SlideShare a Scribd company logo
GIÁO TRÌNH : KỸ THUẬT LÁI XE
CHƯƠNG 1:
VỊ TRÍ, TÁC DỤNG CÁC BỘ PHẬN CHỦ YẾU TRONG BUỒNG LÁI XE ÔTÔ
1.1.TỔNG QUAN VỀ CÁC BỘ PHẬN CHỦ YẾU TRONG BUỒNG LÁI ÔTÔ
Trong buồng lái ôtô có bố trí nhiều bộ phận để người lái xe điều khiển nhằm đảm bảo an
toàn chuyển động cho xe ôtô. Những bộ phận chủ yếu học viên bước đầu cần biết được trình bày
hình bên:
Ngoài những bộ phận trên chủ yếu nêu trên, trong buồng lái còn bố trí những bộ phận điều
khiển khác như: Công tắc điều khiển điều hoà nhiệt độ, công tắc rađiô cát xét, công tắc ửa kính,
công tắc gạt mưa, công tắc mở cốp, điều chỉnh gương chiếu hậu…
Trên những ôtô khác nhau, vị trí những bộ phận điều khiển trong buồng lái cũng không
hoàn toàn giống nhau. Do vậy, người lái xe phải tìm hiểu khi tiếp xúc với từng loại xe ôtô cụ thể.
1.2. TÁC DỤNG , VỊ TRÍ VÀ HÌNH DẠNG CÁC BỘ PHẬN CHỦ YẾU TRONG BUỒNG
LÁI XE ÔTÔ
1.2.1. Vô lăng lái
Vô lăng lái dùng để điều khiển hướng chuyển động của xe ôtô.
Vị trí của vô lăng lái trong buồng lái phụ thuộc vào quy định của mỗi nước. Khi quy định
chiều thuận của chuyển động là bên phải ( theo hướng đi của mình) thì vô lăng lái được bố trí
bên trái ( còn gọi là tay lái thuận). Khi quy định chiều thuận của chuyển động là bên trái thì vô
lăng lái được bố trí ở phía bên phải ( còn gọi là tay lái nghịch).
Trong giáo trình này chỉ giới thiệu loại “ Tay lái thuận” theo đúng luật Giao thông đường
bộ.
Vô lăng lái có dạng hình vành khăn tròn, các kiểu loại thông dụng được trình bày hình trên:
1.2.2. Công tắc còi điện
Công tắc còi điện dùng để điều khiển còi phát ra âm thanh báo hiệu cho người và phương
tiện tham gia giao thông biết có xe ôtô đang chuyển động tới gần.
Công tắc còi điện thường được bố trí ở vị trí thuận lợi cho người lái xe sử dụng, như ở tâm
vô lăng lái, hoặc ở gần vành của vô lăng lái
1.2.3. Công tắc đèn
Công tắc đèn dùng để bật hoặc tắt các loại đèn trên xe ôtô, như đèn pha, cốt và các loại đèn
chiếu sáng khác.
Công tắc đèn loại điều khiển bằng tay được bố trí phía bên trái trên trục lái. Tuỳ theo loại
đèn mà theo tác điều khiển chúng có sự khác nhau.
Điều khiển đẻn pha cốt: Việc bật hoặc tắt đèn pha, cốt được thực hiện bằng cách xoay núm
điều khiển ở đầu công tắc.
Núm điều khiển có ba nấc:
Nấc “0” tất cả các loại đèn đều tắt;
Nấc “1” bật bật sáng đèn cốt ( đèn chiếu gần) đèn kích thước, đèn hậu, đèn chiếu sáng bảng
đồng hồ …;
Nấc “2” Bật sáng đèn pha ( đèn chiếu xa) và những đèn phụ nếu trên.
Điều khiển đèn xin đường: Khi cần thay đổi hướng chuyển động hoặc dừng xe cần gạt công
tắc về phía trước hoặc phía sau đề xin đường sẽ phải hoặc sẽ trái.
Khi gạt công tắc đèn xin đường thì đèn báo hiệu trên bảng đồng hồ sẽ nhấp nháy theo.
Điều khiển đèn xin vượt: Khi muốn vượt xe, cần gạt công tắc đèn lên, xuống về phía vô
lăng lái liên tục để nháy đèn pha báo xin vượt
Công tắc đèn pha, cốt loại điều khiển bằng chân thường được bố trí dưới sàn buồng lái phía
bên trái bàn đạp ly hợp.
Khoá điện thường có bốn nấc
- Nấc “0” (LOCK): Vị trí cắt điện;
- Nấc “1”( ACC): Cấp điện hạn chế; vị trí động cơ không hoạt động nhưng vẫn cấp điện
cho rađiô cát xét, bảng đồng hồ, châm thuốc …;
- Nấc “2” ( ON ): Vị trí cấp điện trên tất cả các loại xe ôtô;
- Nấc “3” ( START) : Vị trí khởi động động cơ. Khi khởi động động cơ xong chìa khoá tự
động quay về nấc “2.
1.2.4. Khoá điện
Ổ khoá điện để khởi động hoặc tắt động cơ.
Ổ khoá điện thường được bố trí ở bên phải trên vỏ trục lái, hoặc đặt ở trên thành bảng đồng
hồ phía trước mặt người lái.
1.2.5. Bàn đạp li hợp ( bàn đạp côn)
Bàn đạp ly hợp để đóng, mở ly hợp nhằm nối hoặc ngắt động lực từ động cơ đến hệ thống
truyền lực. Nó được sử dụng khi khởi động động cơ hoặc khi chuyển số.
Bàn đạp li hợp được bố trí ở phía bên trái của trục lái
1.2.6. Bàn đạp phanh ( phanh chân)
Bàn đạp phanh để điều khiển sự hoạt động của hệ thồng phanh nhằm giảm tốc độ, hoặc
dừng hẳn sự chuyển động của ôtô trong những trường hợp cần thiết.
Bàn đạp phanh được bố trí phía bên phải trục lái ở giữa bàn đạp ly hợp và bàn đạp ga.
1.2.7. Bàn đạp ga
Bàn đạp ga dùng để điều khiển độ mở của bướm ga (đối với động cơ xăng), thay đổi vị trí
thanh răng của bơm cao áp (đối với động cơ diezel). Bàn đạp ga được sử dụng khi cần thay đổi
chế độ làm việc của động cơ.
Bàn đạp ga được bố trí phía bên phải trục lái, cạch bàn đạp phanh
1.2.8. Cần điều khiển số ( Cần số)
Cần số để điều khiển tăng hoặc giảm số cho phù hợp với sức cản chuyển động của mặt
đường, để gài số mo “ số 0” và gài số lùi trong những trường hợp cần thiết.
Cần số được bố trí ở phía bên phải của người lái
1.2.9. Cần điều khiển phanh tay
Cần điều khiển phanh tay để để điều khiển hệ thống phanh tay nhằm giữ cho ôtô đứng yên
trên đường có độ dốc nhất định ( thường sử dụng khi dừng hoặc đỗ xe). Ngoài ra còn sử dụng đẻ
hỗ trợ phanh chân trong những trường hợp cần thiết .
Cần điều khiển phanh tay được bố trí ở bên phải nguời lái
1.3- MỘT SỐ BỘ PHẬN ĐIỀU KHIIỂN THƯƠNG DÙNG KHÁC
1.3.1. Công tắc điều khiển gạt nước
Công tắc điều khiển gạt nước dùng để gạt nước bám trên kính .Công tắc này được sử dụng
khi trời mưa, khi sương mù , hoặc khi kính chắn gió bị bẩn, mờ .
Công tắc này thường có bốn nấc : nấc “0” là ngừng gạt; nác “1” là gạt từng lần một ; nấc “2
” là gạt chậm ; nác “3”là gạt nhanh .
Chú ý: Có thể kéo công tắc gạt nươc lên trên đẻ điều khiển việc phun nước rửa kính
1.3.2. Các loại đồng hồ và đèn báo trong bảng đồng hồ
Bảng các loại đồng hồ và đèn báo được bố trí trước mặt người lái .
- Đồng hồ tốc độ : biểu thị số Km xe ôtô chạy trong một giờ, trong đồng hồ có bộ phận hiển
thị báo tổng quãng đường và quãng đường xe ôtô đã chạy.
- Đồng hồ đo số vòng quay động cơ (vòng/phút). Thể hiện tốc độ quay của động cơ tính
bằng 1000v/phút
- Đồng hồ báo mức nhiên liệu.
- Đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát.
- Đèn phanh:
- Đèn báo dâu bôi trơn
- Đèn cửa xe
- Đèn nạp bình ắc-quy
1.3.3. Một số bộ phận điều khiển khác
- Công tắc điều hòa nhiệt độ
- Radio cassette
- Nút bấm để đóng mở tự động kính cửa sổ
- Bộ phận điều khiển mở cốp sau, cabô
- Bộ phận điều khiển mở nắp thùng nhiên liệu
- Bộ phận điều chỉnh vị trí ghế người lái xe, ghế khách…
CHƯONG 2
KỸ THUẬT CƠ BẢN LÁI XE Ô TÔ
I – KIỂM TRA TRƯỚC KHI ĐƯA XE ÔTÔ RA KHỎI CHỖ ĐỖ
Trước khi đưa xe ôtô ra khỏi chỗ đỗ, người lái xe phải kiểm tra đầy đủ các nội dung sau:
· Các nội dung kiểm tra trước khi khởi động động cơ.
· Áp suất hơi lốp, độ mòn hoa lốp và độ bền của lốp.
· Sự rò rỉ của dầu, nước hoặc các loại chất lỏng khác.
· Sự hoạt động của các cửa kính, gương chiếu hậu và các loại đèn chiếu sáng.
· Độ an toàn của khu vực phía trước, phía sau, hai bên thành và dưới gầm xe (không có
chướng ngại vật hoặc người đi bộ...)
II- ĐIỀU CHỈNH GHẾ NGỒI VÀ GƯƠNG CHIẾU HẬU
1 . Điều chỉnh ghế ngồi lái xe
Tư thế ngồi lái xe có ảnh hưởng đến
sức khỏe, thao tác của người lái xe và sự an
toàn chuyển động của xe ôtô. Do vậy, cần
phải điều chỉnh ghế lái cho phù hợp với tầm
thước của mỗi người.
Việc điều chỉnh ghế lái dịch lên trên
hoặc lùi xuống dưới được thực hiện bằng
cách kéo cần điều chỉnh ở dưới gầm ghế
(2.26-1)
Việc điều chỉnh góc của đệm tựa được thực hiện bằng cách kéo cần điều chỉnh hoặc xoay
núm điều chỉnh ở phía bên trái ghế lái (hình 2.26-2)
Sau điều chỉnh phải đảm bảo những yêu cầu sau:
 Chân đạp hết hành trình các bàn đạp ly hợp, phanh và ga mà đầu gối vẫn còn hơi chùng.
 2/3 lưng tựa nhẹ vào đệm lái.
 Có tư thế ngồi thoải mái, ổn định, 2 tay cầm 2 bên vành vô lăng lái, mắt nhìn thẳng về
phía trước, hai chân mở tự nhiên.
 Ngoài ra người lái xe cần chú ý sử dụng quần áo cho phù hợp để không ảnh hưởng đến
các thao tác lái xe.
2. Điều chỉnh gương chiếu hậu
Người lái xe cần điều chỉnh gương chiếu
hậu ở trong buồng lái và ở ngoài buồng lái
(cả ở phía bên phải và phía bên trái) sao cho
có thể quan sát được tình trạng giao thông ở
phía sau, phía bên trái và bên phải của xe
ôtô (hình 2.28). Cần chú ý việc chỉnh gương
trong lúc xe ôtô đang chuyển động là rất
nguy hiểm.
3. Cài dây an toàn
Kéo dây an toàn để quàng qua người như hình 2.29.
III. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG VÔ LĂNG LÁI :
1. Phương pháp cầm vô lăng lái :
Để dễ điều khiển hướng chuyển động của xe ôtô, người lái xe cần cầm vô lăng lái đúng kỹ
thuật.
Nếu coi vô lăng lái như chiếc đồng hồ thì tay trái nắm vào vị trí từ (9-10)giờ, tay phải nắm
vào vị trí từ (2-4) giờ, 4 ngón tay ôm vào vành vô lăng lái, ngón tay cái đặt dọc theo vành vô
lăng lái (hình 2.30)
Yêu cầu: Vai và tay thả lỏng tự nhiên, đây là tư thế thuận lợi để lái xe lâu không mệt mỏi
và dễ thực hiện các thao tác khác.
Chú ý: Trong khoảng giới hạn nêu trên, tùy theo góc nghiêng vô lăng lái của từng loại xe
người lái cần lựa chọn vị trí cầm cho phù hợp.
2. Phương pháp điều khiển vô lăng lái :
Khi muốn cho xe ôtô chuyển sang hướng nào thì phải quay vô lăng lái sang hướng đó (cả
tiến lẫn lùi). Mức độ quay vô lăng lái phụ thuộc vào mức yêu cầu chuyển hướng.
Khí xe ôtô đã chuyển hướng xong, phải trả lái kịp thời để ổn định theo hướng chuyển động
mới.
Muốn quay vô lăng lái về phía bên phải thì tay phải kéo, tay trái đẩy theo chiều kim
đồng hồ (hình2.30-1). Khi tay phải đã chạm vào sườn, nếu muốn lấy lái tiếp thì vuốt tay phải
xuống dưới (hình 2.31-2); đồng thời rời vô lăng lái để nắm vào vị trí (9-11) giờ (hình2.31-3).
Tay trái tiếp tục đẩy vành vô lăng lái xuống dưới vị trí (5-6) giờ (hình 2.31-4); đồng thời rời tay
lái nắm vào vị trí (9-10) giờ (hình 2.31-5).
Muốn quay vô lăng lái về bên trái thì tay trái kéo, tay phải đẩy ngược chiều kim đồng
hồ. Khi tay trái đã chạm sườn, nếu muốn lấy lái tiếp thì vuốt tay lái xuống dưới vị trí (6-7) giờ
đồng thời rời vô lăng lái để nắm vào vị trí (1-3) giờ. Tay phải tiếp tục đẩy vành vô lăng lái xuống
dưới vị trí (6-7) giờ, rời tay phải nắm vào vị trí (1-3) giờ.
Khi vào vòng gấp cần lấy nhiều lái thì các động tác lại lặp lại như trên.
IV- PHƯƠNG PHÁP ĐIỂU KHIỂN BÀN ĐẠP LY HỢP
1. Phương pháp đạp bàn đạp ly hợp
Khi đạp bàn đạp ly hợp thì sự truyền động lực từ động cơ đến hệ thống truyền lực bị ngắt.
Đạp bàn đạp ly hợp (cắt ly hợp) được dùng khi xuất phát, khi chuyển số, khi phanh.
Khi đạp bàn đạp ly hợp 2 tay nắm vành vô lăng lái, người lái xe ngồi mắt nhìn thẳng phía
trước, dùng mũi bàn chân trái đạp mạnh bàn đạp xuống sát sàn xe (gót chân không dính vào sàn
xe). Lúc này sự truyền động lực từ động cơ đến hộp số đã bị ngắt.
Yêu cầu đạp bàn đạp ly hợp phải dứt khoát.
Chú ý: Quá trình đạp bàn đạp ly hợp thường được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn đạp hết
hành trình tự do, giai đoạn đạp hết 1 nửa hành trình và giai đoạn đạp hết hành trình.
2. Phương pháp nhả bàn đạp ly hợp
Nhả bàn đạp ly hợp là để nối chuyển động từ động cơ đến hệ thống truyền lực. Để động cơ
không bị tắt đột ngột, xe ôtô chuyển động không bị rung giật, khi nhả bàn đạp ly hợp cần thực
hiện theo trình tự sau:
- Khoảng 2/3 hành trình đầu nhả nhanh cho đĩa ma sát của ly hợp tiếp giáp với bánh đà -
Khoảng 1/3 hành trình sau nhả từ từ, để tăng dần mô men quay truyền từ động cơ đến hệ thống
truyền lực.
Chú ý: Khi nhả hết bàn đạp ly hợp phải đặt chân xuống sàn xe, không nên thường xuyên
đặt chân lên bàn đạp để tránh hiện tượng trượt ly hợp.
V - PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN CẦN SỐ
1. Vị trí số của một số loại xe ôtô
Các loại xe ôtô khác nhau thường có vị trí số khác nhau. Vị trí các số được ghi trên núm
cần số. Khi lái loại xe nào cần phải tìm hiểu kỹ vị trí số của loại xe đó. Vị trí số của một số loại
xe ôtô được trình bày ở (hình 2-34)
2. Phương pháp điều khiển cần số
Khi điều khiển cần số sẽ làm thay đổi sự ăn khớp giữa các bánh răng trong hộp số, làm
thay đổi sức kéo và tốc độ chuyển động của xe ôtô.
Để chuyển số người lái xe đặt lòng bàn tay phải vào núm cần số, dùng lực của cánh tay
đưa cần số từ số đang hoạt động về số "0", rồi từ đó đưa cần số vào vị trí số phù hợp.
Trước khi vào số lùi (R) phải thực hiện thêm thao tác phụ để mở khóa hãm.
Chú ý: Khi đổi số có thể đạp ly hợp 2 lần, đạp lần đầu để đưa cần số về số "0", đạp lần 2 để
đưa cần số từ số "0" vào cửa số cần sử dụng (nhưng chú ý phải đạp liền kề).
Yêu cầu: Mắt nhìn thẳng. Thao tác nhanh, dứt khoát, khi xong đưa tay về nắm vào vành vô
lăng lái.
Dưới đây trình bày các thao tác chuyển số của hộp số có 5 số tiến và 1 số lùi:
- Từ số "0" sang số "1": số "0" - không có bánh răng nào ăn khớp, xe ôtô không chuyển
động. Số "1" - lực kéo lớn nhất nhưng tốc độ chậm nhất. Số "1" được dùng khi bắt đầu xuất phát
hoặc khi leo dốc cao. Để chuyển từ số "0" sang số "1", người lái xe kéo nhẹ cần số về phía của
số "1" rồi đẩy vào số "1" (hình 2.36-1).
- Từ số "1" sang số "2": số "2" - so với số "1" lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lớn hơn. Để
chuyển từ số "1" sang số "2", người lái xe kéo nhẹ cần về số "0" sau đó đẩy vào số "2" (hình
2.36.2).
- Từ số "2" chuyển sang số "3": số "3" so với số "2" lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lớn hơn.
Để chuyển từ số "2" sang số "3" người lái xe đẩy cần số về số "0", sau đó đẩy vào số "3" (hình
2.36-3)
- Từ số "3" chuyển sang số "4": số "4” so với số "3" lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lớn
hơn. Để chuyển từ số "3" sang số "4" người lái xe đẩy cần số về số "0", sau đó đẩy vào số "4"
(hình 2.36-4)
- Từ số "4" sang số "5": số "5" - so với số "4" lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lớn hơn. Để
chuyển từ số "4" sang số "5", người lái xe kéo cần số về số "0", sau đó đẩy nhẹ sang cửa số "5"
(hình 2.36-5).
