SlideShare a Scribd company logo
1 of 54
Download to read offline
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ RFID
Hà Nội 6-2018
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG
~~~~~ ~~~~~
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ RFID
Hà Nội, 6 - 2018
Đánh giá quyển đồ án tốt nghiệp
(Dùng cho giảng viên hướng dẫn)
Giảng viên đánh giá:......................................................
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên Sinh viên:
Tên đồ án: Thiết kế hệ thống quản lý nhân sự ứng dụng công nghệ RFID
…………………………………………………………………………………
Chọn các mức điểm phù hợp cho sinh viên trình bày theo các tiêu chí dưới đây:
Rất kém (1); Kém (2); Đạt (3); Giỏi (4); Xuất sắc (5)
Có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành (20)
1
Nêu rõ tính cấp thiết và quan trọng của đề tài, các vấn đề và các giả
thuyết (bao gồm mục đích và tính phù hợp) cũng như phạm vi ứng
dụng của đồ án
1 2 3 4 5
2 Cập nhật kết quả nghiên cứu gần đây nhất (trong nước/quốc tế) 1 2 3 4 5
3 Nêu rõ và chi tiết phương pháp nghiên cứu/giải quyết vấn đề 1 2 3 4 5
4
Có kết quả mô phỏng/thưc nghiệm và trình bày rõ ràng kết quả đạt
được
1 2 3 4 5
Có khả năng phân tích và đánh giá kết quả (15)
5
Kế hoạch làm việc rõ ràng bao gồm mục tiêu và phương pháp thực
hiện dựa trên kết quả nghiên cứu lý thuyết một cách có hệ thống
1 2 3 4 5
6
Kết quả được trình bày một cách logic và dễ hiểu, tất cả kết quả đều
được phân tích và đánh giá thỏa đáng.
1 2 3 4 5
7
Trong phần kết luận, tác giả chỉ rõ sự khác biệt (nếu có) giữa kết
quả đạt được và mục tiêu ban đầu đề ra đồng thời cung cấp lập luận
để đề xuất hướng giải quyết có thể thực hiện trong tương lai.
1 2 3 4 5
Kỹ năng viết (10)
8
Đồ án trình bày đúng mẫu quy định với cấu trúc các chương logic
và đẹp mắt (bảng biểu, hình ảnh rõ ràng, có tiêu đề, được đánh số
thứ tự và được giải thích hay đề cập đến trong đồ án, có căn lề, dấu
cách sau dấu chấm, dấu phẩy v.v), có mở đầu chương và kết luận
chương, có liệt kê tài liệu tham khảo và có trích dẫn đúng quy định
1 2 3 4 5
9
Kỹ năng viết xuất sắc (cấu trúc câu chuẩn, văn phong khoa học, lập
luận logic và có cơ sở, từ vựng sử dụng phù hợp v.v.)
1 2 3 4 5
Thành tựu nghiên cứu khoa học (5) (chọn 1 trong 3 trường hợp)
10a Có bài báo khoa học được đăng hoặc chấp nhận đăng/đạt giải 5
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
SVNC khoa học giải 3 cấp Viện trở lên/các giải thưởng khoa học
(quốc tế/trong nước) từ giải 3 trở lên/ Có đăng ký bằng phát minh
sáng chế
10b
Được báo cáo tại hội đồng cấp Viện trong hội nghị sinh viên
nghiên cứu khoa học nhưng không đạt giải từ giải 3 trở lên/Đạt
giải khuyến khích trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế khác về
chuyên ngành như TI contest.
2
10c Không có thành tích về nghiên cứu khoa học 0
Điểm tổng /50
Điểm tổng quy đổi về thang 10
3. Nhận xét thêm của Thầy/Cô (giảng viên hướng dẫn nhận xét về thái độ và tinh thần
làm việc của sinh viên)
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
......................................
Ngày: / /201
Người nhận xét
(Ký và ghi rõ họ tên)
Đánh giá quyển đồ án tốt nghiệp
(Dùng cho cán bộ phản biện)
Giảng viên đánh giá:......................................................
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên Sinh viên :
Tên đồ án: Thiết kế hệ thống quản lý nhân sự ứng dụng công nghệ RFID
…………………………………………………………………………………..
Chọn các mức điểm phù hợp cho sinh viên trình bày theo các tiêu chí dưới đây:
Rất kém (1); Kém (2); Đạt (3); Giỏi (4); Xuất sắc (5)
Có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành (20)
1
Nêu rõ tính cấp thiết và quan trọng của đề tài, các vấn đề và các giả
thuyết (bao gồm mục đích và tính phù hợp) cũng như phạm vi ứng
dụng của đồ án
1 2 3 4 5
2 Cập nhật kết quả nghiên cứu gần đây nhất (trong nước/quốc tế) 1 2 3 4 5
3 Nêu rõ và chi tiết phương pháp nghiên cứu/giải quyết vấn đề 1 2 3 4 5
4
Có kết quả mô phỏng/thưc nghiệm và trình bày rõ ràng kết quả đạt
được
1 2 3 4 5
Có khả năng phân tích và đánh giá kết quả (15)
5
Kế hoạch làm việc rõ ràng bao gồm mục tiêu và phương pháp thực
hiện dựa trên kết quả nghiên cứu lý thuyết một cách có hệ thống
1 2 3 4 5
6
Kết quả được trình bày một cách logic và dễ hiểu, tất cả kết quả đều
được phân tích và đánh giá thỏa đáng.
1 2 3 4 5
7
Trong phần kết luận, tác giả chỉ rõ sự khác biệt (nếu có) giữa kết
quả đạt được và mục tiêu ban đầu đề ra đồng thời cung cấp lập luận
để đề xuất hướng giải quyết có thể thực hiện trong tương lai.
1 2 3 4 5
Kỹ năng viết (10)
8
Đồ án trình bày đúng mẫu quy định với cấu trúc các chương logic
và đẹp mắt (bảng biểu, hình ảnh rõ ràng, có tiêu đề, được đánh số
thứ tự và được giải thích hay đề cập đến trong đồ án, có căn lề, dấu
cách sau dấu chấm, dấu phẩy v.v), có mở đầu chương và kết luận
chương, có liệt kê tài liệu tham khảo và có trích dẫn đúng quy định
1 2 3 4 5
9
Kỹ năng viết xuất sắc (cấu trúc câu chuẩn, văn phong khoa học, lập
luận logic và có cơ sở, từ vựng sử dụng phù hợp v.v.)
1 2 3 4 5
Thành tựu nghiên cứu khoa học (5) (chọn 1 trong 3 trường hợp)
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
10a
Có bài báo khoa học được đăng hoặc chấp nhận đăng/đạt giải
SVNC khoa học giải 3 cấp Viện trở lên/các giải thưởng khoa học
(quốc tế/trong nước) từ giải 3 trở lên/ Có đăng ký bằng phát minh
sáng chế
5
10b
Được báo cáo tại hội đồng cấp Viện trong hội nghị sinh viên
nghiên cứu khoa học nhưng không đạt giải từ giải 3 trở lên/Đạt
giải khuyến khích trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế khác về
chuyên ngành như TI contest.
2
10c Không có thành tích về nghiên cứu khoa học 0
Điểm tổng /50
Điểm tổng quy đổi về thang 10
3. Nhận xét thêm của Thầy/Cô
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
......................................
Ngày: / /201
Người nhận xét
(Ký và ghi rõ họ tên)
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, nhiều công nghệ mới ra
đời với mục đích làm cho mọi việc được trở nên đơn giản tiện lợi nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của con người trong mọi lĩnh vực. Các công nghệ với khả
năng không giây ngày càng được con người chú ý, quan tâm. Và nhận dạng tự động
là một trong những công nghệ có thể đáp ứng được các nhu cầu của con người.
Nhận dạng tự động là công nghệ giúp máy móc có thể nhận biết được các đối tượng
mà không cần nhập dữ liệu bằng nhân công. Các công nghệ nhận dạng tự động như
các mã vạch, các thẻ thông minh, nhận dạng đặc trưng quang học và nhận dạng tần
số vô tuyến RFID ( Radio Frequency Iditification ) . Sự ra đời của công nghệ RFID
– công nghệ nhận dạng bằng sóng Radio là một ý tưởng độc đáo. Công nghệ này đã
và đang được phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới với những ứng dụng rất
đa dạng trong các lĩnh vực: sản xuất kinh doanh, an ninh, y tế . . .
Công nghệ RFID đã được nghiên cứu và ứng dụng ở nước ta khá sơm, trong
khoảng mười năm trở lại đây, RFID mới thực sự phát triển rầm rộ. Công nghệ này
sẽ hết sức cần thiết cho sự phát triển của thế giới do đó nhiều nước trên thế giới đã
và đang xúc tiến nghiên cứu cũng như là triển khai công nghệ này. Việt Nam cũng
không ngoại lệ, tuy nó còn chưa phổ biến nhưng nó là xu hướng công nghệ của cả
thế giới nên nước ta cũng đang từng bước nghiên cứu và phát triển công nghệ này.
Trong phạm vi môn học cũng như là với kiến thức của mình, em sẽ tìm hiểu
và cố gắng xây dựng hệ thống “Quản lý nhân sự ứng dụng công nghệ RFID”
Em xin chân thành cảm ơn ... đã luôn tận tình chỉ bảo, tạo điều kiện không chỉ về cơ
sở vật chất mà còn về tinh thần, luôn động viên khích lệ về mặt tinh thần cho em
hoàn thành đề tài này.. Cuối cùng, bằng tất cả tấm lòng biết ơn và kính trọng em xin
gửi đến bố mẹ và gia đình, những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng để em
có đẩy đủ hành trang thực hiện những ước mơ của cuộc đời mình. Em xin chân
thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2018
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
2
TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Quản lý nhân sự là một về quan trọng trong các công ty tập đoàn lớn với
hàng trăm ngàn nhân viên. Nó giúp ta có thể hiểu rõ về công ty của mình hơn.Từ
đó, đưa ra những giải pháp, chiến lược để phát triển công ty. Vì vậy, việc thiết kế
một hệ thống quản lý nhân sự là rất quan trọng.
Đồ án tốt nghiệp này đưa ra cái nhìn tổng quan về một hệ thống quản lý
nhân sự ,qua đó thiết kế lên phần mềm quản lý. Đồ án cũng tập trung nguyên cứu về
công nghệ RFID để ứng dụng nó vào hệ thống quản lý nhân sự. Trong đồ án này sử
dụng những công cụ như Microsoft Visual Studio,SQL Sever,Arduino IDE …để
xây dựng lên hệ một về thống hoàn chỉnh với đầy đủ chức năng có thể áp dụng vào
thực tế.
ABSTRACT
Employee managemet is a important about big company, that have a multiple
employees. It help we can understand more about my company. From there we
come up with solutions and strategies to develop the company.So, the design of
employee management system is very important.
This final project gives an overview of the employee management system.
Then design the employee managent program.This project also research about RFID
technology to apply to the employee management system. This project used the
tools as Microsoft Visual Studio, SQL Sever, Arduino IDE… for building to up the
system of the complete of full functions that can be applied to fact.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
3
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1
TÓM TẮT ĐỒ ÁN ....................................................................................................2
ABSTRACT...............................................................................................................2
MỤC LỤC..................................................................................................................3
DANH MỤC HÌNH ẢNH.........................................................................................6
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................8
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................9
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................10
CHƯƠNG I:.............................................................................................................11
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ ......................................11
1.1 Giới thiệu chung về mô hình quản lý nhân sự: .........................................11
1.1.1 Khái niệm về nhân lực:...........................................................................11
1.1.2 Khái niệm về quản trị nhân sự:...............................................................11
1.2 Tổ chức một hệ thống quản lý nhân lực: ...................................................12
1.2.1 Quản lý nhân sự:.....................................................................................13
1.2.2 Quản lý thông tin nhân viên: ..................................................................14
1.2.3 Quản lý thông tin phòng ban: .................................................................14
1.2.4 Quản lý khen thưởng kỷ luật: .................................................................15
1.2.5 Quản lý danh mục dùng chung:..............................................................15
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
4
1.3 Kết luận chương :.........................................................................................17
CHƯƠNG II: ...........................................................................................................18
TÌM HIỂU VỀ CÔNG NGHỆ NHẬN DẠNG VÔ TUYẾN ...............................18
2.1 Giới thiệu chung về công nghệ RFID:........................................................18
2.1.1 Sơ lược về sự ra đời của RFID: ..............................................................18
2.1.2 Giới thiệu chung về cách hoạt động và cấu tạo của RFID: ....................18
2.2 Phân loại hệ thống RFID:............................................................................20
2.2.1 Hệ thống RFID thụ động ........................................................................20
2.2.2 Hệ thống RFID chủ động........................................................................21
2.3 Cấu tạo chi tiết của một hệ thống RFID:...................................................23
2.3.1 Thẻ RFID (RFID Tag):...........................................................................23
2.3.2 Đầu đọc RFID (RFID Reader).................................................................25
2.3.3 Host computer – server...........................................................................28
2.4 Phương pháp hoạt động của hệ thống RFID: ...........................................28
2.5 Ứng dụng: .....................................................................................................30
2.6 Ưu – Nhược điểm của hệ thống RFID: ......................................................34
2.7 Kết luận chương:..........................................................................................35
CHƯƠNG III:..........................................................................................................36
THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ..................................................36
3.1 Yêu cầu chung:.............................................................................................36
3.2 Thiết kế hệ thống RFID:..............................................................................36
3.2.1 Thiết kế phần cứng: ................................................................................37
3.2.2 Thiết kế phần mềm: ................................................................................53
3.2 Thiết kế phần mềm quản lý nhân sự :........................................................55
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
5
3.2.1 Xác định yêu cầu chức năng...................................................................55
3.2.2 Phân tích thiết kế hệ thống .....................................................................56
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ............................................................69
4.1 Kết quả thực nghiệm hệ thống RFID.........................................................69
4.2 Giao diện và chức năng của phần mềm Quản lý nhân sự........................70
4.3 Đánh giá các kết quả đạt được: ..................................................................82
4.3.2 Nhận xét về hệ thống RFID:..................................................................82
4.3.3 Nhận xét về phần mềm quản lý nhân sự:...............................................82
KẾT LUẬN..............................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................84
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
6
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Sơ đồ khối quản lý nhân sự........................................................................13
Hình 1.2 Sơ đồ khối quản lý thông tin nhân viên .....................................................14
Hình 1.3: Sơ đồ khối quản lý thông tin phòng ban ...................................................14
Hình 1.4: Sơ đồ khối quản lý khen thưởng kỷ luật..................................................15
Hình 1.5: Sơ đồ khối quản lý danh mục dùng chung................................................15
Hình 1.6: Sơ đồ khối quản lý người dùng đăng nhập hệ thống ................................16
Hình 1.7: Sơ đồ khối hệ thống báo cáo.....................................................................16
Hình 2.8: Cấu tạo của 1 Reader RFID ......................................................................19
Hình 2.9 : Thẻ RFID .................................................................................................20
Hình 2.10: Hệ thống RFID chủ động........................................................................22
Hình 2.11: Hình ảnh một thẻ RFID...........................................................................23
Hình 2.12: Cấu tạo của thẻ RFID..............................................................................24
Hình 2.13: Cấu tạo của 1 Reader RFID ....................................................................26
Hình 2.14: Hoạt động giữa các Tag và Reader RFID...............................................29
Hình 2.15: Ứng dụng RFID trong giao thông vận tải ...............................................31
Hình 2.16: Ứng dụng RFID trong bán hàng .............................................................32
Hình 2.17: Ứng dụng hệ thống RFID để điểm danh, chấm công .............................34
Hình 3.18 Sơ đồ khối hệ thống RFID .......................................................................37
Hình 3.19: Sơ đồ mạch nguồn 3.3V..........................................................................38
Hình 3.20: Kit Arduino Uno R3................................................................................39
Hình 3.21: Sơ đồ chân của MFRC522......................................................................44
Hình 3.23: Sơ đồ kết nối của module RFID MFRC522 ...........................................46
Hình 3.24:Sơ đồ nguyên lý của Module RFID RC522.............................................46
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
7
Hình 3.25: Thẻ Mifare S50 .......................................................................................47
Hình 3.26 :LCD text 16x02.......................................................................................48
Hình 3.27: Modlue RTC Ds1307..............................................................................49
Hình 3.28 :Sơ đồ Pin của Ds1307.............................................................................50
Hình 3.29 : Sơ đồ mạch Module RTC Ds1307.........................................................51
Hình 3.30: Mô phỏng kết nối các khối......................................................................52
Hình 3.31 :Sơ đồ thuật toán ......................................................................................53
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
8
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3-1: Mô tả chi tiết Use Case quản lý nhân viên...............................................57
Bảng 3-2: Mô tả chi tiết Use Case quản lý chấm công.............................................58
Bảng 3-3 :Mô tả chi tiết Use Case quản lý thưởng phạt ...........................................59
Bảng 3-4 :Mô tả chi tiết Use Case quản lý hợp đồng. ..............................................60
Bảng 3-5: Mô tả chi tiết Use Case q uản lý chức vụ.................................................61
Bảng 3-6: Mô tả chi tiết Use Case quản lý phòng ban.............................................62
Bảng 3-7 : Mô tả các thuộc tính trong bảng PhongBan............................................63
Bảng 3-8 Mô tả các thuộc tính trong bảng NhanVien ..............................................63
Bảng 3-9: Mô tả các thuộc tính trong bảng ChucVu ................................................64
Bảng 3-10: Mô tả các thuộc tính trong bảng HopDong............................................64
Bảng 3-11: Mô tả các thuộc tính trong bảng Luong .................................................64
Bảng 3-12: Mô tả các thuộc tính trong bảng ChamCong .........................................65
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
9
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Thuật Ngữ Tiếng Anh Tiếng Việt
RFID
Radio Frequency
Identification
Nhận dạng bằng sóng vô tuyến
SPI Serial Peripheral Interface Giao diện ngoại vi nối tiếp
AIDC
Automatic Identification and
Data Capture
Tự động Nhận dạng và Thu thập
Dữ liệu
LF Low Frequency Tần số thấp
HF High Frequency Tần số cao
UHF Ultra-High Frequency Siêu cao tần
IC Integrated Circuit Vi mạch tích hợp
RTC Real Time Clock Đồng hồ thời gian thực
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
10
PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong các công ty lớn số lượng nhân viên có thể lên đến hàng ngàn
người khiến cho việc quản lý nhân sự ngày càng trở nên khó khăn, đặc biệt trong
việc chấm công. Do đó cần phải xây dựng lên hệ thống quản lý nhân sự tự động sử
dụng máy chấm công để kiểm tra ra vào của nhân viên trong công ty từ đó tính toán
lương cho họ . Đề tài này xây dựng một hệ thống quản lý nhân sự sử dụng máy
chấm công dựa trên công nghệ RFID . Đề tài gồm các chương :
Chương 1: Tổng quan về hệ thống quản lý nhân sự
“Phần này trình bày giới thiệu về hệ thống quản lý nhân sự cách thức tổ chức giúp
người đọc hiểu được một cách cơ bản về hệ thống quản lý nhân sự.”
Chương 2: Tìm hiểu về công nghệ nhận dạng vô tuyến RFID
“Phần này sẽ giới thiệu chung về công nghệ RFID,cấu tạo,phân loại,cách thức hoạt
động của hệ thống và ưu nhược điểm của hệ thống.”
Chương 3: Phân tích và Thiết kế hệ thống
“Phần này sẽ tìm hiểu sâu vào trong hệ thống, thiết kế từng thành phần.Cụ thể, ta
thiết kế máy chấm công dùng công nghệ RFID và thiết kế phần mềm quản lý.”
Chương 4: Kết quả đạt được
“Nội dung chương đưa ra các kết quả đạt được và các hạn chế của hệ thống, từ đó
đưa ra các đề xuất cải tiến”.
Khi hoàn thành hệ thống có thể đưa vào để quản lý trong những công ty vừa và nhỏ.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
11
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ
Giới thiệu chung về mô hình quản lý nhân sự:
1.1
Khái niệm về nhân lực:
1.1.1
Bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức hay xã hội (kể
cả những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp) tức là tất cả các thành viên
trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức
để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp.
