SlideShare a Scribd company logo
1 of 165
Download to read offline
P a g e 2 | 165
NAM MÔ PHÁP
GIỚI TẠNG THÂN
A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
P a g e 3 | 165
P a g e 4 | 165
P a g e 5 | 165
P a g e 6 | 165
P a g e 7 | 165
MỤC LỤC
Lời tựa ………………………………….....9
Từ lời tựa ………………………………....14
Luận về đạo lý người niệm Phật lúc lâm
chung vãng sinh và không vãng sinh……..19
Các việc quyến thuộc phải chú ý ………..31
Hỏi đáp về trợ niệm ……………………...47
Nói về một niệm vãng sinh Tây Phương khi
lâm chung … ……………………………..50
Vài điểm người trợ nhiệm phải hiểu rõ ...55
Nhân quả tối thắng của người trợ niệm ..63
Về vấn đề thanh khiết trong phòng bệnh.65
Phá trừ nghi chướng …………………….67
Sự Khai thị lúc lâm chung ………………73
Giải thích hết nghi ngờ về bệnh khổ khi lâm
chung ……………………....…………..…77
Phương pháp trợ niệm …………………..80
Thời gian tắm rửa thay áo ………………85
Biện pháp tốt nhất để tiến dẫn vong ……86
Hỏi đáp về trung ấm ………………..……89
P a g e 8 | 165
Dẫn chứng yếu ngữ của “Phẩm Lợi ích tồn
vong trong Kinh Địa Tạng” làm lời kết ….93
Hỏi đáp phụ lần thứ hai ……………….….95
Lời bạt ……………………………...….…..98
P a g e 9 | 165
LỜI TỰA
Như Lai vì một đại sự nhân duyên mà
xuất hiện ở đời, đó là khai thị ngộ nhập tri
kiến của Phật. Nhưng khai thị ngộ nhập tri
kiến của Phật, tất phải có phương tiện. Đúng
là có tam tạng mười hai bộ giáo điển, tám
vạn bốn ngàn pháp môn. Cứu cánh của nó
quy đến cùng, đều là khai thị ngộ nhập tri
kiến của Phật, đều vì một đại sự nhân duyên
này vậy.
Kinh Pháp Hoa dạy: “Ta lấy trí tuệ
lực,biết được tính dục của chúng sinh,
phương tiện mọi pháp, đều khiến cho được
hoan hỷ.” Lại dạy: “Nay ta vui mừng vô uý,
ở trong hàng Bồ tát, thẳng thắn bỏ phương
tiện, chỉ thuyết đạo vô thượng.” Phương tiện
thuyết các pháp, là phương tiện vậy; thẳng
thắn bỏ phương tiện tức là chân thực
vậy. Mở cửa phương tiện, hiện ra tướng
chân thực. Một kinh Pháp Hoa này, vì thế là
vua duy nhất của tam tạng vậy.
Pháp mộn Tịnh độ, được gọi là phương
tiện bậc nhất của phương tiện, liễu nghĩa vô
thượng của liễu nghĩa, viên đốn tối cực của
P a g e 10 | 165
viên đốn. Đại sư Ngẫu Ích dạy: “Chư Phật
thương xót quần mê, tùy cơ giáo hóa, tuy
quy về gốc là không hai, mà phương tiện có
nhiều cửa. Tuy thế trong tất cả các phương
tiện, cái cầu được thật thẳng tắt thật viên
đốn, thì có chi bằng niệm Phật cầu sinh
Tịnh độ.”. Thì biết pháp môn Tịnh độ, thực
là cùng ý vị với Pháp Hoa, tức là phương
tiện, cũng tức là chân thực. Ấn Tổ (Ấn
Quang đại sư) thường dạy: “Chúng sinh
trong chin giới rời pháp này, trên không
viên thành được Phật đạo, chư Phật mười
phương bỏ pháp này, dưới chẳng thể phổ độ
nổi quần sinh.”. Công dụng của pháp môn
Tịnh độ như thế, cho nên mười phương cùng
tán thán, chín giới đồng quy, ngàn kinh điển
đều nêu rõ, vạn luận cùng tuyên thuyết vậy.
Đến như tu học pháp môn Tịnh độ, cần
nhất chân tín thiết nguyện (tin tưởng thực
sự, mong muốn tha thiết), chuyên trì danh
hiệu (Phật), đến khi lâm chung, có quan hệ
khác thường. Ngày trước Ấn Tổ đã cho in
cuốn sách “Cái cầu sửa soạn cho sự lâm
chung” (Sức chung tân lương), truyền bá xa
gần, người được lợi ích của nó rất nhiều.
P a g e 11 | 165
Nay các Pháp sư Tây Chấn, Thế Liễu vv…,
vì cầu phổ biến lưu truyền, cho phụ nữ trẻ
em đều hiểu, đã biên soạn đổi thành “Những
điều cần biết khi lâm chung” (Sức chung tu
tri). Văn tuy dễ hiểu, ý thực chu đáo rõ
ràng, nếu có thể coi trọng hiểu sâu nó, theo
pháp để thi hành, người chết nhất định có
thể vãng sinh Tây phương, ích lợi của nó,
làm sao kể xiết!
Về nghĩa lý của pháp môn Tịnh độ, tuy có
ngàn kinh vạn luận, đã nói không còn thiếu
gì, nhưng vì có người còn nghi hoặc, nên
cũng không thể không giải thích thêm. Hoặc
là nói niệm Phật nên niệm thực tướng Phật,
không nên niệm sáu chữ Hồng danh. Đó là
nghi hoặc vậy! Gọi là thực tướng, tức là rời
hết mọi tướng, tức là hết cả mọi tướng, thì
tịch và chiếu không hai, thân và độ không
hai, tính và tu không hai, chân và ứng không
hai; không có gì không phải thực tướng, làm
sao có thể rời sáu chữ Hồng danh, mà chỉ
cầu riêng thực tướng được? Vì thế Hồng
danh vừa cất lên, pháp giới thông suốt, sáu
chữ giữ được vững, diệu thể sáng tỏ, người
kia chia thực tướng, Hồng danh làm hai thứ,
P a g e 12 | 165
đúng là kiến giải đó không thể biết được
thực tướng vậy. Hoặc nói nên niệm Tỳ Lô
Già Na, không nên niệm A Di Đà. Tỳ Lô Già
Na, là Pháp thân Phật, A Di Đà, là Ứng thân
Phật. Điều này cũng là mê hoặc vậy! Ba
thân: Pháp, Báo, Ứng, tức một mà là ba, tức
ba mà là một, tức Tỳ Lô tức là Di Đà, tức Di
Đà tức là Tỳ Lô, người kia lại chia làm hai,
đúng là kiến giải đó không thể biết được Tỳ
Lô vậy. Hoặc lại nói nên cầu sinh về Thường
Tịch Quang Độ, không nên cầu sinh về Tây
phương Cực Lạc Thế giới. Điều này cũng là
mê hoặc vậy! Tịch Quang, Thực Báo,
Phương Tiện, Đồng Cư, danh tuy có bốn, mà
thể của nó là một. Chưa đoạn được kiến tư
(hoặc), tất sẽ sinh về Đồng Cư; đã đoạn được
kiến tư (hoặc), tất sinh Phương Tiện; đoạn
được vô minh, tất sinh báo thân, chứng được
một phần Tịch Quang, vô minh đoạn hết,
được cứu cánh Tịch
Quang. Mà Thường Tịch Quang Độ, vô sinh
cũng vô bất sinh, làm sao có thể cầu sinh?
Người kia hoàn toàn không hiểu rõ công
hành của đoạn chứng, thứ vị của sự tiến tu,
sai lầm lấy Tịch Quang, để phá Cực Lạc
P a g e 13 | 165
này; lại không biết Cực Lạc Đồng Cư, ở
dưới Tịch Quang, sai lầm lấy Tịch Quang,
tăng thêm cho Cực Lạc, lần nữa đúng là kiến
giải đó không thể biết được Tịch Quang vậy.
Hoặc lại nói tức tâm là độ, tâm tịnh thì Độ
tịnh, chỉ cần cầu sinh về Cực Lạc của tự tâm,
sao lại phải cầu sinh về Cực Lạc nơi khác?
Điều này cũng là mê hoặc vậy! Tâm tức là
pháp giới, Cực Lạc tuy ở cách mười vạn ức
quốc độ, nguyên vẫn chưa lìa khỏi pháp giới,
tức là chưa lìa khỏi tự tâm vậy. Thậm chí
ngày nay cưỡng ép lấy duyên cảnh lục trần
làm tự tâm, mà muốn nạp Cực Lạc Thế giới
vào vọng tâm của duyên cảnh lục trần, mà
cầu sinh về đó, làm sao không sai lầm được!
Tất cả các mê hoặc này, đều vì chỉ nghe tên
trong sách, mà không nghiên cứu về nghĩa
lý, chỉ tỏ rõ sự ngu si vô văn ám chứng,
tránh sao khỏi sự chê cười là chuột bắt hụt
chim, người hiểu biết không nên bị mê hoặc
vì những thứ này vậy! Một số điều này, đều
là các bệnh mà người thời nay dễ phạm
phải, không đủ sức mà theo đuổi mục tiêu
cao xa, theo danh quên thực chất, vì sự
rườm rà thừa thãi không có nội dung, mà
P a g e 14 | 165
xếp chung một loại, kính mong các học giả
xét kỹ!
Về ý nghĩa của sự trợ niệm lúc lâm
chung, cùng phương pháp của nó, trong văn
bản tự thuật rất tỉ mỉ, nên không bàn lại ở
đây.
Tháng Mười nông lịch Giáp Ngọ,
Diệu Chân viết tựa tại Hoằng Hóa Xã,
Thượng Hải
TỪ LỜI TỰA
Sự tình bi ai đau khổ nhất của thế gian,
không gì hơn cái chết. Về sự chết, không ai
không biết, và cũng không ai có thể tránh
được. Nếu chỉ biết cái chết là bi ai đau khổ,
mà không biết cầu tu học Phật pháp, ra khỏi
tam giới, vĩnh viễn thoát khỏi cái chết, thì đó
không phải là sự đau buồn uổng phí, chẳng
được ích lợi gì sao? Dù cho có thể cầu được
pháp môn, nhưng không khế cơ, có tu không
chứng, mà vẫn trong sáu nẻo luân hồi, điều
đó cũng không phải là sự đau buồn uổng
phí, chẳng được lợi ích gì sao? Nên Đức Thế
P a g e 15 | 165
Tôn Thích Ca, vào hơn ba ngàn năm trước
đây, trong đại tập kinh, đã sớm nói rõ:
“Thời đại mạt pháp, triệu triệu người, chỉ
dựa vào sức giới định tuệ của tự mình để tu
hành, ít có người nào có thể trừ hết phiền
não nghiệp hoặc, chứng đắc đạo quả Thánh
vị; chỉ có dựa vào pháp môn tín nguyện niệm
Phật, kiêm dựa vào sức bản thệ nguyện của
A Di Đà Phật, cầu sinh Tây phương, mới có
thể tận đắc độ thoát sinh tử.” Lại nữa, Ấn
Quang Đại sư của Tô Châu Linh Nham, Tổ
thứ mười ba của Liên Tông dạy rằng:
“Chúng sinh trong chín giới, rời khỏi pháp
môn niệm Phật này, trên không viên
thành Phật đạo; chư Phật mười phương, bỏ
pháp môn niệm
Phật này, dưới chẳng thể phổ lợi cho quần
sinh.” Nên biết Phật, Tổ từ tâm triệt để,
thương xót sâu xa chúng sinh trong thời mạt
pháp chúng ta, thiện căn mỏng manh, trí tuệ
thấp kém, không biết thời cơ, tu sai pháp
môn, có tu không đắc, phí hết tâm lực, lỡ
luôn một đời, nên nói như thế. Nên biết pháp
môn Tịnh độ tín nguyện niệm Phật, bao hết
mọi căn cơ, bất kể là tăng, tục, nam, nữ, già,
P a g e 16 | 165
trẻ, thông minh, ngu đần, cho đến phát tâm
tu sớm, muộn, tội nghiệp nhẹ, nặng, nhiều
loại người, nếu ai đầy đủ chân tín, thiết
nguyện, thành tâm niệm Phật, cầu sinh Tây
phương suốt đời không thoái lui, đến lúc lâm
chung, nhất định đều nhờ Phật lực, tiếp dẫn
vãng sinh Thế giới Cực Lạc Tây phương.
Tức là người thường ngày chưa biết tín
nguyện niệm Phật cầu sinh Tây phương, lúc
lâm chung nếu gặp được thiện hữu khai đạo,
khiến cho người ấy sinh tín, phát nguyện,
niệm Phật cầu sinh Tây phương, các người
quyến thuộc vân vân… đều không khóc lóc
nỉ non, cho đến hỏi han dài ngắn, hàng loạt
trở ngại, mà hơn thế giúp đỡ niệm Phật
đúng pháp, người đó nhất định được vãng
sinh Tây phương. Nên biết, sự cần thiết
của vãng sinh Tây phương, tuy quyết định ở
một niệm cuối cùng của tự thân người đó,
nhưng cũng nặng về sự trợ niệm đúng pháp.
Đáng buồn thay! Phương pháp trợ niệm lúc
lâm chung ra làm sao, tục nhân tại gia, còn
chưa được phổ biến hiểu rõ, khi thấy người
lâm chung, những quyến thuộc vân vân…
của người đó, hoàn toàn chẳng biết niệm
P a g e 17 | 165
Phật trợ giúp, đưa thần thức người chết
vãng sinh theo Thánh đạo ở Tây phương
Cực Lạc Thế giới, vĩnh viễn hưởng sung
sướng; mà trái lại bi ai nỉ non gào khóc, đẩy
thần thức người chết đọa vào ác đạo địa
ngục, ngã quỷ, súc sinh, chịu đau khổ lâu
dài. Đúng là Pháp sư Tây Trấn, từ tâm chí
thiết, thương xót tục nhân tại gia, nhiều
người chưa nghiên cứu về Phật học, không
biết phép trợ niệm cho người lâm chung, có
công dụng kỳ diệu chỉ sắt thành vàng, nên
đã đi khắp nơi tuyên giảng, nói rõ sự việc lợi
hại khi mạng chung, cho đến tổ chức các
đoàn trợ niệm cho sự lâm chung, học tập
phương pháp trợ niệm, vì để tịnh nghiệp cho
người ra đi vào lúc lâm chung, giúp trở
thành đại sự nhân duyên vãng sinh
Tây phương; lại vì hai cuốn sách “Sức chung
tân lương” (Cái cầu sửa soạn cho sự lâm
chung) và “Nhân sinh chi tối hậu”, văn
nghĩa quá sâu không dễ học tập, cho nên
Pháp sư Tây Trấn vân vân… nhiều lần nhắc
nhở lựa chọn yếu ngữ về sự lâm chung của
các bậc cổ đức, dùng văn bạch thoại thông
tục viết thuật lại, để làm tư liệu học tập. Lại
P a g e 18 | 165
buồn lo kẻ vô học, tuy lựa chọn đọc vài đoạn
bản thảo, cũng rất miễn cưỡng. Rất sợ biến
đổi văn nghĩa, sai loạn Phật pháp, để lại sai
lầm cho chúng sinh, tuy từ thiện tâm, trái lại
tạo tội lớn. Vì thế, đã đem bản thảo kính
thỉnh các cao tăng đại đức nổi tiếng ở quốc
nội hiệu đính, sau đó mới dám cho in. Xin
thỉnh cầu các liên hữu đồng nguyện khắp
nơi! Hễ đọc sách này, xin đừng chê văn tự
nông cạn sơ sài. Xin dựa vào nghĩa thực của
nó, mà thực hành, tất ai ai đều vãng sinh,
tức là có thể cùng ra khỏi cõi Sa bà, mãi mãi
rời khỏi khổ đau của sinh tử; hoặc chứng
được an dưỡng, vĩnh viễn hưởng thụ vui
sướng tuyệt diệu của Niết Bàn.
Mùa Thu năm 2981 Phật lịch,
Ngày Hoan Hỷ Phật,
Hậu học Tịnh nghiệp Thế Liễu cẩn tự tại
Tinh xá Nhất Hạnh Hương Thôn
P a g e 19 | 165
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
KHI LÂM CHUNG
Pháp sư Diệu Chân giám định
Thích Thế Liễu kính thuật
LUẬN VỀ ĐẠO LÝ NGƯỜI NIỆM PHẬT
LÚC LÂM CHUNG VÃNG SINH VÀ
KHÔNG VÃNG SINH
Phật Thích Ca Mâu Ni tại vườn Kỳ Thọ
Cấp Cô Độc ở Xá Vệ quốc, thuyết “Kinh A
Di Đà”, tán thán y chính trang nghiêm của
Tây phương Cực Lạc Thế giới, khuyên
chúng sinh, hãy phát nguyện vãng sinh.
Trong Kinh nói: “Như Ta nay, tán thán công
đức lợi lạc bất khả tư nghị của Phật A Di Đà.
Phương Đông cũng có Phật A Súc Bệ vân
vân…; thế giới phương Nam, có Phật Nhật
Nguyệt Đăng vân vân…, thế giới phương
Tây, có Phật Vô Lượng Thọ vân vân…, thế
giới phương Bắc, có Phật Diệm Kiên vân
vân…, thế giới phương dưới, có Phật Sư Tử
vân vân…, thế giới phương trên, có Phật
Phạm Âm vân vân…, cùng hiện ra tướng
P a g e 20 | 165
lưỡi rộng dài, nói lời thành thật: “Chúng
sinh các ngươi, phải nên tin bản kinh
tán dương công đức bất khả tư nghị , tất cả
chư Phật hộ niệm.” Vãng sinh Tây phương
Cực Lạc Thế giới là một đại sự nhân duyên,
chư Phật sáu phương, đồng thanh tán
thán. Hễ có sinh tín, phát nguyện, niệm Phật
cầu sinh Cực Lạc Thế giới, thì nhất định có
thể vãng sinh, sự thực lý thực, ai nấy cũng
nên đế tín!
HỎI : Người niệm Phật nếu như nói tất
cả đều có thể vãng sinh Tây phương. Tại sao
tôi thấy rất nhiều người xuất gia, tại gia,
trong lúc bình thường, cũng luôn luôn niệm
Phật, luôn luôn nói phải cầu sinh Tây
phương, đến lúc lâm chung, thường chết một
cách hồ đồ, không có bao người thật sự có
thể vãng sinh Tây phương, đây là đạo lý gì?
ĐÁP : Đây là lúc lâm chung của hành
nhân (hành nhân
là người đi, trong sách này chỉ người chết -
người dịch chú thích), lý do là nhân duyên
không đầy đủ. Nếu nói nhân duyên có thể
đầy đủ, vậy thì mười người sẽ có mười người
P a g e 21 | 165
vãng sinh, một trăm người sẽ có một trăm
người vãng sinh.
Ngàn vạn người sẽ có ngàn vạn người vãng
sinh.
HỎI : Nhân duyên là gì?
ĐÁP : Hành nhân lúc bình thường chân
tín, thiết nguyện, niệm Phật cầu sinh Tây
phương, đến lúc lâm chung cũng chân tín,
thiết nguyện, niệm Phật như khi bình
thường, tâm niệm ấy tức là NHÂN tự lực.
Nếu bình thường chưa biết việc tín nguyện,
niệm Phật, cầu sinh Tây phương, đến lúc
lâm chung, gặp được thiện hữu khai đạo,
khiến người ấy sinh tín, phát nguyện, cầu
sinh; tâm tín, nguyện, cầu sinh này, cũng là
NHÂN tự lực. Phật A Di Đà Giáo chủ của
Tây phương Cực Lạc Thế giới và vạn đức
Hồng danh của Ngài, có thể khiến chúng
sinh vãng sinh Cực Lạc, đây là DUYÊN tha
lực. Lâm chung gặp được thiện hữu trợ
niệm, cũng là DUYÊN tha lực. HỎI : Khi
hành nhân lâm chung, nhân duyên đầy đủ,
thì có thể vãng sinh Tây phương, đây là đạo
lý gì? ĐÁP : Hành nhân khi thọ mạng sắp
P a g e 22 | 165
hết, chân tín, thiết nguyện, niệm Phật. Tôn
Phật sở niệm, là DUYÊN tha lực, tâm năng
niệm, là NHÂN tự lực. Đúng vào thời gian
chân tín, thiết nguyện, niệm Phật này,
là dùng tâm năng niệm, niệm tôn Phật sở
niệm. Tôn Phật sở niệm, vì tâm năng niệm
mà hiển hiện, tâm năng niệm, vì tôn Phật
sở niệm mà thanh tịnh. Vào lúc này, tức là
cảm ứng đạo giao giữa tự lực và tha lực,
NHÂN DUYÊN HÒA HỢP, cho nên có thể
vãng sinh Tây phương, đây là đạo lý nhất
định.
HỎI : Hành nhân vào lúc lâm
chung, NHÂN DUYÊN vì sao lại không thể
đầy đủ, không thể vãng sinh Tây phương?
ĐÁP : Hành nhân lúc bình thường, công
phu tín nguyện niệm Phật, chưa thể thuần
thục, đến khi lâm chung, tuy có tâm (có
NHÂN) tín nguyện cầu sinh Tây phương.
Nhưng bị bệnh khổ bức bách, tâm niệm Phật
không khởi lên được, không có thiện hữu
khai đạo an ủi, và giúp đỡ niệm Phật (không
có DUYÊN), lại gặp người gia thuộc không
biết (phép trợ niệm), thêm nữa còn khóc lóc
bi ai, gây hàng loạt chướng ngại. Tâm lý
P a g e 23 | 165
người bệnh đó, liền nổi lên rất nhiều khổ
não, vậy hết sức mong cầu gia nhân quyến
thuộc, không được khóc lóc trở ngại, mà
phải giúp đỡ người ấy niệm Phật, đưa tiễn
sinh về Tây phương. Không biết làm sao nói
ra được. Tâm người bệnh đó, đã đau khổ,
càng thêm đau khổ. Đến khi lâm chung, tâm
thức đó, vốn là có thể vãng sinh về Phật quốc
trang nghiêm thanh tịnh của Phật A Di Đà,
vĩnh viễn hưởng sung sướng và viên thành
Phật đạo, phổ độ chúng sinh. Nhưng lại bị
người nhà, quyến thuộc…, vì duyên cớ bi ai
nỉ non khóc lóc gây nhiều chướng ngại, một
tâm niệm cuối cùng, đã theo phiền não mà
đi, không biết rơi vào nẻo nào. Đây là quan
hệ của có NHÂN không có DUYÊN, không
thể vãng sinh Tây phương.
(*) Lại có một loại hành nhân, lúc bình
thường, tín nguyện niệm Phật đều chưa thiết
thực, đến khi lâm chung, trợ duyên rất tốt,
cũng có các thiện hữu giúp đỡ niệm Phật (có
DUYÊN) vv… Lại được người nhà đều
không khóc lóc gây các chướng ngại. Bởi vì
hành nhân tự tâm sinh điên đảo, tham luyến
tình dục thế gian, cho đến yêu quý con cháu,
P a g e 24 | 165
tài sản mọi sự, không phát tâm nguyện niệm
Phật cầu sinh Tây phương (không có
NHÂN). Đến một tâm niệm cuối cùng khi
lâm chung, vẫn theo niệm tình cảm ái dục
mà đi, theo vào thiện hay ác đạo, đây là
quan hệ giữa không có NHÂN mà có
DUYÊN, không thể vãng sinh Tây phương.
(*) Lại có một loại hành nhân, lúc bình
thường khi niệm Phật, chuyên cầu cho gia
đình được bình an tốt đẹp, thọ mạng lâu dài
vân vân…, đến khi lâm chung, lúc đó chỉ sợ
chết! Khi bệnh chưa thật nặng, tuy cũng
niệm Phật, người ấy chí tâm cầu cho bệnh
mau hết, không phát tâm nguyện cầu sinh
Tây phương (không có NHÂN). Tới kỳ bệnh
cực kỳ trầm trọng, khi phát hiện bệnh khổ,
lúc ấy không thể niệm Phật được, chỉ có thể
kêu trời kêu đất, gào cha gào mẹ. Nếu người
nhà quyến thuộc vân vân…, không tin Phật
pháp. Hoặc tuy có tin Phật pháp, mà chưa
hiểu rõ nhiều nghĩa lý của kinh Phật. Vậy thì
không chỉ không thể khai đạo và trợ niệm
(không có DUYÊN), mà còn lớn tiếng gào
khóc tăng thêm lớp lớp chướng ngại, phiền
não và bệnh khổ trong tâm người bệnh kia
P a g e 25 | 165
không kể xiết được, so với người rơi xuống
giếng lại bị ném đá, còn đau khổ phiền não
hơn nhiều. Với loại người này, một tâm niệm
cuối cùng khi mạng chung, nhất định sẽ đi
theo niệm phiền não ác độc, đọa lạc vào ba
đường ác, đây là quan hệ giữa không có
NHÂN và không có DUYÊN, không thể vãng
sinh Tây phương.
Phần trên đã nêu ra sơ lược ba loại người
này, vào lúc lâm chung, có NHÂN tự lực,
không có DUYÊN của tha lực, có DUYÊN
tha lực, không có NHÂN tự lực, không thể
có được hai lực: tự lực và tha lực, vì không
có cảm ứng đạo giao, nhân duyên không hòa
hợp, cho nên không thể vãng sinh Tây
phương được.
HỎI : Khi hành nhân lâm chung, NHÂN
DUYÊN như thế nào có thể xem là đầy
đủ? Có thể vãng sinh Tây phương?
ĐÁP : Như có một loại người căn cơ
lớn, lúc bình thường, chân tín, thiết nguyện,
niệm Phật, tín nguyện đã cực kỳ chân thiết,
công phu niệm Phật lại cực kỳ thuần thục,
khi lâm chung, không cần người khác trợ
P a g e 26 | 165
niệm, người ấy tín nguyện niệm Phật tự
nhiên như lúc bình thường, không có một tơ
hào các tướng động, tướng tĩnh, tướng khởi
lên, tướng ngừng nghỉ, tướng đau khổ,
tướng vui sướng, tướng thuận, tướng nghịch,
tâm niệm niệm, an trú trong Hồng danh A
Di Đà Phật (Chính định thực tướng quả hải
của Như Lai), Kinh Di Đà dạy: “Nhất tâm
bất loạn, tức được vãng sinh” là vậy. (Niệm
tâm là NHÂN của tự lực NĂNG CẢM, Phật
cảnh là DUYÊN của tha lực SỞ CẢM). Đây
là quan hệ của NHÂN và DUYÊN đầy đủ.
(*) Lại có một loại hành nhân tầm
thường, lúc bình thường, chân tín, thiết
nguyện, công phu niệm Phật chưa thể thuần
thục, đến lúc lâm chung, tâm tín nguyện
cầu sinh Tây phương đó, so với lúc bình
thường phải khẩn thiết hơn, bất kể bệnh khổ
gì, hàng loạt phiền não hiện ra, tâm cầu
nguyện được vãng sinh Tây phương của
người ấy, trước sau không thay đổi, dù cho
khó niệm Phật ra lời, người nhà quyến thuộc
vv… của người ấy đều có tri thức, hiểu rõ
mọi sự quan trọng khi lâm chung, đều không
bi ai gây các việc chướng ngại. Thêm vào, có
P a g e 27 | 165
các thiện hữu khai đạo mọi thứ, và giúp đỡ
niệm Phật. Tâm người bệnh ấy, niệm niệm
dừng tại Hồng danh A Di Đà Phật, cho tới
một niệm niệm Phật cuối cùng khi
mạng chung. (NHÂN tự lực NĂNG
CẢM) Tùy theo tôn Phật sở niệm (DUYÊN
tha lực SỞ CẢM), vãng sinh Tây phương.
Đây là quan hệ của NHÂN và DUYÊN đầy
đủ. (*) Lại có một loại người, lúc bình
thường, hoàn toàn không biết việc tín
nguyện, niệm Phật, cầu sinh Tây phương.
Đến khi lâm chung, gặp được thiện hữu
khai đạo, hoặc nói về sự vui sướng thanh
tịnh trang nghiêm ở Tây phương Cực Lạc
Thế giới, khiến tâm người bệnh vui mừng
mong cầu, lại nói về công đức bản nguyện
tiếp dẫn chúng sinh trong 48 nguyện của A
Di Đà Phật, để mong tâm người bệnh sinh
chính tín, niệm Phật cầu sinh Tây phương.
Người bệnh nghe được, tâm sinh hoan hỷ,
tín thụ (tin và đồng ý) niệm Phật, nhất định
cầu sinh Tây phương. Những người trong
quyến thuộc, đều nghe theo các thiện hữu
chỉ dẫn, đều không khóc lóc bi ai gây
các chướng ngại. Người này khi sắp mạng
P a g e 28 | 165
chung niệm niệm đều niệm (NHÂN tự lực
NĂNG CẢM) Phật (DUYÊN tha lực SỞ
CẢM), so với con nhớ niệm mẹ hiền,
còn khẩn thiết hơn. Khi mạng chung liền
được ơn Phật lực từ bi tiếp dẫn sinh về Tây
phương, đây là quan hệ của NHÂN và
DUYÊN đầy đủ.
Phần trên là sự tóm lược nêu lên thời gian
lâm chung của ba loại người, tự lực tha lực
đầy đủ, từ đó có thể CẢM ỨNG ĐẠO
GIAO, NHÂN DUYÊN HÒA HỢP vãng sinh
Tây phương.
HỎI : Người lúc bình thường hoàn toàn
chưa biết tín nguyện niệm Phật, đến khi lâm
chung, gặp thiện tri thức khai đạo, sau khi
người này được nghe tâm sinh hoan hỷ, tín
thụ, phát nguyện, niệm Phật cầu sinh Tây
phương, những người quyến thuộc, đều
không khóc lóc bi ai gây các chướng ngại,
hơn nữa còn giúp đỡ niệm Phật, người này
mạng chung, cũng có thể được vãng sinh
Tây phương. Làm sao lại có sự tình dễ dàng
như vậy được? ĐÁP : Chao ôi! Sáu đoạn
văn ở trên, biện luận về hành nhân lâm
chung vãng sinh Tây phương, sự tình dễ
P a g e 29 | 165
dàng và không dễ dàng, đã nói được rất
minh bạch rồi, làm sao anh vẫn còn hoài
nghi? Phải hiểu được, loại người này bình
thường chưa từng tín nguyện niệm Phật, cầu
sinh Tây phương, đó là vì duyên cớ không
biết. Đến lúc lâm chung, do thiện hữu khai
đạo, người đó nghe rồi, tâm liền sinh hoan
hỷ, đây là biểu hiện người ấy có thiện căn
đời trước. So với những người bình thường
nói chung, thì có sự không tương đồng lớn.
Lại nữa tâm tín thụ niệm Phật, phát nguyện
cầu vãng sinh Tây phương, đây là NHÂN
THẮNG (nhân hơn hẳn); thiện hữu khai đạo
và những người quyến thuộc, giúp đỡ niệm
Phật, đây là DUYÊN CƯỜNG (duyên mạnh
mẽ). Lại có nguyện lực từ bi của A Di Đà
Phật tiếp dẫn, đây là NHÂN DUYÊN HÒA
HỢP. Hành nhân mạng chung, nhất định
vãng sinh Tây phương, còn có gì đáng nghi
ngờ nữa?
HỎI : Mỗi người chúng con hoặc phải vì
cha mẹ, những quyến thuộc của mình, khi
lâm chung, giúp đỡ niệm Phật, đưa người đó
vãng sinh Tây phương. Giả thiết không
thỉnh được thiện hữu, người trong nhà
P a g e 30 | 165
chúng con, đối với đạo lý của Phật pháp,
chưa thể hiểu rõ; tuy phải khai đạo người ấy
nhưng không biết cách khai đạo, phương
pháp trợ niệm cũng chẳng biết. Xin hỏi có
kinh sách nào giảng giải về phương pháp trợ
niệm, văn tự giản dị rõ ràng một chút, đọc
dễ hiểu, dễ học tập, để chúng con thỉnh về
học tập, không tốt lắm sao!
ĐÁP : Các vị nếu thật sự có tâm, muốn
thực hành đại đạo, từ bi, hiếu thuận, thân ái,
vì cha mẹ, quyến thuộc của mình, vĩnh viễn
trừ bỏ đau khổ của sinh tử…, vãng sinh tới
Phật quốc thanh tịnh trang nghiêm ở Tây
phương, luôn luôn vui sướng, cho đến viên
thành Phật đạo, phổ độ chúng sinh, chỉ cần y
theo ý nghĩa các phần trong nội dung sách
này thiết thực chấp hành, như thế người
lâm chung, nhất định có thể vãng sinh Tây
phương Cực Lạc Thế giới.
P a g e 31 | 165
CÁC VIỆC QUYẾN THUỘC PHẢI CHÚ Ý
(1) Cha mẹ là đại ân nhân sinh ra,
nuôi dưỡng của mỗi người trong chúng ta,
cần phải hiếu thuận; anh, em, chị, em, vợ,
chồng cần phải thân ái; con trai, con gái,
cháu, con dâu cần phải từ ái. Vậy thế nào là
hiếu thuận, là thân ái, là từ ái? Thế nào là
không hiếu thuận, không thân ái, không từ
ái? Với các sự tình này, tất phải hiểu rõ triệt
để. Nếu chỉ hiểu qua loa, thì nhất định sẽ
khiến tâm hiếu thuận, thân ái, từ ái trở
thành sự việc đại ngỗ ngược, đại tàn khốc.
Mọi người chúng ta muốn tránh được nguy
hiểm này, thì đối với các điều sẽ trình bày ở
dưới, tất phải học tập chu đáo.
(2) Nói chung con người vào lúc lâm
chung, là lúc cuối cùng của một đời người.
Chúng ta là quyến thuộc, phải dùng hết thời
gian ngắn ngủi này, đối với người bệnh,
chân thực biểu hiện tâm hiếu thuận, thân ái,
từ ái. Thời thời khắc khắc phải chăm sóc tốt.
Bất kể việc gì, nhất nhất đều phải tuỳ thuận
ý tứ của người bệnh, không thể khiến tâm
người bệnh sinh ra mọi phiền não.
P a g e 32 | 165
(3) Hễ mạng sống đến lúc lâm chung,
nhất định phải thỉnh vài vị đoàn viên của
Đoàn Trợ niệm (Phật tử Việt
Nam thường gọi là Ban Hộ niệm) đến
để giúp đỡ niệm Phật. Nếu đoàn viên đến
nhà chúng ta, toàn gia quyến thuộc vân
vân…, tất cả mọi người đề phải nghe theo họ
chỉ đạo, không thể làm trái một chút xíu nào.
Phải hiểu được đoàn viên của Đoàn Trợ
niệm vì sự cứu độ thần thức người thân của
ta, vãng sinh Tây phương, cho nên toàn gia
quyến thuộc vân vân… chúng ta, từng người
đều phải tỏ lòng biết ơn, phải tận tâm chiêu
đãi họ. Giả sử đoàn viện trợ niệm bận việc
nơi khác, hoặc nhất thời khó mời được, thế
thì người nhà quyến thuộc vân vân…, trợ
giúp niệm Phật đúng như pháp, thì cũng
như nhau.
Nhưng phải thực hành đúng theo phương
pháp trợ niệm này, không thể thay đổi
phương pháp này chút nào, như vậy nhất
định có thể vãng sinh Tây phương. Mà còn
phải cả nhà cùng ăn chay, tuyệt đối cấm chỉ
sát sinh, tu phúc cho người bệnh. Đến khi
cần có người trợ niệm, bệnh tật của người
P a g e 33 | 165
bệnh nhất định là rất nặng rồi, trong thời
gian này, nên phải nhất tâm niệm Phật cho
người bệnh, giúp người đó vãng sinh Tây
phương. Nhất thiết không thể một mặt đòi
người trợ niệm, một mặt lại tiêm thuốc
kích thích tim cho người bệnh, cho uống
thuốc bổ như sâm Cao Ly vân vân…, như