- Vào số lùi: số lùi dùng khi lùi xe. Để vào số lùi, từ vị trí số "0" người lái xe kéo cần số về
phía cửa số lùi, sau đó đẩy vào số lùi (2.36-6).
3. Điều khiển hộp số tự động
Trên loại xe này không có bàn đạp ly hợp. Hệ thống số tròn hoặc tự động sẽ thực hiện các
thao tác đóng ngắt ly hợp và thao tác chuyển số. Chỉ khi tiến, lùi, leo dốc, dừng xe mới cần thao
tác chuyển số của người lái xe.
Theo hướng mùi tên xanh trên nắp hộp số không cần ấn nút cũng thao tác được.
P: Đỗ xe hoặc khởi động động cơ.
R: Số lùi.
N: Số "0" (khi khởi động động cơ có thể về số "0", nhưng khởi động ở vị trí P là tốt nhất).
D: Số tiến dùng để chạy bình thường.
Dùng khi phanh động cơ hoặc khi vượt dốc cao.
L: Dùng khi cần phanh động cơ với hiệu quả cao hoặc khi vượt dốc cao hơn.
Chú ý:
Khi gài số D để tiến (hoặc số R để lùi), phải giữ chặt chân phanh và kiểm tra lại xem có bị
nhầm số không rồi mới được cho xe lăn bánh.
Khi dừng xe mà cài số P hoặc số N cần đạp phanh chân nếu không xe vẫn cứ tiến (hiện
tượng xe tự chuyển động), trường hợp cần thiết phải kéo phanh cho an toàn.
Nếu xuống dốc dài phải cài số 2 hoặc số L. Khi đỗ xe phải cài số P và kéo phanh tay
VI. ĐIỀU KHIỂN BÀN ĐẠP GA
Điều khiển bàn đạp ga nhằm duy trì hoặc thay đổi tốc độ chuyển động của xe ôtô cho phù
hợp với tình trạng đường giao thông thực tế.
1. Động tác đặt chân lên bàn đạp ga
Khi điều khiển ga, đặt 2/3 bàn chân phải lên bàn đạp ga, gót chân tỳ lên sàn buồng lái làm
điểm tựa, dùng lực mũi bàn chân điều khiển bàn đạp ga. (hình 2.38)
2. Điều khiển ga khi khởi động động cơ
Để khởi động động cơ cần tăng ga. Người lái xe dùng mũi bàn chân ấn bàn đạp ga xuống
dưới cho đến khi động cơ hoạt động (nổ). Sau đó giảm ga để động cơ chạy ở chế độ không tải
bằng cách từ từ nhấc mũi bàn chân, lò xo hồi vị sẽ đẩy bàn đạp ga về vị trí ban đầu.
3. Điều khiển ga để xe ôtô khởi hành.
Xe ôtô đang đỗ có sức ỳ rất lớn, để khởi hành được phải tăng ga để tăng sức kéo.
Nếu tải trọng của xe ôtô hoặc sức cản của mặt đường càng lớn thì ga phải càng nhiều để
động cơ không bị tắc.
4. Điều khiển ga để thay đổi tốc độ chuyển động của xe ôtô
- Điều khiển ga để tăng tốc độ ôtô: Đạp ga từ từ để tốc độ của xe ôtô tăng dần (hình 2.39)
- Điều khiển ga để giảm tốc độ ô tô: Nhả ga từ từ, để tốc độ của xe ôtô giảm dần (h 2.40)
- Điều khiển ga để duy trì tốc độ chuyển động: nhìn đồng hồ tốc độ, điều chỉnh bàn đạp ga
để xe ôtô chạy với tốc độ đều. Nếu giữ nguyên bàn đạp ga, xe ôtô sẽ chạy lúc nhanh lúc chậm
tùy theo sức cản chuyển động của mặt đường. (hình 2.41).
5. Điều khiển ga để giảm số
Khi chuyển từ số cao về số thấp, cần tăng ga (vù ga) để bảo đảm đồng tốc khi gài số, tránh
hiện tượng kêu, kẹt hoặt sứt mẻ răng của bánh răng trong hộp số.
VII. ĐIỀU KHIỂN BÀN ĐẠP PHANH
1. Đạp bàn phanh
Muốn đạp phanh phải chuyển chân phải từ bàn đạp ga sang bàn đạp phanh. Khi đạp phanh
gấp, dùng mũi bàn chân đạp mạnh vào bàn đạp phanh, gót chân không để dính xuống sàn xe
(hình 2.43).
Dẫn động phanh ôtô thường có 2 loại chủ yếu: dầu và khí nén.
- Đối với dẫn động phanh khí nén: từ từ đạp bàn đạp phanh cho đến khi tốc độ xe ôtô giảm
theo ý muốn.
- Đối với dẫn động phanh dầu: cần đạp phanh 2 lần, lần thứ nhất đạp 2/3 hành trình bàn
đạp và nhả ra ngay, lần thứ 2 đạp hết hành trình bàn đạp.
.2. Nhả bàn đạp phanh
Sau khi phanh, phải nhanh chóng nhấc chân khỏi bàn đạp phanh chuyển về bàn đạp ga.
VIII. ĐIỀU KHIỂN PHANH TAY
Phanh tay sử dụng chủ yếu khi dừng, đỗ xe.
Khi có nhu cầu sử dụng phanh tay, dùng lực tay phải kéo cần điều khiển phanh tay hết
hành trình về phía sau.
Khi không có nhu cầu sử dụng phải nhả phanh tay, dùng lực tay phải bóp khóa hãm đẩy
tay phanh về phía trước hết hành trình. Nếu khóa hãm bị kẹt cứng phải kéo phanh tay về phía sau
1 chút đồng thời bóp khóa hãm.
IX. PHƯƠNG PHÁP KHỞI ĐỘNG VÀ TẮT ĐỘNG CƠ
1. Kiểm tra trước khi khởi động động cơ
Để bảo đảm an toàn và tăng tuổi thọ của động cơ, trước khi khởi động (ngoài những nội
dung đã kiểm tra ở phần trước khi đưa xe ôtô ra khỏi chỗ đỗ) người lái cần kiểm tra thêm các nội
dung sau:
- Kiểm tra mức dầu bôi trơn trong máng dầu (các te dầu) của động cơ bằng thước thăm
dầu, nếu thiếu thì bổ sung đủ mức quy định.
- Kiểm tra mức nước làm mát, nếu thiếu đổ thêm cho đủ (sử dụng dịch làm mát, nước
sạch).
- Kiểm tra mức nhiên liệu trong thùng chứa.
- Kiểm tra độ chặt của đầu nối (đầu boọc) ở cực ắc quy.
.2. Phương pháp khởi động động cơ.
Khởi động động cơ có 2 cách: bằng tay quay và bằng máy khởi động.
a. Khởi động bằng máy khởi động
Trình tự khởi động động cơ được thực hiện như sau:
- Kéo chặt phanh tay để giữ ôtô đứng yên.
- Đạp hết hành trình bàn đạp ly hợp.
- Đưa cần số về vị trí số 0 (số mo).
- Đạp phanh để kiểm tra sự làm việc của hệ thống phanh.
- Đạp phanh và giữ bàn đạp ga ở 1/3 hành trình đối với động cơ xăng và hết hành trình đối
với động cơ diezel.
- Vặn chìa khóa điện đến vị trí khởi động (start), khi động cơ đã nổ (nghe bằng tai hoặc
động cơ nổ thì đèn khởi động tắt) lập tức buông tay chìa khóa sẽ tự mở về vị trí cấp điện (on).
Chú ý:
- Mỗi lần khởi động không được quá 5 giây, sau 3 lần khởi động mà động cơ không nổ thì
phải dừng lại để kiểm tra hệ thống nhiên liệu và hệ thống đánh lửa sau đó mới tiếp tục khởi
động.
- Nếu vừa xoay chìa khóa khởi động vừa đạp ga nhiều lần thì động cơ càng khó nổ.
- Nếu động cơ khó nổ mà tiếp tục xoay chìa khóa thì dễ hỏng máy khởi động.
Cách khởi động động cơ diezel:
- Xoay chìa khóa đến vị trí cấp điện "on": đèn dư nhiệt bật sáng.
- Đợi khi đèn dư nhiệt tắt, xoay chìa khóa sang nấc khởi động "start"
b. Khởi động bằng tay quay
Trên một số loại xe ôtô có bố trí bộ phận khởi động bằng tay quay.
Khởi động động cơ bằng tay quay thường chỉ sử dụng khi ắc quy yếu, xe ôtô không khởi
động được bằng khởi động điện.
Để đảm bảo an toàn trước khi khởi động động cơ bằng tay quay phải kéo chặt phanh tay,
chèn xe chắc chắn, đưa cần số về vị trí số "0", quay trục khuỷu quay từ 10-15 vòng để đưa dầu
tới các bề mặt ma sát. Vặn chìa khóa điện theo chiều kim đồng hồ để nối mạch điện từ nguồn
cung cấp cho các phụ tải, đạp ga khoảng 1/3 hành trình. Khi quay, người lái xe đứng chếch một
góc 45 độ so với đường tâm của tay quay, để tay quay ở phía dưới hai tay nắm chắc tay quay và
dật mạnh từ dưới lên. Nếu động cơ chưa nổ cần thực hiện lại các động tác nêu trên.
Chú ý: Khởi động động cơ bằng tay quay tốt nhất là có 2 người, 1 người ngồi bên buồng
lái, một người quay.
3. Phương pháp tắt động cơ
Trước khi tắt động cơ cần giảm ga để động cơ chạy chậm từ 1-2 phút đối với động cơ xăng
và đến 5 phút đối với động cơ diezel.
Khi tắt động cơ xăng thì xoay chìa khóa điện ngược chiều kim đồng hồ trả về nấc cấp điện
hạn chế (ACC) sau đó xoay chìa khóa về nấc khóa (LOCK) và rút chìa khóa ra ngoài.
Khi tắt động cơ diezel dùng phương pháp khóa đường cung cấp nhiên liệu đến bơm cao áp.
X. PHƯƠNG PHÁP KHỞI HÀNH
Phương pháp đường bằng
Một trong những vấn đề cơ bản trong kỹ thuật lái xe là khởi hành và dừng xe. Để khởi
hành và dừng xe đúng kỹ thuật cần biết phối hợp nhịp nhàng giữa bàn đạp ga và bàn đạp ly hợp.
Nếu sự phối hợp không tốt thì động cơ dễ bị tắt hoặc bị rung giật.
Khi khởi hành (động cơ đang nổ) cần thực hiện các thao tác theo trình tự sau:
- Kiểm tra an toàn xung quanh xe ôtô.
- Đạp ly hợp hết hành trình.
- Vào số "1": vào số chính xác.
- Nhả phanh tay: Khi đèn tắt là phanh tay đã nhả hết.
- Kiểm tra lại độ an toàn xung quanh xe, báo hiệu bằng còi, đèn trước khi xuất phát.
- Tăng ga ở mức đủ để xuất phát.
- Nhả từ từ đến 1/2 hành trình bàn đạp ly hợp (nhả nửa ly hợp) và giữ trong khoảng 3 giây,
sau đó vừa tăng ga vừa nhả hết ly hợp để cho xe ôtô chạy.
XI. PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỐC ĐỘ
1. Giảm tốc độ bằng phanh động cơ
Khi xe ôtô đang chuyển động trên đường, muốn giảm tốc độ cần nhả hết bàn đạp ga để
động cơ làm việc ở chế độ không tải. Lúc này quán tính và ma sát trong hệ thống sẽ làm giảm tốc
độ chuyển động của ôtô. Biện pháp này gọi là phanh động cơ.
Khi xuống dốc cao nguy hiểm hoặc chạy trên đường trơn lầy, đê bảo đảm an toàn cần sử
dụng phương pháp phanh động cơ, càng gài số thấp, hiệu quả phanh càng cao.
2. Giảm tốc độ bằng phanh ôtô
- Phanh để giảm tốc độ: Nhả bàn đạp ga để phanh động cơ rồi chuyển chân từ bàn đạp ga
sang bàn đạp phanh và đạp phanh với mức độ phù hợp để tốc độ xe ôtô giảm theo yêu cầu.
Trường hợp này không nên cắt ly hợp.
- Phanh để dừng xe ôtô: Nếu phanh chướng ngại vật còn xa thì phanh nhẹ; nếu cách
chướng ngại vật quá gần phải đạp phanh gấp. Để động cơ không bị tắt, khi phanh phải tắt ly hợp.
3. Giảm tốc độ bằng phương pháp phanh phối hợp
Khi ôtô chuyển động xuống dốc dài hoặc trên đường trơn lầy, để bảo đảm an toàn cần phối
hợp vừa phanh động cơ (về số thấp), vừa phanh chân, thậm chí trong 1 số trường hợp nguy hiểm
phải sử dụng cả phanh tay.
XII. PHƯƠNG PHÁP DỪNG XE
Khi xe ôtô đang chạy trên đường, muốn dừng hẳn cần giảm tốc độ bằng cách đạp phanh và
giảm số. Trình tự dừng xe thực hiện như sau:
- Kiểm tra an toàn xung quanh.
- Ra tín hiệu dừng xe: bật xin đường phải.
- Kiểm tra lại an toàn, đặc biệt là phía sau.
- Nhả bàn đạp ga.
- Đạp phanh và tìm chỗ đỗ xe thích hợp.
- Đạp ly hợp ghìm bàn đạp phanh: Khi xe ôtô gần đến chỗ đỗ, cần đạp ly hợp cho động cơ
khỏi tắt, sau đó đạp phanh để cố định xe vào chỗ đỗ.
- Kéo chặt phanh tay.
- Cài số: Đỗ ở đường bằng và dốc lên thì cài số "1"; đỗ ở đường bằng và dốc xuống thì cài
số lùi.
- Điều chỉnh vô lăng lái cho bánh xe trước hướng vào phía trong.
- Tắt động cơ.
- Nhả ly hợp.
- Nhả bàn đạp phanh.
- Rút chìa khóa, xuống xe và khóa cửa. Khi cần thiết thì chèn bánh xe.
-
XIII. THAO TÁC TĂNG VÀ GIẢM SỐ.
1. Thao tác tăng số
Khi xe ôtô chuyển động đến đoạn đường tốt, ít có chướng ngại vật thì có thể tăng số để
tăng dần tốc độ chuyển động cho phù hợp với sức cản của mặt đường.
Phương pháp tăng số được thực hiện như sau:
- Đạp bàn đạp ga: đạp mạnh để tăng tốc (lấy đà).
- Đạp bàn đạp ly hợp, đồng thời nhả hết bàn đạp ga: nhấc hẳn chân khỏi bàn đạp ga.
- Tăng số: vào các số, yêu cầu thao tác nhẹ nhàng.
- Từ từ nhả bàn đạp ly hợp, đồng thời tăng ga.
Chú ý:
- Từ số 1 sang số 2: nhả ly hợp chậm.
- Từ số 2 sang số 3: nhả ly hợp hơi nhanh.
- Từ số 3 sang số 4: nhả ly hợp nhanh.
- Từ số 4 sang số 5: nhả ly hợp nhanh.
- Cần tăng số theo thứ tự từ thấp đến cao.
2. Giảm số.
Khi xe ôtô chuyển động đến đoạn đường xấu, đèo dốc (có sức cản chuyển động lớn) thì
phải giảm số để tăng lực kéo cho xe ôtô.
Phương pháp giảm số được thực hiện như sau:
- Nhả bàn đạp ga, đạp bàn đạp ly hợp: đạp hết hành trình bàn đạp ly hợp, nhả hết ga.
- Đưa cần số về số 0, tăng ga và về số, chuyển số dứt khoát.
- Từ từ nhả bàn đạp ly hợp và từ từ tăng ga.
Chú ý:
- Cần giảm số theo thứ tự từ số cao đến số thấp.
- Thời điểm giảm số phù hợp là khi thấy động cơ hoạt động yếu đi (do tốc độ và số không
phù hợp).
XIV. PHƯƠNG PHÁP LÙI XE ÔTÔ
1. Kiểm tra an toàn khi lùi xe ôtô
Điều khiển xe ôtô chuyển động lùi khó hơn tiến vì:
- Không quan sát được chính xác phía sau:
- Khó điều khiển ly hợp.
- Tư thế ngồi lái không thoải mái.
Do vậy, việc chú ý đến an toàn khi lùi xe ôtô là rất quan trọng. Phương pháp kiểm tra được
thực hiện bằng các cách:
1- Xuống xe quan sát.
3- Mở cửa xe quan sát.
2- Nhìn ra xung quanh.
4- Nhờ người khác chỉ dẫn.
2. Phương pháp lùi xe ôtô
- Tư thế lái đúng khi lùi: Nắm tay vào phần trên của vô lăng lái, quan sát gương chiếu hậu;
cho phép có thể ngoảnh hẳn mặt ra sau hoặc thò hẳn đầu ra ngoài để quan sát.
- Điều chỉnh tốc độ khi lùi: Vì phải đỉều khiển xe ôtô trong tư thế không thoải mái, khó
phán đoán để thao tác chính xác, do vậy cần cho xe ôtô lùi thật chậm. Muốn cho xe chạy chậm,
có thể lập lại thao tác cắt, nhả ly hợp liên tục, hoặc thực hiện đạp nửa ly hợp, đồng thời giữ nhẹ
chân ga.
- Đổi và chỉnh hướng khi lùi: khì thấy xe ôtô đi chệch hướng, phải từ từ chỉnh lại tay lái,
trường hợp cần thiết phải dừng lại rồi tiến lên để chỉnh lại hướng lùi.
XV. PHƯƠNG PHÁP QUAY ĐẦU XE
Để đảm bảo an toàn khi quay đầu xe, người lái xe phải quan sát và thực hiện các thao tác
theo trình tự sau:
- Quan sát biển báo hiệu để biết nơi được phép quay đầu.
- Quan sát kỹ địa hình nơi chọn để quay đầu.
- Lựa chọn quỹ đạo để quay đầu xe (tiến, lùi) cho thích hợp.
- Thực hiện quay đầu xe với tốc độ nhỏ nhất.
- Thường xuyên báo tín hiệu, tốt nhất có người báo hiệu ở phía sau.
Nếu quay đầu xe ở nơi có địa hình nguy hiểm thì đưa đầu xe về phía nguy hiểm đưa đuôi
xe về phía an toàn và thực hiện tiến, lùi liên tục cho đến khi quay được đầu xe.
Chú ý: Khi dừng xe lại để tiến và lùi nên sử dụng cả phanh chân và phanh tay, nếu cần
thiết chèn cả bánh xe để đảm bảo an toàn.
XVI. PHƯƠNG PHÁP LÁI XE ÔTÔ TIẾN VÀ LÙI HÌNH CHỮ CHI
Đây là phưong pháp dùng để rèn luyện kỹ năng thực hành lái xe ôtô.
1. Hình chữ chi thực hành lái xe ôtô
Kích thước hình chữ chi thực hành lái xe ôtô tiến va lùi (tùy theo từng loại xe) được tính:
L=1,5a; B=1,5b.
Trong đó:
a: chiều dài của xe ôtô
b: chiều rộng của xe ôtô
2. Phương pháp lùi xe ôtô tiến qua hình chữ chi
Khi lái xe ôtô tién qua hình chữ chi lấy các điểm B', C', D' làm điểm chuẩn.
Khởi hành và cho xe xuất phát vào hình bằng số phù hợp, tốc độ ổn định, cho xe tiến sát
vào vạch trái với khoảng cách (giữa bánh xe và vạch) từ 20 đến 30cm.
Khi chắn đòn phía trước đầu xe ngang với điểm B' thì từ từ lấy hết lái sang phải.
Khi quan sát đầu xe vừa cân với 2 vạch thì từ từ trả lái sang trái, đồng thời điều chỉnh cho
xe tiến sát vào vạch phải với khoảng cách từ 20 đến 30cm. Khi quan sát thấy chắn đòn phía trước
đầu xe ngang với điểm C' thì từ từ lấy hết lái sang trái. Khi đầu xe cân với 2 vạch thì từ từ trả lái