Khái niệm về quản trị nhân sự:
1.1.2
Mỗi hình thái kinh tế xã hội đều gắn liền với một phương thức sản xuất nhất
định, xu hướng của quản trị ngày càng phức tạp cùng với sự phát triển ngày càng
cao của nền kinh tế xã hội. Trên thị trường ngày nay, các doanh nghiệp đang đứng
trước thách thức phải tăng cường tối đa hiệu quả cung cấp các sản phẩm dịch vụ của
mình. Điều này đòi hỏi phải có sự quan tâm tới chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tới
các phương thức Marketing và bán hàng tốt cũng như các quy trình nội bộ hiệu quả.
Các doanh nghiệp hàng đầu thƣờng cố gắng để tạo sự cân bằng giữa tính chất nhất
quán và sự sáng tạo. Để đạt được mục tiêu này, họ dựa vào một số tài sản lớn nhất
của mình đó chính là “nguồn nhân lực”. Công tác quản trị nhân sự giúp tìm kiếm,
phát triển và duy trì đội ngũ nhân viên và quản lý chất lượng - những người tham
gia tích cực vào sự thành công của công ty. Các tổ chức trông mong vào các nhà
chuyên môn về quản trị nhân sự giúp họ đạt được hiệu quả và năng suất cao hơn với
một hạn chế về lực lượng lao động. Một trong những yêu cầu chính của quản trị
nhân sự là tìm ra đúng người, đúng số lượng và đúng thời điểm trên các điều kiện
thỏa mãn cả doanh nghiệp và nhân viên mới. Khi lựa chọn được những người có kỹ
năng thích hợp làm việc ở đúng vị trí thì cả nhân viên lẫn công ty đều có lợi. Quản
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
12
lý nhân sự được hiểu là những tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý nhân sự
đến các khách thể quản lý nhân sự nhằm đạt được các mục tiêu quản lý nhân sự đã
đề ra. Quản lý nhân sự là lĩnh vực theo dõi, hướng dẫn điều chỉnh, kiểm tra sự trao
đổi chất (năng lượng, thần kinh, bắp thịt,...) giữa con người và các yếu tố vật chất
của tự nhiên (công cụ, đối tượng lao động, năng lượng,...) trong quá trình tạo của
cải vật chất, tinh thần để thỏa mãn nhu cầu của con người nhằm duy trì, bảo vệ, sử
dụng và phát triển tiềm năng vô hạn của con người. Không một hoạt động nào của
tổ chức mang lại hiệu quả nếu thiếu quản lý nhân sự. Hay nói cách khác, mục tiêu
của bất kỳ tổ chức nào cũng là nhằm sử dụng một cách có hiệu quả nhân sự của tổ
chức để đạt mục tiêu đặt ra. Do đó, hệ thống quản lí nhân sự có chức năng thường
xuyên báo cáo cho ban lãnh đạo về các mặt công tác: tổ chức lao động, tiền lương…
cho nhân viên. Hệ thống này được dặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc. Với
chức năng như vậy, hệ thống có nhiệm vụ luôn cập nhật hố sơ công nhân viên theo
quy định, thường xuyên bổ sung những thông tin trong quá trình công tác của nhân
viên. Việc theo dõi và quản lí lao động để thanh toán lương cũng là nhiệm vụ quan
trọng của hệ thống. Ngoài ra công tác thống kê báo cáo tình hình theo yêu cầu của
ban giám đốc cũng là nhiệm vụ không thể thiếu trong hệ thống quản lí.
Tổ chức một hệ thống quản lý nhân lực:
1.2
Sơ đồ tổng quan các nghiệp vụ của quản lý của hệ thống như sau
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
13
1.2.1 Quản lý nhân sự:
Hình 1.1 Sơ đồ khối quản lý nhân sự
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
14
1.2.2 Quản lý thông tin nhân viên:
Hình 1.2 Sơ đồ khối quản lý thông tin nhân viên
1.2.3 Quản lý thông tin phòng ban:
Hình 1.3: Sơ đồ khối quản lý thông tin phòng ban
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
15
1.2.4 Quản lý khen thưởng kỷ luật:
Hình 1.4: Sơ đồ khối quản lý khen thưởng kỷ luật
1.2.5 Quản lý danh mục dùng chung:
Hình 1.5: Sơ đồ khối quản lý danh mục dùng chung
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
16
Hình 1.6: Sơ đồ khối quản lý người dùng đăng nhập hệ thống
Hình 1.7: Sơ đồ khối hệ thống báo cáo
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
17
Kết luận chương :
1.3
Trên đây ta đã hiểu thế nào là một hệ thống quản lý nhân sự mục đích và cách
thức tổ chức của nó.Qua đó ta có thể hiểu được một cách tổng quan một hệ thống
quản lý nhân sự cần những gì. Trong đồ án này ta sẽ chú trọng vào việc ứng dụng
công nghệ nhận dạng vô tuyến RFID để quản lý việc chấm công của nhân viên
trong công ty. Đây cũng là một phần quan trọng trong bất kỳ hệ thống quản lý nhân
sự nào vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới tiền lương của nhân viên.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
18
CHƯƠNG II:
TÌM HIỂU VỀ CÔNG NGHỆ NHẬN DẠNG VÔ TUYẾN
2.1 Giới thiệu chung về công nghệ RFID:
2.1.1 Sơ lược về sự ra đời của RFID:
Công nghệ tần số vô tuyến đã đi xa gốc rễ của nó vào đầu thế kỷ XX. Nhà
vật lí NgaLeon Theremin thường được cho là đã tạo ra thiết bị RFID đầu tiên vào
năm 1946 (Scanlon, 2003). Mặc dù Theremin có thể được công nhận cho ứng dụng
công nghệ đầu tiên thành công, RFID đã có nguồn gốc sớm hơn. RFID là sự kết hợp
của công nghệ radar và phát thanh.
Radar đã được phát triển trongMỹ trong những năm 1920 (Scanlon, 2003). Các
học giả ghi nhận mối quan hệ giữa điện và từ, vốn là nền tảng cho phát thanh, vào
đầu thế kỷ XIX (Romagnosi, 2009). Harry Stockman đã viết một bài báo nghiên
cứu vào năm 1948, xác định số lượng nghiên cứu và phát triển rộng lớn vẫn còn cần
thiết trước khi "truyền thông điện phản xạ" có thể được sử dụng trong các ứng dụng
như : quản lý phòng tập Gym - Yoga - Aerobic, bán hàng, châm công,...
Sự quan tâm đến việc triển khai RFID trong các thư viện đang gia tăng
(Dorman, 2003). Công nghệ RFID đã được sử dụng để nâng cao hiệu quả trong vận
tải, kinh doanh và hệ thống giám sát trộm.
2.1.2 Giới thiệu chung về cách hoạt động và cấu tạo của RFID:
RFID (là viết tắt của Radio Frequency Identification), hay Nhận dạng qua tần số vô
tuyến, là một công nghệ dùng kết nối sóng vô tuyến để tự động xác định và theo dõi
các thẻ nhận dạng gắn vào vật thể. Công nghệ này sử dụng một thẻ điện tử chứa
thông tin được lưu trữ bằng điện tử, gắn vào đối tượng cần theo dõi. Thẻ có mạch
thu thập năng lượng từ các sóng vô tuyến của máy đọc RFID phát ra khi truy vấn,
và dùng năng lượng này phát sóng mang mã thông tin của thẻ. Tầm hoạt động hiệu
quả cỡ vài cm. Những thẻ hoạt động có nguồn điện cục bộ (như pin) thì đến hàng
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
19
trăm mét từ đầu đọc RFID. Không giống mã vạch, thẻ không cần phải nằm trong
tầm nhìn của người đọc, vì vậy nó có thể được gắn trong đối tượng được theo dõi.
Công nghệ này cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng
radio, từ đó có thể giám sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng. Là một phương
pháp nhận dạng tự động dựa trên việc lưu trữ dữ liệu từ xa, sử dụng thiết bị thẻ
RFID và một đầu đọc RFID. RFID vì thế là một phương pháp của Tự động Nhận
dạng và Thu thập Dữ liệuAIDC (Automatic Identification and Data Capture).
Hình 2.8: Cấu tạo của 1 Reader RFID
Trong một hệ thống RFID cơ bản, đầu tiên, các thẻ sẽ được tuần tự gắn vào tất cả
các danh mục cần theo dõi. Các thẻ RFID này được thiết kế bằng một bảng vi mạch
nhỏ xíu, đôi khi còn được gọi là một mạch tích hợp (IC) và được kết nối với một
ăng-ten. Ứng dụng của hệ thống RFID trên hàng loạt các loại thẻ trong đời sống
như: như thẻ bảo vệ, thẻ nhân viên, nhãn mác, thẻ kiểm soát hàng hóa, tài sản công
nghiệp… Bảng vi mạch này có chứa bộ nhớ để lưu mã của sản phẩm điện tử (EPC)
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
20
và các biến thông tin khác để người sử dụng RFID có thể đọc, theo dõi bất cứ khi
nào và bất cứ nơi đâu.
Đầu đọc RFID là một thiết bị kết nối qua mạng ( cố định hoặc di động) với
một ăng-ten, qua đó chúng vừa truyền tải điện năng, vừa truyền tải dữ liệu và các
lệnh đến các thẻ gắn trong đầu đọc. Đầu đọc RFID hoạt động như một điểm truy
cập cho tất cả các các thẻ nhớ, từ đó, các dữ liệu từ các thẻ nhớ này cung cấp sẽ
được sử dụng để phục vụ cho công việc có chủ đích.
2.2 Phân loại hệ thống RFID:
2.2.1 Hệ thống RFID thụ động
Trong hệ thống RFID thụ động thì khác, đầu đọc và ăng ten đọc sẽ tự động gửi
tín hiệu vô tuyến đến các thẻ từ. Thẻ từ RFID sẽ sử dụng chính các tín hiệu này để
khởi động thẻ và phản ảnh lại cho đầu đọc.
Hình 2.9 : Thẻ RFID
Hệ thống RFID thụ động có thể hoạt động ở tần số thấp trong LF, tần số cao
HF hay thậm chí cả tần số cực cao ở loại RFID UHF. Vì phạm vi hoạt động của
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
21
dạng hệ thống thụ động này bị giới hạn bởi khả năng tán xạ ngược các tín hiệu vô
tuyến của thẻ từ đến đầu đọc, cho nên, phạm vi đọc của hệ thống thụ động này
thường chỉ giới hạn tối đa là 10m.
Ưu điểm của loại hệ thống RFID này, đó là các thẻ từ, chúng không đòi hỏi
phải có nguồn điện hay máy phát, pin mà chỉ cần bộ vi xử lý và ăng-ten. Do đó, so
với các thẻ từ hệ thống RFID chủ động, loại thẻ từ này rẻ hơn, kích thước nhỏ hơn
và dễ sản xuất hơn.
Thẻ thụ động có thể được thiết kế dưới nhiều hình thái khác nhau, tùy thuộc
vào yêu cầu ứng dụng cụ thể của loại RFID mà nó ứng dụng vào. Ví dụ, thẻ có thể
được gắn trên một chất nền, hoặc kẹp giữa một lớp keo dính và một nhãn giấy để
tạo thành một nhãn RFID thông minh. Ngoài ra, thẻ thụ động cũng có thể được bao
bọc bởi các hóa chất hay vật thể, bao bì… nhằm làm thẻ tăng độ bền và khả năng
chống nhiệt đối với môi trường nhiệt độ cao hay có các hóa chất ăn mòn mạnh.
Có thể nói, giải pháp sử dụng hệ thống RFID thụ động cũng rất hữu ích cho
nhiều ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống. Ví dụ như để theo dõi hàng hóa trong
chuỗi cung ứng, để kiểm kê tài sản trong ngành công nghiệp bán lẻ, để xác định
chính xác nhiều sản phẩm phức tạp như dược phẩm, linh kiện… và hàng loạt các
ứng dụng khác. Hệ thống RFID thụ động thậm chí còn được người ta chọn để sử
dụng trong các kho hàng, trung tâm thương mại…mặc dù nhược điểm có phạm vi
đọc ngắn của chúng.
2.2.2 Hệ thống RFID chủ động
Trong các hệ thống RFID chủ động, các thẻ điện tử đều có máy phát điện và
nguồn năng lượng vận hành của mình. Thông thường, nguồn năng lượng vận hành
được tích trữ dưới dạng pin. Các thẻ điện từ khi hoạt động sẽ phát sóng tín hiệu
riêng của mình để truyền tải các dữ liệu, thông tin được lưu trữ trên các vi mạch.
Hệ thống RFID chủ động, thông thường là loại UHF, có băng tần số siêu cao và
cung cấp một phạm vi quét khổng lồ có thể lên tới 100m. Nói chung, các thẻ từ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
22
trong hệ thống RFID chủ động được sử dụng trong các trường hợp mà đối tượng
cần nhận dạng có kích cỡ lớn, ví dụ như xe hơi, container, đầu máy…và các đối
tượng có chiều dài hay cần theo dõi trong một phạm vi lớn.
Đối với thẻ từ của hệ thống RFID chủ động gồm có 2 bộ phận: bộ phát đáp
tín hiệu sóng vô tuyến ( transponder) và ra đa. Bộ phát đáp sẽ “bừng tỉnh” khi
chúng nhận được tín hiệu vô tuyến truyền từ đầu đọc của hệ thống RFID chủ động.
Sau đó, bộ máy sẽ hoạt động và kết thúc bằng việc phát một tín hiệu phản hồi lại tới
bộ phận đầu đọc của hệ thống.
Hình 2.10: Hệ thống RFID chủ động.
Bởi vì, bộ phát tín hiệu của thẻ từ không phải là chủ động phát tín hiệu liên
tục, mà chúng chỉ phát tín hiệu bằng sóng vô tuyến khi và chỉ khi chúng nhận được
yêu cầu phát ra từ đầu đọc. Lý giải cho cơ chế này, đó là để tiết kiệm tối đa năng
lượng của thẻ từ.
Bộ phận ra đa, không giống như một bộ phận dò tín hiệu thông thường, mà
chúng hầu hết được sử dụng như một hệ thống định vị đồng thời xác định thời gian
thực (RTLS), nhằm liên tục theo dõi vị trí chính xác của đối tượng, cụ thể là tài sản
mà người dùng muốn kiểm soát. Không giống bộ phận phát đáp dữ liệu, ra đa của
thẻ không hỗ trợ việc thu, quét tín hiệu của đầu đọc. Thay vào đó, chúng sẽ phát ra
tín hiệu trong một khoảng thời gian định trước. Tùy thuộc vào mức yêu cầu, ra đa
có thể được người dùng xác lập để phát tín hiệu vài giây/lần hay một ngày/lần. Mỗi
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
23
lượt tín hiệu để định vị vật chủ mà ra đa phát ra sẽ được ăng-ten của đầu đọc của hệ
thống RFID chủ động được bố trí xung quanh khu vực cần theo dõi thu nhận, kiểm
định rồi truyền tải thông tin ID, bao gồm cả vị trí của thẻ đến đầu đọc của hệ thống.
2.3 Cấu tạo chi tiết của một hệ thống RFID:
2.3.1 Thẻ RFID (RFID Tag):
Thẻ RFID là một thiết bị lưu trữ và truyền dữ liệu đến một đầu đọc trong một
môi trường tiếp xúc bằng sóng vô tuyến. Thẻ RFID mang dữ liêu một vật một sản
phẩm (item…) nào đó và gắn lên sản phẩm đó. Mỗi thẻ có các phận lưu trữ dữ liệu
bên trong và cách giao tiếp với dữ liệu đó. Vài thẻ RFID giống như những nhãn
giấy và được ứng dụng để bỏ vào hộp và đóng gói. Một số khác được sáp nhập
thành vách của thùng chứa plastic được đúc. Còn một số khác được xây dựng thành
miếng da bao cổ tay. Mỗi thẻ được lập trình với một nhận dạng duy nhất cho phép
theo dõi không dây đối tượng hoặc con người đang gần thẻ đỏ. Thõng thường mỗi
thẻ RFID có một cuộn đây hoặc anten nhưng không phải tất cả RFID đều có vi chip
và nguồn năng lượng riêng.
Hình 2.11: Hình ảnh một thẻ RFID
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
24
Thẻ RFID gồm có 2 loại:
- Thẻ passive: loại thẻ không cần nguồn ngoài mà nhận năng lượng từ thiết bị
đọc. Tuy nhiên, nó có khoảng cách đọc ngắn.
- Thẻ active : loại thẻ được nuôi bằng PIN, có thể sử dụng cho khoảng cách đọc
lớn.
Hình 2.12: Cấu tạo của thẻ RFID
Một thẻ RFID gồm 2 bộ phận chính:
- Chip: Chip của thẻ RFID hay mạch tích hợp (IC) sẽ cung cấp những đặc trưng,
bộ nhớ, và các tính năng mở rộng chức năng cho thẻ. Các chip được lập trình sẽ
được đọc bằng thẻ nhận dạng chuyên biệt (TID), một dãy mã số duy nhất mà
nhà sản xuất thiết lập trong bộ nhớ chip. Bộ nhớ ghi chép dữ liệu để lưu trữ,
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
25
theo dõi duy nhất 1 loại mặt hàng tương ứng với dãy mã số trong bộ chip, chúng
còn được gọi là mã sản phẩm điện tử hoặc EPC.
- Atena: thu thập năng lượng và chuyển nó vào chip để khởi động chúng hoạt
động. Nói chung, diện tích ăng-ten của thẻ nhớ càng lớn, thì năng lượng nó thu
thập và truyền tải về chip càng lớn, và phạm vi nhận dạng của đầu đọc trên thẻ
càng tăng.
2.3.2 Đầu đọc RFID (RFID Reader)
Đầu đọc FRlD (hay còn gọi là interrogatorr) là thiết bị kết nối không dây với
thẻ để dễ dàng nhận dạng đối tượng được gắn thẻ. Nó là một thiết bị đọc và ghi dữ
liệu nên thẻ FRID tương thích. Thời gian mà đầu thẻ đọc có thế phát năng lượng RF
để đọc thẻ được gọi là chu trình làm việc của đầu đọc. Đầu đọc có nhiệm vụ kích
hoạt thẻ, truyền dữ liệu bằng sóng vô tuyến với thẻ, thực hiện giải điều chế và giải
mã tín hiệu nhận được từ thẻ ra dạng tín hiệu cần thiết để chuyển về máy chủ, đồng
thời cũng nhận lệnh từ máy chủ để thực hiện các yêu cầu truy vấn hay đọc ghi thẻ.
Đầu đọc thẻ là hệ thần kinh trung ương của toàn bộ hệ thống phần cứng RFID
thiết lập việc truyền với thành phần này và điều khiển nó, là thao tác quan trọng
nhất của bất kỳ thực thể nào muốn liên kết với thiết bị phần cứng này.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
26
Hình 2.13: Cấu tạo của 1 Reader RFID
Gồm các phần
- Máy phát:
Máy phát của đầu đọc truyền nguồn AC và chu kỳ xung đồng hồ qua
anten của nó đến thẻ trong phạm vi được cho phép. Đây là một phần của máy
phát thu, thành phần chịu trách nhiệm gửi tín hiệu của đầu đọc đến môi trường
xung quanh và nhận lại đáp ứng của thẻ qua anten của đầu đọc. anten của đầu
đọc có thế được gắn với mỗi cống anten. Hiện tại thì một số đầu đọc có thể hỗ
trợ đến 4 cổng anten.
- Máy thu:
Nó nhận tín hiệu tương tự từ thẻ qua anten của đầu đọc. sau đó gửi những
tín hiệu này tới vi mạch của đầu đọc và chuyển dữ liệu thành dữ liệu được biểu
thị dưới dạng số.
- Vi mạch:
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
27
Cung cấp giao thức cho đầu đọc để nó kết nối với thẻ tương thích của nó.
Nó thực hiện giải mã và kiểm tra lỗi tín hiệu tương tự nhận từ máy thu. Ngoài ra
vi mạch còn có chứa luận lý để thực hiện việc lọc và xử lý dữ liệu đọc được từ
thẻ.