vậy tức là càng tăng thêm sự đau khổ cho
bệnh nhân, trở ngại sự vãng sinh Tây
phương của người ấy, đây là điều đau lòng
nhất. Hy vọng rằng là người quyến thuộc,
phải hiểu rõ điểm này, không nên làm hại
thân nhân của mình.
(4) Phàm con người đến khi lâm
chung, tức là lúc đứng ở ngã rẽ đi Thánh
đạo Tây phương, và Lạc đạo của Trời,
Người, A Tu La, và Khổ đạo của súc sinh,
ngã quỷ, địa ngục. Những người quyến
thuộc, nếu giúp đỡ bệnh nhân niệm Phật,
vậy tức là đưa thần thức của người ấy vãng
sinh Thánh đạo Tây phương hưởng thụ vô
lượng diệu lạc; giả sử đối với người bệnh, bi
ai khóc lóc hay kêu gào vân vân…, đó tức là
đẩy thần thức người đó xuống ba loại Khổ
đạo: súc sinh, ngã quỷ, địa ngục, chịu đau
P a g e 34 | 165
khổ vĩnh cửu. Phải hiểu được là quyến
thuộc, tức là phải phân biệt rõ ở điểm này, là
hiếu thuận hay không hiếu thuận, là thân ái
hay không thân ái, là từ ái hay không từ ái.
(5) Phải nên tin lời dạy trong Kinh
Phật, nếu đọa lạc vào ba ác đạo súc sinh, ngã
quỷ, địa ngục, sự đau khổ phải chịu đựng
đó, thật là nói không hết được, thời gian chịu
khổ cũng lâu dài như không bao giờ hết. Địa
ngục khổ nhất, một ngày một đêm, phải chịu
một vạn lần chết, một vạn lần sinh. Sự khổ
của ngã quỷ, dài hàng trăm ngàn vạn kiếp,
đến danh từ nước tương, cũng không nghe
thấy, huống chi là được ăn? Súc sinh cũng
khổ, rút ruột mổ bụng, cho người ăn nuốt.
Nếu đã đọa lạc vào ba ác đạo này, tối thiểu
phải chịu qua năm ngàn đại kiếp. Mỗi đại
kiếp, dài lâu bằng 13 ức 4384 vạn năm. Nếu
đợi hết tội khổ của năm ngàn đại kiếp này,
sau khi chịu hết rồi, mới được ra khỏi, thế
thì không biết được là đến bao giờ.
Giả thiết sinh đến Tây phương, mỗi ngày
đều được nghe A Di Đà Phật giảng kinh
thuyết pháp, cùng Quan Thế Âm Bồ tát, Đại
Thế Chí Bồ tát, làm bạn tốt với nhau, những
P a g e 35 | 165
gì mắt thấy, đều là diệu sắc trang nghiêm, tai
nghe được toàn là nhã âm vi diệu, sự hưởng
thụ sung sướng đó, thật là nói không hết
được. Lại đều đầy đủ đạo lực thần thông,
muốn đến, độ hóa quyến thuộc mọi người
chúng ta, nói muốn đến liền đến, muốn đi
liền đi, đều được tự do như ý. Hơn nữa, một
đời có thể thành Phật. Cho nên mỗi người
chúng ta, đều phải suy nghĩ kỹ càng, Tây
phương kia có sự sung sướng vô cùng vô tận
như thế, ai lại không chịu phát tâm giúp đỡ
cha mẹ mình vân vân… niệm Phật vãng sinh
Tây phương hưởng sung sướng! Súc sinh,
ngã quỷ, địa ngục kia có vô lượng vô biên
khổ não như thế, ai người chịu dùng tâm độc
ác đối xử với cha mẹ của mình…, mà bi ai
khóc lóc đẩy họ đọa lạc vào ba ác đạo súc
sinh, ngã quỷ, địa ngục? Mỗi người trong
chúng ta đều phải hiểu được phàm người lúc
lâm chung, hoặc sinh về Tây phương, hoặc
đọa lạc súc sinh, ngã quỷ, địa ngục, trách
nhiệm này, quá nửa là ở người làm thân
nhân quyến thuộc.
(6) Phàm bệnh nhân lúc bình thường
đã có tâm nguyện niệm Phật cầu sinh Tây
P a g e 36 | 165
phương, đó là điều tốt nhất. Nếu là người
không có tín tâm hoặc không hiểu về niệm
Phật cầu sinh Tây phương, chúng ta là
người quyến thuộc, phải nói rõ ràng với
bệnh nhân: “Làm người thì không ai có thể
làm người mãi mãi được, có sáu nẻo sinh tử
luân hồi. Địa ngục tam đồ thì khổ vô cùng,
mà cũng dễ bị đọa lạc vào. Lại nói về Tây
phương sung sướng nhất. Trong Tây
phương Cực Lạc Thế giới, không có địa
ngục ba nẻo, cũng không có sáu nẻo sinh tử
luân hồi. Người ở Tây phưong, là sinh ra từ
hoa sen, đã được ngồi trong hoa sen, vừa
nhu nhuyễn, vừa thơm tinh khiết, vừa lớn,
vừa đẹp, vừa sáng sủa. Người ở Tây phương,
nơi ở đều là lâu các bằng trân châu bảo bối,
vừa cao lớn, vừa mỹ lệ. Người ở Tây
phương, muốn ăn thức ăn nào ngon nhất,
liền có ngay thức ăn ngon nhất đó. Muốn
mặc loại quần áo nào tốt nhất, liền có ngay
loại quần áo tốt nhất đó. Các sự sung sướng
người ở Tây phương được hưởng, thật là nói
không hết được. Ông (bà) nếu phát tâm
niệm danh hiệu A Di Đà Phật, tha thiết
muốn cầu được sinh về Tây phương, thì đến
P a g e 37 | 165
khi lâm chung, A Di Đà Phật tay cầm một
đóa hoa sen lớn, sẽ đến trước mặt ông (bà),
đón tiếp ông (bà) vãng sinh Tây phương,
sinh đến Tây phương, tức thì có sự sung
sướng hưởng không hết. Ông (bà) chịu phát
tâm niệm Phật, nhất định có thể vãng sinh
Tây phương.” Là người quyến thuộc nói như
thế cho bệnh nhân nghe mỗi ngày ba lần,
cách nói là, không được gấp gáp, nên
khuyên đạo từ tốn bình hòa. Phải hiểu được
tâm bệnh nhân. Là dễ bị phiền não nhất,
cũng rất sợ phiền não, nếu như bệnh nhân
đã tin tưởng rồi, thì không thể khuyên đạo
nữa. Sau đó chỉ chuyên khuyến khích người
đó nhất tâm niệm Phật, cầu sinh Tây
phương là được rồi.
(7) Phàm người bệnh nếu có việc nhà
hoặc các việc cần thiết khác, lúc bình thường
chưa thể nói cho quyến thuộc được, người
quyến thuộc, tất phải vào khi tâm thức
người bệnh còn sáng suốt, còn nói chuyện
được, thì hỏi trước cho mọi việc rõ ràng.
Nếu tâm thức bệnh nhân đã hôn mê, không
nói được nữa, hoặc đã hỏi qua mọi việc rồi,
thì không được nhắc tới chuyện nhà, việc thế
P a g e 38 | 165
tình nữa, để tránh làm hỗn loạn chính niệm
của người bệnh (chính niệm tức là Phật
niệm). Tâm thức bệnh nhân, nếu còn sáng
suốt, người trong quyến thuộc, phải nói với
người bệnh: “Ông (bà) X à! Tất cả mọi việc
của gia đình, chúng tôi đều sẽ gánh vác
được, ông (bà) nhất thiết không phải lo lắng
gì, hãy nhất tâm nhất ý niệm A Di Đà Phật,
cầu sinh Tây phương.” Lời nói này, chỉ có
thể được nói một lần, sau đó chỉ một việc
nhắc nhở người đó nhất tâm niệm Phật, cầu
sinh Tây phương. Đồng thời tự mình dùng
ngón tay, chỉ về hướng Tây, nói với người
bệnh: “Tây phương ở trước mặt ông (bà),
ông (bà) cứ nhất tâm niệm Phật, tự mình
nghĩ vãng sinh Tây phương.” Là người
quyến thuộc, mỗi ngày nhắc nhở người bệnh
vài lần như vậy. Giả sử sau khi tâm thức
bệnh nhân đã hôn mê, thì không cần nhắc
nhở nữa, chỉ chuyên cao giọng giúp đỡ niệm
Phật.
(8) Nếu có bằng hữu thân thích, đến
thăm hỏi người bệnh, là người quyến thuộc,
trước hết mời khách tới một gian phòng
khác để chiêu đãi, và nói rõ với khách rằng:
P a g e 39 | 165
“Con người lâm chung là sự việc quan trọng
nhất.” Lại nói: “Giúp đỡ bệnh nhân niệm
Phật, là có ích lợi lớn. Nếu khóc lóc bi ai
trước người bệnh, là trở ngại lớn.” Nói qua
với người ấy như thế, một mặt tránh cho
khách sinh tâm nghi hoặc; mặt thứ hai tránh
được khi trước mặt người bệnh, than thở bi
ai ảo não, trở ngại chính niệm. Lại phải giúp
cho khách cũng trợ giúp người bệnh niệm
Phật, vãng sinh Tây phương, như thế tức là
thực sự có cảm tình lớn.
(9) Nếu có người bệnh, nghiệp
chướng hiện tiền, không thích có người niệm
Phật thay cho mình, chán ghét người niệm
Phật, nghe và thấy người niệm Phật, trong
tâm thấy khó chịu; hoặc thấy oán hồn hiện
ra đòi mạng vân vân… Đây đều là nghiệp
chướng của người ấy hiện ra, trở ngại cho sự
vãng sinh. Là người quyến thuộc phải đến
trước bàn thờ Phật thành khẩn thay người
đó niệm Phật sám hối, để nghiệp chướng của
người đó tiêu trừ, vãng sinh Tịnh độ. Như
năm trước có một vị cư sỹ, mẹ ông ta bị bệnh
sắp chết, ông đã thỉnh đoàn trợ niệm đến
nhà niệm Phật cho mẹ. Mẹ ông nghe thấy
P a g e 40 | 165
người ta niệm Phật, trong tâm ngược lại cảm
thấy khó chịu, kêu đoàn viên trợ niệm không
được niệm. Lúc đó vị sư phụ quy y cho ông
cư sỹ kia, biết được đây là nghiệp chướng
hiện ra, liền thay thế cho mẹ ông niệm vài
cuốn Kinh Địa Tạng, vị cư sỹ kia cũng rất
khẩn thiết thay mẹ sám hối trước Phật. Về
sau, lại niệm Phật thay cho mẹ, mẹ ông liền
cảm thấy vui vẻ, cuối cùng, cũng được vãng
sinh. Ở trên nói niệm Kinh Địa Tạng có thể
tiêu trừ nghiệp chướng, giả sử không thể
niệm Kinh Địa Tạng, thì niệm danh hiệu Địa
Tạng Bồ tát, cũng có thể được. Lại có một vị
cư sỹ, cha của ông sinh bệnh sắp chết, trông
thấy một nữ nhân và một con chó đến đòi
mạng ông, vị cư sỹ ấy liền thay cha niệm
Phật sám hối, nữ nhân và con chó tức thì
không thấy nữa. Về sau cha ông lại thấy hai
vị tăng. Hai vị tăng nói với cha ông: “Đời
trước ông đã ngăn trở chúng tôi vãng sinh,
cho nên bây giờ chúng tôi cũng phải ngăn
trở ông vãng sinh.” Vị cư sỹ kia liền thay thế
cha sám hối trước Phật lần nữa, và cầu xin
hai vị tăng kia, hãy để cho cha ông được
vãng sinh. Nếu cha ông được vãng sinh Tây
P a g e 41 | 165
phương, sau này nhất định sẽ trở lại giúp
hai vị tăng cùng vãng sinh Tây phương, để
tạ lỗi lầm đã cản trở trong quá khứ. Cuối
cùng cha của ông lại thấy một vị lão tăng,
nói với ông: “Oán nghiệp của ông đã được
tiêu trừ, quá tam thất nữa, thì có thể vãng
sinh, vị thứ của ông là cấp thứ năm.” Lại
nói: “Gọi là tam thất, con của ông biết.” Mọi
người cho tam thất là hai mươi một ngày,
trợ niệm quá nhiều ngày đã rất mệt mỏi rồi,
nay phải tiếp tục thêm hai mươi mốt ngày
nữa, ai nấy cảm thấy rất khổ nạn. Thì ra chỉ
qua hai mươi mốt giờ, cha của ông đã vãng
sinh, cấp thứ năm đại khái là Trung phẩm
Trung sinh. Theo đó thì thấy, là quyến
thuộc, thay mặt người bệnh niệm Phật sám
hối, hoặc tụng Kinh Địa
Tạng hoặc danh hiệu Địa Tạng Bồ tát vân
vân…, đối với người bệnh, là có ích lợi rất
lớn.
(10) Người ta vào lúc sắp tắt thở, những
người trợ niệm, người quyến thuộc vân
vân… nếu đông, đều hướng về Phật, hoặc
quỳ niệm, hoặc lạy niệm, chí thành khẩn
thiết, cầu Phật từ bi, tiếp dẫn thần thức của
P a g e 42 | 165
vong nhân vãng sinh Tây phương; người trợ
niệm, những quyến thuộc vân vân… nếu ít,
ở gần bên người bệnh giúp đỡ niệm Phật,
nhưng đừng đến nhìn trước mặt người bệnh.
Phải biết rằng, trong thời gian này, người
thân thuộc nhìn nhau, khó tránh được tâm
niệm không sinh bi ai, tình ái, trở ngại chính
niệm. Thích hợp nhất hoặc ngồi hai bên phải
trái, hoặc ngồi mặt sau. Âm thanh
niệm Phật, nhất thiết không được bi ai,
giống như tiếng khóc, nếu có các tiếng như
vậy, người bệnh nghe được, tâm lý nhất định
sẽ sinh khởi những niệm bi ai ái luyến, nếu
có các niệm như thế, thì sẽ mất chính niệm,
chính niệm nếu mất, tức thì vì đó không
được sinh về Tây phương. Cho nên trong
thời gian này, chúng ta những người
quyến thuộc, tất phải đặc biệt cẩn thận, đặc
biệt chú ý, tuyệt đối chế ngự, đình chỉ bi ai,
mà nên cao giọng niệm Phật, từng câu từng
câu niệm cho rõ rõ ràng ràng, từng chữ từng
chữ niệm cho rõ rõ ràng ràng. Trong lúc
niệm Phật, tâm lý kiêm cả mong cầu lực từ
bi của Phật, gia hộ vong nhân, thân tâm an
P a g e 43 | 165
lạc, chính niệm phân minh, mau được
vãng sinh Tây phương.
(11) Phàm người sau khi tắt thở, trước
khi thân thể còn chưa lạnh thấu toàn bộ,
trong giai đoạn này, những người quyến
thuộc chúng ta, càng phải chú ý hơn, nén bi
ai, phát tâm cao giọng giúp đỡ niệm Phật.
Đồng thời còn phải luôn luôn để ý đến trên
mặt hoặc trên thân người chết, không thể
cho ruồi muỗi đậu lên. Phải hiểu rằng vong
nhân tuy đã ngừng thở, thân thể nếu còn
một chút ấm chưa lạnh hẳn, thì thần thức
còn chưa hoàn toàn rời khỏi thân, nếu như
có vật chạm vào mình, vong nhân tức thì tự
cảm thấy đau khổ. Có một số người nghĩ
rằng phải luôn luôn sờ vào thân người chết,
để biết nơi nào còn ấm, điều này chỉ có hại
lớn cho vong nhân, không có một chút lợi
nào. Nếu đã qua hơn mười tiếng đồng hồ,
muốn biết hơi ấm của vong nhân đã hết hẳn
hay chưa, cũng phải thỉnh một người có tri
thức tương đối, nhẹ nhàng chậm rãi thám
sát. Vào thời gian này, người gia đình quyến
thuộc, nhất định đều phải theo chỉ dẫn của
đoàn viên trợ niệm, tránh được các sai lầm
P a g e 44 | 165
làm hại cho vong nhân. Nếu không có sự chỉ
đạo của đoàn viên trợ niệm, thì phải nhất
định theo đúng phương pháp trợ niệm, để
thực hành. Cho đến các đoàn viên trợ niệm,
cũng phải nghe theo sự chỉ đạo của người
lãnh đạo, không thể tùy tiện sờ vào thân của
người chết. Nhất thiết không được nghe theo
những lời mê tín vô căn cứ của thế tục. Họ
nói: “Hễ người đã chết rồi, phải nhân lúc
thân thể còn ấm, các khớp xương còn mềm,
dễ thay quần áo.” Lại nói: “Nếu người đã
chết, không sớm chuyển giường đi, sẽ bị món
nợ thiếu giường ngủ cho người đó.” Lại nói:
“Phải khóc, nếu không khóc, các hung tinh
kia không chịu bỏ đi.” Những lời mê tín này,
tương truyền đi, người bị những lời này làm
hại, có vô lượng vô biên vong nhân, chịu khổ
não lớn oan uổng, đọa lạc vào ba ác đạo súc
sinh, ngã quỷ, địa ngục. Thời cổ xưa có một
vị vua tên là A Kỳ Đạt, bình sinh tin theo
Phật pháp, xây tháp lập chùa, công đức to
lớn, đến lúc mạng chung đúng khi tắt thở,
viên thị quan phục thị ông ta, vì duyên cớ
nhiều ngày thiếu ngủ, chiếc quạt trong tay
rơi xuống mặt ông vua, khi đó ông ta cảm
P a g e 45 | 165
thấy đau khổ, tức thì sinh tâm sân hận, khi
mạng chung, thần thức liền theo tâm sân
hận đó, đi đầu thai làm một con rắn. May là
vị A Kỳ Đạt vương này do duyên cớ có công
đức lúc bình sinh tín kính Phật pháp, xây
tháp lập chùa, về sau gặp được tăng nhân,
thuyết pháp cho ông, con rắn này vì công
đức nghe Phật pháp, sau ba ngày thì chết,
thần thức bay lên trời. Lại chuyện nữa ngày
xưa có hai vợ chồng, rất thân ái với nhau,
bình sinh cùng tin Phật pháp, phụng trì trai
giới. Một hôm vào lúc chồng chết, người vợ
khóc lóc bi ai. Chồng bà thân thể tuy chết,
thần thức còn chưa rời khỏi thân, nghe tiếng
khóc bi ai của vợ, tâm sinh ra niệm tình ái,
thế là thần thức liền theo một niệm tình ái
này, đầu nhập vào thân người vợ, làm một
con sâu trong lỗ mũi. Người vợ kia vì chồng
chết, khóc chảy nước mắt nước mũi. Khi đó
một con sâu rơi xuống từ trong lỗ mũi, người
phụ nữ muốn lấy chân đạp lên con sâu, một
vị tăng kêu lên: “Đừng làm hại chồng của
bà!” Người phụ nữ kinh ngạc hỏi duyên cớ,
vị tăng kia nói: “Chồng bà bình sinh phụng
trì trai giới đúng ra được sinh lên trời, vì lý
P a g e 46 | 165
do bà khóc lóc bi ai, chồng bà nghe thấy tâm
sinh ái niệm, thần thức liền theo ái niệm đó,
đầu thai vào thân bà, làm con sâu trong lỗ
mũi.” Người phụ nữ kia tự sám hối, cầu xin
vị tăng thuyết pháp cho con sâu nghe, con
sâu kia vì được nghe Phật pháp, liền thoát
khỏi thân con sâu, thần thức cũng được sinh
lên trời. Hai câu chuyện này đều có nói
trong kinh, đều có căn cứ. Những lời mê tín
hư truyền trên thế tục kia, là không có căn
cứ, mọi người chúng ta phải hiểu rõ những
lời mê tín đó, tránh cho các vong nhân về
sau, lại bị khổ đau oan uổng nữa, đọa vào
súc sinh, ngã quỷ, địa ngục oan uổng. Cho
nên vào lúc vong nhân sau khi ngừng thở,
trước khi thân thể còn chưa lạnh thấu
hoàn toàn, những người quyến thuộc chúng
ta, nhất định phải đoạn trừ tiếng khóc, và
chế chỉ việc đụng chạm vào thân thể người
chết, tránh được sự di họa cho vong
nhân, không thể vãng sinh Tây phương. Nói
chung lại, nhất thiết phải nghe theo sự chỉ
dẫn của đoàn viên trợ niệm, nếu không có sự
chỉ dẫn của đoàn viên trợ niệm, người quyến
thuộc chúng ta phải chậm rãi nhẹ nhàng
P a g e 47 | 165
thăm dò thân thể vong nhân, đợi cho đến sau
khi toàn bộ đã lạnh thấu, mới chuẩn bị tắm
rửa thay áo. (Phương pháp tắm rửa thay áo,
sẽ trình bày trong phần mộc dục canh y sau
này).
HỎI ĐÁP VỀ TRỢ NIỆM
HỎI : Hai chữ “trợ niệm” ý nghĩa gì?
ĐÁP : “Trợ” là giúp đỡ, “Niệm” là chính
niệm. Ghép hai chữ lại, tức là giúp đỡ người
lâm chung, mỗi niệm hiện ra đều là chính
niệm.
HỎI : “Chính niệm” là gì?
ĐÁP : “Chính niệm” còn gọi là “tịnh
niệm”. Chính niệm và tịnh niệm này, đều là
tâm niệm niệm Phật. Bởi vì tâm niệm niệm
Phật, là chính nhân để thành Phật, cho nên
gọi là chính niệm. Lại nữa tâm niệm niệm
Phật, không so sánh với lục trần, vì cớ tâm
ấy thanh tịnh, cho nên gọi là tịnh niệm. Tịnh
niệm này, cũng là tịnh nhân để vãng sinh
Tịnh độ. Về ý nghĩa của chữ chính niệm này,
đại lược là như thế.
P a g e 48 | 165
HỎI : Người lâm chung vì duyên cớ gì
cần người khác trợ niệm?
ĐÁP : Phàm người đã đến bước ngoặt
lâm chung, đó là khi tứ đại tan rã, các khổ
giao tập lại, chân tay rối loạn, đau khổ như
con cua rơi vào nồi canh đang sôi. Lúc bình
thường công phu niệm Phật chưa thuần
thục, đến thời điểm này, ai người không cần
người khác trợ niệm? Lúc bình thường có
được sáu phần, bảy phần công phu niệm
Phật, khi đến thời điểm này, cũng khó dùng
được hai phần, ba phần. Huống chi người
lúc bình thường hoàn toàn chưa có công phu
niệm Phật, đến thời diểm này, có thể không
cần người khác giúp không? Phải hiểu
được người ta vào lúc lâm chung, tự mình
khó làm chủ được một chút tơ hào nào.
Hoàn toàn dựa vào người khác, giúp đỡ
niệm Phật, thay người đó làm chủ mọi việc.
HỎI : Người bệnh đã chết thật rồi, nhưng
vẫn còn giúp người ấy niệm Phật có tác dụng
gì?
ĐÁP : Bởi vì người bệnh vừa mới tắt thở,
tuy là đã chết rồi, nhưng thần thức người ấy
P a g e 49 | 165
vẫn chưa hoàn toàn ra khỏi thân thể, đời sau
của người ấy được sinh về nơi thiện hay ác
còn chưa quyết định, trong lúc này giúp đỡ
người ấy niệm Phật, có diệu dụng thù thắng
lớn nhất. Phải biết rằng phàm người ta đến
lúc lâm chung, tức là đến ngã rẽ đi Thánh
đạo, thiện đạo, ác đạo. Chúng ta làm người
đời đời kiếp kiếp đến nay, thiện nghiệp và ác
nghiệp đã tạo, nhiều vô lượng vô biên, các
niệm thiện thiện ác ác phát hiện ra trong
tâm, nối tiếp nhau không ngừng. Đa số đều
là tâm niệm ác, tâm niệm thiện thì rất ít.
Phàm người vào lúc lâm chung, một niệm
cuối cùng của tâm nếu là ác, lúc đó tâm lý ác
liền phát hiện các cảnh ác của địa ngục, ngã
quỷ, súc sinh; mạng chung một niệm tâm
này, liền theo ác cảnh này đi đầu sinh vào ác
đạo; tâm của một niệm cuối cùng nếu là
thiện, lúc đó tâm lý thiện liền phát hiện các
cảnh thiện của trời, người; mạng chung của
một niệm này đi theo các thiện cảnh đó, đầu
sinh thiện đạo. Tâm của một niệm cuối cùng
nếu là niệm Phật, nguyện cầu vãng sinh Tây
phương, tâm niệm Phật nguyện sinh Tây
phương đó, liền phát hiện Tây phương Cực
P a g e 50 | 165
Lạc Thế giới A Di Đà Phật và chư
Thánh chúng, tiếp dẫn ở trước mặt, mạng
chung một niệm tâm này, liền theo A Di Đà
Phật, vãng sinh lên Thánh đạo của Tây
phương Cực Lạc Thế giới. Phải hiểu được
rằng người ta khi lâm chung, đạo lý giúp đỡ
người ấy niệm Phật, tức là làm cho tâm của
một niệm cuối cùng của người chết phải là
niệm Phật. Tâm một niệm cuối cùng nếu biết
niệm Phật, A Di Đà Phật tức thì ở trong
tâm người chết do tự mình niệm Phật, hiện
tiền tiếp dẫn, người chết đó, tức thì trong
tâm niệm Phật của mình theo Phật vãng sinh
Tây phương. Sinh đến Tây phương, cái sinh
tử của thế giới Sa bà này liền chấm dứt vĩnh
viễn, đó tức là vô lượng sự sung sướng vĩnh
cửu. Giúp đỡ người sắp chết niệm Phật, có
diệu dụng thù thắng lớn nhất như thế.
NÓI VỀ MỘT NIỆM VÃNG SINH TÂY
PHƯƠNG KHI LÂM CHUNG
HỎI : Tây phương Cực Lạc Thế giới, cách
xa tới 10 vạn ức Phật độ, tâm một niệm của
người niệm Phật khi lâm chung, làm sao có
thể sinh tới được?
P a g e 51 | 165
ĐÁP : Tâm một niệm của người niệm Phật
khi lâm chung, vãng sinh Tây phương Cực
Lạc Thế giới, vì duyên cớ có ba loại lực
lượng bất khả tư nghị dung hợp lại. Một loại
là Phật lực, tức là tâm 48 đại nguyện đại từ
đại bi của A Di Đà Phật, nhiếp thụ chúng
sinh tín nguyện niệm Phật, Phật lực vãng
sinh Tây phương bất khả tư nghị.
Một loại là tâm lực, tức là tâm một niệm
hiện tiền của từng người chúng sinh chúng
ta. Đối với tâm một niệm này có ba nghĩa:
(1) là tâm thể, bản thể của tâm một
niệm này, cùng với chư Phật là tương đồng,
không có khác biệt một tơ hào nào. Nhưng
chư Phật là thường ngộ không mê, bối trần
hợp giác (mang trần thế hợp vào giác ngộ),
tâm ấy thanh tịnh, đầy đủ vô lượng công đức
trí tuệ. Mọi người chúng ta là thường mê
không ngộ, mang giác ngộ hợp vào trần thế,
tâm này uế nhiễm, đầy đủ vô lượng phiền
não ác nghiệp. Giả thiết mỗi chúng ta nếu có
thể phát tâm niệm Phật A Di Đà, đúng ngay
lúc đang niệm Phật, ngay đó tức là đã đổi mê
về ngộ, bối trần hợp giác.
P a g e 52 | 165
Nghiệp vô lượng phiền não mê hoặc kia liền
hoàn toàn thanh tịnh, trí tuệ công đức vô
lượng kia hoàn toàn hiển lộ. Thể trước mắt
của tâm niệm Phật này tức thì như chư Phật
rồi. Cho nên các bậc cổ đức nói: “Nhất niệm
tương ứng nhất niệm Phật, niệm niệm tương
ứng niệm niệm Phật.” tức là Thánh nhân
cùng phàm phu cùng một tâm thể, là lý do
chư Phật cùng chúng sinh đồng một tâm
nguyên (nguồn của tâm). Niệm Phật thành
Phật, ví như nấu gạo thành cơm, đây là việc
đương nhiên. (2) là tâm lượng, tâm lượng
một niệm này, rộng lón vô biên. Trong kinh
dạy: “Tâm bao Thái hư, lượng chu Sa giới”.
Đây tức là tâm lượng quảng đại vô biên.
Rộng lớn đến thế nào? Kinh dạy rằng: trong
Thái hư, gồm có loại thế giới các Phật sát
nhiều như số vi trần không thể nói được, ở
giữa có một loại thế giới, tên là Phổ Chiếu
Thập phương Xí Nhiên Bảo Quang Minh,
loại thế giới này có 20 tầng thế giới, thế giới
Sa Bà chúng ta sống này và Thế giới Cực
Lạc cách xa nhau 10 vạn ức quốc độ, cùng ở
trong tầng thứ 13 của Thế giới Phổ Chiếu
Thập phương Xí Nhiên Bảo Quang Minh
P a g e 53 | 165
này. Vậy một loại thế giới lớn như thế,
huống chi loại thế giới các Phật sát nhiều
như số vi trần? Rất nhiều rất nhiều loại thế
giới này, còn ở trong Thái hư, Thái hư còn ở
trong tâm lượng một niệm của mỗi chúng ta,
điều này có thể thấy tâm lượng một niệm
của mỗi chúng ta, thực tại là quảng đại vô
biên, cho nên nói rằng tâm bao Thái hư,
lượng chu Sa giới. Mọi người chúng ta nếu
có thể hiểu tâm lượng một niệm này, quảng
đại vô biên như thế, thì tức là với người
niệm Phật, tâm một niệm khi lâm chung,
vãng sinh Tây phương Cực Lạc Thế giới, tự
nhiên sẽ không có lòng nghi hoặc nữa. (3)
là tâm đầy đủ (hay tâm cụ), tâm của một
niệm này, có đầy đủ 10 loại pháp giới: Phật,
Bồ tát, Duyên giác, Thanh văn, Trời, Người,
(A) Tu la, Súc sinh, Ngã quỷ, Địa ngục, mà
10 loại pháp giới này, lại là tâm của một
niệm này tạo thành công, tâm của một niệm
mỗi chúng ta, nếu là tạo 10 ác nghiệp, thế
tức là tạo 3 ác đạo súc sinh, ngã quỷ, địa
ngục rồi. Tâm của một niệm này của mỗi
chúng ta, nếu là tạo 10 thiện nghiệp, tức là
đã tạo 3 thiện đạo Trời, Người, Tu La
P a g e 54 | 165
rồi. Tâm của một niệm này của mỗi chúng
ta, nếu niệm A Di Đà Phật, tức là đã tạo
Phật rồi. Kinh dạy rằng: “Thị tâm tác Phật,
thị tâm thị Phật.” Nói cách khác, thị tâm nếu
làm chúng sinh, thị tâm tức là chúng sinh
rồi. Cho nên tâm của một niệm của mỗi
chúng ta, nếu là niệm Phật, tức là làm Phật
rồi. Tâm niệm Phật này, thể của nó tức là
Phật, phải hiểu được tâm của một niệm của
mỗi chúng ta, vốn có đầy đủ trí tuệ công đức
của Phật, tâm của một niệm nếu là niệm
Phật, tức là Phật rồi. Đây là đạo lý của tâm
đầy đủ, tâm tạo tác. Giả sử mỗi người đều có
thể hiểu rõ ý nghĩa này, thì đối với đạo lý
niệm Phật tức có thể thành Phật, tự nhiên sẽ
không còn sự không tin nữa. Tâm thể, tâm
lượng, tâm đầy đủ nói trên, nói ra tuy lý là
ba loại, kỳ thực là một chỉnh thể không tách
rời được. Tâm của một niệm của tự mỗi
người chúng ta, có duyên cớ đại diệu dụng
vô cùng vô tận như thế, cho nên mới nói tâm
lực của chúng sinh bất khả tư nghị. Một
loại là pháp lực, tức là pháp lực của tín
nguyện niệm Phật cảm ứng đạo giao bất khả
tư nghị. Hễ chân tín, thiết nguyện, chí thành
P a g e 55 | 165
niệm Hồng danh A Di Đà Phật, thì Phật lực,
pháp lực, tâm lực chúng sinh, ba loại lực
bất khả tư nghị này, hoàn toàn dung hợp
trong một câu Hồng danh A Di Đà Phật rồi.
Vì duyên cớ có ba loại lực bất khả tư nghị,
dung hợp trong một niệm, cho nên tâm
của một niệm khi lâm chung, tức thì được
vãng sinh Tây phương Cực Lạc Thế giới. Cổ
nhân dạy: “Hợp ba lực này trong một lúc,
thu được thành công trong một niệm.” tức là
đạo lý này vậy.
 VÀI ĐIỂM NGƯỜI TRỢ
NIỆM PHẢI HIỂU RÕ
(1) Phát tâm giúp đỡ người khác
niệm Phật vãng sinh Tây phương, tức là
thay thế Như Lai đảm nhiệm một trách
nhiệm lớn hóa độ chúng sinh liễu sinh thoát
tử. Chúng ta chấp hành đại sự nghiệp cứu
độ chúng sinh này, nhất định phải thiết thực
tận tâm hành sự, nhất thiết không được phô
diễn cho xong việc, làm lỡ nhân duyên đại sự
liễu thoát sinh tử của người ta. Hãy cẩn
thận! Hãy cẩ thận!
P a g e 56 | 165
(2) Khi đến nhà người bệnh để trợ
niệm, đầu tiên phải chiêu tập quyến thuộc,
nói rõ cho họ biết rằng con người lúc lâm
chung, là bước ngoặt quan trọng nhất để
siêu thăng hay đọa lạc, rằng trách nhiệm này
hoàn toàn ở toàn gia quyến thuộc các người,
các người là quyến thuộc, nếu muốn người
bệnh siêu thăng, không bị đọa lạc, thì nhất
nhất đều phải nghe theo sự chỉ dẫn của
người trợ niệm chúng tôi, không sai trái một
chút nào, như vậy sẽ bảo đảm người lâm
chung vãng sinh Tây phương Cực Lạc Thế
giới.
(3) Người trợ niệm vào phòng của
người bệnh, thái độ đối với bệnh nhân phải
thành khẩn, nói năng phải từ tốn, người
bệnh nghe được thấy được, tâm lý sẽ không
hoài nghi. Đầu tiên là tán thán các việc thiện
đã làm lúc bình thường của người bệnh,
khiến tâm người bệnh hoan hỷ; sau đó nói về
hàng loạt các pháp thiện diệu, khiến
tâm người bệnh sinh niềm an lạc, khởi chính
tín cầu sinh Tây phương. Người trợ
niệm nhìn người bệnh, phải có ý tưởng xem
người đó là thân thuộc của mình, phải hiểu
P a g e 57 | 165
được rằng trong đời này, tuy không phải là
thân thuộc thực sự, nhưng hoặc 1 đời, 2 đời,
3 đời trước, cũng đã là thân thuộc, không
thể nói là hoàn toàn không có. Người trợ
niệm, nếu có thể nghĩ người bệnh là thân
thuộc của mình, thì tâm giúp đỡ niệm Phật,
sẽ tương đối thân thiết hơn nhiều.
(4) Trong phòng người bệnh, ngoại
trừ việc khai thị đối với người bệnh, còn tất
cả mọi người khác đều không được tiếp xúc,
nói với người bệnh, cũng không được phép