sang phải, đồng thời điều chỉnh cho xe tiến sát vào vạch trái với khoảng cách từ 20-30cm. Tiếp
tục thao tác như đã trình bày để đưa xe tiến ra khỏi hình.
3. Phương pháp lái xe ôtô lùi qua hình chữ chi
Khi lái xe ôtô lùi qua hình chữ chi lấy điểm D, C và B làm điểm chuẩn.
Quan sát gương chiếu hậu để xác định hướng lùi của xe, xác định khoảng cách bước đầu
giữa bánh xe và vạch để có biện pháp điều chỉnh cho thích hợp. Gài số lùi, cho xe chạy ở tốc độ
chậm, đồng thời từ từ điều khiển cho xe lùi lại sát vạch phải với khoảng 20-30cm.
Khi quan sát thấy điểm D cách bánh xe sau khoảng 20-30cm thì lấy hết lái sang phải, đồng
thời quan sát gương chiếu hậu trái. Khi thấy điểm C xuất hiện trong gương thì từ từ trả lái sáng
trái, đồng thời điều chỉnh khoảng cách giữa bánh xe sau và điểm C với khoảng cách từ 20-30cm.
Khi điểm C cách bánh xe sau khoảng cách từ 20-30cm thì lấy hết lái sang trái.
Tiếp tục thao tác như đã trình bày trên để lùi xe ra khỏi hình.
CHƯƠNG 3
LÁI XE ÔTÔ TRÊN CÁC LOẠI ĐƯỜNG KHÁC NHAU
1. Lái xe trên bãi phẳng:
Bãi phẳng cho phép người lái xe ô tô luyện tập tăng, giảm tốc độ xe, chuyển hướng đi của
xe, gồm: Đi thẳng, vòng trái, vòng phải, giúp cho người lái xe làm quen với cách căn đường,
cách xác định mặt đường trước khi lái xe trên đường công cộng.
1.1. Lái xe đi thẳng.
Muốn lái xe đi thẳng, trước hết phải xác định được một đường thẳng làm tâm đường tưởng
tượng, lái xe sao cho tâm vành tay lái, một điểm giữa thân người ngồi lái (hàng cúc áo giữa ngực
người lái) và một điểm trên đường tưởng tượng chiếu ra phía trước hợp thành một đường thẳng
luôn trùng hoặc song song với đường tâm của đường đã xác định.
1.2. Cách lái xe chuyển hướng.
a) Lái xe chuyển hướng sang bên phải.
Trước khi cho xe vòng bên phải, phải quan sát chướng ngại vật phía trước nhìn gương phía
sau, dùng tín hiệu xin đường, nếu thấy an toàn mới cho xe thay đổi hướng.
Khi lái xe chuyển hướng sang phải, tay phải kéo, tay trái đẩy vành tay lái quay theo kim
đồng hồ đến khi xe chuyển động đúng phần đường đã định thì từ từ trả lái và giữ ổn định cho xe
chuyển động theo hướng đi.
b) Lái xe chuyển hướng sang trái.
Quan sát phía trước, phía sau tay trái kéo, tay phải đẩy vành tay lái quay ngược chiều kim
đồng hồ, khi xe đã đi vào đúng phần đường thì từ từ trả lại tay lái và giữ ổn định cho xe chuyển
động theo hướng đi.
Khi lái xe thay đổi hướng không nên đổi số.
2. Lái xe trên đường bằng.
2.1. Khái niệm phương pháp căn đường
Để đảm bảo an toàn trong quá trình xe hoạt động trên đường, ngoài các yếu tố như tình
trạng kỹ thuật xe, chất lượng đường sá, thời tiết, đòi hỏi người lái xe phải có phương pháp lái xe
đi chính xác trên các loại đường. Để đáp ứng được yêu cầu trên, đòi hỏi người lái xe phải biết
phương pháp căn đường để xác định được vị trí và đường đi của xe. Căn đường là phương pháp
xác định vị trí và đường đi của xe trên đường.
2.2. Cơ sở để căn đường.
a) Xác định mặt đường: Làm cơ sở để xác định tim đường.
- Đường đã trải nhựa hoặc bê tông: Mặt đường được xác định là toàn bộ phần được trải
nhựa hoặc bê tông tính theo chiều rộng của đường.
- Đường cấp phối: Mặt đường được xác định là toàn bộ cấp phối tính theo chiều rộng của
đường.
b) Xác định tim đường: Làm cơ sở để căn đường.
- Mặt đường đã có sẵn vạch kẻ: Trục tim đường đưcợ xác định là vạch kẻ đường là những
vạch dọc đứt quãng ở giữa mặt đường.
- Mặt đường chưa có vạch kẻ: Trục tim đường là đường tưởng tượng do người lái xe tưởng
tượng chia đôi mặt đường làm hai phần bằng nhau.
2.3. Phương pháp căn đường.
a) Phương pháp chung:
Cách căn đường chủ yêú là căn cứ vào khoảng cách từ vị trí của người ngồi lái tới một
điểm chuẩn trên mặt đường, điểm chuẩn ấy là điểm thuộc đường thẳng đi qua tim đường. Trong
quá trình xe chuyển động, điểm ấy luôn di chuyển phụ thuộc vào tốc độ và hướng chuyển động
của xe.
b) Cách xác định vị trí của xe đi trên đường.
- Xe đi ở phần đường bên phải: Điểm căn là vị trí của người lái chiếu xuống mặt đường,
lệch sang bên phải tim đường là xe đang đi sang phần đường bên phải, nếu vị trí người lái càng
cách xa trục tim đường về bên phải thì xe càng đi sang phần đường bên phải nhiều hơn.
- Xe đi giữa đường: Điểm căn là vị trí của người lái lệch sang bên trái tim đường và cách
bên trái tim đường 35- 45 cm. Nếu người lái thấy vị trí ngồi ngay sát với tim đường là xe đang đi
ở đúng giữa đường.
- Xe đi sang phần đường bên trái: Điểm căn là vị trí của người lái lệch hẳn sang bên trái
tim đường và cách tim đường > 45 cm. Nếu người lái càng cách xa trục đường về phía bên trái
thì xe càng đi sang phần đường bên trái nhiều hơn.
c) Cách xác định hướng chuyển động của xe trên đường.
- Xe đi song song với hướng đường: Quỹ đạo vị trí của người lái chiếu xuống đường tạo
thành một đường thẳng song song với hướng đường. Khi đó người lái chỉ việc giữ tay lái ổn định
trong độ rơ cho phép, xe sẽ đi song song với hướng đường
- Xe đi lệch ra khỏi hướng đường: Quỹ đạo vị trí của người lái chiếu xuống đường hợp
thành với trục tim đường một góc. Khi đó xe có chiều hướng đi ra lề đường (hình 1b). Người lái
xe phải điều chỉnh lại hướng chuyển động của xe bằng cách chỉnh tay lái cho chuyển động của
xe song song với hướng đường, điều chỉnh xong phải trả lại tay lái để xe chuyển động ổn định
theo hướng vừa điều chỉnh.
2.4. Phương pháp lái xe tránh nhau.
a) Tránh nhau trên đường.
Khi hai xe còn cách nhau tối thiểu từ 100-200 m, cả hai xe đều phải giảm tốc độ. Khi hai
xe tránh nhau, người lái xe phải chia đường làm hai phần và điều khiển xe đi đúng phần đường
của mình. Trên phần đường tưởng tượng của xe mình, chia làm 3 phần bằng nhau, điểm căn từ
tâm người lái chiếu với tâm vành tay lái xuống đường trùng với đường phân chia 1/3 thứ nhất
tính từ tim đường ra.
b) Tránh nhau trên mặt đường hẹp.
Hai xe tránh nhau trên mặt đường hẹp trước hết hai xe đều phải giảm tốc độ, bên nào thấy
phía xe mình rộng nên chủ động dừng xe trước, không nên cố đi vào đường hẹp gây cản trở giao
thông. Xe đi về phía sườn núi nên đỗ trước giải phóng mặt đường, nếu không có phụ xe, sau khi
tắt máy phải xuống chèn lại và làm hiệu cho xe kia căn đường đi qua.
Khi sắp tránh nhau và đang tránh nhau không nên đổi số, hai tay cầm vững tay lái và điều
khiển cho xe đi chính xác.
Khi đỗ xe nhường đường phải đỗ ngay ngắn, không nên đỗ chếch đầu hoặc quay thùng xe
ra ngoài.
c) Tránh ổ gà và các chướng ngại vật trên đường.
Căn cứ vào vết bánh xe trước bên trái và vị trí người lái, căn cứ vào vị trí của người lái
phía trong của lốp trước bên trái, nếu lấy tâm người lái chiếu thẳng tâm của cánh tay trái xuống
mặt đường là cách vết xe trước bên trái 10-15 cm (hình 3)
3. Lái xe trên đường phức tạp.
Đường phức tạp là đường có đông người, đông xe, chật hẹp, các tình huống giao thông
phức tạp, có nhiều yếu tố nguy hiểm bất ngờ.
3.1. Lái xe trên đường phức tạp đông người, đông xe.
Khi đến đường đông người, đông xe lái xe phải thận trọng, chú ý quan sát mọi tình huống
và có biện pháp xử lý linh hoạt, điều khiển xe phải chính xác, phối hợp mau lẹ giữa chân ga,
phanh, ly hợp và tay lái, nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông đường bộ.
3.2. Lái xe trên đường trơn lầy
a, Đặc điểm khi đi trên đường trơn lầy:
Là lực bám của bánh xe với mặt đường bị giảm nhiều do đường nên khó giữ cho xe đi
đúng hướng, bánh xe dễ trượt.
b, Phương pháp điều khiển xe đi trên đường trơn lầy
Trước khi cho xe đi qua đường trơn lầy nên dừng xe để kiểm tra mức độ trơn lầy để có
phương pháp cho xe đi qua phù hợp. Nếu có xích chống lầy hoặc xe có bố trí cầu trước chủ
động, hộp số phụ hay bộ khoá hãm vi sai nên sử dụng và khi qua phải đưa các cơ cấu trên trở lại
vị trí cũ.
Nếu đã có vết của bánh xe trước đi qua thì vẫn giữ vững tay lái cho xe đi đúng vệt bánh
xe đi trước, sử dụng số thấp đi chậm qua.
Khi đi trên đường vòng giữ đều ga, không lấy nhiều lái, không đánh tay lái ngoặt, không
phanh gấp có thể trơn trượt hoặc quay xe.
Nếu bị trơn trượt ngang nhẹ thì lấy ít lái cho xe từ từ vào giữa đường, nếu trượt nghiêm
trọng có thể giảm tải, đào rãnh hướng vết bánh xe về phía an toàn, gài số 1 cho xe tiến vào rãnh
đào theo hướng đi lên.
Nếu bánh xe bị quá trơn, cho xe lùi lại và lót bằng đá, gạch vỡ. ván lót cỏ khô, rơm...
không nên rú ga cố cho xe tiến, vì càng làm khoét sâu sẽ khó khăn hơn, nhất là khi cầu xe đã
chạm đất.
Xả bớt hơi lốp cho xe đi qua đường trơn cũng là biện pháp hữu hiệu. Khi xe đã qua
đường trơn lầy phải bơm đủ áp lực hơi lốp.
3.3. Lái xe qua đường ngầm.
a. Đặc đỉêm cơ bản.
Trên đường ngập nước, xuất hiện đệm nước giữa mặt lốp với mặt đường, nên lực bám
của bánh xe với mặt đường bị giảm, nhưng lực cản của xe tăng lên, nếu đường cắt ngang dòng
nước chảy thì xe còn bị đẩy trôi về phía hạ lưu.
b. Phương pháp lái xe.
Trước khi cho xe qua đường ngầm cần kiểm tra chiều sâu của mặt nước tốc độ của dòng
chảy, tình hình mặt đường như tốt, xấu, rộng, hẹp, đá to, đất, cát... Căn cứ vào đặc tính của xe để
có phương pháp cho xe qua. Trường hợp mức nước quá sâu (nhưng vẫn trong phạm vi cho xe
qua được) phải kéo lá chắn gió két nước, tháo dây đai quạt gió, lấy tấm kín bọc toàn bộ chia
điện, dây điện, cọc nối và đưa bình điện lên vị trí cao, nút kín lỗ kiểm tra dầu máy, nới lỏng ống
thoát khí tại cổ xả hay dùng ống mềm nối cửa cuối ống giảm thanh lên cao.
Khi xe qua ngầm, nếu mặt đường rộng cho xe đi xiên góc theo hướng nước chảy, mặt
đường trung bình lái xe đi song song mép đường phía thượng lưu ngay từ đầu.
Cho xe qua đường ngầm nên đi số 1. Nếu có cầu chủ động trước và hộp số phụ nên sử
dụng ngay, giữ vững tay lái, đi đều ga, tránh không để xe chết máy giữa dòng, không nên dừng
xe trên đường ngập nước. Nếu giữa chừng bị quay trơn tìm cách kéo đẩy xe về phía đầu ngầm.
Không nên có tăng ga đề phòng cát xoáy, lún sâu giữa dòng rất nguy hiểm. Nếu xe đi đoàn nên
cho qua từng chiếc một.
* Chú ý: Sau khi đi qua đường ngập nước, ta lắp các chi tiét trên trả lại vị trí cũ, rà cho má phanh
khô đảm bảo phanh có hiệu lực mới được cho xe chạy bình thường.
3.4. Lái xe ban đêm, sương mù, mưa, gió lớn.
a. Đặc điểm cơ bản
Khi lái xe ban đêm và trời sương mù, mưa gió phạm vi và cường độ đèn chiếu sáng có
giới hạn nên tầm nhìn hạn chế, ánh sáng đèn bị loá nhất là khi có xe đi ngược chiều làm người lái
loá mắt.
Vì vậy khi lái xe phải thận trọng, chú ý chọn đường , chọn tốc độ hợp với tầm nhìn và
thực trạng đường sá để đảm bảo an toàn. Trang bị đèn vàng cho xe khi gặp sương mù.
b. Phương pháp lái xe.
Ban đêm nên cho xe chạy giữa đường (trừ đường phố), xe chạy ban đêm phải sử dụng tất
cả các loại đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu để soi đường, báo hiệu. Tốc độ dưới 30 km/h, ánh sáng
đèn chiếu cần xa 30 m. Tốc độ trên 30 km/h ánh sáng chiếu xa 100 m trở lên. Trong thành phố,
thị xã phải tắt đèn pha bật đèn cốt và đèn con. Khi đỗ xe bật đèn con và đèn hậu.
Trước khi tránh, nên chọn chỗ rộng và bằng phẳng, gặp đường hẹp hay có chướng ngại
vật nên bình tĩnh, nhường nhịn, cần thiết nên chủ động dừng xe trước.
Khi cần đỗ xe cũng như khi khởi hành, vì tầm nhìn hạn chế nên bật đèn rồi mới cho xe
chuyển bánh và đỗ xe xong mới tắt đèn, đỗ xe sát lề đường bên phải và phải có tín hiệu đèn trước
và sau xe.
Xe chạy ban đêm nếu bị tắt đèn pha cốt bất ngờ thì phải bình tĩnh giảm tốc độ, nhớ
hướng đường mà điều khiển xe dừng lại, xuống xe quan sát, đưa xe vào lề đường để sửa chữa.
Khi lùi xe quay đầu xe hoặc xe chạy ở đường vòng hẹp phải có người hướng dẫn hoặc xuống
quan sát rồi mới cho xe đi.
Lái xe khi trời mưa gió, sương mù, người lái dùng đèn vàng và giảm tốc độ phù hợp tầm
nhìn để quan sát và xử lý các tình huống an toàn.
Sau trận mưa to phải quan sát mặt đường, đề phòng đường sụt lún và sạt lở bất ngờ. Có
thể đi ở giữa đường hoặc đi lệch về bên vách núi khi thấy vắng.
4. Lái xe trên đường cao tốc
4.1. Đặc điểm cơ bản
Đường cao tốc là nơi đoạn đường có chất lượng tốt, phẳng, rộng và có phân chiều, mỗi
chiều phân thành nhiều làn xe quy định cho các cấp tốc độ.
4.2. Phương pháp lái xe.
Trên đường, đường cao tốc, yêu cầu xe phải có tùnh trạng kỹ thuật tốt, người lái phải
tuyệt đối chấp hành luật giao thông đường bộ. Việc khống chế tốc độ chủ yếu bằng ga và phanh
nhẹ khi phát hiện từ xa. Vì tốc độ lớn, nếu lấy lái nhiều và phanh gấp làm xe mất ổn định rất
nguy hiểm. Nên căn cứ vào điều kiện kỹ thuật và tốc độ của xe mình đi đúng làn đường quy
định, quan sát và căn đường xa, điều khiển nhẹ nhàng.
Khi muốn chuyển làn xe (để chạy nhanh hoặc chậm hơn) phải thực hiện tăng, giảm tốc
độ trong phạm vi quy định do vạch kẻ đường chỉ định. Trước khi ra làn mới phải bật đèn tín
hiệu. Nếu cần dừng hoặc đỗ xe phải giảm dần tốc độ và chuyển về làn xe quy định cho cấp tốc
độ thấp.
5. Lái xe trong thành phố, thị xã, thị trấn.
5.1. Đặc điểm cơ bản.
Trong thành phố, thị xã, thị trấn, người và phương tiện tham gia giao thông đi lại đa dạng
và phức tạp, nhiều nút giao thông dễ bị ách tắc. Đường gồm nhiều loại, có đường chung cho cả
hai chiều, có đường một chiều, đường một chiều nhiều làn xe có các vạch kẻ đường, nhiều bỉên
báo tín hiệu.
3.2. Phương pháp lái xe.
Cần bình tĩnh, giảm tốc độ, thận trọng quan sát người và phương tiện tham gia giao
thông. Tay lái phải linh hoạt, chuẩn bị sẵn sàng phanh dừng xe. Khống chế tốc độ hợp lý, phù
hợp với tình trạng đường sá và giữ khoảng cách với xe khác để chủ động.
Chú ý quan sát, tuân theo các tín hiệu chỉ huy giao thông của người, đèn và các loại biển
báo.
Quan sát rộng, nhanh từ các hướng, phán đoán tâm lý các đối tượng tham gia giao thông
để dự đoán các tình huống và đưa ra cách xử trí phù hợp.

