SlideShare a Scribd company logo
1 of 8
Download to read offline
See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/339301599
The role of lean production management for enhancing the global
manufacturing competitiveness index (GMCI)
Conference Paper · September 2013
CITATIONS
0
READS
68
1 author:
Hiep Bui Trung
University of Economics - The University of Danang
8 PUBLICATIONS   0 CITATIONS   
SEE PROFILE
All content following this page was uploaded by Hiep Bui Trung on 17 February 2020.
The user has requested enhancement of the downloaded file.
HỘI THẢO VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT Ở NHẬT BẢN - 2013
1
VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TINH GỌN ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO
CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG NGÀNH SẢN XUẤT CHẾ TẠO
TRÊN TOÀN CẦU
THE ROLE OF LEAN PRODUCTION MANAGEMENT FOR ENHANCING THE
GLOBAL MANUFACTURING COMPETITIVENESS INDEX (GMCI)
Bùi Trung Hiệp
Khoa Quản trị Kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
buitrunghiep@gmail.com
TÓM TẮT
Báo cáo về chỉ số năng lực cạnh tranh trong ngành sản xuất chế tạo trên toàn cầu (GMCI), được khảo sát,
cập nhật hằng năm, cung cấp nhiều thông tin chi tiết, đáng tin cậy để nhà quản trị có thể nắm bắt những nhân tố
chính ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong ngành sản xuất chế tạo cũng như sự phồn thịnh của các quốc
gia. Trên cơ sở phân tích báo cáo GMCI từ năm 2010 đến năm 2013, bài báo xác định nguyên nhân trực tiếp dẫn
đến xu hướng cạnh tranh trong ngành sản xuất chế tạo trên thế giới hiện nay; đồng thời nghiên cứu, đề xuất phát
huy những ưu điểm của hệ thống quản trị sản xuất tinh gọn của Nhật Bản nhằm cải thiện và nâng cao chỉ số
năng lực cạnh tranh đó.
Từ khóa: GMCI; năng lực cạnh tranh; sản xuất chế tạo; quản trị sản xuất; Nhật Bản; sản xuất tinh gọn.
ABSTRACT
The global manufacturing competitiveness index (GMCI), which is surveyed, updated annually, providing a lot
of detailed and trustworthy information for the manager to better understand the primary forces driving
manufacturing competitiveness and overall economic prosperity for a nation. Based on the analyzing GMCI
reports from 2010 to 2013, this article identifies the direct causes leading to the most recent trends in the
competitiveness of manufacturing industry on the world stage and gives recommendations to promote some
advantages of the Japanese lean production system to enhance the competitiveness.
Key words: GMCI; competitiveness, manufacturing; production management; Japan; lean production.
1. Những yêu cầu khi nghiên cứu về năng lực
cạnh tranh trên toàn cầu trong ngành sản
xuất chế tạo
Sự phát triển của ngành sản xuất chế tạo
hiện nay được đánh dấu bởi những doanh nghiệp
lớn có mạng lưới linh hoạt, rộng khắp với khả
năng sử dụng nguồn thông tin và các báo cáo
phân tích một cách thuần thục trong hoạt động
để cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho thị trường
toàn cầu đa dạng. Khi các công ty cũng như
quốc gia nắm bắt được sự tiến triển về bản chất
ngành sản xuất chế tạo và phản ứng kịp thời
trước những xu hướng đang định hình môi
trường cạnh tranh quốc tế, họ có ưu thế phát
triển mạnh trong tương lai đầy hứa hẹn đó [1].
Trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, chúng ta
chứng kiến ngành sản xuất chế tạo tiếp tục hỗ trợ
sự tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống ở
các quốc gia trên toàn thế giới. Tại các quốc gia
đã phát triển, ngành sản xuất chế tạo lớn mạnh
của họ làm hình thành đội ngũ nhân lực được trả
lương cao, duy trì sự vượt trội rõ ràng về kỹ
thuật-công nghệ và là một trong những thành tố
chính tạo ra giá trị gia tăng, GDP cho quốc gia.
Trong trường hợp nếu ngành sản xuất chế tạo bị
thu hẹp thì chưa hẳn thể hiện sự suy yếu khả
năng cạnh tranh của quốc gia đó trên trường thế
giới nếu họ vẫn duy trì sự phát triển thịnh vượng
và tạo ra được nhiều nguồn thu nhập mới. Chính
vì vậy khi nghiên cứu, đánh giá về ngành sản
xuất chế tạo của một quốc gia, luôn cần đặc biệt
lưu ý các yếu tố quan trọng như: giai đoạn, trình
độ phát triển, những đặc thù thương mại, mô
hình sử dụng nguồn lực bên ngoài, những ưu đãi
HỘI THẢO VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT Ở NHẬT BẢN - 2013
2
tiêu thụ và tình trạng mất cân đối các cán cân kinh tế.
Hình 1 – Bảng xếp hạng 10 quốc gia hàng đầu theo tổng giá trị sản xuất gia tăng từ năm 1980-2010
Dù thị trường và công nghệ mới mang đến
cơ hội cho các công ty sản xuất chế tạo thì hàng
loạt những thay đổi về bản chất hoạt động kinh
doanh cũng tạo ra thử thách tương ứng. Sự phát
triển của chuỗi giá trị toàn cầu đã đặt nhiều công
ty vào những ảnh hưởng liên đới từ các thảm họa
thiên nhiên, như động đất ở Nhật Bản tháng
3/2011, lũ lụt ở Thái Lan. Vì vậy sau nhiều năm
tập trung vào việc tối đa hóa chuỗi giá trị để
giảm chi phí, rất nhiều công ty phải đánh giá lại
sự cân đối giữa lợi ích thu được từ những chuỗi
giá trị toàn cầu được tối ưu và khả năng hồi phục
của những hoạt động nhờ ít rời rạc và phân tán
hơn. Các thảm họa thiên nhiên không chỉ là
nguồn bất ổn duy nhất mà các công ty sản xuất
chế tạo phải đối phó. Họ còn phải thích ứng
những biến động của nhu cầu và giá cả hàng
hóa, sự bất ổn của tiền tệ và các hình thức gián
đoạn của chuỗi cung ứng tác động đến lợi nhuận,
làm tăng chi phí và cản trở việc công ty khai
thác cơ hội thị trường [2]. Như vậy, không chỉ
các công ty sản xuất chế tạo phải cạnh tranh theo
nhiều cách thức khi xây dựng mạng lưới sản
xuất-cung ứng để đáp ứng những dạng nhu cầu
mới và các áp lực từ sự thay đổi của thị trường
toàn cầu, mà mỗi quốc gia cũng phải có nhiệm
vụ nghiên cứu cách thức cạnh tranh trên những
phương diện đa dạng hơn so với các nhân tố cũ
như: chi phí lao động hoặc mức thuế suất ưu đãi.
Đầu tiên, các công ty sản xuất chế tạo phải
hiểu được những biến động trong phân khúc
hoạt động của mình (các yêu cầu về mức độ
nghiên cứu & phát triển (R&D), lao động, vốn,
năng lượng, giao dịch, tỷ trọng giá trị), nắm bắt
các xu hướng xuyên suốt và cách thức kết hợp