- Bộ nhớ:
Bộ nhớ dùng lưu dữ liệu như các tham số cấu hình đầu đọc và hệ thống
bán kê khai số lần đọc thẻ. Vì vậy nếu kết nối giữa đầu đọc và hệ thống vi mạch
bị hỏng thì dữ liệu cũng không bị mất. Tuy nhiên, dung lượng của bộ nhớ sẽ giới
hạn số thẻ đọc được trong một khoảng thời gian. Nếu trong quá trình đọc mà
việc kết nối bị hỏng thì một phần dữ liệu đã lưu sẽ bị mất ( bị ghi đè bởi các thẻ
khác được đọc sau nó).
- Các kênh xuất nhập khẩu của cảm biến, cơ cấu chấp hành, bảng tín hiệu điện
báo bên ngoài:
Có một số loại cảm biến như cảm biến về ánh sáng hoặc chuyển động để
phát hiện các đối tượng được gắn thẻ trong phạm vi của đầu đọc. Cảm biến này
cho phép đầu đọc bật lện để đọc thẻ.
- Mạch điều khiển:
Cho phép thành phần bên ngoài là con người hoặc chương trình máy tính
giao tiếp, điều khiển với đầu đọc này. Nó có thế đi liền với đầu đọc (như phần
mềm hệ thống firmware) hoặc được tách riêng thành một phần mềm hoặc phần
cứng và phải mua chung với đầu đọc.
- Giao diện truyền thông
Cung cấp các lệnh cho đầu đọc, nó cho phép tương tác với các thành phần
bên ngoài qua mạch điều khiển, đế truyền dữ liệu của nó, nhận lệnh và gửi lại
đáp ứng. có thể xem nó là một phần của mạch điiệu khiến.
- Nguồn năng lượng
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
28
Thành phần này cung cấp nguồn năng lượng cho các thành phần của đầu
đọc.
2.3.3 Host computer – server
Hầu hết hệ thống RFID gồm nhiều tag và nhiều đầu đọc được nối mạng với
nhau bởi một máy tính trung tâm, hầu như thường là một trạm làm việc gọn để bàn.
Máy chủ xử lý dữ liệu mà các reader thu thập từ các tag mà nơi đó quản lý dây
chuyền hoặc cơ sở dữ liệu quản lý có thể thực thi. Các dữ liệu này sẽ được cung cấp
cho đơn vị phát triển phần mềm ứng dụng để có thể xây dựng nên các phần mềm
quản lý và tương tác với người sử dụng hệ thống.
2.4 Phương pháp hoạt động của hệ thống RFID:
Một hệ thống RFID có ba thành phần cơ bản: thẻ, đầu đọc, và một host
computer. RFID hoạt động trên nền tảng sóng vô tuyến kết hợp với máy tính quản
lý bao gồm thẻ, đầu đọc thẻ và máy tính chủ. Thẻ RFID gắn vào sản phẩm được tích
hợp chip bán dẫn và ăng-ten thu sóng. Đầu đọc thẻ nhận tín hiệu từ thẻ RFID từ xa,
có thể lên đến 50m tùy vào nguồn năng lượng được cung cấp cho thẻ RFID, chuyển
dữ liệu đến máy tính để phân tích và xử lý thông tin về đối tượng đó.
Vài thẻ RFID giống như những nhãn giấy và được ứng dụng để bỏ vào hộp
và đóng gói. Một số khác được sáp nhập thành các vách của các thùng chứa plastic
được đúc. Còn một số khác được xây dựng thành miếng da bao cổ tay. Mỗi thẻ
được lập trình với một nhận dạng duy nhất cho phép theo dõi không dây đối tượng
hoặc con người đang gắn thẻ đó. Bởi vì các chip được sử dụng trong thẻ RFID có
thể giữ một số lượng lớn dữ liệu, chúng có thế chứa thông tin như chuỗi số, thời
dấu, hướng dẫn cấu hình, dữ liệu kỹ thuật, sổ sách y học, và lịch trình. Cũng như
phát sóng tivi hay radio, hệ thống RFID cũng sử dụng bốn băng thông tần số chính:
tần số thấp (LF), tần số cao (HF), siêu cao tần (UHF) hoặc sóng cực ngắn (viba).
Các hệ thống trong siêu thị ngày nay hoạt động ở băng thông UHF, trong khi các hệ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
29
thống RFID cũ sử dụng băng thông LF và HF. Băng thông viba đang được để dành
cho các ứng dụng trong tương lai.
Các thẻ RFID có thế được cấp nguồn bởi một bộ pin thu nhỏ trong thẻ (các
thẻ active) hoặc bởi một RFID reader mà nó “Wake up" thẻ để yêu cầu trả lời khi
thẻ đang trong phạm vi (thẻ passive).
Thẻ active RFID có thể được đọc xa 100 feet từ RFID reader và có thế là thẻ
“thông minh" (với bộ nhớ được viết lên và xóa như một ổ cứng máy tính) hoặc là
thẻ chỉ đọc.Thẻ passive RFID có thế được đọc xa RFlD reader 20 feet và nói chung
là bộ nhớ chỉ đọc. Kích thước thẻ và giá cả, dải đọc, độ chính xác đọc/ghi, tốc độ dữ
liệu và chức năng hệ thống thay đổi theo đặc điểm nêu ra trong thiết kế và dải tần hệ
thống FRlD sử dụng.
Hình 2.14: Hoạt động giữa các Tag và Reader RFID
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
30
RFID reader gồm một anten liên lạc với thẻ RFID và một đơn vị đo điện tử
học đã được nối mạng với host computer. Đơn vi đo tiếp sóng giữa host computer
và tất cả các thẻ trong phạm vi đọc của anten, cho phép một đầu đọc liên lạc với
hàng trăm thẻ đồng thời. Nó cũng thực thi các chức năng bảo mật như mã hóa/ giải
mã và xác thực người dùng. Đầu đọc RFID có thế phát hiện thẻ ngay cả khi không
nhìn thấy chúng.
Hầu hết các mạng RFID gồm nhiều thẻ và nhiều đầu đọc được nối mạng với
nhau bởi một máy tính trung tâm, hầu như thường là một trạm làm việc gọn để bàn.
Host xử lý dữ liệu mà các đầu đọc thu thập từ các thẻ và dịch nó giữa mạng RFID
và các hệ thống kỹ thuật thông tin lớn hớn, mà nơi đó quản lý dây chuyền hoặc cơ
sở dữ liệu quản lý có thể thực thi. “Middleware” phần mềm nối hệ thống RFID với
một hệ thống IT (Information Technology) quản lý luồng dữ liệu.
2.5 Ứng dụng:
 Trong vận chuyển và phân phối và lưu thông, hệ thống RFID phù hợp nhất với
phương thức vận tải đường ray. Các thẻ có thể nhận dạng toàn bộ 12 ký tự theo
chuẩn công nghiệp cho phép xác định loại xe/toa hàng, chủ sở hữu, số xe...Các
thẻ này được gắn vào gầm xe, toa hàng; Các ăng-ten được cài đặt ở giữa hoặc
bên cạnh đường ray vận chuyển, các đầu đọc và các thiết bị hiển thị được lắp
theo chuẩn trong vòng khoảng 40 đến 100 feet dọc theo đường ray cùng các
thiết bị viễn thông và thiết bị kiểm soát khác, do vậy có thể kiểm soát được các
toa hàng trên ray. Mục đích chính trong các ứng dụng vận chuyển theo ray là cải
tiến kích thước và tốc độ vận chuyển nhanh chóng cho phép giảm kích thước xe
hàng hoặc giảm thiểu chi phí cho việc đầu tư các thiết bị mới. RFID còn được
ứng dụng trong hệ thống thu phí cầu đường bộ hay cho phép các hãng hàng
không kiểm soát hành lý của hành khách.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
31
Hình 2.15: Ứng dụng RFID trong giao thông vận tải
 Trong công nghiệp, RFID rất thích hợp cho việc xác định sản phẩm có giá trị
đơn vị cao thông qua quá trình lắp ráp chặt chẽ. Hệ thống RFID rất bền vững
trong môi trường thời tiết khắc nghiệt nên thích hợp để định danh các vật chứa,
lưu giữ sản phẩm lâu dài như container, cần cẩu, xe kéo v.v… Một mặt, các thẻ
RFID cho phép xác định sản phNm mà nó được gắn vào (Ví dụ: part number,
serial number, trong hệ thống đọc/ghi, hướng dẫn quy trình lắp ráp xử lý sản
phẩm). Mặt khác, thông tin đầu vào được nhập bằng tay (hoặc bằng các đầu đọc
mã vạch) cho phép hệ thống điều khiển/kiểm soát. Sau đó những thông tin này
có thể được truy xuất bởi các đầu đọc RFID.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
32
 Trong kinh doanh bán lẻ, RFID có thể thay thế kỹ thuật mã vạch hiện nay, vì nó
không chỉ có khả năng xác định nguồn gốc sản phẩm mà còn cho phép nhà cung
cấp và đại lý bán lẻ biết chính xác mặt hàng trên quầy và trong kho của họ. Một
số siêu thị lớn đã sử dụng các thẻ RFID mỏng dán lên hàng hóa thay cho mã
vạch, giúp việc thanh toán nhanh chóng, dễ dàng hơn. Nếu hàng hóa nào chưa
thanh toán tiền đi qua cửa, máy nhận dạng vô tuyếnRFID sẽ phát hiện ra và báo
cho nhân viên an ninh. Ngoài ra, các công ty bách hóa không còn phải lo kiểm
kho, không sợ giao nhầm hàng và thống kê số đầu sản phẩm đang kinh doanh
của cả tổ hợp cửa hàng. Hơn nữa họ còn có thể biết chính xác bên trong túi
khách hàng vào, ra có những gì.
 Trong lĩnh vực an ninh, RFID không đòi hỏi tầm nhìn giữa bộ thu phát và máy
đọc, hệ thống này khắc phục được những hạn chế của các phương pháp nhận
dạng tự động khác, ví dụ như mã vạch. Điều này có nghĩa là hệ thống RFID có
thể hoạt động hiệu quả trong các môi trường khắc nghiệt những nơi bụi bẩn, Ẩm
ướt quá mức hay có phạm vi quan sát bị hạn chế. Một trong các lợi ích nổi bật
của RFID là khả năng đọc trong các môi trường khắc nghiệt với tốc độ đáng chú
ý: trong hầu hết các trường hợp thời gian phản ứng dưới 100 mili giây.
 Trong công tác quản lý bảo quản tài sản, việc quản lý sách tại thư viện hiện rất
vất vả, việc tìm kiếm sách thủ công làm tốn thời gian và quản lý cũng chưa thực
Hình 2.16: Ứng dụng RFID trong bán hàng
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
33
sự hiệu quả. Nhờ công nghệ RFID, mỗi cuốn sách được gắn với một thẻ lưu
thông tin về cuốn sách, mỗi khi cần tìm một cuốn sách nào đó, thay vì việc dò
tìm phân loại từng cuốn sách, thủ thư chỉ việc dùng một đầu đọc có khả năng
đọc các thẻ RFID từ xa có thể giúp định vị cuốn sách cần tìm rất nhanh chóng,
ngoài ra việc thống kế sách cuối ngày càng trở lên đơn giản. Các hạt giống có
giá trị, động vật thí nghiệm liên quan tới các dự án nghiên cứu lâu dài và chi phí
cao, thịt và bơ sữa động vật, thú vật hoang dã và giống động vật quý hiếm, các
loại gen...hiện nay vấn đề xác định tính duy nhất có thể được giải quyết thông
qua ứng dụng các sáng kiến của công nghệ RFID.
 Trong quản lý nhân sự và chấm công, khi vào, ra công ty để bắt đầu hay kết thúc
một ngày hoặc ca làm việc, nhân viên chỉ cần đưa thẻ của mình đến gần máy
đọc thẻ (không phải nhét vào), ngay lập tức máy phát ra một tiếng bíp, dữ liệu
vào, ra của nhân viên đó đã được ghi nhận và lưu trữ trên máy chấm công.
Trong trường hợp nếu những nhân viên nghỉ việc, thẻ nhân viên sẽ được thu hồi
và tái sử dụng mà không ảnh hưởng đến chất lượng thẻ. Ưu điểm nổi bật của thẻ
RFID so với thẻ mã vạch (Barcode) hay thẻ mã từ (Mag.Stripe card) là thẻ
RFID không bị trầy xước, mài mòn khi dùng. Sử dụng thẻ chấm công loại cảm
ứng, người phụ trách hệ thống sẽ lấy toàn bộ dữ liệu từ các máy đọc thẻ về, sau
khi cập nhật dữ liệu sẽ có ngay báo cáo thống kê nhanh để ban giám đốc biết số
lượng nhân viên đang có mặt, số nhân viên nghỉ hoặc biết được trình độ tay
nghề từng nhân viên; nhân viên nào hết hạn hợp đồng lao động; bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế...
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
34
Hình 2.17: Ứng dụng hệ thống RFID để điểm danh, chấm công
 Trong y tế, giáo dục, vui chơi giải trí, công nghệ RFID có thể sử dụng cho người
cũng như đồ vật. Vì vậy, một số bệnh viện đang sử dụng vòng đeo tay RFID cho
trẻ mới sinh và bệnh nhân cao tuổi mất trí. Ngoài ra còn ứng dụng trong việc
quản lý hồ sơ bệnh án... Học sinh một trường đông học sinh ở Nhật dùng thẻ
RFID để báo cho cha mẹ biết mình đã ra tới. Các công viên giải trí ở Mỹ bán
ra vé RFID sẽ bật-nháy báo cho khách biết đến lượt mình vào cuộc chơi và ngày
nay các Event tại VN đã bắt đầu ứng dụng RFID để kiểm soát khách ra vào sự
kiện...
2.6 Ưu – Nhược điểm của hệ thống RFID:
Bất kì kĩ thuật nào cũng có ưu, nhược điểm riêng của nó và RFID cũng không
ngoại lệ. Dưới đây là những ưu nhược điểm cơ bản nhất của kĩ thuật RFID.
 Ưu điểm:
- Không phải sắp xếp: Lưu dấu, kiểm soát các đối tượng mà không cần phải
sắp xếp. Điều này tiết kiệm thời gian xử lý dữ liệu hệ thống RFID rất nhiều.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
35
- Kiểm kê với tốc độ cao mà không cần tiếp xúc: Nhiều đối tượng có thể được
quét tại cùng một thời điểm, có thể lên đến 40 thẻ trong 1-2 giây. Kết quả là,
thời gian để đếm các đối tượng đã giảm thực sự.
- Khả năng đọc ghi dữ liệu nhiều lần: Một số loại thẻ cho phép ghi và ghi lại
nhiều lần. Trong trường hợp tái sử dụng thẻ RFID đây là cơ hội để tiết kiệm
chi phí.
- Thẻ RFID hoạt động đáng tốt trong môi trường không thuận lợi (ví dụ nóng,
ẩm, bụi, bẩn, môi trường ăn mòn hay có sự va chạm…)
- Triển khai hệ thống RFID sẽ tăng năng suất lao động, tự động hóa nhiều quá
trình sản xuất, tăng sự thỏa mãn khách hàng và tăng lợi nhuận.
 Nhược điểm:
- Chi phí triển khai cao.
- Khả năng kiểm soát thiết bị còn hạn chế.
- Thẻ dễ bị nhiễu sóng trong môi trường nước và kim loại, phụ thuộc vào các
yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm...
- Các đầu đọc có thể đọc chồng lấn lên nhau.
Mặc dù RFID có nhiều ưu điểm và lợi thế phát triển, tuy nhiên vẫn còn một
số nhược điểm cần khắc phục trong tương lai mà điều quan trọng nhất là làm chủ
công nghệ này để giảm giá thành sản phẩm và đưa công nghệ RFID đến gần hơn
với cuộc sống.
2.7 Kết luận chương:
Kết thúc chương này ta đã hiểu tổng quan về hệ thống RFID, cách thức hoạt động ,
ưu điểm, nhược điểm cũng như ứng dụng của nó trong thực tế. Nó là cơ sở quan
trọng để ta thiết kể lên máy chấm công trong hệ thống quản lý nhân sự của ta.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
36
CHƯƠNG III:
THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ
3.1 Yêu cầu chung:
Hệ thống sẽ gồm 2 phần chính :
+ Phần cứng: Là máy chấm công sử dụng công nghệ RFID để đọc dữ liệu quẹt thẻ
của nhân viên rồi gửi lên phần mềm quản lý.
+ Phần mềm: Là phần mềm quản lý được viết bằng C# có thể nhận dữ liệu được gửi
lên hệ thống RFID để hiển thị thời gian đi làm của nhân viên và tính toán tiền lương
dựa trên dữ liệu đi làm đó ngoài ra phần mềm có những chức năng của một hệ
thống quản lý nhân sự.
Sau đây ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết về từng thành phần.
3.2 Thiết kế hệ thống RFID:
● Bài toán đặt ra
Để dễ quản lý việc đi làm đầy đủ , mỗi nhân viên sẽ được cấp một thẻ điện tử có
ID riêng. Ở mỗi cửa vào có 1 máy nhận đọc thẻ, khi nhân viên vào phải quẹt
thẻ. Khi nhận được id của thẻ, hệ thống máy tính của công ty sẽ phải kiểm tra
xem thông tin nhân viên đó như là vào đúng gkhông hay có phải là nhân viên
của công ty không rồi lưu lại thời gian đi làm. Đến cuối tháng sẽ được hệ thống
tổng kết để xét lương của từng nhân viên . Vậy hãy thiết kế 1 hệ thống đáp ứng
đầy đủ các công việc quản lý nhân viên như trên.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
37
3.2.1 Thiết kế phần cứng:
3.2.1.1 Sơ đồ khối hệ thống:
3.2.1.2 Khối nguồn
Ở phần thiết kế mang tính mô phỏng này, em chỉ chọn pin 9V cấp dòng cho
vi điều khiển và mạch nguồn AMS1117 cấp cho module thu phát vì nó là mạch
nguồn được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống, đảm bảo ổn áp cấp dòng ổn định.
Mạch nguồn 3.3V dùng AMS1117 có chức năng tạo ra nguồn 3.3V ổn định
và cấp dòng lên đến 800mA.
Các thông số chính của mạch:
 Điện áp đầu vào từ 4.5VDC-7VDC
 Điện áp đầu ra 3.3V – 800mA
Ưu điểm: Giá thành rẻ, dễ làm
KHỐI ĐIỀU KHIỂN
TRUNG TÂM
KHỐI
HIỂN THỊ
PC
KHỐI ĐẦU
ĐỌC READER
KHỐI THỜI
GIAN THỰC
KHỐI ĐẦU ĐỌC
READER
Hình 3.18 Sơ đồ khối hệ thống RFID
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
38
Nhược điểm: Nhiệt sinh cao, dòng chịu không được cao
Hình 3.19: Sơ đồ mạch nguồn 3.3V
3.2.1.3 Khối điều khiển trung tâm
Có thể nói đây là khối quan trọng nhất, thực hiện nhiều việc, trung tâm của
hệ thống này. Vì vậy, em chọn 1 vi điều khiển có thể thực hiện đủ các chức năng
cần thiết là Kit Arduino Uno R3.
 Giới thiệu về Kit.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
39
Hình 3.20: Kit Arduino Uno R3
 Một vài thông số của Arduino Uno R3:
Vi điều khiển ATmega328 họ 8bit
Điện áp hoạt động 5V DC (chỉ được cấp qua cổng USB)
Tần số hoạt động 16 MHz
Dòng tiêu thụ khoảng 30mA
Điện áp vào khuyên dùng 7-12V DC
Điện áp vào giới hạn 6-20V DC
Số chân Digital I/O 14 (6 chân hardware PWM)
Số chân Analog 6 (độ phân giải 10bit)
Dòng tối đa trên mỗi chân I/O 30 mA
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
40
Dòng ra tối đa (5V) 500 mA
Dòng ra tối đa (3.3V) 50 mA
Bộ nhớ flash
32 KB (ATmega328) với 0.5KB dùng bởi
bootloader
SRAM 2 KB (ATmega328)
EEPROM 1 KB (ATmega328)
 Vi điều khiển:
Arduino UNO có thể sử dụng 3 vi điều khiển họ 8bit AVR là ATmega8,
ATmega168, ATmega328. Bộ não này có thể xử lí những tác vụ đơn giản như điều
khiển đèn LED nhấp nháy, xử lí tín hiệu cho xe điều khiển từ xa, làm một trạm đo
nhiệt độ - độ ẩm và hiển thị lên màn hình LCD,… hay những ứng dụng khác.