More Related Content

What's hot

Giáo án lý thuyệt Luật giao thông đường bộ
Giáo án lý thuyệt Luật giao thông đường bộGiáo án lý thuyệt Luật giao thông đường bộ
Giáo án lý thuyệt Luật giao thông đường bộ
PhmHngQuc
 
10 trung du doi nui
10 trung du doi nui10 trung du doi nui
10 trung du doi nui
cuong100usd
 
Giáo Trình Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hộp Số Tự Động
Giáo Trình Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hộp Số Tự Động Giáo Trình Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hộp Số Tự Động
Giáo Trình Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hộp Số Tự Động
nataliej4
 
3 bai phang
3 bai phang3 bai phang
3 bai phang
cuong100usd
 
Meo lam bai thi sat hach lai xe b2
Meo lam bai thi sat hach lai xe b2Meo lam bai thi sat hach lai xe b2
Meo lam bai thi sat hach lai xe b2
Indochina Motorbike Tours - DNQ Travel
 
Lý thuyết B2.ppt
Lý thuyết B2.pptLý thuyết B2.ppt
Lý thuyết B2.ppt
ssuser31b55b
 
Mẹo thi lý thuyết b2 600 câu
Mẹo thi lý thuyết b2 600 câuMẹo thi lý thuyết b2 600 câu
Mẹo thi lý thuyết b2 600 câu
hoanam2009
 
9 so tu dong
9 so tu dong9 so tu dong
9 so tu dong
cuong100usd
 
bai giang thuc hanh lai xe khong no may.doc
bai giang thuc hanh lai xe khong no may.docbai giang thuc hanh lai xe khong no may.doc
bai giang thuc hanh lai xe khong no may.doc
lhng709130
 
5 duong bang
5 duong bang5 duong bang
5 duong bang
cuong100usd
 
Đề tài: Tính toán kết cấu ô tô, HAY, 9đ
Đề tài: Tính toán kết cấu ô tô, HAY, 9đĐề tài: Tính toán kết cấu ô tô, HAY, 9đ
Đề tài: Tính toán kết cấu ô tô, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Bài giảng cấu tạo và bảo dưỡng xe ô tô
Bài giảng cấu tạo và bảo dưỡng xe ô tôBài giảng cấu tạo và bảo dưỡng xe ô tô
Bài giảng cấu tạo và bảo dưỡng xe ô tô
Hà Thành Auto
 
4 chu chi
4 chu chi4 chu chi
4 chu chi
cuong100usd
 
Đề tài: Nghiên cứu chung hệ thống lái trợ lực điện trên Toyota
Đề tài: Nghiên cứu chung hệ thống lái trợ lực điện trên ToyotaĐề tài: Nghiên cứu chung hệ thống lái trợ lực điện trên Toyota
Đề tài: Nghiên cứu chung hệ thống lái trợ lực điện trên Toyota
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tom tat ly thuyet thi bằng lái xe b2
Tom tat ly thuyet thi bằng lái xe b2Tom tat ly thuyet thi bằng lái xe b2
Tom tat ly thuyet thi bằng lái xe b2
laonap166
 
Tài Liệu chẩn đoán các hệ thống ô tô
Tài Liệu chẩn đoán các hệ thống ô tôTài Liệu chẩn đoán các hệ thống ô tô
Tài Liệu chẩn đoán các hệ thống ô tô
thien phong
 
Đề tài: Cơ cấu hành tinh kiểu Wilson độc lập trong hộp số tự động
Đề tài: Cơ cấu hành tinh kiểu Wilson độc lập trong  hộp số tự độngĐề tài: Cơ cấu hành tinh kiểu Wilson độc lập trong  hộp số tự động
Đề tài: Cơ cấu hành tinh kiểu Wilson độc lập trong hộp số tự động
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển trong hộp số tự động
Nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển trong hộp số tự độngNguyên lý hoạt động của mạch điều khiển trong hộp số tự động
Nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển trong hộp số tự động
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
6 duong phuc tap
6 duong phuc tap6 duong phuc tap
6 duong phuc tap
cuong100usd
 
4.2.11. thiết kế hệ thống lái trên xe cơ sở ô tô huyndai 24 tấn hd 370
4.2.11. thiết kế hệ thống lái trên xe cơ sở ô tô huyndai 24 tấn hd 3704.2.11. thiết kế hệ thống lái trên xe cơ sở ô tô huyndai 24 tấn hd 370
4.2.11. thiết kế hệ thống lái trên xe cơ sở ô tô huyndai 24 tấn hd 370
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Giáo án lý thuyệt Luật giao thông đường bộ
Giáo án lý thuyệt Luật giao thông đường bộGiáo án lý thuyệt Luật giao thông đường bộ
Giáo án lý thuyệt Luật giao thông đường bộ
 
10 trung du doi nui
10 trung du doi nui10 trung du doi nui
10 trung du doi nui
 
Giáo Trình Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hộp Số Tự Động
Giáo Trình Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hộp Số Tự Động Giáo Trình Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hộp Số Tự Động
Giáo Trình Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hộp Số Tự Động
 
3 bai phang
3 bai phang3 bai phang
3 bai phang
 
Meo lam bai thi sat hach lai xe b2
Meo lam bai thi sat hach lai xe b2Meo lam bai thi sat hach lai xe b2
Meo lam bai thi sat hach lai xe b2
 
Lý thuyết B2.ppt
Lý thuyết B2.pptLý thuyết B2.ppt
Lý thuyết B2.ppt
 
Mẹo thi lý thuyết b2 600 câu
Mẹo thi lý thuyết b2 600 câuMẹo thi lý thuyết b2 600 câu
Mẹo thi lý thuyết b2 600 câu
 
9 so tu dong
9 so tu dong9 so tu dong
9 so tu dong
 
bai giang thuc hanh lai xe khong no may.doc
bai giang thuc hanh lai xe khong no may.docbai giang thuc hanh lai xe khong no may.doc
bai giang thuc hanh lai xe khong no may.doc
 
5 duong bang
5 duong bang5 duong bang
5 duong bang
 
Đề tài: Tính toán kết cấu ô tô, HAY, 9đ
Đề tài: Tính toán kết cấu ô tô, HAY, 9đĐề tài: Tính toán kết cấu ô tô, HAY, 9đ
Đề tài: Tính toán kết cấu ô tô, HAY, 9đ
 
Bài giảng cấu tạo và bảo dưỡng xe ô tô
Bài giảng cấu tạo và bảo dưỡng xe ô tôBài giảng cấu tạo và bảo dưỡng xe ô tô
Bài giảng cấu tạo và bảo dưỡng xe ô tô
 
4 chu chi
4 chu chi4 chu chi
4 chu chi
 
Đề tài: Nghiên cứu chung hệ thống lái trợ lực điện trên Toyota
Đề tài: Nghiên cứu chung hệ thống lái trợ lực điện trên ToyotaĐề tài: Nghiên cứu chung hệ thống lái trợ lực điện trên Toyota
Đề tài: Nghiên cứu chung hệ thống lái trợ lực điện trên Toyota
 
Tom tat ly thuyet thi bằng lái xe b2
Tom tat ly thuyet thi bằng lái xe b2Tom tat ly thuyet thi bằng lái xe b2
Tom tat ly thuyet thi bằng lái xe b2
 
Tài Liệu chẩn đoán các hệ thống ô tô
Tài Liệu chẩn đoán các hệ thống ô tôTài Liệu chẩn đoán các hệ thống ô tô
Tài Liệu chẩn đoán các hệ thống ô tô
 
Đề tài: Cơ cấu hành tinh kiểu Wilson độc lập trong hộp số tự động
Đề tài: Cơ cấu hành tinh kiểu Wilson độc lập trong  hộp số tự độngĐề tài: Cơ cấu hành tinh kiểu Wilson độc lập trong  hộp số tự động
Đề tài: Cơ cấu hành tinh kiểu Wilson độc lập trong hộp số tự động
 
Nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển trong hộp số tự động
Nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển trong hộp số tự độngNguyên lý hoạt động của mạch điều khiển trong hộp số tự động
Nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển trong hộp số tự động
 
6 duong phuc tap
6 duong phuc tap6 duong phuc tap
6 duong phuc tap
 
4.2.11. thiết kế hệ thống lái trên xe cơ sở ô tô huyndai 24 tấn hd 370
4.2.11. thiết kế hệ thống lái trên xe cơ sở ô tô huyndai 24 tấn hd 3704.2.11. thiết kế hệ thống lái trên xe cơ sở ô tô huyndai 24 tấn hd 370
4.2.11. thiết kế hệ thống lái trên xe cơ sở ô tô huyndai 24 tấn hd 370
 

Viewers also liked

Chuong 0 kien thuc co ban ve he thong dien va dien tu tren oto
Chuong 0 kien thuc co ban ve he thong dien va dien tu tren otoChuong 0 kien thuc co ban ve he thong dien va dien tu tren oto
Chuong 0 kien thuc co ban ve he thong dien va dien tu tren oto
Bút Chì
 
Thực hành lái xe ô tô phần 5
Thực hành lái xe ô tô phần 5Thực hành lái xe ô tô phần 5
Thực hành lái xe ô tô phần 5
Trường Đào Tạo Lái Xe Thành Đạt
 
Hệ thống điện trên ô tô
Hệ thống điện trên ô tôHệ thống điện trên ô tô
Hệ thống điện trên ô tôthuexesaigonnet
 
Thực hành lái xe ô tô căn bản phần 6
Thực hành lái xe ô tô căn bản phần 6Thực hành lái xe ô tô căn bản phần 6
Thực hành lái xe ô tô căn bản phần 6
Trường Đào Tạo Lái Xe Thành Đạt
 
Giáo trình lý thuyết ôtô
Giáo trình lý thuyết ôtôGiáo trình lý thuyết ôtô
Giáo trình lý thuyết ôtô
Đức Anh Đỗ
 
Sơ đồ điện xe honda
Sơ đồ điện xe hondaSơ đồ điện xe honda
Sơ đồ điện xe honda
kidhut88
 
Giáo trình kỹ thuật sửa chữa xe ô tô
Giáo trình kỹ thuật sửa chữa xe ô tôGiáo trình kỹ thuật sửa chữa xe ô tô
Giáo trình kỹ thuật sửa chữa xe ô tô
kidhut88
 
Luật giao thông đường bộ
Luật giao thông đường bộLuật giao thông đường bộ
Luật giao thông đường bộ
Tài Nguyễn
 
Mẹo hay chọn khóa học lái xe ô tô phù hợp
Mẹo hay chọn khóa học lái xe ô tô phù hợpMẹo hay chọn khóa học lái xe ô tô phù hợp
Mẹo hay chọn khóa học lái xe ô tô phù hợp
daiminhistjsc
 
Cẩm nang lái xe Taxi Group
Cẩm nang lái xe Taxi GroupCẩm nang lái xe Taxi Group
Cẩm nang lái xe Taxi Group
TaxiGroup Ha Noi
 
Bo tuc tay lai xe oto
Bo tuc tay lai xe otoBo tuc tay lai xe oto
Bo tuc tay lai xe otoLe Hieu
 
Cau kiendientu manhha
Cau kiendientu manhhaCau kiendientu manhha
Cau kiendientu manhha
Con Bò Cười
 
Steps in learning to drive a car
Steps in learning to drive a carSteps in learning to drive a car
Steps in learning to drive a car
JamesSingson
 
04.report 120625040327-phpapp02
04.report 120625040327-phpapp0204.report 120625040327-phpapp02
04.report 120625040327-phpapp02
huynhtrong774129
 
Css tiengviet thitracnghiem_vn
Css tiengviet thitracnghiem_vnCss tiengviet thitracnghiem_vn
Css tiengviet thitracnghiem_vnhoanghungpy
 
Frame work ho tro cac hinh thuc trac nghiem
Frame work ho tro cac hinh thuc trac nghiemFrame work ho tro cac hinh thuc trac nghiem
Frame work ho tro cac hinh thuc trac nghiemVcoi Vit
 
Hdsd dieu hoa inverter ftxd,ftkd25,35
Hdsd dieu hoa inverter ftxd,ftkd25,35Hdsd dieu hoa inverter ftxd,ftkd25,35
Hdsd dieu hoa inverter ftxd,ftkd25,35
123thue
 

Viewers also liked (18)

Chuong 0 kien thuc co ban ve he thong dien va dien tu tren oto
Chuong 0 kien thuc co ban ve he thong dien va dien tu tren otoChuong 0 kien thuc co ban ve he thong dien va dien tu tren oto
Chuong 0 kien thuc co ban ve he thong dien va dien tu tren oto
 
Thực hành lái xe ô tô phần 5
Thực hành lái xe ô tô phần 5Thực hành lái xe ô tô phần 5
Thực hành lái xe ô tô phần 5
 
Hệ thống điện trên ô tô
Hệ thống điện trên ô tôHệ thống điện trên ô tô
Hệ thống điện trên ô tô
 