công nghệ, thị trường và khách hàng hiện có của
mình để xác định cơ hội mới cũng như phát triển
chiến lược đạt được nó. Mục tiêu là tiếp tục
chuyển đổi các chiến lược thành những hành
động và thực hiện việc đầu tư dài hạn vào các
hoạt động sản xuất có tính linh hoạt cao. Tính
linh hoạt (agility) ngoài việc đảm bảo sự liên tục
đơn thuần trong hoạt động kinh doanh khi đối
phó với các rủi ro, mà đó còn là việc khai thác
các cơ hội, tăng tốc độ sản xuất và thiết lập khả
năng hồi phục trước những việc đột xuất hằng
ngày, ví dụ như các công ty chế biến thức ăn linh
hoạt sẽ xây dựng những thực đơn có thể sử dụng
nhiều dạng nguyên liệu để tránh trường hợp rủi
ro với nguồn cung.
Những chính sách nhà nước cũng phải
được điều chỉnh để dịch chuyển quan điểm xem
ngành sản xuất chế tạo như hoạt động truyền
thống đòi hỏi một lượng lớn nhân lực thành nhân
tố cốt yếu dẫn dắt đổi mới, tăng hiệu suất và
năng lực cạnh tranh. Các chính sách đó phải định
hướng để phát huy sức mạnh của ngành sản xuất
chế tạo và tích hợp được với những đóng góp từ
HỘI THẢO VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT Ở NHẬT BẢN - 2013
3
các ngành cung cấp dịch vụ khác bởi vì thực tế
tại đa số các nước đã phát triển, từ năm 2000 đến
2011, xuất khẩu dịch vụ (như hoạt động đào tạo,
bảo trì…) đã tăng trưởng nhanh hơn so với xuất
khẩu hàng hóa (cũng như máy móc, trang thiết
bị…). Những nghiên cứu về ngành sản xuất chế
tạo cần ưu tiên phân tích rõ cách thức ngành này
đóng góp vào giá trị cho nền kinh tế quốc gia
trong thập niên sắp đến.
2. Nhân tố chính ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh trên toàn cầu của các quốc gia
trong lĩnh vực sản xuất chế tạo
Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh trong
ngành sản xuất chế tạo trên toàn cầu (GMCI)
năm 2013 được tổng hợp từ 550 cuộc khảo sát
các nhân vật có kinh nghiệm hoạt động trong
ngành sản xuất chế tạo trên toàn thế giới với
39,7% đến từ Bắc Mỹ, 28,5% từ châu Á, 21% từ
châu Âu, 5,4% từ Nam Mỹ và 5,4% từ châu Úc.
46% đối tượng tham gia trả lời là Chủ tịch Hội
đồng quản trị, CEO, 40% đối tượng là Phó chủ
tịch, Quản lý chung và 14% còn lại là những đối
tượng trả lời cuộc khảo sát theo ủy quyền của
Tổng giám đốc. Các cuộc khảo sát được thực
hiện xuyên suốt năm 2012 và cung cấp những
quan điểm chính về các nhân tố dẫn dắt năng lực
cạnh tranh trong ngành sản xuất chế tạo của một
quốc gia, xếp hạng những quốc gia cạnh tranh
nhất hiện nay và cho 5 năm tiếp theo, đánh giá
các chính sách chung tạo thuận lợi hoặc trở ngại
cho sự phát triển của ngành trên toàn thế giới.
Theo báo cáo GMCI 2013, Trung Quốc
dẫn đầu về năng lực cạnh tranh trong sản xuất
chế tạo từ nay đến 5 năm sau. Ba lực lượng sản
xuất chế tạo mạnh mẽ nhất trên thế giới 60 năm
qua là Hoa Kỳ, Đức và Nhật Bản vẫn duy trì
được trong danh sách 10 quốc gia hàng đầu về
sản xuất chế tạo và được đánh giá cao với các ưu
thế về R&D, đội ngũ lao động trình độ cao, cơ
sở luật pháp ổn định, quyền sở hữu trí tuệ được
bảo vệ tốt tuy nhiên đều có xu hướng đánh mất
dần vị trí hiện tại. (Hình 2)
Xếp
hạng
Quốc gia Chỉ số Quốc gia Chỉ số
1 Trung Quốc 10.00 Trung Quốc 10.00
2 Đức 7.98 Ấn Độ 8.49
3 Hoa Kỳ 7.84 Brazil 7.89
4 Ấn Độ 7.65 Đức 7.82
5 Hàn Quốc 7.59 Hoa Kỳ 7.69
6 Đài Loan 7.57 Hàn Quốc 7.63
7 Canada 7.24 Đài Loan 7.18
8 Brazil 7.13 Canada 6.99
9 Singapore 6.64 Singapore 6.64
10 Nhật Bản 6.60 Việt Nam 6.50
11 Thái Lan 6.21 Indonesia 6.49
12 Mexico 6.17 Nhật Bản 6.46
13 Malaysia 5.94 Mexico 6.38
14 Phần Lan 5.87 Malaysia 6.31
15 Anh 5.81 Thái Lan 6.24
Năng lực cạnh tranh
hiện tại
Năng lực cạnh tranh
5 năm sau
Hình 2 – Chỉ số năng lực cạnh tranh trong ngành
sản xuất chế tạo trên toàn cầu năm 2013
Một chuẩn đánh giá GMCI được phát
triển và sử dụng từ năm 2010 đến nay (Bảng 1)
thể hiện 10 nhân tố chính ảnh hưởng đến năng
lực cạnh tranh của các quốc gia.
Xếp
hạng
Nhân tố chính Thành phần
1
Đổi mới (cải tiến) theo
định hướng tài năng
(talent-driven innovation)
Chất lượng và sự hiện hữu của những nhà nghiên cứu, nhà
khoa học, kỹ sư và lao động có kỹ năng.
2
Hệ thống kinh tế, thương
mại, tài chính và thuế
suất
Gánh nặng thuế suất và sự phức tạp của hệ thống.
Sự rõ ràng, ổn định của các chính sách kinh tế, pháp luật, thuế.
3
Chi phí và mức độ hiện
hữu của lao động và
nguyên vật liệu
Mức độ cạnh tranh về chi phí cho nguyên vật liệu.
Sự hiện hữu của nguyên vật liệu thô.
4 Mạng lưới nhà cung cấp Mức độ cạnh tranh về chi phí cho các nhà cung cấp địa
HỘI THẢO VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT Ở NHẬT BẢN - 2013
4
phương.
Khả năng cung cấp những sản phẩm/quá trình đổi mới
5 Hệ thống pháp luật
Sự ổn định và minh bạch của chính sách pháp luật.
Luật về người lao động.
6 Hạ tầng cơ sở vật chất
Chất lượng và hiệu quả của mạng lưới điện, công nghệ thông
tin và viễn thông.
Chất lượng và hiệu quả của đường bộ, sân bay, cảng và đường
sắt.
7
Chính sách và chi phí
năng lượng
Mức độ cạnh tranh về chi phí cho năng lượng.
Những đầu tư vào việc cải thiện và hiện đại hóa hệ thống năng
lượng đang được tiến hành.
8
Mức độ hấp dẫn của thị
trường nội địa
Qui mô và khả năng thâm nhập vào thị trường nội địa.
Mức độ cạnh tranh nội địa.
9
Hệ thống chăm sóc sức
khỏe
Chi phí cho chất lượng chăm sóc sức khỏe của nhân viên và
cộng đồng.
Chính sách đảm bảo sức khỏe cộng đồng (ô nhiễm, an toàn
thực phẩm,…)
10
Đầu tư của nhà nước vào
ngành sản xuất chế tạo và
đổi mới
Đầu tư của nhà nước vào R&D: công nghệ, kỹ thuật và sản
xuất chế tạo.
Sự hợp tác của khối tư nhân và khu vực công trong đầu tư dài
hạn vào R&D.
Bảng 1 – Nhân tố chính ảnh hưởng đến xếp hạng năng lực cạnh tranh trong ngành sản xuất chế tạo.
Nguồn: Deloitte Touche Tohmatsu Limited and U.S. Council on Competitiveness, 2013 GMCI
Nhân tố chính Đức Hoa
Kỳ
Nhật
Bản
Trung
Quốc
Brazil Ấn
Độ
Đổi mới (cải tiến) theo định hướng tài năng 9.47 8.94 8.14 5.89 4.28 5.82
Hệ thống kinh tế, thương mại, tài chính và
thuế suất.
7.12 6.83 6.19 5.87 4.84 4.01
Chi phí và mức độ hiện hữu của lao động và
nguyên vật liệu.
3.29 3.97 2.59 10.00 6.70 9.41
Mạng lưới nhà cung cấp 8.96 8.64 8.03 8.25 4.95 4.82
Hệ thống pháp luật 9.06 8.46 7.93 3.09 3.80 2.75