 Năng lượng:
Arduino UNO có thể được cấp nguồn 5V thông qua cổng USB hoặc cấp
nguồn ngoài với điện áp khuyên dùng là 7-12V DC và giới hạn là 6-20V. Thường
thì cấp nguồn bằng pin vuông 9V là hợp lí nhất nếu không có sẵn nguồn từ cổng
USB. Nếu cấp nguồn vượt quá ngưỡng giới hạn trên thì sẽ làm hỏng Arduino UNO.
o Các chân năng lượng:
- GND (Ground): cực âm của nguồn điện cấp cho Arduino UNO. Khi
bạn dùng các thiết bị sử dụng những nguồn điện riêng biệt thì những chân này
phải được nối với nhau.
- 5V: cấp điện áp 5V đầu ra. Dòng tối đa cho phép ở chân này là
500mA.
- 3.3V: cấp điện áp 3.3V đầu ra. Dòng tối đa cho phép ở chân này là
50mA.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
41
- Vin (Voltage Input): để cấp nguồn ngoài cho Arduino UNO, bạn nối
cực dương của nguồn với chân này và cực âm của nguồn với chân GND.
- IOREF: điện áp hoạt động của vi điều khiển trên Arduino UNO có
thể được đo ở chân này. Và dĩ nhiên nó luôn là 5V. Mặc dù vậy bạn không
được lấy nguồn 5V từ chân này để sử dụng bởi chức năng của nó không phải
là cấp nguồn.
- RESET: việc nhấn nút Reset trên board để reset vi điều khiển tương
đương với việc chân RESET được nối với GND qua 1 điện trở 10KΩ.
 Bộ nhớ: Vi điều khiển Atmega328 tiêu chuẩn cung cấp cho người dùng:
- 32KB bộ nhớ Flash: những đoạn lệnh bạn lập trình sẽ được lưu trữ
trong bộ nhớ Flash của vi điều khiển. Thường thì sẽ có khoảng vài KB trong số
này sẽ được dùng cho bootloader nhưng hiếm khi nào cần quá 20KB bộ nhớ
này.
- 2KB cho SRAM (Static Random Access Memory): giá trị các biến
khai báo khi lập trình sẽ lưu ở đây. Khai báo càng nhiều biến thì càng cần nhiều
bộ nhớ RAM. Tuy vậy, thực sự thì cũng hiếm khi nào bộ nhớ RAM lại trở thành
thứ mà phải bận tâm. Khi mất điện, dữ liệu trên SRAM sẽ bị mất.
- 1KB cho EEPROM (Electrically Eraseble Programmable Read Only
Memory) : Đây giống như 1 chiếc ổ cứng mini – nơi có thể đọc và ghi dữ liệu
của mình vào đây mà không lo bị mất khi cúp điện giống như dữ liệu trên
SRAM.
 Các cổng vào ra:
Arduino UNO có 14 chân digital dùng để đọc hoặc xuất tín hiệu. Chúng chỉ
có 2 mức điện áp là 0V và 5V với dòng vào/ra tối đa trên mỗi chân là 40mA. Ở mỗi
chân đều có các điện trở pull-up từ được cài đặt ngay trong vi điều khiển
ATmega328 (mặc định thì các điện trở này không được kết nối).
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
42
Một số chân digital có các chức năng đặc biệt như sau:
- Chân Serial: 0 (RX) và 1 (TX): dùng để gửi (transmit – TX) và nhận
(receive – RX) dữ liệu TTL Serial. Arduino Uno có thể giao tiếp với thiết bị
khác thông qua 2 chân này. Kết nối bluetooth thường thấy nói nôm na chính
là kết nối Serial không dây. Nếu không cần giao tiếp Serial, bạn không nên
sử dụng 2 chân này nếu không cần thiết
- Chân PWM (~): 3, 5, 6, 9, 10, và 11: cho phép bạn xuất ra xung PWM với
độ phân giải 8bit (giá trị từ 0 → 28
-1 tương ứng với 0V → 5V) bằng hàm
analogWrite(). Nói một cách đơn giản, bạn có thể điều chỉnh được điện áp ra
ở chân này từ mức 0V đến 5V thay vì chỉ cố định ở mức 0V và 5V như
những chân khác.
- Chân giao tiếp SPI: 10 (SS), 11 (MOSI), 12 (MISO), 13 (SCK). Ngoài các
chức năng thông thường, 4 chân này còn dùng để truyền phát dữ liệu bằng
giao thức SPI với các thiết bị khác.
- LED 13: trên Arduino UNO có 1 đèn led màu cam (kí hiệu chữ L). Khi bấm
nút Reset, bạn sẽ thấy đèn này nhấp nháy để báo hiệu. Nó được nối với chân
số 13. Khi chân này được người dùng sử dụng, LED sẽ sáng.
Arduino UNO có 6 chân analog (A0 → A5) cung cấp độ phân giải tín hiệu
10bit (0 → 210
-1) để đọc giá trị điện áp trong khoảng 0V → 5V. Với
chân AREF trên board, có thể để đưa vào điện áp tham chiếu khi sử dụng các chân
analog. Tức là nếu cấp điện áp 2.5V vào chân này thì bạn có thể dùng các chân
analog để đo điện áp trong khoảng từ 0V → 2.5V với độ phân giải vẫn là 10bit.
Đặc biệt, Arduino UNO có 2 chân A4 (SDA) và A5 (SCL) hỗ trợ giao tiếp
I2C/TWI với các thiết bị khác.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
43
3.2.1.4 Khối đầu đọc reader: Module RFID RC522
Theo phân tích yêu cầu đã đưa ra, khoảng cách để giao tiếp được giữa anten đầu
đọc và thẻ RFID phải là 3 cm. Sau khi tham khảo trên thị trường về các IC RFID,
em quyết định chọn IC MFRC522 thỏa mãn yêu cầu của hệ thống. Với ưu điểm dễ
giao tiếp và tiêu thụ năng lượng thấp (nguồn 3,3V) và cũng dễ mua được tại Việt
Nam. Sau đây em xin trình bày về cấu tạo cũng như cách hoạt động của IC này.
 IC MFRC522:
MFRC522 là IC đọc ghi tích hợp cao cho truyền thông không dây hoạt động
ở tần số 13.56 Mhz. MFRC522 hỗ trợ các chuẩn ISO/IEC 14443 A/MIFARE và
NTAG. Bộ truyền nội của MFRC522 có thể điều khiển ăng ten đọc / ghi được thiết
kế để giao tiếp với thẻ và bộ thu tín hiệu ISO / IEC 14443 A / MIFARE mà không
cần thêm mạch tích cực. Mô-đun nhận cung cấp khả năng thực hiện hiệu quả và
mạnh mẽ để mã hóa và giải mã tín hiệu từ thẻ tương thích và bộ chuyển đổi của ISO
/ IEC 14443 A / MIFARE. Mô-đun kỹ thuật số quản lý toàn bộ chức năng kiểm tra
lỗi khung và phát hiện lỗi (chuẩn chẵn lẻ và CRC) ISO / IEC 14443A. MFRC522
hỗ trợ các sản phẩm MF1xxS20, MF1xxS70 và MF1xxS50. MFRC522 hỗ trợ
truyền thông không tiếp xúc và sử dụng tốc độ truyền tải MIFARE lên tới 848 kB/s
theo cả hai hướng.
Các giao thức host được cung cấp:
- Serial Peripheral Interface (SPI)
- Serial UART
- I2C-bus interface
Các chân cơ bản của MFRC522:
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
44
Hình 3.21: Sơ đồ chân của MFRC522
Giao diện tương tự xử lý điều chế và giải điều chế các tín hiệu tương tự.
UART không tiếp xúc quản lý các yêu cầu giao thức cho truyền thông các giao thức
hợp tác với master. Bộ đệm FIFO đảm bảo truyền dữ liệu nhanh và tiện lợi đến và
đi từ máy chủ và Contactless UART và ngược lại. Giao diện host khác nhau được
thực hiện để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng khác nhau.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
45
Hình 2-22: Sơ đồ khối của MFRC522
 Module MFRC522:
Module RFID RC522 sử dụng IC MFRC522 của Phillip dùng để đọc và ghi
dữ liệu cho thẻ NFC tần số 13.56 MHz, với mức giá rẻ thiết kế nhỏ gọn, module
này là sự lựa chọn hàng đầu cho các ứng dụng về ghi đọc thẻ RFID.
Thông số kỹ thuật:
- Nguồn: 3.3VDC, 13 - 26mA
- Dòng ở chế độ chờ: 10-13mA
- Dòng ở chế độ nghỉ:
- Tần số sóng mang: 13.56MHz
- Khoảng cách hoạt động: 0~60mm(mifare1 card)
- Giao tiếp: SPI
- Tốc độ truyền dữ liệu: tối đa 10Mbit/s
- Các loại card RFID hỗ trợ: mifare1 S50, mifare1 S70, mifare UltraLight,
mifare Pro, mifare Desfire
- Kích thước: 40mm×60mm
Tải bản FULL (File Word 92 trang): bit.ly/2Ywib4t
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
46
Hình 3.23: Sơ đồ kết nối của module RFID MFRC522
 Mạch nguyên lý của Module RC522:
Hình 3.24:Sơ đồ nguyên lý của Module RFID RC522
 Thẻ RFID Mifare S50:
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
47
Thẻ này sử dụng chuẩn ISO/IEC 14443 A phù hợp với module RFID
MFRC522. Một số đặc tính của thẻ:
- Là loại thẻ thụ động, không sử dụng pin.
- Khoản cách tối đa lên đến 100mm phụ thuộc vào cấu trúc của anten.
- Tần số hoạt động là 13.56 Mhz.
- EEPROM của thẻ là 1 Kbyte, được tổ chức thành 16 sectors với 4 khối.
Mỗi khối chứa 16 byte.
- Thời gian lưu trữ data có thể lên đến 10 năm.
- Khả năng đọc ghi là 100.000 lần.
Hình 3.25: Thẻ Mifare S50
Tải bản FULL (File Word 92 trang): bit.ly/2Ywib4t
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
48
3.2.1.5 Khối hiển thị: LCD text 16x02 và led green
Khối hiển thị được sử dụng để mô phỏng thông báo cho sinh viên về mã thẻ,
tên và thời gian thực. Em lựa chọn module LCD text 16x2 để thực hiện yêu cầu của
hệ thống.
Hình 3.26 :LCD text 16x02
LCD có 16 đường tín hiệu:
 VSS: Chân nối đất.
 VDD: Nguồn 3,3 V cho LCD.
 VEE: Chân điều chỉnh độ tương phản, cần nối với nguồn qua biến trở
chia áp.
 RS: Chân lựa chọn thanh ghi (Select Register), chân này cho phép lựa
chọn 1 trong 2 thanh ghi IR hoặc DR để làm việc (có 2 thanh ghi 8 bits
là INSTRUCTION REGISTER (IR) và DATA REGISTER (DR)).
 R/W (chân số 4): Chân lựa chọn giữa việc đọc và ghi. Nếu R/W=0 thì
dữ liệu sẽ được ghi từ bộ điều khiển ngoài (vi điều khiển AVR chẳng
hạn) vào LCD. Nếu R/W=1 thì dữ liệu sẽ được đọc từ LCD ra ngoài.
 EN (chân số 5): Chân cho phép LCD hoạt động (Enable), chân này cần
được kết nối với bộ điều khiển để cho phép thao tác LCD.
5008438

More Related Content

What's hot

Đề tài: Xây dựng hệ thống hỗ trợ nuôi trồng thủy sản theo mô hình IoT
Đề tài: Xây dựng hệ thống hỗ trợ nuôi trồng thủy sản theo mô hình IoTĐề tài: Xây dựng hệ thống hỗ trợ nuôi trồng thủy sản theo mô hình IoT
Đề tài: Xây dựng hệ thống hỗ trợ nuôi trồng thủy sản theo mô hình IoTViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các kỹ thuật của IoT và các ứng dụng của nó cho n...
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các kỹ thuật của IoT và các ứng dụng của nó cho n...Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các kỹ thuật của IoT và các ứng dụng của nó cho n...
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các kỹ thuật của IoT và các ứng dụng của nó cho n...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đồ án Thiết kế hệ thống tưới cây tự động sử dụng Arduino
Đồ án Thiết kế hệ thống tưới cây tự động sử dụng ArduinoĐồ án Thiết kế hệ thống tưới cây tự động sử dụng Arduino
Đồ án Thiết kế hệ thống tưới cây tự động sử dụng ArduinoVerdie Carter
 
Ứng dụng công nghệ IoT để thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị ...
 Ứng dụng công nghệ IoT để thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị ... Ứng dụng công nghệ IoT để thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị ...
Ứng dụng công nghệ IoT để thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị ...hieu anh
 
Báo cáo đồ án đề tài xây dựng trợ lý ảo bằng python
Báo cáo đồ án đề tài xây dựng trợ lý ảo bằng pythonBáo cáo đồ án đề tài xây dựng trợ lý ảo bằng python
Báo cáo đồ án đề tài xây dựng trợ lý ảo bằng pythonjackjohn45
 

What's hot (20)

Đề tài: Mô hình ứng dụng IOT điều khiển các thiết bị điện trong nhà
Đề tài: Mô hình ứng dụng IOT điều khiển các thiết bị điện trong nhàĐề tài: Mô hình ứng dụng IOT điều khiển các thiết bị điện trong nhà
Đề tài: Mô hình ứng dụng IOT điều khiển các thiết bị điện trong nhà
 
Đề tài: Xây dựng hệ thống hỗ trợ nuôi trồng thủy sản theo mô hình IoT
Đề tài: Xây dựng hệ thống hỗ trợ nuôi trồng thủy sản theo mô hình IoTĐề tài: Xây dựng hệ thống hỗ trợ nuôi trồng thủy sản theo mô hình IoT
Đề tài: Xây dựng hệ thống hỗ trợ nuôi trồng thủy sản theo mô hình IoT
 
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các kỹ thuật của IoT và các ứng dụng của nó cho n...
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các kỹ thuật của IoT và các ứng dụng của nó cho n...Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các kỹ thuật của IoT và các ứng dụng của nó cho n...
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các kỹ thuật của IoT và các ứng dụng của nó cho n...
 
Đồ án Thiết kế hệ thống tưới cây tự động sử dụng Arduino
Đồ án Thiết kế hệ thống tưới cây tự động sử dụng ArduinoĐồ án Thiết kế hệ thống tưới cây tự động sử dụng Arduino
Đồ án Thiết kế hệ thống tưới cây tự động sử dụng Arduino
 
Đề tài: Quản lý dữ liệu bệnh nhân sử dụng công nghệ Rfid, HAY
Đề tài: Quản lý dữ liệu bệnh nhân sử dụng công nghệ Rfid, HAYĐề tài: Quản lý dữ liệu bệnh nhân sử dụng công nghệ Rfid, HAY
Đề tài: Quản lý dữ liệu bệnh nhân sử dụng công nghệ Rfid, HAY
 
Ứng dụng công nghệ IoT để thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị ...
 Ứng dụng công nghệ IoT để thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị ... Ứng dụng công nghệ IoT để thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị ...
Ứng dụng công nghệ IoT để thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị ...
 
Đề tài: Hệ thống Iot điều khiển và giám sát ngôi nhà, HAY, 9đ
Đề tài: Hệ thống Iot điều khiển và giám sát ngôi nhà, HAY, 9đĐề tài: Hệ thống Iot điều khiển và giám sát ngôi nhà, HAY, 9đ
Đề tài: Hệ thống Iot điều khiển và giám sát ngôi nhà, HAY, 9đ
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống giám sát nhiệt độ - độ ẩm phòng trồng nấm bào ngư
Đề tài: Thiết kế hệ thống giám sát nhiệt độ - độ ẩm phòng trồng nấm bào ngưĐề tài: Thiết kế hệ thống giám sát nhiệt độ - độ ẩm phòng trồng nấm bào ngư
Đề tài: Thiết kế hệ thống giám sát nhiệt độ - độ ẩm phòng trồng nấm bào ngư
 
Đề tài: Thiết kế mạch điều khiển máy bơm nước tự động, HAY
Đề tài: Thiết kế mạch điều khiển máy bơm nước tự động, HAYĐề tài: Thiết kế mạch điều khiển máy bơm nước tự động, HAY
Đề tài: Thiết kế mạch điều khiển máy bơm nước tự động, HAY
 
Đề tài: Thiết bị cảnh báo khí gas & phòng chống cháy nổ, HAY
Đề tài: Thiết bị cảnh báo khí gas & phòng chống cháy nổ, HAYĐề tài: Thiết bị cảnh báo khí gas & phòng chống cháy nổ, HAY
Đề tài: Thiết bị cảnh báo khí gas & phòng chống cháy nổ, HAY
 
Đề tài: Hệ thống giám sát điện năng tiêu thụ trong hộ gia đình
Đề tài: Hệ thống giám sát điện năng tiêu thụ trong hộ gia đìnhĐề tài: Hệ thống giám sát điện năng tiêu thụ trong hộ gia đình
Đề tài: Hệ thống giám sát điện năng tiêu thụ trong hộ gia đình
 
Đề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAYĐề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAY
 
Đề tài: Hệ thống điều khiển tín hiệu đèn giao thông qua xử lý ảnh
Đề tài: Hệ thống điều khiển tín hiệu đèn giao thông qua xử lý ảnhĐề tài: Hệ thống điều khiển tín hiệu đèn giao thông qua xử lý ảnh
Đề tài: Hệ thống điều khiển tín hiệu đèn giao thông qua xử lý ảnh
 
Đề tài: Thiết kế và thi công mô hình điều khiển thiết bị điện, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công mô hình điều khiển thiết bị điện, HAYĐề tài: Thiết kế và thi công mô hình điều khiển thiết bị điện, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công mô hình điều khiển thiết bị điện, HAY
 
Luận văn: Thiết kế hệ thống báo cháy cho toà nhà Tower, HOT
Luận văn: Thiết kế hệ thống báo cháy cho toà nhà Tower, HOTLuận văn: Thiết kế hệ thống báo cháy cho toà nhà Tower, HOT
Luận văn: Thiết kế hệ thống báo cháy cho toà nhà Tower, HOT
 
Đề tài: Ứng dụng xử lý ảnh trong hệ thống phân loại sản phẩm
Đề tài: Ứng dụng xử lý ảnh trong hệ thống phân loại sản phẩmĐề tài: Ứng dụng xử lý ảnh trong hệ thống phân loại sản phẩm
Đề tài: Ứng dụng xử lý ảnh trong hệ thống phân loại sản phẩm
 
luan van thac si giam sat nhiet do am va dieu khien thiet bi dien qua internet
luan van thac si giam sat nhiet do am va dieu khien thiet bi dien qua internetluan van thac si giam sat nhiet do am va dieu khien thiet bi dien qua internet
luan van thac si giam sat nhiet do am va dieu khien thiet bi dien qua internet
 
Đề tài: Thiết bị khóa cửa bằng bảo mật và thẻ chip RFID, HAY
Đề tài: Thiết bị khóa cửa bằng bảo mật và thẻ chip RFID, HAYĐề tài: Thiết bị khóa cửa bằng bảo mật và thẻ chip RFID, HAY
Đề tài: Thiết bị khóa cửa bằng bảo mật và thẻ chip RFID, HAY
 
Đề tài: Hệ thống cảnh báo hỏa hoạn và khí độc nguy hiểm, 9đ
Đề tài: Hệ thống cảnh báo hỏa hoạn và khí độc nguy hiểm, 9đĐề tài: Hệ thống cảnh báo hỏa hoạn và khí độc nguy hiểm, 9đ
Đề tài: Hệ thống cảnh báo hỏa hoạn và khí độc nguy hiểm, 9đ
 
Báo cáo đồ án đề tài xây dựng trợ lý ảo bằng python
Báo cáo đồ án đề tài xây dựng trợ lý ảo bằng pythonBáo cáo đồ án đề tài xây dựng trợ lý ảo bằng python
Báo cáo đồ án đề tài xây dựng trợ lý ảo bằng python
 

Similar to HỆ THỐNG QUẢN lý NHÂN sự ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ RFID (full + )

Phân tích, thiết kế giao thức nhận dạng thẻ tag cho hệ thống passive RFID
Phân tích, thiết kế giao thức nhận dạng thẻ tag cho hệ thống passive RFIDPhân tích, thiết kế giao thức nhận dạng thẻ tag cho hệ thống passive RFID
Phân tích, thiết kế giao thức nhận dạng thẻ tag cho hệ thống passive RFIDLinh Hoang-Tuan
 
Thiết kế và chế tạo mô hình phân loại sản phẩm sử dụng cánh tay robot.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình phân loại sản phẩm sử dụng cánh tay robot.pdfThiết kế và chế tạo mô hình phân loại sản phẩm sử dụng cánh tay robot.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình phân loại sản phẩm sử dụng cánh tay robot.pdfMan_Ebook
 
thuật toán c45
thuật toán c45thuật toán c45
thuật toán c45duy10882002
 
ĐỀ TÀI : ĐIỂM DANH BẰNG NHẬN DIỆN KHUÔN MẶT. Giảng viên : PGS.TS. HUỲNH CÔNG ...