nói các chuyện phiếm lặt vặt trong phòng
bệnh, tránh không để người bệnh nghe được
bị phân tâm, mất đi chính niệm. Nếu có thân
thích hàng xóm tới muốn thăm người bệnh,
người trợ niệm phải hỏi họ “Ông (bà) đến để
giúp người bệnh niệm Phật phải không?”
Nếu trả lời là phải, thì phải nghe người trợ
niệm chỉ dẫn, tránh sinh ra trở ngại; nếu
không phải đến để giúp đỡ niệm Phật, thì
phải lựa lúc nói với người quyến
thuộc, đưa khách đến nơi khác để chiêu đãi,
tránh cho người bệnh gặp mặt, nảy sinh
niệm tình cảm, trở ngại chính niệm. Đây là
trách nhiệm tại chỗ của người trợ niệm,
P a g e 58 | 165
không thể sợ khó khăn về tình cảm. Nếu như
vì duyên cớ nể mặt nhân tình thế thái, gây
trở ngại cho người bệnh làm mất đi chính
niệm, không vãng sinh được, đó là làm
ngược lại bản hoài độ sinh của Phật, cũng
không hợp với tôn chỉ của trợ niệm.
(5) Niệm Phật hoặc 6 chữ, 4 chữ, hoặc
nhanh chậm cao thấp, nhất định đầu tiên
phải hỏi ý thích của chính người bệnh. Nếu
người bệnh không nói được nữa, thì niệm
Phật không thể quá nhanh, nếu nhanh, thì
nghe không rõ ràng; cũng không thể quá
chậm, nếu chậm, thì khí gấp (hơi thở của
người bệnh ngắn) không theo kịp, lại dễ bị
hôn trầm; cũng không được cao quá, nếu
cao, người trợ niệm, tự mình khó giữ được
lâu; cũng không được thấp quá, nếu thấp,
nghe không rõ ràng. Cho nên niệm Phật
thích hợp nhất là không nhanh, không chậm,
không cao, không thấp, từng câu từng câu
tách bạch, từng chữ từng chữ thanh thản,
khiến người bệnh từng câu lọt tai, từng chữ
vào tâm, niệm Phật như thế, mới đúng là
trợ niệm. Nhất thiết không được theo ý của
mình, người niệm nhanh, người niệm chậm,
P a g e 59 | 165
người niệm cao, người niệm thấp, nếu niệm
Phật như vậy, tuy là trợ niệm, mà người
bệnh khó được lợi ích gì. Phải hiểu rằng trợ
niệm là vì người bệnh khi lâm chung,
nguyên khí cực kỳ suy yếu, do đó tự họ
không niệm ra được, hoàn toàn dựa
vào người khác đem câu Hồng danh A Di Đà
Phật, niệm lên được rõ ràng, khiến tâm
người bệnh, mỗi niệm mỗi niệm đều quy vào
câu Hồng danh A Di Đà Phật. Phải luôn luôn
quan tâm tất cả mọi sự việc, không để tâm
niệm của người bệnh dao động. Khiến cho
chính niệm của người bệnh, từng niệm từng
niệm nối tiếp nhau, tâm của một niệm cuối
cùng khi mạng chung, theo Phật được
niệm, vãng sinh Tây phương. Đây là người
trợ niệm chúng ta, đạt được mục đích chân
thực của trách nhiệm thay thế Như Lai đảm
nhận độ hóa chúng sinh, liễu thoát sinh tử.
(6) Hoặc khi trợ niệm đã trải qua
nhiều thì gian, đột nhiên người bệnh tinh
thần khỏe lại hơn trước, cũng có thể nói
chuyện hay than vãn, cho đến hoạt động
thân thể, các loại tình hình như thế, thì
người trợ niệm phải chú ý, nhất thiết không
P a g e 60 | 165
được xem là người bệnh đã khỏe lại. Khi
thấy người bệnh có tình trạng này, không
quá hai giờ nữa sẽ tắt thở. Ví như một chiếc
đèn dầu, dầu từ từ hết, ánh sáng đèn ấy cũng
tối dần, đến lúc hoàn toàn hết dầu, ánh sáng
đèn ấy đột nhiên sáng bừng, trong khoảnh
khắc liền tắt. Phàm người bệnh đến lúc gần
tắt thở, nhiều người có tình hình loại này.
Thường thường nghe nói: “Trợ niệm nhiều
ngày rồi, người bệnh đột nhiên tinh thần
tỉnh lại, cũng có thể nói chuyện, than vãn,
các loại tình huống. Người trợ niệm không
có kinh nghiệm và kiến thức đầy đủ, xem
như người bệnh đã khỏe lại, liền ngưng trợ
niệm, không quá hai giờ sau đó, người bệnh
kia tắt thở.” Cho nên với cảnh giới loại này,
người trợ niệm chúng ta, phải tận tâm.
(7) Người trợ niệm vừa đến, nếu gặp
lúc người bệnh vừa mới tắt thở, hoặc đã tắt
thở được 1, 2, hay 3 giờ rồi, nếu như có sự
tình này, người trợ niệm, nhất thiết không
được xem là không cần gấp nữa. Phải hiểu
được lúc này, là bước ngoặt khẩn yếu nhất,
tốt nhất là phải cao giọng khai đạo một lần,
sau đó mới trợ niệm. Bởi vì sau khi người
P a g e 61 | 165
bệnh vừa tắt thở, bất kể là thân thuộc có
than khóc không, tâm người đó nhất định là
não loạn. Nếu cao giọng khai đạo, tâm của
vong nhân, tức thì có thể biết được. Do biết
được sự khai đạo: (1) Tâm của vong nhân
lập tức có nơi quy y (thanh tướng của Phật
hiệu phân minh), sau đó não loạn trở thành
chính định; (2) Cũng biết phát nguyện cầu
sinh Tây phương (tâm biết vui khi nghe Phật
hiệu tức là nguyện sinh Tây phương). Khai
đạo nên cao giọng, ngôn ngữ phải giản dị rõ
ràng, nói rằng: “Ông (bà, đạo hữu…) X!
Các việc thiện, việc ác ông (bà, đạo hữu…)
đã làm trong quá khứ, hãy hoàn toàn
đừng nghĩ tới nữa; con cháu, tài sản trong
nhà, hãy buông xả hết, không thể vương vấn
lưu luyến một chút xíu nào,một tâm một ý
niệm A Di Đà Phật, cầu sinh Tây
phương, mọi người chúng tôi giúp đỡ ông
(bà, đạo hữu…) niệm Phật. Tâm của ông
(bà, đạo hữu…) hãy chuyên chú nghe mọi
người niệm Phật. Từng niệm từng niệm một
dựa chắc vào câu A Di Đà Phật, cầu sinh về
Tây phương! Tâm của ông (bà, đạo hữu…)
hãy chuyên chú nghe mọi người niệm Phật.
P a g e 62 | 165
Từng niệm từng niệm một, dựa chắc vào câu
A Di Đà Phật, cầu sinh về Tây phương! (từ
“Tâm của ông cho đến cầu sinh về Tây
phương” nhất định phải hô hai lần). Sau khi
đã khai đạo, lập tức bắt đầu trợ niệm. Từ lúc
này, phải cất cao giọng, chuyên niệm bốn
chữ Phật hiệu. Nếu như lúc bình thường
vong nhân có tâm nguyện cầu sinh Tây
phương, nhất định được về Tây phương; nếu
lúc bình thường người không có tâm nguyện
cầu sinh, thì khi lâm chung, công đức được
nghe Phật hiệu cũng bất khả tư nghị. Địa
Tạng Kinh dạy: “Người lúc mạng chung,
nghe được danh hiệu một Phật, tiêu diệt
được 5 trọng tội vào Vô Gián Địa ngục.”
Cho nên công đức giúp đỡ người niệm Phật
khi lâm chung, thật là lớn vô cùng vậy.
P a g e 63 | 165
NHÂN QUẢ TỐI THẮNG CỦA NGƯỜI
TRỢ NIỆM
Có nhân tất có quả, có quả tất có nhân.
Chúng ta nếu có thể phát tâm giúp đỡ người
khác vãng sinh Tây phương, thì tương lai
khi chính chúng ta đến lúc lâm chung, tự
nhiên sẽ có người phát tâm đến giúp đỡ
chúng ta niệm Phật vãng sinh Tây phương.
Người khác vì được ta giúp họ niệm Phật mà
được vãng sinh về Tây phương, sau này họ
nhất định sẽ từ Tây phương theo A Di Đà
Phật cùng đến tiếp dẫn, dùng thần lực gia hộ
chúng ta, khiến chúng ta không mất chính
niệm, vãng sinh Tây phương Cực Lạc Thế
giới. Còn nữa, chúng ta thường thường giúp
đỡ người khác niệm Phật vãng sinh Tây
phương, đối với quan hệ lợi hại lúc lâm
chung, hiểu biết được nhất định tỉ mỉ rõ
ràng. Sau này đến khi chính mình lâm
chung, nhất định có thể vận dụng kinh
nghiệm trong quá khứ, khiến mọi việc được
như pháp, có thể không sinh ra tất cả các
việc không như pháp, sẽ quyết định khả
năng vãng sinh Tây phương Cực Lạc Thế
giới.
P a g e 64 | 165
Chúng ta phải hiểu được, Như Lai sở dĩ
ra đời, tức là vì muốn độ thoát tất cả chúng
sinh, khiến mọi người đều thành Phật. Đức
Thích Ca Như Lai thuyết pháp 49 năm, là vì
việc này; A Di Đà Phật phát 48 đại nguyện,
trang nghiêm Tây phương Cực Lạc Thế giới,
cũng vì việc này. Tất cả con đường lớn của
giáo lý, là dựa vào tự lực mà tu hành, tất yếu
người tu hành phải hoàn toàn đoạn trừ
phiền não, mới có thể ra khỏi sinh tử, là
pháp môn khó làm được. Pháp môn Tịnh độ,
là dựa vào nguyện lực tiếp dẫn của A Di Đà
Phật, vãng sinh Tây phương Cực Lạc Thế
giới, không đoạn phiền não, đường tắt thoát
khỏi sinh tử, trong một đời, viên thành Phật
đạo, là pháp môn dễ làm. Nay chúng ta giúp
đỡ người niệm Phật vãng sinh Tây phương,
là thay thế Như Lai đảm nhận trách
nhiệm độ thoát chúng sinh. Khiến cho người
được chúng ta trợ niệm, vãng sinh Tây
phương Cực Lạc Thế giới. Theo pháp môn
dễ làm, dựa vào nguyện lực của A Di Đà
Phật, rất mau thoát khỏi sinh tử, viên thành
Phật đạo, là một công đức lớn nhất. Loại
công đức lớn nhất này, tức là NHÂN để
P a g e 65 | 165
THÀNH PHẬT của chúng ta; tương lai
chính chúng ta, có thể dựa vào công đức này,
cũng có thể vãng sinh Cực Lạc Thế giới, ra
khỏi sinh tử, viên thành Phật đạo. Dùng
nhân thành Phật, cảm ứng quả thành Phật,
đây là đạo lý nhất định.
VẤN ĐỀ THANH KHIẾT TRONG
PHÒNG BỆNH
Trong phòng người bệnh, phải quét dọn
sạch sẽ, tất cả các vật có thể rời đi được thì
tốt nhất là dọn đi hết, một mặt để tránh cho
người bệnh bị dao động chướng ngại, một
mặt để tránh sự bất tiện cho người trợ niệm
ra vào. Nếu tâm thức của người bệnh tỉnh
táo, nhất định phải quay mặt về hướng Tây,
luôn luôn chỉ đạo cho người bệnh, tâm nghĩ
về việc vãng sinh Tây phương, nằm cũng
phải dạy cho người đó cách nằm cát tường
trên sườn bên phải. Nếu người bệnh bị đau
đớn gò bó, tâm không an định, thế thì phải
thay đổi. Nếu chính người bệnh biết được
như thế nào mới có thể khiến tâm được an
định, như thế nào mới có thể khiến chính
P a g e 66 | 165
niệm dễ dàng khởi lên, thì phải tùy thuận
theo tâm ý của chính người bệnh.
Trước giường người bệnh, nhất định phải
đặt tượng Phật Tây phương tam Thánh,
hoặc chỉ một tượng Phật A Di Đà, trước
tượng Phật phải cúng dường hương hoa
vân vân…, tượng Phật phải hướng về mặt
người bệnh, khiến cho tâm người bệnh sinh
kính ngưỡng. Giả sử người bệnh có các uế
vật đại tiểu tiện, thì sau đó bảo quyến thuộc
thay rửa sạch sẽ. Người bệnh nếu sắp đến
khi ngừng thở, trên mình nếu có các uế vật
đại tiểu tiện, thì không được thay rửa nữa.
Chỉ lo phát tâm giúp đỡ niệm Phật, dù cho
có uế khí, người trợ niệm phải hiểu
rằng, “trợ niệm” là đảm nhận trách nhiệm
của Như Lai cứu độ chúng sinh ra khỏi sinh
tử, làm sao có thể vì lý do những uế khí này,
mà bỏ trách nhiệm của mình được? Nếu
nghĩ như thế, tâm tự nhiên sẽ không lo ngại
uế khí nữa. Đối với tiện uế trên thân người
bệnh nhất định phải đợi đến sau khi tắt thở
toàn thân đã lạnh, mới được thay
rửa. Tượng Phật cúng ở trước giường không
thể khinh mạn mà để uế khí, nhưng vì chiếu
P a g e 67 | 165
cố cho chính niệm của người bệnh lúc sắp tắt
thở, mà có tiện uế, cũng không thể thay rửa,
sợ lỡ mất vãng sinh đại sự của người bệnh.
Việc không thay rửa lúc này, là bất đắc dĩ,
tuy có uế khí khinh mạn, mà không có tội.
= * =
PHÁ TRỪ NGHI CHƯỚNG
Tình trạng bệnh của ngưòi bệnh, nếu đã
đến mức nặng, phải nhắc nhở người bệnh:
“Có còn việc gì vướng mắc nghi ngại
không?” Giả thiết trong tâm có nghi ngại,
cần phải nhân lúc người bệnh còn nói được,
phá trừ nó đi sớm một chút, tránh để
chướng ngại cho sự vãng sinh Tây phương.
Nếu người bệnh không có gì vướng mắc trở
ngại nữa, thì hỏi qua một lần, sau đó không
được hỏi lại, tránh cho người bệnh bị phân
tâm, đánh mất chính niệm. Xin chú ý! Xin
chú ý!
Nếu như người bệnh còn tâm nghi ngờ
nói: “Tự mình phát tâm niệm Phật, thời gian
P a g e 68 | 165
không bao lâu, lại sợ tội nghiệp rất nặng,
không hiểu có được vãng sinh về Tây
phương không?” Vậy thì người trợ niệm
phải nói với người bệnh rằng: “Phát tâm
niệm Phật, có thể sớm hay muộn. Điều khẩn
yếu nhất là chuẩn mực từ lúc ông (bà) khởi
phát tâm đến khi lâm chung bất thoái. Tức
là đến khi ông (bà) lâm chung, sau khi chịu
theo sự khai đạo của thiện hữu, mới có thể
phát tâm niệm Phật, cũng là tốt. Trong kinh
Phật dạy: “Người lúc bình thường tạo tội
nghiệp thật nhiều thật nặng, đến khi lâm
chung, sau khi chịu sự khai đạo của thiện
hữu, mới biết phát tâm niệm Phật, cũng có
thể vãng sinh về Tây phương.” Trong kinh
Phật lại dạy: “Niệm một câu A Di Đà Phật,
có thể tiêu trừ trọng tội của 80 ức đại kiếp
sinh tử.” Cho nên phát tâm niệm Phật, tuy
chưa bao lâu, hoặc tội nghiệp rất nặng, hoàn
toàn không phải nghi tâm, chỉ cần ông (bà)
nhất tâm niệm Phật, quyết chí nguyện cầu
vãng sinh Tây phương, đến khi mạng chung,
nhất định tự mình thấy được A Di Đà Phật
đến trước mặt tiếp dẫn, vãng sinh Tây
phương không có trở ngại.”
P a g e 69 | 165
Nếu như người bệnh luyến ái quyến
thuộc và tài sản, thì người trợ niệm, phải nói
với người đó: “Người ở thế giới này của
chúng ta, là rất khổ sở, già cũng khổ, có
bệnh cũng khổ, chết cũng khổ, các loại khổ,
thật là kể không hết. Người ở Tây phương
Cực Lạc Thế giới là rất sung sướng, mãi mãi
không già, sẽ không bệnh, sẽ không chết, các
sự sung sướng này, thật là kể không hết.
Ông (bà) phải cầu sinh về Tây phương, lại
phải độ cho những quyến thuộc của mình
cũng được sinh về Tây phương, cùng hưởng
sung sướng. Những niệm luyến ái quyến
thuộc và tài sản này, thì sẽ trở ngại cho ông
(bà) vãng sinh về Tây phương, phải mau
mau buông bỏ hết, nhất tâm niệm Phật, để
chính mình sinh về Tây phương trước. Nếu
đã sinh về Tây phương, thì lập tức có các
loại đạo lực thần thông, theo nguyện trở lại
độ cho những quyến thuộc này, để ai ai cũng
sinh về Tây phương, đều là pháp thuộc của
A Di Đà, hưởng sung sướng vĩnh cửu. Từ
nay về sau, nếu lại có tâm tưởng về quyến
thuộc và tài sản, thì ông (bà) phải tự trách
mình rằng: “Thế giới này có nhiều đau khổ
P a g e 70 | 165
thế này, Tây phương kia có nhiều
sung sướng như thế, ta vì duyên cớ gì, hãy
còn điên đảo thế này, luyến ái thân thuộc tài
sản, gây chướng ngại cho chính mình không
thể vãng sinh Tây phương, lại làm lỡ quyến
thuộc nhiều đời nhiều kiếp, không có ai được
độ.” Nếu nghĩ được như thế, sau đó tức thì
có thể nhất tâm niệm Phật, vãng sinh Tây
phương.”
Thường người bệnh tâm còn nghi hoặc
nói: “Tự mình niệm Phật, làm sao không
thấy Phật?” Lại nghi tâm hỏi: “Chính mình
đã đến lúc mạng chung, không biết A Di Đà
Phật có đến hay không?” Thì người trợ niệm
phải nói với người bệnh rằng: “Hiện tại đã
được thấy Phật hoặc chưa thấy Phật, đều
không có gì quan hệ. Nếu bây giờ còn chưa
thấy Phật, đến lúc lâm chung nhất định sẽ
được thấy Phật, điều khẩn yếu nhất, tức là
chính ông (bà) cầu A Di
Đà Phật này, niệm niệm phải hiện tiền làm
chuẩn. Đến khi lâm chung, A Di Đà Phật tự
nhiên có ở trong tâm niệm Phật của ông
(bà), hiển hiện tiếp dẫn ông (bà), ông (bà)
cũng ở trong tâm niệm Phật, theo Phật vãng
P a g e 71 | 165
sinh về Tây phương. Ông (bà) phải lưu tâm
niệm Phật, nhất thiết không được sinh tâm
nghi ngờ nữa, nếu một khi sinh nghi tâm,
tâm của ông (bà) tức thì có cách trở với tâm
của A Di Đà Phật, gây chướng ngại cho
chính mình không được vãng sinh về Tây
phương. Nếu ông (bà) không sinh nghi tâm,
cứ nhất tâm niệm Phật, tâm của ông (bà) tức
thì cảm ứng đạo giao với tâm của A Di Đà
Phật, nhất định sẽ vãng sinh về Tây phương.
Không được có tâm nghi ngờ một chút xíu
nào. Nên biết rằng thời gian những người
lâm chung thấy Phật hiện tiền tiếp dẫn, là có
khi sớm có khi muộn. Trường hợp sớm hoặc
thấy trước 1, 2 ngày, hoặc thấy trước vài giờ,
cho đến vài khắc (mỗi khắc 15 phút), vài
phút, không giống nhau; nếu đến muộn phải
vào sát na cuối cùng khi hành nhân đoạn
mạng căn (khi thần thức đang rời khỏi thể
xác), Phật mới ứng niệm hiện tiền (cảm ứng
đạo giao), khi Phật hiện tiền, là khi hành
nhân kiến Phật vãng sinh Tây phương.”
Hễ người bệnh vào ban đêm hay ban ngày,
hay trong định niệm Phật, hay trong mộng,
nếu thấy các hình thù quái ác, tâm sinh ra
P a g e 72 | 165
kinh sợ, trở ngại cho chính niệm, thì người
trợ niệm phải nói với người bệnh: “Những
hình thù, âm thanh quái ác này, đều là các
oán gia đã bị ông (bà) giết hại trong nhiều
đời. Họ biết được ông (bà) đã phát tâm niệm
Phật, quyết định sẽ vãng sinh về
Tây phương, cho nên chuyên hiện ra các
cảnh giới hung ác, khiến cho tâm của ông
(bà) kinh sợ, ngăn trở ông (bà) không thể
niệm Phật vãng sinh đó thôi. Tâm của ông
(bà) không phải sợ gì nó, không cần nghe nó,
chuyên tâm chú ý vào câu A Di Đà Phật,
niệm niệm khẩn thiết chí thành, không được
gián đoạn một niệm nào. Các ma quỷ
oán trái kia, sẽ không có nơi nào dựa vào
nữa, liền tự nhiên tiêu diệt mất.”
Hoặc là thấy quyến thuộc đã chết của nhà
mình, như ông bà, hay cha mẹ vân vân… ,
phải hiểu rằng những ông, bà, cha, mẹ…
này đều là quỷ thần trong ba ác đạo địa
ngục, ngã quỷ, súc sinh biến hóa ra, lừa ông
(bà) đến địa ngục ba ác đạo chịu khổ. Ông
bà không cần để ý đến họ, chỉ lo tự mình cầu
A Di Đà Phật, niệm niệm không thể ngừng
nghỉ, thì quỷ thần đã biến hóa ra cha mẹ…
P a g e 73 | 165
kia, tự nhiên biến mất. Hoặc thấy người cõi
Trời, hay Thần đến tiếp dẫn ông (bà) sinh
lên trời hay làm thần, ông (bà) nhất định
phải cẩn thận, tâm niệm của mình, không để
bị họ làm dao động một chút xíu nào, tức là
chỉ có Tây phương A Di Đà Phật, hay Quan
Thế Âm Bồ tát hay Đại Thế Chí Bồ tát đến
tiếp dẫn ông (bà), thì ông (bà) mới đi được.
Phải biết rằng A Di Đà Phật cũng là do tâm
niệm Phật của chính ông (bà) sở cảm, tâm
của ông (bà) nếu là mỗi niệm mỗi niệm một
đều niệm Phật, thì Tây phương A Di Đà
Phật kia, tức là ở trong tâm thanh tịnh niệm
Phật của chính ông (bà) hiển hiện để tiếp
dẫn ông (bà), mà ông (bà) cũng từ trong tâm
thanh tịnh niệm Phật của chính mình theo
Phật vãng sinh về Tây phương. Xin chú ý!
Xin chú ý!
SỰ KHAI THỊ LÚC LÂM CHUNG
Ông (bà) phải biết rằng thế giới này, bất
kể người nào, hai sự việc bệnh khổ và chết,
đều không tránh được, nếu ông (bà) có bệnh
khổ, thì tâm của ông (bà) không thể ưu lo về
P a g e 74 | 165
bệnh khổ, mà phải chuyên tâm chú ý niệm A
Di Đà Phật, từng niệm từng niệm một làm
cho chính mình theo âm thanh niệm Phật,
theo ý tưởng vãng sinh Tây phương, như thế
bệnh khổ về sau sẽ nhẹ đi được quá nửa.
Người niệm Phật chúng ta, đến lúc lâm
chung, bất kể việc gì, đều phải nhất loạt
buông bỏ, trong tâm thanh thanh tịnh tịnh,
tức là chỉ có một câu A Di Đà Phật, từng câu
từng câu rõ mồn một, mỗi niệm mỗi niệm
chấp trì một câu A Di Đà Phật này, giữ
niệm bất luận 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày vãng
sinh đều tốt, ta chỉ có niệm niệm Phật này
cầu sinh Tây phương, thuỷ chung không
thay đổi. Ông (bà) nếu có thể y theo những
lời này của tôi, thì tức là bảo đảm ông (bà)
nhất định vãng sinh Tây phương. Nhất thiết
không giống như những người không hiểu
biết, đến khi lâm chung, kêu cha kêu mẹ, cầu
trời, tiên, thần, quỷ phù hộ, đây là sai lầm
rất lớn. Phải hiểu rằng người niệm Phật
chúng ta lâm chung, bất kể có bệnh khổ hay
không, đều phải cầu A Di Đà Phật từ bi,
mau đến tiếp dẫn. Trời, Tiên, Thần, Quỷ
kia, tự họ còn ở trong sáu nẻo sinh tử luân
P a g e 75 | 165
hồi, có sức mạnh gì để cứu vớt ông (bà), ra
khỏi sinh tử được? Vậy chỉ có A Di Đà Phật
từ bi, có 48 đại nguyện và lớp lớp thần thông
đạo lực, mới có thể cứu độ được ông (bà),
mãi mãi thoát khỏi vòng đau khổ sinh tử.
Nếu ông (bà) có tư tưởng cầu Trời, Tiên,
Thần, Quỷ phù hộ, hãy mau mau buông bỏ
ngay, nhất tâm niệm Phật, cầu sinh Tây
phương. Nếu như thọ mạng của ông (bà)
chưa hết, niệm Phật có thề tiêu trừ nghiệp
chướng cho mình, bệnh cũng được mau
lành. Nếu thọ mạng phải hết, ông (bà) cũng
nhất định sẽ vãng sinh Tây phương. Giả sử
ông (bà) chỉ cầu khỏi bệnh, không muốn cầu
sinh Tây phương, thế thì thọ mạng của ông
(bà) nếu như đã đến lúc tận, thì cũng không
được sinh về Tây phương, hoặc như thọ
mạng chưa đến lúc hết, bệnh của ông (bà)
nhất thời cũng khó được lành, không chỉ khó
lành, lại còn tăng thêm bệnh khổ. Ông (bà)
nên hiểu rằng, tất cả chúng ta làm người ở
thế giới này, có biết bao nhiêu khổ não
không? Nếu được sinh tới Tây phương, thì
sung sướng bao nhiêu không? Giả sử ông
(bà) có tâm cầu xin Trời, Tiên, Thần, Quỷ
P a g e 76 | 165
phù hộ, thế là ông (bà) có tâm sợ chết, tâm
của ông (bà) đã xa cách tâm bản nguyện của
A Di Đà Phật, tức là sẽ không sinh về Tây
phương, thế là sẽ ở trong bể khổ của sinh tử
vĩnh cửu, không có hạn kỳ ra khỏi. Ông (bà)
nếu như có tâm sợ chết, phải nên tự trách
mình, rằng tôi phát tâm niệm Phật, quyết
chí cầu sinh Tây phương, tại sao lại sinh tâm
sợ chết này, gây trở ngại cho chính mình
không được vãng sinh Tây phương? Từ nay
xin khẩn thiết niệm Phật, cầu Phật từ bi
mau đến tiếp dẫn. Phải hiểu được rằng khi
lâm chung phát ra bệnh khổ, đây là sở cảm
của ác nghiệp của ông (bà) từ nhiều đời đến
nay, hoặc oán gia bị ông (bà) giết hại từ
nhiều đời đến nay, cùng đến đòi nợ, cho nên
phát ra nhiều thứ bệnh khổ, khiến tâm ông
(bà) sinh ra phiền não, gây chướng ngại để
ông (bà) không thể niệmPhật vãng sinh. Ông
(bà) nếu như biết rõ ý nghĩa này, thì tâm
mình sẽ không bị các loại phiền não chuyển,
có thể càng tăng chí thành khẩn thiết niệm
Phật, từng niệm từng niệm không phóng
túng, toàn tâm dựa vào câu danh hiệu A Di
P a g e 77 | 165
Đà Phật, vãng sinh Tây phương Cực Lạc
Thế giới.
GIẢI THÍCH HẾT NGHI NGỜ VỀ BỆNH
KHỔ KHI LÂM CHUNG
“Người niệm Phật vào thời gian lâm
chung, nếu phát bệnh khổ nặng, nhất thiết
không được có tâm nghi hoặc, cũng không
nên kinh sợ. Thời xưa Pháp sư Huyền Trang
đời nhà Đường, khi lâm chung cũng bị bệnh
khổ nặng, huống chi mọi người chúng ta là
phàm phu bị trói buộc đủ thứ, làm sao
không có bệnh khổ! Phải hiểu rằng những
bệnh khổ này, là chiêu cảm của các ác
nghiệp từ đời trước của mình, nếu ông (bà)
không niệm Phật, những ác nghiệp này sẽ
chiêu cảm quả báo nặng ở địa ngục trong
đời sau. May được ông (bà) có thiện căn
lớn, biết được niệm Phật, nên những ác
nghiệp này liền dựa vào sức mạnh từ bi của
A Di Đà Phật gia hộ, đem quả báo địa ngục
nặng vào đời sau của ông (bà), chuyển thành
quả báo nhẹ các bệnh khổ này trong hiện tại.
Bệnh khổ là nỗi khổ tạm thời, chịu đựng qua
P a g e 78 | 165
các bệnh khổ này, lập tức sẽ vãng sinh Tây
phương, ông (bà) hãy hết sức niệm lên câu A
Di Đà Phật này, từng niệm từng niệm phải
dựa chắc vào câu A Di Đà Phật này, nhất
thiết không để bệnh khổ lấy đi dù một niệm.
Ông (bà) phải biết rằng, thời điểm này, là
ngã ba đường của sự thác sinh đời sau của
mình, hoặc Tây phương hoặc địa ngục, tâm
của ông (bà), nếu đi theo bệnh khổ phiền
não, tức là bị thác sinh địa ngục, tâm của
ông (bà), nếu đi theo Phật hiệu A Di Đà, tức
là vãng sinh Tây phương. Hãy cẩn thận! Hãy
cẩn thận! Nếu nguyên khí của ông (bà)
không đủ, đọc không nổi bốn chữ A Di Đà
Phật , thì hãy niệm một chữ Phật cũng được,
tâm của ông (bà) mỗi niệm đều phải theo
chữ Phật này, tạo ý tưởng tự mình vãng sinh
Tây phương. Nếu quả thực vì lý do bệnh khổ
quá nặng bức bách, ngay cả chữ Phật này
cũng không đọc lên nổi, thì tâm của ông (bà)
hãy nghĩ rằng trước mặt mình, chân chân
thực thực, đích đích xác xác, có Phật A Di
Đà từ bi đưa tay xuống tiếp dẫn mình, tâm
của ông (bà) mỗi niệm mỗi niệm tạo ý tưởng
tự mình vãng sinh Tây phương, khi mạng
P a g e 79 | 165
chung nhất định tuỳ theo tâm nguyện sinh
của mình, vãng sinh Tây phương.”
Cổ đức dạy rằng: “Lâm chung bất năng
quan cập niệm, đán tác sinh ý tri hữu Phật,
thị nhân mạng chung đắc vãng sinh, Pháp
Cổ Kinh trung như thị thuyết.” (Giải
thích sơ lược): Phàm người khi bình thường
tu quan tưởng, quan tượng niệm Phật, chưa
được công phu tam muội; phàm người tu trì
danh niệm Phật, chưa đạt được công phu
nhất tâm bất loạn. Bỗng nhiên tới lúc lâm
chung, vì bệnh khổ bức bách, thân tâm
không thể an định, cho nên có lớp lớp
chướng ngại, quan tưởng, quan tượng đều
quan không nổi, trì danh cũng không lên
tiếng được. Nếu có thể tưởng được trước
mặt mình chân chân thực thực, có A Di Đà
Phật từ bi đưa tay xuống tiếp dẫn, mỗi niệm
mỗi niệm tạo ý tưởng vãng sinh Tây
phương, tâm của một niệm cuối cùng có
nguyện vãng sinh, liền theo tâm niệm của
một niệm nguyện sinh này, vãng sinh Tây
phương. Đây là từ kim khẩu Đức Thế Tôn
của chúng ta trong Kinh Pháp Cổ nói lời
thành thật, thân tự tuyên thuyết.
P a g e 80 | 165
 PHƯƠNG PHÁP TRỢ NIỆM
Đối với việc trợ niệm, trước tiên xem
bệnh tình của người bệnh như thế nào? Nếu
là bệnh mãn tính, nhẹ, thì khởi đầu niệm
một lần bài Tán Liên Trì, một lần Kinh A Di
Đà, 3 lần Chú Vãng sinh (tốt nhất là 21 lần)
8 câu Kệ Tán Phật (A Di Đà Phật thân kim
sắc), tiếp theo niệm một câu Nam Mô Tây
phương Cực Lạc Thế giới đại từ đại bi A Di
Đà Phật, 6 chữ Hồng danh Nam Mô A Di Đà
Phật niệm vài chục lần, lại chuyên niệm bốn
chữ Hồng danh A Di Đà Phật. Nếu bệnh tình
khẩn cấp, nặng, thì bắt đầu niệm bốn chữ
Hồng danh A Di Đà Phật. Pháp khí để dùng,
chỉ có thể dùng khánh, còn mõ thì tiếng quá
đục, không thể dùng được. Người trợ niệm,
ban ngày chia làm hai ban, ban đêm chia là
ba ban, mỗi ban số người tối thiểu là hai trở
lên. Hạn định cứ một giờ thì đổi ban.
Phương pháp niệm Phật: ban ngày, ban thứ
nhất niệm ra tiếng, ban thứ hai mặc niệm,
niệm trong một giờ, ban thứ hai cất tiếng
niệm, ban thứ nhất mặc niệm, cũng niệm
trong một giờ, như vậy luân lưu đổi ban.
Ban đêm, ban thứ nhất niệm ra tiếng, ban
P a g e 81 | 165
thứ hai, thứ ba mặc niệm hoặc nghỉ ngơi,
niệm trong một giờ; ban thứ hai cất tiếng
niệm, ban thứ nhất, thứ ba mặc niệm hay
nghỉ ngơi, niệm trong một giờ; ban thứ ba
phát tiếng niệm, ban thứ nhất, thứ hai mặc
niệm hay nghỉ ngơi, cũng niệm trong một
giờ. Như thế luân lưu đổi ban, thì bất kể là
ba ngày, năm ngày, bảy ngày, nửa tháng,
một tháng, có thể giữ được lâu. Về sự luân
lưu ban thứ, từ ban thứ nhất bắt đầu, ban
thứ hai, thứ ba theo sau, khi số ban đã hết,
lại bắt đầu từ ban thứ nhất, như vậy lần lượt
trở lại như lúc đầu, ngày đêm Phật âm nối
tiếp nhau. Mỗi ngày ba bữa cơm, đều do
người ban dưới đổi ban. Nếu ăn xong mà
thời gian tiếp ban chưa đến, cần phải đổi
ban nghỉ ngơi, để tinh thần khôi phục.
Khi trợ niệm, nhất định phải nói với
người bệnh: “Ông (bà) nếu biết niệm Phật
cùng mọi người, thì ông (bà) hãy cùng niệm
với mọi người, nếu nguyên khí của ông (bà)
suy yếu, không thể theo được, thì xin ông
(bà) lưu tâm chú ý nghe mọi người niệm
Phật, thì cũng như niệm Phật vậy. Nhưng tai
của ông (bà) nhất định phải nghe rõ rõ ràng
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật
[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật

More Related Content

Similar to [HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật

Lá Thư Tịnh Độ (đã hiệu đính).docx
Lá Thư Tịnh Độ (đã hiệu đính).docxLá Thư Tịnh Độ (đã hiệu đính).docx
Lá Thư Tịnh Độ (đã hiệu đính).docxNight Lotuses
 
Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác...
Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác...Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác...
Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác...TnhNguyn722072
 
La tho-tinh-do
La tho-tinh-doLa tho-tinh-do
La tho-tinh-dochau dinh
 
KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA 卍 Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập Hán Dịch Tỳ Kheo Th...
KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA 卍 Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập Hán Dịch Tỳ Kheo Th...KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA 卍 Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập Hán Dịch Tỳ Kheo Th...
KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA 卍 Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập Hán Dịch Tỳ Kheo Th...Đỗ Bình
 
Bổn Kinh Của Phật Tổ (Thích Huyền Vi)
Bổn Kinh Của Phật Tổ (Thích Huyền Vi)Bổn Kinh Của Phật Tổ (Thích Huyền Vi)
Bổn Kinh Của Phật Tổ (Thích Huyền Vi)Phật Ngôn
 
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 2 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 2 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordGiảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 2 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 2 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordNhân Quả Luân Hồi
 
KINH THANH TỊNH PHÁP THÂN TỲ LÔ GIÁ NA.docx
KINH THANH TỊNH PHÁP THÂN TỲ LÔ GIÁ NA.docxKINH THANH TỊNH PHÁP THÂN TỲ LÔ GIÁ NA.docx
KINH THANH TỊNH PHÁP THÂN TỲ LÔ GIÁ NA.docxHiLaSenChannel
 
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)Phật Ngôn
 
Bộ mật tông
Bộ mật tôngBộ mật tông
Bộ mật tôngchuongtp
 
Kinh dai thua_vo_luong_tho_trang_nghiem_thanh_tinh_binh_dang_giac
Kinh dai thua_vo_luong_tho_trang_nghiem_thanh_tinh_binh_dang_giacKinh dai thua_vo_luong_tho_trang_nghiem_thanh_tinh_binh_dang_giac
Kinh dai thua_vo_luong_tho_trang_nghiem_thanh_tinh_binh_dang_giacHuong Vo
 
Kinh nhan qua luan hoi
Kinh nhan qua luan hoiKinh nhan qua luan hoi
Kinh nhan qua luan hoiĐỗ Bình
 
Kinh đại thừa vô lượng thọ tap 1
Kinh đại thừa vô lượng thọ tap 1Kinh đại thừa vô lượng thọ tap 1
Kinh đại thừa vô lượng thọ tap 1Ngọa Long
 
Lợi ích của việc thường trở về phật đường
Lợi ích của việc thường trở về phật đườngLợi ích của việc thường trở về phật đường
Lợi ích của việc thường trở về phật đườngHoàng Lý Quốc
 
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordGiảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordNhân Quả Luân Hồi
 

Similar to [HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật (20)

Lá Thư Tịnh Độ (đã hiệu đính).docx
Lá Thư Tịnh Độ (đã hiệu đính).docxLá Thư Tịnh Độ (đã hiệu đính).docx
Lá Thư Tịnh Độ (đã hiệu đính).docx
 
Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác...
Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác...Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác...
Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác...
 
La tho-tinh-do
La tho-tinh-doLa tho-tinh-do
La tho-tinh-do
 
Phat tucanbiet4 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Phat tucanbiet4 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCPhat tucanbiet4 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Phat tucanbiet4 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA 卍 Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập Hán Dịch Tỳ Kheo Th...
KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA 卍 Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập Hán Dịch Tỳ Kheo Th...KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA 卍 Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập Hán Dịch Tỳ Kheo Th...
KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA 卍 Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập Hán Dịch Tỳ Kheo Th...
 