Hạ tầng cơ sở vật chất 9.82 9.15 9.07 6.47 4.23 1.78
Chính sách và chi phí năng lượng 4.81 6.03 4.21 7.16 5.88 5.31
Mức độ hấp dẫn của thị trường nội địa 7.26 7.60 5.72 8.16 6.28 5.90
Hệ thống chăm sóc sức khỏe 9.28 7.07 8.56 2.18 3.33 1.00
Đầu tư của nhà nước vào ngành sản xuất chế
tạo và đổi mới
7.57 6.34 6.80 8.42 4.93 5.09
* Thang đo từ 1-10, chỉ số càng lớn thể hiện năng lực cạnh tranh càng mạnh.
Bảng 2 – Xếp hạng các quốc gia theo từng nhân tố ảnh hưởng đến GMCI (2013)
3. Khả năng kiện toàn năng lực cạnh tranh
trong ngành sản xuất chế tạo của Nhật Bản
trên nền tảng hệ thống sản xuất tinh gọn
Trong giai đoạn suy thoái của nền kinh tế
với nhiều khó khăn, tất cả các quốc gia đều đang
theo đuổi nhiều phương cách để tăng trưởng, đặc
HỘI THẢO VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT Ở NHẬT BẢN - 2013
5
biệt trong lĩnh vực sản xuất chế tạo. Họ hi vọng
tăng cường năng lực cạnh tranh về sản xuất chế
tạo bằng cách đầu tư triệt để vào R&D thông qua
các chương trình thương mại hóa mạnh mẽ, gia
tăng hợp tác với các quốc gia khác. Tuy nhiên
khả năng tích hợp, yêu cầu cao đối với nhà cung
cấp và cải tiến liên tục trong quá trình sản xuất
vẫn chính là chìa khóa trong chiến lược cạnh
tranh ngày nay.
Để giải quyết tình trạng sụt giảm về năng
lực cạnh tranh trong ngành sản xuất chế tạo bài
báo đề cập đến việc sử dụng hệ thống các công
cụ trong hệ thống sản xuất tinh gọn bao gồm:
+ Lưu đồ dòng giá trị (Value Stream
Mapping) [3]
+ Hệ thống 5S. [4]
+ Tăng hiệu quả sử dụng thiết bị (TPM –
total productive maintenance). [5]
+ Phương pháp sản xuất Toyota (JIT – sản
xuất đúng thời hạn, thẻ Kanban).
+ Phương pháp cải tiến liên tục Kaizen.
Vấn đề cốt lỗi để áp dụng được hệ thống
này cần xác định rõ những khác biệt trong văn
hóa truyền thống và văn hóa tinh gọn để có thể
triển khai một cách thích hợp (Bảng 3).
Văn hóa truyền thống Văn hóa tinh gọn
Tập trung vào nội bộ Tập trung vào khách hàng
Quản lý trực tiếp Đào tạo nhân viên có ý thức
Tối đa hiệu quả từng bộ phận chức năng riêng Đội ngũ đa chức năng
Chuyên gia hướng dẫn Qui trình dẫn dắt
Phê bình & Phòng thanh tra Tập trung vào cốt lõi vấn đề
Bưng bít thông tin và thảo luận không thường
xuyên
Chia sẻ thông tin và thường xuyên thảo luận
Đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng Nỗ lực để đạt được sự ưu việt và loại bỏ hao phí
Tưởng thưởng cá nhân Tưởng thưởng theo nhóm
Nhà cung cấp là đối thủ Nhà cung cấp là đối tác
Tăng hiệu quả kinh tế thông qua qui mô lớn Giảm hao phí để tăng hiệu quả
Bảng 3
HỘI THẢO VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT Ở NHẬT BẢN - 2013
6
Hình 3 – Hệ thống công cụ hỗ trợ quản trị sản xuất [Nguồn: Системы менеджмента и инструменты
бережливого производства]
Hình 4 – Lộ trình chuẩn bị cho việc tiến hành xây dựng hệ thống tinh gọn
Trên quan điểm có tính hệ thống này, nhà
quản trị không chỉ đảm bảo cung cấp một sự cải
thiện chất lượng thường xuyên, giảm chi phí sản
xuất mà quan trọng hơn là hình thành thói quen
cho đội ngũ nhân viên theo văn hóa tinh gọn.
Điều này cần được chuẩn bị theo một lộ trình
được đề xuất như Hình 4. Những tiêu chí đánh
giá của GMCI -2013 càng thể hiện rằng việc bắt
buộc phải có sự phối hợp của nhà nước và các
công ty sản xuất chế tạo để tạo một cú hích trong
việc triển khai hệ thống sản xuất tinh gọn. Thực
tế cho thấy việc triển khai ở các quốc gia khác
ngoài Nhật Bản đã không đạt được sự thành tựu
đáng kể. Một trong những nguyên nhân đó chính
là quan điểm xem sản xuất tinh gọn chỉ như
những công cụ rời rạc chứ không phải một triết
lý có tính hệ thống bao gồm: những phương tiện
cải tiến, văn hóa tinh gọn và đội ngũ nhân viên
được đào tạo bài bản. Việc suy nghĩ có hệ thống,
ứng dụng văn hóa tinh gọn để quản lý con người,
qui trình sản xuất chế tạo và chuỗi cung ứng sẽ
tăng khả năng ứng phó với sự phức tạp của thị
trường. Từ góc độ vĩ mô, việc xây dựng các
chiến lược phát triển nguồn lực sản xuất chế tạo
ở mức độ quốc gia sẽ ưu tiên vào nguồn nhân
lực hiệu quả và văn hóa tinh gọn, thay vì những
đánh đổi để đạt chi phí thấp. Hiện nay, khi các
quốc gia đã nhận thấy thực tế ngành sản xuất chế
tạo trong thế kỷ 21 đang tận dụng các năng lực
cốt lõi và hợp đồng với nước ngoài thực hiện các
thành phần ít tạo ra giá trị gia tăng có thể sẽ ảnh
hưởng đến sự phát triển bền vững của họ khi
những đối tác dần trở thành đối thủ chính trên thị
trường nhờ khả năng học tập kỹ thuật nhanh
nhạy. Việc cân đối, thiết kế lại hệ thống sản xuất
là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh cạnh tranh
ngày nay. Một hệ thống sản xuất bền vững, hiệu
quả đòi hỏi những chính sách của nhà nước tạo
điều kiện cho việc triển khai triết lý quản trị sản
xuất tinh gọn, thích ứng kịp thời với những nhân
tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành
sản xuất chế tạo của quốc gia./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
HỘI THẢO VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT Ở NHẬT BẢN - 2013
7
1. Manufacturing the future: The next era of global growth and innovation, McKinsey
Operations Practice, 2012
2. Resource revolution: Meeting the world’s energy, material, food and water needs, McKinsey
Global Insititute, 11/2011
3. FA Abdulmalek, J Rajgopal - International Journal of production economics, 2007, Analyzing
the benefits of lean manufacturing and value stream mapping via simulation: a process sector case
study.
4. A Bayo-Moriones, A Bello-Pintado, International Journal of Quality & Reliability
Management ,2010, 5S use in manufacturing plants: contextual factors and impact on operating
performance
5. KE McKone, RG Schroeder, KO Cua - Journal of operations management, 2001, Elsevier,
The impact of total productive maintenance practices on manufacturing performance
6. Hong-liang Zhang and Zhan-wen Niu, 2013, Influence Mechanism of Lean Production to
Manufacturing Enterprises’Competitiveness
7. Masaharu Ota, Yohsuke Hazama, Danny Samson (2013), Japanese innovation processes
8. Кононова В.Ю., Болтрукевич В.Е., Применение Lean Manufacturing на промышленных
предприятиях России в 2006-2008 гг.
View publication stats
View publication stats