ĐỀ TÀI : ĐIỂM DANH BẰNG NHẬN DIỆN KHUÔN MẶT. Giảng viên : PGS.TS. HUỲNH CÔNG ...ĐỀ TÀI : ĐIỂM DANH BẰNG NHẬN DIỆN KHUÔN MẶT. Giảng viên : PGS.TS. HUỲNH CÔNG ...
ĐỀ TÀI : ĐIỂM DANH BẰNG NHẬN DIỆN KHUÔN MẶT. Giảng viên : PGS.TS. HUỲNH CÔNG ...nataliej4
 
Nghien cuukhoahoc2
Nghien cuukhoahoc2Nghien cuukhoahoc2
Nghien cuukhoahoc2Phạm Hân
 
đạI học đà nẵngkhoa công nghệ thông tin và truyền thông báo cáo đồ án cơ sở 5...
đạI học đà nẵngkhoa công nghệ thông tin và truyền thông báo cáo đồ án cơ sở 5...đạI học đà nẵngkhoa công nghệ thông tin và truyền thông báo cáo đồ án cơ sở 5...
đạI học đà nẵngkhoa công nghệ thông tin và truyền thông báo cáo đồ án cơ sở 5...jackjohn45
 
Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptx
Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptxKỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptx
Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptxPhamLong70
 
Intelligence Program 2017 by Cinnamon AI Labs
Intelligence Program 2017 by Cinnamon AI LabsIntelligence Program 2017 by Cinnamon AI Labs
Intelligence Program 2017 by Cinnamon AI Labsdzungdo
 
Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào bài toán phân vùng tâm thất trong ản...
Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào bài toán phân vùng tâm thất trong ản...Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào bài toán phân vùng tâm thất trong ản...
Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào bài toán phân vùng tâm thất trong ản...Man_Ebook
 

Similar to HỆ THỐNG QUẢN lý NHÂN sự ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ RFID (full + ) (20)

Phân tích, thiết kế giao thức nhận dạng thẻ tag cho hệ thống passive RFID
Phân tích, thiết kế giao thức nhận dạng thẻ tag cho hệ thống passive RFIDPhân tích, thiết kế giao thức nhận dạng thẻ tag cho hệ thống passive RFID
Phân tích, thiết kế giao thức nhận dạng thẻ tag cho hệ thống passive RFID
 
Thiết kế và chế tạo mô hình phân loại sản phẩm sử dụng cánh tay robot.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình phân loại sản phẩm sử dụng cánh tay robot.pdfThiết kế và chế tạo mô hình phân loại sản phẩm sử dụng cánh tay robot.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình phân loại sản phẩm sử dụng cánh tay robot.pdf
 
Phương pháp phân tích ngữ nghĩa tiềm ẩn trong đối sánh văn bản
Phương pháp phân tích ngữ nghĩa tiềm ẩn trong đối sánh văn bảnPhương pháp phân tích ngữ nghĩa tiềm ẩn trong đối sánh văn bản
Phương pháp phân tích ngữ nghĩa tiềm ẩn trong đối sánh văn bản
 
Đề tài: Phương pháp phân tích ngữ nghĩa trong đối sánh văn bản
Đề tài: Phương pháp phân tích ngữ nghĩa trong đối sánh văn bảnĐề tài: Phương pháp phân tích ngữ nghĩa trong đối sánh văn bản
Đề tài: Phương pháp phân tích ngữ nghĩa trong đối sánh văn bản
 
thuật toán c45
thuật toán c45thuật toán c45
thuật toán c45
 
Đề tài: Tìm hiểu SQLite và xây dựng chương trình ứng dụng, 9đ
Đề tài: Tìm hiểu SQLite và xây dựng chương trình ứng dụng, 9đĐề tài: Tìm hiểu SQLite và xây dựng chương trình ứng dụng, 9đ
Đề tài: Tìm hiểu SQLite và xây dựng chương trình ứng dụng, 9đ
 
ĐỀ TÀI : ĐIỂM DANH BẰNG NHẬN DIỆN KHUÔN MẶT. Giảng viên : PGS.TS. HUỲNH CÔNG ...
ĐỀ TÀI : ĐIỂM DANH BẰNG NHẬN DIỆN KHUÔN MẶT. Giảng viên : PGS.TS. HUỲNH CÔNG ...ĐỀ TÀI : ĐIỂM DANH BẰNG NHẬN DIỆN KHUÔN MẶT. Giảng viên : PGS.TS. HUỲNH CÔNG ...
ĐỀ TÀI : ĐIỂM DANH BẰNG NHẬN DIỆN KHUÔN MẶT. Giảng viên : PGS.TS. HUỲNH CÔNG ...
 
Nghien cuukhoahoc2
Nghien cuukhoahoc2Nghien cuukhoahoc2
Nghien cuukhoahoc2
 
Đề tài: Tìm hiểu xây dựng module cho hệ quản trị nội dung, HAY
Đề tài: Tìm hiểu xây dựng module cho hệ quản trị nội dung, HAYĐề tài: Tìm hiểu xây dựng module cho hệ quản trị nội dung, HAY
Đề tài: Tìm hiểu xây dựng module cho hệ quản trị nội dung, HAY
 
Đề tài: Xây dựng module cho hệ quản trị nội dung Nukeviet, HAY
Đề tài: Xây dựng module cho hệ quản trị nội dung Nukeviet, HAYĐề tài: Xây dựng module cho hệ quản trị nội dung Nukeviet, HAY
Đề tài: Xây dựng module cho hệ quản trị nội dung Nukeviet, HAY
 
đạI học đà nẵngkhoa công nghệ thông tin và truyền thông báo cáo đồ án cơ sở 5...
đạI học đà nẵngkhoa công nghệ thông tin và truyền thông báo cáo đồ án cơ sở 5...đạI học đà nẵngkhoa công nghệ thông tin và truyền thông báo cáo đồ án cơ sở 5...
đạI học đà nẵngkhoa công nghệ thông tin và truyền thông báo cáo đồ án cơ sở 5...
 
Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptx
Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptxKỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptx
Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptx
 
Luận văn: Xây dựng chương trình quản lý biên tập viên, HAY
Luận văn: Xây dựng chương trình quản lý biên tập viên, HAYLuận văn: Xây dựng chương trình quản lý biên tập viên, HAY
Luận văn: Xây dựng chương trình quản lý biên tập viên, HAY
 
Đề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắc
Đề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắcĐề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắc
Đề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắc
 
Luận văn: Nghiên cứu mô hình phân lớp câu hỏi và ứng dụng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu mô hình phân lớp câu hỏi và ứng dụng, 9đLuận văn: Nghiên cứu mô hình phân lớp câu hỏi và ứng dụng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu mô hình phân lớp câu hỏi và ứng dụng, 9đ
 
Intelligence Program 2017 by Cinnamon AI Labs
Intelligence Program 2017 by Cinnamon AI LabsIntelligence Program 2017 by Cinnamon AI Labs
Intelligence Program 2017 by Cinnamon AI Labs
 
Đề tài: Thiết kế và thi công máy in nhiệt cầm tay, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế và thi công máy in nhiệt cầm tay, HAY, 9đĐề tài: Thiết kế và thi công máy in nhiệt cầm tay, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế và thi công máy in nhiệt cầm tay, HAY, 9đ
 
Đề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAYĐề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAY
 
Luận văn: Cải tiến công cụ SEO PANEL, HAY, 9đ
Luận văn: Cải tiến công cụ SEO PANEL, HAY, 9đLuận văn: Cải tiến công cụ SEO PANEL, HAY, 9đ
Luận văn: Cải tiến công cụ SEO PANEL, HAY, 9đ
 
Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào bài toán phân vùng tâm thất trong ản...
Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào bài toán phân vùng tâm thất trong ản...Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào bài toán phân vùng tâm thất trong ản...
Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào bài toán phân vùng tâm thất trong ản...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

HỆ THỐNG QUẢN lý NHÂN sự ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ RFID (full + )

  • 1. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đề tài: HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ RFID Hà Nội 6-2018
  • 2. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG ~~~~~ ~~~~~ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đề tài: HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ RFID Hà Nội, 6 - 2018 Đánh giá quyển đồ án tốt nghiệp (Dùng cho giảng viên hướng dẫn) Giảng viên đánh giá:......................................................
  • 3. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ và tên Sinh viên: Tên đồ án: Thiết kế hệ thống quản lý nhân sự ứng dụng công nghệ RFID ………………………………………………………………………………… Chọn các mức điểm phù hợp cho sinh viên trình bày theo các tiêu chí dưới đây: Rất kém (1); Kém (2); Đạt (3); Giỏi (4); Xuất sắc (5) Có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành (20) 1 Nêu rõ tính cấp thiết và quan trọng của đề tài, các vấn đề và các giả thuyết (bao gồm mục đích và tính phù hợp) cũng như phạm vi ứng dụng của đồ án 1 2 3 4 5 2 Cập nhật kết quả nghiên cứu gần đây nhất (trong nước/quốc tế) 1 2 3 4 5 3 Nêu rõ và chi tiết phương pháp nghiên cứu/giải quyết vấn đề 1 2 3 4 5 4 Có kết quả mô phỏng/thưc nghiệm và trình bày rõ ràng kết quả đạt được 1 2 3 4 5 Có khả năng phân tích và đánh giá kết quả (15) 5 Kế hoạch làm việc rõ ràng bao gồm mục tiêu và phương pháp thực hiện dựa trên kết quả nghiên cứu lý thuyết một cách có hệ thống 1 2 3 4 5 6 Kết quả được trình bày một cách logic và dễ hiểu, tất cả kết quả đều được phân tích và đánh giá thỏa đáng. 1 2 3 4 5 7 Trong phần kết luận, tác giả chỉ rõ sự khác biệt (nếu có) giữa kết quả đạt được và mục tiêu ban đầu đề ra đồng thời cung cấp lập luận để đề xuất hướng giải quyết có thể thực hiện trong tương lai. 1 2 3 4 5 Kỹ năng viết (10) 8 Đồ án trình bày đúng mẫu quy định với cấu trúc các chương logic và đẹp mắt (bảng biểu, hình ảnh rõ ràng, có tiêu đề, được đánh số thứ tự và được giải thích hay đề cập đến trong đồ án, có căn lề, dấu cách sau dấu chấm, dấu phẩy v.v), có mở đầu chương và kết luận chương, có liệt kê tài liệu tham khảo và có trích dẫn đúng quy định 1 2 3 4 5 9 Kỹ năng viết xuất sắc (cấu trúc câu chuẩn, văn phong khoa học, lập luận logic và có cơ sở, từ vựng sử dụng phù hợp v.v.) 1 2 3 4 5 Thành tựu nghiên cứu khoa học (5) (chọn 1 trong 3 trường hợp) 10a Có bài báo khoa học được đăng hoặc chấp nhận đăng/đạt giải 5
  • 4. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVNC khoa học giải 3 cấp Viện trở lên/các giải thưởng khoa học (quốc tế/trong nước) từ giải 3 trở lên/ Có đăng ký bằng phát minh sáng chế 10b Được báo cáo tại hội đồng cấp Viện trong hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học nhưng không đạt giải từ giải 3 trở lên/Đạt giải khuyến khích trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế khác về chuyên ngành như TI contest. 2 10c Không có thành tích về nghiên cứu khoa học 0 Điểm tổng /50 Điểm tổng quy đổi về thang 10 3. Nhận xét thêm của Thầy/Cô (giảng viên hướng dẫn nhận xét về thái độ và tinh thần làm việc của sinh viên) .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. ...................................... Ngày: / /201 Người nhận xét (Ký và ghi rõ họ tên) Đánh giá quyển đồ án tốt nghiệp (Dùng cho cán bộ phản biện) Giảng viên đánh giá:......................................................
  • 5. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ và tên Sinh viên : Tên đồ án: Thiết kế hệ thống quản lý nhân sự ứng dụng công nghệ RFID ………………………………………………………………………………….. Chọn các mức điểm phù hợp cho sinh viên trình bày theo các tiêu chí dưới đây: Rất kém (1); Kém (2); Đạt (3); Giỏi (4); Xuất sắc (5) Có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành (20) 1 Nêu rõ tính cấp thiết và quan trọng của đề tài, các vấn đề và các giả thuyết (bao gồm mục đích và tính phù hợp) cũng như phạm vi ứng dụng của đồ án 1 2 3 4 5 2 Cập nhật kết quả nghiên cứu gần đây nhất (trong nước/quốc tế) 1 2 3 4 5 3 Nêu rõ và chi tiết phương pháp nghiên cứu/giải quyết vấn đề 1 2 3 4 5 4 Có kết quả mô phỏng/thưc nghiệm và trình bày rõ ràng kết quả đạt được 1 2 3 4 5 Có khả năng phân tích và đánh giá kết quả (15) 5 Kế hoạch làm việc rõ ràng bao gồm mục tiêu và phương pháp thực hiện dựa trên kết quả nghiên cứu lý thuyết một cách có hệ thống 1 2 3 4 5 6 Kết quả được trình bày một cách logic và dễ hiểu, tất cả kết quả đều được phân tích và đánh giá thỏa đáng. 1 2 3 4 5 7 Trong phần kết luận, tác giả chỉ rõ sự khác biệt (nếu có) giữa kết quả đạt được và mục tiêu ban đầu đề ra đồng thời cung cấp lập luận để đề xuất hướng giải quyết có thể thực hiện trong tương lai. 1 2 3 4 5 Kỹ năng viết (10) 8 Đồ án trình bày đúng mẫu quy định với cấu trúc các chương logic và đẹp mắt (bảng biểu, hình ảnh rõ ràng, có tiêu đề, được đánh số thứ tự và được giải thích hay đề cập đến trong đồ án, có căn lề, dấu cách sau dấu chấm, dấu phẩy v.v), có mở đầu chương và kết luận chương, có liệt kê tài liệu tham khảo và có trích dẫn đúng quy định 1 2 3 4 5 9 Kỹ năng viết xuất sắc (cấu trúc câu chuẩn, văn phong khoa học, lập luận logic và có cơ sở, từ vựng sử dụng phù hợp v.v.) 1 2 3 4 5 Thành tựu nghiên cứu khoa học (5) (chọn 1 trong 3 trường hợp)
  • 6. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 10a Có bài báo khoa học được đăng hoặc chấp nhận đăng/đạt giải SVNC khoa học giải 3 cấp Viện trở lên/các giải thưởng khoa học (quốc tế/trong nước) từ giải 3 trở lên/ Có đăng ký bằng phát minh sáng chế 5 10b Được báo cáo tại hội đồng cấp Viện trong hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học nhưng không đạt giải từ giải 3 trở lên/Đạt giải khuyến khích trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế khác về chuyên ngành như TI contest. 2 10c Không có thành tích về nghiên cứu khoa học 0 Điểm tổng /50 Điểm tổng quy đổi về thang 10 3. Nhận xét thêm của Thầy/Cô .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. ...................................... Ngày: / /201 Người nhận xét (Ký và ghi rõ họ tên)
  • 7. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1 LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, nhiều công nghệ mới ra đời với mục đích làm cho mọi việc được trở nên đơn giản tiện lợi nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người trong mọi lĩnh vực. Các công nghệ với khả năng không giây ngày càng được con người chú ý, quan tâm. Và nhận dạng tự động là một trong những công nghệ có thể đáp ứng được các nhu cầu của con người. Nhận dạng tự động là công nghệ giúp máy móc có thể nhận biết được các đối tượng mà không cần nhập dữ liệu bằng nhân công. Các công nghệ nhận dạng tự động như các mã vạch, các thẻ thông minh, nhận dạng đặc trưng quang học và nhận dạng tần số vô tuyến RFID ( Radio Frequency Iditification ) . Sự ra đời của công nghệ RFID – công nghệ nhận dạng bằng sóng Radio là một ý tưởng độc đáo. Công nghệ này đã và đang được phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới với những ứng dụng rất đa dạng trong các lĩnh vực: sản xuất kinh doanh, an ninh, y tế . . . Công nghệ RFID đã được nghiên cứu và ứng dụng ở nước ta khá sơm, trong khoảng mười năm trở lại đây, RFID mới thực sự phát triển rầm rộ. Công nghệ này sẽ hết sức cần thiết cho sự phát triển của thế giới do đó nhiều nước trên thế giới đã và đang xúc tiến nghiên cứu cũng như là triển khai công nghệ này. Việt Nam cũng không ngoại lệ, tuy nó còn chưa phổ biến nhưng nó là xu hướng công nghệ của cả thế giới nên nước ta cũng đang từng bước nghiên cứu và phát triển công nghệ này. Trong phạm vi môn học cũng như là với kiến thức của mình, em sẽ tìm hiểu và cố gắng xây dựng hệ thống “Quản lý nhân sự ứng dụng công nghệ RFID” Em xin chân thành cảm ơn ... đã luôn tận tình chỉ bảo, tạo điều kiện không chỉ về cơ sở vật chất mà còn về tinh thần, luôn động viên khích lệ về mặt tinh thần cho em hoàn thành đề tài này.. Cuối cùng, bằng tất cả tấm lòng biết ơn và kính trọng em xin gửi đến bố mẹ và gia đình, những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng để em có đẩy đủ hành trang thực hiện những ước mơ của cuộc đời mình. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 6 năm 2018
  • 8. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2 TÓM TẮT ĐỒ ÁN Quản lý nhân sự là một về quan trọng trong các công ty tập đoàn lớn với hàng trăm ngàn nhân viên. Nó giúp ta có thể hiểu rõ về công ty của mình hơn.Từ đó, đưa ra những giải pháp, chiến lược để phát triển công ty. Vì vậy, việc thiết kế một hệ thống quản lý nhân sự là rất quan trọng. Đồ án tốt nghiệp này đưa ra cái nhìn tổng quan về một hệ thống quản lý nhân sự ,qua đó thiết kế lên phần mềm quản lý. Đồ án cũng tập trung nguyên cứu về công nghệ RFID để ứng dụng nó vào hệ thống quản lý nhân sự. Trong đồ án này sử dụng những công cụ như Microsoft Visual Studio,SQL Sever,Arduino IDE …để xây dựng lên hệ một về thống hoàn chỉnh với đầy đủ chức năng có thể áp dụng vào thực tế. ABSTRACT Employee managemet is a important about big company, that have a multiple employees. It help we can understand more about my company. From there we come up with solutions and strategies to develop the company.So, the design of employee management system is very important. This final project gives an overview of the employee management system. Then design the employee managent program.This project also research about RFID technology to apply to the employee management system. This project used the tools as Microsoft Visual Studio, SQL Sever, Arduino IDE… for building to up the system of the complete of full functions that can be applied to fact.