TÂM GIẢI THOÁT KHI CHỈ THẤY LỖI MÌNH - KHÔNG THẤY LỖI NGƯỜI
TÂM GIẢI THOÁT KHI CHỈ THẤY LỖI MÌNH - KHÔNG THẤY LỖI NGƯỜITÂM GIẢI THOÁT KHI CHỈ THẤY LỖI MÌNH - KHÔNG THẤY LỖI NGƯỜI
TÂM GIẢI THOÁT KHI CHỈ THẤY LỖI MÌNH - KHÔNG THẤY LỖI NGƯỜI
 
Bổn Kinh Của Phật Tổ (Thích Huyền Vi)
Bổn Kinh Của Phật Tổ (Thích Huyền Vi)Bổn Kinh Của Phật Tổ (Thích Huyền Vi)
Bổn Kinh Của Phật Tổ (Thích Huyền Vi)
 
LỜI KHAI THỊ CỦA TĂNG
LỜI KHAI THỊ CỦA TĂNGLỜI KHAI THỊ CỦA TĂNG
LỜI KHAI THỊ CỦA TĂNG
 
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 2 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 2 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordGiảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 2 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 2 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
 
KINH THANH TỊNH PHÁP THÂN TỲ LÔ GIÁ NA.docx
KINH THANH TỊNH PHÁP THÂN TỲ LÔ GIÁ NA.docxKINH THANH TỊNH PHÁP THÂN TỲ LÔ GIÁ NA.docx
KINH THANH TỊNH PHÁP THÂN TỲ LÔ GIÁ NA.docx
 
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
 
Bộ mật tông
Bộ mật tôngBộ mật tông
Bộ mật tông
 
Kinh dai thua_vo_luong_tho_trang_nghiem_thanh_tinh_binh_dang_giac
Kinh dai thua_vo_luong_tho_trang_nghiem_thanh_tinh_binh_dang_giacKinh dai thua_vo_luong_tho_trang_nghiem_thanh_tinh_binh_dang_giac
Kinh dai thua_vo_luong_tho_trang_nghiem_thanh_tinh_binh_dang_giac
 
Hue menhkinh
Hue menhkinhHue menhkinh
Hue menhkinh
 
Kinh nhan qua luan hoi
Kinh nhan qua luan hoiKinh nhan qua luan hoi
Kinh nhan qua luan hoi
 
Kinh đại thừa vô lượng thọ tap 1
Kinh đại thừa vô lượng thọ tap 1Kinh đại thừa vô lượng thọ tap 1
Kinh đại thừa vô lượng thọ tap 1
 
Lợi ích của việc thường trở về phật đường
Lợi ích của việc thường trở về phật đườngLợi ích của việc thường trở về phật đường
Lợi ích của việc thường trở về phật đường
 
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordGiảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
 
Vi203
Vi203Vi203
Vi203
 
THOÁT KHỎI LUÂN HỒI , ĐẠT GIẢI THOÁT , CHỨNG NGỘ , NIẾT BÀN NHỜ DIỆT ĐƯỢC NGU...
THOÁT KHỎI LUÂN HỒI , ĐẠT GIẢI THOÁT , CHỨNG NGỘ , NIẾT BÀN NHỜ DIỆT ĐƯỢC NGU...THOÁT KHỎI LUÂN HỒI , ĐẠT GIẢI THOÁT , CHỨNG NGỘ , NIẾT BÀN NHỜ DIỆT ĐƯỢC NGU...
THOÁT KHỎI LUÂN HỒI , ĐẠT GIẢI THOÁT , CHỨNG NGỘ , NIẾT BÀN NHỜ DIỆT ĐƯỢC NGU...
 

More from tung truong

[TAM THỜI HỆ NIỆM]: Bàn Địa Tạng. Final
[TAM THỜI HỆ NIỆM]: Bàn Địa Tạng. Final[TAM THỜI HỆ NIỆM]: Bàn Địa Tạng. Final
[TAM THỜI HỆ NIỆM]: Bàn Địa Tạng. Finaltung truong
 
[TAM THỜI HỆ NIỆM]: Bàn Địa Tạng
[TAM THỜI HỆ NIỆM]: Bàn Địa Tạng[TAM THỜI HỆ NIỆM]: Bàn Địa Tạng
[TAM THỜI HỆ NIỆM]: Bàn Địa Tạngtung truong
 
[TAM THỜI HỆ NIỆM]: Bàn Chánh - Đệ Nhất
[TAM THỜI HỆ NIỆM]: Bàn Chánh - Đệ Nhất[TAM THỜI HỆ NIỆM]: Bàn Chánh - Đệ Nhất
[TAM THỜI HỆ NIỆM]: Bàn Chánh - Đệ Nhấttung truong
 
[GƯƠNG VÃNG SANH]: BỐN CHÚNG VÃNG SANH
[GƯƠNG VÃNG SANH]: BỐN CHÚNG VÃNG SANH[GƯƠNG VÃNG SANH]: BỐN CHÚNG VÃNG SANH
[GƯƠNG VÃNG SANH]: BỐN CHÚNG VÃNG SANHtung truong
 
[KHAI THỊ]: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- MỘT ĐỜI THÀNH PHẬT
[KHAI THỊ]: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- MỘT ĐỜI THÀNH PHẬT[KHAI THỊ]: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- MỘT ĐỜI THÀNH PHẬT
[KHAI THỊ]: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- MỘT ĐỜI THÀNH PHẬTtung truong
 
[Hộ Niệm]: Để hiểu thấu hành đúng pháp hộ niệm
[Hộ Niệm]: Để hiểu thấu hành đúng pháp hộ niệm[Hộ Niệm]: Để hiểu thấu hành đúng pháp hộ niệm
[Hộ Niệm]: Để hiểu thấu hành đúng pháp hộ niệmtung truong
 
Tinh dovangsanhchanhnhan ps-dinhhoang
Tinh dovangsanhchanhnhan ps-dinhhoangTinh dovangsanhchanhnhan ps-dinhhoang
Tinh dovangsanhchanhnhan ps-dinhhoangtung truong
 

More from tung truong (7)

[TAM THỜI HỆ NIỆM]: Bàn Địa Tạng. Final
[TAM THỜI HỆ NIỆM]: Bàn Địa Tạng. Final[TAM THỜI HỆ NIỆM]: Bàn Địa Tạng. Final
[TAM THỜI HỆ NIỆM]: Bàn Địa Tạng. Final
 
[TAM THỜI HỆ NIỆM]: Bàn Địa Tạng
[TAM THỜI HỆ NIỆM]: Bàn Địa Tạng[TAM THỜI HỆ NIỆM]: Bàn Địa Tạng
[TAM THỜI HỆ NIỆM]: Bàn Địa Tạng
 
[TAM THỜI HỆ NIỆM]: Bàn Chánh - Đệ Nhất
[TAM THỜI HỆ NIỆM]: Bàn Chánh - Đệ Nhất[TAM THỜI HỆ NIỆM]: Bàn Chánh - Đệ Nhất
[TAM THỜI HỆ NIỆM]: Bàn Chánh - Đệ Nhất
 
[GƯƠNG VÃNG SANH]: BỐN CHÚNG VÃNG SANH
[GƯƠNG VÃNG SANH]: BỐN CHÚNG VÃNG SANH[GƯƠNG VÃNG SANH]: BỐN CHÚNG VÃNG SANH
[GƯƠNG VÃNG SANH]: BỐN CHÚNG VÃNG SANH
 
[KHAI THỊ]: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- MỘT ĐỜI THÀNH PHẬT
[KHAI THỊ]: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- MỘT ĐỜI THÀNH PHẬT[KHAI THỊ]: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- MỘT ĐỜI THÀNH PHẬT
[KHAI THỊ]: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- MỘT ĐỜI THÀNH PHẬT
 
[Hộ Niệm]: Để hiểu thấu hành đúng pháp hộ niệm
[Hộ Niệm]: Để hiểu thấu hành đúng pháp hộ niệm[Hộ Niệm]: Để hiểu thấu hành đúng pháp hộ niệm
[Hộ Niệm]: Để hiểu thấu hành đúng pháp hộ niệm
 
Tinh dovangsanhchanhnhan ps-dinhhoang
Tinh dovangsanhchanhnhan ps-dinhhoangTinh dovangsanhchanhnhan ps-dinhhoang
Tinh dovangsanhchanhnhan ps-dinhhoang
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