More Related Content

Similar to Hiệp 2013.pdf

Đề tài: Những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta ...
Đề tài: Những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta ...Đề tài: Những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta ...
Đề tài: Những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Lvchk15 truong doan quoc dung
Lvchk15 truong doan quoc dungLvchk15 truong doan quoc dung
Lvchk15 truong doan quoc dungThanhxuan Pham
 
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc teTran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc teNguyên Tùy
 
Tiểu luận quản trị chiến lược định hướng chiến lược cho công ty hoa
Tiểu luận quản trị chiến lược định hướng chiến lược cho công ty hoaTiểu luận quản trị chiến lược định hướng chiến lược cho công ty hoa
Tiểu luận quản trị chiến lược định hướng chiến lược cho công ty hoaDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Chuoi gia tri cn oto vn
Chuoi gia tri cn oto vnChuoi gia tri cn oto vn
Chuoi gia tri cn oto vnThuy Nguyen
 
Sline chiến lược kinh doanh quốc tế
Sline chiến lược kinh doanh quốc tếSline chiến lược kinh doanh quốc tế
Sline chiến lược kinh doanh quốc tếtrần Nam
 
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay (TẢI FREE ZALO: 093 45...
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay  (TẢI FREE ZALO: 093 45...Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay  (TẢI FREE ZALO: 093 45...
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay (TẢI FREE ZALO: 093 45...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...
Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...
Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Dự thảo chiến lược thu hút fdi giai đoạn 2018 2030
Dự thảo chiến lược thu hút fdi giai đoạn 2018 2030Dự thảo chiến lược thu hút fdi giai đoạn 2018 2030
Dự thảo chiến lược thu hút fdi giai đoạn 2018 2030nataliej4
 
Slideshare.vn bai giang_quan_tri_chien_luoc_bai_2_to_hop_gd_topica
Slideshare.vn bai giang_quan_tri_chien_luoc_bai_2_to_hop_gd_topicaSlideshare.vn bai giang_quan_tri_chien_luoc_bai_2_to_hop_gd_topica
Slideshare.vn bai giang_quan_tri_chien_luoc_bai_2_to_hop_gd_topicaPhan Cong
 
Chuyên đề 3: Tái cấu trúc dn nhà nước
Chuyên đề 3:   Tái cấu trúc dn nhà nướcChuyên đề 3:   Tái cấu trúc dn nhà nước
Chuyên đề 3: Tái cấu trúc dn nhà nướcKen Severus
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh quảng ngãi sdt/ ZALO 09345 497 28
Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh quảng ngãi  sdt/ ZALO 09345 497 28	Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh quảng ngãi  sdt/ ZALO 09345 497 28
Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh quảng ngãi sdt/ ZALO 09345 497 28 Thư viện Tài liệu mẫu
 
Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...
Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...
Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...nataliej4
 
bc thường niên dnvn-(2010)-vcci
bc thường niên dnvn-(2010)-vccibc thường niên dnvn-(2010)-vcci
bc thường niên dnvn-(2010)-vcciBui Tuan ANh
 
VietnamITNation2020_ByTopDev.pdf
VietnamITNation2020_ByTopDev.pdfVietnamITNation2020_ByTopDev.pdf
VietnamITNation2020_ByTopDev.pdfNguyễn Quang Huy
 

Similar to Hiệp 2013.pdf (20)

Đề tài: Những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta ...
Đề tài: Những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta ...Đề tài: Những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta ...
Đề tài: Những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta ...
 