  • 9. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 3 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1 TÓM TẮT ĐỒ ÁN ....................................................................................................2 ABSTRACT...............................................................................................................2 MỤC LỤC..................................................................................................................3 DANH MỤC HÌNH ẢNH.........................................................................................6 DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................8 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................9 PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................10 CHƯƠNG I:.............................................................................................................11 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ ......................................11 1.1 Giới thiệu chung về mô hình quản lý nhân sự: .........................................11 1.1.1 Khái niệm về nhân lực:...........................................................................11 1.1.2 Khái niệm về quản trị nhân sự:...............................................................11 1.2 Tổ chức một hệ thống quản lý nhân lực: ...................................................12 1.2.1 Quản lý nhân sự:.....................................................................................13 1.2.2 Quản lý thông tin nhân viên: ..................................................................14 1.2.3 Quản lý thông tin phòng ban: .................................................................14 1.2.4 Quản lý khen thưởng kỷ luật: .................................................................15 1.2.5 Quản lý danh mục dùng chung:..............................................................15
  • 10. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 4 1.3 Kết luận chương :.........................................................................................17 CHƯƠNG II: ...........................................................................................................18 TÌM HIỂU VỀ CÔNG NGHỆ NHẬN DẠNG VÔ TUYẾN ...............................18 2.1 Giới thiệu chung về công nghệ RFID:........................................................18 2.1.1 Sơ lược về sự ra đời của RFID: ..............................................................18 2.1.2 Giới thiệu chung về cách hoạt động và cấu tạo của RFID: ....................18 2.2 Phân loại hệ thống RFID:............................................................................20 2.2.1 Hệ thống RFID thụ động ........................................................................20 2.2.2 Hệ thống RFID chủ động........................................................................21 2.3 Cấu tạo chi tiết của một hệ thống RFID:...................................................23 2.3.1 Thẻ RFID (RFID Tag):...........................................................................23 2.3.2 Đầu đọc RFID (RFID Reader).................................................................25 2.3.3 Host computer – server...........................................................................28 2.4 Phương pháp hoạt động của hệ thống RFID: ...........................................28 2.5 Ứng dụng: .....................................................................................................30 2.6 Ưu – Nhược điểm của hệ thống RFID: ......................................................34 2.7 Kết luận chương:..........................................................................................35 CHƯƠNG III:..........................................................................................................36 THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ..................................................36 3.1 Yêu cầu chung:.............................................................................................36 3.2 Thiết kế hệ thống RFID:..............................................................................36 3.2.1 Thiết kế phần cứng: ................................................................................37 3.2.2 Thiết kế phần mềm: ................................................................................53 3.2 Thiết kế phần mềm quản lý nhân sự :........................................................55
  • 11. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 5 3.2.1 Xác định yêu cầu chức năng...................................................................55 3.2.2 Phân tích thiết kế hệ thống .....................................................................56 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ............................................................69 4.1 Kết quả thực nghiệm hệ thống RFID.........................................................69 4.2 Giao diện và chức năng của phần mềm Quản lý nhân sự........................70 4.3 Đánh giá các kết quả đạt được: ..................................................................82 4.3.2 Nhận xét về hệ thống RFID:..................................................................82 4.3.3 Nhận xét về phần mềm quản lý nhân sự:...............................................82 KẾT LUẬN..............................................................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................84
  • 12. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 6 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Sơ đồ khối quản lý nhân sự........................................................................13 Hình 1.2 Sơ đồ khối quản lý thông tin nhân viên .....................................................14 Hình 1.3: Sơ đồ khối quản lý thông tin phòng ban ...................................................14 Hình 1.4: Sơ đồ khối quản lý khen thưởng kỷ luật..................................................15 Hình 1.5: Sơ đồ khối quản lý danh mục dùng chung................................................15 Hình 1.6: Sơ đồ khối quản lý người dùng đăng nhập hệ thống ................................16 Hình 1.7: Sơ đồ khối hệ thống báo cáo.....................................................................16 Hình 2.8: Cấu tạo của 1 Reader RFID ......................................................................19 Hình 2.9 : Thẻ RFID .................................................................................................20 Hình 2.10: Hệ thống RFID chủ động........................................................................22 Hình 2.11: Hình ảnh một thẻ RFID...........................................................................23 Hình 2.12: Cấu tạo của thẻ RFID..............................................................................24 Hình 2.13: Cấu tạo của 1 Reader RFID ....................................................................26 Hình 2.14: Hoạt động giữa các Tag và Reader RFID...............................................29 Hình 2.15: Ứng dụng RFID trong giao thông vận tải ...............................................31 Hình 2.16: Ứng dụng RFID trong bán hàng .............................................................32 Hình 2.17: Ứng dụng hệ thống RFID để điểm danh, chấm công .............................34 Hình 3.18 Sơ đồ khối hệ thống RFID .......................................................................37 Hình 3.19: Sơ đồ mạch nguồn 3.3V..........................................................................38 Hình 3.20: Kit Arduino Uno R3................................................................................39 Hình 3.21: Sơ đồ chân của MFRC522......................................................................44 Hình 3.23: Sơ đồ kết nối của module RFID MFRC522 ...........................................46 Hình 3.24:Sơ đồ nguyên lý của Module RFID RC522.............................................46
  • 13. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 7 Hình 3.25: Thẻ Mifare S50 .......................................................................................47 Hình 3.26 :LCD text 16x02.......................................................................................48 Hình 3.27: Modlue RTC Ds1307..............................................................................49 Hình 3.28 :Sơ đồ Pin của Ds1307.............................................................................50 Hình 3.29 : Sơ đồ mạch Module RTC Ds1307.........................................................51 Hình 3.30: Mô phỏng kết nối các khối......................................................................52 Hình 3.31 :Sơ đồ thuật toán ......................................................................................53
  • 14. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 8 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3-1: Mô tả chi tiết Use Case quản lý nhân viên...............................................57 Bảng 3-2: Mô tả chi tiết Use Case quản lý chấm công.............................................58 Bảng 3-3 :Mô tả chi tiết Use Case quản lý thưởng phạt ...........................................59 Bảng 3-4 :Mô tả chi tiết Use Case quản lý hợp đồng. ..............................................60 Bảng 3-5: Mô tả chi tiết Use Case q uản lý chức vụ.................................................61 Bảng 3-6: Mô tả chi tiết Use Case quản lý phòng ban.............................................62 Bảng 3-7 : Mô tả các thuộc tính trong bảng PhongBan............................................63 Bảng 3-8 Mô tả các thuộc tính trong bảng NhanVien ..............................................63 Bảng 3-9: Mô tả các thuộc tính trong bảng ChucVu ................................................64 Bảng 3-10: Mô tả các thuộc tính trong bảng HopDong............................................64 Bảng 3-11: Mô tả các thuộc tính trong bảng Luong .................................................64 Bảng 3-12: Mô tả các thuộc tính trong bảng ChamCong .........................................65
  • 15. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 9 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Thuật Ngữ Tiếng Anh Tiếng Việt RFID Radio Frequency Identification Nhận dạng bằng sóng vô tuyến SPI Serial Peripheral Interface Giao diện ngoại vi nối tiếp AIDC Automatic Identification and Data Capture Tự động Nhận dạng và Thu thập Dữ liệu LF Low Frequency Tần số thấp HF High Frequency Tần số cao UHF Ultra-High Frequency Siêu cao tần IC Integrated Circuit Vi mạch tích hợp RTC Real Time Clock Đồng hồ thời gian thực
  • 16. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 10 PHẦN MỞ ĐẦU Ngày nay, trong các công ty lớn số lượng nhân viên có thể lên đến hàng ngàn người khiến cho việc quản lý nhân sự ngày càng trở nên khó khăn, đặc biệt trong việc chấm công. Do đó cần phải xây dựng lên hệ thống quản lý nhân sự tự động sử dụng máy chấm công để kiểm tra ra vào của nhân viên trong công ty từ đó tính toán lương cho họ . Đề tài này xây dựng một hệ thống quản lý nhân sự sử dụng máy chấm công dựa trên công nghệ RFID . Đề tài gồm các chương : Chương 1: Tổng quan về hệ thống quản lý nhân sự “Phần này trình bày giới thiệu về hệ thống quản lý nhân sự cách thức tổ chức giúp người đọc hiểu được một cách cơ bản về hệ thống quản lý nhân sự.” Chương 2: Tìm hiểu về công nghệ nhận dạng vô tuyến RFID “Phần này sẽ giới thiệu chung về công nghệ RFID,cấu tạo,phân loại,cách thức hoạt động của hệ thống và ưu nhược điểm của hệ thống.” Chương 3: Phân tích và Thiết kế hệ thống “Phần này sẽ tìm hiểu sâu vào trong hệ thống, thiết kế từng thành phần.Cụ thể, ta thiết kế máy chấm công dùng công nghệ RFID và thiết kế phần mềm quản lý.” Chương 4: Kết quả đạt được “Nội dung chương đưa ra các kết quả đạt được và các hạn chế của hệ thống, từ đó đưa ra các đề xuất cải tiến”. Khi hoàn thành hệ thống có thể đưa vào để quản lý trong những công ty vừa và nhỏ.
  • 17. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 11 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ Giới thiệu chung về mô hình quản lý nhân sự: 1.1 Khái niệm về nhân lực: 1.1.1 Bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức hay xã hội (kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp) tức là tất cả các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp. Khái niệm về quản trị nhân sự: 1.1.2 Mỗi hình thái kinh tế xã hội đều gắn liền với một phương thức sản xuất nhất định, xu hướng của quản trị ngày càng phức tạp cùng với sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế xã hội. Trên thị trường ngày nay, các doanh nghiệp đang đứng trước thách thức phải tăng cường tối đa hiệu quả cung cấp các sản phẩm dịch vụ của mình. Điều này đòi hỏi phải có sự quan tâm tới chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tới các phương thức Marketing và bán hàng tốt cũng như các quy trình nội bộ hiệu quả. Các doanh nghiệp hàng đầu thƣờng cố gắng để tạo sự cân bằng giữa tính chất nhất quán và sự sáng tạo. Để đạt được mục tiêu này, họ dựa vào một số tài sản lớn nhất của mình đó chính là “nguồn nhân lực”. Công tác quản trị nhân sự giúp tìm kiếm, phát triển và duy trì đội ngũ nhân viên và quản lý chất lượng - những người tham gia tích cực vào sự thành công của công ty. Các tổ chức trông mong vào các nhà chuyên môn về quản trị nhân sự giúp họ đạt được hiệu quả và năng suất cao hơn với một hạn chế về lực lượng lao động. Một trong những yêu cầu chính của quản trị nhân sự là tìm ra đúng người, đúng số lượng và đúng thời điểm trên các điều kiện thỏa mãn cả doanh nghiệp và nhân viên mới. Khi lựa chọn được những người có kỹ năng thích hợp làm việc ở đúng vị trí thì cả nhân viên lẫn công ty đều có lợi. Quản
  • 18. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 12 lý nhân sự được hiểu là những tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý nhân sự đến các khách thể quản lý nhân sự nhằm đạt được các mục tiêu quản lý nhân sự đã đề ra. Quản lý nhân sự là lĩnh vực theo dõi, hướng dẫn điều chỉnh, kiểm tra sự trao đổi chất (năng lượng, thần kinh, bắp thịt,...) giữa con người và các yếu tố vật chất của tự nhiên (công cụ, đối tượng lao động, năng lượng,...) trong quá trình tạo của cải vật chất, tinh thần để thỏa mãn nhu cầu của con người nhằm duy trì, bảo vệ, sử dụng và phát triển tiềm năng vô hạn của con người. Không một hoạt động nào của tổ chức mang lại hiệu quả nếu thiếu quản lý nhân sự. Hay nói cách khác, mục tiêu của bất kỳ tổ chức nào cũng là nhằm sử dụng một cách có hiệu quả nhân sự của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra. Do đó, hệ thống quản lí nhân sự có chức năng thường xuyên báo cáo cho ban lãnh đạo về các mặt công tác: tổ chức lao động, tiền lương… cho nhân viên. Hệ thống này được dặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc. Với chức năng như vậy, hệ thống có nhiệm vụ luôn cập nhật hố sơ công nhân viên theo quy định, thường xuyên bổ sung những thông tin trong quá trình công tác của nhân viên. Việc theo dõi và quản lí lao động để thanh toán lương cũng là nhiệm vụ quan trọng của hệ thống. Ngoài ra công tác thống kê báo cáo tình hình theo yêu cầu của ban giám đốc cũng là nhiệm vụ không thể thiếu trong hệ thống quản lí. Tổ chức một hệ thống quản lý nhân lực: 1.2 Sơ đồ tổng quan các nghiệp vụ của quản lý của hệ thống như sau
  • 19. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 13 1.2.1 Quản lý nhân sự: Hình 1.1 Sơ đồ khối quản lý nhân sự
  • 20. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 14 1.2.2 Quản lý thông tin nhân viên: Hình 1.2 Sơ đồ khối quản lý thông tin nhân viên 1.2.3 Quản lý thông tin phòng ban: Hình 1.3: Sơ đồ khối quản lý thông tin phòng ban
  • 21. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 15 1.2.4 Quản lý khen thưởng kỷ luật: Hình 1.4: Sơ đồ khối quản lý khen thưởng kỷ luật 1.2.5 Quản lý danh mục dùng chung: Hình 1.5: Sơ đồ khối quản lý danh mục dùng chung
  • 22. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 16 Hình 1.6: Sơ đồ khối quản lý người dùng đăng nhập hệ thống Hình 1.7: Sơ đồ khối hệ thống báo cáo
  • 23. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 17 Kết luận chương : 1.3 Trên đây ta đã hiểu thế nào là một hệ thống quản lý nhân sự mục đích và cách thức tổ chức của nó.Qua đó ta có thể hiểu được một cách tổng quan một hệ thống quản lý nhân sự cần những gì. Trong đồ án này ta sẽ chú trọng vào việc ứng dụng công nghệ nhận dạng vô tuyến RFID để quản lý việc chấm công của nhân viên trong công ty. Đây cũng là một phần quan trọng trong bất kỳ hệ thống quản lý nhân sự nào vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới tiền lương của nhân viên.