[HỘ NIỆM]: Làm thế nào để niệm phật vãng sinh bất thoái thành phật

  • 1.
  • 2. P a g e 2 | 165 NAM MÔ PHÁP GIỚI TẠNG THÂN A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
  • 3. P a g e 3 | 165
  • 4. P a g e 4 | 165
  • 5. P a g e 5 | 165
  • 6. P a g e 6 | 165
  • 7. P a g e 7 | 165 MỤC LỤC Lời tựa ………………………………….....9 Từ lời tựa ………………………………....14 Luận về đạo lý người niệm Phật lúc lâm chung vãng sinh và không vãng sinh……..19 Các việc quyến thuộc phải chú ý ………..31 Hỏi đáp về trợ niệm ……………………...47 Nói về một niệm vãng sinh Tây Phương khi lâm chung … ……………………………..50 Vài điểm người trợ nhiệm phải hiểu rõ ...55 Nhân quả tối thắng của người trợ niệm ..63 Về vấn đề thanh khiết trong phòng bệnh.65 Phá trừ nghi chướng …………………….67 Sự Khai thị lúc lâm chung ………………73 Giải thích hết nghi ngờ về bệnh khổ khi lâm chung ……………………....…………..…77 Phương pháp trợ niệm …………………..80 Thời gian tắm rửa thay áo ………………85 Biện pháp tốt nhất để tiến dẫn vong ……86 Hỏi đáp về trung ấm ………………..……89
  • 8. P a g e 8 | 165 Dẫn chứng yếu ngữ của “Phẩm Lợi ích tồn vong trong Kinh Địa Tạng” làm lời kết ….93 Hỏi đáp phụ lần thứ hai ……………….….95 Lời bạt ……………………………...….…..98
  • 9. P a g e 9 | 165 LỜI TỰA Như Lai vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện ở đời, đó là khai thị ngộ nhập tri kiến của Phật. Nhưng khai thị ngộ nhập tri kiến của Phật, tất phải có phương tiện. Đúng là có tam tạng mười hai bộ giáo điển, tám vạn bốn ngàn pháp môn. Cứu cánh của nó quy đến cùng, đều là khai thị ngộ nhập tri kiến của Phật, đều vì một đại sự nhân duyên này vậy. Kinh Pháp Hoa dạy: “Ta lấy trí tuệ lực,biết được tính dục của chúng sinh, phương tiện mọi pháp, đều khiến cho được hoan hỷ.” Lại dạy: “Nay ta vui mừng vô uý, ở trong hàng Bồ tát, thẳng thắn bỏ phương tiện, chỉ thuyết đạo vô thượng.” Phương tiện thuyết các pháp, là phương tiện vậy; thẳng thắn bỏ phương tiện tức là chân thực vậy. Mở cửa phương tiện, hiện ra tướng chân thực. Một kinh Pháp Hoa này, vì thế là vua duy nhất của tam tạng vậy. Pháp mộn Tịnh độ, được gọi là phương tiện bậc nhất của phương tiện, liễu nghĩa vô thượng của liễu nghĩa, viên đốn tối cực của
  • 10. P a g e 10 | 165 viên đốn. Đại sư Ngẫu Ích dạy: “Chư Phật thương xót quần mê, tùy cơ giáo hóa, tuy quy về gốc là không hai, mà phương tiện có nhiều cửa. Tuy thế trong tất cả các phương tiện, cái cầu được thật thẳng tắt thật viên đốn, thì có chi bằng niệm Phật cầu sinh Tịnh độ.”. Thì biết pháp môn Tịnh độ, thực là cùng ý vị với Pháp Hoa, tức là phương tiện, cũng tức là chân thực. Ấn Tổ (Ấn Quang đại sư) thường dạy: “Chúng sinh trong chin giới rời pháp này, trên không viên thành được Phật đạo, chư Phật mười phương bỏ pháp này, dưới chẳng thể phổ độ nổi quần sinh.”. Công dụng của pháp môn Tịnh độ như thế, cho nên mười phương cùng tán thán, chín giới đồng quy, ngàn kinh điển đều nêu rõ, vạn luận cùng tuyên thuyết vậy. Đến như tu học pháp môn Tịnh độ, cần nhất chân tín thiết nguyện (tin tưởng thực sự, mong muốn tha thiết), chuyên trì danh hiệu (Phật), đến khi lâm chung, có quan hệ khác thường. Ngày trước Ấn Tổ đã cho in cuốn sách “Cái cầu sửa soạn cho sự lâm chung” (Sức chung tân lương), truyền bá xa gần, người được lợi ích của nó rất nhiều.
  • 11. P a g e 11 | 165 Nay các Pháp sư Tây Chấn, Thế Liễu vv…, vì cầu phổ biến lưu truyền, cho phụ nữ trẻ em đều hiểu, đã biên soạn đổi thành “Những điều cần biết khi lâm chung” (Sức chung tu tri). Văn tuy dễ hiểu, ý thực chu đáo rõ ràng, nếu có thể coi trọng hiểu sâu nó, theo pháp để thi hành, người chết nhất định có thể vãng sinh Tây phương, ích lợi của nó, làm sao kể xiết! Về nghĩa lý của pháp môn Tịnh độ, tuy có ngàn kinh vạn luận, đã nói không còn thiếu gì, nhưng vì có người còn nghi hoặc, nên cũng không thể không giải thích thêm. Hoặc là nói niệm Phật nên niệm thực tướng Phật, không nên niệm sáu chữ Hồng danh. Đó là nghi hoặc vậy! Gọi là thực tướng, tức là rời hết mọi tướng, tức là hết cả mọi tướng, thì tịch và chiếu không hai, thân và độ không hai, tính và tu không hai, chân và ứng không hai; không có gì không phải thực tướng, làm sao có thể rời sáu chữ Hồng danh, mà chỉ cầu riêng thực tướng được? Vì thế Hồng danh vừa cất lên, pháp giới thông suốt, sáu chữ giữ được vững, diệu thể sáng tỏ, người kia chia thực tướng, Hồng danh làm hai thứ,
  • 12. P a g e 12 | 165 đúng là kiến giải đó không thể biết được thực tướng vậy. Hoặc nói nên niệm Tỳ Lô Già Na, không nên niệm A Di Đà. Tỳ Lô Già Na, là Pháp thân Phật, A Di Đà, là Ứng thân Phật. Điều này cũng là mê hoặc vậy! Ba thân: Pháp, Báo, Ứng, tức một mà là ba, tức ba mà là một, tức Tỳ Lô tức là Di Đà, tức Di Đà tức là Tỳ Lô, người kia lại chia làm hai, đúng là kiến giải đó không thể biết được Tỳ Lô vậy. Hoặc lại nói nên cầu sinh về Thường Tịch Quang Độ, không nên cầu sinh về Tây phương Cực Lạc Thế giới. Điều này cũng là mê hoặc vậy! Tịch Quang, Thực Báo, Phương Tiện, Đồng Cư, danh tuy có bốn, mà thể của nó là một. Chưa đoạn được kiến tư (hoặc), tất sẽ sinh về Đồng Cư; đã đoạn được kiến tư (hoặc), tất sinh Phương Tiện; đoạn được vô minh, tất sinh báo thân, chứng được một phần Tịch Quang, vô minh đoạn hết, được cứu cánh Tịch Quang. Mà Thường Tịch Quang Độ, vô sinh cũng vô bất sinh, làm sao có thể cầu sinh? Người kia hoàn toàn không hiểu rõ công hành của đoạn chứng, thứ vị của sự tiến tu, sai lầm lấy Tịch Quang, để phá Cực Lạc
  • 13. P a g e 13 | 165 này; lại không biết Cực Lạc Đồng Cư, ở dưới Tịch Quang, sai lầm lấy Tịch Quang, tăng thêm cho Cực Lạc, lần nữa đúng là kiến giải đó không thể biết được Tịch Quang vậy. Hoặc lại nói tức tâm là độ, tâm tịnh thì Độ tịnh, chỉ cần cầu sinh về Cực Lạc của tự tâm, sao lại phải cầu sinh về Cực Lạc nơi khác? Điều này cũng là mê hoặc vậy! Tâm tức là pháp giới, Cực Lạc tuy ở cách mười vạn ức quốc độ, nguyên vẫn chưa lìa khỏi pháp giới, tức là chưa lìa khỏi tự tâm vậy. Thậm chí ngày nay cưỡng ép lấy duyên cảnh lục trần làm tự tâm, mà muốn nạp Cực Lạc Thế giới vào vọng tâm của duyên cảnh lục trần, mà cầu sinh về đó, làm sao không sai lầm được! Tất cả các mê hoặc này, đều vì chỉ nghe tên trong sách, mà không nghiên cứu về nghĩa lý, chỉ tỏ rõ sự ngu si vô văn ám chứng, tránh sao khỏi sự chê cười là chuột bắt hụt chim, người hiểu biết không nên bị mê hoặc vì những thứ này vậy! Một số điều này, đều là các bệnh mà người thời nay dễ phạm phải, không đủ sức mà theo đuổi mục tiêu cao xa, theo danh quên thực chất, vì sự rườm rà thừa thãi không có nội dung, mà
  • 14. P a g e 14 | 165 xếp chung một loại, kính mong các học giả xét kỹ! Về ý nghĩa của sự trợ niệm lúc lâm chung, cùng phương pháp của nó, trong văn bản tự thuật rất tỉ mỉ, nên không bàn lại ở đây. Tháng Mười nông lịch Giáp Ngọ, Diệu Chân viết tựa tại Hoằng Hóa Xã, Thượng Hải TỪ LỜI TỰA Sự tình bi ai đau khổ nhất của thế gian, không gì hơn cái chết. Về sự chết, không ai không biết, và cũng không ai có thể tránh được. Nếu chỉ biết cái chết là bi ai đau khổ, mà không biết cầu tu học Phật pháp, ra khỏi tam giới, vĩnh viễn thoát khỏi cái chết, thì đó không phải là sự đau buồn uổng phí, chẳng được ích lợi gì sao? Dù cho có thể cầu được pháp môn, nhưng không khế cơ, có tu không chứng, mà vẫn trong sáu nẻo luân hồi, điều đó cũng không phải là sự đau buồn uổng phí, chẳng được lợi ích gì sao? Nên Đức Thế
  • 15. P a g e 15 | 165 Tôn Thích Ca, vào hơn ba ngàn năm trước đây, trong đại tập kinh, đã sớm nói rõ: “Thời đại mạt pháp, triệu triệu người, chỉ dựa vào sức giới định tuệ của tự mình để tu hành, ít có người nào có thể trừ hết phiền não nghiệp hoặc, chứng đắc đạo quả Thánh vị; chỉ có dựa vào pháp môn tín nguyện niệm Phật, kiêm dựa vào sức bản thệ nguyện của A Di Đà Phật, cầu sinh Tây phương, mới có thể tận đắc độ thoát sinh tử.” Lại nữa, Ấn Quang Đại sư của Tô Châu Linh Nham, Tổ thứ mười ba của Liên Tông dạy rằng: “Chúng sinh trong chín giới, rời khỏi pháp môn niệm Phật này, trên không viên thành Phật đạo; chư Phật mười phương, bỏ pháp môn niệm Phật này, dưới chẳng thể phổ lợi cho quần sinh.” Nên biết Phật, Tổ từ tâm triệt để, thương xót sâu xa chúng sinh trong thời mạt pháp chúng ta, thiện căn mỏng manh, trí tuệ thấp kém, không biết thời cơ, tu sai pháp môn, có tu không đắc, phí hết tâm lực, lỡ luôn một đời, nên nói như thế. Nên biết pháp môn Tịnh độ tín nguyện niệm Phật, bao hết mọi căn cơ, bất kể là tăng, tục, nam, nữ, già,
  • 16. P a g e 16 | 165 trẻ, thông minh, ngu đần, cho đến phát tâm tu sớm, muộn, tội nghiệp nhẹ, nặng, nhiều loại người, nếu ai đầy đủ chân tín, thiết nguyện, thành tâm niệm Phật, cầu sinh Tây phương suốt đời không thoái lui, đến lúc lâm chung, nhất định đều nhờ Phật lực, tiếp dẫn vãng sinh Thế giới Cực Lạc Tây phương. Tức là người thường ngày chưa biết tín nguyện niệm Phật cầu sinh Tây phương, lúc lâm chung nếu gặp được thiện hữu khai đạo, khiến cho người ấy sinh tín, phát nguyện, niệm Phật cầu sinh Tây phương, các người quyến thuộc vân vân… đều không khóc lóc nỉ non, cho đến hỏi han dài ngắn, hàng loạt trở ngại, mà hơn thế giúp đỡ niệm Phật đúng pháp, người đó nhất định được vãng sinh Tây phương. Nên biết, sự cần thiết của vãng sinh Tây phương, tuy quyết định ở một niệm cuối cùng của tự thân người đó, nhưng cũng nặng về sự trợ niệm đúng pháp. Đáng buồn thay! Phương pháp trợ niệm lúc lâm chung ra làm sao, tục nhân tại gia, còn chưa được phổ biến hiểu rõ, khi thấy người lâm chung, những quyến thuộc vân vân… của người đó, hoàn toàn chẳng biết niệm
  • 17. P a g e 17 | 165 Phật trợ giúp, đưa thần thức người chết vãng sinh theo Thánh đạo ở Tây phương Cực Lạc Thế giới, vĩnh viễn hưởng sung sướng; mà trái lại bi ai nỉ non gào khóc, đẩy thần thức người chết đọa vào ác đạo địa ngục, ngã quỷ, súc sinh, chịu đau khổ lâu dài. Đúng là Pháp sư Tây Trấn, từ tâm chí thiết, thương xót tục nhân tại gia, nhiều người chưa nghiên cứu về Phật học, không biết phép trợ niệm cho người lâm chung, có công dụng kỳ diệu chỉ sắt thành vàng, nên đã đi khắp nơi tuyên giảng, nói rõ sự việc lợi hại khi mạng chung, cho đến tổ chức các đoàn trợ niệm cho sự lâm chung, học tập phương pháp trợ niệm, vì để tịnh nghiệp cho người ra đi vào lúc lâm chung, giúp trở thành đại sự nhân duyên vãng sinh Tây phương; lại vì hai cuốn sách “Sức chung tân lương” (Cái cầu sửa soạn cho sự lâm chung) và “Nhân sinh chi tối hậu”, văn nghĩa quá sâu không dễ học tập, cho nên Pháp sư Tây Trấn vân vân… nhiều lần nhắc nhở lựa chọn yếu ngữ về sự lâm chung của các bậc cổ đức, dùng văn bạch thoại thông tục viết thuật lại, để làm tư liệu học tập. Lại
  • 18. P a g e 18 | 165 buồn lo kẻ vô học, tuy lựa chọn đọc vài đoạn bản thảo, cũng rất miễn cưỡng. Rất sợ biến đổi văn nghĩa, sai loạn Phật pháp, để lại sai lầm cho chúng sinh, tuy từ thiện tâm, trái lại tạo tội lớn. Vì thế, đã đem bản thảo kính thỉnh các cao tăng đại đức nổi tiếng ở quốc nội hiệu đính, sau đó mới dám cho in. Xin thỉnh cầu các liên hữu đồng nguyện khắp nơi! Hễ đọc sách này, xin đừng chê văn tự nông cạn sơ sài. Xin dựa vào nghĩa thực của nó, mà thực hành, tất ai ai đều vãng sinh, tức là có thể cùng ra khỏi cõi Sa bà, mãi mãi rời khỏi khổ đau của sinh tử; hoặc chứng được an dưỡng, vĩnh viễn hưởng thụ vui sướng tuyệt diệu của Niết Bàn. Mùa Thu năm 2981 Phật lịch, Ngày Hoan Hỷ Phật, Hậu học Tịnh nghiệp Thế Liễu cẩn tự tại Tinh xá Nhất Hạnh Hương Thôn
  • 19. P a g e 19 | 165 NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI LÂM CHUNG Pháp sư Diệu Chân giám định Thích Thế Liễu kính thuật LUẬN VỀ ĐẠO LÝ NGƯỜI NIỆM PHẬT LÚC LÂM CHUNG VÃNG SINH VÀ KHÔNG VÃNG SINH Phật Thích Ca Mâu Ni tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc ở Xá Vệ quốc, thuyết “Kinh A Di Đà”, tán thán y chính trang nghiêm của Tây phương Cực Lạc Thế giới, khuyên chúng sinh, hãy phát nguyện vãng sinh. Trong Kinh nói: “Như Ta nay, tán thán công đức lợi lạc bất khả tư nghị của Phật A Di Đà. Phương Đông cũng có Phật A Súc Bệ vân vân…; thế giới phương Nam, có Phật Nhật Nguyệt Đăng vân vân…, thế giới phương Tây, có Phật Vô Lượng Thọ vân vân…, thế giới phương Bắc, có Phật Diệm Kiên vân vân…, thế giới phương dưới, có Phật Sư Tử vân vân…, thế giới phương trên, có Phật Phạm Âm vân vân…, cùng hiện ra tướng
  • 20. P a g e 20 | 165 lưỡi rộng dài, nói lời thành thật: “Chúng sinh các ngươi, phải nên tin bản kinh tán dương công đức bất khả tư nghị , tất cả chư Phật hộ niệm.” Vãng sinh Tây phương Cực Lạc Thế giới là một đại sự nhân duyên, chư Phật sáu phương, đồng thanh tán thán. Hễ có sinh tín, phát nguyện, niệm Phật cầu sinh Cực Lạc Thế giới, thì nhất định có thể vãng sinh, sự thực lý thực, ai nấy cũng nên đế tín! HỎI : Người niệm Phật nếu như nói tất cả đều có thể vãng sinh Tây phương. Tại sao tôi thấy rất nhiều người xuất gia, tại gia, trong lúc bình thường, cũng luôn luôn niệm Phật, luôn luôn nói phải cầu sinh Tây phương, đến lúc lâm chung, thường chết một cách hồ đồ, không có bao người thật sự có thể vãng sinh Tây phương, đây là đạo lý gì? ĐÁP : Đây là lúc lâm chung của hành nhân (hành nhân là người đi, trong sách này chỉ người chết - người dịch chú thích), lý do là nhân duyên không đầy đủ. Nếu nói nhân duyên có thể đầy đủ, vậy thì mười người sẽ có mười người
  • 21. P a g e 21 | 165 vãng sinh, một trăm người sẽ có một trăm người vãng sinh. Ngàn vạn người sẽ có ngàn vạn người vãng sinh. HỎI : Nhân duyên là gì? ĐÁP : Hành nhân lúc bình thường chân tín, thiết nguyện, niệm Phật cầu sinh Tây phương, đến lúc lâm chung cũng chân tín, thiết nguyện, niệm Phật như khi bình thường, tâm niệm ấy tức là NHÂN tự lực. Nếu bình thường chưa biết việc tín nguyện, niệm Phật, cầu sinh Tây phương, đến lúc lâm chung, gặp được thiện hữu khai đạo, khiến người ấy sinh tín, phát nguyện, cầu sinh; tâm tín, nguyện, cầu sinh này, cũng là NHÂN tự lực. Phật A Di Đà Giáo chủ của Tây phương Cực Lạc Thế giới và vạn đức Hồng danh của Ngài, có thể khiến chúng sinh vãng sinh Cực Lạc, đây là DUYÊN tha lực. Lâm chung gặp được thiện hữu trợ niệm, cũng là DUYÊN tha lực. HỎI : Khi hành nhân lâm chung, nhân duyên đầy đủ, thì có thể vãng sinh Tây phương, đây là đạo lý gì? ĐÁP : Hành nhân khi thọ mạng sắp
  • 22. P a g e 22 | 165 hết, chân tín, thiết nguyện, niệm Phật. Tôn Phật sở niệm, là DUYÊN tha lực, tâm năng niệm, là NHÂN tự lực. Đúng vào thời gian chân tín, thiết nguyện, niệm Phật này, là dùng tâm năng niệm, niệm tôn Phật sở niệm. Tôn Phật sở niệm, vì tâm năng niệm mà hiển hiện, tâm năng niệm, vì tôn Phật sở niệm mà thanh tịnh. Vào lúc này, tức là cảm ứng đạo giao giữa tự lực và tha lực, NHÂN DUYÊN HÒA HỢP, cho nên có thể vãng sinh Tây phương, đây là đạo lý nhất định. HỎI : Hành nhân vào lúc lâm chung, NHÂN DUYÊN vì sao lại không thể đầy đủ, không thể vãng sinh Tây phương? ĐÁP : Hành nhân lúc bình thường, công phu tín nguyện niệm Phật, chưa thể thuần thục, đến khi lâm chung, tuy có tâm (có NHÂN) tín nguyện cầu sinh Tây phương. Nhưng bị bệnh khổ bức bách, tâm niệm Phật không khởi lên được, không có thiện hữu khai đạo an ủi, và giúp đỡ niệm Phật (không có DUYÊN), lại gặp người gia thuộc không biết (phép trợ niệm), thêm nữa còn khóc lóc bi ai, gây hàng loạt chướng ngại. Tâm lý
  • 23. P a g e 23 | 165 người bệnh đó, liền nổi lên rất nhiều khổ não, vậy hết sức mong cầu gia nhân quyến thuộc, không được khóc lóc trở ngại, mà phải giúp đỡ người ấy niệm Phật, đưa tiễn sinh về Tây phương. Không biết làm sao nói ra được. Tâm người bệnh đó, đã đau khổ, càng thêm đau khổ. Đến khi lâm chung, tâm thức đó, vốn là có thể vãng sinh về Phật quốc trang nghiêm thanh tịnh của Phật A Di Đà, vĩnh viễn hưởng sung sướng và viên thành Phật đạo, phổ độ chúng sinh. Nhưng lại bị người nhà, quyến thuộc…, vì duyên cớ bi ai nỉ non khóc lóc gây nhiều chướng ngại, một tâm niệm cuối cùng, đã theo phiền não mà đi, không biết rơi vào nẻo nào. Đây là quan hệ của có NHÂN không có DUYÊN, không thể vãng sinh Tây phương. (*) Lại có một loại hành nhân, lúc bình thường, tín nguyện niệm Phật đều chưa thiết thực, đến khi lâm chung, trợ duyên rất tốt, cũng có các thiện hữu giúp đỡ niệm Phật (có DUYÊN) vv… Lại được người nhà đều không khóc lóc gây các chướng ngại. Bởi vì hành nhân tự tâm sinh điên đảo, tham luyến tình dục thế gian, cho đến yêu quý con cháu,
  • 24. P a g e 24 | 165 tài sản mọi sự, không phát tâm nguyện niệm Phật cầu sinh Tây phương (không có NHÂN). Đến một tâm niệm cuối cùng khi lâm chung, vẫn theo niệm tình cảm ái dục mà đi, theo vào thiện hay ác đạo, đây là quan hệ giữa không có NHÂN mà có DUYÊN, không thể vãng sinh Tây phương. (*) Lại có một loại hành nhân, lúc bình thường khi niệm Phật, chuyên cầu cho gia đình được bình an tốt đẹp, thọ mạng lâu dài vân vân…, đến khi lâm chung, lúc đó chỉ sợ chết! Khi bệnh chưa thật nặng, tuy cũng niệm Phật, người ấy chí tâm cầu cho bệnh mau hết, không phát tâm nguyện cầu sinh Tây phương (không có NHÂN). Tới kỳ bệnh cực kỳ trầm trọng, khi phát hiện bệnh khổ, lúc ấy không thể niệm Phật được, chỉ có thể kêu trời kêu đất, gào cha gào mẹ. Nếu người nhà quyến thuộc vân vân…, không tin Phật pháp. Hoặc tuy có tin Phật pháp, mà chưa hiểu rõ nhiều nghĩa lý của kinh Phật. Vậy thì không chỉ không thể khai đạo và trợ niệm (không có DUYÊN), mà còn lớn tiếng gào khóc tăng thêm lớp lớp chướng ngại, phiền não và bệnh khổ trong tâm người bệnh kia
  • 25. P a g e 25 | 165 không kể xiết được, so với người rơi xuống giếng lại bị ném đá, còn đau khổ phiền não hơn nhiều. Với loại người này, một tâm niệm cuối cùng khi mạng chung, nhất định sẽ đi theo niệm phiền não ác độc, đọa lạc vào ba đường ác, đây là quan hệ giữa không có NHÂN và không có DUYÊN, không thể vãng sinh Tây phương. Phần trên đã nêu ra sơ lược ba loại người này, vào lúc lâm chung, có NHÂN tự lực, không có DUYÊN của tha lực, có DUYÊN tha lực, không có NHÂN tự lực, không thể có được hai lực: tự lực và tha lực, vì không có cảm ứng đạo giao, nhân duyên không hòa hợp, cho nên không thể vãng sinh Tây phương được. HỎI : Khi hành nhân lâm chung, NHÂN DUYÊN như thế nào có thể xem là đầy đủ? Có thể vãng sinh Tây phương? ĐÁP : Như có một loại người căn cơ lớn, lúc bình thường, chân tín, thiết nguyện, niệm Phật, tín nguyện đã cực kỳ chân thiết, công phu niệm Phật lại cực kỳ thuần thục, khi lâm chung, không cần người khác trợ
  • 26. P a g e 26 | 165 niệm, người ấy tín nguyện niệm Phật tự nhiên như lúc bình thường, không có một tơ hào các tướng động, tướng tĩnh, tướng khởi lên, tướng ngừng nghỉ, tướng đau khổ, tướng vui sướng, tướng thuận, tướng nghịch, tâm niệm niệm, an trú trong Hồng danh A Di Đà Phật (Chính định thực tướng quả hải của Như Lai), Kinh Di Đà dạy: “Nhất tâm bất loạn, tức được vãng sinh” là vậy. (Niệm tâm là NHÂN của tự lực NĂNG CẢM, Phật cảnh là DUYÊN của tha lực SỞ CẢM). Đây là quan hệ của NHÂN và DUYÊN đầy đủ. (*) Lại có một loại hành nhân tầm thường, lúc bình thường, chân tín, thiết nguyện, công phu niệm Phật chưa thể thuần thục, đến lúc lâm chung, tâm tín nguyện cầu sinh Tây phương đó, so với lúc bình thường phải khẩn thiết hơn, bất kể bệnh khổ gì, hàng loạt phiền não hiện ra, tâm cầu nguyện được vãng sinh Tây phương của người ấy, trước sau không thay đổi, dù cho khó niệm Phật ra lời, người nhà quyến thuộc vv… của người ấy đều có tri thức, hiểu rõ mọi sự quan trọng khi lâm chung, đều không bi ai gây các việc chướng ngại. Thêm vào, có
  • 27. P a g e 27 | 165 các thiện hữu khai đạo mọi thứ, và giúp đỡ niệm Phật. Tâm người bệnh ấy, niệm niệm dừng tại Hồng danh A Di Đà Phật, cho tới một niệm niệm Phật cuối cùng khi mạng chung. (NHÂN tự lực NĂNG CẢM) Tùy theo tôn Phật sở niệm (DUYÊN tha lực SỞ CẢM), vãng sinh Tây phương. Đây là quan hệ của NHÂN và DUYÊN đầy đủ. (*) Lại có một loại người, lúc bình thường, hoàn toàn không biết việc tín nguyện, niệm Phật, cầu sinh Tây phương. Đến khi lâm chung, gặp được thiện hữu khai đạo, hoặc nói về sự vui sướng thanh tịnh trang nghiêm ở Tây phương Cực Lạc Thế giới, khiến tâm người bệnh vui mừng mong cầu, lại nói về công đức bản nguyện tiếp dẫn chúng sinh trong 48 nguyện của A Di Đà Phật, để mong tâm người bệnh sinh chính tín, niệm Phật cầu sinh Tây phương. Người bệnh nghe được, tâm sinh hoan hỷ, tín thụ (tin và đồng ý) niệm Phật, nhất định cầu sinh Tây phương. Những người trong quyến thuộc, đều nghe theo các thiện hữu chỉ dẫn, đều không khóc lóc bi ai gây các chướng ngại. Người này khi sắp mạng
  • 28. P a g e 28 | 165 chung niệm niệm đều niệm (NHÂN tự lực NĂNG CẢM) Phật (DUYÊN tha lực SỞ CẢM), so với con nhớ niệm mẹ hiền, còn khẩn thiết hơn. Khi mạng chung liền được ơn Phật lực từ bi tiếp dẫn sinh về Tây phương, đây là quan hệ của NHÂN và DUYÊN đầy đủ. Phần trên là sự tóm lược nêu lên thời gian lâm chung của ba loại người, tự lực tha lực đầy đủ, từ đó có thể CẢM ỨNG ĐẠO GIAO, NHÂN DUYÊN HÒA HỢP vãng sinh Tây phương. HỎI : Người lúc bình thường hoàn toàn chưa biết tín nguyện niệm Phật, đến khi lâm chung, gặp thiện tri thức khai đạo, sau khi người này được nghe tâm sinh hoan hỷ, tín thụ, phát nguyện, niệm Phật cầu sinh Tây phương, những người quyến thuộc, đều không khóc lóc bi ai gây các chướng ngại, hơn nữa còn giúp đỡ niệm Phật, người này mạng chung, cũng có thể được vãng sinh Tây phương. Làm sao lại có sự tình dễ dàng như vậy được? ĐÁP : Chao ôi! Sáu đoạn văn ở trên, biện luận về hành nhân lâm chung vãng sinh Tây phương, sự tình dễ
  • 29. P a g e 29 | 165 dàng và không dễ dàng, đã nói được rất minh bạch rồi, làm sao anh vẫn còn hoài nghi? Phải hiểu được, loại người này bình thường chưa từng tín nguyện niệm Phật, cầu sinh Tây phương, đó là vì duyên cớ không biết. Đến lúc lâm chung, do thiện hữu khai đạo, người đó nghe rồi, tâm liền sinh hoan hỷ, đây là biểu hiện người ấy có thiện căn đời trước. So với những người bình thường nói chung, thì có sự không tương đồng lớn. Lại nữa tâm tín thụ niệm Phật, phát nguyện cầu vãng sinh Tây phương, đây là NHÂN THẮNG (nhân hơn hẳn); thiện hữu khai đạo và những người quyến thuộc, giúp đỡ niệm Phật, đây là DUYÊN CƯỜNG (duyên mạnh mẽ). Lại có nguyện lực từ bi của A Di Đà Phật tiếp dẫn, đây là NHÂN DUYÊN HÒA HỢP. Hành nhân mạng chung, nhất định vãng sinh Tây phương, còn có gì đáng nghi ngờ nữa? HỎI : Mỗi người chúng con hoặc phải vì cha mẹ, những quyến thuộc của mình, khi lâm chung, giúp đỡ niệm Phật, đưa người đó vãng sinh Tây phương. Giả thiết không thỉnh được thiện hữu, người trong nhà
  • 30. P a g e 30 | 165 chúng con, đối với đạo lý của Phật pháp, chưa thể hiểu rõ; tuy phải khai đạo người ấy nhưng không biết cách khai đạo, phương pháp trợ niệm cũng chẳng biết. Xin hỏi có kinh sách nào giảng giải về phương pháp trợ niệm, văn tự giản dị rõ ràng một chút, đọc dễ hiểu, dễ học tập, để chúng con thỉnh về học tập, không tốt lắm sao! ĐÁP : Các vị nếu thật sự có tâm, muốn thực hành đại đạo, từ bi, hiếu thuận, thân ái, vì cha mẹ, quyến thuộc của mình, vĩnh viễn trừ bỏ đau khổ của sinh tử…, vãng sinh tới Phật quốc thanh tịnh trang nghiêm ở Tây phương, luôn luôn vui sướng, cho đến viên thành Phật đạo, phổ độ chúng sinh, chỉ cần y theo ý nghĩa các phần trong nội dung sách này thiết thực chấp hành, như thế người lâm chung, nhất định có thể vãng sinh Tây phương Cực Lạc Thế giới.
  • 31. P a g e 31 | 165 CÁC VIỆC QUYẾN THUỘC PHẢI CHÚ Ý (1) Cha mẹ là đại ân nhân sinh ra, nuôi dưỡng của mỗi người trong chúng ta, cần phải hiếu thuận; anh, em, chị, em, vợ, chồng cần phải thân ái; con trai, con gái, cháu, con dâu cần phải từ ái. Vậy thế nào là hiếu thuận, là thân ái, là từ ái? Thế nào là không hiếu thuận, không thân ái, không từ ái? Với các sự tình này, tất phải hiểu rõ triệt để. Nếu chỉ hiểu qua loa, thì nhất định sẽ khiến tâm hiếu thuận, thân ái, từ ái trở thành sự việc đại ngỗ ngược, đại tàn khốc. Mọi người chúng ta muốn tránh được nguy hiểm này, thì đối với các điều sẽ trình bày ở dưới, tất phải học tập chu đáo. (2) Nói chung con người vào lúc lâm chung, là lúc cuối cùng của một đời người. Chúng ta là quyến thuộc, phải dùng hết thời gian ngắn ngủi này, đối với người bệnh, chân thực biểu hiện tâm hiếu thuận, thân ái, từ ái. Thời thời khắc khắc phải chăm sóc tốt. Bất kể việc gì, nhất nhất đều phải tuỳ thuận ý tứ của người bệnh, không thể khiến tâm người bệnh sinh ra mọi phiền não.
  • 32. P a g e 32 | 165 (3) Hễ mạng sống đến lúc lâm chung, nhất định phải thỉnh vài vị đoàn viên của Đoàn Trợ niệm (Phật tử Việt Nam thường gọi là Ban Hộ niệm) đến để giúp đỡ niệm Phật. Nếu đoàn viên đến nhà chúng ta, toàn gia quyến thuộc vân vân…, tất cả mọi người đề phải nghe theo họ chỉ đạo, không thể làm trái một chút xíu nào. Phải hiểu được đoàn viên của Đoàn Trợ niệm vì sự cứu độ thần thức người thân của ta, vãng sinh Tây phương, cho nên toàn gia quyến thuộc vân vân… chúng ta, từng người đều phải tỏ lòng biết ơn, phải tận tâm chiêu đãi họ. Giả sử đoàn viện trợ niệm bận việc nơi khác, hoặc nhất thời khó mời được, thế thì người nhà quyến thuộc vân vân…, trợ giúp niệm Phật đúng như pháp, thì cũng như nhau. Nhưng phải thực hành đúng theo phương pháp trợ niệm này, không thể thay đổi phương pháp này chút nào, như vậy nhất định có thể vãng sinh Tây phương. Mà còn phải cả nhà cùng ăn chay, tuyệt đối cấm chỉ sát sinh, tu phúc cho người bệnh. Đến khi cần có người trợ niệm, bệnh tật của người