Lvchk15 truong doan quoc dung
Lvchk15 truong doan quoc dungLvchk15 truong doan quoc dung
Lvchk15 truong doan quoc dung
 
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc teTran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
 
Tiểu luận quản trị chiến lược định hướng chiến lược cho công ty hoa
Tiểu luận quản trị chiến lược định hướng chiến lược cho công ty hoaTiểu luận quản trị chiến lược định hướng chiến lược cho công ty hoa
Tiểu luận quản trị chiến lược định hướng chiến lược cho công ty hoa
 
Chuoi gia tri cn oto vn
Chuoi gia tri cn oto vnChuoi gia tri cn oto vn
Chuoi gia tri cn oto vn
 
Sline chiến lược kinh doanh quốc tế
Sline chiến lược kinh doanh quốc tếSline chiến lược kinh doanh quốc tế
Sline chiến lược kinh doanh quốc tế
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpCác yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
 
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay (TẢI FREE ZALO: 093 45...
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay  (TẢI FREE ZALO: 093 45...Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay  (TẢI FREE ZALO: 093 45...
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay (TẢI FREE ZALO: 093 45...
 
Day 1 ed 2010 vn
Day 1 ed 2010 vnDay 1 ed 2010 vn
Day 1 ed 2010 vn
 
Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...
Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...
Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...
 
Dự thảo chiến lược thu hút fdi giai đoạn 2018 2030
Dự thảo chiến lược thu hút fdi giai đoạn 2018 2030Dự thảo chiến lược thu hút fdi giai đoạn 2018 2030
Dự thảo chiến lược thu hút fdi giai đoạn 2018 2030
 
Slideshare.vn bai giang_quan_tri_chien_luoc_bai_2_to_hop_gd_topica
Slideshare.vn bai giang_quan_tri_chien_luoc_bai_2_to_hop_gd_topicaSlideshare.vn bai giang_quan_tri_chien_luoc_bai_2_to_hop_gd_topica
Slideshare.vn bai giang_quan_tri_chien_luoc_bai_2_to_hop_gd_topica
 
Chuyên đề 3: Tái cấu trúc dn nhà nước
Chuyên đề 3:   Tái cấu trúc dn nhà nướcChuyên đề 3:   Tái cấu trúc dn nhà nước
Chuyên đề 3: Tái cấu trúc dn nhà nước
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh quảng ngãi sdt/ ZALO 09345 497 28
Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh quảng ngãi  sdt/ ZALO 09345 497 28	Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh quảng ngãi  sdt/ ZALO 09345 497 28
Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh quảng ngãi sdt/ ZALO 09345 497 28
 
Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...
Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...
Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...
 
bc thường niên dnvn-(2010)-vcci
bc thường niên dnvn-(2010)-vccibc thường niên dnvn-(2010)-vcci
bc thường niên dnvn-(2010)-vcci
 
Các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
Các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanhCác nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
Các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
 
VietnamITNation2020_ByTopDev.pdf
VietnamITNation2020_ByTopDev.pdfVietnamITNation2020_ByTopDev.pdf
VietnamITNation2020_ByTopDev.pdf
 
Chap1
Chap1Chap1
Chap1
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Kinh Tế, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Kinh Tế, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Kinh Tế, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Kinh Tế, 9 Điểm
 

Recently uploaded

Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxtung2072003
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềMay Ong Vang
 

Recently uploaded (15)

Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
 

Hiệp 2013.pdf

  • 1. See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/339301599 The role of lean production management for enhancing the global manufacturing competitiveness index (GMCI) Conference Paper · September 2013 CITATIONS 0 READS 68 1 author: Hiep Bui Trung University of Economics - The University of Danang 8 PUBLICATIONS   0 CITATIONS    SEE PROFILE All content following this page was uploaded by Hiep Bui Trung on 17 February 2020. The user has requested enhancement of the downloaded file.
  • 2. HỘI THẢO VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT Ở NHẬT BẢN - 2013 1 VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TINH GỌN ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG NGÀNH SẢN XUẤT CHẾ TẠO TRÊN TOÀN CẦU THE ROLE OF LEAN PRODUCTION MANAGEMENT FOR ENHANCING THE GLOBAL MANUFACTURING COMPETITIVENESS INDEX (GMCI) Bùi Trung Hiệp Khoa Quản trị Kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng buitrunghiep@gmail.com TÓM TẮT Báo cáo về chỉ số năng lực cạnh tranh trong ngành sản xuất chế tạo trên toàn cầu (GMCI), được khảo sát, cập nhật hằng năm, cung cấp nhiều thông tin chi tiết, đáng tin cậy để nhà quản trị có thể nắm bắt những nhân tố chính ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong ngành sản xuất chế tạo cũng như sự phồn thịnh của các quốc gia. Trên cơ sở phân tích báo cáo GMCI từ năm 2010 đến năm 2013, bài báo xác định nguyên nhân trực tiếp dẫn đến xu hướng cạnh tranh trong ngành sản xuất chế tạo trên thế giới hiện nay; đồng thời nghiên cứu, đề xuất phát huy những ưu điểm của hệ thống quản trị sản xuất tinh gọn của Nhật Bản nhằm cải thiện và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh đó. Từ khóa: GMCI; năng lực cạnh tranh; sản xuất chế tạo; quản trị sản xuất; Nhật Bản; sản xuất tinh gọn. ABSTRACT The global manufacturing competitiveness index (GMCI), which is surveyed, updated annually, providing a lot of detailed and trustworthy information for the manager to better understand the primary forces driving manufacturing competitiveness and overall economic prosperity for a nation. Based on the analyzing GMCI reports from 2010 to 2013, this article identifies the direct causes leading to the most recent trends in the competitiveness of manufacturing industry on the world stage and gives recommendations to promote some advantages of the Japanese lean production system to enhance the competitiveness. Key words: GMCI; competitiveness, manufacturing; production management; Japan; lean production. 1. Những yêu cầu khi nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trên toàn cầu trong ngành sản xuất chế tạo Sự phát triển của ngành sản xuất chế tạo hiện nay được đánh dấu bởi những doanh nghiệp lớn có mạng lưới linh hoạt, rộng khắp với khả năng sử dụng nguồn thông tin và các báo cáo phân tích một cách thuần thục trong hoạt động để cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho thị trường toàn cầu đa dạng. Khi các công ty cũng như quốc gia nắm bắt được sự tiến triển về bản chất ngành sản xuất chế tạo và phản ứng kịp thời trước những xu hướng đang định hình môi trường cạnh tranh quốc tế, họ có ưu thế phát triển mạnh trong tương lai đầy hứa hẹn đó [1]. Trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, chúng ta chứng kiến ngành sản xuất chế tạo tiếp tục hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống ở các quốc gia trên toàn thế giới. Tại các quốc gia đã phát triển, ngành sản xuất chế tạo lớn mạnh của họ làm hình thành đội ngũ nhân lực được trả lương cao, duy trì sự vượt trội rõ ràng về kỹ thuật-công nghệ và là một trong những thành tố chính tạo ra giá trị gia tăng, GDP cho quốc gia. Trong trường hợp nếu ngành sản xuất chế tạo bị thu hẹp thì chưa hẳn thể hiện sự suy yếu khả năng cạnh tranh của quốc gia đó trên trường thế giới nếu họ vẫn duy trì sự phát triển thịnh vượng và tạo ra được nhiều nguồn thu nhập mới. Chính vì vậy khi nghiên cứu, đánh giá về ngành sản xuất chế tạo của một quốc gia, luôn cần đặc biệt lưu ý các yếu tố quan trọng như: giai đoạn, trình độ phát triển, những đặc thù thương mại, mô hình sử dụng nguồn lực bên ngoài, những ưu đãi
  • 3. HỘI THẢO VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT Ở NHẬT BẢN - 2013 2 tiêu thụ và tình trạng mất cân đối các cán cân kinh tế. Hình 1 – Bảng xếp hạng 10 quốc gia hàng đầu theo tổng giá trị sản xuất gia tăng từ năm 1980-2010 Dù thị trường và công nghệ mới mang đến cơ hội cho các công ty sản xuất chế tạo thì hàng loạt những thay đổi về bản chất hoạt động kinh doanh cũng tạo ra thử thách tương ứng. Sự phát triển của chuỗi giá trị toàn cầu đã đặt nhiều công ty vào những ảnh hưởng liên đới từ các thảm họa thiên nhiên, như động đất ở Nhật Bản tháng 3/2011, lũ lụt ở Thái Lan. Vì vậy sau nhiều năm tập trung vào việc tối đa hóa chuỗi giá trị để giảm chi phí, rất nhiều công ty phải đánh giá lại sự cân đối giữa lợi ích thu được từ những chuỗi giá trị toàn cầu được tối ưu và khả năng hồi phục của những hoạt động nhờ ít rời rạc và phân tán hơn. Các thảm họa thiên nhiên không chỉ là nguồn bất ổn duy nhất mà các công ty sản xuất chế tạo phải đối phó. Họ còn phải thích ứng những biến động của nhu cầu và giá cả hàng hóa, sự bất ổn của tiền tệ và các hình thức gián đoạn của chuỗi cung ứng tác động đến lợi nhuận, làm tăng chi phí và cản trở việc công ty khai thác cơ hội thị trường [2]. Như vậy, không chỉ các công ty sản xuất chế tạo phải cạnh tranh theo nhiều cách thức khi xây dựng mạng lưới sản xuất-cung ứng để đáp ứng những dạng nhu cầu mới và các áp lực từ sự thay đổi của thị trường toàn cầu, mà mỗi quốc gia cũng phải có nhiệm vụ nghiên cứu cách thức cạnh tranh trên những phương diện đa dạng hơn so với các nhân tố cũ như: chi phí lao động hoặc mức thuế suất ưu đãi. Đầu tiên, các công ty sản xuất chế tạo phải hiểu được những biến động trong phân khúc hoạt động của mình (các yêu cầu về mức độ nghiên cứu & phát triển (R&D), lao động, vốn, năng lượng, giao dịch, tỷ trọng giá trị), nắm bắt các xu hướng xuyên suốt và cách thức kết hợp công nghệ, thị trường và khách hàng hiện có của