Thực hành lái xe ô tô căn bản phần 6
Thực hành lái xe ô tô căn bản phần 6Thực hành lái xe ô tô căn bản phần 6
Thực hành lái xe ô tô căn bản phần 6
 
Giáo trình lý thuyết ôtô
Giáo trình lý thuyết ôtôGiáo trình lý thuyết ôtô
Giáo trình lý thuyết ôtô
 
Sơ đồ điện xe honda
Sơ đồ điện xe hondaSơ đồ điện xe honda
Sơ đồ điện xe honda
 
Giáo trình kỹ thuật sửa chữa xe ô tô
Giáo trình kỹ thuật sửa chữa xe ô tôGiáo trình kỹ thuật sửa chữa xe ô tô
Giáo trình kỹ thuật sửa chữa xe ô tô
 
Luật giao thông đường bộ
Luật giao thông đường bộLuật giao thông đường bộ
Luật giao thông đường bộ
 
Mẹo hay chọn khóa học lái xe ô tô phù hợp
Mẹo hay chọn khóa học lái xe ô tô phù hợpMẹo hay chọn khóa học lái xe ô tô phù hợp
Mẹo hay chọn khóa học lái xe ô tô phù hợp
 
Cẩm nang lái xe Taxi Group
Cẩm nang lái xe Taxi GroupCẩm nang lái xe Taxi Group
Cẩm nang lái xe Taxi Group
 
Bo tuc tay lai xe oto
Bo tuc tay lai xe otoBo tuc tay lai xe oto
Bo tuc tay lai xe oto
 
Cau kiendientu manhha
Cau kiendientu manhhaCau kiendientu manhha
Cau kiendientu manhha
 
Steps in learning to drive a car
Steps in learning to drive a carSteps in learning to drive a car
Steps in learning to drive a car
 
04.report 120625040327-phpapp02
04.report 120625040327-phpapp0204.report 120625040327-phpapp02
04.report 120625040327-phpapp02
 
Css tiengviet thitracnghiem_vn
Css tiengviet thitracnghiem_vnCss tiengviet thitracnghiem_vn
Css tiengviet thitracnghiem_vn
 
Frame work ho tro cac hinh thuc trac nghiem
Frame work ho tro cac hinh thuc trac nghiemFrame work ho tro cac hinh thuc trac nghiem
Frame work ho tro cac hinh thuc trac nghiem
 
Hdsd dieu hoa inverter ftxd,ftkd25,35
Hdsd dieu hoa inverter ftxd,ftkd25,35Hdsd dieu hoa inverter ftxd,ftkd25,35
Hdsd dieu hoa inverter ftxd,ftkd25,35
 
Report
ReportReport
Report
 

Similar to Giáo trình kỹ thuật lái xe

[Kia Bình Tân] Hướng dẫn sử dụng và chăm sóc xe Kia Sorento
[Kia Bình Tân] Hướng dẫn sử dụng và chăm sóc xe Kia Sorento[Kia Bình Tân] Hướng dẫn sử dụng và chăm sóc xe Kia Sorento
[Kia Bình Tân] Hướng dẫn sử dụng và chăm sóc xe Kia Sorento
muaxegiatot.com
 
Hướng dẫn sử dụng và chăm sóc xe Toyota Camry
Hướng dẫn sử dụng và chăm sóc xe Toyota Camry Hướng dẫn sử dụng và chăm sóc xe Toyota Camry
Hướng dẫn sử dụng và chăm sóc xe Toyota Camry
muaxegiatot.com
 
Hướng dẫn sử dụng và chăm sóc xe Toyota - Toyota Tân Cảng
Hướng dẫn sử dụng và chăm sóc xe Toyota - Toyota Tân Cảng Hướng dẫn sử dụng và chăm sóc xe Toyota - Toyota Tân Cảng
Hướng dẫn sử dụng và chăm sóc xe Toyota - Toyota Tân Cảng muaxegiatot.com
 
Hướng dẫn sử dụng xe Toyota Camry - Toyota247.com/ToyotaTanCang
Hướng dẫn sử dụng xe Toyota Camry - Toyota247.com/ToyotaTanCangHướng dẫn sử dụng xe Toyota Camry - Toyota247.com/ToyotaTanCang
Hướng dẫn sử dụng xe Toyota Camry - Toyota247.com/ToyotaTanCang
muaxegiatot.com
 
Hướng dẫn sử dụng xe Toyota Fortuner - Toyota247.com/ToyotaTanCang
Hướng dẫn sử dụng xe Toyota Fortuner - Toyota247.com/ToyotaTanCangHướng dẫn sử dụng xe Toyota Fortuner - Toyota247.com/ToyotaTanCang
Hướng dẫn sử dụng xe Toyota Fortuner - Toyota247.com/ToyotaTanCang
muaxegiatot.com
 
Hướng dẫn sử dụng xe nâng điện ngồi lái HYUNDAI
Hướng dẫn sử dụng xe nâng điện ngồi lái HYUNDAIHướng dẫn sử dụng xe nâng điện ngồi lái HYUNDAI
Hướng dẫn sử dụng xe nâng điện ngồi lái HYUNDAI
Xe Nâng Hàng Hyundai
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống lái trên xe cơ sở ô tô HUYNDAI 24 tấn
Đề tài: Thiết kế hệ thống lái trên xe cơ sở ô tô HUYNDAI 24 tấnĐề tài: Thiết kế hệ thống lái trên xe cơ sở ô tô HUYNDAI 24 tấn
Đề tài: Thiết kế hệ thống lái trên xe cơ sở ô tô HUYNDAI 24 tấn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Gam xe he thong truyen luc
Gam xe he thong truyen lucGam xe he thong truyen luc
Gam xe he thong truyen luc
AnhKimTran2
 
CHAN DOAN CAC HE THONG TREN OTO_CH10.pdf
CHAN DOAN CAC HE THONG TREN OTO_CH10.pdfCHAN DOAN CAC HE THONG TREN OTO_CH10.pdf
CHAN DOAN CAC HE THONG TREN OTO_CH10.pdf
ssuser5f6beb
 
Hộp số thường
Hộp số thườngHộp số thường
Hộp số thường
PhLc10
 
vi sai o tô.ppt
vi sai o tô.pptvi sai o tô.ppt
vi sai o tô.ppt
Anh Khôi Phan Chương
 
Hướng dẫn drift xe côn tay
Hướng dẫn drift xe côn tayHướng dẫn drift xe côn tay
Hướng dẫn drift xe côn tay
otoxemay
 
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG XE NÂNG KẸP HYUNDAI
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG XE NÂNG KẸP HYUNDAIHƯỚNG DẪN SỬ DỤNG XE NÂNG KẸP HYUNDAI
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG XE NÂNG KẸP HYUNDAI
Xe Nâng Hàng Hyundai
 
Đề tài: Tính toán kiểm tra hệ thống phanh ô tô sau cải tạo, HAY
Đề tài: Tính toán kiểm tra hệ thống phanh ô tô sau cải tạo, HAYĐề tài: Tính toán kiểm tra hệ thống phanh ô tô sau cải tạo, HAY
Đề tài: Tính toán kiểm tra hệ thống phanh ô tô sau cải tạo, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Ytesonhuong huongdansudung-may-dem-buoc-omron-hj-203
Ytesonhuong huongdansudung-may-dem-buoc-omron-hj-203Ytesonhuong huongdansudung-may-dem-buoc-omron-hj-203
Ytesonhuong huongdansudung-may-dem-buoc-omron-hj-203
Son Huong Medical Equipment
 
frein and somemore other things yes.pptx
frein and somemore other things yes.pptxfrein and somemore other things yes.pptx
frein and somemore other things yes.pptx
ThanhVoBa
 
Hộp số tự động
Hộp số tự độngHộp số tự động
Hộp số tự động
PhLc10
 
Điều khiển vận hành xe tra nạp.pptx
Điều khiển vận hành xe tra nạp.pptxĐiều khiển vận hành xe tra nạp.pptx
Điều khiển vận hành xe tra nạp.pptx
VuHung79
 
Đề tài: Cấu tạo hệ thống phanh ôtô và hệ thống phanh thủy lực - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Cấu tạo hệ thống phanh ôtô và hệ thống phanh thủy lực - Gửi miễn phí ...Đề tài: Cấu tạo hệ thống phanh ôtô và hệ thống phanh thủy lực - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Cấu tạo hệ thống phanh ôtô và hệ thống phanh thủy lực - Gửi miễn phí ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thiet bi kiem dinh oto
Thiet bi kiem dinh otoThiet bi kiem dinh oto
Thiet bi kiem dinh oto
SG Parking
 

Similar to Giáo trình kỹ thuật lái xe (20)

[Kia Bình Tân] Hướng dẫn sử dụng và chăm sóc xe Kia Sorento
[Kia Bình Tân] Hướng dẫn sử dụng và chăm sóc xe Kia Sorento[Kia Bình Tân] Hướng dẫn sử dụng và chăm sóc xe Kia Sorento
[Kia Bình Tân] Hướng dẫn sử dụng và chăm sóc xe Kia Sorento
 
Hướng dẫn sử dụng và chăm sóc xe Toyota Camry
Hướng dẫn sử dụng và chăm sóc xe Toyota Camry Hướng dẫn sử dụng và chăm sóc xe Toyota Camry
Hướng dẫn sử dụng và chăm sóc xe Toyota Camry
 
Hướng dẫn sử dụng và chăm sóc xe Toyota - Toyota Tân Cảng
Hướng dẫn sử dụng và chăm sóc xe Toyota - Toyota Tân Cảng Hướng dẫn sử dụng và chăm sóc xe Toyota - Toyota Tân Cảng
Hướng dẫn sử dụng và chăm sóc xe Toyota - Toyota Tân Cảng
 
Hướng dẫn sử dụng xe Toyota Camry - Toyota247.com/ToyotaTanCang
Hướng dẫn sử dụng xe Toyota Camry - Toyota247.com/ToyotaTanCangHướng dẫn sử dụng xe Toyota Camry - Toyota247.com/ToyotaTanCang
Hướng dẫn sử dụng xe Toyota Camry - Toyota247.com/ToyotaTanCang
 
Hướng dẫn sử dụng xe Toyota Fortuner - Toyota247.com/ToyotaTanCang
Hướng dẫn sử dụng xe Toyota Fortuner - Toyota247.com/ToyotaTanCangHướng dẫn sử dụng xe Toyota Fortuner - Toyota247.com/ToyotaTanCang
Hướng dẫn sử dụng xe Toyota Fortuner - Toyota247.com/ToyotaTanCang
 
Hướng dẫn sử dụng xe nâng điện ngồi lái HYUNDAI
Hướng dẫn sử dụng xe nâng điện ngồi lái HYUNDAIHướng dẫn sử dụng xe nâng điện ngồi lái HYUNDAI
Hướng dẫn sử dụng xe nâng điện ngồi lái HYUNDAI
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống lái trên xe cơ sở ô tô HUYNDAI 24 tấn
Đề tài: Thiết kế hệ thống lái trên xe cơ sở ô tô HUYNDAI 24 tấnĐề tài: Thiết kế hệ thống lái trên xe cơ sở ô tô HUYNDAI 24 tấn
Đề tài: Thiết kế hệ thống lái trên xe cơ sở ô tô HUYNDAI 24 tấn
 
Gam xe he thong truyen luc
Gam xe he thong truyen lucGam xe he thong truyen luc
Gam xe he thong truyen luc
 
CHAN DOAN CAC HE THONG TREN OTO_CH10.pdf
CHAN DOAN CAC HE THONG TREN OTO_CH10.pdfCHAN DOAN CAC HE THONG TREN OTO_CH10.pdf
CHAN DOAN CAC HE THONG TREN OTO_CH10.pdf
 
Hộp số thường
Hộp số thườngHộp số thường
Hộp số thường
 
vi sai o tô.ppt
vi sai o tô.pptvi sai o tô.ppt
vi sai o tô.ppt
 
Hướng dẫn drift xe côn tay
Hướng dẫn drift xe côn tayHướng dẫn drift xe côn tay
Hướng dẫn drift xe côn tay
 
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG XE NÂNG KẸP HYUNDAI
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG XE NÂNG KẸP HYUNDAIHƯỚNG DẪN SỬ DỤNG XE NÂNG KẸP HYUNDAI
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG XE NÂNG KẸP HYUNDAI
 
Đề tài: Tính toán kiểm tra hệ thống phanh ô tô sau cải tạo, HAY
Đề tài: Tính toán kiểm tra hệ thống phanh ô tô sau cải tạo, HAYĐề tài: Tính toán kiểm tra hệ thống phanh ô tô sau cải tạo, HAY
Đề tài: Tính toán kiểm tra hệ thống phanh ô tô sau cải tạo, HAY
 
Ytesonhuong huongdansudung-may-dem-buoc-omron-hj-203
Ytesonhuong huongdansudung-may-dem-buoc-omron-hj-203Ytesonhuong huongdansudung-may-dem-buoc-omron-hj-203
Ytesonhuong huongdansudung-may-dem-buoc-omron-hj-203
 
frein and somemore other things yes.pptx
frein and somemore other things yes.pptxfrein and somemore other things yes.pptx
frein and somemore other things yes.pptx
 
Hộp số tự động
Hộp số tự độngHộp số tự động
Hộp số tự động
 
Điều khiển vận hành xe tra nạp.pptx
Điều khiển vận hành xe tra nạp.pptxĐiều khiển vận hành xe tra nạp.pptx
Điều khiển vận hành xe tra nạp.pptx
 
Đề tài: Cấu tạo hệ thống phanh ôtô và hệ thống phanh thủy lực - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Cấu tạo hệ thống phanh ôtô và hệ thống phanh thủy lực - Gửi miễn phí ...Đề tài: Cấu tạo hệ thống phanh ôtô và hệ thống phanh thủy lực - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Cấu tạo hệ thống phanh ôtô và hệ thống phanh thủy lực - Gửi miễn phí ...
 
Thiet bi kiem dinh oto
Thiet bi kiem dinh otoThiet bi kiem dinh oto
Thiet bi kiem dinh oto
 

