016, phân bố mới mắc ung thư vú ở nhóm tuổi từ 50-59 là cao nhất (30,1%), tiếp theo là nhóm 40-49 tuổi (24,8%), và nhóm 60-69 tuổi (21,8%). Nhóm bệnh nhân tuổi 20- 30 và ≥ 80 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất (1,7%). Trong giai đoạn này, tỉ suất mắc mới thô tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi từ 40-79. Trong đó, cao nhất ở nhóm tuổi 60-69, với tỉ suất thô là 197,9/100.000 nữ. Xu hướng phân bố này cũng tương đồng ở mỗi năm 2014, 2015 và 2016 (Nguyễn Thị Mai Lan, 2020). Như vậy, các nghiên cứu có kết quả phù hợp với nhau. Tuổi cao là yếu tố nguy cơ của ung thư vú. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Lan cho thấy, tỉ suất mắc ung thư vú bắt đầu tăng nhanh từ lứa tuổi 40. Dưới 40 tuổi, tỉ suất mắc chuẩn giai đoạn 2014- 2016 là 4,0/100.000 nữ, nhưng đã tăng gần gấp 2 lần, khi ở tuổi 40 đến 49 là 8,3/100.000 nữ. Tuổi mắc ung thư vú tập trung từ 40 đến 69 tuổi, sau đó giảm dần đến lứa tuổi 80 giảm xuống tỉ suất mắc chuẩn là 0,3/100.000 nữ (Nguyễn Thị Mai Lan, 2020). Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với ghi nhận y văn cũng như so với các nước trên thế giới. Các nghiên cứu trên thế giới đều ghi nhận phụ nữ tăng nguy cơ mắc ung thư vú từ 40 tuổi. Cũng trong nghiên cứu của tác giả Mai Lan, có 473 ca ung thư vú mới mắc ở độ tuổi dưới 40 chiếm 13,5%. Độ tuổi dưới
  • 59. 44 45 trong nghiên cứu của đề tài là 25,00%. Có thể thấy, đây cũng là con số ghi nhận đáng lo ngại rằng, liệu ung thư vú ở tuổi trẻ càng ngày càng tăng. Theo báo cáo của tác giả Phạm Xuân Dũng, tại Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận ung thư vú dưới 40 tuổi tăng dần theo từng năm (Phạm Xuân Dũng, 2017). Đây cũng là nhận định của tác giả Phạm Hồng Khoa (Phạm Hồng Khoa, 2017) . Tiền sử sản khoa là một trong những yếu tố nguy cơ của ung thư vú. Cụ thể, có kinh sớm là yếu tố nguy cơ cao gây ung thư vú. Phụ nữ có kinh sau 15 tuổi nguy cơ ung thư vú có thụ thể nội tiết dương tính thấp hơn so với phụ nữ có kinh trước 13 tuổi. Phụ nữ có kinh sau 15 tuổi cũng giảm được 16% nguy cơ ung thư vú có thụ thể nội tiết âm tính. Một nghiên cứu cho thấy cứ có kinh muộn mỗi 2 năm thì giảm được 10% nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, mãn kinh muộn cũng là yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Nguy cơ tăng 1,03% cho mỗi năm chậm mãn kinh, tương đương với việc sử dụng nội tiết hormon mãn kinh. Ngoài ra, nguy cơ mắc ung thư vú cũng cao hơn ở phụ nữ có tuổi mang thai đầu tiên muộn. Đề tài đánh giá tỷ lệ bệnh nhân đã mãn kinh trong nghiên cứu này. Trong số bệnh nhân nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân đã mãn kinh là 54,17% lơn hơn tỷ lệ bệnh nhân chưa mãn kinh (45,83%) (Phùng Thị Huyền, 2016). Tác giả Somaira Nowsheen trong một nghiên cứu tương tự, đã cho thấy tỷ lệ phụ nữ mãn kinh tương tự kết quả của đề tài (Nowsheen, S., 2018). Nghiên cứu của Joanna Huszno ghi nhận 74% bệnh nhân nghiên cứu đã mãn kinh (Huszno, J., 2013). Như vậy, các nghiên cứu đều thấy rằng tỷ lệ bệnh nhân đã mãn kinh nhiều hơn tỷ lệ bệnh nhân còn kinh nguyệt. Ngoài hai đặc điểm trên, trong nghiên cứu này, đề tài khảo sát tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử gia đình có người bị ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng. Theo đó, trong số bệnh nhân nghiên cứu, có 3 trường hợp (6,25%) bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc UTV. Còn lại các bệnh nhân không có tiền sử gia đình ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng. Tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử gia đình khá phù hợp với kết quả trong nghiên cứu của Phùng Thị Huyền (Phùng Thị Huyền, 2016). Theo