mình để xác định cơ hội mới cũng như phát triển chiến lược đạt được nó. Mục tiêu là tiếp tục chuyển đổi các chiến lược thành những hành động và thực hiện việc đầu tư dài hạn vào các hoạt động sản xuất có tính linh hoạt cao. Tính linh hoạt (agility) ngoài việc đảm bảo sự liên tục đơn thuần trong hoạt động kinh doanh khi đối phó với các rủi ro, mà đó còn là việc khai thác các cơ hội, tăng tốc độ sản xuất và thiết lập khả năng hồi phục trước những việc đột xuất hằng ngày, ví dụ như các công ty chế biến thức ăn linh hoạt sẽ xây dựng những thực đơn có thể sử dụng nhiều dạng nguyên liệu để tránh trường hợp rủi ro với nguồn cung. Những chính sách nhà nước cũng phải được điều chỉnh để dịch chuyển quan điểm xem ngành sản xuất chế tạo như hoạt động truyền thống đòi hỏi một lượng lớn nhân lực thành nhân tố cốt yếu dẫn dắt đổi mới, tăng hiệu suất và năng lực cạnh tranh. Các chính sách đó phải định hướng để phát huy sức mạnh của ngành sản xuất chế tạo và tích hợp được với những đóng góp từ
  • 4. HỘI THẢO VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT Ở NHẬT BẢN - 2013 3 các ngành cung cấp dịch vụ khác bởi vì thực tế tại đa số các nước đã phát triển, từ năm 2000 đến 2011, xuất khẩu dịch vụ (như hoạt động đào tạo, bảo trì…) đã tăng trưởng nhanh hơn so với xuất khẩu hàng hóa (cũng như máy móc, trang thiết bị…). Những nghiên cứu về ngành sản xuất chế tạo cần ưu tiên phân tích rõ cách thức ngành này đóng góp vào giá trị cho nền kinh tế quốc gia trong thập niên sắp đến. 2. Nhân tố chính ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trên toàn cầu của các quốc gia trong lĩnh vực sản xuất chế tạo Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh trong ngành sản xuất chế tạo trên toàn cầu (GMCI) năm 2013 được tổng hợp từ 550 cuộc khảo sát các nhân vật có kinh nghiệm hoạt động trong ngành sản xuất chế tạo trên toàn thế giới với 39,7% đến từ Bắc Mỹ, 28,5% từ châu Á, 21% từ châu Âu, 5,4% từ Nam Mỹ và 5,4% từ châu Úc. 46% đối tượng tham gia trả lời là Chủ tịch Hội đồng quản trị, CEO, 40% đối tượng là Phó chủ tịch, Quản lý chung và 14% còn lại là những đối tượng trả lời cuộc khảo sát theo ủy quyền của Tổng giám đốc. Các cuộc khảo sát được thực hiện xuyên suốt năm 2012 và cung cấp những quan điểm chính về các nhân tố dẫn dắt năng lực cạnh tranh trong ngành sản xuất chế tạo của một quốc gia, xếp hạng những quốc gia cạnh tranh nhất hiện nay và cho 5 năm tiếp theo, đánh giá các chính sách chung tạo thuận lợi hoặc trở ngại cho sự phát triển của ngành trên toàn thế giới. Theo báo cáo GMCI 2013, Trung Quốc dẫn đầu về năng lực cạnh tranh trong sản xuất chế tạo từ nay đến 5 năm sau. Ba lực lượng sản xuất chế tạo mạnh mẽ nhất trên thế giới 60 năm qua là Hoa Kỳ, Đức và Nhật Bản vẫn duy trì được trong danh sách 10 quốc gia hàng đầu về sản xuất chế tạo và được đánh giá cao với các ưu thế về R&D, đội ngũ lao động trình độ cao, cơ sở luật pháp ổn định, quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ tốt tuy nhiên đều có xu hướng đánh mất dần vị trí hiện tại. (Hình 2) Xếp hạng Quốc gia Chỉ số Quốc gia Chỉ số 1 Trung Quốc 10.00 Trung Quốc 10.00 2 Đức 7.98 Ấn Độ 8.49 3 Hoa Kỳ 7.84 Brazil 7.89 4 Ấn Độ 7.65 Đức 7.82 5 Hàn Quốc 7.59 Hoa Kỳ 7.69 6 Đài Loan 7.57 Hàn Quốc 7.63 7 Canada 7.24 Đài Loan 7.18 8 Brazil 7.13 Canada 6.99 9 Singapore 6.64 Singapore 6.64 10 Nhật Bản 6.60 Việt Nam 6.50 11 Thái Lan 6.21 Indonesia 6.49 12 Mexico 6.17 Nhật Bản 6.46 13 Malaysia 5.94 Mexico 6.38 14 Phần Lan 5.87 Malaysia 6.31 15 Anh 5.81 Thái Lan 6.24 Năng lực cạnh tranh hiện tại Năng lực cạnh tranh 5 năm sau Hình 2 – Chỉ số năng lực cạnh tranh trong ngành sản xuất chế tạo trên toàn cầu năm 2013 Một chuẩn đánh giá GMCI được phát triển và sử dụng từ năm 2010 đến nay (Bảng 1) thể hiện 10 nhân tố chính ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các quốc gia. Xếp hạng Nhân tố chính Thành phần 1 Đổi mới (cải tiến) theo định hướng tài năng (talent-driven innovation) Chất lượng và sự hiện hữu của những nhà nghiên cứu, nhà khoa học, kỹ sư và lao động có kỹ năng. 2 Hệ thống kinh tế, thương mại, tài chính và thuế suất Gánh nặng thuế suất và sự phức tạp của hệ thống. Sự rõ ràng, ổn định của các chính sách kinh tế, pháp luật, thuế. 3 Chi phí và mức độ hiện hữu của lao động và nguyên vật liệu Mức độ cạnh tranh về chi phí cho nguyên vật liệu. Sự hiện hữu của nguyên vật liệu thô. 4 Mạng lưới nhà cung cấp Mức độ cạnh tranh về chi phí cho các nhà cung cấp địa
  • 5. HỘI THẢO VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT Ở NHẬT BẢN - 2013 4 phương. Khả năng cung cấp những sản phẩm/quá trình đổi mới 5 Hệ thống pháp luật Sự ổn định và minh bạch của chính sách pháp luật. Luật về người lao động. 6 Hạ tầng cơ sở vật chất Chất lượng và hiệu quả của mạng lưới điện, công nghệ thông tin và viễn thông. Chất lượng và hiệu quả của đường bộ, sân bay, cảng và đường sắt. 7 Chính sách và chi phí năng lượng Mức độ cạnh tranh về chi phí cho năng lượng. Những đầu tư vào việc cải thiện và hiện đại hóa hệ thống năng lượng đang được tiến hành. 8 Mức độ hấp dẫn của thị trường nội địa Qui mô và khả năng thâm nhập vào thị trường nội địa. Mức độ cạnh tranh nội địa. 9 Hệ thống chăm sóc sức khỏe Chi phí cho chất lượng chăm sóc sức khỏe của nhân viên và cộng đồng. Chính sách đảm bảo sức khỏe cộng đồng (ô nhiễm, an toàn thực phẩm,…) 10 Đầu tư của nhà nước vào ngành sản xuất chế tạo và đổi mới Đầu tư của nhà nước vào R&D: công nghệ, kỹ thuật và sản xuất chế tạo. Sự hợp tác của khối tư nhân và khu vực công trong đầu tư dài hạn vào R&D. Bảng 1 – Nhân tố chính ảnh hưởng đến xếp hạng năng lực cạnh tranh trong ngành sản xuất chế tạo. Nguồn: Deloitte Touche Tohmatsu Limited and U.S. Council on Competitiveness, 2013 GMCI Nhân tố chính Đức Hoa Kỳ Nhật Bản Trung Quốc Brazil Ấn Độ Đổi mới (cải tiến) theo định hướng tài năng 9.47 8.94 8.14 5.89 4.28 5.82 Hệ thống kinh tế, thương mại, tài chính và thuế suất. 7.12 6.83 6.19 5.87 4.84 4.01 Chi phí và mức độ hiện hữu của lao động và nguyên vật liệu. 3.29 3.97 2.59 10.00 6.70 9.41 Mạng lưới nhà cung cấp 8.96 8.64 8.03 8.25 4.95 4.82 Hệ thống pháp luật 9.06 8.46 7.93 3.09 3.80 2.75 Hạ tầng cơ sở vật chất 9.82 9.15 9.07 6.47 4.23 1.78 Chính sách và chi phí năng lượng 4.81 6.03 4.21 7.16 5.88 5.31 Mức độ hấp dẫn của thị trường nội địa 7.26 7.60 5.72 8.16 6.28 5.90 Hệ thống chăm sóc sức khỏe 9.28 7.07 8.56 2.18 3.33 1.00 Đầu tư của nhà nước vào ngành sản xuất chế tạo và đổi mới 7.57 6.34 6.80 8.42 4.93 5.09 * Thang đo từ 1-10, chỉ số càng lớn thể hiện năng lực cạnh tranh càng mạnh. Bảng 2 – Xếp hạng các quốc gia theo từng nhân tố ảnh hưởng đến GMCI (2013) 3. Khả năng kiện toàn năng lực cạnh tranh trong ngành sản xuất chế tạo của Nhật Bản trên nền tảng hệ thống sản xuất tinh gọn Trong giai đoạn suy thoái của nền kinh tế với nhiều khó khăn, tất cả các quốc gia đều đang theo đuổi nhiều phương cách để tăng trưởng, đặc