  • 33. P a g e 33 | 165 bệnh nhất định là rất nặng rồi, trong thời gian này, nên phải nhất tâm niệm Phật cho người bệnh, giúp người đó vãng sinh Tây phương. Nhất thiết không thể một mặt đòi người trợ niệm, một mặt lại tiêm thuốc kích thích tim cho người bệnh, cho uống thuốc bổ như sâm Cao Ly vân vân…, như vậy tức là càng tăng thêm sự đau khổ cho bệnh nhân, trở ngại sự vãng sinh Tây phương của người ấy, đây là điều đau lòng nhất. Hy vọng rằng là người quyến thuộc, phải hiểu rõ điểm này, không nên làm hại thân nhân của mình. (4) Phàm con người đến khi lâm chung, tức là lúc đứng ở ngã rẽ đi Thánh đạo Tây phương, và Lạc đạo của Trời, Người, A Tu La, và Khổ đạo của súc sinh, ngã quỷ, địa ngục. Những người quyến thuộc, nếu giúp đỡ bệnh nhân niệm Phật, vậy tức là đưa thần thức của người ấy vãng sinh Thánh đạo Tây phương hưởng thụ vô lượng diệu lạc; giả sử đối với người bệnh, bi ai khóc lóc hay kêu gào vân vân…, đó tức là đẩy thần thức người đó xuống ba loại Khổ đạo: súc sinh, ngã quỷ, địa ngục, chịu đau
  • 34. P a g e 34 | 165 khổ vĩnh cửu. Phải hiểu được là quyến thuộc, tức là phải phân biệt rõ ở điểm này, là hiếu thuận hay không hiếu thuận, là thân ái hay không thân ái, là từ ái hay không từ ái. (5) Phải nên tin lời dạy trong Kinh Phật, nếu đọa lạc vào ba ác đạo súc sinh, ngã quỷ, địa ngục, sự đau khổ phải chịu đựng đó, thật là nói không hết được, thời gian chịu khổ cũng lâu dài như không bao giờ hết. Địa ngục khổ nhất, một ngày một đêm, phải chịu một vạn lần chết, một vạn lần sinh. Sự khổ của ngã quỷ, dài hàng trăm ngàn vạn kiếp, đến danh từ nước tương, cũng không nghe thấy, huống chi là được ăn? Súc sinh cũng khổ, rút ruột mổ bụng, cho người ăn nuốt. Nếu đã đọa lạc vào ba ác đạo này, tối thiểu phải chịu qua năm ngàn đại kiếp. Mỗi đại kiếp, dài lâu bằng 13 ức 4384 vạn năm. Nếu đợi hết tội khổ của năm ngàn đại kiếp này, sau khi chịu hết rồi, mới được ra khỏi, thế thì không biết được là đến bao giờ. Giả thiết sinh đến Tây phương, mỗi ngày đều được nghe A Di Đà Phật giảng kinh thuyết pháp, cùng Quan Thế Âm Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát, làm bạn tốt với nhau, những
  • 35. P a g e 35 | 165 gì mắt thấy, đều là diệu sắc trang nghiêm, tai nghe được toàn là nhã âm vi diệu, sự hưởng thụ sung sướng đó, thật là nói không hết được. Lại đều đầy đủ đạo lực thần thông, muốn đến, độ hóa quyến thuộc mọi người chúng ta, nói muốn đến liền đến, muốn đi liền đi, đều được tự do như ý. Hơn nữa, một đời có thể thành Phật. Cho nên mỗi người chúng ta, đều phải suy nghĩ kỹ càng, Tây phương kia có sự sung sướng vô cùng vô tận như thế, ai lại không chịu phát tâm giúp đỡ cha mẹ mình vân vân… niệm Phật vãng sinh Tây phương hưởng sung sướng! Súc sinh, ngã quỷ, địa ngục kia có vô lượng vô biên khổ não như thế, ai người chịu dùng tâm độc ác đối xử với cha mẹ của mình…, mà bi ai khóc lóc đẩy họ đọa lạc vào ba ác đạo súc sinh, ngã quỷ, địa ngục? Mỗi người trong chúng ta đều phải hiểu được phàm người lúc lâm chung, hoặc sinh về Tây phương, hoặc đọa lạc súc sinh, ngã quỷ, địa ngục, trách nhiệm này, quá nửa là ở người làm thân nhân quyến thuộc. (6) Phàm bệnh nhân lúc bình thường đã có tâm nguyện niệm Phật cầu sinh Tây
  • 36. P a g e 36 | 165 phương, đó là điều tốt nhất. Nếu là người không có tín tâm hoặc không hiểu về niệm Phật cầu sinh Tây phương, chúng ta là người quyến thuộc, phải nói rõ ràng với bệnh nhân: “Làm người thì không ai có thể làm người mãi mãi được, có sáu nẻo sinh tử luân hồi. Địa ngục tam đồ thì khổ vô cùng, mà cũng dễ bị đọa lạc vào. Lại nói về Tây phương sung sướng nhất. Trong Tây phương Cực Lạc Thế giới, không có địa ngục ba nẻo, cũng không có sáu nẻo sinh tử luân hồi. Người ở Tây phưong, là sinh ra từ hoa sen, đã được ngồi trong hoa sen, vừa nhu nhuyễn, vừa thơm tinh khiết, vừa lớn, vừa đẹp, vừa sáng sủa. Người ở Tây phương, nơi ở đều là lâu các bằng trân châu bảo bối, vừa cao lớn, vừa mỹ lệ. Người ở Tây phương, muốn ăn thức ăn nào ngon nhất, liền có ngay thức ăn ngon nhất đó. Muốn mặc loại quần áo nào tốt nhất, liền có ngay loại quần áo tốt nhất đó. Các sự sung sướng người ở Tây phương được hưởng, thật là nói không hết được. Ông (bà) nếu phát tâm niệm danh hiệu A Di Đà Phật, tha thiết muốn cầu được sinh về Tây phương, thì đến
  • 37. P a g e 37 | 165 khi lâm chung, A Di Đà Phật tay cầm một đóa hoa sen lớn, sẽ đến trước mặt ông (bà), đón tiếp ông (bà) vãng sinh Tây phương, sinh đến Tây phương, tức thì có sự sung sướng hưởng không hết. Ông (bà) chịu phát tâm niệm Phật, nhất định có thể vãng sinh Tây phương.” Là người quyến thuộc nói như thế cho bệnh nhân nghe mỗi ngày ba lần, cách nói là, không được gấp gáp, nên khuyên đạo từ tốn bình hòa. Phải hiểu được tâm bệnh nhân. Là dễ bị phiền não nhất, cũng rất sợ phiền não, nếu như bệnh nhân đã tin tưởng rồi, thì không thể khuyên đạo nữa. Sau đó chỉ chuyên khuyến khích người đó nhất tâm niệm Phật, cầu sinh Tây phương là được rồi. (7) Phàm người bệnh nếu có việc nhà hoặc các việc cần thiết khác, lúc bình thường chưa thể nói cho quyến thuộc được, người quyến thuộc, tất phải vào khi tâm thức người bệnh còn sáng suốt, còn nói chuyện được, thì hỏi trước cho mọi việc rõ ràng. Nếu tâm thức bệnh nhân đã hôn mê, không nói được nữa, hoặc đã hỏi qua mọi việc rồi, thì không được nhắc tới chuyện nhà, việc thế
  • 38. P a g e 38 | 165 tình nữa, để tránh làm hỗn loạn chính niệm của người bệnh (chính niệm tức là Phật niệm). Tâm thức bệnh nhân, nếu còn sáng suốt, người trong quyến thuộc, phải nói với người bệnh: “Ông (bà) X à! Tất cả mọi việc của gia đình, chúng tôi đều sẽ gánh vác được, ông (bà) nhất thiết không phải lo lắng gì, hãy nhất tâm nhất ý niệm A Di Đà Phật, cầu sinh Tây phương.” Lời nói này, chỉ có thể được nói một lần, sau đó chỉ một việc nhắc nhở người đó nhất tâm niệm Phật, cầu sinh Tây phương. Đồng thời tự mình dùng ngón tay, chỉ về hướng Tây, nói với người bệnh: “Tây phương ở trước mặt ông (bà), ông (bà) cứ nhất tâm niệm Phật, tự mình nghĩ vãng sinh Tây phương.” Là người quyến thuộc, mỗi ngày nhắc nhở người bệnh vài lần như vậy. Giả sử sau khi tâm thức bệnh nhân đã hôn mê, thì không cần nhắc nhở nữa, chỉ chuyên cao giọng giúp đỡ niệm Phật. (8) Nếu có bằng hữu thân thích, đến thăm hỏi người bệnh, là người quyến thuộc, trước hết mời khách tới một gian phòng khác để chiêu đãi, và nói rõ với khách rằng:
  • 39. P a g e 39 | 165 “Con người lâm chung là sự việc quan trọng nhất.” Lại nói: “Giúp đỡ bệnh nhân niệm Phật, là có ích lợi lớn. Nếu khóc lóc bi ai trước người bệnh, là trở ngại lớn.” Nói qua với người ấy như thế, một mặt tránh cho khách sinh tâm nghi hoặc; mặt thứ hai tránh được khi trước mặt người bệnh, than thở bi ai ảo não, trở ngại chính niệm. Lại phải giúp cho khách cũng trợ giúp người bệnh niệm Phật, vãng sinh Tây phương, như thế tức là thực sự có cảm tình lớn. (9) Nếu có người bệnh, nghiệp chướng hiện tiền, không thích có người niệm Phật thay cho mình, chán ghét người niệm Phật, nghe và thấy người niệm Phật, trong tâm thấy khó chịu; hoặc thấy oán hồn hiện ra đòi mạng vân vân… Đây đều là nghiệp chướng của người ấy hiện ra, trở ngại cho sự vãng sinh. Là người quyến thuộc phải đến trước bàn thờ Phật thành khẩn thay người đó niệm Phật sám hối, để nghiệp chướng của người đó tiêu trừ, vãng sinh Tịnh độ. Như năm trước có một vị cư sỹ, mẹ ông ta bị bệnh sắp chết, ông đã thỉnh đoàn trợ niệm đến nhà niệm Phật cho mẹ. Mẹ ông nghe thấy
  • 40. P a g e 40 | 165 người ta niệm Phật, trong tâm ngược lại cảm thấy khó chịu, kêu đoàn viên trợ niệm không được niệm. Lúc đó vị sư phụ quy y cho ông cư sỹ kia, biết được đây là nghiệp chướng hiện ra, liền thay thế cho mẹ ông niệm vài cuốn Kinh Địa Tạng, vị cư sỹ kia cũng rất khẩn thiết thay mẹ sám hối trước Phật. Về sau, lại niệm Phật thay cho mẹ, mẹ ông liền cảm thấy vui vẻ, cuối cùng, cũng được vãng sinh. Ở trên nói niệm Kinh Địa Tạng có thể tiêu trừ nghiệp chướng, giả sử không thể niệm Kinh Địa Tạng, thì niệm danh hiệu Địa Tạng Bồ tát, cũng có thể được. Lại có một vị cư sỹ, cha của ông sinh bệnh sắp chết, trông thấy một nữ nhân và một con chó đến đòi mạng ông, vị cư sỹ ấy liền thay cha niệm Phật sám hối, nữ nhân và con chó tức thì không thấy nữa. Về sau cha ông lại thấy hai vị tăng. Hai vị tăng nói với cha ông: “Đời trước ông đã ngăn trở chúng tôi vãng sinh, cho nên bây giờ chúng tôi cũng phải ngăn trở ông vãng sinh.” Vị cư sỹ kia liền thay thế cha sám hối trước Phật lần nữa, và cầu xin hai vị tăng kia, hãy để cho cha ông được vãng sinh. Nếu cha ông được vãng sinh Tây
  • 41. P a g e 41 | 165 phương, sau này nhất định sẽ trở lại giúp hai vị tăng cùng vãng sinh Tây phương, để tạ lỗi lầm đã cản trở trong quá khứ. Cuối cùng cha của ông lại thấy một vị lão tăng, nói với ông: “Oán nghiệp của ông đã được tiêu trừ, quá tam thất nữa, thì có thể vãng sinh, vị thứ của ông là cấp thứ năm.” Lại nói: “Gọi là tam thất, con của ông biết.” Mọi người cho tam thất là hai mươi một ngày, trợ niệm quá nhiều ngày đã rất mệt mỏi rồi, nay phải tiếp tục thêm hai mươi mốt ngày nữa, ai nấy cảm thấy rất khổ nạn. Thì ra chỉ qua hai mươi mốt giờ, cha của ông đã vãng sinh, cấp thứ năm đại khái là Trung phẩm Trung sinh. Theo đó thì thấy, là quyến thuộc, thay mặt người bệnh niệm Phật sám hối, hoặc tụng Kinh Địa Tạng hoặc danh hiệu Địa Tạng Bồ tát vân vân…, đối với người bệnh, là có ích lợi rất lớn. (10) Người ta vào lúc sắp tắt thở, những người trợ niệm, người quyến thuộc vân vân… nếu đông, đều hướng về Phật, hoặc quỳ niệm, hoặc lạy niệm, chí thành khẩn thiết, cầu Phật từ bi, tiếp dẫn thần thức của
  • 42. P a g e 42 | 165 vong nhân vãng sinh Tây phương; người trợ niệm, những quyến thuộc vân vân… nếu ít, ở gần bên người bệnh giúp đỡ niệm Phật, nhưng đừng đến nhìn trước mặt người bệnh. Phải biết rằng, trong thời gian này, người thân thuộc nhìn nhau, khó tránh được tâm niệm không sinh bi ai, tình ái, trở ngại chính niệm. Thích hợp nhất hoặc ngồi hai bên phải trái, hoặc ngồi mặt sau. Âm thanh niệm Phật, nhất thiết không được bi ai, giống như tiếng khóc, nếu có các tiếng như vậy, người bệnh nghe được, tâm lý nhất định sẽ sinh khởi những niệm bi ai ái luyến, nếu có các niệm như thế, thì sẽ mất chính niệm, chính niệm nếu mất, tức thì vì đó không được sinh về Tây phương. Cho nên trong thời gian này, chúng ta những người quyến thuộc, tất phải đặc biệt cẩn thận, đặc biệt chú ý, tuyệt đối chế ngự, đình chỉ bi ai, mà nên cao giọng niệm Phật, từng câu từng câu niệm cho rõ rõ ràng ràng, từng chữ từng chữ niệm cho rõ rõ ràng ràng. Trong lúc niệm Phật, tâm lý kiêm cả mong cầu lực từ bi của Phật, gia hộ vong nhân, thân tâm an
  • 43. P a g e 43 | 165 lạc, chính niệm phân minh, mau được vãng sinh Tây phương. (11) Phàm người sau khi tắt thở, trước khi thân thể còn chưa lạnh thấu toàn bộ, trong giai đoạn này, những người quyến thuộc chúng ta, càng phải chú ý hơn, nén bi ai, phát tâm cao giọng giúp đỡ niệm Phật. Đồng thời còn phải luôn luôn để ý đến trên mặt hoặc trên thân người chết, không thể cho ruồi muỗi đậu lên. Phải hiểu rằng vong nhân tuy đã ngừng thở, thân thể nếu còn một chút ấm chưa lạnh hẳn, thì thần thức còn chưa hoàn toàn rời khỏi thân, nếu như có vật chạm vào mình, vong nhân tức thì tự cảm thấy đau khổ. Có một số người nghĩ rằng phải luôn luôn sờ vào thân người chết, để biết nơi nào còn ấm, điều này chỉ có hại lớn cho vong nhân, không có một chút lợi nào. Nếu đã qua hơn mười tiếng đồng hồ, muốn biết hơi ấm của vong nhân đã hết hẳn hay chưa, cũng phải thỉnh một người có tri thức tương đối, nhẹ nhàng chậm rãi thám sát. Vào thời gian này, người gia đình quyến thuộc, nhất định đều phải theo chỉ dẫn của đoàn viên trợ niệm, tránh được các sai lầm
  • 44. P a g e 44 | 165 làm hại cho vong nhân. Nếu không có sự chỉ đạo của đoàn viên trợ niệm, thì phải nhất định theo đúng phương pháp trợ niệm, để thực hành. Cho đến các đoàn viên trợ niệm, cũng phải nghe theo sự chỉ đạo của người lãnh đạo, không thể tùy tiện sờ vào thân của người chết. Nhất thiết không được nghe theo những lời mê tín vô căn cứ của thế tục. Họ nói: “Hễ người đã chết rồi, phải nhân lúc thân thể còn ấm, các khớp xương còn mềm, dễ thay quần áo.” Lại nói: “Nếu người đã chết, không sớm chuyển giường đi, sẽ bị món nợ thiếu giường ngủ cho người đó.” Lại nói: “Phải khóc, nếu không khóc, các hung tinh kia không chịu bỏ đi.” Những lời mê tín này, tương truyền đi, người bị những lời này làm hại, có vô lượng vô biên vong nhân, chịu khổ não lớn oan uổng, đọa lạc vào ba ác đạo súc sinh, ngã quỷ, địa ngục. Thời cổ xưa có một vị vua tên là A Kỳ Đạt, bình sinh tin theo Phật pháp, xây tháp lập chùa, công đức to lớn, đến lúc mạng chung đúng khi tắt thở, viên thị quan phục thị ông ta, vì duyên cớ nhiều ngày thiếu ngủ, chiếc quạt trong tay rơi xuống mặt ông vua, khi đó ông ta cảm
  • 45. P a g e 45 | 165 thấy đau khổ, tức thì sinh tâm sân hận, khi mạng chung, thần thức liền theo tâm sân hận đó, đi đầu thai làm một con rắn. May là vị A Kỳ Đạt vương này do duyên cớ có công đức lúc bình sinh tín kính Phật pháp, xây tháp lập chùa, về sau gặp được tăng nhân, thuyết pháp cho ông, con rắn này vì công đức nghe Phật pháp, sau ba ngày thì chết, thần thức bay lên trời. Lại chuyện nữa ngày xưa có hai vợ chồng, rất thân ái với nhau, bình sinh cùng tin Phật pháp, phụng trì trai giới. Một hôm vào lúc chồng chết, người vợ khóc lóc bi ai. Chồng bà thân thể tuy chết, thần thức còn chưa rời khỏi thân, nghe tiếng khóc bi ai của vợ, tâm sinh ra niệm tình ái, thế là thần thức liền theo một niệm tình ái này, đầu nhập vào thân người vợ, làm một con sâu trong lỗ mũi. Người vợ kia vì chồng chết, khóc chảy nước mắt nước mũi. Khi đó một con sâu rơi xuống từ trong lỗ mũi, người phụ nữ muốn lấy chân đạp lên con sâu, một vị tăng kêu lên: “Đừng làm hại chồng của bà!” Người phụ nữ kinh ngạc hỏi duyên cớ, vị tăng kia nói: “Chồng bà bình sinh phụng trì trai giới đúng ra được sinh lên trời, vì lý
  • 46. P a g e 46 | 165 do bà khóc lóc bi ai, chồng bà nghe thấy tâm sinh ái niệm, thần thức liền theo ái niệm đó, đầu thai vào thân bà, làm con sâu trong lỗ mũi.” Người phụ nữ kia tự sám hối, cầu xin vị tăng thuyết pháp cho con sâu nghe, con sâu kia vì được nghe Phật pháp, liền thoát khỏi thân con sâu, thần thức cũng được sinh lên trời. Hai câu chuyện này đều có nói trong kinh, đều có căn cứ. Những lời mê tín hư truyền trên thế tục kia, là không có căn cứ, mọi người chúng ta phải hiểu rõ những lời mê tín đó, tránh cho các vong nhân về sau, lại bị khổ đau oan uổng nữa, đọa vào súc sinh, ngã quỷ, địa ngục oan uổng. Cho nên vào lúc vong nhân sau khi ngừng thở, trước khi thân thể còn chưa lạnh thấu hoàn toàn, những người quyến thuộc chúng ta, nhất định phải đoạn trừ tiếng khóc, và chế chỉ việc đụng chạm vào thân thể người chết, tránh được sự di họa cho vong nhân, không thể vãng sinh Tây phương. Nói chung lại, nhất thiết phải nghe theo sự chỉ dẫn của đoàn viên trợ niệm, nếu không có sự chỉ dẫn của đoàn viên trợ niệm, người quyến thuộc chúng ta phải chậm rãi nhẹ nhàng
  • 47. P a g e 47 | 165 thăm dò thân thể vong nhân, đợi cho đến sau khi toàn bộ đã lạnh thấu, mới chuẩn bị tắm rửa thay áo. (Phương pháp tắm rửa thay áo, sẽ trình bày trong phần mộc dục canh y sau này). HỎI ĐÁP VỀ TRỢ NIỆM HỎI : Hai chữ “trợ niệm” ý nghĩa gì? ĐÁP : “Trợ” là giúp đỡ, “Niệm” là chính niệm. Ghép hai chữ lại, tức là giúp đỡ người lâm chung, mỗi niệm hiện ra đều là chính niệm. HỎI : “Chính niệm” là gì? ĐÁP : “Chính niệm” còn gọi là “tịnh niệm”. Chính niệm và tịnh niệm này, đều là tâm niệm niệm Phật. Bởi vì tâm niệm niệm Phật, là chính nhân để thành Phật, cho nên gọi là chính niệm. Lại nữa tâm niệm niệm Phật, không so sánh với lục trần, vì cớ tâm ấy thanh tịnh, cho nên gọi là tịnh niệm. Tịnh niệm này, cũng là tịnh nhân để vãng sinh Tịnh độ. Về ý nghĩa của chữ chính niệm này, đại lược là như thế.
  • 48. P a g e 48 | 165 HỎI : Người lâm chung vì duyên cớ gì cần người khác trợ niệm? ĐÁP : Phàm người đã đến bước ngoặt lâm chung, đó là khi tứ đại tan rã, các khổ giao tập lại, chân tay rối loạn, đau khổ như con cua rơi vào nồi canh đang sôi. Lúc bình thường công phu niệm Phật chưa thuần thục, đến thời điểm này, ai người không cần người khác trợ niệm? Lúc bình thường có được sáu phần, bảy phần công phu niệm Phật, khi đến thời điểm này, cũng khó dùng được hai phần, ba phần. Huống chi người lúc bình thường hoàn toàn chưa có công phu niệm Phật, đến thời diểm này, có thể không cần người khác giúp không? Phải hiểu được người ta vào lúc lâm chung, tự mình khó làm chủ được một chút tơ hào nào. Hoàn toàn dựa vào người khác, giúp đỡ niệm Phật, thay người đó làm chủ mọi việc. HỎI : Người bệnh đã chết thật rồi, nhưng vẫn còn giúp người ấy niệm Phật có tác dụng gì? ĐÁP : Bởi vì người bệnh vừa mới tắt thở, tuy là đã chết rồi, nhưng thần thức người ấy
  • 49. P a g e 49 | 165 vẫn chưa hoàn toàn ra khỏi thân thể, đời sau của người ấy được sinh về nơi thiện hay ác còn chưa quyết định, trong lúc này giúp đỡ người ấy niệm Phật, có diệu dụng thù thắng lớn nhất. Phải biết rằng phàm người ta đến lúc lâm chung, tức là đến ngã rẽ đi Thánh đạo, thiện đạo, ác đạo. Chúng ta làm người đời đời kiếp kiếp đến nay, thiện nghiệp và ác nghiệp đã tạo, nhiều vô lượng vô biên, các niệm thiện thiện ác ác phát hiện ra trong tâm, nối tiếp nhau không ngừng. Đa số đều là tâm niệm ác, tâm niệm thiện thì rất ít. Phàm người vào lúc lâm chung, một niệm cuối cùng của tâm nếu là ác, lúc đó tâm lý ác liền phát hiện các cảnh ác của địa ngục, ngã quỷ, súc sinh; mạng chung một niệm tâm này, liền theo ác cảnh này đi đầu sinh vào ác đạo; tâm của một niệm cuối cùng nếu là thiện, lúc đó tâm lý thiện liền phát hiện các cảnh thiện của trời, người; mạng chung của một niệm này đi theo các thiện cảnh đó, đầu sinh thiện đạo. Tâm của một niệm cuối cùng nếu là niệm Phật, nguyện cầu vãng sinh Tây phương, tâm niệm Phật nguyện sinh Tây phương đó, liền phát hiện Tây phương Cực
  • 50. P a g e 50 | 165 Lạc Thế giới A Di Đà Phật và chư Thánh chúng, tiếp dẫn ở trước mặt, mạng chung một niệm tâm này, liền theo A Di Đà Phật, vãng sinh lên Thánh đạo của Tây phương Cực Lạc Thế giới. Phải hiểu được rằng người ta khi lâm chung, đạo lý giúp đỡ người ấy niệm Phật, tức là làm cho tâm của một niệm cuối cùng của người chết phải là niệm Phật. Tâm một niệm cuối cùng nếu biết niệm Phật, A Di Đà Phật tức thì ở trong tâm người chết do tự mình niệm Phật, hiện tiền tiếp dẫn, người chết đó, tức thì trong tâm niệm Phật của mình theo Phật vãng sinh Tây phương. Sinh đến Tây phương, cái sinh tử của thế giới Sa bà này liền chấm dứt vĩnh viễn, đó tức là vô lượng sự sung sướng vĩnh cửu. Giúp đỡ người sắp chết niệm Phật, có diệu dụng thù thắng lớn nhất như thế. NÓI VỀ MỘT NIỆM VÃNG SINH TÂY PHƯƠNG KHI LÂM CHUNG HỎI : Tây phương Cực Lạc Thế giới, cách xa tới 10 vạn ức Phật độ, tâm một niệm của người niệm Phật khi lâm chung, làm sao có thể sinh tới được?
  • 51. P a g e 51 | 165 ĐÁP : Tâm một niệm của người niệm Phật khi lâm chung, vãng sinh Tây phương Cực Lạc Thế giới, vì duyên cớ có ba loại lực lượng bất khả tư nghị dung hợp lại. Một loại là Phật lực, tức là tâm 48 đại nguyện đại từ đại bi của A Di Đà Phật, nhiếp thụ chúng sinh tín nguyện niệm Phật, Phật lực vãng sinh Tây phương bất khả tư nghị. Một loại là tâm lực, tức là tâm một niệm hiện tiền của từng người chúng sinh chúng ta. Đối với tâm một niệm này có ba nghĩa: (1) là tâm thể, bản thể của tâm một niệm này, cùng với chư Phật là tương đồng, không có khác biệt một tơ hào nào. Nhưng chư Phật là thường ngộ không mê, bối trần hợp giác (mang trần thế hợp vào giác ngộ), tâm ấy thanh tịnh, đầy đủ vô lượng công đức trí tuệ. Mọi người chúng ta là thường mê không ngộ, mang giác ngộ hợp vào trần thế, tâm này uế nhiễm, đầy đủ vô lượng phiền não ác nghiệp. Giả thiết mỗi chúng ta nếu có thể phát tâm niệm Phật A Di Đà, đúng ngay lúc đang niệm Phật, ngay đó tức là đã đổi mê về ngộ, bối trần hợp giác.
  • 52. P a g e 52 | 165 Nghiệp vô lượng phiền não mê hoặc kia liền hoàn toàn thanh tịnh, trí tuệ công đức vô lượng kia hoàn toàn hiển lộ. Thể trước mắt của tâm niệm Phật này tức thì như chư Phật rồi. Cho nên các bậc cổ đức nói: “Nhất niệm tương ứng nhất niệm Phật, niệm niệm tương ứng niệm niệm Phật.” tức là Thánh nhân cùng phàm phu cùng một tâm thể, là lý do chư Phật cùng chúng sinh đồng một tâm nguyên (nguồn của tâm). Niệm Phật thành Phật, ví như nấu gạo thành cơm, đây là việc đương nhiên. (2) là tâm lượng, tâm lượng một niệm này, rộng lón vô biên. Trong kinh dạy: “Tâm bao Thái hư, lượng chu Sa giới”. Đây tức là tâm lượng quảng đại vô biên. Rộng lớn đến thế nào? Kinh dạy rằng: trong Thái hư, gồm có loại thế giới các Phật sát nhiều như số vi trần không thể nói được, ở giữa có một loại thế giới, tên là Phổ Chiếu Thập phương Xí Nhiên Bảo Quang Minh, loại thế giới này có 20 tầng thế giới, thế giới Sa Bà chúng ta sống này và Thế giới Cực Lạc cách xa nhau 10 vạn ức quốc độ, cùng ở trong tầng thứ 13 của Thế giới Phổ Chiếu Thập phương Xí Nhiên Bảo Quang Minh
  • 53. P a g e 53 | 165 này. Vậy một loại thế giới lớn như thế, huống chi loại thế giới các Phật sát nhiều như số vi trần? Rất nhiều rất nhiều loại thế giới này, còn ở trong Thái hư, Thái hư còn ở trong tâm lượng một niệm của mỗi chúng ta, điều này có thể thấy tâm lượng một niệm của mỗi chúng ta, thực tại là quảng đại vô biên, cho nên nói rằng tâm bao Thái hư, lượng chu Sa giới. Mọi người chúng ta nếu có thể hiểu tâm lượng một niệm này, quảng đại vô biên như thế, thì tức là với người niệm Phật, tâm một niệm khi lâm chung, vãng sinh Tây phương Cực Lạc Thế giới, tự nhiên sẽ không có lòng nghi hoặc nữa. (3) là tâm đầy đủ (hay tâm cụ), tâm của một niệm này, có đầy đủ 10 loại pháp giới: Phật, Bồ tát, Duyên giác, Thanh văn, Trời, Người, (A) Tu la, Súc sinh, Ngã quỷ, Địa ngục, mà 10 loại pháp giới này, lại là tâm của một niệm này tạo thành công, tâm của một niệm mỗi chúng ta, nếu là tạo 10 ác nghiệp, thế tức là tạo 3 ác đạo súc sinh, ngã quỷ, địa ngục rồi. Tâm của một niệm này của mỗi chúng ta, nếu là tạo 10 thiện nghiệp, tức là đã tạo 3 thiện đạo Trời, Người, Tu La
  • 54. P a g e 54 | 165 rồi. Tâm của một niệm này của mỗi chúng ta, nếu niệm A Di Đà Phật, tức là đã tạo Phật rồi. Kinh dạy rằng: “Thị tâm tác Phật, thị tâm thị Phật.” Nói cách khác, thị tâm nếu làm chúng sinh, thị tâm tức là chúng sinh rồi. Cho nên tâm của một niệm của mỗi chúng ta, nếu là niệm Phật, tức là làm Phật rồi. Tâm niệm Phật này, thể của nó tức là Phật, phải hiểu được tâm của một niệm của mỗi chúng ta, vốn có đầy đủ trí tuệ công đức của Phật, tâm của một niệm nếu là niệm Phật, tức là Phật rồi. Đây là đạo lý của tâm đầy đủ, tâm tạo tác. Giả sử mỗi người đều có thể hiểu rõ ý nghĩa này, thì đối với đạo lý niệm Phật tức có thể thành Phật, tự nhiên sẽ không còn sự không tin nữa. Tâm thể, tâm lượng, tâm đầy đủ nói trên, nói ra tuy lý là ba loại, kỳ thực là một chỉnh thể không tách rời được. Tâm của một niệm của tự mỗi người chúng ta, có duyên cớ đại diệu dụng vô cùng vô tận như thế, cho nên mới nói tâm lực của chúng sinh bất khả tư nghị. Một loại là pháp lực, tức là pháp lực của tín nguyện niệm Phật cảm ứng đạo giao bất khả tư nghị. Hễ chân tín, thiết nguyện, chí thành
  • 55. P a g e 55 | 165 niệm Hồng danh A Di Đà Phật, thì Phật lực, pháp lực, tâm lực chúng sinh, ba loại lực bất khả tư nghị này, hoàn toàn dung hợp trong một câu Hồng danh A Di Đà Phật rồi. Vì duyên cớ có ba loại lực bất khả tư nghị, dung hợp trong một niệm, cho nên tâm của một niệm khi lâm chung, tức thì được vãng sinh Tây phương Cực Lạc Thế giới. Cổ nhân dạy: “Hợp ba lực này trong một lúc, thu được thành công trong một niệm.” tức là đạo lý này vậy.  VÀI ĐIỂM NGƯỜI TRỢ NIỆM PHẢI HIỂU RÕ (1) Phát tâm giúp đỡ người khác niệm Phật vãng sinh Tây phương, tức là thay thế Như Lai đảm nhiệm một trách nhiệm lớn hóa độ chúng sinh liễu sinh thoát tử. Chúng ta chấp hành đại sự nghiệp cứu độ chúng sinh này, nhất định phải thiết thực tận tâm hành sự, nhất thiết không được phô diễn cho xong việc, làm lỡ nhân duyên đại sự liễu thoát sinh tử của người ta. Hãy cẩn thận! Hãy cẩ thận!
  • 56. P a g e 56 | 165 (2) Khi đến nhà người bệnh để trợ niệm, đầu tiên phải chiêu tập quyến thuộc, nói rõ cho họ biết rằng con người lúc lâm chung, là bước ngoặt quan trọng nhất để siêu thăng hay đọa lạc, rằng trách nhiệm này hoàn toàn ở toàn gia quyến thuộc các người, các người là quyến thuộc, nếu muốn người bệnh siêu thăng, không bị đọa lạc, thì nhất nhất đều phải nghe theo sự chỉ dẫn của người trợ niệm chúng tôi, không sai trái một chút nào, như vậy sẽ bảo đảm người lâm chung vãng sinh Tây phương Cực Lạc Thế giới. (3) Người trợ niệm vào phòng của người bệnh, thái độ đối với bệnh nhân phải thành khẩn, nói năng phải từ tốn, người bệnh nghe được thấy được, tâm lý sẽ không hoài nghi. Đầu tiên là tán thán các việc thiện đã làm lúc bình thường của người bệnh, khiến tâm người bệnh hoan hỷ; sau đó nói về hàng loạt các pháp thiện diệu, khiến tâm người bệnh sinh niềm an lạc, khởi chính tín cầu sinh Tây phương. Người trợ niệm nhìn người bệnh, phải có ý tưởng xem người đó là thân thuộc của mình, phải hiểu