  • 24. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 18 CHƯƠNG II: TÌM HIỂU VỀ CÔNG NGHỆ NHẬN DẠNG VÔ TUYẾN 2.1 Giới thiệu chung về công nghệ RFID: 2.1.1 Sơ lược về sự ra đời của RFID: Công nghệ tần số vô tuyến đã đi xa gốc rễ của nó vào đầu thế kỷ XX. Nhà vật lí NgaLeon Theremin thường được cho là đã tạo ra thiết bị RFID đầu tiên vào năm 1946 (Scanlon, 2003). Mặc dù Theremin có thể được công nhận cho ứng dụng công nghệ đầu tiên thành công, RFID đã có nguồn gốc sớm hơn. RFID là sự kết hợp của công nghệ radar và phát thanh. Radar đã được phát triển trongMỹ trong những năm 1920 (Scanlon, 2003). Các học giả ghi nhận mối quan hệ giữa điện và từ, vốn là nền tảng cho phát thanh, vào đầu thế kỷ XIX (Romagnosi, 2009). Harry Stockman đã viết một bài báo nghiên cứu vào năm 1948, xác định số lượng nghiên cứu và phát triển rộng lớn vẫn còn cần thiết trước khi "truyền thông điện phản xạ" có thể được sử dụng trong các ứng dụng như : quản lý phòng tập Gym - Yoga - Aerobic, bán hàng, châm công,... Sự quan tâm đến việc triển khai RFID trong các thư viện đang gia tăng (Dorman, 2003). Công nghệ RFID đã được sử dụng để nâng cao hiệu quả trong vận tải, kinh doanh và hệ thống giám sát trộm. 2.1.2 Giới thiệu chung về cách hoạt động và cấu tạo của RFID: RFID (là viết tắt của Radio Frequency Identification), hay Nhận dạng qua tần số vô tuyến, là một công nghệ dùng kết nối sóng vô tuyến để tự động xác định và theo dõi các thẻ nhận dạng gắn vào vật thể. Công nghệ này sử dụng một thẻ điện tử chứa thông tin được lưu trữ bằng điện tử, gắn vào đối tượng cần theo dõi. Thẻ có mạch thu thập năng lượng từ các sóng vô tuyến của máy đọc RFID phát ra khi truy vấn, và dùng năng lượng này phát sóng mang mã thông tin của thẻ. Tầm hoạt động hiệu quả cỡ vài cm. Những thẻ hoạt động có nguồn điện cục bộ (như pin) thì đến hàng
  • 25. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 19 trăm mét từ đầu đọc RFID. Không giống mã vạch, thẻ không cần phải nằm trong tầm nhìn của người đọc, vì vậy nó có thể được gắn trong đối tượng được theo dõi. Công nghệ này cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng radio, từ đó có thể giám sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng. Là một phương pháp nhận dạng tự động dựa trên việc lưu trữ dữ liệu từ xa, sử dụng thiết bị thẻ RFID và một đầu đọc RFID. RFID vì thế là một phương pháp của Tự động Nhận dạng và Thu thập Dữ liệuAIDC (Automatic Identification and Data Capture). Hình 2.8: Cấu tạo của 1 Reader RFID Trong một hệ thống RFID cơ bản, đầu tiên, các thẻ sẽ được tuần tự gắn vào tất cả các danh mục cần theo dõi. Các thẻ RFID này được thiết kế bằng một bảng vi mạch nhỏ xíu, đôi khi còn được gọi là một mạch tích hợp (IC) và được kết nối với một ăng-ten. Ứng dụng của hệ thống RFID trên hàng loạt các loại thẻ trong đời sống như: như thẻ bảo vệ, thẻ nhân viên, nhãn mác, thẻ kiểm soát hàng hóa, tài sản công nghiệp… Bảng vi mạch này có chứa bộ nhớ để lưu mã của sản phẩm điện tử (EPC)
  • 26. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 20 và các biến thông tin khác để người sử dụng RFID có thể đọc, theo dõi bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu. Đầu đọc RFID là một thiết bị kết nối qua mạng ( cố định hoặc di động) với một ăng-ten, qua đó chúng vừa truyền tải điện năng, vừa truyền tải dữ liệu và các lệnh đến các thẻ gắn trong đầu đọc. Đầu đọc RFID hoạt động như một điểm truy cập cho tất cả các các thẻ nhớ, từ đó, các dữ liệu từ các thẻ nhớ này cung cấp sẽ được sử dụng để phục vụ cho công việc có chủ đích. 2.2 Phân loại hệ thống RFID: 2.2.1 Hệ thống RFID thụ động Trong hệ thống RFID thụ động thì khác, đầu đọc và ăng ten đọc sẽ tự động gửi tín hiệu vô tuyến đến các thẻ từ. Thẻ từ RFID sẽ sử dụng chính các tín hiệu này để khởi động thẻ và phản ảnh lại cho đầu đọc. Hình 2.9 : Thẻ RFID Hệ thống RFID thụ động có thể hoạt động ở tần số thấp trong LF, tần số cao HF hay thậm chí cả tần số cực cao ở loại RFID UHF. Vì phạm vi hoạt động của
  • 27. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 21 dạng hệ thống thụ động này bị giới hạn bởi khả năng tán xạ ngược các tín hiệu vô tuyến của thẻ từ đến đầu đọc, cho nên, phạm vi đọc của hệ thống thụ động này thường chỉ giới hạn tối đa là 10m. Ưu điểm của loại hệ thống RFID này, đó là các thẻ từ, chúng không đòi hỏi phải có nguồn điện hay máy phát, pin mà chỉ cần bộ vi xử lý và ăng-ten. Do đó, so với các thẻ từ hệ thống RFID chủ động, loại thẻ từ này rẻ hơn, kích thước nhỏ hơn và dễ sản xuất hơn. Thẻ thụ động có thể được thiết kế dưới nhiều hình thái khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu ứng dụng cụ thể của loại RFID mà nó ứng dụng vào. Ví dụ, thẻ có thể được gắn trên một chất nền, hoặc kẹp giữa một lớp keo dính và một nhãn giấy để tạo thành một nhãn RFID thông minh. Ngoài ra, thẻ thụ động cũng có thể được bao bọc bởi các hóa chất hay vật thể, bao bì… nhằm làm thẻ tăng độ bền và khả năng chống nhiệt đối với môi trường nhiệt độ cao hay có các hóa chất ăn mòn mạnh. Có thể nói, giải pháp sử dụng hệ thống RFID thụ động cũng rất hữu ích cho nhiều ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống. Ví dụ như để theo dõi hàng hóa trong chuỗi cung ứng, để kiểm kê tài sản trong ngành công nghiệp bán lẻ, để xác định chính xác nhiều sản phẩm phức tạp như dược phẩm, linh kiện… và hàng loạt các ứng dụng khác. Hệ thống RFID thụ động thậm chí còn được người ta chọn để sử dụng trong các kho hàng, trung tâm thương mại…mặc dù nhược điểm có phạm vi đọc ngắn của chúng. 2.2.2 Hệ thống RFID chủ động Trong các hệ thống RFID chủ động, các thẻ điện tử đều có máy phát điện và nguồn năng lượng vận hành của mình. Thông thường, nguồn năng lượng vận hành được tích trữ dưới dạng pin. Các thẻ điện từ khi hoạt động sẽ phát sóng tín hiệu riêng của mình để truyền tải các dữ liệu, thông tin được lưu trữ trên các vi mạch. Hệ thống RFID chủ động, thông thường là loại UHF, có băng tần số siêu cao và cung cấp một phạm vi quét khổng lồ có thể lên tới 100m. Nói chung, các thẻ từ
  • 28. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 22 trong hệ thống RFID chủ động được sử dụng trong các trường hợp mà đối tượng cần nhận dạng có kích cỡ lớn, ví dụ như xe hơi, container, đầu máy…và các đối tượng có chiều dài hay cần theo dõi trong một phạm vi lớn. Đối với thẻ từ của hệ thống RFID chủ động gồm có 2 bộ phận: bộ phát đáp tín hiệu sóng vô tuyến ( transponder) và ra đa. Bộ phát đáp sẽ “bừng tỉnh” khi chúng nhận được tín hiệu vô tuyến truyền từ đầu đọc của hệ thống RFID chủ động. Sau đó, bộ máy sẽ hoạt động và kết thúc bằng việc phát một tín hiệu phản hồi lại tới bộ phận đầu đọc của hệ thống. Hình 2.10: Hệ thống RFID chủ động. Bởi vì, bộ phát tín hiệu của thẻ từ không phải là chủ động phát tín hiệu liên tục, mà chúng chỉ phát tín hiệu bằng sóng vô tuyến khi và chỉ khi chúng nhận được yêu cầu phát ra từ đầu đọc. Lý giải cho cơ chế này, đó là để tiết kiệm tối đa năng lượng của thẻ từ. Bộ phận ra đa, không giống như một bộ phận dò tín hiệu thông thường, mà chúng hầu hết được sử dụng như một hệ thống định vị đồng thời xác định thời gian thực (RTLS), nhằm liên tục theo dõi vị trí chính xác của đối tượng, cụ thể là tài sản mà người dùng muốn kiểm soát. Không giống bộ phận phát đáp dữ liệu, ra đa của thẻ không hỗ trợ việc thu, quét tín hiệu của đầu đọc. Thay vào đó, chúng sẽ phát ra tín hiệu trong một khoảng thời gian định trước. Tùy thuộc vào mức yêu cầu, ra đa có thể được người dùng xác lập để phát tín hiệu vài giây/lần hay một ngày/lần. Mỗi
  • 29. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 23 lượt tín hiệu để định vị vật chủ mà ra đa phát ra sẽ được ăng-ten của đầu đọc của hệ thống RFID chủ động được bố trí xung quanh khu vực cần theo dõi thu nhận, kiểm định rồi truyền tải thông tin ID, bao gồm cả vị trí của thẻ đến đầu đọc của hệ thống. 2.3 Cấu tạo chi tiết của một hệ thống RFID: 2.3.1 Thẻ RFID (RFID Tag): Thẻ RFID là một thiết bị lưu trữ và truyền dữ liệu đến một đầu đọc trong một môi trường tiếp xúc bằng sóng vô tuyến. Thẻ RFID mang dữ liêu một vật một sản phẩm (item…) nào đó và gắn lên sản phẩm đó. Mỗi thẻ có các phận lưu trữ dữ liệu bên trong và cách giao tiếp với dữ liệu đó. Vài thẻ RFID giống như những nhãn giấy và được ứng dụng để bỏ vào hộp và đóng gói. Một số khác được sáp nhập thành vách của thùng chứa plastic được đúc. Còn một số khác được xây dựng thành miếng da bao cổ tay. Mỗi thẻ được lập trình với một nhận dạng duy nhất cho phép theo dõi không dây đối tượng hoặc con người đang gần thẻ đỏ. Thõng thường mỗi thẻ RFID có một cuộn đây hoặc anten nhưng không phải tất cả RFID đều có vi chip và nguồn năng lượng riêng. Hình 2.11: Hình ảnh một thẻ RFID
  • 30. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 24 Thẻ RFID gồm có 2 loại: - Thẻ passive: loại thẻ không cần nguồn ngoài mà nhận năng lượng từ thiết bị đọc. Tuy nhiên, nó có khoảng cách đọc ngắn. - Thẻ active : loại thẻ được nuôi bằng PIN, có thể sử dụng cho khoảng cách đọc lớn. Hình 2.12: Cấu tạo của thẻ RFID Một thẻ RFID gồm 2 bộ phận chính: - Chip: Chip của thẻ RFID hay mạch tích hợp (IC) sẽ cung cấp những đặc trưng, bộ nhớ, và các tính năng mở rộng chức năng cho thẻ. Các chip được lập trình sẽ được đọc bằng thẻ nhận dạng chuyên biệt (TID), một dãy mã số duy nhất mà nhà sản xuất thiết lập trong bộ nhớ chip. Bộ nhớ ghi chép dữ liệu để lưu trữ,
  • 31. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 25 theo dõi duy nhất 1 loại mặt hàng tương ứng với dãy mã số trong bộ chip, chúng còn được gọi là mã sản phẩm điện tử hoặc EPC. - Atena: thu thập năng lượng và chuyển nó vào chip để khởi động chúng hoạt động. Nói chung, diện tích ăng-ten của thẻ nhớ càng lớn, thì năng lượng nó thu thập và truyền tải về chip càng lớn, và phạm vi nhận dạng của đầu đọc trên thẻ càng tăng. 2.3.2 Đầu đọc RFID (RFID Reader) Đầu đọc FRlD (hay còn gọi là interrogatorr) là thiết bị kết nối không dây với thẻ để dễ dàng nhận dạng đối tượng được gắn thẻ. Nó là một thiết bị đọc và ghi dữ liệu nên thẻ FRID tương thích. Thời gian mà đầu thẻ đọc có thế phát năng lượng RF để đọc thẻ được gọi là chu trình làm việc của đầu đọc. Đầu đọc có nhiệm vụ kích hoạt thẻ, truyền dữ liệu bằng sóng vô tuyến với thẻ, thực hiện giải điều chế và giải mã tín hiệu nhận được từ thẻ ra dạng tín hiệu cần thiết để chuyển về máy chủ, đồng thời cũng nhận lệnh từ máy chủ để thực hiện các yêu cầu truy vấn hay đọc ghi thẻ. Đầu đọc thẻ là hệ thần kinh trung ương của toàn bộ hệ thống phần cứng RFID thiết lập việc truyền với thành phần này và điều khiển nó, là thao tác quan trọng nhất của bất kỳ thực thể nào muốn liên kết với thiết bị phần cứng này.
  • 32. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 26 Hình 2.13: Cấu tạo của 1 Reader RFID Gồm các phần - Máy phát: Máy phát của đầu đọc truyền nguồn AC và chu kỳ xung đồng hồ qua anten của nó đến thẻ trong phạm vi được cho phép. Đây là một phần của máy phát thu, thành phần chịu trách nhiệm gửi tín hiệu của đầu đọc đến môi trường xung quanh và nhận lại đáp ứng của thẻ qua anten của đầu đọc. anten của đầu đọc có thế được gắn với mỗi cống anten. Hiện tại thì một số đầu đọc có thể hỗ trợ đến 4 cổng anten. - Máy thu: Nó nhận tín hiệu tương tự từ thẻ qua anten của đầu đọc. sau đó gửi những tín hiệu này tới vi mạch của đầu đọc và chuyển dữ liệu thành dữ liệu được biểu thị dưới dạng số. - Vi mạch:
  • 33. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 27 Cung cấp giao thức cho đầu đọc để nó kết nối với thẻ tương thích của nó. Nó thực hiện giải mã và kiểm tra lỗi tín hiệu tương tự nhận từ máy thu. Ngoài ra vi mạch còn có chứa luận lý để thực hiện việc lọc và xử lý dữ liệu đọc được từ thẻ. - Bộ nhớ: Bộ nhớ dùng lưu dữ liệu như các tham số cấu hình đầu đọc và hệ thống bán kê khai số lần đọc thẻ. Vì vậy nếu kết nối giữa đầu đọc và hệ thống vi mạch bị hỏng thì dữ liệu cũng không bị mất. Tuy nhiên, dung lượng của bộ nhớ sẽ giới hạn số thẻ đọc được trong một khoảng thời gian. Nếu trong quá trình đọc mà việc kết nối bị hỏng thì một phần dữ liệu đã lưu sẽ bị mất ( bị ghi đè bởi các thẻ khác được đọc sau nó). - Các kênh xuất nhập khẩu của cảm biến, cơ cấu chấp hành, bảng tín hiệu điện báo bên ngoài: Có một số loại cảm biến như cảm biến về ánh sáng hoặc chuyển động để phát hiện các đối tượng được gắn thẻ trong phạm vi của đầu đọc. Cảm biến này cho phép đầu đọc bật lện để đọc thẻ. - Mạch điều khiển: Cho phép thành phần bên ngoài là con người hoặc chương trình máy tính giao tiếp, điều khiển với đầu đọc này. Nó có thế đi liền với đầu đọc (như phần mềm hệ thống firmware) hoặc được tách riêng thành một phần mềm hoặc phần cứng và phải mua chung với đầu đọc. - Giao diện truyền thông Cung cấp các lệnh cho đầu đọc, nó cho phép tương tác với các thành phần bên ngoài qua mạch điều khiển, đế truyền dữ liệu của nó, nhận lệnh và gửi lại đáp ứng. có thể xem nó là một phần của mạch điiệu khiến. - Nguồn năng lượng
  • 34. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 28 Thành phần này cung cấp nguồn năng lượng cho các thành phần của đầu đọc. 2.3.3 Host computer – server Hầu hết hệ thống RFID gồm nhiều tag và nhiều đầu đọc được nối mạng với nhau bởi một máy tính trung tâm, hầu như thường là một trạm làm việc gọn để bàn. Máy chủ xử lý dữ liệu mà các reader thu thập từ các tag mà nơi đó quản lý dây chuyền hoặc cơ sở dữ liệu quản lý có thể thực thi. Các dữ liệu này sẽ được cung cấp cho đơn vị phát triển phần mềm ứng dụng để có thể xây dựng nên các phần mềm quản lý và tương tác với người sử dụng hệ thống. 2.4 Phương pháp hoạt động của hệ thống RFID: Một hệ thống RFID có ba thành phần cơ bản: thẻ, đầu đọc, và một host computer. RFID hoạt động trên nền tảng sóng vô tuyến kết hợp với máy tính quản lý bao gồm thẻ, đầu đọc thẻ và máy tính chủ. Thẻ RFID gắn vào sản phẩm được tích hợp chip bán dẫn và ăng-ten thu sóng. Đầu đọc thẻ nhận tín hiệu từ thẻ RFID từ xa, có thể lên đến 50m tùy vào nguồn năng lượng được cung cấp cho thẻ RFID, chuyển dữ liệu đến máy tính để phân tích và xử lý thông tin về đối tượng đó. Vài thẻ RFID giống như những nhãn giấy và được ứng dụng để bỏ vào hộp và đóng gói. Một số khác được sáp nhập thành các vách của các thùng chứa plastic được đúc. Còn một số khác được xây dựng thành miếng da bao cổ tay. Mỗi thẻ được lập trình với một nhận dạng duy nhất cho phép theo dõi không dây đối tượng hoặc con người đang gắn thẻ đó. Bởi vì các chip được sử dụng trong thẻ RFID có thể giữ một số lượng lớn dữ liệu, chúng có thế chứa thông tin như chuỗi số, thời dấu, hướng dẫn cấu hình, dữ liệu kỹ thuật, sổ sách y học, và lịch trình. Cũng như phát sóng tivi hay radio, hệ thống RFID cũng sử dụng bốn băng thông tần số chính: tần số thấp (LF), tần số cao (HF), siêu cao tần (UHF) hoặc sóng cực ngắn (viba). Các hệ thống trong siêu thị ngày nay hoạt động ở băng thông UHF, trong khi các hệ
  • 35. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 29 thống RFID cũ sử dụng băng thông LF và HF. Băng thông viba đang được để dành cho các ứng dụng trong tương lai. Các thẻ RFID có thế được cấp nguồn bởi một bộ pin thu nhỏ trong thẻ (các thẻ active) hoặc bởi một RFID reader mà nó “Wake up" thẻ để yêu cầu trả lời khi thẻ đang trong phạm vi (thẻ passive). Thẻ active RFID có thể được đọc xa 100 feet từ RFID reader và có thế là thẻ “thông minh" (với bộ nhớ được viết lên và xóa như một ổ cứng máy tính) hoặc là thẻ chỉ đọc.Thẻ passive RFID có thế được đọc xa RFlD reader 20 feet và nói chung là bộ nhớ chỉ đọc. Kích thước thẻ và giá cả, dải đọc, độ chính xác đọc/ghi, tốc độ dữ liệu và chức năng hệ thống thay đổi theo đặc điểm nêu ra trong thiết kế và dải tần hệ thống FRlD sử dụng. Hình 2.14: Hoạt động giữa các Tag và Reader RFID
  • 36. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 30 RFID reader gồm một anten liên lạc với thẻ RFID và một đơn vị đo điện tử học đã được nối mạng với host computer. Đơn vi đo tiếp sóng giữa host computer và tất cả các thẻ trong phạm vi đọc của anten, cho phép một đầu đọc liên lạc với hàng trăm thẻ đồng thời. Nó cũng thực thi các chức năng bảo mật như mã hóa/ giải mã và xác thực người dùng. Đầu đọc RFID có thế phát hiện thẻ ngay cả khi không nhìn thấy chúng. Hầu hết các mạng RFID gồm nhiều thẻ và nhiều đầu đọc được nối mạng với nhau bởi một máy tính trung tâm, hầu như thường là một trạm làm việc gọn để bàn. Host xử lý dữ liệu mà các đầu đọc thu thập từ các thẻ và dịch nó giữa mạng RFID và các hệ thống kỹ thuật thông tin lớn hớn, mà nơi đó quản lý dây chuyền hoặc cơ sở dữ liệu quản lý có thể thực thi. “Middleware” phần mềm nối hệ thống RFID với một hệ thống IT (Information Technology) quản lý luồng dữ liệu. 2.5 Ứng dụng:  Trong vận chuyển và phân phối và lưu thông, hệ thống RFID phù hợp nhất với phương thức vận tải đường ray. Các thẻ có thể nhận dạng toàn bộ 12 ký tự theo chuẩn công nghiệp cho phép xác định loại xe/toa hàng, chủ sở hữu, số xe...Các thẻ này được gắn vào gầm xe, toa hàng; Các ăng-ten được cài đặt ở giữa hoặc bên cạnh đường ray vận chuyển, các đầu đọc và các thiết bị hiển thị được lắp theo chuẩn trong vòng khoảng 40 đến 100 feet dọc theo đường ray cùng các thiết bị viễn thông và thiết bị kiểm soát khác, do vậy có thể kiểm soát được các toa hàng trên ray. Mục đích chính trong các ứng dụng vận chuyển theo ray là cải tiến kích thước và tốc độ vận chuyển nhanh chóng cho phép giảm kích thước xe hàng hoặc giảm thiểu chi phí cho việc đầu tư các thiết bị mới. RFID còn được ứng dụng trong hệ thống thu phí cầu đường bộ hay cho phép các hãng hàng không kiểm soát hành lý của hành khách.
  • 37. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 31 Hình 2.15: Ứng dụng RFID trong giao thông vận tải  Trong công nghiệp, RFID rất thích hợp cho việc xác định sản phẩm có giá trị đơn vị cao thông qua quá trình lắp ráp chặt chẽ. Hệ thống RFID rất bền vững trong môi trường thời tiết khắc nghiệt nên thích hợp để định danh các vật chứa, lưu giữ sản phẩm lâu dài như container, cần cẩu, xe kéo v.v… Một mặt, các thẻ RFID cho phép xác định sản phNm mà nó được gắn vào (Ví dụ: part number, serial number, trong hệ thống đọc/ghi, hướng dẫn quy trình lắp ráp xử lý sản phẩm). Mặt khác, thông tin đầu vào được nhập bằng tay (hoặc bằng các đầu đọc mã vạch) cho phép hệ thống điều khiển/kiểm soát. Sau đó những thông tin này có thể được truy xuất bởi các đầu đọc RFID.
  • 38. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 32  Trong kinh doanh bán lẻ, RFID có thể thay thế kỹ thuật mã vạch hiện nay, vì nó không chỉ có khả năng xác định nguồn gốc sản phẩm mà còn cho phép nhà cung cấp và đại lý bán lẻ biết chính xác mặt hàng trên quầy và trong kho của họ. Một số siêu thị lớn đã sử dụng các thẻ RFID mỏng dán lên hàng hóa thay cho mã vạch, giúp việc thanh toán nhanh chóng, dễ dàng hơn. Nếu hàng hóa nào chưa thanh toán tiền đi qua cửa, máy nhận dạng vô tuyếnRFID sẽ phát hiện ra và báo cho nhân viên an ninh. Ngoài ra, các công ty bách hóa không còn phải lo kiểm kho, không sợ giao nhầm hàng và thống kê số đầu sản phẩm đang kinh doanh của cả tổ hợp cửa hàng. Hơn nữa họ còn có thể biết chính xác bên trong túi khách hàng vào, ra có những gì.  Trong lĩnh vực an ninh, RFID không đòi hỏi tầm nhìn giữa bộ thu phát và máy đọc, hệ thống này khắc phục được những hạn chế của các phương pháp nhận dạng tự động khác, ví dụ như mã vạch. Điều này có nghĩa là hệ thống RFID có thể hoạt động hiệu quả trong các môi trường khắc nghiệt những nơi bụi bẩn, Ẩm ướt quá mức hay có phạm vi quan sát bị hạn chế. Một trong các lợi ích nổi bật của RFID là khả năng đọc trong các môi trường khắc nghiệt với tốc độ đáng chú ý: trong hầu hết các trường hợp thời gian phản ứng dưới 100 mili giây.  Trong công tác quản lý bảo quản tài sản, việc quản lý sách tại thư viện hiện rất vất vả, việc tìm kiếm sách thủ công làm tốn thời gian và quản lý cũng chưa thực Hình 2.16: Ứng dụng RFID trong bán hàng
  • 39. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 33 sự hiệu quả. Nhờ công nghệ RFID, mỗi cuốn sách được gắn với một thẻ lưu thông tin về cuốn sách, mỗi khi cần tìm một cuốn sách nào đó, thay vì việc dò tìm phân loại từng cuốn sách, thủ thư chỉ việc dùng một đầu đọc có khả năng đọc các thẻ RFID từ xa có thể giúp định vị cuốn sách cần tìm rất nhanh chóng, ngoài ra việc thống kế sách cuối ngày càng trở lên đơn giản. Các hạt giống có giá trị, động vật thí nghiệm liên quan tới các dự án nghiên cứu lâu dài và chi phí cao, thịt và bơ sữa động vật, thú vật hoang dã và giống động vật quý hiếm, các loại gen...hiện nay vấn đề xác định tính duy nhất có thể được giải quyết thông qua ứng dụng các sáng kiến của công nghệ RFID.  Trong quản lý nhân sự và chấm công, khi vào, ra công ty để bắt đầu hay kết thúc một ngày hoặc ca làm việc, nhân viên chỉ cần đưa thẻ của mình đến gần máy đọc thẻ (không phải nhét vào), ngay lập tức máy phát ra một tiếng bíp, dữ liệu vào, ra của nhân viên đó đã được ghi nhận và lưu trữ trên máy chấm công. Trong trường hợp nếu những nhân viên nghỉ việc, thẻ nhân viên sẽ được thu hồi và tái sử dụng mà không ảnh hưởng đến chất lượng thẻ. Ưu điểm nổi bật của thẻ RFID so với thẻ mã vạch (Barcode) hay thẻ mã từ (Mag.Stripe card) là thẻ RFID không bị trầy xước, mài mòn khi dùng. Sử dụng thẻ chấm công loại cảm ứng, người phụ trách hệ thống sẽ lấy toàn bộ dữ liệu từ các máy đọc thẻ về, sau khi cập nhật dữ liệu sẽ có ngay báo cáo thống kê nhanh để ban giám đốc biết số lượng nhân viên đang có mặt, số nhân viên nghỉ hoặc biết được trình độ tay nghề từng nhân viên; nhân viên nào hết hạn hợp đồng lao động; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...