  • 6. HỘI THẢO VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT Ở NHẬT BẢN - 2013 5 biệt trong lĩnh vực sản xuất chế tạo. Họ hi vọng tăng cường năng lực cạnh tranh về sản xuất chế tạo bằng cách đầu tư triệt để vào R&D thông qua các chương trình thương mại hóa mạnh mẽ, gia tăng hợp tác với các quốc gia khác. Tuy nhiên khả năng tích hợp, yêu cầu cao đối với nhà cung cấp và cải tiến liên tục trong quá trình sản xuất vẫn chính là chìa khóa trong chiến lược cạnh tranh ngày nay. Để giải quyết tình trạng sụt giảm về năng lực cạnh tranh trong ngành sản xuất chế tạo bài báo đề cập đến việc sử dụng hệ thống các công cụ trong hệ thống sản xuất tinh gọn bao gồm: + Lưu đồ dòng giá trị (Value Stream Mapping) [3] + Hệ thống 5S. [4] + Tăng hiệu quả sử dụng thiết bị (TPM – total productive maintenance). [5] + Phương pháp sản xuất Toyota (JIT – sản xuất đúng thời hạn, thẻ Kanban). + Phương pháp cải tiến liên tục Kaizen. Vấn đề cốt lỗi để áp dụng được hệ thống này cần xác định rõ những khác biệt trong văn hóa truyền thống và văn hóa tinh gọn để có thể triển khai một cách thích hợp (Bảng 3). Văn hóa truyền thống Văn hóa tinh gọn Tập trung vào nội bộ Tập trung vào khách hàng Quản lý trực tiếp Đào tạo nhân viên có ý thức Tối đa hiệu quả từng bộ phận chức năng riêng Đội ngũ đa chức năng Chuyên gia hướng dẫn Qui trình dẫn dắt Phê bình & Phòng thanh tra Tập trung vào cốt lõi vấn đề Bưng bít thông tin và thảo luận không thường xuyên Chia sẻ thông tin và thường xuyên thảo luận Đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng Nỗ lực để đạt được sự ưu việt và loại bỏ hao phí Tưởng thưởng cá nhân Tưởng thưởng theo nhóm Nhà cung cấp là đối thủ Nhà cung cấp là đối tác Tăng hiệu quả kinh tế thông qua qui mô lớn Giảm hao phí để tăng hiệu quả Bảng 3
  • 7. HỘI THẢO VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT Ở NHẬT BẢN - 2013 6 Hình 3 – Hệ thống công cụ hỗ trợ quản trị sản xuất [Nguồn: Системы менеджмента и инструменты бережливого производства] Hình 4 – Lộ trình chuẩn bị cho việc tiến hành xây dựng hệ thống tinh gọn Trên quan điểm có tính hệ thống này, nhà quản trị không chỉ đảm bảo cung cấp một sự cải thiện chất lượng thường xuyên, giảm chi phí sản xuất mà quan trọng hơn là hình thành thói quen cho đội ngũ nhân viên theo văn hóa tinh gọn. Điều này cần được chuẩn bị theo một lộ trình được đề xuất như Hình 4. Những tiêu chí đánh giá của GMCI -2013 càng thể hiện rằng việc bắt buộc phải có sự phối hợp của nhà nước và các công ty sản xuất chế tạo để tạo một cú hích trong việc triển khai hệ thống sản xuất tinh gọn. Thực tế cho thấy việc triển khai ở các quốc gia khác ngoài Nhật Bản đã không đạt được sự thành tựu đáng kể. Một trong những nguyên nhân đó chính là quan điểm xem sản xuất tinh gọn chỉ như những công cụ rời rạc chứ không phải một triết lý có tính hệ thống bao gồm: những phương tiện cải tiến, văn hóa tinh gọn và đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản. Việc suy nghĩ có hệ thống, ứng dụng văn hóa tinh gọn để quản lý con người, qui trình sản xuất chế tạo và chuỗi cung ứng sẽ tăng khả năng ứng phó với sự phức tạp của thị trường. Từ góc độ vĩ mô, việc xây dựng các chiến lược phát triển nguồn lực sản xuất chế tạo ở mức độ quốc gia sẽ ưu tiên vào nguồn nhân lực hiệu quả và văn hóa tinh gọn, thay vì những đánh đổi để đạt chi phí thấp. Hiện nay, khi các quốc gia đã nhận thấy thực tế ngành sản xuất chế tạo trong thế kỷ 21 đang tận dụng các năng lực cốt lõi và hợp đồng với nước ngoài thực hiện các thành phần ít tạo ra giá trị gia tăng có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của họ khi những đối tác dần trở thành đối thủ chính trên thị trường nhờ khả năng học tập kỹ thuật nhanh nhạy. Việc cân đối, thiết kế lại hệ thống sản xuất là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh cạnh tranh ngày nay. Một hệ thống sản xuất bền vững, hiệu quả đòi hỏi những chính sách của nhà nước tạo điều kiện cho việc triển khai triết lý quản trị sản xuất tinh gọn, thích ứng kịp thời với những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành sản xuất chế tạo của quốc gia./. TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 8. HỘI THẢO VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT Ở NHẬT BẢN - 2013 7 1. Manufacturing the future: The next era of global growth and innovation, McKinsey Operations Practice, 2012 2. Resource revolution: Meeting the world’s energy, material, food and water needs, McKinsey Global Insititute, 11/2011 3. FA Abdulmalek, J Rajgopal - International Journal of production economics, 2007, Analyzing the benefits of lean manufacturing and value stream mapping via simulation: a process sector case study. 4. A Bayo-Moriones, A Bello-Pintado, International Journal of Quality & Reliability Management ,2010, 5S use in manufacturing plants: contextual factors and impact on operating performance 5. KE McKone, RG Schroeder, KO Cua - Journal of operations management, 2001, Elsevier, The impact of total productive maintenance practices on manufacturing performance 6. Hong-liang Zhang and Zhan-wen Niu, 2013, Influence Mechanism of Lean Production to Manufacturing Enterprises’Competitiveness 7. Masaharu Ota, Yohsuke Hazama, Danny Samson (2013), Japanese innovation processes 8. Кононова В.Ю., Болтрукевич В.Е., Применение Lean Manufacturing на промышленных предприятиях России в 2006-2008 гг. View publication stats View publication stats