Giáo trình kỹ thuật lái xe

  • 1. GIÁO TRÌNH : KỸ THUẬT LÁI XE CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ, TÁC DỤNG CÁC BỘ PHẬN CHỦ YẾU TRONG BUỒNG LÁI XE ÔTÔ 1.1.TỔNG QUAN VỀ CÁC BỘ PHẬN CHỦ YẾU TRONG BUỒNG LÁI ÔTÔ Trong buồng lái ôtô có bố trí nhiều bộ phận để người lái xe điều khiển nhằm đảm bảo an toàn chuyển động cho xe ôtô. Những bộ phận chủ yếu học viên bước đầu cần biết được trình bày hình bên: Ngoài những bộ phận trên chủ yếu nêu trên, trong buồng lái còn bố trí những bộ phận điều khiển khác như: Công tắc điều khiển điều hoà nhiệt độ, công tắc rađiô cát xét, công tắc ửa kính, công tắc gạt mưa, công tắc mở cốp, điều chỉnh gương chiếu hậu… Trên những ôtô khác nhau, vị trí những bộ phận điều khiển trong buồng lái cũng không hoàn toàn giống nhau. Do vậy, người lái xe phải tìm hiểu khi tiếp xúc với từng loại xe ôtô cụ thể. 1.2. TÁC DỤNG , VỊ TRÍ VÀ HÌNH DẠNG CÁC BỘ PHẬN CHỦ YẾU TRONG BUỒNG LÁI XE ÔTÔ 1.2.1. Vô lăng lái Vô lăng lái dùng để điều khiển hướng chuyển động của xe ôtô. Vị trí của vô lăng lái trong buồng lái phụ thuộc vào quy định của mỗi nước. Khi quy định chiều thuận của chuyển động là bên phải ( theo hướng đi của mình) thì vô lăng lái được bố trí bên trái ( còn gọi là tay lái thuận). Khi quy định chiều thuận của chuyển động là bên trái thì vô lăng lái được bố trí ở phía bên phải ( còn gọi là tay lái nghịch). Trong giáo trình này chỉ giới thiệu loại “ Tay lái thuận” theo đúng luật Giao thông đường bộ. Vô lăng lái có dạng hình vành khăn tròn, các kiểu loại thông dụng được trình bày hình trên: 1.2.2. Công tắc còi điện Công tắc còi điện dùng để điều khiển còi phát ra âm thanh báo hiệu cho người và phương tiện tham gia giao thông biết có xe ôtô đang chuyển động tới gần.
  • 2. Công tắc còi điện thường được bố trí ở vị trí thuận lợi cho người lái xe sử dụng, như ở tâm vô lăng lái, hoặc ở gần vành của vô lăng lái 1.2.3. Công tắc đèn Công tắc đèn dùng để bật hoặc tắt các loại đèn trên xe ôtô, như đèn pha, cốt và các loại đèn chiếu sáng khác. Công tắc đèn loại điều khiển bằng tay được bố trí phía bên trái trên trục lái. Tuỳ theo loại đèn mà theo tác điều khiển chúng có sự khác nhau. Điều khiển đẻn pha cốt: Việc bật hoặc tắt đèn pha, cốt được thực hiện bằng cách xoay núm điều khiển ở đầu công tắc. Núm điều khiển có ba nấc: Nấc “0” tất cả các loại đèn đều tắt; Nấc “1” bật bật sáng đèn cốt ( đèn chiếu gần) đèn kích thước, đèn hậu, đèn chiếu sáng bảng đồng hồ …; Nấc “2” Bật sáng đèn pha ( đèn chiếu xa) và những đèn phụ nếu trên. Điều khiển đèn xin đường: Khi cần thay đổi hướng chuyển động hoặc dừng xe cần gạt công tắc về phía trước hoặc phía sau đề xin đường sẽ phải hoặc sẽ trái. Khi gạt công tắc đèn xin đường thì đèn báo hiệu trên bảng đồng hồ sẽ nhấp nháy theo. Điều khiển đèn xin vượt: Khi muốn vượt xe, cần gạt công tắc đèn lên, xuống về phía vô lăng lái liên tục để nháy đèn pha báo xin vượt Công tắc đèn pha, cốt loại điều khiển bằng chân thường được bố trí dưới sàn buồng lái phía bên trái bàn đạp ly hợp. Khoá điện thường có bốn nấc - Nấc “0” (LOCK): Vị trí cắt điện; - Nấc “1”( ACC): Cấp điện hạn chế; vị trí động cơ không hoạt động nhưng vẫn cấp điện cho rađiô cát xét, bảng đồng hồ, châm thuốc …; - Nấc “2” ( ON ): Vị trí cấp điện trên tất cả các loại xe ôtô; - Nấc “3” ( START) : Vị trí khởi động động cơ. Khi khởi động động cơ xong chìa khoá tự động quay về nấc “2. 1.2.4. Khoá điện Ổ khoá điện để khởi động hoặc tắt động cơ. Ổ khoá điện thường được bố trí ở bên phải trên vỏ trục lái, hoặc đặt ở trên thành bảng đồng hồ phía trước mặt người lái. 1.2.5. Bàn đạp li hợp ( bàn đạp côn) Bàn đạp ly hợp để đóng, mở ly hợp nhằm nối hoặc ngắt động lực từ động cơ đến hệ thống truyền lực. Nó được sử dụng khi khởi động động cơ hoặc khi chuyển số. Bàn đạp li hợp được bố trí ở phía bên trái của trục lái 1.2.6. Bàn đạp phanh ( phanh chân) Bàn đạp phanh để điều khiển sự hoạt động của hệ thồng phanh nhằm giảm tốc độ, hoặc dừng hẳn sự chuyển động của ôtô trong những trường hợp cần thiết. Bàn đạp phanh được bố trí phía bên phải trục lái ở giữa bàn đạp ly hợp và bàn đạp ga. 1.2.7. Bàn đạp ga
  • 3. Bàn đạp ga dùng để điều khiển độ mở của bướm ga (đối với động cơ xăng), thay đổi vị trí thanh răng của bơm cao áp (đối với động cơ diezel). Bàn đạp ga được sử dụng khi cần thay đổi chế độ làm việc của động cơ. Bàn đạp ga được bố trí phía bên phải trục lái, cạch bàn đạp phanh 1.2.8. Cần điều khiển số ( Cần số) Cần số để điều khiển tăng hoặc giảm số cho phù hợp với sức cản chuyển động của mặt đường, để gài số mo “ số 0” và gài số lùi trong những trường hợp cần thiết. Cần số được bố trí ở phía bên phải của người lái 1.2.9. Cần điều khiển phanh tay Cần điều khiển phanh tay để để điều khiển hệ thống phanh tay nhằm giữ cho ôtô đứng yên trên đường có độ dốc nhất định ( thường sử dụng khi dừng hoặc đỗ xe). Ngoài ra còn sử dụng đẻ hỗ trợ phanh chân trong những trường hợp cần thiết . Cần điều khiển phanh tay được bố trí ở bên phải nguời lái 1.3- MỘT SỐ BỘ PHẬN ĐIỀU KHIIỂN THƯƠNG DÙNG KHÁC 1.3.1. Công tắc điều khiển gạt nước Công tắc điều khiển gạt nước dùng để gạt nước bám trên kính .Công tắc này được sử dụng khi trời mưa, khi sương mù , hoặc khi kính chắn gió bị bẩn, mờ . Công tắc này thường có bốn nấc : nấc “0” là ngừng gạt; nác “1” là gạt từng lần một ; nấc “2 ” là gạt chậm ; nác “3”là gạt nhanh . Chú ý: Có thể kéo công tắc gạt nươc lên trên đẻ điều khiển việc phun nước rửa kính 1.3.2. Các loại đồng hồ và đèn báo trong bảng đồng hồ Bảng các loại đồng hồ và đèn báo được bố trí trước mặt người lái . - Đồng hồ tốc độ : biểu thị số Km xe ôtô chạy trong một giờ, trong đồng hồ có bộ phận hiển thị báo tổng quãng đường và quãng đường xe ôtô đã chạy. - Đồng hồ đo số vòng quay động cơ (vòng/phút). Thể hiện tốc độ quay của động cơ tính bằng 1000v/phút - Đồng hồ báo mức nhiên liệu. - Đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát. - Đèn phanh: - Đèn báo dâu bôi trơn - Đèn cửa xe - Đèn nạp bình ắc-quy 1.3.3. Một số bộ phận điều khiển khác - Công tắc điều hòa nhiệt độ - Radio cassette - Nút bấm để đóng mở tự động kính cửa sổ - Bộ phận điều khiển mở cốp sau, cabô - Bộ phận điều khiển mở nắp thùng nhiên liệu - Bộ phận điều chỉnh vị trí ghế người lái xe, ghế khách…
  • 4. CHƯONG 2 KỸ THUẬT CƠ BẢN LÁI XE Ô TÔ I – KIỂM TRA TRƯỚC KHI ĐƯA XE ÔTÔ RA KHỎI CHỖ ĐỖ Trước khi đưa xe ôtô ra khỏi chỗ đỗ, người lái xe phải kiểm tra đầy đủ các nội dung sau: · Các nội dung kiểm tra trước khi khởi động động cơ. · Áp suất hơi lốp, độ mòn hoa lốp và độ bền của lốp. · Sự rò rỉ của dầu, nước hoặc các loại chất lỏng khác. · Sự hoạt động của các cửa kính, gương chiếu hậu và các loại đèn chiếu sáng. · Độ an toàn của khu vực phía trước, phía sau, hai bên thành và dưới gầm xe (không có chướng ngại vật hoặc người đi bộ...) II- ĐIỀU CHỈNH GHẾ NGỒI VÀ GƯƠNG CHIẾU HẬU 1 . Điều chỉnh ghế ngồi lái xe Tư thế ngồi lái xe có ảnh hưởng đến sức khỏe, thao tác của người lái xe và sự an toàn chuyển động của xe ôtô. Do vậy, cần phải điều chỉnh ghế lái cho phù hợp với tầm thước của mỗi người. Việc điều chỉnh ghế lái dịch lên trên hoặc lùi xuống dưới được thực hiện bằng cách kéo cần điều chỉnh ở dưới gầm ghế (2.26-1) Việc điều chỉnh góc của đệm tựa được thực hiện bằng cách kéo cần điều chỉnh hoặc xoay núm điều chỉnh ở phía bên trái ghế lái (hình 2.26-2) Sau điều chỉnh phải đảm bảo những yêu cầu sau:  Chân đạp hết hành trình các bàn đạp ly hợp, phanh và ga mà đầu gối vẫn còn hơi chùng.  2/3 lưng tựa nhẹ vào đệm lái.  Có tư thế ngồi thoải mái, ổn định, 2 tay cầm 2 bên vành vô lăng lái, mắt nhìn thẳng về phía trước, hai chân mở tự nhiên.  Ngoài ra người lái xe cần chú ý sử dụng quần áo cho phù hợp để không ảnh hưởng đến các thao tác lái xe. 2. Điều chỉnh gương chiếu hậu
  • 5. Người lái xe cần điều chỉnh gương chiếu hậu ở trong buồng lái và ở ngoài buồng lái (cả ở phía bên phải và phía bên trái) sao cho có thể quan sát được tình trạng giao thông ở phía sau, phía bên trái và bên phải của xe ôtô (hình 2.28). Cần chú ý việc chỉnh gương trong lúc xe ôtô đang chuyển động là rất nguy hiểm. 3. Cài dây an toàn Kéo dây an toàn để quàng qua người như hình 2.29. III. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG VÔ LĂNG LÁI : 1. Phương pháp cầm vô lăng lái : Để dễ điều khiển hướng chuyển động của xe ôtô, người lái xe cần cầm vô lăng lái đúng kỹ thuật. Nếu coi vô lăng lái như chiếc đồng hồ thì tay trái nắm vào vị trí từ (9-10)giờ, tay phải nắm vào vị trí từ (2-4) giờ, 4 ngón tay ôm vào vành vô lăng lái, ngón tay cái đặt dọc theo vành vô lăng lái (hình 2.30) Yêu cầu: Vai và tay thả lỏng tự nhiên, đây là tư thế thuận lợi để lái xe lâu không mệt mỏi và dễ thực hiện các thao tác khác. Chú ý: Trong khoảng giới hạn nêu trên, tùy theo góc nghiêng vô lăng lái của từng loại xe người lái cần lựa chọn vị trí cầm cho phù hợp. 2. Phương pháp điều khiển vô lăng lái : Khi muốn cho xe ôtô chuyển sang hướng nào thì phải quay vô lăng lái sang hướng đó (cả tiến lẫn lùi). Mức độ quay vô lăng lái phụ thuộc vào mức yêu cầu chuyển hướng.
  • 6. Khí xe ôtô đã chuyển hướng xong, phải trả lái kịp thời để ổn định theo hướng chuyển động mới. Muốn quay vô lăng lái về phía bên phải thì tay phải kéo, tay trái đẩy theo chiều kim đồng hồ (hình2.30-1). Khi tay phải đã chạm vào sườn, nếu muốn lấy lái tiếp thì vuốt tay phải xuống dưới (hình 2.31-2); đồng thời rời vô lăng lái để nắm vào vị trí (9-11) giờ (hình2.31-3). Tay trái tiếp tục đẩy vành vô lăng lái xuống dưới vị trí (5-6) giờ (hình 2.31-4); đồng thời rời tay lái nắm vào vị trí (9-10) giờ (hình 2.31-5). Muốn quay vô lăng lái về bên trái thì tay trái kéo, tay phải đẩy ngược chiều kim đồng hồ. Khi tay trái đã chạm sườn, nếu muốn lấy lái tiếp thì vuốt tay lái xuống dưới vị trí (6-7) giờ đồng thời rời vô lăng lái để nắm vào vị trí (1-3) giờ. Tay phải tiếp tục đẩy vành vô lăng lái xuống dưới vị trí (6-7) giờ, rời tay phải nắm vào vị trí (1-3) giờ. Khi vào vòng gấp cần lấy nhiều lái thì các động tác lại lặp lại như trên. IV- PHƯƠNG PHÁP ĐIỂU KHIỂN BÀN ĐẠP LY HỢP 1. Phương pháp đạp bàn đạp ly hợp Khi đạp bàn đạp ly hợp thì sự truyền động lực từ động cơ đến hệ thống truyền lực bị ngắt. Đạp bàn đạp ly hợp (cắt ly hợp) được dùng khi xuất phát, khi chuyển số, khi phanh. Khi đạp bàn đạp ly hợp 2 tay nắm vành vô lăng lái, người lái xe ngồi mắt nhìn thẳng phía trước, dùng mũi bàn chân trái đạp mạnh bàn đạp xuống sát sàn xe (gót chân không dính vào sàn xe). Lúc này sự truyền động lực từ động cơ đến hộp số đã bị ngắt. Yêu cầu đạp bàn đạp ly hợp phải dứt khoát. Chú ý: Quá trình đạp bàn đạp ly hợp thường được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn đạp hết hành trình tự do, giai đoạn đạp hết 1 nửa hành trình và giai đoạn đạp hết hành trình. 2. Phương pháp nhả bàn đạp ly hợp Nhả bàn đạp ly hợp là để nối chuyển động từ động cơ đến hệ thống truyền lực. Để động cơ không bị tắt đột ngột, xe ôtô chuyển động không bị rung giật, khi nhả bàn đạp ly hợp cần thực hiện theo trình tự sau: - Khoảng 2/3 hành trình đầu nhả nhanh cho đĩa ma sát của ly hợp tiếp giáp với bánh đà - Khoảng 1/3 hành trình sau nhả từ từ, để tăng dần mô men quay truyền từ động cơ đến hệ thống truyền lực. Chú ý: Khi nhả hết bàn đạp ly hợp phải đặt chân xuống sàn xe, không nên thường xuyên đặt chân lên bàn đạp để tránh hiện tượng trượt ly hợp. V - PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN CẦN SỐ 1. Vị trí số của một số loại xe ôtô
  • 7. Các loại xe ôtô khác nhau thường có vị trí số khác nhau. Vị trí các số được ghi trên núm cần số. Khi lái loại xe nào cần phải tìm hiểu kỹ vị trí số của loại xe đó. Vị trí số của một số loại xe ôtô được trình bày ở (hình 2-34) 2. Phương pháp điều khiển cần số Khi điều khiển cần số sẽ làm thay đổi sự ăn khớp giữa các bánh răng trong hộp số, làm thay đổi sức kéo và tốc độ chuyển động của xe ôtô. Để chuyển số người lái xe đặt lòng bàn tay phải vào núm cần số, dùng lực của cánh tay đưa cần số từ số đang hoạt động về số "0", rồi từ đó đưa cần số vào vị trí số phù hợp. Trước khi vào số lùi (R) phải thực hiện thêm thao tác phụ để mở khóa hãm. Chú ý: Khi đổi số có thể đạp ly hợp 2 lần, đạp lần đầu để đưa cần số về số "0", đạp lần 2 để đưa cần số từ số "0" vào cửa số cần sử dụng (nhưng chú ý phải đạp liền kề). Yêu cầu: Mắt nhìn thẳng. Thao tác nhanh, dứt khoát, khi xong đưa tay về nắm vào vành vô lăng lái. Dưới đây trình bày các thao tác chuyển số của hộp số có 5 số tiến và 1 số lùi: - Từ số "0" sang số "1": số "0" - không có bánh răng nào ăn khớp, xe ôtô không chuyển động. Số "1" - lực kéo lớn nhất nhưng tốc độ chậm nhất. Số "1" được dùng khi bắt đầu xuất phát hoặc khi leo dốc cao. Để chuyển từ số "0" sang số "1", người lái xe kéo nhẹ cần số về phía của số "1" rồi đẩy vào số "1" (hình 2.36-1). - Từ số "1" sang số "2": số "2" - so với số "1" lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lớn hơn. Để chuyển từ số "1" sang số "2", người lái xe kéo nhẹ cần về số "0" sau đó đẩy vào số "2" (hình 2.36.2). - Từ số "2" chuyển sang số "3": số "3" so với số "2" lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lớn hơn. Để chuyển từ số "2" sang số "3" người lái xe đẩy cần số về số "0", sau đó đẩy vào số "3" (hình 2.36-3)