  • 57. P a g e 57 | 165 được rằng trong đời này, tuy không phải là thân thuộc thực sự, nhưng hoặc 1 đời, 2 đời, 3 đời trước, cũng đã là thân thuộc, không thể nói là hoàn toàn không có. Người trợ niệm, nếu có thể nghĩ người bệnh là thân thuộc của mình, thì tâm giúp đỡ niệm Phật, sẽ tương đối thân thiết hơn nhiều. (4) Trong phòng người bệnh, ngoại trừ việc khai thị đối với người bệnh, còn tất cả mọi người khác đều không được tiếp xúc, nói với người bệnh, cũng không được phép nói các chuyện phiếm lặt vặt trong phòng bệnh, tránh không để người bệnh nghe được bị phân tâm, mất đi chính niệm. Nếu có thân thích hàng xóm tới muốn thăm người bệnh, người trợ niệm phải hỏi họ “Ông (bà) đến để giúp người bệnh niệm Phật phải không?” Nếu trả lời là phải, thì phải nghe người trợ niệm chỉ dẫn, tránh sinh ra trở ngại; nếu không phải đến để giúp đỡ niệm Phật, thì phải lựa lúc nói với người quyến thuộc, đưa khách đến nơi khác để chiêu đãi, tránh cho người bệnh gặp mặt, nảy sinh niệm tình cảm, trở ngại chính niệm. Đây là trách nhiệm tại chỗ của người trợ niệm,
  • 58. P a g e 58 | 165 không thể sợ khó khăn về tình cảm. Nếu như vì duyên cớ nể mặt nhân tình thế thái, gây trở ngại cho người bệnh làm mất đi chính niệm, không vãng sinh được, đó là làm ngược lại bản hoài độ sinh của Phật, cũng không hợp với tôn chỉ của trợ niệm. (5) Niệm Phật hoặc 6 chữ, 4 chữ, hoặc nhanh chậm cao thấp, nhất định đầu tiên phải hỏi ý thích của chính người bệnh. Nếu người bệnh không nói được nữa, thì niệm Phật không thể quá nhanh, nếu nhanh, thì nghe không rõ ràng; cũng không thể quá chậm, nếu chậm, thì khí gấp (hơi thở của người bệnh ngắn) không theo kịp, lại dễ bị hôn trầm; cũng không được cao quá, nếu cao, người trợ niệm, tự mình khó giữ được lâu; cũng không được thấp quá, nếu thấp, nghe không rõ ràng. Cho nên niệm Phật thích hợp nhất là không nhanh, không chậm, không cao, không thấp, từng câu từng câu tách bạch, từng chữ từng chữ thanh thản, khiến người bệnh từng câu lọt tai, từng chữ vào tâm, niệm Phật như thế, mới đúng là trợ niệm. Nhất thiết không được theo ý của mình, người niệm nhanh, người niệm chậm,
  • 59. P a g e 59 | 165 người niệm cao, người niệm thấp, nếu niệm Phật như vậy, tuy là trợ niệm, mà người bệnh khó được lợi ích gì. Phải hiểu rằng trợ niệm là vì người bệnh khi lâm chung, nguyên khí cực kỳ suy yếu, do đó tự họ không niệm ra được, hoàn toàn dựa vào người khác đem câu Hồng danh A Di Đà Phật, niệm lên được rõ ràng, khiến tâm người bệnh, mỗi niệm mỗi niệm đều quy vào câu Hồng danh A Di Đà Phật. Phải luôn luôn quan tâm tất cả mọi sự việc, không để tâm niệm của người bệnh dao động. Khiến cho chính niệm của người bệnh, từng niệm từng niệm nối tiếp nhau, tâm của một niệm cuối cùng khi mạng chung, theo Phật được niệm, vãng sinh Tây phương. Đây là người trợ niệm chúng ta, đạt được mục đích chân thực của trách nhiệm thay thế Như Lai đảm nhận độ hóa chúng sinh, liễu thoát sinh tử. (6) Hoặc khi trợ niệm đã trải qua nhiều thì gian, đột nhiên người bệnh tinh thần khỏe lại hơn trước, cũng có thể nói chuyện hay than vãn, cho đến hoạt động thân thể, các loại tình hình như thế, thì người trợ niệm phải chú ý, nhất thiết không
  • 60. P a g e 60 | 165 được xem là người bệnh đã khỏe lại. Khi thấy người bệnh có tình trạng này, không quá hai giờ nữa sẽ tắt thở. Ví như một chiếc đèn dầu, dầu từ từ hết, ánh sáng đèn ấy cũng tối dần, đến lúc hoàn toàn hết dầu, ánh sáng đèn ấy đột nhiên sáng bừng, trong khoảnh khắc liền tắt. Phàm người bệnh đến lúc gần tắt thở, nhiều người có tình hình loại này. Thường thường nghe nói: “Trợ niệm nhiều ngày rồi, người bệnh đột nhiên tinh thần tỉnh lại, cũng có thể nói chuyện, than vãn, các loại tình huống. Người trợ niệm không có kinh nghiệm và kiến thức đầy đủ, xem như người bệnh đã khỏe lại, liền ngưng trợ niệm, không quá hai giờ sau đó, người bệnh kia tắt thở.” Cho nên với cảnh giới loại này, người trợ niệm chúng ta, phải tận tâm. (7) Người trợ niệm vừa đến, nếu gặp lúc người bệnh vừa mới tắt thở, hoặc đã tắt thở được 1, 2, hay 3 giờ rồi, nếu như có sự tình này, người trợ niệm, nhất thiết không được xem là không cần gấp nữa. Phải hiểu được lúc này, là bước ngoặt khẩn yếu nhất, tốt nhất là phải cao giọng khai đạo một lần, sau đó mới trợ niệm. Bởi vì sau khi người
  • 61. P a g e 61 | 165 bệnh vừa tắt thở, bất kể là thân thuộc có than khóc không, tâm người đó nhất định là não loạn. Nếu cao giọng khai đạo, tâm của vong nhân, tức thì có thể biết được. Do biết được sự khai đạo: (1) Tâm của vong nhân lập tức có nơi quy y (thanh tướng của Phật hiệu phân minh), sau đó não loạn trở thành chính định; (2) Cũng biết phát nguyện cầu sinh Tây phương (tâm biết vui khi nghe Phật hiệu tức là nguyện sinh Tây phương). Khai đạo nên cao giọng, ngôn ngữ phải giản dị rõ ràng, nói rằng: “Ông (bà, đạo hữu…) X! Các việc thiện, việc ác ông (bà, đạo hữu…) đã làm trong quá khứ, hãy hoàn toàn đừng nghĩ tới nữa; con cháu, tài sản trong nhà, hãy buông xả hết, không thể vương vấn lưu luyến một chút xíu nào,một tâm một ý niệm A Di Đà Phật, cầu sinh Tây phương, mọi người chúng tôi giúp đỡ ông (bà, đạo hữu…) niệm Phật. Tâm của ông (bà, đạo hữu…) hãy chuyên chú nghe mọi người niệm Phật. Từng niệm từng niệm một dựa chắc vào câu A Di Đà Phật, cầu sinh về Tây phương! Tâm của ông (bà, đạo hữu…) hãy chuyên chú nghe mọi người niệm Phật.
  • 62. P a g e 62 | 165 Từng niệm từng niệm một, dựa chắc vào câu A Di Đà Phật, cầu sinh về Tây phương! (từ “Tâm của ông cho đến cầu sinh về Tây phương” nhất định phải hô hai lần). Sau khi đã khai đạo, lập tức bắt đầu trợ niệm. Từ lúc này, phải cất cao giọng, chuyên niệm bốn chữ Phật hiệu. Nếu như lúc bình thường vong nhân có tâm nguyện cầu sinh Tây phương, nhất định được về Tây phương; nếu lúc bình thường người không có tâm nguyện cầu sinh, thì khi lâm chung, công đức được nghe Phật hiệu cũng bất khả tư nghị. Địa Tạng Kinh dạy: “Người lúc mạng chung, nghe được danh hiệu một Phật, tiêu diệt được 5 trọng tội vào Vô Gián Địa ngục.” Cho nên công đức giúp đỡ người niệm Phật khi lâm chung, thật là lớn vô cùng vậy.
  • 63. P a g e 63 | 165 NHÂN QUẢ TỐI THẮNG CỦA NGƯỜI TRỢ NIỆM Có nhân tất có quả, có quả tất có nhân. Chúng ta nếu có thể phát tâm giúp đỡ người khác vãng sinh Tây phương, thì tương lai khi chính chúng ta đến lúc lâm chung, tự nhiên sẽ có người phát tâm đến giúp đỡ chúng ta niệm Phật vãng sinh Tây phương. Người khác vì được ta giúp họ niệm Phật mà được vãng sinh về Tây phương, sau này họ nhất định sẽ từ Tây phương theo A Di Đà Phật cùng đến tiếp dẫn, dùng thần lực gia hộ chúng ta, khiến chúng ta không mất chính niệm, vãng sinh Tây phương Cực Lạc Thế giới. Còn nữa, chúng ta thường thường giúp đỡ người khác niệm Phật vãng sinh Tây phương, đối với quan hệ lợi hại lúc lâm chung, hiểu biết được nhất định tỉ mỉ rõ ràng. Sau này đến khi chính mình lâm chung, nhất định có thể vận dụng kinh nghiệm trong quá khứ, khiến mọi việc được như pháp, có thể không sinh ra tất cả các việc không như pháp, sẽ quyết định khả năng vãng sinh Tây phương Cực Lạc Thế giới.
  • 64. P a g e 64 | 165 Chúng ta phải hiểu được, Như Lai sở dĩ ra đời, tức là vì muốn độ thoát tất cả chúng sinh, khiến mọi người đều thành Phật. Đức Thích Ca Như Lai thuyết pháp 49 năm, là vì việc này; A Di Đà Phật phát 48 đại nguyện, trang nghiêm Tây phương Cực Lạc Thế giới, cũng vì việc này. Tất cả con đường lớn của giáo lý, là dựa vào tự lực mà tu hành, tất yếu người tu hành phải hoàn toàn đoạn trừ phiền não, mới có thể ra khỏi sinh tử, là pháp môn khó làm được. Pháp môn Tịnh độ, là dựa vào nguyện lực tiếp dẫn của A Di Đà Phật, vãng sinh Tây phương Cực Lạc Thế giới, không đoạn phiền não, đường tắt thoát khỏi sinh tử, trong một đời, viên thành Phật đạo, là pháp môn dễ làm. Nay chúng ta giúp đỡ người niệm Phật vãng sinh Tây phương, là thay thế Như Lai đảm nhận trách nhiệm độ thoát chúng sinh. Khiến cho người được chúng ta trợ niệm, vãng sinh Tây phương Cực Lạc Thế giới. Theo pháp môn dễ làm, dựa vào nguyện lực của A Di Đà Phật, rất mau thoát khỏi sinh tử, viên thành Phật đạo, là một công đức lớn nhất. Loại công đức lớn nhất này, tức là NHÂN để
  • 65. P a g e 65 | 165 THÀNH PHẬT của chúng ta; tương lai chính chúng ta, có thể dựa vào công đức này, cũng có thể vãng sinh Cực Lạc Thế giới, ra khỏi sinh tử, viên thành Phật đạo. Dùng nhân thành Phật, cảm ứng quả thành Phật, đây là đạo lý nhất định. VẤN ĐỀ THANH KHIẾT TRONG PHÒNG BỆNH Trong phòng người bệnh, phải quét dọn sạch sẽ, tất cả các vật có thể rời đi được thì tốt nhất là dọn đi hết, một mặt để tránh cho người bệnh bị dao động chướng ngại, một mặt để tránh sự bất tiện cho người trợ niệm ra vào. Nếu tâm thức của người bệnh tỉnh táo, nhất định phải quay mặt về hướng Tây, luôn luôn chỉ đạo cho người bệnh, tâm nghĩ về việc vãng sinh Tây phương, nằm cũng phải dạy cho người đó cách nằm cát tường trên sườn bên phải. Nếu người bệnh bị đau đớn gò bó, tâm không an định, thế thì phải thay đổi. Nếu chính người bệnh biết được như thế nào mới có thể khiến tâm được an định, như thế nào mới có thể khiến chính
  • 66. P a g e 66 | 165 niệm dễ dàng khởi lên, thì phải tùy thuận theo tâm ý của chính người bệnh. Trước giường người bệnh, nhất định phải đặt tượng Phật Tây phương tam Thánh, hoặc chỉ một tượng Phật A Di Đà, trước tượng Phật phải cúng dường hương hoa vân vân…, tượng Phật phải hướng về mặt người bệnh, khiến cho tâm người bệnh sinh kính ngưỡng. Giả sử người bệnh có các uế vật đại tiểu tiện, thì sau đó bảo quyến thuộc thay rửa sạch sẽ. Người bệnh nếu sắp đến khi ngừng thở, trên mình nếu có các uế vật đại tiểu tiện, thì không được thay rửa nữa. Chỉ lo phát tâm giúp đỡ niệm Phật, dù cho có uế khí, người trợ niệm phải hiểu rằng, “trợ niệm” là đảm nhận trách nhiệm của Như Lai cứu độ chúng sinh ra khỏi sinh tử, làm sao có thể vì lý do những uế khí này, mà bỏ trách nhiệm của mình được? Nếu nghĩ như thế, tâm tự nhiên sẽ không lo ngại uế khí nữa. Đối với tiện uế trên thân người bệnh nhất định phải đợi đến sau khi tắt thở toàn thân đã lạnh, mới được thay rửa. Tượng Phật cúng ở trước giường không thể khinh mạn mà để uế khí, nhưng vì chiếu
  • 67. P a g e 67 | 165 cố cho chính niệm của người bệnh lúc sắp tắt thở, mà có tiện uế, cũng không thể thay rửa, sợ lỡ mất vãng sinh đại sự của người bệnh. Việc không thay rửa lúc này, là bất đắc dĩ, tuy có uế khí khinh mạn, mà không có tội. = * = PHÁ TRỪ NGHI CHƯỚNG Tình trạng bệnh của ngưòi bệnh, nếu đã đến mức nặng, phải nhắc nhở người bệnh: “Có còn việc gì vướng mắc nghi ngại không?” Giả thiết trong tâm có nghi ngại, cần phải nhân lúc người bệnh còn nói được, phá trừ nó đi sớm một chút, tránh để chướng ngại cho sự vãng sinh Tây phương. Nếu người bệnh không có gì vướng mắc trở ngại nữa, thì hỏi qua một lần, sau đó không được hỏi lại, tránh cho người bệnh bị phân tâm, đánh mất chính niệm. Xin chú ý! Xin chú ý! Nếu như người bệnh còn tâm nghi ngờ nói: “Tự mình phát tâm niệm Phật, thời gian
  • 68. P a g e 68 | 165 không bao lâu, lại sợ tội nghiệp rất nặng, không hiểu có được vãng sinh về Tây phương không?” Vậy thì người trợ niệm phải nói với người bệnh rằng: “Phát tâm niệm Phật, có thể sớm hay muộn. Điều khẩn yếu nhất là chuẩn mực từ lúc ông (bà) khởi phát tâm đến khi lâm chung bất thoái. Tức là đến khi ông (bà) lâm chung, sau khi chịu theo sự khai đạo của thiện hữu, mới có thể phát tâm niệm Phật, cũng là tốt. Trong kinh Phật dạy: “Người lúc bình thường tạo tội nghiệp thật nhiều thật nặng, đến khi lâm chung, sau khi chịu sự khai đạo của thiện hữu, mới biết phát tâm niệm Phật, cũng có thể vãng sinh về Tây phương.” Trong kinh Phật lại dạy: “Niệm một câu A Di Đà Phật, có thể tiêu trừ trọng tội của 80 ức đại kiếp sinh tử.” Cho nên phát tâm niệm Phật, tuy chưa bao lâu, hoặc tội nghiệp rất nặng, hoàn toàn không phải nghi tâm, chỉ cần ông (bà) nhất tâm niệm Phật, quyết chí nguyện cầu vãng sinh Tây phương, đến khi mạng chung, nhất định tự mình thấy được A Di Đà Phật đến trước mặt tiếp dẫn, vãng sinh Tây phương không có trở ngại.”
  • 69. P a g e 69 | 165 Nếu như người bệnh luyến ái quyến thuộc và tài sản, thì người trợ niệm, phải nói với người đó: “Người ở thế giới này của chúng ta, là rất khổ sở, già cũng khổ, có bệnh cũng khổ, chết cũng khổ, các loại khổ, thật là kể không hết. Người ở Tây phương Cực Lạc Thế giới là rất sung sướng, mãi mãi không già, sẽ không bệnh, sẽ không chết, các sự sung sướng này, thật là kể không hết. Ông (bà) phải cầu sinh về Tây phương, lại phải độ cho những quyến thuộc của mình cũng được sinh về Tây phương, cùng hưởng sung sướng. Những niệm luyến ái quyến thuộc và tài sản này, thì sẽ trở ngại cho ông (bà) vãng sinh về Tây phương, phải mau mau buông bỏ hết, nhất tâm niệm Phật, để chính mình sinh về Tây phương trước. Nếu đã sinh về Tây phương, thì lập tức có các loại đạo lực thần thông, theo nguyện trở lại độ cho những quyến thuộc này, để ai ai cũng sinh về Tây phương, đều là pháp thuộc của A Di Đà, hưởng sung sướng vĩnh cửu. Từ nay về sau, nếu lại có tâm tưởng về quyến thuộc và tài sản, thì ông (bà) phải tự trách mình rằng: “Thế giới này có nhiều đau khổ
  • 70. P a g e 70 | 165 thế này, Tây phương kia có nhiều sung sướng như thế, ta vì duyên cớ gì, hãy còn điên đảo thế này, luyến ái thân thuộc tài sản, gây chướng ngại cho chính mình không thể vãng sinh Tây phương, lại làm lỡ quyến thuộc nhiều đời nhiều kiếp, không có ai được độ.” Nếu nghĩ được như thế, sau đó tức thì có thể nhất tâm niệm Phật, vãng sinh Tây phương.” Thường người bệnh tâm còn nghi hoặc nói: “Tự mình niệm Phật, làm sao không thấy Phật?” Lại nghi tâm hỏi: “Chính mình đã đến lúc mạng chung, không biết A Di Đà Phật có đến hay không?” Thì người trợ niệm phải nói với người bệnh rằng: “Hiện tại đã được thấy Phật hoặc chưa thấy Phật, đều không có gì quan hệ. Nếu bây giờ còn chưa thấy Phật, đến lúc lâm chung nhất định sẽ được thấy Phật, điều khẩn yếu nhất, tức là chính ông (bà) cầu A Di Đà Phật này, niệm niệm phải hiện tiền làm chuẩn. Đến khi lâm chung, A Di Đà Phật tự nhiên có ở trong tâm niệm Phật của ông (bà), hiển hiện tiếp dẫn ông (bà), ông (bà) cũng ở trong tâm niệm Phật, theo Phật vãng
  • 71. P a g e 71 | 165 sinh về Tây phương. Ông (bà) phải lưu tâm niệm Phật, nhất thiết không được sinh tâm nghi ngờ nữa, nếu một khi sinh nghi tâm, tâm của ông (bà) tức thì có cách trở với tâm của A Di Đà Phật, gây chướng ngại cho chính mình không được vãng sinh về Tây phương. Nếu ông (bà) không sinh nghi tâm, cứ nhất tâm niệm Phật, tâm của ông (bà) tức thì cảm ứng đạo giao với tâm của A Di Đà Phật, nhất định sẽ vãng sinh về Tây phương. Không được có tâm nghi ngờ một chút xíu nào. Nên biết rằng thời gian những người lâm chung thấy Phật hiện tiền tiếp dẫn, là có khi sớm có khi muộn. Trường hợp sớm hoặc thấy trước 1, 2 ngày, hoặc thấy trước vài giờ, cho đến vài khắc (mỗi khắc 15 phút), vài phút, không giống nhau; nếu đến muộn phải vào sát na cuối cùng khi hành nhân đoạn mạng căn (khi thần thức đang rời khỏi thể xác), Phật mới ứng niệm hiện tiền (cảm ứng đạo giao), khi Phật hiện tiền, là khi hành nhân kiến Phật vãng sinh Tây phương.” Hễ người bệnh vào ban đêm hay ban ngày, hay trong định niệm Phật, hay trong mộng, nếu thấy các hình thù quái ác, tâm sinh ra
  • 72. P a g e 72 | 165 kinh sợ, trở ngại cho chính niệm, thì người trợ niệm phải nói với người bệnh: “Những hình thù, âm thanh quái ác này, đều là các oán gia đã bị ông (bà) giết hại trong nhiều đời. Họ biết được ông (bà) đã phát tâm niệm Phật, quyết định sẽ vãng sinh về Tây phương, cho nên chuyên hiện ra các cảnh giới hung ác, khiến cho tâm của ông (bà) kinh sợ, ngăn trở ông (bà) không thể niệm Phật vãng sinh đó thôi. Tâm của ông (bà) không phải sợ gì nó, không cần nghe nó, chuyên tâm chú ý vào câu A Di Đà Phật, niệm niệm khẩn thiết chí thành, không được gián đoạn một niệm nào. Các ma quỷ oán trái kia, sẽ không có nơi nào dựa vào nữa, liền tự nhiên tiêu diệt mất.” Hoặc là thấy quyến thuộc đã chết của nhà mình, như ông bà, hay cha mẹ vân vân… , phải hiểu rằng những ông, bà, cha, mẹ… này đều là quỷ thần trong ba ác đạo địa ngục, ngã quỷ, súc sinh biến hóa ra, lừa ông (bà) đến địa ngục ba ác đạo chịu khổ. Ông bà không cần để ý đến họ, chỉ lo tự mình cầu A Di Đà Phật, niệm niệm không thể ngừng nghỉ, thì quỷ thần đã biến hóa ra cha mẹ…
  • 73. P a g e 73 | 165 kia, tự nhiên biến mất. Hoặc thấy người cõi Trời, hay Thần đến tiếp dẫn ông (bà) sinh lên trời hay làm thần, ông (bà) nhất định phải cẩn thận, tâm niệm của mình, không để bị họ làm dao động một chút xíu nào, tức là chỉ có Tây phương A Di Đà Phật, hay Quan Thế Âm Bồ tát hay Đại Thế Chí Bồ tát đến tiếp dẫn ông (bà), thì ông (bà) mới đi được. Phải biết rằng A Di Đà Phật cũng là do tâm niệm Phật của chính ông (bà) sở cảm, tâm của ông (bà) nếu là mỗi niệm mỗi niệm một đều niệm Phật, thì Tây phương A Di Đà Phật kia, tức là ở trong tâm thanh tịnh niệm Phật của chính ông (bà) hiển hiện để tiếp dẫn ông (bà), mà ông (bà) cũng từ trong tâm thanh tịnh niệm Phật của chính mình theo Phật vãng sinh về Tây phương. Xin chú ý! Xin chú ý! SỰ KHAI THỊ LÚC LÂM CHUNG Ông (bà) phải biết rằng thế giới này, bất kể người nào, hai sự việc bệnh khổ và chết, đều không tránh được, nếu ông (bà) có bệnh khổ, thì tâm của ông (bà) không thể ưu lo về
  • 74. P a g e 74 | 165 bệnh khổ, mà phải chuyên tâm chú ý niệm A Di Đà Phật, từng niệm từng niệm một làm cho chính mình theo âm thanh niệm Phật, theo ý tưởng vãng sinh Tây phương, như thế bệnh khổ về sau sẽ nhẹ đi được quá nửa. Người niệm Phật chúng ta, đến lúc lâm chung, bất kể việc gì, đều phải nhất loạt buông bỏ, trong tâm thanh thanh tịnh tịnh, tức là chỉ có một câu A Di Đà Phật, từng câu từng câu rõ mồn một, mỗi niệm mỗi niệm chấp trì một câu A Di Đà Phật này, giữ niệm bất luận 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày vãng sinh đều tốt, ta chỉ có niệm niệm Phật này cầu sinh Tây phương, thuỷ chung không thay đổi. Ông (bà) nếu có thể y theo những lời này của tôi, thì tức là bảo đảm ông (bà) nhất định vãng sinh Tây phương. Nhất thiết không giống như những người không hiểu biết, đến khi lâm chung, kêu cha kêu mẹ, cầu trời, tiên, thần, quỷ phù hộ, đây là sai lầm rất lớn. Phải hiểu rằng người niệm Phật chúng ta lâm chung, bất kể có bệnh khổ hay không, đều phải cầu A Di Đà Phật từ bi, mau đến tiếp dẫn. Trời, Tiên, Thần, Quỷ kia, tự họ còn ở trong sáu nẻo sinh tử luân
  • 75. P a g e 75 | 165 hồi, có sức mạnh gì để cứu vớt ông (bà), ra khỏi sinh tử được? Vậy chỉ có A Di Đà Phật từ bi, có 48 đại nguyện và lớp lớp thần thông đạo lực, mới có thể cứu độ được ông (bà), mãi mãi thoát khỏi vòng đau khổ sinh tử. Nếu ông (bà) có tư tưởng cầu Trời, Tiên, Thần, Quỷ phù hộ, hãy mau mau buông bỏ ngay, nhất tâm niệm Phật, cầu sinh Tây phương. Nếu như thọ mạng của ông (bà) chưa hết, niệm Phật có thề tiêu trừ nghiệp chướng cho mình, bệnh cũng được mau lành. Nếu thọ mạng phải hết, ông (bà) cũng nhất định sẽ vãng sinh Tây phương. Giả sử ông (bà) chỉ cầu khỏi bệnh, không muốn cầu sinh Tây phương, thế thì thọ mạng của ông (bà) nếu như đã đến lúc tận, thì cũng không được sinh về Tây phương, hoặc như thọ mạng chưa đến lúc hết, bệnh của ông (bà) nhất thời cũng khó được lành, không chỉ khó lành, lại còn tăng thêm bệnh khổ. Ông (bà) nên hiểu rằng, tất cả chúng ta làm người ở thế giới này, có biết bao nhiêu khổ não không? Nếu được sinh tới Tây phương, thì sung sướng bao nhiêu không? Giả sử ông (bà) có tâm cầu xin Trời, Tiên, Thần, Quỷ
  • 76. P a g e 76 | 165 phù hộ, thế là ông (bà) có tâm sợ chết, tâm của ông (bà) đã xa cách tâm bản nguyện của A Di Đà Phật, tức là sẽ không sinh về Tây phương, thế là sẽ ở trong bể khổ của sinh tử vĩnh cửu, không có hạn kỳ ra khỏi. Ông (bà) nếu như có tâm sợ chết, phải nên tự trách mình, rằng tôi phát tâm niệm Phật, quyết chí cầu sinh Tây phương, tại sao lại sinh tâm sợ chết này, gây trở ngại cho chính mình không được vãng sinh Tây phương? Từ nay xin khẩn thiết niệm Phật, cầu Phật từ bi mau đến tiếp dẫn. Phải hiểu được rằng khi lâm chung phát ra bệnh khổ, đây là sở cảm của ác nghiệp của ông (bà) từ nhiều đời đến nay, hoặc oán gia bị ông (bà) giết hại từ nhiều đời đến nay, cùng đến đòi nợ, cho nên phát ra nhiều thứ bệnh khổ, khiến tâm ông (bà) sinh ra phiền não, gây chướng ngại để ông (bà) không thể niệmPhật vãng sinh. Ông (bà) nếu như biết rõ ý nghĩa này, thì tâm mình sẽ không bị các loại phiền não chuyển, có thể càng tăng chí thành khẩn thiết niệm Phật, từng niệm từng niệm không phóng túng, toàn tâm dựa vào câu danh hiệu A Di
  • 77. P a g e 77 | 165 Đà Phật, vãng sinh Tây phương Cực Lạc Thế giới. GIẢI THÍCH HẾT NGHI NGỜ VỀ BỆNH KHỔ KHI LÂM CHUNG “Người niệm Phật vào thời gian lâm chung, nếu phát bệnh khổ nặng, nhất thiết không được có tâm nghi hoặc, cũng không nên kinh sợ. Thời xưa Pháp sư Huyền Trang đời nhà Đường, khi lâm chung cũng bị bệnh khổ nặng, huống chi mọi người chúng ta là phàm phu bị trói buộc đủ thứ, làm sao không có bệnh khổ! Phải hiểu rằng những bệnh khổ này, là chiêu cảm của các ác nghiệp từ đời trước của mình, nếu ông (bà) không niệm Phật, những ác nghiệp này sẽ chiêu cảm quả báo nặng ở địa ngục trong đời sau. May được ông (bà) có thiện căn lớn, biết được niệm Phật, nên những ác nghiệp này liền dựa vào sức mạnh từ bi của A Di Đà Phật gia hộ, đem quả báo địa ngục nặng vào đời sau của ông (bà), chuyển thành quả báo nhẹ các bệnh khổ này trong hiện tại. Bệnh khổ là nỗi khổ tạm thời, chịu đựng qua
  • 78. P a g e 78 | 165 các bệnh khổ này, lập tức sẽ vãng sinh Tây phương, ông (bà) hãy hết sức niệm lên câu A Di Đà Phật này, từng niệm từng niệm phải dựa chắc vào câu A Di Đà Phật này, nhất thiết không để bệnh khổ lấy đi dù một niệm. Ông (bà) phải biết rằng, thời điểm này, là ngã ba đường của sự thác sinh đời sau của mình, hoặc Tây phương hoặc địa ngục, tâm của ông (bà), nếu đi theo bệnh khổ phiền não, tức là bị thác sinh địa ngục, tâm của ông (bà), nếu đi theo Phật hiệu A Di Đà, tức là vãng sinh Tây phương. Hãy cẩn thận! Hãy cẩn thận! Nếu nguyên khí của ông (bà) không đủ, đọc không nổi bốn chữ A Di Đà Phật , thì hãy niệm một chữ Phật cũng được, tâm của ông (bà) mỗi niệm đều phải theo chữ Phật này, tạo ý tưởng tự mình vãng sinh Tây phương. Nếu quả thực vì lý do bệnh khổ quá nặng bức bách, ngay cả chữ Phật này cũng không đọc lên nổi, thì tâm của ông (bà) hãy nghĩ rằng trước mặt mình, chân chân thực thực, đích đích xác xác, có Phật A Di Đà từ bi đưa tay xuống tiếp dẫn mình, tâm của ông (bà) mỗi niệm mỗi niệm tạo ý tưởng tự mình vãng sinh Tây phương, khi mạng
  • 79. P a g e 79 | 165 chung nhất định tuỳ theo tâm nguyện sinh của mình, vãng sinh Tây phương.” Cổ đức dạy rằng: “Lâm chung bất năng quan cập niệm, đán tác sinh ý tri hữu Phật, thị nhân mạng chung đắc vãng sinh, Pháp Cổ Kinh trung như thị thuyết.” (Giải thích sơ lược): Phàm người khi bình thường tu quan tưởng, quan tượng niệm Phật, chưa được công phu tam muội; phàm người tu trì danh niệm Phật, chưa đạt được công phu nhất tâm bất loạn. Bỗng nhiên tới lúc lâm chung, vì bệnh khổ bức bách, thân tâm không thể an định, cho nên có lớp lớp chướng ngại, quan tưởng, quan tượng đều quan không nổi, trì danh cũng không lên tiếng được. Nếu có thể tưởng được trước mặt mình chân chân thực thực, có A Di Đà Phật từ bi đưa tay xuống tiếp dẫn, mỗi niệm mỗi niệm tạo ý tưởng vãng sinh Tây phương, tâm của một niệm cuối cùng có nguyện vãng sinh, liền theo tâm niệm của một niệm nguyện sinh này, vãng sinh Tây phương. Đây là từ kim khẩu Đức Thế Tôn của chúng ta trong Kinh Pháp Cổ nói lời thành thật, thân tự tuyên thuyết.
  • 80. P a g e 80 | 165  PHƯƠNG PHÁP TRỢ NIỆM Đối với việc trợ niệm, trước tiên xem bệnh tình của người bệnh như thế nào? Nếu là bệnh mãn tính, nhẹ, thì khởi đầu niệm một lần bài Tán Liên Trì, một lần Kinh A Di Đà, 3 lần Chú Vãng sinh (tốt nhất là 21 lần) 8 câu Kệ Tán Phật (A Di Đà Phật thân kim sắc), tiếp theo niệm một câu Nam Mô Tây phương Cực Lạc Thế giới đại từ đại bi A Di Đà Phật, 6 chữ Hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật niệm vài chục lần, lại chuyên niệm bốn chữ Hồng danh A Di Đà Phật. Nếu bệnh tình khẩn cấp, nặng, thì bắt đầu niệm bốn chữ Hồng danh A Di Đà Phật. Pháp khí để dùng, chỉ có thể dùng khánh, còn mõ thì tiếng quá đục, không thể dùng được. Người trợ niệm, ban ngày chia làm hai ban, ban đêm chia là ba ban, mỗi ban số người tối thiểu là hai trở lên. Hạn định cứ một giờ thì đổi ban. Phương pháp niệm Phật: ban ngày, ban thứ nhất niệm ra tiếng, ban thứ hai mặc niệm, niệm trong một giờ, ban thứ hai cất tiếng niệm, ban thứ nhất mặc niệm, cũng niệm trong một giờ, như vậy luân lưu đổi ban. Ban đêm, ban thứ nhất niệm ra tiếng, ban
  • 81. P a g e 81 | 165 thứ hai, thứ ba mặc niệm hoặc nghỉ ngơi, niệm trong một giờ; ban thứ hai cất tiếng niệm, ban thứ nhất, thứ ba mặc niệm hay nghỉ ngơi, niệm trong một giờ; ban thứ ba phát tiếng niệm, ban thứ nhất, thứ hai mặc niệm hay nghỉ ngơi, cũng niệm trong một giờ. Như thế luân lưu đổi ban, thì bất kể là ba ngày, năm ngày, bảy ngày, nửa tháng, một tháng, có thể giữ được lâu. Về sự luân lưu ban thứ, từ ban thứ nhất bắt đầu, ban thứ hai, thứ ba theo sau, khi số ban đã hết, lại bắt đầu từ ban thứ nhất, như vậy lần lượt trở lại như lúc đầu, ngày đêm Phật âm nối tiếp nhau. Mỗi ngày ba bữa cơm, đều do người ban dưới đổi ban. Nếu ăn xong mà thời gian tiếp ban chưa đến, cần phải đổi ban nghỉ ngơi, để tinh thần khôi phục. Khi trợ niệm, nhất định phải nói với người bệnh: “Ông (bà) nếu biết niệm Phật cùng mọi người, thì ông (bà) hãy cùng niệm với mọi người, nếu nguyên khí của ông (bà) suy yếu, không thể theo được, thì xin ông (bà) lưu tâm chú ý nghe mọi người niệm Phật, thì cũng như niệm Phật vậy. Nhưng tai của ông (bà) nhất định phải nghe rõ rõ ràng