  • 40. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 34 Hình 2.17: Ứng dụng hệ thống RFID để điểm danh, chấm công  Trong y tế, giáo dục, vui chơi giải trí, công nghệ RFID có thể sử dụng cho người cũng như đồ vật. Vì vậy, một số bệnh viện đang sử dụng vòng đeo tay RFID cho trẻ mới sinh và bệnh nhân cao tuổi mất trí. Ngoài ra còn ứng dụng trong việc quản lý hồ sơ bệnh án... Học sinh một trường đông học sinh ở Nhật dùng thẻ RFID để báo cho cha mẹ biết mình đã ra tới. Các công viên giải trí ở Mỹ bán ra vé RFID sẽ bật-nháy báo cho khách biết đến lượt mình vào cuộc chơi và ngày nay các Event tại VN đã bắt đầu ứng dụng RFID để kiểm soát khách ra vào sự kiện... 2.6 Ưu – Nhược điểm của hệ thống RFID: Bất kì kĩ thuật nào cũng có ưu, nhược điểm riêng của nó và RFID cũng không ngoại lệ. Dưới đây là những ưu nhược điểm cơ bản nhất của kĩ thuật RFID.  Ưu điểm: - Không phải sắp xếp: Lưu dấu, kiểm soát các đối tượng mà không cần phải sắp xếp. Điều này tiết kiệm thời gian xử lý dữ liệu hệ thống RFID rất nhiều.
  • 41. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 35 - Kiểm kê với tốc độ cao mà không cần tiếp xúc: Nhiều đối tượng có thể được quét tại cùng một thời điểm, có thể lên đến 40 thẻ trong 1-2 giây. Kết quả là, thời gian để đếm các đối tượng đã giảm thực sự. - Khả năng đọc ghi dữ liệu nhiều lần: Một số loại thẻ cho phép ghi và ghi lại nhiều lần. Trong trường hợp tái sử dụng thẻ RFID đây là cơ hội để tiết kiệm chi phí. - Thẻ RFID hoạt động đáng tốt trong môi trường không thuận lợi (ví dụ nóng, ẩm, bụi, bẩn, môi trường ăn mòn hay có sự va chạm…) - Triển khai hệ thống RFID sẽ tăng năng suất lao động, tự động hóa nhiều quá trình sản xuất, tăng sự thỏa mãn khách hàng và tăng lợi nhuận.  Nhược điểm: - Chi phí triển khai cao. - Khả năng kiểm soát thiết bị còn hạn chế. - Thẻ dễ bị nhiễu sóng trong môi trường nước và kim loại, phụ thuộc vào các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm... - Các đầu đọc có thể đọc chồng lấn lên nhau. Mặc dù RFID có nhiều ưu điểm và lợi thế phát triển, tuy nhiên vẫn còn một số nhược điểm cần khắc phục trong tương lai mà điều quan trọng nhất là làm chủ công nghệ này để giảm giá thành sản phẩm và đưa công nghệ RFID đến gần hơn với cuộc sống. 2.7 Kết luận chương: Kết thúc chương này ta đã hiểu tổng quan về hệ thống RFID, cách thức hoạt động , ưu điểm, nhược điểm cũng như ứng dụng của nó trong thực tế. Nó là cơ sở quan trọng để ta thiết kể lên máy chấm công trong hệ thống quản lý nhân sự của ta.
  • 42. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 36 CHƯƠNG III: THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ 3.1 Yêu cầu chung: Hệ thống sẽ gồm 2 phần chính : + Phần cứng: Là máy chấm công sử dụng công nghệ RFID để đọc dữ liệu quẹt thẻ của nhân viên rồi gửi lên phần mềm quản lý. + Phần mềm: Là phần mềm quản lý được viết bằng C# có thể nhận dữ liệu được gửi lên hệ thống RFID để hiển thị thời gian đi làm của nhân viên và tính toán tiền lương dựa trên dữ liệu đi làm đó ngoài ra phần mềm có những chức năng của một hệ thống quản lý nhân sự. Sau đây ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết về từng thành phần. 3.2 Thiết kế hệ thống RFID: ● Bài toán đặt ra Để dễ quản lý việc đi làm đầy đủ , mỗi nhân viên sẽ được cấp một thẻ điện tử có ID riêng. Ở mỗi cửa vào có 1 máy nhận đọc thẻ, khi nhân viên vào phải quẹt thẻ. Khi nhận được id của thẻ, hệ thống máy tính của công ty sẽ phải kiểm tra xem thông tin nhân viên đó như là vào đúng gkhông hay có phải là nhân viên của công ty không rồi lưu lại thời gian đi làm. Đến cuối tháng sẽ được hệ thống tổng kết để xét lương của từng nhân viên . Vậy hãy thiết kế 1 hệ thống đáp ứng đầy đủ các công việc quản lý nhân viên như trên.
  • 43. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 37 3.2.1 Thiết kế phần cứng: 3.2.1.1 Sơ đồ khối hệ thống: 3.2.1.2 Khối nguồn Ở phần thiết kế mang tính mô phỏng này, em chỉ chọn pin 9V cấp dòng cho vi điều khiển và mạch nguồn AMS1117 cấp cho module thu phát vì nó là mạch nguồn được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống, đảm bảo ổn áp cấp dòng ổn định. Mạch nguồn 3.3V dùng AMS1117 có chức năng tạo ra nguồn 3.3V ổn định và cấp dòng lên đến 800mA. Các thông số chính của mạch:  Điện áp đầu vào từ 4.5VDC-7VDC  Điện áp đầu ra 3.3V – 800mA Ưu điểm: Giá thành rẻ, dễ làm KHỐI ĐIỀU KHIỂN TRUNG TÂM KHỐI HIỂN THỊ PC KHỐI ĐẦU ĐỌC READER KHỐI THỜI GIAN THỰC KHỐI ĐẦU ĐỌC READER Hình 3.18 Sơ đồ khối hệ thống RFID
  • 44. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 38 Nhược điểm: Nhiệt sinh cao, dòng chịu không được cao Hình 3.19: Sơ đồ mạch nguồn 3.3V 3.2.1.3 Khối điều khiển trung tâm Có thể nói đây là khối quan trọng nhất, thực hiện nhiều việc, trung tâm của hệ thống này. Vì vậy, em chọn 1 vi điều khiển có thể thực hiện đủ các chức năng cần thiết là Kit Arduino Uno R3.  Giới thiệu về Kit.
  • 45. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 39 Hình 3.20: Kit Arduino Uno R3  Một vài thông số của Arduino Uno R3: Vi điều khiển ATmega328 họ 8bit Điện áp hoạt động 5V DC (chỉ được cấp qua cổng USB) Tần số hoạt động 16 MHz Dòng tiêu thụ khoảng 30mA Điện áp vào khuyên dùng 7-12V DC Điện áp vào giới hạn 6-20V DC Số chân Digital I/O 14 (6 chân hardware PWM) Số chân Analog 6 (độ phân giải 10bit) Dòng tối đa trên mỗi chân I/O 30 mA
  • 46. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 40 Dòng ra tối đa (5V) 500 mA Dòng ra tối đa (3.3V) 50 mA Bộ nhớ flash 32 KB (ATmega328) với 0.5KB dùng bởi bootloader SRAM 2 KB (ATmega328) EEPROM 1 KB (ATmega328)  Vi điều khiển: Arduino UNO có thể sử dụng 3 vi điều khiển họ 8bit AVR là ATmega8, ATmega168, ATmega328. Bộ não này có thể xử lí những tác vụ đơn giản như điều khiển đèn LED nhấp nháy, xử lí tín hiệu cho xe điều khiển từ xa, làm một trạm đo nhiệt độ - độ ẩm và hiển thị lên màn hình LCD,… hay những ứng dụng khác.  Năng lượng: Arduino UNO có thể được cấp nguồn 5V thông qua cổng USB hoặc cấp nguồn ngoài với điện áp khuyên dùng là 7-12V DC và giới hạn là 6-20V. Thường thì cấp nguồn bằng pin vuông 9V là hợp lí nhất nếu không có sẵn nguồn từ cổng USB. Nếu cấp nguồn vượt quá ngưỡng giới hạn trên thì sẽ làm hỏng Arduino UNO. o Các chân năng lượng: - GND (Ground): cực âm của nguồn điện cấp cho Arduino UNO. Khi bạn dùng các thiết bị sử dụng những nguồn điện riêng biệt thì những chân này phải được nối với nhau. - 5V: cấp điện áp 5V đầu ra. Dòng tối đa cho phép ở chân này là 500mA. - 3.3V: cấp điện áp 3.3V đầu ra. Dòng tối đa cho phép ở chân này là 50mA.
  • 47. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 41 - Vin (Voltage Input): để cấp nguồn ngoài cho Arduino UNO, bạn nối cực dương của nguồn với chân này và cực âm của nguồn với chân GND. - IOREF: điện áp hoạt động của vi điều khiển trên Arduino UNO có thể được đo ở chân này. Và dĩ nhiên nó luôn là 5V. Mặc dù vậy bạn không được lấy nguồn 5V từ chân này để sử dụng bởi chức năng của nó không phải là cấp nguồn. - RESET: việc nhấn nút Reset trên board để reset vi điều khiển tương đương với việc chân RESET được nối với GND qua 1 điện trở 10KΩ.  Bộ nhớ: Vi điều khiển Atmega328 tiêu chuẩn cung cấp cho người dùng: - 32KB bộ nhớ Flash: những đoạn lệnh bạn lập trình sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ Flash của vi điều khiển. Thường thì sẽ có khoảng vài KB trong số này sẽ được dùng cho bootloader nhưng hiếm khi nào cần quá 20KB bộ nhớ này. - 2KB cho SRAM (Static Random Access Memory): giá trị các biến khai báo khi lập trình sẽ lưu ở đây. Khai báo càng nhiều biến thì càng cần nhiều bộ nhớ RAM. Tuy vậy, thực sự thì cũng hiếm khi nào bộ nhớ RAM lại trở thành thứ mà phải bận tâm. Khi mất điện, dữ liệu trên SRAM sẽ bị mất. - 1KB cho EEPROM (Electrically Eraseble Programmable Read Only Memory) : Đây giống như 1 chiếc ổ cứng mini – nơi có thể đọc và ghi dữ liệu của mình vào đây mà không lo bị mất khi cúp điện giống như dữ liệu trên SRAM.  Các cổng vào ra: Arduino UNO có 14 chân digital dùng để đọc hoặc xuất tín hiệu. Chúng chỉ có 2 mức điện áp là 0V và 5V với dòng vào/ra tối đa trên mỗi chân là 40mA. Ở mỗi chân đều có các điện trở pull-up từ được cài đặt ngay trong vi điều khiển ATmega328 (mặc định thì các điện trở này không được kết nối).
  • 48. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 42 Một số chân digital có các chức năng đặc biệt như sau: - Chân Serial: 0 (RX) và 1 (TX): dùng để gửi (transmit – TX) và nhận (receive – RX) dữ liệu TTL Serial. Arduino Uno có thể giao tiếp với thiết bị khác thông qua 2 chân này. Kết nối bluetooth thường thấy nói nôm na chính là kết nối Serial không dây. Nếu không cần giao tiếp Serial, bạn không nên sử dụng 2 chân này nếu không cần thiết - Chân PWM (~): 3, 5, 6, 9, 10, và 11: cho phép bạn xuất ra xung PWM với độ phân giải 8bit (giá trị từ 0 → 28 -1 tương ứng với 0V → 5V) bằng hàm analogWrite(). Nói một cách đơn giản, bạn có thể điều chỉnh được điện áp ra ở chân này từ mức 0V đến 5V thay vì chỉ cố định ở mức 0V và 5V như những chân khác. - Chân giao tiếp SPI: 10 (SS), 11 (MOSI), 12 (MISO), 13 (SCK). Ngoài các chức năng thông thường, 4 chân này còn dùng để truyền phát dữ liệu bằng giao thức SPI với các thiết bị khác. - LED 13: trên Arduino UNO có 1 đèn led màu cam (kí hiệu chữ L). Khi bấm nút Reset, bạn sẽ thấy đèn này nhấp nháy để báo hiệu. Nó được nối với chân số 13. Khi chân này được người dùng sử dụng, LED sẽ sáng. Arduino UNO có 6 chân analog (A0 → A5) cung cấp độ phân giải tín hiệu 10bit (0 → 210 -1) để đọc giá trị điện áp trong khoảng 0V → 5V. Với chân AREF trên board, có thể để đưa vào điện áp tham chiếu khi sử dụng các chân analog. Tức là nếu cấp điện áp 2.5V vào chân này thì bạn có thể dùng các chân analog để đo điện áp trong khoảng từ 0V → 2.5V với độ phân giải vẫn là 10bit. Đặc biệt, Arduino UNO có 2 chân A4 (SDA) và A5 (SCL) hỗ trợ giao tiếp I2C/TWI với các thiết bị khác.
  • 49. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 43 3.2.1.4 Khối đầu đọc reader: Module RFID RC522 Theo phân tích yêu cầu đã đưa ra, khoảng cách để giao tiếp được giữa anten đầu đọc và thẻ RFID phải là 3 cm. Sau khi tham khảo trên thị trường về các IC RFID, em quyết định chọn IC MFRC522 thỏa mãn yêu cầu của hệ thống. Với ưu điểm dễ giao tiếp và tiêu thụ năng lượng thấp (nguồn 3,3V) và cũng dễ mua được tại Việt Nam. Sau đây em xin trình bày về cấu tạo cũng như cách hoạt động của IC này.  IC MFRC522: MFRC522 là IC đọc ghi tích hợp cao cho truyền thông không dây hoạt động ở tần số 13.56 Mhz. MFRC522 hỗ trợ các chuẩn ISO/IEC 14443 A/MIFARE và NTAG. Bộ truyền nội của MFRC522 có thể điều khiển ăng ten đọc / ghi được thiết kế để giao tiếp với thẻ và bộ thu tín hiệu ISO / IEC 14443 A / MIFARE mà không cần thêm mạch tích cực. Mô-đun nhận cung cấp khả năng thực hiện hiệu quả và mạnh mẽ để mã hóa và giải mã tín hiệu từ thẻ tương thích và bộ chuyển đổi của ISO / IEC 14443 A / MIFARE. Mô-đun kỹ thuật số quản lý toàn bộ chức năng kiểm tra lỗi khung và phát hiện lỗi (chuẩn chẵn lẻ và CRC) ISO / IEC 14443A. MFRC522 hỗ trợ các sản phẩm MF1xxS20, MF1xxS70 và MF1xxS50. MFRC522 hỗ trợ truyền thông không tiếp xúc và sử dụng tốc độ truyền tải MIFARE lên tới 848 kB/s theo cả hai hướng. Các giao thức host được cung cấp: - Serial Peripheral Interface (SPI) - Serial UART - I2C-bus interface Các chân cơ bản của MFRC522:
  • 50. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 44 Hình 3.21: Sơ đồ chân của MFRC522 Giao diện tương tự xử lý điều chế và giải điều chế các tín hiệu tương tự. UART không tiếp xúc quản lý các yêu cầu giao thức cho truyền thông các giao thức hợp tác với master. Bộ đệm FIFO đảm bảo truyền dữ liệu nhanh và tiện lợi đến và đi từ máy chủ và Contactless UART và ngược lại. Giao diện host khác nhau được thực hiện để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng khác nhau.
  • 51. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 45 Hình 2-22: Sơ đồ khối của MFRC522  Module MFRC522: Module RFID RC522 sử dụng IC MFRC522 của Phillip dùng để đọc và ghi dữ liệu cho thẻ NFC tần số 13.56 MHz, với mức giá rẻ thiết kế nhỏ gọn, module này là sự lựa chọn hàng đầu cho các ứng dụng về ghi đọc thẻ RFID. Thông số kỹ thuật: - Nguồn: 3.3VDC, 13 - 26mA - Dòng ở chế độ chờ: 10-13mA - Dòng ở chế độ nghỉ: - Tần số sóng mang: 13.56MHz - Khoảng cách hoạt động: 0~60mm(mifare1 card) - Giao tiếp: SPI - Tốc độ truyền dữ liệu: tối đa 10Mbit/s - Các loại card RFID hỗ trợ: mifare1 S50, mifare1 S70, mifare UltraLight, mifare Pro, mifare Desfire - Kích thước: 40mm×60mm Tải bản FULL (File Word 92 trang): bit.ly/2Ywib4t Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 52. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 46 Hình 3.23: Sơ đồ kết nối của module RFID MFRC522  Mạch nguyên lý của Module RC522: Hình 3.24:Sơ đồ nguyên lý của Module RFID RC522  Thẻ RFID Mifare S50:
  • 53. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 47 Thẻ này sử dụng chuẩn ISO/IEC 14443 A phù hợp với module RFID MFRC522. Một số đặc tính của thẻ: - Là loại thẻ thụ động, không sử dụng pin. - Khoản cách tối đa lên đến 100mm phụ thuộc vào cấu trúc của anten. - Tần số hoạt động là 13.56 Mhz. - EEPROM của thẻ là 1 Kbyte, được tổ chức thành 16 sectors với 4 khối. Mỗi khối chứa 16 byte. - Thời gian lưu trữ data có thể lên đến 10 năm. - Khả năng đọc ghi là 100.000 lần. Hình 3.25: Thẻ Mifare S50 Tải bản FULL (File Word 92 trang): bit.ly/2Ywib4t Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 54. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 48 3.2.1.5 Khối hiển thị: LCD text 16x02 và led green Khối hiển thị được sử dụng để mô phỏng thông báo cho sinh viên về mã thẻ, tên và thời gian thực. Em lựa chọn module LCD text 16x2 để thực hiện yêu cầu của hệ thống. Hình 3.26 :LCD text 16x02 LCD có 16 đường tín hiệu:  VSS: Chân nối đất.  VDD: Nguồn 3,3 V cho LCD.  VEE: Chân điều chỉnh độ tương phản, cần nối với nguồn qua biến trở chia áp.  RS: Chân lựa chọn thanh ghi (Select Register), chân này cho phép lựa chọn 1 trong 2 thanh ghi IR hoặc DR để làm việc (có 2 thanh ghi 8 bits là INSTRUCTION REGISTER (IR) và DATA REGISTER (DR)).  R/W (chân số 4): Chân lựa chọn giữa việc đọc và ghi. Nếu R/W=0 thì dữ liệu sẽ được ghi từ bộ điều khiển ngoài (vi điều khiển AVR chẳng hạn) vào LCD. Nếu R/W=1 thì dữ liệu sẽ được đọc từ LCD ra ngoài.  EN (chân số 5): Chân cho phép LCD hoạt động (Enable), chân này cần được kết nối với bộ điều khiển để cho phép thao tác LCD. 5008438