  • 8. - Từ số "3" chuyển sang số "4": số "4” so với số "3" lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lớn hơn. Để chuyển từ số "3" sang số "4" người lái xe đẩy cần số về số "0", sau đó đẩy vào số "4" (hình 2.36-4) - Từ số "4" sang số "5": số "5" - so với số "4" lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lớn hơn. Để chuyển từ số "4" sang số "5", người lái xe kéo cần số về số "0", sau đó đẩy nhẹ sang cửa số "5" (hình 2.36-5). - Vào số lùi: số lùi dùng khi lùi xe. Để vào số lùi, từ vị trí số "0" người lái xe kéo cần số về phía cửa số lùi, sau đó đẩy vào số lùi (2.36-6). 3. Điều khiển hộp số tự động Trên loại xe này không có bàn đạp ly hợp. Hệ thống số tròn hoặc tự động sẽ thực hiện các thao tác đóng ngắt ly hợp và thao tác chuyển số. Chỉ khi tiến, lùi, leo dốc, dừng xe mới cần thao tác chuyển số của người lái xe. Theo hướng mùi tên xanh trên nắp hộp số không cần ấn nút cũng thao tác được. P: Đỗ xe hoặc khởi động động cơ. R: Số lùi. N: Số "0" (khi khởi động động cơ có thể về số "0", nhưng khởi động ở vị trí P là tốt nhất). D: Số tiến dùng để chạy bình thường. Dùng khi phanh động cơ hoặc khi vượt dốc cao. L: Dùng khi cần phanh động cơ với hiệu quả cao hoặc khi vượt dốc cao hơn. Chú ý: Khi gài số D để tiến (hoặc số R để lùi), phải giữ chặt chân phanh và kiểm tra lại xem có bị nhầm số không rồi mới được cho xe lăn bánh. Khi dừng xe mà cài số P hoặc số N cần đạp phanh chân nếu không xe vẫn cứ tiến (hiện tượng xe tự chuyển động), trường hợp cần thiết phải kéo phanh cho an toàn. Nếu xuống dốc dài phải cài số 2 hoặc số L. Khi đỗ xe phải cài số P và kéo phanh tay VI. ĐIỀU KHIỂN BÀN ĐẠP GA Điều khiển bàn đạp ga nhằm duy trì hoặc thay đổi tốc độ chuyển động của xe ôtô cho phù hợp với tình trạng đường giao thông thực tế. 1. Động tác đặt chân lên bàn đạp ga Khi điều khiển ga, đặt 2/3 bàn chân phải lên bàn đạp ga, gót chân tỳ lên sàn buồng lái làm điểm tựa, dùng lực mũi bàn chân điều khiển bàn đạp ga. (hình 2.38) 2. Điều khiển ga khi khởi động động cơ Để khởi động động cơ cần tăng ga. Người lái xe dùng mũi bàn chân ấn bàn đạp ga xuống dưới cho đến khi động cơ hoạt động (nổ). Sau đó giảm ga để động cơ chạy ở chế độ không tải bằng cách từ từ nhấc mũi bàn chân, lò xo hồi vị sẽ đẩy bàn đạp ga về vị trí ban đầu. 3. Điều khiển ga để xe ôtô khởi hành.
  • 9. Xe ôtô đang đỗ có sức ỳ rất lớn, để khởi hành được phải tăng ga để tăng sức kéo. Nếu tải trọng của xe ôtô hoặc sức cản của mặt đường càng lớn thì ga phải càng nhiều để động cơ không bị tắc. 4. Điều khiển ga để thay đổi tốc độ chuyển động của xe ôtô - Điều khiển ga để tăng tốc độ ôtô: Đạp ga từ từ để tốc độ của xe ôtô tăng dần (hình 2.39) - Điều khiển ga để giảm tốc độ ô tô: Nhả ga từ từ, để tốc độ của xe ôtô giảm dần (h 2.40) - Điều khiển ga để duy trì tốc độ chuyển động: nhìn đồng hồ tốc độ, điều chỉnh bàn đạp ga để xe ôtô chạy với tốc độ đều. Nếu giữ nguyên bàn đạp ga, xe ôtô sẽ chạy lúc nhanh lúc chậm tùy theo sức cản chuyển động của mặt đường. (hình 2.41). 5. Điều khiển ga để giảm số Khi chuyển từ số cao về số thấp, cần tăng ga (vù ga) để bảo đảm đồng tốc khi gài số, tránh hiện tượng kêu, kẹt hoặt sứt mẻ răng của bánh răng trong hộp số. VII. ĐIỀU KHIỂN BÀN ĐẠP PHANH 1. Đạp bàn phanh Muốn đạp phanh phải chuyển chân phải từ bàn đạp ga sang bàn đạp phanh. Khi đạp phanh gấp, dùng mũi bàn chân đạp mạnh vào bàn đạp phanh, gót chân không để dính xuống sàn xe (hình 2.43).
  • 10. Dẫn động phanh ôtô thường có 2 loại chủ yếu: dầu và khí nén. - Đối với dẫn động phanh khí nén: từ từ đạp bàn đạp phanh cho đến khi tốc độ xe ôtô giảm theo ý muốn. - Đối với dẫn động phanh dầu: cần đạp phanh 2 lần, lần thứ nhất đạp 2/3 hành trình bàn đạp và nhả ra ngay, lần thứ 2 đạp hết hành trình bàn đạp. .2. Nhả bàn đạp phanh Sau khi phanh, phải nhanh chóng nhấc chân khỏi bàn đạp phanh chuyển về bàn đạp ga. VIII. ĐIỀU KHIỂN PHANH TAY Phanh tay sử dụng chủ yếu khi dừng, đỗ xe. Khi có nhu cầu sử dụng phanh tay, dùng lực tay phải kéo cần điều khiển phanh tay hết hành trình về phía sau. Khi không có nhu cầu sử dụng phải nhả phanh tay, dùng lực tay phải bóp khóa hãm đẩy tay phanh về phía trước hết hành trình. Nếu khóa hãm bị kẹt cứng phải kéo phanh tay về phía sau 1 chút đồng thời bóp khóa hãm. IX. PHƯƠNG PHÁP KHỞI ĐỘNG VÀ TẮT ĐỘNG CƠ 1. Kiểm tra trước khi khởi động động cơ Để bảo đảm an toàn và tăng tuổi thọ của động cơ, trước khi khởi động (ngoài những nội dung đã kiểm tra ở phần trước khi đưa xe ôtô ra khỏi chỗ đỗ) người lái cần kiểm tra thêm các nội dung sau: - Kiểm tra mức dầu bôi trơn trong máng dầu (các te dầu) của động cơ bằng thước thăm dầu, nếu thiếu thì bổ sung đủ mức quy định. - Kiểm tra mức nước làm mát, nếu thiếu đổ thêm cho đủ (sử dụng dịch làm mát, nước sạch). - Kiểm tra mức nhiên liệu trong thùng chứa. - Kiểm tra độ chặt của đầu nối (đầu boọc) ở cực ắc quy. .2. Phương pháp khởi động động cơ. Khởi động động cơ có 2 cách: bằng tay quay và bằng máy khởi động. a. Khởi động bằng máy khởi động
  • 11. Trình tự khởi động động cơ được thực hiện như sau: - Kéo chặt phanh tay để giữ ôtô đứng yên. - Đạp hết hành trình bàn đạp ly hợp. - Đưa cần số về vị trí số 0 (số mo). - Đạp phanh để kiểm tra sự làm việc của hệ thống phanh. - Đạp phanh và giữ bàn đạp ga ở 1/3 hành trình đối với động cơ xăng và hết hành trình đối với động cơ diezel. - Vặn chìa khóa điện đến vị trí khởi động (start), khi động cơ đã nổ (nghe bằng tai hoặc động cơ nổ thì đèn khởi động tắt) lập tức buông tay chìa khóa sẽ tự mở về vị trí cấp điện (on). Chú ý: - Mỗi lần khởi động không được quá 5 giây, sau 3 lần khởi động mà động cơ không nổ thì phải dừng lại để kiểm tra hệ thống nhiên liệu và hệ thống đánh lửa sau đó mới tiếp tục khởi động. - Nếu vừa xoay chìa khóa khởi động vừa đạp ga nhiều lần thì động cơ càng khó nổ. - Nếu động cơ khó nổ mà tiếp tục xoay chìa khóa thì dễ hỏng máy khởi động. Cách khởi động động cơ diezel: - Xoay chìa khóa đến vị trí cấp điện "on": đèn dư nhiệt bật sáng. - Đợi khi đèn dư nhiệt tắt, xoay chìa khóa sang nấc khởi động "start" b. Khởi động bằng tay quay Trên một số loại xe ôtô có bố trí bộ phận khởi động bằng tay quay. Khởi động động cơ bằng tay quay thường chỉ sử dụng khi ắc quy yếu, xe ôtô không khởi động được bằng khởi động điện. Để đảm bảo an toàn trước khi khởi động động cơ bằng tay quay phải kéo chặt phanh tay, chèn xe chắc chắn, đưa cần số về vị trí số "0", quay trục khuỷu quay từ 10-15 vòng để đưa dầu tới các bề mặt ma sát. Vặn chìa khóa điện theo chiều kim đồng hồ để nối mạch điện từ nguồn cung cấp cho các phụ tải, đạp ga khoảng 1/3 hành trình. Khi quay, người lái xe đứng chếch một góc 45 độ so với đường tâm của tay quay, để tay quay ở phía dưới hai tay nắm chắc tay quay và dật mạnh từ dưới lên. Nếu động cơ chưa nổ cần thực hiện lại các động tác nêu trên. Chú ý: Khởi động động cơ bằng tay quay tốt nhất là có 2 người, 1 người ngồi bên buồng lái, một người quay. 3. Phương pháp tắt động cơ Trước khi tắt động cơ cần giảm ga để động cơ chạy chậm từ 1-2 phút đối với động cơ xăng và đến 5 phút đối với động cơ diezel. Khi tắt động cơ xăng thì xoay chìa khóa điện ngược chiều kim đồng hồ trả về nấc cấp điện hạn chế (ACC) sau đó xoay chìa khóa về nấc khóa (LOCK) và rút chìa khóa ra ngoài. Khi tắt động cơ diezel dùng phương pháp khóa đường cung cấp nhiên liệu đến bơm cao áp.
  • 12. X. PHƯƠNG PHÁP KHỞI HÀNH Phương pháp đường bằng Một trong những vấn đề cơ bản trong kỹ thuật lái xe là khởi hành và dừng xe. Để khởi hành và dừng xe đúng kỹ thuật cần biết phối hợp nhịp nhàng giữa bàn đạp ga và bàn đạp ly hợp. Nếu sự phối hợp không tốt thì động cơ dễ bị tắt hoặc bị rung giật. Khi khởi hành (động cơ đang nổ) cần thực hiện các thao tác theo trình tự sau: - Kiểm tra an toàn xung quanh xe ôtô. - Đạp ly hợp hết hành trình. - Vào số "1": vào số chính xác. - Nhả phanh tay: Khi đèn tắt là phanh tay đã nhả hết. - Kiểm tra lại độ an toàn xung quanh xe, báo hiệu bằng còi, đèn trước khi xuất phát.
  • 13. - Tăng ga ở mức đủ để xuất phát. - Nhả từ từ đến 1/2 hành trình bàn đạp ly hợp (nhả nửa ly hợp) và giữ trong khoảng 3 giây, sau đó vừa tăng ga vừa nhả hết ly hợp để cho xe ôtô chạy. XI. PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỐC ĐỘ 1. Giảm tốc độ bằng phanh động cơ Khi xe ôtô đang chuyển động trên đường, muốn giảm tốc độ cần nhả hết bàn đạp ga để động cơ làm việc ở chế độ không tải. Lúc này quán tính và ma sát trong hệ thống sẽ làm giảm tốc độ chuyển động của ôtô. Biện pháp này gọi là phanh động cơ. Khi xuống dốc cao nguy hiểm hoặc chạy trên đường trơn lầy, đê bảo đảm an toàn cần sử dụng phương pháp phanh động cơ, càng gài số thấp, hiệu quả phanh càng cao. 2. Giảm tốc độ bằng phanh ôtô
  • 14. - Phanh để giảm tốc độ: Nhả bàn đạp ga để phanh động cơ rồi chuyển chân từ bàn đạp ga sang bàn đạp phanh và đạp phanh với mức độ phù hợp để tốc độ xe ôtô giảm theo yêu cầu. Trường hợp này không nên cắt ly hợp. - Phanh để dừng xe ôtô: Nếu phanh chướng ngại vật còn xa thì phanh nhẹ; nếu cách chướng ngại vật quá gần phải đạp phanh gấp. Để động cơ không bị tắt, khi phanh phải tắt ly hợp. 3. Giảm tốc độ bằng phương pháp phanh phối hợp Khi ôtô chuyển động xuống dốc dài hoặc trên đường trơn lầy, để bảo đảm an toàn cần phối hợp vừa phanh động cơ (về số thấp), vừa phanh chân, thậm chí trong 1 số trường hợp nguy hiểm phải sử dụng cả phanh tay. XII. PHƯƠNG PHÁP DỪNG XE Khi xe ôtô đang chạy trên đường, muốn dừng hẳn cần giảm tốc độ bằng cách đạp phanh và giảm số. Trình tự dừng xe thực hiện như sau: - Kiểm tra an toàn xung quanh. - Ra tín hiệu dừng xe: bật xin đường phải. - Kiểm tra lại an toàn, đặc biệt là phía sau. - Nhả bàn đạp ga.
  • 15. - Đạp phanh và tìm chỗ đỗ xe thích hợp. - Đạp ly hợp ghìm bàn đạp phanh: Khi xe ôtô gần đến chỗ đỗ, cần đạp ly hợp cho động cơ khỏi tắt, sau đó đạp phanh để cố định xe vào chỗ đỗ. - Kéo chặt phanh tay. - Cài số: Đỗ ở đường bằng và dốc lên thì cài số "1"; đỗ ở đường bằng và dốc xuống thì cài số lùi. - Điều chỉnh vô lăng lái cho bánh xe trước hướng vào phía trong. - Tắt động cơ. - Nhả ly hợp.
  • 16. - Nhả bàn đạp phanh. - Rút chìa khóa, xuống xe và khóa cửa. Khi cần thiết thì chèn bánh xe. - XIII. THAO TÁC TĂNG VÀ GIẢM SỐ. 1. Thao tác tăng số Khi xe ôtô chuyển động đến đoạn đường tốt, ít có chướng ngại vật thì có thể tăng số để tăng dần tốc độ chuyển động cho phù hợp với sức cản của mặt đường. Phương pháp tăng số được thực hiện như sau: - Đạp bàn đạp ga: đạp mạnh để tăng tốc (lấy đà). - Đạp bàn đạp ly hợp, đồng thời nhả hết bàn đạp ga: nhấc hẳn chân khỏi bàn đạp ga. - Tăng số: vào các số, yêu cầu thao tác nhẹ nhàng. - Từ từ nhả bàn đạp ly hợp, đồng thời tăng ga.
  • 17. Chú ý: - Từ số 1 sang số 2: nhả ly hợp chậm. - Từ số 2 sang số 3: nhả ly hợp hơi nhanh. - Từ số 3 sang số 4: nhả ly hợp nhanh. - Từ số 4 sang số 5: nhả ly hợp nhanh. - Cần tăng số theo thứ tự từ thấp đến cao. 2. Giảm số. Khi xe ôtô chuyển động đến đoạn đường xấu, đèo dốc (có sức cản chuyển động lớn) thì phải giảm số để tăng lực kéo cho xe ôtô. Phương pháp giảm số được thực hiện như sau: - Nhả bàn đạp ga, đạp bàn đạp ly hợp: đạp hết hành trình bàn đạp ly hợp, nhả hết ga. - Đưa cần số về số 0, tăng ga và về số, chuyển số dứt khoát. - Từ từ nhả bàn đạp ly hợp và từ từ tăng ga. Chú ý: - Cần giảm số theo thứ tự từ số cao đến số thấp. - Thời điểm giảm số phù hợp là khi thấy động cơ hoạt động yếu đi (do tốc độ và số không phù hợp).
  • 18. XIV. PHƯƠNG PHÁP LÙI XE ÔTÔ 1. Kiểm tra an toàn khi lùi xe ôtô Điều khiển xe ôtô chuyển động lùi khó hơn tiến vì: - Không quan sát được chính xác phía sau: - Khó điều khiển ly hợp. - Tư thế ngồi lái không thoải mái. Do vậy, việc chú ý đến an toàn khi lùi xe ôtô là rất quan trọng. Phương pháp kiểm tra được thực hiện bằng các cách: 1- Xuống xe quan sát. 3- Mở cửa xe quan sát. 2- Nhìn ra xung quanh. 4- Nhờ người khác chỉ dẫn. 2. Phương pháp lùi xe ôtô - Tư thế lái đúng khi lùi: Nắm tay vào phần trên của vô lăng lái, quan sát gương chiếu hậu; cho phép có thể ngoảnh hẳn mặt ra sau hoặc thò hẳn đầu ra ngoài để quan sát.
  • 19. - Điều chỉnh tốc độ khi lùi: Vì phải đỉều khiển xe ôtô trong tư thế không thoải mái, khó phán đoán để thao tác chính xác, do vậy cần cho xe ôtô lùi thật chậm. Muốn cho xe chạy chậm, có thể lập lại thao tác cắt, nhả ly hợp liên tục, hoặc thực hiện đạp nửa ly hợp, đồng thời giữ nhẹ chân ga. - Đổi và chỉnh hướng khi lùi: khì thấy xe ôtô đi chệch hướng, phải từ từ chỉnh lại tay lái, trường hợp cần thiết phải dừng lại rồi tiến lên để chỉnh lại hướng lùi. XV. PHƯƠNG PHÁP QUAY ĐẦU XE Để đảm bảo an toàn khi quay đầu xe, người lái xe phải quan sát và thực hiện các thao tác theo trình tự sau: - Quan sát biển báo hiệu để biết nơi được phép quay đầu. - Quan sát kỹ địa hình nơi chọn để quay đầu. - Lựa chọn quỹ đạo để quay đầu xe (tiến, lùi) cho thích hợp. - Thực hiện quay đầu xe với tốc độ nhỏ nhất. - Thường xuyên báo tín hiệu, tốt nhất có người báo hiệu ở phía sau. Nếu quay đầu xe ở nơi có địa hình nguy hiểm thì đưa đầu xe về phía nguy hiểm đưa đuôi xe về phía an toàn và thực hiện tiến, lùi liên tục cho đến khi quay được đầu xe. Chú ý: Khi dừng xe lại để tiến và lùi nên sử dụng cả phanh chân và phanh tay, nếu cần thiết chèn cả bánh xe để đảm bảo an toàn. XVI. PHƯƠNG PHÁP LÁI XE ÔTÔ TIẾN VÀ LÙI HÌNH CHỮ CHI Đây là phưong pháp dùng để rèn luyện kỹ năng thực hành lái xe ôtô. 1. Hình chữ chi thực hành lái xe ôtô Kích thước hình chữ chi thực hành lái xe ôtô tiến va lùi (tùy theo từng loại xe) được tính: L=1,5a; B=1,5b.
  • 20. Trong đó: a: chiều dài của xe ôtô b: chiều rộng của xe ôtô 2. Phương pháp lùi xe ôtô tiến qua hình chữ chi Khi lái xe ôtô tién qua hình chữ chi lấy các điểm B', C', D' làm điểm chuẩn. Khởi hành và cho xe xuất phát vào hình bằng số phù hợp, tốc độ ổn định, cho xe tiến sát vào vạch trái với khoảng cách (giữa bánh xe và vạch) từ 20 đến 30cm. Khi chắn đòn phía trước đầu xe ngang với điểm B' thì từ từ lấy hết lái sang phải. Khi quan sát đầu xe vừa cân với 2 vạch thì từ từ trả lái sang trái, đồng thời điều chỉnh cho xe tiến sát vào vạch phải với khoảng cách từ 20 đến 30cm. Khi quan sát thấy chắn đòn phía trước đầu xe ngang với điểm C' thì từ từ lấy hết lái sang trái. Khi đầu xe cân với 2 vạch thì từ từ trả lái sang phải, đồng thời điều chỉnh cho xe tiến sát vào vạch trái với khoảng cách từ 20-30cm. Tiếp tục thao tác như đã trình bày để đưa xe tiến ra khỏi hình. 3. Phương pháp lái xe ôtô lùi qua hình chữ chi Khi lái xe ôtô lùi qua hình chữ chi lấy điểm D, C và B làm điểm chuẩn. Quan sát gương chiếu hậu để xác định hướng lùi của xe, xác định khoảng cách bước đầu giữa bánh xe và vạch để có biện pháp điều chỉnh cho thích hợp. Gài số lùi, cho xe chạy ở tốc độ chậm, đồng thời từ từ điều khiển cho xe lùi lại sát vạch phải với khoảng 20-30cm. Khi quan sát thấy điểm D cách bánh xe sau khoảng 20-30cm thì lấy hết lái sang phải, đồng thời quan sát gương chiếu hậu trái. Khi thấy điểm C xuất hiện trong gương thì từ từ trả lái sáng trái, đồng thời điều chỉnh khoảng cách giữa bánh xe sau và điểm C với khoảng cách từ 20-30cm. Khi điểm C cách bánh xe sau khoảng cách từ 20-30cm thì lấy hết lái sang trái. Tiếp tục thao tác như đã trình bày trên để lùi xe ra khỏi hình. CHƯƠNG 3 LÁI XE ÔTÔ TRÊN CÁC LOẠI ĐƯỜNG KHÁC NHAU 1. Lái xe trên bãi phẳng: Bãi phẳng cho phép người lái xe ô tô luyện tập tăng, giảm tốc độ xe, chuyển hướng đi của xe, gồm: Đi thẳng, vòng trái, vòng phải, giúp cho người lái xe làm quen với cách căn đường, cách xác định mặt đường trước khi lái xe trên đường công cộng. 1.1. Lái xe đi thẳng. Muốn lái xe đi thẳng, trước hết phải xác định được một đường thẳng làm tâm đường tưởng tượng, lái xe sao cho tâm vành tay lái, một điểm giữa thân người ngồi lái (hàng cúc áo giữa ngực người lái) và một điểm trên đường tưởng tượng chiếu ra phía trước hợp thành một đường thẳng luôn trùng hoặc song song với đường tâm của đường đã xác định. 1.2. Cách lái xe chuyển hướng. a) Lái xe chuyển hướng sang bên phải. Trước khi cho xe vòng bên phải, phải quan sát chướng ngại vật phía trước nhìn gương phía sau, dùng tín hiệu xin đường, nếu thấy an toàn mới cho xe thay đổi hướng. Khi lái xe chuyển hướng sang phải, tay phải kéo, tay trái đẩy vành tay lái quay theo kim đồng hồ đến khi xe chuyển động đúng phần đường đã định thì từ từ trả lái và giữ ổn định cho xe chuyển động theo hướng đi. b) Lái xe chuyển hướng sang trái. Quan sát phía trước, phía sau tay trái kéo, tay phải đẩy vành tay lái quay ngược chiều kim đồng hồ, khi xe đã đi vào đúng phần đường thì từ từ trả lại tay lái và giữ ổn định cho xe chuyển động theo hướng đi.
  • 21. Khi lái xe thay đổi hướng không nên đổi số. 2. Lái xe trên đường bằng. 2.1. Khái niệm phương pháp căn đường Để đảm bảo an toàn trong quá trình xe hoạt động trên đường, ngoài các yếu tố như tình trạng kỹ thuật xe, chất lượng đường sá, thời tiết, đòi hỏi người lái xe phải có phương pháp lái xe đi chính xác trên các loại đường. Để đáp ứng được yêu cầu trên, đòi hỏi người lái xe phải biết phương pháp căn đường để xác định được vị trí và đường đi của xe. Căn đường là phương pháp xác định vị trí và đường đi của xe trên đường. 2.2. Cơ sở để căn đường. a) Xác định mặt đường: Làm cơ sở để xác định tim đường. - Đường đã trải nhựa hoặc bê tông: Mặt đường được xác định là toàn bộ phần được trải nhựa hoặc bê tông tính theo chiều rộng của đường. - Đường cấp phối: Mặt đường được xác định là toàn bộ cấp phối tính theo chiều rộng của đường. b) Xác định tim đường: Làm cơ sở để căn đường. - Mặt đường đã có sẵn vạch kẻ: Trục tim đường đưcợ xác định là vạch kẻ đường là những vạch dọc đứt quãng ở giữa mặt đường. - Mặt đường chưa có vạch kẻ: Trục tim đường là đường tưởng tượng do người lái xe tưởng tượng chia đôi mặt đường làm hai phần bằng nhau. 2.3. Phương pháp căn đường. a) Phương pháp chung: Cách căn đường chủ yêú là căn cứ vào khoảng cách từ vị trí của người ngồi lái tới một điểm chuẩn trên mặt đường, điểm chuẩn ấy là điểm thuộc đường thẳng đi qua tim đường. Trong quá trình xe chuyển động, điểm ấy luôn di chuyển phụ thuộc vào tốc độ và hướng chuyển động của xe. b) Cách xác định vị trí của xe đi trên đường. - Xe đi ở phần đường bên phải: Điểm căn là vị trí của người lái chiếu xuống mặt đường, lệch sang bên phải tim đường là xe đang đi sang phần đường bên phải, nếu vị trí người lái càng cách xa trục tim đường về bên phải thì xe càng đi sang phần đường bên phải nhiều hơn. - Xe đi giữa đường: Điểm căn là vị trí của người lái lệch sang bên trái tim đường và cách bên trái tim đường 35- 45 cm. Nếu người lái thấy vị trí ngồi ngay sát với tim đường là xe đang đi ở đúng giữa đường. - Xe đi sang phần đường bên trái: Điểm căn là vị trí của người lái lệch hẳn sang bên trái tim đường và cách tim đường > 45 cm. Nếu người lái càng cách xa trục đường về phía bên trái thì xe càng đi sang phần đường bên trái nhiều hơn. c) Cách xác định hướng chuyển động của xe trên đường. - Xe đi song song với hướng đường: Quỹ đạo vị trí của người lái chiếu xuống đường tạo thành một đường thẳng song song với hướng đường. Khi đó người lái chỉ việc giữ tay lái ổn định trong độ rơ cho phép, xe sẽ đi song song với hướng đường - Xe đi lệch ra khỏi hướng đường: Quỹ đạo vị trí của người lái chiếu xuống đường hợp thành với trục tim đường một góc. Khi đó xe có chiều hướng đi ra lề đường (hình 1b). Người lái xe phải điều chỉnh lại hướng chuyển động của xe bằng cách chỉnh tay lái cho chuyển động của xe song song với hướng đường, điều chỉnh xong phải trả lại tay lái để xe chuyển động ổn định theo hướng vừa điều chỉnh. 2.4. Phương pháp lái xe tránh nhau. a) Tránh nhau trên đường.
  • 22. Khi hai xe còn cách nhau tối thiểu từ 100-200 m, cả hai xe đều phải giảm tốc độ. Khi hai xe tránh nhau, người lái xe phải chia đường làm hai phần và điều khiển xe đi đúng phần đường của mình. Trên phần đường tưởng tượng của xe mình, chia làm 3 phần bằng nhau, điểm căn từ tâm người lái chiếu với tâm vành tay lái xuống đường trùng với đường phân chia 1/3 thứ nhất tính từ tim đường ra. b) Tránh nhau trên mặt đường hẹp. Hai xe tránh nhau trên mặt đường hẹp trước hết hai xe đều phải giảm tốc độ, bên nào thấy phía xe mình rộng nên chủ động dừng xe trước, không nên cố đi vào đường hẹp gây cản trở giao thông. Xe đi về phía sườn núi nên đỗ trước giải phóng mặt đường, nếu không có phụ xe, sau khi tắt máy phải xuống chèn lại và làm hiệu cho xe kia căn đường đi qua. Khi sắp tránh nhau và đang tránh nhau không nên đổi số, hai tay cầm vững tay lái và điều khiển cho xe đi chính xác. Khi đỗ xe nhường đường phải đỗ ngay ngắn, không nên đỗ chếch đầu hoặc quay thùng xe ra ngoài. c) Tránh ổ gà và các chướng ngại vật trên đường. Căn cứ vào vết bánh xe trước bên trái và vị trí người lái, căn cứ vào vị trí của người lái phía trong của lốp trước bên trái, nếu lấy tâm người lái chiếu thẳng tâm của cánh tay trái xuống mặt đường là cách vết xe trước bên trái 10-15 cm (hình 3) 3. Lái xe trên đường phức tạp. Đường phức tạp là đường có đông người, đông xe, chật hẹp, các tình huống giao thông phức tạp, có nhiều yếu tố nguy hiểm bất ngờ. 3.1. Lái xe trên đường phức tạp đông người, đông xe. Khi đến đường đông người, đông xe lái xe phải thận trọng, chú ý quan sát mọi tình huống và có biện pháp xử lý linh hoạt, điều khiển xe phải chính xác, phối hợp mau lẹ giữa chân ga, phanh, ly hợp và tay lái, nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông đường bộ. 3.2. Lái xe trên đường trơn lầy a, Đặc điểm khi đi trên đường trơn lầy: Là lực bám của bánh xe với mặt đường bị giảm nhiều do đường nên khó giữ cho xe đi đúng hướng, bánh xe dễ trượt. b, Phương pháp điều khiển xe đi trên đường trơn lầy Trước khi cho xe đi qua đường trơn lầy nên dừng xe để kiểm tra mức độ trơn lầy để có phương pháp cho xe đi qua phù hợp. Nếu có xích chống lầy hoặc xe có bố trí cầu trước chủ động, hộp số phụ hay bộ khoá hãm vi sai nên sử dụng và khi qua phải đưa các cơ cấu trên trở lại vị trí cũ. Nếu đã có vết của bánh xe trước đi qua thì vẫn giữ vững tay lái cho xe đi đúng vệt bánh xe đi trước, sử dụng số thấp đi chậm qua. Khi đi trên đường vòng giữ đều ga, không lấy nhiều lái, không đánh tay lái ngoặt, không phanh gấp có thể trơn trượt hoặc quay xe. Nếu bị trơn trượt ngang nhẹ thì lấy ít lái cho xe từ từ vào giữa đường, nếu trượt nghiêm trọng có thể giảm tải, đào rãnh hướng vết bánh xe về phía an toàn, gài số 1 cho xe tiến vào rãnh đào theo hướng đi lên. Nếu bánh xe bị quá trơn, cho xe lùi lại và lót bằng đá, gạch vỡ. ván lót cỏ khô, rơm... không nên rú ga cố cho xe tiến, vì càng làm khoét sâu sẽ khó khăn hơn, nhất là khi cầu xe đã chạm đất. Xả bớt hơi lốp cho xe đi qua đường trơn cũng là biện pháp hữu hiệu. Khi xe đã qua đường trơn lầy phải bơm đủ áp lực hơi lốp.
  • 23. 3.3. Lái xe qua đường ngầm. a. Đặc đỉêm cơ bản. Trên đường ngập nước, xuất hiện đệm nước giữa mặt lốp với mặt đường, nên lực bám của bánh xe với mặt đường bị giảm, nhưng lực cản của xe tăng lên, nếu đường cắt ngang dòng nước chảy thì xe còn bị đẩy trôi về phía hạ lưu. b. Phương pháp lái xe. Trước khi cho xe qua đường ngầm cần kiểm tra chiều sâu của mặt nước tốc độ của dòng chảy, tình hình mặt đường như tốt, xấu, rộng, hẹp, đá to, đất, cát... Căn cứ vào đặc tính của xe để có phương pháp cho xe qua. Trường hợp mức nước quá sâu (nhưng vẫn trong phạm vi cho xe qua được) phải kéo lá chắn gió két nước, tháo dây đai quạt gió, lấy tấm kín bọc toàn bộ chia điện, dây điện, cọc nối và đưa bình điện lên vị trí cao, nút kín lỗ kiểm tra dầu máy, nới lỏng ống thoát khí tại cổ xả hay dùng ống mềm nối cửa cuối ống giảm thanh lên cao. Khi xe qua ngầm, nếu mặt đường rộng cho xe đi xiên góc theo hướng nước chảy, mặt đường trung bình lái xe đi song song mép đường phía thượng lưu ngay từ đầu. Cho xe qua đường ngầm nên đi số 1. Nếu có cầu chủ động trước và hộp số phụ nên sử dụng ngay, giữ vững tay lái, đi đều ga, tránh không để xe chết máy giữa dòng, không nên dừng xe trên đường ngập nước. Nếu giữa chừng bị quay trơn tìm cách kéo đẩy xe về phía đầu ngầm. Không nên có tăng ga đề phòng cát xoáy, lún sâu giữa dòng rất nguy hiểm. Nếu xe đi đoàn nên cho qua từng chiếc một. * Chú ý: Sau khi đi qua đường ngập nước, ta lắp các chi tiét trên trả lại vị trí cũ, rà cho má phanh khô đảm bảo phanh có hiệu lực mới được cho xe chạy bình thường. 3.4. Lái xe ban đêm, sương mù, mưa, gió lớn. a. Đặc điểm cơ bản Khi lái xe ban đêm và trời sương mù, mưa gió phạm vi và cường độ đèn chiếu sáng có giới hạn nên tầm nhìn hạn chế, ánh sáng đèn bị loá nhất là khi có xe đi ngược chiều làm người lái loá mắt. Vì vậy khi lái xe phải thận trọng, chú ý chọn đường , chọn tốc độ hợp với tầm nhìn và thực trạng đường sá để đảm bảo an toàn. Trang bị đèn vàng cho xe khi gặp sương mù. b. Phương pháp lái xe. Ban đêm nên cho xe chạy giữa đường (trừ đường phố), xe chạy ban đêm phải sử dụng tất cả các loại đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu để soi đường, báo hiệu. Tốc độ dưới 30 km/h, ánh sáng đèn chiếu cần xa 30 m. Tốc độ trên 30 km/h ánh sáng chiếu xa 100 m trở lên. Trong thành phố, thị xã phải tắt đèn pha bật đèn cốt và đèn con. Khi đỗ xe bật đèn con và đèn hậu. Trước khi tránh, nên chọn chỗ rộng và bằng phẳng, gặp đường hẹp hay có chướng ngại vật nên bình tĩnh, nhường nhịn, cần thiết nên chủ động dừng xe trước. Khi cần đỗ xe cũng như khi khởi hành, vì tầm nhìn hạn chế nên bật đèn rồi mới cho xe chuyển bánh và đỗ xe xong mới tắt đèn, đỗ xe sát lề đường bên phải và phải có tín hiệu đèn trước và sau xe. Xe chạy ban đêm nếu bị tắt đèn pha cốt bất ngờ thì phải bình tĩnh giảm tốc độ, nhớ hướng đường mà điều khiển xe dừng lại, xuống xe quan sát, đưa xe vào lề đường để sửa chữa. Khi lùi xe quay đầu xe hoặc xe chạy ở đường vòng hẹp phải có người hướng dẫn hoặc xuống quan sát rồi mới cho xe đi. Lái xe khi trời mưa gió, sương mù, người lái dùng đèn vàng và giảm tốc độ phù hợp tầm nhìn để quan sát và xử lý các tình huống an toàn. Sau trận mưa to phải quan sát mặt đường, đề phòng đường sụt lún và sạt lở bất ngờ. Có thể đi ở giữa đường hoặc đi lệch về bên vách núi khi thấy vắng.
  • 24. 4. Lái xe trên đường cao tốc 4.1. Đặc điểm cơ bản Đường cao tốc là nơi đoạn đường có chất lượng tốt, phẳng, rộng và có phân chiều, mỗi chiều phân thành nhiều làn xe quy định cho các cấp tốc độ. 4.2. Phương pháp lái xe. Trên đường, đường cao tốc, yêu cầu xe phải có tùnh trạng kỹ thuật tốt, người lái phải tuyệt đối chấp hành luật giao thông đường bộ. Việc khống chế tốc độ chủ yếu bằng ga và phanh nhẹ khi phát hiện từ xa. Vì tốc độ lớn, nếu lấy lái nhiều và phanh gấp làm xe mất ổn định rất nguy hiểm. Nên căn cứ vào điều kiện kỹ thuật và tốc độ của xe mình đi đúng làn đường quy định, quan sát và căn đường xa, điều khiển nhẹ nhàng. Khi muốn chuyển làn xe (để chạy nhanh hoặc chậm hơn) phải thực hiện tăng, giảm tốc độ trong phạm vi quy định do vạch kẻ đường chỉ định. Trước khi ra làn mới phải bật đèn tín hiệu. Nếu cần dừng hoặc đỗ xe phải giảm dần tốc độ và chuyển về làn xe quy định cho cấp tốc độ thấp. 5. Lái xe trong thành phố, thị xã, thị trấn. 5.1. Đặc điểm cơ bản. Trong thành phố, thị xã, thị trấn, người và phương tiện tham gia giao thông đi lại đa dạng và phức tạp, nhiều nút giao thông dễ bị ách tắc. Đường gồm nhiều loại, có đường chung cho cả hai chiều, có đường một chiều, đường một chiều nhiều làn xe có các vạch kẻ đường, nhiều bỉên báo tín hiệu. 3.2. Phương pháp lái xe. Cần bình tĩnh, giảm tốc độ, thận trọng quan sát người và phương tiện tham gia giao thông. Tay lái phải linh hoạt, chuẩn bị sẵn sàng phanh dừng xe. Khống chế tốc độ hợp lý, phù hợp với tình trạng đường sá và giữ khoảng cách với xe khác để chủ động. Chú ý quan sát, tuân theo các tín hiệu chỉ huy giao thông của người, đèn và các loại biển báo. Quan sát rộng, nhanh từ các hướng, phán đoán tâm lý các đối tượng tham gia giao thông để dự đoán các tình huống và đưa ra cách xử trí phù hợp.